BRONZE DRUMS - TRỐNG ĐỒNG p.p.1-192 /phần I. Soạn giả Nguyễn Công Tảnh

Page 1

TRỐNG ĐỒNG Soạn giả: Nguyễn Công Tánh

DẪN NHẬP Trống đồng là một cổ vật của chung miền Nam Á, gồm cả Trung Hoa, Việt Nam, Miên, Thái, Phi, Miến, Mã Lai, Nam Dương... mà nơi phát xuất lớn nhất là Việt Nam trước khi có những cuộc khai quật quy mô các trống đồng tại vùng lãnh thổ của Sắc dân Choang (Zhuang) mìền nam nước Trung Hoa là những dân tộc ít người đông nhất ở Trung Hoa. Ghi chép cổ nhất có liên quan đến trống đồng xuất hiện trong Sử Bản (chữ Hán: 史本), một cuốn sách Trung Quốc từ trước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cuốn sách này nay không còn, nhưng được dẫn lại một phần tại một cuốn sách cổ khác: cuốn Thông điển (通典) của Đỗ Hữu (杜佑). Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận....". Sách này còn chép rằng Mã Viện, tướng nhà Hán, sau khi dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng 40-43, đã tận thu trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và cột đồng Mã Viện.

1


Ở Việt Nam, các cuốn Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái thế kỷ 14 ghi lại nhiều truyền thuyết về trống đồng. Các cuốn sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng nói đến trống đồng. CHƯƠNG I PHÁT HIỆN VÀ PHÂN LOAI TRỐNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM 1. Phát hiện Theo học giả Linh Mục Kim Định ghi chép nơi chương Dẫn Nhập trong tác phẩm “Sứ Điệp Trống Đồng, xuất bản vào năm 1984 thì vào thời Pháp thuộc, khoản 1885-1895, thực dân Pháp xem trống đồng là một di vật rất quý, nên tìm mua khắp nơi. Có 6 chiếc trống đồng loại thời danh nhất vào lúc đó: (Nguồn: http://searchvn.net/QueHuong/DiSan/trongdong-kimdinh.html)

Một do Moulié (Trống Sông Đà) lấy được của một người đàn bà góa quan lang người Mường ở miền Sông Đà tỉnh Hoà Bình. Chiếc này được đem trưng bày ở Hội Chợ Quốc Tế Paris 1889 rồi biến mất không còm tung tích nhưng đến năm 1936 lại thấy xuất hiện ở bảo tàng viện Guimet. Còn gọi là trống Moulié -

Trống Sông Đà (https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_%C4%90%C3%A0_(tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng)#/media/File:Trong_dong_Dong_ Son_Guimet.jpg)

- Chiếc thứ 2 là trống Khai Hóa, do Gillet lấy được ở một tù trưởng Miêu tộc trên vùng Vân Nam, cũng đưa đi đấu xảo ở Paris, rồi mất tích. Sau thấy xuất hiện ở bên Đức, tại bảo tàng viện dân tộc học thành Vienne. Còn gọi là trống Bắc kỳ Gilet I hay trống Viên - Chiếc trống đồng thứ ba là trống Ngọc Lũ của chùa Long Đại Sơn, làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Năm 1901, trường Viễn Đông Pháp đã nhờ trung gian chánh sứ Phủ Lý lấy trống ấy về Viễn Đông Bác Cổ, nay ở Hà Nội. - Chiếc trống thứ tư là trống Hoàng Hạ, tìm được vào năm 1932, nhân lúc khai sông gần làng Hoàng Hạ, tỉnh Hà Đông. Trống được trao cho trường Viễn Đông Pháp, để ở bảo tàng viện Finot, nay cũng ở Hà Nội. Đó là cặp trống đẹp nhất, cổ nhất, hơn cả 2 trống Sông Đà và Khai Hóa... - Chiếc trống thứ năm, gọi là Trống Hà Nội, được Anderson mua, đưa về Stockhom. - Và chiếc thứ sáu là trống Lào, tìm được bên đường cái Oubon bên Lào vào năm 1924. Theo Goloubew, chiếc trống này rất đẹp, cũng vào hạng cổ nhất, vì ít bị kiểu thức hóa. Mặt trống rộng 86 cm, cao 54 cm. Vòng 1 có 5 cặp vật giống giao long châu đầu vào nhau. Có nai và cả cá nữa. Về loại to nhất có trống Đông Hiếu (Nghệ An) rộng 89 cm, hiện ở Hà Nội.

2


- Theo Goloubew, còn một chiếc trống rộng tới 1 mét (3 ft) của một tay chơi người Pháp tên là Nelson trước ở Bắc Xế, Lào.

Trống Nelson Nguồn: http://www.persee.fr/doc/befeo_0336-1519_1932_num_32_1_4552?q=nouveaux%20tambours%20de%20bronze Cũng theo học giả Linh mục Kim Định thì có chứng cớ cho thấy bên Tây Âu đã biết về trống đồng từ năm 1682 (xem Asie du Sud Asiatique, Tome II Le Vietnam, L. Bezacier, Paris, Picard 1972). Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890) mà ông cho là từ Trung Quốc phát nguồn. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Tộc. Ông Franz Heger, một học giả người Áo làm cố vấn trong hội nghị nghiên cứu về Viễn Đông ở Hà Nội năm 1902 đã cho xuất bản tại Leipzig 2 quyển về trống đồng cổ ở Đông Nam Á. Sách in khổ lớn, có 45 hình và một bản mục lục về tất cả các diễn đề. Ông Heger chống lại ý kiến của Hirth cho trống đồng là sản phẩm của Trung Quốc, ủng hộ ý kiến của Grooth cho là của Việt Tộc, quả quyết trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở Bắc Việt, và xin người Pháp chú ý đến di vật đầy tính chất văn hóa này. Số trống đồng cổ trong công trình nghiên cứu của Franz Heger là 165 nhưng theo H... Parmentier, (Architecte diplômé, Chef du Service archéologique de l'Ecole Française d'Extrême-Orient) thì còn có những trống đồng khác đã được nhiều tư nhân ngoại quốc phát hiện tãn mạng ở vùng Viễn Đông trong số đó có một chiếc đang được lưu giữ ở viện Bảo Tàng Viễn Đông Bác Cổ, nâng tổng số trống đồng lên đến con số 188 vào thời đó cần được khảo sát và phân loại (H. Parmentier - Anciens tambours de bronze. BEFEO T. XVIII. Hà Nội. 1918 Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient Année 1918 Volume 18 Numéro 1)

2. Phân loại trống đồng ở Việt Nam trong thời Pháp thuộc Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết vào lúc ấy thành 4 loại.

3


- Loại I: thuộc vào loại trống đồng cổ xưa nhất giống như chiếc trống được trưng bày nơi Bảo Tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ ngày trước. Loại nầy thường có kích thước lớn và chia thành 3 vùng khác nhau: vùng giữa là thân trống thẳng đứng với tang trống phình cong; vùng trên cao là mâm mặt trống cong gắn nối vào tang trống; vùng thứ 3 là chân đế hình nón cụt của trống.

Trống đồng Hoàng Hạ, loại Heger I, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

- Loại II: không có tang trống phình cong xen kẻ giữa mâm mặt trống và thân trống. không có hình người hay vật nữa, thay vào toàn là hoa văn hình học dạng chữ S. Trên mặt trống thường có hình khối 4 con cóc, đôi khi 6 con, mặt trời 8 tia.

Trống đồng Tân Độ, loại Heger III, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

Phần quai trống là một chi tiết quan trọng của loại trống nầy. Thông thường mâm mặt trống thuộc loại nầy được trang trí bằng những con cóc hay bằng các mô hinh dũng sỹ. Mô hình cóc hay dũng sỹ thường được sắp xếp quy hướng theo chiều kim đồng hồ đi ngược. Hoa văn trình bày trên các trống loại I có tính cách đặc trưng; loại trống cổ xưa nhất nầy thường có hoa văn đơn sơ cách điệu với những hình dạng kỳ lạ khó thể nhận thức về người, thú vật, nhà cửa, ghe thuyền vân…vân… Loại II này được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam, ở miền Nam Trung Quốc và vùng hải đảo Mã Lai. Loại II và loại III có nhiều nét trùng hợp giống nhau. Nhất là mâm mặt vòng tròn của trống thường lớn quá khổ so với thân trống; các vùng hoa văn có những chi tiết nhiều hơn ở loại I nhưng lại là những chi tiết li ti và giống như những mắt khúc đồ đan lát. Mâm mặt trống thường được trang trí bằng 4 hoặc 6 con cóc đặt ngoài rìa mâm mặt trống. Một cách tổng quát, những dạng thức trên trống loại II đôi khi có khác biệt một ít so với loại I; quai trống không còn là một chi tiết quan trọng và thường chỉ là một loại quai đơn hình cong tròn. Hình ngôi sao thường có ít tia nhánh hình chỉ mành. Những vùng phân chia trên mâm mặt trống thường là số ít và cách trang trí thì đa số trường hợp được thực hiện bằng hai loại hoa văn chen kẽ nhau. Sự cách điệu hóa của những hoa văn nổi bật hơn so với trống loại III. Vào thời Pháp thuộc, Theo Heger thì người ta không 4


thể biết được xuất xứ, nguồn gốc của trống đồng loại II và vì thế người ta phải quy hướng sự phát xuất loại trống nầy từ vùng miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên trong số 13 trống được tìm thấy thì đã có 6 trống loại nầy tìm được ở vùng Bắc Việt Nam thời cổ. - Loại III: với hình dạng kém và thường là loại trống nhỏ và đôi khi chỉ được trang trí bằng hình những con cóc đúc nổi gắng chồng cặp đôi trên mâm mặt trống nhiều nhất là 4 cặp đôi. Hình thể thùng trống đơn giản hơn loại I; trục óng trụ choáng chỗ nhiều hơn hết và phần dưới ít khi thấy loe ra. Quai trống nhỏ và thanh lịch giống như những mẫu sợi tam giác bện chung lại với nhau. Thùng trống cũng được trang trí giống như thế. Dưới chân có đoàn voi đúc nổi đi chung quanh cây "đời sống". Đôi khi ốc thay voi. Được phát hiện ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma và Vân Nam (Trung Quốc).

Trống đồng Tân Độ, loại Heger III, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

Loại Heger III - Loại

IV: Có kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia. Tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.

Trống đồng Long Đọi Sơn, loại Heger IV, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng

5


loại Heger IV

Vào thời Pháp thuộc, người Pháp ở Việt Nam đã tìm thấy được 10 chiếc trống loại nầy trong số đó có 6 chiếc được tìm thấy ở Vân Nam Phủ/Trung Quốc mang về. Tất cả loại trống nầy đều giống với mẫu hình của trống loại I nhưng đôi khi có trộn lẫn những chi tiết hoặc mẫu tự Trung Quốc.

Hoa văn mặt trống loại IV

Nhỏ hơn những trống trong nhóm I và II, hình dáng thấp; ngôi sao luôn luôn là mười hai tia và con số này hình như có quan hệ với chu kỳ 12 con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi?) bởi vì có nhiều trống loại IV nầy mang những dấu chỉ hay hình những thú vật sắp xếp theo chu kỳ. Loại trống nầy không bao giờ có những con cóc (?). Les grenouilles n'apparaissent jamais sur ce type; ……. La présence de grenouilles sur le plateau fait supposer que ces objets ont pu jouer le rôle de tambours de pluie. (?) [Cần lưu ý về điểm nầy]. 3. Phân loại trống đồng Heger I/theo những hình khắc và hoa văn trên trống Theo cách phân lại nầy thì trống đồng Đông Sơn/Heger I chia thành 4 nhóm A, B, C, D. Mỗi nhóm lại được phân chia ra thành những nhóm nhỏ như A1, A2, …B1, B2, …C1, C2, …D1, D2, … -

Nhóm A A1: Gồm có 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương. Đặc điểm: - Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chính yếu. - Tang trống tức phần phình ra của trống) khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình dũng sĩ đứng trong các ô chữ nhật.

Ngọc Lũ I

tại Bảo Tàng Viện Lich sử Hà Nội ngày nay

Hoa văn:

- Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ gãy khúc và có hoa văn răng cưa 6


A2: Gồm 8 trống: Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha Long, Phú Xuyên và Hoà Bình. Đặc điểm: - Giống nhóm A1 là tang trống cũng có hình thuyền, nhưng số lượng thuyền thay dổi và trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt như ở nhóm A1. Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim, có 4 chân và đuôi dài như đôi chồn hoặc là hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há to. Chỉ có hình bò hay hình chim nhưng không có hình các dũng sĩ Hoa văn: Hoa văn chính yếu là hoạ tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa. -

Ngọc Lũ I tại Bảo Tàng Viện Hà Nội thời Thuộc Pháp

-

Nhóm B

Nhóm này có số lượng nhiều nhất, gồm 26 trống: Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ II, Phú Duy, Núi Gôi, Việt Khê, Làng Vạc III, Làng Vạc IV, Định Công I, Định Công II, Định Công III, Cửu Cao, Mật Sơn, Thiết Cương, Phương Tú, Pắc Tà, Giải Tất, Bình Phủ, Hà Nội, Hoằng Vinh, Vĩnh Ninh, Đông Sơn I, Đông Sơn II, Đông Sơn II, Đông Sơn IV, Đào Thịnh, Phú Khánh Đặc điểm: Hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một ít là hình sao 8 cánh và 10 cánh. Vành chim trên mặt trống thường khắc 4 con, một vài trống lại có là 6 con. Hoạ tiết lông công đã có thay đổi, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gãy khúc và vạch ngắn song song. - Nhóm C Gồm 11 trống: Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương I, Phú Phương II, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, Thôn Mống, Hàng Bún. Đặc điểm: Trên mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng hoa văn chủ yếu như sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có

tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình quả trám và hoa văn có hình trâm. 7

Trống đồng Minh Khí tại Bảo Tàng Viện Lịch sử Hà Nội


Ngoài ra còn có nhiều trống minh khí có kích thước nhỏ dùng trong việc tống tế theo người chết cho nên trên trống có rất ít hoa văn trang trí và vì thế không được đưa vào hệ thống phân loại như vừa kể trên. Trống minh khí dùng để chôn t heo người chết của các gia đình quyền quý giàu có vọng tộc.

8


CHƯƠNG II TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ 1- Phát hiện và xếp loại Trống Ngọc Lũ được tìm thấy hữu ngạn sông Hồng vào khoảng năm 1893 - 1894, do một số người Việt Nam thi hành nghĩa vụ dân công đắp đê ở xã Như Trác huyện Nam Xang (Lý Nhân). Khi đào ở bãi cát bồi thì thấy ở dưới độ sâu 2 mét lộ ra một vật bằng đồng rất lớn, các người dân công nầy vội lấp đất rồi đến đêm mới kéo ra đào thì thấy một trống đồng, họ khiêng về cúng vào đình làng Ngọc Lũ. Sau 7, 8 năm một họa sĩ người Pháp đến vẽ tại đình thấy trống liền báo cho Công sứ Pháp ở tỉnh Hà Nam. Nhân có cuộc đấu xảo ngày 15 - 11 - 1902 ở Hà Nội, trống được trường Viễn đông Bác Cổ mua lại với giá 550 đồng. Từ năm 1958 đến nay trống đồng Ngọc Lũ được lưu giữ, bảo quản và giới thiệu tại hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng Hà Nội Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ngày).

Trống đồng Ngọc Lũ đúc nhỏ làm quà tặng

Trống đồng Ngọc Lũ được xếp vào loại H1 - Heger (theo sự phân loại của học giả F. Heger người Áo vào năm 1902). Trống có màu xanh ngả xám Trống có kích thước lớn, hình dáng cân đối và đặc biệt có hoa văn trang trí đẹp nhất trong số những trống Đông Sơn được phát hiện ở Việt Nam. Trống có đường kính mặt: 79,3cm; đường kính chân: 8cm; Cao: 63cm. Trọng lượng của trống: 86kg. Trống gồm 3 bộ phận chính: Mặt trống, tang trống, thân trống bao gồm chân trống. Mặt trống chính giữa đúc thành ngôi sao nổi 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi. Đây là núm sao để đánh trống. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Bao quanh ngôi sao là 16 vành hoa văn: chấm nhỏ, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp, văn răng cưa, hình người hóa trang lông chim nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn và chim mỏ dài đứng. Tang trống hay phần phình ra của trống là chiếc hộp cộng hưởng khiến cho âm thanh trở thành vang dội. Phần trên có 6 vành hoa văn hình học: những đường chấm nhỏ thẳng hàng, hoa văn răng cưa, hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song. Phần dưới: là 6 chiếc thuyền chuyển động từ trái sang phải, chở người tay cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá, chó săn được thể hiện theo lối cách điệu. Gắn giữa tang và thân trống là hai đôi quai kép đúc nổi hoa văn bông lúa, đối xứng nhau. 9


Thân trống hình trụ đứng, là bộ phận nắn âm thanh. Phần giữa của thân có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các dũng sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa. Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn. Chân trống hình nón cụt, không có hoa văn, là cửa mở để âm thanh thoát ra và tỏa rộng nhanh chóng. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc nhóm trống đồng được tìm thấy tại một vùng địa dư có tên gọi là Đông Sơn,: là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa của vùng địa dư nầy trong khu vực Đông Nam Á. Trong những chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (chưa hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đề tài trang trí đẹp và phong phú nhất. Hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ phản ánh nhiều nét đặc trưng văn hóa của cư dân xã hội nơi vùng Đông Sơn. Trống đồng giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt đa dạng của cư dân xã hội Đông Sơn. Cơ bản thì trống là một nhạc khí dùng trong những lễ tiết lớn của dân tộc. Trống đồng còn được dùng trong lễ mai táng chôn theo người chết, trong lễ hội cầu mùa. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của tầng lớp thống trị thời cổ ở miền Bắc Việt Nam. Trên trống thể hiện rất nhiều hình trang trí khác nhau, diễn tả nhiều trạng thái sinh hoạt khác nhau của xã hội Đông Sơn. Khi nghiên cứu tìm hiểu đầy đủ và có hệ thống những hình hoa văn độc đáo ấy, người ta phần nào hiểu được đời sống vật chất và tinh thần của tổ chức xã hội cư dân thời đại đó. Trống đồng là một chứng vật lịch sử nói lên tài năng, kỹ thuật sáng tạo đồ đồng thau tuyệt vời của chủ nhân đã sáng tạo ra chúng. Điều đó được chứng minh bằng việc trống đồng Ngọc Lũ đã được đúc thể nghiệm lại rất nhiều lần nhưng vẫn không có được sự thành công thực sự như người xưa. Có biết bao điều bí ẩn về sự kết hợp pha chế của nguyên liệu khi đúc trống cho sản phẩm có được độ âm vang khi đánh, sự kết hợp hài hòa giữa tạo dáng và hoa văn trang trí trên trống. Chính vì có một vị trí quan trọng nổi bật như thế nên trống đồng Ngọc Lũ luôn được sự chú ý quan tâm, nghiên cứu của các thế hệ học giả Việt Nam và quốc tế.1 ____________ 1

(Nguồn tin: Viện Bảo Tàng Lịch Sử. http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Bao-vat-quoc-gia/2013/01/3A923522/) .*

10


2- Các hình ảnh và hoa văn trên trống đồng Đông Sơn/Heger I Những di chỉ khai quật từ những ngôi mộ vùng Đông Sơn và những trống đồng đã được tìm thấy từ trước tới nay trên nhiều vùng đất ở Việt Nam đã được các học giả quốc tế và quốc nội chú ý đặc biệt nhất là đối với những hình vẽ trên các loại trống đồng. Bởi vì từ những hình vẽ đó người ta suy định và đánh giá một nền văn minh thời cổ ở vùng Đông Sơn. Vấn đề then chốt gây hao tốn nhiều giấy mực ở đây là những sự suy diễn của nhiều học giả xưa nay chuyên nghiên cứu về trống đồng để cố gắng tìm ra ai là chủ nhân thật sự đã kết tạo ra những trống đồng đó. Hai học giả tiên phuông ngoại quốc là Henri Parmentier, Victor Goloubev đã tỉ mĩ mô tả các hình vẽ đó và về phía Việt Nam thì có các học giả như Lê Văn Siêu, Nguyễn Phương, Đào Duy Anh đào sâu vào chi tiết các hình vẽ trên các trống đồng Đông Sơn đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ.

(Hình thuyền nhân trên thân trống đồng Ngọc Lũ.)

Hoa văn trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ rất phong phú và sinh động, phản ánh nhiều sắc thái khác nhau về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Đông Sơn thời tiền sử, hoa văn được thể hiện cụ thể như sau: giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh nổi dày (tượng trưng cho mặt trời toả sáng), xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công, quanh ngôi sao là những vành đai hoa văn hình học gồm đường chấm nhỏ, vòng tròn có tiếp tuyến ngoài. . .v.v... Vành đai hoa văn hình người gồm: hai người giã gạo chày đôi, người đứng, ngồi trong nhà sàn, người đang đánh trống đồng, đoàn người đang nhảy múa... đan xen trong vành đai hoa văn hình người là các vật như: nhà sàn mái cong, nhà sàn mái úp, trống đồng, chuông đồng, vũ khí, nhạc khí.... Vành đai hoa văn động vật có: chim mỏ ngắn, mỏ dài, hươu.... Tang trống trang trí hình thuyền chở người có vũ trang trong nhiều hoạt động khác nhau. Thân trống trang trí hình võ sĩ cầm vũ khí, khiên chắn và rìu chiến. Quai trống đối xứng từng cặp đúc nổi hình bông lúa... Như vậy những hoa văn hình học là một đặc trưng của trống đồng Ngọc Lũ và khiến cho mặt Trống Đồng Ngọc Lũ trở nên thần bí trọng vọng, khác biệt với các mâm đồng dùng làm vật gia dụng dọn cơm bưng nước hằng ngày của người dân phàm tục. Thiếu những hoa văn hình học cầu kỳ đa dạng nầy thì mặt trống đồng Ngọc Lũ trở thành một mâm đồng trần truồng để dùng làm một vật một gia dụng tầm thường không mang một ý nghĩa cao quý nào khác. Các hoa văn trang trí trên trống đồng rất đa dạng, thể hiện nhiều góc cạnh của một xã hội thời Cổ xưa được tìm thấy trên địa bàn Đông Sơn. Các hoa văn này xuất hiện trên mặt, tang, thân và ngay cả chân trống đồng, chủ yếu gồm có hoa văn mặt trời, hoa văn kỷ hà, hoa văn tả cảnh sinh hoạt và những hình động vật. Bao quanh ngôi sao là 16 vành hoa văn (hình trên đây được đánh số thứ tự từ vòng trung tâm số 1 ra vòng ngoài rìa số 16) gồm có: những chấm nhỏ, vòng tròn tiếp tuyến, có chấm giữa, những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp, hoa văn răng cưa. v.v.., hình người hóa trang bằng lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hưu (lộc nai) đang đi cùng đàn chim mỏ ngắn đang bay và đàn chim mỏ dài xòe cánh cũng đang bay phía trên một đàn chim (hay gà rừng?) đang đứng với nhiều tư thế khác nhau. - Ngôi sao là họa tiết trung tâm quan trọng trên mặt trống Đồng Ngọc Lũ 11


- Vòng 11 trên Trống Ngọc Lũ có chiều rộng nhỏ hơn và hầu như ngang bằng với vòng 9. - Chim mỏ ngắn đang bay (vòng số 9) trên mặt trống Ngọc Lũ nguyên thủy gồm có 2 đàn chim mỏ ngắn với số lượng khác nhau: một đàn có 6 con và một đàn có 8 con (Cộng chung 14). - Có 2 nhóm lộc nai: nhóm 10 con với 6 chim mỏ ngắn đang bay và nhóm 10 con với 8 chim mỏ ngắn đang bay (vòng số 9) - Vòng số 7 gồm có hình 4 căn nhà và những hình người được xếp đặt gần như đối xứng nhau so với vòng trung tâm của ngôi sao. - Vòng số 9 gồm có chim mỏ dài xòe cánh đang bay phía trên một đàn chim (hay gà rừng?) đang đứng (dưới đất?) với nhiều tư thế khác nhau.

Sau đây là chi tiết những hình vẽ trên mặt và thân trống Ngọc Lũ. A/ Mặt trống đồng Ngọc Lũ

Mặt trống là phần được những nghệ nhân (Đông Sơn) tô điểm công phu và đặc biệt nhất. Từ vòng trung tâm (v.1) đi lần ra tới bờ vòng ngoài cùng (v.16), trước hết là một ngôi sao nhiều cạnh chiếm lĩnh 12


trung tâm điểm của mặt trống rồi đến những vòng trang trí theo nhiều kiểu cách trình bày hình học khác nhau hoặc hình người, hình cầm thú. a/ Ngôi sao: (v.#1) Mặt trống Hoàng Hạ

Hình lông công

Lông đuôi xòe của con công

Ngôi sao trên mặt trống Ngọc Lũ (vòng #1) có 14 cánh tia. Trống Hoàng Hạ có 16 cánh tia. Các loại trống Nelson, Bosc, Vienna, Battambang có 12 cánh tia. Trống Đông Sơn nói chung thì có loại chỉ có 8 cánh, có loại lại có tới 20 hay 22 cánh. Cuối đầu nhọn các tia của ngôi sao tiếp giáp với với vành vẽ vòng tròn chia cắt quãng giữa các cánh thành những mặt tam giác và bên trong các mặt tam giác đó lại được trang trí bằng các mô hình giống như hình thớ lông của con công có con mắt ở giữa. Loại hoa văn nầy chỉ thấy trên những loại trống Đông Sơn lớn mà nhà khảo cổ người Áo Heger gọi là nhóm I của loại H1 như: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương nhưng không tìm thấy trong các loại trống đồng Đông Sơn thuộc các nhóm khác cùng loại H1. Gọi mặt trời nhằm giải thích tục thờ mặt trời; gọi ngôi sao là nhằm miêu tả chứ không có ý nghĩa là một giải thích hợp lý. Hình tượng ngôi sao chiếm đúng trung tâm mặt trống nơi đánh trống. Ngôi sao bao gồm 3 phần: tâm, cánh tia và khoảng cách giữa các cánh tia. Tâm là một mảng tròn đúng tâm mặt trống. Từ tâm tỏa ra các cánh tia số lượng ít nhất là 4. Có hai nhóm hình tượng sao - nhóm I: tâm ngôi sao phẳng, cánh sao hình tâm giác (chủ yếu trống loại I, III, IV Heger) - nhóm II: tâm ngôi sao nổi lên thành u tròn, cánh tia ngôi sao như Mặt trống Ngọc Lũ, một đường thẳng nhọn đầu hơn là hình tam giác, gọi là tia sao chứ không gọi cánh sao (chủ yếu trông loại II Heger) Số lượng cánh sao mỗi trống khác nhau: 6, 7, 8, 10, 12, 14, 16. Chủ yếu là số lượng cánh sao chẵn. Số lượng cánh, tia quan hệ với đường kính mặt trống, trống cỡ lớn thường có 12 tia. Các khoảng trống giữa cánh sao trang trí dầy kín, tạo thành hào quang hay tia sáng của ngôi sao trung tâm. b/ Các vành trang trí hình học: (v.#2, #3, #4, #5, #6, #8, #10, #12, #13, #14, #15, #16) 13


Các vành nầy là thành phần chung của 2 vành lớn: một sát với vành ngôi sao (A), một ở vành rìa ngoài mặt trống (B) và gồm có nhiều loại mô thức khác nhau: - Vành A: (i) Mô thức số #4 là một vành lớn nằm ở giữa đặt nối tiếp nhau với những hình chữ S (hay chữ Z) viết nghiêng. Mỗi chữ đều có đường viền. (ii) Mô thức #2, #3 đối xứng với #5, #6. - Vành #2 và #6 giống nhau gồm có những chấm nằm giữa hai đường vòng đồng tâm. - Vành #3 và #5 giống nhau gồm có những vòng tròn nhỏ có chấm ở giữa và liên kết chéo với nhau bằng những đường tiếp tuyến đơn. Trên các trống đồng Đông Sơn khác thuộc nhóm 2 loại H1 cũng có những kiểu vòng tròn nhỏ có chấm ở giữa như vừa kể, cũng có những đường tiếp tuyến nhưng là những đường tiếp tuyến kép. - Vành B: (i) Mô thức #13 và #16 có hình răng cưa; mỗi dãy răng cưa đố xứng nhau bằng những chấm nhỏ. (ii) Mô thức #14, #15 gồm có những vòng tròn không có chấm giữa nhưng cũng có những đường tiếp tuyến chéo giống như vành của các vòng tròn #3 và #5 nhưng có thêm chấm giữa. (iii) Mô thức #12 và #16 bis giống nhau và gồm có những chấm nằm giữa hai đường vòng đồng tâm giống như #2 và #6 nơi vòng B. c/ Các vành trang trí sinh hoạt: người, thú vật và nhà cửa: (#7, #9, #11)

- Vành #7: Vành nầy rộng hơn tất cả các vành khác và gồm có 5 khung cảnh, mỗi khung cảnh lập lại 2 lần; mỗi lần lập lại chiếm một nửa vành tròn. Nửa dưới của vành là nửa A và nửa trên của vành là nửa B. 14


A

B

Khung cảnh 1: Hình người diễn hành (Chiến binh?) ở nửa dưới A gồm có 6 người. Nửa trên B gồm có 7 người. Trong đoàn (A), tay trái người dẫn đầu không có cầm thuẫn nhưng lại cầm một mũi giáo đầu nhọn chĩa xuống còn phần cán giáo có trang trí lông chim, và nơi tay phải cầm một vật khác có thể là một lưỡi rìu hay búa giống như 5 người khác trong đoàn. Ba người tiếp theo thì tay trái có cầm thuẫn. Hình người thứ 5 tay trái cầm một dụng cụ giống như một cái kèn thổi hơi óng tre. Hình người thứ 6 (A) đang đeo ngang lưng một vật giống như một cái trống, tay trái cầm dùi đánh trống, tay phải cần rìu hay búa như những người kia. Nửa trên B có 6 người đều mặc y phục giống nhau ngoại trừ người thứ đứng sau cùng không đội mũ. Tất cả đều vấn khố. Mũ và khố có thể được làm bằng cùng một thứ vật liệu cứng hay mềm, có thể là vải đặc biệt hay là da thú, mây hay nang tre, nứa hoặc mo nang dừa, mo nang cau. Mũ đội có gắng thêm lông chim dài, có thể là lông đuôi con công hay lông đuôi chim trĩ. Năm người đi đầu tay trái cầm thuẫn, tay phải cầm rìu hay búa. Người thứ 6 đi sau thổi kèn hơi. Người thứ 7 đi sau cùng có dáng điệu như người tang cầm gươm đang chỉ huy thúc hối những người đi phía trước. Có một khác biệt đáng chú ý: người đi đầu của nửa dưới A không cầm thuẫn nhưng cầm giáo đầu nhọn trang bị lông chim thay thế chiếc thuẫn thì nay lại được thay thế bằng hai người cầm thuẫn ở nửa trên B. Người cầm gươm ở nửa trên B lại không còn đội mũ lông chim như ở đoàn A. Tại sao? Chuyện gì đã xảy ra?

Hình người trên trống Hoàng Hạ

Ở trống Hoàng Hạ, sáu người mặc khố thì có 4 người cầm mũi giáo nhọn chĩa xuống; cán giáo có trang trí lông chim. Người thứ 5 không cầm vũ khí nhưng trang phục cũng giống hệt như 4 người cầm giáo nhọn đi phía trước. Thay vì cầm vũ khí, người thứ 5 nầy đang cầm thổi một vật gì giống như cái kèn hơi óng tre (M’Buot)1 cũng được trang trí giống như cái đầu của một con chim. Đặc biệt nhất là người 15


thứ 6 đi sau cùng: người nầy cũng mặc khố, không cầm khí giới nhưng hai tay nâng một vật gì giống như cái mâm hướng lên một con chim đang bay phía trên. Dáng điệu của người nầy giống như một người đang cầu khẩn kêu xin một điều gì đó với con chim (xin ban phát lương thực qua hình ảnh con chim ngậm quả trái hay hạt ngũ cốc hình tròn bỏ xuống mâm) hoặc đang chiêu dụ mời mọc con chim đáp xuống gắp thức ăn trên mâm (trái cây hoặc hạt ngũ cốc) do đoàn người nầy dâng hiến để con chim nầy bay theo sau hộ phù cuộc ra đi của đoàn dũng sĩ. -----------------M’buốt là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc H'mông. Được làm từ 1 quả bầu khô và 6 ống tre xếp thành 2 hàng được cắm vào trong quả bầu. Hàng trên có 4 ống, hàng dưới 2 ống. Các ống có chiều dài từ 38,5 cm - 70 cm, đường kính 2 cm. Hàng trên có 3 lỗ bấm phía dưới và 1 lỗ bấm phía trên. Hàng dưới một ống có 1 lỗ bấm trên, ống còn lại có lỗ bấm dưới. M'buốt có 1 lam bằng đồng nằm ở phần nứa trong lòng quả bầu. Được xếp vào nhạc cụ đa thanh, âm vực hơn 1 quãng 8. Âm sắc M'buốt nghe đục, trầm, rè hơi mờ ảo. Khi diễn tấu người chơi là nam giới đứng thổi. Miệng ngậm vào núm quả bầu để thổi, tay trái bấm vào hàng ống dưới, còn tay phải dùng 4 ngón tay giữ hàng ống trên và kết hợp với ngón cái để bấm. M'buốt có thể chơi một mình hay hòa tấu cùng các nhạc cụ khác, M'buốt thường được chơi trong đám hỏi, trong lúc tỏ tình hay thậm chí là trên nương rẫy hoặc đi đường. (1)

Khung cảnh 2: Nửa A và nửa B (Trống Ngọc Lũ) đều có 3 người, không có mũ lông (người thường?); một người tóc dài (?) mặc khố (người có chức phận?); một người tóc ngắn không mặc khố; một người mặc khố đứng ở tư thế cầu nguyện, hai tay nâng ngang, ngước mắt hướng về một con chim lớn mõ ngắn đang

A Trống Ngọc Lũ

B

bay phía trên. Hai người kia như đang đánh trống cầm nhịp bằng 2 dùi trống có gắng cờ lông chim cũng có thể là họ đang gõ nhịp trống (hay giã gạo?) theo kiểu chày đôi. Trên trống đồng Hoàng Hạ, cảnh nầy chỉ có 2 người tóc dài, không mặc khố, chày giã gạo không có buộc lông chim như ở trống Ngọc Lũ. Nữa A của trống Hoàng Hạ có 2 con chim đang quanh quẩn, có thể là chúng đang tìm thức ăn trong 2 chén đựng (hình chén chữ V) treo trên một trong 2 chày giả gạo phía bên trái. Cũng ở nữa A trống Hoàng Hạ, dưới chân người đứng phía bên mặt có một hình dạng gì giống như một con chim (dấu ?) đang ăn mót nhặt những hạt gạo văng ra trên sàn. Nữa B cho thấy chỉ còn một con chim đang ăn thức ăn trong chiếc chén hình chữ V kể trên còn một con kia đã ăn no xong thì đã bay đi trước. Khung cảnh 3: Nửa A và nửa B (trống Ngọc Lũ) đều có cùng một dạng kiến trúc giống như một đền hay miếu thờ của Ấn Độ Giáo Hindu với cổng đi vào tiền đường hình vòng cung. Đây cũng có thể là nhà Hội của các chức sắc bộ tộc. Bên trong nữa A có một hình người đang dung hai tay cầm dùi đánh vào những vật hình tròn giống như những cái trống hay chiêng sắp xếp dọc theo hai bên vách. Ở nửa B có một người đang đánh chiêng. Hai hình người nầy có thể là hai người khác nhau: một người đánh trống, một người đánh chiêng. Kiến trúc có hai cột trụ nhô lên. Chân cột trụ giống như hai chân của một người đang đứng xòe ra. Trên nóc cửa của gian đền không có chim đang đậu. Phía ngoài đền thờ có một người tóc dài vấn khố đang nâng hai tay, mắt hướng lên một con chim đang bay, dáng điệu như đang cầu vang xin con chim ban phát một điều gì đó. 16


Ở trống Hoàng Hạ thì cửa vào hình vòng cung của gian đền thờ ở phía nửa vòng B có hai con chim đang đậu đối mặt nhau. Bên trong gian đền thờ có hai người đánh chiêng (?) Phía ngoài gian đền thờ cũng có hai người gõ nhịp trống chày đôi (hay giã gạo?) Cửa vào hình vòng cung của gian đền thờ phía nửa vành A trống Hoàng Hạ có chi tiết tương tựa giống như ở gian đền trống Ngọc Lũ.

B

Hoàng Hạ

A

Hai người gõ nhịp trống Hoàng Hạ

Khung cảnh 4: Gian nối tiếp theo gian đền thờ có thể là nơi sinh hoạt thường nhật của những người cư ngụ trong ngôi nhà nóc cong hình sừng trâu (nhìn ngang) giống như loại nhà mái cong của một sắc tộc người Dayak va Batak ở đảo Borneo thuôc Nam Dương.

Loại nhà mái cong của Sắc dân Dayak và Batak ở đảo Borneo

Nửa A và nửa B trên trống Ngọc Lũ và Hoàng Hạ đều có một dạng hình đầu của một con trâu với hai sừng cong nhọn. Trên nóc nhà của nửa A trống Ngọc Lũ có 2 con chim đứng quay đầu ngược nhau, một con lớn (chim mẹ hay chim trống?) và 1 con nhỏ (chim con hay chim mái?). Ở nửa B chỉ có một con chim. Ở trống Hoàng Hạ chỉ có một con chim. Ở nửa A của trống Ngọc Lũ thì ở bên trong gian nhà sinh hoạt có 3 hình người đang ngồi, hai trong số đó đối mặt nhau: một người như nằm ngửa, đôi chân dang rộng (đàn bà?), mà người đối diện có thể là đàn ông (?); còn người thứ ba thì ngồi dựa lưng người đàn ông (có thể là đứa con?). Có thể suy diễn rằng đây là khung cảnh gian nhà dung làm nơi sinh hoạt của gia đình vợ chồng, sinh con đẻ cái. Ở nửa B trống Ngọc Lũ cũng có một khung cảnh nầy nhưng chỉ có một có chim trên nóc nhà, hai người ngồi đối diện (một đàn ông, một đàn bà?), người đàn ông đang nâng tay ngước mắt nhìn lên con chim để cầu khẩn, người đàn bà hai tay nâng mâm lễ vật: có thể đây là khung cảnh đôi vợ chồng đang cầu tự sinh đẻ con cái.

17


Khung cảnh 5: Đây là khung cảnh bên ngoài của đền thờ với cổng vào hình vòng cung. (a, b) và ngôi nhà nóc hình sừng trâu (c, d). Các hình người quanh cấu trúc đền thờ (a, b) đã được truy cứu ở phần trước. Bên ngoài cấu trúc có nóc hình sừng trâu (c, d) ở nửa A trống Ngọc Lũ có hình của 3 người ngồi và 1 người đứng. Mỗi người đều cầm một que dài chống đứng xuống một mặt sàn. Ở nửa B trống nầy cả 4 ngươi đều ở tư thế ngồi và cầm que dài. Những người nầy phải chăng là những thủy thủ tay chèo mà người đứng là thủy thủ giữ tay lái điều khiển. Phải chănng cây những que dài mà họ cầm trong tay vừa là cây chèo mà cũng là những cây dùi để đánh 4 chiếc trống ở phía dưới sàn? Ở trống đồng Hoàng Hạ (c,d), người giữ tai lái có gắng long chim và ngồi phía trước 3 người kia và cả 4 người đều có tóc dài. Hai học giả H.Parmentier và V, Gouloubew suy đều đoán rằng các hình phía dưới sàn là những trống đồng (Tambours):

“Sur le plancher se trouvent quatre figures assises ou exceptionnellement debout, tenant toutes un bâton vertical qui s'arrête au plancher. Au-dessous de chacun d'eux est un objet analogue à un tambour, placé sur un plateau soutenu par un poteau vertical et tout entouré d'une nappe de points. Tout ces personnages ont des chignons ou ont les cheveux libres. (H.Parmentier, ANCIENS TAMBOURS DE BRONZE, p. 9)” “d)Une plateforme légère de bois, accolée à la maisonnette, et sous laquelle s'alignent quatre tambours; sur la plateforme ont pris place quatre personnages munis de pilons (fig. 6 d). (V.GOULOUBEW, Le Tambour métallique de Hoàng Hạ, p.386)”

-Vành #9: Đây là một khung cảnh Hưu và Chim đang di động theo cùng một hướng ngược kim dồng hồ . Ở nửa B trống Ngọc Lũ có 6 con chim bay nối tiếp theo một đàn hưu 10 con đang di chuyển ở phía trước. Đàng hưu có 5 con đực và 5 con cái xen kẻ nhau từng đôi một. Bộ phận sinh dục của hưu đực thể hiện rất rõ và hưu cái đi theo sau hưu đực. Ở nửa A có 8 con chim và 10 con hưu. Tại sao có 6 con chim rồi lại 10 con chim? Cho đến nay chưa thấy có tài liệu nào giải thích sự khác biệt nầy một cách khoa học và thuần lý. Mười con hưu là biểu hiệu gì?

18


1– Nai (hay hưu) 1.1. Nai cái có gạc. Vòng Hình #9 ở mặt trống Ngọc Lũ có 2 bầy nai, mỗi bầy 10 con, xen kẽ một con đực một con cái. Điểm đặc biệt là hình nai cái cũng có sừng như nai đực. Trên thế giới hiện nay đa số các nai cái không có sừng, chỉ trừ loại nai sừng lớn nơi vùng đất các xứ lạnh tuyết nhiều mà người miền Nam Việt Nam thường gọi là nai chà. (Bình Nguyên Lộc, Lột trần Việt ngữ/ Chương 11Nguồn:http://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/LotTranVietNgu/LotTranVietNgu_00.html). Nhưng hình nai trên trống đồng Ngọc Lũ chắc không phải là loại nai chà.

1.2. Nai là tượng hình thay cho các tiếng Nái, Nãi, Mẹ, Mệ? Phải chăng đây là dấu chỉ mà người xưa ghi lại qua hình tượng loài Nai, để biểu trưng cho tiếng Việt ‘Nai’, hay tiếng Hán Việt ‘Mê’. Chữ Mê trong Hán Việt Từ Điển, do Đào Duy Anh biên soạn, (nxb Trường Thi, Sàigòn 1957, tr. 553) nghĩa là nai, lộc, là hươu. Hươu có thân hình nhỏ hơn nai, sừng cũng nhỏ và ít nhánh hơn. Theo thời gian âm ‘Mê’ có thể biến thanh thành Mẹ, và Mệ. Mệ là tiếng cháu kêu gọi Bà Nội, Bà Ngoại. Âm Nai có thể biến thanh là Nãi, Nái. Hiện nay, ở vùng Tộc Việt phương Bắc, con vẫn gọi Mẹ là Nãi, cháu gọi Bà là Nãi Nãi. Thiếng Mệ thường được nghe thấy ở miền Trung Việt Nam. Chữ Nái trong Heo nái tức là heo mẹ. (theo: Nguyễn Thanh Đức: VĂN MINH VĂN HÓA LẠC HỒNG TRÊN THẠP VÀ TRỐNG ĐỒNG . (Nguồn: http://vietcatholic.net/Media/LacHongTrongDong.pdf).

2– Chim 2.1 Chim mỏ ngắn, cánh cụt, đuôi ngắn

Vành #9 còn có 2 đàn chim cánh cụt, đuôi ngắn. Một đàn 8 con, một đàn 6 con. Sự sai biệt trong cách trình bày không đối xứng nầy chưa thấy có tài liệu nào từ trước tới nay giải thích một cách thuần lý và chính chắn. Theo học giả khảo cổ Henri Parmentier thì chim đuôi ngắn, cánh ngắn trong vòng hình #9 là loại gà tây (dindon): mỏ chim ngắn và có mồng thịt (caroncule) thòng xuống giống như như cái mồng dài của con gà tây. Sự suy đoán nầy hữu lý và có thể căn cứ vào đó để suy định rằng nai và gà tây là hai loại thú ở rừng, núi mà người xưa săn bắt để sinh tồn trong thời hoang dã. Loại gà tây hoang dã thường tìm thức ăn ngay trên mặt đất nhưng chúng cũng có thể bay lên cao với tốc độ nhanh. 2.2– Chim mỏ dài, đuôi dài, cánh rộng, cẳng dài

Vành #11 chỉ có hoa văn các con chim đuôi dài, cẳng dài, mỏ dài nhọn giống như đầu một chiếc rìu (à forte huppe), cánh rộng nối đuôi nhau ngược chiều vòng kim đồng hồ giống như những con cò cao cẳng (échassiers) đang bay. Những con chim đứng phía dưới khoảng trống của chim mỏ dài đang bay được vẽ theo thế nhìn ngang và gồm có 2 dạng: dạng hình chung và dạng hình khác thường. Dạng hình chung gồm có các con chim béo lùn (a) mỏ ngắn, dưới mỏ có một hình tam giác mà H.Parmentier suy đoán rằng đó là một cái túi cổ họng của loại chim bồ nông (pélican). Dạng hình chim thứ 2 (b) có mỏ dài hơn và cong 19


xuống: có thể đây cũng là một loại gà tây giống như đã đề cặp nơi vành #9. Có thể đây là một loại chim thuộc họ Hồng hoàng (Buceros bicornis) (2). mà địa bàn sinh thái của loại chim nầy thường tìm thấy ở phía Tây và Tây Nam Vân Nam /Trung Quốc và Đông Nam Tây Tạng, ở Ấn Độ; Cambodia; India; Indonesia; Laos People's Democratic Republic; Malaysia; Myanmar; Nepal; Thailand; Viet Nam. ----------Buceros bicornis là thành viên to lớn nhất trong họ Hồng hoàng (Bucerotidae). Hồng hoàng sinh sống trong các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Kích thước to lớn và màu sắc đầy ấn tượng của chúng đã góp phần làm cho chúng trở thành một phần trong văn hóa và nghi lễ của một số các bộ lạc địa phương. Hồng hoàng sống khá thọ với tuổi thọ đạt tới 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Hồng hoàng là loài chim lớn, có thể dài tới 95-120 cm (38-47 inch), với sải cánh dài tới 152 cm (60 inch) và cân nặng 2,15-4 kg (4,7-8,8 lb). Đặc trưng nổi bật nhất của hồng hoàng là phần mũ mỏ màu vàng tươi và đen trên đỉnh chiếc mỏ lớn của nó. Mũ mỏ rỗng và chưa rõ mục đích để làm gì mặc dù người ta tin rằng nó là kết quả của chọn lọc giới tính Hồng hoàng mái nhỏ hơn và có mắt màu xanh lam thay vì mắt đỏ. Hồng hoàng trống rỉa lông để bôi chất nhờn màu vàng vào lông cánh sơ cấp cũng như mỏ để làm cho chúng có màu vàng tươi. Trong tự nhiên, thức ăn của hồng hoàng chủ yếu là các loại quả. Nó cũng ăn cả các loài thú, chim, thằn lằn rắn và côn trùng nhỏ. Hồng hoàng mái làm tổ trong lỗ rỗng trên thân các cây lớn và miệng tổ được bịt bằng một lớp trát bằng phân [4]. Nó tự giam mình trong tổ cho tới khi chim non phát triển tương đối, dựa trên thức ăn cho chim trống đem về thông qua khe nứt trong lớp trát. Trong thời kỳ này chim mái trải qua thời kỳ rụng lông hoàn toàn. Mỗi lứa đẻ gồm 1 tới 2 trứng và được ấp trong 38-40 ngày. Hồng hoàng tạo thành các cặp một vợ một chồng nhưng sống thành bầy từ 2-40 cá thể. (2)

Hình chim tồn tại phổ biến và tiếp nối lâu dài trên trống đồng. Đẹp nhất và phong phú nhất trên trống Đông Sơn (H1) có ý nghĩa nghệ thuật và lịch sử khảo cổ cao. Như đã đề cặp một các tổng quát ở phần trên, người ta thấy có hai dạng chim cơ bản: bay và đứng. -

Loại thứ nhất: chim bay

Hình chim bay khác nhau ở mỏ và cánh. Có loại mỏ ngắn và mỏ dài. Loại mỏ ngắn quắm như mỏ vẹt hoặc nhọn như mỏ bồ câu hay gà. Hình cánh chim thường có 3 dạng: Dạng 1: cánh xòe ngang thành đường thẳng, vát vào thành hai đường xiên, nếu kéo dài các nét ra gặp nhau thì thành hình tam giác. Dạng bay này biến mất rất nhanh trên trang trí trống đồng các loại. Dạng 2: cánh chim xòe ngang ra rồi cụp xiên xuống giống như cánh chim thật. Dạng này phổ biến và là dạng chim mỏ dài cánh hai đoạn, đuôi dài, chân dài mà người ta nhận dạng chính xác là hình con cò bay. Đường nét hoa văn hình chim nầy đơn sơ, mọc mạc, mảnh khảnh, rất tự nhiên khiến người ta muốn so sánh vơi các hình vẽ trên các hang động vách đá của các sắc tộc thổ dân ở Úc. Dạng 3: hình chim bay nhìn nghiêng gồm hai phần. Hình chim mỏ ngắn, hoặc chim có đuôi dài xòe rộng giống chim phượng, có con giống bồ câu bay. - Loại thứ hai: chim đứng Hình chim đứng khác nhau ở tư thế và mỏ. Có hai loại cổ dài và cổ ngắn. Hình chim đứng có trên mặt và tang ở tất cả các loại trống. Cũng có 2 loại chim mỏ dài và mỏ ngắn. Hình chim đều dáng nhìn nghiêng, cánh xếp vào thân, thân hình quả trứng, chân là hai đoạn thẳng đơn giản thường không thể hiện bàn chân. Chim mỏ nhọn thông thường chúc mỏ xuống đất. , , có hình chim vươn cổ như dang hót, có chim đuôi dài như công. Loại chim mỏ dài thì lớn và có lẽ là thuộc dòng chim nước như bồ nông hay cò. Có chim chân cao cổ dài đang gấp một con cá, chim nước ngoái cổ ra sau. Một con chim cò đang bay ngược từ dưới lên tư thế nhanh mạnh như vừa săn được mồi dưới nước. Ngoài dạng chim tả thực ở trên còn nhiều dạng chim cách điệu cao độ hơn. Chim nước và gà có thể nhận dạng tương đối đúng, chứng tỏ nghệ nhân nắm vững nét đặc trưng chủng loại chim. 20


Chim Hồng hoàng (Hornbill, symbol of Borneo. Kalimantan, Indonesia) Chim mỏ sừng (2) https://en.wikipedia.org/wiki/Great_hornbill http://www.123rf.com/photo_12335325_traditional-dayak-tribal-culture--horbill-symbol-of-borneo--kalimantan-indonesia.html

- Loại thứ ba: chim ngậm cá Hình cá thể hiện lọại cá nhỏ, đầu nhọn, vây lưng và vây bụng nhiều xương, đuôi ngắn. Trên trống Hoàng Hạ dưới 1 chiếc thuyền có 2 hình cá bên dưới lường thuyền (lội ngược chiều nhau?) và 1 hình cá đang bị cò ngậm trong mỏ. Cánh chim quắp cá thấy trên trống Miếu Môn. Hình tượng cá đơn giản và hiếm gặp.

https://www.google.com.au/search?q=H%C3%ACnh+chim+tr%C3%AAn+tr%E1%BB%91ng+ho%C3%A0ng+h%E1%BA%A1&espv=2&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwip_uvk4I DTAhUMI5QKHXMYC5oQsAQIIQ&biw=1680&bih=944#imgrc=truUukhue2IQDM:

https://www.google.com.au/search?q=H%C3%ACnh+chim+tr%C3%AAn+tr%E1%BB%91ng+mi%E1%BA%BFu+m%C3%B4n&espv=2&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwjM7cWN 3oDTAhVFI5QKHfrvBZwQ7AkIJQ&biw=1680&bih=944&dpr=1#imgrc=_

3 - Hình bò Người ta thấy hình bò trên thân trống trống Đông Sơn như trống Đồi Ro, Làng Vạc, Đồng Cẩu. Thường lưng trống chia thành 8 ô, mối ô có hình một con bò u. Hình tượng nhìn nghiêng đôi sừng cong nhìn chính diện, bò có u rõ ràng. Thân bò trang trí bằng nét vạch song song xiên ngắn hay 4 vòng tròn tiếp tuyến có chấm có thể là để tượng trưng cho long của con bò...Mắt bò hình tròn có chấm.

(Hình minh họa theo Phạm Huy Thông et alls: DONG SON DRUMS IN VIET NAM. The Viet Nam Social Science Publishing House -1990, tr.tr.28-33)

4 - Hình thú lạ 21


Đây là loại hình tượng không phổ biến trên trống đồng như nai và bò. Chỉ mới phát hiện được trên 3 trống Đông Sơn: Miếu Môn, Phú Xuyên, Hòa Bình. Người ta gọi đó là hình con thú lạ 4 chân kỳ dị. -Trống Miếu Môn: con thú đuôi dài quét trên mặt đất, miệng thú ngậm mồi nhưng vẫn nhọn, miệng nhọn hoắc, những vạch ngắn miêu tả chân, có con đực con cái -Trống Hòa Bình: đuôi cong cuộn lên phía sau lưng, không có chi tiết ngón chân, không phân biệt được đực cái.

-Trống Phú Xuyên: đuôi cong cuộn lên phía sau lưng, miệng há ra, những vạch ngắn miêu tả chân, không phân biệt được đực cái

B/ Hình người và thuyền trên tang, thân trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và Thạp Đồng Đào Thịnh -Trống Hoàng Hạ

Hình thuyền trên trống Hoàng Hạ

-Trống

Ngọc Lũ 22


Hình thuyền trên thân trống Ngọc Lũ

Trống Ngọc Lũ là chiếc trống có kích thước lớn, hình dáng cổ kính, cân đối, tập trung hoa văn phong phú, hiện thực. Chi tiết chính yếu ở thân trống là hình thuyền. Sáu thuyền giống nhau, đều hình cong vòng cung đi theo hướng từ trái sang phải của người xem. Ở giữa thuyền có một cây cột trang sức bằng lông chim và đầu chim. Sáu thuyền trên tang trống Ngọc Lũ cơ bản giống nhau, chỉ khác về một vài chi tiết. Thân thuyền ghép ván cong hình cánh cung được thể hiện bằng những nhóm vạch ngang dọc xen kẽ. Đầu thuyền có cấu tạo phức tạp, đuôi kép uốn cao, trang trí hình đầu chim, cắm lông chim. Mái chèo lái đằng đuôi rất lớn, rộng bản, người đứng hoặc ngồi chèo trong tư thế gắng sức. Sạp lầu (vọng lâu?) bố trí ở phần nửa sau thân thuyền, có khi gần giữa, có khi lui về phía đuôi thuyền. Trên sạp vọng lâu có một số người sử dụng cung tên, nỏ. Dưới sạp cất giữ đồ đồng quý như trống, bình đồng. Ở giữa thuyền hoặc lùi về phía mũi là vị trí của người đứng đánh trống da và chiếc trống da được đặt nằm ngang trên một hệ thống cọc, đỡ cao ngang ngực hoặc ngang mặt người đánh. Tay trái người đánh trống đặt trên mặt trống, tay phải giơ ra sau nắm đầu một tù binh bị trói ngồi bệt trên sàn thuyền. Ở sát mũi thuyền là một chiến binh với tư thế ngồi, hai tay cầm rìu xéo giơ lên phía trước. Sau anh ta, có khi có chiến binh đứng tay cầm giáo, có khi không. Cũng như vậy, phía sau người đánh trống da, có khi có thêm một chiến binh cầm giáo hoặc lao đang hành thích tù binh. Trước mũi thuyền có một hình chim đứng chuyển động theo chiều ngược kim đồng hồ, tức là theo chiều mặt trời. Bờm chim có những sợi lông dài như tia sáng. Tay lái của thuyền này có cái dầm hình trụ chống, có đáy hình núi như diễn tả dòng nước, trên đầu tay chèo hình đầu chim có mỏ tính trông giống cái búa. Hình thuyền trang trí trên tang trống của một số trống đồng cỡ lớn là đồ họa hình trắc diện một con thuyền. Hai đường thẳng tương đối song song uốn cong hai đầu, kết thúc bằng hình tượng đầu chim. (http://vhnt.org.vn/tin-tuc/van-hoa-co-truyen/29913/hinh-tuong-con-thuyen-tren-trong-dong-va-thap-dong-thoi-dong-son) Trống đồng Hoàng Hạ cũng trang trí sáu hình thuyền với hình người hóa trang ngồi trên thuyền. Các nhân vật trên thuyền tương tự như ở trống Ngọc Lũ, nhưng thứ tự bố trí có thay đổi. Thuyền trên trống Hoàng Hạ có thân ghép ván tương tự thuyền Ngọc Lũ nhưng ít cong hơn. Đuôi và đầu thuyền uốn cong trang trí hình đầu chim. Mái chèo lái ở đuôi thuyền rộng bản, dài. Ở đầu thuyền có hai mỏ neo thả dài từ đáy xuống. Sạp vọng lâu cao vừa bằng chiều cao một người đứng trong đó. Trên vọng lâu có một người điều khiển nỏ. Giữa thuyền cũng là hình trống da và người đánh trống tay trái, tay phải nắm đầu tù binh ngồi phía sau. Ở đây không có chiến binh cầm rìu ngồi ở mũi thuyền, chỉ có hai người đứng tay trái đều cầm lao, tay phải cầm rìu xéo hoặc cầm gậy đều có dáng hình vòng cung. Đầu và đuôi thuyền cong vút được cắm lông chim. Ở đuôi thuyền có bánh lái. Giữa thuyền có một cái lầu, chứng tỏ đây là loại thuyền có kích thước tương đối lớn, không những chở được nhiều người mà còn có cả lầu cao. (http://vhnt.org.vn/tintuc/van-hoa-co-truyen/29913/hinh-tuong-con-thuyen-tren-trong-dong-va-thap-dong-thoi-dong-son). Nơi trống Hoàng Hạ, dưới mỗi chiếc 23


thuyền còn có 2 hình cá và 1 một hình chim mỏ dài (chim cò?) ngậm một con cá trong mỏ. Ở trống miếu Môn cũng có hình cá và chim mỏ dài tương tựa.

https://www.google.com.au/search?q=H%C3%ACnh+chim+tr%C3%AAn+tr%E1%BB%91ng+ho%C3%A0ng+h%E1%BA%A1&espv=2&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwi p_uvk4IDTAhUMI5QKHXMYC5oQsAQIIQ&biw=1680&bih=944#imgrc=truUukhue2IQDM

https://www.google.com.au/search?q=H%C3%ACnh+chim+tr%C3%AAn+tr%E1%BB%91ng+mi%E1%BA%BFu+m%C3%B4n&espv=2&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwj M7cWN3oDTAhVFI5QKHfrvBZwQ7AkIJQ&b iw=1680&bih=944&dpr=1#imgrc=_

(http://lyviettruongls.blogspot.com.au/2014/08/con-rong-thoi-ly-va-bieu-tuong-phat-giao.html)

- Thạp đồng Đào Thịnh Thạp Đào Thịnh có kích thước lớn nhất được phát hiện từ trước cho đến nay. Thạp được trang trí từ nắp cho tới chân với hai mô típ (motif: hình thể) chủ đạo là hình người, động vật và hình học. Hoa văn trên thân thạp Đào Thịnh đáng chú ý nhất là tám chiếc thuyền, thể hiện thành bốn cặp thuyền dính với nhau bởi hình hai con cá sấu đấu chân đối nhau (con vật này còn được gọi là giao long). Mọi thành viên trên thuyền đều vận trang phục lễ hội với lông chim cắm trên đầu và khố váy dài rộng. Vũ khí (rìu chiến, qua, dao găm, cung nỏ và giáo lao) không thể thiếu ở các thuyền này. Các chiến binh cầm vũ khí đứng rải trên mạn thuyền. Ngoài ra, có ba vị trí chiến binh khá ổn định trên thuyền chiến là người cầm rìu đứng trước mũi thuyền, người đánh trống đứng giữa thuyền và người đà công (chèo lái) đứng cuối thuyền. Băng thuyền được dùng thủ pháp trang trí điền kín. Trên các khe hở ở giữa các khoảng cờ quạt, lông chim, nghệ nhân điền vào đó các con chim bay để thể hiện trời. Bên dưới, ở khoảng trống giữa các đầu 24


cong đuôi và mũi thuyền, nghệ nhân điền vào hình các loài thủy tộc như cá, rùa, chim bắt cá và đôi khi cả cá sấu hay rái cá, thể hiện “đất, nước”.

Thạp đồng Đào Thịnh https://www.google.com.au/search?q=H%C3%ACnh+thuy%E1%BB%81n+trang+tr%C3%AD+tr%C3%AAn+Th%E1%BA%A1p+%C4%91%E1 %BB%93ng+%C4%90%C3%A0o+Th%E1%BB%8Bnh&espv=2&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwj97YbuuoXTAhVFV7wKHan RB0QQ7AkIJw&biw=1680&bih=944&dpr=1

25


Trên thuyền, phía trước là nhóm người mình trần chèo thuyền, trong khi những chiến binh ở thuyền sau đầu đội mũ lông chim, đóng khố tua dài, một tay cầm rìu hoặc giáo, tay kia cầm khiên tư thế oai chiến đấu. Xung quanh thuyền, phía trên là chim bay rợp trời, phía dưới là cá và các loại chim, thú ăn bắt cá. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là diễn cảnh của một lễ hội khải hoàn. Cảnh tượng khải hoàn được nghệ nhân thể hiện thật hoành tráng. Thân thạp được khắc sâu ở mỗi hình chiếc thuyền mũi cong có nhiều người mặc y phục cài lông chim đứng trên sàn thuyền. Y phục cài long chim nầy giống như trang phục của sắc tộc người Dayak ở đảo Borneo ngày nay.

Dayak Chief Borneo http://en.wikipedia.org/wiki/Dayak_people

Ngoài hoa văn trang trí người và thuyền, thân thạp còn trang trí một số hoa văn động vật như chim đang bay, cá sấu cặp đôi và nhiều băng hoa văn hình học… (Nguồn: Tạp chí VHNT số 386, tháng 8-2016. Tác giả: YẾN VĂN HÒA (http://vhnt.org.vn/tin-tuc/van-hoa-co-truyen/29913/hinh-tuong-con-thuyen-tren-trong-dong-va-thap-dong-thoi-dong-son)

26


CHƯƠNG III TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ BỘ TỘC LẠC VIỆT Trong sách Việt Sử Tân Khảo (VSTK), Quyển I, từ trang 3 đến trang 7, soạn giả Nguyễn Công Tánh viết: “Nguồn gốc bộ tộc Lạc không rõ từ đâu. “Sách Đại Việt Sử Lược viết: "Ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ma thuật chinh phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang"(ĐVSL/Q. I) và sách An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng viết: "Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, làm chủ các ruộng ấy gọi là Lạc vương, người phụ tá gọi là Lạc tướng, Lạc hầu". “Có thể suy diễn như sau: một nhóm tộc Việt của Bách Việt đến định cư và sinh sống ở bộ lạc Gia Ninh; nhóm Việt tộc lần lần trở nên hùng mạnh và lấn quyền cai trị tất cả người dân trong bộ lạc Gia Ninh và do một người đứng đầu của nhóm Việt tộc nắm giữ (ĐVSL gọi là "người lạ") rồi từ Gia Ninh dùng mưu chiếm cứ bộ lạc Giao Chỉ, bộ lạc Văn Lang và các bộ lạc khác. Sau khi gồm thâu tất cả các bộ lạc, người lạ tự xưng là Hùng vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Văn Lang (Vùng Lâm Thao, Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phú ngày nay). “Lặp lại những truyện tích thần thoại hoang đường trong dân giang, sử cũ viết rằng: "vua Rồng của người Lạc tức Lạc Long Quân lấy nàng Âu" (Âu cơ; cơ: cô nàng, cô nàng của bộ tộc Âu) có lẽ là vì sử cũ muốn phản ảnh sự tiếp xúc và mối liên hệ gắn bó từ lâu đời giữa bộ tộc Lạc Việt và bộ tộc Âu Việt và cho thấy sự có mặt của tộc giống Lạc Việt xuất hiện cùng một thời đại hoặc lâu hơn với tộc giống Âu Việt. “Câu hỏi đặt ra là: tại sao có giống tộc Lạc và tại sao giống tộc nầy lại tập trung nhiều ở vùng Giao Chỉ? Lãnh thổ Giao Chỉ ở đâu? “Câu hỏi trên được đặt ra ngầm ý rằng lãnh thổ Giao Chỉ đã có từ lâu, trước khi có sự hiện diện của tộc giống Lạc Việt trên phần đất nầy, hay nói một cách khác, người Giao Chỉ nguyên thủy không phải là người Lạc Việt. “Đại Việt Sử Lược (ĐVSL) viết: "Xưa, vào lúc vua Huỳnh Đế tạo dựng đế quốc Trung Hoa, thấy rằng Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được cho nên mới coi ranh giới tiếp giáp với 15 bộ lạc ở phía Tây Nam, (trong đó có bộ lạc Giao Chỉ) như là giới hạn của đế quốc Trung Hoa.". Như vậy, vào thời đại của Huỳnh Đế (vào khoảng 26972597 TCN), Giao Chỉ không bị rơi vào vòng kiềm toả của tổ tiên nước Trung Hoa. “Sách Kinh thư của Trung Hoa, thiên "Nghiêu điển" chép: vua Nghiêu (2357-2258 TCN) sai Hi Thúc giữ việc suy trắc khí hậu ở Nam Giao (Nam Giao: đất Giao ở phương Nam). Sách Sử Ký của Trung Hoa chép: Năm Tân Mão thứ 6 (1110 TCN) đời Thành vương nhà Chu, phía nam bộ lạc Giao Chỉ có Việt thường thị qua ba lần sứ dịch, sang dâng chim trĩ trắng. “Theo những sự ghi chép đó thì lãnh thổ Giao Chỉ đã có trước đời nhà Đường, tồn tại mãi tới đời nhà Chu (1122-256 TCN) và nằm kề cận với lãnh thổ của bộ lạc Việt Thường. “Vậy, giống tộc nguyên thủy ở Giao Chỉ là giống tộc nào? Phải chăng giống tộc nầy là giống tộc chính gốc của người Việt Nam hiện nay? “Các công trình khai quật và nghiên cứu các di chỉ khảo cổ đã tìm thấy những dấu vết về giai đoạn của nhóm người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm. Ở núi Đọ (Thanh Hóa) có rất nhiều công cụ đồ đá cũ, răng người vượn ở Bình Gia (Lạng Sơn): người vượn khai thác đá ở sườn núi, mài đẽo đơn sơ để tạo thành những công cụ chặt đẽo, rìu tay, bàn nạo. . để chặt cây, vót nhọn tre, lao, gỗ . . .; hình dạng các công cụ rất thô sơ phản ảnh thời đại non trẻ của lịch sử đang hình thành. “Dấu vết con người cùng với những động vật cổ đã hóa thạch phát hiện được trong các hang Hùm (Yên Bái), hang Thung Lang (Ninh Bình) cho thấy con người đã đi vào chế độ bộ tộc sơ khai cách nay vào khoảng ba bốn vạn năm: như vậy tức là đã có những thị tộc, bộ lạc sống trong hang động ở các miền rừng núi đá vôi. Khoảng 50-60 năm gần đây, người ta đã khai quật được rất nhiều công cụ đồ đá ghè đẽo thô sơ ở vùng đồi Vĩnh Phú, huyện Lâm Thao, xã Sơn Vi; đó là di tích của nền văn hóa Sơn Vi: con người hang động từ các vùng Yên Bái, Ninh Bình đã tiến ra sinh sống ở miền đồi núi trung du vốn trước đây là vùng rừng rậm trên thềm đất phù sa rất cổ của sông Hồng. 27


“Những di chỉ về nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn cách nay khoảng 10,000 năm cho thấy sự tiến triển kỹ thuật công cụ đồ đá đã đạt đến mức tinh xảo (lưỡi rìu mài tứ giác Bắc Sơn); những đồ gốm đầu tiên nhồi nặn bằng tay và những vật dụng bằng tre, nứa (lao, cung tên, thừng bện, gậy, cán) cũng được tìm thấy: như vậy, tre, nứa là một trong những tài nguyên thiên nhiên trọng yếu rất cần cho việc sinh tồn của nhóm người nguyên thủy cũng như những thời đại tiếp nối về sau . “Di chỉ khai quật ở xã Quỳnh Văn thuộc huyện Huỳnh Lưu (Nghệ An), là nơi đầu tiên tìm thấy những cồn vỏ sò điệp do con người vứt bỏ sau khi ăn; những mộ huyệt tròn khai quật từ giữa những cồn vỏ sò, điệp đã tìm thấy một vài loại công cụ bằng đá và đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ chôn theo người chết; di chỉ Quỳnh Văn cho thấy rằng: cùng thời với những giống tộc và bộ lạc ở miền núi, còn có những nhóm người nguyên thủy khác sống ở miền ven biển Đông. “Ở miền Bắc Việt Nam đã liên tiếp phát hiện được những di chỉ của thời đại đồ đồng thau, ở miền trung du, ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ qua các giai đoạn Phùng Nguyên/ tỉnh Vĩnh Phú (khởi đầu thời đại đồng thau), Đồng Đậu/ tỉnh Vĩnh Phú (khoảng giữa thời đại đồng thau), Gò Mun/ tỉnh Vĩnh Phú (thời kỳ phát triển), Đông Sơn/ tỉnh Thanh Hóa (cuối thời đại đồng thau, đầu thời đại đồ sắt). Các di chỉ đó có có số tuổi cách ngày nay từ khoảng 2,400 đến 3,400 năm tức là trước thời đại của Huỳnh Đế dựng nước Trung Hoa. Trong giai đoạn Phùng Nguyên, các đồ đá tìm thấy đã đạt tới tới mức hoàn hảo: những lưỡi rìu, đục được mài, giũa, khoan, cắt khá tinh vi và có phẩm chất cao; các đồ trang sức như vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi bằng đá được trau chuốt, tiện mài rất đẹp; các loại đồ gốm có những hình dạng độc đáo, trang trí với những nét hoa văn sắc xảo và bền chắc: chén, nồi, hủ, ly tách. . . có thể đã được nhào nặn bằng kỹ thuật bàn xoay tròn mà hiện nay nhiều nơi trên thế giới vẫn còn dùng trong lãnh vực chế tạo đồ gốm. “Trong những giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, bên cạnh đồ đá hoàn thiện cũng đồng thời tìm thấy công cụ, vũ khí bằng đồng thau như: lưỡi câu, liềm, rìu, đục, mũi giáo, tên và trong những di chỉ khảo cổ thời đại đồng thau cũng đã tìm thấy nhiều xương động vật như xương heo, chó, trâu, bò, vỏ trấu, hạt gạo, hạt đậu, hạt trám. vân. vân . . . “Như vậy, rõ ràng là có dấu tích của con người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam thời cổ. Nước Việt Nam thời cổ có phải là lãnh thổ Giao Chỉ hay không? Và nhóm người nguyên thủy trên lãnh thổ Giao Chỉ nầy có phải là người Lạc Việt ngày xưa hay không? “Từ thời Huỳnh Đế, qua thời nhà Đường thì Nam Giao hay Giao Chỉ đã hiện hữu và sau đó trở thành một bộ trong 15 bộ tộc của triều đại Hùng Vương. Theo Nguyễn Thiên Túng chú thích Dư Địa Chí của Nguyễn Trải thì Giao Chỉ thời Hùng vương là vùng Sơn Nam (Sơn Nam gồm vùng đất các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Thái Bình và tỉnh Hà Đông/nay thuộc tỉnh Hà Tây). Theo A. Schreiner trong Abrégé de l' Histoire d' Annam thì Giao Chỉ nay là Hà Nội, Nam Định và Hưng An hay Hưng Yên. “Đa số thuyết cũ đều cho rằng người Lạc Việt từ ở nơi khác đến lập nghiệp ở vùng Bắc Việt Nam (tức Giao Chỉ) chưa lâu lắm nhưng không xác định rõ hay khẳng định dứt khoát họ cũng là một trong nhóm tộc Việt giống như Đông Việt, Mân Việt, Âu Việt, U Việt, Vu Việt, Nam Việt . . .Sách sử cũ của Trung Hoa không thấy nói tới Lạc Việt và Âu Lạc mà chỉ thấy nói tới đất Nam Giao, Giao Chỉ hoặc đất An Nam. Sách Đại Việt Sử Lược của Việt Nam cũng viết rằng: " Xưa, Huỳnh Đế lập quốc...thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt không thể thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam gồm có 15 bộ lạc là: 1/ Giao Chỉ, 2/ Việt Thường, 3/ Vũ Ninh, 4/ Quân Ninh, 5/ Gia Ninh, 6/ Ninh Hải, 7/ Lục Hải, 8/ Thang Tuyền, 9/ Tân Xương, 10/ Bình Văn, 11/ Văn Lang, 12/ Cửu Chân, 13/ Nhật Nam, 14/ Hoài Nam, 15/ Cửu Đức ". Như vậy, người Giao Chỉ không phải là một trong những tộc giống Bách Việt giống như người của Văn Lang, và những bộ tộc khác cùng thời với bộ tộc Giao Chỉ cũng không thuộc nhóm Bách Việt.) Đại Việt Sử Ký Toàn thư (ĐVSKTT) cũng chép là 15 bộ nhưng có 5 bộ khác với ĐVSL là: Chu Diên, Phúc Lộc, Dương Tuyền, Vũ Định và Tân Hưng. Đại Việt Sử Ký Tiền Biên thời Nguyễn Tây Sơn (ĐVSKTB), Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục thời Nguyễn Gia Long (KĐVSTGCM). Việt Sử Cương Mục Toát Yếu của Đặng Xuân Bảng (VSCMTY) tất cả đều ghi 15 bộ theo ĐVSKTT. Theo Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi thì 15 bộ nầy là: 1. Giao Chỉ: là vùng Sơn Nam, nay là Hà Nội, Nam Định và Hưng Yên. 2. Chu Diên: gồm phần đất tỉnh Sơn Tây cũ (nay thuộc Hà Tây), phần lớn đất Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) và một phần đất tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc tỉnh Hà Tây). 28


3. Phúc Lộc: Sơn Tâỵ 4. Vũ Ninh: Kinh Bắc, nay là Bắc Ninh... Có thời huyện Gia Lâm của Hà Nội cũng thuộc xứ Kinh Bắc. 5. Việt Thường: Thuận Hóa tức là Quảng Trị, Thừa Thiên. 6. Ninh Hải: An Bang hay Yên Bang, nay là Quảng Yên. Tỉnh Quảng Yên cũ bao gồm cả đất huyện Thủy Nguyên của Hải Phòng ngày naỵ Yên Bang bao gồm phần lớn đất của tỉnh Quảng Ninh và một phần đất Hải Phòng ngày naỵ 7. Dương Tuyền: Hải Dương. 8. Lục Hải: Lạng Sơn. 9. Vũ Định: Thái Nguyên, Cao Bằng. 10. Hoài Hoan: nay là Hà Tĩnh. 11. Cửu Chân: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình. 12. Tân Hưng: Hưng Hoá, Tuyên Quang 13. Cửu Đức: Hà Tỉnh, Quảng Bình. 14. Bình Văn: chưa rõ là ở đâu. 15. Văn Lang: vùng Lâm Thao, Bạch Hạc của tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Vùng nầy sử sách cũ còn gọi là Phong Châụ Lời cẩn án trong KĐVSTGCM viết: "Phong Châu sử cũ chua là Bạch Hạc. Đường thư /Địa lý chí chép: Phong Châu thống lĩnh năm huyện. Sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử triều nhà Tống (bên Tàu) chép: Quận Thừa Hóa Phong Châu xưa là nước Văn Lang. Như thế thì Phong Châu tức là địa hạt phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) và phủ Lâm Thao thuộc tỉnh Sơn Tây bây giờ ". “Khởi đầu thời đại Tây Lịch, người ta vẫn còn thấy chế độ Lạc tướng tồn tại. Vào thời đại nầy các "bộ lạc" chuyển thành huyện và lôi kéo theo sự thay đổi danh hiệu Lạc tướng thành huyện lệnh hay huyện trưởng. Sử sách cũ ghi người phụ tá vua Hùng là "bộ chúa" hay "phụ đạo" tương tự như các chức pơ tao, mơ tao, bơ tao, tạo, đạo . . . của các thủ lĩnh dân tộc miền núi trong nước Việt Nam trước đây không lâu lắm và đó là các chức vụ kế truyền theo huyết tộc. Sử cũ cũng chép rằng, dưới thời Hùng Vương, những người giúp việc gọi là "bồ chính". Trước năm 1945, nhiều vùng ở Bắc bộ còn gọi chánh tổng là bồ đình. Bộ tộc Gia-rai ở Tây nguyên, người có trách nhiệm cai quản một số buôn, plây gọi là pô-ta-rinh. “Cũng theo sử cũ của ta thì con trai của Hùng vương gọi là ‘quan Lang’, con gái vua gọi là ‘mị nương’. Trước năm 1945 ở vùng đồng bào Mường vẫn còn tồn tại chế độ Lang đạo: con cả của chi ngành trưởng cai trị một mường và gọi là Lang cun, và con cả của ngành thứ cai quản những xóm nhỏ gọi là lang đạo. Con trai của Lang cun hay Lang đạo cũng gọi là lang; con gái của các lang gọi là nàng (cô nàng, mệ nàng). Như thế, xã hội Lạc Việt đời Hùng vương có thể có những nét tương đồng với chế độ Lang đạo của người Mường trước năm 1945. “Cho đến thế kỷ thứ 8, ờ miền Ba Vì tỉnh Hà Tây vẫn còn chế độ quan Lang. Cũng theo sách cũ, tổ tiên của Phùng Hưng "Bố Cái đại vương" đời đời làm tù trưởng châu Đường Lâm (nay là Cam Lâm, Ba Vì) gọi là quan lang. (theo Giao Châu ký của Triệu Công/ dẫn trong Việt điện u linh/ Lý Tế Xuyên). “Sách Abrégé de L'histoire d'Annam (Tiết yếu lịch sử của người An nam), Alfred Schreiner viết: ‘Les fils des rois de la dynastie des Hồng Bàng prenaient le titre de quang lang et les filles celui de mĩ nàng; c'est le titre que portent encore actuellement les chefs et leurs femmes chez les tribus Mường du Tonkin’ (dịch: những người con trai của các vua triều đại Hồng Bàng [tức là các vua Hùng] mang danh hiệu là quang lang và những người con gái là mĩ nương; đó là danh hiệu mà hiện nay vẫn được dùng để gọi các tù trưởng bộ tộc người Mường và những người vợ của họ ở Bắc kỳ).(Alfred Schreiner/Abrégé de l'Histoire d'Annam/ 2è.Édit./ 1906/ trang 11). Có 2 điểm chú ý ở đây: 1/ Tác giả dùng chữ quang không phải là quan và ghi chú quang: briller, nghĩa là chiếu sáng, sáng lạng. 2/ Dùng chữ Mĩ không phải là Mị và ghi chú Mĩ: grâce, nghĩa là dịu dàng, dễ thương. Tư liệu được tái bản vào năm 1906, như vậy cũng có thể rút ra được một thực tế: trước năm 1906, dân tộc Mường ở Bắc phần vẫn còn tồn tại những danh hiệu quan Lang và Mị nương. “Tóm lại, có thể nói rằng người Lạc không phải là người Việt Nam nguyên thủy thuần giống. Người Lạc nguyên thủy đã pha trộn, phối chủng với nhiều giống tộc Việt khác nhau từ nhóm Bách Việt tách ra, phiêu lưu, luân lạc rồi đến định cư và sinh sống ở Giao Chỉ, từ thời Huỳnh Đế lập quốc ở Trung Hoa và đã tạo sinh ra một giống tộc mới: giống tộc Lạc Việt.

29


Lãnh thổ Giao Chỉ, cũng như lãnh thổ Văn Lang trở thành 2 bộ lạc hợp chủng riêng rẽ với một giống tộc mới đến mà sử sách cũ của Trung Hoa gọi là dân Lạc ở Giao Chỉ. Dân Lạc ở đây rất có thể người Trung Hoa muốn ám chỉ nhóm người Việt bị ruồng bỏ, nhóm người Việt chạy loạn xuống phía Tây Nam sinh sống chung đụng một cách an bình với người Giao Chỉ nguyên thủy- họ trở thành thổ dân Lạc ở Giao Chỉ. Dân Lạc tập trung đông đảo nhất ở bộ lạc Giao Chỉ, lần lần đồng hóa và phối chủng với người dân bản địa Giao Chỉ để nẩy sinh ra một giống tộc mới tạm gọi là dân Lạc-Giao “Giống tộc người Lạc-Giao đối với người Hoa là người tạp chủng ở Giao Chỉ cho nên trong sách sử cũ của họ vẫn tiếp tục gọi chung là dân Giao Chỉ và về sau thì gọi là An Nam quốc. Khi người Việt Nam bắt đầu chép sử, thì chữ Lạc được ghép thêm chữ Việt dùng để chỉ hợp chủng người Việt Nam kể từ thời các vua Hùng, tức là dân Lạc Việt.” “Có thể nói rằng phần trình bày trên đây đã dựa vào tiền sử học để truy cứu và suy định một cách sơ lược về thành phần nhân chủng và tình hình các dụng cụ sản xuất của những chủng tộc đã từng sinh sống trên đất nước ta ở Bắc Việt và Bắc Trung Việt vào thời xa xưa chưa có sử sách. Tuy nhiên nếu so sánh những chủng tộc ấy với người Việt Nam hiện nay thì chúng ta thấy rằng nhóm tập chủng nầy không phải là tổ tiên trực tiếp của chúng ta mặc dù yếu tố nhân chủng của họ có dự phần vào tiến trình cấu thành nhân chủng của dân tộc Việt Nam. Vì thế, tiền sử học chưa thể giải quyết được một cách thuyết phục vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam. “Dựa trên truyền thuyết và sử cũ của ta thì lại đi đến một kết luận bất nhất: một mặt thì cho rằng tổ tiên của chúng ta là người Giao Chỉ không dính líu gì đến huyết tộc người Hoa (Hoa Hạ/Pawa); một mặt khác lại xem Kinh Dương Vương là thủy tổ của chúng ta tức là xem người Việt Nam chúng ta như là con cháu của người Hoa bởi vì Kinh Dương Vương là con trai của đế Minh [Đế Minh là cháu đời thứ 3 của Viêm Đế họ Thần Nông thuộc chủng tộc Hoa và Thần Nông theo truyện thần thoại Trung Hoa là một trong 5 ông Đế (ngũ Đế) ở thời thượng cổ, người đầu tiên đã dạy người Hoa cày bừa làm nghề nông, được họ tôn sùng như thần linh và gọi là Thần Nông, cũng được gọi là Viêm Đế: ‘Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh (c) lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua (tức Kinh Dương Vương) là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi cai quản phương Bắc (Trung Hoa), phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình quân tên là Thần Long (d) sinh ra Lạc Long Quân.’ Lạc Long Quân Tên húy là Sùng Lảm, con của Kinh Dương Vương.Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt. (VSTK, s.đ.d. tr.tr. 37, 38.) “Sử cũ nước ta đều viết rằng Kinh Dương Vương là người Hoa: “Bản gốc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) chữ nho (chữ Hán) viết: "Thú Động Đình Quân nữ viết Thần Long" có nghĩa: Thần Long là con gái của Động Đình Quân. Nhưng ở đoạn Sử thần Ngô Sĩ Liên nói thì lại viết: "Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt... "Vương (Kinh Dương Vương) lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân” nghĩa là Động Đình Quân có tên là Thần Long. “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (LTHCLC/Nhân Vật Chí viết: "Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân đẻ ra Lạc Long Quân" không đề cập đến tên của người con gái. “Việt Sử Tiêu Án (VSTA), Ngô Thì Sĩ viết: ‘Đến như việc Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình.’ không đề cập gì đến tên của người con gái. “KĐVSTGCM (1884) cũng không có tên của người đàn bà nầy: ‘Kinh Dương Vương sinh ra Sùng Lảm lên nối ngôi xưng là Lạc Long Quân. (Nguyễn Công Tánh, Việt Sử Tân Khảo, s.đ.d., Q.I., tr.tr.3-7). Tuy nhiên, trong sách VSTK, soạn giả Nguyễn Công Tánh sau khi đã truy cứu sâu rộng đã đưa ra những kết luận như sau: 1/- Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên là một sản phẩm tưởng tượng phản khoa học. 2/- Chủng tộc Việt Nam không phải là một trong những tộc chủng Bách Việt từ phía Bắc đi xuống. 3/- Chủng tộc nguyên thủy Việt Nam có trước chủng tộc Hoa Hạ/ Pa Wa và các chủng tộc Việt khác. 4/- Và điều đáng chú trọng hơn hết là khoa học hiện đại gần đây lại khám phá ra được rằng tổ tiên người Hoa có thể là phát xuất từ chủng tộc Việt Nam nguyên thủy, từ phía Nam đi lên phía Bắc. (Nguyễn Công Tánh, Việt Sử Tân Khảo, s.đ.d., Q.I., tr. 99).

30


CHƯƠNG IV SỬ SÁCH-TÀI LIỆU, CÁC LOẠI VÀ SỐ LƯỢNG TRỐNG ĐỒNG KHAI QUẬT ĐƯỢC Ở TRUNG QUỐC 1 – Sử sách - tài liệu

Sách sử Trung Quốc từ triều đại nhà Thanh (1644-1912) đã có viết những truyện trống đồng. Bộ sách 6 quyển có tựa đề Sử Ký Tổng Luận về Vân Nam/A General History of Yunnan viết: “Vào mùa Đông niên hiệu Đạo Quang/ Daoguang2 năm thứ 10 (1830)., một người Hán tên là Qin Shifeng ở làng Mugui, hạt Guangnan (Hạt Quảng Nam thuộc châu tự trị người Choang, Miêu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.) đã lấy được từ lòng đất một chiếc trống đồng khi đương sự đang cày xới đất. Trống cao 1 chi + 5 cun và vòng hình trụ đo được 4 chi + 5 cun3…Chiếc trống nầy bị chôn dưới lòng đất hơn ngàn năm qua. Vì có những tranh tụng về quyền làm chủ cho nên chính quyền địa phương sở tại mới tịch thu chiếc trống và đặt nó và một ngôi đền thờ Thần Hoàng theo lời yêu cầu của dân chúng.”

Sách Quảng Đông Phủ Sử Truyện vào năm thứ 5 niên hiệu Đạo Quang (1825) cũng có ghi chép về truyện của chiếc trống đồng nầy và cho biết thêm là người thợ đúc ra chiếc trống có tên là Ma Fubo. Hạt trưởng hạt Quảng Nam ca tụng chiếc trống nầy và cho rằng nó cần phải được bảo tồn qua năm tháng vì là một báu vật của dân làng bản xứ. Nhưng đáng tiếc là chiếc trống hiện nay bị thất lạc. Nhiều học giả khác cũng làm thơ xưng tặng chiếc trống của Ma Fubo và còn cho rằng chiếc trống được đúc theo khuôn mẫu của người Hán. Sách Quảng Đông Phủ Sử Truyện, quyển II có ghi chép về trống đồng của sắc tộc người Choang ở vùng Văn Sơn/Vân Nam khi họ ăn mừng lễ hội Tết Âm Lịch: “Từ tháng Giêng đến Hai (âm lịch) người Choang ăn mừng tết âm lịch; họ vừa nhảy múa ca hát vừa đánh trống đồng.4 Truyện Lịch sử huyện Khâu Bắc/Quiubei được viết vào năm 1923 và xuất bản vào năm 1926 có ghi chép việc người Choang địa phương tìm thấy và xử dụng một chiếc trống đồng và được một nông dân họ Yi (họ Lý) và được lưu giữ cho đến ngày nay. Vào năm thứ 8 niên hiệu Quang Tự5 một dân làng lại tìm thấy một trống khác khi đào bới một con mương; chiếc trống nầy được đúc bằng vàng nguyên chất. ____ 2 Niên hiệu Đạo Quang của hoàng đế Thanh Tuyên Tông /chữ Hán: 清宣宗, còn gọi là Đạo Quang Đế (道光帝), là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Thanh, cai trị Trung Quốc từ năm 1820 – 1850.) 3 (1 xích, (市尺, chi) = 10 cun/ thốn = 1/3 m = 33.33 cm; 1 thốn (市寸, cun) = 10 phân = 3, 33 cm) 4 Bronze Drums from Wen Shan., Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, s.đ.d., tr.tr 30-31. 5 Đây là niên hiệu của hoàng đế nhà Thanh tức Quang Tự Đế, trị vì 33 năm 263 ngày (1875 –1908).

31


Sách Nghiên cứu về những đồ sắt và đồ đá trong tiến trình Lịch sử mới về tỉnh Vân Nam xuất bản vào năm 1949 đề cặp tới việc khai quật được một chiếc trống đồng thời danh ở hạt Guangnan.6 Năm 1919, một nông dân tại làng Azhang hạt Guangnan (Quàng Nam) trong khi cày cấy ruộng đất đã phát hiện được một trống đồng có chiều cao 1 Chi 4 Cun, mặt trống có đường kính rộng 2 Chi 4 Fen, chu vi 7 Chi 5 Cun. Thân trống có chu vi là 6 Chi, chân đáy 7 Chi 7 Cun.7 Ngoài rìa có 4 tai. quai; mặt trống có những hoa văn dợn sóng và trên thân trống có hai nhóm hoa văn: nhóm phía trên có hình người xõa tóc nhảy múa và nhóm người phía dưới đang lái thuyền ngang qua một con sông. Đây là một chiếc trống lớn với mặt trống rộng 65.5cm đường kính. Vào đầu thập niên 1950s, chiếc trống nầy được di chuyển từ hạt Guanang/huyện Văn Sơn về viện bảo tàng Côn Minh tỉnh Vân Nam. Sách nghiên cứu vừa kể cũng có nói tới một chiếc trống khác được tìm thấy ở địa hạt Xichou8, huyện Văn Sơn khu tự trị của người Choang và người Miao tỉnh Vân Nam/Trung Quốc; mặt chiếc trống nầy có đường kính đo được 1 chi và 4 cun, chiều cao 9 cun.; hai bên đều có tai quai, hoa văn rất đẹp nhưng nhỏ hơn trống Guangnan (Quảng Nam).

Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, trang 6. Hinh số 13 & 14

Trống đồng phủ Kaihua đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Quí Châu Trung quốc nhưng lại được một tộc trưởng người Mèo ở phủ Kaihua (phủ Khai Hóa, ngày nay là thị trấn Wenshan/ (Văn Sơn) sở hữu rồi được một người ngoại quốc ở Việt Nam (Léopold Gilet?) thu mua và nay đặt ở một bảo tàng của nước Áo (Austria). Chưa thấy có tài liệu nào nói rõ thời điểm đầu tiên khi chiếc trống nầy được khai quật ở Quí Châu.10 Năm 1962, một trống đồng thuộc loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba được tìm thấy ở một cánh đồng thị trấn Văn Sơn/Wenshan, Vân Nam, Trung Quốc và được đặt tên là trống Pingba (Bình Bá).11 Tháng 7 năm 1962, một trống Vạn Gia Bá do một nông gia phát hiện từ lòng đất sâu 50cm khi đương sự đào bứng một gốc cây ở làng Chaopi, huyện Qiubei (Khâu Bắc) tỉnh Vân Nam; trống bị chôn úp mặt xuống và nó được dùng để chứa hạt mể cốc trong suốt 20 năm. Năm 1984, Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn mới hay biết và tiếp thu.12 ________ 6 Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr.tr.31-32. 7 (市尺, chi) 1 xích,= 10 thốn = 1/3 m = 33,33 cm (市寸, cun)1 thốn = 10 phân = 3,33 cm (市分, fen) 1 phân = 10 li = 3,33 mm (市厘, li) 1 li = 10 hào = 1/3 mm = 333,3 µm (毫, hao) 1 hào = 10 si = 33,3 µm

32


8 Xichou County (西畴县; pinyin: Xīchóu Xiàn) is located in Wenshan Zhuang and Miao Autonomous Prefecture, Yunnan province, China

9 Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr. 32. 10 Trống đồng Kaihua (Khai Hóa): Đường kính: 65 cm, cao: 53 cm. Trống được tìm thấy ở nhà tù trưởng người Mèo phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sau đó đã bán cho một người ngoại quốc ở Việt Nam rồi sau đó thấy xuất hiện ở Bảo tàngViên nước Áo. Phần chân hơi loe thành hình nón cụt. Có hai chiếc quai kép gắn vào tang và phần giữa trống, được trang trí hình bện thừng. hoa vănTrông có hai loại hoa văn là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật. Hoa văn tại mặt trống Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nổi 12 cánh. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Từ trong ra ngoài có tất cả 13 vành hoa văn đồng tâm bao bọc lấy nhau. Về hoa văn hình học, 5 vành trong giống hệt như trống Sông Đà. Hoa văn xoắn ốc kép và vòng tròn đồng tâm có ở vành 9, gần gũi với hoa văn vành 7 trên mặt trống Hoàng Hạ. Vành 11 và 13 có văn răng cưa hình tam giác. Vành 12 gồm 4 đoạn hồi văn xen kẽ với 4 đoạn hoa văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa Về hình khắc người, động vật và vật gồm có: vành 10 là 18 hình chim bay, mỏ và đuôi dài, có mào. Vành 6 là những cảnh sinh hoạt tương tự như trống Sông Đà như: hai hình nhà sàn mái cong, hai hình nhà cầu mùa, có những nhóm người múa, đặc biệt ở trống này có thêm người thổi khèn. Trên mỗi nóc nhà mái cong có một con vật hình chim. Trong nhà có hai người xoã tóc sau lưng, quay mặt vào nhau. Đáng chú ý là trong vành sinh hoạt này không có cảnh trai gái giã gạo. Rìa mặt trống không có trang trí, có 24 dấu vết con kê để lại, đó là kết quả của quá trình đúc trống. hoa văn ở thân trống Phần trên cùng của tang trống là một băng hoa văn hình học, gồm các loại hoa văn: chấm nhỏ thẳng hàng, hình răng cưa, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Có một vành hồi văn xen kẽ với văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa như trên mặt trống. Phía dưới cũng có hình 6 chiếc thuyền. Phần giữa thân trống có những băng hoa văn hình học, gồm có hoa văn vạch chéo song song, văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa. Ngoài ra, các hình vũ sĩ cũng có tại các băng này. Chân trống không có trang trí. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_H%C3%B3a_(tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng) 11 Pingba, huyện Bình Bá (chữ Hán giản thể: 平坝区, bính âm: Píngbà Qū, âm Hán Việt: Bình Bá khu) là một huyện thuộc địa phận cấp thị An Thuận, tỉnh Quý Châu, Trung Hoa. Huyện này có dân số năm 1999 là: 332.278 người. Khoảng 27% là người dân tộc thiểu số. Mã số bưu chính của Bình Bá là 561.100. Thời Thục Hán có tên là Đông Khê. Trống nầy do một thợ đồ đồng dùng làm khạp đựng

nước trước khi Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn thu nạp. 12 Tháng 7 năm 1962, một trống Vạn Gia Bá do một nông gia phát hiện từ lòng đất sâu 50cm khi đương sự đào bứng một gốc cây ở làng Chaopi, huyện Qiubei (Khâu Bắc) tỉnh Vân Nam; mặt trống bị chôn úp mặt xuống và nó được dùng để chứa hạt mể cốc trong suốt 20 năm. Năm 1984, Sở Bảo Tồn Văn Hóa trấn Văn Sơn mới hay biết và tiếp thu. 12 Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_B%C3%A1 .Cũng xem: Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr. 33.

2 - Các loại trống đồng được tìm thấy ở Trung Quốc 2.1 Loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba Khá nhiều trống loại Vạn Gia Bá khác được tìm thấy tại nhiều bãi tha ma, mộ táng từ thời cổ xưa ở khu tự trị thành phố Sở Hùng (Chuxiong), tỉnh Vân Nam, Trung Quốc:

33


Ngoài ra còn có một số trống đồng Vạn Gia Bá/Wanjiaba khai quật được tại những địa điểm khác như: Shibo (ở huyện Fengqing, thị trấn Lincang, tỉnh Vân Nam.) Nanhapo (thuộc huyện Tiandong, thị trấn Baise, tỉnh Quảng Tây.) Yanyuan (nằm trong khu tự trị Liangshan Yi, tỉnh Tứ Xuyên.) Dalingpo (nằm trong huyện Tiandong, thị trấn Baise, tỉnh Quảng Tây.) 34


35


36


2.2 Trống đồng loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan tìm thấy ở Trung Quốc

Thạch Thủy Sơn/Shizaisan là một vùng đồi thấp cạnh bên làng Thạch Thủy/Shizaicun trong thị trấn Tấn Ninh/Jinning, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, hiện nay cách hồ Điền về hướng Đông Nam khoản 1 cây số. Dưới lòng đất, chung quanh hồ Điền cùng trên ngọn đồi nầy chứa đựng nhiều di vật văn hóa cổ xưa hơn hai ngàn năm và những cuộc đào mộ của dân chúng trong những thập niên 1940s và 1950s để hốt cốt hoặc để tìm kiếm những di vật hiếm quý đã khiến cho nhiều khu cổ mộ từ thời đại đồ đồng ở vùng nầy bị tàn phá hư hại hay tiêu hủy. Có khoảng 50 ngôi cổ mộ phân bổ chung quanh dốc sườn đồi vốn đã bị khai quật từ trước thì nay lại được khai quật lần nữa trong những năm1955 và 1960 cho nên phần nhiều những loại di vật tìm thấy vào lúc nầy thường là bị hư hại, không còn nguyên vẹn.13 Những cuộc khai quật lại tái diễn tại vùng cổ mộ Thạch Thủy Sơn trong những tháng 5/1996 và 6/1996. Đây đợt khai quật thứ năm kể từ đợt khai quật đầu tiên vào năm 1955. Đợt khai quang lần nầy hơn 300 mét vuông diện tích và có 36 ngôi cổ mộ đã được khai quật với những di vật của hai mộ số M69, M71 khá phong phú và mộ số M71 còn nguyên vẹn. Tổng cộng hơn 1,000 di vật được tìm thấy. Trong số đó, có những di vật tìm thấy trong những ngôi mộ cổ nhỏ ở dưới thấp sườn đồi lại có niên đại từ thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc ở Trung Quốc, sớm hơn so với những di vật được tìm thấy trong những lần khai quật trước đây. Mộ lớn M71 có thể xếp vào niên đại từ thời nhà Tây Hán sớm hơn niên đại của mộ M6 Thạch Thủy Sơn thời Vương quốc Điền. Nhiều bộ xương cốt trong lần khai quật nầy không có đầu hoặc tay chân bị cụt mất và được chôn cất theo nhiều vị thế kỳ lạ không tìm thấy trong những lần khai quật trước đây. Những di vật tìm thấy như vừa kể có niên đại kéo dài từ cuối thời Xuân Thu đến giữa thời Tây Hán và như thế người ta suy diễn rằng, khỏang thời gian trải dài qua nhiều thế kỷ, vùng Thạch Thủy Sơn đã dược dùng như là một vùng mộ chôn cất quan trọng để trong thời cổ và trước khi vương quốc Điền được thành lập, vùng Thạch Thủy Sơn đã được xử dụng như là vùng mộ cổ chôn cất tiền nhân của nền văn hóa Thạch Thủy Sơn.14 -----------------------

13 Zhilong JIANG, New excavations at the Bronze Age site of Shizhaishan, Yunnan, and implications for the archaeology of the ancient Dian kingdom. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association; Vol 18 The Melaka Papers (Volume 2) 1999, tr.tr.117-120. Table of Contents. Nguồn: http://journals.lib.washington.edu/index.php/BIPPA/article/viewFile/11706/10335 Cũng xem:https://journals.lib.washington.edu/index.php/BIPPA/issue/archive 14 Zhilong JIANG, New excavations at the Bronze Age site of Shizhaishan, Yunnan, and implications for the archaeology of the ancient Dian kingdom, s.đ.d.,tr.tr. 117-118. 37


Trước khi có những cuộc khai quật vùng cổ mộ Thạch Thủy Sơn vào tháng 5/1996 và tháng 6/1966 như vừa kể trên, người ta đã từng khai quật được một số trống đồng loại Thạch Thủy Sơn qua những sự đào xới tảng mạng, lẻ tẽ của tư nhân; những trống nầy không được đánh số theo thứ tự mỗi phần mộ được đào xới như những phần mộ được chính quyền khai quật một cách quy mô vào tháng 5/1996 và 6/1966: thí dụ như nơi những ngôi mộ được số M1.., M2… Sau đây là một số trống thuộc loại Thạch Thủy Sơn không được đánh số thứ tự phần mộ: - Năm 1975, một trống loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan được tìm thấy ở làng Chengzishang, huyện Nanwenhe, thị xã Malipo/Ma Lật Pha (麻栗坡县; pinyin: Málìpō Xiàn) huyện Văn Sơn, tỉnh Vân Nam. (Ma Lật Pha là một huyện phía Nam của châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.)15 - Tháng Ba năm 1983, ở làng Shaguo, huyện Quảng Nam, (hạt Văn Sơn) tỉnh Vân Nam, một nông dân trong khi đang cày ruộng ở phía Nam một ngọn đồi thì phát hiện ra một trống đồng được đặt tên là trống Shaguo số I. Thêm một chiếc trống khác loại nầy cũng đã được phát hiện vào tháng Ba năm 1985 cũng tại làng Shaguo, chỉ cách vị trí của trống Shaguo I khoảng 500 mét và có tên là trống Shaguo II.16

-------------------15 Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr. 33. 16 Bronze Drums from Wen Shan; s. đ.d., tr. 33.

38


Trống Thạch Thủy Sơn Ganzhuang/hạt Yuanjiang/tỉnh Vân Nam (Không đánh số phần mộ M...) (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, trang 14.)

Trống Thạch Thủy Sơn Putuotun/hạt Xilin/tỉnh Quảng Tây (Không đánh số phần mộ M...) (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, trang 15.)

39


Trống Thạch Thủy Sơn Mengmei 1 và mengmei 2 /hạt Funing/tỉnh Vân Nam (Không đánh số phần mộ M...) (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, trang 13.)

40


Có nhiều trống loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan được chính quyền sở tại hạt Văn Sơn/Wenshan, tỉnh Vân Nam khai quật; những chiếc trống nầy được đặt tên theo địa danh của những làng mạc, hay thị trấn nơi đã tìm thấy chúng và được đánh số thứ tự mộ bia liên hệ được khai quật:

M1:58

Trên đây là trống và mặt trống loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan khai quật từ ngôi mộ M1:58 nơi vùng mộ cổ thị trấn Tấn Ninh/Jinning tỉnh Vân Nam. (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, tr.tr.10 và 11.)

M14:1

M24:42a

Trống Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan khai quật từ ngôi mộ M14:1 và M24:42a nơi vùng mộ cổ thị trấn Tấn Ninh/Jinning và thị trấn Jiangchuan tỉnh Vân Nam. (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, tr. 11.)

41


M10:3

M19:151

Trống Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan khai quật từ ngôi mộ cổ M10:3 nơi vùng mộ cổ thị trấn Tấn Ninh/Jinning và M19:151 thị trấn Chenggong tỉnh Vân Nam. (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, tr. 14.)

Trống Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan khai quật từ ngôi mộ cổ M1:10 và M1:11 nơi vùng mộ cổ Luobowan thị trấn Guixan, tỉnh Quảng Tây (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, tr.15.)

42


2.3 Trống đồng Lijiachan, hạt Jianchuan, thị trấn Yuxi, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Khu mộ táng huyện Lý Gia/LIJIACHAN/hạt YUXI/tỉnhVân Nam (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan mei shu chu banshe, 2008, tr.1.)

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Jiangchuan_County

43


Tại vùng mộ táng Lý Gia Huyện /LIJIACHAN/hạt YUXI/tỉnh Vân Nam, người ta đã tổ chức khai quật và thu hoạch được nhiều loại trống đồng đặc biệt: mặt trống được thay thế bằng những nắp đậy trang trí bằng những hình dạng người và thú vật đúc khuôn tạo thành một khung cảnh tổng thể, mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó và khiến cho những trống đồng nầy biến thái thành những chum, hủ, khạp, thùng chứa đựng có thể là tài vật hoặc là một quan tài chứa cốt xương người chết được mai táng bên trong. Chum, thạp, hay thùng chứa cũng có thể được tạo thành bằng cách chồng chất hai thân trống đồng lên nhau và các nhà khảo cổ Trung Quốc xếp các thứ chum, thạp nầy vào loại chum trống Lijiachan. Tuy nhiên, không phải chỉ riêng vùng cổ mộ Lý Gia Huyện /Lijiachan mà ở vùng Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan cũng khai quật được các loại đồ đồng nầy. Bản đồ dưới đây trích từ một đề mục The Political and Ritual Significance of Bronze Production and Use in Ancient Yunnan của Robert E. Murowchick đăng trên tập san Journal of East Asian Archaeology / January 2001 cho thấy hai khu khảo cổ nầy (số 4 và số 6) nằm rất gần nhau bên cạnh Hồ Điền nhưng các nhà khảo cổ Trung Quốc lại không đồng nhất qua việc phân biệt các loại chung khạp khai quật được; họ cho rằng đây là hai nền văn hóa khác nhau: một phía thì muốn gọi chung là Văn Hóa Thạch Thủy Sơn và một phía thì muốn gọi là Văn Hóa Hồ Điền (Robert E. Murowchick, The Political and Ritual Significance of Bronze Production and Use in Ancient Yunnan, đ.d., tr.134, ghi chú 1)

(Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, tr, tr. 16,17, 18,19, 24, 25. 30

44


Hình những loại trống đồng dưới hình thức chum, hủ, khạp, thùng chứa đựng di vật hay hài cốt.. H1, H2, H11, H12, H13, H14 thuộc loại LIJIACHAN H3, H4, H5, H6, H7, H8, H9, H10, H15+15 bis thuộc loại SHIZAISHAN

Những hình đúc trên mỗi nắp chum đồng đều mang một ý nghĩa nào đó. Chẳng hạn như: - Hình số (5) là nắp chum đồng với những hình người đúc: đây có thể là một buổi lễ giết người để tế lể tôn vinh trống đồng. - Hình số (6): nắp chum đồng với nhiều hình người, 2 chum đồng và một cột trống đồng để diễn tả một buổi lễ giết người làm lễ tế cột thần trống đồng. 45


- Hình số 15 bis là nắp của chum đồng số 15) đây là chum đồng loại Shizishan (được đánh số M12:26). Nấp chum được trang trí bằng khung cảnh một buổi hội họp dưới một mái đình làng với một nhóm 127 người hiện diện. Mộ số người trong nhóm nầy ngồi bên trong vòng bao quanh bởi những trống đồng giống như là những nhân vật quan trọng đang hội họp bàn bạc còn những người ở vòng ngoài là những dân làng đang theo dõi buổi hội họp. Ở ngoài rìa phía bên trái, có một người bị trói vào một gố cột: có thể đây là một tù nhân dùng để tế lễ dân cúng trống đồng? (Robert E. Murowchick, The Political and Ritual Significance of Bronze Production and Use in Ancient Yunnan. Article in Journal of East Asian Archaeology. January 2001, tr.171.)

Hồ Nhĩ Hải (tiếng Trung: 洱海, ěrhǎi) trông giống như một cái tai. Nó là một hồ trên núi cao ở miền tây nam Trung Quốc, trong địa phận tỉnh Vân Nam, cách Côn Minh khoảng 265 km (165 dặm) về phía tây tây bắc, tính theo đường chim bay. Hồ Nhĩ Hải còn được biết đến dưới tên gọi Diệp Du Trạch, Côn Di Xuyên, Tây Nhị Hà trong thời kỳ cổ đại. Nó là một trong số 16 hồ thuộc khu bảo hộ tự nhiên cấp quốc gia của Trung Quốc. Hồ Điền còn gọi là hồ Côn Minh

3- Số lượng trống đồng tìm thấy ở Trung Quốc:

46


Những trống đồng mà Trung Quốc khai quật được từ thế kỷ thứ 20 đến nay nhiều hơn là những trống đồng do sử cũ của Trung Quốc đã ghi chép hay mô tả. Những trống đồng hiếm có đã được Trung Quốc khai quật trong thời hiện đại gồm có: - Trống Kaihua/Khai Hóa tìm thấy ở Quý Châu (Guizhou) và do tù trưởng phủ Khaihu (nay là huyện Wenshan/Văn Sơn/Vân Nam) sở hữu chủ đầu tiên sau đó được bán đi cho một người Âu Châu và hiện nay được trung bày tại viện Bảo tàng thành phố Vienne/Áo Quốc. Không có tài liệu hoặc tin tức nào cho biết chiếc trống nầy được tìm thấy từ bao giờ và ai đã đúc ra chiếc trống đồng nầy. (

- Năm 1926, một trống đồng thuộc loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba được tìm thấy ở một cánh đồng trong thị trấn Văn Sơn/Wenshan, Vân Nam, Trung Quốc và được đặt tên là trống Pingba (Bình Bá). - Tháng 7 năm 1962, một trống Vạn Gia Bá do một nông gia phát hiện từ lòng đất sâu 50cm khi đương sự đào bứng một gốc cây ở làng Caopi, huyện Qiubei (Khâu Bắc) tỉnh Vân Nam. Năm 1984 chiếc trống nầy được chuyển giao cho Sở Bảo Tồn Di Vật Văn Hóa huyện Văn Sơn. - Từ 1975-2001, nhiều trống loại Thạch Thủy Sơn và trống Vạn Gia Bá khác được tìm thấy tại những bãi tha ma, mộ táng từ thời cổ xưa ở huyện Văn Sơn, khu tự trị thành phố Sở Hùng (Chuxiong), tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và ở một số nơi khác. Số trống đồng được tìm thấy nhiều nhất ở huyện Văn Sơn/Wenshan: * Năm 1986, Wang Da Dao đưa ra một bản thống kê gồm có 27 trống đồng đủ loại tên gọi theo từng nơi được khai quật hay tìm thấy ở huyện Văn Sơn. *Cùng trong một năm đó Li Jianeng và Bo Tianming cũng đưa ra một bản dò xét ở huyện Văn Sơn và cho biết rằng từ tháng 4 đến tháng 5/ 1983 Toán dò xét đã tìm thấy tin tức của khoản 24 trống đồng và trong hai năm kế tiếp, toán dò xét nầy lại có tin tức nền tảng của 60 trống đồng và 41 trong số trống nầy đã được xác nhận. (Bronze Drums from Wenshaw, s. đ.d., tr.34. Text in Chinese, with an English introduction. Publisher: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004.) (http://www.mandarinbooks.cn/zencart/index.php?main_page=product_book_info&products_id=468).

*Theo một báo cáo năm 1988, Trung Quốc đã tìm được 1460 trống đồng (?) 1. *Một tài liệu lịch sử phát hành vào tháng 05 năm 2000 ở Trung Quốc duới đề mục Văn Hóa và Cảnh vùng Văn Sơn Tân Sử (A New History of Wenshan Culture and Scenery) đã ghi chép rằng:” Trước

Vật năm 1958, đã có khoảng 400 trốnng đồng và hiện nay ít nhất cũng có chừng 210 trống còn tồn tại trong số nầy có 5 trống loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba, 6 trống loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan. . vân...vân … (Bronze Drums from Wenshaw, s. đ.d., tr.35.)

Cả ba lược thống kê vừa kể trên đã đưa ra những số liệu trống đồng bất nhất khác nhau cho nên người ta không thể biết thống kê nào là đúng thật, chính xác. Chính những tài liệu của nhà Xuất Bản Nhân Dân tỉnh Vân Nam/ Trung Quốc cũng cho rằng chỉ có sự thống kê của Sở Bảo Tồn Di Vật Văn Hóa tỉnh Văn Sơn là có phần chính xác hơn cả vì cơ quan nầy chụp ảnh, đăng ký và phục dạng kỹ lưỡng 138 trống đồng được phát hiện ở Văn Sơn. (Bronze Drums from Wenshaw, s. đ.d., tr.35. Text in Chinese, with an English introduction. Publisher: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004.) (http://www.mandarinbooks.cn/zencart/index.php?main_page=product_book_info&products_id=468). ------------1 Trung Quốc Cổ đại Đồng cổ Nghiên cứu hội, Trung Quốc Cổ đại Đồng Cổ (Trống đồng cổ đại của Trung Quốc), Bắc Kinh, Wenwu Press, 1988. Theo tài liệu này, số trống đồng lưu trữ tại nhiều tỉnh và thành phố như sau: Quảng Tây: 560, Quảng Đông: 230; Thượng Hải: 230; Vân Nam: 160; Quý Châu: 88; Bắc Kinh: 84; Tứ Xuyên: 51; Hồ Nam: 27; Sơn Đông: 8; Hồ Bắc: 6; Chiết Giang: 6; Liêu Ninh: 4. Tổng số trống đồng lưu giữ tại Trung Quốc năm 1995 vẫn không thay đổi. Dẫn tại Han Xiaorong, The present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Vietnam and China, Explorations in Southeast Asian Studies, Vol. 2, No. 2, Fall 1998, Hawaii University.

47


CHƯƠNG V SỐ LƯỢNG, LOẠI, NHÓM TRỐNG ĐỒNG ĐÃ ĐƯỢC TÌM THẤY VÀ KHAI QUẬT Ở VIỆT NAM 1. Số lượng Tổng số trống đồng tìm được ở Việt Nam cho đến năm 1980 là 960 chiếc (?), trong đó có 540 (?) chiếc thuộc loại trống đồng Đông Sơn 1. Ngoài ra, trống đồng còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như: Indonesia, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và Nhật Bản. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến an (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). -------1 Nguyễn Duy Hinh, "Bronze Drums in Vietnam", The Vietnam Forum 9 (1987):4-5; Phạm Huy Thông, Dong Son Drums in Vietnam, Hà Nội: NXB Khoa học Xã Hội (1990), 265. Từ đó, người ta vẫn tiếp tục tìm thấy trống đồng loại Đông Sơn. Ví dụ: năm 1994, một trống đồng Đông Sơn mà sau được đặt tên là Ban Khooc đã được tìm thấy ở Sơn La. Phạm Quốc Quân và Nguyễn Văn Đoàn, "Trống đồng Sơn La", Khảo cổ học 1 (1996):10.

.

http://hohovietnam.blogspot.com.au/2012/05/trong-ong-viet-nam.html Sunday, May 13, 2012, lấy xuống: 08/08/2017.

TS Nguyễn Thị Hậu: “Tôi không có số liệu thống kê mới nhất, nhưng theo quyển Khảo cổ học Việt nam thời đại kim khí tập 2 của Viện khảo cổ học thì chúng ta có khoảng 200 trống loại 1 chưa kể các loại gọi là minh khí, tức là loại được làm nhỏ đi để chôn trong các ngôi mộ, cũng không kể đến các loại trống muộn hơn như của người Mường. Về số lượng thì như vậy chỉ đứng hàng thứ hai sau khu vực Quảng Tây của người Choang bên Trung quốc thôi.” (Đài Á Châu Tự Do: Tại sao trống đồng không được sử Việt cổ đề cập nhiều? (Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bronze-drums-in-history-kh-09202013141745.html 2013-09-20, lấy xuống :08-08-2017.) Trong phần Lời Giới Thiệu của tập sưu khảo “DONG SON DRUMS IN VIETNAM”, do nhà Xuất Bản Khoa học Xã Hội Việt Nam phát hành (1990), viện sĩ viện Hàn Lâm Việt Nam Phạm Huy Thông có đoạn viết: (s.d.d.,tr.tr. 275-276.) “Trước mắt, tập Hùng vương dựng nước, chương trình nghiên cứu khoa học tập thể của giới khoa học Việt

Nam , đã bước đầu khẳng định trống Đông Sơn là một sản phẩm độc đáo và đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Bốn phần của sách đã được công bố từ 1969 đến 1971, ngay trong thời gian nghiên cứu thời Đông Sơn, nay trở nên cơ sở của mọi công trình nghiên cứu tiếp trống Đông Sơn trong văn hóa Đông Sơn. Trước đó không phải là không có những cống hiên quý giá, trong đó phải kể những trang mô tả và sắp xếp trống đồng loại I Heger - khi đó còn chưa gọi là trống Đông Sơn – những tác giả Lê Văn Lan, Phạm Văn Kỉnh và Nguyễn Linh, trong sách Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam (1963). “Sau đợt nghiên cứu tập trung văn hóa Đông Sơn, tạp chí Khảo cổ học dành hai số liên tiếp, số 13 và số 14 cho chuyên đề Trống đồng, công bố những công trình khoa học của nhiều tác giả đã tham gia đợt nghiên cứu tập trung nhằm phát huy kết quả đợt nghiên cứu. Những bài viết được hoàn thành trong những năm 1972 – 1973 và được công bố năm 1974. Các loại trống đồng đều được nghiên cứu, nhưng trọng tâm nghiên cứu là trống loại I Heger, đã được nhận thức trong những năm 1968 – 1971 xứng đáng được coi là biểu trưng của văn minh Việt cổ, nên được chính thức đề nghị từ nay được gọi là “trống Đông Sơn” với giá trị tiêu biểu về ý nghĩa văn hóa, về tầm vóc lịch sử tự nó hàm súc trong một cách gọi như thế. “Lần đầu tiên năm 1975, một công trình chuyên giới thiệu trống Đông Sơn được hai nhà nghiên cứu nguyễn văn Huyên và Hoàng Vinh biên soạn. Chỉ những trống Đông Sơn tìm thấy ở Việt Nam được liệt kê, sách mang tên Những trống Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam và biết đến 52 trống, không kể 13 trống thất lạc hoặc chưa xác minh được, cùng 53 trống nhỏ và được gọi là “trống minh khí”. Mỗi trống Đông Sơn được khảo tả và 50 trên 52 trống được minh họa. Minh họa có phần tùy hứng: có khi bằng ảnh chụp, phần lớn bằng hình vẽ, thuận lợi hơn trong điểu kiện in ấn của ta hiện nay; khi thì trình bày chỉ mặt trống, khi lại trình bày chỉ thân trống, khi cả mặt cả thân. Những trống có cảnh hiện thực thường được kèm đặc tả. 48


“Danh vọng của trống Đông Sơn đã khơi nên một phong trào sưu tầm sôi động. Chưa đầy mười năm qua (kể từ 1990) mà số trống biết được tăng vọt lên hơn gắp đôi: từ 65 đến năm 1975 lên 144 năm 1985 (trong đó số có hồ sơ đầy đủ và đã được kiểm tra lại là 52, rồi 115).”

Cũng theo viện sĩ Phạm Huy Thông (và nhiều người khác được nêu tên) thì tập sưu khảo nầy bao gồm toàn bộ trống Đông Sơn (Heger I) còn lại ở trên đất nước Việt Nam ngày nay. Nếu đếm theo số trống đồng được khảo tả và minh họa trên tập sưu khảo thì có tất cả là 115 chiếc , chia thành 5 nhóm A, B, C, D, Đ. Hai nhóm trống đồng loại Heger I (trồng Đông Sơn) A và B đã được tập sưu khảo nầy mô tả và minh họa cũng thấy xuất hiện trên một tập sưu khảo khác ở Trung Quốc có tựa đề là The Ancient Bronze Drums in China and South East Asia của hai tác giả Li Kunshen và Huang Derong, do nhà xuất bản Yunnan Fine Arts phát hành vào năm 2009. Không thấy hai nhà khảo cứu Trung Quốc nầy mô tả và minh họa 3 loại trống đồng C, D, Đ như trong tập sưu khảo của viện sĩ Phạm Huy Thông. Bù vào đó họ lại liệt kê với hình vẽ 19 trống đồng đã được khai quật ở tỉnh Lào Cai /Việt Nam mà theo tin tức truyền thông của Việt Nam cho đến năm 2003 thì đã có 28 chiếc trống đồng được tìm thấy ở Lào Cai. Vào tháng 05 năm 2003, một chiếc trống đồng cổ còn khá nguyên vẹn, trên mặt trang trí 8 vành hoa văn xen kẽ hình chim bao quanh ngôi sao 12 cánh, vừa được một nông dân phát hiện tại thôn Ngầu, xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Chiếc trống cao 34cm, có mặt đúc liền hình khung với đường kính 42cm, đường kính đáy rộng 52cm.Theo nhận định của Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lào Cai, đây là chiếc trống cổ thuộc hệ Đông Sơn, có niên đại từ 2.000 đến 2.500 năm. (http://vietbao.vn/Van-hoa/Lao-Cai-phat-hien-them-mot-trong-dongco/20010763/181/). Ngoài ra, hai tác giả của Trung Quốc còn đề cặp đến những trống đồng được tìm thấy trên lãnh thổ nước Việt Nam trong khoảng thời gian 1990-2004 ở Gió Sơn, Trà Lộc, Bầu Lạt, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hiệp, Tây Giang, Kim Châu, Hòa Hiệp Trung, Đà Lạt, Lang Hưng, Phú Chánh (The Ancient Bronze Drums in China and South-East Asia, s.đ.d., tr.tr.231-233).

2. Loại-Nhóm 2.1 Những trống đồng Heger I thuộc NHÓM [A] ở Việt Nam: Nhóm A, thân trống chia 3 phần, dáng cân đối, hoa văn trang trí phong phú, có các vành chính ở mặt, lưng tả cảnh người, vật, động vật theo lối tả thực. Kiểu A1 là những trống đẹp nhất . (Nguồn: Phạm Minh Huyền: Trống Đông Sơn ở Thanh Hóa, http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-2-10/TRONG-DONG-SON-O-THANHHOA6jd70l.aspx). [A – I] 1. NGỌC LŨ 2. HOÀNG HẠ 3. CỔ LOA I 4. SÔNG ĐÀ [A – II] 1. MIẾU MÔN I 2. PHA LONG 3. BẢN THÔM [A – III] 1. MIẾU MÔN II 2. VŨ BỊ [A – IV] 1. HÒA BÌNH 2. PHÚ XUYÊN 3. QUẢNG CHÍNH 4. ĐỒI RO 5. LÀNG VẠC I 6. ĐỒNG CẨU 7. LÀNG VẠC II 8. ĐÀO THỊNH 9. SƠN TÂY 10. PĂC TÀ 11. VIỆT KHÊ [A – V] 1.

QUẢNG XƯƠNG

49


(Nguồn :Phạm Huy Thông et all..., 1990: Geographical Distribution of Dong Son Drums in Viet Nam) 50


*Nhóm [A] *A. I 1. NGỌC LŨ I [A - I - 1]

Provenance: Dimensions : Decoration :

Custody:

Nguyên lai: Kích thước : Hoa văn:

Lưu trữ:

Digged out unexpectedly from undreground in 1893-1894 at Như Trác, Lý Nhân, Hà Nam Ninh province. Tympanum diameter 79 cm; total height 63 cm. Original condition. {Tympan} Solar Star with 14 rays; successive bands of naturalistic figured scenes; groups of cervids walking in file; interspersed in 2 groups of 8, respectively 6 flying birds; 18 flying birds intersperswith 18 perching birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section: dancers, lower section: no decoration. National Museum of History in Hà Nội. * Đào thấy bất ngờ từ lòng đất Xã Như Trác, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh vào năm 1893-1894. Đường kính mặt trống 79 cm. Chiều cao 63 cm. Tình trạng còn nguyên. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 14 tia sáng. Kế tiếp là 3 vành hoa văn hiện thực 1 vành cảnh người sinh hoạt. 1 vành 20 con hưu đi và 14 con chim bay. 1 vành 18 con chim bay xen kẽ 18 con chim đứng. {Tang trống} tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn người múa; tầng không có hoa văn. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội. 51


2. HOÀNG HẠ [A - I - 2]

Provenance: Dimensions: Decoration:

Custody: Nguyên lai: Kích thước: Hoa văn: Lưu trữ:

Digged out unexpectedly from undreground in 1937 at Hoàng Hạ, Phú Xuyên, Hà Sơn Bình Province. Tympanum diameter 79 cm; total height 61.5 cm. {Tympan} Solar Star with 16 rays; successive bands of naturalistic figured scenes; 14 flying birds. Mantle} Upper section: boats, middle section: dancers, lower section: no decoration. National Museum of History in Hà Nội. * Đào thấy bất ngờ từ lòng đất vào năm 1937 nơi làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình, Đường kính mặt trống 79 cm. Chiều cao 61.5 cm. Tình trạng mặt trống xém rổ ngoài mép rìa. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 16 tia sáng. Kế tiếp là 2 vành hoa văn hiện thực, 1 vành cảnh người sinh hoạt. 1 vành 14 con chim bay. {Tang trống} tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn người múa; tầng chân đế không có hoa văn. Viện Bảo tang Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

52


3. CỔ LOA I [A - I - 3]

Provenance: Dimensions: Decoration:

Custody: Nguyên lai: Kích thước: Hoa văn:

Lưu trữ:

Digged out unexpectedly from undreground in 1982 at Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Tympanum diameter 73.8 cm in good condition; total height 53 cm {Tympan} Solar Star with 14 rays; successive bands of naturalistic figured scenes; 16 flying birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section : dancers, lower section: no decoration. Culture Department of Hà Nội. * Đào thấy bất ngờ từ lòng đất vào năm 1982 nơi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đường kính mặt trống 73.8 cm. Chiều cao 53 cm. Tình trạng mặt trống tốt. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 14 tia sáng. Kế tiếp là 2 vành hoa văn hiện thực, 1 vành cảnh người sinh hoạt. 1 vành 16 con chim bay. {Tang trống} tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn người múa; tầng chân đế không có hoa văn. Sở Văn Hóa Hà Nội.

53


4. SÔNG ĐÀ [A –I - 4]

Provenance: Dimensions: Decoration:

Custody: Nguyên lai: Kích thước: Hoa văn:

Lưu trữ:

Found at the end of 19th century in the area of the Đà river in Hà Sơn Bình province, also known as Moulié drum. Tympanum diameter 78 cm in good condition; total height 61 cm. {Tympan} Solar Star with 14 rays; successive bands of naturalistic figured scenes; 16 flying birds, 2 perching birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section: dancers, lower section: no decoration. Musée Guimet, Paris. * Phát hiện vào cuối thế kỷ thứ 19 tại vùng sông Đà, tỉnh Hà Sơn Bình. Cũng được gọi là trống Moulié. Đường kính mặt trống 78 cm. Chiều cao 61cm. Tình trạng tổng quát: tốt. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 14 tia sáng. Kế tiếp là 2 vành hoa văn hiện thực, 1 vành cảnh người sinh hoạt. 1 vành 16 con chim bay và 2 con chim đứng. {Tang trống} tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn người múa; tầng Chân đế không có hoa văn. Viện Bảo tàng Guimet, Paris.

54


*A. II 5. MIẾU MÔN I [A -II - 1]

Provenance: Dimensions: Decoration:

Custody: Nguyên lai: Kích thước: Hoa văn:

Lưu trữ:

Found in 1961 at Miếu Môn, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Sơn Bình province. Tympanum diameter 72cm in good condition; total height 48 cm. {Tympan} Solar Star with 14 rays; successive bands of naturalistic figured scenes; 2 groups of 4 corvids walking in file, interspersed with 2 groups of unidentified animals; 16 flying birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section : dancers, lower section: no decoration. National Museum of History in Hà Nội. * Phát hiện tại Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Sơn Bình. Đường kính mặt trống 72 cm. Chiều cao 48cm. Tình trạng tổng quát: tốt. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 14 tia sáng. Kế tiếp là 2 vành hoa văn hiện thực, 1 vành 8 hưu đi và 8 thú lạ. 1 vành 16 con chim bay. {Tang trống} tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn người múa; tầng chân đế không có hoa văn. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

55


6. PHA LONG [A - II- 2]

Provenance: Dimensions: Decoration: Custody: Nguyên lai: Kích thước: Hoa văn: Lưu trữ:

Purchased in 1956 in the Pha Long area, Mường Khương, Hoàng Liên Sơn Province. Tympanum diameter 73 cm. Only part of upper section and tympanum in good condition. {Tympan} Solar Star with 16 rays; band of 19 flying birds. Culture Department of Hoàng Liên Sơn. * Mua lại ở Vùng Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đường kính mặt trống 73 cm. Tình trạng tổng quát: chỉ có mặt trống và một phần tầng trên của thân trống còn tốt. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 16 tia sáng. 1 vành 19 con chim bay. Sở Văn Hoá Hoàng Liên Sơn.

56


7. BẢN THÔM

[A - II -3]

Provenance: Dimensions: Decoration:

Custody: Nguyên lai: Kích thước: Hoa văn: Luu trữ:

Recovered in 1957 in the underground of Bản Thôm, Thuận Châu, Son La Province. Tympanum diameter 57 cm, total heigh 37.5 cm . Upper section damaged. {Tympan} Solar Star with 12 rays; band of 8 flying birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section: dancers, lower section: no decoration. Culture Department of Son La. * Phát hiện dưới lòng đất ở Bản Thôm vào năm 1957, huyện Thuận Châu, tỉnh Son La. Đường kính mặt trống 57 cm. Cao 37.5 cm. Tình trạng tổng quát: phần tầng trên của trống bị vỡ. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 12 tia sáng. 2 vành hoa văn hiện thực; 1 vành cảnh sinh hoạt, 1 vành 8 con chim bay. Sở Văn Hoá Hoàng Son La.

57


*A. III 8. MIẾU MÔN II [A - III -1]

Provenance : Dimensions : Decoration :

Custody : Nguyên lai :

Recovered in 1976 at Thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Son Bình province. Tympanum diameter 64 cm with lower section damaged; total height 56 cm. {Tympan} Solar Star with 12 rays; band of 14 flying birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section : dancers, lower section: no decoration. Culture Department of Hà Son Bình. * Phát hiện từ lòng đất tại Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Son Bình. Đường kính mặt trống 64 cm. Chiều cao 56 cm. Tình trạng tổng quát: tầng

Kích thước : chân đế hu hại.. Hoa văn : {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 12 tia sáng. 1 vành 16 con chim bay. {Tang trống} Tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn người múa; tầng chân đế không có hoa văn. Luu trữ : Sở Văn Hóa Hà Son Bình.

58


9. VU BỊ [A - III - 2]

Provenance : Recovered in 1969 at Đại Vũ, Bình Lục, Hà Nam Ninh province. Dimensions : Tympanum diameter 72.5 cm: damaged, total height 60 cm with upper section also damaged. Decoration : {Tympan} Center of tympanum broken; band of 20 flying birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section : dancers, lower section: no decoration. Custody: Culture Department of Hà Nam Ninh. * Nguyên lai: Phát hiện từ lòng đất tại thôn Đại Vũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ninh. Kích thước: Đường kính mặt trống 72.5 cm. Chiều cao 60cm. Tình trạng tổng quát: mặt trống bị thủng, tầng trên (tang trống) hư hại. Hoa văn: {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời bị thủng mất. 1 vành 20 con chim bay. {Tang trống} Tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn người múa; tầng chân đế không có hoa văn. Lưu trữ : Sở Văn Hóa Hà Nam Ninh.

59


*A. IV 10. HOÀ BÌNH [A - IV – 1]

Provenance : Dimensions : Decoration :

Custody : Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn:

Lưu trữ :

Found in 1958 in Hà Sơn Bình province. Tympanum diameter 49.5 cm , total height 36 , in good complete condition. {Tympan} Solar star with 12 rays; successive 2 bands of naturalistic figures with 6 undentified creatures and 4 flying birds. {Mantle} Upper section : perching birds, middle section : dancers, lower section: no decoration. Natinal Museum of History, Hà Nội. * Phát hiện và0 năm 1958 tại tỉnh Hà Sơn Bình. Đường kính mặt trống 49.5 cm. Chiều cao 36cm. Tình trạng tổng quát: tốt, còn nguyên vẹn. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 12 tia. 2 vành hoa văn hiện thực; 1 vành 6 thú lạ, 1 vành 4 con chim bay. {Tang trống} Tầng trên là hoa văn chim đứng; tầng giữa là hoa văn người múa tầng chân đế không có hoa văn. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội. 60


11. PHÚ XUYÊN [A – IV- 2]

Provenance : Dimensions : Decoration :

Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn :

Luu trữ :

Recovered in 1907 at Phú Xuyên, Hà Son Bình. Tympanum diameter 53 cm , total height 41 cm , in general: good condition. {Tympan} Solar star with 14 rays; successive bands of naturalistic figures; 4 unidentified creatures; 6 flyng birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section : birds, lower section: no decoration. Stockhom Museum, Sweeden. * Phát hiện từ lòng đất tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Son Bình. Đường kính mặt trống 53 cm. Chiều cao 41cm. Tình trạng tổng quát: nguyên vẹn, tốt. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời 14 tia sáng. 2 vành hoa văn hiện thực: 1 vành 4 con vật lạ, 1 vành 6 chim bay (4 con bay cùng chiều, 2 con bay ngược chiều). {Tang trống} Tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn chim đứng, tầng chân đế không có hoa văn. Bảo tàng viện Stockhom, Thụy Điển.

61


12. QUẢNG CHÍNH [A - IV – 3]

Provenance : Dimensions : Decoration :

Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn Luu trữ

:

:

Recovered in 1983 at Quảng Chính, Quảng Hà, Quảng Ninh province. Tympanum diameter 40 cm , total height 33 cm , tympanum damaged. {Tympan} Solar star with 16 rays; band of 4 flying birds. {Mantle} Upper section : boats , middle section : perching birds, lower section: no decoration. Culture Department of Quảng Ninh. * Phát hiện trong lòng đất năm 1983 tại xã Quảng Chính. Huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đường kính mặt trống 40 cm. Chiều cao 33 cm. Tình trạng tổng quát: mặt trống bị vỡ. Mặt trống} Ở giữa à hình mặt trời với 16 tia. 1 vành 4 con chim bay. {Tang trống} Tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn chim đứng; tầng chân đế không có hoa văn. Sở Văn Hóa Quảng Ninh.

62


13. ĐỒI RO [A - IV – 4]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn

:

Luu trữ

:

Found in 1966 at Long Sơn, Lương Sơn, Hà Sơn Bình province. Tympanum diameter 43 cm , total height 33 cm, upper and lower sections damaged. Tympanum damaged. {Tympan} Solar star with 16 rays; band of 6 flying birds. {Mantle} Upper section : boats, middle section : bulls, lower section: no decoration. National Museum of History, Hà Nội. * Phát hiện vào năm 1958 tại Long Sơn, huyện Lương Son, tỉnh Hà Son Bình. Đường kính mặt trống 43 cm. Chiều cao 33 cm. Tình trạng tổng quát: mặt trống, tang và chân đế bị hư hại nặng. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 16 tia. 1 vành 6 con chim bay. {Tang trống} Tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn hình bò; tầng chân đế không có hoa văn. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

63


14. LÀNG VẠC I [A - IV – 5]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn

:

Lưu trữ

:

Found in 1972 at Làng Vạc, Nghĩa Hòa, Nghĩa Đàn, Nghệ Tĩnh province. Tympanum diameter 37.7 cm, total height 27.8 cm, tympanum damaged. {Tympan} Solar star with 12 rays; band of 4 flying birds. {Mantle} Upper section : boats, middle section : bulls, lower section: no decoration. Culture Department of Nghệ Tĩnh * Phát hiện vào năm 1958 tại Làng Vạc, Nghĩa Hòa, Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh . Đường kính mặt trống 37.7 cm. Chiều cao 27.8 cm. Tình trạng tổng quát: mặt trống hư hại . {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 12 tia. 1 vành 4 con chim bay. {Tang trống} Tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn hình bò; tầng chân đế không có hoa văn. Sở Văn Hóa Nghệ Tĩnh.

64


15. ĐỒNG CẨU [A - IV – 6]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn

:

Lưu trữ

:

Found in 1982 at Đồng Cẩu, Hòa Bình, Võ Nhai, Bắc Thái province. Tympanum diameter 41.5 cm , total height 32.5 cm, tympanum and lower section damaged. {Tympan} Solar star with 12 rays; band of 4 flying birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section : bulls, lower section: no decoration. Culture Department of Bắc Thái * Phát hiện vào năm 1982 tại Đồng Cẩu, Hòa Bình, Võ Nhai, tỉnh Bắc Thái . Đường kính mặt trống 41.5 cm. Chiều cao 32.5 cm. Tình trạng tổng quát: mặt trống và tầng chân đế hư hại . {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 12 tia. 1 vành 4 con chim bay. {Tang trống}Tầng trên là hoa văn hình thuyền; tầng giữa là hoa văn hình bò; tầng chân đế không có hoa văn. Sở Văn Hóa Bắc Thái.

65


16. LÀNG VẠC II [A - IV – 7]

Provenance : Dimensions : Decoration :

Custody

:

Nguyên lai : Kích thước: Hoa văn Lưu trữ :

:

Excavated in 1973 in Burial No.3, Trench II, at Làng Vạc, Nghĩa Hòa, Nghĩa Đàn, Nghệ Tĩnh province. Tympanum diameter 34.5 cm , total height 25.6 cm, tympanum cracked. {Tympan} Solar star with 10 rays; successive bands of geometric designs. {Mantle} Upper section: boats and perching birds, middle section: saw-teeth and granulation, lower section: no decoration. Culture Department of Nghệ Tĩnh * Phát hiện vào năm 1973 trong ngôi mộ số 3 thuộc hố khai quật II ở làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh. Đường kính mặt trống 34.5 cm. Chiều cao 25.6 cm. Tình trạng tổng quát: mặt trống bị nứt . {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 10 tia. Không có vành chim bay. {Tang trống} Tầng trên là hoa văn hình thuyền và chim đậu; tầng giữa là hoa văn răng cưa và chấm nhỏ; tầng chân đế không có hoa văn. Sở Văn Hóa Nghệ Tĩnh.

66


17. ĐÀO THỊNH [A - IV – 8]

Provenance: Dimensions: Decoration: Custody

:

Nguyên lai: Kích thước Hoa văn

:

Lưu trữ

:

Recovered in 1962 near the river bank at Phú Thịnh, Trấn Yên, Hoàng LIên Sơn province. Tympanum diameter 49 cm, total remained height 30 cm, tympanum and part of mantle preserved. {Tympan} Solar star with 12 rays; successive bands of geometric designs. {Mantle} Upper section: No features, middle section: Concentric ridges, saw-teeth. Culture Department of Hoàng Liên Sơn * Phát hiện vào năm 1962 dưới lòng đất bờ sông xã Phú Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đường kính mặt trống 49 cm. Chiều cao phần còn lại 30 cm. Tình trạng tổng quát: chỉ còn lại mặt trống và một phần thân trống. {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 12 tia. Không có vành chim bay. {Tang trống} Hoa văn răng cưa. Sở Văn Hóa Hoàng Liên Sơn.

67


18. SƠN TÂY [A - IV – 9]

Provenance : Dimensions : Decoration :

Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn

Lưu trữ

:

:

Collected in 1923 at Sơn Tây, Hà Nội Tympanum diameter 59 cm , total height 39.5 cm, tympanum damaged at the edge. . {Tympan} Solar star with 14 rays; successive bands of geometric designs and 8 flying birds. {Mantle} Upper section : Boats, middle section: dancers, lower section: no decoration. National Museum of History in Saigon (actual HCM city). * Sưu tầm được vào năm 1923 tại thị trấn Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đường kính mặt trống 59 cm. Chiều cao 39.5 cm. Tình trạng tổng quát: mặt trống bị nứt phía ngoài rìa. . {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 14 tia. Nhiều vành hoa văn hình học và 1 vành 8 chim bay. {Tang trống} tầng trên : hoa văn hình thuyền, tầng giữa: hoa văn người múa, tần chân đế: không có hoa văn . Bảo tàng viện Lịch sử Việt Nam, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố HCM).

68


19. PẮC TÀ [A - IV - 10]

Provenance Dimensions Decoration

Custody Nguyên lai Kích thước Hoa văn Lưu trữ

: Recovered in 1963 at Phú Thịnh, Nam Cường, Bảo Thắng, Hoàng Liên Sơn province. : Tympanum diameter 35.5 cm damaged and only part of upper section remaining. . : {Tympan} Solar star with 8 rays; successive bands of geometric designs and 4 flying birds. {Mantle} Upper section: geometric designs with tangent circles. : Culture Department of Hoàng Liên Sơn. * : Phát hiện vào năm 1963 dưới lòng đất tại xóm Phú Thịnh, xã Nam Cường, huyện Bảo Thắng, tỉnh Hoàng Liên Sơn. : Đường kính mặt trống 35.5 cm. . Tình trạng tổng quát: mặt trống bị vỡ và chỉ còn một phần trên tang trống. . : {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 8 tia. Nhiều vành hoa văn hình học và 1 vành 4 chim bay. {Tang trống} Tầng trên: hoa văn vòng tròn tiếp tuyến. : Sở Văn Hóa Hoàng Liên Sơn.

69


20. VIỆT KHÊ [A - IV – 11]

Provenance Dimensions Decoration

Custody Nguyên lai Kích thước Hoa văn Lưu trữ

: Discovered in 1961 inside a boat formed coffin at Ngọc Khê, Phù Ninh, Thủy Nguyên, Hải Phòng city. : Tympanum diameter 23 cm, tympanum and part of the mantle preserved. : {Tympan} Solar star with 8 rays; band of 4 flying birds. {Mantle} Upper section: geometric designs with granulation, middle: perching birds. : National Museum of History Hà Nội. * : Phát hiện vào năm 1961 từ bên trong một quan tài hình thuyền tại một ngôi mộ ở thôn Ngọc Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. : Đường kính mặt trống 23 cm. Tình trạng tổng quát: chỉ còn mặt trống và một phần thân trống. . : {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 8 tia. 1 vành 4 chim bay. {Tang trống} tầng trên: hoa văn chấm nhỏ, tầng giữa: hoa văn chim đứng. : Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Hà Nội.

70


*A. V 21. QUẢNG XƯƠNG [A - V –1]

Provenance Dimensions Decoration

Custody Nguyên lai Kích thước Hoa văn Lưu trữ

: Puchased for École Francaise d’Extrême Orient by L. Pajot in 1934 at Quảng Xương, Thanh Hóa province. : Tympanum diameter 36.5 cm, total heigh 29 cm, mantle damaged. : {Tympan} Solar star with 8 rays; successive bands of figured stylized scenes; 6 flying birds. {Mantle} Upper section: boats, middle section: dancers, lower section: no decoration. : National Museum of History Hà Nội. * : Do L. Pajot mua lại cho Trường Viễn Đông Bác Cổ vào năm 1934 nơi huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. : Đường kính mặt trống 36.5 cm. Tình trạng tổng quát: một phần thân trống bị vỡ. . : {Mặt trống} Ở giữa là hình mặt trời với 8 tia. 1 vành cảnh sinh hoạt, 1 vành 6 chim bay. {Tang trống} tầng trên: hoa văn hình thuyền, tầng giữa: hoa văn người múa, chân đế không có hoa văn. : Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội. 71


*A. VI 22. THẠCH THỦY SƠN (SHIZHAISAN) [A - VI –1]

Có nhiều trống loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan được chính quyền sở tại hạt Văn Sơn/Wenshan, tỉnh Vân Nam khai quật; những chiếc trống nầy được đặt tên theo địa danh của những làng mạc, hay thị trấn nơi đã tìm thấy chúng và được đánh số thứ tự mộ bia liên hệ được khai quật:

Trên đây là trống và mặt trống loại Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan khai quật từ ngôi mộ M1:58 nơi vùng mộ cổ thị trấn Tấn Ninh/Jinning tỉnh Vân Nam. (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, tr.tr.10 và 11.) Loại trống Thạch Thủy Sơn nầy được xếp vào nhóm trống A, phụ nhóm VI trong tập sưu khảo DONG SON DRUMS IN VIET NAM do viện sĩ Phạm Huy Thông cùng với nhiều nhà khảo cổ, nhiếp ảnh gia, và họa sĩ Việt Nam, mô tả, họa hình và biên soạn.

*

72


2.2 Những trống đồng Heger I thuộc NHÓM B ở Việt Nam

Nhóm B, thân trống chia 3 phần rõ ràng nhưng không cân đối như nhóm A. Hoa văn trang trí đơn giản, ngoài vòng chim bay ở mặt còn lại đều là hoa văn hình học. Nhóm B hiện nay chiếm số lượng nhiều nhất. (Nguồn: Phạm Minh Huyền: Trống Đông Sơn ở Thanh Hóa, http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-2-10/TRONGDONG-SON-O-THANH-HOA6jd70l.aspx)

73


* B. I 23. DUY TIÊN [B - I - 1]

Provenance : Dimension : Decoration :

Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Nơi lưu giữ :

Purchased in 1974 at Duy Tiên, Hà Nam Ninh province. Typanum diameter indeterminable. Preserved height 46.5 cm, fragment of Tympanum, upper section broken. [Tympan] 4 rays of solar discernible ; fragmental bands of perching and Flying birds. [Mantle] U.S and M.S. : comb-teeth and dotted concentric tangent circles. L.S : undecorated. National Museum of History in Hà Nội. * Mua tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Ninh. Đường kính mặt không đo được. Mặt trống: mặt trời chỉ còn có 4 tia, 1 vành chim đứng, 1 vành chim bay. Tang trống và lưng trống: hoa văn răng lược và vòng tròn tiếp tuyến. Chân trống: không có hoa văn. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội). 74


24. YÊN TẬP [B-I-2]

Custody

:

Nguyên lai Đo đạt Mặt trống Tang & lưng trống Chân Nơi lưu trữ

: : :

Property of Yên Tập village, Phú Đa, Bình Lục, Hà Nam Ninh province. Tympanum diameter 65 cm, total height 53 cm, complete. [Tympan] Solar Star with 1 2 rays ; successive bands of perching & flying birds. [Mantle] U.S. & M.S. : comb-teeth & tangent circles. L.X.: undecorated. Present location unknown. * Trống của thôn Yên Tập, xã Phú Đa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ninh. Đường kính mặt trống 65 cm. Cao 53 cm. Tình trạng: nguyên vẹn. Mặt trời 12 tia. 1 vành chim đứng. 1 vành chim bay.

: : :

Hoa văn răng lược và vòng tròn tiếp tuyến . Không có hoa văn. Không biết.

Provenance : Dimension : Decoration :

75


25. PHÚ DUY [B-II-1]

: :

Recovered in 1959 at Phú Duy, Mỹ Đức. Hà Son Bình province. Tympanum diameter 51 cm, total height 43 cm, tympanum damaged. [Tympan] Solar star with 12 rays ; band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S. : comb-teeth. L.S.: undecorated. * : Phát hiện từ lòng đất vào năn 1959 tại thôn Phú Duy, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Sơn Bình. Đường kính mặt trống 51 cm. Cao 4.3 cm. Tình trạng: Thủng mặt. Mặt trời 12 tia. 1 vành 4 chim bay.

: : :

Hoa văn răng lược và vòng tròn tiếp tuyến . Không có hoa văn. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội).

Provence : Dimension : Decoration :

Nguyên lai Đo đạt Mặt trống Tang & lưng trống Chân Nơi luu trữ

76


26. NGỌC LŨ II [B-II-2]

Provenance : Purchased at Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam Ninh Province. Dimensions : Tympandum diameter 49.5 cm, total height 39 cm, complete. Decoration : [Tympan] Solar Star with 12 rays; band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S. : comb-teeth. L.S.: undecorated. Custody : National Museum of History in Hà Nội. * Nguyên lai : Mua tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ninh. Kích thước : Đường kính dài 49.5 cm. Cao 39 cm. nguyên vẹn. Hoa văn : Mặt trống : Mặt trời 12 tia. 1 vành 4 chim bay. Tang và Lưng trống: Hoa văn răng lược. Chân không có hoa văn. Lưu trữ : Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội).

77


27. NGỌC LŨ III [B-II-3]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ

:

Excavated in 1981 at Ngọc Lũ, Bình Lụ, Hà Nam Ninh province. Total height 36 cm, part of Tympanum & mantle missing. [Tympan] Solar Star with 12 rays. [Mantle] U.S. & M.S.: comb-teeth. & tangent circles. L.S.: undecorated. Culture Department of Hà Nam Ninh. * Phát hiện trong lòng đất năm 1981 tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ninh. Cao: còn lại 36 cm . Vỡ mặt và một phần thân. Mặt trống : mặt trời 12 tia. Tang và Lưng trống : Hoa văn răng lược và vòng tròn. Chân không có hoa văn. Sở Văn Hóa Hà Nam Ninh. 78


28. THÔN VĂN [B-II-4]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Luu trữ

:

Recovered in 1983 at Thôn Văn, Yên Bái, Duy Tiên, Hà Nam Ninh province. Tympanum diameter 42 cm, total height 37.5 cm. Tympanum & mantle damaged. [Tympan] Solar star discernible with 6 rays. Band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S.: comb-teeth. L.S.: undecorated. Thôn Văn, Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam Ninh Province. * Phát hiện trong lòng đất năm 1981 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Ninh. Đường kính mặt trống 42 cm. Cao: 37.5 cm . Vỡ mặt, tang và chân. Mặt trống : mặt trời còn lại 6 tia. 1 vành chim bay 4 con. Tang và Lung trống : Hoa văn răng luợc . Chân không có hoa văn. Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Ninh.

29. LÀNG VẠC III 79


[B-II-5]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ

:

Recovered in 1973 in Burial No. 14, Trench II at Làng Vạc, Nghĩa Hòa, Nghĩa Đàn, Nghệ Tĩnh province. Tympanum diameter 56 cm, total height 48.5 cm. Tympanum damaged. [Tympan] Solar star with 12 rays. Band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S.: comb-teeth. L.S.: undecorated. Culture Department of Nghệ Tĩnh. * Phát hiện từ lòng đất năm 1973 trong ngôi mộ số 14. (hố khai quật số II) tại làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh Đường kính mặt trống 56 cm. Cao: 48.5 cm. Thủng mặt. Mặt trống : mặt trời 12 tia. 1 vành chim bay 4 con. Tang và Lưng trống : Hoa văn răng lược . Chân không có hoa văn. Sở Văn Hóa Nghệ Tĩnh.

80


30. CỬU CAO [B-II-6]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ :

Recovered in 1964 at Cửu Cao, Văn Giang, Hải Dương province. Tympanum diameter 53.7 cm, total height 44.4 cm, complete. [Tympan] Solar Star with 12 rays. Band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S.: comb-teeth. L.S.: undecorated. Culture Department of Hải Hưng. * Phát hiện trong lòng đất năm 1964 tại xã Cử Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Hưng. Đường kính mặt trống 53.7 cm. Cao: 44.4 cm. Nguyên vẹn. Mặt trống : mặt trời 12 tia. 1 vành chim bay 4 con. Tang và Lưng trống: Hoa văn răng lược . Chân không có hoa văn. Sở Văn Hóa Hài Hưng.

81


31. THIẾT CƯƠNG [B-II-7]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ

:

Recovered in 1972 at Thiết Cương, Dân Quyền, Triệu Sơn, Thanh Hóa province. Tympanum diameter 57.5 cm, total height 45 cm, mantle damaged. [Tympan] Solar Star with 12 rays, band with 6 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S.: comb-teeth & tangent circles. L.S.: undecorated. Dân Quyền primary school, Triệu Sơn, Thanh Hóa province.. * Phát hiện trong lòng đất năm 1972 tại thôn Thiết Cương, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đường kính mặt trống 57.5 cm. Cao: 45 cm. Thân trống bị vỡ. Mặt trống : mặt trời 12 tia. 1 vành 6 con chim bay. Tang và Lưng trống : Hoa văn răng lược . Chân không có hoa văn. Trường phổ thông cơ sở, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

82


32. TÂN ƯỚC [B - II - 8]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ

:

Recovered in 1987 at Tân Ước, Thanh Oai, Hà Sơn Bình province. Tympanum diameter 51 cm, total height 45.6 ,cm, complete. [Tympan] Solar Star with 10 rays, band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S.: comb-teeth & tangent circles. L.S.: undecorated. Culture Department of Hà Sơn Bình. * Phát hiện trong lòng đất năm 1987 tại xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Sơn Bình. Đường kính mặt trống 51cm. Cao: 45.6 cm. Thân trống còn nguyên. Mặt trống : mặt trời 10 tia. 1 vành 4 con chim bay. Tang và Lưng trống : Hoa văn răng lược và vòng tròn tiếp tuyến. Chân: không có hoa văn. Sở Văn hóa Hà Sơn Bình. 83


33. PHƯƠNG TÚ [B - II - 9]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ

:

Recovered in 1967 at Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Sơn Bình province. Tympanum diameter 44.5 cm, total height 37.5 ,cm, complete. [Tympan] Solar Star with 10 rays, band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S.: comb-teeth. L.S.: undecorated. National Museum of History in Hà Nội. * Phát hiện trong lòng đất năm 1987 tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Sơn Bình. Đường kính mặt trống 44.5 cm. Cao: 37.5 cm. Thân trống còn nguyên. Mặt trống : mặt trời 10 tia. 1 vành 4 con chim bay. Tang và Lưng trống: hoa văn răng lược . Chân: không có hoa văn. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội). 84


34. HOẰNG VINH [B - II - 10]

]Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ

:

Recovered in 1971 at Hoằng Vinh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa province. Tympanum diameter 40 cm, tympanum & mantle: damged. [Tympan] Solar Star with 8 rays, band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.S.: comb-teeth & dotted circles. L.S.: undecorated. National Museum of History in Hà Nội. * Phát hiện trong lòng đất năm 1971 tại xã Hoằng Vinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đường kính mặt trống 40 cm. Thân và mặt trống bị vỡ. Mặt trống : mặt trời 8 tia. 1 vành 4 con chim bay. Tang và Lưng trống : hoa văn răng lược và vòng chấm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội).

85


35. ĐỊNH CÔNG I [B - II - 11]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody : Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ :

Recovered in 1973 at Núi Bạn, Định Công, Triệu Yên, Thanh Hóa province. Tympanum diameter 60 cm, only fragment preserved [Tympan] Solar Star with 12 rays, band of flying birds. Culture Department of Thanh Hóa. * Phát hiện trong lòng đất Núi Bạn năm 1973 tại xã Định Công, huyện Triệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Đường kính mặt trống 60 cm, mặt trống bị vỡ mất phần nửa. Mặt trống : mặt trời 12 tia. 1 vành chim bay. Sở Văn Hóa Thanh Hóa

86


36. ĐỊNH CÔNG II [B - II - 12]

87


37. ĐỊNH CÔNG III [B - II - 13]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody :

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ :

Recovered in 1973 at Núi Bạn, Định Công, Thiệu Yên, Thanh Hóa province. Tympanum diameter 39 cm, only fragment preserved [Tympan] Solar Star with 8 rays, band of flying birds. lost, but illustrated and cited by Nguyễn Văn Huyên & Hoàng Vinh in “Những Trống Đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam, Hà Nội, 1975.” * Phát hiện trong lòng đất Núi Bạn năm 1973 tại xã Định Công, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Đường kính mặt trống 39 cm, mặt trống bị vỡ mất chỉ còn một mảnh Mặt trống : mặt trời 8 tia. 1 vành chim bay, Đã thất lạc (Nguyễn Văn Huyên & Hoàng Vinh minh họa trong “Những Trống Đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam, Hà Nội,1975.”)

88


38. ĐỊNH CÔNG IV [B - II - 14]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody : Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ :

Recovered in 1977 at Núi Bạn, Định Công, Thiệu Yên, Thanh Hóa province. Tympanum diameter 45.5 cm, , tympanum & part of the mantle damaged. [Tympan] Solar Star with 12 rays, band of 4 flying birds. lost. * Phát hiện trong lòng đất Núi Bạn năm 1977 tại xã Định Công, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Đường kính mặt trống 45.5 cm, mặt trống bị vỡ và còn một phần thân. Mặt trống : mặt trời 12 tia. 1 vành 4 chim bay. Đã thất lạc .

89


39. ĐỊNH CÔNG V [B - II - 15]

90


40. NÚI GÔI [B - II - 16]

91


41. ĐÔNG SƠN I [B - II - 17]

92


42. ĐÔNG SƠN V [B - II - 18]

93


43. ĐÔNG SƠN VI [B - II – 19]

94


44. QUẢNG THẮNG I [B - II – 20]

95


45. QUẢNG THẮNG II [B - II - 21]

96


46. HOÀNG SƠN [B - II - 22]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody

:

Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ

:

Recovered in 1982 at Hoàng Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa province. Tympanum diameter 33 cm, total head 30 cm, tympanum & the mantle damged [Tympan] Solar Star with 10 rays, band of 4 flying birds. [Mantle] U.S. & M.G. : comb-teeth. L.S. : undecorated. Culture Bureau of Nông Cống, Thanh Hóa province * Phát hiện trong lòng đất xã Hoàng Sơn năm 1982 tại xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Đường kính mặt trống 33 cm, cao 30 cm. Tang và chân trống bị vỡ Mặt trống : mặt trời 10 tia. 1 vành 4 chim bay . Tang và lưng trống : hoa văn răng lược. Chân trống khôn có hoa văn. Phòng Văn hóa huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

97


47. RÚ QUYẾT I [B - II - 23]

Provenance : Dimensions : Decoration : Custody : Nguyên lai : Kích thước : Hoa văn : Lưu trữ :

Recovered in 1977 at Núi Quyết, Bến Thủy, Vinh, Nghệ Tỉnh province. Tympanum diameter 44.5cm, only fragment of tympanum preserved [Tympan] Solar Star with 10 rays, band of 4 flying birds. Culture Department of Nghệ Tĩnh. * Phát hiện trong lòng đất núi Quyết năm 1977, Bến Thủy, thị xã Vinh, tỉnh Nghệ Tỉnh. Đường kính mặt trống 44.5 cm. Chỉ còn mặt bị vỡ. Mặt trống : mặt trời 10 tia. 1 vành 4 chim bay . Sở Văn Hóa, tỉnh Nghệ Tỉnh

98


48. RÚ QUYẾT II [B - II - 24]

99


49. RÚ QUYẾT III [B - II - 25]

100


50. VŨ XÁ [B - II - 26]

101


51. LŨNG XUYÊN [B - II - 27]

102


52. XUÂN LẬP I [B - II - 28]

103


53. XUÂN LẬP II [B - II - 29]

104


54. XUÂN LẬP III [B - II - 30]

105


55. CẨM THỦY [B - II - 31]

106


56. AN LÃO [B - II - 32]

107


108


57. THỌ VỰC [B - II - 33]

109


110


58. VŨNG TÀU [B - II - 34]

111


112


59. VĨNH NINH [B - II - 35]

113


114


60. ĐÁ ĐỎ I [B - II - 36]

115


61. BÌNH PHỦ [B - II - 37]

116


62. HÀ NỘI [B - II - 38]

117


118


53. NHA TRANG [B - II - 39]

119


Provenance : Recovered in 1983 at Đồng Nai Street, Phước Hải Guild, Nha Trang, Phú Khánh Province. Dimensions : Tympanum diameter 52 cm, total height 43 cm, complete. Decoration : [Tympan] Solar Star with 10 rays ; band of 6 imperfectly cast flying birds. [Mantle] U.S and M.S : dotted comb-teeth circles. L.S : undecorated. Custody

: Culture Department of Phú Khánh.

* Nguyên lai

: Phát hiện từ trong lòng đất vào năm 1983 ở phố Đồng Nai, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Phú Khánh.

Kích thước

: Đường kính mặt trống 52 cm. Cao 43 cm. Nguyên vẹn.

Trang trí

: Mặt trống với mặt trời 10 tia. Một vành 6 con chim bay. Tang và lưng trống: hoa văn răng lược và vòng tròn chấm. Chân trống: không có hoa văn.

Nơi lư trữ

: Sở Văn Hóa Phú Khánh.

120


64. HÀ NỘI II [B - II - 40]

121


122


65. HÀ NỘI III [B - II - 41]

123


66. LẠI THƯỢNG [B - III- 1]

124


67. LÀNG GỌP I [B – III -2]

125


126


68. LÀNG GỌP [B – III - 3]

127


69. BÌNH ĐÀ [B – III – 4]

128


129


70. GIẢO TẤT [B – III – 5]

130


131


71. ĐÔNG SƠN IV [B – III – 6]

132


N

133


72. ĐÔNG SƠN II [B – III – 7]

134


135


73. ĐÔNG SƠN III [B – III – 8]

136


137


79. LÀNG VẠC IV [B – III – 9]

138


80. ĐÚ SÁNG [B – III – 10]

139


2.3 Những trống đồng Heger I thuộc NHÓM [C] ở Việt Nam

Nhóm C, thân trống vẫn giữ truyền thống chia 3 phần cân đối, kích thước lớn hoặc trung bình. Hoa văn trở lại phong phú nhưng ở mức độ cách điệu hóa theo xu hướng biến hình thể. Nhiều mô típ hoa văn hình học mới xuất hiện. Có hiện tượng trang trí ở chân. Phổ biến có tượng cóc ở trên mặt trống. Từ nhóm trống C bắt đầu có yếu tố chuyển hóa từ trống Đông Sơn sang các trống loại HII, III, IV. (Nguồn: Phạm Minh Huyền: Trống Đông Sơn ở Thanh Hóa, http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-2-10/TRONG-DONG-SON-O-THANHHOA6jd70l.aspx).

140


81. HỮU CHUNG [C – I – 1]

141


82. ĐÔNG HIẾU [C – I – 2]

142


83. THÀNH VÂN [C – I – 3]

143


84. NÔNG CỐNG [C – II – 1]

144


85. THÔN BỦI [C – II – 2]

145


86. CHỢ BỜ [C – II – 3]

146


87. PHÚ PHƯƠNG I [C – II – 4]

147


88. PHÚ PHƯƠNG II [C – II – 5]

148


89. YÊN BỒNG I [C – II – 6]

149


90. YÊN BỒNG II [C – II – 7]

150


91. ĐA BÚT [C – II – 8]

\ 151


92. PHÙ LƯU [C – II – 9]

152


93. TRƯỜNG GIANG [C – II – 10]

153


94. QUÊ TÂN [C – II – 11]

154


95. BẮC LÝ [C – II – 12]

155


96. LẠC LONG [C – II – 13]

156


97. TÂN KHANG [C – II – 14]

157


98. ĐÔNG HÒA I [C – II – 15]

158


99. HÀNG BÚN [C – II – 16]

159


100. THANH HÓA [C – II – 17]

160


101. LÀNG VẠC V [C – III– 1]

161


102. Cá»” LOA [C- III - 2]

162


103. THÔN MỐNG [C – IV - 1]

163


104. ĐẮC GIAO [C – IV - 2]

164


2.4 Những trống đồng Heger I thuộc nhóm [D] ở Việt Nam

Nhóm trống D, thân trống chia 3 phần nhưng dáng lùn, thô, không cân đối, tang phình rất mạnh, lưng rất choải, chân ngắn. Hoa văn trang trí đơn giản, không bố trí thành các vành, có trống không trang trí hoa văn. (Nguồn: Phạm Minh Huyền: Trống Đông Sơn ở Thanh Hóa, http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-210/TRONG-DONG-SON-O-THANH-HOA6jd70l.aspx)

165


105. ĐÀO XÁ [D - I - 1]

166


106. TÙNG LÂM I [D – II - 1]

167


107. TÙNG LÂM II [D – II - 2]

168


108. VẠN GIA BÁ/WANJIABA [ D – III ]

(Năm: 1926, 1962, 1997, 2001)

(Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, các trang 5, 6, 7. Hinh số 10,13, 14 & 15.)

- Năm

1926, một trống đồng thuộc loại Vạn Gia Bá/Wanjiaba được tìm thấy ở một cánh đồng trong thị trấn Văn Sơn/Wenshan, Vân Nam, Trung Quốc và được đặt tên là trống Pingba (Bình Bá). - Tháng 7 năm 1962, một trống Vạn Gia Bá do một nông gia phát hiện từ lòng đất ở làng Chaopi, huyện Qiubei (Khâu Bắc) tỉnh Vân Nam. Năm 1984 chiếc trống nầy được chuyển giao cho Sở Bảo Tồn Di Vật Văn Hóa huyện Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc * Năm 1986, Wang Dadao1 đưa ra một bản thống kê gồm có 27 trống đồng đủ loại tên gọi theo từng nơi được khai quật hay tìm thấy ở huyện Văn Sơn. *Cùng trong một năm đó (1986) Li Jianeng và Bo Tianming2 cũng đưa ra một bản dò xét ở huyện Văn Sơn và cho biết rằng từ tháng 4 đến tháng 5/ 1983 Toán dò xét đã tìm thấy tin tức của khoản 24 trống đồng và trong hai năm kế tiếp, toán dò xét nầy lại có tin tức nền tảng của 60 trống đồng và 41 trong số trống nầy đã được xác nhận. ---------------

1- Wang Dadao: được ghi chú trong trong sách: Bronze Drums from Wenshaw, Hoa ngữ, với phần dẫn nhập bằng Anh ngữ. Nhà Phát hành: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, trang 34, Ghi chú số 2: “Yunnan Bronze Drums.” Kuming: Yunnan Education Press, August,1998. (http://www.mandarinbooks.cn/zencart/index.php?main_page=product_book_info&products_id=468) 2- Li Jianeng và Bo Tianming: được ghi chú trong trong sách: Bronze Drums from Wenshaw, Hoa ngữ, với phần dẫn nhập bằng Anh ngữ. Nhà Phát hành: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, trang 35, Ghi chú số 1: “Bronze Drums of Early Shizaishan Type Unearthed at Caopi Village of Qiubei County. “Newsletter of Ancient Bronze-drum Studies of China.” No.4. April 1986. (http://www.mandarinbooks.cn/zencart/index.php?main_page=product_book_info&products_id=468)

169


109. THƯỢNG NÔNG [D – IV – 1]

170


110. DABONA [D – V – 1]

Theo sự suy diễn của nhiều chuyên gia khảo cổ người Hoa thì những trống đồng được tìm thấy hoặc khai quật từ trước cho tới năm 2014 trên lãnh thổ của Trung Quốc được xếp thành 8 nhóm. Theo hai chuyên gia khảo cổ của Trung Quốc là Li Kunsheng và Huang Derong, nhóm trống Vạn Gia Bá/ WANJIABA có thể tách ra thành 4 kiểu (4 styles) tùy theo hình dáng (form), trang trí hoa văn (pattern) và tuổi thọ (age) của chúng: (Bronze Drums from Wen Shan. Text in Chinese, with an English introduction. Publisher: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, tr.42) (http://www.mandarinbooks.cn/zencart/index.php?main_page=product_book_info&products_id=468)

- Kiểu số #1 là kiểu trống có tuổi thọ già nhất so với ba kiểu kia. Phần dầy của kiểu trống nầy (tang trống: chú thích của Nguyễn Công Tánh) là phần ngay phía giữa thân và mặt trống thường thì không có trang trí. Chỉ có một số rất ít kiểu trống nầy có trang trí hoa văn ngôi sao (mặt trời) không theo một khuôn cách nào trên mặt trống. Một số trống không có phần chân cuốn mép. Tiêu biểu cho kiểu trống #1 là trống Dahaibo khai quật tại vùng hạt tỉnh tự trị Chuxiong/Vân Nam (Autonomous Prefecture). Những trống Vạn Gia Bá kiểu số #1 khác là trống Shaguocun được tìm thấy tại làng Shaguo, tỉnh quận Quảng Nam (Guangnan), tỉnh Vân Nam, trống Gu dong được tìm thấy tại huyện Teng chong/Vân Nam và 2 trống ở trung tâm lưu giữ những di tích của tỉnh Vân Nam. (Bronze Drums from Wen Shan. Text in Chinese, with an English introduction. Publisher: Yunnan People's Publishing House. Published: 2004, tr.tr.42-43)

- Kiểu Vạn Gia Bá số #2 thường có trang trí hoa văn ngôi sao (mặt trời) ở phần mâm trống. Phần dầy của nó là phần giữa dưới có hoa văn sọc trong ô vuông. Thường thì có những mô hình hình học như hình thoi hay có những hình mẫu của loài bò sát. Bên trong một phần chân trống thường có xếp gấp. Điển hình là bốn trống được tìm thấy trong vùng mộ táng Wanjiaba, nơi phần mộ số M23. (Bronze Drums from Wen Shan. Text in Chinese, with an English introduction, s.đ.d., tr.43.)

- Kiểu Vạn Gia Bá số #3 thường có hoa văn ngôi sao (mặt trời) ở phần mâm trống. Phần dầy nhất của nó là phần phía trên của thân trống. Thân trống ở phần giữa có nhiều ô ngăng không có những đường hoa văn kẻ sọc. Tiêu biểu cho kiểu số #3 nầy thì có trống số 12 ở ngôi mộ M1 trong khu mộ táng Wanjiaba, trống số 10 Dageda (làng Dangeda/ huyện Yanshan/ tỉnh Vân Nam, và trống Zhepian (làng Zhepian/ huyện Quảng Nam/tỉnh Vân Nam). (Bronze Drums from Wen Shan. Text in Chinese, with an English introduction, s.đ.d., tr.43.) Trong tháng 7 và tháng 11/ 2014, Viện khảo cổ học Vân Nam và di tích văn hóa, Trung tâm quản lý di sản văn hóa Đại Lý và Trung tâm quản lý di sản văn hóa Xiangun tiến hành một cuộc khai quật liên tục tại nghĩa trang Dabona ở Vân Nam/ Yunnan. Công nghệ thông tin bằng kỹ thuật số (Digital Technology) được xử dụng để cải thiện phương cách ghi âm độ phân giải tạo cơ bản thêm cho sự nghiên cứu Phần khu vực phía Tây của vùng mộ táng Dabona được khai quật và phát hiện lần đầu tiên vào năm 1961 và công trình khai quật lại được tiến hành vào những năm 1964, năm 1977 và 2008. Trong những cuộc khai quật nầy người ta tìm thấy quan tài bằng đồng, trống đồng,

171


(http://www.kaogu.cn/en/Special_Events/Top_10_Archaeological_Discoveries_in_China_2014/2015/0410/49817.html) (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan Mei shu Chu ban she, 2008, tr.tr.5 và 7.)

chùm chuông treo đã được chính quyền nhà nước sở tại Dabona thu hoạch và cho thấy rằng các người có của cãi chôn cất như thế có thể đã có một địa vị cao trong xã hội vào thời kỳ Chiến Quốc và Tây Hán. (Chinese Archaeology Writer:2015-01-12).

Trống đồng tìm thấy ở khu mộ táng Dabona cũng được các chức quyền khảo cổ của nhà nước Trung Quốc xếp vào loại trống Vạn Gia Bá/Wanjiaba kiểu số #3. (Bronze Drums from Wen Shan.Text in Chinese, with an English introduction, s.đ.d., tr.44.)

Trống Dabona Nguồn hình: Bronze Drums from Wen Shan. s.đ.d., tr.44.

Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. (Sách đ.d., tr. 4 và index (Batatai), tr, 6 và index (Pingba &,Chaopicum) 172


- Kiểu Vạn Gia Bá số #4 có hoa văn ngôi sao mặt trời trên mặt mâm trống. Phần dầy nhất của kiểu trông nầy là phần giữa ngang trên với hai nhóm hoa văn kẻ ô vuông; nhóm ô phía trên có một số đường kẻ trên ô vuông trong khi nhóm ô phía dưới thì lại có hoa văn đơn thuần. Những trống như Batatai tìm thấy ở Qujing, trống Pingba và trống Chaopicum tìm thấy ở huyện Vân Sơn/Wenshan, tất cả được nhiều chuyên gia khảo cổ Trung Quốc xếp vào kiểu trống Vạn Gia Bá số #4.

Một phân diện tích khai quật khu mộ táng Dabona phía Tây Nguồn: Chinese Archaeology Writer: Date:2015-04-10 2007 The Institute of Archaeology, Chinese Academy of Social Sciences (IA CASS), P.R.China. http://www.kaogu.cn/en/Special_Events/Top_10_Archaeological_Discoveries_in_China_2014/2015/0410/49817.html

Theo những chứng tích tìm thấy ở khu mộ táng Dabona bao gồm cả kiểu trống đồng tìm thấy ở nơi nầy, các nhà khảo cổ của viện khảo cổ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (P.R.China) viết rằng trống đồng Vạn Gia Bá Dabona có niên đại giữa thời Xuân Thu và thời đại nhà Tây Hán. (2007. The Institute of Archaeology, Chinese Academy of Social Sciences (IA CASS), P.R.China). (http://www.kaogu.cn/en/Special_Events/Top_10_Archaeological_Discoveries_in_China_2014/2015/0410/49817.html)

Sách Bronze Drums from Wen Shan do cơ quan nhà nước tỉnh Vân Nam/Trung Quốc phát hành năm 2004 có đoạn viết: “Hiện có chứng tích qua thử nghiệm C14 (Định tuổi bằng cacbon phóng xạ là phương pháp định tuổi bằng đồng -44vị phóng xạ sử dụng (C14) để xác định tuổi của vật liệu hay mẫu có chứa cacbon với độ tuổi lên tới 60.000 năm. Kỹ thuật này do nhà hóa lý Willard Libby và cộng sự phát minh năm 1949 trong khi ông là giáo sư tại Đại học Chicago.) cho thấy

trống đồng Vạn Gia Bá kiểu số #4 tìm thấy trong ngôi mộ M23 tại khu mộ táng Vạn Gia Bá/Wanjiaba có niên đại là 2640 ± 90 năm, tức là vào khoảng giữa thời đại Xuân Thu ở Trung Hoa. Cũng dùng phương cách thử nghiệm C14 chức quyền khảo cổ CHNDTH tỉnh Vân Nam cũng suy định rằng trống đồng Vạn Gia Bá M1:12 và Dabona trong nhóm trống kiểu số #3 có niên đại giai đoạn đầu thời Xuân Thu và đầu thời Chiến Quốc: trống Shaguocun số #1, trống Dageda và trống Zhepian được tạo đúc từ thời điểm nầy. Cũng tương tựa như thế, người ta cũng có thể suy định được niên đại. (Nguồn: Bronze Drums from Wen Shan Text in Chinese, with an English introduction. s.đ.d., tr.tr.43- 44.)

Chưa có khảo cứu khoa học nào để chứng minh chính xác niên đại trống Vạn Gia Bá M1:12 , kiểu số #1 cho nên các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã phải dựa và hình thức và kiểu cách cấu tạo không có hoa văn rườm rà trên mặt trống nầy để suy đoán rằng đây là kiểu trống Vạn Gia Bá có số tuổi già nhất so với các loại và kiểu trống khác hiện có ở bất kỳ nơi lãnh thổ nào ở Á Châu và Đông Nam Á tức là nó có thể xuất hiện kể từ giai đoạn đầu thời đại Xuân Thu hoặc sớm hơn. Những trống Shaguocun số II, trống Dahaibo cùng sắp chung một kiểu #1 (Nguồn: Bronze Drums from Wen Shan Text in Chinese, with an English introduction. s.đ.d.,tr. 44.)

Trống Vạn Gia Bá M1:12 Trống Vạn Gia Bá Dahaibo (Nguồn: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Sách đ.d., Index, tr.tr. 40-41 và index) 173


2.5 Những trống đồng Heger I thuộc nhóm [Đ] ở Việt Nam

Nhóm trống Đ, thân trống chia thành 3 phần rõ nét, cân đối đã bị phá vỡ. Ranh giới tang, lưng, chân không rõ ràng. Bố trí hoa văn ở mặt và một số mô típ hoa văn hình học vẫn còn mang truyền thống Đông Sơn. Dáng trống và bố trí hoa văn ở tang, lưng, chân và các mẫu hoa văn đã chuyển sang kiểu trang trí của trống HII, HIV. Đó là những trống trung gian HI-II, HI-IV. Nhóm Đ được gọi là trống Đông Sơn với ý nghĩa là những trống tiếp tục truyền thống Đông Sơn. (Nguồn: Phạm Minh Huyền: Trống Đông Sơn ở Thanh Hóa, http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-2-10/TRONGDONG-SON-O-THANH-HOA6jd70l.aspx).

174


111. LÀNG VẠC [Đ – I – 1]

175


112. MÔNG SƠN [Đ – I – 2]

176


113. NA DƯƠNG [Đ – I – 3]

177


114. QUAN HÓA [Đ – I – 4]

178


115. HÀ GIANG [Đ – I – 5]

179


116. CHỢ MỚI [Đ – I – 6]

180


117. HÍCH [Đ - I - 7]

181


118. WILCZEK I (WIEN XVI) [Đ - II - 1]

Không tìm được tư liệu về chiếc trống nầy mặc dù nó được kê khai trong tập tài liệu Dong Son Drums in Viết Nam của Phạm Huy Thông (và nhiều người khác).

182


119. ĐÁ ĐỎ II [Đ-III-1]

183


120. MÈO VẠC I [Đ-III-2]

184


121. MÈO VẠC II [Đ-III-3]

185


122. MÈO VẠC III [Đ-III-4]

186


123. NAM NGÃI I [Đ-III-5]

187


124. NAM NGÃI II [Đ-III-6]

188


Như đã được đề cặp trước đây, trong tập sưu khảo ở Trung Quốc có tựa đề là The Ancient Bronze Drums in China and South East Asia do nhà xuất bản Yunnan Fine Arts phát hành vào năm 2009, không thấy hai tác giả Trung Quốc Li Kunshen và Huang Derong mô tả và minh họa 3 loại trống đồng C, D, Đ như trong tập sưu khảo của viện sĩ Phạm Huy Thông. Bù vào đó họ lại liệt kê với hình vẽ 19 trống đồng đã được tìm thấy ở tỉnh Lào Cai /Việt Nam vào năm 1993 mà theo tin tức truyền thông của Việt Nam cho đến năm 2003 thì đã có 28 chiếc trống đồng được tìm thấy ở Lào Cai. Ở Việt Nam, những trống phát hiện sau năm 1990, về cơ bản không có gì mới nằm ngoài hệ thống phân loại của trường phái Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh (1987), Phạm Huy Thông (1990). Tuy nhiên sau khi rà xét lại (năm 2015), Tiến sĩ Phạm Minh Huyền cũng nêu ra hai điểm mới cơ bản: - thứ nhất là diện phân bố của trống Đông Sơn ở Việt Nam có sự mở rộng. Điều nầy có nghĩa là Việt Nam vẫn giữ vững lập trường là các loại trống Đông Sơn cho dù được phát hiện ở bất cứ nơi nào bên ngoài Việt Nam cũng đều phát xuất từ vùng Đông Sơn của Việt Nam từ lúc nguyên thủy. - thứ hai là những căn cứ để đoán định niên đại cho các nhóm trống, có những nhận định chắc chắn hơn để điều chỉnh. Nhóm trống A có thêm kiểu A7, được tách từ kiểu A6 sang với các trống Lào Cai I, II, IV và trống Cổ Loa II thuộc kiểu C3. Có thể thấy rằng, kiểu A7 mang nhiều phong cách của nhóm trống Điền. (Nguồn: http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-2-10/TRONG-DONG-SON-O-THANH-HOA6jd70l.aspx). Đó là chủ trương, nhất quán của hầu hết các thành viên khảo cổ của trường phái Việt Nam trên lãnh vực trống đồng để xác quyết vùng đất Đông Sơn chính là cái nôi của trống đồng loại Heger I, hay nói khác đi, để chống lại các trường phái Trung Quốc chủ trương trống Đông Sơn /Heger I chỉ là loại trống cùng một loại với những trống đồng đã được Trung Quốc khai quật ở vùng mộ táng Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan, thị trấn Tấn Ninh/Jinning County, hạt Côn Minh/ Kunming, tỉnh Vân Nam. Mặt khác, có vẽ như là để “trả đũa”, các chuyên gia khảo cổ trống đồng của Việt Nam ngày nay sắp xếp lại những trống Thạch Thủy Sơn vào loại Heger I/ kiểu A-VI. (Phạm Huy Thông và nhiều người, Dong Son Drums in Viet Nam, s.đ.d., tr.46). Đến nay thì loại trống Thạch Thủy Sơn được Việt Nam xếp vào nhóm trống A và gọi là kiểu A-VII. A-I

A-II

A-III

A-IV

A-V

A-VII

1-Ngọc Lũ I

1-Miếu Môn I

1-Miếu Môn II

1-Hòa Nình

2-Hoàng Hạ

2-Pha Long

2-Vũ Bị

2-Phú Xuyên

2-Lào Cai I

3-Cổ Loa I

3-Bản Thôm

3-Quảng Chính

3-Lào Cai II

4-Đồi Ro

4-Lào Cai IV

4-Sông Đà

1-Quảng Xương

A-VI

5-Làng Vạc I 6-Đồng Cẩu 7-Làng Vạc II 8-Đào Thịnh 9-Sơn Tây 10-Pắc Tà 11-Việt Khê

2.6 Loại trống ĐÔNG SƠN/ Heger I - nhóm [A-VII] 189

1-MI:1 Shizhaishan

1-M10:3 Shizhaishan


125. SHIZAISHAN M10:3 [A-VII-1]

Thạch Thủy Sơn/Shizaishan/ M10:3

Trống Thạch Thủy Sơn/Shizhaisan khai quật từ ngôi mộ M10:3 nơi vùng mộ cổ thị trấn Tấn Ninh/Jinning, thị trấn Chenggong tỉnh Vân Nam. (Nguồn hình: Li Kunsheng và Huang Derong, The Ancient Bronze Drums in China and Southeast Asia. Publisher: Yunnan mei shu chu ban she, 2008, tr. 14.) Trường phái khảo cổ của Trung Quốc đặt các trống Lào Cai I, II, IV vào cùng một loại trống Thạch Thủy Sơn/Shizaishan/ M10:3 126. LÀO CAI I [A-VII-2]

190


127. LÀO CAI II [A-VII-3]

128. LÀO CAI IV [A-VII-4]

191


BRONZE DRUMS TRỐNG ĐỒNG

Soạn giả NGUYỄN CÔNG TÁNH [Sưu tập - Phục chế - Bổ túc]

ẤN BẢN ÚC CHÂU 2018 192


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.