Soạn giả Nguyễn Công Tánh, "THAY ĐỔI TÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 2009"

Page 1

1


2


PHẦN I HÀ NỘI LỊCH SỬ. Hà Nội là một biểu ngữ địa dư của thời đại mới, xuất hiện trước khi người Pháp thực dân có mặt tại nơi nầy. Tên gọi văn hoa và cũng là tên gọi của một trị sở hành chánh một tỉnh lỵ ở Bắc kỳ kể từ năm 1831. Vùng lãnh thổ nầy nằm lọt vào giữa các con sông cái (Mésopotamie) như sông Đại ở hướng Tây và sông Hồng ở hướng Đông. Tỉnh thành Hà Nội lúc bấy giờ bao gồm các tỉnh Hà Đông và Phủ Lý. Tên gọi Hà Nội ngày nay được dùng để gọi một đô thị tân tiến, một vùng đất nhượng địa của thực dân Pháp và là thủ phủ của Bắc Kỳ. Đối với người bình dân Bắc Kỳ thì tên gọi Hà Nội thay thế cho một cái tên trọ trẹ cục mịch Kẻ Chợ: Chữ Chợ không phải là một cái Chợ bình thường như nhiều người thường nghĩ nhưng nó là tiếng đọc trại ra từ chữ Trung Hoa Tcheou, có nghĩa là trị sở hành chánh, là thủ phủ của một nước .

3


A/ HÀ NỘI THỜI BẮC THUỘC HH

Vị trí Phủ trị của chính quyền nước An Nam thường thay đổi. Phủ trị hành chánh của thời nước An Nam bị người Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ cách xa vị trí hiện nay của thủ phủ Hà Nội là 65 lí về hướng Tây. Năm 40 trước Công nguyên, Hai Bà Trưng đã nổi dậy chống lại đế quốc bành trướng Hán tộc và đánh chiếm phủ trị nấy. Từ thế kỷ thứ VII, Hà Nội trở thành trị sở của các thái thú đô hộ Trung Hoa rồi sau đó mới trở thành thủ phủ của các triều đại vương quốc An Nam. Thành Cổ Loa Ngược dòng lịch sử, thời đại vua Hùng (Thế ky thứ III trước CN) nước Văn Lang ở Bắc Kỳ vì bị quân xâm lược Ba Thục gây hấn cho nên phải rút lui về đóng đô ở Phong Châu. Kế đến là thời vua nước Thục An dương vương (257-258 TCN) lập ra nước Âu Lạc và đã xây thành ở vùng Cổ Loa gọi là Loa Thành mà người Trung Hoa gọi là Tư Long Thành hay Côn Lôn thành. Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, thành Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ Thành Đại La Thành Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (năm 767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (năm 791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trùng Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (năm 824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó ( năm 866) Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (6,6 km); thành cao 2,6 trượng (8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (8,33 m), tường bốn mặt cao 5,5 thước (1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn, 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (7,09 km), đê cao 1,5 trượng (5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (6,66 m) và cho xây cất rất nhiều khu gia cư. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Các di chỉ 4


tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm này . Cuối thế kỷ IX, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu. Đầu thế kỷ X, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế loạn chia cắt Ngũ Đại Thập Quốc. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ trên đất Tĩnh Hải quân, cho xây dựng chính quyền của chính quyền đô hộ của nhà Đường . Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Ái châu ra Đại La đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của Nam Hán rồi chiếm đóng thành Đại La được 6 năm thì bị Kiều Công Tiễn giết hại. B / HÀ NỘI QUA CÁC TRIỀU ĐẠI QUÂN CHỦ BẢN XỨ VIỆT NAM I/ - Đời Nhà Ngô và thành Cổ Loa Năm 938, Ngô Quyền hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy trận Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoàng Thao. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, không đóng đô ở Đại La mà dời về về Cổ Loa. Sau loạn 12 sứ quân, các triều đại Đinh, Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay. Đại La lúc này do Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ cai quản và tu sửa hoàng thành quay về hướng nam. II/ - Đời nhà Lý và nhà Tiền Lê : Thăng Long-Kẻ Chợ Nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành cướp ngôi nhà Đinh) tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư (980-1009) và Hà Nội trở thành trị sở hành chánh của lộ Giao Chỉ. Đầu thế kỷ thứ XI, thời đại nhà Tiền Lý được sáng lập bởi Thái Tổ Lý Công Uẩn và dời đô từ Hoa Lư về vùng sông Hồng (1010) gần thành Đại La. Sử cũ chép rằng Lý Công Uẩn nằm mơ thấy rồng bay lượng trên vòm trời thành Đại La cho nên mới đổi tên thành la Thăng Long, xây cung điện ở hướng Đông Kim Thành của Cao Biền, cho xây dựng quanh thành một bức tường chu vi 4,700 thước tây, bên trong đắp những ụ đất cao như những hòn núi nhỏ, ụ thứ nhất gọi là Nùng Sơn còn gọi là Long Đỗ Sơn dựng điện Càn Nguyên đúng ngay vị trí mà thần Bạch Mã đã hiện ra để báo mộng giúp cho Cao Biền biết phương hướng xây cất Kim Thành vào năm 867. Còn những ụ đất khác gọi là Tam Sơn, Khánh Sơn, Thái Hòa.

5


Năm 1027 Điện Càn Nguyên bị sét đáng sập. Năm 1029, vua Lý Thái Tông xây dựng lại điện nầy và đổi tên gọi là điện Thiên An; bên trái là điện Tuyên Đức, bên phải là điện Diên Phúc, thềm trước điện gọi là Long trì (Thềm rồng nằm) Bên Đông Long trì đật điện Văn Minh, bên Tây là điện Giảng vũ. Hai bên tả hữu Long trì đặt lầu chuông đối nhau để nhân dân ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông. Bốn chung quanh Long trì đều có hành lang giải vũ để các quan hội họp và 6 quân Túc vệ (Cấm quân). Phía trước làm điện Phụng Thiên, trên điện dựng Lâu Chính Dương làm nơi giữ giờ khắc. Phía sau dựng điện Trường Xuân, trên điện dựng Các Long Đỗ làm nơi nghỉ ngơi nhìn ngắm. Bên ngoài đắp một lần tường thành bao quanh gọi là Long thành. Cuối thế kỷ 12, sử gia Trung quốc Mã Doãn Luân viết trong Văn Hiến Thông Khảo : "Vua nhà Lý ở trong một tòa cung điện nguy nga, cao bốn từng, sơn đỏ, cột chạm rồng phượng, thần tiên, cực kỳ tráng lệ". (http://vanhoanghean.vn/du-lich/nonuov-vietnam/3026-dienkinhthien.html).

Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Tây (Phủ Quế Châu)/ Trung Hoa vào năm 1174 đã đi sứ sang Thăng Long và sử gia Ma tuân Lin/ Mã Doãn Luân đã mô tả cung điện nầy như sau: “Hoàng cung nằm trên một khu gồm có 4 khu vòng thành phía trong. Khu thấp giành riêng cho nhà vua ở. Ba khu kia gồm có dinh của các quan triều quan trọng, trại binh và đồn lính già. Gần tầng lầu chính có những dinh thự được trang trí bằng những bản văn khắc gỗ tráng lệ chẳng hạn như Điện Thủy Tinh (Palais de Cistal), Điện Nhất Thiên (Palais du Premier Ciel) hay An Nam Đô Hộ Phủ( Gouvernement General de l’Annam). Tất các bản văn khắc nầy đều được sơn phết bắng sơn mài màu đỏ. Những cột gỗ treo những bản văn khắc nầy được trang trí hình những con rồng, con chim hạt và tượng ảnh các tiên nữ... Nhà vua mặt áo dài lót màu vàng, khóat bên ngoài một cẫm (màu tím) bào ngắn không có tay. Nhà vua xuất hiện trên một xa giá do những lính hầu cận khuân vát..” (C.Madrolle; tr. 18)

III/- Đời nhà Trần và nhà Hồ: Tây Đô Năm 1256 (Bính Thìn, tháng 5), sét đánh điện Thiên An và cung Thái Thanh. Năm Đinh Sửu, Tháng Giêng , mùa Xuân (1397), Hồ Quý Ly sai Lại bộ thượng thư Đỗ Tỉn (Mẫn) đi Thanh Hóa dựng kinh đô mới gọi là Tây Đô. 6


Tháng 4, mùa hạ., đổi gọi các lộ, các phủ là các trấn (TGCM/CCB, q. XI, tr.tr. 697,698, NXB Giáo Dục- 1998, Hà Nội) ( từ đây viết tắt là: CM). Tháng 10, mùa Đông, Quý Ly bắt ép nhà vua Trần rời kinh đô vào Thanh Hóa. (CM, s.đ.d., tr.701). Thăng Long trở thành Đông đô. Năm Canh Thìn, tháng hai, mùa Xuân (1400), Hồ Quý Ly truất phế nhà vua làm Bảo Ninh đại vương, Quý Ly tự xưng hoàng đế (CM, s.đ.d., tr.707). Cuối năm Canh Thìn (1400) Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, rồi tự xưng là thái thượng hoàng. (CM. tr.709). Năm Bính Tuất (1406), tháng 12, mùa Đông quân Tàu nhà Minh đánh phá được thành Đa Bang rồi và chiếm lấy Đông Đô. (CM. tr.727). Năm Đinh Hợi (1407), tháng 5, quân Tàu nhà Minh bắt sống Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương cùng gia quyến ở cửa biển Kỳ La (CM. tr.731) giải về Kim Lăng ở Trung Hoa. (CM. tr.734). Tháng 6, vua Tàu nhà Minh đổi An Nam làm Giao Chỉ, lập phủ, huyện, đặt quan lại (CM, tr. 733). Đổi gọi Đông Đô là Đông Quan (CM., tr.1088) IV/ - Nhà Hậu Lê: Đông Đô, Đông Kinh,Trung Đô và Điện Kính Thiên Năm Mậu Thân (1428), tháng tư, mùa Hạ, Lê Lợi lên ngôi ở điện Kính Thiên/ Đông Đô, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quốc hiệu là Đại Việt (CM, tr. 838). Tháng 12, sửa điện Kính Thiên, làm điện Vạn Thọ, điện Cần Chính, điện Tả và điện Hữu. (CM. tr.844) Năm Canh Tuất (1430), tháng 6, mùa hạ, đổi Đông Đô làm Đông Kinh (Tunquin/Tonkin), Tây Đô làm Tây Kinh (CM, tr. 860). Năm Quý Sửu (1433), tháng 8 nhuận, vua Lê Lợi mất, ở ngôi 6 năm, thọ 49 tuổi. Tháng 9, thái tử Lê Nguyên Long lên nối ngôi tức Lê Thái Tông mới 11 tuổi và mất vào tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442), ở ngôi 9 năm, thọ 20 tuổi (CM, tr.927).

(vụ án Thị Lộ).

Thái tử Bang Cơ lên ngôi mới được 2 tuổi tức Lê Nhân Tông. Sau khi Lê Nghi Dân soán ngôi và bị dẹp yên vào tháng 6 năm Canh Thìn (1460), các đại thần từ thời Lê Lợi đã rước con thứ tư của Lê Thái Tông là Tư Thành vào cung điện để nối ngôi vua nhà Lẽ tức là Lê Thánh Tông đổi niên hiệu là Quang Thuận (CM, tr.983). 1465 - Năm Ất Dậu, Lê Thánh Tông sai tu sửa điện (CM. tr. 1011). 1466 - Đông Đô/Hà Nội lại đổi gọi là Trung Đô. 7


1467 - Năm Đinh Hợi , tháng 6, niên hiệu Quang Thuận, Lê Thánh Tông ra lệnh cho 12 quan thừa tuyên thân hành đi khám xét núi sông hiểm trở và các nơi khác, thu thập tin tức để vẽ thành bản đồ có ghi chú rõ ràng rồi gửi nộp bộ Hộ để sáng tác thành bản đồ Địa Dư cho toàn cả nước (CM., tr. 1042). *Năm Kỷ Sửu (1469) niên hiệu Quang Thuận thứ 10, tháng 3, Định Bản Đồ Trong Nước gọi là Thiên Hạ Bản Đồ gồm có 12 Thừa Tuyên. Lại đổi Trung Đô Phủ làm Phủ Phụng Thiên quản lãnh 2 huyện (CM., từ tr.tr. 10731088).

Ghi Chú Phần (A): 1- Tư Năng; 2- Tây; 3- Bình Quân; 4- Hà Dương;5- Khương Ngũ than; 6- Liên Hoa động; 7- Thủy Vĩ châu; 8- Khuy; 9- đại điện thất; 10- môn điện; 10bis -thập thành; 11- Khoai Khê; 12- Công Tẩy; 13- Đĩnh Quan động; 14- Chiêu Phổ; 15- Khiêm châu; 16- Trấn Ninh; 17- Nàng Điện; 18- Ngọc Hiền sơn; 19- Duy Cương; 20- Vũ Văn Uyên; 21- Lục Khê; 22- Trấn An; 23- Lai châu; 24- Tuy Phụ; 25- Nha Bộ; 26- Trình Giáp Lâm; 27- Hoa Quý; 28- Từ; 29- Tung Lăng; 30- Quảng Lăng; 31- Hoàng Nham; 32- Ngọc Ma; 33- Mông giang; 34- Nhất Trùng châu; 35- Thiên Mã; 36- Cao Bộ; 37- Độ Lâm; 38- Minh Nguyên mạch; 39- Hợp Phì; 40- Quý châu; 41- Trệ Uy điện; 42- Lạc Hợp; 43- Tức Nham; 44- Tuyên Quang; 45- Quy Hóa; 46- Thanh Ba; 47- Hạ Hoa; 48- Thuận châu; 49- Giang Nguyên; 50- Duy Ma; 51- Tuyên Quang giang; 52Phú Lương; 53- Trấn quan; 54- Văn Bàn; 55-Tam Nông; 56- Hoa Khê; 57- Quảng Nam khẩu; 58- nội địa Quảng Nam; 59- La Phiền điện; 60- Bắc qua; 61- Tây Lan; 62- Bình Nguyên; 63- Mông Văn; 64- Sơn Nguyên; 65- Thu Vật; 66- Tân Thủy; 67- Hưng Hóa; 68- Cảnh Hoa; 69- Anh Đô; 70- Bảo xuất tông; 71- Đại Man; 72- Tịnh Tây; 73- Đoan Hùng; 74- Hùng vương; 75- Thanh Lương; 76- Đà giang; 77- Mai châu; 77bisthượng lâm Quảng Nam Tây đạo; 78- Bình sơn; 79- Đông Lan; 80- Phù Khan; 81- Sơn Vi; 82- Gia Hưng; 83- Mộc châu; 84- Hoa châu; 85- La Ngũ; 86- Lịch sơn; 87- Đương Đạo; 87bis- Lập Thạch; 88- Văn Lang

8


tam dương; 89- Đa Bang thành; 90- Bất Bạt; 91- Dương; 92- Thông Hóa; 93-Định Hóa; 94- Đại Từ; 95Sơn Dương; 96- Bạch Hạc kỳ; 97- Tiên Phong; 98- Sơn Tây thừa chính; 99- Minh Nghĩa; 100- Cẩm Thủy; 101-Nam; 102- An Ninh; 103- Quảng Nguyên; 104- Cảm Hóa; 105- Bạch Thông; 106- Phú Bình; 107-Tam Đảo sơn; 108-Đồng Hỉ; 109-Phúc Lộc; 110- Tản Viên; 111- Phú An thành; 112- Thạch Lâm; 113-Thượng Lãng; 114- Cao Bằng; 115- Thái Nguyên; 116-Phổ An; 117- Tam Đái ; 118- An Sơn; 119- Thạch Thất; 120Phụng Hóa; 121- Nghệ An. Ghi chú phần (B): 1- Bắc; 2- Bắc; 3- An Bình; 4- Long Châu; 5- Tư Vực; 6- Bạch Mộc thiện; 7- Đông ải; 8Thượng...(?); 9- Thất Nguyên; 10- Thoát Lãng; 11- Trùng Minh xã; 12- Vũ Nham; 13- Văn Lan; 14- Bình Nhà; 15- An Hóa xã; 16- Cổ Lũng; 17- Tư Nông; 18- Hiệp Hòa; 19- Yên Thế; 20- Yên Dũng; 21- An Lạc; 22Kim Hoa; 23- An Lãng (?); 24- Gia (?) Lâm; 25-Tiên Du; 26- Đơn Phụng; 27- Quốc Oai; 28- Từ Liêm; 29Lịch Đại; 30- Chương Đức; 31- Thanh Oai; 32- Thanh Trì; 33- Đình Giang; 34- An Hóa; 35- Công Lâm; 36Thanh Hoa . 37- Gia Viễn; 38- Thái Bình ; 39- Tả Giang; 40-Nam quốc ải Phá Lũy; 41- hạ Tả Tây; 42- Văn Uyên; 43- Lạng Sơn thành; 44- Quỷ môn; 45- Lạng giang; 46-Vũ Ninh; 47- An Việt; 48- Từ Sơn; 49- Đông ngạn; 50- Quảng Đức; 51- Q Tây Hồ; 52- An Nam Long Biên thành ; 53- Phụng Thiên; 54- Thượng Phúc; 55- Vĩnh Xương, 57- Lạc Thổ; 58- Gia Viễn; 59- Sùng Sơn; 60- Trường An; 61- An Mô; 62- Hoằng Hóa. 63Huyền Lao cường ải; 64- Thượng Hàng; 65- Quy Thuận; 66- La Dương; 67- hạ Hữu Tây; 68- Tây Bình trại; 69- Tây Bình Lộc; 70- Lộc Bình; 71- Tư Lăng; 72- Huyền Lao cường ải; 73- Khâu Ôn; 74- Tân Liêm (?); 75Lạng giang khẩu; 76- Xương Giang; 77- Kinh Bắc thừa chính; 78- An Phong; 79- Siêu Loại; 80- Thọ Xương; 81- Thuận An; 82- Lương Tài; 83- Phú Xuyên; 84- Kim Bảng; 85- Ý An; 86- Thanh Liêm; 87- Nga sơn; 88- Đại Càn. 89- Trấn An; 90- Đô Kết; 91- An Bác; 92- Hao Đổng động; 93- Hồng Sóc; 94- Thanh Lâm; 95- Đường Hào; 96- Bình Lục; 97- Duy Tiên; 98- Lỵ Nhân; 99- Hà Trung; 100-Thuần Lộc; 101-Linh Trường. 102- Trấn Viễn; 103- Tự Vũ; 104-Trấn Viễn; 105- Tư Minh; 106- Ma Thiên lãnh; 107-Chúc Phù thôn; 108- Bản Bảng thôn; 109- Phượng Nhãn; 110- Bảo Lộc; 111- Lục Ngạn; 112- Chí Linh; 113- Nam Sách ; 114- Hải Dương thừa chính; 115- Cẩm giang; 116- Gia Phúc; 117- Thanh Dương; 118- Hạ Hồng; 119- Vĩnh Sóc; 120- Nam Xương; 121- Sơn Nam thừa chính; 122- Chân Định; 123- Nghĩa Hưng; 124- Ngự Thiên. 125- Thượng Lâm; 126- Huệ; 126bis- Huệ châu nhị ty; 127- Biệt Thanh; 128- Bang Phong xã; 129Bạt Mông thôn; 130- Tân An châu; 131- Hòa Sơn lâm; 131bis- Hải Đông ; 132- An Bang thừa chính; 133Giải tuần ty; 134- Thủy Đường; 135- Biền (?) Gia xã; 136- Đông Triều;137- Kinh Môn; 138- Đồ Sơn; 139Tân Minh, 140- An Lão; 141- Thượng Nguyên; 142- Diên Hà; 143- Thiên Trường; 144- Nam Chân; 145Trần Khê; 146 - Thần Phù n; khẩu; 147- Mỹ Lộc; 148- Vọng Doanh. 149- Cổ Sài động; 150- La Phù; 151Khổng Tước; 152- Tu Mã thôn; 153- Vĩnh An xã; 154- Cổ Sài động; 155- Phân Phong thôn; 156- Bẩm Giảng động; 157- Vạn Ninh ; 158- Đồn Thủ tuần; 159- Bạch Đằng khẩu; 160- An Dương; 161- Giải Quá tuần; 162- Nghi Dương; 163- Cổ Tế; 164- Tân Minh; 165- Bình Xương; 166- Thái Bình ; 167- Thanh Lan; 168- Giao Thủy; 169- Vọng Doanh khẩu. 170- An Dương khẩu; 171- Phong Tử lãnh; 172- Kim Lặc; 173La Khê; 174- Phòng Ngự Doanh; 175- Lơ San tuần; 176- Cựu Sơn; 177- An Dương khẩu; 178- Đồ Sơn khẩu; 179- Đông Quan; 180- Thụy Anh; 181- Thái Bình khẩu. 182- An Tạo; 183- An Lộc; 184- Khâm châu;185- Bạch Long Vĩ (?); 186- Vĩnh An châu; 187- Ngọc Sơn tuần; 188- Ô Lôi sơn; 189- n Vân Đồn ; 190- Hoa Phong; 191- Đông; 192- Song Tiết; 192- Đông.

*

9


Đến năm 1495, đời vua Lê Thánh Tôn, Đông Kinh chỉ là phủ lỵ của hạt Phụng Thiên. 10


Trong khoản thời gian đầu của triều đại nhà Hậu Lê, có 5 cửa để đi vào Cung Thành của nhà vua. Đó là các cửa Đông Hòa, Thiên Hựu, Đại Hưng và Bắc Chân. Cấm thành nằm trong lòng chu vi Cung Thành và cũng được bao bọc bởi bốn lớp tường thành với các cửa Đoan Minh, Tã Dực, Hữu Dực, Tương Phù, Đại Định, Trường Lạc, Đại Khán, Kiên Bình và Huyền Võ. Muốn vào yết kiến nhà vua thì trước hết phải đi ngang qua một trong các cổng gọi là Tô Võ, Văn Minh, Thông Vân, Sùng Hóa rồi lại kế tiếp phải qua cổng Gia Hựu và cổng điện Thái Hòa. (Madrolle. Tr.20) Dưới thời đại Lê Chiêu Tông (1516-1522), tháng 4 năm Bính Tý (1516) nhà sư Trần Cao nổi loạn đánh chiếm Hà nội vào cung thành đốt phá, cướp giật khiến vua Lê phải chạy trốn sang Tây Đô ở Thanh Hóa (CM. tập2. tr.tr. 68-69).

V/- Đời nhà Mạc Năm 1551 và năm 1560, để chống lại quân binh của Trịnh Tùng tiến từ phía Nam ra đánh thành Đông Đô, năm Mậu Tý, (1588), tháng Giêng, mùa Xuân, nhà Mạc đắp thêm lũy đất vòng thứ 3 chu vi 15 cây số phía ngoài thành Đại La (CM. tập2. tr.181. Cũng xem: Madrolle, s.đ.d tr.20). VI/ - Nhà Lê Trung Hưng: và họ Trịnh: Đông Đô- Kẻ Chợ- Điện Kính thiên Năm 1592, Mạc Mậu Hợp bị quân quân binh của vua Lê Thế Tông do Trịnh Tùng thống lãnh tấn công phải bỏ thành Đông Đô. Ngày 16-05-1593 Nhà Lê Trung Hưng chiếm lại thành và đóng đô ở đó cho đến khi loạn Tây Sơn dấy lên vào năm 1789 (Madrolle, tr. 20). Thế kỷ 18, Lê Quý Đôn viết trong Kiến Văn Tiểu Lục "Điện Kính Thiên trước làm nơi vua thị triều. Từ đời Trung Hưng trở đi ở đây đặt bài vị thờ Trời Đất nên thị triều ở cửa điện Kính Thiên. Gặp ngày đầu năm hay có việc cầu đảo, Hoàng đế ngự ở nội điện để hành lễ. Sau khi Trung Hưng, Hoàng đế lên ngôi, làm lễ kính tế Trời Đất, đặt hương án riêng ở phía Đông Đan Trì (thềm cung điện nền đỏ nên gọi là Đan Trì) điện Kính Thiên. Hoàng đế đội mũ xung thiên, mặc áo bào mầu huyền, hành lễ trước hương án, trăm quan triều bái như nghi lễ tế Giao. Lầu Kính Thiên ở phía hữu trong phủ Chúa Trịnh, hàng năm gập ngày đầu năm hay có việc cầu đảo, bái tạ, phụng ngự hành lễ (chữ "ngự" trỏ Chúa Trịnh) dâng hương, đọc chúc đều hai lạy, còn trước và sau khi đọc chúc đều lạy bốn lạy. Tất cả là mười hai lạy. Đến như ba tuần dâng rượu đều làm lễ quỳ và cúi đầu vái. ( Lê Quý Đôn Toàn Tập, Tập II, Kiến Văn Tiểu Lục, NXBKHXH-Hà Nội-1977, tr.59 /Q.2 Thể Lệ Thượng).

VII/ - Thời đại truyền giáo của người Tây phương và KẺ CHỢ 11


Trong khoảng thời gian 1626-1789, những nhà truyền giáo Tây phương xuất hiện ở Đông Kinh (Tonkin). Năm 1637 người Hòa Lan đã có mặt ở Phố Hiến “Hean” ở Hưng Yên và năm kế tiếp (1638) thương thuyền Ryp của họ đã lập Thương Xá ở Đông Đô mà họ gọi là Kẻ Chợ , tiếng gọi của nguời ngoại quốc đọc trại ra thành chữ Checo, Cachao “KESHO” trong nhiều sách vở và bản đồ của người Âu Châu thế kỷ 18 (khoanh vòng đỏ trong bản đồ tiếp theo sau đây) . Người Hòa Lan đã lập thương điếm của họ ở Kẻ Chợ nửa đầu thế kỷ 18 và người Anh cũng hiện ở đó từ năm 1678 đến cuối năm 1697 (Madrolle, tr.20).

Kẻ Chợ và Phố Hiến KESHO & HEAN) (1771)

Trên Bản đồ vừa kể nầy, người vẽ đã dùng rất nhiều chữ KE (viết hoa) như KEDON (KẺ ĐÔNG), KETAY (KẺ TÂY), KENAN (KẺ NAM), KEBAC (KẺ BẮC) để chỉ 4 MIỀN lãnh thổ dân cư ở về các phía Đông, Tây, Nam, Bắc cùa trung tâm TRUNG KINH hay TRUNG ĐÔ (TONKIN). Trong bản đồ cổ xưa năm 1650 có tên là Vương Quốc Annam gồm có vương quốc Trung Kinh và vương quốc Cochin-Chine (ROYAUME D’ ANNAM COMPRENANT LES ROYAUMES DE TUMKIN ET DE LA COCINCHINE có giải thích thêm ngay trên bản đồ như sau: 12


- KÉDOM ou Habitants à l’ORIENT: KẺ ĐÔNG hay vùng có nhiều dân cư ở miền ĐÔNG. - KÉTAY ou Habitants à l’OCCIDENT: KẺ TÂY hay vùng có nhiều dân cư ở miền TÂY. - KÉNAM ou Habitants au Midy (Midi): KẺ NAM hay vùng có nhiều dân cư ở miền NAM. - KÉBAC ou Habitants au Septentrion: KẺ BẮC hay vùng có nhiều dân cư ở miền BẮC. - KÉCHO ou TVNKIN : KẺ CHỢ hay TRUNG KINH. Trong mỗi KE (hay KÉ hoặc Kê) thì có những Ke (viết bằng chữ thường) để chỉ những Châu, Đạo, Lộ, Thừa tuyên, hay Xứ, Trấn, Tỉnh hay một vùng đô thị có dân cư sinh sống nằm trong mỗi MIỀN KÉ bao quanh TRUNG KINH. Điểm giống nhau của những Ke là đa số đều nằm sát các sông Cái (sông lớn). Riêng thủ đô TRUNG KINH thì lại gọi là KESHO toàn chữ hoa và nằm giữa bên trong lòng 4 KE.

ROYAUME D’ ANNAM COMPRENANT LES ROYAUMES DE TUMKIN ET DE LA COCINCHINE

1650 désigné par les Pères de la Compgnie de Lesus. Paris 1650 Map mape maker: Prêrre Mariette

13


#1. Kecio, #2.Ke tay, #3.Ke Bac, #4. KEDOM, #5. Ke nam, #6 Ke ga, #7. Ke fuoc, #8. Ke fau, #9. Ke maoc, #10. Ke Voy, #11.Ke bo, #12.Kemua, #13. Ke coc, #14. Ke cou, #15 Ke tru, #16, Ke toÿ, #17 Ke Eu, #18 Ke lan, #19. Ke dai Title : Histoire du royaume de Tunquin, et des grands progrez que la prédication de l'Évangile y a faits en la conversion des infidelles . Depuis l'année 1627 jusques à l'année 1646. Composée en latin par le R. P. Alexandre de Rhodes,.et traduite en français par le R. P. Henry Albi,... Author : Rhodes, Alexandre de (1591-1660) Publisher : J.-B. Devenet (Lyon) Date of publication : 1651

Tạm dịch:

Và để nói thêm về danh hiệu đặt cho Đàng Trong ngày nay tách biệt khỏi Đàng Ngoài, thì phải biết thủ đô của nước Annam là Kẻ Chợ và các thương gia Nhật Bản buôn bán trong tỉnh đó đã đọc sai và gọi là Coci vì thế người Bồ giao tiếp với họ, để phân biệt với tỉnh Cocin ở miền Đông An, không xa thành phố Goa, đã lập thành danh từ Cocinchina, như muốn nói xứ Cocin gần Trung Quốc (Cocinchina). Danh hiệu này không quá mới vì từ một thế kỷ nay, như chúng ta được biết. . . (trích đăng từ tr.tr. 2-3 trong sách Histoire du royaume dew Tunquin . . . của Alexandre de Rhodes dãn thượng)

“Trong năm 1650, một năm sau khi trở lại Rome, ông Rhodes đã xuất bản một tập tường trình về Việt Nam có chứa một bản đồ phần miền bắc của xứ sở. Nhan đề của bản đồ trưng dẫn danh xưng cổ xưa, ‘An Nam’, có nghĩa ‘miền nam đã 14


được bình định’, một sự ám chỉ đến sự khuất phục của nó dưới sự cai trị của Trung Hoa từ khoảng 111 trước Công Nguyên đến năm 939 sau Công Nguyên. Bản đồ phản ảnh hình ảnh của miền bắc Việt Nam như có nhiều con sông ngắn, điều mà Choisy đã mô tả trong năm 1685 như “quá ngắn và quá nhiều đến nỗi không ai đặt tên cho chúng cả.” (Thomas Suaréz, Early mapping of Southeast Asia, p.p. 216, 217).

Trong bản đồ kèm theo sách của A. de Rhodes, có rất nhiều địa danh khởi đầu bằng chử Ke nhưng trong sách của Ông lại không có nói gì nhiều về các địa điểm bắt đầu bằng chữ Ke nầy ngoại trừ chữ Che ce mà trên bản đồ lại ghi là Kecio mà Ông giải thích đó là thủ đô của nước An Nam. Sự khác biệt nầy có thể là nền tảng để đặt ra câu hỏi: Có phải A. de Rhodes Không phải là tác giả vẽ ra bản đồ kèm theo trong sách của Ông hay không? Hay nói khác hơn là những địa danh Ke đó đã có từ trước khi A.de Rhodes sang Trung Kinh để đảm nhận công tác truyền giáo kể từ năm 1627.

A.de Rhodes còn đi xa hơn để cho rằng chữ đó đã biến âm thành chữ Coci vì các thương gia Nhật Bản trong tỉnh thành đó đã đọc sai chữ Che ce thành ra Coci rồi người Bồ Đào Nha đọc là Cocin nhưng lại ghép thêm chữ Chine tức Cocin-chine tức là Cocin gần Trung Hoa để khỏi lầm lẫn với một Cocin khác ở Đông Ấn.

Il Disegno Della Terza Parte Dell'Asia 1580

Bản đồ trên đây cho thấy chữ Cachua trong vùng lãnh thổ của vương quốc REGNO DE GAV CHIN CHI

15


ASIAE NOVA DESCRIPTIO - 1574 (Nice old color example of Ortelius' map of Asia, from Ortelius' Theatrum Orbis Terrarum, the first modern world atlas. marvelous misprojection of Japan and Southeast Asia. Very distinct Northeast Passage. Includes sailing ships and other embellishments)

Bản đồ trên cho thấy Cac hu trong vùng lãnh thổ của GAV CIN CHI Những khảo sát từ các bản đồ cổ của người Âu Châu kể trên cho thấy là địa danh KẺ CHỢ của Trung Kinh đã có từ rất lâu đời, trễ nhất là trước thế kỷ thứ 16. Trong quyển Tự Điển Bác Khoa Toàn Thư Thế Giới của Thế Kỷ thứ XIX xuất bản năm 1872, ( tr.tr. 365-366) đã viết về địa danh Kẻ Chợ như sau:

Encyclopédie du dix-neuvième siècle : répertoire universel des sciences des lettres et des arts, avec la biographie et de nombreuses gravures ( http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6220693z.r=k%C3%A9cho.langFR)

16


KE-CIIO (Géographie), nom vulgaire de l'ancienne capitale du Tonkin, appelée en langage officiel le Thang-long-Thang « la ville du Dragon-Jaune », à cause d'une vision que prétendit avoir eue le premier roi de la dynastie des Li. Elle fut bâtie au commencement du XIIe siècle de notre ère, à l'époque où le Tonkin faisait partie de l'empire chinois proprement dit, et ne devint la capitale du pays que lorsque les Tonkinois secouèrent le joug de leurs puissants voisins. Pendant la courte dynastie des Dinh, au Xè siècle, le siège de là Cour fut transféré dans la ville de IIoa-Lou, et Kécho ne redevint capitale qu'en l'an 1010; mais lorsque le Tonkin tomba au pouvoir de la dynastie cochin-chinoise qui règne aujourd'hui, c'est à Hué (ou plus correctement Houé) que les souverains fixèrent leur résidence, et Kécho retomba probablement pour toujours dans la catégorie des simples villes de province. Un des reproches qu'on peut adresser à l'ancienne capitale du Tonkin, c'est d'être placée à 25 lieues de la côte sur le bord d'une rivière, le Sang-Koï, que les navires de guerre ou de commerce d'un fort tonnage ne peuvent pas remonter... (.http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6220693z.r=k%C3%A9cho.langFR)

Đây là một bằng chứng quan trọng cho thấy Kẻ Chợ là tên của một Đô thị lớn đã có từ trước thế kỷ thứ X và chỉ trở thành Đô thị Thăng Long sau khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Kẻ Chợ vào năm 1010. Trong khi đó, Đào Duy Anh cho rằng chữ Kẻ đã hiện hữu từ thời đại có thành Cổ Loa [6], một mặt, coi tên gọi Loa Thành là “do người Trung Quốc đặt ra để gọi thành xưa của An Dương Vương mà tập truyền cho là hình xoáy ốc (loa=ốc), vì thấy nó có vòng trong vòng ngoài, được miêu tả là “có 9 lớp, chu vi 9 dặm”. “Từ tên Loa thành đó mới có tên làng Kẻ Loa=người làng có thành Loa, có tên thành là Kẻ Loa rồi sau phiên âm thành chữ Hán là Cổ Loa/Khả Lũ”. Như vậy, đối với người ngoại quốc, chữ KE hay Kẻ, Ké, Kê có thể là để chỉ một vùng đồng bằng được tạo ra bởi đất bồi các con sông “HÀ” và do đó sau nầy KẺ ĐÔNG trở thành HÀ ĐÔNG, KẺ TÂY trở thành HÀ TÂY, KẺ NAM trở thành HÀ NAM, KẺ BẮC trở thành HÀ BẮC và KẺ CHỢ trở thành lỵ SỞ của Trung Kinh (KESHO giống như WASHINGTON D.C ở nước Hoa Kỳ, nằm trong TIỂU BANG WASHINGTON). Chữ Ca cho, Ke cho hay Kesho có thể tìm thấy trong các bản đồ đã được dẫn chiếu như trên và có thể là những người ngoại quốc vẽ ra những bản đồ cổ trong những thế kỷ 16, 17, 18 đã phiên âm từ chữ Kẻ ra thành chữ Ca, Ke, Ké hay Kê hay nói khác đi các chữ KẺ hay Kẻ đã xuất hiện trong dân gian người bản xứ Việt Nam từ trước thế kỷ thứ 10 để gọi một miền, một vùng lãnh thổ đông dân cư của nước Việt Nam thời cổ sử trước khi người ngoại quốc từ Âu Châu khám phá ra vùng lãnh thổ Đông Dương. Qu'est-ce que c'est que Kecho? C'est la capitale du Tonkin. En général, quarante degrés de chaleur, une humidité constante, des femmes qui mâchent du bétel toute la journée, avec des dents. (Nguồn:http://gallica.bnf.fr/Search?ArianeWireIndex=index&q=kecho%2C+k%C3%A9cho&lang=FR&n =15&p=2&pageNumber=9)

17


*

(Nguồn: Géographie... (2e édition) / Onésime Reclus ; [avec une préface de E. Levasseur] -L. Mulo (Paris)1873 (p.262) (http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k54459155.r=Kecho.langFR)

* On voit plus de maisons en bois ou enclayonnage qu'en pierre; elles ne sont généralementcomposées que d'un rez-de-chaussée. Les principales villes sont: Hué, en Cechinchine,sur la rivière du même nom, résidencede l'empereur, Kecho ou Bac-Kinh,dans le Tonkin, sur le Sang-Koi, très-commerçante; une grande route, la seule de l'empire, mène d'une de ces cités à l'autre; Saigong (Saigon), sur le Donnai, dans le Cambodgc, place la plus marchande du pays; Cambodge ou Lovek, dans une île du MayKaung (Kekong). Jadis les pays qui composent l'empire d'Annam, nommé aussi Viet-nam, formèrent des états distincts. Le Tonking et la Cochinchine furent pendant un temps sous la domination . . ........ (Nguồn: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k63045338/f1.image.r=kecho,%20kécho.langFR)

*

VIII/ Kẻ Chợ và những địa danh khởi đầu bằng chữ Kẻ trong các thư tịch và bản đồ cồ của nước Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê Trong sách BẢN ĐỒ HỒNG ĐỨC (BĐHĐ) do Viện Khảo Cổ của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Sài Gòn ấn hành vào năm 1962 , một số bản đồ nhiều vùng lãnh thổ của nước Việt Nam thời cổ đã được soạn giả trong thời đại nhà Hậu Lê họ là Đỗ Bá, tự Đạo Phủ ở Bích Triều (Thanh Giang) ghi chú rất nhiều địa danh khởi đầu bằng chữ Kẻ , Ké và Kê. Đọc lời giới thiệu của 1 trong các soạn giả sách BĐHĐ thì được biết rằng nhóm soạn giả đã dùng bản chép tay BĐHĐ đã được chụp thành vi phim âm ảnh lưu trữ tại Đông Dương Văn Khố tại Tokyo/Nhật Bản dưới số hiệu 100.891. Âm ảnh tức là khi rửa phim ra ảnh thì có nền giấy màu đen, mực viết chữ và hình vẽ màu trắng. Tuy nhiên với kỹ thuật in ấn hiện đại thời nay thì các bản đồ âm ảnh nầy có thể in ra trên giầy trắng, mực đen. BĐHĐ - 01 tấm bản đồ nước Việt Nam vào cuối niên hiệu Hồng Đức - 02 là bản đồ toàn thể nước Đại Việt vào cuối niên hiệu Hồng Đức. - 13 bản đồ của 13 thừa tuyên. - 01 bản đồ của Trung Đô. - 31 bản đồ vẽ lại đường lối đi: từ Thăng Long đến nước Chiêm Thành. (2) từ Thăng Long đến 2 châu Khâm và Niệm ở Quảng 18


Đông/Trung Quốc. (3) từ Phủ Phụng Thiên đến Quảng Tây, Vân Nam/ Trung Quốc. từ Kinh thành đến cửa Bắc quan (Lạng Sơn). Tất cả 31 bản đồ nầy lập thành 4 quyển gộp chung thành 1 tập với tựa đề là Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (viết tắt: TNTCLĐ) Những địa danh khởi đầu bằng chữ Kẻ được tìm thấy khá nhiều trong quyển I Từ Thăng Long đến nước Chiêm Thành, gồm có 13 bản đồ (tạm đánh số từ #1 đến #13. Trên đầu mỗi bản đồ là bài viết của Đỗ Bá kể lại các đường đi nước bước theo thứ tự ngày đi bộ. Niên đại của những địa danh có chữ Kẻ nhất định dã phải có từ lâu đời trước khi chúng được ghi lại trên các bản đồ của họ Đỗ. Theo một số học giả Tây phương trước đây thì những bản đồ kèm theo những lời chỉ dẫn ghi chép theo lộ trình nầy đều được biên soạn vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Henri Maspero trong bài viết Le protectoral général d’Annam sous les T’ang đăng trên tập san Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient (BEFEO), tập X (1910) nơi trang 541 và 542 có đoạn viết:

Học giả L.Aurousseau, trong một đề mục điểm sách Histoire modern du pays d’Annam của sử gia C.Maybon, trên tập san BEFEO, tập XX (1920), dưới phần chú giải số (1) nơi trang 80 và 81 có ghi như sau:

Cả hai học giả kể trên đều ghi chép rằng Toãn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư được biên soạn vào cuối thế kỷ thứ XVII và đầu thế kỷ thứ XVIII. Tuy nhiên trong bài viết của H.Maspero được dẫn chiếu vừa kể lại có thêm một câu rất đáng chú ý: “Une copie isolée du premier (Hanoi au Champa) des quatre itinéraires a été publiée par Dumoutier.”/ Một 19


bản sao riêng rẽ của lộ trình thứ nhứt (lộ trình từ Hà Nội đi sang nước Chiêm Thành) trong số 4 lộ trình đã được Dumoutier phổ biến. Như vậy có thể suy định rằng học giả M.G.DUMOUTIER có trong tay một phiên bản Thiên Nam Tứ Chí (Trí) Lộ Đồ Thư. Theo soạn giả Trương Bữu Lâm, người viết lời giới thiệu cho BĐHĐ, thì Dumoutier có cho họa in lại những bản đồ nầy nhưng những bản họa in lại nầy của Dumoutier không còn thấy nữa. Dù vậy, Trương Bửu Lâm lại căn cứ vào bản dịch và bản kê các địa danh trong kèm theo một bài khảo cứu của học giả người Pháp nầy để suy định rằng các bản đồ vẽ đường đi từ Hà Nội đến Chiêm Thành do Dumoutier trình dẫn “cũng giống với những bản địa đồ thuộc quyển I của bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” trong bản BĐHĐ vi phim âm ảnh của Đông Văn Khố/ Tokyo /Nhật Bản dưới số hiệu 100.89. Sự suy định nầy của soạn giả Trương Bửu Lâm có thể chỉ đúng một phần nếu căn cứ vào bản dịch của Dumoutier “những đường đi từ Hà Nội đến nước Chiêm Thành” nhưng Bản kê khai địa danh và 24 bản đồ do Dumoutier trưng dẫn thì lại quá khác biệt với các bản đồ vi phim âm ảnh mà cũng không ăn khớp với bản dịch những đường đi vừa kể. *Sau đây là trang mở đầu, bản đồ #1 và #2 của quyển I/ BĐHĐ:

20


Nội dung bài viết trên BĐ#1 (Phần đóng khung):

21


Sau đây là nội dung bài Dịch của DUMOUTIER để so sánh với bài viết trên BĐHĐ #1 kể trên (phần đóng khung):

Tạm dịch:

TUYẾN ĐƯỜNG QUÂN SỰ TỪ THĂNG LONG (HANOI) ĐI ĐẾN THỦ ĐÔ CỦA NƯỚC CHIÊM THÀNH 1- ĐƯỜNG BỘ

Khởi đi từ Thăng Long vào buổi sáng, ngày thứ nhất tới quán Lang Ngày thứ 2, trú qua đêm ở quán Tiêu Ngày thứ 3, trú qua đêm ở cầu Châu Ngày thứ 4, trú qua đêm ở quán Hoạt Ngày thứ 5, trú qua đêm ở quán Lôi Ngày thứ 6, trú qua đêm ở quan Thoát Ngày thứ 7, trú qua đêm ở quán Cưu Băn Ngày thứ 8, trú qua đêm ở quán Ngã Năm Ngày thứ 9, trú qua đêm ở làng Ao-Cá Ngày thứ 10, trú qua đêm ở núi Thổ Ngày thứ 11, trú qua đêm ở làng Hoàng-Mai Ngày thứ 12, trú qua đêm ở cầu Hàng Ngày thứ 13, trú qua đêm ở cầu Cấm Ngày thứ 14, trú qua đêm ở chợ Vinh Ngày thứ 15, trú qua đêm ở cầu Ngan Ngày thứ 16, trú qua đêm ở cầu Cây Ngày thứ 17, trú qua đêm ở cầu Hô (xem BĐHĐ #2) 22


Ngày thứ 18, trú qua đêm ở quán Hạ (xem BĐHĐ #2) Ngày thứ 19, trú qua đêm cầu Doanh (xem BĐHĐ #2) Ngày thứ 20, nếu đi theo đường núi, buổi tối sẽ đến núi Cây-Gạo; nếu đi tiếp tục, buổi tối sẽ đến làng Mui-Dao (BĐHĐ #2) Ngày thứ 21, nếu đi theo đường núi, và những đường rừng, buổi tối sẽ đến làng Yên-Bài (BĐHĐ #2). GHI CHÚ:

1- Tuyến đường ghi chép của bản dịch DUMOUTIER gọi là Tuyến đường quân sự và trên BĐHĐ #1gọi là Bộ hành binh tiến, tức tiến binh bằng đường bộ. 2- Những ngày có đánh dấu là trùng hợp với những ngày trên HĐBĐ #1 và #2. 3- *Khác biệt quan trọng đáng chú ý là BĐHĐ #1 và #2 chỉ ghi chép đường bộ đến xã An Bài (Yên-Bài) [làng An Bài thuộc tổng Thuận An, châu Bố Chánh (Quảng Bình)] tức là đến ngày thứ 21 chấm dứt để sang phần ghi chép tuyến đường thủy trên BĐHĐ #2 trong khi đó thì bản dịch của Dumoutier tiếp tục ghi chép (trang 145-146) tuyến đường đi bộ nầy từ ngày thứ 22 khởi sự đi từ làng Kim Linh (tổng Kim Linh, huyện Tuyên Hóa , tỉnh Quảng Bình) cho đến ngày thứ 61 là đến thủ đô của nước Chiêm Thành.

23


24


Thời Nguyễn Hoàng (1558 đến 1604) vùng đất Bắc sông Gianh gọi là Đàng Ngoài, vùng Nam sông Gianh gọi là Đàng Trong. Năm 1605 Nguyễn Hoàng đổi Châu Bố Chánh (Quảng Bình) thành phủ Quảng Bình, cái tên Quảng Bình có từ đó. Câu hỏi là : Tại sao Đỗ Bá trong HĐBĐ phải ngừng ghi chép tuyến đường bộ từ Bố Chánh để ghi chép đường đi từ Vọng lâu tới Chiêm Thành bằng đường thủy? Phải chăng thời của đổ Bá người Đàng Ngoài chỉ có thể di chuyển dễ dàng bằng đường bộ từ Thăng Long đến châu Bố Chính do chúa Trịnh-vua Lê kiểm soát còn quá ranh giới phía Nam Bố Chính phía nam sông Gianh (Linh Giang) thì do dòng họ của Nguyễn Hoàng kiểm soát đóng ở xã Động Hải (tức đồn Động Hải được chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng từ năm 1774 và sau nầy hoàng đế Gia Long xây cất thành Đồng Hới vào năm 1812 ngay địa điểm cũ của đồn Động Hải) và Phú Ninh thuộc huyện Phong Lộc với lũy Thầy kiên cố (lũy Trấn Ninh được xây dựng từ năm 1631 bởi quân sư “Thầy” Đào Duy Từ). Đến thế kỷ XVII trên mảnh đất thành Đồng Hới là vùng “phên dậu’’ tranh chấp đất đai. và quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. Nói một cánh khác, nho sinh trúng thức Đỗ Bá là người ở đàng ngoài của vua Lê-chúa Trịnh vào thời Trịnh- Nguyễn phân tranh (1627 -1672) và từ đó có thể suy định rằng TNTCLĐ của Đổ Bá đã được ghi chép vào giữa thế kỷ thứ 17. 25


Có một điểm đáng chú ý khác là trong bản dịch của Dumoutier cũng có các địa danh bắt đầu bằng chữ Kẻ do Dumoutier trưng dẫn . *Sau đây là bản đồ số #3 của Quyển I với địa danh Kẻ - Ván (4B).

Nội dung bài viết trên bản đồ #3:... .cửa Kiền, thập nhất nhật tháp cầu Chiêm; thập nhị nhật tháp bến Dao; thập tam nhật tháp cầu Cấm; thập tứ nhật tháp Vĩnh; thập ngũ nhật tháp cầu Ngạn; thập lục nhật tháp cầu Nại; thập thất nhật tháp cầu Lạc; thập bát nhật tháp doanh Trạm; thập cửu nhật tháp doanh Cầu; nhược trị thiên cảng cập phong vũ giả bất câu. Hải đạo việt hành, dụng cự phàm thuyền cập thương thuyền tứ mai, tuấn thuyền, cập mãnh thuyền tịnh kham chu việt, nhật tắc viễn vọng Kế Sơn; dạ tắc ngưỡng quan tinh nguyệt. Tịnh dụng trắc ảnh vi độ. Như tự cửa Lạc việt, nhập nghi thu đông, xuất nghi xuân hạ; thụ bắc phong thì, dĩ Lạc môn cư Cấn vị, trực chỉ Khốn phương; bán nhật tức tựu Biện sơn cư Nhâm vị, trực chỉ Bính phương; quá bán nhật tức tựu Hội thống môn. Dĩ Hội thống môn cư Kiền vị, trực chỉ Tốn phương, nhất nhật tức tựu Bố chính môn (danh cửa Thanh). Dĩ Bố chính môn cư Tân vị, trực chỉ Ất phương; nhất nhật tức tựu Tư khách môn. Dĩ Tư khách cư Canh vị, trực chỉ Giáp phương; nhất nhật tức tựu Đại Chiêm môn. Dĩ Đại Chiêm môn cư Dậu vị, trực chỉ ... (đọc tiếp nơi bản đồ số #4). ....cửa Kiền; đi 11 ngày, đến cầu Chiêm; đi 12 ngày, đến bến Dao; đi 13 ngày, đến cầu Cấm; đi 14 ngày, đến Vĩnh; đi 15 ngày, đến cầu Ngạn; đi 16 ngày đến cầu Nại; đi 17 ngày, đến cầu Lạc; đi 18 ngày, đến doanh Trạm; đi 19 ngày, đến doanh Cầu; nếu gặp nơi cửa sông hoặc cửa biển nông cạn và mưa gió thì không phải giữ đúng thời hạn trên. Vượt đi theo đường biển, dùng thuyền buồm to và thương thuyền 4 chiếc, thuyền lớn và thuyền chắc đều có thể dùng đi được. Ban ngày ở xa nom theo Kế sơn, ban đêm thì xem sao và trăng. Lại dùng máy đo bóng mặt trời mà đo. Nếu từ cửa Lạc vượt biển để vào, thì phải đi trong mùa thu hay mùa đông, để ra thì phải đi trong mùa xuân hay mùa hạ thì được luồng gió bấc; lúc ấy lấy cửa Lạc đặt vào vị Cấn [Đông-Bắc] và nhắm thẳng phương Khôn [Tây-Nam] đi nửa ngày thì đến Biện sơn. Lấy Biện sơn đặt vào vị Nhâm [Bắc] và nhắm thẳng phương Bính [Nam], qua nửa ngày thì đến cửa Hội thống. Lấy cửa Hội thống đạt vài vị Kiền [Tây-Bắc] và nhắm thẳng phương Tốn [Đông Nam], 26


đi một ngày đến cửa Bố chính (gọi là cửa Thanh). Lấy cửa Bố chính đặt vào vị Tân [Tây] và nhắm thẳng phương Ất [Đông], đi một ngày thì đến cửa Tư khách. Lấy cửa Tư khách đặt vào vị Canh [Tây] và nhắm thẳng phương Giáp [Đông], đi một ngày thì đến cửa Đại Chiêm. Lấy cửa Đại Chiêm đặt vào vị Dậu [Tây] và nhắm thẳng ... (đọc tiếp theo bản đồ số #4).

Nhìn bản đồ kể trên nơi ô 1B thì thấy chép là Thanh-hoa trấn, ô 2B là Thụy nguyên huyện và 4B là Kẻ - ván. Vậy có thể suy định rằng Kẻ - ván nằm trong lãnh vực của huyện Thụy nguyên thuộc trấn Thanh hoa ngày nay là huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Thời Nguyễn năm 1826, huyện Lôi Dương hợp với huyện Thụy Nguyên thành phủ Thọ Xuân. Lỵ sở phủ Thọ Xuân trước năm 1895 đóng ở Thịnh Mỹ (nay thuộc xã Thọ Diên), sau dời về Xuân Phố (Xuân Trường ngày nay). (nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8D_Xu%C3%A2n)

*Bản đồ số #9, quyển I với các địa danh: Kẻ-Ngang (5D), Kẻ-Đàm, Kẻ Niệm (6D), Kẻ-Đội (7F), Kẻ Sai, Kẻ Sa. (tương ứngng với Bản đồ số # XIV [Kẻ Sai, Kẻ Sa] và # XV của Dumoutier trưng dẫn)

Nội dung bài viết trên bản đồ #9: (đọc từ trên xuống dưới, từ phải sang trái):

27


Bản đồ số XV của DUMOUTIER

Rõ ràng đây là bản đồ vùng lãnh thổ Bố Chính tức tỉnh Quảng Bình ngày nay. Đến thế kỷ XVII trên mảnh đất thành Đồng Hới là vùng “phên dậu’’ tranh chấp đất đai và quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn. * Bản đồ số #11, quyển I với địa danh Bãi Kẻ - Chỏm ( bài viết trong vòng khoanh đỏ).

28


Nội dung bài viết trên bản đồ #11: (Phần đóng khung chữ nhật/ đọc từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) Bãi Kẻ- Chỏm hữu túc khố. Hội- an khố hữu đồn thủ binh nhị đồn, giang trung hữu nhất sơn, sơn thượng hữu tự, danh Non- nước tự. Hội- an đàm danh Trà-nhiêu đàm, kham dung chư quốc thương bạch trú thử. Bải Kẻ-chỏm có kho thóc. Kho Hội-an có hai, đồn lính giữ, trong sông có một hòn núi, trên núi có chùa, gọi là chùa Non-nước. Đầm Hội-an gọi là đầm Trà-nhiêu, có thể chứa các thuyền buôn đi biển của các nước đậu lại ở đấy.

*

- Bản đồ số #14, quyển I với các địa danh , Kẻ - Gẫm và Kẻ - Lau :

*Nội

dung bài viết trên bản đồ #14: (Phần đóng khung chữ nhật/ đọc từ trên xuống

dưới, từ phải sang trái)

Trọ ở quán Trà-ổ, ăn thì ở suối-ông, ăn thì ở Xuân-đài Khoai. Trọ ở Thiên-ly, ăn ở Cây-Cờ. Trọ tháp Con-gái, ăn thì ở Nước-Mặn. Trọ ở quán Phật-tỉnh quán, ăn thì ở quán Lễ. Trọ ở quán Cỏ-ông, ăn thì ở Xuân-đài. Trọ ở quán Đèo-Cau, ăn thì ở Kẻ Lau. Trọ ở quán Minh-Lương, ăn thì ở Đá-dựng. Trọ ở quán làng Ghềnh, ăn thì ở Mỹ Lam. Trọ ở quán Hồ-dương, ăn thì ở Hộiphúc-trì. Trọ ở quán Kẻ Gẫm, ăn thì ở quá Sò. Trọ ở quán Cù-ba, ăn thì ở Đồng-Rổ. Trọ ở quán bến Bôn, ăn thì ở bến Sứ. Trọ ở quán Ba-khu.

*Địa danh trên bản đồ #14: Kẻ Lau (11C), Kẻ Gẫm (6D), Gẫm sơn

(5F). * 29


- Bản đồ số #24, quyển III - Thiên Nam Tứ Chí lộ đồ thư : Từ Phụng-thiên đến Quảng-tây, Vân-nam với những địa danh: Kẻ Na (3D), thác Kẻ Liền (6B), Kẻ...?(4D).

Nội dung bài viết trên bản đồ #24: (đọc từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) Thác Mâm biên lưỡng giang các hữu đôi sơn cực cao cực hiểm. Quá Tam-kỳ sơn nãi quảng, tây địa giáp Thái-nguyên. Thử lộ tả giản hửu Tiểu Côn-luân sơn cao dữ thiên tề. Thác Mâm ở ven hai con sông đều có núi rất cao vót và rất hiểm-trở. Qua núi Tam-kỳ, đất rộng ra; đất phía tây giáp với Thái-nguyên. Khe bên tả của con lộ ấy có núi Tiểu Côn-luân (4B) cao bằng với trời. Núi Tiểu Côn Luân (Vũ Trung Tùy Bút/ Phạm Đình Hồ) Xét về địa mạch và nhân vật Ta thường xem bản đồ trong Nội các, mới biết hình thế non sông nước ta so với nước Trung Hoa cũng chẳng kém gì. Nước Trung Hoa, từ mạch núi Côn Lôn[1] chạy vào, chia làm ba cán long : một đằng theo sông Hoàng Hà[2] chạy về phía bắc là những tỉnh Cam Toàn[3], Sơn Tây, Sơn Đông, Trực Lệ[4] ; một đằng theo núi Mân Sơn[5] chạy về phía đông là những tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, Giang Hữu, Giang Nam[6], Phúc Kiến và Tích Giang ; một đằng theo sông Hắc Thủy[7] chạy về phía nam qua Thổ Phồn[8] , Vân Nam, Diến Điện[9], Hà Tiên rồi chạy ra bể Nam Hải. Về cán long theo sông Hắc Thủy này, thì phía tây sông Hắc Thủy là đất Thổ Phồn, Tam Phật Tề[10], Chân Lạp[11], Diến Điện, Đại Thực[12], Phù Dư[13] , Tiêm La[14], Cao Man[15] ; phía đông sông Hắc Thủy là những tỉnh 30


Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Lão Qua[16] kéo dài đến tận núi Tiểu Côn Lôn lại biệt làm một chi thiếu tô. Chạy sang nước ta, chi này lại chia làm ba : chi bên hữu chạy qua sông Đà Giang (sông Bờ) là những tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Sơn Nam thượng rồi chạy vào Hoan Châu (Nghệ An), Ái Châu (Thanh Hóa) cho đến Thuận, Quảng thì tản ra các cù lao gần bể. (Nguồn: http://vi.wikisource.org/wiki/V%C5%A9_trung_t%C3%B9y_b%C3%BAt/Ch%C6%B0%C6%A1ng_XI) *

#33 trong tập bản đồ Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ của đốc suất Đoan quận công (Nguyễn Kim) vẽ Từ Đồng Hới đến biên giới nước Cao-miên với những địa danh: Phủ Kẻ Rồi (1B) và Phủ Kẻ Nùng (2C). * BĐ

Một điểm rất đáng chú ý là có rất nhiều địa danh khởi đầu bằng chữ Kẻ trong lãnh vực vùng Bố Chính ngày xưa và tỉnh Quảng Bình kể từ triều đại của hoàng đế Minh Mạng và vẫn hiện hữu cho đến trước tháng 08/1945, chẳng hạn như: Số làng (xã, thôn, trang, ấp, phường) của các tổng, huyện, phủ ở Quảng Bình kể từ trước tháng Tám năm 1945 có: Huyện Tuyên Hóa có 5 tổng: - Tổng Thượng Lưu có xã: Cao Trạch (Kẻ Má) - Tổng Cơ Sa thôn: Quy Đạt (Kẻ Sạt) 31


Phủ Quảng Trạch có 5 tổng: - Tổng Thuận Thi có các xã: Văn Phú (Kẻ Đáy), Biểu Lệ (Kẻ Biểu Độc) - Tổng Thuận Bài có các xã:, Cương Gián (Kẻ Lái), Chánh Trực (Kẻ Gián), Nghĩa Nương (Kẻ Đại), Lệ Trung (Kẻ Chuông); phường: Ngoại Hải (Kẻ Câu), Huyện Bố Trạch có 4 tổng: - Tổng Cao Lao có các xã: Cao Lao Hạ (Kẻ Hạ), Cao Lao Thượng (Kẻ Thượng), Cao Lao Trung (Kẻ Trung), Bồ Khê (Kẻ Bồ), Gia Tịnh (Kẻ Giao), Xuân Sơn (Kẻ Sô) - Tổng Liên Phương có các xã: Hoành Kinh (Kẻ Nghen); Các trang: Liên Phương Thượng (Kẻ Sen), Liên Phương Hạ (Kẻ Ngạn), Liên Phương Trung (Kẻ Bàng). - Tổng Hoàn Lão có xã Mỹ Lộc (Kẻ Gỗ), Lý Nhơn (Kẻ Náu); các phường :Hòa Duyệt (Kẻ Rấy), Võ Thuận (Kẻ La). - Tổng Hàn Phúc có các xã: Vạn Lộc (Kẻ Hạc); các thôn: Hoàn Phúc (Kẻ Hạc), Hỷ Duyệt (Kẻ Đòi), Cự Nẩm (Kẻ Nẩm). - Tổng Hà Bạc có các thôn: Lý Hòa (Kẻ Lái). Phủ Quảng Ninh có 7 tổng: - Tổng Thạch Bàn có các xã: Thạch Bàn (Kẻ Thẹc), Tân Lê (Kẻ Trìa). - Tổng Trung Quán có các xã: Phúc Long (Kẻ Rồng), Hiển Vinh (Kẻ Tùng) . - Tổng Long Đại có các xã: Trường Dục (Kẻ Tràng), Lộc Long (Kẻ Rây). - Tổng Quảng Thạch có phường Bối Sơn (Kẻ Bói). Huyện Lệ Thủy có 7 tổng: - Tổng Thạch Xá có xã Mỹ Duyệt (Kẻ Đa). - Tổng Xuân Lai có xã Châu Xá (Kẻ Châu). (Nguồn tin: http://baoquangbinh.vn/dat-va-nguoi-quang-binh/201203/Vua-Minh-Mang-voi-viec-thanh-lap-bo-may-hanh-chinh-tinh-Quang-Binh2098334/ : “Vua Minh Mạng với việc thành lập bộ máy hành chính tỉnh Quảng Bình”)

Cửa đông thành Đồng Hới ngày nay và một gốc thành Đồng Hới Nguồn: http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?art=1185957713625&cat=1179730730203&cmd=130

* 32


*Những địa danh khác khởi đầu với chữ Kẻ (Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DuLich/giadinh.net.vn/Doc-dao-nhung-lang-co-mang-ten-Ke-o-Ha-Noi/6800635.epi)

* Những làng cổ mang tên "Kẻ" ở Hà Nội Trong hệ thống địa danh các làng cổ Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội, những làng có từ “Kẻ” được coi xuất hiện sớm nhất. Có thể coi đó là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước và có tuổi đời khoảng 2.000 năm. Kẻ Bưởi Kẻ Bưởi xưa là vùng ven Hà Nội, gồm các làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Trung Nha…. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công nổi tiếng: dệt lĩnh, làm giấy.

Hà Nội xưa...

Kẻ Đơ Đơ Thao hay Kẻ Đơ là tên nôm của làng Triều Khúc ngày nay. Triều Khúc nổi tiếng là làng thủ công của đất Thanh Oai (Hà Đông) xưa với nghề dệt thao. Kẻ Đáy Kẻ Đáy là tên nôm của làng cổ Hòa Mục, nép mình ven sông Tô Lịch thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây vốn là phần đất thuộc vùng Mọc (cũ), có tên chữ là Nhân Mục. Theo thần tích và lưu truyền dân gian, vào năm 40 sau Công nguyên, làng từng là nơi diễn ra các trận đánh của các tướng Hai Bà Trưng với quân Mã Viện. Có hai nữ tướng của Hai Bà Trưng hy sinh tại đây, được dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Hai Cô ả. Hiện trong miếu vẫn còn bia có niên hiệu Chính Hoà (1680 - 1705) ghi việc trùng tu miếu.

Chợ Bưởi thuộc Kẻ Bưởi ngày nào. (Ảnh tư liệu)

33


Kẻ Giàn Kẻ Giàn chính là làng Trung Kính Hạ, một làng thuần nông giỏi thâm canh nên có năng suất lúa rất cao. Làng Trung Kính vốn từ làng Kính Chủ tách ra. Từ đầu thế kỷ 19 trở đi thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức; năm 1942 thuộc Đại lý Đặc biệt Hà Nội. Kẻ Mọc Kẻ Mọc xưa là những thôn làng nằm trên bờ Nam Tô Lịch, phía ngoài luỹ thành đất Thăng Long. Nói đến Kẻ Mọc, người ta thường nghĩ đến Nhân Mục Môn. Các làng Mọc của Nhân Mục Môn vẫn giữ được nhiều nét quê truyền thống và nhiều di tích lịch sử. Kẻ Noi Theo Từ điển Hà Nội - địa danh, xã Cổ Nhuế xưa có tên Nôm là Kẻ Noi, thuộc tổng Cổ Nhuế phủ Hoài Đức. Kẻ Vẽ Làng Đông Ngạc (tên nôm là làng Vẽ hay Kẻ Vẽ, tên chữ là Đông Ngạc) là một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học là người làng. Làng còn nổi tiếng về một số nghề thủ công truyền thống như chuyên sản xuất nem ("giò Chèm, nem Vẽ"), làm quang gánh, nặn nồi đất... Ngoài những ngôi làng kể trên, quanh thành Thăng Long xưa còn rất nhiều ngôi làng cũng bắt đầu từ chữ "Kẻ" như: Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mể Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo... Theo Vân Nhi

Đất Việt

Kẻ Cót Là làng khoa bảng ở đất Thăng Long. Làng Cót hay Kẻ Cót có tên chữ Hán là Hạ Yên Quyết. Làng Cót nay thuộc phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, là vùng cửa ngõ yết hầu của kinh thành Thăng Long xưa. Kẻ Cót có địa thế thiên nhiên rất đẹp-nằm ngay cửa ngõ phía tây của Kinh thành cổ, là nơi giao lưu trực tiếp giữa vùng ven đô với nội thành được cách bởi con sông Tô Lịch. (Nguồn: http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Ke-Cotlang-khoa-bang-o-datThang-Long/201211/8249.vnplus).

34


Kẻ Gạ Từ lâu làng Kẻ Gạ (phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) đã nổi tiếng với nghề nấu xôi truyền thống. Trải qua bề dâu, đến nay lớp lớp người dân làng Kẻ Gạ vẫn giữ gìn và phát triển nghề. (Nguồn: http://www.baomoi.com/Thom-deo-lang-xoi-Ke-Ga/84/7067090.epi)

Kẻ Sở Nhà thờ Kẻ Sở trên đất hai làng Sở và Kiện, nên gọi là Sở Kiện, hiện nằm ở thị trấn Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý 10km. (Nguồn: http://mytour.vn/vn/location/c28l1657/nha-tho-ke-so.html). Kẻ Riền, Kẻ Mèn, Kẻ Bái, Kẻ Ơn

Kẻ Riền thuộc tổng Diên Hà, huyện Diên Hà là một trong 3 cơ sở Kitô giáo đầu tiên ở lưu vực nam sông Luộc, từ đầu thế kỷ XVII đã được linh mục dòng Tên đến giảng đạo và xây dựng nhà thờ. Xứ đạo Bắc Trạch cũng do các linh mục ở Kẻ Riền truyền đạo. Xứ Trung Đồng (xã Nam Trung, huyện Tiền Hải) do 2 linh mục dòng Tên đến Kẻ Mèn (Trung Đồng) rao giảng. Ở lưu vực sông Luộc, 2 họ giáo sớm nhất là Kẻ Bái và Kẻ Ớn. Theo kỷ yếu Năm Thánh Thái Bình: “Mùa thu năm Mậu Dần, niên hiệu Dương Hòa thứ 4 (1638)… Cha Felce Moreldi thuộc dòng Tên – người Ý đã đến Kẻ Bái giảng đạo rồi xây dựng nhà thờ. Buổi đầu gọi là xứ Kẻ Bái, sau gọi là xứ đạo Bồ Ngọc thuộc Đàng Ngoài. (Nguồn:http://thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/Dia%20chi%20Thai%20Binh/View_Detail.aspx?ItemID =13).

Kẻ Mốt Cái tên “Kẻ Mốt” là ngôn ngữ của từ Nôm, bên cạnh đó Kẻ Mốt còn được gọi là “Đức Trai” theo tiếng Hán. Xứ Kẻ Mốt được xem là một trong những xứ cổ của giáo phận Bắc Ninh, cổ về sự hình thành và đời sống đức tin. Kẻ Mốt chỉ có một họ lẻ nằm bên tả ngạn sông Thái Bình, đó là họ Thổ Đức hay còn gọi là Trạm Du. Còn Kẻ Mốt thì nằm bên hữu ngạn của sông Thái Bình, bên ngoài bờ đê. Về địa lý, Kẻ Mốt nằm sát bên con sông lớn, nên đã trở thành địa điểm cho các thừa sai đặt bước chân đầu tiên khi ngược dòng sông Cái từ cửa biển vào vùng nội địa.

*

35


Bài đọc thêm (Nguồn: http://htx.dongtak.net/spip.php?article4473)

KHẢO CỨU VỀ CHỢ VIỆT XƯA Khảo cứu của Trịnh Quang Dũng Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người Việt Nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt hơn nữa… chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”. Tên Kẻ Chợ được nhiều người gọi trong dân gian, đặc biệt là các giáo sĩ, thương nhân phương Tây và trở nên rất phổ biến từ thế kỷ 17 khi mà Tonquin (Đông Kinh) thời bấy giờ trong những ngày “Phiên” trở thành một cái “chợ khổng lồ” [1]. Người phương Tây đầu tiên dùng từ Kecho phải dành cho một giáo sĩ Bồ Đào Nha, ông Barros. Ông đã phiên âm tiếng Kecho (cacho) trong cuốn sách “Nói về Châu Á” của mình và cho ấn hành vào năm 1550. Rất nhiều các từ phiên âm khác xuất hiện muộn hơn trong các văn bản, bản đồ của người phương Tây sau này như: kechu, cachu, cacho v.v… tất cả đều là phiên âm của từ Kecho. Kẻ có nghĩa là “vùng”, vậy nên trong dân gian, địa danh kẻ Mơ, kẻ Cót, kẻ Noi v.v… vẫn còn tồn tại khá phổ biến cho tới tận nửa đầu thế kỷ 20. Bởi vậy cái tên Kẻ Chợ bao hàm ý nghĩa “vùng đất họp chợ”, “vùng rất nhiều chợ”. Chỉ riêng điều đó cũng cho ta thấy sự phát triển của mạng lưới chợ như “trăm hoa đua nở” ở mảnh đất đế đô Đông Kinh vào thế kỷ 17, 18.

Sự hình thành của thị trường thương mại ở Đông Kinh-Kẻ Chợ Từ thế kỷ 15, sau khi chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt trở lại hồi sinh và nền kinh tế dần dần phát triển đạt tới mức độ sầm uất, tấp nập cực điểm vào thế kỷ 17, 18. Trong hai thế kỷ này chế độ phong kiến trung ương tập quyền hình thành từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497) và được phát triển một cách sáng tạo đột biến dưới triều Lê-Trịnh (1592-1786) như một yếu tố cốt lõi cho sự hòa nhập của Đại Việt vào cuộc “bùng nổ đại mậu dịch” thời đó. Sau sự kiện Chúa Trịnh Sâm tiến vào Phú Xuân, kết thúc sứ mệnh bình Nam (1774), non nước Đại Việt đã thâu về một mối. Việc thống nhất tiền tệ, thông thương Nam Bắc lần đầu tiên được nhà nước chính thức xác lập sau khoảng 150 năm chia cắt. Một mạng lưới chợ đã được liện kết mở rộng cả vào khu vực phía trong tạo nên thương trường rộng lớn. Trong bối cảnh như vậy Đông Kinh - Kẻ Chợ đóng vai trò như một trung tâm đầu mối quan trọng hàng đầu của nền thương mại Đàng ngoài. Với việc khu trung tâm quyền lực chính trị, hành chính -Vương phủ Chúa Trịnh không đóng trong thành, Đông Kinh lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trở thành một đô thị-Kinh đô mở, không tường thành bao quanh, không biên giới hạn chế, thông thương kiểu các đô thị Châu Âu trung đại. Giáo sĩ A. De Rhodes đã gây bất ngờ lớn khi ước định về dân số Đông Kinh: “Người ta thấy rất đông dân chúng đi đi lại lại rảo khắp phố phường đụng chạm nhau… thành thử mất rất nhiều thì giờ mà chỉ tiến được chút ít. Rồi thêm vào nhiều phỏng đoán khác, theo dư luận chung thì dân cư ở kinh thành lên tới “một triệu người ”[1:16]. Con số đó hoàn toàn có thể tin được khi một người phương Tây khác, ông W. Dampier cũng ước đoán rằng “Kẻ Chợ có vào khoảng 20.000 nóc nhà…” Đã có rất nhiều tư liệu lịch sử và ghi chép của các nhân chứng đương thời khẳng định Đông Kinh-Kẻ Chợ là một đô thị to lớn hàng đầu khu vực và có thể sánh với các đô thị lớn ở Châu Âu như Venise. Việc tăng dân số đột biến ở Đông Kinh-Kẻ Chợ không phải ngẫu nhiên. Một mặt do Chúa Trịnh luôn duy trì ở kinh sư một bộ máy quân sự khổng lồ thuộc loại hùng mạnh nhất đương thời”. Chúa thường có 100 ngàn quân” [2:132] nên gia đình quan lại, binh lính, tầng lớp nô bộc, phục vụ họ đã nhanh chóng bổ sung dân số Đông Kinh mà ngày nay ta quen gọi với danh từ “dân số tăng cơ học”. Mặt khác tình hình làm ăn phát đạt ở Kinh đô biến khu 36 phố phường phát triển và mở rộng như một nam châm khổng lồ khiến làn sóng “di dân” lập nghiệp cuồn cuộn đổ về Thăng Long. Phố Hàng Bạc vốn chỉ có dân Châu Khê Hải Dương lên lập nghiệp đúc bạc tiền từ thế kỷ 16, thì nay lại có thêm thợ kim hoàn làng Thanh Trì kéo về vào đầu thế kỷ 18. Họ Nguyễn Sơn Nam Hạ tới Làng Nam Đồng. Họ 36


Nguyễn Thanh Hoá tới làng Phương Liệt. Hậu duệ Chúa Trịnh kéo tới Thái Kiều - thôn Trung Phụng định cư. Dân Hải Dương kéo về làm nghề da và đóng dày ở phường Hài Tượng. Dòng Nguyễn Đắc Cổ Định –Thanh Hóa tới Thăng Long, dòng Nguyễn Hữu Liêu từ Châu Ái ra Làng Tây Tựu Từ Liêm v.v… Một nguyên nhân khác góp phần thúc đẩy dân số Kẻ Chợ tăng vọt chính là số lượng đông đảo các cậu học trò kéo về đất kinh kỳ học tập “dùi mài kinh sử “làm khởi sắc, náo nhiệt cả một khu Sĩ Hoạn ở phường Bích Câu suốt hai thế kỷ. Điển hình là câu chuyện hình thành ngõ Phát Lộc gần cửa ô Trừng Thanh. Chính từ cậu học trò người làng Phát Lộc lên học thi ban đầu rồi kéo cả làng theo tạo lập nên con ngõ này còn tồn tại tên cho tới ngày nay. Có thể nói suốt hai thế kỷ 17, 18 Đông Kinh đã có một cuộc “bùng nổ dân số” chưa từng có trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ta có thể tưởng tượng với dân số cỡ một triệu, tương đương với dân số Hà Nội nửa sau thế kỷ 20 sẽ đòi hỏi một mạng lưới chợ to lớn biết nhường nào ở Đông Kinh.

Mạng lưới chợ ở Đông kinh Mạng lưới chợ Thăng Long Đông Kinh-Kẻ Chợ được hình thành dần dần theo thời gian. Đặc thù nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt thế kỷ 17-18 đưa đẩy hình thành một cách tự nhiên ba dạng chợ: Chợ kinh thành, chợ nông thôn và chợ chuyên doanh. Chưa có tư liệu lịch sử nào xác thực về sự tồn tại các chợ chuyên doanh ở thời Lý, Trần. Nhiều khả năng loại hình chợ chuyên doanh chưa xuất hiện vì trình độ sản xuất và sức sản xuất thời kỳ này khá thấp. Thêm nữa nhu cầu tiêu dùng xã hội chưa cao bởi số lượng cư dân Kẻ Chợ còn thưa thớt, vẻn vẹn vài vạn người trong một quan thành giới hạn chỉ 4 Km2 bao bọc bởi sông Hồng, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch (dân số cả nước năm 1054 chỉ khoảng 2,2 triệu, 1407: 3,1 triệu). Mạng lưới chợ thành thị ở Đông Kinh được tổ chức trên cơ sở các phường thị kiểu “buôn có bạn, bán có phường” theo từng ngành hàng riêng. Ta hãy nghe Cha Marini, nhà truyền giáo người Ý (1666) mô tả: ”Ở lối cổng vào mỗi phường có một tấm bảng đề, hoặc một tấm biển ghi rõ loại hàng và chất lượng hàng đươc bán ở đó” [2:194]. S.Baron (1680) còn cho ta biết rõ Phường buôn bán ở Kẻ Chợ chính là đầu ra của các chợ và các làng vùng thôn quê ”…Tất cả những phẩm vật khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường và mỗi phường đó lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng và dân chúng các làng xã này được đặc quyền mở các cửa hiệu ở đấy” [10:12]. Lúc bấy giờ đi chợ thật dễ dàng: Tơ, lụa đi vào trong phố Hàng Đào… đồ kim khí vào trong phố Hàng Đồng… Mũ nón vào phố Hàng Nón, rồi Hàng Khoá, Hàng Thuốc Nam, Thuốc Bắc, phố Hài Tượng v.v… thật không thiếu thứ gì. Ngoài mạng lưới chợ theo ngành nghề ở khu 36 phố phường ta phải kể đến mạng lưới chợ nông sản, nhu yếu phẩm nằm ở các cửa thành ngoài, cửa hoàng thành, bến đò, cửa sông. Ít nhất có thể điểm danh trên 10 chợ lớn còn thu thuế vào năm Bảo Thái thứ hai (1727), chợ Cửa Đông lệ thuế đóng 318 quan 8 tiền, 100 tấm da trâu. Chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá lệ thuế là 310 quan 8 tiền 100 tấm da trâu. Chợ Vân Cử lệ thuế là 19 quan tiền 2 tiền quý, chợ Ông Nước lệ thuế là 46 quan 8 tiền v.v… [6:36]. Còn rất nhiều chợ khác ở các cửa ô: chợ Yêu Thơ (ô Cầu Dền), chợ Dừa (ô Chợ Dừa), chợ Cót (ô Cầu Giấy), chợ Bạch Mã (ô Đông Hà), chợ Bác Cử, v.v… Chợ Dừa vốn là một bến trên sông Lư, đầu mối giao thương quan trọng ở phía Nam kinh thành khiến cho cửa ô chợ Dừa luôn sầm uất náo nhiệt [4:95]. Chợ Cửa Đông tọa lạc ở khu trung tâm Kẻ Chợ là một chợ lớn và nhộn nhịp bậc nhất kinh sư. Nằm ở phía cửa Đông Hoàng thành nên nó còn một tên khác -chợ Đông Thành. Là chợ lớn nhất kinh thành nên nó nhóm họp thường xuyên hàng ngày song vẫn có ngày phiên vào ngày 1 và ngày 5 vốn là dấu ấn từ xa xưa của cái thuở Lý Thái Tông lập chợ “… Cho mở chợ về cửa Đông, hàng quán san sát, chen chúc sát đến bên đền Bạch Mã rất là huyên náo” [2:82]. Chợ này đầu thế kỷ 18 còn họp bên cầu Đông trên phố Hàng Đường sau mở rộng dịch chuyển về phía tây chiếm một diện tích rộng lớn gồm phía Bắc là dãy phố Hàng Mã, phía nam là phố Bát Đàn, phía Tây là nửa phố Hàng Cót, phía Đông là phố Thuốc Bắc. Sau khi Pháp chiếm Thăng Long, lấp sông Tô Lịch, quy hoạch lại khu phố, chợ này được chuyển ra chợ mới tức chợ Đồng Xuân hiện nay [11:341]. 37


Các chợ xứ Tonkin đều họp theo phiên, theo chu kỳ để dân tứ xứ biết mà hội về họp chợ. Chu kỳ phiên chợ này được ghi nhận trong nhiều từ chính sử, tư liệu cá nhân, cho tới các ký sự của giáo sĩ phương Tây và du khách tới Đại Việt. Cha Marini (người Ý), giáo sĩ A. Rhodes (Pháp) có mặt ở nước ta ngay từ những năm đầu thế kỷ 17 cho biết “… Chợ ở Kẻ Chợ mỗi tháng có hai phiên vào hai ngày rằm và mồng một”. Tuy nhiên sau hơn 100 năm vào cuối thế kỷ 18, danh sĩ Phạm Đình Hổ tả rõ 8 phiên trong tháng “… phiên chợ là các phiên ngày 1, 6, 11, 14, 15, 21, 26, 30 “ [5:83]. Thế kỷ 19, khi không còn giữ vị trí đế đô của quốc gia, Kẻ Chợ bước vào thời kỳ suy thoái và ngay lập tức tần suất các ngày phiên chợ đã “giảm nhiệt” đáng kể chỉ còn 5-6 phiên mỗi tháng [2:38]. Cảnh phố xá ngày phiên chợ ở thế kỷ 17, 18 thật sầm uất khiến chúng ta ngày nay cũng không khỏi ngỡ ngàng: “…Rất nhiều phố tuy đã rộng rãi, nhưng lúc đó cũng trở thành chật ních, mà người ta hy vọng là nếu có thể tiến lách qua những đám đông khoảng chừng 100 bước trong nửa giờ, thì cũng đã sung sướng lắm rồi” [10:12]. Chợ thường họp từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều, có chợ kéo dài đến 5 giờ chiều. Thời gian họp chợ chốn kinh thành dài hơn chợ nông thôn, thường từ sáng sớm 5 giờ sáng cho tới 16 -17 giờ. Song ở Kẻ Chợ còn có các loại chợ họp theo những giờ đặc biệt, đó là chợ Hôm chuyên họp lúc chiều tối ở Nam Phố (phố Hàng Bè), lại có những chợ chỉ họp lúc tinh mơ như chợ Mơ vùng Hoàng Mai. Có một chợ Hôm khác ở làng Giáo Phường, tổng Tả Nghiêm huyện Thọ Xương (phố Huế) vốn là một chợ nhỏ cũng chỉ họp lúc chiều hôm. Sang đầu thế kỷ 20, chợ này lớn dần chỉ thua chợ Đông Xuân và họp suốt ngày từ sáng sớm, bởi vậy mới có câu ca dao: Chợ Đuổi họp lúc chiều tà Chợ Hôm họp sáng… chợ Hàng Da họp ngày! Sau 6 giờ chiều, các ông “khán chợ” (bảo vệ) ở chợ này đóng cổng đuổi hết mọi người khỏi chợ. Vì kế sinh nhai, dân chúng bèn kéo nhau về bãi cỏ làng Thể Giao họp chợ tiếp… Và dần dần hình thành nên chợ Đuổi còn lưu tên phố cho tới ngày nay. Các mặt hàng ở chợ là rất đa dạng đủ các loại từ thực phẩm thịt, cá, rau xanh, trái cây cho đến các đồ gia dụng thông thường nồi niêu, dao, xoong chảo …Thật thú vị khi đồ trang sức tôn vinh cái đẹp được cho biết là rất hấp dẫn thị trường. Hàng hoá ở chợ Việt Nam từ thế kỷ 17 đã được bổ sung nhiều mặt hàng của phương Tây như gương lược, kim và các đồ dùng phụ nữ khác mang lại món lời lớn. Giáo sĩ Bori (khoảng 1618) cho biết: một hộp kim giá không quá 30 đu-ca (tiền xưa của Venize) mà lãi hơn 1000” [3:107]. Các lái phương Tây giới thiệu, nhắn nhau mang những thứ như hoa tai, nhẫn, xuyến đang là các mặt hàng ăn khách đến xứ Đại Việt. Vào thế kỷ 18 các loại nồi gốm truyền thống đã bị cạnh tranh dữ dội bởi nồi niêu xoong chảo bằng gang bằng đồng của phương Tây. Thuốc bắc, thuốc nam và cả thuốc tây cũng đã có mặt từ cuối thế kỷ 17 ở các chợ Đông Kinh (Lê triều cựu điển). Chính Tuyên phi Đặng Thị Huệ của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã từng uống thuốc dưỡng thai của Tây y. Trầu cau là một mặt hàng cực kỳ thiết yếu của dân chúng Đại Việt đương thời. Nó có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm của Kẻ Chợ. Ta hãy nghe A.de Rhodes kể: “Họ có tục đem theo một túi con hay một bị con đầy, đeo ở thắt lưng… Khi gặp họ bắt đầu chào hỏi nhau rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn… theo đúng phép xã giao… Người ta nói có tới 50 000 người bán lẻ và bán ở nhiều địa điểm trong thành phố”. T.Q. Dũng 11/2008 _____________ Tài liệu tham khảo [1] Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài. Alexandre De Rhodes. UBĐK Công giáo 1994. [2] Thăng Long Hà Nội TK 17, 18, 19. Nguyễn Thừa Hỷ. Hội Sử học Việt Nam 1993. [3] Thương mại Việt Nam TK 17, 18, 19. Thành Thế Vĩ. Nxb. Sử học 1961.

38


* (Tiếp theo)

Từ chợ nông thôn, chợ thành thị …đến chợ chuyên doanh Do nhu cầu xã hội tăng vọt và là trung tâm thương mại toàn Đại Việt nên các chợ đầu mối chuyên doanh đã sớm tụ họp vào thế kỷ 17 ở những nơi thuận tiện nhất. Cửa sông Tô Lịch, nơi giao tiếp với sông Hồng xuất hiện chợ chuyên doanh gạo thuộc làng Giang Nguyên (làng Nguồn Sông). Toạ lạc nơi cửa sông, chợ Gạo rất thuận tiện cho các tàu thuyền lớn thu mua gạo từ các trấn khác chở về Đông Kinh xuống hàng rồi từ đây phân phối đi khắp các chợ trong vương quốc và chứng tích mong manh là cái tên phố Chợ Gạo còn mãi đến ngày nay. Thậm chí nhiều ghi chép còn lại cho thấy thương lái phương tây đã từng tham gia một cách tích cực vào nghề kinh doanh béo bở này. “…Ngày 12-6-1682 tàu Croonvogel- Hà Lan, tải cùng với hàng khác đến Đàng Ngoài 40 kiện gạo …Tháng 5-1688 tàu Gaasperdam tải đến Đàng Ngoài hơn 80 kiện gạo… được chúa Trịnh Căn để cho buôn bán được dễ dàng…..Tháng 7-1689 tàu đó lại chở đến 80 kiện gạo nữa [3:109]. Có thể đoán định rằng số lượng gạo lớn như vậy phải được phân phối chủ yếu bằng đường thuỷ qua chợ đầu mối là Chợ Gạo Giang Nguyên. Chợ Cá ở phố Hàng Cá ở sát ngay bên sông Tô Lịch thuộc thôn Đồng Thuận tổng Hậu Túc huyện Thọ Xương. Nơi đây từng có trại “tiên ngư” (cá tươi) vốn là nơi chuyên doanh về cá của kinh thành. Hồ Tây “kho thuỷ sản” tươi sống vô tận cho chợ Cá còn nổi tiếng cho tới ngày nay bởi loại cá Chép và tôm Bạc thơm ngon. A. Rhodes từng nhận xét: “cá ở đây có bán rất nhiều và rẻ mạt, những con ngon nhất và to nhất cân nặng từ 10-12 cân Anh [1:90]. Sách Thượng kinh phong vật chí cho biết: “To mà béo là cá Hồ Tây kém gì cá Lư sông Tùng, cá ngon ở hàng Bính, cá chép ở sông Hà, cá mè sông Lạc” [2:90] Chè là một mặt hàng chuyên doanh khác ở khu vực thôn Hương Minh (Chè thơm) ở phía đông bắc Hồ Hoàn Kiếm. Làng này vốn tên nôm là làng Chè, từ năm Minh Mạng thứ 11 mới bị đổi thành tên Hán -thôn Hương Minh- chạy từ khoảng phố Cầu Gỗ tới khu đền Bà Kiệu ngày nay. Đây là mặt hàng cao cấp của giới thượng lưu, nho sĩ, các gia đình danh gia vọng tộc chốn kinh kỳ. Thế kỷ 17-18 loại chè Mạn Hảo - đặc sản vùng trung du tây bắc Đại Việt (vùng đất này đã được nhập vào bản đồ Vân Nam theo thoả thuận Pháp Thanh cuối thế kỷ 19). Đó cũng chính là nguồn gốc danh từ “chè Mạn” còn tồn tại tới nhữmg năm cuối thế kỷ 20. Các nhà quyền quý thời này uống trà rất công phu, họ còn đặt hàng trước các loại chè hiệu “Chính sơn” để phô trương sự sành điệu trà nghệ của mình. Thời phong kiến, tầng lớp nho sĩ, học trò đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội, đó chính là “nguyên khí” của quốc gia. Đối với họ, giấy là mặt hàng thiết dụng tưởng còn cần hơn cả “cơm ăn nước uống”. Câu chuyện Hà Tông Huân, một danh sĩ nhà Trịnh (đỗ Bảng nhãn năm 1724) từng thưởng cho cậu học trò Phan Kính 30.000 tờ giấy viết, đến nỗi không có chỗ để ở nhà trọ phải xin thầy cho gánh dần về dùng, đủ thấy lượng giấy tiêu thụ trong xã hội lớn biết nhường nào. Những nhu cầu ấy đã tạo nên cả một chợ chuyên doanh giấy bên bờ sông Tô duyên dáng vùng Dịch Vọng. Chiếc cầu “Thượng gia hạ kiều” nằm kề gần chợ thuộc địa phận làng làm giấy Thượng Yên Quyết cũng được dân chúng đặt tên là “Cầu Giấy”. Khu phố thương mại Đông Kinh còn có một chợ chuyên doanh mặt hàng đặc biệt nữa -Chợ Yếm Lụa. Trong dân gian từng truyền tụng câu ca dao cổ: Ước gì sông hẹp một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi Hình ảnh văn chương về dải yếm đào đã phần nào nói lên vai trò quan trọng của nó trong đời sống phụ nữ Việt xưa. Yếm vốn không chỉ là một bộ phận trang phục để che đôi “Bầu mơ” mà còn như một món thời trang, trang điểm tôn vinh vẻ đẹp của phái “liễu yếu đào tơ”. Thường yếm để mộc hoặc chuội trắng. Với những cô gái trẻ thích nhuộm màu hoa đào làm đỏm, các phu nhân, mệnh phụ lại dùng màu điều đỏ thắm để tỏ cái vẻ đoan trang chững chạc với đời. Đông Kinh-Kẻ Chợ đã từng có hẳn một chợ chuyên doanh y phục phụ nữ: chợ Yếm Lụa nằm ở phường Đồng Lạc (đoạn đầu phố Hàng Đào). Gần đây người ta đã tìm thấy tấm bia gắn trên tường số nhà 38 Hàng Đào nguyên là đình Đồng Lạc. Nội dung bia khẳng định đây chính là ngôi đình “… Quyến yếm lụa 39


thị (chợ yếm lụa) có từ xa xưa là đình của phường buôn bán yếm và y phục phụ nữ, năm nay hư hỏng nặng được trùng tu” (Bia do cử nhân Phạm Đình Viên soạn năm 1856). Phường Đồng Lạc còn có Chợ Tơ cạnh Hàng Đào chỉ chuyên bán buôn tơ lụa không bán lẻ, họp phiên vào ngày 1 và ngày 6 hàng tháng [11:106]. Thế kỷ 17, 18 là thời kỳ “lên hương” của sản phẩm tơ Đại Việt. Chất lượng tốt, giá thành rẻ đã đưa tơ xứ Đông Kinh trở thành một trong hai mặt hàng xuất khẩu chính theo các thương thuyền Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nhật ngược xuôi trên hải trình giao thương quốc tế đương thời. Lụa Vạn Phúc là mặt hàng chủ đạo được bán buôn ở chợ Cầu Đơ (Hà Đông) và là đầu mối cung ứng hàng hoá quan trọng cho phố Hàng Lam, Hàng Đào trong kinh thành. Các chợ chuyên doanh còn xuất hiện theo làng nghề ở các vùng quanh kinh đô. Đó là làng Đa Ngưu chuyên buôn thuốc Bắc ở Hưng Yên từ mấy trăm năm nay. Từ thế kỷ 17, Thổ Hà đã có một nơi chuyên bán đồ gốm ở chợ Tam Bảo. Tấm bia đá khắc năm Chính Hoà 14 ghi rõ: “Chợ Tam bảo xã ta mỗi tháng 12 phiên cang sành giao dịch” (KTTCN Triều Nguyễn trang 95). Chợ chuyên mua bán trâu bò năm ngày họp một phiên ở phía nam Kinh thành. Đi kèm với chợ này là nghề mổ thịt cổ truyền đem bán tại các chợ nhỏ được ghi tạc trong tấm bia dựng năm 1669: “phá xương trâu bò thì dùng búa rìu, cắt thớ thịt thì dùng dao nhọn…”. Lò mổ ở phường Hồng Mai, vùng này còn được triều đình giành cho đặc quyền giết thui trâu bò cung ứng trong các dịp lễ tết [7:54]. Một số chợ chuyên doanh khác được ghi nhận như Chợ gà vịt ở thôn Tân Lập-Tân Khai (gần phố cửa Đông), Chợ thịt chó và chó thịt ở gần thành (phố Hàng Bồ). Thương gia Dampier người Anh (1688) còn cung cấp những thông tin lý thú khác: "…người ta thấy bán ở chợ những loại hàng như lợn, khá nhiều lợn sữa (lợn giống), trứng gà vịt đủ loại to nhỏ tươi và ướp, bã mắm và nước mắm. Ở Kẻ Chợ ta còn thấy bán cả thịt chó, thịt mèo mà người ta còn nói đến cả châu chấu nữa” [8:27]. Khác với chợ ở thành thị, chợ vùng nông thôn, vùng ven kinh đô họp theo phiên nhiều ít tuỳ tình hình kinh tế từng vùng. Đặc điểm của chợ nông thôn là loại chợ tự sản tự tiêu kiểu “cây nhà lá vườn” chợ nông thôn không có hàng quán cố định, không có người thường trực. Chợ thường họp ở bãi đất rộng, đường cái, bến đò ngang. Thực sự chợ nông thôn chủ yếu là nơi đổi chác sản phẩm tự sản của cư dân địa phương phục vụ nhu cầu sinh hoạt hơn là tính thương mại thu lợi nhuận chuyên nghiệp. Người có ổ trứng gà, quầy chuối, ổ chó vv… mang bán đổi lấy miếng thịt lợn, miếng đường phên, manh quần tấm áo, tạo dựng từ một hình thức thương mại sơ cấp. Tuy nhiên dù là chợ nông thôn hay thành thị thì chủ yếu vẫn là phụ nữ tham gia. Du khách Trung quốc Phan Đỉnh Khuê có mặt ở Đông Kinh năm 1688 đã cho biết “việc buôn bán ở Kẻ Chợ bao giờ cũng do phụ nữ đảm nhiệm”. Thậm chí Domoutier còn đếm rõ: ”… cứ trong 100 người đi chợ, người ta đếm được 84 người là đàn bà con gái”. Chuỗi dãy tư liệu trong các tập nhật ký của Kofler, Gion Oet đều khẳng định vai trò chủ đạo của họ, cả ở việc mối lái chạy hàng với thương gia nước ngoài và một số không ít trong họ đã trở thành vợ của thương gia nước ngoài đảm đương việc gom hàng, đặt hàng khi chồng đi vắng. Một điều hết sức thú vị là giá cả hàng hoá ở các chợ xưa rất ổn định. Trong sách “Tình hình công thương nghiệp Việt Nam thời Lê mạt” của Vương Hoàng Tuyên nêu rõ: “năm 1741 giá một con bò là 5 quan tiền… 61 năm sau năm 1802 giá một con bò cày cũng được định là 5 quan tiền… Năm 1663, 100 thùng thóc giá 3 quan tiền… Đến năm 1741, 1 quan tiền 50 bát thóc tính ra thùng thì chừng hơn 3 quan 100 thùng thóc, giá thóc đã gần như ổn định suốt gần một thế kỷ với biết bao sự biến thiên, vật đổi sao dời. Hai thí dụ trên cho ta thấy trong suốt hàng trăm năm các mặt hàng thiết yếu của xã hội gần như không có biến động. Ngày nay ai cũng phiền lòng về các chợ tự phát và chợ “chồm hổm” lấn áp phố phường, cản trở giao thông… song ít ai biết rằng đó là một tập quán xa xưa của người Việt. Hình ảnh này từ các thế kỷ trước đã được các giáo sĩ phương tây ghi nhận “…người thương nhân ngồi ngay xuống đất bày hàng hoá ra trước mặt họ… tất cả ngồi thành hàng quanh khu đất trống… ở giữa để chừa ra một lối đi cho người cưỡi ngựa hoặc xe bò”, “…việc thành lập một cái chợ không tốn kém gì cả mà chỉ cần đến thời tiết tốt. Người nông dân ngồi ngay xuống đất, trên đường phố, hàng hoá để trong một vuông vải hay trong một cái làn…” [2:86] Vãn chợ Đông Kinh Kẻ Chợ xưa cho ta thấy lại cái không khí sầm uất náo nhiệt một thời của trung tâm thương mại Đông Kinh-Kẻ Chợ thuở cực thịnh. Sẽ thật có ích, nếu chúng ta có thể tìm 40


lại dấu ấn đời sống thương mại của dân chúng Kẻ Chợ xưa góp phần dần tái hiện lại chân dung về một đô thị Thăng Long–Đông Kinh trung đại đầy ký ức vàng son, một phần gương mặt của văn hóa Việt Nam. T.Q. Dũng 11/2008

____________ Tài liệu tham khảo: [1] Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài. Alexandre De Rhodes. UBĐK Công giáo 1994. [2] Thăng Long Hà Nội TK 17, 18, 19. Nguyễn Thừa Hỷ. Hội Sử học Việt Nam 1993. [3] Thương mại Việt Nam TK 17, 18, 19. Thành Thế Vĩ. Nxb. Sử học 1961. [4] Hà Nội nửa đầu TK XX. Tập 3. Nguyễn Văn Uẩn. Nxb. Hà Nội, 1995. [5] Vũ trung tuỳ bút. Phạm Đình Hổ. NXB Trẻ. 1989 [6] Một số văn bản pháp luật VN TK 15-18. Viện Nhà nước và Pháp luật. NXB. KHXH 1994. [7] Lịch triều hiến chương loại chí. Phan Huy Chú. NXB Hà Nội 1961. [8] Voyages and Discoveries 1688. Wiliam Dampier, London 1931. [9] Văn hóa Việt Nam qua các bưu ảnh cổ. Hội Mỹ thuật VN. NXB Mỹ thuật 2001. [10] Description du royaume de Tonquin. S.Baron (1680). RI 1914-1915.

*

41


Từ năm 1841 trở về trước, các đức cha của giáo phận Đông đàng ngoài đặt tòa giám mục tại Phố Hiến, và các xứ thuộc tỉnh Nam (giáo phận Bùi Chu sau này). Đến năm 1841, thời Đức cha Hermosila Liêm O.P. ngài đã dời tòa giám mục về đặt tại Kẻ Mốt. Thời gian này, dòng Đaminh, và các lớp chủng viện La-tinh, Lý đoán cũng về theo, và đặt trụ sở tại Kẻ Mốt. Vậy là xứ Kẻ Mốt đã trở thành Tòa giám mục của địa phận Đông và đã có chủng viện, có dòng tu.(Nguồn:http://vagsc.com/gdbn/pCac%20thah%20tu%20dao%20tai%20Ke%20Mot.html )

Cầu Dinh (Doanh cầu) trước 1972 http://www.binhhoa-ninhhoa.org/Ninh_hoa/N_hoa_xua/ninh_hoa_xua.html

http://www.panoramio.com/photo/50606434

http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?art=1185957713638&cat=1179730730203&cmd=130

*

42


Bài đọc thêm Người vẽ bản đồ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Nguồn: http://www.baomoi.com/Nguoi-ve-ban-do-quan-dao-Hoang-Sa-va-Truong-Sa/152/6922368.epi) (http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=585)

VH- Đỗ Bá Công Đạo người làng Bích Triều, huyện Thanh Giang, nay là huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông sống vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII – thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Theo sách Thanh Chương huyện chí, tên ông là Đậu Bá, tự Công Đạo hoặc Công Luận. Đỗ và Đậu là hai cách đọc khác nhau của cùng một con chữ Hán. Thực tế, trong khi hầu hết các địa phương cả nước đọc là Đỗ, thì một số vùng ở Nghệ Tĩnh, trong đó có Thanh Chương, đọc là Đậu. Tuy chưa thật đầy đủ, nhưng những thông tin về thân thế và hành trạng của Đỗ Bá Công Đạo trong Gia phả họ Đậu ở Cẩm Nang (huyện Thanh Chương, Nghệ An) và các sách Thanh Chương huyện chí, Tang thương ngẫu lục (của Nguyễn Án và Phạm Định Hổ) cho thấy ông là một người có thực học, tính tình phóng khoáng, không mặn mà với chốn quan trường, thích phiêu lưu mạo hiểm. Gia phả họ Đậu Thanh Chương, phần Phổ hệ chép: “Đậu Công Luận thi trúng giám sinh vào năm đầu niên hiệu Dương Đức, đời Lê Gia Tông (1672), sau được bổ làm Tri huyện Thạch Hà, được phong tước Đoan Triều nam...”. Cũng trong Gia phả họ Đậu, mục Đậu tộc tiền nhân kỳ tích (Những kỳ tích của các bậc tiền nhân họ Đậu), có đoạn viết về Đỗ Bá Công Đạo như sau “Họ ta xưa có Đậu Bá, tự Công Luận hoặc Công Đạo, tuổi trẻ đã đậu Hương giải, triều đình gia ơn cho làm giám sinh, nhưng ông không lấy làm mừng. Ông lại là ấm Tử, được bổ làm Tri huyện, huyện Thạch Hà, ông cũng không muốn làm quan...”. Thời kỳ Đỗ Bá Công Đạo sống, chúa Trịnh nuôi ý đồ tiến quân vào Nam đánh bại họ Nguyễn, thu phục đất đai, biển đảo Đàng Trong nên thường bí mật sai người vào do thám, vẽ bản đồ đường đi lối lại. Trong khi đó, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn kiểm tra rất gắt gao và gần như cấm hẳn sự qua lại hai bên giới tuyến, đề phòng nguy cơ bị tấn công từ Đàng Ngoài. Năm Chính Hòa thứ 3 (1682), có nhà sư hiệu là Hương Hải trốn từ Đàng Trong ra Thăng Long đã dâng chúa Trịnh một tấm bản đồ, sau này được Lê Quý Đôn đưa vào sách Kiến văn tiểu lục. Nhưng bản đồ đó chỉ mới vẽ vùng Thuận Quảng theo trí nhớ, nên chưa làm thỏa mãn phủ Chúa. Sau đó, Đỗ Bá Công Đạo đã giả dạng khách thương sông Lam, theo thuyền buôn vào Nam, bí mật khảo sát, vẽ bản đồ trên thực địa. Bản đồ “Tự Phụng Thiên chí Chiêm Thành” do Đỗ Bá Công Đạo vẽ và chú giải, có dòng chữ Nôm chỉ định vị trí “Bãi Cát Vàng” Gia phả họ Đậu ở Thanh Chương cho biết, Công Đạo lên đường thời Chính Hòa (16801705) nhưng không nói rõ năm nào. Theo suy đoán, chuyến đi của ông phải diễn ra sau khi Hương Hải thiền sư ra Thăng Long, có thể là vào năm Quý Hợi (1683). Sau nhiều chuyến đi vào Nam (kéo dài khoảng 3 – 4 năm, chủ yếu bằng đường biển), Đỗ Bá Công Đạo đã vẽ được bản đồ từ Thuận Quảng trở vào. Về lại Đàng Ngoài, ông mang công trình lên kinh đô, ra mắt Chúa Trịnh, dâng bản đồ và hiến kế Nam chinh. Tập Tứ chí Lộ đồ (Bản đồ vẽ đường đi bốn phía) do Đỗ Bá Công Đạo vẽ năm thứ 7, niên hiệu Chính Hòa (1686) có: 53 phủ, 181 huyện, 49 châu, 14 làng, 8.992 xã, 205 thôn, 335 trang, 451 sách, 43 sở, 442 động, 41 trại. 67 phường, 10 vạn, 8 nhà, 2 tuần, 1 quan, 2 giác, 15 nguyên, 15 châu. Riêng Thuận Hóa có 2 phủ, 8 huyện, 4 châu, Quảng Nam có 3 phủ 9 huyện. Trong Tứ chí lộ đồ có quyển Đường từ phủ Phụng Thiên đến Chiêm Thành (Tự Phụng Thiên chí Chiêm Thành) vẽ và chú giải về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa như sau: “... Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi- cát -vàng. Dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến biển Sa Vinh, mỗi lần có gió tây nam, thì

43


thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn...” Bãi Cát Vàng (ghi bằng chữ Nôm) được Đỗ Bá Công Đạo thể hiện trong bộ Tứ chí lộ đồ phản ánh cương giới xứ Đàng Trong do Chúa Nguyễn quản lý từ cuối thế kỷ XVI, bao gồm cả vùng quần đảo ngoài khơi Biển Đông. Bãi Cát Vàng là tên gọi người Đàng Trong đặt cho 2 quần đảo san hô ngoài khơi phủ Quảng Ngãi. Từ chữ Nôm, tên gọi Bãi Cát Vàng chuyển sang âm Hán Việt là Hoàng Sa, trong các bộ sách và tài liệu chữ Hán biên soạn thời Nguyễn, như Đại Nam Thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam nhất thống toàn đồ... Có thể thấy trường hợp tương đồng khi sách Đại Nam nhất thống chí chép địa danh Bến Ván (ranh giới tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi thời nhà Nguyễn) thành Bản Tân, tuy trong thực tế không tồn tại địa danh Hán Việt như trong sách. Như vậy, Bãi Cát Vàng là tên gọi thời trước chỉ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ngày nay. Đây là một chứng cứ quan trọng góp phần khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo này.

*

44


C – THĂNG LONG - BẮC THÀNH VÀO CUỐI THẾ KỶ XVII VÀ TRONG THẾ KỲ THỨ XVIII Người Tàu đã bị đẫy lui khỏi Đông Đô từ năm 1482 lại xâm lăng thủ đô Đại Việt theo lời vang xin của vua Lê Chiêu Thống . Họ chiếm đóng Đông Đô kể từ ngày 17-12-1788 để rồi bị quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đánh đuổi tan tác phải trốn chạy về nước Tàu. Sau khi đánh chiếm được Bắc Kỳ, Tây Sơn đã khơi cao thêm vách thành Đông Đô và đổi gọi là Bắc Thành “Thành phố phía Bắc”. (Madrolle, tr. 20 và Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ, tr.135). Vua Nguyễn Huệ đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Các Phái Bộ Truyền Giáo Âu Châu Đến Việt Nam (ĐD vác tỉnh Bắc Kỳ,các trang 216-217

Các giáo sĩ Dòng Tên Ý Đại Lợi, Bồ Đào Nha, và Pháp đã bắt đầu tổ chức các phái bộ sang Việt Nam hồi đầu thế kỷ thứ mười bẩy. Alexandre de Rhodes, quê quán tại Avignon đã làm việc trong hai thập niên tại Đông Á Châu, được phái đến Bắc Kỳ (Tongking) trong năm 1627 bởi các bề trên của ông ở Ma Cao. Đã sẵn học ngôn ngữ Việt Nam trong thời cư trú trước đó tại nước này, ông đã thành lập một phái bộ ở Hà Nội và tuyên bố đã thụ hưởng sự thành công mau chóng và vững chắc trong các sự cải đạo (mặc dù Willam Dampier tường thuật rằng nhiều người cải đạo được báo cáo bởi các nhà truyền đạo Thiên Chúa là các kẻ nghèo đói đã tìm đến các người Âu Châu để có gạo “trong các thời kỳ khan hiếm”. Tuy nhiên, ông Rhodes đã bị trục xuất ba năm sau đó, nhiều phần bởi các bà vợ của nhà vua cùng gia đình của họ, các kẻ lo sợ tương lai sẽ ra sao nếu các giáo lệnh của Thiên Chúa chống lại chế độ đa thê được chấp nhận, đã áp lực nhà vua cấm đoán ông ta.

Một bản đồ Việt Nam đáng lưu ý khác được họa vào thời khoảng này (I679) bởi Daniel Tavernier, kẻ đã thực hiện mười một hay mười hai cuộc du hành đến Bắc Kỳ trong thập niên 1640 từ các tiền trạm tại Nam Dương. Daniel mất năm 1648, nhưng người (anh) em nổi tiếng hơn của ông, Jean Baptiste, đã công bố bản đồ của Daniel vào năm 1679 như một phần của phụ lục cho tập tường trình các cuộc du hành của chính ông đến Á Châu, vốn đã mang lại cho ông một sự giàu có đáng kể nhờ việc mua bán kim cương. Bản đồ và các phần ghi chú khác nhau, giống như sự tường thuật về Bắc Kỳ của tác giả, chứa đựng cả các tin tức xác thực lẫn hoang đường.

45


Dampier đã để lại cho chúng ta các cảm tưởng của ông về việc ngược dòng sông lên Hà Nội (Kecio trên bản đồ của Rhodes, Checo trên bản đồ của Tavernier: “As we advanced thus up the River, somtimes rowing and sometimes sailing, we had a delightfull prospect over a large level fruitfull Country. It was general either Pasture or Rice fields; and void of trees, except only about the Villages, which stood thick, and appeared mighty pleasant at the distance. There are many of the Villages stand close to the banks of the Rivers, encompassed with the Trees on the back side only, but open to the River.” “Cứ như thế, chúng tôi đi ngược dòng Sông, lúc thì chèo tay, đôi khi trương buồm, chúng tôi nhìn được một cảnh trí tuyệt vời trên Xứ Sở phì nhiều bằng phẳng rộng khắp. Thường thì là những Đồng Cỏ hay các cánh đồng ruộng Lúa và thấy có cây cối, ngoại trừ gần các Ngôi Làng, san sát, và vô cùng thích thú nhìn thấy từ xa. Có nhiều Ngôi làng nằm sát hai bên bờ của các con Sông, bao bọc bởi Cây Cối ở phía sau nhưng bỏ ngỏ ở mặt hướng ra con Sông”. (Thomas Suaréz, Early mapping of Southeast Asia, p.p. 216).

Bản đồ Kẻ Chợ vào năm 1600-1679 do Daniel Tavenier vẽ

46


Dampier đã mô tả thành phố là đông đảo (Khoanh tròn lớn trên bản đồ), nhưng kinh đô rất ngăn năp được chia thành 72 khu vực, mỗi khu có một con đường chính rộng lớn với nhiều phố bên hông nhỏ hơn. Nó là thị trường chính cho vùng Châu Thổ sông Hồng. Trong khi bản đồ của Rhodes dành cho An Nam (miền bắc Việt Nam), bản đồ của Tavernier bao gồm toàn thể bờ biển Đông Dương. (Thomas Suaréz, Early mapping of Southeast Asia, p.p. 216, 217).

*Số Phận Của Cattigara và Mũi Đất Vĩ Đại Của Ptolemy– Cattigara có thể là Hà Nội?

Paris: Didot,1749; from A.F.Prevost’Histoire Gén érale des voyages, Tom IX, No.2

http://www.vietnamboats.org/pietrimap.jpg

47


D / NHÀ NGUYỄN – BẮC THÀNH/ ĐIỆN KÍNH THIÊN – ĐIỆN LONG THIÊN 1802 - Năm Nhâm Tuất, sau đánh dẹp xong quân Tây Sơn. Hoàng đế Gia Long ra Thăng Long (?), ngự điện Kính Thiên do nhà Lê dựng, bầy tôi chầu mừng. (DNTLCB/ tập 1, kỷ I, q.XVII, tr.503. VSH/ NXNGD. Hà Nội-2001) (Viết tắt: ĐNTL). Vẫn gọi theo tên cũ của Tây Sơn là Bắc Thành. “Bàn sai các quan văn võ, chia trị các trấn Bắc Thành” (tr.504).

Tháng 10/ 1802, sai Bắc Thành sửa dựng hành cung và Sứ quán. “ Vua cho bang giao là việc quan trọng, hạ lệnh cho quân Bắc thành noi theo việc cũ của triều đình Lê, xây thêm điện vũ (Đặt điện Cần Chính ở bên trong 5 cửa trước điện Kính Thiên, ngoài cửa điện Cần Chính xây dựng một cái rạp dài, đằng trước đặt cửa Chu Tước) và nhà Tiếp Sứ ở bên sông. ( tr.535). 1803 - Năm Quý Hợi, tháng giêng, Gia Long thấy quy chế thành Thăng Long (của Tổng Trấn Bắc Thành?) chật hẹp, muốn mở rộng ra, sai 48


thành thần vẽ họa đồ dâng lên (Olivier), sai các dinh quán đắp, những vật liệu cần dùng thì do quan trả tiền theo giá (ĐNTL, tr.543). “Tây Sơn lấy được Bắc Kỳ đắp thành Hà Nội và đổi gọi là Bắc Thành. Đời vua Gia Long làm Bắc Thành Tổng Trấn”. (Địa Dư các tỉnh Bắc Ký, tr.135).

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: (tr.9) “Triều Nguyễn vua Gia Long năm đầu, đặt Bắc Thành Tổng Trấn, thống trị cả Sơn Nam Thượng-trấn, Sơn Nam-hạ trấn và Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương gọi là nội-Ngũ-trấn) còn Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên ( dân Nùng dân thổ ở lẫn lộn, gọi là Ngoại-lục-trấn), cộng 11 trấn”. (Madrolle, tr. 20).

Sách Bắc Thành Địa Dư Chí viết: “ Đến triều Nguyễn bình được nhà Tây Sơn mới đóng đô ở Thuận Hóa. Còn ở đây thì đặt làm trấn thành lớn mà đặt chức Tổng trấn để cai trị có 13 (?) trấn lệ thuộc vào trấn thành nầy.”

1803- Xây dựng lại các thành đồn cũ của Long Thành theo đồ bản kiến trúc của các sĩ quan người Pháp đang phục vụ cho vua Gia Long và thành tỉnh lấy lại tên Thăng Long (Long Thịnh). Các tường thành bao bọc chung quanh xây dựng từ những năm 704 thường được sửa đổi nhiều lần nay đã bị hư hỏng nhiều vì cuộc chiến cuối cùng thì nay đều bị phá bỏ: tuy nhiên, hình dáng thành mới theo kiểu Âu Châu không thích hợp với phù hợp với thị hiếu của các nhà địa ốc và các trí thức (Việt Nam); công trình của người Pháp đã bị phê phán nặng nề vào năm 1804 cho nên phải có một vài thay đổi, làm ngưng trệ công trình sửa sang và chỉ chỉ tiếp tục vào năm kế tiếp dưới sự giám sát của các quan của triều đình (Madrolle, tr.21). (QTCBTY, tr.53)

1804 - Năm Giáp Tý, tháng giêng, làm lễ bang giao. Sáng sớm ngày Quý Mão, đặt lễ bộ đại giá ở sân điện Kính Thiên đến cửa Chu Tước. Vua ngự ở cửa Chu Tước, hoàng thân và trăm quan theo hầu. Sứ nhà Thanh Bố Sâm vào điện Kính Thiên làm lễ tuyên phong. Chưởng Tiền quân Nguyễn văn Thành sung việc thu sắc, Chưởng Tiền Vũ quân Phạm văn Nhân sung chức thu ấn. Lễ xong mời Bố Sâm đến điện Cần Chính, thong thả mời trà rồi lui. . (ĐNTL, tr.581). Ở Bắc thành trước dùng điện Kính Thiên của nhà Lê làm Hành cung nay sai làm thêm một tòa ở sau điện để làm nơi trú chân khi vua đi tuần thú. (ĐNTL, tr.595). 49


Đến năm Gia Long thứ tư, Ất Sửu (1805) mới sửa sang cho rộng rãi hơn, lại đổi chữ long là rồng làm chữ long là thịnh, là lấy nghĩa mong nước được thăng bình thịnh trị. Thành nầy xây gạch, chu vi tới 1958 tầm 2 thước 5 tấc, ngoài thành thì đào hào, thành có mở 5 cửa, 1 cửa hướng đông nam, 1 cửa hướng tây nam, còn 3 cửa thì hướng chính đông, chính nam và chính bắc, trên cổng có xây lố hình tròn, trên tròn dưới vuông, trên thành đặt lầu, ngoài góc thì xây dốc thành, trong cửa về phía đông nam thì xây một khám đường, gọi là nhà Hiệp nghị, lại đặt 6 phòng để giữ các văn thư và các công văn phát trạm, hàng tháng cứ ngày hai ngày bẩy, nhân dân có việc gì cần, thì được đến mà kêu. Ngoài thành có đặt nhà trạm, nơi ngày trước là Quảng-văn-đình là nơi treo bản Tấn sĩ đời Tiền Lê, những tờ chiếu thư để thi hành, cũng dán ở đây, ở gốc cửa Bắc lại đặt một sở để chứa lương, trong thành thì ngay ở núi Nùng Sơn có dựng 5 tòa chính điện Hoàng cung và 6 nhà ở hai bên tả hữu, xung quanh có xây tường, lại có mở một cửa nách để thông vào nơi đình, có xây từng bậc và đường hẻm, hễ gặp những ngày đại lễ và ngày sóc vọng hàng tháng, thì các quan lại ở tỉnh thành phải mặc phẩm phục tới bái vọng. Ngoài đường hẻm thì có cửa Đoan Môn, trên cổng có khắc 2 chữ “Đoan- môn” (Cửa nầy di tích từ triều Lý, nay vẫn để nguyên như vậy, trên cổng có lồng treo trống canh) ngoài có đình dựng bia để kỷ niệm việc đắp thành Thăng Long nầy.” (BTĐDC, q.1, tr.tr.3, 4) Năm Kỷ Mão (1819), niên hiệu Gia Long thứ 19, tháng Giêng, sửa đắp thành Thăng Long (của Bắc Thành Tổng Trấn?). Sai 5,300 người ở Ngũ quân và Tượng quân ở Bắc Thành sung làm việc, miễn cho năm nay không phải vể Kinh, thưởng tiền 35,000 quan, gạo 35,000 phương . (DNTL, tr.981).

Năm Kỷ Mão (1819), ngày 19 tháng 12, Gia Long mất.

(ĐNTL,

tr..tr.1002, 1003).

Năm Bính Thìn (1820), niên hiệu Minh Mạng thứ 1, để chuẩn bị đi tuần du miền Bắc, vua Minh Mạng dụ cho từ Quảng Đức trở ra đến Bắc Thành xây dựng lại các hành cung ở 6 sở Thượng Giá, Trấn Ninh, Dũng Quyết, Đa Giá, Lam Cầu Hoàng Mai gần lỵ sở dinh trấn thì nghĩ lại ở hành cung cùng dựng thêm 16 sở nghĩ trưa. . . .Dựng các điện trong Hành cung Bắc Thành, trước điện Kính Thiên dựng điện Thị Triều, điện Cần Chính, đều lợp ngói cả. Ngoài năm cửa làm liền một dẫy hành lang dài, trước mặt là cửa Chu Tước. Ở bờ nam sông Nhị Hà đặt nhà tiếp sứ lợp ngói ; bờ bắc sông Nhị Hà, các trạm từ sứ quán Gia Quất đến Lạng Sơn, cộng 7 sở, ở chính giữa đều dựng một nhà ngói, còn các tòa nhà ở 50


trước sau tả hữu đều dùng gỗ tạp lợp cỏ tranh. ....... Cấp tiền và vật liệu làm Hành cung và nhà tiếp Sứ ở bên sông là 15,200 quan. (ĐNTL, tr.tr.80, 81). Năm 1831, triều đại Minh Mạng, Bắc Thành Tổng Trẩn bị hạ cấp và đổi tên gọi tỉnh Hà Nội. (Sách Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ, tr.135). Từ trước tới nay ít có sách vở nào nói rõ lý do vì sao Minh Mạng cho xuống cấp Bắc Thành Tổng Trấn và thành lập tỉnh Hà Nội cho dù rằng trong bộ sử DNTLCB của Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã nói rõ lý do nầy rất chi tiết: hủy bỏ chính sách Trung Ương Tản Quyền của hoàng đế Gia Long thiết đặt từ khi thông nhất Nam Trung Bắc.Với chính sách nầy của Gia Long, hai viên quan Tổng Trấn, 1 ở Gia Định Thành/Nam Hà và 1 ở Bắc Thành/Bắc Hà, trở thành 2 phó vương làm bá chủ một mình một phương, quyền hạn quá lớn bao trùm cả quyền lực của hoàng đế Gia Long ở Trung Ương/ Phú Xuân/Huế. Ở Gia Định thì có khai quốc công thần Khâm Sai Tổng Trấn Lê Văn Duyệt. Ở Bắc Thành thì có khai quốc công thần Khâm Sai Tổng trấn Nguyễn Văn Thành rồi nối tiếp là Tổng Trấn Lê Chất. Có thể nói nước Đại Việt/Việt Nam thời Gia Long là một cõi nhưng lại có tới 1 vương và 2 phó vương. Trước khi đất nước được thống nhất Đại Vương Quốc Việt Nam (Đại Nam) đã có 3 trung tâm quyền lực đế vương tách biệt nhau: 1 ở thành Phú Xuân, 1 ở Gia Định Thành- Nam Hà và 1 ở Bắc Thành-Bắc Hà. Viết về Tổng trấn Bắc Thành/Bắc Hà Nguyễn Văn Thành, sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ , năm Gia Long thứ nhất - Nhâm Tuất 1802. Tập I, tr.528 chép rằng: Bàn đặt chức Tổng trấn Bắc Thành. Vua sắp hồi loan, dụ bầy tôi rằng: “Nay võ công đã yên mà ta chưa bái yết Thái miếu; huống chi hai ba năm nay xa cách Từ cung, mối tình quạt nồng ấp lạnh, canh cánh bên lòng. Nếu cứ ở ngoài mãi để đợi đại biểu bang giao thì lòng ta có chỗ không yên. Vậy nên bàn việc hồi loan. Duy đất Bắc Hà, cần có trọng thần để trấn giữ mới được”. Lấy Nguyễn Văn Thành làm Tổng Trấn Bắc Thành, ban cho sắc ấn, 11 trấn nội ngoại đều lệ thuộc. Phàm những việc cất bãi quan lại, xử quyết kiện tụng, đều được tùy mà làm rồi sau mới tâu. Lại đặt 3 tào Hộ, Binh, Hình ở Bắc Thành, Hộ bộ Nguyễn Văn Khiêm, Binh bộ Đặng Trần Thường, Hình bộ Phạm Như Đăng lãnh các tào ấy, theo quan Tổng trấn để xét biện công việc. Sai các quân ở lại đóng giữ Bắc Thành. ........ Ngày Bính Thân, xa giá đi từ thành Thang Long. Dụ Nguyễn Văn Thành rằng: 51


“Công việc Bắc Thành, ủy hết cho khanh, khanh nên cố gắng” Văn Thành lạy xin vâng mệnh, nhân đó tâu rằng: “ Việc binh, việc dân và việc lý tài ở Bắc Thành ba điều ấy rất quan trọng, phải xếp đặt rất nhiều, thần xin ngày ghi từng việc, mỗi tháng đóng thành tập đệ tâu một lần”. Vua cho là phải. (cũng xem:QTCBTY, tr.51).

- Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 16, Vua cho là thành Hà Nội quá cao (so với Phú Xuân) giảm bớt 1 thước 8 tấc . 1842 - Xây chùa Báo Ân 1841 - 1843 -Thiệu Trị đổi tên điện Kinh Thiên gọi là Long Thiên. Điện xây bệ rồng cao 9 bậc, tả hữu có hai con rồng dài trên một trượng, chế từ đời Lý . 1848 - Năm Mậu Thân, Tự Đức phá cung điện, cho tháo gỡ hết đồ chạm trổ mỹ thuật bằng gỗ đá đem vào Huế. 1865 - Xây đền Ngọc Sơn

Hoàng đế Tự Đức Đền Ngọc Sơn http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_Ng%E1%BB%8Dc_S%C6%A1n

*

52


E/ HÀ NỘI THUỘC PHÁP

1873 - Đại úy Francis Garnier đánh Hà Nội, chiếm đóng điện Kính Thiên. 1875 - Thiết lập khu tô giới của người Pháp. 1876 - Trương Vĩnh Ký trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) viết : "Trước hết vô Hoàng thành lọt khỏi Ngọ Môn Lâu lên điện Kính Thiên. Đền ấy thềm cao lắm. Có 9 bậc đá Thanh, hai bên có hai con rồng cũng đá, lộn đầu xuống. Cột đền lớn trót ôm, tinh những là gỗ lim cả. Ngó ra đằng trước còn thấy một hai cung điện cũ cho vua Lê ở thuở xưa. Bây giờ hư tệ, còn tích lại đó mà thôi."

1882 - Henri Rivière đánh chiếm Hà Nội.

1884-86 - Trong Une campagne au Tonkin (1884-86) bác sĩ Hocquard tả : " Điện Kính Thiên là một tòa nhà mà chiều ngang lại hơn chiều dài, xây trên một gò đất vuông vắn, bốn mặt có tường bao vây. Một chiếc cầu thang rộng thênh thang dẫn lên, hai bên cầu thang này có tay vịn bằng đá chạm trổ tinh xảo, uốn lượn rất đẹp. Người Nam coi nó là biểu trưng cho những đám mây. Thang này chia ra làm ba khúc ngăn cách nhau bằng 53


hai quái vật dài ít nhất là hai thước đẽo trong một khối đá tảng mầu xám. Cái thềm này là di tích duy nhất của điện Kính Thiên. Điện xây trên nền điện cũ thời nhà Lý, có tường gạch bao quanh, có cửa đục, cửa phía Tây đến đầu thế kỷ XX vẫn còn. Trên bức tường thấp trước điện trổ ra ba cửa sát liền nhau, cửa chính giữa dành cho vua đi. Các quan và những người khác đi cửa hai bên, nếu đi lầm vào cửa giữa sẽ mắc tội khi quân, bị tử hình".

1886 - 87 - Điện Kính Thiên bị phá hủy. Người Pháp xây Sở Chỉ huy Pháo binh (Direction de l'Artillerie), một tòa nhà hai từng. Bức tường phía Tây khu quân sự của Pháp có hai cổng :một cổng xây gạch, đắp hoa, nóc mái chồng hai lớp là di tích chiếc cổng bên của điện Kính Thiên ; chiếc cổng thứ hai lớn, đưa đến khu Đoan Môn cũ. Ngoài cổng đặt hai khẩu súng thần công cổ bằng gang vì đây là cổng đi vào của Sở Pháo thủ. Phía Nam là cửa Đoan môn. Cửa Đoan Môn bị sửa chữa, từng dưới ngăn thành tám phòng nhỏ, từng trên chỉ có một phòng rộng làm chỗ ở cho lính gác, bên ngoài có hai cầu thang ở hai bên. Phía Bắc là Hành cung và Hậu Lâu, trở thành khu lính thợ của Pháo binh và đội Cơ giới.

Palais Royal 1873-1874

Palais Royal 1884-1886

Palais Royal 1884-1886

54


Thăng Long -Hà Nội 1873

http://htx.dongtak.net/spip.php?article166

55


Nguồn: http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5013693236/in/set-72157624884211361

Năm 1805 nhà Nguyễn cho xây lại thành Thăng Long nhỏ hơn so với Hoàng thành các thời trước. Thành mới xây hình vuông xây theo kiểu thành Vauban của Pháp cuối thế kỷ XVII mỗi bề khoảng một cây số, chu vi 1285 trượng. Tường thành xây bằng gạch hộp, cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng mở ra 5 cửa: Đông, Tây, Bắc, Đông Nam và Tây Nam, ngoài 56


mỗi cửa có một mảnh thành nhỏ gọi là Dương Mã thành để giữ cửa.Chân nền thành bằng bằng đá xanh. Trong thành có nhà Kính Thiên, cột cờ. Trước cột cờ là Hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn (sau là Tổng Đốc HÀ nỘI) và các Tào thay mặt các Bộ. Có kho, võ miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để vua đi cày hàng năm. Có nhà ngục và nơi pháp trường gọi là Trường hình. Mỗi cửa thành đều có lính đóng, ngoài cửa Nam có Đình Ngang Cấm Chỉ. Ngoài thành là các doanh trại quân đội sau đó mới đến các phố phường và khu đồn thuỷ; lập phố Tràng tiền để đúc tiền kẽm, tiền đồng. Tuy gọi là 36 phố phường nhưng thực chất thì nhiều hơn. Có những phố chuyên phục vụ cho quan lại như phố Hàng Đào bán tơ lụa; phố Mã Vĩ bán mũ áo cho các quan chức và phường chèo; phố Hàng Bài làm hài cho các bà lớn và những người đồng cốt; phố Hàng Bạc bán đồ trang sức; phố Hàng Đàn làm võng kiệu, long đình... Lại có những phố chuyên bán đồ ăn như phố Hàng Mắm, Hàng Gạo, Hàng Hành, Hàng Gà, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Bồ... (đều là những phố nằm trong quận Hoàn Kiếm ngày nay và được gọi là khu Phố cổ). Những người cùng làng không ở gần nhau thì vẫn có đình chung để hội họp. Dân nghề thì tập họp nhau bằng cách hàng năm tế Tiên sư. Điều đó lý giải tại sao giữa lòng Thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn có những ngôi đình: Phù Ủng, Lương Ngọc...

57


Các nghề thủ công ở Thăng Long-Hà Nội giai đoạn này đã phát đạt đến mức tinh vi như nghề thêu, nghề khảm. Năm 1831, nhà Nguyễn lại loại bỏ chức tổng trấn, chỉ để làm một tỉnh lỵ - tỉnh Hà Nội. Thành bị bạt bớt đi, các công trình văn hoá cũng có những biến đổi: Quốc Tử Giám bị dời vào Huế, nhiều công trình cung điện bị dỡ mang vật liệu vào xây dựng ở Huế, trường thi Hương thành chốn đàn ca giải trí. Một số cửa ô được xây dựng lại trong đó có ô Quan Chưởng (1817).

(Nguồn: http://www.36phophuong.vn/Cac-cua-o_c2_295_469_2310.html)

58


. Chùa Bảo Thiên và nhà thờ lớn Hà Nội

Tháp Báo Thiên Tháp Báo Thiên là một bảo tháp, còn gọi là Đại Thắng Tư Thiên, được xây năm 1057 ở chùa Sùng Khánh, trong phạm vi chùa Báo Thiên, nay là khu đất mé đông hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháp này cao đến 10 trượng, có tất cả 12 tầng. Tháp được xếp vào một trong bốn Đại Nam Tứ Khí, bốn vật báu của đất nước; mà ba (kiến trúc điêu khắc) qúi giá khác là chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh, và chuông Quy Điền. Sự tích tháp Báo Thiên đã được hai danh sĩ Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án viết như sau trong sách Tang Thương Ngẫu Lục: Cây Tháp Đại Thắng Tư Thiên tại chùa Báo Thiên dựng từ đời vua Lý Thái Tông (1054-1072). Tháp này xây 12 tầng, cao mấy chục trượng … Khoảng năm Tuyên Đức nhà Minh, Đức Thái Tổ Hoàng đế tiên triều [Lê Lợi] tiến binh vây Đông Đô. Viên quan giữ thành là Thành-sơn-hầu Vương Thông phá hủy cây tháp [lấy vật liệu] chế ra sung đồng để giữ thành [1414]. Tiên triều nhân nền cũ, đắp các núi đất phủ lên trên … Năm Giáp dần [1791] lại cho đào lấy những gạch đá ở nền tháp cũ để tu bổ thành lũy Thăng Long. Khi phá nền tháp thấy có tám pho tượng Kim Cương chia ra đứng bốn cửa, ngoài ra còn có tượng người tiên, chim muông, cả đến những giường ghế, chén bát, các thứ lặt vặt khác không kể xiết, toàn bằng đá. Những hòn gạch hoa khắc những chữ Lý gia đệ tam đế, Long thụy Thái Bình [1054-1058], tứ niên tạo tức là Đúc trong năm thứ tư niên hiệu Long thụy Thái Bình đời vua thứ ba triều nhà Lý. Nguồn: http://sachhiem.net/MINHMAN/Tongiao/MinhManTG26.php Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_B%C3%A1o_Thi%C3%AAn

59


F/ THĂNG LONG - HÀ NỘI 1866-1873

1887 – Xây cất xong nhà thờ lớn Hà Nội. 19/7/1888 - Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. 1/10/1888 - Vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội. Lúc này phần còn lại ở phía nam tỉnh Hà Nội cũ bị tách ra: phủ Lý Nhân thành tỉnh Hà Nam, Thường Tín và Ứng Hòa thành tỉnh Cầu Đơ sau đổi tên là tỉnh Hà Đông. 60


14/7/1899 - Thành lập "khu vực ngoại thành Hà Nội", gồm một số xã nằm ngoài địa giới thành phố Hà Nội, thuộc 2 phủ Hoài Đức và Thường Tín, do 1 đồn trưởng trực tiếp cai trị, dưới quyền Đốc lý Hà Nội.

* Hà Nội vào năm 1882 ngay sau khi bị Pháp xâm chiếm 61


Theo sách vỡ tin tức của chính quyền Việt Nam hiện nay thì bản đồ nầy do Phạm Đình Bách vẽ lại theo trí nhớ.

(Nguồn :http://diepdoan.violet.vn/entry/show/entry_id/2274115)

*

62


Lịch sử-Địa lý Tấm bản đồ hiện đại đầu tiên của Hà Nội Đó là tấm bản đồ đầu tiên của Hà Nội được vẽ theo kích thước mét và ki lô mét.Đặc biệt, tấm bản đồ này do chính người Việt vẽ năm 1873, thời điểm trước khi đất nước rơi vào chế độ bảo hộ của chính quyền Pháp. Tấm bản đồ độc đáo ấy hiện nằm trong bộ sưu tầm cổ vật quý hiếm được gìn giữ cẩn thận bởi ông Phan Đình Nhân, một người say mê và hiểu biết về cổ vật nổi danh đất Hà thành. Hà Nội thuở 15 cửa ô… Thăng Long - Hà Nội thế kỷ 19 xưa còn đủ cả 15 cửa ô: ô Yên Phụ, ô Thụy Dương (ô Quán Thánh), ô Vạn Bảo (ô Cầu Giấy), ô Đồng Lầm (ô Kim Liên), ô Thịnh An (ô Cầu Giền), ô Lương Yên (ô Đống Mác), ô Cựu Lâu (ô Trường Tiền), ô Thương Chánh (ô Hàng Cau), ô Nghĩa Lập (ô Hàng Bạc), ô Ưu Nghĩa (ô Hàng Mắm), ô Nghĩa Dũng (ô Hàng Đậu), ô Nguyện Khiết (ô Yên Ninh), ô Yên Tỉnh (ô Hàng Than), ô Thanh Hà, ô Thịnh Quang. Ngày ấy, Hồ Tây và hồ Bảy mẫu có chim sâm cầm được thể hiện rõ trong bản đồ. Trong ngôi biệt thự mang dáng dấp kiến trúc Pháp cổ kính nằm nép mình dưới những rặng cây lớn trên phố Trần Phú là vô số những món cổ vật quý hiếm. Chủ nhân của ngôi biệt thự - ông Phan Đình Nhân - không chỉ là người mê đồ cổ nổi tiếng Hà thành, mà còn là người sáng lập ra Hội cổ vật Thăng Long, một trong các sân chơi của giới mê đồ cổ Thủ đô. Trong số những cổ vật quý hiếm thuộc hàng "có một không hai" ấy của ông Phan Đình Nhân, có tấm bản đồ xưa vẽ Hà Nội đủ 15 cửa ô. Đó là tấm bản đồ đầu tiên được vẽ bằng kích thước mét và km, do chính người Việt vẽ trong thời kỳ chủ quyền đất nước vẫn còn thuộc triều nhà Nguyễn. Bản đồ được lập vào năm 1873 do ông Phạm Đình Bách thực hiện và in bằng 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ. Chỉ vào năm sau khi tấm bản đồ được lập thì vào năm 1882 Pháp đánh chiếm Hà Nội, Hoàng Diệu tuẫn tiết, Hà Nội chính thức về tay thực dân Pháp. Ngày nay người ta chỉ biết đến Hà Nội với 5 cửa ô nhưng tấm bản đồ quý ấy thể hiện đủ cả Hà Nội với 15 cửa ô. Thuở ấy, hồ Tây và hồ Bảy mẫu có chim sâm cầm được thể hiện rõ trong bản đồ. Trước đó, năm 1831 (năm Minh Mệnh thứ 12) cũng từng có bản đồ được lập với tên gọi "Hoài Đức phủ toàn đồ" với Hà Nội 16 cửa ô, do hai tác giả là Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến vẽ. Vị trí các sông, các hồ,đầm, các con đường thời ấy cũng được ghi chép và xác định một cách chính xác. Đó là tấm bản đồ hành chính đầu tiên về nội thành Hà Nội ngày nay nhưng cũng chỉ được vẽ theo phương pháp họa đồ mà thôi. Ở tấm bản đồ năm 1873 - tấm bản đồ đầu tiên được vẽ theo kích thước mét và kilômét, mới có sự lý giải được vì sao thành Đại La được đổi tên thành Thăng Long. Sự lý giải ấy được thể hiện trên bản đồ với cả tọa độ rồng hiện lên trên sông Hồng như một nhân chứng trường tồn với thời gian chứng tích cho cái tên Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ngày ấy, thành Thăng Long có đủ cả 3 miếu quan trọng là Văn Miếu, Võ Miếu và Y Miếu. Nhưng sau đó, chính quyền Pháp đã phá bỏ Võ Miếu để làm sân vận động Măng Gianh. Đau đau với nỗi đau, niềm thương tiếc về sự biến mất của Võ Miếu, ông Nhân nói: "Võ Miếu là nơi thiêng liêng thể hiện cho khí phách dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm vinh danh cho đất Việt. Chùa Một Cột đã được khôi phục lại từ năm 1955, còn Võ Miếu, một trong 3 miếu thiêng của Thăng Long thành đến nay vẫn chưa được phục hồi". http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Tam-ban-do-hien-dai-dau-tien-cua-HaNoi/201211/9664.vnplus

63


G/ TÊN CÁC ĐƯỜNG HAY PHỐ CỦA THĂNG LONG - BẮC THÀNH - HÀ NỘI TRƯỚC KHI BỊ PHÁP XÂM CHIẾM Người Âu châu thường rảo quanh Hà Nội bằng loại xe có mui che do những phu xe người An nam kéo . Mộ người mình trần tới lưng quần kéo cán xe chạy phía trước, một người thứ hai đẩy xe từ phía sau:

Phu xe kéo ở Hà Nội thời Pháp thuộc

Bề rộng những con đường Hà Nội vào khoản 7-8 mét nơi khu phố người bản xứ. Nơi khu phố người Hoa thì mặt đường được lát gạch xếp xen kẻ liền Gắng với nhau và mỗi con dường như thế đều có một cổng vào lớn xây gạch sơn phế những hàng chữ Tàu và các hình tượng tín ngưỡng. Những cổng vào nầy Được đóng cửa vào ban đêm. Cửa cổng là loại cửa rầm bằng gỗ. Mỗi con đường mang một tên theo ngành nghề: hàng đồng, hàng tơ, hàng dầu, hàng thêu, hàng hòm, hàng tre vân...vân...Những con đường nơi khu của người Âu Châu thì rộng rải giống như những con đường bên nước Pháp chẳng hạn như đường Hàng Khảm đã được đổi tên là đường Paul Bert và ở khu đường nầy người ta thấy có kho đúc tiền (Tràng tiền) và khu Trường Thi . Thực dân Pháp đắp lại một con đường nối từ Đồn Thủy (cửa khu Nhượng địa) tới Cửa Nam thành cổ, thành một con đường rải đá, đổ nhựa, dài chừng 1,5 km, và họ gọi đường này là phố Hàng Khảm. Phố Hàng Khảm khi ấy có chiều dài bao gồm phố Tràng Tiền, phố Hàng Khay và phố Tràng Thi ngày nay. Theo công trình nghiên cứu của Giám đốc Sở 64


Lưu trữ và Thư viện Đông Dương André Masson tác giả sách “HANOI pendant la période héroique phát hành năm 1929 thì vào khoảng năm 1820, Hà Nội đã có tên phố Hàng Khảm (Rue des Incrusteurs). Người Pháp đặt tên phố như vậy bởi quãng từ gần trường đúc tiền (thuộc phố Tràng Tiền ngày nay) đến giáp trường thi Hương của Hà Nội (nay thuộc phố Tràng Thi) có nhiều nhà vừa sản xuất vừa bán hàng khảm xà cừ, khảm trai như sập gụ, tủ chè, bàn ghế, tráp, cơi trầu, khay trà... Tuy nhiên, các hàng khảm đa số đều nằm ở đoạn phía nam hồ Hoàn Kiếm.

Thợ khảm (http://baothaibinh.com.vn/43/12407/Ha_Noi_xua_co_pho_Hang_Kham.htm)

. (Nguồn: http://www.baomoi.com/Doc-dao-pho-Tay-giua-long-Ha-Noi/150/6872741.epi) Phố Paul Bert, nay là phố Tràng Tiền. (Nguồn: TT&VH)

Phố Hàng Khảm, Cổng Cựu Lầu (Cổng Pháp quốc) và phía sau cổng là Nhượng địa của thực dân Pháp.

65


Đường phố này có một cổng lớn mở từ làng Cựu Lâu ra, nên gọi là cổng Cựu Lâu còn gọi là cổng Tràng Tiền. Cổng này có hai trụ xây khá lớn, trên mỗi trụ có một con sư tử đá, tạo tác đơn giản nhưng oai nghiêm. Người Pháp đặt tên cho cổng nầy là Pháp Quốc Môn (Porte de France). Phố Hàng Khảm lúc ban đầu như Masson mô tả là “một con đường rộng chưa tới 3m đầy những hố nước tù đọng”. Và cũng theo A. Masson, chỉ một năm sau đã trở thành “một con đường rất rộng, chỉ còn thiếu những ngôi nhà kiểu châu Âu. Hai bên phố là những ngôi nhà lá. Hai, ba cửa hiệu của người Tàu, rất sạch và lịch sự, nằm đầu dãy các cửa hàng...” Sau đây là toàn văn của A.Masson mô tả Thành Hà Nội trong giai đoạn quân xâm lược thực dân Pháp dánh chiếm Hà Nội (1873-1888): LA CITADELLE

66

55


67


68


Ch

69


70


71


72


73


74


75


76


77


78


79


80


81


82


83


84


85


86


87


88


89


90


91


92


93


94


95


96


Tạm dịch:

Thành Hà Nội Alea jacta est! Câu này có nghĩa là Lệnh đã phát ra! Sáng sớm ngày mai, tôi cùng 180 người sẽ tấn công 7000 người ở phía sau những bức tường. Nếu bức thư này tới tay anh không có chữ ký thì có nghĩa là không có tin gì thêm của tôi, tức là tôi đã bị giết. Francis Garnier 18-11-1873 Cái tứ giác mênh mông ngày xưa định hình tường lũy Thành Hà Hội (Citadelle) – hầu như bị san bằng từ năm 1894 tới năm 1897 – ngày nay vẫn còn thấy rõ trên bản đồ thành phố nhờ bốn đường giao thông chính: đường Brière de l’Isle (nay là Hùng Vương – chú thích của người dịch), đại lộ Carnot (nay là Phan Đình Phùng – chú thích của người dịch), đại lộ Henri d’Orléans (nay là Phùng Hưng – chú thích của người dịch), đại lộ Félix Faure (nay là Trần Phú – chú thích của người dịch). Được xây dựng dưới triều Gia Long vào năm 1805, các tường thành này là một trong những tường thành đặc biệt nhất của kiểu pháo đài Vauban mà xứ Đông Dương có được nhờ các sĩ quan Pháp, bạn của Giám mục Bá Đa Lộc. Là chứng tích cho sự hợp tác Pháp – Nam đầu tiên trong những năm đầu thế kỷ 19, các tường thành xứng đáng được tôn trọng. Thực vậy, như ông Pasquier nói, thật xúc động khi “tìm thấy ở các nước vùng Viễn Đông này dấu ấn nước Pháp để lại…” Tuy nhiên, không thể từ hơi hướng Pháp trong đường nét của các công sự mà cho rằng Thành Hà Nội do Olivier de Paymuel xây dựng như người ta vẫn nhắc đi nhắc lại vì Olivier đã chết ba năm trước khi Nguyễn Ánh chiếm Hà Nội vào ngày 20-7-1802. Năm 1799, quân triều đình vẫn còn ở Qui Nhơn và không thể có vấn đề vẽ sơ đồ một cái thành nào đó ở Bắc Kỳ trong khi chính việc chinh phục xứ dó vẫn còn hoàn toàn khó khăn. Tuy vậy vào thời điểm chiến thắng của Nguyễn Ánh vẫn còn 4 người Pháp bên cạnh ông ta: Vannier, Chaigneau, de Forsans et Despiau. Theo các nguồn tư liệu của An Nam, sơ đồ thành do các sĩ quan Pháp vẽ đã bị các quan An Nam thay đổi vào năm 1805 vì các đường vạch tường thành phạm vào thuật phong thủy. Cuốn sách này không bàn về vấn đề đó, một vấn đề liên quan đến thời kì quá xa xưa so với thời kỳ chúng ta nghiên cứu. Những mô tả chính xác đầu tiên về Thành Hà Nội do viên chỉ huy Chapotot viết ngày 16-11-1875: “Dạng khái quát của Thành là một hình vuông rất rộng. Mỗi cạnh hình vuông đó có ba chỗ nhô ra được pháo đài hóa, tức là ba liên tháp, hai pháo đài nhô và hai pháo đài bán nhô. Chính giữa của các mặt Bắc, Đông, Tây và hai đầu của mặt Nam được bảo vệ bởi những lũy bán nguyệt cùng kích thước như tường thành chính (hình 8). Quanh thành có một thềm đất rộng sáu, bảy mét. So với thềm đất, tường thành cao khoảng năm mét. Mặt trong tường bằng gạch. Hào thành rộng từ mười lăm tới mười tám mét và sâu khoảng năm mét. Giống như mặt trong của tường thành, mặt trong của hào cũng được phủ gạch nhưng mặt bờ ngoài không phủ. Các hào thành và hào lũy bán nguyệt được giữ ngập nước 97


quanh năm, chiều cao mặt nước không vượt quá 1,2m hay 1,3m. Hào không có bờ dốc.” Các chi tiết kỹ thuật trên sẽ rõ ràng hơn nếu phụ thêm vào hình 8 một số sơ đồ nữa và hai ảnh của pháo đài nhô nằm ở cửa chính Tây và vọng gác Tây Nam, vết tích duy nhất còn lại hiện nay của lũy cũ, nằm gọn trong những tòa nhà của Kho thuốc súng hiện nay. Một trong hai ảnh chụp góc Tây Bắc pháo đài (hình 9) cho thấy tường phía trong pháo đài và hình nhìn ngang một mái dua bằng gạch trên có lan can viền lấy đường đi tuần canh. Tường này được xây bằng loại gạch 40x14x18cm. Trên ảnh thứ hai chụp chính diện (hình 10), ta thấy phía trước là hào đã bị lấp đầy nhưng vẫn còn thấp so với dải đất chạy ven đường. Chúng ta hãy theo dõi sự mô tả của viên chỉ huy Chapotot: “Việc liên lạc với bên ngoài được thực hiện qua năm cửa (hình 7) trổ ra từ giữa các tháp canh và được bảo vệ bằng các lũy bán nguyệt ở phía trước. Người ra vào thành phải qua các vòm có cửa bằng gỗ rất nặng và có khả năng chống đỡ đáng kể. Người ta vượt qua hào bằng những chiếc cầu gạch cố định vươn ra từ các tháp canh. Như vậy thành không có cầu cất. Những chiếc cầu cố định này chạy vào khe sau của các lũy bán nguyệt. Các con đường này ít khi chạy lên chỗ xây cao mà thường là quẹo về bên phải và ra khỏi lũy bán nguyệt ở chỗ gần trục chính. Những lối đi như vậy được đóng kín bằng những cửa hiện nay tình trạng rất tồi tệ. Giống như vượt hào thành để vào thành, phải vượt qua hào lũy bán nguyệt bằng những chiếc cầu gạch cố định để vào trong lũy bán nguyệt.” Hiện nay chỉ còn Cửa Bắc được bảo tồn nhưng lối thông ra đại lộ Carnot đã bị xây bịt nên phải đứng ở bên trong mới chiêm ngưỡng được chiếc vòm gạch dài hai mươi ba mét tuyệt đẹp ở phía trên lối đi và những cầu thang lộ thiên dẫn tới một chiếc chòi. Chiếc chòi này ngày xưa dùng làm chòi canh, hiện nay biến thành chỗ ở của các quân nhân. Ở mặt ngoài, người ta vẫn giữ nguyên những lỗ đạn trên mặt tường do trận bắn phá ngày 25-4-1882 như một ghi nhận mang tính kỷ niệm. Ở phía trên vành cung của chiếc cửa đã bị xây bịt, người ta nhận ra ba chữ: Chính Bắc Môn (Cửa chính theo hướng bắc) Toàn thể pháo đài sẽ có giá trị phòng thủ mạnh nếu được trang bị pháo binh hiện đại. Nhưng pháo của nó chỉ là một khẩu “bày trong cửa hàng của một người buôn đồ cũ tốt hơn là đặt trên bờ thành của một pháo đài”. Tầm xa của chúng ngắn đến nỗi, ngày 24-1-1882, khi cố gắng bắn trả các đợt bắn phá của các pháo thuyền Pháp, đạn của chúng mới đi được nữa đường đã rơi vào khu dân cư. Ở trong thành, giữa những hồ, ruộng và vườn rộng lớn có ba nhóm nhà chính: ở trung tâm là Hoàng Cung và Tháp Canh (Mirador), ở phía Tây là các kho của tỉnh, ở phía Đông là nhà ở và nơi làm việc của các quan đại diện cho nhà vua ở tỉnh. Hoàng cung được xây dựng lại là nơi xưa kia là cung điện của triều Lý. Cung điện này doThái Tổ xây dựng vào đầu thế kỷ XI tại nơi hội các điều kiện phong thủy tốt nhất và có khả năng thần dịu chốn lại những ảnh hưởng xấu. Nhìn vào sơ đồ thành, người ta thấy hoàng cung hoàn toàn nằm lệch khỏi trục của thành và bản thân thành lại nằm theo hướng Bắc Tây Bắc- Nam Đông Nam. Hướng của hoàng cung lệch rất rõ về hướng Tây Bắc so với trục của thành. Sự kiện này được giải thích bằng ý đồ sử dụng một số điểm đặc biệt trong thế đất mà vẫn tôn trọng các 98


quy tắc buộc hướng phải là một trong các hướng tí – ngọ, quý – đinh, nhâm – bính, càn -tốn. Được bảo về bởi một tường vây hình chữ nhật, trong đó một số cửa hàng đang được bảo tồn, khu Hoàng cung bao gồm ba tòa nhà từ Nam lên Bắc là: Đoan Môn, Kinh Thiên và Hậu Lâu. Đoan Môn, công trình duy nhất còn giữ được, có năm cửa, trong đó ba cửa chính đã được xây bịt. Phía trên khối tường gạch to lớn đó là một tòa nhà hai tầng đường nét duyên dáng bị một chiếc hiên và nhiều cửa sổ sát đất làm xấu đi. Bản kê thực hiện năm 1888 nét cổ kính của mặt Nam Đoan Môn (hình 11) so với mặt bắc mà hình mới được chụp gần đây (hình 12). Phía trên cửa chính mặt nam của Đoan Môn người ta vẫn còn đọc được hàng chữ: Đoan Môn (Cửa chính) Tòa nhà trung tâm (hình 1), Kinh Thiên (kính trọng trời), được xây dựng trên gò đất thiêng Nùng Sơn, gò núi trong nhiều thế kỷ được coi như núi hộ mệnh của thành phố, là “một trong những kiệt tác của kiến trúc An Nam. Bốn con rồng đá lưng lổm chổm vây ôm lấy các sống của bộ mái và ngẩng cao đầu ở bốn góc mái”. Bên trong tòa Kính Thiên có “nhiều cột rất cao và to hàng ôm bằng gỗ lim”. Tòa nhà Kính Thiên bị phá hủy năm 1886 để xây dựng ngôi nhà hiên nay là Sở chỉ huy pháo binh.

* Chính thời gian mở rộng đường phố đã phải phá bỏ cổng Cựu Lầu (nằm trên trên vùng đất cũ của Lầu Ngũ Long thuộc phủ Chúa Trịnh). Hoàng Đạo Thúy trong sách PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI XƯA (NXB: Sở VHTI/1974) viết: “Nguyễn bỏ Hà Nội, nên thành phố này, đầu Nguyễn, không khác gì cuối Lê mấy tí. Phía đông hồ Gươm, phố xá đến Cầu Gỗ, hàng Dầu, đền bà Kiệu, rồi thì đặt là vườn và ruộng dâu. Bên phía tây, dân đông hơn, đã có hàng Khay và đặc biệt có một sở đúc tiền ở chỗ nhà ăn phố Tràng Tiền bấy giờ. Lầu Ngũ Long đã bị phá, xóm chân lầu, thành tên là thôn “Cựu lầu”, lầu cũ. Trên nền cung Thụy Khánh, một bọn theo lão học, xây đền Tam Thánh.”

Bắc Bộ phủ là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Đây từng là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc kỳ, và là một di tích lịch sử của Việt Nam. Thời thuộc Pháp, tòa nhà này là Phủ thống sứ Bắc Kỳ. Nguyên ở chỗ này, từ thế kỷ 18 đã có một tòa lầu cao, đắp hình 5 con rồng để chúa Trịnh hóng mát gọi là “Lầu Ngũ Long”. Đến thế kỷ 19, lầu bị đổ nát, nên ngôi chùa Báo Ân (còn gọi là chùa Quan Thượng được xây thay vào đấy. Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội đã phá chùa để xây tư dinh cho quan Thống sứ Bắc Kỳ ở. (Nguồn: http://thanglong.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=61&articleid=316) 99


Năm 1786, khi Tây Sơn ra Bắc lần thứ nhất, Lê Chiêu Thống còn cho họp tướng lĩnh ở lầu này. Sau khi Phủ chúa bị Lê Chiêu Thống phóng hỏa đốt năm 1787 thì lầu Ngũ long cũng bị phá. Dân đến đây làm nhà, lập thôn Cựu Lâu. Khoảng năm 1842, Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đã quyên tiền dân xây dựng chùa ở khu vực này. Chùa có tên là Báo Ân. Vì hồ trong chùa rất nhiều sen nên dân còn gọi là chùa Liên Trì và cũng còn có tên khác là Quan Thượng, tên của viên quan lập chùa. Chùa có 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. (Nguồn: http://www.hohoankiem.org/laungu-long-t561/).

Lầu Ngũ Long Lầu Ngũ Long ở vị trí ngoài cửa Tuyên Võ gần sát hồ Tả Vọng (nay là Bưu điện Hà Nội , gần sát hồ tả vọng của hồ Hoàn Kiếm ). Lầu cao chót vót ba tầng chính, năm tầng mái cao khoảng 120 thước( tương đương khoảng 60 m). Lầu được xây dựng kiên cố bằng đá phiến lớn. Có hai mặt thềm đá bậc lên tầng lầu chính giữa là điện Quang Minh, phía ngoài lan can, cửa lớn rộng sơn son. Trong điện cột lớn sơn son thếp vàng. Tầng dưới lầu Ngũ Long là nơi thết yến tiệc, đón các tân khoa làm lễ trao áo mũ. Trên điện Quang Minh là nơi chúa ngự duyệt thủy quân ngoài sông Hồng, làm lễ kỳ đạo. Lầu có 3 cửa lớn. Khuôn cửa có điểm ghép chéo góc với bộ khung lớn. Phần mái trên điện Quang Minh có 5 tầng mái đắp 5 con rồng nổi thân vẩy dát mảnh sứ tầu vàng óng ánh, vây rồng bằng đá Cẩm thạch mầu. Khi mặt trời chiếu sáng, ánh nắng dọi vào mình rồng óng ánh như đang chuyển động theo ánh nắng mặt trời khi ánh sáng thay đổi. Lầu có 5 tầng mái, có rồng trang trí nên gọi là lầu Ngũ Long. Đưới chân lầu là nơi diễn võ thuật, thi bắn, đánh vật. Đây là công trình mang tính chất quân sự phòng thủ rất vững chắc. Mùa thág sáu nước sông Hồng ngập đến chân lầu, mặt lầu Ngũ Long tiếp giáp với sông Nhĩ Hà có thủy trại và các chiến thuyền canh phòng và luyện tập thủy binh. Thêm hai bên cửa lầu Ngũ Long mặt phía trước và phía sông có đặt súng thần công bằng gang nòng 5 tấc dài 5 thước đã được phong hiệu: Điện Xiết tướng quân, Lôi Chấn tướng quân Phi Đằng tướng quân v.v.. Đền triều Nguyễn Gia Long đã không còn các khẩu thần công này đã được chuyển vào trong thành Hà Nội. Phía trước lầu Ngũ Long có rặng muỗm cổ thụ cao lớn, gốc sần sùi trông xa rất uy nghiêm hùng vĩ. Thi hương trường Phụng Thiên ở Kinh đô sau khi kéo bảng, các tân khoa lĩnh áo mũ ở lầu Ngũ Long và bái mạng chúa tại đây. Ngày hôm đó nhân dân kinh đô nô nức đứng hai bên đường xem mặt các tân khoa. 100


Giờ thìn đội quân nhạc, nữ nhạc rước chúa trong phủ đường, đi tiền đạo là cờ, quạt cùng các đồ nghi trượng. Ba trăm lính cầm hèo sơn son. Chúa ngồi kiệu Kim Long che bốn tàn tía, 12 quạt vả thêu long phượng. Thế tử cưỡi ngựa yên thếp vàng, đeo nhạc vàng đi bên kiệu. Tiếp sau là hơn một vạn quân các đội Thi hậu, Nghiêm nhất, Hùng trung đều mặc nhung phục chỉnh tề mang võ khí, súng tay hoặc giáo mác, mã tấu. Các quan văn võ cưõi voi ngựa đi hộ vệ. Cuối đám rước là quan trường,ngồi võng trần che lọng và các tân khoa cưỡi ngựa, che lọng theo sau. Tới lầu Ngũ Long, quân lính đứng giàn hàng, Chúa và Thế tử bước lên lầu.Chúa ngồi trên sập hoặc trên võng, Thế tử ngồi ghế bành, các quan phủ liệu đứng hầu hai bên. Dưới lầu xá nhân coi cửa, Tướng thần lại đứng chực giáp lối đi và thừa hành công vụ. Quan trường đọc tên tân khoa thứ tự vào thi Hương ở Thăng Long 1643-1648, Nguyễn Đình Trụ đỗ thủ khoa và Đăng Long đỗ hương cống thứ tư. Khi các tân thủ khoa vào lầu Ngũ Long mặt đẹp bèn bảo quan trường: “ gã này thật xứng đáng thủ khoa”. Lúc ban yến chua có Đình Trụ ngồi bên trái, Đăng Long ngồi bên phía nên đương thời gọi Đăng Long là Mỹ mạo tủ khoa (ông thủ khoa mặt đẹp). (Nguồn: http://cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=show&mabv=5331: “HỌ TRỊNH VÀ THĂNG LONG DẤU TÍCH VĂN HÓA TRỊNH Ở THĂNG LONG THẾ KỶ XVIXVIII”).

Lầu Ngũ Long phủ Chúa Trịnh (Nguồn hình: http://www.hohoankiem.org/lau-ngu-long-t561/)

Cổng Cựu Lầu phố Tràng Tiền khác với cổng làng Cựu xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội nổi danh với hàng chục ngôi biệt thự cổ sang trọng kiểu Pháp được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX. Cổng làng Cựu kiến trúc cầu kỳ, có lối lên xuống, có tầng, có mái. Leo lên tầng cao của cổng, phóng tầm mắt ra xa, làng Cựu hiện lên với hàng chục ngôi biệt thự cổ nằm rải rác khắp làng. (Nguồn:http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Lang-biet-thu-co-sang-trong-o-ven-do-Ha-Noi/20116/5082.vnplus)

101


Cổng làng Cựu rêu phong, bề thế.

Theo y sĩ Edmond Courtois, tác giả sách Le Tonkin Franҫais contemporain: études, observations et souvenirs phát hành vào năm 1891 (Éditeur : H. Charles-Lavauzelle ,Paris) thì vào thời thực dân Pháp bắt đầu làm chủ Hà Nội, khu phố người Hoa được đánh giá là sầm uất và quan trọng hơn là khu phố của người An Nam. Mặt tiền của mỗi cửa hàng, mỗi căn nhà của họ đều được tô điểm trang trí bằng những bảng gổ hay khung giấy rộng khổ với những hàng hoa văn chữ Hán dài dòng, những hình ảnh sơn son thếp vàng hoặc treo những loại đèn lòng to lớn làm bằng những màn ruột già của bò, trâu, dê, cừu v..v...Đường phố Hà Nội có một khung cảnh kỳ lạ mà phải mất nhiều thời gian để đi lanh quanh, mỗi bước đi lại gợi một sự chú ý: lúc thì bởi sự rao bán ồn ào của chửa hàng bánh bánh tráng bột gạo, khi thì bởi một cửa hàng bán hòm. Nhìn xa hơn chút nữa là một người Annam đang ngồi xổm nện búa gò hàng đồng . . . Rồi thì đến cảnh một lại quan mặt nhăn nhó ngồi kiệu võng có lính hầu, lọng che, gươm giáo hộ vệ, quân hầu khệ nệ bưng theo mâm trầu, thuốc, tư ngoại ô đi vào thành. Mọi người đều phải tránh ra chừa lối đi cho lại quan đi qua.

Tiếp theo là những dãy cửa hàng chỉ lớn như những chuồng nhốt chó, tất cả đều đầy ngập hàng hóa đủ các loại. Nhà cửa đều xây bằng gạch với 102


mặt trước không rộng quá 3 mét, không có cửa sổ, bên trong nhà tối tâm vì thiếu ánh sáng ban ngày, ngột ngạc, kém vệ sinh Cũng theo Edmond Courtois thì phố Hàng Khảm vào năm 1885 rất tồi tệ, nay trở thành đường Paul Bert, một con đường rộng 20 mét với các vỉa hè trồng cây xanh và những căn nhà lầu xây gạch với những hàng quán cà phê sang trọng và những cửa hàng buôn giàu có. Song song với con đường Paul Bert nầy, người Pháp lại đăm xuyên ngang thêm một đại lộ rộng 30 mét, dài gần 2 cây số để nối liền những đại lộ xinh đẹp khác rộng 30 mét như đại lộ la République, Brière-de-l’Îsle, Gambetta, FrancisGarnier, Henri-Rivière. Một đại lộ bao quanh hồ Gươm và xuyên qua một công viên mà chỉ trong vài năm nó dã trờ thành một công viên đẹp hiếm thấy. “Cette rue des Incrusteurs qui, encore en 1885, était bien misérable, est devenue la rue Paul-Bert, une large voie de 20 mètres de large, avec de beaux trottoirs plantés d'arbres et bordée de belles maisons en maçonnerie au rez-de-chaussée desquelles sont de luxueux cafés et de riches magasins. Parallèlement à cette rue on a percé un boulevard de près de 2 kilomètres de long sur 30 mètres de large et ce boulevard est relié à la rue Paul-Bert par de belles avenues qui ont près d'un kilomètre de long et 30 mètres de large: ce sont les avenues de la République, Brière-de-l'Isle, Gambetta, Francis-Garnier, Henri-Rivière. Un boulevard circulaire entoure le petit lac et serpente au milieu d'un parc qui, dans quelques années, sera un des plus beaux qu'on puisse voir.” (Nguồn (http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5857750s.r=k%C3%A9cho.langFR)

Như vậy có thể suy định rằng con đường có mang tên người Pháp đầu tiên ở Hà Nội là đường Paul Bert vào khoản năm 1820 và kế tiếp sẽ là những con đường khác rộng rãi và đẹp mắt như đại lộ la République, Brière-de-l’Îsle, Gambetta, Francis-Garnier, Henri-Rivière. Một đại lộ bao quanh hồ Gươm và xuyên qua một công viên. Từ năm 1883 trở về trước Hà Nội chỉ có những con đường nhỏ chật hẹp và chưa được dùng tên người để gọi nhưng lại gọi các đường phố theo ngành, nghề buôn bán chẳng hạn như phố Hàng Khảm, phố hàng Hòm, phố hàng Nón v...v...

103


Phía Đông của thành Hà Nội đang yên lặng và ngáy ngủ từ, phía sau các vách thành và các pháo đài của nó là thành phố thương mại nhóm họp lúc nhúc những hạng người biểu hiện cho một sự náo nhiệt tương phản. Khu phố nầy có một hình dạng của một tam giác hình học với cạnh đáy nằm ở hồ gươm và 2 cạnh kia ở về phía sông Hồng và thành Hà Nội. Xen lẫn vào khung cảnh của một thành phố người Âu châu, khu phố có tính cách công nghệ và sầm uất nầy của tỉnh Hà Nội vẫn còn giữ lại được một phần nào cái ý nhị ngày xưa của nó với những con đường lồi lõm quanh co rắc rối cùng với những bóng dáng nghệ nhân cổ lỗ của chúng đang còng lưng đục chạm trên những công trình truyền thống. Du khách thế ở kỷ thứ XX cũng như ở thế kỷ thứ XVII đều có cùng một nhận xét: tất cả mọi thứ khác nhau được bày bán nơi khu phố công cộng nầy đều được giao phó một con đường đặc biệt hoàn toàn theo cách thức của những loại doanh nghiệp khác nhau. Dáng vẻ hiện thời những con đường cũ của Hà Nội chỉ cho thấy một ý niệm về cái khung cảnh thời xa xưa của những con đường nầy cách nay nửa thế kỷ. Không cần phải luyến tiếc bởi lẽ cái khung cảnh Hà Nội phát thảo từ những nhà văn đi trước, cho dù những người rất thiết tha với màu sắc bản xứ, thì cũng chẳng có gì gọi là hấp dẫn.Nhất là họ kè nhè về đường lối chật hẹp, dơ bẩn, chen chúc, giao thông khó khăn, không an toàn và phố xá không vệ sinh. Đọc nhiều sự mô tả hiếm hoi cũ xưa về thành phố nầy người ta sẽ chỉ có thể rút ra được những đường nét sơ phát về những dâu vết đặc trưng mà ngày nay không còn thấy đâu nữa. Hà nội kể từ 1873 chỉ khác với Hà nội trước từ những công trình sửa đổi thành quách, tường hào và các cửa ô chia cách nhiều phường khóm khác nhau. Thành Hà Nội được bảo vệ bằng những lũy thành. Khu phố thương mại cũng được bảo vệ bằng rất nhiều cửa ô mà hiện nay chỉ còn 104


một cửa ô duy nhất là ô Jean Dupuis mà người dân Hà Nội thường gọi là ô quan Chưởng. Trong bài luận đề Le Protectorat général d'Annam sous les T'ang: essai de géographie historique...của He nry Maspéro đăng trên tập chí BEFEO vào năm 1910, bộ thứ 10, số 10, từ trang 539-584 có đề cập đến việc xây dựng cửa ô Jean Dupuis nầy và được tạm dịch như sau: . . . . . . .Vài tháng sau, vào năm 1288, đến lược quân Tàu bại trận, không kịp nghĩ tới việc chống giữ tỉnh thành và đã rút chạy trước khi bị tấn công. Một thế kỷ sau, vào thời kỳ ngắn sáp nhập Đông Kinh(tức Hà Nội) vào thế kỷ thứ XV, bọn họ đã tăng cường tổ chức phòng thù thành trì nhưng lại chểnh mãn hoàn toàn không để tâm đến những bờ đê đất bao la khó chống giữ và bọn họ đã tự mãn chiếm đóng hoàng thành cũ, nới rộng thêm ra rồi gọi là Đôngquan (Tong-Kouan) để đương đầu quyết chiến với những trận tấn công của Lê Lợi. Những sự việc nầy có vẽ như là những diều lẻ tẽ và có thề giải thích một cách dễ dàng rằng: nội thành Đông Quan (Hà Nội) luôn bị bỏ trống ở mặt thành phía Đông, và đã không có một bờ lũy chống đỡ nào đực dàn dựng nơi bờ sông Hồng cho đến cuối thế kỷ thứ XVIII. Mãi cho đến năm 1749, để chống đỡ kinh thành bị hăm dọ tấn công của giặc làm phản Nguyễn Hữu Cầu, người ta cho tái thiết Nội-la thành và cho đắp thêm một bờ đê mới dọc theo sông ở chệch về phía sau bờ đê hiện nay một chút. Cửa ô Jean Dupuis ngày nay là di tích duy nhất còn lại của công trình nầy.

(Nguồn:http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/befeo_0336-1519_1910_num_10_1_2046)

Cửa ô nầy có nguy cơ bị phá bỏ vào năm 1906 nhưng đã được Trường Viễn Đông Bác Cổ của người Pháp can thiệp mới được lưu giữ lại theo nghị định thống đốc Đông Dương ngày 16/05/1925 như sau: 105


106


107


108


109


Cửa ô Quan Chưởng nầy gồm có một cửa chánh ở giữa, phía trên có lầu canh kiểm soát người qua lại ra vào hai phía. Hai cửa hai bên không có lầu canh và được thay thế bằng 2 tấm lan can có trang trí. Phía trên tường cửa giữa có lòng một tấm bia ghi ngày tháng từ triều đại Tự Đức năn thứ 34 (1882), ghi cấm các quân canh cửa ô không được đòi tiền tô thuế từ những người đi ngang qua cửa ô. Những cửa ô khác của khu thương mại sát cạnh bờ sông hiện thấy ở đường Graines (Phố Hàng Đậu) (nơi giao điểm với Rue (đường) Duranton (phố Nguyễn Thiệp), Rue des Vases (Phối Hàng Chĩnh) Giữa Rue des Pavillons noir (Ppho61 Mã Mây) và bến cảng), Rue de Saumure (Phố Hàn Mắm) (Nơi giao điểm đường Thống chế Pétain) (phố Phan Thanh Giản), rue Fellonneau (Nơi giao điểm đại lô Amiral Courbet) (Đại lộ Lý Thái Tổ). Theo bản dồ của Phạm Đình Bạch thì có tất cả là 15 cửa ô.

Phố Hàng Đậu

110


Phố Hàn Mắm (Nguồn: http://www.cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=detail&mabv=17101&/Pho-phuong-Ha-Noi-xua.csv)

Những cửa ô đi vào ngăn cách các khu phố thương mại thông qua các cửa to lớn chiếm hết chiều rộng cửa những con đường và được đóng lại vào buổi tối. Mỗi bên cửa đều có treo hoặc dán những thông cáo của cảnh vệ và những luật, lệnh của quan tổng đốc. Những cửa vào khu phố người Tàu đều có lỗ châu mai giống như các tường thành Hà Nội. Những cửa nầy rất chắc chắn khó có ai lọt vào. Cửa ô ở Rue du Chanvre (phố Hàng Gai) với những nét cổ xưa chỉ có một cửa ra vào hình chữ nhật đứng chắn giữa một bờ tường kiên cố.

Phố Hàng Gai xưa

Phố Hàng Gai, năm 1915

(Nguồn: http://dothi.net/doi-song-do-thi/15792/ha-noi-tren-tung-con-pho-pho-hang-gai.htm)

111


Rue des Cantonnais” (phố người QuảngĐông) tức phố Hàng Ngang vào năm 1946 (Nguồn: http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Pho-co-Hang-Ngang-va-ngoi-nha-so-48-lichsu/200910/183.vnplus)

Cổng vào Rue des Cantonnais (Phố Người Quảng Đông) xưa thuộc phường Diên Hưng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long. Vào thế kỷ 18, phố có tên gọi phố Hàng Lam - phố chuyên bán đồ tơ lụa màu xanh lam, dành cho các quan tứ phẩm Triều đình sử dụng. Thế kỷ 19, tên phố đổi thành phố Việt Đông do phố có nhiều người Hoa kiều Quảng Đông sinh sống. Khu phố Hoa kiều buôn bán sầm uất, giàu có, hai đầu phố làm hai cánh cổng để buổi tối đóng lại, và đây có thể là một nguồn gốc của tên gọi phố Hàng Ngang. Cổng có phong cách kiến trúc hoành tráng biểu hiện từ một sân thượng trang trí hoa văn đặt nằm trên hai trụ cột dưới khung cửa ra vào. Thời Pháp thuộc, phố có tên là “Rue des Cantonnais” (phố người Quảng Đông), có đường tàu điện bánh sắt chạy dọc theo phố. Dân bản xứ vẫn quen gọi đó là phố Hàng Ngang cho đến ngày nay. (Nguồn: http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Pho-co-Hang-Ngang-va-ngoi-nha-so-48-lich-su/200910/183.vnplus)

Phố Hàng Ngang (Rue des Cantonnais) 112


Phố Hàng Ngang (Rue des Cantonnais)

Ngoài những cửa ô chính được xây cất bằng vật liệu nặng như đá, gạch, ngói gỗ cứng người ta còn thấy có những loại rào giậu trên có chòi canh gát . Phố Jean Dupuis ngày xưa ngoài cửa ô chính thì cách không xa mấy ở phí đối diện cũng có thêm một rào giậu làm chòi canh như vừa kể. (pl. XXVI).

Rào giậu có chòi canh trên phó Jean Dupuis

*

113


Hình ảnh Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX (http://www.cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=detail&mabv=17106&/Hinh-anh-Ha-Noi-nhung-nam-dau-the-ky-XX.csv)

Phố Sinh Từ chuyên kinh doanh dao kéo từ cuối thế kỷ XIX , nay là phố Nguyễn Khuyến.

Phố Hàng Điếu, xưa chuyên bán các loại điếu hút thuốc lào.Nhưng đến đầu thế kỷ XX chỉ còn lại vài ba nhà bán điếu, còn lại chuyển sang nghề làm và bán giày dép da.

Phố Hàng Mắm, xưa chỉ là một khu bến sông có nhiều nhà bán các loại mắm. Đến thời Pháp thuộc mới quy hoạch thành phố, gọi là phố Nước Mắm. Tên Hàng Mắm mới có chính thức từ sau năm 1945

Phố Hàng Đường đã có từ lâu, chuyên bán các loại đường, mứt; đến đầu thế kỷ XX thì có thêm bánh kẹo.

114


Phố Hàng Bạc nhìn từ phố Hàng Ngang.

Phố Hàng Đào chuyên bán tơ lụa.

Phố Hàng Bè, xưa là khu bán bè, gần cửa ô Mỹ Lộc, giáp sông Hồng. Đến thời Pháp thuộc mới lập thành phố và gọi là phố Hàng Bè.

Phố Hàng Bông cũng là một con phố có tên từ thời Pháp thuộc.

Phố Hàng Ngang. Thế kỷ 19, phố này mang tên phố Việt Đông vì tập trung nhiều Hoa kiều người Quảng Đông. Hai đầu phố có hai cánh cổng ngăn con phố lại, có lẽ vì vậy mà gọi là Hàng Ngang và sau này thành tên phố.

115


Mãi đến năm 1945 mới chính thức có tên Hàng Gà. Phố Hàng Gà. Xưa tên phố này thay đổi nhiều lần nhưng người dân vẫn quen gọi là Hàng Gà vì chuyên bán gà, vịt.

Phố Hàng Đồng chuyên bán các vật dụng làm bằng đồng. Đây là phố cổ hiếm hoi còn giữ lại nét đặc trưng này

Phố Hàng Mã là con phố mà người làng Tân Khai xưa đến mở cửa hàng bán giấy và hàng mã nhỏ.

Hàng bán ô dù ở phố Hàng Vải.

Phố Hàng Than xưa chuyên buôn bán các loại than nhưng đến thế kỷ XX lại nổi tiếng bởi các cửa hàng bán cốm.

116


H/ CỬA Ô - PHƯỜNG - PHỐ VÀ ĐƯỜNG CỦA THĂNG LONG HÀ NỘI SAU KHI BỊ THỰC DÂN PHÁP XÂM CHIẾM (1873-1928) 1/ Cửa Ô: đã viết ở các trang trước. 2/ Phường: Theo Hồi ký của Pétrus Trương Vĩnh Ký thì ngày xưa Thăng Long có 36 cửa ô phường phố nhưng đến năm Ất Hợi (1876), khi Pétrus Ký ra Thăm Bắc Kỳ thì mạng phía Đông Hà Nội chỉ có 21 đường phố sang sát nhà ngói :

“Thuở xưa còn đô thành thì có 36 cửa ô phường phố, dời nay ra tỉnh thành, phía Đông nam có 21 đường phố tỉnh nhà ngói cả: 1/ Hàng-buồm, Ngõ khách bán sách vở, đồ tàu, thuốc bắc. 2/ Quảngđông, Minh hương Khách bộ ở. 3/ Hàng-mã bán minh y minh khí. 4/ Hàng-mâm. 5/ Báo-thiên-phố, bán vải đen vải xanh. 6/ Phố-nam hay Hàng-bè, gần đó có chợ hòm, hai bên dân làm thùng cây, thùng tre. 7/ Phố Hàng-bồ. 8/ Hàng-bạc. 9/ Hàng giày, hia. 10/ Hàng mây choại. 11/ Đồng-lạc phố. 12/ Thái-dục phố tức phố Hàng-đào. 13/ Đông Hà phố tức Phố hàng-hát. 14/ Phước-kiến phố, bán đồ đồng, đồ thiếc. 15/ Phố Hàng muối. 16/ Đồng-xuân phố. 17/ Thanh-hà phố. 18/ Hàng gai. 19/ Hà-bao phố. 20/ Hàng-trà. 21/ Quảng-minh-đình phố.

Theo các viết và hành văn của Pétrus Trương Vĩnh Ký Thuở xưa còn 117


đô thành thì đây phải là thời kinh đô Bắc Kỳ bắt đầu có tên là Thăng Long kể từ sau khi Lý Công Uẩn/Lý Thái Tổ dời đô rời khỏi Hoa Lư vào đầu niên hiệu Thuận Thiên năm thứ nhất (1010), đặt phủ Ứng Thiên cai quản các vùng phụ cận hoàng thành Thăng Long; năm 1014 đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Đời Trần đổi làm phủ Đông Đô gồm phủ Đông Đô và huyện Từ Liêm. Thời thuộc Minh là đất Đông Quan và các vùng lân cận. Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi), năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) đổi Đông Quan làm Đông Kinh, còn gọi là Trung Đô. Đời Lê Thánh Tông năm Quang Thuận 10 (1469) quy định bản đồ toàn quốc chia vùng phụ trách hoàng thành gồm 36 phường làm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức thuộc phủ Phụng Thiên.. Năm Gia Long thứ 4 (1805) đổi tên huyện Quảng Đức làm Vĩnh Thuận và đổi phủ Phụng Thiên làm phủ Hoài Đức (gồm 2 huyện: Thọ Xương +Vĩnh Thuận) thuộc Bắc Thành. (Đồng Khánh Địa Dư Chí (ĐKDĐC) -Tỉnh Hà Nội, trang 3, chú thích #1, trang 6,chú thích #2). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC), bản dịch, các trang 51 và 52 chép: “Phố Hà-khẩu, Phố Việt-đông, Phố hàng Mã, Phố Báo-thiên, Phố cửa Nam, phố hàng Bồ, Phố hàng Bạc, Phố hàng Giầy, Phố Mã-mây, Phố Đồng-lạc, Phố hàng Hòm, Phố Đông-hà, Phố Phúc-kiến, Phố hàng-Lam, Phố Đồng-xuân, Phố hàng-Gai, Phố Thanh-hà, Phố Hà-Bao (hàng Đẫy), Phố hàng-Chè. “Xét: Đô thành Hà Nội ngày xưa nguyên có 36 phố phường. Nay chung quanh phía đông nam tỉnh thành gồm 21 phố, nhà ngói san sát liền nhau, những hàng hóa hàng trăm hàng ngàn đều tụ ở đấy cả, nhân vật cũng rất phồn thịnh. “Đình Quảng-minh. Ở phía Nam tỉnh thành, nhà cửa trù mật, hành khách có nhiều người đến ngủ trọ.”

Xét lại thì thấy không còn đủ số 36 phường của thời Lê Thánh Tông trong niên hiệu Quang Thuận 10 (1469). Thời Minh mạng, Bắc Thành (Thăng Long) trở thành tỉnh Hà Nội và trong số các đơn vị hành chánh không còn thấy đơn vị nào khởi đầu bằng chữ chữ Phường nữa. Có thể nói rằng 36 phố phường thời đại Lê Thánh Tông chỉ là một con số chứ không kê khai rõ phường nào, ở đâu. . .? Chỉ có thể biết một cách suy đoán rằng 36 phường đó vào thời Lê Thánh Tông đã bị giảm sụt vào thời Gia Long và không còn thấy kể tới từ thời Minh Mạng trở về sau. Con số 36 phường cũng không phải là sản phẩm mới mẻ hay độc quyền của nhà Hậu Lê khai sáng ra như nhiều nguồn dư luận vì tângng bốc Lê Thánh Tông một cách quá lố cho nên đã phê phán một cách vô trách nhiệm đó là s3n phẩm riêng của nhà Hậu Lê và chỉ có từ thờ nầy. Thực sự thì đơn vị hành chánh cấp phường đã có từ thời Lý, Trần và không phải chỉ có 36 118


phường mà là 61 phường: (i) Sách Đại Việt Sử Ký Tiền Biên (ĐVSKTB) Bản Kỷ, Quyển V viết: “Canh Dần, Kiến Trung năm thứ 6 (1230) (triều đại Trần Thái Tông) . . . . . Định các phường về hai bên tả hữu kinh thành, bắc chước đời trước chia làm 61 phường. . . . . . . Xây đắp thêm bốn cửa thành ở phía ngoài thành Đại La, quân Tứ Sương thay phiên nhau canh giữ. Trong thành dựng cung điện lầu các và nhà lang ở phía đông và phi tây; bên tả là cung Thánh Từ, (nơi thượng hoàng ở), bên hữu là cung Quang Triều (nơi vua ở)”. (ĐVSKTB, Bản Kỷ. NXBKHXH- Hà Nội (1997), tr.125).

Bắt chước đời trước tức là đời nhà Lý. (ii) Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (TGCM), Chính Biên, Quyển V viết: Canh Dần, năm thứ 6 (1230), Tháng 3 . . . . . . . . .Đắp thành Thăng Long cho được kiên cố thêm. Nhân nền thành cũ của nhà Lý mà đắp thêm cho được kiên cố. . . . . Ngoài thành, bốn cửa có bốn đội Tương quân thay phiên nhau canh giữ; bên tả và bên hữu thành chia làm sáu mươi mốt phường, có đặt ti Bình Bạc . (TGCM Chính Biên, q.VI (Viện Sử Học/ NXBGD/1998), tr.451).

Như vậy tức là đời Lý và đời Trần số phường không thay đổi và gồm có 61 phường. Tới đời Hậu Lê, thời đại Lê Thánh Tông thì số phường ở thành Thăng Long chỉ có 36, giảm mất đi gần ½ . Một điều khiến cho đa số người hậu sinh bối rối là sự không biệt của sử sách cũ từ trước tới nay giữa Phường và Phố và lúc nào cũng ghép chung lẫn lộn hai từ nầy chung với nhau : Phố Phường. Phường không phải là phố bởi vì Phường là một đơn vị hành chánh kế tiếp đơn vị hành chánh Quận dùng cho các cấp tỉnh thành hay thị trấn. Trong một quận có nhiều phường. Trong một phường có nhiều con đường và trên một con đường có nhiều căn xá (nhà thường), hay phố (nhà gạch) được xây cất 2 bên con con đường đó. Sở trị hành chánh của mỗi Phường nằm trên một trong những con đường mà phường đó quản trị. 3/ Phố xá và những con đường:

Mỗi con đường có nhiều căn phố xây cất hai bên vệ đường mà chủ nhân những căn phố đó chuyên sản xuất và bán buôn một loại mặt hàng đặc biệt. Tên gọi mỗi mặt hàng đặc biệt, tức là mỗi con đường trong một khu phố thuộc một phường không có tên riêng. Như vậy có thể suy định rằng từ thời Lê Thánh Tông, Thăng Long có 36 phường, mỗi phuờng có nhiều con đường đông đúc nhà cửa, phố xá. Hai bên con đường có những phố xá chuyên buôn bán hay sản xuất một loại hàng kinh tế riêng biệt. Do 119


đó không thể nói Thăng Long thời xưa chỉ có 61 hay 36 con đường bởi vì có 61 hay 36 phường. Câu hỏi đặt ra là Thăng Long thời xưa vào thời nhà Hậu Lê có bao nhiêu con đường trong tổng số 36 phường? Có thể nói ngay rằng ít nhất là phải có 36 con đường cho 36 trị sở của các phường đó. Trị sở nằm trên con đường nào thì tên gọi của phường và dãy phố nằm hai bên đường cũng được gọi theo tên con đường đó. Thí dụ: Phường Hàng Mắm thì Phố cũng là phố Hàng Mắm và đường cũng là đường Hàng Mắm hay nói khác đi là Phố, Phường, và Đường có cùng một tên. Dấu tích của các nhà công hội của 36 Phường ở khu phố dân cư phía đông thành Thăng Long sát bờ đê sông Hồng vẫn còn có thể tìm thấy trong thời đại Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên con số các nhà công Hội không thể căn cứ vào để xác định vị trí trụ sở hành chánh của mỗi phường bởi vì trên một phường có thể có nhiều nhà công hội.

(Hình gốc bản đồ: http://www.webjournal.unior.it/Dati/18/58/6.%20Hanoi.pdf) (Address on PC: Libraries/ documents) (Nguồn: http://www.indochinacharmtravel.com/destinations/north-of-vietnam/hanoi-travel-guide/hanoi-old-quarter.html)

120


Khu Phố Cổ Hà Nội hiện nay ( Address on PC: USB G/ Hanoi 1986 main_ Maps Bui Tuân / nha cong hoi 36 pho phương)

Khu Thương Mại ngoại thành Hà Nội bị thiêu hủy nặng nề bởi quân 121


Cờ Đen Trung Quốc từ đêm 15 và ngày 16 tháng 05/1883. Sau khi thành Hà Nội được quân Pháp giải tỏa áp lực khủng bố cướp bốc của quân Cờ Đen, dân chúng bản xứ sơ tán chạy giặc nay lục tục trở về nơi cư sở cũ của mình ở Hà Nội và những công trình quan trọng cãi tiến thành phố cũng bắt đầu thực hiện dưới quyền cai quản của trú sứ Pháp ở Hà Nội là Raymond Bonal đích thân quy hoạch những công đoạn chính yếu cho các công trình đổi mới Hà Nội trong tương lai mặc dù không có một ngân sách nào từ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương hay từ chính phủ Pháp ở Paris tài trợ. Cái “khôn khéo” của Bonal là thu vét tài nguyên, vật lực và nhân lực sẵn có ở Bắc Kỳ để củng cố và xây dựng đổi mới thành phố Hà Nội: tù nhân người bản xứ được xử dụng làm phu dịch; các thợ thủ công có tay nghề bị trưng dụng và do các trưởng khu phố cung ứng; gạch, đá được lấy từ những căn nhà bị quân Cờ Đen thiêu hủy dùng để lát các mặt đường đất nơi khu Hội Thừa Sai và chung quanh khu Hồ Hoàn Kiếm. Số gạch, đá được thu hồi từ các nhà cửa phố xá của người dân bản xứ Bắc Kỳ bị đốt phá trong cuộc chiến với quân Cờ Đen ở khu vực Hội Thừa Sai và chung quanh Hồ Hoàn Kiếm cũng đủ để sắp xếp và chèn lót một cách vững chắc cho 150 con lộ và ngõ hẻm của thành phố Hà Nội. Nhằm mục đích nới rộng những con đường. . . . Thành phố Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp kể từ 01/10/1888, vẫn là thủ đô của Bắc Kỳ nhưng trị sở của thủ đô phải di chuyển về làng Cầu Đơ vào năm 1901. Những công trình tu bổ, nới rộng và làm sạch các dường phố h Hà Nội bắt đầu. Trong những năm tháng kế tiếp, rất nhiều sự cãi thiện đã được thực hiện, đáng kể hơn hết là những chợ tại các đường Hàng Tre, đường Hàng Gạo, đường Tỉnh Thành và đại lộ Đồng Khánh, tất cả đều được thực hiện qua nghị định ngày 06/04/1888. Kể từ năm 1884 đến năm 1888, trong khi một khu phố mới của người Pháp đang được thành hình thì khu vực nằm giữa khu Nhượng Địa và Hồ Gươm cũng được xây dựng những căn cơ công cộng trong khu phố Thương Mại mà trong số đó có bất động sản trú sở đầu tiên của Công Sứ Pháp tại đường Hàng Gai (Rue de Chanvre). Cũng tại nơi Khu Phố Thương Mại, một nhà in được thiết đặt tại đường Hàng Bông, một ngôi trường học đầu tiên tại đường Mã Mây (Rue de Pavillons Noirs), la première loge maconnique (Rue de Pavillons Noirs), la première gendarmerie tại đường Hàng Bè (Rue des Radeaux) và kế tiếp đường Hàng Bồ (Rue des Paniers). Những cửa hàng chính buôn bán sĩ xuất hiện 122


trên đường đường Hàng Chiếu (Rue Jean Dupuis). Trong nhiều năm, khu phố Thương Mại cũng trở thành một địa điểm duy nhất cho những cuộc hội họp và đãi đằng đầu tiên do người Pháp tổ chức ở Hà Nội tại ngôi đình Hội quán bang hội của những người Quảng Đông (le temple des Cantonnais) tọa lạc tại số 22 đường Hàng Buồm (Rue de Voiles).

Chính ngay tại địa điểm nầy cũng đã từng được dùng để tổ chức 4 phiên họp đầu tiên của Ủy Ban Nghiên Cứu Công Nghiệp và Thương Mại ở Bắc Kỳ do Paul Bert sang lập từ năm 1886. Nơi đó cũng là nơi người Pháp tổ chức tiệc tùng ăn mừng ngày kỷ niệm lịch sử 14 tháng 7 của họ. Đình Quảng Đông cũ đã bị tu sửa và những dấu vết hình tích đã có của ngôi đình cũ kể từ khi lái buôn Jean Dupuis mở cuộcc tiếp tân tại nơi nầy vào ngày 23/12/1872. (André Mason, Hanoi pendant la période héroique 1873-1888, tr.tr.146-150). Trên 2 bản dồ thành phố Hà Nội được C. Madrolle trích dẫn từ tập sách Tonkin du Sud- Hanoi, xuất bản vào năm 1907, và tập sách Hanoi et ses Environs xuất bản vào năm 1912 (cùng một bản đồ) thì các đường phố mới và chính yếu mang tên bằng tiếng Pháp không có nhiều kể cả những đường phố cũ có tên gọi bằng tiếng Việt Nam đã được dịch sát nghĩa sang tiếng Pháp.

*

123


124


Trong một bản đồ tỉnh Hà Nội được trích sao vào năm 1928 và 1936, tên các đường phố bằng tiếng Pháp hầu như đã được ghi chép đầy đủ. Ngoài những con đường đã được chỉnh trang từ năm 1918 thì còn có những con đường đã được mở rộng và những con đường đang xây dựng. Những đường vẽ màu đỏ trong bàn đồ nầy cho biết tình trạng của những công trình vừa kể:

125


126


http://geog.mcgill.ca/faculty/turner/Turner%202009%20Hanoi's%20Ancient%20Quarter%20Urban%20Studies.pdf

Phố cổ nằm ở giữa tòa thành và con sông, và các đường phố của nó mang lại một dáng vẻ khác lạ, nhờ ở kiến trúc độc đặc của các ngôi nhà. Kể từ khi có sự chiếm đóng của người Pháp vào năm 1882, các sự tu bổ lớn lao đã được thực hiện trong việc thiết trí thành phố và tạo lập các con lộ và các đường phố. Khu phố gần con sông nhất dần dần mang dáng vẻ thành phố Á Đông thuộc Pháp. Các đường phố mới rộng, dài, được trồng cây, và thắp sáng bằng điện, đã được xây dựng, trong đó Phố Rue Paul Bert là thông lộ buôn bán chính yếu, gồm chứa các cửa hiệu Âu Châu, các khách sạn v.v….. Tòa Thị Chính, Bưu Điện, Ngân Khố, Câu Lạc Bộ và Bục Hòa Nhạc (Band-stand) nằm sát Phố Bờ Hồ (Rue de Lac). Nhà Thờ Công Giáo, một công trình to lớn nhưng xấu xí, với hai tháp cao, tọa lạc tại một đường phố nằm phía sau Phố Rue Jules Ferry, lại vươn cao ngất ngưởng vì là kiến trúc dễ nhận ra từ phần lớn các nơi trong thành phố. Một tượng bằng đồng đẹp đẽ của Paul Bert được dựng tại Công Viên đối diện với Hồ Nhỏ (Petit Lac), và được khánh thành vào ngày 14 Tháng Bẩy năm 1890. Hồ Nhỏ [Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm] (Petit Lac) là một giải nước nằm giữa thành phố mới, mang lại vẻ đẹp như tranh bởi các ngôi đền lạ lùng chiếm ngụ các hòn đảo điểm họa cho nó. Các khách sạn khá tốt. Tại thành phố bản xứ, 127


các đường phố được bảo trì rất tốt và rất sạch sẽ khi so sánh với phần lớn các thành phố phương Đông. Chúng đều được thắp sáng và khô ráo. Một số ngôi nhà trông rất kỳ lạ và đặc thù. Về các ngôi đền, ngôi chùa Đại Phật [?] (Grand Buddha?) bên bờ Hồ Lớn [Hồ Tây?] (Grand Lac), có lẽ là ngôi chùa quan trọng nhất, bởi nó chứa đựng một ngôi tượng của vị thánh bằng đồng vĩ đại [nhiều phần nói đến tượng đồng đặt tại đền Quan Thánh, bên Hồ Tây, chú của người dịch]. Một sân Đua Ngựa mới, mở cửa để sử dụng trong năm 1890, được tạo lập ngay bên ngoài thành phố mới. Các cư sở của viên Toàn Quyền và Tự Lệnh Quân Đội, Các Văn Phòng Chính Phủ, Nhà Thương, và một số kiến trúc công khác được đặt tại vùng trước đây là “Khu Đặc Nhượng” (Concession) gần bờ sông. Dân số trong năm 1897 là 102,700 người trong đó có 950 người Âu Châu, 100,000 người An Nam, 1697 người Trung Hoa, và 42 người Ấn Độ. Có vài tờ báo bằng tiếng Pháp được ấn hành trong thành phố. Các tàu chạy bằng hơi nước trên Sông Cái cho mãi đến tận Lào Kai, gần vùng biên cương với Vân Nam, và một hoạt động mậu dịch xuyên quá đáng kể đang phát triển. Một đường xe hỏa nay đang được xây dựng từ Hà Nội đến Phủ Lạng Thương, nơi từ đó một tuyến đường chạy đến Lạng Sơn và vùng biên cương Trung Hoa. Một đặc nhượng đã được chấp thuận cho việc nối dài tuyến đường xe lửa cho đến Long Châu, trong tỉnh Quảng Tây [Trung Hoa]. Nguồn : http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacCBNormanBacKy.htm

RanBureau de gestion du Vieux Quartier, Hanoi, 2005 The streets of the Ancient Quarter, Hanoi (Nguồn: http://geog.mcgill.ca/faculty/turner/Turner%202009%20Hanoi's%20Ancient%20Quarter%20Urban%20Studies.pdf)

128


Étude sur les maisons communales du Vieux Quartier d'Hanoi (http://www.toulouse-hanoi.org/IMG/pdf/Etude_sur_les_maisons_communales-fr.pdf)

1. Maisons communales dédiées aux créateurs des metiers 1.1 Signification et naissance des maisons communales dédiées aux créateurs des métiers. Hanoi fut à l’origine un village qui évolua jusqu’à devenir une ville. Ainsi, ses habitants, tout d’abord paysans, suivirent la même évolution et devinrent citadins, ce qui eut pour conséquence de transformer les croyances paysannes en croyances citadines. Les Hanoiens sont originaires de diverses régions. Autrefois, ils furent paysans, cultivant le riz et rendant le culte à leur génie tutélaire afin de lui demander pluie et soleil. Tandis que le mari labourait les champs et que la femme repiquait les plants de riz, le buffle tirait la charrue. Lorsqu’ils s’installèrent en ville, ils cessèrent d’exercer ces travaux. Aujourd’hui encore, certaines communes continuent à se transformer en arrondissements urbains. Les habitants y vivent encore de l’agriculture qui est leur activité principale, mais ne tarderont pas à devenir citadins à leur tour. Les citadins ne travaillent pas dans l’agriculture mais dans l’artisanat et dans le commerce existant déjà en tant que métiers d’appoint dans les villages. Bien qu’urbanisés, ils sont très attachés aussi bien matériellement que moralement au village dont ils sont issus. Cependant, leur attachement moral, en particulier leurs croyances, est bien plus fort et prime surleur attachement matériel. Nouveaux venus en ville, ils avaient amené avec eux leur génie. Cette réalité se manifeste remarquablement à travers l’existence des maisons communales où s’exercele culte des créateurs des métiers. Actuellement, il existe à Hanoi deux sortes de maisonscommunales principales. D’un côté, il y a les maisons communales construites par les habitants des anciens villages de Hanoi euxmêmes, à l’instar des maisons communales Dong, ThanhHa… et de l’autre, celles édifiées par des habitants issus de divers horizons telles les maisons communales Chau Khe Vong Tu, Truc Lam… Nous ferons tout d’abord une brève esquisse du culte des créateurs des métiers avant d’aborder le thème des maisons communales dédiées à ceux-ci. 1.2 Culte des créateurs des metiers Le culte des créateurs des métiers est en effet une forme du culte des ancêtres provenant de la reconnaissance de ceux qui ont donné la vie à ces habitants. Les ancêtres leur ont donné la vie, les créateurs des métiers leur ont appris et transmis le métier afin de s’installer et subsister. Le créateur du métier est également considéré comme un génie. 1 Bureau de gestion du Vieux Quartier, Hanoi, 2005

A la capitale de Thang Long, les croyances relatives au culte des créateurs des metiers sont assez fortes, traduites par la présence de nombreuses maisons communales dédiées à ceuxci, présence à laquelle aucun autre centre du Vietnam ne 129


peut se comparer. Deux maisons communales, Kim Ngan et Truong Dinh, situées dans la rue Hang Bac, étaient les lieux où la cour déléguait aux villageois de Chau Khe (district Binh Giang, province Hai Duong) le moulage de l’argent et où des produits de qualité et de poids certifiés étaient délivrés. Une autre maison communale dédiée au métier de bijoutier et située dans la rue Hang Bo fut construite par les villageois de Dinh Cong Thuong (district Thanh Tri, Hanoi) en hommage aux trois frères TRAN qui leur avaient enseigné ce métier au début du VIème siècle (Au début des années 1920, la maison communale fut abandonnée et les tablettes ancestrales furent recueillies par le village Dinh Cong Thuoc). A Hanoi se trouvent également deux maisons communales du métier de cordonnier, toutes deux créées par les villageois de Cham (district de Gia Loc, province Hai Duong), l’une se situant dans la rue Hai Tuong, l’autre dans la rue Hang Hanh. De plus, il existe encore des maisons communales dédiées aux métiers de fabricant d’éventails (4 rue Hang Quat), de boucher (10 rue Hang Buom), de brodeur (maison communal Tu Dinh, ruelle Tam Thuong), d’artisan de laquage (maison communale Ha Vy, rue Hang Hom), de teinturier (maison communale Bich Du, rue Tho Nhuom et maison communale Bich Luu, rue Hai Ba Trung), de ferronnier (deux maisons communales dont l’une située à la rue Lo Su, l’autre à la rue Hang Thiec), d’étainier (2 rue Hang Non), de tourneur (rue Hang Hanh, édifiée par les villageois de Nhi Khe, district Thuong Tin, province Ha Tay). Toutes ces maisons communales furent construites grâce à la contribution volontaire des provinciaux installés dans la capitale afin de rendre le culte aux créateurs des métiers. Ces créateurs sont tantôt identifiés tels que les créateurs du métier de cordonnier comprenant Messieurs Pham Duc Chinh, Nguyen Si Ban et Pham Thuan Chinh, tous originaires du village Cham de la province Hai Duong, ou celui de brodeur et brodeur d’ombrelles, Monsieur Le Cong Hanh, originaire du village Quat Dong (district Thuong Tin, province Ha Tay) ; tantôt anonyms comme le créateur du métier d’étainier, appelé simplement le Créateur (de Bach Tich : chaînes d’argent) lors des prières... L’existence des maisons communales montre alors que la pratique du culte des créateurs des métiers est assez forte à Thanh Long - Hanoi, reflétant ainsi l’attrait de la capitale pour des habitants de toutes les régions du pays, et ce, durant toutes les époques. Les maisons communales dédiées aux créateurs des métiers à Thang Long - Hanoi se divisent en deux courants: 2 Bureau de gestion du Vieux Quartier, Hanoi, 2005

1 . Les maisons communales exclusivement dédiées aux créateurs des métiers: - La Maison communale Xuan Phien vénère le créateur du métier de fabricant d’éventails. - La maison communale Hai Tuong vénère le créateur du métier de cordonnier. - La maison communale située dans la rue Hang Non vénère le créateur du métier d’étainier. - La maison communale Kim Ngan vénère le créateur du métier de bijoutier. - La maison communale Lo Ren située dans la rue Lo Ren vénère le créateur du métier d’étainier (Bach Tich : chaîne d’argent). - La maison communale Lo Ren située dans la rue Lo Su vénère le créateur du métier de 130


ferronnier Da Hoi. - La maison communale Ha Vy vénère le créateur du métier d’artisan de laquage. - La maison communale Tu Dinh vénère le créateur du métier de brodeur. - La maison communale Phuc Hau vénère le créateur du métier de miroitier. - La maison communale Vu Du vénère le créateur du métier de brodeur d’ombrelles. - La maison communale Truc Lam vénère le créateur du métier de cordonnier. – La maison communale Nhi Khe vénère le créateur du métier de tourneur. 2. Les maisons communales dédiées conjointement aux créateurs des métiers et aux autres génies: - La maison communale Kiem Ho vénère le créateur du métier de laquage ainsi que le roi Le Loi. - La maison communale Lo Ren, située dans la rue Lo Ren, vénère le créateur du métier de ferronnier ainsi que Cao Son et Quy Minh. - La maison communale Nam Ngu vénère le créateur du métier de laquage ainsi que Bach Ma, Linh Lang et Cao Son. - La maison communale Bich Luu vénère le créateur du métier de teinturier ainsi que Chu Dong Tu et Tien Dung. - La maison communale Dong Lac vénère le créateur du métier de couturier de couvres-seins en soie ainsi que Bach Ma, Linh Lang et Cao Son... Ce genre de culte montre que les créateurs des métiers sont placés au même rang que les genies tutélaires, ce qui est le signe des multiples croyances citadines. Le culte des fondateurs des métiers n’est qu’une des croyances citadines mais il marquee la transition du culte du Village pratiqué par des paysans au culte de la Corporation pratiqué par des citadins. 3 Bureau de gestion du Vieux Quartier, Hanoi, 2005

1.3 Les fêtes dans les maisons communales dédiées aux créateurs des metiers A Thang Long – Hanoi, les fêtes traditionnelles sont généralement organisées dans plusieurs lieux : les temples et les pagodes où les festivités sont alors dédiées à la sainte mère, les maisons communales où celles-ci sont dédiées aux génies tutélaires et les maisons communales où les fêtes sont dédiées aux créateurs des métiers. Les villages d’origine des Hanoiens ont également leurs génies tutélaires sous forme d’anges tels que Cao Son, Qui Minh… ou des personnages comme Trieu Quang Phuc, La reine – mère Y Lan, Ly Thuong Kiet…. Aujourd’hui, les croyants ont tendance à fréquenter assidûment les pagodes dédiées à la sainte mère car celle-ci se trouve ici-bas près du peuple tandis que les génies tutélaires sont invisibles et ne peuvent partager de manière équitable leur générosité. Quant aux personnages de Trieu Quang Phuc, Y Lan et Ly Thuong Kiet, ils n’ont rien à offrir. Par conséquent, les maisons communales sont de moins en moins fréquentées par les croyants. Seules celles dédiées aux créateurs des métiers restent en activité grâce aux artistes d’arts traditionnels qui gardent encore cette foi traditionnelle au « Créateur du métier ». Ce dernier peut encore les aider à être meilleurs dans leur métier, à fabriquer de beaux produits et à élargir leur marché. 131


1.4 Évaluation de l’état actuel des maisons communales dédiées aux créateurs des metiers dans le Vieux Quartier de Hanoi Après la guerre, Hanoi se retrouva en état de grave pénurie de logements et l'État dut donc renforcer les surfaces habitables. Les populations qui ne possédaient pas encore de logement étaient temporairement logées dans les maisons communales, d’autres familles y emménagèrent de leur propre volonté. Le processus de reconstruction du pays suite à la guerre privilégia le renforcement des logement. Parallèlement, la politique d’« éradication des superstitions » eut pour conséquence la déréliction des bâtiments religieux. Les maisons communales dédiées aux créateurs des métiers et situées dans le Vieux Quartier de Hanoi n’échappèrent pas à la situation et perdirent leur vrai rôle, c’est-à-dire un lieu où s’exerçait le culte des corporations de métiers. Leurs surfaces disponibles se retrouvèrent aménagées en surfaces habitables. Cependant, la partie principale des maisons communales restait toujours dédiée au culte mais elle perdait au fur et à mesure son rôle, victime du désintérêt général. Actuellement, seuls les habitants vivant dans ces maisons communales s’occupent du culte durant les jours fériés et les jours de l’An. Ces maisons communales sont aujourd’hui devenues des lieux de forte concentration de population, à l’exemple de la maison communale Truong Thi (50 rue Hang Bac) où logent près de trente familles, ou encore la maison communale Kim Ngan (42 rue Hang Bac) occupée par dix neuf familles. Certaines de ces maisons, ayant changé de vocation, deviennent des bibliothèques ou clubs d’arrondissement telles la maison communale Hoa Loc Thi (90 rue Hang Dao) – dédiée au métier de teinturier de soie, ou la maison communale Lo Ren (1 rue Lo Ren)… d’autres ont tout simplement disparu, à l’image de la maison communale Phuc Hau (métier de miroitier) et la maison communale Hang Non (métier d’étainier). Tableau des maisons communales dédiées aux créateurs des métiers dans le Vieux Quartier de Hanoi

132


2. Cause de la perte des métiers et des rues de métiers Autrefois, les rues de métiers se concentraient dans la zone des 36 rues et corporations composée de métiers artisanaux renommés et rattachés au nom des rues. Ainsi, la rue Hang Hom fabriquait des malles, la rue Hang Bac des objets en or et en argent, la rue Lo Ren des objets en métal. La plupart des artisans qui vivaient dans les rues de métiers au centre de Hanoi étaient originaires des villages de métiers renommés et situés dans la banlieue de Hanoi ainsi que dans d’autres provinces voisines. Suite à la libération de la capitale en 1954 et au processus d’ « entrée en coopérative des secteurs public et privé » à Hanoi, plusieurs rues ne furent plus spécialisées dans l’artisanat traditionnel. Le nombre de métiers dans le centre de Hanoi diminuait de plus en plus, et ce, concernant particulièrement les rues de métiers spécialisées qui n’existèrent quasiment plus au cours de la transition à l’économie de marché. La plupart des rues de métiers traditionnels subirent les effets de l’économie depuis l’ouverture de celle-ci. Aujourd’hui à Hanoi, il n’y a quasiment plus de rues étant à la fois des lieux de fabrication et des lieux de vente de marchandises. Sur plus de cinquante rues (ruelles) dont le nom commence par la lettre “Hàng” (marchandises), il n’en reste que six (parmi treize rues) qui exercent encore leur métier d’origine (D’après les statistiques du Bureau de gestion du Vieux Quartier – Juin) ce qui signifie qu’elles conservent leurs activités traditionnelles de fabrication de marchandises. Il s’agit des rues Hang Thiec, Lo Ren, Hang Hom, Hang Bac, To Tich (rue des Tourneurs), Lan Ong. Par ailleurs, trois autres rues sont spécialisées dans le commerce de marchandises traditionnelles rattachées au nom des rues: rues Hang Ma, Hang Dong, Hang Manh. Cependant, la quantité de produits fabriqués sur place est plus faible par rapport à celle des produits en provenance d’autres endroits. Dans certaines rues, on ne vend plus de produits traditionnels désormais remplacés par des nouveaux, il y est plus principalement question de commerce que de fabrication, à l’image de la rue Hang Gai où se vendent la broderie et la soie; des rues Hang Dau et Hang Be, specialises dans la vente des chaussures; de la rue Hang Khoai où l'on trouve des produits en porcelaine. La perte des métiers et des rues de métiers traditionnels dans le Vieux Quartier de 133


Hanoi ainsi que la conversion de ces dernières en rues commerçantes ou commerciales s'expliquent par les raisons suivantes : - La guerre a duré trop longtemps. - Certaines politiques de l'État nées après la guerre et durant l’époque de l'État Providence encourageaient le modèle économique des coopératives, par exemple celle d’« entrée en coopérative des secteurs public et privé». - Les moeurs sociales et la population ont évolué. - Les besoins des consommateurs ont évolué, les produits traditionnels ne conviennent plus aux conditions de vie moderne, ce qui conduit à des bénéfices trop maigres. - Le Vieux Quartier devient trop étroit pour des ateliers de fabrication. Le prix du terrain est devenu très élevé, ainsi, la surface réservée à la fabrication a cédé la place à une surface de vente. - Le prix plancher des produits n’est pas stable et subit des fluctuations spontanées enfonction de celles du marché. - La qualification des métiers est encore modeste. - L’artisanat traditionnel n’est pas encore associé au développement touristique. - Les produits en provenance de l’étranger constituent une sérieuse concurrence. - Bien qu’il ne reste plus beaucoup d’artisans qualifiés et expérimentés, les jeunes neveulent plus succéder aux anciens afin de poursuivre les métiers traditionnels. 7 Bureau de gestion du Vieux Quartier, Hanoi, 2005

- L’ouverture de la formation aux métiers dispensée par d’excellents artistes des arts traditionnels rencontre des difficultés au niveau de la structure. Par ailleurs, ces artistes sont très peu nombreux. 8

134


Hanoi 1919 L. Bonnafont, Guide du Tonkin (File: Desktop/ Maps very good/Truyen)

135


HÀN NỘI 1945-1954 Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ II và cho tới lúc Nhật xâm chiếm Đông Dương, đường phố Hà Nội vẫn tiếp tục với những tên sẵn có do thực dân Pháp sắp xếp và đặt tên từ xưa. Tên những đường phố Hà Nội vào đầu năm 1945 gồm những tên đường phố trong bản liệt kê sau đây:

136


Khi sắp thua trận, quân phiệt Nhật đảo chính toàn thể bô máy hành chánh cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương rồi trao trả độc lập và toàn thể lãnh thổ nước Việt Nam từ Nam chí Bắc cho chính quyền của hoàng đế Bảo Đại với điều kiện Việt Nam phải là một tiểu bang trong khối Đại Đông Á của Đế Quốc quân phiệt Nhật. Bảo Đại liền ra ngay dụ chỉ hủy bỏ tất cả những hiệp ước bất bình đẳng mà Việt Nam đã ký kết với nước Pháp kể từ năm 1884: đây có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập do hoàng đế Bảo Đại thực hiện vào đầu năm 1945. Phan Kế Toại giữ chức vụ Khâm sai toàn quyền ở Bắc Bộ. Trong Giai đoạn nầy tên đường phố Hà Nội cũng chưa có gì thay đổi. Nhật đầu hàng Đồng Minh, đảng CS Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội vào mùa Thu năm 1945 với sự tiếp tay nội tuyến của khâm sai Phan Kế Toại và dẫn đến việc Bảo Đại Thoái vị và trở thành cố vấn tối cao cho chính quyền của Việt Minh ở Hà Nội do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Tên đường Hà Nội vẫn chưa có gì thay đổi. Pháp theo chân quân đội Anh trở lại Sài Gòn rồi sắp xếp riêng với chính quyền quân sự của Tưởng Giới Thạch để thay thế quân giải giới của Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Bắc Kỳ rồi dưa quân Pháp trở vào Hà Nội. Sau khi những cuộc sắp xếp chính trị giữa Pháp và Việt Minh ở Bắc Việt không thành, Việt Minh nổ súng tấn công quân Pháp ở Hà Nội vào tháng 12 /1946 để khởi động cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Việt Minh rút khỏi Hà Nội lui về chiến khu an toàn ở Việt Bắc. Thành phố Hà Nội nằm trong vùng kiểm soát của người Pháp,bị phá hủy và thiệt hại nặng nề. Chính quyền thực dân Pháp tiếp tục những cuộc dàn xếp chính trị giữa Pháp và Việt Minh nhưng không thành cho nên quay sang giải pháp Bảo Đại với Thỏa ước Élysée 08/03/1949 ký kết giữa Bảo Đại và Tổng thống Pháp. Ngày 30/12/1949, Quốc trưởng Bảo Đại cùng Cao ủy Pignon ký các hiệp định thi hành thỏa ước Élysée tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Các Công sở được chuyển giao cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam Cựu Hoàng Bảo Đại trở về Việt Nam với vai trò quốc trưởng để điều khiển một chính phủ mới của toàn thể nước Việt Nam gồm có miền: Nam Việt, Trung Việt và Bắc Việt . Mỗi miền có một thủ hiến cai trị với một tổ chức chính quyền riêng. Thủ hiến Bắc Việt vào thời điểm nầy là Nguyễn Hữu Trí. Thị trưởng thành phố Hà Nội là Thẩm Hoàn Tín được bổ nhiệm bởi sắc lệnh số 15-NV ngày 27/02/1950.

137


Nghị định số 138-ND ngày 28/02/1951 của Thị trưởng Thành phố Hà Nội (được Thủ hiến Bắc Việt duyệt y) đặt tên mới các phố trong Thành phố: thành phố Hà Nội bắt đầu có những bản tên đường phố bằng tiếng bản xứ. Có tất cả 355 dường, đại lộ, bến sông và bờ đê cùng với 20 công trường, vườn hoa công cộng...được đổi tên sang tiếng Việt. Sau đây là bản sao chép Nghị định số 138-NV ngày 28/02/1951 và bảng danh sách những phố trong thành phố Hà Nội mang tên mới bằng tiếng Việt so chiếu với tên phố cũ bằng tiếng Pháp. Các bản sao chép nầy trích ra từ tập sách LỊCH SỬ HÀ NỘI QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ- Tập I - ĐỊA GIỚI HÀNH CHÁNH HÀ NỘI TỪ 1873 ĐẾN 1954 do Cục Lưu Trữ Nhà Nước/Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin (Hà Nội) ấn hành vào năm 2000:

138


139


140


141


142


143


Bản danh sách tên đường thành phố Hà Nội trong sách Lịch Sử Hà Nội Qua Tài Liệu Lưu Trữ (Tập I) kể trên chỉ là sự sao chép lại từ một tập sách xuất bản của Tòa Thị Chính Thành phố Hà Nội năm 1951 có tên là BẢNG CHỈ DẪN CÁC PHỐ HÀ NỘI. Tưởng cũng cần lưu ý rằng, Tòa Thị Chính Hà Nội vào năm 1951 do một chức quyền của chính phủ Bảo Đại-Trần Trọng Kim vào thời đó là ông Thẵm Hoàn Tín làm Thị Trưởng do Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí bổ nhiệm chứ không phải là ông Bác sĩ Trần Phúc Lai mà nhiều tài liệu trước và sau trong nước từng phổ biến và đề cao về sự nghiệp “đổi và đặt tên đường mới cho thành phố Hà Nội” của ông bác sĩ nầy nhất là kể từ sau ngày nước Việt Nam bị chia đôi vào năm 1954.

144


Trên đây là bìa của tập sách Bảng Chỉ Dẫn các Phố Hà Nội của Tòa Thị Chính Hà Nội đã phổ biến vào năm 1951 vào lúc ông bác sĩ Trần Phúc Lai không phải là thị trưởng chính thức của thành phố Hà Nội. Đặc biệt lưu ý là ở góc trên phía trái của bìa nầy có hình lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất do cựu Hoàng Đế Bảo Đại làm Quốc Trưởng kể từ 1950.

145


146


(Không có trang 7)

147


148


Quân đội thực dân Pháp thua trận Điện Biên Phủ và nước Việt Nam bị chia đôi theo Hiệp Định Genève ngày 20/07/1954. Bắc Việt do chính quyền VNDCCH của Hồ Chí Minh kiểm soát. Hà Nội trở thành thủ đô của VNDCCH, vĩ tuyến thứ 17 là ranh giới tạm thời phân chia hai miền Nam, Bắc của nước Việt Nam. 149


Tại miền Nam, Ngô Đình Diệm trở thành tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa sau khi hạ bệ cựu hoàng Bảo Đại và với sự viện trợ, hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức cuộc tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam như Hiệp định Genève ấn định. Miền Nam Pháp rút lui, Hoa Kỳ bắt đầu can dự vào Việt Nam để chận đứng Cộng Sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam rồi lan tràn khắp Đông Dương và các quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á Châu.

I*

150


HÀ NỘI 1954-1964 Khi cuộc Chiến tranh Việt Nam leo thang, Hà Nội phải hứng chịu những cuộc tấn công trực tiếp của không lực Hoa Kỳ. Nhiều cơ quan, trường học phải sơ tán tới các tỉnh lân cận. Vào thời điểm được Việt Minh tiếp quản, thành phố gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân và 4 quận ngoại thành với 45 xã, 16.000 dân. Cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Hà Nội nhiều lần thay đổi về hành chính và địa giới. Năm 1958, bốn quận nội thành bị xóa bỏ và thay bằng 12 khu phố. Năm 1959, khu vực nội thành được chia lại thành 8 khu phố, Hà Nội cũng có thêm 4 huyện ngoại thành. Tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sát nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Toàn thành phố có diện tích 584 km², dân số 91.000 người. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập.[12] (Papin, Philippe (2001). Histoire de Hanoi). 1. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ (1965 – 1968)

Thành phố Hà Nội được yên bình trong khoản thời gian từ 1954 đến đầu tháng 08/1964. - Ngày 05/08/ 1964, Mỹ đưa ra sự kiện CS Bắc Việt tấn công vo cớ một tàu chiến của Mỹ ở ngoài khơi vịnh Bắc bộ, cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc như cửa sông Gianh, Vinh – Bến Thủy. - Ngày 07/02/ 1965, vì quân CSVM ở miền Nam tấn công doanh trại Mỹ Pleiku, Mỹ cho máy bay ném bom phá hoại thị xã Đồng Hới và chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tập trung đánh vào các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ bắn phá các đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam. Trong những trận dội bom như thế, khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện cũng bị vạ lây. - Thuỷ quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng tháng 03/1965.

151


(Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Canh-thuy-quan-luc-chien-My-do-bo-len-bai-bien-Da-Nang31965/108955/i1.gd)

Chiến dịch Sấm Rền (tiếng Anh: Operation Rolling Thunder) hay Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là chiến dịch ném bom trong Chiến tranh Việt Nam do Sư đoàn 2 Không quân (sau là Seventh Air Force), Hải quân Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiến dịch này kéo dài từ ngày 2 tháng 3 năm 1965 đến 1 tháng 11 năm 1968. Bốn mục tiêu của chiến dịch (phát triển theo thời gian) là: Ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngừng hỗ trợ cho CSVM ở miền Nam Việt Nam dưới danh nghĩa là Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam;  Phá hủy hệ thống giao thông, các cơ sở công nghiệp, các lực lượng phòng không của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;  Ngăn chặn dòng quân và hàng hóa đưa vào miền Nam Việt Nam qua đường mòn HCM. 

( http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_S%E1%BA%A5m_R%E1%BB%81n)

- Ngày 01//11/ 1968, Mỹ đơn phương tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc. 2. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mỹ. (06/04/1972 đến ngày 15/01/1973) - Ngày 16/04/ 1972, tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai chống miền Bắc, mở rộng đánh phá phong tỏa cảng Hải Phòng cũng như các cửa sông, các luồng lạch vùng biển của miền Bắc. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ đã vượt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất cả về quy mô, tốc độ và cường độ qua việc sử dụng các loại máy bay hiện đại tân tiến nhất như là B52 và F111. Hà Nội bị thiệt hại nặng nề. - Ngày 30/ 12/ 1972, Mỹ phải tuyên bố ngừng hoạt động bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và 15/ 01/ 1973 thì ngừng mọi hoạt động quân sự ở miền Bắc. *

152


Ảnh Hà Nội 40 năm trước và sau "Điện Biên Phủ trên không" http://kenh14.vn/doi-song/anh-ha-noi-40-nam-truoc-va-sau-dien-bien-phu-tren-khong-20121219083410207.chn

Ngày 21/12, ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội hiện nay) bị đánh bom. Những quả bom điều khiển bằng laser đã trút xuống nhà ga và các phố lân cận như Lý Thường Kiệt, Trần Quý Cáp, Nguyễn Khuyến. Các khu lao động cũng phải hứng những trận mưa bom. Ngay đêm 18/12, đêm đầu của chiến dịch Linebacker 2, hơn 300 người đã thiệt mạng.

Ga Hà Nội hiện nay

Đêm 27/12/1972, một chiếc B52 của Mỹ đã bị bắn hạ và rơi xuống hồ Hữu Tiệp (nay thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội).

153


Xxác máy bay đã chuyển vào bảo tàng lịch sử Quân sự .

Trận ném bom ngày 22/12/1972 đã Bệnh viện Bạch Mai.

Sau 40 năm, bệnh viện đã được xây dựng hiện đại hơn, trở thành một trong những bệnh viện lớn .

Phố Khâm Thiên: Trận ném bom B52 đêm 26/12/1972 phá hủy hoàn toàn 17 tổ dân phố

Ngày nay phố Khâm Thiên trở thành một khu buôn bán sầm uất với nhiều cửa hàng phong phú.

154


Hồ Trúc Bạch sau khi bị dội bom

Hồ Trúc Bạch hiện nay

Ngõ Lý Thường Kiệt sau trận bom ngày 21/12

155


Trong cả 2 giai đoạn oanh tạc bằng máy bay nói trên, tên các đường phố Hà Nội nhất định là có thay đổi nếu đem so chiếu với bảng danh sách những đường phố của thành phố Hà Nội mang tên mới bằng tiếng Việt so chiếu với tên phố cũ bằng tiếng Pháp trích ra từ tập sách LỊCH SỬ HÀ NỘI QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ- Tập I - ĐỊA GIỚI HÀNH CHÁNH HÀ NỘI TỪ 1873 ĐẾN 1954 do Cục Lưu Trữ Nhà Nước/Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin (Hà Nội) ấn hành vào năm 2000 hay nói khác đi trong thời kỳ nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam 1965-1975 với sự can dự của Hoa Kỳ, chính phủ VNDCCH ở Bắc Việt nhất định là phải có thay đổi tên đường phố Hà Nội và nhất định là phải có xuất hiện tên của những nhân vật đầu não cách mạng chống thực dân thuộc địa Pháp cùng với các nhân vật của ĐCSĐD ngày trước. Tuy nhiên, vì vấn đề an ninh quốc phòng cho nên đã không hề phổ biến những tin tức nhất là những bản đồ dân sự chỉ rõ đường đi nước bước của toàn lãnh thổ Bắc Việt và đặc biệt là tên phố phường ở bên trong và bên ngoài phạm vi thành phố Hà Nội. Tình trạng nầy có thể đã kéo dài cho đến sau khi đất nước Việt Nam thống nhất vào năm 1975.

(Nguồn: http://www.lib.utexas.edu/maps/world_cities/txu-oclc-232337961-hanoi-1968.jpg)

Trên đây là một phần bản đồ quận Ba Đình thành phố Hà Nội vào năm 1968. Trong những khung vuông là tên của những nhân vật Đảng Cộng Sản Đông Dương như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ. Ngoài ra những tên đường có trước năm 1954 như Đại lộ Gia Long, Đại Lộ Đồng Khánh, Đại lộ Hàm Nghi, Phố Trương Vĩnh Ký đều không có trên bản đồ Hà Nội 1968 nầy. Những chi tiết vừa kể cho thấy từ năm 1954 tức là sau khi Việt Nam bị chia đôi, chính phủ CS Việt Nam 156


Dân Chủ Cộng Hòa đã có thay đổi tên các đường phố của thành phố Hà Nội và những tên đường mới nầy đực lưu giữ và xử dụng cho người dân miền Bắc ít nhất là cho đến năm 1968. * BẢN CHỈ DẪN CÁC TÊN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN BẢN ĐỒ

HÀ NỘI 1968 (Nguồn: http://www.lib.utexas.edu/maps/world_cities/txu-oclc-232337961-hanoi-1968.jpg

157


158


159


160


*

Sau chiến tranh, Hà Nội tiếp tục giữ vai trò thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất. Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội VNDCCH phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm năm huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người (Hà Nội ngày nay”. Hà Nội theo năm tháng. UBNDThành phố Hà Nội. Truy cập 14 tháng 2 năm 2009).

Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ 1977 tới 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới ( Nguyễn Phú Trọng. “Hà Nội - 50 năm chiến đấu, xây dưng và phát triển”. UBND Thành phố Hà Nội. Truy cập 14 tháng 2 năm 2009).

Năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại năm huyện và một thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phú. Hà Nội còn lại bốn quận nội thành và năm huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km². Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội ô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự phát triển cũng kéo theo những hệ lụy. Do không được quy hoạch tốt, giao thông thành phố thường xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy tăng cao. Nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Mật 161


độ dân số quá cao khiến những dân cự nội ô phải sống trong tình trạng chật chội và thiếu tiện nghi. Vào năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 m² một người ( “30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3m²/người”, Hà Nội mới, 1 tháng 7 năm 2003. Truy cập 14 tháng 2 năm 2009).

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới ( Hồng Khánh, “Địa giới Hà Nội chính thức mở rộng từ 1 tháng 8”, (VnExpress, 29 tháng 5 năm 2008. Truy cập 14 tháng 2 năm 2009).

Ngày 11 tháng 12 năm 2008, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây cũng được chuyển thành thị xã Sơn Tây. (Nguồn tin: Đặng Vũ Chính: Vietnam/Hanoi.tru cập ngày 16/02/2013). (https://sites.google.com/site/chinhdangvu/vietnam/hanoi/ha-noi)

*

162


Tóm lược những thay đổi của tỉnh Hà Nội từ năm 1954 đến cuối năm 2008 Năm 1954: Hà Nội khi tiếp quản gồm 4 quận nội thành (34 khu phố, 37.000 dân) và 4 quận ngoại thành (45 xã, 16.000 dân), đánh số từ I đến VIII, với diện tích 152 km². Ngày 13/12/1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.  3/1958: Bỏ 4 quận nội thành, thay bằng 12 khu phố: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Hàng Bông, Cửa Đông, Hàng Đào, Trúc Bạch, Văn Miếu, Ba Đình, Bạch Mai, Bảy Mẫu, Ô Chợ Dừa.  1959: chia lại thành 8 khu phố nội thành: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Trúc Bạch, Ba Đình, Đồng Xuân, Đống Đa, Bạch Mai và 4 huyện ngoại thành (có 43 xã).  20/4/1961: Tại Kỳ họp khóa II, kỳ 2, Quốc hội đã quyết định mở rộng Hà Nội (lần thứ nhất) với diện tích 584 km², 91.000 dân. Hà Nội sáp nhập 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn (Văn Điển) thuộc các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì (tỉnh Hà Đông); cả huyện Gia Lâm (gồm 15 xã), 14 xã khác và 1 thị trấn (Yên Viên) thuộc các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh); cả huyện Đông Anh (gồm 16 xã), 1 xã thuộc huyện Yên Lãng và nửa thôn thuộc huyện Kim Anh (tỉnh Vĩnh Phúc); 1 xã thuộc huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).  31/5/1961: Thành lập 4 khu phố nội thành (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa) và 4 huyện ngoại thành (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm).  1966-1968: Không quân Mỹ bắt đầu ném bom. Một phần thành phố đi sơ tán.  1972: Chiến dịch Linebacker II, 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không  21/12/1974: Thành lập các tiểu khu ở các khu nội thành, thay thế cho khối dân phố.  12/1978: Sắp xếp lại các tiểu khu: khu Hoàn Kiếm có 18 tiểu khu, khu Ba Đình có 15 tiểu khu, khu Đống Đa có 23 tiểu khu, khu Hai Bà Trưng có 22 tiểu khu, tổng cộng là 78 tiểu khu.  29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 (tháng 12 năm 1978) đã quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội (lần thứ hai) với diện tích đất tự nhiên là 2136 km², dân số 2,5 triệu người gồm bốn khu phố nội thành, một thị xã và 11 huyện ngoại thành. Hà Nội lấy thêm 5 huyện và 1 thị xã 

163


của tỉnh Hà Sơn Bình (Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây), 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phú (Mê Linh, Sóc Sơn).  6/1981: Đổi khu phố thành quận và tiểu khu thành phường.  12/8/1991: Tháng 8/1991, Quốc hội khóa VIII, tại kỳ thứ 9, ranh giới Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh. Trả 5 huyện và 1 thị xã đã lấy năm 1978 cho tỉnh Hà Tây và 1 huyện (Mê Linh) cho tỉnh Vĩnh Phú, còn bốn quận nội thành và năm huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².  10/1995: Lập quận Tây Hồ  11/1996: Lập quận Cầu Giấy  11/2003: Lập 2 quận Long Biên và Hoàng Mai.  Năm 2005, Hà Nội có gần 3,2 triệu người, vượt 3% so với dự báo, đạt mật độ dân số trên 3450 người/km², gấp trên 100 lần so với mật độ chuẩn thế giới.  Năm 2007, dân số Hà Nội tăng thêm 138.100 người đạt 3.398.889 nhân khẩu với 784.881 hộ, tăng 3,5% so với năm 2006.  Tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức sáp nhập vào Hà Nội. (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn_ni%C3%AAn_s%E1%BB%AD_H%C3%A0_N%E1%BB%99i)

HẾT PHẦN I

164


PHẦN II

THAY ĐỔI TÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 2009

165


Bản đồ lớn tỉnh Hà Nội năm 2009 (Viết tắt: BĐL.HN/2009)

166


TÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI 2009 ( Viết tắt: T.HN/2009)

#1

167


TÊN ĐƯỜNG PHỐ ĐỒ HÀ NỘI 2009 (Viết tắt: T.HN/ 2009) #2

168


TÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI 2009 ( Viết tắt: T.HN/2009)

#3

169


Hà Nội 1901-1928 170


Bản đồ Hà Nội 1901-1936 (Viết tắt: BĐ.HN/ 1901-1936) 171


Hanoi 1919 L. Bonnafont, Guide du Tonkin (File: Desktop/ Maps very good/Truyen)

172


TÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI 1951-1954 (Viết tắt: T.HN/ 51-54) #1

173


T.HN/ 51-54) #2

174


T.HN/ 51-54) #3

175


T.HN/ 51-54) #4

* Trích từ bản đồ Hà Nội 1968 (BĐHN/ 1968) (Quận Hoàn Kiếm)

176


Quận HOÀN KIẾM [Trích ra từ BĐL/ 2009 và gọi là bản đồ nhỏ Hà Nội/2009] (viết tắt: bđs. HN/2009)

(bđs.HN/2009)

177


Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Quận có diện tích nhỏ nhất so với các quận khác của thành phố Hà Nội, nhưng lại là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị văn hóa quan trọng của thủ đô. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và văn phòng đại diện nước ngoài, cơ quan Chính phủ ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, nhiều di tích lịch sử-văn hóa và di tích đấu tranh chống ngoại xâm, các công trình kiến trúcvăn hóa có giá trị. Quận Hoàn Kiếm còn là nơi tập trung các dịch vụ có kỹ thuật và chất lượng cao, những phố kinh doanh, chợ đầu mối lớn. Vị trí địa lý Tên của quận được đặt theo tên của Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Hà Nội, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng, dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng. Toàn bộ quận vốn là đất thuộc huyện Thọ Xương cũ, có diện tích 5,29 km2 với dân số 143.528 người (số liệu tháng 4/2009). Lịch sử hình thành Quận Hoàn Kiếm được hình thành cách đây gần 1.000 năm, có một lịch sử lâu đời. Trước đây, vùng đất Hoàn Kiếm là ngã ba sông, nơi dòng sông Tô Lịch tách từ sông Nhị, từ phường Giang Khẩu rồi chảy qua các phố phường đông vui, trên bến dưới thuyền. Nơi đây là đầu mối giao lưu với “tứ trấn” và cũng là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ khắp bốn phương mà tên các phố hôm nay còn ghi đậm dấu ấn như các phố Hàng Đào, Hàng Trống, Hàng Bạc, Hàng Khay, Hàng Quạt, Hàng Da… Từ năm 1954-1961, khu vực này gồm khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần của khu phố Hàng Cỏ, khu phố Hai Bà. Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hoàn Kiếm. Từ tháng 1/1981, khu Hoàn Kiếm chính thức gọi là quận Hoàn Kiếm, theo đó, quận Hoàn Kiếm gồm 18 phường. Các đơn vị hành chính Quận Hoàn Kiếm hiện có 18 đơn vị hành chính phường gồm Cửa Nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa 178


Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân. Trụ sở Ủy ban Nhân dân quận tại 124 phố Hàng Trống. Quận có 170 di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-văn hóa có giá trị, tiêu biểu như Hồ Gươm, Tháp Rùa, nhà tù Hỏa Lò, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (còn gọi là chùa Liên Trì), Tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, đền Ngọc Sơn, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân... Đặc biệt, toàn bộ khu phố cổ trong mục bảo tồn di sản đều nằm trong quận này. (Nguồn tin: http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Quan-Hoan-Kiem/20099/81.vnplus)

Đường phố đi qua quận HOÀN KIẾM An Xá Bảo Khánh Cấm Chỉ Cầu Đông Chả Cá Dã Tượng Đinh Công Tráng Đinh Tiên Hoàng Gầm Cầu Hai Bà Trưng Hàng Bài Hàng Buồm Hàng Chai Hàng Da Hàng Điếu Hàng Gai Hàng Khay Hàng Mắm Hàng Nón Hàng Thiếc Hàng Vải Hồng Hà Lê Lai Lê Thánh Tông Lò Rèn Lý Đạo Thành

Ấu Triệu Bảo Linh Cao Thắng Cầu Gỗ Chân Cầm Đặng Thái Thân Đinh Lễ Đông Thái Gia Ngư Hàm Long Hàng Bè Hàng Bút Hàng Chiếu Hàng Đào Hàng Đồng Hàng Giấy Hàng Khoai Hàng Mành Hàng Phèn Hàng Thùng Hàng Vôi Hồng Phúc Lê Phụng Hiểu Lê Văn Hưu Lò Sũ Lý Nam Đế

Bà Triệu Bát Đàn Cầu Chương Dương Cầu Long Biên Chiến Thắng Đào Duy Từ Đinh Liệt Đồng Xuân Hạ Hồi Hàm Tử Quan Hàng Bồ Hàng Cá Hàng Chĩnh Hàng Dầu Hàng Đường Hàng Giầy Hàng Lược Hàng Muối Hàng Quạt Hàng Tre Hồ Hoàn Kiếm Lãn Ông Lê Thạch Lê Văn Linh Lương Ngọc Quyến Lý Quốc Sư

Bạch Đằng Bát Sứ Cầu Đất Cầu Thê Húc Chợ Gạo Điện Biên Phủ Đình Ngang Đường Thành Hà Trung Hàng Bạc Hàng Bông Hàng Cân Hàng Cót Hàng Đậu Hàng Gà Hàng Hòm Hàng Mã Hàng Ngang Hàng Rươi Hàng Trống Hỏa Lò Lê Duẩn Lê Thái Tổ Liên Trì Lương Văn Can Lý Thái Tổ

Trích từ bản đồ HN/1968 (Quận Hoàn Kiếm/1968) (#10 :F90/ Chương Dương Độ, #20 :F90/ Đường Hàm Tử Quan. Trần Quang Khải nay là Trần Khánh Dư)

179


Lý Thường Kiệt Ngô Quyền Nguyễn Chế Nghĩa Nguyễn Khắc Cần Nguyễn Thái Học Nguyễn Văn Tố Nhà Thờ Phan Bội Châu Phố 19-12 Phùng Hưng Trong Thanh Hà Tố Tịch Trần Hưng Đạo Trần Phú Tràng Tiền Võ Văn Dũng

Mã Mây Ngô Thì Nhậm Nguyễn Du Nguyên Khiết Nguyễn Thiện Thuật Nguyễn Xí Ô Quan Chưởng Phan Chu Trinh Phủ Doãn Quán Sứ Thanh Yên Tông Đản Trần Khánh Dư Trần Quang Khải Triệu Quốc Đạt Vọng

Yên Thái

Yết Kiêu

Nam Ngư Ngõ Trạm Nguyễn Gia Thiều Nguyễn Quang Bích Nguyễn Thiệp Nhà Chung Phạm Ngũ Lão Phan Đình Phùng Phúc Tân Quang Trung Thợ Nhuộm Tống Duy Tân Trần Nguyên Hãn Trần Quốc Toản Trương Hán Siêu Vọng Đức

Ngõ Gạch Ngô Văn Sở Nguyễn Hữu Huân Nguyễn Siêu Nguyễn Tử Giàn Nhà Hỏa Phạm Sư Mạnh Phan Huy Chú Phùng Hưng Tạ Hiện Thuốc Bắc Trần Bình Trọng Trần Nhật Duật Tràng Thi Vạn Kiếp Vọng Hà

* Bản đồ 18 phường thuộc quận Hoàn Kiếm (Nguồn: http://www.hoankiem.gov.vn/cgt_hk/cgtdt/ban_do_dia_gioi_hanh_chinh_cap_phuong_xa.htm)

Phường Tràng Tiền (01/03/2013) Phường Trần Hưng Đạo (01/03/2013) Phường Đồng Xuân (01/03/2013) Phường Cửa Nam (01/03/2013) Phường Cửa Đông (01/03/2013) Phường Phúc Tân (01/03/2013) Phường Phan Chu Trinh (01/03/2013) Phường Lý Thái Tổ (01/03/2013) Phường Hàng Trống (01/03/2013) Phường Hàng Mã (01/03/2013) Phường Hàng Gai (01/03/2013) Phường Hàng Đào (01/03/2013) Phường Hàng Buồm (01/03/2013) Phường Hàng Bông (01/03/2013) Phường Hàng Bồ (01/03/2013) Phường Hàng Bài (01/03/2013) Phường Hàng Bạc (01/03/2013) Quận Hoàn Kiếm (01/10/2011). Phường Chương Dương (01/10/2011)

180


Trích từ bản đồ HN/1968 (Quận Hoàn Kiếm/1968) (#10 :F90/ Chương Dương Độ, #20 :F90/ Đường Hàm Tử Quan. Trần Quang Khải nay là Trần Khánh Dư)

181


Bản đồ tên đường 18 phường thuộc quận Hoàn Kiếm

Các đường/phố: Phố An Xá , Đường Bạch Đằng , Đường Bảo Linh , Đường Cầu Chương Dương , Đường Cầu Đất , Đường Hàm Tử Quan , Phố Hàng Tre , Đường Hồng Hà , Đường Nguyên Khiết , Đường Phúc Tân , Đường Thanh Yên , Đường Trần Khánh Dư , Đường Trần Nhật Duật , Đường Trần Quang Khải , Đường Vạn Kiếp , Đường Võ Văn Dũng , Đường Vọng , Đường Vọng Hà (Nguồn: http://www.36phophuong.vn/Ban-do-phuong-Chuong-Duong_c2_286_391_1619.html) 182


(http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Phuong-Chuong-Duong-Do-Quan-Hoan-Kiem-p10579-q245-t28/)

1/ Thay đổi tên đường, phố Phường Chương Dương, Phố An Xá Vị trí - BĐL.HN/2009 : D2/An Xá. - bđs.HN/2009 : c2/An Xá. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: chưa có phố nầy. - Thời 1951-1954: chưa có phố nầy. - BĐ.HN/1968 : chưa có tên phố nầy. Lịch sử Chạy trên bãi sông Hồng, từ phố Nghĩa Dũng đến Tân Ấp. Địa danh An Xá có từ thời vua Lý Công Uẩn. Thời vua Lý Thần Tông được gọi là Cơ Xá do dân ở đây giỏi làm nhà sàn. Sau đó hình thành ra nhiều làng nhỏ. Đầu thế kỷ XX thì hình thành bốn khu vực. An Xá ngày nay vốn là Cơ Xá Tây Biên. Khu vực phố Nguyễn Huy Tự là Cơ Xá Nam Biên. Bãi giữa sông Hồng là Cơ Xá Trung Hà. Phần đất bên bờ trái sông Hồng gọi là Cơ Xá Bắc Biên.

183


Đường Bạch Đằng Vị trí - BĐL.HN/2009 : E3, E4/ đường Bạch Đằng. - bđs.HN/2009 : đ3,đ4, đ5/ đường Bạch Đằng. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: chưa có phố nầy. - Thời 1951-1954 : chưa có phố nầy. - BĐ.HN/1968 : E90/ Đường Bạch Đằng. Năm 1999 đường này được xác định là chạy từ phố Hàm Tử Quan đến cổng cảng Hà Nội. Lịch sử Chạy sát bờ sông Hồng từ Phúc Tân đến bến Phà Đen. Thế kỷ XIX đây là làng nổi, gọi là làng Thủy Cơ gồm sáu làng: Biện Dương, Đông Trạch, Lãng Hồ. Tự Nhiên, Trúc Võng và Cơ Xá. Cuối thế kỹ XIX thì hợp nhất lại và gọi là Cơ Xá. SÔNG BẠCH ĐẰNG Sông Bạch Đằng: từ sông Lục Đầu thuộc tỉnh Bắc Ninh chia dòng chảy vào tỉnh Hải Dương: mộ nhánh theo sông Mỹ Giang, một nhánh theo Châu Cốc Sơn ; rồi hai nhánh đó hợp lại ở xã Đoan Lễ tạo thành sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng phía Nam giáp giới huyện Thủy Đường, tỉnh Hải Dương; phía Bắc giáp giới huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên, chuyển về hướng Nam 29 dặm rồi đổ ra cửa biển Nam Triệu. Theo Dư địa Chí của Nguyễn Trãi, sông Bạch Đằng có tên gọi khác nữa là sông Vân Cừ, rộng trên 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, cây cối dầy đặc um tùm suốt dọc hai bờ sông, đúng là một nơi hiểm yếu suốt ra đến cửa biển. Ngô Vương Quyền đánh bại Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương đời nhà Trần đánh bại quân Nguyên đều ở trên sông Bạch Đằng nầy. LTHCLC/ Dư Địa Chí/Phủ Kinh Môn và phủ Hải Đông/ của Phan Huy Chú viết: "Huyện Thủy Đường, núi sông rải rác. . .phía Đông đến sông Bạch Đằng, đối ngạn với trấn Quảng Yên. Sông Bạch Đằng là nơi có tiếng nhất trong những chỗ xung yếu. Các đời, phần nhiều lập nên chiến công ở chỗ nầy". Và tiếp theo: "Cửa sông Bạch Đằng liên tiếp với trấn Hải Dương, sóng nước lưng trời, từng lượt núi đứng sững, cảnh trí rất rộng thoáng. Ba huyện Hoa Phong, Yên Hưng và Hoành Bồ chia ở hai bên tả hữu sông này. Phía Đông cửa biển giáp giới châu Khâm, tỉnh Quảng Đông, cách đó vài trăm dặm là đỉnh núi Phân Mao, chỗ Nam Bắc chia bờ cõi từ trước. Nhà Mạc buổi đầu, đem dâng hai châu (châu Như Tích và Thiện Lảm) bốn động (động Cổ Sâm, Tê Lẩm, Kim Lặc và Liễu Cát) cho nhà Minh, cõi đất mới hẹp đi . TRẬN CHIẾN SÔNG BẠCH ĐẰNG Người viết sử cũng như người đọc sử đến đây tự nhiên thở phào, hân hoan với chiến thắng của Ngô Quyền trên dòng sông Bạch Đằng hùng dũng của tộc giống Việt Nam chính gốc sau hơn 3,000 năm dưới ách thuộc địa đô hộ của phương Bắc (từ năm 2,359 TTL của thời đại Văn Lang đến năm 938 TL với chiến thắng Bạch Đằng là 3,297 năm). 184


Lê Văn Hưu nói: "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới vừa được kết hợp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người Tàu ở phương Bắc không dám lại sang nữa. Chỉ cần một lần nổi giận vì tự ái dân tộc bị xúc phạm mà yên định được cho dân, mưu đã giỏi mà đánh cũng rất hay. Dù chỉ mới xưng vương, chưa kịp xưng đế và chưa đặt quốc hiệu nhưng đây mới là chính thống thực sự và đúng nghĩa của nước Việt ta ". Ngô Sĩ Liên có lời bàn rằng: "Nhà Tiền Ngô khởi lên, không những có công đánh giặc thắng lợi mà còn đặt trăm quan, chế định triều nghi (nghi lễ trong triều đình) phẩm phục (đồ mặc) rõ thật là một quy mô đế vương. Tuy nhiên ngôi vua lại không được lâu dài, chưa thấy có thành quả nào về chính sách trị nước an dân, thật đáng tiếc ! " Ngô Thời Sĩ viết: "Vua Ngô Quyền giết giặc nội phản để trả thù cho chúa, đuổi quân Tàu xâm lược để cứu nước, xây dựng quốc gia, đem lại chính thống, công nghiệp thật vĩ đại . Trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng là đầu mối cho công cuộc khôi phục quốc thống ngày sau. Những chiến công của những đời Đinh, Lê, Lý chính là noi theo tiếng tâm lẫm liệt của trận đánh trên sông Bạch Đằng. Chiến tích lẫy lừng nầy vang vội đến ngàn đời sau chứ đâu phải chỉ là chiến thắng một thời mà thôi đâu ?" Tuy nhiên, Tự Đức lại cảm thấy khó chịu về những sự tuyên xưng công trạng hiển hách của Ngô Quyền với chiến tích Bạch Đằng: "Ngô Quyền gặp ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là tên trẻ con hèn kém cho nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là gặp may mắn, đâu có gì đáng được ca tụng. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên mà bảo rằng không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt vương, thì ít có lắm". Người ta không ngạc nhiên về tư cách phê phán tự tôn, tiền hậu bất nhất của Tự Đức: một mặt không công nhận Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục là chính thống, một mặt lại so sánh đánh giá cao thành tích chiến trận của người Hoa Trần Bá Tiên để hạ thấp giá trị công trạng của Ngô Quyền. Chỉ có những kẻ ngồi mát ăn bát vàng như Tự Đức mới không chịu công nhận chiến thắng Bạch Đằng và tài năng hiếm có của Ngô Quyền: đây là bản chất tự tôn cao ngạo hằng cửu khó gột rửa của đa số vua chúa thời phong kiến vì vậy không cần phải ngạc nhiên . (Nguồn: Nguyễn Công Tánh, VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI VÀ KHẢO LUẬN (VSTK), Quyển I, trang 185-186. Xuất bản Úc Châu 2008/ phiên bản mới năm 2011.) Bài đọc thêm về chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng PHIÊN ÂM (hình 1)

Ngô Sĩ viết: Bạch Đằng chi tiệp, nải phục quốc thông trương bản, Đinh, Lê, Lý, Trần do tạ kỳ dư liệt yên. Vũ công chi thanh, thiên cổ vĩ quan, khi đặc khoa diệu ư nhất nhi dỉ tai. Chú Cổ xã danh, chú kiến thuộc Đường Trinh nguyên thất niên. An Nam kỷ yếu Ngô Quyền Ái châu nhân, vị tri thục thị . Bạch Đằng Giang, tự Bắc Ninh Lục đầu giang phân lưu nhập Hải Dương, nhất tùng Châu cốc sơn, hợp chủ Đoan Lễ xã, vi Bạch Đằng giang, nam Hải Dương Thủy Đường Dịch Nghĩa (Hình 1)

185


Lời bàn của Ngô Thời Sĩ :Trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng là đầu mối cho việc lấy lại quốc thống ngày sau. Các đời Đinh, Lê, Lý, Trần còn nhờ tiếng tăm oanh liệt nầy. Võ công thì lớn lao, cảnh trí thì hùng vĩ từ ngàn xưa chứ đâu phải khoa trương rạng rỡ một thời rồi thôi đâu. Chú: Đường Lâm là tên xã ngày xưa, lời chú xem thuộc Đường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ 7. Theo An nam kỷ yếu, Ngô Quyền người Ái Châu, không biết có phải thế không. Sông Bạch Đằng, từ sông Lục Đầu thuộc tỉnh Bắc Ninh, chia dòng chảy vào tỉnh Hải Dương, một nhánh theo con sông Mỹ, một nhánh qua Châu cốc sơn, rồi hợp lại chảy vào xã Đoan Lễ tạo thành con sông Bạch Đằng. Sông nầy về phía Nam nằm trong lãnh vực xã Thủy Đường tỉnh Hải Dương.

PHIÊN ÂM (Hình 2) huyện giới, Bắc Quảng Yên, Yên Hưng huyện giới, Nam chuyển nhị thập cửu lý, phóng Nam Triệu hải khẩu. Nguyễn Trãi Địa lý chí, Bạch Đằng biệt hiệu Vân Cừ giang, quảng nhị lý linh, quần sơn sừng tiếu, chúng thủy giao lưu, ba đào tiếp thiên, thọ mộc tề ngăn, chân hải đạo hiểm yếu xử dã. Tiến Ngô Vương Quyền bại Hoằng Tháo, Trần Hưng đạo vương bại Nguyên ninh ư thứ. KỶ HỢI NGÔ VƯƠNG QUYỀN NGUYÊN NIÊN, TẤN THIÊN PHÚC TỨ NIÊN Xuân, Ngô Quyền xưng vương, đô Cổ loa Ngô sĩ tán viết: Vương tru nội tặc dĩ phục chủ thù, điển ngoại địch dĩ. Dịch nghĩa (Hình 2) phía Bắc thuộc ranh giới huyện Yên Hưng tỉnh quảng Yên, chuyển về Nam 29 dặm rồi đổ ra cửa biển Nam Triệu. Theo Địa lý chi của Nguyễn Trãi, sông Bạch Đằng còn có một biệt hiệu khác nữa là sông Vân Cừ rộng trên hai dặm, núi cao sừng sững, sóng nước ngất trời, cây xanh che phủ bên bờ, đúng là chỗ đường biển hóc hiểm. Tiền Ngô vương Quyền đánh bại Hoằng Tháo, Trần Hưng đạo vương đánh bại quân Nguyên đều xảy ra ở chốn nầy. NĂM KỶ HỢI, NGÔ VƯƠNG QUYỀN NĂM THỨ 1 NHÀ TẤN, NIÊN HIỆU THIÊN PHÚC THỨ 4 Mùa Xuân, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa Ngô Thời Sĩ ca tụng rằng: Ngô vương giết giặc trong nước để trả thù chúa, giết quân ngoại xâm . . . (Nguồn: Nguyễn Công Tánh, VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI VÀ KHẢO LUẬN (VSTK), Quyển I, trang 187-189. Xuất bản Úc Châu 2008/ phiên bản mới năm 2011.)

*

Đường Bảo Linh Vị trí - BĐL/2009 : D2 - bđs/2009 : c3 186


- Tên mới đặt ra từ năm 1999. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: chưa có phố nầy. -Thời 1951-1954: chưa có đường nầy. - BĐ.HN/1968 : Chưa có tên nầy. Kéo dài từ trạm bơm nước Phúc Tân chạy qua trụ sở UBND phường Phúc Tân. Bảo Linh là tên một làng có từ giữa thế kỷ XIX, trước đó là một phần của làng Trừng Thanh Trung. Lịch sử

* Đường Cầu Chương Dương (Chương Dương Độ) Vị trí - BĐL/2009 : D2, E2 (Không để tên trên bản đồ nầy). - bđs/2009 : c3,d3 (Không để tên trên bản đồ nầy). - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: chưa có đường nầy. -Thời 1951-1954: chưa có đường nầy. - BĐ.HN/1968 : F9, #10/ Chương Dương Độ. Đường nầy dài 400 mét, từ bờ sông Hồng qua đường Bạch Đằng, đến đường Trần Quang Khải. Ngày trước (1831) đây là vùng đất của một xóm thuyền chài gọi là Thủy Cơ Đông Trạch thôn, thuộc tổng Tả Túc, sau đổi gọi là tổng Phúc Lâm) huyện Thọ Xương cũ. Những năm 80 của thế kỷ XX, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Do làn đường ôtô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra và cầu được mệnh danh là cây cầu dài nhất thế giới do xe phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới qua được. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong thì nó cũng không chia sẻ được nhiều do vị trí quá xa trung tâm. Do vậy, dựng ngay một cây cầu để vào trung tâm Hà Nội là ưu tiên số một. Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và xây dựng tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của nước 187


ngoài. Đây là cây cầu nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Cầu được xây năm 1983. Sau gần 2 năm tiếnh hành xây cất, vào ngày 30-6-1985, cầu Chương Dương khánh thành, với chiều dài: 1.230m. Gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp.chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên. Cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5 m. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5 m.

Cầu Chương Dương (Nguồn tin: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_Ch%C6%B0%C6%A1ng_D%C6%B0%C6%A1ng)

Lịch sử

Địa danh CHƯƠNG DƯƠNG Bến Chương Dương ở bên bờ phải sông Hồng, trước kia thuộc xã Chương Dương , huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nay thuộc phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, tỉnh Hà Nội. Đầu năm 1286 Thoát Hoan dẫn 500 ngàn quân sang xâm lược nước ta, kéo quân vào đóng ở Thăng Long vả đóng quân suốt dọc sông Hồng. Tháng 4 âm lịch năm ấy ( 1285) quân nhà Trần phản công: Nguyễn Khoái và Trần Quốc Toản đánh Tây Kết. Trần Nhật Duật đánh bến Hà Tử. Trần Quang Khải và Trần Quốc Toản tấn công bến Chương Dương. Ngày 06/06 âm lịch năm Ất Dậu (09/07dl/1285), khi trở về kin Kinh đô Thăng Long, thượng tướng Trần Quang Khải đã hứng khởi sáng tác ra bài thơ hào hùng như sau:

188


Đường Cầu Đất Vị trí - BĐL.HN/2009 : E3/ Cầu Đất. - bđs.HN/2009 : d4, d5/ Cầu Đất. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: I7, J7/Cau dat. - Tên gọi thời 1951-1954/ Fellonneau - Hàm Tử Quan. - BĐ.HN/1968 : #10/F90/ Hàm Tử Quan. Đây là tên mới đặt từ tháng 1-1999 cho con phố đi từ cuối đường Trần Quang Khải (gần Bảo tàng Lịch Sử) ra đến đường Bạch Đằng, nguyên là đất bãi sông Hồng thuộc phường Cơ Xá xưa. Trước kia cũng có khu vực gọi là Cầu Đất (nay là phố Chương Dương Độ). Khi đó chưa có xe lửa nên hàng hóa thông thương về Hà Nội chỉ có đường sông Hồng. Do vậy các bến cảng nằm dọc con đường nay là phố Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải (Nay là Trần Khánh Dư). Có một bến ngay phố Balny (nay là Trần Nguyên Hãn), khi đó đê sông Hồng thấp, nước sông chảy sát bờ đê và có nhiều đoạn trũng ứ nước nên phải xây cống bên dưới đường, vì vậy có tên là Cầu Đất. (Nguồn: Nguyễn Vĩnh Phúc, Phố và Đường Hà Nội/ 2003).

(Nguồn: http://diachiso.vn/ha-noi/hoan-kiem/cau-dat) *

189


Phố Hàm Tử Quan Vị trí - BĐL.HN/2009 : E2, E3/ Hàm Tử Quan - bđs.HN/2009 : d3, d4/ Hàm Tử Quan - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: I7, J7/Cau dat - Tên gọi thời 1951-1954/ Fellonneau - Hàm Tử Quan - BĐ.HN/1968 : #10/F90/ Hàm Tử Quan Phố Hàm Tử Quan đi từ đường Bạch Đằng đến đường Trần Nhật Duật, nguyên là đất xóm thuyền chài Thủy Cơ,. Thời Pháp thuộc gọi là đê Phe-lon-nô (digue Fellonneau). Tên hiện nay được đặt sau Cách Mạng. Lịch sử HÀM TỬ QUAN Hàm Tử là tên một xã thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Tên xã được đặt theo địa danh lịch sử nổi tiếng là cửa Hàm Tử hay Hàm Tử quan, nơi xảy ra trận Hàm Tử trong cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên vào năm 1285 của quân dân Đại Việt. Tháng 11, vua Nhà Trần sai sứ sang Nguyên Mông điều đình hoãn binh nhưng thất bại. Tháng 12, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông quy tụ những người lớn tuổi vào hội nghị ở thềm điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên chủ chiến hay chủ hoà với quân Nguyên Mông. Tất cả đồng loạt quyết định "Phải đánh". Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đích thân dẫn quân ra biên giới, lập bộ chỉ huy ở cửa ải Nội Bàng trong vùng núi Kheo Cấp và chia quân trấn giữ các cửa ải khác ở châu Lạng. Quân Nguyên Mông kéo tới cửa ải Lộc Châu, cho sứ sang chiêu dụ nhưng bị Trần Quốc Tuấn đuổi về. Ngày 26 tháng 12 năm Giáp Thân (đầu năm 1285 dương lịch), quân Mông từ cửa ải Lộc Châu và Khả Ly tràn sang lãnh thổ Đại Việt đánh chiếm ải Chi Lăng, khí thế rất mạnh. Trần Quốc Tuấn chống trả không nổi phải lui quân về đóng giữ Vạn Kiếp. Trần Nhân Tông dùng ghe nhỏ ra Hải Đông hợp bàn với Trần Quốc Tuấn, lấy quân của lộ Hải Đông và từ các hương Vân Trà, Ba Điểm điều động lập tuyến phòng thủ ở phía Nam. Đưa các đoàn quân từ Bình Hà, Na Sản, Trà Hương, Long Nhãn tổng số lên tới 200,000 quân đến tuyến đầu Vạn Kiếp dưới quyền chỉ huy của Trần Quốc Tuấn chận đường tiến của Nguyên Mông để phòng thủ 2 lộ Bắc Giang5 thượng và Bắc Giang hạ. 190


Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7 ngày 6 tháng Giêng (1285), tướng Mông là Ô Mã Nhi đánh vỡ các tuyến phòng thủ của quân Trần ở khu vực sông Bình Than và vùng núi Phả Lại, vây hãm Vạn Kiếp. Ngày 12 tháng Giêng (1285), Trần Quốc Tuấn đón đánh quân Mông trên sông Vạn Kiếp nhưng bị thua to, các huyện Gia Lâm, Vũ Ninh, và Đông Ngàn bị quân Mông tràn ngập, quân dân nhà Trần bị sát hại tàn khốc, hai lộ Bắc Giang thượng, hạ đều bị mất. Quân Mông thắng thế kéo đến Đông Bộ Đầu vây hãm thành Thăng Long. Nhà Trần cử Đỗ Khắc Chung sang doanh trại quân Mông để thương lượng ngưng chiến nhưng Ô Mã Nhi không chấp nhận. Vua quan nhà Trần phải rời bỏ kinh đô rút chạy về phủ Thiên Trường sau khi lệnh cho tướng Trần Quang Khải đem quân trấn giữ Nghệ An để chận đường tiến quân của Toa Đô từ hướng Chiêm Thành tràn qua. Ngày 13 tháng Giêng (1285), thành Thăng Long bị quân Nguyên Mông tràn ngập. Ô Mã Nhi xua quân truy đuổi ráo riết vua quan nhà Trần. Trần Quốc Tuấn phải hộ tống Trần Nhân Tông và thượng hoàng Trần Thánh Tông chạy sang Hải Đông, giao cho tướng Trần Bình Trọng ở lại phủ Thiên Trường làm nút chận sự truy đuổi của quân Nguyên Mông. [Năm 1262, Trần Thánh Tông đổi hương Tức Mạc (quê gốc của nhà Trần) thành phủ Thiên Trường, sau đó phủ được nâng thành lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), nhà Lê gọi là thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1469 dưới thời vua Lê Thánh Tông, lần đầu tiên có bản đồ Đại Việt, Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1741, Thiên Trường là một phủ lộ thuộc Sơn Nam Hạ, bao gồm 4 huyện Nam Chân (Nam Trực), Giao Thủy, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên. Năm 1831, là một phủ thuộc tỉnh Nam Định. Ngày nay là các huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc đều thuộc tỉnh Nam Định.] Trần Bình Trọng chận đánh quân của Ô Mã Nhi ở bãi Đà Mạc nhưng chống cự không lại, bị giết. Quân Nguyên Mông tiếp tục truy đuổi về mạn Hải Đông. Ngày mồng 1 tháng 2 năm Ất Dậu (1285), Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông phải đánh lạc hướng quân Nguyên rồi dùng ghe nhỏ chạy ra Tam Trì nhưng vẫn bị truy đuổi cho nên lại phải theo đường bộ chạy đến xã Thủy Chú rồi lấy thuyền theo sông Nam Triệu (tức sông Bạch Đằng), ra cửa biển Đại Bàng vào Thanh Hóa vào khoảng tháng 3 năm Ất Dậu (1285). Trần Ích Tắc đầu hàng quân Nguyên. Ở phía Nam, quân của Toa Đô chiếm các châu Ô, châu Lý, châu Hoan, châu Ái và uy hiếp Nghệ An. Trần Quang Khải chống cự không được 191


phải rút quân; Trần Kiện và Lê Trắc trấn thủ Thanh Hóa ra đầu hàng và theo quân Nguyên. Tháng 4 năm Ất Dậu (1285), vì bị chận đứng sức tiến quân trên bộ ở mạn Thanh Hóa, Toa Đô phải dùng đường thủy ven biển đưa quân từ Nghệ An ra phủ Thiên Trường đóng ở Tây nhập với quân của Ô Mã Nhi, chờ phối hợp với quân của Thoát Hoan từ Chương Dương tiến vào Nam để tiêu diệt quân nhà Trần. Tháng 5 năm Ất Dậu (1285), quân Đại Việt bắt đầu phản công: quân của các tướng Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lập và Nguyễn Truyền đánh bại quân của Thoát Hoan ở bến Chương Dương, lấy lại Thành Thăng Long. Thoát Hoan thua trận, phải vượt sông Phú Lương (sông Lô hay sông Hồng) chạy về Vạn Kiếp nhưng bị quân của Trần Quốc Tuấn mai phục đón đánh tan nát, cố hết sức mới trốn thoát được về Trung Hoa. Toa Đô và Ô Mã Nhi ở Thiên Trường vẫn không hay biết gì về sự thất trận của Thoát Hoan. Từ Thanh Hoá, Trần Nhân Tông cùng với Trần Thánh Tông tự cầm quân ra vây hãm phủ Thiên Trường: từ phía Tây cho quân của Trần Nhật Duật đánh ngang qua phòng tuyến quân của Toa Đô ở cửa sông Hàm Tử, từ Chương Dương đưa quân của Trần Quốc Toản đánh xuống, quân của Trần Quốc Tuấn từ Chí Linh, Vạn Kiếp giải phóng Hải Đông rồi cũng kéo quân hướng về Hàm Tử. Quân Nguyên tan vỡ, từ Hàm Tử rút chạy về Tây Kết gần vùng cửa biển Thiên Trường. Ngày 20 tháng 5 năm Ất Dậu (1285), quân Đại Việt bao vây Tây Kết, tướng Nguyên Toa Đô bị giết chết tại trận, tướng Ô Mã Nhi nhân trời tối kéo tàn binh chạy vào Thanh Hóa, quân Đại Việt truy đuổi, bắt sống rất nhiều quân Nguyên. Ô Mã Nhi phải dùng ghe nhỏ ra cửa sông Thanh Hóa, vượt biển trốn thoát về Trung Hoa. Chiến tranh lớn đầu tiên giữa quân Đại Việt và quân ngoại xâm Nguyên Mông kéo dài 3 năm, kể từ năm Nhâm Ngọ (1282) tức là từ khi Thoát Hoan và Toa Đô xuất quân từ Hồ - Quảng cho đến khi Toa Đô bị tử trận vào năm Ất Dậu (1285) ở Tây Kết. Ngày mồng 6 tháng 6 năm Ất Dậu (1285), Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông trở về Thăng Long. *

192


(Nguồn tin: Nguyễn Công Tánh, VSTKCGKL. Ấn bản mới (Úc Châu -2010), quyển II, các trang 325, 326, 329,330, 331,333.)

193


Phố Hàng Tre

Phố Hàng Tre trích từ Bản đồ lớn đồ Satellite

Phố Hàng Tre trích từ Bản đồ Lớn BĐL.HN/2009: E2, E3. số #13: E2/Hàng Mắm

Phố Hàng Tre trích từ Bản đồ BĐ.HN/ 1901-1936: I6, I7/Rue des Bambous

Trích từ bản đồ HN/1968: F90/Phố Hàng Tre

số #36: Hàng Mắm, số#38: Hàng Muối, số#43: Hàng Thùng

Vị trí - BĐL.HN/2009 : E2, E3/ Hàng Tre. - bđs.HN/2009 : d3, d4/ Hàng Tre. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: I7, J7/ Rue des Bambous. - Tên gọi thời 1951-1954/ Bambous- Hàng Tre. 194


- BĐ.HN/1968 : F90/ Hàng Tre. - Bản đồ satellite: Hàng Tre Lịch sử Phố Hàng Tre xưa thuộc đất thôn Trừng Thanh, tổng Tả Túc, huyện Thọ Xương cũ; nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố nầy nối tiếp Hàng Muối đi từ ngã tư Hàng Mắm qua ngã tư Hàng Thùng đến ngã tư Lò Sũ, về phía đông nam của khu phố cổ Hà Nội. Cuối thế kỷ 19, đoạn đầu phố có tên là Hàng Cau vì nơi đây tập trung dân buôn bán cau tươi, cau khô chở bằng thuyền từ các tỉnh về. Sang thời thuộc Pháp có những công trình xây dựng lớn bên phố Bờ Sông, người buôn bán cau phải chuyển hoạt động về Hàng Bè. Phố Hàng Tre nguyên là đất bãi khi chưa có con đê ngoài nên được dùng tạm để chứa gỗ tre và xây xưởng cưa xẻ, dựng chuồng nhốt bò, ngựa kéo xe chở vật liệu. Người Pháp do đó gọi phố là Rue des Bambous, tức phố Hàng Tre. Từ năm 1951-1945 phố được đặt tên chính thức là Hàng Tre.

Hiện trạng Đến đầu thế kỷ 20, Hà Nội được mở rộng và xây dựng thêm thì tre gỗ không còn bán ở phố này nữa. Phố Hàng Tre vốn không phải là một phố buôn bán, ít cửa hàng, nhà chủ yếu để ở, tuy nhiên, trước sự phát triển chung, phố Hàng Tre hiện nay mở mang, mạnh nhất là các cửa hàng ăn uống; ngoài ra còn có các cửa hàng chuyên bán các sản phẩm thời trang, nhà hàng, khách sạn… phục vụ du lịch.

Phố Hàng Tre ngày xưa Nguồn: http://www.cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=detail&mabv=16550&/Pho-Hang-Tre.csv

195


Phố Hàng Tre ngày xưa

Phố Hàng Tre ngày nay Nguồn:http://thanglong.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=59&articleid=306

Phố Hàng Tre ngày nay Nguồn: http://diachiso.vn/ha-noi/hoan-kiem/hang-tre

196


Đường Hồng Hà

Đường Đê Hồng Hà trên BĐ satellite

Một đoạn đường trên đê Hồng Hà Road on levee trên BĐ.HN 1968

Đương đê Hồng Hà b.đ.s.HN/2009 (d3,d4,d5, e6)

Một đám cháy lớn trên phố đê Hồng Hà (26/08/2012)

Vị trí 197


- BĐL.HN/2009 : E3/ Hồng Hà.

- bđs.HN/2009 : d3, d4, d5, e6/ Hồng Hà . - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: không để tên. - Tên gọi thời 1951-1954/ Bambous- Hàng Tre. - BĐ.HN/1968 : G89.F90/ Không có tên. - Bản đồ satellite: Hồng Hà Đây là là con đường đê cũ đã có từ trước mà trên bản đồ 1968 chú thích là con đê/Levee hay đường giao thông trên con đê /Road on levee. Con đê ở đây tức là con đê sông Hồng.

Đường đê giao thông nầy cho đến năm 1968 có thể chỉ là đường nện đất đỏ hay đường lót gạch đá chạy dài trên mặt đê sông Hồng từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam song song với đường Yên Phụ , ngang qua phía dưới chân cầu Paul Doumer/ Cầu Long Biên, Cầu Chương Dương rối tiếp tục song song với đường Trần Nhật Duật, đường Trần Khánh Dư, ngang qua dốc Vạn Kiếp, các đường Tây Kết, đường Vân Đồn, rồi tiếp tục chạy song song với đường Nguyễn Khoái,ngang qua Đồng Nhân và chấm dứt ở Lảng Yên. Hiện nay đường nầy dài 3,4km; chạy phía ngoài đê cứng mới xây dựng xong đầu thế kỷ XXI. Tên Sông Hồng mới đặt từ tháng 02/2003. Lịch sử HỒNG HÀ Hồng Hà (sông Hồng) là tên con sông lớn chảy qua giữa lòng Hà Nội ngày nay, với độ dài khoảng 37km, làm ranh giới giữa huyện Đông Anh, quận Long Biên, huyện Gia Lâm ở phía bắc với huyện Từ Liêm, các quận Tây Hồ, Ba Đình, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì ở phía nam. Sông Hồng dài khoảng 1160km, bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn cao 1776m ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, vào nước ta ở Hồ Khẩu, thị xã Lào Cai, chạy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định rồi chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt với khoảng 559km.Sông có nhiều tên, như đoạn ngã ba Hạc còn gọi sông Thao, sông Lô, đoạn qua Hà Nội còn gọi là sông Cái, Nhĩ Hà, Nhị Hà, sông Bồ Đề, bây giờ thống nhất gọi là sông Hồng. (Nguồn: http://hanoistory.com/ha-noi/pho/hong-ha.htm).

198


Đường Nguyên Khiết

Đường Nguyên Khiết trên BĐ satellite hiện nay

BĐL.HN/2009 : D2/ Nguyên Khiết

Đường Nguyên Khiết trên một bản đồ du lịch khác cũng phát hành vào năm 2009 . Bản đồ nầy trùng hợp với b.đ satellite phía trên.

Vị trí - Bản đồ satellite: Nguyên Khiết. - BĐL.HN/2009 : D2/ Nguyên Khiết. - bđs.HN/2009 : c2/ Nguyên Khiết. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: không có tên. - Tên gọi thời 1951-1954: Không có tên. - BĐ.HN/1968 : Không có tên. * Cần lưu ý đến sự khác biệt của những loại bản đồ du lịch Hà Nội được phát hành ở trong nước năm 2009 đến nay.(các vị trí có khoanh khung vuông) 199


Lịch sử Nguyên Khiết từ đường Trần Nhật Duật đi thẳng ra bãi sông Hồng, qua ngã ba Phúc Tân. Phố này đi trên bãi do sông Hồng bồi nên, được đặt tên như trên do về phía Trần Nhật Duật là thuộc phạm vi làng Nguyên Khiết (thượng). Số nhà 56 Trần Nhật Duật vốn là đình của làng Nguyên Khiết, còn có tên nôm là đình Hàng Nâu, vì ngày trước đoạn đầu đường Trần Nhật Duật là phố Hàng Nâu, bán các thứ lâm thổ sản, trong đó có củ nâu để nhuộm vải. Đoạn từ cầu Long Biên đến phố Ô Quan Chưởng trước đây có tên là phố Hàng Nâu, thuộc địa phận thôn Nguyên Khiết thượng; đoạn còn lại là đất thôn Nguyên Khiết hạ và thôn Hương Bài. Cả ba thôn này đều thuộc tổng Tả Túc (sau đổi thành tổng Phúc Lâm) huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc các phường Đồng Xuân và Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thôn Nguyên Khiết thượng là quê hương của Nguyễn Đình Cáp, tác giả truyện thơ nôm“Quan âm Thị Kính” mà bấy lâu nay vẫn cho là tác phẩm khuyết danh. (Nguồn: http://thanglong.ictnews.vn/40014p1c31/pho-tran-nhat-duat.htmThứ bảy, 02/03/2013 10:13)

*

Đường Phúc Tân

Bản đồ satellite: Phúc Tân.

BĐL.HN/2009 : D2, E2/ Phúc Tân.

Vị trí Phúc Tân là tên một xóm bãi ngoài đê sông Hồng, từ chân cầu Long Biên đến phố Hàm Tử Quan. Từ những năm 1918 - 1920 nơi này là một bãi cát thuộc làng Phúc Xá. Sau đó phù sa sông Hồng bồi đắp nên bãi này 200


được bồi cao dần, dân các nơi kéo tới làm nhà ở thành một xóm, và gọi là Tân Phúc Xá, thường gọi là Phúc Tân. - Bản đồ satellite: Phúc Tân. - BĐL.HN/2009 : D2, E2/ Phúc Tân. - bđs.HN/2009 : c2, c3, d4/ Phúc Tân. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: không có tên. - Tên gọi thời 1951-1954: Chưa có đường Phúc Tân nhưng có bãi Phúc Tân. (Suy định từ bản đồ dưới đây):

Nguồn bản đồ:

- BĐ.HN/1968 : đường nầy có vẽ trên bản đồ và cuối đường được ghi

chú là Phúc Than chứ không phải là Phúc Tân. Như vậy có thể suy định rằng phố Phúc Tân hiện nay dài gần một cây số chạy dài từ sân vận động Long Biên đến phố Hàm Tử Quan chỉ được hình thành từ sau năm 1954 hay từ khi nước Việt Nam bị chia đôi sau tháng 07/1945.

Đường Phúc Tân chạy ngang qua gầm cầu Chương Dương (Nguồn: http://www.panoramio.com/photo/52726460)

201


Lịch sử LÀNG CƠ XÁ Suốt đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội ngày nay, dài trên 40km, từng duy nhất có một làng mà địa phận nằm ở cả hai bên sông. Làng là nơi sinh thành của Thái úy Lý Thường Kiệt - một vị anh hùng dân tộc lớn của Việt Nam. Đặc biệt hơn, đó là làng duy nhất có chứng tích cụ thể là làng được thành lập cùng thời gian Lý Thái Tổ mới dời đô ra Thăng Long. Đó là làng Cơ Xá. Tài liệu trong chính sử có liên quan đến Cơ Xá là sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép các việc đời Lý Nhân Tông nhu sau : “ Mậu Thân (1108), mùa Xuân, tháng 2, đắp đê ở phường Cơ Xá”. Nhưng theo bài tự và các lệnh chỉ khắc trên quả chuông đúc năm 1690, trong một ngôi chùa ở Cơ Xá Bắc Biên thì Cơ Xá có từ đời Lý hoặc trước đó nữa. Các lệnh chỉ đều có nội dung: miễn cho dân Cơ Xá mọi thứ phu phen, tạp dịch và lệnh cho các quan cai trị không được quấy nhiễu dân, vì làng này đời Lý đã dành hết đất để lập nội điện của kinh đô (cung điện trong Hoàng thành) và chuyển ra ở bãi giữa sông. Trước đây, làng này có bốn bộ phận, một ở bờ sông phía Đông là Cơ Xá Bắc Biên, hai ở bờ phía Tây là Cơ Xá Tây Biên và Cơ Xá Nam Biên; một ở giữa sông là Cơ Xá Đại Xã, còn gọi Cơ Xá Trung Hà, tức Bãi Giữa. Những năm 70 của thế kỷ XX, để giải tỏa dòng sôngHồng , dân Bãi Giữa chuyển sang bờ Đông lập ra Bắc Biên. Nay Bắc Biên được coi là địa bàn chính của Cơ Xá vì đình, chùa, đền, miếu của Cơ Xá cũ đều nằm trên đất này. Tây Biên thì nay là Phúc Xá, còn Cơ Xá Nam xưa vốn là bãi nằm ven bờ phía Tây sông Hồng bên ngoài lũy đất mà địa bàn cũ thường gọi là thành Đại La từ chỗ mé ngoài Cột đồng hồ xuống đến giáp bãi Đồng Nhân. Nhưng khu vực Cơ Xá bên bờ Tây sông Hồng sau khi bị ngắt ra nhiều đoạn, có thể do bãi bị lở, khi nhiều thì mất hẳn địa bàn, khi ít thì phần còn lại nhập vào các làng thôn kề cạnh. Cho tới thế kỷ XIX, từ dốc Bác Cổ trở xuôi là đất Cơ Xá Nam. Ở đây có cửa ô Tây Long xẻ qua thành đất và ngoài cửa ô là nằm giữa bãi sông và phố Phạm Ngũ Lão, dinh Tổng trú sứ Bắc Kỳ - Trung Kỳ, tới Bộ Tổng Tham mưu Q6an đội Pháp, tiếng Pháp là Etat major mà dân làng gọi là "Tầm-bà-giò". Cuối khu là nghĩa địa lính Pháp, nay là nhà máy nước ở đầu phố Trần Hưng Đạo. Sang đầu thế kỷ XX, Cơ Xá Nam gồm có hai xóm: xóm Bãi ở ven sông và xóm Trong ở trong đê. Xóm Bãi thường bị ngập mùa lũ nên dân thưa, chỉ khoảng 40 hộ. Đến năm 1934-1936, thực dân Pháp giải tỏa toàn bộ cư dân xóm Bãi 202


chuyển lên bãi Phúc Xá, còn xóm Trong bị lấy rất nhiều đất để làm bệnh viện Lanessan từ 1893 (hiện nay là Quân y viện 108, Bệnh viện Hữu nghị và Xí nghiệp Dược phẩm II), cư dân một số trụ lại ở quanh các phố Nguyễn Huy Tự, Trần Khánh Dư. Thực dân đô thị hóa khu vực này, bắt phá nhà tranh, xây nhà gạch lợp ngói. Ai không thể thực hiện quy định này phải chuyển dời. Tuy vậy, Cơ Xá Nam vẫn có ngôi đền thờ Lý Thường Kiệt (nay nằm ở số 4 Nguyễn Huy Tự). Đền là niềm tự hào của dân Cơ Xá, song đã bị hư hại nặng trong thời kháng Pháp (1947-1954). Từ năm 2005, UBND thành phố có kế hoạch đầu tư tu tạo đền Cơ Xá Nam nhằm suy tôn xứng đáng vị anh hùng dân tộc là con em của Thăng Long - Hà Nội. Ở nội thành Hà Nội, ngoài đình Nam Đồng (quận Đống Đa) thờ ông với tư cách là nơi có mộ phần thì chỉ có Cơ Xá Nam là đền thờ ở chính quê hương bản quán của ông.

Đền Cơ Xá trên phố Nguyễn Huy Tự- nơi thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (Nguồn tin:

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/#1JDaDvvEXatP) (Hay:http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Dat-nuoc-Con-nguoi/1000-nam-Thang-Long-HaNoi/2011/12/424827C9/)

*

203


Phố Thanh Yên

Vị trí - Bản đồ satellite: phố Thanh Yên - BĐL.HN/2009: chưa có đường nầy. - bđs.HN/2009: chưa có đường nầy. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: chưa có đường nầy. - Tên gọi thời 1951-1954: Không có tên. - BĐ.HN/1968: chưa có đường nầy. Phố nầy dài khoảng 250 mét, từ phố Trần Nhật Duật đi ra bờ sông Hồng và gặp phố Nguyễn Tư Giản. Phố nầy không có trên BĐ.HN/2009. Do vậy có thể suy định đây là một đường mới được thực hiện gần đây. *

Đường Trần Khánh Dư

204


Đường Trần Khánh Dư chạy dọc theo sông Hồng, nối tiếp đường Trần Quang Khải đến đầu đường Nguyễn Khoái, nguyên là đất các thôn Thủy Cơ như Tự Nhiên, Biện Dương, Đông Trạch, Lãng Hồ. Thời Pháp thuộc gọi là bến Rê-na (quai Rheinart). Từ những tháng đầu năm 1945 thời chính quyền Bảo Đại - Trần Trọng Kim đổi tên thành Trần Khánh Dư như hiện nay. Vị trí - Bản đồ satellite: Trần Khánh Dư - BĐL.HN/2009: E3/ Trần Khánh Dư. - bđs.HN/2009: D5, E6/Trần Khánh Dư - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: đoạn đường sát bồ đê sông Hồng từ đầu cầu Paul Doumer trở lên hướng Tây Bắc là Quai Doumer; đoạn nối tiếp từ đầu cầu Paul Doumer trở xuống à có tên là Quai Clémenceau.

Quận Hòan Kiếm trích từ BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc

-Trên một bản đồ du lịch khác của c.Madrolle (1932); đoạn tiếp nối từ đầu cầu Paul Doumer trở xuống có tên là Quai Clémenceau.

BĐ.Madrolle 1932

205


- Tên gọi thời 1951-1954: Quai Rheinart/Đại lộ Trần Khánh Dư. Trước 1951, các con đường: Nguyễn Khoái, Vân Đồn, Tây Kết, Bạch Đằng, Hàm Tử Quan, Giốc Vạn Kiếp, Giốc Chương Dương Độ, Giấc Tân Ấp, Giốc Nghĩa Dũng chưa có tên và gộp chung gọi là Digue Nouvelle (Đê Mới). Thời chính quyền Trần Trọng Kim, trong giai đoạn 1951-1954, những đường nầy mới được đặt tên như thế và Quai Rheinart (tiếp nối Quai Clémenceau thời Pháp thuộc?) được đổi tên là đại lộ Trần Khánh Dư. - BĐ.HN/1968: E90. Trần Khánh Dư. -Theo một Bản đồ trong tập sách hướng dẫn du lịch của C.Madrolle (BĐ.Madrolle 1907) có tựa đề là Tonkin du Sud- Hanoi, phát hành từ Paris vào năm 1907 thì đây là đoạn tiếp nối với Quai de Commerce và có tên là Quai de Cu Phu (bến Cự Phú).

Bản đồ CMadrolle 1907 (Tonkin du Sud-Hanoi)

* Địa danh Cự Phú.

Cho đến nay chưa thấy có tài liệu, sách sử nào trong nước hay ngoài nước viết về địa danh Cự Phú nầy. Cự có nghĩa là rất lớn, to lớn, còn phú có nghĩa là giàu có. Vậy, vùng Cự Phú là vùng Giàu có Lớn. Vùng Quai de Cu Phu tương ứng với vùng có khoanh vuông trên BĐ.HN/2009. Đây có thể là bãi Đồng Nhân ngày xưa. Có nhiều bài viết về một làng cổ Việt Nam giàu có gọi là Làng Cự Đà nằm trong địa phận của bãi Đồng Nhân. Theo các bài viết về làng nầy thì : “Cự Đà phất lên nhanh chóng từ những năm 20-40 thế kỷ. Người các nơi khác buôn bán thóc gạo, vải vóc, thuyền bè qua lại tấp nập khiến nơi đây trở thành trung tâm giao thương, chuyên cung cấp hàng hóa cho cả vùng đất rộng lớn Thăng Long-Hà Nội. . . . 206


“. . .Người Cự Đà có đầu óc làm ăn buôn bán nên không ít người làm ăn phát đạt, trở thành những “Cự phú” thành lập nhiều doanh nghiệp có tiếng ở Hà Nội. “ . . . Làng Cự Đà còn gìn giữ được hàng trăm ngôi nhà cổ thuần Việt ví như ngôi nhà số11, xóm Đồng Nhân Cát được xây dựng từ năm 1874. (Nguồn: Gìn giữ vốn quý của làng cổ thuần Việt Cự Đà: http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Gin-giu-von-quycua-lang-co-thuan-Viet-Cu-Da/20103/997.vnplus).

“ Cự Đà là ngôi làng cổ với những con đường lát gạch cổ xếp nghiêng và mấy chục nếp nhà cổ hàng trăm năm tuổi, mang đậm nét một làng Việt cổ Nghề truyền thống của người Cự Đà là buôn bán và dệt kim. Trong làng có nhiều người giàu lên nhờ buôn bán, vì vậy mà họ có tiền mua đất dựng nhà. Qua dấu tích hàng trăm ngôi nhà cổ được xây dựng theo từng thời kỳ, ngôi nhà được dựng gần đây nhất cũng cách cả trăm năm. Ngôi nhà cổ nhất được dựng từ đời Lê, cách nay cũng đến ba trăm năm. Theo thống kê, riêng xóm Đồng Nhân Cátđược coi là xóm cổ hơn cả,hiện còn có khoảng 30 ngôi nhà cổ nguyên vẹn. (Nguồn: Làng Cổ Cự Đà : http://www.dulichvtv.com/guide_Lang_Co_Cu_Da_203.html) Dấu xưa Cự Đà

(Nguồn: http://www.baomoi.com/Dau-xua-Cu-Da/150/8825831.epi)

Miếu Cự Đà(Nguồn: http://www.baomoi.com/Dau-xua-Cu-Da/150/8825831.epi)

Những thông tin từ nhiều bài viết khác về làng Cụ Đà cùng với những chi tiết vừa được rút ra trên đây có thể dùng làm nền tảng để đi đến một suy định rằng Quai de Cu Phu (Bến Cự Phú) trên bản đồ 1901 của C. Mandrolle chính là vùng bến bãi của Làng Đồng Nhân trong đó có Thôn Cự Đà Giàu có thuở xưa. Lại còn có thể suy định rằng địa danh Cự Đà 207


(hay Cự Phú) đã có từ thời xưa rất lâu trước khi thực dân Pháp gây hấn và xâm lược Bắc Kỳ. Lịch sử

Nguồn: Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Nhân Vật Chí, Tập I, trang 312, 313. NXBKHXH- Hà Nội (1992)

208


Đường Trần Nhật Duật

Vị trí - Bản đồ satellite: Trần Nhật Duật - BĐL.HN/2009: D2/Trần Nhật Duật - bđs.HN/2009: c2, c3/ Trần Nhật Duật. - BĐ.HN/ 1901-1936 thời Pháp thuộc: Quai Clémenceau. - Tên gọi thời 1951-1954: Đại lộ Trần Nhật Duật. - BĐ.HN/1968: F90/Đại lộ Trần Nhật Duật. 209


(Nguồn: Nguyễn Vĩnh Phúc, Phố và Đường HÀ NỘI. NXB Giao Thông Vận Tải, 2004)

Lịch sử

[Nguồn: Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Nhân Vật Chí, Tập I, trang 311. NXBKHXH- Hà Nội (1992)]

210


Đường Trần Quang Khải

Vị trí - Bản đồ satellite: Trần Quang Khải. - BĐL.HN/2009: E3/ Trần Quang Khải. - bđs.HN/2009: d4, d3/ Trần Quang Khải. - BĐ.HN/ 1901-1936: Quai Clémenceau sau là Quai Guillemoto. - Tên gọi thời 1951-1954: Đại lộ Trần Quang Khải. - BĐ.HN/1968: Không có tên đường Trần Quang Khải.

Đường nầy chạy dọc theo sông Hồng, nối theo đường Trần Nhật Duật ở ngã ba phố Hàng Mắm/Trần Nhật Duật, thông với đường Trần Khánh Dư từ đầu phố Trần Hưng Đạo. Địa thế của đường nầy nằm trong huyện Thọ Xương, tổng Tá Túc, trên các thôn cũ Thanh Trừng hạ và Trung Liệt, Thạch Tân/ Bến Đá. Hai thôn Trung Liệt và Thạch Tân trở thành thôn Cổ Tân vì bến đá Thạch Tân đã bị đất bồi sông Hông lấp mất cho nên chỉ còn được gọi là Cổ Tân (nghĩa là Bến Đá Thạch Tân cũ) và tổng Tá Túc cũng đổi gọi là tổng Phúc Lâm. Thời Pháp thuộc gọi là Quai Guillemoto. Từ 1951-1954 đổi gọi là đại lộ Trần Quang Khải. Từ sau tháng 07/1954 cho đến 1968 tên đường Trần Quang Khải bị xóa bỏ có thể là vì vào thời điểm nầy ở Sài Gòn cũng có tên đường

Trần Quang Khải.

(Nguồn: http://commons.wikimedia.org/wiki/File:%C4%90% Một quán Cá phê trên phố Trần Quang Khải hiện nay C6%B0%E1%BB%9Dng_tr%E1%BA%A7n_quang_kh% E1%BA%A3i.jpg#file)

211


Lịch sử TRẦN QUANG KHẢI

[Nguồn: Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Nhân Vật Chí, Tập I, trang 223-224, NXBKHXH- Hà Nội (1992)]

*

Đường Vạn Kiếp BĐ.Satellite

212


BĐ.HN/2009

BĐ.HN/1968

Vị trí - BĐ. Satellite: Đường Vạn Kiếp (Khung chữ Nhật). Không có tên Ngõ Vạn Kiếp (Khung chữ nhật đối diện phố Yết Kiêu) - BĐ.HN/2009: E3/ Đường Vạn Kiếp (khung chữ nhật). Không có tên Ngõ Vạn Kiếp (D3/Khung chữ nhật đối diện phố Yết Kiêu). - BĐ.HN/ 1901-1936: 213


(1) Boulevard Gambetta tức Đại lộ Trần Hưng Đạo ngày nay. (2) K11/Dốc Vạn Kiếp tức Phố Vạn Kiếp ngày nay. (3) E9/Cité Thịnh Đức tức Ngõ Vạn Kiếp ngày nay. - Tên gọi thời 1951-1954: Trước tháng 02 năm 1951 là Ruelle de Thịnh Đức rồi thời 1951-1954 được đổi gọi là Ngõ Vạn Kiếp. Ngoài ra cũng có Giốc Vạn Kiếp được xếp chung với nhiều đường và giốc khác trên con đê mới đắp thời Pháp thuộc gọi là Digue Nouvelle/ Đê Mới - BĐ.HN/1968: E90/Dốc (Giốc) Vạn Kiếp, (không có đường và ngõ Vạn Kiếp) Trên Bản đồ nầy, Dốc Vạn Kiếp đi từ đường Bạch Đằng sát bờ sông Hồng đến đường Trần Khánh Dư, tiếp giáp với cuối đường Trần Hưng Đạo (thời Pháp thuộc là đại lộ Gambetta). Đường Vạn Kiếp trên BĐ.Hà Nội/ 2009 chính là Dốc Vạn Kiếp trên BĐ. Hà Nội/1968. Đường nầy xưa thuộc vùng đất của thôn Cơ Xá, Tổng Tà Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) thuộc huyện Thọ Xương cũ vốn là một thôn thuyền chài. Lịch sử VẠN KIẾP

(Nguồn: Nguyễn Vĩnh Phúc, Phố và Đường HÀ NỘI. NXB Giao Thông Vận Tải, 2004)

*

214


Phố Vọng Hà

BĐ. Satellite

BĐ.HN/2009

Vị trí - Bản đồ satellite: Vọng Hà. - BĐL.HN/2009: E3/ Vọng Hà. - bđs.HN/2009: d3, d4/ Vọng Hà. - BĐ.HN/ 1901-1936: chưa có tên phố nầy. - Tên gọi thời 1951-1954: chưa có tên phố nầy. - BĐ.HN/1968: chưa có tên phố nầy. - Tên đặt kể từ năm 1999.

* Ngõ Vọng Đức:

B Đ.HN/2009

Bản đồ satellite: Vọng Đức

Vị trí - Bản đồ satellite: Vọng Đức. (đánh dấu ngôi sao) - BĐL.HN/2009: D3/ Vọng Đức. - bđs.HN/2009: c5/ Vọng Đức. - BĐ.HN/ 1901-1936: Ruelle Vọng Đức. - Tên gọi thời 1951-1954: Ngõ Vọng Đức. - BĐ.HN/1968: chưa có tên phố nầy. Phố Vọng Đức trên bản đồ Hà Nội 2009 dài hơn 150 mét, đi từ phố Ngô Quyền đến phố Hàng Bài. Trước năm 1951, thời Pháp thuộc, có tên là Ruelle Vọng Đức. 215


2/ Thay đổi tên đường, phố Phường Cửa

Đông

(Nguồn: http://www.hoankiem.gov.vn/cgt_hk/cgtdt/phuong_cua_dong.html) 216


(http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Cua-Dong-Quan-Hoan-Kiem-p1574-q245-t28/=) Các đường/phố: Phố Bát Đàn , Phố Cửa Đông , Phố Đường Thành , Phố Hà Trung , Phố Hàng Da , Phố Hàng Điếu , Phố Hàng Nón , Phố Lý Nam Đế , Phố Ngõ Trạm , Phố Nguyễn Quang Bích , Phố Nguyễn Văn Tố , Phố Nhà Hỏa , Phố Phùng Hưng , Đường Yên Thái

*

217


Phố Bát Đàn Vị trí - Bản đồ satellite: Bát Đàn. - BĐL.HN/2009: D2/ Bát Đàn. - bđs.HN/2009: b3/ Bát Đàn. - BĐ.HN/ 1901-1936: Rue Vieille des Tasses. - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Bát Đàn. - BĐ.HN/1968: Phố Hàng Bát Đàn.

D2

F89

(Nguồn: http://diachiso.vn/ha-noi/hoan-kiem/bat-dan)

Phố Bát Đàn hiện nay

Ngày nay phố Bát Đàn nối đầu nằm giữa các phố Hàng Bồ và Phùng Hưng. Ngày xưa, vùng đất của phố thuộc thôn Nhân Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Chúng tích của Thôn Nhân 218


Nội hiện nay vẫn còn là đình Nhân Nội thờ thần Bạch Mã. Phố này trước đây chuyên bán các thứ hàng đàn, tức là đồ gốm gồm bát đĩa, ấm, chén, vại, chum, lộc bình và sau nầy cũng có bán cả hàng sứ Trung Quốc và Nhật. * Phố Cửa Đông

BĐL.HN/2009: D2/ Cửa Đông.

BĐ.HN/ 1901-1936: F5

Vị trí - Bản đồ satellite: Cửa Đông. - BĐL.HN/2009: D2/ Cửa Đông. - bđs.HN/2009: b3/ Cửa Đông.. - BĐ.HN/ 1901-1936: F5/ Avenue Général Bichot. - Tên gọi thời 1951-1954: Đại lộ Cửa Đông. - BĐ.HN/1968: Đại lộ Cửa Đông. 219


Lịch sử

(Nguồn: Nguyễn Vĩnh Phúc, Phố và Đường HÀ NỘI. NXB Giao Thông Vận Tải, 2004)

Bài đọc thêm #1 Trước kia có một đường đi cũ trong thành từ cửa Đoan Môn ra đến Chính Đông Môn, qua cổng thành và dương mã thành, qua cầu bắc trên hào, để ra ngoài, tại đây con đường quặt về hướng đông nam một quãng mới toả đi các phố của khu Cửa Đông; không có con đường đi thẳng từ cổng thành ra chợ Đông Thành. Khi cửa Chính Đông, tường thành và con hào không còn thì người Pháp cho mở một con đường mới thẳng từ Cổng Tỉnh ( chiếc cổng sắt lớn thay cho Chính Đông Môn) ra khu phố cũ, con đường mới đó được đặt tên là Rue Général Bichot , nhân dân ta cứ quen gọi là phố Cửa Đông hoặc con đường Cổng Tỉnh. Đó là một đường phố rộng rãi hiện đại, nghĩa là đường có trải đá, có vỉa hè xây gạch, có cây bóng mát, có cống thoát nước và đèn đường. Ngoài phố Cửa Đông chỉ có mấy phố Tây ở Tràng Tiền- Đồn Thuỷ mới được như vậy. Nhưng phố Cửa Đông chỉ ngắn có vài trăm mét, từ cổng khu doanh trại đến phố Hàng Gà, tiếp theo đó là những phố nhỏ hẹp của khu phố cổ Hà Nội. Phố Cửa Đông là một đường phố mới mở ở sát khu quân sự trong thành lại là chỗ tường và hào cũ, nên đất ở đây là đất công đem phát mại, chủ đất hầu hết là người Tây và một số Hoa Kiều làm giàu nhờ có Tây sang, người Việt Nam chỉ có cô Tư Hồng người thầu phá thành; mãi sau nhà đất ở Cửa Đông mới thay đổi chủ nhiều lần và chủ người Việt Nam trở thành khá đông.

220


Phố Cửa Đông chia làm hai đoạn: đoạn từ Cổng Tỉnh đến Cầu Sắt có những ngôi nhà hai tầng to cao hiện đại, gồm một hay hai gian quay ra mặt đường, hầu hết mở cửa hàng phục vụ cho các quan binh trong thành. Đoạn từ Cầu Sắt đến phố Hàng Gà: bên số chẵn phía Bắc, có nhiều nhà làm theo kiểu biệt thự, nhà to, bề thế, ngoài có rào sắt. Bên số lẻ toàn nhà gác hai tầng, làm ra đến sát hè phố. Đầu phố Cửa Đông, chỗ ngã tư Hàng Gà, quang cảnh tấp nập hơn những chỗ phố chung quanh. Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, Nhật thuê nhà ở khu vực này. ở đây còn một quang cảnh đặc biệt là hàng ngày có nhiều đàn bà đi rong tập trung gần đấy: những bà đi rong mua đồ đồng nát, đồ cũ thải của lính quân nhu trong thành, những bà gồng gánh chuyên mua đồ ăn thừa của nhà bếp trong thành trút ra đem nấu bán cho người nghèo. Phố Cửa Đông còn là nơi xuất phát cho những đám rước đèn của lính trong thành tối thứ bảy.

(Nguồn: http://diachiso.vn/ha-noi/hoan-kiem/cua-dong) *

Bài đọc thêm #2 Cửa Đông - Một dấu tích của thành Hà Nội xưa Phố Cửa Đông dài khoảng 230m, thuộc phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố có hướng Đông-Tây, nối từ phố Hàng Gà đến phố Lý Nam Đế, cắt ngang qua ngã tư phố Phùng Hưng và cầu cạn đường sắt, tới cửa chính đông của Thành Thăng Long thời Nguyễn. Thời Lý-Trần, gọi là cửa Tường Phù, nhìn ra khu vực chợ Cầu Đông. Nguồn gốc tên phố Phố Cửa Đông được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Tân Lập, Tân Khai, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Xưa kia, Thành Hà Nội hình vuông, được xây bằng gạch vồ, mở ra 5 cửa gồm Chính Bắc, Chính Tây, Chính Đông, Đông Nam và Tây Nam. Dấu tích còn lại của các cửa này là một phần các con phố, mang tên hướng cửa mở. Tại đây, có một đường đi trong Thành Hà Nội từ cửa Đoan Môn ra đến cửa Chính Đông Môn, qua cổng thành và cầu bắc trên hào để ra ngoài, rồi tỏa đi các phố của khu Cửa Đông. Năm 1894-1897, thực dân Pháp phá Thành nên cửa này không còn nữa. 221


Khi cửa Chính Đông, tường Thành và con hào không còn, thực dân Pháp cho mở một con đường mới thẳng từ Cổng Tỉnh (chiếc cổng sắt lớn thay cho cửa Chính Đông Môn) ra khu phố cũ. Con đường đó được nhân dân gọi là phố Cửa Đông hoặc con đường Cổng Tỉnh (nghĩa là cổng đi vào trong thành tỉnh). Thời Pháp thuộc, phố được gọi là đại lộ tướng Bichot. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phố được đặt chính thức là phố Cửa Đông. Phố Cửa Đông Thời Pháp thuộc, phố Cửa Đông đã là một đường phố rộng rãi, hiện đại, khác hẳn những phố nhỏ hẹp của khu phố cổ Hà Nội với mặt đường trải đá, vỉa hè xây gạch và trồng cây xanh, có cống thoát nước, đèn đường. Nhà trên phố Cửa Đông chia làm hai đoạn khác nhau. Đoạn đầu từ phố Lý Nam Đế (Cổng Tỉnh) đến cầu cạn đường sắt là những ngôi nhà hai tầng hiện đại, gồm một hoặc hai gian quay ra mặt đường, hầu hết mở cửa hàng phục vụ cho các quan binh trong thành. Đoạn sau từ cầu cạn đường sắt đến phố Hàng Gà là nhà số chẵn ở phía Bắc, gồm nhiều biệt thự to và đẹp, bên ngoài có hàng rào bằng sắt; nhà số lẻ ở phía Nam là những nhà gác xây hai tầng, làm ra đến sát hè phố. Hoàng Yến (Vietnam+) (Nguồn:http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Cua-Dong--Mot-dau-tich-cua-thanh-Ha-Noi-xua/20103/721.vnplus)

Cửa Đông Môn khi Pháp xâm lược

Cửa Đông Môn đến năm 1919 vẫn chưa bị phá hết

*

222


Phố Đường Thành

BĐ.HN/2009: D2, D3

Bản đồ satellite

BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F5, F6, F7

BĐ.HN/1968: F89

Vị trí - Bản đồ satellite: Phố Đường Thành. - BĐL.HN/2009: D2, D3/ Phố Đường Thành. - bđs.HN/2009: b3, b4/ Phố Đường Thành. - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F5, F6, F7/ Rue de Citadelle. - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Đường Thành. - BĐ.HN/1968: F89/Phố Đường Thành. Phố Đường thành nối phố Cửa Đông chỗ cổng Chính Đông cũ với phố Hàng Bông. Đoạn đầu phố phía bắc là chỗ hào và dương mã thành (có nghĩa là tường thành phụ bên ngoài) bị san bằng năm 1896, còn đoạn gần Hàng Bông là đất của thôn cũ Kim Cổ. Phố Đường Thành nầy là một đường phố đã có sẵn từ thời Pháp thuộc gọi là Rue de Citadelle (bản đồ 1901-1936, 1951) được mở mang rộng, có đủ vỉa hè, cống thoát nước ngay từ những năm cuối thế kỷ 19. Thời Chính quyền Bảo Đại 1951-1954 đường nầy được đổi tên là phố Đường Thành. Sau ngày đất nước Việt Nam bị chia đôi, chính quyền miền Bắc VNDCCH vẫn giữ tên là Phố Đường Thành. Mãi đến năm 1968 tên nầy vẫn còn xuất hiện trên bản đồ 223


và tiếp tục cho đến nay (trên bản đô HN.2009 và bản đồ Satellite). Đoạn phố giáp Cửa Đông trên đất thôn cũ Tân Khai, tiếp nối là đoạn phố trên đất thôn Kim Cổ từ chợ Hàng Da đến Hàng Bông. là những nơi buôn bán sầm uất.

(Nguồn hình: http://diachiso.vn/ha-noi/hoan-kiem/duong-thanh)

*

Phố Hà Trung

Vị trí - Bản đồ satellite: Phố Hà Trung. - BĐL.HN/2009: D3/ Phố Hà Trung. - bđs.HN/2009: b3, b4/ Phố Hà Trung. - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F5, F6, F7/ Rue de Citadelle. - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Đường Thành. 224


- BĐ.HN/1968: F89/Phố Đường Thành. Phố Hà Trung đi từ phố Hội Tin Lành đến phố Phùng Hưng. Trước kia nguyên là đất thôn Trung Yên Hạ, tổng Tiên Nghiêm, sau nầy là tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương cũ. Tại thôn nầy vào đầu thế kỷ thứ 19 có đặt một trạm để nhận chuyển công văn giấy tờ của triều đình nhà Nguyễn. Trạm nầy được đặc tên là Trạm Hà Trung. Vào lúc Hà Nội bắt đầu bị Pháp thuộc, trạm Hà Trung nầy bị phá bỏ vì đã có xây dựng nhiều cơ sở bưu điện mới, tên Hà Trung chỉ được dùng cho con ngõ nhỏ dẫn tới cổng trạm Hà Trung cũ. Về sau, Pháp lại mở thêm một ngõ mới phía sau Ngõ Trạm Hà Trung và được đặt tên là Ngõ Trạm mới tức là phố Hà Trung ngày nay còn Ngõ Hà Trung cũ nay được gọi là phố Ngõ Trạm.

Phố nguyễn Văn Tố ngày nay là phố Nguyễn Trãi thời Pháp Thuộc.

Ô vuông #1 là Rue Phạm Phú Thứ. Ô vuông #2 là Phố Tin Lành kể từ 1951-1945.

Hội Tin Lành: Số 2 Ngõ Trạm, Hoàn Kiếm tp Hà Nội (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_th%C3%A1nh_ Tin_L%C3%A0nh_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%C3%A0_N%E1%BB%99i)

* 225


Phố Hàng Da

D3/ Phố Hàng Da

Phố Hàng Da

#18: Đường Thành; #19 Hà Trung; #29: Hàng Điếu; #37 Hàng Mành; #42: Hàng Thiếc; #47: Hội Tin Lành; #66: Nguyễn Trải; #73: Phạm Phú Thứ; #87: Yên Thái

Vị trí - Bản đồ satellite: Phố Hàng Da. - BĐL.HN/2009: D3/ Phố Hàng Da. - bđs.HN/2009: b4/ Phố Hàng Da. - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F6, F7/ Rue des Cuires. - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Hàng Da. - BĐ.HN/1968: F89/ Phố Hàng Da. Đường nầy trước đây thuộc vùng đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương ngày trước chuyên bày bán các loại da trâu, bò đã dược thuộc sẵn. Nơi sản xuất da thuộc của người Trung Hoa nằm trong khu vực ngõ Tạm Thương và phố Yên Thái là nơi có nhiều bãi cỏ rộng dùng cho tiến trình phơi khô da

Phố Hàng Da ngày nay 226


Phố Hàng Điếu

Vị trí - Bản đồ satellite: Phố Hàng Điếu. - BĐL.HN/2009: D2/ Phố Hàng Điếu. - bđs.HN/2009: b3/ Phố Hàng Điếu. - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F6/Rue des Pipes. - Tên gọi thời 1951-1954 Phố Hàng Điếu. - BĐ.HN/1968: F89/ Phố Hàng Điếu. Đường Hàng Điếu hợp với các con đường khác như đường Hàng Nón, Hàng Da, Hà Trung, Đường Thành, Yên Thái, Nguyễn Văn Tố, Ngõ Trạm thành một “công trường Ngã Bảy” trước chợ Hàng Da (C) khiến cho người ta liên tưởng tới công trường “bổn binh” náo nhiệt xe cộ ngày đêm của chợ Sài Gòn ngày trước. Lịch sử Đoạn đầu phía bắc phố Hàng Điếu bây giờ, từ Hàng Gà đến phố Bát Đàn, ngày 227


gọi là phố Nhà Hoả, vì trong khu vực đó có đền Thần Hoả (số nhà 30 Hàng Điếu). Phố Hàng Điếu thờ Thần Hoả, chuyện điếu đóm và lửa hẳn có liên quan đến nhau. Phố xá thuở ấy hay xảy ra những vụ cháy lớn; sách Vũ Trung Tuỳ Bút của Phạm Đình Hổ, trong một bài tự truyện có tựa đề là Lục Hải có đoạn viết như sau: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên co quan Phủ Doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi. Song đất kinh thành đong đúc, nhà ở liền nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đảng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cùng là những kẻ vô vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa.” (Ghi chú: Lục Hải có nghĩa là biển cạn, nơi lục địa có đủ cả không thiếu thức gì: sách Hán Thư gọi là lục hải của thiên hạ; ở đây ý nói kinh thành.) (Nguồn: Phạm Đình Hồ, Vũ Trung Tùy Bút, bản dịch, của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, (ấn bản 1998), trang 23)

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: “Ở thôn An Nội thuộc huyện Thọ Xương khoảng năm Minh Mạng (18201840), các quan tỉnh có xin dựng lên đền thờ vị Ngũ-Hiển Hoa-Quang Tôn-Thần, hễ nhà nài bị cháy nhà, thì đến đền thành tâm cầu đảo lửa sẽ tắt ngay. Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841 có sửa lại.” (ĐNNTC, Tỉnh Hà Nội, trang 67.)

Xưa

Nay

Ngày nay, khách du lịch Hà Nội đến xem đền thờ Hỏa Thần ở số 30 Hàng Điếu sẽ có dịp nhìn thấy một quả chuông lớn mà theo tục truyền thì chuông nầy được dùng để báo động khi xảy ra hỏa hoạn, Hỏa Thần nghe thấy sẽ hiện trở về để trừ hỏa hoạn.

228


Bài đọc thêm:

Đền Hoả Thần Với mục đích cầu mong thần thánh phù trợ, ngăn ngừa hoả hoạn trong kinh thành, người dân Hà Nội xưa đã lập đền thờ thần Hoả (Đền Hoả Thần). Đây được xem là ngôi đền thờ ông Tổ phòng cháy chữa cháy của người Hà Nội. Đền Hoả Thần được xây dựng vào thời kỳ đầu nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ đền thuộc thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc, sau đó đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương. Đầu thế kỷ thứ 19, thành Thăng long bị nhà Nguyễn phá huỷ, một phần khu thành cũ ở phía Đông trở nên hoang tàn, người dân đến đây buôn bán, họp chợ, từ đó định cư thành phố, phường. Nơi đền Hoả Thần toạ lạc lúc bấy giờ, nay là phố Hàng Điếu.

Các cụ sợ: thứ nhất là Thuỷ, thứ hai là Hoả, thứ ba là Chiến tranh, thứ tư là Đạo tặc (trộm cướp). Đây là ngôi đền duy nhất ở Việt Nam thờ thần Hoả, ông Tổ nghề phòng cháy chữa cháy.” Trong khu phố cổ Hà Nội có rất nhiều ngôi đền, nhưng đền Hoả Thần là di tích có quy mô kiến trúc lớn hơn cả, thiết kế theo kiểu chữ Công, bao gồm nhà tiền tế, phương đình và hậu cung. Tiền tế là một nếp nhà ngang 3 gian, mái lợp ngói mũi hài, bộ khung đỡ mái có 4 bộ vì kèo, nền nhà lát gạch Bát tràng cổ, hai tường hồi gắn hai tấm bia đá có niên hiệu Thiệu Trị, ghi nội dung việc xây dựng, trùng tu và ghi công đức. Trên cửa ra vào treo bức hoành phi “ Hoả thần từ” làm vào giữa mùa xuân năm Giáp Tý, đời vua Tự Đức thứ 17, 1864. Toà phương đình được xây dựng tiếp giáp sau tiền tế, mặt bằng hình vuông, kiểu 4 mái với các góc đao cong. Dọc theo hai bên diềm của mái sau và trước chạm thủng hoa văn rồng chầu. Kiến trúc toà phương đình trang trí đậm đặc trên các con rường, đấu kê với các hình chạm nổi vân mây, lá lật và cánh hoa sen. Đặc sắc nhất là giữa câu đầu và xà đai nối các cột có tượng nghê lớn chạm bằng gỗ. Hậu cung là nếp nhà ngang ba gian, cao vượt lên so với các kiến trúc ở phía trước. Nhà được xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bốn bộ vì kèo đều làm theo kiểu kẻ chuyền. Gian giữa xây bệ cao làm bàn thờ thần Hoả. Tượng thần Hoả được thể hiện trong tư thế ngồi, mặt đỏ, phương phi, mặc long bào, được đặt trang trọng trong khám thờ lớn chạm rồng, hai bên ngoài khám có 2 vị Thị giả đứng chầu. 229


Theo dòng lịch sử được ghi lại trên các văn bia, đền Hoả Thần đã trùng tu sửa chữa nhiều lần qua các đời: Minh Mệnh thứ 19 năm 1838, Thiệu Trị thứ nhất năm 1841, Tự Đức năm thứ nhất, năm 1848. Ngày nay khi đến viếng thăm đền, chúng ta sẽ thấy một ngôi đền cổ kính, vẫn còn nguyên vẹn giá trị kiến trúc. Kể từ lần trùng tu năm 1848 đến nay, đền chưa sửa chữa lớn thêm lần nào nữa. Hàng năm, Lễ hội đền Hoả Thần được tổ chức vào 28 tháng 3 và 28 tháng 9 Âm lịch (xuân thu nhị kỳ) tương ứng với ngày sinh và ngày hoá của Hoả Thần. (Nguồn: http://vov.vn/Ha-Noi-ngan-nam/Den-Hoa-Than/152804.vov)

*

Phố Hàng Nón

Vị trí - BĐL.HN/2009: D2/ Phố Hàng Nón. - Bản đồ satellite: Phố Hàng Nón. - bđs.HN/2009: b3/ Phố HàngNón. - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F6, G6/Rue des Chapeaux. - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Hàng Nón. - BĐ.HN/1968: F89/ Phố Hàng Nón. 230


Lịch sử Ngày trước, phố Hàng Nón chỉ là một đoạn phân nửa (1/2) của Hàng Nón ngày nay và nằm ở khoảng giữa phố Hàng Điếu và phố Hàng Thiếc (Rue des ferblantiers). Phố Hàng nón ngày nay đoạn đầu phía tây (a) chạy ngang qua phố Hàng Điếu rồi tiếp giáp phố Đường Thành: đoạn đường nầy mới được xây từ 1920 và đây mới chính là phố Hàn nón ngày xưa chuyên nghề sản xuất và bán các loại nón khác nhau. Đoạn đầu phía đông (b) từ Hàng Thiếc đến ngã ba Hàng Hòm trước kia là phố Mã Vĩ. Gọi là phố Mã Vĩ (Đuôi Ngựa ?) chuyên làm và bán các hàng phục sức cho quan lại, phường hát tuồng, hát chèo, tế lễ, thờ phụng, áo xiêm, mũ , cờ, quạt . . .

Xưa

Nay

Người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, đàn ông cũng như đàn bà đều dùng nón đội đầu. Đàn ông có nón dứa, nón lông có chóp bằng bạc hoặc đồng. Đàn bà có nhiều loại nón hơn, nhung đặc biệt là nón Nghệ tức nón thúng quai thao và nón ba tầm. Nón lá già cạn và dầy khâu bằng móc sợi màu đen; nón mũ chảo giống như cái chảo gang; nón lính giống như cái đĩa to ken bằng cật tre, ở giữa có chỏm bằng đồng như cái mũi giáo nhỏ và khi đội nón nầy thì phải buộc quai chặt vào cằm; nón nhà sư; nón Nghệ mà ngày nay người ta gọi bằng một cái tên văn vật tao nhả là nón quai thao với hình dạng như đội trên đầu cả một cái bánh xe đường kính gần một mét với thành nón cao tới 10cm, trông rất cồng kềnh và “ngang phè” cho nên cần phái có thêm một bộ phận khác giống nhu một cái hộp tròn đan bằng mây tre để úp chụp vào đầu. Người dân nghèo không đủ tiền mua nón quai thao cho nên đành phải chịu đội nón có hình dáng tương tựa gọi là nón ba tầm : 3 tầm có thể là cái hộp tròn úp chụp vào đầu có chiều sâu 231


3 tầm hay 30cm (?). Nón Nghệ và nón 3 tầm đều có một dây quai thao, thường là 12 sợi dây tơ màu, hai đầu kết thành tua dài khoảng 20 cm. Nón dùng cho các chức sắc làng nước thì có nón lông đen làm bằng các loại long chim, quạ, sáo, trên có đóng một cái gù chóp nhọn bằng đồng trắng hay bằng thiếc. Nhà giàu và cá quan chức lớn của triều đình thì có nón lông trắng làm bằng long cò, long vạc, gù chụp bằng bạc hay vàng. CÁC LOẠI NÓN TỪ THỜI HÀ NỘI XƯA

Nón Làng Chuông

Nón lính

Nón lá già(?)

Nhà giàu, Vợ quan đội nón thúng quai thao

232

Nón là Hồng Kong

Dân lao động


Người dân bán hàng rong trên đường phố

Nữ lưu nhà giàu Hà Nội Đội nón quai thao

Kiểu nón của chức sắc và quan binh triều đình

Trong các buổi lễ chính thức, vua Khải Định thuờng chưng diệnmột thứ võ phục đã được cải tiến theo ý nhà vua với nón đội “chóp dưa”

Xưa

Nay (phường tuồng)

* NÓN LÀNG CHUÔNG

Cổng và sân chùa làng Chuông. Nơi cổng nầy có treo một Chuông lớn. 233


Sân cổng chùa làng Chuông là chợ nón làng Chuông

Nguồn ảnh : http://www.youtube.com/watch?v=2lEczUt8fms *

Chiếc nón lá dân gian HÀ NỘI xưa trong sách VIET-NAM, Civilisation and Culture (Connaissance du Vietnam ) Của Pierre Huard và Maurice Durand

Một phiên chợ ở Hà Nội xưa.

Quan triều đình và quân theo hầu (tranh H.Oger) 234


CÁC LOẠI NÓN

235


Nón nhà sư còn gọi là nón tu lờ

Chợ bán chó và quán thịt chó 236


BÀI ĐỌC THÊM

Nón quai thao là một loại nón của phụ nữ ở Bắc Bộ Việt Nam ngày trước. Nón làm bằng lá cọ hoặc lá gồi, có hình dạng giống như tai nấm, có quai đeo, đỉnh bằng, đường kính 70-80 cm, vành 10-12cm. Quai thao làm bằng 1-8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liền Từ cuối thập niên 1910, trừ những người Hà Nội có tuổi, đàn ông không ai đội nón nữa, họ đội khăn bịt, che ô; đàn bà sang trọng dùng dù vải. Ngoài đường chỉ thấy những người lao động nặng nhọc lam lũ còn đội nón lá. Cửa hàng bán nón ở trong phố thưa dần, sau sót lại vài ba nhà giữ nghề cũ, nón chỉ còn thấy bán ở trong các chợ.

Nón quai thao thời nay (http://van-hien.vn/spip.php?article4882)

Những cửa hàng bán nón ở Hàng Nón được thay thế bằng những hiệu buôn những mặt hàng khác. Có mấy cửa hàng bán guốc sơn dùng cho phụ nữ như Mỹ Sinh và Mỹ Thịnh; chủ hiệu là người làng Hà Vỹ, một làng có nghề cổ truyền sơn ta. Họ từ Hàng Hòm dọn đến đây mua guốc gỗ đẽo sẵn, sơn mầu để bán. Từ những năm cuối thập niên mười, người Hà Nội trừ những người có tuổi, đàn ông không ai đội nón nữa, họ đội khăn bịt, đi ô; đàn bà sang trọng dùng dù vải. Ngoài đường chỉ thấy những người lao động nặng nhọc lam lũ còn đội nón lá. Trước kia sự dùng nón còn phổ biến trong nhân dân thì ở phố Hàng Nón cả hai dãy mặt phố đều có cửa hàng bán đủ các loại nón, kể cả nón ?tu lờ? dành cho nhà chùa. Cửa hàng bán nón ở trong phố thưa dần, sau chỉ còn vài ba nhà giữ nghề cũ, nón chỉ còn thấy bán ở trong các chợ. Những cửa hàng bán nón ở Hàng Nón được thay thế bằng những hiệu buôn những mặt hàng khác. Có mấy cửa hàng bán guốc sơn dùng cho phụ nữ: Mỹ Sinh 237


và Mỹ Thịnh; chủ hiệu là người làng Hà Vỹ, một làng có nghề cổ truyền sơn ta. Họ từ Hàng Hòm dọn đến đây mua guốc gỗ đẽo sẵn, sơn mầu để bán. *

Phố Lý Nam Đế

,

Vị trí - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F3,F4,F5 F6 /Rue Maréchal Joffre. - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Lý Nam Đế. - BĐ.HN/1968: G88,G89/ Phố Lý Nam Đế. - BĐL.HN/2009: D2/ Phố Lý Nam Đế. - Bản đồ satellite: Phố Lý Nam Đế. - bđs.HN/2009: b3/ Phố Lý Nam Đế. Lịch sử Phố Lý Nam Đế là đất trong nội thành, đường phố đi dọc theo tường thành cũ phía đông. Thời thuộc Pháp được gọi là Rue Maréchal Joffre. 238


Lý Nam Đế tên thật là Lý Bôn (hay Lý Bí), người thôn Thái Bình (Tử Đường, huyện Thuỵ Anh, Thái Bình). Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của Lý Nam Đế là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì chạy sang ở Việt Nam (lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đạo. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn 5 thể kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân". Tháng 12 năm 542, vua Tàu đời nhà Lương sai Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sang xâm chiếm. Quýnh lấy cớ là chướng khí mùa xuân đương bốc, xin đợi đến mùa thu. Bấy giờ Thứ sử Quảng Châu là Tân Dụ hầu Hoán không cho, Tiêu Tư cũng thúc giục. Bọn Tử Hùng đi đến Hợp Phố, Lý Bí chủ động đem quân đón đánh tại đây. Quân Lương thua to, 10 phần chết đến 6, 7 phần, quân tan rã mà về. Tiêu Tư tâu với vua Lương rằng Quýnh và Tử Hùng dùng dằng không chịu đi, đều bị buộc phải tự tử. Tháng 4 năm 543, vua Lâm Ấp cướp quận Nhật Nam, Lý Bí sai lão tướng Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức. Đầu năm Giáp Tý 544, Lý Bí nhân thắng quân địch, xây thành lũy ở cửa sông Tô Lịch, tự xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức (Đại Đức), đặt tên nước là Vạn Xuân, có ý mong xã tắc lâu dài đến muôn đời. Về sau bị tướng Tàu nhà Lương là Trần Bá Tiên đánh bại phải chạy trốn nơi vùng động Khuất Liêu tức là vùng của các xã Cổ Tuyết, Văn Lang huyện Tam Nông (Phú Thọ) ngày nay và mất ở đó, ở ngôi được 4 năm. BÀI ĐỌC THÊM Một con phố bình thường như bao phố khác ở Hà Nội nhưng có những nét đặc trưng mà chẳng phố nào có được đó là khi chúng ta nói đến phố Lý Nam Đế, khô Trước đây, phố là nơi đóng quân của một số cơ quan đầu não của Quân đội Việt Nam – một bộ phận quân số của quân đội đóng ở trong thành. Hiện nay, phố này còn nhiều trụ sở, nhiều cơ quan văn hóa của quân đội như: Tòa soạn Báo Quân đội, tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Điện ảnh Quân đội, Nhà xuất bản Quân đội, Thư viện Quân đội… Nét nổi bật của dẫy phố là cổng lớn của doanh trại Quân đội (Cổng thành phía Đông hay còn gọi là Cửa Đông), hai bên là khu tập thể của các sỹ quan và gia đình họ. Do vậy, dân chúng và bộ đội gọi phố này với cái tên thân mật là “phố nhà binh”. Trong những năm chiến tranh, đây là điểm xuất phát của các chuyến xe đi vào chiến trường của các nhà văn, nhà báo, đạo diễn, quay phim quân đội vào các chiến trường B, sang chiến trường C, vào khu bốn… Cũng là nơi qua lại của các đơn vị ở các quân khu, quân chủng, các tỉnh đội lên làm việc với cơ quan văn hóa thuộc Tổng cục Chính trị. 239


ng thể không nói đến “phố nhà binh” hay “phố tin học”. Vì sao phố này lại gọi là “phố nhà binh”

Điện ảnh Quân đội trên phố Lý Nam Đế (Ảnh Vũ Hưng)

Chỉ là một con phố nhỏ nhưng có tới hai cơ quan Báo Quân đội và Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Chính nơi đây đã hội tụ được nhiều các nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ và nghệ sỹ của Quân đội như Thanh Tịch, Vũ Cao, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Thu Bồn, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Oánh, Xuân Thiều, Nam Hà, Dũng Hà... Và, vì sao phố này được gọi là “phố vi tính”? Cuối năm 1988, tại con phố này là nơi tổ chức Tuần lễ Tin học đầu tiên, Hội Tin học Việt Nam (VAIP) đã chính thức tổ chức đại hội và văn phòng của VAIP được đặt ở phố Lý Nam Đế. Một công dân của phố Lý Nam Đế được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của VAIP là TS. Quyễn Quý Sơn, sỹ quan Bộ Tổng tham mưu. Vì là “phố nhà binh” nên dính đến nhiều công việc cơ mật, cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, dân sự ít có điều kiện để tiếp cận. Nhiều con cái nhà binh đã tham gia làm về các lĩnh vực điện tử và máy tính. Theo tâm lý của khách hàng khi đi mua một bộ máy tính người ta rất thận trọng, ít mấy ai dám tự đi mua mà phải qua người quen, biết về thiết bị máy tính. Chính vì thế, nhóm kỹ thuật của quân đội và con em nhà binh được tín nhiệm và làm môi giới, nên mới có đất dụng võ. Thay vì cho thuê cửa hàng hoặc tự kinh doanh hàng điện máy, các chủ kinh doanh con em nhà binh đã chuyển hẳn sang lĩnh vực máy tính. Chẳng ai bảo ai, các cá nhân, cơ quan có nhu cầu về trang thiết bị máy tính đều tìm đến phố Lý Nam Đế để chọn lựa cho mình những thiết bị đúng chủng loại hợp với túi tiền của mình. Cùng với sự phát triển kinh tế và bùng nổ về công nghệ thông tin, con phố nhỏ vốn là khu tập thể của các sỹ quan trung, cao cấp quân đội và gia đình của họ này, bắt đầu nhộn nhịp về thiết bị tin học kể từ những năm 1995. Đến nay, “phố tin học” đã trở nên sầm uất với khoảng hơn 100 Công ty và cửa hàng máy tính có thương hiệu 240


như: Nhà Phân phối chíp AMD; Công ty Phát triển Tin học Hà Nội (IDC)… Nhờ đó, phố Lý Nam Đế đã ngày càng trở nên nổi tiếng là “phố tin học”./. (Nguồn tin: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340639&cn_id=397477)

*

Phố Ngõ Trạm

Hội Tin Lành: Số 2 Ngõ Trạm, Hoàn Kiếm tp Hà Nội (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_th%C3%A1nh_ Tin_L%C3%A0nh_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%C3%A0)

241


Vị trí - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: Rue Bourret - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Ngõ Trạm. - BĐ.HN/1968: F89/ Phố Ngõ Trạm. - BĐL.HN/2009: D2/ Phố Ngõ Trạm.. - Bản đồ satellite: Phố Ngõ Trạm. - bđs.HN/2009: Phố Ngõ Trạm. Đi từ phố Đường Thành đến phố Phùng Hưng, đây là đất thôn Yên Trung Hạ, tổn Tiền Nghiêm (Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương ngày trước.Đây chính là một phố mới mở từ thời Pháp thuộc (Rue Bourret), chạy đằng sau phố Ngõ Trạm cũ (tức là phố Hà Trung ngày nay) cho nên dân quen gọi là phố Ngõ Trạm mới. Từ giữa thập kỷ 30 của thế kỷ XX, ở giữa phố đã ra đời một trường tư thục, dạy đến khi thi tú tài phần một, đó là trường Thăng Long, do tập hợp một đội ngũ thầy giáo giỏi trong số đó có Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Giám...Thời Pháp thuộc 1901-1936-1951 gọi là Rue Bourret. Trong giai đoạn 1951-1945 của chính quyền Bảo Đại đường nầy có tên là phố Ngõ Trạm và được giữ mãi cho đến nay.

Lịch sử NGÕ TRẠM SƠ LƯỢC VỀ THÔNG TIN LIÊN LẠC Ở HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1945 (Nguồn:http://www.vnpt-hanoi.com.vn/web/gioithieu_lichsuphattrienI_1.asp)

I. Từ thời xa xưa đến thời phong kiến Vào các triều đại phong kiến, người ta lập các trạm trên các tuyến đường bộ, đường thủy để đưa thông tin. Các trạm là nơi để chuyển tiếp chiếu, chỉ, lệnh, dụ… của triều đình tới mọi nơi. Các trạm có biên chế về người, ngựa, thuyền và 242


các phương tiện vật chất khác để đảm bảo những yêu cầu rất cao về thời gian và an toàn hành trình của người phu trạm. Người của trạm, từ đội trạm, lính trạm hay phu trạm được vận trang phục như người lính chiến của triều đình, ngựa được tuyển chọn kỹ càng và luôn sẵn sàng lên đường khi người phu trạm của trạm trước đến là người và ngựa phi hành ngay đến trạm tới. Đến cuối Triều Nguyễn, tên trạm được xác định bằng cách ghép tên tỉnh với tên thôn nơi có trạm. Trên địa bàn Hà Nội có hai trạm là: Trạm Hà Trung ở thôn Yên Trung, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi thành Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, nay là phố Hà Trung, quận Hoàn Kiếm. Từ năm 1832 có đặt một trạm để chuyển công văn giấy tờ của triều đình. Khi thực dân Pháp xây dựng hệ thống bưu điện thì trạm này bị hủy bỏ. Dấu vết của trạm chỉ còn lưu lại dưới tên Hà Trung dẫn từ cổng trạm tới một ngõ đi của dân. Khoảng năm 1910, thực dân Pháp mở một phố song song với ngõ Trạm Hà Trung, phố này được gọi là ngõ Trạm mới (nay là phố Ngõ Trạm thuộc quận Hoàn Kiếm). Lúc đó phố ngõ Trạm là Hà Trung được gọi là phố Ngõ Trạm cũ. Trạm Hà Mai được lập ở làng Hoàng Mai, nay thuộc phố Trương Định quận Hoàng Mai. Trạm đặt ngay trên đường cái quan, tức ven đường Trương Định ngày nay. Trạm được đặt dưới thời Minh Mạng (1820 - 1840) và cũng bị mai một khi thành lập Bưu điện thời kỳ đầu Pháp thuộc. 2. Dấu ấn ngôi chùa xưa: Dải đất của toà nhà 5 tầng Viễn thông Hà Nội bên bờ hồ Hoàn Kiếm bây giờ là thôn Cựu Lâu xưa. Năm 1847, Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đăng Giai (người đứng đầu tỉnh Hà Nội lúc đó) chủ hưng công cho dựng ngôi chùa Liên Trì Hải Hội trên nền cũ lầu Ngũ Long với quy mô to lớn nhất chốn kinh kỳ. Ngôi chùa hoàn thành vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), gồm 36 nóc, gần 200 gian, vô cùng lộng lẫy. Chùa dựng xong Hoà thượng Phúc Điền trụ trì và cho ấn tống rất nhiều kinh sách trong công cuộc hoằng dương Phật pháp mà còn ghi nơi tàng bản. Chùa Liên Trì Hải Hội có rất nhiều tên gọi như chùa Liên Trì,chùa Báo Ân, chùa Quan Thượng...người Pháp thì gọi là chùa Thụ Hình vì dựa trên cảnh xử tội trong tranh Thập điện Diêm vương treo trên tường Phật điện.

Chùa Liên Trì ( chùa Báo Ân)

Chùa Liên Trì được xây dựng trên ý tưởng tôn giáo đạo Phật. Toàn bộ ngôi chùa là một tổng thể kiến trúc đồ sộ mà ngày nay chỉ còn lại những hình vẻ của người Pháp 243


cũng như mô tả rất sơ lược của sử sách. Chùa Liên Trì Hải Hội với dụng ý được chiết xuất từ bài kệ trong kinh A Di Đà, một cõi Niết bàn ngay chốn trần gian, thể hiện toàn bộ ngôi chùa là một đoá sen lớn, ý nghĩa tầng thế giới siêu thoát trên đài sen tụ hội với đủ các chư vị Bồ tát và Phật Di Lặc. Theo hình vẽ và mô tả thì chùa cách biệt thế giới bên ngoài bởi sự bao bọc các ngòi nước trồng sen và chỉ có một lối đi là chiếc cầu đá trước chùa nối tiếp ra tận tháp Hoà Phong làm cổng. Qua cầu là Tam quan đồ sộ, phía sau hai bên là hai tháp lớn, sau đó là toàn bộ ngôi chùa đồ sộ nguy nga.

Chùa Liên Trì (Chùa Báo Ân) nhìn từ phía bên hồ.

Vào khoảng những năm cuối thế kỷ XIX (từ1889 – 1898), người Pháp xây dựng khu nhượng địa bên bờ Đông Nam hồ Hoàn Kiếm, mở mang xây dựng đường phố mới. Đồng thời với mục tiêu xây dựng một trung tâm bưu điện, thông tin liên lạc tại Hà Nội, người Pháp đã phá bỏ ngôi chùa này. Di tích của ngôi chùa còn lại đến bây giờ là tháp Hoà Phong bên phố Đinh Tiên Hoàng, cạnh hồ Hoàn Kiếm.

Tháp Hòa Phong – dấu ấn còn lại của ngôi chùa xưa

Năm 1901, người Pháp hoàn thành việc xây dựng nhà Bưu điện Bờ Hồ. 244


Ngôi nhà 3 tầng vừa là nơi khai thác, giao dịch, vừa là nơi làm việc của cá bộ phận quản lý. Bưu điện Bờ Hồ còn là nơi đầu mối về nghiệp vụ, kỹ thuật, và vận chuyển bưu chính giữa Hà Nội với các tỉnh Bắc Kỳ. Mọi công văn thư tín, điện báo, điện thoại từ các nơi chuyển về đầu mối Hà nội, rồi từ Hà Nội chuyển đi các nơi.

Nhà Bưu điện Bờ Hồ được người Pháp xây dựng năm 1901 3. Mạng lưới thông tin: Năm 1883, người Pháp lập bưu cục bưu chính tại Hà Nội. Năm 1884, người Pháp khởi công xây dựng công trình đường dây hữu tuyến Hà Nội - Sài gòn dài gần 2000km, đồng thời họ còn xây dựng đường dây Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến cáp biển Vũng Tàu - Đồ Sơn có các nhánh rẽ vào Đà Nẵng, Huế, Vinh và các tuyến dây trần Hải Phòng - Hà Nội. Đến cuối năm 1888, thông tin điện báo được thiết lập giữa Hà Nội với Sài gòn, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng. Năm 1889, người Pháp cho xây dựng tổng đài điện thoại tại Hà Nội (là tổng đài loại nhân công tiếp dây với khởi đầu 800 số.)

Tòa nhà Bưu điện Hà Nội xưa

245


Bưu điện Hà Nội xưa nhìn từ phía Hồ Hoàn Kiếm

Một góc nhà Bưu điện do người Pháp xây dựng

Tòa nhà Bưu điện Hà Nội ngày nay.

246


Như vậy vào các năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 19, người Pháp đã xây dựng ở Hà Nội một hệ thống thông tin tương đối đầy đủ cả Bưu chính, điện báo, điện thoại. Năm 1922, cơ sở vô tuyến điện ở Bắc bộ được thành lập với hai trung tâm liên lạc vô tuyến: Một trung tâm ở Bạch Mai (ngã Tư Vọng) là trung tâm phát tín và một trung tâm thu tín ở số nhà 4 Phố Phạm Ngũ Lão. Địa điểm này còn được dùng làm cơ quan chỉ đạo của Sở Vô tuyến điện Đông Dương. Các trung tâm vô tuyến này hàng ngày có phiên liên lạc với các đạo quân đồn trú ở miền núi, đồng thời, tiếp nhận và thông báo giá hàng của cơ sở mậu dịch quốc tế, tỷ giá tiền giữa đồng Franc với đồng bạc Đông Dương...

*

NHỮNG HÌNH ẢNH SINH HOẠT CỦA NGƯỜI HÀ NỘI THỜI PHÁP THUỘC

247


Người Hà Nội và đường phố Hà Nội thời Pháp thuộc

Người Hà Nội và đường phố Hà Nội thời Pháp thuộc (Nguồn ảnh: http://www.youtube.com/watch?v=-0YPaXsnbBI)

248


http://kenh14.vn/kham-pha/nhung-buc-anh-hiem-ve-viet-nam-thoi-phap-thuoc20120829042532186.chn ... cảnh sinh hoạt đời thường

Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội.

249


Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre.

Hình ảnh ven Hồ Tây xưa.

Ô Quan Chưởng.

250


Rue de la Concession (nay là phố Phạm Ngũ Lão). BÀI ĐỌC THÊM #1 (Nguồn: http://kenh14.vn/kham-pha/cac-cong-trinh-kien-truc-ha-noi-thoi-phap-thuoc-2010100602034552.chn)

Phong cách kiến trúc kiểu Pháp đã in sâu trong lòng Hà Nội. Trong khoảng 80 năm đô hộ, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng rất nhiều công trình đồ sộ và có giá trị lịch sử lớn trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Có lẽ vì vậy mà nét kiến trúc kiểu Pháp vẫn in sâu trong lòng Thủ đô. Để mỗi người chúng ta sống chậm lại, ngẫm về một Hà Nội cổ kính, một thủ đô văn hiến. Ngược dòng thời gian chiêm ngưỡng Hà Nội… ngày ấy và bây giờ… Tòa án

Công trình gây ấn tượng ở tỷ lệ hài hòa của thức kiến trúc cổ điển châu Âu.

Tòa án tối cao ngày nay vẫn giữ được vẻ oai nghiêm vốn có. Phủ Toàn Quyền

Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ tịch) xây dựng năm 1902. 251


Công trình mang phong cách cổ điển Châu Âu do Kiến trúc sư Vildieu thiết kế, xây dựng mất hơn 5 năm.

Phủ Toàn Quyền vẫn giữ được nét uy nghiêm và hùng tráng.

Nhà khách chính phủ

Công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu.

Vẻ đẹp sang trọng và cao quý vẫn được giữ cho đến ngày nay.

Nhà thờ lớn Hà Nội

252


Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innocentius XI tôn phong Thánh Joseph (cha nuôi của Chúa Jesus) làm Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận.

Hiện nay toàn bộ không gian và cảnh quan nhà thờ bị chen lấn bởi sự phát triển của đô thị, mất đi sự tương xứng với quy mô đồ sộ của nhà thờ.

Nhà thờ Cửa Bắc

Không gian kiến trúc không nhấn mạnh sự đối xứng mà có sự biến hóa rất hài hòa với không gian xung quanh, nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm và có phần tĩnh mịch, gây được ấn tượng về một sự siêu thoát.

Kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự hòa hợp với khung cảnh nhiệt đới, với văn hóa phương Đông. Đây là một công trình của kiến trúc thời kỳ 1925 – 1930 253


Nhà hát lớn

Nhà hát lớn Hà Nội khởi công năm 1901 và xây dựng mất 10 năm.

Không gian của nhà hát rất phong phú theo kiểu các nhà hát châu Âu đương thời được gìn giữ theo năm tháng. Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ)

Ga Hàng Cỏ được Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902, sau khi đã xây dựng cầu Long Biên và hệ thống đường sắt Việt Nam. 254


Ngày nay, bước chân đến Ga Hà Nội, hành khách sẽ thấy một nhà ga hiện đại, với hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách liên vận quốc tế khang trang, , cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây phục vụ hành khách đi tàu. Đại học tổng hợp

Ngôi trường phảng phất dấu hiệu của sự tìm tòi một hình ảnh kiến trúc phương Đông. Công trình được xây dựng trong 4 năm (1923 - 1926). do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926.

Nét kiến trúc từ năm 1926 vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.

255


Cung văn hóa thiếu nhi

Thời Pháp thuộc nơi đây là hai cơ sở: Phía Bắc là Ấu Trĩ Viên (vườn trẻ), còn ở phía Nam là Câu lạc bộ của người Pháp.

Sau ngày 10/10/1954, hai cơ sở này trở thành Câu lạc bộ Thiếu nhi thành phố, nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa của lứa tuổi học trò. Chợ Đồng Xuân

Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.

256


Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội. Cầu Paul Doumer/Long Biên

Đây là cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris".

Dân gian vẫn nhắc đến cầu Long Biên qua bài vè: “Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...” 257


Bưu điện thành phố Hà Nội

Bưu điện Hà Nội được thực dân Pháp thành lập từ năm 1884, ngay sau khi triều Nguyễn ký hiệp ước đầu hàng, chấp nhận chế độ bảo hộ. Vị trí của Bưu điện Hà Nội là nền chùa Báo Ân cũ.

Ngay sau khi tiếp quản thủ đô vào sáng 10/10/1954, công việc bàn giao Bưu điện Hà Nội được tiến hành theo thỏa thuận trước đó. Mặc dù đã thống nhất phải để lại nguyên trạng Bưu điện Hà Nội, nhưng một số thiết bị tại đây đã bị phá hủy, một số khác bị người Pháp mang đi và trên thực tế chỉ còn một tổng đài điện thoại 1.500 số với gần 600 thuê bao. Bốt Hàng Đậu

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, năm 1894 người Pháp xây dựng 2 tháp nước ở Hàng Đậu và Đồn Thủy (cuối phố Đinh Công Tráng), để cung cấp nước cho khu Thành cổ - lúc này là nơi tập trung quan chức và binh lính người Âu cùng với khu dân cư “36 phố phường”. Đá tảng dùng để xây được lấy từ đá hộc dỡ của thành cổ. 258


Những hình ảnh này của Bốt Hàng Đậu sẽ không bao giờ còn được thấy tận mắt nữa. Hiện nay Bốt Hàng Đậu đã được “tân trang” mới và mất đi hoàn toàn sự cổ kính. Sở Tài Chính/Bộ Ngoại Giao

Sở tài chính (nay là trụ sở Bộ ngoại giao) tiêu biểu cho xu hướng tìm tòi một phong cách kiến trúc Á Đông những năm 1925 - 1930, do kiến trúc sư E. Hebrard thiết kế.

Vẻ hùng tráng là đặc diểm nổi bật trong kiến trúc Trụ sở cơ quan quan trọng của đất nước. Bảo tàng Louis Finot/Bảo tàng lịch sử

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932. Đây là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác cổ. 259


Trải qua bao năm tháng thăng trầm, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã trở là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến nay. * BÀI ĐỌC THÊM # 2

KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI THỜI PHÁP THUỘC (qua cuốn tiểu thuyết lịch sử “Bóng nước Hồ Gươm” của Chu Thiên) BÙI THANH THUỶ

Tóm tắt

Khu phố cổ Hà Nội là khu phố duy nhất ở Đông Nam Á giữ được toàn bộ không gian từ xưa cho đến nay cả về mặt hình thức lẫn cuộc sống sinh hoạt buôn bán nhộn nhịp... Có lẽ sự trường tồn của khu phố này gắn liền với vị trí địa chính trị vốn có của nó. Tuy nhiên, sự biến đổi của khu phố cổ qua các thời không phải là nhỏ. Sự biến đổi này phải chăng do khu phố nằm ở nơi đô thành – trung tâm chính trị của quốc gia, nơi là mục đích tranh giành của các anh hùng thời đại và những kẻ xâm lược. Hà Nội, kể từ khi định đô Thăng Long vào đầu thế kỷ XI và bắt đầu phát triển nền văn minh Đại Việt, trải qua ba triều đại Lý – Trần – Lê, đã từng mang những tên gọi khác nhau: Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh và Hà Nội, luôn là “then chốt của bốn phương tụ hội” như trong chiếu dời đô của vị vua khai mở kinh đô - Lý Thái Tổ - đã khẳng định. Nhưng nhà Nguyễn đã cố tình phủ nhận chân lý khách quan đó và vì quyền lợi cá nhân của dòng họ, đã sẵn sàng rời xa nơi đế đô của đất nước. Tuy vậy, thực dân Pháp ngay từ khi ôm mộng đô 260


hộ Việt Nam, đặt chân lên Nam Kỳ, Đà Nẵng đã thấy ngay vai trò quan trọng của Hà Nội và kết luận rằng chỉ có chiếm được Hà Nội, lấy Hà Nội làm thủ phủ đô hộ thì mới có thể nắm được công việc bình định cũng như khai thác bóc lột toàn bộ Việt Nam (1). Sau hai lần đánh Hà Nội những năm 1873 và 1882, thực dân Pháp lấn dần từng bước và đã đạt được mục đích của mình trước triều đình nhà Nguyễn bạc nhược. Tới tháng 10 năm 1888, nhà Nguyễn đã cắt tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho Pháp. Lúc này theo sự phân cấp đô thị của thực dân, Hà Nội trở thành thành phố cấp một của Đông Dương cùng với Hải Phòng, Sài Gòn. Nhận thức được tầm quan trọng của Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá, tương lai sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp nhẹ và là thủ đô của liên bang Đông Dương, thực dân Pháp có chú ý đến sự phát triển thị dân và phát triển thương nghiệp, đặc biệt là khu vực trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm nơi chứa toàn bộ không gian của khu phố cổ. Tiểu thuyết lịch sử “Bóng nước Hồ Gươm” của tác giả Chu Thiên qua đoạn kể về quan chủ sự người Pháp nói chuyện với các hương lý, hào phú vùng ven hồ Gươm đã nói rõ, những người Pháp quan tâm đến vùng hồ này như thế nào: “Thưa các ông, ở bên nước chúng tôi, ở các thành phố, các đường phố đều rộng rãi thẳng tắp có hai bên hè, có cây đèn thắp sáng ban đêm, các phố ngang dọc như bàn cờ. Nay vì sự hoà hảo giữa hai dân tộc chúng ta, chúng tôi sang đây bảo hộ nước các ông,đem văn minh để khai hoá tất nhiên cũng phải giống như những thành phố văn minh rực rỡ ánh sáng bên nước chúng tôi. Mà trước hết là khu vực cái hồ này”(2, tr.201). Chính vì lẽ đó mà người Pháp tấn công như tằm ăn rỗi để “cải tạo” khu trung tâm của đất An Nam. Thời gian đầu, trước khi thành phố trở thành nhượng địa, do tác động của những biến động chính trị, những cơn binh lửa, những phong trào xây dựng nhà cửa mà khu phố đã có những nét chuyển biến rõ rệt về mặt đô thị. Qua hai lần Pháp đánh thành Hà Nội, rồi những cuộc chiến đấu giữa quân cờ đen (quân thổ ở phía Nam Trung Quốc mà nhà Nguyễn nhờ sang để đánh Pháp) với quân Pháp ở các phố phường, những vụ hoả hoạn lớn xảy ra trong các năm 1884 -1885, nhiều dãy phố bị cháy trụi, dân cư tan tác, nhiều người chạy loạn bỏ về quê. Một số tác giả phương Tây ghi nhận rằng vào thời gian đó,

261


dân số Hà Nội từ khoảng 120.000 người đã sụt xuống chỉ còn độ 50.000 người (1). Sau khi thành phố trở thành nhượng địa, khu phố cổ không nằm ngoài những chuyển biến chính trị đó. Chính phủ Pháp bắt tay vào việc khôi phục lại khu phố cổ theo những kế hoạch và ý định của họ. Tên các phố được gọi bằng tiếng Pháp (từ tên gọi cũ),một số phố bị đổi tên, một số dãy nhà sát hồ được cải tạo mở rộng như phố Hàng Khay được nắn thẳng hợp với thôn Cựu Lâu (nay là phố Tràng Tiền), phố hàng Bông được sửa sang và mở rộng bằng sự hợp nhất các đoạn phố (phố Hàng Hài, phố Cửa Quyền, phố Hàng Bông, phố Hàng Bông Đệm). Đồng thời, những vụ hoả hoạn đã xảy ra trong khu phố cổ. Tháng 9 năm 1885, một vụ cháy lớn đã thiêu huỷ toàn bộ phố Hàng Đồng, hơn 200 nhà lá bị cháy, hàng nghìn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Để cho thành phố được sạch sẽ, thoáng đãng, ngày 26 tháng 12 năm 1886, thực dân Pháp đã buộc chủ nhân ở các ngôi nhà lá tại các phố thợ Khảm (Hàng Khay), phố hàng Thêu (Hàng Trống) phố Cầu Gỗ, phố Hàng Bè và phố Hàng Đào đều phải dỡ nhà cũ và thay bằng nhà gạch lợp ngói trong thời hạn một năm. Cùng với quyết định trên, chính quyền Pháp đã cho lấp đoạn sông Tô Lịch chảy qua nội thị (quãng chợ Gạo – Nguyễn Siêu – Hàng Đường -Đồng Xuân qua Phan Đình Phùng) và một số ao hồ, trong đó có hồ Hàng Đào. Dần dần một loạt các nhà ngói kiểu cũ (thế kỷ XIX) đã được dựng lên ở khu phố cổ.Đó là những nhà cổ kiểu chồng diêm còn sót lại trong những dãy phố của khu phố cổ hiện nay. Cho đến cuối thế kỷ XIX, một số nhà gạch, cao tầng kiểu Châu Âu đã lác đác mọc lên, đan xen với các nhà kiểu cổ chồng diêm. Trên đây là những biến đổi cơ bản về tổng thể không gian của khu phố, nếu đi sâu vào từng dãy phố, sự biến đổi này thể hiện rất rõ nét. Do có sự xuất hiện của những người ngoại quốc, khu phố đã được chia thành hai phần cách biệt. Các phố Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng Giầy, Hàng Chiếu ra đến ô Đông Hà, ô Hữu Nghĩa vào năm 1873 đã có nhiều người nước ngoài đến ở, tạo lập thành khu vực riêng như một xóm làng ngoại quốc “bọn lính khách đông thêm, nhan nhản các phố, canh giữ các ngả. Những chú khách nghèo, buôn bán lặt vặt hay làm công việc nặng nhọc, tuỳ nghề nghiệp bắt buộc, phải đi xa cũng không dám ra khỏi nơi mình trú ngự” (2, tr.131). Điều này đã dẫn đến sự kém sầm uất của khu phố. Phố xá vắng vẻ, chợ lèo tèo vài thứ hàng, người đi chợ thưa thớt “Dạo này chợ chỉ 262


đông xô xát vào lúc buổi sáng thôi, vì ở phố xá, Tây Tầu nhộn lắm mà binh lính của các cơ quan lúc này lại càng được thể, chẳng đừng được mới phải mò vào chợ”(2, tr.81). Các dãy phố nhiều nhà được nâng tầng, đa số là hai tầng với hình thức trang trí kiến trúc thực dân tiền kỳ như một số nhà ở hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Sơn (Chả Cá), Hàng Gà, có nhà cao đến ba tầng ở Hàng Khay (niên đại 1886), việc xây dựng này phần nào đã làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của khu phố. Đấy là thời kỳ đầu tiến hành bình định Hà Nội, sang năm 1887 sau khi đã hoàn toàn ổn định được vị trí của mình ở miền Bắc Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất (1887 – 1918) trong đó họ chú ý đến vấn đề cải tạo kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc nhà ở. Điều này đã làm ảnh hưởng rõ nét và toàn diện đến khu phố cổ mà người xưa gọi là khu “36 phố phường”. Một số dãy phố đã mọc lên nhiều ngôi nhà hai tầng nhưng chủ yếu vẫn là nhà một tầng, lợp ngói (chiếm đại đa số). Khu phố cổ không còn nhà mái gianh khi xưa vì toàn bộ khu cư dân này được lệnh phá đổ tất cả những ngôi nhà lợp rơm rạ. Đường phố được lát gạch, hai bên có vỉa hè tạo nên một bộ mặt mới cho khu phố. Những kỹ sư nhà binh đã phá huỷ những công trình tồn tại hơn một trăm năm truyền thống, mang dáng nét thị trấn cũng như một số ngôi nhà và một số chùa chiền ở phía Bắc hồ thuộc làng Phúc Tô (Nhà Thờ Lớn bây giờ) (3, tr.185). Việc này đã dẫn đến “chỉ trong vòng mấy tháng mà tất cả khu quanh hồ đều quang đãng. Không còn vướng mắc một làng xóm nào nữa.Đứng trên đầu Cầu Gỗ, đầu phố hàng Đào người ta có thể nhìn bao quát suốt cả đến chùa Bà Đá, đến các nhà thờ đạo đang xây ở bên này hồ và ở phía bên kia, người ta trông thấy cả dãy phố Tràng Tiền mới mở ở đằng sau Chùa Quan Thượng. Một con đường rộng thênh thang, hai bên có giồng cây đối nhau vòng bao lấy hồnhư một vành đai lụa khổng lồ”(2, tr.238). Năm 1889, nhiều phố mới tiếp tục được xây dựng như phốTự Tháp (nay là phố Nhà Chung), phố Vũ Thạch (nay là phố Hàng Khay đến Trần Hưng Đạo, giữa phố Hàng Bài và Bà Triệu) khiến cho nhiều dãy phố cổ bị cắtđoạn. Cũng trong thời gian này, thực dân Pháp cho huỷ bỏ những thành luỹ và những bức tường vây xung quanh khu cư dân ở để làm thành những khoảng trống xây dựng khu phố Tây. Các đình chùa cổ và dân cư ở phía Tây và phía Nam của hồ Gươm sẽ phải chuyển đi, nhường chỗ cho thành phố xây nhà gác cho các quan Tây. 263


Chỉ còn giữ lại đền Ngọc Sơn ở giữa hồ để dùng làm chỗ cho các quan bảo hộ ra dạo chơi, hóng mát. Ba chục năm nay trở lại hồ Bây giờ cảnh sắc khác ngày xưa Nhà tranh đâu cả, toàn lầu gác Súng lạ đì đòm tít trúc tơ… Cụ lớn Tam Nguyên Yên Đổ (2, tr.289) Cảnh sắc của khu phố đã có nhiều đổi mới và điều này cũng dẫn đến sự thay đổi trong cuộc sống sinh hoạt buôn bán của khu phố. Khu phố Hàng Giấy đã trở thành phố Cô Đầu để phục vụ cho quân Pháp, việc bán giấy không còn sầm uất như trước. Các hàng bán sách đã biến mất khỏi phố Hàng Gai và phố Hàng Đào kín những nhà “Tây đen bán vải”, những hiệu thuốc tây. Tuy vậy, việc quân Pháp đóng ở Hà Nội đã tạo ra một nguồn tiêu thụ lớn và các dãy phố trong khu vực trung tâm này trở thành nơi tiêu dùng tất cả mọi thứ hàng cần thiết và xa xỉ. Đồ thêu, đồ khảm, đồ tơ lụa, đồ đồng, đồ gỗ bán rất chạy. Phố Hàng Hòm, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Hài, Hàng Đào, Hàng Sắt... trở lại sầm uất. Nhiều người đứng ra mở hiệu, tuyển thợ, sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới hợp với sở thích của quan/lính Tây. Đây cũng chính là một trong những lý do làm biến đổi tên gọi của các con phố và làm mai một dần những nghề mang tính cổ truyền của những dãy phố. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp mở rộng công cuộc đô thị hoá trong toàn thành phố Hà Nội. Tốc độ phát triển khá nhanh chóng nhưng chưa có quy hoạch làm cho thành phố có phần lộn xộn, thiếu mỹ quan. Ngày 12 – 7 – 1926 chính quyền Pháp ra nghị định, quy định cho các thành phố khi muốn kiến thiết đô thị phải có dự án tổng thể từ trước. Cũng thời gian này, Hà Nội được mở rộng với những khu phố mới, những đại lộ hai bên trồng cây và những công viên. Trong khu phố cổ, việc thay thế các kiểu nhà chồng diêm bằng những nhà hai tầng kiểu mới ngày càng nhiều. Những nhà ở chung tường thuộc khu vực Hà Nội “36 phố phường” được nâng tường, xây lại cho vững vàng hơn và được cải tạo lại mặt đứng, phần ngoài được trang trí theo kiểu tường hoa chắn mái và kiến trúc dùng con sơn gỗ đỡ mái. Kiểu kiến trúc nhà ở tường hoa chắn mái được xây dựng phổ biến trong các dãy phố vì kiểu này phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của tầng lớp thị dân buôn bán mới giàu lên, với ý thích của các quan tham, quan phán đi làm cho tây, với túi tiền của một số phú thương Hoa 264


Kiều. Đặc biệt kiểu kiến trúc này có nhiều là ở các phố Hàng Bè (1921), Hàng Vôi (1923), Hàng Thùng (1924), Hàng Bông (1921), Hàng Gai (1920), Hàng Cân (1931) (4, tr.29). Việc buôn bán cũng trở nên sầm uất và số dân cư tăng trưởng nhanh chóng. Đến những năm cuối của thập kỷ 30 và đầu thập kỷ 40 thế kỷ XX, nhiều vấn đề về dân cư – xã hội đã đặt ra cho khu phố cổ. Hạ tầng cơ sở thiếu thốn, cống rãnh và khu vệ sinh của nhiều ngôi nhà chồng diêm (cũ và đã cải tiến) không bảo đảm, mật độ dân cư trở nên báo động (3m2/người). Chính quyền thành phố phải đề ra nhiều dự án về cải tạo hạ tầng cơ sở, thoát nước và vệ sinh nhưng cũng không được thực hành trọn vẹn. Kiến trúc sư Pinean thuộc Nha đô thị học Trung Ương năm 1942 đề ra một kế hoạch cải tạo mở rộng đô thị lớn trong thời hạn 30 năm, theo những tiêu chuẩn vệ sinh, giao thông và thẩm mỹ. Đối với khu phố cổ, dự án có đề ra việc xẻ thêm những đường phố mới ở ven trung tâm thành phố và hạn chế mật độ dân số. Tuy nhiên, tình hình vẫn hỗn độn, sau đó, chiến tranh thế giới ngày càng ác liệt, kế hoạch cải tạo khu phố cổ không được thực hiện. Sau Cách mạng tháng Tám, trong năm độc lập và giải phóng đầu tiên, khu phố cổ cũng như toàn bộ thành phố Hà Nội đã bừng lên một sinh khí mới. Bản sắc dân tộc trong sinh hoạt đô thị được đề cao. Việc buôn bán, sản xuất trong khu phố cổ vẫn tấp nập. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, khu phố cổ lúc bấy giờ là địa phận của liên khu I, đã là địa bàn của nhiều trận chiến đấu. Chiến tranh vào những tháng cuối của năm 1946 đến năm 1947 lại một lần nữa tàn phá nhiều nhà cửa trong khu phố cổ. Trong những năm của thập kỷ 50 (những năm cuối của thời Hà Nội tạm bị chiếm và những năm đầu của thời Hà Nội giải phóng, sau khi hoà bình lập lại) Nhà nước đã chú trọng đến khu vực này. Nhiều nhà kiến trúc và sử học đã được phái đến đây để nghiên cứu tìm hiểu và lập danh sách những ngôi nhà ở mang dấu ấn lịch sử trọng đại, các ngành nghề thủ công cổ truyền được khuyến khích phát triển theo tên gọi của từng dãy phố. Lúc này tốc độ xây dựng nhà cửa trong khu phố cổ cũng đã diễn ra: nhiều nhà tư nhân được tu bổ sửa sang, nâng cấp, một số công sở được xây dựng. Những kiến trúc mới phổ biến là nhà hai tầng xuất hiện ngày càng nhiều, số nhà ống, chồng diêm ngày càng ít đi. Ở một số đường phố, hệ thống cấp thoát nước được cải thiện. Như vậy, tuy có những cuộc xây dựng, cải tạo của người Pháp nhằm biến đổi bộ mặt khu trung tâm/ khu phố cổ Hà Nội, nhưng do có 265


sự lựa chọn bố trí những kiểu dáng kiến trúc phù hợp với khung cảnh nên các dãy phố vẫn có tính hoà đồng, vẫn giữ được nét dáng nguyên sơ của khu phố, cái “thần”của khu phố cổ không bị tàn phá hoàn toàn, tạo cho Hà Nội một vị thế, xứng đáng là một đô thị cổ tồn tại lâu đời nhất cả về mặt hình thức lẫn hoạt động ở Đông Nam Á (*). --------------* Ở vùng Đông Nam Á, có nhiều quốc gia cổ đại hình thành hồi đầu công nguyên và mỗi quốc gia đều có Thủ Đô. Một số thủ đô cổ như Vyadhapura (thủ đô nước Phù Nam), Vijaya Indrapura (thủ đô nước Chăm pa), Angkor (thủ đô nước Chân Lạp), Pagan (thủ đô nước Miến Điện cổ) đã từ lâu không còn là thủ đô nữa. Kualalampur là thủ đô của Malaixia từ thế kỷ XX, Rangoon là thủ đô của Miến Điện từ cuối thế kỷ XIX, Bangkok là thủ đô của Thái Lan từ thế kỷ XVI, Jakacta (tức Battavia) là thủ đô của Inđônêxia thế kỷ XVI, Prompenh là thủ đô của Campuchia thế kỷ XV, Viengchăn là thủ đô của Lào từ cuối thế kỷ XVIII không có khu phố cổ như Hà Nội.

B.T.T Chú thích: 1. Nguyễn Thừa Hỷ Thăng Long Hà Nội thếkỷ XVII, XVIII, XIX, Bản chép tay (luận án PTS sử học), 1989. 2. Chu Thiên, Bóng nước Hồ Gươm (tiểu thuyết lịch sử), NXB Văn học, Hà Nội, 1970. 3. Gwendolyn Wight, The politics of design in Frence colomial urbaniere (bản đánh máy). 4. Đặng Thái Hoàng, Kiến trúc Hà Nội thếkỷ XIX, XX, NXB Thành phố, Hà Nội, 1995. (Nguồn: http://huc.edu.vn/vi/spct/id107/KHU-PHO-CO-HA-NOI--THOI-PHAP-THUOC/)

*

266


Phố Nguyễn Quang Bích

Vị trí - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F6/ tên gọi là Rue Phạm Phú Thứ. (từ đại lộ H.d’Orléan đến đường Nguyễn Trãi. Từ đường Nguyễn Trãi trở xuống là đường Hội Tin Lành). - Tên gọi thời 1951-1954: Đường Phạm Phú Thứ. - BĐ.HN/1968: F88/ Phố Phạm Phú Thứ. - BĐL.HN/2009: D3/ Phố Nguyễn Quang Bích. - Bản đồ satellite: Phố Nguyễn Quang Bích. Phố Nguyễn Quang Bích ngày nay đi từ phố Phùng Hưng thông ngang qua phố Nguyễn Văn Tố, phố Ngõ Trạm và chấm dứt tại đoạn cuối cùng của phố Hà Trung. Thời Pháp thuộc gọ là đường Phạm Phú Thứ. 267


Tên phố Nguyễn Quang Bích được đặt từ tháng 06/1964. Lý do đổi tên từ Phạm Phú Thứ sang Nguyễn Quang Bích có thể là vì cụ Phạm phú Thứ là quan triều của nhà Nguyễn có dính líu với thực dân Pháp vì đã cùng cụ Phan Thanh Giản đại diện triều đình nhà Nguyễn sang Pháp để đàm phán chuộc lại đất đai do nhóm thực dân Pháp ở Nam Kỳ chiếm đoạt. Lịch sử PHẠM PHÚ THỨ Danh sĩ, danh thần Phạm Phú Thứ triều Nguyễn, lúc nhỏ có tên là Hào, đi học lấy tên là Thứ, đến khi đỗ đại khoa, được vua Tự Đức (嗣 德; 1829–1883) đổi tên là Thứ, tự là Giáo Chi, hiệu là Trúc Đường (nhà tre), biệt hiệu là Giá Viên (vườn mía) và hai biệt hiệu ít dùng là: Thúc Minh (bó cái sáng lại) và Trúc Ẩn (núp trong tre). Quê ở làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tổ tiên năm đời của ông vốn là họ Đoàn, gốc miền Bắc, vào ở xã Đông Bàn, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, mới đổi họ là Phạm Phú. Từ đó cho đến những thế hệ sau, dòng họ Phạm Phú này chỉ là nhà nông khuôn mẫu có tiếng đức hạnh, thương người nghèo khó trong làng. Qua các đời, tuy có người làm quan võ, có người thông chữ, nhưng chưa phát về khoa danh. Đến đời trước kề đời ông, mới có hai người chú ruột đỗ tú tài cùng một khoa và làm chức quan nhỏ. Thân phụ của ông tên húy là Phú Sung, thân mẫu là Phạm Thị Cẩm, người làng Trừng Giang là con gái một cụ đồ. Ông mồ côi mẹ từ thuở lên bảy. Ông cùng anh em thờ song thân rất chí hiếu. Ông bẩm tính thông minh, ham mê học tập, đọc sách xem qua một lần là thuộc, nên từ lúc mười hai tuổi, đã nổi tiếng ở trường Phủ và khi lớn lên, liên tiếp đạt những thành tích rực rỡ trong thi cử: đỗ đầu xứ, giải nguyên, hội nguyên. Sau khi, thi đỗ, ông vinh qui năm 1844 và được bổ làm quan tại triều với chức Hành tẩu ở Nội các. Năm sau, thăng tri phủ Lạng Giang (thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm Tự Đức 2 (1849), ông được đề bạt làm chức Khởi cư chú (thư ký ghi lời nói và hành động của vua) ở Viện Tập hiền rồi ở toà Kinh diên (phòng giảng sách cho vua). Tại đây, vì thấy vua trẻ ham vui chơi, lơ là triều chính, trong lúc đất nước bắt đầu bị đe dọa bởi giặc ngoài, ông mạnh dạn dâng sớ can gián nhà vua với những lời lẽ thiết tha và thẳng 268


thắn. Ông phải trả một giá đắt: bị cách chức và đày khổ sai cắt cỏ ngựa ở trạm Thừa Nông (phía nam Huế) vì tội phạm thượng. Bạn bè thân thích trong lúc đó có ông hoàng thúc Thương Sơn nhiều người lo cho số phận của ông, nhưng ông vẫn tự tin về việc làm của mình: lúc rỗi câu cá, ngắm cảnh, làm thơ, nên có biệt hiệu là Nông giang điếu đồ (người câu trên sông Nông) và sáng tác tập thơ Nông giang thi lục ông làm quen với một số nhân sĩ Trung Hoa và cũng là một dịp tốt để cho một người ham hiểu biết nhằm phóng tầm mắt đến Ma Cao và Hồng Kông là hai trung tâm mậu dịch quốc tế lớn vào thời đó. Năm 1852, ông được khôi phục hàm biên tu (hàm lúc sơ bổ) và năm 1854, được cử làm tri phủ Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, ông tổ chức và vận động dân chúng lập được hơn năm mươi kho nghĩa thương để lo cứu tế cho dân gặp lúc hạn hán, bão lụt tại nhiệm sở (Tư Nghĩa). Với việc làm đó ông được đề bạt giữ chức Viên ngoại bộ Lễ năm 1855, được điều sang công tác quân sự để giải quyết cuộc bạo động của người Thượng ở Đá Vách (thuộc tỉnh Quảng Nghĩa). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ông được thăng chức án sát sứ (chánh án) tỉnh Thanh Hóa (1856), rồi Hà Nội (1857). Năm 1858, ông được chuyển về làm việc ở Nội các. Lúc bấy giờ, tàu chiến Pháp và Tây Ban Nha vào bắn phá cửa Đà Nẵng lần thứ ba (lần thứ hai năm 1856) và lần này tàn khốc hơn hai lần trước nhiều. Khi đó, ông dâng sớ xin các quan lại, thân sĩ quê Quảng Nam, đang làm việc tại Kinh về tỉnh nhà lập đội Nghĩa quân chống giặc ngoại xâm, nhưng không được vua Tự Đức chấp thuận. Năm 1858, nhân chuyến về quê dưỡng bệnh và cải táng mộ thân sinh, khi trở về triều ông dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí, đào sông Ái Nghĩa đồng thời xây dựng công sự bố phòng và luyện tập quân sự ở tỉnh nhà nhằm bảo vệ hải cảng Đà Nẵng. Năm 1860, từ Nội các, ông được thăng chức Thị lang bộ Lại (nội vụ) rồi sau đó thăng chức Thự Tả Tham tri bộ. Vào hạ tuần tháng tư năm 1862, ông được cử làm Khâm sai đại thần vào Gia Định cùng với hai vị chánh phó toàn quyền đại thần Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp (hai người kí hoà ước với Pháp năm Nhâm Tuất (1862)) đàm phán với thống soái Pháp nhằm trì hoãn việc phê chuẩn hoà ước mới kí. Nhưng cuộc đàm phán không đạt được kết quả nên ông bị liên đới trách nhiệm, bị giáng một bậc, song vẫn giữ chức cũ. 269


Trong năm 1862, ông được cử làm phó sứ, cùng với chánh sứ Phan Thanh Giản và bồi sứ (sứ thứ ba) Ngụy Khắc Đản, sang Pháp và Tây Ban Nha với nhiệm vụ xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Trong khi ở Pháp phái bộ và ông còn đi thăm các nước ở Châu Âu như: Tây Ban Nha, Anh Cát Lợi, Bồ Đào Nha... Khi về nước lúc sứ bộ lưu tại Gia Định, Nguyễn Trường Tộ đã gặp ông và đưa ba bản điều trần quan trọng, kèm theo một bản đồ thế giới với bản trần tình để ông dâng lên Triều đình sau chuyến công du trở về. Về đến Huế, ông dâng lên triều đình và vua Tự Đức một số tài liệu cùng bản tường trình trong chuyến công cán, trong đó có Tây hành nhật kí và tập Tây phù thi thảo (tập này sau được xếp vào quyển 8/26 của bộ Giá Viên toàn tập) ghi chép những điều tai nghe mắt thấy và những cảm nghĩ về văn minh phương Tây, nhằm thuyết phục nhà vua mạnh dạn canh tân đất nước hầu theo kịp văn minh thế giới. Sau đó, ông được thăng thực thụ hàm Tả Tham tri (bộ Lại) và được cử vào Viện cơ mật (cơ quan đầu não của Triều đình), kiêm trông coi Viện Tập hiền. Ở cương vị này, ông dâng lên triều đình nhiều đề nghị cải cách có ý nghĩa tích cực; đồng thời nhắc lại, cụ thể hóa, bổ sung những kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ năm 1863, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh: nội dung các đề nghị trên gồm các vấn đề: – Ban bố sách của Nhà nước để việc học hành được thiết thực. – Lập khoa thủy học (hàng hải) để chấn chỉnh việc quản lí ghe thuyền. – Dịch sách nước ngoài để theo dõi tình hình thế giới. – Khuyến khích các nghề thủ công, cho tự do dùng sắt, gỗ. – Cấm người Hoa buôn bán gạo, bỏ thuế nấu rượu, giảm các khoản chi phí về tuần tra ngoài biển. – Mở rộng việc buôn bán với nước ngoài. – Khai thác quặng và than đá. . . . Những đề nghị trên, vua Tự Đức và triều đình có bàn bạc, nhưng lúc đó ở trong triều có nhiều nhân vật thủ cựu, mù quáng không thấy được văn minh phương Tây nên rốt cuộc chẳng thực hiện được gì mấy. Năm 1865, ông được thăng chức Thự Thượng thư (Bộ trưởng) bộ Hộ (Tài chánh), đồng thời sung chức Cơ mật viện đại thần. Trong thời gian này tuy bận công vụ quan trọng ông vẫn đề ra hai chủ trương nhằm bảo vệ biên giới phía Tây Tổ quốc: 270


– Đặt Nha Thương Chánh ở Ninh Hải và cùng với lãnh sự Pháp mở cảng ngoại thương (lịch sử cảng Hải Phòng chính thức bắt đầu từ đây). – Khai rộng sông ở Bình Giang. – Mở trường học tiếng Pháp ở Ninh Hải (đây là trường ngoại ngữ đầu tiên do chính quyền mở trên đất nước ta). Năm Nhâm Ngọ (1882), ông mất, hưởng thọ 61 tuổi. Vua Tự Đức thương tiếc ông và có lời dụ: “Phú Thứ kinh lịch nhiều khó nhọc, đi đông sang Tây, dẫu yếu đuối cũng vâng mệnh không dám từ chối. Về việc trông coi Thương chánh ở Hải Dương, khi tới nơi công việc đều có manh mối, sau này nên lấy đó noi theo. Những lưu dân, gian phỉ chứa ác ở Quảng Yên, Thứ tới kinh lí cũng được yên. Rồi mở đồn điền ở Nam Sách, thực là lo xa chu đáo, đó là công cán ngày thường rực rỡ đáng nêu. Gia ơn cho truy phục nguyên hàm Thự Hiệp Đại học sĩ và chuẩn cho thực thụ cũng sắc cho địa phương tới tế một tuần”. Di hài của ông được an táng tại quê nhà (làng Đông Bàn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Phần mộ của ông hiện nay được trùng tu rất khang trang. (Nguồn: http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=Ph%E1%BA%A1m+Ph%C3%BA+Th%E1%BB%A9&type=A0)

*

NGUYỄN QUANG BÍCH Nhắc đến những nhà khoa bảng nổi tiếng Trình Phố cùng thời với Bùi Viện không thể không nhắc tới Hoàng giáp Nguyễn Quang Bích- một trong những quan lại tích cực cùng triều đình kháng chiến chống Pháp xâm lược và là lãnh tụ tiêu biểu của phong trào Cần Vương ở Bắc kỳ. Nguyễn Quang Bích, tự là Hàm Huy, hiệu Ngư Phong, sinh tại làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.. Theo gia phả dòng họ Nguyễn (Ngô) ở Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình, tổ tiên của Nguyễn Quang Bích vốn họ Ngô, là khai quốc công thần thời Lê sơ*. Năm 1861, Nguyễn Quang Bích thi đỗ Cử nhân và được bổ làm Giáo thụ phủ Trường Khánh, tỉnh Ninh Bình. Năm 1869, trong kì thi Hội, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ Đình nguyên (tức Hoàng giáp). Sau khi đỗ đạt, ông được triều đình bổ nhiệm giữ các chức: Nội các thừa chỉ, Tri phủ Lâm thao, Án sát Sơn Tây. Năm 271


1875, được vua Tự Đức giao cho duyệt bộ sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đồng thời giao cho ông làm Chánh sơn phòng sứ Hưng Hóa. Tại đây, Nguyễn Quang Bích phối hợp với Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm vừa đánh dẹp vừa lôi kéo phân hóa các đội quân người Trung Quốc cùng phối hợp với quân triều đình đánh Pháp. Trong số đó có Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh đội quân Cờ Đen (dư đảng của nghĩa quân Thái Bình Thiên quốc). Với âm mưu thôn tính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, sau khi hoàn thành việc chiếm đóng các tỉnh Nam kỳ, năm 1882, Pháp đem quân ra đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai. Thành Hà Nội thất thủ, Pháp mở rộng xâm lược một số tỉnh Bắc kỳ. Tháng 3/1884, Pháp đánh lên Hưng Hoá, Thống đốc Hoàng Tá Viêm, người có trách nhiệm chính đã hoảng hốt bỏ về Huế. Trước tình thế đó, Nguyễn Quang Bích đã cùng Lưu Vĩnh Phúc kiên quyết ở lại giữ thành. Ngày 12/4/ 1884, thành Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích cai quản bị quân Pháp đánh hạ. Noi gương Tổng đốc Hoàng Diệu, ông định tuẫn tiết, nhưng nhờ quân sĩ phá vòng vây nên ông được cứu sống. Sau đó, ông thu tàn quân chạy về Tứ Mỹ, tiếp theo là Áo Lộc, rồi lên Tiên Động (nay thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) lập căn cứ để kháng chiến chống Pháp. Tại đây, cùng với các tướng sĩ khắp nơi kéo đến giúp sức, Nguyễn Quang Bích đã chống cự quyết liệt và đánh lui được nhiều đợt tấn công của giặc trong những năm 1884, 1885. Sau khi ký hiệp ước được ký kết, triều đình Huế đầu hàng và làm tay sai cho thực dân Pháp. Không cam tâm làm tay sai cho giặc, bộ phận quan lại có tư tưởng chủ chiến trong triều đình Huế đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi các văn thân- sĩ phu nỗ lực giúp vua đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại nhà nước phong kiến. Phong trào nổ ra ở khắp cả nước, sôi nổi nhất là ở Trung kỳ và Bắc kỳ với rất nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong đó có cuộc khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo. Cuối năm 1885, sau khi phong trào Cần Vương bùng nổ, Nguyễn Quang Bích được phong là Hiệp biện Đại học sĩ, Lễ bộ Thượng thư sung Hiệp thống Bắc kỳ quân vụ đại thần, tước Thần trung đồng thời nhà vua giao cho Nguyễn Quang Bích toàn quyền tổ chức lực lượng chống Pháp ở miền Bắc. Sau hai lần đi cầu viện nhà Thanh không thành, trở về nước, cuối năm 1886, Nguyễn Quang Bích cùng Nguyễn Văn Giáp (tức Bố Giáp, một cộng sự đắc lực) đem quân từ Tiên Động lên Nghĩa Lộ (trước thuộc châu Văn Chấn, nay là thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái) xây dựng nơi đây thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa kháng Pháp ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà. Nghĩa quân của ông gồm cả người Kinh và các dân tộc ít người ở vùng

272


Tây Bắc. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chủ yếu ở Hưng Hoá, Phú Thọ, Hoà Bình, Nam Định, Sơn Tây,… (Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Quang_B%C3%ADch)

*

Phố Nguyễn Văn Tố

Vị trí - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F6/ Rue Nguyễn Trãi. - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Nguyễn Trãi. - BĐ.HN/1968: F88/ #66: Phố Nguyễn Trãi. - BĐL.HN/2009: D3/ Phố Nguyễn Văn Tố. 273


- Bản đồ satellite: Phố Nguyễn Văn Tố. Phố nầy dài gần 200 mét đi từ phố Đường Thành đến phố Phùng Hưng hiện nay. Ngày trước, đường nầy thuộc thôn Yên Trung hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau là Vĩnh Xương), huyệ Thọ Xương cũ. Thời thuộc Pháp khu đất nầy là khu đất trồng rau và hoa của một người Pháp có tên là Dufourq và sau trở thành Rue Nguyễn Trãi (19011936-1951). Thời 1951—1945 cũng gọi là phố Nguyễn Trãi. Sau ngày chia đôi đất nước Việt Nam cho đến năm 1968, chính quyền CS/ VNDCCH ở miền Bắc vẫn giữ tên đường nầy là phố Nguyễn Trãi (trên BĐ.HN/1968: F88/ #66). Như vậy, tên Nguyễn Văn Tố được đặt từ sau năm 1968. Tuy nhiên hiện nay có sách trong nước cho rằng tên đoạn đường Nguyễn Trãi nầy được thay thế bằng tên Nguyễn Văn Tố kể từ tháng 06/1964 nhưng không đưa ra một chứng cớ nào. Lịch sử Nguyễn Văn Tố (1889-1947) có bút hiệu Ứng Hoè, quê ở Hà Đông ( phố Bát Sứ, nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Thuở nhỏ ông học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành Chung (Trung học). Về nước ông làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Ông từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ năm 1938-1945. Sau khi ĐCSVM cướp chính quyền ở Hà Nội vào mùa Thu năm 1945, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Cứu Tế trong chính phủ lâm thời HCM. Ông là Đại biểu quốc hội, Trưởng ban thường trực Quốc hội khóa I và Quốc vụ khanh trong chính phủ liên hiệp quốc dân. Sau ngày Đảng CSVM tuyên bố toàn quốc kháng chiến (ngày 19 tháng 12 năm 1946, ông cùng chính phủ VM rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, trong 1 cuộc tấn công chớp nhoáng của quân đội Pháp vào chiến khu, ông bị bắt và bị giết tại Bắc Cạn. Những công trình nghiên cứu của ông rất có giá trị, được in trong các tạp chí tiếng Việt và tiếng Pháp như "Trí Tri", "Trí Tân", "Viễn Đông Bác Cổ" xuất bản ở Hà Nội thời bấy giờ. (Nguồn: http://diachiso.vn/ha-noi/hoan-kiem/nguyen-van-to)

* 274


Bài đọc thêm của học giả NGUYỄN VĂN TỐ Đăng trên tập chí TRÍ TÂN, số đầu tiên xuất bản ngày 03/06/1941

275


Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Văn Tố: Nguồn gốc chữ quốc ngữ (1933), Nguồn gốc các mái cong (1934), Những bài thơ chưa in đời Lê (1934), Những kỳ thi văn học ở Việt Nam (1935), Một mô hình nhà ở bằng đất nung tìm thấy ở Nghi Vệ, Bắc Ninh (1935), Phong cảnh và công trình nghệ thuật ở Bắc Kỳ, Hà Nội và các vùng phụ cận (1942); Đạo giáo (1934), Khổng Tử và kinh Xuân thu (1935), Ngôi chùa An Nam (1942); Thời tiền sử ở Bắc Kỳ (1933), Quan hệ lịch sử giữa Nhật Bản và Việt Nam (1933), Người Trung Hoa còn giữ được những báo cáo của các vị Đại sứ đầu tiên của họ ở Việt Nam hay không (1934), Bắc Kỳ trong thế kỷ XVII (1935); Sự tích Ôn Như Hầu (1931), Mỹ thuật nước nhà (1932), Những bài thơ tình trong Kinh Thi và tục trai gái hát đối đáp với nhau (1932), Hoa tiên (1936), Quốc hiệu nước ta (1941), Lạc Vương chứ không phải Hùng Vương (1941), Sử Tàu đối với Hưng Đạo Vương (1941), Sao lại không cho Trưng Vương là chính thống (1942), Vua Lê Thái Tổ đánh đuổi quân Tàu (1942), Thơ tết và chuyện tết đời xưa (1942), Hạnh thục ca (1943), Văn hóa Đông Dương (1943), Văn hóa vật chất (1943), Tục ngữ ta so với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây (1944)... (Nguồn: http://qh-hdqna.gov.vn/Default.aspx?tabid=97&ctl=tcb&mid=481&tc=32)

*

276


Phố Nhà Hỏa

- BĐ.HN/ 1901-1936-1951: F6/ Rue Feisamel. (Feishamel?)

- Tên gọi thời 1951-1954: Phố Nhà Hỏa. - BĐ.HN/1968: F89/ # 68: Phố Nhà Hỏa.. - BĐL.HN/2009: D2/ Không có tên trên bản đồ nầy. (lưu ý: vạch đen đóng khung vẽ thêm để nhận định vị trí của phố nầy trên bản đồ HN/2009.) - Bản đồ satellite: Không có tên trên bản đồ nầy. Vị trí Theo Nguyễn Vĩnh Phúc, tác giả sách Phố và Đường Hà Nội thì phố nầy đi từ ngã năm Hàng Gà - Hàng Phèn - Cửa Đông đến góc phố Đường Thành và phố Bát Đàn. Phố này chạy dọc theo dãy hào bảo vệ cửa Chính Đông của thành Thăng Long xưa. Nguyên là đất thôn Yên Nội. Thôn này có ngôi đền Nhà Hỏa thờ Hỏa Thần, nay là số 30 Hàng Điếu nên cũng được gọi là thôn Nhà Hỏa. Do đó mà thành tên. 277


Thời Pháp thuộc, đây là rue Feitshamel (Feitsamel?). Tên gọi thời 1951-1954 là Phố Nhà Hỏa; sau tháng 08/1945 vẫn giữ nguyên tên nầy cho đến nay nhưng không ghi tên trên bản đồ.

*

BÀI ĐỌC THÊM (Nguồn:http://mytour.vn/vn/location/viet-nam/ha-noi/quan-hoan-kiem/1576-pho-nha-hoa.html)

Phố nhà Hoả dài một trăm hai mươi tám mét, ở lọt vào phía sau hai đường phố lớn, lại là một phố nhỏ, phố xép nên ở hai bên mặt đường phố này có nhiều quãng chỉ là cổng sau của những ngôi nhà lớn của mấy phố cửa Đông, Hàng Điếu, Bát Đàn. Nhà chính thức treo biển số quay ra mặt đường phố Nhà Hoả, bên số lẻ có hai ngôi nhà gác nhỏ (số 3 và số 5) và một nhà một tầng (số 11); bên số chẵn độc nhất có ngôi nhà hai tầng cao rộng (số 6). Phố Nhà Hoả có hai ngõ nhỏ ở bên số lẻ, đi sâu vào trong có nhiều căn hộ nhỏ là những nhà phụ thuộc của nhà bên phố Cửa Đông.

Có lẽ vì nó là một phố xép nên mặt đường và hè phố không rộng, hai bên đường không có cây cối, lại thêm cống rãnh ở những nhà bếp 278


chảy ra, cửa nhà xí làm quay ra mặt đường đã làm mất vẻ mỹ quan của phố này. Trước kia thời thuộc Pháp, nơi đây có những ngõ ngách, không khỏi có những phần tử xã hội sống lén lút bằng những nghề bất chính mà khách hàng là bọn lính Tây trong thành. Phố Nhà Hỏa có hai ngõ nhỏ ở bên số lẻ, đi sâu vào trong có nhiều căn hộ nhỏ là những nhà phụ của nhà bên phố Cửa Đông. Nhiều người ăn chơi Hà thành còn nhớ ở sâu trong ngõ hẻm đó có hàng cà phê đặc biệt, ngon có tiếng mà chỉ khách quen mới biết tìm đến. (Nguồn:http://mytour.vn/vn/location/viet-nam/ha-noi/quan-hoan-kiem/1576-pho-nha-hoa.html)

*

Phố Phùng Hưng

- BĐ.HN/ 1901-1936-1951: Boulevard Henri d’ Orléans - Tên gọi thời 1951-1954: Đại lộ Phùng Hưng. - BĐ.HN/1968: Phố Phùng Hưng. - BĐL.HN/2009: D2, D3: Phùng Hưng. - Bản đồ satellite: Phùng Hưng. 279


Vị trí Phố Phùng Hưng dài 1.244 mét, đi từ bắc xuống nam, song song với phố Lý Nam Đế (Maréchal Joffre), bắt đầu từ phố Phan Đình Phùng đến phố Hàng Bông theo vết tường thành và con hào phía đông thành trì Hà Nội xưa; tường thành đã bị phá và hào bị lấp năm 1896 - 1897. Khi làm đường xe lửa thì cầu dẫn xe lửa được xây trên nền tường thành cũ và phố Phùng Hưng là chỗ con hào đã bị lấp bằng. Sau khi phá tường thành lấp hào và quy hoạch khu vực này thành đường phố đi dọc theo cầu xây đặt tên là đại lộ Henri d’ Orleans. Trong thời gian những năm thập niên mười và hai mươi, phố Orleans mới chỉ có hai đoạn ngắn ở hai đầu phố phía bắc và phía nam tức là đã có nhà cửa và có cả ở hai bên mặt đường. (Nguồn: http://diachiso.vn/ha-noi/hoan-kiem/phung-hung) Lịch Sử PHÙNG HƯNG Ôn Phùng Hưng quê ở Dương Lâm tức huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây . Năm 757 nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ thành Trấn Nam đô hộ phủ.Năm 767 các bộ tộc Côn Luân(20), Chà Bàn(21) đánh phá vây hãm các vùng chung quanh Trấn Nam đô hộ phủ. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi cầu cứu với Cao Chính Bình; Chính Bình từ châu Vũ Định đem quân sang đánh và dẹp tan hết quân Côn Luân, Chà Bà ở huyện Chu Diên; sau đó Trương Bá Nghi xây đắp La Thành để phòng ngự. Cũng vào lúc nầy, ở huyện Đường Lâm, châu Phúc Lộc dân bản xứ do anh em Phùng Hưng, Phùng Hải chủ xướng khởi dậy chống đối và đánh nhau với quân đồn trú của nhà Đường ở Châu Vũ Định do Cao Chính Bình chỉ huy. Năm 768, nhà Đường lại đổi Giao Châu (Trấn Nam đô hộ phủ) thành An Nam đô hộ phủ. Năm 791 quân và dân do anh em Phùng Hưng cầm đầu bao vây An Nam Đô hộ phủ. Cao Chính Bình quá lo sợ phát bệnh chết. Anh em Phùng Hưng chiếm được trị sở của An Nam đô hộ phủ nhưng được ít lâu thì Phùng Hưng mất. Dân bản xứ tôn con của Phùng Hưng là Phùng An nối nghiệp lãnh đạo phong trào nổi dậy và tôn xưng Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương .ĐVSKTT chua: tục gọi cha là Bố, mẹ là Cái nên lấy hai chữ nầy làm hiệu. (Nguồn: Nguyễn Công Tánh, VSTKCGKL, ấn bản Úc Châu (2008), q.I, tr.174) 280


281


(Nguồn: Ngọc Hồ-Nhất Tâm, Việt Điện U Linh, NXB Cửu Long (1992), tr.41)

* Bài đọc thêm: (http://diachiso.vn/ha-noi/hoan-kiem/phung-hung)

Phố Phùng Hưng chạy song song với cầu cạn đường sắt. Tuy thuộc khu phố cổ Hà Nội, nhưng phố Phùng Hưng không chuyên kinh doanh một mặt hàng riêng biệt nào. Phố là chợ đầu mối thông thương kinh tế, nên nhiều nhà kinh doanh đã tập trung về đây. Đầu phố là các cửa hiệu cầm đồ có nguồn gốc rõ ràng, giá cả thỏa thuận. Giữa phố là các cửa hàng bán đồ nhựa, từ cốc, chén, mắc áo, bàn ghế, chổi quét nhà, xô chậu… được sản xuất trong nước, đến các loại mặt hàng nhập khẩu. Cuối phố, nhiều siêu thị bán đồ điện gia dụng với đủ loại. Tối 282


đến, cả một góc phố lung linh huyền ảo lấp lánh như sao đêm chào đón khách. Ngoài ra, phố Phùng Hưng còn có một số địa chỉ quen thuộc như Nhà bảo tàng Hà Nội ở số 105, đã từng là trụ sở báo “Tin tức”, một tờ báo công khai của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản trong những ngày tháng sôi sục của thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), đã được xếp hạng Di tích Cách mạng năm 1964; nhà tang lễ thành phố ở số 125, phục vụ lễ tang tận tình, chu đáo hết lòng vì nghĩa tử. Về ẩm thực ở phố Phùng Hưng cũng đa dạng. Các quán ăn bình dân đóng vai trò chủ đạo. Những hàng quán phở bò, miến, bánh đa cua… luôn tấp nập từ sáng đến tối. Nhưng đông đảo nhất, sầm uất, đông vui nhất khi tối đến là các cửa hàng lẩu san sát, chiếm lĩnh cả hè đường nên phố Phùng Hưng còn được thực khách gọi là “phố lẩu”. (Nguồn:http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=N0JDRTBCMDgwNg&key=Ph%E1%B B%91+Ph%C3%B9ng+H%C6%B0ng&type=A1) *

Đường Yên Thái

283


Vị trí - BĐ.HN/ 1901-1936-1951: Ruelle de Yên Thái. - Tên gọi thời 1951-1954: Phố Yên Thái. - BĐ.HN/1968: F89, #87: Phố Yên Thái. - BĐL.HN/2009: D23: Phố Yên Thái. - Bản đồ satellite: Yên Thái. Phố Yên Thái bắt đầu từ giữa phố Hàng Mành và hết ở đầu phố Hàng Điếu và phố Đường Thành ngang chỗ bãi trống trước mặt chợ Hàng Da. Phố có bề dài khoảng 150 mét. Đây nguyên là đất thôn Yên Thái, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ. “Những nhà trong ngõ nhất là bên số lẻ thường thò ra thụt vào, không làm theo

hàng lối trông lại càng lụp xụp.Người dân cư trú đa số là dân nghèo kiếm ăn bằng những nghề nhỏ mọn. Họ chủ yếu là thợ thuyền đủ mọi nghề: vẽ mành mành, thợ mộc, thợ nề, thợ quét vôi đi rong, kéo xe... Vợ con buôn thúng bán mẹt trong chợ Hàng Da.Dân nghèo Yên Thái còn có cả những người Tàu sống về nghề bán quà rong. Thời Pháp ở phố này còn là nơi tập trung nhiều nhà thổ, những nhà chứa chính thức có môn bài và nộp thuế. Mãi đến những năm ba mươi bốn mươi, do giá trị nhà đất nội thành tăng cao, một số người có tiền tậu đất làm nhà cho thuê, họ xây những nhà gác hai tầng song lúc đó chưa nhiều .”

(Nguồn: http://mytour.vn/vn/location/viet-nam/ha-noi/quan-hoan-kiem/1582-pho-yen-thai.html)

Bài đọc thêm:

Phố Yên Thái

284


Phố Yên Thái nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Suốt già nửa thế kỷ thời thuộc Pháp, trong khi các đường phố chung quanh được mở mang khang trang rộng rãi thì ở phố này - lúc đó được gọi là Ngõ Yên Thái (Ruelle Yên Thái), mặt đường vẫn hẹp chỉ vừa đi lọt chiếc xe tay, phố không có vỉa hè, không cống thoát nước, nhà cửa hầu hết chật chội lụp xụp. Những nhà trong ngõ nhất là bên số lẻ thường thò ra thụt vào, không làm theo hàng lối. Người dân cư trú tại đây đa số là dân nghèo, kiếm ăn bằng những nghề thủ công. Họ chủ yếu là thợ vẽ mành mành, thợ mộc, thợ nề, thợ quét vôi đi rong, kéo xe... Vợ con buôn thúng bán mẹt trong chợ Hàng Da. Dân nghèo Yên Thái còn có cả những người Tàu sống bằng nghề bán quà rong. Mãi đến những năm 30, 40, do giá trị nhà đất nội thành tăng cao, một số người có tiền tậu đất làm nhà cho thuê, họ xây những nhà gác hai tầng nhưng số đó rất ít. Ở số nhà 2A phố Yên Thái, có đình Thợ thêu, tên chữ Hán là “Tú Đình Thị” tức là “Chợ Đình thợ thêu” thờ ông tổ nghề thêu và là nơi bán hàng thêu trước đây. Ông là Lê Công Hành, tên thật là Trần Quốc Khải, sinh ngày 18/1 năm Bính Ngọ (1606) và mất năm Tân Sửu (1661), người làng Quất Động nay thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội), là người có nhiều đóng góp trong việc cải tiến kỹ thuật thêu ở Việt Nam. Tương truyền thời xưa, những thợ thêu ở trong làng Yên Thái này, cứ ngày phiên chợ lại đem các hàng thêu ra bày bán và giao dịch với khách hàng tại ngôi đình kia, cho nên mới có tên là “Chợ Đình thợ thêu." Nằm ở nơi giao nhau giữa ngõ Tạm Thương và phố Yên Thái là đình Yên Thái thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, Nguyên phi của vua Lý Thánh Tông. Bà tên thật là Lê Thị Yến, người hương Thổ Lỗi, huyện Siêu Thoại, trấn Kinh Bắc (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh), là bậc nữ lưu kiệt xuất, cầm quyền nhiếp chính hai lần, tỏ rõ tài trị nước, an dân dưới thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Đình được xây dựng kiểu chữ công. Gian chính giữa đặt tượng thờ bà Chúa (tức bà Ỷ Lan), bên trái thờ tượng Mẫu, bên phải thờ Phật. (Nguồn: http://thanglong.ictnews.vn/40026p1c31/pho-yen-thai.htm)

Phố Yên Thái: Đã cấm nhưng chợ cứ họp Thứ Sáu 07:36 08/03/2013 Đặc biệt, vào các khung giờ cao điểm, khi mà phố Hàng Bông và các nút giao thông Hàng Nón - Hàng Điếu ách tắc thì phố Yên Thái là lựa chọn tối ưu của nhiều người tham gia giao thông. Vậy nhưng lâu nay, vào các buổi sáng, phố Yên Thái luôn kẹt cứng bởi chợ thực phẩm tươi sống họp hai bên đường. Cua, cá sống, thịt lợn, thịt bò tươi, các loại rau, củ, quả... phục vụ cho bữa ăn hằng ngày đều có thể tìm thấy ở phố Yên Thái và mặt hàng nào cũng có ít nhất là 3-4 "quầy" bày bán. Đặc biệt, "chợ" càng thu hút người mua kẻ bán hơn khi chợ dân sinh Hàng Da trước đây chuyển vào tầng hầm Trung tâm thương mại Hàng Da, không còn tiện lợi cho các bà nội trợ 285


nữa. Buổi chiều, "chợ" Yên Thái không có thịt tươi, cá sống nhưng các mặt hàng rau, củ, quả vẫn được bày bán nhiều.

Bày bán và sơ chế thủy sản tươi sống bên lề đường.

Vì nằm trong khu vực phố cổ (khu phố cấm hàng rong, chợ cóc) nên trên phố Yên Thái cũng có biển đề "Khu vực cấm họp chợ". Vào buổi sáng, thường có một chiếc ô tô tải nhỏ với dòng chữ "cảnh sát" đi dọc phố để thị uy. Xe đến đầu phố, người bán hàng kéo thụt lùi mẹt, thúng, chậu... vào bên trong nhà. Xe đi qua, tất cả lại được đồng loạt bê ra bày trên lề đường, ngổn ngang như cũ. Sở dĩ chợ trên phố Yên Thái hoạt động được là do phần lớn các hộ gia đình sát mặt đường đều cho thuê diện tích tầng một để kinh doanh. Nếu như người bán hàng ngồi bày hàng hóa, thực hiện giao dịch mua bán trong nhà thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến giao thông và được coi như không vi phạm trật tự đô thị. Bởi vậy dù đã có biển cấm "họp chợ" nhưng nếu hàng quán được bày biện gọn gàng thì đương nhiên được tiếp tục giao dịch. Tuy nhiên, mặt hàng kinh doanh ở đây là thực phẩm tươi sống. Nếu để tồn tại, nên chăng cần có cơ chế kiểm định, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như sức khỏe cộng đồng. Tin, ảnh: Trần Hiệp

(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Ban-doc/579256/pho-yen-thai-da-cam-nhung-cho-cu-hop) *

286


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.