TRỐNG ĐỒNG - BRONZE DRUMS p.p. 192 - 242/ phần II.

Page 1

CHƯƠNG VI XUẤT XỨ, NIÊN ĐẠI LOẠI TRỐNG VẠN GIA BÁ/Wanjiaba và THẠCH THỦY SƠN/Shizaishan TÌM THẤY Ở TRUNG QUỐC

Vào thời điểm năm 2009, căn cứ vào những sách vỡ, tài liệu Việt, Hoa thì có khoảng 62 loại trống Vạn Gia Bá, 70 (73?) loại trống Thạch Trại Sơn, 113 trống Đông Sơn. Tổng cộng có trên 200 trống đồng cổ được tìm thấy trên nhiều lãnh thổ của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Lào và Cao Miên. 1- Số lượng trống đồng Vạn Gia Bá/Wanjiaba phát hiện trên lãnh thổ Trung Quốc hiện nay và những nơi khác ngoài Trung Quốc 1.1- Số lượng trống đồng loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba là 62 xếp thành 5 nhóm trong tập tài liệu The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia của Li Kunsheng và Huang Derong. 1.1.1 - Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 1 gồm có 39 chiếc nhưng trong số nầy chỉ có 27 chiếc là được mô tả kèm theo phát họa. Những chiếc còn lại (12 chiếc) chỉ được mô tả mà không có phát họa.* ----------* (Nguồn: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan Mei Shu Chu ban she, 2008, tr. 40-50. Các bài mô tả bằng Hoa ngữ. Bản liệt kê họa hình loại/nhóm trống bằng Anh ngữ nơi tr.tr. 310-311.)

Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 1

--------------*Tên trống: # 1. Dahaibo, thị trấn Sở Hùng (Chuxiong City/ Vân Nam) (1960).# 2. M23:158, thị trấn Sở Hùng (Chuxiong City/ Vân Nam) (1975). # 3. M23:159, thị trấn Sở Hùng (Chuxiong City/ Vân Nam) (1975).# 4. M23:160, thị trấn Sở Hùng (Chuxiong City/ Vân Nam) (1975# 5. M23:161, thị trấn Sở Hùng (Chuxiong City/ Vân Nam) (1975). # 6. M1:12, thị trấn Sở Hùng (Chuxiong City/ Vân Nam) (1975).

192


Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 1 (tiếp)

---------------

*Tên trống, # 7. M1:19 Dabona, tại Xiangyun/Vân Nam (1964). # 8 Sanjie, thị trấn Sở Hùng (Chuxiong City/ Vân Nam) (1985). # 9. Yingpanshan tại huyện Yaoan/Vân Nam (1986). # 10. Trống số 2 tại làng Xiaxintun, huyện Yaoan /Vân Nam (2000).

Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 1 (tiếp)

________ *Tên trống: # 11. Quijie, huyện Dayao/Vân Nam (1996).# 12. Sanchalu, huyện Midu/Vân Nam) (1978). # 13. Quingsiwan, huyện Midu/Vân Nam) (1979).# 14. Dageda, huyện Yanshan/Vân Nam (1997).# 15. Trống số 1 Shaguo, huyện Guangnan/ Vân Nam) (1980?).# 16. Trống số 2 Shaguo, huyện Guangnan/ Vân Nam) (1985). # 17. Pingba, huyện Weshan//Vân Nam (1962).# 18. Chaopicun, huyện Quiubei/Vân(1962). # 19. Zhepian, huyện Guangnan/Vân Nam) (2001).# 20. Manzhe, huyện Yunxian/Vân Nam (1992).# 21. Gudong, huyện Tengchong/ Vân Nam) (1981).# 22. Zhonghe, huyện Tenchong/ Vân Nam) (1992).

193


Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 1 (tiếp)

____________ *Tên trống: # 23. Trống số 2 Batatai, vùng cổ mộ Batatai, thị trấn Qujing/Vân Nam (1990).# 24. M1:1 Batatai, vùng cổ mộ Batatai, thị trấn Qujing/Vân Nam (1978). # 25. Yanjiaqing A, huyện Yongsheng/Vân Nam) (1986).# 26. Yanjiaqing B, huyện Yongsheng/Vân Nam (1986).# 27. Mingjiu, huyện Mengzi/ Vân Nam) (1989).

*

194


1.1.2 - Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 2 gồm có 3 chiếc có mô tả kèm theo phát họa. Có một trống không ghi năm được khai quật. * (Nguồn: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan Mei Shu Chu ban she, 2008, tr.tr 51-52. Các bài mô tả bằng Hoa ngữ. Bản liệt kê họa hình loại/nhóm trống bằng Anh ngữ nơi tr.tr. 310-311.)

Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 2

------------* Têntrống: # 28. Nanhapo, huyện trấn Tiandong/Tinh Guangxi (1993). # 29. Nanhapo, huyện trấn Tiandong/Tinh Guangxi (?). # 30. Dalingpo, huyện trấn Tiandong/Tinh Guangxi (1993).

*

195


1.1.3 - Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 3 gồm có 1 chiếc với mô tả kèm theo phát họa. * (Nguồn: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan Mei Shu Chu ban she, 2008, tr. 52. Các bài mô tả bằng Hoa ngữ. Bản liệt kê họa hình loại/nhóm trống bằng Anh ngữ nơi tr. 311.)

Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 3

_________ *Tên trống: # 31 Yanyuan, huyện trấn Yanyuan/Tinh Sichuan (1993).

*

Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 4 gồm có 8 trống: 4 trống có mô tả kèm theo phát họa và 4 trống có mô tả không kèm theo phát họa. * (Nguồn: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in 1.1.4 -

China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan Mei Shu Chu ban she, 2008, tr.tr 53-54. Các bài mô tả bằng Hoa ngữ. Bản liệt kê họa hình loại/nhóm trống bằng Anh ngữ nơi tr.tr. 310-311.)

Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 4

_

___________ *Tên trống: # 32 Tùng Lâm I, huyện Mỹ Lương/Tinh Hà Tây/Việt Nam (1932).# 33 Thượng Nông, huyện Tam Thanh/Tỉnh Vĩnh Phú/Việt Nam (1981).# 34 Lào Cai XI, tỉnh Lào Cai/Việt Nam (1991).# 35 Trống đồng Mao Động (?)/Việt Nam (2005?). * Ghi Chú: Bốn trống có mô tả nhưng không có phát họa trong nhóm 4 như sau: - 01 trống là Tùng Lâm II (1973) mà trích dẫn 2, nơi trang 53 thì được trích dẫn từ sách Đông Sơn Drums in Việt Nam do Phạm Huy Thông và nhiều người biên khảo (NXBKHXH, 1990), nơi các trang 208-209. - 01 trống là Lào Cai XII (tr.54 như trên). - 02 trống trích dẫn từ sách Phạm Minh Huyền, Recent Dong Son Drum Discoveries in Viet Nam. Some issues of significance (Ghi chú 3 và 4 nơi trang 54). Một trống được ghi là khai quật vào năm 2000.

196


1.1.5- Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 5 gồm có 10 trống: 3 trống có mô tả kèm theo phát họa và 7 trống có mô tả không kèm theo phát họa. * (Nguồn: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan Mei Shu Chu ban she, 2008, tr.tr 55-56. Các bài mô tả bằng Hoa ngữ. Bản liệt kê họa hình loại/nhóm trống bằng Anh ngữ nơi tr. 311.)

Vạn Gia Bá/Wanjiaba nhóm 5

------------*Tên trống: #36 Trống số 3 trong nhóm phụ /1. Côn Minh/Kunming/Vân Nam (1981). #37 Trống Đai Lý. Lưu giữ nơi Viện Bảo Tàng của tỉnh thành Đại Lý/Dali/Vân Nam (1990). #38 Trống Bangkok/Thái Lan (1984). * Ghi Chú: 7 trống không có phát họa trong nhóm 5 nầy nhưng dưới trang số 55, có trích dẫn thời gian khai quật như sau: - Trống nhóm phụ 1 của nhóm 5: (1959). - Môt chiếc trống thứ 3 khác trong nhóm phụ 1 của nhóm 5: (1981). - Môt chiếc trống thứ 2 trong nhóm phụ 1 của nhóm 5: (1981). - Môt chiếc trống thứ 1 trong nhóm phụ 1 của nhóm 5: (1981). - Môt chiếc trống thừ 5 trong nhóm phụ 1 của nhóm 5: (1981). - Một trống nơi trích dẫn số 6 ghi: (2007).

*

197


2- Số lượng trống đồng loại Thạch Trại Sơn/Shizaishan phát hiện trên lãnh thổ Trung Quốc * * (Nguồn: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan Mei Shu Chu ban she, 2008, tr. 80-106. Các bài mô tả bằng Hoa ngữ. Bản liệt kê họa hình loại/nhóm trống bằng Anh ngữ nơi tr.tr. 311-312.)

- Số lượng trống đồng loại Thạch Trại Sơn/Shizaishan là 73 được xếp thành 8 nhóm trong tập tài liệu The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia của Li Kunsheng và Huang Derong (tr.tr. 75-107). 2.1-Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam/ 云南 2.1.1- Kiểu I

__________ Ghi chú: * (Nguồn: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan Mei Shu Chu ban she, 2008, tr. 80-106. Các bài mô tả bằng Hoa ngữ. Bản liệt kê họa hình loại/nhóm trống bằng Anh ngữ nơi tr.tr. 311-312.) -Tên trống, họa hình, kích thước trong trang nầy theo The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia của Li Kunsheng và Huang Derong Publisher: Yunnan Mei Shu Chu ban she, 2008,tr.tr. 81-82.

198


#8 Trống M13: 2 - Phát hiện năm: 1956. - Đường kính mặt trống: 45,4 cm. - Cao: 28, 5 cm. - Không có hình họa. #9 Trống M13: 3 - Phát hiện năm: 1956. - Đường kính mặt trống: 28 cm. - Cao:? - Không có hình họa. #10 Trống M14: 1

Trống M14:1

- Phát hiện năm: 1956. - Đường kính mặt trống: 48,1 cm. - Cao: 31. 2 cm. #11 Trống M14: 18 - Phát hiện năm: 1956. - Đường kính mặt trống: 27, 8 cm - Cao: 23 cm. - Không có hình họa. #12 Trống M15: 1 - Phát hiện năm: 1956. - Đường kính mặt trống: - Cao: - Không có hình họa. 199


#13 Trống M15: 7 - Phát hiện năm: 1956. - Đường kính mặt trống: 40. 2 cm. - Cao: 28 cm. - Không có hình họa. #14 Trống M16: 1 - Phát hiện năm: 1956. - Cao: 23, 8cm. - Đường kính mặt trống: 37, 2 cm. - Không có hình họa. #15 Trống M16: 3 - Phát hiện năm: 1956. - Cao: 23, 8cm. - Đường kính mặt trống: 37, 2 cm - Không có hình họa. #16 Trống M16: 33 - Phát hiện năm: 1956. - Cao: 20 cm. - Đường kính mặt trống: 27 cm. - Không có hình họa. #17 Trống M17: 4 - Phát hiện năm: 1956. - Cao: - Đường kính mặt trống: 40 cm - Không có hình họa. #18 & #19

Trống Trừng Giang/ Chengjiang (1) Liangwangshan kiểu 1

- Gồm có hai trống: không toàn vẹn. - Phát hiện năm: 1948 và 1950. - Cao: - Đường kính mặt trống: 34cm - Có hình họa. - Nơi lưu giữ: Viện Bảo Tàng Anh Quốc (British Museum). _______ Huyện Chengjiang/Trừng Giang, Vân Nam Trừng Giang huyện nằm ở giữa tỉnh Vân Nam cách thủ phủ Côn Minh khoảng 63 km và cách huyện trấn Yuxi 98 km Chengjiang bao gồm diện tích 740 kilômét vuông, trong đó có 81,4% là đồi núi và đồng bằng, Hồ 186% diện tích. Dân số 124.000 người, bao gồm cả ba sắc tộc thiểu số, cụ thể là người Hồi, miêu, Yi. (Nguồn: http://yunnangreattravel.com/yuxi/chen NguồnBản đồ: https://en.wiipdia.org/wiki/Chengjiang_County (1)

200


#20 Trống Chengjiang Liangwangshan kiểu 1 (tiếp theo)

-Trống thứ 3/kiểu 1: không toàn vẹn. - Phát hiện năm: 1950. - Cao: - Đường kính mặt trống: - Có hình họa một phần thân trống còn lại. - Nơi lưu giữ: Viện Bảo Tàng Anh Quốc (British Museum). #21 Trống Chengjiang Liangwangshan kiểu 2

- Phát hiện năm: 1948. - Cao: - Đường kính mặt trống: 40 cm. - Có hình họa: mặt trống. - Nơi lưu giữ: Viện Bảo Tàng Anh Quốc (British Museum). 201


#22 Trống Chengjiang Liangwangshan kiểu 2

- Phát hiện năm: 1950. - Cao: - Đường kính mặt trống: - Có hình họa: - Nơi lưu giữ: Viện Bảo Tàng Anh Quốc (British Museum). #23 Trống Chengjiang Liangwangshan kiểu 3

- Phát hiện năm: 1950. - Cao: - Đường kính mặt trống: - Có hình họa: - Nơi lưu giữ: Viện Bảo Tàng Anh Quốc (British Museum). #24 Trống Chengjiang Liangwangshan kiểu 4

- Phát hiện năm: 1950. - Cao: - Đường kính mặt trống: - Có hình họa: - Nơi lưu giữ: Viện Bảo Tàng Anh Quốc (British Museum).

*

202


2.1-Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam (Tiếp theo) 2.1.2- Kiểu II

#25 M17:10 - Phát hiện năm: 1972. - Cao: 24.5 cm. - Đường kính mặt trống: 36.7 cm - Không có hình họa. #26 M17:30

- Phát hiện năm: 1972 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 24.5 cm. - Đường kính mặt trống: 34.2 cm. - Có hình họa như trên. #27 M23:10 - Phát hiện năm: 1972 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 21.5 cm. - Đường kính mặt trống: 35.9 cm. - Không có hình họa. #28 M23:30 - Phát hiện năm: 1972 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 20.9 cm. - Đường kính mặt trống: 35.9 cm. - Không có hình họa. #29 M24: 36 - Phát hiện năm: 1972 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 31 cm. - Đường kính mặt trống: 47.5 cm. - Hình họa: không có

203


#30 M24: 60 - Phát hiện năm: 1972 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 31.5 cm. - Đường kính mặt trống: 47.5 cm. - Hình họa: không có. #31 M24: 42a

- Phát hiện năm: 1972 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 33 cm. - Đường kính mặt trống: 47 cm. - Hình họa: như trên. #32 M24: 42b

- Phát hiện năm: 1991 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 30 cm. - Đường kính mặt trống: 50 cm. - Hình họa: như trên. 204


#33 M47: 21 - Phát hiện năm: 1991 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 27 cm. - Đường kính mặt trống: 31.7 cm. - Hình họa: không có. #34 M50: 89 - Phát hiện năm: 1991 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 22.3 cm. - Đường kính mặt trống: 27.5 cm. - Hình họa: không có. #35 M57: 84 - Phát hiện năm: 1991 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 20.5 cm. - Đường kính mặt trống: 26.2 cm. - Hình họa: không có. #36 M68: 285

- Phát hiện năm: 1991 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn - Cao: 21 cm. - Đường kính mặt trống: 25.5 cm. - Hình họa: như trên. #37 M69: 171

- Phát hiện năm: 1991 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn. - Cao: 23.4 cm. - Đường kính mặt trống: 27.6 cm. - Hình họa: như trên.

205


#38 M69: 192

- Phát hiện năm: 1991 nơi vùng cổ mộ Lijiashan/Lý Gia Sơn. - Cao: 11.2 cm. - Đường kính mặt trống: 14.4 cm- 14.7 cm. - Hình họa: như trên. * 2.1- Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam (tiếp theo) 2.1.3 Kiểu III

#39 Trống Guangnan/ làng Azhang

-Phát hiện năm: 1919. - Nơi làng Azhang/ thị trấn Guangnan/Vân Nam. - Cao: 46 cm. - Đường kính mặt trống: 84 cm. - Hình họa: như trên. #40 Trống Gumu/ làng Gumu

- Phát hiện năm: 1989 - Nơi làng Gumu/ huyện Wenshan/Vân Nam. - Cao: 24 cm. - Đường kính mặt trống: 39 cm. - Hình họa: như trên.

206


#41 Trống Chengzishang/ làng Chengzishan

- Phát hiện năm: 1975 - Nơi làng Chengzishan / huyện Malipo/Vân Nam. - Cao: 28.3 cm. - Đường kính mặt trống: 43 cm. - Hình họa: như trên. #42 Trống Mengmei I/ làng Mengmei

- Phát hiện năm: 1992 - Nơi làng Mengmei / Thị trấn Funning/Vân Nam. - Cao: 25.2 cm. - Đường kính mặt trống: 46.5 cm. - Hình họa: như trên. #43 Trống Mengmei II/ làng Mengmei

- Phát hiện năm: 1992 - Nơi làng Mengmei / Thị trấn Funning/Vân Nam. - Cao: 24 cm. - Đường kính mặt trống: 43 cm. - Hình họa: như trên. #44 Trống Kaihua - Phát hiện năm: 19... (?) - Nơi: /Vân Nam. - Cao: 53.5 cm. - Đường kính mặt trống: 71 cm. - Hình họa: mặt trống.

207


2.1- Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam (tiếp theo) 2.1.4 Kiểu IV

#45 Trống 1A - Phát hiện năm: 1988 (?) - Nơi: - Cao: 30.4 cm. - Đường kính mặt trống: 51 cm. - Hình họa: không có. #46 Trống M19:151/Yangfutou

- Phát hiện năm: 1998 - Nơi: Vùng cổ mộ Yangfutou/Kunming/Vân Nam - Cao: 26.4 cm. - Đường kính mặt trống: 37.6 cm. - Hình họa: như trên. #47 Trống M33:28 - Phát hiện năm: 1979 - Nơi: - Cao: 20 cm. - Đường kính mặt trống: 28 cm. - Hình họa: không có.

208


2.1- Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam (tiếp theo) 2.1.5 Kiểu V

#48 Trống M41:117 - Phát hiện năm: 1979 - Nơi: - Cao: 22.5 cm. - Đường kính mặt trống: 43.2 cm. - Hình họa: không có. * 2.1- Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam (Tiếp theo) 2.1.6 Kiểu VI

#49 Trống …? - Phát hiện năm: 1972 - Nơi: - Cao: 30.5 cm. - Đường kính mặt trống: 48.4 cm. - Hình họa: không có. *

2.1- Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam (tiếp theo) 2.1.7 Kiểu VII

#50 Trống Guyong

- Phát hiện năm: 1979 - Nơi: Guyong/huyện Tenchong/Vân Nam. - Cao: 39 cm. - Đường kính mặt trống: 42 cm. - Hình họa: như trên. #51 Trống Xiaozhongshan

- Phát hiện năm: 1976 - Nơi: Guyong/huyện Tenchong/Vân Nam. - Cao: 38.6 cm. - Đường kính mặt trống: 48.2 cm. - Hình họa: như trên. 209


2.1- Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam (tiếp theo) 2.1.8 Kiểu VIII

#52 Trống Zhugeying

- Phát hiện năm? - Nơi: Thành phố Zhaotong/Vân Nam. - Cao: - Đường kính mặt trống: 29.4cm. - Hình họa: như trên. * 2.1- Nhóm *1: Tỉnh Vân Nam (tiếp theo) 2.1.9 Kiểu IX

#53 Trống …

- Phát hiện năm: 1989 - Nơi: - Cao: 35.9 cm - Đường kính mặt trống: 57.5cm. - Hình họa: không có * 2.2 -Nhóm *2: Tỉnh Quảng Tây/ 广西 2.2.1 Kiểu I

#54 Trống số 1011 - Phát hiện năm: 1955. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: 43.3 cm. - Đường kính mặt trống: 51 cm. - Hình họa: không có. #55 Trống M1:10 - Phát hiện năm: 1976. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: 36.8 cm. - Đường kính mặt trống: 67.8 cm. - Hình họa: không có. 210


#56 Trống M1:11 - Phát hiện năm: 1976. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: 24.4 cm. - Đường kính mặt trống: 37. cm. - Hình họa: không có. 2.2 -Nhóm *2: Tỉnh Quảng Tây/ 广西 2.2.2 Kiểu II

#57 Trống Số 280

- Phát hiện năm: 1972. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: 52.4 cm. - Đường kính mặt trống: 90. cm. - Hình họa: như trên. #58 Trống Số 281 - Phát hiện năm: 1972. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: 49 cm. - Đường kính mặt trống: 83.3 cm. - Hình họa: không có. #59 Trống Số 282 - Phát hiện năm: 1972. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: 49 cm. - Đường kính mặt trống: 83.3 cm. - Hình họa: không có. #60 Trống Số 283 - Phát hiện năm: 1972. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao:? - Đường kính mặt trống: 57 cm. - Hình họa: không có. * 211


2.2 -Nhóm *2: Tỉnh Quảng Tây/ 广西 2.2.3 Kiểu III

#61 Trống Số 3269

- Phát hiện năm: 1977. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao:? - Đường kính mặt trống: 27.7 cm. - Hình họa: như trên 2.2-Nhóm *2: Tỉnh Quảng Tây/ 广西 2.2.4 Kiểu

IV #62 Trống Số 01

- Phát hiện năm: 1977. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: 28.5 cm - Đường kính mặt trống: 49.7 cm. - Hình họa: không có * 2.2 -Nhóm *2: Tỉnh Quảng Tây/ 广西 2.2.5 Kiểu V

#63 Trống Số? - Phát hiện năm: 1990. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: ? - Đường kính mặt trống: 44.4 cm. - Hình họa: không có. * 2.2 -Nhóm *2: Tỉnh Quảng Tây/ 广西 2.2.6 Kiểu VI

#64 Trống Số? - Phát hiện năm: 1991. - Nơi: Tỉnh Quảng Tây. - Cao: 36 cm. - Đường kính mặt trống: 45 cm. - Hình họa: không có. 212


2.3 - Nhóm *3: Quý Châu/ 贵州 2.3.1 Kiểu I

#65 Trống Số 60.2.6712 - Phát hiện năm: 1957. - Nơi: Tỉnh Quý Châu. - Cao: 24.5 cm. - Đường kính mặt trống: 48.8 cm. - Hình họa: không có. #66 Trống Số M153: 1

- Phát hiện năm: 1978. - Nơi: Tỉnh Quý Châu. - Cao: 25 cm. - Đường kính mặt trống: 46 cm. - Hình họa: như trên. * 2.4 - Nhóm *4: Tứ Xuyên/ 四川 2.4.1 Kiểu I

#67 Trống Số 3/ Huili

- Phát hiện năm: 1975 - Nơi: Tỉnh Tứ Xuyên. - Cao: 30.4 cm. - Đường kính mặt trống: 50 cm. - Hình họa: như trên. 213


2.4 - Nhóm *4: Tứ Xuyên/ 四川 (tiếp theo) 2.4.2 Kiểu II

#68 Trống Yanyan

- Phát hiện năm: (?) - Nơi: Tỉnh Tứ Xuyên. - Cao: 23.8 cm. - Đường kính mặt trống: 36 cm. - Hình họa: như trên. *

2.5 - Nhóm *5: Thượng Hải/ 上海

#69 Trống số T4752 - Phát hiện năm: (?) - Nơi: Tỉnh Thượng Hải. - Cao: 28 cm. - Đường kính mặt trống: 48 cm. - Hình họa: không có. #70 Trống số 24339 - Phát hiện năm: 1992. - Nơi: Tỉnh Thượng Hải. - Cao: 29.5 cm. - Đường kính mặt trống: 44.5 cm. - Hình họa: không có. * 2.6 - Nhóm *6: Quảng Đông/ 广东

#71 Trống số 3-796 - Phát hiện năm:? - Nơi: Tỉnh Quảng Đông. - Cao: 24.8 cm. - Đường kính mặt trống: 40.2 cm. - Hình họa: không có. 2.7 - Nhóm *7: Triết Giang/ 浙江 214


#72 Trống Shangmashan

- Phát hiện năm: 1989 hoặc 1990. - Nơi: Huyện Jiang/Tỉnh Triết Giang. - Cao: 5 cm. - Đường kính mặt trống: 9 cm. - Hình họa: như trên. * 2.8 - Nhóm *8: Hà Nam/ 河南

#73 Trống Hà Nam - Phát hiện năm: 1956. - Nơi: Tỉnh Hà Nam. - Cao:? - Đường kính mặt trống:? - Hình họa: Không có. *

215


CHƯƠNG VII SO CHIẾU XUẤT XỨ, NIÊN ĐẠI LOẠI TRỐNG VẠN GIA BÁ/Wanjiaba & THẠCH TRẠI SƠN/Shizaishan TÌM THẤY Ở TRUNG QUỐC VỚI LOẠI HEGER I/ĐÔNG SƠN TÌM THẤY Ở VIỆT NAM

Từ trước năm 2009, đã có nhiều học giả khảo cổ trống đồng ở Trung Quốc đưa ra những quan điểm trái ngược với những quan điểm của nhiều học giả khảo cổ trống đồng ở Việt Nam trên hai vấn đề: - Loại trống đồng nào được tạo đúc từ lâu đời nhất, sớm nhất? - Ở đâu là cái nôi nguyên thủy của trống đồng? A- Loại trống đồng nào được tạo đúc từ lâu đời nhất, sớm nhất? 1. Trung Quốc từ 1957 đến 1988 Tác giả

Phân loại

Heger

I

II

II

I

(tây)

(đông)

Wen You /Văn Hựu

Bảo tàng Vân Nam

I

Huang Zengqin/ (Hoàng Tăng Khánh)

III

II

III A

III

II

Hong Sheng/ (Hồng Thanh) Wang Ningsheng/ (Uông Ninh Sinh)

Năm

B

IV

1902

III

1957

IV

1959

III

I

IV

1964

II

I

IV

1974

E

1978

C

D F

Li Weiqing

I:a

I: b

Shi Zhongjian *

1

2

ZGTY

1

2

I: c

II:a

II:b

III:a

III:b

1979

3

4

6

7

8

5

1983

3

4

6

7

8

5

1988

- Năm 1957, sau khi thừa nhận sự sai lầm quan điểm từ những phán đoán mơ hồ cho rằng trống đồng cổ xưa nhất là sản phẩm của Mã Viện và Gia Cát Lượng sang tạo tạo ra, Wen You (Văn Hựu) đã phổ biến kết quả việc nghiên cứu của đương sự và chia trống đồng tìm thấy ở Quảng Tây thành 3 loại nhưng lại xếp loại Heger II có trước loại Heger I và không có loại Heger IV. - Năm 1964, Hoàng Zenqin (Hoàng Tăng Khánh) lại sắp xếp thứ tự phân loại trống đồng tìm thấy ở Quảng Tây theo Heger nhưng xếp thành một trình tự mới II, III, I, IV: loại trống Đông Sơn Heger I ở Việt Nam có niên đại muộn hơn loại Heger II và Heger III. - Năm 1974, Hong Sheng (Hồng Thanh) chia trống đồng Quảng Tây thành 4 loại theo thứ tự sớm muộn Heger III, II, I, IV. 216


Cả ba chuyên gia Trung Quốc khảo cổ trống đồng vừa kể trên đều dùng phương pháp so sánh những nét giống nhau của những hoa văn trên trống đồng với những hoa văn trên những di vật bằng đồng khác của thời dại nhà Ân, Chu và thời Chiến Quốc của người Hán rồi từ sự so sánh đó họ phân loại, sắp xếp thời đại sớm hay muộn của những trống đồng theo mẫu tiêu chuẩn hoa văn của người Hán Trung nguyên. Họ bỏ đi những hình tượng đặc trưng, đơn giản khác ẩn hiện trên trống đồng qua nghệ thuật tạo tác của nhiều sắc tộc hoặc dân tộc khác xa với nghệ thuật tạo tác của thời đại nhà Ân, nhà Chu, Tần, Hán của sắc tộc người Hoa. Ba chuyên gia khảo cổ nầy lý luận rằng từ phía nam Trường Giang trở sâu xuống phía Nam là thuộc khu vực của sắc tộc Việt mà trong thời Xuân Thu, Chiến Quốc chưa có được một thời đại đồng thau bản địa cho đến khi có những cuộc di dân ồ ạt người Hoa từ phía Bắc Trường Giang theo sau quân đội xâm lược bành trướng của thế lực phong kiến Tần-Hán hay nói khác đi các sắc tộc địa phương Nam Trường Giang chưa có khả năng đúc tạo trống đồng và do đó Văn Hựu, Hoàng Tăng Khánh, Hồng Thanh đã suy định niên đại những trống đồng trong khu vực ở về phía Nam Trường Giang trở xuống bắt đầu sớm nhất kể từ thời đại Tần-Hán xâm lược bành trướng và di dân ồ ạt từ phương Bắc chứ không thể từ nơi nào khác.(Nguồn: Nguyễn Duy Hinh, Về Quan điểm của một số học giả Trung Quốc Đối với việc nghiên Cứu Trống Đồng Người Việt, https://www.scribd.com/document/108566565/Nghien-Cuu-VeTrong-Dong)

Năm 1978 Wang Ningsheng/(Uông Ninh Sinh) lấy những trống đồng khai quật ở nhiều khu vực khác nhau như là tiêu biểu để xếp loại và phân định niên đại lịch sử. Những khu vực đó là : Jinning/Tấn Ninh (呈贡县. Tấn Ninh huyện là một huyện thuộc Côn Minh, tỉnh Vân Nam ), Xiangyun/Tường Vân (祥云县, Tường Vân huyện là một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý, tỉnh Vân Nam), Ximeng/ Tây Minh (Huyện tự trị dân tộc Ngõa Tây Minh, (西盟佤族自治县: Tây Minh Ngõa tộc tự trị huyện), là một huyện tự trị thuộc địa cấp thị Phổ Nhị, tỉnh Vân Nam), Jiangchuan/ Kính Xuyên (泾川县, là một huyện thuộc địa cấp thị Bình Lương, tỉnh Cam Túc.), Guixian/Quý Cảng (Nay gọi là Guigang: 贵港; trước năm 1988, gọi là huyện Gui hay Guixian 贵县. Thị xã Quý Cảng nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Tây.), Lingshan/ Linh Sơn/ ( 灵山县,: Linh Sơn huyện là một huyện thuộc địa cấp thị Khâm Châu (Quinzhou), khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.), Xilin /Tây Lâm (西林县, Tây Lâm huyện, , là một huyện thuộc thành phố cấp địa khu Bách Sắc của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây) và nơi Lăng mộ Yangcan (?) ở tỉnh Quế Dương/ Guizhou, còn gọi là Kweichow (Quế Châu) .

Họ Wang chia những trống đồng ở các khu vực kể trên thành 6 loại A,B,C,D,E,F rồi sắp xếp trống minh khí M1:19 Dabona tìm thấy trong một chiếc quan tài bằng đồng ở khu mộ táng Dabona huyện Tường Vân/ Xiangyun County [祥云县]), và trống Dahaibo tìm thấy ở Thị Xã Sở Hùng/Chuxiong (Sở Hùng Huyện 楚雄市 là một huyện cấp thị, thủ phủ của Châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng ở tỉnh Vân Nam.) vào loại A tức là hai trống nầy là loại trống sớm nhất so với các loại trống khác. (Nguồn: Wenshan Bronze Drums. Publisher: Yunnan People's Publishing House (2004), tr.36. Cũng xem: Nguyễn Duy Hinh, Về Quan điểm của một số học giả Trung Quốc Đối với việc nghiên Cứu Trống Đồng Người Việt, https://www.scribd.com/document/108566565/Nghien-Cuu-Ve-Trong-Dong).

(Nguồn: Li Kunsheng, Huang Derong,The Ancient Bronze Drumsin China and Southeast Asia; s.đ.d tr.tr.40, 42.)

Chiếc quan tài lớn bằng đồng vừa kể, hiện nay được đặt trong một tủ kiến của viện Bảo tàng Côn Minh/Vân Nam chính là một "ngôi nhà vĩnh cửu" có bề mặt bên ngoài được trang trí những hình ảnhphong phú các loài chim và động vật, dường như có ý mô tả một chốn thiên đường của cuộc sống đời sau. Quan tài được khai quật tại khu mộ táng Dabona, huyện Tường Vân/Xiangyun. Mộ táng Dabona lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1961 và được khai quật vào những năm 1964, 1977 và 2008.

217


Quan tài bằng đồng Dabona Viện Bảo tàng thành phố Côn Minh/Vân Nam/ Nguồn: http://www.art-and-archaeology.com/china/kunming/ypm03.html

Trong các cuộc khai quật nầy những di vật như quan tài bằng đồng, trống đồng và chuông đồng đã được thu hồi, cho thấy những đám tang của những chủ nhân ông của những mộ chôn nầy là thuộc tầng lớp cao sang trong xã hội của thời đại Chiến Quốc và triều đại nhà Tây Hán. (475-221 TCN). (Nguồn: Elite Burials with bronze coffins found at Dabona cemetery in west Yunnan /Chinese Archaeology Writer: Date:2015-01-09. http://www.art-and-archaeology.com/china/kunming/ypm03.html`) - Năm 1979, Li Weiqing có đăng một bài khảo luận về trống đồng trên một tập chí khảo cổ ở Trung Quốc và xếp thành ba nhóm chính I, II, II và phân chia thành bảy loại Ia, Ib, Ic IIa, IIb, IIIa, IIIb. Loại Ia tương ứng với loại A của Wang Ningsheng/(Uông Ninh Sinh).

- Năm 1980, một Hội Nghị Chuyên đề về Trống Đồng Cổ Trung Quốc được tổ chức vào tháng Ba tại Nam Ninh/Vân Nam và hội nghị đã chấp nhận việc dùng tên của nơi vị trí địa dư mà trống đồng được tìm thấy để xếp thành 8 loại trống như sau: 1-Wanjiaba, 2-Shizaishan, 3- Lengshuichong, 4Zunyi, 5- Majiang, 6-Beilu, 7- Lingshang, 8- Ximeng. Trong số đó những loại trống Wanjiaba/Vạn Gia Bá, Shizaishan/Thạch Thủy Sơn (hay Thạch Trại Sơn) và Ximeng/Tây Minh (Huyện tự trị dân tộc Ngõa Tây Minh là một huyện tự trị thuộc địa cấp thị Phổ Nhị, tỉnh Vân Nam) là nằm trong địa phận của tỉnh Vân Nam. Từ đó, Trung Quốc cho rằng kiểu phân loại nầy được một số trường phái khảo cổ ngoại quốc chấp nhận. (Nguồn: Bronze Drums From Wen Shan, s. đ.d., tr.tr.36 –37). “Emma C.Bunker đã phát biểu tại Hội Nghị Nghệ Thuật Trung Quốc sớm có thể có trong khu vực Thái Bình Dương một bảng phổ hệ trống đồng với trống Đại Bana đứng đầu, sau đó là các trống Thạch Trại Sơn, Trống Đông Sơn được xếp sau trống Thạch Trại Sơn.” (https://www.scribd.com/document/108566565/Nghien-Cuu-Ve-Trong-Dong : Nguyễn Duy Hinh, Đồ Đồng Vùng Tây Nam Trung Quốc. đ.d.) Một chuyên gia khảo cổ gốc Trung Quốc là TzeHuey Chiou-Peng trong một đề mục có tên là The Technical History of Early Asian Kettledrums đăng trên tạp chí Khmer Bronzes, New Interpretations of the Past đã viết về trống đồng Wanjiaba/Vạn Gia Bá so chiếu với trống Đông Sơn /Heger I như sau: Trống đồng của thời đại kim loại của phía Tây Nam Trung Quốc và của vùng Đông Nam Á được chia thành hai nhóm riêng biệt theo đặc tính kỹ thuật và phong cách của những hiện vật này: trống Wanjiaba thô sơ còn được gọi là trống Pre-Heger I (Tiền Heger I)…Trống Pre-Heger thường được sử dụng ở các khu vực gần thượng nguồn của sông Yuan (thượng nguồn sông Hồng) ở phía tây trung tâm Vân Nam, đặc biệt là các khu vực xung quanh khu Wanjiaba (với niên đại trong khoản thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên) đã mang lại sự tập trung cao của các trống như vậy. Loại trống với các tính năng thô sơ tương tự cũng được gọi là trống Wanjiaba ở Trung Quốc. Trống Heger loại I là điển hình của văn hóa Dian (Văn hóa Điền Quốc thuộc thế kỷ thứ 4 TCN đến thế kỷ thứ nhất sau CN) của đông Vân Nam và các nền văn hóa anh em của nó trong khu vực văn hóa Đông Sơn của Việt Nam, nơi chúng được đặt tên là "trống Đông Sơn". Phân tích luyện kim, và nghiên cứu phong cách của những trống Đông Sơn này, rõ ràng là trống từ khu vực Wanjiaba nằm trong số những loại trống lâu đời nhất. Mẫu vật Wanjiaba là tổ tiên của các loại trống Heger loại I được tìm thấy ở các địa điểm của Dian mặc dù chúng tiếp tục tồn tại song song với loại mới hơn ở một số khu vực khác của Vân Nam, và chúng có thể dẫn đến việc sản xuất các loại trống ở Việt Nam. Một số học giả tranh luận rằng loại “trống Đông Sơn Heger I” có nguồn gốc ở vùng đồng bằng sông Hồng và tạo cảm hứng cho việc tạo ra các trống đồng Trung Quốc ở các vùng xa hơn về phía bắc, họ duy trì rằng trống Pre-Heger / Wanjiaba chỉ là “sự phát triển muộn của những trống Đông Sơn.” Những lập luận này không những khổng phù hợp với trình tự thời gian liên quan với các loại trống Vân Nam khác nhau mà còn xung đột với những nghiên cứu về mặt luyện kim của ít nhất một trong những trống kiểu Pre-Heger / Wanjiaba được phát hiện tại Việt Nam. Dữ liệu đồng vị chì gần đây gợi ý về sự khả thể vật phẩm này, trống 218


Thượng Nông có thành phần là 99% đồng, được đúc bằng vật liệu quặng từ Vân Nam. Mặc dù câu hỏi đặt ra là trống Thượng Nông được sản xuất từ đâu vẫn chưa có câu trả lời, người ta cũng có thể suy đoán rằng việc sản xuất và sử dụng trống đồng ở Việt Nam có những tính năng cổ xưa phức tạp hơn là những gì đã được tuyên bố rằng những tính năng đó đỏ là phụ thuộc trực tiếp từ "trống Đông Sơn". (Nguồn: Khmer Bronzes: New Interpretations of the Past by Emma C. Bunker and Douglas Latchford. Chicago: Art Media Resources, 2011. Chapter 2.) https://www.academia.edu/13221943/Book_Review_Khmer_Bronzes_New_Interpretations_of_the_Past_by_Emma_C._Bunker_and _Douglas_Latchford

2. Việt Nam từ 1963 đến 1990 Năm 1963, Lê Văn Lân, Phạm Văn Kính và Nguyễn Linh đề nghị chia nhỏ loại Heger I theo tỷ lệ giữa đường kính của mặt và chiều cao của trống. Vào lúc nầy loại trống Heger I chưa mang danh xưng là trống Đông Sơn. [Sách: Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đông thau ở Việt Nam NXB Khoa học (1963). Theo Phạm Huy Thông et all. tr.275.]

1972-1973-1974, Tập Chí Khảo Cổ số 13 và số 14 hoàn toàn dành cho chuyên đề trống đồng, công bố những công trình khoa học của nhiều trác giả đã tham gia một đợt nghiên cứu tập trung về trống đồng trong khoảng 1972-1973 gồm có nhiều tác giả với nhiều đề tài khác nhau như Trần Mạnh Phú. Lưu Trần Tiêu và Nguyễn Minh Chương (Niên Đại Trống Đông Sơn), Chu Văn Tấn (Niên Đại Trống Đông Sơn), Phạm Minh Huyền và Diệp Đình Hòa đã đề xuất 7 phân nhóm phụ. (Về việc chia loại trống loại I Heger và mối quan hệ giữa loại trống nầy với các trống khác) và tất cả những công trình nầy đều được được công bố trong năm 1974 trong Tập Chí Khảo Cổ số 13 và 14 kể trên. (Phạm Huy Thông, đ.d., tr.275.) Năm 1975, Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Vinh thực hiện một cuộc biên soạn dưới đề tài Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam chỉ chuyên giới thiệu trống Đông Sơn tìm được ở Việt Nam mà thôi với nhiều trống đồng được minh họa (Phạm Huy Thông, đ.d., tr.275.) Năm 1987, Phạm Thị Minh Huyền (Pham Mimh Huyên ?), Nguyễn Văn Huyên và Trịnh Sinh với tác phẩm Trống Đông Sơn đã nghiên cứu 115 trống Đông Sơn phát hiện ở Việt Nam, cùng đề cập đến một số trống đồng Đông Sơn phát hiện được ở các nước Đông Nam Á, chia chúng ra thành 5 nhóm A, B, C, D, Đ với 22 kiểu. (PHAM, MINH HUYEN, NGUYEN VAN HUYEN, AND TRINH SINH Trong Dong Son. Ha Noi: Nha Xuat Ban Khoa Hoc Xa Hoi. 1987 ):

Nhóm A, thân trống chia 3 phần, dáng cân đối, hoa văn trang trí phong phú, có các vành chính ở mặt, lưng tả cảnh người, vật, động vật theo lối tả thực. Kiểu A1 là những trống đẹp nhất và sớm nhất. Nhóm B, thân trống chia 3 phần rõ ràng nhưng không cân đối như nhóm A. Hoa văn trang trí đơn giản, ngoài vòng chim bay ở mặt còn lại đều là hoa văn hình học. Nhóm B hiện nay chiếm số lượng nhiều nhất. Nhóm C, thân trống vẫn giữ truyền thống chia 3 phần cân đối, kích thước lớn hoặc trung bình. Hoa văn trở lại phong phú nhưng ở mức độ cách điệu hóa theo xu hướng biến hình thể. Nhiều mô típ hoa văn hình học mới xuất hiện. Có hiện tượng trang trí ở chân. Phổ biến có tượng cóc ở trên mặt trống. Từ nhóm trống C bắt đầu có yếu tố chuyển hóa từ trống Đông Sơn sang các trống loại HII, III, IV. Nhóm trống D, thân trống chia 3 phần nhưng dáng lùn, thô, không cân đối, tang phình rất mạnh, lưng rất choãi, chân ngắn. Hoa văn trang trí đơn giản, không bố trí thành các vành, có trống không trang trí hoa văn. Nhóm trống Đ, thân trống chia thành 3 phần rõ nét, cân đối đã bị phá vỡ. Ranh giới tang, lưng, chân không rõ ràng. Bố trí hoa văn ở mặt và một số mô típ hoa văn hình học vẫn còn mang truyền thống Đông Sơn. Dáng trống và bố trí hoa văn ở tang, lưng, chân và các mẫu hoa văn đã chuyển sang kiểu trang trí của trống HII, HIV. Đó là những trống trung gian HI-II, HI-IV. Nhóm Đ được gọi là trống Đông Sơn với ý nghĩa là những trống tiếp tục truyền thống Đông Sơn. (Phạm Minh Huyền: http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-2-10/TRONG-DONG-SON-O-THANH-HOA6jd70l.aspx)

Năm 1990, công trình nghiên cứu tập thể của Viện Khảo cổ học do GS Phạm Huy Thông chủ trì “Trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam” bằng hai ngôn ngữ Anh- Việt xuất bản năm 1990, đã giới thiệu 219


118 trống lớn, 6 trống minh khí với đầy đủ bản vẽ và ảnh. Đây có thể coi là công trình công bố một cách đầy đủ, cập nhật nhất về trống đồng Đông Sơn lúc bấy giờ. (Dong Son Drums In Việt Nam, The Việt Nam Social Science Publishing House [1990]. B - Ở đâu là cái nôi nguyên thủy của trống đồng? Sau khoản thời gian 1949-1945 tức là sau khi Trung Quốc thành lập nhà nước Cộng Sản và nước Việt Nam bị thực dân và CS quốc, tế chia đôi, miền Bắc Việt Nam cũng trở thành vệ tinh quỹ CS quốc tê, các học giả khảo cổ CS Trung Quốc và Việt Nam khởi sự trao đổi những đề mục nghiên cứu khảo cổ về trống đồng Trong những năm 1950 và 1960, có những báo cáo chung chung về khai quật và một số nghiên cứu về trống đồng đã được xuất bản nhưng vào lúc nầy, trống đồng vẫn chưa được cả hai chính quyền CS Trung-Việt quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc. Rất ít học thuật về trống đồng và khảo cổ về đồ đồng được trao đổi giữa hai nước bởi vì Trung Quốc bận rộn đấu tranh ý thức hệ với nước CS anh em là CS Liên Sô. Giữa thập niên 1970, CS Bắc Việt nghiêng về phía CS Liên Sô thì bắt đầu có một số bài viết quan trọng về trống đồng được đăng tải riêng trên báo chí hoặc tập san chuyên khảo ờ cả hai nước CS Trung Quốc và Việt Nam . Cuối những thập niên của năm 1970, sau khi CS Trung Quốc xâm lấn biên giới phía Bắc của CS Việt Nam vào năm 1979 để “dạy Việt Nam một bài học”, từ đầu những năm 1980 và sau đó đã thấy xuất bản nhiều sách và bài báo khác về chủ đề Trống đồng và thời đại đồng thau ở cả Trung Quốc và Việt Nam, kèm theo những cuộc tranh luận nóng giữa các học giả Việt Nam và Trung Quốc, nhất là vào năm 1974, xoay quanh vấn đề niên đại và nguồn gốc nguyên thủy các loại trống đồng đã và đang được khai quật một cách quy mô từ lòng đất của hai nước. Những cuộc bút chiến mang nhiều sắc thái chính trị gay gắt nhiều hơn là khảo cứu khoa học chuyên ngành. Rốt cuộc rồi cuộc tranh luận mặc dù đã tạm chấm dứt nhưng chủ trương về niên đại và nguồn gốc của các loại trống đồng thì hai bên vẫn kiên quyết theo ý kiến riêng của mình: - Các học giả Việt Nam đồng tình và luôn luôn xác quyết rằng cái nôi nguyên thủy của trống đồng sớm nhất là ở các thung lũng sông Hồng và sông Đen ở miền Bắc Việt Nam do sắc tộc Lạc Việt, Tổ tiên thời tiền sử của người Việt Nam hiện nay tạo đúc, sau đó lan sang các vùng khác của Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. - Trong khi đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc tuyên bố rằng phát minh thực sự của trống đồng là của sắc tộc Pu/ Choang (Pu – Âu Việt), một nhóm dân tộc cổ đại sống ở miền nam Trung Quốc. Các học giả Trung Quốc cho rằng Pu đầu tiên – một trong các sắc tộc trong nhóm Bách Việt (?) - đã làm trống đồng ở trung tâm vùng Tây Nam Vân Nam Trung Quốc, và kỹ thuật này sau đó được các nhóm dân tộc khác sống ở các khu vực lân cận, bao gồm Lạc Việt ở đồng bằng sông Hồng noi theo. “Cuộc tranh luận của hai bên để giành chủ quyền trống đồng đã biến bầu không khí tiền sử ở vùng này trở thành u ám như nhận xét của Charles Higham (Higham Charles, The Bronze Age of Southeast Asia, Cambridge University Press, 1996, 134.) khiến người ta không còn chú ý đến sự thực là tộc thiểu số ở Quảng Tây, chủ yếu là người Nùng – Zhuang (Nam Việt), hay tộc thiểu số ở Vân Nam – chủ yếu là người Choang (Pu – Âu Việt) và người Việt ở Việt Nam – chủ yếu gốc Lạc Việt, đều thuộc chung một đại tộc mà sử thường gọi là Bách Việt (The Hundred Yue).” (Cung Đình Thanh, Văn Hóa Đông Sơn, Tập San Tư Tưởng số 4, ngày 30/9/1999, trg 13 – 26.)

1.

Quan điểm Trung Quốc về nguồn gốc nguyên thủy của trống đồng

Các học giả quan tâm về trống đồng của Trung Quốc tin rằng nơi sinh của trống đồng nằm ở trung tâm tỉnh Vân Nam. Bằng chứng của họ là trống Wanjiaba/Vạn Gia Bá, trống Dahaibo, trống Xiangyun và trống trông đơn giản và nguyên thủy với một vài di vật được chôn cất, và thử nghiệm C14 cũng đã chứng minh điều này. Đầu những thập nlên năm 1990, một số nhà khoa học của Vân Nam đã thử nghiệm đồng vị chì trên chất liệu của sáu trống đồng loại Wanjiaba, hai ở Wanjiaba/Vạn Gia Bá, hai ở Midu/ trấn thành Di Độ (thuộc huyện Tường Vân), trống Xiangyun/Tường Vân và trống Changning/ Xương Ninh (tỉnh Vân Nam), nhưng họ không thử nghiệm tương tự với sáu trống đồng loại Wanjiaba phát hiện tại Wenshan/Văn Sơn. 220


(Nguồn hình:Li Kunsheng và Huân Derong: The Ancient Brozedrums in China and Southeast Asia. NXB Yunnan mei shu chu ban she, 2008, tr.tr.3-7.)

Nguồn: https://link.springer.com/article/10.1007%2FBF03220873 Bunker & D.Latchford (ed.) Khmer and related bronzes: 17–26.chicago (2011): art media resources. Chapter 2.The Technical History of Early Asian Kettledrums by TzeHuey Chiou-Peng

Thử nghiệm khoa học vừa kể đã chứng minh rằng nơi sinh của trống đồng nằm giữa vùng địa lý phía tây Vân Nam và trung tâm tây nam Vân Nam, có nghĩa là, nằm trong phạm vi của trống đồng sớm nhất của loại trống Wanjiaba. Đây là sự điều chỉnh của sự tin tưởng trong quá khứ. Họ phê phán rằng căn cứ trên số lượng để suy định nơi sinh của loại trống đồng Heger I của những nhà khảo cổ Việt Nam là chưa chính xác và có tính cách đơn điệu. Trong thập niên năm 2000, lại có thêm những khai quật loại trống Wanjiuaba ở địa điểm Batatai, thị xã Qujing, vì thế nhiều học giả Trung Quốc có thêm suy định rằng có hai địa điểm phát sinh trống đồng ở Trung Quốc: một ở trung tâm tỉnh Vân Nam, thị xã Chuxiong/Sở Hùng, và một ở thị xã Qujing/Khúc Tĩnh phía đông bắc tỉnh Vân Nam, hay nói khác đi là nguồn gốc trống đồng có nhiều nơi hay đa nguồn/polygenetic (Bronze Drums from Wen Shan ( 文山铜鼓) Publisher: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, tr. 62)

221


Thập niên 1970s nhà giáo Trung Quốc Wang Ningsheng/Uông Ninh Sinh suy định rằng trước và trong thời triều đại nhà Tây Hán những sắc tộc địa phương như Dian, Mimo, Yelang, Quiong ở phía tây Nam Trung Quốc và thị xã Quting /Khúc Tĩnh ở phía đông nam tỉnh Vân Nam và người Louwo ở miền tây tỉnh Quảng Tây, kể luôn cả tổ tiên của họ, tất cả đều có thể là những người tạo tác ra các trống đồng. Sau đó thì kỹ thuật tạo tác trống đồng được truyền bá sang các vùng khác. Tóm lại, Khúc Tĩnh là một trong những nơi phát xuất ra trống đồng. (Bronze Drums from Wen Shan, s.đ.d., tr.63.) Cũng theo tài liệu Bronze Drums from Wen Shan, trước khi loại trống Vạn Gia Bá được phát hiện ở Văn Sơn (trống Shaguocun No I và No II), nhiều học giả Trung Quốc cho rằng Văn Sơn chỉ là một trạm chuyển đạt trên con dường truyền bá những trống đồng loại Thạch Thủy Sơn/Shizaishan mà thôi chứ không phải là loại trốn Wanjiaba/Vạn Gia Bá, bởi vì lúc đó loại trống Wanjiaba/Vạn Gia Bá chưa được phát hiện từ phía đông hồ Dianchi (hồ Điền) cũng như từ phía tây nam tỉnh Vân Nam. Trống Caopicum ở Quiubei và ở Pingba trong địa phận Vân Sơn đã bị xếp lầm vào loại trống Thạch Thủy Sơn/Shizaishan mãi cho đến khi chính quyền sở tại là Sở Văn Hóa của Hạt Văn Sơn phối hợp với Bảo tàng Viện Văn Hóa của trường Đại học Bắc Kinh tiến hành Trống Chaopicum

Pingba

xét nghiệm bằng phương pháp phóng xạ đồng vị sáu trống loại Wanjiaba khai quật được ở Văn Sơn và dựa trên kết quả qua cuộc xét nghiệm nầy người ta có thể xác nhận rằng khu Văn Sơn cũng là một trung tâm truyền bá các loại trống đồng. (Bronze Drums from Wen Shan đ.d., tr.tr.63-64.)

Năm 2011, một tác giả khoa bảng người Hoa khác là TzeHuey Chiou-Peng trong một đề mục có tên là The Technical History of Early Asian Kettledrums đăng trên tạp chí Khmer Bronzes, New Interpretations of the Past đã viết về trống đồng Wanjiaba/Vạn Gia Bá như sau: Trống đồng của thời đại kim loại của phía Tây Nam Trung Quốc và của vùng Đông Nam Á được chia thành hai nhóm riêng biệt theo đặc tính kỹ thuật và phong cách của những hiện vật này: trống Wanjiaba thô sơ còn được gọi là trống Pre-Heger I (Tiền Heger I)…Trống PreHeger thường được sử dụng ở các khu vực gần thượng nguồn của sông Yuan (thượng nguồn sông Hồng) ở phía tây trung tâm Vân Nam, đặc biệt là các khu vực xung quanh khu Wanjiaba (với niên đại trong khoản thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên) đã mang lại sự tập trung cao của các trống như vậy. Loại trống với các tính năng thô sơ tương tự cũng được gọi là trống Wanjiaba ở Trung Quốc. Trống Heger loại I là điển hình của văn hóa Dian (Văn hóa Điền Quốc thuộc thế kỷ thứ 4 TCN đến thế kỷ thứ nhất sau CN) của đông Vân Nam và các nền văn hóa anh em của nó trong khu vực văn hóa Đông Sơn của Việt Nam, nơi chúng được đặt tên là "trống Đông Sơn". Phân tích luyện kim, và nghiên cứu phong cách của những trống Đông Sơn này, rõ ràng là trống từ khu vực Wanjiaba nằm trong số những loại trống lâu đời nhất. Mẫu vật Wanjiaba là tổ tiên của các loại trống Heger loại I được tìm thấy ở các địa điểm của Dian mặc dù chúng tiếp tục tồn tại song song với loại mới hơn ở một số khu vực khác của Vân Nam, và chúng có thể dẫn đến việc sản xuất các loại trống ở Việt Nam . (Nguồn: Khmer Bronzes: New Interpretations of the Past by Emma C. Bunker and Douglas Latchford. Chicago: Art Media Resources, 2011. Chapter2.) (https://www.academia.edu/13221943/Book_Review_Khmer_Bronzes_New_Interpretations_of_the_Past_by_Emma_C._B unker_and_Douglas_Latchford)

Wang Ningsheng, Li Weiqing và Shi Zhongjian đại diện cho trường phái mới của Trung Quốc. Trường phái theo chủ nghĩa mới này đã duy trì cái nhìn của Trung Quốc trước đây cho rằng Nam Trung Quốc là nơi xuất xứ của trống đồng, tuy nhiên, trong các tác phẩm của họ, họ khác biệt rất nhiều so với các phân loại trước đây vì họ đã đưa Vân Nam, thay vì Quảng Tây, làm nơi xuất xứ cụ thể Trống đồng ở miền nam Trung Quốc. Điều này cho thấy một số khác biệt giữa các học giả Trung 222


Quốc ở Quảng Tây và các đồng nghiệp của họ ở Vân Nam. Những khác biệt này không phải là mới, cho rằng trong số bốn loại phân loại của các học giả Trung Quốc từ đầu những năm 1950 đến giữa những năm 1970, chỉ có một chiếc của Bảo tàng tỉnh Vân Nam nhưng đã không cho biết đó là loại Heger II, loại này được tìm thấy chủ yếu ở Quảng Tây,. Có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà hai trong số ba học giả, Huang Zengqing và Hong Sheng, người tuyên bố nguồn gốc đồng bằng của Quảng Tây, đến từ Quảng Tây, người kia, Wen You, từ đường trung lập Tứ Xuyên. Ngẫu nhiên, hai trong số các học giả tuyên bố nguồn gốc Vân Nam của trống đồng, Wang Ningsheng và Li Weiqing, đến từ Vân Nam, Người kia, Shi Zhongjian, đến từ vùng trung lập của Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo báo cáo vào năm 1982, phần lớn các nhà khảo cổ Trung Quốc đã đồng ý rằng trống đồng có nguồn gốc ở Vân Nam Điều này ngụ ý rằng vẫn còn một thiểu số mà không đồng ý. Đến năm 1995, cuối cùng rồi cũng đã được thông báo rằng các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã nhất trí đồng ý trống đồng Wanjiaba là sớm nhất trên thế giới và quận Chuxiong ở Vân Nam, nơi mà loại trôngWanjiaba được khai quật là nơi sinh của trống đồng. (Nguồn: Xiaorong Han: Những tiếng vang hiện tại của trống đồng cổ đại: Chủ nghĩa dân tộc và khảo cổ ở Việt Nam hiện đại và Trung Quốc/ http://www.beforebc.de/600_fareast/600-06-02,%20Vietnam%20drum%20from%20Dian.htm)

2. Quan điểm Việt Nam về nguồn gốc nguyên thủy của trống đồng Herger suy định rằng loại HI, hay còn được các học giả Việt Nam gọi là trống Dông Sơn, mà đ số được tìm tháy ở Bắc vào lúc đó chính là loại trống đồng sớm nhất. Các học giả Việt Nam nghĩ rằng khuôn khổ chung của phân loại Heger vẫn còn hợp lệ, nó có thể được sửa đổi hoặc mở rộng, nhưng không nên thay thế. Vì họ tiếp tục sử dụng khuôn khổ chung của Heger, các học giả Việt Nam đã không dành nhiều thời gian để xây dựng các đề án mới. Thay vào đó, họ đã chọn tập trung vào các chi tiết, với mục đích tiếp tục chứng minh phân loại của Heger với bằng chứng mới được phát hiện sau năm 1902, và bảo vệ anh khỏi các cuộc tấn công của Trung Quốc. Với nhiều trống đồng hơn trong tay, họ bắt đầu chia từng loại của Heger thành nhiều loại phụ. Họ tập trung nỗ lực vào loại Heger I, cụ thể là trống Đông Sơn, được cho là sớm nhất trong số các loại trống đồng và được tìm thấy chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam. Ví dụ, năm 1963, Lê Văn Lân, Phạm Văn Kính và Nguyễn Linh đề nghị chia nhỏ loại Heger I theo tỷ lệ giữa đường kính mặt và chiều cao của trống. Năm 1975, Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Vinh chia nhỏ loại Heger I thành 3 phân nhóm. Cũng trong năm đó, trong một bài báo đăng trên Những Phá Hiện Mới Về Khảo Cổ (The New Archaeological Discoveries), Phạm Văn Kính và Quang Văn Cay cho rằng loại Heger I được chia thành bảy phân nhóm thuộc bốn giai đoạn liên tiếp.2 Trần Mạnh Phú3 và Lưu Trần Tiểu và Nguyễn Minh Chương4 chia nó thành bốn phân nhóm. Chu Văn Tân5 đề xuất hai loại phụ với năm loại tạm thời. Dịêp Đình Hòa và Phạm Minh Huyền6 đã đề xuất bảy kiểu phụ. Tuy nhiên, đề án phức tạp nhất đã được đề xuất bởi Phạm Minh Huyền, Nhuyến Văn Huyên và Trịnh Sinh, người đã phân chia loại Heger I thành 6 phân nhóm với 24 kiểu.7 Các học giả Việt Nam chú ý nhiều hơn đến trống Đông Sơn so với các loại trống đồng khác mà Heger đã xác định. Họ đã thấy những loại khác sau này ít liên quan đến người Việt. Do đó, chúng kém quan trọng hơn nhiều so với trống loại I để chứng minh nguồn gốc của trống đồng là ở Việt Nam.8 ------------1 Pham Minh Huyen et al. 19-21; ZGTY, 10-11. 2 Pham Minh Huyen et al. 21-22. 3 Tran Manh Phu, "Thu chia nhom nhung trong dong loai I Heger phat hien o Viet Nam" (The Classification of Heger's Type I Bronze Drums Discovered in Vietnam), Khao Co Hoc, No. 13 (1974): 83-94. 4 Luu Tran Tieu & Nguyen Minh Chuong, "Nien dai trong Dong Son" (The Dating of the Dong Son Drums), Khao Co Hoc, No. 13 (1974): 117121. 5 Chu Van Tan, "Nien dai trong Dong Son" (The Dating of the Dong Son Drum),Khao Co Hoc, No. 13 (1974): 106-116. 6 Diep Dinh Hoa & Pham Minh Huyen, "Ve viec chia loai trong loai I Heger va moi quan he giua loai trong nay voi cac loai trong khac" (The Classification of Heger's Type I Bronze Drums and Its Relationship with Other Types of Bronze Drum), Khao Co Hoc, No. 13 (1974) :126-134. 7 Pham Minh Huyen et al. 23-34; 120-123. 8 The Present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Vietnam and China by: Xiaorong Han

*

223


Từ khi trống loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba và Dabona, loại trống gần giống một kiểu trống Đông Sơn nhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Heger nhưng thêm vào một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá còn được gọi là Tiền Heger (Pre-Heger). Tuy nhiên theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thượng Nông tìm thấy ở Việt được xếp vào loại muộn của thời kỳ cuối của loại trống Đông Sơn.

Nam thập niên 1980 thuộc loại này)

Trong một bài chuyên khảo có tựa đề Đồ Đồng Vùng Tây Nam Trung Quốc nhà khảo cổ trống đồng Nguyễn Duy Hinh của Việt Nam viết về chiếc trống đồng minh khí Debona kể trên như sau: “Khi phát hiện mộ Đại Ba Na, huyện Tường Vân, trong khu vực hồ Nhỉ vào tháng 3-1964, người ta vẫn ghép nó với Thạch Trại Sơn (Lijaishan) và văn hóa Điền và định niên đại trung kì Tây Hán tương đương mộ loại II-III Thạch Trại Sơn. Về sau vấn đề niên đại mộ Đại Ba Na được đưa ra thảo luận, và cho là sớm hơn Thạch Trại Sơn, có thể thuộc thời Chiến Quốc (thế kỉ 5-3 trước Công nguyên). Rồi niên đại C14 được công bố là 2350 ± 75 năm trước ngày nay, tức 400 năm tr.Cn. “Mộ Đại Ba Na là một ngôi mộ rất độc đáo. Ngoài là quách gỗ, trong là quan tài đồng, với 105 hiện vật đồng thau. Quan tài bằng đồng hình một ngôi nhà sàn, dài 2m, rộng 0.62m, cao 0.61m, do bảy tấm đồng ghép có thể tháo lấp được. Mặt ngoài các tấm đồng trang trí hồi văn, đồ án động vật như như chim ưng, én, hổ, báo, lợn rừng, hươu, ngựa v.v. Trong số hiện vật mang theo, có một trống đồng, một khèn đồng, và các tượng bò ngựa, cừu, lợn, chó, gà, cùng với mô hình nhà sàn, là đáng lưu ý nhất…. “Nhưng khi đó, không ai quan tâm chiếc quan tài đồng đặc sắc đó cả . . Tất cả tập trung vào chiếc trống đồng cao 28 cm, đường kính mặt 23 cm, đường kính chân 38 cm, thân chia thành ba đoạn rõ rệt, như tiêu chí loại I Hê-gơ mà mặt chỉ trang trí có hình ngôi sao 4 cánh đúc chìm. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho đó là chiếc trống đồng nguyên thủy thô sơ nhất biết được tới nay.” (Nguồn: https://www.scribd.com/document/108566565/Nghien-Cuu-Ve-Trong-Dong)

Trong phần thứ II của bài chuyên khảo nói trên, Nguyễn Duy Hinh đã suy định rằng những di vật cổ bằng đồng trong đó có các loại trống đồng được khai quật ở khu vực Hồ Điền và hồ Nhĩ trong tỉnh Vân Nam là những loại trống du nhập từ vùng Đông Sơn ở Bắc Việt Nam rồi cải biến đi để thành những trống đồng riêng của vùng Hồ Điền, Hồ Nhĩ. “Người Vân Nam cổ quả có thể đúc được trống đồng và đã mô phỏng theo mẫu Đông Sơn. Chiếc cồng M12:1 Thạch Trại Sơn (chỉ là một trống kiểu Đông Sơn Shizaishan) giúp ta hiểu điều đó.

Hình cọ bằng mực nắp đậy của khạp đồng Thạch Trại Sơn/Shizhaishan M12:1 mà Nguyễn Duy Hinh cho là một chiếc cồng M12:1 Thạch Trại Sơn (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, đ.d., tr.150.)

Hình cọ t bằng mực thân của khạp đồng Shizhaishan M12:1 Thạch Trại Sơn (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, đ.d., tr.151.)

Chiếc cồng nầy giống y như một mặt trống đồng và có thể vốn là một mặt trống đồng. Mặt cồng có hình của 23 người mà nhân vật trung tâm là một người đeo kiếm dài, mặc áo dài tay rộng, đầu cắm một lông chim. Hai bên nhân vật quyền quý nầy, có tám người múa, cầm lao tay phải và 14 người múa cầm lao tay trái. 22 224


người nầy mô phỏng phong cách Đông Sơn, không nhuần nhuyễn và tinh tê lắm. 22 người cùng đi ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng để làm nổi bật nhân vật chính, nên đã chia thành hai nhóm cầm lao ở hai tư thế khác nhau, như nhằm hầu nhân vật quyền quý. Sự cùng tồn tại của phong cách hoàn toàn Điền và phong cách mô phỏng Đông Sơn cùng một hiện vật M12:1 Thạch Trại Sơn chứng tỏ người Điền có khả năng đúc trống đồng, và có thể M14:1 Thạch Trại Sơn là một trống kiểu Đông Sơn do người Điền Đúc. Có thể còn một số trống khác cũng do người Vân Nam cổ đại đúc, nhưng chưa xác minh được.”

Trống đồng Jizhaishan/Thạch Trại Sơn M14:1 kiểu Đông Sơn do người Điền Đúc (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, đ.d., tr.tr.109 và 114.)

Trong phần kết luận của bài chuyên khảo nầy, Nguyễn Duy Hinh viết: “Không nghi ngờ gì nữa, hai nhóm Lạc Việt và Điền Việt trong quá trình lịch sử có quan hệ qua lại trao đổi văn hóa với nhau. Điều đó thấy rõ trên trống đồng do người Lạc Việt đúc cũng như trên trống đồng do người Điền đúc. Trống đồng Lạc Viết truyền ra nơi khác đã tạo thành những loại trống đồng muộn có sắc thái địa phương khác như trang trí tượng voi, ốc biển ...Người Điền cũng là một trong những cư dân cổ đại ở Đông Nam Á đã tiếp thu mô hình trống đồng Lạc Việt rồi đúc thành trống đồng riêng của mình. Các trống đồng địa phương nầy lại ảnh hưởng trở lại nghệ thuật trống đồng ở địa bàn gốc. Văn hóa bao giờ cũng là tài sản chung của nhân loại.”

Nguyễn Duy Hinh đã chứng minh rằng khu vực Điền quốc ngày xưa không phải là nơi sinh ra trống đồng đầu tiên rồi từ đó trống đồng được truyền bá vào nước Việt Nam thời cổ như trường phái khảo cổ của Trung Quốc ngày nay đã suy định hay nói khác đi, Nguyễn Duy Hinh xác quyết Đông Sơn mới chính là là cái nôi nguyên thủy của nhiều loại trống đồng được tìm thấy ở Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra: tại sao lại có sự tranh luận giữa các học giả Việt Nam-mà Nguyễn duy Hinh là điển hình- và những học giã Trung Quốc mà Wang Ningsheng và Li Weiging là 2 hai nhân vật tiêu biểu? Người ta biết rằng sau khi làm chủ trọn vẹn nước Trung Hoa, nhà nước CS của nước nầy đã phát động những cuộc khai quật những vùng mộ cổ kể cả lăng tẩm của Tần Thủy Hoàng. Học giả Luật Sư Cung Đình Thanh viết: "Giữa thập niên 1970, khảo cổ Trung Hoa phát triển rất mạnh và họ đã tìm được nhiều loại trống Heger 1, quan trọng nhất là trống đồng ở khu Vạn Gia Bá (1975 – 1976). Đó cũng là lúc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo chủ nghĩa Cộng Sản cũng làm chủ được cả nước Việt Nam, bắt đầu ngả theo CS Liên Sô mà quay mặt với CS Trung Hoa. Hình thức các cuộc tranh luận vì vậy cũng mang tính gay gắt, chứ không trang nhã kiểu đồng chí anh em như trong giai đoạn trước. Học giả Trung Hoa trong giai đoạn này lại quay lại lối phân loại trống đồng của Heger. Những người này thuộc trường phái canh tân, tuy vẫn chủ trương miền Nam Trung Hoa là quê hương của trống đồng nhưng khác trước ở chỗ cho rằng quê hương trống đồng là ở Vân Nam chứ không ở Quảng Tây như chủ trương của các học giả trong giai đoạn I. 225


"Đỉnh cao của sự tranh luận này là Hội nghị Nam Ninh tháng 3 năm 1980. Trung Hoa có hai điểm mạnh, thứ nhất là về số lượng, họ đã thâu gom được nhiều trống đồng hơn phía Việt Nam; thứ hai là họ đã lập được phòng thí nghiệm đo độ phóng xạ Carbon 14, do đó mạnh miệng công bố niên đại của một số trống đồng, điều mà phía Việt Nam chưa có phương tiện thực hiện. Nhưng dù có tốn rất nhiều công phu, hội nghị cũng không thuyết phục được ý kiến của cộng đồng học giả quốc tế. Ngay các học giả hàng đầu Trung Hoa cũng không ủng hộ thuyết của hội nghị mà giữ lập trường im lặng." (Cung Đình Thanh, Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam. NXB. Tư Tưởng. Sydney-Australia [2003), tr. tr. 172-173). "Tiếp Hội nghị Nam Ninh ở Quảng Tây năm 1980, Trung Hoa còn tổ chức thêm một hội nghị nữa ở Côn Minh, thủ phủ Vân Nam cuối năm 1984 để hậu thuẫn cho chủ trương nói quê hương trống đồng là ở Vân Nam, và trống Vạn Gia Bá là trống được phát minh đầu tiên, nguồn gốc của trống đồng mọi nơi. Đến năm 1988, họ cho xuất bản một quyển sách tổng kết về trống đồng ở Trung Hoa mang tên Zhonguo Gudai Tonggu Yawjoiuhui (ZGTY) với một lập luận kẻ cả như sau : “Heger còn có thể được tha thứ vì đã phân loại trống Đông Sơn trong thời chưa tìm đủ bằng chứng, nhưng học giả Việt Nam thì không thể tha thứ vì họ đã có nhiều tư liệu hơn Heger mà vẫn từ chối không chú ý đến những chứng cớ mới này”. Tài liệu ZGTY này đã được xuất bản một năm sau quyển Trống Đồng Đông Sơn do Việt Nam phát hành năm 1987. Cũng năm 1988 vào tháng 10, có một Hội nghị Quốc tế về trống đồng và văn hóa đồng tại Nam Trung Hoa và Đông Nam Á với mục đích tìm biện pháp giải quyết vấn đề trống đồng đang được tranh luận." (Nguồn: Cung Đình Thanh, Văn Hóa Đông Sơn, Tập San Tư Tưởng số 4, ngày 30/9/1999, trg 13 – 26. Cũng xem: Cung Đình Thanh, Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam đ.d., tr.173)

Vấn đề nguồn gốc của trống đồng vẫn chưa được giải quyết: Trung Hoa vẫn cho trống Vạn Gia Bá (Vân Nam) là cổ nhất, nguồn gốc của trống mọi nơi kể cả trống đồng ở Việt Nam; Việt Nam vẫn chủ trương Đông Sơn là quê hương của trống đồng. Một câu hỏi khác đặt ra: tại sao Trung Quốc cứ khăng khăng giữ nguyên lập trường của họ là mọi loại trống đồng đều từ lãnh thổ Trung Quốc truyền bá đi mặc dù không phải chính là do chính người Hoa thời nhà Chu, người Hoa thời Chiến Quốc, người Hoa -Tần, người Hoa-Hán hay người HoaMãn Thanh tạo đúc ra trong khoản thời gian trước và sau khi Trung Hoa lập quốc? Câu trả lời: đó có thể là vì Trung Quốc thời nay đã làm theo di chúc và thừa hưởng gia tài khảo cổ từ các học giả khảo cổ của tập đoàn thực dân thuộc địa của phương Tây đã từng làm chủ đất nước Việt Nam cùng với những học giả khảo cổ ngoại quốc mà chủ chốt là những thành viên tên tuổi trong một tổ chức gọi là École Franҫaise d’Extrême-Orient/Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp Quốc /BEFEO lưu truyền lại. Trường nầy được thành lập trong năm 1900, rập khuôn theo các trường tương tựa uy tin của Pháp ở Rome, Athens và Cairo. Giám Đốc đầu tiên của Trường là Louis Finot (1864-1935). Năm 1902, Trường được chuyển ra Hà Nội là thủ đô của Liên Bang Đông Dương. Một viện Bảo tàng để nghiên cứu và trưng bày các cổ vật Đông Dương đã mau chóng được thiết lập bởi Trường nầy thời kỳ Pháp thuộc được đặt tên là . Bảo Tàng Louis Finot. . ( Nguồn : TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VÀ KHẢO CỔ HỌC THỜI THUỘC ĐỊA TẠI VIỆT NAM . HAYDON L. CHERRY. Yale University) Heydon L. Cherry, Social Communication And Colonial Archaeology In Việt Nam, New Zealand Journal of Asian Studies 6, 2 (December 2004): các trang 111-126.: http://dzunglam.blogspot.com/2010/05/truyen-thong-xa-hoi-va-khao-co-hoc-thoi.html

Từ thập niên 1920, các nhà khảo cổ tại Trường BEFEO đã bắt đầu chú ý nhiều hơn các cổ vật từ Thời Đồ Đồng Đông Nam Á. Tuy nhiên trước đó khá lâu, vào năm 1902, Franz Heger công bố bài viết Alte Metallstrommeln aus Sudestasien [Các Trống Kim Loại Cổ của Đông Nam Á] mà trong đó ông trình bày 144 chiếc trống đồng từ Đông Nam Á và Nam Trung Hoa và đề xuất một hệ thống phân loại bốn loại, được gọi là Loại Heger I đến IV, vẫn còn tiếp tục được dùng cho đến nay. Heger đã trình bày lần đầu sự phân tích của ông trong bài viết nhan đề “On the Old Metal Drums of South East Asia” (Về Các Trống Kim Loại Cổ của Đông Nam Á) tại Hội Nghị Quốc Tế Đầu Tiên Về Viễn Đông Học, được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 3 đến ngày 8 Tháng Mười Hai 1902. (Franz Heger, ‘Sur d’anciens tambours de metal du Sud-est Asie’, In Premier congrès international des études d’Extrême-Orient Hanoi (1902). Compte rendu analytique des séances premiere, (Hà Nội, 1903), 89-91.) http://www.nzasia.org.nz/downloads/NZJAS-Dec04/6_2_7.pdf

226


Năm 1924, một người đánh cá tìm thấy một số vật dụng bằng đồng tại làng Đông Sơn bên dòng sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Người đó bán những thứ tìm được cho một công chức người Pháp là Louis Pajot, và Pajot đã khởi sự khai quật khu vực Đông Sơn năm 1925 dưới danh nghĩa Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp. Trong năm 1929, Victor Goloubew (1879-1945) công bố các khám phá của Pajot trong bài viết “L’âge du Bronze au Tonkin et Dans le Nord-Annam”/ Thời Đồ Đồng tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ trong tạp chí của Trường BEFEO. (L'âge du bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam [article]Victor Goloubew Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient / Année 1929 / 29 / pp. 1-46. Về nguồn gốc và niên đại từ tr.tr. 3-6). Đây là sự thảo luận bao quát đầu tiên về các khám phá mới tại Đông Dương và V.Goloubew đã chọn loại tống Heger I để truy xét nguồn gốc và niên đại. Tác giả mặc nhiên đồng ý với Heger cho rằng loại Heger I là loại trống cổ xưa nhất trong số bốn loại trống do Heger đã phân loại. Những trống thuộc bốn loại mẫu trống đồng do Heger phân loại đã được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau như ở khu vực Đông Ấn, ở Miền Bắc Việt Nam hay ở miền Nam Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là những quốc gia ngày xưa nào đã tạo đúc ra các loại trống đồng đầu tiên? Việc xử dụng các loại trống đồng nầy đã được truyền bá từ phía Nam lên phía Bắc hay ngược lại? Rất nhiều nhà dân tộc học cho rằng chúng phát nguồn từ Ấn Độ hoặc từ vùng Mã Lai. Hai nhà dân tộc học là tiến sĩ A.B.Meyer và tiến sĩ M.F Foy cho rằng những chiếc trống bằng kim loại đã có thể được làm ở vùng phía Nam bán đảo Đông Dương bởi các bộ lạc có gốc sắc tộc Chàm hoặc chính do những người Chàm tạo đúc. Hai học giả nầy cũng cho rằng các dụng cụ thuộc loại trống đồng nầy cũng được truyền bá vào nam Dương qua những cuộc di dân của nhóm chủng tộc cổ Mã Lai vốn được coi là tổ tiên của người Mã Lai và Nam Dương hiện đại mà cũng được coi là tổ tiên của nhiều nhóm sắc tốc ở Việt Nam ngày nay, những cư dân cổ xưa của bán đảo Dông Dương đã từng bị những thế lực bành trướng xâm lược phương Bắc xô đuổi ra biển để chạy đi tìm đất sống ở những nơi khác. Giả thuyết nầy có vẽ hấp dẫn nhưng lại thiếu vững chắc bởi vì người ta sẽ không thể giải thích được tại sao loại Heger I không được tìm tấy ở Cao Miên (Cambodge), ở Nam Kỳ (Cochinchine) và ở phía Nam Trung Kỳ (L’Annam du Sud) trong khi đó thì những loại trống cổ xưa có chất lượng cao không thể chối cải nầy lại được khai quật ở Bắc Kỳ (Tonkin). Quel était le pays où avaient été fabriqués les plus anciens d'entre ces tambours? L'usage de ces instruments s'était-il propagé' du Sud Vers le Nord, ou dans le sens inverse ? Plusieurs ethnblogistes fireriť valoir des arguments en faveur* d'une origine hindoue. On songea également à la Malaisie. Deux ethnologîstes distingués, le Dr. A. B. Meyer et le Dr. M. F. Foy émirent cette opinion que les premiers tambours en métal ont pu être faits dans le Sud de l'Indochine par des tribus apparentées aux Chams, sinon par les Chams eux-mêmes. Ils admirent comme possible, et même probable, que ces instruments avaient été introduits en Indonésie par des immigrés de race proto-malaise (Chủng Cổ Mã Lai được coi là tổ tiên của người Mã Lai ở Malaysia và Indonesia hiện đại, cũng được coi là tổ tiên của nhiều dân tộc ở Việt Nam.), anciens habitants de la péninsule, refoulés vers la mer par des envahisseurs venat du Nord. Friedrich Hirth (1872) và vợ C'était là une théorie séduisante; cependant elle présentait un point vulnérable : aucun tambour du type I n'avait jamais été signalé ni au Cambodge, ni en Cochinchine, ni dans l'Annam du Sud, tandis que le Tonkin, au contraire, en avait fourni plusieurs spécimens de tout premier ordre et dont la haute antiquité ne pouvait être mise en doute(L'âge du bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam [article] Victor Goloubew Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient / Année 1929 / 29, s.đ.d.)

Kế đến là hai nhà khảo cổ Âu Châu F.Hirth và J.J.M. De Groot đã gợi sự chú ý của những học giả Hán học trên những trống đồng cổ xưa khi hai đương sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một số lớn những nguồn thư tịch Trung Quốc có liên hệ đến những dụng cụ thuộc về loại nầy. Tuy nhiên, những kết luận của họ không phải lúc nào cũng là nhất trí. Theo Hirth (Mỹ gốc Đức) , nguồn gốc loại trống bằng kim loại phải là do người Trung Quốc làm ra và phải là được sáng tạo kể từ thế kỷ thứ 1 trong thời đại của chúng ta (“Ier siècle de notre ère” tức Sau Công Nguyên/ AD), vào những giai đoạn của những cuộc xâm lược quân sự tiểu trừ những bộ tộc man di mọi rợ ở phương Nam. Căn cứ từ một thư tịch, đương sự viết rằng những chiếc trống đồng đầu tiên được xử dụng để thay thế những chiếc trống gỗ cùng với mặt trống phát âm hưởng bằng da thường

227


bị mốc vì trời mưa hay ẩm ướt. Về sau, những loại dụng cụ nầy đã được người Man Di phương Nam, những thợ tài tử khéo tay, bắt chước nháy theo để đúc tạo ra những loại gồng và nhạc cụ quân sự. Sau khi đã bình định xong những bộ tộc phiến loạn, trống kim loại được xem như là một huy hiệu quyền lực của hoàng đế Trung Quốc được ban phát cho người tộc trưởng của bộ tộc đã được Trung Hoa thuần phục. Căn cứ vào một số thư tịch, Hirth nghĩ rằng mình đã nhận diện ra được những mối liên hệ về sự sắp xếp có trật tự kỳ ảo giữa hướng tiến tới của đoàn dũng sĩ cùng với những trống đồng nhuốm màu lễ nghi xen kẻ với sự phô diễn những con hạc trắng hay những con sếu để làm cảnh trí. Đương sự cũng cố gắng giải thích ý nghĩa về những con ếch sắp xếp trên mặt trống bằng cách trưng dẫn ra những tác giả nhạc sĩ hòa âm theo các loài ếch nhái và nhắc lại theo khẩu khí vẫn còn được truyền tụng cho đến nay ở Trung Quốc là “Cóc đánh trống”. .

*D'après Hirth, le tambour métallique ou ťong кои serait d'origine chinoise (3) et aurait été inventé au Ier siècle de notre ère, au cours des expéditions militaires contre les tribus sauvages du Sud. Selon un texte cité par lui, les premiers ťong кои étaient destinés à remplacer les tambours de- guerre ordinaires dont la peau sonore s'était moisie par suite des pluies et de Thumidité. Plus tard, es instruments furent imités par les barbares méridionaux, grands amateurs de gongs et de cérémonial militaire. Après la soumission des tribus révoltées, le tambour métallique devint le symbole de l'autorité conférée par l'empereur de Chine au chef d'un clan pacifié. De Groot (Hòa Lan [1854-1921] En se basant sur certains textes, Hirth a cru reconnaître des rapports d'ordre magique entre la destination guerrière et rituelle des tambours de bronze et la représentation de hérons blancs ou de grues qui en constitue parfois la décoration. Il essaie également d'expliquer la signification des grenouilles placées sur le disque de ces instruments en citant des auteurs qui vantent la « musique » des batraciens, et en rappelant l'expression encore courante en Chine : « la grenouille bat le tambour ». . (L'âge du bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam [article] Victor Goloubew Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient / Année 1929 / 29, s.đ.d.)

Những giả định của Hirth đã không được De Grout chấp nhận, đúng hơn De Grout chính là một kẻ bảo thủ hữu khuynh khi cho rằng những trống đồng như là «tác phẩm của những phường Mọi rợ Man di ở Đông Dương và ở miền Nam Trung Quốc đã được những người Trung Quốc chứng thực là của người Man làm ra ». Theo ông ta thì người Trung Quốc ở phương Bắc chưa từng bao giờ có những loại gồng như thế và nếu theo truyền thống kèm theo sự tạo đúc những loại gồng nầy có ghi tên tuổi của Mã Viện hay của Khổng Minh Gia Cát Lượng (nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc [220-280.]) thì đó chỉ có nghĩa là họ đã chinh phục xong những sắc dân tộc ở về phía Nam của đế quốc và cũng vì sự kiêu căng lâu đời của Trung Quốc không cho phép họ tiếp nhận những cái gì xứng đáng do người khác sáng tạo ra. De Groot nhấn mạnh về vai trò to lớn của mhững chiếc trống nầy luôn luôn luôn tác động lên cuộc sống của bộ tộc Man di. Nhưng chiếc trống nầy là biểu hiệu của quyền uy và âm thanh báo gọi của chúng khi được phát lên từ xa, loang khắp núi đồi để kêu gọi tất cả những người đầy đủ năng lực quân sự đến tập hợp chung quanh những người tù trưởng của họ. Riêng đối với những con ếch trang trí trống đồng thì sự hiện hữu của nhưng con vật nầy tự nó giải thích được những sự tín ngưỡng bình dân của tất cả những dân tộc phía Nam vùng Đông Nam Á, và theo tín ngưỡng đó thì khi có tiếng con cóc kêu lên thì đó là điềm báo hiệu sẽ có mưa nước đầy tràn, rất cần ích cho công việc cấy cày, đồng ruộng. Les théories de Hirth n'ont pas été admises par De Groot, plutôt (thật ra là) enclin (hữu khuynh, thiên về bảo thủ), lui, à considérer les tambours de bronze comme « l'œuvre de ces barbares de l'Indochine et du Sud de la Chine que les Chinois qualifient de Man» {{). Les Chinois du Nord, d'après lui, n'auraient jamais connu de gongs de cette- espèce et « si la tradition associe à cette fonte le nom de Ma Yuan ou de Tchou-ko Leang (Khổng Minh Gia Cát Lượng là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc [220-280.]), c'est seulement en tant qu'ils ont subjugué les populations du Sud de l'Empire, et parce que l'orgueilleuse orthodoxie chinoise ne peut attribuer qu'à un Chinois un mérite quelconque d'invention» (2). De Groot insiste sur le grand rôle que ces tambours ont toujours joué dans la vie des Man. Ils étaient l'insigne du pouvoir, et leur appel, lancé au loin, au delà des monts et des vallées, ralliait autour de leurs chefs tous les hommes aptes à porter les armes. Quant aux grenouilles qui ornent ces instruments, leur présence s'expliquerait par des croyances communes à tous les peuples de l'Extrême-Asie méridionale, et d'après lesquelles le coassement des batraciens appelle et annonce la pluie fécondante, indispensable pour les champs ensemencés. (L'âge du bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam [article] Victor Goloubew Bulletin de l'École française d'ExtrêmeOrient / Année 1929 / 29, s.đ.d.)

Nhãn quan của Heger cũng nhạy cảm giống như nhãn quan của De Groot, mặc dù Heger đã đưa ra những kết luận của mình theo những chiều hướng khác. Khi thừa nhận rằng nguồn gốc những trống đồng cổ xưa nhất không phải là từ Trung Quốc, đương sự căn cứ một cách chính yếu trên thực trạng rằng chiếc trống được trưng bày ở Paris vào năm 1889 cũng như chiếc trống trong bộ sưu tập của Gillet, chính là hai chiếc trống mẫu mực hoàn hảo hơn hết trong những trống loại I đã có trước khi 228


cuốn sách về trống đồng của đương sự được phát hành, cho dù rằng chúng chưa phải lả đã được phát hiện ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, mà đúng hơn là hai chiếc trống đó cũng không phải là đã được tìm thấy nơi vùng biên cảnh của Trung Quốc. Vào năm 1902, một chiếc trống thứ ba cùng loại Heger I được tìm thấy ở thành phố Phủ Lý có thể được coi như là xác nhận cho sự suy định của Heger. (Thành phố Phủ Lý /tỉnh Hà Nam.Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 của tỉnh Hà Nam. Thành phố này nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ.)

Trong bài viết của mình, Victor Goloubew có dẫn chiếu quan điểm của một nhà khảo cổ kháccũng đăng tải trên tập chí của trường BEFEO là M.H.Parmentier với đề tài Les Ancient Tambours de bronze như sau: Trong đề tài Những Trống đồng cổ, M.H.Parmentier phát hiện ra những nét giống nhau kỳ lạ giữa những giữa các hình tượng của những chiếc trống kim loại cổ xưa nhất và một số hình vẽ trên những vũ khí bằng đồng được tìm thấy ở Bắc Kỳ vốn là một phần trong bộ sưu tập của M. d'Argence, và tất cả đều đã được trường BEFEO mua lại. Goloubew nhận xét rằng sự tiếp cận của M. Parmentier vừa khôn khéo lại cũng chính xác. Thật vậy, trên một số rìu búa và dao găm, cũng như trên chiếc trống đồng của Hà Nội, người tá có thể nhận thấy được những hình ghe thuyền, hươu nai, những mô hình con người được sắp xếp, và, mặt khác, bởi vì chắc chắn là có những di vật được sản xuất ở bản địa cho nên người ta có thể đưa ra kết luận từ thực tế rằng các trống kim loại lâu đời nhất cũng được sản xuất bởi một ngành công nghiệp địa phương. Tuy nhiên Goloubew cho rằng những khám phá của Parmentier không có những yếu tố cơ bản cho việc truy cứu có phương pháp vì không có một dấu hiệu nào cho biết thứ tự thời gian bởi vì cần phải có những chứng liệu có ghi niên đại hoặc có thể suy định ra niên đại nếu không thì những thứ vũ khí đó chỉ có thể được xếp vào loại những di vật từ thời tiền sử của vùng Đông Dương. (L'âge du bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam [article]Victor Goloubew Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient / Année 1929 / 29, s.đ.d.)

Trong bài viết của mình, sau khi lựa chọn để truy xét và so chiếu 4 di vật do người Hán làm ra trong số những di vật Pajot khai quật ở Đông Sơn với những mô hình trên một chiếc trống đồng hiện hữu của trường BEFEO, Gouloubew đưa ra suy định: Vùng Mộ táng do Pajot khai quật ở Đông Sơn thuộc vào giữa những triều đại Đông Hán và Tây Hán (206 TCN/BC-220 SCN/DC). « Les quatre bronzes étudiés par nous permettent, il semble, de clas-ser la nécropole de Dong Son à l'époque des deux dynasties Han (206 av. J.-C.-220 ap. J.-C). » (L'âge du bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam [article] Victor Goloubew Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient / Année 1929 / 29, s.đ.d.)

Để làm sáng tỏ thêm khung niên đại vừa kể trên, Goloubew viện dẫn sách Hậu Hán Thư: « Đây là vùng đất hoang dã và không mấy hiếu khách. Toàn bộ lãnh thổ không có gì khác hơn mà chỉ có đầm lầy và rừng rú, voi tượng, tê giác, hổ báo, và là nơi người bản địa sính sống bằng cách săn bắn và câu cá. Họ ăn thịt xác thịt trăn rắn và những loài thú hoang dã khác bằng cung tên bằng xương đầu nhọn của họ, cùng với những vụ thu hoạch ít ỏi trên một vài cánh đồng lúa mà họ khai phá được bằng cách đốt một góc rừng trước mùa mưa, không có nhân lực hoặc tưới tiêu; và như thế đó họ sống tụ tập xung quanh các trung tâm hành chính, dưới sự cải trị của các thái thú Trung Quốc và đặc biệt là với thái thú Nhâm Diên, họ đã bắt đầu có được một vài năm học hỏi việc canh tác đất đay một cách thường xuyên, theo mẫu mực của những kẻ thực dân do Nhâm Diên đưa vào Bắc Kỳ. » Những người bản địa nầy là ai? Goloubew đã tự đặt nghi vấn: «Phải chăng đây là một bộ tộc thuộc chủng Indonesiens ? » Rồi đương sự tiếp tục rằng người ta có khuynh hướng chấp nhận như thế cho dù các thư tịch cũ chỉ truyền đạt lại rất ít thông tin chính xác về những phong tục tập quán và dung mạo của giống người « man rợ » nầy. Việc đề cập đến những người thực dân ở Bắc Kỳ không phải là không có lợi ích nào bởi vì nó cho thấy vào đầu thế kỷ thứ 5 của thời đại chúng ta, người bản địa của vùng đất Cửu Chân buộc phải mang một phần đất canh tác của mình cho những người thực dân da vàng mới di cư đến. (Ces indigènes qui vivaient de la chasse et de la pèche, et qui se nourrissaient de la chair de pythons, étaient-ils des Indonésiens? On est tenté de l'admettre, tout en regrettant que les textes

229


nous aient transmis si peu de renseignements précis sur les coutumes et l'aspect de ces «sauvages». La mention de colons tonkinois n'est pas sans intérêt, car elle permet de supposer que dès le V siècle de notre ère les natifs du Kieou-tchen se voyaient contraints de céder une partie de leurs terres labourables à des immigrés de race jaune.)

Điều chắc chắn là sự khởi đầu công nghiệp mà các bộ tộc thuộc nòi giống Idonesiens tiếp thu được từ người Trung Quốc. Vì chính là những người Trung Quốc đã dạy cho họ làm thế nào để dùng kim loại cho công việc và biến thành những đồ đồng trang trí công phu cho các nhạc cụ của họ và đồ dùng làm bằng vật liệu dễ hỏng. Cuộc tiếp xúc này với Trung Quốc phải được nhen nhúm từ thời điểm các vùng đất phía nam của sông Hồng bị chia cắt thành quận huyện và các tiểu khu; nhưng mặt khác, nếu người ta căn cứ và chứng cứ ghi trên các đồng tiền được tìm thấy ở Đông Sơn, thì có vẻ như là "Thời đại đồ đồng" thực sự chỉ có thế bắt đầu ở Cửu Chân hoang dã trong khoảng giữa thế kỷ thứ nhất thời đại của chúng ta. Và điều đó có lẽ sẽ đưa ra lý do tại sao một số tác giả người Trung Quốc đã sáp nhập sự sáng tạo ra những chiếc trống kim loại đầu tiên trùng lẫn với chiến dịch bình định nổi tiếng của tướng nhà Hán Mã Viện. (L'âge du bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam [article] Victor Goloubew Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient / Année 1929 / 29, s.đ.d.)

Trong năm 1942, ông Bernhard Karlgren (1889-1978), nhà Trung Hoa học gốc Thụy Điển, công bố bài viết “Niên Đại Của Văn Hóa Đông Sơn Thời Ban So” (The Date of the Early Đông Sơn Culture), trong Tập San Bulletin of the Museum of Far Eastern Antiquities. Cũng vậy, đối với Karlgren thì văn hóa Đông Sơn bị ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Karlgren là người quen thuộc với học giới về Đông Sơn xuyên qua Tập san Bulletin của Trường BEFEO. Đương sự lập luận rằng các tạo tác phẩm bằng đồng ở Đông Sơn có liên hệ với văn hóa đồ đồng miền trung Trung Hoa thời tiền Hán của nước Huai [Hoài], và ấn định niên đại của chúng vào khoảng thế kỷ thứ 4 – 3 trước Công Nguyên. (Bernhard Karlgren, “The Date of the Early Đông Sơn Culture”, Bulletin of the Museum of Far Eastern Antiquities XIV (1942), 24-25.) (Nguồn: http://dzunglam.blogspot.com/2010/05/truyen-thong-xa-hoi-va-khao-co-hoc-thoi.html).

Karlgren bất đồng một cách cụ thể với các kết luận đã được công bố bởi Robert von HeineGeldern (1885-1968). Heine-Geldern lập luận rằng trên căn bản, các sự tương đồng giữa các vũ khí, khí cụ, đồ trang sức và các mẫu họa trang trí của Thời Đồ Đồng Âu Châu tại Hallsatt, Transylvania và Hungary với các tạo phẩm của Đông Sơn rằng các chủ điềm nghệ thuật của nền văn hóa kể sau được mang tới Việt Nam bởi các kẻ xâm nhập chịu ảnh hưởng văn hóa của nhóm kể trước trong thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên. (Nguồn: http://dzunglam.blogspot.com/2010/05/truyen-thong-xa-hoi-va-khao-co-hoc-thoi.html).

*

230


CHƯƠNG VIII TỔNG LUẬN & TẠM KẾT

Tất cả những nhà khảo cổ “ngồi trong văn phòng” thuộc trường phái của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp EFEO qua phương tiện truyền thông là Tập San BEFEO để nghiên cứu về trống đồng loại Heger I/ Đông Sơn cũng như một số ít các nhà khảo cổ tài tử khác của Ấu Châu, người trước kẻ sau, phê bình chỉ trích lẫn nhau để rốt cuộc rồi đều đi đến một cùng một kết luận “bác học”- bằng nhiều kiểu ước đoán đầy tính cách phô diễn cá nhân khác nhau- là không có một nền Văn Hóa Đông Sơn trước khi có sự xâm nhập của người Hán Trung Quốc từ phương Bắc. Tưởng cũng cần nêu lên một sự thật là Louis Pajot nguyên là một đầu bếp trên tàu thủy của người Pháp thích phiêu lưu đó đây cho nên lưu lạc tới Đông Dương rồi trở thành một công chức quan thuế của chính quyền thuộc địa Pháp ở tỉnh Thanh Hóa, không biết gì về khảo cổ học nhưng lại thích sưu tập thu mua đồ cổ khắp hang cùng ngõ hẹp của tỉnh Thanh Hóa rồi bán cho Trường Viễn Đông Bác Cổ EFEO và tư nhân. Sau khi bị tử vong thê thảm trong chiến cuộc Đông Dương, đương sự đã để lại cho EFEO một số ghi chép lý lịch về những cổ vật sưu tập được ở làng Đông Sơn và ở những địa điểm khác trong tỉnh Thanh Hóa. (Nguồn: O.Janse Archaeological Research in Indo-China. The Ancient Dwelling –Site of Đông-Sơn (Thanh Ho-Hóa, Annam). General Descriptions and Plates, quyển số III, ghi chú số 6, tr. 13. [Tái bản ở Belgium, 1958]).

Có thể là để chận đứng những sự chỉ trích từ các nhà khảo cổ khác ở Âu Châu- không thuộc trường phái Viễn Đông Bác Cổ Pháp/ EFEO- cho rằng các cuộc điều tra của Pháp về Thời Đồ Đồng tại Đông Sơn chỉ thuộc đẵng cấp tài tử, một nhà khảo cổ Thụy Điển là R.T. O.Janse (1895-1985), được giao trọng trách các vụ khai quật sâu rộng ở làng Đông Sơn kéo dài từ 1934 đến 1939 dưới sự bảo trợ của Bảo Tàng Viện của Paris, của Giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp EFEO là M.G.Cœdès. Đúng ra là O.Janse khởi đầu được EFEO giao phó khai quật khảo cổ trên khắp cùng miền Đông Dương để điều tra và làm phúc trình nhưng vì chiến tranh bùng nổ cho nên những kế hoạch nầy không thể thực hiện được. (Nguồn: O.Janse Archaeological Research in Indo-China. The Ancient Dwelling –Site of Đông-Sơn (Thanh HoHóa, Annam, đ.d., tr.12 và ghi chú số 5 của trang nầy.)

Các cuộc khai quật của O.Janse đã đào lên được một số di vật, gồm các vũ khí bằng đồng, các chiếc trống, đồ trang sức cá nhân và các thùng đựng v.v qua nhiều phân kỳ và ở nhiều vị trí khai quật khác nhau ở làng Đông Sơn. Vị trí dân cư của Đông Sơn ngày xưa đã được phát hiện vào năm 1924. Trong quá khứ đã từng có nhiều loại cổ vật được tìm thấy một cách bất ngờ trong tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là đồ sành sứ cổ từ thời triều đại nhà nhà Tống (Sung Dynasty 960–1279) và một số di vật bằng đồng từ thời đại Tam Quốc và Nam Bắc Triều ở Trung Hoa. Đa số những di vật cổ tìm thấy đều do trưởng Ty Công Chánh Thanh Hóa A.Pouyanne lưu giữ. Trong khi thi hành những công tác xây dựng cầu cống, đường xá, rạch ngòi v.v. người ta đã phát hiện được nhiều thứ đồ cổ nhưng không có lý lịch, nguyên lai rõ ràng để có thể biết được những di vật nầy đã được tìm thấy ở vị trí nào hoặc từ những nơi đâu chúng được tạo ra. Một số những thứ nầy do Trường Viễn Đông Bác Cổ EFEO ở Hà Nội thụ đắc số còn lại thì bị bán đi cho nhiều viện Bảo tàng khác nhau và những tư nhân sưu tập đồ cổ. Chính là trong tình huống nầy mà hề xiếc kiêm đầu bếp Louis Pajot trở thành một nhân vật sưu tập đồ cổ để rồi được Giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ là Aurousseau giao phó cho trọng trách khai quật sơ khởi Làng Đông Sơn nằm trên bờ sông Mã. Thoạt tiên, Pajot được chỉ thị dọ hỏi dân làng địa phương ở Thanh Hóa những tin tức có lợi ích cho việc khảo cổ. Đương sự phúc trình với EFEO rằng cư dân ở làng Đông Sơn trong khi cày bừa ruộng vườn nằm dọc theo bờ sông Mã, nhiều lần họ đã bắt gặp được những thứ đồ vật bằng đồng trong đó có nhiều thứ có hình dạng tương tựa như những đồ vật đủ loại đã được tìm thấy ở núi Voi ở tỉnh Kiến An gần tỉnh Hải Phòng ở Bắc Kỳ. Di chỉ khảo cổ học Núi Voi ở chân núi còn vết tích cư dân thời Hùng Vương thuộc giai đoạn đồ đồng đầu đồ sắt cách ngày nay khoảng 2.500 năm. (Nguồn: http://catbien.vnweblogs.com/a258162/nhung-ngon-nui-o-hai-phong.html).

Những di vật được dân chúng địa phương ở Thanh Hóa tình cờ tìm thấy có mang nhiều dấu chỉ của thời đại nhà Hán (206 TCN – 220) và một số của thời đại nhà Thanh/Mãn Châu (Tsing /Shun-che 1644231


cần được lưu tâm cho ngành khảo cổ của EFEO cho nên Pajot lại được giao phó khai quật khào cổ sơ khởi trên bờ hữu ngạn sông Mã. Và như trên đã trình bày, từ năm 1925 đến năm 1928, Pagiot đã khai quật được rất nhiều di vật để gửi về cho EFEO, nhất là những đồ đồng từ triều đại nhà Hán. (Nguồn: 1661)

O.Janse Archaeological Research in Indo-China. The Ancient Dwelling –Site of Đông-Sơn (Thanh -Hóa, Annam, đ.d., tr.13).

Theo sự mô tả của O.Janse thì vào thời Việt Nam bị người Pháp bảo hộ ở Bắc Kỳ, nằm ở vĩ độ 22o6’ Bắc và kinh độ 114o93’ Đông thượng nguồn kể từ cầu xe hỏa bắt ngang sông Mã ở làng Hàm Rồng, và cách thành tỉnh Thanh Hóa 10 cây số ngàn về phía Bắc-Đông-Bắc, dưới hai chân núi đá vôi và đá hoa cương cách rời nhau, rộng khoảng vài trăm thước Anh (1 yard= 0, 914 mét). Chung quanh hai ngọn núi nầy là ruộng đồng phì nhiêu. Những thửa ruộng nằm chèn giữa hai ngọn núi bên hữu ngạn sông Mã thì có những tàn tích khu cư dân của người “chủng Indonesien” và những ngôi mộ táng của người Hán thuộc sáu triều đại của nhà Đường (618–907). Ngoài ra cũng còn tìm thấy một ngôi mộ táng từ triều đại nhà Tống (960–1279).

Cầu Hàm Rồng cũ (1904) https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/21668557795/in/photostream/

Cầu Hàm Rồng cũ (1904)

Cầu Hàm Rồng mới (1964) *Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, cách trung tâm TP. Thanh Hóa gần 5km về phía bắc. Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa, hiện đại nhất ở Đông Dương thời bấy giờ. Cầu này bị Việt Minh phá hủy năm 1946 để tiêu thổ kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng lại. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.

Những tàng tích khu cư dân cổ xưa ở nhiều chỗ trên bờ hữu ngạn sông Mã chưa được khai quật gần phía mép cầu Hàm Rồng và ở phía thượng nguồn sông cách xa làng Đông Sơn khoản chừng vài trăm thước Anh. Đối diện với làng là tả ngạn sông Mã với một miền đất phẳng trải dài rất xa. Đáy sông dưới gầm cầu Hàm rồng hẹp nằm giữ hai chân núi dốc đứng thoải thoải.

232


Bản dồ làng Đông Sơn và những Vị Trí Khai Quật (VTKQ.) của O.Janse

Để kết luận cho những cong trình khai quật của mình ở làng Đông Sơn, O. Janse viết: "Nhiều suy đoán đã được thực hiện liên quan đến vấn đề phân loại, trình tự thời gian và văn hóa của kỹ xảo Đông-sơn. Trên cơ sở dữ liệu văn học và khảo cổ học được nghiên cứu ở các phần trên, những tuyên bố sau đây có lẽ được xem như là sự minh chứng về một địa bàn cư trú cổ xưa bên bờ sông Mã. Trước khi ảnh hưởng của Trung Quốc được biểu hiện trong thế kỷ thứ III hoặc thứ VI trước C.N/B.C, vùng đất địa phương nầy là nơi sinh sống của một sắc dân “Indonesia” hoặc giống tộc Mã Lai thuần chủng, tổ tiên của những người “Mọi” hiện tại, “những người đang sống ở thời kỳ đồ đá. Với sự xuất hiện của những người tiên phong Trung Quốc, và cũng có thể là người Thái bị Hán hóa, họ học được cách sử dụng các công cụ và vũ khí làm bằng đồng và sắt cũng như tiếp thu được nhiều yếu tố văn hóa từ người Hán Trung Quốc. Mối liên hệ đầu tiên giữa những người mới đến và thổ dân, dường như là một sự sống chung hòa bình và được các thương nhân và nghệ nhân Trung Quốc thực hiện. Trong thời hiện đại, thương nhân và nghệ nhân thông thường tận hưởng uy tín lớn của mình đối với những người bản địa. Họ được hân hoan chấp nhận là con rể của các tộc trưởng địa phương. Bằng 233


cách kết hôn với người đàn bà bản xứ, người Trung Quốc đã nhận được sự hỗ trợ của dân địa phương và được bảo vệ để thực hiện công việc kinh doanh của họ. Có thể một số những người tiên phong này là “Trung Quốc" thuần chủng, nhưng cũng có thể là một số người Thái như đã nói. Người Thái bị nười Trung Quốc Hán hóa, mang đến dân bản địa hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng những nghệ nhân đã định cư giữa người bản địa (thợ làm đồ gốm, thợ đúc đồng, thợ hang vòng đeo, vv) phải thỏa mãn thị hiếu và nhu cầu của dân chúng địa phương, trong khi dùng kỹ thuật Trung Quốc và những mô hình trang trí Trung Quốc (trống, "ống nhổ bã trầu ", thùng/xô đựng, vv). Do đó, phát sinh ra sự pha trộn giữa các yếu tố Trung Quốc và yếu tố địa phương. Cuộc xâm lược từ từ ngày càng tăng của Trung Quốc và có thể là của người thuộc chủng Thái đã bị Hán hóa phần lớn chính là căn nguyên của mộ sự pha trộn sắc tộc mà kết quả là sự hình thành quốc Gia của người Annam vào đầu thời đại của chúng ta. Vào giữa thế kỷ thứ nhất S.C.N/A.D trong chiến dịch của Mã Viện, Đông Sơn cũng như các khu định cư tương tự khác có thể đã bị tiêu hủy hoặc bị bỏ hoang. Trong khoản thời gian nầy, nhiều kho báu cũng có thể đã được chôn giấu để chúng không rơi vào tay của những kẻ xâm lược. Do hậu quả của sự chinh phục của người Trung Quốc, "người Indonesia bị Hán hóa" hoặc những người An Nam nguyên thủy có di cư rộng hơn về phía nam và mang theo những yếu tố của một nền văn minh tương đối cao. Hơn nữa, ở một mức độ chừng mực nào đó, bước thăng tiến của vương quốc Chàm ở miền nam Annam được điều hòa với sự xuất hiện của “Người Đông-sơn" trong thế kỷ thứ nhất S.C.N/A.D. (Nguồn: O.Janse Archaeological Research in Indo-China. The Ancient Dwelling –Site of Đông-Sơn (Thanh Ho-Hóa, Annam). General Descriptions and Plates, quyển số III, s.đ.d., tr. 13)

Many speculations have been made regarding the chronological and cultural classification of the Đôngson’s industry. On the basis of the literary and archaeological data studied above, it seems justified to make the following statements as the ancient dwelling-site on the Sông-mã. Before the Chinese influence was felt there in the IIIrd or VIth century B.C., the locality was inhabited by an “Indonesian” or proto-Malayan people, ancestors of the present “Moi”, who lived on a Stone Age level. With the arrival of the Chinese pioneers, and possibly also of sinicized Thai, they learned the use of tools and weapons made of bronze and iron and received many cultural elements from Chinese. This first contact between the newcomers and the aborigines, seem to have been of peacefull character and carried on by Chinese traders and artsans. In modern times, traders and artisans use to enjoy great prestige among the natives. They were eagerly accepted as sons-in-law by the local chieftains. By marrying a native woman, the Chinese received in return local aids and protection to carry on their business. It is possible thac some of these pioneers were “pure”Chinese, but some could also have been, as mentioned, Thai. The Chinese or siniciszed Thai, brought certainly with them goods from China, but the artisans who settled among the natives (pottery-makers, bron ze-melters, ring-carvers, etc.) had to satisfy local tastes and needs, while using Chinese techniques and Chinese ornamental pattenrs (drums, “spittoons”, situlæ, etc.). Hence, the mixture of Chinese and local elements. The gradually growing invasion of Chinese and possibly Thai must be largely responsible for an ethnic mixture which resulted, at the beginning of our era, in the formation of the Annamite nation. In the middle of the first century A.D. during the campaign of Ma Yuan, Đông-sơn as well as other similar settlements, may have been destroyed or abandoned. At that time many treasures may also have been hidden so that they should not fall in the hands of the invaders. As a consequence of the Chinese advance, “sinicizes Indonesian” or proto-Annamites may have spread further south and brought with them elements of a relatively high civilisation. It is even possible that the rise of the Cham kingdom, in southern Annam, was to some extent conditioned by the arrival of “Đông-sơnians”in the first century A.D. (Nguồn: O.Janse Archaeological Research in Indo-China. The Ancient Dwelling –Site of Đông-Sơn (Thanh Ho-Hóa, Annam). General Descriptions and Plates, quyển số III, s.đ.d., tr. 13)

Hiển nhiên là từ các quan điểm trên đây người ta thấy rằng rằng các học giả của Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp, và các học giả Âu Châu đã tổng hợp các công trình của họ với cùng chung một suy diễn là Thời Đồ Đồng Đông Sơn nói riêng và ở Việt Nam thời cổ nói chung, là kết quả của sự di chuyển hay phân tán văn hóa từ bên ngoài biên giới của nước Việt Nam ngày nay hơn là có sự 234


khởi phát thuần túy từ bản địa Đông Sơn. Và như trên đã nói, điều nầy có thể là chứng cứ mẫu mực để các học giả khảo cổ Trung Quốc dựa vào đó xác quyết các loại trống đồng có nguồn gốc và phát tích sớm nhật từ lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ sử cho đến hiện đại. Và ngay như quan điểm hiện nay của Trung Quốc hiện nay thì vẫn là trống đồng Vạn Gia Bá ở Vân Nam có đầu tiên, ra đời thứ hai là trống Đông Sơn, thứ ba là trống Thạch Trại Sơn. Còn những nhà nghiên cứu về trống đồng của Việt Nam thì sao? Sau năm 1975, và nhất là trong những năm 2005-2014, nhiều nhà nghiên cứu về trống đồng của Việt Nam phản biện rồi cũng tiếp tục khẳng rằng định Việt Nam mới chính là cái nôi của trống đồng. Theo một tiến sỹ trong nước là GS. Nguyễn Văn Hảo, nguyên là Viện phó Viện Khảo cổ Việt Nam thì chiếc trống Thạch Trại Sơn có hoa văn giống Đông Sơn, nhưng người Điền đã khắc thêm những hoa văn của họ, đè lên hoa văn của Đông Sơn. Trong hội nghị quốc tế tổ chức ở tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc, giáo sư GS Hảo phát biểu và đưa ra những giải thích khiến các nhà khoa học Trung Quốc cũng phải đồng ý. Một giáo sư phó Hiệu trưởng của Học viện Dân tộc học Quảng Tây tiến hành phân tích đồng vị chì chiếc trống tìm thấy ở Quý Huyện, Quảng Tây cũng khẳng định rằng, đó là chiếc trống đồng cổ nhất của người Đông Sơn chế tạo. Bằng cách nào đó chiếc trống được đưa sang Trung Quốc và được thợ khắc thêm hoa văn trên trống. (Nguồn :http://nguyentandung.org/nguon-goc-trong-dong-cuoc-tranh-cai-giua-viet-namva-trung-quoc.html)

Cũng theo TS. Hảo thì có những chiếc trống tìm thấy được trong ngôi mộ của một viên quan Trung Quốc từng cai trị ở nước Việt Nam thời xưa và vì biết biết trống đồng là của quý cho nên đã bảo con cháu chôn cất theo trong mộ của mình. Giống như Mã Viện sang đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó lấy trống đồng về đúc ngựa. Do vậy, việc Trung Quốc cũng có những chiếc trống đồng có niên đại tương ứng với nhiều loại trống đồng hiện có ở Việt Nam là do người Trung Quốc đã mang về để sử dụng. Những chiếc trống đồng Thạch Trại Sơn của người Điền có cách nay hơn 1 nghìn năm hoa văn tả thực hơn trống Đông Sơn, độ tả thực cao và chi tiết. Tay người đeo vòng, người mặc áo hoa kẻ sọc, có khuyên tai. Điều đó chứng tỏ người Điền lấy trống Đông Sơn cải tạo thành thùng đựng vỏ ốc, mặt trống họ phá đi đúc mặt mới làm nắp, dưới làm một cái đáy để bỏ vỏ ốc. Đối với người Điền thì ốc là tiền, những vỏ con ốc lợn được lấy từ biển của Ấn Độ, là những thứ rất quý. Những hoa văn gốc của trống như hình ảnh người mặc nửa trần, đội mũ lông chim đặc trưng người Đông Sơn đã bị cạo, khắc hình ảnh đặc trưng của người Điền. Có thể là TS. Hảo đã trình bày những lý giải vừa kể trên trong tập tham luận của mình tại một Hội nghị Quốc tế 7 quốc gia về trống đồng được tổ chức vào năm 2005 ở thị trấn Vân Sơn/ Wenshan tĩnh Vân Nam do viện đại học Vân Nam và chính quyền thị trấn Vân Sơn tổ chức. Trong Hội Nghị nầy phái đoàn Việt Nam có TS. Nguyễn Văn Hảo, TS Phạm Thị Minh Huyền (Pham Minh Huyên?) và Lại Văn Tới. Tham luận của TS. Hảo về trống đồng cổ của ông hiện được Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ghi nhận và lưu giữ cùng chung với nhiều tập tham luận của những đại biểu quốc gia khác tham dự hội nghị. Dù sao, được ghi nhận và lưu trữ không có nghĩa là Trung Quốc đã chấp nhận minh thị quan điểm của Việt Nam về nguồn gốc và niên đại của những trống đồng được Việt Nam gọi là trống Đông Sơn. Trong đại hội về Trống Đồng ở Vân Sơn./Vân Nam 2005 vừa kể trên cũng có sự tham dự một khoa bảng chuyên ngành khảo cổ của đại học tỉnh Vân Nam là Li Kunsheng đã cho biết rằng các học giả của hai phái đoàn Trung Quốc và Việt Nam đã có một phong cách tốt đẹp trong khi tiếp xúc, gặp gỡ và bàn luận với nhau. Đương sự cũng cho biết rằng vào cuối năm 1975, đương sự được thuyên chuyển về làm việc ở Viện Bảo Tàng tỉnh Vân Nam và ở đó đã được dự phần vào một công cuộc khai quật vùng cổ mộ Wanjiaba ở thị trấn ChuXiong/Sở Hùng/Vân Nam. Trong cuộc khai quật nầy, người ta đã tìm thấy được 5 chiếc trống và được Hiệp Hội Khảo Cứu Trống Đồng Cổ Trung Quốc “The Research Society of Chinese Ancient Bronze Drums” đặt tên là loại trống Wanjiaba / Vạn Gia Bá. Li Kunsheng cũng cho biết rằng, Trung Quốc đã dùng kỹ thật phóng xạ đồng vị C14/Radiocarbon C14 để truy tìm được niên đại của những chiếc trống đồng Wanjiaba là ở trong khoảng 770-550 TCN (BC770-BC550) và từ đó Trung Quốc cho rằng đây chính là loại “ Loại trống Tiền Heger I” mà hai 235


chuyên gia khảo cổ ngoại quốc là Emma C.Bunker và Keiji Imamura đã đề cặp trong công trình truy cứu của họ. (Nguồn: Li Cunsheng: The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia, The Fordwar, page 4 Publisher: Yunnan Fine Arts PublishingPublished: 2009)

Li Kunsheng không nói rõ nội dung phát biểu của Bunker và Imamura như thế nào: điều nầy có thể gây ngộ nhận là 2 học giả khảo cổ trống đồng nầy thừa nhận loại trống đồng Wanjiaba/Vạn Gia Bá tìm thấy ở Trung Quốc đúng là loại trống Tiền Heger I. Thật vậy, chính Keiji Imamura đã phát biểu rằng phương pháp của Trung Quốc dùng kỹ thuật phóng xạ đồng vị C14/ để ấn định niên đại của những trống đồng Wanjiaba chỉ là một suy diễn thiếu chính xác. Trong phần Tái Bút /Postsctipt, nơi mục 3 của một tập tham luận với chủ đề có tên là The Distribution of Bronze Drums of the Heger I and PreI Types:Temporal Changes and Historical Background đọc trước hội nghị của Hiệp Hội Khảo Cổ Thời Tiền Sử Vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương /IPPA (indo-pacific prehistory association), Keiji Imamura viết như sau: Like a criticism to my paper by an attendee at the IPPA conference, it is rather common idea in Chinese archaeology to push the original date of my Pre-I type (Wanjiaba type for Chinese archaeologists) bronze drums back to the 6th-7th century B.C., depending on the results of C14 dating. Such early dates are questionable, because the C14 dates, which are inherently inaccurate to some degree, do not fit the recognized process of history in detail, and because the calibration curve of C14 dating is so flat between the calendar years 400 and 700 B.C. that it gives roughly the same C14 dates. Such dates cannot be converted back to calendar years, and means that objects stem-ming from the period between 400 and 700 B.C. cannot be precisely dated by the C14 method. (Nguồn: http://hdl.handle.net/2261/35637)

*Tạm dịch: Không khác gì với một lời chỉ trích bài tham luận của tôi từ một thành viên tham dự tại hội nghị IPPA (indo-pacific prehistory association), đó là ý tưởng khá phổ biến trong giới khảo cổ học Trung Quốc thúc đẩy niên đại nguyên mẫu của tôi để ghép cho loại trống Tiền Heger I (mà theo các nhà khảo cổ Trung Quốc thì đó chính là loại trống Wanjiaba) trở lui lại trong khoảng thế kỷ thứ 6-7 TCN, dựa trên những kết quả của phương pháp ấn định niên đại bằng kỹ thuật C14 . Việc ấn định những niên đại sớm theo phương cách đồng vị phóng xạ C14 vừa kể là đáng ngờ, bởi vì đến một mức độ nào đó, nó vốn là không chính xác cho nên nó không phù hợp với phương pháp chi tiết đã được công nhận của sử học, và bởi vì sự xác định niên đại của C14 là mặt phẳng nằm trong khoảng giữa các niên đại 400 và 700 TCN vì vậy nó chi cung cấp những niên đai một cách chung chung giống nhau. Những kiểu xác định niên đại một cách chung chung như vậy không thể được chuyển đổi thành những năm của niên lịch, và có nghĩa là các vật thể bắt nguồn trong khoảng giữa thế kỷ 400 và 700 TCN không thể được ấn định một cách chính xác bằng phương pháp C14.

Năm 2013, TS.Phạm Minh Huyên viết: “Những chiếc trống đồng ở nước ta lần đầu tiên được sử sách ghi nhận cách đây hơn 2000 năm lịch sử, qua việc ghi chép về “thành tích” của Mã Viện. Sau khi đánh bại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tên tướng xâm lược của thời Đông Hán này đã thu gom các trống đồng của người Lạc Việt đất Giao Chỉ, đưa về kinh đô Lạc Dương để phá hủy, lấy nguyên liệu đúc ngựa đồng. Sự việc đầy bi thảm này cho thấy, kẻ xâm lược cố tình phá hoại hết dấu vết của một hiện vật truyền thống của dân tộc. . . “Về vấn đề niên đại, cho tới nay những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, các di tích và mộ táng có nhiều đồ đồng Đông Sơn có tuổi ở vào thế kỷ IV, III tr Công Nguyên. Vì vậy, niên đại của các trống nhóm A, nhóm trống Đông Sơn sớm nhất cũng ở vào khoảng thời gian này, thế kỷ IV, III tr CN.”

Đó là sự lập đi lập lại mới nhất của một chuyên gia khảo cổ trống đồng Việt Nam bên trong nước: TS. Phạm Minh Huyên trong đề tài TRỐNG ĐÔNG SƠN Ở THANH HÓA Nguồn: (Sách Trống đồng Thanh Hóa, NXB. Khoa học xã hội, 2013. Được Viện Bảo Tàng Thanh Hóa Đăng lên mạng Internet ngày 10 - 02 – 2015. http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-2-10/TRONG-DONG-SON-O-THANH-HOA6jd70l.aspx

*

236


TẠM KẾT Như vậy, cho tới nay, người ta chẳng thấy có một sự suy xuyển nào của những lập trường về nguồn gốc “Đông Sơn v. Vân Nam” và niên đại “Sớm v. Muộn” giữa hai vai chính Việt Nam -Trung Quốc. Mặc dù vấn đề trống đồng phục vụ mưu đồ chính trị bá quyền bành trướng lãnh thổ hoặc nhằm mục đích phô trương niềm kiêu hãnh dân tộc “chauvin cuồng nhiệt” đang tạm ngưng, không còn nhắm thẳng “đối phương” để cải vã như trước đây nữa nhưng tình trạng mạnh ai nấy nói từ bên trong nước của mình, vẫn còn tiếp tục với những bản cũ soạn lại. Trống đồng được phát hiện ở khắp nơi, trên lãnh thổ của nhiều quốc gia chứ không riêng gì ở Việt Nam hay là những di vật gia bảo độc quyền của Trung Quốc nhưng không thấy một quốc gia thứ ba nào khác lên tiếng tranh cải. Những quốc gia ở Á Châu gần với Trung Quốc và Việt Nam như Miến Điện, Lào, Thái Lan, Kampuchea, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Ấn Độ, tất cả đều có trống đồng trưng bày trong Bảo tàng viện của họ vậy mà chưa thấy một quốc gia nào trong số nầy hở môi về loại “bảu vật quốc gia” nầy. Giống như tình trạng của chuyện năm người mù “xem voi” người thì nói con voi giống như cây quạt khi sờ vào tai voi, nguời nói giống như cái cột nhà khi được sờ vào chân voi, người thì nói voi giống như cái chày khi sờ vào vòi, kẻ thì nói voi giống như cây đòn xóc hoặc voi giống như sợi dây thừng. (Nguồn: http://vuonhoaphatgiao.com/phat-phap/giao-phap/tam-tanh/cau-chuyen-nguoi-mu-so-voi/)

Người mù đều rất đông Tranh nhau nói sự thật Voi vốn chỉ một thân Thị phi lại bất đồng

Sự khiếm khuyết thông tin về trống đồng là một yếu tố quan trọng trong toàn bộ cuộc tranh luận. Không có di chỉ bằng ngôn từ khắc trên trống đồng. Các bản ghi trong cổ thư Trung Quốc về nguồn gốc của trống đồng chỉ là những bằng chứng mơ hồ và thường là mâu thuẫn. Các kỹ thuật hiện đại chẳng hạn như C14 cũng không cung cấp được chính xác về nguồn gốc của trống đồng. Những kết luận về nguồn gốc trống đồng của Việt Nam cũng như của Trung Quốc từ trước đến nay chỉ là những suy định bị hạn chế. Nói cách khác, thông tin khảo cổ thường bị chủ nghĩa dân tộc cực đoan làm lu mờ, khiến cho những người bàn quan đứng ngoài cũng bị hoang mang, khó xác định được ai là đúng và ai là sai. Viết xong vào mùa Thu, tháng 6 năm 2018 Dương Lịch-Úc Châu. Soạn giả NGUYỄN CÔNG TÁNH Cao Học Luật Khoa Đệ Nhị Cấp - Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Thạc Sĩ Thần Học Thâm Cứu/MA.Th.S. - Đại Học Notre Dame- Tây Úc.

237


(Xiaorong Han: The Present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Vietnam and China (http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/tai-lieu-tieng-nuoc-ngoai/vietnamese-culture/2477-han-xiaorong-the-present-echoes-of-the-ancient-bronze-drum.html)

cta Archaeologia Sinica》 1978-02 http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTOTAL-KGXB197802002.htm THE BRONZE DRUMS OF ANCIENT CHINA Wang Ning-sheng Discoveries of ancient bronze drums have often been made in the regions inhabited by minority nationalities in south and southwest China. A recent statistics shows that there are more than a thousand bronze drums in museum collections throughout the country. Of these thirty-five were excavated after liberation. Basing himself on a study of datable specimens, the author has divided the ancient bronze drums of China into six types in the following chronological order : Bronze drums of different types vary not only in date but also in geographical distribution. Judging from the specimens with known provenances, the geographical distribution of ancient Chinese bronze drums may be listed as follows: Type A——central Yunnan Type B——Yunnan, western Kweichow and Kwangsi (west of the Liu and Ch'ien Rivers), southern Szechwan Type C——Yunnan, Kweichow, Szechwan, Kwangsi and parts of Kwangtung Type D——Kwangtung (west of the Pei Chiang River including the Island of Hainan) Type E——Yunnan, Kweichow, Kwangsi, Szechwan and other regions Type F——Border region of southwestern Yunnan So far, Type A, which is the most primitive type, has only been found in central Yun-nan. Type B is distributed over a much wider area. The Yunnan region is noted for its rich deposits of copper and tin and the early smelting of both ores. It is, therefoe, very possible that the casting of bronze drums began in this region. According to the "Description of the Hsi Nan Yi" of the Shih Chi, the region was then inhabited by the Yeh-lang, Tien, Mi Mo and Ch'iung Tu Tribes. Very likely the casting of bronze drums was first introduced by one of these tribes. . Cho đến nay, loại A, là loại nguyên thủy nhất, chỉ được tìm thấy ở trung tâm Yun-nan. Loại B được phân phối trên một khu vực rộng hơn nhiều. Khu vực Vân Nam được ghi nhận về trữ lượng đồng và thiếc phong phú và sự nấu chảy sớm của cả hai quặng. Đó là, có, rất có thể là việc đúc trống đồng bắt đầu ở khu vực này. Theo "De-scription of the Hsi Nan Yi" của Shih Chi, khu vực này sau đó được sinh sống bởi các bộ tộc Yeh-lang, Tien, Mi Mo và Ch'iung Tu. Rất có thể việc đúc trống đồng lần đầu tiên được giới thiệu bởi một trong những bộ tộc này.

Add to Favorite Get Latest Update 《Acta Archaeologia Sinica》 1983-03

A TENTATIVE STUDY OF EARLY BRONZE DRUMS Tong Enzheng

The early bronze drums discussed in the present paper belong roughly to Type Ⅰ in the classification of Franz Heger.The common features of these drums are the division of the entire body into three sections,prominent belly with diameter much greater than that of the top,slender waist and out-spreading feet,with four rings attached to the joint between the trunk and the waist.They can further be subdivided into Type Ⅰa,characterized by coarse ca- sting and simple decoration,and Type Ⅰb,characterized by fine casting and exquisite decora- tion of flying herons,scenes of boat race,feathered human figures,oxen,deers,etc. According to information obtained from archaeological excavations and the results of radio-carbon datings,the bronze drums of Type Ⅰa were cast around the 7th century B.C. in the western part of the eastern Yunnan Plateau,and were introduced into southern Si- chuan,western Guizhou,western Guangxi,and northern Viet Nam,Thailand,Malaysia and Java around the 5th century B.C.,and subsequently developed into the drums of Type Ⅰb.The peoples who invented and used these early bronze drums include the inhabi- tants of western Guangxi,eastern Yunnan,southern Sichuan,western Guizhou,the valleys of the Youjiang-Yujiang River system in 238


Guangxi Province and the valleys of the river system of the Honghe River in Viet Nam.These peoples belong mainly to the ancient Pu- Liao family of nationalities. Trống đồng sớm được thảo luận trong bài báo hiện nay thuộc về loại Ⅰ trong phân loại Franz Heger. Các tính năng phổ biến của những trống này là phân chia toàn bộ cơ thể thành ba phần, bụng nổi bật với đường kính lớn hơn nhiều so với đỉnh, vòng eo mảnh mai và chân dang rộng, với bốn vòng gắn vào khớp giữa thân và eo. Chúng có thể được chia nhỏ thành Type Ⅰa, được đặc trưng bởi trang trí thô và trang trí đơn giản, và Type Ⅰb, được đặc trưng bởi đúc tốt và trang trí tinh tế bay diệc, cảnh đua thuyền, nhân vật lông, bò, nai, vv Theo thông tin thu được từ các cuộc khai quật khảo cổ học và kết quả của các bảng dữ liệu carbon vô tuyến, các trống đồng của Type Ⅰa được đúc vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước Chúa. ở phía tây của cao nguyên Vân Nam phía đông, và được đưa vào miền nam Si-chuan, phía tây Quý Châu, tây Quảng Tây và miền bắc Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Java vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, và sau đó được phát triển thành trống của Type Ⅰb Người dân đã phát minh và sử dụng những chiếc trống đồng sớm này bao gồm những người hút thuốc tây Tây Quảng Tây, phía đông Vân Nam, phía nam Tứ Xuyên, phía tây Quý Châu, các thung lũng của hệ thống sông Youjiang-Yujiang ở tỉnh Quảng Tây và các thung lũng của hệ thống sông của Sông Hồng Hà ở Việt Nam. Những dân tộc này chủ yếu thuộc nhóm dân tộc Pu-Liao cổ

on: Tuesday 21 August @ 23:53: It is interesting to note that in order to prove the indigenous origins of the bronze drum (in either southern China or northern Vietnam), both Vietnamese and Chinese scholars have vehemently denied any possibility of a place of origin outside of the present-day southern China and northern Vietnam landmass. J.D.E. Schmeltz's (1896) theory about the Indian origin of the bronze drum, A.B. Meyer and W. Foy's (1897) theory about the Cambodian origin and R.Heine-Geldern's (1937) theory about the European origins of the Dong Son culture have all been criticised by both Vietnamese and Chinese scholars.[78] In fact, this is probably the only significant common ground for scholars from the two countries about the origin of the bronze drum. The obscurity of the information about the bronze drum is an important element in the whole debate. There are no inscriptions on the bronze drums. The records in Chinese classics about the origins of the bronze drum are not supported by solid evidence and are often contradictory. Modern techniques have also failed to provide hard evidence about its origin. As a result, neither side has been able to persuade the other. All conclusions made about the origin of the bronze drum are more or less speculations, which are the result of limited archaeological information and nationalistic sentiment. In other words, the bronze drum is an artifact ambiguous enough for both sides to render some meaningful interpretation for themselves. The same ambiguity makes it difficult for an outsider to determine who is right and who is wrong. Largely as a result of improved Sino-Vietnamese bilateral relations, the crossfire between Chinese and Vietnamese scholars over issues surrounding bronze drums has come to an end. However, neither side has changed its stand. They have just set the topic aside or have made their own claims from time to time without openly accusing the opposite side, a situation similar to that which prevailed in the 1950s and 1960s. The issue has become less important but remains unresolved, and it will probably reemerge under new circumstances. There may be more academic exchanges between Chinese and Vietnamese scholars in the future and more research on other aspects of the bronze drum may take place as well. However, the views on the origins of the bronze drum held by each respective side are not likely to change in the near future. This intransigence is the result of a tradition that has existed in the two countries for a long time: a tradition of making official history and using the past to serve the present. Sự khiếm khuyết thông tin về trống đồng là một yếu tố quan trọng trong toàn bộ cuộc tranh luận. Không có di chỉ ngôn từ khắc trên trống đồng. Các bản ghi trong kinh điển Trung Quốc về nguồn gốc của trống đồng chỉ là những bằng chứng vững chắc và thường là mâu thuẫn. Các kỹ thuật hiện đại chẳng hạn như C14 cũng không cung cấp được chính xác về nguồn gốc của trống đồng. Những kết luận về nguồn gốc của trống đồng của Việt Nam cũng như của Trung 239


Quốc từ trước đến nay chỉ là những suy định bị hạn chế. Nói cách khác, thông tin khảo cổ thường bị chủ nghĩa dân tộc cực đoan làm lu mờ, khiến cho những người bàn quan đứng ngoài cũng bị mù mắt như Trống đồng là một hiện vật mơ hồ đủ để cả hai bên có thể giải thích một cách có ý nghĩa. Sự mơ hồ cũng làm cho người bàn quan đứng ngoài khó xác định được ai là đúng và ai là sai. Phần lớn là do quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc được cải thiện, mối quan hệ giữa các học giả Trung Quốc và Việt Nam về các vấn đề xung quanh trống đồng đã chấm dứt. Tuy nhiên, không bên nào đã thay đổi vị trí của mình. Họ đã chỉ đặt chủ đề sang một bên, hoặc đã từng tuyên bố riêng của họ theo thời gian mà không công khai cáo buộc phía đối diện, một tình huống tương tự như điều đã xảy ra trong những năm 1950 và 1960. Do đó, vấn đề đã bị trấn áp nhưng không được giải quyết, và có thể nó sẽ tái xuất hiện trong những hoàn cảnh mới. Có thể có nhiều trao đổi học thuật giữa các học giả Trung Quốc và Việt Nam trong tương lai, Và nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác của trống đồng cũng có thể diễn ra. Tuy nhiên, quan điểm về nguồn gốc của trống đồng được tổ chức bởi từng bên sẽ không thay đổi trong tương lai gần, vì nó là kết quả của một truyền thống đã tồn tại ở hai nước trong một thời gian dài - một truy 48ền thống làm ra Lịch sử chính thức và sử dụng quá khứ để phục vụ hiện tại. The

Present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Vietnam and China by: Xiaorong Han http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/tai-lieu-tieng-nuoc-ngoai/vietnameseculture/2477-han-xiaorong-the-present-echoes-of-the-ancient-bronze-drum.html

on: Tuesday 21 August @ 23:53:

cta Archaeologia Sinica》 1978-02 http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTOTAL-KGXB197802002.htm

THE BRONZE DRUMS OF ANCIENT CHINA Wang Ning-sheng

Discoveries of ancient bronze drums have often been made in the regions inhabited by minority nationalities in south and southwest China. A recent statistics shows that there are more than a thousand bronze drums in museum collections throughout the country. Of these thirty-five were excavated after liberation. Basing himself on a study of datable specimens, the author has divided the ancient bronze drums of China into six types in the following chronological order : Bronze drums of different types vary not only in date but also in geographical distribution. Judging from the specimens with known provenances, the geographical distribution of ancient Chinese bronze drums may be listed as follows: Type A——central Yunnan Type B——Yunnan, western Kweichow and Kwangsi (west of the Liu and Ch'ien Rivers), southern Szechwan Type C——Yunnan, Kweichow, Szechwan, Kwangsi and parts of Kwangtung Type D——Kwangtung (west of the Pei Chiang River including the Island of Hainan) Type E——Yunnan, Kweichow, Kwangsi, Szechwan and other regions Type F——Border region of southwestern Yunnan Their developmental sequence may be shown as follows: The decorative designs found on the drums consist largely of realistic portrayals of the life and customs of the time and include such motifs as the gourd-pipe dance, shield dance, dragon-boat race, cattle-slaughtering and mill-swinging. As indicated by the designs of the bronze drums unearthed from the Shih-chai-shan cemetery, apart from being tokens of authority and wealth, the bronze drums also served as musical instruments in sacrificial rites, at which occasions they were either placed flat or suspended on a stand. The author believes that they were probably developed from a wooden prototype. So far, Type A, which is the most primitive type, has only been found in central Yunnan. Type B is distributed over a much wider area. The Yunnan region is noted for its rich deposits of copper and tin and the early smelting of both ores. It is, 240


therefoe, very possible that the casting of bronze drums began in this region. According to the "Description of the Hsi Nan Yi" of the Shih Chi, the region was then inhabited by the Yeh-lang, Tien, Mi Mo and Ch'iung Tu Tribes. Very likely the casting of bronze drums was first introduced by one of these tribes. . Cho đến nay, loại A, là loại nguyên thủy nhất, chỉ được tìm thấy ở trung tâm Yun-nan. Loại B được phân phối trên một khu vực rộng hơn nhiều. Khu vực Vân Nam được ghi nhận về trữ lượng đồng và thiếc phong phú và sự nấu chảy sớm của cả hai quặng. Đó là, có, rất có thể là việc đúc trống đồng bắt đầu ở khu vực này. Theo "De-scription of the Hsi Nan Yi" của Shih Chi, khu vực này sau đó được sinh sống bởi các bộ tộc Yeh-lang, Tien, Mi Mo và Ch'iung Tu. Rất có thể việc đúc trống đồng lần đầu tiên được giới thiệu bởi một trong những bộ tộc này. 《Acta Archaeologia Sinica》 1986-04 PRE-QIN BRONZES UNEARTHED IN GUANGDONG AND GUANGXI Huang Zhanyue Pre-Qin bronzes have been unearthed in over 40 counties in the Provinces of Guangdong and Guangxi, totalling over 800 peices. Of these, 717 peices were found in the controlled excavation of 38 pre-Qin tombs and the upper cultural layers of the Shixia site in Qujiang County, Guangdong Province, and they are of great value to researches. The rest 110 pieces are occasional, usually individual discoveries and therefore less valuable to our purpose.A comprehensive study of these bronzes and a careful comparison between the finds of this sort obtained in the Central Plains and those from the region of the ancient Yue people lead the author to the following conclusion.Firstly, the author does not consider it acceptable that the earliest date of the bronzes from Guangdong and Guangxi means the time by which the culture of the region had been in contact with that of the Central Plans. Up to now, there is not a single finding in both Guangdong and Guangxi which can stratigraphically prove that the region reached to the level of a bronze culture in the Shang-Yin and Western Zhou period. Judging from the level of social development of the regon and its geographical condihions at that time, most of the bronzes unearthed in two provinces can be taken as imported from the outside or imitated locally after the Chu State had opened up routes into the region. A small number of them might have been buried in a later period.Secondly, the bronze culture in the two provinces was formed during the Spring and Autumn Period or a little later. The bornzes unearthed from the upper layers of the Shixia site are the earliest evidence of the bronze culture in the region as far as we know at the present. They belong to the Spring and Autumn Period and the staring point of their age may be traced back to a little earlier time than the date of the upper layers of the Shixia site.Thirdly, an overwhelming majority of the pre-Qin bronzes unearthed in the two provinces have their analogies among the finds from the interior of the Central Plains, the territory of the ancient Chu State and the area formerly inhabitated by the Yue people south of the Yangtze River. Meanwhile, in the territory of the two provinces there are a small number of bronzes similar to those from the area of the ancient Pu people in the southwest. The former are earlier than the latter. A comparative study of them convinces the author that the bronze culture in the two provinces was formed and developed on the basis of the Neolithic culture in the area, with a driving force from the Yangyue and Wuyue cultures in the Yue region itself, and under the strong influence of the bronze cultures of the Chu State and the Central Plain's. It was essentially an aboriginal culture with its own characteristics, but was influenced by the style of the Central Plains and mixed with some elements of the Pu culture.Fourthly, all the pre-Qin bronzes unearthed in the two provineees are articles for daily use. Those with local features, for the most part, are small-sized weapons and tools, thin,poorly cast. Very few of them have only unique characteristics of the South Yue culture.Although bronze metallurgy came into being quite early in the two provinces, it failed. to produce any profound changes in the production and social structure of the region. Bronze industry and technology seem to have not been well developed here.Fifthly, up to the present, no ruins of pre-Qin cities have been discovered in the provinces. Maybe there had never been any cities in the region by that time. The pre-Qin tombs excavated do not have much difference in size, and up to now, no rule whatsoever has been discovered regarding funerary objects. No "ritual system" has been found and no marked distinction between the poor and the rich has been observed. No staffs and ritual vessels that symbolized power and social distinction has ever been found among the unearthed objects. All this seems to imply that the pre-Qin society in this region had not then cast off the stage of primitive society.

Acta Archaeologia Sinica》 1983-03 Add to Favorite Get Latest Update

A TENTATIVE STUDY OF EARLY BRONZE DRUMS Tong Enzheng The early bronze drums discussed in the present paper belong roughly to Type Ⅰ in the classification of Franz Heger. The common features of these drums are the division of the entire body into three sections,prominent belly with diameter

241

Commented [nct1]:


much greater than that of the top,slender waist and out-spreading feet,with four rings attached to the joint between the trun k and the waist.They can further be subdivided into Type Ⅰa,characterized by coarse ca- sting and simple decoration,and Type Ⅰb,characterized by fine casting and exquisite decora- tion of flying herons,scenes of boat race,feathered human fig ures,oxen,deers,etc. According to information obtained from archaeological excavations and the results of radio-carbon da tings,the bronze drums of Type Ⅰa were cast around the 7th century B.C. in the western part of the eastern Yunnan Plate au,and were introduced into southern Si- chuan,western Guizhou,western Guangxi,and northern Viet Nam,Thailand,Malay sia and Java around the 5th century B.C.,and subsequently developed into the drums of Type Ⅰb.The peoples who invent ed and used these early bronze drums include the inhabi- tants of western Guangxi,eastern Yunnan,southern Sichuan,we stern Guizhou,the valleys of the Youjiang-Yujiang River system in Guangxi Province and the valleys of the river system of the Honghe River in Viet Nam.These peoples belong mainly to the ancient Pu- Liao family of nationalities. Trống đồng sớ m được thảo luận trong bài báo hiện nay thuộc về loại Ⅰ trong phân loại Franz Heger. Các tính năng phổ biến của những trống này là phân chia toàn bộ cơ thể thành ba phần, bụng nổi bật với đường kính lớn hơn nhiều so với đỉnh, vòng eo mả nh mai và chân dang rộng, với bốn vòng gắn vào khớp giữa thân và eo. Chúng có thể được chia nhỏ thành Type Ⅰa, đư ợc đặc trưng bởi trang trí thô và trang trí đơn giản, và Type Ⅰb, được đặc trưng bởi đúc tốt và trang trí tinh tế bay diệc, c ảnh đua thuyền, nhân vật lông, bò, nai, vv Theo thông tin thu được từ các cuộc khai quật khảo cổ học và kết quả của các bảng dữ liệu carbon vô tuyến, các trống đồng của Type Ⅰa được đúc vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước Chúa. ở phía tây củ a cao nguyên Vân Nam phía đông, và được đưa vào miền nam Si-chuan, phía tây Quý Châu, tây Quảng Tây và miền bắc Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Java vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, và sau đó được phát triển thành trống của Type Ⅰb Người dân đã phát minh và sử dụng những chiếc trống đồng sớm này bao gồm những người hút thuốc tây Tây Quảng Tây, phía đông Vân Nam, phía nam Tứ Xuyên, phía tây Quý Châu, các thung lũng của hệ thống sông Youjian g-Yujiang ở tỉnh Quảng Tây và các thung lũng của hệ thống sông của Sông Hồng Hà ở Việt Nam. Những dân tộc này chủ yếu thuộc nhóm dân tộc Pu-Liao cổ.The social functions of these early bronze drums are quite complicate.They were used either as symbols of authority,musical instruments,sacrificial vessels,or for giving sound signals in wars.Modern physiologi sts found in their studies of ancient drums that rhythmic beatings of the drum can induce certain unusual feelings and reac tions in human beings such as intoxication,hallucinations,involuntary vibration of the body,convulsion,etc.The au- thor beli eves that the deep awe and respect the people of the ancient Pu-Liao family of na- tionalities felt for the bronze drums wer e due to such unusual sensations they could arouse in people.

Home|Journal Papers|About CNKI|User Service|FAQ|Contact Us|中文

N

242


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.