BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
LỐI SỐNG SINH THÁI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM Dự án: Hợp tác hỗ trợ và phát triển giáo dục không chính thức và không chính quy nhằm vận động lối sống sinh thái, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các trường đại học Việt Nam và Lào
Việt Nam, 2015
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ dự án “Hợp tác hỗ trợ và phát triển giáo dục không chính thức và không chính quy nhằm vận động lối sống sinh thái, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các trường đại học Việt Nam và Lào” năm 2015 do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) thực hiện, dưới sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg, Văn phòng Đông Nam Á.
Nội dung và hình ảnh Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Quy định sao chép Có thể sao chép, trích dẫn nghiên cứu này phục vụ cho mục đích phi thương mại Điều phối chính Bùi Thị Thanh Thủy Nhóm nghiên cứu Bùi Thị Thanh Thủy, Vũ Văn Tuấn, Hoàng Thanh Tâm, Ngô Thị Phương Thảo, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Khánh Linh Biên tập Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Thùy Dương, Hoàng Hồng Hạnh, Trương Minh Đến, Trần Thị Kim Hoàn Thiết kế Nguyễn Khánh Linh
2
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG (C&E) Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) là 1 tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. C&E hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia cũng như tăng cường năng lực cho các tổ chức/nhóm cộng đồng để giải quyết tốt hơn các vấn đề môi trường liên quan đến cuộc sống của chính họ và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội dân sự và phát triển bền vững môi trường ở Việt Nam. C&E có mạng lưới các nhóm cộng đồng trên toàn quốc bao gồm các thanh niên tình nguyện và các nhóm xã hội dân sự hoạt động vì sự phát triển bền vững. Hiện nay trung tâm đang thực hiện những dự án liên quan đến phát triển bền vững, giáo dục lối sống bền vững cho học sinh và thanh thiếu niên, xây dựng năng lực cộng đồng hướng tới sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường. Trung tâm được thành lập theo quyết định số 1202/QĐ-LHH ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm được cấp giấy phép hoạt động số A-754 ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Bộ Khoa học Công nghệ. Tầm nhìn C&E mong muốn trong tương lai ở Việt Nam các cộng đồng địa phương, các nhóm và các tổ chức tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì cuộc sống bền vững. Sứ mệnh C&E hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các sáng kiến về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy quá trình phát triển bền vững.
Mục đích Hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức về quyền và năng lực để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển sinh kế bền vững, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hợp tác và hỗ trợ các nhóm/tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ địa phương nâng cao năng lực hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, vận động chính sách về môi trường và phát triển cũng như năng lực trong giám sát các chính sách và chương trình dự án của chính phủ. Thành lập và duy trì mạng lưới trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm/tổ chức và các bên có quan tâm. Lĩnh vực hoạt động - Bảo tồn và Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên - Bảo vệ môi trường và Biến đổi khí hậu - Phát triển xã hội dân sự và sự tham gia của người dân - Bình đẳng giới Chương trình và các hoạt động - Nghiên cứu và triển khai các chương trình dự án - Xây dựng năng lực - Vận động chính sách - Giáo dục và truyền thông - Kết nối mạng lưới Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Địa chỉ: Số 12 – Ngõ 89 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04.3573 8536 Fax: 04.3573 8537 Website: www.ce-center.org.vn Email: ce.center.office@gmail.com Facebook: www.facebook.com/ce.center.vn
Lời cảm ơn
11
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chuyên gia và đối tác đã tích cực hỗ trợ chúng tôi cả về tài liệu và nhân lực trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường đã tham gia, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhóm nghiên cứu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhóm nghiên cứu bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các cộng tác viên, các bạn sinh viên đã nhiệt tình tham gia thực hiện khảo sát và phỏng vấn nhóm, cũng như hỗ trợ các hoạt động khác phục vụ nghiên cứu. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn tới Tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung – văn phòng Đông Nam Á đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để nhóm có thể thực hiện nghiên cứu thành công.
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích kết quả khảo sát và phỏng vấn về lối sống sinh thái trong sinh viên Việt Nam tại các thành phố lớn – nơi tập trung phần lớn sinh viên với nhiều trường đại học đào tạo các ngành khác nhau. Mục đích lớn nhất của nghiên cứu là tìm hiểu về các hoạt động sống, lối sống hàng ngày và mong muốn được xây dựng năng lực và tiếp cận với các thông tin về lối sống sinh thái của các bạn sinh viên Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 25. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các phương pháp phù hợp để xây dựng và thúc đẩy lối sống sinh thái trong sinh viên. Kết quả phân tích khảo sát và phỏng vấn đã được kết hợp với nhiều phương pháp khác để hoàn thành nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn sinh viên Việt Nam tại các thành phố lớn còn chưa hiểu sâu sắc về mối liên quan giữa lối sống của bản thân với các vấn đề môi trường và Biến đổi khí hậu. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ các bạn sinh viên có nhận thức về việc áp dụng hàng động xanh vào lối sống hàng ngày. Điều này không bị ảnh hưởng nhiều bởi ngành học hay điều kiện nơi sống. Tuy nhiên, giới tính và thói quen chi tiêu khác nhau là hai yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sẵn sàng thực hiện lối sống xanh trong thanh niên Việt Nam. Phần lớn các hành động xanh thường xuyên được thực hiện là hành động đơn giản, dễ làm. Việc thực hiện các hành động khó, phức tạp hay đòi hỏi thời gian và công sức hơn còn hạn chế đáng kể. Các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu cũng đã chia sẻ các lý do khiến chủ đề này chưa thu hút được nhiều sự chú ý và chưa thúc đẩy hành động thực tế. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được các khuyến nghị về nội dung và hình thức trong giáo dục về lối sống sinh thái phù hợp để truyền tải đến đối tượng thanh niên. Những kết quả và kiến nghị từ nghiên cứu này sẽ trở thành nguồn thông tin vững chắc và đáng tin cậy để chia sẻ cho các cá nhân, tổ chức mong muốn thúc đẩy hoạt động liên quan đến lối sống bền vững, biến đổi khí hậu hay bảo vệ môi trường với đối tượng sinh viên có thể áp dụng.
2
MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 Tóm tắt nghiên cứu 2 Mục lục 3 Danh mục viết tắt 5 Phần mở đầu 7 Bối cảnh 7 Sự cần thiết của nghiên cứu 8 Mục đích – mục tiêu 8 Đối tượng 9 Phạm vi nghiên cứu 9 Khung lý thuyết 10 Tổng quan nghiên cứu 11 Lối sống sinh thái là gì? 11 Các chương trình và tài liệu liên quan đến lối sống sinh thái ở Việt Nam và trên thế giới 12 Phương pháp nghiên cứu 16 Khu vực nghiên cứu 16 Các phương pháp được sử dụng 16 Kết quả thực tế 16 Nguồn và phương pháp tổng hợp thông tin 16 Phân tích dữ liệu 16 Nhóm nghiên cứu 16 3
Kết quả nghiên cứu 17 Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu 17 Kiến thức và lối sống của sinh viên Việt Nam tại các thành phố lớn 20 Mong muốn của sinh viên về tập huấn sinh thái 31 Các phát hiện chính trong nghiên cứu 37 Nhận thức và kiến thức của thanh niên về lối sống sinh thái và BĐKH 37 Hành động trong lối sống của thanh niên: xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng 37 Mong muốn, phương thức truyền thông và giáo dục lối sống sinh thái 39 Kết luận và Kiến nghị 40 Phụ lục 42 Danh mục tài liệu tham khảo 42 Phiếu khảo sát 43 Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhóm 51
4
DANH MỤC VIẾT TẮT ACCD – Trung tâm Hành động vì sự Phát triển Đô thị BĐKH – Biến đổi khí hậu C&E – Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường CSDS – Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững ĐTNC – Đối tượng nghiên cứu Live&Learn – Trung tâm Sống và Học tập vì Cộng đồng và Môi trường LSSL – Lối sống sinh thái NGO – Tổ chức phi chính phủ TPHCM – Thành phố Hồ Chí Minh TTX – Tăng trưởng Xanh
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 - Dấu chân sinh thái và sức tải sinh học của Việt Nam (2011) Biểu đồ 2 - Lượng phát thải CO2 ở Việt Nam và Philippines từ năm 2005 đến năm 2011 Biểu đồ 3 - Nơi sống của đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 4 - Số tiền trung bình hàng tháng dành cho việc ăn uống đi lại của ĐTNC Biểu đồ 5 - Điểm đánh giá mức độ hài lòng về cuộc sống Biểu đồ 6 - Tự đánh giá mức độ hiểu biết về BĐKH Biểu đồ 7 - Thời gian trung bình sử dụng máy tính, laptop, điện thoại Biểu đồ 8 - Phương tiện giao thông thường xuyên sử dụng Biểu đồ 9 - Loại rác thải chính Biểu đồ 10 - Lý do ĐTNC chưa lựa chọn sản phẩm xanh Biểu đồ 11 - Ảnh hưởng của việc hội nhập về thương mại, kinh tế quốc tế Biểu đồ 12 - Các phương thức tiếp cận với thông tin về BĐKH Biểu đồ 13 - Các vấn đề cần lựa chọn ưu tiên giải quyết Biểu đồ 14 - Chủ đề trong lối sống sinh thái ĐTNC hứng thú tìm hiểu Biểu đồ 15 - Những hoạt động ĐTNC hứng thú học hỏi Biểu đồ 16 - Tỷ lệ ĐTNC từng tham gia tập huấn về lối sống sinh thái Biểu đồ 17 - Mức độ mong muốn tham gia tập huấn Biểu đồ 18 - Các phương pháp tập huấn Biểu đồ 19 - Các dạng tài liệu được sinh viên ưa thích
5
12 13 18 18 19 20 22 24 25 28 30 32 32 33 33 34 34 35 36
DANH SÁCH BẢNG Bảng 1 - Khu vực đối tượng nghiên cứu đang sinh sống 17 Bảng 2 - Thứ tự các khoản phải chi trả trong gia đình 18 Bảng 3 - Nhận thức của ĐTNC về tác động của lối sống 20 Bảng 4 - Bảng ý kiến đánh giá về các nhận định 21 Bảng 5 - Đánh giá hiểu biết về tác động của BĐKH 21 Bảng 6 - Mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt đông tiết kiệm điện 23 Bảng 7 - So sánh giữa tiền điện trung bình và hành động rút phích cắm khi không sử dụng 23 Bảng 8 - Số tiền điện trung bình và trung vị tiền điện tại các thành phố 23 Bảng 9 - Số tiền nước trung bình và trung vị tiền nước tại các thành phố 24 Bảng 10 - Số túi nilon trung bình sử dụng trong 1 ngày 25 Bảng 11 - Mức độ thường xuyên thực hiện các hành động chủ đề rác thải theo giới tính 26 Bảng 12 - Mức độ thường xuyên thực hiện các hành động trong tiêu dùng mua sắm 27 Bảng 13 - Địa điểm ăn uống của ĐTNC 29 Bảng 14 - Đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm 29 Bảng 15 - Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố khi lựa chọn thực phẩm 30 Bảng 16 - Đánh giá mức độ sẵn sàng hy sinh sở thích cá nhân vì môi trường 34 Bảng 17 - Trung bình mức độ sẵn sàng hi sinh sở thích cá nhân vì môi trường với mức độ mong muốn tham gia tập huấn 35
6
PHẦN MỞ ĐẦU
Bối cảnh Trong bối cảnh cuộc sống đầy biến động và phát triển nhanh như hiện nay, chúng ta có thể nghĩ rằng những hành động hàng ngày của mình chỉ ảnh hưởng đến chính mình. Trên phạm vi toàn cầu, cuộc sống hàng ngày của mỗi người so với sự rộng lớn của thế giới có vẻ chỉ như một giọt nước trong đại dương, đặc biệt khi đối mặt với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng lớn đến các yếu tố về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những hành động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới một hệ thống to lớn, như ta thường gọi là “hiệu ứng cánh bướm”, cách chúng ta sống không những tác động lên chính chúng ta mà còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội của cả thế giới. “Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có rất nhiều cơ hội, qua các hành động và lựa chọn cá nhân, để vận hành sự thay đổi và xây dựng giải pháp cho lối sống bền vững.1” Hiện nay, vấn đề suy thoái môi trường và mối liên quan của nó với cuộc sống hàng ngày đã không còn là chủ đề mới lạ với giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là các bạn sinh sống và học tập tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Các tin tức, chương trình với đề tài ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang ngày càng phát triển, và phổ biến hơn với mọi đối tượng trong xã hội cùng với chính sách của nhà nước về việc thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”. Câu hỏi đặt ra là việc dễ dàng tiếp cận thông tin về biến đổi khí hậu (BĐKH) và nhận thức về môi trường ngày càng được nâng cao liệu có dẫn đến những hành động thực tế nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH và cải thiện chất lượng môi trường hay không?
Mặt khác, cách mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội tiêu dùng và trao đổi sản phẩm dịch vụ dựa trên các nhu cầu và mong muốn hiện tại đóng vai trò quan trọng quyết định việc các thế hệ tương lai có thể tồn tại trong giới hạn cung cấp của hành tinh hay không? Trong bối cảnh các thách thức toàn cầu cũng như quốc gia ngày càng gia tăng, giải pháp phát triển gắn liền với lối sống bền vững cần được phát triển dựa trên hướng tiếp cận lồng ghép, có sự tham gia của nhiều bên liên quan (UNEP, 2015). Năm 2010, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đã tham gia vào một khảo sát toàn cầu về lối sống bền vững của giới trẻ do UNEP phối hợp với Nhóm Công tác về Lối sống bền vững (nằm trong Khung hoạt động của Tiến trình Marakech về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững) tổ chức. Từ kết quả nghiên cứu này, đến nay C&E đã tham gia vào Sáng kiến YXC do UNEP và UNESCO khởi xướng nhằm thúc đẩy lối sống bền vững cho thanh niên thông qua giáo dục, đối thoại, nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực với tôn chỉ biến lý thuyết thành hành động hướng đến xây dựng lối sống bền vững trong giới trẻ. Sau 5 năm với nhiều hoạt động đa dạng về cả nội dung và hình thức, cùng với các phong trào khác tương tự tại Việt Nam, Trung tâm C&E nhận thấy sự cần thiết của việc đánh giá lại hiện trạng, quan điểm cũng như mong muốn của các bạn trẻ với các vấn đề, hoạt động liên quan đến chủ đề lối sống bền vững đặc biệt nhấn mạnh về yếu tố sinh thái trong lối sống của giới trẻ Việt Nam. Trong năm 2015 thông qua nghiên cứu về lối sống sinh thái, Trung tâm C&E có thể thiết kế các chương trình, hoạt động phù hợp và thiết thực hơn đối với đối tượng thanh niên trong thời gian tới.
1- Sylvie Lemmet – Director Division of Technology, Industry and Economics United Nations Environment Programme (UNEP), Vision To Change,2011
7
Sự cần thiết của nghiên cứu Từ năm 2010 đến nay, dựa trên kết quả khảo sát toàn cầu về lối sống bền vững của giới trẻ bao gồm cả Việt Nam, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường đã tổ chức rất nhiều chương trình, sự kiện, tập huấn hướng đến chủ đề phong cách sống bền vững trong thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, để tiếp tục các chương trình này, chưa có một nghiên cứu cụ thể và xác thực về hiện trạng cũng như nhu cầu đào tạo của thanh niên Việt Nam với chủ đề lối sống bền vững trong bối cảnh xã hội không ngừng thay đổi. Vì vậy, các nhà tổ chức và đào tạo gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động lâu dài của một chương trình. Điều này có thể khiến nhiều người hoài nghi về chất lượng thực sự của các chương trình về môi trường, cũng như không thật sự tin tưởng và thay đổi hành động của bản thân trong đời sống hàng ngày. Vì vậy việc đánh giá tìm hiểu hiện trạng lối sống bền vững của thanh niên, hay cụ thể hơn là các bạn sinh viên hiện nay như thế nào trước khi tiến hành thiết kế nội dung hoạt động cụ thể là rất cần thiết. Nhằm tìm hiểu lối sống của thanh niên, cụ thể là sinh viên tại các thành phố lớn tập trung nhiều trường đại học tại Việt Nam, đồng thời tìm hiểu các phương pháp đào tạo hiệu quả, để đề xuất chương trình giảng dạy phù hợp cho thanh niên về chủ đề lối sống xanh, lối sống sinh thái, Trung tâm C&E đã thực hiện nghiên cứu “Lối sống sinh thái của sinh viên Việt Nam”.
Các kết quả được rút ra từ nghiên cứu này sẽ giúp không chỉ cán bộ Trung tâm C&E, mà cả các nhà tổ chức, các nhà hoạt động môi trường, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ hiểu được thực chất hiện trạng lối sống của các bạn trẻ Việt Nam tại các thành phố và mong muốn của các bạn khi được tập huấn về chủ đề “lối sống sinh thái”. Từ đó Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường, cũng như các tổ chức khác quan tâm và hoạt động về chủ đề tương tự có thể đưa ra giải pháp qua các chương trình tập huấn, công cụ giáo dục hiệu quả, thiết thực và phù hợp với tính chất cũng như nhu cầu của nhóm đối tượng thanh niên. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu sẽ được sử dụng làm nghiên cứu so sánh với kết quả khảo sát lối sống sinh thái trong sinh viên được thực hiện tại Lào (2015) và khảo sát toàn cầu về lối sống bền vững của giới trẻ do UNEP phối hợp với Nhóm Công tác về Lối sống bền vững (nằm trong Khung hoạt động của Tiến trình Marakech về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững) tổ chức từ năm 2010. Từ đó đưa ra những nhận định và định hướng các hoạt động chung cho hai quốc gia Việt Nam và Lào. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng cho các nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu về chủ đề liên quan đến lối sống trong sinh viên Việt Nam, cũng như sử dụng cho các mục đích truyền thông, giáo dục khác.
Mục đích – mục tiêu của nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với 3 1. Tìm hiểu về các hoạt động sống, lối sống hàng ngày và mong muốn được xây dựng năng lực và tiếp cận với các thông tin về lối sống sinh thái của các bạn sinh viên Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 25, tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh)
mục đích chính như sau: 2. Đánh giá và nhìn lại và so sánh các hoạt động và chương trình cho các bạn sinh viên về lối sống sinh thái trong 5 năm qua Đánh giá lối sống sinh thái trong các bạn sinh viên hiện nay.
3. Phân tích các phương pháp phù hợp để giới thiệu và phổ biến lối sống sinh thái trong nhóm đối tượng này.
8
Mục tiêu của nghiên cứu
1. Thu thập ít nhất 1000 khảo sát về lối sống của sinh viên Việt Nam trong độ tuổi từ 18-25. Trong đó có ít nhất 500 khảo sát được thực hiện bằng cách phát bản khảo sát trực tiếp (điền trên giấy) và 500 khảo sát được thực hiện qua mạng (bảng hỏi trên mạng) 2. Thực hiện ít nhất 30 buổi phỏng vấn nhóm, mỗi nhóm gồm từ 6-8 bạn sinh viên phù hợp với nhóm đối tượng của nghiên cứu 3. Một nghiên cứu đầy đủ về lối sống sinh thái trong các bạn sinh viên Việt Nam được thực hiện từ kết quả khảo sát, phỏng vấn và các nguồn tài liệu, phương pháp khác.
Đối tượng Đối tượng nghiên cứu
Lối sống của các bạn sinh viên nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung, tập trung vào khu vực thành phố. Đối tượng tham gia khảo sát và phỏng vấn: Sinh viên Việt Nam trong độ tuổi từ 18 – 25 hiện đang sinh sống và học tập trên cả nước. Đặc biệt phỏng vấn trực tiếp và phát bảng hỏi tập trung vào đối tượng là các bạn sinh viên hiện đang theo học và sinh sống tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhóm sinh viên này được chọn lựa từ nhiều trường đại học, theo học nhiều ngành khác nhau để đảm bảo tính đa dạng. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng chú ý đến tỉ lệ nam-nữ và kinh nghiệm tham gia các hoạt động cộng đồng, môi trường trước đó của những đối tượng tham gia này.
Đối tượng hưởng lợi
Các nhóm đối tượng được hưởng lợi từ kết quả của nghiên cứu này: 1. Các tổ chức làm việc về thanh niên, môi trường mong muốn tìm hiểu và áp dụng lối sống sinh thái vào hoạt động dự án 2. Các trường đại học để lồng ghép chủ đề lối sống sinh thái vào các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu 3. Các bạn trẻ có quan tâm và mong muốn thực hiện hành động, dự án về vấn đề lối sống sinh thái 4. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng muốn có thông tin từ khách hàng trẻ để phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn 5. Các cơ quan chính phủ với hoạt động liên quan đến môi trường và thanh niên để phát triển các hoạt động phù hợp và hấp dẫn cho thanh niên.
Phạm vi nghiên cứu Đối với khảo sát qua bảng hỏi, phạm vi nghiên cứu trên cả nước, tập trung vào các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Mình. Đối với phỏng vấn nhóm, chỉ thực hiện tại các thành phố: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Phạm vi đối tượng: các bạn trẻ từ 18 – 25 tuổi, chủ yếu là sinh viên các trường đại học. Đối với nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu sử dụng các tài liệu nghiên cứu liên quan đến các chủ đề: thanh niên, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và lối sống bền vững được thực hiện bởi các cá nhân và tổ chức phi lợi nhuận có uy tín. Thời gian nghiên cứu: tháng 4 năm 2015 – tháng 9 năm 2015.
9
Khung lý thuyết Tổng quan tài liệu
Khảo sát
Tổng hợp và phân tích thông tin
Phỏng vấn nhóm
Đề xuất cho hoạt động giáo dục với bộ công cụ và tập huấn phù hợp
10
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Lối sống sinh thái là gì? Hiện chưa có 1 định nghĩa chính thức nào về lối sống sinh thái. Khái niệm này thường được hiểu tương đương với “lối sống bền vững”, “lối sống xanh”. Trong các tài liệu quốc tế, lối sống sinh thái, lối sống bền vững và lối sống xanh thường được hiểu ý nghĩa tương đồng và có thể thay thế nhau trong phần lớn trường hợp. Đồng thời, khi nhắc đến lối sống của mỗi cá nhân, biểu hiện quan trọng của lối sống chính là cách con người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ trong đời sống hàng ngày như sử dụng điện, nước, mua sắm, dịch vụ giáo dục giải trí... Trong phạm vi nghiên cứu này, “lối sống sinh thái” được hiểu là cách sống, tập hợp các hoạt động sống hàng ngày của con người một cách cân bằng/lành mạnh và gần gũi với tự nhiên, trong đó có tính đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và hạn chế tối đa lượng phát thải ô nhiễm và rác vào môi trường; là cách sống thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống của con người. 11
Theo báo cáo của Nhóm công tác Marrakech về Lối sống bền vững: Lối sống bền vững có nghĩa là xem xét lại cách chúng ta sống, mua sắm và tổ chức cuộc sống hàng ngày của mình, là cách chúng ta thay đổi xã hội, trao đổi, chia sẻ, giáo dục và xây dựng bản sắc. Nó có nghĩa là chuyển đổi xã hội chúng ta và sống hài hòa với môi trường tự nhiên. Là công dân chúng ta có nhiều lựa chọn về sử dụng năng lượng vận tải, thực phẩm, chất thải, thông tin liên lạc và kết nối ở nhà và ở nơi làm việc góp phần hướng tới xây dựng lối sống bền vững. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (United Nation Environment Program – UNEP) đưa ra định nghĩa “Lối sống bền vững là cách sống có được bởi cả cơ sở hạ tầng, dịch vụ, sản phẩm hiệu quả và các hành động, lựa chọn cá nhân nhằm giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải, rác thải và ô nhiễm đồng thời thúc đẩy phát triển quá trình kinh tế xã hội công bằng cho tất cả, bảo tồn hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái Đất nằm trong khả năng chịu đựng sinh thái của hành tinh”. Trong báo cáo nghiên cứu của Viện Môi trường Stockholm năm 2009, lối sống bền vững được định nghĩa là “mô hình hành động và tiêu dùng, được con người sử dụng để liên kết và phân biệt mình với những người khác, trong đó: đáp ứng nhu cầu cơ bản, cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát thải rác và chất ô nhiễm trong toàn bộ vòng đời, đồng thời không gây nguy hiểm đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.” (Mont, 20072) Mont, O. (2007) Concept paper for the International Task Force on Sustainable Lifestyles. Third International Expert Meeting on Sustainable Consumption and Production, Stockholm 2
Hecta toàn cầu trên đầu người
Các chương trình và tài liệu liên quan đến lối sống sinh thái ở Việt Nam và trên thế giới
Dấu chân sinh thái Sức tải sinh học
Biểu đồ 1 - Dấu chân sinh thái và sức tải sinh học của Việt Nam (2011) Tầm quan trọng của lối sống trong việc góp phần giảm thiểu suy thoái môi trường đã được nêu rõ trong nhiều tài liệu quốc tế. Điển hình nhất có thể kể đến “Chương trình Giáo dục và Lối sống bền vững” nằm trong “Khung chương trình 10 năm Sản xuất và tiêu dùng bền vững” của Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP). Chương trình này đã chỉ rõ: dấu chân sinh thái toàn cầu hiện đang nhiều gấp 1.5 lần khả năng của Trái đất để cung cấp tài nguyên tái tạo và không tái tạo cho con người. Trong 35 năm tới, với dân số toàn cầu không ngừng tăng và có thể đạt tới con số 9.6 tỉ người vào năm 2050, và nếu nhu cầu tiêu dùng và hình thức sản xuất duy trì như hiện nay, chúng ta sẽ cần đến 3 Trái đất để có thể đảm bảo nhu cầu sống của con người (UNEP, 2015). Theo số liệu của Global Footprint Network tính tới năm 2011, dấu chân sinh thái của người dân Việt Nam không ngừng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh từ sau năm 2000 với 0.8 ha/người vào năm 2001 và đạt tới mốc 1.4 hecta/người vào năm 2011. Từ đó cho thấy chúng ta càng ngày càng tiêu thụ nhiều tài nguyên của Trái Đất hơn để phục vào nhu cầu cuộc sống của mình.
12
Song song với việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên là quá trình phát thải các sản phẩm của sự tiêu dùng trở lại môi trường. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), lượng phát thải khí CO2 từ năm 2005 đến năm 2011 của Việt Nam tăng rất nhanh từ mức 100.000 kiloton đến 175.000 kiloton (1 kilo-ton = 1000 tấn). So sánh với một đất nước có số dân và diện tích khá tương đồng, có thể thấy lượng phát thải CO2 ở Việt Nam cao hơn gấp hơn 2 lần lượng phát thải tại Philippines cùng thời điểm năm 2011. Kiloton
Biểu đồ 2- Lượng phát thải CO2 ở Việt Nam và Philippines từ năm 2005 đến năm 2011 Nghiên cứu về người tiêu dùng trẻ ở Việt Nam (Young consumers , 2014) được thực hiện bởi một nhóm giảng viên của Đại học RMIT với đối tượng sinh viên tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra luận điểm cho rằng “Việc du nhập rộng rãi chủ nghĩa tiêu dùng phương Tây đang là một vấn đề đáng quan tâm tại châu Á, trong đó có Việt Nam, chủ yếu bởi tác động tiềm tàng của nó đến môi trường”. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng đối với giới trẻ, việc thể hiện bản thân quan trọng hơn môi trường (khi đưa ra lựa chọn mua sắm). Báo cáo tổng kết khảo sát Cử Chỉ Xanh của dự án Sống Xanh Việt Nam đã chỉ ra rằng trong các nhóm đối tượng của dự án bao gồm “nhân viên văn phòng”, “người nội trợ” và “sinh viên” thì nhóm sinh viên có xuất phát điểm thấp nhất, tức là nhóm này ít thực hiện các hành động sống xanh hàng ngày nhất. Vào năm 2010, nhóm nghiên cứu của Trung tâm C&E đã tiến hành một khảo sát về lối sống bền vững của giới trẻ Việt Nam. Khảo sát này nằm trong chương trình Khảo sát toàn cầu về Lối sống bền vững - Global Survey on Sustainable Lifestyles (GSSL) do UNEP thực hiện vào năm 2010 – 2011. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có một tỉ lệ nhỏ các bạn trẻ quan tâm thực hiện các hành động sống bền vững, Mặc dù phần lớn các bạn trẻ đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp và bền vững, mong muốn này vẫn chưa thực sự được chuyển hóa thành hành động. Các bạn vẫn bị mắc kẹt trong mâu thuẫn giữa bối cảnh và hành động, giữa kỳ vọng và tham vọng. Báo cáo Khảo sát Toàn cầu về Lối sống bền vững của UNEP (2010 – 2011) cũng đã chỉ rõ: “Sự thay đổi hướng đến mô hình tiêu dùng và lối sống bền vững là một điều kiện tiên quyết để đạt đến phát triển bền vững. Kết quả của Khảo sát Toàn cầu về Lối sống bền vững nhấn mạnh sự quan trọng của việc thúc đẩy các nghiên cứu và giáo dục về lối sống bền vững ở mọi cấp độ. Để sự thay đổi này có thể diễn ra, việc sáng tạo, tổng hợp và chia sẻ kiến thức để hiểu rõ hơn về lối sống và mô hình tiêu dùng liên quan đến các yếu tố bền vững là chìa khóa. Giáo dục, ở mọi cấp độ và dưới mọi hình thức (chính quy, không chính quy), tập huấn chuyên sâu và nâng cao nhận thức sẽ giúp xây dựng năng lực 13
cho lối sống bền vững ở mọi tầng lớp trong xã hội (nhà hoạch định chính sách, khối doanh nghiệp, dân sự xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân). Một vài mạng lưới và sáng kiến đã tập trung hoạt động vào nguyên cứu và giáo dục lối sống bền vững… Chúng cần được mở rộng và nhân rộng hơn để tăng cường lối sống bền vững qua các dự án, ví dụ như Khảo sát Toàn cầu về Lối sống bền vững, là rất cần thiết để tạo tầm nhìn mới về lối sống bền vững và biến nó thành hiện thực”. Tại Việt Nam, Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh thời kỳ 2011 – 2020, tầm nhìn 2050 đã đưa “lối sống xanh”, “lối sống hài hòa với môi trường” vào 2 trong số 17 nhóm giải pháp chủ đạo. Cụ thể: giải pháp 12 - Xây dựng mô hình nông thôn mới với lối sống hài hòa với môi trường và giải pháp 13 Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh. Điều này cho thấy việc thúc đẩy và phát triển lối sống sinh thái không còn là chủ đề chỉ được nhắc đến ở các cấp độ cộng đồng và cá thể, mà đã trở thành chủ đề ở cấp độ chính sách quốc gia. Trong những năm vừa qua tại Việt Nam, đã có một số tổ chức và dự án bắt đầu phát triển các hoạt động hướng đến lối sống xanh và phát triển dự án sống xanh cho giới trẻ với nhiều mô hình và cách tiếp cận mới mẻ. Điển hình có thể kể đến Dự án GetGreen Vietnam – Sống Xanh Việt Nam, được thực hiện bởi Đại học Công nghệ Delft Hà Lan phối hợp cùng Viện Công Nghệ Châu Á (AITVN) và Trung tâm Sản xuất Sạch hơn (VNCPC), với chuỗi tập huấn cho các nhóm sống xanh trên cả nước dựa trên một bộ chủ đề được xây dựng công phu về hành động sống xanh. Đồng thời các bộ tài liệu hướng dẫn và các mẹo Sống xanh, các video clip chủ đề sống xanh cũng được xây dựng và phổ biến rộng rãi cho các
14
học viên cũng như cho công chúng qua website của chương trình. Một ví dụ thứ hai là chương trình “Đại học không giảng đường” được thực hiện bởi Trung tâm Hành động vì sự Phát triển Đô thị (ACCD). Chương trình này hướng đến các bạn sinh viên trẻ và tập trung cung cấp cho các bạn các kiến thức cũng như kỹ năng về chủ đề “nông nghiệp hữu cơ” và “sân chơi bền vững”. Mô hình này được rất nhiều bạn trẻ khu vực miền Trung Việt Nam yêu thích và ủng hộ. Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) cũng đã tổ chức nhiều hoạt động dự án tập trung vào “Lối sống bền vững” trong mạng lưới YouthXchange Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm C&E đã thường xuyên thực hiện các khóa tập huấn, cuộc thi, sự kiện về các chủ đề như “Tiêu dùng bền vững”, “N;gười tiêu dùng thông thái”, “Du lịch bền vững” trên khắp cả nước, tập trung vào các trường đại học tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM. Bên cạnh đó hai cuốn sách Hướng dẫn YouthXChange về Tiêu dùng có trách nhiệm và Phong cách Sống và Biến đổi khí hậu cũng được dịch sang tiếng Việt và cập nhật các ví dụ của Việt Nam. Hai cuốn hướng dẫn này được sử dụng trong các khóa tập huấn và phổ biến rộng rãi đến giới trẻ. Những chương trình và tài liệu này bước đầu đã thu hút được sự quan tâm tham gia của đông đảo
15
các bạn sinh viên, đồng thời nhận được nhiều phản hồi tích cực đối với cả nội dung thiết thực và phương pháp mới lạ, hấp dẫn bao gồm cả những trải nghiệm thực tế của sinh viên, học từ cộng đồng để phục vụ cộng đồng, trải nghiệm lập kế hoạch và làm chính sách liên quan đến phát triển bền vững. Như vậy có thể thấy, trong bối cảnh áp lực của sản xuất và tiêu dùng lên môi trường càng ngày càng lớn, đòi hỏi sự thay đổi tích cực về lối sống và tiêu dùng theo hướng giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên và thân thiện môi trường thì thanh niên bộ phận chiếm 27.7% dân số cả nước lại chưa thực sự quan tâm và có nhiều hành động góp phần vào giải quyết các vấn đề này từ chính cuộc sống hàng ngày của mình. Những hoạt động hướng tới xây dựng lối sống bền vững, lối sống sinh thái trong thanh niên đã bắt đầu nổi lên như một phương pháp hiệu qủa và bền vững để ứng phó với các vấn đề môi trường toàn cầu. Một nghiên cứu nhằm đánh giá lại lối sống, kiến thức và nhu cầu của các bạn trẻ vào thời điểm hiện tại là cần thiết để góp phần đưa ra các định hướng hoạt động phù hợp, tạo nền tảng cho các hoạt động của giới trẻ Việt Nam tham gia vào phong trào “giáo dục và lối sống bền vững” toàn cầu do UNEP khởi xướng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là các thành phố lớn trên cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Đây là những nơi tập trung các trường đại học cao đẳng lớn trên cả nước với số lượng sinh viên và tỉ lệ thanh niên trong cộng đồng cao.
Các phương pháp được sử dụng - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phỏng vấn Bảng hỏi: bảng hỏi trực tuyến và bảng hỏi giấy Thảo luận nhóm - Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia - Phương pháp thống kê - Phương pháp kế thừa lịch sử
Kết quả thực tế Số lượng bản khảo sát thu được là 1180 phiếu. Trong đó có 566 phiếu điền trực tiếp tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và 614 phiếu trực tuyến (người tham gia điền khảo sát là thanh niên độ tuổi từ 18-25 và chủ yếu đến từ các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ) Có 34 buổi phỏng vấn nhóm đã được thực hiện tại 4 thành phố Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
Nguồn và phương pháp tổng hợp thông tin Thông tin sơ cấp được thu thập từ kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu với các cá nhân và nhóm sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên cả nước, tập trung vào bốn thành phố: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu liên quan của các tổ chức tại Việt Nam như các trường đại học, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cũng như các báo cáo nghiên cứu quốc tế.
Phân tích dữ liệu Nghiên cứu có sử dụng cả các phương pháp định tính và định lượng để thu thập thông tin từ các bên liên quan khác nhau. Nghiên cứu tập trung vào việc thu thập và xử lý thông tin sơ cấp và thứ cấp. Các thông tin được thu thập từ khảo sát và phỏng vấn nhóm này sau đó được phân tích sử dụng phần mềm SPSS và phân tích thống kê mô tả. Kết quả khảo sát được phân tích dựa trên các yếu tố khác nhau về: giới tính, năm học, ngành học và các thông tin cơ bản về gia đình và nơi sống. Từ đó, nghiên cứu sẽ xác định được tác động của các yếu tố này lên hành vi lối sống của thanh niên.
Nhóm nghiên cứu
Nhóm chuyên gia và cán bộ của Trung tâm C&E cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các trường đại học và các cộng tác viên trên cả nước. 16
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu
Trên tổng số 1180 phiếu khảo sát được thu thập có 35.3% người tham gia trả lời là nam, 62.8% là nữ và 0.9% chọn “khác”. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) đến từ nhiều nơi trên cả nước, trong đó Hà Nội chiếm tỉ lệ lớn nhất với 44.4%. Cụ thể phân bố vùng miền của các đối tượng tham gia khảo sát được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây: STT
Khu vực
Số lượng (n)
Tỷ lệ(%)
520
44.4
1
Hà Nội
2
Hải Phòng
17
1.5
3
Huế
88
7.5
4
Đà Nẵng
217
18.5
5
Cần Thơ
13
1.1
6
TP.HCM
209
17.8
7
Khác (Miền Bắc)
41
3.5
8
Khác (Miền Trung)
53
4.5
9
Khác (Miền Nam)
13
1.2
1171
100.0
Tổng
Bảng 1 - Khu vực đối tượng nghiên cứu đang sinh sống (Đơn vị: người) Về phân phối ngành học, các bạn sinh viên tham gia khảo sát hầu hết hiện đang theo học tại các trường đại học trên cả nước. Trong đó có 28.8% các bạn học ngành kinh tế, chỉ có 6.3% học môi trường, còn lại theo học các ngành nghề khác. Tỉ lệ các bạn tham gia hoạt động câu lạc bộ đội nhóm, chiếm tới 70.7%. Trong đó chỉ có 3.6% tham gia các câu lạc bộ về môi trường. Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành phỏng vấn 34 nhóm sinh viên trên cả nước, trong đó có 11 nhóm tại Hà Nội, 10 nhóm tại Đà Nẵng, 3 nhóm tại Huế và 10 nhóm tại TP HCM. Trung bình số thành viên mỗi nhóm là 6-8 người, là các bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố. Các đối tượng nghiên cứu phần lớn sống cùng bố mẹ chiếm 51% ( 602 người), tiếp đó là sống cùng bạn bè chiếm 30.5% (360 người), 16.95% sống 1 mình (200 người), còn 1.55% sống cùng đối tượng khác như ông bà, cô dì chú bác hoặc người yêu. Trong đó, phần lớn sống ở nhà riêng hoặc phòng thuê trọ, có rất ít người sống trong chung cư hoặc ký túc xá.
17
Biểu đồ 3 - Nơi sống của đối tượng nghiên cứu Về chi tiêu cá nhân, số tiền trung bình hàng tháng dành cho đi lại ăn uống của ĐTNC trên 3.000.0000 đồng chỉ chiếm 9%; số tiền từ 1.500.000 - 3.000.000 chiếm 44.9%; còn 46.1% ĐTNC chỉ dành dưới 1.500.000 đồng cho việc đi lại ăn uống.
Biểu đồ 4 - Số tiền trung bình hàng tháng dành cho việc ăn uống đi lại của ĐTNC Trong các khoản phải chi trả trong gia đình, chi tiêu dành cho thức ăn nước uống chiếm trung bình nhiều nhất với 72.9% ĐTNC chọn đây là khoản chi tiêu nhiều thứ nhất và thứ 2 trong gia đình. Tiếp sau đó là tiền nhà, tiền điện, tiền nước chiếm 55.9%. Giao thông đi lại và Vui chơi giải trí chiếm tỉ lệ trung bình ít nhất. Thứ tự
Tiền nhà, điện, nước
Thức ăn, nước uống
Giáo dục, chăm sóc sức khỏe
Giao thông đi lại
Vui chơi giải trí
1
32.7
34.6
17.4
3.9
7.0
2
23.2
38.3
21.3
10.3
11.1
3
23
16.5
30.8
21.9
18.5
4
10.6
5.4
17.4
33.6
30.6
5
10.5
5.2
13.1
30.3
32.8
Bảng 2 - Thứ tự các khoản phải chi trả trong gia đình (Đơn vị: %) 18
Ba hoạt động các bạn sinh viên tham gia khảo sát thường làm nhất khi có thời gian rảnh rỗi đó là: sử dụng TV, máy tính (laptop) – 72.6%; gặp gỡ bạn bè – 65.8% và ngủ - 42.5 %. Điểm trung bình đánh giá mức độ hài lòng về cuộc sống của ĐTNC là 6.92 điểm độ lệch chuẩn 1.893 (thang điểm 10). Trong đó đến 77% các bạn sinh viên chọn mức độ hài lòng với cuộc sống trên trung bình (từ 6 điểm trở lên) và chỉ có 9.5% các bạn chọn mức độ hài lòng về cuộc sống dưới mức trung bình. Trong cuộc khảo sát được thực vào năm 2010 (GSSL), trung bình mức độ hài lòng của các bạn trẻ tham gia vào thời điểm đó là 7/10.
Biểu đồ 5 - Điểm đánh giá mức độ hài lòng về cuộc sống (Đơn vị: người)
19
Kiến thức và lối sống của sinh viên Việt Nam tại các thành phố lớn Kiến thức về Biến đổi khí hậu và lối sống sinh thái.
Khi được hỏi đến quan điểm của bản thân về việc lối sống có tác động đến những vấn đề nào, phần lớn ĐTNC cho rằng lối sống của họ có ảnh hưởng đến sức khỏe (84%), môi trường (78.3%) và kinh tế gia đình (75.3%). Chỉ có 47.4% số người được hỏi cho rằng lối sống có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. STT
Các vấn đề
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
1
Môi trường
924
78.3
2
Văn hóa
625
53.0
3
Hòa bình thế giới
128
10.8
4
Khoảng cách giàu nghèo
226
19.2
5
Sức khỏe
991
84.0
6
Kinh tế gia đình
889
75.3
7
Đa dạng sinh học
261
22.1
8
Tội phạm xã hội
169
14.3
9
Kinh tế quốc gia
251
21.3
10
Biến đổi khí hậu
559
47.4
11
Khác
16
1.4
Bảng 3 - Nhận thức của ĐTNC về tác động của lối sống (Đơn vị: người) Khi tự đánh giá về mức độ hiểu biết về BĐKH chỉ có 6.7% ĐTNC tự cảm thấy mình hiểu vấn đề này rất rõ. Trong khi đó, 92.2% cho rằng mình hiểu một chút hoặc đã nghe nói nhưng chưa thực sự hiểu về vấn đề này. Chỉ có 8 ĐTNC nói rằng họ không quan tâm và 5 người chưa từng nghe về BĐKH.
Biểu đồ 6 - Tự đánh giá mức độ hiểu biết về BĐKH (Đơn vị: người) Trong đó, sinh viên theo học ngành môi trường có tỉ lệ chọn “tôi hiểu vấn đề này rất rõ” nhiều nhất, tuy nhiên con số chỉ chiếm 13.9% tổng số các bạn học ngành này. Ngoài ra, tỉ lệ các bạn lựa chọn phương án “chưa bao giờ nghe về vấn đề này” nhiều nhất là các bạn học ngành xã hội. 20
Khi được hỏi đánh giá của ĐTNC về các nhận định liên quan đến BĐKH, khảo sát đã thu được câu trả lời như trên bảng sau: Ý kiến
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Chung chung
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Tôi nhận thấy khí hậu nơi mình sống đang thay đổi
51.7
40.5
6.8
0.7
0.3
Tôi thường xuyên để ý tới các tác động của cuộc sống hàng ngày của tôi tới môi trường
17.8
36.0
40.3
5.5
0.4
Tôi nhận được thông tin đầy đủ về BĐKH và tác động của BĐKH đến đời sống của mình
9.5
24.8
42.1
21.0
2.6
Tôi tin là các hành động cá nhân có thể tạo ra sự khác biệt cho hành tinh chúng ta
48.5
37.6
9.9
3.4
0.6
Tôi có nghĩ đến môi trường khi đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống
21.8
44.6
28.8
3.7
1.1 Đơn vị: %
Bảng 4 - Bảng ý kiến đánh giá về các nhận định
Trong đó, có tới 92.2% các bạn sinh viên tham gia đồng ý rằng khí hậu xung quanh mình đang thay đổi. Tuy nhiên chỉ có 53.8% các bạn trả lời rằng mình có để ý tác động của cuộc sống hàng ngày tới môi trường. Mặt khác, có đến 86.1% các bạn được hỏi tin rằng hành động cá nhân có thể tạo ra sự khác biệt. Chỉ có 34.4% ĐTNC cho rằng các bạn được nhận thông tin đầy đủ về BĐKH từ các phương tiện khác. Và có 66.4% cho rằng mình có nghĩ đến môi trường khi đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống. Khi được hỏi về các vấn đề xảy ra do tác động của BĐKH, trong tổng số 1180 ĐTNC có 349 người chưa có câu trả lời hoặc câu trả lời chưa đúng về tác động của BĐKH (29.6%), có 226 người trả lời đúng và đủ 8/8 ý về tác động của BĐKH (19.15%) và có 605 có câu trả lời chưa đầy đủ. Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Có kiến thức đúng, đầy đủ
226
19.1
Kiến thức chưa đầy đủ
605
51.3
Kiến thức chưa đúng, chưa biết
349
29.6
1180
100
Tổng
Bảng 5- Đánh giá hiểu biết về tác động của BĐKH
(Đơn vị: người)
Các bạn học về môi trường hoặc có tham gia các câu lạc bộ môi trường đã thể hiện mình hiểu nhiều về BĐKH hơn sinh viên các ngành khác.
21
Khi nhóm nghiên cứu phỏng vấn các nhóm sinh viên về lối sống sinh thái, 26/34 nhóm cho rằng lối sống sinh thái đồng nghĩa với việc thực hiện các hành động bảo vệ môi trường. Gần 50% các nhóm liên hệ lối sống sinh thái với các hoạt động giao thông. Tuy nhiên, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ các nhóm phỏng vấn liên hệ lối sống sinh thái với các chủ đề: giải trí (3/34 nhóm), lối sống tại văn phòng, trường học, gia đình (4/34 nhóm), du lịch (6/34 nhóm), thực phẩm - tiêu dùng và mua sắm (7/34 nhóm) và BĐKH (7/34 nhóm). Các nhóm phỏng vấn đưa ra được tổng cộng 16 hành động khác nhau thể hiện lối sống sinh thái, trong đó chủ yếu nhất là hành động tái chế - phân loại rác, đạp xe, trồng cây, tiết kiệm năng lượng và không sử dụng túi nilon. Đáng chú ý, đây cũng chính là những hành động nhiều bạn đưa ra nhất khi được hỏi về “hành động xanh các bạn muốn làm mà chưa làm được”.
Về năng lượng và giao thông
Trong tổng số ĐTNC, có 21% sử dụng máy tính, laptop, điện thoại dưới 3 tiếng/ngày. Nhóm chiếm tỉ lệ đông nhất với 62.3% lầ nhóm sử dụng 3-10 tiếng/ngày và 16.7% còn lại sử dụng các đồ vật trên với thời lượng trên 10 tiếng/ngày.
Biểu đồ 7 - Thời gian trung bình sử dụng máy tính, laptop, điện thoại (Đơn vị: người) Tỉ lệ ĐTNC thường xuyên và luôn luôn tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng khá cao chiếm 89.4%. Phần lớn các hoạt động đều có tỉ lệ thực hiện khoảng 50% ví dụ như để điều hòa từ 25 độ trở lên vào mùa hè chiếm 52.8 %; mua các thiết bị có chứng nhận tiết kiệm năng lượng là 50.5%, rút phích cắm khi không sử dụng chiếm 51.5%, thay thế bóng đèn tròn bằng bóng đèn tiết kiệm điện (58.4%). Mặt khác, hành động lau chùi, bảo dưỡng các thiết bị điện lớn như tủ lạnh, điều hòa… chỉ được thực hiện với tỷ lệ khá thấp – 26.3%. Hoạt động
Có Số lượng (n)
Không Tỷ lệ (%)
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Tắt đèn và các thiết bị điện khi không 1049 sử dụng
89.4
124
10.6
Thay thế bóng đèn tròn bằng bóng đèn 685 tiết kiệm điện
58.4
488
41.6
Rút phích cắm khi không sử dụng
603
51.5
568
48.5
Lau chùi, bảo dưỡng các thiết bị điện 308 lớn như tủ lạnh, điều hòa…
26.3
863
73.7
22
Để điều hòa từ 25 độ trở lên vào mùa hè
610
52.8
545
47.2
Mua các thiết bị có chứng nhận tiết kiệm năng lượng
583
50.1
580
49.9
Bảng 6 - Mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt đông tiết kiệm điện (Đơn vị: %) Số tiền điện trung bình mỗi người sử dụng trong 1 tháng là 153,400 VNĐ, số tiền điện trung vị là 100,000VNĐ, thấp nhất là 10,000 VNĐ, cao nhất là 3,000,000 VNĐ. Ngoài ra, năng lượng và giao thông cũng là chủ đề được các bạn tham gia phỏng vấn nhóm nghĩ đến nhiều nhất khi nghe đến khái niệm “lối sống sinh thái”. Sự khác biệt trung vị số tiền điện hàng tháng trong các mức độ thường xuyên rút phích cắm khi không sử dụng có ý nghĩa thống kê (Kruskal-Wallis test, n=1008, p=0.001 < 0.05). Số tiền điện trung bình tại gia đình sinh viên thường xuyên thực hiện hành động rút phích cắm khi không sử dụng có xu hướng ít hơn so với gia đình không có hành động trên. Thường xuyên rút phích cắm khi không sử dụng
Số lượng
Số tiền điện trung bình (VND)
Trung vị số tiền điện (VND)
Không
490
158 500
100 000
Có
581
149 000
80 000
Bảng 7 - So sánh giữa tiền điện trung bình và hành động rút phích cắm khi không sử dụng Sự khác biệt trung vị số tiền điện hàng tháng ở các thành phố khác nhau có ý nghĩa thống kê (KruskalWallis test, n =1007, p <0.001). Trong đó có thể thấy, trong các thành phố lớn thì Hà Nội là thành phố có khoản tiền dành cho tiêu thụ điện trung bình nhiều nhất. Trong khi đó, Cần Thơ là thành phố có trung vị số tiền điện lớn nhất. STT
Thành phố
Số lượng (n)
Số tiền điện trung bình (VND)
Trung vị số tiền điện (VND)
1
Hà Nội
433
199 400
100 000
2
Hải Phòng
16
114 800
92 500
3
Huế
85
115 000
50 000
4
Đà Nẵng
200
105 600
80 000
5
Cần Thơ
10
170 000
135 000
6
Tp Hcm
174
117 600
100 000
7
Khác (Miền Bắc)
30
180 000
100 000
8
Khác (Miền Trung)
48
144 600
95 000
9
Khác (Miền Nam)
11
96 400
50 000
Bảng 8 - Số tiền điện trung bình và trung vị tiền điện tại các thành phố
23
Số tiền nước trung bình mỗi người sử dụng trong 1 tháng là 48.700 VNĐ, trung vị là 30.000 VNĐ thấp nhất là 2000 VND, cao nhất là 900.000 VNĐ. Sự khác biệt trung vị số tiền nước hàng tháng ở các thành phố khác nhau có ý nghĩa thống kê (KruskalWallis test, n =954, p <0.001). Theo đó ta có thể thấy TP HCM là thành phố có con số tiền nước trung bình và trung vị tiền điện lớn nhất. Hà Nội xếp vị trí thứ 2 trong việc tiêu thụ nước trung bình. STT
Thành phố
Số lượng (n)
Số tiền nước trung bình (VND)
Trung vị số tiền nước (VND)
1
Hà Nội
388
55 100
30 000
2
Hải Phòng
15
37 500
30 000
3
Huế
81
36 200
30 000
4
Đà Nẵng
188
35 200
20 000
5
Cần Thơ
10
34 400
25 000
6
Tp HCM
160
56 600
47 500
7
Khác (Miền Bắc)
26
63 700
40 000
8
Khác (Miền Trung)
43
43 800
30 000
9
Khác (Miền Nam)
10
38 900
35 000
Bảng 9 - Số tiền nước trung bình và trung vị tiền nước tại các thành phố
Biểu đồ 8 - Phương tiện giao thông thường xuyên sử dụng
(Đơn vị: người)
Phương tiện giao thông thường xuyên được sử dụng nhất trong sinh viên là xe máy với 79.4% số người được hỏi thường xuyên sử dụng phương tiện này. Khi phải di chuyển xa, 63.1% ĐTNC lựa chọn phương tiện giao thông giá rẻ, 59.7% lựa chọn phương tiện giao thông nhanh chóng, chỉ có 13.3% lựa chọn phương tiện giao thông thải ít CO2. Ngoài ra họ còn lựa chọn dựa theo sự an toàn, chất lượng dịch vụ và phù hợp với tình hình sức khỏe.
24
Về rác thải
Đa số ĐTNC sử dụng từ 1-3 túi nilon trong vòng 1 ngày chiếm 64.6%; sử dụng trên 12 túi nilon trong vòng 1 ngày chỉ chiếm 0.7%. Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Hầu như không dùng
180
15.4
1-3
755
64.6
4-7
200
17.1
8 - 12
25
2.1
>=12
8
0.7 (Đơn vị: cái)
Bảng 10 - Số túi nilon trung bình sử dụng trong 1 ngày
Các loại rác thải chủ yếu là thực phẩm (78.4%), giấy (54.7%), đồ nhựa (27.9%). Ngoài ra còn có đồ điện tử (2.6%), quần áo (5.3%)… (Biểu đồ 7)
(Đơn vị: người)
Biểu đồ 9 - Loại rác thải chính Hoạt động
Nam Luôn luôn Nữ
Bán các đồ điện tử không sử dụng
25
Nam Nữ
Không bao giờ, Ít khi, Thỉnh thoảng
Thường xuyên/
Tổng
n
390
33
423
%
92.2%
7.8%
100.0%
n
676
60
736
%
91.8%
8.2%
100.0%
n
347
76
423
%
82.0%
18.0%
100.0%
n
614
121
735
%
83.5%
16.5%
100.0%
Mua các đồ điện tử đã qua sử dụng
Từ chối lấy túi nilon hoặc mang túi sinh thái khi đi mua sắm
Nam Nữ Nam Nữ Nam
Đổ thức ăn thừa đi sau mỗi bữa Nữ Nam Phân loại rác Nữ
Tái chế các đồ không dùng thành đồ hữu ích
Nam Nữ Nam
Sử dụng bình nước cá nhân
Nữ
Nam Tắt nước khi đánh răng Nữ
n
367
56
423
%
86.8%
13.2%
100.0%
n
671
65
736
%
91.2%
8.8%
100.0%
n
322
101
423
%
76.1%
23.9%
100.0%
n
558
177
735
%
75.9%
24.1%
100.0%
n
254
169
423
%
60.0%
40.0%
100.0%
n
443
292
735
%
60.3%
39.7%
100.0%
n
342
81
423
%
80.9%
19.1%
100.0%
n
580
155
735
%
78.9%
21.1%
100.0%
n
321
102
423
%
75.9%
24.1%
100.0%
n
574
162
736
%
78.0%
22.0%
100.0%
n
176
247
423
%
41.6%
58.4%
100.0%
n
285
451
736
%
38.7%
61.3%
100.0%
n
69
353
422
%
16.4%
83.6%
100.0%
n
88
647
735
%
12.0%
88.0%
100.0%
Bảng 11 - Mức độ thường xuyên thực hiện các hành động chủ đề rác thải theo giới tính Bảng 11 cho thấy, nhìn chung nữ giới có xu hướng thực hiện các hành động giảm thiểu rác thải và nước thải nhiều hơn so với nam giới. Hành động “Tắt nước khi đánh răng” là hành động sinh thái được thực hiện nhiều nhất, tiếp theo đó là “không đổ bỏ thức ăn thừa” và “sử dụng bình nước cá nhân”. Đa số các hành động còn lại rất ít được thực hiện, với tỉ lệ người không thường xuyên thực hiện cao hơn 70%, có hành động lên tới hơn 90%. 26
Về tiêu dùng – mua sắm Tiêu dùng – mua sắm chính là hoạt động thường xuyên và căn bản nhất trong lối sống của con người có liên quan mật thiết đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Dưới đây là bảng tổng kết việc thực hiện các hành động liên quan đến tiêu dùng và mua sắm trong các bạn sinh viên tham gia khảo sát
STT
Hoạt động
Không bao giờ, Ít khi, Thỉnh thoảng
Thường xuyên/ Luôn luôn
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
1
Lên danh sách các sản phẩm cần mua trước khi đi mua hàng
489
41,8
682
58,2
2
Đọc nhãn mác trên sản phẩm (thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng)
318
27,2
853
72,8
3
Lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe
236
20,2
935
79,8
4
Lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường
501
42,8
670
57,2
5
Tìm hiểu về các chất độc hại có trong sản phẩm để lưu ý khi mua hàng
621
53
550
47
6
Cập nhật tình hình tin tức về chất lượng mặt hàng trên thị trường
704
60,1
467
39,9
7
Mua đồ sau đó không sử dụng đến (VD: thức ăn, đồ dùng, quần áo...)
1053
90
117
10
8
Thay mới đồ điện tử (điện thoại, laptop...) ngay cả khi đồ cũ chưa hỏng
1080
92,3
90
7,7
Bảng 12 - Mức độ thường xuyên thực hiện các hành động trong tiêu dùng mua sắm
Đơn vị: %
Bảng 12 cho thấy, sinh viên thường ít có các thói quen kém bền vững như “mua đồ sau đó không sử dụng đến” (chỉ 10% thường xuyên làm hành động này) và “thay mới đồ điện tử khi đồ cũ chưa hỏng” (với 7.7% thường xuyên thực hiện). Sinh viên cũng có xu hướng lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe (79.8%) và đọc nhãn mác trước khi mua (72.8%). Tuy nhiên, tỉ lệ ĐTNC chọn sản phẩm thân thiện môi trường còn chưa cao (57.2%), đồng thời chỉ có 58.2% người được hỏi có lên danh sách trước khi đi mua sắm. Đặc biệt, hơn 60.1% các bạn sinh viên không có thói quen cập nhật thông tin về sản phẩm trên thị trường.
27
Lý do các ĐTNC không lựa chọn sản phẩm xanh chủ yếu là là do không biết đâu là sản phẩm xanh (50.3%), các mặt hàng không đa dạng (44.5%), các sản phẩm xanh thường đắt hơn các sản phẩm khác cùng loại (39.5%), sản phẩm chưa có bán ở nơi ĐTNC sống (45.1%) và do thói quen chỉ mua những đồ quen sủ dụng (44.4%). Ngoài ra, một phần nhỏ do sản phẩm xanh không đẹp mặt như các sản phẩm khác cùng loại và không hiểu rõ tác dụng của sản phẩm xanh.
Sản phẩm không có bán ở nơi tôi sống
Biểu đồ 10 - Lý do ĐTNC chưa lựa chọn sản phẩm xanh
(Đơn vị: người)
28
Về thực phẩm An toàn thực phẩm là một vấn đề rất được quan tâm, đồng thời rác thải thực phẩm cũng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong rác thải gia đình. Vì vậy vấn đề này rất cần được chú trọng và tìm hiểu đúng. Sinh viên Việt Nam có thói quen tự nấu ăn, 87.5% ĐTNC tự nấu tại nhà ít nhất 1 lần/ tuần. Tuy nhiên cũng có tới 60.6% ăn cửa hàng nhỏ, quán ven đường ít nhất 1 lần/tuần; hiếm khi hoặc không bao giờ gọi đồ ăn về nhà; 91% ăn ở nhà hàng dưới 1 lần/ tuần. Dưới 1 lần/tuần
Từ 1 lần/tuần trở lên
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (n)
Tỷ lệ (n)
1060
91
105
8.9
Cửa hàng nhỏ, quán ven đường
459
39,4
706
60,6
Gọi đồ về nhà
996
85,6
167
14,4
Tự nấu tại nhà
146
12,4
1018
87,5
Nhà hàng
Bảng 13- Địa điểm ăn uống của ĐTNC Việc tiêu thụ các sản phẩm từ thịt cũng đạt mức cao. Có 90.8% ĐTNC sử dụng thịt bò, gà, lợn ít nhất 1 lần/tuần; 81.2% sử dụng cá và hải sản ít nhất 1 lần/ tuần. 97.4% sử dụng rau của quả ít nhất 1 lần/tuần. Dưới 1 lần/tuần
Từ 1 lần/tuần trở lên
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Thịt gà, lợn, bò...
108
9,2
1060
90,8
Cá & Hải sản
220
18.8
948
81,2
30
2,6
1134
97,4
Sản phẩm từ sữa
311
26,7
853
73,3
Bánh mỳ
270
23,3
891
76,7
Thực phẩm đông lạnh
703
60,4
461
39,6
Thực phẩm nhập khẩu
910
78,2
254
21,8
Thực phẩm địa phương
289
24,8
876
75,2
Thực phẩm tự nuôi trồng
314
57,9
228
42,1
Nước đóng chai
402
34,5
763
65,5
Rau củ quả
Bảng 14 - Đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm Một điều thú vị là thống kê cho thấy những người có mức chi tiêu càng cao thì càng có xu hướng sử dụng nhiều sản phẩm nhập khẩu, đồ ăn có thịt và nước đóng chai, cùng lúc đó giảm tiêu thụ thực phẩm địa phương. Có 72.2% ĐTNC nhận thấy sự an toàn của thực phẩm là rất quan trọng; có 0.9% thấy không quan trọng và không quan tâm. Có 68.2% nhận thấy nguồn gốc sản phẩm quan trọng. 29
Quan trọng
Không quan trọng lắm
Không quan trọng/ không quan tâm
n
%
n
%
n
%
Thực phẩm có an toàn không?
844
72.2
314
26.9
11
0.9
Dinh dưỡng
512
43.8
647
55.4
9
0.8
Được bảo quản như thế nào?
394
33.8
755
64.7
18
1.5
Chế biến có dễ dàng?
222
19.1
876
753
66
5.7
Mùi vị
507
43.4
630
54
30
2.6
Giá cả
493
42.3
647
55.5
25
2.1
Thực phẩm theo mùa
259
22.2
820
70.4
86
7.4
Nguồn gốc (nội địa, nhập khẩu)
361
31
730
62.6
75
6.4
Bảng 15 - Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố khi lựa chọn thực phẩm Phần lớn các bạn sinh viên rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Tuy nhiên rất ít bạn để ý đến thực phẩm theo mùa, nguồn gốc của thực phẩm hay việc chế biến ra sao.
Về hội nhập
Chỉ có 9.3% ĐTNC hiểu rõ về vấn đề hội nhập quốc tế tại Việt Nam; 58.6% đã hiểu 1 chút về vấn đề này. Hơn 30% còn lại chưa thực sự hiểu, chưa lắng nghe và quan tâm về vấn đề này. Trong đó, có 88.4% ĐTNC cho rằng việc hội nhập về thương mại, kinh tế quốc tế có ảnh hưởng tới việc làm của họ; 80.9% cho rằng ảnh hưởng đến cơ hội giao lưu văn hóa; 78.9% cho rằng ảnh hưởng đến tiêu đùng mua sắm; 54.5% thấy vấn đề này ảnh hưởng đến cơ hội du học. Chỉ có 3.1% cho rằng không có ảnh hưởng gì.
Biểu đồ 11- Ảnh hưởng của việc hội nhập về thương mại, kinh tế quốc tế
30
Mong muốn của sinh viên về tập huấn sinh thái Thực trạng của sinh viên khi thực hiện lối sống sinh thái
Bảng dưới đây tập hợp ý kiến của các bạn sinh viên tham gia phỏng vấn về lý do, rào cản chính khiến họ chưa thực hiện lối sống sinh thái. Các ý kiến này đều được nhắc đến nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn nhóm khác nhau. Lý do chủ quan
Lý do khách quan
Thói quen
Thông tin được cung cấp không đầy đủ và chính xác
“Mình nhắc nhở hoài mà mọi người quen rồi nên không nghe” (Nam, Đà Nẵng) “Mình cũng muốn tham gia các hoạt động về môi trường nhưng không có thông tin, không biết chương trình nào sắp diễn ra” (Nữ, Đà Nẵng) Thiếu thông tin, kiến thức về vấn đề
Ý thức của những người xung quanh kém
“Không biết rau nào là an toàn, sản phẩm nào xanh sản phẩm nào không” (Nữ, Hà Nội) “Mọi người chưa nhận thức được sự thay đổi của môi trường, nếu có nhận thức được thì cuộc sống hiện đại làm họ quên đi những vấn đề nóng như vậy. Ví dụ: ý thức được thời tiết đang ngày càng nóng dần, họ sử dụng điều hòa chứ không quan tâm đến các hoạt động làm giảm thiểu sự nóng dần lên đó.” – (Nữ, Đà Nẵng) Rào cản tâm lý/sợ bị mọi người đánh giá
Không có khả năng tài chính
“Mình bị rào cản về tâm lí, sợ khác người, sợ bị mọi người chú ý. Đối với hoạt động muốn tắt điện của mình, sợ các hoạt động của các bạn vẫn cần nên không làm, sợ bị mọi người trêu chọc” – (Nam, Hà Nội) Thiếu mục đích để hành động
Các sản phẩm/hành động xanh thường không thuận tiện và khó tiếp cận
“Bố trí thùng rác không tốt. Không có chỗ để bỏ, nhiều khi phải vứt đại” (L. Nữ, TPHCM) “Không hẳn là các bạn trẻ ko quan tâm đến môi trường, thực chất là quan tâm tuy nhiên vì suy nghĩ vấn đề môi trường là của xã hội nên cá nhân mình sẽ không cần phải làm vì sẽ có người khác lo.” (Nam, Đà Nẵng) Nhu cầu/sở thích của bản thân lớn hơn Còn nhiều mối quan tâm khác ưu tiên
Truyền thông về chủ đề này chưa hiệu quả
“Nếu có hoạt động tuyên truyền thì chỉ khơi gợi một chút, tuy nhiên không có động lực sau khi tham gia để thực hiện, tạo thói quen. Truyền thông thì nhàm chán vì có quá nhiều thông tin suông, thiếu hành động thiết thực trên các chương trình truyền thông, báo chí.” (Nữ, Đà Nẵng) Chưa có đủ quyết tâm
Không thấy được hiệu quả thực tế
“Không thấy được hậu quả của hành động nên trách nhiệm chưa cao, ví như xả một cái túi ni lông thì không thấy được hậu quả như thế nào.” (Nữ, Huế)
Một bạn nữ tại TPHCM chia sẻ rất thẳng thắn: “Mình không đi bộ đi học vì quá xa, không ăn đồ chay vì quá mắc, nhiều lý do vì hiệu ứng đám đông, thùng rác hạn chế, ít nhà vệ sinh công cộng, pin mặt trời quá mắc, trồng cây mà không có chỗ, không xe điện vì điện mắc luôn”. Điều này để thấy rằng sinh viên cần được trang bị thêm rất nhiều thông tin, công cụ và động lực để vượt qua các “lý do” như vậy. 31
Tuy nhiên, khi được hỏi về động lực để các bạn nên thực hiện lối sống sinh thái, các nhóm được phỏng vấn chỉ đưa ra được tổng cộng 5 lý do chính như sau: 1. Mong muốn thay đổi và làm việc có ý nghĩa 2. Hành động đơn giản và dễ làm “Em làm vì em thấy rất bực mình khi hành động nhỏ như vậy mà mình lại không làm được” (Nam, Đà Nẵng) 3. Vì tình yêu thiên nhiên và nhận thức được đây là hành động tốt cho môi trường 4. Vì lý do sức khỏe “Mình muốn bảo vệ sức khỏe gia đình, hàng xóm và cộng đồng ở quê hương mình. Mặc dù tiền có thể kiếm quan trọng nhưng sức khỏe vẫn phải ưu tiên.” (Nữ, Hà Nội) 5. Tiết kiệm về tài chính
Mong muốn và đề xuất của sinh viên về tập huấn sinh thái
Để tìm hiểu kênh truyền thông hiệu quả với đối tượng sinh viên, khảo sát tìm hiểu các bạn thường nhận thông tin từ các nguồn nào. Kết quả cho thấy có 90% số ĐTNC tiếp nhận thông tin về BĐKH qua Internet, mạng xã hội và các nhóm môi trường, 78.3% qua TV, đài phát thanh; 59.7% qua Báo, tạp chí tiếp đó là 45.9% tiếp nhận thông tin từ trường học/Đại học/Công ty.
Biểu đồ 12 - Các phương thức tiếp cận với thông tin về BĐKH Khi được hỏi về ba vấn đề toàn cầu được lựa chọn ưu tiên giải quyết nhiều nhất, có đến 84.6% ĐTNC lựa chọn chống lại ô nhiễm và suy thoái môi trường (như biến đổi khí hậu). Cải thiện và phát triển các dịnh vụ xã hội (giáo dục, chăm sóc sức khỏe) đứng thứ 2 - chiếm 63.2%. (Đơn vị: người) Biểu đồ 13 - Các vấn đề cần lựa chọn ưu tiên giải quyết Trong các chủ đề về lối sống sinh thái được nêu ra, số lượng ĐTNC có hứng thú tìm hiểu ở mỗi chủ đề là gần tương đương nhau, dao động trong khoảng 50%. Trong đó 3 chủ đề được các bạn trẻ quan tâm hàng đầu là: năng lượng, biến đổi khí hậu và du lịch.
Biểu đồ 13 - Các vấn đề cần lựa chọn ưu tiên giải quyết
(Đơn vị: người) 32
Trong các chủ đề về lối sống sinh thái được nêu ra, số lượng ĐTNC có hứng thú tìm hiểu ở mỗi chủ đề là gần tương đương nhau, dao động trong khoảng 50%. Trong đó 3 chủ đề được các bạn trẻ quan tâm hàng đầu là: năng lượng, biến đổi khí hậu và du lịch.
Biểu đồ 14 - Chủ đề trong lối sống sinh thái ĐTNC hứng thú tìm hiểu Các hoạt động trong lối sống sinh thái được nêu ra có hoạt động trồng rau hữu cơ; đi bộ, đạp xe; sử dụng năng lượng thiên nhiên, vật liệu tự nhiên có số ĐTNC hứng thú học hỏi nhiều.
(Đơn vị: người)
Biểu đồ 15 - Những hoạt động ĐTNC hứng thú học hỏi
Trung bình mức độ sẵn sàng hi sinh sở thích cá nhân vì môi tường là 3.78; trong đó có 24.1% ở mức độ 5; mức độ 0 chỉ có 0.3%. Tuy nhiên có đến 62.1% người tham gia đánh giá ở mức 4 hoặc 5, đồng nghĩa với việc họ rất sẵn sàng hy sinh sở thích cá nhân vì môi trường.
33
Mức độ sẵn sàng
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
0
3
0.3
1
13
1.1
2
55
4.8
3
364
31.7
4
436
38.0
5
277
24.1
Bảng 16- Đánh giá mức độ sẵn sàng hy sinh sở thích cá nhân vì môi trường
Biểu đồ 16- Tỷ lệ ĐTNC từng tham gia tập huấn về lối sống sinh thái
Số lượng
Trong tổng số ĐTNC chỉ có 27.6% đã từng tham gia tập huấn về sinh thái, trên 50% ĐTNC chưa tham gia tập huấn. Trung bình mức độ sẵn sàng tham gia tập huấn trong nhóm ĐTNC đã từng tham gia tập huấn là 4.43; trong nhóm ĐTNC chưa tham gia tập huấn là 3.91, trong nhóm không chắc lắm là 4.09. P<0,001 nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy hầu hết các nhóm đều sẵn sàng tham gia tập huấn, tuy nhiên tỉ lệ này ở nhóm chưa từng tham gia tập huấn có thấp hơn đôi chút. Có đến 92.5% trên tổng sổ ĐTNC lựa chọn mức độ sẵn sàng tham gia tập huấn từ 3 trở lên. Đáng chú ý, trong các sinh viên được phỏng vấn đã từng tham gia tập huấn về môi trường trước đó, chỉ có 2-3 bạn chia sẻ rằng mình vẫn đang tiếp tục thực hiện các hành động được học. Gần 90% nói rằng họ có thực hiện hành động trong thời gian đầu, rồi dần dần không thực hiện nữa và hơn 10% nói rằng họ không thực hiện các hành động sống xanh đã được học.
Biểu đồ 17 - Mức độ mong muốn tham gia tập huấn (Đơn vị: người)
34
Giá trị trung Độ lệch chuẩn bình
Sai số chuẩn
Khoảng tin cậy 95% cho giá trị trung Giá trị nhỏ bình nhất Giới hạn Giới hạn thấp trên
STT
Số lượng
Giá trị lớn nhất
0
9
1.78
1.563
0.521
.58
2.98
0
4
1
16
2.56
1.031
0.258
2.01
3.11
1
5
2
61
3.08
1.038
0.133
2.82
3.35
1
5
3
231
3.36
0.767
0.050
3.26
3.46
1
5
4
285
3.61
0.769
0.046
3.52
3.70
1
5
5
541
4.20
0.780
0.034
4.13
4.27
1
5
Tổng
1143
3.78
0.919
0.027
3.73
3.84
0
5
Bảng 17 - Trung bình mức độ sẵn sàng hi sinh sở thích cá nhân vì môi trường với mức độ mong muốn tham gia tập huấn Những người có mức độ sẵn sàng tham gia tập huấn cao thì có mức độ sẵng sàng hi sinh sở thích cá nhân vì môi trường cao. Vì p<0.001 nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Về phương pháp tập huấn, các phương pháp tập huấn như: thực hành, thí nghiệm, thực địa được lựa chọn nhiều nhất, tiếp đó là các phương pháp trò chuyện chuyên gia, công cụ trực quan, trò chơi, thảo luận nhóm. Giảng viên thuyết trình là phương pháp ít được sinh viên hứng thú nhất. Phần lớn các nhóm được phỏng vấn đều đề xuất tập huấn chú trọng nhiều vào hoạt động thực tế, thực địa. Các bạn sinh viên góp ý rằng cần có các cách sáng tạo hơn để giới thiệu và truyền thông về vấn đề này. “Có thể lan tỏa kiến thức LSST bằng cách áp dụng các trào lưu dễ nhân rộng như: Ice Bucket Chalenge, Harlem Shake, Ngưng ngược đãi,.. “ (Nam, TPHCM). Họ cũng cho rằng cần có các giải pháp cho việc duy trì và khuyến khích việc thực hiện hành động sau khi chương trình kết thúc.
Biểu đồ 18 - Các phương pháp tập huấn
35
Nghiên cứu cũng tìm hiểu hình thức tài liệu được các bạn sinh viên ưa thích sử dụng khi tham gia các khóa tập huấn. Trong 3 loại tài liệu được đưa ra Video clip là loại tài liệu được lựa chọn nhiều nhất chiếm 71.8% tiếp đó là tranh ảnh, sách ảnh chiếm 60.9%; sách, tài liệu cứng chỉ chiếm 37.5%.
Biểu đồ 19 - Các dạng tài liệu được sinh viên ưa thích
(Đơn vị: người)
36
CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU Nhận thức và kiến thức của thanh niên về lối sống sinh thái và BĐKH Có thể thấy Biến đổi Khí hậu đã không còn là một cụm từ xa lạ khi chỉ có 1 % ĐTNC chưa từng nghe đến hoặc không quan tâm đến BĐKH. Hầu hết các bạn trẻ đã từng xem, nghe hoặc đọc thông tin về BĐKH, mặc dù vậy chỉ có 6.7% cho rằng mình hiểu rõ về vấn đề này. Điều này cho thấy mức độ tiếp cận của các bạn trẻ với vấn đề BĐKH còn chưa sâu. BĐKH hiện nay được nhắc đến rộng rãi trên các chương trình truyền thông và giáo dục, tuy nhiên cần có thêm những cách tiếp cận hiệu quả hơn để các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên học sinh hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, hệ quả và cách thích ứng cũng như giảm thiểu tác động của BĐKH. Khái niệm “lối sống sinh thái” hay “lối sống bền vững” vẫn còn khá mới với các bạn trẻ, thể hiện ở phần lớn các nhóm tham gia phỏng vấn chưa từng nghe đến hoặc không hiểu rõ về khái niệm này. Các bạn trẻ tham gia nghiên cứu có thể dễ dàng liên hệ lối sống sinh thái với các hành động bảo vệ môi trường phổ biến mà họ biết chứ chưa thấy rõ được ý nghĩa và mối liên hệ của khái niệm này với chính các hoạt động sống hằng ngày của mình. Vì vậy khi truyền thông và giáo dục về lối sống sinh thái, cần tập trung vào việc cung cấp đầy đủ thông tin về các chủ đề, hành động và kết nối nó với cuộc sống hàng ngày. Như vậy, thanh niên sẽ hiểu rõ được tác động của mỗi hành động của mình và biết cụ thể cách để thay đổi các vấn đề môi trường tồn tại bằng chính lối sống hàng ngày.
Hành động trong lối sống của thanh niên: xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng a. Trong nhóm thanh niên tham gia khảo sát, các bạn học ngành môi trường hoặc tham gia câu lạc bộ môi trường có kiến thức về các vấn đề môi trường và BĐKH tốt hơn các bạn khác. Tuy nhiên điểm đặc biệt là việc thực hiện các hành động sinh thái của nhóm này không nhất thiết cao hơn các nhóm còn lại. Điều này cho thấy rằng việc có nhiều kiến thức và hiểu biết về biến đổi khí hậu hơn không chắc chắn dẫn đến việc thực hiện nhiều hành động thân thiện với môi trường hơn. Đây được hiểu là khoảng trống giữa nhận thức và hành động, chỉ có nhận thức về vấn đề không thôi chưa đủ để dẫn đến thay đổi hành động, mặc dù hiểu nhưng chưa sẵn sàng hành động. Các hoạt động về môi trường và BĐKH trong tương lai cần tập trung nhiều hơn vào yếu tố thay đổi hành vi và tạo động lực, công cụ cho hành động xanh thay vì chỉ cung cấp thông tin và kiến thức đơn thuần. b. Về chủ đề năng lượng và mua sắm, nhóm ĐTNC là nữ giới sẵn sàng thực hiện hành động bền vững hơn so với nam giới. Điều này gợi ý rằng các bạn nữ có thể trở thành tác nhân thay đổi để lan tỏa hành động xanh đến mọi người xung quanh. c. Về mối quan hệ giữa thói quen chi tiêu và hành động xanh, những đối tượng nghiên cứu có mức chi tiêu hàng tháng cao hơn thường có xu hướng ít thực hiện các hành động xanh so với những người có mức chi tiêu thấp hơn. Điều này cho thấy khả năng tài chính có thể ảnh hướng đến việc thực hiện các hành động thân thiện môi trường, yếu tố này có thể được tính đến khi lựa chọn đối tượng tham gia các hoạt động tập huấn, hội thảo, đồng thời có thể đưa vào chủ đề trao đổi, chia sẻ ý kiến. 37
d. Nghiên cứu cho thấy việc ĐTNC sống cùng ai hoặc ở đâu không có ảnh hưởng đối với việc thực hiện hành động xanh. ĐTNC với cùng điều kiện gia đình và nơi ở thể hiện các hành động xanh rất khác nhau. Điều này cho thấy việc thực hiện lối sống thân thiện môi trường chủ yếu là lựa chọn cá nhân. Yếu tố cá nhân là quan trọng nhất khi muốn tác động đến lối sống. Nói như vậy không có nghĩa là bỏ qua các yếu tố khác như môi trường sống hay sức ép xã hội, tuy nhiên các chương trình giáo dục truyền thông nên tập trung tác động nhiều hơn vào yếu tố cá nhân so với hiện nay để có thể đạt hiệu quả cao. e. Một kết quả đáng chú ý khác được đúc kết từ nghiên cứu này đó là những ĐTNC thực hiện hành động xanh nhiều hơn thường có mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn so với các ĐTNC ít thực hiện hành động xanh. Có thể thấy việc có mối lối sống sinh thái không chỉ có lợi cho môi trường mà còn có lợi cho chính cuộc sống của cá nhân. Đây là một điểm nên được nhấn mạnh trong các hoạt động truyền thông như một động lực thuyết phục mọi người tham gia thực hiện lối sống sinh thái. f. Nhóm các hành động xanh thường xuyên và ít được thực hiện nhất được tổng hợp theo kết quả nghiên cứu như sau:
Nhóm 5 hành động thường xuyên Nhóm 5 hành động ít được thực hiện được thực hiện nhất nhất 1. 2. 3. 4. 5.
Tắt đèn và các thiết bị khi không sử dụng: 89.4% Tắt nước khi đánh răng: 85.8% Lựa chọn thực phẩm an toàn cho sức khỏe: 79.8% Đọc nhãn mác trên sản phẩm: 72.8% Sử dụng bình nước cá nhân: 59.85%
1. 2. 3. 4. 5.
Mua quần áo cũ hoặc đồ điện tử đã qua sử dụng: 9.5% Phân loại rác: 20.6% Tái chế đồ không dùng thành đồ hữu ích: 23.05% Từ chối lấy túi nilon hoặc mang túi sinh thái khi đi mua sắm: 24% Lau chùi, bảo dưỡng các thiết bị điện lớn như tủ lạnh, điều hòa…: 26.3%
Có thể thấy, những hành động được thực hiện nhiều nhất thường có tính chất đơn giản, dễ làm. Những hành động khó thực hiện, đòi hỏi thời gian và công cụ để thực hiện sẽ ít được áp dụng hơn. Ví dụ, rất nhiều người hiểu rõ việc nên hạn chế sử dụng túi nilon, tuy nhiên để nhớ mang túi sinh thái và từ chối túi nilon là không dễ dàng. Để đẩy mạnh các hành động phức tạp hơn này, cần có những tác động từ phía bên ngoài để thúc đẩy các cá nhân thực hiện. Những tác động này có thể đến từ việc phát triển các cơ chế thưởng phạt, đưa ra các quy tắc quy định trên nhiều cấp độ từ cấp độ tổ chức, cấp độ cồng đồng đến cấp độ luật pháp. Bài học kinh nghiệm có thể học được từ một số quốc gia và cộng đồng khác trên trên giới. Ví dụ tại xứ Wales vào năm 2011, chính quyền đã đưa ra luật định giá cho túi nilon, người tiêu dùng phải trả 5 p/túi tại các siêu thị lớn và hiệu quả thấy được là việc giảm 71% lượng túi sinh thái sử dụng vào năm đó. Hiện nay chính sách này đã được áp dụng trên toàn bộ Vương Quốc Anh. g. Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng trẻ là rất quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền và giáo dục. Trong nhiều trường hợp, yếu tố tác động đến hành vi của ĐTNC khác hẳn so với dự tính của nhà tổ chức tập huấn, điều này dẫn đến giảm hiệu quả thực tế của hoạt động. Có thể lấy lý do lựa chọn phương tiện giao thông trong nghiên cứu làm ví dụ. Lựa chọn phương tiện cho di chuyển đường dài, 63.1% ĐTNC lựa chọn dựa trên giá rẻ, 59.7% lựa chọn phương tiện giao thông nhanh chóng và chỉ có 13.3% lựa chọn phương tiện giao thông thải ít CO2. Như vậy muốn khuyến khích việc sử dụng phương tiện thân thiện môi trường trong giới trẻ thì không nên tập trung truyền thông vào yếu tố phát thải nhiều hay ít mà cần đẩy mạnh và trọng tâm vào các yếu tố thanh niên quan tâm như giá cả, mức độ tiện lợi và an toàn. 38
Mong muốn, phương thức truyền thông và giáo dục lối sống sinh thái Ba chủ đề liên quan đến lối sống sinh thái được ĐTNC hứng thú tìm hiểu nhất là: năng lượng, du lịch và biến đổi khí hậu. Ngoài ra chủ đề tiêu dùng và thực phẩm cũng được nhiều bạn quan tâm. Vì vậy khi thực hiện các hoạt động truyền thông và giáo dục về lối sống sinh thái cần lồng ghép và nhấn mạnh các chủ đề được ưa thích này. Ngoài ra xu hướng của các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu này thường lựa chọn các hoạt động mang tính thực tế và thân thiện với tự nhiên rất cao như sử dụng năng lượng tự nhiên, trồng rau hữu cơ, sử dụng vật liệu thiên nhiên… Vì vậy khi tổ chức hoạt động cho đối tượng sinh viên cần lưu ý lồng ghép các hoạt động thực tế và để các bạn có cơ hội được thực hành. Điều này cũng được khẳng định lại khi khảo sát về phương pháp tập huấn được ĐTNC ưa thích. Thực hành, thí nghiệm, thực địa là nhóm những phương pháp được lựa chọn nhiều nhất, cho thấy sinh viên hiện nay có nhu cầu lớn với những hoạt động thực tiễn, vừa học vừa làm. Thêm vào đó, hoạt động đào tạo cần kết hợp nhiều phương pháp đa dạng, phù hợp với nội dung và nhiều công cụ từ video đến ảnh, tài liệu để không gây nhàm chán và đạt được hiệu quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phương thức truyền thông qua internet, mạng xã hội và các nhóm môi trường hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả với đối tượng sinh viên khi có đến 90% ĐTNC tiếp nhận thông tin chủ yếu qua kênh này. Đặc biệt, khi truyền thông về chủ đề “vừa cũ vừa mới” như lối sống sinh thái, lối sống bền vững cho đối tượng thanh niên, cần xoáy sâu vào những đặc điểm, vấn đề mà các bạn quan tâm thay vì tập trung mô tả hiện trạng và trình bày lý thuyết.
42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
hợp khéo léo với việc truyền đạt kiến thức qua lý thuyết và chuyên gia. Qua tiến hành khảo sát, phỏng vấn nhóm và tổng • Hoạt động giáo dục và truyền thông cần quan tài liệu, nghiên cứu đưa ra những kết luận có tính bền vững, quan tâm nhiều hơn vào vấn đề sau đây: thay đổi hành vi và có cơ chế thúc đẩy duy trì việc Nghiên cứu đã thể hiện một bức tranh tổng thể về thực hiện hành động lâu dài. quan điểm, kiến thức và lối sống của sinh viên Việt Nam tại các thành phố lớn trên cả nước. Trong khi phần lớn đối tượng nghiên cứu có nhận thức về Biến đổi khí hậu, tuy nhiên chưa thực sự hiểu và Dựa trên kết quả nghiên cứu ở trên, nhóm thực biết cách liên kết vấn đề này với cuộc sống hàng hiện đề xuất một số kiến nghị như sau: ngày của mình. Đáng chú ý, việc có kiến thức về 1. Cần phát triển những bộ công cụ và chương BĐKH không nhất thiết sẽ dẫn tới hành động sinh trình tập huấn mới mẻ, thiết thực hơn để đưa các bạn sinh viên và giới trẻ nói chung đến gần hơn thái hơn. Về các hành động sinh thái trong lối sống hàng với việc thực hiện hành động sinh thái và bền ngày, đã có những hành động thường xuyên được vững, đồng thời phát triển chúng thành một lối thực hiện trong các bạn sinh viên như “tắt đèn và sống. các thiết bị khi không sử dụng” hay “tắt nước khi Những chương trình này cần được chú trọng về đánh răng”. Tuy nhiên, số lượng các hành động nội dung và tính thực tế, sao cho sinh viên tiếp sinh thái thường xuyên được thực hiện vẫn còn cận sẽ không có cảm giác “giáo điều” mà ngược rất ít và cần được tăng cường. Hầu hết các hành lại, các bạn sẽ thực sự được tạo cảm hứng và động thường xuyên được thực hiện là các hành mong muốn hành động. Một mô hình hiệu quả mà động đơn giản, không đòi hỏi đầu tư thêm thời Trung tâm C&E đề xuất là việc kết hợp bài giảng gian, chi phí và công cụ hỗ trợ. Nghiên cứu đã lý thuyết với hoạt động tham quan thực tế, kết hợp chỉ ra việc thực hiện hành động xanh có sự khác trò chuyện với nhân vật và trải nghiệm làm tại thực biệt giữa nam – nữ và giữa ĐTNC có mức chi tiêu địa. Ví dụ, khi học về nông nghiệp hữu cơ, thay vì mời 1 giảng viên dạy trên lớp thì có thể đưa sinh khác nhau. Tín hiệu đáng mừng là một tỉ lệ lớn các bạn sinh viên đến một trang trại hữu cơ nghe chia sẻ của viên tin rằng hành động cá nhân có thể tạo ra sự các bác nông dân và học làm vườn. Việc tìm hiểu thay đổi và sẵn sàng tham gia các hoạt động lối nhu cầu và sở thích của thanh niên trước khi đưa sống sinh thái khi có cơ hội. Các bạn cũng chia ra các nội dung giáo dục và truyền thông là rất sẻ mong muốn của mình về tập huấn lối sống sinh quan trọng để thu hút được sự quan tâm và sẵn thái. Qua những chia sẻ về ý kiến và kinh nghiệm sàng hành động. của các bạn sinh viên tham gia, nhóm nghiên cứu Ngoài ra cần phát triển các công cụ hướng dẫn đã tổng kết được những định hướng tốt cho các thanh niên các hành động từ cấp độ cá nhân, nhóm nhỏ, cộng đồng lớn. Các công cụ này hoạt động sắp tới, cụ thể: • Việc giáo dục và tuyên truyền về lối sống bao gồm các kỹ năng thực hành, tiếp thị, viết và sinh thái cần tập trung hỗ trợ giải quyết các rào thiết kế , kỹ năng lãnh đạo, phát biểu trước công cản và khó khăn đối với các bạn sinh viên khi chúng, phản hồi chính sách ở các cấp, kỹ năng thực hiện hoạt động lối sống sinh thái hàng ngày. hội nhập vùng và quốc tế,….. Đồng thời thúc đẩy động lực và mở ra những lý do mới và thuyết phục để các bạn thực hiện hành 2. Cần mở rộng điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thông tin, kiến thức về lối sống sinh thái qua động nhiều hơn, tự nhiên hơn. • Chú trọng phát triển các phương pháp thực nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: tập huấn tại tế và mang nhiều tính trải nghiệm. Đồng thời kết trường, đi thăm quan thực tế ngoại khóa hoặc
Kiến nghị
40
theo môn học, lồng ghép nội dung một cách thú vị vào các chương trình, hoạt động sinh viên, hoạt động đoàn hội, phát triển xây dựng các sản phẩm truyền thông hiệu quả như sách ảnh, video clip, trang mạng… Sinh viên nên được khuyến khích chủ động tham gia tìm kiếm và đề xuất các phương pháp, cách tiếp cận hay các nguồn thông tin mà các em thấy hay và hiệu quả. 3. Phát triển các điều kiện khách quan để áp dụng lối sống bền vững. Các điều kiện này có thể đến từ nhiều phía như chính phủ, doanh nghiệp, nhà trường. Những rào cản khách quan như việc thiếu thông tin, thiếu sản phẩm bền vững hay chưa được xã hội khuyến khích cần được giảm thiểu để thúc đẩy thanh niên đến gần với hơn phát triển lối sống bền vững cho bản thân và cho cộng đồng. Ngoài ra, các cơ chế, quy định để thúc đẩy việc thực hiện các hành động bền vững trong trường học, tổ chức, cộng đồng và cả xã hội là biện pháp cần thiết và hiệu quả. Để làm được điều này, cần có sự chung tay của nhiều nhóm các bên liên quan, đặc biệt là từ phía các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách. 4. Tăng cường kết nối sinh viên với các nhóm, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng và môi trường; với các đơn vị có sản phẩm và dịch vụ xanh để thúc đẩy chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như định hướng nghề nghiệp bền vững cho sinh viên sau khi ra trường. Hiện nay đã có rất nhiều tổ chức hoạt động về các chủ đề liên quan đến sống xanh hoặc một số mảng cụ thể trong phát triển bền vững như nông nghiệp, kiến trúc… Các tổ chức này, mà ví dụ điển hình là Trung tâm C&E, ACCD, CSDS, dự án Sống xanh Việt Nam có thể cùng kết hợp hoạt động và chia sẻ thông tin, nguồn lực với nhau. 5. Cần hỗ trợ các trường đại học để xem xét và lồng ghép các sáng kiến sinh thái và các vấn đề phát triển bền vững vào các chương trình đào tạo của họ. Các hỗ trợ này bao gồm cả cung cấp các sáng kiến trong phương pháp giảng dạy, tài liệu và giáo trình, tập huấn cho giảng viên cũng như kết nối trường đại học với các chuyên gia về phát triển.
41
C&E đã thành công tổ chức nhiều hội thảo về lập kế hoạch bền vững cho sinh viên với các trường đại học đối tác trên khắp Việt Nam. C&E sẽ có trách nhiệm xem xét và lồng ghép quá trình của dự án này và cung cấp các trường hợp nghiên cứu cụ thể từ công việc của mình với cộng đồng và thanh niên Việt Nam. Họ cũng sẽ làm đầu mối liên kết với các tổ chức NGO khác của Việt Nam và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực này cho chương trình. C&E sẽ gắn kết sinh viên không chỉ trong lớp giảng dạy mà còn các hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như các chyến đi thực tế để nâng cao nhận thức về môi trường và một nền văn hóa bền vững. Các trường đại học Lào và Việt chuyên ngành về kinh tế phát triển, và các vấn đề môi trường và đô thị sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc rà soát và lồng ghép các sáng kiến xanh và các vấn đề phát triển bền vững vào các chương trình của họ. Điều này sẽ bao gồm việc tiếp nhận và thực hiện tài liệu và giáo trình và chuyển giao phương pháp giảng dạy thông qua đào tạo giảng viên và kiểm tra thí điểm các chương trình lồng ghép cho học sinh của mình. 6. Mạng lưới giữa những nhóm sáng kiến về lối sống sinh thái với các thành viên đến từ nhiều nơi, nhiều lĩnh vực và cả các nước khác nhau cần được xây dựng, thúc đẩy và phát triển. Việc hành động và hợp tác là rất quan trọng để xây dựng và đạt đến lối sống sinh thái, mở ra nhiều góc nhìn mới, tạo động lực cho các bên liên quan như các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, các hộ gia đình và từng cá nhân để cùng tham gia.
PHỤ LỤC Danh mục tài liệu tham khảo
1.United Nation Environment Program (UNEP), 2011, Vision for Change – Recommendations for Effective Policies on Sustainable Lifestyles 2. UNESCO-UNEP, 2002, YouthXChange – Bộ tài liệu tập huấn về tiêu dùng có trách nhiệm 3. UNESCO-UNEP, 2011, YouthXChange – Sách hướng dẫn về phong cách sống và biến đổi khí hậu 4. Phạm Hồng Tung, 2007, Nghiên cứu về lối sống – một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 23 (2007) 271-278 5. Dang Thi Anh Nguyet, Do Thi Huyen, Hoang Thanh Tam, Bui Thi Thanh Thuy, Nguyen Thanh Thuy, 2011, Visions For Change – Country Papers, p106 – p112, Vietnamese Youth in the Paradox of Transition: How Concerns and Expectations Might Inspire Sustainable Practices 6. Parker Lukas, Aleti Watne, Torgeir Brennan, Linda Trong Duong, Hue Nguyen Dang, 2014, “Self expression versus the environment: attitudes in conflict”, Young Consumers, Vol.15 Iss 2 pp. 138 - 152 7. Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Bộ Nội Vụ và Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, tháng 6/2015 8. UNEP, Ministry of Environment Sweden, 2010, Taskforce on Sustainable Lifestyle Report 9. Khảo sát nhanh thực trạng các nhóm thanh niên tình nguyện, Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ÁNH SÁNG – LIGHT, tháng 12/2014
42
Phiếu khảo sát BẢN KHẢO SÁT LỐI SỐNG SINH THÁI CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM
Thông tin cơ bản 1.
Tên của bạn là gì? _______________________________________________________________
2. Giới tính của bạn là? Nam
Nữ
Khác
3.
Số điện thoại di động của bạn? (không bắt buộc) _____________________________________
4.
Địa chỉ email của bạn? ____________________________________________________________
5.
Thành phố/tỉnh thành bạn đang sống? _______________________________________________
6. Bạn đang theo học tại? Vui lòng nêu rõ tên trường, tên ngành học, học năm thứ mấy. _______________________________________________________________________________________ 7. Kể tên CLB/đội nhóm/tổ chức hiện bạn đang tham gia? (nếu hiện tại bạn không tham gia tổ chức nào, vui lòng điền “Không có”) _______________________________________________________________________________________ 8. Khoản tiền trung bình hàng tháng bạn chi tiêu cho việc đi lại, ăn uống, giải trí và mua sắm: Dưới 1.500.000 VNĐ 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ Trên 3.000.000 VNĐ 9. 3 hoạt động giải trí bạn thường hay làm nhất khi có thời gian rảnh rỗi? Thời gian rảnh rỗi có thể là một vài tiếng ở nhà hoặc kỳ nghỉ 1 vài ngày. Đi du lịch Gặp gỡ bạn bè Chơi thể thao Sử dụng TV, máy tính (laptop) Đi mua sắm Nấu ăn Đọc sách, học bài Hoạt động nghệ thuật Ngủ Khác (nêu rõ): __________ 10. Sắp xếp thứ tự trung bình số tiền mà gia đình bạn phải chi trả cho những khoản sau đây? Xếp từ 1 (chi tiêu nhiều nhất) đến 5 (chi tiêu ít nhất) Nếu bạn đang sống xa gia đình thì hãy tính chi tiêu của bản thân Tiền nhà, điện, nước Thức ăn, nước uống Giáo dục, chăm sóc sức khỏe Giao thông đi lại Vui chơi giải trí 43
11.
Hiện tại bạn đang sống với ai? (có thể chọn nhiều phương án trả lời) Một mình Bố mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình Bạn bè Khác (nêu rõ): __________
12. Bạn đang sống ở: Kí túc xá Phòng thuê Nhà riêng Căn hộ chung cư Khác (cụ thể): __________ 13. Nhìn chung, mức độ hài lòng đối với cuộc sống của bạn là bao nhiêu? Trả lời từ 0 (không hài lòng) đến 10 (hoàn toàn hài hòng): __________
Hiểu biết về biến đổi khí hậu 14. lời)
Theo quan điểm của bạn, lối sống của bạn có tác động đến: (có thể chọn nhiều phương án trả Môi trường Văn hóa Hòa bình thế giới Khoảng cách giàu nghèo
Sức khỏe Kinh tế gia đình Đa dạng sinh học Khác (cụ thể): __________
Tội phạm xã hội Kinh tế quốc gia Biến đổi khí hậu
15. Bạn tự đánh giá mình hiểu biết thế nào về “Biến đổi khí hậu” (BĐKH)? (lựa chọn câu trả lời thích hợp nhất) Tôi hiểu vấn đề này rất rõ Tôi hiểu một chút về vấn đề này Tôi đã nghe nói, nhưng chưa thực sự hiểu Tôi chưa bao giờ nghe về vấn đề này Tôi không quan tâm 16.
Ý kiến của bạn về các khẳng định sau (đánh dấu vào các ô phù hợp): Ý kiến
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Chung chung
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Tôi nhận thấy khí hậu nơi mình sống đang thay đổi Tôi thường xuyên để ý tới các tác động của cuộc sống hàng ngày của tôi tới môi trường
44
Tôi nhận được thông tin đầy đủ về BĐKH và tác động của BĐKH đến đời sống của mình Tôi tin là các hành động cá nhân có thể tạo ra sự khác biệt cho hành tinh chúng ta Tôi có nghĩ đến môi trường khi đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống 17. Theo hiểu biết của bạn, những vấn đề nào sau đây là do tác động của BĐKH? (có thể chọn nhiều phương án trả lời) Nhiệt độ trung bình tăng Sinh vật hoang dã bị đe dọa Tăng nguy cơ hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn Nguy cơ dịch bệnh gia tăng Thay đổi cảnh quan Nước biển dâng Tăng cường độ và thiệt hại do bão Thiệt hại về kinh tế Dân số gia tăng Gia tăng tệ nạn xã hội
Năng lượng & Giao thông
18. Trung bình một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc sử dụng máy tính, laptop và điện thoại? Ít hơn 1 giờ 1-3 giờ 3-5 giờ 5-7 giờ 7-10 giờ 10-12 giờ 12-14 giờ nhiều hơn 14 giờ 19. Mức độ thường xuyên làm những hành động sau của bạn như thế nào? (đánh dấu vào các ô phù hợp) Chú thích: 1= không bao giờ 2 = ít khi 3 = thỉnh thoảng 4 = thường xuyên 5 = luôn luôn Hoạt động Tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng Thay thế bóng đèn tròn bằng bóng đèn tiết kiệm điện Rút phích cắm khi không sử dụng
45
Điểm (1 2 3 4 5)
Lau chùi, bảo dưỡng các thiết bị điện lớn như tủ lạnh, điều hòa… Để điều hòa từ 25 độ trở lên vào mùa hè Mua các thiết bị có chứng nhận tiết kiệm năng lượng 20. Trung bình một tháng, số tiền điện, nước mỗi người trong nhà bạn tiêu thụ là bao nhiêu? (Bạn có thể lấy số hóa đơn tháng trước chia cho số người trong nhà) Số tiền điện tiêu thụ bởi một người/tháng: __________ Số tiền nước tiêu thụ bởi một người/tháng: __________ 21. 22. nhiều
Chọn 3 phương tiện giao thông mà bạn thường xuyên sử dụng nhất? Xe đạp Xe máy Ô tô Xe buýt – xe khách Máy bay Tàu thủy Đi bộ Tàu hỏa Khi phải di chuyển xa, bạn lựa chọn phương tiện di chuyển dựa trên yếu tố nào? (có thể chọn phương án trả lời) Giá rẻ Thải ít CO2 hơn Nhanh chóng Điểm đón, bắt thuận tiện Khác (cụ thể): __________
Rác thải 23.
Trung bình, một ngày bạn dùng bao nhiêu túi nilon (chiếc)? Hầu như không dùng 1-3 4-7
24.
Loại rác thải chính mà bạn bỏ đi là? (có thể chọn nhiều phương án trả lời) Thực phẩm Đồ điện tử Đồ nhựa Giấy Quần áo Khác (cụ thể): __________
8-12
12 cái trở lên
25. Mức độ thường xuyên làm những hành động sau của bạn như thế nào? (đánh dấu vào các ô phù hợp) Chú thích: 1= không bao giờ 2 = ít khi 3 = thỉnh thoảng 4 = thường xuyên 5 = luôn luôn Hành động
Điểm (1 2 3 4 5 )
Mua quần áo cũ Bán các đồ điện tử không sử dụng Mua các đồ điện tử đã qua sử dụng Từ chối lấy túi nilon hoặc mang túi sinh thái khi đi mua sắm Đổ thức ăn thừa đi sau mỗi bữa Phân loại rác Tái chế các đồ không dùng thành đồ hữu ích Sử dụng bình nước cá nhân 46
Tắt nước khi đánh răng
Tiêu dùng - Mua sắm
26. Mức độ thường xuyên làm những hành động sau của bạn như thế nào? (đánh dấu vào các ô phù hợp) Chú thích: 1= không bao giờ 2 = ít khi 3 = thỉnh thoảng 4 = thường xuyên 5 = luôn luôn Hành động
Điểm (1 2 3 4 5)
Lên danh sách các sản phẩm cần mua trước khi đi mua hàng Đọc nhãn mác trên sản phẩm (thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng) Lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe Lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường Tìm hiểu về các chất độc hại có trong sản phẩm để lưu ý khi mua hàng Cập nhật tình hình tin tức về chất lượng mặt hàng trên thị trường Mua đồ sau đó không sử dụng đến (VD: thức ăn, đồ dùng, quần áo...) Thay mới đồ điện tử (điện thoại, laptop...) ngay cả khi đồ cũ chưa hỏng 27.Lý do bạn chưa ưu tiên lựa chọn sản phẩm xanh khi mua hàng? (lựa chọn tất cả các lý do phù hợp) Lên danh sách các sản phẩm cần mua trước khi đi mua hàng Đọc nhãn mác trên sản phẩm (thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng) Lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe Lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường Tìm hiểu về các chất độc hại có trong sản phẩm để lưu ý khi mua hàng Cập nhật tình hình tin tức về chất lượng mặt hàng trên thị trường Mua đồ sau đó không sử dụng đến (VD: thức ăn, đồ dùng, quần áo...) Thay mới đồ điện tử (điện thoại, laptop...) ngay cả khi đồ cũ chưa hỏng
Thực phẩm 28.
Bạn có thường xuyên ăn uống tại? (đánh dấu vào các ô phù hợp) Hiếm khi/ gần như không bao giờ
Nhà hàng Cửa hàng nhỏ, quán ven đường 47
Một lần/ tháng hoặc ít hơn
1-2 lần/ tháng
1 lần/tuần
Vài lần/tuần
Gần như hàng ngày
Gọi đồ về nhà Tự nấu tại nhà Cook home
29.
at Bạn có thường xuyên ăn các loại thực phẩm? (đánh dấu vào các ô phù hợp) Hiếm khi, gần Một lần/ 1-2 lần/ như không tháng hoặc tháng bao giờ ít hơn
1 lần/ tuần
Vài lần/ tuần
Gần như hàng ngày
Thịt gà, lợn, bò... Cá & Hải sản Rau củ quả Sản phẩm từ sữa (sữa, pho mát) Bánh mỳ Thực phẩm đông lạnh Thực khẩu
phẩm
nhập
Thực phẩm địa phương (từ tỉnh hoặc vùng địa phương bạn sống) Thực phẩm tự nuôi trồng Nước đóng chai 30. Mức độ quan trọng của các yếu tố sau đối với bạn khi mua đồ ăn? (đánh dấu vào các ô phù hợp) Rất quan trọng Khá quan trọng Không quan Không quan Không trọng lắm trọng chút nào không tâm
biết/ quan
Thực phẩm có an toàn không? Dinh dưỡng Được bảo quản như thế nào?
48
Chế biến có dễ dàng? Mùi vị Giá cả Thực phẩm theo mùa Nguồn gốc (nội địa, nhập khẩu)
Mở rộng
31. Bạn biết đến biến đổi khí hậu và lối sống sinh thái từ đâu? (có thể chọn nhiều phương án trả lời) TV, đài phát thanh Báo, tạp chí Internet, mạng xã hội, các nhóm môi trường Trường học/ Đại học/ Công ty Cơ quan chính phủ, Tạp chí khoa học Bạn bè, gia đình Khác (cụ thể): __________ 32. Chọn ra 3 vấn đề mà bạn nghĩ là cần ưu tiên giải quyết trên toàn cầu: Giảm thiểu, xóa bỏ đói nghèo, khoảng cách giàu nghèo Đối phó tội phạm, ngăn chặn xung đột Chống lại ô nhiễm và suy thoái môi trường (như biến đổi khí hậu) Cải thiện điều kiện kinh tế (Ví dụ: việc làm, thu nhập trung bình…) Cải thiện và phát triển các dịnh vụ xã hội (giáo dục, chăm sóc sức khỏe) Phổ biến chủ nghĩa dân chủ và tự do Chống lại bất bình đẳng giới Không biết 33. Đánh giá hiểu biết của bạn về hội nhập quốc tế tại Việt Nam? (Lựa chọn mức độ phù hợp nhất với bạn) Tôi hiểu vấn đề này rất rõ Tôi hiểu một chút về vấn đề này Tôi đã nghe nói, nhưng chưa thực sự hiểu Tôi chưa bao giờ nghe về vấn đề này Tôi không quan tâm 34. Theo bạn, việc hội nhập về thương mại, kinh tế quốc tế có ảnh hưởng gì tới bạn và cộng đồng? (có thể chọn nhiều phương án trả lời) Mua sắm, tiêu dùng Việc làm Cơ hội du học Cơ hội giao lưu, văn hóa Không ảnh hưởng gì Khác (cụ thể): __________ 35. án trả
49
Chủ đề nào trong lối sống sinh thái mà bạn hứng thú tìm hiểu thêm: (có thể chọn nhiều phương lời) Năng lượng Giao thông vận tải Rác thải Tiêu dùng – mua sắm Thực phẩm Biến đổi khí hậu Hoạt động tình nguyện Du lịch Giải trí Khác (cụ thể): __________
36. Những hoạt động nào sau đây mà bạn hứng thú muốn thực hiện/học hỏi? (có thể chọn nhiều phương án trả lời) Ủ phân hữu cơ Trồng rau hữu cơ Đi bộ, đi xe đạp Trò chơi truyền thống Thảo dược Sửa chữa làm mới đồ cũ Sử dụng vật liệu thiên nhiên Sử dụng bao bì sinh thái Tận dụng năng lượng tự nhiên Sử dụng nước mưa Sử dụng năng lượng tái tạo Khác (cụ thể): __________ 37. Bạn có sẵn sàng hy sinh sở thích cá nhân vì môi trường? Trả lời từ 0 (không sẵn lòng) đến 5 (rất sẵn lòng): __________ 38. Bạn đã tham gia khóa tập huấn nào liên quan đến lối sống sinh thái hoặc tương tự chưa? Có Không Không chắc lắm 39. Bạn có mong muốn được tham gia các khóa đào tạo và hoạt động về sinh thái như đã nêu ở trên không? Trả lời từ 0 (không sẵn lòng) đến 5 (rất sẵn lòng): __________ 40. nhiều 41.
Bạn mong muốn một khóa tập huấn được tổ chức bằng những phương pháp nào? (có thể chọn phương án trả lời) Trò chuyện chuyên gia Thảo luận nhóm Thực địa Giảng viên thuyết trình Công cụ trực quan (clip, bài hát, hình ảnh) Thực hành- thí nghiệm Trò chơi Có tài liệu tặng kèm Khác (cụ thể): __________ Loại tài liệu nào sau mà bạn thấy thích hợp với mình nhất? (có thể chọn nhiều phương án) Sách, tài liệu cứng Video clip Tranh ảnh, sách ảnh
50
Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhóm
51
1. Bạn nghĩ những hành động nào thể hiện lối sống sinh thái? Những chủ đề gì bạn nghĩ là có liên quan đến lối sống sinh thái? 2. Những vấn đề/hành động thân thiện môi trường mà bạn muốn làm nhưng vẫn chưa làm được? Rào cản khiến bạn chưa thực hiện được hành động đó? Lý do (động lực) khiến bạn vẫn muốn thực hiện. Đề xuất 1 số cách giải quyết hoặc hỗ trợ có thể giúp bạn thực hiện hành động đó dễ hơn? 3. Bạn nghĩ có những lý do gì khiến nhiều bạn trẻ hiện nay chưa quan tâm đến hoạt động sống thân thiện môi trường? 4. Theo bạn có những cách nào để tuyên truyền lối sống sinh thái một cách hiệu quả cho giới trẻ (nếu bạn có ý kiến dành cho đối tượng khác cũng hoàn toàn hoan ngênh). 5. Chia sẻ về các khóa tập huấn về lối sống xanh, lối sống sinh thái hoặc về bảo vệ môi trường mà bạn từng tham gia (Thời gian, địa điểm, đơn vị tổ chức, hoạt động chính). Có điểm gì bạn thích và chưa thích ở những khóa tập huấn đó? 6. Bạn có áp dụng những kiến thức học được ở các khóa tập huấn trên không? Cụ thể bạn thường làm gì để biến lý thuyết học được thành hành động? Bạn cần hỗ trợ gì từ những khóa tập huấn đó để hành động dễ dàng hơn? 7. Các phương pháp tập huấn bạn thấy hiệu quả nhất? Tại sao? Bạn có đề xuất gì cho khóa tập huấn về lối sống sinh thái của chúng tôi ko? (Thời gian, địa điểm, phương pháp, tài liệu…) 8. Bạn nghĩ sao nếu trường đại học của bạn làm 1 chương trình/khóa học về chủ đề này? Mong muốn cụ thể của bạn về một khóa học đó như thế nào (có liên kết với tổ chức bên ngoài, hình thức, người giảng dạy, nội dung, phương pháp…?) 9. Bạn có biết những biểu hiện của lối sống sinh thái trong lối sống truyền thống của người Việt Nam không? Lối sống truyền thống đó còn được sử dụng không? Trong các hành động/biểu hiện đó bạn thích và có thể áp dụng hành động nào? 10. Bạn muốn làm nghề gì hoặc làm trong ngành gì trong tương lai? Bạn nghĩ nghề nghiệp của mình có thể ứng dụng lối sống sinh thái được không? Hãy đưa ý kiến cụ thể.