Bản tin sức khỏe sinh sản 7/1986 thành phố Đồng Hới Chuyên đề mổ lấy thai và y tế dự phòng Mổ lấy thai nhi của bệnh nhân ung thư đã di căn
PLO13/07/16 19:551 đăng lại4 liên quan 208 Gốc
Một phụ nữ 25 tuổi, mang thai 11 tuần, được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn bốn, di căn sang gan. Chị đã từ chối điều trị để cố giữ đứa con trong bụng. Khi thai nhi được 29 tuần 3 ngày, sức chịu đựng của người mẹ đã đếntận cùng, các bác sỹ tiến hành mổ lấy thai.
Ca mổ hi hữu chưa từng xảy ra trước đó: bệnh nhân không thể nằm, không thể gây mê, phải mổ trong tư thế ngồi và chỉ gây tê tủy sống, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt cuộc mổ.
Mo lay thai nhi cua benh nhan ung thu da di can - Anh 1 Bé Gấu đang được nuôi dưỡng trong lồng ấp
Ca mổ diễn ra vào 20 giờ tối ngày 10-7, tại phòng mổ của Bệnh viện K trung ương, với sự phối hợp thực hiện của khoảng 20 y, bác sĩ Bệnh viện K và Phụ sản trung ương. Bệnh nhân là chị Đậu Thị Huyền T. (25 tuổi, đến từ Hà Tĩnh). T. mang thai lần đầu.
Mẹ bệnh nhân nhớ lại, T. mang thai được 11 tuần, khi sờ thấy hạch ở cổ, cô có đến khám ở một phòng khám tư nhưng không phát hiện được bệnh. Đến tuần thứ 14-15, bệnh nhân đi khám lần nữa nhưng các bác sĩ chỉ chẩn đoán nghi ngờ u tuyến giáp. Khi các dấu hiệu nặng dần lên ở tuần thai thứ 19, bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện K và được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4, di căn sang gan. T. lúc này đã ho ra máu mức độ nhẹ, khó thở khi gắng sức...
1
TÀI TRỢ
Các bác sĩ khi đó đã tư vấn gia đình cân nhắc việc đình chỉ thai, tuy nhiên, T. lại mong muốn giữ lại đứa con này và đã từ chối điều trị. Đến tuần thai thứ 27, khi cơ thể đã có nhiều phản ứng trầm trọng, T. mới chấp nhận điều trị. Tuy nhiên, cô vẫn từ chối thực hiện nhiều xét nghiệm và chỉ chấp nhận làm những xét nghiệm cơ bản không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng viêm nhiễm bằng kháng sinh, hỗ trợ thở oxy, uống thuốc cầm máu, chọc dịch hàng ngày để giúp dễ thở, hỗ trợ dinh dưỡng bằng tiêm truyền và ăn nhẹ.
Khi thai nhi được 29 tuần, 3 ngày, cơ thể chị T. luôn trong trạng thái mệt mỏi đau đớn, suy hô hấp. Thấy sức chịu đựng của người mẹ đã tới giới hạn, các bác sĩ hai bệnh viện đã hội chẩn và quyết định mổ lấy thai cấp. Ca mổ diễn ra chỉ vỏn vẹn 30 phút nhưng khiến các y bác sĩ vô cùng căng thẳng. Bệnh nhân không thể nằm nên các y bác sĩ phải tiến hành mổ ngồi để không gây chèn ép đường thở. Bệnh nhân cũng không thể gây mê do lo ngại ảnh hưởng đến tính mạng của cả hai mẹ con nên chỉ có thể gây tê tủy sống…
Nửa giờ trôi qua, ca mổ kết thúc tốt đẹp, bé trai nặng 1,2kg được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngay sau khi cất tiếng khóc chào đời để được hỗ trợ nuôi dưỡng trong lồng ấp. Bé được gia đình đặt một cái tên là Gấu, với kỳ vọng khi lớn lên bé sẽ luôn khỏe mạnh...
Hiện tại, sức khỏe của bé Gấu ổn định, bé sẽ tiếp tục được chăm sóc đặc biệt cho đến khi cứng cáp, có thể tự thở được. Theo các bác sĩ, trẻ sinh non tháng như trường hợp này có thể phải nằm viện ba tháng. Trong khi đó, mẹ bé vẫn tiếp tục được điều trị hồi sức tại Bệnh viện K, chờ khi sức khỏe ổn định sẽ cân nhắc việc điều trị bệnh ung thư phổi một cách toàn diện, triệt để.
Xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân, một người hảo tâm (giấu tên) đã tài trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân T. Quỹ Ngày mai tươi sáng, Bộ Y tế cũng hỗ trợ 10 triệu đồng cho bệnh nhân. Được biết, chi phí cho việc điều trị của bệnh nhân rất lớn, tiền thuốc mỗi ngày lên tới gần 70 triệu đồng, trong đó riêng tiền truyền các chất dinh dưỡng đặc thù mất khoảng một triệu đồng/ngày.
2
Đ.MINH Sức khỏe và dinh dưỡng / Bà bầu / Sản phụ khoa / Lợi ích, tác hại của việc sinh mổ mà mẹ bầu nên biết Lợi ích, tác hại của việc sinh mổ mà mẹ bầu nên biết
Lợi ích, tác hại của việc sinh mổ mà mẹ bầu nên biết, loi ich, tac hai cua viec sinh mo ma me bau nen bietNgày nay với sự phát triển của y học hiện đại, đến kỳ sinh nở các mẹ bầu có thể lựa chọn cho mình phương pháp sinh thường hay sinh mổ sao cho phù hợp và sinh mổ cũng là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn để thoát khỏi ám ảnh không đau gì bằng đau đẻ mà nhiều người vẫn truyền miệng với nhau. Tuy nhiên, việc sinh mổ luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm rình rập xung quanh, các bạn hãy cùng Suckhoe9.com tìm hiểu rõ hơn về vấn đề lợi ích, tác hại của việc sinh mổ mà mẹ bầu nên biết.
Lợi ích, tác hại của việc sinh mổ
Lợi ích của việc sinh mổ
Giảm sự đau đớn khi lên cơn đau đẻ. Chủ động được thời điểm để con chào đời theo ý muốn. Giảm được nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con trong các trường hợp bất khả kháng do thai nhi quá to, sức khỏe bà mẹ quá yếu không ổn định, bà mẹ bị huyết áp cao, bà mẹ bị yếu tim … Tác hại của việc sinh mổ đối với mẹ bầu
Tác hại của việc sinh mổ, tac hai cua viec sinh mo
Kéo dài thời gian nằm viện sau sinh: Trong khi các mẹ bầu sinh thường chỉ phải nằm viện 1-2 ngày là được ra viện về nhà thì các bà mẹ sinh mổ phải đợi từ 5-7 ngày mới được ra viện, đồng thời phải chi trả các khoản sinh hoạt chi phí trong viện cao gấp nhiều lần so với bà mẹ sinh thường.
3
Thời gian phục hồi lâu: Thời gian để các bà mẹ sinh mổ phải có thể kéo dài từ 2 tuần tới 1 tháng , điều này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ và việc chăm sóc cho bé khi vừa chào đời do các mẹ phải chăm sóc vết mổ sau sinh lâu hơn, phức tạp hơn, ngay cả việc vệ sinh cũng phải nhờ người giúp đỡ.
Nguy cơ nhiễm trùng tăng cao: Những bà mẹ sinh mổ sẽ bị tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết thương mổ đẻ, trong tử cung hoặc trong cơ quan vùng chậu khác như bàng quang, ruột, điều này chính là nguyên nhân khiến thời gian các mẹ nằm viện lâu hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác và các nguy cơ xấu trong lần mang thai tiếp theo.
Mất máu và xuất huyết: Việc sinh mổ khiến cho các bà mẹ bị mất một lượng máu khá lớn, điều này dễ gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe và thể trạng các bà mẹ sinh mổ sau này.
Có nguy cơ chấn thương các cơ quan khác: Trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai, nếu có bất cơ sai sót gì có thể gây xước, rách bộ phận cơ quan khác gần đó như bàng quang, ruột, đồng thời dễ gây biến chứng như nhiễm trùng cổ tử cung, biến chứng sản khoa tại vết thương phẫu thuật , thuyên tắc huyết khối (cục máu đông), sỏi mật bà viêm ruột thừa đòi hỏi bạn phải nhập viện điều trị lại sau khi mổ.
Lần sinh thứ 2, thứ 3 vẫn phải sinh mổ: Theo khuyến cáo một khi bạn đã sinh mổ thì ít nhất 3 năm sau mới được phép mang thai, nếu mang thai trước thời gian quy định thì rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng bà mẹ và bé, đồng thời những lần mang thai thứ 2,thứ 3 tiếp theo sẽ vẫn phải sinh mổ.
Tăng các biến chứng mang thai lần sau: Với mẹ bầu sinh mổ, nguy cơ vô sinh thứ phát, mang thai ngoài tử cung và sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân trong những lần mang thai tiếp theo cũng tăng cao hơn, tác hại này chính là những biến chứng khó lường của việc sinh mổ đấy nhé.
Có nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau khi sinh: Trường hợp này tuy không phổ biến nhưng không phải không xảy ra bị chảy máu không kiểm soát ở vết mổ đẻ lần đầu nên có thể biến chứng của nó là mẹ bầu phải cắt bỏ tử cung ngay lúc mổ xong hay một thời gian sau.
SPONSORED CONTENT by Mgid
Bạn có mùi từ miệng của bạn, cách đơn giản nhất để chữa trị
Cách này làm cho ngực phát triển "như cỏ dại" ở mọi lứa tuổi
4
Đa số ký sinh trùng sợ hãi thức uống rẻ tiền này! Tăng nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung: Phụ nữ đã từng mổ lấy thai có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung tại vết mổ đẻ trong tử cung và phải phẫu thuật để loại bỏ những tế bào bất thường này, rất nguy hiểm và phức tạp nêu bạn không có sự theo dõi cẩn thận đối với sức khỏe của chính mình.
Nguy cơ tử vong cao: Nguy cơ mẹ tử vong trong quá trình sinh mổ cao gấp 2-4 lần so với mẹ sinh thường do những biến chứng nguy hiểm của nó trong quá trình mổ lấy thai.
Ảnh hưởng của các loại thuốc vào cơ thể: Bao gồm thuốc gây mê, kháng sinh và các loại thuốc tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cung cấp cho cơ thể bé.
Tác hại của việc sinh mổ đối với con
Trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh như vàng da, mất nước, nhiễm trùng…hô hấp như viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, hệ tiêu hóa yếu, tiểu đường tuýp 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormon có lợi trong quá trình chuyển dạ .
Trẻ sinh mổ có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém hơn do không được thừa hưởng các hormone có lợi trong ống dẫn sinh đồng thời sữa mẹ về trễ (sau khi sinh phải 1 tuần sau mẹ mới có sữa), ngay khi tách rời khỏi cơ thể mẹ, sức khỏe bé đang yếu nhưng lại không được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng quan trọng này, đây chính là sự cản trở rất lớn cho quá trình phát triển toàn diện của bé sau này đấy nhé. Đây còn là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm có tính lây lan.
Việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu;
Trẻ sinh mổ có thể gặp phải trường hợp chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác, lúc này bé dễ gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng…
Trẻ sinh mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
5
Nhiễm độc thuốc gây mê: Cho dù ca mổ thường được tiến hành rất nhanh nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê nữa đấy.
Trên đây là những lợi ích, tác hại của việc sinh mổ mà mẹ bầu nên biết để có sự lựa chọn đúng đắn phương pháp sinh cho mình sao cho khỏe cho mẹ, tốt cho bé nhé, điều này thật sự quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và sức khỏe cho mẹ sau này đấy. Chúc các bạn trải qua “kỳ vượt cạn” nhẹ nhàng và khỏe mạnh nhé.
6