BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Rà soát tài liệu và văn bản pháp lý về tiến trình giao đất giao rừng cho cộng đồng tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam
Thực hiện bởi: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Trung tâm C&E là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam hoạt động với mục đích thúc đẩy sự tham gia và tăng cường năng lực cho các tổ chức và nhóm địa phương nhằm hướng tới các giải pháp tốt hơn cho các vấn đề môi trường có liên quan đến cuộc sống của họ, đóng góp vào sự phát triển của xã hội dân sự và môi trường bền vững ở Việt Nam. Trung tâm C&E được thành lập vào giữa năm 2008 từ tổ chức tiền thân là Nhóm tư vấn Quỹ môi trường Sida (SEF) do Đại sứ Quán Thụy Điển thành lập vào năm 1997. Trung tâm C&E kế thừa các kinh nghiệm và bài học của SEF trong hơn 12 năm hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và thúc đẩy các tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng hoạt động ở cấp cơ sở. Trung tâm được thành lập theo quyết định số 1202/QĐ-LHH ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm được cấp giấy phép hoạt động số A-754 ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Bộ Khoa học Công nghệ. Tầm nhìn: C&E mong muốn trong tương lai ở Việt Nam các cộng đồng địa phương, các nhóm và các tổ chức tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì cuộc sống bền vững. Sứ mệnh: C&E hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các sáng kiến về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy quá trình phát triển bền vững. Sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương được đặc biệt chú trọng trong các hoạt động của C&E. Chúng tôi tin tưởng rằng cộng đồng địa phương là người am hiểu rõ nhất và có giải pháp tốt nhất đối với các vấn đề địa phương. Mục đích: • Hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và năng lực về quyền để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển sinh kế bền vững, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. • Hợp tác và hỗ trợ các nhóm/tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ địa phương nâng cao năng lực hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, vận động chính sách về môi trường và phát triển cũng như năng lực trong giám sát các chính sách và chương trình dự án của chính phủ. • Thành lập và duy trì mạng lưới trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm/tổ chức và các bên có quan tâm. Lĩnh vực hoạt động : • Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên • Môi trường và Phát triển bền vững • Biến đổi khí hậu • Phát triển xã hội dân sự và sự tham gia của người dân Chương trình và các hoạt động : • Nghiên cứu và triển khai các chương trình dự án • Xây dựng năng lực • Giáo dục và truyền thông • Vận động chính sách • Kết nối mạng lưới
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ của dự án: “ Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Rosa Luxemburg, Cộng hòa liên bang Đức tài trợ năm 2013.
Nội dung và hình ảnh: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này cho mục đích phi thương mại Biên tập: Hoàng Thanh Tâm, Bùi Thị Thanh Thủy Thiết kế: Nguyễn Hoàng Vũ
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Điạ chỉ: Số 12 - ngõ 89, phố Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04.35738536 - Fax: 04.35738537 Website: www.ce-center.org.vn/ www.ichange.vn Email: ce.center.office@gmail.com Facebook: www.facebook.com/ce.center.vn
MỤC LỤC II 1
LỜI CÁM ƠN GIỚI THIỆU CHUNG I. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Tỉnh Thừa Thiên Huế 2. Tỉnh Quảng Nam II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các quy định pháp luật về giao đất giao rừng từ năm 2003 đến nay 2. Những tác động tích cực của chính sách quản lý đất lâm nghiệp 3. Những bất cập của chinh sách giao đất giao rừng 4. Những bất cập trong việc GĐGR cho cộng đồng 5. Đánh giá triển khai thực hiện GĐGR tại địa phương 6. Đánh giá về các tài liệu liên quan đến tập huấn và truyền thông về GĐGR tại địa phương III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THAM VẤN TÀI LIỆU THAM KHẢO CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ
4 4 6 9 9 10 11 12 13 23 24 24 25 28 29 31
Bản đồ Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế Bản đồ 2: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
4 6
Bảng biểu Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Nam
5 7
Danh sách từ viết tắt C&E NN&PTNT BV&PTR RLS NCKH&PTCN GĐGR BTTN TN&MT UBND HĐND RCĐ CLB KHKT
I
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bảo vệ và Phát triển rừng Tổ chức Rosa Luxemburg Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ Giao đất giao rừng Bảo tồn thiên nhiên Tài nguyên và Môi trường Ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân Rừng cộng đồng Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật
LỜI CẢM ƠN Báo cáo này là kết quả nghiên cứu về văn bản pháp lý và tiến trình giao đất giao rừng cho cộng đồng tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) thực hiện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và các thành viên đã góp phần hoàn thành báo cáo này. Trước hết chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ trong việc tiếp cận các hoạt động nghiên cứu tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan liên quan tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã thu xếp cho các chuyên gia của chúng tôi có các cuộc thảo luận bổ ích. Chúng tôi xin cảm ơn các chuyên gia, các thành viên nhóm nghiên cứu và cán bộ của C&E đã nhiệt tình trong việc triển khai các hoạt động cũng như các hỗ trợ cho các công việc tại thực địa. Cuối cùng chúng tôi xin trân trọng cảm ơn tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) vùng Đông Nam Á đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này.
Trung tâm C&E
II
GIỚI THIỆU CHUNG ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng và đất rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nơi tập trung các tập tục văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Vì thế, việc bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên này giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách phù hợp trong công tác quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên đất và rừng. Nhà nước đã triển khai chính sách giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng lâu dài nhằm cải thiện và ổn định cuộc sống cho người dân miền núi và góp phần bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả thu được từ chương trình giao đất giao rừng là diện tích che phủ của rừng đã được tăng lên đáng kể. Nếu dựa vào phương thức quản lý rừng quốc gia theo phương hướng tập trung trước kia thì nước ta đã bị mất trên 2,6 triệu ha rừng tự nhiên từ năm 1976 đến năm 1990. Sau khi thực hiện chương trình giao đất giao rừng, diện tích rừng đã được mở rộng từ 11 triện ha lên đến 13 triệu ha trong năm 2009, tăng hơn 10% trong 19 năm (Ibid.p.7). Tuy nhiên, những lợi ích chương trình giao đất giao rừng chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Tại những vùng núi nơi đa số các dân tộc thiểu số sinh sống, chương trình giao đất giao rừng diễn ra chậm và nhiều cộng đồng vẫn chưa có được quyền sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp lâu dài. Hơn nữa kết quả thực hiện chưa đáp ứng được mối quan tâm của người dân và theo kết luận của Nguyễn Quang Tân và cộng sự: “trong hầu hết các trường hợp, ảnh hưởng của những chính sách giao đất giao rừng còn hạn chế, nếu không nói là tiêu cực” (trích trong Rights and Resources Initiative, 2011:53). Một trong những thách thức lớn đối với chương trình giao đất giao rừng được đề cập trong báo cáo của RRI (2011:53) là làm thế nào để quyền và thể chế đất đai theo tập tục có thể được ghi nhận chính thức trong luật thành văn. Điều 29 và 30 trong luật Bảo vệ và Phát triển rừng, một trong hai bộ luật của Việt Nam là nền tảng cho chương trình giao đất giao rừng, ghi nhận: “Tất cả các hộ gia đình và cá nhân sống trong cùng một làng là những người có quyền đối với những cánh rừng họ đã và đang quản lý và sử dụng một cách hiệu quả. Bộ luật cũng ghi nhận những thói quen và nếp văn hóa theo tập tục là cơ sở để tiến hành giao đất giao rừng cho nhóm dân cư này”. Tuy nhiên hiện nay việc thực thi và các điều khoản trên giấy tờ còn có khoảng cách rất xa. Nhìn chung kiến thức truyền thống là những yếu tố quan trọng trong văn hóa của người dân bản địa và cộng đồng địa phương nhưng lại thường bị bỏ quên trong quá trình xây dựng chính sách và lập quy hoạch bảo tồn và phát triển. Bản tuyên ngôn Rio về Môi trường và Phát triển đã ghi nhận trong nguyên tắc thức 22 viết: “Người dân bản địa và cộng đồng địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và quản lý môi trường dựa trên kiến thức và tập tục truyền thống của họ, Nhà nước cần ghi nhận và quan tâm kịp thời đến bản sắc văn hóa cũng như mối quan tâm của họ về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững”.
1
Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 của Chính phủ đã tạo ra khung pháp lý về quyền sử dụng rừng và đất rừng. Tiếp theo đó, hàng loạt các văn bản luật và dưới luật như Luật Đất đai sửa đổi năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004, Nghị định 01/CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP, Nghị định 181/2003/NĐ-CP, Nghị định 135/2005/ NĐ-CP,... đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng chủ rừng có quyền tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện các chính sách này trong thực tế lại gặp phải không ít khó khăn do các quy định của các cơ quan nhà nước ban hành thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, đồng thời thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Vì vậy, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đã thực hiện nghiên cứu rà soát các tài liệu, văn bản pháp luật về giao đất giao rừng, để từ đó đề xuất các khuyến nghị về hoàn thiện quy chế về GĐGR là một đòi hỏi tất yếu từ thực tế.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Rừng cộng đồng đã tồn tại như là một phần của truyền thống địa phương. Nó gắn các lợi ích của người dân với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của cộng đồng và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng và vai trò của họ trong sự bền vững của rừng, nhà nước Việt Nam đã và đang giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng lâu dài từ những năm 1990. Theo số liệu thống kê năm 2011, Việt Nam có tổng diện tích rừng là 13.565 triệu hécta, trong đó đã giao 11,4 triệu hécta cho các chủ rừng gồm các tổ chức nhà nước, các công ty tư nhân, cộng đồng dân cư thôn và các hộ gia đình (Bộ NN&PTNT, 2012). Tuy nhiên, quá trình thể chế hóa và thực hiện các chính sách có nhiều khó khăn, địa vị pháp lý của cộng đồng chưa rõ ràng. Các quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của cộng đồng như một chủ rừng thực sự vẫn chưa được Nhà nước thừa nhận. Hệ thống chính sách về quyền của người dân để tiếp cận, quản lý và sử dụng rừng tự nhiên vẫn còn khác biệt với thực tiễn nên những chính sách này chưa thực sự đi vào cuộc sống. Đằng sau thực trạng này có hai vấn đề chính. Thứ nhất, luật pháp coi sinh kế truyền thống du canh và thu lượm các sản phẩm rừng là “phá rừng” và nghiêm cấm các hoạt động này. Thứ hai, do thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu về các thủ tục pháp lý liên quan đến quản lý đất rừng mà làm hạn chế địa vị pháp lý của họ đối với đất rừng. Họ thường quản lý đất đai theo luật tục truyền thống không được luật pháp công nhận (Luật pháp chỉ công nhận những khu đất được giao có sổ cấp bởi chính quyền). Các yếu tố này đưa các chủ sở hữu là cộng đồng dân tộc thiểu số vào hoàn cảnh không thuận lợi đối với đất rừng mà họ đã sử dụng qua nhiều thế hệ. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải thiết kế và thực thi các chính sách sao cho phù hợp với từng vùng từng địa phương và đảm bảo đầy đủ các quyền của cộng đồng khi họ tham gia vào quản lý rừng tự nhiên.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá mức độ phổ biến, hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp lý và các tài liệu về giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp với bối cảnh địa phương.
2
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu việc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý của Nhà nước về hoạt động giao đất, giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này thu thập cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Các số liệu thu thập được chủ yếu mang tính định tính. Để thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã kết hợp một vài công cụ như: tham khảo tài liệu thứ cấp, thảo luận nhóm kết hợp với phỏng vấn sâu. • Tham khảo tài liệu Thu thập và phân tích thông tin về hệ thống các văn bản pháp lý về giao rừng tự nhiên cho cộng đồng và kết quả triển khai thực hiện các văn bản đó. Ngoài ra, kế thừa thông tin, tư liệu, số liệu liên quan đến việc giao đất, giao rừng tự nhiên cho cộng đồng. Đồng thời thu thập các tài liệu tập huấn và truyền thông liên quan đến GĐGR đã và đang áp dụng tại địa phương để từ đó đưa ra những khuyến cáo về phương pháp tập huấn và truyền thông hiệu quả đối với người dân tại địa điểm nghiên cứu. • Phương pháp phỏng vấn Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn các cán bộ quản lý, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về hoạt động giao rừng tự nhiên cho cộng đồng như UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Sở NN&PTNT (Chi Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm lâm), Sở TN&MT, Hội Phụ nữ, Ban Dân tộc miền núi, Hội Lâm nghiệp tỉnh, cán bộ chuyên môn cấp huyện, xã và người dân … để làm cơ sở cho việc đánh giá lại tiến trình GĐGR trong thời gian qua, đồng thời có những đề xuất với các cơ quan có chức năng điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp lý để tiếp tục triển khai công tác GĐGR đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. Để lấy được thông tin một cách chính xác, nhóm tư vấn đã áp dụng phương pháp có sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện phỏng vấn, đảm bảo mọi người đều được tham gia và có tiếng nói đặc biệt là phụ nữ, người nghèo và dân tộc thiểu số.
NHÓM NGHIÊN CỨU 1. ThS. Hoàng Hồng Hạnh, Chuyên gia Lâm nghiệp, Giới và Phát triển cộng đồng - Trung tâm C&E - Trưởng nhóm 2. ThS. Phạm Ngọc Dũng, Chuyên gia Quản lý môi trường, Hội KHKT Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế - thành viên 3. Ks. Nguyễn Văn Tình, Phó trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng - Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam - thành viên 4. ThS. Hoàng Thanh Tâm, Chuyên gia Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Giám đốc Trung tâm C&E - thành viên 5. ThS. Vũ Quốc Phương, cán bộ Trung tâm C&E - thành viên.
3
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Tỉnh Thừa Thiên Huế Thông tin cơ bản Thừa Thiên Huế là một tỉnh đồng bằng có miền núi ở miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp với tỉnh Sê Kông, tỉnh Salavan của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Theo số liệu của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, dân số của tỉnh năm 2010 là 1.090.879 người, mật độ dân số là 215,48 người/km2. Trong đó dân cư thành thị chiếm 470.970 người; dân cư nông thôn chiếm 619.972 người. Về thành phần giới, nam chiếm 540.172 người; nữ chiếm 550.707 người. Bản đồ 1 – Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: internet http://d.data3.cadviet.com/hc_thuathienhue.jpg)
Đặc điểm dân tộc và một số truyền thống văn hóa, phong tục tập quán Thừa Thiên Huế có 4 cộng đồng dân tộc chính, trong đó người Kinh là dân tộc có số lượng chiếm tuyệt đại đa số, các dân tộc còn lại là: Kơ tu, Tà ôi – Pacô, Vân kiều và một số dân tộc có số lượng rất ít như Chức, Tày, Nùng… Cụ thể, người Kinh chiếm 95,55% với 1.042.287 người; các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 4,45% dân số toàn tỉnh với 48.592 người. Các dân tộc thiểu số này tập chung chủ yếu ở các xã huyện miền núi giáp biên giới. Dân tộc Kơ tu có khoảng 14.680 người. Trước đây, người Kơ tu trồng cây lương thực chủ yếu là lúa rẫy và sắn, theo lối phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt. Các hoạt động kinh tế khác gồm có chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, săn bắn. Họ chỉ bắt đầu biết làm lúa nước từ khi thực
4
hiện định canh định cư vào những năm 80 của thế kỷ 20, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Dân tộc Tà ôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 32.878 người, bao gồm 3 nhóm chính là Tà ôi, Pa kô và Pahy. Cũng như dân tộc Kơ tu, người Tà ôi trước đây quen trồng lúa rẫy, sắn để lấy lượng thực, theo lối phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt, thường gọi là phát, đốt, cốt, trĩa. Dân tộc Vân kiều còn có tên gọi Bru, Trì, Khùa, Ma-coong, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có khoảng 800 người Vân Kiều, sinh sống tại huyện A Lưới, ở các xã giáp với huyện Đắc Krông, tỉnh Quảng Trị. Khác với người Tà ôi và Kơ tu, người Vân kiều chủ yếu sống trong nhà nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình nhỏ gồm cha, mẹ và các con chưa lập gia đình, những con cái lớn đã lập gia đình thường tách ra làm nhà ở riêng. Hiện trạng tài nguyên rừng Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của Thừa Thiên Huế Thừa thiên Huế Loại đất rừng Diện tích (ha) % Tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 100.00 1. Diện tích đất lâm nghiệp 317.333,87 63.05 1.1 Rừng đặc dụng 79067,03 15,71 1.2 Rừng phòng hộ 100964,54 20,06 1.3 Rừng sản xuất 137302,30 27,28 2. Đất nông nghiệp 59285,34 11,78 3. Đất phi nông nghiệp 88529,74 17,59 4. Đất nuôi trồng thuỷ sản 5895,49 1,17 5. Đất chưa sử dụng 31976,42 6,35 Theo báo cáo số 16/BC-UBND ngày 02/3/2011 của tỉnh Thừa Thiên Huế Trong những năm qua ngành lâm nghiệp Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. Định hướng phát triển của lâm nghiệp Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền lâm nghiệp xã hội với trọng tâm là bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo rừng phát huy chức năng phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng giá trị đóng góp của lâm nghiệp vào phát triển kinh tế tỉnh.
5
2. Tỉnh Quảng Nam Thông tin cơ bản Quảng Nam nằm ở miền Trung của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.043.836,96 ha, trong đó đất chưa qua sử dụng là 2.932,98 ha. Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Tính đến hết năm 2010, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình là 139 người/km2 trong đó dân cư đô thị chiếm hơn 260.000 người (2010). Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Huyện Nam Giang và Đông Giang (hai huyện thực hiện Dự án) thuộc huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam. Bản đồ 2 – Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: internet http://www.tamky.gov.vn/Portals/9/BanDo/BanDo_Large.jpg)
Đặc điểm dân tộc và một số truyền thống văn hóa, phong tục tập quán Quảng Nam có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Kơ Tu, người Co, người Giẻ Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư đến, với tổng số dân trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Mỗi một dân tộc có sự khác biệt nhau về truyền thống văn hóa, nhất là các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thần linh.
6
Tuy nhiên, các dân tộc đều canh tác theo phương pháp truyền thống là phát rừng làm nương rẫy, với phương thức canh tác: phát, đốt, trĩa giống và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; cây lương thực chính là lúa rẫy, lúa nước và bắp, sắn; bẫy bắt động vật hoang dã, hái lượm lấm sản phụ cũng là kế sinh nhai của người dân. Vì vậy, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn và phụ thuộc vào tài nguyên rừng do đó gây nên những áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Hiện trạng tài nguyên rừng Quảng Nam có diện tích đất lâm nghiệp 714.221 ha (chiếm 68,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), trong đó, diện tích đất có rừng 517.063 ha (rừng tự nhiên 394.185 ha, rừng trồng 122.878 ha); đất chưa có rừng 197.158 ha1 . Diện tích rừng và đất rừng phân chia theo chức năng: Quy hoạch rừng đặc dụng 133.784 ha (Diện tích có rừng 105.748 ha), quy hoạch rừng phòng hộ 326.831 ha (Diện tích có rừng 231.668 ha) và quy hoạch rừng sản xuất 248.903 ha (Diện tích có rừng 174.943 ha). Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Nam
Loại đất rừng Tổng diện tích tự nhiên 1. Diện tích đất lâm nghiệp 1.1 Rừng đặc dụng 1.2 Rừng phòng hộ 1.3 Rừng sản xuất 2. Đất nông nghiệp 3. Đất phi nông nghiệp 4. Đất nuôi trồng thuỷ sản 5. Đất chưa sử dụng
Quảng Nam Diện tích (ha)
%
1.043.836,96 100.00 682.256 65.36 129.627 12.42 309.080 29.61 243.549 23.33 56.409 5.40 89.535 8,58 3.533 0.34 154.980 14,85 Nghị quyết số 74/NQ - CP ngày 13 tháng 6 năm 2013
Theo kết quả theo dõi, độ che phủ rừng là 48,2% (theo Quyết định 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của Bộ NN&PTNT công bố hiện trạng rừng năm 2010). Trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Hệ thống rừng đặc dụng được quy hoạch chủ yếu tập trung ở các huyện Phước Sơn, Nam Giang (Khu BTTN Sông Thanh), Nam Trà My (Khu BTTN Ngọc Linh), Nông Sơn (Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi), Tây Giang, Đông Giang (Khu bảo tồn loài Sao la). Trong đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh được thành lập năm 2000 và tháng 4/2011 đã thành lập Khu bảo tồn loài Sao la, mở hành lang cho các sinh vật vùng núi giữa Lào và Việt Nam, nhất là loài Sao la đang bị đe dọa (trích báo cáo nghiên cứu của C&E năm 2012).
1
7
Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ NN&PTNT
Hệ thống quản lý rừng, chính sách và thể chế liên quan đến rừng tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Ở hai tỉnh, chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp thuộc UBND các cấp, đó là UBND tỉnh, UBND huyện/thành phố và UBND xã. Tham mưu cho UBND các cấp có các cơ quan chuyên môn. Đứng đầu hệ thống tổ chức quản lý rừng của tỉnh là UBND tỉnh. UBND tỉnh thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn. Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng này là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 02 cơ quan tham mưu giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp là Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp. Chi cục Kiểm lâm giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý rừng. Chi cục có hệ thống các Hạt Kiểm lâm tại các huyện và thành phố. Các Hạt Kiểm lâm vừa thực hiện các nhiệm vụ do Chi cục giao, vừa là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Chi cục Lâm nghiệp giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước chủ yếu về lâm sinh trên địa bàn Tỉnh. Ngoài hai Chi cục trên, còn có các Ban quản lý rừng phòng hộ ở các huyện. Ngoài ra, ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 đơn vị quản lý rừng đặc dụng là Vườn Quốc gia Bạch Mã (trực thuộc Bộ NN&PTNT), Khu BTTN Phong Điền, Khu Bảo tồn Sao la. Ở tỉnh Quảng Nam có Khu BTTN Sông Thanh và Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam. UBND huyện, thành phố là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Tham mưu giúp UBND huyện gồm có các cơ quan Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Hạt Kiểm lâm huyện. UBND xã là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Tham mưu, giúp việc cho UBND xã có cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp, địa chính của xã và Kiểm lâm địa bàn. Ngoài các cơ quan nhà nước liên quan tới việc quản lý và bảo vệ rừng, ở cấp cơ sở còn tồn tại các thể chế dựa vào cộng đồng tham gia vào công tác quản lý rừng ở địa phương như Câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, Ban quản lý rừng cộng đồng thôn, hay nhóm sở thích quản lý bảo vệ rừng.
8
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các quy định pháp luật về giao đất giao rừng từ năm 2003 đến nay Chính sách của Đảng và Nhà nước đang trong quá trình thể chế hóa, từng bước thực hiện phân cấp quản lý tài nguyên rừng, tiếp tục mở ra hướng phát huy vai trò quản lý rừng của cộng đồng, điều này được thể hiện rõ trong Luật đất đai năm 2003: “Cộng đồng thôn bản được công nhận là đối tượng được giao đất”. Tuy nhiên, theo Luật Dân sự (1995) và Luật Đất đai (2003) thì cộng đồng dân cư thôn bản không thuộc phạm vi điều chỉnh của đối tượng đất đai rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất và đất rừng đặc dụng. Để tạo cơ sở pháp lý cho các đối tượng tham gia quản lý tài nguyên rừng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004 đã quy định rõ về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng và nghĩa vụ của các chủ rừng; đồng thời đã đề cao trách nhiệm của các chủ rừng đối với rừng đã được giao, được thuê, rừng trồng thuộc quyền sở hữu của mình. Đây chính là động lực thúc đẩy các chủ rừng yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 đã chính thức công nhận vai trò, vị trí của cộng đồng dân cư thôn trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn đối với rừng được giao được quy định cụ thể tại Khoản 1 và 2, Điều 30 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Quy định này đã giới hạn nhiều điểm như: “không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao” (Điểm đ Khoản 2, Điều 30, Luật BV&PTR năm 2004). Từ các giới hạn đó cho thấy cộng đồng dân cư thôn được giao rừng chủ yếu là phục vụ cho mục đích chung của cộng đồng. Đây cũng là một cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của nhà nước đối với rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn (Nguyễn Bá Ngãi, 2004). Cùng với Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rất nhiều văn bản pháp quy dưới luật có các quy định liên quan tới chính sách giao đất giao rừng như: Nghị định 181/2003/NĐ-CP về thực thi Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thực thi Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định số 18/2007/ QĐ-TTg ngày 5/2/2007 phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn một số nội dung về
9
giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp… Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn. Quyết định số 106/2006/QĐ ngày 27/11/ 2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn. Quyết định số 112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng. Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng. Công văn số 123/BNN-LN ngày 15/1/2008 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn thí điểm thành lập, quản lý sử dụng quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Quyết định số 434/QĐ-QLR ngày 11/4/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và hướng dẫn giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn. Quyết định số 550/QĐ-QLR ngày 08/5/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy ước BV&PTR cộng đồng dân cư thôn. Công văn số 1326/CV-LNCĐ ngày 7/9/2007 của Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Công văn số 1327/CV-LNCĐ ngày 7/9/2007 của Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng. Công văn số 1703/CV-DALNCĐ ngày 14/11/2007 của Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Công văn số 141/CV-DALNCĐ ngày 5/2/2008 của Cục Lâm nghiệp về việc sửa đổi bổ sung Hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng. Công văn số 588/CV-DALNCĐ ngày 12/5/2008 của Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn cắm mốc ranh giới và làm bảng sơ đồ khu rừng giao cho cộng đồng. Các văn bản pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho việc giao đất giao rừng có hiệu quả trên thực tế, tuy nhiên các văn bản pháp luật còn bộc lộ nhiều điểm khiếm khuyết cần được sửa đổi để quy định về giao đất giao rừng ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Những tác động tích cực của chính sách quản lý đất lâm nghiệp • Giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, cá nhân đã tạo được tâm lý phấn khởi vì có được một tài sản và nguồn lực đầu tiên để các hộ gia đình có điều kiện sử dụng lao động của hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Điều này, chứng tỏ nhân dân miền núi rất thiết tha với đất đai, rất cần đất đai để sản xuất, rất cần quyền sử dụng đất đai ổn định. • Kết quả giao đất lâm nghiệp đã tạo được tiền đề có những chủ rừng đích thực phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ từ
10
các chương trình, dự án của nhà nước và của hộ gia đình để tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng trên đất lâm nghiệp được giao thì thật sự họ đã trở thành chủ rừng trồng trên đất được giao. Từ đó, đã có tác động tích cực đến phát triển lâm nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, tác động tích cực đến sản xuất lâm sản hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi. • Giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến hộ gia đình đã tạo điều kiện nâng cao tư duy kinh tế cho các chủ hộ gia đình, có thêm nguồn lực mới để gắn đất đai với lao động và phát triển kinh tế hộ gia đình. • Chính sách khoán đất khoán rừng sản xuất đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho những hộ gia đình sinh sống trên địa bàn hoạt động của các Lâm trường quốc doanh và Ban quản lý rừng.
3. Những bất cập của chính sách giao đất giao rừng Mặc dù có những dấu hiệu khởi sắc, nhưng sau hơn 15 năm thực hiện, chính sách giao đất giao rừng vẫn còn nhiều bất cập như sau: • Thiếu các văn bản pháp luật quy định về thu tiền sử dụng rừng trong trường hợp Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng; đền bù, bồi thường khi nhà nước thu hồi rừng (Phạm Xuân Phương, 2008). • Thiếu các chính sách hỗ trợ sau giao đất, giao rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản như đầu tư, tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm... (Phạm Xuân Phương, 2008; Đinh Hữu Hoàng, Đặng Kim Sơn, 2008; Lê Du Phong và cộng sự, 2007). • Các chính sách hưởng lợi sau đó cũng có những bất cập tương tự. Cho đến nay Quyết định 178 chưa đi vào cuộc sống và không có khả năng thực hiện ở các địa phương vùng cao. Chính vì vậy, chính sách hưởng lợi cần được điều chỉnh hoặc sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình, cộng đồng miền núi khi tham gia quản lý rừng (Nguyễn Bá Ngãi, 2004; Phạm Xuân Phương và cộng sự, 2004). • Những phong tục truyền thống và tập quán dân cư không phù hợp với chính sách giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp; nhận thức của người dân về rừng cũng khác nhau; thực trạng nương rẫy và sở hữu đất như tài sản kế thừa cho thế hệ sau là một truyền thống lâu đời khó có thể thay đổi được và một số nguyên nhân khác là những cản trở dẫn đến người nhận rừng không có nhận thức rõ ràng và vẫn khai thác rừng một cách bất hợp pháp (GTZ, 2008; Vũ Ngọc Kích, 2001; trong Trần Đức Viên và cộng sự, 2005). • Sự thiếu công bằng trong quá trình giao đất đã cản trở việc đạt được mục tiêu của chính sách này (Phạm Đức Tuấn; 1999, trong Sunderlin, Ba, 2005; Sikor và cộng sự, 2005; Hoàng Thị Sen, 2009). • Giao đất giao rừng đã hạn chế quyền tiếp cận với nguồn tài nguyên của hộ nghèo và chia cắt không gian văn hóa truyền thống (Vương Xuân Tình, 2008).
11
4. Những bất cập trong việc GĐGR cho cộng đồng Nhiều văn bản pháp quy như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 181/2004/CP đã coi cộng đồng dân cư thôn bản là một chủ thể được GĐGR, nhưng lại không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, bảo lãnh, thế chấp… Các cộng đồng này không được vay vốn hoặc hưởng ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư. Về các quy định đối với cộng đồng, Khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai dùng khái niệm “cộng đồng dân cư”, trong khi đó Luật BV&PTR Khoản 13 Điều 2 dùng khái niệm “cộng đồng dân cư thôn”. Trên thực tế có nhiều nhóm cộng đồng như nhóm hộ, nhóm sở thích… đã nhận rừng mà không phải toàn bộ người dân trong thôn. Chính vì vậy, cần thống nhất hai khái niệm thành khái niệm “cộng đồng dân cư” nhưng không phải bắt buộc phải là toàn bộ các hộ gia đình trong thôn như Luật BV&PTR quy định mà nên mở rộng khái niệm này bao gồm cả “nhóm hộ, nhóm sở thích…”. Bên cạnh đó, cần xem xét điều chỉnh lại Khoản 7 Điều 33 Luật Đất đai năm 2003 vì chưa công nhận cộng đồng dân cư thôn là đối tượng nhận đất lâm nghiệp, trong khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng lại quy định định cộng đồng dân cư thôn là đối tượng nhận rừng. Điều này dẫn đến mâu thuẫn là cộng đồng chỉ có quyền đối với tài sản là rừng mà không có quyền đối với đất, trong khi rừng lại là tài sản gắn liền với đất cho nên cần sửa đổi theo hướng công nhận cộng đồng dân cư là đối tượng nhận đất rừng cùng các quyền giao dịch dân sự trên đất rừng được giao cho cộng đồng. Các quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 cũng bộc lộ một số quy định bất cập như sau: Trong Khoản 4 Điều 3 Giải thích từ ngữ “Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác” đã bổ xung cho Điều 5: “Chủ rừng bao gồm Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức NCKH&PTCN, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài”. Mặc dù đã mở rộng khái niệm chủ rừng nhưng Điều 5 vẫn chưa công nhận “cộng đồng dân cư” là chủ rừng, do vậy cộng đồng đương nhiên không có các quyền chung ở Điều 59 và nghĩa vụ chung ở Điều 60. Tại Khoản 13 Điều 3 giải thích thuật ngữ “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”, trong khi đó theo quy định Khoản 3 Điều 9 của Luật Đất đai 2003 thì “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”. Như vậy, về thuật ngữ Luật Đất đai chỉ dùng cụm từ “Cộng đồng dân cư”; về phạm vi, Luật Đất đai không quy định là “toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân”. Ngoài ra, trên thực tế đã xuất hiện các loại chủ rừng khác được giao rừng nhưng không được quy định trong luật như nhóm hộ, nhóm sở thích, câu lạc bộ… Vì vậy, cần mở rộng cách hiểu “Cộng đồng dân cư” bao gồm cả thôn hoặc nhóm hộ, nhóm sở thích, câu lạc bộ… cùng tham gia bảo vệ rừng. Vì vậy, phần giải thích từ ngữ về “cộng đồng” Luật Bảo vệ và phát triển
12
rừng cần sửa đổi giống như Luật Đất đai 2003: “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng”. Tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 quyền của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng bao gồm “Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng”. Nếu cộng đồng chỉ nhận rừng với các mục đích công cộng hoặc gia dụng thì không đủ sức thu hút họ tham gia bảo vệ rừng (ngoại trừ các khu rừng thiêng, rừng ma…) bởi rừng được giao cho đối tượng này chủ yếu là rừng tự nhiên không thuộc rừng giàu, trung bình, không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định (Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg; Thông tư số 17/2006/TT-BNN; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP Khoản 4 Điều 4). Ví dụ ở thôn Thủy Yên Thượng (Thừa Thiên Huế) cộng đồng được tạm ứng khai thác gỗ nhưng chỉ phục vụ cho nhu cầu chung của cộng đồng mà không được bán để phân chia cho các thành viên trong cộng đồng. Đây là bất cập lớn khiến cho cộng đồng nơi đây không muốn tiếp tục quản lý rừng cộng đồng. Tại Điểm đ Khoản 2 Điều 30 quy định: Nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng: “Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao”. Như vậy cộng đồng không được công nhận các quyền giao dịch dân sự đối với rừng được giao đồng nghĩa với việc họ không muốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bởi chưa thấy được quyền lợi chính đáng họ bỏ ra. Cho nên cần công nhận các quyền giao dịch dân sự của cộng đồng dân cư thôn đối với rừng được giao như: chuyển nhượng phần rừng tăng thêm (trường hợp thành viên của cộng đồng chuyển khỏi địa phương); cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng tăng thêm; để thừa kế (trường hợp người thừa kế vẫn sống tại địa phương). Trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 chưa có quy định công nhận tư cách pháp nhân của cộng đồng, chính điều này làm cho các giao dịch dân sự trên rừng được giao cho cộng đồng rất khó thực hiện, đồng nghĩa với các quyền lợi của cộng đồng từ rừng đã bị hạn chế đi rất nhiều so với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Do vậy, để khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng được giao thông qua các quyền lợi mà họ sẽ được hưởng, cần công nhận tư cách pháp nhân của cộng đồng dân cư.
5.Đánh giá triển khai thực hiện tại địa phương a.Tỉnh Thừa Thiên Huế Những văn bản pháp lý đã được triển khai thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế Tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện hầu hết các văn bản pháp lý của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương về giao đất giao rừng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, quy định của Trung ương về GĐGR để tạo hành lang pháp lý cụ thể cho các ngành, các cấp tổ chức thực hiện chính sách, cụ thể như sau: - Quyết định số 1430/2006/QĐ-UBND ngày 05/6/2006 về Quy định chính sách hưởng lợi khi khai thác, tận thu, tận dụng gỗ rừng trồng thuộc nguồn vốn ngân sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
13
- Hướng dẫn số 410/HD-NN.PTNT ngày 14/05/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về hướng dẫn tạm thời trình tự thủ tục thu hồi rừng và giao đất lâm nghiệp cho địa phương quản lý; - Hướng dẫn số 21/HD-TN&MT-ĐK ngày 28/5/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. - Nghị quyết số 8i/2010/NQ-HĐND ngày 02/6/2010 của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020; - Quyết định số 1347/QĐ-UBND, ngày 23/7/2010, của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20092020; - Quyết định số 430/QĐ-UBND, ngày 02/03/2010, của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt Đề án giao rừng cho thuê rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2014. Kết quả GĐGR cho cộng đồng tại Thừa Thiên Huế • Từ năm 2003- 2010, các huyện Nam đông, Phú lộc, A lưới, Phong Điền đã tổ chức giao được 12.955,84 ha rừng tự nhiên. Hầu hết kinh phí đầu tư cho hoạt động giao đất khoán rừng là từ các dự án Quốc tế như Dự án PROFOR của UNDP, Dự án Nâng cao năng lực quản lý Lâm nghiệp ForHue của Tổ chức phát triển Hà lan (SNV), Dự án Hỗ trợ phổ cập và đào tạo phục vụ nông lâm nghiệp vùng cao (ETSP) cuả Helvetas, Dự án Hành lang xanh của WWF…. • Trong những năm 2011 và 2012, trọng tâm của Đề án 430 là tập trung giao rừng tự nhiên cho UBND các xã, các hộ gia đình, cộng đồng dân cư, nhóm hộ quản lý. - Năm 2011 giao 7.323,8 ha và hoàn thiện hồ sơ giao rừng tự nhiên từ trước năm 2010 2.583,5 ha; chủ yếu rừng nghèo, trữ lượng bình quân 90 m3/ha, thấp nhất là 10 m3/ ha (huyện Phú lộc, thị xã Hương trà) và cao nhất là rừng giàu 228 m3/ha (ở huyện Nam đông). Đồng thời, hoàn thành thủ tục giao 9.070,7 ha rừng tự nhiên cho 28 cộng đồng, 62 nhóm hộ, 109 hộ gia đình. - Năm 2012 giao 10.682 ha giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thuộc 18 xã của 5 huyện, thị xã. Trong đó giao mới 8.164 ha cho 14 cộng đồng dân cư thôn và 85 nhóm hộ và hoàn thiện hồ sơ cho những diện tích đã giao từ năm 2010 về trước với 2.518 ha. • Sau khi được giao rừng, các cộng đồng đã nhanh chóng xây dựng các Hương ước, Quy chế quản lý bảo vệ rừng để làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thôn/bản đi vào nề nếp. Những bất cập trong quá trình triển khai tại Thừa Thiên Huế Qua gần 10 năm thực hiện, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao được hơn 28.400 ha rừng tự nhiên cho hàng trăm cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý. Về cơ bản, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành các cấp đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, chủ động trong công tác giao rừng và đã thực hiện tốt theo quy trình giao rừng, tiến độ thực hiện và thủ tục pháp lý hồ sơ giao rừng. Cán bộ công chức cấp xã, nhất là kiểm lâm địa bàn được tham gia nhiều lớp tập huấn nâng cao về trình độ kỹ thuật, không chỉ quản lý về hiện trạng rừng theo chủ thể quản lý mà còn nắm được số lượng, chất
14
lượng rừng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tự nhiên tại chỗ. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã kịp thời thể chế, cụ thể hóa các văn bản pháp lý của Trung ương thành các chính sách, chủ trương riêng của tỉnh phù hợp với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ công tác giao đất, giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại địa phương. Tuy nhiên việc triển khai, thực hiện các văn bản pháp lý về GĐGR vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập rất khó, thậm chí không thể tháo gỡ được do những vướng mắc, chồng chéo của các văn bản pháp lý ở cấp cao nhất (các bộ luật), hoặc do sự yếu kém, hạn chế về nhận thức và năng lực của cán bộ và người dân địa phương, và do chất lượng rừng tự nhiên giao cho cộng đồng quản lý quá nghèo kiệt… Bất cập về nội dung và tính thực tiễn của các văn bản pháp lý - Hiện có quá nhiều các văn bản liên quan đến quản lý RCĐ, tuy nhiên nội dung một số văn bản thiếu tính thực tiễn, chồng chéo nhau hoặc còn chung chung cần được thể chế hóa cụ thể hơn mới có thể áp dụng thuận lợi, hiệu quả được. - Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ về quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo động lực chính cho hộ gia đình, cộng đồng tham gia mạnh mẽ vào công tác nhận rừng tự nhiên. Nhưng đáng tiếc là một số nội dung của quyết định này chỉ mang tính lý thuyết, trên thực tế rất khó thực hiện đầy đủ cơ chế hưởng lợi theo quyết định này. - Quyết định 178 không quan tâm đến lượng tăng trưởng của rừng, trong khi trình tự thủ tục khai thác hưởng lợi theo quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản thì chỉ được phép khai thác chính khi rừng được giao đạt trữ lượng trên 110m3 gỗ/ha, cường độ khai thác từ 18-23% với đối tượng gỗ đưa vào khai thác chính có cấp kính 40cm trở lên thuộc nhóm III-VIII. Nếu rừng có tăng trưởng, nhưng trữ lượng <110m3 thì vẫn chưa được khai thác. Như vậy, người dân muốn được hưởng lợi từ rừng thông qua việc khai thác gỗ, nếu gặp đối tượng rừng nghèo thì phải mất hàng chục năm mới có thể khai thác chính được ngay cả khi được quản lý bảo vệ tốt. - Các nhóm hộ, hộ gia đình nhận quản lý rừng gần như chỉ được hưởng lợi thông qua khai thác song mây, lá nón, tre nứa, mật ong... Do phần lớn rừng đã bị khai thác kiệt trước khi giao cho người dân, nên lợi ích kinh tế có được từ khai thác các lâm sản phụ này là rất thấp so với công sức họ bỏ ra, đã làm cho động lực và sự nhiệt tình của họ giảm sút. - Điểm b, Khoản 1, Điều 30 của Luật BV&PTR quy định về quyền của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng: «Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng». Vấn đề là, nếu cộng đồng chỉ nhận rừng với các mục đích công cộng thì không đủ sức thu hút họ tham gia bảo vệ rừng (ngoại trừ các khu rừng thiêng, rừng ma…) bởi rừng được giao cho đối tượng này chủ yếu là rừng tự nhiên không thuộc rừng giàu, trung bình, không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định (Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg; Thông tư số 17/2006/TT-BNN; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP: Khoản 4, Điều 4). - Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính ngày 03/09/2003 về việc “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia
15
đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khóan rừng và đất lâm nghiệp”; chưa thể thực hiện vì chưa phù hợp với cơ chế và đối tượng hưởng lợi. - Công văn số 754/CV-LNCĐ ngày 31/5/2007 của Cục lâm nghiệp về việc ban hành Bản hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng khó thực hiện do nguồn lực và năng lực của cộng đồng còn hạn chế. - Công văn 815/CV-LNCĐ ngày 12/6/2007 của Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn xây dựng mô hình cấu trúc rừng mong muốn cho rừng gỗ tự nhiên của cộng đồng rất khó thực hiện vì khó xây dựng mô hình cấu trúc chuẩn cho các trạng thái rừng ở các vùng sinh thái. - Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp tuy đã thực hiện từ năm 2011 nhưng cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, thiếu cán bộ nên thường giao rừng xong mới tiến hành giao đất và rất muộn. - Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn chỉ đề cập nhiều đến vấn đề hành chính và thiếu sự tham gia của cộng đồng và không thể hiện vai trò của tư vấn. Chính vì vậy thông tư này thực hiện chưa hiệu quả. Bất cập về hồ sơ thủ tục, chất lượng rừng được giao và công tác giám sát, hậu kiểm sau khi giao Trước năm 2010, việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng chủ yếu thực hiện thông qua tài trợ của các chương trình dự án quốc tế. Mỗi một dự án có một phương pháp tiếp cận riêng và khác nhau nên trình tự và phương pháp tiến hành cũng như tăng cường sự tham gia của các bên liên quan cũng khác nhau, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác giao rừng, đặc biệt có nơi còn mang tính hình thức. Phần lớn rừng tự nhiên trước khi giao cho cộng đồng quản lý không được thực hiện điều tra đánh giá cụ thể chính xác hiện trạng tài nguyên rừng mà chủ yếu sử dụng số liệu hiện trạng do cơ quan kiểm lâm cung cấp, nên rất khó để cộng đồng xây dựng được một kế hoạch khả thi để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của họ như luật định. Rừng giao cho cộng đồng quản lý thường là rừng gần và phần lớn thuộc loại nghèo kiệt. Cộng đồng rất khó tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ về quản lý bảo vệ và đầu tư phát triển rừng nên nguồn thu từ rừng của cộng đồng chẳng có gì ngoài một ít song mây, lá nón, tre nứa. Hoạt động lâm sinh để cải thiện, nâng cao chất lượng rừng rất ít được đầu tư, ngay cả kinh phí bảo vệ rừng hàng năm đáng ra cộng đồng phải được hưởng như các chủ rừng khác cũng không được cấp. Vô tình, việc giao rừng cho cộng đồng quản lý trở thành khoán trắng cho họ, nên thật khó để cộng đồng có được các quyền lợi được pháp luật công nhận như họ mong đợi từ việc quản lý rừng do nhà nước giao. Nhiều diện tích rừng được giao trước năm 2010 đến nay vẫn chưa hoàn tất thủ tục, hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước.
16
Sau khi giao rừng cho cộng đồng, việc hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chưa thật được chú trọng, chưa đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, một số nơi gần như khoán trắng cho cộng đồng. Nhận thức của cán bộ và người dân về các văn bản pháp lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân biết được các văn bản pháp lý chủ yếu thông qua các buổi họp thôn (bản) nên thông tin cũng như hiểu biết của họ về các chính sách của nhà nước liên quan đến đất đai, giao đất giao rừng còn khá hạn chế. Nhiều người, ngay cả cán bộ trong ngành lâm nghiệp, cán bộ chính quyền cơ sở cũng không biết rõ, đầy đủ về các chính sách của nhà nước. Khi được hỏi về những văn bản giấy tờ gì mà người dân được biết thì đa số đều không trả lời được hoặc là không nhớ tên của văn bản đó. Hơn nữa, khi xây dựng các văn bản pháp luật thiếu sự nghiên cứu về đời sống văn hóa cũng như truyền thống bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc từ xưa đến nay. Sự gắn bó của người dân với rừng, truyền thống bảo vệ rừng cũng như cuộc sống của họ đối với rừng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho việc thực thi các văn bản pháp lý về GĐGR chưa thực sự mang lại kết quả như mong đợi. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng, sự hiểu biết của người dân về các chính sách về rừng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của cán bộ cơ sở và công tác tuyên truyền phổ biến chính sách của các cơ quan liên quan mang tính quyết định lớn và rất quan trọng. Một nguyên nhân khác làm cho các văn bản pháp lý của Nhà nước không thực sự đến được với đồng bào dân tộc thiểu số là vì thiếu cán bộ là người dân tộc thiểu số thông hiểu các chính sách để hướng dẫn cho bà con. Thường thì cán bộ người Kinh hiểu biết nhiều về chính sách nhưng do bất đồng ngôn ngữ hoặc do phương pháp truyền đạt không phù hợp với địa phương nên việc hướng dẫn, giải thích các chính sách cho bà con chưa hiệu quả. Sự tham gia của người dân trong GĐGR và các hoạt động khác Hiện nay, các huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tiến hành các hoạt động GĐGR cho cộng đồng quản lý. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có những cách thực hiện khác nhau, vì vậy công tác GĐGR vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của việc GĐGR còn thấp, trong đó một nguyên nhân vô cùng quan trọng đó chính là thiếu sự tham gia của người dân trong tất cả các bước của quá trình GĐGR. (Lê Văn Lân & Phạm Đình Hiện, 2013). Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động tập huấn về GĐGR phần lớn dành cho cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn và các thành viên Ban quản lý RCĐ, người dân hầu như không được tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình GĐGR. Vì vậy, các chủ trương, chính sách của nhà nước về GĐGR đến được với người dân chủ yếu thông qua các cuộc họp thôn, bản, do cán bộ cơ sở truyền đạt lại. Khi được hỏi về ”Hương ước” của cộng đồng, thậm chí cán bộ cấp tỉnh cũng nói rằng thường hương ước được xây dựng theo khuôn mẫu của cơ quan nhà nước và đưa xuống cộng đồng để áp dụng, hoàn toàn không có sự tham gia của người dân trong việc xây dựng các điều khoản trong hương ước nên không có tính đặc thù riêng cho cộng đồng của họ. Mặc dù từ xưa đến nay các cộng đồng miền núi đều có những hương ước riêng về bảo vệ và khai thác
17
rừng. Nhưng những điều khoản trong hương ước mới ít có tính thực tiễn. Chính vì vậy, việc xây dựng Hương ước chỉ có tính hình thức mà không thực tiễn tại địa phương. Những người tham gia phỏng vấn cho biết, đã có nhiều lớp tập huấn được thực hiện như tập huấn kỹ năng lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng; tập huấn về kỹ năng giám sát đánh giá, điều tra tài nguyên rừng..., nhưng khi hỏi khi không mấy ai nhớ. Đa số các Ban quản lý RCĐ chưa thành thạo trong việc lập kế hoạch hoạt động của mình; rất lúng túng khi làm việc hoặc ngại tiếp xúc với chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm và các cơ quan chức năng để báo cáo, đề xuất, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý RCĐ. Nguyên nhân cơ bản là do trình độ, năng lực của các Ban quản lý RCĐ còn yếu. Nhiều lãnh đạo Ban quản lý RCĐ ở huyện Nam Đông, A Lưới...không thể viết được Tờ trình đề xuất nguyện vọng, Báo cáo hoạt động ...hoàn chỉnh theo đúng mẫu quy định của nhà nước; không biết rõ, cụ thể vai trò, vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chức năng để giao dịch cho đúng. Do vậy, việc trang bị các kỹ năng mềm cho cán bộ Ban quản lý RCĐ là rất cần thiết. b.Tỉnh Quảng Nam Những văn bản pháp lý đã được triển khai thực hiện tại tỉnh Quảng Nam Cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện hầu hết các văn bản pháp lý của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương về giao đất giao rừng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cho các ngành, các cấp để tổ chức thực hiện về GĐGR cụ thể như sau: - Nghị quyết số 05-NQ/TU Ngày 11/10/2002 Tỉnh uỷ Quảng Nam đã ban hành về một số chủ trương và giải pháp trọng tâm về dân tộc và miền núi; để triển khai thực hiện Nghị quyết này, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 52/2003/QĐ-UB ngày 09/6/2003 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện công tác dân tộc và miền núi giai đoạn 2002 - 2007; - Quyết định số 3508/QĐ-UB ngày 26/8/2003 do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành về việc phê duyệt Dự án giao đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng; - Công văn số 43/TNMT-ĐĐ ngày 13/02/2004 của Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn lập phương án giao đất lâm nghiệp và hệ thống biểu mẫu; - Kết luận số 19/KL-TU ngày 02/8/2004 tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 16, Tỉnh ủy ra kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU khóa XVIII; - Thông báo số 487/TB-UB ngày 09/12/2004 UBND tỉnh kết luận tại Hội nghị Sơ kết công tác giao đất lâm nghiệp thí điểm cho cộng đồng dân cư ở 6 huyện núi cao của tỉnh; - Thông báo số 216/TB-UB ngày 07/6/2004 của UBND tỉnh về các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng làng để các ngành liên quan tổ chức thực hiện việc GĐGR; - Công văn số 189/TNMT-ĐĐ ngày 22/7/2004 của Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư; - Quyết định số 05/2005/QĐ-UB ngày 25/01/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn, bản khi được Nhà nước giao rừng, đất rừng để quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; - Thông báo số 224/TB-UB ngày 13/7/2005 của UBND tỉnh về giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư và giao đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg
18
ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; - Thông báo số 331/TB-UBND Ngày 03/10/2005, Kết luận của UBND tỉnh tại buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng; - Thông báo số 05/TB-UBND Ngày 05/01/2006, Kết luận của UBND tỉnh tại Hội nghị giao ban miền núi ngày 27/12/2005; - Thông báo số 670/TB-UBND Ngày 24/10/2006, Kết luận của UBND tỉnh tại Hội thảo về giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; - Thông báo số 122/TB-UBND Ngày 28/4/2010, Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang tại Hội nghị tổng kết công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. - Công văn số 916/STC-NS ngày 11/7/2007 của Sở Tài chính về việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng sau khi giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản trong dự toán ngân sách năm 2007. Kết quả GĐGR cho cộng đồng tại Quảng Nam Qua ba năm, từ năm 2004 - 2006 (đến năm 2007 thì dừng lại cho đến nay), UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì triển khai thực hiện chủ trương giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thuộc đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh. Kết quả đã giao cho 249 cộng đồng dân cư của 46 xã ở 8 huyện miền núi với tổng diện tích là 160.540,05 ha. Hầu hết các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam như huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My và Nam Trà My đều đã thực hiện việc giao đất, khoán rừng cho cộng đồng. Các địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo về giao đất lâm nghiệp và tổ chuyên môn giúp việc; xây dựng phương án giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư theo từng đơn vị xã. Sau khi được giao rừng, các cộng đồng đã nhanh chóng xây dựng các Hương ước, Quy chế quản lý bảo vệ rừng để làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thôn/bản đi vào nề nếp. Mặc dù Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 về hướng dẫn trình tự và thủ tục giao rừng, cho thuê rừng.... cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn nhưng Tỉnh Quảng Nam vẫn chưa triển khai Thông tư này vì chưa có nguồn kinh phí để thực hiện. UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn số 2623/UBND-KTN ngày 25/7/2011 chỉ đạo UBND các huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND các huyện giao cho các phòng, đơn vị có chức năng xây dựng đề án để triển khai thực hiện việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn tỉnh. Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo nghị định này, tất cả các dịch vụ hưởng lợi từ rừng như: nguồn nước, thủy điện, dịch vụ
19
du lịch đều phải tiến hành thu phí để chi trả trực tiếp cho người bảo vệ rừng ở khu vực đó. Trên thực tế, hiện nay Quảng Nam mới đang áp dụng việc thu phí từ thủy điện để chi trả cho việc này. Kết quả cho thấy dân giữ rừng tốt hơn so với các vùng khác vì rừng giao cho nhóm hộ (có trưởng nhóm, phó nhóm). Quyết định việc giao này do Huyện công nhận, đó là cơ sở pháp lý cho việc GĐGR. Những bất cập trong quá trình triển khai tại Quảng Nam Do đặc thù của các huyện miền núi cao có nhiều đồi dốc, địa hình chia cắt, phần lớn diện tích được giao xa khu dân cư, đi lại khó khăn cho nên việc tổ chức giao đất, khoán rừng trên thực địa hoặc đánh giá trữ lượng rừng cũng như tuần tra, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Chính vì vậy, các đơn vị chủ quản vẫn chưa có các thông tin cụ thể về trạng thái rừng nên vẫn còn lúng túng trong việc xác định để thực hiện phân phối nguồn lợi thu được từ rừng. Trong hồ sơ giao đất lâm nghiệp mới chỉ có các thông tin liên quan về đất đai, chưa có thông tin cụ thể về trạng thái rừng và quy hoạch 3 loại rừng nên không rõ loại rừng được giao là loại rừng nào và trạng thái ra sao để phân phối nguồn lợi. Do không có kinh phí để đánh giá trữ lượng rừng trước khi giao cho cộng đồng nên cơ chế hưởng lợi từ rừng không rõ ràng. Hơn nữa, cơ chế hưởng lợi từ việc quản lý, bảo vệ rừng của người dân không cụ thể, không rõ ràng. Tiền hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng không có hoặc rất ít và chỉ hỗ trợ tiền bảo vệ rừng trong thời gian đầu cho người nhận rừng, trong khi đó cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, không tự giải quyết được lương thực trước mắt, họ cần phải khai thác các tài nguyên có từ rừng để phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày cho gia đình, nên người dân không tha thiết với việc giữ rừng. Tại một số nơi, công tác giao đất khoán rừng chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng thôn bản, nhiều nơi lập hồ sơ GĐGR chỉ dựa trên các số liệu có sẵn mà không tổ chức khảo sát hoặc tiến hành giao trên thực địa, vì vậy dẫn đến tình trạng người dân chỉ nhận quản lý rừng trên danh nghĩa còn thực tế thì không rõ diện tích hoặc vị trí khu rừng được giao. Hơn nữa, những diện tích rừng được giao cũng chưa lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, chính vì vậy nên chưa huy động được người dân tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng, do đó hiệu quả giao đất khoán rừng chưa cao. Nhu cầu về sử dụng đất và bảo vệ rừng chưa thật sự tác động tích cực đến đời sống của đồng bào cho nên ý thức quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên đất được giao thiếu gắn kết, có nơi chỉ mang tính phong trào. Bên cạnh đó, đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng, do trình độ tổ chức sản xuất của cộng đồng dân cư còn hạn chế, người dân không được hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất, nhất là không gắn với phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, không gắn với cơ chế hưởng lợi cụ thể nhằm bảo đảm cuộc sống người dân cho nên không phát huy hiệu quả đề ra. Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng được giao cho cộng đồng phần lớn xa khu dân cư, địa hình phức tạp, chưa có đường dân sinh cho nên gặp khó khăn trong việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Bất cập về nội dung và tính thực tiễn của các văn bản pháp lý Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phát rừng làm rẫy trên diện tích đất rừng
20
đã giao cho cộng đồng quản lý vẫn còn xảy ra. Một số nơi đã xây dựng qui ước bảo vệ và phát triển rừng; thành lập Tổ bảo vệ rừng thôn, song còn mang tính hình thức. Hoạt động của Tổ bảo vệ rừng thôn không hiệu quả do chưa được hỗ trợ kịp thời về kinh phí và phương tiện (một số Tổ bảo vệ rừng thôn chỉ hoạt động trong thời gian đầu nhờ có nguồn tài trợ của một số tổ chức, chương trình dự án). Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của Tổ bảo vệ rừng không rõ ràng, chưa có quy chế phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của từng thành viên trong cộng đồng nên ý thức của người dân về bảo vệ rừng do cộng đồng quản lý còn thấp; mặt khác cơ chế hưởng lợi từ rừng chưa kích thích được sự tham gia của người dân. Theo Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 21/01/2005 quy định quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn, bản khi được Nhà nước giao rừng, đất rừng để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh nhưng trong thực tế thì chưa thể áp dụng được, vì trước khi giao không xác định được trạng thái, trữ lượng rừng (do chưa có nguồn kinh phí để thực hiện công việc này) nên không xác định được mức hưởng lợi của người dân từ rừng do mình tham gia quản lý, bảo vệ. Theo quy định tại Quyết định số 05/2005/QĐ-UB này thì khi giao đất có rừng tự nhiên, mỗi cộng đồng làng được hỗ trợ 25.000 đ/ha/năm trong những năm đầu, nhưng đến năm 2008 số tiền này mới được cấp phát cho cộng đồng làng trong thời gian 2 năm của 2007 và 2008. So với yêu cầu thực tế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thì mức hỗ trợ này là quá thấp và chi trả không kịp thời nên chưa khuyến khích, động viên kịp thời người dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Điểm b Khoản 1 Điều 30 của Luật BV&PTR quy định về quyền của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng bao gồm “được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng”. Tuy nhiên, vai trò của cộng đồng trong hệ thống tổ chức quản lý rừng ở Quảng Nam chưa rõ, về mặt pháp lý thì cộng đồng vẫn chưa được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất và quyền hưởng lợi. Các sản phẩm của rừng cộng đồng khi lưu thông và tiêu thụ chưa có hướng dẫn xác nhận nguồn gốc hợp pháp. Bên cạnh đó, nảy sinh một số vấn đề trong quá trình phát triển rừng cộng đồng khi mà luật tục của cộng đồng bị phá vỡ và chưa phù hợp với tính pháp lý. Bất cập về hồ sơ thủ tục, chất lượng rừng được giao và công tác giám sát, hậu kiểm sau khi giao Trong văn bản khi GĐGR cho cộng đồng dân cư có yêu cầu sau khi giao đất phải có hướng dẫn xây dựng phương án tổ chức sản xuất cho cộng đồng dân cư. Trong thực tế yêu cầu này chưa triển khai thực hiện ở các địa phương, văn bản cho thấy sau khi đất giao cho cộng đồng quản lý thì không được khai thác một cách tự do như trước đây, và như vậy một bộ phận nhân dân vốn sống dựa vào rừng từ trước đến nay sẽ không được tiếp tục khai thác nữa. Do vậy họ sẽ không còn nguồn thu nhập nên đời sống trước mắt gặp nhiều khó khăn. Nếu giao đất mà không gắn với phát triển mô hình nông lâm kết hợp, không gắn với cơ chế hưởng lợi cụ thể, nhằm bảo đảm cuộc sống của họ một cách bền vững, thì vốn rừng khó bảo tồn,
21
chưa nói đến phát triển. Hiểu biết của người dân về các văn bản pháp lý Kết quả nghiên cứu năm 2012 của C&E cho thấy sự hiểu biết của người dân Quảng Nam về các văn bản pháp lý liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất và rừng, GĐGR cho cộng đồng còn khá hạn chế. Chỉ có khoảng 16,7% số người được hỏi trả lời là có biết các văn bản này nhưng họ không hiểu rõ và đầy đủ nội dung của các văn bản đó. Tại một số nơi trong tỉnh, mặc dù đã thành lập đội bảo vệ quản lý rừng, nhưng vẫn còn hiện tượng phá rừng và khai thác gỗ trái phép. Một trong những lý do còn hiện tượng phá rừng là vì người dân chưa được biết về quyền và trách nhiệm của họ đối với rừng được giao, hơn nữa chưa có một hướng dẫn nào cho những người trực tiếp tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Về mặt pháp lý, các cộng đồng và hộ gia đình được Nhà nước giao rừng có quyền xử phạt đối với những người đến từ nơi khác xâm phạm khu rừng mà cộng đồng đã được giao, nhưng trên thực tế cộng đồng đã không thực hiện được quyền này làm cho việc quản lý rừng gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền, phố biến chính sách về giao đất giao rừng tại một số địa phương còn rất hạn chế. Nhiều cuộc họp được tổ chức nhưng chỉ có đại diện của cộng đồng đứng ra xác nhận các quyền và nghĩa vụ của cả cộng đồng. Người dân tiếp nhận các chính sách này một cách thụ động do cán bộ cơ sở truyền đạt lại tại các cuộc họp thôn, họ ít có cơ hội được thảo luận, kể cả khi xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng sau khi đã được giao rừng. Chính vì vậy, người dân trong thôn bản không nắm được các nội dung cụ thể về chính sách này. Sự tham gia của người dân trong GĐGR và các hoạt động khác Kết quả nghiên cứu năm 2012 của C&E cho thấy sự tham gia của người dân trong quá trình GĐGR tại Quảng Nam, đại đa số là dừng lại mức được tham gia vào các cuộc họp dân phổ biến về việc giao đất giao rừng, với 37,8% người trả lời là đã tham gia và chưa có ai được tham gia vào việc lập kế hoạch, soạn thảo hồ sơ và đo đạc thực địa. Hầu hết việc đo đạc trên thực địa đều do cán bộ chuyên môn đảm nhiệm, người dân không tham gia trong quá trình này. Nhận thức của một số cán bộ địa phương và người dân về vấn đề giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng còn chưa rõ, sự tham gia của người dân còn thụ động, nhu cầu về sử dụng đất và bảo vệ rừng chưa thực sự tác động tích cực đến đời sống của đồng bào. Do đó, ý thức quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên đất được giao còn mờ nhạt, thiếu gắn kết, có nơi chỉ mang tính phong trào. Sự tham gia của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng còn thụ động, thiếu gắn kết của các thành viên; bên cạnh đó sự tác động mặt trái của kinh tế thị trường, sức ép về nhu cầu gỗ và nguồn lợi từ rừng rất lớn, nhưng mức hỗ trợ cho cộng đồng nhận đất, khoán rừng rất thấp (25.000đ/ha/năm), nên một bộ phận dân cư dễ bị lâm tặc mua chuộc, tiếp tay phá rừng. Hơn nữa, việc giao rừng cũng chỉ thực hiện được trong 3 năm (2004-2006) và từ năm 2007 đến nay không thực hiện được vì không có kinh phí.
22
Một số địa phương với hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng theo luật tục truyền thống trước đây thì hiện nay mất dần hiệu lực bởi phong tục truyền thống bị phá vỡ, vai trò của già làng, trưởng thôn lu mờ, dẫn đến quản lý rừng cộng đồng kém hiệu quả.
6. Đánh giá về các tài liệu liên quan đến tập huấn và truyền thông về GĐGR tại địa phương a.Tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều dự án được tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế về GĐGR, các dự án này đã tổ chức khá nhiều lớp/khóa tập huấn và truyền thông về GĐGR. Đối tượng tham gia các lớp tập huấn, truyền thông khá đa dạng, bao gồm cán bộ quản lý các đơn vị lâm nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ chuyên trách các phòng chức năng của huyện như Phòng Tài nguyên môi trường, phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông lâm, cho đến cán bộ xã thôn và người dân. Trong đó, cán bộ lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn và thành viên các Ban quản lý RCĐ là đối tượng chính tham gia các hoạt động tập huấn, truyền thông này. Các hoạt động tập huấn/đào tạo chủ yếu thực hiện thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày, thường từ 2 đến 5 ngày; ngoài ra ở một số chương trình còn tổ chức các chuyến tham quan học tập trong và ngoài tỉnh. Nhiều lớp tập huấn chưa có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, đa số còn mang nặng lý thuyết. Một số chương trình, dự án chỉ hỗ trợ tập huấn kỹ thuật mà không gắn với các hoạt động thực tiễn hoặc đầu tư mô hình trình diễn nên bà con không có cơ hội áp dụng những kiến thức học được vào thực tế nên trong thời gian ngắn đã quên ngay. Hầu hết tài liệu tập huấn không còn được lưu giữ tại cộng đồng. Mặc dù khi được hỏi thì các thành viên đều cho biết đã được tham gia nhiều lớp tập huấn, nhưng khi hỏi về tài liệu thì phần lớn không ai còn lưu giữ các tài liệu, bài giảng tập huấn nữa, hoặc còn nhưng bị nhàu nát không sử dụng được. Điều này đặt ra thực tế là cần thiết kế tài liệu tập huấn cho người dân theo kiểu tờ rơi, áp phích, poster, trên chất liệu bền để dễ sử dụng và lưu giữ được lâu dài. Các Ban quản lý RCĐ cũng cần có tủ sách chung để lưu trữ các tài liệu tập huấn, để các thành viên trong cộng đồng dễ dàng sử dụng khi cần thiết. b.Tỉnh Quảng Nam So với Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam không có nhiều các dự án Quốc tế về GĐGR, chỉ có rất ít lớp tập huấn hướng dẫn về GĐGR do các cơ quan nhà nước tổ chức. Những người được hỏi cho rằng có rất ít người được tham gia các lớp tập huấn này, chủ yếu là cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Chi cục Lâm nghiệp (chiếm 20%) và chưa có lớp tập huấn về GĐGR nào dành cho người dân.
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình giao đất giao rừng là cần thừa nhận quyền lợi lâu dài của cộng đồng, cộng đồng cần có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích hợp với điều kiện đặc thù, cộng đồng được tổ chức chặt chẽ và có cơ chế phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng. Hoạt động giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý đã được thực hiện hơn 10 năm qua tại Thừa Thiên Huế và gần 10 năm tại Quảng Nam (chủ yếu ở các năm 2004-2006) đã đạt được những kết quả nhất định. Các tỉnh đã triển khai thực hiện hầu hết các văn bản pháp lý của Trung ương và cũng đã chủ động ban hành các văn bản ở cấp địa phương để cụ thể hóa các quy định của Trung ương về giao đất giao rừng. Mặc dầu việc xây dựng, ban hành, triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương về GĐGR là khá tích cực, nhưng kết quả đạt được chưa cao, còn rất nhiều vướng mắc, bất cập về cả nội dung cũng như phương thức tổ chức thực hiện các văn bản. Có thể xem Hương ước và Quy chế quản lý bảo vệ rừng do cộng đồng xây dựng là “văn bản pháp lý ở cấp cộng đồng” về GĐGR. Các cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam vẫn còn lưu giữ các phong tục tập quán có ảnh hưởng tích cực đến việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, sau khi nhận rừng họ đã nhanh chóng xây dựng các Hương ước, Quy chế quản lý bảo vệ rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trở thành “khung pháp lý cơ bản”, là công cụ để đưa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thôn/bản đi vào nề nếp. Tuy nhiên, việc áp dụng các Quy chế quản lý bảo vệ rừng còn có nhiều bất cập và chưa hiệu quả, lý do vì Hương ước không phải do chính cộng đồng xây dựng nên mà theo khuôn mẫu từ trên đưa xuống không sát với thực tế địa phương. Cộng đồng được giao quản lý rừng với tư cách là một chủ rừng thực sự, nhưng quyền sử dụng rừng bị giới hạn rất nhiều, cộng đồng không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng, cho quyền sử dụng rừng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng rừng (Điều 30, Luật BV&PTR 2004). Bên cạnh đó, Luật Dân sự chưa công nhận cộng đồng là một chủ thể pháp luật, nên vai trò, vị thế, trách nhiệm, quyền hạn của cộng đồng quản lý rừng tự nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Cả hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đều thiếu các hoạt động rà soát, đánh giá hiện trạng rừng trước khi giao cho cộng đồng quản lý, do vậy rất khó cho việc xác định việc phân phối nguồn lợi thu được từ rừng. Trong hồ sơ giao đất lâm nghiệp mới chỉ có các thông tin liên quan về đất đai, chưa có thông tin cụ thể về trạng thái rừng và quy hoạch 3 loại rừng nên không rõ loại rừng được giao là loại rừng nào và trạng thái ra sao. Việc triển khai thực hiện của các ngành, các đơn vị chuyên môn chưa thật sâu sát, Sở Tài
24
nguyên và Môi trường chủ công thực hiện, chỉ đạo các Phòng chuyên môn trực thuộc tại các huyện phối hợp với UBND các xã triển khai thực hiện. Ngoài ra, chưa có sự tham gia phối hợp giữa các đơn vị liên quan để thực hiện việc xác định ranh giới, trạng thái rừng nên dẫn đến khi thực hiện giao rừng cho cộng đồng nhưng người dân trong cộng đồng không nắm được vị trí cụ thể của khu rừng được giao, cũng như không biết được cụ thể về trữ lượng rừng để có cơ sở khai thác lượng tăng trưởng từ rừng khi được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Hơn nữa, kinh phí hỗ trợ cho người dân khi được giao rừng quá thấp và không kịp thời, do đó không khuyến khích được cộng đồng dân cư tham gia quản lý bảo vệ rừng. Việc giao rừng cho nhóm hộ giường như hiệu quả hơn giao rừng cho cộng đồng, mặc dù “nhóm hộ” cũng chính là “cộng đồng dân cư thôn”. Lý do là nhóm hộ là được chỉ định/ cụ thể các hộ trong đó tham gia theo tinh thần tự nguyện, trong khi cộng đồng dân cư thôn được gọi chung cho các hộ trong thôn mà trong đó có những hộ không quan tâm đến việc GĐGR. Các hoạt động tập huấn và truyền thông đã được tổ chức nhiều ở địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế và rất ít ở tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, một phần do phương pháp truyền thông, một phần do trình độ của người dân còn thấp chưa tiếp thu được các nội dung về chính sách một cách nhanh chóng. Do vậy, người dân cũng rất cần được tham gia nhiều hơn các khóa tập huấn, đào tạo, các cuộc họp, hội nghị để được học, nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ chính sách của nhà nước, nhất là chính sách về rừng, nhằm giúp họ biết được nhiều hơn, hiểu rõ, thấu đáo quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong quản lý rừng cộng đồng, để họ vừa có thể quản lý, bảo vệ và phát triển được vốn rừng được giao, vừa cải thiện sinh kế, tăng thêm thu nhập cho gia đình và cộng đồng. 2. Khuyến nghị • Mặc dầu Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và một số văn bản khác của Nhà nước quy định cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng giao đất, giao rừng, có quyền quản lý và sử dụng rừng nhưng địa vị pháp lý của cộng đồng vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng, do Luật Dân sự không công nhận cộng đồng là một chủ thể pháp luật. Cộng đồng dân cư thôn chưa hội đủ các điều kiện trên nên không được công nhận là một pháp nhân. Cần nghiên cứu để có quy định khẳng định địa vị pháp lý rõ ràng hơn cho cộng đồng khi nhận quản lý rừng tự nhiên. • Cần sớm sửa đổi Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. • Đề nghị sửa đổi Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn theo hướng bổ sung nhóm hộ (có chung sở thích, dòng tộc, điều kiện canh tác ...) là một chủ thể nhận rừng. • Cần tiến hành rà soát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các văn bản pháp lý để sớm điều chỉnh, bổ sung những nội dung, quy định chưa hợp lý, nhằm nâng cao hơn nữa tính thực tiễn cũng như hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách GĐGR cho cộng đồng quản lý.
25
• Trước mắt cần quan tâm sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng, đảm bảo lợi ích hợp pháp của cộng đồng khi quản lý, bảo vệ rừng được Nhà nước giao. • Các cộng đồng rất cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để có thể phát triển các mô hình làm giàu rừng đã được thực hiện thành công để trở thành hoạt động sản xuất hàng hóa; đồng thời phát triển thêm các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới phù hợp. • Cần phải nghiên cứu, đánh giá lại quá trình thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng của các địa phương để tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn, thiết thực hơn từ đó tiếp tục triển khai việc GĐGR cho cộng đồng dân cư thôn trong thời gian tới cho phù hợp với địa phương. Đặc biệt cần đánh giá để xác định trữ lượng rừng trước khi giao cho cộng đồng quản lý làm cơ sở để chia sẻ quyền lợi sau này. • Để đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng một cách hiệu quả không những về số lượng và chất lượng, các cuộc họp cần có biên bản, muốn lấy ý kiến của cộng đồng thì ít nhất phải có 50% số hộ trong cộng đồng đồng ý. • Có nguồn kinh phí của Nhà nước hỗ trợ hàng năm cho công tác này nhằm bảo đảm hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người giữ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh; mức hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên bảo đảm 100.000 đồng/ha/năm (theo quy định tại Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 28/02/2012 của Chính phủ). • Đối với cấp tỉnh, cần sớm ban hành Quy chế chi trả dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở chi trả chế độ cho người quản lý, bảo vệ rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-NĐ ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thông qua ủy thác chi trả từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh. • Tỉnh sớm tổ chức thực hiện Thông tư số 56/2012/TT- NN-PTNT ngày 06/11/2012 của Bộ NN&PTNT về quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất. Trước mắt, để giải quyết nhu cầu đất canh tác của người dân được nhận rừng tự nhiên, đề nghị khi giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý, tỉnh cần hỗ trợ thêm một phần kinh phí lập hồ sơ cải tạo rừng, để tạo điều kiện cho người dân cải tạo rừng có thêm đất sản xuất, trồng cây đa tác dụng thân gỗ, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, kinh tế, xã hội đồng thời tận thu lâm sản sau cải tạo rừng, bù đắp chi phí bảo vệ rừng. • Cả hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cần đẩy nhanh công tác lập Quy hoạch sử dụng đất cấp xã và xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của xã đồng thời bố trí nguồn ngân sách cho các công việc này một cách cụ thể. Các công việc này cần gắn liền với nhau nhằm đảm bảo các hoạt động bảo vệ phải gắn với phát triển rừng; giao đất lâm nghiệp gắn với phát triển sinh kế địa phương. Góp phần giải quyết bài toán “lấy ngắn nuôi dài” trong quản lý bảo vệ rừng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới. • Rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng của từng chủ rừng để hoàn chỉnh hồ sơ giao rừng đối với rừng tự nhiên đã giao trước năm 2010. Kiến nghị thu hồi đối với diện tích rừng tự nhiên được giao nhưng chủ rừng không tổ chức quản lý bảo vệ có hiệu quả hoặc giao không đúng thẩm quyền. Công tác này rất cần thiết nhằm chấn chỉnh công tác giao rừng và thống nhất thủ tục hồ sơ giao rừng theo hướng dẫn Thông tư 38/2007/TT-BNN. • Cần có cơ chế giám sát việc thực thi các văn bản pháp luật thì việc GĐGR mới có hiệu
26
•
• •
• •
• •
• •
quả. Xây dựng được mô hình sản xuất nông lâm kết hợp để phổ biến, hướng dẫn cho đồng bào trong cộng đồng dân cư để giúp đồng bào vừa tham gia bảo vệ, vừa khai thác được lợi ích từ đất rừng. Hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho cộng đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu rừng, đặc biệt là rừng nghèo kiệt, rừng non mới phục hồi trên đất được giao trong một thời gian thích hợp, vì thời gian này hầu như không có sản phẩm thu từ rừng. Xây dựng một số mô hình quản lý bảo vệ rừng tự nhiên có quy chế và luật tục phù hợp, bảo đảm có chủ rừng chịu trách nhiệm cụ thể. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; có cơ chế hưởng lợi thỏa đáng, đảm bảo cho người dân cải thiện và sinh sống ổn định trên diện tích đất lâm nghiệp được giao; có chính sách hỗ trợ cây giống cho đồng bào miền núi để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để tạo điều kiện cho đồng bào ổn định cuộc sống, có như vậy thì công tác quản lý, bảo vệ rừng mới mang lại hiệu quả cao nhất. Xây dựng cơ chế hưởng lợi cho người dân nhận rừng phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương (dễ áp dụng, phù hợp với trình độ của người dân,...). Tiếp tục giao cho cộng đồng dân cư địa phương quản lý/ bảo vệ rừng phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, tôn trọng tập quán của đồng bào, coi rừng là yếu tố quan trọng bảo đảm ổn định cuộc sống lâu dài của đồng bào dân tộc thiểu số. Tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên tình hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng tài nguyên. Sửa đổi chính sách tín dụng ưu đãi trung và dài hạn trong trồng rừng, người trồng rừng phải được nhận hỗ trợ để bù đắp những đóng góp tích cực của họ cho việc bảo vệ môi trường. Xây dựng chính sách về hỗ trợ phát triển thị trường cho sản phẩm từ rừng. Nghiên cứu về chuỗi giá trị các sản phẩm từ rừng, giúp bà con đảm bảo cuộc sống sau khi được GĐGR và bảo vệ rừng.
Đối với việc tổ chức hoạt động tập huấn, truyền thông • Cần tổ chức nhiều lớp tập huấn/nâng cao nhận thức về GĐGR cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là những đối tượng được giao rừng. Đối tượng cần ưu tiên tham gia hoạt động tập huấn, truyền thông này là các thành viên Ban quản lý RCĐ thôn/bản; cán bộ lâm nghiệp xã, thôn trưởng, Bí thư Chi bộ thôn, già làng, hội phụ nữ, hội thanh niên và các hộ dân có nhận quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt quan tâm đến các hộ nghèo, hộ phụ nữ đơn thân. • Các dạng tài liệu, phương tiện nghe, nhìn thích hợp nhất trong tập huấn là trình bày bằng máy chiếu, phát tài liệu in, chiếu video và ảnh. Tài liệu tập huấn, truyền thông cần ngắn gọn, dễ hiểu. • Tăng cường năng lực hoạt động của các thành viên CLB/ Ban quản lý RCĐ thôn để chính các thành viên này là những người tuyên truyền viên về GĐGR. • Đào tạo đội ngũ Truyền thông viên địa phương, người có kỹ năng về truyền thông nhưng cũng cần phải am hiểu văn hóa địa phương và đặc biệt cần nói tiếng địa phương để có thể truyền đạt được cho cộng đồng vùng sâu vùng xa.
27
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THAM VẤN Thừa Thiên Huế 1. Ông Võ Văn Dự, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND huyện A Lưới, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc. 2. Ông Nguyễn Hữu Huy, Trưởng Phòng Kỹ thuật, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh 3. Ông Lê Hạ, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật nông lâm nghiệp tỉnh 4. Bà Nguyễn Thị Xuân, Phó Trưởng Phòng Tổng hợp, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh. 5. Bà Lê Thị Diên, Giảng viên Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Huế, Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất hoàn thiện, sửa đổi bổ sung chính sách giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp”. 6. Ông Nguyễn Xuân Hiền, Trưởng Phòng Kinh tế Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng Phòng Quản lý bảo vệ rừng Chi cục Kiểm lâm tỉnh. 8. Ông Nguyễn Văn Kiệm, Phó Hạt trưởng, Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà. 9. Ông Đỗ Xuân Cẩm, Chuyên gia lâm nghiệp, nguyên giảng viên Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Huế. 10. Ông Trần Hữu Banh, Chủ tịch Hội KHKT lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 11. Bà Hoàng Thị Kim Quy, cán bộ kiểm lâm, hạt kiểm lâm Phong Điền. Quảng Nam 1. Ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam 2. Ông Từ Văn Khánh, Trưởng Phòng Quản lý bảo vệ rừng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam 3. Ông Phạm Bê, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam 4. Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, cán bộ địa chính, Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam 5. Bà Lê Thị Thủy, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam 6. Bà Trương Thị Lộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam 7. Ông Nguyễn Đức, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Nam 8. Ông Võ Hùng Nhân, Chuyên viên phòng kế hoạch tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam 9. Ông Trần Thanh Bình, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam 10. Ông Nguyễn Tiến Trung, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Đất đai 2003 2. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 3. TBI Việt Nam, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 2012. Kỷ yếu hội thảo “Giao đất Lâm nghiệp - Chính sách và thực trạng tại Việt Nam”. Hà Nội, tháng 8 năm 2012. 4. Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, 2013. Kỷ yếu hội thảo “Giao đất giao rừng ở Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn”. Huế, tháng 6 năm 2013. 5. Hoàng Thanh Tâm, Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Tấn Sinh và các cộng sự, 2012. Báo cáo Nghiên cứu đánh giá hiện trạng địa phương: Thừa Thiên Huế & Quảng Nam. Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng động và Môi trường (C&E). Hà Nội, tháng 6 năm 2012. 6. Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế, 2007. Báo cáo đánh giá giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi. 7. Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, 2012. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 430 về giao rừng và cho thuê rừng, thu hồi rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế. 8. Dự án dự trữ Carbon và bảo tồn đa dạng sinh học rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, 2012. Báo cáo đánh giá tình hình giao rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện Nam Đông và A Lưới. 9. HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010. Nghị quyết số 8i/2010/NQ-HĐND ngày 02/6/2010 về việc thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020. 10. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010. Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20092020. 11. Nguyễn Trọng, 2010. Đánh giá kết quả 10 năm giao rừng cộng đồng có sự tham gia của người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham luận tại Hội thảo Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân. Huế, tháng 8/2010. 12. UBND tỉnh Quảng Nam, 2003. Quyết định số 3508/QĐ-UBND ngày 26/8/2003 về việc phê duyệt Dự án giao đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 13. UBND tỉnh Quảng Nam, 2003&2005. Quyết định số 112/2003/QĐ-UB ngày 23/10/2003 và Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 25/01/2005 về việc ban hành quy định quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn, bản khi được Nhà nước giao rừng, đất rừng để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng. 14. UBND tỉnh Quảng Nam, 2005. Thông báo số 224/TB-UB ngày 13/7/2005 về giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư và giao đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số 134/2004/ QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 15. UBND tỉnh Quảng Nam, 2005. Thông báo số 331/TB-UBND ngày 03/10/2005 về kết luận của UBND tỉnh tại buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng. 16. UBND tỉnh Quảng Nam, 2006. Thông báo số 05/TB-UBND ngày 05/01/2006 về kết luận của UBND tỉnh tại Hội nghị giao ban miền núi ngày 27/12/2005. 17. UBND tỉnh Quảng Nam, 2006. Thông báo số 670/TB-UBND ngày 24/10/2006 về kết luận của UBND tỉnh tại Hội thảo về giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. 18. Sở Tài chính Quảng Nam, 2007. Công văn số 916/STC-NS ngày 11/7/2007 về việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng sau khi giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản trong dự toán ngân sách năm 2007. 19. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2009. Báo cáo số 363/BC-STNMT ngày /8/2009
29
về tình hình thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 20. UBND tỉnh Quảng Nam, 2010. Thông báo số 122/TB-UBND ngày 28/4/2010 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang tại Hội nghị tổng kết công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. 21. UBND tỉnh Quảng Nam, 2013. Báo cáo tổng kết Dự án số 43/BC-UBND ngày 04/4/2013 về Dự án thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất lâm nghiệp. 22. Các văn bản pháp lý của Trung ương và của tỉnh về GĐGR đã được đánh giá ở trong nghiên cứu này.
30
CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ Họ và tên người phỏng vấn: ………………………………………………. Chức vụ: ………………Đơn vị công tác: ………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------1. Anh/chị có biết các Luật, chính sách nào liên quan đến quyền sử dụng/sở hữu đất đai của cộng đồng? Nếu có, kể tên các Luật, chính sách đó (xin ghi tóm tắt tên và số hiệu văn bản): 2. Tại tỉnh của anh/chị đã ban hành những văn bản pháp lý gì về GĐGR cho cộng đồng chưa? Khi nào? Kể tên các văn bản đã ban hành: 3. Tại tỉnh của anh/chị đã thực hiện các văn bản pháp lý gì về GĐGR cho cộng đồng chưa? (Có thể liệt kê sẵn một số Luật/văn bản liên quan vào một tờ checklist khác) Nếu đã thực hiện, thì thực hiện khi nào? Nếu chưa, vì sao chưa? Cho ý kiến với từng văn bản 4. Theo anh/chị thì người dân có biết những văn bản nào? Nếu có, biết bằng cách nào? (Đài, báo, Họp thôn, Tập huấn, khác) Nếu chưa, vì sao? 5. Có những cơ quan/đơn vị nào tham gia triển khai thực hiện các văn bản pháp luật/văn bản đó? Đề nghị liệt kê tên cơ quan/đơn vị 6. Bản thân anh/chị có được tập huấn về GĐGR này không? anh/chị có biết những ai đã được tham gia tập huấn không? Đã được tập huấn ☐ Chưa được tập huấn ☐ Kể tên, thời gian, địa điểm của khóa tập huấn đó?
Tên tập huấn
Thời gian TH (số ngày)
Địa điểm
Đơn vị tổ chức
Nếu chưa, vì sao? Anh/chị có biết những ai đã được tham gia tập huấn không? Nêu tên và cơ quan công tác của một số người. 7. Anh/chị có biết những tài liệu tập huấn và truyền thông nào về GĐGR đã được phổ biến cho cộng đồng không? Nếu Có hãy kể tên các loại tài liệu đó: Những hình thức truyền thông nào sau đây đã được thực hiện? - Tờ rơi - Tranh ảnh - Pano, áp phích - Sách/tài liệu - Khác Theo anh/chị thì loại truyền thông nào phù hợp nhất với cộng đồng? xếp theo thứ tự ưu tiên 8. Theo anh/chị hiểu thì người dân có quyền gì khi được GĐGR cộng đồng? Đề nghị liệt kê những quyền đó. Theo anh/chị có cần thêm quyền gì nữa nếu người dân được GĐGR cộng đồng?
31
9. Theo anh chị hiểu thì người dân có nghĩa vụ gì khi được GĐGR cộng đồng? Đề nghị liệt kê những nghĩa vụ đó: Theo anh/chị có cần thêm nghĩa vụ gì nữa không nếu người dân được GĐGR cộng đồng? 10. Theo anh/chị thì người dân có quan tâm và ủng hộ các chính sách/văn bản pháp luật đó không? Có quan tâm ☐ Không quan tâm ☐ Nếu có, vì sao quan tâm? Nếu không thì tại sao? 11. Là những người thực thi các văn bản pháp lý về GĐGR cho cộng đồng, anh/chị thấy khó khăn gì? Thuận lợi gì? Có bất cập gì trong quá trình thực hiện? 12. Trong quá trình GĐGR cho cộng đồng, người dân địa phương có được tham gia không? Nếu có thì những ai thường tham gia? Liệt kê: Người nghèo, phụ nữ và người dân tộc thiểu số có được tham gia không? Tham gia như thế nào? Ý kiến của họ ra sao? (đưa ra dẫn chứng ý kiến cụ thể của họ) Tham gia như thế nào? Ý kiến của họ ra sao? Có được ghi nhận ☐ Không được ghi nhận ☐ 13. Anh/chị thấy có những trường hợp vi phạm gì của người thực thi khi thực hiện việc GĐGR tại địa phương? Nếu Có hãy liệt kê các vi phạm: Có các hình thức kỷ luật/phạt gì cho các trường hợp vi phạm này? 14. Theo anh/chị thì các văn bản pháp lý đã áp dụng nên chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp với địa phương? Hoặc (Những đề xuất, kiến nghị liên quan đến việc thực hiện các chính sách GĐGR cho cộng đồng hiện nay) 15. Theo Anh/chị việc GĐGR cho người dân địa phương trong thời gian qua có ảnh hưởng đến rừng hay không? Bảo vệ tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐ Không bảo vệ tốt ☐ 16. Theo Anh/chị việc GĐGR cho người dân địa phương trong thời gian qua có làm thay đổi cuộc sống của họ hay không? Thay đổi như thế nào? Tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐ Khó khăn hơn ☐ 17. Theo Anh/chị sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền với việc GĐGR cho người dân địa phương trong thời gian qua đã tốt hay chưa? Rất tốt ☐ Không thay đổi ☐ Chưa tốt ☐ Nếu tốt, tốt như thế nào? Nếu chưa, vì sao? 18. Anh/chị có biết chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số liên quan đến GĐGR không? Nếu có hãy liệt kê. Xin chân thành cảm ơn anh/chị!
32