[C&E] Kỷ yếu hội thảo 2019/Workshop Proceedings 2019

Page 1

Dự án “Nhân rộng và lồng ghép phương pháp tiếp cận sáng tạo của phong trào sinh thái vào hoạt động của các trường đại học” 2018-2020

KỶ YẾU HỘI THẢO VẬN ĐỘNG LỒNG GHÉP CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI - XÃ HỘI VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Góc nhìn và cách tiếp cận sáng tạo từ phong trào sinh thái đến chương trình giáo dục Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019

WORKSHOP PROCEEDINGS ADVOCACY OF INTEGRATION OF SOCIO-ECOLOGICAL TRANSFORMATION (SET) INTO UNIVERSITY Perspectives and innovative approaches from ecological movements to educational programs Hue, 26th August 2019



MỤC LỤC GIỚI THIỆU HỘI THẢO______________________________ 03 BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI THẢO______________________ 10 CÁC BÀI TRÌNH BÀY TRONG HỘI THẢO____________ 31

TABLE OF CONTENTS WORKSHOP OVERVIEW_____________________________ 03 WORKSHOP FINDINGS______________________________ 10 WORKSHOP PRESENTATIONS______________________ 31

02


GIỚI THIỆU HỘI THẢO

WORKSHOP OVERVIEW

I. THÔNG TIN TỔNG QUAN

I. GENERAL INFORMATION

Tên hội thảo: Vận động lồng ghép Chuyển đổi Sinh thái - Xã hội : Góc nhìn và cách tiếp cận sáng tạo từ phong trào sinh thái đến chương trình giáo dục

Name of workshop: Advocacy of Integration of socio-ecological transformation (SET) into university : Perspectives and innovative approaches from ecological movements to educational programs

−− Thời gian tổ chức: ngày 26 tháng 8 năm 2019 −− Địa điểm: TP Huế, Việt Nam −− Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt Đối tượng tham gia: •• Đại diện các trường đại học và tổ chức thanh niên trên cả nước. •• Đại diện từ các cơ quan quản lý nhà nước •• Các tổ chức quốc tế •• Đại diện từ các tổ chức xã hội dân sự, doanh nghiệp và truyền thông.

Participants: •• Vietnam youth organization and university representatives •• Representatives of state management agencies •• International organizations •• Representatives of civil society organizations (CSOs), enterprises and media.

Tổ chức thực hiện: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

Implementing organization: Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E)

Tổ chức tài trợ: Viện Rosa Luxemburg Stiftung Đông Nam Á

Sponsoring organization: : Rosa-Luxemburg-Stiftung (RLS) - SEA

Diễn giả: •• PGS. TS. Đào Thanh Trường, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, Đại học KHXHNV, Đại học Quốc gia Hà Nội •• PGS. TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ •• TS. Phạm Ngọc Dũng, Phó Chi Cục trưởng, Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huế •• TS. Chu Mạnh Trinh, Ban Quản lý khu du lịch Cù Lao Chàm •• Bà Từ Tuyết Nhung, Mạng lưới hữu cơ PGS •• Ông Bùi Ngọc Cường, Doanh nghiệp Gạo Ngỗng •• Bà Bùi Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) •• Ths. Nguyễn Thị Hồng Viên, Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên •• TS. Nguyễn Viết Thành, Trưởng bộ môn khoa Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Speaker: •• Assoc. Prof. Dr. Đào Thanh Trường, Director of Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi •• Assoc. Pro. Dr. Lê Anh Tuấn, Deputy director of Institute of Climate Change Studies, Can Tho University •• Dr. Phạm Ngọc Dũng, Deputy Manager of Forest Protection Department, Thua Thien Hue •• Dr. Chu Mạnh Trinh, Managing member of Cu Lao Cham protective area •• Ms. Từ Tuyết Nhung, Organic PGS Vietnam •• Mr. Bùi Ngọc Cường, Ngỗng Enterprise •• Ms. Bùi Thị Thanh Thủy, Vice director of Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) •• Ms. Nguyễn Thị Hồng Viên, University of Science, Thai Nguyen University •• Dr. Nguyễn Viết Thành, Head of division of Climate Change and Sustainable Development, Hanoi University of Natural Resources and Environment

Điều hành hội thảo •• Ban chủ tọa: −− GS.TS. Tạ Ngọc Đôn, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo −− TS. Nguyễn Lê Thu Hà, Phó giám đốc Trung tâm Phát Triển nguồn lực giám sát có sự tham gia của cộng đồng −− PGS. TS. Đào Thanh Trường, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, Đại học KHXHNV •• Điều phối viên: Bùi Thị Thanh Thủy, Trương Minh Đến •• Thư ký hội thảo: Lê Thị Thảo, Nguyễn Thị Minh Hằng

03

−− Time: 26th August 2019 −− Venue: Hue city, Vietnam −− Language: Vietnamese

Moderating board •• The Chairs: −− Prof. Dr. Tạ Ngọc Đôn, Director General of Department of Science, Technology and Environment, Ministry of Education and Training −− Dr. Nguyễn Lê Thu Hà, Vice director of Center Development of Community Participatory Monitoring Resource (CDPM) −− Assoc. Prof. Dr. Đào Thanh Trường, Director of Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities •• Facilitators: Bui Thi Thanh Thuy, Truong Minh Den •• Secretaries: Le Thi Thao, Nguyen Thi Minh Hang


II. GIỚI THIỆU

II. INTRODUCTION

Chúng ta đang sống trong thời đại mà biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường đã trở thành những vấn đề cấp bách toàn cầu đe dọa đến hệ sinh thái, sản xuất lương thực, nguồn cung cấp nước, sức khỏe…. Để có một xã hội bền vững thì cần phải kết hợp cả 3 yếu tố cơ bản: kinh tế, xã hội và môi trường nhưng trên thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia nhất là các nước đang phát triển yếu tố kinh tế vẫn được ưu tiên hơn hẳn hai yếu tố về xã hội và sinh thái. Câu hỏi lớn đặt ra là quan niệm về phát triển để có một cuộc sống tốt đẹp hơn là gì ? Liệu chuyển đổi kinh tế và sinh thái đơn thuần mà bỏ quá yếu tố xã hội trong quá trình chuyển đổi- có là giải pháp đủ cho khủng hoảng môi trường hiện tại không? Cần xem xét yếu tố sinh thái, môi trường hay xã hội trong chu trình này. Kinh nghiệm từ Thế giới và Việt Nam cho thấy rằng, cộng đồng đã bắt đầu có những phản ứng mạnh mẽ với những hoạt động xâm phạm vào “mẹ thiên nhiên”. Chính phủ của các quốc gia cũng đã nhìn thấy hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, xã hội khi phát triển kinh tế dựa hoàn toàn vào tài nguyên, không quan tâm đến cộng đồng bản địa hoặc không có sự tham gia của cộng đồng vào quá trình chuyển đổi. Quá trình chuyển đổi (chống biển đổi khí hậu, năng lượng sạch...) ở cấp quốc tế và quốc gia cần phải trao cơ hội cho mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt là nhóm yếu thế. Những cộng đồng bản địa cần phải có tiếng nói ngang bằng với các tập đoàn các công ty đa quốc gia trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách liên quan tới chuyển dịch công bằng về khí hậu và năng lương ở cả cấp độ quốc tế và quốc gia. Đó chính là cốt lõi của sự chuyển đổi sinh thái xã hội hướng đến phát triển gắn với sinh thái, giá trị nhân văn, tôn trọng bình đẳng, giới hạn của phát triển. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường, giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyên cũng như giảm nghèo đói và bất bình đẳng cần được ưu tiên đưa vào hoạt động của các cấp từ chính phủ, doanh nghiệp, trường học đến cộng đồng dân cư. Những nỗ lực này sẽ chỉ có hiệu quả khi mỗi người hành động, thay đổi lối sống bền vững hơn từ cá nhân cho đến cả cộng đồng để hướng tới một xã hội bền vững.

We are living in an era when climate change and environmental crisis have become global alarming threats to ecosystems, food production, water supplies and health. The three pilars of sustainable society are economy, social and ecological environment, but in fact, the development of many countries, especially developing ones, prioritizes economic factors over social and ecological environment. This has posed a big question of the concept of development for a better life. Is the economic and ecological transformation without social element the solution to current environmental crisis? It is essential to consider the ecological, environmental or social factors in this process. All over the world and in Vietnam, communities have been shown to strongly respond to infringement activities on “the Mother Nature”. National governments have also recognized serious consequences on the environment and society when economic development relies entirely on resources, lacking indigenous communities or community participation to the conversion process. The transitional process (climate change combat, clean energy, etc.) at international and national levels needs to give opportunities to all people of society, especially disadvantaged groups. Indigenous communities need to have an equal voice to multinational corporations in the process of planning and implementing policies related to just transition on climate and energy at both international and national levels. That is the principle of social and ecological transformation into the development associated with ecology, humanities values, respect for equality and limits of development. Therefore, environmental protection, emission reduction, resource saving, poverty and inequality reduction should be prioritized in activities of all levels from the government, enterprises and schools to the community. These efforts will only be effective when changes for a more sustainable lifestyle made by individuals and communities so that a sustainable society will be achieved.

04


Thanh niên là đại diện của thế hệ tương lai có tiếng nói và hành động tốt nhất để truyền bá các thông điệp trong việc hoạch định và phát triển đất nước. Thông tin và giáo dục là yếu tố cốt lõi để họ có năng lực khám phá các mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và lối sống thông qua lăng kính khoa học, chính trị, kinh tế xã hội, sinh thái, đạo đức, văn hóa. Bằng việc nâng cao nhận thức về môi trường, kiến thức và kỹ năng về sinh thái và xã hội cho các chuyên gia trẻ trong tương lai, họ sẽ đóng góp và lồng ghép các mối quan tâm của họ, các sáng kiến về sinh thái và xã hội trong con đường nghề nghiệp của mình (YouthXchange - Sách hướng dẫn về Phong cách sống và Biến đổi Khí hậu)

Young people are representatives of future generations who have the best voice and action to spread the messages in planning and developing the country. Information and education are essential for them to have the capacity to explore the relationships between climate change and lifestyles through the lens of science, politics, socio-economics, ecology, and ethics, culture. By raising their awareness of environment, ecological and social knowledge and skills, young professionals will be able to contribute and integrate their concerns, initiatives on ecology and society into their career path (YouthXchangeGuidebook on Lifestyle and Climate Change)

Để đạt được điều đó, các trường đại học Việt Nam đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc rà soát và lồng ghép các sáng kiến sinh thái vào các chương trình của họ bao gồm việc tiếp nhận và áp dụng các tài liệu và giáo trình, chuyển giao phương pháp giảng dạy thông qua đào tạo giảng viên và thí điểm các chương trình giảng dạy lồng ghép cho sinh viên của mình. Các tổ chức NGO Việt Nam như C&E, Live and Learn, Green ID, ... đã phát triển một mạng lưới các nhóm thanh thiếu niên và các tổ chức ở cơ sở làm việc trong lĩnh vực phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở quốc gia và trong khu vực ASEAN. Các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) có vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ này. Họ có thể huy động các nguồn lực, cung cấp các dịch vụ và vận động cũng như truyền tải các thông điệp.

Over the last few years, Vietnamese universities have reviewed and integrated ecological initiatives into their programs, including the adoption and application of materials and references, transferring teaching methods through training teachers and piloting integrated curricula for their students. Vietnamese non-governmental organizations (NGOs) such as C&E, Live and Learn, and Green ID,… have developed a network of youth groups and grassroots organizations working in sustainable development and environmental protection in Vietnam and ASEAN. Universities and NGOs play an important role in supporting this. They can mobilize resources, provide services, mobilize and spread messages.

Từ năm 2010, C&E đã tổ chức thành công nhiều hội thảo về lập kế hoạch bền vững cho sinh viên với các trường đại học đối tác trên khắp Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tập đoàn SGS - (Thụy Sỹ và Việt Nam). C&E có trách nhiệm xem xét và lồng ghép quá trình của dự án này và cung cấp các trường hợp nghiên cứu và triển khai thực tế, cụ thể từ công việc của mình với cộng đồng và thanh niên Việt Nam. C&E có kinh nghiệm phong phú về tổ chức các hội thảo xây dựng năng lực cho thanh niên, đặc biệt là thông qua dự án YouthXChange - Sáng kiến về Phong cách sống và Tiêu dùng bền vững của UNEP và UNESCO được C&E thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua.

Since 2010, C&E has successfully organized many sustainable planning workshops for students in partnership with universities across Vietnam, with the support of the Ministry of Planning and Investment and SGS Group - (Switzerland and Vietnam). C&E has been experienced in youth capacity building workshops through YouthXChange project - Initiative on Lifestyle and Sustainable Consumption by UNEP and UNESCO over years.

Là một trong các đối tác của Viện Rosa Luxemburg vùng Đông Nam Á (RLS) từ năm 2011, Trung tâm C&E luôn theo đuổi những giá trị về bền vững sinh thái, công bằng xã hội trong các hoạt động của mình. Từ năm 2015 đến nay, với sự hỗ trợ của Viện Rosa Luxemburg vùng Đông Nam châu Á (RLS), Trung tâm C&E đã phối hợp và thiết lập được một mạng lưới các trường Đại học trên cả nước để thúc đẩy lối sống sinh thái đồng thời thực hiện dự án thông qua một cách tiếp cận mới trong việc lồng ghép các vấn đề về sinh thái và xã hội trong xây dựng bài học hướng tới sự thay đổi hành vi của người tham gia. Chương trình của C&E đã gắn kết giữa giảng viên và sinh viên không chỉ 05

As one of the partners of Rosa-Luxemburg-Stiftung Southeast Asia (RLS) since 2011, C&E Center has always pursued the values of ecological sustainability and social justice during its activities. Since 2015, C&E Center has coordinated and established a network of universities across the country to promote ecological lifestyle through a new approach to integrating ecological and social issues into lessons to change their behavior. C&E’s program has established a bond between lecturers and students not only inside classrooms but also through hands-on experiences to raise awareness and change living behaviors towards sustainable social and ecological values. So far, C&E Center has trained trainers in the method of integrating ecological lifestyle into education programs for young people at nearly 40 universities and colleges in 15 provinces and cities nationwide. This


học tập trên lớp mà còn tham gia các trải nghiệm học thực tiễn để không chỉ nâng cao nhận thức mà còn thay đổi hành vi lối sống và hành động hướng tới các giá trị bền vững về xã hội và sinh thái. Hiện tại, Trung tâm C&E đã tiến hành đào tạo giảng viên phương pháp lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình giáo dục cho thanh niên tại gần 40 trường Đại học, cao đẳng thuộc 15 tỉnh thành trên cả nước. Đây là nguồn lực quan trọng để chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và thực hành tốt về lối sống sinh thái đến với các bên liên quan như sinh viên, nhà giáo dục, cơ quan nhà nước,…Trung tâm C&E cùng với các trường đại học trên cả nước thảo luận, chia sẻ những chủ đề liên quan chín (09) lối sống sinh thái dưới các góc nhìn và ở cấp độ khác nhau trong các chủ đề về: Mua sắm bền vững; Sống không rác; Làm vườn; Du lịch có trách nhiệm; Sử dụng hợp lý nguồn nước; Tiêu dùng thực phẩm bền vững; Biến đổi khí hậu và lối sống sinh thái; Nông nghiệp trường tồn; Không gian xanh. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển một mạng lưới chuyển đổi sinh thái xã hội bền vững tại Việt Nam. Vào cuối năm 2019, C&E sẽ tiếp tục phát triển “Mạng hành động vì sự phát triển bền vững của sinh thái và xã hội” được hình thành vào năm 2018 với các trường đại học và các tổ chức thanh niên liên quan đến việc lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình của họ. Tuy nhiên, cả C&E và các tổ chức thành viên khác đều nhận ra rằng có nhiều thách thức trong quá trình lồng ghép thành công do chương trình chính thức rất chặt chẽ và sự đa dạng của các trường đại học tại Việt Nam. Do đó, cần phải tìm ra các phương pháp thực tiễn về giáo dục lối sống sinh thái vừa hiệu quả vừa hấp dẫn để sinh viên không chỉ quan tâm hơn để tham gia mà sẽ tạo ra nhiều hành động và thay đổi trong cuộc sống của họ.

is an important resource to share good knowledge, skills and practices on ecological lifestyles with stakeholders such as students, educators and state agencies. C&E Center, together with these university lecturers, discuss and share nine (09) topics related to ecological lifestyles: Sustainable Shopping, Zero-waste lifestyle, Gardening, Responsible tourism, Sustainable water use, Sustainable food consumption, Climate change and ecological lifestyle, Permaculture and Eco-space. This is an important foundation for further development of a sustainable social transformation network in Vietnam. By the end of 2019, C&E will have continued to develop the “Action network for sustainable development of ecology and society” formed in 2018 with universities and youth organizations involved in integration of ecological lifestyle into their programs. However, both C&E and other member organizations appreciate the challenges in the successful integration process due to rigid formal educational programs and diversity of universities in Vietnam. Therefore, it is necessary to find practical methods of educating ecological lifestyles that are both effective and appealing so that students are not only more interested but also take actions and make changes in their lives.

06


07

Việc củng cố mạng lưới chuyển đổi sinh thái xã hội bền vững tại Việt Nam là rất cần thiết để những học thuyết, khái niệm và thực tiễn liên quan được chia sẻ rộng đến mạng lưới giáo dục của Việt Nam và giúp tăng giá trị về sinh thái xã hội cho giới trẻ Việt Nam.

The consolidation of a sustainable socio-ecological transformation network in Vietnam is essential for relevant doctrines, concepts and practices to widely spread to Vietnam’s education network and to increase the values of socio-ecology for Vietnamese youth.

Trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng và lồng ghép phương pháp tiếp cận sáng tạo của phong trào sinh thái vào hoạt động của các Trường đại học”, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) với sự hỗ trợ từ Viện Rosa Luxemburg Stiftung Văn phòng Đông Nam Á đã tổ chức Hội thảo “Vận động lồng ghép Chuyển đổi Sinh thái - Xã hội vào trường đại học: Góc nhìn và cách tiếp cận sáng tạo từ phong trào sinh thái đến chương trình giáo dục.”

In the framework of the project “Scaling up and mainstreaming innovative approaches on ecological movement into activities of universities”, C&E, with the support from Rosa-Luxemburg-Stiftung Southeast Asia, organized a workshop on “Advocacy of integration of socio-ecological transformation (SET) into university: Perspectives and innovative approaches from ecological movements to educational programs”.

Hội thảo diễn ra trong một ngày, với sự tham gia của các chuyên gia môi trường và sinh thái, và những người ra quyết định ở cấp địa phương và trung ương, lãnh đạo các nhóm, câu lạc bộ và tổ chức phi chính phủ (15 người) cùng với 35 giảng viên và thanh niên từ các trường đại học và thanh niên các tổ chức cam kết hội nhập lối sống sinh thái. Hội thảo tập trung vào việc chia sẻ và trao đổi về khái niệm về chuyển dịch công bằng, công bằng khí hậu, dân chủ năng lượng và xu hướng chuyển đổi sinh thái xã hội trong tương lai.

The workshop took place for one day, with the participation of experts in environment and ecology, and decision makers at the local and national levels, leaders of groups, clubs and non-governmental organizations and 35 lecturers and youth of universities and youth organizations committed to integrating ecological lifestyle. The workshop focused on sharing and exchanging the concept of just transition, climate justice, energy democracy and socio-ecological transformation.

Hội thảo nhằm giới thiệu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chuyển đổi sinh thái xã hội tại Việt Nam và thế giới đồng thời tạo cơ hội trao đổi chia sẻ về các mô hình sản xuất, các phong trào và lối sống sinh thái giữa các trường đại học, tổ chức phi chính phủ, nhà hoạch đính chính sách và các bên liên quan khác, giữa những người đang làm việc trong lĩnh vực giảng dạy hoặc đang công tác trong các tổ chức/trường học, giữa các chuyên gia và những người làm thực tiễn để tìm các giải pháp cụ thể và thực tế cho các hoạt động đào tạo hướng tới chuyển đổi sinh thái xã hội trong công việc, học tập cũng như cuộc sống hằng ngày và cách lồng ghép các nội dung này vào các chương trình giảng dạy và hoạt động dành cho sinh viên

In addition to introducing theoretical and practical basis of socio-ecological transformation in Vietnam and the world, the workshop created opportunities to exchange and share production models, ecological movements and lifestyle among universities, NGOs, policy makers and other stakeholders, among educators, among experts and practitioners to work out concrete and practical solutions to training activities on socio-ecology in works, studies and daily life and how to integrate these contents into curricula and activities for students


III. CHI TIẾT HỘI THẢO

III. WORKSHOP DETAILS.

1. Mục đích hội thảo

1. Workshop general objectives

•• Phát triển mạng lưới các trường đại học, các tổ chức giáo dục, các cơ quan quản lý, các nhà hoạt động xã hội và các bên có quan tâm về chuyển đổi sinh thái xã hội trong giáo dục •• Đề cao vai trò quan trọng của trường đại học trong việc chuyển đổi sinh thái xã hội qua đó gián tiếp đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi sinh thái xã hội trong giáo dục cho thế hệ trẻ.

•• To develop a network of universities, educational institutions, regulatory agencies, social activists and parties interested in socio-ecological transformation in education •• To extol the importance of the university in socioecological transformation, thereby indirectly promoting integration of socio-ecological transformation into education for younger generation.

2. Mục tiêu hội thảo •• Giới thiệu mô hình Chuyển đổi sinh thái xã hội trên thế giới và Việt Nam đến các trường đại học, các tổ chức giáo dục, các cơ quan quản lý và các bên có quan tâm •• Chia sẻ các kiến thức, công cụ liên quan đến chuyển dịch/chuyển đổi sinh thái xã hội tại Thế giới và Việt Nam đến các trường đại học, các tổ chức giáo dục, các cơ quan quản lý và các bên có quan tâm. •• Hỗ trợ các hoạt động trong khóa đào tạo lối sống sinh thái 2019 để giúp các giảng viên hiểu về lối sống sinh thái và liên kết các trường đại học với các nhà hoạch định chính sách hoặc chuyên gia để hỗ trợ người tham gia trong quá trình lồng ghép lối sống sinh thái vào các trường đại học.

2. Workshop specific objectives •• To introduce the model of socio-ecological transformation in the world and Vietnam to universities, educational institutions, management agencies and interested parties •• To share knowledge and tools related to socioecological transition/ transformation in the world and Vietnam to universities, educational institutions, regulatory agencies and interested parties. •• To support eco-lifestyle training course 2019 to help lecturers understand ecological lifestyles and connect universities with policy makers and experts to assist the process of integrating ecological lifestyle into universities.

08


09

3. Phương pháp làm việc tại hội thảo

3. Workshop activities

•• Trình bày báo cáo/ chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu •• Thảo luận, trao đổi ý kiến giữa các bên liên quan •• Tổng kết phần thảo luận - hỏi đáp trong hội thảo •• Phiếu đánh giá hội thảo •• Kết luận hội thảo.

•• Reports / experience sharing by delegates •• Discussion and idea exchange between stakeholders •• Summary of discussion - Q&A •• Workshop feedback forms •• Workshop conclusion.

4. Nội dung cụ thể

4. Specific topics

•• Nền tảng lý thuyết của chuyển đổi sinh thái - xã hội •• Những thực hành/mô hình chuyển đổi sinh thái xã hội của Thế giới và Việt Nam •• Bối cảnh chuyển đổi sinh thái - xã hội tại Việt Nam •• Chuyển dịch công bằng, công bằng trong chống biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng •• Hình thành mạng lưới chuyển đổi sinh thái - xã hội tại Việt Nam

•• Theoretical foundation for socio-ecological transformation •• Socio-ecological transformative practices/ models in the world and Vietnam •• Socio-ecological transformation in the context of Vietnam •• Just transition, climate justice and energy transition •• Forming a socio-ecological transformation network in Vietnam


BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI THẢO WORKSHOP FINDINGS I. KẾT QUẢ CHUNG

I. GENERAL FINDINGS

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 50 đại biểu, bao gồm giảng viên từ các trường đại học trên cả nước, đại diện của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự, doanh nghiệp và truyền thông.

The workshop attracted the participation of 50 delegates, including lecturers from universities across Vietnam, representatives of state agencies, international organizations, civil society organizations, enterprises and media.

Hội thảo đã nhận được tám bài tham dự của diễn giả, hai bài báo cáo thực địa và một bài tham luận từ một học viên trong các khóa tập huấn trước. Trong đó, có một bài trình bày về lý thuyết nền tảng của chuyển dịch sinh thái – xã hội bối cảnh thế giới và Việt Nam, một bài trình bày về chuyển dịch công bằng, sáu bài trình bày về các mô hình hoặc thực hành chuyển dịch sinh thái – xã hội du lịch, hoạt động mạng lưới, doanh nghiệp, giáo dục và chính sách môi trường. Bên cạnh đó, các học viên khóa tập huấn 2019 “Thúc đẩy chuyển dịch sinh thảo – xã hội: Lồng ghép lối sống và phong trào sinh thái trong các trường đại học – Tiếp cận sáng tạo từ lý thuyết đến thực tiễn” đóng góp hai bài báo cáo chuyến đi thực địa tại Phá Tam Giang và vườn rau Kim Long. Hội thảo cũng có một bài tham luận từ một học viên trong các khóa tập huấn trước về thực hành lối sống sinh thái trong cuộc sống và công việc sau khóa tập huấn. Đã có 24 lượt đại biểu chia sẻ trong các phiên hỏi đáp và thảo luận của hội thảo. Các ý kiến tập trung vào phương pháp tiếp cận lồng ghép lối sống và phong trào sinh thái vào trường đại học và những thách thức cần vượt qua đđể thúc đẩy lồng ghép trong bối cảnh Việt Nam.

The workshop consisted of eight guest lectures, two field reports and one presentation from a participant in previous training courses. Among the presentations, there was a lecture on the basic theory of socio-ecological transformation in the context of the world and Vietnam, a lecture on just transition, six presentations on models or practices of socio- ecological transformation in tourism, networking, business, education and environmental policies. In addition, participants of the 2019 training course “Promoting socio-ecological transformation: Integration of ecological lifestyle and movements in universities - Innovative approaches from theory to practice” contributed two reports on their field trips to Tam Giang lagoon and Kim Long organic farm. The workshop also included a presentation from a TOT alumnus on the ecological practice in her personal and profesional life after the training. 24 participants aired their views in the Q&A sessions and discussions. Opinions mainly focused on approaches to integrating ecological lifestyle and movements into the university and challenges to overcome to foster the integration in the Vietnamese context.

Kết thúc hội thảo, các báo cáo viên và đại biểu thống nhất việc giáo dục lối sống sinh thái thông qua lồng ghép các chủ đề và phong trào sinh thái vào chương trình học và hoạt động ngoại khóa là vô cùng cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hệ quả của việc chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà thiếu quan tâm tới môi trường và xã hội. Hội thảo cũng giới thiệu những mô hình và thực hành lối sống sinh thái trong các lĩnh vực khác nhau như du lịch, nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp, quy trình chính sách và giáo dục nhằm cung cấp cho các giảng viên những ý tưởng về công cụ lồng ghép nội dung sinh thái vào bài học và hoạt động ở trường đại học.

At the end of the workshop, speakers and delegates agreed on the eco-lifestyle education through the integration of ecological topics and movements into curricula and extra-curricular activities amid climate change and the consequences of focusing only on economic development without social and environmental considerations. The workshop also introduced ecological lifestyle models and practices in various fields such as tourism, agriculture, business development, policy process and education to provide teachers with ideas of and appraches to integration of ecological content into lessons and activities of universities.

Hội thảo cũng chỉ ra những thách thức liên quan đến mức độ áp dụng lối sống sinh thái vào các trường đại học, rủi ro của học qua trải nghiệm và hạn chế trong tham gia và hợp tác giữa các bên liên quan. Từ đó, một số giải pháp được đưa ra về năng lực của trường đại học và giảng viên và sự chủ động của các bên nhưng cũng có những khó khăn cần được thảo luận thêm trong thời gian tới.

The workshop pointed out the challenges related to levels of applying ecological lifestyle to universities, the risks of learning through experiences and limitations of participation and cooperation among stakeholders. Therefore, a number of solutions have been introduced in terms of the capacity of universities and lecturers and the initiative of the parties. However, there were also difficulties that needed to be further discussed in the future. 10


II. KẾT QUẢ CỤ THỂ

II. SPECIFIC FINDINGS

1. Chuyển đổi sinh thái – xã hội là khung mẫu về các tiêu chí cho phát triển và chuyển dịch công bằng trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và chuyển dịch năng lượng là nhu cầu cấp bách trong bối cảnh thách thức với an ninh năng lượng hiện nay

1. Socio-ecological transformation is a model of criteria for just development and transition in climate change mitigation and energy transition is an urgent need in light of today challenges to energy security

“Chuyển đổi sinh thái – xã hội” tạm được hiểu là sự định hình các hình thức liên kết giữa các yếu tố sinh thái - xã hội trong chiến lược phát triển, gắn với việc nhận diện mối liên kết giữa kinh tế, xã hội, sinh thái và xem xét tác động của các hoạt động kinh tế và xã hội sinh thái hiện nay cũng như giải pháp khắc phục để đảm bảo tính công bằng, ổn định giữa các thành tố phát triển, hướng tới xã hội tương lai. Chuyển đổi sinh thái – xã hội ra đời khi các tác động kinh tế đang có xu hướng làm giảm các giá trị sinh thái – xã hội và sự hoài nghi về mục tiêu đảm bảo bền vững cho thế hệ tương lai. Đây không phải vấn đề mới hoặc một ý tưởng mang tính cải cách, mà tập trung vào các khía cạnh bị bỏ quên hoặc ít được quan tâm của phát triển bền vững xoay quanh những vấn đề xã hội và môi trường. Chuyển đổi sinh thái – xã hội không chỉ là bối cảnh mà là một khung mẫu về các tiêu chí cho phát triển. Các biện pháp chính sách kinh tế mà chính phủ các quốc gia đang phát triển phải thực hiện bao gồm các biện pháp thay đổi điều kiện sống và làm việc, sản xuất và lối sống qua việc áp dụng hệ tiêu chí kinh tế - xã hội – sinh thái trong các chính sách phát triển. Muốn vậy, sự tham gia của các bên liên quan – người dân, tổ chức phi chính phủ, nhà khoa học và doanh nghiệp – là vô cùng quan trọng.

11

“Socio-ecological transformation” is temporarily understood as the formation of the linkage between ecological and social factors in development strategies, in association with identifying the relationship between economic, social and ecology and takes into consideration the impacts of current ecological and economic activities as well as solutions to ensure fairness and stability among development elements, towards a future society. Socio-ecological transformation was born amid economic impacts tending to reduce socioecological values and skepticism about sustainable development goals for future generations. This is not a new issue or an innovative idea, but focuses on aspects of sustainable development that have been neglected or receive less interest in terms of social and environmental domains. Socio-ecological transformation is not only a context but also a model of development criteria. The economic policy measures that governments of developing countries must take include changes in living and working conditions, production and lifestyles through the application of economic-socialecological criteria system in development policies. To realize this, the involvement of stakeholders - citizens, NGOs, scientists and businesses - is vital.


Bên cạnh nền tảng lý thuyết về chuyển đổi sinh thái xã hội, hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò của chuyển dịch công bằng trong chống BĐKH và chuyển dịch năng lượng. Khí hậu đang biến đổi nhanh chóng và để lại những tác động tiêu cực với tần suất ngày càng nhiều như cháy rừng, sạt lở, hạn hán, bão lũ và triều cường. Điều này tạo nên nhiều thách thức cho an ninh năng lượng ở Việt Nam. Vì vậy, cần có chiến lược ứng phó với BĐKH và chuyển dịch năng lượng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sự công bằng trong xã hội. Các bước chọn giải pháp ứng phó với BĐKH được đề xuất là tìm giải pháp thích ứng phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhân lực, kinh tế để phục hồi tốt hơn dưới các bất thường thời tiết và biến đổi khí hậu; chuyển đổi cơ cấu sản xuất, lịch thời vụ, điều chỉnh chính sách, hướng đến thị trường mới và thay đổi thói quen tiêu dùng phù hợp với hoàn cảnh; đầu tư các công trình nhỏ và trang bị thiết bị tốt hơn nhằm ứng phó tốt hơn điều kiện thay đổi tự nhiên, phục vụ sản xuất kinh tế và xã hội; thay vì xây dựng công trình lớn hơn và thiết bị hiện đại hơn nhằm kiểm soát tự nhiên, chấp nhận hy sinh môi trường để đạt mục tiêu ở các bước trước. Hội thảo đưa ra cơ hội của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng dòng chảy, năng lượng địa nhiệt và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên, những tiềm năng này chưa được chú ý thích hợp ở Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều thách thức trong chuyển dịch năng lượng công bằng liên quan đến rủi ro xung đột đất đai, sinh kế, việc làm của người dân, tay nghề nhân lực quản lý và phúc lợi và quyền lao động cơ bản.

In addition to the theoretical background of socioecological transformation, the workshop also emphasized the role of just transition in combating climate change and energy transition. The climate is changing rapidly and having negative impacts with increasing frequency such as forest fires, landslides, droughts, floods and storm surges. This creates many challenges for energy security in Vietnam. Therefore, it is necessary to have a strategy to cope with climate change and energy transition, but at the same time, ensure social justice. The proposed steps to cope with climate change were to find suitable solutions to adapt to natural, human and economic conditions for better recovery under weather and climate change abnormalities; change production structure, seasonal calendars, adjust policies, target new markets and change consumption habits to suit the circumstances; invest in small projects and better equipment to better respond to natural changes, serving economic and social production instead of construct larger buildings and more modern equipment to control the nature, sacrifice the environment to achieve the goals in the previous steps. The workshop presented Vietnam’s opportunities transit energy from fossil energy to renewable energy such as wind, solar, flow, geothermal and biomass. However, these potentials have not been appropriaterly paid attention in Vietnam. In addition, there are many challenges in just energy transition related to risks of land conflicts, livelihoods, people’s jobs, managerial workforce and basic welfare and labor rights.

2. Chuyển đổi sinh thái – xã hội đang được áp dụng vào các mô hình/thực hành trong các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam

2. Socio-ecological transformation has been applied to models or practices in a variety of disciplines in Vietnam

Trong du lịch, phát triển sinh thái gắn với du lịch và quản lý rác thải tại các khu du lịch được nhấn mạnh trong các bài trình bày tại hội thảo. Điển hình như phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Các địa điểm như rừng ngập mặn ở phá Tam Giang vừa phát triển việc trồng rừng ngập mặn, đem lại lợi ích to lớn về phòng hộ, bảo vệ môi trường và nuôi trồng thủy sản, vừa cung cấp địa điểm cho du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Một ví dụ khác về phát triển du lịch theo hướng bền vững là mô hình quản lý rác thải tại khu du lịch Cù Lao Chàm. Trong bối cảnh ô nhiễm rác thải nhựa trên đại dương nghiêm trọng, Cù Lao Chàm, Hội An đã phát động phong trào nói không với túi nilon. Ngoài ra, thành phố Hội An cũng triển khai quản lý rác thải sinh hoạt theo hướng không rác thải nhựa.

In tourism, eco-development associated with tourism and waste management in tourism areas was highlighted in the presentations at the workshop. Typically, ecotourism development in Thua Thien Hue province. Locations such as mangrove forests in Tam Giang lagoon have developed mangrove afforestation, offering tremendous benefits in terms of protection, environmental preservation and fishing, while providing locations for ecotourism and environmental education. Another example of sustainable tourism development is the waste management model in Cham Island (Cu Lao Cham). In the context of serious plastic waste pollution in the ocean, Cu Lao Cham and Hoi An have launched a movement of saying no to plastic bags. In addition, Hoi An also has implemented the management of household waste in the direction of no plastic waste.

12


Trong nông nghiệp, giá trị sinh thái – xã hội đang được áp dụng trong hoạt động canh tác, sản xuất lúa, điển hình như mô hình ruộng lúa bờ hoa tại Hải Dương và Tiền Giang giúp giảm thiểu tác hại chất hóa học, giảm chi phí canh tác nông nghiệp, làm đẹp cảnh quan và đảm bảo cân bằng sinh thái, duy trì truyền thống văn hóa về canh tác lúa và tạo thói quen, lối sống sinh thái tại cộng đồng. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức đặt ra liên quan tới việc nông dân chưa sẵn sàng chuyển đối do thói quen canh tác, lo lắng về thu hoạch, người tiêu dùng không tin mua sản phẩm và nhà nước không có chính sách hỗ trợ. Trong phát triển doanh nghiệp, gắn với những giá trị về môi trường và xã hội là yếu tố để có được doanh nghiệp bền vững, cân bằng lợi ích kinh tế, sinh thái và xã hội. Ví dụ, doanh nghiệp xã hội “Ngỗng” đồng hành cùng nông dẫn sản xuất những nông sản theo phương pháp sạch/hữu cơ và chế biến sản phẩm nông nghiệp bền vững, minh bạch trong chất lượng sản phẩm và kết nối nông dân với hệ sinh thái xung quanh gồm khách hàng, chuyên gia và tự nhiên. Theo nghiên cứu về vai trò của các bên liên quan trong sản xuất hàng hóa xanh tại Việt Nam (Quang, Thanh & Nguyễn, 2019), đa dạng hàng hóa xanh theo chiều dọc và chiều ngang cần được áp dụng trong chiến lược của doanh nghiệp; đồng thời, trách nhiệm môi trường cần được gắn liền với cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Trong quy trình chính sách, chuyển dịch sinh thái – xã hội được đưa vào thông qua tổ chức các hoạt động trao đổi, đối thoại chính sách để nâng cao nhận thức, tiếp cận “top down” đối với lãnh đạo/ các cơ quan ban hành chính sách và “bottom up” với cộng đồng, tổ chức các hoạt động nghiên cứu về chuyển dịch sinh thái – xã hội và xây dựng đội ngũ chuyên gia, giảng viên, nghiên cứu viên. Một nghiên cứu điển hình trong quá trình chính sách là nghiên cứu Quyết định 79/2005/ QĐ-TTG về thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi Bắc Bộ để theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước. Trong giáo dục, chuyển dịch sinh thái – xã hội được ứng dụng vào các hoạt động cho thanh niên trong và ngoài trường học. Ví dụ như các chương trình nằm trong dự án “Nhân rộng và lồng ghép phương pháp tiếp cận sáng tạo của phong trào sinh thái vào hoạt động của các trường đại học” của Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đưa những chủ đề về lối sống và phong trào sinh thái đến sinh viên Việt Nam thông qua bài giảng, tập huấn, đàm thoại và thực địa. Ngoài ra, qua hai bài báo cáo của học viên khóa tập huấn cùng chia sẻ của các đại biểu hội thảo, vai trò của học qua trải nghiệm, học tập gắn liền với thực tế được nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Tiêu biểu là các khóa học và bài học thực địa lồng ghép các vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường tại phá Tam Giang và vườn Kim Long. Một ví dụ khác 13

In agriculture, socio-ecological values are being applied in rice cultivation and production activities, such as the model of flower-banks of rice fields in Hai Duong and Tien Giang, helping to minimize chemical harm, reduce expenses of agricultural cultivation, beautify the landscape and ensure ecological balance, maintain a cultural tradition of rice cultivation and create ecological habits and lifestyles in the community. However, there are still many challenges related to the fact that farmers are not ready to transfer due to farming practices, concerns about harvesting, consumers’ mistrust in buying products and the limited governmental support policies. In enterprise development, associating with environmental and social values is meant to achieve sustainable businesses and balance economic, ecological and social benefits. For example, social enterprise “Ngỗng” accompanies farmers on the production of clean/organic agricultural products and the process of sustainable agricultural products, is transparent in product quality and engages farmers in the surrounding ecosystem consisting of customers, experts and nature. According to the research on the engagement of stakeholders in green products in Vietnam (Quang, Thanh & Nguyen, 2019), vertical and horizontal green commodity diversity needs to be applied to business strategies; at the same time, environmental responsibility should be attached to both large and small enterprises. In policy process, socio-ecological transformation is applied through the organization of exchange activities and policy dialogues to raise awareness, “top down” approach to policy leaders / agencies and “bottom up” to the community, organization of research on socio-ecological transformation and building a team of experts, lecturers and researchers. A typical case study in policy process is the study of Decision 79/2005/QD-TTG on the implementation of socio-economic development objectives in Northern midland and mountainous regions to keep up with the overall development pace of the country. In education, socio-ecological transformation is constituted in activities for young people inside and outside universities. For example, the programs included in the project “Scaling up and mainstreaming innovative approaches to integrating ecological movements into universities” of the Center for Development of Community Initiative and Environmental (C&E) bringing lifestyle and ecological movement topics to Vietnamese students through lectures, trainings, dialogues and field trips. In addition, the two reports of the trainees and the sharing of delegates emphasized the ever-increasingly important role of experiential learning and real-world learning. Typically, the courses and field lessons


là phong trào sinh thái giảm thiểu rác thải nhựa, phân loại rác và thu gom pin tại các trường Đại học trên cả nước như Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng... Vấn đề lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình học tại các trường đại học cũng là chủ đề thảo luận chính của hội thảo. 3. Lồng ghép các vấn đề về lối sống sinh thái vào các trường đại học là công cụ để lan tỏa lối sống sinh thái trong giới trẻ 3.1. Một số đề xuất về hoạt động/thực hành lồng ghép lối sống sinh thái vào trường đại học 3.1.1. Lồng ghép vào nội dung bài giảng và chương trình học Qua bài trình bày và thảo luận, các diễn giả và đại biểu thống nhất cần lồng ghép những vấn đề sinh thái vào nội dung bài giảng nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về những thách thức của biến đổi khí hậu và đe dọa an ninh nước, lương thực và năng lượng. Đồng thời, trang bị cho sinh viên những kĩ năng cần thiết và tạo động lực để sinh viên thay đổi hành vi thông qua trải nghiệm. Học tập trải nghiệm và học tập cộng đồng giúp nâng cao nhận thức về lợi ích mà môi trường đem lại và những tác động mà con người gây ra từ nhiều góc độ và quan điểm, từ đó thúc đẩy sinh viên nhìn lại những lý thuyết đã học trên lớp để áp dụng vào cùng nhau thảo luận tìm ra giải pháp và hành động vì môi trường và công bằng xã hội. Nghiên cứu về lối sống sinh thái và chuyển dịch sinh thái – xã hội trong các dự án và cuộc thi nghiên cứu khoa học sinh viên cũng được đề xuất nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề sinh thái và phát triển kĩ năng nghiên cứu của người học. Một số đại biểu đề cao quan điểm cần phải chú trọng tự chủ giáo dục trong các trường đại học để vấn đề môi trường và sinh thái được nhân rộng và lồng ghép hiệu quả hơn so với hiện nay. Các đại biểu cũng thể hiện quan điểm về tính linh hoạt và chủ động của người dạy để có thể đưa lối sống sinh thái vào bài giảng và thực địa hợp lý với nội dung môn học và khóa học. Một số diễn giả và đại biểu đề cao vai trò của giáo dục phi chính quy theo hướng tiếp cận “bottom up”. Theo họ, các hoạt động giảng dạy lối sống sinh thái và vấn đề môi trường hiện nay mới đang ở bề nổi mà chưa thực sự chạm được tới nhận thức và ý thức hành động của sinh viên. Vì vậy, điều quan trọng là cần nâng cao hiểu biết của sinh viên về BĐKH và hiểu được những thách thức BĐKH đặt ra là vấn đề chung, không của riêng ai. Từ đó, cần giáo dục thay đổi hành vi giúp sinh viên có những hành động thiết thực ngay trong đời sống cá nhân thông qua giáo dục phi chính quy.

integrate cultural, economic, social and environmental issues to Tam Giang lagoon and Kim Long garden. Other examples are the ecological movement of reducing plastic waste, sorting waste and collecting batteries in universities across the country such as Thai Nguyen University and University of Education - Danang University. Integrating ecological lifestyle into the curriculum at universities was also the main discussion topic of the workshop.

3. Integrating ecological topics into universities is a tool to promote ecological lifestyle among the youth 3.1. A number of proposals for activities/practice integrating ecological lifestyle into universities 3.1.1. Integration into lessons and curricula Through the presentations and discussion, speakers and delegates agreed that it is necessary to integrate ecological issues into lectures to raise students’ awareness of the challenges that climate change and lack of water, food and energy security have posed. Simultaneously, it is vital to equip students with essential skills and motivate their behavior change through experiential learning. Experiential and community learning helps to raise students’ awareness of the benefits of the environment and the impacts of human activities from different perspectives, thereby motivating them to refer back to the theories they have learned in class to together apply to discussing solutions and actions for environment and social justice. Research on ecological lifestyles and socioecological transformation in student research projects and competitions is also proposed to provide students with in-depth knowledge of ecological issues and develop learners’ research skills. Some participants emphasized the importance of universities’ educational autonomy so that environmental and ecological issues are spread and integrated more effectively than at the present. Participants also expressed their views on the flexibility and initiative of teachers of being able to incorporate ecological lifestyle into lectures and field trips appropriately in light of course content and other courses. Some speakers and delegates promoted the role of non-formal education in a “bottom up” approach. According to them, the current activities of teaching ecological lifestyle and environmental issues are on the surface but have not really tapped into students’ awareness and consciousness of taking actions. Therefore, it is important to improve students’ understanding of climate change and view the 14


3.1.2. Lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa Bên cạnh giáo dục trên lớp và thực địa, các đại biểu thống nhất cần tăng cường sự tham gia của thanh niên thông qua các hoạt động phong trào bằng cách kết nối vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với các câu lạc bộ trong nhà trường và các tổ chức hoạt động vì môi trường, nhân rộng các hoạt động cộng đồng, phong trào sinh thái giữa các trường, theo địa phương, truyền thông về phong trào và lối sống sinh thái, khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp/ý tưởng/sáng kiến gắn với giá trị sinh thái và xã hội và phát triển các mô hình doanh nghiệp sinh thái. Một số học viên trở về từ các khóa tập huấn trước chia sẻ về những phong trào sinh thái họ đã áp dụng ngay trong trường đại học của mình. Ví dụ như chỉ đạo từ Ban giám hiệu nhà trường về việc không sử dụng chai nhựa dùng một lần và ống hút nhựa trong các cuộc họp của trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và tổ chức địa điểm thu gom pin cũ tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Các giảng viên cũng nhấn mạnh vai trò của người làm giáo dục như người tư vấn, thúc đẩy và điều phối nhằm giúp sinh viên phát triển ý tưởng và hành động theo đúng hướng. Một diễn giả lấy ví dụ về những rủi ro khi sinh viên xây dựng ý tưởng nhưng thiếu sự định hướng của giảng viên sẽ dẫn đến việc sinh viên vô tình trở thành công cụ truyền bá cho những giá trị gây tổn hại tới môi trường của các doanh nghiệp. Vì vậy, các giảng viên cần cùng sinh viên tìm hiểu kĩ, trao đổi thường xuyên và đề ra những cẩn trọng trong quá trình tiến hành ý tưởng và sáng kiến. 3.2. Một số thách thức trong việc lồng ghép lối sống sinh thái vào các trường đại học Các đại biểu cũng chỉ ra những khó khăn trong quá trình lồng ghép lối sống sinh thái vào các trường đại học dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm cá nhân. Một số vấn đề cũng đã được các đại biểu đóng góp giải pháp; tuy nhiên, một số thách thức được nhất trí vẫn cần phải thảo luận trong thời gian tới để khắc phục. Về mức độ lồng ghép các vấn đề sinh thái vào nội dung bài học và chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đại biểu cho rằng thời lượng cho các nội dung về lối sống sinh thái còn hạn chế. Về vấn đề này, đại diện một số trường đại học đề xuất tự chủ của các trường đại học, hỗ trợ các trường tự xây dựng khung chương trình phù hợp với mục tiêu trường đề ra và lồng ghép tối đa vào chương trình học. Các giảng viên cũng góp ý cần có sự linh hoạt và bắt kịp xu hướng để lồng ghép hiệu quả dựa trên bối cảnh của trường và lớp. Về những khó khăn trong tổ chức học tập trải nghiệm, các nhà giáo dục chia sẻ kinh phí cho chuyến đi thực 15

challenges that climate change poses as a mutual problem, not particularly of anyone. Hence, there is a need for behavioral change education that helps students take practical actions in their personal life through non-formal education. 3.1.2. Integration into extracurricular activities In addition to classroom and field education, delegates agreed that it is necessary to increase youth participation through movements by connecting Ho Chi Minh Communist Youth Union with the school clubs and organizations working for the environment, scale up community activities, ecological movements among universities and localities, communicate ecological movements and lifestyle, encourage entrepreneurship activities/ ideas / initiatives associated with ecological and social values and develop eco-business models. A number of participants of the previous training courses shared the ecological movements they have applied to their own universities. For example, it has been announced that by the university governance board that disposable bottles and plastic straws will be banned at meetings of the University of Science, Thai Nguyen University and a venue of collecting old batteries has been set up at University of Education, Danang University. Delegates also emphasized the role of educators as advisors, facilitators and coordinators to help students develop ideas and action plans in the right direction. A speaker took an example of the risks when students developed ideas but lacked mentoring would fall prey to the propaganda of businesses that harm the environment. Therefore, lecturers are asked to work closely with students, regularly discuss with them and point out precautions during the implementation of ideas and initiatives. 3.2. Challenges of integrating ecological lifestyle into universities Delegates pointed out a number of challenges of integrating ecological lifestyle into universities based on theory and their personal experience. Several solutions were proposed to address some problems while it was viewed that the others needed discussing further for solutions in the future. Regarding levels of integrating ecological issues into lessons and curricula, delegates thought that the standard curriculum offered by the Ministry of Education and Training has limited time for topics of ecological lifestyle. In line of this issue, representatives of a number of universities suggested universities’ autonomy, supporting universities to develop their


địa là một cản trở cho việc nhân rộng hình thức học tập trải nghiệm. Đề xuất đưa ra là cần phải đưa học tập trải nghiệm trở thành nội dung bắt buộc của khóa học, thậm chí là một khóa học chính quy để có thể trích một phần học phí làm chi phí cho chuyến đi thực địa. Các đại biểu cũng nhấn mạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo cần công nhận vai trò của học tập trải nghiệm và hỗ trợ về tài chính và nguồn lực để hình thức này được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn cũng được thảo luận và thu hút được nhiều chia sẻ từ đại biểu. Vấn đề đảm bảo an toàn cho sinh viên đi thực địa đòi hỏi giảng viên cần nghiên cứu kĩ lưỡng địa điểm thực địa để lựa chọn những địa điểm an toàn, trao đổi với sinh viên về những quy tắc và biện pháp phòng ngừa trước chuyến đi, nắm được khả năng và đặc điểm người học để tổ chức thực địa hiệu quả, cân bằng việc thu nhận kiến thức và kĩ năng và an toàn của sinh viên. Trên hết, các đại biểu thống nhất việc giáo dục kĩ năng sống và tinh thần tự lập cho sinh viên là yếu tố quan trọng để sinh viên có thể thích nghi và xử lý những tình huống ngoài mong đợi trong chuyến đi. Về sự tham gia của các bên liên quan, hội thảo chỉ ra rằng nhà nước, nhà giáo dục, doanh nghiệp, tổ chức và truyền thông cần phối hợp và chia sẻ trách nhiệm để cùng thúc đẩy giáo dục lối sống sinh thái. Các nhà quản lý cần có những chính sách khuyến khích giáo dục lối sống sinh thái và môi trường. Các tổ chức, nhà giáo dục, doanh nghiệp và truyền thông cần nhìn ra cơ hội và thách thức để hợp tác tổ chức các hoạt động học tập có ý nghĩa cho sinh viên. Muốn vậy, việc xây dựng một mạng lưới về chuyển đổi sinh thái – xã hội là cần thiết đối với việc tạo động lực và hỗ trợ những dự án và sáng kiến trong tương lai.

own curriculum that match the university’s goals and maximize integration into the curriculum. Lecturers also commented that it is necessary for teachers to be flexible and updated to effectively integrate in the changing context of the school and class. In terms of the difficulties in organizing experiential learning, educators shared that limited financial allocation for field trips can be considered an obstacle to the mainstreaming of experiential learning. A proposal suggested making experiential learning a compulsory task in the course, even a formal course so that part of the tuition can be used for the field trip. Delegates also emphasized that the Ministry of Education and Training should recognize the role of experiential learning and support in terms of finance and resources for the approach to be widely applied. In addition, safety issues were discussed and received interest of delegates. Safety issues for students on the field require lecturers to carefully study the field location to choose safe places, discuss with students about the rules and precautions before the trip, understand learners’ abilities and characteristics to organize the field effectively, balancing the acquisition of knowledge and skills and safety of students. On top of that, delegates agreed on the importance of educating essential life skills and independence so that students are able to adapt and handle unexpected situations during the trip. With reference to stakeholders’ engagement, the workshop pointed out that the state, educators, businesses, organizations and media should coordinate and share responsibility to jointly promote ecological lifestyle education. Managers are required to propose policies that encourage ecological and environmental lifestyle education. Organizations, educators, businesses and the media need to recognize the opportunities and challenges to collaborate in organizing meaningful learning activities for students. To realize this, establishing a social-ecological transformation network is essential to motivate and support future projects and initiatives.

16


17

4. Kết luận

4. Conclusion

Kết thúc hội thảo, ban chủ tọa kết luận về tầm quan trọng của việc gắn liền phát triển với thực tiễn. Trách nhiệm đối với phát triển bền vững trước hết thuộc về giới trẻ, những người có kiến thức, kĩ năng, tràn đầy nhiệt huyết, có khả năng thích nghi cao và luôn tìm kiếm cơ hội cho đất nước. Cách thức lan tỏa lối sống sinh tháii và thông điệp bảo vệ môi trường cần thông qua trước hết giáo dục trong trường học qua nhiều cấp độ từ cá nhân, nhóm tới cộng đồng và toàn cầu. Hội thảo đã chỉ ra những vấn đề cấp thiết trong giáo dục lối sống sinh thái và bảo vệ môi trường, giới thiệu những mô hình/ thực hành liên quan nhằm thúc đẩy áp dụng rộng rãi chuyển dịch sinh thái – xã hội và mở rộng mạng lưới giữa các trường học, chuyên gia, nhà quản lý, tổ chức và cá nhân thanh niên. Ban chủ tọa cũng chỉ ra tự chủ các trường đại học đang ở rất gần và các trường đại học cần khuyến khích học tập thông qua thực hành, trải nghiệm thực tế và điều chỉnh bài giảng theo hướng thực tế nhằm thu hút người học và cung cấp kiến thức và kĩ năng hiệu quả.

To sum up the workshop, the chairs concluded the importance of associating development with practice and field work. The responsibility for sustainable development rests primarily with the youth, who are knowledgeable, skilled, enthusiastic, highly adaptable and always looking for opportunities for their country. The approach to spreading ecological lifestyles and the message of environmental protection needs to be firstly through school education at different levels from individuals, groups to the community and globally. The workshop highlighted the urgent issues in ecological lifestyle and environmental protection education, introduced relevant models/practices to promote broad adoption of socio-ecological transformation and expanded the network of universitiess, professionals, managers, organizations and young individuals. The chairs also pointed out that universities’ autonomy is highly feasible and that the universities should encourage learning by doing, practical experience and adjustment of lectures in a practical way to attract learners and provide effective knowledge and skills.


DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM DỰ / LIST OF PARTICIPANTS No.

Name

Organisation/Institution

Position

Contact

STT

Họ và tên

Tổ chức/viện

Vị trí

Thông tin liên hệ

NGƯỜI THAM DỰ/ PARTICIPANTS Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo 1

Tạ Ngọc Đôn

Vụ trưởng

tndon@moet.edu.vn

Director general

912117098

Viện trưởng

truongkhql@gmail.com

Director

913016429

Phó viện trưởng

latuan@ctu.edu.vn

Deputy director

0913619499

Trưởng ban điềuphối

nhungadda@gmail.com

Department of Science, Technology and Environment, Ministry of Education and Training Viện Chính sách và Quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2

Đào Thanh Trường

Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi Viện chính sách và nghiên cứu Biến đổi

3

Lê Anh Tuấn

khí hậu, Đại học Cần Thơ Institute of Policy and Climate Change Research, Can Tho University Organic PGS Vietnam

4

5

Từ Thị Tuyết Nhung

Nguyễn Văn Quân

Organic PGS Vietnam

Head of Coordinating Committee

0904284388

Trường Cao đẳng và Công nghiệp Huế

Hiệu trưởng

pvquan@hueic.edu.vn

Hue College and Industry

Rector

09889020979

Trưởng bộ môn Khoa Biến Đại học Tài nguyên và Môi trường 6

đổi Khí hậu và Phát triển

thanhmpa@hunre.edu.vn

bền vững

Nguyễn Viết Thành

Head of division of Faculty University of Rescouse and Environment

of Climate Change and

0914572758

Sustainable Development 7

Phạm Ngọc Dũng

8

Lê Văn Thăng

9

Chu Mạnh Trinh

Chi cục Kiểm lâm Huế

Phó Chi Cục Trưởng

ngocdungnc@gmail.com

Hue Department of Forest Protection

Vice director

0912654018

Trường Đại học Khoa học Huế

Giảng viên

thanghue56@gmail.com

Hue University of Sciences

Lecturer

0913496161

Khu Bảo tồn Cù Lao Chàm, Hội an

Nghiên cứu viên

mtrinh.clcmpa@gmail.com

Researcher

0913308807

Phó Giám đốc

le.nguyenthuha@gmail.com

Vice director

0903465099

Doanh nghiệp Mắm thuyền nan

Giám đốc

hang.dao.bbb@gnail.com

Bamboo Boat Company

Director

0932093593

Doanh Nghiệp Gạo Ruộng Rươi Ngỗng

Giám đốc

buingocuong90@gmail.com

Organic Rice - Ngong Company

Director

0936620290

Conservation Zone of Cham Islands, Hoi an Trung tâm phát triển nguồn lực giám sát có sự tham gia của cộng đồng

10

Nguyễn Lê Thu Hà

Center Development of Community Participatory Monitoring Resource (CDPM)

11

Đào Thị Hằng

12

Bùi Ngọc Cường

18


No.

Name

Organisation/Institution

Position

Contact

STT

Họ và tên

Tổ chức/viện

Vị trí

Thông tin liên hệ

Nguyễn Thị

Đại Học Kinh tế Hồ Chí Minh

Bí thư trường

hoangoanh@ueh.edu.vn

Hoàng Oanh

University of Economics Ho Chi Minh City

School secretary

0937370707

Nguyễn Thị

Đại học Thái Nguyên

Giảng viên

viennth@tnus.edu.vn

Hồng Viên

Thai Nguyen University

Lecturer

0913571753

Khoa Quốc tế- Đại học Huế

Nghiên cứu viên

quangtanhnu3@gmail.com

International School - Hue University

Researcher

0349824737

Viện Tài nguyên và Môi trường, Huế

Nghiên cứu viên

hntvan@hueuni.edu.vn

Researcher

0914204005

13

14

15

16

17

18

Nguyễn Quang Tân

Hoàng Ngọc Tường Vân

Institute of Resource and Environment Hue

Kiểm lâm viên

Hue Department of Forest Protection

Forest ranger

0905826580

Bảo tàng thiên nhiên duyên hải Miền

Trưởng phòng Khoa học

thetrung.lenguyen@gmail.

Lê Nguyễn Thế

trung, Sở Khoa học và công nghệ

và công nghệ

com

Trung

Central Coast Nature Museum,

Director

0935316466

Trường tại trường Đại học Hạ Long

Giảng viên

034 955 1822

Hạ Long University

Lecturer

tungdam1406@gmail.com

Khoa Tài nguyên và Môi trường -

Giảng viên khoa Quản lý

ĐH Khoa học Thái nguyên

môi trường

Faculty of Resource and Environment-

Lecturer in Environment

Thai nguyen University

Management

Hoàng Kim Quy

Department of Science and Technology 19

20

Đàm Thanh Tùng

Trần Thị Ngọc Hà

Khoa Tài nguyên và Môi trường 21

Văn Hữu Tập

ĐH Khoa học Thái nguyên Faculty of Resource and EnvironmentThai nguyen University ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

22

Vũ Khánh Linh

24

25

26

Chung Hải Bằng

Phạm Thị Hạnh

Đặng Đinh Hạnh

Nguyễn Thị Lộc

tapvh@tnus.edu.vn

Văn phòng Chương trình tiên tiến Quốc tế Honors Program

(+84) 1642 532 867

Giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Truyền thông

0917508102

Đa phương tiện

Post and Telecommunication Instutite

Visiting lecturer in

of Technology

Multicomunication

Học viện Phụ nữ Việt Nam

GV quản trị kinh doanh Lecturer in Business Administration

bangchunghai@gmail.com (+84) 93 9 013 689 hanhpt_qtkd@vwa.edu.vn

ĐH Công Nghiệp Vinh

Giảng viên khoa cơ bản

0983721076

Vinh Industrial University

Lecturer

dinhhanh81@gmail.com

Đại Học Bách Khoa University of Science and Technology

19

hattn@tnus.edu.vn

Dean

Officer of International

Vietnam Woman’s academy

0986060908

0983465086

Thai Nguyen

Viễn thông Hà Nội

com

Trưởng khoa

University of Agriculture and Forestry-

Học viện Công nghệ Bưu chính 23

kimquyhoang88@gmail.

Chi cục Kiểm lâm Huế

Giảng viên khoa XD Thủy lợi- Thủy điện Lecturer

0902424831 locnt818@gmail.com


No.

Name

Organisation/Institution

Position

Contact

STT

Họ và tên

Tổ chức/viện

Vị trí

Thông tin liên hệ

Đại học Quảng Bình 27

Võ Thị Nho Quang Binh University Đại học Quảng Bình

28

Hoàng Anh Vũ Quang Binh University

Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư Lecturer of Faculty Agriculture and Forestry

(+84) 987 655 003 ngocnho256@gmail.com

Giảng viên khoa

"

Nông Lâm Ngư

0989179777"

Lecturer of Faculty Agriculture and Forestry

vuhoang304@gmail.com

Giảng viên khoa 29

Trương Đỗ

Đại học Huế

Tài nguyên đất và Môi

(+84) 905559197

trường nông nghiệp

Minh Phượng Hue University

Lecturer

truongdominhphuong@ huaf.edu.vn

Giảng viên khoa Đại học Nông Lâm - ĐH Huế 30

Hồ Nhật Linh. -Hue University Đại học Luật - ĐH Huế Phan Anh Thư University of Law - Hue University

32

33

Nguyễn Thị Kim Yến

Nguyễn Thị Kim Thoa

Mai Ngọc Châu

Giảng viên khoa Luật môi trường Lecturer in Environmental Laws

honhatlinh@huaf.edu.vn 0935.673.682 thuphan0122@gmail.com

Khoa Sinh - Môi trường

University of Education - Da Nang

Department of Biology-

University

Environment

ĐH Sư Phạm - ĐH Đà Nẵng

Khoa địa

thoantk297@gmail.com

Faculty of Geography

0936.299.987

Khoa Môi trường

077. 458. 2173

University of Education - Da Nang University

Hue University of Science Đại học Quy Nhơn

35

Lecturer

ĐHSP Đà Nẵng

Đại học khoa học Huế 34

0983398330

Môi trường nông nghiệp University of Agriculture and Forestry

31

Tài nguyên đất và

Lê Mỹ Kim

Lecturer of Faculty of Environment Giảng viên khoa Kinh tế kế toán

yen.nguyen@fzs.org 1667.236.291

mnchau@hueuni.edu.vn 0944.845.933

Lecturer of Faculty Quy Nhon University

of Economics and

lemykim@qnu.edu.vn

Accounting

36

37

Nguyễn Thị Thùy Dung

Trần Thị Thanh Trang

ĐH Quy Nhơn

Giảng viên khoa Kinh tế kế toán

0944.845.933

Lecturer Faculty of

nguyenthithuydung@qnu.

Economic

edu.vn

Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải TW

Giảng viên

0768.443.399

Central Transport College

Lecturer

Quy Nhon University

trangttt@caodanggtvt2. edu.vn

20


No.

Name

Organisation/Institution

Position

Contact

STT

Họ và tên

Tổ chức/viện

Vị trí

Thông tin liên hệ

Bộ môn công nghệ kỹ ĐH Nha Trang 38

Nguyễn Đắc Kiên

thuật môi trường Viện Công nghệ sinh học

0914.199.936

& Môi trường Nha Trang University

Lecturer of Faculty of Environmental Technology

kiennd@ntu.edu.vn

Bộ môn công nghệ kỹ ĐH Nha Trang 38

Nguyễn Đắc Kiên

ĐH Nha Trang Trần Thanh Thư

Viện Công nghệ sinh học

0914.199.936

& Môi trường Nha Trang University

39

thuật môi trường -

Lecturer of Faculty of Environmental Technology Quản lý môi trường đô thị

kiennd@ntu.edu.vn 0909 313 107

Lecturer of Faculty of Nha trang Universtiy

Urban Environment

thanhthu@ntu.edu.vn

Management ĐH Tây Nguyên 40

Nguyễn Thị Thủy Tay Nguyen University

41

42

43

47

48

21

technology

pthuydhtn@gmail.com

Giảng viên khoa Sinh học

097.200.4424

Thanh Thảo

Tay Nguyen University

Lecturer Faculty of Biology

thanhthaotnu@gmail.com

ĐH Kiến Trúc

Giảng viên

Architecture University

Lecture

Nguyễn Thúy Nga

Hoàng Thị Phương Thảo

Đại học Yersin Đà Lạt. Yersin University Da Lat

Hồ Thị Hằng

ĐH Kinh tế - Tp HCM

46

Natural Science and

0944.990.970

ĐH Tây Nguyên

Dalat University

45

nghệ

Trần Thị

ĐH Đà Lạt 44

Khoa học tự nhiên và công

Đỗ Hoàng Minh

University of Economics Ho Chi Minh city

Khoa Quản trị Kinh doanh - Du lịch

nguyenthuynga302@gmail. com 0978.855.085 091.991.1009

Faculty of Business

hoangphuongthao16@

Administration - Tourism

gmail.com

Giảng viên khoa môi trường và tài nguyên Lecturer of Faculty of Environment and Natural Giảng viên Khoa Kinh Tế Lecturer of Department of Economics

0387659560 hanght@dlu.edu.vn 0903.186.615 minhdo@ueh.edu.vn

Lương Thị Thu

Đại Học Mở Hồ Chí Minh

Khoa Luật

huong.ltt@ou.edu.vn

Hương

Ho Chi Minh Open University

Lecturer of Faculty of Law

(+84) 0932621926

Nguyễn Thành

ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM

Công nghệ sinh học

0917. 577. 828

Luân

HCM City Food Industry University

Biotechnology

luannt@cntp.edu.vn

ĐH Hoa Sen

Giảng viên điều phối

(+84) 937 91 91 94

Hoa Sen University

Facilitator lecturer

Nguyễn Hoàng Tuấn

tuan.nguyenhoang@ hoasen.edu.vn


No.

Name

Organisation/Institution

Position

Contact

STT

Họ và tên

Tổ chức/viện

Vị trí

Thông tin liên hệ

Đại học Bình Dương 49

Hà Hoàng Hiếu Binh Dương University

50

Nguyễn Mộng Nghi

ĐH Bình Dương Binh Duong University

Giảng viên Khoa học môi trường Lecturer in Environmental Science Giảng viên Công nghệ sinh học Lecturer in Biotechnology

0961.78.79.78 hhhieu@bdu.edu.vn 0946755991 nmnghi@bdu.edu.vn

Giảng viên Bộ môn Đại Học Cần Thơ 51

Quản lý môi trường,

0799 579 879

Khoa Môi Trường

Trần Lê Ngọc Trâm

Lecturer in Environmental Can Tho University

Management, Department

tlntram@ctu.edu.vn

of Environment ĐH Kiên Giang 52

Thái Minh Tín

Giảng viên khoa Môi trường và TNTN

0944978446

Lecturer of Department of Kien Giang University

Environment and Natural

tmtin@vnkgu.edu.vn

Resources 53

Trần Hồng Điệp

ĐH Kiên Giang

Giảng viên

0907 166 125

Kien Giang University

Lecturer

thdiep@vnkgu.edu.vn

Phó Giám đốc

minhden2411@gmail.com

Vice director

949972552

Trung tâm Phát triển Cộng đồng và 54

Trương Minh Đến

Công tác Xã hội Center for Community Development and Social Work Trung tâm Phát triển Sáng kiến

55

Hoàng Thanh Tâm

Cộng đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) Trung tâm Phát triển Sáng kiến

56

Bùi Thị Thanh Thủy

Cộng đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng

57

Trần Thị Kim Hoàn

đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng

58

Lê Thị Thảo

đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng

59

Nguyễn Thị Minh

đồng và Môi trường

Hằng

Center for Development of Community Initiative and Environment” (C&E)

Giám đốc

hoangthanhtam.ce@gmail. com

Director

912234782

Phó giám đốc

buthuyeco@gmail.com

Vice director

965842587

Cán bộ dự án C&E

kimhoan1979@gmail.com

C&E project officer

916716863

Cán bộ dự án C&E

lethithao696@gmail.com

C&E project officer

035 9921792

Cán bộ dự án C&E

hangmn4686@gmail.com

C&E project officer

338777917

22


No.

Name

Organisation/Institution

Position

Contact

STT

Họ và tên

Tổ chức/viện

Vị trí

Thông tin liên hệ

Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng 60

Nguyễn Thị Thúy

đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E) Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng

61

Nguyễn Ngọc Linh

đồng và Môi trường Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E)

23

Tình nguyện viên Volunteer Tình nguyện viên Volunteer

nguyenthuythuy1808@ gmail.com 333933389 lina.nguyen2602@gmail. com 985325417


24


25


26


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO / WORKSHOP PROGRAM Hội thảo Khách sạn Duy Tân, 12 Hùng Vương, TP Huế

Thời gian

8:00-8:30

8:30-8:40

8:40-9:00

9:00-9:30

9:30-9:50

9:50-10:00

27

Đăng ký đại biểu

Ban tổ chức

Delegate check-in

Organizers

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và nội dung hội thảo

Ban tổ chức

Keynote speech, welcoming remark, and overview of the workshop

Organizers

Khai mạc −− Phát biểu chào mừng của Ban tổ chức hội thảo −− Phát biểu của Bộ giáo dục và Đào tạo

Bà Hoàng Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

Opening ceremony −− Welcoming speech by organizers −− Speech by the representative of Ministry of Education and Training

Ms. Hoang Thanh Tam, Director of Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E)

Từ Phát triển bền vững đến Chuyển đổi Sinh thái - xã hội

PGS. Ts. Đào Thanh Trường, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, Đại học KHXHNV, Đại học Quốc gia Hà Nội

From sustainable development to socioecological transformation (SET)

Assoc. Prof. Dr. Dao Thanh Truong, Director of Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

Chuyển dịch công bằng : Công bằng khí hậu và năng lượng

PGS. Ts. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ

Just transition: Climate justice and energy democracy

Assoc. Pro. Dr. Le Anh Tuan, Deputy director of Institute of Climate Change Studies, Can Tho University

Hỏi đáp Q&A

Gs.Ts.Tạ Ngọc Đôn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục và Môi trường, Bộ GD và ĐT

Prof. Dr. Ta Ngoc Don, Director general of Department of Science, Technology and Environment, Ministry of Education and Training


Giải lao & chụp ảnh

10:00-10:15

10:15-10:30

10:30-10:45

10:45-10:55

10:55-11:05

11:05-11:20

Tea break & group photos Phát triển Rừng ngập mặn gắn với du lịch tại Thừa Thiên Huế

Ts. Phạm Ngọc Dũng, Phó Chi Cục trưởng, Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huế

Developing mangrove forests in the relationship with tourism in Thua Thien Hue

Dr. Pham Ngoc Dung, Deputy Manager of Forest Protection Department, Thua Thien Hue

Quản lý tổng hợp rác thải tại khu du lịch Cù Lao Chàm

Ts. Chu Mạnh Trinh, Ban Quản lý khu du lịch Cù Lao Chàm

Managing garbage collecting on Cu Lao Cham island

Dr. Chu Manh Trinh, Managing member of Cu Lao Cham protective area

Hỏi đáp Q&A Kết quả thực địa ở khu đầm phá Tam Giang

Học viên khóa tập huấn

Report on the field-trip to Tam Giang lagoon

TOT participants

Kinh nghiệm hoạt động của Mạng lưới hữu cơ PGS Việt Nam

Bà Từ Tuyết Nhung, Mạng lưới hữu cơ PGS

Experience in operating organic PGS Vietnam

Ms. Tu Tuyet Nhung, Organic PGS Vietnam

28


Hành trình của Ngỗng

Ông Bùi Ngọc Cường, Doanh nghiệp Gạo Ngỗng

Journey of Ngong (Geese)

Mr. Bui Ngoc Cuong, Ngong Enterprise

11:20-11:35

11:35-11:45

11:45-11:55

Hỏi đáp Q&A Kết quả thực địa tại cộng đồng Kim Long

Học viên khóa tập huấn

Report on the field-trip to Kim Long commune

TOT participants Ăn trưa

12:00

14:00-14:20

14:20-14:40

14:40-15:00

15:00-16:10

16:10-17:30

29

Lunch Thúc đẩy chuyển đổi Sinh thái - xã hội: Lồng ghép lối sống và phong trào sinh thái vào các trường đại học - Tiếp cận sáng tạo từ lý thuyết đến thực tiễn

Bà Bùi Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

Advocacy of Integration of Socio-ecological Transformation (SET) into University: Integration of ecological lifestyle and movement into university - Innovative approaches from theory to practice

Ms. Bui Thi Thanh Thuy, Vice director of Center for Development of Community Initiative and Environment (C&E

Thực hành và lồng ghép lối sống – phong trào sinh thái hoạt động thực tiễn và định hướng tương lai

Ths. Nguyễn Thị Hồng Viên, Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Practice and integration of ecological lifestyle and movements into practical activities and orientation

Ms. Nguyen Thi Hong Vien, Lecturer of University of Sciences, Thai Nguyen University

Phát triển bền vững và chính sách môi trường: Sự tham gia của các bên liên quan trong các sản phẩm xanh của Việt Nam

TS. Nguyễn Viết Thành, Trưởng bộ môn khoa Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Sustainable development and environmental policy: The engagement of stakeholders in green products in Vietnam

Dr. Nguyen Viet Thanh, Head of division of Faculty of Climate Change and Sustainable Development, Hanoi University of Natural Resources and Environment

Hỏi đáp và thảo luận

Tất cả đại biểu

Q&A and discussion

Delegates

Tổng kết, trao giấy chứng nhận và bế mạc

Ban chủ tọa

Wrap-up, certificate issue and closing ceremony

The chairs



BÀI TRÌNH BÀY TRONG HỘI THẢO WORKSHOP PRESENTATIONS

31


32


33


34


35


36


37


38


39


40


41


42


43


44


45


46


47


48


49


50


51


52


53


54


55


56


57


58


59


60


61


62


63


64


65


66


67


68


69


70


71


72


73


74


75


76


77


78


79


80


81


82


83


84


85


86


87


88


89


90


91


92


93


94


95


96


97


98


99


100


101


102


103


104


105


106


107


108


109


110


111


112


113


114


115


116


117


118


119


120


121


122


123


124


125


126


127


128


129


130


131


132


133


134


135


136


137


138


139


140


141


142


143


144


145


146


147


148


149


150


151


152


153


154


155


156


157


158


159


160





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.