NGUYỄN CÔNG TÁNH
KHẢO LUẬN
VỀ VIỆC TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA- PARACEL VÀ TRƯỜNG SA-SPRATLY CHỨNG CỚ LỊCH SỬ SO CHIẾU VỚI CÁC CHỨNG CỚ TIÊU CHUẨN TRONG CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1982.
Ψ QUYỂN 1
Sách báo và tài liệu tham khảo được liệt kê trong quyển II
2
DẪN NHẬP
Ở về hướng Đông và Đông Nam của vùng Á Châu có một số quần đảo rất khó cho con người sinh sống một cách bình thường, phía bắc giáp nước Trung Hoa và đảo Hải Nam, phía tây sát gần với nước Việt Nam, phía nam bao gồm các nước Mã Lai và Brunei, phía đông là nước Phi Luật Tân, phía đông bắc là đảo Đài Loan, ngay trên một vùng biển thường được người Âu Châu và nhiều nước khác trên thế giới gọi là Biển Nam Hoa nhưng đối với người dân Việt Nam từ lâu đời thì gọi là Đông Hải. Hai trong số các quần đảo nầy, nhóm Hoàng SaParacel ở phía bắc và Trường Sa-Spratly ở phía nam là những đối tượng tranh cải và đòi hỏi chủ quyền của nhiều quốc gia về mặt lịch sử và pháp lý. Nhìn trên bản đồ, các quần đảo li ti giống như vài đóm sáng ngôi sao trong vòm trời bao la nhưng các hòn đảo nhỏ đầy bảo tố cuồng phong, bao quanh bởi đá ngầm, bãi cạn rất nguy hiểm cho tàu 3
bè qua lại đã và đang làm tốn hao giấy mực không ít khắp nơi trên thế giới kể từ khi người Âu châu đổ xô về các vùng đất Á châu để tìm đất mới cho chính sách thuộc địa của họ. Đối với phần diện tích đất, đá nổi trên mặt biển của một số ít đảo thuộc 2 quần đảo nầy thì trước đây người ta cho rằng chúng chỉ có một số lợi ích giới hạn nào đó chẳng hạn như thiết đặt một vài trạm nghiên cứu về khí tượng, về hải dương học hoặc xây cất một hải đăng hướng dẫn tàu biển di chuyển trong phạm vi của vùng Đông Hải. Từ hơn 300 năm trước, các quần đảo nầy đã được những người đi biển biết đến trong những chuyến hải trình của họ và thường thì họ tránh xa không muốn lái tàu thuyền sát gần các quần đảo đó vì sợ đụng phải đá ngầm lật tàu hay vì mắc cạn nhưng cũng có những người dân đi biển hay dân đánh bắt cá nhiều kinh nghiệm từ nội địa sát vùng biển Đông thường thường hay ra các quần đảo nầy một vài tháng trong năm để lưới cá hay thu lượm kho tàng, vật liệu trên những chiếc tàu, hoặc ghe thuyền bị đắm chìm hay mắc cạn ở đó. Trước thề kỷ thứ XX, các hoạt động đánh bắt hải sản thu lượm kho tàng vật liệu trên những hòn đảo hẻo lánh nầy đã không thu hút được một sự hấp dẫn thèm muốn tranh giành nào đối với những nước ở sát liền hoặc kề cận Đông Hải nhưng hai quần đảo nầy lại là những nguồn tài lợi quý báu đối với các triều đại của dòng họ Nguyễn Phúc cho nên các vua 4
chúa của họ Nguyễn đã tổ chức một cách rất quy củ và hợp lý các đội ngũ chuyên lo về việc đánh bắt hải sản và thu lượm tài vật chung quanh và ngay trên các quần đảo đó mà không bị ai cản trở, tranh giành lợi lộc hay đòi hỏi chủ quyền cho mãi đến đầu thế kỷ thứ XX. Từ đầu thế kỷ XX, vùng Biển Đông nổi sóng ồn ào vớì các sự tranh giành có tính cách quốc tế nhất là kể từ khi chế độ thuộc địa của người Pháp thiết đặt một cách cưỡng ép lên bán đảo Đông Dương (Indochine). Nối tiếp theo là trận chiến tranh thế giới thứ hai cùng với tình hình xáo trộn của các vùng lãnh thổ ở Á Châu, rồi đến 2 cuộc chiến tranh ở Việt Nam song song với sự thay đổi thể chế cai trị ở Trung Quốc, các quần đảo nhỏ bé nầy càng lúc càng trở thành đầu mối hiềm khích tạo bất ổn trong vùng Á Châu nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng. Trong khi nhà cầm quyền Thuộc địa của Pháp ở Đông Dương ù lì chậm chạp trong việc tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo nầy thì người Nhật quân phiệt vào thời đó cũng muốn chiếm lấy để dùng làm các căn cứ tàu ngầm và hải quân của họ trong tiến trình xâm lăng các nước trong vùng Đông Nam Á và họ chỉ chịu bỏ rơi các quần đảo nầy sau khi họ bị bại trận nhưng sự bỏ rơi nầy của người Nhật dù vô tình hay cố ý đã tạo đã ra thêm nhiều tham vọng mới có tính cách quốc tế để được làm chủ các quần đảo nhỏ bé đó. 5
Sau những năm tháng dài bị đô hộ và suy yếu, nước Việt Nam gọi là độc lập nhưng lại không đủ sức để chống chọi với các sự giành giựt lãnh thổ và lãnh hải từ nhiều thế lực ngoại bang nhất là đối với thế lực khổng lồ láng giềng ở phương Bắc mặc dù nước Việt Nam ở vào bất kỳ thời đại nào cũng vẫn luôn luôn tuyên bố chủ quyền liên tục lâu đời của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly. Trung Quốc là nước tranh giành chủ quyền một cách mạnh bạo hơn hết với nước Việt Nam. Sau 2 giai đoạn xâm chiếm bằng vũ lực quân sự, ngày nay Trung Quốc đã chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa-Paracel, đặt dư luận thế giới trước một sự đã rồi mặc dù có những sự phản kháng liên tục từ các chính quyền nối tiếp nhau của nước Việt Nam. Việc quản lý hành chánh và khai thác nguồn lợi từ quần đảo Hoàng Sa của triều đình vương quốc Việt Nam từ thời hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh, tiếp nối qua thời đại các hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị của nước Đại Nam cho đến giữa thế kỷ thứ XX và chỉ bị giáng đoạn sau nầy vì cuộc xâm lăng của người Pháp vào đất nước Đại Nam để tạo ra chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ cùng với chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Người Pháp đã thờ ơ và trì trệ khá lâu để tuyên bố xác nhận chủ quyền lâu đời của nuớc Đại Nam trên các quần đảo nầy. Chính vì thái độ thờ ơ chậm trễ của người Pháp khi hành xử thẩm quyền đại diện ngoại giao cho triều đình An-Nam đã giúp cho 6
người Trung Hoa có đủ thời cơ và lý do trong việc chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa-Paracels cũng như lôi kéo theo nhiều quốc gia khác trong vùng biển Đông ra mặt dự phần hỏi quyền làm chủ các quần đảo nhỏ bé Trường Sa-Spratly ở phía Nam. Kể từ năm 1956, phân nửa số đảo phía đông của dãy đảo Hoàng Sa-Paracel đã bị nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm giữ theo sau sự rút lui hoàn toàn của người Pháp ra khỏi các nước nằm trên bán đảo Đông Dương. Khi ấy, hải quân của nước Việt Nam Cộng Hòa vấn túc trực trấn thủ và kiểm soát một cách liên tục các hòn đảo phía Tây của dãy đảo Trường Sa-Paracels. Năm 1988 dãy đảo Trường Sa-Spratly cũng trở nên sôi động vì sự lấn chiếm của nhiều quốc gia trong đó có nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Vào lúc chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam đang ở giai đoạn khốc liệt, thì hải quân của quân đội Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa cũng thực hiện một số chiến dịch quân sự để chiếm lãnh nhóm đảo Amphithrite ở phía Đông dãy đảo Hoàng Sa-Paracels. Những hành động chiếm lãnh lần nầy được thực hiện một cách ngang nhiên không e ngại và chính phủ nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam ở miền Bắc đã yên lặng không lên tiếng phản đối. Có thể lúc đó chính quyền miền Bắc Việt Nam cho rằng các hòn đảo vô ích đó thuộc chủ quyền của đối thủ – tuy rằng đối thủ đó cũng là người anh em ruột thịt Việt Nam của mình - cho nên họ cứ phó mặc 7
làm ngơ và yên lặng để cho Trung Hoa ngang nhiên chiếm đóng và bắt đầu kiến tạo những cơ sở quân sự trên các hòn đảo nầy kể từ năm 1971. Một bến cảng được họ xây cất trên đảo Woody. Sau khi đã có được một số cơ sở quân sự ở vùng dãy đảo Hoàng Sa-Paracel, nước Trung Hoa liền thực hiện ngay quyền kiểm soát biển Đông của mình: tháng 01 năm 1974, một hạm đội hải quân gồm có 8 tàu chiến của Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã khởi chiến ác liệt với các chiến hạm của nước Việt Nam Cộng Hòa tại dãy đảo Hoàng SaParacel để cưỡng chiếm các hòn đảo phía đông do hải quân Việt Nam Cộng Hòa đang trú đóng ở đó. Như vậy có nghĩa là đất nước của Trung Hoa Cộng sản bắt đầu được nới rộng thêm khoảng gần 300 cây số về phía nam. Chính quyền Dân chủ Cộng Hòa Việt Nam vào lúc đó, ngoàì việc phải lo đối phó trực diện với các cuộc oanh tạc của máy bay và bom đạn Mỹ lên các thành phố và nhiều vùng lãnh thổ khác ở miền Bắc họ còn phải khôn khéo và nhịn nhục để được lòng cả hai phe đồng minh Cộng sản khổng lồ là Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết Nga và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tuy nhiên, Cộng Sản Trung Hoa lại bắt đầu có khuynh hướng nghiên theo theo khối tư bản do Mỹ cầm đầu sau những lục đục bất đồng chính kiến với Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết Nga trên vấn đề ý thức hệ của chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế khiến cho sự giao hảo giữa hai khối cộng sản Đông-Tây xấu đi đến mức độ trở thành thù địch và làm cho Cộng Sản Trung Hoa 8
phải nghi ngại rằng nếu tiếp tục trợ giúp chính quyền Hà Nội đánh bại và chiến thắng cuộc chiến tranh với Việt Nam Cộng Hòa thì Hà Nội sẽ thay thế Sài Gòn để tiếp nối tiếp một cách hợp pháp quyền làm chủ quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly ở ngoài khơi biển Đông. Thêm vào đó, nếu một quốc gia Việt Nam thống nhứt dưới một thể chế Cộng Sản thân Nga và quay mặt đi với “ân nhân Trung Quốc” thì sự hiện diện của hạm đội Cộng Sản Nga ở biển Đông và đặc biệt là ở vùng biển bao quanh dãy đảo Hoàng Sa-Paracel sẽ là một mối nguy cơ vô cùng nguy hại bởi vì nếu sự việc xảy ra như thế thì nước Trung Hoa sẽ bị bao vây tứ phía trên mặt biển. Điều nghi ngại nầy của Cộng Sản Trung Hoa đã thực sự xảy đến sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 và tiếp ngay sau đó với sự hiện diện thường trực của hạm đội Liên Sô ở Vịnh Cam Ranh . Trước năm 1974, đối thủ duy nhất của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong việc tranh giành chủ quyền trên quần đảo Trường Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly là chính phủ Việt Nam Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam với sự yểm trợ kinh tế và quân sự của Hiệp Chủng Quốc Mỹ. Tuy nhiên người Mỹ đã không giúp ích một chút nào cho quân đội Việt Nam Cộng Hoà chống giữ các vùng hải đảo xa xôi ở tận phía Bắc trước sự tấn kích và xâm chiếm của hải quân Trung Hoa vào tháng 01 năm 1974.
9
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phản kháng. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa yên hơi lặng tiếng và sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 cứ để cho chính quyền của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam vắng số tự động tuyên bố quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly là thuộc về chính phủ miền Nam Việt Nam. Sau trận chiến Hoàng Sa-Paracel năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã nhanh chống củng cố các cơ sở hạ tầng trên quần đảo nầy: thiết đặt cơ chế quản trị hành chánh đồng thời cày đặt dân chúng người Hoa trên các vùng đảo mà hải quân của họ đang chiếm đóng; trong khoảng những năm 1977-1978 xây cất một sân bay trên đảo Woody và thiết lập một lộ trình cho các chuyến bay mỗi hai tuần trong một tháng kể từ năm 1980; năm 1979 trùng tu và nới rộng bến cảng Woody vốn đã được xây cất từ năm 1971; năm 1982 xây cất cột hải đăng cùng lúc với việc xây cất thêm một bến cảng mới trên đảo Triton nằm ở tận cùng phía nam của dãy đảo Trường Sa-Paracel. Với truyền thống bành trướng lấn chiếm lãnh thổ đã có từ ngàn xưa của giống tộc người Hoa thì việc chiếm trọn dãy đảo Quần Sa-Paracel đối với Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ngày nay chỉ là một dạo khúc mở đầu cho bản trường ca bành trướng của tiền nhân họ trao lại. Xa hơn chút nữa, ở về phía nam còn có một quần đảo khác: dãy đảo Trường Sa-Spratly ít khắc 10
nghiệt hơn, chiếm một phạm vi lãnh hải rộng lớn trên biển Đông với nhiều tiềm năng khá phong phú về hải sản và dầu khí. Không có một dấu vết hoặc bằng chứng nào trên sử sách của thế giới hay trong chính sử của Trung Hoa từ thời đại phong kiến cho đến giữa thế kỷ thứ XX cho thấy người Hoa đã đặt chủ quyền của họ trên quần đảo nầy. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay đã viện dẫn những sách truyện đời xưa viết về các hải trình của tiền nhân mình đi ngang qua vùng biển Đông để chứng tỏ là chính người Trung Hoa đã sớm và trước hơn ai hết được nhìn thấy các quần đảo Hoàng Sa-Paracels và Trường Sa-Sratly để rồi dùng những câu chuyện đời xưa nầy chứng minh chủ quyền lịch sử của Trung Hoa trên 2 dãy đảo đó ở biển Đông. Trước đây, dãy đảo Trường Sa-Spratly có thể là vì quá xa, nhiêu khê cách trở với đất liền nội địa của họ cho nên Trung Hoa chưa nghĩ tới việc lấn chiếm. Trước khi đoàn quân xâm lược Pháp đặt chân lên bãi biển Đà Nẵng, theo sử sách cũ của nước Việt Nam thì quần đảo nầy cùng với dãy đảo Trường Sa-Paracel luôn luôn thuộc chủ quyền và sự kiểm soát của vua chúa triều đại nhà Nguyễn Phúc. Sau khi thành công trong việc thiết lập chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ cùng với chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, người Pháp phải bận tâm lo nghĩ cách đối phó với các phong trào cách mạng của người dân Việt Nam trong nội địa cho nên họ đã chưa nghĩ tới việc chiếm đóng và khai thác quần đảo 11
Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly nầy. Khi hiểm họa “Đại Đông Á” của người Nhật đang lan tràn xuống phía Nam vùng biển Đông, chính quyền bảo hộ các nước ở Đông Dương đã phải công bố chủ quyền thượng quốc của Pháp trên dãy đảo Trường Sa-Spratly. Trung Hoa không có phản ứng nào về sự công bố nầy của người Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dãy đảo Trường Sa-Spratleys trở thành hấp dẫn không những đối với Trung Hoa Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo mà lại còn có nhiều quốc gia khác như Phi Luật Tân, Brunei và Mã Lai hùa theo để tranh phần làm chủ các hòn đảo nhỏ bé nằm trong dãy quần đảo Trường Sa-Spratly. Nước Việt Nam làm chủ nhiều đảo hơn hết trong quần đảo nầy so với các nước khác. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 và chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sau năm 1975 đã chứng tỏ sự hiện diện và sự hành xử liên tục chủ quyền của nước Việt Nam trên các hòn đảo nằm trong dãy đảo Trường Sa-Spratly. Tuy nhiên, không có một quốc gia nào trong vùng biển đông thiết đặt một hạm đội hải quân hùng hậu để hậu thuẫn cho việc tranh giành chủ quyền của mình kể cả nước Việt Nam thống nhứt sau năm 1975. Kể từ năm 1988, người Trung Hoa thấy đã đúng lúc phải làm chủ cả vùng Đông Hải khi mà chính quyền của nước Việt Nam hiện tại không còn có được một hậu thuẫn quốc tế nào bênh vực hay ám trợ: nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt 12
Nam là một nước bị cô lập kể từ khi chủ nghĩa Cộng Sản thế giới do nước Nga lãnh đạo sụp đỗ hoàn toàn ở Âu Châu. Cộng Sản Trung Hoa không bao giờ quên được hành vi “bội bạc” của Việt Nam chuộng vàng bỏ nghĩa, bỏ Trung Hoa đi theo Liên Sô kể từ sau năm 1975. Các nước thành viên của khối ASEAN gần đây chỉ là những đồng minh “lỏng lẽo” của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam và tất cả các nước trong khối nầy gộp chung lại cũng không thể làm suy suyển được một chút nào truyền thống bành trướng lãnh thổ muôn đời của một nước Trung Hoa khổng lồ đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Để chuẩn bị cho việc xâm chiếm chính thức dãy đảo Trường-Sa-Spratly, ngày 4/9/1958, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đưa ra bản đồ "9 gạch" tự ấn định chủ quyền của họ trên một vùng rộng lớn ở biển đông, trong đó có hai dãy đảo Hoàng SaParacels và Trường Sa-Spratly. Tiếp theo là đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa-Paracel của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 rồi dưới chiêu bài tìm vị trí thiết đặt trạm nghiên cứu và khảo sát hải dương, Trung Hoa bắt đầu để mắt dọ dẫm dãy đảo Spratly- Trường Sa kể từ năm 1987. Đảo Fiery bị họ chiếm đóng đầu tiên rồi kế đến là nhiều hòn đảo hoặc bãi san hô khác bao gồm có: 01. Đảo Châu Viên - Cuarteron, từ Việt Nam. 02. Đảo Chữ Thập - Fiery Cross, từ Việt Nam. 03. Đảo Gaven, từ Việt Nam. 13
04. Đảo Hughes, từ Việt Nam. 05. Đảo Gạc Ma - Johnson, từ Việt Nam. 06. Đảo Mischief, từ Philipines 07. Subi, từ Việt Nam. Sau đó để chứng tỏ quyền uy của họ trong dãy đảo Trường Sa-Spratly, ngày 14 tháng 03 năm 1988, hải quân Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã công khai khởi chiến với hải quân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để giành quyền làm chủ tại vùng đá ngầm Fiery Cross Reef (Bãi Chữ Thập) Johnson Reef, Gaven Reef và Cuarteron Reef: 3 chiến hạm của Hải Quân VN bị đánh chìm và trên 72 binh sĩ thủy thủ đoàn Việt Nam bị thiệt mạng. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ ba của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, kể từ năm 1974. (1974, 1979, 1988) Ngày 14 tháng 04 năm 1988, tuyên bố sát nhập quần đảo Paracel- Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa vào tỉnh Hải Nam và kể từ ngày nầy cho đến đầu năm 1992 Trung Hoa đã bố trí trên dưới 200 đơn vị quân sự bố phòng trên 07 hòn đảo nhỏ trong dãy đảo Trường Sa-Spratly (Christopher C.Joyner; The Spratly Island Dispute in the South China Sea: Problems, Policies, and prospects for Diplomatic Accommodation; p.p.55,56; nguồn: Intennet).
Người Trung Hoa- Đài Loan rồi Trung Hoa Lục Địa - đã cho vẽ lại và phổ biến bản đồ vùng biên giới lãnh hải mới của họ trong vùng biển Đông, biến vùng biển nầy trở thành một biển hồ riêng của nước Trung Hoa. Việc làm nầy của Trung 14
Hoa không phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 tại Montego Bay nhằm đưa ra những tiêu chuẩn hòa bình trong việc ấn định ranh giới lãnh hải dựa trên giải pháp công minh và hợp lý. Quốc hội nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã chuẩn nhận Công Ước nầy nhưng họ vẫn không chịu ép mình tuân thủ và tôn trọng chữ ký của họ. Với việc tự tiện kéo dài và nới rộng vùng lãnh hải của họ hiện nay, Chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng đã tự mình mâu thuẫn ngay cả với các văn bản luật pháp do chính tay họ đã viết ra: Ủy Ban Thường Vụ Quốc Dân Nghị Viện Trung Hoa đã thông qua Đạo Luật ngày 25 tháng 02 năm 1992 ấn định giới hạn vùng lãnh hải của Trung Hoa là 12 hải lý kể từ mép lục địa nước Trung tiếp cận với biển và luật nầy cũng áp dụng luôn cho hai quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly. Sau biến cố quân sự 1988, Trung Hoa bắt đầu thực hiện chủ quyền của họ trên dãy đảo SpratlyTrường Sa: năm 1992 Công Ty Quốc Gia Dầu Khí Ngoài Biển Khơi (China National Offshore Oil Corporation viết tắt là CNOOC) của họ nhượng quyền khai thác dầu hoả cho một công ty của người Mỹ có tên là Crestone có trụ sở ở Denver thuộc tiểu bang-Colorado trên một chu vi rộng lớn 9,700 dặm vuông Anh (1 dặm Anh = 1,069 mét) đặt tên là Wan’an Bei-21 (WAB-21) trong vùng nhóm đảo Vanguard Bank nằm giữa dãy đảo Trường SaSpratly và bờ biển của nước Việt Nam tức là lấn 15
sang cả thềm lục địa dưới đáy biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (M.Chemillier-Gendreau; La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys; trang 11) . Trên thực tế hiện trường ngày nay, chu vi dò tìm của công ty Creston lấn sang khu vực các lô số 133 và 134 trong phạm vi khu 5-1B của Việt Nam do Công ty Dầu Hỏa Petro Việt Nam hợp đồng với Công ty ConocoPhillips Vietnam Exploration & Production cũng đang tiếp tục thăm dò dầu khí (công tác thăm dò của Petro Việt Nam khởi sự từ tháng 04 năm 1992). Tình trạng chồng chéo nầy lại tạo thêm sự căng thẳng quân sự giữa Trung Hoa và Việt Nam: bên nầy yêu cầu bên kia phải hủy bỏ khế ước của mình đã ký kết với ngoại quốc. Tuy nhiên vẫn chưa có sự đụng độ quân sự đáng tiếc nào xảy ra. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Trung Hoa tuyên bố sẽ dùng mọi phương tiện quân sự cần thiết để bảo vệ công trình dò tìm mõ dầu của công ty Crestone. Sự tuyên bố nầy nhằm 2 mục đích: 1cảnh cáo Việt Nam không được quấy rầy công cuộc khai thác dầu mõ của công ty Cestone trong vùng biển Đông sát bờ biển của Việt Nam; 2- đánh tiếng cho người Mỹ biết là quyền lợi của người Mỹ ở biển Đông từ nay sẽ được cây dù bao che quân sự của Trung Hoa bảo vệ: Vào tháng 07 năm 1994 họ đã đưa 2 tàu chiến vào vùng thăm dò của Công ty Creston để ngăn chận các hoạt động thăm dò dầu khí của Petro Việt Nam: một chiếc tàu chở dụng cụ 16
và vật liệu của Việt Nam ra dàn khoan 5-1B đã bị tàu chiến của Cộng Sản ngăn chận không cho vào. Hải quân Việt Nam cũng ngăn chận một tàu nghiên cứu hải dương học của Trung Hoa không cho vào vùng WAB-21 của công ty Creston (Craig Snyder: The Implications of Hydrocarbon Development in the South China Sea; Centre for International for Asia Pacific Studies; York University, Tonronto, Ontario Canada; www.faculty.law.ubc.ca/scs/hyd.htm).
* Tình trạng rối ren phức tạp hiện nay tại vùng dãy đảo Trường Sa-Spratly là hệ quả đương nhiên từ những cuộc chạy đua quốc tế trong vùng biển Đông để thụ đắc các tài sản thiên nhiên trên biển, dưới biển và thềm đáy biển mà quan trọng hơn tất cả là các mõ dầu và cá bọc dầu khí to lớn chưa được khai thác tại vùng nầy. Những tiêu chuẩn quy định “một phương cách công minh- une solution équitable” để ấn định đường ranh lãnh hải theo Công Pháp quốc tế hiện thời - chẳng hạn như sự quy định trong các điều khoản thứ 74 hoặc 83 của công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1982 - đã cho thấy là không chính xác, quá trừu tượng nếu không nói là quá bí hiểm và không hiệu nghiệm khi đem ra áp dụng trên thực tế. Muốn có một phương cách giải quyết công minh như Luật Pháp của Công Ước LHQ quy định thì phải có sự tham dự của nhiều phía để cùng nhau đồng thuận về phương cách đó. 17
Tuy nhiên việc đồng thuận đa phương chỉ có thể đạt được khi mà mỗi phe liên hệ đều có một thế lực ngang hàng với nhau, tức là không có bất cứ một phe nào có thể dùng áp lực mình là một đại cường quốc để đòi hỏi quyền lợi một cách không công minh. Thực trạng hiện nay ở vùng dãy đảo Trường Sa-Spratly cho thấy dù đã phê chuẩn Công ước LHQ 1982 về Luật Biển nhưng Trung Hoa chỉ muốn có những cuộc đàm phán song phương với từng thành viên của khối Đông Nam Á/ Asean bởi vì có như vậy thì Trung Hoa mới có thể dùng uy thế đại cường quốc để thâu hoạch tối đa quyền đòi hỏi theo ý riêng của họ dù có công chính hay không. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa khi đặt bút ký tên phê chuẩn vào Công Ước Liên Hiệp Quốc 1982 về Luật Biển đã kèm theo Bản Tuyên cáo ngày 25 tháng 08 năm 2006 về chủ quyền của họ trên các quần đảo và hải đảo ngoài khơi Biển Đông và Biển Vàng như sau: “ 3. The People's Republic of China reaffirms its sovereignty over all its archipelagoes and islands as listed in article 2 of the Law of the People's Republic of China on the Territorial Sea and Contiguous Zone which was promulgated on 25 February 1992 (tạm dịch: “ 3. Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa tái khẳng định chủ quyền của mình trên tất cả các quần đảo và hải đảo như đã được liệt kê ra nơi điều thứ 2 trong Đạo Luật của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Cận ban hành vào ngày 25 tháng 02 năm 1992”).
Điều thứ 2 đạo luật ngày 25 tháng 02 năm 1992 của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ghi như sau: 18
“Article 2
The territorial sea of the People's Republic of China is the sea belt adjacent to the land territory and the internal waters of the People's Republic of China. The land territory of the People's Republic of China includes the mainland of the People's Republic of China and its coastal islands; Taiwan and all islands appertaining thereto including the Diaoyu Islands; the Penghu Islands; the Dongsha Islands; the Xisha Islands; the Zhongsha Islands and the Nansha Islands; as well as all the other islands belonging to the People's Republic of China. . . . . . . . . . . . . . . . .” (Tạm dịch: “Điều 2 Lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là vòng đay biển tiếp cận với lãnh thổ và các nguồn nước bên trong nội địa của nuớc Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Lãnh thổ của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa bao gồm phần lục địa và các hải đảo của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa; đảo Đài Loan và tất cả những hải đảo bao gồm những đảo Diaodu; những đảo Penghu; những đảo Dongsha; những đảo Xisha; những đảo Zhongsha và những đảo Nanshan; cũng kể luôn tất cả những đảo khác thuộc về nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. . . . . . . . . . . .”
Rõ ràng là sau khi dùng ưu thế quân sự trong trận hải chiến với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 để chiếm giữ hầu hết dãy đảo ParacelHoàng Sa ở phía bắc biển Đông rồi lại hải chiến lần thứ 2 với hải quân Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào năm 1988 giành quyền làm chủ dãy đảo Trường Sa-Spratly ở phía Nam biển Đông và vẽ lại bản đồ vùng biển Đông, người Trung Hoa đã hợp thức hóa những sự chiếm hữu của họ bằng cách bang bố Luật ngày 25 tháng 02 năm 1992 rồi mới chịu qua trung gian của cơ chế Liên Hiệp Quốc để công khai tuyên bố chủ quyền của họ trên các quần 19
đảo mà họ đã đánh chiếm từ những năm 1974 và 1988. Câu hỏi đặt ra là: phải chăng nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa chịu thần phục đặt dưới quyền tài phán của LHQ đối với các vấn đề rắc rối đã và sẽ xảy ra trên các hải đảo và quần đảo nơi biển Đông ? Hỏi tức là đã trả lời. Trong quá khứ, vào năm 1937 cũng như vào năm 1947, nước Pháp với vị thế là chủ thể bảo hộ của nước Việt Nam đã từng đề nghị với nước Trung Hoa trao quyền cho cơ quan quốc tế công pháp tối cao phán quyết hoặc làm trọng tài trong vấn đề xác định ai có chủ quyền pháp lý trên quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly. Nhưng nước Trung Hoa đã làm ngơ, yên lặng không có một hành vi đáp ứng nào đối với những đề nghị của người Pháp thay mặt cho nước Việt Nam vào thời đó. Thử đặt trường hợp thuận nghe theo “Cùng nhau hợp tác để khai thác và tạm gác lại vấn đề tranh chấp chủ quyền” như chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã đề nghị thì người ta lại vấp phải một trở ngại khác là vấn đề chia phần cho mỗi nước trên biển Đông để khai thác khi mà việc chia phần phải tùy thuộc vào ý đồ đòi hỏi cứng rắn của các chủ thể muốn dự phần chia chác. Cho đến khi nào vấn đế chia phần cho mọi người chưa được giải quyết một cách thỏa đáng và công minh thì việc cộng hưởng quyền lợi trên biển Đông theo đề nghị của nước Trung Hoa sẽ tạo ra một lò thuốc súng trôi nổi khắp mặt biển Đông và sẽ nổ bùng vào 20
bất cứ lúc nào. Thực tế cho thấy vấn đề mạnh ai nấy tự quyền ban cấp việc khai thác tài nguyên trên biển Đông tạo ra rắc rối phức tạp như thế nào giống như trường hợp đã xảy ra giữa Công Ty Creston và công ty Pétro-Việt Nam như đã trình bày ở các trang trước đây. Nếu dãy đảo Trường Sa-Spratleys không hiện hữu trên vùng phía nam biển Đông thì vùng khai thác của công ty Creston hiển nhiên là đang nằm trên thềm lục địa của nước Việt Nam. Nếu chủ quyền dãy đảo Trường Sa-Spratly thuộc về Việt Nam hay ít nhất là vùng phía tây của quần đảo nầy là của Việt Nam thì thềm lục địa phía dưới đáy biển của vùng phía tây nầy nhất định phải là thuộc chủ quyền của Việt Nam không còn gì để phải tranh luận. Trường hợp vùng phía tây của dãy đảo Trường Sa-Spratly nằm rơi vào trong đường vẽ hình chữ “U” trên bản đồ do Trung Hoa tự động vẽ lại và nếu được thừa nhận theo Công Ước Liên Hiệp Quốc 1982 thì người ta còn phải áp dụng điều 121 của công ước đó để xác định xem chủ quyền lãnh hải nầy của Trung Hoa – nếu có – sẽ chi phối đến mức độ nào đối với thềm lục địa phía dưới đáy nằm rơi vào phạm vi vùng lãnh hải phía tây kể trên cũng như đối với những vùng kề cận hiện do các nước khác như Mã Lai, Brunei, Đài Loan, Phi Luật Tân đang kiểm soát. Dãy đảo Paracel- Hoàng Sa phía Bắc biển Đông hiện nay chỉ còn có 2 quốc gia là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa tức Cộng Sản Trung Hoa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tức là Cộng 21
Sản Việt Nam đang tranh chấp một cách tích cực trên vấn đề ấn định lãnh giới vùng biển Đông trong đó có dãy đảo Hoàng Sa-Paracel. Hiện nay chỉ có một giải pháp tương đối thích hợp và hoà bình để hóa giải sự tranh chấp đó là áp dụng các quy chế quốc tế để phân ranh lãnh giới trên các vùng biển hay nói khác đi hai bên phải chấp nhận sự quy định và chế tài theo Công Ước Liên Hiệp Quốc 1982 về Luật Biển. Cả 2 nước Trung Hoa và Việt Nam đều đã ký phê chuẩn Công Ước nầy. Mỗi nước đều có kèm theo bản tuyên cáo riêng của mình để xác nhận chủ quyền của mình trên 2 dãy đảo Hoàng SaParacels và Trường Sa-Spratly. Tuy nhiên, như đã trình bày ở các trang trước, nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa có vẽ như chỉ muốn mượn Liên Hiệp Quốc như là một nơi để treo bảng niêm yết thông báo cho toàn thế giới biết rằng những dãy đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly nay là thuộc về chủ quyền của Trung Hoa chứ không phải là nước Trung Hoa tự nguyện ép mình tuân thủ Luật Pháp về Biển theo Công Ước Liên Hiệp Quốc bởi vì trong bản tuyên cáo của họ không có khoảng nào minh thị chấp nhận thẩm quyền tài phán của tòa án được thành lập bởi Công Ước đó. Cứ cho rằng nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa có thiện ý khi ký chuẩn phê Công Ước Liên Hiệp Quốc 1982 về Luật Biển nhưng họ vẫn có thể viện dẫn điều 298, mục 1 (a) của công ước nầy để tuyên bố khước từ sự giải quyết bằng các phương cách hoặc thủ tục tố tụng của toà án LHQ được liệt 22
kê ra nơi Phần XV, tiết thứ 2 của Công Ước khi xảy ra sự tranh biện về các vấn đề có tính cách mơ hồ viễn vong hoặc những tranh biện về chủ quyền lịch sử (M. Chemillier-Gendreau; sđd; trang 14). Article 298 Optional exceptions to applicability of section 2 1. When signing, ratifying or acceding to this Convention or at any time thereafter, a State may, without prejudice to the obligations arising under section 1, declare in writing that it does not accept any one or more of the procedures provided for in section 2 with respect to one or more of the following categories of disputes: (a) (i) disputes concerning the interpretation or application of articles 15, 74 and 83 relating to sea boundary delimitations, or those involving historic bays or titles, provided that a State having made such a declaration shall, when such a dispute arises subsequent to the entry into force of this Convention and where no agreement within a reasonable period of time is reached in negotiations between the parties, at the request of any party to the dispute, accept submission of the matter to conciliation under Annex V, section 2; and provided further that any dispute that necessarily involves the concurrent consideration of any unsettled dispute concerning sovereignty or other rights over continental or insular land territory shall be excluded from such submission; ............................................. ...............................................
Trên thực tế đã có nước Úc diện dẫn điều 298 trong tuyên cáo ngày 22 tháng 03 năm 2002 của họ để bác bỏ các thủ tục tố tụng trước tòa án hay cơ quan trọng tài của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển khi sự tranh biện về các vấn đề có tính cách mơ hồ viễn vong hoặc những tranh biện về chủ quyền lịch sử: 23
Australia 22 March 2002 Declaration under articles 287 and 298: "The Government of Australia declares, under paragraph 1 of article 287 of the United Nations Convention on the Law of the Sea done at Montego Bay on the tenth day of December one thousand nine hundred and eighty-two that it chooses the following means for the settlement of disputes concerning the interpretation or application of the Convention, without specifying that one has precedence over the other: (a) the International Tribunal for the Law of the Sea established in accordance with Annex VI of the Convention; and (b) the International Court of Justice. The Government of Australia further declares, under paragraph 1 (a) of article 298 of the United Nations Convention on the Law of the Sea done at Montego Bay on the tenth day of December one thousand nine hundred and eighty-two, that it does not accept any of the procedures provided for in section 2 of Part XV (including the procedures referred to in paragraphs (a) and (b) of this declaration) with respect to disputes concerning the interpretation or application of articles 15, 74 and 83 relating to sea boundary delimitations as well as those involving historic bays or titles. These declarations by the Government of Australia are effective immediately."
Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã thông qua và phê chuẩn Công Ước 1982 của LHQ về Luật Biển đồng thời cũng kèm theo bản tuyên cáo đề ngày 07 tháng 06 năm 1966. Toàn văn bản tuyên cáo bằng tiếng Anh như sau: Declarations: 07-06-1996
24
The Socialist Republic of Vietnam, by ratifying the 1982 Convention on the Law of the Sea, expresses determination to join the international community in establishment of an equitable legal order and in promotion of maritime development and cooperation.
UN its the the
The National Assembly reaffirms the sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam over its internal waters and territorial sea; the sovereign rights and jurisdiction in the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of Vietnam, based on the provisions of the Convention and principles of international law and calls on other countries to respect the above-said rights of Vietnam. The National Assembly reiterates Vietnam's sovereignty over the Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes and its position to settle those disputes relating to territorial claims as well as other disputes in the Eastern Sea through peaceful negotiations in the spirit of equality, mutual respect and understanding, and with due respect of international law, particularly the 1982 UN Convention on the Law of the Sea, and of the sovereign rights and jurisdiction of the coastal states over their respective continental shelves and exclusive economic zones; the concerned parties should, while exerting active efforts to promote negotiations for a fundamental and long-term solution, maintain stability on the basis of the status quo, refrain from any act that may further complicate the situation and from the use of force or threat of force. The National Assembly emphasizes that it is necessary to identify between the settlement of dispute over the Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes and the defense of the continental shelf and maritime zones falling under Vietnam's sovereignty, rights and jurisdiction, based on the principles and standards and specified in the 1982 UN Convention on the Law of the Sea. The National Assembly entitles the National Assembly's Standing Committee and the Government to review all relevant national legislation to consider necessary
25
amendments in conformity with the 1982 UN Convention on the Law of the Sea, and to safeguard the interest of Vietnam. The National Assembly authorizes the Government to undertake effective measures for the management and defense of the continental shelf and maritime zones of Vietnam.
Cùng trong ngày 07 tháng 06 năm 1966 Chính phủ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng gửi đến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc một tuyên cáo phản kháng nhà cầm quyền của nước Cộng Hoà Nhân Trung Hoa đã xâm phạm chủ quyền của nước Việt Nam trên dãy đảo Hoàng SaParacel. Toàn văn bản tuyên bố nầy bằng tiếng Anh: Subsequently, on 7 June 1996, the Government of Viet Nam made the following declaration: 1. The People's Republic of China's establishment of the territorial baselines of the Hoang Sa archipelago (Paracel), part of the territory of Viet Nam, constitutes a serious violation of the Vietnamese sovereignty over the archipelago. The Socialist Republic of Viet Nam has on many occasions reaffirmed its indisputable sovereignty over the Hoang Sa as well as the Truong Sa (Spratly) archipelagoes. The abovementioned act of the People's Republic of China which runs counter to the international law, is absolutely null and void. Furthermore, the People's Republic of China correspondingly violated the provisions of the 1982 United Nations Law of the Sea by giving the Hoang Sa archipelago the status of an archipelagic state to illegally annex a vast sea area into the so-called internal water of the archipelago. 2. In drawing the baseline at the segment east of the Leishou peninsula from point 31 to point 32, the People's Republic of China has also failed to comply with the provisions, particularly articles 7 and 38, of the 1982 United Nations Law of the Sea. By so drawing, the People's Republic of China
26
has turned a considerable sea area into its internal water which obstructs the rights and freedom of international navigation including those of Vietnam through the Qiongzhou strait. This is totally unacceptable to the Socialist Republic of Viet Nam.
Qua hai bản tuyên cáo của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, người ta có thể thấy rằng nước Việt Nam ngày nay chấp nhận một cách minh thị thẩm quyền tài phán của toà án về Luật Biển của LHQ để giải quyết các cuộc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly. Nước Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 04 năm 1975 cũng đã đưa ra tuyên cáo trước dư luận thế giới dưới hình thức một quyển Bạch Thư để phản kháng hành vi quân sự của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa xâm phạm chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa trên dãy đảo Hoàng SaParacel qua trận hải chiến giữa 2 nước trong vùng quần đảo nầy vào năm 1974. Nhưng trước và sau năm 1975, Trung Hoa vẫn giữ thái độ mũ ni che tai đối với những lần tuyên cáo phản kháng của nước Việt Nam. Tại sao? Bởi vì năm 1974, nước Việt Nam Cộng Hoà đang trong tình trạng đơn độc thảm hại, giặc ngoài giặc trong vây khốn, trong khi những kẻ gọi là đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa bỏ cuộc chiến và bắt đầu tháo chạy một cách không danh dự chút nào nhưng lại gượng ép che đậy dưới mỹ từ Việt Nam Hóa Chiến Tranh và với một hoàn cảnh như thế thì Cuốn Bạch Thư 1974 của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phản 27
kháng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng SaParacel chỉ là gió thoảng mây bay, là tiếng hắc hơi cuối cùng của một nạn nhân sắp chết. Sau năm 1975, nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với hơn 30 năm xây dựng đất nước trong hòa bình nhưng vẫn chưa lấy lại được chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng SaParacel, lại mất thêm một phần quần đảo Trường Sa-Spratly phía nam rồi cũng ra tuyên cáo, viết bạch thư phản kháng nhưng Trung Hoa vẫn tiếp tục xem thường dư luận thế giới, cứ tiếp tục lấn tới. Tại sao? Tại vì nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay cũng lại rơi vào tình trạng đơn độc giống như nước Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Cái mà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trước đây thường gọi là “Bè Bạn khắp Năm Châu” thì ngày nay bè bạn đã đi đâu mất hết. Những bè bạn mới trong khối ASEAN chẳng những làm ngơ, mà tệ hại hơn, họ còn là những đối thủ tranh chấp giành giựt quyền làm chủ dãy đảo Trường SaSpratly với Việt Nam: nước Việt Nam hiện tại đang bị cô lập hóa đối với cộng đồng thế giới. Vậy thì chính quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa khổng lồ còn sợ gì mà không lấn áp để thực thi chủ nghĩa bành trướng và bá quyền của họ đối với nước Việt Nam nhỏ bé. Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy, người Việt Nam không phân biệt Nam, Trung, Bắc luôn luôn sẵn sàng đổ máu của họ ra để bảo vệ đất nước bờ cõi 28
Việt Nam mỗi khi có ngoại bang gây hấn xâm lược bất cứ từ đâu đến. Sự đổ máu đó vẫn tiếp diễn từ đời ông, cha của họ cho đến năm 1974 với trận hải chiến Hoàng Sa-Paracel rồi lại tiếp tục đổ máu vào năm 1988 để bảo vệ chủ quyền đất nước của Việt Nam trên dãy đảo Trường Sa-Spratly. Lịch sử cũng cho thấy, từ ngàn đời trước, Việt Nam thường bị ngoại xâm lấn lướt áp đảo từ lúc khởi đầu cuộc chiến nhưng nếu trận chiến tiếp nối kéo dài thì quân ngoại xâm sẽ gặp phải sức đối kháng kiên trì của toàn dân Việt Nam. Trước hết là đối kháng bằng ngoại giao, thương lượng, chủ hoà với hậu thuẫn mạnh mẽ của toàn thể người dân của một nước Việt Nam toàn vẹn thống nhứt. Kế đến là đối kháng bằng tài sản, bằng xương máu, bằng vũ lực nếu quân xâm lăng lại tiếp tục gây hấn và chiếm đoạt. Trong trận hải chiến Hoàng Sa-Paracels năm 1974, nước Việt Nam Cộng Hoà đã làm đầy đủ bổn phận của mình, noi gương cung cách xử sự từ tiền nhân của họ. Sau trận hải chiến Trường Sa-Spratly năm 1988, nước Việt Nam Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa cũng tiếp nối cách xử sự truyền thống đó và đang chờ sự đáp ứng hòa bình của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. * Khảo luận sau đây đặt trên một căn bản là các phía dự phần tranh chấp chủ quyền trên quần đảo trải dài nầy tất cả đều thuận nhận một sự chế tài theo tiêu chuẩn đề ra trong Quốc tế Công Pháp. 29
Trên bình diện về địa dư, vị thế của quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly trải dài trên biển Đông là một vấn đề gai gốc phức tạp về mặt tư cách pháp lý. Quần đảo nầy có hai tư cách pháp lý khác nhau riêng biệt hay chỉ có một tư cách pháp lý chung cho cả hai quần đảo? Trong phần IV, điều 46 (b) Luật Biển của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (viết tắt là CULHQ 1982) định nghĩa chữ Archipelago (Quần đảo) như sau: Article 46 Use of terms For the purposes of this Convention: (a) "archipelagic State" means a State constituted wholly by one or more archipelagos and may include other islands; (b) "archipelago" means a group of islands, including parts of islands, interconnecting waters and other natural features which are so closely interrelated that such islands, waters and other natural features form an intrinsic geographical, economic and political entity, or which historically have been regarded as such.
Tạm dịch: (b) “Quần đảo” là một nhóm những hòn đảo, bao gồm những phần của những hòn đảo, các mặt nước cùng với những yếu tố thiên nhiên kết hợp với nhau một cách liên lũy và gắn bó với nhau đến mức kết tạo ra một tổng thể có giá trị về mặt địa dư, kinh tế, chính trị đối với thực tế, hoặc là vì lịch sử đã cho rằng như thế.
Trong trường hợp của dãy đảo Hoàng SaParacels ở phía bắc và dãy Trường Sa-Spratly ở phía nam trên biển Đông, nếu mỗi dãy đảo là một 30
tổng thể địa dư theo sự diễn đạt của điều 46 thì Hoàng Sa-Paracels và Trường Sa-Spratly không được xem như là một hợp thể duy nhất vì khoảng xa cách bắc-nam của chúng hay nói khác đi, theo điều 46 thì mỗi quần đảo có một tư thế pháp lý riêng. Tuy nhiên, trong cuộc tranh chấp chủ quyền nghiêm trọng giữa Trung Hoa và Việt Nam, cả hai nước đều đồng hóa, nhập chung 2 dãy đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly làm một tổng thể duy nhất. Như vậy, những dãy đảo nầy sẽ phải được cứu xét bằng sự phân tích dựa trên một nền tảng chung, theo một tiến trình suy diễn chung cho cả hai dù rằng sẽ đi đến những kết luận không đồng nhất trong từng giai đoạn. Người ta sẻ cố gắng tìm xem công pháp quốc tế có thể cung cấp những điều gì để xác định những giá trị pháp lý cho mỗi dãy đảo. Bởi vì thái độ của những quốc gia tranh chấp thường có tính cách bộc phát do đó vai trò của luật pháp là để khai thông mở lối cho một chiều hướng khách quan hơn. Mặt khác, trong quốc tế công pháp chính yếu không có chuẩn mực nào áp dụng một cách máy móc để nói rằng vùng biển nầy thuộc quốc gia nầy hoặc là vùng biển nọ thuộc quốc gia kia. Công Ước LHQ nêu ra một quy tắc căn bản trong khuôn khổ tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và ngăm cấm sự xâm phạm chủ quyền nầy bằng vũ lực. Tuy nhiên, khi có sự nghi ngờ về lãnh vực 31
của một Quốc gia ở vào thời điểm Quốc gia nầy gia nhập vào tổ chức LHQ thì người ta cần phải lưu ý cứu xét tới những chứng tích đã có từ quá khứ nay được quốc gia đó trưng dẫn ra. Những thể lệ áp dụng cho một lãnh vực thuộc bên trong lục địa hay ở ngoài biển cả của một Quốc gia không phải là bất biến cố định qua các phân kỳ lịch sử. Các lãnh vực được nghiên cứu ở đây bao hàm cả những vấn đề về thời hiệu lẫn lộn trong những sự cố rối ren bất thường. Nếu những chứng tích về chủ quyền từ thời cổ xa xưa được hai bên nêu ra thì khi cứu xét và đánh giá những chứng tích nầy phải lưu ý trước hết giá trị về mặt pháp lý của những chứng tích đó. Người ta sẽ không viện dẫn các tài liệu hay truyện tích cổ xưa trong việc biện luận, lý giải giống như trường hợp biện luận lý giải đối với những chứng liệu mẫu mực hiện đại để không làm cho những khái niệm hiện đại có một hiệu lực quy hồi tác dụng quá mức lên tiến trình lý giải hay biện luận. Luật pháp và các nền luật pháp được hình thành theo thời gian mà cũng thay đổi theo thời gian. Vậy thì vào thời điểm nào một chủ quyền đã từng được xác quyết và củng cố từ lâu nay bị xem như là triệt tiêu với lý do là chủ quyền đó đã bị người làm chủ chểnh mảng không ngó ngàng đến trong một mức thời gian dài ngắn nào đói? Những thái độ nào kết cấu thành một sự xác quyết hay một 32
sự chểnh mảng, bỏ rơi? Nếu có nhiều chủ thể tranh chấp trên cùng một lãnh vực thì thái độ của chủ thể nào được xem như là khả chấp hơn hết trong mỗi bối cảnh lịch sử? Vấn đề chủ yếu ở đây là nguồn gốc của các chứng liệu và chứng tích bởi vì cuộc khảo biện vừa mang tính cách lịch sử và tính cách pháp lý cùng một lúc, vì thế cần phải phối hợp tiêu chuẩn riêng của các nhà viết sử với tiêu chuẩn dẫn chứng của nhà làm luật để tạo ra cơ sở cho những kết luận của họ. Cho đến nay, người ta thấy trước sau đã diễn ra 2 cuộc tranh chấp chủ quyền quan trọng có đổ máu trên quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa. Cả 2 phía đều trưng dẫn những chứng cứ trong quá khứ lâu đời thường được gọi là “Chứng cứ Lịch sử” để chứng tỏ chủ quyền của mình trên 2 quần đảo nầy. Trung Hoa chỉ đưa ra nguồn chứng cứ xưa cũ mà chỉ có riêng họ biết được và cũng gọi là chứng cứ lịch sử, mặc dù không thấy chính sử của Trung Hoa ghi chép, để chứng minh chủ quyền lâu đời của họ trên các quần đảo nầy kể cả các truyện tích thần kỳ, phiêu lưu, mạo hiểm của những nhà hàng hải Trung Hoa thời cổ sử. Việt Nam cũng đã trình ra các bằng chứng xa xưa nhưng khác với Trung Hoa là những bằng chứng nầy được ghi chép lại khá rành mạch trong chính sử của nước Việt Nam từ thời cổ sử cho đến 33
thời cận đại và đó là nguồn chứng liệu thứ nhứt của Việt Nam để thâm cứu. Trước thời kỳ nước Việt Nam bị người Pháp đô hộ, từ khởi đầu thế kỷ thứ 19 tức từ triều dại của Hoàng đế Gia Long, đã có nhiều người ngoại quốc ở Âu Châu, ở Mỹ Châu đã biết đến quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly là ở dưới quyền kiểm soát và khai thác bởi các chính quyền của triều đại nhà Nguyễn và đây là nguồn chứng liệu lịch sử thứ 2 của Việt Nam cần phải được xét tới. Khi nước Việt Nam bị người Pháp đô hộ thì khắp Âu-Á trong đó có nước Trung Hoa đều biết rõ là nước Pháp thay mặt nước Việt Nam trong lãnh vực đối ngoại có liên hệ đến chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của nước Việt Nam bao gồm cả 2 dãy đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa- Spratly. Các hồ sơ, chứng từ tranh biện với Trung Hoa, với Nhật Bản về chủ quyền trên 2 quần đảo nầy hiện nay nước Pháp vẫn còn lưu giữ khá đầy đủ và đây là nguồn chứng liệu thứ 3 cần được tham khảo một cách sâu rộng và khách quan. Tập khảo luận nầy sẽ dựa trên các chứng liệu của nước Việt Nam, của nước Pháp, của những tác giả, sách báo, sử liệu ngoại quốc từ các nước ÂuMỹ và những chứng liệu của nước Trung Hoa đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Việt Nam. Các án lệ Quốc tế về luật biển cũng sẽ được phân tích một cách nghiêm chỉnh, vô tư và khách quan để rút ra các điểm tương đồng hoặc dị biệt có thể áp dụng vào các sự tranh chấp hiện tại 34
hay không. Về mặt Công Pháp Quốc Tế, Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là văn kiện căn bản mà soạn giả sẽ phải phải tham chiếu thường xuyên và suy diễn một cách cẩn trọng.
*
35
PHẦN I
Những Dữ Kiện Tổng Quát Về Quần Đảo Hoàng Sa Paracel và Trường Sa Spratly Không phải tất cả các vùng hải đảo ở biển Đông đều thuộc vào những vùng đang bị tranh chấp hiện nay. Những tranh chấp gần đây chỉ chú trọng vào 2 dãy đảo đã được ghi vẽ rõ ràng trên những hải đồ của thế giới. Một vấn đề khó khăn trước tiên là sự không thống nhứt trong vấn đề đặt tên gọi cho những hải đảo nhỏ, những mỏm đá ngầm lú lên khỏi mặt nước biển, những vành đay san hô, những bãi cát ẩn hiện theo mực thủy triều lên xuống, tất cả đều nằm trong lãnh vực của mỗi quần đảo đang được khảo luận ở đây. Mỗi nước tranh chấp chủ quyền dùng tiếng của nước mình để gọi tên chung cho hai dãy đảo hoặc đặt tên riêng cho mỗi thành phần cấu kết trong mỗi quần đảo đó. Rắc rối về tên gọi đã xảy ra: nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa gọi những ngọn hải đảo mà họ đánh chiếm vào năm 1974 là Tây Sa và theo họ thì Hoàng Sa của Việt Nam không phải là Tây Sa mà họ đã đánh chiếm vào năm 1974. Đã từ lâu cho đến hiện tại, tiếng Anh được dùng nhiều hơn hết trên các bản đồ hay hải đồ thế giới để gọi 36
tên những ngọn đảo nhỏ của 2 quần đảo nầy, đặc biệt là 2 tên gọi Paracel và Spratly được hầu hết các quốc gia trên thế giới biết đến. Nước Việt Nam đã chấp nhận tên Paracel của người ngoại quốc dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ít ra là từ thời hoàng đế Gia Long tức là từ đầu thế kỷ thứ XIX cho đến hết thời nước Việt Nam thoát vòng đô hộ và thuộc địa của người Pháp. Trong các quyển Bạch thư, những tuyên cáo của Nước Việt Nam gởi cho Liên Hiệp Quốc như đã đề cập đến trong phần dẫn nhập của khảo luận nầy, nước Việt Nam đã tiếp tục và mặc thị chấp nhận hai tên gọi Paracel và Spratly chính là tên gọi của 2 dãy đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay. Không thấy có trường hợp tương tự như vừa kể trong tuyên cáo gửi cho LHQ và luật pháp gần đây của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa để xác quyết quyền của họ trên những hải đảo rải rác khắp nơi trên biển Đông. Do đó, để tránh ngộ nhận là thiên vị, không khách quan đồng thời để loại bỏ những ẩn ý mờ ám có thể có từ những tên gọi các quần đảo do những quốc gia đang tranh chấp áp đặt, hai tên gọi bằng Anh ngữ Paracel và Spratly sẽ được ưu tiên dùng đến trong các phần khảo luận kế tiếp sau đây.
*
37
Như trong phần dẫn nhập cho thấy, những tranh chấp quyết liệt về chủ quyền trên quần đảo Paracels và Spratly không phải đã xảy ra trong cùng một thời biểu nhưng lại xảy ra tuần tự trước sau cách nhau 14 năm (1974 và 1988). Do đó, các dữ kiện cụ thể của mỗi quần đảo sẽ được trình bày riêng biệt theo thứ tự xảy ra của những lần tranh chấp. Một cách tổng quát, cả hai dãy đảo Paracels và Spratly cấu thành 4 nhóm đảo san hô phân tán nơi biển Đông. Hai nhóm đảo khác là nhóm Pratas và nhóm Mac Clesfield không có sự tranh chấp về chủ quyền
(M.Chevallier-Gendreau;
La Souveraineté sur Les Paracels et
Nhưng một tác giả khác là tiến sỹ Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên Cứu Về Hòa Bình Thế Giới (International Peace Researche Institute-PRIO) lại viết rằng nhóm đảo và đá ngầm Pratas (Pratas Reef and Island) cũng bị tranh chấp về chủ quyền (Stein Tonnesson: The Spratleys, L’ Harmattan, Paris, 1996, trang 20).
Paracels: The ‘Other’ South China Sea Dispute. Paper to be presented at the South China Sea Panel, International Studies
Đây không phải là một sự thiếu sót hay lầm lẫn của nữ tiến sỹ Monique Chevallier-Gendreau bởi vì nhóm đảo Pratas nằm ở phía đông-bắc của biển Đông, hay ở về hướng đông-nam Hong Kong với một khoảng cách là 340 cây số và Pratas không là mục tiêu tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong khối ASEAN với nhau hoặc giữa các nước nầy với nước Association, Hong Kong Convention, 26-28 July 2001).
38
Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và do đó không nằm trong lãnh vực nghiên cứu theo đề tài của tiến sỹ Monique.
Đảo đá ngầm Pratas (Pratas Reef)
Hai dãy đảo Paracels và Spratly trải rộng ra trên mặt biển Đông bao quanh bởi những quốc như Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân. Các quốc gia không được hưởng một diện tích thềm lục địa rộng lớn ngoại trừ nước Trung Hoa. Thềm lục địa của nước Việt Nam chỉ khá hơn các nước khác nhưng kém hơn nhiều so với nước Trung Hoa nhất là ở phía tây-nam biển Đông. Về phương diện địa chất, hai dãy đảo Paracel và Spratly ở ngoài phạm vi của thềm lục địa bởi vì ở giữa vùng của 2 quần đảo nầy lòng đáy biển quá sâu, khoảng trên 1,000 mét nơi vùng quần đảo Paracel và khoảng 3,000 mét ở phía tây-bắc vùng 39
quần đảo Spratly. Những dữ kiện nầy có một mức quan trọng về mặt pháp lý bởi vì không có một quốc gia nào kề cận có thể đòi hỏi chủ quyền trên 2 quần đảo đó với lý do là hình thái địa lý của chúng nằm trên lãnh vực thềm lục địa của nước mình. Chúng không được coi như là phấn lục địa của bất cứ một quốc gia nào kề cận với biển Đông. Dẫn chứng chủ quyền các quần đảo ngoài biển khơi dựa trên cấu trúc của thềm lục địa là một dẫn chúng không được chấp nhận trên bình diện pháp lý như sẽ được khai triển trong khảo luận tiếp theo sau bởi lẽ chủ quyền một quần thể hải đảo không có những mối liên hệ nào với thềm mặt đất nằm sâu dưới đáy biển. Có một vài dấu hiệu ích lợi của 2 quần đảo nầy về phương diện chính trị hay sách lược vì chúng là một vùng hải phận có nhiều tàu bè quốc tế qua lại. Về phía tây-nam, biển Đông ăn thông với Ấn Độ Dương và các eo biển Malacca, Singapour, phía đông-bắc nối đến eo biển nước Đại Hàn và ăn thông qua biển Nhật Bản. Như vậy, không thể nào phó mặc hay trao cho bất cứ nước nào có một hải lực hùng mạnh theo tầm cỡ thế giới. Nhìn trên các bản đồ hàng hải hành hiện nay người ta thấy rằng lộ trình chuyển tiếp từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương đều đi ngang qua hai dãy đảo Paracel và Spratly. Điều nầy cho thấy tầm quan trọng chiến lược của 2 quần đảo đó rất đáng lưu tâm.
40
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng đây là 2 dãy đảo không có dân cư. Địa thế nhỏ bé của mỗi hòn đảo trong phạm vi của 2 dãy đảo không bao giờ thích hợp cho sự sinh sống bình thường của con người. Hai quần đảo nầy từ xưa chỉ được xem như là điểm trú ẩn tạm bợ cho các ngư phủ hoạt động theo chế độ gió mùa trong năm hoặc chỉ có một ít quân binh trú đóng. Hiện nay, tại quần đảo Paracels, cư dân bắt đầu gia tăng đáng kể từ khi nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa dùng sức mạnh quân sự chiếm lãnh quần đảo nầy.
*
41
Bản đồ các xứ Đông Dương 1658-1659 với quần đảo Paracel hình chòm râu (W.J.M Buch: La Compagnie des Indes néerlandaises et L’Indochine; trang 5)
42
Tiết I CÁC DỮ KIỆN ĐỊA DƯ VÀ LỊCH SỬ Chương 1 Dãy đảo PARACEL Dãy đảo nầy nằm giữa hai đường bắc vĩ tuyến 16o và 17o và giữa hai đường đông kinh tuyến 111o và 113o. Trên những bản đồ thề giới hiện đại thì quần đảo nầy gồm có 2 nhóm đảo chính yếu là nhóm đảo Amphitrite và nhóm đảo Crescent, hai nhóm cách xa nhau khoảng 70 kms. Ngoài ra còn phải kể thêm một số gò đảo và vành đay đá san hô rải rác trong quần đảo nầy. Nhóm Crescent ở về hướng tây và gồm có 5 hòn đảo chính là đảo Roberts (0.32km2), đảo Duncan (0.48 km2), đảo Palm Island (0.90 km2), đảo Drummond (0.41 km2), đảo Pattle (0.3 km2). Trên đảo Drummond người ta tìm thấy 5 ngôi mộ táng; trên đảo Pattle có một cầu tàu và một con kênh nhỏ. Cách xa nhóm đảo vừa kể khoàn 12kms là hòn đảo Money (0.5 km2) và xuống theo hướng nam một chút nửa là đảo Triton. Hai đảo nầy đều có vành đay đá san hô vây quanh nhưng cũng có những khoảng trống 43
mà tàu thuyền nhỏ có thể dùng để đi vào những bãi cát bên trong của 2 đảo. Ở về hướng Đông là nhóm Amphitrite, gồm có những hòn đảo Woody Island, Rocky Island, South Island, Middle Island, North Island, Tree Island và ở về hướng đông của nhóm đảo vừa kể là nhóm đảo Lincoln Island. Lớn nhứt trong nhóm Amphitrite là hòn đảo Woody Island với một diện tích khoảng 4km chiều dài và 2km hoặc 3km chiều rộng. Đảo Lincoln và đảo Woody có nguồn nước ngọt. Ngoài hai nhóm đảo vừa kể trên, toàn thể quần đảo còn có hơn 30 gò đảo nhỏ, bãi cát hoặc đá ngầm dưới mặt biển, tất cả choán một diện tích mặt biển Đông khoảng 15,000km2 rất nguy hiểm cho tàu bè có hải trình đi ngang qua quần đảo nầy mà theo lời thuật lại của những nhà thám hiểm thì chung quanh khu vực quần đảo nầy có rất nhiều xác tàu chìm hoặc mắc cạn. Về phương diện địa chất, vào thời Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu thực hiện bởi tàu máy hơi nước De Lanessan đã được giám đốc sở Hải Dương học là tiến sỹ A. Krempf ghi chép trong các bản phúc trình của đương sự. Các phúc trình nầy cho biết rằng các thềm đáy của các hòn đảo Paracel có một độ sâu từ 40 đến 100 mét phủ đầy san hô. Khí hậu nóng bức, ẩm thấp và mưa nhiều. Thường thì dày đặc sương mù, gió rất mạnh và 44
bảo tố thường xuyên. Cây cối, thảo mộc trên khắp các mặt đảo. Một vài đảo có nguồn nước ngọt. Chim muôn vô số kể cùng với rất nhiều rùa biển. Các tiềm năng kinh tế của quần đảo Paracels có thể xếp thành 3 loại: 1- Tiềm năng kinh tế cho tương lai: đó là các bọc dầu hỏa và khí đốt ngoài biển khơi trong phạm vi lãnh hải của quần đảo nầy. Tiềm năng nầy nhất định là có một giá trị to tác về mặt kinh tế và đây chính là chính là mầm móng tranh giành chủ quyền của nhiều nước cận kề biển Đông. 2- Nguồn lợi kinh tế đã và đang được khai thác: đó là nguồn mõ lộ thiên phân lân tinh phủ đầy khắp cùng trên các mặt đảo. Phân nầy do phân chim tạo thành có nơi cao dầy hơn 1 mét khỏi mặt bằng trên đảo. Người Nhật đã từng khai thác tối đa các mõ phân lân tinh lộ thiên nầy (nhất là trên đảo Robert hiện nay gần như cạn kiệt) trong khoảng những năm 1924-1926. Năm 1956, một công ty tư nhân Của Việt Nam Cộng Hoà được cấp giấy phép khai thác nguồn phân lân trên quần đảo nầy. Công ty Phân Bón Việt Nam được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thành lập để khai thác nguồn phân lân trên quần đảo nầy trong khoảng những năm 1960-1963. Vào cuối năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tiếp tục kiểm soát quần đảo nầy 45
qua việc gửi một toán chuyên viên hỗn hợp Việt-Nhật ra nhóm đảo Amphitrite để thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu về mặt kinh tế của nhóm đảo nầy (nhóm đảo Crescent đã bị nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm cứ từ năm 1956). 3- Đó là nguồn tài nguyên về hải sản luôn luôn được tái tục trong vùng nầy nếu không bị lạm dụng khai thác khiến cho nhiều loại hải sản quý hiếm như đồi mối, hải sâm . . . bị tuyệt giống.
*
46
Bản đồ vùng Đông Ấn “INDIA ORIENTALIS” do Pierter Van Den Keere vẽ vào năm 1632. Trong bản đồ nầy, quần đảo Doa Javàquero tức Paracel (trong khung màu đỏ) được vẽ trải dài bao gồm luôn quần đảo Spratly giống như đa số các bản đồ khác của người Âu Châu thường vẽ trong khoảng những thế kỷ 16, 17 và 18. (Nguồn: Early Maps of South-East Asia by RT Fell, 2nd Edition, Published in Singapore by Oxford University Press, 1991).
47
Trích từ bản đồ lớn có tên là Insulae Indiae Orientalis, do Mercator / Hondius / Janson xuất bản vào năm 1635. Trong bản đồ nầy phần phía trên dãy đảo màu vàng được ghi là Doa Javàquero và kèm theo chữ Pracel tức Paracel. Có một điểm cần lưu ý là ở cuối góc phải, nơi vùng biển Phi Luật Tân cũng có chữ Pracel. (Nguồn: Early Maps of South-East Asia by RT Fell, 2nd Edition, Published in Singapore by Oxford University Press, 1991).
48
49
Bản đồ biển Đông và một phần biển Trung Hoa vào năm 1789: quần đảo Paracel (trong khung vuông màu đỏ) với những tên của mỗi nhóm đảo nhỏ được ghi chép khá rõ . (Nguồn: Carte d'une partie de la Mer de Chine dressée au Dépôt des Cartes
et Plans de la Marine, sur les observations du Vice-Amiral Rosili, et publiée par ordre du Ministre. l'an 1798). Cartographic data: [ca. 1:2 500 000] Published: Paris : 1798 Corrected after 1806) http://www.nmm.ac.uk/collections/explore/object.cfm?ID=G271%3A4%2F11
50
Bản đồ biển Đông và quần đảo Paracel (trong khung vuông màu đỏ) của James Horsburg (tờ số 1) xuất bản tại Luân Đôn năm 1806. Tên và chi tiết các hòn đảo được phóng lớn và viết bằng chữ đỏ. Trong phần phóng lớn người ta thấy dòng chữ Fresh water(nước ngọt) ghi ở đảo Lincoln và đảo Woody. Một đường vạch đen gãy cho biết lộ trình hàng hải của ghe thuyền đi theo hướng nam-bắc sát với hải phận của nước Việt Nam để tránh né quần đảo Paracel.
51
Š National Maritime Museum, London
Title: China Sea sheet 1st. To James Drummond Esquire in acknowledgement for his laudable endeavours towards perfecting the navigation of the China Sea this chart is inscribed by his most obliged James Horsburgh -Edition: Additions to 1815 Cartographic data: [ca. 1:2 500 000] Published: London : Horsburgh 1806 Geographic coverage: Vietnam, Hainan Dao, Macau, Whampoa, Historical data: This chart belonged to Archibald Hamilton, Commander in the HEIC, who made 4 voyages to China in the Bombay between 1810 and 1820.
*
52
Kể từ khi ngành hàng hải thương thuyền bắt đầu lan tràn khắp nơi trên bốn biển năm châu, quần đảo Paracel từ lâu đã được những thuyền nhân vùng Á Châu và Đông Nam Á biết đến như là một vùng biển nguy hiểm mà tàu thuyền phải tránh xa. Hầu hết những bản đồ thế giới trong khoảng từ thế kỷ thứ 16 đến đầu thế kỷ thứ 18 đều vẽ phóng chừng quần đảo nầy với một diện tích trải dài rộng lớn có thể nói là quá đáng. Lý do của sự phóng chừng nầy là vì đa số tàu thuyền thương buôn trong những thế kỷ đó đã quen theo một hải trình cũ xưa theo hướng bắc, dọc theo bờ biển của nước Việt Nam và chỉ đổi sang hướng đông khi bắt đầu nhìn thấy đảo Hải Nam từ xa tức là vào lúc tàu thuyền hàng hải ở vào điểm cực bắc của dãy đảo Paracel. Trên những bản đồ vẽ dãy đảo Paracel vào những thời nầy hầu hết đều không ghi rõ vùng dãy đảo Spratly nằm ở phía nam biển Đông mặc dù trên thực tế dãy đảo nầy bao phủ một diện tích lớn hơn rất nhiều trên biển Đông so chiếu với dãy đảo Paracel. Việc thiếu sót nầy có thể là vì rất hiếm các tàu thuyền của người Âu Châu vào thời đó dám mạo hiểm đi sâu vào giữa mặt biển Đông hay lái tàu thuyền của họ về hướng bắc ngang qua eo biển của hải đảo Borneo hay nói khác đi, hải trình an toàn nhất và ngắn nhất cho tàu thuyền của họ là từ eo biển Malacca và 53
eo biển Luzon/ Phi Luật Tân rồi lái về hướng Bắc dọc theo duyên hải nước Việt Nam cho đến khi nhìn thấy ló dạng đảo Hải Nam thì hướng mũi tàu thuyền về hướng đông và nếu đi từ các bờ biển đông-bắc của nước Trung Hoa, hay từ đảo Đài Loan (Taiwan) của họ thì tàu thuyền sẽ chuyển theo hướng Nam khi nhìn thấy ló dạng đảo Hải Nam để đi tới eo biển Phi Luật Tân hoặc những hải cảng khác và do đó vùng dãy đảo Spratly ít được người Âu Châu biết tới so với dãy đảo Paracel.
*
54
Bản đồ của Anastasius Kircher xuất bản lần đầu vào năm 1667 tại Amsterdam/Hoà Lan. Quần đảo Paracel trong khung vạch đỏ. Bản đồ nầy cho thấy hải trình từ Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca, đi sát dọc bờ biển Việt Nam để né tránh quần đảo Paracel. (Nguồn:http://www.helmink.com/Antique_Map_Kircher_Road_to_China)
55
Quần đảo Paracel được chú trọng nhiều trên các bản đồ trong khoảng thế kỷ 17-18 không phải là vì người ta đã khám phá ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho sự phồn thịnh của một quốc gia nhưng là vì vùng biển quanh quần đảo nầy quá nguy hiểm cho các tàu thuyền hàng hải đi lại. Vào những thế kỷ nầy, chỉ những ngư phủ có kinh nghiệm quanh vùng mới dám mạo hiểm lui tới quần đảo Paracel nầy. Những kinh nghiệm vượt sóng gió của họ để đi sâu vào giữa lòng và đổ bộ một cách an toàn lên các bờ biển của quần đảo Paracel cho
56
đến bây giờ vẫn chưa có sách sử nào ghi lại trên giấy trắng mực đen. Trước đó, trong khoảng thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, những bản đồ thế giới phát xuất tử các nước Âu Châu rất đơn sơ, quá tổng quát và khó hiểu: kỹ thật đo đạt, kỹ thuật vẽ bản đồ, ý niệm về khoảng cách và thời gian trong những thế kỷ nầy chỉ có tính cách ước đoán mơ hồ không chính xác và người ta không thể nào nhận biết được hình dạng nước Việt Nam Đàng Ngoài trên các bản đồ thế giới cổ xưa nầy là nằm ở đâu.
*
57
58
Kỹ thuật vẽ bản đồ trong khoảng những năm cuối của thề kỷ 16, và đến giữa thế kỷ 18 tiến triển khả quan hơn: hình dạng nước Đại Việt Đàng Ngoài dưới tên gọi là Cauchin hay Cauchinchina liền sát với tên gọi các phần đất của Champa và Camboia tức là đất Chiêm Thành và đất Cao Miên mà về sau trở thành lãnh thổ Đàng Trong và Gia Định của nước Đại Việt và Đại Nam. Trong giai đoạn nầy, đa số hình dạng của quần đảo Paracel trên các bản đồ xuất bản từ các nước Âu Tây đều đươc vẽ giống một chòm râu dài kề cận sát bờ biển của 2 vùng lãnh thổ Cauchinchina (Đàng Ngoài) và Champa (Đàng Trong). Những bản đồ của người Âu Châu vẽ nước Trung Hoa vào khoảng quá giữa thế kỷ thứ 18 đến đầu thế kỳ thứ 19 đa số đều không có ghi quần đảo chòm râu Paracel.
59
Nước Trung Hoa vào năm 1747: Không có quần đảo Paracel Nguồn: Geography Book Atlas Map China London: William Innys [et al.] Bowen, Emanuel 1747 http://www.davidrumsey.com/detail?id=1-1-2588-280004&name=China.
60
Bản đồ nước Trung Hoa vào năm 1801: Không có quần đảo Paracel. Chỉ có đảo Formosa và đảo Hải Nam Nguồn:Atlas Map World Atlas China & Korea Cary, John, ca. 1754-1835 London: John Cary. 1801 http://www.davidrumsey.com/detail?id=1-1-21541-640033&name=China.
61
Bản đồ nước Trung Hoa vào năm 1812: Không có quần đảo Paracel
Nguồn: Atlas Map World Atlas : China Arrowsmith, Aaron &Lewis, Samuel Boston: Thomas & Andrews (Lewis, Samuel) Seymour, Joseph H. 1812 http://www.davidrumsey.com/detail?id=1-1-31688-1150483&name=China.
62
Bản đồ các quốc gia thuộc vùng Châu Đại Dương nằm trong khung màu vàng và quần đảo Paracel cũng nằm trong vùng Châu Đại Dương nầy nhưng lại gần bờ biển của nước Việt Nam. Hình dạng các hòn đảo nhỏ được vẽ ra khá rõ Nguồn: Author: Brue, Adrien Hubert, 1786-1832 Date: 1814 Short Title: Oceanie 1. Publisher: Paris: Desray, Libraire-Editeur Atlas Map http://www.davidrumsey.com/detail?id=1-1-25586-1040022&name=Oceanie+1.
63
Bản đồ các quốc gia thuộc Châu Đại Dương và quần đảo Paracel (trong khung đỏ) vào năm 1827 Nguồn: Author: Vandermaelen, Philippe, 1795-1869 Date: 1827 Short Title: Carte d'assemblage de l'Oceanique. Publisher: Bruxelles: Ph. Vandermaelen Atlas Map
64
Bản đồ nầy trich từ bản đồ lớn của tác giả Daniel Lizars vẽ vùng Á Châu /Asia vào năm 1831 và đăng trên tập sách bản đồ Atlas map (xem chi tiết nơi trang kế tiếp ). *Những chi tiết đặc biệt trên bản đồ nầy như sau: 1- Lãnh thổ của mỗi quốc gia được vẽ bằng một màu riêng : Trung Hoa màu tím hồng bao gồm đảo Formosa/Đài Loan và đảo Hải Nam; Tungquin+Cochinchina+Siampa (tức nước Đại Nam) màu trắng viền vàng; Phi Luật Tân màu trắng viền xanh lá cây v.v . . . 2- Các vòng ranh lãnh hải nều kể từ đảo Hải Nam của Trung Hoa cũng chưa lấn sang tới lãnh vực của quần đảo Paracel.
3- Các vòng ranh lãnh hải của nước Đại Nam bao gồm hết lãnh vực của quần đảo Paracel (trong vạch vuông đỏ). 4- Các hòn đảo nhỏ trong quần đảo Paracel được vẽ ra khá rõ ràng.
65
Nguáť“n: Author: Lizars, Daniel Date: 1831 Short Title: (Asia, S sheets) Publisher: Edinburgh: John Hamilton; London: Whittaker, Treacher & Co.; Dublin: W. Curry, Jun. & Co. Type: Atlas Map Scale 1: 12,000,000 Note: Hand colored engraved map. Relief shown pictorially. Printed on 2 sheets; joined. Southern sheets of map entitled "Asia." World Area: Asia Full Title: Part of Asia. Published by D. Lizars, Edinburgh. (1831?) Publication Author: Lizars, Daniel; Hamilton, John Pub Date: 1831 Pub Title: The Edinburgh geographical and historical atlas, comprehending a sketch of the history of geography ... and history of each continent, state, and kingdom, delineated. And a tabular view of the principal mountain chains in the World. Engraved on sixty-nine copperplates, and compiled from materials drawn from the newest and most authentic sources. Edinburgh: Published by John Hamilton, 15, South St. Andrew Street, successor to Daniel Lizars; Whittaker, Treacher, & Co., Ave-Maria Lane, London; and W. Curry, Jun. & Co., Dublin. (1831?) (with text bound separately) Pub Type: World Atlas http://www.davidrumsey.com/detail?id=1-1-313211150574&name=+Asia++S+sheets+
*
66
Hạm đội tàu thuyền đi biển của hoàng đế Gia Long vốn đã mạnh kể từ khi tái chiếm vùng lãnh thổ Gia Định vào tháng 8 âm lịch năm Mậu Thân (1788) thì nay lại càng mạnh hơn lên gắp đôi sau khi thống nhất toàn thể lãnh thổ nước Đại Việt từ Nam chí Bắc kể từ ngày Canh Thân tháng 6 âm lịch năm Nhâm Tuất (1802) vì tiếp thâu và sáp nhập thêm hạm đội hùng mạnh của triều đình nhà Tây Sơn và kể từ đây, nhất là trong khoảng các thập niên của những 1810 và 1830 (triều đại Gia Long và Minh Mạng), vùng biển Đông từ vịnh Bắc Kỳ xuống đến mũi Cà Mau, vòng qua vùng biển trong vịnh Thái Lan đều ở dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của triều đình nhà Nguyễn. Phải nói rằng nền văn minh Tây phương đã có ảnh hưởng rất mạnh trong việc tái thiết và xây dựng đất nước Đại Nam trong 2 triều đại của hoàng đế Gia Long và hoàng đế Minh Mạng. Dù vậy, chủ quyền độc lập của đất nước Đại Nam vào lúc nầy chưa hề bị các ngoại bang hùng mạnh của Âu Châu gây ảnh hưởng hoặc xâm phạm vào việc nội trị, ngoại giao. Trong giai đoạn nầy, hải đội nhà Nguyễn có thể xem như bá chủ vùng biển Đông và vịnh Thái Lan, độc quyền kiểm soát, khai thác các hải đảo cận duyên và viễn duyên bao quanh bở biển nước Đại Nam trong đó bao gồm cả quần đảo Paracels. Đó là chưa kể đến việc ngày trước nếu hoàng đế Quang Trung Hồ Văn Huệ với chính sách ngoại giao thụ phong và “cầu hôn” thành công thì sẽ có thêm của hồi môn là hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của nước Trung Hoa tức là lãnh hải của nước Đại Việt sẽ bao gồm luôn hòn 67
đảo lớn Hải Nam trên biển Đông. Khởi đầu triều đại nhà Nguyễn, hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh cũng đã dùng chính sách ngoại giao “thụ phong Nam Việt Quốc Vương” để hàm ý đòi lại 2 vùng lãnh thổ Quảng Đông, Quảng Tây của Nam Việt Vương Triệu Đà ngày trước và triều đình nhà Thanh đã phải e sợ, vội vã lái sang hướng khác bằng cách thay hai chữ Nam Việt thành 2 chữ Việt Nam. Tháng 2 âm lịch năm Giáp Tý, niên hiệu Gia Long thứ 3 (1804), quốc hiệu Việt Nam thay thế quốc hiệu Đại Việt. Mấy năm đầu của niên hiệu Gia Long, vào khoảng năm 1804 hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đã sai Lê Quang Định biên soạn một bộ Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí, xuyên suốt từ Nam ra chí Bắc. Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhứt kỷ, quyển 30; niên hiệu Gia Long thứ 5, tháng 11 âm lịch năm Bính Dần (1806) có chép rõ như sau:
68
Phiên âm: “Nhất Thống Dư Địa chí thành. Tiên thị đế mệnh Binh bộ thượng thư Lê Quang Định, nghiên khảo thông quốc đồ tịch tự kinh sư, dĩ nam chí Hà Tiên, dĩ Bắc chí Lạng Sơn, chư thành, doanh trấn, đạo (Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, Gia Định, Trấn Phiên trấn, Trấn Biên trấn, Định Vĩnh trấn, Hà Tiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Thanh Bình, Bắc Thành, Sơn Nam thượng, hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Yên Quảng, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng). Phàm sơn xuyên chi hiểm dị, lộ số chi viễn cận, cương vực chi giới hạn, hà hải chi nguyên ủy, dĩ chí kiều lương, thị điếm, phong tục, thổ sản,nhất đăng tái, ly vi thập quyển. Thư thành, Quang Định phụng biểu dĩ tiến . . .” Dịch nghĩa: “ Sách Nhất Thống Dư Địa Chí làm xong. Trước Kia, vua sai thượng thư bộ Binh là Lê Quang Định, kê cứu các sách vở giấy tờ nói về cả nước, từ Kinh sư vào Nam đến Hà Tiên, ra Bắc đến Lạng Sơn tất cả các thành, doanh, trấn đạo (Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, Gia Định, Trấn Phiên trấn, Trấn Biên trấn, Định Vĩnh trấn, Hà Tiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Thanh Bình, Bắc Thành, Sơn Nam thượng, hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Yên Quảng, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng). Phàm sông núi hiểm trở hay không, đường đi xa hay gần, giới hạn bờ cõi thế nào, sông biển nguồn lạch, cho đến cầu cống chợ quán, phong tục thổ sản, hết thảy ghi chép lấy, soạn làm 10 quyển. Sách làm xong, Quang Định dâng tờ biểu cùng với sách.” (Trần Văn Giáp: Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm; tập I; trang 366; nhà xuất bản Văn Học; Hà-Nội – 1984).
69
Trong đoạn viết trên có câu:
Trước kia, vua sai thượng thư bộ Binh là Lê Quang Định, kê cứu các sách vở giấy tờ nói về cả nước. Vậy trước kia là từ hồi nào? Năm
1806 là năm Lê Quang Định hoàn tất việc biên soạn Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Địa Chí. Trong bài tựa sách của Lê Quang Định có, một đoạn được trích ra như sau:
“Năm Gia Long nhâm tuất (1802) vua thân đánh ra Bắc, bắt được đầu sỏ quân địch, dẹp yên vùng Bắc Hà, xóa hẳn được cái bờ cõi vạch ra đã từ hơn 200 năm, mà thống nhất cả lại: phía bắc lên mãi Tuyên Quang, Lạng Sơn, phía nam đến mãi Hà Tiên, các trấn, doanh, đạo gồm có 31 nơi . . .sai tôi là Quang Định, sức cho trấn quan từng nơi, đo các đường quan, chia đặt các dịch trạm, đại ước lấy khoảng đường cách nhau hạn là di nửa ngày, để vừa phải cho sức người; lại khai rõ thêm . . . . .Nay sách đã xong, dâng lên vua . . .(Năm Gia Long thứ 5 [1806]).” * Trong Bài biểu dâng sách vào năm Gia Long thứ 5 (1806), Lê Quang Định cũng viết : “ . . . . . . .Duyên tận tam thu chi nhật; ly thành thập quyển chi thư, . . . .” nghĩa là Trải hết ba thu, đóng
thành 10 tập. Ba thu là 3 mùa thu mà mỗi năm chỉ có một mùa thu. Như vậy, trong vòng 3 năm từ năm 1804 đến năm 1806, Lê Quang Định đã hoàn thành sách Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí. Đây là một bộ địa lý đầu tiên của triều Nguyễn Gia Long và bản đồ nước Đại Việt thời Gia Long trong Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí do Lê Quang Định biên soạn phải được gọi là Hoàng Việt Nhất Thống Toàn Đồ và trên bản đồ nầy có thể là quần đảo Paracel được vẽ theo hình dạng chòm râu 70
giống như trên các bản đồ của Tây phương vào thời đó. Phan Huy Chú (1782-1840) bắt đầu biên soạn bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí khi ông còn đi học, năm 1809 (Gia Long thứ 8) và đến năm 1819 thì hoàn thành và dâng lên Minh Mạng vào năm 1821, được vua thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa, 30 cái bút và 30 thỏi mực. Trong bộ sách nầy có phần Dư Địa Chí và nhất định là ông đã phải tham khảo và dựa vào sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí năm 1806 của Lê Quang Định để viết. Phần Địa Dư Chí nầy của Phan Huy Chú chính là nội dung của quyển Hoàng Việt Địa Dư Chí được khắc in vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833) và cũng còn được gọi là Địa Dư thời Minh Mạng. Điểm lưu ý là hai chữ Hoàng Việt vẫn tiếp tục được dùng cho sách Địa Dư thời Minh Mạng và điều nầy khiến người ta có thể suy định rằng bản vẽ bản đồ Hoàng Việt Nhất Thống Toàn Đồ thời Gia Long/Lê Quang Định (1806) vẫn được xử dụng trong Hoàng Việt Địa Dư Chí thời Minh Mạng/ Phan Huy Chú (1833) trong đó có quần đảo Paracel được vẻ theo hình chòm râu không chính xác, không phân biệt vùng nào là vùng của quần đảo Paracel và vùng nào là vùng của quần đảo Spraly.
*
71
Hình bên cạnh là quần đảo Paracel được vẽ ra trên bản đồ vùng Đông Nam Á - South Eastasia của nhà in bản dồ William Bachienne xuất bản năm 1785 tại Aamsterdam-Hoà Lan. Điều khiếm khuyết nầy đã được nhận biết trong niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) cho nên hoàng đế Minh Mạng đã ra lệnh cho một đoàn công đặc nhiệm đi thám sátkích thước cả hai quần đảo Paracel và Sát và đo đạt Spratly. Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên viết việc nầy như sau: “Bính Thân Minh Mệnh năm thứ 17 (1836). (Thanh Đạo Quang năm thứ 16), mùa Xuân, tháng Giêng, ngày mồng 1. .. ........................................... ................................................ Bộ Công nói: “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia đã phải vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được 1 nơi, cũng chưa rõ ràng. Hằng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng Giêng, chọn phái biền binh thủy quân và vệ Giám thành đáp 1 chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, bắt 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi, và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào thuyền đi, tính ước được 72
bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ biển, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ đem về dâng trình”. Vua y lời tâu. Sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ “Minh Mệnh thứ 17, năm bính thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ” (ĐNTLCB; tập XVIII; đệ nhị kỷ; trang 30, 31; bản dich; Hà Nội 1967).
Sách Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, bản dịch ra quốc ngữ xuất bản vào năm 1925 cũng viết về việc nầy như sau:
“Năm Bính Thân thứ XVII (1836) tháng Giêng, khiến thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền qua Quảng Ngãi, thẳng tới Hoàng Sa, không nệ hòn cù lao nào cồn cát nào, hể dài ngang rộng cao châu vi, và bốn phía gần đó co đá mọc cát ngầm hay không; hình thế mấy chỗ ấy có hiểm hay không, từ cửa biển ra đó đàng thủy đi mấy dặm; đó gần bờ biển huyện nào làng nào; đến đâu khám xét rõ ràng, rồi cắm tiêu làm dấu, vẽ thành đồ bản đem về dâng lên Ngài ngự lãm” (SQTCBTY; bản dịch ra Quốc Ngữ; trang 208; Sử quán triều Nguyễn ấn hành năm 1925). Tháng 3 âm lịch năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mạng thứ 19 (1838) đổi quốc hiệu Việt Nam từ thời Gia Long thành Đại Nam, (大南), bắt đầu áp dụng từ niên hiệu Minh Mạng thứ 20 (1839). Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên ghi chép sự thay đổi quốc hiệu nầy như sau: 73
“Mậu Tuất, Minh-mệmh năm thứ 19(1838). Mùa Xuân, tháng 3, ngày giáp tuất (tức ngày mồng 2 âm lịch), mới định quốc hiệu gọi là nước Đại Nam. Dụ rằng: “ Nước ta từ Thái tổ Gia dụ Hoàng đế, gây nền ở cõi Nam, đến các vua, ngày thêm mở rộng, có cả đất của nước Việt Thường cho nên trong nước trước gọi là Đại Việt, lịch chép cũng lấy 2 chữ ấy chép ở đầu, vốn không ví như nước Đại Việt theo dùng tên riêng của nước An-nam. Đến Hoàng khảo Thế tổ Cao Hoàng đế, ta có cả nước An-nam, còn lịch chép chỉ chép đơn giản 2 chữ Đại Việt, về lẽ phải vốn là không hại gì, xưa nay vẫn làm, đã trải bao năm, thế mà có bọn quê mùa không biết, thấy lịch các triều nhà Trần, nhà Lê nước An-nam cũng có chữ Đại Việt, theo người nhận nhầm, sinh nghi ngờ bậy, liên quan đến quốc thể không phải là nhỏ. Trẫm xét các đời trước, như đời Đường, Tống trở về trước, phần nhiều lấy nơi nổi lên làm vua, làm danh hiệu có cả thiên hạ, đến đời nhà Nguyên nhà Minh, lại hiềm noi theo tên cũ, bèn lấy chữ hay làm quốc hiệu. Đến đời nhà Đại Thanh trước gọi là Mãn Châu, sau lại đổi làm Đại Thanh, đều nhân thời tùy tiện, việc theo lẽ phải mà ra. Nay bản triều có cả phương nam, bờ cõi ngày càng rộng, một dải phía đông đến tận biển nam, vòng qua biển tây, phàm là người có tóc có răng, đều thuộc vào trong đồ bản, bãi biển xó rừng khắp nơi theo về cả, trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam, càng tỏ nghĩa lớn, mà chữ Việt cũng vẫn ở trong đó. Kinh Thi có nói “Nước nhà Chu dẫu cũ, mệnh vận đổi mới!” để cho đúng với tên và sự thực. Chuẩn cho từ nay trở đi, quốc hiệu phải gọi là nước Đại-nam, hết thảy giấy tờ xưng hô, phải chiểu theo đó tuân hành, gián hoặc có nói liền là nước Đại Việt-nam, về lẽ vẫn phải, quyết không được lại nói 2 chữ Đại-việt, còn hiệp kỷ lịch năm nay, trót đã ban hành, không phải thay đổi hết thảy, nhưng nên in lại 3,000 tờ nhãn lịch trình dâng, chờ ban cho các quan viên ở kinh và tỉnh ngoài cho rõ hiệu lớn , còn thì phải lấy năm Minh-mệnh thứ 20 làm bắt đầu đổi chép chữ Đại-nam ban hành, để chính tên
74
hiệu và khắp các nơi xa gần” (ĐNTLCB; đệ nhị kỷ XVI; tập XX; bản dịch; trang 65, 66; nxbkhxh; Hà Nội-1968).
Như đã đề cập ở phần trước, Hoàng đế Minh Mạng đã sai Phạm hữu Nhật đem binh thuyền ra thám sát, đo dạt quần đảo Paracel vào năm 1836 để vẽ lại bản đồ nước Việt Nam trong Hoàng Việt Địa Dư Chí (còn gọi Địa Dư Chí thời Minh Mạng [1833]) và sau khi quốc hiệu Việt Nam đổi thành Đại Nam thì bản đồ nước Đại Nam với quần đảo Parcel được vẽ lại chi tiết hơn và rõ ràng hơn trong Địa Dư Chí thời Minh Mạng được đổi gọi là Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ kể từ năm Mậu Tuất (1838).
Bản vẽ Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ kể từ năm Nhâm Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 19 (1838)
75
*GHI CHÚ: (1) Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ. (2) Hoàng Sa (Paraces). (3) Vạn Lý Trường Sa (Spratly) NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ ĐẠi MAM NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ:
1/ Đây là một bản đồ vẽ theo phóng chừng không cần phải có mộ mức độ chính xác tuyệt đối cần thiết vì nó không phải là một bản đồ hải hành dùng cho các tàu thuyền đi biển. Cách vẽ nầy cũng giống như cách vẽ của người Âu Châu khi họ vẽ quần đảo Paracel hình chòm râu trên các bản đồ của họ vào những thế kỷ 17,18 và đầu thế kỷ 19. Do đó chòm râu quần đảo Paracel bao gồm cả quần đảo Spratly nếu được vẽ quá gần hay quá xa bờ biển nước Đại Việt, nước Việt Nam hay nước Đại Nam thì điều nầy không thể coi như là một điểm dị nghị về mặt pháp lý. 2/ Về thời gian xuất hiện của tấm bản đồ nầy thì đã có một số nhà nghiên cứu và học giả Việt Nam cũng như ngoại quốc ghi chú sai hoặc ghi chú một cách chung chung không dứt khoác rõ ràng. Có tác gia ghi chú là Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (1834)/ Vietnam map 1834. Tác giả Từ Đặng Minh Thu ghi Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (đời Minh Mạng 1820-1841). Nữ tiến sỹ Luật gia Monique Chemillier Gendreau đính kèm theo trong sách La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys tấm bản đồ đồ nầy no7i trang 175 (phụ bản 9) với phần ghi chú phía dưới Carte de L’Indochine- Essais de la Géographie de Hoàng Việt Địa Dư 14è année de Minh Mạng (Bản đồ Đông 76
Dương-Khảo Luận về sách Hoàng Việt Địa Dư niên hiệu Minh Mạng thứ 14): niên hiệu Minh Mạng thứ 14 tức là năm Quý Tỵ (1933); nữ tác giả nầy vẫn giữ nguyên tên Hoàng Việt Địa Dư mặc dù trên góc tái bản đồ có ghi dòng chữ Hán Việt Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ và hơn nữa vào năm 1933 thì chưa có quốc hiệu Đại Nam. Sở dĩ có sử ghi chú sai hoặc ghi chung chung như thế là vì các tác giả chưa nắm rõ được quốc hiệu Đại Nam đã có từ bao giờ. Ngay cả đến những nhà viết sử như Nguyễn Văn Tố, Pierre Huard và Maurice Durand trước đây cũng chỉ viết một cách mơ hồ rắng quốc hiệu Đại Nam bắt đầu có từ triều Minh Mạng. Nguyễn Văn Tố trong bài viết Sử Ta so với Sử Tàu đăng trên tuần bào Thanh Nghị, năm thứ 4, số 79 ngày 19-081944, trang 20 có đoạn viết như sau: “Đến đời Minh Mạng đỗi là Đại Nam. Xem Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, ngay trang đầu có chép rằng: ‘Trong đời Minh Mạng (1820-1840) triều vua ta, đổi làm Đại Nam/ Hoàng Triều Minh Mạng niên gian, cải vi Đại Nam.’ Không thấy chép rõ về năm nào nhưng cứ xem những giấy má về đời Minh Mạng, thì năm Minh Mạng thứ 14 (1833) đã thấy dùng chữ Đại Nam. Những sách chữ nho đề tên chữ Đại Nam, cũng bắt đầu có từ năm ấy, như quyển Đại Nam hội điển toát yếu (bản sao của trường Bác cổ số A-1446 và A-2254), trên có tờ tấu của Lục Bộ đề ngày 2 tháng 12 năm 14 hiệu Minh Mạng, tức 1833 và câu ‘Minh Mạng thập tứ niên khâm định’ (vua định năm thứ 14 hiệu Minh Mạng) (Bửu Cầm; Quốc Hiệu Nước Ta từ An-Nam đến Đại Nam; trang 118 và Chú thích 24; NXBVH; Sài Gòn1969).
Pierre Huard và Maurice Durand, trong sách Connaissance du Việt-nam; xuất bản tại Paris-1954; nơi trang 37 viết: “Le royaume s’appelle Việt-nam de 1802 à 1820, Đại Nam à partir de 1820”. Tạm dịch: Vương quốc tên là Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1820, tên là Đại Nam kể từ năm 1820. (Bửu Cầm; sđd; trang 119; chú thích 25). 77
Trong thời đại nước Đại Nam bị người Pháp đô hộ thì quần đảo Paracel và Spratly đã được nhiều quốc gia trên thế giới thám hiểm, khảo cứu chính xác hơn ngày trước và do đó những bức vẽ bản đồ vùng biển Đông đã có những hình ảnh chi tiết như hiện nay.
Các hải đảo(Formosa, Hainan) của Trung Hoa khoanh viền màu xanh lá cây Nguồn: Author: Society for the Diffusion of Useful Knowledge (Great Britain) Date: 1831 Publisher: London: Chapman and Hall Type: Atlas Map-World Area: Asia http://www.davidrumsey.com/detail?id=1-1-20846520039&name=+World++gnomonic+proj++IV++Asia+
78
Bản đồ các hải đảo vùng Á Châu và các quốc gia Đông Nam Á. Các hải đảo của Trung Hoa khoanh viền màu hồng. Hai quần đảo Paracel và Spratly trong 2 khung chữ nhật màu đỏ Atlas Map World Atlas Malaysia Indonesia Southeast Asia London:John Arrowsmith 1844
79
Bản đồ vùng Đông Ấn. Hai quần đảo Paracel và Spratly được vẽ
cách cách xa nhau trên biển Đông. Các hải đảo thuộc chủ quyền của nước Trung Hoa (Đài Loan, Hải Nam) khoanh viền màu vàng. Nguồn: Author: Stieler, Adolf Date: 1875 Short Title: Ost-Indien. Publisher: Gotha: Justus Perthes Type: Atlas Map
80
*Bài đọc thêm:
ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA http://hqvnch.net/default.asp?id=827&lstid=178
Trích từ tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai - Cửu Long, số 4, tháng 7-2006)
I.- ĐỊA LÝ Quần đảo Hoàng-Sa còn có tên là Paracel, tên Trung-Hoa là Xisha hay Hsisha. Nguyên thủy chữ Paracel là đến từ chữ Pracel (tiếng Bồ-Đào-Nha - Portugal) có nghĩa là Đá-ngầm. Trong bản đồ do Thornton vẽ vào năm 1703 có tên là I
81
Pracell. Ngoài ra, có thuyết cho Paracel là tên một thương thuyền Hòa-Lan bị đấm chìm tại vùng này hồi thế kỷ thứ 16. Quần đảo Hoàng-Sa nằm về phía Đông bờ biển Trung phần Việt-Nam trong vùng biển Đông (South China Sea), chiếm một diện tích khoảng 15.000 km2, vị trí nằm trong khoảng từ kinh độ 111 độ E (Đông) đến 113 độ E (từ đảo Tri-Tôn đến đảo Linh-Côn) và từ vĩ độ 15o45' N (Bắc) đến 17o 00' N (từ đảo Tri-Tôn đến bãi Đá-Bắc). Nếu lấy đảo Hoàng-Sa (Pattle Island) làm tiêu chuẩn thì khoảng cách từ đảo Hoàng-Sa đến: - Đà-Nẵng là 200 hải lý (hl) (2) - Cù-Lao-Ré là 163hl - Bờ biển gần nhất đảo Hải-Nam (Trung-Hoa) là 150hl - Bờ biển gần nhất Phi-Luật-Tân là 450hl - Bờ biển gần nhất Đài-Loan là 620hl Quần đảo Hoàng-Sa gồm khoảng 130 đảo san hô lớn nhỏ, những bãi đá ngầm, bãi cạn, cồn cát, mõm đá... phần lớn chỉ quan sát được khi thủy triều xuống thấp. Số còn lại khoảng 30 đảo; đá ngầm, bãi cạn và cồn cát lớn được ghi chú trên bản đồ. Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê-Quý-Đôn viết vào năm 1776 (Đi tới, số 4 và 5 năm 2001), trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí viết năm 1821 của Phan Huy Chú, trong Đại Nam Thực Lục Tiền Biên năm 1844 và trong Đại Nam Nhất Thống Chí viết từ năm 1865 đến 1882 (Lưu-Văn-Lợi) đều cho là quần đảo Hoàng-Sa gồm khoảng 130 hòn đảo, bãi cạn và đá ngầm; điều này rất phù hợp với dữ kiện của cơ quan CIA Mỹ trong The World Factbook (tháng 1, 2006): "Quần đảo Hoàng-Sa gồm có 130 đảo san hô nhỏ và đá ngầm được chia thành nhóm Amphitrite ở hướng Đông Bắc và nhóm Crescent ở hương Tây ..." Điểm này đã chứng tỏ sự 82
nhận xét thật tinh tế của các nhà viết sử Việt-Nam ngày trước. Những hòn đảo trong quần đảo Hoàng-Sa nằm trên thềm lục địa tạo nên bởi lớp 'humite', đáy biển không sâu lắm, trung bình khoảng 200m (trong vùng Trường-Sa, độ sâu đáy biển thay đổi đột ngột đến cả ngàn mét, trong khu vực Palawan thuộc Phi-Luật-Tân chiều sâu đo hơn 5.000m). Diện tích tổng cộng của các đảo không quá 10Km2 (3.86 sq/miles) lớn nhất là Phú-Lâm. Không có đảo nào cao quá 15m (50 ft) tính theo mực nước trung bình, trên đảo trơ trọi cát và đá, chỉ có 3 đảo Hoàng-Sa, Phú-Lâm và Linh-Côn có nhiều cây cối nên dễ nhận diện; bao quanh đảo là đá và san hô nằm dưới đáy biển tạo nên sự khó khăn cho tàu thuyền khi vô gần đảo, khi neo, cũng như hải hành ngang qua vùng biển này; nước biển quanh đảo trong suốt có thể nhìn sâu đến 40m. Trong Phủ Biên Tạp Lục có ghi chép về Hoàng-Sa như sau: "Phủ Quảng-Ngãi, Huyện Bình-Sơn có xã An-Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn cách nhau bằng biển từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc đi vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy..." Căn cứ vào sự hợp quần cùng khoảng cách sai biệt giữa các đảo, các nhà địa lý đã phân chia quần đảo Hoàng-Sa thành 2 nhóm Tuyên-Đức và Nguyệt-Thiềm. 1 - Nhóm Tuyên-Đức hay An-Vĩnh (Nhóm Đông) (Amphitrite Group - Xuande Qundao, Hsuante Chuntao).
83
Nhóm Tuyên Đức Tên Amphitrite xuất phát từ tên chiến hạm Amphitrite của Pháp vào năm 1701 chở một nhóm người truyền giáo lần đầu tiên hải hành ngang qua đảo Hoàng-Sa trên đường đến Trung-Hoa. Nhóm này có hình dạng nửa vầng trăng mở rộng về hướng Tây. Vùng đá ngầm ở về hướng cực Bắc đang khô cạn dần. Căn cứ trên hải đồ từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam gồm có các đảo, bãi đá ngầm, cồn cát như sau: - Bãi đá Bắc (110o30'00 E - 17o05'00 N (North Reef - Bei Jiao, Pei Chiao) nằm chơ vơ ở hướng Cực Bắc của quần đảo Hoàng-Sa, bãi này rất nguy hiểm cho tàu thuyền, có 3 chiến hạm của Pháp và vài chiếc tàu khác đã chìm ở đây, bãi đá này dài khoảng 7miles, có một đảo cát nhỏ rất thấp, trên đảo có ngọn hải đăng tầm xa 15miles. - Cồn Cát-Tây hay đảo Tây (112o13'00 E 84
16o59'00 N) (West Sand - Xisha Zhou, Hsisha Chou) là cồn cát lớn nhất trong quần đảo Hoàng-Sa. - Đảo Cây hay đảo Cù-Mộc (112o16'00 E 16o59'00 N) (Tree Island - Shaoshu Dao, Zhaoshu Dao, Chaoshu Tao). - Đảo Bắc (112o18'00 E - 16o58'00 N) (North Island - Bei Dao, Pei Tao). - Đảo Trung hay đảo Giữa (112o19'00 E - 16o57'00 N) (Midle Island - Zhong Dao, Chung Tao). - Đảo Nam (112o20 E - 16o56 N) (South Island Nan Dao, Nan Tao). - Côn Cát-Nam hay đảo Gành-Nam (112o20'30 E 16o56'00 N) (South Sand - Nansha Zhou, Nansha Chou). - Đảo Đá hay Hòn Đá, đảo Hòn-Đá ( 112o20'30 E 16o50'30 N) ( Rocky Island - Shih Tao) là đảo cao nhất trong vùng khoảng 14m (tài liệu CIA). - Đảo Phú-Lâm (112o20'00 E - 16o50'00 N) (Woody Island - Yongxing Dao, Yunghsing Tao). Đây là đảo chính yếu của Trung cộng trong quần đảo Hoàng-Sa trước và sau trận hải chiến ngày 19/01/1974. Từ năm 1974, Trung cộng đã phát triển đảo này trên các phương diện du lịch, kinh tế và nhất là về quân sự. Hải cảng này trước chỉ xử dụng được cho những loại tàu nhỏ, nay đã được nới rộng và đào sâu để cho loại tàu có trọng tải khoảng 4.000 tấn vào cặp cầu, phi trường cũng được tân trang và nối dài đến khoảng 2,437m để cho các loại phi cơ loại lớn như oanh tạc cơ (bomber) H-6 xử dụng. Đảo Phú-Lâm được cấu tạo bởi san hô và cát nằm trên bãi đá ngầm thật rộng, là đảo lớn nhất trong vùng, diện tích khoảng 1,85km2, chiều cao khoảng 13m, đảo có nhiều cây cối nhất là cây dừa. Trên đảo còn di tích ngôi chùa Phật rất 85
xa xưa và một căn trại bỏ hoang, có ngọn hải đăng ở hướng Bắc tầm xa 13miles, có đài quan sát khí tượng mang ám số quốc tế 48-859 đã được người pháp dựng lên khoảng 19431950. - Iltis Bank (112o15'00 E - 16o45'00 N), bãi cạn này cách đảo Phú-Lâm khoảng 7 miles về hướng Tây Nam, bãi dài 3 miles, rộng 1,5miles. - Đảo Linh-Côn (112o44'00 E - 16o41'00 N) (Lincoln Island - Dong Dao, Howu Tao) là đảo nằm tận cùng về hướng Đông, được bao phủ bởi bụi rậm, diện tích 1,6km2, chiều cao tương đương với đảo Phú-Lâm, trên đảo có nhà và tháp canh; vùng bãi cạn tiếp nối về hướng Nam có chiều dài khoảng 8 miles, có vài xác tàu chìm trong khu vực này. - Đá Tháp hay hòn Kim-Tự-Tháp (112o38'30 E 16o34'30 N) (Pyramid Rock - Kaochien Shih) nằm về Tây Nam đảo Linh-Côn cách khoảng 7,5miles, có hình tháp nhọn cao 5m và thật nhỏ từ xa nhìn như xác tàu chìm. - Bãi Gò-Nổi hay bãi Gò-Nô (112o54'00 E 16o49'00 N) (Dido Bank, Xidu Tan). Bãi cạn này nằm về hướng Đông Bắc đảo Linh-Côn cách khoảng 13miles. - Bãi Thủy-Tề (vị trí trung bình 112o31'00 E 16o30'00 N) (Neptuna Bank - Beibianlang Tan) nằm ở hướng Tây Nam Đá-Tháp, dài khoảng 10miles, ngang 1mile. - Bãi Quảng-Nghĩa (vị trí trung bình 112o41'00 E 16o22'00 N) (Jehangire Bank - Zhanhan Tan) dài 6miles, ngang 4miles nằm theo chiều dọc. - Bãi Châu-Nhai (vị trí trung bình 112o27'00 E 16o20'00 N) (Bremen Bank - Bimmei Tan), bãi cạn này rộng nhất, dài khoảng 15miles, ngang 4miles nằm theo chiều 86
ngang. 2 - Nhóm Nguyệt-Thiềm còn được gọi là Nhóm Tây, Lưỡi-Liềm, Trăng-Khuyết, Thượng-Huyền (Crescent Group - Yongjo Qundao, Yunglo Chuntao)
Một số đảo trong nhóm Nguyệt Thiềm Nhóm này xưa kia là miệng ngọn núi lửa, trên mặt đảo thường là đá tảng, một số bãi cát vàng và những bụi cây nhỏ (Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị). Hình dạng nhóm này giống như lưỡi liềm, ngoài ra khi nhìn trong bản đồ, nhóm này còn giống như lòng chảo với các đảo san hô, các bãi đá ngầm, bãi cát bao quanh bên ngoài. Có 2 lối cho tàu thuyền lớn ra vào trong lòng chảo này, đó là lối giữa đảo Cam-Tuyền và đảo Hoàng-Sa rộng khoảng 0.5mile. Lối thứ nhì rộng hơn, khoảng 5miles giữa bãi đá ngầm Hải-Sâm (Antelope) và đảo Quang-Hòa nhưng ở giữa có bãi cạn ngầm. Theo Hạm trưởng Lê-Văn-Thự là người đã có kinh nghiệm hải hành trong khu vực này thì: "...các đảo này có đặc tính chung là gần bờ có đá ngầm, san hô, hết đá ngầm , san hô thì 87
biển rất sâu, đáy biển cũng có đá nên neo tàu không an toàn". Ngoài ra trong hải đồ cũng khuyến cáo là tàu thuyền nên cẩn thận khi hải hành trong đêm giữa các hòn đảo nhỏ trong nhóm Nguyệt-Thiềm. Những hòn đảo, đá ngầm và bãi cạn trong khu lòng chảo theo thứ tự từ Tây sang Đông và theo chiều kim đồng hồ gồm có: - Đảo Vĩnh-Lạc (111o31'00 E - 16o27'00 N) (Money Island - Jinyin Dao, Chinvin Tao) còn có tên là Quang-Ảnh để ghi nhớ Đội trưởng Quang Ảnh đã được vua Gia-Long phái ra Hoàng-Sa đo đạt thủy trình vào năm 1815, hiện vẫn còn hậu duệ và nhà thờ họ ở cù lao Ré. Đảo do san hô tạo nên, có cây và có nhiều chim nhất trong nhóm; đảo cao khoảng 6m, diện tích khoảng 0,3km2, quanh đảo là những bãi cát ngầm cùng những bãi san hô kiên cố, địa thế không thuận tiện cho tàu bè, ngoài ra còn có một ngôi chùa dựng lên từ thế kỷ thứ 17. - Bãi đá Hải-Sâm (111o35'00 E - 16o28'00 N) (Antelope Reef - Linyang Chiao) nằm về hướng Đông đảo Vĩnh-Lạc, hướng Nam đảo Cam-Tuyền; bãi đá đang cạn dần, có một cồn cát cao khoảng 2m nằm ở hướng Đông Nam được bao phủ bởi những lùm bụi thấp. - Đảo Cam-Tuyền (111o35'00E - 16o30'00N) (Robert Island - Camquan Dao, Lopaito Tao) còn có tên là Hữu-Nhật để ghi nhớ Đội trưởng Thủy quân Phạm-Hữu-Nhật đã được vua Minh-Mạng phái ra Hoàng-Sa đo đạt thủy trình và vẽ bản đồ vào năm 1836. Đảo có hình dáng giống như dĩa xôi hiện ra trên mặt biển; viền quanh đảo là một bãi cát vàng, ở giữa cao trội hẳn lên, chiều cao khoảng 8m. Theo Gerald E.Kosh, đảo có kích thước 700m x 500m có những lùm bụi hoang mọc vừa phải, vòng quanh đảo là bãi cát rộng từ 20m đến 50m, bãi đá ngầm 88
từ hướng Tây Bắc có độ sâu khoảng 4m kéo dài đến hướng Đông có độ sâu khoảng 2m. Trên đảo có một miếu nhỏ, một tấm bia ngang 3m, cao 0,4m có ghi hàng chữ Đệ I Tiểu Đoàn Đổ Bộ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC); một tấm bia khác ghi TĐ3/TQLC ngày 05 tháng 12 năm 1963, 2 bể nước bằng ximăng (TTHS). Theo tài liệu Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thì trên đảo có nhiều bụi rậm nhỏ và đá tảng, có một cầu sắt và một con đường đất xe đi được, giữa có một vũng lầy. Theo tài liệu của Tòa Đại Sứ Việt-Nam tại Mỹ (Embassy) thì cây cầu sắt này dài khoàng 300m (327 yards) do người Nhật xây để việc chuyển vận phosphate được dễ dàng. - Đảo Hoàng-Sa (111o36'00E - 16o32'00 N) (Pattle Island - Shanhu Tao hay Shanhu Dao), tên đảo Hoàng-Sa được đặt từ đời nhà Nguyễn vì những bãi cát vàng quanh đảo. Đảo Hoàng-Sa nằm về hướng Đông Bắc đảo Cam-Tuyền và cách khoảng 2 hải lý. Đảo này quan trong nhất trong nhóm Nguyệt-Thiềm vì các cơ sở dân sự và quân sự của chính quyền Việt-Nam Cộng-Hòa đã được thiết lập tại đây. Đảo do san hô tạo nên, hình dáng giống như hạt đậu, cao khoảng 9m. Theo tài liệu Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị (TC/CTCT) thì diện tích đảo chừng 3,5km2 nhưng chỉ có 1,5km2 nhô lên khỏi mặt nước. Theo sự quan sát của viên chức người Mỹ Gerald E.Kosh thì: "... đảo có kích thước 800m x 400m (theo Nguyễn Nhã thì diện tích đảo Hoàng-Sa khoảng 0.3km2); trên đảo có 7 cơ sở cố định, một trong số này là đài khí tượng, trên mặt đảo có rất nhiều lối đi mòn, có những lùm bụi hoang chỗ thưa chỗ rậm, bãi cát rộng từ 20 đến 30m, bao quanh đảo là bãi đá ngầm chiều sâu từ 2m đến 4m và chiều rộng cách bờ từ 300m đến 900m... ", do đó các tàu thuyền lớn phải neo cách bờ hơi xa rồi dùng thuyền nhỏ để chuyển người và vật dụng lên đảo. 89
Năm 1938, người Pháp dựng lên bia chủ quyền và bắt đầu xây cất các cơ sở dân sự như đài khí tượng, trạm chuyển nhận tín hiệu, hải đăng cùng với cơ sở quân sự cho khoảng một tiểu đoàn trú đóng. Theo Trần-Thế-Đức (TTĐ) thì vào cuối năm 1973, bia chủ quyền chỉ còn là một đóng gạch và xi-măng vụn nát cùng với một khối vuông vuông cũng đang 'tàn phai nhan sắc'; còn ngọn hải đăng nằm về hướng Bắc thì chỉ còn là đóng sắt vụn (theo tài liệu Tòa Đại sứ VN ở Mỹ thì người Pháp đã dự trù xây ngọn hải đăng từ năm 1899 nhưng vì thủ tục hành chánh nên bị trì hoãn). Ngoài các cơ sở trên, người Pháp còn đào một cái giếng để lấy nước uống nhưng theo tài liệu của Trần-Kim Diệp (TKD) (3) thì sau này nước giếng có vị lờ lợ nên không dùng nấu nướng được, nước ngọt để dùng thì phải hứng từ nước mưa và được chứa trong một hồ bằng xi-măng. Trong bản tin từ China News ngày 7 tháng 4 năm 2005 và từ People Liberation Army Daily ngày 6 tháng 4 năm 2005 đã loan tin là các khoa học gia quân đội Trung cộng đã tìm được nước ngọt trên đảo Hoàng-Sa có số lượng dụ trữ lên đến hàng triệu thước khối. Với sự khám phá này, nhu cầu nước ngọt trên đảo đã được giải quyết và các chiến hạm hoặc tàu thuyền hoạt động trong vùng cũng có thể ghé ngang đấy để được tiếp tế nước ngọt (China News - Chinamil.com). Cũng theo TKD thì hai dãy nhà do pháp xây đã sụp hết một dãy, dãy còn lại dùng làm nơi làm việc và chỗ ở cho 4 nhân viên đài Khí tượng ĐàNẵng và quân đội trấn đảo. Trước mặt trại lính là sân bóng chuyền và cột cờ, ngay tại cột cờ có bia xi-măng do TĐ1/TQLC dựng lên (TKD). Ngay góc đảo về hướng Tây Nam thì miếu Bà được xây sau khi Nhật thất trận nhưng trước năm 1948. 90
Năm 1832, Vua Minh-Mạng phái chiến thuyền và người ra đảo để cất lên ngôi chùa trên một mỏm đá có tên là BanNa, gần ngôi chùa , nhà Vua còn cho dựng lên một bia đá để ghi nhớ ngày dựng chùa (theo Embassy). Trên đảo còn dấu tích của một ruộng muối nhỏ ở phía Tây đảo (TTĐ); ngoài ra đường rày dài khoảng 180m dùng để kéo những toa chứa phân phosphate đến bìa đảo vẫn còn, riêng cây cầu để tàu nhỏ cập vào thì không còn xử dụng được nữa. Cây cối trên đảo xanh tươi, có cây dừa, cây dương xen lẩn với cỏ dại (TTĐ và Embassy). Đài khí tượng có số 48-860 (48 là số ám hiệu vùng Đông Nam Á, 860 là ám số đảo Hoàng-Sa); một điểm đáng lưu ý là trong bản tường trình của Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới trực thuộc Liên-Hiêp-Quốc (WMO - World Meteorological Organisation) vào năm 2000 vẫn còn ghi chú Đài Khí Tượng 48-860 - Hoàng-Sa - Pattle thuộc nước Việt-Nam nhưng đã ngưng chuyển tin tức. Trước khi xảy ra trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974, một phái đoàn Công binh do Thiếu tá Phạm-Văn-Hồng hướng dẫn được chỉ định tháp tùng Tuần dương hạm Lý-Thường-Kiệt HQ16 ra Hoàng-Sa để nghiên cứu việc thiết lập một phi trường trên đảo.
- Bãi Xa-Cừ (111o42'00E - 16o34'00N) (Observation Bank - Senping Tan) từ đảo Hoàng-Sa theo hướng Đông Bắc đến bãi Xa-Cừ là một chuỗi bãi đá ngầm, bãi cạn và dài 91
khoảng 6 miles. Bãi Xà-Cừ là bãi cát ngầm, quanh bìa là san hô, dài khoảng 2,5miles, ngang khoảng 1mile. Tiếp theo bãi Xa-Cừ là một dãy đá ngầm có dạng (>) kéo dài theo hương Đông Nam khoảng 4miles và đổi ngược lại theo hướng Tây Nam cũng vào khoảng 4miles. - Đảo Duy-Mộng (111o44'00E - 16o28'00N) (Drummond Island - Jinquing Dao, Chinching Tao) nằm ở tận cùng bãi đá ngầm tiếp giáp với Xa-Cừ, là đảo đặc biệt nhất trong nhóm vì có một con lạch nhỏ nên thuyền lớn có thể nương theo vào tới sát bờ tuy rằng vòng đai san hô bao quanh đảo rộng lớn hơn mấy đảo kế bên. Đảo cao khoảng 4m, diện tích khoảng 0,41Km2, không có loại cây lớn, chỉ toàn cây nhỏ, có nhiều chim biển và con vít sống trên đảo. - Đảo Quang-Hòa (111o42'00E - 16o27'00N) (Duncan Island - Taochien Chuntao) là đảo quan trọng thứ nhì trong nhóm Nguyệt-Thiềm sau đảo Hoàng-Sa, gồm một đảo lớn tên Quang-Hòa-Đông và một đảo nhỏ tên Quang-Hòa-Tây chỉ bằng 1/10 đảo Quang-Hòa-Đông, nối kiền hai đảo là một dãy cát dài. Phần đảo nhô cao khỏi mặt nước độ 4m, diện tích khoảng 0,48Km2, có nhiều đá tảng và bãi cát. Ngoài khu vực lòng chảo còn có các đảo bãi đá, bãi cạn nằm dư6ới vĩ độ 16o - 25o N cũng thuộc nhóm Nguyệt-Thiềm - Bãi Đá-Lồi (vị trí trung bình 111o41'00E- 16o14'00N) (Discovery Reef - Kuanghua Chiao) nằm về hướng Nam lòng chảo cách đảo Quang-Hòa 11miles; bãi đá ngầm này lớn nhất trong quần đảo Hoàng-Sa, có chiều dài khoảng 15miles và chiều ngang khoảng 8miles, có vài mõm đá cao khỏi mặt nước độ vài feet, có 2 lối vào vũng nước bên trong, một lối ở giữa hướng Bắc và một lối ở giữa hướng Nam. - Đảo Bạch-Qui hay Đá Bạch-Qui (111o45'00E 16o03'00N) (Passu Keah Island - Panchi Yu, Panshih Hsu) cách bãi Đá-Lồi 10miles về hướng Nam, bãi đá bao quanh đảo dài khoảng 5miles, ngang 2miles. 92
- Bãi đá Chim-Yến (vị trí trung bình 112o02'00E 16 21'00N) (Vuladdore Reef - Yuzhuoi, Yucho Chiao) nằm ở hướng Đông Nam lòng chảo (cách khoảng 14miles) và hướng Đông Bắc bãi Đá-Lồi (cách khoảng 10miles), chiều dài 8miles, ngang 2miles, có một ít mõm đá cao hơn mặt nước. o
- Đá Bông-Bay (112o30'00E - 16o03'00N) (Bombay Reef - Languha Jiao, Pengpo Chiao) nằm ngang về hướng Đông đảo Bạch-Qui cách khoảng 45miles, bãi cát hình bầu dục, dài 10miles, rộng 3miles. Theo Wolfgang Schippke thì có một lối vào bên trong dành cho tàu thuyền nằm về hướng Đông Bắc, nơi đây cũng là một hòn đảo nhỏ tên là đảo Bombay rộng khoảng 190 mẫu được bao phủ bởi bụi rậm và những cây trơ trọi, có vài tòa nhà và một ngôi chùa xưa đã bị sụp đổ, có ngọn hải đăng ở hướng Tây tầm xa 15miles, tàu thuyền được lưu ý cần phải thận trọng khi hải hành trong khu vực này. - Đảo Tri-Tôn (111o12'00E - 15o47'00N) (Triton Island - Zhonggjian Dao, Chungchien Tao) là đảo nằm gần bờ biển Việt-Nam nhất, cách cù lao Ré khoảng 130 miles. Đảo cao khoảng 3m nên rất khó nhận dạng, có báo cáo từ các nhà hàng hải cho biết là tàu thuyền không phát giác được đối tượng của đảo trên màn ảnh radar khi đến gần khoảng 1mile. - Bãi Ốc-Tai-Voi (112o15'00E - 15o44'00N) (Herald Bank nằm cùng vĩ độ với đảo Tri-Tôn. *
93
II.- KHÍ HẬU Quần đảo Hoàng-Sa nằm trong vùng nhiệt đới, vì thế thời tiết rất là khắc nghiệt, thay đổi bất thường, gió mạnh thổi quanh năm, mưa bảo xảy ra thường xuyên và độ ẩm rất cao. Quần đảo Hoàng-Sa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 8 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3. Dòng nước lạnh từ vùng biển phía Bắc không dẫn nhập xuống đến khu vực này nên nhiệt độ nước biển tương đối cao và thay đổi rất ít, do đó ít bị ảnh hưởng của sương mù (mỗi năm chỉ có hai ngày có sương mù). Từ ngày Trung cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng-Sa, đài khí tượng của Việt-Nam Cộng Hòa ngưng hoạt động, tuy nhiên qua những dữ kiện đã được chuyển đi từ trước thì nhiệt độ trung bình trên đảo Hoàng-Sa là 26oC và số lượng mưa trung bình trong năm là 124,3cm. Trên đảo Phú-Lâm, đài khí tượng của Trung cộng vẫn còn hoạt động và qua những dữ kiện tiếp nhận liên tục trong vòng 18 năm đã cho thấy là nhiệt độ trung bình trên đảo PhúLâm là 27oC, nhiệt độ cao nhất là 33oC, thấp nhất là 13oC. - Mỗi năm trung bình có 167 ngày mưa. - Mỗi năm trung bình có 23 ngày có bão. - Mỗi năm trung bình có 6 ngày gió thổi cuốn theo bụi và cát. - Mỗi năm trung bình có 6 ngày tầm nhìn bị hạn chế. -Tốc độ gió thổi trung bình là 19Km/giờ. - Có độ ẩm xảy ra thường xuyên trong buổi sáng và buổi chiều. III.- SINH, THỰC VẬT 94
1 - Sinh Vật - Trên đảo: Vì khí hậu quá khắc nghiệt nên không có sinh vật sống trên đảo ngoại trừ loài chim mòng biển và loại vịt biển. Về mùa đông, loài chim này kéo về đây để nghỉ ngơi, sinh sản và trú ẩn. Những loại rùa, vít, đồi mồi cũng lên đảo để sinh sản và loại chim yến cũng thường làm tổ trên một số đảo, do đó dân chúng từ các vùng đất liền vẫn thường hay tới các đảo lấy trứng chim biển, tổ yến, bắt đồi mồi, rùa và vít. - Dưới biển: Vùng biển Hoàng-Sa có đủ loại hải sản như sò, ốc, cua, mực, tôm, đủ loại cá như cá mú, cá bò, cá hồng, cá thu... Có hai loại cá kỳ dị như 'cá Khăn Bàn' lớn bằng khăn trải bàn và có tôm hùm thật to, còn ốc thì có loại ốc Tai Tượng phơi khô nướng ăn khá ngon miệng. Ngoài ra còn có loại rong biển có thể chế biến thành thực phẩm, các loại rùa,đồi mồi, vít có một số được xếp vào loại hiếm muộn. 2 - Thực Vật Trên các đảo nhỏ trong vùng hầu như không có đất hoặc có rất ít và với mùa khô kéo dài, gió mạnh thổi quanh năm nên cây cỏ không sống nổi. Trên các đảo lớn như đảo HoàngSa có sự hiện diện của loại thực vật sống ở miền nhiệt đới. Cây cỏ trên Hoàng-Sa cũng tương tự như trên đảo Hải-Nam của Trung cộng gồm có các loại cây sống quanh năm, các loại bụi rậm và cỏ mọc ven biển; có khoảng 340 loại cây cỏ khác nhau được xếp vào 89 họ và 244 giống. Trong số này có 22 loại nấm, 1 loại rêu, 5 loại cây dương xỉ và 312 loại cây nổ hoa. Có rất ít tài liệu viết về các loại cây cỏ trong vùng biển Đông nên rất khó xác định được loại giống nào được loài người mang đến trồng trên đảo. Từ khi người Việt-Nam và người Trung-Hoa bắt đầu trú ngụ, họ đã mang theo từ đất 95
liền khoảng 47 loại, trong số này có dừa, bắp, đậu phọng, khoai lang và đủ loại rau cải. Theo tài liệu của Bộ Ngoại Giao Việt-Nam Cộng Hòa thì trên đảo Hoàng-Sa và Phú-Lâm có trồng cây dừa; theo tài liệu của Trung cộng vào năm 2000 thì trên đảo Phú-Lâm đã trồng được 90.000 cây dừa, một số cây tùng và cây loquat (thanh trà Nhật-Bản). Theo Trần-Thế-Đức thì trên đảo Hoàng-Sa còn có những cây cao bằng đầu người, lá lớn bằng bàn tay màu xanh lá chuối non, thân cây cứng và có vài cây dương liểu, cây dừa, nhiều cây thông. Theo Trần-Kim-Diệp thì trên đảo Hoàng-Sa có một số lùm bụi thấp và rau sam. Thềm Sơn Hà _________________ Chú Thích: (1) Theo nhận xét của G.E.Kosh, có lẻ đây là loại đại bác 100ly vì chiến hạm Trung công không trang bị loại 105ly. (2) Hải lý (hl) = Nautical mile = 1852 thước. (3) HQ Đại-úy Trần Kim Diệp, trưởng phòng Tình Báo (P2) Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải cùng với phái đoàn Công binh được lịnh ra đảo Hoàng-Sa để nghiên cứu việc xây phi đạo trên đảo này. Phái đoàn theo HQ16 rời Đà-Nẵng ngày 14 và đến Hoàng-Sa ngày 15/01/1974. HQ Đại úy Diệp đã có mặt trên HQ5 trong lúc xảy ra trận hải chiến.
Tham khảo: - Chinamil.com: "Military scientific workers find freshwater reserves." April 07, 2005. - Chinanews.en: "Freshwater reserves discovered amidst coral reef." April 06,2005. - CIA: "The World Factbook - Paracel Island." updated on January 10.2006. - Department of the Army: "Chinese Amphibious Assaults in the Paracel Archipelago." December 27, 1974. - Douglas Pike Collection: Sino - Soviet conflict and the paracels group of island." April 01, 1979.
96
- Embassy of Vietnam - Washington, D.C.: " The Vietnam Islands of Paracel & Spratley." April 02, 1959. - English I.Peopledaily: Xisha developing from desolation to mordern civilization." August 02, 2000. - James C.Bussert: " Facilities in the South China Sea reflect technologies otherwisw hiđen." Signal Magazine October, 2003. - Lê-Văn-Thự: " Sự thật về trận hải chiến Hoàng-Sa." Calitoday March 08. 2004. - Lt. Colonel Katsushi Okazaki: China's Seaward Adventurism and the Japan - U.S.Alliance." Global Security-1997. - Lưu-Văn-Lợi: The Sino-Vietnamese difference on the Hoàng-Sa and Trường-Sa archipelagoes." Thế Giới Publishers - Hà-Nội 1996. - Map 2785 - U.S.Navy Hydrographic Office - revised May 31, 1965. - NASA Johnson Space Center - Image courtesy of the Image Science & Analysìs. - Nguyễn-Cúc và Vũ-Thanh-Tú: Muôn dậm cơ đồ Hoàng-Sa và Trường-Sa, Đi-Tới số 44 & 45 tháng 4 & 5, 2001. - John Thornton: "The English Pilot, the Third Book." London 1703. - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị/Cục Tâm Lý Chiến: "Thế giới lên án Trung cộng xâm lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam Cộng Hòa." TC/CTCT/Cục TLC ấn hành 1974. - Trần-Kim-Diệp: "Bên lề trận hải chiến Hoàng-Sa." Bản tin TìnhĐại-Dương (khóa 17 Sĩ quan Hải quân Nha-Trang) tháng 7, 2004. - Trần-Thế-Đức: "Hoàng-Sa qua những nhân chứng." Tập san Sử Địa số 29 - Sài-Gòn 1975. - Tuyển Tập Hải Sử: "Hải Chiến Hoàng-Sa." Tổng Hội Hải Quân Hàng Hải ấn hành 2004 - U.S.A. - Vn.nthu.edu.tw: "The Paracel Island. - Weatherbase: "Historical weather for đảo Hoàng-Sa and for Woody Island." - Wikipedia: "South China Sea Island." - Wolfgang Schippke, DC3MF: "The Paracel Island group, another heavy disputed area in South China Sea." updated February 03,1998. - World Aero Data: "Woody Island." February 16, 2006.
- World Meteological Organization: "Regional Association II - Twelfth Session - Seoul September 19 27. 2000. 97
98
Tiết I CÁC DỮ KIỆN ĐỊA DƯ VÀ LỊCH SỬ (tiếp theo)
99
Tiết I CÁC DỮ KIỆN ĐỊA DƯ VÀ LỊCH SỬ Chương 2 Dãy đảo SPRATLY
100
Dãy đảo Spratly nằm trên biển Đông về phía nam dãy đảo Paracel, chiếm một thềm hải phận rộng lớn cách rời xa lục dịa nhưng lại thuộc vào các nhóm đảo quan trọng vì chân đáy của chúng chìm sâu dưới mặt nước biển có tới vài ngàn mét. Quần đảo nầy giới hạn ở hướng bắc từ vĩ tuyến thứ 120 và ở hướng đông từ kinh tuyến thứ 1110, rất khó nhận diện mỗi hò đảo một ngay cả so sánh với quần đảo Paracels bởi vì vùng biển nầy có rất nhiều đảo lớn, đảo nhỏ, cù lao, bãi cát, vòng đay san hô, đá ngầm khắp nơi, số đếm lên đến hàng trăm và bao trùm một diện tích rộng lớn khoảng gần 160,000 cây số vuông trên mặt biển Đông, lớn gắp hơn 10 lần diện tích vùng biển của dãy đảo Paracel.
101
Nhiều tài liệu và bản vẽ bản đồ khác nhau cho biết có khoảng 26 hòn đảo chính lớn, nhỏ kèm theo rất nhiều cù lao đá ngầm và bãi cát với nhiều dạng thái và được gọi bằng những tên khác nhau theo ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác nhau. Không phải tất cả các hòn đảo lớn nhỏ đều có người chiếm cứ. Phi Luật Tân, Mã Lai, Trung Hoa Đài Loan, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Hoa Lục Địa) và Việt Nam, mỗi quốc gia (tạm thời chúng ta xem Đài Loan nhu là một quốc gia) đều có chiếm cứ một số đảo trong dãy đảo Spratly. Chỉ có một số nhóm đảo, bãi cát, vành đay san hô hay đá ngầm nhú lên khỏi mặt nước biển có thể nhìn thấy khi hải triều xuống thấp, được nhận biết và ghi dấu riêng biệt trên các bản đồ hiện đại. Các hòn đảo đều nhỏ. Một số thì hoàn toàn trơ trụi không có cây cối, chỉ có cát và phân chim. Số còn lại chỉ có cây thưa, bụi nhỏ. Một vài đảo có cây dừa. Nhiều nhà quan sát cho rằng các đảo nầy có nhiều nét giống với các hải đảo ở vùng Châu Đại Dương hơn là những hải đảo ở các vùng biển phía tây Châu Á. Vào mùa khô thì khí hậu nóng cháy. Mỗi năm có 2 kỳ gió mùa. Có thể đào giếng nước ngọt, trồng các loại cây lương thực và các loại cây chống nước mặn thẩm thấu mặt đất trên đảo. Một vài đảo có cả muỗi và chuột chù. Một cách tổng quát thì nguồn hải sản trong vùng đảo nầy rất phong phú, nhiều triển vọng. Tuy nhiên 102
muốn khai thác một cách quy mô thì cần phải khắc chế được sự cách trở xa xôi với đất liền. Trên suốt cả quần đảo nầy không có và chưa bao giờ có sắc dân bản địa. Hiện nay, mỗi quốc gia đang tranh chấp chủ quyền đều tự động lập đồn binh trấn chiếm thêm một số đảo gọi là thuộc chủ quyền của mình. Giống như ở dãy đảo Paracel, dãy đảo Spratly chất chứa đầy phân chim và vì thế người Nhật Bản cũng đã nhòm ngó khai thác trước khi có chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra. Trữ lượng phân lân trên khắp quần đảo nầy vào khoảng 300,000 400,000 tấn. Triển vọng về dầu khí nơi vùng quần đảo nầy đã dược nhiều báo chí trên thế giới chú trọng đến. Theo nguồn tin tức báo chí của Trung Hoa thì trữ lượng khí đốt của vùng nầy vào khoảng 25 tỉ mét khối, và dầu thô khoảng 105 tỉ thùng (Monique Chemillier-Gendreau; sđd; trang 24 với chú thích số 2).
*
103
Những hòn đảo nhỏ, và các vành đay đá san hô hay bãi cát nhô lên khỏi mặt nước được đặt tên theo tiếng Anh như sau:
http://community.middlebury.edu/~scs/maps/spratly_95.jpg
104
http://community.middlebury.edu/~scs/maps/spratly_95.jpg
105
106
1- Nhóm Danger phía Bắc: Gồm có 4 hòn đảo, Northeast Cay, Southwest Cay, North Reef và South Reef và 2 bãi Triden Shoal; Lys Shoal.
Northeast Cay: Đảo Song Tử Đông Bắc [北子岛 Beizi Dao (C) Parola (P)]. Toạ độ: 11°28'B- 114°21'Đ (Thuộc nhóm North Danger Reef).
107
Cao khoảng 3m, bao phủ cỏ và cây cối dày đặc trên một diện tích 685m x 90m = 20 mẫu Tây. Vòng đảo nầy có thể nhìn thấy ngay cả khi thủy triều lên cao. Có một ngọn hải đăng từ năm 1984. Rất nhiều phân chim. Southwest Cay: Đảo Song Tử Tây Nam; [南子岛 Nanzi Dao(C) Pugad (P)]. Tọa độ: 11°26'B - 114°20'Đ.
Song Tử Tây Nam - Southwest Cay
Cách đảo Song Tử Đông 1.75 hải lý, cao khoảng 4m đến 6m. Có nhiều cây xanh, và là một đảo cư trú của chim vì thế có rất nhiều phân chim. Việc xuất khẩn phân chim đã từng được thực hiện với quy mô đáng kể. Vành đá vẫn có thể nhìn thấy được một phần khi nước triều lên cao. Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đây vào tháng 10 năm 1993, và xây một đường sân bay. Một tòa nhà 3 tầng làm nơi đóng quân và một cột cờ cao 12m Quân đội Philippines 108
kiểm soát đảo này trước thập niên 1980. Đây là một phần của rặng san hô North Danger. Đây là một cồn san hô thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. South Reef: Đá Nam [奈罗礁 Nailuo Jiao (C)]. Tọa độ: 1123'B-11418'Đ.
Nằm tại đầu Tây Nam của nhóm North Danger Reef. Vành đá bao quanh nhìn thấy được khi nước triều thấp. North Reef: Đá Bắc [Shuangzi, Gongshi hay Dongbei Jiao (C)].
Ở phía Đông Bắc. Thuộc nhóm Đá North Danger. Tọa độ: 11028'B-114022'Đ. Có thể vẫn nhìn thấy được khi hải triều xuống thấp. 109
Trident Shoal: Bãi cạn Đinh Ba [Yong deng Ansha hay Yung-teng An-sha (C), Tatlong, Tulis Shoal (P)].
Bãi cạn Đinh Ba
Phía Đông cụm Song Tử. Tọa độ 11020’B-1140 42’Đ. Dài 19 km, rộng đầu phía bắc 9km, rộng đầu phía Nam 4 km. Các vành đay đá san hô nơi bải cạn nây đa số luôn luôn chìm dưới mặt nước biển. Đầm nước bên trong các vành đá san hô thường có độ sâu khoảng 65m. Lys Shoal: Bãi Núi Cầu [Lesi Ansha (C),
Bisugo Shoal (Phi)]. Tọa độ: 11020.5’B-114035’Đ ở phía Nam. Cách bải cạn Dinh Ba (Trident Shoal) khoảng 4 hải lý.
Bãi Núi Cầu-Lys Shoal[(永登暗沙 Yongdeng Ansha(C)]
110
2- -Thi Tu Reef and Islands: Nhóm đảo và đá ngầm Thi Tứ: (Zhongye Qunjiao) Nhóm Đảo Thị Tứ
Thitu Island: Đảo Thi Tứ [Zhongye Dao (C) Pagasa (P)]. 1103'B-11417'Đ. Đảo lớn thứ 2 trong quần đảo Spratly, cao khoảng 3.4m; rộng khoảng 22 héc-ta. Có người và binh lính sinh sống, cây xanh và nhiều loại thực vật. Có một phi đạo cho máy bay, một bến tàu, có nguồn nước ngọt, nhà máy điện, và một tháp truyền thông thương mại. Phi Luật Tân Chiếm giữ từ năm 1968. *Bài đọc thêm:
Thi Tu Reef and Islands in the northeast Spratly's by Wolfgang Schippke, DC3MF
The Thi Tu Reef consists of several flat corall patches and drying ground on a mean position of 11N10 and 114E30. There are only two smal island on the reef, North Islet, which is flat and uninhabited, and Thi Tu Island on 11N03, 114E17E. Thi Tu Island is claimbe and hold by the P.R.C. and inhabited by an unknown number of P.R.C. soldiers. The island is composited by sandy and corall, is about 500 yards long and 400 yards wide, and of triangular shape. Near the western most side of the island stands a 12 m high lighttower, concrete tower, white with a red top, built up in the late 1950's by the PRC. Thi Tu and the adjucated waters are also claimbed by Taiwan. On Thi Tu Island stands several larger buildings, reported to be visible by radar over a distance of 25 miles. A group of Radio towers stands on the North West Island, located about 1 mile further to west-north-west. An oberservation tower, 20 meter high, is reported to stay on South Thi Tu Islet, a very small sandy cay, about 1.5 miles south west of Thi Tu Islet. South Thi Tu is reported to be flooted during heavy weather. A large radar reflector stands near the tower. The Thi Tu Reef was first reported in 1699 by a British captain with the HMS 'Fitzroy' and named by a midshippsman. In the late
111
19th century the Germans want to claim Thi Tu Reef, but became therfore in change a small coastal strip named as Tsingtau. In 1933 the French built up a small base on the islet, given off when the Japanses claimed several islets in front of the reef. In the late 1950's the islet was claimed by the P.R.C.
Tạm dịch: Nhóm đá ngầm Thị Tứ gồm có nhiều bãi san san hô thưa thớt và khô nằm ở tọa độ 11o10’B-114o30’Đ. Trong nhóm nầy chỉ có 2 hòn đảo là Hòn Bắc (North Islet) không có cư dân và ngọn Đảo Thi Tứ (Thitu Island) do Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa tranh chấp và chiếm đóng với một số quân binh đồn trú của họ. Ngọn đảo nầy hình tam giác gồm có bãi cát và cá vành đá san hô với một diện tích là (500 yards x 0.91m) x (400yards x 0.91m) tức vào khoảng 22 hecta. Tận cùng bờ phía tây của đảo có một đài hải đăng cao 12 m xây cất bằng gạch quét vôi trắng với phần tường gạch phía trên sơn màu đỏ. Đài hải đăng nầy do Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa xây dựng vào cuối thập niên 1950. Trung Hoa Quốc Dân Đảng Đài Loan cũng tranh chấp chủ quyền đảo nầy cùng với vùng hải phận bao quanh của nó. Trên đảo có các kiến trúc xây cao có thế nhìn thất quan màn ảnh máy dò tìm Ra đa từ khoảng cách xa 25 dậm. Một số trụ đài phát thanh ở cách 1 dặm về phía tây tây-bắc của đảo.
112
Một đài quan sát cao 20m cũng được xây cất ở phía nam hòn Đảo Nhỏ Thị Tứ (North Islet?), một loại đảo san hô nhỏ nằm cách đảo Thị Tứ (?) khoảng 1.5 dặm về hướng tây nam. Đảo Thi Tứ Nam (North Islet?) thường bị ngập nước vào những mùa biển động mạnh. Một đài Ra đa xây cất gần đài quan sát.
Subi Reef: Đáo Su Bi [Zhubi Dao (C)]. Tọa độ: 1054'B-11406'Đ, phía tây Nam đảo Thi Tu. Thuộc loại vòng đá san hô bao quanh một đầm nước và các loại ghe thuyền nhỏ có thể đi lọt vào bên trong. Chỉ nhìn thấy được khi mức thủy triều xuống thấp, dài 3,5 hải-lý, rộng 2 hải-lý. Có một cầu tàu, một đồn binh 3 tầng và một bãi đậu cho máy bay trực thăng. Tàu thuyền lớn phải cập bến từ vòng ngoài.
113
Đồn trú phòng 3 tầng của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (www.nansha.org.cn)
Vòng đá san hô Su Bi với cơ sở đồn trú quân sự của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa cho thấy cầu tàu và bãi đáp nhân tạo(vòng tròn) dùng cho máy bay trực thăng. (www.nansha.org.cn)
114
Sandy Cay: Đá San hô Hoài An [Tiexan jiao (C)]
Theo Tự điển Digital Gazetteer of the Spratly Islands(đd) thì đây là một bãi cát thấp bao quanh bởi đá ngầm san hô có thể nhìn thấy được khi thủy triều lên cao. Bãi nầy nằm ở tọa độ 11o03’B-114o 13’Đ. Có thể đây là một nơi duy nhất trong quần đảo Spratly chưa có ai giành chủ quyền.
3- Loaita Bank – Dãy Loai Ta [Daoming
Qunjiao
(C)]:
Toạ độ: 10°50’B-114°25’Ð, phần lớn chìm dưới nước, có dạng trái tim, trải dài theo hướng Bắc – Nam khoảng 41km và rộng 13km.
115
Loaita Island: Đảo Loai Ta [Nanyue Dao, Nanyao Dao (C) Kota (P)]. Tọa độ: 1041’B11425’Đ. Cao khoảng 2m, hình tròn diện tích khoảng 6 hécta; rất nhiều cây đước (vào năm 1933), loại cây dừa và nhiều loại cây nhỏ khác. Có một ngọn hải đăng .Trên đảo nầy có nguồn nước ngọt. *Bài đọc thêm: by Wolfgang Schippke, DC3M
http://www.425dxn.org/dc3mf/loaita.html
Loaita Island is located on 10N41, 114E25 on the outern edge of a large mostly drying submarine bank, about 20 miles long and up to 12 miles wide. Loaita Island consists of two seperate islands, the larger West Island and the flat and flooted North East Island, about 0.8 miles northeast. Both islands are composited by sand and coral, and vegetated with mangroves, scrubb and trees.
Today it is reported that Loaita island is uninhabited but claimed by the Philippines, and inhabited till 1994, when a sea war between China and The Philipines took place here. During the sea battle two gunship sunk and several soldiers were killed. On the island stands several ruined buildings and broken towers, abandoned since that time, as the newest mariners pilot reports.
116
Loaita Island was discovered for the Europeans in 1802 when the British vessel ‘Loaita’ run on ground and sunk. In 1933 the France errected a military outpost on the island, and in 1943 the Japanese Army took over the island. In the 1950’s a US base was on the island, abandoned in 1959. After that time the island is fighted between the P.R.C., Taiwan and the Philippines.
*
117
Lankiam Cay: Cồn san hô Lan Can hay An Nhơn [Yanxin Shazhou Panata (P)]. Diện tích chỉ có vài héc ta. Tọa độ: 10044’B-114031’Đ. Loại cồn cát với 3 hòn nhỏ đá ngầm chung quanh có thể nhìn thấy được dù mức thủy triều lên cao. Có binh sĩ đồn trú.
Cồn san hô Lan Can (Lankian cay)
Loaita Cay: Bãi Loại Tá Nam [Nanyue Shazhou, Nanyao Shazhou (C)]. Tọa độ: 10o44’B-114o21’Đ. Loại bãi đá san hô có thể nhìn thấy được mặc dù thủy triều lên cao. Loaita Nan: Đá Loại Tá [Zhuangyuan Jiao, Shuanghuang Shazhou (C)]. Tọa độ: 10042.5’B-114019.5’Đ. Còn gọi là Đá Loại Tá tây-nam. Không bao giờ nhìn thấy trên mức thủy triều, luôn luôn chìm thấp dưới mặt nước. Cộng Hoà Nhân Trung Hoa chiếm đóng vào năm 1988 nhưng có thể là Loaita Cay hoặc là Loaita Nan. 118
4- Tizar Bank : Dãy Tizar [Zhenghe Qunjiao(C)]
Dãy Tizar-Tizar Bank
Dãy Tizar gồm có những đảo và 3 bãi đá ngầm sau đây: Namyit Island: Đảo Nam Yết
Tọa độ :1011’B-11422’Đ. Cách đảo Thái Bình (Itu Aba) về phía nam khoảng 11.25 hải lý. 119
Đảo có dạng trái xoan (hình thuẫn). Chiều dài nằm ngang khoảng 560m theo hướng đông tây và chiều rộng khoảng 180m với một diện tích khoảng 800m2, cao hơn mặt nước biển khoảng 6m. Trên đảo có nhiều loại cây, nhiều nhất là cây xú hương (cao hơn 3 m), cây nhàu (cao hơn 3m), mù u (5m), dừa cao nhất (khoảng 12m) và nhiều giống cây nhỏ, cỏ gai vùng nhiệt đới. Chim, vít ở đây rất ít. Giếng nước không ngọt hơi lờ lợ. Chung quanh đảo có vòng san hô và nhiều bãi đá ngầm. Phía Bắc đảo có cầu tàu, đối diện với đảo Ba Bình. Có công sự phòng thủ kiên cố của quân đội Việt Nam Cộng Hoà trước 1975. Sau 30-04-1975, quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục đóng quân trên đảo nầy. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa gọi tên đảo nầy là Che-hung-xiu Dao hay Hongxiu Dao). Itu Aba Island:Đảo Ba Bình (Thái Bình)
120
Đảo Ba Bình (Itu Aba Island, [Taiping dao ©, Ligaw I (P)] ở vào tọa độ 10023’B-1140 21’Đ là một đảo lớn về hướng tây bắc của dãy Tizar, dài 1,400m, rộng 335m tức là có một diện tích là 469,000m2 (gần 47 hecta), cao khoảng 4m so với mặt biển. Điều kiện sinh sống khả quan với 2 nguồn nước ngọt ở phía tây nam, có đất đai tốt nhiều phân chim để trồng trọt mưu sinh: khoai mì, rau cải, chuối…Chung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tiểu đĩnh có thể cập bến khá tốt. Năm 1933, người Pháp thay mặt cho Việt Nam theo chế độ bảo hộ đã cho quân trú đóng để xác định chủ quyền của Việt Nam trên hòn đảo nầy và đã xây cất một đài khí tượng. Tháng 12 năm 1946, Trung Hoa Quốc Dân Đảng Đài Loan xâm chiếm đảo rồi sau nầy rút quân vào năm 1950. Khi anh em Cloma, người Philippines tuyên bố thành lập một lãnh thổ riêng của họ trên một hòn đảo trong quần đảo Spratly, Trung Hoa Quốc Dân Đảng Đài Loan lại đưa quân quay trở lại đổ bộ lên đảo Itu Aba. Ngày 20 tháng 5 năm 1956 xây dựng cơ sở quân sự để chứng minh chủ quyền của họ trên đảo nầy. Tại đây có một sân bay nhỏ và cầu tàu cho các chiến hạm nhỏ cặp bến, đài khí tượng. Sau đây là hình ảnh và tình trạng hiện tại trên đảo Itu Aba-Ba Bình do binh đội của Trung Hoa Quốc Dân Đảng Đài Loan đang chiếm giữ tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2005: 121
China’s Spratly Islands-Taiping Island picture (2005-06-30) Acceded to the Nansha Islands Online)
1. Recovering Taiping Island, the landmark legislation
2. Later, the inscription, ‘inscribed write legislation the “Republic of China Taiping Island Nansha Islands”
122
3.Taiping Island Photo
4: Taiping Island Photo
Taiping Island picture 5
123
Taiping Island picture 6
(Taipei bureau issued calling card)
Taiping Island picture 7 (Taipei bureau issued calling card)
Taiping Island picture 8
124
Taiping Island picture 9 Description: Space Imaging’s IKONOS satellite captured this image of the Tizzard Banks (Zheng-reef) of Spratly Islands in the South China Sea on November 2, 1999. Source: http://www.spaceimaging.com / gallery/ioweek/archive/0107-15/index.htm
8: Taiping Island picture
125
Những bài đọc thêm về đảo Ba Bình-Itu Aba:
Bài đọc thêm 1: 1Title: witness to the history of the desire – Yi-yue material recovered after the Nansha Islands 1作者:新华社记者黄彩虹 Author: Xinhua News Agency reporter Huang Caihong 2-日期:1989-03-20 2- Date :1989-03-20 3- 版次:5 3- The version: 5 4-版名:国内专页(政治·法律) 4- Version: domestic page (political and legal) 5- 专栏: Column: 6- 正文: Text: 7-历史见证人的心愿—何炳材忆收复南沙群岛经过 7- Witness to the history of the desire – Yi-yue material recovered after the Nansha Islands 8-历史见证人的心愿-何炳材忆收复南沙群岛经过 8-Witness to the history of the desire – Yi-yue material recovered after the Nansha Islands 9- 新华社记者黄彩虹 9-Xinhua News Agency reporter Huang Caihong 10- 不久前,记者在广州访问当年参加收复南沙群岛的 原国民党海军太平舰副舰长何炳材。 10- Not long ago, the reporter who had taken part in the visit to Guangzhou Nansha Islands recovered the former Kuomintang vice Navy Pacific ship captains-yue wood. 11- 今年七十七岁的何炳材是广州市海运局高级 工程师。
126
11- This year the 77-year-old wood-yue is the senior engineer seaborne Guangzhou City. 12- 这位老先生回忆四十二年前收复南沙群岛的 经历时说:“南沙群岛有大小岛礁二百三十多个,主岛太平岛高出 海潮平面两米多。南沙群岛自古 以来就是中国的领土。虽然南沙曾先后被法国和 日本占领。但在日本无条件投降之后,当时的中 国政府,已按一九四五年开罗会议宣言和波茨坦 公告的精神及日本《无条件投降书》的条款,派 舰队于一九四六年十二月收复了西沙和南沙群岛,并向全世界宣 布中国对西沙和南沙群岛行使主权,这是不容歪曲的历史事实。 当时我直接参加收复 南沙群岛的任务,对这一段历史至今记忆犹新。” 12- The old man recalls 1953 to recover the islands before the experience, said: “Nansha Islands reefs, more than 230 big and small, Taiping Island, the main island plane two meters higher tides and more. Nansha Islands of China since ancient times of the territory. Nansha Cengxianhoubei Although France and the Japanese occupation, but in Japan surrendered unconditionally, then the Chinese Government, in accordance with the 1945 Cairo Declaration and Potsdam Proclamation and the spirit of Japan’s “unconditional surrender.” Provisions, Fleet sent in December 1946 to recover the Xisha and Nansha islands, and to the world that China’s sovereignty over the Xisha and Nansha Islands, it is not distorted historical facts when I direct part in the task of recovering the Spratly Islands, remember this period of history. “ 13- 何老先生说,当时收复西沙、南沙群岛的指 挥官是原国民党海军上校林遵,海军上校姚汝钰 为副指挥官。
127
13- He said the old man was recovering Xisha, the Nansha Islands is the KMT Navy Commander Colonel Lin compliance, the Navy Colonel Yu as deputy commander Taoru. 14- 舰队分成两组:“太平”、“中业”两舰承担接收 南沙群岛任务,由林遵指挥;“永兴”、“中建”两 舰承担接收西沙群岛任务,为姚汝钰指挥。 14- Fleet divided into two groups: the “peaceful” and “in the industry” to receive the Nansha Islands Liangjian mandate compliance by Lin command; “Yongxing,” “built in” to receive Liangjian task of the Xisha Islands, Taoru Yu command. 15- 一九四六年十月二十九日,四艘舰从上海 出航,趁着一个较好的天气,四舰按预定计划于十二月十二日 中午准时到达太平岛,全体人员无不欢欣鼓舞。 15- October 29, 1946, four ships set sail from Shanghai, taking advantage of a better weather, the four destroyers as scheduled on December 12 at noon Arrive on time Taiping Island, the entire staff were delighted. 16- 舰队在太平岛西南端距岛约半海里处抛锚 后,林遵下令派遣陆战队员登岛搜索,确认岛上无人,领队人 即在树顶上升起国旗。 16- Fleet in the Pacific island from the southwest extremity of the island of about half a nautical miles after anchoring Lin compliance Marines landed on the island ordered the dispatch of search, no one recognized the island, in the person team from the national flag rose up at the tree tops. 17- 下午,守岛官兵分批登岛,并陆续往岛上 运送发电机械、电台设备以及武器弹药、建筑
128
材料、给养物品等,于十三日全部运送完毕。 17- Afternoon, the officers and men in batches Shoudao landed on the island, and have delivered to the island generating machinery, radio equipment, as well as weapons and ammunition, construction materials, supplies and other items, all delivered on the 13 th end. 18- 接着,我们用平板仪以多角形导线法测得万 之一的太平岛地图 。 18- Then, we have to polygonal wire plane table measured by the one in Taiping Island map. 19- 十四日,林遵下令清除法、日侵略者留下的 残碑,以太平舰舰名命名该岛,并将“太平岛”三个大字的水泥 碑竖立在岛的西南部,作为中国政府收复南沙群岛、对南沙群 岛行使领土主权的永久标志。 19- 14, ordered the removal of forest law compliance, the Japanese invaders left Canbei, peace in a ship-to-ship named the island, and the “Taiping Island,” the three characters of cement monument erected in the south-west of the island, as the Chinese Government recover the islands, territorial integrity and sovereignty of the Spratly Islands to exercise permanent signs. 20-由麦蕴瑜专员主持收复南沙群岛仪式,宣布 在太平岛设南沙群岛管理处,归广东省政府管辖。 20- Mak Yun-yu from the ceremony presided over the Nansha Islands recovered the Taiping Island, located in the Nansha Islands Management Service, in the jurisdiction of the Guangdong Provincial Government. 21- 十五日上午,林遵率“太平”舰离开太平岛,
129
巡视了南沙北部的南钥、中业双子岛等岛屿。 21- The morning of 15, Lin compliance rate “peaceful” ships from Taiping Island, visited the northern part of South Nansha key, industry, Gemini Island and other islands. 22- 随后接收人员又到中业岛、西月岛、南威岛竖 立石碑。 22- And the subsequent receipt of persons in the industry to the island on the West Island, South Island to erect a monument. 23-接着向西沙群岛航行,巡视西沙永兴岛和 附近的岛屿,然后返回榆林港汇报候令。 23- After sailing to the Xisha Islands, visit Xisha Yongxing Island and nearby islands, then returned to designate the Yulingang report. 24- 一九四六年除夕,在欢乐的节日气氛中,林 遵指挥官在“太平”舰上举行记者招待会,向全世界宣告,中国 已胜利收复了西沙和南沙群岛。 24- New Year’s Eve 1946, in the joy of the festive atmosphere, Lin compliance commanders in the “emergency” ship, held a news conference, declared to the whole world, China has recovered the victory Xisha and Nansha Islands. 25- 何老先生最后说:“我最大的愿望是希望国 共两党以民族大义为重,双方一起,共御外侮,共同保卫祖国 海疆,为维护国家的领土完整与统一作出贡献。” 25- Finally Mr. Ho said: “My greatest wish is that the KMT and the CPC to the national interests, the two sides together, a total of the Royal foreign aggression, defend the motherland common in
130
coastal and to safeguard the country’s territorial integrity and reunification to contribute.” (新华社供本报专稿) (Xinhua News Agency, for this专稿) 《人民日报》1989-03-20 “People’s Daily” 1989-03-20 *Bản dịch ra tiếng Anh Bài đọc thêm 1: Title: witness to the history of the desire – Yi-yue material recovered after the Nansha Islands Author: Xinhua News Agency reporter Huang Caihong Date : 1989-03-20 The version: 5 Version: domestic page (political and legal) Column: Text: Witness to the history of the desire – Yi-yue material recovered after the Nansha Islands Xinhua News Agency reporter Huang Caihong Not long ago, the reporter who had taken part in the visit to Guangzhou Nansha Islands recovered the former Kuomintang vice Navy Pacific ship captains-yue wood. This year the 77-year-old wood-yue is the senior engineer seaborne Guangzhou City The old man recalls 1953 to recover the islands before the experience, said: “Nansha Islands reefs, more than 230 big and small, Taiping Island, the main island plane two meters higher tides and more. Nansha Islands of China since ancient times of the territory. Nansha Cengxianhoubei Although France and the Japanese occupation, but in Japan surrendered unconditionally, then the Chinese Government, in accordance with the 1945 Cairo Declaration and Potsdam Proclamation and the spirit of Japan’s “unconditional surrender.” Provisions, Fleet sent in December 1946 to recover the Xisha and Nansha islands, and to the world that China’s sovereignty over the Xisha and Nansha Islands, it is not distorted historical facts when I direct part in the task of recovering the Spratly Islands, remember this period of history. “
131
He said the old man was recovering Xisha, the Nansha Islands is the KMT Navy Commander Colonel Lin compliance, the Navy Colonel Yu as deputy commander Taoru. Fleet divided into two groups: the “peaceful” and “in the industry” to receive the Nansha Islands Liangjian mandate compliance by Lin command; “Yongxing,” “built in” to receive Liangjian task of the Xisha Islands, Taoru Yu command. October 29, 1946, four ships set sail from Shanghai, taking advantage of a better weather, the four destroyers as scheduled on December 12 at noon Arrive on time Taiping Island, the entire staff were delighted. Fleet in the Pacific island from the southwest extremity of the island of about half a nautical miles after anchoring Lin compliance Marines landed on the island ordered the dispatch of search, no one recognized the island, in the person team from the national flag rose up at the tree tops. Afternoon, the officers and men in batches Shoudao landed on the island, and have delivered to the island generating machinery, radio equipment, as well as weapons and ammunition, construction materials, supplies and other items, all delivered on the 13th end. Then, we have to polygonal wire plane table measured by the one in Taiping Island map. 14, ordered the removal of forest law compliance, the Japanese invaders left Canbei, peace in a ship-to-ship named the island, and the “Taiping Island,” the three characters of cement monument erected in the south-west of the island, as the Chinese Government recover the islands, territorial integrity and sovereignty of the Spratly Islands to exercise permanent signs. Mak Yun-yu from the ceremony presided over the Nansha Islands recovered the Taiping Island, located in the Nansha Islands Management Service, in the jurisdiction of the Guangdong Provincial Government. The morning of 15, Lin compliance rate “peaceful” ships from Taiping Island, visited the northern part of South Nansha key, industry, Gemini Island and other islands. And the subsequent receipt of persons in the industry to the island on the West Island, South Island to erect a monument. After sailing to the Xisha Islands, visit Xisha Yongxing Island and nearby islands, then returned to designate the Yulingang report. New Year’s Eve 1946, in the joy of the festive atmosphere, Lin compliance commanders in the “emergency” ship, held a news conference, declared to the whole world, China has recovered the victory Xisha and Nansha Islands.
132
Finally Mr. Ho said: “My greatest wish is that the KMT and the CPC to the national interests, the two sides together, a total of the Royal foreign aggression, defend the motherland common in coastal and to safeguard the country’s territorial integrity and reunification to contribute.” (Xinhua News Agency, for this专稿)
“People’s Daily” 1989-03-20
*
133
Bài đọc thêm số 2 về đảo Ba Bình-Atu Aba: Recover the islands in 1946 (2004-12-19 acceded to the Nansha Islands Online) December 12, 1946, to the islands of the Pacific to receive, in the two ships, and arrived in the main island Huangshan Ma Zhi. No one on the island, has been the withdrawal of Japanese troops. After landing, started mapping, and investigation work. Built, Gun, to celebrate the flag. Monument made of cement. A positive inscription “Spratly Islands Taiping Island,” another inscription positive for a “peaceful island,” the inscription for the back of the “Republic of China in December 1946 legislation,” the side for the inscription “Peace boat here.” In order to commemorate this in receiving the “peaceful” and “in the industry” two ships, and then Huangshan MA Zhi-Zhi and the Island Rail were renamed Taiping Island and islands in the industry, and troops stationed.
-
Bài đọc thêm số 3 về đảo Ba Bình-Atu Aba: - Yue wood book “recover the islands” (2005-06-03 acceded)
Accept the task of formulating Navigation Plan July 1946, “Tai Hong,” “peaceful” and “Yongding”, “Yongsheng,” “Wing Shun”, “Wing Tai,” “Yongning”, “Yongxing” 8 ship voyage home from the United States, slightly Dressing matter. My Government is recovered organizations Nansha, Xisha Islands Fleet 2, the latest equipment was of the view that the peace ship (destroyer escort) flagship led the “in” (largescale landing ship), “Yongxing” (minesweeper), “ Building “(large destroyers) to the implementation of recovering the ship task. Lin appointed Colonel compliance for the Navy Fleet Commander. Lin Yao compliance and Maishi designated captain and I am responsible for maritime official Daixi Discovery, staff Linhuanzhang jointly research and develop navigation plans, ordering in the end of December 1946 to receive complete tasks. I was at peace Major deputy captain of the ship, from 1934 onwards Customs buoy boats and ships working on for many years,
134
on the coastal navigation, waterways understand, in the big storms in the transportation of personnel and materials in Shanghai there is a certain experience of the island. However, the islands of information and freedom of navigation, irrespective of no guidelines on foreign routes, only saying that this is “danger zone.” So when I received commanders and captains account for pilotage task, the uncertainty. So four solicited information from the Shanghai Customs after the Treasury Department found a 1910 published in the Spratly Islands old French charts, but the smallscale map, depth was very infrequent, and not suitable for navigation purposes. Charts from the site, that the islands and reefs, reef, mostly from a coral reef, and more for undersea ring holding the atoll lagoon. No region or any lighthouse beacon. Taiping Island is the largest island with an area of less than 0.5 square kilometers, only 3.3 meters high. Good visibility in the circumstances, can only 7-8 nautical miles in and around the island to see. Tianshui in the South China Sea in the vast connected with him, is like “knots found needle.” Taiping Island, surrounded by coral reefs around, it is necessary to board the island must be approved by the coral surface navigation, explored the deep channel forward, see if we can find this route, I do still lack the relevant information. But I was holding firm conviction: man will triumph over nature, French, Japanese can be boarded Taiping Island, we will certainly be able to board, let alone our ancestors have been forward? I want to overcome all the difficulties and complete recovery territorial reunification of the motherland glorious task. I seriously study the situation Nansha Islands and surrounding water, as well as the South China Sea climate, wind, currents, waves, more wrecks of the past in the Nansha Islands northeast of reasons. According to the then northeasterly winds quarter, the South China Sea is the current focus of the Southwest points identified from west to east near Taiping Island, roughly current sailing, speed control and Taiping Island to search for the path of coral reefs is beneficial. Yulingang decided by the open after the first travelling southward to the coast of Vietnam, Lira (Varella) angle, and then eastward towards Taiping Island. While this milestone will be more and more traffic, but both the island and seize find safety.
135
On the other hand, from Shanghai to Yulingang the area by the weather, the tide, such as buoys and mined areas, but also in-depth study. It is precisely because of the time shortly after the end of World War II, China’s coastal lighthouses, buoys, etc. Most have not returned, some mined areas have not yet been completely measured So, often floating mines in the sea. At the same time, maritime security and also more chaos, rampant piracy in South China sea, the great ship of security threats. All these factors, they must take into account when designing routes. After a short period of half a month research, design and preparation, formulation of all navigation plans, contacts and the way Fleet command signal, as well as approval by the higher authorities in accordance with the implementation. Two net Yulingang October 29, 1946, “peaceful” four ships lined up by the Shanghai Wusong mouth proceed. Along with lights, telephones or banner command and mutually linked. Open radar, and strengthen the observation deck, use lighthouse, and sometimes use celestial bodies, diligence test vessel position and do a good job charts operations at the same time search of the sea superscript, pay attention to the dynamic between vessels at any time to combat readiness. November 2 to Humen, receiving commissioners and staff on board, November 6 from Humen life, November 8 Yulingang arrived in Yulingang supply, and Yulin and Sanya Navy radio contact discuss plans. It is learnt that the occupation of Japan and Yulin Sanya, a coastal radio stations are in Sanya taste of Hong Kong has also established a submarine base and a large-scale long-distance radio, command Japan to the South China Sea and the South Pacific in the Navy and the Air Force. But after Japan surrendered, the KMT’s “receiver Dayuan” is not only not good use or safekeeping of these spoils of war, it will be the vast majority of equipment, machinery, apparatus, such as breaking up, the trafficking parts to eat Sinang. I have seen many large-scale radio vacuum tube placed in the market as the fish tank Sanya betrayed. Receiving from the many large and expensive military facilities, communications equipment, transport, apart from a few left to the official who own, all turned into scrap.
136
Yulingang only in a smaller power stations barely Navy Fleet contact with us. In Yulingang period, we also understand the local veteran fisherman of the Nansha and Xisha Islands. That the two Islands fishing season is from February to April. Usually in the spring wind level 4-5 following winter more than strong wind, strong wind northeast wind up to seven, in May after the summer and autumn rainy season typhoons. Xisha Islands of Anchorage is not bad, but no amount of the Nansha Islands Anchorage, is not the end of gravel, sand, coral, easy to follow anchor. As the area in winter and more inclement weather, in fact, elections in 11-12 months is not suitable to receive the Nansha Islands, let alone in time of war when damage of the South China Sea weather yet to resume, weather forecasts are inaccurate, difficult to grasp the weather at sea , and no amount of Anchorage halfway, danger can be imagined. However, the KMT government decisions and orders can not be changed, and recover the Nansha Islands is the country’s prestige in the international problems, only to overcome difficulties and strive to complete the task within a specified period. “Peace”, including the four ships in the mid – and late November had twice sailed out of Yulingang, about three hours after it encountered fierce waves, “industry”, “built in” two large landing craft to roll to 30 degrees . Their particular area of the wind, saw them topple the risk of forced return of the entire fleet of four Yulingang be sunny. Screen on a spot – at Taiping Island December 9, 1946 The weather was fine, northeasterly winds 3, 8:00 Yulingang set sail from third. In Hong Kong, the true course to 179 ° away from the east coast of Vietnam, according to the prevailing wind direction, wind and the estimated flow, velocity, camel Lo-driving course for 177 °, using radar Position Determination, “Yongxing”, “built in “Liang Jian separately in the drive to recover after leaving the Xisha Islands. ”Peace”, “industry” Liangjian continue south with an average speed of 10 sailing.
137
December 10 (approximately) 10:00 in Vietnam and China Lira (Varella) angle, the use of accurate Position Landmark, the Taiping Island directed at the Nansha Islands. With an estimated airflow pressure accurate and vessel position has been maintained in the basic route. December 12 (approximately) from seawater into deep green (over a black), that ship has entered the 1,000 meters around the shallow waters, coral reef area near distance. So send sailors on the mast top to strengthen observation, search the shallow water color, and to reduce speed, running Echo Sounder, and continuously record water depth readings, and pay attention to the changes. Around 10:00 appeared on the horizon in front of a short black line, and then gradually see the shore shape. On the radar screen showed one point, and the latitude and longitude of astronomical observations, depth charts and drawing on the image proofing and concluded that this is undoubtedly Taiping Island. Also half an hour, passing a depth of approximately 40 m platform coral reef, sea-green mutants. Then to the very slow speed, to the position of the island coastline of Position and used radar altimeter in the distance 600 m, 30 m water depth measured immediately reversing, 11:00 Taiping Island in the south-western coast of the anchor. This anchorage is gravel, sand bottom, water is very clear, anchors and anchor chain into the seabed after all to see. Throwing good anchor, pull a long whistle sound, to attract the attention of people on the island. Then lay down their motorboat and rescue began rowing landing. Boarded the Nansha Islands I took the sailors and marines shifts motorboat and a group of lifeboats landing, to advance about 50 metres from the shore, so shallow water, we waded from the boat landing. We first enter the fortress near the shore search failed to discover any, then hoisting of the national flag at the top.
138
Further north into the two concrete house search, we saw a few pieces left behind by the Japanese army helmets and ragged uniforms, shoes and so on. Erection of the monument and the Japanese overturned. We will be building materials, machinery, equipment and construction workers from “industry” ships have transported offshore. Lin day compliance commanders, captains Mai Shi-yao, the captain and vice captain, Dai Yi Discovery, Linhuanzhang and I recovered on the island held a ceremony to erect a high of about one metre of reinforced cement monument on the engraved with the “Taiping Island,” the three characters. Guangdong Provincial Government Commissioner Mak Yunyu, presided over the ceremony recovered. By law, the imperialists have occupied the islands, from returning to the embrace of the motherland. Observation of the island In the construction period, I have repeatedly detailed look at one of the island to see what it is about 1 km, a width of 0.5 km to the north and south, an area of about 0.5 square kilometers, the upsurge in online altitude of about 10 feet (3.3 m), tropical plants around 3-4 meters high. Surrounded by coral reefs around, southwest of coral reefs is the narrowest width of about 150 meters. Everywhere on the island covered with white droppings. A layer of about 0.5 meters high, hidden in numerous gull guano in the eggs, the beaches, there are also many eggs. Buildings of the cement structure is estimated to be as a defensive typhoons and storm surges and design. Smaller windows, most have been broken. Have an wells, water storage, four counters. The east coast and the south shore-some incomplete waves embankment. On the one about 0.6 meters high concrete cofferdam around. After testing the water quality of wells still available for drinking, immediately fitted with hand pumps.
139
Others, such as power generation plant, radio, the station and living quarters, respectively, according to prioritize repair or replacement. At that time, the officers left the Marine Corps and a platoon weather, radio, repair personnel, medical personnel, a total of about 60 people. Also left behind a number of weapons, ammunition, medical equipment and drugs, living appliances (including a catch nets, fishing gear, etc.) and adequate half the fuel used and easy consumption of materials, food dish, such as canned food. Return The Nanjing General Command of the Navy command ship of peace to Yulin, Sanya, Xiuying perform other tasks, such as Hong Kong, December 15 from Taiping Island, and return to the north on December 25 into Guangzhou Port Baiedan Anchorage. After starting the voyage from Shanghai to a total of about 3,000 nautical miles and successfully completed all security tasks by the Guangzhou City Guangdong Sheng military authorities and the masses warm welcome. Compliance Commander Lin held a press conference, the first edition of major newspapers worldwide publicity to the nation and to recover the sacred territory of China’s West, the islands of major historical events, Nanjing General Command of the Navy, and immediately communicated awards. (From the CPPCC National Committee for the historical data “Chinese Cultural and Historical Data Library” six P81-83, the Chinese Cultural and Historical Press, 1996 edition) Reprinted from: http://www.cngdsz.net/discourse/article_show.asp?typeid=3&articlei d=2858
Zhang Ran: “Historical Review: Documentary recovered Xisha Spratly Islands” (2005-06-03 acceded) Before starting the preparatory work After the victory of the Anti-Japanese War in 1945, China in accordance with the Cairo Declaration and Potsdam agreements, the right to recover all of the Japanese occupation of China’s
140
territory, including scattered in the South China Sea islands and coral reefs. Following the recovery of Taiwan that the government immediately after the organization mainly to the strength of the Navy, assist the Guangdong provincial government, go south to recover the Xisha and Nansha islands. Navy stationed in the West, the islands of preparatory work is the second Department of the Navy General Command of the Marine Department contractors from Taoru chief Colonel Yu chaired Long range of staff, Bing-Cheng Li and I am responsible for. Islands due to the fall of many years, many unknown circumstances, can only be based on the chart-stationed in the development programme. Then I noticed that foreign warships also began Xisha waters, planning the first signs of occupation of the islands, to the preparatory work has brought a tense atmosphere. We must carefully plan, to be more rapid action. After study, the final decision to send Fleet carry out its mandate. Navy destroyer escort-Pacific headquarters, flooding Yongxing, submarines, tanks, landing craft in the construction industry, and the four warships stationed in the West composition, the Nansha Islands Fleet. Lin compliance for the camp commander, Colonel, Taoru Yu as deputy commander, Captain and I Linhuanzhang staff. In order to gain time, Lin Chung-kai Linhuanzhang compliance rate at peace, Liangjian stationed in the Nansha Islands in the industry. I rate as Taoru Yu Yongxing, Liang Jian Jian stationed in the Xisha Islands, separately carry out its mandate. Nansha is the stationing of its main island of Taiping Island, MA Originally known Huangshan, to peace in this ship named. Xisha goals for the stationing of the main island Yongxing Island, the island formerly known as Cat Island, also changed to the current name Yongxing ship. In moving to the main island of the Navy established a radio station, the Marines were stationed in a separate row, in every part of the island for 59 officers, under the command General Command of the Navy; send telecommunications Captain Li-zhen will radio
141
for the Xisha Islands long-Qing Deng radio station director for the islands. Driving Island staff rotation will be provided once a year, three times the salary paid by; island on January 1 for all types of materials are well-prepared, after a recharge every six months. After the preparatory work was ready, fleet command staff in the October 25, 1946 on arrival in Shanghai, also accompanied to the work of the Ministry of the Interior, the Ministry of National Defense, the Air Force Command, the Joint Logistics Command representative of the Department of the Central Committee Zheng funded about 13 people. The evening of 29, gave priority to improving the port respectively, in the evening that the formation of the Yangtze River estuary south. Fleet by bypassing Hong Kong and Taiwan off in the evening of November 1 into the mouth of the Pearl River, parked in the breakdown of Humen. Navy gunboat in Guangzhou night Baichuan teams meet Fleet and deputy commander and staff, as well as peace captain Maishi Yao, Liu Yimin Yongxing captain, Captain Zhanglianrui built, industry-him and his captain Mr Mark Lettenbichler 8 to Guangzhou. Commander of Churen am the following day will be the Guangdong Provincial President LUO Zhuo Britain, and with the province assigned to receive Island for the exchange of views. Then called on the CMC to Guangzhou will be the camp director Zhang Kui, Fleet reported to him and the work plan. Guangdong provincial government to send members to receive Yin Xiao, the Xisha Islands Commissioner, Mr Yun-yu, also sent a consultant to receive the Nansha Islands. The Working Group has received all of the organs and representatives of the Home Office, the Office of Industry, Sun Yat-sen University, and other units of professional inspection, surveyors and technicians participate in the industry. Additionally, there are the Shanghai Business News correspondent Xiao-Ya Chen in Guangzhou interview with the ship. Huige stationed in the sails of all the preparatory work is completed, Fleet, November 6 in the morning to start from Humen.
142
Where to install a number of coral reefs and fisheries with the vessel sailing, employing about 40 familiar with the fishermen of the islands comprising transport workers teams. South China Sea in November when strong northeast monsoon period, Taiping, in the second set sail for the ship, due to the effect of weather halfway back. 23, Yongxing, the two ships built when storms reduced the gap between the first set sail on the 24th arrived at Yongxing Island, in the ring, anchoring reef. I first rate combat team landed by boat search. Jianyiren not on the island, the original building has been destroyed completely. Then the deployment of personnel, in accordance with the original landing, Cheng Yun materials, structures barracks, and build fortifications, the construction of Paoli. At this time there are still seven sea winds, so that the work of the difficulties encountered, but after five days and nights Huzhu stationed work will largely completed. Island living facilities to be in place arrangements, radioQualcomm has been investigated task has been completed, on the morning of 29 Fleet sent honor guard will accompany representatives of the central ministries and the Guangdong Provincial Commissioner and reception staff in the Island, unveiled the monument to recover the Xisha Islands, and Gun flag. Monument by the system of cement, fine carved positive, “the southern border-I” four large letters, inscribed on the back “The Navy recovered the Xisha Islands Monument” and the “Republic of China on November 24 1946 legislation.” Thus the mandate of the Xisha Islands preliminary stationed in Gaocheng. On the 29th we bid farewell to Yongxing Island, in the western Wing-lok into the Xisha Islands observation and cross-chen flights Island and the island to see the coral island, still see the island during Japan’s occupation of France and residual housing, this situation immediately Diangu Navy headquarters. Fleet was northbound, 30 Yulingang returned in the afternoon.
143
December 9, Taiping, the two ships set sail again from Yulingang, heading for the Nansha Islands in the morning on the 10th at Taiping Island, the troops landing search, it was also not found on the island. Immediately organized transport supplies to the island, receiving, construction, inspection work. Lastly, the erection of a monument, Beishen for the cone, positive inscription “Spratly Islands Taiping Island,” inscribed on the back of the “Republic of China on December 12-35 years of legislation,” the left monument inscribed “peace ship to The “right moment” in the ship here. “ Reception staff on the side of the monument reception ceremony. Fleet after the completion of tasks in return on the 17 th, arrived on the 20th Yulingang. Yulingang pause in the rest, the entire fleet is back, Guangzhou. And the Guangdong Provincial Government to recover stationed in the West, the triumphant completion of the Nansha Islands held a series of welcome and celebration. To that end, peace, Jiang Yongxing Liangjian enter Baiedan anchoring surface parking. In the post-war new navy later recovered the two Islands to Guangzhou, in the public celebration of the An upsurge. Strengthening at the Guangdong Provincial Government to develop research and development of South China Sea islands have done a lot of work, and also set up the “Guangdong West, the islands Island-codification of the Committee,” I was also invited members to participate in the work. We received in Guangzhou General Command of the Navy orders, Fleet stationed in Guangzhou, Yu from Taoru responsible for dealing with the two nearby islands, atolls and the formation of the Navy, radio and supplies for the spring when stationed in the island. January 16, 1947, a French aircraft flew air reconnaissance Yongxing Island. On the 18th morning, the people of Tokyo, the ship arrived Yongxing Island, landing asked me to send officers and soldiers stationed staff retreat.
144
Li-zhen chief immediately be sternly refused, and the military immediately denounced the law but the island was entering emergency preparedness. Islands after the French military, French ships still parked in Yongxing Island sea, the 24 hours before the withdrawal. According to Paris after the news report that the French military withdrawal from Yongxing Island, then proceed to the coral island landing. The French military invaded the Xisha incident, the Navy General Command in the January 18, the station director Li adhere to the land and properly deal with, and support for Fleet stationed orders. At that time, the Ministry of Foreign Affairs and Ministry of National Defense respectively to the question put forward by France and protest, and condemned violations of the military I territory. April 14, 1947, I followed the lead Yongxing Yaoru Yu Liang Jian with the industry starting from Guangzhou, the Yulingang heading Yongxing Island. Addition to the half-yearly supply, and according to plan preparations for the coral stationed outside, in accordance with the recommendations of the International Meteorological Organization, meteorological observations carried out on the island, and the establishment of aids to navigation beacon, as well as natural resources and investigation. So this trip with the work of the staff Fleet, the Academia Sinica Institute of Botany, Qingdao Institute of Marine Research, Department of Geological Survey, Ore Resources Committee, and other units of measurement experts, as well as Sun Yat-sen University and the Department of Geography, Department of Biology, teachers and students. In addition, the navy also sent electrician Command Director Cao Zhou Zhongyuan bring along with Indonesia returned overseas Chinese Miao-fu, as well as former President Tunaiwei Hunan delegation to the Xisha inspected, ready to make recommendations on the development of the Islands. Command stationed Qiongya also requested the Ministry of Railway Engineering Director Wei Wu moved to send civil personnel to Yongxing Island, helped build piers and trestle.
145
This task is quite arduous, but as for the full and too big to proceed smoothly. May 8 to command rate Yongxing, the industry ships from Guangzhou, heading for Taiping Island, a series of supply and resupply the tour. Along with other reporters in Guangzhou Shanghai Ta Kung Pao Huang Ke. This trip due to the effect of weather until June 3 to only arrived in Guangzhou. Nansha in the supply period, we received the Navy General Command May 16 order: In accordance with the Executive Yuan order, the Navy hosted the provisional administration of the islands, the corresponding set of the Navy Islands Management Service, and sent Zhang Ran for the management of the Xisha Islands Director of the Navy set up in Guangzhou Huangpu Guard, sent to the Director of Taoru Yu, the Guangzhou-back when Fleet, stationed task even ended, before and after the work lasted eight months. After stationed overview of the work of the Navy I Xisha Islands Management Office, we will recommend the training of the staff Peng Yun-sheng to the Nansha Islands Management Office. During the temporary stay in Guangzhou, in Guangdong Province, I have the information staff in the South China Sea islands to conduct a study. June 11 to 15, the Guangdong provincial government has also organized a Confucian Temple in Guangzhou West, the islands Products exhibition, public display various physical, specimens, photographs, charts, as well as historical relics and other precious materials, which has caused all the attention Visitors to more than 30 million. In accordance with the collection and investigation of the information in light of the realities of the island, the Navy has developed a management and development of the Xisha Islands of submissions, its main contents are: construction of the Harbour Island terminal, the development of the island marine traffic; and the development of phosphate rock aquatic resources, and strengthening of meteorological and navigation work, and so on. But this view at the time was not accepted due to limited conditions, and even overseas investment plan did not receive support.
146
March 1948, I was with Peng Yun-sheng two officers by taking over all the islands in the sea ships from Shanghai, the Kaohsiung, Guangzhou, Yulingang south, first sent to the Pacific island of Peng, and then taking over the Yongxing Island, the management from the Navy West, the work of the Nansha Islands to begin a new stage. At that time, according to the approved establishment, punishable by an office under the management Islands, meteorological group and telecommunications group, the professional and technical officers and 128 soldiers. In addition stationed land, meteorological observations as the central task, Yongxing Island Meteorological Station every two hours for the provision of ground-based observations and records in a timely circular, and telegraph Navy Headquarters; also regularly Chaoshou Tokyo, Shanghai, Hong Kong, and other meteorological data aggregated ; daily drawing 0200 and 1400 when the East Asian regional weather charts, and try to plot weather forecasts and public broadcasting. The work in the international shipping weather has made some good plays a role. I am stationed in the island, in order to commemorate the 1946 Navy since recovered and operating the work of the Xisha Islands, has Creation of a “landmark in the Navy recovered the Xisha Islands Chronicle,” and described recovering after operation, along with the staff that participate in the directory. Cast aluminum alloy for the entire monument, set in cement base, and re-erection “The Navy recovered the Xisha Islands Monument,” monument engraved positive, “the South China Sea Pingfan” four characters, adjacent to the “Republic of China November 24 1946 Zhang Jun, Li Ran. “ Cibei still stands tall in Yongxing Island, has become China’s sacred territory of a historical exhibit on the Xisha Islands. (From the CPPCC National Committee for the historical data “Chinese Cultural and Historical Data Library” six P76-78, the Chinese Cultural and Historical Press, 1996 edition)
*
147
Cay: Đảo Sơn Ca (Dunqian shazhou) Toạ độ: 100 22’B, 1140 28’Đ.
- Sand
Đảo Sơn Ca-Sand Cay [(Dunqian shazhou©] ở về phía tây đảo Ba Bình, trong dãy Tizar Bank, cao 3m. Đảo có nhiều loại cây, bụi rậm, cỏ dại dây leo mọc khắp nơi. Trước 1975 quân đội Việt Nam Cộng Hoà trú đóng và phòng giữ và sau 30-04-1975 được quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Việt Nam tiếp nối việc trú đóng và phòng vệ. Ban Than Reef: Đá ngầm Bàn Than [Zhongzhou Reef ©]
Nguồn: Vũ Hữu San, Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa Cũng xem: http://72.14.253.104/search?q=cache:3Q9aEv_OMMJ:www.jamestown.org/china_brief/article.php%3Farticleid%3D2373974+ Zhongzhou+reef+Ban+than&hl=en&ct=clnk&cd=3
148
- Petley Reef: Đá Núi Thị [(Bolan jiao ©]
Tọa độ:100 24’B, 1140 34’Đ. Cách đảo Sơn Ca (Donqian shazhou) 5.4 hải lý về phía đông dãy Tizar Bank. Với một diện tích khoảng 1.8km x 1.3km = 2.34 km2. Chỉ có thể nhìn thấy khi thủy triều thấp tuy nhiên cũng có một vài mõm đá có thể nhìn thấy khi mức thủy triều lên cao. - Elda Reef Đá En Đa [Anda jiao (C ), Beting Burgai(P)]
149
Tọa độ: 1002’B – 114042’Đ), ở về phía đông dãy Tizar Bank, và nằm dài khoảng 8km theo chiều tây nam-đông bắc. Chỉ có vài mõm đá lớn có thể nhìn thấy được khi mức hải triều cao. - Mischief Reef: Đá Vành Khăn [Meiji jiao (C)]
Tọa độ: 9055’B – 1140 49’Đ) cách đá Livock Reef (Sanjiao Jiao) 18 hải lý về phía tây nam. Hình bầu dục với trục ngang khoảng 8km và trục dọc khoảng 5km. Phía nam và tây nam của đá Vành khăn có 2 ngõ trống rộng ghe tàu lớn 50 tấn có thể vào phía vòng bên trong đầm nước. Tháng 02 năm 1995, Phi Luật Tân khám phá ra rằng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã xây cất một nhà sàn bằng gỗ cho ngư phủ của họ. Theo một tấm ảnh trên tờ báo Kyodo của Nhật thì vào tháng 05 1955 nơi đây 150
có một cái chái dùng làm nhà kho và một nhóm trại xây cất bằng vật liệu kim loại.
Mischief Reef “shed” and “steel pavilion” tall houses, in May 1995 Japan’s Kyodo News picture http://www.nansha.org.cn/gallery
http://www.nansha.org.cn/gallery
151
Sau đây là hình ảnh những cấu trúc trên vòng đá Vành Khăn – Michief Reef do Trung Hoa xây cất Nguồn: http://www.nansha.org.cn/gallery
Mischief Reef “steel pavilion” tall houses in October 1998 AFP
152
http://www.nansha.org.cn/gallery
4: Mischief Reef because of the construction of points of photography from different angles, people imagined this diagram confused AFP picture
5: Site painting by the Mischief Reef architectural sketch: “shed” and “steel pavilion” tall houses, long stilt houses, small huts, the present structure of reinforced concrete construction, in 1999 as a platform for local
http://www.nansha.org.cn/gallery
153
6: long stilt houses, small huts, and the subsequent construction of a reinforced concrete building site in November 1998 AFP picture
6a: Mischief Reef another picture of stilt houses, small huts, and the subsequent construction of a reinforced concrete building sites, the right for a small boat sheds, cranes, etc.
http://www.nansha.org.cn/gallery
154
Mischief Reef in November 1998 AFP picture
6c: in the construction of Mischief Reef http://www.nansha.org.cn/gallery
155
Mischief Reef
Mischief Reef
Mischief Reef construction of reinforced concrete buildings basicallycompleted http://www.nansha.org.cn/gallery
156
Mischief Reef construction of reinforced concrete buildings basically completed
10: Mischief Reef construction of reinforced concrete buildings basically completed February 5, 1999
157
http://www.nansha.org.cn/gallery
10a: Mischief Reef construction of reinforced concrete buildings basically completed February 5, 1999
10b: Mischief Reef construction of reinforced concrete buildings basically completed AFP picture
158
http://www.nansha.org.cn/gallery
11: Mischief Reef construction of reinforced concrete buildings completed on March 22, 1999
11a: Mischief Reef construction of reinforced concrete buildings completed on March 22, 1999
159
http://www.nansha.org.cn/gallery
12: The Mischief Reef
13: The Mischief Reef: This is the first generation of tall houses, hut erected a summer house in the long winter of the building at that time so hot intolerable troops, now these houses into the pigsties and vegetable fields.
160
- Gaven Reef: Đá Gaven [Nan xun jiao (C)]
Tọa độ: 10013’B – 1140 13’Đ. Ở về phía Tây của Dãy Tizar Bank và Đảo Nam Yết. Gồm có 2 dãy đá. Có thể nhìn thấy khi mức thủy triều xuống thấp. Hiện nay do Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm đóng.
Quân đội của nước CHNDTH hiện có mặt trên Đá Gaven (the Nansha Islands Online)
161
Quân đội của nước CHNDTH hiện có mặt trên Đá Gaven (the Nansha Islands Online)
Quân đội của nước CHNDTH hiện có mặt trên Đá Gaven (the Nansha Islands Online)
*
162
- Discovery
Great Reef : Đá Lớn [Daxian jiao(C )]
Ðá Discovery, gồm có hai hòn, ở phía ÐôngBắc Fiery Cross, cách 55 dặm. Ðá Discovery lớn nằm ở tọa độ 10°4’B – 113°51’Ð, về hướng tây nam dãy Tizar Bank là một dãi đá san-hô hẹp dài khoảng 13 km, phần lớn đã bị khô, gồm có nhiều hòn đá lớn không bị ngập nước, 163
ở giữa là đầm nước không có lối ra. Phía Bắc, cận bờ, biển sâu 200m. - Discovery Small Reef : Đá Nhỏ [Xiaoxian jiao (C)]
Tọa độ:10o01’B – 114o02’Đ. Ðá Discovery nhỏ cách chỏm phía Nam Đá Lớn khoảng 18.5km về phía Ðông, cách dãy Tizar Bank 30km về phía tây nam. Ðá nầy nhô lên, có hình khối tròn do san-hô cấu-thành, đường kính 600m. chung-quanh biển có độ sâu rất lớn.
*
164
- Western or Flora Temple Reef: Đá Tây hay Đá Đền Cây Cỏ [Fulusi jiao (C)]
Toạ độ: 10o14’B – 113o38’Đ. Phía tây dãy Tizard Bank, cách xa Đá Lớn Discovey Great Reef khoảngng 17 hải lý về hướng tây bắc. Ðá Flora Temple (Ðá Tây), là một bãi đá rất nguy-hiểm vì phía tây-nam nước ngập không sâu lắm khoảng 1.8m-5.6m. Ðây là một rạng đá hẹp, dài khoảng 1,5 hải-lý, trải ra theo hướng đông bắc- tây nam.
*
165
- Fiery Cross or N.W: Đá Chữ Thập [Yungshu jiao (C)]
Image courtesy of the Heritage Foundation: http://www.heritage.org/asiaoffice/spratly/page3.html
Phía Tây Nam Dãy Tizar Bank /Nam Yết có Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Yungshu jiao, nơi tọa độ 9035’B – 1140 54’Đ. Hòn Đá Chữ Thập dài 26km, rộng khoảng 7 km, nằm theo chiều đông bắc-tây nam, gồm có nhiều bãi đá ngầm và bị chìm ngập không còn nhìn thấy khi thủy triều lên cao hiện nay do quân binh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm đóng và xây cất một bến cảng lớn cho những loại tàu có trọng tải khoảng 4,000 tấn 166
cập bến và có cả bãi đáp cho máy bay trực thăng, biến nơi đây thành một căn cứ hải quân trọng yếu đồng thời là một trung tâm truyền thông và khảo sát hải dương học bằng vệ hệ thống vệ tinh nhân tạo của họ trên biển Đông. Đá Chữ Thập cũng trung tâm đầu não điều hành tất cả những công trình kiến tạo của Trung Hoa trong phạm vi dãy đảo Spratly.
-
Wing Reef picture (2005-04-09 acceded to the Nansha Islands Online)
167
168
5 – London Reefs - Nhóm Đá London: [Kwan Yin Qingshui reef hay Yinqing Qunjiao (C)]
Tọa độ: 8º48' - 112º53'. Ở về phía đông bắc của đảo Spratly-Trường Sa [Nawei Dao (C)]. Nhóm nầy phân bố trên một vùng biển 38 hải lý và gồm có những đảo đá ngầm West Reef - Đá Tây (Xi Jiao), East Reef - Đá Đông (Dong Jiao), Central reef - Đá Giữa (Zhong Jiao), Cuarteron Reef –Bãi Đá Châu Viễn (Huayang Jiao)
- West London Reef: Đá Tây [西礁 Xi Jiao (C)]
Trong nhóm đá ngầm London Reefs. Tọa độ 8 49’B-112o12’Đ. Phần phía Đông là bãi cát san hô cao khoảng hơn 0.5m. Phần phía tây là đảo đá san hô chỉ có thể nhìn thấy được khi mức thủy triều thấp xuống. Hai phần nầy ngăn cách nhau bởi một đầm nước rộng khoảng 2.5km, dài khoảng 8km, sâu khoảng 11m-18m. Một khoảng trống rộng lớn ở phía đông nam có thể dùng làm cửa vào bên trong o
169
đầm cho các loại tàu lớn hàng trăm tấn trọng tãi. Không có cây cối và nguồn nước ngọt.
Hải đăng Đá Tây Tác dụng: Chỉ vị trí đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa định hướng và xác định vị trí của mình. Tọa độ địa dư: 8o50'4"B- 112o11'42"Đ Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý) Ban ngày: 14 hải lý. Ban đêm: 15 hải lý Chiều cao Tháp đèn: 20m Tâm sáng: 22m Đặc tính ánh sáng Màu sắc: Ánh sáng trắng Đăc tính chớp: Chớp nhóm 3, chu kỳ 10s Màu sắc thân đèn: Sáng sẫm Loại đèn: Đèn chính: ML 300 . Đèn phụ: HD 300 Năm thiết lập: 21/06/1994 http://www.mscii.com.vn/vietnamese/index.php?option=com_content&t ask=view&id=88&Itemid=111
- East London Reef: Đá Đông [Dong Jiao (C)] 170
Tọa độ: 8 º48'-112º34', hướng đông nhóm London Reef, nằm dài 13km theo chiều đông-tây, rộng từ 2km-4km chia cắt thành nhiều đầm không nối liền nhau. Chiều nước sâu bên trong các đầm từ 7,5m-15m, Hai khoảng trống đá ngầm ở phía tây nam là cửa vào bên trong đầm cho các loại tàu thuyền có sức chuyên chở 50 tấn.
- Central Reef: Đá Giữa [Zhong Jiao (C)] (Còn gọi là Trường Sa Đông)
Tọa độ: 8o55’B - 112º40'Đ, ở về phía đông bắc của Đá Tây khoảng 5 hải lý. Đây là một vòng đay đá san hô nằm dài khoảng 900m theo chiều tây-nam, với đầm nước sâu khoảng 7.3m15m, không có cây cối, không có nguồn nước ngọt. 171
- Cuarteron Reef: Bãi Đá Châu Viễn [Huayang Jiao (C)]
Tọa độ: 8°53'B - 112°51'Đ. Thuộc nhóm đá London Reef, cách hòn Đá Đông ở về hướng đông khoảng 10 hải lý. Đây là một dãy đá ngầm san hô dài khoảng 5.5km; không có đầm nước. Hiện tại do Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa chiếm đóng.
Bãi Đá Châu Viễn http://www.chinanansha.com/Article_Show.asp?ArticleID=914
Bãi Đá Châu Viễn http://www.nansha.org.cn/gallery/1/huayang_jiao/
172
- Spratly Island: Đảo Trường Sa [Nanwei Dao 南威岛 (C)]
Tọa độ: 8º39' - 111º55'. Đây là một đảo lớn trong dãy đảo Spratly mà Việt Nam gọi là đảo Trường Sa và tên gọi Trường Sa nầy cũng dùng để chỉ toàn thể vùng dãy đảo Spratly. Người Pháp gọi đảo nầy là Ile de Tempête –Đảo Bảo Tố, người Hoa gọi là Namwei Dao, dài 260m, rộng 280m, cao hơn mặt biển khoảng 2.4m, chiếm một diện tích 0.15 km2 trên biển Đông. Cách hòn Đá Lát-Ladd Reef [Riji Jiao (C)] khoảng 12 hải lý về hướng đông. Nguồn phân chim rất phong phú. Có nhiều loại cây nhỏ vào và thân thảo gọi là cỏ sâm. Có đồn bót rộng 173
rãi, khá tiện nghi cho binh sĩ đồn trú. Có nguồn nước ngọt. Có một cầu tàu ở về hướng tây bắc dùng cho việc tiếp tế. Cầu tàu nầy hiện nay đã được tu bổ và nới rộng thêm rất tốt cho việc phát triển ngư nghiệp và công tác quân sự bố phòng.
- Ladd Reef: Hòn Đá Lát [Riji Jiao (C)日积礁] Tọa độ: 8o39’B – 111o39Đ, ở về hướng tây đảo Spratly-Trường Sa khoảng 12 hải lý. Đây là một loại đảo đá chìm (atoll) và có thể nhìn thấy theo mức thủy triều lên xuống. Giữa hòn Đá Lát có một đầm nước (Lagoon). Vành đay phía nam của đầm nước có một ngõ vào bên trong đầm cho các loại tàu thuyền có sức trọng tãi khoảng 20 tấn. Trên Hòn Đá Lát có một ngọn hải đăng cao 42m và do quân đội của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trú phòng.
Hải đăng Đá Lát Tác dụng: Chỉ vị trí đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa điịnh hướng và xác định vị trí của mình. Tọa độ địa dư: 8o 40'01" N -- 111o 39' 50" E Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý) Ban ngày: 15 hải lý Ban đêm: 18 hải lý Chiều cao
174
Tháp đèn: 42m Tâm sáng: 40m Đặc tính ánh sáng Màu sắc: Ánh sáng trắng Đăc tính chớp: Chớp đơn, chu kỳ 5s (0.158s+0.842s=5s) Màu sắc thân đèn: Các khoang trắng - đỏ xen kẽ Loại đèn Đèn chính: TRB 220 Đèn phụ: HD 300 Năm thiết lập: 1994
Nguồn: http://www.unc.edu/~rowlett/lighthouse/spr.htm *Bài đọc thêm về Hòn Đá Lát: Da Lat (Ladd Reef) Light House 1994. Active; focal plane 40 m (131 ft); white flash every 5 s. 42 m (138 ft) square pyramidal steel skeletal tower with lantern and gallery mounted on a 2-story octagonal station building, all standing on concrete and steel piles. Lighthouse painted with red and white horizontal bands. Ladd Reef, which is dry only at low tide, is near the southwestern end of the Spratlys and is the closest land (or near-land) to Vietnam. China is said to have placed a marker here in 1992, which probably encouraged action by Vietnam to occupy the area. Site and tower closed. ARLHS SPR-004; Admiralty F2825.1; NGA 20290. (http://www.unc.edu/~rowlett/lighthouse/spr.htm)
6 - South West Spratly Island’s Banks & Shoals – Những Dãy và Bãi phía Tây Nam đảo Spratly:
- Jubilee Bank: Dãy Jubilee (?) Tọa độ: 8o60’B – 111o60Đ. Ở về hướng đông nam hòn Đá Lát. 175
- Prince of Wales Bank: Bãi Phúc Tần [Guangya Tan (C)] Tọa độ: 8°04'B - 110°30'Đ. Là một bãi san-hô độ sâu không đồng-đều, một số đá phủ dưới 14 đến 18m nước, thường ngập 7m ở góc Tây-Bắc của bãi. Việt Nam đã thiết đặt và điều hành tại nơi đây một hải đăng từ trước năm 1994. Chi tiết về hải đăng Phúc Tần như sau: *Bài đọc thêm : Hải đăng Phúc Tần Tác dụng: Chỉ vị trí bãi ngầm Phúc Tần, Bà Rịa - Vũng tàu. Giúp cho tàu thuyền hoạt động định hướng và xác định vị trí tàu thuyền khi hoạt động ở vùng biển này. Tọa độ địa dư: 8o 09' 25" N -- 110o 35' 28" E Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý) Ban ngày: 10 hải lý Ban đêm: 12 hải lý Chiều cao Tháp đèn: 23.4m Tâm sáng: 23.4m Đặc tính ánh sáng Màu sắc: Ánh sáng trắng Đăc tính chớp: Ch. tr. 5s Màu sắc thân đèn: Đỏ - Trắng Loại đèn Đèn chính: HD 300 Đèn phụ: Năm thiết lập: Trước 1994
http://www.unc.edu/~rowlett/lighthouse/spr.htm
Gặp tàu chuyên dùng hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu biển thăm dò khai thác dầu khí cạnh Trạm dịch vụ kinh tế khoa học kỹ thuật ở vùng biển Phúc Tần
176
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=28902&Channe lID=89
*
- Alexandra Bank: Bãi Huyền Trân [Renjun Tan (C)]
Tọa độ: 08o 02' B - 110o 37' Đ. Ở về phía tây nam bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) khoảng 9 hải lý (15km). Bãi san-hô Alexandra-Huyền Trân, có một khối đá san-hô tròn ở phía Ðông, phủ 5m nước và một số đá khác phủ 11 đến 12m nước. Dải nầy ngập trungbình khoảng 27m.
*Bài đọc thêm:
Hải Đăng Huyền Trân
177
Tác dụng: Chỉ vị trí bãi ngầm Huyền Trân, Bà Rịa - Vũng tàu. Giúp cho tàu thuyền hoạt động định hướng và xác định vị trí tàu thuyền khi hoạt động ở vùng biển này. Tọa độ địa dư: 08o 02' B - 110o 37' Đ Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý) Ban ngày: 10 hải lý. Ban đêm: 12 hải lý Chiều cao Tháp đèn: 23.4m Tâm sáng: 23.4m Đặc tính ánh sáng Màu sắc: Ánh sáng trắng Đặc tính chớp: Chớp nhóm 2+1, chu kỳ 10s Màu sắc thân đèn: Đỏ - Trắng Loại đèn Đèn chính: HD 300 Đèn phụ: Năm thiết lập: Trước 1994 http://www.unc.edu/~rowlett/lighthouse/spr.htm
* - Ripleman Bank & the Bombay Castle: Dãy Vũng Mây và hòn hải đăng Ba Kè [南薇滩 Nanwei Tan (C)] Dãy Rifleman – Vũng Mây nằm ở tọa độ (7°56’B, 111°42’Ð), dài 30 hải-lý, rộng 12 hải-lý, 178
cách đá san-hô bao chung-quanh một đầm rất sâu ở giữa. Nơi nước phủ ít nhất là 3m ở phía cực Bắc. Phần lớn dãy nầy, nơi hướng Tây-Bắc và ÐôngNam, phân bổ rộng ra ở độ sâu từ 60m-80m. Hải đăng Bombay Castle- Ba Kè : Giúp cho tàu thuyền hoạt động định hướng và xác định vị trí tàu thuyền khi hoạt động ở vùng biển này. Tọa độ địa dư: 07o52'14" B -- 112o54'10"Đ Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý): Ban ngày: 10 hải lý. Ban đêm: 12 hải lý Chiều cao: Tháp đèn: 22.5m. Tâm sáng: 222.5m Đặc tính ánh sáng: Ánh sáng trắng Đặc tính chớp: Chớp nhóm 3+1, chu kỳ 12s Màu sắc thân đèn: Đỏ - Trắng Loại đèn: Đèn chính: HD 300 Năm thiết lập: Trước 1995 http://www.unc.edu/~rowlett/lighthouse/spr.htm
* - Grainger Bank: Bãi Quế Đường [李准滩 Lizhun Tan (C)] Độ sâu tự nhiên nơi nông nhất là 9 hoặc 11 m. Việt Nam thiết đặt một hai đăng tại vùng bãi nầy:
179
Hải đăng Quế Đường: Tác dụng: Chỉ vị trí bãi ngầm Quế Đường. Giúp cho tàu thuyền hoạt động định hướng và xác định vị trí tàu thuyền khi hoạt động ở vùng biển này. Tọa độ địa dư: 07o48'49"B - 110o28'Đ Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý) Ban ngày: 10 hải lý Ban đêm: 12 hải lý Chiều cao: Tháp đèn: 23.4m Tâm sáng: 23.4m Đặc tính ánh sáng: Ánh sáng trắng Đặc tính chớp: Chớp nhóm 3, chu kỳ 10s
Màu sắc thân đèn: Đỏ - Trắng Loại đèn: Đèn chính: HD 300 Năm thiết lập: Trước 1994 http://www.unc.edu/~rowlett/lighthouse/spr.htm
- Prince Consort Bank: Bãi Phúc Nguyên [Xiwei Tan (C)]
Tọa độ: 7°56'B-109°58'Đ. Độ sâu nơi nông nhất là 9 m. * - Vanguard Bank: Bãi Tư Chính [Wan’an Tan (C)]
Tọa độ: 7o30’B – 109o 0’Đ. Độ sâu nơi nông nhất là 16 m. Ở cực Tây-Nam của nhóm, có chiều dài trải theo hướng Ðông-Bắc Tây-Nam khoảng 30 dặm, ngập nước từ 20 đến 30 m, có hình-dáng trăng khuyết. Nơi cạn nhất là 16m. * 180
7- South Est Spratly Island’s Banks & Shoals – Những Dãy và Bãi phía Đông Nam đảo Spratly: - Amboyna Cay: Đảo An Bang [Anbo Shazhou (C)]
Hòn đảo nầy là một trong 13 hòn đảo lớn trong dãy đảo Spratly-Trường Sa và ở về hướng tây nam đảo Spratly/Trường Sa. Đảo có diện tích khô ráo, khoảng 1.6 ha (4 mẫu tây), cao trên mặt nước khoảng 2.7m và gồm có 2 phần: bãi cát và san hô ở phía đông và bãi phân chim ở phía tây. Đảo có vòng đay đá ngầm bao quanh. Năm 1933, chính quyền bảo hộ Pháp thay mặt nước Việt Nam xác định chủ quyền đảo nầy và thiết đặt một hải đăng tại đây. Sau khi người Pháp rút lui khỏi Đông Dương, nước Việt Nam tiếp tục hành xử chủ quyền của mình trên đảo An Bang. Ngọn hải đăng được sửa chữa, trùng tu và hoạt động bình thường trở lại từ tháng 05 năm 1995. 181
Trước 1975, đảo An Bang do quân đội Việt Nam Cộng Hoà trú đóng. Sau 1975, quân đội Nhân Dân Việt Nam nối tiếp đóng giữ.
Đảo An Bang
Hải đăng An Bang Hệ thống báo hiệu hàng hải - Đèn báo hiệu
182
Tác dụng: Chỉ vị trí đảo An Bang, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa định hướng và xác định vị trí của mình. Tọa độ địa dư: 7o 52'10"B -- 112o 54' 10"Đ Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý) Ban ngày: 14.5 hải lý .Ban đêm: 15 hải lý Chiều cao: Tháp đèn: 24.9m .Tâm sáng: 22.2m Đặc tính ánh sáng: Màu sắc: Ánh sáng trắng Đặc tính chớp: Chớp nhóm 2, chu kỳ 10s Màu sắc thân đèn: Xám xẫm Loại đèn: Đèn chính: ML 300 Đèn phụ: HD 300 Năm tái thiết lập: 1995 http://www.unc.edu/~rowlett/lighthouse/spr.htm
* - Barque Canada Reef: Bãi Thuyền Chài [Bai Jiao, Liwei Dao (C);Terumbu Perahu (M); Mascado (P)]
Tọa độ: 810'B - 11318'Đ. Bãi San hô. Đỉnh đá cao nhất cao 4,5 m tại mũi Tây Nam. Phần lớn bãi đá nổi khi triều lên. Một số khoảnh có cát. Dài 29 km. Nhiều công trình quân sự mới được xây cất thêm gần đây. Quân đội Việt Nam chiếm giữ từ năm 1987.
*
183
- Swallow Reef: Đá Hoa Lau
[Danwan Jiao(C)]
Tọa độ: 7024’B - 113040Đ. Là một loại đảo san hô và đá, không có cây cối, diện tích khoảng 6.2 hécta, cao hơn mực nước 3m, bao vòng một đầm nước. Nước Mã Lai đã vẽ chủ quyền lãnh hải của mình tính từ bờ biển của đảo nầy và bờ biển đảo An Bang. Quân sĩ Mã Lai trú đóng trên đảo và có một sân máy bay dài 1.5km cùng với một bến cảng nhỏ cho tàu thuyền đánh bắt hải sản.
184
Swallow Reef : Đá Hoa Lau [Danwan Jiao(C)]
Swallow Reef : Đá Hoa Lau [Danwan Jiao(C)] the Nansha Islands Online
*
185
- Royal Charlotts Reef : Đá Sắc Lốt [Huan lu jiao (C)]
Tọa độ: 6056’B - 113036’Đ. Cách Swalow Reef/Đá Hoa Lau khoảng 25 hải lý về hướng tây nam. Đây là một vòng đay san hô và đá ngầm không có ngõ vào bên trong đầm. Phía tây nam cao trên mực nước khoảng 0.6m-1.2m. Phía đông bắc là một bãi rộng đá ngầm ngập nước. Các phía bắc, đông bắc, tây bắc cũng như phía nam đều có xác tàu bị đắm.
*
186
- Luisa Reef: Đá Louisa [Nan tong jiao (C); Terumbu Semarang /Barat Kecil (M)]
Tọa độ: 6020’B - 113015’Đ. Cao hơn mặt biển khoảng 1m. Trung Hoa cho rằng họ có đặt một bia chủ quyền trên bãi đá nầy vào năm 1988 nhưng người của nước Mã Lai đã dẹp bỏ đi rồi thiết đặt một hải đăng trên bãi đá nầy.
The obelisk on Lousia Reef http://www.panagadivers.com/Diving/Reefs.htm *Bài
đọc thêm về bãi đá Louisa:
Louisa Reef lies about 120 n.miles NNW of Kuala Belait. It is the furthest point of Brunei from Brunei, an assertion that neighbouring states may well, and currently, actually do dispute. Panaga Divers has a history of traveling to this reef since 1993 when Peter Henneberg organised the club's first expedition there. I remember the trip very well since, in common with others since, it was rather rough during the crossing. The seas were no problem for
187
the good ship 'Hamidah', however, the same could not be said for the passengers. First encounters in 1993 from the stern of the 'Hamidah' Our first trip to Louisa lasted four days and opened up a world of riotous coral life, bottomless drop-offs and 30+ metres visibility. Anchors and ballast from a Dutch East Indies ship lay in the shallows along with hundreds of brass ship's nails. (See below for a more accurate description of the wreck) Sadly, a Filipino shark-fin mother ship was there when we arrived, and the consequences of this vile trade were all too obvious, defiling the beauty of the reef. Even the anchors have since been removed leaving but one remaining in deeper water. On returning to KB, the powers-that-be told us that 'Hamidah' was unsuitable for such a voyage. In view of her present state, perhaps they had a point. The club returned to this reef most years, often making two trips. The distance from land (120 n.miles) requires a whole host of safety precautions and emergency procedures to be set in place. This was religiously carried out, however, prediction of the weather remained an uncertainty, and whilst merely an inconvenience (there is always a sheltered side to the reef), it lead to some unpleasant crossings. Latterly, the charter vessel 'Zoe' was used for the voyage and in 2002, we enjoyed another two trips. One experienced mirror like conditions; the other one encountered every squall in the South China Sea, or so it seemed. The 17 metre Zoe looks more suited for a Thames cruise than a voyage across 3 km deep oceans; but it can be done with careful study of the weather, and at the right time of year. One anchor remains and the visibility and coral is as stunning as ever. The fish life is not over abundant, however, reef sharks were seen on most dives despite the depredations of the previous years. With the advent of GPS, it is simple to drive around the reef in an inflatable and use the GPS to trace the outline. With a reef that doesn't break the surface, however, maintaining a constant contour position is not easy. Nevertheless, the general shape of the reef is obvious from above. Quite simply, Louisa reef is a little over two kilometre long east to east and just over kilometre wide from north to south.
188
Louisa June 2002 http://www.panagadivers.com/Diving/Reefs.htm
*
189
- Pigeon Reef, Tennent Reef: Đá Tiên Nữ [Wumie Jiao (C)]
Tọa độ: 8o50’B – 114o39’Đ. Ở về hướng Nam Investigator Shoal và hướng đông nam Commander Reef. Nhiều mỏm đá nổi tự nhiên khi triều cao. Vành đá bao quanh đầm nước nhưng không có lối vào đầm. Việt Nam thiết đặt và điều hành một hải đăng trên hòn đá nầy.
*
190
*Bài
đọc thêm: Hải Đăng Pigeon Reef-Tiên Nữ
http://www.mscii.com.vn/vietnamese/index.php?option=com_content&task=view&i d=90
Hải đăng Tiên Nữ Tác dụng: Chỉ vị trí đảo Tiên Nữ, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa điịnh hướng và xác định vị trí của mình. Tọa độ địa dư: 8o52'B -- 114o 39' Đ Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý) Ban ngày: 14 hải lý. Ban đêm: 15 hải lý Chiều cao: Tháp đèn: 22.1m. Tâm sáng: 20.5m Đặc tính ánh sáng: Ánh sáng trắng Đăc tính chớp: Chớp nhóm 2+1, chu kỳ 10s Màu sắc thân đèn: Toàn thân màu vàng chanh Loại đèn: Đèn chính: HD 500. Đèn phụ: HD 300 Năm thiết lập: 2000 http://www.unc.edu/~rowlett/lighthouse/spr.htm
191
Tiết 2 NHỮNG VẤN ĐỀ MƠ HỒ VỀ MẶT PHÁP LÝ Muốn làm sáng tỏ chủ quyền của bất cứ một quốc gia nào trên 2 dãy đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa thì trước hết cần phải nêu lên bản chất khác biệt của những vùng lãnh thổ đang bị phân tranh cùng với những sự bất đồng quan điểm về chủ quyền phát sinh từ những sự khác biệt đó rồi mới đối chiếu và xác định luật pháp nào có tính cách khả chấp đối với tất cả các bên đang dự phần phân tranh chủ quyền. Chương I Phân loại các lãnh thổ và xác định sự phân tranh 1.1. Bản chất các vùng lãnh thổ bị tranh chấp
Có 2 vấn đề nêu lên: 1.1.1 – Điều kiện khả chấp của lãnh thổ: Vùng lãnh thổ đó cần hay không cần phải có những điều kiện thiên nhiên cốt cán để có thể xem như là một lãnh thổ với những tiện ích thiết yếu cho sự sinh tồn của con người cư ngụ lâu dài và liên tục trên vùng lãnh thổ đó? Đây là vấn đề điểu kiện khả chấp của lãnh thổ để chiếm hữu (Terres susceptibles d’appropriation). 192
Vấn đề nầy càng trở nên thúc bách hơn đối với các vùng quần đảo được cấu thành bởi những bãi cạn, những dãy đá ngầm, những vành đay san hô với mốt số nhỏ không đáng kể những mõm đá nhỏ lưa thưa trồi khỏi mặt nước biển được người ta gọi là “đảo”. Tại sao gọi là thúc bách? Bởi vì các hình thái biến động của các đại dương và những đợt địa chấn bên trong lòng trái đất tác động lên võ trái đất sẽ tạo ra những đảo lộn khóc liệt một cách tức thời hay lũy tiến kéo theo sự biến mất nhiều vùng lãnh thổ đang chìm ngập dưới mặt nước biển. Tuy nhiên, điều kiện khả chấp của hai dãy đảo Paracel-Hoàng Sa và quần đảo Spratly-Trường Sa lại không giống nhau. Vấn đề khả năng cốt cán của một lãnh thổ được nêu lên trước tòa án quốc tế trong vụ phân tranh giành chủ quyền hai quần đảo Minquiers và Ecréhous: Trong vụ tranh chấp chủ quyền nầy giữa nước Pháp và nước Anh, tòa án quốc tế La Haye ở Hòa Lan ngày 17 tháng 11 năm 1953 đã phán quyết rằng chủ quyền trên 2 quần đảo Minquiers và Ecréhous thuộc về nước Anh. Phần mở đầu phán quyết của tòa án La Hague đã đề cập lần đầu tiên về điều kiện khả chấp để chiếm hữu – succeptibles d’appropriation của các hòn đảo và bãi đá như sau: Affaire des Minquiers et des Ecréhous Arrêt du 17 novembre 1953 L’affaire des Minquiers et des Ecréhous avait été soumise à la Cour en vertu d’un compromis conclu entre le Royaume-Uni et la
193
France le 29 décembre 1950. A l’unanimité, la Cour dit que la souveraineté sur les îlots et rochers des groupes des Ecréhous et des Minquiers, dans la mesure où ces îlots et rochers sont susceptibles d’appropriation, appartient au Royaume-Uni. www.icj-cij.org/docket/files/17/2024.pdf
Tạm dịch: Vấn đề quần đảo Minquiers và quần đảo Ecréhous Phán quyết ngày 17 tháng 11 năm 1953 Vấn đề quần đảo Minquiers và quần đảo Ecréhous đã được Tòa Án thụ lý căn cứ vào một sự thỏa hiệp chung cuộc dựa vào trọng tài ký kết ngày 29 tháng 12 năm 1950 giữa nuớc Anh và nuớc Pháp. Tòa án nhất trí tuyên phán rằng chủ quyền trên các hòn đảo, đá thuộc các nhóm đảo Ecréhous và nhóm đảo Minquiers, trong mức độ mà các hò đảo, đá có điều kiện khả chấp để chiếm hữu, là thuộc vể nước Anh. (www.icj-cij.org/docket/files/17/2024.pdf
*Bài đọc thêm về các quần đảo Minquiers và Ecréhous
www.rue-des livres.com/livre/2905970979/histoire_des_minquiers_et_des_ecrehous.html
A 24 km dans le Sud-Ouest de Jersey [Jersey est la plus grande des îles Anglo-Normandes, dont la capitale est Saint-Hélier. Sa superficie est de 118,2 km² et elle est peuplée de 91.084 habitants (Jersiais ou plus plaisamment Crapauds[4]).Le bailliage de Jersey comprend l'île de Jersey, ainsi que les récifs des Écréhou et des Minquiers et quelques autres îlots inhabités.] et à 12 km de Chausey est l'archipel des Minquiers, composé d'une multitude d'îlots qui s'étendent sur une superficie de 300 km². Seule habitable la Maîtresse Île mesure 150 mètres, mais les jours de tempête quand le vent souffle en furie, des paquets de mer la balayent et rendent impossible toute présence humaine. La contestation n'a cessé de régner ici, même si les Anglais ont toujours affirmé leurs droits. La piraterie, la pêche, la contrebande et les
194
naufrages ont marqué l'histoire de ces îlots enveloppés de violents courants. En juin 1939, une expédition destinée à construire une cabane témoignant de la présence de la France fut organisée. L'affaire eut un retentissement considérable du fait même de la personnalité du peintre de la marine et illustre navigateur Marin Marie, qui fut l'âme et la cheville ouvrière de l'opération. Des brisants rongés, creusés, fouillés par les lames, un aspect étrange et tourmenté, les Écréhou se situent dans le passage de la Déroute entre la côte Ouest du Cotentin et l'Île de Jersey. En 1883, un citoyen français envisageait d'installer sur la Maîtresse Île une imitation de la principauté de Monaco avec maison de jeu. On y parle de pêches miraculeuses de homards, de tourtes, d'étrilles, de crevettes et de coquillages. Là aussi, les démêlés franco-anglais furent séculaires. Jusqu'au jugement de la Cour internationale de Justice de la Haye en 1953.
*
Le litige entre la France et l’Angleterre [modifier] Le monarque d’Angleterre exerce sa souveraineté sur les Minquiers et les Écréhou depuis le XIIIe siècle. Le royaume de France avait bien revendiqué la propriété de ces îles lors de la conquête de la Normandie en 1204, mais avec le temps, ses prétentions se sont faites moins véhémentes. Au XIXe siècle, alors que les Conventions sur la pêche se succédaient et modifiaient sans cesse les limites des eaux territoriales, les pêcheurs français entendaient pouvoir poursuivre le dragage des huîtres et le caseyage des crustacés, activité reconnue par le passé. À l'insu des préposés de douanes et des pêcheurs anglais, ils sillonnaient les alentours des archipels à bord de leur patache, pêchant en toute illégalité. En 1938, un groupe de pêcheurs chausiais, emmené par le peintre de la marine MarinMarie, débarqua aux Minquiers sur la Maîtresse-île pour affirmer la souveraineté française sur l’archipel. Après cet incident diplomatique, qui faisait suite à des conflits réguliers entre pêcheurs chausiais et jersiais, la France et le Royaume-Uni décidèrent en 1950 de régler le litige sur une base strictement juridique et déposèrent une demande d’arbitrage auprès de la Cour internationale de Justice de La Haye. Au préalable, la question des droits de pêche avait été réglée séparément ; elle fait encore aujourd’hui l’objet d’un accord commercial entre les parties. Le Royaume-Uni basait ses prétentions territoriales sur la conquête de l'Angleterre par le duc de Normandie en 1066, ce qui
195
constituait un lien historique entre le royaume d’Angleterre et le duché dont dépendaient les Minquiers et les Écréhou. La France, quant à elle, se basait sur la reconquête de la Normandie par le roi de France en 1204. Mais cette dernière n’avait concerné que la partie continentale du duché, et la mention des deux archipels ne put être trouvée dans aucun des traités portés au dossier français (traité de Paris de 1259, traité de Calais de 1360, traité de Troyes de 1420). Finalement, la décision de la CIJ fut rendue en 1953, elle donnait tort, à l’unanimité, à la France.
* Sau đây là toàn văn bản phán quyết của toà án quốc tế La
Hague/Hòa Lan về vụ tranh chấp chủ quyền giữa nước Anh và nước Pháp trên 2 quần đảo Minquiers và Ecréhous.
1- Văn bản tiếng Pháp: www.icj-cij.org/docket/files/17/2024.pdf
-1Affaire des Minquiers et des Ecréhous Arrêt du 17 novembre 1953 L’affaire des Minquiers et des Ecréhous avait été soumise à la Cour en vertu d’un compromis conclu entre le Royaume-Uni et la France le 29 décembre 1950. A l’unanimité, la Cour dit que la souveraineté sur les îlots et rochers des groupes des Ecréhous et des Minquiers, dans la mesure où ces îlots et rochers sont susceptibles d’appropriation, appartient au Royaume-Uni.
196
Dans son arrêt, la Cour commence par rappeler la tâche que les Parties lui ont confiée. Les deux groupes d’îlots dont il s’agit se trouvent entre Jersey, une des îles britanniques de la Manche, et la côte française. Les Ecréhous en sont distants de 3,9 milles d’une part et de 6,6 d’autre part; les Minquiers de 9,8 milles d’une part et de 16,2 milles d’autre part, 8 milles séparant ce dernier groupe des îles Chausey, qui appartiennent à la France. Aux termes du compromis, la Cour est invitée à dire laquelle des Parties a produit la preuve la plus convaincante d’un titre à ces groupes, et toute possibilité de leur appliquer le statut de territoire sans maître à (terra nullius) est écartée. D’autre part, le fardeau de la preuve est réservé : il s’ensuit donc que chacune des Parties doit apporter la preuve des titres qu’elle allègue et des faits sur lesquels elle se fonde. Enfin, quand le compromis parle d’îlots et rochers susceptibles d’appropriation, il faut considérer que ces mots se réfèrent aux îlots et rochers matériellement susceptibles d’appropriation. La Cour n’a pas à déterminer le détail des faits pour chaque élément des deux groupes. La Cour examine ensuite les titres produits par les deux Parties. Le Gouvernement du Royaume-Uni fait découler le sien de la conquête de l’Angleterre par le duc de Normandie en 1066. L’union ainsi établie entre l’Angleterre et le duché de Normandie, lequel englobait les îles de la Manche, aura jusqu’à 1204, lorsque Philippe-Auguste de France a conquis la Normandie continentale. Mais, ses tentatives pour occuper également les îles ayant échoué, le Royaume-Uni soutient que toutes les îles de la Manche, y compris les Ecréhous et les Minquiers, sont restées unies à l’Angleterre et que cette situation de fait a été consacrée juridiquement par les traités conclus par la suite entre les deux pays. Le Gouvernement français soutient pour sa part qu’après 1204 le roi de France tenait les Minquiers et les Ecréhous de même que certaines autres îles proches du continent et invoque les mêmes traités du Moyen Age que le Royaume-Uni. La Cour constate qu’aucun de ces traités (traité de Paris de 1259, traité de Calais de 1360, traité de Troyes de 1420) ne précise quelles îles étaient tenues par le roi d’Angleterre ou par le roi de France. Il y a cependant d’autres documents anciens qui apportent quelques indications sur la possession des îlots litigieux. Le Royaume-Uni les invoque pour prouver que les îles de la Manche
197
étaient considérées comme une entité, et que, par conséquent, puisque les principales îles étaient tenues par l’Angleterre, celle-ci possédait également les groupes litigieux. Selon la Cour, il paraît s’en dégager en effet une forte présomption en ce sens, sans qu’il soit possible d’en tirer une conclusion définitive quant à la souveraineté sur les groupes, celle-ci devant, en dernière analyse, dépendre des preuves se référant directement à la possession. De son côté, le Gouvernement français voit une présomption en faveur de sa souveraineté dans le lien féodal entre le roi de France, suzerain de l’ensemble de la Normandie, et le roi d’Angleterre, son vassal pour ces territoires. Il invoque à cet égard un arrêt de la cour de France de 1202 condamnant Jean sans Terre à la commise de toutes les terres qu’il tenait en fief du roi de -2France, y compris l’ensemble de la Normandie. Mais le Gouvernement du Royaume-Uni soutient que le titre féodal des rois de France sur la Normandie était purement nominal. Il conteste que les îles de la Manche aient été reçues en fief du roi de France par le duc de Normandie et conteste la validité, voire l’existence, de l’arrêt de 1202. Sans résoudre ces controverses historiques, la Cour considère qu’il suffit de dire que les conséquences juridiques qu’on prétend attacher au démembrement du duché de Normandie en 1204, lorsque la Normandie fut occupée par les Français, ont été dépassées par les nombreux événements qui se sont produits au cours des siècles suivants. Mais, ce qui, de l’avis de la Cour, a une importance décisive, ce ne sont pas des présomptions indirectes fondées sur des données remontant au Moyen Age, mais les preuves se rapportant directement à la possession des groupes. Avant de considérer ces preuves, la Cour examine tout d’abord certaines questions communes aux deux groupes. Le Gouvernement français a fait valoir qu’une convention relative aux pêcheries conclue en 1839, sans avoir réglé la question de la souveraineté, affecte cependant cette question. Les groupes litigieux seraient inclus dans la zone de pêche commune instituée par cette convention. Il résulterait aussi de la conclusion de cette convention qu’aucune des deux Parties ne saurait invoquer des actes postérieurs, impliquant manifestation de souveraineté. La Cour ne retient pas ces thèses car la convention a trait aux eaux seulement et non à l’usage du territoire des îlots. Dans les circonstances spéciales de la présente affaire, et prenant en
198
considération la date à laquelle est véritablement né un différend entre les deux gouvernements au sujet des groupes, la Cour prendra en considération tous actes des Parties excepté ceux qui auraient été dictés par l’intention d’améliorer la position en droit de l’une ou de l’autre. Passant à l’examen de la situation de chacun des groupes, et pour ce qui est du groupe des Ecréhous en particulier, la Cour constate, en se fondant sur divers documents du Moyen Age, que le roi d’Angleterre y exerçait la justice et y percevait ses droits. Ces documents montrent en outre qu’il existait à l’époque des liens étroits entre les Ecréhous et Jersey. Au début du XIXe siècle, ces liens devinrent à nouveau plus étroits à raison de l’importance grandissante de la pêche des huîtres. La Cour attache une valeur probante à divers actes se rapportant à l’exercice par Jersey de la juridiction et de l’administration locale, ainsi qu’à la législation, telles que des procédures criminelles se rapportant aux Ecréhous, la perception d’impôts sur les maisons ou cabanes habitables construites sur les îlots depuis 1889, l’enregistrement à Jersey de contrats se rapportant à des immeubles situés aux Ecréhous. Le Gouvernement français allègue l’interdiction faite par les Etats de Jersey en 1646 de pêcher aux Ecréhous et aux Chausey et la limitation apportée par eux aux visites aux Ecréhous en 1692. Il mentionne aussi des échanges diplomatiques entre les deux gouvernements au début du XIXe siècle et auxquels étaient annexées des cartes sur lesquelles les Ecréhous sont portées, au moins en partie, en dehors des eaux de Jersey et traitées comme res nullius. Dans une note au Foreign Office du 15 décembre 1886, le Gouvernement français revendiquait pour la première fois la souveraineté sur les Ecréhous. En appréciant à la lumière de ces faits la valeur relative des prétentions des deux Parties, la Cour conclut que la souveraineté sur les Ecréhous appartient au Royaume-Uni. En ce qui est du groupe des Minquiers, la Cour constate qu’en 1615, 1616, 1617 et 1692 la compétence judiciaire de la Cour seigneuriale du fief de Noirmont à Jersey s’était exercée à l’occasion d’épaves trouvées aux Minquiers, en raison du caractère territorial de cette compétence. D’autres preuves se rapportant à la fin du XVIIIe siècle au XIXe et au XXe siècles ont été produites concernant des enquêtes
199
pratiquées à Jersey à propos de cadavres trouvés aux Minquiers, l’édification sur les îlots de maisons ou cabanes habitables par des personnes de Jersey qui ont payé à ce titre l’impôt foncier, l’enregistrement à Jersey de contrats de vente se rapportant à des immeubles aux Minquiers. Ces divers faits montrent que les autorités de Jersey ont, de plusieurs (- 3 -) manières, exercé une administration locale ordinaire aux Minquiers pendant une période prolongée et que, pendant une grande partie du XIXe et au XXe siècle, les autorités britanniques y ont exercé des fonctions étatiques. Le Gouvernement français a fait valoir certains faits. Il soutient que les Minquiers ont été une dépendance des îles Chausey, données par le duc de Normandie à l’abbaye du MontSaint-Michel en 1022. En 1784, une correspondance fut échangée entre des autorités françaises à l’occasion d’une demande de concession se rapportant aux Minquiers présentée par un ressortissant français. La Cour constate que cette correspondance ne contient rien qui vienne à l’appui de la prétention française actuelle à la souveraineté mais qu’elle révèle une certaine crainte de créer des difficultés avec la Couronne d’Angleterre. Le Gouvernement français soutient que, depuis 1851, il a assumé seul la charge du balisage et de l’éclairage des Minquiers sans rencontrer d’objection du Royaume-Uni, mais la Cour constate que les bouées installées par le Gouvernement français aux Minquiers ont été placées hors des récifs du groupe, dans le but d’aider la navigation à l’entrée et à la sortie des ports français et de protéger les bateaux contres les dangereux récifs des Minquiers. Le Gouvernement français fait état également de diverses visites officielles aux Minquiers et de l’édification en 1939 d’une maison sur l’un des îlots avec un subside du maire de Granville, en Normandie continentale. La Cour n’estime pas que les faits invoqués par le Gouvernement français soient suffisants à démontrer que la France ait un titre valable aux Minquiers. En particulier les divers actes des XIXe et XXe siècles ne sauraient être considérés comme preuve suffisante de l’intention de ce gouvernement de se comporter en souverain sur les îlots et ne présentent pas un caractère permettant de les considérer comme une manifestation de l’autorité étatique sur ces îlots.
200
Dans ces circonstances, et eu égard à l’opinion exprimée plus haut sur les preuves produites par le Gouvernement du Royaume-Uni, la Cour est d’avis que la souveraineté sur les Minquiers appartient à ce dernier. * ** Se prévalant du droit que leur confère l’article 57 du Statut, MM. Basdevant et Carneiro, juges, tout en s’associant à la décision de la Cour, ont joint à l’arrêt les exposés de leur opinion individuelle. M. Alvarez, juge, tout en s’associant lui aussi à la décision de la Cour, a fait une déclaration exprimant le regret que les parties aient donné une importance excessive aux preuves remontant au Moyen Age et n’ont pas tenu un compte suffisant de l’état du droit international et de ses tendances actuelles en matière de souveraineté territoriale.
*
2- Văn bản tiếng Anh: http://www.icj-cij.org/presscom/index.php?p1=6&p2=1&y=1953
(đọc từ trang kế tiếp)
201
202
203
204
Về điều kiện khả chấp của một vùng lãnh thổ để có thể chiếm hữu thì học thuyết hình như cho rằng một vùng đất đảo chỉ có thể được chiếm hữu nếu nó trải bày ra cho nhìn thấy được khi mực thủy triều lên cao và diện tích vùng đất đảo nầy phải đủ để con người có thể cư trú được. Nhiều tác giả khác lại thêm rằng các vùng đất đảo đó phải được ghi chép và vẽ trên bản đồ địa dư. (Monique ChemillierGendreau;sđd; trang 26 với chú thích sồ 2). Những sự tranh luận bàn cãi trong kỳ hội nghị lần thứ 3 của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã nêu lên tính cách phức tạp vấn đề khả chấp của một vùng lãnh thổ. Điều 121 của Công-Ước Montego Bay ngày 10 tháng 12 năm 1982 chú trọng đến một tiêu chuẩn về dư: “phải là một dãi đất thiên nhiên- une étendue naturelle de terre” (khoản 1) tức là những hải đảo nhân tạo dù lớn hay nhỏ đều không được xem như là một vùng lãnh thổ khả chấp để chiếm hữu. Điều 121 không đề cập đến tầm cỡ lớn nhỏ,cũng như chủng loại của dãi đất thiên nhiên, vì thế các hải đảo thiên nhiên dù lớn hay nhỏ kể cả những đầm lầy, ao bùn, bãi san hô, bãi cát, bãi đá . . .nếu không bị chìm ngập dưới mặt nước biển (khoản 1) thì tất cả phải được xem như là dãy đất đảo thiên nhiên có thể chiếm hữu được. Ngoài ra, theo khoản 1, thì những vùng đất, đảo nào bị ngập chìm phía dưới mặt nước thường xuyên hay vào lúc mức thủy triều lên cao thì sẽ không được xem là dãy đất thiên nhiên có nghĩa là không thể chiếm hữu được. Như vậy, nếu đã hội đủ điều kiện của điều 1, khoản 1 nầy thì có thể suy diễn rằng dãy đảo 205
đất nào đã được xem như là dãy đảo đất thiên nhiên khả chấp cho sự chiếm hữu thì những đảo nhỏ, cồn cát, bãi san hô, bãi đá phụ tùy sát gần cũng phải được xem như là cùng chung một bản chất với dãy đảo đất thiên nhiên đó. 1.1.2 – Việc áp dụng chủ quyền: Vấn đề kế tiếp đặt ra là: chủ quyền nào sẽ được áp dụng và hành xử trên những đảo đất thiên nhiên khả chấp cho việc chiếm hữu? Điều thứ 121, khoản 2 của Công ước Montego Bay ngày 10 tháng 12 năm 1982 quy định như sau: “Sous réserve du paragraphe 3, la mer territoriale, la zone contiguë, la zone économique exclusive et le plateau continental d'une île sont délimités conformément aux dispositions de la Convention applicables aux autres territoires terrestres” Tạm dịch: “Hải phận, vùng tiếp cận, vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa riêng của một hải đảo được định ranh giới đúng theo những quy định của Công Ước cho tất cả những vùng lục địa khác, ngoại trừ trường hợp ghi nơi khoản 3”
Theo điêu 121, khoản 3 của Công Ước Montego Bay thì trừ những hòn đá không đủ tiêu chuẩn cư trú và kinh tế tự túc cho đời sống của con người thì chúng không có vùng kinh tế độc quyền cũng như không có thềm lục địa: “Les rochers qui ne se prêtent pas à l’habitation ou à une vie économique exclusive, n’ont pas de zone économique exclusive ni de plateau continental”
206
Hai vấn đề vừa nêu lên ở trên chính là trọng tâm của những sự tranh chấp chủ quyền trên các dãy đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa hiện nay. Phía sau vấn đề xác định chủ quyền trên các vùng hải đảo nầy thì sự tranh chấp cốt cán và quyết liệt chính là quyền kiểm soát những tài nguyên của biển cả và đại dương. Sự thèm khát của các quốc gia đối với các vùng lãnh hải càng lúc càng gia tăng vì đà phát triển của ngành hải sản ngư nghiệp trong nền kinh tế của các dân tộc, vì tính cách quan trọng của dầu khí và vì sự khiếm cạn các nguồn tài nguyên khoáng sản trong các nước kỹ nghệ chủ yếu. Để giảm hạ các cơn thèm khát về lãnh hải nầy, luật pháp quốc tế trù định những lãnh giới giữa các quốc gia có những bờ biển sát kề nhau hay đối diện nhau. Tuy nhiên, như đã được nhấn mạnh trước đây, vấn đề chủ quyền phải là một vấn đề tiên quyết và chủ chốt. Trước hết phải xác định ai là kẻ thụ đắc chủ quyền rồi mới xét định được “người làm chủ” có những “quyền hạn” nào trên sở đất đảo nay đã thuộc quyền sở hữu của mình, quyền hạn nào của người chủ nầy trên các vùng nước kế cận và lãnh giới đối với quốc gia nầy hay quốc gia kia. Các quốc gia trong cuộc tranh giành quyền làm chủ cách hòn đảo nhỏ bé li ti trong 2 dãy đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa hiện đang dùng chiến lược trù trừ chờ thời cơ, không phe náo 207
muốn nhờ đến công pháp quốc tế để giải quyết. Mỗi quốc gia đều khẳng định sự chiếm hữu của mình củng như sự thừa nhận đương nhiên của quốc tế về cái gọi là chủ quyền cổ xưa của kẻ đang chiếm hữu. Dựa trên giả thuyết thuận lợi nầy, mỗi quốc gia đều muốn chứng tỏ cho các đối phương của mình thấy rằng tất cả các hòn đảo của họ đang chiếm cứ đều có đủ những điều kiện khả chấp cho sự sinh sống của con người và sự kiện nầy làm thu hẹp lần lần diện tích hải dương vì những diện tích nầy sẽ rơi vào sự kiểm tỏa của quốc gia chiếm hữu. Ngược lại, khi có một quốc gia đặt chủ quyền trên một hài đảo nào đó trên mặt biển thì ý niệm “ dãy đá đó không có đủ điều kiện thiên nhiên khả chấp cho sự cư trú của con người” sẽ được quốc gia tranh phuôn viện dẫn ra một cách quyết liệt để ngăn chận sự phát sinh ra thêm những quyền hạn rộng lớn lan ra trên các vùng biển kề cận. Trong khi chờ đợi một đường lối giải quyết cho sự tranh chấp đang kéo dài dây dưa thì cũng có những chủ chốt dự phần tranh chấp đã không chần chừ làm thay đổi thực trạng đã có từ nguyên thủy. Điển hình là trường hợp các hòn đảo nhỏ trong quần đảo Paracel-Hoảng Sa nhất là kể từ sau cuộc hải chiến tại vùng quần đảo nầy vào năm 1974: những công trình kiến tạo quy mô có tính cách quân sự trên một số những hòn đảo nhỏ. Từ nhiều thế kỷ trước đây cho đến sau thế chiến thứ nhì, những nhà hàng hải và địa dư đã ghi chép hay mô tả những hòn đảo nhỏ nầy như là những vùng không 208
được ai chiếu cố mà chỉ có những cá nhân ngư phủ riêng tư đến những nơi đó tạm dung thân theo từng mùa đánh bắt hải sản, những hòn đảo luôn bị càn quét bởi giông tố bảo táp và bị thiêu đốt dưới sức nóng cao độ của ánh nắng mặt trời nhưng rồi hiện nay chúng lại “mọc ra” những cơ ngơi, bến cảng, bãi đáp máy bay, đường sá, đồn bót khiến cho câu “khả chấp cho sự cư trú của con người” không còn ý nghĩa như nó đã có từ ban đầu. Có nhiều quốc gia hiện đang chiếm cứ, đóng quân trên nhiều hòn đảo nhỏ khác nhau trong quần đảo Spratly-Trường Sa, đã và đang cật lực tiếp tục thực hiện những công trình tạo tác, những cơ ngơi giống như tình trạng nơi dãy đảo Paracel-Hoàng Sa hiện nay nhất là kể từ sau cuộc hải chiến vào năm 1988 giữa Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hiện tình mạnh ai nấy xây cất, tự ý tác tạo và củng cố những cơ ngơi trên những nơi mình đang chiếm đóng giống như một cơn bệnh lây truyền bởi vì những quy định trong điều 121, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, thành quả của những sự bàn thảo và thỏa thuận phức tạp, vẫn còn để lại rất nhiều vấn đề rắc rối chưa được công ước dự trù phương cách giải quyết: làm so để người ta có thể phân biệt một hòn đảo và một mô đá ngoài biển khơi? Điều kiện khả chấp nào cần và đủ để cho con người có thể cư trú sinh sống tự túc kinh tế? Thế nào gọi là tự túc kinh tế trên một vùng lãnh địa gọi là hòn đảo? 209
Khoản 3 của điều 121 Công Ước bỏ ngõ một cách rộng rãi cho việc diễn đạt ý nghĩa của nó bởi vì khoản 3 không nói rõ là ghềnh đá hoang không có người cư ngụ nhưng lại viết rằng “Những ghềnh đá không thể kham nổi cho sự cư ngụ của con người hay một đời sống kinh tế tự túc thì chúng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa” (3.Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf ). Văn bản bằng tiếng Pháp của điều 121, khoản 1, 2, 3 như sau: PARTIE VIII Régime des îles Article 121 Régime des îles
1. Une île est une étendue naturelle de terre entourée d'eau qui reste découverte à marée haute. 2. Sous réserve du paragraphe 3, la mer territoriale, la zone contiguë, la zone économique exclusive et le plateau continental d'une île sont délimités conformément aux dispositions de la Convention applicables aux autres territoires terrestres. 3. Les rochers qui ne se prêtent pas à l'habitation humaine ou à une vie économique propre, n'ont pas de zone économique exclusive ni de plateau continental.
Trong điều 121 khoản 3, người Anh dùng chữ sustain có nghĩa là gánh chịu nổi; người Pháp dùng chữ se prêter à có nghĩa là mở lối, yểm trợ. Rõ ràng là sự quy định nầy chú trọng vào những 210
điều kiện có tính cách quan yếu tuyệt đối trên phương diện môi trường và môi sinh để cho con người có thể cư ngụ và sống còn. Những điều kiện nầy là những điều kiện nào? Khoản 3 không nói rõ về việc nầy nhưng lại có vẽ hàm ý một cách biểu kiến rằng những điều kiện đó đã phải có sẵn từ thiên nhiên chứ không phải do con người tạo ra. Một điều kiện thiên nhiên tối quan trọng cho sự sinh tồn của con người đó là vấn đề nước uống tức là nguồn nước ngọt trên các hòn đảo ngoài biển khơi khó có thể được tiếp tế nước uống và thực phẩm từ đất liền. Một vài hòn đảo chính yếu trong 2 dãy đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa có nguồn nước ngọt. Điều kiện khác cũng thiết yếu không kém là điều kiện kinh tế tức là thực phẩm. Thực phẩm giành cho con người thì căn bản là các thứ mễ cốc, khoai, sắn, rau, hoa quả… những thứ nầy cần phải có đất tốt đề canh tác: đa số bề mặt đất của các hòn đảo đều bao phủ đầy phân chim rất tốt cho việc trồng trọt: thịt, cá thì đã có chim muôn đầy trời, cá tôm ngập biển. Đối với người Á Châu cần cù như thế là quá đủ cho một cuộc sống bình thường. Nếu tiêu chuẩn về kinh tế hiểu theo người Âu Mỹ nghĩa là phải có đầy đủ mọi thứ chẳng hạm như điện, nước, nhà gạch, bơ, sữa, thịt bò, xe hơi, tủ lạnh, và truyền hình thì trước thế kỷ thứ 19 rất ít quốc gia có thể thực hiện nỗi một tiêu chuẩn có tính cách “tư bản” như thế nhưng bây giờ với sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật hiện đại thì một tiêu chuẩn kiểu đó không phải là không thể thực hiện được đồng thời làm biến đổi hẳn các điều kiện môi sinh 211
và môi trường nguyên thủy của những hòn đảo đó. Nếu vậy thì điều 121, khoản 3 của công Ước Montego Bay nay trở thành chậm tiến, không hợp thời và không còn ý nghĩa. Thời nay không còn là thời ăn lông ở lỗ như thời tiền sử hoặc thời Robison Crusoé (Lỗ Bình Sơn Cư Duệ) bị chìm tàu trôi giạt lên hoang đảo phải bắt buộc sống theo thiên nhiên, tự mưu sống theo điều kiện môi sinh và môi trường có được trên hoang đảo đó. Vấn đề con người có thể sống và tồn tại ở một nơi khắc nghiệt hay không tuy là một vấn đề thuộc về nhân bản nhưng ngày nay không còn là một vấn đề nan giải và vì thế tiêu chuẩn “thiên nhiên và tự túc kinh tế” của điều 121 trong công Ước LHQ về Luật Biển không còn hợp thời để xác nhận một hòn đảo, một ghềnh đá hay một quần đảo dù lớn hay nhỏ ngoài biển khơi các xa đất liền nơi có đông đúc con người sinh sống có tổ chức. Nam Cực và Bắc Cực là những vùng lãnh địa khắc nghiệt khó tả nhưng nơi đó con người vẫn có thể sinh sống năm nầy qua năm nọ mà không cần có một dãy đất thiên nhiên và một mức sống kinh tế tự túc trên những tảng băng rộng lớn mênh mong nổi trên mặt biển không có chân đứng trên thềm đáy của đại dương. Người ta cấm cờ quốc gia của mình để giành chủ quyền trên những tảng băng nhưng thềm đáy sâu phía dưới của chúng thì hiện nay chỉ có nước Nga là đi tiên phong cấm cờ giành chủ quyền và thế giới không có ai phản kháng: công ước LHQ về Luật Biển không thể giải quyết trường hợp nầy nếu có 212
những sự tranh giành chủ quyền thềm đáy băng cực ở Nam và Bắc bán cầu. Điều 121 đã không phân biệt tính cách vật chất của vật chiếm hữu và tính cách pháp lý của sự chiếm hữu. Vật chiếm hữu có thể bất kỳ là cái gì miễn là nó hiện hữu trên địa cẩu hoặc ở bất cứ nơi đâu mà con người có thể đặt chân đến. Vấn đề quan trọng đặt ra ở đây chính là sự chiếm hữu vật thể đó có công bằng và hợp pháp hay không? Tính cách công bằng và hợp pháp nầy đặt trên những điều kiện và tiêu chuẩn nào và đây mới chính là những điểm then chốt cần phải giải quyết để xác định ai là sở hữu chủ đích thật và hợp pháp của sở vật bị chiếm hữu. 1.2 Phân tranh giữa những quốc gia với nhau về bản chất pháp lý nồng cốt của chủ quyền. Vị thế giữa những quốc gia đang chiếm cứ các hòn đảo, ghềnh đá, bãi đá ngầm, vành san hô . . .trong quần đảo Paracel-Hoàng Sa và SpratlyTrường Sa hiện nay là bất khả nhân nhượng và khó có thể hoà giải với nhau vì có sự phân tranh về bản chất pháp lý nồng cốt của chủ quyền. Bản chất pháp lý nồng cốt đó là gì ? Nước Việt Nam đã xác quyết bản chất pháp lý nồng cốt chủ quyền quốc gia trên quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa bằng những chứng tích lâu đời và cho thấy được rằng chủ quyền đó luôn luôn được tiếp nối cũng như thực thi liên tục. 213
Khi nói đến chủ quyền quốc gia tức là nói về sự độc lập của một quốc gia trong những mối liên hệ với các quốc gia khác. Trong vụ phân xử về chủ quyền trên hòn đảo Palmas giữa nước Mỹ và nước Hòa Lan nhà trọng tài người Thụy Sĩ Max Huber của toà án Quốc tế La Hague đã đưa ra nhận định về chủ quyền của một quốc gia trên một lãnh thổ như sau: “Sovereignty in the relations between States signifies independence. Independence in regard to a portion of the globe is the right to exercise therein, to the exclusion of any other State, the functions of a State.” Tạm dịch: “Trong những mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau thì chủ quyền có nghĩa là độc lập. Đối với một phần lãnh thổ nào đó của địa cầu thì độc lập có nghĩa là ứng xử quyền hành quốc gia trên phần lãnh thổ đó một cách độc quyền, không có sự can dự của bất cứ một quốc gia nào khác”. “. . . . . . Territorial sovereignty is, in general, a situation recognised and delimited in space, either by so-called natural frontiers as recognised by international law or by outward signs of delimitation that are undisputed, or else by legal engagements entered into between interested neighbours, such as frontier conventions, or by acts of recognition of States within fixed [839] boundaries. If a dispute arises as to the sovereignty over a portion of territory, it is customary to examine which of the States claiming sovereignty possesses a title – cession, conquest, occupation, etc. – superior to that which the other State might possibly bring forward against it. However, if the contestation is based on the fact that the other Party has actually displayed sovereignty, it cannot be sufficient to establish the title by which territorial sovereignty was validly acquired at a certain moment; it must also be shown that the territorial sovereignty has continued to exist and did exist at the moment which for the decision of the dispute must be considered as critical. This demonstration
214
consists in the actual display of State activities, such as belongs only to the territorial sovereign” (Max Huber, The Island of Palmas Case (or Miangas): AWARD OF THE TRIBUNAL,The Hague, 4 April 1928). Tạm dịch: “ . . .Một cách tổng quát, chủ quyền lãnh thổ là một tình trạng được công nhận và đã phân định bằng những ranh giới thiên nhiên được luật pháp quốc tế thừa nhận hoặc bởi những dấu tích phân ranh hiển hiện một cách không thể dị nghị gì được, hoặc bởi những thỏa ước hợp pháp ký kết giữa các quốc gia láng giềng với nhau chẳng hạn như hiệp ước ấn định ranh giới hay qua những hành vi công nhận của các quốc gia trên một số phạm vi nhất định nào đó của ranh giới. Khi có một sự tranh chấp chủ quyền trên một phần lãnh thổ thì theo tục lệ của luật pháp người ta thường xét xem mỗi quốc gia đương tranh có được tư cách chính danh ưu tiên hơn so với tư cách chính danh của các quốc gia khác trong việc chuyển nhượng, chinh phục, chiếm đóng vân. . .vân, bởi vì các quốc gia đương tranh khác cũng có thể viện dẫn tư cách chính danh ưu tiên của mình để chống lại việc chứng minh chủ quyền của một quốc gia khác. Tuy nhiên nếu sự tranh tụng chỉ đặt trên nền tảng thực tế là bên đương tụng đã biểu lộ chủ quyền từ trước đến nay được thụ đắc hợp pháp trong một thời gian nào đó thì sự biểu lộ nầy chưa đủ chính danh; đương tụng phải chứng tỏ rằng chủ quyền lãnh thổ đó đã hiện hữu từ trước và tiếp hiện hữu cho đến lúc xảy ra vụ tranh tụng gay gắt. Sự biểu lộ chủ quyền đang nói ở đây được thể hiện qua các hình thức sinh hoạt riêng biệt của quốc gia có chủ quyền lãnh thổ ((Max Huber, The Island of Palmas Case” (or Miangas): AWARD OF THE TRIBUNAL,The Hague, 4 April 1928).
Mãi cho đến năm 1956, nước Trung Hoa mới lên tiếng phản kháng chủ quyền của nước Việt Nam trên dãy đảo Paracel-Hoàng Sa để rồi dựa vào sự phản kháng đó, Trung Hoa đã đơn phương chiếm cứ một số hòn đảo trong phạm vi của quần đảo nầy và vào năm 1974 nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung 215
Hoa lại dùng sức mạnh quân sự để đánh chiếm luôn các hòn đảo nhỏ còn lại của quần đảo đang ở dưới sự kiểm soát và phòng ngự của quân đội nước Việt Nam Cộng Hòa qua một trận hải chiến khốc liệt trong vùng Paracel-Hoàng Sa. Luật pháp quốc tế hiện tại (Hiến Chương LHQ, điều 2, tiết 4) cấm chỉ việc xử dụng bạo lực để xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Như vậy, hành động chiếm giữ bằng quân sự như nước Cộng Hoà Nhân Dân đã làm như thế nơi dãy đảo Paracel-Hoàng Sa sẽ không thể biến thành một hành động chính danh hợp pháp để được công nhận trên bình diện bang giao quốc tế. Tình trạng dãy Spratly-Trường Sa ở về phía Nam khác biệt so với tình trạng dãy Paracel-Hoàng Sa. Khi chính quyền của nước Việt Nam tái khẳng định chủ quyền và sự kiểm soát của Việt Nam trên một số lớn hòn đảo chính yếu của dãy quần đảo nầy tiếp nối theo sự khẳng định trước đây từ chính quyền bảo hộ của nước Pháp thay mặt cho nước Việt Nam thì sự tái khẳng định nầy đã bị chống đối bởi các nước Phi Luật Tân, Trung Hoa Quốc Dân Đảng Đài Loan: họ chống đối Việt Nam bằng cách chiếm đóng quân sự trên một số hòn đảo trong phạm vi của dãy Spratly-Trường Sa và gần đây nhất là sự chiếm đóng của Mã Lai và của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa bằng bạo lực quân sự điển hình là trận hải chiến tàn khốc giữa hải quân Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và hải quân phòng vệ dãy đảo Spratly-Trường Sa của nước Cộng Hòa Xã 216
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp nối chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa thụ đắc từ thời trước. Qua các dữ kiện về tình hình xảy ra như vừa kể, vấn đề bản chất của việc tranh chấp cần phải được cứu xét lần lược trên 2 giả thuyết như sau: - Phải chăng đây là một vụ tranh chấp chủ quyền trên một lãnh thổ vô chủ? - Hoặc là đây là một vụ tranh chấp lãnh thổ giữa 2 quốc gia mà mỗi bên đều trưng dẫn ra chủ quyền chính danh của mình? Giả thuyết thứ nhứt không cần phải đặt ra bởi vì những đặc điểm của trường hợp tranh chấp được khảo luận ở đây cũng có phần nào giống với những đặc điểm của vụ tranh chấp quần đảo Minquiers và Beréchous đã được đề cập trước đây: các bên tranh tụng đều xác quyết mình là chủ nhân lâu đời của các hòn đảo đang bị tranh tụng cho nên các hòn đảo đó không thể được xem như là những hòn đảo vô chủ. Đã từ lâu rồi, rất hiếm có trường hợp người ta gán ghép một lãnh thổ gọi là vô chủ cho một quốc gia đang lúc quốc gia nầy đang quyết ý thụ đắc chủ quyền chính danh trên phần lãnh thổ đó. Như vậy, chỉ có giả thuyết thứ nhì là cần phải có phương cách giải quyết để chấm dứt tình trạng phân tranh những phần lãnh thổ giữa những quốc gia vừa mới chiếm hữu hoặc đã chiếm hữu qua nhiều giai đoạn thời gian khác nhau dựa trên những chứng liệu riêng và khác biệt mà mỗi nước đã nêu ra để xét xem nước nào là chính danh thụ đắc chủ 217
quyên trên phần lãnh thổ bị tranh chấp. Do đó, nếu sự vụ tranh cãi hội đủ điều kiện để đưa tra trước tòa án quốc tế phân xử thì câu hỏi đặt ra là: Luật pháp áp dụng để giải cho trường hợp tranh chấp nầy cần phải theo chuẩn mực nào ?
*
218
Tiết 2 Chương II
Những chuẩn mực trong pháp luật quốc tế quy định để giải quyết tranh chấp Về mặt pháp lý, phải theo một tiến trình nào để cứu xét và đi đến một kết luận thỏa đáng cho yêu sách đối chọi nhau của hai bên tranh chấp? Đối với một luận cứ nào hoặc một phương cách giải quyết nào dính líu tới vấn đề thời hiệu thì luận cứ hoặc phương cách đó sẽ không cần phải lưu ý tới một khi hai bên tranh chấp đã thỏa thuận nhờ luật pháp và toà án quốc tế phân xử. 2.1- Luận cứ về tình trạng tiếp cận địa dư: Luận cứ nầy cần phải loại bỏ ngay từ khởi đầu của cuộc tranh chấp. Lịch sử về các vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo cho thấy là có rất nhiều quốc gia đã chuộng dùng luận cứ tiếp cận địa dư để chứng minh hoặc đòi hỏi chủ quyền của mình. Dù vậy, chưa bao giờ luận cứ nầy được pháp luật quốc tế xem như là một quy tắc công lý xác đáng để ban phát chủ quyền một hải đảo cho một trong hai quốc gia đang tranh chấp chỉ vì hải đảo nằm ở một vị trí tiếp cận gần hơn với lãnh thổ của quốc gia đó so với lãnh thổ của quốc gia kia. Trong vụ tranh chấp chủ quyền hòn đảo Palmas, trọng tài của tòa án quốc tế La Hague là Max Huber đã đưa ra nhận định của mình về luận cứ tiếp cận địa dư như sau: 219
“In the last place there remains to be considered title arising out of contiguity. Although States have in certain circumstances maintained that islands relatively close to their shores belonged to them in virtue of their geographical situation, it is impossible to show the existence of a rule of positive international law to the effect that islands situated outside territorial waters should belong to a State from the mere fact that its territory forms the terra firma (nearest continent or island of considerable size). Not only would it seem that there are no precedents sufficiently frequent and sufficiently precise in their bearing to establish such a rule of international law, but the alleged principle itself is by its very nature so uncertain and contested that even Governments of the same State have on different occasions maintained contradictory opinions as to its soundness. The principle of contiguity, in regard to islands, may not be out of place when it is a question of allotting them to one State rather than another, either by agreement between the Parties, or by a decision not necessarily based on law; but as a rule establishing ipso jure the presumption of sovereignty in favour of a particular State, this principle would be in conflict with what has been said as to territorial sovereignty and as to the necessary relation between the right to exclude other States from a region and the duty to display therein the activities of a State. Nor is this principle of contiguity admissible as a legal method of deciding questions of territorial sovereignty; for it is wholly lacking in precision and would in its application lead to arbitrary results” (http://www.haguejusticeportal.net/Docs/PCA/Island%20of%20Palmas%20P CA%20PDF.pdf).
Tạm dịch: “Tình trạng sau cùng cần phải cứu xét là chủ quyền phát sinh từ tình trạng tiếp cận. Mặc dù trong một số hoàn cảnh, có những Quốc gia một mực luận định rằng những hải đảo gần với bờ biển trong đất liền của họ vì thế trên bình diện địa dư những hải đảo đó thuộc chủ quyền của họ, rất khó có thể chứng minh để cho thấy sự hiện hữu của một điều luật quốc tế minh thị quy định rằng những hòn đảo ở
220
ngoải phạm vi lãnh hải là thuộc chủ quyền của một Quốc gia chỉ vì một thực trạng là địa hạt của quốc gia nầy đã tạo ra một hình thức địa dư gọi là terra firma – lãnh thổ cứng- tức là lục địa hay hải đảo lớn tiếp cận gần nhứt. Vấn đề ở đây không phải là vì không có nhiều tiền lệ có giá trị chính xác, cần và đủ để tạo lập ta một quy luật quốc tế mẫu mực nhưng chính là vì quy tắc về lãnh thổ tiếp cận từ bản chất nó đã mơ hồ và mâu thuẫn đến mức độ mà ngay cả những Chính quyền trong cùng một Quốc gia đã đưa ra nhiều quan điểm đối chọi lẫn nhau về tính cách đúng đắn của quy tắc đó. Đối với những hải đảo, quy tắc về sự tiếp cận có thể được chiếu cố đến trong việc ban cấp những hải đảo đó cho một quốc gia nầy chứ không phải quốc gia kia, qua sự thỏa thuận giữa các phe trong cuộc hoặc qua một quyết định không có quy định trong luật pháp; tuy nhiên theo một quy tắc luật pháp gọi là ipso jure(*) – luật pháp đương nhiên (không cần có sự quy định minh thị)- nếu luật pháp ức đoán chủ quyền ưu tiên cho riêng một Quốc gia đặc biệt nào đó thì quy tắc luật pháp đương nhiên nầy nhất mực là phải mâu thuẫn với lý lẽ đã được viện dẫn ra đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ cũng như đối với mối liên quan cần thiết giữa quyền hạn trục xuất các Quốc gia ra khỏi một vùng với nghĩa vụ trưng bày tại vùng đó những sinh hoạt của một Quốc gia. Quy tắc tiếp cận cũng không được chấp nhận như là một phương cách pháp lý để xử dụng trong việc phán quyết những vấn đề liên hệ đến chủ quyền lãnh thổ; bởi vì nó thiếu chính xác và sự áp dụng nó sẽ đưa tới những kết quả độc đoán.” (*) Ipso jure is a Latin phrase, directly translated as by operation of law. It is used as an adverb. The phrase is used to describe legal consequences that occur by the act of the law itself. For example, if property is held in a tenancy by the entirety by a husband and wife, who then get divorced, the property is converted ipso jure (i.e. by the law itself) into another form of tenancy, usually a tenancy in common, at the very instant the marriage is dissolved. Likewise, contracts that establish partnerships sometimes provide that the partnership is ipso jure dissolved if one partner attempts to sell his or her interest in the partnership. In all of these situations, when one legally significant fact occurs, other relationships are automatically changed by the law.
Rất khó có ai nghĩ rằng tình trạng tiếp cận lãnh 221
thổ lại có thể làm phát sinh quy tắc pháp lý về chủ quyền lãnh thổ chính danh: nếu chấp nhận luận cứ tiếp cận để xác định chủ quyền thì sẽ tạo hỗn loạn khắp nơi trên hoàn cầu bởi vì hầu hết các quốc gia lân cận trên địa cầu đều có chung một đường ranh phân định lãnh giới chỉ cách nhau bằng một con sông, một cột móc, một cái cổng chận ngang trên một con đường đất hay một xa lộ nối liền quốc gia nầy với quốc gia kia. Trong dãy đảo Paracel-Hoàng Sa thì vị trí của hòn đảo gần nhất với bờ biển Đà Nẵng Việt Nam là 170 hải lý và cách bờ biển đảo lớn Hải Nam Trung Hoa là 156 hải lý. Còn trong dãy đảo SpratlyTrường Sa thì hòn đảo gần nhất với vịnh biển Cam Ranh Việt Nam là 250 hải lý và hòn đảo gần nhất với bở biển lớn Hải Nam Trung Hoa là 522 hải lý. Những khoảng cách tiếp cận nầy không có ảnh hưởng gì trên nền tảng pháp lý quốc tế mà các phe tranh chấp có thể viện dẫn ra để chứng minh chủ quyền của mình trên quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa. Nền tảng pháp lý chủ quyền lãnh thổ phải được đánh giá trên một quá trình thụ đắc và duy trì chủ quyền một cách chính danh chứ không thể căn cứ một cách đơn giản trên những cứ liệu về vị trí địa dư. Nếu biện luận rằng quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa phải thuộc về một trong những Quốc gia tranh chấp chủ quyền bởi vì chúng 222
nằm trong vùng kinh tế độc quyền của quốc gia đó thì biện luận nầy cũng không có tính cách chính đáng, Trong luật pháp quốc tế không thấy có điều khoản nào quy định như vậy bởi vì, như đã lặp đi lặp lại nhiều lần, phải có chủ quyền chính danh thì những hải đảo mới có thêm được các chủ quyền phụ tùy khác chẳng hạn như chủ quyền vùng lãnh hải, chủ quyền vùng kinh tế độc quyền và trên bình diện quốc tê, khi chủ quyền chính danh không có hà tì nào để dị nghị hay nói khác đi khi chủ quyền chính danh đã được công nhận thì nó sẽ có những hiệu quả tác dụng ngay cả đến những cứ liệu dùng trong tiến trình phân định ranh giới. Với hai bờ biển kéo dài như bờ biển của Trung Hoa và của Việt Nam, nếu áp dụng chủ quyền lãnh hải 200 hải lý như sự quy định trong Công Ước LHQ về Luật Biển 1982 thì nhất định là phải có sự chồng chéo lãnh hải với nhau giữa 2 quốc gia và đôi bên đã dựa vào sự quy định của Luật Biển 1982 để xác định chủ quyền lãnh hải 200 hải lý của họ. Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa còn đi xa hơn bằng cách tự động vẽ thêm những đường gãy trên những bản đồ mới phát hành, tạo thành một chiếc bọc khổng lồ ôm trùm hết vùng biển Đông. Một hải đảo nằm trên lãnh hải của một quốc gia thì không nhất thiết là hải đảo nầy thuộc về chủ quyền của quốc gia đó. Trường hợp của dãy đảo Paracel-Hoàng Sa là trường hợp thực tế điển hình: đảo nhỏ gần nhứt cách bờ biển đảo lớn Hải Nam 156 hải lý trong khi đó thì đảo nhỏ gần nhứt cách 223
bờ biển Đà Nẵng - đất liền Việt Nam- 170 hải lý. Hai nhóm chữ ghi đậm nét đã cho thấy ngay sự khác biệt về điểm chuẩn dùng để đo đạt khoảng cách của dãy đảo Paracel-Hoàng Sa, một điểm khác biệt mà chưa được thấy có ai đề cập tới hay nói khác đi nếu luận cứ chủ quyền lãnh hải được áp dụng cho dãy đảo Paracel-Hoàng Sa thì nước Trung Hoa phải áp dụng phương cách “tiếp hơi” qua trung gian của hải đảo Hải Nam tức là áp dụng 2 lần chủ quyền lãnh hải của mình để sáp nhập dãy đảo Paracel-Hoàng Sa vào lãnh thổ Quốc gia của mình. Án lệ quốc tế cho đến nay không xem chủ quyền lãnh hải của một quốc gia như là một luận cứ khả chấp dùng để xác định chủ quyền trên một hải đảo nằm trong hải phận của quốc gia đó. Đối với dãy đảo Spratly-Trường Sa thì với vị trí địa dư đặc biệt của nó cho nên cả 2 quốc gia Việt Nam và Trung Hoa không thể dùng luận cứ chủ quyền lãnh hải 200 hải lý để xác định chủ quyền của mình trên các hòn đảo nhỏ của dãy đảo đó. Mặc dù những hòn đảo nhỏ đó gần với Mã Lai và Phi Luật Tân và có thể rơi vào phạm vi hải phận của họ nhưng không vì thế mà hai nước Mã, Phi có thể đương nhiên có chủ quyền trên các đảo nhỏ của dãy đảo nầy. Vấn đề ở đây là danh nghĩa chính đáng cần phải được chứng tỏ để xác lập chủ quyền chứ không phải là chủ quyền lãnh hải đương nhiên phát sinh thêm chủ quyền trên các hải đảo nằm trong lãnh hải đó. * 224
2.2- Những cơ chế pháp lý về vùng đất không có người ở hay bị bỏ hoang: Đối với luật pháp quốc tế thì những cơ chế nào kết tạo thành cũng như duy trì chủ quyền chính danh trên một vùng đất không có người ở hay bị bỏ hoang? Theo nữ luật sư Monique Chemillier-Gendreau thì câu trả lời được đưa ra có liên quan tới một môn luật học gọi là Droit intertemporel – (tạm dịch: Thời biến luật pháp có thể hiểu là sự thay đổi của luật pháp qua nhiều giai đoạn của thời gian): những luật lệ trong một giai đoạn nào đó chi phối sự thụ đắc danh nghĩa chủ quyền đã thay đổi theo sự tiến bộ của mỗi xã hội loài người kéo theo sự phát triển của nền luật pháp trong mỗi xã hội đó. Thật ra đây chỉ là vấn đề hiệu lực của luật pháp biến đổi theo thời gian hay nói một cách khác là sự biến đổi thời hiệu của luật pháp. Thông thường thì những quy định mới của luật pháp hiện đại thường có kèm theo quy định về thời hiệu: luật mới hiện đại có hiệu lực hồi tố hay không tức là có chi phối tới các quy định pháp lý hay những phán quyết của tòa án đương thời trong quá khứ hay không? Học thuyết về vấn đề nầy vẫn chưa có cùng chung một quan điểm và luật pháp quốc tế hiện đại cũng chưa giải quyết một cách dứt khoác và thống nhứt. Trọng tài Max Huber trong vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas đã mặc thị nối dài thời hiệu luật pháp hiện đại về quá khứ để cho rằng luật mới có 225
hiệu lực áp dụng trên vụ tranh chấp tức là ông ta đã ban phát cho luật mới một hiệu lực hồi tố xoá bỏ luật cũ đương thời của ngày trước đã và có thể là vẫn còn hiệu lực chấp hành trên đối tượng tranh chấp từ ngày trước cho đến hiện nay. Trong nội vụ, theo Max Huber thì muốn áp dụng luật pháp nào trong những hệ thống pháp lý khác nhau qua các giai đoạn thời gian (thường gọi là thời biến luật pháp) thì cần phải phân biệt giữa một bên là sự tạo lập những quyền lợi và một bên là sự sự tồn tại của những quyền lợi. Quy tắc phân biệt nầy đặt hành vi tạo lập một quyền lợi dưới một nền luật pháp hiện hành vào thời điểm phát sinh ra quyền lợi đó . Quy tắc đòi hỏi rằng sự tồn tại của quyền lợi đó, hay nói một cách khác sự biểu lộ quyền lợi đó một cách liên tục, phải phù hợp với những điều kiện đòi hỏi theo đà tiến triển của luật pháp. Trong vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas vào năm 1928, một luận cứ nêu lên rằng sự kiện nước Tây Ban Nha khám phá ra hòn đảo Palmas vào thế kỷ thứ 16, và dù rằng tiếp theo sau đó không có thực hiện sự chiếm cứ hòn đảo, chủ quyền hòn đảo vẫn thuộc nước Tây Ban Nha. Sau khi nhận định rằng luật quốc tế vào thế kỷ thứ 19 chú trọng tới một thực tế là hầu hết các phần đất trên địa cầu hiện nay đều thuộc chủ quyền của các thành viên tổ chức Liên Hiệp Quốc, rất hiếm còn có những vùng đất không có chủ, cũng như căn cứ trên khuynh hướng đã được phát triển một cách đặc biệt vào thế kỷ thứ 18 để đặt ra một quy tắc rằng muốn cho sự chiếm 226
đóng dùng làm nền tảng cho cho chủ quyền lãnh thổ thì sự chiếm đóng đó phải có hiệu lực, tức là phải có những chấp nhận bảo đảm của những quốc gia đệ tam và thần dân của họ. Như vậy sẽ không thể chấp nhận luận cứ xác quyết rằng có những vùng chưa thuộc chủ quyền của bất cứ một nước nào hay vô chủ nhưng những vùng đó lại được đặt dưới ảnh hưởng độc quyền của một Quốc gia chỉ vì một lý do duy nhứt là Quốc gia đó có một sự thụ đắc chủ quyền chính danh trên vùng vừa kể. Lý do không chấp nhận là vì đây là một hình thức thụ đắc chính danh không còn được công nhận bởi luật quốc tế hiện đại. Bởi các lý lẽ ấy, chỉ có hành vi khám mà thôi nhưng lại không có hành vi nào khác dù là một hành vi trừu tượng hay tạm thời (abstract or inchoate) tiếp theo sau để xác định sự khám phá đó thì theo Max Huber là chưa hội đủ điều kiện pháp lý hiện đại để minh chứng chủ quyền của nước Tây Ban Nha trên đảo Palmas. Và đó là quan điểm của trọng tài Max Huber. “As regards the question which of different legal systems prevailing at successive periods is to be applied in a particular case (the so-called intertemporal law), a distinction must be made between the creation of rights and the existence of rights.The same principle which subjects the act creative of a right to the law in force at the time the right arises, demands that the existence of the right, in other words its continued manifestation, shall follow the conditions required by the evolution of law. International law in the 19th century, having regard to the fact that most parts of the globe were under the sovereignty of states members of the community of nations, and that territories without a master had become relatively few, took account of a tendency
227
already existing and especially developed since the middle of the 18th century, and laid down the principle that occupation, to constitute a claim to territorial sovereignty, must be effective, that is, offer certain guarantees to other States and their nationals. It seems therefore incompatible with this rule of positive law that there should be regions which are neither under the effective sovereignty of a State, nor without a master, but which are reserved for the exclusive influence of one State, in virtue solely of a title of acquisition which is no longer recognized by existing law, even if such a title ever conferred territorial sovereignty. For these reasons, discovery alone, without any subsequent act, cannot at the present time suffice to prove sovereignty over the Island of Palmas (or Miangas); . . . . . “
Sự “nối dài” của Max Huber có tính cách cấp tiến quá đáng và sẽ trở thành độc đoán nếu luật cũ lại là một luật thành văn đã được quy định một cách minh thị. Luận cứ của ông mâu thuẫn với quan niệm chủ quyền chính danh. Nếu nước Tây Ban Nha đã có chủ quyền trên hải đảo Palmas từ thế kỷ thứ 16 và nếu không có quốc gia nào tranh chấp chủ quyền hải đảo nầy thì Tây Ban Nha vẫn tiếp tục là chủ nhân của hải đảo đó. Một sự thay đổi đơn thuần của luật pháp quốc tế theo thời gian về điều kiện thụ đắc chủ quyền trên một lãnh thổ mà thực trạng chưa có gì thay đổi thì sự thay đổi của luật pháp theo đà tiến triển của thế giới sẽ không có tác hiệu lực hồi tố trên lãnh thổ đó. Khi nói về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên bình diện quốc tế, người ta có thể kể ra ba thời kỳ thay đổi của luật pháp: - Thời kỳ thứ nhứt: Là thời kỳ còn rất nhiều vùng đất mà người ta - mà đa số là người Âu Châu228
gọi là đất vô chủ. Trong thời kỳ nầy sự khám phá ra một vùng lãnh thổ sẽ tạo lập ra chủ quyền chính danh cho người đã khám phá ra vùng đất vô chủ đó với điều kiện là tiếp theo sau sự khám phá phải có sự khẳng định chủ quyền của mình. Các thế lực cường quốc Âu Châu tự cho mình quyền đi chinh phục các vùng đất đai mà họ gọi là “vùng đất mới vô chủ” không cần biết rằng vùng đất mới đó có chủ hay không và cùng nhau các thế lực cường quốc đó cho rằng sự chinh phục cũng có hiệu lực pháp lý như sự khám phá về phương diện khẳng định chủ quyền chính danh trên các vùng đất bị chinh phục. Tuy nhiên đây chỉ là một chủ trương quanh co để che đậy những hành vi bạo lực quân sự để xâm lăng lãnh thổ của các dân tộc khác còn chậm tiến và không cùng chung một nền văn minh với Tây phương. - Thời kỳ thứ nhì: Khi phong trào chạy đua giành đất, chiếm đất trở thành gay gắt nhất là trên những vùng lãnh thổ ở Phi Châu, các thế lực cường quốc của thế kỷ thứ 19 mới cùng nhau hội hợp ở thủ đô Đức quốc Berlin để thỏa thuận cùng nhau ký kết một văn bản pháp lý gọi là Văn Bản Tổng Quát vào năm 1885 để tạo ra thêm 2 quy tắc mới về vấn đề chủ quyền trên các lãnh thổ được khám phá hoặc bị xâm chiếm, chính yếu là ở Phi Châu. Hai quy tắc mới đó là: 1- Hành vi khám phá hay chiếm cứ phải thực sự hữu hiệu xảy ra trên những phần đất đã được thụ đắc một cách biểu kiến. 229
2- Sự chiếm hữu đó phải được thông tri một cách hữu hiệu đến các Quốc gia khác. Kể từ đó, qua nhiều án lệ, hay phán quyết của tòa án trọng tài ở La Hague (thủ đô nước Bỉ), luật pháp quốc tế trên vấn đế chủ quyền lãnh thổ có nhiều thay đổi và lần lần được tổng quát hóa, đặc biệt là qua bản án quốc tế do trọng tài Max Huber phân xử về vụ tranh chấp chủ quyền trên hải đảo Palmas như đã nêu lên nơi các trang viết trước đây. Một vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa 2 Quốc gia được giải quyết bằng cách quy chiếu vào hiện tình là một trong các Quốc gia đã trưng dẫn một chủ quyền chính danh của mình có ưu thế hơn hết so với các quốc gia khác trong nội vụ tranh chấp. Những hành vi thích ứng cần phải được thực hiện nhân danh Quốc gia đã thụ đắc chủ quyền. Những cá nhân vì quyền lợi riêng tư không thể thi hành những hành vi thích ứng để tranh thủ chủ quyền lãnh thổ. Luật pháp và án lệ quốc tế đã phân biệt hai điều kiện cần và đủ để một chủ quyền lãnh thổ được công nhận: 1- có sự thiết lập chủ quyền trên lãnh thổ và 2- chủ quyền lãnh thổ nầy cần phải được duy trì một cách liên tục. Những hiệu quả từ các hành vi chiếm hữu làm phát sinh ra chủ quyền lãnh thổ, chẳng hạn như sự nhượng địa, sự chinh phục, sự khám phá hay sự chiếm đóng, phải được đánh giá trong khung cảnh của luật pháp đương thời 230
vào lúc các hành vi chiếm hữu vừa kể tạo ra những hiệu quả chứ không thể đánh giá những hiệu quả đó theo luật pháp hiện hành vào lúc khởi sự vụ tranh chấp chủ quyền. Sự công nhận hay sự đồng ý của những Quốc gia đệ tam chưa đủ để xác quyết chủ quyền của một Quốc gia đã thực thi hành vi chiếm hữu để thụ đắc chủ quyền đó nhưng sự công nhận hay đồng ý đó là một yếu tố củng cố thêm cho vị thế cho Quốc gia hành xử chủ quyền đó. (M.Chemillier-Gendreau; sđd; trang 34; cùng với trích dẫn số 1 về vấn đề công nhận hay đồng ý của các quốc gia đệ tam do tiến sĩ Kriangsak Kittichaisaree trình bày trong sách, ''The Law of the Sea and Maritime. Boundary Delimitation in Southeast Asia,” Oxford University. Press, 1987, từ trang 141 và kế tiếp. ...)
Đó là tình hình về luật pháp quốc tế vào cuối thế kỷ thứ XIX kéo dài cho đến giữa thế kỷ thứ XX. - Thời kỳ thứ ba: được đánh dấu bằng sự ra đời của một tổ chức có tầm vóc quốc tế rộng lớn, đó là tổ chức Liên Hiệp Quốc. Một số yếu tố quan trọng chủ yếu và canh tân cấp tiến đã được ghi vào bản hiến chương của tổ chức LHQ đã làm phát sinh ra những nền tảng cho một trật tự pháp lý quốc tế mới trên hoàn vũ. Vấn đề duy trì nền hoà bình thế giới là mối ưu tư của những Quốc gia thành viên sáng lập ra tổ chức Liên Hiệp Quốc vì thế các quốc gia nầy đã định ra một yếu tố luật pháp đứng hàng đầu so với những yếu tố khác, một cuộc cách mạng làm biến đổi thực sự luật pháp quốc tế: điều 2, tiết 4 của bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc cấm chỉ việc dùng bạo lực để xâm phạm chủ quyền toàn vẹn 231
lãnh thổ của một Quốc gia. Dùng phương tiện chiến tranh để thụ đắc chủ quyền trên một lãnh thổ từ nay bị cấm chỉ. Sự chiếm đóng quân sự một lãnh thổ lúc nào cũng là bất hợp pháp và nếu không có sự thỏa thuận nào giữa những Quốc gia trong cuộc thì hành vi chiếm đóng quân sự sẽ không bao giờ tự nó tạo ra chủ quyền chính danh cho Quốc gia chiếm đóng theo dòng thời gian trôi qua. Điều 2, tiết 4 tuyên bố rằng: Một điều khoản quan trọng khác cũng được ghi vào Hiến Chương LHQ làm đảo lộn tận gốc rể các chủ nghĩa đế quốc thực dân thuộc địa, chủ nghĩa bành trướng bá quyền bành trướng lãnh thổ đã có từ những thời đại xa xưa trước đây và vẫn còn xảy ra ngày nay: đó là sự công nhận quyền tự quyết của tất cả các dân tộc trên địa cầu theo điều 1 tiết 2 của bản Hiến Chương. Các điều khoản nầy lại được tăng cường thêm qua nghị quyết số 1514 ngày 14 tháng 12 năm 1960 của Đại Hội Đồng LHQ tuyên bố thừa nhận sự độc lập của các nước và dân tộc thuộc địa: United Nations General Assembly Resolution 1514 1514 (XV). Declaration on the granting of independence to colonial countries and peoples The General Assembly, Mindful of the determination proclaimed by the peoples of the world in the Charter of the United Nations to reaffirm faith in fundamental human rights, in the dignity and worth of the human person, in the equal rights of men and women and of nations large and small and to promote social progress and better standards of life in larger freedom,
232
Conscious of the need for the creation of conditions of stability and well-being and peaceful and friendly relations based on respect for the principles of equal rights and self-determination of all peoples, and of universal respect for, and observance of, human rights and fundamental freedoms for all without distinction as to race, sex, language or religion, Recognizing the passionate yearning for freedom in all dependent peoples and the decisive role of such peoples in the attainment of their independence, Aware of the increasing conflicts resulting from the denial of or impediments in the way of the freedom of such peoples, which constitute a serious threat to world peace, Considering the important role of the United Nations in assisting the movement for independence in Trust and Non-SelfGoverning Territories, Recognizing that the peoples of the world ardently desire the end of colonialism in all its manifestations, Convinced that the continued existence of colonialism prevents the development of international economic cooperation, impedes the social, cultural and economic development of dependent peoples and militates against the United Nations ideal of universal peace, Affirming that peoples may, for their own ends, freely dispose of their natural wealth and resources without prejudice to any obligations arising out of international economic co-operation, based upon the principle of mutual benefit, and international law, Believing that the process of liberation is irresistible and irreversible and that, in order to avoid serious crises, an end must be put to colonialism and all practices of segregation and discrimination associated therewith, Welcoming the emergence in recent years of a large number of dependent territories into freedom and independence, and recognizing the increasingly powerful trends towards freedom in such territories which have not yet attained independence, Convinced that all peoples have an inalienable right to complete freedom, the exercise of their sovereignty and the integrity of their national territory, Solemnly proclaims the necessity of bringing to a speedy and unconditional end colonialism in all its forms and manifestations; And to this end Declares that: 1. The subjection of peoples to alien subjugation, domination and exploitation constitutes a denial of fundamental human rights, is
233
contrary to the Charter of the United Nations and is an impediment to the promotion of world peace and co-operation. 2. All peoples have the right to self-determination; by virtue of that right they freely determine their political status and freely pursue their economic, social and cultural development. 3. Inadequacy of political, economic, social or educational preparedness should never serve as a pretext for delaying independence. 4. All armed action or repressive measures of all kinds directed against dependent peoples shall cease in order to enable them to exercise peacefully and freely their right to complete independence, and the integrity of their national territory shall be respected. 5. Immediate steps shall be taken, in Trust and Non-SelfGoverning Territories or all other territories which have not yet attained independence, to transfer all powers to the peoples of those territories, without any conditions or reservations, in accordance with their freely expressed will and desire, without any distinction as to race, creed or colour, in order to enable them to enjoy complete independence and freedom. 6. Any attempt aimed at the partial or total disruption of the national unity and the territorial integrity of a country is incompatible with the purposes and principles of the Charter of the United Nations. 7. All States shall observe faithfully and strictly the provisions of the Charter of the United Nations, the Universal Declaration of Human Rights and the present Declaration on the basis of equality, non-interference in the internal affairs of all States, and respect for the sovereign rights of all peoples and their territorial integrity. 947th plenary meeting, 14 December 1960.
Điều khoản thứ 4 của nghị quyết 1514 đã khẳng định một quy tắc pháp lý quốc tế hết sức quan trọng, thiết yếu mà bất cứ ai khi cứu xét về các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đều nên phải lưu ý tới một cách đúng đắng, không lơ là: *Tạm dịch: 234
“Bất cứ hành động quân sự nào hay bất cứ những phương cách bạo lực nào được xử dụng nhằm mục đích chống lại các dân tộc có quyền độc lập đều phải chấm dứt để để khiến cho các dân tộc đó có thể thi hành một cách hòa bình và tự do quyền hạn hoàn thành nền độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia của họ phải dược tôn trọng”.
Ngày 24 tháng 10 năm 1970, Đại Hội LHQ lại ra nghị quyết đặc biệt số 2625. Nghị quyết có thể được xem như là một tu chính Hiến Chương của tổ chức quốc tế nầy mà mục đích chính yếu là xác quyết lại một cách rõ ràng và nghiêm chỉnh và sâu rộng những nguyên tắc pháp luật quốc tế chính yếu và cần thiết cho dự giao dịch và hợp tác hữu nghị giữa các Quốc gia thành viên của tổ chức LHQ và đáng chú ý hơn hết là sự lập lại trong nghị quyết quy tắc cấm chỉ việc dùng bạo lực như là phương tiện để giải quyết những vụ tranh chấp bất đồng về lãnh thổ và coi là bất hợp pháp đối với bất cứ sự thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng sự hăm dọa hay bằng bạo lực: “. . . . Every State has the duty to refrain in its international relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any State, or in any other manner inconsistent with the purposes of the United Nations. Such a threat or use of force constitutes a violation of international law and the Charter of the United Nations and shall never be employed as a means of settling international issues. . . “ “. . . . . . Every State has the duty to refrain from the threat or use of force to violate the existing international boundaries of another State or as a means of solving international disputes, including territorial disputes and problems concerning frontiers of States.
235
Sau đây là toàn văn bản nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Liên Hiệp Quốc: http://www.tamilnation.org/selfdetermination/instruments/70_2625_G AResolution.htm
Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation Among States in Accordance with the Charter of the United Nations, UN General Assembly Resolution 2625 (XXV) 24 October 1970 The General Assembly, Recalling its resolutions 1815 (XVII) of 18 December 1962, 1966 (XVIII) of 16 December 1963, 2103 (XX) of 20 December 1965, 2181 (XXI) of 12 December 1966, 2327 (XXII) of 18 December 1967, 2463 (XXIII) of 20 December 1968 and 2533 (XXIV) of 8 December 1969, in which it affirmed the importance of the progressive development and codification of the principles of international law concerning friendly relations and co-operation among States, Having considered the report of the Special Committee on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Co-operation among States, which met in Geneva from 31 March to 1 May 1970, Emphasizing the paramount importance of the Charter of the United Nations for the maintenance of international peace and security and for the development of Friendly relations and Cooperation among States, Deeply convinced that the adoption of the Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Co-operation among States in accordance with the Charter of the United Nations on the occasion of the twenty-fifth anniversary of the United Nations would contribute to the strengthening of world peace and constitute a landmark in the development of international law and of relations among States, in promoting the rule of law among nations and particularly the universal application of the principles embodied in the Charter,
236
Considering the desirability of the wide dissemination of the text of the Declaration, 1. Approves the Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Co-operation among States in accordance with the Charter of the United Nations, the text of which is annexed to the present resolution; 2. Expresses its appreciation to the Special Committee on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Co-operation among States for its work resulting in the elaboration of the Declaration; 3. Recommends that all efforts be made so that the Declaration becomes generally known. 1883rd plenary meeting, 24 October 1970
-------------------------------------------------------------------------------ANNEX [25 UN GAOR, Supp. (No. 28), UN Dec. A/5217 (1970), at 121] DECLARATION ON PRINCIPLES OF INTERNATIONAL LAW CONCERNING FRIENDLY RELATIONS AND CO-OPERATION AMONG STATES IN ACCORDANCE WITH THE CHARTER OF THE UNITED NATIONS
The General Assembly, PREAMBLE Reaffirming in the terms of the Charter of the United Nations that the maintenance of international peace and security and the development of friendly relations and co-operation between nations are among the fundamental purposes of the United Nations, Recalling that the peoples of the United Nations are determined to practise tolerance and live together in peace with one another as good neighbours, Bearing in mind the importance of maintaining and strengthening international peace founded upon freedom, equality, justice and respect for fundamental human rights and of developing friendly relations among nations irrespective of their political, economic and social systems or the levels of their development,
237
Bearing in mind also the paramount importance of the Charter of the United Nations in the promotion of the rule of law among nations, Considering that the faithful observance of the principles of international law concerning friendly relations and co-operation among States and the fulfilment in good faith of the obligations assumed by States, in accordance with the Charter, is of the greatest importance for the maintenance of international peace and security and for the implementation of the other purposes of the United Nations, Noting that the great political, economic and social changes and scientific progress which have taken place in the world since the adoption of the Charter give increased importance to these principles and to the need for their more effective application in the conduct of States wherever carried on, Recalling the established principle that outer space, including the Moon and other celestial bodies, is not subject to national appropriation by claim of sovereignty, by means of use or occupation, or by any other means, and mindful of the fact that consideration is being given in the United Nations to the question of establishing other appropriate provisions similarly inspired, Convinced that the strict observance by States of the obligation not to intervene in the affairs of any other State is an essential condition to ensure that nations live together in peace with one another, since the practice of any form of intervention not only violates the spirit and letter of the Charter, but also leads to the creation of situations which threaten international peace and security, Recalling the duty of States to refrain in their international relations from military, political, economic or any other form of coercion aimed against the political independence or territorial integrity of any State, Considering it essential that all States shall refrain in their international relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any State, or in any other manner inconsistent with the purpose of the United Nations,
238
Considering it equally essential that all States shall settle their international disputes by peaceful means in accordance with the Charter, Reaffirming, in accordance with the Charter, the basic importance of sovereign equality and stressing that the purposes of the United Nations can be implemented only if States enjoy sovereign equality and comply fully with the requirements of this principle in their international relations, Convinced that the subjection of peoples to alien subjugation, domination and exploitation constitutes a major obstacle to the promotion of international peace and security, Convinced that the principle of equal rights and selfdetermination of peoples constitutes a significant contribution to contemporary international law, and that its effective application is of paramount importance for the promotion of friendly relations among States, based on respect for the principle of sovereign equality, Convinced in consequence that any attempt aimed at the partial or total disruption of the national unity and territorial integrity of a State or country or at its political independence is incompatible with the purposes and principles of the Charter, Considering the provisions of the Charter as a whole and taking into account the role of relevant resolutions adopted by the competent organs of the United Nations relating to the content of the principles, Considering that the progressive development and codification of the following principles: (a) The principle that States shall refrain in their international relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any State, or in any other manner inconsistent with the purpose of the United Nations, (b) The principle that States shall settle their international disputes by peaceful means in such a manner that international peace and security and justice are not endangered, (c) The duty not to intervene in matters within the domestic jurisdiction of any State, in accordance with the Charter,
239
(d) The duty of States to co-operate with one another in accordance with the Charter, (e) The principle of equal rights and self-determination of peoples, (f) The principle of sovereign equality of States, (g) The principle that States shall fulfil in good faith the obligations assumed by them in accordance with the Charter, so as to secure their more effective application within the international community, would promote the realization of the purposes of the United Nations, Having considered the principles of international law relating to friendly relations and co-operation among States, 1. Solemnly proclaims the following principles: The principle that States shall refrain in their international relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any State, or in any other manner inconsistent with the purpose of the United Nations Every State has the duty to refrain in its international relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any State, or in any other manner inconsistent with the purposes of the United Nations. Such a threat or use of force constitutes a violation of international law and the Charter of the United Nations and shall never be employed as a means of settling international issues. A war of aggression constitutes a crime against the peace, for which there is responsibility under international law. In accordance with the purposes and principles of the United Nations, States have the duty to refrain from propaganda for wars of aggression. Every State has the duty to refrain from the threat or use of force to violate the existing international boundaries of another State or as a means of solving international disputes, including territorial disputes and problems concerning frontiers of States.
240
Every State likewise has the duty to refrain from the threat or use of force to violate international lines of demarcation, such as armistice lines, established by or pursuant to an international agreement to which it is a party or which it is otherwise bound to respect. Nothing in the foregoing shall be construed as prejudicing the positions of the parties concerned with regard to the status and effects of such lines under their special regimes or as affecting their temporary character. States have a duty to refrain from acts of reprisal involving the use of force. Every State has the duty to refrain from any forcible action which deprives peoples referred to in the elaboration of the principle of equal rights and self-determination of their right to selfdetermination and freedom and independence. Every State has the duty to refrain from organizing or encouraging the organization of irregular forces or armed bands, including mercenaries, for incursion into the territory of another State. Every State has the duty to refrain from organizing, instigating, assisting or participating in acts of civil strife or terrorist acts in another State or acquiescing in organized activities within its territory directed towards the commission of such acts, when the acts referred to in the present paragraph involve a threat or use of force. The territory of a State shall not be the object of military occupation resulting from the use of force in contravention of the provisions of the Charter. The territory of a State shall not be the object of acquisition by another State resulting from the threat or use of force. No territorial acquisition resulting from the threat or use of force shall be recognized as legal. Nothing in the foregoing shall be construed as affecting: (a) Provisions of the Charter or any international agreement prior to the Charter regime and valid under international law; or (b) The powers of the Security Council under the Charter. All States shall pursue in good faith negotiations for the early conclusion of a universal treaty on general and complete disarmament under effective international control and strive to adopt
241
appropriate measures to reduce international strengthen confidence among States.
tensions
and
All States shall comply in good faith with their obligations under the generally recognized principles and rules of international law with respect to the maintenance of international peace and security, and shall endeavour to make the United Nations security system based on the Charter more effective. Nothing in the foregoing paragraphs shall be construed as enlarging or diminishing in any way the scope of the provisions of the Charter concerning cases in which the use of force is lawful. The principle that States shall settle their international disputes by peaceful means in such a manner that international peace and security and justice are not endangered Every State shall settle its international disputes with other States by peaceful means in such a manner that international peace and security and justice are not endangered. States shall accordingly seek early and just settlement of their international disputes by negotiation, inquiry, mediation, conciliation, arbitration, judicial settlement, resort to regional agencies or arrangements or other peaceful means of their choice. In seeking such a settlement the parties shall agree upon such peaceful means as may be appropriate to the circumstances and nature of the dispute. The parties to a dispute have the duty, in the event of failure to reach a solution by any one of the above peaceful means, to continue to seek a settlement of the dispute by other peaceful means agreed upon by them. States parties to an international dispute, as well as other States, shall refrain from any action which may aggravate the situation so as to endanger the maintenance of international peace and security, and shall act in accordance with the purposes and principles of the United Nations. International disputes shall be settled on the basis of the sovereign equality of States and in accordance with the principle of free choice of means. Recourse to, or acceptance of, a settlement procedure freely agreed to by States with regard to existing or future
242
disputes to which they are parties shall not be regarded as incompatible with sovereign equality. Nothing in the foregoing paragraphs prejudices or derogates from the applicable provisions of the Charter, in particular those relating to the pacific settlement of international disputes. The principle concerning the duty not to intervene in matters within the domestic jurisdiction of any State, in accordance with the Charter No State or group of States has the right to intervene, directly or indirectly, for any reason whatever, in the internal or external affairs of any other State. Consequently, armed intervention and all other forms of interference or attempted threats against the personality of the State or against its political, economic and cultural elements, are in violation of international law. No State may use or encourage the use of economic, political or any other type of measures to coerce another State in order to obtain from it the subordination of the exercise of its sovereign rights and to secure from it advantages of any kind. Also, no State shall organize, assist, foment, finance, incite or tolerate subversive, terrorist or armed activities directed towards the violent overthrow of the regime of another State, or interfere in civil strife in another State. The use of force to deprive peoples of their national identity constitutes a violation of their inalienable rights and of the principle of non-intervention. Every State has an inalienable right to choose its political, economic, social and cultural systems, without interference in any form by another State. Nothing in the foregoing paragraphs shall be construed as affecting the relevant provisions of the Charter relating to the maintenance of international peace and security. The duty of States to co-operate with one another in accordance with the Charter States have the duty to co-operate with one another, irrespective of the differences in their political, economic and social systems, in the various spheres of international relations, in order to
243
maintain international peace and security and to promote international economic stability and progress, the general welfare of nations and international co-operation free from discrimination based on such differences. To this end: (a) States shall co-operate with other States in the maintenance of international peace and security; (b) States shall co-operate in the promotion of universal respect for, and observance of, human rights and fundamental freedoms for all, and in the elimination of all forms of racial discrimination and all forms of religious intolerance; (c) States shall conduct their international relations in the economic, social, cultural, technical and trade fields in accordance with the principles of sovereign equality and non-intervention; (d) States Members of the United Nations have the duty to take joint and separate action in co-operation with the United Nations in accordance with the relevant provisions of the Charter. States should co-operate in the economic, social and cultural fields as well as in the field of science and technology and for the promotion of international cultural and educational progress. States should co-operate in the promotion of economic growth throughout the world, especially that of the developing countries. The principle of equal rights and self-determination of peoples By virtue of the principle of equal rights and self-determination of peoples enshrined in the Charter of the United Nations, all peoples have the right freely to determine, without external interference, their political status and to pursue their economic, social and cultural development, and every State has the duty to respect this right in accordance with the provisions of the Charter. Every State has the duty to promote, through joint and separate action, realization of the principle of equal rights and selfdetermination of peoples, in accordance with the provisions of the Charter, and to render assistance to the United Nations in carrying out the responsibilities entrusted to it by the Charter regarding the implementation of the principle, in order:
244
(a) To promote friendly relations and co-operation among States; and (b) To bring a speedy end to colonialism, having due regard to the freely expressed will of the peoples concerned; and bearing in mind that the subjection of peoples to alien subjugation, domination and exploitation constitutes a violation of the principle, as well as a denial of fundamental human rights, and is contrary to the Charter. Every State has the duty to promote through joint and separate action universal respect for and observance of human rights and fundamental freedoms in accordance with the Charter. The establishment of a sovereign and independent State, the free association or integration with an independent State or the emergence into any other political status freely determined by a people constitute modes of implementing the right of self determination by that people. Every State has the duty to refrain from any forcible action which deprives peoples referred to above in the elaboration of the present principle of their right to self-determination and freedom and independence. In their actions against, and resistance to, such forcible action in pursuit of the exercise of their right to selfdetermination, such peoples are entitled to seek and to receive support in accordance with the purposes and principles of the Charter. The territory of a colony or other Non-Self-Governing Territory has, under the Charter, a status separate and distinct from the territory of the State administering it; and such separate and distinct status under the Charter shall exist until the people of the colony or Non-Self-Governing Territory have exercised their right of selfdetermination in accordance with the Charter, and particularly its purposes and principles. Nothing in the foregoing paragraphs shall be construed as authorizing or encouraging any action which would dismember or impair, totally or in part, the territorial integrity or political unity of sovereign and independent States conducting themselves in compliance with the principle of equal rights and self-determination of peoples as described above and thus possessed of a government
245
representing the whole people belonging to the territory without distinction as to race, creed, or colour. Every State shall refrain from any action aimed at the partial or total disruption of the national unity and territorial integrity of any other State or country. The principle of sovereign equality of States All States enjoy sovereign equality. They have equal rights and duties and are equal members of the international community, notwithstanding differences of an economic, social, political or other nature. In particular, sovereign equality includes the following elements: (a) States are juridically equal; (b) Each State enjoys the rights inherent in full sovereignty; (c) Each State has the duty to respect the personality of other States; (d) The territorial integrity and political independence of the State are inviolable; (e) Each State has the right freely to choose and develop its political, social, economic and cultural systems; (f) Each State has the duty to comply fully and in good faith with its international obligations and to live in peace with other States. The principle that States shall fulfil in good faith the obligations assumed by them in accordance with the Charter Every State has the duty to fulfil in good faith the obligations assumed by it in accordance with the Charter of the United Nations. Every State has the duty to fulfil in good faith its obligations under the generally recognized principles and rules of international law. Every State has the duty to fulfil in good faith its obligations under international agreements valid under the generally recognized principles and rules of international law.
246
Where obligations arising under international agreements are in conflict with the obligations of Members of the United Nations under the Charter of the United Nations, the obligations under the Charter shall prevail. GENERAL PART 2. Declares that: In their interpretation and application the above principles are interrelated and each principle should be construed in the context of the other principles. Nothing in this Declaration shall be construed as prejudicing in any manner the provisions of the Charter or the rights and duties of Members States under the Charter or the rights of peoples under the Charter, taking into account the elaboration of these rights in this Declaration. 3. Declares further that: The principles of the Charter which are embodied in this Declaration constitute basic principles of international law, and consequently appeals to all States to be guided by these principles in their international conduct and to develop their mutual relations on the basis of the strict observance of these principles. *
Đó là là tiến trình phát sinh luật pháp quốc tế chủ yếu của nhân loại qua nhiều giai đoạn liên tiếp nhau nhất là kể từ khi khi xuất hiện Công Ước của Hội Quốc Liên – League of Nations (1920-1946) (The League of Nations was an international organization founded as a result of the Treaty of Versailles in 1919–1920. The League's goals included disarmament, preventing war through collective security, settling disputes between countries through negotiation, diplomacy and improving global welfare. The diplomatic philosophy behind the League represented a fundamental shift in thought from the preceding hundred years. The League lacked its own an armed force and so depended on the Great Powers to
247
enforce its resolutions, keep to economic sanctions which the League ordered, or provide an army, when needed, for the League to use. However, they were often reluctant to do so. Benito Mussolini stated that "The League is very well when sparrows shout, but no good at all when eagles fall out." After a number of notable successes and some early failures in the 1920s, the League ultimately proved incapable of preventing aggression by the Axis Powers in the 1930s. The onset of the Second World War suggested that the League had failed in its primary purpose — to avoid any future world war. The United Nations replaced it after the end of the war and inherited a number of agencies and organizations founded by the League.) và Công Ước
Briand Kellogg (Agreement
negotiated in 1928 between the USA and France to renounce war and seek settlement of disputes by peaceful means. It took its name from the US secretary of state Frank B Kellogg (1856–1937) and the French foreign minister Aristide Briand. Most other nations subsequently signed. Some successes were achieved in settling South American disputes, but the pact made no provision for measures against aggressors and became ineffective in the 1930s, with Japan in Manchuria, Italy in Ethiopia, and Hitler in central Europe.)
Song song với bối cảnh và sự phát triển lâu dài của nền luật pháp quốc tế, lịch sử về quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa phải được cứu xét trong bối cảnh lịch sử luôn luôn đầy biến động của nước Việt Nam cùng với lịch sử của một nước Trung Hoa ổn cố hơn nhưng cũng không kém phần phức tạp và hiện nay là chủ thể chính yếu cạnh tranh chủ quyền với Việt Nam trên 2 vùng quần đảo nầy ngoài khơi biển Đông. Trở ngại lớn cho việc cứu xét hiện vụ tranh chấp giữa 2 Quốc gia hiện nay chính là phải đặt được mối tương quan 248
qua lại với nhau giữa 2 dòng lịch sử hoàn toàn khác biệt nhau của 2 quốc gia. Lịch sử liên tục của một Quốc gia có thể bị biến động hay ngừng trệ vào một hay nhiều giai đoạn, nhưng dòng chảy luật pháp của Quốc gia vẫn tiếp tục phát triển hay biểu thị trong một mức độ chừng mực nào đó. Chính từ một nền tảng lịch sử nhiều biến động như thế mà những rạn nứt quan trọng tự nó phát lộ từ trong nội tình lịch sử của nước Việt Nam: - Từ giữa thế kỷ thứ 14, cũng như trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh/ Đàng Trong-Đàng Ngoài có những khoảng trống luật pháp mặc dù trên thực tế Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, mỗi họ hùng cứ tự quyền một phương nhưng cả hai đối thủ đều tự coi mình là quân thần phò tá nhà Hậu Lê chống lại tham vọng cướp ngôi của kẻ đối thủ. Trong khi các Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài tiếp tục áp dụng luật pháp của nhà Hậu Lê để cai trị dân và đối phó với kẻ ngoại nhập thì từ Thuận Hoá trở vào Nam các chúa Nguyễn vẫn dùng niên hiệu của nhà Hậu Lê, vẫn liên tục áp dụng luật lệ của nhà Hậu Lê để cai trị dân bản xứ, phát triển, củng cố chủ quyền lãnh thổ và đối phó với người ngoại quốc tới lui buôn bán hay xin lập liên hệ ngoại giao. - Chính sách bảo hộ của nước Pháp đặt lên nước Việt Nam có chủ quyền kể từ năm 1874 và chế độ bảo hộ thực sự được thực thi vào năm 1884. 249
Khoảng trống luật pháp Việt Nam kéo dài đến ngày 02 tháng 09 năm 1945 tức là ngày ra đời của nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam. Tiếp theo sau đó, nước Pháp thành lập một Quốc Gia Việt Nam nằm trong khối Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương kể từ ngày 08 tháng 03 năm 1949. Từ tháng 07 năm 1954, nước Việt bị phân chia làm hai miền, miền Bắc gọi là Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam với thủ đô Hà Nội; miền Nam gọi Việt Nam Cộng Hòa với thủ đô Sài Gòn. Cả hai miền Nam Bắc thống nhất và Việt Nam có thể coi như là được hoàn toàn độc lập kể từ ngày 30 tháng 04 năm 1975 với một quốc hiệu mới gọi là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tại sao lại viết Việt Nam có thể coi như là độc lập hoàn toàn? Bởi vì trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, lịch sử đã cho thấy rằng nước Việt Nam lúc nào cũng có một “bóng ma chủ quyền thượng quốc của ngoại bang đeo đẳng day dứt” ngay cả trong những giai đoạn lịch sử sáng chói vang dội của Việt Nam gọi là thời kỳ độc lập tự chủ. Sau năm 1975, bóng ma chủ quyền thượng quốc có thực sự biến mất khỏi đất nước Việt Nam hay chưa? Chính cái gọi là chủ quyền thượng quốc đã ngăn cản không cho người dân Việt Nam- người chủ thật sự trên tất cả các vùng lãnh thổ của nước Việt Nam- được hành xử chủ quyền lãnh thổ của mình một cách tự do, liên tục và đúng mức. Trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam cuối thế kỷ 20, không phải chỉ 250
có một mà có đến 3 bóng ma thượng quốc ngoại bang đối xử như là nước Việt Nam là một nước chư hầu của họ. Họ xúm nhau lại, mạnh ai nấy tuyên bố hoặc hành động một cách trái ngược đối chọi nhau rồi cùng nhau sắp xếp, quyết định một cách ngang nhiên số phận của nước Việt Nam, không cần đếm xỉa gì đến chủ quyền thực sự và nguyện vọng cốt yếu hằng cửu của người dân Việt Nam. Như vậy, những sự tuyên bố, những hành động của các nước tự coi là có chủ quyền thượng quốc trên lãnh thổ nước Việt Nam vào những lúc đó có một giá trị pháp lý nào hay không trên bình diện Quốc tế? Tình trạng lịch sử của nước Trung Hoa vào thế kỷ 19-20 cũng lâm vào tình trạng hổ lốn phức tạp không kém so với lịch sử của nước Việt Nam cùng thời. Có giai đoạn nước Trung Hoa có 2 chính quyền khác nhau, một chánh quyền ở tỉnh Quảng Đông và một chính quyền ở thủ đô Bắc Kinh nhưng chính quyền Trung Hoa ở Quảng Đông không được những Quốc gia đệ tam thừa nhận trên bình diện bang giao quốc tế. Rồi kể từ năm 1949 cho đến hiện tại có đến 2 nước Trung Hoa: Trung Hoa Đài Loan và Trung Hoa Lục Địa. Vấn đề chủ quyền trên các hải đảo càng trở nên phức tạp hơn khi cả 2 nước Trung Hoa cùng một lúc thực thi chủ quyền Quốc Gia của mình gây rắc rối nhiều hơn cho những Quốc gia đệ tam khác mặc dù trên thực tế chỉ có một nước Trung Hoa nhưng hiện nay có tới 2 chính phủ tương tựa như tình trạng của nước Việt Nam vào lúc bị chia đôi sau hiệp định Quốc tế Geneva 251
tháng 07 năm 1954 với 2 chính phủ khác nhau, một ở Sài Gòn, một ở Hà Nội không thừa nhận lẫn nhau, bên nầy tuyên bố một đường bên kia tuyên bố một nẻo khiến cho một nước khác có thể vinh vào lời tuyên bố đó để trục lợi. Còn phải kể đến sự hiện diện của người Nhật trên mặt biển Đông trong vùng quần đảo ParacelHoàng Sa với chính sách “Đại Đông Á” của họ trong đó bao gồm tất cả các nước Đông Dương và các nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapour. Khi bị thất trận, người Nhật phải trao trả lại chủ quyền quần đảo Paracel-Hoàng Sa cho Quốc gia nào? Và đây cũng là một vấn đề khúc mắc cần phải làm sáng tỏ. Không phải là một chuyện dễ thực hiện trong việc thu thập những tài liệu xác thực và chính đáng để làm chứng cớ cho sự thụ đắc chủ quyền từ lâu đời tại một vùng địa cầu có một lịch sử đầy dẫy biến động, xung đột và bi thảm như vùng đất nầy. Chứng tỏ về ý chí tuyệt đối duy trì liên tục chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ theo chuẩn mực của luật pháp quốc tề là một công việc gay go nhưng không phải là không thể thực hiện được. Có những chứng liệu dù đã được lưu trữ trong một quá khứ dài hạn, nhưng nay thì không còn tìm thấy đâu nữa. Tuy nhiên, sự khiếm khuyết ở đây không phải là yếu tố chủ yếu duy nhất để quyết định nội vụ tranh chấp một cách dứt khoác. Có những dữ kiện lịch sử thực tế được diễn đạt, có những sự công bố hay phát biểu thực sự đã xuất 252
hiện trong một bối cảnh chính trị vào một giai đoạn lịch sử nào đó và đã được ghi chép lại, tất cả cũng là những chứng cớ thực tiễn cho việc chứng minh hay khẳng định một chủ quyền lãnh thổ. Vấn đề cần lưu ý ở đây là thái độ đánh giá của hậu thế về những dữ kiện đã được diễn đạt, những lời tuyên bố hay phát biểu đó có được khách quan vô tư hay không hay chỉ là một sự diễn đạt hoặc phát biểu đầy tính chủ quan của một tập thể hay từ một cá nhân có liên hệ đến nội vụ vì một lý do nầy hay một lý do khác và vấn đề cũng lại tùy thuộc vào sự phán xét công minh của những người cầm cán cân luật pháp. Tất cả những phần trình bày nơi tiết 2 , Chương 2 nầy là những Dữ Kiện Tổng Quát Về quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spratly và tiến trình những thay đổi hay phát triển luật pháp quốc tế. Đó là những mấu chốt cần thiết trong việc khảo luận về những tranh chấp chủ quyền những hải đảo ngoài biển khơi theo những biến động của lịch sử và theo thời gian quá khứ cũng như hiện tại đặc biệt ở đây là quần đảo Paracel-Hoàng Sa và SpratlyTrường Sa trên biển Đông. Do đó, cần phải có một bản kê cứu tổng quát về tiến trình tranh chấp chủ quyền 2 dãy đảo nầy theo thứ tự thời gian trước sau để có thể từng bước phân tích, đi sâu vào chi tiết của từng giai đoạn và đó là nội dung của Tiết 3, tiếp sau đây. *
253
Tiết 3 Liệt kê những sự cố về quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa được ghi chép hay truyền tụng qua thời gian Xác định những việc xảy ra theo thứ tự thời gian trước sau là một việc làm cần thiết nhất là đối với quá nhiều sự việc đã xảy ra trong quá khứ dài ngắn khác nhau. Thứ tự thời gian trước sau là một yếu tố quan trọng vì nó có thể tạo ra những hiệu quả quan trọng trên những phán quyết về mặt pháp lý. Cần phải có thời điểm chính xác và thứ tự trước sau của những sự cố để có thể áp dụng một cách hợp lý luật pháp quốc tế. Những trở ngại khó khăn trong việc lập bản lược kê không phải chỉ có bấy nhiêu như vừa kể ở trên. Còn cần phải lưu ý đến chủ thể tác giả ghi chép hay truyền tụng những sự cố đó: có những chủ thể tác giả là người đại diện của chính quyền hay các sử quan của các Quốc gia. Ở đây cần đặc biệt lưu ý tới giá trị ghi chép của những nhà viết sử “tư nhân” hay độc lập không chịu áp lực trực tiếp của chính quyền đương thời tại đất nước mà họ đang sinh sống. Chủ thể có thể là những công dân của một quốc gia đệ tam vì lý do nầy hay lý do khác có dính líu ít nhiều đến những sự cố xảy ra trên một quốc gia khác. Thái độ xử sự của những quốc gia về những sự cố đã và đang xảy ra cũng cần được tham chiếu một cách thoả đáng để đưa vào bản lược kê .
254
Ngoài ra những dữ kiện do bất kỳ quốc gia nào có tham dự vào những vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo trên biển Đông nêu ra cũng cần được đưa vào bản lược kê chứ không chỉ có riêng hai đối thủ chính yếu nổi bật trong những Quốc gia sát liền hoặc ăn thông với Biển Đông mà thôi. Sau cùng, cần phải có một thời điểm gốc làm trung gian cho quá khứ và hiện tại. Thời điểm gốc đó là sự xuất hiện chế độ thuộc địa phát xuất từ Âu Châu và cuộc chiến tranh thế giới thứ II: - thời điểm 1 kể từ trước khi xuất hiện chế độ Thuộc Địa; - thời điểm 2 kể từ khi bắt đầu có chế độ Thuộc Địa cho đến lúc Thế Chiến thứ II chấm dứt; thời điểm 3 kể từ sau Thế Chiến thứ II. Trong thời kỳ thuộc địa lại cần phải phân biệt hai loại sự kiện: 1- Sự khám phá ra các hải đảo trên Biển Đông nhưng không có hành vi chiếm hữu hay chiếm đóng; 2- Những hình thức chiếm đóng trên các hải đảo nầy. Trong sự khám phá cần phải phân biệt khám phá “tình cờ” không có ý định và khám phá cố ý. Trong sự chiếm đóng thì cần lưu ý xem đây là một sự chiếm đóng đầu tiên hay là một sự chiếm đóng đề củng cố một hành vi chiếm đoạt một chủ quyền sở hữu đã có sẵn trước khi có sự chiếm đoạt. *
255
Chương 1 Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17
Quần đảo Paracel-Hoàng Sa và SpratlyTrường Sa đã được con người biết tới từ các thời lịch xa xôi. Sự hiện hữu của chúng tìm thấy qua một số sử sách ghi chép lại từ những quyển nhật ký hải trình của những nhà hàng hải, từ những quyển nhật ký của những thủy thủ trên những tàu thuyền đi ngang qua vùng biển quần đảo. Người ta cũng nhận biết được sự hiện hữu của 2 dải quần đảo trên những bản đồ cổ do người Âu Châu vẽ từ đầu thế kỷ thứ 16, trong thế kỷ 17 và vẫn còn lưu giữ khá tốt và khá rõ cho đến ngày nay:
256
*1548/1561: Bản đồ vùng Đông Nam Á (nơi trang 254) phóng lớn từ bản đồ gốc nhỏ hơn vẽ bởi tác giả Gastaldi vào năm 1548; nhà in bản đồ Girolamo Ruscelli ấn hành tại Venice/Ý Đại Lợi vào năm 1561. Vịnh Bắc Kỳ (trong khung đỏ) được ghi là Conchechina (Cochinchine) cùng với quần đảo nằm trong vịnh đó. Mặc dù không ghi rõ nhưng đây nhất định phải là quần đảo Paracel-Hoàng Sa. Lãnh giới nước Lachina (La Chine) được tô màu hồng.
India Orientalis Map maker : Jodocus Hondius Place/date : Amsterdam/1606 (in ấn và xuất bản tại Amsterdam/ Hoà Lan)
257
Chú ý: Bản đồ trên đây có chữ Pracel tức Paracel (trong 2 khung vuông màu đỏ) xuất hiện ở 2 vị trí khác nhau: một nơi đất liền của Đàng Trong Golfu de Pracel (Vịnh biển Paracel) và một ở ngoài khơi Biển Đông Pracel để gọi tên quần đảo hình chòm râu dài Paracel. Điều nầy cho thấy mối liên hệ nhất thể của quần đảo Paracel ngoài khơi biển Đông với vịnh biển Paracel trong đất liền của Đàng Trong. 258
* Thế kỷ thứ 15 hay 16 :
Bản đồ thứ 11 trong quyển I của bộ sách Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (gồm 4 quyển)
Bản đồ được nhà Nho Thanh Giang Bích Triều Đỗ Bá thu thập rồi ghi chú thêm trong 1 bộ sách 4 quyển gọi là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư. Quyển thứ nhứt có tựa đề: Tự Thăng Long Chí Chiêm Thành Quốc- Đường đi từ Thăng Long tới nước Chiêm Thành, gồm có 15 bản đồ. Trên đây là bản đồ thứ 11 trong số 15 bản đồ của quyền thứ nhứt và được in lại nơi trang 94 của một tập sách có tên là HỒNG ĐỨC BẢN ĐỒ do Viện Khảo Cổ/ Bộ Quốc Gia Giáo Dục Sài Gòn xuất bản 1962.
259
Theo nhà nghiên cứu sử người Pháp Henri Maspero thì bộ Toản Tập Tứ Chí Lộ Đồ Thư xuất hiện vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18:
“Entre le XVe siècle et le règne de Gia-long, pendant toute la dynastie des Le, il ne fut composé que peu de livres géographiques. Le principal ouvrage qui soit parvenu jusqu'à nous est le Toản tập thiên nam tứ trí lộ đồ thư, recueil d'itinéraires qui paraît dater de la fin du XVIIe ou des débuts du XVIIIe siècle: Hanoi au Champa, Hanoi à K'in-tcheou ou plutôt à la frontière de Chine, Hanoi à Lang-son, Hanoi au Yun-nan” (H. Maspero Le Protectorat général d'Annam sous les T'ang: essai de géographie historique,(I). đăng trên Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient (BEFEO), 1910 Vol. 10, số 10 trang. 541-542)
Tạm dịch: “ Trong khoảng từ giữa thế kỷ thứ XV và thời đại trị vì của hoàng đế Gia Long, trong suốt thời đại của nhà Hậu Lê, rất hiếm có những sách địa dư chí. Tác phẩm chính còn giữ được cho thời đại của chúng ta là bộ sách Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, một tập sách ghi chép về những lộ trình mà thời gian xuất hiện của nó ở vào khoảng cuối thế kỷ thứ 17 hay đầu thế kỷ thứ 18: một lộ trình từ Hà Nội đi vào nước Chiêm Thành, một đi từ Hà Nội đi Kinh Châu, một từ Hà Nội đi Lạng Sơn, và một từ Hà Nội đi Vân Nam”.
Một nhà nghiên cứu khác là L. Aurousseau khi viết bài điểm sách Histoire moderne du pays d’Annam của tác giả Ch.Maybon trên tập san BEFEO, số XX (1920), tập 4, phần chú thích số 1 nơi trang 80 và 81 có ghi như sau: 260
(1) “Une importante série d'excellents guides géographiques, établis sous forme de recueils d'itinéraires terrestres levés à la boussole,' nous a été conservée par des manuscrits de dates diverses et plus ou moins complets. Ces textes paraissent, pour l'ensemble de leurs données anciennes, avoir puisé leurs renseignements à une source unique que je crois être le Thièn nam du ha tap; ils sont connus par une grande quantité de copies auxquelles les scribes ont ajouté quelquefois des indications plus modernes. Il y aurait à faire sur ces copies un travail intéressant de critique de provenance. Je me contente pour l'instant d'énumérer rapidement ici les principales d'entre elles.
Les deux plus anciennes que nous possédions sont : 1- Toàn tập thiên nam địa đồ (début du XVIIe siècle), un volume; cartes seules, sans texte [A.1174] 2- Thiên nam lộ đồ (1770-1771); beau manuscrit complet, avec cartes et texte: un fort volume [A.1081] 3- . . . . . . . 4- . . . . . . . 5- . . . . . . . 6- . . . . . . . 7- . . . . . . . “ Tạm dịch:
261
[Ghi chú (1) của L.Aurousseau]: “Một loạt hướng dẫn quan trong tuyệt hảo về địa chí dưới hình thức một tập ghi chép các lộ trình trên đường bộ chính xác như một la bàn được để lại cho chúng ta qua qua các bản chép tay theo ngày tháng khác nhau khá đầy đủ. Đối với những văn bản nầy thì toàn bộ những dữ liệu cổ xưa nêu ra thì hầu như được khai thác tử những nguồn tin mà theo tôi phải là duy nhứt từ sách Thiên Nam Dư Hạ Tập; Một số lớn sao chép lại của những văn bản đã được tìm thấy đôi khi có kèm thêm những chỉ dẫn hiện đại hơn. Cứu xét xuất xứ của những bản sao chép tay là một việc làm thích thú. Hiện nay tôi thấy hài lòng nêu ra một cách nhanh chóng những văn bản sao chép chính yếu. Hai văn bản cổ xưa hơn hết mà chúng ta có là: 1- Toàn Tập Thiên Nam Địa Đồ (đầu thế kỷ XVII), một tập; chỉ toàn là những bản đồ mà thôi, không có lời văn [Số danh bạ A.1174]. 2- Thiên Nam Lộ Đổ (1770-1771) toàn bộ chép tay, tình trạng tốt với những bản đồ và bài viết thành một sách bộ lớn [Số danh bạ A.1081). 3- . . . . . . 4- . . . . . . 5- . . . . . . 6- . . . . . . 7- . . . . . .”
Riêng đối với một học giả người Pháp khác có tên là Henri Dumoutier thì các bản đồ trong bộ TNTCLĐT được vẽ theo những chi tiết thâu thập được vào cuối thế kỷ thứ 15 khi vua Lê Thánh Tôn tự mình cầm quân đi đánh Chiêm Thành. Vậy, tấm bản đồ trên đây với những ghi chú thêm của Đỗ Bá được vẽ trong khoảng thế kỷ nào? Từ bản đồ vùng biển Đông Ấn do người Hoà Lan Jodocus Hondius vẽ và phát hành năm 1606 (nơi trang 258) thì quần đảo Paracel-Hoàng Sa và 262
Spraly-Trường Sa đã được vẽ ra trên bản đồ nầy ít ra là từ năm 1606. Kế đến nếu đọc tiếp theo bài viết của tác giả W.J.Buch; La Compagnie des Indes Néerlandaises et L’Indochine (viện dẫn nơi trang 275, 276 dưới đây) của tập biên khảo nầy thì sẽ có thêm một đoạn như sau: “Caspar van Groensbergen fit débarquer le marchand Jeronimus Wonderaar et le sous-marchand Albert Cornelisz. Ruijl. Wonderaar, qui se dirigea vers la résidence royale, Tachem, vit en passant la ville de Thoulon près de l'île de Poulo Cham (2), et la ville commerçante de Fundoa (3), qui attirait un grand nombre de marchands, Portugais et Japonais. Plus au Sud se trouvait la ville maritime de Sinoa (4), où résidait le fils du roi. Tạm dịch: “Gaspar van Groensbergen để cho nhà buôn Jeronimus Wonderaar và phụ tá thương mại Albert Cornelisz Ruijl xuống tàu để lên bờ. Khi Wonderaar đi về phía khu vực hoàng cung (của vương quốc Chàm: chú thích riêng của NCT),Tachem (vùng Tháp Chàm?), lúc đi ngang qua thành phố Toulon (Tourane/ Đà Nẵng) gần cù lao Chàm, và thành phố thương mại Fundoa (Faifo/Hội An), thì đương sự nhìn thấy có rất nhiều ngườ Bồ Đào Nha và người Nhật Bản. Xa hơn về phía Nam là thành phố biển Qui Nhơn.” (W.J.Buch; La Compagnie des Indes Néerlandaises et L’Indochine; BEFEO 1937; Vol 37; No.1; p. 115).
Caspar van Groengen là 1 thuyền trưởng trong hạm đội 6 chiếc của đô đốc Jacob van Neck từ Ma Cau, dọc theo duyên hải nước An Nam và nước Chàm để đi đến Nam Dương như đã kể qua nơi trang 260. Khi hạm đội đến nơi, van Neck ra lệnh cho Caspar van Grengren chỉ huy 2 tàu chiến 263
Harlem và le Leyde từ phía nam biển Đông để đi trở lại Trung Hoa (Ma Cau). Trên hải trình của van Groengen có 2 nhà buôn tư nhân người Hoà Lan đi theo. Khi đến hải phận nước An Nam, hai nhà buôn rời khỏi tàu của van Groengen để vào đất liền, có thể là vụng cảng Đà Nẵng. Trên đường bộ, họ đi về ngang qua tình Đà Nẵng (Toulon/Tourane), tới vùng kinh đô cũ của vương quốc Chàm là Điện Bàn (Tachem/Tháp Chàm) rồi tới thương cảng Hội An/ Fai Fo (Fundoa). Tác giả W.J.Buch đã dẫn chiếu tác phẩm De Opkomst van het Nederlandsche Gezag in OoostIndië, La Haye-Amsterdam, 1862-78 của tác giả nguời Hoà Lan là J.K.J De Jonge để chú thích tên Toulon là Tourane và Fundoa là Faifo tức Hội An [(3): Avec de Jonge, II, 246 et suiv., on peut sans crainte admettre que ces noms représentent ici Tourane et Faifo.; Theo de Jonge, tậ.p II, trang và kế tiếp., người ta có thể không còn e ngại để chấp nhận rằng những tên nầy trong bài viết chính là Đà Nẵng và Hội An)].
Nơi chú thích số (4), tác giả W.J.Buch cũng theo De Jonge để chấp nhận chữ Sinoa là cảng Qui Nhơn thuộc tỉnh Bình Định: [(4) De Jonge veut voir ici Quinhơn, un port de mer de la province de Binh-dinh. Dans les lettres de Wonderaar, il est fait mention de Sinoa-boven (Sinoa-la-Haute) et Sinoabasso (Sinoa-la-Basse). Dans les Overgekomen brieven en papieren de 1633 et années suivantes, Senoa ou Sinoa est fréquemment nommée comme résidence royale» mais cette ville était située plus au Nord; de nos
Cũng cần lưu ý rằng có thể các tác giả Tây phương đã hiểu sai khu Hoàng Thành Résidence royale vì họ tưởng rằng chữ Sinoi Qui Nhơn là chỉ vùng khu Hoàng Thành Huế xa hơn Đà Nẵng ,về phía Bắc. Ở đây phải được hiểu Qui Nhơn/ Bình Định chính là một khu jours elle s'appelle Huê. (Сотр. Maybon, 60)].
264
vực Hoàng Thành/ Đồ Bàn của các vua Chàm ngày trước. Nói tóm lại, từ bản đồ vùng Đông Ấn phát hành từ năm 1606 hợp cùng với bài viết của tác giả W.J.Buch về những tiếp xúc của những người thương nhân Hòa Lan từ trước ngày 13 tháng 10 năm 1600 với nước An Nam để đưa ra một kết luận hữu ích có liên hệ đến sự xác định thời gian xuất hiện tấm bản đồ thứ 11 trong số 15 tấm của quyển thứ nhứt bộ Tứ Chí Lộ Đồ Thư do Đỗ Bá biên soạn. Kết luận đó là: thương cảng Fai Fo tức là Hội An ngày nay đã được người ngoại quốc biết đến từ trước năm 1600 tức là trước thế kỷ thứ 17: các thương gia ngoại quốc trong đó có cả người Nhật Bổn đã đến buôn bán tại Hội An từ thế kỷ thứ 16 và có thể là trước hơn nữa. Trong bộ sách Tứ Chí Lộ Đồ Thư, quyển thứ nhứt, bản đồ số 10 có ghi tên 2 địa danh đặc biệt như sau: “Bãi Kẻ chỏm hữu túc khố. Hội An khố hữu đồn thủ binh nhị đồn, giang trung hữu nhất sơn, sơn thượng hữu tự, danh Non nước tự. Hội An Đàm danh Trà Nhiêu Đàm, kham dung chư quốc thương bạch trú thử. . .” (Bãi Kẻ chỏm, có kho thóc. Kho Hội An có 2 đồn lính giữ, trong sông có một hòn núi, trên núi có chùa gọi là chùa Non nước. Đầm Hội an gọi là đầm Trà nhiêu, có thể chứ các thuyền buôn đi biển của các nước đậu lại ở đấy. . .” (Hồng Đức Bản Đồ,sđd, trang 92).
Như vậy, Tứ Chí Lộ Đồ Thư do Đỗ Bá biên soạn chỉ có thể xuất hiện từ sau khi cảng Hội An đã được người ngoại quốc biết đến, có thể là từ khi cảng nầy còn ở dưới quyền kiểm soát của nước 265
Chiêm Thành và vào lúc các nước Âu Châu bắt đầu đổ xô nhau đi tìm đất mới ở các vùng đất Châu Á. Năm 1471, vua Lê Thánh Tôn thân chinh đi đánh Chiêm Thành (Vương quốc Vijaya Chăm Pa), hạ thành Đồ Bàn (Qui Nhơn), giết 60.000 người dân, bắt vua Chàm Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân đưa về Thăng Long, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành. Tướng Chiêm là Bô Trì Trì sai sứ vào cống xin thần phục. Một trong những công tác quan trọng mà bất kỳ một quốc gia nào đều phải làm là sau khi xâm chiếm lãnh thổ của 1 quốc gia khác, quốc gia chiến thắng cần phải thu thập các tin tức, chi tiết để vẽ thành bản đồ các đường đi, nước bước, lãnh thổ, lãnh hải, sông núi, hải đảo . . . . của nước bị xâm chiếm. Một công tác quan trọng không thể thiếu sót nhất là đối với một nhà vua tài trí mưu lược như vua Lê Thánh Tôn và trong bối cảnh lịch sử như thế, các bản đồ về những vùng lãnh thổ mới chiếm được của nước Chiêm Thành cần phải được thực hiện và ghi chú rõ ràng hay nói khác đi các bản đồ trong trong quyển 1 của bộ Tứ Chí Lộ Đồ Thư phải được thực hiện ngay sau khi vua Lê Thánh Tôn khắc phục nước Chiêm Thành vào năm 1471 và xuất hiện cùng trong một niên đại với các bản đồ Hồng Đức được thực hiện và ấn hành từ niên hiệu Hồng Đức thứ 21 tức vào năm 1490. Và như đã dẫn chiếu ở một trang trước, trong bài khảo cứu về một hải cảng của nước An Nam vào thế kỷ thứ thứ XV/ Étude sur un portulan 266
Annamite du XVè siècle đăng trên tập chí Bulletin de Géographie historique et descriptive (1896) một học giả người Pháp khác có tên là Henri Dumoutier xác quyết rằng các bản đồ trong bộ TNTCLĐT được vẽ theo những chi tiết thâu thập được vào cuối thế kỷ thứ XV khi vua Lê Thánh Tôn tự mình cầm quân đi đánh Chiêm Thành (HĐBD, sđd, Lời giới thiệu của Ông Trương Bửu Lâm, trang XII). Do đó có thể suy định một cách hữu lý rằng bộ sách Tứ Chí Lộ Đồ Thư đã có sẵn từ khoảng những năm 1471-1495 rồi về sau được Đỗ Bá ghi thêm các chi tiết thâu thập được từ cuối thế kỷ thứ XV lên phía trên đầu các bản đồ nầy. Trong số các chi tiết bổ túc trên đầu bản đồ số 11 nơi trang 94 sách HĐBĐ có ghi như sau:
267
“. . .(cột 13) nhị sơn, sơn các hữu kim trường, hữu tuần. Hải trung hữu nhất trường sa, danh Bãi Cát Vàng ước trường (cột 12): tứ bách lý, khoát nhị thập lý, trác lập hải trung. Tự Đại Chiêm hải môn chí Sa vinh môn (cột 11) mỗi tây nam phong, tắc chư quốc thương bạc nội hành phiêu bạc tại thử; đông bắc phong, ngoại hành diệc phiêu bạc tại thử, tịnh giai cơ tử. (cột 10) Hoá vật các trí kỳ xứ. Nguyễn thị mỗi niên quý đông nguyệt (cột 9) trì thuyền thập bát chích, lai thử thủ hóa, đa đắc kim ngân tiền tệ (cột 8) súng đạn đẳng vật. Tự Đại Chiêm Môn việt hải chí thử nhất nhật bán. Tự Sa Kỳ môn chí thử bán nhật. (cột 7) Kỳ Trường Sa xứ diệc hữu đại mội. Sa Kỳ hải môn ngoại (cột 6) hữu nhất sơn, sơn thượng đa sản mộc, danh du trường, hữu tuần (cột 5) Mỹ trùng môn giang thượng hữu nhất tòa thạch sơn, sơn thượng hữu thiết trường, tại xuy thiết lô chi thượng (cột 4) Túc Thì Lại quán thực thì Mục Dưỡng. Túc Hà Kỳ, thực thì (cột 3) Ông Bối. Túc quan Ốc thực thì Chu Ổ. Túc Trà-Khúc thực thì Ông Vệ. Túc Lô Phiêu quán thực thì (cột 2) Đề Thi. Túc đèo Bầu Đê thực thì Bợt Đá. Túc Lai Dương quán thực thì Phú Bối. Túc Trà Ổ. (cột 1) Hữu nhất chi sơn, tự đại . . . “ “. . . (13) hai núi, mỗi núi đều có mỏ vàng, có cơ quan tuần sát. Giữa biển có một dãi cát dài, gọi là Bãi cát vàng, (12) dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh, (11) mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đây; gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. (10) Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông (9) đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ (8) súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải nửa ngày. (7) Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mồi. Ngoài cửa biển Sa Kỳ (6) có một hòn núi, trên núi sản xuất phần nhiều là cây dầu, gọi là trường dầu, có đặt quan tuần sát. (5) Trên sông ở cửa Mỹ Trùng, có hòn núi đá, trên núi có mỏ sắt ở phía trên lò thổi sắt. (4) Trọ ở quán Thì Lại, ăn thì ở Mục Dưỡng. Trọ ở Hà Kỳ, ăn thì ở(3) Ông Bối. Trọ ở quán Ốc, ăn thì ở Chu Ổ. Trọ ở Trà Khúc, ăn thì ở Ông Vệ. Trọ ở quán Lò Phiêu, ăn thì ở
268
(2) Đề Thi. Tro ở Đèo Bầu Đê, ăn thì ở Bợt Đá. Trọ ở quán Lai Dương, ăn thì ở Phúc Bối. Trọ ở Trà Ổ (1). Có một nhánh núi từ . . .”
Nhận định về tấm bản đồ số 11 người ta có thể rút ra những điểm đáng chú ý như sau: 1- Nơi cột 11-C ghi là Hội An phố và 11-D ghi là Hội An Đàm (cảng Hội An). Nơi cột 12-C ghi là Hội An Kiều tức là cầu có mái che ở Hội An vẫn tồn tại cho đến nay. Như vậy phố thương cảng Hội An đã có từ lâu rồi trước khi địa danh nầy được vẽ lên bản đồ Tứ Chí Lộ Đồ Thư ít ra là tứ đầu thế kỷ thứ 15 nếu không nói là sớm hơn.
Hội An phố xưa nay
Hội An Kiều xưa nay
269
2- Cách mô tả Bãi Cát Vàng với những nguy hiểm bao quanh của nó, với những cuồng phong bảo tố nhận chìm các tàu thuyền đi gần trong các mùa biển động sóng to gió lớn không khác gì những điều mô tả quần đảo Paracel- Hoàng Sa và SpratlyTrường Sa trong các nhật ký hải trình về sau nầy của các tàu thuyền Âu-Mỹ khi đi ngang qua vùng biển của quần đảo đó từ đầu thế kỷ 16 cho đến nay. Do đó, qua sự suy luận đối chiếu nghiêm chỉnh và khách quan thì Bãi Cát Vàng đứng dựng giữa biển phải là quần đảo Paracel-Hoàng Sa và SpratlyTrường Sa hình chòm râu kéo dài theo hướng bắcnam mà người ta thường thấy trên các bản đồ của người Âu Châu vẽ ra trong những thế kỷ 17, 18 và 19. 3- Đỗ Bá ghi rằng: “. . . .Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn.” Cách hành văn “trịch thượng không kiêng úy họ Nguyễn” như thế của Đỗ Bá chỉ có thể xuất hiện sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Đàng Trong từ Thuận Hóa (1568) và Đỗ Bá phải là quan triều hoặc thần dân của vua Lê và Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài bởi vì nếu Đỗ Bá là thần dân của họ Nguyễn ở Đàng Trong thì chắc chắn là những kẻ hậu sinh sẽ không bao giờ có dịp được biết đến tên của ông ta trong lịch sử . Năm 1570, trấn thủ Quảng Nam là Nguyễn Bá Quýnh bị triệu hồi về Bắc, Nguyễn Hoàng được 270
vua nhà Lê cho kiêm chức thống suất tổng trấn tướng quân 2 xứ Thuận Hóa và Quảng Nam cầm binh voi và thuyền để trấn thủ dân địa phương. Năm 1573 vua Lê sai đem sắc đến Thuận Hóa phong Nguyễn Hoàng làm Thái phó, sai chứa thóc để phòng bị biên thùy, mỗi năm nộp thuế cho triều đình nhà Lê ở miền Bắc 400 cân bạc 500 tấm lụa, không thiếu năm nào. Như vậy việc Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn là kể từ lúc Nguyễn Hoàng kiêm lãnh thêm việc cai trị tỉnh Quảng Nam từ năm 1573. Tuy nhiên công tác thu nhặt hàng hóa từ Bãi Cát Vàng nhất định là phải đã có từ lâu rồi, vào thời vùng đất Quảng Nam còn ở dưới quyền kiểm soát trực tiếp và liên tục của những quan cai trị thuộc các triều đại vua Lê trước đây, kể từ thời vua Lê Thánh Tôn thân chinh đi đánh Chiêm Thành tức là từ năm 1471 cho đến thời Nguyễn Hoàng kiêm lãnh để nối tiếp việc cai trị Quảng Nam và tiếp tục công tác thu lượm kho tàng ở Bãi Cát Vàng ngoài khơi vùng biển của tỉnh. Tỉnh Quảng Nam có cảng Đà Nẵng và Cảng Hội An. Cảng Đà Nẵng cách quần đảo Paracel-Hoàng Sa 210 hải lý. Nguyễn Hoàng đã vào kinh lý vùng cảng Đà Nẵng, Hải Vân vào năm 1600 và ra lệnh lập hành dinh và kho tàng để chứa lương tiền ở đó (Lê Quý Đôn; Phủ Biên Tạp Lục; trang 51; Hà Nội 1977). Với tất cả những dữ kiện vừa được trình bày một cách sâu rộng qua những chi tiết nối kết phức tạp như thế để đi tới một nhận định hợp lý rằng Bãi Cát Vàng đã được các chính 271
quyền nối tiếp nhau của nước Đại Nam biết đến, quản trị và khai thác ít ra là từ năm 1471. 4- Những bản đồ trong bộ Thiên Nam Tứ Chí lộ Đồ Thư không phải do Đỗ Bá vẽ ra. Những bản đồ nầy đã có sẵn trong dân gian kể từ sau vua Lê Thánh Tôn đánh chiếm nước Chiêm Thành. Đỗ Bá chỉ là người ở Đàng Ngoài thu thập các bản đồ đó. Thời điểm thâu thập các bản đồ và nhưng tài liệu khác có thể là vào lúc Trịnh-Nguyễn bắt đầu phân tranh tức là vào năm 1648 khi chúa Trịnh là Trịnh Tạc sai trấn thủ Nghệ An là Tiến quận công Trịnh Đào đem quân vào đánh miền Nam; chúa Nguyễn lúc đó là Nguyễn Phúc Lan cầm quân chống trả nhưng bị hãm hại chết, con là Nguyễn Phúc Tần lên thay. Sau đó Đỗ Bá “vẽ sơ lược” thêm trên các bản đồ đó những lộ trình từ Thăng Long đi 4 phía. Vẽ sơ lược những lộ trình phải hiểu là chỉ vẽ, hướng đạo bằng chữ viết chứ không phải là vẽ tranh, vẽ bản đồ. Trong phần Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư dẫn, ở đoạn cuối, Đỗ Bá Viết: “Giá cá tam chi giai hữu sơn hữu thủy, hữu lục lộ, hữu thủy lộ tùng lai vị hữu lập đồ dĩ tiện nhân chi vảng lai giả. Ngu nhân thảo thảo tứ giác lộ, tập vi Thiên Nam Tứ Chí Thư Đồ, thứ cung ngọa du vân nhĩ. Thanh Giang Bích Triều nho sinh trúng thức, Đổ Bá thị công Đạo phủ soạn.” (HĐBĐ; sđd; tr. 68)
(Ba mạch ấy đều có núi, có sông, có đường bộ, đường thủy trước nay không có lập bản đồ để tiện việc qua lại. Tôi nhân việc soạn thảo sơ lược 4 góc đường đi, gom lại thành sách Thiên Nam Tứ Chí Thư Đồ, để nằm ở nhà mà như đi chu du khắp nơi. Nho sinh trúng thức họ Đỗ Bá tự Đạo Phủ, ở Thanh Giang/Bích Triều biên soạn). 272
Như vậy, việc khi khảo xét bản đồ do Đỗ Bá thu thập và ghi chú thêm đã đưa tới những kết luận như sau: 1- Bãi Cát Vàng từ xưa đã thuộc về nước Chiêm Thành. 2- Bãi Cát Vàng thuộc về nước Đại Nam kể từ khi vua Lê Thánh Tôn thân chính đánh chiếm nước Chiêm Thành vào năm 1471 (giữa thế kỷ thứ 15). 3- Bãi Cát Vàng đã được một nhà Nho ở Đàng Ngoài tên là Đỗ Bá ghi chú thêm vào một trong số những bản đồ trong bộ sách gọi là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư mà Đỗ Bá đã thu thập được trong dân gian vào thời Trịnh-Nguyễn bắt đầu phân tranh vào năm 1684. 4- Những điều ghi chú của Đỗ Bá về Bãi Cát Vàng giống như những điều ghi chép trong các nhật ký hải trình của các nhà hàng hải Âu Châu về quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly Trường Sa và do đó có thể suy định rằng Bãi Cát Vàng chính là quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly- Trường Sa.
*
273
*1600 – 1606: Người Hòa Lan tiếp xúc lần đầu tiên với nước An Nam từ lúc nào? Những sự tiếp xúc nầy xảy ra trước khi một cơ quan đại diện chính quyền của nước Hoà Lan có tên là Vereenigde Oost-Indische Compagnie tức Công Ty Đông Ấn Hòa Lan - La Compagnie des Indes Néerlandaises được thành lập vào ngày 20 tháng 03 1602, đặt trụ sở tại Batavia kể từ năm 1618 (Batavia tức thủ đô Djakarta của nước Nam Dương ngày nay; J.M Buch trang 108). Tuy nhiên, những sự tiếp xúc đầu tiên không được thuận lợi mà chỉ gây thiệt hại cho người Hoà Lan: “. . . .Après avoir relâché à Macao, il se dirigea vers le Sud et atteignit, le 13 Octobre (1600), une belle baie, située sur la côte de Champa, par le 11o45’ lat.N, où les marins eurent tout loisir de faire de l’eau, mais ils ne purent prendre contact avec les indigènes, effrayés par leur arrivée. Van Neck poursuivit son voyage jusqu’à Patani (Vương quốc Mã Lai) sans arrêter en Annam. Cependant d’autres Hollandais avaient fait connaissance avec ce dernier pays. Avant de quitter Ternate (một hải đảo nằm trong quần đảo Maliku của Nam Dương) Jacob van Neck avait laissé des ordres pour que deux vaisseaux fussent envoyés en Chine. Le Harlem et le Leyde furent désignés à cet effet, sous les ordres de Caspar van Groensbergen. En se dirigeant vers le Nord, ces deux vaisseaux relâchèrent quelque part sur la côte de Champa ou d’Annam. On imagine difficilement un plus mauvais accueil que celui qui attendait ici les navigateurs: 23 hommes furent massacrés, et van Groenbergen lui-même fut pendant quelque temps gardé prisonnier. On se rembarqua, emmenant quelques Malais et Portugais que les indigènes avaient donnés comme interprètes et guides, et l’on continua la route le long de la côte d’Annam. . .” (W.J.Buch; La Compagnie des Indes Néerlandaises et L’Indochine; BEFEO 1937; Vol 37; No.1; p.114-115)
274
Tạm dịch:“ . . .Sau khi dừng nghĩ ở Macao (Trung Hoa), đoàn tàu chiến (gồm có 6 chiếc) của đương sự (đề đốc Jacob van Neck, sĩ quan hải quân Hoà Lan ), lướt sóng về phía Nam. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1600) đoàn tàu của đương sự tới một vịnh rất đẹp ở bờ biển nước Chàm tại bắc vĩ độ 11 045’ (Bãi biển Ba Ngòi-Vịnh Cam Ranh) để các thủy thủ nhởn nhơ lấy nước ngọt mang lên tàu nhưng không thể tiếp xúc được với một người dân bản xứ nào vì những người nầy hoảng sợ đã bỏ chạy trốn hết khi nhìn thấy tàu lạ. Van Neck cho đoàn tàu của mình tiếp tục cuộc hải trình thẳng đến tiểu vương quốc Patani (thuộc nước Mã Lai) mà không ngừng ghé qua nước An Nam. Tuy nhiên trước đây (tức là trước năm 1600) đã từng có những người Hoà Lan khác đến giao dịch với xứ nầy rồi.
Trước khi rời đảo Temate (một hải đảo nằm trong quần đảo Maliku của Nam Dương) Jacob van Neck đã ra lệnh cho 2 tàu chiến đi qua nước Trung Hoa. Tên của 2 tàu chiến là Harlem và le Leyde dưới quyền chỉ huy của Caspar van Groensbergen. Trên hải trinh đi về phía Bắc hai chiếc tàu chiến ghé ngang qua một vùng bờ biển của Chiêm Thành hay An Nam. Người ta khó có thể hình dung nổi có một cuộc tiếp đón nào khác tệ hại hơn là cuộc tiếp đón đang chờ đợi các thủy ở nơi đây: 23 người bị sát hại, còn van Groenbergen thì bị bắt giam vào ngục một thời gian. Rồi mọi người được tha trở lên tàu mang theo vài người Mã Lai và Bồ Đào Nha do người bản xứ cung ứng để làm thông dịch viên, và họ tiếp tục cuộc hải trình dọc theo bở biển của nước An Nam . . .”
Vị trí đảo Temate trong quần đảo Maliku của Nam Dương
275
Nhóm đảo này nằm ở Australian Plate, phía đông của Sulawesi (Celebes), phía tây của New Guinea, và phía bắc của đảo Timor.
* 1633 – 1634: 1/ Tàu thuyền ngoại quốc lai vảng trên mặt Biển Đông phải chịu sự kiểm soát gắt gao của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong : - Ngày 13 tháng 11 năm 1633 du thuyền Zeeburg và tàu buồn Quinam dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Willem Jacobsz Coster (người Hoà Lan, năm 1640 trở thành thống đốc của nước Hoà Lan trên đảo Ceylan của Ấn Độ) ở được lệnh từ đảo Đài Loan sang nước An Nam để khởi sự thiết lập việc thương mại với chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong . Cả 2 chiếc tàu gặp bảo sau một đêm rời khỏi Đài Loan và phải tách rời nhay. Ngày 16 tháng 11 năm 1633, du thuyền Zeeburg an toàn tới một hải cảng An Nam/ Đàng Trong còn tàu buồm Quinam thì bị đắm; ngày 29 tháng 11 năm 1633 xác tàu trôi giạt đến một bãi cát cạn ngoài biển khơi hơi chếch về hướng Nam tính từ vịnh biển Đà Nẵng. Trước đó, vào ngày 23 tháng 09 năm 1633 một chiếc tàu lớn có trang bị súng đại bác tên là Kemphaan của công ty Đông Ấn Hoà Lan trên hải trình từ Đài Loan đi Batavia (thủ phủ nước Nam Dương ngày xưa) cũng bị đắm ngoài khơi biển Đông gần hải phận nước An Nam/Đàng Trong. Người và đồ đoàn, vật dụng , súng óng trên hai chiếc tàu chìm đều được nhà cầm quyền Đàng Trong cứu vớt an toàn. Tuy nhiên, chiếu theo luật pháp hiện hành lúc đó của nước An Nam/Đàng 276
Trong, chúa Nguyễn đã ra lệnh tịch thâu số hàng hóa và tất cả súng đạn trên tàu Kemphaan. Nhưng hứa rằng sẽ hoàn trả lại tài vật của Công Ty Đông Ấn Hoà Lan bị chính quyền An Nam tịch thâu khi nào du thuyền Zeeburg đến hải cảng An Nam/Đàng Trong nhưng chỉ là lời hứa mà thôi (W.J.M.Buch; sđd;trang 131).
Quang cảnh thành phố và hải cảng Batavia (Djakarta-Nam Dương) trong khoảng những năm 1650-1700 Từ bộ sưu tập của viện Bảo Tàng Bronbeek http://www.nla.gov.au/exhibitions/southland/Exp-Out_of_Batavia.html
2/- Tàu thuyền buôn bán ngoại quốc bị chìm hay mắc cạn nơi vùng quần đảo Paracel-Hoàng Sa phải cầu cứu với chính quyền An Nam ở vịnh cảng Đà Nẵng để được giúp đỡ: Thời chúa Phật Nguyễn-Phước-Nguyên (16131635), ngày 20 tháng 07năm 1634, ba chiếc tàu HòaLan tên Veenhuizen, Schagen và Grootebroek, từ Touron (Đà Nẵng) cùng nhổ neo đi Formose (Đài277
Loan). Tác giả W.J.Buch đã căn cứ vào ký sự Batavia (Journal de Batavia) của Công ty Hòa-Lan Đông Ấn (Compagnie hollandaise des Indes orientales), ấn hành trong những năm 1631-16341636, viết về chuyến hải trình của 3 chiếc tàu nầy như sau: “. . . .Cependant les difficultés avec l'Annam ne faisaient qu'augmenter. Pendant le séjour de Duijcker en ce pays on avait encore vu arriver le Veenhuien, le Schagen et le Grootebroek venant de Batavia. Ils devaient poursuivre ensuite jusqu'à Formose. Partis le 20 juillet de la baie de Tourané, les navires se trouvèrent dès le 21 séparés par la tempête. Le Veenhuiien atteignit Formoše le 2 août, et le Schagen le 10. Mais le Grootebroek fit un triste naufrage près de l'île de Pracel, par 170 lat. N. Le marchand de première classe, Jean de Sormeau, y perdit la vie avec huit hommes de l'équipage ; de la cargaison, qui représentait une somme de 153.690 fl. 18. 8, il se perdit avec le vaisseau pour une valeur de 70.695 fl. 18. 8 (1), tandis que les marins purent mettre le reste en sûreté dans l'île. Le capitaine, Huijch Jansen, emmenant 12 hommes, gagna la côte annamite dans une embarcation; il espérait pouvoir se procurer un navire pour prendre les naufragés restés dans l'île. Il avait pris avec lui 5 caisses d'argent et 3.570 réaux contenus dans 17 sacs. Quand les naufragés arrivèrent à terre, ils furent maltraités et faits prisonniers et on leur prit l'argent qu'ils apportaient. Après avoir été d'abord entendus par le secrétaire du roi, ils reçurent le 23, de la part de ce dernier, la permission de retourner dans l'île de Pracel (2), pour prendre les cinquante hommes restés là et les quatre dernières caisses d'argent. Ils pouvaient se servir à cet effet de la jonque du Japonais Kiko qui la leur céda volontiers. Les naufragés s'embarquèrent sur les navires Bommel, Goa et Zeeburg qui, tous trois, s'étaient vus contraints par la tempête à aborder en Annam ; ils firent voile pour Batavia où le capitaine Huijch Jansen Block fit son rapport sur les événements. A la suite de ce naufrage 23.580 rixdales (3) étaient restées aux mains des Annamites.
278
Le Haut Gouvernement des Indes n'était nullement disposé à laisser passer la chose ainsi. Dès novembre 1634 le Commandeur Claas Bruin, qui croisait dans ces parages, envoya les deux marchands Hendrik Bout et Gommersbach à la Cour d'Annam pour réclamer l'argent auquel la Compagnie avait droit; mais les envoyés reçurent un très mauvais accueil de la part du secrétaire du roi. . .” “. . .Tuy nhiên những khó khăn của người Hoà Lan với nước An Nam chỉ có tăng thêm mà thôi. Trong thời gian de Duijcker còn Lưu ở lại tại xứ nầy, người ta thấy có 3 chiếc tàu le Veenhuien, le Schagen và le Grootebroek từ Batavia (Nam Dương) ghé cảng Đà Nẵng để rồi phải tiếp tục đi Đài Loan. Rời bến cảng Đà Nẵng ngày 20 tháng 07 (1634), 3 chiếc tàu nầy phải tách rời lạc nhau vì bị bảo biển vào ngày 21. Chiếc tàu Veehuizen tới Formose ngày 2 tháng 8, chiếc Schagen ngày 10 cùng tháng. Còn chiếc tàu Grootebroek thì bị đắm một cách thảm hại gần quần đảo Paracel-Hoàng Sa tại Bắc vĩ độ 17o. Đại thương gia Jean de Sormeau và 8 thủy thủ của tàu bị thiệt mạng ở đó. Số hàng hoá trên tàu trị giá 153,690 florins (tiền Hoà Lan; 1 florin = 27g bạc) thì đã bị thiệt hại mất đi hết 70.695 florins, hsố hàng hóa tài vật còn lại được các thủy thủ cứu vớt và mang cất dấu an toàn trên một hòn đảo trong dãy quần đảo Paracel-Hoàng Sa. Thuyền trưởng Huijch Jansen mang theo 12 thủy thủ xuống một ghe nhỏ cứu cấp để vào bở biển nước An Nam. Đương sự hy vọng rằng sẽ tìm được một thuyền lớn để trở ra đảo tiếp cứu các người bị chìm tàu còn ở lại trên đảo. Đương sự mang theo trên ghe 5 thùng tiền và 3.570 réaux (loại đồng tiền của Tây Ban Nha) đựng trong 17 bao. Khi vừa đặt chân lên đất liền, họ bị đối xử không tốt, bị bắt giam, và tất cả tiền bạc mang theo vào bờ đểu bị tịch thâu. Sau khi được quan chức phụ tá chúa Nguyễn thẩm vấn, ngày 23 họ được chúa Nguyễn cho phép họ trở ra quần đảo Paracel-Hoàng Sa để đưa 50 người còn kẹt lại ở ngoài đó cùng với 4 thùng bạc vào đất liền. Nhờ có chiếc thuyền buồn của thuyền trưởng Nhật Bổn tên là Kiko tình nguyện cho vay mượn, họ thực hiện được việc nầy. Những người bị chìm tàu được 3 chiếc tàu Bommel, Goa và Zeeburg đưa về Batavia trước đó cũng vì phải tránh bảo biển cho nên phải vào bờ trú ẩn nơi bến cảng của nước An Nam/Đàng Trong. Khi đến Batavia,
279
thuyền trưởng Huijch Jansen Block liền làm tờ báo có tự sự. Sau vụ chìm tàu nầy thì một số bạc do chức quyền An Nam còn cầm giữ là 23,580 rixdales (một rixdale tiền xài ở lục địa Âu Châu ngày xưa = 75 stuivers =75 pennies/ cents tiền Anh). Chức quyền cao ủy của Hòa Lan ở Ấn Độ không bỏ qua việc đó. Ngay từ tháng 11 năm 1634, hạm trưởng Claas Bruin khi đi ngang qua vùng biển nầy (của nước An Nam) đả phái 2 thương gia Hendrik Bout và Gommersbach vào triều đình xứ An Nam/ Đàng Trong để khiếu nại về số bạc của Công ty Đông Ấn Hòa Lan; nhưng 2 thương gia chỉ được tiếp đón một cách chiếu lệ, lạnh nhạt bởi chức quan phụ tá của chúa Nguyễn . . .”
Qua sự cố chìm tàu Grootebroek kể trên, người ta thấy được những điểm thực tế rõ ràng sau đây: 1- Vùng biển Đông bao gồm cả các hải đảo cùng với quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa, từ Thuận Hoá đến Quảng Nam thường được gọi chung là Đàng Trong, tất cả đều ở dưới sự kiểm soát và khai thác liên tục của các chúa Nguyễn: người ngoại quốc Âu Châu khi bị chìm tàu nơi vùng quần đảo Paracel-Hoàng Sa thì họ luôn luôn cầu cứu với chính quyền của nước An Nam/ Đàng Trong. 2- Không phải chỉ riêng có người Âu Châu biết được nước An Nam/ Đàng Trong là chủ nhân của quần đảo Paracel Hoàng Sa và Spratly Trường Sa mà ngay cả người Nhật Bổn vào thời đó cũng đã biết như thế, điển hình là việc thuyền trưởng người Nhật Kiko trong truyện đắm tàu Grootebroek kể trên. Viên thuyền trưởng Nhật Bản Kikô là người có 280
rất nhiều kinh nghiệm sống chung đụng với chính quyền xứ An Nam/ Đàng Trong và hiểu biết rất rõ đất nước của xứ nầy vì thề cho nên đương sự mới đề nghị với các giới chức Hòa Lan ở Batavia nên gửi một thương gia người Hoà Lan là Abraham Duijcker đến An Nam- bởi vì đương sự rất được nhiều người An Nam biết đến và mến chuộng- để làm trung gian giải quyết vụ số bạc của Công Ty Đông Ấn nay vẫn còn bị sai áp bởi các chức quyền An Nam ở cảng Đà Nẵng và các chức quyền cao cấp Hoà Lan đã nghe theo lời cố vấn của người Nhật Bản. Để tạo uy thế cho chuyến công tác của Abraham Duijcker, chức quyền cao ủy Hoà Lan ở Đài Loan đã dàn cảnh một đội tàu thuyền qua xứ An nam/ Đàn Trong giống như một hạm đội tàu chiến gồm có 3 chiếc tàu Grol, Warmond và Huisduinen dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan quân đội tên là Adriaan Anthoniszoon. Trưởng đoàn công tác Abraham Duijcker nhận lãnh những chỉ thị thật tỉ mỉ của viên Toàn quyền Hoà Lan ở Đài Loan. Đương sự phải hoàn thành 2 nhiệm vụ: 1- đòi bồi hoàn số tiền của công ty Đông Ấn Hoà Lan mà nhà cầm quyền An Nam vẫn còn sai áp sau vụ đắm tàu Grootebroek nơi vùng quần đảo Paracel-Hoàng Sa. 2- yêu cầu chúa Nguyễn để cho Côngty Đông Ấn Hoà Lan được phép thiết đặt các thương điếm trên các hải cảng của xứ An Nam/ Đàn Trong. Abraham Duijcker cũng được chỉ thị là chỉ đề cặp đến việc mở thương điếm sau khi đã đòi được nợ. Đương sự phải biểu hiện một cách giả tạo 281
cho chúa Nguyễn cảm thấy như là người Hoà Lan sẽ xử dụng vũ lực để đạt cho bằng được những yêu sách của họ chứ không phải chỉ là một sự đòi nợ suông. Ngoài ra, nếu các chức quyến An Nam/Đàng Trong nghi ngờ trên các tàu có mang theo một số tiền bạc 115,762 florin thì sự đe dọa dàn cảnh của người Hoà Lan sẽ không còn một chút hiệu lực nào nữa. Khi mà thái độ cứng rắn kình chống của người Hoà Lan tỏ ra yếu đuối thì người An Nam sẽ tìm cách để tịch thâu luôn số bạc vừa kể. Vì thế số bạc sẽ không thể rời tàu cùng một lúc với các hàng hóa khác xuống bến cảng An Nam nhưng sẽ do du thuyền Veenhuizen mang đến sau, vào bến cảng Đà Nẵng với lý do tránh bảo biển rồi vào ban đêm sẽ chuyển số hàng hóa vật dụng gởi lại trong nhà tạm trú của phái đoàn công tác Công Ty Đông Ấn ở bến cảng . Khi đến gặp chúa Nguyễn thì Duijcker phải tỏ ra cứng rắn vả nếu những yêu cầu bị từ chối thì đương sự phải tỏ ý đe dọa rằng chính quyền Hoà Lan sẽ dùng tàu chiến của họ đang hiện diện ở Đài Loan và Nhật Bản để phong tỏa bờ biển xứ An Nam/Đàng Trong kể cả việc dùng binh đội để đột nhập vào đất liền. Chính quyền cao cấp Hoà Lan lại còn có thể liên minh với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để tấn công Đàng Trong nếu những ý muốn của họ không được chúa Nguyễn đáp ứng thỏa đáng. Sau khi đã có được sự thoả thuận của chúa Nguyễn dù là thuận lợi hay không thuận lợi, Duijcker phải xin phép chúa Nguyễn để cho người 282
Hoà Lan được buôn bán ở Đàng Trong. Đương sự cần mua ngay các mặt hàng hóa như vàng, tơ lụa, và 4 hoặc 5,000 tạ (133 pounds) đường thô. Nếu người Bồ Đào Nha có ý muốn tranh thương với người Hoà Lan thì Duijcker phải trả giá cao hơn để mua: có thể cũng phải đe dọa để họ sợ mà không còn muốn buôn bán với nước An Nam nữa. Có thể là 3 chiếc tàu Grol, Warmond và Huisduinen cần phải khởi hành vào ngày 8 hoặc ngày 10 đi Batavia và Duijcker sẽ chuyên chở các hàng hoá mua được ở Đàng Trong về Batavia vào mùa Hè năm 1636 khi có gió mùa. Sự thành công của chuyến hành trình trở thành mong manh vì một biến cố đã xảy ra một cách bất cập vào lúc Duijcker đặt chân lên xứ Đàng Trong: nội tình phủ chúa Nguyễn đang bị xáo động, Sải Vương Phúc Nguyên qua đời vào cuối năm ất hợi (1635), con trai thứ nhì của Sải Vương là Công Thượng vương Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp chúa Đàng Trong (con trai cả của Sải vương là Phúc Kỳ đã qua đời từ tháng 6 năm Tân Mùi [1631]). Con trai dòng thứ của Sải vương là Phúc Anh trấn thủ Quảng Nam phát binh làm phản. Anh và ký lục là Phạm mưu đắp lũy Cu Đê làm kế cố thủ và bày thủy quân ở cửa biển Đà Nẵng để chống lại quân chúa. Phạm lẻn về đem tình trạng làm phản ấy trình chúa. Chúa sai Bùi Hùng Lương, Tống Triều Phương lãnh thủy sư đến vụng Trà Sơn; Tôn Thất Yên, Tống Văn Hùng lãnh bộ binh tiến đến lũy Cu Đê, hai đạo giáp đánh. Anh sợ chạy trốn về phía cửa biển Đại Chiêm (tức cửa Đại ngày nay). 283
Tuyên đuổi theo bắt được và khai thác quyển sổ đồng tâm của Anh mà truy bắt hết các kẻ theo Anh làm phản. Tất cả đều bị giết. (ĐNTLTB; Quyển III, trang 52, 53; NXBGD; Tập 1; Hà Nội-2001). Thủ kho tài sản thu nhặt từ xác các tàu chìm ngoài khơi quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa cũng bị tội chết vì tội thâm lạm dưới thời chúa Sải. Bốn người con trai khác của Sải Vương cũng bị đặt dưới chế độ giam lỏng để theo dõi và phòng ngừa tái diễn nội loạn. Qua các tin tức cung cấp từ những quan chức Đàng Trong, Duijcker biết được rằng vị tân Chúa của Đàng Trong rất cởi mở, muốn giao thương với người Hòa Lan. Ngày 22 tháng 02 năm 1636, hai chiếc tàu Grol và Warmond rời bến cảng Đài Loan và bỏ neo tại hài cảng Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 03 và sau đó không bao lâu tàu Huisdainen cũng tới bến cảng. Khi vừa đến nơi, Duijcker liền đi xuống thành phố Faifo/Hội An để gặp các chức quan Đàng Trong và được tiếp đón trọng hậu. Trên lộ trình đi đến Thuận Hoá để xin bệ kiến với chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, Duijcker gặp quan giám thủ kho tàng cửa khẩu của chúa Nguyễn và trưởng mại bản của người Nhật ra đón chào và đưa Duijcker đến tận triều đình ở Huế. Khi đi ngang qua Ngọ Môn, đương sự nhìn thấy có 18 khẩu trọng pháo lấy từ xác tàu chìm Kemphaan của Hoà Lan ngoài vùng dãy đảo Paracel-Hoàng Sa. Chúa Thượng tiếp đón Duijcker rất trang trọng nhưng đã từ chối không chấp nhận việc hoàn trả các tài vật, tiền bạc và súng óng của 2 284
tàu chìm Quinam và Kemphaan vì cho đó là việc làm thâm lạm của viên quan giám thủ kho tàng cửa khẩu từ triều trước của chúa Sải, ngoài trách nhiệm của chúa Thượng hiện giờ. Kẻ thâm lạm đã bị chúa Thượng xử tội chết phanh thây và giờ đây chúa Thượng không còn cách nào khác hơn và không muốn bất cứ kẻ nào nhắc tới chuyện khốn khổ đó nữa. Chúa Nguyễn Phúc Lan hứa rằng kể từ nay sẽ không còn có những việc làm xấu xa tương tựa như thế xảy ra. Mặc dù Duijcker có biểu lộ sự hăm dọa đúng như sự dàn cảnh của chính quyền Hoà Lan, nhưng chúa Thượng đã bỏ ngoài tai không nghe, không nao núng, bù lại chúa Nguyễn cho phép người Hoà Lan được buôn bán tự do trên lãnh thổ nước An Nam/Đàng Trong, trong tương lai, tàu thuyền Hoà Lan được miễn thuế đậu tại các bến cảng và miễn khỏi phải nạp quà cáp cho các viên chức quan thuế hay biếu tặng riêng cho chúa Nguyễn. (W.J.M.Buch; sđd; trang 136-140). Và như vậy là người Hoà Lan bắt đầu giao thương một cách chính thức với Đàng Trong kể từ tháng 03 năm 1636 và cũng là một trong những quốc gia chứng nhân về uy quyền liên tiếp của nước An Nam/Đàng Trong trên quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly Trường Sa. * * Thế kỷ thứ 17: Nước An Nam/Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1636-1648) và Nguyễn Phúc Tần (1649-1687), trong sổ kê khai những tài vật thâu vớt được từ các tàu chìm hoặc bị 285
mắc cạn nơi quần đảo Paracel-Hoàng Sa người ta thấy: - 1643: (năm Nhâm Ngọ) lượm được 30 thoi bạc. - 1644: (năm Giáp Thân) được 5,100 cân thiết. - 1645: (năm Ất Dậu) được 126 thoi bạc. - 1649- 1653: (từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ, mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba, hoặc một khối thiếc, đồ bát sứ và 2 khẩu súng đồng mà thôi. - 1651: Đại diện chính quyền nước Hoà Lan ở Batavia và chúa Nguyễn của nước An Nam Đàng Trong Nguyễn Phúc Tần ký hoà ước hoà bình thương mại vào ngày 08 tháng 12 năm 1651 gồm có 10 điều khoản như sau: “Quelques heures plus tard on apportait à l'ambassadeur le traité de paix dont voici la teneur : Art. I. Il ne sera plus question des différends et hostilités passés tant que les deux peuples, ayant rétabli la paix, la maintiendront éternellement comme de vrais et fidèles alliés. Art. II. Les prisonniers seront, de part et d'autre, libérés, y compris les 33 personnes des deux sexes que l'ambassadeur a ramenées de Formose et ceux qui pourraient encore se trouver à Batavia ou ailleurs. Art. III. La Compagnie pourra, comme par le passé, entrer en Annam et y exercer le « libre et franc » commerce ; à cette fin, l'ambassadeur à Faifo pourra choisir dans cette ville un terrain convenable et y construire une loge où pourront s'établir les résidents qu'on laissera à Faifo ou qui y viendront plus tard. Art. IV. Les résidents de la Compagnie jouiront en Annam des mêmes droits et privilèges que par le passé, et seront
286
sous la protection spéciale du roi, pourvu qu'ils se conduisent bien et ne molestent en aucune façon les sujets du roi. Art. V. Si les sujets du roi commettent quelque attentat contre les Hollandais, ils seront châtiés suivant les lois du pays ; de même les Hollandais qui commettraient un attentat contre les Annamites seraient justiciables du chef de la loge. Art. VI. A tous les navires hollandais qui pourraient s'échouer sur la côte d'Annam ou de Champa, le roi accordera tous les secours en son pouvoir et les aidera également à mettre en sûreté leur cargaison. Art. VII. Les Annamites qui auront aidé à mettre cette cargaison en sûreté seront convenablement récompensés par les Hollandais, et le roi, de son côté, renoncera à exercer tout droit d'épaves. Art. VIII. De même, tout vaisseau annamite jeté à la côte en territoire appartenant à la Compagnie recevra d'elle tous les secours. Art. IX. Les vaisseaux néerlandais ne seront pas soumis à la visite en Annám, et seront exempts des droits d*entré'e et de sortie exigés des Chinois, Portugais et autres étrangers. Art. X. L'ambassadeur veillera à ce que toute marchandise que le roi pourra désirer lui soit apportée par les vaisseaux hollandais, soit contre paiement en argent, soit contre livraison de marchandises (*). Les jours qui suivirent furent consacrés par l'ambassadeur — aidé en cela par Taffioyedonne, capitaine des Japonais qui avait succédé à son père en cette charge — à chercher à Faifo et à acheter une maison où l'on pût établir un comptoir de la Compagnie. A la tête de ce comptoir fut placé Hendrik Baron. On lui adjoignit le sous-marchand Jan Houtman, l'assistant Pierre Backer, un matelot et, de plus, Jacob Driscord, un des trois survivants du naufrage de 1641, qui avaient été retenus prisonniers en Annam. La tâche de l'ambassadeur était terminée ; après avoir pris congé de Baron et du capitaine de port Taffioyedonne qui l'accompagnèrent jusqu'au navire, il partit le 19 décembre 1651 pour Batavia.” (W.J.M. Buch; sđd; trang 195, 196)
287
*Tạm dịch: “ Điều I: Sẽ không còn những vấn đề khác biệt và thù nghịch như trong quá khứ giữa 2 dân tộc, sau khi đã tái lập hoà bình hai dân tộc sẽ gìn giữ nền hoà bình đó một cách lâu dài như là 2 đồng minh trung thực. Đìều II: Các tù nhân do hai bên bắt giữ sẽ được trả tự do trong số đó có 33 tù nhân nam nữ ở Đài Loan mà viên khâm sứ đã chở theo tàu những tù nhân tư Batavia hoặc tư những nơi khác nếu có cũng sẽ được trả tư do. Điều III: Công Ty Đông Ấn Hòa Lan sẽ giống như ngày trước nhập cảnh vào xứ An Nam Đàng Trong và thực thi việc buôn bán một cách tự do, ngay thẳng. Để thực hiện điều nầy, khâm sứ Hoà Lan ở Hội An sẽ chọn một khu đất thích hợp ở Hội An để xây cất một thương điếm và nơi cư trú cho kiều dân Hoà Lan sẽ ở lại nơi đó hoặc là cho những kiều dân Hoà Lan sẽ đến sau. Điều IV: Những kiều dân của Công Ty Đông Ấn Hoà Lan ở trên xứ An Nam Đàng Trong sẽ được hưởng các quyền lợi, những ưu đãi như trước đây và sẽ được chúa thượng bảo vệ đặc biệt nếu họ sinh sống tốt lành và không xâm phạm tới thần dân của chúa thượng bằng bất cứ phương tiện nào. Điều V: Nếu có thần dân nào của chúa thượng phạm tội mưu hại kiều dân Hòa Lan thì họ sẽ bị xử phạt theo luật lệ của xứ sở họ; cũng thế, nếu có kiều dân Hoà Lan nào mưu hại người An Nam của chúa thượng thì kẻ đó sẽ do viên đại biện nơi thương điếm Hòa Lan xét xử. Điều VI: Đối với những tàu thuyền Hoà Lan bị nạn ngoài khơi lãnh hải của nước An Nam Đàng Trong hay ngoài khơi lãnh hải nước Chàm thì chúa thượng tùy theo khả năng của mình sẽ ban cho những phương cách tiếp cứu và lưu giữ hàng hóa của những tàu thuyền đó một cách an toàn. Điều VII: Những người An Nam nào đã góp công trong việc lưu giữ an toàn hàng hóa của tàu bị nạn sẽ được người Hoà Lan trả công một cách xứng đáng, và về phần chúa thượng thì sẽ từ bỏ mọi quyền thụ đắc các xác tàu bị nạn.
288
Điều VIII: Cũng giống như thế, bất cứ tàu thuyền nào của xứ An Nam Đàng Trong ở trong vùng hải phận của Công Ty Đông Ấn Hòa Lan cũng sẽ được Công ty nầy tiếp cứu. Điều IX: Những tàu thuyền Hoà Lan đến viếng thăm xứ An Nam Đàng Trong sẽ không bị ràng buộc và được miễn không phải đóng thuế xuất nhập đòi hỏi bởỉ các người Trung Hoa, người Bồ Đào Nha và những người ngoại quốc khác. Điều X: Khâm sứ Hòa Lan sẽ phụ trách về các mặt hàng hóa mà chúa thượng muốn mua để rồi sẽ được chở tới giao bằng tàu thuyền của Hoà Lan trả bằng tiền mặt hay trao đổi hàng hóa. Những ngày tiếp theo, với sự trợ giúp của viên điều hành bến cảng người Nhật Bản tên là Taffioyedonne nối nghiệp của người cha, khâm sứ Hoà Lan tìm mua một căn nhà ở Hội An để lập thương điếm cho Công Ty Đông Ấn Hòa Lan. Trưởng thương điếm là Hendrik Baron. Lại cử thêm thương gia Jan Hout Man công tác chung với Baron, một người phụ tá là Pierre Backer, một thủy thủ, cùng với một trong 3 người sống sót trong cuộc tàu chìm năm 1641 tên là Jacob Driscord từng bị nhà cầm quyền xứ An Nam Đàng Trong bắt giam. Nhiệm vụ chấm dứt và sau khi chào từ biệt Baron và Taffioyedonne đưa tiễn ra bến cảng, khâm sứ của Công Ty Đông Ấn Hòa Lan lên tàu ngày 19 tháng 12 năm 1651 để trở về Batavia.”
Từ hiệp ước vừa kể, rõ ràng là ngoài khơi vùng biển Đông từ Thuận Hóa suốt dọc vào phía Nam luôn luôn chịu sự kiểm soát lên tục của các chúa Nguyễn. * 1652
– 1659
Hiệp ước Hoà Bình Thương Mại An Nam-Hoà Lan năm 1651 chỉ có hình thức trên giấy tờ. Sau khi khâm sứ của Công Ty Hoà Lan Đông Ấn rời Đàn Trong trở về Batavia thì lại có rắc rối giữa Thương Điếm Hoà Lan ở Hội An với chúa 289
Nguyễn vì chúa cho rằng chiếc tàu chở khâm sứ rời An Nam trở về Batavia có lén lúc chở theo những sứ giả của chúa Trịnh Đàng Ngoài sang Batavia. Chúa Nguyễn ra lệnh khám xét tàu viên khâm xứ trước khi tàu nầy nhổ neo nhưng viên khâm sứ tứ chối không chịu tuân mạng và mặc dù có quan binh An Nam chuẩn bị cho việc khám xét, tàu chở viên khâm sứ cứ tự tiện nhổ neo đi thẳng. Chúa Nguyễn thịnh nộ, bắt giam tất cả 5 nhân viên của Thương Điếm Hòa Lan ở cảng Hội An và sau đó được ân xá rồi tất cả đều phải trở về Batavia vào ngày 18 tháng 01 năm 1652. Chính quyền Hoà Lan dù muốn dùng biện pháp quân sự để trả đũa, nhưng trù trừ không thực hiện cho đến cuối năm 1659 thì mở lại giao thương với Đàng Trong nhưng vẫn chưa được suông sẻ vì chúa Nguyễn vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tất cả những tàu thuyền của người Hoà Lan và của người ngoại quốc khác đi lại trên biển Đông để phòng ngừa gián điệp của chúa Trịnh trà trộn và xâm nhập Đàng Trong. Giao thương giữa Công Ty Đông Ấn Hòa Lan lại gián đoạn kề từ tháng 03 năm 1759.
*
290
Hết Quyển I Perth 30-04-2008 Soạn giả Nguyễn Công Tánh Quyển 1
291
MỤC LỤC Quyển 1
Dẫn nhập
3 - 35 Phần 1
Những dữ kiện tổng quát về quần đảo Hoàng Sa-Paracel và Trường Sa-Spraly
36 - 41
Tiết 1: Các dữ kiện địa dư và lịch sử: Chương 1: Dãy đảo Paracel Hoàng Sa
43 - 80
Bài đọc thêm
81 - 98
Chương 2: Dãy đảo Spratly-Trường Sa
100 - 190
Tiết 2: Những vấn đề mơ hồ về mặt pháp lý: Chương 1: Phân loại các lãnh thổ và xác định việc phân tranh 191 - 217 Chương 2: Những chuẩn mực trong luật pháp quốc tế quy định để giải quyết tranh chấp 218 - 252 Tiết 3: Lược kê những sự cố về quần đảo Paracel-Hoàng Sa và Spratly-Trường Sa được ghi chép hay truyền tụng qua thời gian 253 - 254 Chương 1: Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 (Hết quyển 1)
292
255 - 290
ERRATA Q1 Trang 18 18 26 28 50 63 65 67 67 69 69 72 84 84 85 92 93 phọng 99 100 112 146 148 148 174 179 214 265 278 giúp đỡ 282 288 289 289 289 Trang Mục Lục
Sai
Sửa lại
duới bang bố Parcels gắng Paracels thyền kê cức Paracels Paracels dậm dậm Paracels dảo hẵn 1 đến 2fathom o lớn đậu phộng
dưới ban bố Paracels gắn Paracel thuyền kê cứu Paracel Paracel dặm dặm Paracel đảo hẳn xin bôi bỏ lớn đậu
gấn triễn vọng dậm buội lo81n bên trog bắcdùng đọcthêm mễ cốc rởi để giúp đỡ
gần triển vọng dặm bụi lớn bên trong bắc dùng đọc thêm mể cốc rời để được
vừ kể như thê bởi cuôc nguời giảiquyết
vừa kể như thế bỡi cuộc người giải quyết
293
294