Ky yeu 40 BV GTVT ThapCham

Page 1



CỤC Y TẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI THÁP CHÀM

KỶ YẾU 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 1977 - 2017

- Ninh Thuận 2017 Trang 1



Lời nói đầu Bệnh viện đþĉc thành lập tÿ tháng 01 năm 1977, trong thąi kĊ khó khăn cûa đçt nþĆc vÿa trâi qua chiến tranh kéo dài. Thûa ban đæu, tổng số cán bộ, công nhån viên chî 16 ngþąi, trong đó nhån lăc chû yếu đþĉc điều động tÿ y tế các đội đþąng cûa đþąng sắt Thuận Hâi và vài y tá đþĉc chuyển tÿ Bệnh viện Đþąng sắt Nha Trang. Bệnh viện lúc bçy gią trang thiết bị nghèo nàn, nhån lăc thiếu, chþa có hệ thống điện, nþĆc. Ngoài việc chăm sóc sĀc khôe ngþąi bệnh, nhån viên y tế, hộ lċ phâi thay nhau đi gánh nþĆc phýc vý ngþąi bệnh. Ban đêm bệnh viện chî đþĉc chiếu sáng bći nhĂng ngọn đèn dæu le lói. Trâi qua 40 năm xåy dăng, cûng cố và phçn đçu cûa các thế hệ cán bộ, nhån viên, sau nhiều læn câi tổ và đổi tên, đến nay bệnh viện đã có nhĂng bþĆc phát triển đáng kể và đã gåy dăng đþĉc uy tín trong khu văc. Bệnh viện Giao thông vận tâi Tháp Chàm hiện là bệnh viện đa khoa häng 3 có quy mô 80 giþąng, trăc thuộc ngành Giao thông vận tâi, dþĆi să chî đäo trăc tiếp cûa Cýc Y tế Giao thông vận tâi. Bệnh viện có hai chĀc năng quan trọng là phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sĀc khôe cộng đồng và khám chĂa bệnh cho cán bộ, nhån viên, ngþąi lao động ngành Giao thông vận tâi khu văc 3 tînh Ninh Thuận, Bình Thuận và Låm Đồng cüng nhþ dån cþ trong khu văc. Hiện nay, do mĀc thu viện phí chþa hĉp lċ, thu không đû chi cho các trang trãi thông thþąng nên muốn mua sắm, duy tu trang thiết bị và phát triển, mć rộng cĄ sć vật chçt bệnh viện phâi trông nhą vào nguồn ngån sách không thþąng xuyên, trong khi nguồn ngån sách dành cho y tế khá khiêm tốn và trong tþĄng lai gæn phâi tă chi trâ các hoät động thþąng xuyên. Mặt khác, hiện träng thiếu nhån lăc và thiếu cán bộ có chuyên môn såu là một bài toán khó cho bệnh viện duy trì hoät động. Tuy nhiên vĆi să nổ lăc cûa toàn thể cán bộ viên chĀc, trong nhĂng năm qua, Bệnh viện Giao thông vận tâi Tháp Chàm chúng tôi đã hoàn thành đþĉc các chî tiêu kế hoäch đþĉc giao, góp phæn cùng cộng đồng nång cao chçt lþĉng cuộc sống. Tuy nhiên, nhĂng nỗ lăc và cố gắng đó cæn đþĉc duy trì và phçn đçu hĄn nĂa. Mỗi cán bộ, viên chĀc luôn phâi ghi nhĆ ląi dặn cûa Chû tịch Hồ Chí Minh là “Ngþąi bệnh phó thác tính mệnh cûa họ nĄi các cô, các chú. Chính phû phó thác cho các cô, các chú việc chĂa bệnh tật và giĂ gìn sĀc khoê cho đồng bào. Đó là một nhiệm vý rçt vê vang”. Ý thĀc đþĉc vai trò cûa mình, cán bộ viên chĀc bệnh viện luôn nhắc nhć nhau phâi cố gắng Trao dồi năng lăc chuyên môn, phçn đçu thành thæy thuốc giôi Rèn luyện đäo dĀc nghề nghiệp, xĀng đáng là ngþąi mẹ hiền. Trang 1


Để cùng Y tế Việt Nam nói chung và Y tế Giao thông vận tâi nói riêng góp sĀc xåy dăng một đçt nþĆc Việt Nam hùng cþąng vĆi nhĂng con ngþąi khôe mänh và thông minh. Nhån dịp này, thay mặt toàn thể cán bộ, nhån viên bệnh viện, tôi xin gāi ląi cám Ąn đến các cán bộ, nhån viên bệnh viện các thąi kĊ, cám Ąn să hĉp tác, giúp đĈ và động viên cûa các đĄn vị, các tập thể và cá nhån đã dành cho chúng tôi trong suốt 40 năm qua và trong thąi gian đến; Kính chúc quċ vị sĀc khôe, hänh phúc và thành công trong công việc cüng nhþ trong cuộc sống. Trån trọng. BSCKI. Nguyễn Tôn Kinh Thi Giám đốc Bệnh viện

Trang 2


Ý NGHĨA CỦA LOGO BỆNH VIỆN

Tổng thể logo là chữ Gt7, viết tắt của Giao thông 7. Chữ T đƣợc cách điệu thành hình chữ thập đỏ, biểu tƣợng của bệnh viện/cơ sở y tế. Nhƣ vậy, tổng thể của logo chính là Bệnh viện Giao thông 7 hay Bệnh viện GTVT 7 Mặc dù hiện nay Bệnh viện đã đổi tên thành Bệnh viện GTVT Tháp Chàm, nhƣng số 7 thể hiện lịch sử lâu đời của bệnh viện. Trong các bệnh viện ngành GTVT, chỉ có những bệnh viện lâu năm mới có số. Các bệnh viện mới thành lập về sau không đƣợc đánh số. Tháp Chàm có tên đặc trƣng do dân cƣ sống tập trung quanh Tháp Pô Klong Garai của ngƣời Chăm. Kiến trúc các tòa tháp Chăm khá độc đáo, gồm các viên gạch xếp chồng lên nhau, không tô, không vữa. Chữ G và số 7 đƣợc thiết kế nhƣ hình bức tƣờng gạch. Hình ảnh cách điệu này nhằm thể hiện địa điểm của bệnh viện cũng nhƣ tên hiện nay của bệnh viện gắn với 2 chữ THÁP CHÀM.

Trang 3


Ý NGHĨA CỦA SLOGAN BỆNH VIỆN Ngành y gắn bó với một con ngƣời từ khi chƣa mở mắt chào đời đến khi nhắm mắt nghìn thu. Cuộc sống vốn sẵn có nhiều tai họa, bệnh tật và những bất trắc; một khi rơi vào hoàn cảnh ấy, ngoài việc mong muốn có ngƣời thân nhất ở bên cạnh mình, thì bất cứ ai, dù ở hoàn cảnh, cƣơng vị nào cũng mong muốn có ngay ngƣời thầy thuốc bên cạnh, bởi chính những ngƣời thầy thuốc sẽ là niềm an ủi, điểm tựa cho họ vƣợt qua sự cô đơn, lạnh lẽo, nỗi thất vọng do bệnh tật, tai ƣơng mang đến. Sức khỏe chính là món quà quý giá nhất mà mỗi ngƣời mong có đƣợc hoặc nhận đƣợc. Cuộc sống chỉ hạnh phúc trọn vẹn khi không chỉ bản thân mà tất cả ngƣời thân trong gia đình đều có một sức khỏe tốt. Chúng tôi xác định sứ mệnh của mình là giúp đỡ, ngăn ngừa các căn bệnh do lối sống và cùng chăm sóc, nâng cao sức khỏe con ngƣời, giúp tạo nên một xã hội mà mọi ngƣời, ở mọi lứa tuổi đƣợc sống khỏe mạnh và thoải mái. Chúng tôi đã và đang không ngừng cải tiến và phát triển bản thân để cung cấp các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn, nhằm mang đến cho mọi ngƣời có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Chúng tôi mong muốn trở thành ngƣời bạn đồng hành, để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mọi ngƣời. Cuộc sống có sức khỏe, chất lƣợng cuộc sống sẽ đƣợc nâng cao và trọn vẹn hơn.

Trang 4


Tên tiếng Anh: Thapcham Hospital of Transport Tên tiếng Anh viết tắt: THT Slogan tiếng Anh: Care to Health companion in Life Mục tiêu phấn đấu của nhân viên Bệnh viện

Trang 5


GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN QUA CÁC THỜI KỲ Giai đoạn 1977 - 1986 Bs Hồ Hồng Hạc Tên Bệnh viện: Bệnh viện Đƣờng sắt Tháp Chàm Cơ quản quản lý cấp trên: Ty Y tế Đƣờng sắt Quy mô: 30 giƣờng Số cán bộ, nhân viên: 16 ngƣời Giai đoạn 1986 - 2006 BSCKI Nguyễn Anh Văn Tên Bệnh viện: Bệnh viện Giao thông vận tải 7 Cơ quản quản lý cấp trên: Sở Y tế Giao thông vận tải Quy mô: 35 giƣờng nội trú, 25 giƣờng ngoại trú Số cán bộ, nhân viên: 35 ngƣời Giai đoạn 2007 đến nay BSCKI Nguyễn Tôn Kinh Thi Tên Bệnh viện: Bệnh viện Giao thông vận tải Tháp Chàm Cơ quản quản lý cấp trên: Cục Y tế Giao thông vận tải Quy mô: 80 giƣờng Số cán bộ, nhân viên: 60 ngƣời

Trang 6


CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN GTVT THÁP CHÀM Sau ngày thống nhất đất nƣớc 30/4/1975, để đáp ứng nhu cầu lƣu thông đi lại, trao đổi hàng hóa phục vụ công cuộc khôi phục và xây dựng đất nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, năm 1976, hệ thống đƣờng sắt Việt Nam đã hầu hết đƣợc khôi phục lại, đặc biệt là tuyến Đƣờng sắt Thống nhất Bắc - Nam. Trƣớc yêu cầu nhiệm vụ của ngành đƣờng sắt, nhất là nhu cầu chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên ngành đƣờng sắt khu vực Thuận Hải, ngày 15/01/1977 Phân viện Đƣờng sắt Tháp Chàm ra đời, trực thuộc Bệnh viện Đƣờng sắt Nha Trang, tỉnh Phú Khánh. Nhân lực chuyển từ Bệnh viện Đƣờng sắt Nha Trang đƣợc 03 y tá, số còn lại là đƣợc điều động từ y tế các đội đƣờng của Đƣờng sắt Thuận Hải.

Quyết định 110/TC-ĐS của Tổng Cục Đường sắt thành lập Phân viện Đường sắt Tháp Chàm trong khi chờ triển khai xây dựng bệnh viện

Trang 7


1. GIAI ĐOẠN 1977 - 1986 10 NĂM HÌNH THÀNH VÀ TÁCH LY Bác sĩ Hồ Hồng Hạc - Phân viện trƣởng Bác sĩ Nguyễn Anh Văn - Phân viện trƣởng phó - Y sĩ Hồ Chí Bảo - Trƣởng phòng Y vụ - Y sĩ Lê Đắc Vọng - Phụ trách công tác khám bệnh và điều trị - Ông Đỗ Văn Xuân - Trƣởng phòng HC - TC kiêm bí thƣ chi bộ Tổng số cán bộ, công nhân viên 16 Với quy mô 30 giƣờng, Phân viện Đƣờng sắt Tháp Chàm chủ yếu phục vụ, chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên ngành Đƣờng sắt Thuận Hải, Hạt vận chuyển Đƣờng sắt, Thông tin tín hiệu Đƣờng sắt, phân đoạn Toa xe Tháp Chàm, Xí nghiệp đá Giác Lan với tổng số khoảng 1.800 cán bộ, công nhân viên

Bác sĩ Hồ Hồng Hạc, người đã quyết định chọn khu đất bên cạnh đường vào sân bay Thành Sơn để bắt đầu xây dựng Bệnh viện với 3 dãy nhà hình chữ H dưới chân Tháp Po klong Garai (Tháp Chàm).

Những ngày đầu mới thành lập, Công tác chuyên môn, tài chính của Bệnh viện trực thuộc Ty Y tế Đƣờng sắt, nhƣng tổ chức Đảng,Công đoàn và Đoàn thanh niên sinh hoạt ghép với Xí nghiệp Đƣờng sắt Thuận Hải. Kinh phí xây dựng, lƣơng của cán bộ, công nhân viên đƣợc liên hiệp Đƣờng sắt Sài Gòn cung cấp. Bệnh viện lúc bấy giờ trang thiết bị nghèo nàn, nhân lực thiếu, chƣa có hệ thống điện, nƣớc. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe ngƣời bệnh, nhân viên y tế, hộ lý phải thay nhau đi gánh nƣớc phục vụ ngƣời bệnh. Ban đêm bệnh viện chỉ đƣợc chiếu sáng bởi những ngọn đèn dầu le lói. Mặc dù vậy, cán bộ, công nhân viên của viện luôn đoàn kết phấn đấu vƣợt qua khó khăn, phục vụ ngƣời bệnh tận tình chu đáo. Đến cuối năm 1977 hệ thống nƣớc, điện mới tạm hoàn thiện. Mặc dù cơ sở hạ tầng của bệnh viện còn dang dở do thay đổi nhà thầu nhƣng Bệnh viện cũng đã từng bƣớc đi vào hoạt động ổn định. Trang 8


Cán bộ, công nhân viên Phân viện Đường sắt Tháp Chàm tại nhà ăn tập thể Đầu năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, toàn bộ cán bộ, công nhân viên Nhà máy đầu máy hữu nghị Đồng Mỏ, Lạng Sơn sơ tán vào Phân đoạn toa xe Tháp Chàm. Trƣớc tình hình số lƣợng cán bộ, công nhân viên ngành Đƣờng sắt trong khu vực tăng, để đảm bảo sức khỏe ngƣời lao động, Ty Y tế Đƣờng sắt (ngày 8 tháng 6 năm 1979 đổi tên thành Sở Y tế Đƣờng sắt) đã cho tăng cƣờng thêm các y, bác sĩ từ các bệnh viện phía Bắc vào, đầu tƣ trang thiết bị, phục vụ công tác khám chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên. Phân viện đƣợc tách ra khỏi Bệnh viện Đƣờng sắt Nha Trang, đổi tên thành Bệnh viện Đƣờng sắt Tháp Chàm. Bệnh viện tiếp tục hoàn thiện khu nhà làm việc và từng bƣớc củng cố, phát triển về chuyên môn.

Trang 9


Cán bộ, công nhân viên Bệnh viện Đường sắt Tháp Chàm và đoàn công tác của Sở Y tế Đường sắt chụp hình lưu niệm trước cổng Bệnh viện

Một buổi tổng kết công tác năm của Bệnh viện Đường sắt Tháp Chàm

Trang 10


Lãnh đạo, cán bộ Xí nghiệp Đường sắt Thuận Hải và lãnh đạo Bệnh viện

Giao lưu giữa Bệnh viện và Nhà máy đầu máy Tháp Chàm Trang 11


Y tá bệnh viện cho một bệnh nhân đường sắt ăn

Trang 12


2. GIAI ĐOẠN 1987 – 2006 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ Thời kỳ đầu của giai đoạn này, Việt Nam vừa trải qua thời kỳ bao cấp, cả nƣớc đang triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI thực hiện công cuộc đổi mới trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Ngành y tế đƣờng sắt đã tích cực tham gia vào các hoạt động, nhất là phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của ngành trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Thực hiện quyết định 227/HĐBT ngày 29-12-1987 của Hội đồng Bộ trƣởng về việc sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, năm 1988 – 1989, cán bộ, công nhân viên Bệnh viện phải thay nhau nghỉ tự túc lƣơng. Sở Y tế Đƣờng sắt cũng đã cân nhắc đến việc giải thể một số bệnh viện hoặc chuyển xuống phòng khám. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu phát triển của ngành đƣờng sắt trong khu vực Thuận Hải và tâm huyết của cán bộ, công nhân viên đang công tác tại Bệnh viện Đƣờng sắt Tháp Chàm, lãnh đạo Sở Y tế đã tăng cƣờng bác sĩ từ Bệnh viện Đƣờng sắt Hà Nội vào, mời gọi các bác sĩ học ra trƣờng về làm việc tại Bệnh viện. Bệnh viện từng bƣớc đƣợc ổn định và phát triển chỉ tiêu giƣờng bệnh từ 30 tăng lên 35 gƣờng. - Giám đốc: Bác sĩ Nguyễn Anh Văn. - Phó Giám đốc: Bác sĩ Phan Bùi Võ - Tổng số cán bộ, công nhân viên : 25 ngƣời

Cán bộ, công nhân viên Bệnh viện Đường sắt Tháp Chàm thời kỳ bao cấp Trang 13


Cán bộ và đoàn công tác của Sở Y tế và thăm và làm việc cùng cán bộ nhân viên Bệnh viện

Cán bộ và nhân viên Bệnh viện thời gian năm 1990 Trang 14


Ngày 01 tháng 7 năm 1993, tại quyết định số 1320/TCCB-LĐ của Bộ GTVT, Sở Y tế Đƣờng sắt chuyển nguyên trạng thành Sở Y tế Giao thông Vận tải. Ban lãnh đạo Sở Y tế đã tiến hành củng cố mạng lƣới y tế cơ sở tại các nhà máy, xí nghiệp để đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, công nhân, nhân viên trong toàn ngành giao thông. Bệnh viện Đƣờng sắt Tháp Chàm đƣợc đổi tên thành Bệnh viện Giao thông Vận tải 7. Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế GTVT, Bệnh viện đã cử ngƣời cùng lãnh đạo Sở lên Đà-Lạt đàm phán lấy đƣợc Biệt thự số 15 ở số 01 Quang Trung, phƣờng 9, thành phố Đà Lạt. Biệt thự này, từ năm 1993, đƣợc trở thành Phòng Khám Đà Lạt thuộc Bệnh viện Giao thông Vận tải 7 và đƣa vào hoạt động. Ngoài nhân sự là ngƣời địa phƣơng, bệnh viện cử nhân viên bệnh viện từ Tháp Chàm luân phiên lên công tác theo tháng hoặc quý. Năm 1997, do không đủ sức quản lý hoạt động Phòng khám Đà Lạt, Giám đốc Bệnh viện đã có văn bản đề nghị và Sở Y tế đã đồng ý chuyển Phòng khám Đà Lạt về cho Bệnh viện GTVT 8 (Thành phố Hồ Chí Minh) quản lý.

Biệt thự 15, số 01 Quang Trung, thành phố Đà Lạt nay là Trung tâm Điều dưỡng và PHCN bệnh nghề nghiệp Đà-Lạt

Trang 15


Năm 1998, nhằm mục tiêu đáp ứng nhiệm vụ của ngành GTVT trong thời kỳ mới, Y tế GTVT đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức. Toàn ngành đã sắp xếp từ chỗ có 30 bệnh viện xuống còn 10 bệnh viện trong nƣớc và 2 bệnh viện phục vụ công nhân xây dựng công trình giao thông tại nƣớc bạn Lào, 3 phòng khám đa khoa. Một lần nữa, Bệnh viện Giao thông Vận tải 7 cũng nằm trong diện giải thể, chuyển về địa phƣơng. Nhƣng sau khi khảo sát lại, nhận thấy cán bộ, viên chức bệnh viện rất tâm huyết với ngành, bệnh viện cũng đã gây dựng đƣợc uy tín trong khu vực, lãnh đạo Sở Y tế GTVT quyết định giữ lại nguyên trạng và đặt mục tiêu phát triển từ bệnh viện hạng 4 lên bệnh viện hạng 3.

Mặt tiền Bệnh viện GTVT 7 năm 1998 Quy mô: 35 giƣờng bệnh nội trú, 25 giƣờng ngoại trú. - 01 Khoa Điều trị - 01 Phòng khám bệnh và Y vụ - 01 Phòng Hành chính – Tổ chức Bệnh viện có nhiệm vụ phục vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên ngành GTVT bao gồm cán bộ, công nhân viên ngành Đƣờng sắt, Đƣờng bộ và nhân dân địa phƣơng trên địa bàn. Lãnh đạo Bệnh viên luôn cùng cán bộ, công nhân viên bệnh viện đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt công tác chuyên môn không để sẩy ra sai sót, đạt chỉ tiêu gƣờng bệnh. Ngoài ra, bệnh viện còn tham gia công tác cấp cứu ngoài viện khi có tai nạn đƣờng sắt, lũ lụt, thiên tai xảy ra.

Trang 16


Giám đốc bệnh viện và Chủ nhiệm khoa Điều trị đang khám và hội chẩn tại giường một bệnh nhân

Một Y tá chuẩn bị thực hiện thủ thuật tại phòng tiêm Trang 17


Đoàn kiểm tra của Bệnh viện GTVT 6 (Nha Trang) làm việc tại Bệnh viện

Hai đoàn kiểm tra Bệnh viện GTVT 6 và GTVT 7 chụp hình lưu niệm

Trang 18


Giám đốc Bệnh viện khai mạc Hội thi Điều dưỡng viên giỏi và thanh lịch

Lãnh đạo Cty Quản lý Đường sắt Thuận Hải thăm và tặng quà cho Bệnh viện Trang 19


Họp mặt nhân ngày Quốc tế Phụ nữ

Một buổi họp cơ quan năm 1994 Trang 20


Đội tuyển bóng bàn bệnh viện đi giao lưu với Cty QL & SCĐB 71

Công đoàn tổ chức cho đoàn viên đi tham quan Vịnh Vĩnh Hy Trang 21


3. GIAI ĐOẠN 2007 – 2016 10 NĂM VƯỢT KHÓ VÀ VƯƠN LÊN Đầu năm 2007, Bệnh viện GTVT 7 là một Bệnh viện Đa khoa hạng III, với quy mô 35 giƣờng bệnh nội trú và 25 giƣờng bệnh phòng khám. Bệnh viện có tổng số CB-VC là 34 ngƣời, trong đó cán bộ Đại học 04 ngƣời, Trung cấp 22 ngƣời. Cũng nhƣ nhiều đơn vị y tế khác, bệnh viện đứng trƣớc nhiều khó khăn nhƣ thiếu nhân lực, thiếu cán bộ có chuyên môn sâu, thiếu phƣơng tiện và thiếu kinh phí. Các đơn vị Y tế GTVT chính thức bắt đầu thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong khi mức thu viện phí vẫn không đổi từ năm 1995. Với mức thu viện phí quá thấp, lạc hậu nhƣ vậy nên khi cân đối tài chính thì càng làm càng lỗ vì thu không đủ bù chi. Năm 2008, lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam cũng nhƣ sự phát triển của ngành Giao thông Vận tải. Do điều kiện kinh tế, đồng lƣơng ít ỏi trong khi giá cả ngày càng tăng, một số cán bộ, viên chức đã bỏ ra ngoài làm. Cơ sở hạ tầng sau 30 năm xây dựng đã xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị đã thiếu mà phần nhiều đã cũ kỹ, lạc hậu. Lãnh đạo Bệnh viện luôn luôn phải trăn trở, cân nhắc sao cho để vừa bảo đảm công tác khám chữa bệnh, bảo vệ đƣợc sức khỏe, tính mệnh của bệnh nhân vừa đủ kinh phí trang trải cho hoạt động và cải thiện đời sống của nhân viên. Ngày 22 tháng 4 năm 2008, Chính phủ đã có Nghị định số 51/2008/NĐ-CP chuyển đổi Sở Y tế Giao thông Vận tải thành Cục Y tế Giao thông Vận tải; và theo quyết định 2651/QĐ-BGTVT của Bộ trƣởng Bộ GTVT, Bệnh viện Giao thông Vận tải 7 đổi tên thành Bệnh viện GTVT Tháp Chàm. Y tế GTVT bƣớc sang một trang mới. Đuợc sự quan tâm chỉ đạo của Cục Y tế GTVT, với sự nổ lực của cán bộ, viên chức bệnh viện, Bệnh viện từng bƣớc đã đƣợc đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng khang trang hơn, đầu tƣ thêm trang thiết bị máy móc, xe cứu thƣơng đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh. Giám đốc: Bác sĩ Nguyễn Tôn Kinh Thi Số cán bộ, nhân viên: 58 ngƣời, trong đó đại học và trên đại học: 10 ngƣời Quy mô: 80 gƣờng bệnh. Bệnh viện GTVT Tháp Chàm có 05 phòng chức năng và 04 khoa gồm Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Y tế Dự phòng, Phòng Điều dƣỡng, Khoa Khám bệnh, Khoa Nội tổng hợp, Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Cận lâm sàng.

Trang 22


4. HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY Theo Quyết định số 196/QĐ-CYT ngày 05/9/2013 của Cục trƣởng Cục Y tế Giao thông Vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện GTVT Tháp Chàm thì Bệnh viện là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc ngành Giao thông Vận tải, dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Y tế Giao thông Vận tải. Ngoài chức năng khám chữa bệnh cho CB-CNV ngành Giao thông Vận tải khu vực 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng và cụm dân cƣ. Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm còn đảm nhiệm thêm chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trƣờng Giao thông Vận tải khu vực trên các lĩnh vực: quản lý, xây dựng mạng lƣới y tế cơ sở, kiểm định môi trƣờng lao động, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, tổ chức khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ, thực hiện các chƣơng trình y tế, tổ chức đào tạo cho cán bộ y tế cơ sở thuộc ngành Giao thông Vận tải khu vực 3 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng. Sau nhiều năm cải tạo, sửa chữa, Bệnh viện đã có cơ sở khá thoáng mát, giao thông thuận tiện, có đội ngũ Bác sỹ, nhân viên y tế luôn tậm tâm, nhiệt tình. Hiện nay, Bệnh viện tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ trong và ngoài ngành chuyển đến để cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú. Hàng năm, bệnh viện đã khám chữa bệnh cho trên 4.200 lƣợt bệnh nhân điều trị nội trú, trên 65.000 lƣợt bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú. Ngoài công tác khám chữa bệnh, Bệnh viện còn thực hiện một số công tác khác nhƣ: Khám sức khoẻ để học tập, làm việc, lái xe; Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên các cơ quan, trƣờng học; cấp giấy chứng thƣơng; giám định sức khoẻ theo quy định của Nhà nƣớc và thực hiện một phần nhiệm vụ của Chi nhánh Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động và Môi trƣờng Giao thông

Trang 23


MỘT SỐ MINH HỌA HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY 1. LÃNH ĐẠO ĐƢƠNG NHIỆM

BSCK1 Nguyễn Tôn Kinh Thi Giám đốc Bệnh viện

BS Nguyễn Khắc Miên Phó Giám đốc Phụ trách mảng YTDP

Trang 24

BS Tài Năng Sốt Phó Giám đốc Phụ trách mảng KCB


2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

PHÓ GIÁM ĐỐC Y TẾ DỰ PHÒNG

KHÁM S.KHỎE

TKCN PCLB

CHỈ ĐẠO TUYẾN

PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

BẢO VỆ

VĂN THƯ

TÀI XẾ

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

BỆNH NHÂN DỊCH VỤ

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

VIỆN PHÍ

BHYT BHXH

KẾ TOÁN

PHÒNG DƯỢC

KHOA CẬN LÂM SÀNG

KHOA KHÁM BỆNH

KHOA CẤP CỨU

NỘI SOI TMH

TIẾP NHẬN

CẤP CỨU CHUNG

NỘI SOI DD-TT

KHÁM CHUNG

SIÊU ÂM

KHÁM RHM

ĐIỆN TIM

KHÁM MẮT

ĐO CN HÔ HẤP

SẢN - PHỤ KHOA

X QUANG

Y HỌC CỔ TRUYỀN

PHÒNG TIỂU PHẪU

KHOA NỘI TỔNG HỢP

PHÓ GIÁM ĐỐC KHÁM CHỮA BỆNH

PHÒNG KHTH

PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

PHÒNG HỘ LÝ

KHOA NGOẠI TỔNG HỢP PHÒNG MỔ PHÒNG TIỆT TRÙNG PHÒNG THAY BĂNG PHÒNG HẬU PHẪU

XÉT NGHIỆM TỔNG HỢP

Trang 25


3. HÌNH ẢNH TỔNG QUAN CỦA BỆNH VIỆN

Bệnh viện nhìn từ trên xuống: đường vào từ ngã 3 phi trường (ảnh Google)

Bệnh viện góc nhìn lên Tháp Po Klong Garai

Mặt trước Bệnh viện

Trang 26


4. BẢN ĐỒ KHU VỰC QUẢN LÝ

Bản đồ giao thông 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng

Phân bố của dịch bệnh Sốt Rét và Sốt Xuất Huyết cho thấy Ninh Thuận là vùng dịch tễ lưu hành hai bệnh này Trang 27


5. KHOA KHÁM BỆNH

Tập thể khoa Khám bệnh Phòng khám Răng-Hàm-Mặt

Trang 28


6. KHÁM CHỮA BỆNH Khám bệnh, hội chẩn toàn viện

Phòng Y học Cổ truyển

Trang 29


Tập thể Khoa Nội tổng hợp

Tập thể Khoa Ngoại tổng hợp

Trang 30


Tập thể Khoa Cận lâm sàng

Khối Hành chính- Kế toán

Trang 31


CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH X quang quy ƣớc

Chụp X quang tim phổi cho bệnh nhân Siêu âm

Máy siêu âm doppler màu 3D/4D gồm 4 đầu dò Trang 32


Nội soi tiêu hóa

Nội soi Tai – Mũi – Họng

Trang 33


Phòng Xét nghiệm

Trang 34


7. TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ Công đoàn

Phong trào làm sạch đẹp Bệnh viện do BCH Công đoàn phát động

Đoàn Thanh niên

Chi đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động về nguồn cho đoàn viên Trang 35


Chi hội Thầy Thuốc Trẻ

Đoàn đại biểu chi hội Thầy Thuốc Trẻ Bệnh viện tham dự Đại hội lần thứ II của Tỉnh Hội

Khối Điều dƣỡng

Các Điều dưỡng Bệnh viện luôn sẵn sàng chăm sóc bệnh nhân Trang 36


8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC Phun thuốc chống dịch tại nhà ga

Hợp đồng khám sức khỏe các cơ quan, trƣờng học

Trang 37


Sinh hoạt khoa học

Hội thảo chuyên đề sốt rét với các chuyên gia từ Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận và Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh Tổ chức thi Điều dƣỡng

Giám đốc Bệnh viện trao giải cho các thí sinh đạt kết quả cao trong Hội thi Điều dưỡng giỏi và Thanh lịch nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Bệnh viện

Trang 38


Tổ chức tham quan du lịch cho nhân viên

Nhân viên Bệnh viện trong chuyến tham quan tại Cần Thơ Chăm lo cho thế hệ tƣơng lai

Con nhân viên bệnh viện và bệnh nhi tham gia vui Trung Thu Trang 39


Hoạt động xã hội

Chi hội Thầy thuốc trẻ Bệnh viện khám, phát thuốc miễn phí cho bà con nghèo ở xã Hòa Sơn, Ninh Sơn

Hàng tháng, chi đoàn Thanh niên Bệnh viện đã tổ chức phát xuất ăn miễn phí cho bệnh nhân đang điều trị tại viện Trang 40


Văn nghệ - Thể thao

Các cô gái duyên dáng của Bệnh viện trong trang phục Tây Nguyên

Đội bóng chuyền Bệnh viện giao lưu với đội bóng chuyền khối hành chính của Trung tâm cơ khí Toa xe hàng Tháp Chàm

Trang 41


Tổ chức thi các trò chơi dân gian nhân ngày Quốc tế Phụ nữ

Tổ chức thi nấu ăn giữa các khoa

Trang 42


9. MỘT SỐ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CỦA BỆNH VIỆN STT

TÊN ĐỀ TÀI & TÁC GIẢ

01

Phần mềm quản lý khám chữa bệnh Nguyễn Tôn Kinh Thi Phần mềm quản lý Dƣợc Nguyễn Tôn Kinh Thi Phần mềm quản lý văn bản Nguyễn Tôn Kinh Thi Phần mềm cấp giấy chứng thƣơng Nguyễn Tôn Kinh Thi Phần mềm quản lý thu viện phí Nguyễn Tôn Kinh Thi Nhận xét tình hình điều trị bệnh Thƣơng hàn tại Bệnh viện GTVT 7 trong 5 năm 1999-2003 Nguyễn Tôn Kinh Thi

02 03 04 05 06

07

Tỷ lệ tăng huyết áp và những hành vi nguy cơ của cán bộ - công nhân Trung tâm Cơ khí Toa xe Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Tôn Kinh Thi, Lê Hoàng Ninh

08

Khảo sát tình hình sâu răng vĩnh viễn ở học sinh trƣờng tiểu học Đô Vinh 1, THCS Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Tám Thành phố Phan Rang Tháp Chàm Tài Năng Sốt Thời gian khám chữa bệnh và các yếu tố ảnh hƣớng đến thời gian khám chữa bệnh của bệnh nhân tại khoa Khám bệnh bệnh viện GTVT Tháp Chàm tháng 9 năm 2013 Đỗ Thị Châu Trân

09

GHI CHÚ ứng dụng tại bệnh viện ứng dụng tại bệnh viện ứng dụng tại bệnh viện ứng dụng tại bệnh viện ứng dụng tại bệnh viện Đăng trong “Tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học – kỷ niệm 50 năm thành lập y tế ngành giao thông vận tải” – năm 2004, trang 103 Tạp chí “Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh” năm 2012, tập 16, số 3 Chuyên đề “Y tế Công Cộng”, trang 52 Nghiệm thu tại Cục Y tế GTVT năm 2012

Nghiệm thu tại Bệnh viện GTVT Tháp Chàm năm 2015

Trang 43


ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG 10 NĂM TỚI 1. Đánh giá tình hình Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng là ba tỉnh có đặc điểm địa lý kinh tế đặc biệt với nhiều tiềm năng phát triển về giao thông và du lịch. Mỗi tỉnh đều có những công trình giao thông lớn và trọng điểm trong thời gian tới, nhất là về đƣờng sắt và đƣờng bộ. Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân với độ bao phủ ngày càng rộng, số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng tăng. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân ngành GTVT nói riêng và ngƣời dân trong vùng nói chung sẽ ngày càng tăng. Ngân sách nhà nƣớc cho y tế đang cắt giảm, hƣớng tới các cơ sở y tế công lập sẽ tự chủ về tài chính, tự chi trả lƣơng và các khoản kinh phí thƣờng xuyên. Những khó khăn thách thức đặt ra là: - Số lƣợng đội ngũ cán bộ y tế nhìn chung tuy có gia tăng so với giai đoạn trƣớc đây, tuy nhiên nguồn nhân lực y tế vẫn còn yếu và thiếu, rất khó tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn. - Cơ sở hạ tầng hiện nay mới chỉ đƣợc cải tạo tạm và đang tiếp tục xuống cấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện có chứ chƣa nói tới đạt chuẩn về thiết kế theo quy định của Bộ Y tế. - Trang thiết bị máy móc hiện nay chƣa đầy đủ và chủ yếu chỉ ở mảng Điều trị. Những trang thiết bị về Y tế dự phòng, chẩn đoán những bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành GTVT chƣa có. 2. Định hƣớng chung Để từng bƣớc hoàn thiện và phát triển để bắt kịp với xu thế, Bệnh viện sẽ phải đầu tƣ về phát triển về nhân lực, cơ sở hạ tầng, máy móc và trang thiết bị theo hai hƣớng: a) Y tế dự phòng: quản lý đƣợc mạng lƣới y tế của các đơn vị giao thông vận tải đóng trên địa bàn, quản lý tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân ngành GTVT; kiểm tra việc thực hiện công tác phòng bệnh, phòng dịch, phòng chống tai nạn thƣơng tích, chăm sóc sức khoẻ ngƣời lao động, vệ sinh môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các đơn vị; hƣớng dẫn các đơn vị trong công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Mở rộng thêm các dịch vụ tiêm phòng bệnh, khám sức khỏe. b) Khám chữa bệnh: Hoàn thiện và phát triển Bệnh viện từng bƣớc theo chuẩn bệnh viện hạng III của Bộ Y tế. Một mặt phải mở rộng thêm các khoa phòng, mặt khác phải phát triển chuyên sâu hơn các chuyên khoa hiện có.

Trang 44


3. Định hƣớng cụ thể a) Về quy mô và cơ sở vật chất Dần dần hoàn thiện thêm mô hình của bệnh viện hạng III với quy mô là 100 giƣờng. Thành lập thêm các khoa: Khoa chống nhiễm khuẩn, Liên chuyên khoa Tai-Mũi-Họng và Răng-Hàm-Mặt, Khoa Sản, Khoa Nhi. Tăng cƣờng huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động y tế thông qua việc huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; Trình Bộ GTVT đề án xin kinh phí đầu tƣ, xây dựng cơ sở mới, tìm sự hỗ trợ và huy động xã hội hóa để có thể có thêm một cơ sở mới phù hợp với quy mô bệnh viện, phù hợp với quy chuẩn mới. Thực hiện tốt công tác xử lý chất thải; Chú trọng chỉnh trang hệ thống khuôn viên, trồng thêm cây xanh, cải tạo mặt bằng, xây dựng cảnh quang bệnh viện thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Tổ chức các trạm cấp cứu trên đƣờng cao tốc trên địa bàn quản lý. b) Nhân lực Song song với việc tăng cƣờng số lƣợng, Bệnh viện sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực y tế để đảm bảo chất lƣợng, đẩy mạnh công tác đào tạo từ nguồn nhân lực sẵn có; Thực hiện tiêu chuẩn hóa nhân viên y tế, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, đảm bảo sử dụng có hiệu quả số nhân lực y tế hiện có. Có các biện pháp phù hợp để tạo môi trƣờng cho nhân viên học tập, làm việc và nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần. Hợp tác với các bác sĩ chuyên khoa ngoài bệnh viện để tăng cƣờng áp dụng các kỹ thuật, phƣơng pháp khám chẩn đoán và chữa bệnh mới, mở rộng các hoạt động chuyên môn. c) Trang thiết bị Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có. Bổ sung các trang thiết bị mới giúp chẩn đoán tốt hơn, hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn, nhất là các thiết bị số, các thiết bị công nghệ mới, thiết bị kỹ thuật cao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động của bệnh viện, từ hoạt động tiếp nhận, marketing, thu phí viện phí, các hoạt động về hành chính đến hoạt động chuyên môn. d) Quản lý Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình trong bệnh viện, nhất là các quy trình chuyên môn; Hoàn thiện dần hoạt động của phòng quản lý chất lƣợng. Xây dựng quy trình quản lý sai sót, sự cố; Thƣờng xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh công tác chuyên môn; Kiểm tra đột xuất các khoa có nguy cơ sai sót cao. Trang 45


e) Khám chữa bệnh Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học; xây dựng và hoàn thiện các phác đồ điều trị, ứng dụng các kỹ thuật, phƣơng pháp điều trị mới phù hợp với trình độ khả năng chuyên môn. Hợp tác với các chuyên gia có chuyên môn cao, tay nghề giỏi, với các cơ sở y tế để triển khai thêm các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao. Phát triển và triển khai các hoạt động dịch vụ về y tế một cách hiệu quả. Triển khai phần mềm quản lý bệnh viện tới tất cả các khoa phòng, từ khâu đón tiếp bệnh nhân đến khâu thanh toán viện phí, quản lý hồ sơ bệnh án. Duy trì sinh hoạt chuyên môn, khám bệnh toàn viện. Tăng cƣờng tổ chức các hội thảo khoa học và sinh hoạt chuyên đề; kịp thời cập nhật thông tin về chẩn đoán và điều trị của Việt Nam và Thế giới. Hàng năm tổ chức tốt thi tay nghề, bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả, vừa đánh giá chính xác năng lực nhân viên y tế vừa nâng cao nhận thức tự học, tự nâng cao tay nghề trong nhân viên. f) Y tế dự phòng Hƣớng dẫn lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho ngƣời lao động; xây dựng kế hoạch, tổ chức và giám sát thực hiện các hoạt động về y tế lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng, chống tai nạn thƣơng tích và xây dựng cộng đồng an toàn; Tổ chức thực hiện và hƣớng dẫn nghiệp vụ truyền thông giáo dục sức khoẻ về y tế dự phòng; phòng, chống bệnh sốt rét; bệnh ký sinh trùng và các bệnh dịch; phòng chống HIV/AIDS; an toàn vệ sinh thực phẩm; hƣớng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm và phổ biến kiến thức về dinh dƣỡng cộng đồng cho các đơn vị ngành GTVT trên địa bàn quản lý Thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống ở các đơn vị trong ngành trên địa bàn; phối hợp y tế địa phƣơng điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định; Xây dựng, thực hiện và quản lý các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh mới nổi; Mở rộng hoạt động dịch vụ tiêm vaccin và sinh phẩm trong công tác phòng, chống bệnh, dịch; Phát triển và triển khai các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng một cách hiệu quả, chú trọng công tác khám sức khỏe, nhất là khám sức khỏe định kỳ.

Trang 46


MỤC LỤC Lời nói đầu ............................................................................................................ 1 Ý NGHĨA CỦA LOGO BỆNH VIỆN .................................................................. 3 Ý NGHĨA CỦA SLOGAN BỆNH VIỆN ............................................................. 4 CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN GTVT THÁP CHÀM ................................................................................................................... 7 1. GIAI ĐOẠN 1977 - 1986 .............................................................................. 8 2. GIAI ĐOẠN 1987 – 2006 ........................................................................... 13 3. GIAI ĐOẠN 2007 – 2016 ........................................................................... 22 4. HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY ......................................................................... 23 MỘT SỐ MINH HỌA HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY ........................................... 24 1. LÃNH ĐẠO ĐƢƠNG NHIỆM ................................................................. 24 2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ..................................................................................... 25 3. HÌNH ẢNH TỔNG QUAN CỦA BỆNH VIỆN ....................................... 26 4. BẢN ĐỒ KHU VỰC QUẢN LÝ .............................................................. 27 5. KHOA KHÁM BỆNH ............................................................................... 28 6. KHÁM CHỮA BỆNH ............................................................................... 29 7. TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ ............................................................................ 35 8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC ............................................................... 37 9. MỘT SỐ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CỦA BỆNH VIỆN ................................ 43 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG 10 NĂM TỚI ..................................... 44 1. Đánh giá tình hình...................................................................................... 44 2. Định hƣớng chung ..................................................................................... 44 3. Định hƣớng cụ thể ..................................................................................... 45

Trang 47





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.