Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên miền Trung Việt Nam 2012 Sustainable Management of Natural Forest through Awareness Raising and Capacity Building to Improve the Use of Rights and Legal Status of Ethnic Minority Communities towards Natural Forest in Central Vietnam 2012
BÁO CÁO Nghiên cứu đánh giá hiện trạng địa phương: điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức của người dân về quyền và địa vị pháp lý trong quản lý sử dụng rừng, các chính sách quản lý rừng cộng đồng, sự tham gia vào quá trình giao đất giao rừng, các phương thức sinh kế dựa vào rừng tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam REPORT Assessment of the current local situation: socio-economic conditions, public awareness of their rights and legal status in the management and use of forest; polices on community forest management, and their participation in land and forest allocation process in Thua Thien Hue and Quang Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)
Implemented by Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E)
Hanoi, 6-2012
Photo by C&E
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ DANH SÁCH BẢNG DANH SÁCH BẢN ĐỒ
Mục lục
1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU Lý do Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp và các bước nghiên cứu Nhóm nghiên cứu Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
2.THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu Đặc điểm dân tộc và một số truyền thống văn hóa, phong tục tập quán chủ yếu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu Hiện trạng tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu Hệ thống quản lý rừng, chính sách và thể chế liên quan đến rừng tại hai tỉnh nghiên cứu
3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thông tin chung về đối tượng khảo sát Sinh kế chính của cộng đồng bản địa Hiểu biết của người dân về quyền địa vị pháp lý trong quản lý bảo vệ và sử dụng rừng Thiết chế quản lý rừng truyền thống ở điểm nghiên cứu Sự hiểu biết của mẫu nghiên cứu về các văn bản pháp luật chính sách liên quan đến đất đai và rừng cộng đồng Mức độ tham gia của người dân trong quá trình giao đất giao rừng tại địa phương
I
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ II II II
1 1 2 2 3 4
6
Biểu đồ 1 - Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế (năm 2010) Biểu đồ 2 - Cơ cấu giới của mẫu khảo sát bảng hỏi Biểu đồ 3 - Thành phần dân tộc của mẫu nghiên cứu Biểu đồ 4 - Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu Biểu đồ 5 - Gia cảnh của mẫu nghiên cứu Biểu đồ 6 - Hiểu biết của mẫu nghiên cứu về địa vị pháp lý của họ với rừng được giao cho hộ gia đình Biểu đồ 7 - Rừng cộng đồng và luật tục truyền thống Biểu đồ 8 - Hiểu biết của người dân về các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất, rừng ở địa phương Biểu đồ 9 - Nguồn của các văn bản pháp luật Biểu đồ 10 - Mức độ tham gia của người dân vào quá trình giao rừng
6 8 9 10
13 13 14 15 17 19 20 22
4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
24
DANH SACH TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1-PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH
27 28
10 13 14 14 15 18 20 21 22 22
DANH SÁCH BẢNG Bảng 1 - Các bước khảo sát Bảng 2 - Nhóm nghiên cứu Bảng 3 - Địa bàn nghiên cứu Bảng 4 - Mô tả chung về đối tượng khảo sát Bảng 5 - Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý khai thác rừng tại địa phương
3 3 4 5 11
DANH SÁCH BẢN ĐỒ Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
6 7
II
LIST OF FIGURES LIST OF TABLES LIST OF MAPS
Table of contents
1.INTRODUCTION Rationable Research objectives Research methods & steps The research team Research samples and study sites
2.BACKGROUND OF THE STUDY AREA General information about the study area Ethic characteristics and some key cultural traditions, customs and practices of the ethnic minorities in the study area Current forest resources in the study area The forest management systems, policies and institutions related to forests in two provinces
3.RESEARCH FIDINGS General information about respondents Key livelihoods of indigenous communities Public awareness of their rights and legal status in the management, protection and use of community forest Forest management institutions in the research sites Understading of the research sample of legal documents and policies related to land and community forest Levels of participation of people in the local LFA processes
III
LIST OF FIGURES IV IV IV
36 36 37 37 38 39
41
Figure 1 - The current land use in TT - Hue province (2010) Figure 2 - Sex compositions of the questionnaire survey sample Figure 3 - Ethnic compositions of the study sample Figure 4 - Education of the research sample Figure 5 - Family economic conditions of the resreach sample Figure 6 - Understanding of the research sample about their rights and legal status towards allocations forest Figure 7 - Customary laws Figure 8 - Public understanding of legal documents relating to the management and use of land and forests in the localities Figure 9 - Sources of legal documentst Figure 10 - Levels of participation of people involved in forest allocation processes
45 48 49 49 50 53 55 56 57 58
41 43 45 46
48 48 50 52 54 56 58
4.CONCLUSIONS & RECOMMENDATIONS
59
REFERENCES APPENDIX 1 - HOUSEHOLD INTERVIEW QUESTIONNAIRE
62 63
LIST OF TABLES Table 1 - Research Steps Table 2 - The research team Table 3 - The study sites Table 4 - General description of respondents table 5 - Legal documents on management, protection and use of land and forests in the localities
38 38 39 40 47
LIST OF MAPS Map1 - Administrative Map of TT-Hue province Map 2 - Adminitrative Map of Quang Nam province
41 42
IV
1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
Lý do Theo số liệu thống kê năm 2010, Việt Nam có tổng diện tích rừng là 13.38 triệu hécta, trong đó đã giao khoảng 11 triệu hécta cho các chủ rừng gồm các tổ chức nhà nước, các công ty tư nhân, cộng đồng dân cư thôn và các hộ gia đình (Bộ NN&PTNT, 2011). Rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, nó gắn với lợi ích cuộc sống của người dân, gắn với tâm linh, tự do tín ngưỡng của cộng đồng. Rừng đóng vai trò chính yếu trong sinh kế và văn hóa của các nhóm dân tộc bản địa. Rừng đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, đáp ứng phần nào nhu cầu lâm sản cho cộng đồng. Những năm gần đây, thực hiện chính sách của Nhà nước về quản lý rừng, một số địa phương đã triển khai giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Tuy nhiên, quá trình thể chế hóa và thực hiện những chính sách vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập về nhiều mặt khi tiếp cận tới quyền. Địa vị pháp lý của cộng đồng chưa rõ ràng. Các quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của cộng đồng như một chủ rừng thực sự vẫn chưa được Nhà nước thừa nhận. Hệ thống chính sách về quyền của người dân để tiếp cận, quản lý và sử dụng rừng tự nhiên vẫn còn khác biệt với thực tiễn nên những chính sách này còn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Ví dụ người dân ít được tiếp cận với các dịch vụ công, quỹ tín dụng, các hoạt động đầu tư từ chính phủ hoặc các tổ chức, đặc biệt là không hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với khu rừng được giao. Điều này là vì hai lý do. Thứ nhất, sinh kế truyền thống của người dân bản địa như đốt nương làm rẫy và thu hái các lâm sản thì bị coi là phá rừng và bị pháp luật cấm. Thứ hai, do thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu về các thủ tục pháp lý liên quan đến quản lý đất rừng mà làm han chế địa vị pháp lý của họ đối với đất rừng. Người dân thường quản lý đất rừng của họ theo luật tục truyền thống mặc dù không được công nhận của pháp luật (Luật pháp chỉ công nhận những khu đất được giao có sổ cấp bởi chính quyền). Các yếu tố này đưa các chủ sở hữu là cộng đồng dân tộc thiểu số vào hoàn cảnh không thuận lợi đối với đất rừng mà họ đã sử dụng qua nhiều thế hệ. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần phải thiết kế và thực thi các chính sách sao cho phù hợp với từng vùng từng địa phương và đảm bảo đầy đủ các quyền của cộng đồng khi họ tham gia quản lý rừng tự nhiên. Chính vì vậy Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đề xuất dự án 3 năm 2012-2014 với mục đích chung là quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý cho cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền trung Việt Nam. Để có thể thiết kế các chương trình can thiệp phù hợp cần phải có một sự hiểu biết thực tế hiện trạng vùng dự án về những vấn đề liên quan. Đây là lý do cần phải tiến hành một nghiên cứu đánh giá
1
hiện trạng địa phương: điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức của người dân về quyền và địa vị pháp lý trong quản lý sử dụng rừng, về các chính sách quản lý rừng cộng đồng, sự tham gia vào quá trình giao đất giao rừng, các phương thức sinh kế dựa vào rừng tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó trung tâm C&E với sự hỗ trợ tài chính của Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam để tìm hiểu tình hình thực tế. Các phát hiện của nghiên cứu này sẽ được sử dụng để thiết kế và tiến hành các hoạt động của dự án đồng thời được cung cấp cho các cơ quan liên quan và cộng đồng địa phương và những người quan tâm.
Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này bao gồm bốn mục tiêu chính : • Tìm hiểu thông tin chung: dân số, dân tộc, kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, sức khỏe, cơ sở hạ tầng, tài nguyên,….. trong khu vực nghiên cứu; • Tìm hiểu về các phương thức sinh kế truyền thống dựa vào rừng tại địa phương từ trước đến nay; • Tìm hiểu về nhận thức của người dân về quyền và địa lý pháp lý của họ trong quản lý, bảo và sử dụng rừng; • Tìm hiểu về nhận thức của người dân về các chính sách/văn bản liên quan đến đất đai và rừng cộng đồng và sự tham gia của họ trong quá trình giao đất giao rừng tại địa phương.
Phương pháp & các bước nghiên cứu Nghiên cứu này là nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng. Dữ liệu của báo cáo được dựa vào hai nguồn chính : • Số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như các nghiên cứu khác, các cơ quan chính quyền ở cấp xã, huyện, tỉnh; • Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát tại hiện trường, thảo luận nhóm, phỏng vấn cán bộ chủ chốt ở xã, huyện và quan trọng nhất là khảo sát các hộ dân. Các số liệu định lượng là phần cốt lõi của nghiên cứu. Thông qua việc phân tích các số liệu này, nhóm nghiên cứu có thể cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng kinh tế, xã hội và nhận thức và thực hành của người dân. Các thông tin định tính được sử dụng để bổ trợ, giải thích cho các số liệu định lượng. Nghiên cứu được thực hiện theo bảy bước sau: • Bước 1: Thiết kế nghiên cứu: Rà soát tài liệu, chính sách, luật pháp liên quan, tìm hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương nơi tiến hành nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thiết kế 01 bộ câu hỏi để phỏng vấn người dân và 01 bộ câu hỏi để thảo luận nhóm và 01 bộ câu hỏi phỏng vấn cán bộ xã và huyện. • Bước 2: Công tác chuẩn bị: liên hệ đối tác, thành lập nhóm nghiên cứu
2
• Bước 3 và 4: Nghiên cứu thực địa tại 8 xã vùng dự án ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam để thu thập thông tin. • Bước 5: Xử lý số liệu và viết báo cáo các kết quả chính. • Bước 6: Hội thảo báo cáo kết quả chính và lấy ý kiến phản hồi. • Bước 7: Tổng hợp và viết báo cáo cuối cùng.
4
CN. Vũ Quốc Phương
Học viên cao học Lâm sinh; thành viên nhóm nghiên cứu
Trung tâm C&E
5
CN. Nguyễn Thị Việt Anh
Xã hội - Thành viên nhóm nghiên cứu
Trung tâm C&E
6
ThS. Phạm Ngọc Dũng
Chuyên gia Quản lý môi trường; Trưởng nhóm nghiên cứu tại TT-Huế
Thường vụ Tỉnh Hội KHKT Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế
7
CN. Trần Viết Phước
Chuyên gia trồng trọt; thành viên nhóm nghiên cứu
Trạm Khuyến nông, khuyến lâm huyện Nam Đông
8
CN. Hoàng Thị Kim Quy
Lâm sinh - Thành viên nhóm nghiên cứu
Văn phòng Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
9
CN.Trần Quang Tiến
Học viên cao học Quản lý môi trường; thành viên nhóm nghiên cứu
Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
10
CN.Nguyễn Tấn Sinh
Chuyên gia Quản lý bảo vệ rừng; Trưởng nhóm tại Quảng Nam
Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam
11
CN. Nguyễn Văn Tình
Chuyên gia Quản lý bảo vệ rừng; thành viên nhóm nghiên cứu
Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam
Bảng 1 - Các bước khảo sát
STT
khung thời gian
Hoạt động
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
1
Rà soát tài liệu và thiết kế công cụ nghiên cứu
2
Chuẩn bị nghiên cứu: liên lạc địa phương, chuẩn bị nhóm nghiên cứu
3
Thu thập số liệu thực địa ở Huế
4
Thu thập số liệu thực địa ở Quảng Nam
x
5
Xử lý số liệu và viết báo cáo
x
6
Hội thảo báo cáo kết quả chính và lấy ý kiến phản hồi
x
7
Hoàn thiện báo cáo
x
x x x
x
Nhóm nghiên cứu là sự kết hợp giữa kinh nghiệm chuyên môn của các thành viên C&E và kinh nghiệm thực địa của đối tác địa phương. Việc tham gia của các địa phương vào nghiên cứu, không những làm cho công tác thực địa được tiến hành thuận lợi mà còn nhằm mục đích nâng cao năng lực và nhận thức về vấn đề phát triển cho các đối tác địa phương.
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành ở 8 xã thuộc 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cụ thể như sau:
Nhóm nghiên cứu
Bảng 3- Địa bàn nghiên cứu
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) là đơn vị chính chịu trách nhiệm thực hiện nghiên cứu. Dưới sự giám sát của C&E một nhóm nghiên cứu – bao gồm các thành viên của C&E và các đối tác địa phương đã được hình thành để tiến hành nghiên cứu đánh giá. Nhóm nghiên cứu khảo sát gồm 11 thành viên gồm 05 thành viên của trung tâm C&E và 04 thành viên ở Thừa Thiên Huế và 02 thành viên ở Quảng Nam. Cụ thể như sau:
Tỉnh
Huyện
Xã Thượng Quảng
Thừa Thiên Huế
Nam Đông
Thượng Nhật Thượng Lộ
Phong Điền
Phong Mỹ Xã Tư
Bảng 2 - Nhóm nghiên cứu
STT
3
Tên
Vai trò
1
ThS. Hoàng Thanh Tâm
Chuyên gia Quản lý tài nguyên thiên nhiên; Trường nhóm nghiên cứu
2
Chuyên gia Giới và Phát triển ThS. Hoàng Hồng Hạnh cộng đồng; thành viên nhóm nghiên cứu
3
CN. Bùi Thị Thanh Thủy
Chuyên gia phát triển cộng đồng; thành viên nhóm nghiên cứu
Quảng nam
Đơn vị Giám đốc Trung tâm C&E
Trung tâm C&E Phó giám đốc trung tâm C&E
Đông Giang
Tà Lu Zà Hung
Nam Giang
Tabhing
Cán bộ từ cấp huyện trở xuống và người dân (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) của tám xã nêu trên là đối tượng khảo sát chính của nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc lấy thông tin thông qua ba phương pháp chính – phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu – với đại diện cán bộ xã, huyện và cộng đồng của tám xã của bốn huyện của hai tỉnh. Cụ thể hơn, nhóm mẫu được phỏng vấn như sau:
4
Bảng 4- Mô tả chung về đối tượng khảo sát
Giới tính Phương Pháp
Thành phần
Địa giới
Nam
Nữ
Cán bộ
Cộng đồng
TT.Huế
Quảng Nam
Thảo luận nhóm1
88
28
51
65
56
60
Phỏng vấn bảng hỏi hộ
264
85
51
298
169
180
Phỏng vấn sâu
30
4
34
0
16
18
TỔNG SỐ
294
89
85
298
185
198
(Nguồn :Tổng hợp từ đợt khảo sát)
Theo yêu cầu dung lượng mẫu phỏng vấn người dân/cán bộ là 50 người/1 xã, trong đó có tối thiểu 22-25% là nữ giới. Kết quả đã phỏng vấn bảng hỏi hộ gia đình được 349 người (bình quân khoảng 43.6 người/xã), tỷ lệ nữ chiếm 24.36%, cơ bản đạt theo yêu cầu đề ra. Cụ thể hơn, ở Thừa Thiên Huế thu được 169 phiếu và 180 phiếu ở Quảng Nam.
5
1
Người tham gia thảo luận nhóm là những người thực hiện phỏng vấn bảng hỏi. Do đó, những người này không được tính vào tổng số
người quan sát
5
2
THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu Thừa Thiên Huế là một tỉnh đồng bằng có miền núi ở miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp với tỉnh Sê Kông, tỉnh Salavan của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Theo số liệu của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, dân số của tỉnh năm 2010 là 1.090.879 người, mật độ dân số là 215,48 người/km2. Trong đó dân cư thành thị chiếm 470.970 người; dân cư nông thôn chiếm 619.972 người. Về thành phần giới, nam chiếm 540.172 người; nữ chiếm 550.707 người. Bản đồ 1 – Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Internet)
Quảng Nam nằm ở miền Trung của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.043.836,96 ha, trong đó đất chưa qua sử dụng là 2.932,98 ha. Địa hình đa dạng, thấp
5
6
dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Tính đến hết năm 2010, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình là 139 người/km2 trong đó dân cư đô thị chiếm hơn 260.000 người (2010). Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Huyện Nam Giang và Đông Giang (hai huyện thực hiện Dự án) thuộc huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam. Bản đồ 2 – Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
là 19.000 người. Huyện lỵ là thị trấn Thạnh Mỹ nằm trên đường Hồ Chí Minh. Thành phần dân tộc chủ yếu là Kơ tu, Ve, Tà Riềng và một số dân tộc khác (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Giang 2011). Đông Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam 150 km về phía Tây Bắc. Phía Đông giáp huyện Hoà Vang – thành phố Đà Nẵng; phía Tây giáp huyện Tây Giang; phía Nam giáp huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Huyện Đông Giang có 10 xã và 1 thị trấn, phần lớn các trung tâm hành chính xã ở bên trục đường Hồ Chí Minh và ĐT 604. Dân số 23.157 người. Trong đó Kơ tu 16.957 người, chiếm 73,23%, Kinh 6.200 người chiếm 26,77% (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Giang 2011).
Đặc điểm dân tộc và một số truyền thống văn hóa, phong tục tập quán chủ yếu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu Thừa Thiên Huế có 4 cộng đồng dân tộc chính, trong đó người Kinh là dân tộc có số lượng chiếm tuyệt đại đa số, các dân tộc còn lại là: Kơ tu, Tà ôi – Pacô, Vân kiều và một số dân tộc có số lượng rất ít như Chức, Tày, Nùng…Cụ thể, người Kinh chiếm 95,55% với 1.042.287 người; các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 4,45% dân số toàn tỉnh với 48.592 người. Các dân tộc thiểu số này tập chung chủ yếu ở các xã huyện miền núi giáp biên giới. Dân tộc Kơ tu có khoảng 14.680 người, địa bàn sinh sống chủ yếu tập trung ở huyện miền núi Nam Đông, một số ít ở huyện A Lưới. Dân tộc Kơ tu còn có những tên gọi khác: Cơ tu, Hạ, Phương, Ca tang, Ca tu. Người Kơ tu sống tập trung ở vùng rừng núi Trường Sơn, khu vực 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Trước đây, người Kơ tu trồng cây lương thực chủ yếu là lúa rẫy và sắn, theo lối phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt. Các hoạt động kinh tế khác gồm có chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, săn bắn. Họ chỉ bắt đầu biết làm lúa nước từ khi thực hiện định canh định cư vào những năm 80 của thế kỷ 20, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. (Nguồn : Internet)
Nghiên cứu này được tiến hành ở 4 huyện miền núi biên giới – địa bàn tập trung chủ yếu của các dân tộc thiểu số của hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Đó là các huyện Nam Đông, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và Nam Giang, Đông Giang (Quảng Nam). Nam Đông là huyện miền núi, cách thành phố Huế 50 km về phía Tây Nam, có diện tích tự nhiên 65.194,6ha, đất lâm nghiệp 55.172,7 ha, trong đó: rừng đặc dụng 26.684,2 ha, rừng phòng hộ 11.360,4 ha và rừng sản xuất 17.128,1 ha. Phong Điền là huyện đồng bằng có miền núi, cách thành phố Huế 35 km về phía Bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên 95.375,1 ha. Đất lâm nghiệp 65.245,7 ha, trong đó rừng đặc dụng 35.850,0 ha, rừng phòng hộ 9.628,8 ha và rừng sản xuất 19.766,9 ha. Theo số liệu thống kê 2010, dân số của huyện là 80.029 người. Huyện Nam Giang nằm ở phía tây tỉnh Quảng Nam, phía bắc giáp hai huyện Đông Giang và Tây Giang, phía tây giáp Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía nam giáp huyện Phước Sơn, phía đông giáp huyện Đại Lộc và Quế Sơn. Trung tâm hành chính huyện Nam Giang cách thành phố Tam Kỳ (trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam) 145 km về hướng Tây Nam; cách thành phố Đà Nẵng 60 km về hướng tây. Huyện Nam Giang có diện tích 1.836km2 và dân số
7
Dân tộc Tà ôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế có khoản 32.878 người, bao gồm 3 nhóm chính là Tà ôi, Pa kô và Pahy. Địa bàn sinh sống tập trung tại huyện A Lưới, một số ít ở huyện Hương Trà, Nam Đông, Phong Điền. Để tỏ lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Tà ôi, Pa kô đã tự nguyện đổi họ của mình thành họ Hồ, vì vậy ngày nay phần lớn người Tà ôi, Pa kô đều mang họ Hồ. Cũng như dân tộc Kơ tu, người Tà ôi trước đây quen trồng lúa rẫy, sắn để lấy lượng thực, theo lối phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt, thường gọi là phát, đốt, cốt, trĩa. Dân tộc Vân kiều còn có tên gọi Bru, Trì, Khùa, Ma-coong, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có khoảng 800 người Vân Kiều, sinh sống tại huyện A Lưới, ở các xã giáp với huyện Đắc Krông, tỉnh Quảng Trị. Khác với người Tà ôi và Kơ tu, người Vân kiều chủ yếu sống trong nhà nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình nhỏ gồm cha, mẹ và các con chưa lập gia đình, những con cái lớn đã lập gia đình thường tách ra làm nhà ở riêng. Quảng Nam có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Kơ Tu, người Co, người Giẻ Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư đến với tổng số dân trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Mặc dầu có sự khác biệt nhau về truyền thống văn hóa, nhất
8
là các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thần linh. Tuy nhiên, các dân tộc thiểu số ở 2 tỉnh nghiên cứu đều cơ bản giống nhau về tập quán canh tác truyền thống là phát rừng làm nương rẫy, với phương thức canh tác: phát, đốt, trĩa giống và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; cây lương thực chính là lúa rẫy, lúa nước và bắp, sắn; bẫy bắt động vật hoang dã, hái lượm lấm sản phụ cũng là kế sinh nhai của người dân. Vì vậy, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn và phụ thuộc vào tài nguyên rừng do đó gây nên những áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Ngày nay, đồng bào đã thực hiện định canh định cư. Cùng với những chính sách của nhà nước đầu tư ưu tiên cho vùng dân tộc miền núi thông qua các chương trình dự án về lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường học, trạm xá, các công trình thủy lợi để khai hoang mở rộng thêm nhiều diện tích đất canh tác, môi trường sống đan xen giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau…, đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo đời sống kinh tế xã hội của vùng dân tộc miền núi. Đời sống người dân đã khá hơn rất nhiều, không còn tình trạng du canh du cư tự do, lúa nước trở thành cây lương thực chính, nhiều loại cây trồng tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao như Cao su, Keo lai, Cà phê, Cau… ở Thừa Thiên Huế hay như Keo lai ở Quảng Nam đã phát triển lên đến hàng ngàn ha đem lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều hộ đồng bào. Rừng tự nhiên đã được quản lý bảo vệ tốt hơn, rừng trồng phát triển nhanh, nên độ che phủ rừng tăng lên đáng kể đạt trên 57,1% năm 2011 ở Thừa Thiên Huế và 48,2% ở Quảng Nam vào năm 2010. Tuy vậy, mục tiêu phát triển bền vững hiện nay tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung vẫn đang có nhiều thách thức đặt ra liên quan đến nhiều vấn đề như: thách thức giữa yêu cầu giải quyết an ninh lượng thực với công tác quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái; thách thức giữa dân số tăng nhanh (do đồng bào sinh đẻ nhiều con, do người Kinh lên định cư ngày càng nhiều) với quỹ đất sản xuất có hạn; thách thức giữa việc ban hành và triển khai tổ chức thực hiện các chính sách, đặc biệt là chính sách về đất đai, về rừng…
Hiện trạng tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 317.333,87 ha (hiện trạng rà soát năm 2010), chiếm 64% diện tích tự nhiên của tỉnh. Cơ cấu đất lâm nghiệp của tỉnh phân theo chức năng 3 loại rừng như sau: Đất rừng đặc dụng chiếm 24,9%, đất rừng phòng hộ chiếm 31,8%, đất rừng sản xuất chiếm 43,3%. Trong những năm qua ngành lâm nghiệp Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. Định hướng phát triển của lâm nghiệp Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền lâm nghiệp xã hội với trọng tâm là bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo rừng phát huy chức năng phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng giá trị đóng góp của lâm nghiệp vào phát triển kinh tế tỉnh.
9
Biểu đồ 1- Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế (năm 2010)
(Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh năm 2012)
Theo kết quả theo dõi, thống kê diễn biến rừng năm 2011, Quảng Nam có tổng diện tích đất lâm nghiệp là: 714.020 ha, chiếm 68,40% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng là 513.810 ha (rừng tự nhiên: 394.445 ha; rừng trồng: 119.365 ha); đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 200.210 ha. Độ che phủ 48,2% (theo Quyết định 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố hiện trạng rừng năm 2010). Trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Hệ thống rừng đặc dụng được quy hoạch chủ yếu tập trung ở các huyện Phước Sơn, Nam Giang (Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh), Nam Trà My (Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh), Nông Sơn (Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi), Tây Giang, Đông Giang (Khu bảo tồn loài Sao la). Trong đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh được thành lập năm 2000, và tháng 4/2011 đã thành lập Khu bảo tồn loài Sao la, mở hành lang cho các sinh vật vùng núi giữa Lào và Việt Nam, nhất là loài Sao la đang bị đe dọa.
Hệ thống quản lý rừng, chính sách và thể chế liên quan đến rừng tại hai tỉnh nghiên cứu Ở hai tỉnh, chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp thuộc UBND các cấp, đó là UBND tỉnh, UBND huyện/thành phố và UBND xã. Tham mưu cho UBND các cấp có các cơ quan chuyên môn. Đứng đầu hệ thống tổ chức quản lý rừng của tỉnh là UBND tỉnh. UBND tỉnh thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn. Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng này là Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có hai cơ quan tham mưu giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng là Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp. Chi cục Kiểm lâm giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm luật. Chi cục có hệ thống các Hạt kiểm
10
lâm tại các huyện và thành phố. Các hạt kiểm lâm vừa thực hiện các nhiệm vụ do chi cục giao, vừa là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý hà nước về rừng trên địa bàn huyện. Chi cục Lâm nghiệp giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước chủ yếu về lâm sinh trên địa bàn Tỉnh. Ngoài hai chi cục trên, Sở còn có các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng phòng hộ tại các huyện có nhiều rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các loại rừng này. UBND huyện, thành phố là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Tham mưu giúp UBND huyện gồm có các cơ quan Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và Hạt kiểm lâm huyện. UBND xã là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Tham mưu, giúp việc cho UBND xã có cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp, địa chính của xã và kiểm lâm địa bàn.
9
Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Bộ Hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác Nông nghiệp và PTNT rừng cộng đồng
10
Công văn số 754/CV-LNCĐ ngày 31/5/2007 của Cục Hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng trưởng Cục Lâm nghiệp đồng
11
Công văn số 1326/CV-LNCĐ ngày 07/9/2007 của Cục Hướng dẫn lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng trưởng Cục Lâm nghiệp
12
Các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và Các chính sách riêng về dân tộc miền núi: quyết định nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số 134/2004/QĐ-TTg, 167/QĐ-TTg nghèo, đời sống khó khăn
Ngoài các văn bản chung nêu trên mỗi tỉnh còn có những nghị quyết riêng tùy thuộc vào tình hình địa phương mình.
Ngoài các cơ quan nhà nước liên quan tới việc quản lý và bảo vệ rừng, ở cấp cơ sở còn tồn tại các thể chế dựa vào cộng đồng tham gia vào công tác quản lý rừng ở địa phương như câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, ban quản lý rừng cộng đồng thôn, hay nhóm sở thích quản lý bảo vệ rừng. Hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh chịu sự điều chỉnh chung của các văn bản pháp luật dưới đây: Bảng 5 - Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ và sử dụng đất, rừng tại địa phương
STT
11
Loại chính sách/văn bản liên quan đến RCĐ
Ghi chú
1
Luật đất đai 2003
Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
2
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
3
Chương trình giao đất giao rừng
Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây viết là Chương trình 30a), trong đó xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2010 cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng,
4
Quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng Thủ tướng Chính phủ và đất lâm nghiệp
5
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Ban hành Quy chế quản lý rừng Thủ tướng Chính phủ
6
Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn Bộ Nông nghiệp và PTNT
7
Quyết định số 434/2006/QĐ-QLR ngày 11/4/2007 của Hướng dẫn giao rừng và đất Lâm nghiệp cho cộng Cục trưởng Cục Lâm nghiệp đồng dân cư thôn
8
Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao, cho thuê rừng, thu Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng Nông nghiệp và PTNT đồng dân cư thôn
12
12
12
3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 3 - Thành phần dân tộc của mẫu nghiên cứu
Thông tin chung về đối tượng khảo sát Trong phần này, các thông tin liên quan đến thành phần giới, dân tộc, trình độ học vấn, gia cảnh, thu nhập và sinh kế của mẫu khảo sát bảng hỏi (349 phiếu hợp lệ) sẽ được mô tả. Biểu đồ 2 - Cơ cấu giới của mẫu khảo sát bảng hỏi
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Bốn huyện địa bàn nghiên cứu là địa bàn cư trú truyền thống của dân tộc Kơ Tu ở Việt Nam. Do đó, người Kơ Tu chiếm đại đa số mẫu nghiên cứu với 78.51%, người Kinh chiếm 11.17% và các dân tộc khác như Pa Hy, Vân Kiều chiếm 10.32%. Người Kơ Tu và các dân tộc thiểu số khác (trừ Tày, Nùng di cư từ miền Bắc vào gần đây) là dân cư bản địa của vùng nghiên cứu. Người Kinh di cư từ vùng thấp lên trong những thập kỷ gần đây. Biểu đồ 4 - Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Số liệu khảo sát)
Trong số 349 phiếu phỏng vấn bảng hỏi thì 75,64% người trả lời là nam giới so với 24.36% là nữ giới. Cụ thể hơn, ở tỉnh Quảng Nam tỉ lệ giữa người trả lời nam và nữ là 78.89% và 21.11%. Con số tương ứng ở tỉnh Thừa Thiên Huế là 72.19% và 27.81%. Sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ nam và nữ trong phỏng vấn bảng hỏi phản ảnh hiện trạng giới ở địa bàn nghiên cứu. Đó là nam giới vẫn đóng vai trò chủ đạo trong các gia đình, thường đại diện cho gia đình trong các công việc ngoài xã hội. Phụ nữ chỉ đóng vai trò phụ thuộc, bếp núc và chỉ thay thế trong trường hợp chồng, con trai lớn đi vắng. Hơn thế nữa, họ cũng rất thụ động khi tham gia vào các hoạt động xã hội.
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Về trình độ dân trí, tỷ lệ người không biết chữ bình quân cả khu vực nghiên cứu chiếm 19,63%; cao nhất là xã ZàHung ở Quảng Nam tỷ lệ 28%, thấp nhất là xã Phong Mỹ ở Thừa Thiên Huế tỷ lệ 7%. Qua phỏng vấn người dân, thì tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở những người lớn tuổi. Tỷ lệ người học từ THCS, THPT trở lên tương đối cao chiếm 53,63%; đặc biệt người
13
14
có trình độ THPT trở lên chiếm tỷ lệ 22%, điều này cho thấy có sự thay đổi đáng kể trình độ dân trí của người dân ở miền núi tại các địa phương này. Biểu đồ 5 - Gia cảnh của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Về gia cảnh, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm khá cao với 43.59% (hộ trung bình 46.99%; hộ khá tỷ lệ rất thấp 9,42%). Trong đó tỉ lệ người được hỏi ở Quảng Nam thuộc diện hộ nghèo là 67.48% so với 20.71% của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tỉ lệ cao của hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu được giải thích bởi các yếu tố sau. Đây là các huyện miền núi vùng sâu vùng xa có lỉ lệ người dân tộc thiểu số cao. Thứ hai, đại đa số mẫu phỏng vấn là người dân tộc thiểu số (88.83%), nhóm chiếm đa số của dân số nghèo của Việt Nam. Qua điều tra cho thấy nguồn thu nhập chính của người dân ở đây chủ yếu từ canh tác trên nương rẫy, vấn đề này phản ánh cuộc sống của người dân miền núi vẫn còn phải dựa vào tài nguyên rừng, đây là vấn đề khó khăn đặt ra cho chính quyền các cấp trong việc cân bằng giữa mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Sinh kế chính của mẫu nghiên cứu chủ yếu là các công việc liên quan tới nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi, trồng rừng kinh tế (keo lai), trồng cao su hoặc làm thuê. Một điểm đáng chú ý nữa trong kết quả nghiên cứu là số hộ gia đình có người đi làm ăn ở các địa phương khác rất ít với tỷ lệ khoảng trên 10% ở Quảng Nam còn ở Thừa Thiên Huế chỉ xảy ra ở một số hộ của xã Thượng Lộ (bình quân 0,38 người/hộ).
Sinh kế chính của cộng đồng bản địa Cũng như đại đa số các dân tộc thiểu số khác, sinh kế truyền thống của người Kơ Tu và các dân tộc thiểu số khác trong vùng nghiên cứu gắn chặt với rừng, chủ yếu dựa trên đốt nương làm rẫy, chăn nuôi, săn bắn và khai thác lâm sản. Hộ gia đình là đơn vị sản xuất chính. Sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp, chứ không phải là phục vụ nhu cầu trao đổi buôn bán. Qua khảo sát nhóm nghiên cứu nhận ra rằng lối sống đó về cơ bản vẫn được duy trì. Tuy nhiên, cũng có một số biến đổi trong sinh kế dưới những tác động của cuộc sống hiện đại.
15
Hiện tại sinh kế chính ở vùng dự án dựa vào các nguồn chính sau đây. Canh tác nông nghiệp, bao gồm nương rẫy truyền thống và lúa nước, vẫn là hoạt động kinh tế quan trọng hơn cả. Mặc dù canh tác nương rẫy mang lại năng suất thấp và tốn nhiều sức lao động hơn rất nhiều so với canh tác lúa nước, nhưng người dân địa phương vẫn duy trì phương thức này. Lúa nước, dù có năng suất cao hơn, vẫn chỉ là hoạt động phụ vì lý do không có địa hình thích hợp và người dân thiếu kinh nghiệm trồng lúa nước. Bên cạnh hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn nuôi cũng tương đối phổ biến, phần lớn các gia đình đều có nuôi lợn, gà, trâu, bò. Mặc dù nghề chăn nuôi đã phát triển, nhưng thực tế tỷ trọng đóng góp của ngành này vào cơ cấu ngành nghề mang lại thu nhập cho gia đình thì không cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do phần lớn các loại gia súc gia cầm được đồng bào nuôi theo cách bán hoang dã nên năng xuất thấp và chủ yếu sử dụng vào việc cúng tế, phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội. Dù không được khuyến khích, thậm chí không được cho phép, nhưng các hoạt động liên quan đến rừng vẫn là một phần không thể thiếu của sinh kế của người dân vùng khảo sát. Các hoạt động đó bao gồm (i) hoạt động săn bắn/bẫy động vật hoang dã (ĐVHD); (ii) Hoạt động khai thác gỗ củi; (iii) Hoạt động thu nhặt Lâm sản ngoài gỗ khác (LSNG). Động vật hoang dã là đối tượng không chỉ phục vụ trực tiếp cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người dân địa phương mà do cơ chế thị trường ĐVHD đã trở thành các mặt hàng thương mại lưu thông ở các vùng lân cận. Hoạt động săn bắn/ bẫy bắt động vật của người dân địa phương thường tập trung ở quanh vùng canh tác nông nghiệp những khu rừng gần bản, làng. Các loài như: heo rừng, nai, nhím là những loài cộng đồng địa phương cho là mối đe doạ đối với sản xuất và đời sống nên chúng thường bị người dân địa phương săn bắn/ bẫy bắt nhằm bảo vệ mùa màng của họ. Việc săn bắn vì sinh kế được tiến hành bắt đầu vào giữa vụ và tới đỉnh điểm là trước thời điểm thu hoạch khi mà họ cho rằng sự phá hoại hoa màu của thú rừng tập trung nhất. Hiện nay, hoạt động khai thác gỗ của người dân tộc thiểu số để mưu sinh (thương mại) không còn, bởi người dân nhận thức được rằng hành vi này đã được pháp luật nghiêm cấm. Nếu có thì chỉ tham gia ở hoạt động vận xuất cho những đối tượng là lâm tặc từ nơi khác đến. Khai thác củi của người dân miền núi chủ yếu để làm chất đốt sử dụng trong gia đình. Khai thác LSNG đã giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương. Người dân thu nhặt LSNG để sử dụng làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh, làm nhà, các vật dụng và bán để lấy tiền phục vụ cho việc chi tiêu trong gia đình. Tuy nhiên về mặt bảo tồn ĐDSH, quản lý tài nguyên rừng thì các hoạt động khai thác, thu nhặt LSNG đã ít nhiều có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng: một số loài động, thực vật bị khai thác quá mức dễ dẫn đến mất khả năng phục hồi đồng thời làm cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng khó kiểm tra, giám sát. Các đối tượng khác thường lợi dụng việc khai thác, thu nhặt LSNG để vào rừng khai thác gỗ và săn bắn động vật hoang dã trái phép. Mặt khác việc khai thác, vận chuyển các loại LSNG này làm xáo trộn cuộc sống của các loài chim, thú. Ví dụ việc lấy mật ong làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn nguồn thức ăn của loài Gấu hay khi đốt ong để lấy
16
mật thì người dân đã đốt cháy làm chết cả cây có tổ ong. Một số trường hợp để thu hái được nhiều hạt ươi thì người dân đã chặt hạ cả cây ươi để lấy hạt,... Bên cạnh các hoạt động nêu trên, ở một số địa điểm, chủ yếu thuộc Thừa Thiên Huế, còn có hoạt động trồng cây cao su hoặc trồng keo lai. Cây cao su mỗi năm cho thu nhập từ 50-80 triệu đồng/ha; cây keo lai mỗi chu kỳ kinh doanh (4-5 năm) cho thu nhập từ 40-60 triệu/ha.
Biểu đồ 6 - Hiểu biết của mẫu nghiên cứu về quyền và địa vị pháp lý của họ với rừng được giao Biết được giấy tờ/giấy chứng nhận giao rừng cho thôn mình
Mặc dù sinh kế vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng nhưng người dân địa phương vẫn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về các sinh kế dựa vào rừng một cách bền vững. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy họ còn thiếu những kiến thức về các mô hình sinh kế không gây hại tới rừng ở địa phương. Theo số liệu khảo sát, chỉ có 27,22% người được hỏi có được tham gia các khóa tập huấn về sinh kế bền vững dựa vào rừng. Chênh lệch giữa hai tỉnh là rất cao, với 43,19% ở Thừa Thiên Huế và chỉ với 12,22% % ở Quảng Nam. Việc thiếu các kiến thức về các mô hình sinh kế này khiến cho việc đảm bảo cuộc sống của người dân cũng như công tác bảo vệ tài nguyên rừng của cơ quan chức năng xung đột và khó đạt được sự đồng thuận.
Hiểu biết của người dân về quyền, địa vị pháp lý trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng cộng đồng Theo kết quả nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phỏng vấn cán bộ, việc giao rừng cho cộng đồng và nhóm hộ quản lý đã được thực hiện trong nhiều năm qua tại các địa bàn nghiên cứu. Thực tế thì các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành cũng đã có nhiều nỗ lực nhất định để làm cho cộng đồng hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi quản lý rừng nhà nước giao. Nhưng vấn đề đáng lưu tâm là phần lớn người dân còn mơ hồ, chưa nắm rõ các hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan đến khu rừng cộng đồng mình đang quản lý, vẫn chưa thông hiểu được các quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi quản lý rừng nhà nước giao. Hơn thế nữa luật dân sự chưa quy định cộng đồng là một chủ thể pháp luật do vậy còn nhiều hạn chế khi xử lý vi phạm (nếu có xảy ra), ai là người chịu trách nhiệm chính và cách xử lý như thế nào. Điều này làm cho cấp thẩm quyền có phần lo ngại khi trao và áp dụng quyền cho cộng đồng. Phần lớn rừng tự nhiên trước khi giao cho cộng đồng quản lý không thực hiện điều tra đánh giá cụ thể, chính xác hiện trạng tài nguyên rừng, chủ yếu sử dụng số liệu hiện trạng do cơ quan kiểm lâm công bố, nên rất khó để cộng đồng xây dựng được một kế hoạch khả thi để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của họ như luật định.
58,58% 38,05% 29,44% 47,22%
Biết diện tích rừng thôn mình được giao Nhớ được năm rừng được giao cho thôn mình quản lý
35,53%
13,89%
5,00%
Thực hiện quyền và nghĩa vụ với rừng được giao
19,20% 34,32% 16,11%
33,81%
32,09% 20,56%
Biết về quyền và nghĩa vụ với rừng được giao Được chính quyền giao rừng cho thôn mình quản lý
52,66% 44,38% 47,78%
68,77% 91,12%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Cả hai tỉnh (N = 349)
Quảng Nam (n = 180)
Thừa Thiên Huế (n = 169)
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Phỏng vấn hộ dân (xem biểu đồ 6) đã cho thấy kết quả cụ thể như sau: Thứ nhất, có 68,77% người được hỏi biết là thôn họ có được nhà nước giao rừng để quản lý. Tuy nhiên tỉ lệ này chênh nhau gần gấp đôi giữa hai tỉnh, 47,78% ở Quảng Nam và 91,12% ở Thừa Thiên Huế. Thứ hai, chỉ có 32.09% người được hỏi có biết sơ về quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với rừng được giao. Chênh lệch giữa hai tỉnh cũng rất cao, với 44.38% ở Thừa Thiên Huế và 20.56% ở Quảng Nam. Phỏng vấn sâu cho thấy các quyền và nghĩa vụ này bao gồm quyền ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, vi phạm Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của thôn; được thu hái lâm sản phụ trên diện tích rừng đựơc giao, được khai thác gỗ để làm nhà (áp dụng cho những hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ gỗ làm nhà theo các chương trình 134, 167 thì được khai thác gỗ để làm nhà); được trồng xen các loài cây dưới tán rừng, ở các khoảnh đất trống để góp phần tăng thu nhập; có nghĩa vụ quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng được giao. Điều ngạc nhiên là đại đa số người dân tham gia quản lý rừng cộng đồng đều không hề biết họ có quyền được hưởng số gỗ khai thác trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý. Thực tế rừng giao cho cộng đồng phần lớn thuộc loại nghèo kiệt nên nguồn thu từ rừng cộng đồng chẳng có gì ngoài một ít mây, lá nón, củi khô. Các tác nghiệp lâm sinh hướng đến cải thiện rừng hầu như không có, ngay cả kinh phí bảo vệ rừng hàng năm theo các chương trình dự án cũng không có mà đáng ra cộng đồng phải được hưởng như các chủ rừng khác. Như vậy, có thể thấy rằng cộng đồng vẫn chưa có được các quyền lợi như họ mong đợi và như được pháp luật công nhận từ việc quản lý rừng Nhà nước giao.
Thứ ba, chỉ có 33,81% người được hỏi ở hai tỉnh cho là họ có thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Tuy nhiên nếu tách riêng tỉnh ra so sánh sự khác biệt là rất lớn, với 52,66% ở Thừa Thiên Huế và chỉ với 16,11% ở Quảng Nam. Mỗi cộng đồng sau khi nhận rừng đều thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng sau đó xây dựng Quy ước và thành lập Tổ quản lý bảo vệ rừng
17
18
thôn. Tổ QLBVR sẽ đại diện cho cộng đồng thực hiện các quyền, chủ yếu là quyền loại trừ đối với các các đối tượng ngoài cộng đồng đến xâm hại tài nguyên rừng trái phép. và nhằm bảo vệ các lợi ích lâu dài của cộng đồng. Hoạt động phổ biến nhất là tuần tra canh gác rừng nhưng kết quả mang lại chưa cao. Chỉ những nơi nào có sự tham gia, chỉ đạo của UBND xã và Tổ QLBVR phối hợp chặt chẽ với kiểm lâm viên địa bàn thì ở đó hoạt động này hiệu quả hơn. Một ví dụ, sau khi thành lập Tổ QLBVR thôn ở xã Tàbhing đã tự tổ chức 62 đợt tuần tra rừng với 325 lượt người tham gia và phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Sông Thanh tổ chức 11 đợt tuần tra rừng với 195 lượt người tham gia, đẩy đuổi hơn một trăm đối tượng khai thác gỗ trái phép ra khỏi địa bàn, phá huỷ hàng chục lán trại, tiêu huỷ hơn 200 ruột xe hơi (phương tiện vận chuyển gỗ đường sông), tháo dỡ 1035 bẫy động vật hoang dã và tịch thu hơn 20 m3 gỗ (Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, 2010).
thiêng, rừng cấm, rừng thờ cúng của làng. Tuy nhiên, cuộc sống định canh định cư gắn liền với hệ thống các công trình hạ tầng được xây dựng đồng bộ, sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển, nên phần lớn các khu nghĩa địa của người dân không còn ở sâu trong rừng tự nhiên, mà ở gần làng, trên đất nương rẫy, đất vườn đồi… Vì vậy, gần như không còn có rừng thiêng, rừng thờ cúng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn hộ dân cũng cho thấy tỷ lệ rất thấp người được hỏi cho rằng có rừng thiêng là 6,5% ở Thừa Thiên Huế và 8,33% ở Quảng Nam. Biểu đồ 7 - Luật tục truyền thống
Ngoài ra tỉ lệ phần trăm người được hỏi nhớ được năm giao rừng, biết được diện tích rừng được giao, biết về giấy chứng nhận giao rừng cũng rất thấp đặc biệt là ở Quảng Nam (Xem chi tiết hơn ở biều đồ 6). Điều này chứng tỏ mức độ tham gia của người dân vào việc giao rừng cộng đồng ở địa phương không cao. Chủ yếu cán bộ và các đại diện cộng đồng được tham gia vào quá trình này, chứ không phải là các hộ dân bình thường. Các kết quả so sánh trên cho thấy sự chênh lệch khá lớn về mức độ hiểu biết về quyền và địa vị pháp lý cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người dân tại khu vực nghiên cứu ở hai tỉnh và mẫu ở Thừa Thiên Huế có mức hiểu biết cao hơn ở Quảng Nam. Điều này là hoàn toàn trùng khớp với các thông tin số liệu thứ cấp mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được là ở Thừa Thiên Huế có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân quản lý rừng cộng đồng hơn ở Quảng Nam.
Thiết chế quản lý rừng truyền thống ở điểm nghiên cứu Một đặc điểm thường thấy của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là họ có rừng thiêng, rừng cộng đồng – được sử dụng chung bởi cộng đồng. Những khu rừng này có vai trò quan trọng như đầu nguồn nước hay liên quan đến tâm linh của cộng đồng. Thông thường, đi đôi với những loại rừng đó là những luật tục truyền thống phi nhà nước nhưng có tính thực thi cao trong cộng đồng bản địa để bảo vể tính cộng đồng cũng như bền vững của các khu vực đó. Ví dụ như, nếu một ai khai thác trái phép tài nguyên trong khu vực rừng thiêng rừng cấm thì có thể bị làng phạt trâu, lợn. Đó là đặc biểm nổi bật có thể tìm thấy ở các cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc cũng như ở Trường Sơn Tây Nguyên. Tuy nhiên dưới tác động của cuộc sống hiện đại, rừng cộng đồng và luật tục truyền thống đã bị phai nhòa đi ở nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Trước đây, tập tục của người dân tộc thiểu số ở Quảng Nam là các thành viên trong gia đình, dòng tộc sau khi chết thường chôn cất tập trung tại một khu vực hay ở Thừa Thiên Huế có tập tục làm nhà mồ cho gia đình, dòng họ của mình; tại đây là nơi linh thiêng, quan trọng của các gia đình, dòng họ. Thông thường mỗi thôn bản, mỗi dòng tộc có một khu nghĩa địa. Trước đây, khi còn cuộc sống du canh, du cư, những khu rừng có nghĩa địa thì người dân không tác động đến nên có nhiều cây rừng và vì là nơi nghĩa địa nên trở thành khu rừng
19
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Theo kết quả của nghiên cứu chỉ có 20.12% người được hỏi ở Thừa Thiên Huế cho là trong cộng đồng của họ có luật tục truyền thống từ đời ông cha liên quan đến việc bảo vệ rừng. Con số tương ứng ở Quảng Nam là 43.33%. Dưới góc độ quản lý nhà nước, các văn bản pháp luật liên quan, chứ không phải là các thiết chế cộng đồng này, được áp dụng trong việc quản lý rừng. Dường như dưới tác động của cuộc sống hiện đại, các thiết chế cộng đồng truyền thống dần dần nhường chỗ cho các thiết chế của nhà nước. Tuy nhiên thực tế địa phương, đặc biệt là Quảng Nam cho thấy rằng các thiết chế này vẫn hữu dụng ở các cộng đồng mà người dân tộc thiểu số vẫn chiếm đa số, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện đại.
Sự hiểu biết của mẫu nghiên cứu về các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đất đai và rừng cộng đồng Việc quản lý đất đai nói chung, rừng và đất rừng nói riêng ở địa bàn nghiên cứu cũng như trên toàn quốc đều được điều chỉnh bởi các luật cũng như văn bản dưới luật. Các văn bản pháp quy này là cơ sở đối chiếu để quyết định xem hành vi của người dân với rừng là đúng luật hay trái phép. Do đó việc hiểu biết và nắm được nội dung các văn bản này là hết sức quan trọng không chỉ đối với cán bộ địa phương mà còn với người dân vì họ sẽ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của họ đến đâu với đất và rừng địa phương.
20
Quá trình nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phỏng vấn cán bộ địa phương cho thấy việc quản lý và khai thác rừng ở địa phương chịu sự điều tiết của 12 văn bản luật / chương trình như luật đất đai, luật phát triển và bảo vệ rừng....Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo sự hiểu biết của người dân với 12 văn bản luật này (Xem bảng 5).
Biểu đồ 9 - Nguồn của các văn bản pháp luật
Biểu đồ 8 - Hiểu biết của người dân về các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất, rừng ở địa phương
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Người dân biết được thông tin về các văn bản pháp luật này chủ yếu thông qua các cuộc họp cộng đồng hoặc tập huấn. Các phương thức khác như TV hay tờ rơi chỉ đóng vai trò nhỏ trong sự hiểu biết của họ. Điều này cho thấy truyền đạt trực tiếp vẫn là cách nâng cao nhận thức hiệu quả nhất với người dân vùng dự án. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là ngôn ngữ cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận của người dân. Rất khó cho người dân tiếp thu những khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành trìu tượng. (Nguồn: Số liệu khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung mẫu nghiên cứu – đại diện cho cộng đồng địa phương có sự hiểu biết khá hạn chế về các văn bản pháp luật liên quan tới việc quản lý và sử dụng đất, rừng. Cụ thể hơn, khoảng 30% người được hỏi biết về các luật, chương trình liên quan tới việc quản lý và phát triển rừng (số 1, 2, 3 trong bảng 5). Với văn bản số 4 và 9 liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đối với rừng được giao, chỉ có 16% và 8.88% người được hỏi ở hai tỉnh biết. Đối với các văn bản liên quan trình tự giao đất giao rừng – văn bản 7 và 8 – chỉ có 16.33% và 8.31% người được hỏi biết. Điều đó chứng tỏ công tác giao đất giao rừng ở địa phương chủ yếu là trên giấy tờ, từ trên áp xuống thiếu đi sự tham gia của người dân. Thực tế thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu chứng minh cho điều đó. Quá trình lên kế hoạch, đo đạc chủ yếu do các cơ quan chức năng và cán bộ tiến hành. Đây có thể là một nguyên nhân lý giải cho việc quản lý rừng thiếu hiệu quả ở cấp địa phương. So sánh giữa hai tỉnh thì mẫu nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế cho thấy sự hiểu biết cao hơn so với mẫu nghiên cứu ở Quảng Nam – trừ văn bản 1 và 2.
Mức độ tham gia của người dân trong quá trình giao đất giao rừng tại địa phương Quy trình giao đất giao rừng cơ bản bao gồm ba bước chính: (i) Thông báo cho người dân; (ii) Lên kế hoạch, làm hồ sơ giao đất giao rừng; (iii) tiến hành đo vẽ thực địa. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo xem mẫu nghiên cứu đã được tham gia vào quá trình này đến mức nào. Biểu đồ 10 - Mức độ tham gia của người dân vào quá trình giao rừng
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
21
22
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của người dân đại đa số là dừng lại mức được tham gia vào các cuộc họp dân phổ biến về việc giao đất giao rừng, với 49.00% người được hỏi ở hai tính trả lời là đã tham gia. So sánh giữa hai tỉnh, thì sự chênh lệch là khá lớn với với 37.78% ở Quảng Nam và 60.95% ở Thừa Thiên Huế. Ở hai mức tiếp theo là lên kế hoạch, soạn thảo hồ sơ và đo đạc thực địa, chỉ có người được hỏi ở Thừa Thiên Huế báo cáo là đã tham gia. Tuy nhiên, trong thực tế tỉ lệ này có thể thay đổi, bởi vì tham gia họp về giao đất giao rừng phần lớn là nam giới, người phụ nữ trả lời không tham gia họp trong phiếu phỏng vấn, nhưng có thể chồng hoặc con trai/anh trai hay em trai của họ đã có tham dự các cuộc họp này. Điều này cho thấy, sự tham gia của “giới” trong giao đất giao rừng được xác định rõ tại địa phương, nơi mà hầu như chỉ có nam giới tham gia trong các buổi họp và dĩ nhiên, phụ nữ không được tham gia trong việc đưa ra quyết định trong hoạt động này. Thứ hai trong hoạt động lập kế hoạch, soạn thảo hồ sơ và tham gia đo đạc chủ yếu là do các cơ quan chức năng thực hiện và có mời một số ít đại diện củao cộng đồng thường là cán bộ, xã, thôn những người hiểu biết nhiều hơn về nghiệp vụ giao đất giao rừng so với số đông người dân và những đại diện này trên lý thuyết sau đó phải có trách nhiệm về truyền đạt với cộng đồng. Nhưng trên thực tế, công việc này chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Chính từ việc không có sự tham gia của người dân trong quá trình lập kế hoạch, đo đạc trong việc giao đất giao rừng cho cộng đồng nên một số người dân còn mơ hồ hoặc không biết diện tích rừng đã được Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý. Một kết quả nghiên cứu đáng chú ý nữa là các hoạt động tập huấn về giao đất giao rừng phần lớn dành cho cán bộ xã và thôn, người dân bình thường ít được tham gia. Hầu như chỉ có cơ quan lâm nghiệp của nhà nước như Vườn Quốc gia hay Khu Bảo tồn thiên nhiên, Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức tập huấn mà không thấy có sự tham gia của các dự án khác. Có thể vì đây là loại hình công việc mới, nhiều nội dung có tính chuyên môn sâu (đo đạc, lập hồ sơ…) và do hạn chế về kinh phí nên các cơ quan này chỉ chủ yếu tập huấn cho cán bộ xã, thôn để họ về phổ biến lại cho người dân. Điều này cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và sự bền vững của quản lý rừng ở cấp địa phương.
23
23
4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Các huyện miền núi của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam – địa bàn nghiên cứu – tập trung phần lớn nguồn tài nguyên rừng của hai tỉnh, đồng thời cũng là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như Kơ tu, Pa hy, Vân Kiều… Mặc dù có các nét văn hóa khác biệt, nhưng các nhóm dân tộc này có điểm tương đồng rất lớn là có cuộc sống phụ thuộc vào rừng. Rừng không chỉ là nguồn sống của họ, mà còn là điểm tựa cho văn hóa của họ. Họ đều sống dựa vào lối canh tác đốt nương làm rẫy, khai thác các sản vật của rừng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, lối sống truyền thống đó trong một chừng mực nào đó bị xem như là hủy hoại môi trường. Thông qua đợt khảo sát này, nhóm nghiên cứu có được nhưng phát hiện cụ thể sau đây: • Khuôn mẫu giới ở địa bàn khảo sát vẫn là xem trọng vai trò của đàn ông. Điều này thể hiện ở tỉ lệ phần trăm của nam cao hơn 3 lần nữ trong trả lời phỏng vấn hộ, 75,64% so với 24,36% (Xem chi tiết ở biểu đồ 2). Nam giới thường đứng ra trả lời phỏng vấn đại diện cho hộ được phỏng vấn. Thêm nữa, nam giới thường đại diện cho hộ gia đình tham gia các cuộc họp ở cấp cơ sở. • Bất chấp việc người dân tộc thiểu số chiếm đa số (88,83% - xem chi tiết ở biểu đồ 3), trình độ học vấn nói chung của mẫu nghiên cứu không đến mức quá thấp. Phần trăm của người không biết chữ là 19,63%, chủ yếu rơi vào nhóm người được phỏng vấn ở tuổi trung niên trở nên. Có đến 22% người được hỏi có học vấn trung học hoặc cao hơn (Xem chi tiết ở biểu đồ 4). • Về gia cảnh của mẫu nghiên cứu, tỉ lệ hộ nghèo hoặc trung bình chiếm đa số, với 43,59%. Chỉ có 9,42% người được hỏi thuộc hộ khá (Xem chi tiết ở biểu đồ 5). Và sinh kế chủ yếu của người được phỏng vấn chủ yếu phụ thuộc vào rừng như đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản. Mặc dù sinh kế vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng nhưng người dân địa phương vẫn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về các sinh kế dựa vào rừng một cách bền vững. Tỉ lệ gia đình có người di cư đi làm ăn xa chỉ chiếm 10% người được hỏi ở Quảng Nam và một vài hộ ở Thừa Thiên Huế. Điều này làm cho kinh tế của các hộ gia đình dễ bị tổn thương đối với các biến đổi về thiên nhiên hay thể chế. • Tỉ lệ người được hỏi biết thôn bản nơi họ sống được giao rừng cộng đồng khá cao dù dưới góc độ pháp luật cộng đồng chưa được cộng nhận là một chủ thể. Sự chênh lệch giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam gần gấp đôi. Mặc dù biết thôn mình được giao rừng cộng đồng nhưng khi đi sâu vào các chi tiết như nhớ năm được giao rừng, nhớ diện tích rừng được giao, biết về giấy tờ giao đất giao rừng, biết về quyền lợi đối với rừng được giao, tỉ lệ người nắm được không cao, đặc biệt là ở Quảng Nam (Xem biểu đồ 6). Điều này chứng tỏ các thành viên cộng đồng chưa được tham gia thực sự vào quá trình giao đất giao rừng tại địa phương. Bởi vậy, việc quản lý rừng cộng đồng sau đó hiệu quả chưa
23
24
cao khi mà người dân chưa được tham gia vào quá trình giao rừng, chưa có hiểu biết pháp luật đầy đủ về các trách nhiệm và quyền lợi với rừng cộng đồng sẽ không có động lực trong việc bảo vệ rừng. • Quản lý và sử dụng rừng ở cấp cơ sở được sự điều chỉnh của 12 văn bản pháp quy của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Xem chi tiết ở bảng 5), quy định về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân/ tập thể được giao rừng. Tuy nhiên, những người được hỏi có nhận thức không cao lắm về các văn bản pháp luật này. Phổ biến nhất như Luật bảo vệ và phát triển rừng, cũng chỉ có 30% người được hỏi biết đến. Còn các văn bản pháp quy liên quan đến trách nhiệm quyền lợi hay quá trình giao đất giao rừng, phần trăm người được hỏi biết về các văn bản này chỉ khoảng 15% (Xem chi tiết ở biểu đồ 8). Các cuộc họp cộng đồng, tập huấn, là những nguồn cung cấp thông tin chính cho người được hỏi (Xem chi tiết ở biểu đồ 9). Chỉ có 33,81% người được hỏi nói là họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó ở địa phương (Xem chi tiết ở biểu đồ 6). Về mức độ tham gia vào quá trình giao đất giao rừng, chủ yếu người dân được tham gia ở mức được phổ biến thông tin, với 49%. Tỉ lệ người tham gia ở mức lập kế hoạch và đo đạc thực địa chỉ khoảng 10% và tập trung toàn bộ ở những người được hỏi ở Thừa Thiên Huế (Xem chi tiết ở biểu đồ 10). Một phát hiện của đợt khảo sát này là người được hỏi ở Thừa Thiên Huế có mức hiểu biết về các văn bản pháp luật liên quan cao hơn và cũng tham gia sâu hơn vào quá trình giao đất giao rừng ở địa phương dù tỉ lệ người được hỏi là người dân tộc thiểu số chênh không nhiều so với ở Quảng Nam.
được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức trong nước cũng như quốc tế, người dân ít được tham gia vào các hoạt động cộng đồng, không được tham gia nhiều trong các cuộc họp ra quyết định, nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ đối với rừng được giao thấp hơn so với các vùng trên cả nước. Vì vậy, cần phải ưu tiên nhiều hơn đối với người dân Quảng Nam để họ được bắt kịp với Thừa Thiên Huế về quản lý sử dụng rừng. • Nên đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của người dân vào quá trình giao đất giao rừng. Các thiết chế truyền thống của cộng đồng nên được tính đến cho việc quản lý rừng để đảm bảo sự quản lý và phát triển rừng bền vững. Đối tượng thụ hưởng của các khóa tập huấn nên được mở rộng tới người dân thường thay vì tập trung vào đội ngũ cán bộ và đại diện cộng đồng như hiện tại. • Vai trò của phụ nữ cần được nâng cao trong các hoạt động quản lý rừng ở cấp cơ sở. Sự tham gia của phụ nữ cấp cơ sở trong quá trình giao đất giao rừng là hết sức cần thiết vì họ là thành viên cùng hưởng lợi từ những sản phẩm từ rừng. Các hợp phần về thúc đẩy bình đẳng giới nên được lồng vào các hoạt động của dự án cũng như chương trình của nhà nước trên địa bàn.
• Mặc dù cùng là địa bàn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống nhưng có sự khác biệt khá rõ về nhận thức của người dân, thực tế giao đất giao rừng ở hai vùng nghiên cứu của hai tỉnh. So với, Quảng Nam, địa bàn Thừa Thiên Huế có công tác giao đất giao rừng triển khai tốt hơn vì đã triển khai trong một thời gian tương đối lâu và có nhiều chương trình dự án hỗ trợ hơn. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên cũng như kinh nghiệm làm việc của C&E ở vùng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất sau đây: • Nên cân bằng giữa bảo vệ nguồn tài nguyên rừng với sinh kế, cuộc sống hàng ngày của cộng đồng bản địa những người đã sống dựa vào rừng qua nhiều thế hệ. Các sinh kế thay thế hoặc đôi bên cùng có lợi cần được nhân rộng, đi đôi với việc tuyên truyền và đẩy mạnh bảo vệ rừng. Nếu sinh kế của người dân không được đảm bảo, thì công tác bảo vệ rừng cũng rất khó được đảm bảo, rất khó để người dân ủng hộ các chủ trương chính sách liên quan đến quản lý bảo vệ rừng. Do đó cần phải đẩy mạnh việc hướng dẫn người dân và lập các mô hình sinh kế bền vững dựa vào rừng. Tuy nhiên điều này không chỉ cần thời gian và nguồn lực mà còn cần sự ủng hộ và tham gia của các bên liên quan: chính quyền, cộng đồng và các cơ quan chuyên môn. • Cần có giải pháp nâng cao nhận thức của người dân không những về các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng rừng mà còn về địa vị pháp lý, quyền của họ đối với rừng. Các phương thức truyền thông, tập huấn nên được thiết kế phù hợp với các điều kiện đặc thù của địa phương. Đặc biệt, đối với những nơi như Quảng Nam, rất ít
25
26
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011. 2. Niên giám thống kê huyện Đông Giang và huyện Nam Giang năm 2011. 3. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2012. Báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trình HĐND tỉnh năm 2012. 4. Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, 2010. Báo cáo tình hình quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư sau khi giao đất lâm nghiệp. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010. 6. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2010. Báo cáo tổng kết công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 7. UBND tỉnh Quảng Nam, 2010. Thông báo số 122/TB-UBND ngày 28/4/2010 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang tại Hội nghị tổng kết công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. 8. UBND tỉnh Quảng Nam, 2010. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 9. Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E), 2010. Kỷ yếu hội thảo “Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân”. Huế, ngày 20-21 tháng 8 năm 2010. 10. Phạm Ngọc Dũng, Trịnh Công Khanh, Nguyễn Ngọc Ánh, và Lê Văn Minh, 2006. Báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu điểm về quyền sử dụng đất của người dân vùng cao và dân tộc ít người tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án Sáng kiến khu vực về tăng cường đối thoại chính sách về quyền của người dân vùng cao và dân tộc ít người đối với đất đai (dự án RAS 04/001). Ủy ban dân tộc (CEM) – UNDP. Hà Nội, 3. 2006. 11. Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn Chỉnh và Vũ Thu Hạnh, 2008. Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng: Nghiên cứu điểm ở Việt Nam. IUCN Việt Nam. Hà Nội, 8 tháng 7 năm 2008. 12. Nguyễn Quang Tân, Trần Ngọc Thanh, Hoàng Huy Tuấn, Yurdi Yasmi, & Thomas Enters, 2009. Sổ đỏ cho rừng xanh hơn: Tăng cường năng lực cho Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam. Bản tin chính sách số 2 - Nhóm học hỏi quản trị rừng tại Việt Nam (FGLG), tháng 8 năm 2009. 13. Hoàng Thanh Tâm, Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Tấn Sinh và các cộng sự, 2011. Báo cáo đánh giá nhu cầu đào tạo về phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam: tiếp cận dựa trên quyền. Trung tâm phát triển Sáng kiến cộng động và Môi trường (C&E).
Hà Nội, tháng 4 năm 2011.
27
PHỤ LỤC 1 – PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH (Nghiên cứu đánh giá hiện trạng địa phương: điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức của người dân về quyền và địa vị pháp lý trong quản lý sử dụng rừng, về các chính sách quản lý rừng cộng đồng, sự tham gia vào quá trình giao đất giao rừng, các phương thức sinh kế dựa vào rừng)
Ngày phỏng vấn: ……………...................................... Phiếu số: ......................................................... Người phỏng vấn: .................................................................................................................................... Địa điểm phỏng vấn: Thôn/ấp: ....................................Xã: ................................... Huyện:.......................................Tỉnh: …………………… I. THÔNG TIN CHUNG 1.Họ và tên người được phỏng vấn: 2.Tuổi: ....................
Giới tính: ................... Nam/Nữ
3.Tôn giáo/Tín ngưỡng: .............................. 4.Dân tộc:
Kinh Pahy Vân Kiều
Kơ Tu Giẻ triêng Dân tộc khác: .....................
5.Thành viên và lao động hiện có trong gia đình ông/bà Tổng
Nam
Nữ
Số khẩu/ thành viên gia đình Số lao động hiện có trong gia đình (18-60) Trẻ dưới 18 tuổi Số người không biết chữ Số người học tiểu học Số người học từ THCS Số người họctừ THPT trở lên 6.Hiện gia đình ông/bà dùng nước ăn từ nguồn nào dưới đây? Nước máy Nước giếng khoan Nước mưa Nước giếng khơi (giếng đào) Nước sông, suối Nước ao, hồ Hệ thống nước tự chảy Cách nhà bao xa?.............. Ai là người thường xuyên đi lấy nước?........................ Nếu không sử dụng nước máy thì gia đình ông/bà có dùng hệ thống lọc hoặc hóa chất sát trùng trước khi sử dụng nước cho sinh hoạt hay không? Không Có 7.Gia đình ông/bà hiện đang dùng loại nhà vệ sinh nào dưới đây? 1 ngăn Thấm dội
28
2 ngăn Tự hoại Không có nhà vệ sinh 8.Gia đình ông/bà hiện đang sử dụng nguồn điện nào dưới đây? Điện lưới quốc gia
Thủy điện nhỏ
Điện khác (máy nổ, bigôga,..)
9.Gia đình ông/bà có ai hay đau ốm không? Có Không Nếu có thì là Bệnh gì?................................Chữa ở đâu?................................. 10.Gia đình ông/bà có ai đi làm ở xa không? Có Không Nếu CÓ thì Ở đâu?....................................................... Mấy người?....................... Làm nghề gì?........................................................................................................... Vì sao phải đi làm ở xa?..........................................................................................
Khá giả
Tổng diện tích(ha)
Nghèo/Khó khăn
Nếu Có, vay từ nguồn nào? ...................................................................................................................
Trong đó Quyền sử dụng đất
Tự khai thác
Do người khác chuyển nhượng
Đất nông nghiệp Đất ở Đất trồng lúa: - Lúa nước - Lúa nương Đất trồng hoa màu Đất trồng nông nghiệp khác Đất lâm nghiệp Đất có rừng tự nhiên Đất có rừng trồng Đất chưa có rừng Đất khác
12. Nghề nghiệp chính đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình trong những năm gần đây: Trồng trọt Dịch vụ, buôn bán, nghề phụ Chăn nuôi Xuất khẩu lao động Nuôi trồng thủy sản Làm thuê Khai thác và chế biến lâm sản Làm việc, hưởng lương tháng, Làm rừng (trồng rừng, bảo vệ rừng,..) phụ cấp bộ đội / thanh niên xung Làm công nhân phong,… Không có việc làm Nghề khác:................................ - Nếu là trồng trọt, chăn nuôi thì loài cây trồng vật nuôi chính là loại gì? Tại sao lại trồng, nuôi chúng? Kiến thức trồng và nuôi do đâu mà có?
29
Trung bình
16. Hiện nay, gia đình ông/bà có vay tín dụng để sản xuất kinh doanh không?
11.Tình hình Sử dụng đất của hộ gia đình
Loại đất
..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ................................................... - Nếu là trồng, khai thác và chế biến lâm sản thì loài cây chính là gì? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... .................................. 13. Tổng thu nhập hàng năm của gia đình Dưới 10 triệu 10 – 20 triệu 20 – 40 triệu Trên 50 triệu 14. Với nguồn thu nhập đó gia đình bạn cảm thấy cuộc sống thế nào? Khó khăn Bình thường Tốt 15. Xếp hạng kinh tế hộ gia đình (theo tiêu chuẩn Bộ LĐTB&XH)
Vay dùng vào mục đích gì? .................................................................................................................... II. HIỂU BIẾT VỀ QUYỀN VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG RỪNG 1.Gia đình ông/bà có được nhà nước giao rừng để quản lý bảo vệ không? Có Không Nếu Có, ông/bà cho biết được giao khi nào? ................Giao trong bao lâu? ......... Có giấy tờ nào chứng nhận không? ..................................................... 2.Ông bà có thể kể ra những quyền lợi và nghĩa vụ của gia đình mình khi được nhà nước giao rừng? .................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. 3.Gia đình ông/bà đã áp dụng những quyền lợi và nghĩa vụ đó bao giờ chưa? Rồi Chưa Nếu rồi, hãy liệt kê những quyền lợi và nghĩa vụ đã áp dụng? ................................................................................................................................ Nếu chưa, xin cho biết lý do? ................................................................................................................................ 4.Tại xã/thôn có khu rừng nào mà dân thờ cúng không? (từ đời ông cha đến nay) Có Không Nếu có, Khu rừng này do ai quản lý? ..................................................... Có được cấp giấy chứng nhận gì không? ................................................ 5.Ở thôn ông/bà có Rừng cộng đồng không? Có Mấy ha? ............................... Có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng không?
Không Có
Không
30
Nếu có, là loại giấy tờ gì? ................................ được cấp từ bao giờ? .............. Trạng thái rừng cộng đồng khi được giao là gì? Nguyên sinh Thứ sinh Trảng cỏ Đất trống Rừng cây bụi Rừng trồng 6. Từ thời ông cha đến nay, trong thôn có quy định/hương ước riêng về quản lý bảo vệ rừng cộng đồng không? Có Không Nếu có, hương ước như thế nào? (vd: không cho người từ nơi khác đến chặt cây, quy định cây bao nhiêu tuổi mới được khai thác, ........) ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... 7. Ông/bà hoặc gia đình ông/bà có tham gia Quản lý rừng cộng đồng không? Có Không 8. Quản lý rừng cộng đồng do ai lãnh đạo? Có thành lập Ban/Tổ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng không? Có Không Nếu có, Ban/Tổ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng có quy chế hoạt động không? Có Không Có thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thường xuyên Hình thức tuần tra như thế nào? Tất cả cộng đồng Phân theo nhóm Do Tổ bảo vệ rừng 9. Hiện tại thôn bản mình đã có quy ước về quản lý bảo vệ rừng cộng đồng chưa? Đã có đầy đủ Đang soạn thảo Chưa có Nếu Có, ông bà cho biết hiện nay quy ước này còn tiếp tục được thực hiện không? Thực hiện đầy đủ Thực hiện một phần Không thực hiện 10. Ông bà biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình và cộng đồng đối với rừng cộng đồng được giao như thế nào? Đầy đủ Sơ sơ (rất hạn chế) Không biết Ông bà hãy liệt kê những quyền lợi/ nghĩa vụ đã biết đó: ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... 11. Những thông tin ông bà biết được về quyền lợi/ nghĩa vụ đối với rừng cộng đồng bằng những cách nào dưới đây? Đài, báo, TV Họp dân Tập huấn Tờ rơi, áp phích tuyên truyền Khác (ghi cụ thể).................................. 12. Thôn đã áp dụng những quyền lợi và nghĩa vụ đó bao giờ chưa? Rồi Chưa Nếu rồi, hãy liệt kê những quyền lợi và nghĩa vụ đã áp dụng? ..................................................................................................................................................................... Nếu chưa, xin cho biết lý do?
31
................................................................................................................................ 13. Những khó khăn chủ yếu mà người dân gặp phải trong quá trình quản lý bảo vệ và sử dụng rừng cộng đồng là gì? ..................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... 14. Người dân trong thôn có sử dụng cây gỗ trong rừng cộng đồng không? Nếu có cho biết được sử dụng trong trường hợp nào và sử dụng như thế nào? ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. 15. Những sản phẩm thường xuyên thu được từ rừng cộng đồng là gì? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... III. HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH/VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA HỌ TRONG QUÁ TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Ông/bà có biết những chính sách/văn bản liên quan đến đất đai và rừng cộng đồng nào dưới đây không? (đánh dấu X vào ô có hay không) - Luật đất đai 2003 Có Không - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 Có Không - Giao đất, giao rừng Có Không - Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ Có Không - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng Có Không - Quyết định 106/2006/QĐ-BNN về HD QLRCĐ dân cư thôn Có Không - Quyết định 434/2006/QĐ-QLR về HD giao rừng và đất LN cho CĐ dân cư thôn Có Không - Thông tư số 38/2007/TT-BNN về HD trình tự, thủ tục giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và CĐ dân cư thôn: Có không - Công văn 2324/BNN-LN về HD các chỉ tiêu KT và thủ tục khai thác RCĐ Có không - Công văn 754/CV-LNCĐ về HD kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho RCĐ Có không - Công văn 1326/CV-LNCĐ về HD lập kế hoạch quản lý RCĐ Có không Các chính sách/văn bản khác mà ông bà biết (ghi bằng chữ): .......................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... 2. Những chính sách/văn bản ở trên ông bà biết được bằng những cách nào dưới đây? Đài, báo, TV Họp dân Tập huấn Tờ rơi, áp phích tuyên truyền Khác (ghi cụ thể).................................. 3. Ông bà có được tham gia vào quá trình Giao đất, giao rừng nào dưới đây của địa phương không? Tham gia dưới hình thức nào?
32
Loại hình Giao đất giao rừng Giao cho hộ gia đình Giao cho Nhóm hộ Giao cho Cộng đồng (thôn)
Có
Không
Ghi chú
Ông bà được tham gia theo hình thức nào dưới đây? Hình thức tham gia Họp phổ Lập kế Loại hình Giao đất giao rừng biến thông hoạch soạn Đo đạc tin thỏa hồ sơ Giao cho Hộ gia đình Giao cho Nhóm hộ Giao cho Cộng đồng (thôn)
Tên Phương thức/Mô hình
Hiện có áp dụng hay không Có
Không
Khác (ghi cụ thể)
4. Trước khi giao ông/bà có được tham gia tập huấn về giao đất giao rừng không? Có Không Nếu Có, xin liệt kê như sau: Do cơ quan nào tổ chức? ở đâu? khi nào? nội dung chính là gì? Hãy liệt kê tên các lớp tập huấn đó theo bảng sau: STT Đơn vị tổ chức, địa Thời gian tập huấn Tên khóa tập huấn điểm (mấy ngày, ngày nào?) 1 2 3 4 5. Ông/bà có biết tại địa phương mình có những chính sách/chủ trương gì giành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không? Có Không Không rõ Nếu Có, xin cho biết đó là chính sách gì? Chính sách đó có tác động gì tới cuộc sống của gia đình ông bà/cộng đồng như thế nào? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... IV. CÁC PHƯƠNG THỨC SINH KẾ DỰA VÀO RỪNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Trước đây, người dân địa phương đã áp dụng những phương thức sinh kế truyền thống dựa vào rừng nào? Hãy kể tên và cho biết hiện còn áp dụng không?
Theo ông bà, loại phương thức/mô hình nào phù hợp với địa phương? ..................................................................................................................................................................... Vì sao? ..................................................................................................................................................................... ............................................. ....................................................................................................................... 2.Hiện tại đã có mô hình sinh kế dựa vào rừng nào được triển khai tại địa phương? Đã có Đang triển khai Chưa có Hãy liệt kê tên các loại mô hình đó theo bảng sau:
Tên Mô Hình
Ai được hưởng Ai quản lý? lợi
Nguồn kinh phí Từ dân
Từ các chương trình, dự án
Theo ông bà, loại mô hình nào phù hợp với địa phương? ..................................................................................................................................................................... Vì sao? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... 3. Ông bà có được tham gia khóa tập huấn về sinh kế nào không? Có Không Nếu Có, xin liệt kê như sau: Do cơ quan nào tổ chức? ở đâu? khi nào? nội dung chính là gì? Hãy liệt kê tên các lớp tập huấn đó theo bảng sau:
33
34
STT
Tên khóa tập huấn
Đơn vị tổ chức, địa điểm
Thời gian tập huấn (mấy ngày, ngày nào?)
1. 2. 3. 4. 4. Theo ông bà thì cần có hỗ trợ gì để có thể phát triển những mô hình sinh kế vừa cải thiện điều kiện sống vừa bảo vệ rừng và phù hợp với địa phương? Hãy đánh dấu X vào ô trống trong bảng sau: STT
Các hạng mục cần hỗ trợ
1.
Tập huấn kỹ thuật
2.
Cây và con giống
3.
Cơ sở hạ tầng (chuồng trại, đất đai...)
4.
Vốn
5.
Khác (ghi cụ thể).........................................
Nguồn hỗ trợ Đóng góp của người Hỗ trợ từ bên dân/địa phương ngoài
Trân trọng cám ơn ông/bà !
35
34
34
34
1
INTRODUCTION
Rationable According to 2010 statistics, Vietnam has a total forest area of 13,38 million hectares, of which about 11 million hectares were allocated to forest owners, including state organisations, private companies, rural village communities and households (MARD, 2011). Community forest has existed for a long time and has been closely associated with life benefits of people and spiritual beliefs and religious freedom of the community. Forest has played a key role in the livelihoods and culture of indigenous ethnic groups. Forest has contributed to improving people’s incomes, poverty reduction and has partly met demands for forest products of the community. For recent years, in implementing State policies on forest management, a number of localities have implemented land and forest allocation (LFA) to the community for long-term stable management and use for forestry purposes. However, the institutionalization and implementation of these policies have faced many difficulties and have had many shortcomings in approaching rights. Legal status of the community is unclear. Legal rights and obligations of the community as a real forest owner have yet been recognized by the State. The system of policies on people’s rights to access, manage and use natural forests differs from reality so these policies have not been effective. For example, people have little access to public services, credit funds and investment activities of the government or other organizations. Especially, they do not understand their rights and responsibilities towards the allocated forest. This happened for two reasons. First, traditional livelihoods of indigenous people such as slash-and-burn cultivation and forest product gathering are considered to deforest and are legally prohibited. Second, little or no understanding of the legal procedures related to forest land management has limited people’s legal status towards forest land. People often manage their forest land under traditional customary laws despite the fact that this has not been legally recognized. (The law only recognizes areas of allocated land with registration books granted by the authorities). These factors have placed the ethnic minority community owners in an unfavorable circumstance in relation to forest land which they have used for generations. This requires managers and policy makers to design and implement policies that are suitable for each locality and ensure full rights of the community as they participate in natural forest management. Therefore, Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) proposed a three year project from 2012 to 2014 with the overall aim of sustainable management of natural forest through awareness raising and capacity building to improve the use
36
of rights and legal status of ethnic minority communities in relation to natural forest in the central Vietnam. In order to design appropriate intervention programs, it is necessary to understand the actual situation of the project area and related issues. This forms the rationale for an assessment of the current local situation: economic and social conditions, public awareness of rights and legal status in the management and use of forest and policies on community forest management, participation in LFA processes and forest-based livelihoods in Thua Thien Hue (TT-Hue) and Quang Nam. Stemming from this practical requirement, C&E with financial support of Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) conducted a fact-finding survey in two provinces of TT- Hue and Quang Nam. The research findings will be used to design and conduct project activities and be provided to relevant agencies, local communities and interested groups and individuals.
Research objectives This study has four main objectives, namely : • To collect general information about population, ethnicity, society, economy, culture, education, health, infrastructure, resources, and others in the study area; • To examine traditional forest-based livelihoods in the localities; • To inquire into public awareness of rights and legal status in forest management, protection and use; • To inquire into public understanding of policies and documents related to land and community forests and public participation in LFA process in the localities.
Research methods & steps This study combines qualitative and quantitative methods. The data of the report are based on two main sources : • Secondary data collected from various sources such as existing literature and communal, district and provincial authorities; • Primary data collected through field observation, group discussions, interviews of key officials at communal and district levels and most importantly a household survey. The quantitative data form the core of this study. Through an analysis of these data, the research team can provide a complete picture of the actual economic and social conditions and public awareness and practice. Qualitative data are used to support and explain for the quantitative data. The study was implemented in seven steps: • Step 1: Designing, including reviewing documents, policies, related laws, inquired into customs of local residents in the research sites, selecting research methods and designing a questionnaire to interview people, a questionnaire for group discus-
37
sions and a questionnaire to interview commune and district officials. Step 2: Preparation, including contacting partners and setting up a research team. Steps 3 and 4: Field research in eight communes in TT-Hue and Quang Nam to gather information. Step 5: Processing data and reporting research findings. Step 6: Holding a workshop to report the main findings and gather feedback. Step 7: Synthesing and writing the final report.
• • • • •
5
BA. Nguyễn Thị Việt Anh
Social - Team member
C&E
6
MSc. Phạm Ngọc Dũng
Expert in environmental management; team leader in TT-Hue
Standing Committee member of TT- Hue Forestry Science and Technology Association (FSTA)
7
BSc. Trần Viết Phước
Expert in horticulture; team member
Agriculture and Forestry Promotion Station in Nam Dong district
8
BSc. Hoàng Thị Kim Quy
Silviculture - Team member
TT-Hue FSTA
9
BSc. Trần Quang Tiến
Master student in environmental management; team member
TT-Hue FSTA
10
BSc. Nguyễn Tấn Sinh
Expert in forest management; Team leader in Quang Nam
Quang Nam Forest Protection Division (FPD)
11
BSc. Nguyễn Văn Tình
Expert in forest management; Team member
Quang Nam FPD
Table 1 – Research Steps Schedule
No.
Activities
1
Review the literature and design research tools
2
Prepare for research: contact the localities, setup the research team
3
Collect field data in TT Hue
x
4
Collect field data in Quang Nam
x
5
Process data and report
x
6
Hold a workshop to report the main findings and obtain feedback
x
Complete the report
x
7
March
April
May
June
x x
The team combines expertise and professional experience of C&E members and field experience of local partners. The inclusion of local partners in the study not only ensures smooth conduction of the field work but also aims at building capacity and raising awareness of development issues for the local partners. x
The research team
38
Table 3- The study sites District
Commune Thượng Quảng
Table 2 – The research team Name and Title
The study is conducted in eight communes in TT-Hue and Quang Nam provinces as following:
Province
C&E is primarily responsible for conducting this study. Under C&E supervision, a research team including members of C&E and local partners has been formed to conduct the assessment. This team consists of eleven members, including five members from C&E, four members in TT-Hue and two members in Quang Nam, particularly as following:
No.
Research samples and study sites
Thừa Thiên Huế
Nam Đông
Thượng Lộ Phong Điền
Employer
1
MSc. Hoàng Thanh Tâm
Expert in natural resource management; team leader
C&E Director
2
MSc. Hoàng Hồng Hạnh
Expert in gender and community development, team member
C&E
3
BA. Bùi Thị Thanh Thủy
Expert in community development, team member
C&E Deputy Director
4
BSc. Vũ Quốc Phương
Master student in silviculture; team member
C&E
Phong Mỹ Xã Tư
Quảng nam
Đông Giang
Tà Lu Zà Hung
Nam Giang
Role
Thượng Nhật
Tabhing
Officials from district or lower levels and people (especially ethnic minorities) in the abovementioned eight communes are key objects of this study. The research team collects information using three main methods which are household questionnaire survey, group discussions and in-depth interviews with representatives of commune and district officials and the community in eight communes of four districts of two provinces. Specifically, the sample group for interviews is as following:
39
Table 4- General description of respondents Sex Composition Methods
Location
M
F
Official
Community
TT.Huáşż
Quảng Nam
Group discussion 1
88
28
51
65
56
60
Household questionnaire survey
264
85
51
298
169
180
In-depth interview
30
4
34
0
16
18
TOTAL
294
89
85
298
185
198
(Source: Summarised from the survey)
It is required that the sample size for interviews of residents and officials is 50 people per commune of whom at least 22-25% are women. The household questionnaire survey is conducted for 349 households (43.6 questionnaires per commune on average) with female respondents accounted for 24.36%. This basically meets the set requirement. Specifically, the team collects 169 questionnaires in TT-Hue and 180 questionnaires in Quang Nam.
40
1
People participating in group discussions were questionnaire interviewers. Therefore, these were not included in the total number of surveyed people.
40
2
BACKGROUND OF THE STUDY AREA
General information about the study area TT-Hue is a plain province with mountains in central Vietnam. It borders Quang Tri province in the north, Quang Nam province and Da Nang city in the south, the East Sea to the east and Se Kong province and Salavan province of the People’s Democratic Republic of Laos in the west. According to the Statistical Office of TT-Hue province, the province population in 2010 was 1,090,879 people with a population density of 215.48 people per square kilometer. This included 470,970 urban people and 619,972 rural people. In term of sex composition, there were 540,172 males and 550,707 females. Map 1 – Administrative Map of TT-Hue province
(Source: Vietnam Map from internet)
Quang Nam is located in the central Vietnam. It is 860 km to Hanoi in the north and 865 km to Ho Chi Minh City in the south. The province borders TT-Hue and Da Nang in the north; Quang Ngai province in the south; Kon Tum and People’s Democratic Republic of Laos in the west and the East Sea in the east. The total natural land area of the province is 1,043,836.96 hectares, including 2932.98 hectares of unused land. The province’s terrain varies, lowering from the west to the east to form
40
41
three distinguished types of ecological landscapes which are high mountains in the west, hills in the middle and and a coastal plain trip in the east. As of 2010, Quang Nam’s population was 1,435,629 people with an average population density of 139 people per square kilometer, including an urban population of over 260,000 people. With 81.4% of the population living in rural areas, Quang Nam has a higher proportion of population living in rural areas than the national average rate. Nam Giang and Dong Giang districts (two project districts) are among the high mountainous districts of Quang Nam province. Map 2 – Administrative Map of Quảng Nam province
district in the south and Dai Loc and Que Son districts in the east. Nam Giang district has an administrative center which is 145 km to the southwest of Tam Ky city (which is the center of Quang Nam province) and 60 km to the west of Da Nang city. Nam Giang District has an area of 1.836 square kilometers and a population of 19,000 people. Thanh My town is the center of Nam Giang district and is located on Ho Chi Minh Road. Ethnic compositions mainly include Ko tu, Ve, Ta Rieng and some other ethnic groups (Source: 2011 Statistical Yearbook of Nam Giang District). Dong Giang is a mountainous district in Quang Nam Province. It is located in 150 km to the northwest of the center of Quang Nam province. It borders Hoa Vang district in Da Nang City in the east; Tay Giang district in the west; Nam Giang and Dai Loc district in the south; and TT-Hue province in the north. Dong Giang district has ten communes and one town. Most of the communal administrative centers are located along Ho Chi Minh Road and Provincial Road No. 604. The population is 23,157 people, including 16,957 Ko tu people who account for 73.23% and 6,200 Kinh people accounting for 26.77% (source: 2011 Statistical Yearbook of Dong Giang district).
Ethnic characteristics and some key cultural traditions, customs and practices of the ethnic minorities in the study area TT-Hue has four main ethnic communities, of whom Kinh people are an absolute majority. Other ethnic groups include Ko tu, Ta oi - Pa co and Van Kieu and some others with very few people such as Chuc, Tay and Nung ... Specifically, there are 1,042,287 Kinh people, accounting for 95.55% of the population. The ethnic minorities account for only 4.45% of the province population with 48,592 people. These minorities concentrate mainly in bordering mountainous communes and districts.
(Source: Vietnam Map from internet)
This study is conducted in four mountainous bordering districts where ethnic minorities concentrate in Quang Nam and TT-Hue. They are Nam Dong, Phong Dien (TT-Hue), Nam Giang and Dong Giang (Quang Nam). Nam Dong is a mountainous district which is 50 km from Hue city to the southwest. It has a natural area of 65,194.6 hectares, including 55,172.7 hectares of forest land, of which 26,684.2 hectares are special use forest, 11,360.4 hectares are protection forest, and 17128.1 hectares are production forest. Phong Dien district has both plains and mountains and is 35 km from Hue city to the north. It has a total natural land area of 95,375.1 hectares, including 65,245.7 hectares of forest land, of which 35,850.0 hectares are special-use forest, 9628.8 hectares are protection forest and 19766.9 hectares of production forest. According to 2010 statistics, the district population is 80,029 people. Nam Giang District is located in the west of Quang Nam province. It borders Dong Giang and Tay Giang districts in the north, People’s Democratic Republic of Laos in the west, Phuoc Son
42
Ko tu ethnic minority has about 14,680 people who live mainly in the mountainous district of Nam Dong. There are some Ko tu people living in A Luoi district. Ko tu people are also called Ha, Phuong, Ca tang or Ca tu. They live mainly in Truong Son mountain in Quang Nam and TT-Hue provinces. In the past, Ko tu people cultivated primarily upland rice and cassava by slash-and-burn method, i.e. slashing forest, pricking holes and inserting seeds for crop cultivation. Other economic activities include animal husbandry, weaving, knitting, food gathering and hunting. They knew to grow paddy rice when they implemented sedentary during the 1980s under policies of the Communist Party and the State. There are around 32,878 Ta oi people in TT-Hue province, including three main groups of Ta oi, Pa Ko and Pa hy. They live mainly in A Luoi district and a few of them live in Huong Tra, Nam Dong and Phong Dien districts. To show their love to President Ho Chi Minh, Ta oi and Pa Ko people voluntarily adopted Ho as their surname. Therefore, most Ta oi and Pa Ko people today have their surname of Ho. Similarly to Ko tu people, Ta oi people used to grow upland rice and cassava for food by slash-and-burn method i.e. slashing forest, pricking holes and inserting seeds for crop cultivation which are usually called ’slash, burn, prick and insert’.
43
Van Kieu people are also called Bru, Tri, Khua or Ma-coong. TT-Hue province only has about 800 Van Kieu people who live in A Luoi District, that is, in communes bordering Dak Krong district of Quang Tri province. Unlike Ta oi and Ko tu people, most Van Kieu people live in small houses which are suitable for nuclear families including a father, a mother and unmarried children. Adult children who are married often split up to build separate houses. Quang Nam has four ethnic minorities who traditionally live in the province, i.e. Ko Tu, Co, Gie Trieng and Xe Dang and some minorities who are new migrants. The total ethnic minority population is over ten thousands, accounting for 7.2% of the province population. Despite differences in cultural traditions, especially in ancestor and deity worship, the ethnic minorities in two provinces share traditional slash-and-burn farming practice and are heavily dependent on the nature. Main food crops are upland rice, paddy rice and corn. Wildlife trapping and hunting, gathering forest products are also their livelihoods. Therefore, life of ethnic minorities has many difficulties, depending on forest resources and thereby exerting pressure on forest management and protection. Nowadays, people are sedentary. The state implemented policies of investment priorities for ethnic minority areas through programs and projects on forestry, restructuration of plants and animals, construction of infrastructure systems of the electricity grid, roads, schools, health clinics, and irrigation works to expand and reclaim farming land. Living areas of ethnic minorities and Kinh people became overlapped and this generated mutual support. All these have dramatically changed the social and economic life of mountainous ethnic minority areas. People’s life became much better. There is no longer shifting population. Paddy rice became a staple food crop. Many plants such as rubber, hybrid acacia and coffee which generate commodities of high economic value have been planted in thousands of hectares in TT-Hue and Quang Nam to bring about high and stable income for many households. Natural forest has been better managed and protected. Planted forests grew fast so forest coverage rose substantially to above 57.1% in TT-Hue 2011 and 48.2% in Quang Nam 2010
Current forest resources in the study area TT-Hue province has a total natural area of 503,320.53 hectares, including 317,333.87 hectares of forest land (2010 Inventory), accounting for 64% of natural area of the province. The provincial forest land compositions by three functional forest types include special-use forest land accounting for 24.9%, protection forest land accounting for 31.8% and production forest land accounting for 43.3%. In recent years, TT-Hue forestry sector made a significant contribution to social and economic development, national security, eco-environmental protection and biodiversity conservation in the province. The development orientation of TT-Hue forestry in the coming period is to promote economic restructuration; form social forestry focusing on forest protection and development; ensure forests to realise its functions for protection and biodiversity conservation; develop concentrated processing activities in association with areas of raw material sources; generate jobs; contribute to hunger alleviation and poverty reduction; and increase the forestry contribution to economic development in the province. Figure 1- The current land use in TT-Hue province (2010)
(Source: 2012 Report of the Provincial People’s Committee to the Provincial People’s Council)
However, the current goal of sustainable development in ethnic minority areas of TT-Hue and Quang Nam in particular and the country in general still faces many challenges related to such issues as tensions between food security demands and watershed forest protection and management and environmental and ecological protection; tensions between rapid population growth (as ethnic people have many children and there are more Kinh settlers) and limited production land; and tensions in the enactment and implementation of policies, especially those on land and forest.
44
According to results of monitoring and inventorying forest changes in 2011, Quang Nam has a total forest land area of 714,020 hectares, accounting for 68.40% of its total natural area. They include 513,810 hectares of land with forest (i.e. 394 445 hectares of natural forest and 119,365 hectares of planted forest) and 200,210 hectares of land without forest but planned for forestry. Forest coverage is 48.2% (according to Decision No. 1828/QD-BNN-TCLN on 11 August 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) announcing the forest situation in 2010). Estimated volume of timber reserve is about 30 million cubic meters. Quang Nam now has about 10 thousand hectares of rich forest which are distributed at the tops of high mountains. Other forests are mostly poor, average or regenerated with a timber reserve of about 69 cubic meters per hectare. The special-use forest system is planned to concentrate mainly in the districts of Phuoc Son, Nam Giang (Song Thanh Nature Reserve), Nam Tra My (Ngoc Linh Nature Reserve), Nong Son (Elephants and habitat conservation
45
area), Tay Giang and Dong Giang (Sao la conservation area). Song Thanh Nature Reserve was established in 2000. Sao la conservation area was established in April 2011. These established a living corridor for organisms living in the mountain region between Laos and Vietnam, especially Sao la which is an endangered species.
The forest management system, policies and institutions related to forests in two provinces In two provinces, State management functions in relation to forests and forest land belong to the People’s Committees at provincial, district or city and communal levels. Professional bodies provide advices to these People’s Committees. The Provincial People’s Committee (PPC) leads the organizational system of forest management of the province. PPC performs the functions of state management of forestry in the province. The Department of Agriculture and Rural Development (DARD) advises PPC to implement these functions. DARD has two offices, Forest Protection Division (FPD) and Forestry Division, to advise and assist it in performing the functions of State management of forests. FPD assists DARD in enforcing forest laws. FPD has a system of ranger offices in districts and cities. These ranger offices perform duties assigned by FPD and advise the District People’s Committee in implementing its functions of state forest management in the district. Forestry Division helps implement the state management function primarily in terms of silviculture in the province. In addition to the two divisions, DARD also has management boards of natural reserves and protection forest in districts that have much special-use forest and protection forest to perform the state management functions towards these types of forest. The People’s Committee of District or City is the agency performing the state management functions towards forests and forestry land in the district or city. It is advised by Division of Natural Resources and Environment, Division of Agriculture and Rural Development and the ranger office in the district. The Commmune People’s Committee (CPC) is the agency performing the state management functions towards forests and forestry land in the commune. Officials in charge of agriculture, forestry, land administration and commune forest rangers advise and assist the CPC.
Table 5 - Legal documents on the management, protection and use of land and forests in the localities Name of policies/ documents related to No. Remarks community forests 1
Land Law 2003
This law stipulates the rights and responsibilities of the State who represent the whole people to own land and unifies land management and the regime of land management and use, and the rights and obligations of land users.
2
Law on Forest Protection and Development 2004
This Law regulates the management, protection, development and use of forest and defines the rights and obligations of forest owners.
3
Land and forest allocation program
Implementing Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated 27 December 2008 of the Government on a program to support rapid and sustainable poverty reduction for 61 poor districts (hereinafter referred to as Program 30a) which sets a specific target to basically complete FLA and forest protection contracting by 2010.
4
Regulating rights to benefits and obligations of Decision No. 178/2001/QD-TTg of the Prime Minister on households and individuals who are allocated or per12 November 2001 mitted to rent or enter into contracts on forests and forestry land
5
Decision No. 186/2006/QD-TTg of the Prime Minister on Regulations of forest management 14 August 2006
6
Decision No. 106/2006/QD-BNN of MARD on 27 No- Guiding the management of village community forvember 2006 est
7
Decision No. 434/2006/QD-QLR of Forest Department Guiding forestry land and forest allocation to village on 11 April 2007 communities
8
Guiding order of and procedures for forest allocation Circular No. 38/2007/TT-BNN of MARD on 25 April 2007 and lease to and recovery from organizations, households, individuals and village communities
9
Official Correspondence No. 2324/ BNN-LN of MARD on Guiding economic criteria and procedures for exploi21 August 2007 tation of community forest
10
Official Correspondence No. 754/CV-LNCD of Forest De- Guiding silviculture applied to community forest partment on 31 May 2007
11
Official Correspondence No. 1326/CV-LNCD of Forest Guiding management planning for community forest Department on 7 September 2007
12
These policies provide support in terms of production Particular policies on ethnic minorities: Decision No. land, residential land, housing and clean water for 134/2004/QD-TTg and Decision No. 167/QD-TTg households of ethnic minorities in difficulties
Besides the state agencies that participate in forest management and protection, there exist community-based institutions locally involved in forest management at the grass-roots level such as agricultural promotion clubs, forestry promotion clubs, village community forest management board and interest groups in forest management and protection. Forestry activities in the two provinces are subject to the legislation detailed in Table 5. Apart from these general texts, each province has its own resolutions, depending on their local situations.
46
47
47
47
3
Figure 3 - Ethnic compositions of the study sample
RESEARCH FINDINGS
90.00% 80.00% 70.00% 60.00%
General information about respondents
50.00% 40.00%
This section describes data on gender composition, ethnicity, education, family circumstances, income and livelihoods of the questionnaire survey sample (349 valid questionnaires).
78.89%
20.00%
Figure 2 - Sex compositions of the questionnaire survey sample
Quang Nam (n = 180)
Thua Thien Hue (n = 169) Male
80.00% 70.00%
Both provinces (N = 349)
Female
(Source: Survey data)
60.00% 50.00% 78.89%
75.64%
72.19%
30.00% 20.00% 10.00%
24.36%
0.00%
90.00%
40.00%
27.81%
21.11%
10.00%
75.64%
72.19%
30.00%
27.81%
21.11%
24.36%
0.00% Quang Nam (n = 180)
Thua Thien Hue (n = 169) Male
Both provinces (N = 349)
The four study districts are traditionally resided by Ko Tu people. Therefore, Ko Tu people account for an absolute majority of the sample, 78.51%. Kinh people account for 11.17% and other ethnic groups such as Pa Hy and Van Kieu account for 10.32%. Ko Tu people and other minorities (except Tay and Nung groups who migrated from the North in recent decades) are the indigenous population in the study area. Kinh people also migrated from the lowlands in recent decades. Figure 4 - Education of the research sample
Female
(Source: Survey data)
Of the 349 survey questionnaires, 75.64% of the respondents are male compared to 24.36% being female. More specifically, the percentages of male and female respondents are 78.89% and 21.11% in Quang Nam. Corresponding figures is 72.19% and 27.81% in TT-Hue. The big difference between male and female percentages in the questionnaires reflects current gender situation in the study area. Particularly, men play a key role in the family and often act on behalf of the family in social issues. Women only have a subordinate role, cooking and only replacing men in the cases that the husband or the oldest son is away. Moreover, they are very passive when participating in social activities.
40.00%
35.00%
35.00% 30.00% 25.00% 20.00%
22.75% 19.63% 16.50%
28.50% 26.75% 25.00%
31.63% 28.25% 23.50% 22.00% 20.50%
15.00% 10.00% 5.00% 0.00% Illiterate Primary school Junior high school High school & above Thua Thien Hue (n = 169) Quang Nam (n = 180) Both provinces (N = 349) (Source: Survey data)
Regarding education, illiterate people account for 19.63% of the survey sample on average. The illiteracy rate is the highest, 28%, in ZaHung commune in Quang Nam and the lowest, 7%, in Phong My commune in TT-Hue. Interviews with people show that illiterate people are mainly the elderly. The portion of people completing lower and upper secondary schools is relatively high, 53.63%. Especially, people completing upper secondary school or higher
48
49
education levels account for 22%. This shows significant changes in people’s education in the mountains in these localities.
team finds that this lifestyle remains basically. There are, however, some changes to the livelihoods under the impact of modern life. Currently, the main livelihoods are based on the following sources in the project area.
Figure 5 – Family economic conditions of the research sample 120.00% 100.00%
7.45%
11.39%
25.07%
80.00% 60.00%
46.99% 67.90%
40.00% 20.00% 0.00%
9.42%
67.48% 43.59%
20.71% Thua Thien Hue (n = 169)
Poor household
Quang Nam (n = 180)
Average household
Both provinces (N = 349)
Better-off household
(Source: Survey data)
In terms of family economic conditions, research findings show that the poverty rate is quite high, 43.59% of households (while 46.99% are average and only 9.42% are welloff ). Respondents from poor households account for 67.48% in Quang Nam compared with 20.71% in TT-Hue. The high poverty rate in the sample is explained by the following factors. First, these are mountainous and remote districts having a high proportion of ethnic minorities. Second, a major part of the research sample (88.83%) is ethnic minorities which form a majority of the poor in Vietnam. The survey shows that the main source of income of local people is upland farming. This reflects the fact that life of mountainous people still rely on forest resources which in turn pose difficulties to the authorities at all levels in trying to balance between the goal of poverty reduction and protection of natural resources. Key livelihoods of the study sample are jobs related to agriculture such as horticulture and animal husbandry, economic forest planting (hybrid Acacia), rubber planting and hired jobs. Another noteworthy point in the research findings is that very few households have people working away from home in other locations, i.e. over 10% in Quang Nam and only some households in Thuong Lo Commune in TT-Hue (0.38 person per household on average).
Key livelihoods of indigenous communities Like the vast majority of other ethnic minorities, traditional livelihoods of Ko Tu and other ethnic minorities in the study area are closely attached to forest. They live mainly on slashand-burn farming, livestock, hunting and forest exploitation. Households are the main production units. Production is self-sufficient rather than for trade exchange. The survey
50
Agriculture, including traditional upland and paddy rice cultivation, is the most important economic activities. Upland cultivation is more labor-intensive and has lower productivity than paddy rice cultivation but local people still maintain this. Though paddy rice has higher productivity, it remains an extra activity for the reasons that there is little appropriate land and people are inexperienced in paddy rice cultivation. Besides agricultural activities, livestock is also relatively common. Most families raise pigs, chickens and cattle. Although animal husbandry has developed but it only contributes a small proportion to the family income compared to other industries. This is because people raise most cattle and poultry in a semi-wild way so productivity is low. Besides, these are mainly used for ritual and religious purposes and festivals. Although not recommended and not even allowed, forest-related activities have been an indispensable part of people’s livelihoods in the project area. These activities include (i) wildlife hunting/ trapping, (ii) Timber logging and firewood gathering, (iii) Collecting nontimber forest products (NTFP). Wildlife not only directly serves daily needs of the local people. The market mechanism has turned it into commercial goods to be trafficked in the vicinity. Wildlife hunting/ trapping of the local population are concentrated in agricultural areas around forest close to villages. The local communities consider such species as wild boar, deer and porcupine a threat to their production and life so they often hunt/ trap them to protect their crops. Hunting for livelihood is conducted in the middle of a crop and reaches its peak in harvest time when people say that most destruction of crops by wild animals occurs. Currently, there is no longer timber logging by ethnic minorities for a livelihood (i.e. commercial purposes) because people are aware that this is strictly prohibited by the law. Some, however, are still involved in trafficking timber which is illegally logged by forest destroyers who come from other places. Mountainous people gather fuel wood primarily for household use. NTFP harvesting has played a key role in economic development of local households. People collect NTFPs for use as food, medicines, housing and items and sell them for money to cover household expenses. In terms of biodiversity conservation and management of forest resources, however, NTFP gathering has more or less affected forest resources. For example, some species of animals and plants have been overexploited and cannot recover. At the same time, forest management and ranging became difficult. People often use NTFP gathering purposes to enter forests to log timber and hunt wildlife illegally. On the other hand NTFP gathering and trafficking disturb the life of birds and animals. For example, honey harvesting affects the food source of bears or in burning bees to harvest honey, people burned to death the trees harboring bee hives. In some cases, in order to collect certain nuts, people cut
51
down the whole trees for nuts.
Figure 6 - Understanding of the research sample about their rights and legal status towards allocated forests
Besides the above activities, people also plant rubber or hybrid Acacia in some locations, mainly in TT-Hue. Each year, rubber trees can generate an income from 50-80 millions VND per hectares. Hybrid acacia has a business cycle of 4-5 years which can generate an income from 40-60 millions VND per hectares. While their livelihoods heavily depend on forest, local people lack knowledge of and experience in sustainable forest-based livelihoods. The in-depth interview results show that they lack knowledge of livelihood models that are not harmful to local forest. According to the survey data, only 27.22% of respondents participated in training courses on sustainable forest-based livelihoods. The difference between two provinces is very high, with 43.19% in TT-Hue and 12.22% in Quang Nam. The lack of knowledge of such livelihood models has caused conflicts between people’s livelihoods and the protection of forest resources by the authorities and made it difficult to achieve consensus between them.
Public awareness of their rights and legal status in the management, protection and use of community forest The literature reviews and interviews with officials show that forests have been allocated to the community and household groups for management in the study sites for years. In fact, the authorities, agencies and departments have made certain efforts to help the community understand their rights and duties in managing forest allocated by the State. However, the most remarkable problem is that people are poorly aware of the papers, procedures and documents related to the community forest that they are managing and they have not yet understood their rights and obligations in the management of the forest allocated by the State. Moreover, the civil law does not define the community as a legal subject. This eliminates the handling of violations (if any occur), i.e. who is responsible and how to handle. This is a cause of concerns for the authorities in giving rights to and applying rights of the community. Before LFA to communities for management, there had been no accurate and specific investigation and assessment of forest resources in most natural forests. The allocation only relied on current data published by the Ranger Offices. Therefore, it has been very difficult for the community to build a workable plan to exercise their rights and obligations as specified by laws.
(Source: Survey data)
Household interviews (see Figure 6) generate the following findings. First, 68.77% of respondents say that their village has received forest from the State for management. However, this rate differs greatly between two provinces, 47.78% in Quang Nam and 91.12% in TT-Hue, nearly doubling the former. Second, only 32.09% of respondents know roughly their rights, benefits and obligations towards their allocated forest. The difference between two provinces is also very high, with 44.38% in TT-Hue and 20.56% in Quang Nam. In-depth interviews show that these rights and obligations include the right to prevent violations of the Law on forest protection and development, violations of the village convention on forest protection and development; the right to gather NTFPs in the allocated forests, the right to log timber for housing (this applies to poor households eligible for housing assistance under programs No. 134 and 167); the right to intercrop plant species under the forest shade and in vacant land parcels in order to increase income; and the obligation to manage and protect the allocated forests well. Surprisingly, a majority of people who participate in community forest management are not aware of their right to timber on the forest that the State allocated to the community for management. In fact forest allocated to the communities is largely poor so income sources from this forest are nothing but some rattan, hat leaves and dry wood. There are hardly any silvicultural activities to improve the forest. Even annual funding for forest protection under programs and projects which the communities are entitled to, similarly to other forest owners, are not available. Thus, we can see that the community still does not have the rights and benefits they expect and are not recognized by the law for the management of forest allocated by the State.
Third, only 33.81% of respondents in the two provinces say that they have implemented the rights and obligations. However, two provinces differ greatly with 52.66% of respondents
52
53
in TT-Hue and 16.11% of those in Quang Nam have this answer. After receiving forests, each community established a community forest management unit, built a convention and established a forest protection team. This team would represent the community to exercise their rights, mainly the right to exclude outsiders from encroaching forest resources illegally and to protect the long-term interests of the community. The most common activities are forest patrols which have not been highly effective. They are more efficient only in places where the CPC is involved and leads the team in close cooperation with local rangers. For example, after the establishment of the village forest protection team in Tabhing commune, 62 forest patrols were done with 325 turns of participants. The team coordinated with forest rangers of Song Thanh Special-Use Forest to organize 11 forest patrols with 195 turns of participants. They chased and pushed more than one hundred illegal timber loggers out of the area, destroyed dozens of sheds and over 200 cars (being used as water timber transportation vehicles), dismantled 1035 wildlife traps and confiscated more than 20 cubic meters of timber (Source: Quang Nam Forest Protection Division, 2010).
important, sacred places of the family or clan. Usually each village/ clan has a graveyard. In the past, when people lived a nomadic life and practiced shifting cultivation, they did not touch graveyard forest. Therefore, this forest had many trees and became sacred, forbidden, or worship for the village due to its graveyards. In current sedentary life there are infrastructure systems which were built synchronously. Agriculture and forestry production developed. Therefore, most people’s cemeteries are no longer located inside natural forests but on farms and hills near the village. As a result, there is almost no sacred and worship forest in ethnic minority areas in the study sites. In household interviews, few respondents agree that there is sacred forest, i.e. 6.5% in TT-Hue and 8.33% in Quang Nam. Figure 7 – Customary laws
In the same trend, the percentage of respondents who remember years of forest allocation and allocated forest area and are aware of the certificate of forest allocation is very low, especially in Quang Nam (see more details in Figure 6). This shows a low level of public participation in the allocation of community forest in these localities. Mainly officials and community representatives but not ordinary households are involved in this process. Comparison results show a large difference of the level of understanding of the rights and legal status as well as the implementation of the rights and obligations of people in the study area in the two provinces. The research sample in TT-Hue has a higher level of understanding than in Quang Nam. This completely fits with secondary data that the team collects. Particularly, TT-Hue has many more programs and projects to support people in the management of community forest than those in Quang Nam.
Forest management institutions in the research sites A commonly-seen characteristic of ethnic minorities in Vietnam is that they have sacred forest and community forest generally used by the community. These types of forest play an important role as watersheds or are related to spiritual issues of the community. Normally, these types of forest are associated with non-state traditional laws which are highly enforceable in local communities to protect the sense of community as well as sustainability of these areas. For example, if someone illegally exploits natural resources in the forbidden forest or sacred forest, the village can fine them of buffaloes or pigs. This prominent feature can be found in the ethnic communities in the northern mountainous region as well as Truong Son and Tay Nguyen. However, under the impact of modern life, community forest and customary laws have been faded away in many ethnic minority communities.
(Source: Survey data)
Research findings show that only 20.12% of respondents in TT-Hue think that their community has customary laws on forest protection handed down from their ancestors. The respective figure is 43.33% in Quang Nam. From the state management perspective, relevant legal documents rather than these community institutions should be applied in forest management. It seems that under the impact of modern life, traditional community institutions have gradually given way to state institutions. However local reality, especially in Quang Nam, shows that these institutions are still useful in communities where ethnic minorities are a majority and which have not been much affected by modern life.
In the past, when a family or clan member died, ethnic minorities in Quang Nam used to bury him or her in one area. In TT-Hue, people used to build family or clan tombs. These are
54
55
Understanding of the research sample of legal documents and policies related to land and community forest Land management in general and management of forest and forest land in particular in the study sites as well as across the country are governed by laws and under-law documents. These legal texts are the basis of reference to determine if behavior of people in relation to forests is legal or illegal. Thus, knowledge and understanding of the contents of these documents are very important not only for local officials but also for people because they can understand their rights and their obligations towards land and forest in their localities.
primarily done by functional bodies and officials. This might explain for the low effectiveness of forest management at the local level. A comparison between two provinces shows that the sample in TT-Hue has a better understanding than the sample in Quang Nam, except for documents No. 1 and 2. Figure 9- Sources of legal documents 50.00% 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% 25.00%
Literature review and interviews with local officials show that the management and exploitation of local forest is subject of twelve legal documents and programs, including the Land Law and Law on Forest Protection and Development. The research team measured understanding of people of these twelve documents (see Table 5) Figure 8 – Public understanding of legal documents relating to the management and use of land and forests in the localities 45.00% 40.00% 35.00%
20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% TV, Radio
Training
Community meeting
Leaflet
No answer
Thua Thien Hue (n = 169)
7.69%
44.97%
44.97%
5.33%
16.57%
Quang Nam (n = 180)
7.78%
17.78%
39.44%
3.89%
31.11%
Both provinces (n = 349)
7.74%
30.95%
42.12%
4.58%
24.07%
(Source: Survey data)
30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Thua Thien Hue (n = 169) 26.63%
31.95%
37.87%
18.34%
17.16%
26.04%
19.53%
13.61%
11.83%
10.65%
11.24%
26.04%
Quang Nam (n = 180)
33.33%
38.33%
21.67%
14.44%
15.00%
14.44%
13.33%
3.33%
6.11%
3.89%
7.22%
29.44%
Both provinces (N = 349)
30.09%
35.24%
29.51%
16.33%
16.05%
20.06%
16.33%
8.31%
8.88%
7.16%
9.17%
27.79%
Thua Thien Hue (n = 169)
Quang Nam (n = 180)
The respondents get to know these legal documents mainly through community meetings or training. Other methods such as TV or leaflets play only a small role in their understanding. This suggests that direct communication is still the most effective way to raise awareness of people in the project area. However, it should be noted that language is also a factor affecting people’s knowledge acquisition. It is difficult for them to digest abstract and specialized concepts and terminology.
Both provinces (N = 349)
(Source: Survey data)
Survey results showed that overall the research sample which represents the local communities have quite limited understanding of the legal documents relating to the management and use of land and forest. More specifically, about 30% of respondents know the laws and programs related to forest management and development (documents No. 1, 2 and 3 in Table 5). Only 16% and 8.88% of the respondents in two provinces know documents No. 4 and 9 related to rights and obligations of people towards their allocated forest. Only 16.33% and 31.8% of respondents know documents related order and procedures of LFA, i.e. documents No. 7 and 8. This demonstrates that LFA has been done mostly on paper and with a top-down approach that lacks public participation. This is also proven by group discussions and in-depth interviews. Particularly, planning and measuring processes were
56
57
Levels of public participation in local LFA process An LFA process basically consists of three main steps: (i) Informing people, (ii) Planning and documenting LFA, (iii) Conducting field measuring and mapping. The research team measured the levels of participation of the research sample in this process. Figure 10 – Levels of public participation in LFA process 70.00% 60.00%
60.95% 49.00%
50.00% 40.00% 30.00% 20.00%
37.78% 28.40% 20.12%
10.00%
13.75%
9.74%
0.00% 0.00%
0.00% Thua Thien Hue (n = 169)
Quang Nam (n = 180)
Both provinces (N = 349)
Participated in information-sharing meetings. Participated in planning process, drafting application. Participated in measurrement at the field.
(Source: Survey data)
Research results show that an absolute majority of people only participated in residential meetings for information on LFA, with 49.00% of respondents in both provinces answer that they attended such meetings. There is a great different between two provinces with 37.78% of respondents in Quang Nam and 60.95% of respondents in TT-Hue have such an answer. As to the next two levels which are to plan and prepare records and field measurement, only respondents in TT-Hue report that they were involved. The actual participation rate, however, might differ. First, LFA meetings were mostly attended by men. Female respondents say they did not attend such meetings in the questionnaire, but their husbands, brothers or sons might do so. This is an obvious influence of gender factor in local LFA where almost only men participate in meetings and naturally women were not involved in making decisions in this activity. Second, planning, documentation and measurement activities were mainly done by the authorities who might have invited a handful of community representatives, usually commune and village officials who understand more about LFA technical aspects than a majority of ordinary people. These representatives are supposed to be responsible for informing the community about these activities. In reality, however, this work has not been effectively implemented. The lack of public participation in planning and measuring LFA to the community has resulted in poor public awareness and vague understanding of the forest area which the State has allocated to the community for management.
58
58
4
CONCLUSIONS & RECOMMENDATIONS
The mountainous districts of TT-Hue and Quang Nam, or the study area, harbor most forest resources of these provinces and ethnic minorities such as Ko tu, Pa Hy, Van Kieu ... Despite cultural differences, these ethnic groups share a highly forest-dependent life. Forest is not only a source of their livelihoods but also the base of their culture. They all rely on slashand-burn cultivation and exploitation of forest products. However, in modern life, such a traditional lifestyle to a certain extent is seen as environmental destructive. Through this survey, the research team has the following specific findings: • The gender pattern in the survey area still attaches importance to the role of men. This is demonstrated by the fact that the number of male respondents triples that of female respondents in the household survey, i.e. 75.64% and 24.36% respectively (see details in Figure 2). Men often represent households in interviews. Similarly, men often represent households in meetings at the grassroots level. • Despite the fact that ethnic minorities are a majority (88.83% - see Figure 3 for more details), education of the overall sample is too low. Illiterate people account for 19.63%, mainly from the group of respondents at middle age or older. There are 22% of respondents with upper secondary school education or higher (see details in Figure 4). • Regarding the family economic conditions of the sample, poor and average households are a majority, i.e. 43.59% of the sample. Only 9.42% of the respondents are from welloff households (see details in Figure 5). Livelihoods of respondents mainly depend on forest. They are slash-and-burn cultivation and gathering forest products. While their livelihoods heavily depend on forest, local people lack knowledge of and experience in sustainable forest-based livelihoods. Only 10% of households have members working far away from home in Quang Nam and a few households in TT-Hue are in a similar situation. This makes household economy vulnerable to changes of the nature or institutions. • A quite high proportion of respondents knew that their villages received community forest though the laws do not recognize the community as a legal entity. The proportion in TT-Hue almost doubles that in Quang Nam. While people know that their villages received community forest, not many of them remember LFA details such as years of allocation; area of allocated forest, LFA papers and rights and benefits towards the allocated forest rate. This is true especially in Quang Nam (see Figure 6). This proves that LFA to the community has been performative and primarily accomplished via officials. Community members have not been really involved in that process. As a result, following community forest management has not been highly effective when people are not involved in the LFA process and do not have a full legal understanding of the
58
59
responsibilities and rights towards community forest and thus are not motivated to protect the forest. • Local forest management and use are regulated by the twelve legal documents of the government and MARD (see details in Table 5) which regulate rights, obligations and responsibilities of individuals and groups receiving forest. However, the respondents are not well aware of this legislation. Only 30% of respondents knew the Law on Forest Protection and Development which is one of the most popular ones. Only about 15% of respondents know under-law documents related to the rights, responsibilities and LFA process (for details see Figure 8). Community meetings and training courses are primary sources of information for the respondents (see details in Figure 9). Only 33.81% of respondents say they exercise these rights and obligations in their localities (see details in Figure 6). Regarding the levels of participation in LFA process, people are mainly involved in the dissemination of information, i.e. 49% of respondents. Only about 10% of respondents were involved in planning and field measurement and all these people concentrate in TT-Hue (see details in Figure 10). One finding of this survey is that respondents in TT-Hue have better understanding of the relevant legal documents and are more deeply involved in LFA process in the locality despite the fact that the percentage of respondents being ethnic minorities does not differ much from that in Quang Nam.
very little attention and support of domestic and international organizations, people have not been much involved in community activities and in decision making meetings so public awareness of the rights and obligations towards allocated forest is poorer than other areas in the whole country. Therefore, priorities should be given to the people of Quang Nam for them to catch up with TT-Hue in terms of forest management and use • It is necessary to further promote public participation in LFA process. Traditional institutions of the community should be taken into account in forest management to ensure sustainable forest management and development. Beneficiaries of training courses should include ordinary people instead of mainly officials and community representatives. • The role of women should be enhanced in forest management activities at the grassroots level. The participation of grassroots women in LFA processes is essential because they are part of the beneficiaries of forest products. The component for gender equality promotion should be integrated into project activities as well as state programs in the area.
• Despite being ethnic minority areas, the two study areas of two provinces clearly differ in terms of perceptions of people and actual LFA. Compared to Quang Nam, TT-Hue province has better LFA implementation because this has been done for a relatively long time and there have been many programs and projects with better support. Based on the research findings as well as working experience of C&E in the study areas, the research team makes the following recommendations: • It is advisable to balance between protection of forest resources and livelihoods and the daily life of indigenous communities who have lived on forests for generations. Alternative or mutual-benefit livelihoods should be expanded and replicated along with the propaganda and promotion of forest protection. If people’s livelihoods can not be guaranteed, it is very difficult to ensure forest protection and to gain public support to policies related to forest management and protection. Therefore, it is necessary to strengthen guidance for people and establish forest-based sustainable livelihood models. This, however, not only requires time and resources but also needs support and involvement of relevant stakeholders including the government, community and professional bodies. • There should be measures to raise public awareness not only of the legal documents related to forest management and use but also on their rights and legal status towards forest. Modes of communication and training methods should be tailored to the specific conditions of the localities. Especially, in such places as Quang Nam which has received
60
61
REFERENCES 1. 2011 Statistical Yearbook of Thua Thien Hue Province. 2. 2011 Statistical Yearbook of Dong Giang district and Nam Giang district. 3. Province People’s Committee of Thua Thien Hue, 2012. Report of the Provincial People’s Committee of Thua Thien Hue to the Provincial People’s Council in 2012. 4. Quang Nam FPD, 2010. Report on forest management and protection of communities after forest land allocation of Quang Nam Forest Protection Division. 5. MARD, 2011. Decision No. 1828/QĐ-BNN-TCLN on 11 August 2011 of Minister of Ministry of Agriculture and Rural Development announcing forest situation in the whole country in 2010. 6. Quang Nam DONRE, 2010. Report summarising forest land allocation to residential communities in Quang Nam province. 7. Quang Nam Province People’s Committee, 2010. Notification No. 122/TB-UBND dated 28 April 2010 on the conclusion of the Vice Chairman Nguyen Ngoc Quang at the conference summarizing forest land allocation to residential communities in the province. 8. Quang Nam Province People’s Committee, 2010. Natural conditions and economic and social situation in Quang Nam province. 9. C&E, 2010. Proceedings of the workshop on “Natural forest management: the rights-based approach”. Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E). Thua Thien Hue, 20 to 21 August 2010. 10. Pham Ngoc Dung, Trinh Cong Khanh, Nguyen Ngoc Anh & Le Van Minh, 2006. Report on pilot survey findings on land use rights of upland people and ethnic minorities in Thua Thien Hue. Project ‘Regional initiative to strengthen the policy dialogue on the rights to land of upland people and ethnic minorities’ (RAS project 04/001), the Committee for Ethnic Minorities (CEM)UNDP, Hanoi, March 2006. 11. Nguyen Quang Tan, Nguyen Van Chinh and Vu Thu Hanh, 2008. Customary Forest Rights and their Governance Implications: The Case of of Viet Nam. 8 July 2008, Hanoi, Vietnam: IUCN. Hanoi, Vietnam, 12 pp.
12. Nguyen Quang Tan, Tran Ngoc Thanh, Hoang Huy Tuan, Yurdi Yasmi & Thomas Enters, 2009. Red Book for greener forests: Capacity building for community forestry in Vietnam. Policy Bulletin No. 2 - FGLG, August 2009. 13.Hoang Thanh Tam, Pham Ngoc Dung, Nguyen Tan Sinh et al., 2011. Report on training need assessment of community-based forest management methods in Thua Thien Hue and Quang Nam: the rights-based approach. Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E), Hanoi, April 2011.
62
APPENDIX 1 – HOUSEHOLD INTERVIEW QUESTIONNAIRE (Assessment of the current local situation: economic and social conditions, public awareness of rights and legal status in the management and use of forest and policies on community forest management, participation in land and forest allocation processes and forest-based livelihoods)
Date of interview:................................ Questionnaire number: ......................................................... Interviewer: ............................................................................................................................................. Location of interview: Hamlet: ....................................Commune: ................................... District:.......................................Province: …………………… I. GENERAL INFORMATION 1.Full name of interviewee: 2.Age: ....................
Sex: ................... Male/Female
3.Religion/Belief: .............................. 4.Ethnicity:
Kinh Pahy Vân Kiều
Kơ Tu Giẻ triêng Other: .....................
5.Current members and labour in your family Total
Male
Femal
Number of family members Number of working peoole in the family (18-60) Children under 18 years Number of illiterates Number of people with primary school education Number of people with lower secondary school education or more Number of people with upper secondary education or more 6.What of the following water sources is your family currently using for cooking? Tap water Drilled-well water Rain water Dug-well water Nước sông, suối Water from ponds or lakes Hệ thống nước tự chảy How far is it from your house?.............. Who is collecting water regularly?........................ If you do not use tap water, does your family use a water filtration system or disinfectants to treat water before using it for domestic purposes?
63
Yes No 7.What of the following types of toilet is your family currently using? 1 compartmented Washed 2 compartmented Septic No toilet 8.What of the following power supplies is your family currently using?
Cultivation Livestock Aquaculture Forest product gathering and processing Forest works ( planting, protection,...) Being workers
The national grid Small hydroelectric power generator Other ( power generators, bigogas, ....) 9.Is there any sick person in your family? Yes No If yes, what type of illnesses?................................Where is she/he being treated?.............................. 10.Is there any family member who work away from home? Yes No If yes, where?....................................................... How many people?....................... What are his/her job?........................................................................................................... Why does he/she have to work away from home?...............................................................................
Of which With rights of use, being granted Agricultural land
Total area (ha)
Being cleared and acquired by oneself
- If you cultivate crops and keep livestock, what are your key plants and animals? Why do you plant/ keep them? Where do you get farming knowledge from?..................................................... ..................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... - If you plant, gather and process forest products, what are key plants? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... .................................. 13. Total annual income of the family Under 10 millions VND 10 – 20 millions VND 20 – 40 millions VND Over 50 millions VND
11.Land use situation of the household
Type of land
Service, commerce, sub-trades Labor export Hire jobs Jobs with monthly salaries, allowances for being former soldiers/war youth volunteers,… Không có việc làm Nghề khác:................................
Transferred from others
Residential land Ricefarm land: - Paddy rice - Upland rice
14. With such a family income source, how do you feel your life? Difficult Normal Good 15. Please rate your household economy (according to standards of MOLISA) Well-off Average Poor/Difficult 16. . Currently, is your family borrowing any credit for production/ business? If yes, what sources did you get your loan(s) from? ........................................................................... What purposes are the loan(s) used for? .............................................................................................
None-rice crop land Other agricultural land Forestry land Land with natural forests Land with planted forests Land without forests
12. Nghề nghiệp chính đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình trong những năm gần đây:
II. . PUBLIC AWARENESS OF RIGHTS AND LEGAL STATUS IN THE MANAGEMENT, PROTECTION AND USE OF FOREST 1.Has the State allocated any forest to your family for management and protection? Yes No If Yes, when was your family assigned? ................For how long? ......... Are there any certifying papers? ..................................................... 2.Can you name rights and obligations of your family as the state allocated forest to you? .................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. 3.Has your family ever applied these rights and obligations? Yes No If yes, please list the rights and obligations that you have applied?
64
65
................................................................................................................................ If no, please indicate the reasons? ................................................................................................................................ 4.Is there any public worshipping forest at the commune/ village? (From your ancestors to the present) Yes No If yes, who manage this forest? ..................................................... Is there any certification granted? ................................................ 5.Is there any community forest in your village? Yes No How many hectares are they? ............................... Is there any certification of the rights of use? Yes No If yes, what kind of papers? ................................ When was it issued? .............. What was the status of the community forest when they were allocated? Primary forest Secondary forest Grassland Bare land Shrub forest Planted forest 6. Has the village ever had its own convention on the management and protection of the community forest? Yes No If yes, how was the convention? (e.g. people from other places are not allowed to cut trees, trees are cut only when they reach certain age, ........) ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... 7. Do you or does your family participate in the management of the community forest? Yes No 8. Who lead the management of the community forest? Have there been any committee/ team for the management and protection of the community forest? Yes No If yes, does the committee/ team for the management and protection of the community forest have any operation regulations? Yes No Do they regularly organise forest patrols? Regular Sometimes No often How is the patrol carried out? By the whole community By groups By the forest protection team 9. Does the village currently have its convention on protection and management of the community forest? Yes, it is full in place It is under preparation No If yes, please tell if this convention continues to be enforced at present? Fully enforced Partially implemented No implemented 10.How are you aware of rights and obligations of yours and the community’s towards the allocated community forest? Fully Very limited Do not kknow Please list the rights/ obligations that you are aware of:
66
..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... 11. . In what of the following ways did you learn information about the rights/ obligations towards the community forest? Radio, newspapers, TV Village meeting Training Brochures, poster Other (please specify).................................. 12. Has the village ever applied these rights and obligations? Yes No If yes, Please list the rights and obligations that have been applied? ..................................................................................................................................................................... If no, Please tell the reasons? ................................................................................................................................ 13. What key difficulties do people encounter in the protection and management of the community forest? ..................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... 14. Have villagers used wooden trees in the community forest? If yes, please tell in what cases are these trees allowed to be used and how? ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. 15. What products are often gathered from the community forest? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... III. PUBLIC AWARENESS OF POLICIES/ DOCUMENTS RELATED TO COMMUNITY FOREST MANAGEMENT AND PARTICIPATION IN THE PROCESS OF LAND AND FOREST ALLOCATION IN THE LOCALITY 1. Do you know any of the following policies/ documents related to land and community forest? (Mark X in the box yes or no) - Land Law 2003 Yes No - Law on Forest Protection and Development 2004 Yes No - Land and forest allocation Yes No - Decision No. 178/2001/QĐ-TTg on rights to benefits and obligations No Yes - Decision No. 186/2006/QĐ-TTg on regulations of forest management Yes No - Decision No. 106/2006/QĐ-BNN guiding the management of village community forest Yes No - Decision No. 434/2006/QĐ-QLR guiding forestry land and forest allocation to village communities Yes No - Circular No. 38/2007/TT-BNN guiding order of and procedures for forest allocation and lease to and recovery from organizations, households, individuals and village communities: Yes No
67
- Official Correspondence No.2324/BNN-LN guiding economic criteria and procedures for exploitation of community forest Yes No - Official Correspondence No. 754/CV-LNCD guiding silviculture applied to community forest Yes No - Official Correspondence No. 754/CV-LNCD guiding silviculture applied to community forNo est Yes - Other policies/ documents that you know (Please write in words): .......................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... 2. . By which of the following ways did you learn the policies/ documents? Radio, newspaper, TV Village meeting Training Brochures, poster Other (Pleas specify).................................. 3. . By which of the following ways did you learn the policies/ documents? Type of Land and Forest Allocation Yes No Remark Allocation to households Allocation to groups of households Allocation to the village communities What of the following activities did you participate in? Participation activities Meeting for Planning Type of Land and Forest information and draftAllocation Measuring disseminaing docution ments Allocation to households Allocation to groups of households Allocation to the village communities
Others (Please specify)
4. . Before you received land/ forests, had you been involved training on land and forest allocation? Yes No If yes, please list information of each training course in the following order in the table bellow: Organising agency? Where? When? Main contents: No. Name of the training course Organising agency, Training timing (how many day? What days) venue 1 2 3 4
68
5. Do you know any local policies/ guidelines that have been dedicated to ethnic minorities and mountainous areas? Yes No Not sure If yes, please tell the policies? What impacts have such policies had on the life of your family’s/ community’s ? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... IV. LOCAL FOREST-BASED LIVELIHOODS 1. What traditional forest-based livelihoods did the local people apply? Please name them and tell if these livelihoods are still applied or not?
Name of livehood
Are they still applied Yes
No
In your opinion, what livehoods are suitable with the locality? ..................................................................................................................................................................... Why? ..................................................................................................................................................................... ............................................. ....................................................................................................................... 2.Are there currently any forest-based livelihood models implemented locally? In existence On- going None Please list the names of these models in the following table:
Model name
Who manage?
Who benefit?
Funding sources From people
From programs and protects
69
In your opinion, What kind of model fits the locality? ..................................................................................................................................................................... Why? ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... 3. Have you ever been involved in any training course on livehoods? No Yes If yes, please list information of each training course in the following order in the table bellow: Organising agency? Where? When? Main contents: No.
Name of the training course
Organising agency, venue
Training timing (how many days? What days?)
1. 2. 3. 4. 4. In your opinion, what support is required to develop livelihood models that improve the living conditions, protect forests and fit the locality? Please mark X in the box in the following table? No.
Items requiring support
1.
Technical training
2.
Seedlings and breads
3.
Infrastruture (housing, land,...)
4.
Capital
5.
Other (specify).........................................
Support sources Contributions of External Support people/ the locality
Thank you very much !
Trung tâm Phát Triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment
70
Điạ chỉ/Address: Số 12 - ngõ 89 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại/Tel: 04.35738536 - Fax: 04.35738537 Website: www.ce-center.org.vn hoặc/or www.sef.org.vn hoặc /or www.ichange.vn Email: ce.center.office@gmail.com Facebook: www.facebook.com/ce.center.vn