Tài liệu hướng dẫn Giao đất Giao rừng

Page 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN Hà Nội,2014

A


Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm mục đích phi thương mại. Biên soạn: Vũ Quốc Phương , Trương Minh Đến , Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Văn Tình Biên tập: Hoàng Thanh Tâm, Bùi Thị Thanh Thủy, Hoàng Hồng Hạnh Thiết kế: Nguyễn Hoàng Vũ Ảnh: Trung tâm C&E và một số đồng nghiệp. Cuốn sách này được ra đời và xuất bản với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS), Đông Nam Châu Á NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN Giấy phép xuất bản số: 238-2014/CXB/06-08/TN. In 500 cuốn tại Công ty Cổ phần In La Bàn – Hà Nội.


MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................................ 1 TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................. 2 GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ................................................................................ 3 I. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 4 II. QUY TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CÓ SỰ THAM GIA ................................................ 5 2.1. Quy định pháp luật về giao đất giao rừng tại Việt Nam............................................... 5 2.2. Điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn........................................................... 5 2.3. Quy định về loại rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn............................................. 5 2.4. Các hình thức quản lý rừng cộng đồng.............................................................................. 5 2.5. Quy trình giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn......................................... 5

III. CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN CẦN LÀM GÌ TRONG QUÁ TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG...24 3.1. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn trong quản lý rừng cộng đồng..........24 3.2. Lập kế hoạch quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng.......................................24 3.3. Xây dựng Quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng.................................................26 3.4. Sử dụng luật tục, hương ước trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng.................32 3.5. Xây dựng bộ hồ sơ giao, nhận rừng...................................................................................34 3.6. Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ..............................................................................36 3.7. Xây dựng quỹ phát triển rừng cộng đồng.......................................................................39 3.8. Khai thác gỗ rừng tự nhiên và lâm sản ngoài gỗ...........................................................39 3.9. Tiếp thị, tiêu thụ lâm sản và phân chia lợi ích.................................................................42

IV. KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG...44 4.1. Kinh nghiệm trong công tác giao đất giao rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế...........44 4.2 . Kinh nghiệm trong công tác giao đất giao rừng tại tỉnh Quảng Nam.................49 4.3. Kinh nghiệm trong công tác giao đất giao rừng tại Quảng Trị................................52

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các quy định pháp luật về giao đất giao rừng tại Việt Nam.............................54 Phụ lục 2: Các hình thức quản lý rừng cộng đồng...................................................................55 Phụ lục 3: Luật tục của người Cơ Tu trong quản lý bảo vệ rừng..........................................56 Phụ lục 4: Tập quán quản lý rừng của một số dân tộc thiểu số...........................................59 Phụ lục 5: Một số biểu mẫu hướng dẫn thực hiện quá trình giao đất giao rừng..........61 Phụ lục 6: Phiếu thăm dò ý kiến của dân.....................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................67


Lời giới thiệu Rừng cộng đồng tồn tại như là một phần của truyền thống tại địa phương, gắn các lợi ích của người dân với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của cộng đông và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng và vai trò của họ đối với rừng tự nhiên, Nhà nước Việt Nam đã và đang giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng lâu dài từ những năm 90. Trong khuôn khổ dự án: “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thực và năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của người dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên tại miền Trung Việt Nam, 2012 - 2014 “, Trung tâm C&E đã phối hợp với các đối tác tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam để biên soạn nhiều bộ tài liệu hướng dẫn cộng đồng quản lý rừng tự nhiên, bao gồm: Tiếp cận dựa trên quyền – Chuyện về quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Phú Mậu (2012); Hướng dẫn phương thức quản lý rừng cộng đồng tiếp cận dựa trên quyền (2012); Hướng dẫn kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch tổ chức các hoạt động của nhóm quản lý rừng cộng đồng (2012); Hướng dẫn mô hình sử dụng rừng bền vững (2012). Và năm 2014, chúng tôi tiếp tục tổng hợp những kinh nghiệm sau hơn ba năm thực hiện dự án qua các hoạt động tập huấn, tọa đàm, đối thoại chính sách, hội thảo, tham quan học tập,… để biên soạn hai quyển sách hướng dẫn giao đất giao rừng cộng đồng có sự tham gia trong đó có 1 sách ảnh. Chúng tôi hi vọng rằng những bộ tài liệu này sẽ hữu ích với cộng đồng địa phương và các bên có quan tâm nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng khi tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân để tài liệu được hoàn thiện hơn.

Trung tâm C&E

1


TỪ VIẾT TẮT BQL BNNPTNT BTNMT CLB CP CV-LNCĐ GCNQSDR GĐGR GCN HĐGR QPTR QĐ QLBVR QLBV&PTR PRA NĐ TTg TTLT UBND NLKH LSNG

Ban quản lý Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Tài nguyên và Môi trường Câu lạc bộ Chính phủ Công văn lâm nghiệp cộng đồng Giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng Giao đất giao rừng Giấy chứng nhận Hội đồng giao rừng Quỹ phát triển rừng Quyết định Quản lý bảo vệ rừng Quản lý bảo vệ và phát triển rừng Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia Nghị định Thủ tướng Thông tư liên tịch Ủy ban nhân dân Nông lâm kết hợp Lâm sản ngoài gỗ

2


GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ Chủ rừng: là một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác. Cộng đồng: được hiểu là một nhóm người sống trong một khu vực địa lý nhất định, cũng có thể là một nhóm người có chung tôn giáo hoặc tín ngưỡng, một nhóm người có sở hữu chung, có lợi ích chung, có nghề nghiệp chung,…Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”. Như vậy, “cộng đồng” được dùng trong tài liệu này là khái niệm cộng đồng được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Đường kính ngang ngực: là đường kính của thân cây được đo ở vị trí tiêu chuẩn ngang ngực (1,3 m tính từ mặt đất) Giao đất giao rừng cho cộng đồng: Nhà nước trao quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thông qua quyết định giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng dài hạn, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký duyệt. Quản lý rừng cộng đồng: là một phương thức quản lý rừng trong đó cộng đồng được Nhà nước trao quyền bảo vệ, quản lý, sử dụng lâu dài và bền vững tài nguyên rừng nhằm đảm bảo các lợi ích về kinh tế và môi trường, góp phần vào sự phát triển sinh kế cho cộng đồng. Lâm sản: là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Lô rừng: là đơn vị của một kiểu rừng, gồm một tập hợp các loài cây phân bố trên một diện tích cụ thể, tương đối đồng nhất về cơ cấu loài, tuổi và trữ lượng, trên cơ sở đó một phương thức quản lý rừng thích hợp được xây dựng và áp dụng cho toàn bộ diện tích. Luân kỳ khai thác: là khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác chính kế tiếp nhau.

3


I

MỞ ĐẦU

Giao đất giao rừng (GĐGR) cho người dân là một trong những chủ trương được Chính phủ ban hành từ những năm 1980 với mục tiêu làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ. Dù được đánh giá là mang lại hiệu quả thiết thực cả về mặt kinh tế lẫn xã hội nhưng chính sách GĐGR vẫn còn chậm, chưa phù hợp với thực tế của nhiều địa phương, đòi hỏi phải có những thay đổi toàn diện, nhất là trong bối cảnh ngành lâm nghiệp đang đẩy mạnh tái cơ cấu. Hiện nay, chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện chính sách GĐGR của Nhà nước. Việc hướng dẫn cho cộng đồng dân cư thôn tham gia vào quá trình GĐGR là rất quan trọng nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng và mang lại nguồn sinh kế cho cộng đồng. Vì vậy tài liệu: “Giao đất giao rừng cộng đồng có sự tham gia” này được biên soạn nhằm mục đích giúp cộng đồng địa phương và các bên có quan tâm tham khảo để biết được tiến trình và những hoạt động cần thực hiện trong quá trình GĐGR cộng đồng có sự tham gia. Tài liệu này gồm có 4 chương Chương một sẽ giới thiệu tóm tắt về tài liệu. Chương hai sẽ đề cập đến những quy định pháp luật về GĐGR tại Việt Nam, điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, loại rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn, các hình thức quản lý rừng cộng đồng, và quy trình GĐGR tại Việt Nam. Chương ba sẽ tập trung vào việc làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình GĐGR. Chương này sẽ cụ thể hóa vai trò của cộng đồng trong QLBV&PTR, hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn lập kế hoạch quản lý rừng có sự tham gia, xây dựng quy ước QLBV&PTR, sử dụng luật tục và hương ước một cách hiệu quả trong QLBV&PTR, xây dựng một bộ hồ sơ giao và nhận rừng. Ngoài ra, chương ba còn hướng đến cách thức phát triển sinh kế với mô hình nông lâm kết hợp, sử dụng kiến thức bản địa về lâm sinh, xây dựng quỹ phát triển rừng cộng đồng, cách tiếp thị và tiêu thụ lâm sản và phân chia lợi ích từ khai thác gỗ rừng tự nhiên và lâm sản ngoài gỗ. Chương bốn nói về kinh nghiệm trong công tác GĐGR tại ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Trị. Phần phụ lục sẽ cung cấp một số mẫu biểu liên quan công tác giao đất giao rừng như: quyết định giao rừng cho cộng đồng, mẫu đề nghị giao đất giao rừng, bảng kê thông tin về rừng gắn với thửa đất rừng lâm nghiệp được giao,…

4


II

QUY TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CÓ SỰ THAM GIA

2.1. Quy định pháp luật về giao đất giao rừng tại Việt Nam (Chi tiết xem phụ lục 1) 2.2. Điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn (Quy định tại mục 1, điều 29, luật BV & PTR 2004) Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng; Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương. 2.3. Quy định về loại rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn (Quy định tại mục 2, điều 29, luật BV & PTR 2004) Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả; Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng; Thông qua chính sách giao đất giao rừng, cộng đồng được Nhà nước công nhận là chủ thể của khu rừng được giao, được hưởng lợi từ rừng, có quyền quyết định các nội dung kế hoạch quản lý rừng, phương án sử dụng rừng và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các kế hoạch, phương án đó. 2.4. Các hình thức quản lý rừng cộng đồng (Chi tiết xem phụ lục 2) 2.4.1. Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ) 2.4.2. Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, làng, buôn, bản, ấp (gọi chung là bản thôn) 2.4.3. Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích 2.5. Quy trình giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn 2.5.1. Nguyên tắc tiếp cận trong giao đất giao rừng Giao đất lâm nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và xem xét truyền thống sử dụng đất của cộng đồng bào dân tộc thiểu số: Để việc giao đất giao rừng có tính hệ thống, phục vụ cho việc phát triển ổn định lâu dài, bền vững cần căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và xem xét đến truyền thống, phong tục tập quán sử dụng đất của các cộng đồng dân tộc thiểu số, những người đang sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Do đó viêc giao đất lâm nghiệp phải thoả mãn các điều kiện sau: 5


Diện tích giao đất giao rừng phải nằm trong khu vực quy hoạch đất lâm nghiệp cấp xã. Giao đất lâm nghiệp cần được xem như là một bổ sung vào việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, trong đó cần xem xét đến khu vực rừng truyền thống và đất canh tác nương rẫy hiện tại của thôn bản để tạo thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy những ưu điểm trong quản lý rừng theo truyền thống của người dân tộc thiểu số. Đồng thời cần lưu ý khoảng cách từ khu vực giao đến nơi ở để bảo đảm cộng đồng có thể quản lý được. Giao đất lâm nghiệp cho người dân cần cân đối với quy hoạch quản lý đất lâm nghiệp của các thành phần kinh tế khác như lâm trường, công ty, địa phương,... Trong đó phần lớn vùng giao đất lâm nghiệp được lấy từ đất các lâm trường đang quản lý, do đó cần có xem xét đến quy mô quản lý thích hợp của lâm trường và cân đối giữa khả năng quản lý và lợi ích lâu dài giữa các bên và cho tiến trình quản lý rừng bền vững ở từng địa phương. Quy mô giao phải phù hợp với năng lực quản lý, lao động để bảo vệ và kinh doanh của đối tượng nhận và không vượt quá quy định hiện hành. Vùng giao không có tranh chấp với các cá nhân, tổ chức, thôn bản và địa phương khác. Vùng giao cần ưu tiên là nơi rừng có nguy cơ bị mất hoặc giảm chất lượng trong tương lai gần nếu không tiến hành giao đất lâm nghiệp cho dân, biện pháp giao đất lâm nghiệp nhằm thu hút người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng và được hưởng lợi từ rừng. Thực tế nhiều phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện chưa đề cập đến việc giao quyền quản lý sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân, cộng đồng; trong trường hợp đó cấp xã và huyện cần có sự bổ sung, điều chỉnh thích hợp để phương án quy hoạch thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, quản lý rừng trên địa bàn cũng như tiến trình giao đất lâm nghiệp. Giao đất lâm nghiệp phải được tiến hành có sự tham gia của người dân, cộng đồng: Việc giao đất lâm nghiệp là một hoạt động mang tính xã hội sâu sắc, do đó chỉ thiết kế từ bên ngoài mang tính chủ quan của cán bộ quản lý, kỹ thuật sẽ kém thích ứng với điều kiện của người dân, cộng đồng do đó sẽ kém hiệu quả và không bền vững. Vì vậy giao đất lâm nghiệp cần tiến hành theo cách tiếp cận có sự tham gia trực tiếp của người dân, thôn bản trong suốt tiến trình từ chuẩn bị cho đến khi tổ chức giao trên thực địa. Tiếp cận có sự tham gia nhằm đạt được các yêu cầu sau: - Người dân tự nguyện, tự giác: Giao đất lâm nghiệp cần xem xét nhu cầu và nguyện vọng của người dân, cần đạt được sự cam kết của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng. - Phát huy truyền thống quản lý của cộng đồng và kiến thức bản địa: Giao đất lâm nghiệp thu hút sự tham gia của người dân nhằm phát huy tốt các mặt tích cực của truyền thống và các kiến thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng dân tộc thiểu số. 6


- Bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong quy mô, vị trí, phương thức giao: Đất lâm nghiệp được giao có sự thống nhất và nhất trí trong cộng đồng, không gây nên mâu thuẫn, bảo đảm tính công bằng và hợp lý về quy mô diện tích, loại rừng, trạng thái rừng, vị trí giao...cho các đối tượng nhận như hộ, nhóm hộ, dòng họ, thôn bản. - Có tính khả thi: Năng lực cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng được đánh giá, bảo đảm các đối tượng nhận có sự cam kết rõ ràng cũng như có đầy đủ khả năng tổ chức quản lý sử dụng tài nguyên rừng được giao. - Đạt hiệu quả và bền vững: Giao đất giao rừng phải có ý nghĩa trong góp phần phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường, lưu vực nơi cộng đồng sinh sống và được ổn định lâu dài. Do đó trong thực hiện giao đất lâm nghiệp, tiếp cận có sự tham gia đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho việc bảo đảm các yêu cầu trên, đồng thời làm cho công tác này trở thành một hoạt động có tính xã hội cao, thu hút được sự quan tâm của người dân và cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng vì sự phát triển của chính họ và xã hội, thực hiện được chủ trương phát huy dân chủ cơ sở và chiến lược phát triển lâm nghiệp xã hội. Phương pháp khoanh vẽ diện tích và đánh giá tài nguyên rừng khi giao phải phù hợp với năng lực của người dân: Phương pháp điều tra rừng theo kỹ thuật truyền thống sẽ khó hiểu với người dân, và khi họ không rõ các số liệu đó thì họ sẽ không quan tâm quản lý rừng. Do đó xây dựng và thực hiện các phương pháp điều tra rừng đơn giản trong giao rừng là cần thiết, nó bảo đảm cả hai yêu cầu: Người dân làm chủ được các thông tin về rừng của họ và nhà nước cũng có thể giám sát và làm cơ sở cấp quyền sử dụng rừng. Vì vậy một số nguyên tắc sau cần được tuân thủ: - Phương pháp điều tra rừng đơn giản, dễ hiểu, giám sát được tài nguyên rừng và cộng đồng có thể tham gia trực tiếp hầu hết các bước. Vì vậy chỉ điều tra những số liệu liên quan đến tài nguyên rừng mà cộng đồng khi đã được hướng dẫn có khả năng đo đếm và tiếp cận được. - Dựa vào kinh nghiệm, kiến thức bản địa để phân chia rừng để điều tra và đưa ra giải pháp quản lý rừng - Điều tra rừng khi giao cần bảo đảm tính hiệu quả về chi phí để có thể tiến hành trên diện rộng.

7


2.5.2. Quy trình tiến hành giao đất giao rừng cộng đồng dân cư thôn Bước 9: Giám sát và đánh giá Bước 8: Cấp quyền sử dụng Bước 7: Thẩm định hồ sơ GĐGR Bước 6: Hoàn thành hồ sơ GĐGR Bước 5: Thống nhất giải pháp GĐGR Bước 4: Điều tra tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân Bước 3: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia theo chủ đề quản lý rừng Bước 2: Thống nhất triển khai GĐGR ở thôn Bước 1: Chuẩn bị Hình: Quy trình giao đất giao rừng cộng đồng dân cư thôn

Bước 1: Chuẩn bị Kết quả cần đạt được: - Thống nhất về chủ trương, tổ chức ở cấp huyện, xã để chỉ đạo tiến trình. - Dự kiến quy mô, vị trí giao trên cơ sở xem xét quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện và khu vực quản lý rừng truyền thống của cộng đồng. - Có kế hoạch cụ thể để bảo đảm sự tham gia của các ban ngành, địa phương liên quan. - Có được số liệu thứ cấp về thông tin cơ bản về kinh tế, xã hội, tài nguyên của khu vực dự kiến giao.

Các bước tiến hành: Tổ chức một cuộc họp tại huyện hoặc xã: - Thành phần họp: Lãnh đạo huyện, xã và các cơ quan liên quan ở địa phương. - Thảo luận các nội dung: Quy mô, vị trí giao rừng theo quy hoạch; phân tích các bên liên quan và lập kế hoạch triển khai. 8


- Thành lập tổ công tác khoảng 4-6 người do UBND huyện quyết định, bao gồm: Phòng Tài nguyên Môi trường (tổ trưởng), phòng kinh tế, phòng Dân tộc tôn giáo, hạt kiểm lâm, lâm trường, trạm khuyến nông. - Thời gian: 1 buổi. Dự kiến quy mô, vị trí giao trên cơ sở xem xét quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện và khu vực quản lý rừng truyền thống của cộng đồng: - Xem xét định hướng giao đất lâm nghiệp trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã, quy hoạch 03 loại rừng, quy hoạch lâm trường, công ty lâm nghiệp,.... cùng với các khu vực quản lý rừng truyền thống của các cộng đồng dân tộc trong vùng. Nếu trong huyện, xã chưa có quy hoạch vùng giao đất lâm nghiệp thì cần có thảo luận và chỉ đạo bổ sung để xác định vùng giao đất lâm nghiệp cho người dân, cộng đồng. - Dự kiến quy mô, vị trí, đối tượng giao đất lâm nghiệp trong địa bàn huyện, xã, thôn, bản. - Việc ưu tiên lựa chọn đối tượng, địa điểm và diện tích giao đất lâm nghiệp cần căn cứ vào một số tiêu chí như: Ưu tiên cho dân tộc thiểu số bản địa; Cộng đồng đang sống phụ thuộc vào rừng, đất lâm nghiệp để canh tác nương rẫy, thu hái lâm sản; Trong khu vực thôn bản có rừng và đất lâm nghiệp; Có nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng để có thể quản lý rừng tốt hơn cũng như góp phần phát triển đời sống của cộng đồng được nhận rừng. Lập kế hoạch tổ chức giao đất lâm nghiệp với các bên liên quan: Tổ công tác cùng với các bên liên quan từ huyện đến xã thống nhất sự hợp tác, phân công trách nhiệm, dự kiến công việc để lập kế hoạch chi tiết cho toàn bộ tiến trình. Kế hoạch thực hiện có thể thực hiện theo như bảng dưới đây: Stt

Mô tả công việc

Địa điểm

Thời gian Bắt đầu Kết thúc

Trách Kết quả nhiệm/Tham mong đợi gia

1 2 …. Các loại tài liệu thứ cấp cần thu thập: - Các văn bản pháp lý có liên quan. - Các tài liệu quy hoạch, kế hoạch ngành có liên quan (lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, định canh định cư, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, …) - Các phương án điều chế rừng, đổi mới lâm trường. - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, thôn bản. - Các số liệu kiểm kê rừng ở địa phương. 9


- Các số liệu về khí tượng thuỷ văn, đất đai. - Các loại bản đồ: Bản đồ địa hình; Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã; Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng; Bản đồ hiện trạng rừng giải đoán từ ảnh hàng không, vệ tinh (nếu có). Bước 2: Thống nhất triển khai giao đất giao rừng ở thôn Kết quả cần đạt được: - Chủ trương chính sách giao đất lâm nghiệp được thông báo và giải thích rõ ràng đến người dân, đặc biệt là quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận đất lâm nghiệp. - Cộng đồng xác định nhu cầu và cam kết tham gia nhận đất lâm nghiệp để quản lý bảo vệ và tổ chức kinh doanh lâu dài. - Thống nhất kế hoạch triển khai với cộng đồng và lựa chọn nông dân nòng cốt tham gia đánh giá nông thôn và tiến trình xây dựng hồ sơ giao đất lâm nghiệp.

Các bước tiến hành: Tổ chức họp thôn lần 1 Thành phần tham gia: Tổ công tác, đại diện Ủy ban nhân dân xã, ban tự quản thôn bản, già làng, đại diện các hộ gia đình trong thôn bản. Cuộc họp chỉ có thể có kết quả tốt khi đạt được yêu cầu có mặt đại diện của ít nhất 2/3 số hộ, nên khuyến khích phụ nữ tham gia. Địa điểm và thời gian: Tại thôn dự kiến giao đất lâm nghiệp và thời gian 1 buổi. Nội dung cuộc họp: - Thông báo, giải thích rõ ràng các chính sách giao đất lâm nghiệp. - Thảo luận và thống nhất nhu cầu nhận đất nhận rừng trong cộng đồng. - Thông báo và thống nhất kế hoạch làm việc ở thôn bản. - Lựa chọn nông dân nòng cốt tham gia vào tiến trình đánh giá nông thôn theo kế hoạch. Nông dân nòng cốt được lựa chọn phải bao gồm: Đại diện ban tự quản thôn bản, già làng, đại diện nam nữ, già trẻ, những người có uy tín và am hiểu về tình hình đất đai, quản lý của cộng đồng. Trung bình ở mỗi thôn bản nên chọn từ 10 -12 nông dân nòng cốt để cùng làm việc với tổ công tác, từ đó phân chia ra 2 - 3 nhóm làm việc. - Biên bản cuộc họp cần được ghi lại cẩn thận, đọc lại ở cuối buổi họp và ký xác nhận của cán bộ địa phương Cách tổ chức, thúc đẩy: - Bàn bạc, thảo luận trước với lãnh đạo thôn bản về địa điểm, thời gian, nội dung, thành phần tham gia và người chủ trì cuộc họp. - Mục tiêu giao đất giao rừng, quyền lợi và nghĩa vụ, kế hoạch, tiêu chí chọn nông dân nòng cốt tham gia xây dựng phương án, được trình bày trên giấy khổ lớn (Ao) thật ngắn gọn, dễ hiểu. Có thể sử dụng các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu …để người dân tham khảo trước và trong khi họp. 10


- Trong nhiều trường hợp, cần có một người phiên dịch tiếng địa phương để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin. - Tổ công tác cần có kỹ năng thúc đẩy để mọi người tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến. Bước 3: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia theo chủ đề quản lý rừng Kết quả cần đạt được: - Các thông tin về kinh tế, xã hội, tổ chức cộng đồng có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng được thu thập, phân tích có sự tham gia của người dân. - Đề xuất được các giải pháp quản lý sử dụng đất rừng từ người dân. - Xác định phương thức giao đất giao rừng: Theo hộ hay nhóm hộ hay cộng đồng thôn bản. - Lập được sơ đồ giao đất lâm nghiệp theo hộ hay nhóm hộ hay cộng đồng.

Các bước tiến hành: Sử dụng 6 công cụ - Lược sử thôn bản - Lát cắt - Ma trận về tiềm năng lâm sản ngoài gỗ - Sơ đồ Venn về tổ chức cộng đồng quản lý rừng - Xác định phương thức thích hợp cho giao rừng -Vẽ bản đồ giao đất giao rừng cho hộ hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng thôn bản.

11


12

- Bản đồ, địa bàn, máy ảnh, máy ảnh, giấy,… - Nhóm 3-5 người - Xác định hướng đi lát cắt phù hợp nhất

Lát cắt

Giúp bổ sung vào việc đánh Thời gian giá các vấn đề thảo luận: tiềm năng của 1 buổi rừng trong thôn bản. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý

Chuẩn bị - Nhóm 5-7 người - Địa điểm: người dân tự chọn - Giấy, phấn, bút,..

Mục đích Hiểu về lịch sử phát triển cộng đồng, thay đổi Thời gian trong quản lý thảo luận: rừng 2 giờ

Công cụ Lược sử thôn bản Sự kiện

- Đưa ra những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của các sự kiện chính - Giải thích rõ mục đích - Phát họa nhanh địa hình, mặt cắt đứng và đặc điểm khi tới vùng đặc trưng. Chú ý những thông tin sau: + Đặc điểm tự nhiên + Hiện trạng đất rừng + Tình hình tổ chức quản lý + Khó khăn + Cơ hội và giải pháp - Đi 2-3 lát cắt thì cần tập hợp, và t hống nhất đưa ra một sơ đồ mặt cắt chung

Tương lai

1954

Thời gian thành lập thôn

Giải thích tên thôn

Thời gian

Tiến hành - Giải thích ý nghĩa, mục đích - Hướng dẫn khung mô tả lược sử thôn bản liên quan quản lý rừng

Một số hướng dẫn khi tiến hành thảo luận các công cụ:

Một sơ đồ mặt cắt đứng với thông tin thu thập theo từng loại hình canh tác, đất đai và tài nguyên rừng

Kết quả Có được một khung lượt sử thôn


13

Mục đích Phát hiện tiềm năng các loại LSNG. Từ đó có giải pháp quản lý và phát triển

Chuẩn bị - Giấy, bút, sỏi, hạt bắp,… - Nhóm 3-5 người

Mô tả mối quan - Giấy A0, giấy màu, viết, hệ, tầm quan kéo,… trọng và mức độ - Nhóm 5-7 người ảnh khác nhau của các tổ chức địa phương, cá nhân trong quản lý tài Thời gian nguyên rừng và thảo luận: thôn bản 2 giờ

Thời gian thảo luận: 2 giờ Sơ đồ Venn về tổ chức cộng đồng quản lý rừng

Công cụ Ma trận về tiềm năng lâm sản ngoài gỗ

Kết quả Một ma trận về các sản phẩm LSNG.

- Giải thích mục đích - Một sơ đồ Venn về - Liệt kê các tổ chức từ cấp thôn đến huyện có ảnh quan hệ các tổ chức/ hưởng đến quản lý tài nguyên rừng cá nhân trong quản - Thảo luận chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng các lý tài nguyên rừng tổ chức, cá nhân - Các vấn đề, nguyên - Đánh giá mối quan hệ theo sơ đồ Venn: nhân và giải pháp + Cắt giấy theo các vòng tròn có kích thước khác nhau được đề xuất trong + Xác định tầm quan trọng: tổ chức/cá nhân nào quan quản lý rừng trọng theo suy nghĩ của người dân thì viết vào giấy - Đề xuất hình thành to Ban quản lý rừng + Xác định mức độ ảnh hưởng: tổ chức/cá nhân có cộng đồng, hoặc CLB ảnh hưởng lớn thì xếp gần trung tâm. Các tổ chức có sử dụng rừng thân quan hệ chặt chẻ thì xếp gần hoặc chồng lên nhau thiện môi trường, - Cần xác định vấn đề, nguyên nhân và giải pháp - Thảo luận việc hình thành ban quản lý rừng cộng đồng, hoặc CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường,…

Tiến hành - Hướng dẫn, giải thích về các LSNG - Lập ma trận và cho điểm theo sản phẩm và theo công dụng - Kiểm tra và so sánh - Tìm hiểu vấn đề/nguyên nhân/giải pháp


14

Thời gian thảo luận: ít nhất ½ ngày

Công cụ Xác định phương thức thích hợp cho GĐGR

Mục đích Chuẩn bị Xác định xu Phiếu thăm dò cho các hộ hướng, nguyện (Chi tiết xem tại phụ lục 6) vọng và khả năng QLBV&PTR, phát triển cộng đồng ở địa phương

Tiến hành Kết quả Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng - Có được phương phương thức giao rừng. thức GĐGR thích hợp - Cần phân tích các khía cạnh liên quan phương nhất thức giao rừng: - Một danh sách được + Vùng kinh tế hộ phát triển thường giao theo hộ GĐGR để tổ chức đầu tư kinh doanh + Vùng hay bị khai thác lâm sản trái phép thì sẽ giao cho nhóm hộ hoặc cộng đồng + Vùng có trạng thái rừng khác nhau thì giao theo nhóm hộ + Vùng còn duy trì truyền thống quản lý rừng chung thì giao theo nhóm hộ (dòng họ), cộng đồng + Khu vực rừng tự nhiên thì giao cho nhóm hộ, cộng đồng - Hướng dẫn điền phiếu thông tin - Thu phiếu và tổng hợp thông tin - Thông báo kế quả


15

Mục đích Giúp người dân tự thương thảo và quyết định vị trí nhận đất lâm nghiệp

Chuẩn bị - Bản đồ hiện trạng rừng theo tỷ lệ 1:10.000 - Máy GPS - Giấy bóng kính - Bút màu dùng viết trên giấy bóng kính và bút long - La bàn - Phiếu thăm dò phương thức nhận đất lâm nghiệp - Nhóm 5-7 người

Tiến hành Kết quả Có một bản đồ phân - Giới thiệu bản đồ hiện trạng rừng, các đặc điểm kỹ chia rừng thuật của bản đồ - Cộng đồng tìm hiểu, định hướng rừng của mình trên bản đồ - Đặt giấy bòng lên bản đồ và dùng ghim để giữ tạm trên một mặt phẳng. Sử dụng bút viết bảng xóa được vẽ các đường giao thông, sông suối và ranh giới lô rừng - Thảo luận để phân chia ranh giới rừng - Lưu ý diện tíc giao không vượt quá quy định - Xác minh ranh giới ngoài thực địa - Đo diện tích khu vực rừng được giao - Vẽ các đặc điểm địa hình, sông suối, đường giao thông, ranh giới,… - Trình bày kết quả trong lần họp thôn tiếp theo

Một số hướng dẫn khi tiến hành thảo luận các công cụ:

Các bước tiến hành: Tiến hành 4 công cụ Phân loại rừng dựa vào kiến thức sinh thái địa phương; Phân chia, đặt tên và đo đếm diện tích các lô rừng; Điều tra rừng có người dân tham gia; Tổng hợp dữ liệu các lô rừng.

- Các thông tin tài nguyên của từng lô rừng phục vụ cho việc giao rừng và tổ chức kinh doanh rừng cộng đồng.

- Bản đồ phân chia lô rừng địa phương.

Kết quả cần đạt được:

Bước 4: Điều tra tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân

Thời gian thảo luận: 1 buổi

Công cụ Vẽ bản đồ về GĐGR cho nhóm hộ/hộ gia đình/ cộng đồng


16

- Đôi chiếu cách phân loại của cộng đồng với hệ thống phân loại rừng về kỹ thuật để quản lý rừng sau khi giao Phân Phân chia rừng chia, đặt thành các lô tên và đo đồng nhất và đếm diện người dân dễ tích các lô nhận biết trên rừng thực tế để tổ chức điều tra đánh giá tài Thời gian nguyên, quản lý thảo luận: bào vệ rừng 1 buổi

Thời gian thảo luận: 1 buổi

- Người dân nhận biết các loại rừng

Phân loại rừng dựa vào kiến thức địa phương

- Người dân đưa ra các chỉ tiêu phân loai

Mục đích

Công cụ

- Nhóm 5-7 người

- Giấy bóng kính kẻ ô vuông 1x1 cm

- La bàn

- Giấy bóng kính - Bút viết bảng và bút lông dầu

- Bản đồ giao đất lâm nghiệp - Máy GPS

- Bản đồ hiện trạng rừng

- Nhóm 5-7 người

- La bàn, GPS

- Bản đồ hiện trạng rừng

- Giấy Ao và bút

Chuẩn bị

Tên Chỉ loại tiêu rừng phân loại

Giá trị sử dụng

Đối chiếu theo quy định

- Đo diện tích mỗi lô: Nếu bản đồ có tỷ lệ là 1:10.000 thì một ô vuông 1 x 1 cm tương ứng với 1 ha. Viết số diện tích của từng lô lên bản đồ

- Xác minh ranh giới lô rừng ở thực địa với người dân

- Thảo luận để đặt tên của từng lô lên trên bản đồ

- Hướng dẫn xác định tiêu chuẩn để phân chia lô rừng

- Để giấy bóng kính lên trên bản đồ và dùng ghim để giữ tạm trên một mặt phẳng. Sử dụng bút viết bảng xoá được vẽ các đường giao thông, sông suối và ranh giới lô rừng

- Người dân định hướng bản đồ

- Giới thiệu bản đồ hiện trạng rừng và các đặc điểm kỹ thuật đơn giản

3

2

1

Stt

- Ghi lại tất cả các thông tin trong bảng phân loại rừng:

- Thực hiện một lát cắt và dừng lại ở các trạng thái khác nhau để phỏng vấn

Tiến hành

- Các lô được đặt tên theo địa phương và xác định diện tích của mỗi lô

- Rừng của thôn được phân chia thành các lô riêng biệt theo mục tiêu quản lý của cộng đồng

Có một bảng phân loại rừng và đất rừng dựa vào người dân và đối chiếu với trạng thái rừng theo kỹ thuật

Kết quả


17

Mục đích

Giúp cho người dân bắt đầu tiếp cận với phương pháp thẩm định, đánh giá tài nguyên rừng và Thời gian giúp cho cán bộ thảo luận: kỹ thuật có cơ 3 - 4 ngày hội học hỏi các kinh nghiệm địa phương trong sử dụng lâm sản

Điều tra rừng có người dân tham gia

Công cụ

- Phân công các nhóm theo tuyến điều tra

- Nhóm 5 người (4 người dân, 1 cán bộ kỹ thuật)

- Phiếu điều tra ô mẫu

- La bàn, GPS

- Cuộn dây thừng, một bộ dây cho một nhóm điều tra

- Thước dây mầu

- Bản đồ hiện trạng rừng

- Giấy A4 và bút màu, phấn

Chuẩn bị

- Thảo luận với người dân đề xác định loài cây có thể sử dụng làm gỗ được không và các công dụng đặc biệt khác

- Tại mỗi vị trí đặt ô mẫu, hoàn tất phiếu điều tra ô mẫu: Điều tra: Loài cây, đo cấp kính cây gỗ theo thước màu của cây có đường kính ngang ngực > 10cm, có 4 cấp kính theo thước màu được đo đếm là: 10 – 20cm, 21 – 30cm, 3140cm và >40cm; đo đếm cây tái sinh trong 4 ô phụ 2x2 m được đặt ở 4 góc của ô mẫu (là cây có chiều cao >1.3m và đường kính ngang ngực < 10cm)

- Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến hệ thống và ô mẫu có kích thước 10x30m

Tiến hành

- Nguời dân rõ ràng thêm về cấu trúc và thành phần chung của các lô rừng , nhờ đó có cơ sở quyết định mục tiêu quản lý rừng dài hạn cho mỗi lô

- Người dân thu thập được dữ liệu tài nguyên cây gỗ phục vụ lập hồ sơ giao rừng và lập kế hoạch và giám sát

Kết quả


18

Mục đích

Tổng hợp Có được các dữ liệu các thông tin tài lô rừng nguyên rừng cơ bản phục vụ cho lập hồ sơ Thời gian giao rừng cũng thảo luận: như giám sát tài ½ ngày nguyên rừng

Công cụ

- Nhóm 5-7 người

- Thước dài 50cm

- Giấy Ao, bút màu, bút dạ quang

- Máy tính cầm tay

- Phiếu tổng hợp lô rừng

Chuẩn bị

nÔ = Số ô mẫu điều tra trong một lô rừng

Diện tíchô mẫu = Diện tích ô mẫu

Diện tíchlô = Diện tích lô rừng

nô mẫu = Số cây ở cấp đường kính tương ứng ở tất cả các ô mẫu

Nlô = Số cây ở cấp đường kính tương ứng trong một lô

Trong đó:

(nÔ x Diện tíchô mẫu)

Nlô = nô mẫu x Diện tíchlô

Để suy ra số cây thuộc các cấp đường kính khác nhau trong toàn bộ diện tích lô rừng, áp dụng công thức sau:

- Tổng hợp kết quả vào một biểu thông tin tài nguyên lô rừng

- Giải thích cho người dân rõ ràng về sơ đồ cột số cây theo cấp kính của các lô rừng. Đây chính là tài nguyên cây gỗ của từng lô phân ra theo cấp kính đã được ước lượng

- Vẽ sơ đồ số cây theo 4 cấp kính: 10 – 20cm, 21 – 30cm, 31 – 40cm và > 40cm. Mỗi lô có hai sơ đồ: (1) số cây cho gỗ và (2) tổng chung kể cả cho gỗ và không cho gỗ

- Tổng hợp số liệu các ô mẫu để tính toán số cây theo cấp kính cho từng lô rừng theo mẫu tổng hợp

Tiến hành Tổng hợp được các chỉ tiêu cơ bản sau cho từng lô rừng

Kết quả


Bước 5: Thống nhất giải pháp giao đất giao rừng Kết quả cần đạt được: - Toàn bộ thông tin, kết quả trong bước 3 và 4 bao gồm các đánh giá tình hình quản lý, tài nguyên rừng, phương thức giao và quản lý đất lâm nghiệp được thông báo đến tất cả các hộ gia đình và được thảo luận rộng rãi để chỉnh sửa và đạt được sự thống nhất trong cộng đồng. - Thống nhất đăng ký nhận đất lâm nghiệp.

Các bước tiến hành: Tổ chức họp thôn lần 2 Để đạt được kết quả này, một cuộc họp toàn thôn bản lần 2 được tiến hành. Đây là cuộc họp quan trọng để cộng đồng có quyết định và thống nhất giải pháp giao đất lâm nghiệp. Thành phần tham gia: Như cuộc họp dân lần 1. Địa điểm và thời gian: Tại thôn giao đất lâm nghiệp và thời gian 1 ngày. Chuẩn bị: - Bàn bạc, thỏa luận trước với lãnh đạo thôn bản về địa điểm, thời gian, nội dung, thành phần tham gia và người chủ trì cuộc họp. - Toàn bộ các kết quả ở bước 3 và 4 (PRA và điều tra rừng có sự tham gia) được tóm tắt trên giấy Ao theo từng nội dung. - Cán bộ trong tổ công tác hướng dẫn cho nông dân nòng cốt cách trình bày kết quả. - Tổ công tác cần chuẩn bị chương trình, sắp xếp logic các nội dung trình bày thảo luận và cần có kỹ năng thúc đẩy để mọi người tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến. Nội dung và kết quả cuộc họp dân lần 2: - Thúc đẩy để nông dân nòng cốt trình bày từng nhóm kết quả và thảo luận chung trong cộng đồng để lấy ý kiến. Các nội dung quan trọng sau cần được làm rõ và đạt được sự thống nhất trong thôn bản:  Các thông tin về kinh tế xã hội, quản lý tài nguyên, tổ chức của thôn bon từ kết quả PRA được báo cáo và lấy ý kiến chỉnh sửa, bổ sung.  Thống nhất phương thức giao đất giao rừng.  Thống nhất lại vị trí giao đất theo hộ, nhóm hộ, cộng đồng.Thống nhất về phương hướng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp được giao. - Sau khi thống nhất các điểm cơ bản trong giao đất lâm nghiệp, phổ biến mẫu đơn xin nhận đất lâm nghiệp và thông báo cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng làm đơn theo hướng dẫn. - Thảo luận về phương án tổ chức quản lý rừng trong cộng đồng: Từ kết quả sơ đồ Venn về tổ chức, thảo luận để hình thỡnh ban quản lý rừng thôn buôn, trách nhiệm và quyền lợi của ban này. - Tất cả kết quả cuộc họp, các ý kiến phản hồi cần được ghi nhận để chỉnh sửa và ghi thành biên bản; cuộc họp được đại diện xã, thôn và đại diện tổ công tác ký tên. 19


Bước 6: Hoàn th ành hồ sơ giao đất giao rừng Kết quả cần đạt được: - Hồ sơ giao đất lâm nghiệp được hoàn thành. - Các bản đồ liên quan: Bản đồ giao đất giao rừng thể hiện trạng thái, diện tích các lô giao cho hộ hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng.Ocrei pra consupio eo, consiceris? An audepeci eto coneque inat

Các bước tiến hành: Tổ công tác hỗ trợ cộng đồng xây dựng các tài liệu thành quả giao đất giao rừng để trình duyệt. Bao gồm các tài liệu, hồ sơ, bản đồ như sau: Hồ sơ giao đất giao rừng: Trình bày đầy đủ tóm tắt các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của thôn bản; mục tiêu, quy mô, phương thức, hiệu quả của giao đất giao rừng ở địa phương. Kết quả ở các bước 3, 4 và 5 được tổng hợp để lập hồ sơ theo mẫu kèm theo. Các loại bản đồ: Bản đồ giao đất giao rừng chung cho thôn bản, tỷ lệ 1:10.000 thể hiện các lô rừng, trạng thái, diện tích. Các mảnh bản đồ giao đất giao rừng cho hộ hoặc nhóm hộ. (Nếu giao theo hộ/nhóm hộ). Đơn xin nhận đất nhận rừng của hộ hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng Bước 7: Thẩm định hồ sơ giao đất giao rừng Kết quả cần đạt được: - Hồ sơ giao đất lâm nghiệp được thẩm định. - Hồ sơ và các tài liệu liên quan được chỉnh sửa, hoàn thiện để trình duyệt.

Các bước tiến hành: Tổ chức họp, hội thảo cấp huyện Các bên tham gia: Lãnh đạo huyện, xã, thôn bản, đại diện các nhóm hộ, phòng tài nguyên môi trường, lâm trường, phòng kinh tế, hạt kiểm lâm, khuyến nông lâm huyện. Chuẩn bị: Tổ công tác chuẩn bị tất cả tài liệu liên quan đến thành quả giao đất giao rừng ở bước 6 và gửi hồ sơ đến tất cả các bên tham gia trước khi họp một tuần. Nguyên tắc thẩm định giao đất giao rừng: - Có sự tham gia của đối tượng nhận rừng, người dân đồng ý và nhận thức đúng về GĐGR. - Tuân theo pháp lý và chính sách giao đất giao rừng của chính phủ và địa phương - Trước khi họp thẩm định, có đánh giá tại hiện trường để lấy ý kiến của người dân nhận đất lâm nghiệp. Nội dung thẩm định: - Hội đồng nghe báo cáo của tổ công tác và thẩm định phương án, tài liệu cũng như kết quả đánh giá trên hiện trường. - Đánh giá phương án có đạt các nguyên tắc trong giao đất giao rừng: Tuân theo pháp lý, phù hợp với quy hoạch và truyền thống, có sự tham gia và quyết định của người dân. 20


- Bảo đảm đạt được yêu cầu:  Công bằng trong khi giao về quy mô, vị trí cho các đối tượng.  Phương thức giao phù hợp với điều kiện địa phương.  Phương án có tính khả thi, hiệu quả và bền vững. - Hội đồng thẩm định lập biên bản họp thẩm định và nêu rõ điểm cần được chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh để trình duyệt. Trình duyệt: Sau khi thẩm định tổ công tác cần hoàn chỉnh các hồ sơ sau để trình UBND huyện phê duyệt:  Hồ sơ giao đất giao rừng kèm theo bản đồ giao đất lâm nghiệp.  Biên bản họp thẩm định.Tờ trình xin phê duyệt phương án.  Đơn xin nhận đất lâm nghiệp. Trường hợp diện tích rừng trước khi giao thuộc quyền quản lý của một đơn vị khác như lâm trường, cần phải làm thủ tục thu hồi đất của đơn vị đó và chuyển giao cho địa phương. Tổ công tác gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục thu hồi và chuyển giao bao gồm:  Hồ sơ giao đất lâm nghiệp kèm theo bản đồ hiện trạng, bản đồ giao đất lâm nghiệp.  Biên bản thẩm định.  Tờ trình của đơn vị đang quản lý đất lâm nghiệp đề nghị giao lại cho địa phương.  Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện đồng ý tiếp nhận đất của đơn vị để giao cho người dân theo phương án. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập thủ tục thu hồi, bàn giao và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc thu hồi đất của đơn vị và giao cho địa phương. Bước 8: Cấp quyền sử dụng Kết quả cần đạt được: - Các thủ tục về cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng rừng được hoàn thành. - UBND huyện có quyết định giao đất giao rừng. - Tiến hành cấp Quyền sử dụng rừng và bàn giao trên thực địa với người dân.

Các bước tiến hành: Bước này được thực hiện bởi phòng tài nguyên môi trường và UBND huyện, xã: - Xác định ranh giới trên thực địa: Tổ công tác chuẩn bị các bảng tên lô, tên chủ rừng và cùng với phòng tài nguyên môi trường, người nhận rừng kiểm tra để gắn vào các lô rừng và bàn giao trên thực địa. - Tổ chức cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng làm đơn xin đăng ký quyền sử dụng rừng theo hướng dẫn. 21


- Phòng tài nguyên môi trường hoàn thành thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng. Lưu ý ở trích lục bản đồ của sổ đỏ cần thể hiện rõ tên từng trạng thái rừng theo kỹ thuật và cộng đồng để làm cơ sở giám sát. - Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng cho từng đối tượng nhận. Một số quy định về hồ sơ giao đất lâm nghiệp: Các bản đồ trong hồ sơ giao rừng kèm theo với sổ đỏ phải thể hiện rõ diện tích, ranh giới các trạng thái rừng. Bước 9: Giám sát và đánh giá Kết quả cần đạt được: - Tiến trình quản lý và sử dụng rừng sau giao đất giao rừng của người dân được các cơ quan chức năng hỗ trợ và giám sát thường xuyên. - Các bài học kinh nghiệm về giao đất giao rừng, kinh doanh rừng bởi người dân được tổng kết, đánh giá định kỳ phục vụ cho việc triển khai mở rộng và cải tiến chính sách.

Các bước tiến hành: Giám sát và hỗ trợ người dân trong quản lý kinh doanh rừng sau khi giao Công tác giám sát cần được tiến hành thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của các ban ngành ở cấp xã, huyện. Thành phần tham gia: Bao gồm ban quản lý rừng cộng đồng, ban lâm nghiệp xã, hạt kiểm lâm huyện, phòng kinh tế, tài nguyên môi trường và khuyến nông huyện. Nội dung và cách tiến hành: Các bên liên quan tiến hành các nội dung giám sát, hỗ trợ sau đây trên hiện trường cùng với các đối tượng nhận đất lâm nghiệp: - Vấn đề quản lý bảo vệ rừng sau khi giao, hỗ trợ người dân về pháp lý trong quá trình xử lý vi phạm, thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng. - Tổ chức kinh doanh rừng và đất rừng có đúng mục tiêu hay không, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và lồng ghép các chương trình phát triển nông thôn trong phát triển rừng. Định kỳ hàng quý cần có báo cáo cho UBND xã, huyện về tình hình sau giao đất giao rừng; trường hợp đột xuất cần có báo cáo và đề xuất phương án xử lý. Đánh giá hiệu quả của giao đất giao rừng cho người dân Tiến trình giao đất giao rừng được thực hiện lâu dài trong định hướng tiến hành lâm nghiệp xã hội, thu hút sự tham gia, nguồn lực từ nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, góp phần ổn định sản xuất và phát triển bền vững sinh kế ở nông thôn. Do đó cần có những đánh giá từ thực tiễn đã triển khai làm cơ sở cho phát triển chính sách, cho các chương trình quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông thôn. Định kỳ đánh giá: Trong giai đoạn hiện nay cần có đánh giá hàng năm về công tác này để rút ra bài học kinh nghiệm cũng như có những giải pháp tích hợp để điều chỉnh tiến trình.

22


Thành phần đánh giá: Việc đánh giá cần tiến hành có sự tham gia của người dân và các ban ngành liên quan ở các cấp xã, huyện và tỉnh. Phương pháp đánh giá: Việc đánh giá cần tiến hành theo phương pháp có sự tham gia của người dân và tổng hợp để đề xuất các giải pháp cho tương lai. Có các báo cáo đánh giá hàng năm gửi cho các cấp quản lý xã, huyện, tỉnh. Nội dung cần đánh giá: - Phương thức giao đất giao rừng phù hợp? Theo hộ, nhóm hộ hay cộng đồng? - Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đối tượng nhận rừng và phát huy truyền thống quản lý tài nguyên của cộng đồng? - Tính hiệu quả của giao đất lâm nghiệp cho người dân, bao gồm các khía cạnh:  Về quản lý bảo vệ rừng so với trước khi giao.  Vai trò của đất lâm nghiệp và rừng trong phát triển kinh tế hộ?  Kỹ thuật, công nghệ được áp dụng trong kinh doanh rừng?  Ổn định và phát triển xã hội?  Đóng góp trong bảo vệ môi trường như nâng cao chất lượng rừng, độ che phù, bảo vệ đất, nguồn nước. - Các vấn đề trong thực hiện chính sách giao đất giao rừng và phân chia lợi ích cho người nhận rừng. Các thủ tục hành chính lâm nghiệp cần cải cách, bổ sung.

23


III

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN CẦN LÀM GÌ TRONG QUÁ TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG

3.1. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn trong quản lý rừng cộng đồng Xây dựng và thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng sau khi được giao. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, sử dụng, phân phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng. Nộp ngân sách xã các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật (nếu có). Trưởng thôn, tổ thanh tra và nhân dân trong thôn tự giám sát, đánh giá về kế hoạch quản lý rừng để kịp thời khắc phục những sai lệch trong quá trình thực hiện. Định kỳ 6 tháng, 1 năm có báo cáo việc tự giám sát, đánh giá thông qua cộng đồng và báo cáo UBND cấp xã. Một số hành vi bị nghiêm cấm với cộng đồng dân cư thôn được giao đất giao rừng:  Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép;  Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép;  Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;  Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng;  Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép;  Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;  Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật;  Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng. 3.2. Lập kế hoạch quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng Việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được tiến hành theo trình tự bốn bước: (1) Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng thôn; (2) Xác định nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; (3) Tổng hợp phân tích số liệu; và (4) Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm. Cụ thể: Bước 1: Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng có sự tham gia của người dân Trong bước này sẽ thực hiện các công việc như khoanh lô, mô tả lô rừng, đo đếm trên thực địa

24


a. Khoanh lô

Hướng dẫn khoanh lô ngoài thực địa

Hướng dẫn khoanh lô ngoài thực địa

b. Mô tả lô rừng

Ghi chép cẩn thận ngoài thực địa

Nhờ sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật

c. Đo đếm trên thực địa

Bước 2: Xác định nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ Bao gồm các nhu cầu làm nhà, chuồng trại, đồ gia dụng, củi đun. Khối lượng gỗ được tính toán cho một đơn vị (một nhà, một chuồng trại, một đồ gia dụng) và số đơn vị bình quân cần làm trong một năm. Công việc này người dân hoàn toàn có thể tham gia. 25


Dự trữ củi của người Cơ Tu tại Quảng Nam

Nhu cầu gỗ làm nhà GươL của người dân Cơ Tu, Quảng Nam

Bước 3: Tổng hợp phân tích số liệu

Người dân tận dụng lâm sản ngoài gỗ (nấm, mây,..) để làm thức ăn hằng ngày và bán

Tập huấn xác định loại gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên tại bản Khe Trăn, Huế

nhằm tăng thu nhập

Bước 4: Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm 3.3. Xây dựng Quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng 3.3.1. Khái niệm quy ước Quy ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật. 3.3.2. Các đặc điểm của quy ước Trên thực tế, hương ước, quy ước được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội - dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quy định các nguyên tắc chung. Quy ước có những đặc điểm sau: 26


- Là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng,… - Do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của tập thể cộng đồng dân cư. - Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức được làm hoặc không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương, nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Nghĩa là cộng đồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền thống, tập quán địa phương và tự nguyện thực hiện các nguyên tắc đó. - Các quy định trong hương ước, quy ước không được trái với quy định của pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó. 3.3.3. Những lỗi thướng mắc phải trong tổ chức xây dựng quy ước Triển khai xây dựng quy ước một cách hình thức: Các nội dung trong quy ước chỉ mang tính hình thức, sao chụp, không áp dụng được trong thực tế tại địa phương. Tuyệt đối hóa những nội dung, biện pháp được nêu trong quy ước, coi quy ước là một công cụ quản lý tại địa phương, hoàn toàn thay thế pháp luật. Trong quá trình soạn thảo: Quy ước được một số người soạn thảo, đưa ra họp dân bổ sung hoặc không bổ sung thêm rồi thông qua tại Hội nghị một cách thủ tục, không tôn trọng ý kiến của người dân. Quy ước sơ sài, không đầy đủ nội dung nên thực hiện ít có hiệu quả. 3.3.4. Các bước tiến hành Thành phần tham dự: Trưởng thôn dưới sự hỗ trợ của Kiểm lâm địa bàn tổ chức mời và chủ trì cuộc họp với đại diện các hội gia đình trong cộng đồng dân cư thôn, già làng, bí thư chi bộ, đại diện Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên...và mời Chủ tịch UBND xã tham dự họp. Mở đầu: Trưởng thôn chào đón tất cả mọi người tham gia cuộc họp thôn và giải thích mục đích cuộc họp, giới thiệu chương trình xây dựng Quy ước, người chủ trì, người hỗ trợ để bà con tự giới thiệu về họ; Thống nhất thời gian bắt đầu, kết thúc và một số vấn đề khác nếu cần; Thăm dò ý kiến bà con tại sao Quy ước cần phải được xây dựng. Giải thích về tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng, vai trò chức năng của rừng; Giải thích các bước xây dựng Quy ước (được chuẩn bị trước trên giấy A0); Giải thích cho bà con những yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng Quy ước, làm cho họ hiểu được rằng Quy ước này là của dân, do dân xây dựng nên, trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả những thành viên tham gia họp. Những ý kiến đóng góp này là 27


hết sức quan trọng vì thế mọi người cần tôn trọng ý kiến của nhau. Bao gồm cả ý kiến đóng góp của chị em phụ nữ, người nghèo và neo đơn cũng cần được tôn trọng và xem xét bổ sung vào Quy ước. Hỏi các thành viên tham dự họp có còn câu hỏi, thắc mắc nào không và giải thích rõ.

11: Phổ biến Quy ước 10: Lợi ích và quyền hạn của cộng đồng trong thôn 9: Thủ tục phạt và bồi thường 8: Quy định săn bắn, bẫy động vật rừng 7: Quy định về khai thác đá 6: Quy định về khu vực chăn thả gia súc 5: Phòng cháy, chữa cháy rừng và công tác nương rẫy

4: Quy định khai thác lâm sản 3: Quy định về bảo vệ rừng 2: Quy định về phát triển rừng 1: Mục tiêu Quy ước

Hình: Các nội dung cần thảo luận để xây dựng Quy ước

28


Người chủ trì có thể theo bảng dưới đây để hướng dẫn và thảo luận: Nội dung thảo luận Kết quả cần đạt được Các bước tiến hành Mục tiêu Quy ước

Thống nhất được mục tiêu của Quy ước

- Trưởng thôn giải thích mục tiêu - Chia thành các nhóm thảo luận - Trình bày kết quả thảo luận - Phân tích và thống nhất mục tiêu

Câu hỏi thảo luận: - Tại sao phải cần có quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng? - Xây dựng quy ước này để làm gì? Các quy định về phát triển rừng

Thống nhất các quy định cụ thể về phát triển rừng

- Trưởng thôn giải thích rõ các mục tiêu - Nêu rõ quyền lợi của những hộ gia đình theo chính sách của Nhà nước - Giới thiệu phần hỗ trợ mà họ có thể được nhận để trồng rừng, chăm sóc nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng - Thống nhất các điểm chung

Câu hỏi thảo luận: - Diện tích đất phù hợp cho trồng rừng tập trung, phân tán ở đâu? - Những loài cây phù hợp để trồng rừng? - Chăm sóc nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng ở đâu? - Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước? Các quy định về bảo vệ rừng

Thống nhất các quy định về bảo vệ rừng

- Trưởng thôn giải thích các mục tiêu - Chia nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận theo các câu hỏi để xây dựng các quy định cụ thể cho mỗi chủ đề. Đại diện trình bày - Hướng dẫn thảo luận chung về các mức bồi thường - Thống nhất và ghi kết quả lên giấy A0

Câu hỏi thảo luận: - Trong thôn đã có những luật tục, hướng ước về bảo vệ rừng tự nhiên? - Trong năm năm trở lại đây thì tài nguyên rừng ở thôn như thế nào? - Quy ước này cần có những nội dung lớn nào? Các quy định khai thác lâm sản

Thống nhất các quy định Như thảo luận các quy định về bảo vệ rừng về khai thác lâm sản

Câu hỏi thảo luận: - Cần xây dựng quy định cụ thể đối với những loài nào/lâm sản nào? - Những lâm sản nào được phép hoặc không được phép khai thác (địa điểm)? - Được phép khai thác khi nào/không được phép khai thác khi nào? - Số lượng được phép khai thác là bao nhiêu đối với từng loài/lâm sản? - Ai được phép/không được phép khai thác? - Chuyển lâm sản đã khai thác vận chuyển ra khỏi rừng bằng cách nào? - Có những quy định liên quan nào trước đây cần đưa vào Quy ước?

29


Nội dung thảo luận Kết quả cần đạt được Các bước tiến hành Các quy định phòng cháy, chữa cháy rừng và canh tác nương rẫy

Thống nhất các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và canh tác nước rẫy

Như thảo luận các quy định về bảo vệ rừng

Câu hỏi thảo luận: - Tác hại của cháy rừng? thôn đã để xảy ra cháy rừng chưa? Tại sao? - Các biện pháp phòng cháy rừng? - Biện pháp nào cần được áp dụng ngay khi xảy ra cháy rừng? - Ai là người chịu trách nhiệm chính huy động cộng đồng khi xảy ra cháy? Khi vắng thì ai thay thế ? - Có nên thành lập tổ phòng chống cháy rừng? Quy chế hoạt động của tổ? - Giải quyết với các hộ cố tình không tham gia chữa cháy như thế nào? - Khi người trong cộng đồng hoặc người cộng đồng khác gây cháy rừng thì giải quyết như thế nào? Ai giải quyết? - Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần xem xét đưa vào Quy ước?. Các quy định về khu vực chăn thả gia súc

Thống nhất các quy định về khu vực chăn thả gia súc

Như thảo luận các quy định về bảo vệ rừng

Câu hỏi thảo luận: - Khu vực nào được quy định cho chăn thả gia súc? - Các hình thức chăn thả như thế nào? - Khi gia súc phá hoại rừng thì ai phải nộp phạt/bồi thường? - Mức bồi thường phải trả khi chăn thả trái phép, phá rừng? - Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước? Các quy định cụ thể về săn bắn, bẫy động vật rừng

Thống nhất các quy định về săn bắn, bẫy động vật rừng

Như thảo luận các quy định về bảo vệ rừng

Câu hỏi thảo luận: - Rừng của cộng đồng thường xuất hiện những loài động vật rừng nào? ai thường săn bắn nó? đã xử lý chưa? - Có thể được phép săn bắn, bẫy loài động vật rừng nào? Khu vực? Ai? - Khi vận chuyển động vật rừng cần các thủ tục gì? báo cho ai? - Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước? Thủ tục phạt, bồi thường

Thống nhất được thẩm quyền, thủ tục phạt hành chính và bồi thường thiết hại khi có các tổ chức, cá nhân vi phạm

- Trưởng thôn giải thích các mục tiêu - Giải thích cho mọi người hiểu việc thưởng, phạt theo quy định pháp luật - Thống nhất các kết quả thảo luận về các thủ tục xử phạt và bồi thường. Viết kết quả lên giấy

30


Nội dung thảo luận Kết quả cần đạt được Các bước tiến hành Câu hỏi thảo luận: - Đã có các thủ tục về xử phạt và bồi thường những trường hợp vi phạm chưa? - Thảo luận các cơ chế xử phạt, bồi thường như: + Nhắc nhở, nâng mức phạt/buộc bồi thường lên bao nhiêu đối với những đối tượng có cùng hành vi vi phạm nhiều lần? + Có nên phê bình trong cuộc họp thôn với các đối tượng có hành vi vi phạm nhiều lần không? + Ai có thẩm quyền xử phạt hành chính và yêu cầu bồi thường? + Cách tính bồi thường như thế nào? - Thảo luận có cần thiết phải lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng không? - Thảo luận về việc thưởng cho những người thông báo và giải quyết các vụ vi phạm Lợi ích và quyền Thống nhất được lợi hạn của cộng đồng ích và quyền hạn của cộng đồng

- Trưởng thôn trình bày mục tiêu - Chia sẻ các quy định trong Điều 29, Điều 30 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 20, 23, 24 Nghị định 23/2006/NĐ-CP - Thống nhất những lợi ích và quyền hạnh. Sau đó trưởng thôn ghi lên giấy

Câu hỏi thảo luận: - Cộng đồng được phép làm gì? Không được phép làm gì? ... - Cộng đồng được hưởng thành quả lao động trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao như thế nào? - Về đối tượng, thủ tục, diện tích, khối lượng được phép khai thác gỗ, củi, lâm sản khác… - Lợi ích hưởng lợi lâm sản của những người khó khăn, neo đơn,…như thế nào? Phổ biến Quy ước

Thống nhất phương pháp tốt nhất để phổ biến Quy ước trong, ngoài cộng đồng

- Trưởng thôn giải thích rõ về mục đích - Các thành viên cùng đưa ra những phương pháp quảng bá Quy ước đến cộng đồng - Trưởng thôn chốt lại các ý kiến và thống nhất chung phương án tốt nhất

Câu hỏi thảo luận: - Phương pháp nào là tốt nhất để phổ biến Quy ước cho toàn thể người dân trong và ngoài cộng đồng? - Ai chịu trách nhiệm về việc phổ biến Quy ước? - Các nguồn lực cần thiết đảm bảo việc phổ biến đạt hiệu quả cao? - Phương pháp nào là tốt nhất để phổ biến Quy ước cho toàn thể người dân trong và ngoài cộng đồng? - Ai chịu trách nhiệm về việc phổ biến Quy ước? - Các nguồn lực cần thiết đảm bảo việc phổ biến đạt hiệu quả cao?

31

Cộng đồng bản Khe Trăn (Huế) thảo luận xây dựng quy ước

Cộng đồng thôn Aréh (Quảng Nam) thảo luận xây dựng quy ước


Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu

Mâm cơm để cúng thần linh về nhà GươL của người Cơ Tu

3.4. Sử dụng luật tục, hương ước trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng 3.4.1. Luật tục và hương ước với việc quản lý rừng a.Luật tục Luật tục là một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính dân gian, quy định về mối quan hệ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và con người với con người trong cộng đồng, thể hiện ý chí của toàn thể cộng đồng, được thực hiện một cách tự giác, theo thói quen, nhưng vẫn có tính bắt buộc trong phạm vi cộng đồng. Luật tục có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực quan hệ xã hội như: lĩnh vực tổ chức và quản lý cộng đồng; lĩnh vực ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích cộng đồng; lĩnh vực tôn trọng, tuân thủ, bảo vệ phong tục, tập quán, duy trì và giáo dục nếp sống văn hoá tín ngưỡng; lĩnh vực quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình; lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng; bảo vệ sản xuất, môi trường. Luật tục của hầu hết các dân tộc ít người ở miền núi đều có những quy định chặt chẽ về bảo vệ rừng, có giá trị bổ trợ cho pháp luật của Nhà nước, nó đã thấm sâu vào cộng đồng như những quy tắc xử sự tự nhiên. Ví dụ Luật tục người Cơ tu trong quản lý bảo vệ rừng (Xem chi tiết phụ lục 3 ) b. Hương ước Về hương ước, Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-UBTƯMTTQVN ngày 31/03/2000, của liên Bộ Tư pháp – Bộ Văn hóa Thông tin – Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư định nghĩa: “Hương ước là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật”. Hương ước/quy ước bảo vệ rừng hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn. Người dân làng Nghi Sơn (xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) bảo vệ rừng 32


chỉ bằng những điều ghi trong hương ước, một thứ lệ làng còn tồn tại với những điều tốt... Nơi đây, có câu chuyện về 6 tộc họ hết đời này đến đời khác giữ lại cánh rừng nguyên sinh chỉ nhờ vào bản hương ước của làng. Trong hương ước của làng ghi rất rõ: “Cấm cư dân trong làng vào rừng chặt củi làm than. Nếu vi phạm sẽ bị làng xử phạt. Nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì đòn roi, nghiêm trọng hơn thì đuổi ra khỏi làng”. 3.4.2. Kết hợp giữa pháp luật với luật tục, hương ước – một đặc thù trong quản lý rừng ở Việt Nam Với những phân tích trên đây về luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng, thì sự kết hợp hợp lý giữa pháp luật của Nhà nước với luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng trong quản lý rừng là một đặc trưng có tính đặc thù cao trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng ở Việt Nam. Đặc trưng này thể hiện trên các mặt sau: Thứ nhất, trong lĩnh vực bảo vệ rừng, pháp luật của Nhà nước và luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng đều là hệ thống các quy tắc xử sự của con người đối với rừng và trong công tác bảo vệ rừng, giữa con người với con người trong cộng đồng, thể hiện ý chí của chủ thể quản lý, có tính cưỡng chế và bắt buộc chung, góp phần bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Về bản chất pháp lý, chúng đều mang tính quy phạm, do vậy có nhiều ý kiến đề nghị sử dụng luật tục, hương ước, quy ước như là một trong những nguồn của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, luật tục, hương ước, quy ước là di sản văn hoá quản lý cộng đồng vô cùng quý báu, hiện đang có hiệu lực thực tế trong đời sống các dân tộc với những nội dung mới được bổ sung mang tính thời đại, được kế thừa và phát huy trên cơ sở truyền thống, đã thành tâm thức của cộng đồng. Nếu Nhà nước sử dụng một cách khoa học, thì luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng sẽ bổ sung cho công cụ pháp luật bảo đảm quản lý có hiệu quả, tiết kiệm, sát thực, có sức thu hút cao sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng. Thứ ba, cùng với pháp luật của Nhà nước, các giá trị tiến bộ của luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng đang phát huy tác dụng trong đời sống cộng đồng. Khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng vận dụng luật tục, hương ước, quy ước truyền thống trong bảo vệ rừng sẽ mang lại hiệu quả to lớn. Để những quy định của luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng vận hành trong quản lý rừng, chúng phải được bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức thực hiện với phương thức và kỹ năng, nghệ thuật điều hành phù hợp. Phát huy những mặt tính cực, những quy định phù hợp với pháp luật của luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng. Đồng thời hạn chế, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, phản khoa học trong luật tục, hương ước, quy ước, tránh những quy định xung đột giữa pháp luật và hương ước, quy ước bảo vệ rừng. Giải quyết hợp lý các vấn đề trong quản lý Nhà nước để ngăn chặn kịp thời tình trạng “phép vua thua lệ làng”, dẫn đến hiện tượng lạm dùng luật tục, hương ước, quy ước bảo vệ rừng để xử lý các quan hệ quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng thay cho việc phải sử dụng pháp luật. 33


Người dân vạt cây rừng làm mốc ranh giới khu rừng

Người dân tham gia cùng cơ quan chức năng tiến hành giao rừng ngoài thực địa

Người dân đang đo chiều cao, đường kính để xác định trữ lượng khu rừng

Người dân đang làm kí hiệu ô tiêu chuẩn

3.4.3. Một số giải pháp sử dụng luật tục trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng a. Kế thừa và phát huy những quy định của luật tục về bảo vệ rừng cộng đồng Già làng, trưởng bản – những người có uy tín trong cộng đồng chính là chỗ dựa, làm hạt nhân trong việc tổ chức thực hiện luật tục và hoạt động tự quản trong cộng đồng. Từ bao đời, cộng đồng đã sử dụng những luật tục và hương ước rất hiệu quả trong công tác quản lý quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, cộng đồng dân cư thôn tiếp tục kế thừa, phát huy những luật tục và hương ước tốt từ xưa, và kết hợp sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để có những sự điều chỉnh phù hợp hơn với các quy định, chính sách của nhà nước liên quan quản lý rừng cộng đồng và tình hình thực tế tại cộng đồng. b.Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hương ước, quy ước trong quản lý rừng cộng đồng 3.5. Xây dựng bộ hồ sơ giao, nhận rừng Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng bộ hồ sơ giao, nhận rừng như họp thôn, viết đơn xin nhận rừng, xây dựng bộ hô sơ, hỗ trợ cán bộ thực hiện tại thực địa của rừng cộng đồng, đóng mốc ranh giới,…Cụ thể sự tham gia này được thể hiện ở sơ đồ trang 35. 34


Đóng mốc ranh giới

- Làm mốc theo quy định - Tiến hành đóng mốc - Quản lý mốc và có báo cáo với địa phương Tham gia nhận rừng ngoài thực địa

- Tham gia hỗ trợ cán bộ ngoài thực địa - Nhận quyết định của UBND cấp huyện Xác định đặc điểm khu rừng

- Tham gia với tư cách là chủ rừng - Đo đếm ngoài thực địa: lập lô tiêu chuẩn, đo đếm các cây trong lô, xác định tên cây trong lô, đặt tên các lô Rà soát, xác định ranh giới đất lâm nghiệp được giao

- Tham gia xác định ranh giới ngoài thực địa - Cung cấp, thống nhất tên, hiện trạng rừng ngoài thực địa Khoanh vẽ hiện trạng sử dụng rừng, quản lý rừng, đất lâm nghiệp

- Tham gia xác định ranh giới thôn, rừng của cộng đồng - Nghe hướng dẫn, trao đổi thông tin với cán bộ thực hiện Cung cấp thông tin cho cán bộ thực hiện PRA

- Chia sẻ thông tin liên quan lược sử thôn, lịch sử quản ly tài nguyên rừng,hỗ trợ cán bộ ngoài thực địa,...

Hoàn thành hồ sơ, kế hoạch QLBVR - Cộng đồng thực hiện theo hồ sơ đầy đủ tại Thông tư 38/2007/TT-BNN - Thống nhất kế hoạch QLBVR` - Thảo luận xây dựng quy chế hoạt động, quy ước QLBV&PTR

Họp thôn lần thứ hai - Thảo luận phương án giao rừng - Thống nhất các đối tượng rừng, diện tích dự kiến giao, chủ thể nhận rừng, chọn lô rừng. Đo đếm ngoài thực địa Tìm hiểu chính sách, trình tự GĐGR, và xây dựng kế hoạch QLBVR

- Yêu cầu cán bộ Kiểm lâm chia sẻ, cung cấp thông tin, và tài liệu liên quan - Cộng đồng thảo luận, xây dựng kế hoạch QLBVR với sự hỗ trợ của cán bộ địa phương Viết đơn xin nhận rừng, lập kế hoạch Quản lý bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư thôn

- Tất cả người dân trong thôn cùng tham gia họp - Người dân trong thôn cùng đưa ra những câu hỏi thảo luận về các quyền lợi, nghĩa vụ, trường hợp giao nhận rừng, điều kiện nhận rừng, diện tích, điều kiện khai thác gỗ Họp thôn lần thứ nhất - Tất cả người dân trong thôn cùng tham gia họp - Người dân trong thôn cùng đưa ra những câu hỏi thảo luận về các quyền lợi, nghĩa vụ, trường hợp giao nhận rừng, điều kiện nhận rừng, diện tích, điều kiện khai thác gỗ

35


Người dân Cơ Tu (Quảng Nam) trồng lúa rẫy

Vườn ươn cây ba kích tím tại thôn Agrồông, xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.6. Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp Nông lâm kết hợp (NLKH) là hệ canh tác sử dụng đất đai hợp lý trong đó các loài cây thân gỗ, các loài cây thuộc họ cau dừa, tre nứa được trồng trên đất đai canh tác nông nghiệp hoặc chăn thả và ngược lại các cây nông nghiệp cũng được trồng trên các đất canh tác nông nghiệp. Các thành phần cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp được bố trí hợp lý trong không gian (theo chiều thẳng đứng hay theo chiều nằm ngang) hoặc kế tiếp nhau theo thời gian. Canh tác nông lâm hết hợp đã xuất hiện từ lâu đời và tồn tại trong kiến thức bản địa của các cộng đồng dân cư. Hình thức đơn giản nhất của nông lâm kết hợp là luân canh rừng rẫy (NLKH theo hình thức kế tiếp thời gian). Đây là hình thức canh tác có ở tất cả các dân tộc thiểu số của Việt Nam. Rừng được phát làm rẫy sau một số năm trồng tỉa (thường là 3-5 năm tuỳ theo loại đất và độ dốc), đất rẫy bị thoái hoá, người ta bỏ hoang để cho rừng phục hồi tự nhiên và lại đi phát các khu rừng khác. Rừng là nơi cung cấp đất canh tác và có tác dụng phục hồi lại độ phì cho đất.

Người dân chia sẻ cách thức canh tác trên đất dốc tại thôn Aréh, Quảng Nam

Vùng đất dốc tại Tây Giang, Quảng Nam

Tuỳ điều kiện đất đai, hoàn cảnh rừng, quỹ đất, khả năng phục hồi của đất mà thời gian bỏ hoá khác nhau. Trước đây đất rộng, người thưa thời gian này thường là 10-15 năm, nhưng sau này thời gian bỏ hoá cứ rút ngắn dần, có khi chỉ còn 4-5 năm và dần dần chuyển sang canh tác rẫy cố định theo hướng thâm canh gắn với việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. 36


Trong canh tác rừng rẫy, các cộng đồng có nhiều kinh nghiệm tốt và cách quản lý rất phong phú. Hầu hết việc quản lý này do già làng, trưởng bản hay do người có kinh nghiệm về canh tác nương rẫy chịu trách nhiệm. Họ chỉ ra nơi làm rẫy (nơi được làm, nơi không được làm để bảo vệ nguồn nước), chu kỳ rẫy, xác định các khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt, các khu rừng được phép khai thác gỗ cho nhu cầu gia dụng,... Hình thức nông lâm kết hợp theo không gian nằm ngang. Đây là hệ canh tác khá phổ biến ở miền núi, bố trí cây trồng nông lâm trên các đồi núi từ đỉnh xuống chân. Thường được cấu tạo theo 4 lớp chính như sau: - Trên đỉnh là rừng, đa số là rừng tự nhiên, cũng có nơi là rừng trồng. - Xuống thấp hơn (ở sườn hoặc gần chân đồi) là nương, trồng lúa, ngô, khoai sắn… hoặc vườn cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (cà phê, chè...), cây dược liệu (ba kích, vàng đắng,…). - Ở chân đồi nơi bằng phẳng là khu dân cư cộng với vườn nhà trồng rau, màu, cây ăn quả kết hợp tạo bóng mát. - Dưới thấp hơn là ao thả cá và ruộng lúa. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nơi như độ cao, độ dốc, khí hậu, thuỷ văn, nhu cầu thị trường... và phong tục tập quán của cộng đồng mà số lớp và cơ cấu canh tác của các lớp có thể thay đổi đồng thời cơ cấu cây trồng trong từng lớp cũng rất khác nhau. Hình thức LNKH theo không gian đứng và các mô hình kết hợp cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Đây là hình thức NLKH rất đa dạng và phong phú được hình thành ở các vùng khác nhau theo tập quán truyền thống của các dân tộc. Qua các hình thức này còn cho thấy có nhiều phong tục và nhiều kiến thức bản địa rất quý. Một số mô hình phổ biến ở một số vùng được trình bày dưới đây:

Người dân Cơ Tu (Quảng Nam) khai thác đót tự nhiên

Vườn rau xanh trong rừng của người dân Cơ Tu, thôn Aur, xã Bhalee, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

- Mô hình trồng Quế, Keo kết hợp với lúa, ngô, sắn,... Cây nông nghiệp có thể trồng kết hợp trong 3 năm khi cây Quế, Keo còn nhỏ và làm cây che bóng cho Quế, Keo trong thời gian đầu. 37


- Mô hình trồng Quế dưới tán rừng hoặc vào các khoảng trống trong rừng của đồng bào một số vùng ở Quảng Nam.

Biểu tượng của người dân Cơ Tu (Quảng Nam) về cấm đánh bắt cá tại khu vực rừng này

Cách khai thác mật ong bền vững của người Cơ Tu

- Mô hình trồng luồng kết hợp với ngô, lúa nương trong 2 năm đầu ở một số nơi. - Mô hình trồng Sa nhân dưới tán rừng: Sa nhân trồng thành đám 100-300m2 trong rừng có cây che chắn, người ta biết điều tiết ánh sáng, chọn đất có đá cục để sa nhân cho nhiều quả (nếu che bóng nhiều quá, đất quá tốt thì chỉ tốt cây mà không cho quả). - Mô hình trồng dứa ta dưới tán rừng. - Mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng. - Mô hình trồng gừng, rong giềng dưới tán rừng. - Mô hình vườn rừng trồng trám, mít với chè. - Mô hình trồng mây dưới tán rừng.

Kết quả thảo luận thu chi của một nhóm trong CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường thôn Aréh, Quảng Nam

Quá trình xây dựng quỹ cần có sự tham gia đầy đủ và thống nhất từ các thành viên để thảo luận

38


- Mô hình trồng tre, luồng vào các rừng nghèo. Ở đây người ta còn biết đục các lỗ nhỏ ở các dóng tre trồng nghiêng, rồi đổ nước vào khi trồng, còn khi mưa thì giữ nước và đục các lỗ nhỏ ở đáy mỗi dóng để nước nhỏ giọt như tưới thấm. Để tưới nước bổ sung, người ta còn dựng một, hai ống tre dài 3-4 lóng bên cạnh gốc trồng, đáy các lóng đục thủng thông nhau và đổ đầy nước, đáy lóng cuối cùng đục một lỗ nhỏ để nước chảy nhỏ giọt xuống theo kiểu tưới thấm. Khoảng 5 ngày mới phải đổ nước một lần. Những mô hình nông lâm kết hợp và các kiến thức bản địa của người dân là rất phong phú và rất quý giá, nó bảo đảm sử dụng đất, rừng lâu bền, phù hợp với quản lý rừng bền vững. Những mô hình và những kiến thức này cần được tổng kết đánh giá và phổ biến, trao đổi, học tập lẫn nhau giữa các cộng đồng để tăng hiệu quả quản lý rừng cộng đồng trong tương lai. 3.7. Xây dựng quỹ phát triển rừng cộng đồng Quỹ phát triển rừng của cộng đồng phục vụ chủ yếu cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng: quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản... Nguồn tài chính hình thành Quỹ bao gồm:  Kinh phí lấy từ nguồn tài trợ trong thời gian thực hiện dự án.  Tiền đóng góp của cộng đồng (nếu có).  Tiền thu từ các nguồn khác: chi trả dịch vụ môi trường rừng, … (nếu có). Kế toán/Thủ quỹ là thành viên của Ban quản lý rừng cộng đồng/CLB sử dụng rừng bền vững/nhóm, có trách nhiệm: - Lập kế hoạch thu, chi hàng năm, cân đối thu chi và thông qua Hội nghị thôn; - Triển khai thực hiện kế hoạch; - Thực hiện các khoản thu và chi theo đúng quy định của Quy chế quản lý Quỹ; - Định kỳ (tháng hay quý và hàng năm) báo cáo trước cộng đồng, bảo đảm sự minh bạch trong qúa trình vận hành Quỹ. 3.8. Khai thác gỗ rừng tự nhiên và lâm sản ngoài gỗ 3.8.1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên Đối tượng rừng được phép thiết kế khai thác: Rừng gỗ tự nhiên thuần loại, hoặc hỗn loại khác tuổi, chưa qua khai thác, hoặc đã qua khai thác, nhưng được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của luân kỳ khai thác và phải đảm bảo tiêu chuẩn trữ lượng sau: - Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá có trữ lượng:  Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đạt trên 90m3/ha;  Đối với các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế đạt trên 110m3/ha;  Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào đạt 130m3/ha. - Đối với rừng khộp đạt trữ lượng trên 100 m3/ha 39


- Đối với rừng lá kim đạt trữ lượng trên 130m3/ha Các đối tượng rừng phải có trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô lớn hơn 30% tổng trữ lượng của lô đó. - Đối với rừng gỗ hỗn loài với tre, nứa, trữ lượng gỗ phải đạt:  Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đạt trên 50m3/ha;  Đối với các tỉnh từ Nghệ An trở vào đạt trên 70m3/ha. Rừng gỗ tự nhiên thuần loại, đồng tuổi đã thành thục công nghệ. Cường độ khai thác: Đối với rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng lá kim kinh doanh gỗ lớn cường độ khai thác quy định như sau:  Cấp trữ lượng từ 91 - 150m3/ha, cường độ từ 18-23%;  Cấp trữ lượng từ 151 - 200m3/ha, cường độ từ 24 - 28%;  Cấp trữ lượng từ 201 - 300m3/ha, cường độ từ 29 - 33%;  Cấp trữ lượng trên 300m3/ha, cường độ từ 34 - 38% Đối với rừng gỗ hỗn loài tre nứa, cường độ từ 25 - 30%. Đối với rừng khộp cường độ khai thác được tăng lên một cấp so với cấp trữ lượng nói trên Đường kính gỗ khai thác: Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra:  Gỗ nhóm I và II = 45 cm  Gỗ nhóm III đến nhóm VI= 40 cm  Gỗ nhóm VII và VIII = 30 cm Đối với các tỉnh Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế:  Gỗ nhóm I và II = 50 cm  Gỗ nhóm III đến nhóm VI= 45 cm  Gỗ nhóm VII và VIII = 35 cm Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào:  Gỗ nhóm I và II = 50 cm  Gỗ nhóm III đến nhóm VI= 45 cm  Gỗ nhóm VII và VIII = 40cm Đối với rừng lá kim, đường kính tối thiểu được phép khai thác là 40 cm và cây họ dầu trong rừng khộp là 35 cm. Chặt chọn: Chặt chọn là việc lựa chọn và sử dụng những cây riêng lẻ trong lâm phần. Theo hệ thống này, chặt những cây trong luân kỳ khai thác thường xuyên hơn là chu kỳ khai thác tự nhiên mà vẫn giữ được cầu trúc rừng có cây có độ tuổi khác nhau. Việc khai thác dựa vào kế hoạch hàng năm và năm của cộng đồng đã được phê duyệt. 40


Người dân Cơ Tu, Quảng Nam luôn giử lại những cây gỗ lớn trong rừng đầu nguồn

Người dân Cơ Tu, Quảng Nam khai thác gỗ lớn để làm nhà GươL phục vụ chung cho cộng đồng

Việc lựa chọn những cây khai thác và giữ lại những cây khác dựa vào bộ tiêu chí (loài cây, chất lượng, mật độ, cạnh tranh,…). Hoạt động khai thác được thực hiện nhằm mục đích khai thác những cây có thể bán và những cây có chất lượng thấp cạnh tranh với những cây khác mà cấu trúc rừng vẫn thường xuyên được duy trì. Theo hệ thống này, rừng có thể cung cấp gỗ với một lượng cơ bản thường xuyên với sự tái sinh tự nhiên liên tục sẽ thay thế những cây đã khai thác. Thực hiện khai thác gỗ theo các cấp kính dựa vào mô hình rừng ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về gỗ làm nhà, chuồng trại, củi và gỗ thương mại của chủ rừng. 3.8.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ a. Khai thác lâm sản ngoài gỗ: tre, nứa - Luân kỳ khai thác 2 - 4 năm; - Cường độ khai thác từ 1/4 đến 2/3 số cây; - Đối với loài mọc bụi mỗi bụi để lại ít nhất 10 cây; - Tuổi cây khai thác trên 2 năm. b. Khai thác, thu hái lâm sản trừ gỗ, tre, nứa Được phép khai thác, thu hái các lâm sản trừ gỗ, tre nứa (trừ những loài quý hiếm, cấm khai thác, sử dụng theo quy định của Chính phủ), nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của từng loài.

Khai thác mật ong bền vững

41

Không được phép săn bắt các loài Quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng: Sao la, Gấu, sâm Ngọc Linh,… (Ảnh: Vũ Trung)


c. Khai thác song mây - Dùng dao, rựa chặt những cây dài từ 5 m trở lên, không làm ảnh hưởng đến mây non; - Mùa khai thác: vào tháng 7-8; - Số lượng được phép khai thác: 1500 sợi/năm/hộ; - Chỉ có người dân trong thôn được phép khai thác, cấm người ngoài khai thác. d. Khai thác cây dược liệu - Khu vực được phép khai thác: Trong rừng và quanh nương rẫy; - Mục đích khai thác: Để làm thuốc; - Kỹ thuật khai thác: Đối với cây lấy lá: Dùng tay hái; Đối với cây lấy rễ, củ: Dùng cuốc đào; Đối với cây lây thân, vỏ: Dùng dao chặt lấy thân, cạo vỏ; - Mùa khai thác: Quanh năm; - Chỉ người dân trong thôn được phép khai thác. Cấm người ngoài khai thác.

Quả Ươi

Nấm chân voi

3.9. Tiếp thị, tiêu thụ lâm sản và phân chia lợi ích Chỉ có thể khuyến khích được cộng đồng thực hiện tốt công tác quản lý rừng bền vững khi đảm bảo quyền hưởng lợi từ rừng và tiêu thụ lâm sản hợp pháp của cộng đồng. Vì vậy, cộng đồng cần được trao quyền tiếp cận hợp pháp các thị trường lâm sản địa phương và được cung cấp thông tin về các thị trường đó, nhằm tăng tối đa các lợi ích kinh tế từ sử dụng rừng bền vững của cộng đồng trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, trong đó chú trọng sự tuân thủ cơ chế hưởng lợi (phân chia lợi ích) do chính cộng đồng xây dựng. Để đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động tiếp thị và tiêu thụ lâm sản, nên thiết lập các tổ chức ở cấp xã và cấp thôn, chuyên trách việc tiếp thị và ký hợp đồng với các khách hàng tiềm năng và quản lý Quỹ phát triển rừng. 42


Mô hình rừng ổn định là cơ sở để xác định số cây khai thác bền vững theo cỡ kính

Cộng đồng được hưởng phần tăng trưởng số cây trong 5 năm trên cơ sở so sánh với mô hình rừng ổn định

Số cây được phép khai thác theo cỡ kính

Số cây được phép khai thác theo cỡ kính

Chi phí cho khai thác: Chặt cây, kéo gỗ, vệ sinh rừng

10%

Tùy theo nhóm gỗ, kích thước gỗ (từ 15-40% giá bán)

Thuế tài nguyên

Thu nhập sau khi trừ thuế tài nguyên và chi phí khai thác

UBND xã Ban lâm nghiệp xã

Điều phối và đầu tư lại cho phát triển rừng đối với rừng nghèo và đất trồng

90%

Phần lợi ích của cộng đồng

Quỹ phát triển thôn

Ban quản lý rừng thôn

Hộ gia đình tham gia, quản lý, bảo vệ rừng

Theo quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Hình: Sơ đồ cơ chế hưởng lợi từ khai thác gỗ ở rừng cộng đồng (Nguồn: Bảo Huy, 2003)

43


IV

KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

4.1. Kinh nghiệm trong công tác giao đất giao rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế 4.1.1. Trình tự giao đất giao rừng cho hộ gia đình TT

Trình tự thực hiện

- Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của chủ rừng cho nhân dân ở địa phương mình. Bước 1: - Thành lập ban chỉ đạo và Hội đồng giao rừng: Uỷ ban Chuẩn bị nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo giao rừng và Tổ công tác giao rừng cấp huyện. Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã - Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng. - Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin giao rừng tại thôn hoặc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Hộ gia đình, cá nhân viết đơn xin nhận rừng, kế hoạch BVR - Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: + Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng hộ gia đình, cá nhân. Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình, cá nhân để đảm Bước 2: bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của Tiếp nhận pháp luật; khu rừng giao không có tranh chấp. Kết quả đơn và xét thẩm tra báo cáo lên UBND xã, để UBND xã xây dựng duyệt đơn phương án giao rừng + Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã phương án và điều chỉnh phương án giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn. + Xác nhận và chuyển đơn của hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan có chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan chức năng cấp huyện).

Sự tham gia của người dân Tất cả người dân tham gia họp thôn lần 1

Hộ gia đình, cá nhân tham gia vào phương án giao rừng

44


TT

Sự tham gia của người dân

Trình tự thực hiện

Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân từ Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm: - Kiểm tra việc xác định tại thực địa và thẩm định hồ sơ khu rừng sẽ giao cho hộ gia đình, cá nhân. - Tổ chức việc kiểm tra xác định tại thực địa phải lập Bước 3: thành văn bản có chữ ký của đại diện tổ chức tư vấn về thẩm định đánh giá rừng (tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm chính và hoàn trong việc đánh giá chất lượng rừng; đại diện Uỷ ban thiện hồ sơ nhân dân xã và đại diện hộ gia đình, cá nhân xin giao đất. Nội dung thẩm định hồ sơ nhằm bảo đảm các quy định hiện hành của Nhà nước về giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân. - Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Bước 4: Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được tờ quyết trình hồ sơ giao rừng do cơ quan chức năng cấp huyện định việc chuyển đến, xem xét quyết định giao rừng cho hộ gia giao rừng đình, cá nhân. Quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, được gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan chức năng cấp huyện và hộ gia đình, cá nhân. Bước 5: - Khi nhận được quyết định giao rừng của Uỷ ban nhân thực hiện dân cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm: tổ chức quyết việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân định giao có sự tham gia của các chủ rừng liền kề; việc bàn giao rừng rừng phải lập thành biên bản bàn giao rừng có sự tham gia và ký tên của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã, đại diện hộ gia đình, cá nhân. - Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rõ ranh giới đóng mốc khu rừng được giao, được thuê với sự chứng kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã và các chủ rừng liền kề.

Hộ gia đình, cá nhân cùng tham gia đánh giá đặc điểm khu rừng ở hiện trường

Hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận bàn giao rừng ngoài hiện trường

Hộ gia đình, cá nhân đóng mốc ranh giới

Sự tham gia của người dân được thể hiện như sau: Người dân tham gia họp thôn lần 1 để nghe chủ trương, chính sách giao rừng, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng, hướng dẫn mẫu đơn và kế hoạch quản lý bảo vệ rừng Người dân đóng mốc ranh giới rừng

45

Người dân viết đơn xin nhận rừng

Người dân tham gia nhận bàn giao rừng

Người dân tham gia phương án giao rừng của xã, phường, thị trấn.

Người dân tham gia đánh giá trữ lượng rừng


4.1.2. Trình tự giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn TT

Trình tự thực hiện

Sự tham gia của người dân

- Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, Tất cả người dân chính sách của Nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi tham gia họp thôn của chủ rừng cho nhân dân ở địa phương mình. lần 1

Bước 1: chuẩn bị

- Thành lập ban chỉ đạo và Hội đồng giao rừng: Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo giao rừng và Tổ công tác giao rừng cấp huyện. Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã. - Cộng đồng dân cư thôn họp thôn để thống nhất các vấn đề chủ yếu sau: + Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng thôn, Đơn phải nêu rõ địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng và các thông tin liên quan khác + Thông qua kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn.

Thôn tổ chức họp để thống nhất khu vực, diện tích rừng xin nhận và bàn kế hoạch QLBVR của thôn

- Cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, hồ Thôn nộp đơn và sơ gồm: kế hoạch QLBVR lên UBND xã + Đơn xin giao rừng do đại diện thôn ký. + Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn cùng biên bản thông qua của cộng đồng thôn. Bước 2: nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ

- Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm: + Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng cho cộng đồng báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã. + Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng dân cư thôn để bảo đảm các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.

Cộng đồng dân cư tham gia phương án giao rừng cấp xã

+ Xác nhận và chuyển đơn của cộng đồng dân cư thôn đến cơ quan chức năng cấp huyện. Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được hồ sơ từ Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm: - Tổ chức việc xác định đặc điểm khu rừng sẽ giao cho cộng đồng dân cư thôn (xác định về chất lượng rừng được giao cho cộng đồng - của cơ quan tư vấn lâm nghiệp có trách nhiệm). Bước 3: thẩm định và hoàn thiện hồ sơ

Đại diện cộng đồng tham gia đánh giá đặc điểm khu rừng

- Chủ trì việc thẩm định kết quả xác định đặc điểm khu rừng trên cơ sở có xác nhận của tổ chức tư vấn có trách nhiệm về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn là người chịu trách nhiệm trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng, cùng ký vào biên bản đánh giá còn có chủ rừng, có người đại diện chính quyền địa phương); sự phù hợp của việc giao rừng với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch ba loại rừng; tính khả thi của kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn. - Lập tờ trình, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

46


Bước 4: quyết định việc giao rừng.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được tờ trình từ cơ quan chức năng chuyển đến có trách nhiệm xem xét và quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; chuyển quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cho cơ quan chức năng cấp huyện. - Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm: + Thông báo và đôn đốc cộng đồng dân cư thôn thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 5: thực hiện quyết định giao rừng.

+ Tổ chức bàn giao rừng ngoài thực địa có sự tham gia của cơ quan Đại diện cộng chức năng và các chủ rừng có chung ranh giới; lập biên bản bàn đồng dân cư tham giao rừng giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã với cộng đồng dân cư thôn. gia nhận hiện trường rừng TN - Cộng đồng dân cư thôn ngay sau khi nhận rừng tại thực địa có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới.

Cộng đồng tổ chức đóng cột mốc ranh giới ngoài hiện trường.

Sự tham gia của cộng đồng được thể hiện như sau: Cộng đồng tham gia họp thôn lần 1 để nghe chủ trương, chính sách giao rừng, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng, hướng dẫn mẫu đơn và kế hoạch quản lý bảo vệ rừng

Trưởng thôn viết đơn xin nhận rừng, xây dựng kế hoạch QLBVR cộng đồng sơ bộ

Cộng đồng tham gia phương án giao rừng của xã, phường, thị trấn. Đại diện cộng đồng tham gia đánh giá trữ lượng rừng

Đại diện cộng đồng tham gia nhận bàn giao rừng ngoài hiện trường Đại diện cộng đồng đóng mốc ranh giới rừng

47

Thành lập BQL rừng thôn và nhóm nông dân nòng cốt

Tập huấn tiến trình giao rừng

Khảo sát ranh giới các loại rừng, phát thảo sơ đồ dự kiến giao

Tập huấn tiến trình giao rừng

Tập huấn tiến trình giao rừng


4.1.3. Giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện 1\ Đang sử dụng, chưa có hồ sơ 2\ Các hộ tham gia dự án được giao đất: - Nhận đất không sử dụng - Nhận đất nhưng người khác sử dụng 3\ Chuyển nhượng quyền SD đất

Cấp giấy CNQSD đất khi có xác nhận địa phương. Thu hồi Giao cho người thực tế sử dụng. Cấp giấy CNQSD đất cho chủ mới

4\ Các trường hợp thừa kế: Theo pháp luật thừa kế - Chủ sử dụng đã chết: - Chủ sử dụng có di chúc: 5\ Chuyển đổi đất: 6\ Đã trồng rừng, sản xuất qúa 1 năm không trồng lại 7\ Không sử dụng hết diện tích 8\ Đất lân cận chưa xác định mốc giới rõ ràng 9\ Sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm, tự nguyện trả lại 10\ Hộ đang sử dụng đất của Lâm trường, tổ chức khác 11\ Hồ sơ không đầy đủ, vị trí, ranh giới không rõ ràng 12\ Tổ chức ngoài ngành lâm nghiệp giao quy mô lớn không sử dụng hết, không quản lý bảo vệ. 13\ Các tổ chức sử dụng đúng mục đích, có hiệu qủa 14\ Qũy đất 5%

Thu hồi Không có người thừa kế Theo pháp luật thừa kế Cấp giấy CNQSD đất theo hiện trạng mới Hội đồng ĐKĐĐ xét duyệt có thể thu hồi, nếu muốn sử dụng lại thì chủ đất phải có cam kết. Quá 0,3ha thì thu hồi phần không sử dụng. Đối chiếu xác định lại trước khi cấp giấy CNQSD đất. Thu hồi. Giao đất và cấp giấy CNQSD đất khi có sự đồng ý của chủ cũ. Hủy toàn bộ hồ sơ, kiểm tra lại để tiếp tục giao. Thu hồi một phần, giao lại cho hộ mới, đền bù cho chủ cũ. Đề nghị Tỉnh cấp giấy CNQSD đất. Chọn đồng cỏ vùng ít xung yếu.

48


4.2 . Kinh nghiệm trong công tác giao đất giao rừng tại tỉnh Quảng Nam 4.2.1. Quy trình GĐGR có sự tham gia tại Tây Giang, Quảng Nam Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Đánh giá hiện trạng

Bước 3: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất của xã

Bước 4: Lập kế hoạch GĐGR của thôn

Bước 5: Giao đất giao rừng tại thực địa

Bước 6: Hoàng thiện bản đồ địa chính và hồ sơ GĐGR

Bước 7: Thẩm định, phê duyệt và cấp GCNQSDĐ Cụ thể từng bước như sau: Bước 1. Chuẩn bị - Họp và thành lập Ban chỉ đạo GĐGR cấp huyện; Tổ giúp việc GĐGR cấp huyện; - Họp và thành lập Tổ công tác GĐGR cấp xã; Đội tình nguyện viên cấp thôn; - Thu thập, chuẩn háo, thống nhất các loại tài liệu, số liệu, bản đồ hiện có; - Triển khai tập huấn cho các thành viên Tổ công tác GĐGR cấp xã, Đội tình nguyện viên và cán bộ chủ chốt các thôn; - Xác định rõ ranh giới, phạm vi vùng đất dự kiến triển khai; các khu vực giáp ranh giữa đất rừng sản xuất với đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; - Lập QHSDĐ – GĐGR cấp xã và chuẩn bị các vật tư cần thiết. Bước 2. Đánh giá hiện trạng

• Tổ chức họp thôn lần 1: - Giới thiệu mục tiêu, tiến trình của quá trình QHSDĐ-GĐGR có sự tham gia; - Giới thiệu vắn tắt về các chính sách liên quan đến QHSDĐ-GĐGR; 49


- Trình bày hoạt động QHSDĐ-GĐGR có sự tham gia; - Lựa chọn một số người dân đại diện tham gia hỗ trợ Tổ công tác GĐGR;

• Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường của thôn - Xây dựng sa bàn, đi lát cắt và vẽ Sơ đồ lát cắt (nếu cần); - Phân tích tình hình kinh tế - xã hội và môi trường, xác định xu hướng sử dụng đất; - Đánh giá trạng thái rừng, kiểm kê rừng và tính toán trữ lượng gỗ các loại; - Lập sơ đồ hiện trạng sử dụng đất của thôn. Bước 3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất của xã - Xây dựng dự thảo kế hoạch sử dụng đất của thôn; - Tổ chức cuộc họp lần 2; - Hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất trình lên UBND xã; - Trình bày kế hoạch, báo cáo tại xã; hoàn thiện trình UBND huyện phê duyệt (bao gồm luôn phương án GĐGR). Bước 4. Lập kế hoạch GĐGR của thôn

• Xây dựng kế hoạch GĐGR của thôn • Tổ chức cuộc hop lần 3 - Trình bày kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; - Thống nhất về số hộ gia đình, dự kiến được nhận đất nhận rừng; - Thống nhất về các chỉ tiêu nhận đất nhận rừng của các hộ gia đình; - Phát mẫu đơn xin nhận đất nhận rừng; - Thống nhất về phần đóng góp của người dân trong quá trình GĐGR;

• Lập và phê duyệt danh sách các hộ có đủ điều kiện nhận đất và rừng - Thu đơn xin nhận đất nhận rừng và lập danh sách các hộ đăng ký; - Lập danh sách các hộ có đủ điều kiện nhận đất nhận rừng và thông báo danh sách công khai trong vòng 15 ngày;

• Họp với các hộ gia đình sẽ được nhận rừng trên cùng một khu vực rừng - Thống nhất về địa điểm của các lô, phương thức giao và cách phân lô.

• Lập hồ sơ GĐGR của thôn Bước 5. Giao đất giao rừng tại thực địa - Xác định rõ ranh giới ngoại nghiệp và tính toán diện tích các thửa đất; - Xây dựng bản đồ GĐGR thôn; - Điều tra rừng có sự tham gia; - Xây dựng Phương án GĐGR trình UBND xã thông qua và đề nghị UBND huyện phê duyệt; - Tiến hành công tác ngoại nghiệp GĐGR. 50


Bước 6. Hoàn thiện bản đồ địa chính và hồ sơ GĐGR - Hoàn chỉnh Bản đồ GĐGR xã, thôn; - Hồ sơ xin GĐGR; - Biên bản GĐGR và Tờ trình xin cấp GCNQSDĐ. Bước 7. Thẩm định, phê duyệt và cấp GCNQSDĐ - Thẩm định, phê duyệt hồ sơ GĐGR; - Bàn giao hồ sơ đưa vào sử dụng và lưu trữ. 4.2.2. Sự tham gia của các bên Quy trình GĐGR có sự tham gia là sự kết hợp với phương pháp theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Liên bộ: Tài nguyên – Môi trường và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp đang nhận được sự ủng hộ của người dân và các cấp chính quyền cũng như một số dự án tương tự đang triển khai trên địa bàn khác. Sự khác biệt đó là áp dụng sự tham gia của người dân làm vấn đề cốt lõi của sự thành công và sự tham gia đó phải đảm bảo: Tự nguyện, tự giác; phát huy truyền thống, kiến thức bản địa; công bằng, hợp lí; có tính khả thi và đạt hiệu quả, bền vững. Công tác thực hiện không thuê đơn vị tư vấn đo đạc, kiểm kê rừng mà trưng dụng cán bộ các cấp thành lập Tổ công tác cấp huyện. Các đối tượng tham gia được thể hiện có sự tham gia trực tiếp, cụ thể ở Bước 5 như sau: a. Đo đạc, xác định ranh giới thửa đất: Người dân dự kiến sẽ là chủ đất, chủ rừng là người trực tiếp đi phát ranh giới giữa các hộ khác. Là người dẫn đường cho Tổ công tác cấp huyện, xã. Cán bộ Hạt Kiểm lâm và Phòng TNMT, Phòng NN&PTNT huỵện cùng tham gia; đồng thời, thảo luận thực địa về giữa mốc ranh giới rừng và vị trí mốc địa chính. Cán bộ lâm nghiệp xã và cán bộ địa chính là người được trực tiếp định vị, bấm tọa độ (máy GPS) các vị trí ranh giới thửa đất. b. Xây dựng bản đồ ranh giới đất thôn: Trên cơ sở xác định các ranh giới và vị trí các giao điểm, Tổ công tác huyện xây dựng dự thảo bản đồ. Sau đó, tổ chức cuộc họp thôn để thảo luận các lô đất, rừng giữa các chủ hộ, chú trọng dồn đất, đổi rừng, đổi rẫy hoặc cho đất, rừng... trên cơ sở thỏa thuận và có sự thống nhất của các chủ hộ dự kiến. c. Điều tra rừng (đánh giá trữ lượng rừng): Tổ công tác là người trực tiếp thực hiện và hướng dẫn người dân cùng tham gia đo đếm trữ lượng rừng bằng phương pháp đo cấp kính cây theo thước so màu. Với cách này, người dân trực tiếp đo đếm và biết được số lượng cây gỗ có trên diện tích rừng sẽ được giao. d. Công tác đóng cọc mốc ranh giới: Cọc mốc được đóng là mốc bê tông sẽ thay thế mốc ranh giới rừng (bằng gỗ, sơn màu trên cây đứng) do chính các chủ rừng liền kề thực hiện trước đây. Sự thành công của phương pháp có sự tham gia còn thể hiện ở vai trò tự thảo luận, tự chia sẻ, tự quyết định của người dân trong việc chia đất cho từng hộ gia đình trong cộng động, nhất là những hộ nghèo, hộ thiếu đất… theo quan điểm mọi người đều có đất canh tác ổn định. 51


Thông qua sự tham gia của người dân trong quy trình 07 bước này, nhiều cán bộ, người dân đã được cung cấp, trang bị những kiến thức trong hoạt động thu thập số liệu, đắp sa bàn, sử dụng máy định vị GPS, đoán, đọc bản đồ đơn giản, lập kế hoạch, đề xuất tiểu dự án… Qua đó, từng bước nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả cộng đồng thôn, của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Trước khi triển khai GĐGR phải có sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng (Kiểm lâm, TNMT, trong việc sử dụng tài liệu làm cơ sở (bản đồ, số liệu…) phục vụ quá trình thực hiện. Có sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã để tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên: - Ở cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo GĐGR cấp huyện do đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Thành viên là cán bộ chủ chốt các ban, ngành liên quan. Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc do đ/c Phó trưởng phòng TNMT huyện làm Tổ trưởng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo. - Ở cấp xã: Thành lập Tổ công tác do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm Tổ trưởng. Thành viên là cán bộ chủ chốt các ban, ngành liên quan. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác giao đất, giao rừng, phổ biến các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi tham gia thực hiện giao đất, giao rừng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tờ rơi, dán bản thông tin tại các nhà sinh hoạt cộng đồng (gươl thôn, xã…), họp dân… Lắng nghe và tôn trọng tâm tư, nguyện vọng của người dân, của đồng bào theo thành phần dân tộc; có sự phối kết hợp đúng lúc, đúng nơi giữa chính quyền địa phương, thôn và có sự thống nhất của các chủ sử dụng đất. Lựa chọn hợp lý những diện tích rừng và đất rừng có thể giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. 4.3. Kinh nghiệm trong công tác giao đất giao rừng tại Quảng Trị 4.3.1. Trình tự các bước giao rừng tự nhiên Bước 1: Họp cấp xã: Thông báo chủ trương, chính sách giao rừng Bước 2: Thu thập số liệu cấp thôn (dân số, hạ tầng, các chương trình dự án) Bước 3: Tuyên truyền và hướng dẫn làm đơn xin giao rừng Bước 4: Khảo sát thực địa, đánh giá khu rừng dự kiến giao Bước 5: Điều tra TNR (xác định diện tích, đo đếm trữ lượng, đóng mốc) Bước 6: Xây dựng phương án (Lập hồ sơ, lấy ý kiến cam kết của cộng đồng) Bước 7: Thẩm định hồ sơ (kiểm tra, thậm định, xem xét và quyết định) Bước 8: Quyết định giao rừng (ban hành quyết định giao rừng) Bước 9: Thực hiện quyết định giao rừng: (bản giao rừng tại thực địa, công bố quyết định, bàn giao hồ sơ..) 52


4.3.2. Tổ chức quản lý bảo vệ rừng sau khi được giao Thành lập ban quản lý rừng cộng đồng và tổ tuần tra bảo vệ rừng: Đã thành lập Ban quản lý rừng (31ban/150người) và tổ tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng (42 tổ/126 người) ban quản lý đều được người dân trong thôn bầu chọn, thành viên của tổ bảo vệ rừng là những người nông dân nồng cốt, có uy tín và trách nhiệm được cộng đồng lựa chọn và được UBND xã Quyết định. Ban quản lý có trách nhiệm việc tổ chức lực lượng, triển khai công tác tuần tra bảo vệ rừng, phát triển rừng và thực hiện quy định tại quy ước. Tuy nhiên hoạt động của các Ban quản lý còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng: Các cộng đồng sau khi được giao rừng đã xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng (31 quy ước), quy ước được xây dựng với sự tham gia của người dân trong thôn và được UBND huyện phê duyệt. Nội dung quy ước quy định quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành viên trong việc bảo vệ phát triển rừng, quy ước được phổ biến cho dân biết để thực hiện, đa số người dân đã có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ khu rừng được giao. Quá trình xây dựng quy ước được sự hỗ trợ của cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Được sự hỗ trợ của các dự án, 11 nhóm cộng đồng thuộc các xã A Vao, Tà Long, Pa Nang, Đakrông, A Ngo, Húc đã xây dựng được kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, kế hoạch đã được UBND xã phê duyệt. Song việc quản lý rừng chưa được triển khai. Công tác bảo vệ rừng: Công tác bảo vệ rừng của cộng đồng thôn được tổ bảo vệ rừng thực hiện, tổ bảo vệ rừng có trách nhiệm tuần tra bảo vệ rừng theo sự phân công của ban quản lý rừng, hàng tháng đi tuần tra 4 ngày; đối với rừng của hộ gia đình thì các hộ đã phối hợp tổ chức đi tuần tra bảo vệ rừng; ngoài ra gắn công tác bảo vệ rừng với các hoạt động khác của người dân trong thôn. Tổ chức kiểm tra: Trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư thôn và hộ gia đình nhận rừng quản lý bảo vệ là UBND xã cùng với Kiểm lâm. Nhưng thực tế việc kiểm tra hiện trường các chủ rừng trong thời gian qua, chủ yếu do cán bộ Kiểm lâm địa bàn phối hợp với thôn để kiểm tra. Tuy nhiên công tác kiểm tra, chế độ thông tin báo cáo lên cho UBND xã, Hạt Kiểm lâm huyện chưa được thường xuyên. Như vậy trong thực tế đã có những mô hình quản lý rừng sau khi giao, và cách tiếp cận có tính hệ thống, bảo đảm sự tham gia và quản lý rừng của người dân, người dân được hưởng lợi từ rừng. Vì vậy, các kinh nghiệm cũng như kết quả đã tiến hành là những tham khảo tốt cho phát triển chính sách và thể chế hỗ trợ cho quản lý rừng bền vững sau khi giao.

53


Phụ lục Phụ lục 1: Các quy định pháp luật về giao đất giao rừng tại Việt Nam Stt

Số hiệu

Thời gian

Diễn giải tên

1

Nghị định 181/2003/NĐ-CP

2003

Thực thi Luật Đất đai năm 2003

2

Nghị định 23/2006/NĐ-CP

2006

Thực thi Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

3

Nghị định 88/2009/NĐ-CP

19/10/2009

4

Quyết định số 304/2005/QĐTTg

Thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là 23/11/2005 đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên

5

Quyết định số 186/2006/QĐTTg

14/8/2006

Quy chế quản lý rừng

6

Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg

5/2/2007

Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020

7

Thông tư số 38/2007/TT-BNN

25/4/2007

Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn

8

Thông tư liên tịch số 07/2011/ TTLT-BNNPTNT-BTNMT

2011

Hướng dẫn một số nội dung giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp…

9

Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT

20/5/2011

Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ

10

Quyết định 178/2001/QĐ-TTg

Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá 12/11/2001 nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp

11

Thông tư số 70/2007/TT-BNN

1/8/2007

12

Quyết định số 106/206/QĐ

27/11/2006

13

Quyết định số 112/2008/QĐBNN

14

Công văn số 2324/BNN-LN

21/8/2007

Hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng

15

Công văn số 123/BNN-LN

15/1/2008

Hướng dẫn thí điểm, thành lập, quản lý sử dụng quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cộng đồng

16

Quyết định số 434/QĐ-QLR

11/4/2007

Hướng dẫn xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và hướng dẫn giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn

Định mức kinh tế - kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 19/11/2008 cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng

54


Stt

Số hiệu

Thời gian

Diễn giải tên

17

Quyết định số 550/QĐ-QLR

8/5/2007

Hướng dẫn xây dựng Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn

18

Công văn số 1326/CV-LNCĐ

7/9/2007

Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

19

Công văn số 1327/CV-LNCĐ

7/9/2007

Hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng

20

Công văn số 1703/CV-DALNCĐ

14/11/2007

Hướng dẫn giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

21

Công văn số 141/CV-DALNCĐ

5/2/2008

Sửa đổi bổ sung Hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng

22

Công văn số 588/CV-DALNCĐ

12/5/2008

Hướng dẫn cắm mốc ranh giới và làm bảng sơ đồ khu rừng giao cho cộng đồng

Phụ lục 2: Các hình thức quản lý rừng cộng đồng 1. Hình thức tổ chức quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ) Cộng đồng tổ chức quản lý rừng và đất rừng theo dòng họ, theo dân tộc nơi có diện tích rừng và đất rừng nhỏ, do họ tự thừa nhận hay đã mặc nhiên công nhận từ các thế hệ trước. Những khu rừng này, thường nằm gần nơi cư trú của các cộng đồng với các tên gọi như: rừng thiêng (tôn thờ thần thánh theo tín ngưỡng), rừng ma (khu rừng chôn cất người chết - nghĩa địa), rừng mó nước (khu vực bảo vệ nguồn nước cung cấp trực tiếp cho cộng đồng), rừng gỗ gia dụng (nơi cung cấp lâm sản và LSNG cho cộng đồng) Việc tổ chức bảo vệ rừng gắn bó chặt chẽ với những tập quán truyền thống và hệ thống tư tưởng của cộng đồng, vai trò của người trưởng tộc hoặc già làng rất quan trọng. Hầu hết các công việc quản lý rừng của họ đều có sự phân công rõ ràng, các thành viên thực hiện tự giác và nghiêm túc. 2. Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, làng, buôn, bản, ấp (gọi chung là bản thôn) Đây là hình thức tổ chức quản lý rừng cộng đồng chủ yếu hiện nay dựa trên cơ sở vị trí địa lý và khu vực người dân sinh sống. Phần lớn các thôn đều xây dựng quy ước/ hương ước quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra rừng chuyên trách hoặc phân công luân phiên các hộ gia đình trong thôn. Trưởng thôn điều hành các công việc chung liên quan đến bảo vệ rừng cộng đồng. Ở một số địa phương, đây là các loại rừng và đất rừng của làng xã được quản lý từ lâu đời, rừng trồng của các HTX, rừng tự nhiên đã được giao cho các HTX trước đây sau khi chuyển đổi HTX đã giao lại cho thôn quản lý. Tuy Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công nhận quyền hưởng lợi cho cộng đồng, song thực chất cộng đồng đang tự quản lý và toàn quyền sử dụng các sản phẩm đó. Cộng đồng tham gia quản lý rừng tự nhiên của Nhà nước theo chế độ khoán bảo vệ. Đây là loại rừng tự nhiên thường được quy hoạch là rừng phòng hộ. Nhà nước khoán cho cộng đồng thôn xóm bảo vệ và sử dụng ngân sách để chi trả công bảo vệ rừng, các thành viên trong cộng đồng được hưởng lợi từ rừng. 55


Mức độ tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và phát triển rừng có thể chia thành 3 mức: Thứ nhất, cộng đồng dân cư tham gia tích cực và có tiếng nói quyết định trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, quản lý rừng thôn, xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Bản quy ước này có đầy đủ những quy định về nghĩa vụ, quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, cách thức xử lý đối với các hành vi vi phạm quy ước. Rừng của cộng đồng được quản lý, bảo vệ phù hợp với kế hoạch và quy ước quản lý bảo vệ rừng. Cộng đồng có thu nhập từ rừng để lập quỹ bảo vệ rừng, không nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước. Thứ hai, cộng đồng xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất (ở nơi nào có dự án nước ngoài tài trợ), quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhưng mức độ tham gia của các thành viên trong cộng đồng chưa đồng đều, vẫn nhận sự hỗ trợ của Nhà nước. Thứ ba, cộng đồng chưa có quy ước quản lý và bảo vệ rừng, chưa có kế hoạch sử dụng đất và quản lý rừng hoặc đã có nhưng sơ sài, việc xây dựng quy ước chỉ là hình thức, chiếu lệ, không được triển khai trong thực tế. Cộng đồng quản lý rừng một cách giản đơn, hầu như không có tác động bằng các giải pháp lâm sinh vào rừng, chủ yếu là tuần tra bảo vệ rừng.Rừng cộng đồng vẫn bị xâm lấn hoặc khai thác trái phép. 3. Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ/nhóm sở thích Hình thức quản lý rừng này được thực hiện ở một số nơi. Nhóm hộ có thể hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền nhau trong phạm vi một thôn, một xóm hoặc gồm một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống hoặc họ hàng; cũng có trường hợp là những cá nhân cùng lứa tuổi, cùng có mong muốn được tham gia quản lý rừng. Nhóm hộ này tự phân công để bảo vệ rừng, có thể cả nhóm cùng tham gia tuần tra rừng hàng ngày, hàng tuần hoặc luân phiên nhau; một số nhóm hộ có rừng gần nhau liên kết bảo vệ rừng. Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, quy mô thôn là phù hợp cho quản lý rừng cộng đồng vì: - Thích hợp đối với vùng sâu, vùng xa. - Phù hợp với truyền thống tập quán của nhiều nhóm dân tộc. - Phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay của dân khi nền kinh tế đang phát triển. - Phù hợp đối với quản lý tất cả các loại rừng, kể cả rừng phòng hộ và đặc dụng. - Phù hợp với trình độ quản lý của người dân cấp thôn. Phụ lục 3: Luật tục của người Cơ Tu trong quản lý bảo vệ rừng Người Cơ tu có Lễ hội đâm Trâu vào dịp đầu năm, khi mùa Xuân về, khi núi rừng vang lên tiếng hát, tiếng cồng chiêng ngân vang khắp nơi, người Cơ tu lại đón chờ một năm mới mưa thuận, gió hòa, vụ mùa bội thu, an lành, no ấm. Trước khi vào rừng làm rẫy mới thì phải làm lễ cúng giàng (trời) gồm các thần: Thần Núi, Thần Nước, Thần Thổ địa,…

56


Khi vào rừng lấy tre, luồng để làm nhà Gươl, làm nhà, vật dụng cho hộ gia đình thì chỉ được chặt hạ vào ngày 28, 29 của tháng, vì nếu được chặt vào ngày khác thì cây dễ bị mối, mọt, các vật dụng sẽ nhanh hỏng.

Già làng cúng xin làm rẫy mới

Mọi người hứng lá cây lau để làm ăn may mắn, phát đạt có tiền mua trâu về đâm những lần sau.

Gà gáy báo sáng cũng là lúc người ta gọi “Thần lúa” và hát khóc trâu để vỗ về, an ủi, tiễn biệt con vật yêu quý trước khi làm lễ hiến sinh. Vừa hát người ta vừa tưới nước vào đầu con trâu. Trâu được buộc chặt vào cột X’nur, các già làng làm lễ cúng Giàng và khóc trâu. Họ khóc trâu rằng: T’rí ơi! Amay canh acon vêl bhướl, amay chết vêl bhướl k’ây lom k’ây luôl t’ri ơi… Amay chết đăng vêl bhướl gabhố, đăng Pleng năl luôi lom vêl bhươl.. (Trâu ơi mày là đứa con cả dân làng, mày chết đi dân làng đau lòng lắm trâu ơi… Uống nước thmó Huế trong lễ đâm trâu cho mát mẻ. Mày chết đi để dân làng được no ấm, cho Giàng biết cái bụng của dân làng…). Thông thường, sau khi thu hoạch lúa rẫy, xuân về người Cơ tu ở Quảng Nam lại tổ chức hội mừng lúa mới, cầu chúc năm sau được mùa. Quanh năm, cuộc sống của người Cơ tu gắn chặt với núi rừng, điều kiện canh tác rất khó khăn. Bởi vậy, một năm mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu luôn là mơ ước của người Cơ tu và đó là lý do đồng bào tổ chức Lễ mừng lúa mới vào dịp xuân mới. Chủ làng là người quyết định thời gian mở hội. Chủ làng mời các già làng, thầy cúng trong làng bàn việc chuẩn bị, cũng như phân công dân làng tổ chức lễ hội. Sau đó, Chủ làng và già làng sẽ làm chủ lễ và chỉ huy các hoạt động của lễ hội theo đúng phong tục tập quán. Trâu chết, đầu quay vào nhà Gươl, nghĩa là báo hiệu một điều tốt lành, Giàng và thần linh đã tiếp nhận vật hiến tế cùng lời thỉnh cầu của dân làng, giúp cho một vụ mùa sắp đến bội thu, mưa thuận, gió hòa, núi rừng yên ổn, dân làng no ấm. Đặc biệt, Luật tục của người Cơ Tu cũng cấm đốt phá rừng đầu nguồn, vì họ cho rằng rừng đầu nguồn là mạch nguồn nuôi sống con người, nếu phá thì trong làng dễ xảy ra dịch bệnh, chết chóc. Do vậy, ai phá rừng đầu nguồn phải chịu một khoản chi phí cho làng cúng, ít nhất phải có: 1 con heo to, 1 con dê và gộc rượu để đãi cho cả làng cùng ăn nhắc nhỡ lần sau không được tái phạm.

57


Người Cơ Tu coi rừng là một cõi thiêng mà mọi việc làm động đến rừng đều phải làm lễ để xin phép thần rừng, thần đất. Cụ thể, mỗi khi phát rừng làm nương rẫy, họ phải chọn ngày (âm lịch) tốt để xin thần đất, thần rừng. Họ đến địa điểm nơi mình định chọn phát rẫy và mang theo một con gà trống choai, không có gà thì mang theo một quả trứng, rồi làm lễ cúng xin thần đất thần rừng cho gia chủ được phát rẫy trong năm đó với diện tích bao nhiêu, phát tới đâu, để thần đất thần rừng biết… Người ngoài thôn vào rừng khai thác cây rừng, thú rừng mà bị người trong thôn phát hiện thì già làng của thôn đó sẽ sang thôn, bản của người vi pham yêu cầu thôn của người vi phạm phải mang gà, heo, trâu, bò, rượu, thuốc,… nhiều hay ít tùy theo mức độ vi phạm. Tuy nhiên, sau 1-2 năm thì già làng của thôn xử phạt (mang lễ vật gần bằng với lễ vật xử phạt) để sang lại thôn của người vi phạm để giải hòa, hai thôn không có ghét nhau mà hiểu nhau hơn, gây dựng tình đoàn kết với nhau. Người trong thôn muốn lấy gỗ về làm nhà, làm đồ gia dụng cho gia đình mình thì phải xin phép và được sự đồng ý của già làng thì mới được phép vào rừng lấy gỗ, nếu ai không thực hiện như thế mà tự ý lấy gỗ thì sẽ bị thôn xử phạt vi phạm về gà, heo, trâu, bò, rượu, thuốc,… nhiều hay ít tùy theo mức độ vi phạm. Nếu người trong thôn vi phạm về khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, chăn thả gia súc tại rừng đầu nguồn nước (tu tâm đắc), thì bị xử phạt nặng, với lễ vật là heo hay trâu, bò. Nếu ai vi phạm để xảy ra cháy rừng ma (rừng thiêng) thì sẽ bị xử phạt bằng heo, gà tùy theo mức độ vi phạm nhiều hay ít. Nếu người ngoài không thuộc các thôn lân cận (từ xa đến) vào rừng của thôn để khai thác gỗ, mây, săn bắt động vật,… thì người trong thôn phát hiện và báo cáo với Trưởng thôn để chỉ đạo Công an viên, Thôn đội cùng người dân trong thôn bắt xử lý đối tượng vi phạm. Trước khi vào rừng làm rẫy mới thì phải làm lễ cúng giàng (trời) gồm các thần: Thần Núi, Thần Nước, Thần Thổ địa,…

58


Phụ lục 4: Tập quán quản lý rừng của một số dân tộc thiểu số 1. Người Thái vùng Tây Bắc Người Thái có tập quán phân loại rừng núi thành từng khu vực nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người như: - Rừng núi phòng hộ nằm trên khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khai thác. - Rừng núi dành cho việc khai thác tre, gỗ để làm mới hoặc sửa chữa nhà và các nhu cầu khác thường là vùng núi cao. Đối với loại rừng này tuyệt đối không được phát làm nương rẫy. Có nhiều bản còn có “rừng măng cấm” là rừng chuyên để lấy măng. - Rừng núi dành cho phát nương làm rẫy có diện tích khá rộng. - Rừng núi phục vụ cuộc sống tâm linh như rừng cấm, rừng ma. Đối với các khu rừng thiêng luật tục nghiêm cấm chặt phá, đốt, phát, khai thác tre gỗ… 2. Người Tà Ôi, Vân kiều, vùng miền Trung (Thừa Thiên Huế) Luật tục quy định không được phát rẫy tại các khu rừng sau đây: - Rừng đầu nguồn: Đây là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng, cấm không được phát rẫy để giữ nguồn nước. Ai vi phạm bị phạt bằng cảnh cáo, giáo dục. Không cấm săn bắn khai thác mây, đót ( lâm sản ngoài gỗ). - Rừng thiêng: có các loại như sau:  Kốh Sã: Là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng. Đây là khu rừng dùng vào thờ cúng thường xuyên. Vì vậy, cấm không được phát rẫy, không được nói tục trong rừng này. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Không cấm săn bắn và khai thác lâm sản ngoài gỗ. Kôh tâng Kỉn: Cũng là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng.  Không được phát rẫy, săn bắn, khai thác lâm sản, không được đại tiểu tiện. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Khi săn được cọp hoặc khi hai làng có xích mích cần hòa giải, đồng bào thường tổ chức lễ cúng rất lớn, lễ vật có lợn gà, rượu thịt.  Trạm Kanéa: Đây là khu rừng nhỏ thuộc sở hữu riêng của từng làng. Rừng này là nơi dân làng tổ chức cúng hàng năm để cầu xin ma rừng phù hộ cho con người. Đồng bào quan niệm rằng khu rừng này là nơi trú ngụ của ma rừng nên cấm không được phát rẫy, không được săn bắn, lấy mây đót, không được đại tiểu tiện, không được bẻ cây cối. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò.  Rừng độc: Là loại rừng có cây đa, cây dâu, cây xoài. Loại rừng này cũng không được phát rẫy. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng lợn, gà trống đê để dùng làm lễ vật tạ tội với thần linh. Đối với đồng bào Cà tu ở các khu rừng có cây đa, cây kim giao, cây ễ oài là rừng thờ cúng (cúng hàng năm, 5 năm, hay 10 năm một lần), xung quanh khu rừng đó khoảng 1 km không được phá rẫy y. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò, lợn gà và chủ làng đứng ra cúng để tạ tội. Như vậy, nguyên tắc có tính bắt buộc là rẫy phải làm trong phạm vi ranh giới làng và không được làm ở các khu rừng đầu nguồn, khu rừng có nhiều cây to vì lý do tín ngưỡng. 59


3. Người Raglai, vùng Tây Nguyên Quan niệm của họ là rừng núi thuộc quyền sở hữu của cộng đồng (buôn). Vì thế, không một ai (cá nhân, dòng họ) được vi phạm những quy định do cộng đồng đặt ra, không một ai được lấy làm tài sản riêng. Để thiêng hóa quyền sở hữu cộng đồng này, họ quan niệm rừng, núi, sông, suối của buôn được các thần linh bảo trợ. Đất đai không chỉ là một tài sản thông thường của gia đình mà đó còn là gia tài do tổ tiên, dòng họ trao cho con cháu. Không ai có quyền xâm phạm đến đất đai thuộc một dòng họ tổ tiên khác. 4. Người Êđê và Mnông ở Tây Nguyên Các lĩnh vực điều chỉnh của luật tục Êđê, Mnông: - Tổ chức và quản lý cộng đồng xã hội; - Ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích cộng đồng; - Tôn trọng, tuân thủ và bảo vệ phong tục tập quán, quan hệ dân sự; - Quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ sản xuất, môi trường; - Duy trì và giáo dục nếp sống văn hóa tín ngưỡng. Trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên họ quan niệm rừng và môi trường thiên nhiên nói chung là tài sản chung của tất cả mọi người không phải của riêng ai; - Quan niệm truyền thống về quyền sở hữu đất đai: Đất rẫy thuộc quyền sở hữu của người khai phá đầu tiên. Nếu họ chết, đất đó được chuyển cho con cháu. Cộng đồng buôn làng khẳng định quyền sở hữu của họ. Những người thừa kế không có quyền bán đất đó cho người khác mà chỉ có thể để thừa kế lại cho con cháu, coi đất rẫy là tài sản của gia tộc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 5. Người Cơ Tu, Quảng Nam Người dân Cơ Tu rất coi trọng rừng đầu nguồn, họ luôn giáo dục con cháu thế hệ sau phải gìn giử. Người dân luôn quan niệm rằng: “Rừng còn thì người còn, rừng mất thì rừng mất”. Người dân Cơ Tu có những thống nhất với nhau về quản lý bảo vệ và phát triển rừng sau: - Không chặt cây to ở rừng đầu nguồn; - Chỉ được chặt cây vừa để làm nhà GươL, nhà cho con mới tách hộ. Cây to để lại; - Tuyệt đối không được chặt cây để bán lấy tiền. - Tất cả người dân trong thôn phải tuân thủ luật tục, quy ước với nhau. Ai quy phạm sẽ bị phạt gà, lợn theo quy định.

Phụ nữ Cơ tu, Quảng Nam 60


Phụ lục 5: Một số biểu mẫu hướng dẫn thực hiện quá trình giao đất giao rừng 1. Quyết định về việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

.....................................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày..... tháng..... năm......

Số:........../QĐ-UB

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO RỪNG (dùng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn) Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003. Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004 Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Xét đề nghị c............................................tại Công văn số........................... ngày............tháng...........năm............. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Giao cho.................................................... ............................ha...........................rừng, loại rừng.......................Trạng thái.........................Trữ lượng...................... tại.............................................là rừng ...........................(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất). để sử dụng vào mục đích........................................................ (Trường hợp giao nhiều lô rừng thì có biểu thống kê các lô rừng và bản đồ kèm theo quyết định). Thời hạn sử dụng rừng là.......năm, kể từ ngày.....tháng........năm.........đến ngày.........tháng....... năm............ Người được giao rừng có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng diện tích rừng được giao đúng mục đích theo các qui định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng Điều 2: Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Phòng..........................chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây: 1. Thông báo cho người được giao rừng có trách nhiệm thực hiện các qui định về quản lý rừng của Nhà nước, nộp tiền phí và lệ phí theo qui định của pháp luật. 2. Trao quyết định giao rừng cho người được giao rừng sau khi người được giao rừng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo qui định. 3. Phối hợp với UBND xã............................................................và người được giao rừng xác định cụ thể mốc giới và bàn giao rừng trên thực địa. 4. Thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ quản lý rừng và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 3: Chánh Văn phòng UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), Trưởng phò ng...........................................và người được giao rừng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN Chủ tịch

61


2. Đơn đề nghị được giao đất, giao rừng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG (dùng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn) Kính gửi: Uỷ ban nhân dân ………………........................................... 1. Tên người đề nghị (cá nhân/hai vợ chồng/ hộ gia đình/tên cộng đồng (chữ in hoa):.......... ......................................................................................................................................................................................... (Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số giấy CMND; hộ gia đình ghi chữ “Hộ” trước họ tên, năm sinh, số giấy CMND của người đại diện và họ tên vợ hoặc chồng của người đại diện đó; Cộng đồng dân cư thôn thì ghi chữ “Cộng đồng“ và tên thôn, bản nơi sinh sống của cộng đồng đó ) 2. Địa chỉ thường trú ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................... 3. Thông tin về đất và rừng a) Đề nghị được (giao đất, giao rừng ): ................................................................ b) Về đất: Địa chỉ khu đất.................................................................. .............. .............. ... Diện tích (gồm cả diện tích đất có rừng và không có rừng nếu có)................... Thời hạn (năm)................................................................................................. Mục đích sử dụng đất................................................................................... c) Về rừng Vị trí khu rừng (tiểu khu, khoảnh, lô):............................................................ Diện tích (ha):................ ............ ............ ...................................................... Nguồn gốc rừng :........................................................................................... Thời hạn (năm).................................................................................................... Mục đích sử dụng rừng:................................................................................. 4. Cam kết sử dụng đất và quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ và phát triển rừng. Trả tiền sử dụng đất và tiền sử dụng rừng đầy đủ, đúng quy định. ........ngày tháng năm ..... Người đề nghị /người đại diện (Ký và ghi rõ họ, tên) Xác nhận của UBND xã 1. Về hộ gia đình, cá nhân/tính hợp pháp của cộng đồng dân cư thôn.......................................... 2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng đất và quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng của người đề nghị/cộng đồng dân cư ……............... .... ................................................................................................ 3. Về sự phù hợp với quy hoạch ..................................................................................................................... ...... ngày tháng năm..... TM. UỶ BAN NHÂN DÂN Chủ tịch (Ký tên và đóng dấu)

62


63

Số thửa

02

Số tờ bản đồ

01

03

Diện tích

Thông tin thửa đất

04

Số tờ bản đồ

05

Tiểu khu 06

Khoảnh

07

/QĐ/UB-

, ngày

Thông tin về rừng Rừng tự nhiên Loài Diện Trạng cây Trữ tích thái ưu lượng thế 08 09 10 11

(Kèm theo Quyết định về việc giao rừng:

12

Diện tích 13

)

14

Năm trồng

Rừng trồng

năm

Loài cây

tháng

BẢNG KÊ THÔG TIN VỀ RỪNG GẮN VỚI THỬA ĐẤT LÂM NGHIỆP ĐƯỢC GIAO

3. Bảng kê thông tin về rừng gắn với thửa đất rừng lâm nghiệp được giao

15

Diện tích

16

Mục đích sử dụng rừng

17

Thời hạn sử dụng (năm)


64

01

02

Ngày tháng Số tờ bản năm đồ

03

Số thửa

Thông tin về rừng Thời Rừng tự nhiên Rừng trồng Mục hạn đích Số tờ Loài sử dụng Diện Tiểu Diện bản Khoảnh Lô Trữ Diện Loài Năm Diện sử dụng (năm) tích khu tích Trạng cây rừng đồ thái ưu lượng tích cây trồng tích thế 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Thông tin thửa đất

BẢNG THEO DÕI BIẾN ĐỘNG ĐẤT VÀ RỪNG SAU KHI GIAO

4. Bảng theo dõi biến động đất và rừng sau khi giao


65

(….ha)

(….ha)

Trồng mới

….

-

Chấm

Đen

-

Trắng

….

….

Cưa

Sọc

Cây

….

Đỏ

Cây

Cây

Cây

Cây

Cây

ĐVT

Số lượng

Mô tả

Tên lô rừng

Trách nhiệm

Như trên

Như trên

Số cây dư so với Mô hình rừng mong muốn - Chặt chọn Số cây dư so với Mô hình rừng mong muốn - Chặt chọn

(Địa điểm, loài cây trồng)

(Địa điểm, loài cây trồng)

- Số cây dư so với Mô hình rừng mong muốn - Chặt cây phẩm chất xấu, cây cạnh tranh, giữ cây Như trên phẩm chất tốt

-

-

- Số cây dư so với Mô hình rừng mong muốn - Cộng đồng thực hiện - Chặt cây phẩm chất xấu, cây cạnh tranh, giữ cây - BQLLNRCĐ thôn xử lý vi phạm phẩm chất tốt - Kiểm lâm hỗ trợ

Như trên

- Cộng đồng thực hiện - BQLLNRCĐ thôn xử lý vi phạm - Kiểm lâm hỗ trợ

Số cây dư so với Mô hình rừng mong muốn - Chặt chọn

- Số cây dư so với Mô hình rừng mong muốn - Chặt chọn

Sản xuất gỗ lớn chất lượng cao…

Rừng tự nhiên hỗn loài (Ghi các loài cây chiếm ưu thế)

Tổng diện tích (diện tích có rừng: …. ha)

Trồng bổ sung

Chặt nuôi dưỡng - Vàng: từ 8 cm đến 16 cm - Đen: từ 16 cm đến 24 cm

Khai thác chọn - Đỏ: từ 48 cm trở lên - Cưa: từ 40 đến – 48 cm - Trắng: từ 32 cm đến 40 cm - Chấm: từ 24 cm đến 32 cm

Các hoạt động

Mục tiêu quản lý

Kiểu rừng

Diện tích [ha]

5. Bảng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Kinh phí Nguồn ngân cần thiết sách

(số hiệu hoặc tên địa phương)


Phụ lục 6: Phiếu thăm dò ý kiến của dân (VỀ PHƯƠNG THỨC NHẬN ĐẤT NHẬN RỪNG) Thôn bản: .......................... Xã: ................................ Huyện: ............................. Họ và tên chủ hộ: ..................................................... Dân tộc: .............................. Số khẩu: ....................... Số lao động chính: ............................... Diện tích đất nông nghiệp hiện có: ............................................ ha. Trong đó: Diện tích ruộng: ............................. ha Diện tích rẫy: ..................................... h Diện tích trồng các loại cây khác: ...... ha Tên loài cây trồng chính: ..................... Hộ gia đình có muốn nhận đất nhận rừng không: Có:….. Không: ….. Nếu muốn nhận đất nhận rừng, ông bà muốn nhận theo hình thức nào: Hộ gia đình:….. Nhóm hộ:…… Chung cả thôn bản:…… Nếu muốn nhận theo nhóm hộ, trong nhóm hộ của ông bà có những hộ nào: 1/ ............................................... 2/ .................................................................. 3/ ............................................... 4/ .................................................................. 5/ ............................................... 6/ .................................................................. 7/ ............................................... 8/ .................................................................. 9/ .............................................. 10/ ................................................................ Lý do hình thành nhóm hộ này: .......................................................................................................................................................................... ................................................................................... Vị trí đề xuất được nhận: (Gần suối, núi, đồi nào): ................................................................ .......................................................................................................................................................................... Đề xuất diện tích được nhận: ……………… ha

Ngày tháng

năm

Chủ hộ ký tên

66


Tài liệu tham khảo 1. Bộ NN&PTNT, 1997. Quyết định số 3031/1997/QĐ-BNNPTNT ngày 20/11/1997 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về ban hành quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng. 2. Bộ NN&PTNT, 2006. Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn. 3. Bộ NN&PTNT, 2007. Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. 4. Bộ NN&PTNT, 2007. Quyết định số 550/QĐ-QLR ngày 8/05/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về Ban hành hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn. 5. Bộ NN&PTNT, 2011. Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/05/2011 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. 6. Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT, 2011. Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT về Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp. 7. Chính phủ, 2010. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. 8. Chính phủ, 2006. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 về ban hành quy chế quản lý rừng. 9. PGS.TS. Bảo Huy, 2009. Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng. Kỷ yếu Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, Hà Nội, ngày 5/06/2009, trang 39-50. 10. Quốc Hội, 2004. Luật số 29/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Luật bảo vệ và Phát triển rừng. 11. Trung tâm C&E, 2012. Hướng dẫn mô hình sử dụng rừng bền vững. 12. Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng - Chương trình tài trợ các sự án nhỏ Quản lý bền vững rừng nhiệt đới ( SGPPTF/UNDP.) 13. Kỉ yếu Hội thảo Giao đất giao rừng ở Việt Nam - Chính sách và Thực tiễn, Thành phố Huế, tháng 6 năm 2013

67


Thông tin liên hệ: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Địa chỉ: Số 12, ngõ 89, phố Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội Email: ce.center.office@gmail.com Website: www.ce-center.org.vn Điện thoại: (+84) 35738536/37



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.