Soạn giả Nguyễn Công Tánh, "Thay Đổi Tên Đường Phố Sài Gòn Xưa Nay"

Page 1

1


I Sơ lược về thành phố Sài Gòn Xưa và Nay (1795-2009) Tên đường của thành phố Sài Gòn đã bị đổi thay nhiều lần qua bao nhiêu trào lưu lịch sử của nước Việt Nam kể từ khi có sự xuất hiện của đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp đánh phá vụng cảng Đà Nẵng rồi quay xuống phía Nam đánh chiếm thành Gia Định vào năm 1861. Có thể nói rằng thành phố Sài Gòn là một thành phố lớn nhất của nước Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào từ tháng 8 âm lịch năm Đinh Dậu (7-9-1788) là thời điểm Nguyễn Vương Phúc Ánh phá tan quân Tây Sơn để chiếm lại đất Gia Định một cách vĩnh viễn và kể từ năm đó đến năm 1801, Nguyễn Vương lập Kinh đô Gia Định dùng làm bàn đạp để Bắc tiến: Đầu năm Canh Tuất (1790), xây đắp lại một thành đồn cũ ở làng Tân Khai cho rộng thêm. Đồn nầy còn có tên là đồn Nghi Giang (Rạch Thị Nghè ngày nay) hay Đồn Đất. Thời Pháp thuộc, trên địa danh nầy là một bệnh viện quân đội của Pháp có tên là Hopital Grall, rồi trước 30 tháng 04 năm 1975 đổi gọi là Nhà Thương Đồn Đất, sau 1975 đổi gọi là Bệnh Viện Nhi Đồng số 2. Sau khi xây đắp lại, đồn đất Tân Khai trở nên một thành lũy kiên cố tráng lệ tức là thành Gia Định còn gọi là thành Bát quái hay thành Qui (hình con rùa). Về thành mới nầy, Trịnh Hoài Đức mô tả khá rõ ràng trong sách Gia Định Thành Thông Chí: "Ngày 4 tháng 2 mùa xuân năm Canh Tuất thứ 13 (1790) mới đắp thành Bát quái ở gò cao thôn Tân Khai đất huyện Bình Dương, thành như hình hoa sen, mở tám cửa, tám đường đi ngang dọc, bề đông tây 131 trượng 2 thước, bề nam bắc cũng thế, cao 10 thước, chân dày 7 trượng 5 thước, đắp làm 3 cấp. Ngồi ngôi kiểu 2


trông hướng Tốn. Trong thành đằng trước bên tả dựng Thái miếu, giữa làm sở hành tại, bên tả là kho trữ tích, bên hữu là Cục chế tạo, xung quanh là các dãy nhà cho quân túc vệ ở. . . . . . . . . ., thành đặt xong, ngoài thành đường ngõ, phố chợ bày hàng ngang dọc, đều có thứ tự. Đường quan lộ bên tả từ cửa Chấn hanh qua cầu Hòa Mỹ, qua sông Bình Đồng mà đến trấn Biên Hòa"(Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, bản dịch 1998; NXB Giáo Dục; trang 176). Tuy nhiên, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thì còn có một con đường quan lộ khác cũng xuất phát từ cửa Cấn Chỉ của đồn thành cũ Tân Khai hướng về phía bắc, nguyên xưa khai thác từ Tất Kiều (nay là Cầu Sơn) phía bắc đến Bình Trị (?) ruộng bùn lầy lội chưa mở, hành khách muốn đến Biên Hòa hoặc lên Băng Bột đều phải đáp thuyền đò. Năm Mậu Thìn (1748), nhân có loạn Cao Man, quan Điều khiển là Nguyễn Doãn mới đăng dây đắp thẳng, gặp chỗ mương rãnh thì bắc cầu, gặp chỗ bùn lầy thì bỏ cây đắp đất để đi qua lại, từ cửa Cấn Chỉ của thành đồn cũ đến bến đò Bình Đồng dài 17 dặm, phía bắc tỉnh giới Biên Hòa có đặt trạm Bình Đồng theo hướng bắc qua núi Chiêu Thái (núi Châu Thới ngày nay) đến bến đò Bình Xan (hay Bình Thiển), qua bến Sa Giang (sông Cát) do đường Phủ sứ xuống Đông Môn (nay là Long Thành) đến Hưng Phước (nay là Bà Rịa), phàm gặp mấy sông lớn có đặt độ thuyền độ phu được miễn trừ sưu dịch. (ĐNNTC; Lục tỉnh Nam Việt; Tập thượng: Biên Hoà-Gia Định; phụ chép Thiên lý cù; trang 87; Sài Gòn; tái bản 1973). Như vậy, sau khi Nguyễn vương Phúc Ánh xây cất lại đồn Nghi Giang hay Đồn Đất để làm kinh thành Gia Định vào năm 1790 thì thành nầy đã có sẵn một con đường cái quan để đi ra bắc từ năm 1748 và một con đường cái quan khác cũng để đi ra bắc cũng được xây cùng một lúc với công trình sửa mới thành Đồn Đất như Trịnh Hoài Đức mô tả. Cũng theo Trịnh Hoài Đức, Đường quan lộ bên hữu gặp chỗ quanh co đều chăng dây làm cho thẳng, tự cửa Tốn 3


Thuận qua chùa Kim Chương qua phố Sài Gòn (tức Chợ Lớn ngày nay) đến cầu Bình Yên, qua gò Tuyên Tự mà đến sông Thuận An (Vàm Cỏ Đông), bến đò Thủ Đoàn, sang sông Hưng Hòa (Vàm Cỏ Tây), qua giồng Trấn Định rồi đến giồng Triệu. Đường rộng 6 tầm (14m61), hai bên đều trồng các cây thổ nghi như mù u, mít, cầu cống thuyền đò sở tại thường sửa chữa, đường phẳng như đá mài, gọi là đường thiên lý phía nam (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 176). Ngoài 3 con đường thiên lý cù vừa kể trên, sách ĐNNTC cũng có viết thêm một con đường thiên lý khác về phía cửa Đoài Duyệt của thành Qui như sau: "Một đường phía tây, niên hiệu Gia Long thứ 14, mệnh (tức là truyền lệnh) tỉnh thần đo từ cửa Đoài Duyệt ở tỉnh thành nơi nơi cầu Tham Cấn (Tham Lương) qua đò Thi Du, chằm Lão Phong, giáp ngã ba sứ lộ qua Xỉ Khê (Tây Ninh) đến địa phận A Ba Cao Man, giáp Đại Giang (Sông Mê Kông) dài 439 dặm. Gặp chỗ có rừng thì chặt cây đắp đường bề ngang 3 trượng (14m61), làm ra con đường bình an tiện lợi, chỉ hiềm đường xa vắng vẻ không có nhà cửa dân cư, Lại theo dọc sông A-Ba xuống phía nam 194 dặm đến đồn Lô Yêm (Lovea-em). Từ Kha Pha lên phía bắc 49 dặm đến sách Chế Lăng (Chelong hay Chlong) cũng là một yếu lộ dụng binh." (ĐNNTC; sđd; trang 87). Con đường nầy có thể đã có từ lâu và dùng để đi Cao Miên (ngày nay là Đường Lê Văn Duyệt nối dài trước ngày 30 tháng 04 năm 1975) nhưng mãi đến năm Gia Long thứ 14 (1815) mới được chỉnh đốn lại giống như ĐNNTC mô tả. Như lịch sử đã ghi lại, có rất nhiều người Pháp đánh thuê được Nguyễn Vương Phúc Ánh xử dụng để phục vụ trong chương trình xây dựng và củng cố vùng đất Gia Định Nguyễn Ánh đã tận dụng kiến thức quân sự của các sĩ quan Pháp bằng cách yêu cầu họ vẽ các họa đồ, và trông nom việc xây dựng, một tòa thành lũy tân tiến theo thiết kế của Âu Châu. Họa đồ được vẽ bởi Theodore Lebrun và đại tá Victor Olivier de Puymanel coi sóc công trình xây cất kinh thành 4


Gia Định. Trên họa đồ vẽ bởi Theodore Le Brun theo lệnh của Nguyễn vương vào năm 1795 người ta thấy phía ngoài 4 mặt thành đã có nhiều phố xá; mặt phía trước thành, đường phố lấn ra tới bờ sông Bến Nghé; mặt phía trái tới bờ Thị Nghè nơi đó có dinh riêng dành cho giáo sĩ Bá Đa Lộc (ngày nay là vị trí gần với Viện Bảo Tàng nằm bên trong Sở

Bản đồ Le Brun năm 1795 (trích từ tập chí Revue Tour du Monde 1861)

Thú Sài Gòn)và nhà phố lan tới phía bên kia cầu Thị Nghè; mặt phía sau thành nhà cửa phố xa đông đúc chạy dọc suốt đến Cầu Bông và cầu Kiệu ngày nay; về phía bên mặt của thành thì phố xá lan rộng ra tới đường thiên lý đi Cao Miên 5


tức là đường Lê Văn Duyệt nối dài sau nầy. Nhìn sang hướng tây nam là các hiệu buôn bán của người Hoa mà trên bản đồ ghi là Bazar Chinois tức là thành phố Chợ Lớn Sau nầy. Trong sách Gia Định Thành Thông Chí được hoàn thành dưới thời hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh, Trịnh Hoài Đức đã dùng nhóm chữ Phố Sài Gòn để gọi khu phố người Hoa nầy (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 176). Phố xá vào lúc nầy nhất định là phải có số hoặc có tên bằng tiếng Việt Nam và khó có thể có -hoặc nếu có thì cũng chỉ là một vài trường hợp đặc biệt- những tên đường bằng tiếng ngoại quốc. Một điểm đáng chú ý là trên bản đồ của Le Brun nơi phần chú giải góc phải phía trên được ghi là Plan De La Ville de SAЇGON - Đồ bản Thành Phố SÀI GÒN có nghĩa là kinh đô Gia Định vào năm 1795 bao gồm khu phố người Hoa BAZAR CHINOIS của Le Brun mà Trịnh Hoài Đức gọi là Phố Sài Gòn và khu phố rộng lớn bao quanh thành Qui. Nơi quyển III, mục Cương vực chí, Trịnh Hoài Đức viết: " ...Kể thì Gia Định, xưa là đất của nước Thủy Chân Lập (tức là nước Cao Mên ngày nay, nòi giống chia làm Thủy Chân Lập và Lục Chân Lập), đất ruộng béo tốt, sông nhiều, có nhiều địa lợi như thóc, đậu, cá, muối. "Các đấng tiên hoàng triều ta chưa nhàn rỗi mưu tính xa, tạm cho đất ấy là đất của nước Cao Mên, đời đời xưng là nước phiên ở phương Nam, cống hiến không ngớt. Đến năm Mậu Tuất đời Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế năm thứ 11 (1658), (Lê Thần Tông Vĩnh Thọ năm thứ 1; ngang với niên hiệu Minh Vĩnh Lịch năm thứ 12, Thanh Thuận Trị năm thứ 14), mùa thu, tháng 9 , vua nước Cao Mên là Nặc Ông Chân xâm phạm biên giới . . . . . . "Vua sai Phó tướng dinh Trấn Biên (khi bắt đầu mở mang bờ cõi, phàm chỗ đầu địa giới gọi là Trấn Biên, xét dinh Trấn Biên nầy, tức là trấn Phú Yên ngày nay) là Yến Vũ hầu, Tham mưu là Minh Lộc hầu, Cai đội suất tiên phong 6


là Xuân Thắng hầu, đem 2,000 quân , đi 2 tuần đến thành Mỗi Xoài (tức Bà Rịa ngày nay) nước Cao Mên, đánh phá tan được, bắt vua ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội, vẫn phong Nặc Ông Chân làm vua nước Cao Mên, cho làm phiên thần nộp cống, không được để cho dân phiên xâm nhiễu. Bèn sai quan quân hộ tống về nước. Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai (đất trấn Biên Hòa ngày nay) đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn ruộng đất, mà người Cao Mên Sợ phục uy đức của triều đình, lại nhường mà tránh, không dám tranh giành ngăn trở. "Giáp Dần năm thứ 27 (Lê Gia Tông Đức Nguyên năm thứ 1, Đại Thanh Khang Hy năm thứ 13) (1674), mùa xuân, tháng 2, người nước Cao Mên là Nặc Đài (xét Nam Việt Chí của Nguyễn Bảng Trung gọi là Nặc Ô Đài, Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn gọi là Nặc Đài) đuổi vua nước ấy là Nặc Ông Non chạy sang nước ta. Sai tướng dinh Thái Khang (trấn Bình Hòa ngày nay) là Dương Lâm Hầu làm thống suất và Tham mưu là Diên Phái hầu cùng phụ trách việc biên giới, đem quân đến đánh. Mùa hạ tháng 4, phá luôn 3 lũy Sài Gòn (tức đất trấn Phiên An ngày nay), Gò Bích, Nam Vang . . . . . Mùa hạ, tháng 6, tin thắng trận tâu lên, triều đình bèn lấy Nặc Thu là phái trưởng phong làm chính quốc vương của nước Cao Mên, đóng ở thành Vũng Long ( chữ Hán gọi là Long Úc, tức là thành U Đong), Nặc Non làm phó quốc vương, đóng ở thành Sài Gòn, triều cống như trước, bèn thăng Dương Lâm hầu làm trấn thủ dinh Thái Khang, phòng giữ việc biên giới ." (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 74,75) Nhóm chữ lũy Sài Gòn do Trịnh Hoài Đức viết ra bằng chữ Hán nho và có thể đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn mới xuất hiện trên sách sử của Việt Nam để ghi thêm 1 biến cố lịch sử quan trọng thứ nhì xảy ra vào năm 1674, (biến cố quan trọng lần thứ nhứt là vua Cao Mên Nặc Ông Chân xâm 7


phạm biên giới vào năm 1658 như vừa kể ra ở phần trên) hay nói khác đi địa danh Sài Gòn đã là một đồn lũy phòng thủ (nhỏ hơn một thành trì bình thường), hoặc là một thị trấn của nước Cao Miên từ xưa rồi. Câu hỏi nêu lên là lũy Sài Gòn nầy bởi từ đâu mà có ? Và đã có từ bao giờ ? Như Trịnh Hoài Đức đã viết ở phần trên, kể từ năm 1658 "địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai (đất trấn Biên Hòa ngày nay) đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn ruộng đất, mà người Cao Mên sợ phục uy đức của triều đình, lại nhường mà tránh, không dám tranh giành ngăn trở" có nghĩa là 2 xứ nầy trên thực tế đã thành đất đai của các người dân lưu tán Việt Nam kể từ 1658 và những người dân Cao Mên bản địa của 2 xứ đó đã phải bỏ xứ mà đi nơi khác (Trịnh Hoài Đức viết là họ nhường mà tránh, không dám tranh giành ngăn trở). Mặc dù trên danh nghĩa thì các phần đất nầy vẫn là của nước Cao Miên và vẫn dưới quyền cai trị của phó quốc vương bù nhìn thân Việt Nặc Ông Chân rồi kế tiếp theo là vua bù nhìn Nặc Ông Nôn do triều đình Việt Nam tấn phong đóng ở thành Sài Gòn mà Trịnh Hoài Đức (hay là dịch giả quyển Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức) chú thích trong dấu ngoặc đơn như sau: (tức đất trấn Phiên An ngày nay): trước khi có thành Gia Định thì đã có thành Sài Gòn của các phó vương nước Cao Mên ở trên một vùng đất mà sau nầy dưới thời đại của Trịnh Hoài Đức, vào năm Mậu Thìn niên hiệu Gia Long thứ 7 (1808), ngày 12 tháng Giêng đổi gọi gọi là trấn Phiên An. Trấn Phiên An trước đó gọi là gì ? Trịnh Hoài Đức khi mô tả Trấn Phiên An có viết " Trấn ấy lúc mới dùng gọi là dinh Phiên Trấn, có 1 huyện, 4 Tổng, lỵ sở ở thôn Tân Lân (?), tổng Bình Trị, huyện Bình Dương ngày nay" (Trịnh Hoài Đức; sđd; trang 86: Trấn Phiên An) . Như vậy có thể nói rằng thành Sài Gòn là tên gọi 1 vùng đất dưới quyền kiểm soát của quan chức Việt Nam ở dinh Trấn Phiên nằm ở thôn Tân Lân, Tổng Bình Trị, huyện Bình 8


Dương thời Trịnh Hoài Đức. Không thể truy cứu đích xác lỵ sở Tân Lân của "thành Sài Gòn" (tức dinh Trấn Phiên) vì trong danh mục xã thôn thuộc Tổng Bình Trị do chính Trịnh Hoài Đức liệt kê (THĐ; sđd; trang 87 và 88) không thấy tên vùng đất thôn Tân Lân . Tuy nhiên cũng theo THĐ thì dinh Trấn Phiên đã được thành hình từ năm 1698 :"Mậu Dần Hiến Tông Hiếu Minh hoàng đế (tức Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu) năm thứ 8 (1698) (Lê Hy Tông Chính Hòa năm thứ 19, Đại Thanh Khang Hy năm thứ 37) mùa xuân, sai Thống suất chưởng cơ là Lễ Thành hầu họ Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) kinh lược nước Cao Mên lấy đât Nông Nại (nguyên cả một vùng miền Đông sau nấy) đặt làm phủ Gia Định, đặt xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long dựng dinh Trấn Biên (lỵ sở ở thôn Phúc Lư ngày nay, xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (lỵ sở bên cạnh đồn mới ngày nay, mỗi dinh đặt ra các chức Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục để giữ và chăm . . . . .(THĐ; sđd; trang 77) . Phải chăng là "đồn mới ngày nay" phải được hiểu chính là đồn của huyện Tân Bình mới đuợc thiết lập chứ không thể hiều là một đồn lũy nào đó mới được xây cất vào thời THĐ viết GĐTTC. Còn xứ Sài Gòn đã có từ thời xưa thì trở thành huyện Tân Bình vào năm 1698 . Vậy dinh Phiên Trấn được dựng lên để cai trị huyện Tân Bình. Dinh Trấn Biên vừa là lỵ sở vừa là đơn vị hành chánh. Còn địa phận của Tổng Bình Trị thì theo như sự mô tả của Trịnh Hoài Đức như sau: " Tổng Bình Trị (mới đặt ra) 76 xã thôn, phường, lân, ấp, phiá đông giáp sông Bình Giang (tức sông Sài Gòn bây giờ), từ trước thành sông dọc theo kho Gian Thảo (nay là vùng Cầu Kho), phía tây giáp đàu suối Bến Nãi đến đầu cầu Tham Lương (tức địa giới quận Tân-Bình-Hốc Môn bây giờ), giáp địa giới phía đông tổng Dương Hòa; phía nam giáp kho Gian Thảo, qua miếu Hội Đồng đến cầu Tham Lương, phía bắc giáp trấn Biên Hòa, từ trên sông Đúc Giang (tức là sông Sài Gòn ở khúc 9


trên khoảng gần với Thủ Đức hiện nay), dưới đến bờ phía nam sông Bình Giang (tức bến cảng Bạch Đằng của sông Sài Gòn ngày nay)" (THĐ; sđd; trang 87) hay nói khác đi thì Tổng Bình Trị nằm lọt ở khoảng giữa Rạch Thị Nghè với Cầu Kho hiện nay tức là nằm trong phạm vi của Quận I bây giờ. "Trấn Phiên An, đất rộng việc nhiều, đường thủy đường bộ giao thông, phía bác giáp trấn Biên Hoà, trên từ sông Đức Giang (tục gọi là sông Thủ Đức) đến sông Bình Giang (về huyện Bình Dương, tục gọi là sông Bến Nghé), chuyển quanh xuống cửa ngã ba Phù Gia (tục gọi là ngã ba sông Nhà Bè) ra thẳng cửa Cần Giờ . Phàm ở bờ phía nam sông ấy là địa giới trấn Phiên An, phía Nam giáp trấn Định Tường, trên từ Quang Hóa, Quang Phong sang phía tây đến Vàm Dừa, Rạch Cỏ, đến sông Bát Chiên, phía đông xuống Vũng Cù, qua sông Tra Giang ra cửa bể Soi Rạp. Theo bờ phía bắc sông là địa giới trấn Phiên An, phía đông đến biển, phía tây giáp nước Cao Mên, ngăn cchặn người Man núi, gối vào đầm phá . Từ đông sang tây cách 352 dậm, từ nam sang bắc cách 107 dặm . . . . Năm Mậu Thìn Gia Long thứ 7 (1808, ngày 12 tháng giêng đổi làm Trấn Phiên An, lấy huyện làm phủ, lấy tổng làm huyện, cứ theo đất rộng hay hẹp, dân nhiều hay ít, hãy thấy liền nhau là bổ vào, lại thêm tên tổng, đều lập giuới hạn. Năm Tân Mùi Gia Long thứ 10 (1811), dời làm lỵ sở ở chợ Điều Khiển, lân Tân Mỹ" (THĐ; sđd; trang 86) Trở lại biến cố lịch sử năm 1674, vua nước Cao Mên thân Việt lúc bấy giờ là Nặc Ông Non bị người trong nước là Nặc Đài nổi dậy làm phản phải tháo chạy xuống vùng đất Sài Gòn để cầu cứu với các chức quyền Việt Nam. Quân nổi loạn Cao Mên do Nặc Đài cầm đầu không những truy đuổi Nặc Ông Non mà còn nhân dịp đắc thắng đã tiến thẳng xuống chiếm đóng trấn Phiên An mà THĐ viết tránh đi và 10


gọi là lũy Sài Gòn. Sau đó thì chúa Nguyễn đã sai quan binh đi thảo trừ giặc loạn người Cao Mên, đánh bật họ ra khỏi Trấn Phiên An (lũy Sài Gòn), rồi tiến quân đánh chiếm luôn thành Gò Bích và thành Nam Vang. Nặc Đài thua chạy rồi bị chết trận. Chúa Nguyễn lại đặt Nặc Ông Thu làm Cao Mên Quốc vương ngự trị ở thành U Đong còn Nặc Ông Non thì cho làm phó Vương ngự trị ở thành Sài Gòn và thành Sài Gòn nầy của phó vương Ông Non có thể ở vào một vị trí gần với lỵ sở dinh trấn Phiên An của chúa Nguyễn để dễ bề giám hộ và kiểm soát. Chuyện xảy ra như vậy, nhưng sử thần nhà Nguyễn nào lại dám viết thật sự là quan binh chúa Nguyễn đã bị quân phiên Cao Mên nổi loạn đánh đuổi và phải bỏ chạy ra khỏi vùng lãnh thổ trấn Phiên An? Năm 1772, sau khi đánh thắng quân Xiêm, Nguyễn Cửu Đàm xây lũy đất hình bán nguyệt để bảo vệ vùng Sài Gòn: " . .Đàm ân hầu về đến dinh đồn, đắp thành đất, phía nam từ cát ngang, phía tây đến cầu Lão Huệ, phía bắc giáp cửa trên sông Nghi Giang, kéo dài 15 dậm, bao quanh dinh đồn, chặn ngang đường bộ để làm kế phòng ngừa."(THĐ; sđd; trang 127). Lũy nầy trên bản đồ Le Brun (hình bản đồ trích dẫn ở phần trên) ghi là Mur d'enceinte (vòng tường ngoại vi). Như vậy, từ khởi đầu đến đây, ai cũng có thể thấy đuợc rằng cái tên Sài Gòn đã hiện hữu từ lâu rồi, ít ra thì cũng đã được viết lên trên giấy trắng mực đen kể từ thời của Trịnh Hoài Đức biên soạn sách GĐTTC. Vùng Sài Gòn trở nên một vùng đất phồn thịnh và thu hút kể từ khi Nguyễn Cửu Đàm xây lũy đất bán nguyệt kể trên và đào kinh Ruột Ngựa vào năm (1772), THĐ ghi rõ:" Sông Mã Trường (tục danh sông Ruột Ngựa). Trước kia từ cửa Rạch Cát về bắc đến lò ngói, một lối vũng trâu, thuyền 11


bè không đi lại được. Mùa thu năm Nhâm Thìn (1713) ((chỗ nầy trong sách ghi sai, phải là 1772 mới đúng) Đốc chiến Đàm Ân hầu (con thứ năm của Chánh thống Vân Trường hầu) nhân sau khi dẹp Cao Mên rồi, đào làm kênh cừ, thẳng như ruột ngựa, bèn lấy đó mà đặt tên. Nhưng còn nong nhỏ, nên thuyền đi đến đó tạm phải ngừng lại, để chờ nước triều lên mới qua được, nay khơi đào cho sâu rộng thêm, dân khen là tiện lợi." (THĐ, sđd; trang 35). Vùng Sài Gòn cũng bắt đầu biến đổi thành một thành phố đúng với ý nghĩa của 2 chữ thành phố : thành ở đây tức là tường thành bằng đât của Nguyễn Cửu Đàm và phố ở đây chính là vùng phố buôn bán của những ngưòi Hoa tàn dư của nhà Minh tha phương cầu thực mà Le Brun gọi là phố Bazar Chinois càng lúc càng trở nên sầm uất, cuốn hút dân tình tứ phương thuộc nhiều sắc tộc kéo nhau về tụ tập sinh sống trong vùng Sài Gòn, chợ búa bắt đầu nhóm họp ở nhiều nơi như Chợ Cầu Muối, Chợ Đũi, Chợ Gạo, dân cư lan tỏa ra các vùng chung quanh lũy đất Nguyễn Cửu Đàm như Phú Nhận, Gò Vấp, Bà Chiểu, Cầu Sơn, Thị Nghè, Thủ Thiêm, Xóm Chiếu, Lò Gốm và bắt đầu có sự phân biệt dân thành thị với dân ngoại ô, dân nội thành với dân ngoại thành, dân con buôn ở chợ và dân nhà quê làm ruộng rẫy. (08/10/2007) Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1776 vùng Sài Gòn bị xáo trộn và đổi chủ nhiều lần qua sự tranh giành giữa chúa Nguyễn và anh em nhà Tây Sơn kéo dài mãi cho đến năm 1788 bởi vì Vùng Sài Gòn đã trở thành một vùng trọng yếu mà kẻ nào làm chủ thì kẻ đó cũng sẽ là chủ nhân cả miền Nam trù phú: lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó. Trong khoảng thời gian nầy, vùng Sài Gòn đã phải gánh chịu hàng chục trận đánh lớn, tài sản tiêu hao, chết chóc nhân mạng dẫy đầy, dân tình xôn xao nhưng lạ lùng thay vùng Sài Gòn chưa bao giờ bị san phẳng thành bình địa và dân Sài Gòn vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, cách ăn ở, mức sống 12


không hề bị suy sụp, nét văn hoá miền Sài Gòn không bị xóa nhòa hay biến dạng, người Sài Gòn luôn luôn nghiến răng chịu đựng, mãi cho đến tháng 8 năm Đinh Dậu tức là ngày 07-09-11788 nguyên soái Nguyễn Ánh lấy lại toàn vùng Sài Gòn và từ đây trở đi không còn bị quân của anh em nhà Tây Sơn đánh đuổi giành giựt được nữa. Và như đã trình bày ở phần trên, năm 1790, nguyên soái Nguyễn Ánh đã ra lệnh cho Le Brun và Olivier thiết kế và xây dựng kinh thành Gia Định. Theo sự kê chú trong bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun 1790 thì các cơ sở bên trong thành Gia Định được xây cất từ 1790 cho đến khi họa đồ được vẽ ra vào năm 1795 là những vị trí được Le Brun đánh số từ số 1 đến số 17. Trước khi đi vào chi tiết về kiến trúc thành Gia Định, chúng ta thử truy cứu xem vào năm 1795 ai là người đã thực hiện bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun? Dư luận từ trước tới nay đã căn cứ vào đoạn ghi chú trên bản đồ 1795 để cho rằng bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun vào năm 1795 là chính tay Le Brun vẽ từ đồ án kiến trúc Grand plan do chính của người Pháp nầy thực hiện năm 1790. Hiểu như vậy rồi thắc mắc rằng Le Brun không phục vụ Nguyễn vương Phúc Ánh đến năm 1795 thì làm sao lại có thể cho rằng bản vẽ 1795 là do Le Brun vẽ ra? Alfred Schreiner trong sách Abrégé de L' Histoire d' Annam đã viết về Théodore Le Brun như sau: <<

Le Brun (Théodore), volontaire de 1re classe provenant de la frégate la Méduse, se fit débarqué à Macao le 13 Janvier 1790 et passa la mêm année au service du Chúạ Il fut engagé comme ingénieur et leva le plan de Saigon; mais il ne resta que quinze mois environ au service de Nguyễn Ánh, ne se trouvant pas suffisamment payé, de plus, peu disposé " à servir sous les ordres d' Olivier, volontaire de 2è 13


class seulement, pourtant chef d' état major de l' armée de Cochinchine, fonctions qui lui donnaient autorité sur son collègue " >>. (Dịch: Le Brun Théodore, binh nhất hiện dịch của tàu chiến Méduse, đào ngũ khi tàu ghé cảng Ma Cao ngày 13 tháng 1 năm 1790 và đến phục vụ cho chúa. Được giao nhiệm vụ kỷ sư và phát họa bản đồ thành Sài Gòn. Tuy nhiên đương sự chỉ làm công cho Nguyễn Ánh khoảng 15 tháng rồi tự ý bỏ đi vì không được trả công trọng hậu mà còn bị đặt dưới quyền sai khiến của Olivier "binh nhì tham mưu trưởng trong quân đội của Nam Kỳ" ). Cũng theo Alfred Schreiner thì binh nhì Olivier de Puynamel đến phục vụ cho Nguyễn Ánh vào năm 1788 và được giao cho chức vụ tham mưu để lo việc tuyển mộ và huấn luyện binh sĩ. Sử cũ thường gọi người Pháp đánh thuê nầy là Cai Tín. Năm 1790 được Nguyễn Ánh giao cho việc xây cất thành Quy Sài Gòn. Năm 1799 sang Mallaca chữa bệnh và chết ở đó vào lúc 31 tuổi. Sử sách cũ của triều Nguyễn cũng cho biết là từ năm 1790, tức là từ lúc khởi sự xây cất thành Quy, Nguyễn vương Phúc Ánh rất bận rộn trong việc chinh chiến đối phó với quân Tây Sơn: -Năm Nhâm Tý (1792) Nguyễn vương khởi động chiến dịch

tấn công "gió mùa", đem quân đi đánh Tây Sơn, gió thuận ra đi, gió trái trở về. -Năm Quý Sửu (1793), Nguyễn vương ra đánh Qui Nhơn, lấy lại phủ Diên Khánh, thâu phục phủ Phú Yên. Tháng 9 âl, Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc chết. Tháng 10 âl (1793), sai Nguyễn Văn Thành giữ thành Diên Khánh, Nguyễn Ánh rút quân về Gia Định. Sai Chánh đội Quang Nôi Ve (tức Cai Tín Olivier de Puynamel) và đội trưởng Ba Đờ Chê (có thể là người Pháp Laurent Barisy) qua

14


thành Cổ Á (thành Goa) và Ma Lac Ca (Malacca) để mua binh khí. (QTCBTY/ đã dẫn/ trang 29). -Năm Giáp Dần (1794), sửa lại Văn Miếu dinh Trấn Biên. -Năm Bính Thìn (1796), xây dựng Thái Miếu. Rõ ràng là trách nhiệm trông coi công tác xây cất thành Quy từ năm 1793 đến năm 1796 không còn do Cai Tín Oliver đảm nhiệm nữa vì đương sự đã xuất ngoại để lo việc mua súng óng, binh khí cho Nguyễn vương Phúc Ánh. Trong khi Nguyễn vương bận rộn với chiến dịch Gió mùa, Le Brun bất mãn bỏ đi, vậy thì công tác xây thành Gia Định giao cho ai trông coi? Không thấy sử sách cũ của triều Nguyễn nói rõ về việc nầy. Gần đây, một số ít học giả Việt Nam nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã dựa vào Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, quyển 15 để viết rằng chính Trần Văn Văn Học đã phụ trách việc đo đạc, phân chia khu vực và dự trù khai mở những con đường trong thành Gia Định. Trần Văn Học cũng là tác giả Bản đồ Gia Định 1815. Cũng dựa vào ĐNCBLT, người ta được biết rằng Trần Văn Học sinh quán ở Bình Dương (là Sài Gòn thời đó ), từng đi theo giáo sĩ Giám mục Bá Đa Lộc trong đoàn cầu viện sang Pháp nhưng khi phái đoàn sang đến Pondichéry (Ấn Độ) thì Học trở về. Học thông thạo quốc ngữ La tinh và tiếng Pháp, được Bá Đa Lộc đề đạt làm thông ngôn cho Nguyễn vương Phúc Ánh. Sau khi từ Pondichéry trở về, đương sự được giao phó việc dịch sách đặc biệt là các loại sách kỹ thuật của Pháp; cùng một lúc, đương sự cũng được giao phó nhiệm vụ chế tạo chất nổ, tàu hỏa, và chế tạo binh khí. Năm 1790, khi bắt đầu xây dựng thành bát quái Gia Định (tức thành Quy), Trần Văn Học phụ trách việc phát họa đường sá và phân chia khu vực phố phường. 15


Người Pháp đánh thuê cho Nguyễn vương là Jean Marie Dayot (Nguyễn Văn Trí) đã tự kể lại rằng chính đương sự và Olivier đã cùng nhau thực hiện đồ án thiết kế vùng sông Sài Gòn cùng nhiều địa điểm khác nối liền với Cao Miên: "Nous avons relevé ensemble le plan de la Rivière de Saigon, ainsi que celui de plusieurs endroits qui communiquent avec le Cambodge". (trong La geste française en Indochine, G.Taboulet, tập I, trang 243 đến trang 251). Việc nầy nếu có thật thì chỉ có thể xảy ra vào năm 1790 vì năm nầy chính là năm Dayot mới đến xin phục vụ dưới quyền của Nguyễn vương Phúc Ánh và có thể được giao phó làm việc dưới quyền của Olivier trong việc quy hoạch xây cất thành Gia Định, sau đó thì Dayot được giao phó chức vụ chỉ huy hai thuyền chiến hiệu Đồng Nai và Vương tử Nam Kỳ và phải theo Nguyễn Ánh trong những chiến dịch Gió Mùa bắt đầu từ năm 1792. Chiến dịch Gió mùa chỉ tạo được thắng lợi khi lực lượng của Nguyễn Ánh chiếm được Qui Nhơn vào năm 1799. Võ Tánh được giao trọng trách trấn thủ Qui Nhơn và Nguyễn vương Phúc Ánh rút quân về Gia Định. Rất có thể vào lúc nầy Nguyễn vương lại giao nhiệm vụ cho Dayot theo dõi đôn đốc việc tiếp tục xây dựng thành Sài Gòn và vì thế lại có thêm một bản đồ khác gọi là bản đồ 1799 của Dayot. Le Brun bỏ đi, Olivier và Barisy bận công tác thu mua binh khí ở nước ngoài và Dayot thì phải theo Nguyễn Ánh trong các trận đánh Gió Mùa, như vậy thì công tác xây thành Gia Định từ năm 1792 đến 1799 nhất định là phải do Trần Văn Học đảm trách giám quản và năm 1795 Trần Văn Học đã vẽ bản đồ thành phố Sài Gòn dựa trên đồ án kiến trúc- Le Grand plan – do Le Brun thiết kế vào năm 1790. Có thể đồ án kiến trúc của Le Brun chỉ là kiểu mẫu prototype của một thành phố Sài Gòn thu nhỏ đặt trên bàn chứ không phải là một họa đồ được vẽ trên giấy trắng mực đen.

16


Thành phố thu nhỏ hay đồ án kiến trúc năm 1790 có thể đã bị Le Brun phá hủy khi đương sự bất mãn tự ý bỏ đi mà cũng có thể đã bị dân phu thầy thợ đắp thành vì bị lao dịch khổ cực, bất mãn đã nổi loạn đập phá đồ án nguyên thủy của Le Brun: một tác giả người Pháp là Jean Bouchot viết một bài có tựa đề là Saigon sous la domination cambodgienne et annamite, đăng trên tập chí Bulletin de la Société des Études Indochinoises, 1926 có cho biết rằng: "Đông đảo dân chúng và quan binh đã nổi dậy phản đối việc xây thành Gia Định". Từ những sự truy cứu kể trên, người ta có thể suy diễn một cách dè dặt rằng bản đồ thành phố Sài Gòn đã do một người Việt Nam ở miền Nam là Trần Văn Học lần đầu tiên vẽ ra vào năm 1795, được J.M Dayot bổ túc vào năm 1799 và lại được Trần Văn Học trao chuốt, bổ túc và vẽ lại vào năm 1815 với nhiều chi tiết được ghi chú rõ ràng hơn, chính xác hơn. Theo sự mô tả của GĐTTC thì từ 1790 đến 1801, các cơ cấu kiến trúc của thành Quy gồm có: các vòng thành bao bọc hình hoa sen; trong thành có Thái Miếu (P), sở hành tại (A) (chỗ để Nguyễn vương cư trú và làm việc), kho trữ tích (E), Cục Chế Tạo (F), các dãy nhà cho quân túc vệ (H), cột cờ 3 tầng (I), các hào lũy. Ngoài thành thì đường ngõ, phố chợ được chỉnh trang thứ tự. Sửa sang và xây đắp 2 con đường quan lộ: một đường đi hướng Bắc từ cửa Chấn Hanh về phía Biên Hòa, một đường đi hướng Nam từ cửa Tốn Thuận. (Cần lưu ý rằng Thái Miếu được xây dựng vào năm 1796: xin đọc lại ở trang 1267 và 2 quan lộ chính yếu). Các tên cửa thành Quy trong khoảng thời gian nầy được gọi theo các quẻ bát quái đồ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. -Hướng Đông - Nam có cửa Tốn Thuận. -Hướng Tây - Bắc có cửa Càn Khảm. -Hướng Đông - Bắc có cửa Cấn Chỉ. -Hướng Tây - Nam có cửa Khôn Hậu. -Hướng chánh Đông có cửa Chấn Hanh. 17


-Hướng chánh Tây có cửa Đoài Duyệt. -Hướng chánh Nam có cửa Ly Minh. -Hướng chánh Bắc có cửa Khảm Hiểm. Năm 1801, Thái miếu trong thành Quy bị tháo gở lấy vật liệu đưa ra thành Phú Xuân - Huế để dựng Thái Miếu ở đó. Năm 1809, bên trong thành Quy lại có thêm Vọng cung, lầu bát giác hai bên tả hữu để canh phòng. Từ đó về sau lại có thêm những kiến trúc như: hành cung để dự bị khi vua đi tuần hành, các công thự của quan tổng trấn, của phó tổng trấn và của hiệp đốc trấn. Sửa sang trại quân ở 3 cửa Càn Nguyên, Ly Minh, Tốn Thuận (H) lợp ngói sơn son, hoa lệ, nghiêm chỉnh.

Thành Bát quái còn gọi là thành Quy vẽ theo các chi tiết mô tả trong sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức

Cũng nên lưu ý rằng, cách sắp xếp các quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đài (tương ứng với các phương, hướng Đông Tây, Nam, Bắc, Đông-Bắc, Đông-Nam, TâyBắc, Tây-Nam) trong các sách bói toán của Việt Nam có thể không đồng nhất giống nhau mà cũng không giống với sự sắp xếp trên bát quái đồ của người Hoa. Hơn nữa, nạn tam sao thất bản, thêm vào, bớt ra đối với các thư tịch cũ khiến

18


cho việc truy cứu rất khó khăn và chỉ đưa tới một cách vẽ suy diễn thành Quy không chính xác như trên. Để định hướng vị trí của nhiều kiến trúc bên trong thành Quy, Trịnh Hoài Hoài Đức đã dùng tên của những con đường để làm điểm hướng dẫn: phía trước đường Cấn Chỉ - Đoài Duyệt, bên hữu đường Càn Nguyên - Khảm Hiểm . .v.v . . .Cách mô tả nầy của Trịnh Hoài Đức rất mơ hồ, rất khó cho người đọc suy định để vẽ ra một cách chính xác. Trên đây chỉ là một bản vẽ sơ phát theo sự suy diễn riêng của người viết bài nầy, cần có sự bổ túc, sửa đổi của những nhà biên soạn Sử Việt Nam trong tương lai.

Ghi Chú: A: Vương cung B: Hậu điện C: Thái tử điện E: Kho Trữ Tích

F: Cục Chế Tạo G: Trại xe trận H: Trại lính túc vệ P: Thái Miếu : Chòi canh

Trong bản họa đồ 1795 do Trần Văn Học vẽ lại từ đồ án xây cất "Grand Plan" 1790 của Le Brun có ghi chú hai kiến trúc số 2 gọi là Palais de la Reine -Vương hậu cung và kiến trúc số 4 gọi là Palais du Prince – Vương thái tử cung tương ứng với kiến trúc (B) và (C) trong sơ đồ thành Quy Các vị trí (B), (C) và (G) không thấy được kê ra trong Gia Định Thành Thông Chí nhưng sau năm 1801, Trịnh Hoài Đức có mô tả địa điểm các kiến trúc dùng làm các công thự cho quan tổng trấn, quan phó tổng trấn và quan hiệp trấn rất trùng hợp

19


với 3 vị trí (B), (C) và (E) được vẽ ra trong sơ đồ thành Quy kể trên. Chúng tôi suy định rằng: trước năm 1801, vị trí (B) là vương hậu cung nhưng sau đó thì được dùng làm dinh quan tổng trấn, và cũng tương tự như thế, cung vương thái tử (C) đựợc dùng làm dinh của quan phó tổng trấn, và (E) trước là kho trữ tích sau dùng làm dinh của quan hiệp trấn. Riêng vị trí kiến trúc (G) thì Trịnh Hoài Đức mô tả rằng sở sửa chữa súng và sở tạo tác thợ rèn đối diện với Cục Chế tạo (F). Có thể cơ sở (G) nầy trước năm 1801 đã được dự trù làm trại chứa xa giá của Nguyễn vương Phúc Ánh chăng? Bên ngoài thành Quy theo GĐTTC thì có những cơ sở như: - Xưởng Chu sư hay xưởng thủy dài 3 dặm (nay là xưởng Ba Son), ở phía đông thành khoảng 1 dặm góc bờ sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn) và sông Bình Trị (nay là đầu rạch Thị Nghè). - Xưởng nuôi dưỡng voi ở ngoài trại đất cửa Khảm Hiểm. - Trường thuốc súng ở ngoài cửa Khôn Trinh (Khôn Hậu?) của thành, cách 2 dặm. Trường rộng 1 dặm, chung quanh rào bằng loại cây có gai. - Khám đường nhà ngục ở ngoài trại đất cửa Khôn Trinh. - Sứ quán ở bên hữu, phía trước cửa Ly Minh, cách thành 1 dặm. - Năm 1813 đặt học đường ở nền cũ dinh đồn Điều Khiển. - Kho bốn trấn. Ở nền cũ kho giản thảo, cách phía Nam thành 4 dặm rưỡi. - Trường Diễn Võ rộng 50 dặm. Ở phía tây nam cách thành 10 dặm.

20


- Đồn Giốc Ngư (Giác Ngư). Ở bờ Bắc sông Tân Bình (sông Sài Gòn), cách thành 7 dặm thuộc địa giới trấn Biên Hòa (ở về phía Thủ Thiêm khoảng đối diện với cầu Tân Thuận ngày nay). - Đồn Thảo Câu. Ở bờ Nam sông Tân Bình (sông Sài Gòn), cách thành 6 dặm, thuộc địa giới trấn Phiên An (ở vào khoảng vị trí của cầu Tân Thuận ngày nay). Về vị trí của thành Quy so chiếu với các đường phố của Sài Gòn ngày nay thì đa số các thư tịch cận đại và ngày nay của Việt Nam cũng như của ngoại quốc đều căn cứ vào sự mô tả của học giả Pétrus Trương Vĩnh Ký để suy đoán vị trí của Thành Quy. Trong sách Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, học giả Trương Vĩnh Ký viết như sau: <<

Saigon sous Gia Long. Ce fut en 1789 que Gia Long, après avoir repris Saigon, occupé jusqu'alors par les Tây Sơn, fit costruire la première citadelle, dont nous allons indiquer l'emplacement et les traces, sur le territoire de notre Saigon d'aujourd' hui. L'année suivante, Gia Long fit construire sous la direction de M.Olivier, officier du génie, l'ancienne citadelle de Saigon. Elle avait presque la forme octogone (plan imposé par Gia Long) avec huit portes suivant les Bát quái (huit casiers de divinations chinoises) représentant les quatre points cardinaux avec leurs subdivisions. La citadelle, ainsi que ses fosses et ses ponts, était en grosses pierres de Biên Hòa. La hauteur du mur était de quinze coudées annamites (5 mètres.20 centimètres). Le centre, où se dressait le mât de pavillon, se trouve à peu près à la cathédrale actuelle. On y apercevait de très loin de très loin la cime d'un filao. Ell s' étendait: du sud au nord, de la rue Ma-Mahon jusqu'au mur de la citadelle 21


détruite et répareé après en terre par les Français; et de l' est à l' ouest de la rue d' Espagne à la rue des Moïs. A l'est, s'ouvraient les deux portes antérieures (của tiền). L'une qui s' appelait Gia Định môn, regardait le square et le canal du marché de Saigon; l' autre Phan Yên môn, se trouvait du côté de l'artillerie, sur une rue descendant le long du canal de Kinh Cây Cám. La partie postérieure, à l' ouest, avait également deux portes Vọng Khuyết môn et Cộng Thìn môn, dans la direction du deuxième et du troisième pont de l' Avalanche (cầu Bông et cầu Xóm Kiệu). La partie gauche au nord donnait, avec deux portes, Hoài lai môn, Phục viên môn, sur l' arroyo de l' Avalanche (premier pont). Le côté droit de la citadelle, avec les prtes Định biên môn et Tuyên hóa môn, se trouve dans la rue Mac Mahon; ell donnaient: l' une sur la route stratégique, l' autre sur la route haute de Chợ lớn. Elle fut occupée par Gia Long pendant vingt deux ans, pendant lesquels il allait tous les ans en expéditions contre les Tây Sơn, dans les saisons où la mousson étaiit favorable. Enfin en 1801, Gia Long fixa sa résidence à Huế et fut maître de tout l' Annam, depuis le Tonkin jusqu' en Cochinchine. Ce fut Lê Văn Duyệt, le fameux vainqueur du port de Thị Nại (Bình Định) qui fut nommé gouverneur général de la Basse-Cochinchine. Il résidait à Saigon. Sa résidence officielle se trouvait derrière le Hoàng Cung (Palais royal), aujourd' hui boulevard Norodom, à peu près au point où est situé l' évêché. Celle de sa femme @ était au palais du Gouvernement en dehors du rempart et du mur de la citadelle>>. chữ sa femme : vợ của ông ta, ở đây có lẽ Trương Vĩnh Ký muốn nói là vợ của ông Tổng trấn kể từ sau thời Lê Văn Duyệt chứ không phải là vợ của hoạn quan tả quân Lê Văn Duyệt. @

22


(Tạm dịch: <<Sài Gòn dưới thời Gia Long. Vào năm 1789, sau khi lấy lại Sài Gòn do Tây Sơn chiếm đóng trước đó, Gia Long đã cho xây cất trấn thành đầu tiên mà chúng tôi (Trương Vĩnh Ký) sẽ chỉ cho thấy địa điểm và dấu tích trên lãnh vực thành phố Sài Gòn của chúng ta hiện nay. Năm kế tiếp (1790), Gia Long cho xây thành trấn cổ dưới sự cai quản của một sĩ quan công binh là ông Oliver. Thành có dạng gần giống như một hình tám cạnh (kiểu đồ án xây cất nầy theo ý muốn của Gia Long) với 8 cửa thành theo mẫu của bát quái đồ (tám quẻ trong khoa tướng số của người Tàu tượng trưng cho 4 phương chính cùng với các hướng phụ (1)) Thành lũy cùng với bờ hào và cầu cống được xây bằng phiến đá lớn Biên Hòa (2). Tường thành cao 15 thước An nam (khoảng 5m20). Trung tâm của thành ở vào khoảng gần nhà thờ lớn (3) hiện nay, nơi đó có một kỳ đài thẳng cao. Từ xa, người ta nhìn thấy một ngọn cây phi lao ở nơi đó. Thành trải rộng từ hướng Nam đến hướng Bắc, từ đường Mac Mahon (4) tới bức tường thành đã bị phá hủy mà người Pháp sau đó sửa lại bằng đất; và từ đông sang tây tức là từ đường d' Espagne (5) đến đường Moï (6). (Xin lưu ý: đoạn nầy không hiểu ý của Trương Vĩnh Ký đề cập đến bức tường thành nào: tường thành Quy của Gia Long hay tường thành Phụng do Minh Mạng xây cất sau nầy? Chúng tôi suy định rằng ý của tác giả muốn chỉ bức tường của thành Phụng: sau biến cố Lê Văn Khôi, Minh Mạng phá hủy thành Quy và cho xây thành Phụng ở một vị trí mới không xa lắm đối với vị trí của thành Quy. Thành Phụng sau đó cũng bị quân Pháp thiêu hủy và dựng lại một bờ tường bằng đất trên vị trí một bức tường cũ của thành Phụng). Ở phía Đông có hai cửa trước (cửa tiền), một gọi là Gia Định môn (7) trông ra hướng công viên và con kinh của chợ Sài gòn (8); cửa kia là Phan Yên môn (9) ở về phía trại Pháo 23


binh (10), nằm trên một con đường chạy dọc theo con Kinh Cây Cám (11). Mặt sau (của thành) ở hướng Tây cũng có 2 cửa Vọng khuyết môn (12) và Cộng Thìn môn (13), ở vào khoảng cầu thứ hai (14) và cầu thứ ba (15) của con kinh Avalanche (16). Hướng Bắc bên trái, có hai cửa Hoài Lai môn (17), Phục Viên môn (18) nằm ở cạnh con kinh Avalanche (cầu thứ nhứt). Phía tay mặt của thành thì hai cửa Định Biên môn (19) và Tuyên Hóa môn (20) nằm trên đường Mac Mahon; một cửa ăn thông ra đường chiến lược (21) và cửa kia ăn thông ra đường Trên (22) của vùng Chợ Lớn. Thành nầy thuộc quyền kiểm soát của Gia Long trong 22 năm trong khoảng thời gian mà Gia Long hằng năm đem quân đi đánh Tây Sơn vào mùa gió thổi thuận lợi. Sau cùng, vào năm 1801, Gia Long quyết định cư trú ở Huế và làm chủ toàn cõi nước An Nam từ Bắc Kỳ đến Nam Kỳ. Lê Văn Duyệt, người tướng lừng danh trong trận chiến thắng ở cửa Thị Nại được cử làm tổng trấn Nam Kỳ. Ông trú đóng ở Sài Gòn. Dinh thự hành chánh (23) (tức là nơi làm việc) của ông ở phía sau hoàng cung, ngày nay là đại lộ Norodom, gần nơi tọa lạc của tòa giám mục (24). Tư thất của vợ quan tổng trấn (không phải vợ của Lê Văn Duyệt, phải chăng đây là tư dinh của tổng trấn Lê Văn Duyệt?) thì nằm trong khuôn viên phủ thống đốc (25), ở bên ngoài hào lũy và tường thành >>.

* Vùng Sài Gòn là Gia Định kinh đô từ 1790 đến 1801. Sau khi đánh đuổi vua Tây Sơn ra khỏi kinh thành Phú Xuân, chúa Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long và lấy Huế làm kinh sư, khởi đầu một triều đại cai trị đất nước Đại Nam thống nhất dài rộng chưa từng có trong lịch sử nước ta kể từ khi lập quốc. Thăng Long bị xuống cấp 24


trở thành Bắc Thành và Gia Định Kinh từ nay xuống cấp trở thành Gia Định Thành nhưng vẫn tiếp tục phát triển mọi mặt. Thành bát quái hay thành Qui xuống cấp và trở thành lỵ sở cho các quan chức cai trị của triều đình như lưu trấn rồi tổng trấn; cấu trúc bên trong thành Gia Định cũng thay đổi tương ứng với các chức vụ của quan cai trị: năm 1801, sau khi thu phục kinh thành Phú Xuân, hoàng đế Gia Long tháo gở Thái Miếu trong thành Gia Định để chuyển ra Huế. Trong thành Gia Định, thời các tổng trấn Nguyễn Văn Nhơn, Trịnh Hoài Đức xây cất thêm tòa Vọng cung, Hành cung phòng khi vua đến kinh lý đến ở, các công thự cho Tổng trấn, hiệp trấn hay phó tổng trấn. Trong vòng 30 năm từ 1802 đến 1832, Sài Gòn bao gồm cả Chợ Lớn là thủ phủ của Gia Định thành và hầu như trong suốt 30 năm, Sài Gòn được an bình và tiếp tục phát triễn cho đến lúc tổng trấn Lê Văn Duyệt qua đời vào tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832). Trong khoảng thời gian nầy, có một số nguời ngoại quốc đã đặt chân đến Gia Định thành: năm 1819, một sĩ quan hải quân của nước Hoa Kỳ là John White tới thăm Sài Gòn và mô tả lại cảnh trí bên trong thành Gia Định như sau: At the end of the first street, however, the scene changed to one of a more pleasing nature. Our route lay through a serpentine covered way, walled with brick, and cut nearly a quarter of a milethrough a gentle acclivity, covered with verdure, on our arrival at which, the native canaille, bipedand quadruped, left us, and we soon arrived, by ahandsome bridge of stone and earth, thrown over a deep and broad moat, to the south-east gate of the citadel, or more properly, perhaps, the military city; for its walls, which are of brick and earth, about twenty feet high, and of immense thickness, enclose a level quadrilateral area, of nearly three quarters of a mile in extent, on each side. Here the viceroy and all military officers reside, and there are spacious and commodious barracks, sufficient to quarter fifty thousand troops. The regal palace stands in the centre of the city, on a beautiful green, and is, with its grounds of about eight acres, enclosed by a high paling. It

25


is an oblong building, of about one hundred by sixty feet square, constructed principally of brick, with verandas enclosed with screens of matting : it stands about six feet from the ground, on a foundation of brick, and is accessible by a flight of massy wooden steps. On each side, in front of the palace, and about one hundred feet from it, is a square watch-tower, of about thirty feet high, containing a large bell. In the rear of the palace, at the distance of about one hundred and fifty feet, is another erection of nearly the same magnitude, containing the apartments of the women, and domestic offices ofvarious kinds ; the roofs covered with glazed tile, and or namented with dragons, and other monsters, as in China. This establishment is devoted to the use of the king and royal family, who have never visited Saigon since the civil wars ; it has, consequently, during that period, not been occupied. It is, however, used as a place of deposit for the provincial archives, and the royal seal ; and all important business, requiring this appendage, is here consummated. On passing these buildings we were directed by the attendant mandarins, who set the example, to lower our umbrellas, by way of salute to the vacant habitation of the " Son of Heaven." We shortly arrived before the palace of the governor, and were shown into a guard-house opposite, where we were told we must remain till our arrival should be announced ; for which purpose a mandarin and a linguist were despatched. We had not been long waiting when we were informed that the great personage within was ready to receive us. We entered the enclosure by a gateway in the high paling surrounding the governor's residence ; in front of which, at the distance of ten feet, was a small oblong building parallel with the gateway, and apparently placed there as a mask. After we had passed this erection, we found ourselves in a spacious court, and directly in front of us, at about one hundred and fifty feet from the entrance, was the governor's house, a large quadrilateral building, eighty feet square, and covered with tiles. From the eaves in front continued a gently sloping roof of tiles, to the distance of sixty feet, supported by round pillars of rosewood beautifully polished. The sides of this area were hung with screens of bamboo. At right angles with the main building were placed (three on each side of the centre) platforms, raised about a foot from the floor, which was of hard, smooth earth. These platforms were each about forty-five feet long, and four feet wide, constructed of two

26


planks, five inches thick, nicely joined together and highly polished. Between these two ranges of platforms, at the farther end of the area, was another platform, raised three feet from the floor, composed of a single plank, six by ten feet square, and about ten inches thick, resembling boxwood in colour and texture, and from almost constant attrition, reflecting adjacent objects with nearly the fidelity of a mirror. On this elevation was seated, in the Asiatic style, crosslegged, and stroking his thin white beard, the acting governor ; a meagre, wrinkled, cautiouslooking old man, whose countenance, though relenting into a dubious smile, indicated any thing but fair dealing and sincerity. On the platforms, on each side, were seated, their different degrees of rank indicated by their proximity to the august representative of the sovereign, mandarins and officers of state of various dignity. Files of soldiers, with their twohanded swords, and shields covered with indurated buffalo hides, highly varnished, and studded with iron knobs, were drawn up in various parts of the hall. We walked directly up in front till we arrived at the entrance of the central vista, between the ranges of platforms on each side of the throne, when we doffed our beavers, and made three respectful bows in the European style, which salutation was returned by the governor by a slow and profound inclination of the head. After which he directed the linguists to escort us to a bamboo settee on his right hand, in a range with which were also some chairs, of apparently Chinese fabric, which the linguists told us had been placed there expressly for our accommodation. A motion of the governor's hand indicated a desire that we should be seated, with which we complied. The linguists then proceeded to the foot of the throne with the presents, which they held over their heads, in a kneeling posture, while the different articles were passed to him by several attendants in waiting. After attentively viewing each article separately, with marks of evident pleasure, he expressed great satisfaction, and welcomed us in a very gracious manner, making many enquiries of our health, the length of our voyage, the distance of our country from Onam, the object of our visit, &c. After satisfying him in these particulars', he promised us every facility in the prosecution of our views. Tea, sweetmeats, areka, and betel, were passed to us, and we vainly attempted to introduce the subject of sagouetes *, and port-charges for anchorage, tonnage, &c. (the rate of which we wished to have stablished,) all recurrence to these subjects being

27


artfully waived by him for the present j and, he promising to satisfy us at the next interview, we took our leave, and, as it was still early in the day, we proceeded to gratify our curiosity by a walk through the city. On our return towards the great southern gate by which we had entered, we passed a large Bungalo *, under which were arranged about two hundred and fifty pieces of cannon, of various calibres and fashions, many of them brass, and principally of European manufacture, generally mounted on ship-carriages in different stages of decay. Among them we noticed a train of about a dozen pieces of field-artillery, each marked with three Jleurs de Us, and bearing an inscriptions importing that they were cast in the reign of Louis XIV., in tolerable preservation. Near this place was a sham battery of wooden guns for exercise ; and at the main guard, near the gate, were several soldiers undergoing the punishment of the caungue, and on this occasion we understood that the caungues of the military were made of bamboo, and those used for other offenders were of a species of heavy black wood. On the north side of the eastern gate, was a bastion with a flag-staff, where the Onamese colours are displayed on the first day of the new moon, and on other occasions. The gates, of which there are four, are very strong, and studded with iron, in the European; and the bridges thrown across the moat, are decorated with various military and religious bas reliefs on pannels of masons' work. Over the gates, are square buildings with tiled roofs, and a stairway leading to the top of the ramparts, on each side of the gate, inside the wall. In the western quarter of the area, within the walls, is a cemetery, containing several barbarously splendid mausoleums of mandarins in the Chinese style. Some of them bear inscriptions and effigies on stone, of very tolerable sculpture. In the north-eastern section are six immense buildings, enclosed with palings, separate from each other. They are each about one hundred and twenty feet long, by eighty feet wide. The roofs, composed of rafters of great strength, covered with glazed tiles, are supported by abutting columns of brick, the intervals being filled with massy wood-work. The walls are about 18 feet high. These are the magazines of naval and military stores, provisions, arms, &c. Many small groups of soldiers' huts were scattered about within the walls, situated in a picturesque manner

28


among the foliage of various tropical plants. Among others, we noticed several clumps of the castor bean. Many pleasant walks are laid out in various directions, planted on each side, with the palmaria, a beautiful plant, resembling a pear-tree, bearing a profusion of white odoriferous flowers, which, in October and November, impregnate the air to a great distance with their perfume. From these flowers, the natives extract an oil, which by them is considered a panacea for all kinds of wounds. On the declivity, outside the gate, through which the tortuous covered way is cut, were several of the royal elephants grazing, attended by their drivers, who were sitting on their necks ; some of these beasts were of immense size, indeed much larger than any I had ever seen in any part of India. The drivers, or rather attendants, of these huge animals, are provided with a small tube of wood, closed at each end, equidistant from which is a round lateral aperture, into which they blow, and produce a noise similar to blowing into the bunghole of an empty cask, for the purpose of warning passengers, or others, of their approach, for they seldom give themselves the trouble to turn aside for any small impediment in their path ; and it was amusing to see the old women and others in the bazars, on hearing the approach of an elephanthorn, gather up their wares, and retreat, muttering, to a respectful distance, while the animal was passing to and from the river-side, where they resorted to drink. On passing us they would slacken their pace, and view, with great apparent interest, objects so unusual as our white faces and European garb presented ; nor were we totally divested of some degree of apprehension at first, from the intense gaze, and marked attention of these enormous beasts. Indeed, the Onamese appeared to fear some accident might accrue to us from our novel appearance, and advised us to assume the costume of the country, to prevent any accident; which advice we generally hereafter complied with, at which they were always highly gratified, viewing it as a compliment. Nor was this unattended with other advantages, for our dresses were those of civil mandarins of the second order, which gained us greater respect from the populace. The dress worn by me is now in the museum of the East India Marine Society" of Salem." (A Voyage To Cochin China ; by John White, Lieutenant in The United State Navy; Chap. XIV; pp.220 to 227; London printed for Longman; Hurts, Rees, Orm, Brown, ang Green, Paternoster-Row. 1824)

29


Tạm dịch: "Tuy nhiên khi đến cuối con đường thứ nhứt, cảnh trí thay đổi một cách vui mắt. Chúng tôi tới một con đường dài khoảng 1/4 dặm lượng quanh như mình rắn, dọc hai bên có tường đá, lòng đường đá nện thoai thoải cỏ mọc xanh um. Các loại gia cầm 2 chân và 4 chân phó mặc chúng tôi và chẳng bao lâu chúng tôi tới một chiếc cầu bằng đá và đất khá đẹp bắt ngang qua một cái hào rộng và sâu, chúng tôi đã tới cổng đông nam của thành, hay nói đúng hơn , một khu quân sự, bởi vì tường thành bằng gạch và đất cao khoảng 20 bộ (1 bộ dài 33cm), rất dầy, bao quanh một diện tích bằng phẳng bốn chiều, mỗi chiều rộng đến 3/4 dặm (1dặm dài 1,609m13).Chính nơi đây là trú sở của vị phó vương và tất cả quân binh, có thêm những doanh trại rộng rãi và khang trang, đủ chỗ chứa cho cho 50,000 quan binh. Vọng cung nằm ở giữa thành, trên một diện tích trãi cỏ đẹp, chung quanh với những vường hoa, rộng khoảng 8 mẫu (trên 3 hécta) với một hàng rào cao bọc kính chung quanh. Đó là một cấu trúc hình chữ nhật với chiều dài khoảng 100 bộ và chiều rộng khoảng 60 bộ, phần chính được xây cất bằng gạch, với những hàng mái hiên được bao bọc mành che. Vọng cung nầy được xây cất trên nền gạch xây cao 6 bộ và có những bậc thềm bằng gỗ nặng để bước lên. Hai bên vọng cung, cách xa khoảng 100 bộ, mỗi bên có 1 chòi canh hình vuông cao khoảng 30 bộ, bên trong có treo một cái chuông lớn. Phía sau, cách khoảng 50 bộ lại thêm một tòa nhà nữa cũng lớn rộng gần bằng như thế, gồm các phòng ốc dành cho phụ nữ và các hạng phục dịch khác nhau. Các nóc nhà đều lợp ngói trán men được trang trí hình rồng và các quái thú khác không khác gì bên Trung Quốc. Những gian phòng trong hành cung nầy để cho vua và gia đình ở nhưng họ chưa trở lại Sài Gòn kể từ những cuộc nội chiến. Hậu quả là kể từ thời kỳ đó, hành cung nầy chưa bao giờ được ai vào ở. Tuy nhiên, nó lại được dùng như một chỗ nhà lưu trử văn khố của tỉnh thành và ấn triện của triều đình; và tất cả các công văn cần phải đóng dấu triện đều phải được thực hiện tại nơi đây. Khi đi ngang qua các kiến trúc nầy chúng tôi được các quan triều hướng dẫn cách chào kính cung điện trống vắng không có người ở nầy của vị Con Trời bằng cách hạ thấp các cán lộng che cho chúng tôi. Rồi chúng tôi tới trước dinh quan tổng đốc và được đưa vào một chòi canh gát để đợi viên quan hướng dẫn và người thông ngôn đi thông báo là chúng tôi đến thăm viếng. Chúng tôi không phải chờ đợi lâu vào lúc chúng tôi được thông báo là vị đại quan lớn nhất của địa phương đã sẵn sàng tiếp kiến chúng tôi . Chúng tôi đi vào khuông viên dành cho cho quan tổng đốc ngang qua một cổng rộng của một tường rào cao vây quanh; trước cổng khoảng chừng 10 bộ là một kiến trúc nhỏ áng ngữ, và có lẽ như là một bình phong che cổng. Qua khỏi tấm che nầy, chúng tôi đứng trên một bãi sân rộng thoáng, và thẳng ngay trước mặt chúng tôi cách khoảng chừng 150 bộ kể từ cổng vào là dinh thự của quan tổng đốc, một kiến trúc hình bốn cạnh, mỗi cạnh rộng 80 bộ vuông, lợp ngói. Từ những mái hiên ở mặt tiền, một mái ngói cong nối tiếp một khoảng dài

30


60 bộ được chống đỡ trên những cột nhà bằng gỗ hồng cẩm bóng loáng đẹp đẽ. Bốn phía của kiến trúc nầy đều có treo màng che bằng tre. Thẳng gốc và ở hai bên dinh thự chính là những bệ bằng đất nện bóng (3 bệ cho mỗi bên) cao khoảng 1 bộ từ mặt sàn nhà. Bề mặt của mỗi bệ khoảng 45 bộ chiều dài, 4 bộ chiều rộng và trên mặt đặt hai tấm phản gỗ dầy khoảng 12 phân ráp nối liền nhau và được đánh bóng thật kỹ lưỡng. Giữa hai hàng bệ cao nầy, lùi về phí trong xa hơn là một bệ khác cao 3 bộ, trên có đặt một tấm phản duy nhất với chiều rộng 6 bộ và chiều dài 10 bộ, dầy 25 phân mà màu sắc và chất liệu giống như là bằng gỗ hoàng dương và vì được xử dụng chà xát quá nhiều đến mức tấm phản nầy giống một tấm gương có thể soi chiếu một cách trung thật các đồ vật đặt chung quanh. Trên bệ cao, quan tổng dốc ngồi khoanh chân theo thể thức của ngưới Á Đông và đang vuốt chòm râu bạc trắng thưa thớt; đó là một ông già gầy gò, da nhăn, phong cách cẫn trọng, nét mặt với nụ cười khó hiểu nhưng vẫn tỏ lộ ra được lòng ngay thẳng của đương sự trong một cuộc bàn bạc trung thực. Hai bên bệ là chỗ ngồi dành cho quan chức các cấp của triều đình, đẵng trật cao ngồi gần quan Tổng đốc . Các hàng binh lính, hai tay cầm gươm và thuẫn che bằng da trâu đánh bóng gắng gù sắt, đứng hầu khắp sảnh đường. Chúng tôi tiến thẳng lên phía trước, đi giữa hai dãy bệ hai bên ngai bệ ngồi của Tổng đốc, đến ngang ngưỡng thềm của bệ giữa thì chúng ngả mũ lưỡi trai và kính cẩn cúi chào 3 lần theo lối Âu châu và được vị Tổng đốc cúi thấp đầu một cách khoan thai để hồi đáp lại. Sau đó quan Tổng đốc lệnh cho viên thông ngôn dẫn chúng tôi sang phía chiếc ghế dài bằng tre đặt ở phía tay mặt của đương sự cùng hàng với một số ghế ngồi trông như là được bọc nệm bằng vải Trung Quốc mà viên thông ngôn bảo rằng những chiếc ghế nầy được sắp xếp như thế cho chúng tôi ngồi thoải mái. Quan Tổng đốc khoan thai dùng tay ra hiệu mời chúng tôi ngồi xuống và chúng tôi tuân lời. Sau đó thì các viên thông ngôn nâng ngang đầu các tặng phẩm, quỳ bái trước bệ cao, trong khi lính hầu cận chờ tiếp nhận để dâng lên cho quan Tổng đốc. Sau khi ngắm nghía từng món tặng phẩm và trông có vẽ hài lòng, đương sự biểu lộ sự đẹp ý của mình bằng cử chỉ dịu dàng tiếp đón, hỏi thăm sức khoẻ cùng với hành trình của chúng tôi, khoảng cách xa từ quốc gia chúng tôi đến nước An Nam, mục đích của cuộc thăm viếng nầy là gì vân vân . . . Sau khi đa được chúng tôi trả lời thỏa đáng những câu hỏi, đương sự hứa sẽ dành mọi sự dễ dàng để giúp chúng tôi thực hiện mục tiêu của chuyến viếng thăm nầy. Trầu cau, trà mức được mang ra để mời chúng tôi và chúng tôi đã thừa cơ hội nầy đề cập ngay đến vấn đề quà cáp, những luật lệ và thuế bến cảng. Tất cả các toan tín của chúng tôi vào lúc nầy đều bị né tránh một cách khôn khéo. Tuy nhiên quan Tổng đốc hứa là sẽ thoả mãn yêu cầu của chúng tôi trong lần tiếp kiến sắp tới . Chúng tôi kiếu từ và bởi vì ngày còn quá sớm, chúng tôi tiếp nối cuộc dạo quanh thành phố để thoả chí tò mò.

31


Vào lúc trở lại cổng lớn ở hướng nam, chúng tôi vào cổng và đi ngang qua một doanh trại bên trong có chứa tới 250 khẩu trọng pháo đủ cỡ, đủ kiểu, đa số đúc bằng đồng và phần chính là do Âu Châu sản xuất đặt trên dàn kệ bằng cây cũ mục khác nhau. Trong số súng trọng pháo nầy còn thấy có khoảng 12 khẩu trọng pháo dã chiến tốt trên có chạm 3 hình hoa huệ và khắc ghi cho biết là được sản xuất từ triều đại vua Louis thứ XIV của nước Pháp, được bảo quản khá tốt. Kế bên là một dàn trọng pháo giả bằng cây dùng để tập huấn cho binh sĩ. Tới đồn canh chính, gần cổng vào, chúng tôi thấy nhiều binh lính bị phạt mang gông vào cổ; nhân dịp chúng tôi cũng được biết là gông phạt binh lính thì làm bằng tre còn gông phạt dùng cho những người khác thì làm bằng gỗ mun nặng màu đen. Về hướng bắc của cổng vào phía đông, chúng tôi nhìn thấy một ụ cột cờ lớn dùng để kéo cờ xí của nước An Nam vào mỗi ngày đầu tháng âm lịch và vào những dịp quan trọng khác. Các cổng thành, đếm được 4 cổng, tất cả đều cúng chắc kiên cố đóng ghép bằng những loại đinh gù lớn giống như cửa thành của Âu Châu, và những chiếc cầu bắt ngang qua hào sâu đều được trang trí nổi bằng những hình tượng quân sự và tôn giáo. Phía trên các cổng vào là nhửng kiền trúc hình vuông lợp ngói, có 2 bật than để đi lên bờ thành ở hai bên cổng, bên trong tường thành. Ở khu phía tây bên trong vòng các tường thành là một nghĩa địa gồm có rất nhiều lăng mộ cổ tráng lệ xây đấp theo kiểu Trung Quốc. Một vài ngôi mộ có đặt bản đá chạm khắc khá tinh xảo bài văn tế và di ảnh. Ở khu đông bắc có 6 dãy trại rất lớn được bao bọc bằng những hàng rào dậu cách biệt nhau. Mỗi căn trại có chiều dài 120 bộ và chiều ngang 80 bộ. Nóc trại gồm có nhiều xà gỗ kiên cố và lợp ngói men, cột trụ bằng gạch xen kẻ lại có các công trình thổ mộc chạm trỗ hoành tráng. Vách trại cao khoảng 18 bộ. Các căn trại nầy dùng làm kho xưởng chế tạo, kho dự trữ binh lương, kho vũ khí của hải quân và bộ binh vân... vân . Có nhiều trại lính đó đây rải rác bên trong vòng tường thành dưới những tàn cây khá rậm mát của miền nhiệt đới, trong số đó chúng tôi thấy có những bụi cây thầu dầu. Rất nhiều lối đi thoải mái từ nhiều hướng khác nhau, hai bên trồng cây xanh đẹp giống như loại cây lê nở rộ bông trắng xoá tỏa hương thơm khắp xa gần vào những tháng 10 và 11. Từ những bông hoa nầy, người bản xứ ép lấy dầu làm một loại dầu thoa trị lành thương tích. Trên sườn dốc ở phía ngoài cổng thành nơi cuối một lối đi có mái che, chúng tôi nhìn thấy nhều con voi đang gậm cỏ với những lính quảng tượng điều khiển ngồi trên đầu. Có một vài con rất to lớn hơn là loại voi Ấn Độ. Các lính nài quảng tượng, hay đúng hơn là những người bạn đồng hành của những con thú tuyệt vời nầy, được trang bị một óng cây nhỏ, hai đầu óng bịt kín và được xoi một lỗ tròn ở giữa dùng để thổi hơi phát ra một âm thanh giống như tiếng hú giống như khi thổi hơi ngang qua một lỗ rót của một cái thùng tôn nô rỗng để báo cho mọi người phải đứng cách xa ra vì các con voi không biết né tránh những trở ngại trên bước đường đi của chúng; và thật là buồn cười khi nhìn thấy các bà già

32


bán hàng rong miệng càu nhàu, hối hả thâu gôm đồ đoàn hàng hóa của mình để né tránh chạy ra chỗ khác an toàn hơn khi nghe tiếng hú báo hiệu giờ đoàn voi đi ra bờ sông uống nước hoặc quay trở về. Khi đi ngang qua chỗ chúng tôi đang đứng, đoàn voi bước chậm lại như là để ngắm nhìn, có vẻ như là rất lý thú, khi nhìn thấy những giống vật lạ thường với khuôn mặt trắng và bộ y phục âu châu. Thoạt tiên, chúng tôi không phải là không e sợ khi nhận thấy cái nhìn hung tợn và chự sự châm chú của những con thú rừng khổng lồ nầy. Ngay cả những người An Nam cũng to dấu lo sợ tai nạn xảy ra vì diện mạo dị kỳ của chúng tôi, họ khuyên chúng tôi nên thay đổi cách ăn mặc theo bản xứ để tránh mọi tai nạn và sau đó thì chúng tôi nghe theo lời khuyên và họ tỏ ra rất cảm kích vì cho đó là một thái độ thân thiện. Ngoài ra chúng tôi còn có lợi ích khác nữa bởi vì chúng tôi được mặc nhung phục của hàng văn quan cấp nhị phẩm càng làm cho dân chúng thêm kính nể. Bộ lễ phục mà tôi đã mặc nay được lưu giữ tại viện bảo tàng Salem của Hiệp Hội Hải quân Đông Ấn. (A Voyage To Cochin China ; by John White, Lieutenant in The United State Navy; Chap. XIV; pp.220 to 227; London printed for Longman; Hurts, Rees, Orm, Brown, ang Green, Paternoster-Row. 1824)

Đoạn viết trên của John White được P.Midan dịch ra tiếng Pháp và đăng trên tập san BAVH, số 2-3; tháng 4-9 năm 1937; Chương XVI; từ trang 232 đến trang 236 như sau: La canaille (1) indigène, bipède et quadrupède nous laissa alors à nous-mêmes et nous atteignîmes bientôt un beau pont en pierre et en terre jeté sur un fossé large et profond, et conduisant à l’entrée Sud-Est de la citadelle, ou, pour parler plus proprement, de la cité militaire, car ses murs de 20 pieds de hauteur et formidablement épais, circonscrivent un terre-plein quadrilatéral de près de trois quarts de mille de côté. C’est là que résident le Vice-Roi et les dignitaires militaires. Il y a des casernements confortables suffisants pour abriter cinquante mille hommes. La palais royal s’élève au centre d’une magnifique pelouse, dans un terrain de huit acres entouré d’une haute palissade. C’est une construction rectangulaire de cent pieds de long sur soixante de large environ, construite principalement en briques, avec des vérandahs fermées par des stores en sparterie. Elle s’élève sur des fondations en briques de six pieds de hauteur et on y accède par un lourd escalier en bois. De chaque côté, à cent pieds environ de la façade, s’élève une tour de guet carrée d’une trentaine de pieds de hauteur,

33


contenant une grosse cloche. Derrière, à quelque cent cinquante pieds du palais, se dresse une autre construction à peu près aussi grande qui com-prend les appartements des femmes et diverses dépendances. Les toits sont en tuiles vernies et ornés de dragons et d’autres monstres, comme en Chine. Ces bâtiments sont réservés au Roi et à la famille royale qui n’ont pas visité Saïgon depuis les guerres civiles. Depuis cette époque, ils sont donc restés inhabités. C’est pourtant là que sont déposés les archives et le sceau royal, et toutes les affaires qui, exigent l’apposition du sceau y sont traitées. Les mandarins qui nous accompagnaient, prêchant d’exemple, nous invitèrent à baisser nos parasols, en manière de salut à l’habitation vide du Fils du Ciel. Nous arrivâmes bientôt devant le palais du Gouverneur et on nous fit entrer dans une maison de garde située en face où il nous fallut attendre que notre arrivée fût annoncée par le mandarin et le linguiste chargés de cette mission. Nous ne tardâmes pas à être informés que le grand personnage était prêt à nous recevoir. Nous pénétrâmes dans l’enceinte par une entrée pratiquée dans la haute palissade entourant la résidence du Gouverneur, devant laquelle se trouvait une petite construction rectangulaire, parallèle à l’entrée et ne servant probablement que d’écran. Nous nous trouvâmes ensuite dans une vaste cour, et juste en face de nous, à cent cinquante pieds de l'entrée, se trouvait la maison du Gouverneur, grande construction quadrilatérale, de quatre-vingts pieds carrés, avec un toit en tuiles. Du rebord, partait en pente douce un auvent en tuiles de soixante pieds de long, soutenu par des colonnes en bois de rose magnifiquement polies. Les côtés de l’espace couvert étaient tendusde stores en bambou. Au centre, perpendiculairement au bâtiment, se trouvaient deux rangées parallèles de trois estrades surélevées d’un pied audessus du sol en terre dure et lisse. Elles mesuraient environ quarante-cinq pieds de long et quatre pieds de large, et étaient faites de deux planches de cinq pouces d’épaisseur soigneusement assemblées et d’un très beau poli. Entre ces deux rangées, au fond, se trouvait une autre estrade surélevée de trois pieds et formée d’une seule planche de dix pieds de long, six pieds de large et dix pouces environ d’épaisseur, dont la couleur et le grain faisaient penser à du buis. Elle était si usée par le frottement qu’elle réfléchissait les objets environnants avec la fidélité d’un miroir. Sur cette dernière plate-forme, jambes croisées à la manière orientale et caressant sa barbe blanche et clairsemée, était assis le Gouverneur par intérim. C’était un

34


maigre vieillard, ridé et de manières circonspectes, dont le visage, bien que détendu en sourire incertain, ne reflétait guère de loyauté ni de franchise. Sur les autres estrades, plus ou moins éloignés, suivant leur grade, de l’auguste représentant du souverain, se trouvaient assis de mandarins et des dignitaires de tous rangs. Des files de soldats portant des épées à deux mains et des boucliers en peau de buffle durcie, soigneusement polis et garnis de clous de fer, étaient rangées dans différentes parties du hall. Nous avancâmes droit devant nous. Arrivés entre les estrades, nous « ôtâmes nos bonnets » et fîmes trois révérences respectueuses à la manière européenne, à quoi le Gouverneur répondit par une inclination lente et profonde de la tête. Il invita ensuite les linguistes à nous conduire à un canapé en bambou placé à sa droite à notre intention expresse, nous dirent-ils. Il y avait aussi une rangée de chaises de fabrication probablement chinoise. Le Gouverneur nous fit signe de la main et obéissant à son désir, nous nous assîmes. (Bản dịch chính thức tới đây) Les linguistes se rendirent ensuite au pied du trône, s’agenouillèrent et élevèrent au-dessus de leur tête nos cadeaux qui furent présentés au Gouverneur par plusieurs membres de la suite. Il les examina avec un plaisir visible, nous exprima sa satisfaction et nous souhaita gracieusement la bienvenue, nous posant maintes questions sur notre santé, sur la longueur de notre voyage, la distance qui sépare notre pays du pays d’Annam, l’objet de notre visite, etc... Après que nous eûmes satisfait sa curiosité, il nous promit de nous accorder toutes facilités pour arriver à notre but. On nous apporta des sucreries, des noix d'arec et du bétel, mais nous essayâmes vainement d’aborder la question des « sagouètes » (1), des droits de port et d’ancrage. Toutes nos tentatives furent habilement éludées pour le moment. Mais le Gouverneur nous promit de nous accorder satisfaction à la prochaine audience. Nous prîmes congé de lui et comme il était encore de bonne heure, poussés par la curiosité, nous allâmes nous promener dans la cité. En nous rendant à la grande entrée Sud par laquelle nous étions arrivés, nous passâmes devant un grand bungalow (2), sous lequel s’alignaient quelque deux cent cinquante canons de calibres et de styles divers, en cuivre pour la plupart et de fabrication européenne. Ils étaient généralement montés sur des affûts en bois plus ou moins pourris. Parmi eux, se trouvaient environ quinze pièces d’artilleriede campagne en assez bon état,

35


marquées de trois fleurs de lis. Une inscription indiquait qu’ils avaient été fondus sous le règne de Louis XIV. Tout près se trouvait une batterie de faux canons en bois destinés à l’entraînement des hommes. Au poste principal, près de l’entrée, nous vîmes plusieurs soldats subissant le châtiment de la cangue. C’est alors qu’on nous apprit que les cangues pour militaires étaient en bambou tandis que les autres étaient en une variété de bois noir et lourd. Au Nord de l’entrée orientale, nous aperçûmes une hampe de drapeau où les couleurs annamites sont hissées le premier jour de la nouvelle lune et pour d’autres occasions importantes. Les portes, au nombre de quatre, sont très solides et cloutées de fer à la manière européenne, et les ponts qui enjambent la douve sont décorés de bas-reliefs en maçonnerie, d’inspiration militaire ou religieuse. Au-dessus des entrées s’élèvent des constructions carrées au toit en tuiles qu’encadrent, à l’intérieur des murs, deux escaliers menant sur les remparts. A l’Ouest de l’étendue comprise entre les murs, on aperçoit un cimetière où des mandarins ont des mausolées de style chinois, d’une splendeur barbare. Certains portent des inscriptions et des effigies en pierre très passablement sculptées. Au Nord-Est, il y a six immenses constructions, entourées de palissades et séparées les unes des autres. Elles mesurent environ cent vingt pieds de long et quatre-vingts pieds de large. Les toits, formés de poutres très fortes recouvertes de tuiles vernies, sont soutenus par des colonanes en briques, reliées par des boiseries massives. Les murs mesurent quelque dix-huit pieds de hauteur. Ils servent d’entrepôt naval et militaire, pour les provisions, les armes, etc... De petits groupes de paillotes à soldats s’éparpillaient pittoresquement au milieu du feuillage de diverses plantes tropicales, parmi lesquelles nous remarquâmes des touffes de ricin. Beaucoup d’allées charmantes partaient dans des directions diverses, bordées de palmaria (1), arbre magnifique qui ressemble au poirier et qui en Octobre et en Novembre se couvre d’une quantité de fleurs blanches dont le parfum se répand au loin. Les indigènesextraient de ces fleurs une huile qui est considérée comme une panacée pour toute espèce de blessure. Sur la pente extérieure que remonte le passage couvert, nous aperçûmes plusieurs éléphants qui mangeaient des feuilles, sous la surveillance de leurs cornacs juchés sur leur cou. Quelques-uns étaient énormes, beaucoup plus gros certes que ceux que j’ai

36


jamais vus aux Indes. Les cornacs, ou plutôt les compagnons de ces formidables animaux, sont munis d’un petit tube en bois bouché aux deux extrémités et percé en son milieu d’un trou rond. Ils en tirent le même son qu’en soufflant dans la bonde d’un tonneau et cela sert à avertir de leur approche ; ils prennent rarement la peine d’éviter les petits obstacles qui se trouvent devant eux. Il était amusant de voir les vieilles marchandes ramasser vivement leurs affaires et tout en ronchonnant se retirer à respectueuse distance chaque fois que les animaux allaient boire au fleuve ou en revenaient. Quand ils nous croisaient, ils ralentissaient le pas et contemplaient avec, semblait-il beaucoup d'intérêt, le spectacle nouveau que leur offraient nos visages blancs et notre costume européen. Au début, nous n’étions pas sans appréhension, à voir le regard intense et l’attention marquée de ces énormes bêtes. Les Annamites eux-mêmes semblèrent craindre quelque accident fâcheux pour nous, car ils nous invitèrent à revêtir le costume du pays. Nous suivîmes ce conseil à plusieurs reprises, ce qui leur fit chaque fois grand plaisir, car ils tenaient cela pour un compliment. Nous en tirâmes d’ailleurs d’autres avantages, car nous revêtîmes des costumes de mandarin civil de deuxième ordre, ce qui nous valut beaucoup de marques de respect de la part de la populace. Le costume que je portais moi-même se trouve à l’heure actuelle au Musée de l’EastIndia Marine Society, à Salem.

* J.White cũng mô tả thành phố Sài Gòn (tức Chợ Lớn ngày nay) như sau: "The city of Saigon was formerly confined to the western extremity of its present site, now called old Saigon, and which part bears much greater marks of antiquity, and a superior style of architecture. Some of the streets are paved with flags; and the quays of stone and brick work extend nearly a mile along the river. The citadel and naval arsenal, with the exception of a few huts for the artificers, were the only occupants of the grounds in the eastern quarter; but since the civil wars have ended, the tide of population has flowed rapidly to the eastward, till it has produced one continued city, which has spread itself to the opposite bank (P.237:) of the streams on which it is situated, and surrounds the citadel and naval arsenal.

37


From the western part of the city, a river or canal has been recently cut, (indeed it was scarcely finished when we arrived there,) twenty-three English miles, connecting with a branch of the Cambodia river, by which a free water-communication is opened with Cambodia, which is called by the Onamese Cou-maigne. This canal is twelve feet deep throughout; about eighty feet wide, and was cut through immense forests and morasses, in the short space of six weeks. Twenty-six thousand men were employed, night and day, by turns, in this stupendous undertaking, and seven thousand lives sacrificed by fatigue, and consequent disease. The banks of this canal are already planted with the palmaria tree, which is a great favourite with the Onamese. The site of the citadel of Saigon is the first elevated land which occurs in the river, after leaving Cape St. James, and this is but about sixty feet above the level of the river : it was formerly a natural conical mound, covered with wood. The grandfather of the present monarch caused the top to be taken off and levelled, and a deep moat to be sunk, surrounding the whole, which was supplied with water from the river by means of a canal. It is most admirably situated for defence, and would be capable, when placed in a proper posture, of standing a long siege, against even an European army. The walls were destroyed in the civil wars, but were subsequently rebuilt in better style than formerly. (John White; Chapter XV, pp 233-238) Tạm dịch: "Thành phố Sài Gòn thuở trước nằm về phía cực tây so với địa điểm hiện tại, và nay được gọi là Sài Gòn cũ, là phần đất mang rất nhiều dấu ấn xưa cũ hơn hết với kiểu kiến trúc cao cấp hơn. Một số con đường đã được lót gạch đá; và các bến cảng (Chợ Lớn) lát gạch và đá chạy dài cả dậm dọc theo mé sông. Thành lũy và xưởng đóng tàu với một số thưa thớt lều trại dành cho thợ thuyền là những cấu trúc nằm trên khu đất hướng đông; tuy nhiên kể từ khi chấm dứt những trận nội chiến thì làn sóng dân chúng đã nhanh chóng tràn ngập về khu đất phía đông cho đến khi làn sóng đó biến đổi Sài Gòn thành một thành phố nối kết tỏa rộng ra đến bờ đối diện của các nguồn sông rạch của thành phố, bao gồm thành lũy (tức thành Gia Định) và xưởng đóng tàu. Từ khu đất phía tây của thành phố, một con sông hay con kinh vừa mới được đào xong (vào lúc chúng tôi vừa tới nơi đó), dài 23 dặm Anh, nối liền với một nhánh sông Cambodge (tức sông Cửu Long) nhờ đó mở ra một thủy lộ đi thông lên nước Cambodge mà người An Nam gọi là nước Cao Mên. Con kinh đào nầy sâu 12 bộ; rộng khoảng 80 bộ, cắt

38


ngang qua những khu rừng và đầm lầy và được đào trong một thời gian ngắn 6 tuần lễ. Hai mươi sáu ngàn dân phu được thay phiên xử dụng ngày đêm để thực hiện công trình to tát nầy, 7 ngàn người chết vì làm việc kiệt lực và bệnh hoạn. Hai bên bờ kinh đã được trồng cây thốt nốt, một loại cây (một loại cây dừa) rất được người An Nam ưa thích. "Nơi đặt lũy thành Sài Gòn (tức thành Gia Định) là khu đất cao đầu tiên gần mé sông kể từ Ô Cấp (tức Vũng Tàu) đi ngược lên, cao khỏi mặt sông khoảng 60 bộ (1 bộ = 33cm): trước đây khu đất nầy là một gò đất cao hình nón với rừng cây che kín. Ông nội của đương kiem hoàng đế đã ra lệnh bạt thấp xuống cho bằng phẳng và cho đào một đường hào sâu vòng quanh ngập đầy nước sông nhờ một con kinh dẫn nước vào (kinh Thị Nghè). Thành lũy nầy chiếm một vị thế tuyệt hảo cho việc phòng vệ và chắc là có khả năng chống lại một trận vây hãm lâu dài ngay cả đối với một đạo quân đến từ Âu Châu. Các bức tường thành đã bị phá hủy trong thời nội chiến nhưng về sau đã được xây dựng lại theo một kiểu tốt hơn trước . (John White; Chapter XV, pp 233-238)

*

Đoạn mô tả trên đây của J. White cũng được dịch ra tiếng Pháp trên tập san BAVH đã dẫn, nơi Chương XIV, trang 243, 244 như sau: La cité de Saigon ne comprenait autrefois que l’extrémité ccidentale (1) de la ville actuelle. On l’appelle maintenant le vieux Sàigon. Elle porte de plus grandes marques d’ancienneté et l’architecture y est d’un style plus élevé. Certaines rues sont dallées et ses quais de pierre et de brique s’étendent sur près d’un mille le long du fleuve. La citadelle, l’arsenal de la marine et quelques huttes d'artificiers occupaient seuls la partie orientale ; mais depuis la fin des guerres civiles, la population a déferlé vers l’Est et s’est étendue sur la rive opposée des cours d’eau sur lesquels la ville est construite, englobant la citadelle et l’arsenal de la marine. De l’Ouest de la ville part un canal récemment creusé ; il venait d’être terminé quand nous arrivâmes. Il mesure vingt-trois milles anglais et ouvre des relations fluviales avec un bras du fleuve du Cambodge, ce qui permet de communiquer librement par eau avec le Cambodge que les indigènes appellent CaoMaigne. Ce canal a douze pieds de profondeur dans toute sa longueur et quelque quatrevingts pieds de large. Il a été creusé à travers des forêts et des marais immenses dans l’espace de six

39


semaines. Vingt-six mille ouvriers ont participé nuit et jour, par équipes, à cette étonnante entreprise, et sept mille y sont morts de fatigue ou de maladie. Les rives de ce canal sont déjà plantées de palmaria, l’arbre favori des Annamites. L’emplacement de la citadelle de Saigon est la première élévation de terrain que i’on aperçoit en venant du Cap StJacques, et elle ne s’élève qu’a une soixantaine de pieds audessus du fleuve. C’était autrefois un cône recouvert de bois. Le grand-père du monarque actuel le fit décaper et aplanir, et fit creuser autour un fossé profond alimenté par un canal le reliant au fleuve. La citadelle est fort bien située pour la défense et, mise en état, elle pourrait soutenir un long siège même contre une armée européenne. Les murs avaient été détruits pendant les guerres civiles, mais ils ont été reconstruits plus solidement qu’auparavant.

* Vào ngày 21 tháng 11 năm 1821, John Crawfurd dẫn đầu một phái bộ đại diện Toàn quyền của nước Anh ở Ấn Độlúc đó là Lords Hastings- đi công du sang triều đình nước Xiêm (nay là Thái Lan) và triều đình nước An Nam. John Crawfurd đã ghi lại cuộc hành trình của mình trong một quyển nhật ký có tên gọi là Journal of an embassy from the governor general of India to the courts of Siam and Cochin China (Nhật ký của một đại sứ thay mặt toàn quyền của nước Ấn Độ công du sang triều đình nước Xiêm và nước An Nam). Trong quyển nhật ký nầy John Crawfurd mô tả vùng Sài Gòn và thành lũy Gia Định như sau: "from Chap VIII; from page 293 .............. from page 342 : ............. Sept 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . from page 343:

40


. four and five o'clock, the whole voyage having taken up little more than ten hours, and having proved a very agreable one. Neither in ascending nor descending the river did we observe any defences whatever. The smallest vessel of war might, therefore, go up to the city without a pilot, and destroy it without risk or opposition. The city of Saigun is, as I think I have already mentioned, about fifty miles from the sea. The place consists of two distinct towns, at the distance of three miles from each other. Pingeh, the seat of the Governor and of the citadel, lies on the western bank of the great river, and Saigun, properly so called, is situated upon a small river, which communicates directly with Pigeh. Saigun is the principal seat of commerce, and the residence of the Chinese and other merchants, though the river on which it lies is navigable only for small craft, and the larger junks all lie before Pingeh. This seeme to be a matter of very little inconvenience, where the navigation is always so sure and easy for cargo-boats. These two towns are nearly about the same size, but I could not gain any specific information respecting the amount of their population. During the period we were at Saigun, the whole of the junks for the northward and eastward were absent, having sailed on their respective voyages, and there remained only six junks for (page 344) the Straits of Malacca and Siam . As we saw Bang-kok, it certainly presented a far busier scene of commerce than Saigun. and its actual commerce is indeed much superior. By the accounts we obtained at the latter place, the actual foreign commerce of the place amaunts to no more than between 7 and 8000 tons. The citadel of Saigun, or rather of Pingeh, is, in form, a parallelogram, distant from half a mile to three-quarters of a mile from the westem bank of the river, the prinicipal part of the town intervening. I conjecture, from appearance, that the longest side of the square may be about threequarters of a mile in length. The original plan appears to have been European, but left incomplete. It has a regular glacis, an esplanade, a dry ditch of considerable breadth, and regular ramparts and bastious. With the exception of the four principal gateways, the whole of the fortress is constructed of earth, now covered every where with a green sward. There are no guns mounted any where, though there be several hundred lying in the arsenal. The gates consist of four large and as many small ones. The large gateways are built of

41


stone and lime, and are very substantially constructed, although a Chinese: tower, with a double-canopied roof gives them a grotesque and unmilitary appearance. The approach to them is by a zig-zag in the glacis, and they are connectecw ith the counterscarp by a mound, without any drawbridge. The two (page 345) angles of the fort which came within our view were protected by horn-works. The fortress, as it now stands, is not capable of regular defence. One angle of it approaches so near to the river, that a ship of war might breach it in a few hours. The interior is neatly laid out and clean, and presents an appearance of Enropean order and arrangement. The principal buildings consist of the officers' quarters, barracks, arsenals, and the residence of the Governor. There is a good parade, and the place is not incumbered, as usually happens in Indian fortifications, with a motley assemblage of huts, sheds, and petty buildings. The late King made this place the seat of his Government during the rebellion, but on recovering the northern provinces he removed to the old capital. Saigun proved to us a far more agreeable residence than Bangkok, and I have no doubt that the character of the people, and the nature of the country itself, would always render it so to any European visitor. The average of the thermometer at noon, during our six days' stay, was 81'. Venomous and troublesome insects, the plague of all hot and low countries, are fewer at Saigun than it is easy to imagine in such a situation. We saw few ants or flies while we were there; and mosquitoes were so little troublesome that we might have slept with little inconvenience without gauze curtains. This could not be ascribed to the season, for (page 346) it was the very height of the rains, when insects are always most abundant; nor to our situadon, for we were upon the very banks of a canal I which was always dry at low-water. The markets afford the necessaries and even comforts of life in great plenty and cheapness. For hogs and for poultry, the latter cosisting of geese, ducks, and common fowls, the soil and climate appear to be peculiarly favourable. A hog weighing 200 lb. may be had fori seven Spanish dollars, which is less than twopence a pound; ducks and common fowls are found in greater perfection here than in any other part of India, being remarkable both for size and flavour. The first, which are in great demand among the Cochin

42


Chinese themselves, may be had eight for a Spanish dollar; and of fowls, which are hardly ever eaten by the natives, twenty-four or twenty-five may be had for the same money. The latter are all of the game breed. The Cochin Chinese are great cock-fighters ; his Excellency, the present Governor, fights cocks regularly twice a month, and invites the chiefs to be present. Goats are in considerable numbers, and the sheep, an animal which seldom thrives in the damp climates near the Equator, thrives tolerably at Saigun. The race is a small hardy breed, similar to that of Lower BengaL They are much more cheap and abundant, however, I am given to understand, at Kang-kao Kamboja than at Saigun. The buffalo and (page 347) the ox are both of them very good and very cheap, and may be had in any quantity. The variety and the excellence of the fish can scarcely be equalled. Besides river-fish, great quantities of sea-fish are brought up fresh for the market of Saigun; the largest kind being conveyed by dragging them after the boats, and the smaller in wells in their bottoms. During our short stay, we were daily supplied from the ordinary markets, with the three best fish which the Indian seas afford, the cockup, the pomfret, and the mango fish, all exquisite in their kind. There are however, besides the articles now enumerated, others exhibited for sale in the market of Saigun, not so well suited to the European taste, such as the flesh of dogs and alligatonr. These, indeed, are in little esteem, and not eaten by persons of any consideration. The first day we arrived, we saw two whole alligators carried upon men's shoulders to the market, and afterwards frequently saw the flesh of this animal cut up in large junks, and exposed for sale in the stalls and booths. The price of rice, when we were at Saigun, was a dollar a picul. This was considered extravaganly high. For fruit, the season of our visit was the most unfavourable in all tropical countries to the north of the Equator. We found, however, abundance of oranges, and plenty of ordinary fruits, such as pumplenoses, bananas, and custardapples. In their proper seasons, I am told, that the mango, (page 348) the lichi, and orange, are in great perfection; but upon the whole, Saigun, for variety of fruits, is far inferior to Bang-kok. Neither the mangostine nor the durian, so abundant in the Malay countries to the south of Saigun, and in Siam to the north of it, are found here. Whether this has arisen from carelessness, or real unsuitableness of soil and climate, we could not learn ; but, in a probability, to the former.

43


Sept. 4.-Early this morning, Antonio, the Portuguese interpreter . . ......" (Journal of an embassy from the governor of India to the courts of Siam and Cochinchina; exhibiting a view of the actual state of those kingdom by John Crawfurd esq. London. Henri Colburn and Richard Bentley, New Burlingtong Street. 1830. pp 343 to 348).

Sau khi Lê Văn Duyệt chết, chức tổng trấn Gia Định Thành bị bãi bỏ, Gia Định Thành cũng không còn tên và bị phân chia thành 6 tỉnh; trấn Phiên An, gọi là tỉnh Phiên An; thành Bát quái đổi gọi là thành Phiên An: kể từ nay triều đình kiểm soát trực tiếp tất cả các tỉnh mới lập.

Tháng 5 âl năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An. Tháng 7 âl năm Ất Mùi (1835) quân triều đình công phá và thu phục lại thành Phiên An. Theo sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu thì :"Quân thứ Gia Định thâu phục được thành Phiên An, quân giặc bị bắt sống và bị chém cả thảy 1831 đứa, không còn sót đứa nào; quan binh bị thương 400 người, chết trận hơn 60 người, tù phạm thú đinh bị thương hơn 70, chết trận hơn 20" (SQTCBTY; bản dịch 1928, trang 203). Tất cả những người bị chém hoặc bị xử tử sau đều bị mang đi chôn tập thể nơi một vị trí gọi là Mả Ngụy ở gần mô súng (gần Ngã Sáu các đường Hiền Vương đầu đường Trần Quốc Toản và đường Lê Văn Duyệt tức khu Quân Vụ Thị Trấn Sài Gòn và cư xá Chí Hòa trước ngày 30-04-1975) . Tháng 10 âl năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836), SQTCBTY viết: "Đắp lại thành Gia Định tại thôn Hòa Mỹ thuộc huyện Bình Dương. Khi ấy giặc Khôi đã bình, bộ nghĩ rằng thành cũ cao rộng quá, nên giảm bớt cho hiệp thể chế. Ngài sắc cho bộ ban thể thức ra và tư đòi binh dân 4 tỉnh Định, Biên, Long, Tường, cả thảy 10 ngàn người tới đắp. Trong 2 tháng thành đắp xong". (SQTCBTY; sđd; trang 212). Tức là Minh Mạng phá bỏ thành Quy của Gia Long và 44


xây một thành mới nằm trên lãnh vực thôn Hòa Mỹ tức là nằm ở góc đông bắc thành Quy cũ vì cho rằng trước đây Lê Văn Duyệt đã củng cố thêm thành Quy nhằm mục đích phòng chống triều đình bằng cách xây cao thêm bờ thành 1 thước 5 tấc bằng gạch. (ĐNNTC; bản dịch: Lục tỉnh Nam Việt; tập thượng Biên Hòa-Gia Định; trang 67; Văn Hóa Tùng Thư, Sài Gòn 1959). Thành tỉnh Gia Định do Minh Mạng xây cất có chu vi

429 trượng (1960m), cao 10 thước 3 tấc (4m70), hào rộng 11 trượng 4 thước (52m07), sâu 7 thước (3m19), có 4 cửa ở địa phận thôn Nghĩa Hòa huyện Bình Dương. (ĐNNTC; sđd; trang 55-56).

45


Trên bản đồ thành phố Sài Gòn ngày nay, thành Gia Định của Minh Mạng thường được gọi là thành Phụng xây cất nằm ở góc đông bắc của thành cũ (thành Quy của Gia Long) tức là nằm trong chu vi của 4 con đường: Nguyễn Du là mặt trước, Nguyễn Đình Chiểu là mặt sau, Nguyễn Bỉnh Khiêm là mặt bên trái, Mạc Đỉnh Chi là ở bên phía tay mặt. Thành Phụng (1836) mặt trước nhìn ra đường Cường Để-

46


Bến Bạch Đằng; mặt sau nhìn ra đường Đinh Tiên Hoàng; mặt trái và phải đều hướng ra đường Hồng Thập Tự (Chasseloup Laubat). Cuối tháng 1 d.l năm 1859, De Genouilly chỉ để khoảng 120 binh sĩ dưới sự chỉ huy của hạm trưởng Toyon ở lại giữ Đà Nẵng và kéo toàn bộ quân binh khoảng 2200 người và 13 tàu chiến trực chỉ về hướng Gia Định. Đoàn tàu chiến đến Vũng Tàu vào buổi sáng ngày 10 tháng 2 d.l năm 1859 và bắn phá ngay 2 đồn canh trên bờ. Ngày 11 tháng 2 d.l, đoàn tàu đi vào cửa biển Cần Giờ, phóng pháo hạm Plégéton bắn hạ đồn canh cửa biển rồi tất cả thận trọng tiến vào sông Tân Bình (tức sông Sài Gòn ngày nay). Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 2.dl, tất cả các đồn canh hai bên bờ sông đều lần lượt bị bắn hạ. Trong khoảng thời gian nầy tu sĩ người Pháp là Lefèbvre trốn thoát và được tàu chiến Pháp cứu vớt. Những tin tức về hệ thống phòng thủ của quân binh triều đình Đại Nam do Lefèbvre cung cấp đã giúp cho đoàn tàu xâm lược có thể tự tin và tiến tới một cách táo bạo hơn. Buổi chiều ngày 16 tháng 2 d.l năm 1859, tàu chiến liên quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho đổ bộ lên bờ đánh chiếm đồn Hữu Bình Pháo (còn gọi là đồn Vàm Cỏ hay đồn Giao Khẩu ngày nay ở vào khoảng cửa con kinh Tân Thuận, quận Nhà Bè, đối diện với đồn nầy là Tả Bình pháo hay đồn Cá Trê ở phía Thủ Thiêm ngày nay) rồi tiến thẳng vào sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn) dàn trận bao vây thành Gia Định từ rạch Thị Nghè tới đầu con kinh Hoa Kiều (nơi có cột cờ Thủ Ngự và Nhà Rồng ngày nay). Thành Gia Định được Minh Mạng xây cất lại từ năm 1837, được bao bọc, ở phía Đông bằng một hình cong bán nguyệt tạo bởi con sông Tân Bình (sông Sài Gòn); ở phía Bắc và Tây Bắc bởi con kinh Thị Nghè, ở phía Nam là Kinh Hoa Kiều mà thời đó gọi là Rạch Bình Dương và vàm Bến Nghé đổ ra sông Tân Bình.Tất cả sông rạch vừa kể không 47


những tạo thành một hệ thống giao thông liên lạc thuận lợi và là một cấu kết hào lũy phòng thủ của thành Gia Định. Cách đầu kinh Hoa Kiều về phía Nam khoảng 2 cây số là đồn pháo thủ Giao Khẩu và đồn Cá Trê (tức là 2 tiền đồn nầy cách xa thành Gia Định khoảng gần 4 cây số).

Chỉ dựa vào sông rạch thiên nhiên để bảo vệ thành Gia Định là là một chiến lược phòng thủ yếu kém và thiếu sót. Tiền đồn chỉ có hai đồn pháo thủ kém trang bị để giữ mặt tấn công từ cửa biển Cần Giờ. Cửa vào 2 con kinh Hoa Kiều và Thị Nghè không được bố phòng kiểm soát; trong thành không có súng đại pháo tầm bắn xa hơn 1,500 mét để nhắm vào các mục tiêu đậu trải dài trong vòng cung bán nguyệt của con sông Tân Bình (sông Sài Gòn). Những khẩu súng lớn của triều đình Đại Nam đều là những khẩu súng bằng đồng lỗi thời do người Pháp đưa sang trước đây vào thời Gia Long hoặc những kiểu súng bằng đồng, hay bằng gan do thợ đúc nội địa làm ra rất thô sơ, kém kỹ thuật. Các loại súng đại pháo phòng thủ vịnh biển Đà Nẵng trước đây rất nhiều, vượt trội rất xa sô lượng súng đại pháo trong thành Gia Định. Với vị trí của thành như thế, người ta không thể nào chỉ huy hoặc điều động tiếp cứu các pháo đồn ở mặt phía Đông Sài Gòn và các pháo đồn gần biển. Sử cũ không viết rõ pháo đồn nào trên sông Sài Gòn bị bắn hạ đầu tiên, tuy nhiên nếu nhìn trên bản đồ của Trần Văn Học thì có thể suy định rằng tiền đồn Cá Trê ở phía Thủ Thiêm (Tả Bình pháo) bị bắn hạ ngay từ khi đồn nầy mở loạt súng đầu tiên nhắm vào đoàn tàu xâm lược trên sông Sài Gòn. Pháo đồn Giao Khẩu (Hữu Binh pháo) ở Tân Thuận có thể được trang bị đầy đủ hơn cho nên đã tạm thời chận đứng đước sức tiến của đoàn tàu xâm lược. 48


Ngày hôm sau (17 tháng tháng 2 d.l năm 1859) liên quân xâm lược đổ bộ lên bờ và tiến chiếm đồn Hữu Bình và triệt hạ phá bỏ đồn Tả Bình. Đồn Hữu Bình được liên quân Pháp-Y Pha Nho dùng làm cứ điểm cho các tàu chiến và là điểm xuất quân trên bộ để tiến vào Sài Gòn. Đại pháo của quân triều đình pháo kích đồn Hữu Bình nhưng không được kết quả gì lại bị đại pháo tầm xa của quân xâm lược phản pháo cho nên không bao lâu mà tiếng súng từ phía thành Gia Định bắn ra chậm lần rồi ngừng hẳn. Cả vùng phía Đông Nam của con kinh Hoa Kiều (ngày nay là Xóm Chiếu) dưới quyền kiểm soát của liên quân Pháp-Y Pha Nho. Cánh quân của liên quân ở mặt Đông Nam gồm có đội công binh, 2 đại đội lính thủy, một đại đội lính yểm trợ Y Pha Nho và một tiểu đoàn quân trừ bị. Một cánh quân Y Pha Nho cùng với 2 đại đội quân lính và khẩu đội phóng pháo nòng ngắn (howitzer) dưới quyền chỉ huy của đại tá Y Pha Nho Lazarote tiến sát đến bờ thành Gia Định. Ngay loạt súng tấn công chiếm thành đầu tiên của quân xâm lược, quân triều đình trong thành Gia Định đã bỏ chạy, quân xâm lược vượt tường thành mà không gặp một sức kháng cự nào khiến cho họ phải ngạc nhiên. Cánh quân xâm lược ở phía Bắc gặp sức kháng cự dũng mãnh của hàng ngân quân triều đình. Đại tá Lazarote phải đưa quân tăng viện. Vào khoảng giữa trưa ngày 17 tháng 2 năm 1859, thành Gia Định hoàn toàn bị quân Xâm lược PháY Pha Nho chiếm cứ, hạm trưởng người Pháp Jauréguiberry được cử làm chỉ huy trưởng trấn thủ thành Gia Định. Đề đốc Trần Trí, bố chánh Vũ Thực, lãnh binh Tôn Thất Năng lui quân về đồn Tây Thái, đốc thần Vũ Duy Ninh, án sát Lê Từ tự sát. Quân xâm lược tịch thâu được hơn 2200 khẩu đại pháo, một thuyền buồm, 8 thuyền chiến nhỏ đậu trong ụ, 20,000 vũ khí đủ loại gồm có, gươm, giáo, súng trường, súng cầm tay, 85,000 ki lô thuốc nổ, rất nhiều quân nhu quân 49


dụng, hàng khối kho chứa đầy gạo và nhiều cây vàng, bạc trị giá 130,000 quan tiền Pháp.  Khi tàu chiến Pháp-Y Pha Nho vào đến Vũng Tàu thì triều đình chỉ ra lệnh cho quyền đề đốc Gia Định Trần Trí đem 150 binh sĩ đến đóng ở cửa biển Cần Giờ

Cách phối trí các lực lượng tăng viện và phòng thủ như vừa kể trên cho thấy trình độ yếu kém về mặt quân sự quốc phòng của chính quyền Đại Nam cả 2 mặt chiến lược và chiến thuật. Về mặt chiến lược, bờ biển Vũng Tàu và nhất là cửa biển Cần Giờ cùng với con sông Lòng Tàu là những vị trí tối quan trọng từ lâu đời cho tới nay: tất cả những cuộc xâm nhập của quân Tây Sơn từ hướng Bắc trên biển Đông vào đánh phá Gia Định đều đi qua các địa điểm chiến lược nầy. Tổ tiên của Tự Đức đã từng trải qua nhiều kinh nghiệm xương máu về các vị thế chiến lược đó vậy mà cho đến nay Tự Đức cũng chưa nhìn thấy được tầm mức quan trọng của cửa biển Cần Giờ và con sông Lòng Tàu đối với sự sống còn của thành phố Sài Gòn vào thời đó hay sao? Cửa biển Cần Giờ chỉ được án ngữ với 150 lính thủy. Sử quán triều Nguyễn không cho biết là có thuyền chiến nào của Đại Nam được đưa đến phối trí ở cửa biển Cần Giờ hay không. Như vậy có thể suy định rằng số lượng 150 người nầy là số lính tăng cường cho các đồn pháo thủ Cần Giờ và những đồn rải rác đóng dọc theo 2 bờ sông Lòng Tàu vào tới đầu sông Nhà Bè. Các đồn nầy theo sử cũ là bảo Lương Thiện, (Biên Hòa), Phúc Vĩnh, Danh Nghĩa (Gia Định) và bảo Cần Giờ. Bắn phá xong các đồn nầy, quân xâm lược liền cho lính lên bộ chiếm giữ Phù Giang thuộc Biên Hòa. Tuần phủ Biên Hòa là Nguyễn Đức Hoan tăng cường quân đến giữ pháo đài Tả Định ( tức đồn Cá Trê ở phía Thủ Thiêm hiện nay. Tàu chiến của quân xâm lược thong dong lướt tiến trên sông Lòng Tàu như đang đi dạo chơi săn bắn, rồi vào sông Nhà Bè, hạ các pháo đồn Tả Định, Tam Kỳ, Bình Khánh, Phú Mỹ, Hữu Bình tức là nguyên một vòng cung của con sông 50


Sài Gòn ngày nay từ ngả ba con kinh Tẻ ở Tân Thuận Đông, qua khỏi đầu rạch Thị Nghè đến bến đò Phú Mỹ ở Bình Khánh đều ở dưới quyền kiểm soát của đoàn tàu chiến xâm lược tức là thành Phụng Gia Định bị bao vây ở 3 hướng Đông (mặt sông Sài Gòn hiện nay), Đông-Nam (dọc theo con kinh Hoa Kiều/ Arroyo Chinois hiện nay) và hướng Bắc (dọc theo rạch Thị Nghè/ Arroyo de l' Avalanche hiện nay) và quan quân trong thành chỉ còn một hướng Tây duy nhất để chạy thoát thân. Quan binh của triều đình nhát sợ bỏ đồn lũy, thành quách trốn chạy đến mức Tự Đức phải ra dụ chỉ trấn an và kêu gọi dân chúng tổ chức dân quân để cùng hiệp lực với triều đình chống quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho: Vua dụ cho quan binh sĩ phu Nam Kỳ rằng: quân của Tây Dương đã vào Đà Nẵng, lại đến Gia Định, Biên Hòa. Phàm sĩ phu nước ta, không ai là không nổi giận. Nhưng vì thái bình đã lâu ngày không khỏi có kẻ nghe gió thổi chim kêu cũng sợ hão. Bọn đốc, phủ, bố, án các ngươi nên trấn tĩnh, chớ để cho dân kinh động. Nếu người nào có lòng nghĩa dũng muốn tòng quân, thì cho lập đoàn luyện tập hương dõng để tự giữ lấy làng, cho việc phòng bị được nghiêm nhặt. >> (ĐNTLCB đã dẫn, đệ tứ kỷ, quyển XX, bản dịch, trang 11). Từ lời dụ nầy người ta thấy được thái độ khinh thường nông cạn của Tự Đức về sức mạnh quân sự của đoàn quân xâm lược Âu Châu khi cho rằng lực lượng quân sự của họ chỉ là gió thổi, chim kêu. Là tổng tư lệnh tối cao của quân lực, nhưng Tự Đức lại chối bỏ trách nhiệm của mình và đổ trút hết tội lỗi cho đám quần thần lơ láo, thủ cựu, chậm tiến: <<Vua cho là lần nầy người Tây Dương sinh sự. Những nơi bờ biển nên phòng bị, đã nhiều lần dụ các địa phương phải phòng bị cho nghiêm. Mà nay Biên Hòa, Gia Định còn sơ phòng đến nỗi thành Gia Định không giữ được.>> (ĐNTLCB đã dẫn, trang 14) <<

51


Về mặt chiến thuật, các chỉ huy quân sự của triều đình Đại Nam luôn luôn ngồi chờ đối phương tới đánh cho tan nát rồi mới tìm cách phòng thủ hoặc bao vây đối phương trở lại chứ không chủ động tấn công toàn diện. Tình trạng nầy chính là vì tổ chức quân đội ấu trĩ lỗi thời kèm theo nhóm võ tướng nhát gan không dám tự quyết hành động, luôn luôn ngồi chờ chỉ thị của trung ương: tàu chiến của đối phương di chuyển trên sông nhưng quan binh của triều đình cứ ngồi đợi ở trên bờ để rồi phải chịu hứng đạn pháo kích dũng mãnh từ các tàu của đối phương bắn vào mà không thấy có một ghe chiến hay thuyền chiến nào của triều đình lướt sông ra đón đánh. Ngày trước, các dũng tướng kể cả em gái của vua Gia Long thường đích thân đứng trước mũi thuyền chiến đế đón đánh đoàn thuyền chiến của quân Tây Sơn từ cửa biển Cần Giờ và trên sông Lòng Tàu-Nhà Bè chứ không ngồi chờ quân Tây Sơn vào tới sông Sài Gòn rồi mới rút lui bỏ chạy. Không thấy có tướng tá nào của Tự Đức giống như các tướng tá của thời Gia Long trong những thời điểm chống giữ thành Gia Định.  Người Pháp đã chiếm được thành Gia Định nhưng lại thấy thành nầy quá rộng lớn và với số lượng quân binh xâm lược ít ỏi hiện tại thì họ khó có thể đồn trú và cố thủ về lâu về dài: Với chu vi của thành khoảng 1,900 mét thì phải có ít nhất từ 2 đến 4 binh sĩ cách khoảng nhau 1 mét để phòng thủ tức là phải có tối thiểu gần 4,000 người để chống trả những đợt tấn kích của quân triều đình từ bên ngoài vòng thành. Vì thế, vào ngày 8/3/1859, De Genouilly quyết định phá hủy thành Phụng, đốt phá hết công thự kho tàng: Những nhà kho chứa thóc đủ nuôi sống cho gần 10,000 quân lính đã bị quân xâm lược thiêu đốt thành than tro vì sợ lọt vào tay quân triều đình rồi rút hết quân về phòng thủ đồn Hữu Bình (Dưới gầm cầu Tân Thuận hiện nay) .

52


Để giảm áp lực bao vây của quân triều đình, quân Pháp tiến chiếm đồn Cây Mai (chùa Cây Mai) và một số chùa khác trong vùng Chợ Lớn để làm bộ chỉ huy và cứ điểm rồi tung quân tiến chiếm thành Phụng đã bị đổ nát. Đại tá Jauréguyberry được lệnh xây đắp một đồn trại mới trên nền cũ của thành Phụng. Bên trong đồn gồm có nhà thương quân đội (tức nhà thương Đồn Đất), kho quân nhu và sau đó xây cất thêm một nhà nguyện đạo Gia tô (hoàn tất vào ngày 15/8 d.l/1860). Tôn Thất Hiệp liền rút quân về hướng Thuận Kiều xây đắp một đồn lũy ở làng Chí Hòa cách thành Gia Định 5 cây số và cách đồn Cây Mai khoảng 4 cây số. Cách đồn chí Hòa khoảng 400 mét lại xây thêm đồn Tả và đồn Hữu và chỉ áp dụng chiến lược bao vây và gây rối cho quân Pháp, không quyết liệt tấn công tiêu diệt trong khi quân Pháp ở Sài Gòn chưa tới được con số 1,000. Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp thay thế Tôn Thất Hiệp để thống lãnh mặt trận chống Pháp trong Nam Kỳ. Nguyễn Tri Phương tập trung mọi nổ lực xây dựng chiến lũy phòng thủ Kỳ Hoà để bao vây và không cho quân xâm lược Pháp lấn áp thêm nữa. Lực lượng quân triều đình dưới quyền của Nguyễn Tri Phương ở đồn kỳ Hòa và dân quân lên đến 30 ngàn lại thêm khoảng 15 ngàn quân trừ bị ở Biên Hòa sẵn sàng tiếp ứng. (30/10/2007) Quân Pháp sau khi được tăng viện thì gồm có khoảng 5 ngàn binh sĩ và rất nhiều tàu chiến dưới quyền thống lãnh chỉ huy của đô đốc Charner. Ngày 02 d.l năm 1861, soái hạm Impératrice-Eugénie của Charner thả neo trên sông Sài Gòn (sông Tân Bình). Cánh đồng mồ mả (Đồng Mả Ngụy/ Plaine des tombeaux) được Charner chọn để dùng làm nơi đóng quân, đi thanh sát 53


hai vị trí đang đóng quân của liên quân Pháp-Y Pha Nho ở chùa Phúc Kiến và trại Ô Ma rồi tăng cường thêm trọng pháo cho hai vị trí nầy. Ở chùa Cây Mai và miếu Barbet cũng được tăng cường trọng pháo. Đặt 2 khẩu đại pháo nòng 125 ly có tằm bắn xa 6 cây số tại vị trí miếu Barbet để công phá vách lũy đồn Chí Hòa. Ngày 16 tháng 2 d.l/ 1861, Charner rời soái hạm để đến đặt hành dinh tại trại binh Đồn Đất (xây đắp trên vị trí của thành Phụng cũ). Đặt một chiến lũy trọng pháo ở hướng Tây Bắc đồn Cây Mai xa tằm trọng pháo từ đồn Chí Hòa bắn ra. Ngày 19 tháng 2 d.l /1861, đại pháo 125 ly từ các tàu chiến và các trọng pháo nòng 90 ly trên đất liền từ miếu Barbet đồng loạt pháo kích và đồn Chí Hòa để gây xáo động quân binh trong đồn Chí Hòa đồng thời đội tàu chiến của đô đốc Page cũng được lệnh tuần tiểu từ sông Sài Gòn lên đến Thủ Dầu Một; các tàu chiến Renommée, Forbin, Monge, Avalanche, Sham Rock, Lily và tàu sắt phóng pháo số 31 xâm nhập rạch Đá Hàng (tức Rạch Gò Vấp ngày nay); tàu phóng pháo số 18 và tàu tuần sát Espérance tiến theo lòng rạch Thị Nghè để đánh sập cầu số 2 (tức cầu Bông Đa Kao ngày nay); tàu phóng pháo số 16 và tàu tuần sát Jajaréo án ngữ trên kinh Hoa Kiều; tàu phóng pháo số 27 và tàu tuần sát Saint-Joseph và một toán bộ binh từ cửa sông Xoài Rạp, vào Rạch Cần Giuộc để tới đóng chốt trên rạch Bà Hôm: tàu phóng pháo số 16 được dùng làm trạm liên lạc giữa 2 tàu nầy với hành dinh trung ương và đồn Cây Mai. Buổi sáng ngày 24 tháng 2 d.l năm 1861, Charner ra lệnh tấn công: phòng tuyến phía Tây của đồn Chí Hòa sát với đồn Cây Mai bị vỡ; rạng sáng ngày 25, quân xâm lược đã tiến quân trên đường Trên (la Route Haute: ngày nay là đường Frère Louis/ Võ Tánh: đoạn đường từ ngã Sáu Sài Gòn, Công trường Phù Đổng đến đường Nancy). Đội pháo binh dàn trận ngoài đồng trống ở chùa Cây Mai. Đoàn quân thuộc 54


nhiều binh chủng và quân Y Pha Nho đồng loạt tiến công với sự yểm trợ của đội công binh chiến đấu do phó thuyền trưởng Pallu de la Barrière chỉ huy cùng với 600 dân công người Hoa và 100 trâu bò. Tất cả trọng pháo từ 3 vị trí chùa Cây Mai, chùa Phước Kiển và miếu Barbet đồng loạt pháo kích vào đồn Chí Hòa.. Trọng pháo từ đồn Chí Hòa bắn trả mãnh liệt nhưng không gây được thiệt hại nào đáng kể cho đoàn quân xâm lược. Dưới sự yểm trợ của pháo binh, khi còn cách bờ vách đất của đồn Chí Hoà khoảng 500 mét, đoàn quân xâm lược lập thành 2 đội hình xung kích theo thế gọng kiềm. Quân triều đình trong đồn bắn trả mãnh liệt; tướng Vassoigne, đại tá Balanca, chuẩn úy Lesèble, đại úy Joly tất cả đều bị trọng thương khiến Charner phải đích thân đảm nhận trách nhiệm chỉ huy trực tiếp ngoài mặt trận, ra lệnh dùng bao đựng đất để che đạn và bít các lỗ châu mai, tiến quân sát bờ vách đồn Chí Hoà rồi truyền lệnh xung phong nhảy vào đồn đánh cận chiến với quân của triều đình. Lần lần quân đồn trú phải vừa chống trả, vừa rút lui dưới lằn đạn dũng mãnh của đoàn quân xâm lược. Sau hai giờ chiến đấu đồn Chí Hòa lọt vào tay quân Pháp-Y Pha Nho. Nguyễn Tri Phương trúng đạn bị thương; Nguyễn Duy, Tôn Thất Trĩ tử trận, binh sĩ chết và bị thương rất nhiều, quan quân triều đình phải rút về đồn Thuận Kiều. Về phía quân xâm lược thì có 6 tử trận và 30 bị thương được đưa về đồn Cây Mai rồi chuyển sang bệnh viện Chợ Quán. Quân xâm lược tịch thu được 150 khẩu đại pháo, 2,000 súng trường, đạn dược, 20 tấn chất nổ, giáo mát, bản đồ . . .Trong khi đó thì tất cả các đồn bót dọc theo thượng nguồn sông Sài Gòn đều bị hạm đội của đô đốc Page triệt hạ. Ngày 28 tháng 2 d.l/ 1861, sau khi củng cố đồn Chí Hòa, quân Pháp-Y Pha Nho lại liên tục tiến đánh 3 đồn phòng thủ ở Thuận Kiều, quân triều đình chống trả mãnh liệt nhưng cuối cùng phải bỏ đồn rút quân về đóng ở tỉnh Biên Hòa. 55


Khoảng 300 quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho trọng thương bị loại ra khỏi vòng chiến và 12 tử trận, trong số tử trận có đại tá bộ binh Testard. Quân triều đình có 300 người bị tử trận. Trong trận nầy, quân xâm lược tịch thâu được nhiều vũ khí, và 1,400 tấn gạo. Vào buổi trưa cùng ngày (25/02d.l/1861), quân của triều đình bị truy đuổi về hướng Hốc Môn, Rạch Tra và Tây Thủy. Vào buổi chiều, đồn Tây Thủy và các vùng phụ cận bị mất. Ngày 15-04-1861 quân Pháp chiếm Định Tường, rồi đến Biên Hoà bị mất ngày 07-01-18620, Vĩnh Long thất thủ ngày 23-03-1862 .

*

56


Phó đề đốc Charner, tư lệnh hạm đội tàu chiến của Pháp trêm vùng biển Trung Quốc (Ảnh trích đăng từ tập san BAVH/Đô Thành Hiếu Cổ/1932)

57


TABLEAU DE LA COCHINCHINE (Pages 38-41) by Pierre François Eugène Cortambert, Louis Léon L. Prunol de Rosny – 1862 La deuxième province qui se présente quand on va de l'est à I'ouest est celle de Sai-gon ou Ghia-din, importante par la grande ville de 1,00 000 Âmes qui en est le chef-lieu, ainsi que par la navigation de la rivière du même nom et du fleuve Dong-nai, dans lequel cette rivière se jette. La ville de Sai gon est divisée en deux parties distinctes, séparées par un intervalle de 5 kilomètres : la première est une ville fortifiée, située sur la rive droite de la rivière mêmede Saigon. C'est cette partie qu'on désigne sous le nom de Ghia-din, ou sous celui de Tan-bin. Les fortifications, construites en 1821

58


sous la direction d'ingénieurs francais et composée surtout d'une citadelle située au nord et de forts élvés au sud, ont étéd en partie démolies lors de la prise de cette place par le corps expéditionnaire franco-espagnol commandé par le vice-amiral Rigault de Genouilly, le 17 février 1859. A peu près au centre, on voyait le palais impérial; dans le nord-est, I'arsenal de la marine, avec une fonderie de canons. Tout cela est aujourd'hui détruit. On vient de construire une chapelle dont on a le projet de faire une cathédrale et qui a été inaugurée solennellement le 15 Aout 1861. La ville commerciale de Sai-gon, ou, comme on l'appelle ordinairement, la ville Chinoise, nommée aussi Tân-long, est au sud-ouest, sur une branche insignifiante de la rivière. C'est là que se traitent les affaires et que résident les négociants véritablement influents du pays. Les petites embarcations seules peuvent y arriver, et les grandes jonques restent toutes devant la ville fortifiée; mais les Chinois, qui sont les principaux habitants, préfèrent, ainsi que nous l'avons déjà vu à Fai-fo et ailleurs, une position à I'abri d'un coup de main de forces navales remontant les fleuves. Elle est, comme I'autre ville, de toutes parts entrecoupde de canaux. Les rues sont presque toutes régulières et ombragées; mais elles sont malheureusement fort mal tenues et fort sales. Les maisons très-peu solides, généralement construites en bois, quelquefois couvertes en chaume de riz ou en feuilles de palmier, ressemblent beaucoup à de simples cabanes. Elles sont souvent la proie de l'incendie et disparaissent en peu d'instants sous l'action des flammes. Sai-gon, quoique à 100 kilomètres de l'embouchure du fleuve , n'en est pas moins un port commercial de la première importance ; des navires chinois et de beaucoup d'autres nations y abordent ; les principaux objets d'exportation sont le riz, le bétel, le poivre, le sucre, le goudron, l'huile, les cornes de rhinocéros et de cerf, l'ivoire, etc. On voit courir çà et là. un grand nombre de portefaix employés au chargement et au déchargement des navires; on remarque aussi une foule de femmes vivement occupées, qui se mêlent du commerce avec plus d'activité que les hommes.

59


Des géographes ont cru retrouver l'ancienne Thine dans la ville de Sai-gon : on a déouvert, à peu de distance, des ruines de grands édifices, qui viennent l'appui de leur assertion. Quoi qu'il en soit, au neuvieme siècle de notre ère, Sai-gon était déjà florissante : des Arabes qui la virent ti cette époque ont vanté ses mousselines et ses tissus. Ils ont rapporté que l'on y fabriquait des vêtements d'une délicatesse telle qu'ils pouvaient passer à travers une bague. Sai-gon est une résidence agréable : le caractère du peuple, la nature du pays, la rendent favorable aux Europbens. Il y a bien moins d'insectes nuisibles que dans beaucoup d'autres contrée chaudes et basses. On y aime le plaisir. Les combats de coqs sont un des amusements favoris des habitants. A peu de distance de la ville Chinoise, à l'ouest, s'étend la plaine de Ki-hoa, dans laquelle des forts élevés par les Annamites ont été enlevés le 24 et le 2 5 février 1861 par les forces que commandait le vice-amiral Charner'. Lorsque le corps expédiationnaire eut commencé sa marche vers les forts de Kihoa, les habitants de la ville Chinoise, craignant tort pour leurs personnes et pour leurs biens, se sauvèrent dans la direction de Ryot-Ngua, ernmenant avec eux leurs familles et leurs objets précieux ; mais, plus tard, lorsque, après la victoire, ils virent avec quelle humanité se conduisaient les Français, ils envoyèrent I'amiral commandant en chef une députation chargée de faire, en leur nom, acte de soumission à la France. Cette démarche a été parfaitement accueillie; les habitants de la ville Chinoise sont rentrés dans leurs maisons; ils ont repris leurs affaires ; I'amiral a nommé une municipalité composée des hommes les plus considérables et les plus estimés parmi les indighnes. Cette municipalité fonctionne aujourd'hui très régulièrement . L'endroit leplus important qu'on trouve en remontant la rivière de Saigon au-dessus de cette ville, est P'ou-yen môt ou Thoouyen-môt . On visite avec intérêt dans le voisinage de Sai-gon, le tombeau de l' Evêque d'Adran, à l' endroit où le célèbre prélat en 1799. (pages 38-41; Tableau de la Cochinchine, rédigé sous les auspices d’Ethnographie par MM.E.Cortambert et Léon de Rosny, précède d’une introduction par M.le baron Paul de Bourgoin, sénateur, avec carte, plan et gravures. Paris, Lechevalier, in-8è, 1862)

60


*

61


Sau khi quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho đánh hạ đại đồn Kỳ Hòa làm chủ cả vùng Sài Gòn và Bến Nghé và mở rộng vùng chiếm đóng của ra 3 tỉnh miền Đông Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long thì vùng Bến Nghé và Sài Gòn cũ (tức Chợ Lớn) trở thành trung tâm cai trị, kinh tế đầu tiên của người Âu Châu trên bán đảo Ấn-Hoa (Indo-Chine) mà người Pháp là chủ nhân ông. Tháng 10 năm 1861, Charner về Pháp. Bonard sang thay thế, đến Bến Nghé ngày 24 tháng 11 1961. Thời dô đốc Bonard (1861-1863), thành phố Bến Nghé mà người Pháp gọi là Saigon Ville đã mang hẳn một bộ mặt Âu Châu. Họ bắt đầu xây dựng một khu hành chánh ở gần gò cao Đồn Đất (tức là gần vị trí cũ thành Phụng Gia Định đã bị họ tàn phá tan nát và sau nầy họ xây dựng nhà thương quân đội Pháp Hôpital Grall mà trước 30-04-1975 người Sài Gòn gọi là Nhà Thương Đồn Đất) làm lỵ sở cai trị cho thành phố Sài Gòn lúc nầy bao gồm cả 2 vùng Bến Nghé và Sài Gòn cũ xung quanh có rào, bên trong đặt các kiến trúc sơ khởi bằng gỗ như dinh thống đốc, các sở hành chánh quản trị, nhà bưu điện, nhà thương. Phía sau khu hành chánh quản trị nầy là trại lính và phía trước gần mé bờ sông Bến Nghé (tức Bến Bạch Đằng sông Sài Gòn trước 30-04-1975) là những kho quân nhu và quân dụng của đoàn tàu chiến Pháp (trước 3004-1975 là Bộ chỉ huy Hải Quân và cư xá Hải quân của Việt Nam Cộng Hòa). Ở cạnh đầu rạch Thị-Nghè giáp với sông Sài Gòn, nơi gọi là "Chu Sư" hay xưởng đóng tàu, thuyền của nhà Nguyễn ở thành Gia Định ngày trước, vào năm 1864 người Pháp cũng cho xây dựng một xưởng sửa chữa tàu thuyền mà người Sài Gòn sau nầy gọi là xưởng Ba SonArsenal với một ụ tàu có cửa đập ngăn nước và tháo nước cùng với những trại bằng gỗ có mái lợp để làm xưởng đúc, xưởng tiện, xưởng hàn, xưởng rèn, xưởng mộc v.v…Kích thước của ụ tàu Ba Son vào năm 1855 là: dài 91.44m, rộng

62


28.65m, sâu 12.80m; khánh thành ngày 15-08-1865 (theo tập chí Xưa & Nay số tháng 9 năm 1997).

Ụ tàu Ba Son vào lúc đang xây cất lại vào năm 1866

Ụ tàu Ba Son vào lúc đang lúc công xây cất bằng ximăng vào năm 1866

63


Tàu vào ụ Ba Son để sửa chửa hoặc bảo trì

Một chiếc tàu đang được sửa chữa trong ụ tàu Ba Son 1931

Toàn cảnh ụ tàu Ba Son nhìn từ trên cao

64


Tuy nhiên theo một trung úy hải pháo người Pháp có tên là P.C Richard thì vào khởi đầu năm 1866 của thành phố Sài Gòn và các vùng phụ cận thì ụ tàu Ba Son dài 62m, rộng 24m dùng để sửa chữa và bảo trì các loại phóng pháo hạm nhỏ và các loại tàu nhỏ mà thôi.(Tập san Revue Maritime et Coloniale; Tập 18, số phát hành tháng 09-12 năm 1866 trang 535). Thành phố Sài Gòn và các vùng phụ cận vào khởi đầu năm 1866 đã được P.C. Richard mô tả như sau: “Kể từ lúc quân đội vinh quang của chúng ta (quân đội Pháp) đã chinh phục được một phần đất ở Nam Kỳ Hạ thì ở bên Pháp người ta đã bận tâm nhiều về phần đất Á Châu nầy vốn đã bị bỏ quên từ trước đến nay. Tuy nhiên, mặc dù đã có rất nhiều tài liệu đã được phổ biến nói về đất nước nầy, vậy mà thành phố Sài Gòn, thủ đô của vùng đất đó lại ít có người biết tới và không được mô tả một cách đầy đủ. Chúng tôi không có tham vọng lấp đầy một lổ hỏng, nhưng ít ra chúng tôi sẽ cũng nói lên đôi lời trưóc tiên về thành phố nầy và tiếp theo là những vùng phụ cận của nó. Thủ đô của Nam Kỳ Hạ thuộc Pháp tọa lạc trên một nhánh của con sông Đồng Nai, gọi là nhánh sông Sài Gòn, ở vào đầu hướng Bắc-Đông Bắc của một vùng lãnh thổ rộng lớn nhiều sông rạch, đồng bằng mênh mong, khá cao hơn mặt biển và bị xén cắt bởi nhiều nhánh của các con song Đồng Nai, sông Soài Rạp và sông Cao Miên (tức nhánh sông Cửu Long đi vào Nam Kỳ) cùng với nhiều kinh rạch (lạch nước) xuyên suốt khắp các phương hướng để cho các nguồn thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lần mang nước vào tận các vùng đất xa xôi trong nội địa. Thành phố nầy hoàn toàn nằm trên bờ hữu ngạn của con sông và bờ phía trái của con kinh Hoa Kiều, cách xa biển Đông 100 cây số ngàn. Thành phố được bảo vệ trên mặt thủy lộ bởi một đồn lũy có tên gọi là đồn Nam và phòng chống mặt phía Bắc bởi một thành lũy, sát cạnh với một cánh đồng, được xây dựng vào năm 1821 bởi các kỷ sư người Pháp. 65


Vị trí quân sự nầy rất thuận lợi cho việc phòng giữ; nó được xây cất trên theo một hình bốn cạnh, mặt phía đông hướng ra phía sông, mặt phía nam hướng ra kinh Hoa Kiều, mặt phía bắc hướng ra kinh Thị Nghè và mặt phía tây huớng về phía một con con kinh khác nối đầu hợp lưu hai con kinh vừa kể. Thành phố giống như được bao che trong một nắm tay co cong lại. Nó có thể bị tấn công từ mặt sông nước nhưng lại giao thông ra biển được với con song dài 25 dậm, khúc khuỷu, rất dễ phòng ngự bằng tàu, thuyền chiến và nếu chúng được phối trí đúng chỗ và được trang bị vũ khí công phá tuyệt vời của chúng ta thì có thể bất chấp đối với bất cứ hạm đội tàu chiến nào. Ở vào vị trí nằm giữa nước Ấn Độ về một phía còn phía kia là các nước Trung Hoa và Nhật Bản cho nên tầm quan trọng về mặt quân sự và chiến lược thì thành phố nầy không thể nào có thành phố nào khác có thể suy bì được. Những người ngoại quốc biết rõ như thế; cho nên ngày nay họ còn gọi một cách không đố kỵ thành phố nầy là thành phố Singapour của người Pháp. Phía trước mặt thành phố là các hạm đội tàu chiến thả neo chung quanh tàu chiến Duperré hai tầng mang cờ soái hạm chỉ huy của phó đề đốc thống đốc và tư lệnh quân sự. Về phía dưới hơn một chút, khoảng nằm giữa kinh Hoa Kiều và đồn Nam là khu vực thương cảng với những chiếc tàu buôn Âu châu thanh lịch cặp bến chung lộn với những loại ghe chài của người An Nam, người Miên và người Hoa được tô vẽ các hình rồng tuyệt vời, tạo cho thương cảng một cảnh trí hết sức ngoạn mục. Không có gì kỳ thú hơn khi nhìn thấy các ghe thuyền của đại quan triều đình An Nam thỉnh thoảng đến đây để bái kiến quan Tổng đốc và trong các dịp như thế họ phô trương tất cả mọi thanh thế cao trọng giàu sang của mình. Thật là vui thích được ngắm nhìn gươm giáo sáng choang, khiêng mộc, cờ lông công, dấu hiệu của một thượng quan triều đình.

66


Rất vui thú khi được nhìn thấy ghe thuyền của các sắc dân mà mới ngày nào đây họ đã đánh trả chúng ta nhưng nay thì lại đến đây một cách hòa bình và khiêm tốn để chịu nhượng bộ nghiêng mình dưới bóng cờ của chúng ta. Thỉnh thoảng có tiếng trống nghiêm trọng nổi lên tạo cho mỗi cuộc diễn hành trên sông một nét uy vệ mà tôi không biết cách nào để mô tả cho bằng được. Đây chính là một thành phố nổi thực sự; các bến cảng được viền bờ và vụng nước bến cảng thì bị cắt ngang dọc bởi ghe thuyền và xuồng nhỏ; những loại xuồng nhỏ nầy làm bằng những thân cây đã được người An Nam khoét đục rỗng ruột giống như ngày xưa người dân Gaulois khoét đục những thân cây sồi to lớn từ những khu rừng đẹp để làm ghe thuyền của họ. Những chiếc ghe độc mộc nổi bồng bềnh trên mặt nước nầy có một hình dạng độc đáo; khoảng giữa lòng ghe là một cái chòi lợp lá dừa nước, bên trong chứa đủ thứ vật dụng nhà bếp của người An Nam: bởi vì người lái ghe An Nam, sinh ra, sống, đau khổ và chết chung với chiếc ghe của họ. Mũi ghe và đuôi ghe uốn cong cao lên, đó là các vị trí để 2 người lái ghe đứng chèo mặt hướng về phía trước, thường là phụ nữ. Nhũng chiếc ghe khá hơn, loại ghe buồm chẳng hạn, với những cánh buồm bằng chiếu đệm thô sơ làm bang lá dừa hay than cây cói. Trong những chiếc ghe loại nầy, họ sống chen chúc bò lết như đoàn kiến đông đảo vì không có nơi nào khác để cư ngụ. Trong những khu vực sinh sống của người dân An Nam, đa số ở xa trung tâm thành phố, thì dân cư đông đảo chậc ních. Trai gái trong khoảng từ 12- 14 tuổi sống chung lộn ở nơi bùn lầy hay chạy rong vất vưởng bụi đời ngoài đường. Những kẻ trước đây đã xâm lăng chinh phục Sài Gòn nhất định sẽ không còn nhận biết được phố thị nghèo nàn của người dân An Nam thuở xưa. Tại nơi chốn mà họ bỏ lại những căn chòi lụp sụp giàn dựng trên cácvùng bùn lầy nước đọng hôi hám thì nay là những căn nhà xinh đẹp, với những 67


con lộ khang trang bao quanh đầy bóng mát cho khách nhàn du suốt ngày khi mà các hàng cây xinh đẹp được trồng đã mọc đủ cao để che ánh nắng. Những căn chòi lá ghê tởm vây quanh bờ hửu ngạn của con sông và phía tả ngạn của con kinh Hoa Kiều mà mỗi khi đi ngang qua người ta sẽ cảm thấy khó chịu nôn ói vì mùi hôi nặc nồng của nước mắm, thì nay tất cả đã biến mất nhường chỗ để xây đấp một con lộ xinh đẹp bến cảng có tên là Napoléon, rộng 50 thước, chia thành những lối đi trải cát với những bồn hoa và cây trồng. Những kho hàng ngay ngắn của thương nhân người Pháp chúng ta tạo thêm khung cảnh thú vị cho cuộc du ngoạn bên cạnh một cột cao được giới thương mại Sài gòn dựng lên như là một kỷ niệm trong số những cơ sở hành chánh cai trị khởi đầu của người Pháp. Phía bên kia rạch Hoa Kiều những chiếc tàu buôn to lớn của công ty hàng hải Messageries Impériales tạo thành một khu vực xinh đẹp nhưng khốn thay chỉ có thể giao lưu qua lại với thành phố bằng ghe thuyền mà thôi (ghi chú thêm: tức là vào thời buổi nầy chưa có cầu bắt ngang qua con kinh Hoa Kiều ). Kinh rạch ngang dọc khắp nơi trong thành phố và tạo thuận lợi cho sự chuyển vận thương mại. Những chiếc ghe chài di chuyển lên xuống trên các con kinh rạch nầy mang hàng hóa đến tận các kho chứa hàng ở bến cảng. (ghi chú thêm: ghe chài là một loại ghe rất lớn dùng để chở hàng hóa đặc biệt là gạo lúa, không có chèo, chỉ được kéo đi bằng các tàu ca nô nhỏ có gắn động cơ chân vịt. Khi ghe không có chở hàng hóa, muốn di chuyển ghe một khoảng ngắn trên sông, người ta phải cho ghe di chuyển sát bờ sông rồi dùng sào tre dài cắm xuống đáy bùn, dùng sức người đẫy cây sào cho ghe di chuyển. Người đẩy cây sào từ đầu ghe bước chậm dọc theo hai bên bờ ghe, lui đến sau bánh lái thì rút sào lên, đi nhanh trở lại phía đầu ghe rồi lại phóng sào tre cắm xuống đáy bùn để tiếp tục đẫy tiếp; cũng có thêm một người tài công ngồi trên mui ghe để lèo lái cho chiếc ghe lướt thẳng trên mặt sông).

Những con đường lớn, nhỏ, những cầu cống cho tới lúc nầy không thấy có trên đất Nam kỳ hạ để dùng cho các loại xe cơ động quân sự, xe ngựa thồ và các loại xe khác có thể 68


chuển hành một cách dễ dàng, và ngay cả vào lúc gần đay thôi, người ta chỉ có thể đi bộ mà thôi, băng ngang qua các vũng ao tù lầy lội ngập tới đầu gối. (P.C Richard; Saigon et ses Environs au Commencement de 1866; tập san Revue Maritime et Coloniale; tập 18; Paris 1866; trang 530 -533)

Cũng theo P.C Richard thì trong vùng Sài Gòn vào lúc nầy các tượng đài Phật giáo có giá trị lịch sử ở trung tâm thành phố đã bị người Pháp tàn phá cùng chung số phận với các di tích cổ xưa giá trị khác của người dân An Nam ở khắp nơi để nhường chỗ cho các dinh thự và cơ ngơi đặc biệt của người Pháp. Nhà thờ Gia tô giáo nhỏ bé chật hẹp đầu tiên được xây dựng cho người Pháp và người Âu châu: tín hữu người bản xứ An Nam chỉ được đứng vòng ngoài để xem lễ ăn ké ngày chúa nhật. Dinh thống đốc vẫn còn khiêm tốn, đang chờ đợi một cơ dinh khác xứng đáng hơn. Một nhà in ấn hoàng gia Pháp gần dinh thống đốc chưa xuất bản được một tài liệu nào đáng kể. Dinh hành chánh nội vụ đã xây cất xong và đang được xử dụng. Một dinh thự đặc biệt khác dùng để giam nhốt tù nhân người An Nam cũng đã xây xong, nhất định là không bao giờ bị bỏ trống không người ở. Công xưởng pháo binh của bộ hải quân và thuộc địa đang xây cất trên một vùng đất đằm lầy nhiều ao rạch đã được lắp đầy bằng đất nện cứng. Một con kinh dài hai đầu ăn thông với con sông (Sài Gòn) thuận lợi cho việc chuyển vận vật liệu và súng đạn cần yếu cho hạm đội thuyền chiến của Pháp trên các mặt biển Trung Hoa, Nhật Bản và Nam Kỳ Hạ. Doanh trại pháo binh bây giờ khang trang hơn doanh trại pháo binh hải quân Pháp đặt trên vị trí trường thi ngày trước của thành cũ Gia Định. Cư xá sĩ quan cao cấp ở vào một trong các vị trí thoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Các cơ sở hải quân Pháp chiếm một khu quan trọng có chu vi 1,250 mét nằm gần bờ sông Sài Gòn và kinh Avalanche (kinh Thị. Nghè). Một ụ tàu 72m x 24m dùng để sửa chữa bảo trì tàu, thuyền loại nhỏ cũng đã được xây dựng. Đã có vườn bách thảo cùng chung với sở thú chỉ cách với các cơ sở hải quân bằng một con đường và nằm 69


sát bờ kinh Thị Nghè trong đó bắt đầu có cây lạ, thú hiếm tứ phương gửi đến. Trường trung học của dòng Thừa Sai truyền đạo Gia tô được xây cất theo kiến trúc Hy Lạp nhưng lại trang trí theo kiểu Á đông, hiện có khá nhiều con em của người An Nam theo học. Kế cạnh chung lẫn với trường học của dòng Thừa Sai là Pháp Quốc Học Hiệu Giám mục Bá Đa Lộc đã được xây cất ngay từ khiquân Pháp mới đặt chân lên đất Sài Gòn vào ngày 21 tháng 09 năm 1861 nhằm mục tiều đồng hóa người dân An Nam với người Pháp, khai hóa và tách rời người dân ra khỏi ảnh hưởng của nhóm nho quan cựu học của triều đình, và đào tạo một đoàn ngũ công chức người bản xứ phục vụ cho nước Pháp và chính sách thuộc địa, hạng người công chức hiểu biết phong tục tập quán và luật pháp của nước An Nam. Ngoài ra còn có nhà tu và nhà nguyện của dòng kính Sainte Enfance (sau thường gọi là dòng kính Thérésa hay Nhà Trắng vì các dì phước đội lúp màu trắng) được xây dựng từ năm 1861 bởi các dì phước thuộc dòng tu thánh Phao Lồ (Saint Paul) được nữ hoàng ngước Pháp bảo trợ d63 xây dựng cơ sở nầy với mục đích cứu vớt các trẻ mồ côi vô gia đình vì chiến tranh ở Sài Gòn, Biên Hoà, Bà Rịa, Gò Công . . ., các trẻ mồ côi được học chữ, dạy nghề chuyên môn, làm ruộng, may vá, thêu thùa; trẻ gái khi lớn lên có thể xin ở lại đời sống tu trì để trở thành dì phước người bản xứ của dòng tu thánh Phao Lồ ở Sài Gòn. Tu viện nầy cũng mở trường tư dạy học tư thục,thâu học phí (trường Saint Paul) và một khu nội trú cho các học sinh con cái (chỉ thâu nhận con gái) của người Pháp với một học phí thấp.

70


Dòng tu Nhà Trắng Sainte Enfance Sài Gòn

71


Về các vùng ngoại vi thành phố Sài Gòn vào khởi đầu năm 1866 thì trước hết trên bờ phía trái con kinh Hoa Kiều (theo hướng nước chảy từ trong kinh ra sông Sài Gòn), từ miệng kinh đi vào hướng Sài Gòn cũ (tức Chợ Lớn) thì nhà cửa dân cư đông đúc trên các ao đầm lầy lội bao quanh tứ phía; các ô nhà ở dựng cất từ trên bờ lấn ra đến mặt nước và thường bị ngập nước khi thủy triều lên cao. Các ô nhà nầy tạo thành 12 làng : Cầu ông Lãnh, Cầu Múi, Cầu Khóm, Cầu Kho, Cầu bà Tim, Cầu Sao, Cầu bà Đô, Cầu Mới, Chợ Quán, Bình Yên, Khánh Hội và Vĩnh Hội; hai làng Khánh Hội và Vĩnh Hội nằm trên vùng đất bờ phía phải của kinh Hoa Kiều. Tất cả làng nầy là làng cũ của người dân An Nam, khi quân xâm lược Pháp đánh phá Sài Gòn, người dân các vùng nầy phải lìa bỏ những làng nầy đê chạy trốn rồi sau đó, khi chiến trận tạm yên, họ quay trở về 72


chốn cũ với chính quyền mới của vùng đất Sài Gòn. Đặc biệt, dân cư vùng Chợ Quán là những người theo đạo Gia Tô, nhà cửa khang trang, đưòng xá tốt hơn so với các làng khác. Làng nầy có một nhà thương dành cho quân đội Pháp và một nhà thờ. Từ phía bờ kinh ở làng Chợ Quán đi thẳng về phía bên trong để hướng đến một vùng ao đầm gọi là khu Ô Ma hay Xóm Miếu vì nơi đây trước kia có 2 ngôi miếu xưa, một gọi là Miếu Công Thần và ngôi kia gọi là Miếu Hội Đồng; cả hai hơ.p chung gọi là Chùa Hiển Trung và trong chùa nầy có thờ bài vị của một người Pháp đánh thuê cho hoàng đế Gia Long ngày trước có tên là Mạn Hoè cùng chung với nhiều bài vị công thần cũ của nhà Nguyễn. Hai miếu nầy đã bị chiến tranh thiêu hủy hoàn toàn thật đáng tiếc. Xung quanh khu chùa Ô Ma nầy bây giờ mọc đầy những cây phi lao (thân giống như cây trúc) reo hú xào xạc theo từng cơn gió thổi mạnh, nghe như tiếng la rầy trách móc của các linh hồn hiển linh nay không còn nơi ẩn náu. Phía bắc vùng Xóm Chùa Ô Ma là Cánh Đồng Mồ Mả trong đó có đủ hạng mộ táng xây đắp theo nhiều kiểu mẫu bằng gạch đá hoặc chỉ là những ngôi mộ đất sơ sài. Xuyên ngang cánh đồng mồ mả nầy là 2 con lộ lưu thông khá tiện lợi nhất là dung cho việc chuyển dịch quân sự từ trại binh lính Pháp ở Sài Gòn (ghi chú thêm:binh đội Pháp cũng dùng cánh đồng nầy để luyện tập cho nên còn được gọi là Đồng tập trận). Vùng đất cao nằm trong vùng tam giác Sài Gòn-Kinh Thị Nghè-Cánh Đồng Mồ Mả có nhiều làng mạc trong đó có làng Phú Nhuận là lớn hơn hết; làng Cây Da chỉ cách thành Phụng chừng vài trăm mét; làng Đà Nẵng là một làng của giáo dân đạo Gia Tô di cư theo đoàn quân Pháp từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Gần sát làng Đà Nẵng là nghĩa địa riêng của người Pháp. Vùng đất bằng của Sài Gòn có quan cảnh đẹp mắt với những hàng cây cổ thụ chưa bị quân binh chặt đốn, thật dễ chịu khi đi dạo dưới những hàng cây đó nhất là trong những 73


tháng đầu năm. Vào mùa nầy, các vùng xung quanh chùa Barbet, sát liền với thành phố Sài Gòn, là những nơi cảnh trí rất đẹp. (chú thích thêm: chùa Barbet là một ngôi chùa cổ trong vùng Sài Gòn, ngày trước gọi là chùa Khải Tường nhưng sau khi liên quân xâm lược Pháp-Tây Ban Nha đánh chiếm và phá hủy thành Phụng thì chùa nầy bị quân pháp dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan Pháp là đại úy Barbet chiếm đóng, biến chùa nầy thành một trong những cứ điểm quân sự chống cự với quân binh triều đình phát xuất từ đại đồn Kỳ Hòa. Vào cuối tháng 12 năm 1960, trong một cuộc hành quân tuần tỉểu quanh vùng chiếm cứ của mình, Barbet bị lọt vào ổ phục kích của quân triều đình, bị bắn hạ rơi khỏi mình ngựa và bị quân triều đình cắt lấy đầu mang vào đồn Kỳ Hòa. Sauk hi đồn Kỳ Hòa bị hạ và vùng Sài Gòn hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của người Pháp, Chùa Khải Tường bị đổi tên gọi là chùa Barbet. (Chú thích thêm: Chùa nầy có một giá trị lịch sử đặc biệt: trong những ngày chúa Nguyễn Phúc Ánh (tức hoàng đế Gia Long) long đong trôi nổi ở Nam Kỳ Hạ vì sự truy đuổi ráo riếc của quân Tây Sơn: một người con trai của Ánh là hoàng tử Nguyễn Phúc Đảng (tức hoàng đế Minh Mạng) đã được sinh hạ tại cư phòng phía sau của ngôi chùa Khải Tường vào năm Tân Hợi (1791). Như thế nghĩa là chùa nầy đã có từ trước năm 1791 và nằm ở địa phận thôn Hoạt Lột, huyện Bình Dương ngày trước tức nằm trong lãnh vực quận 3 Sài Gòn trước ngày 30-041975. Trên bản đồ thành phố Sài Gòn của người Pháp vào năm 1897 thấy xuất hiện tên đường Barbet (trước 30-4-1975 gọi là đường Lê Quý Đôn) bắt đầu từ đường Chasseloup Laubat (đường Hồng Thập Tự), chạy dọc bên cạnh trường trung học Chasseloup Laubat (trường trung học Lê Quý Đôn trước 30-4-1975) lên đến đường Richaud (trước 30-4-1975 là đường Phan Đình Phùng) thuộc quận 3 Sài Gòn. Như vậy, có thể suy định rằng chùa Khải Tường/ Barbet ngày xưa nằm nơi một khu đất có con đường ngắn Barbet (Lê Quý Đôn) chạy ngang qua. Phải chăng khu nầy chính là khoảnh đất hình vuông nằm ngay phía sau trường trung học Lê Quý Đôn và bao quanh bởi 4 con đường Trần Quý Cáp-Lê Quý Đôn-Phan Đình Phùng-Công Lý (trước 30-4-1975)? Gần đây có sách cho rằng chùa nầy nằm ở số nhà 28 đường Trần Quý Cáp-Sài Gòn và sách vở trong nước cũng theo sự suy đoán như thế kể từ sau năm 1975 nhưng chưa trưng dẫn ra được một chứng cớ cụ thể chính xác nào).

Tiến bước ngang qua chiếc cầu số 1 trên con kinh Thị Nghè thì tới làng Phú Mĩ và sẽ là điểm khởi đầu đi trên con đường dẫn đến tỉnh Biên Hòa; tiếp tục đi trên bờ phía trái của con kinh nầy thì sẽ đến vùng ruộng vườn phì nhiêu Gò

74


Vấp trồng rau cải hoa quả cung cấp cho khắp vùng Sài Gòn, các vườn trồng dâu nuôi tầm, bông vải và các điền trại trồng cây thuốc lá được người dân bản xứ chăm sóc, tưới bón rất cần cù (chú thích thêm: thuốc Rê Gò Vấp là một đặc sản của miền Nam Việt Nam. Đây là một loại thuốc lá nguyên chất được xấy khô rồi những lá thuốc được xếp chồng lên nhau, cuộn tròn lại để cắt thành từng bánh dầy khoảng 3cm hoặc 4cm giống như khoanh miếng bánh bông lan và gói lại trong lá chuối phơi khô để đem đi bán. Có thể là khi mua về, trước khi muốn xử dụng, người ta phải dùng tay xé nhỏ bánh thuốc cho rời ra giống như một ổ bông gòn rồi dùng tay để vấn thuốc hút cho nên người miền nam gọi là rê thuốc. Có thể rê thuốc hút với một loại giấy đặc biệt gọi là giấy quyến [tissue paper]: loại giấy nầy được bán từng tờ khổ lớn, người mua mang về phải tự tay cắt thành từng dây giấy nhỏ có chiều ngang tương đương với chiều cao của điếu thuốc tân thời ngày nay. Các dây giấy nhỏ được cuộn tròn lại để tiêu dùng từ từ; mỗi lần rê thuốc, người hút thuốc xé một miếng giấy từ cuộn giấy nhỏ, rứt một nhúm thuốc Gò Vấp đặt lên miếng giấy huyến, dùng tay để rê (cuộn tròn) thành điếu thuốc, dùng lưỡi thấm nước miếng để dán dính bìa giấy điếu thuốc rồi châm lửa để hút: một cục than cháy đỏ, một cây củi chụm lò hoặc một đóm nhang đèn đều có thể được dùng để mồi lửa cho điếu thuốc rê. Đa số người dân ăn trầu của miền Nam Việt Nam đều kèm thêm thói quen xỉa thuốc và loại thuốc xỉa ưu chọn chính là thuốc rê Gò Vấp: người ăn trầu rứt một nhúm thuốc Gò Vấp, rê thành một viên tròn nhỏ, dùng 2 hoặc 3 ngón tay kẹp cứng viên thuốc rê để chà xát hai hàm răng qua lại đôi ba lần đang lúc nhai trầu, rồi ngậm giữ viên thuốc rê lại trong miệng trong khi vẫn tiếp tục nhai trầu. Cục thuốc xỉa sẽ được phế thải cùng một lúc với bã trầu cau vào ống nhổ [crachoir/ Spittoon]). Quanh khắp điền trại cây thuốc lá, nhiều bầy trâu cày, sừng nhọn cong vút, đang nhơi cỏ, bộ dạng hung tợn và kêu rống giận dữ và sẵn sàng dùng cặp sừng nhọn để “chém” (người miền Nam thường gọi hành động tấn 75


khi nhìn thấy bóng dáng của của người lạ hoặc ngoại quốc xuất hiện mặc dù lúc bình thường chúng rất hiền hòa và ngoan ngoản vâng phục đối với các đứa trẻ chăn trâu người bản xứ. công của con vật nầy là trâu chém)

Trâu cày miền Nam Kỳ Hạ

Cách xa Sài Gòn khoảng vài cây số là ngôi lăng mộ đẹp mắt của giáo sĩ gám mục người Pháp Bá Đa Lộc, viên thái sư đặc biệt của hoàng đế Gia Long từ lúc còn lận đận lao đao cho đến lúc Gia Long trở thành người chủ hoàn toàn vùng đất Nam Kỳ Hạ và kinh thành Huế. Giáo sĩ nầy qua đời vào năm 1799, không kịp nhìn thấy được kỳ công của hoàng đế Gia Long tiêu diệt hoàn toàn quân Tây Sơn vào năm 1802 và thống nhất đất nước từ Gia Định ra đến Hà Nội (chú thích thêm: lăng mộ nầy là một di tích lịc sử đặc biệt tọa lạc ở cuối đường Trương Minh Giảng, gần cổng trại Phi Long của binh chủng không quân trong phi trường Tân Sơn Nhứt trước 30-4-1975 thường được gọi là Lăng cha Cả. Ngày nay di tích nầy đã biến mất để chính quyền hiện ta.i xử dụng mặt bằng).

76


Lăng mộ giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc

Chợ Lớn là tên gọi thông thường cho thành phố người Hoa mà vào thời điểm nầy chu vi rộng lớn của nó được xem như là vòng biên của thành phố Sài Gòn. Với dân cư khoảng 50,000 người. Ngày trước, thành phố nầy không được chính quyền quan tâm đến nhưng nay thì đã có Hội đồng thành phố và cơ quan Hành chánh riêng (chú thích thêm: người miền Nam thường gọi hai cơ quan nầy là Tòa Thị xã và Tòa Hành chánh hay Tòa Bố). Chợ Lớn giao thông với Sài Gòn bằng 3 lộ trình chính:

kinh Hoa Kiều, đường bến Kinh Hoa Kiều (tức bến Hàm Tử trước 30-4-1975) và đại lộ Chasseloup Laubat (đường Hồng Thập Tự trước 30-4-1975). Trước đây một vài năm, thành phố nầy vẫn còn là một vùng bùn lầy nước đọng, đường xá chật hẹp, hôi hám, nhưng vào lúc nầy thì ở đây là một thành phố mới mẻ về thương mại nhưng vẫn giữ một sắc thái hoàn toàn của người Hoa chính gốc với thói ăn nết ở và sinh hoạt cộng đồng theo dấu ấn của người Á đông : đường phố hầu hết được mở rộng thêm và viền bờ, tường nhà quét vôi trắng hay sơn phết, nóc lợp ngói đỏ, đả có một số nhà lầu nhiều tầng, tất cả đều được 77


trang hoàng vẽ vời với các hình ảnh khác nhau, màu mè sặc sỡ ăn khớp với những chiếc lồng đèn Trung Quốc, băng vải khẩu hiệu, chuỗi hoa, và các bản thương hiệu viết bằng chữ Hoa (chữ Hán) sơn son thếp vàng với trúc cành hoa lá. Nét Á Đông nổi bật qua những chùa chiềng trong thành phố với những tượng thần linh hiển, các hình vẽ ma quỷ ghê rợn, những lời di huấn của thánh hiền, với những tượng phật to lớn mắt nhắm nghiềng với đôi gò má phín đầy nét từ bi, hiện thân mẫu mực của phương Đông. Hầu hết các chùa chiềng nầy như bị bỏ hoang phế và trở thành những nơi hang ổ của các loài vơi quạ lớn xác nhưng không hung tợn ác hại như loài vơi ma trơi hút máu. Trong số các di tích kiến trúc đền miếu, chùa chiềng ở Chợ Lớn, phải kể đến Chùa Lớn “Kwang-chiu Way quan”(1), tôn thờ một vị thần linh chuyên phù hộ cho những người giang hồ vượt biển tránh mọi hiểm nguy sóng gió và bảo táp trên mặt biển. Khi nói về chùa nầy thì không chỉ nói về những tiệc tùng lễ hội được tổ chức tại nơi đây hoặc những trụ cột chạm trổ, nhưng điều nên chú tâm là cách trang trí lạ lùng bên trong chùa với vô số hình, tượng kỳ bí, những bài di huấn thếp vàng, trần chùa mang những hình vẽ khung cảnh vẽ theo lối tranh tường, các rìm cột, các hình chạm nổi, tất cả đều đáng được nghiên cứu tìm hiểu, nhất là ý nghĩa những cảnh trí bên ngoài và bên trên nóc chùa được kết tạo bằng ngói và loại sành sứ tráng men đầy màu sắc để tạo thành những hình tượng sông, núi, cỏ cây, hoa lá, bướm sâu, chin chóc, lâu đài, chùa miếu, dị nhân, những cảnh trí ngồi, đứng hội họp ăn uống, những trận chiến trên bộ hay chiến đấu trên mình ngựa; những hình ảnh ma quỷ, rắn rồng, hung thú quái dị, tất cả những điều mà người Âu Châu thông minh nhất cũng không thể nào tưởng tưọng được; những hình tượng quỷ ma với đầu minh xấu xí, tứ chi dị dạng được kết diễn một cách kỳ quái, lồng vào những tư thế riêng biệt. Tất cả những mẫu mực kiến trúc Trung Quốc lạ lùng nầy xứng

78


đáng là những đề mục nghiên cứu về nhiều mặt cho những nhà khảo cổ học có khả năng. (1) Chú thích thêm: tức đền thờ Bà Thiên Hậu, hiện nay vẫn còn tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Chợ Lớn, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa tại thành phố nầy. Gọi là "chùa" nhưng đúng ra đây là ngôi đền. Tuy nhiên tên chùa Bà hay là miếu Thiên Hậu đã trở thành tên phổ-thông. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí bản dịch 1973-Sài Gòn, nơi trang 89 có ghi lại: "Sài Côn thị (chợ Sài Gòn) tức là Chợ-Lớn ngày nay. Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức, ở bên sông Nam và Bắc không thiếu món gì, đầu phía Bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía Tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, ghé Tây có Ôn Lăng Hội Quán . . . Theo sách Đại Thanh nhất thống chí của Trung Quốc, bà là một thần biển, con gái thứ sáu của Lâm Nguyện, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, nguyên là cô gái dệt lụa sinh vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Tương truyền Lâm Tức Mặc khi sinh ra có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ, lớn lên có phép màu cưỡi chiếu bay trên biển. Từ tuổi hoa niên bà đã phát hiện ra một thứ rong biển dùng nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân, và còn tìm ra một thứ dầu ăn gọi là ma mộc rút từ cây thuộc họ vừng giúp dân nghèo qua những trận đói kéo dài... Ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch bà không bệnh tật, tự nhiên qua đời. Theo thánh phả bà hoá vào một ngày có quần tiên tấu nhạc. Bốn chữ "Bạch nhật phi thăng" khắc ở cỗ kiệu trong đền của bà nói lên điều đó. Sau khi hóa, ngài thường mặc áo đỏ bay lượn trên biển. Thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường hiển linh cứu hộ thuyền bè. Thời Khang Hy phong làm Thiên Phi, sau gia phong Thiên Hậu. Người Phúc Kiến tôn bà là Thần Biển nên di cư đến đâu mang thần tích lập đền thờ đến đó. Cho nên ta không lấy làm lạ, dọc bờ biển Việt Nam có nhiều nơi lập đền thờ Thiên Hậu. (theo http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT2100738623).

Nhiều kẻ ăn mày bệnh tật xin ăn trước cổng chùa Bà Thiên Hậu cho thấy là phố thị Chợ Lớn vẫn chưa có được một bệnh viện. Còn một điều kỳ lạ khác không thể không nói tới trong phố thị nầy: đó là một giếng nước danh tiếng gọi là Giếng nước Giám mục Bá Đa Lộc mà theo tác giả Richard 79


trong bài Saigon et ses Environs au Commencement de 1866 là do người ta đào ngay giữa lòng một con rạch và nước giếng nầy được ghe thuyền khắp nơi đến múc nước ngọt để chở đi bán khắp vùng dân cư phía tây nam Sài Gòn và có khi mang xuống đến tỉnh Mỹ Tho. Giếng nước nầy giống như một cù lao nhỏ viền cỏ xanh nổi lềnh bềnh trên mặt nước của con rạch. Giếng nước lúc nào cũng có ghe thuyền bao quanh để lấy nước ngọt cung cấp cho cư dân các vùng đầm lầy không có nước trong ngọt để uống. (Ghi chú thêm: Học giả Pétrus Trương Vĩnh Ký trong bài Souvenirs Historiques sur Saigon et ses Environs, ấn bản Sài Gòn 1885 có viết về giếng nước Bá Đa Lộc như sau: “L’Arroyo sur lequel on trouve un beau pont avant d’arriver à l’usine, avait reçu le nom de Rạch-bà-tịnh qu’ il conserve encore à présent. Il pénètre dans l’intérieur jusqu’au grand tamarinier de la route haute. Un peu plus loin, on trouve le puits dit puits d’ Adran qui se trouvait d’autrefois sur la rive, mais l’action de l’eau du Vịnh-bà-thuông l’a détaché du rivage, de sorte qu’il est bien avant dans l’arroyo. Sur cette rive étaient établis les décortiqueurs de riz.” Tạm dịch: “Trước khi tới nhà máy xay lúa là một con rạch trên có chiếc cầu còn tốt có tên gọi là Rạch Bà Tiệm mà đến nay tên đó vẫn còn giữ. Con rạch nầy lấn sâu vào phía bên trong đất liền đến gốc cây me cổ thụ ở đường Trên (tức đường Nguyễn Trãi trước 30-04-1975). Xa hơn một chút là một giếng nước Adran ngày xưa nằm trên bờ rạch nhưng về sau bị tác động bồi lở của vịnh bà Thuông cho nên giếng nầy bị tách rời ra khỏi bờ đến mức độ cách xa về phía truớc trên mặt nước con rạch . Trên bờ con rạch nầy có những chòi xay lúa giả gạo của cư dân ở đây”. Giếng d’ Adran nầy không được đề cập tới trong sách ĐNNTC của sử quán nhà Nguyễn. Tuy nhiên có một giếng khác mà sử cũ gọi là Giếng An Điềm ở địa phận thôn An điềm huyện Bình Dương. Tại nơi đây cò một gò đất cao chỉ vừa chỗ một cái bọng giếng nước mà thôi. Bốn phía nước sông vừa đục vừa mặn bao quanh giếng nhưng nước bên trong lòng giếng lại là nước ngọt, dân cư xa gần và ghe thuyền qua lại đều tụ tập đến giếng nầy để múc nuớc ngọt tiêu dùng hay chở đem đi bán các nơi; giếng chưa bao giờ khô cạn và còn có một tên khác nữa gọi là An tỉnh (ĐNNTC; bản dịch Sài Gòn; Văn Hóa Tùng Thư số 2; 1959; trang 65-66). Câu hỏi đặt ra: Giếng d’ Adran cúa tác giả Richard mô tả vào năm 1866 và của Pétrus Trương Vĩnh Ký mô tả 1885 phải chăng là giếng An Điềm được sử quán triều Nguyễn từ thời Tự Đức ghi chép trong

80


ĐNNTC (biên soạn tứ năm 1865 đến năm 1882 mới xong)? Có giếng Adran hay không ? Nếu có thì ai đã đặt tên Adran cho giếng nầy? Rất có thể chữ Adran là vì người Pháp nghe lầm từ hai chữ An Điền mà người dân bản xứ phát âm một cách nghễnh ngãng cho nên mới viết ra là Adran. Sử sách cũ Việt Nam không bao giờ dùng chữ Adran để gọi giám mục Bá Đa Lộc. Danh xưng đầy đủ bằng tiếng Pháp của giám mục nầy là Mon Seigneur Pigneau de Béhain, l’Évêque d’Adran (Đức ngài Bá Đa Lộc, Giám mục miền Adran /Pháp quốc). Như vậy khi dùng đơn độc chữ Adran thì chỉ có người Pháp mới hiểu chữ Adran là để gọi Giám mục Pigneau de Béhaine chứ người dân An Nam thuở xưa không biết ông Adran là ông nào. Hơn nữa, phải hỏi rằng giám mục Bá Đa Lộc có liên hệ dính liếu gì đến cái giếng đến độ phải lấy tên của giám mục nầy để đặt tên cho cái giếng khác thường đó? Hơn nữa, nếu giếng nầy đã có tên là giếng d’Adran từ thời Gia Long thì con cháu Gia Long khi ghi chép vào sử sách không thể nào dám to gan lớn mật mà xóa đi cái tên Adran để thay thế vào bằng hai chữ An Điền. Ngay cả ông Dương Hồng Sển khi viết về cái giếng Adran tưởng tượng nầy cũng phải viết lên một câu rằng” giếng lọt vào giữa Vịnh kế biệt tích luôn.” Tác giả Richard của bài viết Saigon et ses Environs au Commencement de 1866 có thể đã nhìn thấy giếng An Điền nhưng lại tam sao thất bản ghi là giếng Adran; đến thời Pétrus Trương Vĩnh Ký (1885) không biế Ông có tận mắt nhìn thấy cái giếng Adran đó hay không nhưng người ta chỉ thây rằng trong bài viết của mình dưới tựa đề tương tựa Souvenirs Historiques sur Saigon et ses Environs, ông cũng tiếp tục ghi chép lại các thông tin của Richard. Tới Sài Gòn Năm Xưa thì Vương Hồng Sển vẫn tin rằng giếng Adran có thật nhưng bị trôi dạt hay bị đắm chìm mất tích xuống đáy vịnh nước cho nên ngày nay không còn thấy được nữa. Chúng tôi dứt khoác cho rằng không có giếng d’Adran mà chỉ có giếng An Điền theo sử sách Việt Nam mà thôi.)

Chợ Lớn vào thời 1866 có khoảng 40,000 dân cư nhưng trong số dân cư nầy không có một người nào là tín hữu Ki tô giáo. Hầu như tất cả đều là thương gia hoặc là thợ nghề. Người Hoa không những độc quyền về ngành thương mại cao cấp ở Chợ Lớn mà ngay cả ở Sài Gòn và toản cõi Nam Kỳ Hạ nữa. Họ không e ngại cạnh tranh ngay cả với những người Pháp hiện đang làm chủ vùng đất nước nầy. Họ đặt mua rất nhiều tàu loại nhỏ chạy máy hơi nước từ Pháp quốc để dùng trong việc cạnh tranh đó nhưng lại rất phục tùng ngoan ngoản với chế độ mới. Người Hoa xem Chợ Lớn như 81


là quê hương chính gốc của họ với đầy đủ mọi thứ nhản hiệu Trung Quốc, từ phong tục tập quán đến nếp sinh hoạt hằng ngày đến mức độ mà ai muốn nghiên cứu về người Hoa thì chỉ cần vào Chợ Lớn cũng đủ chứ không cần phải qua tận Trung Quốc mới có thể làm được. Gần với Chợ Lớn có chùa Tháp Chuông (nay gọi là chùa Kiểng Phước) và và đồn binh nhỏ Cây Mai. Đây là 2 di tích có tính cách lịch sử vì có dính líu với trận chiến đại đồn Kỳ Hòa. (Ghi chú thêm: Sách sử của triều Nguyễn không thấy có chỗ nào viết về chùa Kiểng Phước, chùa Cây Mai hoặc Phụng Sơn tự. Người Pháp thì gọi là đồn (fort) Caï Mai và chùa tháp chuông (pagode des clochetons). Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức cũng không có chùa nào ở Gia Định gọi là Thứu Lãnh tự như ông Vương Hồng Sển đã trích dẫn một cách cưởng ép và sai lệch trong quyển sách Sài Gòn Năm Xưa của ông. Trong quyển II, mục Xuyên Sơn Chí, Trấn Phiên An, Trịnh Hoài Đức đã nói đến một cái gò đất cao, trên có nhiều cây mai và cây hoa Cẩm (có thể là hoa Cẩm Chướng), và một ngôi chùa có tên là chùa Ân Tông. Cảnh trí ở gò đất nầy giống như cảnh trí tại một ngọn núi bên nước Ấn Độ gọi là núi Thứu mà theo lời truyền thì đức Phật Thích Ca thường ngự ở đó. Đoạn viết nầy của Trịnh Hoài Đức được những nhà Hán học kỳ cựu là các ông Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh và Đào Duy Anh(trước 30-04-1975), chuyển dịch như sau: “Mai Khâu [Gò Mai], ở cách trấn lỵ về phía nam 13 dặm rưỡi, gò đất nổi cao, có nhiều cây nam mai, cỗi già nghiêng ngữa, nhưng mùa nở hoa nở thì không có tuyết, lá vẫn còn mùi thơm; hoa Cẩm khí thiêng mà sinh ra, không thể đem giồng nơi khác được. Trên có chùa An Tông, đêm vang tiếng kinh, chiều khua chuông lớn, thanh âm déo dắt ở trong chốn khói mây, dáng như thế giới núi Thứu Lĩnh, suối trong chảy quanh chân núi, có thuyền hái sen, các cô gái nhân chiều chơi mát mà bơi chèo, ngày tốt tiết lành, thi sĩ văn nhân xách nậm, mang bầu, leo từng bực mà lên, ngâm vịnh ở dưới hoa đầu núi, chữ câu thơm nức, thực là nơi du lãm thắng cảnh câu thơ phảng phất mùi hương, thật là một thắng cảnh cho khách du lãm. Xưa là đất chùa tháp của Cao Mên, nền cũ còn nhận thấy. Năm Bính Tý Gia Long thứ 15 (1816), nhà sư sửa lại ngôi chùa, đào lấy được những gạch lớn và ngói cổ rất nhiều, được 2 tấm vàng lá to đến 1 tấc, nặng 3 đồng cân, ngoài mặt chạm hình bụt cổ cỡi voi, có lẽ là vật của sư Hồ dùng để trấn

82


tháp chăng? “ (Trịnh Hoài Đức; sđd; bản dịch năm 1964 được in lại và xuất bản năm 1998; trang 32). Và đây là đoạn viết của ông Vương Hồng Sển trong Sài Gòn Năm Xưa: [Theo ông Trịnh Hoài Đức, chùa Cây Mai tên chữ là "Thứu Lãnh tự"] và : [Gần chùa Cây Mai (chữ khi gọi là Mai Sơn tự khi gọi Thứu Lĩnh tự ). . . ] (VHS; Sài Gòn năm xưa; bản in Sài Gòn 1959; trang 110 và 111). Cách viết của Trịnh Hoài Đức cũng có thể làm cho người hậu thế phân vân không hiểu ông mô tả cảnh vật ở Thứu Lĩnh bên Ấn Độ hay là cảnh vật nơi Gò Mai của Gia Định bởi vì vào thời trước đó là một giai đoạn giặc giã liên miên rồi đến thời Gia Long/ Trịnh Hoài Đức, người dân miền Nam còn nghèo khó, mà nói theo giọng miền Nam là “nghèo sặc máu”, dân trí còn thấp kém thì cái cảnh nhàn hạ, bầu rượu túi thơ vui chơi, bơi thuyền hái hoa nơi Gò Mai là một việc khó có thể hình dung nổi. Vì ngôi chùa Ân Tông ở Gò Mai cất lại trên nền của một khu chùa tháp Cao Miên cho nên có thể suy định rằng trước khi có dấu chân của người An Nam đặt tới thì cảnh đô hội chung quanh vùng đền chùa Miên ở Gò Mai có thể đã có xảy ra bởi vì ngày xưa đó, nơi đây là một vùng của một nước Chân Lập-Khmer hùng mạnh và văn minh khá cao. Một nhận định kế tiếp là Trịnh Hoài Đức viết “Xưa là đất chùa tháp của Cao Mên, nền cũ còn nhận thấy”, nơi tọa lạc của chùa An Tông của nguời Viêt Nam thời Gia Long nằm trên khu đất mà trưóc kia là một khu chùa tháp của người Miên. Loại chùa tháp của người Miên thường có nóc tháp nhọn cao thẳng giống như cái chuông úp trên môt mặt phẳng. Người trong Nam Kỳ thường gọi nước Cao Miên là đất chùa tháp và thông thường người ta thấy trên một khu đất xây đền chùa tháp không phải chỉ có một chùa tháp được xây dựng mà là tụ hội nhiều chùa tháp lớn nhỏ chung quanh một ngôi chùa lớn trên cùng một chỗ. Nghi vấn khác dặt ra là: phải chăng người Pháp vì thấy những nóc chùa giống như những cái chuông nhỏ cho nên họ gọi là chùa tháp chuông - Pagode des Clochetons? (tiếng Pháp chữ la cloche có nghĩa là cái chuông; clocheton là loại chuông nhỏ). Như vậy có phải Pagode des Clochetons do người Pháp đặt tên chính là ngôi chùa mà người ngày nay đặt tên là chùa Kiểng Phước? Nhìn trên bản đồ thành phố Sài Gòn 1897-1902 của Paul Doumer, người ta thấy có một con đường có tên là Rue des Clochetons như vậy có thể suy định rằng Pagode des Clochetons (hay chùa Kiểng Phước) cũng nằm trên khu vực các chùa tháp cao Miên ngày trước tại một nơi có con đường Rue des Clochetons chạy ngang qua và chỉ mới được xây cất sau nầy dưới thời Minh Mạng hay Tự Đức.

83


Ngày nay pagode des Clochetons (chùa Kiểng Phước) nằm trên bản đồ tại gốc đường: Clochetons (nay là đường Phù Đổng Thiên Vương) – Charles Thomson (nay là đường Hồng Bàng), cả 2 đường nầy ngày nay đều thuộc quận 5. *

Bản đồ thành Gia Định do Le Brun vẽ vào năm 1795 nghĩa là vào thời Gia Long, người ta chỉ thấy có một ngôi chùa duy nhất nằm cạnh phố thị Sài Gòn cũ mà người Pháp gọi là Bazar Chinois và đây có thể là ngôi chùa An Tông mà Trịnh Hoài Đức mô tả trong Gia Định Thành Thông Chí. Thời Le Brun vẽ bản đồ thì ghi là ngôi chùa “pagode”; trong bản đồ trận đánh đồn Kỳ Hoà thì vị trí chùa “pagode” nầy lại ghi là “pagode de Caï Mai” và có thêm tên Pagode des Clochetons, hai chùa ở 2 vị trí khác nhau: vị trí của Pagode de Caï Mai/ Chùa Caï Mai nằm xa trung tâm thành Phụng Gia Định hơn vị trí của Pagode des Chochetons/ Chùa Tháp Chuông.

Vậy, theo P.C Richard trong Saigon et ses Environs au Commencement de 1866 thì: “Những con đường lớn, nhỏ, những cầu cống cho tới lúc nầy không thấy có trên đất Nam kỳ hạ để dùng cho các loại xe cơ động quân sự, xe ngựa thồ

84


và các loại xe khác có thể chuyển hành một cách dễ dàng, và ngay cả vào lúc gần đây, người ta chỉ có thể đi bộ mà thôi, băng ngang qua các vũng ao tù lầy lội ngập tới đầu gối. (P.C Richard; tập san Revue Maritime et Coloniale; tập 18; Paris 1866; trang 533). Tác giả có đề cặp đến 2 con đường đã có tên vào lúc

đó: đại lộ Chasseloup-Laubat nơi trang 548) và con đường Tong-kéou (Thuận Kiều) nơi trang 544. Rất có thể là vào lúc đó tác giả không có phương tiện đi dạo khắp nơi cho nên chỉ biết được tên của 2 con đường quan yếu đó. Thuy nhiên, bài viết của tác giả cho người đời sau thấy là vào khởi đầu năm 1866, vùng Sài Gòn và các vùng lân cận đã có tên những con đường bằng tiếng Pháp. Kể từ khi chính quyền thuộc địa Pháp ra nghị định ngày 03-10-1865 thành lập hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn riêng biệt cho đến năm 1893, đường xá trên hai vùng nầy nhất định phải được sửa sang và gia tăng nhưng lại rất ít có tài liệu, bản đồ viết về những con đường mới nầy. Cả hai vùng bắt đầu phát triển mạnh từ thời đô đốc De Lagrandière cầm quyền thống đốc Nam Kỳ Hạ, các đường phố được quy định, kế hoạch hóa, chỉnh trang và được đặt tên bằng chữ Pháp. Trong khoảng thời gian nầy, xuất hiện một vài bản đồ đường sá của 2 thành phố có tính cách hướng dẫn đại cương, vắng tắt, khó đọc.

85


86


(original)

*

87


Pierre Barrelon tác giả bài viết SAIGON đăng trên tập san Revue Tour du Monde, quyển 34, tập 3 năm 1893 có kèm theo 1 bản đồ vùng Sài Gòn nơi trang 277 và 1 bản đồ vùng Chợ Lớn nơi trang 243 với khá nhiều tên đường phố của cả hai vùng nhưng cũng khó đọc. Đặc biệt, vị trí đồn Cây Mai tức là Chùa Cây Mai trước đó không lâu – cũng được tác giả vẽ trên bản đồ vùng Chợ Lớn nhưng không kê ra trong phần chú giải (légende) bên dưới góc phải của bản đồ. Cũng có thêm một điểm đặc biệt khác là trên bản đồ vùng Sài Gòn có kê khai nhà thờ gia tô giáo ở Thủ Thiêm mà từ lúc còn học từ lớp đồng ấu cho đến lớp nhì người viết loạt biên khảo nầy đã được tới lui hàng ngày, một kiến trúc cổ theo lối Á Đông rất đặc biệt 3 gian một cháy, lợp ngói, nền lót gạch tàu màu đỏ, cột gỏ đen mun, phía trước có lầu chuông, nhà bếp và nhà lầu 2 tầng rộng lớn cho linh mục chính xứ, phía trước từ cổng vào, sát lề con hương lộ có một cây thị cao lớn xum xê, trái chín vàng tỏa mùi hương lạ quanh năm suốt tháng. Kiến trúc cổ kính nầy về sau bị suy sụp cho nên khi vào tay linh mục người bản xứ đã bị phá hủy đi gần như là toàn bộ để xây cất lại theo kiểu mới, thật đáng tiếc! Ngày nay có lẽ chỉ còn lại nhà xứ cũ và nhà bếp cũ phía trước sân nhà thờ nầy là còn tồn tại mà thôi. Nhân tiện cũng xin nói qua về vùng Thủ Thiêm xưa cách nay hơn 100 năm: Thủ Thiêm Xóm Dưới Thủ Thiêm chỉ cách thành phố Sài Gòn có một con sông rộng khoảng một ngàn mét, tưởng gần nhưng hoá ra lại xa. Thủ Thiêm từ bao nhiêu đời đã bị sách vở bỏ quên không thèm ngó tới. Sinh ra ở miền Tây nhưng lại được nuôi dưỡng lớn lên ở đất Thủ Thiêm, từ lúc nhỏ tới tuổi đi học đánh vần ABC, qua thời Kháng Chiến Nam Bộ dưới thời Pháp tái chiếm Đông Dương, lớn lên ở chung với cha mẹ, thời gian thật khá dài để người viết thấy Thủ Thiêm ì ạch thay đổi theo thời gian và Sài Gòn rung chuyển biến thái theo bom đạn.

88


Ngày đó, từ thời người viết mới đi học lớp đồng ấu ở trường họ đạo Thủ Thiêm do các dì phước dòng tu Mến Thánh Giá làm cô giáo dạy dỗ, Thủ Thiêm phải kể là bắt đầu từ giòng Ông Tố, xuống Bến Đò Trên, qua cầu Ông Cậy, tới Xóm Dưới – thường được gọi là Xóm Cây Bàng- và tiếp tục đi xuống nữa để tới đồn phòng thủ thời của các ông vua đầu đời nhà Nguyễn mà trong lịch sử gọi là đồn "Giác Ngư" còn gọi là đồn Cá Trê (Về sau, thời Pháp thuộc vi trí của đồn nầy có thể là nơi xây cất những bồn chứa xăng dầu thường được gọi là kho xăng Nhà Bè. Kho xăng nầy có lần bị cháy lớn, khói đen bốc lên cao cả ngày chưa dứt, không biết có phải vì bị kháng chiến đột kích hay không. Xin giới hạn đến đồn nầy vì thuở nhỏ người viết "sợ ma" không dám đi xa hơn và sẽ nói thêm về đồn Cá Trê và kho xăng Nhà Bè ở phần dưới . Thủ Thiêm thời Gia Long là vùng đất của nhóm ghe cướp gọi là Tàu Ô mà phần đông là hạng người tứ chiến giang hồ từ nước Trung Hoa chạy vào miền Nam và được họ Nguyễn dung nạp cho qua tập trung và trú cư ở Thủ Thiêm.Từ bến đò dưới cuối đại lộ de La Somme (sau gọi là đại lộ Hàm Nghi) tức là từ cột cờ Thủ Ngữ, mà thời Pháp người thường dân gọi là Point des Blagueurs ở phía Sài Gòn, (xin tạm dịch là: Địa điểm dành cho những người tán gẫu, (không biết địa điểm nầy ngày nay đã thay đổi ra sao), phải xuống các bậc thềm đá xanh để xuống đò chèo qua sông Sài Gòn rồi lên bến đò dưới ở xóm Cây Bàng, Thủ Thiêm . Bến đò dưới thời đó là một nhà sàn lợp lá dừa nước cất lấn ra bờ sông và một chiếc cầu ván vừa đủ một người đi chạy dài ra ngoài sông khoản 60 mét gọi là cầu đò xóm dưới. Chiếc cầu nầy càng ra xa thì càng hẹp đi cứ mỗi khi nước "ròng " (tức là khi mực nước sông xuống thấp) thì hành khách qua đò bước lên cầu nầy phải thật cẩn thận nếu không sẽ bị trượt chân té xuồng "sình" (tức đất bùn trơn trợt). Những con đò đưa khách sang sông Sài Gòn đóng theo kiểu trong Nam, hai người chèo, người chèo phía sau dùng chân để điều khiển cần tay lái, có một sạp lót ván cho vài người ngồi còn bao nhiêu đều phải đứng. Số người chuyên chở cho mỗi chuyến đò không nhất định nhưng ít nhất phải được khoảng 10-15 người khách thì đò mới chịu tách bến; đông khách nhất là buổi sáng giờ đi làm và buổi chiều giờ tan sở: có lúc vì tham lam ghe đò chở quá khẳm đến độ bờ ghe chỉ cách mực nước khoảng 20 phân tây (xin nói rõ 20 phân Tây= 20 cm !): sóng yên gió lặng thì tạ ơn trời phật, gặp lúc mưa gió lớn thì phú dâng

89


hồn xác cho hà bá! Trong thời thơ ấu, đã chứng kiến biết bao nhiêu lần tai nạn chìm đò thảm thương nhất là những vụ chìm đò vì bị các chiếc tàu buôn ngoại quốc khi quay mũi tàu trên sông Sài gòn xả hết tốc lực quạt chân vịt nổi sóng xô đẩy chiếc ghe đò nhỏ bé đầy ập hành khách lật bổ giữa lòng sông trong khi những tên thủy thủ ngoại quốc trên bon tàu đứng chống tay nhìn xuống miệng cười hô hố vui thích! Đó là đò chèo của bến đò dưới Thủ Thiêm . Từ bến đò dưới ở phía Thủ Thiêm, dọc theo bờ sông là những dãy nhà sàn lụp sụp lợp lá dừa nước chạy suốt dọc dài xuống phía dưới nữa, đối diện ngang với kho 10, kho 5 (kho hàng của bến tàu "Thương Cảng" Sài Gòn). Phần lớn những nhà nầy đều có một chiếc ghe nhỏ "tam bản" đóng bằng 3 miếng ván để chèo ra khơi cập hong tàu buôn ngoại quốc vào sông Sài Gòn, đu dây lên tàu để mua hàng lậu thuế rồi tuột xuống quay trở vào bờ Thủ Thiêm . Lên đò, quẹo về phía tay mặt khoảng 50 mét là chợ nhóm ngoài trời của ấp Cây Bàng, mặt hàng buôn bán ở chợ thường là cá, tôm, tép lưới câu từ sông Sài Gòn hoặc đi xúc, đi câu treo từ trong ruộng đưa ra. Một vài hàng tạp phô mắm, muối, đồ gia vị, tuy không dồi dào nhưng cũng đủ cung ứng cho cả ấp. Cũng có nhà ở bờ sông đặt vài bàn bi da loại có lỗ, 12 trái banh (khác với loại bi da 3 trái banh). Từ chợ đi thẳng sâu vào bên trong là vùng đất ruộng mà ngày trước người viết thường hay xách rỗ và chai đựng từ xóm trên xuống đi vào trong đó để hớt cá lia thia. Sau lưng chợ Cây Bàng là một dãy phố 18 căn mới cất so với dãy phố cũ 10 căn cùng một hướng. Con hương lộ từ bến đò chạy song song với sông Sài Gòn đi dài xuống đến kho 5, kho 10: dọc sát bờ sông là những trụ sắt chôn xuống đất với xi măng (Cement) trộn đá sỏi chèn cứng dùng cho các tàu buôn ngoại quốc cột giữ tàu để đợi tới phiên lên hàng ở các nhà kho phía Sài Gòn. Càng đi xuống xa về hướng đồn Giác Ngư thì nhà ở càng thưa thớt, quang cảnh có vẻ âm u vắng lạnh. Người viết ngày nay còn một ấm ức trong lòng là chưa tới được đồn Giác Ngư vì hồi đó sợ ma, lúc đã lớn lên thì không còn dịp nào để tới chỗ đó, cho nên bây giờ cứ tiếc hoài! Từ bến đò bước lên thì gặp ngay nhà của cha mẹ người viết bài nầy, sát với lề đường (Ở River Side! Ở ngoại quốc chỉ có dân triệu phú mới dám cất nhà sát bờ sông). Trước đó thời Nam Bộ

90


Kháng chiến, nhà cũ của cha mẹ người viết ở Xóm Trên. Căn nhà Xóm Dưới Cây Bàng chỉ được cất sau ngày Tây gần thất trận rút lui khỏi Việt Nam. Cũng xin nói qua sơ sơ về vùng kháng chiến Thủ Thiêm. Vào thời nầy, vùng kháng chiến Thủ Thiêm do hai ông Bảy Môn, Mười Lực của Bình Xuyên làm chỉ huy lực lượng đánh Tây. Hai ông nầy người viết chưa bao giờ được gặp mặt nhưng mẹ già 98 tuổi (Bây giờ đã được 100 tuổi) hiện còn sống ở bên Mỹ biết rất rành rọt về hai ông Bảy Môn, Mười Lực. Tuy nhiên có một chuyện mà người viết còn nhớ hoài cho đến ngày nay về tổ đánh Tây của Xóm Dưới: đó là việc tổ kháng chiến lấy cây giả làm ụ súng cà nong (Cannon) đặt dưới gầm cầu ông Cậy nhắm qua hướng các tàu chiến của Tây đậu dọc bờ sông Sài Gòn ở cuối đường Catinat để thị uy, (trước khách sạn Majestic; đường nầy sau đổi là đường Tự Do); hậu quả là súng đại liên trên tàu chiến của Tây bắn qua như mưa khiến bà con chạy lăn cù lăn chiên trong số đó có cha của người viết bài nầy. Dù là đồ giả để chống lại đồ thiệt, nhưng cũng làm cho giặc Tây e dè vùng kháng chiến Thủ Thiêm nhất là vùng Xóm Dưới Cây Bàng. Từ bến đò dưới Thủ Thiêm quẹo về phía trái khoảng 10 mét là cầu ông Cậy. Chiếc cầu nầy là một di tích lịch sử đáng được bảo tồn. Từ Sài Gòn, cuối đường Charner (Nguyễn Huệ), nhìn thẳng qua Thủ Thiêm chúng ta có thể nhìn thấy chiếc cầu nhỏ lịch sử đó. Cầu làm bằng xi măng cốt sắt vừa đủ rộng cho một chiếc xe chở hàng cỡ nhỏ chạy qua, hai bên có hai bậc thềm thấp dành riêng cho người đi bộ có bờ lan can an toàn suốt dọc chiếc cầu nhỏ bé. Chiếc cầu có thể ngày xưa do một viên quan võ triều đình nhà Nguyễn cai trị vùng Thủ Thiêm đứng chỉ huy xây cất cùng một lúc với con đường hương lộ cho nên dân chúng trong vùng gọi là cầu ông Cai (tức cầu do ông quan Cai trị xây cất) nhưng lâu ngày có thể đọc trại đi là cầu ông Cậy (nếu bạn nào biết rõ xin làm ơn bổ túc cho tên gọi của chiếc cầu nầy). Con rạch chảy ngang dưới chiếc cầu là một nhánh thật nhỏ của sông Sài Gòn cũng gọi là Rạch Ông Cậy. Sở dĩ chúng tôi gọi là "một di tích lịch sử bởi vì nó là nơi mà lính Tây dùng làm pháp trường để bắn chết thả trôi sông những người đánh Tây ở vùng Thủ Thiêm bị họ bắt được sau những cuộc bố ráp, đốt phá mà dân Thủ Thiêm gọi là "bao bố nhìn mặt": Tây mua chuộc người địa phương, cho trùm bao bố lên đầu để dấu tung tích rồi cho ra nhìn mặt những người bị Tây bắt

91


trong những cuộc lùng xét: người nào bị bao bố gật đầu thì kể như đi tắm sông ở cầu ông Cậy. Đúng ra ngày xưa, chắc là lâu lắm, con rạch ông Cậy có tới 2 cái cầu: một cái sát bờ sông Sài Gòn chỗ miệng cửa con rạch và một cái nữa tức là cái cầu thứ 2 cũng bắt ngang qua con rạch nhưng hơi xế về phía trong một chút, cách cái cầu thứ nhứt chừng 50 mét. Cái cầu thứ 2 nầy nối con hương lộ thứ nhì tới dãy phố 18 căn ở xóm Cây Bàng bây giờ biệt tâm biệt tích không còn dấu vết nào và chỉ còn cái cầu sát với bờ sông Sài Gòn ngày nay mà người Sài Gòn có thể đứng ở đầu đường Charner (Nguyễn Huệ) ở bên nầy bờ sông nhìn thẳng qua Thủ Thiêm để nhìn thấy nó. Nghe đồn bây giờ đang có chương trình phát triển vùng Thủ Thiêm, các vùng gần bờ sông Sài Gòn, kể luôn cái cầu ông Cậy lịch sử cũng sẽ bị san bằng ủi sập và nếu như vậy thì kẻ nầy chỉ còn biết dụi mắt khóc thầm tiếc nuối cho một di tích lịch sử bị mai một! Bạn nào có dịp về thăm quê nhà, hãy đi đò qua Thủ Thiêm, hỏi thăm dân tình ở đó chỉ cho biết rồi đến đứng trên chiếc cầu ông Cậy nhỏ bé nầy nhìn qua phía bên kia sông Sài Gòn nguy nga sáng lạng rồi ngó xuống lòng nước để bùi ngùi tưởng niệm cho những người kháng chiến vô danh đã từng bị kẻ ngoại quốc xử tử bắn chết trên chiếc cầu nầy rồi quăng xác xuống rạch. Cũng xin nói thêm, hồi đó, có lần người viết cũng bấm gan làm liều phiêu lưu đi dọ thám sâu xuống miệt dưới với ý định tới thăm đồn Cá Trê một chuyến bởi vì nghe mẹ già kể lại rằng đồn nầy đã từng đụng độ hết quân Tây Sơn rồi lại đụng độ với quân Pháp khi họ đưa tàu binh vào sông Nhà Bè để đánh chiếm Sài Gòn. Đi dọc trên con lộ trải nhựa nứt nẻ đầy ổ gà, khi hết ranh giới của xóm Cây Bàng thì sẽ gặp một chiếc cầu bằng xi măng bắt ngang một con rạch nhỏ. Lấy can đảm đi một đỗi nữa thì tới một cái cầu nhỏ khác rồi tới một cái cầu lớn hơn bắt ngang một con rạch khá lớn gọi là rạch Ba Chia. Sở dĩ gọi là rạch Ba Chia vì khi đi sâu vào miệt ruộng, con rạch nầy chia ra thành 2 nhánh, một nhánh nước chảy về hướng đông bắc, còn nhánh nhỏ kia chảy xuống hướng đông nam. Trước khi tới cầu rạch Ba Chia thì thấy phế tích của một ụ đồn bót nằm chơi vơi sâu về phía bên trong đồng ruộng. Tới đây thì kẻ thám hiểm bắt đầu bụng đói và sợ ma, muốn quay về vì thấy mình bị chơi vơi đơn độc quạnh quẽ quá mức nhưng không hiểu tại sao đôi chân cứ tiếp tục cuộc hành

92


trình. Rồi lại tới một cái cầu nữa bắt ngang qua một con rạch nhỏ. Kẻ thám hiểm đứng trên cầu nầy ngó quanh ngó quẩn nhưng vẫn không thấy tăm dạng của đồn Cá Trê nó nằm ở đâu trong khi trời đã về chiều, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Thôi, tới đây thì đành bỏ cuộc, kíp mau quay về kẻo bị ma trơi, ma gáo bắt dấu nhét đất vào miệng! Sau nầy mới biết rằng chỉ cần tiến bước thêm chừng vài cây số nữa thì sẽ gặp được đồn Cá Trê, tiếc ơi là tiếc ! Khi lớn lên và theo ba mẹ dọn qua ở Sài Gòn, có một chuyện thời sự đáng chú ý: kho xăng dầu Nhà Bè bị cháy khói đen bóc lên cao gần 2 ngày trời mà đội lính chữa lửa của đô thành Sài Gòn không thể đàn áp được sự tàn phá của thần hỏa. Dân Sài Gòn ngày đó khi nói tới 2 chữ Nhà Bè thì thường nghĩ đây là vùng đất bên kia đầu cầu Tân Thuận, đinh ninh rằng kho dầu xăng nầy nằm ở về đoạn cuối hửu ngạn của sông Sài Gòn bây giờ tức là nằm đối diện với phía Thủ Thiêm. Trên thực tế, địa điểm của kho xăng Nhà Bè nằm trên lãnh vực của Thủ Thiêm đối diện với Sài Gòn và vị trí xây cất của nó có thể là vị trí đồn Cá Trê ngày xưa nằm trên tả ngạn của khúc sông Nhà Bè. Đọc lại sử cũ thì sông Sài Gòn có tên là sông Tân Bình và hai bên bờ sông Tân Bình, ở khúc sông ngày nay gọi là sông Nhà Bè, triều đình nhà Nguyễn ở Gia Định có đặt 2 tiền đồn phòng thủ: một ở bờ sông vùng Tân Thuận đi xuống gọi đồn Hửu Bình và một ở phía Thủ Thiêm gọi là đồn Tả Bình. Hửu Bình tức là thuộc hửu ngạn sông Tân Bình và còn có tên khác là đồn Nam hoặc đồn Thảo Câu. Tả Bình tức là tả ngạn sông Tân Bình cũng có tên khác là đồn Bắc (nằm lấn về hướng Bắc nếu so chiếu với đồn Nam ở Tân Thuận) hoặc đồn Cá Trê. Ngày nay, vết tích 2 tiền đồn lịch sử nầy của miền Nam Việt Nam có lẽ đã bị xóa mất hết rồi! Chiếc cầu và con rạch Ông Cậy phân chia Thủ Thiêm thành 2 xóm: Xóm Trên và Xóm Dưới. Xóm dưới chúng ta đa đi qua; bây gờ chúng ta đi lên Xóm Trên sau khi bước ngang qua cầu ông Cậy. Thủ Thiêm Xóm Trên. Từ xóm Cây Bàng qua cầu ông Cậy thì ở phía tay mặt của đầu cầu có một dãy phố lợp ngói, vách tường (gạch). Cuối dãy phố là căn nhà của Ông Mười Vàng. Ông Mười cũng bị Tây bắt rồi đem xử bắn trên cầu ông Cậy xô xuống rạch, xác chìm trôi mất

93


đi nhưng mấy ngày sau xác của ông lại nổi lên nằm sấp trên mặt nước và trôi trở về tắp vô bên bờ rạch sát căn nhà của mình. Trước đó, gia đình của ông đã mướn người lặn hụp khắp nơi hoặc dùng móc câu sắt rà lên ra xuống bờ sông Sài Sài Gòn và bên trong rạch ông Cậy để tìm xác nhưng không vớt ông lên được. Người ta đồn ông Mười bị chết oan thành "thằng chỏng chết trôi" nhớ nhà nên trở về đoàn tụ với vợ con : người bị chết chìm, sau vài ngày xác chết nổi lên mặt nước trôi lên trôi xuống và người dân miền Nam gọi xác chết trôi sông nầy là thằng chỏng, bởi vì cái xác nằm úp, đầu và mặt chìm dưới mặt nước, còn cái mông thì chỏng cao nhô lên khỏi mặt nước. Người ta còn đồn rằng đàn ông chết trôi khi xác nổi lên thì nằm úp còn xác đàn bà khi nổi lên thì nằm ngửa không biết có đúng hay không. Người viết đứng trên cầu ông Cậy đã tận mắt trông thấy người nhà vớt xác của ông Mười lên, máu trong miệng, trong mũi, trong lỗ tai của ông trào ra khi ông được đặt nằm ngửa trên bờ rạch, trên ngực của ông lỗ chỗ nhiều vết đạn xuyên thấu. Gia đình ông Mười Vàng có một cậu em trai tên là cậu Hai Bàn. Hai Bàn người mập mạp cao lớn nhưng ít học, làm nghề y tá chích dạo đầu trên xóm dưới và được dân tình Thủ Thiêm xem như là thầy thuốc lưu động những lúc bị cảm cúm, nhức đầu, nóng lạnh, ho hen. Hai Bàn còn có một nghề khác: nuôi cá lia thia, loại cá Xiêm (có thể là du nhập từ nước Xiêm) để đá độ ăn tiền. Giống cá lia thia nầy rất hiếu chiến và gan lì khác với loại cá lia thia của ta được vợt xúc từ trong các đồng ruộng, tuy màu mè đẹp đẽ nhưng nhỏ thó hơn và khi đụng trận thì không hung bạo gan lì như giống cá Xiêm. Cá lia thia ta so với cá lia thia Xiêm cũng giống như so sánh gà trống "Tàu" lớn con với gà trống Tre óm yếu tong teo. Cá lia thia Xiêm của Hai Bàn nổi tiếng là cá hạng nhất và được những dân đá cá ăn tiền vùng Thủ Thiêm chọn mua đem về nuôi nấng, tập luyện để đưa ra đấu trường cáp độ. Con nít ở thủ Thiêm cắt ca cắt củm, nhịn kẹo, nhịn bánh để giành tiền chạy xuống cậu nhà Hai Bàn mua cá Xiêm. Hai Bàn cũng nuôi gà nòi để cáp độ. Gà nòi được Hai Bàn tẩm nghệ vàng khắp mình mẫy để cho da thịt được rắn chắc và đôi cựa được chuốc gọt nhọn lễu để có thể đăm sâu ngập vào da thịt của gà đối thủ. Gà nòi đá nhau rất hăng và trận đấu kéo dài có khi cả giờ đồng hồ cho tới khi có một con chịu thua bỏ chạy. Trong những trận cáp độ ăn thua lớn, chủ gà hai bên cột ghép thêm hai lưỡi dao nhọn sắc bén vào đôi cựa của con gà nòi rồi cho lâm trận: gà bị thua thường nằm gụt chết tại đấu trưòng vì những vết đăm chém tuôn

94


máu khắp lòng ngục, đầu cổ trông thật dã man rùng rợn còn con gà thắng trận thì cũng máu me đầy mình nằm một chỗ thoi thóp đợi chủ gà mang về trụng nước sôi nấu cà ri. Đối diện với nhà ông Mười Vàng, ngang qua con lộ, là nhà của bà Năm Vang, chồng Bắc Kỳ vợ Nam Kỳ. Bà Năm là bà mụ chuyên môn hộ sanh cho cả vùng trên, xóm dưới của Thủ Thiêm. Trước nhà bà Năm có treo một bản "Nhà bảo sanh Thủ Thiêm" để mấy bà bầu biết mà chạy tới khi đau bụng. Một trong 2 người con trai của bà Năm tên Toàn là bạn chí thiết của người viết. Vào lúc tập kết, Toàn rủ rê người viết qua Sài Gòn để xuống tàu tập kết ra Bắc mặc dù cả 2 đứa không biết tại sao đi tập kết và tại sao lại bỏ cha, bỏ mẹ ra đó để làm chi. Cuối cùng chỉ có một mình Toàn ra đi, hai đứa hai nơi, bất đắc dĩ bạn hóa địch thù thật đau đớn ! Phía sau nhà bà Năm Vang là lò heo tức là chỗ để giết bò giết heo cung cấp thịt thà cho chợ Thủ Thiêm và chợ nhỏ ở xóm Cây Bàng. Tại lò nầy, con heo bị cột bốn cẳng chụm vào nhau rồi khiên đật nằm nghiên trên mộc cái bệ cao ngang tầm bụng của đồ tể, đồ tể cầm một lưỡi dao dài nhọn thọc huyết con heo từ lớp nọng dầy dưới cổ thấu đến tim; con heo rống lên thảm thiết, máu phun có vòi và được một người khác cầm sẵn thau, chậu hứng lấy, bỏ thêm muối vào chậu huyết heo để khi huyết đông đặt thì không bị cứng quá. Người ta khiên con heo nhún vào một chảo đụn nước sôi rồi cạo lông, mổ bụng, xả thịt, lấy đồ lòng .... Cạnh nhà bà Năm Vang là dinh thự nhỏ của cậu Chín Ngọt, chủ nhân của dãy phố 18 căn dưới xóm Cây Bàng. Cậu Chín là người có đạo gia tô và là một trong những ông trùm xướng lễ đọc kinh của nhà thờ Thủ Thiêm. Mấy người con gái của cậu Chín là những giọng ca nhạc lễ nổi tiếng ở Thủ Thiêm. Cậu Chín là vai em bạn bạn dì với mẹ cho nên tôi gọi là cậu . Sở dĩ gọi căn nhà ở của cậu Chín là dinh thự vì nó lớn, đồ sộ và uy nghi nhất nhì vùng Thủ Thiêm. Dinh thự được cất theo kiểu 3 căn mặt tiền và một chái phía sau. Ba căn mặt tiền, tường gạch, máy ngói, nền lát gạch bông, cột dinh bằng gỏ mun, đồ đạt chưng dọn đều bằng loại gỗ quý hồng cẩm. Căn bên mặt đặt một bộ đi văn gỏ đỏ ngang 1m80 mét, dài 2m, dày 20cm, bằng cây gỏ đánh vẹt ni lán bóng. Phía cuối đi văn (divan) là một tủ kiến cẩn óc xà cừ bên trong chưng bày nhiều loại bình, chén, đĩa hiếm quý. Căn giữa là một bộ bàn ghế cũng cẩn óc xà cừ, mặt bàn tròn làm bằng đá cẩm thạch với những lằng gân xám chia nhánh bò ngang bò dọc

95


giống như các mạch máu trong cơ thể con người. Cách một khoảng tróng ở phía đầu bàn là một tủ thờ cẩn xà cừ theo kiểu mai, lan, trúc, cúc và trên đầu tủ là một khung thờ lọng kiến, bên trong đặt tượng ảnh của Giê Su Ki Tô; hai bên tượng ảnh là 2 chân đèn bằng bạc chạm trỗ tinh vi. Phía sau tủ thờ được ngăn cách bằng một tấm vách ván đánh vẹt ni là phòng riêng của cậu, mợ Chín. Căn bên mặt cũng có một tủ thờ cẩn xà cừ khác nhưng nhỏ hơn dùng để đặt tượng ảnh của bà Maria và ông Giu Se, phía trước tủ thờ là khoảng tróng nhưng trên vách của căn nầy thì treo nhiều hình ảnh thiên đàng, địa ngục, thiên thần, quỷ sa tan, Phê Rô, Phao Lồ, Tê Rê Xa (còn gọi là Tê Rê Xa Hài Đồng, khác với nữ tu Tê Rê Xa bác ái ở Ấn Độ) và hình của giáo hoàng Piô X. Không có ảnh của tổ tiên ông bà được treo chung tại căn nầy. Phía sau tủ thờ là phòng nghỉ ngơi của khách khứa tới viếng thăm và ngủ lại. Cái chái được xây cất chạy theo chiều ngang của ba căn mặt tiền, cũng lợp ngói, cột cũng bằng gỏ mun nhưng nền thì lót gạch miếng màu đỏ da cam (ngày trước thường được gọi là gạch tàu) loại mắc tiền. Căn chái nầy là nơi ăn, ngủ, sinh hoạt thường nhật của mọi người trong gia đình và cũng là nơi để tiếp đón các họ hàng thân thích tới thăm. Nhà cậu Chín kín cổng cao tường, bất cứ ai tới đều phải giựt chuông đứng đợi ngoài cổng để chờ có người ra tiếp đón. Căn cơ cùng nếp sống của gia đình cậu Chín Ngọt có thể được coi như là hình ảnh mẫu mực của giới địa chủ giàu tiền lắm của trong thời Pháp thuộc. Cạnh nhà cậu Chín Ngọt là một khoảng đất trống rồi đến nhà bà Năm Linh với vòng hàng rào bằng những dàn cây bông giấy gai gốc nhọn bén và những cụm hoa màu đỏ nở rộ phủ che lên tới nóc nhà. Người viết ít có dịp vào dòm ngó bên trong căn nhà nầy. Phía sau nhà bà Năm Linh là nhà cậu Tư Dần và dì Hai Của. Hai người nầy là chị em và cũng là em bạn dì của me. Cậu Tư Dần đi làm ở Sài Gòn nhưng chiều nào cũng say mèm khi quay về Thủ Thiêm. Dì Hai Của thì lãng tai cho nên khi nói chuyện với dì thì phải nói thật lớn dì mới hiểu ý để trả lời. Cậu Tư và dì Hai rất nghèo nhưng ăn ở rất hiền lành và được lòng với làng xóm Nơi cư trú của gia đình chúng tôi lúc đó là một căn phố cuối ở xóm trên, gần mé sông Sài Gòn, đối diện chếch xéo với nhà thờ

96


Thủ Thiêm. Phía sau dãy phố nầy là một con đường đất đỏ chạy dài từ đầu cầu Ông Cậy, đánh vòng ngang xưởng tàu CARIC rồi nối đầu với con hương lộ phía trước mặt dãy phố. Phía đối diện với chúng tôi cũng là một dãy phố chạy song song với con hương lộ, và được tiếp nối bởi một kiến trúc 2 tầng dùng làm nhà xứ của linh mục họ đạo Thủ Thiêm. Lui về phía trong là nhà thờ Thủ Thiêm, cột tròn bằng cây gỏ mun đen, nóc lợp ngói đỏ, nền lót gạch tàu. Phần chu vi cung hành lễ được lát gạch bông. Hai bên là hai dãy ghế dài bằng cây có bệ quỳ cho tín đồ. Sát cung hành lễ có trải chiếu lác trên nền gạch cho học trò ngồi, quỳ trong những giờ đọc kinh hay hành lễ. Trước nhà thờ, phía tay mặt là lầu chuông và nhà bếp nấu ăn cho linh mục chính xứ. Sát bên hong nhà thờ, đối diện với cổng vào xưởng CARIC là một con hẻm rộng chạy dài ngang qua khỏi con rạch Ông Cậy và dẫn đến "đất thánh", nơi chôn cất những tín đồ Gia tô ở Thủ Thiêm. (Nhà thờ nầy hiện nay vẫn còn nhưng khu đất thánh hình như đã bị "người đời nay" xâm lấn gần hết để cất nhà ở). Ngày đó, hai bên lề con hương lộ của xóm trên, bắt đầu từ đầu cầu Ông Cậy, chạy ngang qua nhà thờ, lên đến chợ Thủ Thiêm có rất nhiều cầy bàng và cây mù u. Hột trái cây bàng lấy đá đập ra, ruột ăn cũng bùi như ăn hột điều. Hột mù u dầy võ, tròn giống như viên bi, có thể ép lấy dầu để đốt đèn gọi là đèn dầu mù u. Đặc biệt nhất là ngay bên ngoài vòng tường rào nhà xứ đạo có một cây thị to lớn rậm rạp, rễ dài mọc thòng từ các nhánh trên cao rũ xuống chấm sát mặt đất trong giống như một người đàn bà bỏ tóc xỏa đứng chận ngang lối đi của con lộ. Trái thị khi chín võ màu vàng, vị ngọt nhưng mùi thì thum thủm hơi khó ngữi với những người chưa quen ăn. Ở phía sau nhà chúng tôi, là một bãi đất bồi sìn lầy, um tùm cỏ lác và cây bình bát, mọc xen lẫn với những cây bần đước. Một cầu vệ sinh công cộng bằng gỗ 4 chỗ ngồi được dựng lên, chạy từ bờ con lộ đất đỏ ra xa ngoài bờ sông bằng một chiếc cầu ván đóng đinh vá víu tạm bợ. Sát cạnh cầu vệ sinh lộ thiên nầy là bến gỗ của hàng CARIC với những thân cây danh mộc ngâm nửa mình dưới lớp bùn đen xám xịt. Những khi nước ròng xuống thấp, lớp bùn dưới gầm cầu vệ sinh lộ lên tạo thành một

97


vùng tiếp tế cho những con cá thòi lòi tung tăng, trường bò khắp nơi để tìm lương thực. Trái cây bình bát giống như quả mãn cầu xiêm và khi chính thì trở thành màu da cam, bên trong ruột lợ lợ, không chua, không ngọt. Thân cây bần đước dùng làm than nấu ăn rất tốt, gọi là than đước. Quả bần đước da màu xanh hình dạng giống như hai cái dĩa nhỏ úp mặt vào nhau, rất chua cho nên khi ăn thì phải ăn với muối bọt thật mặn. Hảng CARIC chiếm một diện tích bờ sông rộng lớn từ đầu nhà thờ chạy suốt lên đến bến đò trên, sát cạnh chợ Thủ Thiêm. Lúc nầy, phong trào kháng chiến chống Pháp nổi lên khắp nơi. Một đơn vị lính Lê Dương của Pháp được giao cho trấn nhậm vùng Thủ Thiêm. Chỉ huy của đơn vị nầy là một viên đội Pháp, được dân chúng Thủ Thiêm gọi là "ông đội Sáu." Sáu ở đây không phải là cái tên nhưng có thể là cấp bậc của kẻ chỉ huy. Đội Sáu trưng dụng nhà linh mục cai quan họ đạo Thủ Thiêm (thường được các tín đồ Gia Tô gọi là cha chính xứ) để làm tổng hành dinh. Không đầy một tuần lễ sau khi đến trấn nhậm, đội Sáu đã áp dụng cứng rắn lệnh giới nghiêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng và đã đến gỏ cửa nhà ba mẹ để khám xét điều tra. Dù biết rằng trong nhà nầy có ba và chị Ba Thơ làm việc cho người Pháp ở Kho Bạc Sài Gòn, nhưng đội Sáu vẫn lục soát thẳng tay và sau đó thì hăm he dằn mặt để thị uy. Những ngày tháng kế tiếp sau đó là những ngày bố ráp, tìm bắt, bao bố nhìn mặt rồi bắn bỏ, thả trôi sông những người Việt chống Pháp mà không cần có toà án phán xét phân xử. Người Pháp có tiếng là văn minh và tôn trọng luật Pháp, nhưng là chỉ áp dụng cho riêng với kiều dân của họ và những người hợp tác trung thành với họ; đối "Việt Minh" thì cứ a lê hấp bắn bỏ khiến biết bao nhiêu thường dân vô tội bị xử bắn hoặc treo cỗ oan ức vì những tên trùm bao bố che mặt có hận thù cá nhân riêng tư với các nạn nhân. Người viết cho tới nay vẫn còn bị ám ảnh bởi một hành vi thảm sát tập thể người dân vô tội của đám lính đánh thuê lê dương thuộc quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương: hôm đó là chiều cuối tuần, chuyến phà sắt chót trong ngày ở bếnđò tên đưa

98


những người làm thuê làm mướn kể cả những người làm việc nơi các công sở của Pháp ở Sài Gòn vừa mới cặp bến phía chợ Thủ Thiêm sát với hàng CARIC trong khi một ghe đò nhỏ cũng đưa khách về Thủ Thiêm đang chèo chống với sóng nước vừa mới qua được quá nữa sông Sài Gòn. Nước ròng hay nước xuống chảy khá mạnh, mực nước sát bờ sông rút xuống thật thấp khiến cho những thân cây dầu ngâm bùn dùng để đóng tàu của hãng CARIC nằm nhô lên hàng hàng lớp trơ ra như một đoàn cá voi bơi lạc vào bờ bị mắc cạn. Trên những thân cây ngâm bùn đó đứng lố nhố những tay súng lê dương miệng đang hò hét chỉ chõ về phía chiếc đò chèo: họ không cho chiếc đò vào gần bờ Thủ Thiêm vì đã quá giờ giới nghiêm ghe thuyền không còn được phép lai vảng trên sông. Chiếc đò chèo quay đầu ghe trở ra giữa dòng sông thì có tiếng súng đại liên từ một trong các tàu chiến Pháp từ bên bờ sông Sài Gòn bắn ra chận đầu không cho trở qua. Chiếc ghe hoảng hốt quay đầu chèo xấn vào bên bờ sông phía Thủ Thiêm thì lại một tràng đạn trung liên đã bắn xối xả vào chiếc ghe, chiếc ghe quay vòng vòng theo dòng nước chảy nhanh vì không còn người giữ tay lái rồi lật úp: ít nhất có hơn 20 hành khách rớt xuống sông để tiếp tục được nhận lãnh nhửng viên đạn càn quét của đám lính lê dương đứng trên các thân cây ngâm bùn phía sau hãng CARIC. Không biết có bao nhiêu người chết và mất xác trong cuộc thảm sát nầy. (Trích từ Hồi ký: SÀI GÒN, Tuổi Trẻ, Vào Đời, Nhập Trại và Chạy Trốn của tác giả Văn Quân).

*

99


100


101


102


103


Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được người Pháp chính thức thành lập vào năm 1865 là 2 thành phố nhỏ: Sài Gòn chỉ là một khoảnh của quận I (trước 30-04-1975) và Chợ Lớn cũng chỉ bằng một nửa của Quận V (trước 30-04-1975). Hai thành phố nầy lần lần bành trướng rộng thêm ra để rồi nhâp chung thành Région de Saigon-Cholon/ Địa phận Sài GònChợ Lớn. Sài Gòn và Chợ Lớn dưới thời Toán quyền Đông Dưong Paul Doumer từ 1897-1902 gần như không đưọc chú tâm nhiều hơn vì nhân vật nầy đã dồn hết mọi nổ lực và trọng tâm vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng dùng nền tảng cho việc phát triễn thành phố Hà Nội ở Bắc Kỳ mà tiêu biểu là cây cầu mang tên của đương sự bắt ngang qua con sông Hồng. Tháng 09 dl 1898, khởi công xây dựng cầu bắc ngang qua sông Hồng, dài 1,680 mét không kể 2 đoạn đường lên cầu ở 2 bên đầu cầu khoảng 800 mét; cầu gồm có 19 nhịp cầu, đặt trên 20 cột trụ cao 43,5 mét, do hảng thầu DaydéPillé xây dựng và hoàn thành vào tháng 02 dl 1902, đặt tên là cầu Paul Doumer. Ghi chú thêm : chính Toàn-quyền Đông-Dương P.Doumer đặt viên đá đầu tiên vào vào mùa khô tháng 09 dl 1898 để khởi sự công trình xây cất chiếc cầu bắc ngang qua sông Hồng ở Hà-Nội và cũng chính đích thân đương sự cắt băng khánh thành với tổn phí là 6 triệu đồng quan Pháp và có tên là cầu Paul Doumer. Chiều dài chính thức của cầu nầy là 1,680 mét, gồm có 19 nhịp cầu bằng thép cứng nối đầu với nhau. Hai chục cột móng điểm tựa xây bằng đá trộn xi-măng, vôi, cốt sắt phải được cắm sâu xuống đáy sông 30 mét tính từ mực nước thấp nhất của sông Hồng và lú cao lên khỏi mực nước thấp nhất nầy 13 mét 50 tức là chiều cao tổng cộng của mỗi cột cầu là 43 mét 50. Những sườn nóc nhịp cầu chính đủ cao để cho các toa xe lửa đi qua. Ở giữa là đường sắt xe lửa hai bên là 2 đường bộ song hành. Ở bờ hữu ngạn sông Hồng thuộc lãnh vực của thành phố Hà-Nội, chiếc cầu được nối dài thêm bằng một nhịp cầu xây bằng gạch dài 800 mét dùng làm đường dẫn lên cầu sắt tức chiều dài chung cho chiếc cầu Doumer là 2,500 mét.

104


Toàn quyền P.Doumer đã viết công trình xây dựng chiếc cầu nầy như sau : "…..C'est un des grands ponds du monde, et le travail le plus considérable et le plus remarquable qui est été exécuté jusqu'ici en Extrême-Orient. Il est l'œuvre des ingénieurs, des contre-maîtres et chefs ouvriers français et de la main d'œuvre annamite. Il fait honneur de celle-ci comme ceux-là. C'est, en effet, avec des ouvriers asiatiques, annamites secondés par quelques Chinois, que toute la maçonnerie du pont a été faite et que le pont d'acier lui-même a été monté. La partie de l'ouvrage dont la construction devait présenter des difficultés considérables, inouïes dans un pays comme le Tonkin, au rude climat, aux violentes perturbations atmosphériques, était constituée par l'ensemble des appuis de pierre, culées de rive et piles jalonnant le fleuve, dont les fondations, faites à l'air comprimé, étaient portées à une profondeur moyenne de 32 mètres à partir du niveau de l'eau en saison sèche. Quand je posait la première pierre du pont d' Hanoï, au mois de Septembre 1898, la culée de la rive gauche, dont cette pierre faisait partie, s'alignait avec une série de longues perches surmontées de drapeaux marquant la place où s'élèveraient les piles. Parmis les Français assistant à la cérémonie, depuis Général Bichot, commandant de l'escadre, jusqu'au simple soldat, depuis l'Ingénieur en chef des ponts et chaussées jusqu'au surveillant des travaux, beaucoup étaient sceptiques et ne croyer pas ce colossal travail exécutable. Quant aux indigènes informés de notre projet, ils le considéraient comme un acte d'aberration. -Jeter un pont sur le Fleuve Rouge? Quelle follie ! Autant dire que nous voulions entasser les montagnes les unes sur les autres pour escalader le ciel. Un fleuve large comme un bras de mer, profond de plus de vingt mètres, dont les eaux s'élèvent de huit mètres encore dans la saison des pluies, dont le lit est mouvant, comblé, affouillé là, -- un tel fleuvene peut être dompté, asservi, dominé par un pont le perforant, allant chercher ses appuis au fond de son ondes puissance, irrésistibles. Les mandarins aux idées les plus larges, à l'esprit le plus ouvert, doutaient que nous ayons pris une résolution aussi téméraire. - C'est un câble que vous allez mettre, d'une rive à l'autre, pour guider les bateaux? Nous disaient-ils.

105


- Mais non, c'est un pont de pierre et de fer que nous construirons sur le fleuve. - Le fleuve est bien trop large pour qu'un pont puisse tenir. - Nous l'appuierons sur des piles de maçonnerie. - Le fleuve est beaucoup trop profond pour y mettre de piles. - Il nous est possible de bâtir à de grandes profondeures. - Vous allez réellement faire une pareille tentative? Vous ne craignez pas le mauvais effet que l'échec en produira sur la population? interrogeaient-ils anxieux. Nous les rassurions; nous leur promettions le succès, invoquant la puissance de nos moyens d'action. - C'est impossible ! s'écriaient-ils tout haut, ajoutant tout bas que c'était pure démence. La vue seule des piles sortant de l'eau dans les mois suivants, du montage des travées d' acier qui commençait, pour les convaincre. - Cela est prodigieux, disaient-ils : les Français font tout ce qu'ils veulent. Le mot allait se répétant dans la population. Décidément les Français étaien plus forts, plus savant qu'on aurait pu le croire. On connaissait depuis longtemps ce qu'ils valaient dans la guerre; on ne voyait qu'ils n'étaient pas inférieurs dans les œuvres de paix. Ils s'étaient montrés puissants pour détruire; on les trouvait puissants aussi quant il s'agissait de construire, de travailler au bien du peuple qu'ils avaient vaincu. Et l'on interrogeait avec une curiosité jamais assouvie les ovriers de l'entreprise qui exécutaient la belle maçonnerie des piles, sous la direction des contremaîtres français.Ils travaillent d'abord à l'air libre, dans la caisson de fer qui s'en allait comme un bateau prendre sa place et s'enfonçait au fur et à mesure que la maçonnerie l'emplissait; puis à l'air comprimé, dans la chambre ménagée sous la maçonnerie où creusait la terre au fond du fleuve pour faire enfoncer progressivement le caisson et la pile de pierre qui s'élevait dans ses flancs. Et la chambre de travail descendait chaque jour d'avantage ! Elle était vingt mètres sous l'eau avec une pression de l'air égale à deux atmosphères, puis à vingt cinq mètres, à trente, avec l'énorme pression de trois atmosphères, enfin à trente et un, trente-deux, quelque-fois trentetrois mètres, où le travail devenait horriblement pénible. Les travaillant petits ouvriers annamites vivaient à ces profondeurs, sans crainte, sans protestation. Ils en étaient fiers et, autour d'eux, on les admirait, en même temps qu'on enviait leurs gros salaires.

106


L'entreprise était, du reste, admirablement bien organisée et conduite. Elle savait soigner son personnel et se l'attacher. Les ouvriers qui venaient de travailler quatre heures dan l'air comprimé et qui remontai lentement à l'air libre, laissant la place à une autre équipe, étaient aussitôt conduit dans une cabane où on leur faisait boir un cordial, où on les massait, et un médecin les visitait quant il y avait lieu. Ce traitement paternel faisait plus qu'on ne le peut imaginer pour le bon renom des chantiers de l'entreprise; les offres de main-d'œuvre y affluaient. La construction du pont d' Hanoï fut exécuter avec une puissnace de moyens, un continuité d'efforts vraiment remarquables. Au fur et à mesure que des groupes de piles s'achevaient, le poutres d'acier arrivaient de France, et le montage commençait aussitôt. On voyait le pont s'avancer peu à peu sur le fleuve. C'étaient encore les indigènes qui assemblaient les pièces métalliques, qui manœuvraient les puissants appareils de levage, qui posaient les rivets . Au début les riveurs avaient été recrutés en grand nombre parmis les Chinois, qui étaient plus forts que les Annamites; mais progressivement ceux-ci évincèrent ceux-là. S'ils avaient moins de force, ils étaient tellement actifs et habiles qu'ils produisaient plus de travail; les ingénieurs leur donnèrent la préférence. Trois années après le commencement des travaux, le pont géant était aché. Vu de près, sa charpente de fer était formidable. La longueur en paraissait indéfinie. Mais quand, du fleuve, on contemplait le pont dans son ensemble, ce n'était plus qu'un treillis léger, une dentelle qui se projettait sur le ciel. Cette dentelle d'acier nous coûtait la bagatelle de 6 millions de francs. L'établissement du pont d' Hanoï, auquel on a bien voulu donner mon nom, a frappé de façon décisive l'imagination des ibdigènes. Les procédés ingénieurs et savants qui ont été employés et le résultat obtenu leur ont donné conscience de la force bienfaisante de la civilisation française.Notre génie scientifique, notre puissance industrielle ont conquis moralement une population que les armes nous avaient soumis. J'ai inauguré le pont d' Hanoï, le pont Doumer puisque tel est son nom, au mois de Février 1902, en meme tepms que le premier fronçon du réseau de chemin de fer indo-chinois. La ligne d' Haïphong à Hanoï, qui relie la capitale à la mer, a pu être exploité dès cette époque. Le premier train de cette ligne a circulé dans la ville, sur le pont et sur la voie ferrée de cent kilomètres,

107


pour ouvrir officiellement la ligne et m'emporter vers la France où je rentrais, ma mission en Indochine terminée. J'eus le plaisir de voir transformer, métamorphosé en un pays pacifié et riche, où reignait la confiance, le Tonkin pauvre, grelottant et craintif que j'avais trouvés cinq ans plus tôt. La ville d' Hanoï avait bénéficié des progrès accomplis plus encoer que le reste du pays. Elle était devenue une grande et belle capitale, où des monuments s'élevaient, où les maisons européens avaient surgi et surgissaient chaque jour de terre, poussaient sur le sol en quelque sorte avec une extraordinaire fécondité. Les Annamites eux-mêmes semblaient s'être piqués au jeu, et les maisons en briques qu'ils construisaient étaient très nombreuses. Pendant le temps qui s'écoula de 1898 à 1902, tout le Tonkin, et Hanoï en particulier, était beau d'activité ardente, inlassable. L'augmentation du nombre des habitants de la ville fut considérable. Il était d'une trentaine de mille en 1897; on l'évaluait à plus de cent vingt mille en 1902. Le nombre de colons français résidant à Hanoï s'était accru dans une proportion au mois égale à celle de l'accroissement total de la population. (P.Doumer; sđd; trang 310-314) "…Đây là một trong những chiếc cầu lớn của thế giới, là công trình đáng kể và phi thường được thực hiện lần này tại ViễnĐông. Đó là tác phẩm của các kỷ-sư, đốc-công, thợ-cả người Pháp và tay nghề của người An-nam. Nó tạo danh dự cho tất cả người nầy kẻ nọ. Thật vậy, chính là với những người thợ á-châu, người An-nam với một vài người phụ thợ người Hoa mà tất cả công việc làm hồ xây gạch cho chiếc cầu đả được tiến hành và chiếc cầu sắt đã được đặt lên. Dưới sự khắc nghiệt của thời tiết, dưới sự bất ổn nặng nề của áp lực không khí, chưa từng có trong một xứ như Bắc-kỳ, phần khó khăn lớn mà công trình gặp phải bao gồm trong việc xây dựng các bệ đá nâng cầu, các thành đá xây ở hai đầu cầu và các cột trụ cắm xuống lòng sông cùng với nền móng được thực hiện bằng phương pháp khí nén xuống tới một độ sâu trung bình là 32 mét tính từ mực nước thấp nhứt trong mùa nước cạn khô. Khi bản chức đặt khối đá đầu tiên khởi công xây dựng cầu Hà-Nội vào tháng 09 năm 1898 từ nơi thành đấu đầu cầu ở bờ sông bên phía trái, cả một hàng dài cáng treo cờ cắm dọc suốt lòng sông để đánh dấu các vị trí sẽ xây dựng các cột trụ của chiếc cầu. Trong số những người Pháp tham dự buổi lễ, từ viên

108


tướng Bichot, tư lệnh quân đội cho đến các hàng binh sĩ, từ viên kỹ-sư cầu cống cho đến các cai phu nhân công, nhiều người hoài nghi nghĩ rằng công trình vĩ đại nầy không thể nào thực hiện được. Riêng với những người bản xứ khi được cáo thị về công trình xây dựng của chúng tôi, họ cho rằng đây là một hành động sai lầm.-- Bắc một chiếc cầu ngang qua sông Hồng? Thật là điên khùng! Không khác gì đội đá vá trời. Một con sông rộng lớn như cánh tay của biển cả, sâu hơn 20 mét và mực nước dâng cao thêm 8 mét nữa vào những mùa mưa khiến nền đáy sông xê dịch, co cụm thành gò đống, cuốn lôi đến đàng kia -- một con sông như vậy mà lại có thể làm cho thuần phục, lệ thuộc, đè nén bằng một chiếc cầu xuyên ngang qua với những nền móng chìm sâu dưới các đợt sóng nước cuồng bạo, nếu tất cả đều làm được như thế thì không ai có thể nào cầm lòng được. Những viên quan lại của triều đình có tầm mắt phóng khoáng và ý thức sâu rộng nhứt cũng hoài nghi rằng người Pháp chúng ta đã chọn lấy một giải pháp khinh xuất hấp tắp. -- Họ nói : có phải các ông căn dài một sợi dây thừng to bằng sắt từ bờ sông nầy sang bờ sông kia để hướng dẫn tàu bè trên sông? -- Đâu phải như vậy, đây là một chiếc cầu xây bằng đá và sắt thép mà chúng tôi sẽ xây dựng trên con sông. -- Con sông rộng lớn quá, không có cầu nào chịu nỗi. -- Chúng tôi sẻ đặt chiếc cầu nằm tựa trên những cột bằng đá xây. -- Đáy sông quá sâu, không cách nào đặt được các cột cầu. -- Chúng tôi có thể thực hiện được việc xây cất ở các chỗ thật sâu phía dưới. -- Họ lo lắng hỏi: Các ông thực sự muốn thực hiện chuyện phiêu lưu kiểu đó sao? Có phải các ông không e dè hậu quả xấu đối với dân tình gây ra từ sự thất bại? Chúng tôi đã đoan chắc với họ, hứa với họ là sẽ thành công bằng cách trưng dẫn cho họ thấy sức mạnh của những phương tiện dùng để thực hiện công trình. -- Không thể nào làm được ! Họ nói to lên như thế rồi lại hạ thắp giọng cho rằng đây là một sự rồ dại mất trí. Chỉ cần nhìn thấy những cột trụ cầu lú lên khỏi mặt nước trong những tháng kế tiếp và những nhịp cầu thép được cắt đặt lên trên các cột trụ cũng đủ khiến cho họ phải tin. -- Đây là một điều phi thường, họ nói, Người Pháp làm bất cứ điều gì họ muốn. Câu nói rồi sẽ được nói đi nói lại trong dân gian. Nhất định là người Pháp mạnh hơn, thông minh hơn là như người ta đã có thể

109


nghĩ. Người ta đã biết từ lâu rồi giá trị của người Pháp như thế nào trong chiến tranh; người ta cũng thấy người Pháp không kém sút giá trị trong các công trình hoà bình. Họ đả tỏ ra hùng mạnh để tiêu diệt; người ta cũng lại thấy họ hùng mạnh như thế về mặt xây dựng, kiến tạo phúc lợi cho người dân mà họ đã chiến thắng. Và với một sự tò mò không bao giờ được thoả mãn, người ta đã đi cật vấn các người thợ nơi công trường đang ra công xây dựng các cột trụ đá đẹp mắt, dưới quyền điều khiển của các cai thợ người Pháp. Thoạt khởi đầu những người thợ đứng làm việc với bầu không khí hít thở tự do bình thường trong một lòng khuôn bằng sắt nổi trên mặt nước và càng lúc càng hạ sâu xuống lòng nước khi hồ bê-tông xi-măng trộn lẫn với vôi và đá liên tục đổ đầy vào lòng khuôn sắt; kế đến là phải dùng khí lực nén điều khiển từ một phòng làm việc ở dưới độ sâu sâu hơn lòng khuôn sắt để đào đất dưới đáy sông giúp cho khuôn sắt và cột bê-tông càng lúc càng cắm sâu hơn xuống lòng đất phía dưới đáy sông. Và phòng làm việc dưới đáy sông từng ngày lại từng ngày phải xuống sâu hơn. Dưới độ sâu 20 mét, áp suất nén ép trong phòng làm việc là 2 at-môt-phe (atmosphères); ở độ sâu 25 mét, 30 mét dưới nước thì áp suất nặng nề lên đến 3 at-môt-phe, rồi 31 mét, 32 mét và có khi 33 mét thì công tác trở thành cực kỳ khó khăn, đáng sợ. Những người thợ An-nam với dạng người bé nhỏ đang thi hành công tác trong tình trạng sống còn như thế nhưng họ lại không hãi sợ, không kêu ca. Họ hãnh diện về việc làm của họ và mọi người chung quanh ngưỡng mộ họ nhưng đồng thời cũng ganh tị với họ vì đồng lương trọng hậu mà họ được trả. Mặt khác, Công trường xây dựng đã được tổ chức và điều khiển rất chu đáo. Họ biết chăm sóc và sát cánh với nhân công làm việc của họ. Sau mỗi 4 giờ làm việc trong phòng khí lục nén, những công nhân hết phiên sẽ được từ từ đưa lên khỏi mặt nước để được hít thở tự do ngoài trời, giao phòng làm việc cho một toán nhân công khác và ngay sau đó họ được đưa tới một căn lều giải lao lấy lại sức, được xoa bóp và có bác sĩ chăm sóc khi cần. Sự chăm sóc nầy giống như cha mẹ chăm sóc cho con cái khiến thanh danh của công trường xây dựng được tiếng tốt đồn vang không thể nào ngờ; có sự đóng góp của những người công nhân khéo tay đổ tuôn vào thanh danh tốt đẹp đó. Việc xây dựng chiếc cầu Hà-Nội đã được thi hành bằng sứ mạnh của những phương tiện, bằng sự liên tục của những cố gắng thật đáng kể. Mỗi khi một nhóm cột trụ cầu đã được thực hiện xong xuôi tới đâu thì các sườn nhịp cầu bằng thép từ nước Pháp chở sang được đặt lên tới đó. Người ta nhìn thấy chiếc cầu

110


từ từ cứ nối dài thêm ra trên con sông. Cũng lại là những người bản xứ lắp ráp các linh kiện kim khí và điều khiển các loại cần trục hạng nặng để câu và đặt sườn cầu lên các gù chốt ri-vê trên đầu chóp cột trụ. Từ lúc khởi đầu, các thợ đóng chốt ri-vê đa số được tuyển chọn là người Hoa vì sức lực của họ khoẻ mạnh hơn người An-Nam; nhưng lần lần rồi thì người thợ An-Nam lại lấn lướt hơn người Hoa. Lực lượng thợ làm việc dù có giảm bớt nhưng lại xong xáo, khéo léo hơn, và năng xuất làm việc gia tăng; những kỹ sư ở hiện trường thích chuộng làm việc chung với họ hơn. Ba năm sau ngày khởi công xây cất, chiếc cầu đồ sộ đã được hoàn thành.. Nhìn gần, sườn cầu sắt trông thật là tuyệt hảo. Chiều dài của nó có vẻ như vô tận. Tuy nhiên, từ dưới sông nhìn lên một cánh tổng quát thì nó giống như một khung rèm mắt cáo mảnhkhảnh hoặc như là một dải dài ren đăng-ten treo lưng chừng trên bầu trời. Dải ren dài đăng-ten nầy chúng ta chỉ hao tốn một số tiền không thấm thía vào đâu là 6 triệu đồng francs. Việc kiến tạo chiếc cầu Hà-Nội, chiếc cầu mà người ta đã một mực muốn lấy tên tôi khoác lên cho nó, đã có tác động mạnh vào tâm tưởng của người dân bản xứ. Tiến trình xây dựng sáng tạo và bác học đã được đem ra ứng dụng cũng như thành quả đạt được đã trao cho họ lòng tận tụy từ lực lượng xây dựng phúc lợi của nền văn minh Pháp quốc. Với sự sáng tạo khoa học, với sức mạnh kỹ nghệ, chúng ta đã chinh phục được lòng người dân mà súng đạn của chúng ta đã bắt buộc họ phải chịu hàng phục. Bản chức khánh thành cầu Hà-Nội, được đặt tên là cầu Doumer vào tháng 02 năm 1902, cùng một thời điểm cử hành lễ xuất phát trục lộ đường sắt Đông-Dương. Trục giao thông đường sắt từ Hải-Phòng đi Hà-Nội, nối liền thủ đô với biển đã có thể được khai thác kể từ lúc nầy. Chuyến tàu hoả đầu tiên chạy ngang qua thành phố, xuyên qua cầu và trên một đường sắt dài 100 cây số để chính thức khánh thành trục giao thông nầy đồng thời chuyên chở bản chức như là chặn khởi đầu ngày bản chức lên đường trở về Pháp quốc, chấm dứt nhiệm kỳ công tác của bản chức ở Đông-Dương. Bản chức hân hoan nhìn thấy sự thay đổi, biến hình trong một đất nước an lạc và sung túc với đầy niềm tin, so với một xứ Bắc-Kỳ nghèo khổ, run rẩy và lo sợ mà bản chức đã nhìn thấy 5 năm trước đây. Thành phố Hà-Nội đã được thụ hưởng lợi ích từ những tiến bộ đã được hoàn thành nhiều hơn tất cả những vùng lãnh thổ khác của xứ sở. Nó trở thành một thủ đô lớn và xinh đẹp với nhiều đền đài, dinh thự kiểu Âu-châu từng ngày mọc lên trên

111


khắp các vùng đất vô cùng phong phú. Kể cả những người dân An-Nam cũng có dấu hiệu đổ xô vào để tham gia cuộc thay đổi, và họ xây cất rất nhiều nhà bằng gạch. Trong suốt khoảng thời gian 1898-1902, toàn xứ Bắc-Kỳ, và đặc biệt là Hà-Nội, đã sinh hoạt thật rầm rộ và không ngơi nghỉ. Mật độ dân số trong thành phố gia tăng một cách đáng kể, vào khoảng 30,000 vào năm 1897; người ta đã ước lượng vào khoảng 120,000 vào năm 1902. Số cơ sở làm ăn của người Pháp ở Hà-Nội có tỷ lệ gia tăng cho đến tháng nầy cũng ngang bằng với tỷ lệ gia tăng của tổng cộng thành phần dân số. (P.Doumer; L’ Indo-Chine française /Souvenirs; Paris 1905 trang 310-314). [Trích từ sách VSTKCG & KL của Nguyễn Công Tánh ; Quyển VIII ; trang 2720 đến 2729 ; xuất bản Úc Châu ; 2007].

Cầu Paul Doumer (P.Doumer; sđd; trang 312)

Cùng trong một thời gian, P.Doumer cho xây dựng chiếc cầu bắt ngang sông Hương ở Huế. Đương sự cùng với vua Thành-Thái đã cắt băng khánh thành vào năm 1900, đặt tên là cầu Thành-Thái (cầu Trường-Tiền) và ở Sài-Gòn, cầu Bình-Lợi gồm có 6 nhịp, trong đó có một nhịp dài 40 mét có thể chuyển dịch quay tròn để mở lối cho tàu thuyền lớn qua lại, cũng được hoàn tất vào tháng 02 dl 1902. Ngày 20 tháng 12 dl 1899, Paul Doumer ra nghị-định đổi gọi các quận hành chánh (Arrondissements administratifs) ở Nam-Kỳ thuộc Pháp thành các tỉnh và phân chia thành 3 miền, tất cả gồm 20 tỉnh: miền 1- Gồm có các tỉnh Bà-Rịa, Biên-Hoà, Tây-Ninh, Thủ-Dầu-Một; miền 2- Gồm các tỉnh 112


Bến-Tre, Chợ-Lớn, Gia-Định, Gò-Công, Mỹ-Tho, SaĐéc,Tân-An, Trà-Vinh, Vĩnh-Long; miền 3- Gồm có BạcLiêu, Cần-Thơ, Châu-Đốc, Hà-Tiên, Long-Xuyên, Rạch-Giá, Sóc-Trăng.

* TÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN VÀO THỜI TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG PAUL DOUMER 1897-1902 (P.Doumer; sđd; trang 68)

113


114


Bản đồ Sài Gòn năm 1928

Từ năm 1878 đến 1910, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã có rất nhiều tên đường mới hoặc đổi tên mới chẳng hạn như các con đường mới Bangkok (Mạc Đỉnh Chi), Marchaise (Ký Con), Impériale (Hai Bà Trưng), Baria rồi Legrand de la Liraye (Phan Thanh Giản), Paracels 115


(Alexandre de Rhodes), Amiral Roze (Trương Công Định), Jardin (Đoàn Thị Điểm), Jean Eudel (Nguyễn Cư Trinh rồi Trịnh Minh Thế), Église đổi thành Ormay (Nguyễn Văn Thinh) ; đường Rue des Deux Cimetières đổi gọi là Mayer (Hiền Vương), đường số 36 trở thành đường Lesèble (Lý văn Phức) ; đường số 42 trở thành đường Frostin (Bà Lê Chân) ; Quai de Donnai, lần lược đổi tên thành Quai Napoléon, Quai du Commerce, Quai Francis Garnier (1896) (Bến Bạch và Cường Để) ; đường số 47 đổi thành đường Martin Pallières (Nguyễn Văn Giai) ; đường số 12 thành ra đường Thủ Dầu một rồi Cornulier Lucinière (Thi Sách). Năm 1916 bắt đần tân trang, trải đá ong đường Galliénie (Trần Hưng Đạo). Bản đồ thành phố Sài Gòn năm 1928 có thể tạm xem như là bản đồ mới nhất với tên những con đường hầu hết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên ban đồ chỉ cho bết tên của những con đường thành phố Sài Gòn mà thôi, không, không cho thấy được phạm vi ranh giới của mỗi quận trong tỉnh Sài Gòn mà cũng nới rộng ra tớii phạm vi Chợ Lớn và các vùng lân cận như Gia Định, Tân Bình, Thị Nghè . . . * Một Bản đồ của sách J Aspar tọa lạc trên đưởng Catinat tập sách hướng dẫn thực hành những thông tin và địa chỉ đường phố Sài Gòn Guide, Renseignementa et Adressess cùng với một bản liệt kê rõ ràng tên những con đường vào thời kỳ Pháp thuộc trong những năm của thập niên 1930. Bản đồ nầy rất tốt và đầy đủ chi tiết về tên và vị trí những con đường nhưng chỉ có 3 quận 1, 2, và 3. Trên những con đườngco1 hướnh chạy song song với sông Sài Gòn (chẳng như đường d’Espagner), thứ tự đánh số nhà được hầu như là suôi theo hướng thủy triều lên xuống của con sông nầy theo theo một thứ tự tăng tiến 1, 2, 3, …theo hướng thủy triều xuống. Đối với những con đường thẳng góc (chẳng hạn như đường Catinat) thì coi như chúng khởi đầu từ bờ sông 116


Sài Gòn,chonên các số nhà bên phải là số chẳng và bên tái là số lẽ. Chỉ có một số ít thật hiếm hoi những tên đường bằng tiếng Viêt Nam như: Cần Giuộc, Đỗ Hữu Vị, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Tấn Nghiệm, Phủ Thạnh, Phủ Kiệt, Trương Minh Ký.

Guide pratique, renseignements et adresses. Saïgon, J. Aspar (24 rue Catinat Saïgon), 1934. (http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5839002c.r=Cartes+et+Plan+de+la+ville+de+Sa%C3%AFgon.langEN)

117


118


119


120


121


122


Từ năm 1931 đến 1944, có nhiều đường mới hình thành được đặt tên hay hay tên đường cũ đổi tên trong số đó có tên đường Léon Combes (Sương Nguyệt Ánh), Frères Louis (Võ Tánh), Viénot (Phan Bội Châu), Larclause đổi thành Verdun (Trần Cao Vân), Général Huntziger đổi thành 11è Ric (Nguyễn Hoàng), đường số 10 đổi gọi là Ballande (Nguyễn Khắc Nhu), Lacaut đổi gọi là Trương Minh Ký (Trương Minh Ký). Từ hai bản đồ thành phố Chợ Lớn 1931 và 1944 sau đây, chúng ta có thể tham khảo để biết được một số khá nhiều tên những con đường « tiếng Tây » của vùng nầy. Các con đường « tiếng Việt » thật là hiếm hoi vào các thời điểm nầy.

Bản đồ tên đường CHỢ LỚN 1931

123


Bản đồ tên đường CHỢ LỚN 1944

Bản đồ khu vực Chợ Lớn vào năm 1944 cho thấy vị trí của Chùa Cây Mai nằm trên gốc đường Alexandre de Rhodes (trước 30-04-1975 là đường Lục Tỉnh) + đường Quai de Ceiture (trước 30-04-1975 là đường Dương Công Trừng) 124


tức nơi tọa độ L.5, bao vòng bởi một con kinh khá rộng ăn thông với con kinh Ceinture và đối diện với đường Danel (L.6) (trước 30-04-1975 là đường Phạm Đình Hồ). Sau ngày 30-04-1975, đường Lục Tỉnh trở thành đoạn cuối của đường Hùng Vuơng hiện nay và theo sách vở trong nước bây giờ thì vị trí Chùa Cây Mai ngày xưa tọa lạc trên khoảng đất rộng mang số 26 của con đường Hùng Vương. Ngày trước, trên đường Lục Tỉnh, ở về hướng đi về các tỉnh miền Tây, có một doanh trại quân sự của Việt Nam Cộng Hoà gọi là trại Cây Mai dùng để giam giữ các sĩ quan vi phạm nặng kỹ luật quân đội và cũng là doanh trại huấn luyện của một tổ chức binh chủng đặc biệt của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trên các bản đồ du lịch hiện hành ở Việt Nam, vị trí Chùa Cây Mai đã bị dời đổi tùy tiện và gọi tên bừa bãi không theo sách vỡ nào cả, gây khó khăn cho người đọc bản đồ. *

Bản đồ Sài Gòn –Chợ Lớn 1951-1956 Trước khi thực dân Pháp rút lui khỏi Việt Nam Có thể nói là một tấm bản đồ vùng Đô Thành SÀI GÒN (Sài Gòn-Chợ Lớn) đầy đủ và tốt nhất trong thời cuối cùng của Thực Dân Pháp ở Nam Kỳ (Cochinchine) do nhà in J. Aspar phát hành. Mặc dù bản đồ không đề năm tháng phát hành nhưng nếu truy cứu nghiêm chỉnh bảng tên chỉ dẫn vị trí tên đường trên bản đồ thì cũng có thể suy định được một cách khá chính xác năm ấn hành của nó. Trước năm 1951, trên các bản đồ vùng Sài Gòn chưa hề có tên đường Thái Lập Thành và Général Chanson. Thái Lập Thành (1899-1951) là một nhân vật trí thức, chính khách Việt Nam, từng là một viên chức trong chính quyền thuộc địa, hàm Đốc phủ sứ sau đó là Thủ Hiến Nam Phần kiêm Đô trưởng Sài Gòn sau khi Quốc gia Việt Nam được thành lập.

125


Ngày 31/07/1951 Thái Lập Thành bị tử thương trong vụ nổ bom tự sát của một đội viên cảm tử của Việt Minh nhằm giết chết tướng Pháp Charles Marie Chanson. Từ đó có thể xác định rằng bản đồ nầy được phát hành từ sau ngày 31/07/1951 và do đó có thể gọi đây là: Bản đồ Sài Gòn –Chợ Lớn 1951-1956 trước khi thực dân Pháp rút lui khỏi Việt Nam.

126


Bản Đồ của nhà in J. Aspar Sài gòn (J. Aspar Imprimerie-Saigon) Bản Đồ Đô Thành SAIGON-CHOLON 1951-1956 Truớc ngày thực dân Pháp rút lui khỏi miền Nam Việt Nam (26/04/1956)

127


TƯỚNG **

Từ năm 1952 Địa Phận Sài Gòn-Chợ Lớn được gọi là Thủ Đô Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1954 gọi là Đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn, năm 1955 gọi chung là Đô Thành Sài Gòn và lãnh vực của Thành phố bao gồm một phần tỉnh Chợ Lớn và tỉnh Gia Định ngày trước và tỉnh Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Giai đoạn từ năm 1955-1975, lãnh vực thành phố ở khắp các tỉnh thành kể cả thành phố Sài Gòn thay đổi khá nhiều. Những tỉnh có liên quan với Đô Thành Sài Gòn có những thay đổi như sau: - Bà Rịa và Vũng Tàu nhập chung để trở thành tỉnh Phước Tuy từ 22-10-1956. - Tân An và Chợ Lớn hợp chung để trở thành tỉnh Long An. - Quận Bình Chánh trước thuộc tỉnh Chợ Lớn nay sáp nhập vào tỉnh Gia Định. - Tỉnh Thủ Dầu Một tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Long. Quận Củ Chi trước thuộc Gia Định nay thuộc tỉnh Bình Dương và Dĩ An của Gia Định nay thuộc tỉnh Biên Hòa. - Ngày 27-03-1959 Đô Thành Sài Gòn được chia thành 8 quận rồi chia mỗi quận thành nhiều phường. Mỗi quận có một quận trưởng; mỗi phường có một phường trưởng. - Ngày 17-01-1967, thành lập quận 9 của Đô Thành Sài Gòn trên xã Anh Khánh cũ (Thủ Thiêm) của quận Thủ Đức tỉnh Gia Định. - Ngày 01-07-1969, lập thêm quận 10 và quận 11 bằng cách cắt đất từ các quận 3, quận 5 và quận 6. Vào thời điểm năm 1972, lãnh vực Đô Thành Sài Gòn bao gồm: - Thành phố Sài Gòn với 11 quận, 57 phường, rộng 70 2 km . (sau khi thành lập thêm quận 9 ở Thủ Thiêm) 128


- với 8 quận, 74 xã, rộng 1,499 km2 của tỉnh Gia Định - với 1 quận, 6 xã, rộng 206.8 km2 của tỉnh Hậu Nghĩa - với 1 quận, 8 xã, rộng 237 km2 của tỉnh Bình Dương - với 1/17 quận, 1 phường, rộng 36.3 km2 của tỉnh Long An. Tức là gồm có tất cả hơn 11 quận, 57 phường nội thành và 89 xã ngoại thành. Tổng cộng một lãnh vực là 2,049.1 km2. Ngoài những thay đổi về lãnh vực của Thành phố Sài Gòn còn có những thay đổi về tên gọi các các đường phố: - Dưới thời quốc trưởng Bảo Đại chấp chính từ năm 1950 đến 1954, chỉ có một vài con đường được đổi tên chẳng hạn như đường Lagrandière đổi thành đường Gia Long (kể từ 30-04-1950 đến 30-04-1975); Route Nord du camp de Course đổi gọi là Lữ Gia (Lữ Gia) ; Yokohama đổi gọi Đỗ Thành Nhân (Đỗ Thành Nhân). - Sau ngày Hiệp Định Geneva chia đôi đất nước Việt Nam năm 1954, những đồng bào từ miền Bắc di cư vào miền Nam đa số là tín đồ Gia tô giáo và họ được chính quyền miền Nam Việt Nam lúc đó đưa đi đi.nh cư nơi các vùng ao tù nước đọng ở ngoại vi thành phố Sài Gòn như Chí Hòa, Bảy Hiền, Ông Tạ, Bà Quẹo, Tân Phú, Xóm Mới Gò Vấp, Hố Nai, Gia Kiệm, Xuân Lộc ….Họ lập nghiệp một cách châm phương, cần cù, chịu đựng, để tạo dựng cơ ngơi đồng thời cũng mở ra những con đường mới nơi vùng họ định cư và tự đông đặt tên cho những con đường đó ngay cả dùng các địa danh cũ ở ngoài Bắc và tên các vị thánh Gia Tô để đặt tên cho các con đường mới do họ xây đắp. Cùng trong giai đoạn nầy các con đường thuộc tỉnh Gia Định ở các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Thị Nghè đều được chính quyền sở tại thay thế tên tiếng Pháp sang tiếng Việt. - Kể từ cuối năm 1954 đến năm 1963, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo, tất cả 129


những con đường có tên gọi bằng “tiếng Tây” đều được thay thế bằng tên của những nhân vật trong lịch sử Việt Nam có công trạng dựng nuớc và giữ nước, chỉ giữ lại tên 4 nhân vật Pháp có công với người dân Việt Nam về mặt nhân đạo, y tế hoặc có liên hệ đến văn hoá: Pasteur, Calmette, Yersin và Alexandre de Rhodes. Có một điểm rất đáng được lưu ý là mặc dù Ông Diệm loại trừ ảnh hưởng của quốc trưởng Bảo Đại ra khỏi chính trường miền Nam Việt Nam nhưng tên đường Gia Long vẫn được lưu giữ lại mặc dù vua Gia Long là tổ tiên của vua Bảo Đại. Trường hợp nầy xảy ra ngược lại sau ngày 30-04-1975. - Năm 1969 thành lập 2 quận mới là quận 10 và quận 11 như đã đề cập ở trên một số con đường mới xuất hiện ở khu cư xá Chánh Hưng, ở quận 8, khu cư xá Bắc Hải quận 10, khu cư xá Phú Thọ Hòa của quận Tân Bình, và một số đường mới ở quận 11 và quận 6 trong vùng Chợ Lớn. Năm 1972, đặt tên cho những con đường mới mở ở quận 8, quận 11, và quận 6. Việc thay đổi và đặt tên đường trong thời điểm 19551972 đã được thực hiện theo những quy cách hợp lý như sau: - Chọn những nhân vật có tên tuổi trong lịch sử đã được sách báo, tài liệu bút mực nói tới và ghi ra. Mặc dù một số tên nhân vật lịch sử có quá trình hợp tác trung thành với quân xâm lược Pháp nhưng chỉ là một số ít nhưng không thể vì thế mà bao gồm tất cả những nhân vật lịch sử có dính líu đến người Pháp đều là những hạng người xấu. - Đặt tên đường theo từng nhóm nhân vật có ngành nghề, chức phận hoặc có tiếng tâm trong cùng một lãnh vực văn hóa, chính trị hay quân sự. Thí dụ như trong phạm vi của quận 1 và quận 3 người ta thấy nhóm tên của các văn nhân thi sĩ nổi tiếng thời xưa như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Bà Huyện Thanh Quan,Tú Xương, Yên Đỗ, Lê Ngô Cát, Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Gia 130


Thiều. Nhóm tướng lãnh của nhà Trần ở vùng Tân Định Đa Kao như Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khắc Chân, Trần Quý Khoách, Đặng Dung, Đặng Tất. Nhóm tên đường các tướng nhà Hậu Lê ở Quận 4 như là Đinh Lễ, Lê Thạch, Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng. Tên các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Cô Giang, Cô Bắc, Phó Đức Chính, Ký Con ở quận 1. Các vua danh tiếng lẫy lừng như Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Gia Long, Nguyễn Huệ, đều ở quận 1. Những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Gia Định xưa như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định ở Quận 5 và Bình Thạnh. Nhóm Thi đàn Mặc Vân Thi Xã ở quận 8 gồm có Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Hà Tôn Quyền. Nhóm các vua khai quốc như Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương ở quận 5; Âu Cơ, Lạc Long Quân ở quận Tân Bình . . - Bảng ghi tên đường mới có kèm theo tên đường cũ ở phía dưới một thời gian cho dân chúng quen và nhớ được tên đường mới. -Khi nhập nhiều tên đường làm một thì chính quyền sở tại cho điều chỉnh ngay số nhà để tránh trùng hợp số nhà trên cùng một con đường mới. Đó là những yếu tố cần yếu trong việc đặt tên hoặc thay đổi tên đường mà chính quyền mới sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 không chịu chú tâm để ý tới cho nên đã gây nhiều xáo động bở ngỡ trong dân chúng Sài Gòn chính gốc kể cả dân chúng Bắc Kỳ di cư vào miền Nam sau hiệp định Geneva 1954. Lãnh vực thành phố của Đô Thành Sài Gòn ngày nay kể từ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 cũng phân biệt ra 2 lãnh vực nội thành và ngoại thành như ngày trước nhưng tên Sài gòn đã đưọc thay thế bằng một danh xưng khác và hiện nay gồm có đến 19 quận nội thành chia thành nhiều phường và 5 huyện ngoại thành chia thành nhiều xã. Các ranh giới xã thôn cũ và ngay cả tên những tên xã đó đều bị xóa bỏ. Các tên đường phố cũ của Đô thành Sài Gòn có từ trước ngày 30131


04-1975 đều lần lượt bị thay thế bằng những tên gọi xa lạ đối với người dân Sài Gòn chính gốc. Sau đây là tình trạng 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành của thành phố Sài Gòn kể từ sau ngày 30-041975: * - Quận 1 mới: gồm lãnh vực của quận 1 và quận 2 cũ trước 30-04-1975. Vì vậy trên các bản đồ thành phố Sài Gòn hiện nay không còn thấy quận 2 nữa. Quận 1 ngày nay Bắc giáp quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận giới hạn bởi rạch Thị Nghè; giáp ranh với quận 3 ngăn cách bởi 2 con đường Hai Bà Trưng (vẫn giữ tên cũ) và Hồng Thập Tự (nay đổi gọi là đường Nguyễn Thị Minh Khai+Xô Viết Nghệ Tĩnh). Đông giáp quận Bình Thạnh Thủ Đức ngăn cách bởi rạch Thị Nghè Gòn. Tây giáp Quận 5 tới đường Cộng Hòa (nay là đường Nguyễn Văn Cừ). Nam giáp quận 4 ngăn cách bởi kinh Hoa Kiều (Rạch Bến Nghé).

132


- Quận 2 mới: ngày trước là phần đất cũ của quận 9 Thủ Thiêm (trước ngày 30-04-1975). Quận 2 ngày nay là một quận nội thành, có diện tích 49,74 km², có Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Quận 2 đối diện quận 1 và quận Bình Thạnh và quận 7 qua sông Sài Gòn, giáp với quận 9 và được nối với quận 1 qua cầu Sài Gòn, và trong tương lai sẽ có thêm Cầu Thủ Thiêm và Đường hầm qua sông Sài Gòn, Cầu Phú Mỹ và Cầu Ba Son.

Quận 2 được chia thành 11 phường: An Lợi Đông, An Khánh, An Phú, Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Thạnh Mỹ Lợi. *

133


- Quận 3: là một phần lớn của quận 3 trước ngày 30-041975. Quận nầy phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình hiện nay với rạch Thị Nghè và Kinh Vòng Đay làm ranh giới. Phía Tây giáp quận 10 hiện nay, giới hạn bởi 4 con đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), Phạm Viết Chánh, Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phủ) và đại lộ Lý Thái Tổ. Phía Nam giáp quận 1 với đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai). Địa danh Quận 3 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn – Chơ Lớn kể từ cuối năm1952 khi Sài Gòn - Chợ Lớn được chia thành 7 quận, đánh số tư 1 đến 7; trong đó có Quận 3 rộng hơn hiện nay. Năm1959 Sài Gòn - Chợ Lớn gồm có 8 quận, đánh số từ 1 đến 8, với 54 phường; trong đó diện tích Quận 3 không thay đổi với 5 phường: Đài Chiến Sĩ, Bàn Cờ, Chí Hòa, Trương Minh Giảng và Yên Đổ. Năm 1966 Sài Gòn nới rộng thêm xã An Khánh thuộc Quận Thủ Đức tỉnh Gia Định và chia Sài Gòn - Chợ Lớn thành 9 quận với 56 phường (thêm 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm); trong đó Quận 3 vẫn như trước. Năm1969 lập thêm 2 quận mới: Quận 10 và Quận 11 bằng cách bớt một số phường thuộc Quận 3, Quận 5 và Quận 6. Sau khi bớt phường giao cho Quận 10, Quận 3 có diện tích như ngày nay là 492 ha, được chia thành 9 phường (phường Cộng Hòa, phường Bàn Cờ, phường Cư Xá Đô Thành, phường Phan Đình Phùng, phường Hiền Vương, phường Yên Đỗ, phường Lê Văn Duyệt, phường Trương Minh Giảng, phường Trần Quang Diệu).

134


Sau ngày 30/04/1975, địa bàn Quận 3 thay đổi với 9 phường. Quận 3 hiện nay được phân vạch lại thành 14 phường (phường 1 đến phường 14).

*

135


- Quận 4: vẫn là quận 4 cũ trước 30-04-1975. Phía Bắc và Tây giáp ranh với quận 1 và quận 5 giới hạn bởi con kinh Hoa Kiều (Rạch Bến Nghé). Phía Đông giáp Thủ Thiêm (nay là quận 2) giới hạn bởi sông Sài Gòn, phía Nam giáp quận 8 và huyện Nhà Bè hiện nay, lấy kinh Tẽ làm ranh giới.

Về mặt địa lý, quận 4 là một quận giáp ranh với trung tâm thành phố, có hình dạng như một cù lao tam giác với tổng diện tích 4,181km2. Địa giới hành chính được chia thành 15 phường. Ba 3 mặt thủy lộ: đoạn sông Sài Gòn dài 2.300m, kênh Tẻ dài 4.400m và rạch Bến Nghé dài 2.300m, cả 3 đều áp sát y bờ đất quận, làm ranh giới chia cắt với các quận 1, 2, 7 và 8. Về mặt giao thông, quận 4, dựa vào 6 trục đường chính: Trịnh Minh Thế (nay là Nguyễn Tất Thành), Hoàng Diệu, Khánh Hội, Bến Vân Đồn, Tôn Đản. Con đường lớn và quan trọng bậc nhất ở Quận 4 là đại lộ Trịnh Minh Thế ngày trước (Nguyễn Tất Thành) xuyên suốt địa phận phía đông Quận, trải dài trên 2km, qua Quận 1 và Bến Cảng Sài Gòn, nghiên theo hướng Tây Nam đi Nhà Bè

136


- Quận 5 mới: là địa phận của quận 5 Sài Gòn trước ngày 30-04-1975 nhưng bị cắt nhỏ đi; phía Bắc giáp quận 10 và quận 11 giới hạn bởi 2 con đường Trần Hoàng Quân (thời Ông Ngô Đình Diệm là đường Nhân Vị và sau 30-041975 là đường Nguyễn Chí Thanh cho đến nay), đại lộ Hùng Vương cũ (nay cũng gọi là Hùng Vương); phía Đông giáp quận 1 giới hạn bởi đại lộ Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ); phía Tây giáp quận 6, giới hạn bởi bến Dương Công Trừng (nay là Nguyễn Thị Nhỏ) và đường Ngô Nhân Tịnh (nay vẫn là đường Ngô Nhân Tịnh); phía Nam giáp giới quận 8, giới hạn bởi kinh Tàu Hủ.

Hệ thống giao thông đường thủy chủ yếu là rạch Bến Nghé (kênh Tàu Hủ), có chiều dài cùng với chiều dài của quận là khoảng 4 Km. Hệ thống đường giao thông của quận, hiện có 97 đường phố với tổng chiều dài 54.988m. Gồm 17 trục đường chính với tổng chiều dài là 23.535m, 12 đường thuộc hệ đường khu vực với tổng chiều dài 13.680m, 47 đường nội bộ với tổng chiều dài 17.673m và 46.385m đường hẻm.

137


Quận 5 hiện nay có gần 100 đường phố : có nhiều đường phố khá dài chạy suốt quận như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương… nhưng cũng có những đường rất ngắn như Đặng Thái Thân, An Bình, Trần Tuấn Khải v.v.. tên đường phố quận 5 đã trải qua nhiều lần thay đổi từ thời thuộc Pháp sang thời chính quyền Sài Gòn và sau năm 1975 đến nay. - Quận 6: là quận 6 cũ của Sài Gòn trước ngày 30-041975 nhưng bị cắt nhỏ đi. Phía Bắc giáp quận 11 và quận Tân Phú ngày nay (trước 1975 là phần đất của quận Tân Bình) giới hạn bởi đường Tân Hòa Đông và đường Lục Tỉnh (nay gọi là đường Hồng Bàng) ; phía Đông giáp quận 5, giới hạn bởi bến Dương Công Trừng (nay là Đường Nguyễn Thị Nhỏ) và đường Ngô Nhân Tịnh (nay vẫn là đường Ngô Nhân Tịnh); phía Tây giáp huyện Bình Chánh (nay là huyện Bình Tân giới hạn bởi đường Rạch Cát đi Bà Điểm (nay đổi gọi là đường An Dương Vương); phía Nam giáp quận 8, giới hạn bởi kinh Ruột Ngựa và kinh Bến Nghé .

138


Quận 6 được chính thức thành lập năm 1959. Khi Sài Gòn được chia thành 8 quận, lúc đó Quận 6 bao9 gồm cả ranh giới Quận 11 ngày nay và được chia thành 07 phường. Sau Tết Mậu Thân năm 1968, cắt bớt 02 phường ở phía Đông – Bắc của Quận, ghép thêm một số phường để thành lập Quận 11; Quận 6 còn 05 phường: - Phường Bình Tây: gồm các phường 1, 3, 4, 7 và phường 8 hiện nay. - Phường Chợ: gồm phường 02 và một phần phường 6 hiện nay. - Phường Bình Tiên: gồm phường 5, 6 và phường 9 hiện nay - Phường Phú Lâm: gồm phường 12, 13 và phường 14 hiện nay. - Phường Phú Định: gồm phường 10 và phường 11 hiện nay. Từ năm 1987 được điều chỉnh lại còn 14 phường cho đến nay. * - Quận 7 mới: quận 7 cũ trước 30-04-1975 sáp nhập vào quận 8 mới sau 30-04-1975. Quận 7 mới là một phần đất của quận 8 cũ (trước 3004-1975) kể từ Rạch Ông Lớn và phần đất vùng Tân Thuận ở phía Đông và phía Nam giáp huyện Nhà Bè trước 30-041975, giới hạn bởi sông Phú Xuân và rạch Phú Xuân(còn gọi là Rạch Đĩa). Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2 mới, giới hạn bởi Kinh Tẽ và sông Sài Gòn. Phía Tây giáp quận 8 mới và quận Bình Chánh giới hạn bởi Rạch Ông Lớn.

139


Cầu Tân Thuận

Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của Thành phố với biển Đông và thế giới. Sông Sài Gòn bao bọc phía Đông với hệ thống bến cảng chuyên dụng, vận chuyển hàng hoá đi các nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi các vùng lân cận. Về địa hình thổ nhưỡng quận 7 khá bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m. Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại đất phèn mặn. Nhà Bè, sông Phú Xuân, rạch Đĩa, rạch Ông Lớn, kênh Tẻ và nhiều rạch nhỏ. Hệ thống giao thông: Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn quận khoảng 38 ha, chiếm 1,86% diện tích tự nhiên. Trong đó các cầu Tân Thuận 1, Tân Thuận 2, Kinh tẻ và Rạch Ông kết nối giữa Quận 7 với nội thành, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của quận. 140


Nguồn nước một nữa năm ngọt, một nữa năm mặn, độ mặn tăng cao và kéo dài ngay cả trong mùa mưa. Hệ thông sông rạch chính của quận 7 bao gồm sông Sài Gòn, sông 141


Quận có khoảng 1.020 ha sông rạch, chiếm 28,38% diện tích tự nhiên. Các cảng sông: Trên địa bàn quận 7 có 3 cảng lớn là Cảng Bến Nghé, Cảng Tân Thuận Động, Cảng Bông Sen và một số cảng chuyên dùng phục vụ cho nội bộ như Cảng Rau quả, Cảng Dầu thực vật... Về khí hậu: Trung bình hàng năm nhiệt độ là 270C, lượng mưa là 330 mm, độ ẩm trong năm 80%. Tổ chức hành chính: Với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha, quận phân chi thành 10 phường: Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Phú, Tân Thuận Đông, Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Phong, Tân Hưng; phường có diện tích lớn nhất là phường Phú Thuận là 829 ha, phường có diện tích nhỏ nhất là phướng Tân Quy là 86 ha. Tình hình dân cư: Kể từ khi được thành lập (4/1997) với dân số là 90.920 nhân khẩu, nhưng chỉ sau gần 1 năm (12/1997) theo thống kê của quận, dân số đã tăng lên 97.806 người, tăng 7,57% và tính đến ngày 01/04/2001 dân số của quận đã lên đến 115.024 người, tốc độ tăng dân số đã lên đến 8,38% so với năm 1997. Xét cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm 42,3% tổng dân số của quận. Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều, mật độ dân số trung bình là 3.220 ngưới/km2. Về tín ngưỡng: Có 31 cơ sở tôn giáo, trong đó có 14 chùa, 10 tịnh thất, tịnh xá, 05 nhà thờ Thiên chúa giáo, 01 Hội thành tin lành, 01 nhà nguyện. Về các cơ sở tin ngưỡng dân gian, có 03 đình, 01 đền, 11 miếu. Lễ hội truyền thống tại các cơ sở tin ngưỡng dân gian được tổ chức thường xuyên tập trung vào tháng 1, 2 âm lịch. Một số Đình, Miếu đã duy trì hoạt động lễ hội này từ 100 200 năm.

142


Các di tích lịch sử văn hoá: Đình Tân Quy Đông, Đình thờ thân Thành Hoàng bổn cảnh, có sắc phong của vua Tự Đức; di tích Lịch sử Gò Ô Môi. *

143


- Quận 8 mới: nay chỉ còn là một phần của quận 8 cũ và quận 7 cũ trước ngày 30-04-1975 . Phía Bắc giáp quận 4, quận 5 và quận 6 giới hạn bởi kinh Tẽ, kinh Tàu Hủ, và Rạch Ruột Ngựa. Phía Đông giáp quận 7 mới, huyện Nhà Bè phân cách bởi Rạch Ông Lớn. Phía Tây giáp huyện Bình Tân (trước thuộc huyện Bình Chánh) lấy đường Rạch Cát đi Bà Điểm làm ranh giới; phía Nam giáp huyện Bình Chánh lấy đường Phong Đước (nay đổi gọi là đường Ba Tơ) và một nhánh nhỏ của Rạch Ông Lớn cùng với một nhánh nhỏ khác của Rạch Ông Nhỏ làm ranh giới.

Năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập ra phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long và Tân Bình, thì vùng Quận 8 lúc bây giờ thuộc về địa bàn Tân Long, huyện Tân Bình. Đến triều Gia Long, năm Mậu Thìn (1808), huyện Tân Bình trở thành phủ Tân Bình, hai tổng Bình Dương và Tân 144


Long thành huyện, đặt thêm mỗi huyện 2 tổng, lấy hai chữ của huyện đặt lên đầu tên của mỗi tổng. Huyện Bình Dương có hai tổng là Bình Tự và Dương Hoà. Huyện Tân Long có hai tổng là Tân Phong và Long Hưng. Phần đất Quận 8 ngày nay nằm trọn trong địa bàn tổng Tân Phong, dải đất phía Nam thuộc tổng Long Hưng. Theo danh sách các thôn phường, ấp, điếm do Trịnh Hoài Đất lập trong danh sách. “Gia Định Thành Thông Chí”, đối chiếu với một số địa danh còn tồn tại đến ngày nay, thì dưới triều Gia Long, trên phần đất Quận 8 ngày nay đã có các làng Long Vĩnh, Bình Long, Hiệp Ân, Tân Nhuận, Bình Đăng, Bình Đông, Tứ Xuân, An Phú Tây, ..v.v… Dưới triều Minh Mạng, dân số đã tăng lên nhiều, ruộng đất cũng đã khai phá thêm. Năm 1836, phái đoàn Trương Quốc Quế, Trương Minh Giảng thực hiện công cuộc đo đạc đại quy mô để lập địa bộ cho từng thôn phường. Nhân dịp này các đơn vị hành chính được điều chỉnh cho phù hợp với địa bàn. Do đó một số tổng và thôn phường được lập thêm. Theo tài liệu nghiên cứu địa bộ về tỉnh Gia Định thời Minh Mạng cho thấy địa bàn Quận 8 bấy giờ gồm nhiều thôn phường thuộc nhiều tổng của hai huyện Bình Dương và Tân Long. Đó là ấp của Bình Thuyên của xứ rạch Ông Lớn thuộc tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, thôn Hưng Thạnh, thôn Tân Quảng thuộc tổng Tân Phong Thượng, thôn Bình Long, thôn Hiệp An, thôn Lương Hoà Đông, thôn Phong Phú, một phần thôn Tân Nhị Đông, thôn Thái Phong, một phần thôn Phong Đước, thuộc tổng Tân Phong Hả, thôn Hoa Mục, thôn Hưng Phú, thôn Long Vĩnh, thôn Tân Thuận, thôn Thuận Đức, thôn Vinh Hội, một phần thôn Chánh Hưng, thuộc tổng Tân Phong Trung, một phần thôn An Phú Tây thuộc tổng Long Hưng Hạ huyện Tân Long. Các thôn ấp trên tồn tại cho đến năm 1859 dưới triều Tự Đức, thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định và thiết lập nền cai trị thực dân trên toàn Nam Kỳ lục tỉnh. Trên địa bàn 145


Bến Nghé và Sài Gòn là hai trung tâm kinh tế quan trọng, người Pháp cho thành lập hai phố riêng biệt, với tên gọi Thành phố Sài Gòn là vùng Bến Nghé cũ, Thành phố Chợ Lớn là vùng Sài Gòn cũ. Thành phố Chợ Lớn lúc đầu chỉ là khu vực buôn bán và sản xuất tiểu thủ công nghệ của người Hoa, diện tích chỉ khoảng một cây số vuông. Sau khi tình hình ổn định, dân chúng hồi cư hay di cư tới làm ăn ngày càng nhiều, phạm vi Thành phố Chợ Lớn được mở rộng. Các làng nông thôn giáp với Thành phố lần lượt được sáp nhập vào, trong đó có các thôn làng nằm dọc theo bờ sông An Thông và Kinh Ruột Ngựa phía Quận 8. Năm 1905, người Pháp cho đào Kinh Tẻ, từ cửa Rạch Bàn giáp sông Sài Gòn nơi cầu Tân Thuận đến sông An Thông, cắt ngang rạch Ông Lớn kéo dài 4.200 mét, làm thủy đạo quan trọng đi xuống miền Tây, ghe thuyền không còn phải vào vàm Bến Nghé ở cầu Khánh Hội nữa. Đoạn cuối kinh này chảy qua địa bàn Quận 8 ở phường 1 và phường 2 ngày nay. Tiếp theo năm 1906 – 1908, người Pháp lại cho đào Kinh Đôi, từ cầu chữ Y, nơi hợp lưu của sông An Thông (Kinh Tàu Hũ) và Kinh Tẻ, đến sông Cần Giuộc dài 8.995 mét, rộng 85 mét. Đất đào kinh được đưa lên hai bờ, tạo mặt bằng cho dân chúng quy tụ đến làm nhà ở đông đúc. Dân số tăng lên nhanh chóng. Năm 1931, người Pháp sáp nhập hai Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn với nhau thành một đơn vị hành chính duy nhất, gọi là khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn. Địa bàn Thành phố mới được chia làm 5 quận, cảnh sát coi về an ninh trật tự, còn về mặt hành chính, viên đốc lý Thành phố làm việc trực tiếp với các hộ là đơn vị hành chính hạ tầng. Trên địa bàn Quận 8 lúc đó có một số hộ như hộ 12 ở phường 15, Xóm Củi, hộ 16 ở Phú Định, hộ 17 ở vùng cầu Bà Tàng .v..v… *

146


Năm 1950 (đã sửa sai: 1963), chính quyền Bảo Đại sắp xếp lại một số đơn vị hành chính của đô thành Sài Gòn, chia lại địa bàn Quận 8 ngày nay lúc đó là Quận 4 và Quận 5. Sau hiệp định Genève, Đô thành Sài Gòn được chia thành 8 quận hành chính. Địa bàn Quận 8 ngày nay là địa bàn Quận 7 và Quận 8 mới, mỗi quận chia làm nhiều phường. Mỗi phường chia làm nhiều liên gia. Quận 8 có 5 phường là: Xóm Củi, Hưng Phú, Bình An, Chánh Hưng và Rạch Ông. Quận 7 có 6 phường là phường Cây Sung, Bình Đông, Rạch Cát, Phú Định, Bến Đá và Hàng Thái. Sau ngày 30-04-1975, các quận, huyện thay đổi, trong đó Quận 7 và Quận 8 cũ được hợp thành Quận 8. Sau năm 1986 Quận 8 còn lại 16 phường, gọi tên từ số 1 đến số 16 và sự điều chỉnh ấy kéo dài tới ngày nay. Trên bản đồ Thành phố Sài Gòn ngày nay, Quận 8 như một phòng tuyến hình thon dài chạy theo hướng Đông – Tây, nằm án ngữ phía Tây – Nam Thành phố. Là một quận ven của nội thành, Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5, lấy kênh Tàu Hũ và kênh ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch Ông Lớn làm ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng, vì là đồng ruộng. Nếu quay bản đồ Quận 8 phía Nam lên trên sẽ thấy nó giống như chiếc thuyền đuôi phụng, mũi ở phía rạch Ông Lớn, đuôi thuyền ở phía sông Cần Giuộc, chiều dài gấp 5,2 lần chiều rộng. Nếu dùng ghe đi trên một đoạn Kênh Tẻ, tiếp Kênh Đôi, qua sông chợ Đệm hết địa giới Quận 8, phải đi một cung đường thủy dài 11.850 mét. Nhưng nếu băng qua chiều của Quận 8 thì chỉ khoảng 2.252 mét là khoảng rộng nhất giáp Quận 5 và Quận 6. Với chu vi gần 32 km, Quận 8 rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên 1.880 ha của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều 147


sông rạch không giống quận nào ở nội thành. Dòng Kênh Đôi như cái xương sống chạy dọc Quận và chia Quận thành hai mảnh dài và hẹp. Các kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những mảnh vụn, Trên phương diện kinh tế, địa hình Quận 8 với chế độ Thủy triều lên xuống làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể. Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp. Giao thông ở Quận 8 thuận lợi nhất là đường thủy bởi hệ thống 23 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối các phường với nhau và với các địa phương khác trong và ngoài Thành phố. Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu 20 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn. Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao thông mà không quận, huyện nào có được. Hệ thống giao thông đường bộ Quận 8 cũng khá phát triển. Đường Phạm Thế Hiển nối Quận 8 với trung tâm Thành phố, các đường và hẻm khác đang xen làm thành hệ thống giao thông mạn nhện khắp Quận. Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài lên tới hơn 2.500 mét. Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu Hiệp Ân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần làm tăng tính trọng điểm lưu thông của nó. Chỗ gặp gỡ giao 148


thông thủy và bộ là những bến, cảng, một thế mạnh khác về giao thông và kinh tế của Quận 8. Toàn Quận có 14 bến đò ngang, các cảng Chánh Hưng, Dương Bá Trạc, Bình Đông, Bình Lợi. Đi liền với cảng là hệ thống kho hàng có từ đầu thế kỷ XX đến nay. Toàn Quận 8 bây giờ có 83 cơ sở kho hàng lớn nhỏ với diện tích 278.640 m2, quận 8 trở thành một trong những quận có cảng quan trọng của Thành phố Sài Gòn hiện nay. Tuy là quận nội thành nhưng Quận 8 nhưng về mặt kinh tế thì lại có cả nông nghiệp,công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại, … Kết cấu kinh tế độc đáo ấy thích hợp với vị trí vùng đệm của Quận 8 và trước hết nó là sản phầm của sự kết hợp lại những tầng lớp dân cư hội tụ về đây. Những người nông dân từ Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hoà lên vùng đất này khai phá và canh tác nông nghiệp. Những người lao động nghèo từ miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ đến các bến cảng ở đây bán sức lao động cho các chủ cảng, chủ hãng xay xát lúa gạo, bột mì, hãng buôn. Đó là hai nguồn cư dân đông nhất từ cuối thế kỷ trước tụ về Quận 8. Sau đó những người nông dân và lao động nghèo từ miền Tây, miền Đông, từ các vùng địa phương khác Thành phố lại dồn về vùng đệm Quận 8, đưa dân số Quận 8 trong những năm chiến tranh lên hàng chục vạn người, với 2 thành phần chủ yếu là công nông. Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3%. Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ,

149


Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường… Nhìn chung các tầng lớp dân cư, tôn giáo ở Quận 8 dù từ nhiều nguồn gốc, thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chính yếu là người lao động nghèo, nông dân và công nhân khuân vác, làm thuê. Có một thời quận 8 là giang sơn riêng biệt của lực lượng Bình Xuyên. * - Quận 9 mới: là 1 phần phía Nam của Quận Thủ Đức cũ (trước 30-4-1975). Quận 9 là một quận ngoại ô của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận nầy được thành lập ngày 06 tháng 01 năm 1997.cũ. Quận 9 ngày nay cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa (nay là xa lộ đi Hà Nội). Đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai, Tây giáp Quận Thủ Đức, Nam giáp Quận 2, Bắc giáp Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Quận 9 hiện có 13 phường trực thuộc. Quận 9 được chia thành 13 phường:Pường Phước Long A Phường Phước Long B Phường Tăng Nhơn Phú A Phường Tăng Nhơn Phú B Phường Long Trường Phường Trường Thạnh Phường Phước Bình Phường Tân Phú Phường Hiệp Phú Phường Long Thạnh Mỹ Phường Long Bình Phường Long Phước Phường Phú Hữu. Quận 9 cũ trước đó, vào tháng 1 năm 1967, đã được thành lập với hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Sau ngày 30 tháng 4, 1975, vào năm 1976 Quận 9 không còn hiện hữu và 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm lại chuyển thành xã và trả lại huyện Thủ Đức. Địa bàn quận 9 vào đầu kỷ nguyên là vùng đất hoang rừng rậm và sình lầy, thú rừng sống thành từng đàn, dân cư

150


thưa thớt, hầu hết sống trên vùng cao chuyên các nghề nương rẫy, chăn nuôi và săn bắt, không quen làm lúa nước. Từ thế kỷ 15, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của lực lượng nhà hậu Trần thất bại, tàn quân rút vào Thuận Hóa, một số bỏ chạy sang lào, một số qua Chiêm Thành, số còn lại sẳn có chiến thuyền, vũ khí, lương thực, dong bườm chạy thẳng xuống phía Nam, đổ bộ lên đất Mô Xoài lánh nạn cũng giống như về sau tàn quân Long Môn của nhà Thanh bỏ chạy sang xứ Đàng trong lánh nạn nhà Thanh. số người này đã bắt tay vào việc khai phá rừng rậm, cuốc xới sình lầy, gieo trồng lúa nước là ngành nông nghiệp đã quen nơi quê cũ. Họ sống chung hoà hợp với dân bản địa, tạo thành một cộng đồng dân cư ngày càng đông đảo.

151


Tiếp theo đó, từ năm 1623, mở bờ cõi có thêm đất đai cho dân chúng sinh sống, các chúa Nguyễn đã dùng ngoại giao khôn khéo, tạo mối thiện cảm đối với triều đại Chân Lạp, để đưa dân cư từ vùng Thuận Quàng vào lập nghiệp. Đến năm 1698 thì số dân toàn vùng đã lên đến hơn 40 vạn hộ, với ruộng đất khai phá hơn nghìn dặm, chúa Nguyễn Phúc Chu mới sai Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào đây kinh lý, lấy đất Đồng Nai lập ra phủ Gia Định, lấy đất Đông phố lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đặt quan chức cai trị hành chánh, quân lính trong coi về quốc phòng. Huyện Phước Long lúc đầu có bốn tổng là Tân Chánh, Bình An, Long Thành và Phước An. Phần đất quận 9 ngày nay thuộc về địa phận tổng Long Thành. Đến năm Gia Long thứ 7 (1808) huyện Phước Long được nâng thành bốn huyện Phước Long được nâng lên phủ Phước Long, bốn tổng được nâng lên thành 4 huyện. Mỗi huyện được chia làm 2 tổng Long Vĩnh và Thành Thành Tuy, lấy hai chữ tên huyện đặt lên đầu tên hai tổng. Địa bàn quận 9 nay lúc đó thuộc tổng Long Vĩnh. Tổng Long Vĩnh bấy giờ có 34 xã, thôn, phường, ấp, mà một số còn lưu giữ đến ngày nay như Long Trường, Phước Thiện, Long Đại v.v… Qua triều Minh Mạng, năm thứ 2(1821), dân số đã tăng lên, ruộng đất khai phá được mở rộng, nhiều thôn, ấp mới được thành lập. Vì vậy, địa bàn hai tổng được chia làm bốn tổng. Để bảo tồn tên nguyên thủy của các tổng mới, người ta chỉ thêm các chữ Thượng và Hạ vào sau, như Long Vĩnh Thượng , Thành Tuy Hạ. Từ trước cho đến năm 1836, với các chính sách khuyến nông rất thoáng của các chúa Nguyễn, rồi đến các vua Nguyễn, người dân khai phá ruộng được bao nhiêu làm chủ bấy nhiêu, tự mình kê khai với phường thôn để chịu thuế, khai bao nhiêu biết bấy nhiêu, không có đo đạc trên thuộc địa. Đơn vị tính thuế gọi là khoảnh, thửa, dây, không gọi theo sào mẫu, thước tấc. Do đó, năm 1836 vua 152


Minh Mạng mới củ phái bộ Trương Đăng Quế, Trương Minh Giảng thực hiện công cuộc đo đạc toàn thể ruộng đất trên cả sáu tỉnh Nam Kỳ. Từ đó các thôn phường mới có địa bộ chính thức. Đến năm Minh Mạng thứ 18(1837), ranh giới hành chánh của tỉnh Biên Hòa có sự thay đổi. Hai Huyện Long Thành Và Phước An được tách ra khỏi phủ Phước Long để thành lập phủ mới lấy tên là Phước Tuy. Tình trạng đó kéo dài mãi cho tới khi người Pháp đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, thành lập chính quyền thực dân. Sau khi được làm chủ ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ theo hòa ước Nhâm Tuất (1862) người Pháp muốn thi hành chính sách trực trị, bèn bỏ hết cấp tỉnh, phủ, huyện chia địa bàn tỉnh thành 13 địa hạt (Arrondisements), trong đó tỉnh Biên Hòa cũ được chia làm 5 địa hạt. Trong đó 5 địa hạt thuộc tỉnh Biên Hòa cũ có địa hạt Long Thành bao gồm thị trấn Long Thành và huyện Long Thành cũ. Đứng đầu mỗi địa hạt là viên sĩ quan người Pháp gọi là giám đốc bản xứ sự vụ (Directeur des Affaires indigènes) trực thuộc viên giám đốc cao cấp bản xứ sự vụ (Directeur Supérieur des Affaires indigènes) đóng tại Sài Gòn. Năm 1867, sau khi chiếm trọn 6 tỉnh Nam , người Pháp chia toàn địa bàn 24 đơn vị hành chính gọi là hạt thanh tra (Inspections), sau đổi thành tham biện (Administrateur). Nơi trụ sở gọi là tòa tham biện, người Việt quen gọi là tòa Bố. Hạt Long Thành cũ vẫn giữ tên gọi và ranh giới, với 10 tổng và 105 làng. Ngày 05 tháng 6 năm 1871, thống đốc Nam kỳ ra nghị định giải thể tòa tham biện Long Thành, sát nhập phần đất vào các toà tham biện lân cận, do đó các làng thuộc tổng Long Vĩnh Hạ được sát nhập vào hạt tham biện Sài Gòn. 1885 hạt Sài Gòn đổi tên thành hạt Gia Định 1889 lại đổi là tỉnh Gia Định theo lệnh chung của toàn quyền Đông Dương. Tỉnh Gia Định bấy giờ có 8 tổng với 190 xã thôn. Tổng Long Vĩnh Hạ sau này là địa bàn quận 9 có 11 xã thôn là: Chí Thạnh, Ích Thạnh, Long Đại,

153


Long Hậu, Long Sơn, Long Tuy, Mỹ Thạnh, Phước Hậu, Phước Thiện, Phước Thới, Vĩnh Thuận. Sau 1 thời gian thi hành chính sách trực trị không kết quả, vào thập niên 1920 người Pháp buộc lòng phải cho thành lập lại cấp huyện đã có từ thời nhà Nguyễn, dưới danh xưng thống nhất là quận, theo đó tỉnh Gia Định được chia làm 4 quận: Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè. Các thôn làng được xác nhập lại thành các xã. Bấy giờ quận Thủ Đức có 5 tổng với 19 xã. Sau Hiệp định Genève chia đôi đất nước, tại miền Nam chính quyền bắt đầu thực hiện việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính một cách quy mô. Theo chủ trương đó, hai tổng An Thủy và Long Vĩnh Hạ của huyện Thủ Đức được tách ra hợp với tổng Chánh Mỹ Thượng của quận Châu Thành, Biên Hòa lập thành quận mới Dĩ An thuộc tỉnh Biên Hòa. Từ đây cấp tổng chỉ có trên danh nghĩa, không còn trên thực tế nữa. Các xã làm việc trực tiếp với quận. Ngày 10.10.1965, tổng Long Vĩnh Hạ lại được tách khỏi quận Dĩ An, nhập trở lại quận Thủ Đức. Đến thời điểm 1965 quận Thủ Đức có 15 xã là An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Đông, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú và Thạnh Mỹ Lợi. Năm 1967 xã An Khánh được cắt khỏi quận Thủ Đức, nhập vào thành phố Sài Gòn và được thành lập quận 9 với hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Qua năm 1972 trên địa bàn Thủ Đức lại được lập thêm một xã mới là xã Phước Bình. Sau ngày 30.4.1975, chính quyền cách mạng sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong thành phố, quận Thủ Đức được gọi là huyện ngoại thành. Một số xã quá rộng được chia ra làm các xã mới, quận 9 bị giải thể. Hai phường An Khánh và Thủ Thiêm được trả về cho huyện Thủ Đức và gọi là xã, đưa tổng số đơn vị hành chính của huyện lên 23 gồm 154


Thị trấn Thủ Đức và 22 xã là An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình Chánh, hiệp Bình Phước, Hiệp Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phước Bình, Phú Hữu, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Tam Phú, Tân Phú. Kể từ ngày 6.1.1997, thành lập quận 9 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, cộng thêm 484 ha diện tích tự nhiên, chia làm 13 phường với tên gọi như sau: 1. Phường Phước Long A 2. Phường Phước Long B 3. Phường Tăng Nhơn Phú A 4. Phường Tăng Nhơn Phú B 5. Phường Long Trường 6. Phường Trường Thạnh 7. Phường Phước Bình 8. Phường Tân Phú 9. Phường Hiệp Phú 10. Phường Long Thạnh Mỹ 11. Phường Long Bình 12. Phường Long Phước 13. Phường Phú Hữu *

155


- Quận 10 mới: quận 10 vẫn giữ nguyên địa phận cũ đã có từ trước 30-04-1975. Phía Bắc giáp quận Tân Bình giới hạn bởi đường Bắc Hải và đường Đất Thánh (2 đường nầy có từ trước ngày 30-04-1975 kể từ khi đồng bào miền Bắc di cư vào năm 1954). Phía Đông giáp quận 3, lấy đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) đường Phan Thanh Giản (nay gọi là đường Điện Biên Phủ) và đường Lý Thái Tổ (thời Pháp là đường Hui Bòn Hoả). Phía Tây giáp quận 11 giới ha.n bởi đường Nguyễn Văn Thoại (nay đổi gọi là đường Lý Thường Kiệt). Phía Nam giáp quận 5 giới ha.n bởi đường Trần Hoàng Quân (trước gọi là đường Nhân Vị, sau 30-04-1975 đổi gọi là đại lộ Nguyễn Chí Thanh) và đại lộ Hùng Vương.

156


*Ghi Chú thêm về Quận 10 - Xưa (03:58 - 08/11/2006)

Ban sơ, phần lớn của Quận 10 ngày nay gọi là khu vực Mả Nguỵ; gọi Nguỵ vì những người khởi loạn theo phe của Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt, mộ phần nay ở Bà Chiểu). Lê Văn Khôi nổi loạn vì muốn báo thù cho cha nuôi. Vị cha nuôi này đã từng làm Tổng trấn miền Gia Định, vốn có lòng oán vua Minh Mạng. Vua Minh Mạng cũng không ưa Lê Văn Duyệt vì trước đây ông không ủng hộ việc đưa Minh Mạng lên ngôi vua. Hơn nữa, Lê Văn Duyệt chủ trương một kiểu "kinh tế thị trường" mới mẻ, đem lợi ích kinh tế lớn lao cho vùng Sài Gòn Chợ Lớn bằng cách mở rộng việc mua bán với Campuchia, giao thương với cả Pháp, Anh, Bồ Đào Nha,... Lê Văn Duyệt lại thích người Pháp vì Pháp đã từng giúp vua Gia Long chống quân Tây Sơn, thâu phục vùng kinh tế Huế.

Cuộc khởi nghĩa bùng nổ sau khi Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng xuống chỉ ghép tội và xiềng mã. Lê Văn Khôi và thuộc hạ biết rằng sớm muộn gì cũng bị thanh trừng nên chiếm giữ thành Gia Định, chống cự quyết liệt với quân triều đình suốt hơn hai năm ròng rã. Vua Minh Mạng bằng mọi cách điều động binh hùng tướng mạnh từ Huế vào để triệt hạ. Thành Gia Định lúc bấy giờ khá to và rộng (bốn góc là đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn Đình Chiểu, Công

157


Chợ Nguyễn Tri Phương xưa Chợ Nguyễn Tri Phương ngày nay

Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa - tên mới ngày nay), quân sĩ hơn ngàn người, lương thực đầy đủ gây khốn đốn cho quân triều đình. Sau cùng Lê Văn Khôi chết trong thành, quân sĩ mất tinh thần, không được cứu viện. Vua Minh Mạng cho tướng Trương Minh Giãng (gốc Gò Vấp) vây đánh trong nhiều tháng, sau thì dẹp yên. Quân của Lê Văn Khôi lớp bị giết, lớp bị bắt sống. Thành Gia Định cũ (sử gọi là Thành Qui) bị triệt hạ, vua Minh Mạng cho xây thành mới nhỏ hơn, dấu ấn ngày nay là Hàn Thành (Đa Kao), năm 1859 Pháp đánh chiếm rồi phá bỏ. Số người sống sót trong thành bị xử tội chết hơn 1.500 người, đem chém đầu ở một cánh đồng hoang. Ta thử hình dung cuộc thảm sát quy ô ấy gây kinh hoàng như thế nào trong lúc dân số Sài Gòn Chợ Lớn lúc đó còn quá ít ỏi. Hành hình xong, chôn vào những nấm mộ tập thể. Khoảng năm 1930, các sử gia người Pháp tìm hiểu về sự kiện trên, được các người cao tuổi ôn lại trí nhớ khẳng định những nấm mộ tập thể nằm rải rác bắt đầu từ Điện Biên Phủ (ngày nay) kéo dài đến phía Chợ Lớn. Những cụ già bảo rằng khu vực ấy ngang qua bệnh viện Bình Dân, chạy dài đến Việt Nam Quốc Tự (mới) vì mỗi huyệt mộ chôn nhiều lắm là vài mươi xác người. Thời gian trôi qua, chuyện đó đã thuộc về lịch sử nhưng ta thấy ngày nay có cách cư xử rất mực tình nghĩa và mang tính công bằng. Quận 10, khoảng đường Cao Thắng, nhân dân địa phương tự phát đề cao một ngôi đình làng (chắc không được sắc phong) nhằm mục đích hương khói, thờ cúng những người chết đã dám đứng vào hàng ngũ của Lê Văn Khôi. Ngày xưa, các vị đó rơi vào hoàn cảnh khó xử đã chết, không bia mộ, mồ mả tập thể bị san bằng, vị trí không rõ ràng, thân nhân thời ấy cũng chẳng biết nơi

158


đâu mà tìm. Ngôi đình này phải chăng để thờ những người chết vì tham gia dưới trướng Lê Văn Khôi, nên việc cúng tế cũng khá long trọng. Tuy đất đai chật hẹp, những đồng bào lân cận vẫn chừa ra một khoảng đất khá rộng, giữ thể diện xứng đáng với ngôi đình. Bản chất tốt đẹp của người Việt Nam khi đã yêu kính lẫn nhau thì không bao giờ thắc mắc những điều vụn vặt. Vì trong lòng thán phục và cho đây là nét đặc sắc về đạo lý, văn hoá dân tộc, tôi đã tham dự lễ cúng. Trống chiêng vang rền, người người đông đảo đến thắp nén hương thành kính. Tôi thấy có cả đại diện của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc đến phát biểu ca ngợi buổi lễ Kỳ Yên trang trọng này. Và tin tưởng rằng Quận 10 sẽ hãnh diện và góp phần giúp đỡ buổi lễ. Tính nhân bản, nhân văn truyền thống của dân tộc ta là đây. Tên gọi Mả Nguỵ có lẽ do đầu buổi đầu dân còn sợ vua Minh Mạng. Nhưng lịch sử đã qua hơn 150 năm, người chết rồi thì ai cũng như ai, xoá bỏ đi những bất đồng, tranh chấp. Một cán bộ Viện Khoa học Xã hội đến dự buổi lễ để phát biểu những ý kiến xứng đáng. Về sau, không ai còn gọi "Mả Nguỵ" nữa mà gọi là Đồng mả lạng, theo nghĩa mất dấu vết vì thời gian. Xưa kia, người Pháp gọi "cánh đồng mồ mả" vì có quá nhiều mồ mả (Plaise Des Tombean). Hiện nay vùng này nhà cửa đã đông đúc.

Ao rau muống trước khi xây dựng Hồ Kỳ Hoà Xin đề cập đến Hồ Kỳ Hoà. Đúng ra, chữ Kỳ Hoà ngày xưa không có, phải chăng sử gia Trần Trọng Kim căn cứ vào tư liệu của sĩ quan Pháp, đọc theo giọng Pháp. Chí Hoà đọc lơ lớ là Kỳ Hoà, "ch" đọc như chữ "k" hoá ra "Kỳ Hoà". Thời kháng Pháp, Nguyễn Tri Phương lập căn cứ ở phía Bắc, cụ thể là tổng hành dinh đóng ở vùng Bà Quẹo ngày nay, trên đường đi Tây Ninh, cách chợ Bà Quẹo (chợ Võ Thành

159


Trang) khoảng vài trăm mét. Bốn đồn chính gọi là Đồn Trung, Đồn Tả, Đồn Hữu, Đồn Tiền, Đồn Hậu. Từ những đồn chính này có đắp luỹ đất cao hơn 3 mét, dày cỡ 4 mét dài xuống Phú Thọ, toả ra phía Nam đến khu vực cư xá sĩ quan (chế độ cũ) và chợ Nguyễn Văn Trỗi. Hành dinh của Nguyễn Tri Phương như cái đỉnh hình tam giác, hai góc ở đáy hình tam giác là trường đua Phú Thọ, cả phía cầu Công Lý. Ta có tất cả, kể luôn dân binh, nghĩa quân hơn 5.000 người. Vách thành cắm dày đặt chông tre phòng thủ. Pháp tập trung hơn 1.000 lính thiện chiến, chiếm đồn Cây Mai, đánh vòng lên phía Bà Quẹo. Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng sau đó Nguyễn Tri Phương bị thương, quân binh thiệt hại nặng phải rút về Biên Hoà. Theo địa hình, "Hồ Kỳ Hoà" ở vùng ngoài, xa chiến trận.

Đông Hồ xưa

Quận 10, theo ranh giới hành chính ngày nay không dính dấp trực tiếp với chiến trường cũ. Mồ mã tử sĩ của ta rải rác ở khu vực đường Lý Thường Kiệt và ở phía đông là Phú Nhuận, Gò Vấp. Lúc ấy, người Pháp sử dụng như đồng cỏ trống hoang để nuôi ngựa, nhưng đất đai khô cằn, cỏ khó mọc. Lần hồi, vùng bản lề quận 10 trở nên đông đúc dân cư. Nhất là vào thời điểm kháng Pháp năm 1945, dân Lục Tỉnh, dân miền Trung dồn dập tản cư vào. (Nguồn: Nhà văn Sơn Nam)

*

160


- Quận 11: là quận 11 cũ trước 30-04-1975. Phía Bắc giáp quận Tân Bình giới hạn bởi đường Âu Cơ (tức Lê Đại Hành nối dài), đường Thiên Phước (đã có từ năm 1954) và một khúc đường Dương Công Trừng (nay gọi là đường Nguyễn Thị Nhỏ). Phía Đông giáp quận 10 giới hạn bởi đường Nguyễn Văn Thoại (nay đổi gọi là đường Lý Thường Kiệt). Phía Tây và phía Nam giáp quận 6 giới hạn bởi đường Tân Hóa và đường Hồng Bàng (nay là đường Hùng Vương). Quận 11 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn-Gia Định từ ngày 01/07/1969 theo sắt luật số 73. Ban đầu gồm 4 phường được tách ra từ Quận 5 và Quận 6: Phường Phú Thọ (Quận 5 cũ), Phường Cầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ Hòa (Quận 6 cũ). Sau đó lập thêm 2 phường là Bình Thạnh và Phú Thạnh. Sau ngày 30/04/1975, địa bàn Quận 11 được giữ nguyên với 6 phường và 47 khóm. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến nay Quận 11 có 16 phường.

161


- Quận 12: Quận 12 là một quận nội thành kể từ năm 1997 gồm có các xã cũ ngày trước như Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất và một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Quận 12 được chia thành 10 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Thạnh lộc, Thạnh Xuân, Tân Thới Hiệp, HiệpThành, Thới An và Trung Mỹ Tây.

Quận nầy phía Bắc giáp huyện Hóc Môn; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức; phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm. Quận 12 được thành lập kể từ ngày 6/01/1997 trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất và một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89ha, dân số hiện nay 307.449 người (tính đến 3/2006). Quận 12 162


được chia thành 10 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Thạnh lộc, Thạnh Xuân, Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành, Thới An và Trung Mỹ Tây. Quận 12 nằm phía bắc Thành phố Sài Gòn hiẹn nay với vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức; phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm. Trong lịch sử mở cõi của người Việt, Hóc môn – Bà điểm được khai phá từ rất sớm. Theo tư liệu lịch sử ít ỏi còn lưu lại thì ngay từ đầu thế kỷ XVII từ năm 1623 – khi chúa Nguyễn lập đồn thu thuế tại Sài Gòn thì cư dân sinh sống tại vùng này đã khá đông. Dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Hóc Môn thuộc huyện Tân Bình vào năm 1698. Huyện Tân Bình lúc ấy rộng hơn 11.000km2, tức hơn 1/5 diện tích toàn Nam bộ (63.058km2) trải từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến tả ngạn sông Vàm cỏ. Khi huyện Tân Bình đổi tên thành Phủ ( năm 1808 ) gồm 4 huyện thì Hóc Môn thuộc huyện Bình Dương. Năm 1841, nhà Nguyễn lập huyện Bình Long thì Hóc Môn thuộc huyện mới này. Sau khi chiếm Nam bộ làm thuộc địa, người Pháp đặt ra các đơn vị hành cai trị gọi là Hạt, rồi Hạt tham biện, Hóc Môn thuộc Hạt tham biện Sài Gòn. Dù là vùng đất trong hạt Sài Gòn nhưng Hóc Môn không là vùng đô thị hóa, vẫn là vùng nông thôn. Chính quyền thuộc địa của Pháp xây dựng quốc lộ 22 chạy qua Hóc Môn lên Tây Ninh, sang Phnom Pênh. Sau hiệp định Geneva chia đôi nước Việt Nam, miền Nam xây dựng xa lộ Đại Hàn (ngày nay là xa lộ vành đai ngoài) chạy ngang qua huyện Hóc Môn từ đông sang tây. Nhiều liên tỉnh lộ nối Sài Gòn với các tỉnh miền đông được xây dựng …

163


- Quận Gò Vấp mới: hiện nay (2007) nhỏ hơn quận Gò Vấp trước đây. Vào năm 1988, quận Gò Vấp gồm địa phận 3 xã cũ là An Nhơn Xã, Hạnh Thông Xã và Thông Tây Hội. Trước năm 1975, quận Gò Vấp có 7 xã và trong số nầy thì 4 xã An Phú Đông, Bình Hòa Xã, Thạnh Lộc Xã, Thạnh Mỹ Tây ngày nay có thể là thuộc vào phạm vi của quận 12. Quận Gò Vấp hiện nay giáp với quận 12 ở phía Bắc, phía Đông và phía Tây; phía Đông Nam giáp quận Bình Thạnh; phía Nam giáp quận Phú Nhuận; phía Tây Nam giáp quận Tân Bình. Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của đất nước ta ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân Bình,Phủ Gia Đinh.Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng 1km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất “Gò” cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát - phụ lưu của sông Sài Gòn - thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới. Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì vào triều Gia Long, năm 1818, vùng đất mang tên Gò Vấp rộng lớn nằm trong địa phận các Tổng Bình Trị và Dương Hòa thuộc huyện Bình Dương. Năm 1836, khi Nhà Nguyện đạc điền và lập bạ cho toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ thì Gò Vấp thuộc Tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, Tỉnh Gia Định. Sau khi chiếm nam Kỳ làm thuộc địa, năm 1894 thực dân Pháp mở rộng thành phố lên phía Bắc lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám) làm giới. Huyện Bình Dương của Tỉnh Gia Định ở phía Bắc

164


và Tỉnh Chợ Lớn ở phía Nam trở thành các khu ngoại ô của thành phố Sài Gòn.

Tỉnh Gia Định vào đầu thế kỷ XX gồm 4 quận (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè). Vào năm 1917, Gò Vấp chia làm 3 tổng: Dương Hòa Thượng, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, gồm 37 xã. Từ năm1940 đến năm 1953 nhiều xã được sáp nhập, còn lại 24 xã, bao gồm cả vùng đất của quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận 12 và một phần của huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi ngày nay. Vào thời gian này xã Tân Sơn Nhất không còn sau khi người Pháp xây dựng sân bay tân Sơn Nhất. Ngày 11-5-1944, chính quyền thuộc địa thành lập Tỉnh Tân Bình bằng các tách một phần của Tỉnh Gia Định. Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình. Ngày 29-4-1957, địa giới Tỉnh Gia Định gồm 6 quận (10 tổng, 61 xã) tăng thêm 2 quận là Bình Chánh và Tân Bình. Tân Bình là phần đất tách từ quận Gò Vấp. 165


Quận Gò Vấp vào năm 1960 có 8 xã. Tháng 7-1976, Gò Vấp trở thành quận nội thành. Địa bàn của quận Gò Vấp lúc này gồm phần đất của 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội,. Hai xã Thạnh Mỹ Tây và Bình Hòa tách ra để thành lập quận Bình Thạnh. Xã Mỹ Bình cắt về huyện Củ Chi, các xã Nhị Bình, Thạnh Lộc, An Phú Đông và Tân Thới Hiệp cắt về huyện Hóc Môn. Quận Gò Vấp chia thành 17 phường. Từ tháng 4-1984 Gò Vấp được điều chỉnh địa giới, còn lại 12 phường cho đến bây giờ. Gò Vấp vùng đất cao, nhiều rừng, nhiều thú dữ. Cư dân đầu tiên đến vùng này lập nghiệp lúc đầu thành lập các cụm làng rừng, vừa khai phá rừng làm đất thổ cư, đất canh tác, vừa phải chống thú dữ. Qua hàng trăm năm, lưu dân đã biến vùng đất bưng thành ruộng trồng lúa nước, đất gò trở thành đất ở và đất vườn trồng các loại nông sản, trái cây, rau đậu… phát sinh thêm những nghề thủ công như nghề làm đường, mật từ mía, nghề kéo sợi, dệt vải, nhuộm. Thuốc rê Gò Vấp từng là “đặc sản” nổi tiếng lục tỉnh, đã đi vào phú cổ Gia Định (Trầu Sài Gòn xẻ ra nửa lá - Thuốc lá Gò Vấp hút đã một hơi). Để khai thác thuộc địa triệt để, người Pháp đã tiến hành phát triển hệ thống giao thông. Đường Sắt xuyên Việt hoàn thành năm 1882 chạy qua và có ga ở Gò Vấp. Năm 1884 đường số 1 từ trung tâm Sài Gòn qua Phú Nhuận đến Hạnh Thông dài 8km được mở rộng, nâng cấp. Trong những năm tiếp theo, dù Gò Vấp không nằm trong chương trình đô thị hóa của người Pháp, nhưng nhiều con đường được mở rộng cho xe bò, xe ngựa, xe thổ mộ lưu thông dễ dàng. Năm 1897, đường xe điện và tuyến xe buýt Sài Gòn – Gò Vấp – Hóc Môn được đưa vào hoạt động. Đến năm 1935-1936 trên đất Gò Vấp đã có 21 đồn điền cao su của Pháp, với hơn 60ha. Ngoài ra còn trồng vani (10ha), hồ tiêu (30ha), tràm (10ha), mía (60ha), thuốc lá sợ vàng (190ha), trà (18ha), dừa (60ha), lạc (80ha). 166


Sản xuất nông nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương mại. Thập niên 30 ở Gò Vấp đã có 35 xưởng nhuộm, xưởng dệt mỗi năm dệt được 4.000m tơ lụa, 10 lò thuộc da (phần lớn là của người Hoa), 8 lò nấu đường, 24 trại cưa và nhiều lò xay xát gạo. * - Quận Tân Bình mới:

167


Quận Tân Bình cũ trước ngày 30-04-1975 rộng 30.32 km2, nằm về hướng Tây Bắc Sài Gòn : Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10. Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp. Tây giáp Bình Chánh. Nam giáp quận 6, Quận 11. Đến cuối năm 2003, quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới, bị cắt bớt đất để thành lập quận Tân Phú. Do đó Quận Tân Bình mới nay chỉ còn rộng 22.38 km2. Phía Đông giáp với các quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10; phía Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp; phía Tây giáp với quận Tân Phú mới thành lập. Đến năm 1988 , quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới hành chính từ 26 phường sáp nhập lại còn 20 phường ( từ phường 1 đến phường 20) cho đến 30/11/2003,thời gian được 15 năm. Đến cuối năm 2003,t, quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới, tách ra thành lập quận Tân Phú. Hai quận Tân Bình và Tân Phú.

*

168


- Quận Phú Nhuận mới: ngày trước thuộc quận Tân Bình tỉnh Gia Định. Năm 1944, vào thời Pháp thuộc, Tân Bình được thiết lập như là một tỉnh gọi là tỉnh Tân Bình, tỉnh lỵ được đặt ở xã Phú Nhuận và nếu nhìn một cách tổng quát thì địa phận của tỉnh Tân Bình thời đó bao gồm các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình Phú Nhuận và một phần nhỏ quận Tân Phú và quận Bình Tân ngày (2 quận nầy là đất phía Đông-Bắc của huyện Bình Chánh ngày trước chia ra mà lập thành và do đó). Quận Phú Nhuận mới ngày nay phía Bắc giáp quận Gò Vấp; phía Đông giáp quận Bình Thạnh; phía Tây giáp quận Tân Bình; phía Nam giáp quận 1 và quận 3. Quận được chia làm 15 phường, đánh số từ 1 đến 5, 7 đến 15 và phường 17.

169


- Quận Bình Thạnh: gồm địa phận 2 xã cũ là Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây. Phía Tây-Bắc giáp quận Gò Vấp; phía Tây-Nam giáp quận Phú Nhuận và quận, 1 giới hạn bởi rạch Thị Nghè, ngăn cách với quận 2 và quận Thủ Đức ở phía Đông bởi sông Sài Gòn. Quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28.

Quận Bình Thạnh nằm ở vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Kinh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 có 3 mặt giáp với sông. Hiện nay, bán đảo Thanh Đa– Bình Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của tỉnh Gia Định,quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28.

170


- Quận Tân Phú: là một quận nội thành, giáp với Quận Tân Bình ở phía Đông, Quận Bình Tân ở phía Tây, Quận 6 và 11 ở phía Nam, và Quận 12 ở phía Bắc. Quận Tân Phú phân chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Tân Sơn Nhì ,Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hòa.

171


1 - Phường Tây Thạnh Địa giới hành chính phường Tây Thạnh : Đông giáp quận Tân Bình; Tây giáp phường Sơn Kỳ; Nam giáp các phường Sơn Kỳ, Tân Sơn Nhì; Bắc giáp quận 12. ▪ Diện tích tự nhiên: 356,73 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 37.995 người 2 - Phường Tân Sơn Nhì Địa giới hành chính phường Tân Sơn Nhì : Đông giáp quận Tân Bình; Tây giáp phường Tân Quý; Nam giáp phường Tân Thành; Bắc giáp các phường Tây Thạnh, Sơn Kỳ. ▪ Diện tích tự nhiên: 112 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 25.312 người 3 - Phường Sơn Kỳ Địa giới hành chính phường Sơn Kỳ : Đông và Bắc giáp Phường Tây Thạnh; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp các phường Tân Quý, Tân Sơn Nhì. ▪ Diện tích tự nhiên: 212 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 18.812 người 4 - Phường Tân Quý Địa giới hành chính phường Tân Quý : Đông giáp các phường Tân Sơn Nhì, Tân Thành; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp phường Phú Thọ Hòa; Bắc giáp phường Sơn Kỳ. ▪ Diện tích tự nhiên: 178,49 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 42.443 người 5 - Phường Tân Thành

172


Địa giới hành chính phường Tân Thành : Đông giáp quận Tân Bình; Tây giáp phường Tân Quý; Nam giáp các phường Phú Thọ Hòa, Hòa Thạnh; Bắc giáp phường Tân Sơn Nhì. ▪ Diện tích tự nhiên: 99,49 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 29.815 người 6 - Phường Phú Thọ Hòa Địa giới hành chính phường Phú Thọ Hòa : Đông giáp phường Hòa Thạnh; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp phường Phú Thạnh; Bắc giáp các phường Tân Quý, Tân Thành. ▪ Diện tích tự nhiên: 123,22 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 44.507 người 7 - Phường Phú Thạnh Địa giới hành chính phường Phú Thạnh : Đông giáp phường Hòa Thạnh; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp phường Hiệp Tân; Bắc giáp phường Phú Thọ Hòa. ▪ Diện tích tự nhiên: 114 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 32.736 người 8 - Phường Phú Trung Địa giới hành chính phường Phú Trung : Đông giáp quận Tân Bình; Tây và Bắc giáp phường Hòa Thạnh; Nam giáp quận 11. ▪ Diện tích tự nhiên: 89,65 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 41.204 người 9 - Phường Hòa Thạnh Địa giới hành chính phường Hòa Thạnh : Đông giáp phường Phú Trung; Tây giáp các phường Phú Thọ Hòa, Phú

173


Thạnh, Hiệp Tân; Nam giáp phường Tân Thới Hòa; Bắc giáp phường Tân Thành. ▪ Diện tích tự nhiên: 93,08 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 22.507 người 10 - Phường Hiệp Tân Địa giới hành chính phường Hiệp Tân : Đông giáp các phường Hòa Thạnh, Tân Thới Hòa; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp phường Tân Thới Hòa; Bắc giáp phường Phú Thạnh. ▪ Diện tích tự nhiên: 112,90 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 24.872 người 11 - Phường Tân Thới Hòa Địa giới hành chính phường Tân Thới Hòa : Đông giáp quận 11; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp quận 6; Bắc giáp các phường Hòa Thạnh, Hiệp Tân. ▪ Diện tích tự nhiên: 114,60 ha ▪ Dân số tính đến ngày 31/12/2004 là: 24.614 người *

- Quận Bình Tân: được hình thành bằng cách tách 4 xã – thị trấn: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc của huyện Bình Chánh cũ để thành lập 10 phường trực thuộc Quận Bình Tân Diện tích tự nhiên là 5188,02 ha. Phía đông giáp các quận Tân Phú, quận 6 và quận 8. Phía tây giáp huyện Bình Chánh mới. Phía nam giáp quận 8 và huyện Bình Chánh mới. Phía bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn. -

174


- Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông BắcTây Nam, được chia làm hai vùng: Vùng 1: Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3-4m, độ dốc 0-4m tập trung ở phường Bình TRị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng 2: Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và phường An Lạc. 175


- Về thổ nhưỡng quận Bình Tân có 03 loại chính : Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rờI rạc. Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo A. Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đô thị mới. Dân số quận Bình Tân trung bình năm 2003 là 265.411 người, trong đó nữ chiếm 52,55% nam chiếm 47,45%. Do tác động của quá trình đô thị hoá, dân số quận Bình Tân Tăng rất nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 1999-2003 là 16,17%. Mật độ dân cư trung bình vào năm 2003 là 5.115 người/km2, nơi có mật độ dân cư đông nhất là phường An Lạc A 16.680 người/km2 và thấp nhất là phường Tân Tạo 1.592 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, yếu tập trung vào các phường có tốc độ đô thị hoá nhanh như: An Lạc A, Bình Hưng Hoà A, Bình Trị Đông. Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài… . Tôn giáo có phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo… trong đó phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo. - Quận Thủ Đức: bây giờ là một quận nội thành ở về phía đông bắc Thành phố Sài Gòn năm xưa. Năm 1997, phía nam của Huyện Thủ Đức đã được phân chia lại thành hai 176


quận mới là Quận 9 và Quận Thủ Đức. Quận Thủ Đức có 12 phường: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình. Trên địa bàn của quận này có Ga Bình Triệu, Làng đại học Thủ Đức, Công viên nước Sài Gòn. Diện tích: 47,46 km²..

177


Huyện Bình Chánh kể từ tháng 11 năm 2003: hiện nay huyện Bình Chánh còn lại 16 xã – thị trấn, gồm các xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt, xã An Phú Tây, xã Tân Quý Tây, Hưng Long, xã Qui Đức, xã Bình Chánh, xã Lê Minh Xuân, xã Phạm Văn Hai, xã Bình Hưng, xã Bình Lợi, xã Đa Phước, xã Phong Phú, xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc. Huyện Bình Chánh bắc giáp Quận Bình Tân, đông giáp Quận 8, tây và nam giáp tỉnh Long An.

178


- Huyện Hóc Môn: là một huyện ngoại thành nằm ở giữa Quận 12 và huyện Củ Chi. Huyện có 11 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn và thị trấn Hóc Môn. Bảy xã của huyện này đã được tách ra để lập nên Quận 12: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần của Tân Chánh Hiệp và một phần của Trung Mỹ Tây.

Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố, Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Sông, kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, giảm áp lực dân cư nội thành Sài Gòn đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố.

179


- Quận Củ Chi sau năm 1975: được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa cũ và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương cũ. Quận Củ Chi trước đây thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1956 chuyển sang tỉnh Bình Dương, gồm có 3 tổng là Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung, Long Tuy Thượng; quận lị: Tân An Hội. Đến năm 1963 chuyển sang tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập. Gồm 1 thị trấn Củ Chi (huyện lị) và 20 xã: Phú Hoà Đông, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Phước Vĩnh An, Hoà Phú, Tân An Hội, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Thái Mỹ, Phước Thạnh, An Nhơn Tây, Trung Lập Thượng, Phú Mỹ Hưng, An Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Bình Mỹ, Phước Hiệp, Trung Lập Hạ.

*

180


- Huyện Nhà Bè: là một trong 5 huyện ngoại thành. Huyện Phía Bắc giáp với Quận 7, phía Tây Bắc giáp với huyện Bình

Chánh, phía Đông Nam giáp với huyện Cần Giờ bởi sông Soài Rạp, phía Tây Nam giáp với huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. Gồm có 1 thị trấn và 6 xã: Thị trấn Nhà Bè, Xã Phú Xuân, Xã Long Thới, Xã Nhơn Đức, Xã Phước Kiến, Xã Hiệp Phước, Xã Phước Lộc. *

181


- Huyện Cần Giờ mới: là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam của Thành phố Sài Gòn ngày xưa, cách trung tâm khoảng 50 km. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An. Trước 30-04-1975, quận Cần Giờ gồm hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên, thuộc tỉnh Phước Tuy. Quận Quảng Xuyên được thành lập ngày 29/1/1959, gồm các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, và Lý Nhơn. Ngày 9/9/1960, chuyển hai quận này sang tỉnh Biên Hòa.

182


NHỮNG BẢN ĐỒ DÙNG ĐỂ THAM KHẢO

183


184


1- Bản đồ SAIGON 1947

Dressé, héliogravé et publié par le Service Géographique de l’IndoChine. Tirage de Mars 1947

(Nguồn: http://nguyentl.free.fr/html/cadre_sommaire_vn.htm)

185


Plan de SAIGON 1947 (Nguồn: http://nguyentl.free.fr/html/cadre_sommaire_vn.htm)

186


(Nguồn: http://nguyentl.free.fr/html/cadre_sommaire_vn.htm)

187


2 - Bản đồ Sài Gòn –Chợ Lớn 1951-1956 (trước khi thực dân Pháp rút lui khỏi Việt Nam.)

188


Bản Đồ của nhà in J. Aspar Sài gòn (J. Aspar Imprimerie-Saigon) Bản Đồ Đô Thành SAIGON-CHOLON 1951-1956 Truớc ngày thực dân Pháp rút lui khỏi miền Nam Việt Nam (26/04/1956)

189


3 - Bản đồ đường phố trung tâm Sài Gòn 1956

190


Bản đồ đường phố trung tâm Sài Gòn 1956, lúc thực dân Pháp sắp rút lui hết ra khỏi miền Nam Việt Nam (26/04/1956), vào thời kỳ ông Ngô Đình Diệm chấp chính. Đặc điểm của bản đồ nầy là tên đường phố Việt Nam có kèm theo tên cũ của Pháp: Thí dụ: Đại lộ Thống Nhứt- Ex. Bd. Norodom. . . . Như vậy có thể suy định rằng, tên các đướng phố Sài Gòn từ trước năm 1956 chỉ gồm những nhân vật hay địa danh lịch sử của thực dân thuộc địa Pháp hoặc những nhân vật lịch sử người bản xứ có liên hệ hoặc có công trạng với họ trong tiến trình xâm lược lãnh thổ Nam kỳ của nước Việt Nam. Tuy nhiên Bản đồ nầy không bao gồm vùng Chợ Lớn mặc dù vùng nầy là một phần quan trọng của Đô Thành Sàigon trong những năm 60. 4 - Bản đồ Sài Gòn-Chợ Lớn 1958 /1961 Bản đồ đồ nầy do Nha Địa Dư Quốc Gia VNCH dưới thời ông Ngô Đình Diệm thiết lập và phát hành lần thứ nhất vào năm 1958, tỷ lệ xích 1: 10.000, với tất cả các tên đường phố hoàn toàn bằng tiếng Việt Nam, rất công phu, giá trị, kèm theo bảng chỉ dẫn vị trí của mỗi con đường trên bản đồ. Ngoài ra trên bản đồ còn có thêm bảb chỉ dẫn những vị trí của nhiều cơ quan chính quyền ở trong Vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Bản đồ nầy được cơ quan AMS của Mỹ sao chép lại vào năm 1961 và có thể dùng làm bản đồ căn bản khả tín nhất để so chiếu với các bản đồ thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn phát hành từ sau 30/04/1975. Vì tỷ lệ xích quá lớn cho nên bản đồ được in thành 2 tờ bản đồ rời nhau gọi là Saigon Sheet 1 và Saigon Sheet 2. Sau đây là bản đồ thu nhỏ của Saigon Sheet 1và Sàigon Sheet 2: *(Ghi Chú: xem Bản đồ khổ giấy A3 kèm theo.) 191


192


193


(Nguồn: Vũ Ngọc Thành,

RANH GIỚI HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ SÀI GÒN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỂ HIỆN QUA CÁC BẢN ĐỒ (GIAI ĐOẠN 1859– 2005):http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=67

307519-0f17-42b5-8d9e-61ad8323c0a8&groupId=13025).

Bản đồ năm 1958-1961 cho thấy hai thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn không còn cách nhau riêng biệt nữa mà đã là một đơn vị hành chính có ranh giới chung cho toàn địa bàn. Bản đồ không thể hiện đầy đủ các đường ranh giới cho toàn bộ Đô thành Sài Gòn, nhưng có thể thấy ranh giới hành chính của cả hai thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn không có sự thay đổi gì, chỉ có đơn vị hành chính là có sự thay đổi. Trên địa bàn thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn có 5 quận với 18 hộ. Ngày 10/5/1948, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ ra nghị định số 2383 - MI/DAA về việc chia khu Sài Gòn – Chợ Lớn ra làm 6 quận. Trên địa bàn thành phố Sài Gòn có các quận 1, quận 2, quận 3 và quận 6. Trên địa bàn thành phố Chợ Lớn có 2 quận là quận 4 và quận 5. Ranh giới được ấn định như sau:

194


Quận 1 gồm có hộ 1 Quận 2 gồm có hộ 2 Quận 3 gồm có hộ 4, cộng thêm một khu tứ giác bao bọc bởi đường Chasseloup Laubat (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), đại lộ Hui Bon Hoa (nay là Lý Thái Tổ). Đường Général Lizé (nay là Điện Biên Phủ) và ranh giới của hộ 3 và hộ 4 như đã được ấn định theo Nghị định ngày 22/9/1941. Quận 4 gồm có các hộ: 7,8,9,10,13 và một phần hộ 15 và hộ 18 khu vựcChợ Lớn. Quận 5 gồm có các hộ: 11,12,14,15,16,17 và 18 (trừ phần đã sáp nhập vàoquận 4). Quận 6 gồm có hộ 3 (Khánh Hội và Vĩnh Hội) của Sài Gòn. Số đơn vị quận của Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn được tăng lên 7 quận với sắc lệnh số 104-NV của Quốc trưởng Bảo Đại ban hành ngày 27/12/1952 quyết định thành lập thêm quận 7 (phần đất phía Tây của thành phố Chợ Lớn). 5 - Bản đồ Sài Gòn 1964

195


Các bản đồ trích dẫn trên đây có thể tạm xem như là những bản đồ tên đường thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn bằng tiếng Pháp và tiếng Việt gần đây nhất (1947, 1964) và sẽ được dùng để đối chiếu với các bản đồ tên đường thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn bằng tiếng Việt kể từ khi vua Bảo Đại về nước chấp chính cho đến thời điểm của chính quyền hiện tại ở Việt Nam. Và phải là những bản đồ do chính quyền hay tư nhân xuất bản trong nước từ năm 1954 đến những năm 1972, 1973, 1974 và trước ngày 30 tháng 04 năm 1975. Tìm ra được những bản đồ như thế không phải là chuyện dễ vì có thể là chúng chưa được hoặc chưa kịp xuất bản trước ngày 30-04-1975 hoặc nếu có thì cũng có thể đã bị thiêu hủy hết sau ngày 30-04-1975 vì chế độ mới cho là sản phẩm tàng dư của chế độ cũ. * Như vậy, những bản đồ Đô Thành Sài Gòn sau đây sẽ được dùng như là cơ bản cho việc biên khảo: 1- Bản đồ Plan de Saigon 1947 của Sở Địa Dư Đông Dương phát hành vào tháng 03 năm 1947 (Dressé, héliogravé et publié par le Service Géographique de l’IndoChine. Tirage 196


de Mars 1947) với tên các con đường bằng tiếng Pháp (trang 179). Bản đồ nầy được lấy xuống từ mạng lưới Internet qua trang nhà của Ông Nguyễn Tấn Lộc. (http://nguyentl.free.fr/html/cadre_sommaire_vn.htm).

2 - Bản đồ Sài Gòn –Chợ Lớn 1951-1956 (trước khi thực dân Pháp rút lui khỏi Việt Nam.) Bản đồ rất tồt nầy hiện được lưu giữ tại thư viện Quốc Gia Úc ờ Melbourn. Nhung không cho biết năm tháng ấn hành như vẫn có thể tìm thấy được qua bản chỉ dẫn tên đường trên bản đồ nầy.

197


Bản Đồ Đô Thành SAIGON-CHOLON 1951-1956 Truớc ngày thực dân Pháp rút lui khỏi miền Nam Việt Nam (26/04/1956)

Bản Đồ của nhà in J. Aspar Sài gòn (J. Aspar Imprimerie-Saigon)

198


3 - Bản đồ SAIGON 1964 với tên đường phố bằng tiếng Việt Nam nhưng không ghi xuất xứ và ngày tháng phát hành. Xét hình thức trình bày thì có thể suy đoán rằng bản đồ nầy do một cơ quan của chức quyền Mỹ ở Sài gòn phát hành vào năm 1964. Khuyết điểm của 2 bản đồ nầy là các vùng Sài Gòn Chợ Lớn còn giới hạn không trình bày nới rộng thêm qua các vùng ngoại thành kế cận vào lúc đó. Điểm tốt của 2 bản đồ nầy là có bảng liệt kê những tên của đường phố kèm theo tọa độ để truy tìm. 4 - Bản đồ Đô Thành SÀI GÒN 1962-1963

Trên đây là bản đồ gốc chưa được phục chế, bổ túc, với tất cả tên của các con đường bằng tiếng Việt Nam do soạn giả NGUYỄN NGỌC QUAN biên soạn và do nhà in 199


TRUNG ở Sài Gòn in ấn vào năm 1962-1963). Ưu điểm của bản đồ nầy là có ghi rõ ràng bằng chữ viết tay ngày tháng kiểm duyệt của chức quyền Việt Nam Cộng Hòa trước khi được phép xuất bản: Giấy phép số 2630/XB. 31-12-62. Bản đồ nầy cũng có bản ghi tên đường theo thứ tự A B C kèm theo tọa độ ghi trên bản đồ. Một bản đồ khác có những điểm giống như bản đồ nầy: đó là bàn đồ Đô Thành Sài Gòn, tỷ lệ 1/20,000 của nhật báo Tiếng Chuông do ông Đinh Văn Khai làm chủ nhiệm kiêm chủ bút xuất bản để biếu không cho đọc giả nhưng lại không ghi rõ thời gian phát hành. Điều cần lưu ý là hai vùng Sài Gòn và Chợ Lớn được nhập chung để trở thành Đô Thành Sài Gòn từ năm 1959, vậy có thể suy định rằng bàn đồ của báo Tiếng Chuông được phát hành trong khoảng thập niên từ 1960-1970.

5

200


5 - Bản đồ 1969 - 1973 Tuy bản đồ không để năm xuất bản nhưng căn cứ vào những thông tin được thể hiện trên bản đồ kết hợp với những tư liệu viết về hành chính Đô thành Sài Gòn trong giai đoạn này thì có thể suy định rằng đây là bản đồ được vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến năm 1973.

So chiếu bản đồ Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận trước năm 1975 kể trên với bản đồ Sài Gòn 1958/1961 ở giai đoạn trước thì thấy rằng ranh giới hành chính Đô thành Sài Gòn được thể hiện khá đầy đủ trọn vẹn và chi tiết từ ranh giới Đô thành cho đến ranh giới từng quận, phường bằng những ký hiệu chú giải trên bản đồ. Sự thay đổi ranh giới hành chính được thể hiện rất rõ rệt cả về mặt địa giới cũng như số lượng đơn vị các quận hành chính trong Đô thành. Ngày 27/3/1959, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ra nghị định số 110-NV về việc phân chia Đô thành Sài Gòn ra 201


làm 8 quận bao gồm có quận Nhất, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám. Trong số 8 quận mới thành lập trên, chỉ có quận Nhất, Nhì, Ba là giữ nguyên so với giai đoạn trước, các quận còn lại đều được đổi tên và thay đổi về mặt địa giới hành chính. Cụ thể: Quận Nhất: địa giới quận Nhất cũ, chia ra 4 phường: Bến Nghé, Hòa Bình, Tự Đức, Trần Quang Khải. Quận Nhì: địa giới quận Nhì cũ, chia ra 4 phường: Cầu Ông Lãnh, Chợ Bến Thành, Cầu Kho, Nhà thờ Huyện Sỹ. Quận Ba: địa giới quận Ba, chia ra 5 phường: Đài Chiến Sĩ, Bàn Cờ, Chí Hòa, Trương Minh Giảng, Yên Đỗ. Quận Tư: địa giới thuộc quận Sáu cũ, chia ra 4 phường: Xóm Chiếu, Lý Nhơn, Vĩnh Hội, Bến Xà Lan. Quận Năm: phần địa giới thuộc quận Tư cũ, phía bắc Kênh Tàu Hũ, chia ra 6 phường Trung Ương, Chợ Quán, An Đông, Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương,Phú Thọ. Quận Sáu: một phần địa giới của quận Năm cũ, chia ra 7 phường: Bình Tây, Chợ Bình Tiên, Phú Lâm, Cầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ Hòa. Quận Bảy: một phần địa giới của quận Năm cũ, chia ra 6 phường: Cây Sung, Bình Đông, Rạch Cát, Phú Định, Bến Đá, Hàng Thái. Quận Tám: phần địa giới thuộc quận Tư cũ, phía nam Kênh Tàu Hũ chia ra 5 phường: Xóm Củi, Hưng Phú, Bình An, Chánh Hưng, Rạch Ông. Năm 1965, Đô thành Sài Gòn có tám quận, bao gồm 54 phường, 707 khóm với tổng cộng 1.485.295 dân. Ngày 15/6/1966, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương ra sắc lệnh số 100-SL/NV sáp nhập xã An Khánh, thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định vào địa phận quận Nhất 202


Đô thành Sài Gòn. Đến đây, ranh giới hành chính Đô thành Sài Gòn đã được mở rộng hơn về mặt địa giới hành chính so với giai đoạn trước đó. Diện tích Đô thành tăng lên 6,53 đến tháng 4/1975.

km2

và không thay đổi

Ngày 5/12/1966, chính quyền lại chia xã An Khánh ra làm 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm trực thuộc quận Nhất. Ngày 17/1/1967, chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương ra sắc lệnh số 9-SL/ĐUHC về việc thành lập quận 9 trên cơ sở 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm của quận Nhất. Ngày 1/7/1969, Sắc lệnh số 073-SL/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa về việc thành lập quận 10 và quận 11 trên cơ sở một số phường của các quận 3,5,6. Theo đó, địa phận quận 10 hình thành từ hai phường: Chí Hòa, Phan Thanh Giản của quận Ba và hai phường: Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương của quận Năm. Quận Mười Một hình thành từ phường Phú Thọ của quận Năm và ba phường: Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa của quận Sáu. Từ thời gian này Đô thành có tổng cộng 11 quận và không thay đổi cho đến trước năm 1975, chỉ có số phường trong các quận là có sự thay đổi về mặt tên gọi từ năm 1973. Những thông tin mới về tên gọi phường sau năm 1973 không được thể hiện trên bản đồ cùng với những chú giải về bưu phí nội xứ (áp dụng từ ngày 06/02/73), điện tín nội xứ (áp dụng từ ngày 01/03/72) có ghi trên bản đồ cũng là cơ sở để suy định bản đồ trên được vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến năm 1973.

203


Năm 1974, toàn bộ Đô thành Sài Gòn có tổng cộng 11 quận, với 60 phường, dân số tổng cộng là 1.825.297 người. Như thế, trong giai đoạn này ranh giới hành chính Đô thành Sài Gòn đã được mở rộng hơn so với giai đoạn trước khi có thêm vùng đất quận 9 (Thủ Thiêm) phía bên kia sông Sài Gòn (nay thuộc quận 2) và số lượng các quận hành chính trong Đô thành cũng tăng từ 7 quận lên 11 quận trong giai đoạn này. Sau ngày 30/04/1975, ngày 03/05/1975 thành phố Sài Gòn- Gia Định được thành lập trên cơ sở sáp nhập các đơn vị hành chính thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dưới đây: - Đô thành Sài Gòn gồm mười một quận. - Tỉnh Gia Định gồm các quận Gò Vấp, Tân Bình, Hốc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh và Nhà Bè. - Riêng hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên sáp nhập với nhau, mang tên mới là huyện Duyên Hải chuyển sang trực thuộc tỉnh Biên Hòa. Thành phố Sài Gòn - Gia Định được tổ chức lại thành 18 quận, bao gồm: - 11 quận của Đô thành Sài Gòn và 7 xã “đô thị hóa” của tỉnh Gia Định được nâng cấp thành quận là Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây, Phú Nhuận, Hạnh Thông, Thông Tây Hội (gồm cả xã An Nhơn thuộc quận Gò Vấp tỉnh Gia Định cũ), Tân Sơn Nhì và Tân Sơn Hòa, - cùng 5 huyện: Củ Chi (gồm hai quận Củ Chi và Phú Hòa nhập lại); Bình Chánh (gồm quận Bình Chánh, hai xã: Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa của quận Tân Bình cũ và xã Bình Lợi là phần đất cắt từ xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa cũ, sáp nhập với nhau); Hóc Môn (gồm quận Hóc Môn và hai xã An Phú Đông, Thạnh Lộc của quận Gò Vấp cũ sáp nhập); Nhà Bè (gồm cả xã Hiệp Phước thuộc quận Cần Giuộc tỉnh Long An cũ) và Thủ Đức. 204


Dân số thành phố Sài Gòn - Gia Định vào tháng 5/1975 theo thống kê của chính quyền thành phố là 3.498.120 người. Ngày 20/05/1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần thứ hai, 18 quận nội thành được chuyển thành 12 quận mới gồm: - Quận1 (sáp nhập quận Nhất và quận Nhì), các quận 3, 4, 5, 6, 8 (sáp nhập quận Bảy và quận Tám), 10, 11, Bình Thạnh (sáp nhập hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây), Phú Nhuận, Gò Vấp (sáp nhập Hạnh Thông và Thông Tây Hội), Tân Bình (sáp nhập Tân Sơn Nhì và Tân Sơn Hòa), riêng quận 9 giải thể, chia thành hai xã Thủ Thiêm và An Khánh nhập vào huyện Thủ Đức và gọi là xã. Ngày 02/07/1976 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 29/12/1978 huyện Duyên Hải, tỉnh Đồng Nai được chuyển giao cho Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó đổi tên lại thành huyện Cần Giờ (1991). Như vậy, toàn thành phố Sài Gòn - Gia Định có 12 quận nội thành và 6 huyện ngoại thành với diện tích 2.095,01 km2. Từ đây, diện tích toàn thành phố không thay và không có sự mở rộng về mặt địa giới hành chính cho tới nay mà chỉ có sự mở rộng ở khu vực nội thành với việc thành lập thêm nhiều quận mới lấn ra các huyện ngoại thành. Sự mở rộng về mặt ranh giới hành chính đô thị so với Đô thành Sài Gòn trước năm 1975 bao gồm toàn bộ diện tích các quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp. Tuy vậy, phần diện tích quận 9 thuộc Đô thành Sài Gòn trước đây cũng không còn được thể hiện trên bản đồ khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh do đã được trả về cho huyện thủ Đức theo sự tham chiếu bản đồ Thanh Phố Hồ Chí Minh NỘI THÀNH 1988 sau đây:* 205


*Nguồn tin và tài liệu dùng để viết về bản đồ Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận trước năm 1975 kể trên được rút ra từ một bài viết của soạn giả Vũ Ngọc Thành RANH GIỚI HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ SÀI GÒN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỂ HIỆN QUA CÁC BẢN ĐỒ (GIAI ĐOẠN 1859–2005) đăng trên mạn Internet: (http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=673075190f17-42b5-8d9e-61ad8323c0a8&groupId=13025).

206


6- Bản đồ Đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn 1955-1972

207


Bản đồ phục chế nầy (do soạn giả Nguyễn Công Tánh thực căn cứ vào một bản đồ cũ ngày trước không có ghi nguồn gốc, ngày, tháng, năm xuất bản và sau ngày 30-041975 đã được một xưởng in sao chép, sửa đổi, bôi bỏ, ghép thêm nhiều chi tiết theo đúng với luật lệ quy định của chế độ mới rồi đặt tên là SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1975. Sai trái trầm trọng nhất của bản đồ nầy là đã bôi bỏ tất cả các ô hướng dẫn ngang dọc và các điểm so chiếu tọa độ nhưng lại vẫn cứ gán ghép thêm một cách vô ích bản chỉ dẫn đường phố kê khai các tên đường có ghi tọa độ trong đó có nhiều tên mới chưa bao giờ tìm thấy trên các bản đồ Sài Gòn-Chợ Lớn xuất bản trước 1975. Tên đường Nguyễn Văn Sâm (tọa độ D6, D7 trong khung xanh) bị thay thế bằng tên Nguyễn Văn Tâm. Trên bản chỉ dẫn khoảng cách từ Sài Gòn đi các tỉnh khác, tên Sài Gòn được thay thế bằng một danh xưng mới, chưa từng có từ trước 30-04-1975. hiện)

Sau khi hiệu chỉnh và phục chế, bản đồ nầy được chúng tôi gọi là BẢN ĐỒ ĐÔ THÀNH SÀI GÒN-CHỢ LỚN 1956-1972 vì những chứng cứ sau đây: - Trên bản đồ có tên đường Trình Minh Thế: bắt đầu có từ tháng 05-1955 tức là kể từ sau khi viên tướng lãnh nầy tử trận vào ngày 03-05-1955 tại cầu Tân Thuận. - Ngày 09-05-1955, đổi tên đường Mac Pourpe thành đường Nguyễn Văn Chiêm (tọa độ: B7 trong khung đỏ). - Trên bản đồ vẫn còn xuất hiện tên của tướng Pháp De Lattre de Tassigny (tọa độ C7 trong khung xanh), đoạn đầu của con đường Công Lý, kể từ ngày 16-05-1955. - Ngày 17-01-1967, thành lập quận IX phía Thủ Thiêm. - Ngày 01-07-1969, thành lập 2 quận X và XI. - Tháng 01- 1972, một đợt đặt tên cho những con đường mới trong đó có đường Đào Cam Mộc, Nguyễn Văn Vĩnh (bây giờ đổi là Huỳnh Thị Phụng) ở quận 8 ngày nay (vùng cư xá Chánh Hưng ngày trước).

208


Một điều mà soạn giả tập sách nầy (Nguyễn Công Tánh) tự trách mình là bản chính gốc toán vẹn của bản đồ SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1975 không biết hiện giờ nằm ở đâu trong số tài liệu, văn bản lưu trữ khổng lồ trên các máy vi tính của mình hiện đang xử dụng cho việc nghiên cứu và viết lách. * 7 - Bản đồ tên đường thành phố Sài Gòn vào năm 1995

209


Bản đồ nầy hiển nhiên là được xuất bản từ trong nước Việt Nam Sau ngày 30-04-1075, địa danh của thành phố Sài Gòn không còn nữa: chính quyền mới đã thay đổi tên thành phố Sài Gòn ngày xưa. 8 - Bản đồ tên đường thành phố Sài Gòn vào năm 2009

210


Dĩ nhiên là bản đồ thành phố (SÀI GÒN) 1995 nhất định phải có rất nhiều thay cũ đổi mới và vì thế để thực hiện được công trình biên khảo của mình, người biên soạn phải căn cứ vào bản đồ 1995 nầy để tìm ra những thay cũ đổi mới đó bằng cách so chiếu nó với 4 bản đồ đã có từ trước ngày 30-04-1975 được nêu ra nơi các mục 1, 2, 3, 4, 5. Trong tiến trình biên soạn tập sách nầy, bản đồ thành phố HCM HCM CITY (SÀI GÒN) 2009 cũng vừa mới được tìm thấy từ mạng lưới Internet và đây là một điều lợi ích quý báu để cập nhật và bổ túc thêm những sự thay đổi các tên đường phố Sài Gòn từ năm 1995 đến năm 2009 bằng cách so chiếu 2 bản chỉ dẫn tìm vị trí hoặc tọa độ tên đường trên 2 bản đồ 1995 và 2009. Hai bản chỉ dẫn tên đường nầy được kèm theo ở cuối tập sách (Phần CÁC PHỤ BẢN #A và #B). Việc so chiếu cũ, mới nầy sẽ không có lợi ích thiết thực lâu dài đối với thành phần những thế hệ trẻ sinh ra sau ngày 30-04-1975 trong nước Việt Nam và ở hải ngoại. Họ sẽ không bận tâm thắc mắc nhiều lắm về các tên gọi của đường phố trên khắp các miền đất nước Việt Nam ngày nay nếu họ không tha thiết gì đến lịch sử hình thành và phát triễn của đất nước mình từ ngàn xưa bởi vì có thể đối với họ tên nào thì cũng thế thôi, không có gì gọi là trầm trọng. Đối với người dân Việt Nam đã lớn tuổi trong nước cũng như ở hải ngoại hiện nay thì những con đường xưa tên cũ chỉ còn là một trong những hoài niệm thuộc về một giai đoạn lịch sử đã đi qua bởi vì họ đã có chia xẻ, dự phần và hiện hữu trong giai đoạn lịch sử đó. Những bậc lớn tuổi nầy giờ đây chỉ còn là một thành phần nhỏ nhoi, càng ngày càng vơi mất đi, mang theo những hoài niệm lịch sử đó. Người biên soạn sẽ không tin rằng vẫn còn có một cụ ông hay cụ bà Việt Nam 75-90 tuổi sống ở Paris từ thời người Pháp rút lui khỏi miền Nam Việt Nam, nay quay trở về quê nhà để tìm kiếm ngôi nhà cũ của mình ngày xưa ở số 15 đường Pavie (trước 211


30-04-1975 là đường Trần Quốc Toản, sau đó trở thành đường 30 tháng 04) bằng cách lật tập sách biên khảo nầy để so chiếu tìm ra tên mới ngày nay thay thế cho tên cũ Pavie ngày xưa. Tuy nhiên, sự thay đổi tên các đường phố trên khắp vùng đất nước cũng là một trong những biến cố xảy ra trong lịch sử qua những lần thay ngôi đổi chủ trên đất nước quê hương chúng ta và vì vậy tưởng cũng nên ghi chép để lại cho mai hậu, cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển những con đường của thành phố Sài Gòn từ thới Pháp thuộc cho đến ngày nay. Ngoài ra, người biên soạn tập sách nầy là một cá nhân có cơ may sống sót trải qua 4 giai đoạn lịch sử của miền Nam Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, thời đất nước chia đôi, thời chế độ Việt Nam Công Hòa ở miền Nam Việt Nam và một giai đoạn khá dài sau ngày 30-04-1975. Vì thế, có thể nói rằng soạn giả hiểu biết khá rõ tên các đường phố của Sài Gòn. Mong rằng những kinh nghiệm thực tế nầy sau khi đã được ghi lại sẽ đóng góp một phần tối thiểu nào đó cho ít lợi của mai sau, mong thay.

212


213


II

Bản đồ năm 1995 và 2009 QUẬN I (Quận 1+Quận 2 trước 1975/ So chiếu với Bản đồ 1955-1972) Đường Bà Lê Chân I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: C5 “ 1955-1972: A7 Địa bàn: Phường Tân Định, nằm giữa hai đường Trần Quang Khải và Hai Bà Trưng, bên hong chợ Tân Định, chiều dài khoảng 0km110, lưu thông một chiều. II. Tên cũ: Trước 30 tháng 04 năm 1975: Bà Lê Chân Thời Pháp: gọi là đường số 42. Ngày 30-03-1906 đặt tên là Alexandre Frostin. Ngày 19-10-1955, chính phủ Sài Gòn đổi gọi là đường Bà Lê Chân. III. Bà Lê Chân là ai ? Là một nữ danh tướng của Hai Bà Trưng. Năm 41, Phục Ba Tướng quân Mã Viện của nhà Hán đem quân sang đánh, bà bị tử trận ở làng Mai Động. IV. Một chút gì để nhớ: Trước 30-04-1975, con đường nầy bên hong chợ Tân Định là một địa điểm ăn uống khá đặc biệt khi trời vừa bắt đầu tắt nắng. Bàn ghế các quán ăn bày lấn ra gần 1/2 con dường Bà Lê Chân . *

214


Đường Bùi Thị Xuân I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: B4+B5 “ 1955-1972: C5 Địa bàn: Phường Bến Thành và phường Phạm Ngũ Lão, bắt đầu từ đường Lê Văn Duyệt (nay gọi là đường Cách Mạng Tháng 8) đến đường Cống Quỳnh, dài khoảng 0km760, lưu thông hai chiều. II. Tên cũ: Trước 30 tháng 04 năm 1975: được đổi tên là Bùi Thị Xuân kể từ ngày 22-03-1955. Thời Pháp: có tên là Duranton kể từ ngày 12-02-1914. III. Bà Bùi Thị Xuân là ai ? Là một nữ danh tướng của nhà Tây Sơn. Quê bà ở Bình Định, vợ của danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Năm 1802, chúa nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh Bắc tiến, quân Tây Sơn thua, bà bị bắt ở Nghệ An giải về Phú Xuân và chịu khổ hình cùng chết với con gái của bà. IV. Một chút gì để nhớ: Trước 30-04-1975, con đường nầy có 2 ngôi trường tư thục đối diện nhau: một là tư thục dạy theo chương trình Pháp có tên là Les Lauriers. Còn bên kia đường là một tư thục (Hồng Lạc?) dạy theo chương trình trung học Việt Nam và nơi đây có một nhà giáo dạy Việt Văn rất đặc biệt: đó là thi sĩ say Vũ Hoàng Chương.

*

215


Đường Bùi Viện I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: B5 “ 1955-1972: C5, C6 Địa bàn: Phường Phạm Ngũ Lão, nằm giữa đường Đề Thám và Cống Quỳnh, ăn thông với đường Trần Hưng Đạo, dài khoảng 0km430, lưu thông hai chiều. II. Tên cũ: Thời xưa chỉ là một con đường mòn trong làng Tân Hòa. Thời Pháp vẫn không có tên. Thời vua Bảo Đại được đặt tên là Bảo Hộ Thoại. Từ 06-10-1955 đổi gọi là đường Bùi Viện và được giữ cho đến sau ngày 30-04-1975. III. Ông Bùi Viện là ai? Bùi Viện (1841-1878) hiệu là Mạnh Dực, người làng Trình Phô, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định, đậu cử nhân năm 1856 . Ông có công trong việc đánh dẹp giặc Cờ Đen, Cờ Vàng ở Bắc Kỳ, ở mang bến Ninh Hải tức cảng Hải Phòng ngày nay và đánh dẹp giặc loạn ở Quảng Yên. Ông là sứ giả Việt Nam đầu tiên đi công du Hoa Kỳ vào thời tổng thống Abraham Lincoln nhưng cuộc đi sứ thất bại vì không đúng thủ tục ngoại giao, không có quốc thư của Tự Đức. Ông được vua Tự Đức trao cho nhiệm vụ chỉnh đốn hải quân, lập đội tàu thuyền tuần dương đặt dưới quyền chỉ huy của Ông. Công việc đang tiến hành tốt đẹp thì ông bị bệnh chết một cách đột ngột . Việc Ông đi sứ sang Mỹ không thấy ghi vào chính sử của nhà Nguyễn. IV. Một chút gì để nhớ: Trước 30-04-1975, con đường nầy trước chưa ăn thông sang đường Cống Quỳnh. Sau khi được khai thông, nó trở thành rộn rịp, sầm uất nhờ có phòng trà ca nhạc của nghệ sĩ Đức Quỳnh và đối diện với phòng trà nầy còn có một quán nhậu cua, ếch, lương, bò, nai rất ngon và rất đông khách có tên là 216


Thanh Việt. Ngay tại đầu đường Bùi Viện giáp ranh với đường Đề Thám và đường Trần Hưng Đạo là khiêu vũ trường Tour d'Ivoire (Tháp Ngà) nằm chung trên dãy nhà lầu của rạp hát cải lương Nguyễn Văn Hảo. Cũng trên đường Bùi Viện, ngay phía sau rạp Nguyễn Văn Hảo là một quán cháo khuya để cho các ca sĩ, nghệ sĩ và dân chơi thâu đêm suốt sáng đến đây kiếm chút cháo giằn bụng trước khi về nhà. * Đường Lê Văn Duyệt Nay là đường CMT8 I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: D3, B5 “ 1955-1972: A4, B5, C6 Địa bàn: Hiện nay thuộc lãnh vực của phường chợ Bến Thành (tức Chợ Sài Gòn hiện nay) quận 1, ngang qua quận 3, quận 10 và quận Tân Bình, bắt đầu từ ngã sáu Sài Gòn nơi có tượng đài Phù Đổng Thiên Vương đến cầu Tham Lương giáp ranh với quận 12 hiện nay. Đây là con đường dài nhất của thành phố, lưu thông hai chiều, dài khoảng 8km. II. Tên cũ: Đường nầy có từ thời chúa Nguyễn (dòng họ Nguyễn Hoàng) mở mang vùng Gia Định và gọi là đường Sứ dùng đề cho các sứ thần của nước Chân Lập (nay là nước Cao Miên) đi qua để giao hảo với nước Việt Nam thời xưa. Vào năm 1865, khi người Pháp thành lập thành phố Sài Gòn thì đoạn đường từ ngã sáu Sài Gòn hiện nay đến ranh tỉnh Gia Định có tên là đường Thuận Kiều, đoạn còn lại có tên là đường Thuộc Địa số 1. Từ năm 1916 đường Thuận Kiều đổi tên là đường Verdun để nhớ về việc quân Pháp đánh thắng quân Đức trong một trận chiến ở vùng Verdun.

217


Ngày 10 tháng 11 năm 1946, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, Thủ tướng của Nam Kỳ Quốc lúc đó, tự sát. Hội đồng tư vấn Nam Kỳ họp để bầu người lên thay. Dưới sự chủ tọa của chủ tịch người Pháp Béziat, hội đồng tư vấn chọn được 34 người, rồi 34 người này bầu ra Thủ tướng. Bác sĩ Lê Văn Hoạch được các nghị viên Pháp dồn hết phiếu cho nên đắc cử thủ tướng Nam Kỳ Quốc. Chính phủ Lê Văn Hoạch chỉ tồn tại đến tháng 9 năm 1947 thì sụp đổ. Trong khoảng thời gian nầy, vào ngày 25 tháng 04 năm 147, chính quyền Lê Văn Hoạch lấy tên của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh để thay thế tên đoạn đường Verdun từ ngã sáu đến đường Chasseloup Laubat (sau 1955 là đường Hồng Thập Tự và sau 30-041975 là đường Nguyễn Thị Minh Khai); đoạn đường Verdun từ Chasseloup Laubat đến đường Général Lizé (sau 1955 gọi là đường Phan Thanh Giản và sau 30-04-1975 là đường Điện Biên Phủ) đổi gọi là Thái Lập Thành; đoạn đường Verdun từ Chasseloup Laubat tới ngang đường Hò Hưng đổi gọi là đường Chanson. Đoa.n còn lại tiếp tục gọi là đường Verdun. Ngày 23 tháng 03-1955, chính quyền của ông Ngô Đình Diệm hợp chung 4 con đường lại và đặt tên là đường Lê Văn Duyệt. Sau ngày 30-04-1975, đường Lê Văn Duyệt đổi gọi là đường CMT8 và hiện nay đường trên thực tế kéo dài đến tận cầu Tham Lương giáp ranh quận 12 mới thành lập sau nầy. III. Ông Lê Văn Duyệt là ai? Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi, cùng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các tướng lĩnh khác lấy thành Bình Định, chiếm thành Phú Xuân, thâu đất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn, giữ chức Tổng Trấn thành Gia Định 2 lần: từ 1813 đến 1816 (triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng).

218


Đọc thêm I: Tả Quân Lê Văn Duyệt Một người có số phận khá kỳ lạ :

Tả Quân Lê Văn Duyệt

Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông… Tiểu Sử : Dưới thời Gia Long- Minh Mệnh, Gia Định là cả một vùng rộng lớn . Năm 1832 sau khi Tả Quân Lê Văn Duyệt (LVD) từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn này thành sáu tỉnh. (tên gọi Nam kỳ lục tỉnh có từ lúc đó, xem chú thích ) . LVD sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt , nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang . Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống . Sau khi ông Hiếu qua đời , cha LVD là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào…rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay. Ông sinh ra đã mang tật kín bẫm sinh (ái nam ái nữ) . Thuở nhỏ ít chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, đánh cá, 219


nhất là việc nuôi gà , đá gà và tụ tập các trẻ trong làng, chia phe tập trận đánh giặc.( Sau này , ông còn là người rất sành thú xem hát bội và thường tự tay cầm chầu). Tương truyền ông khỏe mạnh, thông minh, giỏi võ thuật, tuy không học nhiều , nhưng biết nhiều tuồng tích Tàu .Vì thế , ông luôn ước ao trở thành hào kiệt như trong truyện xưa miêu tả ; mới 15 tuổi , LVD đã nói “sinh ở đời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là trượng phu.” Năm LVD lên 17 tuổi , một cơ may đến với ông là, đêm hôm đó chúa Nguyễn bị quân nhà Tây Sơn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn thuyền của đối phương không đuổi kịp . Nhưng khi đến Vàm Trà Lọt thì thuyền chở chúa bị sóng lớn làm cho suýt chìm. LVD xuất hiện đúng lúc , cứu NPA thoát nạn. Biết là gặp dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, cho tất cả tạm trú ở đây, nhân đó ông được NPA tuyển dụng làm thái giám . Ít lâu sau LVD được phong làm Cai Cơ trông coi nội binh.Từ năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, LVD cùng với NPA đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương. Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại). Quân Tây Sơn thua to. Tháng 4 NPA đem thủy quân ra Đà Nẵng . Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc. Ngày 3 tháng 5, NPA đem binh vào thành Phú Xuân. Tháng 5 năm 1802 chúa Nguyễn lên ngôi , chọn đế hiệu : Gia Long .Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang 220


quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc. Nhiều công lao lớn nên LVD được liệt vào hàng Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần, với đặc ân được vào chầu vua không phải lạy (nhập triều bất bái) và được đặc quyền chém trước tâu sau (tiền trảm hậu tấu) nơi biên thùy , nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng (MM) và đã giết Huỳnh Công Lý, cha một quí phi của vua này , vì tội tham nhũng. Và ,ông còn là người đã từng khuyên vua Gia Long chọn con của Đông Cung Cảnh để nối ngôi , thay vì hoàng tử Đảm (là vua MM sau này). Tuy vua không nghe nhưng ông vẫn phò tá vua MM cho đến hết cuộc đời , mặc dù lòng không kính phục ông vua này.Ngược lại , MM cũng không ưa gì ông nhưng vẫn phải dùng đến .Năm 1823 ông được MM ân thưởng ngọc đái với lời dụ: “Từ xưa hoàng tử, chư công chưa ai được ân tứ ngọc đái này , nay khanh đã nhiều công lao nên đặc biệt ân tứ vậy.” Tả Quân LVD làm Tổng Trấn thành Gia Định hai thời kỳ: từ 1813 đến 1816. Năm 1813 ông lãnh chức Tổng Trấn thành Gia Định, kiêm trông coi luôn cả Bình Thuận và Hà Tiên. Đến năm 1816 ông được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái Tử. Lần thứ nhì từ năm 1820 cho đến khi mất , LVD làm tổng trấn ở Gia Định thành . Tả quân lúc bấy giờ rất uy quyền, lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là "ông Lớn Thượng". Đương thời các nước lân cận đều sợ oai phong của LVD , gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai", một trong ngũ hổ tướng (bốn người còn lại là Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức và Trương Tấn Bửu). LVD đã thành lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương , 221


nghề nghiệp. Thành Phiên An (tức thành Gia Định) do ông cho xây đắp thêm, đến năm 1830 thì xong. Thành được xây bằng đá ong, thành cao, rộng nên khi Lê Văn Khôi, con nuôi của ông , khởi loạn chiếm thành, quân triều đình vây đánh 3 năm mới hạ được. Tả quân lâm trọng bệnh và mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 8 năm 1832) hưởng thọ 69 tuổi. Miếu mộ của ông được xây cất tại Bình Hòa Xã (Gia Định), nơi người dân Đồng Nai kính cẩn gọi là “Lăng Ông” hay đền thờ Đức Thượng Công, còn các tộc người Hoa tôn xưng đền là “Phò Mã Da Da Miếu.” Tài đức của Tả Quân Lê Văn Duyệt: LVD là một vị quan rất mực thanh liêm. Dù quyền hành lớn, ông không hề hiếp đáp kẻ dưới, hoặc tìm mọi cách để bỏ túi riêng . Nhiều lúc LVD còn bỏ tiền của mình để làm việc hữu ích chung. Quân lính của ông rất có kỷ luật, không hề phá phách, cướp bóc …Và khi được triều đình cử đi dẹp loạn ở nơi nào, LVD cho điều tra kỹ để biết rõ nguyên nhân tại sao dân nỗi loạn. Nếu biết chắc do đám quan lại sở tại tham nhũng, bức hiếp làm cho dân chúng quá khổ sở, thì ngài thẳng tay trừng trị bọn tham quan trước rồi mới kêu gọi những kẻ làm loạn trở về đầu thú . Nhờ chính sách sáng suốt , khoan dung đó nên LVD đã vỗ yên ở nhiều nơi nhanh chóng, mà không tốn kém nhiều tiền bạc và nhân mạng. Dẫn chứng như việc chiêu dụ Mọi Vách Đá vào những năm 1807 và 1808. Trong chiến dịch này ông đã cho xử trảm Chưởng Cơ Lê Quốc Huy, một tên đại tham nhũng. Năm 1819 Ngài được cử đi kinh lược hai trấn Thanh, Nghệ. Ở đây LVD cũng thẳng tay trừng trị nhiều quan lại tham ô .Đặc biệt là ông cho lập ra ba đội lính “Hồi Lương” (An Thuận, Thanh Thuận, và Bắc Thuận) gồm những thành phần nổi loạn chịu qui phục … Thêm nữa ,việc làm nổi tiếng nhất của ông là xử tử Huỳnh Công Lý (HCL), Phó Tổng Trấn Gia Định. HCL là 222


cha của một bà thứ phi rất được vua Minh Mạng sủng ái. Ỷ thế cha vợ vua, viên quan lớn này vơ vét tài sản của dân chúng, hà hiếp kẻ yếu, hối lộ trắng trợn. Tiếng kêu ca thấu đến tai LVD, ông cho điều tra tận gốc ,có đủ bằng chứng ông dâng sớ lên triều đình hài rõ tội trạng của HCL. Ngại triều đình vị nể cha vợ của vua, không dám thẳng tay trừng trị . LVD dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” được Gia Long ban cho để ra lệnh xử trảm HCL, trước khi có lệnh giải tội phạm về kinh cho vua xét xử ! Ngoài đức thanh liêm, ông còn có cái dũng của bậc trượng phu , không e ngại hay sợ sệt khi thi hành công việc lợi dân lợi nước . Trường hợp vừa kể là một thí dụ . Thêm chuyện khác : vua MM , vì tư thù , vì sợ bị mất ngôi nên xử tội Tống Thị Quyên , vợ của Hoàng Tử Cảnh, một cách oan uổng . Bấy giờ chỉ có một mình LVD dám dâng sớ xin tha tội cho người này( nhưng ông vẫn phải theo lệnh vua dìm nước cho chết người góa phụ này. Đây là một bi kịch chốn cung đình, đã có bài viết riêng ). Và Hai lần nhà vua cử người vào Nam giữ chức vụ quan trọng đều bị ông từ chối. Vì LVD biết những người này chỉ là những kẻ tham lam, hại dân hại nước. Một trong những người đó là Bạch Xuân Nguyên mà sau này sẽ là đầu mối của cuộc nổi loạn do Lê Văn Khôi, con nuôi ông , chủ xướng. Nhà vua cũng thầm ghét vì Tả quân không cấm đạo quá gắt gao.LVD cho rằng việc cấm đạo, bắt bớ giết chốc các nhà truyền giáo và các giáo dân, bế môn tỏa cảng không cho người Tây phương vào giao dịch buôn bán, là một chính sách hết sức sai lầm. Vậy cho nê , Minh Mạng không ưa những thái độ ương ngạnh đó nhưng vì uy thế , tài đức của LVD lớn quá nên nhà vua chưa thể ra tay . Sau khi LVD mất, con nuôi ông là Lê Văn Khôi cùng thuộc hạ trung thành LVD , giết chết Tổng đốc Nguyễn văn 223


Quế & Bố chánh Bạch Xuân Nguyên , rồi dấy binh chiếm thành Phiên An (Gia Định ), chống lại triều đình . Quân nhà Nguyễn rất vất vả suốt 2 năm (1883-1834) mới dẹp được. Minh Mạng vốn ghen ghét LVD từ trước nên nhân cơ hội này ra lệnh triều thần hài tội (7 tội đáng trảm, 2 tội đáng giảo …).Và nhà vua ra lệnh san bằng rồi còn cho xiềng xích phần một, dựng lên đấy tấm bia ghi: ”Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ (đây là nơi tên yêm hoạn LVD chịu phép nước). Mãi đến đời Tự Đức mới xét phục hồi danh dự cho ông . *Cônglao của Tả Quân đối với dân Đồng Nai - Cửu Long

Công lao của LVD đối với người dân vùng Đồng Nai Cửu Long thật vô cùng to tát. Đó là công khai hoang, lập ấp ; làm cho một vùng rừng rậm ,đầm lầy … trở nên trù phú với một nền an ninh vững chắc (bởi chiến lược bảo vệ và phòng thủ phía Nam và phía Tây rất hữu hiệu của ông ), làm cho dân Miền Nam ít nhiều cũng có được một xã hội khá yên ổn , ấm no … Phan Thanh Giản , cũng là một vị quan có tài đức thời bấy giờ , đã thốt lên lời khen ngợi : “Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng Trấn như đại quan. Tôi ở Kinh Thành, ở Bắc Thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác. Ở dọc sông thì trên bến, dưới thuyền, ghe thuyền san sát, lúa gạo nghìn nghịt. Vải vóc, đồ thau, đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, thảo mộc quý, quế, trầm, hồi thật là không thiếu thứ gì. Trên đất liền, nhà cửa phố xá san sát, khang trang. Đường đi lại lát gạch, lát đá sạch sẽ mát mắt….Cảnh dân theo đạo Thiên Chúa trốn chui, trốn nhủi như ở ngoài Bắc Thành, Kinh Thành, ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vào đây không thấy. Cha truyền giáo vẫn đi lại bình thường trên đường phố. Tôi thật mừng. Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thật đáng trách.” 224


Năm 1822 một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu có đến yết kiến Ngài Tổng Trấn. Trong dịp này Crawfurd thú nhận: “Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài Gòn) và Pingeh (Bến Nghé). Và tôi bất ngờ thấy rằng nó không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông nó còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lý hơn và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng.” Sau đó ông còn ghi lại trong quyển nhật ký của ông về những sinh hoạt của thành phố Sài Gòn lúc đó và tiếng tăm của Ngài Tổng trấn như sau: “Thành phố Saigun không xa biển, có lẽ cách độ 50 dặm; thành phố Pingeh (Bến Nghé) gần đó cách thành phố Saigun độ 3 dặm. Dinh Tổng trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ Tổng Trấn biết được cũng bị phạt rất nặng. Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp. Từ các nơi, dân đi thuyền theo các kênh rạch lên bán cho chúng tôi. Nhìn dân chúng hân hoan vui vẻ, chúng tôi biết dân no đủ. Nhiều 225


người rất kính trọng vị Tổng Trấn của họ. Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông.” … Trích “Nhật Ký Hành Trình” của John White ,London 1824, tr.236 , nói về lần hội kiến với LVD như sau :Tổng đốc Sài gòn nghe lời người ta nói là một hoạn quan. Trông hình dáng của ông đã chứng minh khá rõ tiếng đồn này . Ông ấy khoảng 50 tuổi , có cái nhìn thông minh . Ông có vẻ hoạt động mạnh về thể chất & tinh thần . Gương mặt tròn , nhẳn , không râu . Riêng giọng nói rất chát tai , giống tiếng đàn bà .Còn y phục của ông ta giản dị giống như y phục của người nghèo … Tạm kết bài: I./ LVD là một người có số phận khá kỳ lạ .Bản thân vốn là một cậu bé ít học , ham chơi , lêu lổng ; nhờ cơ may, nhờ thời thế mà thi thố bản lĩnh . Là một người bị hoạn bẩm sinh , nhưng không vì thế mà mặc cảm , ông chỉ biết cống hiến hết tài năng , hết sức mình nên nhanh chóng trở thành đại tướng , mang ấn công hầu , làm “vương” một cõi , vua quan đều phải nể trọng …Cả khi ông mất rồi , mộ bị san phẳng , bị xiềng xích …Ấy vậy mà , người ta vẫn lén lút thờ cúng & hình ảnh ông luôn là vị thần hoàng hiển linh trong lòng dân tộc Việt lẫn Hoa .Chắc có nhiều lý do , nhưng theo tôi , ai biết lo cho dân có được cuộc sống yên ổn , có được cơ hội để làm ra manh áo,chén cơm…thì cũng đủ để trở thành Thần ! II/ Nếu như triều đình Nhà Nguyễn có cái nhìn cởi mở , chính sách cai trị khôn khéo trong cũng như ngoài … như ông ; thì có thể Việt Nam đã sớm trở thành một nước tiến bộ , giàu mạnh từ đầu thế kỷ thứ XX rồi .Ngẫm lại , LVD thật vô cùng xứng đáng làm tấm gương để mọi người soi rồi biết 226


nói ít , làm nhiều ; không vì lợi ích riêng mà quên dân , quên nước … Bùi Thụy Đào Nguyên , biên soạn (vnthuquan.net/truyen)

*Đọc thêm II : Lăng Lê Văn Duyệt Địa chỉ: Lăng nằm ở góc đường Đinh Tiên Hoàng - Chi Lăng ( sau 30/04/1975 đổi là Phan Đăng Lưu), Q. Bình Thạnh. Lăng tả quân Lê văn Duyệt (1763 - 1832) thường được gọi là Lăng Ông hay Lăng Ông Bà Chiểu. Lăng được xây trong khuôn viên 18.500m2. Người xây lăng này cũng là người xây lăng Tự Đức ở Huế. Lăng có mộ Lê Văn Duyệt và phu nhân. Ngoài khuôn viên có hai mộ của hai nàng hầu. Sau khi Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt) khởi binh chống lại triều đình, vua Minh Mạng ra lệnh xiềng mộ Lê Văn Duyệt, đến đời vua Tự Đức mới được giải oan. Lăng được trùng tu nhiều lần. Đáng chú ý là bốn cây cột gỗ chạm rồng khá đẹp ở chánh điện. Cổng tam quan, cây thốt nốt tạo cho lăng một vẻ trang nghiêm u nhã, mặc dầu bên ngoài khuôn viên là đường phố và chợ búa. Trong nhà bia có tấm bia đá cẩm thạch lớn dựng năm Thành Thái thứ 6 (1896). Ngôi lăng cao và rộng, chiều dài 80m, gồm nhà hương, trung điện - nơi đặt bàn thờ, đồ lỗ bộ, chiêng trống - phía trong là chánh điện. Gian giữa là bàn thờ Tả quân (có bức họa truyền thần của ông từ thời làm Tổng trấn GĐ). Bên phải là bàn thờ Phan Thanh Giản (có ảnh mặc triều phục), bên trái là bàn thờ Lê Chất (nguyên là Tổng trấn Bắc Thành), mất năm 1826, về sau đã bị Minh Mạng ra lệnh san bằng mộ, đến thờ Tự Đức mới được truy phục chức cũ. 227


Hàng năm, tại Lăng Ông có hai lễ hội lớn: ngày giỗ Tả quân 1 tháng 8 âm lịch và ngày hội đầu Xuân mồng 1 và mồng 2 tết. Số người đến dự hội hàng năm lên đến hàng chục vạn. Đáng chú ý số khách người Hoa đi lễ rất lớn, chiếm khoảng 50%. Lý do, người Hoa coi ông như một vị phúc thần mà lúc sinh thời làm Tổng trấn, đã có nhiều chủ trương, chính sách nâng đỡ họ, tạo điều kiện cho họ an cư lạc nghiệp. Ngày 16-11-1988 lăng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật theo quyết định số 1288-VH/QĐ. * - CMT8 là gì ? Đây là cách gọi để chỉ một biến cố lịch sử xảy ra tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 08 năm 1945 khi Việt Minh biến một cuộc tuần hành của dân chúng ở Hà Nội thành một cuộc biểu tình chống đối chính quyền Bảo ĐạiTrần Trọng Kim rồi tự động tuyên bố khai sinh ra một chính quyền mới gọi là chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và biến cố nầy được chính quyền Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) gọi là Cách Mạng tháng Tám từ ngày đó cho đến nay.

Đọc thêm: 228


Việt Minh là gì? Trần Gia Phụng

Mặt trận Việt Minh là tổ chức đã cướp chính quyền tại Hà Nội năm 1945, cách đây trên 60 năm. Nhiều bạn trẻ có lẽ cần biết rõ Việt Minh là gì? Việt Minh là chữ viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Do nhu cầu liên kết những nhà hoạt động cách mạng Việt Nam ở Trung Hoa, Hồ Học Lãm cùng Nguyễn Hải Thần, với sự giúp đỡ của Quốc Dân Đảng Trung Hoa, thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, tại Nam Kinh, vào tháng 1/1936. Hội xuất bản báo Việt Thanh (Tiếng nói Việt Nam) bằng chữ Hoa, dùng làm cơ quan ngôn luận.(1) Ngoài Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, các hội viên nồng cốt khác là Nguyễn Thức Canh, Đặng Nguyên Hùng, Hoàng Văn Hoan (bí danh là Lý Quang Hoa, thuộc chi bộ Vân Quý tức Vân Nam Quý Châu của cộng sản) ... Năm 1937, Hồ Học Lãm đến hoạt động ở Hồ Nam, và lấy bí danh là Hồ Chí Minh.(1) Cũng trong năm nầy, chiến tranh giữa Trung Hoa và Nhật Bản bùng nổ, nên những hoạt động của hội mờ lạt dần. Hồ Học Lãm lại già yếu, di tản theo các đoàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa chống Nhật, nên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội tức Việt Minh chỉ còn trên danh xưng, chứ không hoạt động gì nhiều. Trong khi đó, vào mùa thu năm 1940, tướng Lý Tế Thâm (Quốc Dân Đảng Trung Hoa) giao cho Trương Bội Công ở Quảng Tây tổ chức Việt Nam Giải Phóng Uỷ Viên Hội, với mục đích quy tụ Việt kiều và những người Hoa đã từng sống ở Việt Nam, nhắm thi hành kế hoạch của Tưởng Giới Thạch, tổ chức đưa người về Bắc Việt để chống Nhật và làm giảm bớt áp lực Nhật ở Trung Hoa. Trương Bội Công mời Nguyễn Hải Thần, Hồ Học Lãm, cùng chiêu mộ một số người Việt tỵ nạn để thành lập lực lượng quân sự.(2a) Hồ Học Lãm báo cho cho nhóm Hoàng Văn Hoan biết tin nầy. Theo lệnh của Hồ Quang, nhóm Hoàng Văn Hoan lôi kéo Hồ Học Lãm tách ra khỏi ảnh hưởng của Trương Bội Công, vừa làm mất uy tín họ Trương trước các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung

229


Hoa, vừa nhắm tính mưu kế chiếm dụng danh xưng hợp pháp của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm để hoạt động. Hồ Quang chính là Nguyễn Ái Quốc. Nguyên vào năm 1937, hai phe Quốc Cộng tại Trung Hoa liên kết, cùng nhau chống Nhật. Nhật Bản đánh chiếm Nam Kinh tháng 11/1937. Tình hình thuận lợi cho đảng Cộng Sản Trung Hoa họat động công khai trở lại. Liên Xô quyết định gởi Nguyễn Ái Quốc qua Trung Hoa, có thể vừa làm công tác tình báo, vừa chuẩn bị cho cuộc nổi dậy của cộng sản ở Đông Dương. Vào đầu năm 1939, Nguyên Ái Quốc đến Hoa Nam với bí danh mới là Hồ Quang.(2b) Nhờ sự giới thiệu của Hồ Học Lãm, vào gần cuối năm 1940, Lâm Bá Kiệt (bí danh của Phạm Văn Đồng) Dương Hoài Nam (bí danh của Võ Nguyên Giáp), Trịnh Đông Hải (bí danh của Vũ Kiện), Phùng Chí Kiên (bí danh của Mạch Văn Liệu), Cao Hồng Lĩnh, Lý Quang Hoa (bí danh Hoàng Văn Hoan), tức là toàn các đảng viên cộng sản, dưới vỏ bọc Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), đến Quế Lâm gặp Lâm Uất, Phó chủ nhiệm hành dinh tây nam của Tưởng Giới Thạch. Lâm Uất đưa nhóm nầy đến gặp chủ nhiệm của ông ta là Lý Tế Thâm.(3a) Trong cuộc tiếp kiến với Lý Tế Thâm, nhóm nầy trình cho họ Lý một bản tóm lược lai lịch của Việt Minh, và giới thiệu “Biện sự xứ của Việt Minh ở hải ngoại” do Hồ Học Lãm làm chủ nhiệm, Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng) làm phó chủ nhiệm. Do tin cậy Hồ Học Lãm, cả Lâm Uất lẫn Lý Tế Thâm đều không biết nhóm nầy là những đảng viên Cộng Sản Việt Nam (CSVN), nên đã giúp đỡ họ. “Qua cuộc nói chuyện với Lý Tế Thâm như vậy, cái danh nghĩa Việt Minh thực tế đã được thừa nhận, và cái danh nghĩa Biện sự xứ Việt Minh cũng mặc nhiên thành ra hợp pháp.”(3b) Cũng khoảng đầu thu 1940, Hồ Quang (Nguyễn Ái Quốc) cử người đến Diên An, trung tâm chỉ huy của đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) để ký mật ước với đảng nầy, theo đó đại diện đảng CSTH tại cục Tình báo Á châu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản sẽ lãnh đạo công tác của CSVN. Cộng Sản Việt Nam sẽ cử cán bộ đến Diên An thụ huấn, và CSTH sẽ trợ cấp cho CSVN 50,000 quan Pháp mỗi tháng để trang trải chi phí sinh hoạt tại Trung

230


Hoa.(4a) Từ đây, tuy bề ngoài ít liên lạc, nhưng thực chất bên trong, đảng CSTH đã ngầm chỉ đạo và giúp đỡ mọi hoạt động của CSVN. Vào đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau khi củng cố nội bộ, huấn luyện đảng viên, phát triển cơ sở, Nguyễn Ái Quốc tổ chức Hội nghị Trung ương đảng CSĐD lần thứ 8 vào tháng 5/1941, đưa Trường Chinh Đặng Xuân Khu (1909-1988) lên làm tổng bí thư đảng CSĐD. Ngày 19/5/1941, mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh ra mắt công khai tại Cao Bằng.(4b) Từ đó, những đảng viên cộng sản Việt Nam, nhân viên của Quốc tế Cộng sản Nga Hoa, hoạt động ở Trung Hoa cũng như ở trong nước Việt Nam đều núp dưới danh xưng Việt Minh, đã đánh lừa được nhiều người ngoại quốc cũng như Việt Nam. Trước kia, năm 1919, Nguyễn Tất Thành chiếm dụng tên chung của các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền là Nguyễn Ái Quốc, làm tên của riêng mình. Nay Nguyễn Ái Quốc lấy luôn tên Hồ Chí Minh, bí danh của Hồ Học Lãm, làm tên riêng của mình. Theo lời tác giả Trần Quốc Vượng, Hồ Chí Minh thích thú với tên nầy vì ông nội đích thực của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) là Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải Nguyễn Sinh Nhậm.(5) Cũng giống như Hồ Chí Minh, đảng CSĐD lấy tên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, do Hồ Học Lãm thành lập ở Nam Kinh năm 1936, làm tên mặt trận của đảng CSĐD. Từ đó, người Việt Nam cứ tưởng rằng Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh lập ra. Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh mới, gồm đa số là đảng viên cộng sản, nắm rõ sự biến chuyển của tình hình thế giới nhờ thông tin của Đệ tam Quốc tế cộng sản và cả của OSS (Office of Strategic Services), tổ chức tình báo của Hoa Kỳ, tiền thân của CIA (Central Intelligence Agency), do Việt Minh đã hợp tác với và cung cấp tin tức cho OSS về những hoạt động của quân đội Nhật Bản ở Đông Dương.

231


Từ tháng 4/1945, Việt Minh bắt đầu tổ chức Uỷ ban Giải phóng tại các vùng họ hoạt động, thống nhất các lực lượng võ trang thành Việt Nam Giải phóng quân, và thành lập Uỷ ban Dân tộc Giải phóng vào tháng 7/1945. Vì vậy, ngay khi Nhật đầu hàng ngày 14/8/1945, trong lúc lãnh tụ các đảng phái quốc gia chưa trở tay kịp, vì thiếu thông tin liên lạc quốc tế và thiếu chuẩn bị khởi nghĩa, thì Việt Minh ra lệnh cướp chính quyền ở khắp các tỉnh trong nước. Ở Hà Nội, ngày 17/8/1945, Tổng hội công chức tổ chức cuộc mít/tinh tại Nhà hát lớn, nhắm ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Việt Minh liền chụp lấy thời cơ, biến thành cuộc biểu tình tuần hành ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Ngày 19/8/1945, Việt Minh tổ chức biểu tình cướp chính quyền Hà Nội. Lợi dụng hoàn cảnh hỗn loạn, Việt Minh gán cho những nhân vật có khuynh hướng quốc gia là “Việt gian”, “phản động” và kiếm cách thủ tiêu họ, để tiêu diệt tất cả các thành phần không cộng sản hoặc đối lập. Toronto, Canada

IV. Một chút gì để nhớ: Chỉ có một đoạn ngắn của đường Lê Văn Duyệt (CMT8) từ ngã 6 Sài Gòn đến đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai) nằm trên phạm vi của Q1. Trên đoạn đường nầy có một cổng đi vào vườn Tao Đàn và gần sát cổng là một kiến trúc khá rộng lớn mang số 14 mà dân Sài Gòn trước ngày 3004-1975 thường gọi là Nhà Kiến dùng làm trụ sở của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Trụ sở nầy trở thành nhộn nhịp huyên náo khi có những kỳ tổ chức tranh giải bóng bàn, những dịp kỹ niệm những ngày lễ Phật Đản hay thuyết giảng Phật pháp. Cũng trên đoạn đường nầy nơi gốc đường Lê Văn Duyệt và đường Nguyễn Du (nay vẫn là đường Nguyễn Du) thuộc khung viên của vườn Bồ Rô, tức vườn Tao Đàn, trước 3004-1975 người ta thấy một trụ sở thể thao nằm gần Nhà Kiến

232


gọi là Câu Lạc Bộ Kỵ Mã Sài Gòn - Cercle Hippique Saigonnais của người Pháp với một dãy dài các chuồng nuôi và chăm sóc ngựa của các hội viên. Suốt vòng rìa chung quanh chu vi Sân Tao Đàn thời đó có một con đường rộng, cát đầy phủ ngập dùng cho các hội viên Hội Kỵ Mã Sài Gòn phi ngựa. Ngoài ra, đối diện với Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam là rạp chiếu bóng Kinh Đô sạch sẻ thanh lịch. Rạp chỉ hoạt động được vài năm rồi nhường địa điểm lại cho cơ quan viện trợ USAID của Mỹ. Trong những ngày Sài Gòn sắp mất, nơi đây là một điểm hẹn di tản cho những nhân viên Việt Nam làm việc cho cơ quan USAID.

*

233


Đường Calmette I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: B5 “ 1955-1972: C6,D5 Địa bàn: Đường Calmette bắt đầu từ bến Chương Dương sát cầu Calmette đến đường Trần Hưng Đạo, dài khoảng 0km430, qua các ngã tư Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Sâm (nay là Nguyễn Thái Bình), Hồ Văn Ngà (nay là Lê Thị Hồn Gấm). Lưu thông hai chiều. II. Tên cũ: Thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 32, sau đổi là Bourdais. Từ năm 1955 đổi gọi là đường Calmette. Sau 3004-1975 vẫn gọi là đường Calmette. III. Ông Calmette là ai?

Bác sĩ Calmette

Bác sĩ Calmette là một bác học người Pháp (1863-1933), công tác Việt Nam từ năm 1890 và bắt đầu nghiên cứu các phương pháp phòng ngừa những loại bệnh truyền nhiễm như bệnh chó dại, bệnh đậu mùa, thuốc tiêm ngừa bệnh kiết lỵ, sưng gan và bệnh dịch hạch lây truyền từ loài chuột, thuốc chủng B.C.G ngừa bệnh lao phổi. IV. Một chút gì để nhớ: Trong khu tứ giác hợp thành bởi 4 con đường Phó Đức Chính – đường Hồ Văn Ngà (nay là đường Nguyễn Thị Hồng Gấm)- đường Calmette – đường Nguyễn Văn Sâm (nay là đường Nguyễn Thái Bình), trước ngày 30 tháng 04 năm 1975 là một tòa dinh thự đồ sộ cất theo kiểu Âu Châu.

234


Dinh thự nầy là của dòng họ một người Hoa Minh Hương có tên là Hui Bon Hoa mà người dân Sài Gòn thường gọi là Chú Hỏa. Mặt trước của dinh thự xoay ra hướng đường Phó Đức Chính và phía sau dinh thự là con đường Calmette. Trước 30-04-1975 theo tiếng đồn thì ngôi dinh thự này có ma. Con ma là một bóng trắng phụ nữ thấp thoáng lướt qua lướt lại bên ngoài các dãy hành lang trong đêm khuya, và hồn ma tiếp tục đêm đêm hiện về gào khóc, la rú. Người Hoa giàu có họ rất khôn. Họ tung tin đồn như vậy để những kẻ đầu trộm đuôi cướp yếu bóng vía không dám léo hánh tới dinh cơ của họ. Dinh cơ nầy của gia đình Chú Hỏa hiện nay đã thuộc quyền sở hữu của chính quyền nhà nước và là một địa điểm thu hút khách du lịch nước ngoài.

* Đường Cao Bá Nhạ I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: B3 “ 1955-1972: D5 Địa bàn: ngày nay nằm trong lãnh vực phường Nguyễn Cư Trinh quận 1, khởi đầu từ gốc đường Trần Hưng Đạo Phát Diệm (nay là Trần Đình Xu) đến đường Huỳnh Quang Tiên (nay là Cao Hảo Hớn), dài chưa đến 200 m. Lưu thông hai chiều. Vì là đường nhỏ cho nên ít khi có tên trên các bản đồ của thành phố Sài Gòn II. Tên cũ: Thời Pháp đô hộ khởi đầu có tên là Abattoire de Cầu Kho (Lò Heo Cầu Kho?). Từ năm 1920 đổi gọi là Le Man

235


.Từ 19 tháng 10 năm 1955 đổi gọi là Cao Bá Nhạ. Sau 30 tháng 04 năm 1975 vẫn giữ tên cũ là đường Cao Bá Nhạ III. Ông Cao Bá Nhạ là ai? Cao Bá Nhạ 高 伯 迓 là danh sĩ, con Cao Bá Đạt 高 伯 達, cháu Cao Bá Quát 高 伯 适, không rõ năm sinh, năm mất, ông nổi tiếng văn chương không kém gì cha và chú. Ông quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, xứ Kinh Bắc tức tỉnh Bắc Ninh nay thuộc làng Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Sau cuộc binh biến thất bại do Cao Bá Quát khởi động với danh nghĩa phù Lê diệt nhà Nguyễn, cả nhà họ Cao đều bị tru di tam tộc. Chỉ có ông trốn thoát, cải họ, đổi tên, trốn tránh nơi nơi một làng thuộc hạt Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông, dạy học kiếm sống được 8 năm (1854-1862) rồi bị tố giác. Bị bắt, đi tù đày lên mạn ngược và bỏ mình mất tông tích ở đó. Nơi ngục tù, Ông viết bài biểu trần tình bằng chữ Hán theo thể văn thơ 4-6 và một bài ngâm gọi là Tự Tình Khúc bằng chữ Nôm theo thể song thất lục bát dài 608 câu, lời thơ bi thảm, thống thiết. Đoạn trích dưới đây miêu tả cảnh đi trốn . Tự Tình khúc Đạo con lấy hiếu trung làm trọng Nỗi thế thường xem mỏng xem khinh Phù sinh một sợi tơ mành Giữ gìn di thể , như hình thiên kim Nhạn sa nướn , nỗi chìm bể khổ ; Yến e cung , tìm đỗ cây lành ; Đường ngang những sợ chông chênh, Khăng khăng quyết giữ tấm thành như như son . Áo bạch chữ dầu cơn mưa nắng , Khăn ô luân đội nắng gió sương . Cành mai chếch mác càng thương Câu thơ tang tử giữa đường càng đau .

236


Ngàn non Thái một màu mây bạc , Giạt chân bèo lưu lạc bể oan . Gập ghềnh từng bước gian nan; Một vùng khách địa, muôn vàn thương tâm. Lòng hiếu dưỡng trăm năm đã lỡ, Lời di danh hai chữ còn mang . Trong khi biến chẳng khác thường ; Đến điều cùng quá lại càng kiên trinh . Thu nước mắt , gia tình biếng cạn , Thấm mồ hôi vận hạn lâu qua . Tràng đình ngảnh lại xa xa Khỏi cầu chiết liễu ai là cố nhân? Ghê chân bước phong trần mới trải Nặng lòng son sơn hải chưa đành Nước mây mình biết cho mình , Trời dành tuế nguyệt , đất dành điền viên. Thú thôn ổ : ao nghiên , ruộng chữ , Màu giang sơn , cơm áo sử kinh . Pha hòa hai chữ trọc , thanh , Đổi mùi lữ khách , thay hình hàn nho . Người mến cảnh, giang hồ nên thú , Cảnh yêu người , tân chủ phải duyên . Lần hồi trong tám chín niên , Gối nhàn tạm chợp , mối phiền tạm khuây . Vườn riêng lấy cỏ cây làm bạn , Năm dài xem én nhạn bay qua . Sông hồ ngày tháng lân la, Một hai hàng quyển , năm ba tiểu đồng . Tráp Vĩnh Thúc , tay phong tay mở Tập Thiếu Lăng , câu lựa , câu ngâm . Thờ ơ thân thế phù trầm , Khi giong trước gió , khi nằm dưới trăng . Khuôn tạo hóa dẫu rằng phong , sắc Nợ phù sinh phó mặc bi hoan, Thôn cư riêng thú bàn hoàn. Đem thanh giải trọc , đem nhàn giải ưu . Túi Tư Mã giở câu thánh phú , Vườn Đào Am quyền chủ thần hoa . Mấy phen điểm xuyết yên hà , Cúc mười lăm khóm , mai và bốn cây . Giấc thanh dạ , cơn say cơn tỉnh , Ngày lưu niên khi lạnh khi nồng .

237


Phần du nẻo Bắc ngừng trông . Nước non cách mấy mươi trùng xa xa (Nguồn: http://machuong.thivien.net/index.php?action=printpage;topic=16.0)

IV. Một chút gì để nhớ: Con đường nầy trước 30-04-1975 đã có những hàng quán ăn uống “lề đường” nhất là vào lúc màn đêm bắt đầu xuống. Về món chè thì thời đó có một xe “đồ ngọt” của người Hoa chuyên bán táo xọn, sâm bổ lượng, chè đậu xanh, đậu đỏ, hột sen, nhãn nhục, bạch quả, phổ tai . . . và đặc biệt ngon là món “hột gà trà”. Ngày nay con đường nầy là dịa điểm có nhiều quán ăn, từ đầu đến cuối đường, cà phê, hủ tiếu, bún bò Huế tạp nhạp đủ thứ, thực khách ban đêm tới lui không ngớt. Nơi đây hiện nay có một quán cà phê rất đặc biệt là nơi tụ hội của dân có máu mê cờ bạc: bàn đề và đánh số đề. * Đường Cao Bá Quát I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: B5 (tuy nhiên không nhìn thấy có tên trên bản đồ như đã kê khai)

1955-1972: C7

Địa bàn: Trước 30 tháng 04 năm 1975 nằm trong lãnh vực của quận I. Ngày nay thuộc phường Bến Nghé quận I, bắt đầu từ đường Hai Bà Trưng, ngang qua ngã tư đường Thi Sách, đến đường Đồn Đất. Đây là một con đường ngắn khoản 0km100, lưu thông một chiều theo hướng từ đường Đồn Đất đến đường Hai Bà Trưng II. Tên cũ: 238


Đường nầy có từ thời Pháp đô hộ có tên là Capitaine Fryatt kể từ 26-04-1929. Ngày 19-10-1955, chính phủ Việt Nam đổi là đường Cao Bá Quát. Chính quyền Việt Nam hiện nay vẫn giữ tên đường nầy là Cao Bá Quát kể từ sau ngày 30-04-1975. III. Ông Cao Bá Quát là ai? (1808-1855) Ông là em sinh đôi với Cao Bá Đạt, tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường còn gọi là Mẫn Thiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội. Thuở nhỏ ông rất thông minh đĩnh ngộ. Năm 1831, ông 22 tuổi, đậu á Nguyên trường thi Hà Nội, nhưng thi Hội 2 phen đều bị đánh hỏng, ông không buồn thi cử nữa, ngao du non nước. Năm 1841, quan đầu tỉnh Băc Ninh đề cử ông với triều đình, ông được triệu vào kinh sung chức Hành tẩu bộ Lễ. ít lâu sau được cử chấm thi ở trường Hương tỉnh Thừa thiên, ông và bạn đồng sự là Phan Nha dùng khói đèn chữa một ít quyển văn hay mà phạm huý, toan cứu vớt người tài. Việc bị phát giác, ông bị kết vào tội chết, nhưng Triệu Trị giảm tội cho ông, chỉ cách chức và phát phối vào Ðà Nẵng. Gặp khi có sứ bộ Ðào Trí Phú sang Tân Gia Ba công cán, ông được tha cho theo sứ bộ đi lập công chuộc tội. Xong việc trở về, ông được phục chức cũ, rồi thăng làm chủ sự. Năm 1854, ông phải đổi lên Sơn Tây, làm Giáo thọ ở phủ Quốc Oai. Ông buồn và căm phẫn quyết chí theo làm quân sư cho Lê Duy Cự chống lại triều đình. Việc khởi nghĩa “giặc Châu chấu/Lê Duy Cự” ở Mi Lương thất bại, ông bị bắt rồi bị hành quyết cùng với 2 con trai năm ông 45 tuổi. Ông còn để lại cho đời bộ sách Chu thần chi tập. Thơ ông dù bằng chữ Hán hay quốc âm đều rất hay. Những bài ca

239


trù của ông cũng xuất sắc. Tên tuổi của ông được nêu cao với văn học nước nhà. (http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/tacgia/caobaquat.htm) Văn thơ của ông rất hay: “Văn như Siêu(*), Quát vô Tiền Hán”, đây là lời phê của vua Tự Đức, ý muốn nói rằng văn thơ của 2 danh sĩ Siêu và Quát làm cho các danh sĩ thời Tiền Hán của nước Trung Hoa kể như không có ai để sánh kịp. *Đọc thêm: Nguyễn Văn Siêu (1795-1872): Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Ðình, quê làng Lũ (Kim Lũ) này là xã Ðại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông thi hương đỗ Á nguyên năm 1838, thi hội đỗ Phó Bảng, lúc 39 tuổi làm quan đến Kiểm thảo viện Hàn lâm, rồi trải qua các chức vụ Chủ sự bộ Lễ, Thị giảng học sĩ... Năm 1849, ông làm phó sứ sang Trung Quốc, khi về thăng học sĩ Viện Tập hiên, rồi ra làm án sát Hà Tĩnh, án sát Hưng Yên. Năm 1854 ông dâng sớ điều trần nhiều việc, triều đình bỏ qua không xem xét đến. Ông chán nản từ quan, lui về quê chuyên tâm soạn sách. Nguyễn Văn Siêu là bạn thơ văn với Cao Bá Quát, Phạm Quý Thích. Vua Tự Ðức hết mực khen tài năng của ông và Cao Bá Quát. Tài văn chương của ông được đương thời ca tụng, Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, và là người đứng ra tu tạo lại di tích đền Ngọc Sơn- Tháp BútÐài Nghiên có quy mô như ngày nay.

IV. Một chút gì để nhớ: Đường Cao Bá Quát Con đường nầy thời trước 30 tháng 04 năm 1975 cũng khá rộn ràng vì như là chỉ dành riêng cho những xe lam-brô 3 bánh và xe ba gác xếp hàng chở nước đá cây từ hảng nước đá tọa lạc chính trên đường Hai Bà Trưng và nằm giữa 2 con đường Cao Bá Quát và đường Nguyễn Siêu. Sở Điện Nước trước 30 tháng 04 năm 1975 cũng tọa lạc dọc theo đường Nguyễn Siêu nhưng mặt tiền hướng ra phía đường Hai Bà Trưng. Hai con đường Cao Bá Quát và Nguyễn Siêu đúng lý ra chạy xuyên suốt qua đường Hai Bà Trưng rồi tiếp tục theo hai bên hong trụ sở Quốc Hội (Nhà Hát Tây cũ) để 240


nối liền ra đến đường Tự Do (đường Catinat/ ngày nay là Đồng Khởi) rồi lại nối đầu vào đường Lê Lợi (đường Bonard). Tuy nhiên hai con đường nhỏ nầy hình như chỉ được phép lưu thông giới hạn qua đoạn nằm 2 bên hong quốc hội (còn được gọi là Công trường Lam Sơn: gồm có trụ sở Quốc Hội và 2 khoảng đường nhỏ nầy) vì lý do an ninh cho trụ sở QH và các Dân Biểu. Ngoài ra, con đường mang danh là đường Tự Do cũng có một thời làm cho dân tình Sài Gòn xì xào khó chịu vì Tự Do chi mà dân nghèo đi xe đạp lại bị cấm không được tự do di chuyển trên con đường nầy! Nó chỉ giành riêng cho kẻ giàu sang đi xe hơi! Sau đó các loại xe xích lô đạp, xích lô máy, xe ba gác cũng bị cấm chỉ không được "ỏng ẹo" trên con đường Tự Do nầy. Trước khi có sự nhập cảng ào ạt tủ lạnh của Nhật Bản, nước đá là một trong những nhu cầu khá bức thiết cho người dân ở Sài Gòn nhất là và mùa hè oi bức nóng nực vì thế nghề "đại lý nước đá và la-ve nhãn hiệu con Cọp/ Bière Larue" là nghề hốt bạc rất nhanh. Hảng nước đá sản xuất nước đá thành từng cây hình khối chữ nhật nặng khoảng 25 và 50 kg. Các 'Chú Ba" đại lý mang về tiệm mình chất chứa vào một bồn chứa xây gạch rồi đổ trùm lên vỏ trấu hay mạc cưa gỗ để ủ kính giữ hơi lạnh. Họ dùng một loại dao đặc biệt có răng cưa để cưa cắt cây nước đá thành những phần lớn, nhỏ tùy theo yêu cầu của khách hàng. Nói tới nước đá, tủ lạnh thì phải nói tới la-ve Con Cọp và 33 của Sài Gòn trước 30-04-1975. Chữ la-ve là do chữ La Bière của ngưới Pháp và cũng được đồng bào miền Bắc di cư vào Nam gọi là bia. La-ve / bia là một loại rượu có nồng độ nhẹ, chế cất bằng lúa mạch và hoa hoặc lá hốt bố (houblon) và đã được con người phát hiện từ 6000 năm trước ở xứ Mesopotamia và Sumeria – vùng Lưỡng Hà (khu vực Irak ngày nay). Dân du mục tình cờ phát hiện rằng lúa mạch khi ủ sẽ bị tác động và biến thành dung dịch uống được. Theo thời

241


gian, quá trình cải tiến công nghệ, dung dịch này đã trở thành thức uống được ưa chuộng nhất thế giới. Công nghệ làm bia phát triển mạnh ở Ai Cập. Họ biết sử dụng nhiều loại cây cỏ đa dạng để làm ra nhiều loại hương vị bia. Họ cũng phát hiện ra việc sử dụng các loại vi nấm để tạo ra các loại hương vị bia khác nhau. Nhưng cho mãi đến thế kỷ 18 sau công nguyên, người ta mới sản xuất ra một loại nước giải khát giống như bia ngày nay. Yếu tố chủ yếu ở đây là việc trồng loại cây Houblon để làm hương liệu chính và loại cây này đã là nhân tố tạo độ tươi mát cho bia. Từ thế kỷ 19, cây Houblon được trồng rộng rãi ở khắp châu Âu, các xưởng bia lớn xuất hiện. Nguyên liệu để tạo ra thành phẩm bia là: Nước tinh khiết, đại mạch, gạo và hoa bia. Thế kỷ 19 đánh dấu những thay đổi đáng nhớ của công nghệ làm bia: màu truyền thống của bia là màu nâu và đỏ sẫm sau nhiều năm đổi thành màu vàng như hiện nay. Một thay đổi khác nữa là việc ủ bia lạnh trong khi chuyên chở và trong khi uống bia. Các tính chất về nguyên liệu, nước tinh khiết và hoa bia... tất cả đều phải làm đúng theo một công thức khá chặt chẽ. Nguyên liệu được ủ lên men từ 15-30 ngày, mỗi chủng loại bia có quá trình lên men dài hay ngắn đều do nhà sản xuất đặt ra. Song hiện nay do công nghệ vi sinh đúng chất lượng nên quá trình lên men hầu hết khoảng 15 ngày. Khi bia thành phẩm xuất xưởng phải đảm bảo bọt, ga và phải được chiết rút trong một thiết bị chuyên biệt. (Nguồn: http://hoahocdoisong.com/articledetails.asp?aid=304)

Cây Hốt bố:

242


Humulus lupulus; ( cây hốt bố, cây hương bia, cây hublông), cây leo quấn, có hương thơm, họ Gai dầu (Cannabinaceae). Được trồng để lấy hoa cái chế rượu la-ve/ bia. Loài cây khác gốc, có gốc sống lưu niên, có thể sống đến 100 năm. Thân ra hằng năm, leo quấn theo chiều kim đồng hồ, có thể vươn cao đến 10 m. Hoa đực ra thành chùm, mọc đối. Hoa cái ra từng cặp ở nách lá, dưới dạng nón hình trứng, mỗi nón 20 - 60 hoa; ở gốc mỗi lá bắc có những hạch vàng tiết ra một thứ nhựa dầu, đem phơi hay sấy khô, cho bột thơm lupulin dùng trong nghề rượu bia. Chỉ những cây cái mới có giá trị kinh tế. HB là cây ôn đới, thường sống ở 40 - 50o vĩ Bắc, chịu rợp trong thời kì đầu, ưa nắng khi ra hoa, ưa đất sâu tầng và thấm nước tốt. Trồng bằng cành giâm. Năm thứ hai cho leo giàn. Thu hoạch khi nón hoa cái chuyển màu vàng. Ở Việt , có thí nghiệm trồng ở Lạng Sơn, Sơn La (Mộc Châu), Lâm Đồng (Đức Trọng).

Nói về " nghệ thuật uống la-ve" của dân Sài Gòn trước 30 tháng 04 năm 1975 thì người ta chỉ có thể thốt ra được hai tiếng ngắn gọn "hết xẩy". Dân ghiền la-ve từ vĩ tuyến thứ 17 trở xuống nói chung và dân Sài Gòn nói riêng thì chỉ có 2 243


thứ: la-ve chai lớn con cọp và la ve chai nhỏ 33. Nồng độ chai con cọp nhẹ hơn nồng độ chai 33 nhưng đa số dân chúng miền Nam thích chai con cọp hơn vì vừa rẻ lại vừa nhiều gần gắp đôi so với chai nhỏ 33 (la ve 33 có vẽ như là sản phẩm cho dân trung lưu nhà giàu mặc dù cũng không thiếu gì những kẽ "ngèo sặc máu" lâu lâu cũng dám gồng mình làm một vài chai 33 cho sướng cái thần khẩu!) Đối với dân nhậu la-ve "xịn" sành điệu thì không phải chai bia lớn con cọp nào cũng giống như nhau: nhìn vào nhản hiệu cái đầu "ông ba mươi" thì người ta thấy có hai cành hoa và trái mà mới thoáng qua mấy đấng mài râu khi ngấm hơi men, mắt lờ đờ nhìn gà hoá quốc cho đó là nhành cây và trái dâu tây (strawberry) và có ông lại cho là cành dây leo và trái thơm (Pineapple)! Cây thơm mà thuộc loại dây leo thì thật là động trời, hết nước nói! Thật sự cái nhìn của mấy ông nhà nghề nhậu la-ve con cọp không phải là sai nhưng chính là lỗi nơi mấy ngài họa sĩ "tài ba" vẽ nhãn hiệu in lên cái chai: có đợt họ vẽ các nụ bông hốt bố giống như trái dâu tây, có đợt họ kéo dài trái dâu tây dài thêm ra giống như trái thơm trong khi vẽ lại cho đợt sản xuất thêm chai mới. Và kể từ đó có tin đồn là la-ve con cọp có trái thơm ngon hơn la-ve con cọp có trái dâu. La-ve trái thơm rất "hiếm có", trong một thùng (két) la-ve mua về may mắn lắm mới có được 1 hay nhiều lắm là 2 chai trái thơm là cùng. Không biết hảng sản xuất bia có hơi sức hay không để thỉnh thoảng cho vào một vài chai trái thơm loại bia ngon hơn loại bia trái dâu? Thôi thì mấy sư tổ nhậu la-ve đã nói sao thì mình cũng nên nghe theo bởi vì nếu hỏi mấy ông tại sao hảng la-ve phải làm như thế thì sẽ được mấy ông trả lời rất lè nhè dễ thương rằng: "ai biết đâu!" Thời kỳ kiệm ước, giới công chức, cảnh sát, quân nhân không đủ tiền mua la-ve ở các đại lý (dépôt) có môn bài độc quyền mua bán la-ve của mấy chú Ba người Hoa cho nên quầy hàng Quân Tiếp Vụ mới đặt hàng riêng chay la-ve Quân Tiếp Vụ nhưng không có cái đầu của con cọp để bán rẻ 244


cho Quân Cán Chính. Chất lượng la-ve QTV cũng y hệch như bia con Cọp nhưng rồi thì loại bia nầy cũng rơi vào tay của các chú Ba để bán theo giá ngang ngửa với chai bia con cọp. Lý do là có những gia đình quân cán chính dù không biết uống nhưng vẫn mua la- ve QTV rồi đem bán lại cho mấy chú Ba làm giàu thêm! * Đường Cây Điệp I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: C5 (nguyên bản không có tên trên bản đồ nhưng có tên và tọa độ nơi bản chỉ dẫn). Tọa độ trên bản đồ 1955-1972: B7-B8 (nguyên bản không có tên: soạn giả NCT mới ghi thêm tên vào). Địa bàn: Trước 30 tháng 04 năm 1975 gọi là hẻm Cây Điệp, nằm giữa 2 con đường Tự Đức - Phan Đình Phùng (sau 30/04/1975 là Nguyễn Đình Chiểu-Nguyễn Văn Thủ) và song song với đường Đinh Tiên Hoàng (nay cũng là Đinh Tiên Hoàng), dài khoảng 70 mét trong lãnh vực của quận I. Ngày nay thuộc phường Đa Kao quận I, đổi gọi là đường Cây Điệp. lưu thông hai chiều. II. Tên cũ: Con đường nầy nguyên là một con hẻm, hẻm Cây Điệp phụ thuộc với đường Phan Đình Phùng (nay gọi là Nguyễn Đình Chiểu). Trong hẻm nầy ngày xưa có một cây điệp cổ thụ cho nên dân vùng Đa Kao quen gọi là hẻm Cây Điệp lâu ngày trở thành quen thuộc và được liệt kê trên bản chỉ dẫn các đường phố bản đồ thành phố Sài Gòn. Trên một bản đồ có tên là Bản Đô Thành và Vùng Phụ Cận xuất bản trước năm 1975 (1971-1973), tên hẻm Cây Điệp được ghi rõ nơi tọa độ E5.

245


Thời Pháp thuộc, các con hẻm đều mang một con số chung của căn nhà hoặc căn phố chính nằm trên một con đường ( người trong Nam gọi là nhà mặt tiền) nhưng lại thêm một con số phụ thêm đi theo sau con số chung để chỉ các số nhà bên trong con hẻm nằm sát cạnh căn nhà mặt tiền đó. Thí dụ nhà mặt tiền số là 120 đường XXX nằm sát kề với một con hẻm thì căn nhà số 1 trong hẻm nầy sẽ được ghi: số 120/1 đường XXX hoặc nhà số 9 trong hẻm nầy sẽ được ghi: số 120/9 đường XXX. Và như trên đã viết, con hẻm mà ngày nay gọi là Cây Điệp thì ngày trước nó phụ thuộc vào con đường Phan Đình Phùng (trước 30/04/1975). Thời Pháp đường Phan Đình Phùng lúc đầu gọi là Rue des Moï và sau đó đổi là đường Richaud. Như thế, nếu căn nhà mặt tiền số 120 đường Richaud thì căn nhà số 1 trong hẻm Cây Điệp thời Pháp thuộc sẽ được ghi địa chỉ là: 120/1, Rue Richaud, Dakao, Saigon hoặc căn nhà số 9 trong hẻm nầy sẽ được ghi địa chỉ là: 120/9, Rue Richaud, Dakao, Sàigon. Nhiều khi trong hẻm lại quanh co ngỏ ngách thêm nhiều hẻm phụ thì con số nhà trong hẻm lại càng thêm nhiều số phụ nối đuôi nhau, và giá trị căn nhà càng có nhiều số phụ thì lại càng rẻ hơn những căn nhà trong hẻm ít số phụ hơn. Cho đến trước ngày 30 tháng 04 năm 1975, Sài gòn vẫn còn có những căn nhà "ổ chuột" trong hẻm mang những con số phụ kiểu đó và đi tìm ra một địa chỉ như thế để thăm viếng hay giao dịch là cả một vấn đề gian nan khổ ải cho dân Sài Gòn.

246


III. Cây Điệp là cây gì ? Người bình dân miền Nam bình dị gọi là Cây Điệp nhưng các học sinh, sinh viên miền Nam nhất là nữ phái thường gọi là cây Phượng Vỹ. Phượng vỹ, xoan tây, điệp tây (danh pháp khoa học: Delonix regia, họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Trung Hoa là phượng hoàng mộc (鳳凰木), kim hoàng (金鳳). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree. Ở Việt Nam, Phượng vỹ được người Pháp du nhập để trồng ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng . . . Hiện nay Phượng vỹ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè, công viên , trường học.

247


Hoa Phượng vỹ lớn, 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ,). Loại Phượng vỹ flavida có hoa màu vàng (kim phượng). Trái ( quả) là loại trái đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc biệt. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vỹ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn. IV. Một chút gì để nhớ: Phượng vỹ Sài Gòn: Tên "phượng vỹ" là chữ ghép Hán Việt - có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non 248


trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim Phượng. Tại Việt Nam, Phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Mỗi năm tới hè lòng man mát buồn ! Đó là tuổi học trò trung học khi bắt đầu biết vấn vương bè bạn đồng song mỗi khi mùa hoa Phượng vĩ rực đỏ nở rộ. Những hàng cây Phượng vĩ trên hai bên vệ đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) thơ mộng với khung trời của trường đại học Luật Khoa, của trường Cao Đẳng Kiến Trúc, của Viện Đại Học Sài Gòn, công trường Con Rùa và đại lộ Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ) với trường nam trung học Petrus Ký và Chu Văn An thời danh, với trường đại học Khoa Học uy tín, và trường đại Học Sư Phạm trọng vọng của Sài Gòn; cả 2 con đường đó đều mang nhiều tình ý luyến lưu khôn nguôi thuở học trò trung học hay sinh viên đại học của những trai thanh, nữ tú Sài Gòn trước 30/04/1975. Nếu người viết nhớ không lầm thì bên trong sân trường nam trung học Petrus Ký cũng có hai cây Phượng vỹ và trong sân trường nữ trung học Gia Long cũng có nhiều cây Phượng vỹ. Có vài lần dự kỳ thi các bằng cấp ở bậc trung học nơi trường nữ trung học Trưng Vương, hoặc trường nam trung học Trần Quốc Toản (cả hai nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần Sở Thú) nhưng người viết không nhớ là bên trong sân 2 trường nầy có cây Phượng vỹ hay không (hình như là có thì phải!)? Những đường phố nào với những hàng cây Phượng vỹ hoa rực đỏ hoặc với những hàng cây me rợp mát của một Sài Gòn "chợt mưa chợt nắng" năm xưa cùng với hình ảnh của những chàng thư sinh "cây si" đạp xe tò tò theo sau xe người đẹp nữ sinh vào các buổi tan trường, tất cả gộp lại làm thành nguồn cảm hứng tuyệt vời cho các văn nhân, thi sĩ viết lên những bài thơ tình Sài Gòn, những chuyện tình Sài Gòn thật ướt át, thật bùi ngùi xúc động: 249


“Em tan trường về, trời mưa nho nhỏ… anh theo Ngọ về Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở Mai vào lớp học anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ Em tan trường về, mưa bay mờ mờ Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương, còn thương". (Thơ của thi sĩ Phạm Thiên Thư)

250


Hay là: Con đường trời mưa êm chiếc dù che màu tím Môi tìm làn môi ngon nhưng còn thẹn thùng Con đường về ban trưa tới nhà hay vào lớp Con đường của đôi mình ôi chuyện tình thư sinh! (Nguồn: "Sài Gòn, những con đường gợi nhớ một thời" Của tác giả Nguyên Huy/ http://vnpro.org/blog/?p=332 )

Những hàng cây Phượng vỹ Sài Gòn bây giờ ra sao rồi? Có còn được màu hồng ấm cúng và trữ tình như năm xưa hay đã trở thành màu đỏ của tất bật và tranh giành bởi những ai kia không có cung cách của con người Sài Gòn? Buồn thay ! * Đường Chu Mạnh Trinh I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: B6 Tọa độ trên bản đồ 1955-1972: B8-C8 Đường Chu Mạnh Trinh nằm trên địa thế của phường Đa-Kao của Quận I ngày nay bắt đầu từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Nguyễn Du có chiều dài khoảng 350 mét, rộng khoảng 20 mét, qua ngã tư đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) và ngã ba Nguyễn Trung Ngạn. Đường nầy lưu thông hai chiều. II. Lịch sử: Đường nầy là một trong các con đường xưa cũ nhất của thành phố Sài Gòn kể từ 02-06-1871 thời thuộc địa của nước Pháp và được đặt tên là Phnom Penh.Ngày 24/02/1897, đổi là đường Lafont. Từ 19/10/1955, Chính phủ của Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam do tổng thống Ngô Đình Diệm đứng đầu đổi gọi là Chu Mạnh Trinh. Sau ngày 251


30/04/1975 Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn giữ nguyên như thế. III. Ông Chu Mạnh Trinh là ai? Chu Mạnh Trinh (1862-1905) hiệu là Trúc Văn, người làng Phú Thọ, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên, đậu tiến sỹ năm 1892, được bổ nhậm Tri phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam rồi thăng chức Án Sát qua các nhiệm sở lần lược ở Hà Nam.

252


Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Ông rất giỏi về thơ Nôm nhưng văn cách bay bướm, trữ tình. Nhân dịp Tuần phủ Hưng Yên tên là Lê Hoan mở hội Tao Đàn mời các danh sĩ quanh vùng tham dự, ông được mời và sáng tác ra tập thơ vịnh Kiều nổi tiếng dưới nhan đề Thanh Tân Tài Nhân Thi Tập v à một số bài thơ chữ Hán cùng với những bài ca trù nổi tiếng. Ông về hưu trí vào năm 1903. HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA CHU MẠNH TRINH 朱孟楨

Bầu trời cảnh bụt, Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay. Kìa non non nước nước mây mây, Đệ Nhất động hỏi rằng đây có phải ? Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, Lửng lơ nghe tiếng cá nghe kinh. Thoảng bên tai một tiếng chày kình, Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng, Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh. Nhác trông lên ai khéo vẽ hình, Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt, Chập chờn mấy lối chốn thang mây. Chừng giang sơn còn đợi ai đây, Hay tạo hóa sẽ ra tay sắp đặt ? Lần tràng hạt niệm nam mô Phật, Cửa từ bi công đức biết là bao. Càng trông phong cảnh càng yêu!

IV. Một chút gì để nhớ: Những người Sài gòn trước 30 tháng 04 năm 1975 đã ra đi hoặc còn ở lại Sài Gòn cho đến ngày hôn nay chắc chắn là phải nhớ tới rất nhiều về 2 khu đất lớn nằm về hai phía con đường Chu Mạnh Trinh. 253


* Khu đất thứ nhứt là khu đất của Nhà Thương Đồn Đất (chỉ có người Sài Gòn trước 30 tháng/04/1975 mới gọi tên nhà thương nầy như thế) tức là bệnh viện cũ của đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp vào năm 1859 gọi là Hôpital Grall (ngày nay là bệnh viện Nhi Đồng 2) và trại đóng quân của họ gọi là trại 11è RIC (viết tắt từ Onzième Régiment de l'Infanterie Coloniale: Trung Đoàn Bộ Binh Thuộc Địa thứ 11) mà hiện nay trở thành một địa điểm trung ương của nhiều cơ quan hành chánh, của nhiều trường đại học chuyên khoa trước và sau 1975. Khu đất nầy có nhiều đặc điểm lịch sử đáng ghi nhớ: - Là nơi mà hoàng đế Minh Mạng đã xây thành Gia Định mới gọi là thành Phụng: năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi của tả quân Lê Văn Duyệt, chiếm Thành Quy (được xây cất thời hoàng đế Gia Long từ năm 1792) là căn cứ chính của cuộc bạo loạn của mình. Năm 1835, triều đình Minh Mạng đánh bại Lê Văn Khôi . Hoàng đế Minh Mạng hạ lệnh phá hủy toàn bộ thành Quy xây theo kiểu Vauban và đến 1836 lại ra lệnh xây một thành khác nhỏ hơn ở hướng Đông Bắc thành Quy cũ, gọi là "thành Phụng" tức là thành Gia Định hay thành Sài Gòn. - Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn công thành Sài Gòn (tức thành Gia Định) và một ngày sau thì chiếm được thành. Ngày 8 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Phụng Sài Gòn và rút ra khỏi vùng đất nầy để tránh quân triều đình nhà Nguyễn phản công đánh chiếm lại thành. Trong sách Tuyển Tập Dương Hồng Sển do Nhà Xuất Bản Văn Học trong nước hiện nay ấn hành vào năm 2002 thì ông Vương Hồng Sển có ghi chú nơi trang số 46 rằng Trại lính 11è RIC và Dưỡng đường Grall có từ năm 1870. Không biết ông Vương Hồng Sển có viết lời ghi chú như thế hay không bởi vì trong sách Sài Gòn Năm Xưa của Ông xuất bản vào năm 1958-1959 không có phần ghi chú nầy: hay là nhà xuất bản Văn Học 254


trong nước đã tự động ghi thêm lời ghi chú đó chăng? Nếu đúng như thế thì lời ghi chú nầy không biết được căn cứ từ tài liệu hoặc lấy nguồn thông tin nào để cho rằng dưỡng đường Grall và trại binh 11è RIC có từ năm 1870? - Khu đất nầy cũng là nơi mà chính sách thực dân thuộc địa và bảo hộ của nước Pháp dùng làm bàn đạp khởi phát để thâu gồm cả một vùng Đông Dương rộng lớn gồm có 3 nước Việt-Miên-Lào chậm tiến. Nhà Thương Đồn Đất Nhà Thương Đồn Đất- người Sài Gòn quen gọi như thếngày xưa là một cơ sở y tế của quân đội viễn chinh xâm lược Pháp. Cơ sở Y tế nầy trở thành bệnh viên quân đội của người Pháp và đươc đặt tên là Bệnh viện Grall ở Sài Gòn vào năm 1925 để tưởng nhớ một viên Tổng Thanh Tra y tế của quân đội Pháp tên là Charles Grall, người đã có công trạng cố vấn xây dựng ngành y khoa ở các nước nằm trên bán đảo Đông Dương và nhà thương Grall được xem như là nụ hoa quý của ngành y khoa của nước Pháp trong vùng trời Đông Nam Á.

Tổng Thanh Tra Y tế Charles Grall (Nguồn: Mémorial de l’oeuvre médicale de la France en Indochine l’hôpital NHI Dong 2 - Grall à Saïgon Y. PIRAME)

http://www.revuemedecinetropicale.com/html/2005_65-3.html

255


Ngày 17 tháng 02 năm 1859 quân viễn chinh xâm lược Pháp đánh chiếm thành Sài Gòn tức thành Phụng. Công việc trước hết của cáa đề đốc Thống đốc đầu tiên của người Pháp vào thời đó là tạo tác trên một gò đất cao khan trang, ở phía Đông Nam thành Phụng đã bị họ phá hủy, một cơ sở quân y gọi là Y viện Hải quân khởi sự hoạt động từ năm 1860. Sau đó, kể từ năm 1880 các cơ sở kiến trúc trên vùng gò đất nầy đã dược xây cất thêm bởi một nhà thầu xây cất nổi tiếng của nước Pháp là Gustave Eiffel với tất cả nguyên vật liệu chính gốc từ nước Phgáp mang sang Sài Gòn và cả một vùng kiến trúc nầy đã trở thành một hình ảnh, một biểu tượng ưu việt và tuyệt hảo của ngành kiến trúc nước Pháp từ thuở đó đến nay. Đó cũng là vào thời đại của nhà bác học Pháp Pasteur khám phá ra ngành vi trùng học và một trong 4 cơ sở kiến trúc chánh của Y Viện Hải Quân nầy, bác sỹ Albert Calmette đã thành lập viện Pasteur đầu tiên vào năm 1891 ở Sài Gòn. Viện Pasteur nầy cũng đã là nơi tiếp đón bác sỹ dân y Alexandre Yersin và ông đã cống hiến cho nhân loại một công trình nghiên cứu y khoa vĩ đại: tìm ra thuốc chủng ngừa bệnh dịch hạch. Người nối nghiệp bác sỹ Yersin là bác sỹ Paul Louis Simond, người đã có công khám phá ra vào năm 1898 các bệnh truyền nhiễm lây lan bởi các loài bọ, chí và rận. Rồi lần hồi, các dụng cụ và vật dụng y khoa được mang sang từ nước Pháp và số giường bệnh đã lên đến con số 500 giường đồng thời khung viên bao quan và bên trong y viện cũng được trồng những hàng cây me dịu mắt, rợp bóng trên các ngõ đi thuộc nội vi của y viện. Sau Hiệp Định Geneva năm 1954 chia đôi đất nước Việt Nam, quân đội Pháp rút khỏi miền Nam vào năm 1956, bệnh viện quân đội Grall của người Pháp, theo sự thỏa thuận với chánh phủ của nước Việt Nam Cộng Hòa, trở thành một bệnh Viện Dân Sự và vẫn do người Pháp quản lý, điều hành. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 và vào tháng 07 năm 1976, 256


chính quyền mới của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã tiếp thâu bệnh viện nầy rồi đổi tên là Bệnh Viện Nhi Đồng, xoá bỏ tên Bệnh Viện Grall quen thuộc trong 115 năm qua (1860-1975) của người dân Sài Gòn.

(Nguồn: Mémorial de l’oeuvre médicale de la France en Indochine l’hôpital NHI Dong 2 - Grall à Saïgon Y. PIRAME)

http://www.revuemedecinetropicale.com/html/2005_65-3.html

Một điểm đáng lưu ý là sau Hiệp Định Geneva 1954, Bệnh Viện Grall là của những người dân Sài Gòn có máu mặt hoặc giàu sang còn dân nghèo, dân lao động, công chức cấp thấp hạng cá kèo ở Sài Gòn thì phải vô nhà "thương thí Chợ Rẫy" ở Chợ Lớn hay Bệnh Viện Bình Dân ở khu Bàn 257


Cờ Quận 3 Sài Gòn. Các quân binh chủng Việt Nam Cộng Hoà thì đã có Tổng Y Viện Cộng Hoà của Cục Quân Y chăm lo. Riêng các cô, các bà muốn tăng gia sản xuất năm một thì đã có nhà Bảo Sanh Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương. Quý ông, quý bà hút thuốc, rượu chè lu linh, hoặc vì nghèo quá phải lao lực suốt đời cho nên bị lũng phổi thì đã có bệnh viện Lao Phổi Hồng Bàng. Quý vị nào ăn chơi trác táng hoặc "các chị em ta" vướng phải bệnh kín thì đã có bệnh viện Da Liễu ở đường Bà Huyện Thanh Quan. Quý vị nào vô phúc mắc phải bệnh ung thư thì phải vào bệnh viện Phóng Xạ Quang Tuyến Trị Liệu Nguyễn Văn Học ở Gia Định để có thể kéo dài thêm một chút nửa cuộc sống khổ ải của mình dưới hồng trần nầy. Các cháu bé thì đã có Bệnh Viện Nhi Đồng lo liệu (trước 30/04/1975 không phải là nhà thương Grall). Bệnh viện Sài Gòn đối diện xéo góc với Chợ Bến Thành chuyên môn nhổ răng khỏi tốn tiền và băng bó khẩn cấp thương tích cho dân Sài Gòn vì tai ương hoặc vì bị xe hơi chạy ẩu cán phải. Tuy nhiên, quý vị nào mắc bệnh ngồi một mình nghiền ngẫm suy tư, nói năng lộn xộn thì xin vào nhà thương Chợ Quán để được "chăm sóc"chu đáo hơn là ở nhà! * Khu đất thứ hai là khu đất đối diện với khu đất nhà thương Đồn Đất và trại binh 11è RIC nằm vế phiá bên kia đường Chu Mạnh Trinh. Khu đất nầy cũng có những kiến trúc lâu đời của người Pháp xây cất dùng làm các việc tu viện và trường học của Ki Tô giáo từ thời người Pháp mới đánh chiếm đất Sài Gòn-Gia Định của người Việt Nam. Ngoại trừ những dinh thự của Chánh phủ tu tạo, những nhà kiên cố nhất thời ấy kể ra thì có: - Nhà thờ Đức Bà. - Nhà Dòng tu sĩ (Presbytère) tức dại chủng viện thánh Giu Se.

258


- Nhà Phước Sainte Enfrance tức dòng kin đức Bà núi Carmel hay dòng Carmelites Sài Gòn. - Nhà Dòng Saint Paul de Chartres tức dòng tu Saint Paul thành Chartres được thành lập năm 1696 do linh mục Louis Chauvet, của một họ đạo nhỏ vùng Beauce nước Pháp, với mục đích nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân làng ở đó. Dòng có mặt tại Việt Nam năm 1860 với nhiệm vụ săn sóc trẻ em mồ côi ở Sài Gòn. Nhà thương Saint Paul được thành lập năm 1938 trên đưòng Hiền Vương nguyên là một bệnh xá của quân viễn chinh Pháp có tên gọi là bệnh xá bác sĩ Augier (La clinique du Docteur Augier de Loheac). Ngoài ra còn có trường dạy các viên chức thông ngôn là “Collège des Interprètes” (Trường thông ngôn) lúc xưa ở chỗ gọi nhà trường Sở Cọp, sau này xây rộng lớn thêm để mở trường Sư Phạm, được gọi là trường Nọt Manh (Ecole Normale Des Institueurs) rồi là Dưỡng đường Chi Lăng, kế nay là Tổng Giám Đốc học vụ và trường trung học Võ Trường Toản. Trường huấn luyên các quan chức cai trị thuộc địa gọi là Collège des Stagiaires (Collège des administrateurs stagiaires).

*

259


Hẻm Chùa Phật Ấn I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: A4 Tọa độ trên bản đồ 1955-1972: C5-B5

Hẻm Chùa Phật Ấn nằm trên địa bàn của phường Nguyễn Cư Trinh quận 1 hiện nay bắt đầu từ đường Nguyễn Cảnh Chân (trước 30-04-1975 là Nguyễn Cảnh Chân) phía bên trái đi vào xóm chùa nhưng số nhà của ngôi chùa lại lấy theo hẻm 457 (nay đổi thành số 539-541) phía đường Trần 260


Hưng Đạo, dài khoảng 0km250 và nay đã ăn thông thành một con đường nhỏ hai chiều. II. Lịch sử: Thời Pháp thuộc, đây chỉ lả mộc con hẻm đi vào xóm chùa Phật Ấn không có ghi trên bản đồ thành phố Sài Gòn vào năm 1954 vào lúc mà dân nghèo khó của Sài Gòn đến lấn đất cất nhà ở hai bên con hẻm nầy khiến con hẻm lần lần bị thu nhỏ lại như hiện nay. III. Lai lịch chùa Phật Ấn: Đây là một ngôi chùa tư nhân có thừ thời Pháp thuộc, trước năm 1945, xây cất theo kiểu xưa, tọa lạc trên một khu nhà cửa của dân lao động, tiếp giáp với khu Chợ Quán của quận 5 và là địa điểm nằm vùng và giao liên của phong trào kháng chiến chống Pháp và sau nầy nghiêng về phía chính quyền của đảng Lao Động miền Bắc Việt Nam đã tổ chức nhiều phong trào đòi hỏi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam phải thi hành Hiệp định Geneva để thống nhất cả hai miền Nam-Bắc nhất là dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa (1955-1959) của ông Ngô Đình Diệm. Năm 1954, biến cố Bình Xuyên đã thiêu rụi chùa Phật Ấn. Một nhà sư có pháp hiệu là Thích Thành Đạo đứng ra lo việc trùng tu lại. IV. Một chút gì để nhớ

Chùa Phật Ấn Hẽm 539-541, Trần Hưng Đạo, P. Nancy, Q.1, Tp. HCM, Việt Nam http://www.buddhanet.net/budsas/uni/z-photos/btsgn/chua_phatan.htm

261


Bến Chương Dương I. Vị trí: Tọa độ trên bản đồ 1995: A5, B5 Tọa độ trên bản đồ 1955-1972: D4, D5, D6

Bến Chương Dương hiện nay nằm trên lãnh vực của những phường Cầu Kho, Cô Giang, Ông Lãnh, Nguyễn Thái Bình (trước 30-04-1975 có tên gọi là đường Nguyễn Văn Sâm), Nguyễn Cư Trinh, chạy dài từ bến Bạch Đằng (nay gọi là bến Tôn Đức Thắng) lên đến đại lộ Cộng Hoà (nay gọi là Nguyễn Văn Cừ) nối đầu với bến Hàm Tử, dài khoảng 2km, thuộc bờ Bắc kinh Tàu Hủ hay kinh Bến Nghé. Đường nầy lưu thông hai chiều. II. Lịch sử: Thời Pháp thuộc bến nầy gồm có 2 đoạn khác nhau: Đoạn từ dại lộ De la Somme (trước và sau 30-04-1975 là đại lộ Hàm Nghi) đến đường Kitchener (Trước và sau 30/04/75 là đường Nguyễn Thái Học) người Pháp gọi là Quai d'Arroyo Chinois (bến kinh Tàu Hủ). Đoạn cuối mang tên Quai de Belgique. Ngày 22 tháng 03 năm 1955 Tòa Đô Chính nhập hai đoạn Dương làm một và đặt tên là Bến Chương Dương. Sau 30-04-1975, vẫn tiếp tục gọi là Bến Chương Dương.

262


III. Địa danh Chương Dương: Hiện nay, ở Hà Nội có cầu Chương Dương (ở ngay bến phà Chương Dương trước đây) và cạnh đó là phường Chương Dương có phố Chương Dương độ (thuộc quận Hoàn Kiếm). Do đó, người dân Hà Nội thường hiểu lầm đó chính là bến Chương Dương nơi đã diễn ra trận Chương Dương vào tháng Tư năm Ất Dậu (1285) trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ II của quân và dân nhà Trần vào thế kỷ thứ 13. Vậy, trên thực tế, bến cổ Chương Dương ở đâu? Sách Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc sử quán triều Nguyễn (thế kỷ XIX), có lời chua rằng: "Trương Dương: sử cũ (tức Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên) chua: tức là bến đò Chương Dưong bây giờ ở huyện Thượng Phúc (VSTGCM, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 226). Thượng Phúc là tên châu đời Trần thuộc Đông Đô. Thời Minh đổi thành Bảo Phúc. Năm 1831 là huyện Thượng phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng, tỉnh Hà Nội. sau được đổi thành huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Hiện nay có suy định cho rằng Chương Dương, nay thuộc xã Chương Dương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam) sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội cũ 10 km về phía tây nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km. Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phía đông giáp thủ đô Hà Nội cũ, phía đông-nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Từ 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào tỉnh Hà Nội, 263


và như vậy tỉnh Hà Tây không còn tồn tại nữa. Thường Tín nay là một huyện nằm phía nam của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Nguyên là một huyện của tỉnh Hà Tây trước đây. Tuy nhiên địa điểm của bến Chương Dương nơi xảy ra chiến tích uy hùng của quan quân nhà Trần vào năm Ất Dậu (1285) vẫn chưa có sử liệu cũ nào của Việt Nam xác nhận một cách dứt khoác. Có một điều chắc chắn là tại bến Chương Dương ngày xưa, vào năm Ất Dậu (1285) tiền nhân của người dân Việt Nam đã đại thắng vang vội quân ngoại xâm đến từ phương Bắc dưới sự chỉ huy khôn khéo của Thượng tướng Trần Quang Khải cùng với Hoài Vân Hầu Trần Quốc Toản. Thượng tướng Trần Quang Khải đã cảm hoài ghi lại chiến thắng Chương Dương như sau: "Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san."

Dịch: "Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu"

IV. Một chút gì để nhớ Chương Dươngcủa Sài Gòn 1/ Kinh Tàu Hủ? Tàu Hú? Tàu Hẩu? Tàu Hảo? Tàu Hộ? (Arroyo Chinois)

Bến Chương Dương ở Sài Gòn chạy dọc song song theo một con kinh mà người Pháp gọi là Arroyo Chinois và người Sài Gòn năm xưa thường gọi là kinh Tàu Hủ và tức là khúc nối tiếp với rạch Bến Nghé trên bản đồ của thành phố Sài Gòn ngày nay (1955). Đúng lý ra phải gọi là Kinh Người Tàu thì mới xác nghĩa với hai chữ Arroyo Chinois của người 264


Pháp đặt tên cho con kinh nầy nhưng tại sao lại là Tàu Hủ? Chữ Tàu ở đây có thể suy định là dịch ra từ chữ Chinois nhưng còn chữ Hủ thì không thể nào chấp nhận là dịch ra từ chữ Arroyo (arroyo: có nghĩa là con kinh). Có thể người dân giả của Sài Gòn ngày xưa gọi con kinh nầy là con kinh của một phủ có nhiều người Tàu ở đông đúc nên gọi là kinh Tàu phủ và lâu ngày nói ngọmg biến thành kinh Tàu Hủ? Hay là người dân Hoa kiều ở dọc theo con kinh đó chuyên môn sản xuất tẩu hủ (tẩu =đậu) tức đậu hủ và lần lần đọc trại ra thành tàu hủ chăng? Hay con kinh dẫn vào vùng Sài Gòn cũ (tức Chợ Lớn) của đám Tàu phù Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch chạy qua, được chúa Nguyễn thuận cho cư trú ở Cù Lao Phố, Đồng Nai và Mỹ Tho rồi sau đó chạy trốn giặc Tây Sơn từ Biên Hòa ra tá túc và sinh sống hai bên bờ con kinh nầy cho nên gọi là kinh Tàu Phù rồi biến thành Tàu Hủ? Hay là ngày xưa trên con kinh nầy tàu hoặc ca nô chạy bằng máy hơi nước vào ra nhộn nhịp để vận chuyển lúa gạo hàng hóa và hú còi in ỏi cho nên gọi là con kinh Tàu Hú và lần lần trở thành kinh Tàu Hủ? Đây là một nghi vấn mà sách vở từ trước đến nay ít thấy được đề cập tới và là một đề tài rất thú vị để khám phá.

Kinh Tàu Hú 1955

2/ Cầu Quay Khánh Hội:

265


Rạch Bến Nghé vào năm 1931 (1) và (2)sau nầy được biến thành công viên Cầu Móng. (3) Thời còn người Pháp, nơi nầy biến thàn Câu lạc bộ đua thuyền và chèo thuyền. (4) Gần sát Cột Cờ Thủ Ngữ là cây dầu xăng SHELL với máy bôm bằng tay cần lắc qua lắc lại cho xăng lên hai bình thủy tinh hình trụ rồi mở chốt cho xăng theo óng dẫn cao su rót vào bình xăng của các loại xe. (5) Cầu tàu đường Charner. (6) Bến đò chèo Sài Gòn-Thủ Thiêm thường gọi là bến đò dưới. *Cột Cờ Thủ Ngữ người Pháp gọi là Point des Blagueurs sau nầy biến thành Nhà Hàng Ngân Đình.Về sau còn có nhà hàng nổi Mỹ Cảnh (Restaurant flottant Mỹ Cảnh).

266


Cầu Quay nối đường Võ Duy Nguy (tên đầu tiên là Adran rồi Georges Guynemer và bây giờ là Hồ Tùng Mậu), quận 1 và đường Trịnh Minh Thế (ngày xưa gọi là đường Pháo Đài Hữu Bình [pháo đài Nam ở Tân Thuận] rồi năm 1884 đổi là Jean Eudel. Năm 1955 là Nguyễn Cư Trinh rồi Trịnh Minh Thế. Sau 30 tháng 04 1975 là Nguyễn Tất Thành) quận 4, thành phố Sài Gòn bắt qua rạch Bến Nghé. Câu 3 nhịp, nhịp giữa bằng thép, và là phần chính có thể quay 90o, nối dài từ đường Võ Duy Nguy/ Adran đến thương cảng. Cây cầu này cũng như các bến cảng, đều do công ty Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây dựng, 3 nhịp dài 91,8m, rộng 13,6m, làm năm 1905. Tên xưa là CẦU QUÂY, vì cầu có thể quây dọc xuôi theo con kinh, để ghe thuyền lớn đi vào kinh BẾN NGHÉ. Người Pháp gọi là Pont Tournant do Công ty Vận Tải Đường Biển bỏ tiền ra thực hiện (Compagnie des Messageries Maritimes thường được dân Sài Gòn thời xưa gọi là Hảng Đầu Ngựa vì biểu hiệu của công ty là hình một đầu con ngựa). Công ty nầy có mặt ở Việt Nam cùng với đạo quân viễn chinh Pháp. Từ 1872: chạy tuyến Sài Gòn - Hải Phòng. Từ 1882: chạy thêm tuyến Sài Gòn - Nam Định, Sài Gòn - Phnom Pênh bằng xà lúp. Sau 267


đó chạy các tuyến Sài Gòn - Marseille, Sài Gòn - Yokohama, Sài Gòn - Vladivostock). Năm 1954, xây lại bằng bê tông cốt thép, sau 1975, đổi thành cầu Khánh Hội. Hiện cầu Khánh Hội đang được xây dựng lại. 3/ Cầu Móng Vĩnh Hội

Cầu Mống vào năm 1908

Cầu Mống vào năm 1955 [IMG]http://i1019.photobucket.com/albums/af317/nguyencongtanh_01/cauMong ghepdoi.jpg[/IMG]

Cầu nầy do công ty vận chuyển Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn mướn công ty xây dựng Levallois Perret 268


(tức Eiffel cũ) xây cất - có thể là trong cùng một giai đoạn với việc xây cất Cầu Quay Khánh Hội - do đó người Pháp cũng gọi cầu nầy là cầu "Công ty Messageries maritimes" (Công ty Đầu Ngựa) và người Việt Nam từ trước tới nay thường gọi là là cầu Móng Vĩnh Hội vì đây có thể là chiếc cầu đầu tiên có trụ móng. Cũng có thể vì hình dáng vòng cung của chiếc cầu giống như chiếc cầu vòng mống trời cho nên người dân bình dị Sài Gòn ngày xưa gọi nó là Cầu Mống chăng? Cũng may là chiếc cầu Mống lịch sử nầy cho đến nay vẫn còn sống sót trong khi hình bóng chiếc cầu Quay của Sài Gòn năm xưa đã bị làn sống người "Sài Gòn mới" hủy diệt mất đi rồi.

Cầu Móng hiện nay của Sài Gòn Năm xưa

Hai khung đường xe chạy một để đi lên cầu sang Vĩnh Hội và một để từ cầu phía Bến Vân Đồn/ Vĩnh Hội đi qua để 269


xuống bến Chương Dương nay chắc đã bị dẹp bỏ và thay thế bằng một con đường rộng nằm ngang trước mặt Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Trước 30 tháng 04 năm 1975, bờ kinh Tàu Hủ ở dưới gầm cầu Mống phía bến Chương Dương là hai khuôn viên ấm cúng, thơ mộng và kính đáo cho những cặp tình nhân trẻ, già đưa nhau xuống đó mà rù rì tình tự ngày cũng như đêm. Ngày nay không biết còn thấy được những cảnh tình tứ thơ mộng như thế nữa hay không hay là chỉ còn có những cuộc sờ mó, đấm đá xác thịt nơi các hộp đêm, phòng trà, khách sạn dành riêng cho những cái máy làm tình - mấy ngài tỷ phú "bất chánh" của Sài Gòn sau 30 tháng 04 năm 1975- đốt tiền, xé bạc. Trước 30 tháng 04 năm 1975, trụ sở Ngần Hàng Quốc Gia cũng là trụ sở của Viện Hối Đoái của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Hồi đó, nếu ai có dịp vào bên trong trụ sở Ngân Hàng Quốc Gia nầy thì sẽ tận mắt được ngắm nhìn các cô nữ Kiểm Ngân viên trong bộ đồng phục áo dài xanh da trời xinh đẹp tươi mát ngồi trước hàng đống tiền giấy cao ngất để kiểm kê các bó bạc trước khi cất giữ vào hầm chứa. Nơi đây cũng còn được người dân miền Nam Việt Nam gọi là nơi in tiền mới để chính phủ chi dùng khi cần thêm tiền làm chuyện "công ít" và để cho những con hạm tham nhũng "phế công vi tư" bỏ đầy túi tham. Vào thời trước, người ta thường gọi là cầu Móng Vĩnh Hội phải chăng là khi muốn từ Sài Gòn qua vùng Vĩnh Hội người ta thường dùng chiếc cầu nầy còn chiếc cầu Quay thì chỉ dùng để từ Sài Gòn đi qua vùng Khánh Hội cho nên thường quen gọi là cầu Quay Khánh Hội chăng? Một điều ít người được biết đến: Cầu Móng là chiếc cầu đầu tiên của công ty Messageries Maritimes/Hảng Đầu Ngựa xây cất ngang qua con kinh Tàu Hủ và toà nhà Ngân Hàng Quốc Gia của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (thời Pháp thuộc là Banque de l'Indochine/Ngân Hàng Đông Dương) chỉ mới được xây cất sau khi Cầu Móng đã được xử dụng.

270


3/ Cầu Calmette: Trên các bản đồ xưa của thành phố Sài Gòn từ trước năm 1955, người ta không thấy ghi chép về chiếc cầu nầy trên con kinh Tàu Hủ. Thời Pháp thuộc đường Calmette có tên là đường số 32 rồi đổi tên là đường Bourdais từ năm 1877 và vào thời điểm nầy có thể là đã có một chiềc cầu sắt cao cẳng lót ván cây dành cho loại xe nhỏ và người đi bộ từ bờ kinh đầu đường Bourdais để sang bờ kinh bên kia. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=94535&ChannelID=3

Cầu sắt Bourdais ngày xưa chắc cũng có hình dạng như chiếc cầu sắt cao cẳng trên đây. Những chiếc cầu cao cẳng khác được bắt ngang kinh Tàu Hủ như Cầu Xóm Chỉ đường Tản Đà, Cầu Chà Và, cầu Xóm Củi, Cầu Ông Lớn (Đỗ Hữu 271


Phương), Cầu Bót Bình Tây, Cầu Ba Cẳng, Cầu Gò Công, cầu PaliKao. Từ ngày 22 tháng 03 năm 1955, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đổi gọi tên đường Bourdais là đường Calmette và chiếc cầu Calmette bằng bê tông cốt sắt đã được xây cất xuyên ngang con kinh Tàu Hủ trong khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960 ( có thể là cùng với một thời điểm xây cất cầu Khánh Hội bê tông cốt sắt cố định để thay thế chiếc cầu Quây khánh Hội ngày xưa).

Cầu Calmette xưa thời chính phủ nước Việt Nam Cộng Hòa

Cầu Cầu Khánh Hội xưa (từ 1954, nối quận 1 với quận 4) một thời gắn liền với kho hàng Nhà Rồng và các bến cảng dọc sông Sài Gòn nay đã bị phá bỏ hoàn toàn, làm lại cầu mới cho "phù hợp với hệ thống giao thônghiện đại".

Cả hai cây cầu xi măng nầy giờ đây cũng đã bị hủy diệt mất hết dấu vết xây cất kiến trúc, cầu cống của thời chính 272


phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cầu Calmette mới ngày nay được xây cất phỏng theo hệ thống cầu đường giao thông của ngoại quốc mà không cần đếm xỉa gì tới những di tích hay dấu vết lịch sử của những thời đại đi trước để lại.

Cầu xa lộ Đông-Tây (2002) thay thế cầu Calmette xưa

4/ Cầu Ông Lãnh Cầu Ông Lãnh ngày xưa (1867-1893) không phải là chiếc cầu Ông Lãnh bằng xi măng ở cuối đại lộ Kitchener (Nguyễn Văn Học) bắt ngang qua con kinh Tàu Hủ. Ngày xưa, một nhánh nhỏ của con Kinh Tàu Hủ (vẽ màu xanh trên bản đồ 1893) lấn chiếm sâu vào một phần đại lộ có tên là Boulevard de l' Abattoir (đại lộ Lò Heo) và chạy xuyên ngang qua xóm Lò Heo (vì xóm nầy có một lò heo/Abattoir). Nhánh rạch nhỏ nầy người bản xứ Nam Kỳ ở Gia Định thuở trước gọi là Rạch Cầu Ông Lãnh vì trên rạch đó có một cái cầu gỗ do một ông Lãnh binh của triều đình An Nam bỏ tiền riêng ra và tốn công xây dựng.

273


Trên bản đồ Sài Gòn 1867 (Plan de la Ville de SAIGON en 1867) đã thấy có sự ghi chép rõ ràng 3 chữ Cầu Ông Lãnh (đánh dấu trong khung chữ nhật màu đỏ). Về sau, rạch Cầu Ông Lãnh bị lấp mất đi khi đại lộ Kitchener hình thành vào năm 1907 thay thế đại lộ Abattoir và xóm Lò Heo trở thành một phần của xóm Cầu Muối sau nầy (gồm có chợ rau quả, rạp hát và đình Cầu Muối).

Chiếc Cầu Ông Lãnh nguyên thủy bằng cây đã biến mất từ dạo ấy. Chiếc cầu xi măng hình 2 chữ L ghép đối nghịch (giống như hìmh chữ Z?) ở đầu đại lộ Kitchener (Nguyễn Thái Học) bắt ngang qua con kinh Tàu Hủ tồn tại cho đến những năm tháng gần đây cũng được dân Nam Kỳ Sài GònChợ Lớn gọi là Cầu Ông Lãnh nhưng bây giờ thì chiếc cầu hình chữ L nầy cũng đã bị đập phá đi mất rồi. 274


Cũng từ các chi tiết trên hai bản đồ thành phố Sài Gòn nầy mà chúng ta có thể suy định một cách khá vững chắc rằng Cầu Mống Khánh Hội là chiếc cầu lớn đầu tiên được phóng ngang qua con Kinh Tàu Hủ ít ra là kể từ năm 1893.

275


Cầu Ông Lãnh ngày nay http://tinnong.vn/pages/20120809/xac-chet-duoi-chan-cau-ong-lanh.aspx

Cầu Ông Lãnh ngày nay 276


Cầu Ông Lãnh 1955

Khu chợ Cầu ông Lãnh 1967

277


278


Cháy Chợ Cầu Ông Lãnh (http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4132847428/) 24 Jan 1971, Saigon, Vietnam -- Spectacular blaze looms in background as a Vietnamese woman is comforted by a companion and a youth (background) hastily stacks wicker baskets for removal. The blaze, the cause of which was not determined, erupted 1/24 in huge market area of fruit stands and vegetable stalls along the Saigon River. Fires are much feared here, as many of the houses and buildings are built close together and are constructed of straw, paper, light wood and other materials which have a propensity for burning quickly and easily. Filed 2/3/1971. --- Image by © Bettmann/CORBIS

279


280


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.