Baocao 2011

Page 1

BÁO CÁO : ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUẢNG NAM: CÁCH TIẾP CẬN DỰA TRÊN QUYỀN

REPORT: ASSESSMENT OF TRAINING NEEDS FOR COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT IN THUA THIEN HUE AND QUANG NAM: THE RIGHT-BASED APPROACH

Thực hiện bởi: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG

1

Implemented by: CENTER FOR DEVELOPMENT OF COMMUNITY INITIATIVE AND ENVIRONMENT

Hà Nội, 04/2011


Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Trung tâm C&E là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam hoạt động với mục đích thúc đẩy sự tham gia và tăng cường năng lực cho các tổ chức và nhóm địa phương nhằm hướng tới các giải pháp tốt hơn cho các vấn đề môi trường có liên quan đến cuộc sống của họ, đóng góp vào sự phát triển của xã hội dân sự và môi trường bền vững ở Việt Nam. Trung tâm C&E được thành lập vào giữa năm 2008 từ tổ chức tiền thân là Nhóm tư vấn Quỹ môi trường Sida (SEF) do Đại sứ Quán Thụy Điển thành lập vào năm 1997. Trung tâm C&E kế thừa các kinh nghiệm và bài học của SEF trong hơn 12 năm hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và thúc đẩy các tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng hoạt động ở cấp cơ sở . Trung tâm được thành lập theo quyết định số 1202/QĐ-LHH ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm được cấp giấy phép hoạt động số A-754 ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Bộ Khoa học Công nghệ. Tầm nhìn: C&E mong muốn trong tương lai ở Việt Nam các cộng đồng địa phương, các nhóm và các tổ chức tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì cuộc sống bền vững. Sứ mệnh: C&E hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các sáng kiến về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy quá trình phát triển bền vững. Sự tham gia của cộng đồng- cộng đồng và chính quyền địa phương được đặc biệt chú trọng trong các hoạt động của C&E. Chúng tôi tin tưởng rằng cộng đồng địa phương là người am hiểu rõ nhất và có giải pháp tốt nhất đối với các vấn đề địa phương. Mục đích: • Hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và năng lực về quyền để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển sinh kế bền vững, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. • Hợp tác và hỗ trợ các nhóm/tổ chứcxã hội nghề nghiệpvà các tổ chức phi chính phủ địa phương nâng cao năng lực hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, vận động chính sách về môi trường và phát triển cũng như năng lực trong giám sát các chính sách và chương trình dự án của chính phủ • Thành lập và duy trì mạng lưới trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm/tổ chức và các bên có quan tâm. Lĩnh vực hoạt động : • Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên • Môi trường và Phát triển bền vững • Biến đổi khí hậu • Phát triển xã hội dân sự và sự tham gia của người dân Chương trình và các hoạt động : • Nghiên cứu và triển khai các chương trình dự án • Xây dựng năng lực. • Giáo dục và truyền thông: • Vận động chính sách • Kết nối mạng lưới


MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG THỐNG KÊ DANH SÁCH BIỂU ĐỒ/ BẢN ĐỒ DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT

II II II 1

GIỚI THIỆU 1.1 Lý do 1.2 Mục tiêu khảo sát 1.3 Thiết kế khảo sát 1.4 Đối tượng khảo sát

2 2 2 3 4

TỔNG QUAN KHU VỰC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 2.1 Thực trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2 Thực trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2.3 Thực trạng giao rừng ở địa bàn khảo sát 2.4 Các tồn tại của việc giao đất giao rừng ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam

5 5 6 7 9

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO - CÁC KẾT QUẢ CHÍNH VÀ THẢO LUẬN 3.1 Các đặc điểm chính của nhóm được khảo sát 3.2 Nhận thức và hành vi liên quan đến rừng của nhóm khảo sát 3.3 Sự lựa chọn của người dân về các nội dung tập huấn

10 10 13 16

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

19

PHỤ LỤC 1- BẢNG HỎI PHỤ LỤC 2- TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁN BỘ VÀ THẢO LUẬN NHÓM

20 27

I


Danh sách bảng thống kê Bảng 1- Các bước khảo sát Bảng 2- Mô tả chung về đối tượng khảo sát Bảng 3- Thực trạng tài nguyên rừng ở 7 xã khảo sát Bảng 4- Các nguốn sinh kế chính của nhóm khảo sát Bảng 5- Giá trị và tầm quan trọng của rừng với đời sống người dân Bảng 6- Nhận thức của người dân về sự thay đổi diện tích rừng tự nhiên Bảng 7- Nhận thức của người dân về vai trò của họ với rừng Bảng 8- Sự tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng ở địa phương Bảng 9- Xếp hạng ưu tiên các nội dung tập huấn theo tỉnh

3 4 8 12 14 14 15 15 17

Danh sách bản đồ / biểu đồ Biều đồ 1 - Bản đồ hai huyện khảo sát ở TT Huế Biểu đồ 2 - Bản đồ tỉnh Quảng Nam Biểu đồ 3 - Thành phần giới của mẫu khảo sát Biểu đồ 4 - Trình độ học vấn của mẫu khảo sát Biểu đồ 5 - Thành phần dân tộc của mẫu khảo sát Biểu đồ 6 - Gia cảnh của nhóm mẫu khảo sát Biểu đồ 7 - Khai thác, sử dụng lâm sản Biểu đồ 8 - Tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về quản lý rừng cộng đồng Biểu đồ 9 - So sánh ý kiến người được hỏi ở hai tỉnh về các nội dung thích được tập huấn Biểu đồ 10 - Khả năng tiếng Việt của người được hỏi Danh sách từ viết tắt C&E Bộ NN và PTNT BQL Dự án PPFP KL Luật BVPTR NNPTNT RLS T1, T2.... THCS THPT TNMT UBND

II

Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban quản lý Dự án Lâm nghiệp hướng tới người nghèo vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Việt Nam Kiểm Lâm Luật bảo vệ và phát triển rừng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Tổ chức Rosa Luxemburg Tuần 1, tuần 2 Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tài nguyên Môi trường Ủy ban nhân dân

5 6 10 11 11 12 13 16 17 18


TABLE OF CONTENT LIST OF TABLES LIST OF FIGURES ABBERVIATIONS ABSTRACT

IV IV IV 29

INTRODUCTION 1.1 Rationale 1.2 Survey objectives 1.3 Survey Design 1.4 Survey sample

30 30 30 31 32

OVERVIEW OF THE SURVEY SITES 2.1 Current situation of forestry land in Thua Thien Hue Province 2.2 Current situation of forestry land in Quang Nam Province 2.3 Current forest allocation situation in the surveyed sites 2.4 Shortcomings of land and forest allocation in Thua Thien Hue and Quang Nam

33 33 34 35 37

TRAINING NEEDS ASSESSMENT - KEY FINDINGS AND DISCUSSION 3.1 The main characteristics of the surveyed group 3.2 Forest-related awareness and behaviors of the survey sample 3.3 People’s selection of training contents

38 38 41 44

CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

48

49 APPENDIX 1 - QUESTIONNAIRES APPENDIX 2 - RESULTS OF INTERVIEWS OF LOCAL OFFICIALS AND FOCUS - GROUP 56 DISCUSSIONS

III


LIST OF TABLES Table 1 - Survey steps Table 2 - General description of survey sample Table 3 - Current situation of forest resources in seven surveyed communes Table 4 - The main source of livelihoods of the surveyed group Table 5 - The value and importance of forests to local people’s life Table 6 - People’s awareness of the change in the local natural forest area in the past ten years Table 7 - People’s perceptions of their roles towards forests Table 8 - Participation in forest protection in the localities Table 9 - Priority ranking of training contents by province

31 32 36 40 42 42 43 43 45

LIST OF FIGURES Figure 1 - Map of the two surveyed districts in Thua Thien Hue Figure 2 - Map of Quang Nam Province Figure 3 - Gender composition of the survey sample Figure 4 - Education levels of survey sample Figure 5 - Ethnic composition of the survey sample Figure 6 - Household economic conditions of the surveyed sample Figure 7 - Exploitation and use of forest products Figure 8 - Attendance to training courses and seminars on community forest management Figure 9 - Comparison of opinions of respondents on the preferable training contents from the two provines Figure 10 - Vietnamese language skills of respondents

33 34 38 39 39 40 41 44 46 47

ABBREVIATIONS C&E DARD DONRE MARD PC PPFP Program RLS W1, W2....

IV

Center for Development of Community Intiative and Environment Deparment of Agriculture and Rural Development Deparment of Nature Resources and Environment Ministry of Agriculture and Rural Development People’ Committee Pro - Poor Forestry Programme in the North Central Agro Ecologic Zone Rosa - Luxemburg - Stiftung Weed 1, week 2


TÓM TẮT Được sự tài trợ của RLS, trung tâm C&E đã tiến hành khảo sát ở 7 xã miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở 4 huyện miền núi của 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam từ tháng 2 đến tháng 4. Mục tiêu của đợt khảo sát là “Điều tra đánh giá năng lực và nhu cầu về quản lý rừng cộng đồng của cộng đồng và chính quyền địa phương” nhằm thiết kế giáo trình tập huấn phù hợp với nhu cầu và năng lực của địa phương. Nhóm khảo sát đã tiến hành 304 phỏng vấn bảng hỏi với 304 người ở 7 xã nêu trên, trong đó đại đa số là người dân tộc: Kơ Tu, Vân Kiều, Pa hy (tổng cộng 70%)... Đa số họ thuộc hộ nghèo (49%) hoặc trung bình (49%) sống dựa vào nông nghiệp và rừng. Đa số người được hỏi có trình độ học vấn cấp 1 hoặc 2. Có sự khác biệt giữa nhóm người được hỏi ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế khi mà tỉ lệ người được hỏi là người dân tộc thiểu số ở Quảng Nam cao hơn so với Thừa Thiên Huế - 98% so với 45%. Tóm lại nhóm mẫu khảo sát nêu đề cao giá trị của rừng với cuộc sống hiện tại của họ: giữ nước, giữ đất, cung cấp thức ăn chất đốt. Họ cũng nhận thức được vai trò của mình không chỉ là người khai thác sử dụng mà còn là người bảo vệ rừng. Đại đa số đã từng tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng ở các mức độ khác nhau – tỉ lệ ở xã thấp nhất cũng là 65%. Về nội dung tập huấn có 09/14 nội dung được người dân cả 2 tỉnh lựa chọn, với số phiếu bình chọn ít nhất là trên 30%. Đó là các nội dung số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 12, 13, 14. Ngoài ra nội dung số 4 và 9 còn được người dân tại TT - Huế lựa chọn với số phiếu trên 40%. Về khả năng tiếng Việt giữa nhóm được khảo sát ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam thì có 71% người được hỏi ở Thừa Thiên Huế cho là mình thành thạo tiếng Việt, trong khi con số tương ứng ở Quảng Nam là 37%. Những dữ liệu thu được ở đợt khảo sát này sẽ được sử dụng trong giai đoạn 2 của dự án – thiết kế những khóa tập huấn phù hợp với khả năng và nhu cầu của cộng đồng địa phương; thông qua đó trao quyền thêm cho các cộng đồng thiểu số địa phương trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ rừng một cách hiệu quả và bền vững.

1


GIỚI THIỆU 1.1 Lý do Trong những năm gần đây tài nguyên rừng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang suy giảm nhanh chóng bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các cộng đồng dân cư sống bám rừng - những cộng đồng có trình độ văn hóa thấp và lạc hậu. Chính vì vậy mà Quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng là một giải pháp phù hợp cân đối giữa việc bảo vệ môi trường và những lợi ích của cộng đồng bản địa. Nó giúp chia sẻ lợi ích thu được từ rừng một cách công bằng và bền vững nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng bảo vệ diện tích rừng hiện còn. Ngoài ra, quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng còn phù hợp với xu thế quản lý rừng bền vững, góp phần làm giảm những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà Nhà nước và cộng đồng quốc tế đang rất quan tâm. Tại miền trung Việt Nam, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là hai tỉnh điển hình có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đã tiến hành giao đất giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý. Tuy nhiên, sự hiểu biết và năng lực của cộng đồng địa phương liên quan đến quản lý lâm nghiệp còn hạn chế. Để có thể thiết kế các chương trình can thiệp phù hợp, cần phải có một sự hiểu biết thực tế về nhu cầu cũng như năng lực của họ. Đây là lý do cần phải tiến hành một nghiên cứu khảo sát để đánh giá nhu cầu đào tạo về phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng theo cách tiếp cận dựa trên quyền. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Rosa Luxemburg (RLS) đã tiến hành khảo sát tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam để tìm hiểu tình hình thực tế. Các phát hiện của cuộc khảo sát sẽ được sử dụng để thiết kế các chương trình can thiệp, góp phần quản lý rừng dựa vào cộng đồng bền vững trong khu vực và các khu vực khác có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự.

1.2 Mục tiêu khảo sát Khảo sát gồm hai mục tiêu chính là • Điều tra đánh giá năng lực và nhu cầu về quản lý rừng cộng đồng của cộng đồng và chính quyền địa phương tại 4 xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế và 3 xã ở tỉnh Quảng Nam 1 ; • Cung cấp những kết quả điều tra đánh giá cho các cơ quan liên quan và cộng đồng tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.

Tại Thừa Thiên Huế: xã Thượng Quảng, xã Hương Phú huyện Nam Đông và xã Phong Mỹ, xã Phong Sơn huyện Phong Điền; Tại Quảng Nam: xã Tabhing, xã Chaval huyện Nam Giang và xã Ba huyện Đông Giang

1

2


1.3 Thiết kế khảo sát Đây là một khảo sát kết hợp giữa định lượng và định tính. Về định tính, khảo sát sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu. Về định lượng, khảo sát sử dụng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi (xem phụ lục 1). Về cơ bản khảo sát gồm bảy bước như sau: Bước 1: Thiết kế nghiên cứu: Rà soát tài liệu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thiết kế 01 bộ câu hỏi để phỏng vấn người dân và 01 bộ câu hỏi để thảo luận nhóm và phỏng vấn cán bộ lâm nghiệp huyện. Bước 2: Công tác chuẩn bị: liên hệ các đối tác, thành lập nhóm chuyên gia,…. Bước 3 và 4: Khảo sát hiện trường tại 4 xã tại Thừa Thiên Huế và 3 xã ở Quảng Nam để thu thập thông tin. Bước 5: Xử lý số liệu và viết báo cáo các kết quả chính. Bước 6: Hội thảo báo cáo kết quả chính và lấy ý kiến phản hồi. Bước 7: Tổng hợp và viết báo cáo cuối cùng. Bảng 1 - Các bước khảo sát Khung thời gian STT

Hoạt động

Tháng 3, 2011 Tháng 4, 2011 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4

1

Rà soát tài liệu và thiết kế công cụ nghiên cứu

x

2

Chuẩn bị nghiên cứu: liên lạc địa phương, chuẩn bị nhóm nghiên cứu

x

3

Thu thập số liệu thực địa ở TT Huế

4

Thu thập số liệu thực địa ở Quảng Nam

x

5

Xử lý số liệu và viết báo cáo

x

6

Hội thảo báo cáo kết quả chính và lấy ý kiến phản hồi

7

Hoàn thiện báo cáo

x

x

x

x x x

Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) là đơn vị chính chịu trách nhiệm cho đợt khảo sát. Dưới sự giám sát của C&E một nhóm nghiên cứu – bao gồm các thành viên của C&E và các đối tác địa phương đã được hình thành để tiến hành cuộc khảo sát. Nhóm nghiên cứu khảo sát gồm 09 thành viên gồm 03 thành viên của trung tâm C&E và 04 thành viên ở Thừa Thiên Huế và 02 thành viên ở Quảng Nam. Cụ thể như sau: 1. Bà Hoàng Thanh Tâm - Thạc sỹ về quản lý tài nguyên thiên nhiên, Giám đốc Trung tâm C&E, Trưởng nhóm; 2. Vũ Quốc Phương - Kỹ sư lâm nghiệp, cán bộ Trung tâm C&E, thành viên; 3. Bà Nguyễn Thị Việt Anh - Cử nhân ngoại ngữ, cán bộ Trung tâm C&E, thành viên; 4. Ông Phạm Ngọc Dũng, Kỹ sư lâm nghiệp, Chi hội trưởng Chi hội Bảo tồn Thiên nhiên Thừa Thiên Huế - Trưởng nhóm tại Huế;

3


5. Ông Nguyễn Phong - Kỹ sư lâm nghiệp, Chánh Văn phòng Chi hội Bảo tồn Thiên nhiên Thừa Thiên Huế - Thành viên; 6. Ông Trần Viết Phước, Kỹ sư trồng trọt, Phụ trách Trạm Khuyến nông, khuyến lâm huyện Nam Đông, thành viên; 7. Bà Hoàng Thị Kim Quy - Kỹ sư lâm nghiệp, thành viên; 8. Ông Nguyễn Tấn Sinh - Kỹ sư lâm nghiệp, Phó Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam - Trưởng nhóm tại Quảng Nam; 9. Ông Nguyễn Văn Tình - Kỹ sư lâm nghiệp, cán bộ Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, thành viên. Đợt khảo sát đánh giá này được Nhóm nghiên cứu tiến hành từ 21/2/2011đến 30/4/2011.

1.4 Đối tượng khảo sát Cán bộ từ cấp huyện trở xuống và nhân dân bảy xã là đối tượng khảo sát chính của khảo sát này. Nhóm khảo sát đã thực hiện việc lấy thông tin thông qua ba phương pháp chính – phỏng vấn bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu – với đại diện cán bộ sở ban ngành và cộng đồng của 7 xã của bốn huyện của hai tỉnh. Cụ thể hơn, nhóm mẫu được phỏng vấn như sau :

Phương pháp

Bảng 2- Mô tả chung về đối tượng khảo sát Giới tính Thành phần Cán bộ Cộng Nam Nữ các cấp đồng

Địa giới TT. Quảng Huế Nam

Thảo luận nhóm2

55

19

38

36

42

32

Phỏng vấn bảng hỏi

209

95

42

262

163

141

Phỏng vấn sâu

11

0

11

0

5

6

TỔNG SỐ

220

95

53

262

168

147

Theo yêu cầu dung lượng mẫu phỏng vấn người dân/cán bộ là 50 người/1 xã, trong đó có tối thiểu 25% là nữ giới. Kết quả đã phỏng vấn bảng hỏi được 304 người (bình quân 43 người/ xã), tỷ lệ nữ chiếm 31.25%, cơ bản đạt theo yêu cầu đề ra. Cụ thể hơn, ở TT Huế thu được 163 phiếu và 141 phiếu ở Quảng Nam.

Người tham gia thảo luận nhóm là những người thực hiện phỏng vấn bảng hỏi. Do đó, những người này không được tính vào tổng số người khảo sát

2

4


5


TỔNG QUAN KHU VỰC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 2.1 Thực trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên 506.259,8 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 307.201,8 ha (hiện trạng rà soát năm 2008), chiếm 60,7% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất có rừng 282.986,4 ha, đất chưa có rừng là 24.215,4 ha. Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng 3 loại rừng như sau: Đất rừng đặc dụng chiếm 28,7%, đất rừng phòng hộ chiếm 28,6%, đất rừng sản xuất chiếm 42,7%. Cơ cấu 3 loại rừng tương đối đảm bảo cho các chức năng bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó diện tích đất rừng đặc dụng và phòng hộ chiếm 56,3% đất lâm nghiệp điều đó cho thấy rằng vai trò bảo tồn đa dạng sinh học và phòng hộ được quan tâm hàng đầu. Đất lâm nghiệp chưa có rừng trên địa bàn tỉnh bao gồm các trạng thái đất trống cỏ, đất trống có cây bụi, đất trống có cây gỗ rãi rác và đất cát. Trong đó diện tích trạng thái đất trống có cây gỗ rải rác chiếm tỷ lệ lớn, các trạng thái đất trống khác chiếm tỷ lệ ít trong cơ cấu diện tích đất chưa có rừng. Biểu đồ 1 - Bản đồ hai huyện khảo sát ở TT-Huế

(Nguồn: Internet)

5


2.2 Thực trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 1.043.837 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 677.783 ha, chiếm 64,93 % tổng diện tích tự nhiên (quy hoạch phòng hộ là 327.711 ha, quy hoạch sản xuất là 216.300 ha và quy hoạch đặc dụng là 133.772 ha); trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 447.881 ha chiếm 66,08 % tổng diện tích đất lâm nghiệp, đất lâm nghiệp chưa có rừng là 229.902 ha chiếm 33,92% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Phần lớn đất lâm nghiệp tập trung ở 6 huyện núi cao (Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My) với diện tích là 506.834 ha chiếm 74,77% tổng diện tích đất lâm nghiệp trong toàn tỉnh; trong đó đất lâm nghiệp có rừng 336.734 ha, chưa có rừng 170.100 ha. Biểu đồ 2 - Bản đồ tỉnh Quảng Nam

(Nguồn : Internet )

Qua gần 3 năm (2004-2006) triển khai thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thuộc đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh, kết quả là các địa phương đã giao cho 249 đơn vị cộng đồng dân cư trên 46 xã ở 8 huyện miền núi với tổng diện tích là 160.540,05 ha3 .

3

Tổng hợp từ báo cáo của địa phương

6


2.3 Thực trạng giao rừng ở địa bàn khảo sát Thực trạng giao rừng ở địa bàn Thừa Thiên Huế Ở các xã trong diện khảo sát, rừng được giao cho các hộ, cộng đồng ở các mức độ khác nhau. Báo cáo đánh giá kết quả giao rừng tự nhiên năm 2010 của Sở NN và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: Ý thức của người dân sau khi nhận rừng được nâng lên rất nhiều. Chính nhờ ý thức tự giác của mỗi cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình nhận rừng, sự ràng buộc của các chủ thể nhận rừng và cơ quan phát luật nhà nước; sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ban ngành trên địa bàn nên rừng đã được quản lý bảo vệ tốt hơn khi chưa giao. Cộng đồng có khả năng kiểm soát trực tiếp các đối tượng tác động vào rừng thường xuyên nhất. Vai trò cộng đồng tương đối ổn định thường gắn liền với uy tín cá nhân được cộng đồng dân cư thừa nhận. Sự quan tâm của các các cấp chính quyền, ban ngành tham mưu đã tạo cơ hội ban đầu cho các đối tượng nhân rừng và thường xuyên tuyên truyền vận động thực hiện tốt công tác quản lý bảo bệ rừng sau khi giao. Đến nay chỉ có cộng đồng dân cư được giao rừng ở xã Thượng Quảng có đầy đủ tính pháp lý, được UBND Huyện Nam Đông cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và rừng được giao theo tinh thần của pháp luật, tuy nhiên quyền sử dụng đất và rừng bị hạn chế. Còn lại hầu hết các cộng đồng đều mới dừng lại việc giao rừng thông qua quyết định của UBND các Huyện. Mỗi cộng đồng sau khi nhận rừng đều thành lập BQL rừng cộng đồng thôn, có trưởng ban, Phó ban và các thành viên. Bên cạnh đó thành lập tổ bảo vệ rừng từ 15-20 thay phiên nhau tuần tra rừng, còn người dân trong thôn là tai mắt cho Ban quản lý và tổ bảo vệ rừng. Tuy nhiên, việc tuần tra không được thường xuyên, thỉnh thoảng phối hợp với Kiểm lâm viên địa bàn tổ chức kiểm tra định kỳ. Nguồn thu từ rừng của cộng đồng chẳng có gì ngoài mây, lá nón, củi khô. Một số dự án còn có hỗ trợ sau khi giao rừng như gieo tạo cây giống trồng bổ sung vào rừng nhưng hiệu quả không cao vì không có chi phí chăm sóc hàng năm. Các tác nghiệp lâm sinh hướng đến cải thiện rừng hầu như không có, ngay cả kinh phí bảo vệ rừng hàng năm theo các chương trình dự án cũng không có, mà đáng ra họ phải được hưởng theo như các chủ rừng khác. Có thể nói việc giao rừng cho cộng đồng thực chất là khoán trắng cho họ, tuy nhiên trong chừng mực nhất định tốt hơn rừng vô chủ vì có gắn một phần trách nhiệm của cộng đồng đối với rừng. Chỉ có cộng đồng thôn Công Thành xã Phong Sơn huyện Phong Điền thuộc Chương trình thí điểm giao rừng cộng đồng, do đó được Dự án PPFP hỗ trợ 3000-3,500 EURO để thành lập quỹ hoạt động quản lý bảo vệ rừng theo tinh thần Công văn số 123/BNN-LN ngày 15/1/2008 của Bộ NN và PTNT về việc hướng dẫn thí điểm thành lập quản lý và sử dụng quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

7


Bảng 3 - Thực trạng tài nguyên rừng ở 7 xã khảo sát4 Đất đai Dân cư Giao rừng cho Tổng % Xã điện % Tổng Nhóm Cộng người Dân tộc tích rừng (khẩu) hộ đồng dân tộc (ha)

Tỉnh Huyện

Nam Đông

Thượng Quảng 15,522

92%

1,873

60%

Kơ Tu

x

Hương Phú

7,957

76%

2,832

3%

Kơ Tu

x

Phong Điền

Phong Mỹ

39,400

84%

1,080

18%

Kơ Tu

x

x

Phong Sơn

11,600

48%

11,393

0,3%

Vân Kiều

x

x

Tabhing

22,842

73%

2,828

88%

Kơ Tu, Giẻ Triêng

x

Chảval

12,887

28%

2,302

93%

Kơ Tu, Giẻ Triêng

x

Ba

9,050

72%

4,563

36%

Kơ Tu

x

Huế

Nam Quảng Giang Nam Đông Giang

x

Thực trạng giao rừng ở địa bàn Quảng Nam Việc giao đất, khoán rừng cho cộng đồng làng quản lý, bảo vệ bước đầu đã xác định chủ rừng, góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp được giao; tại một vài địa phương, người dân mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế từ rừng. Tình trạng sang nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất được ngăn chặn; hạn chế nạn phát rừng làm nương rẫy. Được sự hỗ trợ của các dự án đa dạng sinh học, sau khi giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng làng, tại nhiều địa phương đã tổ chức xây dựng qui ước quản lý, bảo vệ rừng trong cộng đồng làng; thành lập Tổ bảo vệ rừng thôn; Tổ bảo vệ rừng thôn đã phối hợp chặt chẽ với Kiểm lâm địa bàn và chính quyền cấp xã tổ chức tuần tra, truy quét các đối tượng khai thác lâm sản trên địa bàn quản lý. Nhưng hoạt động của Tổ bảo vệ rừng thôn thật sự hoạt động có hiệu quả trong thời gian đầu có sự hỗ trợ của dự án; khi dự án hết hỗ trợ thì Tổ bảo vệ rừng cũng không còn hoạt động. Theo điều tra, đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường về ý kiến của cộng đồng dân cư, chính quyền và nhân dân địa phương nơi giao đất lâm nghiệp (với 395 ý kiến) thì cho rằng 5 : - Tình trạng quản lý bảo vệ rừng sau giao đất lâm nghiệp: tốt lên 69,5%, không thay đổi 27,2 % và xấu hơn 3,3%. - Sự quan tâm của người dân và cộng đồng đến đất lâm nghiệp sau khi giao: quan tâm 96,8%, không quan tâm 3,2%. - Tình trạng phá rừng so với lúc chưa giao: Phá rừng nghiêm trọng 2,0%; hạn chế phá rừng 68,2%; không phá rừng 29,8%. - Đánh giá về chủ trương và kết quả giao đất lâm nghiệp: không hài lòng 5,7%, hài lòng: 4 5

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện, Sở TN&MT Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam

8


88,9%; yêu cầu điều chỉnh 5,4%. - Tình hình đầu tư vào đất rừng được giao: không đầu tư gì 36%; chỉ đầu tư công tác quản lý, bảo vệ rừng 56,7%; có đầu tư khác 7,3%.

2.4 Các tồn tại của việc giao đất giao rừng ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Mặc dù việc giao đất giao rừng đã diễn ra ở hai tỉnh, nhưng trong thực tế vẫn còn tồn tại các bất cấp liên quan đến việc vận hành. Cụ thể là: • Mặc dầu cộng đồng dân cư thôn được pháp luật thừa nhận nhưng quyền sử dụng rừng bị hạn chế, họ không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng, cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao (Điều 30, Luật BVPTR 2004). Bên cạnh đó, Luật dân sự chưa quy định cộng đồng là một chủ thể pháp luật do vậy còn nhiều hạn chế trong vấn đề xử lý các vi phạm (nếu có xảy ra), ai là người chịu trách nhiệm chính và cách xử lý như thế nào, vì thế làm cho cấp thẩm quyền có phần lo ngại khi giao rừng. • Công tác giao đất, giao rừng qua các thời kỳ được thực hiện khác nhau, không thống nhất, thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan. Việc giao rừng tự nhiên chủ yếu thực hiện thông qua tài trợ của các chương trình, dự án, mỗi dự án có phương pháp tiếp cận khác nhau nên trình tự và phương pháp tiến hành, sự tham gia của các bên liên quan cũng khác nhau, cách tổ chức, quản lý rừng không như nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác giao rừng, có nơi còn mang tính hình thức. • Diện tích rừng tự nhiên được giao đa số là rừng nghèo kiệt, xa khu dân cư; chế độ hưởng lợi phụ thuộc vào lượng tăng trưởng, sau 10-15 năm mới được hưởng sản phẩm, trách nhiệm và quyền hưởng lợi của các chủ rừng thiếu cụ thể nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện, chưa động viên được người dân. • Sau khi giao, việc kiểm tra giám sát và sự phối kết hợp của các ban ngành tham mưu trên địa bàn huyện còn hạn chế, thậm chí còn chồng chéo. Vai trò giám sát của các cơ quan tham mưu ở một số huyện (KL, NNPTNT, TNMT) chưa thường xuyên chưa đồng bộ nếu không muốn nói là buông lỏng quản lý, khoán trắng cho cộng đồng. Việc xảy ra phá rừng trên rừng được giao là điều không tránh khỏi, tuy nhiên mức độ giảm nhiều so với trước đây. • Năng lực của cộng đồng/ BQL Thôn còn hạn chế vì vậy một số lãnh đạo các cấp chính quyền chưa yên tâm để giao rừng cho cộng đồng.

9


10


ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO-CÁC KẾT QUẢ CHÍNH VÀ THẢO LUẬN

3.1 Các đặc điểm chính của nhóm được khảo sát Phần dưới đây sẽ mô tả các đặc điểm chính của nhóm mẫu của đợt khảo sát này. Các đặc điểm này được tính toán dựa trên tổng số 304 phiếu khảo sát hợp lệ. Các đặc điểm này bao gồm giới, học vấn; dân tộc; gia cảnh; sinh kế; và tiếp cận rừng. Biểu đồ 3 – Thành phần giới của mẫu khảo sát 120% 100% 80%

35%

27%

31%

73%

69%

Quảng Nam

Cả 2 tỉnh

60% 40%

65%

20% 0% Thừa Thiên Huế

Nam

Nữ

(Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu)

Tổng cộng đoàn khảo sát đã tiến hành bảng hỏi với 304 người ở cả 2 tỉnh của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trong đó 31% là nữ giới và 69% là nam giới đạt mục tiêu mà đoàn khảo sát đặt ra – ít nhất 25% người được hỏi là nữ giới để đảm bảo không có sự thiên lệch về giới trong kết quả khảo sát. Cụ thể hơn, 35% người được hỏi ở Thừa Thiên Huế là nữ và 65% là nam giới. Con số tương ứng ở tỉnh Quảng Nam là 27% và 73% (Xem biểu đồ 3).

10


Biểu đồ 4 – Trình độ học vấn của mẫu khảo sát 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Không biết chữ

Tiểu học

THCS

THPT

> THPT

Thừa Thiên Huế

15%

45%

25%

13%

3%

Quảng Nam

10%

31%

31%

24%

4%

Cả hai tỉnh

13%

38%

28%

18%

3%

Thừa Thiên Huế

Quảng Nam

Cả hai tỉnh

(Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu)

Về trình độ học vấn, đại đa số người được hỏi học hết tiểu học – 38% cho cả hai tỉnh; 45% cho Thừa Thiên Huế và 31% cho Quảng Nam. Sau đó lần lượt là THCS và THPT. Số người mù chữ chiếm 13% tổng số người được khảo sát. Tuy nhiên số người mù chữ này còn có thể cao hơn vì khi thảo luận nhóm một số người cho biết họ đã học hết tiểu học hoặc đang học THCS nhưng lâu ngày không sử dụng nay lại tái mù chữ. Số người có trình độ trên THPT không nhiều chỉ chiếm 3% tổng số người được khảo sát. Biểu đồ 5 – Thành phần dân tộc của mẫu khảo sát 120% 100% 80% 60% 40% 20% 0%

Kinh

Kơ Tu

Pa hy, Vân Kiều

Thừa Thiên Huế

55%

32%

13%

Quảng Nam

2%

98%

0%

Cả hai tỉnh

30%

63%

7%

(Nguồn: dữ liệu khảo sát, N = 304 - Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu)

Vì vùng khảo sát là các xã vùng núi biên giới của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nên đại đa số người được khảo sát là người dân tộc thiểu số. Người Kinh chiếm 30% tổng số người được hỏi, còn lại 70% là người dân tộc thiểu số. Trong 70% này người Kơ Tu chiếm đa số với 63%, sau đó là người Pa Hy và Vân Kiều với 7%. Chia tách dưới góc độ tỉnh, 98% người được hỏi ở Quảng Nam là người dân tộc thiểu số. Trong khi đó con số tương ứng ở Thừa Thiên Huế là 45%.

11


Biểu đồ 6 – Gia cảnh của nhóm mẫu khảo sát 90%

81%

74%

80% 70% 60%

49%

50%

49%

40% 30% 10%

21%

19%

20% 4%

0%

0%

2%

Hộ Khá

Hộ trung bình Thừa Thiên Huế

Quảng Nam

Hộ nghèo Cả hai tỉnh

(Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu)

Về gia cảnh, đại đa số người được hỏi thuộc hộ nghèo hoặc trung bình, với tỉ lệ đều là 49%. Hộ khá chỉ chiếm 2%. Ở Quảng Nam, tỉ lệ người được khảo sát thuộc diện hộ nghèo cao hơn hẳn so với Thừa Thiên Huế: 81% so với 21%. Có lẽ, tỉ lệ cao người được hỏi ở Quảng Nam là người dân tộc thiểu số - 98% so với 45% ở Thừa Thiên Huế - là nguyên nhân chính cho sự khác biệt này. Trên bình diện quốc gia, người dân tộc thiểu số ở Việt Nam – chiếm 13% dân số - nhưng chiếm tới 60% của dân số nghèo6. Bảng 4 – Các nguồn sinh kế chính của nhóm khảo sát7 Huế Quảng Nam Nội dung Ts % Ts %

STT 1

Trồng trọt chăn nuôi

150

76,92

115

56,65

2

Nuôi trồng thủy sản

3

1,53

10

4,93

3

Trồng, khai thác và chế biến lâm sản

13

6,66

14

6,90

4

Sản xuất nông lâm kết hợp

8

4,10

26

12,81

5

Dịch vụ buôn bán

3

1,53

2

0,99

6

Làm thuê

8

4,10

31

15,27

Lương tháng

10

5,12

5

2,46

Tổng

195

100

203

100

7

Về sinh kế, nông nghiệp vẫn là sinh kế chính của nhóm mẫu được khảo sát – với 76,9% ở Thừa Thiên Huế và 56.5% ở Quảng Nam. Những sinh kế phi nông nghiệp như làm thuê, lương tháng, buôn bán chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhóm được khảo sát. Mặc dầu sống gần rừng tự nhiên và đang trực tiếp quản lý, bảo vệ nhiều diện tích rừng, nhưng chỉ rất ít số ý kiến cho rằng hoạt động trồng, khai thác và chế biến lâm sản hay hoạt động sản xuất nông lâm kết hợp là những nghề đem lại thu nhập chính cho họ, điều này cho thấy phần lớn người dân sống ven rừng chưa thực sự được hưởng những lợi ích kinh tế từ rừng tự nhiên.

6

12

7

Nguồn: UNDP, WB Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu


Biểu đồ 7 – Khai thác, sử dụng lâm sản 90%

77%

80% 70%

62%

60% 50% 40%

38%

30%

23%

20% 10% 0% Có khai thác

Không khai thác Thừa Thiên Huế

Quảng Nam

(Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu)

Về việc tiếp cận tới rừng, nhóm mẫu khảo sát ở Quảng Nam cho thấy một sự khác biệt cao hơn hẳn so với nhóm ở Thừa Thiên Huế. Theo số liệu, 77% người được hỏi ở Quảng Nam trả lời là có khai thác rừng, so với 38% ở Thừa Thiên Huế. Kết quả này phù hợp với đánh giá về ngành nghề đem lại thu nhập chính cho người dân ở Thừa Thiên Huế, với khoảng 80% người dân cho rằng trồng trọt chăn nuôi là công việc chính, chiếm nhiều thời gian nhất, đem lại thu nhập chính cho họ. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy tài nguyên rừng đã suy thoái nhiều, các loại lâm sản có giá trị kinh tế đã bị khai thác kiệt, người dân sống gần rừng tự nhiên không thể sống dựa vào rừng. Với những người có khai thác lâm sản thì củi, dược liệu (lá cây rừng để uống), song mây là những lâm sản chủ yếu mà họ thường khai thác. Ở Quảng Nam tuy số người có khai thác sử dụng các loại lâm sản còn rất cao, chiếm tới 77% số người được phỏng vấn nhưng nguồn lợi chính mà người dân thu được chủ yếu là củi và một số loại rau rừng để làm thức ăn. Điều này cho thấy tài nguyên rừng nơi đây đã giảm đi đáng kể. Tóm lại, nhóm mẫu được khảo sát đại đa số là người dân tộc: Kơ Tu, Vân Kiều, Pa Hy (tổng cộng 70%). Đa số họ thuộc hộ nghèo (49%) hoặc trung bình (49%) sống dựa vào nông nghiệp và rừng. Đa số người được hỏi có trình độ học vấn cấp 1 hoặc 2. Có sự khác biệt giữa nhóm người được hỏi ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế khi mà tỉ lệ người được hỏi là người dân tộc ở Quảng Nam cao hơn so với Thừa Thiên Huế - 98% so với 45%.

3.2 Nhận thức và hành vi liên quan đến rừng của nhóm khảo sát Phần này sẽ mô tả về nhận thức và hành vi liên quan đến rừng của nhóm được khảo sát. Cụ thể hơn là (i) giá trị và tầm quan trọng của rừng với đời sống của người dân; (ii) nhận thức của người dân về sự thay đổi của rừng trong 10 năm vừa qua; (iii) sự tham gia của người dân vào hoạt động bảo vệ rừng; (iv) nhận thức của người dân về vai trò của họ với rừng; (v) sự tham

13


gia của người dân vào các khóa tập huấn. Bảng 5 - Giá trị và tầm quan trọng của rừng với đời sống người dân8 Thừa Thiên Huế Quảng Nam Không quan Không quan Quan trọng Quan trọng Giá trị trọng trọng Ý Ý Ý Ý % % % % kiến kiến kiến kiến Bảo vệ nguồn nước

141

86.50

22

13.50

127

90.07

14

9.93

Bảo vệ đất đai

121

74.23

42

25.77

114

80.85

27

19.15

Cung cấp thức ăn

67

41.10

96

58.90

77

54.61

64

45.39

Dược liệu

43

26.38

120

73.62

51

36.17

90

63.83

Cung cấp thu nhập

53

32.52

110

67.48

63

44.68

78

55.32

Phát triển du lịch sinh thái

52

31.90

111

68.10

42

29.79

99

70.21

Cung cấp củi. rắn, than...

76

46.63

87

53.37

67

47.52

74

52.48

Khác

3

1.84

160

98.16

1

0.71

140

99.29

Với nhóm được khảo sát ở cả Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ. Giá trị cao nhất là bảo vệ nguồn nước (86.5% ở Huế và 90% ở Quảng Nam). Tiếp đến là bảo vệ đất đai, cung cấp thức ăn, chất đốt (xem bảng 5). Điều này phù hợp với lối sống dựa nhiều vào tài nguyên rừng của đồng bào dân tộc thiểu số nặng tính tự cung tự cấp. Bảng 6 - Nhận thức của người dân về sự thay đổi diện tích rừng tự nhiên trong 10 năm qua 9 Ý kiến Số người Tỉnh Xã được hỏi Có thay đổi Không thay Không có ý (%) đổi (%) kiến (%) TT. Huế

Quảng Nam

Phong Mỹ

39

58.97

17.95

23.08

Phong Sơn

40

32.50

32.5

35.00

Thượng Quảng

42

73.81

19.05

7.14

Hương Phú

42

85.71

9.52

4.76

Tabhing

46

52.14

21.74

26.09

Chaval

43

86.05

4.65

9.3

Ba

52

88.46

0

11.54

Ở tất cả các xã được khảo sát, dữ liệu điều tra cho thấy là có sự thay đổi về diện tích cũng như các nguồn lợi từ rừng tự nhiên. Có một số ý kiến cho rằng diện tích rừng tự nhiên và các nguồn lợi tăng lên do quản lý bảo vệ tốt, do trồng làm giàu rừng và các ý kiến này chủ yếu là của người dân ở TT Huế. Nhưng rất nhiều ý kiến cho rằng diện tích rừng tự nhiên đã và đang giảm xuống mà nguyên nhân chính là do khai thác rừng trái phép, do đốt nương làm rẫy, phá rừng làm thủy điện, khai thác khoáng sản...

8

14

9

Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu


Bảng 7 - Nhận thức của người dân về vai trò của họ với rừng10 Ý kiến người dân Vai trò TT.Huế Quảng Nam Không biết / Không có ý kiến

32

15

Chỉ là người khai thác, sử dụng

6

9

Là người quản lý, bảo vệ

47

45

Vừa là người khai thác, sử dụng, quản lý, bảo vệ

67

70

Không có vai trò gì cả

11

2

Vai trò khác

0

0

Trước câu hỏi về vai trò của mình với rừng, một phần khá lớn người dân đã nhận thức được vai trò của mình với tài nguyên rừng của địa phương. Họ đã hiểu được rằng mình giờ đây không chỉ có khai thác sử dụng tài nguyên rừng mà còn phải chung tay với các cơ quan có thẩm quyền để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng cho con cháu mình. Bảng 8 - Sự tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng ở địa phương11 Đã từng tham gia Chưa từng tham gia Tỉnh Xã Ts % Ts % TT. Huế

Quảng Nam

Phong Sơn

26

65

14

35

Phong Mỹ

35

89.74

4

10.26

Thượng Quảng

31

73.81

11

26.19

Hương Phú

35

83.33

7

16.67

Tabhing

40

86.96

6

13.04

Chaval

31

72.09

12

27.91

Ba

41

78.85

11

21.15

Tổng cộng có 239/304 người được hỏi chiếm 78.62% khẳng định đã từng tham gia các cuộc họp hoặc hoạt động về bảo vệ, khai thác tài nguyên rừng tại địa phương. Tuy nhiên, kết quả điều tra không đồng đều giữa các xã. Xã Phong Mỹ ở TT-Huế có đến 89,74% số người được hỏi đã từng tham gia, tiếp đến là xã Tabhing ở Quảng Nam có 86,96%, xã Hương Phú TT-Huế có 83,33%, thấp nhất là xã Phong Sơn, TT-Huế số người đã từng tham gia chỉ có 65%. Điều này cũng dễ hiểu vì xã Phong Mỹ và Hương Phú đã thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng từ năm 2003-2006 còn xã Phong Sơn thì mới thực hiện năm 2009. Hơn nữa xã Phong Mỹ và Tabhing có nhiều dự án hỗ trợ nên người dân cũng được tham gia các hoạt động nhiều hơn các xã kia.

10 11

Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu

15


Biểu đồ 8 – Tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về quản lý rừng cộng đồng 70%

64% 58%

60% 50%

42% 36%

40% 30% 20% 10% 0% Đã từng tham gia

Chưa từng tham gia Thừa Thiên Huế

Quảng Nam

( Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu)

Có 164 người được hỏi trả lời đã từng tham gia các khóa tập huấn, hội thảo chiếm 53.95%; 140 người trả lời chưa từng được tham gia chiếm tỷ lệ 46.05%. Xã Phong Mỹ có số người đã tham gia cao nhất chiếm 82%, tiếp đến là xã Hương Phú 71,43%, thấp nhất là xã Chàval chỉ có 27.91% số người đã từng tham gia.. Các hoạt động tập huấn đào tạo, hội thảo chủ yếu do các Dự án tổ chức. Một số lớp tập huấn, hội thảo từ nguồn ngân của Nhà nước và do các cơ quan thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT của tỉnh, huyện tổ chức như: Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm, Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, UBND xã … Nếu do Dự án tổ chức thì trong khoảng thời gian thực hiện dự án; nếu do cơ quan nhà nước tổ chức thì hàng năm đều có. Những nội dung tập huấn chính là: Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, trồng và chăm sóc rừng. Tóm lại nhóm mẫu khảo sát nêu đề cao giá trị của rừng với cuộc sống hiện tại của họ: giữ nước, giữ đất, cung cấp thức ăn chất đốt. Họ cũng nhận thức được vai trò của mình không chỉ là người khai thác mà còn là người bảo vệ rừng. Đại đa số đã từng tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng ở các mức độ khác nhau – tỉ lệ ở xã thấp nhất cũng là 65%.

3.3 Sự lựa chọn của người dân về các nội dung tập huấn Phần dưới đây mô tả về sự lựa chọn của người dân hai tỉnh về các nội dung tập huấn mà nhóm khảo sát đề xuất. Tổng cộng có 14 nội dung tập huấn cụ thể được đưa ra cho người dân lựa chọn (xem bảng 9). Theo kết quả điều tra khảo sát tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam thì tất cả các nội dung đưa ra đều được người dân quan tâm tuy nhiên mức độ quan tâm ở mỗi nội dung có sự khác nhau. Ở Thừa Thiên Huế người dân có xếp hạng ưu tiên cho các nội dung đề nghị được tập huấn còn ở Quảng Nam thì không do vậy mà thứ tự ưu tiên ở Quảng Nam sẽ được tính theo % số phiếu bình chọn từ cao xuống thấp (xem bảng 9). Thứ tự ưu tiên này sẽ được tính đến khi thiết kế các khóa tập huấn ở mỗi địa phương.

16


Bảng 9 - Xếp hạng ưu tiên các nội dung tập huấn theo tỉnh Xếp hạng ưu tiên Nội dung Quảng Nam13 TT. Huế12

TT 1

Khái niệm về Quản lý rừng cộng đồng: cách tiếp cận dựa trên quyền

1

8

2

Các quyền của người dân trong quản lý và sử dụng đất và rừng đã giao cho cac hộ gia đình và cộng đồng quản lý

2

1

3

Các Luật, quy định và luật tục truyền thống về quản lý đất và rừng

3

5

4

Huy động nguồn lực và cơ chế chia sẻ lợi ích từ quản lý đất và rừng

4

12

5

Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ/ nhóm quản lý rừng cộng đồng và kỹ năng làm việc nhóm

10

7

6

Kinh nghiệm mô hình thực tiễn quản lý rừng cộng đồng dựa trên quyền của người dân

7

9

7

Xây dựng và thực hiện hương ước bảo vệ và phát triển rừng

13

6

8

Kĩ năng điều tra, đánh giá tài nguyên rừng

11

13

9

Làm giàu rừng tự nhiên thông qua các sinh kế bền vững

5

11

10

Phương thức lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng

12

14

11

Quản lý sử dụng bề vững tài nguyên rừng và đất rừng

14

10

12

Phương pháp tạo giống, trồng và chăm sóc một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao

6

4

13

Phương pháp trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản lâm sản ngoài gỗ

8

2

14

Phương pháp gây nuôi một số loại động vật rừng

9

3

15

Các kỹ năng/nội dung khác

Tiêu chí lựa chọn các nội dung bộ tài liệu tập huấn là đồng thời phải được người dân cả hai tỉnh chọn lựa với số phiếu nhiều nhất. Kết quả so sánh ở biểu đồ 9 cho thấy rằng có 09/14 nội dung được người dân cả 2 tỉnh lựa chọn với số phiếu bình chọn ít nhất là trên 30%. Đó là các nội dung số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 12, 13, 14. Ngoài ra nội dung số 4 và 9 còn được người dân tại TT - Huế lựa chọn với số phiếu là trên 40%. Biểu đồ 9 – So sánh ý kiến người được hỏi ở hai tỉnh về các nội dung thích được tập huấn 80 70 60 %

50 40 30 20 10 0 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Nội dung tập huấn Huế

Quảng Nam

(Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu) 12 13

Xếp hạng dựa trên thứ tự ưu tiên Xếp hạng dựa trên số liệu % từ cao xuống thấp

17


Một yếu tố quan trọng đóng góp tới sự thành công của tập huấn là khả năng tiếp thu của người tham gia, đặc biệt là đối tượng người dân tộc thiểu số. Kết quả thu được cho thấy rằng có sự khác biệt lớn giữa nhóm được khảo sát ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam về khả năng tiếng Việt (xem biểu đồ 10). 71% người được hỏi ở Thừa Thiên Huế cho là mình thành thạo tiếng Việt, trong khi con số tương ứng ở Quảng Nam là 37%. Sự khác biệt này chủ yếu đến từ sự khác biệt giữa thành phần người dân tộc trong mẫu khảo sát của Quảng Nam và Thừa Thiên Huế; 98% và 45%. Yếu tố này sẽ được tính đến trong quá trình thiết kế và tiến hành tập huấn. Biểu đồ 10 – Khả năng tiếng Việt của người được hỏi 80% 70%

71% 60%

60% 50% 40%

37% 28%

30% 20% 10%

1%

0% Thành thạo

Biết một ít Thừa Thiên Huế

3%

Không biết

Quảng Nam

(Nguồn: dữ liệu khảo sát: Huế 163 phiếu; Quảng Nam: 141 phiếu; tổng cộng 304 phiếu)

Ngoài ra, kết quả thu được từ 7 cuộc họp thảo luận nhóm tại 7 xã khảo sát và phỏng vấn 11 cán bộ ở các cơ quan chức năng tại 2 tỉnh (xem phụ lục 2) còn cho thấy những mong muốn, suy nghĩ của người dân và chính quyền địa phương liên quan đến hoạt động đào tạo tập huấn như thành phần, số lượng học viên, thời gian, địa điểm tập huấn … Những yếu tố này cũng rất quan trọng và sẽ được tính đến khi thiết kế các lớp tập huấn.

18


19


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hoạt động điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo cho người dân miền núi tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nhận quản lý, bảo vệ rừng đã diễn ra đúng theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đã đề ra. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng công tác giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý tại 2 tỉnh trong những năm vừa qua; đã thu thập được những thông tin, số liệu rõ ràng, cụ thể và khá toàn diện về nhận thức, năng lực của người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng ở khu vực nghiên cứu; những mong muốn, suy nghĩ của người dân liên quan đến hoạt động đào tạo tập huấn như thành phần, số lượng học viên, thời gian, địa điểm tập huấn … Quan trọng nhất là đã xác định được nhu cầu đào tạo để nâng cao nhận thức, năng lực quản lý bảo vệ và phát huy vốn rừng cho người dân. Theo người dân thì nội dung cần ưu tiên tập huấn đầu tiên là những vấn đề liên quan đến phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng; các quyền của người dân trong quản lý, sử dụng đất và rừng đã giao cho các hộ gia đình và cộng đồng quản lý; tiếp đến là các kiến thức, kỹ thuật về trồng, quản lý, bảo vệ, chăm sóc các loài cây, con trong rừng tự nhiên cho hiệu quả kinh tế cao (xem bảng 9 và biểu đồ 9)… Để đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, Trung tâm Phát triển sáng kiến cộng đồng và Môi trường sẽ căn cứ vào kết quả xác định năng lực và nhu cầu đào tạo của người dân địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn phù hợp. Theo kế hoạch chúng tôi sẽ tổ chức 08 lớp tập huấn cho người dân của 08 xã vùng dự án với thời gian khoảng 3 ngày/ lớp, vì vậy mỗi lớp sẽ có từ 3-5 nội dung được chọn lựa để tập huấn trước xếp theo thứ tự ưu tiên của từng địa phương có lồng ghép với các nội dung mới của phương pháp tiếp cận dựa trên quyền. Bên cạnh đó để hoạt động tập huấn đào tạo thực sự phát huy hiệu quả, Trung tâm sẽ cố gắng tìm kiếm các nguồn tài trợ, hỗ trợ cho người dân các địa phương giống cây trồng, vật nuôi, giúp họ xây dựng các mô hình làm giàu rừng tự nhiên, tạo thêm thu nhập, thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, là điều kiện cần thiết để quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên hiệu quả.

19


PHỤ LỤC 1 – BẢNG HỎI BIỂU PHỎNG VẤN HỘ “Tìm hiểu kiến thức của người dân địa phương về phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng và đánh giá nhu cầu đào tạo’’ Ngày phỏng vấn:...................................Phiếu số:........................................... Người phỏng vấn: ........................................................................................... Địa điểm phỏng vấn: Thôn/ấp ...................................................................... Xã: ................................... Huyện: ........................................Tỉnh:.................. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên người được phỏng vấn:...................................................................................................... 2. Tuổi:

.......................Giới tính: ................... Nam/Nữ

3. Trình độ học vấn: Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở

Trung học phổ thông Trên trung học phổ thông

4. Sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Việt): Thành thạo Biết một ít 5. Dân tộc: Kinh Pahy Vân Kiều

Không biết

Kơ Tu Giẻ triêng Dân tộc khác: .....................

6. Nghề nghiệp chính đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình trong những năm gần đây: Trồng trọt và chăn nuôi Dịch vụ, buôn bán, nghề phụ Nuôi trồng thủy sản Làm thuê Trồng, khai thác và chế biến lâm sản Làm việc, hưởng lương tháng Sản xuất nông-lâm kết hợp Nghề khác:..................... - Nếu là trồng trọt, chăn nuôi thì loài cây trồng vật nuôi chính là loại gì? ..................................................................................................................................................................... - Nếu là trồng, khai thác và chế biến lâm sản thì loài cây chính là gì? ..................................................................................................................................................................... 7. Xếp hạng kinh tế hộ gia đình (theo phân hạng của thôn hoặc xã hoặc theo kết quả đánh giá của nhà nước. Cán bộ phỏng vấn có thể tìm hiểu qua Trưởng thôn hoặc UBND xã)

Khá giả

Trung bình/ Bình thường

Nghèo/Khó khăn

20


II. GIÁ TRỊ VÀ SỰ THAY ĐỔI CỦA TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 8. Ông/bà có thấy tài nguyên rừng tại địa phương là quan trọng đối với bản thân, gia đình và làng xóm của mình hay không?

Không

Không có ý kiến

9. Gia đình ông/bà có khai thác, sử dụng các loại lâm sản tại các khu rừng xung quanh thôn, bản không?

Không

Nếu CÓ, đề nghị ông/bà cho biết cụ thể những lâm sản nào mà mình hay khai thác? Gỗ, củi Dược liệu Thức ăn Các loại khác 10. Đề nghị ông/bà cho biết tài nguyên rừng có những giá trị và tầm quan trọng nào dưới đây:

Bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất Bảo vệ đất đai Cung cấp nguồn thức ăn cho gia đình Cung cấp nguồn dược liệu cho gia đình Cung cấp nguồn thu nhập cho gia đình Là nơi phù hợp để phát triển du lịch sinh thái Cung cấp lâm sản, củi, than, rắn, mật ong..cho tiêu dùng của dân địa phương (khác) ..................................................................................

11. Theo ông/bà, nguồn lợi từ rừng tự nhiên của địa phương có thay đổi gì không trong 10 năm qua?

Không

Không biết

Nếu CÓ, đề nghị ông/bà cho biết thay đổi như thế nào và lý do tại sao:

Tăng lên / Nhiều hơn

Giảm xuống/ Ít đi

Lý do thay đổi: ............................................................................................ 12. Theo ông/bà, diện tích rừng tự nhiên tại địa phương có thay đổi gì không trong 10 năm vừa qua?

Không

Không biết

Nếu CÓ, đề nghị ông/bà cho biết thay đổi như thế nào và lý do tại sao:

Tăng lên / Nhiều hơn

Giảm xuống/ Ít đi

Lý do thay đổi: .............................................................................................. 13. Theo ông/bà, nếu rừng của địa phương bị phá hết thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

21


Đất đai bị thoái hóa Cạn kiệt nguồn nước Mất đi nguồn thu nhập Mất đi vùng rừng tự nhiên có cảnh đẹp (hậu quả khác)................................................................................

III. NHẬN THỨC VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG 14. Ông/bà có biết Rừng tự nhiên tại địa phương mình hiện do ai quản lý ? Cơ quan kiểm lâm Chính quyền địa phương xã, huyện, tỉnh Cơ quan phụ trách tài nguyên và môi trường Các hộ cá thể và doanh nghiệp sử dụng tài nguyên rừng Cộng đồng thôn bản, các nhóm hộ (bên khác).................................................................................... 15. Theo ông/bà, người dân có vai trò gì đối với rừng tại địa phương?

Không biết / Không có ý kiến Chỉ là người khai thác, sử dụng Là người quản lý, bảo vệ Vừa là người khai thác, sử dụng, vừa là người quản lý, bảo vệ Không có vai trò gì cả

16. Ông/bà đã từng tham gia các cuộc họp hoặc hoạt động về bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên rừng tại địa phương bao giờ chưa?

Đã từng

Chưa bao giờ

Nếu CÓ,

đề nghị ông/bà cho biết đã tham gia hoạt động nào? Tham gia các cuộc họp bàn về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng của địa phương Tham gia trồng rừng Tham gia tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn chặt phá rừng Tham gia các khóa tập huấn về quản lý, khai thác rừng bền vững Cung cấp thông tin, hợp tác với chính quyền ngăn chặn khai thác rừng trái phép Hướng dẫn khách du lịch tham quan thiên nhiên địa phương (khác) ...............................................................................................

IV. NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA NGƯỜI DÂN VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN TẠI ĐỊA PHƯƠNG 17. Ông/bà hoặc gia đình ông/bà có tham gia Quản lý rừng cộng đồng không (rừng được giao cho cộng đồng thôn hoặc nhóm hộ quản lý) ?

Không

18. Ông/bà đã từng tham gia khóa tập huấn, hội thảo nào về Quản lý rừng cộng đồng chưa?

22


Đã từng tham gia

Chưa bao giờ

Nêu Có, xin liệt kê như sau: Do cơ quan nào tổ chức? ở đâu? khi nào? nội dung chính là gì? 19. Ông/bà có biết về các nội dung sau: (đánh dấu X vào vị trí phù hợp) + Khái niệm về Quản lý rừng cộng đồng: cách tiếp cận dựa trên quyền Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về các quyền của người dân trong quản lý đất và rừng đã được giao cho hộ gia đình hoặc cộng đồng quản lý Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về Luật, quy định, và luật tục truyền thống (hương ước, quy ước) về quản lý đất và rừng Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Kiến thức đúc rút từ kinh nghiệm lâu đời và của cha ông (kiến thức bản địa) trong quản lý bảo vệ đất và rừng Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Cách lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ/nhóm quản lý rừng cộng đồng và cách làm việc nhóm Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về kỹ thuật vệ sinh rừng, các biện pháp cải tạo và làm giàu rừng áp dụng cho rừng nghèo kiệt Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về biện pháp phòng chống lửa rừng Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về biện pháp Nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về cách điều tra, đánh giá tài nguyên rừng Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về kỹ thuật gieo ươm cây giống, trồng và chăm sóc một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản các loại lâm sản ngoài gỗ Không biết Biết sơ qua Biết kỹ + Về kỹ thuật gây nuôi một số loài động vật rừng Không biết Biết sơ qua Biết kỹ 20. Trong các nội dung tập huấn dưới đây Ông/bà thích tham gia học nội dung nào nhất? Nếu có thể, hãy chọn và đánh dấu theo thứ tự ưu tiên. Khái niệm về Quản lý rừng cộng đồng: cách tiếp cận dựa trên quyền Các quyền của người dân trong quản lý và sử dụng đất và rừng đã giao cho các hộ gia đình và cộng đồng quản lý Các Luật, qui định, và luật tục truyền thống về quản lý đất và rừng Huy động nguồn lực và cơ chế chia sẻ lợi ích từ quản lý đất và rừng Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ/nhóm quản lý rừng cộng đồng và kỹ năng làm việc nhóm Kinh nghiệm mô hình thực tiễn quản lý rừng cộng đồng dựa trên quyền của người dân Xây dựng và thực hiện hương ước bảo vệ và phát triển rừng Kĩ năng điều tra, đánh giá tài nguyên rừng Làm giàu rừng tự nhiên thông qua các sinh kế bền vững

23


Phương thức lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất rừng Phương pháp tạo giống, trồng và chăm sóc một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao Phương pháp trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản lâm sản ngoài gỗ Phương pháp gây nuôi một số loài động vật rừng Các kỹ năng/nội dung khác (hãy liệt kê ra)......................................

Trân trọng cảm ơn ông/bà !

BIỂU PHỎNG VẤN CÁN BỘ VÀ THẢO LUẬN NHÓM THÔNG TIN VỀ NGƯỜI THAM GIA THẢO LUẬN/PHỎNG VẤN: Họ và tên:.......................................................................................................... Địa chỉ:.............................................................................................................. Chức danh:....................................................................................................... Thời gian tham gia thảo luận/phỏng vấn:.................................................... NHỮNG Ý KIẾN THẢO LUẬN: AI ? 1. Những đối tượng nào ở xã, thôn nên là đối tượng để đào tạo (lãnh đạo xã, cán bộ lâm nghiệp, người dân có tham gia quản lý rừng cộng đồng,….) ? 2. Số lượng học viên nên được lựa chọn từ mỗi một đối tượng liệt kê ở câu hỏi 1 bên trên và tổng số học viên ? 3. Những người được lựa chọn để đào tạo có nên phân theo nhóm để tập huấn. Các nhóm được phân chia: (i) Theo chủ đề đào tạo (ii) Theo trình độ của học viên, (iii) Theo vị trí địa lý, (vi) Theo tiêu chí khác? CÁI GÌ? 1. Tại địa phương đã có những khóa tập huấn, hội thảo nào liên quan đến Quản lý rừng cộng đồng chưa ? Nếu Có, xin liệt kê như sau: Do cơ quan nào tổ chức? ở đâu? khi nào? nội dung chính là gì? 2. Những khóa tập huấn, chương trình đào tạo, tài liệu tập huấn và nguồn đào tạo nào (hiện có) có thể được sử dụng để tập huấn, hoặc có thể lấy ra để phát triển chương trình tập huấn này ? 3. Trong các nội dung dưới đây thì nội dung nào có liên quan nhiều và quan trọng nhất đối với Quản lý rừng cộng đồng để từ đó có thể lựa chọn nội dung bài giảng và giảng viên thích hợp ? (Nếu có thể, hãy chọn và đánh dấu theo thứ tự ưu tiên)

24


Khái niệm về Quản lý rừng cộng đồng: cách tiếp cận dựa trên quyền Các quyền của người dân trong quản lý và sử dụng đất và rừng đã giao cho các hộ gia đình và cộng đồng quản lý Các Luật, qui định, và luật tục truyền thống về quản lý đất và rừng Huy động nguồn lực và cơ chế chia sẻ lợi ích từ quản lý đất và rừng Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ/nhóm quản lý rừng cộng đồng và kỹ năng làm việc nhóm Kinh nghiệm mô hình thực tiễn quản lý rừng cộng đồng dựa trên quyền của người dân Xây dựng và thực hiện hương ước bảo vệ và phát triển rừng Kĩ năng điều tra, đánh giá tài nguyên rừng Làm giàu rừng tự nhiên thông qua các sinh kế bền vững Phương thức lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất rừng Phương pháp tạo giống, trồng và chăm sóc một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao Phương pháp trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản lâm sản ngoài gỗ Phương pháp gây nuôi một số loài động vật rừng Các kỹ năng/nội dung khác (hãy liệt kê ra) TẠI SAO? 1.Các yếu tố thúc đẩy quan trọng nhất để thu hút học viên tham gia vào chương trình tập huấn này là gì? • Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng để có thể giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn liên quan đến quản lý rừng cộng đồng? • Cải thiện điều kiện và phát triển sự nghiệp? • Cơ hội để được nhận thù lao hoặc các khoản thanh toán khác liên quan đến việc tham gia các khóa đào tạo? • Lý do khác ? KHI NÀO? 1. Thời điểm tốt nhất để tổ chức tập huấn nên là: • Mùa khô • Mùa mưa • Tháng nào (6, 7, 8, ….) ?............... 2. Thời gian tổ chức tập huấn nên là bao lâu thì hợp lý: • Thời kỳ ngắn (chẳng hạn: nửa ngày trong mỗi tuần) và kéo dài trong nhiều tuần? • Học tập trung từ 3-5 ngày trong một tuần với toàn bộ thời gian ? • Học tập trung với thời gian dài hơn (hai hay nhiều tuần hơn, hay 1 tháng)? 3. Thời gian nào trong năm là thích hợp nhất với học viên để tổ chức đi tham quan mô hình điểm về quản lý rừng cộng đồng ? Ở ĐÂU? 1. Giảng viên có thể lấy từ các cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu nào cho chương trình tập huấn này ? 2. Địa điểm nào là thích hợp nhất để tổ chức lớp tập huấn ? - Tại hội trường của xã

25


- Tại hội trường của Huyện - Tại nơi khác:

NHƯ THẾ NÀO? 1. Phương pháp tiếp cận trong dạy và học tốt nhất cho chương trình tập huấn này nên là: • Tiếp cận lý thuyết truyền thống (bằng các tài liệu có sẵn) được cung cấp trong lớp học? • Các ví dụ thực tiễn từ các nghiên cứu điển hình • Đi tham quan thực tế đến các khu vực đã thành công trong quản lý rừng cộng đồng dựa trên quyền của người dân. • Các tiếp cận khác hay kết hợp giữa các phương pháp nói trên? 2. Các dạng tài liệu in và phương tiên nghe – nhìn nào sau đây là thích hợp nhất ? • Trình bày bằng Powerpoint • Phát tài liệu in • Sách • Bản đồ • Video • Ảnh • Vẽ 3. Các yếu tố văn hóa đặc trưng nào của địa phương cần phải tính đến khi tổ chức lớp tập huấn này ? 4. Những quan tâm đặc biệt nào trong quá trình giảng dạy cần lưu ý khi phát triển các tài liệu dùng để đào tạo, để lựa chọn giảng viên và thực hiện chương trình đào tạo (chẳng hạn như vấn đề giới, vấn đề thu nhập thấp, …..) ? NHỮNG Ý KIẾN KHÁC (NẾU CÓ):

Trân trọng cảm ơn !

26


PHỤ LỤC 2 – TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁN BỘ VÀ THẢO LUẬN NHÓM Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn, thu thập thông tin từ 11 cán bộ ở các cơ quan như Trạm Khuyến nông khuyến lâm và Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền và UBND xã Phong Sơn huyện Phong Điền, Kiểm lâm và phòng NN&PTNT huyện Nam Giang và Đông Giang. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tổ chức 7 cuộc họp thảo luận nhóm với 7 nhóm đại diện của 7 xã tại khu vực nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:

AI

TẠI SAO

CÁI GI

KHI NÀO

Ở ĐÂU

27

- Cán bộ lâm nghiệp xã, Kiểm lâm địa bàn - Thôn trưởng, Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, già làng....khoảng 06 người/thôn - Các hộ dân có tham gia quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Ưu tiên các thành viên Tổ bảo vệ rừng thôn: 05 - Tập huấn chung cho tất cả các đối tượng trên nhưng nên chia nhóm để thảo luận - Mỗi lớp có 30-50 học viên, nên nựa chọn 50% nam, 50% nữ Các yếu tố quan trọng nhất để thu hút học viên tham gia vào chương trình tập huấn là: - Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng để có thể giúp họ quản lý rừng cộng đồng tốt hơn. - Cơ hội để được nhận thù lao hoặc các khoản thanh toán khác liên quan đến việc tham gia các khóa đào tạo. - Tại tất cả các xã, phần lớn người dân đều được cơ quan lâm nghiệp trên địa bàn huyện (Hạt Kiểm lâm, các BQL rừng phòng hộ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên) tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý bảo vệ rừng; giao đất giao rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, trồng rừng... Tuy nhiên hiện nay hầu hết các tài liệu đều không còn giữ được. - Ở 1 số nơi có các dự án quốc tế tài trợ thì đã tổ chức một số lớp tập huấn liên quan tới quản lý bảo vệ rừng cộng đồng nhưng không có ý kiến gì về nguồn tài liệu của của các đợt tập huấn này. - Tất cả 14 nội dung đề xuất đều cần được đào tạo tập huấn cho người dân tuy nhiên cần tùy thuộc vào thứ tự ưu tiên của mỗi địa phương. Thời điểm tốt nhất để tổ chức tập huấn là vào tháng 7,8 dương lịch Thời gian tổ chức một buổi tập huấn từ 03 đến 05 ngày Tổ chức đi thăm quan mô hình điểm sau khi tập huấn Đại đa số người dân ở các xã cho rằng, giảng viên đến từ đâu cũng được, miễn là giỏi kiến thức, có nhiều kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng giảng dạy tốt, sinh động, vui vẻ. Riêng người dân xã Thượng Quảng, TT Huế lại mong muốn giáo viên phải là giảng viên của Trường Đại học Nông lâm Huế. Địa điểm thích hợp nhất để tổ chức lớp tập huấn là tại hội trường của UBND xã.


NHƯ THẾ NÀO

Ý KIẾN KHÁC

Phương pháp tiếp cận trong dạy và học tốt nhất cho chương trình tập huấn là kết hợp giữa các phương pháp: cung cấp lý thuyết, cần chú trọng ví dụ thực tiễn từ các nghiên cứu điển hình Các dạng tài liệu, phương tiện nghe – nhìn thích hợp nhất là: trình bày bằng máy chiếu, phát tài liệu in, chiếu video và ảnh. Tài liệu cần ngắn gọn, dễ hiểu. - Tập huấn xong phải có bài thu hoạch cuối khóa và cấp giấy chứng nhận. - Tập huấn xong cần được hỗ trợ về cây trồng, con giống.

28



30


31


ABSTRACT With the sponsorship of Rosa-Luxemburg-Stiftung (RLS), Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) conducted a survey in seven mountainous communes where there is a large number of ethnic minority people in four mountainous districts of two provinces of Thua Thien Hue and Quang Nam from February to April. The objectives of this survey are “Investigation and assessment of capacities and needs for community forest management of local community and authorities� in order to design training curricula and materials appropriate to the local needs and capacities. The survey team conducted 304 questionnaire interviews with 304 people in the seven communes, where the majority of their populations (70 %) are ethnic minorities such as Ko Tu, Van Kieu and Pa hy. Of the respondents, 49% live in poverty and 49% are at average, all relying on agriculture and forests. A majority of respondents have had either primary school or secondary school education. A difference between groups of respondents from Quang Nam and Thua Thien Hue lay in the proportion of ethnic minority respondents which are 98% in Quang Nam, higher than 45% in Thua Thien Hue. Briefly, respondents consider forests to have high values for their life which include water and soil retention and provision of food and fuel sources. They are also aware of their roles not only as forest users but also protectors. The proportion of respondents who have been or used to be involved in forest protection activities is large but varies across communes with 65% being the lowest. People from both provinces select nine of fourteen training contents which are contents number 1, 2, 3, 5, 6, 7, 12, 13, 14 of which the selection rate is 30% at the lowest. Over 40% of respondents from Thua Thien Hue choose contents number 4 and 9. Comparing Vietnamese language skills between surveyed groups in Thua Thien Hue and Quang Nam, 71% of respondents in Thua Thien Hue believe they are fluent in Vietnamese while the corresponding figure is 37% in Quang Nam. The data collected in this survey will be used in the second phase of the project to design proper training courses that suit capacities and needs of local communities, through which to further empower the local ethnic minority communities in effective and sustainable use and protection of forests.

29


INTRODUCTION 1.1 Rationale For recent years forest resources have declined rapidly in the world in general and in Vietnam in particular due to many different causes. This has caused many difficulties for forest-dependent communities who have low education and are backward. Therefore, community-based management of natural forests is an appropriate solution which balances between environmental protection and the interests of indigenous communities, who livelihood relies heavily on forest resources. It helps to share benefits derived from forests in a fair and sustainable way to attract the community to participate in protecting the remaining forest areas. In addition, community-based management of natural forests is consistent with the trend of sustainable forest management, contributing to reducing negative impacts of climate change which are a matter of concern for the State and the international community. In the central Vietnam, Thua Thien Hue and Quang Nam are two typical provinces having rich forest resources which have allocated natural forests to communities for management. However, understanding and capacity of local communities related to forestry management are limited. In order to design appropriate intervention programs, it is necessary to understand the real needs and capacities of these communities. A survey is therefore required to assess training needs for community-based forest management methods in the right-based approach. In response to this practical requirement, Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) with the financial support of Rosa-Luxemburg-Stiftung (RLS) conducted a field survey in two provinces of Thua Thien Hue and Quang Nam. The survey findings will be used to design intervention programs, contributing to sustainable community-based forest management in the region and other areas in similar natural and social conditions.

1.2 Survey objectives The survey has two key objectives which are • To investigate and assess of capacities and needs of local communities and authorities for community forest management in four communes in Thua Thien Hue and three communes in Quang Nam1 ; • To provide survey results to relevant agencies and communities in two provinces of Thua Thien Hue and Quang Nam. In Thua Thien - Hue: communes of Thượng Quảng and Hương Phú in Nam Đông District and communes of Phong Mỹ and Phong Sơn in Phong Điền District; In Quảng Nam: communes of Tabhing and Chaval in Nam Giang District and Ba Commune in Đông Giang District.

1

30


1.3 Survey Design This survey combines quantitative and qualitative methods. Adopted qualitative methods include group discussions and in-depth interviews. Quantitative method used is questionnaire survey (see Appendix 1). Basically the survey includes seven steps as following: Step 1: Study design: Review the literature, select research methods, design a questionnaire for commune people and guides for group discussions and interviews of district forestry officials. Step 2: Preparation: contact partners, establish a team of experts, .... Step 3 and 4: Carry out a field survey to gather data in four communes in Thua Thien Hue and three communes in Quang Nam. Step 5: Analyzing data and reporting key results. Step 6: Hold a workshop to report on the key results and get feedback. Step 7: Synthesis and prepare the final report. Table 1 - Survey steps Time schedule No.

Activities

March 2011 April 2011 W1 W2 W3 W4 W1 W2 W3 W4

1

Rà soát tài liệu và thiết kế công cụ nghiên cứu

x

2

Chuẩn bị nghiên cứu: liên lạc địa phương, chuẩn bị nhóm nghiên cứu

x

3

Thu thập số liệu thực địa ở TT Huế

4

Thu thập số liệu thực địa ở Quảng Nam

x

5

Xử lý số liệu và viết báo cáo

x

6

Hội thảo báo cáo kết quả chính và lấy ý kiến phản hồi

7

Hoàn thiện báo cáo

x

x

x

x x x

C&E holds primary responsibilities for the survey. Under the supervision of C&E, a research team including C&E members and local partners was formed to conduct the survey. The team includes nine members, of whom three are from C&E, four from Thua Thien Hue and two from Quang Nam, specifically as following: 1. Ms. Hoang Thanh Tam – Master in Natural Resource Management, C&E Director, Team Leader; 2. Mr. Vu Quoc Phuong - Forestry Engineer, C&E Staff, Team Member; 3. Ms. Nguyen Thi Viet Anh - Bachelor in Foreign Languages, C&E Staff, Team Member; 4. Mr. Pham Ngoc Dung- Forest Engineer, Head of Hue Nature Care, Group Leader in Hue; 5. Mr. Nguyen Phong - Forestry Engineer, Office Manager of Hue Nature Care, Team Member; 6. Mr. Tran Viet Phuoc- Cultivation Engineer, Chief of Agriculture and Forestry Promotion

31


Station in Nam Dong District, Team Member; 7. Ms. Hoang Thi Kim Quy - Forestry Engineer, Team Member; 8. Mr. Nguyen Tan Sinh - Forestry Engineer, Vice Chief of Forest Management and Protection Division, Quang Nam Forestry Protection Department, Group Leader in Quang Nam; 9. Mr. Nguyen Van Tinh - Forestry Engineer, official of Quang Nam Forestry Protection Department, Team Member. The research team conducted this survey from 21 February 2011 to 30 April 2011.

1.4 Survey sample Key survey participants are local officials at district and lower levels and people in seven communes. Using three key methods- questionnaire survey, focus group discussions, and in-depth interviews- the research team collected data from representatives of local agencies and the communities in seven communes of the four districts of the two provinces. The survey sample group is detailed below:

Method

Table 2- General description of survey sample Sex Composition Local Community Male Female officials member

Location TT. Quang Hue Nam

Group discussion2

55

19

38

36

42

32

Questionnaire survey

209

95

42

262

163

141

In-depth interview

11

0

11

0

5

6

TOTAL

220

95

53

262

168

147

The survey was designed to take a sample size of 50 people per commune with at least 25% being female. There are 304 respondents to questionnaires (43 persons per commune on average) of whom 31.25% are female. This basically meets the requirement set forth. More specifically, there are 163 respondents from Thua Thien Hue and 141 respondents from Quang Nam.

2

32

Participants to group discussion are questionnaire interviewers. Therefore, they are not included in the questionnaire respondents


33


OVERVIEW OF THE SURVEY SITES 2.1 Current situation of forestry land in Thua Thien Hue Province Thua Thien Hue province has a total natural area of 506,259.8 hectares, of which 307,201.8 hectares (or 60.7%) are forestry land (according to 2008 Inventory). This forestry land area consists of 282,986.4 hectares with forest and 24,215.4 hectares without forest. The proportions of forest land by three functional forest types are: 28.7% being special-use forest land, 28.6% being protective forest land, and 42.7% being production forest land. This land composition can relatively fulfill the functions of forest conservation, protection and development. The area of special-use forests and protection forests accounts for 56.3% of forestry land. This shows that the role of forests in biodiversity conservation and protection has been given a first priority. Forestry land without forest in the province includes land with grass, bushes, scattered trees and sandy soil. Of this area, land with scattered trees occupies a large proportion and other types of forestry land without forest account for a small portion. Figure 1 - Map of two surveyed districts in Thua Thien Hue

(Source: internet)

33


2.2 Current situation of forestry land in Quang Nam Province Quang Nam has a total natural area of 1,043,837 ha, including 677,783 hectares (64.93%) forestry land (of which the planned protection forest area is 327,711 hectares, the planned production forest area is 216,300 hectares and the planned special-use forest area is 133,772 hectares). The forestry land with forest is 447,881 hectares, accounting for 66.08% of the total area of forestry land. Forestry land without forest is 229,902 hectares, accounting for 33.92% of the total area of forestry land. Most of forestry land concentrates in six mountainous districts of Dong Giang, Tay Giang, Nam Giang, Phuoc Son, Bac Tra My and Nam Tra My with an area of 506,834 hectares, accounting for 74.77% of the total area of forestty land in the province. In these districts, forestry land area with forest is 336,734 hectares and forestry land area without forests is 170,100 hectares. Figure 2 - Map of Quang Nam Province

(Nguáť“n : Internet )

Over nearly three years from 2004 to 2006 of the implementation of the policy of the provincial Communist Party Committee and Provincial PC to allocate forestry land to communities of ethnic minorities in the province, local authorities allocated a total forestry land area of 160,540.05 hectares to 249 community units in 46 communes in eight mountainous districts3. 3

Summarised from local reports

34


2.3 Current forest allocation situation in the surveyed sites Current forest allocation situation in Thua Thien Hue In the surveyed communes, forests have been allocated to households and communities differently. The assessment report on results of natural forest allocation in 2010 by the Thua Thien Hue DARD says that after having received forests, people’s awareness has improved greatly. Thanks to the self-consciousness of each community, household group, and household receiving forests, the binding contracts between forest receivers and state legislation agencies, and attention from local authorities and departments, forests have been better managed than in the time before allocation. Communities have been capable of directly controlling subjects that often affect forests the most. The community roles are relatively stable and often attached to individuals whose reputations are acknowledged by the communities. Local authorities and consultative departments has attended, created initial opportunities for forest receivers and made regular campaigns to promote good forest management and protection after the allocation. So far, the community in Quang Thuong commune has been granted full legal status over their allocated forests. They received lawful certificates of land and forest use rights by Nam Dong District PC. However, their rights of forest and land use are still limited here. Most of other communities have only been allocated with forests via decisions of district PCs. After having received forests, each community established a village forest management board consisting of a Chairman, Deputy and members. Besides they established a team of forest protection with 15 to 20 members who take turns in forest patrols. Villagers also help with protecting forests and can alert the management board and the forest protection team of possible forest intrusions. However, the patrols are not often. Sometimes the team coordinates with local forest rangers to inspect the area periodically. Revenues from forest community are nothing but rattans, leaves for making cone hats and dry firewood. Some projects provide post-forest-allocation support, for example growing seedlings and planting more forests. These activities are not efficient because there is no annual expense on forest care. There have been hardly any silvicultural operations to improve forests. People deserve annual funding for forest protection like other forest owners under projects and programs but this funding has not been available to them. Literally, communities received forests with nothing in return from the state. Anyway, to certain extent, allocated forests have been in better conditions than non-allocated ones because the former are attached to part of community responsibilities. Only Cong Thanh village community in Phong Son Commune, Phong Dien District was under a pilot program for community forest allocation and as a result received 3000 to 3.500 euros from PPFP Program to set up a fund for forest protection management activities following Correspondence No. 123/BNN-LN of MARD dated 15 January 2008 guiding the

35


pilot establishment, management and use of funds for community forest protection and development. Table 3 - Current situation of forest resources in seven surveyed communes4 Forest alloLand Population cated to Province District Commune Total % ethnic Ethnic Housearea (ha)

Thua ThienHue

Quang Nam

Nam Dong Phong Dien

% forest

Tatal (people)

minorities

minorities

hold group

Thuong Quang

15,522

92%

1,873

60%

Kơ Tu

x

Huong Phu

7,957

76%

2,832

3%

Kơ Tu

x

Phong My

39,400

84%

1,080

18%

Kơ Tu

x

x

Phong Son

11,600

48%

11,393

0,3%

Vân Kiều

x

x

Tabhing

22,842

73%

2,828

88%

Kơ Tu, Giẻ Triêng

x

Chaval

12,887

28%

2,302

93%

Kơ Tu, Giẻ Triêng

x

Ba

9,050

72%

4,563

36%

Kơ Tu

x

Nam Giang

Đong Giang

Community

x

Current situation of forest allocation in Quang Nam province The work of allocating land to and contracting forests with village communities for management and protection have initially identified forest owners, contributing to enhancement of people’s responsibilities in efficient management and use of their forestry land area. In some areas, local people invested in forest economic development. Transfer, conversion, lease and mortgage of land use rights have been halted. Forest destruction for cultivation has been eliminated. With the support of some biodiversity projects, after the allocation of forest land to village communities, conventions on forest management and protection were built and village forest protection teams were set up in some village communities. These teams have collaborated closely with local forest rangers and commune authorities to organize patrols, investigate and stop subjects that illegally exploit forests in their management. However, village forest protection teams were effective only with project support and stopped operation after project support ended. DONRE held a survey of community, authorities and local people where forestry land was allocated. There were 395 respondents whose opinions are as following5 : - Regarding the situation of forest management and protection after allocation: 69.5% think there are improvements, 27.2% think the situation remains the same and 3.3% think that it gets worse. 4 5

Source: summarised from reports of district forest ranger unit and Department of Natural Resources and Environment Report of Department of Natural Resources and Environment

36


- Care of forestry land by people and communities after allocation: 96.8% do care and 3.2% do not care. - Deforestation at present compared with the time before allocation: 2.0% say it is severe, 68.2% think deforestation has been curbed and 29.8% say there is no deforestation. - Evaluation of the policy and the results of forestry land allocation: 5.7% are dissatisfied, 88.9% are satisfied and 5.4% require adjustments. - Investment in the allocated forestry land: 36% do not invest, 56.7% only invest in forest management and protection, 7.3% have other investments.

2.4 Shortcomings of land and forest allocation in Thua Thien Hue and Quang Nam While the land and forest allocation took place in two provinces, there remain shortcomings related to the operation of the allocation, specifically: • Although village communities have been acknowledged by the legislation, their legal rights of forest use are restricted. For example, they may not transfer, assign, lease, donate, give their rights of forest use or use these rights to mortgage, guarantee or contribute capital to the business (Article 30, Law on Forest Protection and Development of 2004). Besides, the Civil Code does not provide that the community is a legal entity. Therefore, there exist limits to handling of violations (if any occur) as to who is mainly responsible and how to handle. Consequently, local authorities of all have been hesitated in allocating forests to the community. • The allocation of land and forests has varied over time periods. It has been inconsistent and lacked coordination among relevant agencies. The allocation of natural forests has been done primarily with funding of programs and projects which differ in terms of approach and thus implementation methods and procedures, participation of stakeholders and ways to organize and manage forests. This has greatly influenced the efficiency of forest allocation and in some place forest allocation has been in form without real contents. • Most of allocated natural forest area is poor forests far from residential areas. Forest receivers are allowed to benefit from the forests, that is, exploits the forests after 1015 years, depending on the forest growth. As responsibilities and rights to benefits of forest owners are not detailed and specific, local authorities have ben confused in implementation and have not managed encourage people. • After forest allocation, inspection, supervision and coordination of state agencies has been limited, even overlapping in the district. Forest ranger station, district DARD and district DONRE have not conducted their monitoring roles regularly and consistently. Some even have loosened their management and left the forests at the communities’ disposal. Destruction of allocated forests has been inevitable, but at a much lower rate than before. • The capacities of the community/ village management board are limited so a number of state officials and leaders do not have sufficient confidence and trust to allocate forests to the communities.

37


38


TRAINING NEEDS ASSESSMENT - KEY FINDINGS AND DISCUSSION

3.1 The main characteristics of the surveyed group The following section describes the main characteristics of the sample group of this survey which are calculated based on a total of 304 valid survey questionnaires. They include gender, education, ethnicity, economic condition, livelihoods, and access to forests. Figure 3 – Gender composition of the survey sample 120% 100% 80%

35%

27%

31%

73%

69%

Quang Nam

Both provinces

60% 40%

65%

20% 0% Thua Thien Hue

Male

Female

( Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires)

Overall, the research team conducted a questionnaire survey of 304 people in the two provinces of Thua Thien Hue and Quang Nam in which 31% are female and 69% are male, meeting the target set out by the survey team of at least 25% of respondents being female to ensure no gender bias in the survey results. Specifically, 35% of respondents are female and 65% are male in the Thua Thien Hue. The corresponding figures in Quang Nam is 27% and 73% (see Figure 3).

38


Figure 4 – Education levels of survey sample 50% 40% 30% 20% 10% 0% Illiteracy

Primary School

Secondary School

High School

Above High School

Thua Thien Hue

15%

45%

25%

13%

3%

Quang Nam

10%

31%

31%

24%

4%

Both Provinces

13%

38%

28%

18%

3%

Thua Thien Hue

Quang Nam

Both Provinces

(Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires)

Regarding education, a majority of respondents completed primary schooling - 38% for both provinces, 45% for Thua Thien Hue and 31% for Quang Nam. Fewer respondents completed lower secondary and upper secondary schooling. About 13% of respondents are illiterate. However the illiteracy rate might be higher because in group discussions, some people say that they finished primary or secondary schooling but fell back to illiteracy after long time not reading nor writing. Only 3% of respondents have an education above upper secondary level. Figure 5 – Ethnic composition of the survey sample 120% 100% 80% 60% 40% 20% 0% Thua Thien Hue Quang Nam Both Provinces

Kinh

Kơ Tu

Pa hy, Vân Kiều

55%

32%

13%

2%

98%

0%

30%

63%

7%

(Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires)

Because the survey sites are the border mountainous communes of two provinces of Thua Thien Hue and Quang Nam, a vast majority of surveyed people are ethnic minorities. Kinh people account for 30% of the respondents; the remaining 70% are ethnic minorities. Of these 70% respondents, Ko Tu people are a majority of 63%, followed by Van Kieu and Pa Hy of 7%. In terms of provincial distribution, 98% of respondents are ethnic minorities in Quang

39


Nam province whereas the corresponding figure is 45% in Thua Thien Hue. Figure 6 – Household economic conditions of the surveyed sample 90%

81%

74%

80% 70% 60%

49%

50%

49%

40% 30%

21%

19%

20% 4%

10% 0%

0%

2%

Better-off household

Average household Thua Thien Hue

Quang Nam

Poor household Both Provinces

(Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires)

Regarding economic status, an absolute majority of respondents are poor or average, each of these two groups account for 49% of the respondents. Wealthier households account for only 2%. In Quang Nam, the portion of respondents in poverty is much higher than that in Thua Thien Hue: 81% compared to 21% respectively. Perhaps, the higher rate of respondents from ethnic minorities, 98%, in Quang Nam compared to 45% in Thua Thien Hue is the main reason for this difference. Across Vietnam, ethnic minorities account for 13% of the population but 60% of the poor population6 . Table 4 – The main source of livelihoods of the surveyed group7. Thua Thien Hue Quang Nam Contents Total % Total %

No. 1

Cultivation and livestock keeping

150

76,92

115

56,65

2

Aquaculture

3

1,53

10

4,93

3

Forest planting, exploiting and processing

13

6,66

14

6,90

4

Agro-forestry production

8

4,10

26

12,81

5

Services and trade

3

1,53

2

0,99

6

Selling labor

8

4,10

31

15,27

7

Monthly salary

10

5,12

5

2,46

Total

195

100

203

100

In terms of livelihood, agriculture remains the main livelihood of the sample group, that is, 76.9% of respondents in Thua Thien Hue and 56.5% of respondents in Quang Nam. Nonagricultural livelihoods such as labour works, monthly salary and trade account for a small part of the surveyed group. Despite living near natural forests and directly managing and protecting large areas of forests, very few respondents are of the opinion that forest planting, exploitation and forest product processing or agro-forestry production are the occupations that bring them a main source of income. This suggests that most people living near natural forests do not really enjoy economic benefits from these forests. 6

40

7

Souce: UNDP, WB Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires


Figure 7 – Exploitation and use of forest products 90%

77%

80% 70%

62%

60% 50% 40%

38%

30%

23%

20% 10% 0% Exploit the forest

Do not exploit the forest Thua Thien Hue

Quang Nam

( Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires)

On forest access, the sample group in Quang Nam showed a sharp difference with much more access than the group in Thua Thien Hue. According to survey data, 77% of respondents answer that they exploit forests in Quang Nam, compared to 38% in Thua Thien Hue. This result is consistent with assessment of livelihoods that generate major income for people in Thua Thien Hue province. Particularly, about 80% of respondents say that cultivation and livestock keeping are their main jobs, consuming most of the time and bringing their key incomes. At the same time, the results also show that forest resources have extensively degraded. Forest products of economic values have been exploited to the depletion level. Population living near natural forests cannot live on the forests. People who exploit the forests usually take firewood, medical herbs (i.e. plant leaves for drinking) and rattans as the primary forest products. In Quang Nam, though many people, accounting for 77% of the respondents, still exploit and use forest products the main resources that they collect are firewood and some forest vegetables for food. This suggests that forest resources have greatly reduced here. In summary, the survey sample group consists mainly of ethnic minorities of Ko Tu, Van Kieu, and Pa hy (totaling 70%). A majority of them live in poverty (49%) or at moderate level (49%), relying on agriculture and forests. A majority of respondents completed primary or lower secondary schooling. Groups of respondents in the Thua Thien Hue and Quang Nam differ in terms of the portion of ethnic respondents which is higher in Quang Nam than in Thua Thien Hue - 98% compared to 45% respectively.

3.2 Forest-related awareness and behaviors of the survey sample This section will describe the perception and behavior of the surveyed group in their relations to forests, specifically including (i) the value and importance of forests to people’s life, (ii) people’s perceptions about the change of forests in the past ten years, (iii) people’s

41


participation in forest protection activities, (iv) people’s awareness of their role towards forests; and (v) people’s participation in training courses. Table 5 - The value and importance of forests to local people’s life8 Thua Thien Hue Quang Nam Value Important No important Important No important Opinions

%

Opinions

%

Opinions

%

Opinions

%

Water source protection

141

86.50

22

13.50

127

90.07

14

9.93

Land protection

121

74.23

42

25.77

114

80.85

27

19.15

Food supply

67

41.10

96

58.90

77

54.61

64

45.39

Medicine source

43

26.38

120

73.62

51

36.17

90

63.83

Income provision

53

32.52

110

67.48

63

44.68

78

55.32

Ecotourism development

52

31.90

111

68.10

42

29.79

99

70.21

Supplies of wood, coal...

76

46.63

87

53.37

67

47.52

74

52.48

Other

3

1.84

160

98.16

1

0.71

140

99.29

For both groups of respondents in Thua Thien Hue and Quang Nam, forests play an important role in their life. The highest value is protection of water resources (86.5% and 90% in Hue in Quang Nam). Next come protection of land and provision of food and fuel (see Table 5). This is consistent with ethnic minority lifestyles that rely on forest resources and are heavily self-sufficient. Table 6 - People’s awareness of the change in the local natural forest area in the past ten years9 Opinion Number of Province Commune respondent Change No change No idea (%) (%) (%) Thua Thien Hue

Quảng Nam

Phong My

39

58.97

17.95

23.08

Phong Son

40

32.50

32.5

35.00

Thuong Quang

42

73.81

19.05

7.14

Huong Phu

42

85.71

9.52

4.76

Tabhing

46

52.14

21.74

26.09

Chaval

43

86.05

4.65

9.3

Ba

52

88.46

0

11.54

In all surveyed communes, survey data show that there has been a change in area as well as other resources from natural forests. Some respondents, mainly from Thua Thien Hue, suggest that natural forests and their resources have increased thanks to better management and protection and forest planting. Many others, however, think that natural forest area has decreased, main due to illegal forest exploitation, shifting cultivation with forest burning, deforestation for hydropower and mining...

8

42

9

Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires


Table 7 - People’s perceptions of their roles towards forests10 Opinion Role Thua Thien Hue

Quang Nam

Do not know/ No idea

32

15

Only exploiter and user

6

9

Mangager and protector

47

45

Both exploiter, user, manager and protector

67

70

No role at all

11

2

Other roles

0

0

Responding to the question of their roles towards forests, a large majority of respondents are aware of their roles towards the local forest resources. They understand that they do not only exploit and use forest resources but also have to join the authorities to manage and protect forest resources for the future generations. Table 8 - Participation in forest protection in the localities11 Have participated Have not participated Province Commune Total % Total % Thua Thien Hue

Quang Nam

Phong Son

26

65

14

35

Phong My

35

89.74

4

10.26

Thuong Quang

31

73.81

11

26.19

Huong Phu

35

83.33

7

16.67

Tabhing

40

86.96

6

13.04

Chaval

31

72.09

12

27.91

Ba

41

78.85

11

21.15

Of 304 respondents, 239 respondents (78.62%) claim to have been involved in meetings or activities of protection and exploitation of local forest resources. However, survey results are not even across the commune. The proportion of respondents who have participated in these activities are 89,74% in Phong My commune in Thua Thien Hue, followed by 86.96% in Tabhing commune in Quang Nam, 83.33% in Huong Phu commune in Thua Thien-Hue Province and only 65% in Phong Son Commune, Thua Thien Hue. This is understandable because forests were allocated to communities in Phong My and Huong from 2003 to 2006 while in Phong Son Commune this work only started in 2009. Moreover Phong My and Tabhing received many projects so people have had opportunities to participate in more activities than those in other communes.

10 11

Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires

43


Figure 8 – Attendance to training courses and seminars on community forest management 70%

64% 58%

60% 50%

42% 36%

40% 30% 20% 10% 0% Have ever attended in training courses Thua Thien Hue

Have never attend any training course Quang Nam

(Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires)

164 respondents (53.95% of the total respondents) say that they have participated in training courses and seminars and 140 respondents (46.05% of the total respondents) say they have never been involved in such activities. The proportion of participation among respondents are the highest in Phong My commune, 82%, followed by that in Huong Phu Commune, 71.43%, and the lowest in Chaval commune, only 27.91%. The training courses, seminars and workshops have been mainly held by projects. There have been some others funded by the State budget and organised by the provincial and district agriculture and rural development agencies such as forest protection departments, agriculture and forestry promotion units, forest ranger units, DARDs, DONREs and commune PCs. Activities organised by projects only took place during the project implementation. Activities organised by state agencies are annual. The training contents include forest management and protection, forest fire protection and fighting and forest planting and tending. In short, the sample group attaches high values to the forests for their current life, including water retention, soil holding and provision of food and fuel. They are also aware of their roles as forest exploiters and protectors. A vast majority of respondents have been involved in forest protection activities. This proportion varies and is 65% at the lowest.

3.3 People’s selection of training contents The following section describes the selection of training contents (suggested by the research team) by respondents from two provinces. A total of fourteen specific training contents are given to respondents for selection (see table 9). According to survey results in two provinces of Thua Thien Hue and Quang Nam, all contents receive people’s attention but to varying degrees. In Thua Thien Hue respondents give priority ranking to the proposed training contents but in Quang Nam respondents do not do so. Therefore, the priority order of training contents in Quang Nam is calculated according to the percentage of the number

44


of respondents choosing each contents in descending order (see Table 9). This priority order will be taken into account in the design of the training courses in each location.

No.

Table 9 – Priority ranking of training contents by province Priority ranking Contents Thua Thien Hue12

Quang Nam13

1

Concepts of community forest management: the right-based approach

1

8

2

People’s rights in management and use of land and forests which have been allocated to households and communities for management

2

1

3

Laws, regulations, and traditional customary laws on land and forest management

3

5

4

Mobilization of resources and mechanisms for sharing benefits from land and forest management

4

12

5

Skills in planning and organizing activities of a community forest management club/ group and in team work

10

7

6

Experiences and practical models of community forest management based on people’s rights

7

9

7

Developing and implementing conventions on forest protection and development

13

6

8

Skills in investigation and assessment of forest resources

11

13

9

Enrichment of natural forests through sustainable livelihoods

5

11

10

Silvicultural methods applied to community forests

12

14

11

Sustainable management and use of forest resources and forest land

14

10

12

Methods for nursing seedlings, planting and caring some timber species of high economic values

6

4

13

Methods for nursing seedlings, planting, processing and preserving non-timber forest products

8

2

14

Methods for breeding some forest animal species

9

3

15

Other skills/ contents

The criteria for selecting the contents to develop training materials is that they should be simultaneously selected by most respondents from two provinces. The comparison results in Figure 9 show that nine of fourteen training contents are selected by at least 30% of respondents from both provinces. They are contents number 1, 2, 3, 5, 6, 7, 12, 13, and 14. Besides, over 40% of respondents from Thua Thien Hue select contents number 4 and 9.

12 13

Ranking based on the priority order Ranking based on the percentage in descending order

45


Figure 9 - Comparison of opinions of respondents on the preferable training contents from the two provinces 80 70 60

%

50 40 30 20 10 0 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Training topic Thua Thien Hue

Quang Nam

(Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires)

An important factor contributing to the success of the training is the learning capacity of training participants, especially in the case of ethnic minorities. The results obtained show that there is a big difference in terms of Vietnamese language skills between the surveyed groups in Thua Thien Hue and Quang Nam (see Figure 10). 71% of respondents from the Thua Thien Hue believe that they are fluent in Vietnamese, while the corresponding figure was 37% in Quang Nam. This difference mainly comes from the difference between the ethnic composition of the sample survey of Quang Nam and that in Thua Thien Hue province, 98% and 45% respectively. This factor will be taken into account during the design and conduct of training.

46


Figure 10 – Vietnamese language skills of respondents 80% 70%

71% 60%

60% 50% 40%

37% 28%

30% 20% 10%

1%

0% Good command

Know a litte Thua Thien Hue

3%

Do not know

Quang Nam

(Source: survey data: Hue 163 questionnaires; Quảng Nam: 141 questionnaires; total 304 questionnaires)

In addition, results obtained from seven focus-group meetings in seven communes surveyed and interviews of eleven officials of agencies in the two provinces (see Appendix 2) shows the desires and thoughts of people and local authorities with regard to training activities such as composition, number of participants, timing and location of training. These factors are also important and will be taken into account in the design of training courses.

47


48


CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS The survey for investigation and assessment of training needs of mountainous people who received forests for management and protection in the two provinces of Thua Thien Hue and Quang Nam has been on schedule and has achieved its set objectives. The survey has properly evaluated the current situation of the allocation of natural forests to communities, household groups and households for management in two provinces in recent years. It has collected clear, specific and quite comprehensive information and data on people’s awareness and capacity to participate in forest management and protection in the study sites; and their thoughts and expectations relevant to training activities such as participant composition and number, timing and place of training.... Most importantly, the survey has identified training needs for raising awareness and developing capacity for management, protection and promotion of forest resources for people. According to the respondents, first priorities should be given to issues related to the rights-based approaches in community-based forest management and people’s rights in management and use of land and forests that have been allocated to households and communities for management. These are followed by knowledge and techniques of planting, management, protection and care of plants and animal species of economic values and efficiency in natural forests (see Table 9 and Figure 9) ... To meet these practical needs of the people, C&E will develop appropriate training plans on the basis of the results of this survey into capacity and training needs of local people. We plan to organize eight training courses for people from eight communes in the project sites. Each training courses will be in three days. Therefore each class will offer from three to five of the selected contents in the order of priority at each locality. These contents will be integrated with the new contents of the right-based approach. In addition, to ensure that the training activities are efficient and effective, C&E will seek funding to support local people with seedlings and livestock breeding and help them to build models for enrichment of natural forests, creating more income and generating shortterm incomes for long-term investment as these are necessary conditions for effective management and protection of natural forests.

48


APPENDIX 1 - QUESTIONNAIRES HOUSEHOLD QUESTIONNAIRE “Understanding knowledge of local people on community-based forest management and training need assessment’’ Date of interview:...................................Questionnairs No:............................................ Interviewer: ......................................................................................................................... Place of interview: Hamlet/village ................................................................................... Commune: ................................... District: ................................Province:...................... I. PERSONAL INFORMATION 1. Full name of respondent:..................................................................................................................... 2. Age: .......................

Gender: ................... Male/Female

3. Education: Illiterate Upper secondary education Primary education Above upper secondary education Lower secondary education 4. Language skills (Vietnamese): Fluent Basic 5. Ethnicity: Kinh Pahy Van Kieu

None

Kơ Tu Gie trieng Other: .....................

6. Primary occupations that provide the main income sources for the family in recent years: Agronomy and animal husbandry Services, trade, extra occupations Aquaculture Hired labour work Planting, exploiting and forest product processing Jobs with monthly salary Agro-forestry production Other occupations:..................... - In the case of agronomy and animal husbandry, name types of plants/ animal species? ..................................................................................................................................................................... - In the case of planting, exploiting and forest product processing, name the key plant species? ..................................................................................................................................................................... 7. Ranking of household economic status (according to classification of the village or commune or assessments of the state. Interviewers can obtain this information through village chiefs or commune PC)

49

Affuent

Average/Normal

Poor/ in difficulties


II. II. VALUES AND CHANGE OF FOREST RESOURCES IN THE LOCALITY 8. Do you find the local forest resources important for yourself, your family and your neighbors or not?

Yes

No

No idea

9. Does your family exploit and use forest products from the forests surrounding the village or not?

C贸

Kh么ng

If YES, please detail the types of forest products that you exploit? Timber, firewood Medicine materials Food

Other

10. 10. Please tell if forest resources have any of the following values and importance:

Protection of water sources for domestic and production purposes Land protection Provision of food for the family Provision of medicine materials for the family Provision of income for family A place suitable for ecotourism development Provision of forest products, firewood, coal, snakes, honey for local consumption (other) ..................................................................................

11. In your opinion, have the resources from local natural forests changed at all for the past ten years?

Yes

No

No idea

If YES, please detail the change and its causes:

Increase/More

Decrease/Less

Causes: ............................................................................................ 12. In your opinion, has the area of local natural forests changed at all for the past ten years?

Yes

No

No idea

If YES, please detail the change and its causes:

Increase/More

Decrease/Less

Causes: ............................................................................................... 13. Do you think what consequences would be if the local forests are totally destroyed? Land degradation

50


Water source depletion Income losses A loss of a beautifully natural forest landscape (other consequences)................................................................................

III. PEOPLE’S AWARENESS AND PARTICIPATION IN MANAGEMENT AND PROTECTION OF FOREST RESOURCE 14. Do you know who is currently managing the local natural forests? The forest ranger unit The local authorities in the commune, district and province Agencies in charge of natural resources and environment Individual households and businesses using forest resources Village communities and household groups (other).................................................................................... 15. Do you think what roles do people have towards the local forests?

Don’t know/ No idea Only exploiter and user Manager and protector Explore, user as well as manager and protector No role at all

16. Have you ever participated in meetings or activities on the protection, management and exploitation of the local forest resources before?

Yes

No

If YES, please point out the activities that you have participated? Meetings to discuss management and protection of local forest resources Forest phanting Forest protection patrols and prevention of deforestation Training courses on sustainable forest management and exploitation Providing information and cooperating with authorities to prevent illegal forest exploitation Guiding tourists in eco-tours in the locality (other) ............................................................................................... IV. PEOPLE’S TRAINING NEEDS FOR MANAGEMENT, PROTECTION AND USE OF LOCAL NATURAL FOREST RESOURCES 17. Have you or your family participated in management of community forests (forests which have been allocated to the village community or household groups for management)?

51

Yes

No


18. Have you ever participated in training courses and seminars about community forest management?

Yes

No

If YES, please list them with the following details: the name of organising agencies, place, timing, and their main contents ? ...................................................................................................................................................................... 19. Do you know about the following: (Cross X the appropriate answer) + Concepts of community forest management: the rights-based approach Dont know Know a little Know well + People’s rights in the management of land and forests which have been allocated to households or communities for management Dont know Know a little Know well + Laws, regulations, and traditional customary laws (conventions) on land and forest management Dont know Know a little Know well + Knowledge drawn from long-term experience and of the older generations (indigenous knowledge) in land and forest management and protection Dont know Know a little Know well + How to plan and organize the activities of the community forest management club/ groups and do team work Dont know Know a little Know well + Siviculture techniques including forest cleaning and methods of improvement and enrichment apply to poor forests Dont know Know a little Know well + Forest fire prevention measures Dont know Know a little Know well + Agro-forestry measures and cultivation on sloping land Dont know Know a little Know well + Methods of investigation and assessment of forest resources Dont know Know a little Know well + Techniques for sowing seeds, planting and caring some timber species of high economic values Dont know Know a little Know well + Techniques in planting, caring, processing and storage of non-timber forest products Dont know Know a little Know well + Techniques in breeding some forest animal species Dont know Know a little Know well 20. 20. Among the following training contents, which contents do you like enroll in the most? If possible, please select and number them in the order of priority. Concepts of community forest management: a right-based approach People’s rights in management and use of land and forests which have been allocated to households and communities for management Laws, regulations, and traditional customary laws on land and forest management Mobilization of resources and mechanisms for sharing benefits from land and forest

52


management Skills in planning and organizing activities of a community forest management club/ group and in team work Experiences and practical models of community forest management based on people’s rights Developing and implementing conventions on forest protection and development Skills in Investigation and assessment of forest resources Enrichment of natural forests through sustainable livelihoods Silvicultural methods applied to community forests Sustainable management and use of forest resources and forest land Methods for nursing seedlings, planting and caring some timber species of high economic values Methods for nursing seedlings, planting, processing and preserving non-timber forest products Methods for breeding of some species of forest animals Other skills / contents (please list) .......................................................................................

Thank you very much!

OUTLINES FOR INTERVIEWING LOCAL OFFICIALS AND GROUP DISCUSSION PARTICIPANT INFORMATION Full name:............................................................................................................. Address:................................................................................................................. Title/position:....................................................................................................... Time of pariticipation:........................................................................................ DISCUSISON OPINIONS: WHO ? 1. Who in communes and villages should be trained (commune leaders, forestry officials, people participating in community forest management, ....)? 2. How many participants should be selected from each of the groups listed in question 1 above and the total number of participants? 3. Is it necessary to divide the participants by group in training? What criteria should be applied for this purpose (i) The training topics (ii) The education level of the participants, (iii) The geographical location, (vi) Other criteria? WHAT? 1. There have ever been any training courses and workshops related to community forest management in the locality?

53


If yes, please list them with the following details: organizing agencies, place, timing and key contents? .................................................. .................................................. ...................................... 2. What existing training courses, programs, materials and resources can be used for training or to develop this training program? 3. Of the following contents, which ones are the most relevant and important for community forest management so that based on which appropriate lessons and trainers can be selected? (If possible, select and number them in the order of priority)

Concepts of community forest management: a right-based approach People’s rights in management and use of land and forests which have been allocated to households and communities for management Laws, regulations, and traditional customary laws on land and forest management Mobilization of resources and mechanisms for sharing benefits from land and forest management Skills in planning and organizing activities of a community forest management club/ group and in team work Experiences and practical models of community forest management based on people’s rights Developing and implementing conventions on forest protection and development Skills in investigation and assessment of forest resources Enrichment of natural forests through sustainable livelihoods Silvicultural methods applied to community forests Sustainable management and use of forest resources and forest land Methods for nursing seedlings, planting and caring some timber species of high economic values Methods for nursing seedlings, planting, processing and preserving non-timber forest products Methods for breeding of some forest animal species Other skills / contents (please list)......................................................................................... ........................................................................................................................................................ WHY? 1.Which factors are the most important in attracting participants to this training program? • Enriching knowledge and skills to help them make better decisions related to community forest management? • Improving conditions and career development? • Opportunity to receive remuneration or other payments relating to participation in training courses? • Other reasons ? • WHEN? 1. The best time for training should be: • Dry season • Rainy season

54


• Month (June, July, August, ....)? 2. How long should a training course reasonably be? • In short modules, i.e. half day per week for several weeks? • Intensive training from 3-5 days in a week for the whole course? • Intensive training with longer duration (two weeks or more, or one month)? 3. What time of year is the most appropriate for participants to join a tour of good models of community forest management? WHERE? 1. From what agencies, universities, research institutes can trainers be involved for this training program? 2. What is the most suitable location for organizing training courses? - In the commune hall - In the district hall - Other places: HOW? 1.The best approach to teaching and learning for this training program should be: • Traditional theoretical approach (via available materials) with classroom delivery? • Real-life examples from typical case studies • Field trips to locations where community forest management based on people’s rights has been successful. • Other approaches or a combination of the above approaches? 2. What of the following types of printed materials and multi-media materials are the most appropriate? • Powerpoint presentation • Distribution of printed materials • Books • Maps • Videos • Photos • Drawing 3. What typical cultural elements need to be considered in organizing this training in the locality? 4. What special interests in the training process need attention in developing materials for training, selecting trainers and implementing training programs (such as gender, low income issues , ... ..)? OTHER OPINIONS (IF ANY):

Thank you very much!

55


APPENDIX 2 – RESULTS OF INTERVIEWS OF LOCAL OFFICIALS AND FOCUS-GROUP DISCUSSIONS The research team conducted interviews and collected information from eleven officials from local agencies including the Agriculture and Forestry Promotion Station and Forest Ranger Unit in Nam Dong District, Phong Dien Nature Reserve and Phong Son PC in Phong Dien District, Forest Ranger Division and DARD in Nam Giang District and Dong Giang District. The team also held seven focus group meetings with seven representative groups from seven communes in the study sites. The results are following: - Commune forestry officials and local forest rangers - Village chiefs, village communist party secretaries, heads of the village front, village elders ... about six people per village WHO

- Households participating in community forest management and protection with priorities given to members of village forest protection team: five people - General training session for all participants with group discussions. - Each class should have 30 to 50 participants with 50% being male and 50% being female.

WHY

The most important factors in attracting participation to the training program are: - Enriching knowledge and skills to help them better manage the community forests - Opportunity to receive remuneration or other payments relating to participation in training courses.

WHAT

- In all communes, forestry agencies in the district (Forest Ranger Unit, the Management Units of Protective Forests and Nature Reserves) organized training courses on forest management and protection; forest and land allocation; forest fire prevention and fighting and forest planting for most local people. However, most of the training materials were not retained. - In some locations that received internationally-funded project support, there were some training courses related to management and protection of the community forests. There is, however, no information about the material sources of these trainings. - People are in need of training in all fourteen contents, but selection on the priorities is necessary in each locality. The best time to organize training is July and August

WHEN

Time to organize a training course should be from three to five days Visit to good models should be organised after the training

56


WHERE

The vast majority of people in the commune say that it does not matter where trainers are from, as long as they have good knowledge, rich practical experience and good teaching skills, are lively and have fun. Only Thuong Quang people want trainers from Hue University of Agriculture and Forestry. The most appropriate location for training classes is at the hall of the commune PC. The best approach to teaching and learning in this training program is a combination of methods: theoretical teaching and a focus on real-life examples from typical case studies

HOW

OTHER OPINIONS

57

The most appropriate material and multi-media formats are presentation using power-head projector, distribution of printed materials, video and photo slideshow Materials should be brief and easy to understand. - The participants should prepare a final paper at the end of the training course and be granted with a training certificate - Training should be followed by support in terms of plant seedlings and animal breeds.


The Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) C&E is a Vietnamese not-for-profit and non-governmental organization working to promote participation and improve capacity of local groups and organizations for better solutions to environmental issues that are related to their life, contributing to the development of civil society and sustainable environment in Vietnam. C&E was founded by members of the Advisory Group of the Sida Environmental Fund (SEF). The Center inherited SEF experiences and lessons over 12 years promoting and supporting community initiatives in environmental protection and sustainable use of natural resources, and promoting NGOs and CBOs that worked at the grass roots level. SEF was established by the Swedish Embassy in Hanoi. C&E was granted establishment decision from the Vietnam Union of Science and Technology Associations (VUSTA) number 1202/QD-LHH dated 27 August 2008 and operation license No. A-754 from Ministry of Science and Technology (MOST) dated September 12, 2008. Vision: C&E envisages the future of Vietnam in which grassroots communities and organizations actively participate in solutions to environmental problems, sustainable use of natural resources, and maintenance of sustainable life of themselves. Local participation – of local communities and government – is highlighted in C&E works. We believe that no one know and solves local problems as good as the local stakeholders do. Missions: C&E embraces the mission to support local communities, community-based organizations, and civil society organizations in formulation and implementation of locally sustainable initiatives to protect the environment, natural resources management, and promote sustainable development. Areas of Focus: • Natural resource management • Environmental protection and sustainable development • Climate change • Civil society development and participation Program and activities: • Research and Intervention • Capacity building • Education and communication • Policy advocacy. • Networking and partnership


Khảo sát này nằm trong khuôn khổ của dự án “Xây dựng năng lực quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam: Cách tiếp cận dựa trên quyền” do Viện Rosa Luxemberg, Cộng hòa liên bang Đức tài trợ năm 2011. This survey is in the framework of the project “Community-Based Forest Management Capacity Building in Thua Thien Hue and Quang Nam: The Right-Based Approach” funded by Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) in 2011.

Nội dung và hình ảnh/Content and photo: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment Quy định sao chép/Copywright: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này cho mục đích phi thương mại No use of this publication may be made for resale or for any other commercial purpose Biên tập/Edit: Hoàng Thanh Tâm, Bùi Thị Thanh Thủy Thiết kế/Design: Nguyễn Hoàng Vũ

Trung tâm Phát Triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment Điạ chỉ/Address: Số 12 - ngõ 89 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại/Tel: 04.35738536 - Fax: 04.35738537 Website: www.ce-center.org.vn / www.sef.org.vn / www.ichange.vn Email: ce.center.office@gmail.com Facebook: www.facebook.com/ce.center.vn

59


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.