Sinh trắc vân tay - Cách thiết lập mục tiêu Smart

Page 1

Thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART cho trẻ Một Mục tiêu SMART là một mục tiêu mang tính cụ thể (S-Specific), đo lường được (M-Mesurable), có khả năng thực hiện (A-Achievable), mang tính thực tế (R-Realistic) và có giới hạn thời gian (T-Timetable). Mục tiêu ban đầu:

What – Cần phải hoàn thành mục tiêu gì? Why – Tại sao?

Cụ thể (S-Specific)

How – Làm như thế nào?

Làm thế nào để đo xem mình có hoàn thành mục tiêu Có thể đo lường (Mhay không? Measurable) Đã có ai hoàn thành mục tiêu tương tự chưa? Mình có đủ kỹ năng, kiến thức, khả năng và nguồn lực Có khả năng thực hiện (A-Achievable) hoàn thành mục tiêu không? Lý do, mục đích, lợi ích của việc hoàn thành mục tiêu là gì? Đã phù hợp với mục tiêu dài hạn của tổ chức hoặc cá nhân Có tính thực tế(Rchưa? Realistic) Thời gian nào cần hoàn thành mục tiêu?

Có giới hạn thời gian(T-Timetable)

Thời gian này đã đủ thách thức để rèn luyện tinh thần khẩn trương và kỷ luật chưa?

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART:     

Tôi sẽ thi đại học Bách Khoa và trở thành kỹ sư vào năm 24 tuổi 5 năm nữa, thu nhập của tôi ít nhất là 100.000$/tháng Tham gia các hội thảo ít nhất 1 tháng 1 lần về lĩnh vực mình quan tâm . Tôi đọc 1 quyển sách/ tuần . ….

Bạn có nhận thấy việc thiết kế mục tiêu cho bản thân là cả một nghệ thuật không? Chúng ta sẽ phân tích trên một Mục tiêu cụ thể của Bộ phận Nhân sự để hiểu rõ hơn về cách xây dựng một mục tiêu SMART. Mục tiêu: Đến ngày 30/6/2017, tuyển dụng được 05 Trưởng ban kinh doanh. 1. Cụ thể (S-Specific): Tính cụ thể của Mục tiêu thường được xác định bằng 3 câu hỏi What (Làm cái gì)?, Why (Tại sao phải làm)? và How (Làm như thế nào?). Khi trả lời được cả 3 câu hỏi, chúng ta có thể tạm yên tâm là Mục tiêu của mình đã mang tính “cụ thể” mặc dù trong tuyên bố mục tiêu có thể chỉ thể hiện bằng câu trả lời cho câu hỏi What. – What (Làm cái gì)?: Tuyển dụng 05 Trưởng ban kinh doanh. – Why (Tại sao phải làm)?: Để đáp ứng yêu cầu công việc của Giám đốc phát triển kinh doanh. – How (Làm như thế nào)?: Làm theo Quy trình tuyển dụng của công ty.


2. Đo lường được (M-Measurable): Mục tiêu phải đo lường được để bạn có bằng chứng về việc hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ số đo lường có thể là con số, ngày tháng…. – 05 Trưởng ban kinh doanh là chỉ số đo lường cho mục tiêu ví dụ. 3. Có khả năng thực hiện (A-Achievable) Hãy đảm bảo chắc chắn rằng Mục tiêu bạn đặt ra là có thể thực hiện được. Nếu bạn xây dựng Mục tiêu mà hầu như không có hy vọng hoàn thành thì mục tiêu đó sẽ làm bạn thoái chí và mất tự tin. Và để đạt được mục tiêu đó, bạn cần “sở hữu” thái độ, kiến thức và kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên xây dựng những mục tiêu quá dễ dàng đạt được, bạn sẽ tự tạo cho mình cảm giác sợ hãi nếu đặt những mục tiêu mới “quá cao” mà mình không thể thực hiện, trong khi với những người đã có kỹ năng xây dựng mục tiêu thì với một chút nỗ lực nữa, những mục tiêu “quá cao” đó hoàn toàn có thể đạt được. Vậy nên, cân nhắc khả năng thực thi cho một mục tiêu thách thức là việc không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng mục tiêu. – Mục tiêu ví dụ: Để tuyển dụng được 05 Trưởng ban kinh doanh có chất lượng cho công ty, bạn cần nắm vững quy trình tuyển dụng và những kỹ năng nhất định để có được hồ sơ, chọn lọc hồ sơ, thực hiện các vòng tuyển dụng… Mục tiêu này đủ thách thức và ý nghĩa để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng cho bạn. 4. Có tính thực tế (R-Realistic) Một mục tiêu mang tính thực tế là mục tiêu đó phải hướng tới kết quả cuối cùng của cá nhân hoặc tổ chức. – Mục tiêu ví dụ: Công việc của 05 Trưởng ban kinh doanh yêu cầu tốt nghiệp Đại học với mức lương và kỹ năng tương đương bậc A1 thì chúng ta cần xây dựng Tiêu chuẩn nhân sự phù hợp đối với vị trí này. Nếu đặt yêu cầu quá cao, có thể chúng ta tuyển được người nhưng sẽ không đáp ứng mục tiêu về tiến độ tuyển dụng và chi phí cho vị trí tuyển dụng. 5. Có giới hạn thời gian (T-Timetable) Mục tiêu của bạn cần phải có giới hạn thời gian (deadline). Một lần nữa xin nhắc lại, nó cho phép bạn biết khi nào bạn cần hoàn thành mục tiêu. Và khi bạn làm việc với deadline, chắc chắn bạn sẽ rèn luyện được tinh thần khẩn trương và kỷ luật, giúp bạn dần dần có thể đặt những mục tiêu cao hơn nữa. – Mục tiêu ví dụ: 30/06/2017 là deadline cần đạt. Kết luận Không có mục tiêu mang tính SMART, cá nhân và tập thể không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các vị trí quản lý cần đặc biệt ý thức vai trò quan trọng của việc viết Mục tiêu SMART. Hàng năm, hàng quý


các bạn phải viết mục tiêu cho bộ phận mình, cho cá nhân mình và yêu cầu nhân viên viết mục tiêu cá nhân, bạn phải luôn ghi nhớ mọi mục tiêu viết ra phải SMART vì chính nó là công cụ hỗ trợ quản trị thành tích của chính bạn và đội ngũ của bạn.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.