[C&E] Lối sống sinh thái - Tài liệu hướng dẫn dành cho tập huấn viên

Page 1


Thực hiện: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Tài liệu được biên soạn và xuất bản dưới sự tài trợ của Rosa Luxemburg Stiftung – Văn phòng Đông Nam Á Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn tài liệu này với mục đích phi thương mại Biên soạn: Ngô Thị Phương Thảo, Đỗ Thị Huyền, Hoàng Hồng Hạnh, Nguyễn Thế Hưng, Trịnh Minh Nguyệt, Nguyễn Khánh Linh Biên tập: Vũ Văn Tuấn, Hoàng Thanh Tâm, Bùi Thị Thanh Thủy Thiết kế: Nguyễn Khánh Linh Ảnh: Trung tâm C&E và một số đồng nghiệp Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Địa chỉ: Số 12 ngõ 89 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam E-mail: ce.center.office@gmail.com Facebook: www.facebook.com/Ce.center.vn Tel: +84 (0) 4 35738536 Fax: +84 (0) 4 35738537


LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời đại mà biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường đã trở thành những vấn đề được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Không chỉ vậy, vấn đề bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững được ưu tiên đưa vào hoạt động của các cấp từ chính phủ, doanh nghiệp, trường học đến cộng đồng dân cư. Những nỗ lực này sẽ chỉ có hiệu quả khi mỗi người hành động, thay đổi lối sống bền vững hơn từ cấp độ cá nhân để hướng tới phát triển bền vững cho cộng đồng. Trong khuôn khổ dự án “Hợp tác hỗ trợ và phát triển giáo dục không chính thức và không chính quy nhằm vận động lối sống sinh thái, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các trường đại học Việt Nam”, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) với sự hỗ trợ từ Rosa Luxemburg Stiftung Văn phòng Đông Nam Á đã bước đầu xây dựng bộ công cụ giáo dục và truyền thông về lối sống sinh thái cho đối tượng thanh niên với mục đích là xây dựng mạng lưới giới trẻ cùng áp dụng lối sống này trong công việc, học tập cũng như cuộc sống hằng ngày. Để đạt được điều đó, việc lồng ghép các kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm về lối sống sinh thái vào các chương trình đào tạo dành cho thanh niên là vô cùng cần thiết. Cuốn “Lối sống sinh thái – Tài liệu hướng dẫn dành cho tập huấn viên” được biên soạn nhằm đưa đến cho những người làm công việc liên quan đến giáo dục, những tập huấn viên thanh niên và các nhà hoạt động xã hội những gợi ý cụ thể và thực tế về các hoạt động đào tạo lối sống bền vững và cách lồng ghép chủ đề này vào các hoạt động dành cho giới trẻ. Tài liệu là một cẩm nang bỏ túi dành cho những sứ giả tiềm năng có thể lan tỏa lối sống sinh thái cho cộng đồng. Tài liệu này không tập trung vào việc cung cấp kiến thức về các nội dung của lối sống sinh thái, mà chú trọng vào các quy trình xây dựng những buổi tập huấn về lối sống sinh thái, các mô hình, và kỹ năng để tổ chức hoạt động thay đổi hành vi cho cộng đồng. Phần I của tài liệu sẽ chỉ ra vì sao việc thực hành lối sống sinh thái có thể giúp giải quyết các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt ngày nay. Tại phần II, bạn sẽ tìm được những thông tin và gợi ý cần thiết về phương pháp tiếp cận và tổ chức một khóa tập huấn về lối sống sinh thái. Quy trình xây dựng cụ thể cùng với các ví dụ mẫu sẽ được giới thiệu trong phần III. Nhóm biên soạn mong nhận được những nhận xét góp ý của các tổ chức và cá nhân để tài liệu được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi hơn trong thời gian tới. Trung tâm C&E


MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA DANH MỤC VIẾT TẮT GIỚI THIỆU CHUNG Chúng ta đang làm gì với môi trường? Làm thế nào để chúng ta có thể “cứu” trái đất và “cứu” chính mình? Tại sao cần giáo dục lối sống sinh thái? PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ TỔ CHỨC TẬP HUẤN VỀ LỐI SỐNG SINH THÁI Những điều cơ bản khi tổ chức hoạt động tập huấn Phương pháp thay đổi hành vi theo mô hình vòng xoáy Lý thuyết về sự lan tỏa Mô hình 3H Một số công cụ điều phối hiệu quả

15 15 17 20 22 29

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC LỚP TẬP HUẤN VỀ LSST Trước tập huấn Trong tập huấn Sau tập huấn

33 33 36 42

PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo Mẫu đánh giá cuối khóa tập huấn

46 46 48

4

3 5 6 7 7 10 14


DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA Hình 1 - Nhu cầu khai thác tài nguyên toàn cầu giai đoạn 1980 - 2030

7

Hình 2 - Biểu đồ thể hiện số Trái Đất cần để cung cấp đủ tài nguyên cho con người giai đoạn 1960 - 2030 12 Hình 3 - Mô hình tuyến tính thay đổi hành vi

17

Hình 4 - Mô hình vòng tròn thay đổi hành vi

18

Hình 5 - Mô hình vòng xoáy tăng nội lực

18

Hình 6 - Sự lan tỏa trong xã hội được ví như sự di chuyển của trùng amip

20

5


DANH MỤC VIẾT TẮT 3H: Head – Heart – Hand (Nhận thức – Cảm xúc – Hành động) BAU: Business as usual (kịch bản xảy ra nếu vấn đề tiếp diễn như hiện nay) C&E: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường CIA: Central Intelligence Agency – Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ GAP: Gloal Action Plan – Tổ chức Hành động Toàn cầu IEA: International Energy Agency – Cơ quan Năng lượng Quốc tế LSST: Lối sống sinh thái UNDP: United Nations Development Programme – Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNEP: United Nations Environment Programme – Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới WWF: World Wide Fund For Nature - Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới

6


GIỚI THIỆU CHUNG CHÚNG TA ĐANG LÀM GÌ VỚI MÔI TRƯỜNG? Trái Đất cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho con người để phát triển và sinh sống. Những tài nguyên này tồn tại dưới nhiều dạng như khoáng sản, đất, nước và năng lượng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho mọi hoạt động của chúng ta trên hành tinh. Không có tài nguyên thiên nhiên thì nền kinh tế, xã hội cũng như con người không thể tồn tại. Tuy nhiên, dân số thế giới liên tục tăng một cách chóng mặt, kéo theo việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng liên tục tăng. Đến năm 2015, con người đã khai thác và sử dụng tài nguyên nhiều hơn gần 50% so với 35 năm trước đây, vào mức trên 70 tỉ tấn nguyên liệu thô hàng năm. Biểu đồ cho thấy nhu cầu khai thác tài nguyên của con người ngày càng lớn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

100

Sinh khối

Tỷ tấn

80

Khoáng sản

60

Kim loại

40

Năng lượng hóa thạch

20 0 Hình 1 - Nhu cầu khai thác tài nguyên toàn cầu giai đoạn 1980 - 20301

Trên thực tế, hiện trạng tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh đã và đang gây ra nhiều vấn đề cho Trái Đất. Những vấn đề này đến từ việc gia tăng tiêu dùng năng lượng, nước, các nguồn nhiên liệu, tăng lượng rác và phát thải, tăng sử dụng đất. Chúng đe dọa sự tồn tại của chính chúng ta. Khí hậu đang biến đổi, tình trạng ô nhiễm càng ngày càng đáng báo động, dự trữ nước ngọt và tài nguyên rừng đều đang giảm đi nhanh chóng, đất trồng trọt bị hủy hoại và nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng. Trong đó biến đổi khí hậu - hay hiện tượng ấm lên toàn cầu - là nguyên nhân của những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay.

Nguồn: Factsheet Measuring Resource Extraction, Aachener Stiftung, 2010

1

7


Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới từ 2012 – 2014, các bằng chứng ngày càng rõ ràng rằng, cho dù với những hành động giảm thiểu tích cực nhất, việc nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng 1,5°C (hiện nay con số là 0,8°C) vào giữa thập kỷ này so với trước cách mạng công nghiệp đã chắc chắn xảy ra trong hệ thống khí quyển Trái Đất, và tác động của biến đổi khí hậu như các sự kiện thời tiết cực đoan là không thể tránh khỏi. 0,8°C ấm lên toàn cầu có vẻ là không lớn, nhưng đã đủ để gây rất nhiều tác động tiêu cực như mực nước biển dâng, tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, lũ lụt, bão…), giảm đa dạng sinh học, và thiệt hại về kinh tế. Ban Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) dự báo đến năm 2050 nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng 2°C so với trước thời đại công nghiệp và đến năm 2100 là tăng 4°C. Nếu hành tinh tiếp tục bị ấm lên đến 4°C, điều kiện thời tiết, nắng nóng, và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác sẽ trở thành tình trạng phổ biến và con người sẽ phải sống trong một thế giới đầy nguy cơ và bất ổn. Lượng phát thải CO2 hiện nay lớn hơn 60% so với năm 1990 và tăng với tốc độ 2,5%/năm. Mật độ tập trung các loại khí nhà kính, khí CO2 liên tục tăng từ mức khoảng 278ppm vào giai đoạn tiền công nghiệp hóa tới 391ppm vào tháng 9 năm 2012 với tốc độ tăng 1,8ppm/năm. Đặc biệt, theo 350.org, vào tháng 3/2015 mức độ CO2 toàn cầu đã vượt quá 400ppm. Những con số đáng báo động và viễn cảnh không mấy tươi sáng này không chỉ là câu chuyện mà các nhà khoa học hay nhà hoạt động môi trường đưa ra để “dọa suông”. Không khó để nhận thấy rằng chúng ta đã mắc kẹt trong một thế giới được xây dựng dựa trên việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch và phát thải CO2, và vẫn đang loay hoay tìm lời giải đáp cho việc làm chậm lại tốc độ “ấm lên toàn cầu”. Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA) đã cảnh báo rằng trừ phi những hành động khẩn cấp được thực hiện sớm, sẽ vô cùng tốn kém để giảm lượng phát thải đủ nhanh sao cho giữ được Trái Đất nóng lên dưới 2°C.

8


Những con số biết nói Ô NHIỄM NƯỚC Cứ 15 giây lại có một trẻ tử vong do những vấn đề về nước gây ra Cứ 3 người trên thế giới thì có 1 người không có được điều kiện vệ sinh đảm bảo (UNDP, 2015) Cứ $1 đầu tư vào các dịch vụ về nước và vệ sinh sẽ đem lại lợi nhuận $4,3 nhờ giảm thiểu đáng kể phí dịch vụ y tế của cá nhân và cả cộng đồng (Báo cáo của WHO ngày 19/11/2014)

THIẾU NĂNG LƯỢNG

LÃNG PHÍ THỰC PHẨM

Thế giới sẽ cạn kiệt nguồn: dầu mỏ trong 41,4 năm nữa, khí tự nhiên trong 60,3 năm nữa (Cơ quan Năng lượng Quốc tế - IEA, 2012) Khoảng 1,1 tỷ người tương đương với hơn 15% dân số thế giới đang không có điện. (Ngân hàng Thế giới, 2015) Năm 2011, Việt Nam nằm trong top 30 các quốc gia tiêu thụ nhiều điện năng nhất thế giới. (World Factbook – CIA, 2011)

Lượng lương thực thực phẩm được sản xuất hằng năm đủ để cung cấp cho toàn bộ dân số thế giới. Tuy nhiên, lượng thức ăn này không được phân bố đồng đều, không đến được tay những người nghèo và còn bị lãng phí. Hiện nay có khoảng 842 triệu người đang bị đói, 2 tỷ người bị suy dinh dưỡng nhưng số lượng người thừa cân béo phì lại lên tới 1,4 tỷ người. (UNEP Development Agenda 2015) Mỗi năm, 1,3 tỉ tấn thức ăn (1/3 sản lượng) bị vứt bỏ. Trong đó có 45% rau quả, 35% cá và hải sản, 30% ngũ cốc, 20% sản phẩm từ sữa và 20% thịt. (UN,2015)

Có thể thấy những vấn đề “không bền vững” đang diễn ra trên mọi khía cạnh của đời sống con người, từ tiêu dùng năng lượng đến nguồn nước và thức ăn. Điều chúng ta cần nhận thức được chính là mối liên quan giữa những hành động tiêu dùng, mua sắm, sử dụng tài nguyên cũng như phát thải hằng ngày của con người với việc giảm thiểu và thích ứng với tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Khi đó, chúng ta sẽ có trách nhiệm hơn với mỗi hành động và quyết định của bản thân. Mặt tích cực của nó nằm ở chỗ: chính hành động của chúng ta có thể tạo nên sự thay đổi, không một hành động bền vững nào là thừa cả. Quan trọng nhất, NGAY BÂY GIỜ chính là lúc cần hành động! 9


LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ “CỨU” TRÁI ĐẤT VÀ “CỨU” CHÍNH MÌNH? Guồng quay của việc khai thác, sản xuất, phân phối và xử lý rác thải đều nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Bạn mua sắm càng nhiều, sử dụng càng nhiều năng lượng, thực phẩm, nước ngọt,.. tức là bạn đang đòi hỏi khai thác nhiều hơn tài nguyên của Trái Đất. Việc giảm thiểu phát thải cũng như cân đối sự tiêu thụ nguồn tài nguyên của Trái Đất là cách mà mỗi cá nhân góp phần vào việc “cứu” hành tinh và “cứu” chính chúng ta. Bạn thấy chứ, chính bạn có thể tạo nên sự thay đổi bằng cách thay đổi lối sống trở nên sinh thái hơn. Trước hết, hãy làm quen với một khái niệm sẽ được sử dụng xuyên suốt khi nói đến Lối Sống Sinh Thái, đó là “Dấu chân sinh thái”. DẤU CHÂN SINH THÁI LÀ GÌ? “Dấu chân sinh thái là công cụ đặt ra câu hỏi cho chúng ta ‘chúng ta có bao nhiêu tài nguyên trong tự nhiên, so với lượng tài nguyên mà chúng ta cần sử dụng’. Nó không chỉ dẫn chúng ta phải làm gì, nhưng có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết định và hành động hợp lý” - WWF Scotland

Mọi hoạt động của con người trên Trái đất đều tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau, từ trực tiếp qua ăn uống hay gián tiếp qua việc sử dụng năng lượng, mua sắm vật dụng. Ngoài ra Trái Đất còn cung cấp tài nguyên để hấp thụ và đồng hóa các chất thải của con người. Không ai có thể sống trên Trái Đất mà không để lại tác động nào đến hành tinh. Để tính toán tác động của con người lên trái đất, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm “Dấu chân sinh thái”. Dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về diện tích đất và nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp cho các nhu cầu trong cuộc sống của con người (thực phẩm, gỗ, năng lượng, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ CO2, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải). Con số này được tính bằng đơn vị héc-ta toàn cầu (global hectare – GHA) và có thể được tính toán theo đơn vị cá nhân hay quốc gia, khu vực. 10


TÀI NGUYÊN

RÁC THẢI

Diện tích đất và nước cần để cung cấp tất cả tài nguyên mà mỗi cá nhân tiêu thụ (Tài nguyên ở đây cần cho thức ăn, nơi ở, đi lại, đồ dùng, nước, năng lượng, cơ sở hạ tầng...)

- Diện tích đất và nước cần để hấp thụ lượng rác mà mỗi người thải ra - Diện tích đất và nước cần để hấp thụ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu sản sinh năng lượng phục vụ mỗi người

THỬ THÁCH: TÍNH DẤU CHÂN SINH THÁI CỦA BẠN Có rất nhiều công thức và website trên thế giới đưa ra các phần mềm tính dấu chân sinh thái. Tài liệu này lựa chọn giới thiệu cách tính của “Mạng lưới dấu chân toàn cầu – Global Footprint Network”. Hãy vào đường dẫn sau đây để tính Dấu chân sinh thái của bạn và ghi kết quả vào ô dưới đây nhé. Lưu ý: hiện tại trang web này chưa có dữ liệu tính riêng cho Việt Nam vì vậy bạn nên lựa chọn quốc gia là Mỹ (USA). Link: http://www.footprintnetwork.org/en/index.php/GFN/page/calculators/

Hãy scan mã này để truy cập trang web

Dấu chân sinh thái của tôi là:_____________(Gha) 11


Theo tính toán của Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu vào năm 2015, cần có 1,6 Trái Đất mới cung cấp đủ tài nguyên cho nhu cầu của con người hiện nay. Con số này có được dựa trên việc tính toán dấu chân sinh thái của các quốc gia trên thế giới. Số lượng trái đất

2.5 2.0 Dấu chân sinh thái

1.5 1.0 0.5 0 1960

1970

1980

1990

Tốc độ phát triển như hiện tại Ngày vượt quá: 28/6/2030

2000

2010

2020

2030

Năm

Lượng khai thác Carbon giảm 30% Ngày vượt quá: 16/9/2030

Hình 2 - Biểu đồ thể hiện số Trái Đất cần để cung cấp đủ tài nguyên cho con người giai đoạn 1960 -– 20303

LỐI SỐNG SINH THÁI LÀ GÌ? Cuốn sách này không đưa ra một định nghĩa chính thức hay quy ước chính xác về khái niệm LSST. Tuy nhiên, có thể hiểu LSST là lối sống bền vững và thân thiện với môi trường, vẫn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người và giảm thiểu tối đa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nhìn xa hơn, LSST còn là lối sống giúp gìn giữ và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai của chúng ta. Vậy lối sống này thể hiện như thế nào trong đời sống hàng ngày của chúng ta? Làm cách nào để chúng ta, với tư cách là công dân và là người tiêu dùng, có thể trở thành tác nhân cho sự thay đổi bền vững của xã hội?

Nguồn: Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu, 2015

3

12


Hướng đến một lối sống sinh thái hơn đồng nghĩa với việc suy nghĩ lại về cách chúng ta đang sống, chúng ta đang mua sắm và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ như thế nào. Ngoài ra, con người cần suy nghĩ lại về cách chúng ta sắp xếp tổ chức cuộc sống hàng ngày và thay đổi cách giao tiếp, trao đổi, chia sẻ, đào tạo và xây dựng hình ảnh của bản thân. Lối sống này còn liên quan đến việc thay đổi xã hội và sống hài hòa hơn với thiên nhiên. Một lối sống sinh thái sẽ được thúc đẩy bởi cơ sở hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ hợp lý, bởi những lựa chọn và hành động cá nhân để giảm thiểu tối đa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải, rác thải và ô nhiễm đồng thời hỗ trợ sự phát triển của kinh tế xã hội nằm trong phạm vi sức tải sinh học của Trái Đất. MỘT SỐ ĐĂC . ĐIỂM CỦA LỐI SỐNG SINH THÁI Là những hành động, những lựa chọn trong cuộc sống của con người theo hướng giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và tác động tiêu cực đối với môi trường, hay nói cách khác là giảm thiểu “dấu chân sinh thái” của mỗi cá nhân. Là khái niệm bao trùm mọi hoạt động sống của con người, từ mua sắm, tiêu dùng đến học tập, làm việc, giải trí... Có thể khai thác rất nhiều chủ đề nhỏ khi nói đến lối sống sinh thái, ví dụ: Nước, Năng lượng, Rác thải, Thực phẩm, Giao thông, Kiến trúc, Du lịch, Giải trí… Là chủ đề có thể đi từ cấp độ nhỏ nhất trong xã hội – cấp độ cá nhân, phát triển lên cấp độ nhóm, cấp độ cộng đồng, cấp độ quốc gia và toàn xã hội.

lối sống sinh thái 13


TẠI SAO CẦN GIÁO DỤC LỐI SỐNG SINH THÁI? ‘Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao’ Hãy tưởng tượng: việc 30 cá nhân thay đổi lối sống để thân thiện với môi trường hơn có thể chưa tạo ra được tác động đáng kể. Nhưng nếu mỗi thành viên trong 30 cá nhân này tác động đến 30 người khác, và 30 người tiếp theo đó lại tác động đến 30 người khác nữa, chúng ta đã có một cộng đồng đang thay đổi và có lối sống bền vững. Đó chính là cách thức một cá nhân có thể tạo ra sự thay đổi tích cực cho cộng đồng. Hướng đến lối sống sinh thái trong xã hội là chìa khóa để giải quyết các vấn đề môi trường mà thế giới đang phải đối mặt. Tuy nhiên, việc thay đổi hành vi lối sống của con người là không hề dễ dàng và khó có thể đạt kết quả chỉ trong một sớm một chiều. Điều này đòi hỏi sự đầu tư công sức, kiên trì và phương pháp thực hiện hợp lý. Để một cá nhân có thể đưa ra những lựa chọn thân thiện với môi trường trong cuộc sống hàng ngày, người đó cần có sự hiểu biết cơ bản và nắm được cách thức hành động cũng như có động lực và mong muốn thực hiện nó. Chúng ta có thể trao cho người khác những hành trang này qua giáo dục, tập huấn, hay đơn giản là lồng ghép thông tin vào các hoạt động khác một cách khéo léo. Do đó mục đích của cuốn tài liệu này sẽ không tập trung vào việc cung cấp kiến thức về các nội dung của lối sống sinh thái, mà chú trọng vào các quy trình xây dựng những buổi tập huấn về lối sống sinh thái, các mô hình, và kỹ năng để tổ chức hoạt động thay đổi hành vi cho cộng đồng.

14


PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ TỔ CHỨC TẬP HUẤN VỀ LỐI SỐNG SINH THÁI

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN Ngay từ đầu, hãy xác định rằng tập huấn được tổ chức không chỉ nhằm cung cấp kiến thức, mà còn tập trung vào sự hình thành các hành vi và hành động bền vững. Đồng thời, chúng ta cần đảm bảo rằng lúc đầu người tham gia hành động một cách có ý thức, sau đó tới mức độ thành thói quen và sẽ trở thành lối sống. Do đó, điều quan trọng là chú ý hơn nữa vào sinh hoạt, hành vi và cuộc sống hàng ngày; vào nhận thức của học viên về tác động của những hành vi hàng ngày của mình đến sự phát triển chung của cá nhân, cộng đồng và cả nhân loại. Người tham gia cần chú ý đến các nguồn tài nguyên mà bản thân và gia đình tiêu thụ, và nghĩ đến việc tiêu dùng hợp lý. Một ý tưởng quan trọng của tập huấn là hướng dẫn học viên các kỹ năng về ý thức sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm hiệu quả mà không làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, việc triển khai các lớp tập huấn là để hỗ trợ, cung cấp cho người tham gia những công cụ cần thiết và khuyến khích, thúc đẩy họ hành động.

15


Các phương pháp và kỹ thuật áp dụng để tổ chức các lớp tập huấn hay hoạt động giáo dục về chủ đề này thường mang những đặc điểm sau: Kiến thức cô đọng và kỹ năng thực tế, tránh lý thuyết “suông”, tập trung vào giới thiệu, khuyến khích các giải pháp hơn là chỉ nói về mức độ trầm trọng của vấn đề. Sử dụng nhiều hoạt động mang tính tương tác, trò chơi lồng ghép chủ đề để tạo không khí học tập tích cực. Nâng cao vai trò và sự tham gia của học viên: làm việc nhóm và cá nhân, trải nghiệm, hành động, tham gia lập kế hoạch, phát triển dự án, đánh giá. Cung cấp, mời học viên tham gia các hoạt động thực tế trong lối sống sinh thái với nhiều sự lựa chọn như hoạt động thí nghiệm trên lớp, thực hành trên thực tế, cùng làm với cộng đồng. Sáng tạo trong hình thức thể hiện nội dung: dùng các công cụ thực tế, hình ảnh chụp, vi-deo, âm nhạc, nghệ thuật… Đa dạng về phương pháp: mời “người thật việc thật” để chia sẻ; thảo luận nhóm, đàm phán, tranh biện, kết hợp nghệ thuật như vẽ, nghe nhạc, đóng kịch… Thêm vào đó, cần tạo ra một môi trường cộng tác mà trong đó người tham gia được tự do thể hiện những ý tưởng và chia sẻ những khó khăn mà họ gặp phải. Không chỉ từ tập huấn viên tương tác với học viên, học viên cũng tích cực tương tác với nhau để giúp đỡ, giải quyết các vấn đề của nhau và phản hồi trở lại với tập huấn viên. Hình thức tương tác, giúp đỡ sẽ thông qua việc đặt câu hỏi và khuyến khích nhiều phương án trả lời, chứ không phải bằng việc đưa ra các câu trả lời, giải pháp rõ ràng ngay từ đầu. Các câu hỏi tốt sẽ dẫn tới sự thấu hiểu rõ ràng về bản chất vấn đề, cũng như đưa ra các gợi ý cho thực hiện hành động. Từ đó, các câu hỏi sẽ thúc đẩy các cá nhân chủ động tìm kiếm câu trả lời, giải pháp - khai thác kiến thức. Khi xuất hiện thái độ chủ động, các cá nhân sẽ cam kết, gắn bó với giải pháp mình tìm ra hơn là giải pháp người khác đưa cho mình. Kết quả mong đợi cuối cùng của các lớp tập huấn là sẽ hình thành được một mạng lưới những người thực sự thay đổi lối sống của mình và cùng nhau tiếp tục lan tỏa lối sống sinh thái này đến với nhiều người hơn. 16


PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI HÀNH VI THEO MÔ HÌNH VÒNG XOÁY Từ trước đến nay, phương pháp thay đổi hành vi truyền thống hay phương pháp thay đổi hành vi tuyến tính xuất phát từ giả định việc cung cấp lượng thông tin cụ thể cho người học sẽ thay đổi được kiến thức của họ và do đó các giá trị cũng thay đổi theo. Kết quả mong đợi của phương pháp này là sự thay đổi dần dần trong thái độ hoặc hành vi của người tiếp nhận. Nếu thay đổi chưa xảy ra thì do chưa truyền tải đủ lượng kiến thức tới người nghe, cần phải tiếp tục/đẩy mạnh cung cấp kiến thức hơn.

THÔNG TIN

KIẾN THỨC

GIÁ TRỊ DỊCH CHUYỂN

HÀNH VI THAY ĐỔI

Hình 3 - Mô hình tuyến tính thay đổi hành vi

Nếu đây là mô hình hiệu quả trong thực tế chỉ cần tổ chức những hoạt động truyền thông, chẳng hạn như chiến dịch quảng cáo về tác hại của thuốc lá thì hẳn sẽ không còn người nào hút thuốc nữa. Ai cũng biết rằng hút thuốc là có hại, nhưng không phải ai cũng dừng hút thuốc. Vì vậy, mô hình này không phải lúc nào cũng chính xác và trong nhiều trường hợp, không đáp ứng được trong thực tế. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta bị nhấn chìm với khối lượng thông tin khổng lồ. Tuy nhiên, mỗi người quyết định tiếp thu thông tin nào và áp dụng như thế nào lại theo những cách khác nhau. Hãy thử cùng tìm ra cách khắc phục những hạn chế của phương pháp trên. Để làm điều này, cần tìm hiểu xem quá trình thay đổi của con người diễn ra như thế nào. Đầu tiên, một người quan tâm về một vấn đề cụ thể nào đó. Người ấy sẽ tìm kiếm thông tin xem làm thế nào để giải quyết vấn đề, tìm kiếm và thấy cách giải quyết, đưa ra quyết định và hành động phù hợp với giải pháp đó. Mô hình này được trình bày dưới dạng vòng tròn.

17


HÀNH ĐỘNG

QU A TÂ N M

NG THÔ TIN

Hình 4 - Mô hình vòng tròn thay đổi hành vi

Lưu ý rằng hoạt động của con người có thể bắt đầu từ bất kỳ mắt xích nào: tìm kiếm thông tin trực tiếp từ việc thực hiện thử hành động, hay từ sự xuất hiện mối quan tâm. Điều đó có nghĩa là “điểm bắt đầu” trong quá trình này có thể là từ bất kỳ “mắt xích” nào. Dựa vào mô hình vòng tròn trên, Tổ chức Hành động Toàn cầu (Global Action Plan) phát triển mô hình vòng xoáy tăng nội lực (empowerment spiral). Mô hình này có thể được trình bày theo sơ đồ sau: Để bắt đầu: Đưa ra 1 nhiệm vụ thú vị để mời gọi học viên bắt đầu hành động HÀNH ĐỘNG

Thông tin phản hồi

Hình thành ý định, thực hiện kế hoạch KIẾN C THỨ

QU A TÂ N M

Tìm kiếm thông tin, đặt câu hỏi Hình 5 - Mô hình vòng xoáy tăng nội lực

Một khi vòng tròn được thiết lập, nó có thể phát triển thành một vòng xoáy đi lên – hay một vòng xoáy tăng nội lực (tăng cường năng lực để hành động). Ở giữa ba trụ cột của vòng xoáy (Quan Tâm, Hành Động, Thông Tin) có thêm ba chiều quan trọng khác của sự tăng nội lực. 18


Ở giữa Quan Tâm và Thông Tin là đặt câu hỏi. Học để đặt ra những câu hỏi tốt là yếu tố nền tảng của sự tăng nội lực. Ở giữa Thông Tin và Hành Động là ý định. Khi nội lực của chúng ta được đề cao nhiều hơn, chúng ta thành thạo trong việc sử dụng sức mạnh tinh thần để tạo ra những ý định khả thi, hấp dẫn; và tạo ra tiêu chí riêng của chúng ta cho thành công. Ở giữa Hành Động và Quan Tâm là thông tin phản hồi. Việc nhìn thấy kết quả của hành động – dù thành công hay không – là điều kiện tiên quyết để tạo ra động lực cho một chu kỳ mới của vòng xoáy. Từ vòng xoáy tăng nội lực trên, chúng tôi đưa ra phương pháp sư phạm đề xuất giai đoạn đầu tiên của quá trình học tập nên là hành động (thử nghiệm), từ đó làm nảy sinh mối quan tâm và đặt ra nhu cầu tìm hiểu thông tin về vấn đề và làm thế nào để giải quyết nó. Điều quan trọng là bắt đầu bằng hành động! Con người chỉ quan tâm khi nhìn thấy kết quả, hoặc tin vào kết quả. Khi mọi người hiểu rằng họ có thể hành động, họ bắt đầu “lo lắng/quan tâm” và “tìm hiểu”. Phương pháp chính để bắt đầu hành động là tự kiểm tra thói quen, lối sống của mình. Học viên có thể bắt đầu nhìn nhận lại tác động môi trường của những hành động, lối sống của mình thông qua công cụ tính toán “Dấu chân sinh thái”. Kết quả của việc tự nghiên cứu này cho phép học viên dần dần có nhận thức rằng “hành động thông minh của tôi sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho thiên nhiên, mà cho chính tôi và người thân”. Những chủ đề tiếp theo trong lối sống sinh thái giúp học viên tự khám phá ra những hành động sinh thái mà bản thân có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Đan xen vào đó là những hoạt động thực tế giúp học viên được thử thực hành những hành động sinh thái đó để họ nhận thấy được tính khả thi và hữu ích của những hành động khi áp dùng vào cuộc sống của mình. Người tập huấn viên/điều phối viên nên đưa ra lời mời hành động. Bước đầu tiên và cũng là bước khó khăn nhất là khi bắt tay vào thực hiện hành động. Vì vậy, lời mời hành động là rất quan trọng. Một khi đã thực hiện hành động, nhìn thấy hoặc cảm thấy kết quả thì con người sẽ có thêm động lực để duy trì và thay đổi.

19


LÝ THUYẾT VỀ SỰ LAN TỎA Trong một cộng đồng, khi một sáng kiến/hành vi được giới thiệu, cộng đồng đó sẽ tự động hình thành các nhóm nhỏ hơn với những phản ứng và mức độ tiếp nhận khác nhau. Quá trình các nhóm nhỏ tương tác, lan truyền lẫn nhau được gọi là “sự lan tỏa xã hội” hay “lan tỏa sáng kiến” (thuật ngữ Tiếng Anh: “Diffusion of Innovation Model”). SỰ LAN TỎA HOẠT ĐỘNG NHƯ TRÙNG AMIP Alan Atkisson đã so sánh quá trình “lan tỏa sáng kiến” với sự di chuyển của trùng amip: trùng amip kéo dài một phần cơ thể theo hướng nó muốn, cứ dịch chuyển cơ thể như thế cho đến khi nó đạt điểm tới hạn khi mà nhân tế bào cũng dịch chuyển. Quá trình “lan tỏa xã hội” cũng xảy ra như vậy. Có một nhóm nhỏ đầu tiên dịch chuyển, tiếp nhận hành vi mới, rồi hành vi đó bắt đầu lan tỏa tới nhóm tiếp theo. Quá trình lan tỏa lần lượt tới các nhóm tiếp theo cho đến thời điểm khi đại đa số mọi người đều thực hiện hành vi đó, thì nhận thức chung của xã hội đã thay đổi theo cái mới, hành vi mới thành một quy chuẩn mới cho xã hội và những nhóm còn lại cũng sẽ dần thay đổi.

X Nhóm Sớm chấp nhận

Nhóm Đa số Sớm chấp nhận

Nhóm Đa số Chậm chấp nhận

Nhóm Bảo th ủ

Nhóm Tiên phong

X

XX

X X

Nhóm Tác nhân thay đổi

Hình 6 - Sự lan tỏa trong xã hội được ví như sự di chuyển của trùng amip

CÁC NHÂN TỐ TRONG SỰ LAN TỎA THAY ĐỔI Nhóm Tiên phong/Innovators: là những người tạo ra/giới thiệu các hành vi mới, khác biệt. Thử thách của nhóm này để mang lại sự thay đổi là họ thường được nhìn nhận như những người “khác biệt”, không thuộc về cộng đồng. Họ cần hỗ trợ để được lắng nghe. 20


Nhóm Tác nhân thay đổi/Change agents: những người chú ý, chấp chận những khác biệt đầu tiên trong xã hội, vì họ không ngại thử thách, thay đổi thế giới quan của bản thân cũng như sự áp đặt xã hội với những gì đã sẵn có. Nhóm này chiếm 2,5% dân số và đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán cái mới bằng cách thu hút sự chú ý của mọi người tới ý tưởng của nhóm tiên phong. Nhóm Sớm chấp nhận/Early Adopter: 13,5% dân số trong xã hội tiếp theo đón nhận cái mới. Đây là nhóm bị ảnh hưởng bởi hệ thống xã hội nhiều hơn nhóm “Tác nhân thay đổi”, họ thường là các lãnh đạo thành công và được mọi người tôn trọng. Những người này có tầm ảnh hưởng nhất định và là đối tượng định hướng thay đổi cho những nhóm khác. Khi có khoảng 12% dân số thực hiện hành vi mới, “trùng amip” bắt đầu dịch chuyển. Nhóm Đa số Sớm chấp nhận/Early majority: 34% dân số tiếp theo trong hệ thống xã hội làm quen với hành vi mới. Những người này thực hiện hành vi mới trước những người khác. Đây là những người thường xuyên tiếp xúc xã hội với mọi người nhưng không có tầm ảnh hưởng nhiều. Nhóm Đa số Chậm chấp nhận/Late majority: 34% dân số tiếp theo làm quen với điều mới. Họ thường có tư tưởng nghi ngờ và không bao giờ chấp nhận cho đến khi phần lớn những người khác đã theo hết. Đối với những người này, những giá trị xã hội và áp lực từ hành vi của người khác đóng vai trò quan trọng. Nhóm Bảo thủ/Laggard: 16% dân số cuối cùng thay đổi hành vi, họ không bao giờ là người lãnh đạo ý kiến trong xã hội. Những người này sống khép kín và tách biệt với xã hội. Nhóm này chủ yếu sử dụng nguồn tham khảo từ kinh nghiệm trong quá khứ. Chính sự bảo thủ với cái mới tạo ra tâm lí nghi ngờ khi tiếp nhận và rất khó để thay đổi quan điểm của họ. Chúng tôi muốn sử dụng mô hình lan tỏa này để xác định đối tượng tập trung và xây dựng tác động tới cộng đồng. Các bạn tập huấn viên chính là những tác nhân thay đổi trong cộng đồng của mình. Để tạo ra thay đổi lớn hơn, các bạn nên tập trung tác động tới những Tác nhân thay đổi khác và nhóm Sớm chấp nhận – cụ thể hơn là những người đã quan tâm đến bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hành động như thế nào hay duy trì hành vi thân thiện môi trường ra sao, và là những người có ảnh hưởng trong một cộng đồng, như trong gia đình, lớp học, câu lạc bộ hay văn phòng, tổ chức. Sau khi được truyền cảm hứng và trang bị những công cụ cần thiết để hành động, họ chính là những người sẽ đưa ra những hành động sinh thái của bản thân mình và cố gắng tác động đến nhóm, cộng đồng của họ để thực hiện những hành động đó cùng họ. Đây chính là cách lối sống sinh thái được lan truyền tới nhóm Đa số Sớm chấp nhận. Hãy lạc quan rằng khi có khoảng 12% dân số thực hiện hành vi mới, cả xã hội sẽ bắt đầu dịch chuyển theo.

21


MÔ HÌNH 3H: HEAD – HEART – HAND (NHẬN THỨC – CẢM XÚC – HÀNH ĐỘNG) Mô hình 3H, hay còn gọi là HHH – Head, Heart, Hand là một phương pháp rất hiệu quả để tác động toàn diện lên nhóm đối tượng bạn muốn hướng đến. Mô hình này nhắm tới 3 hệ thống động lực chính của con người: suy nghĩ, cảm nhận, hành động. Có người thích hướng tiếp cận về nhận thức, người khác thích cảm xúc và có người lại thích thực tế. Cả ba yếu tố này có tác động lên tất cả chúng ta theo những cách khác nhau. Vì vậy, ta cần lưu ý ba yếu tố này khi thiết kế hoạt động để có những phương pháp tiếp cận đa dạng, hiệu quả và phù hợp với mọi đối tượng.

A.

HEAD – NHẬN THỨC

Lựa chọn hướng tiếp cận kiến thức hiệu quả Từ trước đến nay, khi nghĩ về tổ chức các tập huấn về môi trường, chúng ta hay trình bày thông tin về cuộc khủng hoảng môi trường. Tuy nhiên điều này là không đủ để ảnh hưởng đến quá trình định hướng giá trị của người học, hay hơn thế nữa là thay đổi hành vi của họ. Chương trình học này mời học viên nhìn nhận tương lai theo cách họ muốn. Cách thức này khuyến khích người tham gia hành động để tiếp cận với tương lai đó. Mọi người hành động không phải vì sợ hãi trước hậu quả của các vấn đề môi trường, mà xuất phát từ mong muốn được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn. Mong muốn hành động vì lợi ích của môi trường xuất hiện trên cơ sở thông tin về giá trị và kết quả nhìn thấy được của các hành động. Như vậy, quá trình tập huấn, giảng dạy nên tập trung nhiều vào sự giới thiệu, hướng dẫn, phân tích các hành động tốt và các giải pháp sáng tạo. Hãy giải thích tại sao mọi người nên thực hiện hành động (hiện trạng của vấn đề) rồi đưa ra các kết quả, lợi ích của việc thực hiện, áp dụng các biện pháp trên. Việc truyền tải thông tin, hành động có thể áp dụng nguyên tắc SMART (được trình bày ở trang tiếp theo).

22


mô hình đặt mục tiêu smart S - SPECIFIC - CỤ THỂ Thông tin bạn đặt ra đã rõ ràng chưa hay nó có thể được diễn đạt theo một cách khác nữa? Nó quá có quá mơ hồ hay không? Ví dụ “Sử dụng ít điện hơn” là một hành động rất mơ hồ, tuy nhiên “Không sử dụng điều hòa khi nhiệt độ ngoài trời dưới 35oC” là một hành động cụ thể.

M - MEASURABLE - ĐO ĐẾM ĐƯỢC Nên có cách thức tính toán, đo đếm xem người tham gia có thực hiện thành công hành động đó hay không và đạt được ở mức độ nào? Ví dụ “Giảm sử dụng túi ni lông” không nói cho bạn biết khi nào bạn sẽ làm được hành động, nhưng “Sử dụng tối đa một túi ni lông mỗi ngày” giúp bạn đo đếm dễ hơn.

A - ATTAINABLE - CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC Hành động có thể đạt được hay không? Nó có trong khả năng của người tham gia? Ví dụ “Chỉ in hai mặt giấy tại văn phòng” có thể không khả thi đối với người tham gia do điều kiện văn phòng của họ. Nhưng “Tái sử dụng giấy đã in một mặt để nháp” là một hành động khả thi hơn.

R - RELEVANT - LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG Hành vi bạn đưa ra có thực sự dẫn tới lối sống bền vững hơn hay không? Nó có phù hợp với nhóm đối tượng bạn hướng đến hay không? Ví dụ “Đi xe đạp 1km mỗi ngày” tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không giảm được thời giản sử dụng xe máy thì nó vẫn chưa mang lại tác động đến với môi trường, tuy nhiên “Đi làm bằng xe đạp thay vì đi xe máy/ô tô” lại là chỉ dẫn hiệu quả hơn. Chú ý trường hợp đối tượng có vấn đề về sức khỏe không thể đạp xe.

T - TIMEBOUND - QUY ĐỊNH THỜI GIAN Khi nào bạn sẽ đo lường kết quả? Đó phải là một hành động theo ngày, theo tuần hay thậm chí là lâu hơn? Bạn có thể xác định các hành vi cụ thể cho những người mới tham gia. Ví dụ “Không sử dụng túi ni lông” sẽ thực sự rất khó để họ thực hiện, nhưng thử thách “một tuần không sử dụng túi ni lông” lại có thể làm được.

23


Gợi ý một số hình thức truyền đạt kiến thức Thuyết trình Tranh biện Đàm phán Thảo luận Chiếu clip Diễn kịch Trưng bày, triển lãm Giao lưu với khách mời Một số lưu ý khi tác động lên yếu tố Head – Nhận thức: Cần kiểm tra tính xác thực của thông tin bạn đưa ra, trích dẫn nguồn thông tin và tìm những thông tin gần với thời điểm thực tại. Để tránh đưa ra những thông tin lặp lại, hoặc những kiến thức mà người tham gia đã biết, bạn nên có sự khảo sát trước về nhóm đối tượng của mình (họ đã biết gì về chủ đề này, họ kỳ vọng học được điều gì từ chương trình của bạn). Điều tiết lượng thông tin và “dòng chảy” thông tin một cách hợp lý, tránh việc đưa quá nhiều hoặc quá ít thông tin. Tránh việc ghép những thông tin không liên quan với nhau, ví dụ: phần 1 học về thực trạng thực phẩm bẩn nhưng phần 2 lại nói về các cách tăng cường sức khỏe bằng thể thao.

B.

HEART – CẢM XÚC

Nội dung này được xây dựng để tạo ra động lực giúp người tham gia hứng thú với việc: (1) tham gia vào lối sống sinh thái và (2) thực hiện các hành vi, hành động mới. Yếu tố Heart – Cảm xúc là rất quan trọng, bởi nếu bạn chỉ cung cấp thông tin nhưng người nghe không thấy được sự liên quan tới bản thân, hay không thấy rung động về cảm xúc, họ sẽ không có động lực mong muốn thực hiện hành động. Việc này có thể được thực hiện qua nhiều cách khác nhau và tùy thuộc vào đối tượng bạn đang muốn tác động. Ví dụ: trò chuyện với gia đình bị thiệt hại do mưa lũ, xem một đoạn phim hay và ý nghĩa, kết nối bản thân người tham gia với vấn đề… Lưu ý rằng việc kết nối cảm xúc không nhất thiết luôn phải thực hiện thông qua cảm xúc “buồn”, “cảm thông”, “xúc động”. Bạn có thể tạo cho người tham gia cảm xúc “vui vẻ”, “thú vị”, “đồng cảm” hay thậm chí là “sợ hãi”, “tức giận”. Dưới đây là một số nội dung để xây dựng cảm hứng cho người tham gia mà các bạn có thể tham khảo.

24


Các bài nói bài viết hay, ý nghĩa Tên tác giả – tác phẩm

Nội dung chính

Nguồn

James Balog: Time- Nhiếp ảnh gia James Balog chia Ted.com/TEDGlapse proof of extreme sẻ chuỗi ảnh mới ghi lại sự biến lobal 2009 ice loss mất của các sông băng, bằng một mạng lưới các máy ảnh thời gian. Đây là một số bằng chứng sống động nhất về biến đổi khí hậu. Mathis Wackernagel: How much Nature do we have? How much do we use?

19 tháng 8 là ngày Trái Đất quá Y o u t u b e . c o m / tải năm 2014, đánh dấu ngày mà TEDxSanFrancisco nhân loại đã khai thác vượt quá khả năng phục hồi của Trái đất trong năm đó. Trong bài nói chuyện của mình, Mathis giải thích ý nghĩa kinh tế của việc tiêu dùng.

A. P. J. Abdul Kalam: "Life in the year 2070" (Cuộc sống Vnexpress.net Cuộc sống năm 2070 năm 2070) là một trong những bài viết chưa được công bố của cựu tổng thống Ấn Độ - tiến sĩ A. P. J. Abdul Kalam. Nó là một cuộc đối thoại nhân bản giữa các thế hệ về giá trị của môi trường tự nhiên đối với sự tồn vong của loài người. Jon Jandai: Life is easy. Jon là một nông dân từ vùng đông Y o u t u b e . c o m / Why do we make it so bắc Thái Lan. Ông đã thành lập TEDxDoiSuthep hard? một trang trại hữu cơ cũng như là một trung tâm cho cuộc sống bền vững. Trung tâm thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật đơn giản để sống một cách bền vững hơn. Ngoài ra, Jon là một nhà lãnh đạo trong việc đưa các phong trào xây dựng tự nhiên, và những cách dễ dàng hơn cho người dân để đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ.

25


Justin Mog: Sustainabil- Justin Mog coi sứ mạng của mình là Y o u t u b e . c o m / ity is fun AND easy! giúp mọi người hiểu rằng các giải TEDxUofL 2012 pháp bền vững không chỉ là niềm vui và tốt cho cuộc sống, nhưng chúng cũng ở xung quanh chúng ta. Chúng ta chỉ cần thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống. Dave Hakkens: Story Các clip về giải pháp bền vững story-hopper.com/ Hopper đơn giản và thiết thực. GetGreen Việt Nam: Một chuỗi các clip ngắn về các Youtube.com/GetTài liệu bài giảng hành vi thân thiện môi trường và Green Việt Nam được trình bày hóm hỉnh. Phù hợp với đối tượng là thanh niên Animal Planet: The Ani- Một chuỗi các clip hoạt hình ngắn Youtube.com/Animals Save the Planet về các hành vi thân thiện môi mal Planet trường. Phù hợp với đối tượng là trẻ em Bạn có thể tìm thêm các website, bài nói, đường dẫn hữu ích liên quan đến lối sống sinh thái tại đây: bit.ly/ecolifestyleresource Ngoài ra, trên thế giới hiện nay có những tấm gương điển hình về phong cách sống xanh, sống bền vững mà các bạn có thể giới thiệu với người tham gia để tạo cảm hứng và chỉ cho họ thấy đây hoàn toàn là những điều có thể làm được trong đời sống hằng ngày. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn tìm được những tấm gương ở xung quanh mình để học viên có cơ hội được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với họ. Dưới đây là một số những nhân vật nổi tiếng trên thế giới mà bạn có thể tìm hiểu: Leonardo Dicarpio Biến đổi khi hậu từ trước đến nay là mối quan tâm của Leo - một người nổi tiếng ủng hộ các hoạt động môi trường. Anh còn được biết đến khi là người nổi tiếng chuyên tuyên truyền công chúng sử dụng xe chạy bằng xăng sinh học. Có rất nhiều bài phát biểu hay về môi trường của anh tại sự kiện quốc tế như: Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hợp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu 2014, Lễ Trao Giải Oscar 2015, Buổi Lễ Ký Hiệp Định Chống Biến Đổi Khí Hậu 2016 (COP 21). Jack Johnson Jack Johnson là ca sỹ - nhạc sỹ người Mỹ. Tuy nhiên, anh cũng là người sáng lập chiến dịch “All at Once”, thúc đẩy hệ thống thực phẩm địa phương bền vững và việc không sử dụng nhựa, túi nylon. Anh là một điển hình về không sử dụng túi nylon, và cũng tuyên truyền tích cực vấn đề này với các cá nhân, tổ chức khác. 26


Đạt-lai Lạt-ma (Dalai Lama) Đạt-lai Lạt-ma là danh hiệu của nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ. Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Ngoài ra, ông tích cực tham gia vào các hoạt động môi trường, kêu gọi mọi người cần phải nhận thấy thực trạng môi trường hiện nay và phải thay đổi bản thân. Hãy nhớ rằng, để có thể tác động lên tình cảm, cảm xúc của học viên, bạn sẽ cần dành toàn bộ tâm trí và tình cảm của mình vào chủ đề này. Bắt đầu từ chính cảm xúc của cá nhân bạn, từ đó tìm kiếm những phương thức sáng tạo để truyền tải thông điệp về cảm xúc cho người tham gia. Hãy xác định rõ ràng việc bạn muốn người tham gia đọng lại cảm xúc như thế nào sau khi kết thúc hoạt động, từ đó tìm kiếm những phương thức để thúc đẩy được cảm xúc đó. C.

HAND – HÀNH ĐỘNG

Thực hành là một hoạt động rất quan trọng để giúp các bạn tham gia vượt qua trở ngại và được làm thử các hành vi, hành động mới để thấy chúng có phù hợp, thực tế với bản thân mình hay không. Nếu được tổ chức tốt thì phần thực hành sẽ là động lực để người tham gia quan tâm đến chủ đề lối sống sinh thái hơn. Và như vậy người tham gia sẽ bước tới các yếu tố tiếp theo trong vòng xoáy thay đổi hành vi. Khi tổ chức hoạt động thực tế, tập huấn viên cần chú ý những tính chất sau để xây dựng kế hoạch thực hành hợp lý: Lựa chọn các mô hình thực tế, hành động đơn giản, dễ làm và phù hợp với hoàn cảnh của người tham gia. Đảm bảo người tham gia hiểu rõ hoạt động của mô hình đang đến thăm hay hành động, hành vi sắp làm. Cố gắng tổ chức sao cho người tham gia được trực tiếp làm hành động chứ không chỉ đơn thuần là nghe giới thiệu. Kích thích người tham gia đặt thêm những câu hỏi để hiểu sâu hơn về hành động thực tế đó. Để giới thiệu một hành vi, thói quen mới và được mọi người chấp nhận, thực hành rộng rãi, thì hành động mới đó cần thỏa mãn các nguyên tắc dưới đây: a. Lợi ích của hành động Liệu hành động có tốt hơn so với những hành động vẫn làm trước đó? Hiệu quả mà nó mang lại là gì? Hành vi có giúp tiết kiệm tiền, thời gian, hay đưa ra chuẩn mực sống tốt hơn, hay đơn giản hơn là thú vị hơn? Nếu câu trả lời là không, thì thói quen cũng sẽ không lan tỏa nhanh được, thậm chí không áp dụng được. 27


b. Tính tương thích Mức độ mà cá nhân cảm nhận hành vi mới phù hợp với những trải nghiệm quá khứ của bản thân và nhu cầu hiện tại. Nếu không, hành động sẽ rất khó phổ biến. Liệu thói quen có yêu cầu thay đổi giá trị bản thân? Nếu cá nhân cảm thấy họ phải trở thành một người khác để đón nhận sáng kiến, họ sẽ quay lưng lại với hành động. c. Mức độ phức tạp Những hành động mới càng khó hiểu và khó áp dụng thì tốc độ áp dụng càng chậm. Hãy bắt đầu với những hành động vừa sức với người tham gia và có thể tăng dần độ khó lên theo thời gian. d. Làm thử Mọi người có được làm thử hành động trước? Hay là họ phải cam kết với hành vi đó hoàn toàn. Nếu là vậy thì mọi người có xu hướng cẩn thận hơn về việc đón nhận. e. Quan sát được kết quả Kết quả của việc thực hiện có dễ dàng nhìn thấy? Nếu cá nhân áp dụng hành vi, người khác có thể nhận ra sự khác biệt? Hay bản thân họ có cách nào tính toán được hiệu quả? Ngoài việc tham gia hoạt động thực tế, phần thực hành có thể qua các bài tập sau khi kết thúc buổi tập huấn. Các bài tập này sẽ được đưa ra dưới dạng hành động cụ thể, có thông tin rõ ràng (tham khảo mô hình SMART ở phần trang 23) và có thể tính toán, kiểm tra được. Ví dụ: trồng ít nhất 3 cây mới trong nhà, chụp ảnh lại và chia sẻ cho mọi người xem ở buổi tập huấn tiếp theo; tự làm chất tẩy rửa tự nhiên tại nhà, chụp ảnh lại và đăng tải lên facebook của nhóm; chỉ sử dụng tối đa 2 túi ni-lông trong một tuần tới;… Về mô hình mẫu tổ chức một buổi tập huấn/thực hành, xin xem thêm tại phần III. Một số ví dụ về địa điểm có thể tổ chức hoạt động thực tế: Mô hình thực tế theo chủ đề: vườn rau hữu cơ, nhà máy xử lý rác, công ty thiết bị năng lượng, xưởng thủ công, đi chợ, siêu thị, phòng thí nghiệm, nhà máy nước… Nơi sử dụng các sản phẩm theo chủ đề: thăm nhà hàng để thực hành cách xử lý thức ăn hoặc xử lý rác thải; thăm siêu thị, tòa nhà cao tầng để biết về hệ thống năng lượng; … Hoạt động thực tế từ chính các cá nhân trong nhóm: đến nhà một thành viên trong nhóm có ủ phân hữu cơ hoặc có vườn rau trên mái, hoặc đến nhà một thành viên bất kỳ để nhận xét về cách sử dụng năng lượng và thiết kế không gian trong gia đình đã hợp lý hay chưa, thực hành làm vườn rau hữu cơ tại trường học… 28


MỘT SỐ CÔNG CỤ ĐIỀU PHỐI HIỆU QUẢ Trong các hoạt động tập huấn, khi tập huấn viên mong muốn có sự tham gia tích cực và lấy được nhiều ý kiến, ý tưởng từ học viên, tập huấn viên thường sẽ sử dụng phương pháp “brainstorming” – tạm dịch tiếng Việt là “động não”. Trước khi thực hiện brainstorming, các tập huấn viên nên thống nhất một số nguyên tắc như sau với tất cả người tham gia: Không chỉ trích ý tưởng, nhận xét tiêu cực. Hãy thoải mái, tự do suy nghĩ. Ý tưởng càng điên rồ càng tốt. Tập trung vào số lượng. Càng có nhiều ý tưởng càng tốt. Kết hợp và phát huy ý tưởng của người khác. Dưới đây là gợi ý một số phương pháp điều phối hiệu quả, ngoài những công cụ này, bạn hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm thêm các phương pháp khác.

World Café – Cà Phê Thế Giới Nội dung: Hãy bắt đầu bằng xây dựng một bối cảnh/đề bài để mọi người tham gia. Sau đó chia ra thành các nhóm nhỏ ngồi với nhau thảo luận, bàn bạc trong một khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Sau khi hết 20 phút, mọi người sẽ di chuyển sang một nhóm mới. Ở mỗi nhóm, một người sẽ chịu trách nhiệm chào đón nhóm tiếp theo và giới thiệu vắn tắt những gì đã xảy ra ở thời gian trước. Ở mỗi khung thời gian sẽ có một câu hỏi phù hợp với bối cảnh được xây dựng từ đầu. Các câu hỏi được sử dụng để định hướng phần thảo luận. Sau khi kết thúc phần thảo luận ở các nhóm nhỏ, các cá nhân được mời để chia sẻ góc nhìn của họ, hay kết quả thảo luận của cả nhóm với tất cả mọi người. Kết quả có thể được trình bày dưới nhiều hình thức, nhưng được khuyến khích là sử dụng hình vẽ minh họa. Mục đích: Sử dụng phương pháp này khi muốn thảo luận sâu về các khía cạnh/câu hỏi của vấn đề và khi cần thu thập nhiều ý kiến khác nhau. Số lượng – Thời gian: Hình thức World Café có thể thay đổi để đáp ứng các yêu cầu đa dạng từ số lượng người tham gia, các bối cảnh khác nhau, địa điểm… Số lượng lý tưởng nhất cho mỗi nhóm nhỏ: 6-8 người. Thời gian: ít nhất 90 phút. Ưu điểm: - Khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi người. - Mỗi người được tham gia ở nhiều nhóm khác nhau, được làm việc với nhiều người khác nhau. Nhược điểm: - Yêu cầu thời gian tổ chức tương đối dài để mọi người được thảo luận sâu. - Yêu cầu số lượng người tổ chức tham gia mỗi nhóm để hỗ trợ điều phối thảo luận 29


Phương pháp NRT (Nominal Group Technique) Nội dung: Phương pháp này bắt đầu bằng xây dựng bối cảnh/đề bài. Sẽ có hai khung thời gian chính: Đầu tiên, mọi người sẽ được mời suy nghĩ độc lập và ghi ý tưởng, ý kiến của mình vào các mảnh giấy nhỏ (lưu ý mỗi mảnh giấy chỉ ghi một ý). Sau đó, tất cả mọi người sẽ đứng vòng tròn, có thể đặt bàn ở giữa. Các cá nhân sẽ chia sẻ từng ý tưởng của mình với mọi người và đặt mảnh giấy đó xuống bàn hoặc xuống đất. Những người có cùng ý tưởng sẽ đặt các mảnh giấy xuống cạnh nhau. Lưu ý là mảnh giấy chỉ được đặt xuống khi tất cả mọi người đều hiểu rõ ý tưởng đó, không còn thắc mắc, nghi vấn, hay câu hỏi nữa. Mỗi người đọc 1 ý tưởng và sau đó nhường cho người khác, không cần phải đọc lên tất cả các ý tưởng mình có trong cùng một lúc. Cuối cùng, điều phối viên sẽ dựa vào số lượng ý tưởng cũng như sự đa dạng của ý tưởng để tổng kết nhanh lại kết quả. Mục đích: Đây là một phương pháp brainstorming, sử dụng khi muốn thu thập nhiều ý tưởng, ý kiến nhất có thể. Số lượng – Thời gian: Phương pháp này có thể điều chỉnh để phù hợp với số lượng người khác nhau. Thời gian: Từ 60 phút – 90 phút tùy vào số lượng người tham gia. Ưu điểm: - Mọi người đều có thể đưa ra ý kiến, ý tưởng của mình. - Có thể nhìn thấy những ý tưởng tương đồng để ghép nhóm vào thảo luận sâu thêm về ý tưởng. Nhược điểm: - Chưa có thêm thảo luận để mọi người nhìn sâu, xây dựng thêm ý tưởng

Đàm phán bàn tròn Nội dung: Mọi người tham gia sẽ được chia vào các bên liên quan khác nhau để thảo luận một bối cảnh hay giải quyết một vấn đề. Mỗi bên liên quan sẽ nhận được một đề bài cụ thể bao gồm mô tả bối cảnh, vai trò, nhiệm vụ, quan điểm của bên liên quan đó trong bối cảnh và điều kiện để vấn đề đó được giải quyết. 30


Trước khi bước vào phiên họp đầu tiên, các nhóm có một khoảng thời gian nhất định để bàn bạc về kế hoạch đàm phán sao cho đúng với vai trò đã được giao. Sẽ có ít nhất hai phiên họp giữa các bên liên quan, và xen giữa là khoảng thời gian nghỉ ngắn để các bên điều chỉnh kế hoạch của mình. Trong mỗi phiên, mỗi bên sẽ cử một người làm đại diện để tham gia phiên họp và có thể thay đổi người đại diện sau mỗi phiên. Phiên họp sẽ do chủ tọa điều phối. Đầu tiên từng bên sẽ trình bày kế hoạch hành động của mình đối với bối cảnh, sau đó nếu bên nào có thắc mắc, câu hỏi với nhau thì sẽ hỏi đáp và thảo luận dưới sự điều phối của chủ tọa. Sau khi kết thúc các phiên đàm phán (hoặc khi đã hết giờ đàm phán), chủ tọa sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả của bàn tròn dựa trên tiêu chí ban đầu. Việc đàm phán có thể thành công hoặc không thành công, tùy thuộc vào việc các bên có đưa ra một kết luận cuối cùng có sự đồng thuận hay không. Mục đích: - Thúc đẩy tư duy và tranh luận về các chủ đề gây tranh cãi, đặc biệt là các tình huống khó trong thực tế. - Thể hiện vai trò quan trọng của các bên liên quan trong việc cùng giải quyết một vấn đề. Số lượng - Thời gian: Phương pháp này có thể thay đổi tùy theo số người tham gia để chia về các nhóm. Thời lượng: ít nhất 2 tiếng. Ưu điểm: - Các bạn tham gia sẽ học được cách tiếp cận vấn đề từ nhiều hướng khác nhau. - Phương pháp này cũng giúp các bạn rèn luyện được kỹ năng thương thảo. Nhược điểm: - Chỉ có số ít các bạn được thử làm đại diện cho nhóm mình.

Ưu tiên nhanh – Fast prioritization Nội dung: Bước 1 - Tạo một danh sách đầy đủ các ý tưởng/lựa chọn cần được ưu tiên và được đánh số hoặc chữ, và hiển thị trên một hoặc nhiều bảng. Bước 2 - Hướng dẫn về việc bình chọn - Mỗi người được đưa ra một số lượng bình chọn nhất định. Nếu danh sách không có quá 6 lựa chọn, người tham gia nên có số phiếu bằng với số lượng lựa chọn; nếu không, số phiếu tối ưu cho mỗi người là 6 phiếu. - Mỗi người tham gia có thể quyết định số lượng phiếu bình chọn cho một ý tưởng. Ví dụ như tất cả các phiếu có thể bình chọn một ý tưởng (nếu họ hoàn toàn thấy ý tưởng đó quan trọng hơn những cái khác). Hoặc là những người tham gia có thể phân bổ số phiếu cho nhiều ý tưởng. 31


Bước 3 - Thu thập và kiểm phiếu - Mỗi người xem xét các lựa chọn của mình, và viết vào một mảnh giấy con số hoặc chữ cái của ý tưởng đã chọn, và số phiếu bình chọn cho mỗi ý tưởng. - Có thể cho các thành viên tráo đổi giấy bình chọn cho nhau nếu muốn giữ bí mật về ý kiến thực tế của mỗi người. Điều này là không bắt buộc. - Dựa trên mẩu giấy đã ghi ý kiến bình chọn, mỗi người lần lượt lên đánh dấu bằng bút màu lên tấm giấy lớn hoặc dán thẻ màu (sticker) lên bảng. Cuối cùng, các lựa chọn thường có thể được thu hẹp lại, và thường là có thể đưa ra kết luận luôn. Mục đích: Phương pháp này rất hữu ích khi một nhóm cần phải nhanh chóng ưu tiên hoặc loại bỏ các ý tưởng/ý kiến từ một danh sách. Ví dụ: danh sách các hoạt động trong chương trình, danh sách địa điểm đi thực tế, danh sách tiêu chí đánh giá cuộc thi… Số lượng - thời gian: Phương pháp này hầu như không hạn chế số lượng người tham gia. Bạn có thể áp dụng cho nhóm nhỏ (5-10 người), nhóm 30 – 40 người hoặc thậm chí nhóm 100 người. Thời gian: phụ thuộc vào số lượng người tham gia. Ví dụ với nhóm 30 người có thể dành tối thiểu 20 phút cho hoạt động này. Ưu điểm: - Nhanh chóng khoanh vùng lựa chọn hoặc giảm đáng kể số lượng phương án đang có - Mọi người đều được quyền đóng góp ý kiến như nhau - Tránh nảy ra tranh cãi và bàn luận quá sâu khi không có nhiều thời gian Nhược điểm: - Người tham gia không được giải thích về lựa chọn của mình hay lắng nghe ý kiến của người khác

32


HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC LỚP TẬP HUẤN VỀ LSST TRƯỚC TẬP HUẤN

XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA Trước khi thiết kế và tổ chức các lớp tập huấn, bạn cần phải hiểu và đánh giá được những người sẽ tham gia khóa tập huấn của bạn. Trước hết hãy trả lời 4 câu hỏi chính dưới đây: Đối tượng tham gia: Ai là đối tượng mục tiêu của khóa tập huấn? Vai trò hiện tại: Vai trò của đối tượng này trong tổ chức, cộng đồng của họ? Nó tác động gì đến việc tạo ra kết quả của khóa tập huấn. Khoảng trống kiến thức và thực hành: Những thiếu hụt nào về kiến thức và thực hành mà khóa tập huấn có thể cung cấp cho đối tượng này, để từ đó học viên có thể áp dụng dễ dàng vào môi trường của mình. Kết quả: Khóa tập huấn này sẽ giúp gì cho học viên? Bạn mong chờ gì sau khi kết thúc khóa tập huấn. Ví dụ, Đối tượng tập huấn của bạn là những lãnh đạo trẻ trong độ tuổi từ 18 – 25, bạn cần phải hiểu họ đang làm công việc gì, có giữ chức vụ gì trong trường học/tổ chức họ đang học tập/làm việc. Những đối tượng này đã từng có kiến thức nền tảng nào về lối sống sinh thái (hay chủ đề cụ thể hơn mà bạn lựa chọn) hay chưa? Họ có dễ dàng tổ chức các hoạt động đưa lối sống sinh thái đến gần hơn với cộng đồng của mình hay có cách thức nào áp dụng hiệu quả những kiến thức được học trong khóa tập huấn vào cuộc sống của mình hay không? Việc nắm bắt được đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thiết kế nội dung của khóa tập huấn và có khả năng tốt hơn để xác định những kiến thức và kỹ năng cần đưa vào chương trình. 33


HÌNH THÀNH NHÓM THAM GIA Để có thể tổ chức khóa tập huấn hiệu quả, bạn cần lọc và chọn ra những cá nhân tiêu biểu trong nhóm đối tượng mục tiêu của bạn. Từ đó hình thành nên nhóm tham gia tập huấn. Cách thức tạo nhóm không quá phức tạp. Bạn có thể mở đơn đăng ký tự do, có những tiêu chí nhất định để lựa chọn. Hay có thể nhờ sự giới thiệu, đề cử của các đơn vị, tổ chức. Hãy giới hạn số lượng người tham gia tùy theo khả năng điều phối và nguồn lực mà bạn có. Nếu bạn đã có một nhóm của riêng mình, bạn có thể phân chia dựa theo lượng kiến thức về lối sống sinh thái của những người trong nhóm và tổ chức các buổi tập huấn khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của nhóm đó. KHẢO SÁT TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH Việc tiến hành khảo sát sẽ giúp tập huấn viên định hình được rõ hơn về những kiến thức cũng như cách tiếp nhận thông tin của các học viên tham gia khóa tập huấn. Từ đó có những thay đổi sao cho phù hợp nhất đối với nhóm tập huấn của mình. Các câu hỏi liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm: -Các câu hỏi này chủ yếu là những kiến thức cơ bản liên quan đến lối sống sinh thái hay về các vấn đề môi trường và thường sẽ bám sát vào những chủ đề liên quan đến khóa tập huấn. Từ các câu hỏi này sẽ dễ dàng thấy được sự tiến bộ về kiến thức của các học viên sau khi kết thúc khóa tập huấn. Đồng thời, bạn cũng sẽ hiểu được những kinh nghiệm mà học viên đã có trước đây về chủ đề này, từ đó chỉnh sửa nội dung truyền đạt của mình nếu cần. Các câu hỏi không nên quá dài hoặc khó hiểu. Các câu hỏi liên quan đến tính cam kết: Các câu hỏi này chủ yếu đưa cho học viên để thấy được tính nghiêm túc của khóa tập huấn. Việc cam kết tham gia đầy đủ các buổi sẽ giúp khóa tập huấn hiệu quả hơn. Các câu hỏi về kỳ vọng: Thông qua các câu hỏi này, tập huấn viên sẽ biết thêm được ngoài các chủ đề được nói tới, học viên có quan tâm thêm hoặc có những yêu cầu nào khác đối với khóa tập huấn hay không. Điều này rất quan trọng bởi mỗi người đến với chương trình của bạn với những kỳ vọng khác nhau. Bạn không nhất thiết phải dung hòa và đáp ứng tất cả kỳ vọng của tất cả mọi người. Nhưng bạn cần lắng nghe, cố gắng điều chỉnh khi phù hợp và làm rõ cho học viên biết họ có thể nhận được gì từ chương trình.

34


HOẠT ĐỘNG NHÓM TRƯỚC TẬP HUẤN Nếu khoảng thời gian hình thành nhóm đến khi bắt đầu vào tập huấn dài (từ 2 tuần trở lên), bạn nên có những hoạt động dành cho nhóm trước tập huấn. Điều này vừa đảm bảo việc các học viên nhớ tới 1 khóa tập huấn sắp diễn ra, vừa là thời gian để bạn đưa thêm những kiến thức, định hướng nội dung cho các học viên. Đây là những kiến thức nền mà người tham gia cần có để có thể đóng góp hiệu quả hơn trong các ngày chính thức tập huấn. Các hoạt động nhóm trước tập huấn có thể là hoạt động thông qua email hoặc thành lập 1 group dành riêng cho các học viên trên Facebook. Tuy nhiên, nếu bạn lập một nhóm dành riêng cho các học viên trên Facebook, bạn cũng cần đảm bảo mình có kế hoạch cho việc duy trì nhóm đó ngay cả sau khi chương trình kết thúc.

@ THIẾT KẾ KHÓA TẬP HUẤN Kế hoạch của một khóa tập huấn cần trả lời được những câu hỏi cơ bản như: Với ai, Khi nào, Ở đâu, Tại sao làm, Những ai tham gia, Nội dung là gì,… Cụ thể hơn, hoàn thành các câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn bắt đầu thiết kế khóa tập huấn Lối sống sinh thái của riêng bạn: Chủ đề: Những kiến thức và kỹ năng trọng tâm bạn muốn đưa vào khóa tập huấn là gì? Mục đích và mục tiêu: Điều gì bạn muốn các học viên của mình có được trong suốt khóa tập huấn? (Những kiến thức mới hay kỹ năng mới? Học viên có thể áp dụng những gì vào hoạt động của mình sau khóa tập huấn?) Phương pháp tập huấn: Những phương pháp nào sẽ được sử dụng góp phần đáp ứng các mục tiêu của tập huấn và tìm hiểu nội dung hiệu quả nhất? Trong một buổi tập huấn có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. (Ví dụ: thảo luận nhóm nhỏ, đóng kịch, thuyết trình, từng cá nhân chia sẻ ý tưởng, chơi trò chơi, tham quan mô hình thực tế,…) Nguồn lực: Những nguồn lực nào sẽ giúp cho việc đưa kiến thức đến với học viên một cách dễ dàng nhất. (Ví dụ: diễn giả/chuyên gia cho nội dung chuyên biệt, hỗ trợ viên cho hoạt động nhóm,…) Tài liệu tập huấn: Những văn bản, tài liệu cần thiết là gì? Với mỗi chủ đề thì có gì cần lưu ý. Ví dụ đối với chủ đề “Dấu chân sinh thái” thì cần có bản tính dấu chân sinh thái. 35


Hậu cần: Khóa tập huấn sẽ được tổ chức ở đâu, khi nào sẽ diễn ra? Các học viên có phải chi trả chi phí nào không? Chi phí cho diễn giả sẽ như thế nào? Tập huấn nếu có ăn trưa/ăn tối sẽ ở đâu, di chuyển tới địa điểm đó như thế nào? Các văn phòng phẩm cần thiết phục vụ cho mỗi nội dung là gì?... Các hoạt động đánh giá: Làm thế nào để xác định được khóa học có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Làm thế nào để đánh giá được chất lượng và tính hữu ích của khóa tập huấn? Tính khả thi của việc học viên áp dụng những kiến thức sau khi kết thúc khóa tập huấn? HIỆN THỰC HÓA BẢN THIẾT KẾ Nếu giai đoạn thiết kế khóa tập huận giống như tạo ra một bản vẽ chi tiết cho căn nhà thì giai đoạn hiện thực hóa chính là cách thức ta sẽ xây dựng nên căn nhà đó. Hiện thực hóa khóa tập huấn liên quan đến việc viết tài liệu, tạo ra các bài tập, hoạt động cụ thể và làm việc với các chuyên gia/diễn giả sẽ tham gia trong khóa tập huấn. Đây là giai đoạn tốn nhiều thời gian nhất của việc chuẩn bị khóa tập huấn. Việc viết tài liệu có thể đi qua nhiều lần sửa đổi, liên quan đến nhiều người để có thể biến nó thành công cụ hữu hiệu và sẵn sàng nhất để sử dụng.

TRONG TẬP HUẤN

KIỂM TRA CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN Trước mỗi buổi tập huấn, bạn có thể kiểm tra các đầu việc cần chuẩn bị theo danh sách sau: Nội dung và kế hoạch, công việc của từng cá nhân trong nhóm tổ chức Tải xuống các tài liệu và chỉnh sửa theo kế hoạch của mình Chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết (văn phòng phẩm, máy chiếu, màn chiếu) Kiểm tra các địa điểm tập huấn/thực tế đã sẵn sàng chưa Chuẩn bị đồ ăn nhẹ, nước uống

36


thống

Liên lạc với các chuyên gia/khách mời nhắc lại về thời gian, địa điểm và nhất lần cuối về nội dung Gọi điện/ gửi email thông báo cho các học viên: •Thời gian và địa điểm của buổi tập huấn •Những điều cần lưu ý, nhắc nhở (bài tập nhóm, thời gian cần lưu ý đặc biệt) •Thông tin liên hệ cần thiết

Sau mỗi buổi tập huấn, bạn có thể kiểm tra hạng mục công việc theo danh sách sau: Số lượng học viên tham gia buổi tập huấn hôm đó (thiếu ai, có thêm ai, vì sao thiếu?) Hợp đồng và thanh toán cho chuyên gia, khách mời (nếu có) Thu thập các đánh giá từ học viên Biên bản của buổi tập huấn Hãy lưu ý rằng, với một khóa tập huấn về lối sống sinh thái, Ban tổ chức cần là “tấm gương” thể hiện sự “thân thiện môi trường” trong chính cách làm việc và tổ chức hoạt động của mình. Một số yếu tố sinh thái mà bạn có thể lưu tâm khi tổ chức hoạt động: Lựa chọn địa điểm, dụng cụ, đồ ăn thân thiện với môi trường Hạn chế in ấn và tiêu thụ năng lượng Áp dụng các mẹo sống xanh và nhắc nhở người tham gia về việc sống xanh (không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần, hạn chế bao bì ni – lông, sử dụng bình nước cá nhân, đi chung xe hoặc lựa chọn phương tiện thân thiện môi trường…) Hạn chế mua đồ mới khi không cần thiết, tăng cường tái sử dụng và tái chế CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN Việc tổ chức một khóa tập huấn cần được thiết kế theo điều kiện nhất định về thời gian, cơ sở vật chất, nguồn lực sẵn có, và trình độ của học viên. Sau đây là ví dụ chương trình của khóa tập huấn diễn ra trong vòng 6 ngày 5 đêm với các học viên đến từ các vùng miền khác nhau. Ngày

Sáng

Chiều

Tối

Ngày 1

Chuẩn bị và tiếp đón Tiếp đón học viên các học viên tới sớm

Ngày 2

Tập huấn LSST theo Tập huấn LSST theo Tập huấn phát triển chủ đề chủ đề kỹ năng

Ngày 3

Tham quan thực tế Tham quan mô hình Thời gian làm việc tự do theo nhóm thực trạng môi trường tại địa phương tại địa phương Tập huấn LSST theo chủ đề

Làm quen và định hướng khóa học

37


Ngày 4

Tập huấn LSST theo Bài tập nhóm chủ đề

Không gian chia sẻ/ Tập huấn phát triển kỹ năng

Ngày 5

Tập huấn LSST theo Cam kết sống xanh chủ đề

Hoạt động kết nối

Ngày 6

Ý tưởng, hoạt động Tổng kết khóa tập Kết thúc lớp tập huấn sau chương trình huấn

Nếu bạn tổ chức khóa tập huấn cho tổ chức/trường học/câu lạc bộ của mình, bạn không nhất thiết cần có các hoạt động buổi tối. Các hoạt động đón tiếp hay di chuyển cũng có thể lược bỏ. Các ngày diễn ra tập huấn không cần diễn ra liên tiếp như trong ví dụ, bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian sao cho phù hợp nhất với tổ chức/trường học/câu lạc bộ của mình. Đó có thể là các ngày cuối tuần liên tiếp để không làm gián đoạn kiến thức. Trong những ngày không tham gia hoạt động tập huấn, bạn hãy đưa ra những bài tập hay những thử thách nhỏ để học viên có thể áp dụng trực tiếp vào cuộc sống của mình. Về thời lượng tập huấn, bạn cần cân nhắc và tính toán cụ thể dựa trên thời gian bạn và học viên có thể dành cho chương trình, khối lượng kiến thức mà bạn muốn truyền tải cho các học viên của mình như thế nào, với mỗi nội dung cần bao nhiêu thời gian. Hãy quay trở lại với phần trước tập huấn (trang 33) để thiết kế một khóa tập huấn phù hợp. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THEO TỪNG NGÀY Dưới đây là một số khung tập huấn mẫu để bạn có thể tham khảo. a. Mẫu 1: Mục đích: Giới thiệu về lối sống sinh thái Thời lượng: 3 tiếng STT

38

Nội Dung

Hình thức

Thời lượng

Hậu cần

1

Giới thiệu

2

Thực trạng khai thác Trò chơi Bắt cá 20 phút tài nguyên, phát triển (Fish Game) hiện nay

Máy tính

3

Vẽ về “Dấu chân Làm việc nhóm sinh thái”

15 phút

Giấy, Bút dạ

4

Giới thiệu “Dấu chân Thuyết trình sinh thái”

10 phút

Màn chiếu, máy chiếu

Trò chơi làm quen 5 – 10 phút


5

Tính dấu chân sinh Làm bài tập kiểm 15 phút thái toán cá nhân

Bản tính dấu chân sinh thái

6

Tổng kết dấu chân Chiếu clip 5 phút sinh thái VD: Clip “Man”

Clip, Màn chiếu, Máy chiếu

7

Lối sống sinh thái là Thuyết trình gì? Tại sao lại cần xây dựng lối sống sinh thái?

10 phút

Màn chiếu, máy chiếu

15 phút

Đồ ăn nhẹ, nước uống

15 phút

Giấy, Bút dạ

8

Nghỉ giữa giờ

9

Vòng đời sản phẩm Làm việc nhóm (đưa ra một vài sản phẩm cụ thể để các nhóm phân tích)

10

Tổng kết về vòng đời Chiếu phim "Life 5 phút sản phẩm cycle of a plastic bottle"

Clip, Màn chiếu, máy chiếu

11

Làm thế nào để Làm việc nhóm chúng ta có thể tác động vào “Vòng đời sản phẩm”

40 phút

Giấy, Bút dạ

12

Tổng kết nội dung hoặc dẫn dắt cho các ngày tiếp theo

10 phút

13

Thời gian dự trữ

10 phút

b. Mẫu 2: Mục đích: Đưa kiến thức về một chủ đề cụ thể liên quan đến lối sống sinh thái Thời lượng: 3 tiếng STT 1

Nội Dung Mở đầu

Hoạt động Trò chơi nhỏ

Thời lượng

Hậu cần

5 – 10 phút

39


2

3

Thực trạng

Thuyết trình Làm việc nhóm Chia sẻ Chiếu clip, tranh ảnh

15 phút

Nguyên nhân Thuyết trình Rào cản – Làm việc nhóm Động lực Chia sẻ Chiếu clip, tranh ảnh

30 phút

4

Nghỉ giữa giờ

10 phút

Màn chiếu, máy chiếu, giấy, bút dạ, các clip/tranh ảnh cần thiết

Đồ ăn nhẹ, nước uống

5

Giải pháp

Làm việc nhóm/ chia sẻ 90 phút Có thể chia theo các cấp độ: cá nhân => nhóm nhỏ => cộng đồng => toàn cầu

Giấy, bút dạ

6

Tổng kết

Chia sẻ, đánh giá

Công cụ đánh giá

7

Thời gian dự trữ

15 phút 15 phút

c. Mẫu 3 Mục đích: Thực địa/thực hành Thời lượng: 3 tiếng Trong mỗi một khóa tập huấn nên có ít nhất một buổi đi thực tế, tham quan các mô hình, cá nhân đang thực hành bền vững. Đây là những mô hình, cá nhân đã áp dụng các phương pháp sống bền vững vào trong các hoạt động hay những địa điểm phù hợp có thể tác động đến quá trình thay đổi hành vi và nhận thức của các học viên. Các thành viên được khuyến khích tham gia và chủ động trong suốt chuyến đi. Tại các địa điểm tham quan nên có các hoạt động để các học viên có thể trực tiếp trải nghiệm. STT

Nội Dung

Hoạt động

Thời lượng

1

Làm quen

Chơi game

5 – 10 phút

2

Giới thiệu mô hình

Thuyết trình Chia sẻ

20 phút

40

Hậu cần


3

Hỏi và Đáp

10 phút

4

Tham quan mô hình

20 phút

5

Trải nghiệm thực tế

Làm việc thực tế tại mô 1 tiếng Dụng cụ cần hình 30 phút thiết tùy thuộc vào hoạt động

6

Tổng kết

Chia sẻ, đánh giá

7

Thời gian dự trữ

15 phút

Công cụ đánh giá

15 phút

d. Mẫu 4 Mục đích: Đưa kiến thức về một chủ đề của lối sống sinh thái Thời lượng: 1 tiếng 30 phút Mẫu này phù hợp với hoàn cảnh bạn không có nhiều thời gian để truyền tải một chủ đề của lối sống sinh thái tới học viên hoặc bạn muốn lồng ghép 2 chủ đề vào một buổi học kéo dài 3 tiếng. STT

Nội Dung

Hoạt động

1

Mở đầu

2

Thực trạng và Thuyết trình Nguyên nhân Chia sẻ Chiếu clip, tranh ảnh

Trò chơi nhỏ

Thời lượng

Hậu cần

5 – 10 phút 20 phút

3

Giải pháp

50 phút Làm việc nhóm Chia sẻ Có thể chia theo các cấp độ: cá nhân => nhóm nhỏ => cộng đồng => toàn cầu

4

Tổng kết

Chia sẻ, đánh giá Tổng kết

10 phút

Màn chiếu, máy chiếu, giấy, bút dạ, các clip/tranh ảnh cần thiết

Công cụ đánh giá

41


SAU TẬP HUẤN

ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN Đánh giá tập huấn là một phần quan trọng của chương trình tập huấn. Hoạt động này không chỉ cung cấp cho người tổ chức những thông tin hữu ích để rút kinh nghiệm và cải thiện khóa học mà còn đưa đến một ấn tượng về sự kết thúc trọn vẹn. Thông thường, tập huấn viên hoặc điều phối viên có thể xác định được chương trình diễn ra như thế nào bằng cách quan sát không khí lớp học, cách học viên tham gia và thảo luận, bằng phân tích các góp ý hoặc nhận xét đưa ra bất kỳ trong ngày… Tuy nhiên, việc thực hiện đánh giá sẽ giúp tập huấn viên kiểm tra quan sát cá nhân của mình, đồng thời là cơ hội để người tham gia thể hiện quan điểm, cảm xúc của họ và mang đến cảm giác được lắng nghe. Hoạt động đánh giá nên được thực hiện trong suốt thời gian khóa tập huấn, sau mỗi hoạt động hoặc mỗi ngày, đôi khi là sau mỗi nội dung nhỏ. Khi đó bạn có thể gọi hoạt động là “lấy ý kiến phản hồi”. Việc đánh giá toàn bộ khóa tập huấn mang đến cho người tham gia một cơ hội để phân tích lại những trải nghiệm quý báu của họ, suy nghĩ và thảo luận về những thay đổi sắp tới, đưa ra những quyết định về hành động sau tập huấn. Ngoài ra đây là một cách vừa khoa học, vừa cảm xúc để kết thúc khóa tập huấn. a. Đánh giá xuyên suốt quá trình tập huấn Việc đánh giá không chỉ dành cho sau khi kết thúc khóa tập huấn mà nó nên diễn ra trong suốt quá trình, đặc biệt là đối với những chương trình dài ngày. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải in ấn một bản đánh giá sau mỗi buổi học. Điều này vừa không thân thiện với môi trường lại vừa mất công ban tổ chức phải tổng hợp một bản đánh giá dài ít nhất 1 trang A4 về ý kiến của người tham gia. Đánh giá cuối ngày/cuối tuần có thể đơn giản là nhận xét điều ấn tượng nhất, điều học viên cảm

42


thấy chưa thực sự hài lòng của buổi tập huấn và bạn có thể lồng ghép nó trong phần tổng kết mỗi buổi học. Việc đánh giá xuyên suốt khóa tập huấn sẽ giúp bạn nhìn nhận được bản thiết kế khóa học của bạn đã thực sự phù hợp với học viên của mình chưa, có những vấn đề gì còn tồn tại và gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia của học viên. Từ đó, bạn sẽ có những cách khắc phục và thay đổi hợp lý nhất. Dưới đây là một số phương pháp sử dụng để thu nhận phản hồi của người tham gia trong điều kiện thời gian hạn chế, hoặc trong một chương trình thời gian kéo dài nhiều ngày. Hãy thực hiện đánh giá vào cuối ngày hoặc cuối hoạt động. • Phương pháp chuyền bóng: Sử dụng một quả bóng hoặc một đồ vật nhẹ có thể dùng để ném làm đạo cụ. Có trường hợp tập huấn viên sẽ sử dụng một quả bóng tưởng tượng. Người điều phối đứng giữa vòng tròn, đặt một câu hỏi và chuyền quả bóng cho những người bất kỳ trong vòng tròn, người này sẽ trả lời nhanh điều đầu tiên xuất hiện trong đầu và truyền lại bóng cho người ở giữa. Ví dụ câu hỏi: Điều bạn ấn tượng nhất hoặc tâm đắc nhất trong ngày hôm nay là gì? Nếu có thể quay trở lại thời gian về buổi sáng sớm thì bạn mong điều gì trong ngày hôm nay sẽ được làm khác đi? Trong ngày hôm nay, có điều gì bạn nghĩ có thể làm tốt hơn? Nếu bạn là tập huấn viên, bạn sẽ sửa phần nào trong nội dung ngày hôm nay? Hãy lưu ý với người tham gia về phạm vi của câu hỏi này. Ví dụ câu hỏi chỉ dành cho nội dung tập huấn hay được áp dụng với mọi yếu tố trong ngày, từ nội dung đến nhân sự, hậu cần. • Phương pháp thích/không thích (Like/dislike) Mỗi học viên được phát 2 mẩu giấy nhỏ khác màu (ví dụ: xanh – trắng) – có thể tái sử dụng giấy 1 mặt. Học viên sẽ có 2 phút để suy nghĩ về 1 điều mình thích nhất trong ngày vào mẩu giấy màu xanh và 1 điều mình không thích nhất/muốn thay đổi vào mẩu giấy màu trắng. Sau đó ban tổ chức thu lại các mẩu giấy này và tổng hợp. Nếu có những góp ý chưa rõ ràng, bạn có thể hỏi lại học viên. Ví dụ mẩu giấy ghi “hậu cần kém” – hãy hỏi lại rõ hơn là hoạt động hậu cần có điểm gì chưa được để bạn có thể rút kinh nghiệm cho những ngày tiếp theo. Hãy lưu ý rằng, đôi khi người tham gia không muốn nói trực tiếp góp ý của mình, vì vậy việc có thể viết ra sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái và có thể phản hồi “thẳng thắn” hơn. b. Đánh giá cuối tập huấn Việc đánh giá cuối khóa tập huấn là công việc cần thiết, giúp tập huấn viên có cái nhìn tổng thể về cả chương trình. Cùng với những phần đánh giá hàng ngày, đánh giá sau tập huấn sẽ giúp người tổ chức, người điều phối nhìn nhận rõ hơn những

43


ưu điểm và những điểm cần khắc phục của chương trình. Bạn có thể sử dụng hình thức đánh giá viết kết hợp với chia sẻ cảm xúc nếu như thời gian cho phép. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy đảm bảo bạn lấy được đánh giá viết của học viên. Cách đánh giá này sẽ lấy được phản hồi từ tất cả học viên, đồng thời nó được thiết kế để người tổ chức có thể tổng hợp một cách dễ dàng. Để có được hiệu quả tốt nhất, bản đánh giá cuối khóa nên được xây dựng dựa trên nội dung, hoạt động thực tế của tập huấn và dựa trên kết quả khảo sát học viên trước tập huấn. Không chỉ đánh giá về nội dung, hãy hỏi ý kiến người tham gia về những vấn đề hậu cần, tổ chức và tham vấn ý tưởng đóng góp của họ cho những chương trình sau. Bạn có thể tham khảo một mẫu đánh giá cuối tập huấn ở phần phụ lục của tài liệu này.

Mô hình đánh giá hiệu quả tập huấn của Kirkpatrick Việc đánh giá tập huấn được chia thành 4 cấp độ: Phản ứng (reaction): học viên có cảm xúc, cảm nghĩ như thế nào về khóa tập huấn?

Học (learning): học viên đã học được những gì từ khóa tập huấn?

Hành vi (behaviour): học viên có gì thay đổi sau khi thu nhận những thông tin và trải nghiệm từ khóa tập huấn? học viên có thể áp dụng thông tin được cung cấp trên thực tế như thế nào? Kết quả (result): đánh giá tập huấn so với mục tiêu ban đầu được đưa ra. Điều này có thể đòi hỏi bạn đưa ra những hoạt động theo dõi và đánh giá ngay cả sau khi tập huấn đã kết thúc.

44


KẾT NỐI NGƯỜI THAM GIA Khóa tập huấn được tổ chức nhằm đưa cái nhìn mới và cách thức áp dụng lối sống sinh thái vào cuộc sống cho các học viên. Vì vậy, việc kết nối cũng như thúc đẩy học viên sau khóa tập huấn là một phần không thể thiếu để đem lại sự thành công của khóa học. Việc kết nối học viên có thể tổ chức qua các buổi gặp mặt, chia sẻ trực tiếp, có thể là một cuộc trao đổi, thảo luận thông qua nhóm Facebook/Google đã được lập trước đó. Ý tưởng kết nối có thể đến từ một thành viên trong nhóm và cùng nhau kêu gọi tham gia. Sự kết nối này còn thể hiện thông qua việc bạn chia sẻ thêm những thông tin bổ sung về các kiến thức về lối sống sinh thái bởi trên thực tế, một khóa tập huấn không thể đưa được hết toàn bộ lượng thông tin rộng lớn về chủ đề này. Đó có thể là một mô hình sinh thái trong thực tế, một cá nhân điển hình tại một khu vực hay quốc gia nào đó, một bức ảnh truyền cảm hứng hay đơn giản là một lời nhắc nhở hành động. Bạn không nên kỳ vọng 100% thành viên tham gia sau khi trở về sẽ tiếp tục kết nối với những người khác, tuy nhiên hãy cố gắng tạo điều kiện để việc giao lưu trở nên tự nhiên và dễ dàng. Khi có một cộng đồng cùng mối quan tâm và cam kết hành động, việc thực hiện lối sống sinh thái sẽ trở nên thú vị và dễ dàng hơn rất nhiều.

45


PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.

46

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Sống và học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Tài liệu hướng dẫn dạy và học về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Sống và học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với Biến đổi Khí hậu, 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Sống và học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Tổ chức Plan tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia, Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu, 04/2012 Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, YouthXChange - Sách Hướng dẫn về Phong cách Sống và Biến đổi Khí hậu, 2012 Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, YouthXChange - Sách Hướng dẫn Tiêu dùng có Trách nhiệm, 2011 Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Vision for Change Recommenda tion for Effective Policies on Sustainable Lifestyles, 2011 Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Youth, Sustainable Consumption Patterns and Life Styles, 2000 Liên minh Châu Âu, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Trung tâm Môi trường và Phát triển ở Sri Lanka, Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng và Hội đồng người tiêu dùng Đan Mạch, Thúc đẩy Tiêu dùng Bền vững ở Châu Á – Sách hướng dẫn, 2005 Mirian Vilela de Araujo, Elizabeth Ramirez Ramirez, Lidia Hernandez Rojas, Cristina Briceño Lobo, Teaching a Sustainable Lifestyle with the Earth Charter, 02/2005


10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17.

The World Bank Turn Down the Heat – Why a 4C warmer world would be avoided?, November 2012 The World Bank, Turn Down the Heat - Confronting the New Climate Normal, 2014 Tim Jackson, Motivating Sustainable Consumption, a review of evidence on consumer behaviour and behavioural change, 01/2011 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Roadmap for Implementing the Global Action Programme on Education for Sustainable Development, 2013 Tổ chức Hành động Toàn cầu (Global Action Plan), Learning for change Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E), Những bài học về Phát triển bền vững: Tài liệu hỗ trợ giáo viên chương trình Em học Sống xanh, 08/2015 Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường, Tài liệu hướng dẫn thử nghiệm xây dựng năng lực hướng tới phong cách sống bền vững, 2010 Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu, Sustainable Consumption and Production in the Asia-Pacific Region - Effective Responses in a Resource Constrained World, 03/2010

47


MẪU ĐÁNH GIÁ CUỐI KHÓA TẬP HUẤN PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA TẬP HUẤN Đây là phiếu đánh giá cho các hoạt động, kiến thức của khóa tập huấn. Chúng tôi, Ban tổ chức, mong rằng anh/chị đã có một khoảng thời gian vui vẻ đáng nhớ; đồng thời hy vọng rằng khóa tập huấn này, dù trong thời gian ngắn ngủi, đã cung cấp cho các anh/chị thêm những thông tin, trải nghiệm và động lực để tiếp tục vẽ lên tương lai của lối sống sinh thái. Để giúp BTC học hỏi và rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau, mong các anh/chị vui lòng đánh giá khóa tập huấn theo thang điểm sau: 1 – Rất kém 2 – Kém 3 – Trung bình 4 –Tốt 5 – Rất tốt 1. chưa,

Lượng kiến thức được truyền tải trong khóa tập huấn đã phù hợp chưa? Nếu thì là quá nhiều hay quá ít kiến thức? Quá nhiều kiến thức được truyền tải Quá ít kiến thức được truyền tải Lượng kiến thức là vừa đủ Ý kiến khác (vui lòng ghi rõ):

2. Hãy đánh giá các chủ đề tập huấn về khía cạnh Nội dung, Trình bày và Độ hữu dụng. Nội dung

Trình bày

Độ hữu dụng

Chủ đề 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Chủ đề 1 Chủ đề 2 Chủ đề 3 Chủ đề 4 3. Hãy đánh giá các hoạt động trong khóa tập huấn. Hoạt động Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4

48

Điểm 1

2

3

4

5


4. này.

Hãy đánh giá sự tiếp thu kiến thức của anh/chị trước và sau khóa tập huấn

Trước tập huấn 1 2 3 4 5

Khả năng, kiến thức của bạn về chủ đề

Sau tập huấn 1 2 3 4 5

Chủ đề 1 Chủ đề 2 Chủ đề 3 Chủ đề 4 5. Hãy trả lời những câu hỏi sau: • Những chủ đề nào thu hút và hữu ích nhất với anh/chị? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… • Những chủ đề nào được trình bày quá nhiều (thừa)? …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. • Những chủ đề nào chưa được cung cấp đủ? …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. • Anh/chị thấy cần thêm chủ đề nào? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 6. Thực hiện mục tiêu Anh/chị vui lòng đánh giá xem việc thực hiện nhóm đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu hay không: Mục tiêu

Điểm 1

2

3

4

5

Tôi hiểu những kiến thức/ thông tin được cung cấp là cần thiết để sống sinh thái Tôi đã sẵn sàng để áp dụng những kiến thức được cung cấp 49


7. Tổ chức và quản lý Anh/chị có suy nghĩ gì về cách thức tổ chức của khóa tập huấn Khía cạnh

Nhận xét/Góp ý

Sự hỗ trợ của BTC trước và trong khóa tập huấn Địa điểm tập huấn

Tổ chức hậu cần (ăn uống, đi lại, chỗ nghỉ)

Các hoạt động kết nối

8. Theo anh/chị, khóa tập huấn có những điểm mạnh nào và nên được duy trì trong những khóa tập huấn tiếp theo (cả về nội dung và tổ chức)? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 9. Theo anh/chị, khóa tập huấn có những điểm nào chưa được và nên thay đổi trong những khóa tập huấn tiếp theo (cả về nội dung và tổ chức)? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 10. Các ý kiến khác về khóa tập huấn (nếu có) …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Cảm ơn anh/chị đã hoàn thành bản khảo sát! 50



Hiểm họa lớn nhất đối với hành tinh của chúng ta chính là niềm tin rằng ai đó khác sẽ cứu lấy nó. – Robert Swan –


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.