Tờ rơi Cộng đồng Dân tộc thiểu số với Biến đổi khí hậu

Page 1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CỘNG ĐỒNG SỐNG DỰA VÀO RỪNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ? Đưa nội dung BĐKH vào quy ước bảo vệ rừng cấp thôn và vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp.

Xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng theo thôn hoặc nhóm hộ để quản lý rừng được tốt hơn, từ đó giúp hấp thụ khí nhà kính ( như CO2) – nguyên nhân chính gây nên BĐKH.

Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các cộng đồng dân cư thôn sống dựa vào rừng với UBND xã và các bên liên quan khác. Qua đó, người dân được nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH.

Chính quyền địa phương có thể tìm cơ hội tài chính và kỹ thuật từ các quỹ tài chính, chương trình, dự án về BĐKH để giúp cộng đồng sống dựa vào rừng có được nguồn tài chính phục vụ cho ứng phó với BĐKH. The Guardian

Bảo vệ nguồn nước và rừng đầu nguồn.

Nâng cao quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng. Trao quyền quản lý rừng gắn với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng thật sự cho cộng đồng. Khi đó, rừng sẽ được quản lý tốt hơn, góp phần cải thiện khí hậu toàn cầu.

Tận dụng chất đốt có sẵn trong rừng một cách phù hợp. Không nên lãng phí củi, sử dụng bếp đun cải tiến để tiết kiệm củi khô và tận dụng tối đa năng lượng.

Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng. Cây cối là kho chứa CO2 của tự nhiên. Khi rừng bị chặt phá hay đốt thì lượng khí thải nhà kính như khí CO2, CH4,…sẽ thoát trở lại bầu không khí. Các khí này sẽ gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Sử dụng giống bản địa để tăng khả năng chống chịu với BĐKH. Trồng giống Mây nước/Gai đỏ tại Tây Giang (tỉnh Quảng Nam); trồng giống quýt vàng tại tỉnh Bắc Cạn; trồng giống nếp Lếch tại thôn Thái Bình (tỉnh Yên Bái).

Dựa vào thay đổi màu sắc của lá cây rừng, biểu hiện của thú/động vật để dự đoán thay đổi thời tiết nhằm có cách ứng phó kịp thời, hạn chế được thiệt hại. Năm nào Cọ sai quả thì có rét hại; Ong làm tổ ở gốc cây, Bụi dưới thấp là có bão to; Trám sai quả thì hạn tháng 8 và cần gieo lúa sớm để khi hạn là thu hoạch; hoặc Cua đá ở suối bò lên núi là sắp có lũ lụt,…

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG (C&E) Địa chỉ: Số 12, ngõ 89, phố Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Website: www.ce-center.org.vn Email: Ce.center.office@gmail.com Tel +84 3 573 8536/37 Facebook: /ce.center.vn

CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG NHƯ THẾ NÀO?

RỪNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Thời tiết thay đổi làm tăng sự phát triển các loài nấm độc, ảnh hưởng đến quá trình ong làm mật và phát triển của một số lâm sản ngoài gỗ khác. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn sống của bà con forestry.gov.uk

1.Tác động của rừng với khí hậu toàn cầu • Rừng được xem là “lá phổi” của nhân loại. Các hệ sinh thái rừng bao phủ 10% diện tích trái đất, khoảng 30% diện tích đất liền. • Nhiệt độ trong rừng tự nhiên luôn thấp hơn bên ngoài ít nhất 1oC đến 3oC. • Rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình carbon. Rừng nhiệt đới chứa một lượng lớn carbon trong cây và đất. • Mất rừng và suy thoái rừng là nguyên nhân chính đóng góp vào mức tăng CO2 trong khí quyển và các thay đổi đến khí hậu toàn cầu (20%). • Rừng còn là bể chứa carbon, hấp thụ CO2 từ khí quyển. Các nhà khoa học đã tính toán rừng nhiệt đới hấp thụ 4.8 tỷ tấn CO2 mỗi năm khoảng 18% lượng carbon phát thải hàng năm qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Nắng nóng kéo dài, mưa với cường độ lớn và thất thường đã làm nhà cộng đồng (GƯƠL) xuống cấp. Nhà GƯƠL là nơi sinh hoạt văn hóa, mang một giá trị tâm linh rất lớn đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.

Thời tiết không theo quy luật, mùa mưa đến sớm và bất thường, nắng kéo dài,…đã làm ảnh hưởng đến việc canh tác và năng suất của lúa rẫy và lúa nước.

• Các khu rừng ngập mặn có chức năng chắn sóng, giảm tác động từ những trận bão, lụt. 2.Tác động của Biến đổi Khí hậu đến rừng • Nhiệt độ tăng làm nguy cơ cháy rừng gia tăng. • Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng gây ra hạn hán, làm ảnh hưởng đến tăng tưởng và sản lượng rừng.

Các trận bão, lũ lụt hay rét xảy ra bất thường, cường độ mạnh hơn đã cản trở việc tuần tra bảo vệ rừng, làm chết nhiều gia súc,…Hạn hán kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng.

• Bão, lũ có tần suất tăng làm phá hoại hệ sinh thái rừng. • Sâu bệnh phá hoại rừng phát triển, xuất hiện nhiều loài ngoại lai xâm hại, ảnh hưởng đến loài bản địa. • Mất rừng và suy thoái rừng sẽ gây sức ép lên rừng càng tăng, nguy cơ khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng cao. • Nồng độ CO2 tăng sẽ làm các rạn san hô suy thoái, làm các khu rừng ngập mặn suy thoái theo do không còn được che chắn trước sóng lớn. • Sự thay đổi về nhiệt độ, nồng độ CO2, trầm tích, cường độ bão và mực nước biển dâng cao sẽ đe dọa khả năng sống sót của rừng ngập mặn.

Những hậu quả gây ra từ BĐKH như cháy rừng, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại phát triển, nơi cư trú của động vật giảm,…đã làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của động vật và thực vật.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.