Ky yeu hoi thao viet

Page 1

KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014


Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

Trung tâm C&E là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam hoạt động với mục đích thúc đẩy sự tham gia và tăng cường năng lực cho các tổ chức và nhóm địa phương nhằm hướng tới các giải pháp tốt hơn cho các vấn đề môi trường có liên quan đến cuộc sống của họ, đóng góp vào sự phát triển của xã hội dân sự và môi trường bền vững ở Việt Nam.

Tầm nhìn: C&E mong muốn trong tương lai ở Việt Nam các cộng đồng địa phương, các nhóm và các tổ chức tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và quản lý nguồn tài nguyên thiên Trung tâm C&E được thành lập vào giữa năm 2008 từ tổ chức tiền thân nhiên và duy trì cuộc sống là Nhóm tư vấn Quỹ môi trường Sida (SEF) do Đại sứ Quán Thụy Điển bền vững. thành lập vào năm 1997. Trung tâm C&E kế thừa các kinh nghiệm và bài học của SEF trong hơn 12 năm hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài Sứ mệnh: nguyên và thúc đẩy các tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng C&E hoạt động nhằm hỗ trợ hoạt động ở cấp cơ sở. cộng đồng địa phương, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội dân Trung tâm được thành lập theo quyết định số 1202/QĐ-LHH sự thực hiện các sáng kiến về bảo vệ môi ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Liên hiệp các Hội Khoa học trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên Kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm được cấp giấy phép hoạt nhiên cũng như thúc đẩy quá trình phát triển động số A-754 ngày 12 tháng 9 năm 2008 của bền vững. Bộ Khoa học Công nghệ. Sự tham gia của cộng đồng- cộng đồng và chính quyền địa phương được đặc biệt chú trọng trong các hoạt động của C&E. Chúng tôi tin tưởng rằng cộng đồng địa phương là Mục đích: người am hiểu rõ nhất và có giải pháp • Hỗ trợ các tổ chức cộng tốt nhất đối với các vấn đề địa đồng, các tổ chức xã hội dân sự nâng phương cao nhận thức và năng lực về quyền để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển sinh kế bền vững, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

• Hợp tác và hỗ trợ các nhóm/tổ chứcxã hội nghề

nghiệp và các tổ chức phi chính phủ địa phương nâng cao năng lực các tổ chức cộng đồng, vận động chính sách về môi trường và phát triển cũng như năng lực trong giám sát các chính sách và chương trình dự án của chính phủ.

• Thành lập và duy trì mạng lưới trao đổi Lĩnh vực hoạt động : • Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên • Môi trường và Phát triển bền vững • Biến đổi khí hậu • Phát triển xã hội dân sự và sự tham gia của người dân

thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm/tổ chức và các bên có quan tâm.

Chương trình và các hoạt động : • Nghiên cứu và triển khai các chương trình dự án • Xây dựng năng lực • Giáo dục và truyền thông • Vận động chính sách • Kết nối mạng lưới


Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E), Hà Nội, Việt Nam. Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm mục đích phi thương mại. Biên tập: Hoàng Thanh Tâm, Bùi Thị Thanh Thủy, Hoàng Hồng Hạnh, Trương Minh Đến, Simon Jeffiries Thiết kế: Nguyễn Hoàng Vũ Ảnh: Trung tâm C&E và một số đồng nghiệp. Cuốn sách này được ra đời và xuất bản với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS), Cộng hòa Liên bang Đức vùng Đông Nam Châu Á

Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường: Địa chỉ: Số 12, ngõ 89, Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (+84)3573 8536/37 Email: ce.center.office@gmail.com Website: WWW.CE-CENTER.ORG.VN Facebook: WWW.FACEBOOK.COM/CE.CENTER.VN


MỤC LỤC GIỚI THIỆU HỘI THẢO............................................................................................................. 1 PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO.............................................................................................. 3 PHÁT HUY QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM.............................................................................................................................................................................................. 4 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN THỰC THI QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN......................................................................................................................................................................................... 12 CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG – CÔNG CỤ ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BẢO VỆ RỪNG TỰ NHIÊN.................................................................................................................................... 17 HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỘNG NGƯỜI C’TU TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ THAY THẾ NHẰM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN TÂY GIANG, QUẢNG NAM.......................................................................................................... 22 NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CARITAS THỤY SỸ TẠI VIỆT NAM............................................................................................ 29 GIAO RỪNG TỰ NHIÊN CHO CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ- CẦN NHỮNG ĐỘT PHÁ CHÍNH SÁCH................................................................. 34 THAY ĐỔI NHẬN THỨC ĐỂ HÀNH ĐỘNG – CHÌA KHÓA NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN KHE TRĂN, XÃ PHONG MỸ, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ......................................................................................................39 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÂU LẠC BỘ SỬ DỤNG RỪNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM.............................................................44 KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: CÂU CHUYỆN VỀ RỪNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ......................................................................................................................................................... 50 QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN THÔNG QUA MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SAPANAPRO................................................................. 58 NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ................................. 62 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ THƯỢNG BẰNG LA, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI VỀ QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC GỖ HỢP PHÁP.............................................................................................................................................................................. 68

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI THẢO................................................................................................. 74 PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO................................................................................................................................................82 DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM GIA HỘI THẢO ..............................................................................................................83


GIỚI THIỆU HỘI THẢO GIỚI THIỆU Rừng cộng đồng đã tồn tại như là một phần của truyền thống địa phương. Nó gắn các lợi ích của người dân với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của cộng đồng và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số miền núi. Để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng và vai trò của họ trong sự bền vững của rừng, nhà nước Việt Nam đã và đang giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng lâu dài từ những năm 1990. Đã có một số mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng thực hiện ở các khu vực khác nhau với sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong bối cảnh ngành lâm nghiệp hiện đang đứng trước những cơ hội đổi mới và hội nhập, GĐGR có tiềm năng lớn trong việc kiến tạo những thay đổi cho ngành thông qua việc đổi mới các công ty lâm nghiệp và tăng cường sự tiếp cận của người dân đối với đất và rừng. Bên cạnh đó, phát huy những ưu điểm của hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng có tiềm năng tạo ra những thay đổi quan trọng trong quản trị rừng hiện tại. Kỳ vọng thay đổi hình thức quản lý lâm nghiệp Nhà nước theo hướng hiệu quả hơn, chuyển đổi từ hình thức quản lý lâm nghiệp Nhà nước với trọng tâm là các công ty lâm nghiệp (CTLN) sang hình thức quản lý lấy hộ gia đình và cộng đồng làm trung tâm. Để thực hiện điều này đòi hỏi cần có những bước đột phá trong cải cách thể chế lâm nghiệp và đất đai, nhằm dịch chuyển đất đai từ các CTLN, đất do xã đang quản lý sang các hộ và cộng đồng. Bên cạnh đó cần phải có những cam kết mạnh mẽ cả ở Trung ương và địa phương và phân bổ nguồn lực cần thiết để đảm bảo những chính sách mới được thực thi hiệu quả và đồng bộ ở các cấp. Từ năm 2011 đến nay, với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) cộng hòa liên bang Đức vùng Đông Nam châu Á, Trung tâm C&E và các đối tác địa phương ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã thực hiện Dự án thí điểm “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam”. Thí điểm cho thấy một mô hình quản lý bền vững rừng hiệu quả có thể hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc thực hiện đầy đủ các quyền và duy trì cuộc sống và văn hóa của họ và có thể được nhân rộng đến các khu vực lớn rừng tự nhiên nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao trong các dân tộc thiểu số trong khu vực. Trong khuôn khổ Dự án này với mục đích hỗ trợ các hộ và cộng đồng sử dụng đất một cách hiệu quả, tạo động lực cho hộ và cộng đồng phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đồng thời góp phần hỗ trợ quá trình đổi mới và hội nhập của ngành Lâm nghiệp tốt hơn, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) và Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên”.

1


Mục tiêu Hội thảo: • Chia sẻ những kết quả và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về việc thúc đẩy sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên; • Đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ cộng đồng DTTS trong việc sử dụng quyền và trách nhiệm của mình khi quản lý rừng tự nhiên. Nội dung hội thảo: • Xây dựng năng lực cho cộng đồng DTTS để sử dụng quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên; • Hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý liên quan đến quyền và trách nhiệm của cộng đồng DTTS trong quản lý sử dụng rừng tự nhiên; • Vai trò và sự phối hợp giữa các bên trong việc hỗ trợ cộng đồng DTTS sử dụng quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên; • Các giải pháp hỗ trợ cộng đồng DTTS thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong quản lý rừng tự nhiên tại địa phương trong thời gian tới. Thời gian và địa điểm: ngày 24/10/2014 tại Hà Nội. Phương pháp: • Các bài trình bày của các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn về chính sách quốc gia và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cộng đồng DTTS thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong quản lý rừng tự nhiên • Thảo luận, trao đổi ý kiến giữa các bên • Tóm lược kết quả trình bày, thảo luận, đúc rút thành các bài học kinh nghiệm. Đại biểu tham dự: Các đại biểu đến từ các bên liên quan và các cấp khác nhau: • • • • •

Các cơ quan chính phủ từ Trung ương đến địa phương Các trường đại học và viện nghiên cứu Các tổ chức phi chính phủ trong nước và các tổ chức quốc tế Đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Các cơ quan truyền thông

Hội thảo là nơi tập hợp những ý kiến từ thực tiễn của các địa phương để rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những kiến nghị, giải pháp tốt giúp cộng đồng dân tộc thiểu số thực hiện quyền và trách nhiệm trong quản lý và sử dụng rừng tự nhiên hiệu quả hơn.

2

Bà Hoàng Thanh Tâm Giám đốc trung tâm


PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO Ông Lê Công Lương, Chánh văn phòng Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam

Kính thưa:

- TS. Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng vụ Khoa học Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp - Bà Nadja Charaby, Giám đốc Viện Rosa Luxemburg, vùng Đông Nam châu Á - Các tổ chức quốc tế, chuyên gia, cùng quý vị đại biểu Quản lý rừng cộng đồng trở thành một trong những phương thức quản lý rừng quan trọng và hiệu quả tại Việt Nam. Tuy nhiên quá trình thể chế hóa và thực hiện chính sách còn nhiều khó khăn và thách thức. Địa vị pháp lý của cộng đồng chưa rõ ràng, các quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của cộng đồng như một chủ rừng thực sự vẫn chưa được nhà nước thừa nhận. Hệ thống chính sách về quyền của người dân tiếp cận, sử dụng và quản lý vẫn còn khác biệt với thực tiển nên những chính sách này vẫn chưa đi vào cuộc sống. Người dân ít được tiếp cận với các dịch vụ công, quỹ tín dụng từ các khoảng đầu tư của chính phủ và các tổ chức. Người dân chưa nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình với rừng được giao. Từ năm 2011 với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Đức tại vùng Đông Nam Châu Á, Trung tâm C&E và các đối tác địa phương tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã thực hiện dự án thí điểm: “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam”. Trong khuôn khổ chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giữa Hội Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Tổng cục Lâm nghiệp giai đoạn 2014 – 2020. Được sự tại trợ của Viện Rosa Luxemburg Cộng hòa Liên bang Đức, hôm nay Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp và Trung tâm C&E tổ chức hội thảo: “Chia sẻ kinh nghiệm về quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên”. Hội thảo lần này là một dịp chúng ta chia sẻ những kết quả và bài học kinh nghiệm về thúc đẩy việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên. Chúng ta sẽ được lắng nghe những ý kiến đề xuất từ quý vị đại biểu về một số giải pháp hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số trong việc sử dụng quyền và trách nhiệm của mình trong quản lý rừng tự nhiên. Sau hội thảo này Ban tổ chức sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến từ các tham luận của đại biểu, chuyên gia xây dựng báo cáo hội thảo, đề xuất những kiến nghị, giải pháp cụ thể, phù hợp gửi đến các cơ quan liên quan để có chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn. Trong điều kiện thời gian không dài, tôi đề nghị quý vị đại biểu đem hết nhiệt tình, trách nhiệm và trí tuệ để đóng góp nhiều ý kiến góp phần đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ của hội thảo đặt ra. Thay mặt Ban tổ chức tôi xin cảm ơn các vị khách quý, quý vị đại biểu đã dành thời gian về tham gia hội thảo. Xin cảm ơn Viện Rosa Luxemburg Cộng hòa Liên bang Đức vùng Đông Nam Châu Á đã tài trợ cho Hội thảo. Xin kính chúc quý vị đại biểu về tham dự hội thảo sức khỏe, hạnh phúc. Chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn! 3


PHÁT HUY QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM Bùi Thị Thanh Thủy, Hoàng Thanh Tâm và Trương Minh Đến Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

1. Giới thiệu Rừng cộng đồng đã tồn tại như là một phần của truyền thống địa phương. Nó gắn các lợi ích của người dân với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của cộng đồng và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng và vai trò của họ trong sự bền vững của rừng, từ những năm 1990 nhà nước Việt Nam đã bắt đầu triển khai giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng lâu dài. Theo số liệu thống kê năm 2011, Việt Nam có tổng diện tích rừng là 13.565 triệu hecta, trong đó đã giao 11,4 triệu hecta cho các chủ rừng gồm các tổ chức nhà nước, các công ty tư nhân, cộng đồng dân cư thôn và các hộ gia đình (Bộ NN&PTNT, 2012). Tuy nhiên, quá trình thể chế hóa và thực hiện các chính sách có nhiều khó khăn và vấn đề như địa vị pháp lý của cộng đồng chưa rõ ràng. Các quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của cộng đồng như một chủ rừng thực sự vẫn chưa được Nhà nước thừa nhận. Hệ thống chính sách về quyền của người dân để tiếp cận, quản lý và sử dụng rừng tự nhiên vẫn còn khác biệt với thực tiễn nên những chính sách này mới chỉ dừng lại ở văn bản/giấy tờ. Ví dụ người dân ít được tiếp cận với các dịch vụ công, quỹ tín dụng, các hoạt động đầu tư từ chính phủ hoặc các tổ chức, đặc biệt là chưa hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với khu rừng được giao. Hoạt động bảo vệ rừng, hay bảo tồn đa dạng sinh học chỉ có hiệu quả khi có sự tham gia một cách đầy đủ của người dân. Bài toán đặt ra là làm thế nào để huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác GĐGR hiệu quả. Tăng cường năng lực sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng đối với chính rừng của người dân sẽ là một lời giải cho bài toán này. Được sự hỗ trợ của Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) vùng Đông Nam châu Á, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đã phối hợp với hai đối tác địa phương là Hội Khoa học Kĩ thuật Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam triển khai dự án “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của người dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên tại miền Trung Việt Nam” 2012-2014. Dự án đã góp phần nâng cao hiểu biết của người dân liên quan đến các chính sách lâm nghiệp cộng đồng của nhà nước. Đặc biệt, người dân đã chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, tiếp cận với các bên liên quan để tìm hiểu về những vấn đề liên quan về quyền lợi và trách nhiệm đối với rừng được giao. Ngoài ra, nhận thức và năng lực của người dân cũng được nâng cao thông qua việc tham gia các buổi tập huấn, đối thoại chính sách hay tham quan học tập mô hình. Sự thành công được đánh giá cao nhất sau ba năm thực hiện dự án chính là mô hình quản lý rừng bền vững từ Câu lạc bộ (CLB). Dự án đã hỗ trợ thành lập hai CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường tại thôn Aréh, xã Tà Lu và thôn Xà Nghìn I, xã Zà Hung thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Hỗ trợ kiện toàn Ban quản lý bảo vệ rừng cộng đồng tại bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các CLB/BQL được nâng cao nhận thức và năng lực bằng nhiều hoạt động khác nhau như tập huấn, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu kiến thức, hay tham quan học tập. 4


2. Cách tiếp cận của dự án Tối đa hóa sự tham gia của địa phương, đặc biệt là cộng đồng, trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án là cách tiếp cận xuyên suốt của dự án. Các nhóm mục tiêu đã tham gia vào dự án ngay từ giai đoạn thử nghiệm năm 2011. Năm 2012 là giai đoạn đầu tiên của dự án ba năm 2012-1014 thông qua các hoạt động như điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo, 2 hội thảo cấp tỉnh trong năm 2011, và nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế vào tháng 6 năm 2012. Kết quả của các hoạt động này đã được sử dụng trong thiết kế các hoạt động dự án, gồm đào tạo và triển khai các mô hình sử dụng rừng thân thiện với môi trường. Những tri thức bản địa, luật tục và hương ước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại cộng đồng dân cư thôn được vận dụng một cách linh hoạt vào các hoạt động của dự án. Dự án luôn tôn trọng những nét đẹp truyền thống về văn hóa, tâm linh tại địa phương liên quan rừng cộng đồng. Nhóm mục tiêu cũng đã và sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình theo dõi và đánh giá dự án, cung cấp thông tin phản hồi, quan sát và đề xuất để cải thiện việc thực hiện dự án với mục tiêu chung là quản lý bền vững rừng. Dự án lồng ghép các vấn đề giới trong thiết kế và thực hiện, đảm bảo rằng phụ nữ dân tộc thiểu số vốn là một nhóm yếu thế sẽ tham gia bình đẳng như nam giới vào tập huấn, hội thảo, thực hiện mô hình sử dụng Hình: Cách tiếp cận của dự án rừng thân thiện với môi trường và các hoạt động liên quan khác. Cụ thể, nữ được khuyến khích tham gia trong tất cả các hoạt của dự án với tối thiểu 20-25%, bày tỏ ý kiến của riêng mình, đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận, đại diện cho cộng đồng với vai trò là người lãnh đạo,… Hoạt động tập huấn đã áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia và lấy học viên làm trung tâm, kết hợp lý thuyết với thông tin và các vấn đề thực tế địa phương. Sự tham gia cũng được xem như một cơ hội cho cả nam và nữ những người có đủ khả năng, điều kiện và cơ hội thể hiện quyền lợi của mình, để giúp họ xem xét và rút ra bài học từ sự hiểu biết của họ. Sự tham gia của cộng đồng được xuyên suốt trong các hoạt động của dự án. Cộng đồng được thể hiện những quan điểm, chính kiến và chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động tọa đàm cấp xã, hội thảo cấp tỉnh hay trung ương. Qua đó nâng cao vị thế và vai trò của cộng đồng trong tiến trình quản lý rừng tại Việt Nam. Cùng với cách tiếp cận dựa trên quyền và mô hình sử dụng rừng thân thiện môi trường là nguồn động lực và trao quyền là chìa khóa để đảm bảo và tăng cường sự tham gia của nhóm mục tiêu. Kết quả là các nhóm mục tiêu đã hiểu thêm về quyền và trách nhiệm của mình đã bắt đầu thực hiện các quyền và trách nhiệm hiệu quả hơn.

5


3. Kết quả dự án Sau ba năm thực hiện dự án tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu. Cụ thể: - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam về quyền và trách nhiệm đối với rừng được giao; - Trợ giúp cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương phát triển phương thức sinh kế dựa vào rừng phù hợp với địa phương và thân thiện với môi trường; - Tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương về công tác GĐGR có sự tham gia; - Vận động chính sách cho mô hình rừng cộng đồng – đảm bảo cân bằng lợi ích môi trường và lối sống truyền thống của cộng đồng địa phương.

Bảng 1: Khung hoạt động của dự án trong ba năm Stt

Hoạt động

1

Nâng cao nhận thức cho người dân

1.1

Điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng địa phương Tập huấn nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của người dân trong quản lý sử dụng rừng, kỹ năng lập kế hoạch, làm việc nhóm Phát triển các phương thức sinh kế dựa vào rừng thân thiện môi trường Tập huấn về phương thức sinh kế dựa vào rừng thân thiện môi trường Hỗ trợ một số mô hình sử dụngrừng thân thiện môi trường Tăng cường năng lực cộng đồng về tiến trình GĐGR có sự tham gia Rà soát tài liệu về tiến trình GĐGR tại vùng dự án Xây dựng các số tay hướng dẫn, tờ rơi, liên quan đến GĐGR có sự tham gia Tập huấn cung cấp các thông tin, kiến thức cho người dân về tiến trình GĐGR có sự tham gia Vận động chính sách cho mô hình dự án Hội thảo cấp tỉnh Hội thảo cấp quốc gia Tài liệu hóa và phổ biến các tài liệu của dự án

1.2 2 2.1 2.2 3 3.1 3.2 3.3 4 4.1 4.2 4.3

Thời gian 2012

2013

2014

x x

x

x x

x x x

x x

x x

x x

Dự án đã tổ chức hai cuộc khảo sát tại hai tỉnh dự án để đánh giá mức độ hiểu biết, nhận thức của người dân về điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức của người dân về quyền và địa vị pháp lý trong quản lý sử dụng rừng, các chính sách quản lý rừng cộng đồng, sự tham gia vào quá trình GĐGR, các phương thức sinh kế dựa vào rừng tại Thừa Thiên Huế và Quảng nam. Ngoài ra dự án còn tiến hành một nghiên cứu rà soát tài liệu văn bản pháp lý về tiến trình GĐGR cho cộng đồng tại hai địa phương Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở các nghiên cứu này dự án đã thiết kế các hoạt động can thiệp phù hợp với điều kiện địa phương và nguyện 6


vọng của cộng đồng. Với sự hình thành hai CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường thôn Aréh và thôn Xà Nghìn I và hỗ trợ kiện toàn Ban quản lý rừng cộng đồng bản Khe Trăn đã giúp chia sẻ thông tin đến người dân hiệu quả hơn. Hàng tháng các CLB này tự tổ chức các buổi chia sẻ những hoạt động liên quan bảo vệ rừng, thảo luận công việc sắp tới,...ngoài ra dự án đã hỗ trợ các phương tiện truyền thông như Pano, hay cung cấp các tủ sách, tờ rơi và sách hướng dẫn để cung cấp thông tin cho người dân. Tất cả các hoạt động này nhằm mục đích nâng cao nhận thức Hình: Pano tuyên truyền quản lý bảo vệ và phát của người dân về tiến trình GĐGR tại địa triển rừng tại thôn Xà Nghìn I, Quảng Nam phương, về quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Để trợ giúp cộng đồng phát triển các phương thức sinh kế dựa vào rừng thân thiện môi trường, trong ba năm, dự án đã tổ chức các lớp tập huấn liên quan lâm sinh, cách thức quản lý tài chính và công việc như thế nào cho hiệu quả,... Ngoài ra dự án đã tổ chức các buổi tham quan học tập tới các địa phương khác có mô hình hiệu quả liên quan quản lý rừng cộng đồng hay sinh kế dựa vào rừng để người dân tìm hiểu, áp dụng tại địa bàn của thôn. Tăng cường năng lực cho cộng đồng là một trong những mục tiêu quan trọng của dự án. Nhiều lớp tập huấn liên quan tiến trình GĐGR có sự tham gia, hay hướng dẫn cho cộng đồng thực hiện như thế nào sau quá trình GĐGR, các lớp ngoại nghiệp và nội nghiệp được triển khai cho cộng đồng. Hình thức tổ chức các lớp tập huấn rất đa dạng mang tính thực tiễn cao. Lớp tập huấn được tổ chức tại nhà GươL hoặc trong rừng cộng đồng. Phụ nữ được tham gia vào tất các lớp tập huấn và hoạt động khác của dự án. Điều này giúp vai trò của phụ nữ tại cộng đồng được nâng cao. Ngoài ra dự án đã hỗ trợ các vật tư như bàn ghế, tủ sách, hay loa cầm tay để giúp năng lực các thành viên trong CLB/Ban quản lý rừng cộng đồng phát huy tốt nhất. Trong ba năm hoạt động, dự án đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan vận động chính sách, bao gồm một hội thảo cấp Trung ương, hai hội thảo cấp tỉnh và nhiều buổi tọa đàm cấp xã. Hoạt động này là cơ hội giúp cộng đồng dân cư thôn được tiếp cận với các nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp cấp trung ương và địa phương. Người dân được thảo luận với cán bộ xã, thôn và cán bộ kiểm lâm về những hoạt động liên quan. Chia sẻ những khó khăn để cùng tìm cách giải quyết. Qua đó, chứng minh cộng đồng dân cư thôn là nhân tố quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng tại Việt Nam. Kết quả cụ thể ba năm của dự án được chúng tôi thể hiện qua hình ảnh dưới đây:

7


8


4. Phát huy quyền và trách nhiệm của cộng đồng từ hoạt động của dự án 4.1. Phát huy quyền của cộng đồng Tham gia là quyền cơ bản của cộng đồng. Mô hình CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường khuyến khích tất cả người dân trong thôn tham gia vào quá trình quản lý bảo vệ và phát triển rừng. CLB được thành lập và hoạt động theo cơ chế dân chủ. Người dân tự nguyện tham gia vào CLB, các thành viên trong CLB tự bình bầu Ban chủ nhiệm (1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, 1 thư ký), CLB sẽ tự xây dựng quy chế hoạt động, và đã nhận được sự đồng thuận của chính quyền địa phương. Trong các buổi tọa đàm về chính sách, về cơ chế phối hợp giữa CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường với các bên liên quan như Ban quản trị thôn, UBND xã, hay Kiểm lâm,… Cộng đồng dân cư đã biết, hiểu và thực hiện các thông tư chính sách liên quan lâm nghiệp cộng đồng (Ví dụ: Thông tư 23 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất). Họ đã mạnh dạn hơn trong việc chia sẻ các hoạt động, những khó khăn trong quá trình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, đưa ra những đề xuất để kêu gọi sự hỗ trợ từ các bên liên quan. Qua đó, tiếng nói của cộng đồng dân cư thôn được nâng lên. Sau quá trình tham gia các hoạt động của dự án, đến nay CLB đã biết cách lập kế hoạch hoạt động quản lý bảo vệ rừng và sản xuất theo năm, quý. Họ tự xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng của thôn và được chính quyền thông qua. Họ đã biết viết một đơn đề nghị, công văn gửi đến các cơ quan liên quan về lợi ích của họ trong sản xuất và cuộc sống. Các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về lâm nghiệp cộng đồng, hay họp hàng tháng được cộng đồng tổ chức thường xuyên. Bên cạnh đó người dân biết được quyền khi quản lý rừng cộng đồng: 8 quyền chung của chủ rừng và 4 quyền hưởng lợi và một số quyền khác như quyền được học kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi; quyền được tham quan mô hình, quyền được sản xuất, ....Biết được cá nhân/ tổ chức nào có trách nhiệm/nghĩa vụ đáp ứng quyền của mình. (Ví dụ muốn được cấp giấy CNQSD đất, rừng thì phải đến UBND huyện; muốn được học kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi thì đến Trạm khuyến nông lâm; muốn được học luật BVPTR thì đến hạt kiểm lâm; muốn được học luật đất đai thì đến Phòng TNMT hoặc để thực hiện quyền của mình cộng đồng phải chủ động, mạnh dạn đề nghị đúng nơi, đúng chỗ, có kế hoạch, lý giải cho được tại sao mình lại đề nghị việc đó?, để làm gì?). Biết mình không thực hiện được quyền gì, tại sao mình lại không thực hiên được. Biết ai (cá nhân/tổ chức có trách nhiệm giải quyết quyền cho mình; tại sao họ lại không thực hiện được). Nếu cơ quan chức năng chưa đáp ứng, sẽ có kế hoạch đề nghị lần hai. Nếu vẫn chưa đáp ứng được hãy đề nghị cấp cao hơn; hoặc đề nghị với đại diện của mình là Đại biểu HĐND, Đại biểu QH. Quyền và trách nhiệm có mối tương quan với nhau. Có quyền thì cũng sẽ phải có trách nhiệm. Người dân đã cảm thấy họ là chủ rừng thực sự và một điều chắc chắn rằng rừng được quản lý bền vững hơn. Thành phần phụ nữ chiếm số lượng lớn trong các CLB, họ tham gia vào tất cả các hoạt động của dự án và địa phương. Trong các lớp tấp huấn, tọa đàm, sinh hoạt hàng tháng của CLB,… luôn có sự tham gia của phụ nữ và vai trò của họ luôn được thể hiện ở một vị thế ngang bằng với nam giới. Sự khuyến khích tham gia của phụ nữ đã giúp năng lực của họ được nâng cao. Cộng đồng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ về các vấn đề GĐGR tại Việt Nam và địa phương, các thông tin liên quan sử dụng luật tục, hương ước hay quy ước quản lý bảo vệ 9


và phát triển rừng cộng đồng,…Đặc biệt là thông tin về quyền khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong khu rừng được giao, như khai thác gỗ vì mục đích thương mại, vì mục đích sử dụng tại chổ, tận dụng các loại gỗ đứng đã chết khô, lâm sản ngoài gỗ,…

Hình: Tập huấn hướng dẫn viết một tờ trình

Hình: Đại diện nhóm lên trình bày

Sự tham gia của cộng đồng được nâng lên, vị thế của người dân và vai trò của phụ nữ và nam giới được cải thiện. Đó là những hiệu quả mang lại từ các hoạt động của dự án sau ba năm thực hiện tại các địa bàn dự án. 4.2. Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường thành lập theo quyết định của UBND xã và chịu sự giám sát của UBND, thường xuyên có báo cáo cho cán bộ kiểm lâm địa bàn, xã. Một nét đặc thù của cộng đồng dân tộc vùng thiểu số trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng chính là sử dụng các luật tục, hương ước tốt đẹp. Việc lồng ghép những luật tục, hương ước này vào trong quy ước đã được người dân thực hiện một cách hệ thống. Quy ước này mang tính pháp lý cao, được công nhận bởi UBND huyện. Do đó, cộng đồng dân cư thôn được GĐGR có trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động như đã thống nhất trong quy ước và thường xuyên có liên lạc, báo cáo với cán bộ địa phương. Cộng đồng dân cư được nhận đất rừng sẽ có trách nhiệm tổ chức hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy theo định kì. Các kỹ năng liên quan ngoại nghiệp và nội nghiệp của các thành viên được cải thiện sau khi tham gia các khóa tập huấn tại hiện trường. Các hành vi xâm hại, chặt phá rừng trái phép hay cháy rừng đã giảm đáng kể. Các nhóm thực hiện sẽ có trách nhiệm trong việc báo cáo lại thôn, xã về các hành vi vi phạm. Từ đó xã sẽ hướng dẫn, hỗ trợ cách giải quyết tối ưu nhất nhằm mục đích đảm bảo an toàn nhất cho thành viên trong nhóm. Khi người dân làm chủ thực sự rừng của mình thì trách nhiệm của họ với rừng sẽ được nâng lên rõ rệt, do đó, chất lượng rừng cũng được nâng cao. Và điều này chỉ có thể diễn ra khi nhà nước thực sự trao quyền quản lý rừng cho cộng đồng. 5. Thách thức

Chính sách can thiệp, luật pháp liên quan đến quản lý rừng của hiện tại phần nào làm mất dần sinh kế truyền thống. Cộng đồng dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc thích ứng với các chương trình khuyến nông, đinh canh định cư, áp dụng mô hình canh tác dưới xuôi. Chưa hiểu về các thủ tục pháp lý liên quan đến quản lý đất và rừng mà thường theo luật tục truyền thống. 10


6. Kết luận Phát huy quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng là một trong những chìa khóa quan trọng để góp phần vào quản lý rừng bền vững tại địa phương. Mô hình CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường đã giúp phát huy quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Vai trò của phụ nữ và tiếng nói của người dân tộc thiểu số được nâng cao hơn từ mô hình CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường.

Trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số đã phát huy khi họ được công nhận như là một chủ thể quản lý rừng thật sự. 7. Kiến nghị Mô hình CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường đã thể hiện tính hiệu quả của nó. Do đó, cần nhân rộng mô hình này tới các cộng đồng dân tộc thiểu số khác. Để cộng đồng được quản lý tốt rừng của mình thì dự án nên tổ chức thêm các lớp tập huấn liên quan ngoại nghiệp và nội nghiệp. Xây dựng một cơ chế phối hợp tốt giữa ba bên là CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường, ban quản trị thôn và UBND xã là rất quan trọng. Nó sẽ tạo một thế kiềng ba chân vững chắc trong quản lý rừng cộng đồng tại địa phương. Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động dự án sẽ giúp cân bằng vị thế trong xã hội. Phát triển sinh kế là một trong những bài toán cần lưu ý trong thời gian tới của dự án nhằm đảm bảo rằng rừng được quản lý tốt và sinh kế người dân được cải thiện. Các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần thiết kế và thực thi các chính sách phù hợp với từng vùng từng địa phương và đảm bảo đầy đủ các quyền của cộng đồng khi tham gia vào quản lý rừng tự nhiên. Nhân rộng mô hình mới về quản lý bền vững rừng tự nhiên và giúp cân bằng các lợi ích môi trường trong khi vẫn duy trì cuộc sống và văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số.

11


MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN THỰC THI QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN

TS.Trương Tất Đơ Vụ KHCN&HTQT - Tổng cục Lâm nghiệp

Rừng như là một phần của cuộc sống của cộng đồng các dân tộc vùng cao, Nó gắn liền với bản sắc, văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương, gắn liền với các lợi ích của người dân với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của cộng đồng và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số miền núi. Để hỗ trợ người dân và cộng đồng địa phương thực thi quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng nói chung và quản lý rừng tự nhiên nói riêng nhằm thúc đẩy lợi ích của cộng đồng, phát huy vai trò của cộng đồng trong sự phát triển bền vững của rừng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm từng bước hỗ trợ người dân và cộng đồng thực hiện quyền và trách nhiệm của mình đối rừng. 1. Về quyền và trách nhiệm của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân 1.1. Quyền: Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được thể hiện rất rõ tại Khoản 3, Điều 5, Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004: Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao. Mục 9, Chương 5, gồm các Điều từ 69 đến 72 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, gồm: (Điều 69) Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; (Điều 70) Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất; (Điều 71) Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất; (Điều 72) Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng. Trong đó Điều 70 quy định quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, như được khai thác lâm sản; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao theo quy định của pháp luật. Cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật. Về chứng nhận quyền sở hữu rừng: Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 (Điều 33) quy định chi tiết việc chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Một số hạn chế: Điều 69,70 Luật BV & PTR và Điều 32 Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật BV & PTR, quyền sử dụng rừng tự nhiên của hộ gia đình hẹp hơn so với quyền sử dụng đất. Hộ gia đình là chủ rừng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong khi đó lại không được chuyển nhượng rừng tự nhiên là rừng sản xuất trên mảnh đất đó. Quy định này đã gây ra một nghịch lý, rừng luôn gắn liền với đất (đất rừng cũng là một yếu tố cấu thành của rừng), nhưng nội dung quyền sử dụng rừng lại khác với quyền sử dụng đất. Người dân được giao rừng tự nhiên và đồng thời được giao đất có rừng tự nhiên trên đất sẽ không thực hiện được quyền giao dịch dân sự. Với đất, được chuyển nhượng quyền sử dụng, còn rừng tự nhiên lại không được quyền chuyển nhượng. 12


1.2. Trách nhiệm:

Điều 36 Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định: Trách nhiệm bảo vệ rừng là của toàn dân. Trong đó Khoản 2, Điều 36 quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng. Khoản 3, Điều 42 quy định: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừng như đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng. 2. Về giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp

Giao đất, giao rừng là một trong những chủ trương, chính sách quan trọng của Việt Nam, trong đó Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu về đất, rừng thực hiện trao quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng cho các đối tượng. 2.1. Giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân:

Giao rừng: Điểm b Khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định Nhà nước giao rừng sản là rừng tự nhiên có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế. Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ (Điều 4) về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên và Thông tư số 17/2006/TT-BNN ngày 14/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn Quyết định 304 ( Khoản 2 Mục II) quy định, đối tượng rừng giao cho dân là rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc rừng giàu, trung bình, không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển LTQD (Khoản 4 Điều 4) quy định diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt của các lâm trường thì chính quyền địa phương thu hồi để giao, cho thuê cho các đối tượng hộ gia đình, cộng đồng. Cho thuê rừng: Điều 25, Luật BV&PTR năm 2004 quy định, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước cho thuê rừng thu tiền thuê rừng hàng năm, trong khi đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài lại được chọn trả tiền thuê rừng hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Thời hạn trả tiền thuê rửng nêu trên tương ứng với các quyền của chủ rừng quy định tại Điều 66, 71, 75 và76. 2.2. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn:

Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng được quy định chi tiết tại các Điều 29 và 30, Mục 3, Chương 2, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004: điều kiện, loại rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn; thẩm quyền giao rừng, thu hồi rừng; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng. 13


Một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật này đã cụ thể hóa và làm rõ hơn một số nội dung, như: - Nhà nước giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho cộng đồng dân cư thôn (Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng). - Quy định trình tự, thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn (Khoản 5 Mục 2 Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn) và được sửa đổi, bổ sung bằng khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NN & PTNT về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ. - Thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên (theo Quyết định 304/2005/ QĐ-TTg). - Quy định căn cứ, điều kiện giao rừng; khu rừng, hạn mức và thời hạn giao rừng; trình tự và thủ tục giao rừng cho cộng đồng áp dụng thí điểm cho 40 xã được chọn để thực hiện dự án “Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 20062007 (Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 của Bộ NN-PTNT về ban hành bản Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn- Quyết định 106). - Về trình tự thủ tục giao đất: đã được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 (Điều 68) quy định trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép sử dụng đất trồng lúa, đất đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác. - Một số hạn chế: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tư cách chủ thể của cộng đồng dân cư thôn chưa được ghi nhận trong Luật Dân sự năm 2005; vai trò của thôn chỉ mới được thừa nhận trong Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở năm 2007, song vẫn chưa cụ thể và rõ ràng (chỉ quy định trách nhiệm của trưởng thôn); trong khi đó Luật đất đai 2013, Luật BV&PTR 2004 và một số văn bản khác của Nhà nước quy định cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng được giao đất, giao rừng, có quyền quản lý và sử dụng rừng được giao. Như vậy, chưa có sự thống nhất về địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn giữa Luật Dân sự (luật chung) và luật chuyên ngành (Luật đất đai, Luật BV&PTR ). 3. Chính sách đầu tư

Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng để trồng rừng; (Điều 5 Quyết định 147; Điều 1 Quyết định 66 sửa đổi, bổ sung Quyết định 147); Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 quy định 14


Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng (Điều 8). Quyết định số 1504/QĐ-TTg ngày 18/ 8/2010 sửa đổi bổ sung một số điểm của Quyết định 166 đã đề cập đến chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với cộng đồng dân cư tThông tư 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định cộng đồng dân cư thôn tham gia trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng được hưởng chính sách theo quy định hiện hành. 4. Chính sách hưởng lợi

Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ (Điều 4) về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên và Thông tư số 17/2006/TT-BNN ngày 14/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn Quyết định 304 (Khoản 2 Mục II) quy định, đối tượng rừng giao cho dân là rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc rừng giàu, trung bình, không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định cộng đồng dân cư thôn được giao đất, giao rừng cũng là một đối tượng được hưởng chính sách. Ngoài ra Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; chính sách hưỏng lợi còn được quy định tại một số văn bản pháp luật trong khuôn khổ các dự án về bảo vệ rừng, phát triển rừng được tài trợ bởi các quốc gia, tổ chức quốc tế như: ADB, JICA, Cộng hoà liên bang Đức, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012- 2020, vv…. trong đó có quy định về chính sách hưởng lợi từ rừng. Một số hạn chế: Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan song vẫn còn nhiều hạn chế: Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã lỗi thời, khó thực thi và chưa có quy định quyền hưởng lợi đối với tổ chức, cộng đồng dân cư thôn tham gia nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Các chính sách từ Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Nghị định 117/2010/NĐ-CP và chính sách hưởng lợi khác cũng có nhiều những bất cập cần được sớm điều chỉnh.

15


5. Đồng quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 ghi rõ, nhà nước yêu cầu ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước triển khai thực hiện cơ chế đồng quản lý rừng với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sỏ đóng góp của các bên. Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, VQG Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên - Huế. Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng có đề cập đến việc thí điểm và xây dựng chính sách đồng quản lý rừng để tạo cơ chế thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương cùng với ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở thỏa thuận về trách nhiệm quản lý bảo vệ, phát triển rừng, chia sẻ lợi ích hợp pháp tương xứng với sự đóng góp của các bên. Hiện nay Bộ Nông nghiệp đang xin ý kiến của các Bộ, Ngành và địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách về đồng quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít mô hình đồng quản lý rừng; hơn nữa, chưa có mô hình thí điểm đồng quản lý rừng phòng hộ, rừng sản xuất, chưa hoàn thành tổng kết chính sách chia sẻ lợi ích theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 nên việc xây dựng, ban hành chính sách đồng quản lý rừng còn gặp nhiều vướng mắc. Kết luận: Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng

từng bước hỗ trợ người dân thực hiện đầy đủ quyền lợi của mình đối với rừng nói chung và quản lý rừng tự nhiên nói riêng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn và thách thức. Nhận thức và sự hiểu biết của người dân địa phương về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ với rừng nói chung và rừng tự nhiên chưa đầy đủ. Địa vị pháp lý của cộng đồng chưa rõ ràng. Các quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của cộng đồng như một chủ rừng thực sự vẫn chưa được Nhà nước thừa nhận. Hệ thống chính sách về quyền của người dân để tiếp cận, quản lý và sử dụng rừng vẫn còn khác biệt với thực tiễn nên những chính sách này chưa thực sự đi vào cuộc sống đòi hỏi có những điều chỉnh để từng bước phù hợp nhằm hỗ trợ người dân và cộng đồng địa phương cùng tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng rừng tự nhiên bền vững.

16


CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG – CÔNG CỤ ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BẢO VỆ RỪNG TỰ NHIÊN TS. Nguyễn Chí Thành Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước 1. Kết quả 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 (sau đây gọi tắt là Nghị định 99) của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2011, đến nay đã hơn 3 năm. Đây là một chính sách tạo ra cơ chế dịch vụ chi trả giữa những người sử dụng các DVMTR và những người cung ứng DVMTR, nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng và phát huy các giá trị kinh tế của môi trường rừng trong hoàn cảnh nguồn tài nguyên gỗ rừng tự nhiên đã cạn kiệt và vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho bảo vệ rừng rất hạn chế. Trong những năm qua chính sách chi trả DVMTR đã mang lại những hiệu quả thực tế và quan trọng cho việc bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho những người dân sống trong vùng rừng, góp phần cung ứng nguồn nước cho sản xuất thủy điện và nước sạch, cảnh quan thiên nhiên cho du lịch, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 1.1. Mục tiêu của chính sách chi trả DVMTR là: a) Xã hội hóa công tác bảo vệ rừng thông qua việc phát huy giá trị kinh tế của môi trường rừng, thiết lập quan hệ dịch vụ và chi trả giữa những người sử dụng DVMTR và những người cung ứng DVMTR. b) Sử dụng nguồn tiền chi trả DVMTR để cải thiện thu nhập cho các hộ dân tham gia bảo vệ rừng để cung ứng DVMTR, từ đó phát huy hiệu quả của công tác bảo vệ rừng. c) Tạo ra một cơ chế tài chính mới cho ngành Lâm nghiệp bằng phương thức chi trả ủy thác nguồn kinh phí không phải từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ rừng. 1.2 .Các loại dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định 99: a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội c) Hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch e) Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản Sau 3 năm, các DVMTR (a), (b), (c) đã được thực hiện. Còn 2 DVMTR (d) và (e) chưa thực hiện do chờ hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ.

17


1.3. Những thành công đã đạt được sau 3 năm thực hiện trên cả nước: 1) Cơ chế tài chính mới về chi trả dịch vụ trong bảo vệ rừng đã được thiết lập, đang triển khai và ngày càng bền vững, hàng năm mang lại cho ngành Lâm nghiệp một nguồn thu lớn để góp phần thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020. Một trong những điều thành công nhất trong ba năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR vừa qua là một cơ chế mới trong ngành lâm nghiệp đã được hình thành, đã được triển khai và phát huy hiệu quả một cách rõ rệt. Cơ chế này đã tạo ra một lộ trình chuyển ủy thác tiền chi trả DVMTR từ doanh nghiệp tới những người dân bảo vệ rừng không qua hệ thống tài chính của Nhà nước để làm nền tảng từng bước thiết lập mối quan hệ chi trả bền vững hơn, chặt chẽ hơn giữa bên sử dụng và bên cung ứng các DVMTR, nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng. Đây là một cơ chế tài chính được các hộ dân bảo vệ rừng và quốc tế đánh giá rất cao. 2) Ở cấp trung ương, Bộ NN&PTNT đã thành lập Quỹ BV&PTR Việt Nam. Ở cấp tỉnh, đã có 36 tỉnh thành lập Quỹ BV&PTR, trong đó có 32 Quỹ cấp tỉnh đã thực hiện chi trả DVMTR. Hệ thống Quỹ BV&PTR là một trong những yếu tố có tính quyết định đến việc triển khai thực hiện và thành quả đạt được của chính sách chi trả DVMTR. 3) Tổng số tiền DVMTR đã thu được tính đến 8/2014 là 3.329 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ các doanh nghiệp sản xuất thủy điện chiếm 97,71%, các doanh nghiệp sản xuất nước sạch 2,19% và các doanh nghiệp du lịch 0,10%. 4) Đã xác định được khoảng 4,1 triệu ha rừng trong các lưu vực cung ứng DVMTR. Tiền DVMTR hàng năm đã chi trả cho các chủ rừng để bảo vệ 2,8 đến 3,37 triệu ha rừng. Tổng diện tích rừng được bảo vệ bằng nguồn tiền chi trả DVMTR chiếm từ 20% đến 27% tổng diện tích rừng cả nước. 5) Tính đến năm 2013, tổng số hộ dân tham gia bảo vệ rừng và nhận tiền DVMTR là 355.047 hộ, trong đó hơn 90% là các hộ đồng bào dân tộc, 63.653 hộ dân là chủ rừng, 2.640 nhóm hộ/ cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng thuộc 4.422 thôn/bản và 776 xã. 6) Bình quân số tiền chi trả DVMTR một hộ dân nhận được trong một năm là 1.800.000 đồng, cao nhất là 8.000.000 đồng, thấp nhất là 760.000 đồng. 7) Các doanh nghiệp nộp tiền chi trả DVMTR đã nhận thức được việc chi trả là đúng và nghĩa vụ phải chi trả, phần lớn các doanh nghiệp đã nộp tiền. 8) Nhân dân trên tất cả các địa bàn chi trả DVMTR rất đồng tình và đánh giá rất tốt chính sách này, đặc biệt là đồng bào dân tộc nghèo ở vùng núi. Nhân dân nhận được tiền chi trả DVMTR dù còn ít, nhưng đó là giá trị lao động bảo vệ rừng thực sự của họ được chi trả khi họ biết rõ nghĩa vụ phải bảo vệ khu rừng có vị trí và ranh giới ở đâu, diện tích bao nhiêu. Chính sách chi trả DVMTR đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân. 1.4. Những đối tượng nào được nhận tiền chi trả DVMTR: Theo báo cáo và số liệu tổng kết công tác chi trả DVMTR của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh năm 2011, 2012, 2013 và sơ kết 3 năm (2011-2013), đồng thời qua kết quả khảo sát thực tế công tác chi trả DVMTR ở một số tỉnh, các đối tượng được nhận tiền chi trả DVMTR bao gồm: 1) Các chủ rừng là hộ gia đình 2) Các chủ rừng là cộng đồng dân cư 3) Các chủ rừng là tổ chức (doanh nghiệp, thanh niên xung phong,….) 18


4) Các hộ dân có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ký với chủ rừng nhà nước 5) Các nhóm hộ dân có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ký với chủ rừng nhà nước do trưởng nhóm hộ làm đại diện được các hộ trong nhóm bầu 6) Các nhóm CBCNV của chủ rừng là tổ chức nhà nước nhận bảo vệ rừng 7) UBND xã đang được giao quản lý một diện tích rừng 8) Đồn biên phòng, tổ du kích xã có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ký với chủ rừng nhà nước Sơ đồ về lộ trình chi trả tiền DVMTR từ người sử dụng đến người cung ứng DVMTR theo hình thức chi trả trực tiếp

Những người dân trong xã hội trả tiền sử dụng DVMTR theo hóa đơn, vé

Chi trả ủy thác

Các doanh nghiệp thủy điện, nước sạch, du lịch sử dụng DVMTR

Những người dân trong xã hội trả tiền sử dụng DVMTR theo hóa đơn, vé

Quỹ BV&PTR Chủ rừng là tổ chức Nộp tiền hộ

Chủ rừng là tổ chức

2. Kết quả 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Quảng Nam Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 719.922 ha. Trong đó, diện tích có rừng 548.091 ha (rừng tự nhiên 410.823 ha, rừng trồng 137.268 ha), tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi. Sau 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR: - Đã có trên 178.000 ha rừng tự nhiên được bảo vệ bằng nguồn tiền chi trả DVMTR. - Có 186 thôn (trong tổng số 1.706 thôn), thuộc 58 xã (trong tổng số 247 xã), thuộc 10 huyện tham gia thực hiện chính sách chi trả DVMTR. - Tổng số 15.911 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng đã được nhận tiền DVMTR - Tổng số 821 nhóm hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng đã được nhận tiền DVMTR - Tổng số tiền DVMTR đã chi trả cho các hộ gia đình là 34.480.000.000 đồng. - Mức chi trả tiền DVMTR bình quân (đồng/ha/năm) đã thực hiện ở tỉnh là 280.000 đồng. - Diện tích rừng bình quân một hộ gia đình được khoán bảo vệ là 20 ha.

19


3. Kết quả 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở xã Mà Cooih 3.1. Khái quát về xã Mà Cooih - Xã Mà Cooih thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, ở khu vực Đông Trường Sơn. - Tổng diện tích tự nhiên của xã là 17.818 ha. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 12.445 ha, chiếm 69,8% diện tích của xã. - Xã có 7 thôn: A Bông, A Xờ, A Đền, A Zal, A Zớ, Trờ Gung và Tà Rèn. Trong đó, 5 thôn A Đền, A Zal, A Zớ, Trờ Gung và Tà Rèn là các thôn tái định cư để xây nhà máy thủy điện. - Xã Mà Cooih có gần 500 hộ gia đình với hơn 2.000 nhân khẩu. Trong đó, 81% dân số là đồng bào dân tộc Cơ Tu. - Tỷ lệ hộ nghèo của xã rất cao. Thôn A Zớ có tỷ lệ hộ nghèo 95%. Thôn Trờ Gung có tỷ lệ hộ nghèo 88%. - Phần lớn các hộ dân ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương để thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Có nhiều hộ phải ở trong căn nhà tạm bợ

Khu nhà tái định cư cho các hộ dân thôn Trờ Gung

Có nhiều hộ phải ăn sắn khô vài tháng trong năm (năm 2012)

3.2. Các hộ dân xã Mà Cooih thực hiện chính sách chi trả DVMTR như thế nào? - Theo quy định của Nghị định 99 họ là bên cung ứng DVMTR thông qua việc bảo vệ rừng để điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, ngăn chặn xói lở và rửa trôi đất cho hồ chứa của nhà máy thủy điện A Vương và nhà máy thủy điện Sông Bung 5. - Nhà máy thủy điện A Vương và nhà máy thủy điện Sông Bung 5 là bên sử dụng DVMTR, phải trả tiền DVMTR cho các hộ dân của xã Mà Cooih. - Dưới sự hướng dẫn của Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương, các hộ dân của xã Mà Cooih đã tự phân chia thành các nhóm hộ để cùng nhau bảo vệ rừng. Tổng số có 25 nhóm hộ đã được thành lập ở 5 thôn A Đền, A Zal, A Zớ, Trờ Gung và Tà Rèn. Nhóm cao nhất có 18 hộ, thấp nhất có 11 hộ. - Các hộ dân được tập huấn để biết về chính sách chi trả DVMTR. Trong đó được giải thích rất kỹ về nghĩa vụ bảo vệ rừng và tiền chi trả DVMTR là hai yếu tố gắn chặt với nhau. - Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương đã chỉ dẫn trên bản đồ về vị trí, ranh giới, diện tích khu rừng khoán cho từng nhóm hộ bảo vệ. Sau đó, đã bàn giao khu rừng tại thực địa cho từng nhóm. Đây là điều rất quan trọng và rất khác các chương trình bảo vệ rừng trước đây. Có một số hộ dân đề nghị không bàn giao rừng theo các con số vì bà con có người không biết chữ hoặc biết ít chữ, nên bàn giao theo số gốc chặt hiện có trong rừng. Nếu sau khi ký hợp động nhận khoán bảo vệ rừng mà số gốc chặt tăng lên thì bà con sẽ chịu trách nhiệm. 20


- Các hộ dân trong một nhóm chia các hộ thành từng tổ để đi tuần tra rừng. Mỗi tổ khoảng 4-5 người. Mỗi tổ đi tuần tra rừng 2 lần trong tháng. Ngày nào đi tuần tra rừng do Trưởng nhóm và ba con tự quyết định, không đi theo định kỳ, để lâm tặc không thể theo dõi. - Các hộ dân được nhận tiền chi trả DVMTR 280.000 đồng/ha/năm. Nếu bình quân mỗi hộ được khoán 20 ha thì số tiền nhận được là 5.600.000 đồng/hộ/năm. Số tiền này so với nhu cầu cuộc sống của bà con thì còn thấp, nhưng thực sự có ý nghĩa đối với những hộ dân nghèo ở 5 thôn tái định cư của xã Mà Cooih, khi mà vào thời điểm năm 2012-2013 có nhiều hộ không có đất sản xuất, phải ăn sắn khô trong một vài tháng. 3.3. Các hộ dân đã cải thiện sinh kế bằng tiền chi trả DVMTR như thế nào? - Dưới sự hướng dẫn của Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương và Ủy ban nhân dân xã Mà Cooih, các nhóm hộ đã tự thảo luận để thống nhất cơ chế trích một phần tiền chi trả DVMTR làm vốn tín dụng nội bộ trong nhóm. - Họ tự quyết định tỷ lệ trích theo sự đồng thuận của mỗi nhóm. Tỷ lệ trích thường từ 20% đến 40% tổng số tiền chi trả DVMTR mà cả nhóm được nhận. - Họ sử dụng số tiền trích như một nguồn vốn tín dụng để cho một số hộ nghèo vay làm vốn sản xuất theo kiểu “lá rách ít đùm bọc lá rách nhiều”, không phải trả lãi. Thường có 2 hoặc 3 hay 4 hộ cùng được vay để hỗ trợ nhau trong sản xuất. Thời hạn vay là một năm đến một năm rưỡi. - Việc xác định hộ nào nghèo hơn để được vay trước hoàn toàn do tất cả các hộ trong nhóm họp lại, thảo luận và tự quyết định. - Những hộ được vay vốn đã đầu tư nuôi bò, nuôi vịt, nuôi lợn, trồng cây keo lai, là những nghề sản xuất rất quen thuộc và bà con có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, bà con được Ban quản lý rừng cho phép vào rừng thu hái các lâm sản ngoài gỗ để cải thiện thu nhập. - Cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của Ủy ban nhân dân xã Mà Cooih đã tận tình hỗ trợ dân về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. - Việc làm này thật sự có ý nghĩa cải thiện sinh kế cho những hộ nghèo bằng chính đồng tiền chi trả DVMTR do họ lao động bảo vệ rừng mà có. 4. Kết luận - Chính sách chi trả DVMTR là một công cụ rất có hiệu quả để hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc nghèo sống ở vùng rừng thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong việc bảo vệ rừng tự nhiên trên cơ sở các nghĩa vụ bảo vệ rừng và quyền lợi gắn với nhau một cách minh bạch, cụ thể. - Chính sách chi trả DVMTR của Chính phủ Việt Nam đã thực sự đi vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình thực hiện, đánh giá rất cao.

21


HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỘNG NGƯỜI C’TU TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ THAY THẾ NHẰM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN TÂY GIANG, QUẢNG NAM Trần Cảnh Thắng Tổ chức Malteser International Tóm tắt: “Đề xuất và thực hiện các dự án quy mô nhỏ” thông qua các tổ chức cộng đồng là cách mà dự án “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại huyện Tây Giang, Quảng Nam” do tổ chức Malteser International, UBND huyện Tây Giang và Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) phối hợp thực hiện, giúp cộng đồng người dân tộc thiếu số người C’tu tại huyện Tây Giang phát triển các khả năng sinh kế thay thế nhằm giảm tác động vào tài nguyên rừng. Kim chỉ nam của cách tiếp cận này là “Trao quyền đồng thời với nâng cao năng lực và hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu để người dân phát triển các khả năng sinh kế thay thế”. Qua dự án, các tổ chức cộng đồng và cán bộ địa phương không những được nâng cao kiến thức chuyên môn mà cả kỹ năng viết đề xuất dự án cũng như quản lý và tổ chức thực hiện dự án nhỏ. Nhìn chung, cách tiếp cận này đã mang lại những thay đổi tích cực, như: tính tự chủ, tự lực và sở hữu của người dân tăng lên; năng lực và trách nhiệm giải trình của cán bộ địa phương được cải thiện đáng kế; các nguồn vốn trên địa bàn được lồng ghép và sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, “hậu quả” của cách tiếp cận trên xuống truyền thống (chỉ hỗ trợ vật tư – con giống) từ hàng chục năm nay cũng như chính sách giải ngân bất cập hiện vẫn tồn tại của địa phương đã gây ra nhiều cản trở trong quá trình thực hiện dự án. Với sự nỗ lực cao, chúng tôi hy vọng, đến cuối năm 2015, dự án sẽ có những mô hình hiệu quả nhất cho giải pháp sinh kế thay thế nhằm góp phần bảo tồn rừng tại Tây Giang. 1. Đặt vấn đề Tây Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm hành chính tỉnh (Tam Kỳ) 180 km và thành phố Đà Nẵng 125 km về phía Tây. Toàn huyện có 10 xã, 70 thôn với tổng dân số gần 17.500 người, trong đó người C’tu chiếm khoảng 92% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện cao, chiếm 51.98% (2013). Tổng diện tích tự nhiên là 90.297 ha, trong đó, 34.08 ha rừng tự nhiên, 52.297 ha đất lâm nghiệp, 2.662 ha đất trồng lúa và 1.256 ha đất hoa màu. Một số thôn nằm ở độ cao trên 1.300 m và rất khó tiếp cận, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Nguồn thu của người dân chủ yếu từ làm rẫy, trồng sắn, chuối, chăn nuôi heo, bò và khai thác tài nguyên rừng (săn thú, thu lá đót, lấy mật ong,…) và trồng cao su trong những năm gần đây. Trình độ học vấn của người dân thấp, tuy nhiên, chính quyền địa phương đang nổ lực cải thiện qua các chương trình khác nhau. Một trong những vấn đề của huyện Tây Giang là tình trạng suy thoái tài nguyên rừng ngày càng tăng do đốt phá rừng trên diện rộng và khai thác tài nguyên rừng không bền vững. Hậu quả là đất đai xói mòn, mất đa dạng sinh học, mất nguồn sinh kế. Nhận biết được điều đó, UBND huyện Tây Giang đã đề xuất và cùng phối hợp với tổ chức Malteser International (MI) và Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD) thực hiện dự án “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại huyện Tây Giang, Quảng Nam” do Bộ Hợp tác Phát triển Đức tài trợ. Dự án được thực hiện tại 5/10 xã của huyện, gồm xã Atiêng, Anông, Avương, Bhalêê và Tr’hy. Thời gian thực hiện của dự án là 4 năm, từ 1/1/2012 đến 31/12/2015, với tổng kinh phí 761.800 Euro, trong đó có 6% đóng góp của UBND huyện.

22


Mục tiêu của dự án “Giảm thiếu tình trạng đốt phá rừng bừa bãi và suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên ở huyện Tây Giang bằng cách trao quyền và tăng cường năng lực cho người dân trong việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng”. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh các hoạt động tác động trực tiếp bảo vệ tài nguyên rừng (như: nâng cao nhận thức cán bộ huyện/xã và người dân về quản lý tài nguyên rừng bền vững; giao rừng trực tiếp cho người dân quản lý ), dự án còn có hoạt động can thiệp gián tiếp thông qua trao quyền giúp người dân phát triển các hoạt động sinh kế thay thế, đó là “Đề xuất và thực hiện các dự án có quy mô nhỏ”. Thực tế, chính quyền địa phương đã có nhiều nổ lực giúp người dân thoát nghèo bằng cách xây dựng các mô hình trình diễn cùng sự đầu tư lớn về con/cây giống và vật tư cho người dân những năm qua. Tuy nhiên, hiệu quả Cách tiếp cận: không như mong muốn vì các mô hình chỉ mang • Xây dựng năng lực cho các tổ tính trình diễn nên khả năng nhân rộng thấp. Thêm chức cộng đồng thông qua các hoạt nữa, cách tiếp cận từ trên xuống và không quan động: tâm đến năng lực của người dân làm họ thiếu tính  Tập huấn, hội họp tự chủ và sở hữu đối với các nguồn hỗ trợ. Huy  Tự lập kế hoạch, viết đề xuất dự động tối đa sự tham gia và sự đóng góp các nguồn án, tổ chức thực hiện dự án được lực sẵn có của người dân là điều cần thiết để giải tài trợ quyết vấn đề trên. Vì thế, “nâng cao năng lực và trao • Phương châm “Dân biết, dân bàn, quyền cho công đồng để họ tự phát triển các khả năng dân làm, dân kiểm tra và dân sinh kế thay thế” được xem là giải pháp phù hợp mà hưởng lợi” dự án quyết định thử nghiệm.

Số NST và hộ hưởng lợi qua 2 năm thực hiên dự án

TT

Tên dự án nhỏ

Năm 2013 Số NST Số hộ (nhóm) (hộ) 5 49

Năm 2014 Số NST Số hộ (nhóm) (hộ) 13 170

1.

Chăn nuôi bò

2.

Chăn nuôi cá

4

37

3

35

3.

Chăn nuôi gà

2

15

4

44

4.

Chăn nuôi heo

7

60

3

33

5.

Chăn nuôi ngan

2

27

6.

Chăn nuôi dê

2

24

27

333

Tổng cộng

18

161

Nguồn lực thực hiện: • Bên ngoài: Tối đa 5 triệu đồng/hộ, gồm: Mua giống, vật liệu (tôn, xin măng, đinh), thức ăn đậm đặc, tập huấn viên, thuốc thú y ban đầu. • Cộng đồng: Tiền mua giống, tôn, ximăng, thức ăn đậm đặc (nếu thiếu), vật liệu sẵn có xây chuồn g, thức ăn địa phương, công,v.v…

Trong năm 2012, 46 câu lạc bộ (CLB) được thành lập với quy mô 20-25 thành viên mỗi CLB. Mỗi CLB có 2-3 nhóm sở thích (NST). CLB được thành lập dựa trên tính tự nguyện và nhu cầu 23


của người dân ở các thôn để hỗ trợ lẫn nhau các hoạt động đời sống như đổi công khi mùa vụ, giúp nhau khi ốm đau, khuyến học, v.v.... Đây cũng là kênh để người dân tham gia hoạt động truyền thông về bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng bền vững. Trong khi đó, NST trong câu lạc bộ là một cộng đồng nhỏ được tăng cường năng lực để phát triển các sáng kiến sinh kế thay thế thông qua các dự án quy mô nhỏ. 2. Quy trình thực hiện dự án quy mô nhỏ Với 98 NST trong 46 CLB, nguồn lực dự án không thể hỗ trợ để xây dựng tất cả 98 NST phát triển sáng kiến sinh kế thay thế cùng một lúc. Ban quản lý dự án (BQLDA) huyện đã kết hợp nguồn lực của dự án với các chương trình trên địa bàn huyện, như: 30a, 135, khuyến nông, v.v.... Quy trình thực hiện được cụ thể như sau: TT

Hoạt động

Mong đợi

Trách nhiệm

Chuẩn bị

- Tổ chức khảo sát - Xây dựng lộ trình và tiêu chí chọn và hỗ trợ NST thực hiện dự án nhỏ - Biên soạn tài liệu

- Hiểu được năng lực, nhu cầu và sự cam kết của người dân/cán bộ - Các bên liên quan đều hiểu và thống nhất cách làm - Các kiến thức và kỹ năng sử dụng trong nâng cao năng lực được sàng lọc cần thận

Ban quản lý dự án huyện (BQLDA)

Chọn NST đủ tiêu chuẩn tham gia dự án nhỏ

- 15% NST được chọn thí điểm năm 2013 - 40% NST có dự án nhỏ năm 2014 - 55% NST có dự án nhỏ năm 2015

BTHDA

Bước 2

Họp phân bố nguồn vốn

Phối hợp các nguồn vốn trên địa bàn huyện

Bước 3

Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án nhỏ

NST có khả năng viết đề xuất dự án mà nhóm muốn hỗ trợ thực hiện

Bước 4

Hội thảo đề xuất dự án nhỏ

BQLDA; BTHDA; PhòngBan liên quan; MI/CRD và nhân viên thực địa (NVTĐ1 ) Năm 2013: Tư vấn và MI/ CRD-NVTĐ Năm 2014: MI/CRD-NVTĐ Trưởng NST; BTHDA; NVTĐ; Cán bộ kỹ thuật BQLDA; BTHDA, MI/CRD;

Bước 1

Bước 5 Bước 6

Ban thực hiện dự án xã (BTHDA) Tư vấn, MI/CRD

Ban chủ nhiệm (BCN) CLB

Các NST được hỗ trợ để hoàn chỉnh đề xuất của nhóm Thẩm định, phê duyệt và cấp Các đề xuất hiệu quả có vốn để vốn thực hiện Tập huấn kỹ năng quản lý dự Các NST có khả năng quản lý các dự Năm 2013: Tư vấn án nhỏ án được hỗ trợ Năm 2014: MI/CRD-

NVTĐ

24

Bước 7

Thực hiện và Giám sát

Bước 8

Đánh giá và nhân rộng

- Các dự án đạt được mục tiêu đề ra - Duy trì và phát triển các sáng kiến sản xuất - Đúc kết bài học kinh nghiệm - Tài liệu hóa và chuyển giao địa phương các quy trình sản xuất hiệu quả

1 Cán bộ huyện (Phòng NN&PTNT, Phòng TNMT, Trạm Khuyến nông, Chi Hội phụ nữ) làm việc Part time cho dự án

Tư vấn (2013); BDLDA, NVTĐ; MI/CRD; BTHDA; NST; BCN CLB Tư vấn (2013): MI/CRD; BQLDA; BTHDA; NVTĐ; NST


3. Kết quả ban đầu 3.1 Năng lực người dân đã được tăng cường • Tính sở hữu được xây dựng Trong chương trình 30a trước đây, người dân có được hỏi ý kiến trong các cuộc họp nhưng khi chính quyền quyết định đã không cân nhắc các ý kiến này. Vì vậy, có nhiều quyết định không phù hợp với nhu cầu của người dân. Trong cách tiếp cận của dự án, người dân đã tự bàn bạc, lựa chọn hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện sẵn có, viết đề xuất và tổ chức thực hiện; chính quyền chỉ đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ và giám sát. Điều này đã giúp người dân chủ động và đóng góp nguồn lực sẵn có, chỉ đề nghị hỗ trợ những vật tư, con giống họ không thể Hình : Nhóm sở thích họp viết đề xuất tự đầu tư. Quan trọng hơn, họ đã coi dự án (hoạt động nuôi gà, nuôi heo,..) là của mình, nên đã mạnh dạn đầu tư tiền mua thức ăn, đã mất ăn mất ngủ vì lo lắng và tìm đến nhân viên thú y khi gà bị bệnh. Ví dụ, chị Poloong Thị Mang, thôn Tà Vàng (Atiêng) đã khóc như mưa khi đàn gà bị bệnh. Đây là tín hiệu cho thấy người dân đã coi dự án được hỗ trợ à của họ. • Tập quán sản xuất đã thay đổi Trước đây, người dân chăn nuôi không chuồng trại, không cho ăn thêm, không tiêm phòng, không vệ sinh chuồng trại, v.v... nên hiệu quả sản xuất không cao. Nay, trên 95% số hộ đã xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn. Trên 80% số hộ nuôi gà, heo,… đã phối trộn tốt khẩu các phần thức ăn. Kết quả, đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh. Ví dụ, đàn gà của 9 hộ NST nuôi gà, thôn Tà Vàng (Atiêng) đã tăng từ 0,2 kg lên đến hơn 1,5 kg sau khoảng 3 tháng nuôi và cho thu nhập trên 3,5 triệu đồng sau 3 tháng nuôi.

Hình : Chuồng bò của thành viên NST

• Tính tự chủ được thiết lập Năm 2013, tư vấn tập huấn cán bộ Khuyến nông huyện, sau đó, cán bộ Khuyến nông huyện tập huấn lại các thành viên NST. Năm nay (2014), 10 thành viên ở các NST đã thực hiện dự án năm 2013 thành công đã được mời để làm tập huấn viên cho các NST có dự án năm 2014. Cán bộ kỹ thuật huyện/xã chỉ hỗ trợ các nông dân này xây dựng chương trình và phương pháp tập huấn. Anh Alăng Được, nhóm bò, thôn A pát (Avương), cho biết cách tập huấn này đã giúp người dân thích thú hơn vì: tập huấn viên nói tiếng địa phương nên dễ hiểu; người dân không ngại nên trao đổi nhiều; nội dung tập huấn thực tế chứ không giải thích dài dòng; đặc biệt, thành viên trong nhóm có thể trao đổi khi về làm nhưng chưa hiểu rõ.

25


Tương tự, thông qua các đợt tập huấn cũng như triển khai thực tế, các trưởng NST đã có đủ khả năng thúc đẩy thành viên nhóm lập kế hoạch tháng và thực hiện theo kế hoạch hiệu quả. Họ cũng biết cách tổ chức giám sát để đảm bảo công việc đạt tiến độ và đảm bảo chất lượng đề ra. Khi năng lực được nâng lên, họ cũng góp phần triển khai tốt hoạt động khác tại thôn. Chị Pơloong Thị Acáo, trưởng NST nuôi heo, thôn Aching (Atiêng), là một ví dụ điển hình cho nhận định này. Với sự thúc đẩy của chị Acáo, hoat động xây dựng nhà vệ sinh của thôn được xây dựng vượt kế hoạch trước gần 1 tháng mà không cần sự hỗ trợ nhiều của cán bộ xã. • Tính tự tin - tiếp cận với thị trường được tăng cường Người dân tham gia xuyên suốt quá trình chọn – mua giống và vật tư sản xuất. Cán bộ kỹ thuật huyện chỉ đóng vai trò tư vấn. Điều này giúp người dân tiếp cận được với thị trường đầu vào, giúp họ biết cách tự chọn, mua giống và vật tư sản xuất sau khi dự án kết thúc. Chị Arấl Thị Hương, nhóm cá, thôn T’ghêy (Avương) cho biết “trước đây không biết mua giống cá và thức ăn ở đâu. Giờ tham gia dự án mình đã biết nơi mua giống, thức ăn nuôi cá, biết chọn giống cá tốt nên sau khi thu hoạch cá mình đã mua 600 con cá giống và 60 kg thức ăn công nghiệp để nuôi tiếp” Bên cạnh đó, với các khóa tập huấn giới và kinh doanh cũng như lập kế hoạch tiếp cận thị trường cụ thể, các hộ nuôi gà và cá đã biết cách bán sản phẩm đã nuôi với giá cả hợp lý qua cân nặng thay vì bán “quạ” như trước đây. 3.2 Năng lực của cán bộ địa phương được nâng cao Dự án đã xây dựng năng lực cho người dân thông qua đội ngũ các bộ địa phương. Các bộ địa phương không những được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn như: quản lý rừng bền vững, trồng trọt – chăn nuôi, giới – kinh doanh mà còn về kỹ năng huy động sự tham gia, xây dựng CLB, viết đề xuất dự án, quản lý dự án, v.v... Hơn thế, sau khi được nâng cao năng lực, họ tập huấn lại cho người dân cũng như hỗ trợ trực tiếp cộng đồng thành lập CLB, NST, viết đề xuất dự án, tổ chức thực hiện và sau đó đi giám sát. Có thể nói, với cách tiếp cận “vừa học vừa làm” này năng lực của cán bộ địa phương các cấp nâng lên rõ rệt. Một ví dụ điển hình cho nhận định này là anh Bia, cán bộ Nông nghiệp xã Avương, anh cho biết “Trước đây cũng đi giám sát nhưng không biết làm sao cho hiệu quả mặc dù cũng đã được tập huấn. Nay, thông qua làm thực tế mới hiều rõ hơn. Giờ thì mình đã tự tin hơn rồi". Hiện nay, 2 cán bộ của Trạm Khuyến nông và 2 cán bộ Tram thú y đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và thú y và được các dự án khác trên địa bàn huyện (BBC, FIDR) sử dụng thường xuyên; 3 cán bộ huyện (NVTĐ) có đủ kiến thức và kỹ năng để tập huấn kỹ năng viết đề xuất và quản lý dự án quy mô nhỏ; 6 thú y thôn đã đươc người dân tin tưởng về tay nghề; ít nhất 10 cán bộ xã có đủ kỹ năng để thúc đẩy tốt quá trình viết đề xuất dự án, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát. 3.3 Các nguồn lực trên địa bàn huyện được huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả Tây Giang là huyện nghèo nên có nhiều chương trình nhà nước đầu tư (30a, 135,…). Tuy nhiên, mỗi chương trình/dư án có kênh tiếp cận khác nhau. Ví dụ, chương trình 30a do Phòng Thương binh và Xã hội quản lý trong khi chương trình 135 thì giao cho Phòng Nông nghiệp. Điều này dẫn đến sự chồng chép trong cách tiếp cận và hưởng lợi. Thêm nữa, nguồn hỗ trợ từ chương trình nhà nước chủ yếu tập trung vào con giống, vật tư mà “bỏ quên” tầm quan trọng của yếu tố năng lực thực hiện của người dân cũng như sự giám sát- hỗ trợ sau chuyển giao, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Trong khi đó, các dự án do tổ chức phi chính phủ (MI) thực 26


hiện tập trung nhiều vào xây dựng năng lực. Vì vậy, lồng ghép của các nguồn vốn trên địa bàn huyện để tránh chồng chéo và tăng hiệu quả sản xuất đã được chính quyền địa phương ủng hộ. Ví dụ, trong dự án nhỏ nuôi bò, người dân đóng góp các vật liệu người dân có sẵn và công lao động, chương trình 30a hỗ trợ giống và vât liệu xây chuồng, MI hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động giám sát trong và sau chuyển giao giống. Với cách làm này, điểm mạnh của từng bên sẽ được sử dụng để tăng hiệu quả của nguồn vốn. Ngoài ra, trước đây sau khi cấp giống, cán bộ địa phương không quan tâm nhiều đến sự “sống chết” của vật nuôi. Tuy nhiên, khi lồng ghép để thực hiện các hoạt động dự án nhỏ, cán bộ địa phương cùng tham gia theo dõi và giám sát sự phát triển của con giống mà mình có trách nhiệm. Điều này được thực Hình : Chi Bông, trưởng NST nuôi cá (Anông) hiện thông qua việc phải giải trình trong đang bảo vệ đề xuất của nhóm các cuộc họp của BQLDA. Ví dụ, cán bộ Trạm Khuyến nông đã được phân công hỗ trợ các NST cụ thể, vì vậy, nếu có vấn đề trong quá trình thực hiện phải giải trình cho Lãnh đạo UBND huyện. Qua cách phối hợp này, số hộ hưởng lợi cũng được tăng lên. Thực tế, với cách tiếp cận này, nguồn lực của chính quyền và người dân đã được huy động tối đa nên số tiền đầu tư của dự án giảm đi vì vậy số hộ hưởng lợi được tăng lên. Ví dụ, trước đây khi mời dân tham gia tập huấn Trạm Khuyến nông phải hỗ trợ tiền ăn, đi lại và nước uống cho dân nhưng trong dự án quy mô nhỏ, đó được xem như là khoản đối ứng của họ. 4. Một số thách thức 4.1 Thay đổi hành vi cần nhiều thời gian và sự nổ lực của nhiều bên liên quan Thay đổi cách hưởng lợi mà người dân thụ hưởng hàng chục năm nay từ chính quyền địa phương là một thách thức lớn. Người dân được hỗ trợ toàn bộ và được “trả công” khi làm việc cho chính mình đã là một sự hiển nhiên đối với một huyện miền núi như Tây Giang. Vì vậy, một số người dân không dành thời gian và đủ kiên nhẫn để ngồi bàn bạc và xây dựng kế hoạch thực hiện nếu nhân viên dự án hoặc cán bộ huyện không tham gia giám sát – hỗ trợ. Ví dụ, chị Alăng Thị Bêr, nhóm cá, thôn Acấp (Anông) cho biết “Cảm thấy đau đầu khi tham gia bàn bạc”. Điều này có thể dẫn đến sự áp đặt của nhóm có quyền lực trong cộng đồng trong việc ra quyết định nếu kỹ năng thúc đẩy của trưởng nhóm hạn chế và thiếu sự giám sát – hỗ trợ của cán bộ địa phương sau này. 4.2 Nhân sự Nhân sự của một địa bàn miền núi rộng lớn 90 ngàn héc-ta với 10 xã và trên 17 ngàn dân nên cơ cấu cán bộ huyện hỗ trợ các xã rất thấp, nhất là cán bộ Thú y, Khuyến nông Khuyến lâm. Cả huyện chỉ có 4 cán bộ thú y, 6 cán bộ khuyến nông khuyến lâm. Trong khi nhiều thôn ở cách xa trung tâm và đường lớn từ 4-10 km, đường sá đi lại khó khăn, đăc biệt là mùa mưa, dẫn đến sự gián đoạn thông tin cũng như sự khó khăn trong tiếp cận dịch vụ hỗ trợ người dân.

27


Thêm nữa, đa số trưởng NST đều trẻ tuổi, có học vấn cao trong cộng đồng. Sau khi tham gia dự án, năng lực họ tăng lên thì chính quyền địa phương lại trưng dụng họ vào các công việc của thôn, xã; hoặc họ tự đi học, làm ăn xa để phát triển bản thân. Ở cấp xã cũng tương tự, nhiều cán bộ xã đã quen với cách tiếp cận của dự án lại chuyển công tác, được cử đi học nâng cao nghiệp vụ. Điều này gây ra những trở ngại không nhỏ đối với hiệu quả hoạt động của NST. 4.3 Quy trình giải ngân vốn các chương trình/dự án của nhà nước chưa linh hoạt Các nguồn vốn đưa về chậm trong năm trong khi các thủ tục không phù hợp với năng lực của người dân. Trao quyền cho cộng đồng sử dụng nguồn vốn này là một thách thức không nhỏ. 5. Bài học kinh nghiệm • Vai trò chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện trong việc lồng ghép các chương trình/dự án trên địa bàn không thể thiếu • Trao quyền cho người dân chỉ có hiệu quả khi có xây dựng năng lực cho họ • Tập huấn – Hỗ trợ giống và vật tư – Cung cấp dịch vụ đi kèm – Giám sát luôn luôn gắn liền trong chuỗi xây dựng năng lực • Tạo niềm tin cho người dân từ những việc nhỏ nhất • Đảm bảo mọi việc, đặc biệt là tài chính, công khai minh bạch • Có chế tài xử lý nghiêm với những hộ vi phạm cam kết

28


NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CARITAS THỤY SỸ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Hữu Tiến Tổ chức Caritas Thụy Sỹ 1. Bối cảnh Quản Bạ là một trong 4 huyện thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, là nơi có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 60,1%, dân tộc Dao chiếm 13,28%, dân tộc Tày chiếm 9,39%, dân tộc Nùng chiếm 8,2%, còn lại là các dân tộc khác. Đa số đồng bào dân tộc sống xen kẽ, xen cư với nhau. Huyện Quản Bạ nằm trong vùng núi đá, có địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn do. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của người dân nơi đây chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, do vậy rừng có ý nghĩa sống còn đối với đời sống của người dân. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước (bao gồm cả nước sinh hoạt và nước cho sản xuất nông nghiệp), chống xói mòn và sạt lở đất. Ngoài ra, rừng tại Quản Bạ chủ yếu phân bố tại khu vực núi đá nên có đặc điểm sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các nơi khác. Từ đó, bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng đối với các cộng đồng dân cư tại huyện Quản Bạ. Huyện Quản Bạ có diện tích rừng tự nhiên khoảng trên 30.000 ha, được chia thành 3 loại rừng chính là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đối với rừng đặc dụng và rừng sản xuất đang được quản lý và sử dụng hiệu quả bởi Ban Quản lý Khu bảo tồn Bát Đại Sơn và người dân. Đối với rừng phòng hộ, với các diện tích gần khu dân cư huyện Quản Bạ đã giao cho các hộ gia đình quản lý; với các diện tích xa khu dân cư huyện giao cho các UBND xã quản lý, sau đó các UBND xã lại khoán cho các thôn quản lý và bảo vệ. Tuy nhiên, việc giao và khoán của huyện cho xã và xã cho thôn lại được thực hiện một cách không chính thức và đầy đủ các thu tục cần thiết như ra quyết định giao rừng cho cộng đồng, xây dựng cơ chế quản lý và bảo vệ rừng. Điều này dẫn đến việc quyền và trách nhiệm của thôn hay cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng không được xác lập, do đó việc bảo vệ diện tích rừng đã khoán cho thôn không hiệu quả, người dân chủ yếu chỉ khai thác các lâm sản từ rừng và nhận chi trả công bảo vệ rừng (gạo, tiền) từ Nhà nước mà thiếu đi trách nhiệm đối với việc quản lý và bảo vệ rừng. Từ các lý do nêu trên, Dự án Phát triển cộng đồng tổng hợp huyện Quản Bạ do Tổ chức Caritas Thụy Sỹ tài trợ đã thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giúp cộng đồng nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng mà các thôn đang nhận quản lý và bảo vệ. Chương trình can thiệp của Dự án có tính toàn diện, trong đó trọng tâm là tập trung vào việc xác lập các quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng cộng đồng thông qua việc giao rừng cho cộng đồng gắn với việc xây dựng Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng cộng đồng. 2. Các hoạt động can thiệp của Dự án 2.1. Lập kế hoạch thực hiện Dự án tổ chức một cuộc họp với các bên liên quan như Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, UBND xã, thôn…để xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động can thiệp. Sau cuộc họp này một kế hoạch chi tiết đã được xây dựng trong đó làm rõ được các hoạt động sẽ thực hiện, vai trò và trách nhiệm của mỗi bên liên quan, thời gian thực hiện, nguồn lực tài chính cho mỗi hoạt động… 29


2.2. Họp dân để thống nhất kế hoạch thực hiện Dự án tổ chức một cuộc họp với tất cả các hộ dân trong thôn để chia sẻ và thảo luận về kế hoạch thực hiện các hoạt động can thiệp. Hoạt động này nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào toàn bộ các tiến trình thực hiện các can thiệp. Điều này làm tăng tính hiệu quả và bề vững của các hoạt động. 2.3. Khảo sát thực trạng quản lý rừng tại thôn Dự án phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện và các bên liên quan khác thực hiện khảo sát thực trạng quản lý rừng tại các thôn, đặc biệt là thực trạng quản lý diện tích rừng được xã khoán cho thôn quản lý và bảo vệ. Kết quả của khảo sát đã chỉ ra được các loại rừng đang được quản lý như thế nào, các vấn đề gặp phải và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình. 2.4. Giao rừng cho cộng đồng Dự án phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và các bên liên quan khác tiến hành rà soát, đối chiếu toàn bộ các tài liệu liên quan đến diện tích rừng mà thôn đang nhận quản lý và bảo vệ. Tiếp đó các bên liên quan thực hiện các công đoạn có tính kỹ thuật và hoàn thiện hồ sơ xin giao rừng cho cộng động và trình UBND huyện. Sau khi thẩm định hồ sơ, UBND huyện đã ra quyết định giao rừng cho cộng đồng. Đây là hoạt động hết sức quan trọng, nó giúp cộng đồng xác lập tính hợp pháp đầy đủ đối với việc quản lý và bảo vệ diện tích rừng được giao. Quyết định giao rừng cho cộng đồng của UBND huyện là căn cứ pháp lý quan trọng để cộng đồng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm đối với việc bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của thôn. Việc này cũng giúp giải quyết tình trạng “không chính thức” của việc huyện giao rừng cho UBND xã rồi xã khoán cho thôn quản lý và bảo vệ trước đây. 2.5. Xác lập quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng Dự án phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện và các bên liên quan khác hỗ trợ thôn xây dựng Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng cộng đồng. Tiến trình xây dựng Quy ước này được căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật (Thông tư số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN-UBQGDS, ngày 9/7/2001…). Theo đó, thôn được Dự án hỗ trợ để tổ chức các cuộc họp dân xây dựng bản thảo Quy ước, sau đó bản thảo này được trình lên UBND xã xem xét, sau khi kết thúc quá trình xem xét tại cấp xã nó được trình lên UBND huyện phê duyệt. Việc tuân thủ tiến trình này vừa đảm bảo sự tham gia của người dân vào việc xây dựng Quy ước, vừa đảm bảo tính chủ thể và hạt nhân của họ trong quá trình xây dựng Quy ước, bên cạnh đó nó cũng đảm bảo tính hiệu lực cao khi được UBND xã xem xét và sự phê duyệt của UBND huyện. Nội dung Quy ước được xây dựng đảm bảo sự phù hợp với pháp luật, thuần phong, mỹ tục của địa phương; trong đó làm rõ các quyền và trách nhiệm của cộng đồng, những việc không được làm và cơ chế bồi thường vi phạm… Việc xây dựng Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng cộng đồng của thôn là cách thức hữu hiệu để giúp cộng đồng xác lập các quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của thôn. Cũng thông qua Quy ước này một cơ chế phối hợp giữa thôn, xã và kiểm lâm cũng được thiết lập nhằm tăng tính hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Theo đó, mọi trường hợp vi phạm ngoài việc xử lý theo Quy ước còn được thôn phối hợp với UBND xã và cơ quan kiểm lâm để xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật.

30


2.6. Tuyên truyền cho người dân về nội dung Quy ước và ký cam kết tuân thủ Quy ước Để giúp cho mọi người dân trong thôn hiểu và chấp hành Quy ước một cách đầy đủ, giảm thiểu các trường hợp vi phạm Quy ước, Dự án phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, Ban Quản lý rừng cộng đồng của thôn và các Tổ tự quản bảo vệ rừng của thôn thực hiện việc tuyên truyền nội dung Quy ước đến mọi người dân trong thôn. Tiếp đó, để tăng sự cam kết của các hộ gia đình trong trong thôn về việc bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, thôn thực hiện việc ký cam kết chấp hành Quy ước với từng hộ dân trong thôn. 2.7. Phối hợp với các thôn xã liền kề trong việc bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng Dự án cùng với Hạt Kiểm lâm huyện hỗ trợ thôn để thiết lập một cơ chế phối hợp với các thôn xã liền kề trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng để giảm thiểu các trường hợp vi phạm Quy ước của người ngoài thôn. Theo đó, mọi trường hợp vi phạm Quy ước của người ngoài thôn đều được báo cáo lên UBND xã và cơ quan kiểm lâm để xử lý theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, một cơ chế giao ban định kỳ 6 tháng 1 lần giữa Ban Quản lý rừng cộng đồng của thôn và các cán bộ liên quan của xã với các thôn xã giáp ranh cũng đã được thiết lập để tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo vệ rừng cộng đồng của thôn. 2.8. Xây dựng năng lực cho cộng đồng nhằm sử dụng có hiệu quả quyền và trách nhiệm trong bảo vệ rừng cộng đồng Dự án đã thực hiện rất nhiều các hoạt động nhằm giúp người dân và cộng động nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, cụ thể: • Tập huấn về kỹ thuật lâm sinh cho cộng đồng. Nhằm giúp cho cộng đồng chăm sóc, làm giàu và phát triển rừng cộng đồng một cách có hiệu quả, Dự án đã cung cấp các lớp tập huấn về kỹ thuật lâm sinh qua đó đã trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản về chăm sóc và làm giàu rừng. Đây là hoạt động hết sức cần thiết để đảm bảo cộng đồng không chỉ tập trung vào việc bảo vệ rừng mà còn làm tốt công tác phát triển rừng cộng đồng bền vững. • Tuyên truyền về lâm luật cho cộng đồng. Bên cạnh việc tuyên truyền cho người dân về nội dung Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng cộng đồng của thôn. Dự án còn tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về pháp luật bảo vệ và pháp triển rừng. Hoạt động này giúp người dân nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó nhằm giảm thiểu các trường hợp vi phạm lâm luật của người dân. Việc tuyên truyền này được thực hiện bằng các hình thức hiệu quả như làm các biển Pano hay các buổi nói chuyển của cán bộ kiểm lâm với người dân về các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. • Thành lập Ban Quản lý rừng cộng đồng của thôn và các Tổ tự quản bảo vệ rừng. Nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng và cụ thể hóa các nội dung đã nêu trong Quy ước, Dự án đã hỗ trợ thành lập Ban Quản lý rừng cộng đồng của thôn và các Tổ tự quản bảo vệ rừng. Việc thành lập Ban và các Tổ này được thực hiện thông qua hình thức bỏ phiếu của người dân trong thôn. Ban Quản lý có trách nhiệm đại diện cho thôn để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng như kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, xử lý và phối hợp với các bên liên quan để xử lý các trường hợp vi phạm Quy ước và lâm luật, tiếp nhận các chi trả của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng... Các Tổ tự quản bảo vệ rừng 31


có trách nhiệm tuần tra, bảo vệ rừng cộng đồng, phối hợp với BQLRCĐ của thôn xử lý các trường hợp vi phạm Quy ước. Ban QLRCĐ và các Tổ tự quản bảo vệ rừng có nội quy hoạt động rõ ràng và được hưởng các quyền lợi theo quy định trong Quy ước. • Xây dựng kế hoạch quản lý và khai thác LSNG. Nhằm giúp cộng đồng quản lý và khai thác có hiệu quả các lâm sản ngoài gỗ có trong rừng cộng đồng, Dự án đã hỗ trợ thôn để thực hiện việc khảo sát thực trạng lâm sản ngoài gỗ trong rừng cộng đồng. Sau đó, một kế hoạch quản lý và khai thác LSNG được xây dựng dựa trên các kết quả của đợt khảo sát. Kế hoạch này là cơ sở quan trọng để cộng đồng quản lý và khai thác bền vững nguồn LSNG trong rừng cộng đồng, qua đó tạo thu nhập cho người dân từ rừng cộng đồng. 3. Vai trò của các bên liên quan trong tiến trình thực hiện các can thiệp của Dự án Trong quá trình thực hiện các can thiệp của Dự án nhằm hỗ trợ cộng đồng sử dụng có hiệu quả quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Sự phối hợp hiệu quả giữa các bên liên quan là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của các can thiệp của Dự án. • Vai trò của cộng đồng. Cộng đồng/thôn đóng vai trò chủ thể và trọng tâm trong toàn bộ tiến trình thực hình các hoạt động của Dự án nhằm tăng cường quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng cộng đồng. Cộng đồng là chủ thể thực hiện cũng là người hưởng lợi từ việc bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Do vậy, sự tham gia của cộng đồng là then chốt và không thể thiếu trong toàn bộ tiến trình thực hiện các họat động can thiệp của Dự án. • UBND xã. Là cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý hành chính các cộng đồng/thôn, do vậy sự tham gia của họ là cần thiết trong tiến trình hỗ trợ cộng đồng tăng cường quyền và trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Vai trò của UBDN xã chủ yếu tập trung vào việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và phối hợp với các bên liên quan trong việc thực hiện các hoạt động can thiệp. • Các đơn vị chức năng. Các đơn vị chức năng như Hạt Kiểm lâm huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện… có vai trò cung cấp các hỗ trợ mang tính chuyên môn trong tiến trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ của Dự án nhằm giúp cộng đồng tăng cường quyền và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng cộng đồng. Những hỗ trợ của các đơn vị chức năng này là thiết yếu và không thể thay thế trong toàn bộ tiến trình thực hiện các hoạt động can thiệp. • Dự án. Dự án đóng vai trò như là cơ quan điều phối, thúc đẩy và giám sát các hoạt động hỗ trợ. Bên cạnh đó, Dự án cũng là đơn vị cung cấp các hỗ trợ về tài chính để thực hiện các hoạt động, và cũng là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật và phương pháp tiếp cận để đảm bảo sự thành công của các hoạt động can thiệp. 4. Bài học kinh nghiệm Dự án đã thành công trong việc xây dựng chiến lược can thiệp với một phương pháp tiếp cận hiệu quả và phù hợp. Điều này đảm bảo cho sự thành công của các hoạt động mà Dự án đã thực hiện để tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng cộng đồng. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng tăng cường quyền và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng 32


cộng đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc này giúp cho các hoạt động được thực hiện một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Sự tham gia của các bên liên quan là một yêu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của các hoạt động can thiệp cũng như toàn bộ tiến trình, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng là chủ thể, là hạt nhân trong toàn bộ tiến trình, do vậy sự tham gia của họ là không thể thiếu và nó đảm bảo tính bền vững của các hoạt động can thiệp. Để tăng cường quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng cộng đồng thì việc làm rõ tính sở hữu là một căn cứ pháp lý quan trọng. Việc giao rừng cho cộng đồng gắn với quyết định của UBND huyện là một cơ sở vững chắc để cộng đồng có thể xác lập các quyền và trách nhiệm một cách rõ ràng và minh bạch. Nâng cao năng lực cho cộng đồng là hoạt động quan trọng nhằm giúp cho cộng đồng có đủ khả năng để thực thi các quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, đặc biệt là đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số. Khi cộng đồng có đủ có đủ năng lực và nhận thức thì việc thực hiên các quyền và trách nhiệm trong trong tác bảo vệ rừng cộng đồng sẽ đầy đủ và toàn diện hơn từ đó nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng cộng đồng.

33


GIAO RỪNG TỰ NHIÊN CHO CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ - CẦN NHỮNG ĐỘT PHÁ CHÍNH SÁCH Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Kim Quy Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Tóm tắt: Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách GĐGR (2003-2014), tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao được hơn 28.000 ha rừng tự nhiên cho hàng trăm cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý. Cán bộ công chức cấp xã nhất là kiểm lâm địa bàn được tham gia nhiều lớp tập huấn nâng cao về trình độ kỹ thuật, nên chỉ quản lý về hiện trạng rừng theo chủ thể quản lý mà còn nắm được số lượng, chất lượng rừng, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả rừng tự nhiên. Việc thực thi pháp luật về lâm nghiệp ở các khu vực rừng đã giao cho cộng đồng được thực hiện khá tốt, số lượng vụ vi phạm có chiều hướng giảm đáng kể. Tài nguyên rừng được bảo vệ và có xu hướng phục hồi, độ che phủ của rừng được cải thiện rõ nét, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh; khẳng định giao rừng cộng đồng là hướng đi đúng đắn trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên rừng hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này vẫn còn nhiều tồn tại bất cập. Quản lý rừng cộng đồng như thế nào cho thật sự hiệu quả vẫn đang là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu với nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ: Cộng đồng có tư cách pháp nhân không? Có nên giao hết rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý không? Hộ gia đình, cộng đồng, tư nhân hay tổ chức nhà nước quản lý rừng tự nhiên tốt hơn? điều kiện cần để họ có thể quản lý rừng có hiệu quả là gì? Nhà nước cần hỗ trợ những gì để cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả. Bài viết này nhằm phân tích một số kết quả đạt được, cùng những bất cập, tồn tại chủ yếu trong thực hiện chính sách GĐGR tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, mà trước hết là nhằm tìm ra các giải pháp để hỗ trợ tích cực cho việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên tại địa phương thời gian tới. 1. Đặt vấn đề Dự án “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền trung Việt Nam” được triển khai tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012-2014. Qua gần 3 năm thực hiện, đến nay dự án đã hoàn thành và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Cộng đồng dân bản khe Trăn không chỉ quản lý tốt hiện trạng rừng mà còn nắm được số lượng, chất lượng rừng, từ đó đã đưa ra được các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rừng tự nhiên được giao. Tuy nhiên, kết quả đạt được ở bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ mới là bước đầu. Để cộng đồng thực sự phát huy được quyền và trách nhiệm của mình trong quản lý rừng tự nhiên được giao là một công việc đầy cam go, rất nhiều thách thức. Từ kết quả nghiên cứu công tác GĐGR trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế do Dự án thực hiện vào năm 2013 và thực tiễn hoạt động quản lý rừng cộng đồng ở bản Khe Trăn, bài viết này nhằm phân tích một số kết quả đạt được, cùng những bất cập, tồn tại chủ yếu trong thực hiện chính sách GĐGR tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, mà trước hết là nhằm tìm ra các giải pháp để hỗ trợ tích cực cho việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên tại địa phương thời gian tới. 34


2. Một số kết quả nổi bật trong thực hiện chính sách giao rừng cho cộng đồng quản lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế Qua hơn 10 năm thực hiện (2003-2014), tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao được hơn 28.000 ha rừng tự nhiên cho hàng trăm cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý. Về cơ bản, chính quyền địa phương và cơ quan ban ngành các cấp đã thực hiện khá hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, chủ động trong công tác giao rừng, thực hiện đúng quy trình giao rừng, đảm bảo tiến độ và thủ tục pháp lý về hồ sơ giao rừng. Cán bộ công chức cấp xã, nhất là kiểm lâm địa bàn được tham gia nhiều lớp tập huấn nâng cao về trình độ kỹ thuật, không chỉ quản lý hiện trạng rừng theo chủ thể quản lý mà còn nắm được số lượng, chất lượng rừng, từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả rừng tự nhiên. Tỉnh cũng đã kịp thời thể chế, cụ thể hóa các văn bản pháp lý của Trung ương thành các chính sách, chủ trương riêng của tỉnh phù hợp với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ công tác giao đất, giao rừng tự nhiên cho cộng động tại địa phương. Việc thực thi pháp luật về lâm nghiệp ở các khu vực rừng đã giao cho cộng đồng được thực hiện khá tốt, số lượng vụ vi phạm có chiều hướng giảm đáng kể. Tài nguyên rừng được bảo vệ và có xu hướng phục hồi, độ che phủ của rừng hàng năm được cải thiện rõ nét, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh. Đời sống của một bộ phận dân cư sống gần rừng được cải thiện, người dân có việc làm, có thu nhập thêm từ nghề rừng, hạn chế được tình trạng xâm lấn đất rừng và các tệ nạn xã hội khác do thiếu việc làm gây ra. Có thể khẳng định giao rừng cho cộng đồng quản lý là hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng tự nhiên. 3. Những khó khăn, bất cập Kết quả đạt được qua hơn 10 năm thực hiện giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở Thừa Thiên Huế là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, quản lý rừng cộng đồng như thế nào cho thật sự hiệu quả vẫn đang là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu với nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ: Cộng đồng có tư cách pháp nhân không? Có nên giao hết rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý không? Hộ gia đình, cộng đồng, tư nhân hay tổ chức nhà nước quản lý rừng tự nhiên tốt hơn? Điều kiện cần để họ có thể quản lý rừng có hiệu quả là gì? Nhà nước cần hỗ trợ những gì để cộng đồng quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả? Thực tế cho thấy, người dân chưa được hưởng lợi ích kinh tế từ việc quản lý bảo vệ rừng như họ mong đợi, bởi phần lớn rừng giao cho cộng đồng thuộc loại nghèo kiệt, nên nguồn thu từ rừng chẳng có gì ngoài một ít song mây, lá nón, tre nứa. Họ vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ các dịch vụ môi trường do rừng của họ mang lại. Hoạt động lâm sinh để cải thiện, nâng cao chất lượng rừng rất ít được đầu tư, nên rất khó để phát triển, làm giàu vốn rừng được giao. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về các quy định, chủ trương, chính sách của Nhà nước về rừng như Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật Đất đai, Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hưởng lợi… cũng rất hạn chế, càng làm cho họ lúng túng và thụ động trong việc thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của mình đối với rừng được giao. Cộng đồng sống ven rừng tự nhiên chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng chúng ta rất thiếu cán bộ là người dân tộc thông hiểu các chính sách để hướng dẫn cho bà con. Cán bộ người kinh hiểu biết nhiều về chính sách nhưng do bất đồng ngôn ngữ nên việc hướng dẫn, giải thích các chính sách chưa hiệu quả. Đây là vấn đề mà các cấp, các ngành cần hết sức lưu tâm trong tổ chức thực hiện chính sách giao rừng từ nhiên cho cộng đồng quản lý. Một số tồn tại, bất cập trong việc thực hiện chính sách giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý tại Thừa Thiên Huế 35


(1) Bất cập về địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư được giao rừng - Bộ Luật Dân sự hiện hành chưa quy định cộng đồng là một chủ thể pháp luật, do vậy nếu có xảy ra vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng rừng thì sẽ rất khó xử lý, bởi không thể xác định được ai là người chịu trách nhiệm chính và cách xử lý như thế nào. Khó khăn này làm cho cấp thẩm quyền có phần lo ngại khi giao rừng. - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng dùng khái niệm “Cộng đồng dân cư thôn”. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều nhóm cộng đồng (nhóm hộ, nhóm sở thích…) đã nhận rừng mà không phải toàn bộ người dân trong thôn. Như vậy, theo quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thì những đối tượng này không phải là “Cộng đồng dân cư thôn”. (2) Bất cập về nội dung và tính thực tiễn của một số văn bản pháp lý - Hiện có khá nhiều các văn bản liên quan đến QLRCĐ, tuy nhiên nội dung của một số văn bản còn chung chung, thiếu thực tiễn, hoặc chồng chéo nhau cần được thể chế hóa cụ thể hơn mới có thể áp dụng thuận lợi, hiệu quả được. Ví dụ: - Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo động lực chính cho hộ gia đình, cộng đồng tham gia mạnh mẽ vào công tác nhận rừng tự nhiên. Đáng tiếc là trên thực tế rất khó thực hiện đầy đủ cơ chế hưởng lợi theo quyết định này. - Quy chế khai thác gỗ và lâm sản ban hành theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ cho phép khai thác chính với cường độ khai thác từ 18 - 23% khi rừng được giao đạt trữ lượng đạt trên 110m3/ha (áp dụng cho các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế). Như vậy, nếu gặp đối tượng rừng nghèo thì cho dù được quản lý bảo vệ tốt, người dân muốn được hưởng lợi từ rừng thông qua khai thác gỗ chính cũng phải chờ đợi đến hàng chục năm. Các nhóm hộ, hộ gia đình nhận quản lý rừng gần như chỉ được hưởng lợi thông qua khai thác song mây, lá nón, tre nứa, mật ong... Do phần lớn rừng đã bị khai thác kiệt trước khi giao cho người dân, nên lợi ích kinh tế có được từ khai thác các lâm sản phụ này là rất thấp so với công sức họ bỏ ra, đã làm cho động lực và sự nhiệt tình của họ giảm sút. - Điểm b, Khoản 1, Điều 30 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định về quyền của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng: “Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng”. Vấn đề là, nếu cộng đồng chỉ nhận rừng với các mục đích công cộng thì không đủ sức thu hút họ tham gia bảo vệ rừng (ngoại trừ các khu rừng thiêng, rừng ma…). - Khoản 1, Điều 7 của Luật Thuế Tài nguyên năm 2009 quy định khung thuế suất thuế tài nguyên quy định: “Gỗ nhóm I: 25-35%; gỗ nhóm II: 20-30%; gỗ nhóm III, IV: 15-20%; gỗ nhóm V-VIII: 10-15%; hồi, quế, sa nhân, thảo quả: 10-15%; cành, ngọn, gốc rễ 10-20%; củi: 5%; sản phẩm khác của rừng tự nhiên: 5-15%...”. Mức thuế suất đối với sản phẩm của rừng tự nhiên như vậy là quá cao so với các nguồn tài nguyên tái tạo khác, ví dụ như sản phẩm hải sản tự nhiên khác (trừ ngọc trai, bào ngư, hải sâm) có thuế suất chỉ từ 1-5% . (3) Bất cập từ hồ sơ thủ tục và chất lượng rừng được giao - Nhiều khu rừng tự nhiên giao cho cộng đồng quản lý không được điều tra đánh giá cụ thể, chính xác hiện trạng tài nguyên rừng mà chủ yếu sử dụng số liệu hiện trạng do cơ quan Kiểm lâm công bố, nên rất khó để cộng đồng xây dựng được một kế hoạch khả thi để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của họ như luật định. 36


- Rừng giao cho cộng đồng quản lý phần lớn thuộc loại nghèo và nghèo kiệt nên nguồn thu từ rừng của cộng đồng rất hạn chế, ngay cả với sản phẩm ngoài gỗ là song mây, lá nón, tre nứa. Hoạt động lâm sinh để cải thiện, nâng cao chất lượng rừng rất ít được đầu tư, ngay cả kinh phí bảo vệ rừng hàng năm đáng ra cộng đồng phải được hưởng như các chủ rừng khác cũng không được cấp. Vô tình, việc giao rừng cho cộng đồng quản lý trở thành khoán trắng cho họ, nên thật khó để cộng đồng có được các quyền lợi được pháp luật công nhận như họ mong đợi từ việc quản lý rừng nhà nước giao. (4) Hiểu biết của người dân về các văn bản pháp lý còn rất hạn chế - Phần lớn người dân biết được các văn bản pháp lý chủ yếu thông qua các buổi họp thôn (bản). Tuy nhiên, hiểu biết của họ về các chính sách của nhà nước liên quan đến đất đai, GĐGR còn khá hạn chế. Nhiều người, ngay cả cán bộ trong ngành lâm nghiệp, cán bộ chính quyền cơ sở cũng không biết rõ, đầy đủ về các chính sách của nhà nước. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho việc thực thi các văn bản pháp lý về GĐGR chưa thực sự mang lại kết quả như mong đợi. Việc cán bộ cơ sở và người dân biết, hiểu các chính sách về rừng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tác động trực tiếp của từng chính sách đến hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng của người dân và hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến chính sách đó của các cơ quan liên quan. Một nguyên nhân khác làm cho các văn bản pháp lý của Nhà nước chưa thực sự đến được với đồng bào dân tộc là vì chúng ta thiếu cán bộ là người dân tộc thiểu số thông hiểu các chính sách để hướng dẫn cho bà con. Cán bộ người kinh hiểu biết nhiều về chính sách nhưng do bất đồng ngôn ngữ nên việc hướng dẫn, giải thích các chính sách cho bà con chưa hiệu quả. 4. Cần những đột phá chính sách Thật quá khó để đưa ra được lời giải thấu đáo cho những bất cập, tồn tại trong thực hiện chính sách giao rừng cho cộng đồng tại Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, để thực hiện thắng lợi quyết sách đúng đắn này, rất cần có những đột phá chính sách đó là: 4.1. Đối với Trung ương (1). Cần nghiên cứu để có quy định khẳng định địa vị pháp lý rõ ràng hơn cho cộng đồng khi nhận quản lý rừng tự nhiên. (2). Đề nghị sửa đổi Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn theo hướng bổ sung nhóm hộ (có chung sở thích, dòng tộc, điều kiện canh tác ...) là một chủ thể nhận rừng. Khoản 7, Mục VI của Thông tư 38 quy định về thu hồi rừng: “Trường hợp rừng đã giao cho đối tượng không đúng luật (như: nhóm hộ, tổ chức xã hội nghề nghiệp...) thì phải tiến hành thu hồi rừng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều nơi giao rừng cho nhóm hộ. Vì vậy cần mở rộng khái niệm “Cộng đồng dân cư” bao gồm cả các “Nhóm hộ” để công nhận quyền hợp pháp của các nhóm hộ khi nhận rừng. (3). Đối với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng: - Đề nghị mở rộng khái niệm ”Cộng đồng dân cư” theo hướng không bắt buộc phải là toàn bộ các hộ gia đình trong thôn; cộng đồng có thể là các nhóm hộ, nhóm sở thích. - Nghiên cứu bổ sung quyền bảo lãnh, góp vốn đối với đất rừng được giao, nhằm giúp cộng 37


đồng có thể huy động được vốn đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo vệ làm giàu rừng. - Bổ sung quyền được khai thác gỗ vì mục đích thương mại. Tiền bán gỗ ngoài việc bổ sung vào quỹ cộng đồng, một phần sẽ được trích ra để chia cho các thành viên tùy theo công sức đóng góp. - Bổ sung các chế tài cụ thể trong trường hợp cộng đồng làm mất rừng hoặc để rừng bị khai thác trái phép. (4). Đối với Nghị định 48/2007/NĐ-CP ngày 28/03/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng: Cần bổ sung “cộng đồng dân cư” là đối tượng áp dụng của Nghị định này. (5). Sửa đổi quy định “Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có phương án khai thác rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hoặc uỷ quyền cho phòng chức năng của cấp huyện phê duyệt phương án khai thác rừng” (Điểm a, Khoản 3, Điều 39, Quyết định 186/2006/ QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý rừng). Trên thực tế để cộng đồng dân cư xây dựng phương án khai thác rừng là một điều cực kỳ khó khăn. Vì vậy, đề nghị xem xét sửa quy định này theo hướng cộng đồng chỉ cần làm đơn xin phép và kế hoạch khai thác gỗ. 4.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế (1). Mạnh dạn áp dụng Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất. Tạo điều kiện cho người dân cải tạo rừng để có thêm đất sản xuất, trồng cây đa tác dụng thân gỗ để góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, kinh tế, xã hội đồng thời tận thu lâm sản sau cải tạo rừng, bù đắp chi phí bảo vệ rừng. (2). Cần đẩy nhanh công tác lập Quy hoạch sử dụng đất cấp xã và xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng của xã. Hai công việc này cần gắn liền với nhau nhằm đảm bảo các hoạt động bảo vệ phải gắn với phát triển rừng; giao đất lâm nghiệp gắn với phát triển kinh kế của địa phương. Góp phần giải quyết bài toán “lấy ngắn nuôi dài” trong quản lý bảo vệ rừng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới. (3). Rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng của từng chủ rừng để hoàn chỉnh hồ sơ giao rừng đối với rừng tự nhiên đã giao trước năm 2010; kiến nghị thu hồi diện tích rừng được giao đối với những chủ rừng không tổ chức quản lý bảo vệ có hiệu quả hoặc giao không đúng thẩm quyền. (4). Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; xây dựng cơ chế hưởng lợi cho người dân nhận rừng phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương (dễ áp dụng, phù hợp với trình độ của người dân,...); có chính sách hỗ trợ cây giống cho đồng bào miền núi để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. (5). Cần tổ chức nhiều lớp tập huấn để nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý rừng cộng đồng cho người dân, đặc biệt với những đối tượng được giao rừng. Cần đào tạo đội ngũ truyền thông viên địa phương, người có kỹ năng về truyền thông cũng cần phải am hiểu văn hóa địa phương, đặc biệt cần nói, nghe được tiếng của đồng bào dân tộc để có thể truyền đạt, hướng dẫn, giải thích các chính sách cho đồng bào hiệu quả. Rừng là tài nguyên của quốc gia. Khi rừng được giao cho người dân quản lý, bảo vệ và phát triển, gắn liền giữa nghĩa vụ và lợi ích từ rừng, thì rừng sẽ được cộng đồng quản lý, bảo vệ hiệu quả nhất. Hy vọng một ngày không xa, toàn bộ rừng tự nhiên sẽ hoàn toàn có chủ thực sự. 38


THAY ĐỔI NHẬN THỨC ĐỂ HÀNH ĐỘNG – CHÌA KHÓA NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN KHE TRĂN, XÃ PHONG MỸ, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phạm Ngọc Dũng - Hoàng Thị Kim Quy Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Đặt vấn đề Dự án “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền trung Việt Nam” được triển khai tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012-2014. Qua gần 3 năm thực hiện, đến nay dự án đã hoàn thành và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Cộng đồng dân bản, nhất là các thành viên của Ban Quản lý rừng cộng đồng (BQLRCĐ) và kiểm lâm địa bàn được tham gia nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật nên không chỉ quản lý về hiện trạng rừng mà còn nắm được số lượng, chất lượng rừng, từ đó đã đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý rừng. Bài viết này nhằm nêu những kết quả nổi bật của Dự án trong việc xây dựng năng lực cho cộng đồng dân bản khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền để sử dụng hiệu quả quyền và trách nhiệm của họ trong quản lý rừng tự nhiên Nhà nước giao. 2. Các hoạt động đã thực hiện 2.1. Tập huấn Theo yêu cầu của cộng đồng, Dự án đã thực hiện 05 lớp tập huấn với 15 nội dung sau: - Luật và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đất và rừng; - Tiếp cận dựa trên quyền, phát huy quyền và trách nhiệm của người dân trong quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất rừng được nhà nước giao; - Kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng tại Phú Mậu, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế; - Lý thuyết và thực hành về xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng bản Khe Trăn; - Lý thuyết và thực hành xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý rừng cộng đồng Khe Trăn; - Kỹ năng lập kế hoạch; tổ chức hội họp, làm việc nhóm cho Ban QLRCĐ. - Nâng cao năng lực thực thi pháp luật QLBVR và quản lý lâm sản cho cộng đồng dân cư thôn; - Hướng dẫn trồng keo lấy gỗ xẽ phù hợp với địa phương để hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường; - Đánh giá/rà soát lại sự tham gia của người dân vào quá trình GĐGR ở địa phương trước đây; - Quy trình, các bước công việc xây dựng hoàn thiện bộ hồ sơ giao rừng cho cộng đồng; - Tìm kiếm giải pháp cho cộng đồng bản khe Trăn để quản lý, bảo vệ, phát triển hiệu quả rừng được giao; - Sử dụng luật tục, hương ước trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng; - Kỹ thuật điều tra, đánh giá trữ lượng rừng; 39


- Cách nhận dạng một số loài cây gỗ, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế hiện có ở rừng cộng đồng Khe Trăn; - Hướng dẫn cộng đồng làm việc với các bên liên quan về các thủ tục khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. 2.2. Tọa đàm chính sách Đã thực hiện 03 cuộc tọa đàm về: - Tổ chức thực hiện Quy chế hoạt động của Ban quản lý rừng cộng đồng bản Khe Trăn và quản lý sử dụng quỹ bảo vệ phát triển rừng cộng đồng; Quy uớc bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng bản Khe Trăn xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tổ chức thực hiện Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất tại bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Cơ chế hỗ trợ, phối hợp hoạt động giữa các bên trong quản lý bảo vệ rừng cộng đồng bản khe Trăn. 2.3. Tham quan mô hình Đã tổ chức cho đoàn tham quan học tập mô hình “Quản lý bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên bền vững dựa trên quyền của người dân” tại thôn Phú Mậu, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong những điểm giao rừng cộng đồng đầu tiên và thành công tại tỉnh Thừa Thiên Huế do Qũy Môi trường Sida tài trợ, Hôi KHKT Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế là chủ dự án. 3. Thành tựu đạt được Hoạt động tập huấn, tọa đàm chính sách của dự án đã nâng cao đáng kể nhận thức và năng lực làm việc cho các thành viên Ban QLRCĐ và người dân trong bản. Không còn thụ động, e ngại, các thành viên Ban QLRCĐ đã mạnh dạn chủ động tiếp cận, làm việc trực tiếp với lãnh đạo chính quyền địa phương, các đối tác, các ban ngành của huyện, xã để đề xuất, trình bày các kiến nghị, kế hoạch hoạt động quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng của bản, nên đã nhận được nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, giúp cho hoạt động quản lý rừng cộng đồng hiệu quả hơn. Họ đã thay đổi lối tư duy, cách làm việc cũ, kém hiệu quả đó là tư duy chờ đợi sang lối tư duy tìm kiếm, chủ động. Kết quả điển hình: (1) Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng bản khe trăn và Quy chế hoạt động của Ban Quản lý rừng cộng đồng bản Sau lớp tập huấn về xây dựng Quy ước/Quy chế QLBVR, Ban QLRCĐ bản khe Trăn đã chủ động tổ chức họp dân bản để xây dựng 2 văn bản quan trọng đó là (i) Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng bản khe trăn và (ii) Quy chế hoạt động của Ban QLRCĐ bản. Sau khi hoàn thành đã phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn chủ động báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo UBND xã, Hạt Kiểm lâm, Phòng Tư pháp; giải trình, tiếp thu kịp thời ý kiến tham gia của các cấp, ngành. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn các Quy ước, Quy chế đã được xây dựng hoàn thành được UBND xã, UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện. 40


Ngoài ra, do chủ động triển khai thực hiện nên nội dung của các quy ước, quy chế cụ thể, rõ ràng vừa bám sát nguyên tắc, yêu cầu, quy định tại Thông tư số 70/2007-TT-BNN ngày 01/08/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng động dân cư, vừa hàm chứa được những đặc điểm riêng có của địa phương như: nhu cầu, mong muốn, năng lực thực tế của người dân; kiến thức bản địa về quản lý bảo vệ rừng; các quy định, quy ước đã có của địa phương…do đó Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng và Quy chế hoạt động của Ban QLRCĐ khe Trăn đã rất được cộng đồng dân bản ủng hộ, nên rất thuận lợi trong tổ chức thực hiện. (2) Tổ chức thành công Hội thi “Cộng đồng với công tác quản lý, bảo vệ rừng” Hội thi này là hoạt động cuối cùng của Dự án tại bản khe Trăn, nên không chỉ là hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng thông thường mà chính là hoạt động tổng kết, đánh giá một cách trực quan, công khai trước toàn dân bản và các cơ quan ban ngành huyện, xã về công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng của bản khe Trăn sau gần 3 năm tham gia dự án. Mặc dầu quy mô, tính chất, nội dung của hoạt động hoành tráng và có độ khó cao, nhưng Trung tâm C&E và Hội KHKT Lâm nghiệp chỉ làm tư vấn về kịch bản, còn Ban QLRCĐ bản khe Trăn chủ động tất cả các công việc từ xin phép tổ chức cho đến xây dựng kịch bản chi tiết, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các thí sinh tập luyện kéo dài gần 01 tháng đến thiết lập sân khấu, dẫn chương trình, chấm thi, trao giải… Hội thi diễn ra trong đêm 30/8/2014, kéo dài gần 3 giờ với 04 nội dung thi chính: (1) Thi kiến thức; (2) Thi tiểu phẩm/kịch nói; (3) Thi múa; (4) Thi hát. Hơn 30 người dân trong bản khe Trăn đã tham gia dự thi dưới sự theo dõi, cổ vũ của hàng trăm người là toàn thể dân bản khe Trăn và dân các bản lân cận; của lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam và các ban ngành đoàn thể của xã Phong Mỹ; của lãnh đạo hoạt Kiểm lâm, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Mỹ và một số doanh nghiệp có trồng rừng trên địa bàn xã Phong Mỹ. Hội thi “Cộng đồng với công tác quản lý, bảo vệ rừng của bản khe Trăn” đã thực sự là một sân chơi cộng đồng hết sức sôi động, vui vẻ, bổ ích và lý thú. Các bài thi đã thể hiện một cách sinh động nhận thức sâu sắc của người dân bản khe Trăn về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết và trách nhiệm của người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Qua đó đã ghi nhận sự thay đổi, chuyển biến rất rõ rệt trong nhận thức và hành động của cộng đồng về vai trò và trách nhiệm của họ đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Hội thi cũng đã thực sự trở thành một sự kiện truyền thông hoành tráng để tuyên truyền, cổ vũ sâu rộng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho người dân. (3) Chuyển đổi mục tiêu, phương thức, kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Trước cuộc tọa đàm tổ chức thực hiện Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất, rất nhiều thành viên trong Ban QLRCĐ và người dân rất muốn cải tạo, chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế nhằm tạo nguồn thu để chi trả cho hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng và làm giàu rừng cộng đồng. Đây thực sự là mong muốn chính đáng của cộng đồng. Tuy nhiên, qua tọa đàm về tổ chức thực hiện Thông tư 23 tại bản khe Trăn, các chuyên gia đã phân tích cho người dân thấy rõ không thể thực hiện cải tạo rừng cộng đồng của bản để trồng rừng kinh tế do rừng tự nhiên mà bản đang quản lý phần lớn là rừng phòng hộ, còn rừng sản xuất không thuộc đối tượng nghèo kiệt (trữ lượng>50m3/ha) nên không đủ điều kiện để cải tạo theo quy định của Thông tư 23. Nhờ hiểu rõ quy định của Thông tư 23, nên cộng đồng đã từ bỏ ý định xin chuyển đổi rừng 41


tự nhiên để trồng rừng kinh tế. Kể từ đó, Ban QLRCĐ bản khe Trăn đã xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng chỉ tập trung vào hoạt động quản lý, bảo vệ và làm giàu, phát triển vốn rừng được giao. 4. Nguyên nhân thành công 4.1. Sự phối hợp hiệu quả giữa các bên tham gia dự án Các bên thực hiện dự án gồm Trung tâm C&E (Chủ dự án) – Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh (Đối tác địa phương) – Ban QLRCĐ khe Trăn (Đơn vị thụ hưởng) đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong tổ chức thực hiện dự án, nhất là trong công tác xây dựng kế hoạch. Dựa trên những nhu cầu, nguyện vọng của người dân thông qua các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại địa phương, Trung tâm C&E quyết định mục tiêu, nội dung và kế hoạch khung các hoạt động của dự án; trên cơ sở đó Hội KHKT Lâm nghiệp thảo luận, thống nhất với Ban QLRCĐ xây dựng kế hoạch chi tiết báo cáo Trung tâm C & E phê duyệt để thực hiện. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên nên các nội dung tập huấn, tọa đàm chính sách, tham quan mô hình, hội thi, trang bị cơ sở vật chất... của Dự án được lập kế hoạch và tổ chức thực hiện sát thực tế, thiết thực, cần thiết cho cộng đồng, đúng mục tiêu của Dự án, nên chất lượng các hoạt động luôn được đảm bảo, đáp ứng mong đợi của các bên và người dân. 4.2. Sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của đối tác địa phương Hội KHKT Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế được Trung tâm C&E chọn làm đối tác địa phương là tổ chức xã hội nghề nghiệp, nơi tập hợp những nhà khoa học, những người yêu rừng, tâm huyết với hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đã thực hiện thành công dự án giao rừng cộng đồng “Xây dựng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững dựa trên quyền của người dân” tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nên rất có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các dự án về giao rừng cộng đồng. Để thực hiện Dự án, Hội đã cử 01 cán bộ kỹ thuật thường xuyên làm việc với với Ban QLRCĐ Khe Trăn để hỗ trợ, hướng dẫn công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động. Nhờ bám sát các hoạt động của Ban nên Hội và Ban đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, khắn khít. Hội nắm rõ được tâm tư, nguyện vọng, nhận thức, năng lực của tập thể và cá nhân từng thành viên Ban QLRCĐ và của bà con dân bản. Do đó đã tư vấn, hỗ trợ cho Trung tâm C&E và Ban QLRCĐ khe Trăn thiết lập và tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án rất hợp lý, hiệu quả. 4.3. Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của chính quyền và Hạt Kiểm lâm Dự án đã luôn nhận được sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời, sâu sát của UBND huyện; của Đảng ủy, UBND xã Phong Mỹ và của Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền. Hạt Kiểm lâm đã cử cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên theo dõi, kịp thời hỗ trợ hoạt động của Ban QLRCĐ; Chủ tịch UBND xã đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Quy ước, Quy chế hoạt động và Hội thi “Cộng đồng với công tác quản lý bảo vệ rừng”. 5. Khó khăn tồn tại Kết quả của Dự án thu được là rất đáng kể nhưng chỉ mới bước đầu chưa thực sự bền vững, bởi vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục giải quyết đó là: - Xuất phát điểm nhận thức và năng lực của Ban QLRCĐ và người dân rất thấp, nên cần 42


phải được tập huấn, đào tạo nhiều nội dung hơn, phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần để tạo sự chuyển biến, thay đổi thực sự, sâu sắc hơn. - Nhiều kiến thức, kinh nghiệm Dự án trang bị cho cộng đồng chưa được thực hiện, nhất là các kiến thức cần có sự đầu tư về lao động, về cây con giống về kỹ thuật như: Vệ sinh nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, phát triển sinh kế… - Quan điểm của Dự án chỉ đầu tư xây dựng năng lực mà không đầu tư cho hoạt động tuần tra, bảo vệ, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nên rất khó xây dựng được các giải pháp can thiệp toàn diện, đầy đủ để quản lý, bảo vệ và phát triển hiệu quả vốn rừng. Rõ ràng, việc quản lý, sử dụng rừng cộng đồng chỉ đạt được hiệu quả bền vững khi chúng ta thực hiện thành công đồng thời 2 mục tiêu là làm giàu kiến thức và làm giàu kinh tế cho người dân. 6. Kết luận, kiến nghị 6.1. Kết luận Gần 3 năm thực hiện dự án, mặc dầu nguồn lực đầu tư nhỏ, chỉ tập trung đầu tư nâng cao nhân thức, năng lực cho người dân, không đầu tư phát triển sinh kế nhưng với cách tiếp cận đúng, phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp Dự án đã đạt được những kết quả nhất định, rất đáng khích lệ - đã thay đổi đáng kể nhận thức, năng lực của cộng đồng. Các hoạt động tập huấn, tọa đàm đối thoại chính sách, tham quan học tập, hỗ trợ vật chất trang thiết bị trong những năm qua đã được người dân địa phương, Ban QLRCĐ bản Khe Trăn, Hạt kiểm lâm và chính quyền xã, huyện đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Người dân trong bản đã thể hiện sự phấn khởi, tin tưởng khi tham gia các hoạt động của dự án. Hoạt động tập huấn, tọa đàm chính sách đã có tác động lớn đến nhận thức, hiểu biết của người dân, đã thay đổi họ từ “không biết, biết ít” đến “biết” nhiều hơn về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi quản lý rừng cộng đồng. Đồng thời, họ cũng đã học được cách phát huy quyền của mình. Hoạt động xây dựng năng lực của dự án đã giúp cho các thành viên Ban QLRCĐ Khe Trăn hiểu được rằng: Pháp luật có quy định các quyền lợi của họ khi quản lý rừng cộng đồng, nhưng những quyền lợi đó không tự nhiên mà đến với họ, nếu họ không nỗ lực làm việc và tìm kiếm các cơ hội. Muốn phát huy được quyền, họ phải chủ động thực hiện các quyền của mình của mình ngay từ những việc nhỏ. 6.2. Kiến nghị Đề nghị Viện Rosa Luxemburg Stiftung, Trung tâm C&E tiếp tục tài trợ thêm pha 2 cho dự án. Nếu có đầu tư pha 2 thì bên cạnh hoạt động chủ yếu là nâng cao nhận thức, năng lực cho cộng đồng cần dành khoản ngân sách hợp lý để hỗ trợ đầu tư cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, xây dựng mô hình làm giàu rừng; tài liệu hóa thông tin, kinh nghiệm, kết quả hoạt động của dự án.

43


XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÂU LẠC BỘ SỬ DỤNG RỪNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Nguyễn Văn Tình Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam

I. Giới thiệu chung Từ năm 2012-2014, với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Cộng hòa liên bang Đức, Dự án "Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam 2012-2014” được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất cho phép (tại Công văn số 1751/UBND-KTN ngày 22/5/2012) Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam tổ chức thực hiện tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Dự án đã góp phần nâng cao hiểu biết của người dân liên quan các chính sách lâm nghiệp cộng đồng của Nhà nước và chính quyền địa phương. Đặc biệt, người dân đã chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, tiếp cận với các bên liên quan để tìm hiểu về những vấn đề liên quan về quyền lợi và trách nhiệm đối với rừng được giao. II. Kết quả xây dựng và phát triển các Câu lạc bộ (CLB) 1. Mục đích - Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số phát triển mô hình quản lý rừng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và thân thiện với môi trường. - Hướng đến xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng đảm bảo cân bằng giữa lợi ích về kinh tế, môi trường và tài nguyên rừng. 2. Yêu cầu - Xuất phát từ nhu cầu của người dân địa phương và vấn đề cấp bách hiện nay trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững. - Thực hiện dân chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của người dân, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân tự làm, không làm thay người dân. - Xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng bền vững thông qua các chương trình, dự án tài trợ và các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng khác trên địa bàn. 3. Nguyên tắc tham gia, hoạt động - Các thành viên có cùng sở thích, ham học hỏi khoa học kỹ thuật. - Tham gia một cách tự nguyện, có đủ sức khỏe, năng lực để cùng tham gia. - Bầu chọn Ban chủ nhiệm dân chủ, khách quan và theo tín nhiệm của các thành viên. - Các thành viên hiểu rõ về nhau, tin tưởng nhau, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi để giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Hoạt động theo mục tiêu cụ thể, rõ ràng và đáp ứng sự mong đợi của các thành viên. 44


Đóng góp xây dựng quỹ tự nguyện theo điều lệ quỹ. - Xây dựng kế hoạch hoạt động và luôn đổi mới, đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt CLB. 4. Sự hình thành các CLB Thông qua cuộc họp của toàn thể các hộ dân trong thôn và ý kiến thống nhất đề nghị xin thành lập “CLB sử dụng rừng thân thiện với môi trường thôn”. Ngày 21/6/2013, UBND xã Zà Hung ban hành Quyết định số 19/QĐ-UBND về thành lập CLB sử dụng rừng thân thiện với môi trường thôn Xà Nghìn I, với 30 thành viên, gồm: 01 Chủ nhiệm, 02 Phó Chủ nhiệm, 01 Thư ký kiêm Thủ quỹ cùng 26 thành viên. Ngày 27/5/2014, UBND xã Tà Lu ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND về thành lập CLB sử dụng rừng thân thiện với môi trường thôn Aréh, với 31 thành viên, gồm: 01 Chủ nhiệm, 02 Phó Chủ nhiệm, 01 Thư ký kiêm Thủ quỹ cùng 27 thành viên. TT

Tên đơn vị

Tổng số người

Nam

Tỷ lệ (%)

Nữ

Tỷ lệ (%)

Dân tộc

Tỷ lệ (%)

1

CLB Xà Nghìn I

30

16

53,33

14

46,67

Cơtu

100

2

CLB ARéh

31

19

61,29

12

38,71

Cơtu

100

5. Nội quy sinh hoạt - Tổ chức sinh hoạt định kỳ hằng tháng. - Đảm bảo đúng pháp luật, đồng thời nâng cao năng lực, nhận thức để cải thiện các quyền và địa vị pháp lý cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Ban Chủ nhiệm giữ vai trò đầu tàu, đặc biệt là những định hướng, xây dựng kế hoạch hoạt động của CLB. - Phối hợp chặt chẽ với Ban quản trị thôn để tuyên truyền, vận động các thành viên trong CLB cũng như mọi người trong thôn chấp hành tốt theo các quy định về sản xuất nương rẫy, quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. - Tham gia tập huấn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; tham quan học tập mô hình tiêu biểu để giao lưu trao đổi học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. - Tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội ở thôn và xã. 6. Các hoạt động của CLB 6.1. Tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng - Hướng dẫn người dân trong việc xác định các quyền và trách nhiệm của mình trong quản lý bảo vệ, sử dụng rừng và đất rừng được giao. - Hướng dẫn một số kỹ năng về quản lý thu chi tài chính, giám sát, đánh giá trong việc ghi chép sổ sách, chứng từ. - Hướng dẫn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức việc tuần tra, giám sát, quản lý rừng cộng đồng và kỹ năng làm việc theo nhóm. - Nâng cao năng lực để tiếp cận hiệu quả với một số dịch vụ công, dịch vụ khuyến nông lâm nhằm tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. 45


- Nâng cao kỹ năng giao tiếp; soạn thảo văn bản để làm việc với các tổ chức, đơn vị nhằm kêu gọi hỗ trợ trong quản lý rừng cộng đồng và phát triển sinh kế. - Hướng dẫn một số mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, sản xuất nông lâm kết hợp dưới tán rừng; kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng; kỹ thuật trồng rau sạch, cây ăn quả; kỹ thuật chăn nuôi tại địa phương nhằm cải thiện cuộc sống. - Hướng dẫn xây dựng qui ước quản lý bảo vệ rừng cộng đồng có sự tham gia của người dân. 6.2. Tổ chức tọa đàm - Tổ chức 04 buổi tọa đàm nhằm tạo điều kiện cho CLB đối thoại trực tiếp với Ban quản trị thôn, UBND xã và Hạt Kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng. - Rà soát, đánh giá tiến trình GĐGR cho cộng đồng trong thời gian qua và đề ra các giải pháp khắc phục tồn tại trong thời gian đến. - Tạo điều kiện để các thành viên nắm được cách thức tổ chức các hoạt động của CLB. 6.3.Tham quan học tập mô hình Tổ chức 02 chuyến tham quan học tập mô hình chăn nuôi bò, heo, gà, cá và mô hình trồng cây Ba kích tại huyện Tây Giang, Quảng Nam. Qua đó, học hỏi kinh nghiệm về các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, phát triển sinh kế bền vững, cách thức truyền thông bảo tồn tài nguyên rừng; cách thức tổ chức giám sát, thiết lập sự hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa CLB và cộng đồng. 6.4. Hỗ trợ trang thiết bị Trong thời gian qua, Trung tâm C&E đã hỗ trợ cho các CLB một số trang thiết bị như: Bảng hiệu tuyên truyền bảo vệ rừng, bàn ghế, loa cầm tay, tủ sách, bảng viết, sổ ghi chép, các loại sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,... TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nội dung Bảng tuyên truyền bảo vệ rừng Bàn, ghế Tủ sách Bảng viết Loa cầm tay Sổ ghi chép Sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt Sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi Tài liệu hướng dẫn hoạt động CLB

Đơn vị tính Cái bộ Cái Cái Cái cuốn cuốn cuốn bộ

Số lượng 02 02 02 02 02 20 30 30 20

7. Kết quả thực hiện của các CLB Tổ chức sinh hoạt theo định kỳ và đột xuất hằng tháng để tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành tốt các quy định về sản xuất nương rẫy, tuần tra bảo vệ rừng, khai thác lâm sản phụ và phòng chống cháy rừng. Qua đó, ý thức chấp hành các quy định về công tác quản lý bảo vệ rừng của mọi người ngày càng nâng cao. 46


Ban chủ nhiệm phối hợp với Kiểm lâm địa bàn hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 của UBND tỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Qua đó, hướng dẫn cách tạo băng cản lửa, kỹ thuật sử dụng lửa rừng để mọi người nắm được các biện pháp phòng chống cháy rừng tại địa phương. Ban chủ nhiệm hướng dẫn các thành viên trong CLB làm thủ tục để khai thác hợp pháp quả Ươi theo đúng quy định tại Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 29/5/2014 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, bảo vệ cây ươi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Lập tờ trình báo cáo UBND xin xã hỗ trợ cho CLB một số giống cây trồng, vật nuôi và đã được UBND xã cấp 260 cây chuối giống để CLB trồng, chăm sóc đến nay phát triển tốt và chuẩn bị cho thu hoạch. Thông qua hướng dẫn kỹ thuật trồng mây, CLB đã huy động các thành viên vào rừng lấy hạt mây để đem về gieo ươm và đến nay đã trồng được 300 cây mây tại những khu vực nương rẫy của người dân. Xây dựng kế hoạch, phân công mọi người tham gia đi lấy tre, mây, lá nón về sửa lại mái nhà Gươl đã hư hỏng, đến nay đã hoàn thành trước mùa mưa bão. Xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng theo nhóm hộ, chia thành 06 tổ, mỗi tổ 05 thành viên phối hợp với Ban nhân dân thôn tổ chức 12 lượt tuần tra truy quét các khu vực rừng của thôn, đã phát hiện và báo cáo Hạt Kiểm lâm Đông Giang thu giữ 02m3 gỗ khai thác trái phép tại vùng giáp ranh với xã Zơ Ngây. Nhờ đó, trong thời gian qua không có trường hợp phá rừng làm rẫy, không để xảy ra cháy rừng cũng như không còn tình trạng khai thác gỗ trái phép xảy ra trên địa bàn. 8. Những thuận lợi trong hoạt động CLB - Sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) về mặt chủ trương cho phép thành lập CLB cũng như việc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng trên địa bàn. - Người dân có điều kiện phát triển mô hình nông lâm kết hợp, thu hái lâm sản phụ để cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập từ rừng nên bước đầu đã hạn chế được tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép trên địa bàn thôn. - Sự hưởng ứng tham gia tích cực từ các thành viên trong CLB, nhất là các thành viên trong Ban chủ nhiệm đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, biết cách vận động, tập hợp các thành viên, phát huy được sức mạnh của tập thể trong việc tuần tra bảo vệ rừng. - Thành phần tham gia tập huấn ngoài thành viên CLB còn có các đại diện của xã gồm: Lâm nghiệp, Kiểm lâm địa bàn, các Hội đoàn thể và Ban nhân dân thôn thôn,… đây là lực lượng nòng cốt, tuyên truyền viên tích cực để truyền đạt, hướng dẫn lại những nội dung đã được học tập cho mọi người trong cộng đồng. - Sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về chuyên môn cũng như các phong tục, tập quán của người dân địa phương nên đã nâng cao hiệu quả truyền đạt, giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ. - Sự quan tâm, hỗ trợ chu đáo về mọi mặt của Trung tâm C&E góp phần không nhỏ trong thành công chung của dự án.

47


9. Một số khó khăn, tồn tại 9.1. Về nhận thức, phong tục tập quán - Đa số người dân không biết chữ, đặc biệt là nữ giới chiếm tỷ lệ cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như khả năng đóng góp của họ đối với CLB. - Một số thành viên trong CLB vẫn còn sự trông chờ, dựa vào người khác, chưa phát huy được sức mạnh bản thân để cùng đóng góp, xây dựng CLB. - Năng lực của các thành viên trong Ban chủ nhiệm có những hạn chế nhất định nên một số trường hợp việc quản lý, điều hành chưa được tốt, nhất là khả năng kêu gọi sự quan tâm đầu tư hỗ trợ từ bên ngoài cho CLB. - Hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng theo luật tục truyền thống vốn hiệu quả trước đây thì hiện nay đã mất dần hiệu lực bởi phong tục truyền thống bị phá vỡ, vai trò của già làng, trưởng bản lu mờ dần, dẫn đến công tác quản lý rừng cộng đồng đôi lúc không đạt hiệu quả. 9.2. Về cơ chế, chính sách - Sau khi GĐGR cho cộng đồng, các cấp, các ngành chưa có cơ chế, chính sách hậu giao rừng cũng như các giải pháp quản lý và kỹ thuật tổ chức sản xuất các mô hình nông lâm kết hợp bền vững cho người dân để họ có thể sống ổn định bằng nghề rừng. - Do nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng cộng đồng không có nên không đảm bảo cuộc sống cho những người tham gia. - Chưa hỗ trợ vốn ban đầu cho cộng đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nhất là đối với rừng nghèo, vì thời gian này hầu như không có sản phẩm thu lợi từ rừng. - Chưa điều tra, xác định trạng thái, trữ lượng rừng trước khi giao để người dân hưởng lợi lượng tăng trưởng từ rừng. - Việc theo dõi, đánh giá các hoạt động CLB của cấp thôn, xã chưa được quan tâm thực hiện sâu sát, do đó việc chỉ đạo, hướng dẫn còn có những hạn chế và chưa kịp thời. - Địa phương chưa ưu tiên, đầu tư hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi để CLB áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng nguồn thu cho CLB. - CLB được đào tạo các kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi nhưng chưa có điều kiện để mua cây, con giống áp dụng vào sản xuất thực tế tại địa phương. III. Một số giải pháp để phát huy quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý rừng tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam 1. Nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình các CLB - Cần thành lập Tổ theo dõi hoạt động CLB cấp huyện, xã để kịp thời nắm bắt các hoạt động CLB cũng như có những hỗ trợ, giúp đỡ CLB. - Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các thành viên CLB, đặc biệt về năng lực quản lý, điều hành cho các thành viên trong Ban chủ nhiệm. - Ưu tiên hỗ trợ một số trang thiết bị ban đầu như ba lô, võng, áo quần bảo hộ,… cho các tổ bảo vệ rừng để thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng. - Tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài đầu tư, hỗ trợ về sinh kế để đầu tư sản xuất, tăng thu nhập cho CLB. 48


- Tiếp tục nhận được sự quan hỗ trợ từ Trung tâm C&E để địa phương nói chung và CLB nói riêng tổ chức thực hiện các hoạt động trong thời gian đến, ngoài nâng cao năng lực cho CLB thì còn có những đầu tư hỗ trợ về sinh kế cho CLB nhằm nâng tầm hoạt động theo mong muốn của các thành viên trong CLB. 2. Về cơ chế, chính sách Ðể chủ trương giao đất, giao rừng cho cộng đồng triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Đông Giang nói riêng, cần có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cụ thể: - Xác định rừng tự nhiên phải có chủ quản lý thực sự và không ai tốt hơn là giao cho cộng đồng người dân địa phương sở tại quản lý bảo vệ. - Chỉ nên giao rừng ở những nơi người dân thật sự có nhu cầu. Vì vậy, trong tiến trình giao rừng cần xây dựng kế hoạch từ người dân, cộng đồng. - Thực hiện điều tra, xác định trạng thái, trữ lượng rừng trước khi giao để làm cơ sở tính toán tỷ lệ hưởng lợi lượng tăng trưởng từ rừng. - Xây dựng cơ chế hưởng lợi cho cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương (dễ áp dụng, phù hợp với khả năng, trình độ của người dân,...). - Sau khi giao đất, giao rừng cần tiếp tục hỗ trợ cộng đồng củng cố các quyền đã được xác lập. Xây dựng quy ước bảo vệ rừng, tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm. Đồng thời, cần có những hỗ trợ từ bên ngoài cho người dân đầu tư vào rừng, nhất là cho những hộ thiếu vốn và nhân lực. - Hỗ trợ vốn ban đầu cho cộng đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. - Có chính sách cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi với quy mô lớn. - Chỉ giao rừng cho cộng đồng quản lý khi ở đâu còn giữ được vai trò của già làng, trưởng bản. Ðể chủ trương giao đất, giao rừng cho cộng đồng đạt hiệu quả, cần có những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nêu trên; đồng thời, các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát; đặc biệt, cần đảm bảo kinh phí để người dân yên tâm quản lý, bảo vệ rừng, sống được và làm giàu bền vững từ rừng. Trên đây là báo cáo tham luận về xây dựng và phát triển các CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường – Giải pháp để phát huy quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý rừng tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

49


KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: CÂU CHUYỆN VỀ RỪNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NCS. Hồ Viết Hoàng Khoa Việt Nam học, trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Mở đầu Trong xã hội Cơ tu, làng là một tổ chức xã hội cơ bản và duy nhất, ở đó không có tổ chức nào lớn hơn hay nhỏ hơn làng. Đặc tính này của xã hội được phản ánh thông qua vai trò chủ sở hữu và quyền quản lý của làng đối với mọi tài nguyên đất và rừng. Trong đó, rừng cộng đồng là một dạng đất công thuộc quyền sở hữu của làng, được quản lý thông qua luật tục một công cụ hữu hiệu nhằm đảm bảo tính chất sở hữu cộng đồng đối với loại hình tài nguyên quan trọng này. Tất cả mọi thành viên của cộng đồng phải chấp hành mọi quy định/chế tài trong luật tục. Bên cạnh đó, cùng với luật tục và cao hơn luật tục, người Cơ tu còn được “quản lý” bằng sự “thiêng hóa” bởi hệ thống thần linh (Yang), là thế lực nắm quyền sở hữu và quản lý tối cao đối với các tài nguyên đất và rừng. Gắn liền với hình thức sở hữu và quản lý này là loại hình rừng tâm linh - một nguồn tài nguyên mang nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần. Rừng tâm linh của người Cơ tu là một dạng đất công đặc thù; là kho dự trữ nguồn lương thực dồi dào (rừng đầu nguồn), là nơi trú ngụ của thần linh (rừng thiêng), là nơi cấm mọi người đến nếu chưa được sự đồng tình của thần linh (rừng cấm), và còn là nơi trả linh hồn người chết về với rừng (rừng ma)... Chính niềm tin của đồng bào đối với rừng tâm linh đã giúp họ bảo tồn và phát triển những khu rừng này trong quá trình lịch sử tộc người, đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển những cánh rừng tự nhiên nguyên sinh cuối cùng còn sót lại. Từ những vấn đề trên, thông qua những câu chuyện về rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi muốn khẳng định những giá trị tích cực của rừng tâm linh truyền thống và xem đó như là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng hiện nay. 1. Từ những câu chuyện về rừng tâm linh2 của người Cơ tu… Trong quá trình điền dã tại địa bàn3 , chúng tôi đã tiếp cận một số khu rừng thiêng, hiện tượng thiêng của người Cơ tu như sau:

50

2 Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến hai loại của rừng tâm linh: rừng thiêng và rừng ma. 3 Chúng tôi tập trung nghiên cứu tại xã Thượng Long, Thượng Lộ, Thượng Nhật, Thượng Quảng, huyện Nam Đông và xã Hồng Hạ, huyện A Lưới.


Bảng 1: Rừng thiêng, hiện tượng thiêng của người Cơ tu 4 TT 1

2

3

4

5 6 7 8

Địa điểm La Vân (nằm giữa thôn La Vân, xã Thượng Nhật với xã Tà lu, huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam). Kluru/klat (xã Thượng Long).

Diện tích Phân loại Diện tích rộng lớn, không thể ước lượng Rừngthiêng/ chính xác, mà chỉ đoán định thông qua hiện tượng hàng chục ngọn núi trùng điệp (từ hàng thiêng chục đến hàng trăm ha). Diện tích rừng thiêng Kluru/Klat vào Rừng thiêng/ khoảng 5 ha. Nếu so sánh với diện tích hiện tượng của các khu rừng thiêng khác ở Nam thiêng Đông, diện tích của rừng thiêng Kluru/ Klat nhỏ hơn nhiều. Diện tích rộng, không thể ước lượng Rừng thiêng chính xác, mà chỉ đoán định thông qua hàng chục ngọn núi trùng điệp (khoảng trên dưới 40 ha). Diện tích rộng, không thể ước lượng Rừng thiêng chính xác, mà chỉ đoán định thông qua hàng chục ngọn núi trùng điệp (khoảng trên dưới 30 ha). Diện tích khoảng 0,4 ha. Rừng thiêng

Toom Da Vưa (xã Thượng Nhật, Thượng Lộ giáp xã A Ting với huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam). Dlang (xã Thượng Long, Thượng Quảng giáp với A Vương, huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam). Đập Ka tê/Cù thì cù thầm (xã Hồng Hạ, A Lưới). Khe Loi (Tâm mo doi) (xã Diện tích khoảng 2 ha. Hồng Hạ, A Lưới) Động Ngại (xã Hồng Kim, A Diện tích rộng lớn, cả một vùng. Lưới). Koh A Túc (xã Hồng Kim, A Diện tích khoảng 0,7 ha. Lưới).

Hiện tượng thiêng Rừng thiêng Rừng thiêng

Bên cạnh đó, trong các buổi nói chuyện với các già làng5 , chúng tôi đã được nghe các già kể những câu chuyện rất kỳ bí về các khu rừng tâm linh: Hộp 1.Trong rừng La Vân có cây leo kêu giống tiếng con heo rừng. Ai đi săn gần đó thì con mắt nhìn không đúng nữa, nhìn đâu cũng thấy “con heo rừng” nên lấy dao giết, đến khi đưa về nhà không thấy con heo rừng đâu, chỉ thấy mấy cây leo thôi. Ai mà chặt cây leo thì đều phải trả nợ máu, bị chặt đầu. Nó sẽ đi đòi lại máu của người đã chặt cây. Già làng Quanh Nam (thôn Aprung, xã Thượng Long)

Để tiếp chuyện về cây dây, A Ting Mười6 đưa bàn chân phải của mình lên và chỉ vào đoạn giữa bàn chân, nơi có dấu rất sâu và nói: 4 Từ bảng tổng hợp về vị trí, diện tích của rừng thiêng của người Cơ tu, chúng tôi thấy rằng: [i]. Rừng thiêng của người Cơ tu không chỉ được phân bố ở một làng, một tộc người, mà còn trải dài trên nhiều làng, nhiều tộc người sống xen cư với nhau; [ii]. Không gian rừng thiêng được xác định không phải bằng thước đo, bản đồ, mà bằng tâm thức, niềm tin vào không gian linh thiêng. Vì vậy, việc xác định diện tích rừng tâm linh xưa rất khó, chỉ mang tính tương đối. 5 Chúng tôi phỏng vấn các già làng: già làng Gọi (thôn Ca Đông); già làng Rapat Ring, già làng Krooc (thôn Axăng); già làng Phạm Văn Tiểu (thôn Tavac); già làng Lê Văn Péc (thôn A Chiếu); già làng Quanh Nam - PBLing Noọc (thôn Aprung, xã Thượng Long); già làng Con Thơm (thôn La Vân, xã Thượng Nhật); già làng Ploong Nam (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông); già làng Nguyễn Hoài Nam (thôn Parinh, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới)... 6 A Ting Mười hiện đang sống tại thôn 4, xã Thượng Long. Anh là người tham gia cùng chúng tôi trong quá trình điền dã tại địa bàn Nam Đông. Hiện nay, A Ting Mười được xem là một trong những người thợ có tay nghề về điêu khắc tượng nhà mồ.

51


Hộp 2. Em đi vào rừng rồi thấy cây dây. Em không làm gì cả, không bước qua hay chạm vào cây dây nhưng lại dẫm lên hạt của nó. Rồi chân em bị thương như thế này. Để thoát tội làm Yang tức giận, nhà em phải bắt con gà, lấy chai rượu làm lễ cúng xin các Yang, mong các Yang tha tội.

A Ting Mười (thôn A Gông, xã Thượng Long)

Cũng theo A Ting Mười, với trường hợp của mình bị tội nhẹ nên cúng xin các thần linh tha tội với các lễ vật đơn giản và tự làm được. Nhưng với những người tội nặng (chặt phá cây dây) thì lễ vật cúng rất lớn (trâu, lợn, gà,...) và phải nhờ làng đứng ra tổ chức. Một câu chuyện khác cũng liên quan đến khu rừng thiêng La Vân: Hộp 3. Có hai vợ chồng vào rừng thiêng La Vân, người vợ hái rau, lấy củi, còn người chồng đặt bẫy, săn thú. Lúc đi săn, người chồng thấy “con heo rừng” đang ở gần đó nên tới gần và giơ cung tên tẩm thuốc độc bắn chết “con heo”. Đến khi về nhà, người chồng thấy đó không phải là “con heo rừng” mà chính là vợ của mình. Già làng Con Thơm (thôn La Vân, xã Thượng Nhật)

Điều này được các già làng giải thích rất cụ thể rằng: khu rừng thiêng La Vân là nơi trú ngụ của các Yang nên không phải chỗ lui tới của bất kỳ người thường nào. Nếu người nào vô tình hay cố ý vào khu rừng thiêng này thì sẽ bị Yang làm cho hoang tưởng, nhìn mọi vật, hiện tượng xung quanh mình đều là con thú (heo rừng, hươu, nai,...). Kể cả nếu có hai người đi với nhau cũng vậy, người này nhìn người kia là con thú và ngược lại. Do vậy, người Cơ tu không dám vào khu rừng thiêng La Vân vì sợ giết nhầm người, dẫn đến việc phải trả nợ máu.

Liên quan đến con vật thiêng, các già làng kể câu chuyện về “con chim Tring” 7:

Hộp 4. Hai mẹ con đang ở ngoài rẫy, chợt người con thấy con chim Tring rất đẹp và buột miệng nói: tau ưng ăn con chim này quá, nó ngon quá! Con chim thấy động nên bay đi mất. Đến khi họ đốt lửa ngồi ăn thì con chim Tring sà vào đống lửa rồi lăn ra chết. Thế rồi sau đó người con cũng chết theo mà không biết do đâu. Về đến nhà, người mẹ nói với cả làng: ai mà ăn con gì ở ngoài rẫy của tau thì cũng sẽ bị chết xấu giống con tau. Từ đó, khu rẫy của hai mẹ con bị bỏ hoang và trở thành khu vực linh thiêng. Già làng Péc (thôn A Chiếu, xã Thượng Long)

Theo già làng Péc, người con chết là do sự trừng phạt của thần linh. Con chim Tring là con vật thiêng của thần linh, có nhiệm vụ “theo dõi” cuộc sống của người dân. Khi người con buột miệng nói câu muốn ăn nó thì đã bị nó nghe thấy và “báo cáo” lại cho thần linh. Vì thế, thần linh đã trừng trị cái chết xấu - chết không rõ nguyên nhân, đối với người con này. Từ đó, người Cơ tu xem chim Tring là một con vật linh thiêng và không dám xâm phạm đến nó nữa. Bên cạnh đó, các già làng cũng kể câu chuyện đến cây leo - loại cây rất thiêng trong quan niệm của người Cơ tu. Loại cây này được phân bố rất nhiều trong các khu rừng thiêng, rừng ma ở Nam Đông, A Lưới, thường sống nhờ vào những thân cây to, cổ thụ. Tuy nhiên, điều đặc biệt của loại cây này là “nghe được tiếng người”. Vì thế, người Cơ tu đúc kết rằng, nếu khi vào rừng mà nói tục, xâm phạm đến Yang và để cây dây nghe thấy thì nó sẽ “bẩm báo” với Yang và Yang sẽ trừng trị đích đáng người đó.

52

7 Chim Tring và chim Grooc được người Cơ tu sử dụng nhiều trên đầu của nhà gươl. “Hai dạng chim trên khá giống nhau, đều có mỏ cong, màu vàng, đầu và thân mình có màu vàng, đỏ, trắng, đen sặc sỡ... Chim Tring là loài chim do thần linh cử đến dẫn người Katu tìm đất mới và cũng là sứ giả của Thần Lúa...” [Tạ Đức (2002), Tìm hiểu văn hóa Cơ tu, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 44 - 45].


Hộp 5. Hai người đi đặt bẫy, săn con thú trong rừng nhưng mãi ba, bốn ngày mà không được gì cả. Họ trách Yang không phù hộ cho mình. Cây leo “nghe thấy” lời nói đó đã “báo” ngay cho Yang. Yang liền biến cây leo thành con thú bị sập vào bẫy của hai người. Bắt được con thú, họ vui lắm liền đi một mạch về nhà. Đang đi, tự nhiên họ thấy khó chịu, đau khắp cả người rồi nằm kêu la rất to. Biết mình làm Yang tức giận nên họ cúng tế cầu xin Yang tha tội. Phải nhiều lần cúng lớn lắm họ mới trở lại bình thường như trước. Già làng Ploong Nam (xã Thượng Quảng)

Trong khi đó, khu rừng thiêng Kluru/klat lại nói nhiều về loại cây thiêng kluru/klat. Chính những “đặc trưng” của loại cây này đã tạo nên một khu rừng cấm/rừng thiêng của người Cơ tu ở xã Thượng Long: Hộp 6. Một hôm, cả gia đình đi phát cây, đốt cây làm rẫy. Họ không biết nên chặt phải cây kluru/klat rồi đốt luôn. Bỗng ngọn lửa bùng lên dữ dội, thiêu cháy hết cả nhà. Dân làng truyền tai nhau, họ bị giết là do chặt phá cây kluru/klat nên bị Yàng trừng trị bằng cái chết. Từ đó, rẫy của nhà họ không còn ai dám vào phát nữa. Rẫy này đẹp lắm, tốt lắm nhưng không ai dám tới. Già làng Krooc, già làng Rapat Ring (thôn 2 - Axăng, xã Thượng Long)

Các câu chuyện về rừng ma/nghĩa địa cũng được các già làng đề cập đến với sự thận trọng, sợ hãi. Các già làng cho rằng, nghĩa địa/rừng ma là nơi chôn cất người chết; là nơi tổ tiên, ông bà của họ được yên nghĩ, trở về với “Mẹ Rừng”, nên rất linh thiêng. Nhưng đồng thời, nghĩa địa cũng là nơi “ma quỷ” thường lui tới, trú ngụ. Vì vậy, nếu không cẩn thận sẽ bị “ma quỷ” xâm nhập vào người, vào làng và gây ra dịch bệnh, đau ốm, mất mùa, đói kém cho cả làng. Khi đó, dân làng chỉ còn một con đường sống duy nhất là phải chuyển đi nơi khác. Tổng hợp các ý kiến của già làng, chúng tôi nhận thấy rằng, rừng ma/nghĩa địa của người Cơ tu gồm hai loại khác nhau: - Bãi chôn những người chết tốt 8 Hộp 7. Khi vào rừng mà gặp cây cau, cây chuối thì lo quay lại chứ không được đi tiếp. Ai mà vượt qua hay chặt phá nó thì sẽ bị ma quỷ xâm nhập vào người rồi làm cho mình bị điên dại, nếu muốn lành bệnh thì phải đi chặt người/giết người khác. Từ đó, mọi người không dám đi vào các khu rừng có cây cau, cây chuối nữa vì đó là nơi ở của ma quỷ. Già làng Quanh Nam (thôn Aprung, xã Thượng Long)

Theo quan niệm của dân làng, những người chết tốt là những người chết có nguyên nhân rõ ràng, như: tuổi cao sức yếu; những lúc đang làm nhiệm vụ cho làng; lúc tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc; ... Hộp 8. Những người chết tốt là những người chết có nguyên nhân. Họ được chôn vào nghĩa địa của làng theo dòng họ và gia đình. Sau hai đến ba năm, gia đình, dòng họ người chết phải tổ chức làm lễ “bỏ mả” để trả người chết về với tổ tiên, ông bà, về với “Mẹ Rừng”. Những người chết tốt còn được làm nhà mồ, quan tài với những hình vẽ, hình khắc rất đẹp. Già làng Ploong Nam (Thượng Quảng) 8 Bảng 2: Một số đặc trưng về rừng ma/nghĩa địa của người Cơ tu TT 1

Đặc trưng

Chết tốt

Chết xấu

Vị trí rừng ma

Gần nơi cư trú

Cách nơi cư trú, nghĩa địa người chết tốt ít nhất một ngọn đồi, khoảng đất

Đối tượng

Chết có nguyên nhân rõ ràng: già yếu, ốm đau; chết tại nhà...

Không rõ nguyên nhân, do bệnh (bệnh lao, bệnh dịch, điên); do rắn cắn, hổ vồ, lợn rừng húc; chết dưới mũi lao của kẻ thù ...

3

Quan niệm

Yang

Quỷ thần, ác quỷ

4

Nhà mồ, quan tài

Chế tác rất công phu, rất đẹp

Không có

5

Lễ “bỏ mả”

Tổ chức lớn với quy mô của làng

Không có

2

53


- Bãi chôn những người chết xấu Người Cơ tu quan niệm người chết xấu có bãi chôn riêng, nằm xa khu dân cư và xa bãi chôn người chết tốt, vì những người chết xấu này sẽ biến thành “con ma” và thường xuyên phá hoại con người, mùa màng. Những người chết xấu là những người chết do các bệnh dịch lây lan gây ra (bao gồm cả chết vì điên), nên phải chôn họ ít nhất là cách một ngọn đồi hoặc cách một khoảng không gian đủ xa để những người này không thể gieo bệnh tật cho cả làng. Hộp 9. Chết xấu là chết vì bị dịch, bị điên, ho lao (những bệnh này nó lây cho người khác). Ai chết xấu thì phải đem chôn cách làng một ngọn đồi, vì nếu mà chôn gần, đến khi mình nói chuyện thì nó nghe thấy hết rồi nó nhập vào người. Người chết xấu chôn xong rồi không làm lễ “bỏ mả” đâu, vì ai cũng sợ bị con ma bắt nên không dám quay lại. Già làng Quanh Nam (Thôn Aprung, xã Thượng Long)

Rừng ma/nghĩa địa là nơi người Cơ tu chôn cất người chết, dù người chết xấu hay chết tốt. Không gian rừng ma là không gian linh thiêng đối với tất cả mọi thành viên trong cộng đồng làng hay bất kỳ một người ngoài làng nào. Nếu ai xâm phạm vào rừng ma mà chưa có ý kiến của già làng thì sẽ bị xử phạt rất nặng: Như vậy, rừng tâm linh đã hiện hữu và tồn tại dai dẳng trong quá trình lịch sử tộc người Cơ tu. Ở đó, rừng thiêng được xem là nơi trú ngụ của các Yang và được biểu hiện thông qua các sự vật xung quanh (khe suối thiêng; cây kluru/klat; cây dây; cây leo; chim Tring ...). Trong khi đó, rừng ma lại là nơi chôn cất người chết (chết tốt và chết xấu) và là nơi trú ngụ của ma quỷ, ác thần. 2. ... và những vấn đề đặt ra hiện nay Sự tồn tại của rừng tâm linh9 rất quan trọng đối với người Cơ tu trên nhiều khía cạnh tín ngưỡng và nhân sinh: [i] Rừng tâm linh như là “không gian xã hội” đặc biệt, là những đám rừng nguyên sinh tự nhiên cuối cùng còn sót lại của làng miền núi. Đó là dạng tài nguyên đất công đặc thù của cộng đồng làng; là nơi con người không được vào khai thác tài nguyên, thậm chí không được/không dám bước chân vào khi chưa có sự đồng ý của các thần linh. [ii]. Rừng tâm linh còn được xem là một dạng thức đặc biệt của tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá tâm linh. Ở đó, tính chất tâm linh được phán ảnh qua sự ngưỡng vọng, sùng kính của con người vào các thế lực siêu nhiên, các vị Yang10 (rừng thiêng11), hay sự sợ hãi vào ma quỷ, ác thần (rừng ma12). Mặt khác, tính chất tâm linh cũng được bắt nguồn từ chính sự bất lực của người Cơ tu trước các sự vật kỳ lạ, hiện tượng kỳ bí, tự nhiên hùng vỹ..., dẫn đến sự “thiêng hoá” vạn vật (vạn vật hữu linh). Vì vậy, trong ý thức và hành động của người Cơ tu đối với rừng tâm linh luôn thể hiện lối ứng xử có “văn hóa”, có “đạo đức”, có “tình”13 . 9 Loại rừng này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế ở phương diện khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên; duy trì và tạo ra các môi trường diễn xướng mang tính lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, gắn với các phong tục tập quán, các kiêng cử trong sinh hoạt, sản xuất, ứng xử ... về mặt văn hóa, xã hội; mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường - là một dạng của lâm nghiệp theo hướng bảo tồn [Pandey, Deep Naragan (1998), Enthnoforestry: Local knowledge for sustainable forestry and livelihood security. New Delhi: Himanshu Publications]. 10 Theo quan niệm của người Cơ tu, Yang có mặt, trú ngụ, bủa vây khắp mọi nơi từ sông, suối, núi, rừng, cây, đá... đến những vật lạ xuất hiện không bình thường và nhất là những gì liên quan đến thế giới người chết. Quan niệm về vạn vật hữu linh, vũ trụ (cõi trời – Bârbàng, cõi sống - parmông, cõi nước - xả đak, cõi chết - đehârđe) tồn tại sâu đậm và dai dẳng trong suốt chiều dài lịch sử tộc người Cơ tu, Tà ôi và cũng chính là nguồn gốc ra đời của rừng thiêng, rừng ma (rừng tâm linh). 11 Tại nhiều nơi ở châu Phi, Ấn Độ, Philippin, Thái Lan và một số nước thuộc vùng Nam và Đông Nam Á, nhân dân địa phương theo cổ truyền vẫn bảo vệ được những đám rừng nhỏ gọi là “rừng thiêng” để có chỗ ở cho các vị thần linh và linh hồn địa phương theo tín ngưỡng của họ. Với nạn phá rừng ngày càng tăng, thì những khu rừng thiêng đó trở thành những đám rừng tự nhiên cuối cùng còn lại. Loại rừng này được quản lý để thực hiện chức năng trung tâm của các sinh hoạt văn hoá, tôn giáo và là biểu hiện của việc sử dụng khôn ngoan nguồn tài nguyên thiên nhiên. [Pandey, Deep Naragan (1998), bđd].

54

12 Theo các già làng, trước khi chọn nơi cư trú của làng, cộng đồng làng phải tìm cho được một khu vực rộng lớn ở phía tây để làm nơi nghĩa địa/rừng ma của làng. Người Cơ tu quan niệm rằng, việc chọn rừng ma/nghĩa địa ở phía tây là vì đó là khu vực đêm tối, của cái chết và của người chết. Vì thế, việc chôn cất người chết và dựng nhà mồ ở đó cũng đồng nghĩa với việc kính trọng không gian linh thiêng của người chết. Rừng ma của người Cơ tu là nơi sự xuất hiện dày đặc của nhà mồ, tượng nhà mồ. Tuy nhiên, so với các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên, thì mỗi nhà mồ, quan tài của người Cơ tu lại có những hình vẽ, điêu khắc rất riêng và không bao giờ trùng nhau. 13 Nguyên Ngọc (2007), Nguyên Ngọc tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.


2.1. Cách thức quản lý rừng tâm linh của người Cơ tu: quản lý thông qua các quy định luật tục, niềm tin/sự “thiêng hóa” Ở các làng của người Cơ tu, các quy định/chế tài được thể hiện rất rõ và bắt buộc mọi người phải thực hiện, tuân theo đối với loại hình đặc biệt: rừng tâm linh. Các hình thức xử phạt liên quan đến sự vi phạm những quy định luật tục thường rất nặng nề. Chẳng hạn, trong quá trình đốt rừng để trồng trọt, vô tình lửa cháy sang rừng thiêng, rừng ma, thì cả làng phải tổ chức lễ cúng (phẩm vật tất nhiên do người vi phạm chuẩn bị). Hình thức xử phạt này liên quan đến những người thấy cháy rừng mà không báo về làng. Bởi cháy rừng, ngoài những tổn thất to lớn ảnh hưởng đến đời sống vật chất cộng đồng, lửa còn thiêu rụi cả những cây dây leo lớn, cây kim giao, cây cau rừng... ma quỷ sẽ không còn nơi trú ẩn, quay về làng quấy phá, gây chết chóc, dịch bệnh cho dân làng. Người Cơ tu xem việc hưởng nguồn lợi rừng trong khi khai thác cần phải có những hiểu biết nhất định14. Bên cạnh luật tục, việc quản lý rừng tâm linh còn được thể hiện trong ý thức của mỗi người Cơ tu. Trong suy nghĩ và hành động liên quan đến rừng tâm linh, người Cơ tu đều rất thận trọng với thái độ thành kính, tôn sùng vì nếu không như vậy thì việc bị Yang, cộng đồng làng xử phạt là điều không tránh khỏi; nhưng cao hơn, sâu thẳm hơn là sau hành động vi phạm đó, họ trở nên ân hận, day dứt trong suốt cuộc đời còn lại của mình và cũng không dám ra khỏi nhà vì sợ dân làng ruồng bỏ, hắt hủi. “Những quy định của luật tục này mang màu sắc tôn giáo nhưng lại có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền sở hữu cộng đồng thông qua hình thức “thiêng hoá”. Đối với người Cơ tu những khu rừng được “thiêng hoá” trong quản lý là những khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, được gìn giữ một cách bền vững, rất có ý nghĩa về môi trường” [1, tr. 12]. Chính những tư tưởng đó, chứ không phải luật tục, sẽ quyết định nên cách thức quản lý của mỗi cá nhân đối với rừng tâm linh. 2.2. Cần phải xác định vị thế, khôi phục niềm tin của người Cơ tu trong chiến lược xây dựng và phát triển rừng cộng đồng Có một tâm lý hiện nay của các tộc người ở miền núi, nếu như trước đây, rừng và các tài nguyên rừng thuộc quyền sở hữu, quản lý của cộng đồng làng. Nhưng, trải qua rất nhiều sự thay đổi của Nhà nước, cùng với những chính sách mới (đặc biệt là chính sách xây dựng kinh tế mới ở miền núi) vô hình chung đã làm thay đổi cả thực tiễn và nhận thức của người dân bản địa. Giờ đây, đất đai, rừng và các tài nguyên rừng đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của Nhà nước15 . Và trong nhận thức của đồng bào, họ cho rằng: rừng của Nhà nước thì Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ, họ không phải làm việc đó (và từ những người bảo vệ rừng, ứng xử có “văn hoá” với rừng, thì bây giờ, mọi người lại nhìn nhận đồng bào với một vị thế mới, không ai mong muốn: “lâm tặc”. Bởi [i]. rừng không phải của đồng bào, của làng nên họ không bảo vệ; [ii]. họ không có tư liệu, không gian sản xuất nên phải phá rừng! Một thực tế đang diễn ra hiện nay trong vấn đề giao đất, giao rừng là chúng ta xem nhẹ vai trò của chủ thể (người dân bản địa). Chúng ta chỉ biết khoán cho họ mà không có một sự quản lý đúng nghĩa. Vì thế nó dẫn đến tình trạng, hôm nay nhà nước giao đất, giao rừng cho 14 Luật tục Cơ tu chứa đựng những nội dung giáo dục của tập thể cộng đồng, như cảnh cáo, nhắc nhở đối với các vụ vi phạm như xích mích, tranh chấp gia đình, cá nhân... và cao hơn là bồi thường, phạt đền, phạt nạp lễ vật cho làng để cúng thần linh xin xóa tội đối với những tội, như vi phạm phong tục, trộm cắp, phạm tội nhiều lần. Nếu kẻ phạm tội không có khả năng đền trả, nộp phạt, gia đình và dòng họ phải chịu nộp thay. Đó cũng là yếu tố tăng cường sự giáo dục cộng đồng với các thành viên và cũng thể hiện tính cộng đồng trong các hình thức chế tài của luật tục. Ưu điểm của luật tục là sử dụng yếu tố thiêng hóa, thần linh để tạo nên sức mạnh cưỡng chế đối với người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm. Chính yếu tố thiêng hóa đó, đã giúp cho luật tục có sức mạnh chế tài và tồn tại bền vững trong cộng đồng người Cơ tu [2, tr. 403]. 15 “Luật đất đai có ghi quyền giao đất cho các tổ chức xã hội, kể cả các đơn vị bộ đội, các xí nghiệp...cũng được coi là đơn vị xã hội, trong khi thôn, bản, tức là làng thì không; không được GĐGR cho thôn, bản, tức làng, vì nó không phải là “một tổ chức xã hội”! [3, tr. 123].

55


đồng bào (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng) thì ngày mai đồng bào lại đem đi bán. Nên chăng, vấn đề GĐGR cần phải đặt vai trò của người dân với cộng đồng làng (các già làng) và sự quản lý Nhà nước. Thiết nghĩ, chúng ta nên xây dựng một mô hình làng miền núi, trong đó nhấn mạnh vai trò quản lý của cộng đồng làng, phát huy cơ chế của luật tục trong quản lý, bảo vệ rừng hiện nay16. Một vấn đề thú vị, rất được các nhà nghiên cứu dân tộc quan tâm hiện nay, đó là có hay không vấn đề định kiến tộc người, cơ bản giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số17. 2.3. Nâng quyền vai trò cộng đồng trong quản lý rừng Tài nguyên đất, rừng của người Cơ tu mênh mông, rộng lớn như vậy nhưng đều có chủ. Từ bao đời này, mỗi làng của đồng bào đều có ranh giới rất rõ ràng và không làng nào xâm phạm làng nào. Đó là không gian sống, không gian xã hội, không gian văn hóa tâm linh ... của cộng đồng do Thần linh ban phát cho mỗi làng. Vì vậy, đất và rừng đó được đồng bào gìn giữ, bảo vệ và phát triển một cách bền vững bằng luật tục và tính thiêng. Tuy nhiên, hiện nay, đất và rừng thuộc quyền sở hữu và quản lý của Nhà nước. Đồng bào đã mất đi các quyền mà đáng lẽ ra hàng nghìn đời nay họ được hưởng và vì vậy, việc bảo vệ và phát triển rừng, theo họ, không còn là “trách nhiệm” của đồng bào! Hiện nay, Nhà nước đang bước đầu thực hiện chính sách quản lý trao quyền cho các cộng đồng (nhóm hộ, nhóm sở thích, cộng đồng dân cư thôn), và từng bước cải thiện vai trò pháp lý của đối tượng là cộng đồng. Tuy vậy, địa vị pháp lý, đặc biệt là cộng đồng dân cư thôn chưa thực sự rõ ràng18, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài nguyên rừng. Bởi khi có địa vị pháp lý, cộng đồng dân cư thôn sẽ phát huy tốt vai trò của tập quán, truyền thống vốn có. Trong giao rừng, nên ưu tiên giao cho những cộng đồng sống gần rừng, đồng nhất về thành phần dân tộc (sẽ tạo sự đồng thuận trong quản lý dựa trên các tập quán) và thực sự muốn nhận rừng, đồng thời hỗ trợ cộng đồng sau khi giao rừng. 2.4. Phát huy vai trò của luật tục và cơ chế “thiêng hóa” Rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế được quản lý một cách hiệu quả trên cơ sở niềm tin tôn giáo, thông qua hình thức “thiêng hóa”, dẫn đến sự chi phối các quyền của con người đối với rừng tâm linh, khiến cho các cấm kỵ liên quan đến rừng tâm linh tồn tại một cách bền bỉ qua các lớp thời gian và cấu trúc xã hội19. - “Thần linh pháp quyền”: xây dựng một nền tảng pháp luật mà trong đó gắn liền với cấp quản lý, kết hợp hài hòa giữa tính cưỡng chế của các chế tài pháp luật và tính thiêng của các luật tục, hay nói cách khác, đó là sự mô phỏng, vận dụng của mô hình “thần linh pháp quyền”20, khơi gợi những giá trị của tập quán truyền thống vào quản lý tài nguyên rừng hiện nay. - Sử dụng luật tục trong quản lý rừng. - Vận dụng “đạo đức rừng”, “văn hóa rừng” Người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế bao đời nay sống dựa vào rừng: sống rừng nuôi, chết rừng chôn. Vì vậy, rừng đối với họ không chỉ là mối quan hệ giữa cái tự nhiên (rừng) với cái 16 Thực tế tại địa bàn nghiên cứu, cho thấy việc xây dựng mô hình làng miền núi hiện nay rất khả thi: [i]. Các xã này có số dân đồng bào Cơ tu chiếm đa số (trên 85%); [ii]. Vai trò của già làng còn lớn; [iii]. Trong truyền thống đã có, bây giờ chúng ta khơi dậy mà thôi. 17 Phạm Quỳnh Phương và cộng sự (2013), Thiểu số cần tiến kịp đa số: Định kiến trong quan hệ tộc người ở Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. 18 Vì chưa hội đủ các điều kiện để trở thành một pháp nhân, nếu xảy ra tranh chấp, vi phạm pháp luật thì cơ quan pháp luật không thể giải quyết được.

56

19 “Mối quan hệ bất phân ly giữa đời sống thường nhật của từng thành viên trong làng với sự giám sát thường xuyên của Thần linh, mà những hành vi được xem là phạm tội (vi phạm luật tục), luôn được dân làng kiêng tránh một cách tự giác, bởi có thể dối người, dối mình nhưng không thể dối thần, dối thánh, thậm chí, mỗi cá nhân không có được cái quyền “mình làm mình chịu”, vì sự trừng phạt luôn dành lên cả gia đình, dòng họ” [Nguyễn Hữu Thông (2005), Văn hóa làng miền núi trung bộ Việt Nam – giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử (Dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 224]. 20 Nguyên Ngọc (2007), bđd, tr. 109.


xã hội (con người), mà nó còn mang tính thiêng liêng, niềm tin vào thần linh - thế giới của các Thần linh. Vì thế, rừng tâm linh vừa là không gian, thời gian hữu hình, nhưng đồng thời là không gian, thời gian vô hình - không gian linh thiêng, nơi trú ngụ của thần linh. Do vậy, rừng tâm linh là thứ tài sản quý giá nhất, quan trọng nhất không chỉ của cộng đồng làng mà ngay cả trong bản thân mỗi cá nhân của cộng đồng. Sự “thiêng hoá” các niềm tin vào rừng tâm linh chính là lối ứng xử có “văn hoá”, có “đạo đức” đối với rừng cộng đồng nói chung và rừng tâm linh nói riêng của người Cơ tu. Vì vậy, rừng là một thực thể không thể thiếu đối với các dân tộc thiểu số ở miền núi, bởi mất rừng, cũng giống như người đàn bà điên loạn21. Do vậy, mất rừng không chỉ mất đi cái tự nhiên, cái vật chất - kho lương thực dồi dào, mà mất rừng cũng chính mất đi cái văn hóa, cái tinh thần của người miền núi. “Đạo đức rừng”, “văn hóa rừng” là lối ứng xử chuẩn mực đã có từ lâu đời của các dân tộc thiểu số đối với rừng. Các chuẩn mực đó gắn liền với việc tôn thờ và bảo vệ không gian rừng, các tài nguyên từ rừng cũng như sử dụng các tài nguyên đó một cách có “đạo đức”. “Văn hóa rừng”, “đạo đức rừng” rất gần với lý thuyết phát triển rừng bền vững mà chúng ta đang đặt ra rốt ráo hiện nay, vì thế, rất nên lồng ghép các chuẩn mực “đạo đức rừng”, “văn hóa rừng” vào các điều luật quản lý rừng hiện nay, góp phần hiện thực hóa mục đích tối cao của quản lý Nhà nước đối với rừng: bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Kết luận Rừng tâm linh của người Cơ tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, của các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam nói chung không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế (ở phương diện khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên) cũng như văn hóa, xã hội (duy trì và tạo ra các môi trường diễn xướng mang tính lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, gắn với các phong tục tập quán, các kiêng cữ trong sinh hoạt, sản xuất, ứng xử) mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường và quản lý tài nguyên (giữ gìn hệ sinh thái rừng tự nhiên). Trên cơ sở các giá trị tích cực của rừng tâm linh đối với cuộc sống của đồng bào người Cơ tu, việc duy trì, bảo tồn và phát triển những khu rừng tâm linh, nhất là vấn đề hưởng dụng đất công nhằm nâng quyền cho cộng đồng là một giải pháp hữu hiệu để xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng bền vững hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Hồng và các cộng sự (2010), “Sở hữu của làng đối với rừng cộng đồng truyền thống trong các dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới, tỉnh TTH: Rừng tâm linh”, Hội thảo phát triển bền vững vùng núi Việt Nam, Đại học Nông lâm Huế, tr. 1 - 20. 2. Nguyễn Văn Mạnh (Cb), Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Hữu Thông (2001), Luật tục của người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, TTH, Nxb Thuận Hoá, Huế. 3. Nguyên Ngọc (2008), Phát triển bền vững ở Tây Nguyên, Nông dân, nông thôn và nông nghiệp: những vấn đề đang đặt ra, Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr. 137 - 184. 4. Trung tâm nghiên cứu Giới, Môi trường và Phát triển, Viện Dân tộc học (2003), Hội thảo Hưởng dụng đất ở vùng cao Việt Nam, Hà Nội.

57


QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN THÔNG QUA MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SAPANAPRO Th.S Nguyễn Thu Trang Trường Cán bộ Dân tộc - Ủy ban Dân tộc 1. Bối cảnh Cộng đồng xã Tả Phìn là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Sống độc canh cây lúa mỗi năm 1 vụ- Hơn 40% hộ diện đói nghèo. Do điều kiện địa lý cách trở, người Dao đỏ gần như đang bị biệt lập, thiếu những cơ hội để tiếp cận với Khoa học kỹ thuật và thị trường hàng hóa. Rừng đầu nguồn đang bị tàn phá, tài nguyên rừng cạn kiệt: Diện tích rừng thu hẹp đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. Là một xã vùng sâu nhưng độ che phủ của rừng chỉ còn hơn 35% chủ yếu là rừng nghèo, rừng non chiếm hơn 50%. Chất lượng rừng suy giảm kéo theo các tài nguyên rừng cũng dần cạn kiệt. Trong đó phải kể đến việc khai thác quá mức và buôn lỏng quản lý cây thuốc của người dân tộc Dao đỏ tại Tả Phìn. Đứng trước thực trạng này, việc thương mại hóa bài thuốc tắm của người Dao đỏ là một bước đi phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng cũng như tri thức văn hóa của dân tộc. 2. Quản lý rừng cộng đồng trong mô hình Doanh nghiệp Xã hội 2.1 Mối quan hệ giữa rừng tự nhiên và đồng bào dân tộc Dao đỏ Dãy Hoàng Liên Sơn với độ che phủ rừng lớn là nơi thực hiện sinh kế, lưu truyền tri thức bản địa bao đời nay của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc nước ta. Vùng địa lý này được đánh giá cao về mức độ đa dạng sinh học và tính bảo tồn so với nhiều khu vực khác trên cả nước. Cộng đồng người Dao đỏ đã gắn bó bao đời nay với những cánh rừng trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Rừng đem lại nguồn sinh kế từ việc khai thác gỗ làm nhà; cung cấp sản vật thiên nhiên trong bữa ăn hằng ngày; lá rừng, cành cây là nguồn nhiên liệu để đun nấu, sởi ấm; cây rừng giữ đất, chống xói mòn mỗi mùa mưa lũ đến; và đặc biệt, rừng còn là kho tri thức về các nguồn dược liệu, bảo vệ sức khỏe trong thời tiết khắc nghiệt của đỉnh núi Phanxipang cao 3.143m. Cây thuốc của người Dao đỏ hầu hết ở tầng thấp, chịu bóng của các cây cao, tán rộng. Sự tồn tại của nhóm cây này gắn bó mật thiết với diện tích rừng tự nhiên, rừng che phủ hay rừng phòng hộ. Đây là nhóm cây rừng đem lại kinh tế cao, thời gian thu hoạch ngắn hơn cây thân gỗ, duy trì sinh kế hằng ngày cho nhiều đồng bào sinh sống tại khu vực Tả Phìn. Tuy nhiên thời gian gần đây, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chủ yếu có thể thấy như: khai thác những cây gỗ lớn kéo theo sự giảm diện tích cây thuốc sống nhờ dưới tán cây; mở rộng diện tích xây dựng các công trình, nhà ở làm giảm diện tích rừng; Sự khai thác bừa bãi của chính đồng bào các dân tộc làm rừng bị chảy máu về tài nguyên và đa dạng sinh học; cháy rừng hằng năm trên khu vực Hoàng Liên Sơn nói chung và xã Tả Phìn nói riêng là một vấn đề đáng báo động; Đất rừng bị xói mòn làm giảm khả năng tái tạo rừng; nhận thức của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế trong việc bảo vệ rừng. Đứng trước những thực trạng đó, các chương trình của chính phủ nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc liên tục được thực hiện trong những năm qua. Hiện nay rừng ở Lào Cai được giao theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức giao rừng cho hộ dân theo Quyết định mới nhất số 34/2013/QĐ-UBND của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lao Cai về việc “Ban hành quy định, trình tự, thủ tục về giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho 58


tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Theo nội dung trên, mỗi hộ gia đình được giao một một khoảnh rừng để quản lý, khai thác, trồng bổ sung và bảo vệ rừng. Nhóm cộng đồng người Dao đỏ tại Tả Phìn cũng nằm trong chương trình phát triển, bảo tồn rừng này. Tuy nhiên việc cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và người Dao nói riêng quản lý, khai thác rừng chưa hiệu quả tại Sa Pa và một số huyện khác là khá phổ biến. Trước sức ép của kinh tế gia đình cùng với việc chưa nhận thức đúng tác hại của việc khai thác cây thuốc bừa bãi, mỗi ngày hằng tấn là thuốc được mọi đối tượng hái từ rừng đem xuống Sa Pa bán lại cho các Spa, nhà nghỉ, khách sạn với giá rẻ. Các hộ gia đình chưa thực sự khai thác có kế hoạch trên những mảnh rừng được nhà nước giao cho mình. Điều này làm cho rừng ngày một cạn kiệt, suy giảm tính đa dạng sinh học, các nguồn thuốc quý đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó sinh kế của đồng bào vẫn không được cải thiện, thiếu tính bền vững. 2.2. Mô hình kinh doanh cùng cộng đồng của công ty Sapanapro Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa (SaPanapro) ra đời để đáp ứng trước hết nhu cầu sinh kế của đồng bào dân tộc Dao đỏ dựa trên nguồn tài nguyên và tri thức của họ. Đầu năm 2007 với sự hỗ trợ tư vấn của nhóm cán bộ khoa học trường đại học Dược và Đại học Nông nghiệp I Hà nội, các nghệ nhân và thanh niên ưu tú của bản đứng ra thành lập Doanh nghiệp, tổ chức triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép kinh doanh số: 5300233004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cấp ngày 1-1-2007. Thời gian đầu có 14 hộ gia đình người Dao đỏ tại 2 thôn Xả Séng và Tà Chải của xã Tả Phìn làm cổ đông. Mỗi cổ đông đóng góp cho công ty cổ phần không phải bằng tiền mặt mà bằng chính sản phẩm cây thuốc trên những mảnh rừng được nhà nước giao quản lý trong chương trình quản lý rừng cộng đồng của huyện SaPa. Hộ ít nhất đóng góp 2ha, hộ hiều nhất là 7ha diện tích khai thác, sử dụng. Mỗi ngày lần lượt các hộ gia đình được giao hái lá thuốc đem đến công ty để tinh chế thành các sản phẩm khác nhau. Các cổ đông sẽ cùng quản lý, kiểm soát đầu vào, đầu ra của sản phẩm và cùng chịu trách nhiệm về tất cả quá trình hoạt động, tồn tại của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị, sáng lập công ty là anh Lý Láo Lở - một người Dao đỏ tâm huyết với nghề, được mẹ là nghệ nhân Chảo Sử Mẩy truyền nghề thuốc - sẽ chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của công ty. Các hoạt động kinh doanh triển khai bao gồm: - Tổ chức dịch vụ tắm lá thuốc tại chỗ cho du khách; - Sản xuất các sản phẩm thuốc tắm bán tại chỗ và bán ra thị trường; - Triển khai các hoạt động để bảo tồn cây thuốc và gìn giữ tri thức về cây thuốc nói chung và cây thuốc tắm nói riêng. Quy trình vận hành của Công ty như sau: Bảo tồn khai thác bền vững

Sơ chế, dự trữ

Đun nấu chưng cất

Lắng lọc, pha mùi

Đóng gói, hoàn thiện

Phân phối bán hàng

59


Thị phần của Công ty hiện nay bao gồm: - Bán lẻ sản phẩm cho khách du lịch đến công ty - Bán qua các cửa hàng thuốc, cửa hàng tạp hóa, khách sạn tại Tả Phìn; Sa Pa và thành phố Lào cai- Mỗi tháng tiêu thụ khoảng cả 2 loại bán hàng trên khoảng 900 sản phẩm. - Bán hàng qua nhà phân phối FLORAL phân phối độc quyền sản phẩm Mama- Mỗi tháng tiêu thụ khoảng 1000 sản phẩm. - Bán thuốc thô cho công ty HERBE tại thành phố Hồ Chí Minh để họ gia công đóng gói bao bì trung bình mỗi tháng khoảng 700lit cao lỏng. Để có được nguồn dược liệu phong phú, đảm bảo thời gian thu hoạch, công ty đã xây dựng vườn ươm cây giống với sự giúp đỡ từ phía Đại học Dược Hà Nội và Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Có kỹ thuật trồng, chăm bón cây thuốc từ các nhà khoa học, Công ty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho bà con để trồng, chăm sóc cây thuốc có hiệu quả. Đồng thời cũng giúp nâng cao nhận thức và năng lực cho bà con trong việc bảo tồn, phát huy tri thức dân tộc. Sau hơn 7 năm hoạt động, hiện nay công ty đã có 72 cổ đông, tương đương với đó là 72 khu rừng của mỗi cổ đông đóng góp vào diện tích khai thác sử dụng, thâm canh nguồn dược liệu.. Doanh thu từ chỗ chịu lỗ trong 3 năm đầu đã tăng dần đều và phát triển ngày càng bền vững. Năm hoạt động Trước 2010 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu Thua lỗ 600 Triệu đồng Gần 1 tỷ đổng Hơn 2 tỷ đồng Hơn 3,2 tỷ đồng

Cổ tức chia cho Cổ đông Không chia được cổ tức 9% 14% 19% 23%

Hiện nay công ty đã sản xuất được 4 loại sản phẩm thuốc tắm thành phẩm bán ra thị trường: - Sản phẩm tắm cho phụ nữ sau khi sinh (Mama); - Sản phẩm tắm riêng cho phụ nữ mọi lứa tuổi (Lady); - Sản phẩm tắm thư giãn trị liệu ( Relax); - Sản phẩm ngâm chân (Salus). 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội Nghề thuốc của người Dao đỏ tại Sa Pa trong những năm gần đây đang dần bị mai một. Những người lớn tuổi biết nghề thuốc không còn nhiều. Thế hệ kế cận tiếp thu hạn chế tri thức dân gian cha ông để lại. Nguồn thuốc quý bị đe dọa đa dạng chủng loại do rừng ngày càng suy giảm. Mô hình doanh nghiệp cộng đồng cùng sản xuất, quản lý các sản phẩm bản địa Sapanapro đã phần nào giúp phục hồi giá trị văn hóa của người Dao đỏ tại Tả Phìn nói riêng, huyện Sa Pa nói chung. Thông qua hoạt động sản xuất, các bài thuốc được khôi phục, trở thành sản phẩm có thương hiệu. Người Dao đỏ khi là cổ đông của công ty, họ thấy vai trò sở hữu tri thức dân gian của mình được củng cố. Từ khi tham gia hoạt động kinh doanh tại Sapanapro, họ đã chính thức trở thành chủ nhân trên mảnh đất rừng mình được giao, không còn bị người ngoài chiếm dụng, sở hữu với mục đích thương mại. Mối quan hệ giữa các hộ gia đình cũng được gắn kết, bền chặt. Từ khi thành lập đến nay, số hộ nông dân nghèo tham gia công ty ngày một tăng (từ 14 hộ 60


lên 72 hộ sau 7 năm); Thu nhập cho người lao động trực tiếp tại công ty bình quân 40 triệu đồng/ người/năm. Hoạt động của công ty giúp tăng thêm thu nhập cho hộ cổ đông cung cấp nguyên liệu bình quân 7-12 triệu đồng/hộ/năm. Số người được hưởng lợi trực tiếp là 300 người, Số người hưởng lợi gián tiếp là 500 người (cung ứng nguyên liệu, tham gia dịch vụ phân phối sản phẩm...). Công ty cũng tạo việc làm thường xuyên cho 9 người và việc làm bán thời gian cho 6 người. Công ty Sapanapro giúp cho cộng đồng người Dao đỏ hiểu rằng còn cây rừng thì mới khai thác được thuốc làm nguyên liệu sản xuất, mới tăng được thu nhập cho gia đình và thoát nghèo bền vững. Qua đó nâng cao bảo vệ cây gỗ lớn, giám tiếp giảm thiểu nguy cơ phá rừng cho nhóm cộng đồng sống dựa vào tài nguyên rừng. Thực tế hiện nay 72 khu rừng với diện tích hơn 500ha rừng phòng hộ đầu nguồn đang được chăm sóc và bảo vệ. Trong giai đoạn 2014 - 2017, công ty xây dựng kế hoạch doanh thu tăng thêm 49- 50%/ năm; Năm 2014: 3,5 tỉ đồng; năm 2015: 5,5 tỉ đồng; năm 2016: 7,5 tỉ đồng. Lợi nhuận năm 2014: 22%; năm 2015 : 25%; năm 2016 khoảng 27%. Tạo thu nhập cho địa phương và cộng đồng khoảng 1,4 tỉ đồng/năm (Từ nhập nguyên liệu khoảng 600 triệu; lao động sản xuất tại cty khoảng 500 triệu, từ cổ tức khoảng 250 triệu, từ hoạt động dịch vụ khác khoảng 50 triệu). Số hộ cổ đông thoát nghèo khoảng 80% (cao gấp đôi so với những hộ không phải là cổ đông). Những mục tiêu chiến lược của công ty được xây dựng dựa trên những chỉ số đánh giá án sinh xã hội đối với cộng đồng, tiềm năng của các cổ đông và mức độ tiếp nhận sản phẩm của thị trường trong nước4. 4. Thông điệp Mô hình doanh nghiệp xã hội Sapanapro tuy mới nhưng đã thành công trong việc nâng cao năng lực cộng đồng của người dân tộc thiểu số trong việc sử dụng quyền và trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên. Khả năng nhân rộng mô hình này là khả thi, áp dụng với những vùng rừng đa dạng sinh học, tri thức bản địa còn đủ để khai thác, diện tích đất rừng do nhóm dân tộc thiểu số/dân tộc bản địa làm chủ. Việc áp dụng mô hình này ở những địa bàn tương tự nhất thiết phải có khảo sát xã hội để đánh giá tiềm năng cụ thể và cần được kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan tại địa phương.

61


NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Ths. Đinh Thị Hà Giang Trường ĐH Tài nguyên & Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn hiện nay có khoảng 32.423 dân cư sinh sống. Phần lớn họ đều là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) (chiếm 90,03%), trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 44%. Đồng bào người DTTS nơi đây từ nhiều đời nay đã gắn bó với rừng, lấy rừng nên áp lực lên tài nguyên rừng là rất lớn. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết hài hoà giữa những nhóm lợi ích khác nhau giữa một bên là sinh kế của người DTTS và một bên là tính cấp thiết của công tác bảo tồn tại VQG Xuân Sơn đang là thách thức lớn cho địa phương. Bài viết dưới đây đưa ra những dẫn liệu về một số những thách thức trong quản lý rừng tự nhiên ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách quản lý rừng bền vững ở VQG Xuân Sơn. Những thách thức đó là mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân còn lớn thể hiện qua mức thu nhập từ rừng; mức độ quan trọng, mức độ khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng…; sự gia tăng dân số và đói nghèo; và một số chính sách của địa phương như di dân hay quy hoạch phát triển du lịch sinh thái…Đây là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ không bền vững trong quản lý rừng ở VQG Xuân Sơn. 1. Đặt vấn đề Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn mới được chính thức chuyển hạng thành VQG từ KBT Thiên nhiên theo quyết định số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Cũng giống như nhiều VQG khác, hiện nay các mối đe doạ đối với khu hệ động vật hoang dã và hệ thực vật VQG Xuân Sơn do những hoạt động trực tiếp của con người (săn bắt động vật, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc trái phép…) đang là một thách thức lớn cho công tác quản lý rừng nói chung. Đặc biệt, trong vùng đệm của VQG Xuân Sơn vẫn còn 32.423 dân cư sinh sống. Phần lớn họ đều là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) (chiếm 90,03%), trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 44%. Đồng bào người DTTS nơi đây từ nhiều đời nay đã gắn bó với rừng, lấy rừng là nguồn sống thông qua các hoạt động canh tác nương rẫy, khai thác và săn bắt. Do đó, áp lực lên tài nguyên trong VQG là rất lớn đòi hỏi cần phải được nghiên cứu và giải quyết một cách hài hoà giữa công tác bảo tồn ĐDSH và đảm bảo sinh kế cho đồng bào DTTS. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết hài hoà giữa những nhóm lợi ích khác nhau giữa một bên là sinh kế của người DTTS và một bên là tính cấp thiết của công tác bảo tồn tại VQG Xuân Sơn đang là thách thức lớn cho địa phương. Bài viết dưới đây đưa ra những dẫn liệu về một số những thách thức trong quản lý rừng tự nhiên ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách quản lý rừng bền vững ở VQG Xuân Sơn. 2. Tổng quan về VQG Xuân Sơn và tình hình quản lý rừng tự nhiên Tổng quan về VQG Xuân Sơn VQG Xuân Sơn nằm hoàn toàn trên địa bàn hành chính xã Xuân Sơn và một phần nằm trên địa bàn các xã: Xuân Đài, Kim Thượng, Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của VQG Xuân Sơn là 33.687 ha trong đó diện tích vùng lõi là 62


15.048 ha (chiếm 45%), diện tích vùng đệm được xác định là 18.639 ha (chiếm 55%), thuộc diện tích đất của 7 xã Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Lai Đồng, Xuân Đài, Kim Thượng, Minh Đài thuộc địa bàn hành chính huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ [1].

Bảng 1.1: Diện tích phân khu chức năng của khu vực nghiên cứu (đơn vị: ha) Vùng lõi Vùng bảo vệ Vùng phục hồi nghiêm ngặt sinh thái 9.099 5.737

Tổng 15.048

Vùng đệm Khu hành chính, dịch vụ 212

Vùng đệm 18.639

Nguồn: VQG Xuân Sơn, 2014 Tình hình quản lý rừng tự nhiên ở VQG và vùng đệm Rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn được quản lý dưới hai hình thức chủ yếu là:

• GĐGR: Đối với diện tích rừng sản xuất của địa phương đều được giao cho các hộ quản lý

sử dụng. Một số diện tích đất lâm nghiệp đã được GĐGR có sổ (theo Nghị định 02/CP), số còn lại chưa được giao, cũng như chưa được cấp sổ chính thức quyền sử dụng đất lâm nghiệp lâu dài. (Xem chi tiết tại Bảng 1.2)

• Khoán quản lý bảo vệ rừng: VQG sau khi thành lập đã thực hiện việc giao khoán quản lý

bảo vệ cho các hộ gia đình theo hình thức quản lý bảo vệ của cộng đồng. Những diện tích nhận khoán được quản lý dưới hình thức thực hiện quản lý gộp cho cả xóm, nhưng mỗi xóm lại có phương thức phân chia quyền lợi khác nhau:1) quyền lợi chia đều cho các hộ không phân biệt hộ đông lao động hay ít lao động (xóm Dù): 2) quyền lợi chia đều cho các khẩu, nên hộ nào có đông khẩu thì được chia nhiều (đa số ở các xóm còn lại). Nếu gia đình nào có người vi phạm quy định thì gia đình đó cuối năm sẽ không được chia tiền khoán bảo vệ rừng. Bảng 1.2: Hiện trạng GĐGR các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn (tính đến ngày 01/01/2013)

STT

1 2 3

Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Tổng

Đơn vị: ha

Giao với mục đích quản lý Cơ quan đơn vị Cộng đồng UNBD của Nhà nước dân cư xã

Giao với mục đích sử dụng Tổng số

Hộ gia đình

Tổ chức Kinh tế

15.571,82

11.652,39

2.167,17

0

50,8

1.701,46

2.240,51

874

1.113,3

0

0

253,21

9.509,47

0

0

9.509,47

0

0

27.321,8

12.526,39

3.280,47

9.509,47

50,8

1.954,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng Tài nguyên huyện Tân Sơn ,2014

63


3. Một số thách thức trong việc quản lý rừng tự nhiên ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn 3.1. Mức độ người dân phụ thuộc vào rừng - Thu nhập từ rừng: Mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng trước hết được thể hiện qua thu nhập từ rừng trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, các hộ gia đình có mức thu nhập từ rừng trong khoảng 26 – 50 % là đông nhất chiếm 37,0%, tiếp đến là mức thu nhập từ 51 – 75% chiếm 15,2 %, thấp hơn là mức thu nhập từ rừng từ 5 – 25% là 13,1% và thấp nhất là nhóm có mức thu nhập từ rừng từ 76 – 100% là 3,2%. - Mức độ quan trọng của các sản phẩm từ rừng với người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn: Phần lớn người dân đang sinh sống ở vùng đệm VQG Xuân Sơn đều là người DTTS bản địa. Cuộc sống của người dân vài chục năm trước còn phụ thuộc hoàn toàn vào rừng. Từ khi VQG Xuân Sơn thành lập (2002), người dân đã gặp phải không ít những khó khăn do phải từ bỏ dần tập quán lâu đời vào rừng khai thác mọi thứ lâm sản. Kết quả điều tra, khảo sát về mức độ quan trọng của các sản phẩm từ rừng đối với cuộc sống người dân ở đây được thống kê trong Bảng 3.1. Bảng 3.1: Mức độ quan trọng của các sản phẩm từ rừng ( %) Mức độ STT Loại sản phẩm 1 2 3 4

Gỗ và vật liệu xây dựng Củi Các loại thực phẩm Cây thuốc chữa bệnh

Rất quan trọng

Quan trọng

15,2 72,2 27,2 28,2

52,2 15,2 28,2 26,1

Không quan Ít quan trọng trọng hoặc không tồn tại 19,6 13,0 7,6 0,0 42,4 2,2 26,1 19,6 Nguồn: Đinh Thị Hà Giang, 2011

- Mức độ khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng của người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn: Trong các loại sản phẩm được điều tra về mức độ khai thác và sử dụng thì mức độ khai thác gỗ của người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn là quan trọng nhất. Ở VQG Xuân Sơn, gỗ là sản phẩm bị nghiêm cấm khai thác dưới mọi hình thức và khai thác gỗ là hành động bất hợp pháp mà tất cả mọi người dân ở đây đều nhận thức rất rõ. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ người khai thác “rất thường xuyên” là 6,7% và “thường xuyên” là 14,4%. Điều đó không chỉ phẩn ánh mức độ chấp hành luật pháp cũng như ý thức của người dân còn thấp, mà còn phản ánh việc quản lý tài nguyên gỗ ở địa phương còn nhiều bất cập. Loại sản phẩm Gỗ Củi Tre, luồng Nứa Song, mây Mật ong Cây thuốc 64

Bảng 3.2: Mức độ khai thác, sử dụng các sản phẩm từ rừng (%) Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Ít/ hiếm khi Không bao giờ 6,7 14,4 52,2 26,7 61,1 31,1 6,7 1,1 7,2 26,2 44,0 22,6 17,5 47,3 27,5 7,7 0,0 0,0 17,9 82,1 0,0 3,4 28,2 68,4 3,4 31,5 41,6 23,4


Măng Nấm, mộc nhĩ Lá cọ Các loài động vật

25,0 1,1 3,4 1,2

55,4 11,5 14,6 0,0

14,1 52,9 58,4 15,1

5,5 34,5 23,6 83,7

Nguồn: Đinh Thị Hà Giang, 2011 - Tình trạng sử dụng các sản phẩm từ rừng của người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn: Kết quả khảo sát về phương thức sử dụng của người dân đối với 11 loại sản phẩm được khai thác từ rừng thì phần lớn người dân lựa chọn đồng thời cả hai phương thức là bán lấy tiền và sử dụng trong gia đình 8/11 loại sản phẩm. Tuy nhiên, đối với từng loại sản phẩm thì tỷ lệ này không cao và dao động từ 10,8% đến 23,9%. 3.2. Thách thức từ việc tăng dân số và đói nghèo Tăng dân số: Dân số tăng thêm đồng nghĩa với nhu cầu lớn hơn về sử dụng tài nguyên. Năng suất sản lượng nông nghiệp thấp trong khi đó dân số không ngừng tăng lên đã nghèo hoá cả nền tảng tài nguyên sẵn có và những yếu tố xã hội mà cho đến nay vẫn mang lại cân bằng cho vùng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở xã Xuân Sơn là 1,0%, xã Xuân Đài là 1,37% (năm 2010). Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Xuân Sơn cho biết, hiện nay vấn đề thiếu đất cho sản xuất nông nghiệp là rất trầm trọng. Cây lúa vẫn chiếm vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực của vùng. Bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người ở Xuân Sơn tính đến cuối năm 2010 là 387,3 m2/người (tức là khoảng 1 sào/ người), tỷ lệ này ở Xuân Đài thấp hơn là 272,7 m2/người (chưa được 1 sào/ người). Nhu cầu này mở rộng diện tích đất canh tác càng trở nên cấp thiết hơn khi dân số tăng lên nhanh chóng. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp dẫn đến hệ quả tất yếu là phải mở rộng diện tích đất canh tác, xâm lấn vào phạm vi quản lý của KBT. Do đó, vấn đề tăng dân số cũng đang trở thành mối đe doạ lớn góp phần làm mất hay suy thoái tài nguyên rừng. - Đói nghèo: Nghèo về thu nhập thường kèm theo tình trạng nghèo về xã hội như tính dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất lợi (ví dụ như bệnh tật, khủng hoảng kinh tế hoặc thiên tai), không có tiếng nói trong hầu hết các thể chế xã hội và sự bất lực trong việc cải thiện đời sống của cá nhân. Qua điều tra, phần lớn người dân sinh sống trong VQG Xuân Sơn đều là người DTTS có đời sống kinh tế kém phát triển hơn các vùng khác. Tỷ lệ hộ nghèo lên tới 44,39%, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số là 86,03 % trong toàn vùng đệm và vùng lõi. Về phương diện môi trường, ở khía cạnh nào đó người dân vùng đệm và vùng lõi là một trong những tác nhân gây nên suy thoái tài nguyên rừng của VQG Xuân Sơn, nhưng về phương diện nhân văn, họ là nhóm người nghèo khổ và thua thiệt rất cần sự hỗ trợ để tồn tại và phát triển.

65


3.3 Thách thức trong các vấn đề chính sách và phát triển kinh tế địa phương Hiện nay, một số chính sách quan trọng đang được thực thi tại VQG Xuân Sơn tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến cộng đồng DTTS và công tác quản lý rừng Một là: Năm 2005, theo Dự án Kinh tế Mới Xuân Sơn – Xuân Đài của UBND huyện Thanh Sơn22 29 hộ dân cư với 129 khẩu và 52 lao động xóm Lùng Mằng – xã Xuân Sơn di dân khỏi vùng lõi VQG Xuân Sơn, định cư sinh sống tại xã vùng đệm Xuân Đài tại xóm mới có tên gọi là Đồng Tào. 100% các hộ đều là người Dao và làm nông nghiệp đã ký đơn tự nguyện di dân vào tháng 12/2005 cam kết sẽ xây dựng cuộc sống lâu dài ở vùng dự án. Đứng trên quan điểm phát triển bền vững, việc đưa người dân ra khỏi KBT là giải pháp không khả thi, thậm chí không bền vững. Như chúng ta đã biết, cộng đồng người DTTS nói chung và người Dao ở xóm Lùng Mằng nói riêng có cuộc sống gắn liền với rừng từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành và qua đời. Trong cái vòng sinh trưởng tuần hoàn chung sống với tự nhiên và cải tạo tự nhiên ấy họ đã sáng tạo nên những tập tục văn hoá gắn với rừng và mang những đặc trưng văn hoá riêng biệt. Các yếu tố văn hoá cũng tạo nên thái độ của cộng đồng về thiên nhiên. Do đó các nhà quản lý cần phải nhận thức được rằng Phát triển văn hoá không phải là một sự xa xỉ mà là một cách để tăng cường vốn xã hội và vì vậy là một trong những yếu tố chủ chốt để phát triển thành công [3].Theo đó, các kiến thức bản địa có thể đặc biệt quan trọng nếu như đối với cộng đồng địa phương chính những tài nguyên rừng lại là một phần trung tâm của hệ thống tín ngưỡng, thế giới quan và bản sắc. Các thay đổi về văn hoá, do đó, có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra mất rừng do ảnh hưởng đến tập quán địa phương về bảo tồn và sử dụng bền vững. Thêm vào đó, người Dao là dân tộc có truyền thống lâu đời trong canh tác nương rẫy trên sườn núi, nên họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thích nghi với hình thức canh tác trên lúa nước ở các thung lũng bằng phẳng hơn. Đối với người Dao nói riêng và người DTTS nói chung, quyền tiếp cận và sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các hộ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng nhất của tình trạng kinh tế hộ gia đình. Nhưng với việc dân số ngày càng tăng trong khi quỹ đất thì có hạn sẽ là rào cản đối với việc giảm nghèo. Dự án xây dựng Khu Du lịch Xuân Sơn - Đền Hùng có tác động lớn đối với công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Xuân Sơn nói riêng và công tác quản lý rừng tự nhiên nói chung. Vấn đề quy hoạch xây dựng Khu du lịch Xuân Sơn - Đền Hùng theo quyết định số 2656/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 11 tháng 9 năm 2009 do Doanh nghiệp Xuân Trường làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Một phần quan trọng của dự án được thực hiện ở xã Xuân Sơn (6.244 ha) và xã Xuân Đài (2.800 ha). Trong đó cơ cấu sử dụng đất được phân ra như sau: Bảng 4.2: Cơ cấu sử dụng đất dự án xây dựng Khu Du lịch Xuân Sơn - Đền Hùng STT Phân khu

Diện tích

Thuộc xã

Hình thức giao đất Giao đất quản lý và sử dụng

1

Khu tâm linh

2.700 ha

Xuân Đài

2

Khu dịch vụ

100 ha

Xuân Đài

Cho thuê đất 70 năm

3

Khu rừng nguyên sinh, hang động, suối, núi đá có cây

6.244 ha

Xuân Sơn

Giao đất quản lý và sử dụng

Nguồn: Phòng Tài nguyên huyện Tân Sơn, 2010 66

22 Huyện Thanh Sơn nay tách thành huyện Thanh Sơn và Tân Sơn.


Có thể khẳng định đây là một dự án tầm cỡ, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái góp phần phát triển KT - XH địa phương, nâng cao đời sống của một bộ phận dân cư sinh sống trong cộng đồng. Tuy nhiên, diện tích vùng lõi do VQG Xuân Sơn quản lý là khá nhỏ so với các VQG khác trong cả nước, chỉ có 15. 048 ha. Trong đó, phần đất được dành cho dự án là 6.244 ha nằm trọn trong vùng lõi này, chiếm đến 41,5 % tổng diện tích. Như vậy, chỉ còn lại 58,5 % diện tích đất vùng lõi không nằm trong vùng quy hoạch, là diện tích lý tưởng duy nhất còn lại cho các loài động vật hoang dã cư trú. 4. Kết luận 1. Việc thành lập VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ là tất yếu để bảo tồn ĐDSH, nhưng lại đặt ra cho cộng đồng dân cư ở đây những thách thức mới. Phần lớn người dân địa phương đều gặp nhiều khó khăn trong việc từ bỏ khai thác các nguồn lợi sẵn có từ rừng. Điều đó đồng nghĩa với việc sức ép tác động đến rừng không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, nhất là khi sức ép này được tạo ra bởi nhu cầu thiết yếu trước cuộc sống quá khó khăn của những người sống trong và ngoài khu bảo tồn. 2. Đặc biệt, trong vùng đệm của VQG Xuân Sơn vẫn còn 32.423 dân cư sinh sống. Phần lớn họ đều là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) (chiếm 90,03%), trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 44%. Như vậy, cần phải nhận thức được rằng cư dân sinh sống ở trong và xung quanh VQG Xuân Sơn không đơn thuần chỉ là những người nghèo mà là người DTTS nghèo. Cần phải coi trọng điểm khác biệt này trong hoạch định chính sách. Những sự khác biệt về văn hoá, những định kiến về suy nghĩ của các nhà quản lý vĩ mô và vi mô sẽ gây nên những bất lợi nghiêm trọng đến đối tượng dễ bị tổn thương này. 3. Một số những thách thức đến công tác quản lý rừng ở VQG Xuân sơn chủ yếu là do: Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng; do sự gia tăng dân số và nghèo đói cùng một số những chính sách của địa phương như chính sách di dân hay phát triển Khu du lịch Sinh thái. Đây chính là những nhân tố tiềm ẩn tạo nên tính không bền vững trong quản lý rừng ở VQG Xuân Sơn. Tài liệu tham khảo 1. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (2008), Đa dạng sinh học và Bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Đinh Thị Hà Giang (2013), Đánh giá mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia : Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng xanh, CRES - Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Soubbotina, T.P (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về phát triển bền vững, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 4. Uỷ ban Nhân dân huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ (2008, 2014) Niên giám thống kê huyện Tân Sơn – năm 2007, 2013 Tân Sơn.

67


THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ THƯỢNG BẰNG LA, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI VỀ QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC GỖ HỢP PHÁP Nguyễn Nguyên Cương Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường Tóm tắt nội dung: Trong bối cảnh hiện nay, rừng tự nhiên, rừng có nhiều gỗ quý và có nhiều giá trị đa dạng sinh học cao hàng ngày đang bị tàn phá dữ dội gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của người dân và của muôn loài; làm suy giảm đáng kể nguồn đa dạng sinh học phong phú của nước ta. Trên thực tế, rừng tự nhiên phần lớn lại nằm trên các vùng núi, các vùng núi cao ở các thung lũng, khe sâu hiểm trở mà ở đó chính là nơi sinh sống của đa số đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, việc tổ chức các cuộc tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số về quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên là việc cần phải được coi trọng, làm thường xuyên, là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các tổ chức NGOs và chính quyền địa phương bởi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với rừng, chính họ là những chủ nhân đích thực của rừng tự nhiên. Cuộc tham vấn cộng đồng tại xã Thượng Bằng La tỉnh Yên Bái về quản lý rừng tự nhiên và khai thác gỗ hợp pháp được Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao Khoa học Công nghệ được tổ chức nhằm giúp người dân địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người) được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng tự nhiên, các quyền và trách nhiệm của cộng đồng về thực thi pháp luật và lâm luật; thu thập các ý kiến, những nguyện vọng và các kiến nghị của người dân về những vấn đề liên quan đến quản lý rừng tự nhiên; khảo sát sự hiểu biết của người dân liên quan đến tính hợp pháp của việc khai thác gỗ và sản phẩm gỗ. 1. Vấn đề - Bối cảnh Tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số về quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên cần phải được thực hiện thường xuyên. Trong bối cảnh hiện nay, việc chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép diễn ra thường xuyên ở trên địa bàn hầu hết các địa bàn các tỉnh có rừng và đặc biệt ở những vùng rừng có gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Năm 2011, Hội đồng Châu Âu đã ban hành Quy chế về kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp nhập khẩu vào thị trường EU. Theo quy định này, từ tháng 3/2013, các lô hàng xuất vào EU không có giấy phép FLEGT sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Việt Nam và EU đang trong quá trình quan đàm phán “Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA)” về FLEGT với EU, nghĩa là gỗ hợp pháp của Việt Nam vào thị trường EU. Trong bối cảnh này, Chúng tôi đã thành lập Nhóm công tác gồm các chuyên gia của Trung tâm Giáo dục và Truyền thông Môi trường và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và Công nghệ Tây Bắc tiến hành tổ chức tham vấn cộng đồng về Quản lý rừng tự nhiên và khai thác gỗ hợp pháp tại xã Thượng Bằng La, tỉnh Yên Bái.

68


2. Địa điểm tham vấn: xã Thượng Bằng La Xã Thượng Bằng La nằm ở phía Tây Nam của huyện Văn Chấn, cách trung tâm Huyện 32 km. Phía Bắc giáp với thị trấn Nông Trường Trần Phú huyện Văn Chấn, phía Nam giáp với xã Mường Cơi, Tân Lang – Phù Yên - Sơn La, Phía Đông giáp với xã Minh An huyện Văn Chấn, Phía Tây giáp với xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn. Nằm lưng chừng đèo Lũng Lô. • Về đặc điểm dân cư: Xã có 20 thôn với 2037 hộ, dân số khoảng 8000 người, trên địa bàn xã có 5 dân tộc chính cùng 1 số dân tộc ít người khác cùng sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ đông nhất là người Kinh và người Tày. Đi qua xã có 2 trục đường quốc lộ chạy qua là QL 32 và 37 với chiều dài 18 km. • Về đặc điểm tự nhiên: Địa hình: Đây là vùng núi cao, diện tích tự nhiên 9.244,25ha. - Nhóm đất nông nghiệp (gồm cả diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất thuỷ sản) có 8.677.16 ha, chiếm 93,86 %; (trong đó Đất lâm nghiệp; 6.717,61 ha) được chia ra thành: + Đất rừng tự nhiên và phòng hộ: 3.164.16 ha, chiếm 34,18 %, + Đất rừng sản xuất: 3.553.45 ha, chiếm 38% (trong đó rừng sản xuất tự nhiên: 1.341.56 ha, rừng trồng kinh doanh: 1.186,88 ha, đất có khả năng trồng rừng sản xuất: 1.025 ha) - Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 275,65 ha, chiếm 2,98 %. - Nhóm đất chưa sử dụng có 101,44 ha, chiếm 1,0 %. Với các đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội có tính đại diện như trên, Nhóm công tác đã chọn xã Thượng Bằng La làm địa bàn tham vấn về quản lý rừng tự nhiên và khai thác gỗ hợp pháp. 3. Mục tiêu và nội dung tham vấn • Mục tiêu: - Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng tự nhiên; - Thu thập các ý kiến của người dân/cộng đồng về những vấn đề liên quan đến quản lý rừng tự nhiên và sản phẩm gỗ. - Phân tích việc Quyền lợi và nghĩa vụ của người dân/cộng đồng trong việc thực thi Lâm luật thực thi lâm luật và ảnh hưởng của nó đến - Khảo sát sự hiểu biết/nhận thức của người dân/cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ; - Lựa chọn địa điểm và trình tự tham vấn: + Chọn 03 thôn để phỏng vấn: Thôn Đá đỏ, thôn Mỏ và Thôn Bắc xã Thượng Bằng La + Thành lập các nhóm tham gia phỏng vấn: Mỗi thôn lập 5 nhóm, mỗi nhóm từ 7-10 người + Trong đó: 03 Nhóm liên quan đến các hoạt động Rừng tự nhiên và 02 Nhóm liên quan đến các hoạt động rừng trồng • Nội dung tham vấn cộng đồng - Các quy định về quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng theo luật bảo vệ và phát triển rừng - An toàn về môi trường - An toàn về xã hội 69


4. Kết quả tham vấn về quản lý rừng tự nhiên và khai thác gỗ hợp pháp - Quản lý rừng tự nhiên và khai thác gỗ hợp pháp Rừng tự nhiên phòng hộ trước đây do Lâm trường Ngòi Lao quản lý, từ năm 1994 địa phương giao cho các nhóm hộ trong thôn (gọi là nhóm 327) quản lý bảo vệ. Khi giao rừng chỉ còn 1 số ít cây gỗ, còn lại do Lâm trường đã khai thác trước đây. Số cây gỗ quý như Lim, Lát, Trai, Nghiến còn rất ít, kích thước nhỏ nhưng cũng không được bàn giao về số lượng cụ thể. Rừng tự nhiên phòng hộ không được khai thác gỗ và các lâm sản khác. Đến nay việc giao đất rừng tự nhiên đã được chính thức hóa bằng sổ đỏ cho các nhóm cộng đồng (nhóm 327). Rừng tự nhiên sản xuất, được các hộ nhận quản lý bảo vệ, trong cam kết có được hưởng lợi từ rừng nhưng đa số chưa có sản phẩm cho người dân hưởng lợi. Trước đây theo quy định cũ, hàng năm được hưởng từ 50 000-100 000 đ/ha, hiện nay không có tiền nữa. Có 1 số nhóm hộ đã được hưởng lợi từ sản phẩm măng tre Bát độ do trồng xen, trồng bù vào khu vực đất trống, sản lượng măng hàng năm đến gần trăm tấn, giá trung bình 4 500 đ/kg (đất này đã được cấp sổ đỏ một phần, thời gian tới đang triển khai cấp tiếp cho các nhóm cộng đồng). - Khai thác gỗ hợp pháp: Phần lớn người dân địa phương không được biết các quy định pháp lý cần có khi khai thác gỗ rừng trồng như: Có đơn xin khai thác gửi UBND xã; Sổ đỏ rừng để chứng minh diện tích và vị trí khai thác gửi UBND xã; có xác nhận của UBND Trong trường hợp khi có cây chết trong rừng tự nhiên muốn khai thác tận thu phải có đầy đủ các thủ tục: Quyết định khai thác của UBND xã, huyện; Hồ sơ khai thác rừng tự nhiên; Hồ sơ tận thu gỗ rừng tự nhiên v.v… - An toàn về môi trường: Chính quyền địa phương và người dân đã hiểu được các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn về môi trường trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng Cộng đồng địa phương tham gia vào việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường Người dân hiểu được các tác hại của việc khai thác, vận chuyển gỗ (đặc biệt khai thác trắng) đối với môi trường sống trong vùng như: ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, giảm tính đa dạng sinh học, lũ quét, sạt lở đất v.v… - An toàn về xã hội: Nâng cao nhận thức cho công đồng về an toàn xã hội có sự tham gia trong quá trình lập kế hoạch quản lý rừng, khai thác gỗ (đặc biệt là dân tộc thiểu số). Có sự đồng thuận của cộng đồng sống ven rừng được phép khai thác gỗ và tham gia giám sát vào quá trình khai thác vận chuyển gỗ. Người dân hiểu được tầm quan trọng của việc cần xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích và sự minh bạch trong việc hưởng lợi từ việc khai thác, vận chuyển gỗ. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình tham vần cho thấy người dân không được sự tham gia vào quá trình lập kế hoạch và giám sát khai thác. Ở đây quyền khai thác là của các hộ có rừng và phê duyệt giấy phép khai thác là của UBND xã và Kiểm Lâm tham gia giám sát. Việc này chưa có trong tiền lệ.

70


5. Những Đề xuất và Kiến nghị của cộng đồng về quản lý rừng tự nhiên Rừng tự nhiên phòng hộ đã được giao cho các nhóm cộng đồng quản lý, phần lợi ích thu được rất ít. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cho thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường như vậy mới đảm bảo lợi ích và trách nhiệm của người giữ rừng (Ý kiến của các Trưởng thôn). Đối với rừng tự nhiên sản xuất: Nhà nước đã thực hiện không cấp tiền bảo vệ. Các ý kiến đều thống nhất đề nghị Nhà nước nghiên cứu chính sách giao đất cho các hộ để rừng được làm giàu và người giữ rừng có lợi ích. Đối với các hộ gia đình có nguyện vọng nhận đất rừng, Nhà nước cần có chính sách giao đất hiện do UBND xã quản lý để họ có đất sản xuất và hưởng lợi từ đất rừng. Với những hộ nghèo đã được giao đất nhưng thiếu vốn trồng rừng, đề nghị được vay vốn ưu đãi dài hạn để trồng rừng (vì rừng trồng phải mất nhiều năm) Cần có kinh phí để tu bổ, cải tạo đường xá, đảm bảo giao thông cho cả cộng đồng và hoạt động vận chuyển gỗ. Nhà nước nên có những nguồn ưu đãi, hỗ trợ cho người dân sống dựa vào rừng, cải thiện các sinh kế khác để họ bớt đi sự lệ thuộc vào rừng. Cần có nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Việc khai thác gỗ thường gây ra những sự cố thiên tai, đề nghị Nhà nước tổ chức diễn tập phòng tránh thiên tai cho cộng đồng người dân sống trong vùng nguy hiểm. 6. Trích dẫn các cuộc Phỏng vấn trực tiếp • Người phỏng vấn thứ nhất: Bà Hoàng Thị Hòa Bà Hoàng Thị Hòa, 58 tuổi. Dân tộc Tày. Sinh tại thôn Mỏ, xã Thượng Bằng La, huyện Yên Trấn, tỉnh Yên Bái. Chồng trước đi bộ đội tại Chiến trường Lào, bà có 03 người con (hai trai và một gái), đều có gia đình riêng. - Việc quản lý rừng tự nhiên: Bà Hòa được Nhà nước giao 4,5ha rừng tự nhiên từ năm 1992, thời hạn từ 50 đến 60 năm (dài hạn). Việc giao rừng tự nhiên cho bà Hòa có hồ sơ, giấy tờ của Huyện (vẫn còn lưu giữ cho đến nay) và có xác nhận của Kiểm lâm. Tuy nhiên, gia đình được Nhà nước giao rừng tự nhiên nhưng chưa bao giờ (chưa hề) được nhận tiền về quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên. - Việc khai thác rừng tự nhên trong khu vực 4,5 ha mà gia đình bà Hòa được giao: Sau 20 năm (từ 1992 – 2012) rừng mất hết, gần như rừng hoang vì hầu như ai cũng vào “rừng của Bà” được giao để khai thác, phá rừng (phá hoại). Từ năm 2004 đến nay, gia đình đã trồng thêm một số cây như: măng, trúc nhỏ để thêm phần thu nhập cho gia đình - Nguyện vọng của bà Hòa: Gia đình mong muốn người dân không nên phá rừng của nhau; Được Nhà nước hỗ trợ tiền bảo vệ rừng, cấp một vài giống cây quý để trồng xen, được hỗ trợ phân bón và ao ước được trồng xen “rừng sinh thái” để cải thiện thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường thôn, bản.

71


- Nhận xét và Kết luận: Đây là một trường hợp đặc biệt trong việc được giao quản lý đất và rừng tự nhiên trong thời hạn dài từ 50 đến 60 năm mà gia đình chưa hề một lần nào được trợ cấp tiền bảo vệ rừng. Chúng tôi đã hỏi bà Hòa và hỏi cả Trưởng thôn, họ đều không hiểu, không biết!. Vậy đây là trường hợp như thế nào ??? Có lẽ vì “không có gì” để ràng buộc hoặc trong biên bản “giao rừng tự nhiên” không ghi rõ các điều khoản nên sau 20 năm (1992 - 2012) đã trở thành rừng hoang. Đây là vấn đề điển hình. Gia đình có một ước ao lớn nhất đó là Trồng xen “rừng sinh thái” để tăng thêm thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường thôn bản; Đây là một, ý tưởng hay, rất tốt. Nếu có điều kiện, đề nghị UBND xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn xem xét và trợ giúp. • Người phỏng vấn thứ 2: Anh Hoàng Đức Tấn (Mô hình trổng rừng trên đất: “Phát nương – Làm rẫy”). Anh Hoàng Đức Tấn , 40 tuổi, Dân tộc Tày. Sinh tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. - Việc quản lý rừng tự nhiên: Đây là trường hợp đặc biệt khác, gia đình anh Tấn có trên 02 ha rừng tự nhiên, thuộc diện phát nương làm rẫy từ năm 1978, 1979 (đã khá lâu). Hiện nay, trên đất 02 ha có trồng các loại cây như: cây xoan, lim, quế, mỡ … (cây mỡ là là nguồn thu nhập chính của gia đình) - Việc khai thác rừng: Từ những năm 1985 – 1986 trở lại đây, khoảng 6 đến 7 năm là có bán cây (rừng trồng) một lần. Vì là rừng trồng của gia đình nên anh Tấn cũng có ý thức trong việc khai thác tỉa, gia đình chưa bao giờ khai thác trắng. - Nguyện vọng của anh Tấn: Nguyện vọng lớn nhất của gia đình là được cấp giấy sử dụng đất, sử dụng lâu dài. Chính quyên địa phương rất ủng hộ nhưng cấp trên vẫn chưa giải quyết. Gia đình có nguyện vọng trồng cây lâu năm để tham gia vào việc bảo vệ môi trường chung vì vậy cần có sự giúp đỡ về giống cây, về kỹ thuật … của Trung tâm Khuyến nông huyện Văn Chấn - Nhận xét và Kết luận: Đây là mô hình phát nương làm rừng, chứ không phải là phát nương làm rẫy. Vì vậy cũng cần áp dụng những chính sách hợp lý để bảo đảm quyền lợi cho người dân, Nguyện vọng của gia đình là trồng cây lâu năm, nhiều loại cây xen. Đặc biệt là những cây kinh tế bền vững (kinh tế xanh, Rio + 20) như là cây Dổi vì hạt Dổi bán có tiền, có thể làm giàu từ hạt Dổi. Nhóm Tham vấn kiến nghị Trung tâm Khuyến nông nghiên cứu và trợ giúp nhân dân xã Thượng Bằng La về giống, kỹ thuật trồng cây Dổi, phát triển Kinh tế xanh bền vững của thôn, xã. • Người phỏng vấn thứ ba: Ông Hoàng Duy Hiển (Trưởng thôn) Ông Hiển Dân tộc Tày, 56 tuổi, Năm 2012, ông được bầu làm Trưởng thôn (thôn Mỏ) và được tham gia vào nhóm 327 (Nhóm quản lý rừng tự nhiên)

72


- Tình hình quản lý rừng tự nhiên (rừng Nguyên sinh) của Nhóm 327: Trước năm 1975: ở Xã Thượng Bằng La có Lâm trường, việc quản lý, khai thác, vận chuyển gỗ do Lâm trường đảm nhiệm. Sau năm 1975: Lâm trường giải tán (giải thể) rừng nguyên sinh giao lại cho Kiểm lâm và nhân dân trông coi, gìn giữ (quản lý). Năm 1998 Nhóm 327 được giao quản lý rừng nguyên sinh với diện tích 520 ha. Nhóm thường thay đổi người tham gia, một năm ký hợp đồng một lần. Hợp đồng do Trưởng nhóm ký với Kiểm lâm huyện. Nhiều năm qua công tác quản lý rừng không tốt, rất khó quản lý vì giao cho Nhóm (tập thể). Vào những năm 2010, 2011, Nhóm 327 đã lập nhiều biên bản về khai thác trộm gỗ quý trong rừng tự nhiên và thu được nhiều tang vật đưa về Kiểm lâm (đặc biệt là gỗ Trai, Nghiến). - Lý do không quản được rừng nguyên sinh vì: 100% gia đình vào rừng nguyên sinh kiếm củi (chặt củi, cưa củi …) , lợi dụng khai thác gỗ để làm nhà, đồ dùng trong gia đình và bán kiếm lời. Việc lập biên bản và tịch thu tang vật như gỗ, cưa… nhưng không bị phạt, bị giam nên lần sau họ cứ chặt trộm gỗ, cưa gỗ may ra thì lại thoát Từ năm 2002, 2003 trở lại đây, cưa máy bán sẵn ngoài chợ nếu bị tịch thu thì họ lại mua cái khác. Ngoài ra họ sử dụng điện thoại di động để báo cho nhau khi có Kiểm lâm hoặc Nhóm 327 nên thường là trốn thoát và Chi phí cho quản lý rừng rất thấp. - Kiến nghị: Kiến nghị của Ông Trưởng thôn (đồng thời cũng là kiến nghị khi họp dân) là: Cần giao rừng nguyên sinh cho cá nhân quản lý và có hợp đồng, biên bản kiểm tra gỗ, rừng hàng năm ghi rõ trách nhiệm, đây cũng là biện pháp hiệu quả để giữ được rừng tự nhiên và chi phí thấp. Cần tăng cường phối hợp quản lý rừng nguyên sinh giữa Nhóm 327 và Kiểm lâm trong việc quản lý rừng tự nhiên. Cần có các biện pháp, các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với lâm tặc, nếu chỉ tịch thu tang vật mà không bị xử phạt hoặc đi tù thì chưa đủ mạnh. 7. Kết luận Đây là hồi chuông báo động cho những nhà quản lý rừng tự nhiên Việt Nam (rừng nguyên sinh) vì tình trạng phá rừng tự nhiên vẫn diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Công tác quản lý rừng tự nhiên đang ở thời kỳ nguy cấp (báo động đỏ) Cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân tộc thiểu số về công tác quản lý rừng tự nhiên, (rừng nguyên sinh) thông qua việc tham vấn cộng đồng, tuyên truyền giới thiệu các chính sách, pháp luật về quản lý và quản trị rừng, xây dựng kinh tế hộ gia đình (kinh tế xanh) khai thác rừng bền vững.

73


BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI THẢO THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘI THẢO Thời gian và địa điểm: Ngày 24/10/2014 tại Số 20 phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Mục tiêu hội thảo: • Chia sẻ những kết quả và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về việc thúc đẩy sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên; • Đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số trong việc sử dụng quyền và trách nhiệm của mình khi quản lý rừng tự nhiên. Cơ quan tổ chức: • Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) • Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) • Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST) Cơ quan tài trợ: Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) Cộng hòa Liên bang Đức, vùng Đông Nam Châu Á KẾT QUẢ HỘI THẢO A. Kết quả chung Hội thảo đã thu hút hơn 80 đại biểu tham gia đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương ở 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam; các viện nghiên cứu và trường Đại học; các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế; đặc biệt có sự tham gia của đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số ở hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam; các cơ quan truyền thông. Hội thảo đã nhận được 12 bài tham dự và được nghe 05 bài tham luận. Trong đó có 02 báo cáo liên quan chính sách của nhà nước và 03 báo cáo liên quan kinh nghiệm hoạt động của các dự án đang thực hiện tại Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Giang. Đã có 21 lượt đại biểu chia sẻ ý kiến đóng góp cho hội thảo. Các ý kiến tập trung vào làm thế nào để phát huy quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên, vai trò của tri thức bản địa, văn hóa địa phương, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những bất cập trong chính sách GĐGR tại Việt Nam,… Trong hội thảo, các báo cáo viên và đại biểu đều thống nhất giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý theo cách tiếp cận dựa trên quyền của người dân (câu lạc bộ, nhóm hộ hay dân cư thôn) là mô hình tốt, góp phần phát triển LNCĐ, phát triển thôn bản, kiến thức bản địa và truyền thống địa phương. Các chương trình, dự án của các tổ chức đã hỗ trợ nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực, tạo sinh kế bền vững nhằm phát huy hiệu quả quyền và trách nhiệm của đồng bào DTTS trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng cộng đồng ở một số địa phương, khẳng định rừng được quản lý bảo vệ tốt hơn trước. Hội thảo cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác quản lý rừng cộng đồng từ phía các cơ quan quản lý và người dân địa phương:

74


- Nhiều chính sách vẫn chưa phù hợp với thực tế tại địa phương. Việc thực thi chính sách còn hạn chế. - Cộng đồng chưa nắm bắt đầy đủ các qui định, chủ trương, chính sách về rừng của Nhà nước, chính phủ; - Cộng đồng chưa hiểu và chưa đủ năng lực để thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; - Cộng đồng quản lý rừng chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và truyền thống địa phương. B. Kết quả cụ thể Các bài học kinh nghiệm và giải pháp từ thực tiễn để hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số trong việc sử dụng quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên được chia sẻ và đề xuất cụ thể như sau: I. Liên quan đến chính sách và thực thi chính sách 1. Các chính sách Chính phủ đã ban hành Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng từng bước hỗ trợ người dân thực hiện đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với rừng nói chung và quản lý rừng tự nhiên nói riêng như về chính sách GĐGR, chính sách đầu tư, chính sách hưởng lợi, đồng quản lý rừng dựa vào cộng đồng (chi tiết xem trang 12-16). Có thể nói, các chính sách và văn bản pháp luật được ban hành khá kịp thời và tương đối đầy đủ đã tạo hành lang pháp lý hỗ trợ người dân thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình đối với rừng được giao. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. 2. Việc thực thi các chính sách ở địa phương Về cơ bản các tỉnh đã triển khai thực hiện hầu hết các văn bản pháp lý của Trung ương và cũng đã kịp thời thể chế, cụ thể hóa các văn bản pháp lý của Trung ương thành các chính sách, chủ trương riêng của từng tỉnh phù hợp với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ công tác giao đất, giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại các địa phương. Việc thực thi pháp luật về lâm nghiệp ở các khu vực rừng đã giao cho cộng đồng được thực hiện khá tốt, số lượng vụ vi phạm có chiều hướng giảm đáng kể. Tài nguyên rừng được bảo vệ và có xu hướng phục hồi, độ che phủ của rừng hàng năm được cải thiện rõ nét, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh. Đời sống của một bộ phận dân cư sống gần rừng được cải thiện, người dân có việc làm, có thu nhập thêm từ nghề rừng, hạn chế được tình trạng xâm lấn đất rừng và các tệ nạn xã hội khác do thiếu việc làm gây ra. Có thể khẳng định giao rừng cho cộng đồng quản lý là hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng tự nhiên. Chính sách chi trả DVMTR mới thực hiện được 3 năm và đã mang lại những hiệu quả thực tế và quan trọng cho việc bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho những người dân sống trong vùng rừng, góp phần cung ứng nguồn nước cho sản xuất thủy điện và nước sạch, cảnh quan thiên nhiên cho du lịch, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính sách này đã được người dân ở nhiều nơi rất đồng tình và đánh giá tốt. Ví dụ cộng đồng Cơ Tu ở vùng Thượng Nhật, Nam Đông, Thừa Thiên Huế hay cộng đồng Cơ Tu ở xã Mà Cooih, Đông Giang, Quảng Nam đánh giá chính sách này rất quan trọng đã giúp nâng cao sinh kế của họ. Người dân, 75


ngoài khoản tiền được hưởng từ chi trả DVMTR dù còn ít, nhưng đó là giá trị lao động bảo vệ rừng thực sự của họ, họ còn được hưởng lợi khác như khai thác các lâm sản ngoài gỗ trong rừng được giao. II. Liên quan đến thực hiện các mô hình, hoạt động cụ thể của các dự án về quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân ở các địa phương Các báo cáo và thảo luận đã chia sẻ các kinh nghiệm và kết quả đạt được của tổ chức mình khi hỗ trợ cộng đồng DTTS thực hiện quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên thông qua các hoạt động và mô hình theo cách tiếp cận dựa trên quyền của người dân. Để cộng đồng có thể thực hiện được quyền và trách nhiệm của mình thì việc các dự án cần tập trung vào nâng cao năng lực cho cộng đồng, thậm chí cho các cán bộ cấp địa phương, những người trực tiếp hỗ trợ người dân thực hiện quyền của họ là rất quan trọng. Điều này quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án. Việc đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng có hiệu quả cần phải sử dụng ngôn ngữ bản địa, lấy những ví dụ thực tế tại địa phương, để dễ dàng trong trao đổi với nhau khi có khó khăn trong quá trình triển khai. Ngoài ra, các khía cạnh về tri thức bản địa, giới hay trao quyền cũng đã được nhiều chương trình, dự án tiếp cận. Cộng đồng DTTS đã được tham gia vào các câu lạc bộ (CLB)/nhóm để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin ngay tại địa phương mình. Các mô hình điển hình có thể nêu ra như Trung tâm C&E đã hỗ trợ thành lập và hoạt động cho 3 CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường tại 3 thôn của 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam hay Tổ chức Malteser International đã phát triển 46 CLB và 98 nhóm sở thích tại 33 thôn của huyện Tây Giang, Quảng Nam. Và dưới sự hướng dẫn của Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương, các hộ dân của xã Mà Cooih, huyện Đông Giang đã tự phân chia thành 25 nhóm hộ để cùng nhau bảo vệ rừng, vv… Cộng đồng đã tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự bầu chọn ban chủ nhiệm/trưởng nhóm. Tất cả các quy chế hoạt động của CLB đều được các thành viên cùng nhau thảo luận và thống nhất. Sự tham gia là một trong những quyền cơ bản nhất của cộng đồng, bởi vậy các dự án đã cố gắng huy động tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động, ví dụ: • Tham gia vào xây dựng quy ước bảo vệ rừng, kế hoạch hoạt động, kế hoạch quản lý và khai thác lâm sản; • Tham gia vào tập huấn về các chính sách, luật liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng; về tiến trình GĐGR có sự tham gia, kỹ năng hoạt động, hướng dẫn viết biên bản, tờ trình, viết dự án nhỏ; về kỹ thuật lâm sinh và nông lâm kết hợp; về sinh kế thân thiện với môi trường, về phòng cháy chữa cháy, phát triển rừng; • Tham gia các buổi đối thoại chính sách/cơ chế phối hợp giữa các bên trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng; • Tham gia các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng; • Vv…. Thông qua các hoạt động dự án và sinh hoạt CLB/Nhóm, cộng đồng dân tộc thiểu số đã thực hiện được quyền được cung cấp thông tin, quyền tham gia lập kế hoạch, quyền thực thi, quyền giám sát, vv… Ví dụ, dự án của trung tâm C&E tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, cộng đồng Cơ Tu, đã biết: lập kế hoạch hoạt động tháng/quý/năm, viết được một đơn/công văn đề nghị, báo cáo hoạt động, biên bản cuộc họp, lập biên bản vi phạm, biết phối hợp với các cơ quan chức 76


năng, tự xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quy chế hoạt động CLB, biết cách tổ chức các hoạt động như cuộc thi, họp định kỳ,…Cộng đồng đã biết được các quyền của mình khi quản lý rừng cộng đồng như 08 quyền chung của chủ rừng, 04 quyền hưởng lợi và một số quyền khác. Biết được cá nhân/tổ chức nào có trách nhiệm/nghĩa vụ đáp ứng quyền của mình như muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng thì cần đề nghị với UBND huyện; muốn được học kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi thì cần đề nghị với Trạm khuyến nông khuyến lâm; muốn biết về Luật BV&PTR thì cần đề nghị với Hạt kiểm lâm. Hoặc để thực hiện quyền của mình cộng đồng cần chủ động, mạnh dạn đề nghị đúng nơi, đúng chỗ, phải có kế hoạch, phải lý giải được tại sao mình lại đề nghị việc đó? Biết mình không thực hiện được quyền gì, tại sao mình lại không thực hiện được. Biết ai có trách nhiệm giải quyết các quyền cho mình, tại sao họ lại không thực hiện. Nếu cơ quan chức năng chưa đáp ứng, sẽ có kế hoạch đề nghị lần 2. Nếu vẫn chưa đáp ứng được hãy đề nghị cấp cao hơn. Liên quan đến sinh kế, dự án của tổ chức Malteser ở Tây Giang, Quảng Nam, cộng đồng đã được tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ và biết chọn thời điểm để có thể bán sản phẩm có giá cao hơn, thỏa thuận về giá với nhà buôn hay bên cung cấp giống. Còn người dân Cơ Tu tại xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam đã cải thiện sinh kế bằng tiền chi trả DVMTR do họ lao động bảo vệ rừng mà có. Các nhóm hộ đã tự thảo luận để thống nhất cơ chế trích một phần tiền chi trả DVMTR làm vốn tín dụng nội bộ trong nhóm để cho một số hộ nghèo vay làm vốn sản xuất.Họ đã biết quản lý quỹ tín dụng, biết đầu tư nuôi bò, nuôi vịt, nuôi lợn, trồng cây keo lai, với sự hỗ trợ hỗ về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi của cán bộ của Ban quản lý rừng phòng hộ và địa phương. Ở Tây Giang hay Đông Giang, Quảng Nam hay ở Quản Bạ, Hà Giang, cộng đồng DTTS đã thực sự được tham gia vào quá trình GĐGR nhờ đó họ nắm rất rõ về vị trí, ranh giới, diện tích khu rừng được giao. Họ tự xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng của thôn có sự lồng ghép những luật tục, hương ước của họ và được chính quyền thông qua. Đây là điều rất quan trọng và rất khác các chương trình giao rừng trước đây. Nó giúp cộng đồng xác lập các quyền và trách nhiệm của mình rõ ràng hơn. Người dân Cơ Tu có sáng kiến nhận bàn giao rừng với BQL Rừng phòng hộ A Vương bằng cách đếm số gốc đã bị chặt hiện có trong rừng chứ không bàn giao rừng theo các con số vì bà con có người không biết chữ hoặc biết ít chữ. Nếu sau khi ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng mà số gốc bị chặt tăng lên thì bà con sẽ chịu trách nhiệm trừ tiền chi trả DVMTR được nhận. Liên quan đến trách nhiệm của cộng đồng được thể hiện thông qua các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phát hiện và báo cáo vi phạm cho kiểm lâm địa bàn, giữ rừng đầu nguồn để được hưởng tiền chi trả DVMTR, vv… Không những bảo vệ rừng tốt mà người dân ở nhiều nơi đã thực hiện các hoạt động chăm sóc, làm giàu và phát triển rừng cộng đồng như luỗng phát làm vệ sinh rừng, trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ như Mây, Lồ ô, Dó bầu dưới tán rừng tự nhiên và trồng các loài cây gỗ bản địa. Các đại biểu cũng chia sẻ rằng khi thực hiện các hoạt động ở cấp cộng đồng thì việc đa dạng các cách tiếp cận khác nhau sẽ giúp tối đa hóa sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số vào tiến trình quản lý rừng tự nhiên một cách bền vững. Phụ nữ khi được khuyến khích và trao quyền thì họ tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tại cộng đồng như tham gia vào CLB/nhóm, thể hiện vai trò lãnh đạo, xung phong trong các hoạt động thảo luận nhóm, vv… Hội thảo đã thống nhất rằng muốn phát huy quyền và trách nhiệm cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên một cách hiệu quả thì chúng ta cần: (1) Nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về quyền và trách nhiệm của họ; (2) Hỗ trợ phát triển sinh kế dựa vào rừng thân thiện môi trường; (3) Tôn trọng những giá trị văn hóa, tri thức bản địa của cộng đồng cũng như lồng ghép giới trong quản lý rừng tự nhiên. 77


III. Một số khó khăn và thách thức Hiện nay, Nhà nước đang bước đầu thực hiện chính sách quản lý trao quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp cho các cộng đồng (nhóm hộ, nhóm sở thích, cộng đồng dân cư thôn), và từng bước cải thiện vai trò pháp lý của đối tượng là cộng đồng. Luật đất đai 2013, Luật BV&PTR 2004 và một số văn bản khác của Nhà nước quy định cộng đồng dân cư thôn hoặc cộng đồng dân cư thuộc đối tượng được giao đất, giao rừng, có quyền quản lý và sử dụng rừng được giao. Tuy nhiên, trong Luật Dân sự năm 2005 chưa có quy định công nhận tư cách pháp nhân của cộng đồng, chính điều này tạo ra những khó khăn vướng mắc về thủ tục dân sự và hành chính dân sự khi cộng đồng thực hiện giao dịch, giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật, đồng nghĩa với các quyền lợi của cộng đồng từ rừng đã bị hạn chế đi rất nhiều so với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Do đó cần nghiên cứu sửa đổi Luật dân sự để cộng đồng được công nhận tư cách pháp nhân. Và cần có sự thống nhất về địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn giữa Luật Dân sự (luật chung) và luật chuyên ngành (Luật đất đai, Luật BV&PTR). Ngoài ra, trên thực tế đã có các loại chủ rừng khác như nhóm hộ, nhóm sở thích, câu lạc bộ,… được giao rừng nhưng không được quy định trong luật và được đánh giá là quản lý rừng có hiệu quả. Vì vậy cần mở rộng khái niệm “Cộng đồng dân cư” bao gồm cả thôn hoặc nhóm hộ, nhóm sở thích, câu lạc bộ,… cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng và cần phải thống nhất khái niệm này trong các luật liên quan. Trong quá trình thực hiện các chính sách vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn và thách thức: Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã lỗi thời, khó thực thi và chưa có quy định quyền hưởng lợi đối với tổ chức, cộng đồng dân cư thôn tham gia nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Các chính sách từ Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Nghị định 117/2010/NĐ-CP và chính sách hưởng lợi khác cũng có nhiều những bất cập cần được sớm điều chỉnh. Đối với chính sách chi trả DVMTR, các nhà khoa học và cơ quan quản lý đã liệt kê gần 20 thách thức gửi cho Bộ Nông nghiệp và PTNT. Điển hình là khó khăn khi tính toán thực hiện chi trả dịch vụ môi trường là rừng phải nằm trong lưu vực của thủy điện nên thực tế có thôn gần thôn kia lại không được chi trả dịch vụ môi trường, vậy thôn này vào phá rừng. Các đại biểu lo ngại rằng nguy cơ là sẽ phát triển thủy điện, phá hại đến hệ sinh thái (có thể không diễn ra tức thời nhưng 50 năm tới có thể diễn ra). Cách tính thu phí sử dụng DVMTR từ các nhà máy thủy điện hiện nay là chưa đúng và đủ so với thực tế sử dụng. Vì vậy Nhà nước cần rà soát lại các nhà máy thủy điện để xem xét lại cách tính thu phí sử dụng DVMTR. Và một điều nữa là đối với những nơi có thủy điện thì có tiền để chi trả cho dân nhưng những nơi khác thì sao? Vậy đề nghị Chính phủ sớm có hướng dẫn để thực hiện 2 DVMTR còn lại cũng như đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ về Carbon, du lịch và cung ứng bãi đẻ nhằm tăng nguồn thu để chi trả cho người dân giữ rừng. Đối với các chính sách di dân để phát triển thủy điện hay quy hoạch các dự án bảo tồn hay phát triển khác cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn đối với người dân bản địa đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và công tác quản lý rừng. Việc tái định cư dân, làm thế nào để đảm bảo được điều kiện sống cho họ ở khu vực mới. Sau tái định cư không chỉ đảm bảo người dân nhận tiền thanh toán như thế nào mà quan trọng hơn là cần đảm bảo kiến thức, tín ngưỡng, tâm linh của người dân được duy trì. Vì vậy rất muốn Nhà nước phân quyền nhiều hơn cho cộng đồng địa phương và có những chính sách dựa trên quyền của người dân. Một số đại biểu cho biết hiện có rất nhiều chính sách, chương trình liên quan đến quản lý rừng như GĐGR, chi trả DVMTR, 135, 661, …triển khai tại vùng cộng đồng dân tộc thiểu số 78


nhưng các chính sách này lại không cụ thể, rõ ràng, chồng chéo nhau và chưa phù hợp thực tiễn nên các cán bộ thường gặp lúng túng, khó khăn khi thực hiện. Sau khi GĐGR cho cộng đồng, các cấp, các ngành thiếu cơ chế, chính sách giám sát và hướng dẫn hậu GĐGR cũng như các giải pháp quản lý và kỹ thuật tổ chức sản xuất các mô hình nông lâm kết hợp bền vững cho người dân để họ có thể sống ổn định bằng nghề rừng. Thực tế cho thấy, người dân vùng cao chưa được hưởng lợi ích kinh tế nhiều từ việc quản lý bảo vệ rừng như họ mong đợi, bởi phần lớn rừng giao cho cộng đồng thuộc loại nghèo kiệt, nên nguồn thu từ rừng chẳng có gì ngoài một ít song mây, lá nón, tre nứa. Các khoản thu từ chi trả DVMTR hay công quản lý bảo vệ rừng hàng năm thì cũng không đáng kể so với nhu cầu cuộc sống. Sự hiểu biết của cộng đồng dân tộc thiểu số về các thủ tục pháp lý liên quan đến quản lý đất và rừng còn rất hạn chế nên họ vẫn làm theo luật tục truyền thống. Nhiều người dân ở vùng có đông dân tộc thiểu số sinh sống không biết chữ, đặc biệt là nữ giới nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như khả năng đóng góp của họ đối với cộng đồng. Cộng đồng sống ven rừng tự nhiên chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng thiếu cán bộ là người dân tộc thông hiểu các chính sách để hướng dẫn cho bà con. Cán bộ người Kinh hiểu biết nhiều về chính sách nhưng do bất đồng ngôn ngữ nên việc hướng dẫn, giải thích các chính sách chưa hiệu quả. Đây là vấn đề mà các cấp, các ngành cần hết sức lưu tâm trong tổ chức thực hiện chính sách giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý. Cộng đồng dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thích ứng với các chương trình khuyến nông khuyến lâm, định canh định cư, áp dụng mô hình canh tác tiên tiến. Vì vậy, việc chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cần phải phù hợp với trình độ, năng lực và cách thức tiếp cận của mỗi cộng đồng. IV. Một số kiến nghị của hội thảo Đối với cấp trung ương Cần công nhận tư cách pháp nhân của cộng đồng và cần có sự thống nhất về địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn giữa Luật Dân sự (luật chung) và luật chuyên ngành (Luật đất đai, Luật BV&PTR). Đây là một căn cứ pháp lý quan trọng để tăng cường quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý và sử dụng rừng tự nhiên. Vì vậy, đề nghị Quốc Hội lưu ý trong quá trình sửa Luật dân sự năm 2005, các Luật và văn bản liên quan. Cần mở rộng khái niệm “Cộng đồng dân cư” bao gồm cả thôn hoặc nhóm hộ, nhóm sở thích, câu lạc bộ,… cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng và cần phải thống nhất khái niệm này trong các Luật và văn bản liên quan. Cụ thể: - Đề nghị sửa đổi Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn theo hướng bổ sung nhóm hộ (có chung sở thích, dòng tộc, điều kiện canh tác ...) là một chủ thể nhận rừng. - Đề nghị mở rộng khái niệm ”Cộng đồng dân cư” trong Luật BV&PTR theo hướng không bắt buộc phải là toàn bộ các hộ gia đình trong thôn; cộng đồng có thể là các nhóm hộ, nhóm sở thích. Đối với chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP: Nhà nước cần rà soát lại các nhà máy thủy điện để xem xét lại cách tính thu phí sử dụng DVMTR; Nhà nước cần sớm 79


có hướng dẫn để thực hiện 2 DVMTR còn lại cũng như đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ về Carbon, du lịch và cung ứng bãi đẻ nhằm tăng nguồn thu để chi trả cho người dân giữ rừng. Khi GĐGR cho cộng đồng, nên ưu tiên giao cho những cộng đồng sống gần rừng, đồng nhất về thành phần dân tộc và thực sự muốn nhận rừng, đồng thời hỗ trợ cộng đồng sau khi giao rừng. Cần tăng cường hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho cộng đồng dân tộc thiểu số như chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng để phát triển sinh kế dựa vào rừng thân thiện môi trường vừa cải thiện đời sống của cộng đồng góp phần bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn. Cần có những chính sách khuyến khích nhân rộng những mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân thông qua hình thức Câu lạc bộ hay Nhóm sở thích. Vì những mô hình này giúp cân bằng các lợi ích môi trường trong khi vẫn duy trì cuộc sống và văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số. Cần lưu ý đến các vấn đề giới, tri thức bản địa, văn hóa địa phương của cộng đồng dân tộc thiểu khi thiết kế và thực thi các chính sách để phù hợp với thực tiễn, với từng vùng, từng địa phương và đảm bảo đầy đủ các quyền của cộng đồng dân tộc thiểu số khi tham gia vào quản lý rừng tự nhiên. Đối với các cấp địa phương Cần đẩy nhanh công tác lập Quy hoạch sử dụng đất cấp xã và xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng của xã. Hai công việc này cần gắn liền với nhau nhằm đảm bảo các hoạt động bảo vệ phải gắn với phát triển rừng; giao đất lâm nghiệp gắn với phát triển kinh kế của địa phương. Góp phần giải quyết bài toán “lấy ngắn nuôi dài” trong quản lý bảo vệ rừng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới. Rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng của từng chủ rừng để hoàn chỉnh hồ sơ giao rừng đối với rừng tự nhiên đã giao trước đây; kiến nghị thu hồi diện tích rừng được giao đối với những chủ rừng không tổ chức quản lý bảo vệ có hiệu quả hoặc giao không đúng thẩm quyền. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; xây dựng cơ chế hưởng lợi cho người dân nhận rừng phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương (dễ áp dụng, phù hợp với trình độ của người dân,...); có chính sách hỗ trợ cây giống cho đồng bào miền núi để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Cần tổ chức nhiều lớp tập huấn để nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý rừng cộng đồng cho người dân, đặc biệt với những đối tượng được giao rừng. Cần đào tạo đội ngũ truyền thông viên địa phương, người có kỹ năng về truyền thông cũng cần phải am hiểu văn hóa địa phương, đặc biệt cần nói, nghe được tiếng của đồng bào dân tộc để có thể truyền đạt, hướng dẫn, giải thích các chính sách cho đồng bào hiệu quả. Cần lồng ghép các nguồn vốn tại địa phương để tránh chồng chéo và tăng hiệu quả sản xuất và huy động tối đa sự đóng góp các nguồn lực sẵn có của người dân là điều cần thiết “nâng cao năng lực và trao quyền cho cộng đồng để họ tự phát triển các khả năng sinh kế thay thế” Đối với các tổ chức thực hiện chương trình dự án tại địa phương Tăng cường nâng cao năng lực và nhận thức cho cộng đồng DTTS nhằm giúp họ có đủ khả năng để thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình trong quản lý rừng tự nhiên. Các hoạt động tập huấn – hỗ trợ giống và vật tư – cung cấp các dịch vụ đi kèm – giám sát cần gắn liền trong chuỗi xây dựng năng lực. 80


Tối đa hóa sự tham gia của địa phương, đặc biệt là cộng đồng, trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án cũng như tham gia vào quá trình theo dõi đánh giá dự án, cung cấp thông tin phản hồi, quan sát và đề xuất để cải thiện việc thực hiện dự án. Cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng tăng cường quyền và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng cộng đồng. Đặc biệt cần có sự tham gia của UBND trong việc lồng ghép các chương trình/dự án trên địa bàn để huy động được mọi nguồn lực sẵn có tại địa phương. Cần lưu ý những kinh nghiệm hay, tri thức bản địa và tôn trọng những giá trị văn hóa địa phương của cộng đồng dân tộc thiểu số. Cần đảm bảo sự tham gia của cả nam và nữ và những đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình thiết kế và thực hiện các hoạt động của dự án.

81


PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO THỜI GIAN

NỘI DUNG

8:00-8:30

Đăng ký đại biểu

Ban tổ chức

8:30-8:35

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và nội dung hội thảo

Bà Hoàng Hồng Hạnh, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

8:35-8:50

Khai mạc -Phát biểu của đại diện Ban tổ chức -Phát biểu của nhà tài trợ

8:50-9:05

Phát huy quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên tại miền Trung Việt Nam

Bà Bùi Thị Thanh Thủy, Quản lý chương trình Trung tâm Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

9:05-9:20

Chính sách và thực tiễn trong việc hỗ trợ người dân thực thi quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên

TS. Trương Tất Đơ, Chuyên viên Vụ KHCN và HTQT, Tổng cục Lâm nghiệp

9:20-9:35

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng – Công cụ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân tộc thiểu số trong bảo vệ rừng tự nhiên

TS. Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước

9:35-9:50 9:50-10:10

Hỏi - đáp Giải lao - chụp ảnh Huy động sự tham gia của đồng bào C’tu trong các hoạt động phát triển sinh kế thay thể nhằm 10:10-10:25 giảm tác động vào rừng tại huyện Tây Giang, Quảng Nam Nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng tại huyện 10:25-10:40 Quản Bạ, tỉnh Hà Giang: Kinh nghiệm thực tế của Caritas Thụy Sỹ tại Việt Nam 10:40-11:00

11:40-12:00 Tổng kết và bế mạc 12:00

- Ông Lê Công Lương, Chánh văn phòng Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam - Bà Nadja Charaby, Giám đốc Viện Rosa Luxemburg, vùng Đông Nam châu Á

Tất cả đại biểu Ông Trần Cảnh Thắng, Cán bộ dự án Tổ chức Malteser International

Ông Nguyễn Hữu Tiến, Cán bộ dự án Tổ chức Caritas Thụy Sỹ

Các ý kiến phát biểu của đại diện cộng đồng và chính quyền địa phương

11:00-11:40 Thảo luận chung

82

NGƯỜI TRÌNH BÀY / PHỤ TRÁCH

Ăn trưa

Tất cả đại biểu TS. Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ KHCN và HTQT, Tổng cục Lâm nghiệp


83

18

17

14 15 16

13

12

8 9 10 11

7

6

5

3 4

2

1

STT

Tổ chức Trung tâm Hỗ trợ bảo tồn tự nhiên và phát triển Phùng Tửu Bôi cộngđồng- Hội KHKTLN Việt Nam - VIFA Trung tâm nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp, Viện Khoa Lê Văn Cường học Lâm nghiệp Việt Nam Đinh Thị Hà Giang Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải Viện Nghiên cứu Xã hội và Phát triển công nghệ Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Trần Thị Hòa Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) Trần Thanh Lâm Viên Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực tài nguyên và Đặng Thị Thanh Thủy môi trường (Viện Nghiên cứu hợp tác KHKT Châu Á-Thái Bình Dương) Ngô Huy Toàn REDD+ Readiness Project Nguyễn Thu Trang Trường Cán bộ Dân tộc - Uỷ ban Dân tộc Nguyễn Quang Tân RECOFTC – The Center for People and Forests Lê Thu Trang Viện tài chính vi mô& phát triển cộng đồng Điều phối kỹ thuật quốc gia dự án giảm nghèo PRPP Trần Thị Tuyết của UNDP - MOLISA -CEMA Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Tài nguyên Đặng Ngọc Vinh nước và Thích nghi biến đổi khí hậu ( CEWAREC) Đoàn Mạnh Cường Phiên dịch Tạ Quang Đông Phiên dịch Nguyễn Thị Thu Thủy UN-REDD Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân Lê Thị Huyền lực miền núi và dân tộc Nguyễn Diễm Phương Viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng (MACDI)

Họ và tên

Email

orient04@yahoo.com

090 3294647,

vdangngoc@gmail.com

0903 255 238 091218 5065

0912354483

0936568954 0936.177.690 0915130971 0936815390

0982738681

0437622368

0975 706 712 01238572872

0975 546 983

0912179834

Điện thoại

trantuyet.prpp@gmail.com

ngohuytoan@gmail.com trangnguyen91185@gmail.com tan@recoftc.org hanhchinh.macdi@gmail.com

thuy.trungtamicet@gmail.com

lamtrt@yahoo.com

tthoacirum@gmail.com

dinhgiang.87@gmail.com ataka1912@yahoo.com

cuonglv.fsiv@gmail.com

boi.phungtuu@gmail.com

DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM GIA HỘI THẢO


84

Nguyễn Văn

Nguyễn Lê Xuân Trương Bá Nguyễn Hữu Nguyễn Văn Hà Phước A Lăng Bling

A Lăng

Bnướch

33 34 35 36 37 38 39 40

41

42

Đỗ Thị Nguyễn Văn Nadja Trần Lê Đinh Thị Bích Nguyễn Thị Thu Đinh Thị Hà Băng Nguyễn Thanh Nguyễn Thị Thu Vũ Thị Bích Lê Minh Nguyễn Thị Phương

32

31

19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Ngây

Nam

Đức Thông Lâm Phước Sinh Phú Cung Trao

hop@srd.org.vn

dinhgiang.87@gmail.com

nguyen.tung@rosalux.vn charaby@rosalux.de

Phó trưởng phòng QLBVR, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tinhklquangnam@gmail.com Quảng Nam Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam Sở Nông nghiệp &PTNT Quảng Nam Hạt Kiểm lâm huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam Ban quản lý Khu bảo tồn Loài Sao la UBND xã Zà Hung, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam UBND xã Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường xã Zà Hung, Đông Giang, QN CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường xã Zà Hung, Đông Giang, QN

Viện Nghiên cứu hợp tác KHKT Châu Á-Thái Bình Dương

Chi

Tình

UNDP Rosa Luxemburg Stiftung Rosa Luxemburg Stiftung Hội Khoa học Kĩ thuật Lâm nghiệp Việt Nam Ban kinh tế trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Trung tâm Phát triển Cộng đồng bền vững UNDP-GEF-SGP Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) Tổng cục Lâm nghiệp

Huyền Tùng Charaby Hương Huệ Giang Giang Thanh Hải Huyền Hợp Tuyên

0982888105

01663756419 0904584582 0904649791 0915240166

0978054687 0975 706 712


85

Nguyễn Đình

Phạm Ngọc Anh Tuấn

Trần Cảnh

Hoàng Kim Phạm Ngọc Nguyễn Hữu Lê Văn Nguyễn Văn Mai Nguyễn Hữu Nguyễn Văn Nguyễn Văn Lê Thị Thanh Nguyễn Xuân

Nguyễn Thị

Nguyễn Thu Lê Thị Huyền Thu Bùi Hồng Phùng Lan

45

46

47

48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58

59

60 61 62 63 64

Hòa Nhung Hà Liên Hoa

Bích

Quy Dũng Huy Minh Cho Chiến Đức Muốc Nguyên Thủy Hiền

Thắng

Được

Theo

Lê Văn

44

Deh

A Lăng

43

VOV1 Truyền hình Công an Nhân dân Báo Lao Động Báo Điện tử Dân Việt Báo Khoa học và Đời sống

Phóng viên Ban Chuyên đề Báo Biên phòng

Cán bộ dự án, Malteser International/Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung Hội KHKT Lâm nghiệp TT-Huế Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh TT-Huế Trưởng Phòng kỹ thuật, Chi cục lâm nghiệp TTH Ban dân tộc tỉnh UBND huyện Phong Điền Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền UBND xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền Ban quản lý rừng cộng đồng bản Khe Trăn Ban quản lý rừng cộng đồng bản Khe Trăn Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Trưởng Phòng kinh tế UBND Thừa Thiên Huế

Quản lý dự án, Malteser International

CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường xã Tà Lu, Đông Giang, QN CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường xã Tà Lu, Đông Giang, QN BQL dự án khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng Tây Giang

0913507277 0989206952

lanhoapv@gmail.com

0975295686

0988768879

0905.007.075

05113899828

0913453021

nguyenbichbienphong@gmail. com thuhoavov1@gmail.com huyennhungantv@gmail.com lethuha@laodong.com.vn

kimquyhoang88@gmail.com ngocdungng@gmail.com <huya66@gmail.com>

canhthang148@yahoo.com

tuan.phanngocanh@malteserinternational.org

duoctaygiang@gmail.com

01673707716

01673038560


86

Hoàng Thanh

Bùi Thị Thanh Trần Thị Kim Dương Mộng Nguyễn Phú

Lê Công

Nguyễn Quyết

Trương Tất Nguyễn Hoàng Simon Nguyễn Khánh Nguyễn Minh

Nguyễn Chí

Trần Hữu

Hồ Viết

68

69 70 71 72

73

74

75 76 77 78 79

80

81

82

Hoàng

Nghị

Thành

Đơ Vũ Jefferes Linh Hằng

Chiến

Lương

Thuỷ Hoàn Hùng Hùng

Tâm

Nguyễn Thị Việt Anh Trương Minh Đến Hoàng Hồng Hạnh

65 66 67

C&E C&E C&E Giám đốc, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) C&E C&E Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Vụ trưởng, vụ KHCN và HTQT, Tổng cục Lâm nghiệp Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Vụ KHCN và HTQT, Tổng cục Lâm nghiệp C&E C&E C&E C&E Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước,HCM Tổ chức Tropenbos International Viet Nam (TBI Viet Nam) Khoa Việt Nam học, trường Đại học Ngoại ngữ Huế viethoang.vnh@gmail.com

nghi@tropenbos.vn

truongtatdo@gmail.com ngvu193@gmail.com sjefferies73@yahoo.ca khanslins@gmail.com minhhang061193@gmail.com nguyenthanhchi48@yahoo.com. vn

chiennq.vusta@gmal.com

lecongluong@gmail.com

hungfipi@vnn.vn

thuysef@gmail.com kimhoan79@gmail.com

hoangthanhtam.ce@gmail.com

minhden2411@gmail.com hhhanh64@gmail.com

0912637456

0543886842

0913119249

0912820599 01689961417 01239568030 01665357892 0916585759

0982080606

0912281039

0912371366 0916716863 984973645 0912094190

0912234782

0904312661 0988335620 0904179980


87


88


89


90


91


92


93


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.