VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN Quyển 12-2.

Page 1

VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN Quyển 12 Tập II (Từ trang 4015 -

VIỆT NAM 1954 – 1963 PHẦN II

HAI NƯỚC VIỆT NAM (Tiếp theo Quyển 12, Tập I) I/ TÌNH HÌNH KHẢ QUAN CỦA VNCH TRONG NĂM 1956

1

3

-

4

-

2

8

-

9

-

5 6 7

BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ TÂN HIẾN PHÁP TRÁCH NHIỆM CỦA VNCH SAU KHI NGƯỜI PHÁP RÚT LUI KHỎI MIỀN NAM VIỆN TRỢ CỦA HOA KỲ CHO VNCH TÌNH HÌNH ĐE DỌA AN NINH CỦA VNCH QUÂN LỰC VNCH QUÂN ĐỘI HIỆN DỊCH VNCH VẤN ĐỀ THU HỒI QUÂN TRANG, QUÂN CỤ TỪ QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH PHÁP KHÔNG LỰC VÀ HẢI LỰC VNCH PHÁI ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ HOA KỲ MAAG NHỮNG LỰC LƯỢNG BÁN QUÂN SỰ VNCH: - BẢO AN VÀ DÂN VỆ CHÍNH SÁCH MỚI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI VNCH

12

-

13

II/ MIỀN NAM VIỆT NAM 1957-1959

14

-

10 11

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÃI CÁCH RUỘNG ĐẤT TÌNH HÌNH QUỐC PHÒNG VNCH QUÂN LỰC VNCH QUÂN ĐỘI CHÍNH QUY VNCH KHÔNG LỰC VNCH HẢI LỰC VNCH ĐÁNH GIÁ QUÂN LỰC VNCH CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN CỦA ÔNG DIỆM CUỘC NỔI DẬY Ở VIỆT NAM 1957-1959.

22

-

23

III/ MIỀN NAM VIỆT NAM 1960-1961

15 16 17 18 19 20 21


PHẦN II

HAI NƯỚC VIỆT NAM (Tiếp theo Quyển 12, Tập I) 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

I/ TÌNH HÌNH KHẢ QUAN CỦA VNCH TRONG NĂM 1956

Ngay sau khi cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23/10/1955 hoàn tất, Thủ tướng Ngô Đình Diệm vào ngày 26/10/1955 đã công bố một bản Hiến Pháp Lâm Thời mà theo đó thì Việt Nam là một nước Cộng Hòa (VNCH) và người đứng đầu lãnh đạo đất nước lấy danh hiệu là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Một ủy ban 11 người được lựa chọn để soạn thảo Dự Án Hiến Pháp. Một Quốc Dân Đại Hội Dân Cử (QDĐH) sẽ xét định về Hiếp Pháp. Các luật lệ hiện hành tạm thời giữ nguyên. Chính phủ hiện tại được lưu lại xử lý thường vụ. Ngày 26/10 thành ngày Quốc Khánh. Ngày 29/10/1955, thành lập Chính phủ VNCH với những nhân vật của nội các lưu nhiệm đã được thành lập ngày 10/05/1955, chỉ đổi danh hiệu Tổng Trưởng thành Bộ Trưởng và Thủ Tướng trở thành Tổng Thống. Dinh Thủ Tướng kể từ nay được gọi là dinh Tổng Thống. Ngày 06/11/1955, có cuộc biểu tình tiếp đón hoan hô đoàn quân chiến thắng phiến loạn Bình Xuyên từ mật khu Rừng Sát trở về; Đại tá Dương Văn Minh và Lê Văn Nghiêm được tuyên thăng thiếu tướng. Ngày 07/12/1955, Tòa Thánh Giáo Hội La Mã ở Vatican thừa nhận VNCH và chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày 12/12/1955, Đại sứ VNCH Trần Văn Chương tại Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không có tổng tuyển cử ở Việt Nam như Hiệp Định Geneva đã quy định.1 Cho đến đầu năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm (NĐD) đã phải điêu đứng vì những cơn sóng gió chính trị hoành hành khắp miền Nam Việt Nam kể từ khi có Hiệp Định Geneva 1954 về Đông Dương nói chung và về Việt Nam nói riêng. Tổng thống NĐD đã thiết đặt chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thương lượng vấn đề rút lui quân đội viễn chinh tàng dư của Pháp ở Việt Nam và đang tiến hành tiến trình kiến tạo một cơ cấu chính quyền dân chủ ở miền Nam Việt Nam. Chương trình định cư các đồng bào từ miền Bắc di cư vào miền Nam sau Hiệp định Geneva cơ bản đã được hoàn thành một phần song song với sự thực hành những chương trình khác nhau về mặt xã hội, kinh tế. Từ tháng 03/1956, tình hình tổng quát miền Nam có phần ổn định khiến cho Hoa kỳ có thể tin tưởng mà bổ xung sữa đổi và thiết định kế hoạch cho những chương trình dài hạn trợ giúp VNCH nhưng vị thế của Ông Diệm vẫn còn bắp bênh và chính quyền của Ông vẫn chưa đủ hữu hiệu để tạo được một tình hình lạc quan đến mức mà Hoa Kỳ mong muốn mặc dù tình hình tổng quát ở miền Nam lúc nầy khả quan hơn tình hình miền Nam trong năm 1954. Ông Diệm đã phải phấn đấu cật lực để tự tạo cho mình một nền tảng chính trị và một quyền lực hữu hiệu ở miền Nam Việt Nam. Ông không sẵn sàng chịu hợp tác với những nhân vật chính trị miền Nam không tỏ rõ lòng trung thành của họ VSTK - 4015


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

đối với cá nhân của Ông và điều nầy khiến cho sự ủng hộ nền tảng chính trị của Ông bị giới hạn và thu hẹp. Tuy nhiên, Ông Diệm đã củng cố được thế đứng của mình như là một người lãnh đạo vượt trội hơn hết so với hầu hết các nhân vật chính trị khác không CS của miền Nam Việt Nam. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia (PTCMQG) do Ông Diệm thành lập là một công cụ chinh yếu và dữ dội để tạo dựng quyền lực chính trị trong nước. Tai tiếng gia đình trị trong bởi những người thân của Ông gây ra lan rộng khắp nơi ở miền Nam và là nguyên cớ cho VNDCCH tuyên truyền xuyên tạc, bêu xấu chính thể VNCH. Điều nầy chứng tỏ cho thấy Ông Diệm là người đa nghi không thể tin ai hơn là những kẻ thân thuộc trong gia đình họ Ngô.2 1/ BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ TÂN HIẾN PHÁP

Ngày 22/01/1956, PTCMQG họp báo, trình diện ban chấp hành, tuyên bố chương trình hành động. Bản tuyên bố cho biết phong trào nầy được thành hình từ năm 1933 khi Ông Diệm từ nhiệm không tiếp tục phục vụ cho triều đình của nhà Nguyễn. Ngày 23/01/1956, Ông Diệm ban hành Dụ số 8 và số 9 để thiết lập Quốc Hội và ấn định thể thức bầu cử.3 Ngày chủ nhật 04/03/1956, nhân dân VNCH đầu phiếu tổng tuyển cử Quốc Hội Lập Hiến. Cuộc bầu cử tiến hành ổn thỏa, có lợi ích cho Ông Diệm và vai trò lãnh đạo tối cao của Ông giờ đây lại một lần nữa không có ai có thể qua mặt tranh giành, quyền lực kiểm soát của Ông trong chính quyền VNCH được củng cố và độc tôn. Từ sang sớm, viên chức, cán bộ thông tin cầm óng loa , xe phóng thanh đi khắp nơi để hô hào dân chúng thức dậy sớm để đi bấu. Mặc dù Việt Minh CS (VC) nằm vùng cố tình lén lút ngăn chận cử tri và phá hoại các phòng vị bỏ phiếu nhưng vẫn có hơn 80% dân số cử tri tới tuổi đi bầu đã đến các địa điểm đặt thùng phiếu để thi hành nghĩa vụ công dân của mình một cách trật tự. Cử tri chọn lựa 123 dân biểu trong số 405 ứng cử viên tranh cử thuộc nhiều thành phần, giai cấp xã hội, chính trị khác nhau của miền Nam Việt Nam Không có ứng cử viên đối lập nào một cách công khai ra mặt với Ông Diệm được trúng cử. Ngược lại cũng có 1/3 tổng số ứng cử viên được sự hỗ trợ ngầm của chính quyền cũng đã bị thất cử. Điều nầy cho thấy người dân miền Nam Việt Nam không quá mê muội mà cũng không e ngại áp lực ngầm theo dõi của chính quyền trong khi họ tự lựa chọn một cách thoải mái lá phiếu bầu cử của họ. PTCMQG chiếm 60 ghế và Đảng Chủ Lao Động chiếm 15 ghế trong Quốc Hội mới nầy.4

VSTK - 4016


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Ngày 15/03/1956, khai mạc Quốc Hội Lập Hiến. Dân biểu (DB) lớn tuổi nhất là D.B. Dư Phước Thiện (1889) và D.B.trẻ nhất là D.B. Đinh Thế Sĩ. Các nhóm D.B. đa số gồm có: PTCMQG, Tập Đoàn Công Dân, Phong Trào Tranh Thủ Tự Do Độc Lập. D.B. Trần Văn Lắm được tuyển cử làm Chủ tịch Quốc Hội. Quyết định đầu tiên của Quốc Hội dân cử VNCH là không chấp nhận thảo luận và biểu quyết dự Thảo Hiến Pháp của Ủy Ban 11 người của Ông Diệm tuyển chọn sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý truất phế cựu Hoàng Bảo Đại khỏi nhiệm vụ Quốc Trưởng chính quyền Quốc Gia Việt Nam vào ngày 23/10/1955 trước đây. Điều nầy có nghĩa là Bản dự thảo Hiến Pháp tương lai của VNCH phải được chính tay Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo và biểu quyết. Do đó Ông Diệm chỉ còn có thể gợi ý “hướng dẫn” về nội dung nền tảng cho một bản dự thảo Hiến Pháp qua Bản Thông Điệp của Ông gửi cho Quốc Hội Lập Hiến ngày 17/04/1956 với nội dung như sau: 5

VSTK - 4017


VSTK - 4018


VSTK - 4019


Tạm dịch tử bản văn Anh Ngữ của Phòng Thông Tin và Báo Chí, Sài Gòn 1958

VSTK - 4020


2

Thông Điệp của tổng thống Ngô Đình Diệm gửi cho Quốc Hội về những Nền tảng của Hiến pháp.

3

Thưa Ông Chủ Tịch và Quý vị Dân Biểu,

1

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

Căn cứ trên sự ủy thác của Nhân dân cho bản chức qua cuộc Trưng Cầu Dân Ý được tổ chức vào ngày 23/10/1955, và những điều khoản quy định của Hiến Ước Lâm Thời, bản chức hân hạnh chuyển đến Quốc Hội quan điểm của bản chức về vấn đề Hiến Pháp Đã từng có nhiều hiến pháp được soạn thảo và ban hành trong quá khứ với mục đích thiết lập nền Dân chủ. Trong Trong những thế kỷ thứ 18 và 19, hiến pháp đã được soạn thảo để thành lập những thể chế chính trị, sau nầy được thừa nhận như là những thể chế chính trị dân chủ, trong đó chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do kinh tế được xem như là như là các quy thức thích hợp để khai phóng con người và dẫn đưa nhân loại tới cuộc sống hạnh phúc. Mặc dù hệ thống này được đánh giá cao nhưng nó chỉ mang lại tự do tương đối cho một thiểu số của công dân của nước Việt Nam chúng ta, đồng thời nó làm giảm hiệu quả hành động của nhà nước, nhà nước đã trở thành bất lực để bảo vệ lợi ích của tập thể và giải quyết các vấn đề xã hội. Những biến cố xảy ra trước hai cuộc chiến tranh thế giới cho thấy những yếu điểm nầy hơn bao giờ hết, và ở một số Quốc Gia những yếu điểm như thế đã dẫn đưa đến sự khai sinh chủ nghĩa phát xít, mà mục tiêu của phát xít là một chế độ tập trung quyền lực và nồng độ của quyền lực và độc tài cá nhân. Cùng một luận điệu về việc tổ chức quyền lực hữu hiệu và thực hiện công bằng xã hội, một hình thức phản động khác đã xuất hiện dưới hình thức cộng sản chủ nghĩa và được gọi là những thể chế dân chủ của nhân dân. Với một cái giá phải trả là sự của hạn chế nặng nề và sự hy sinh của tự do cá nhân, các thể chế kiểu nầy chỉ có một mục đích đơn thuần là áp đặt những chế độ độc tài đảng trị. Ngay cả trong các chế độ dân chủ chính trị đã từng trung thành với khái niệm truyền thống của về dân chủ, trải qua bao nhiêu năm, một số ý tưởng quan trọng đang dẫn đưa những nhà tư tưởng và luật gia hiện nay sửa đổi các khái niệm cơ bản của những nền dân chủ hiện đại, cũng như phương pháp và cấu trúc của các hình thức dân chủ nầy. Đa số các Quốc gia Dân chủ đã cố gắng, hoặc là bằng cách thay đổi hiến pháp hay là bằng cách ban hành luật pháp, để sửa đổi của các cơ chế chính trị của Quốc gia mình trên nhiều khía cạnh quan trọng. Mặc dù là đa dạng, những biến đổi của luật công để điều hòa những nhu cầu kỷ luật tập thể và công bằng xã hội với những nhu cầu tự do cá nhân đã biểu lộ cho thấy một xu hướng cá nhân chủ nghĩa. Bên cạnh những quyền tự do tự do tiêu cực theo bản chất chính trị, người ta phải công nhận rằng mỗi con người trong nhân loại đều có những quyền tự do đích thật về kinh tế và xã hội. Đồng thời nhà nước, nếu được tổ chức trên một cơ sở dân chủ hơn, thì cũng được tiếp nhận một sự ủy thác quyền lực rộng hơn, ổn định hơn và hiệu quả hơn để tích cực đưa đến sự hỗ trợ cho công dân chống lại sự nguy hiểm lớn của nền văn minh duy vật, và để đảm bảo cho công dân quyền sinh sống và thực thi quyền tự do của mình. Quốc Gia Việt Nam hân hoan đón nhận sự khai sinh việc truyền đạt kinh nghiệm từ những quốc gia dân chủ, tất cả càng được hân hoang đón nhận hơn nếu kinh nghiệm đó phù hợp với chủ thuyết chính trị nhân bản ị và tình trạng lịch sử của Việt Nam. Do vị trí của Việt Nam được nằm tại một vùng địa lý tiền đồn của thế giới tự do, nơi giao lưu của dòng của tư tưởng tuyệt hảo và ở vào một trong các trục lớn của con đường luân lưu của loài người cho nên Việt-Nam liên tục bị tiếp cận với nhiều mối VSTK - 4021


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

nguy hiểm đe dọa sự ổn định chính trị của mình. Do đó những vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta phải giải quyết hiện giờ không phải là tạm thời hoặc là hiện tượng bất cập tình cờ. Những nguy cơ rủi ro từ sự tái phát tình trạng quân chủ và tình trạng nô lệ phong kiến trong nước hoặc do chủ nghĩa đế quốc ngoại bang mang đến đang nằm chờ đợi là gánh nặng, lớn hơn hết so với các quốc gia khác, cho tất các dân tộc sinh sống trên đất nước vừa mới được tự lập, bởi vì vị trí địa lý nước Việt Nam của chúng ta. Tất cả những điều nầy càng đúng nghĩa hơn nữa bởi vì chế độ Cộng Sản được thiết lập ở miền Bắc đang cấu thành một mối đe dọa tiềm ẩn liên tục cho miền Nam Việt Nam. Ngay cả sau khi thống nhất, Việt Nam, vì bị nằm ở giữa trung tâm đầu não của hai khối nhân số khổng lồ, sẽ vẫn còn là một khu vực mong manh dễ rơi vài tình trạng mất ổn định. Thưa quý vị, các xu hướng hiện tại của quy luật công cộng giữa các dân tộc tự do và những sự thật không thay đổi về địa lý chính trị của Việt Nam. Từ trong ánh sáng của những kinh nghiệm, những thực tế, và truyền thống nhân bản của Việt Nam, lời kêu gọi của bản chức là để quý vị kiểm tra các vấn đề của một chế độ chính trị tương lai của đất nước chúng ta. Trong số các vấn đề chính trị, là người Việt Nam, chúng ta cần phải nỗ lực gắp mười lần nhiều hơn, những nỗ lực mà tổ tiên của chúng ta vì dân chủ đã từng phải cố gắng san bằng sự xung đột giữa quyền công bằng Xã hội và tự do vì lợi ích của con người. Phải đối mặt với các bạo lực áp bức vật chất và chính trị đe dọa chúng ta một cách liên tục, chúng ta cảm nhận được nhiều hơn những người khác về sự t cần thiết của nền tảng đời sống chính trị của chúng ta trong một cơ sở rõ ràng sắt bén và vững chắc, và để tập trung một cách nghiêm chỉnh các giai đoạn hành động kế tiếp của chúng ta theo cùng một đường hướng tiến tới tới sự nền dân chủ ngày càng lớn và tiến bộ. Một cơ sở như thế chỉ có thể là một cơ sở duy linh; phải là một đường hướng để con người đi theo cùng với thực trạng sâu thẩm của cá nhân mình, cùng với cuộc sống cộng đồng, cùng với sự thôi thúc siêu nhiên theo đuổi tự do quyền sở hữu trí tuệ, đạo đức và tinh thần hoàn hảo. Vì vậy, chúng ta khẳng định niềm tin của chúng ta dựa vào giá trị tuyệt đối của con người, có nhân phẩm từ trước khi có xã hội, có số phận lớn hơn thời gian. Chúng ta khẳng định rằng cứu cánh sau cùng hợp pháp duy nhất cùng với đối tượng của nhà nước là để bảo vệ các quyền cơ bản của con người được tồn tại và phát triển một cách tự do cuộc sống của mình và quyền hữu cuộc trí tuệ, đạo Đức và tinh thần. Dân chủ cơ bản là một nỗ lực lâu dài để tìm thấy được những phương cách chính trị đúng đắng nhằm đảm bảo cho mọi công dân thụ đắc quyền tự do phát triển và sáng kiến tối đa, trách nhiệm và đời sống tinh thần. Nhân danh những quy tắc dẫn thượng, chúng ta long trọng tuyên bố: 1/ Việt Nam là một nước Cộng Hòa độc lập, thống nhất và bất khả phân. 2/ Mọi người công dân được sinh ra, đều được tự do và bình đẳng trước pháp luật. Quốc gia phải bảo đảm cho họ những điều kiện đồng đều để họ hành xử quyền lợi của mình và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao phó. Chính phủ có bổn phận giúp đỡ và bảo vệ gia đình họ, để họ có thể phát phát triển một cuộc sống gia đình thuận hòa. Tất cả các công dân đều có quyền được hưởng một cuộc sống an bình, với mục tiêu duy nhứt là được làm việc với đồng lương xứng đáng để có thể tạo nên một sản nghiệp và nhờ đó có thể đảm bảo cho mình một cuộc sống đầy nhân phẩm và tự do, bảo đảm cho mình những quyền tự do dân chủ, và tạo cho mình cơ hội được phát triển đầy đủ nhân phẩm của mình.

VSTK - 4022


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Vì phúc lợi chung và vì nền Cộng Hòa, vì hòa bình lâu dài, để bảo vệ tự do và Dân chủ, người công dân có bổn phận phát huy truyền thống dân tộc, chống lại những kẻ phá hoại nền tảng của cuộc sống cộng đồng và của Hiến Pháp. 3/Chủ quyền đất nước thuộc về Quốc Dân. Quốc Hội Dân Cử được giao phó nhiệm vụ lập pháp. Tổng Thống của nên Cộng Hòa cũng được bầu ra bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, được ủy thác trách nhiệm hành pháp. Gia đình được phép bầu cử, và những quyền cùng với tư cách bầu cử của phụ nữ được công nhận Một Tòa án Thượng Thẩm sẽ được thành lập để xử chung quyết những trường hợp phản quốc. 4/ Ngành Tư Pháp phải được hoàn toàn độc lập để có thể đóng góp hữu hiệu vào việc bảo vệ chế độ cộng hòa, trật tự, tự do và nền dân chủ. 5/ Một Tối Cao Pháp cũng phải được thành lập để kiểm soát các luật lệ hiến định. 6/ Các lựu lượng kinh tế phải liên kết với nhau để hành xử quyền hành của họ bằng qua hình thức một Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia bao gồm có những đại biểu công đoàn và chuyên gia để đệ trình những đề nghị và ý kiến có liên quan đến các luật lệ kinh tế. Thưa Quý vị, Những nguyên tắc hiến định vừa mới được tóm lược như trên là nhằm mục đích bảo đảm phát triển toàn vẹn những khả năng của mỗi con người cũng như bảo đảm cho Quốc Gia điều hành một cách hài hòa và có kết quả các cơ quan công quyền của mình qua những phương cách làm cách đúng đắn bằng những hành động có phối hợp và có kiểm soát hổ tương. Quý vị là những người quyết định cho một vấn đề liên quan hệ trọng đối với Quốc Gia. Giải pháp mà Quý vị lựa chọn sẽ tùy thuộc vào tương lai và nền thịnh vượng của Việt Nam. Bản chức tin tưởng rằng Quý vị sẽ thành công trong trách nhiệm có tính cách lịch sử nầy. (President Ngo Dinh Diem on Democracy (Addresses relative to the Constitution) Press Office, Saigon: 1958.)

Ông Diệm yêu cầu Quốc Hội phải hoàn tất nhiệm vụ soạn thảo trong thời hạn 45 ngày. Một Ủy Ban Quốc Hội Soạn Thảo Hiến Pháp gồm có 15 D.B. được bầu ra vào ngày 18/04/1956 và gồm có các Ông, Bà có tên như sau: Nguyễn Hữu Châu, Vũ Quốc Thông, Trương Vĩnh Lễ, Trần Văn Trai, Nguyễn Phương Thiệp, Trần Chánh Thành, bà Huỳnh Ngọc Nữ, Trần Sĩ Đôn, Tôn Thất Toại, Hà Huy Liêm, Hà Như Chi, Kré, Trần Quang Ngọc, Nguyễn Văn Liêm, Nguyễn Cao Thăng nhưng không thể hoàn tất trách vụ trong vòng 45 ngày và vì thế Ông Diệm lại phải gia hạn thêm. Cuối cùng, sau gần tám tháng làm việc, Quốc Hội đã hoàn tất, thông qua Bản Hiến Pháp của VNCH và được ban hành vào ngày 26/10/1956 đúng vào ngày kỹ niệm một năm thành lập thể chế VNCH ở miền Nam Việt Nam (26/10/1955).6 *

VSTK - 4023


KHẢO LUẬN HIẾN-PHÁP 26-10-1956 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Theo dư luận trong nước thì vào thời điểm mà CSVM nằm vùng ở đây và CS ngoại quốc đang xuất đầu lộ diện trong quần chúng đế tuyên truyền xuyên tạc và dùng bạo lực để khủng bố quần chúng VNCH thì một thể chế Dân Chủ thực sự cho miền Nam Việt Nam vào thời điểm nầy là một điều xa xí, phung phí không thích hợp. Chỉ khi nào tình trạng an ninh trật tự nội an ở miền Nam đã được phục hồi đúng mức thì các cơ chế dân chủ tự do thực sự sẽ được lần lược ban hành và áp dụng một cách liên tục, ổn định và lâu dài. Sau khi truất phế cựu Quốc trưởng Bảo Đại và tập trung quyền lực trong tay, Ông Ngô Đình Diệm phát động chiến dịch loại trừ các đoàn thể độc lập và đồng thời tạo một tổ-chức chính-trị bán chánh thức mệnh danh là “Phong-trào Cách-Mạng Quốc-Gia”. Và ngày 4-31956 một cuộc tổng-tuyển-cử bầu Quốc-Hội Lập-Hiến. Sau một thời-gian thảo-luận, dự-án Hiến-pháp được Quốc-hội lập-hiến chung-quyết ngày 20-10-1956 và ngày 26-10-1956 Tổng-thống Ngô Đình Diệm ban-hành Hiến-pháp Việt-Nam Cộng-Hoà, đánh dấu một giaiđoạn lịch-sử chính-trị Việt-Nam. Một cách đại cương, nền tảng của Hiến Pháp VNCH có một số nét tương tựa với bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ: chia guồng máy Công quyền thành 3 ngành Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp; Tổng Thống và các dân biểu Quốc Hội được tuyển chọn qua bầu phiếu kín. Các quyền công dân căn bản được bảo đảm. Tuy nhiên Hiến Pháp VNCH là một hỗn hợp của những ý tưởng xã hội truyền thống và tân tiến nhưng cũng kèm thêm những giới hạn có khả năng gây nguy hại cho quyền công dân Việt Nam ở miền Nam. Quyền hạn của người lãnh đạo ngành Hành Pháp quá lớn và quá rộng và nếu so sánh thì có lẽ là rộng lớn hơn quyền hạn của Tổng Thống ngành Hành Pháp của Hoa Kỳ. Hiến Pháp VNCH quy định chi tiết nghĩa vụ và quyền lợi của công dân Việt Nam, công nhận gia đình là nền tảng của Xã Hội Việt Nam và nhà nước cũng như chính quyền VNCH phải có bổn phận và trách nhiệm chiếu cố một cách đặc biệt. Chính quyền cũng phải có bổn phận chăm sóc những công dân già nua, thất nghiệp, đau yếu hay bị thiên tai bất hạnh. Hiến Pháp ấn định mức lương tối thiểu hợp lý, công bằng. Quyền thành lập Công đoàn và quyền đình công là những quyền lợi hiến định của công dân Việt Nam Cộng Hòa. Cấm chỉ mọi hình thức độc quyền kinh doanh. Những quy định về giới hạn quyền công dân được chèn lẫn vào bản Hiến Pháp VNCH, ngay vào lúc Quốc Hội đang dự thảo Bản Hiến Pháp, đã mặc nhiên trao cho Tổng Thống những quyền lực khác thường phũ chụp lên sự an ninh công cộng của dân chúng trong những lúc có tình trạng khẩn trương:7 Hiến Pháp quy định rằng, trong nhiệm kỳ thứ nhất của Quốc Hội, Tổng Thống có quyền tạm thời cấm chỉ quyền đình công, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do thành lập hiệp Hội, quyền tự do đi lại, quyền tự do báo chí. Bản Hiến Pháp VNCH cũng đặt Cộng Sản dưới mọi hình thức ngoài vòng pháp luật.8

36

Những Điều 94, 95, 96, 97, 98 của bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1956 được ghi rõ như sau:

37

THIÊN THỨ MƯỜI: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

35

38

39

40

41

42

43

Điều 94 – Hiến pháp sẽ ban hành ngày hai mươi sáu tháng mười năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu. Điều 95 – Quốc hội dân cử ngày mồng bốn tháng ba dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu, sẽ là Quốc hội Lập pháp đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa. Nhiệm kì Quốc hội Lập pháp bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng chín năm một nghìn chín trăm năm mươi chín.

VSTK - 4024


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

Điều 96 - Đương kim Tổng thống được nhân dân ủy nhiệm thiết lập nền dân chủ do cuộc trưng cầu dân ý ngày bai mươi ba tháng mười dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm, sẽ là Tổng thống đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa. Nhiệm kì Tổng thống bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt. Điều 97 – Trong khóa họp thứ nhất của Quốc hội Lập pháp đầu tiên đương kim Tổng thống sẽ chỉ định Phó Tổng thống đầu tiên. Sự chỉ định này sẽ thành nhất định nếu được Quốc hội chấp thuận. Nếu có sự thay thế, sự chỉ định Phó Tổng thống mới cũng theo thủ tục đó trong suốt nhiệm kì Tổng thống đầu tiên. Điều 98 – Trong nhiệm kì Lập pháp đầu tiên, Tổng thống có thể tạm đình chỉ sự sử dụng những quyền tự do đi lại và cư ngụ, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do nghiệp đoàn và đình công để thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của an toàn chung, trật tự công cộng và quốc phòng. - Với điều thứ 94 “Hiến pháp sẽ ban hành ngày hai mươi sáu tháng mười năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu” người ta thấy hình như (!) có sự sắp xếp theo đề nghị của “ai đó” để cho trùng hợp với ngày ban hành bản Hiến Ước Tạm Thời của Ông Diệm 26/10/1955 trước đây. - Với điều thứ 95 “Quốc hội dân cử ngày mồng bốn tháng ba dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu, sẽ là Quốc hội Lập pháp đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.” Trước hết, đây có thể so sánh với một gánh hát tuồng mà những những người diễn viên tự mình vẽ mài vẽ mặt, đội mũ, mang hia, tự phong, tự diễn trước khán giả của cả nước Việt Nam. Kế đến có thể phải nói rằng đây là một phần thưởng của “ai đó”, là kết quả của một màn dàn xếp theo kiểu bánh ít đi bánh quy lại: “Quý vị được biếu không một nhiệm kỳ Quốc Hội Lập Pháp kể từ 04/03/1956 đễ khỏi phải trải qua thêm một cuộc bầu cử Quốc Hội mới rất nhiêu khê và đầy bất trắc. Vậy thì, ngược lại, quý vị cũng nên làm “một điều gì” đó cho phải lẽ để khỏi phụ lòng tốt của người biếu tặng phần thưởng đó …” Và họ đã làm “một điều gì đó” nơi điều 96: “Đương kim Tổng thống được nhân dân ủy nhiệm thiết lập nền dân chủ do cuộc trưng cầu dân ý ngày bai mươi ba tháng mười dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm, sẽ là Tổng thống đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa. Nhiệm kì Tổng thống bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.” Đây là một hình thức xé rào của những người mang danh nghĩa là Nhà Lập Hiến của nước VNCH, gây nhiều thắc mắc và phê phán trong dư luận quần chúng trong nước và nhân dân ngoại quốc. Giáo sư Thạc sĩ Công Pháp Nguyễn Văn Bông viết: “Hiến-pháp 1956 – trước hết – có thể xem như là một bản văn qui định rõ rệt thẩm quyền các cơ-quan quốc-gia và đồng thời ấn định những mối tương quan thực tế hầu đáp ứng với nhu cầu của thời cuộc. Tuy nhiên nhìn kỹ lại những điều kiện cấu tạo bản Hiến-pháp cùng một số điều khoản đặc biệt, chúng ta có thể quả quyết rằng chế độ qui định bởi Hiến pháp 1956 là một chế-độ quyền uy, khung cảnh của một sự chớm nở độc-tài cá-nhân trong thực-tế.

VSTK - 4025


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

A) Trước nhất người ta có thể tự hỏi vì lý do gì mà nhà Lập-hiến ưng thuận cho “đương kim Tổng-Thống” sẽ là Tổng-Thống đầu tiên theo Hiến-Pháp Việt-Nam CộngHoà? Khi mà tổ chức được một cuộc trưng cầu dân ý và một cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc-hội lập-hiến thì người ta không hiểu vì sao lại không tổ-chức được một cuộc bầu cử Tổng-Thống chiếu theo Bản Hiến-Pháp mới. Sự kiện nầy chứng tỏ sự thiếu tinh-thần dân-chủ của đương kim Tổng-Thống. B) Nhận xét thứ hai liên quan đến điều 98: “Trong nhiệm kỳ lập-pháp đầu tiên (tức từ 1956 đến 1959) Tổng-Thống có thể tạm đình chỉ sự sử-dụng những quyền tự-do đi lại và cư ngụ, tự-do ngôn luận và báo chí, tự do hội-họp và lập hội, tự do nghiệp-đoàn và đình-công để thỏa-mãn những đòi hỏi đích đáng của an toàn chung, trật-tự công-cộng và Quốc-Phòng.” Một câu như thế xoá bỏ hết Thiên thứ ba (từ điều 30 đến điều 47) của bản Hiếnpháp! Và chính vì những quyền rộng lớn như vậy mà chế-độ Ngô-Đình-Diệm có phươngtiện loại trừ các đoàn thể quốc-gia độc-lập, phát động phong-trào suy-tôn mở đường cho một chế-độ độc-tài cá-nhân. 9 Câu hỏi đặt ra: Nhờ đâu mà những điều khoản lập dị và hiếm có như thế xuất hiện trong bản Hiến Pháp VNCH 1956? Nhờ ở chỗ hơn 83% dân biểu của Quốc Hội Lập Hiến 1956 (101/123) là thuộc các tổ chức chính trị thân chính quyền hiện tại của ông Diệm. Các dân biểu khác đa số cũng là thành phần có thiện cảm với chính phủ của Ông. Hay có thể nói khác đi, hầu hết các Dân biểu là những người của Chính phủ: Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì khối này chiếm 101 ghế. Đảng phái Phong trào Cách mạng Quốc gia Tập đoàn Công dân Vụ Đảng Công nhân Phong trào Tranh thủ Tự do Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập) Đảng Đại Việt (đối lập) Độc lập (không liên kết)

22

23

24

25

26

27

28

29

Số ghế 66 18 10 7 2 1 19

Nói tóm lại, Hiến pháp Đệ Nhất Cộng hòa 1956 là một chế độ Tổng Thống Chế với quá quyền uy, làm nẩy sinh ra một chế độ độc tài cá nhân trong thực tế. Một sự tập trung quá mức quyền hành vào hành pháp, cùng sự đàn áp không nương tay đối lập cũng như tình trạng chỉ có sự hiện diện của một đảng chính trị độc đảng Cần Lao Nhân Vị đã đưa chế độ Đệ Nhất VNCH 1956- một thể chế Cộng Hòa riêng của Ông Ngô Đình Diệm- lần lần đi đến một chế độ quyền hành cá nhân áp dụng những phương tiện chuyên chế. Cơ cấu chính quyền ở những vị trí chủ chốt, thực quyền do dòng họ gia đình hoặc người thân tín với Tổng thống Ngô đình Diệm nắm giữ. *

VSTK - 4026


2/ TRÁCH NHIỆM 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

VNCH SAU KHI NGƯỜI PHÁP RÚT LUI KHỎI MIỀN NAM

Những thắng lợi bất ngờ nhưng vang dội của Ông Diệm về mặt chính trị khiến cho việc rút lui hết quân đội viễn chinh của thực dân Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Qua cuộc Trưng Cầu Dân Ý truất phế Q.T. Bảo Đại và cuộc bầu phiếu toàn miền Nam để thành lập Quốc Hội Lập Hiến và ban hành Hiến Pháp 26/10/ 1956 đã củng cố vị thế lãnh đạo tối cao của Ông Diệm trong chức vụ Tổng thống không có đối thủ nào khác có thể tranh giành và nắm quyền kiểm soát chặt chẽ bộ máy chính quyền của VNCH vào thời điểm nầy. Nhân dân miền Nam đã rầm rộ liên hoang ăn mừng ngày Quốc khánh đầu tiên 26/10/1956 của VNCH. Chính quyền VNCH đã công khai yêu cầu chính phủ Pháp phải rút hết đoàn quân viễn chinh bại trận của họ ra khỏi miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt. Đến tháng 02/1956, số quân viễn chinh Pháp còn ở lại chỉ còn khoản 15,000 người trong số nầy thì 5,000 người đã được dự trù di tản trong tháng 02/1956 và 5,000 người nữa sẽ được rút đi vào tháng 03/1956. Bộ Tổng Tư Lệnh Tối Cao Pháp sẽ được người Pháp bãi bỏ vào tháng 04/1956. Ai sẽ chịu trách nhiệm thi hành Hiệp Định Ngừng Bắn Geneva sau khi Bộ Tổng Tư Lệnh Tối Cao Pháp được bãi bỏ? Người Pháp giữ vai trò bảo vệ, cung cấp phương tiện hoạt động và sinh sống cho Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Ngừng Bắn ICC ở Đông Dương. Theo Chủ tịch của Ủy Ban ICC thì trong trường hợp VNCH của Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ chối không chấp nhận trách nhiệm nầy thì Ủy Ban ICC sẽ có thể bị đóng cửa vào khoản mùa Hè 1956. Ngoài ra VNCH có chịu thay thế Pháp trong Ủy Ban Liên Hợp Ngừng Bắn Pháp –Việt Minh/Joint Armistice Commission/JAC hay không? Người Pháp muốn Tổng Thống Diệm bảo đảm bằng văn từ rằng VNCH sẽ tiếp nhận trách nhiệm của Pháp đối với ICC va JAC sau khi Pháp rút hết quân ra khỏi Việt Nam. Mặc dù không muốn bị rang buột gì vào Hiệp Định Geneva, nhưng VNCH cũng cũng chấp nhận không bằng văn bản việc yểm trợ về mặt vật chất cho hai phái đoàn ICC với điều kiện là người Pháp sau khi rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam sẽ đặt ở lại một phái đoàn nhỏ của họ để thi hành những thỏa ước mà người Pháp đã ký kết trong Hiệp Định Geneva.10 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rất hài lòng về chủ trương nầy của VNCH. Trong một công điện đề ngày 02/12/1955 của ngoại trưởng Dulles từ Hoa Thịnh Đố gửi sang cho Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn có đoạn viết: Mặc dù theo ý nghĩ của chúng ta hiện giờ là Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không thực hiện những bước tích cực nào để làm gia tăng tốc độ tiến trình gây ra sự suy sụp đổ nát Hiệp Định Geneva nhưng cũng sẽ không cố gắng thêm một chút nào nhằm truyền thêm hơi sức kéo dài thêm sự sống còn của những điều ước Geneva nầy.” “Our present thinking is that while we should certainly take no positive steps speed-up present process decay Geneva Accords neither should we make VSTK - 4027


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

slightest effort infuse further life into them.”11 Hay nói một cách ngắn gọn là Hoa Kỳ quan tâm gì tới nếu Hiệp Định Geneva bị chết tiêu mất đi nhưng họ lại muốn rằng cái chết nầy phải xảy ra từ từ và êm thắm.12 Mặt khác, phía Cộng Sản lại không chịu để yên đối với những trở ngại có dính líu tới việc thi hành Hiệp Định Geneva do chủ trương bất hợp tác của VNCH tạo ra. CS Liên Sô (CSLS), CS Ba Lan, CS Trung Quốc (CSTQ) và CS Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CSVM) đã lớn tiếng đã kích Anh Quốc và yêu cầu với danh nghĩa là một đồng chủ tịch của Hội Nghị Geneva phải triệu tập lại Hội Nghị nầy để giải quyết vấ đề VNCH từ chối không thi hành Hiệp Thương với VNDCCH để thống nhất Việt Nam đúng như quy định của Hiệp Định Geneva 1954. Anh Quốc bát bỏ những đề nghị nầy của phe CS. Tuy nhiên, theo ý kiến của Ấn Độ, hai đồng chủ tịch Hội Nghị Geneva là Ngoại Trưởng Anh Quốc và ngoại trưởng Liên Sô sẽ bàn thảo về vấn đề nầy khi các nhà lãnh đạo CSLS gồm có thủ tướng N.Khrushchev và ngoại trưởng Bulganin sang thăm viếng chính phủ Anh ở Luân Đôn vào tháng 04/1956. Trong cuộc gặp mặt nầy ở Luân Đôn, Anh Quốc đã giữ vững quan điểm của mình, giống như Hoa Kỳ đã chủ trương, cho rằng điều khoản Hiệp Thương không có trong Hiệp Định Đình Chiến Geneva một cách chính thức mà chỉ là một sự bày tỏ hy vọng Hiệp Thương Thống Nhất Việt Nam trong một bản Tuyên Bố Sau Cùng không có tính cách ràng buột về mặt pháp lý nhất là đối với những ai không ký tên vào bản Tuyên Bố nầy. Ngoài ra vấn dề Hội nghị Hiệp Thương giữa hai chính quyền VNCH và VNDCH đã không xảy ra đúng kỳ hạn trong năm 1955, vì thế không thể nào có cuộc Tổng Tuyển Cử để thống nhất đất nước Việt năm 1956. Đây lại là một thắng lợi khác nữa của VNCH. CSLS có thái độ hòa diệu hơn so vớ sự đòi hỏi hung hăng quyết liệt của CSTQ và CSVM. Cuộc họp giữa CSL và Anh Quốc ở Luân Đôn kéo dài gần một tháng, nhưng cuối cùng cả hai bên chỉ đưa ra một giải pháp có tính cách khuyến cáo cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam: Gửi văn thư yêu cầu hai thể chế Việt Nam phải tôn trọng các điều ước quân sự về việc ngừng bắn và bảo đảm việc những quy định vê vấn đề chính trị cần được hai bên thi hành trước hết là tổ chức Hội Nghị Hiệp Thương để tổ chức Tổng Tuyển Cử giữa hai miền càng sớm càng tốt và do ICC bảo trợ. Văn thư cũng yêu cầu ICC và JAC tạm thời tiếp tục nhiệm vụ của họ cho đến khi nào có sự thỏa hiệp của chính phủ VNCH bằng lòng yễm trợ phương tiện vật chất cho các phái đoàn nầy sau khi quân đội Pháp rút đi hết khỏi miền Nam Việt Nam.13 Đầu mùa Hè năm 1956, để đáp ứng thư gửi của hai đồng chủ tịch Hội Nghị Geneva, Tổng Thống Diệm cũng chỉ chấp nhận giới hạn cho VNCH tôn trọng lệnh ngừng bắn để bảo vệ an ninh cho phái đoàn Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ICC. Vào tháng 07/1956, sau khi bàn thảo gay go với Pháp, VNCH chấp nhận thay thế phái đoàn liên lạc của Pháp với ICC. Pháp đồng ý tiếp tục giữ vai trò thành viên của JAC và chịu trang trải chí phí cho ICC. Tuy nhiên, VSTK - 4028


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

người Pháp đã không thể nào đáp ứng được trách nhiệm của họ đối với những quy định của Hiệp Định Geneva về vấn đề Hiệp Thương Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 để thống nhất lãnh thổ nước Việt Nam bởi vì Ông Diệm không chịu đối thoại với Việt Minh bằng cách luôn luôn bát bỏ một cách cứng rắn vấn đề nầy. Hoa Kỳ ủng hộ chủ trương của VNCH trong khi đó thì 2 đồng chủ tọa Hội Nghị Geneva Ang Quốc và CSLS lại không cố tình thúc hối sự việc như Bản Tuyên Bố Sau Cùng kèm theo Hiệp Định Geneva 1954.14 Mặc dù Ông Diệm đã phải có thái độ hòa hoản đối với Hiệp Định Geneva nhưng Ông vẫn được hài lòng vì đã giữ lại được Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ICC sau khi quân Pháp rút lui khỏi Việt Nam vì Ủy nầy chính là mộn công cụ quốc tế để làm giảm sút khí phách hiếu chiến hung hăng của VNDCCH và điều nầy có thể xem như Ông Diệm thắng lợi nhiều hơn là bị thua thiệt.15 3/ CHÍNH SÁCH VIỆN TRỢ CỦA HOA KỲ CHO VNCH

Vào gần cuối năm 1956, Tổng thống Diệm đã có thể tự tin kể ra những thắng lợi mà VNCH đã thâu hoạch được một cách khó khăn nhứt óc nhưng đầy khôn khéo và nổi danh không kém so với Chủ tịch đảng và nhà nước VNDCCH của CSVM. Theo Tổng Thống Diệm nhận định thì tình hình miền VNCH đã thực hiện được được một tình trạng chính trị ổn định, vãn hồi trật tự nội an và giành lại chủ quyền độc lập hoàn toàn từ tay người Pháp qua nhiều quyết định sáng suốt. Quân đội trung thành với chính quyền và sẵn sàng chiến đấu nơi trận tuyến. Nước Việt Nam từ nay đã trở thành một nước Việt Nam Cộng Hoa theo Hiến Pháp quy định. Công trình định cư đồng bào rời miền Bắc vào Nam đang tiến hành thuận lợi bên cạnh những cố gắng vượt bực của chính quyền trong việc mưu tìm một chiều hướng giải quyết và phục hồi những vấn đề kinh tế của VNCH sau khi quân Pháp rút đi hết để lại những lỗ trống kinh tế quan trọng và miền Nam hiện giờ đang bị khiếm khuyết về các nguyên vật liệu hầm mỏ, bông vãi … sản xuất từ miền Bắc Việt Nam vì tình trạng phân chia Nam-Bắc. Người Pháp không còn xen lấn vào vấn đề ngoại thương và ngoại tệ của VNCH. Nhân dân và chính quyền miền Nam đã có Ngân Hàng phát Hành Quốc Gia và một hệ thống tiền tệ riêng của Quốc Gia VNCH. Và hơn hết, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. VNCH đã thoát khỏi những tình trạng hỗn loạn kinh tế trong khi chính quyền Quốc Gia Việt Nam đang tranh đấu giành lại nền độc lập thực sự của và toàn vẹn cho Việt Nam Cộng Hòa và nếu không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ thì “hình thức phồn vinh bề ngoài nhất định sẽ bị biến mất trong vòng một đêm/The seeming air of well being would disappear over night.”16 Tổng Thống Diệm đã phát biểu với tướng hồi hưu Hoa Kỳ J.W.O’Daniel như sau:

VSTK - 4029


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

“Trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến một bước đi khá dài nhưng chúng tôi vẫn còn phải khó khăn để tiếp bước hơn nữa. Chúng tôi đã phải đối đầu với vấn đề quan trọng là làm sao để thực hiện được một phương cách phát triển kỹ nghệ để tạo một ý nghĩa cho cơ cấu chính trị mà chúng tôi đang tiến hành việc vung trồng. Đất nước chúng tôi chỉ có thể sinh tồn bằng một phương cách duy nhất là sự phát triển kỷ nghệ tương ứng với những nguồn tài nguyên và những nhu cầu hợp lý. Chúng tôi hướng về Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do để tìm sự yểm trợ về mặt nầy. Tuy nhiên, cho dù mức độ yểm trợ ra sao đi nữa thì chúng tôi phải tự trang bị cho mình một “ý chí phát triển” và phải quy động mọi phương tiện mà chúng tôi có thể có được để đạt được mục tiêu cuối cùng như thế.”17

Bắt đầu từ năm 1954, Hoa Kỳ dã viện trợ kinh tế cho Quốc Gia Việt Nam do ông Diệm giữ chức Thủ Tướng là 325.8 triệu Mỹ kim cho năm tài chánh 1955. Mặc dù trong năm tài chánh 1956 Hoa Kỳ có hạ thấp mức viện trợ xuống 216.3 triệu Mỹ kim nhưng mức độ giảm bớt nầy chỉ có ảnh hưởng về mặt viện trợ quân sự nhiều hơn là những mặt khác. Qua nhiều hình thức viện trợ cho VNCH, số tiền viện trợ cho đến hết năm tài chánh 1956 được phân phối như sau: 90% cho ngân sách quân đội của VNCH, chủ yếu là các quân dụng quốc phòng 75% cho nhập cảng các mặt hang tiện nghi tiêu dùng cần yếu được chuyên chở nhập nội miền Nam miễn phí bởi Hoa Kỳ. Hàng nhập cảng bán cho dân chúng được chính quyền VNCH một phần quan trọng cho chi phí trả lương cho quân đội và 65% cho ngân sách hỗn hợp dân quân sự. Nhiều hình thức viện trợ kinh tế khác của Hoa Kỳ cho VNCH bao gồm có tiền cho vay dùng cho việc phát triể, quỹ yểm trợ đặc biệt, quỹ bất trắc và tài trợ cho sản phẩm nông nghiệp thặng dư. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn cung ứng nhiều chuyên gia kỹ thuật nông nghiệp, kỹ nghệ và mõ quặng, giao thong vận tãi và phát triển cộng đồng. Điểm đặc biệt hơn hết là Hoa Kỳ đã gánh chịu hết sở phí hơn 56 triệu Mỹ Kim trong chiến dịch di tản EXODUS và những chi phí nuôi ăn, chốn ở, định cư gần 700,000 đồng bào miền Bắc chạy vào Nam để tị nạn CSVM.18 Viện trợ của Hoa Kỳ về mặt quân sự phần lớn do phái đoàn cố vấn Chương Trình Quân Sự MAP (Military Assistance Program) do Thứ trưởng bộ Quốc Phòng kiêm trưởng cơ quan Yễm Trợ Hoạt Động Tình Báo (ISA/Intelligence Support Activity)) của quân đội Hoa Kỳ phụ trách. Các mặt viện trợ của MAP gồm có quân cụ, tiếp vận, huấn luyện và nhiều dịch vụ cho quân lực VNCH theo Chương Hỗ Trợ An Ninh Chung (Mutual Security Program. Trong năm tài chính 1956. MAPO viện trợ cho VNCH tổng cộng 167 triệu Mỹ kim. Và mặc dù biết ơn sự viện của Hoa Kỳ, Tổng thống VNCH vẫn chưa hài lòng bởi vì Hoa Kỳ đã không viện trợ cho miền Nam Việt Nam những thứ thực tế cần thiết như tăng gia viện trợ phát triển kinh tế sâu rộng và dài hạn, xa lộ, cầu cống, đường xá, đường sắt, khái thác các nguồn điện lực, tái thiết nhà máy sản xuất đường mía, các xưởng dệt, xưởng giấy cung cấp thật nhiều nhiều nông cụ cơ giới để phục hối sản xuất trên các phần ruộng vườn bị bỏ hoang …v.v…tức

VSTK - 4030


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

là những hình thức viện trợ cho những kế hoạch, chương trình dài hạn không mang lại kết quả ngay tức khắc hay trong một thời gian ngắn.18bis 4/ TÌNH HÌNH AN NINH BỊ ĐE DỌA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

Việt Nam Cộng Hòa đã có được cơ hội may mắn xử dụng toàn lực tiềm năng của mình để phục hồi kinh tế và xây dựng cơ sở kỹ nghệ của miền Nam Việt Nam trong một khoảng thời gian tương đối hòa bình và an ninh tại cả hai nơi thành thị và nông thôn. Vào mùa Hè 1956, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã đánh giá tình hình an ninh là sáng sủa hơn là một năm trước đây. Các phe phái vũ trang đối lập hầu như đã hoàn toàn bị loại trừ chỉ còn lại một số khoảng 2000 tàng binh tụ hợp thành những băng đảng nhỏ thổ phỉ phân táng khắp nơi. Tất cả những đầu lãnh quan trọng của các nhóm và giáo phái vũ trang chống chính quyền lần lượt bị bắt nhốt, bị xử tử hay phải chạy trốn ra ngoại quốc hoặc phải phải buông súng ra đầu thú với quân đội trung thành của chính phú VNCH. Tướng Lê Quang Vinh của giáo phái Hòa Hảo ở miền Tây đã bị dụ hàng bắt nhốt rồi đem ra xử chém đầu. Tuy nhiên, áp lực và mức độ đe dọa của CS vẫn luôn luôn là một thực trạng tiếp tục chưa dứt. Bản lượng định tình hình của Bản Lượng Định của Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn số NIE 63-56 ngày 17/07/1956 có đoạn viết:19 …… 3. giải quyết vấn đề cơ bản kinh tế tiến triển sẽ có thể vẫn còn chậm, ty nhiên các khó khăn kinh tế ở miền Nam Việt Nam không đến độ ảnh hưởng đáng kể đến những hiệu qua chính trị đối nghịch trong năm tới khi mà việc sản xuất lúa gạo, xuất cảng cao su và sự viện trợ rộng lớn của Hoa đang giúp mức sống tiêu chuẩn của dân chúng được nâng lên khá hơn. 4. Tất cả mọi cuộc chống phá của các phe phái vũ trang ở miền Nam Việt Nam đến nay đã bị loại trừ, nhưng hiện giờ vẫn có khoảng 8,000-10,000 bộ đội và mạng lưới chính trị nằm vùng của CS rãi rác khắp các làng mạc khiến cho nến an ninh nội chính vẫn đang tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Sự hữu hiệu của quân đội VNCH sẽ có thể lần lần được cải tiến hơn với việc có nhiều đơn vị được rảnh rang khỏi các nhiệm vụ hành quân an ninh để huấn luyện. Tuy vậy, vào giữa năm 1957 quân đội VNCH cũng vẫn chưa đủ khả năng để kiềm chế một cuộc tấn công kéo dài từ phía VNDCCH.

VNDCCH phải tuân thủ thi hành Hiệp Định Geneva cho nên các đơn vị bộ đội CSVM cuối cùng của họ phải tập kết hết về miền Bắc vào ngày 18/05/1955 nhưng một năm sau Cơ quan tình báo quân sự của Hoa Kỳ và của VNCH cũng chưa thể nào biết một cách chính xác một cách chính xác con số bộ đội CSVM (VC) còn ở lại nằm vùng ở miền Nam để gây rối cho VNCH. Tình báo VNCH cho rằng vào năm 1956 con số nầy trong khoảng 6,000-8,000 VC nằm vùng trong số đó chỉ có 1,369 bộ đội dân quân du kích địa phương. Tình báo Hoa Kỳ thì con số đó lên đến cấp nhiều tiểu đoàn và đại đội với tổng số từ 8,000 đến 10,000 VC nằm vùng. Theo đa số nguồn tin tức khác nhau thì vào năm 1956 con số VC nằm vùng ở miền Nam Việt Nam chỉ là số ít tại các vùng vùng núi dọc theo biên giới Việt, Miên, Lào và các vùng rừng rậm ở phía VSTK - 4031


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11 12 13 14 15 16 17 18

Tây đồng bằng Sông Cửu Long trong lãnh thổ Việt Nam.20 JCS 1954-1959, s.đ.d., tr. 122 Và cũng vì VNCH chưa đặt CSVM ra ngoài vòng pháp luật mãi đến cuối năm 1956 cho nên bộ VC nằm vùng đã có thể hoạt động gần như là công khai để cày đặt cán bộ của họ vào các phong trào, nghiệp đoàn, hiệp hội công nhân, cộng đồng thương mại tại các tỉnh thành và thị xã ở miền Nam. Ngay cả trong các cơ quan công quyền ở cấp chính quyền trung ương và các cơ cấu quân đội, cảnh sát cấp thấp của VNCH cũng bị VC nằm vùng len lỏi vào. Bản tóm tắt đề ngày 07/02/1956 của Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu Quốc Gia (National Intelligence and Research /INR) Bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ đã đề cặp đến mối đe dọa nầy của CSVM như sau: 21 ........ Cộng thêm với việc tiếp tục sự hiện diện của những phần tử du kích nầy, CS còn tìm đuu mọi cách để len lỏi vào tất cả mọi cơ quan mọi ngành của chính phủ mà nặng nhất là bộ Thông Tin. Mặc dù chưa có tin tức chính xác nhưng cũng bát bỏ việc cho rằng CS có thể cũng đa co mặt một cách bí mật trong hàng ngủ lực lượng cảnh sát và quân đội đặc biệt là ở các tổ chức cấp tthấp. Công Sản vẫn còn có khả năng để phá hoại những hoạt động của chính quyền và có lẽ cũng có khả năng làm cho chính thể VNCH bị tê liệt bằng phương cách phối hợp chiến dịch khủng bố và ám sát, một khả năng mà từ trước đến nay không thây họ muốin xử dụng.

VSTK - 4032


II/ MIỀN NAM VIỆT NAM 1957-1959 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

1/ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH MỚI VỀ VIỆN TRỢ CỦA HOA KỲ CHO VNCH

Từ tháng 05/1959 Cơ Quan Nhận Định của Cục Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ phát biểu (National Intelligence Estimates/ NIE) một cách tiêu cực tình hình chính trị của VNCH, cho rằng trên bình diện quân sự Tổng thống Diệm đang gặp khó khăn trong việc trấn áp du kích CSVM nằm vùng ở miền Nam Việt Nam và điều nầy có thể là VNCH phải xử dụng quân đội chính quy để làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh nội chính. Ngoài ra NIE còn thêm rằng có những phần tử đối lập bất mãn trong tầng lớp trí thức và sĩ quan trong quân đội đang bất mãn vì chính sách triệt hạ đối lập và độc diễn của Tổng thống Diệm khiến cho nếp sống của dân chúng miền Nam chưa được ổn định. Bản nhận định của NIE/63-59 có đoạn viết:22 “E. Sự cảnh giác cho miền Nam Việt Nam “Triển vọng cho một tình trạng ổn định chính trị ở miền Nam Việt Nam tùy thuộc nặng nề vào Tổng Thống Diệm và khả năng Tổng Thống duy trì quyền kiểm soát một cách chặt chẽ quân đội và cảnh sát. Nỗ lực của chính thể là bảo đảm an ninh nội chính và sự tin tưởng vào chính sách độc tài là điều cần thiết để đối phó với với những vấn đề của đất nước sẽ đưa tới hậu quả là sự đối kháng của nhiều phần tử có tiềm lực. Chính sách đàn áp đối lập nầy sẽ hạn chế sự yêu mến nẩy nỡ trong nhân dân trong số đó có những tần lớp chính trị có ý thức. Quyền hạn và sự táo bạo không đắn đo của đảng Cần Lao nếu không được kiểm tra cò thể sẽ gây ra định kiến tổn hại cho uy tín của chính quyền và cho cá nhân của Tổng thống Diệm. Dù sao thì những công cụ xử dụng cho việc kiêm soát của chính quyền hiện hữu, bao gồm tổ chức của đảng Cần Lao, lại là những công cụ trấn áp những hình thức bất mãn trong nước khiến phát sinh ra nhiều nguy cơ đe dọa cho chế độ VNCH trong những năm năm sắp tới.”

Dưới đây là một trường hợp điển hình về vấn đề CSVN nằm vùng ở lại miền Nam sau khi Việt Nam bị chia đôi len lỏi vào cơ cấu chính quyền VNCH để chờ thời cơ gây nguy hại đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước vào năm 1957: Ngày 22/02/1957, Tổng thống Diệm dự một lễ khánh thành trọng thể Một Hội chợ được tổ chức ở Ban Mê Thuột. Khi Ông Diệm đang đi tới gần khán đài để đọc diễn văn thì bị một thanh niên bắn bằng một súng tiểu liên loại Mas-49 che dấu dưới áo lạnh khoác bên ngoài. Đạn không trúng Tổng Thống Diệm nhưng lại đi chệch hướng trúng vào ngực và tay của bộ trưởng Cải Cách Điền Địa Đỗ Văn Công. Kẻ ám sát là một thanh niên bị bắt ngay và buổi Lễ khánh thành vẫn tiếp tục. Thanh niên bị bắt là Hà Minh Trí hay Phạm Ngọc Phú (tên thật là Phan Văn Điền), đã từng làm việc ở Ty Thông Tin của tỉnh Tây Ninh.22bis (Đoàn Thêm, Q.III, (1945-1964), tr.212.

Hà Minh Trí bị cảnh sát bắt tại Hội chợ Cao Nguyên 1957. Nguồn hình:http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_Minh_Tr%C3%AD

VSTK - 4033


1

2

3

4

5

6

Trong một loạt bài viết với tựa đề Chuyện về người ám sát hụt Ngô Đình Diệm đăng trên mạng lưới Internet của chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang có nhiều đoạn viết xác nhận rằng VC nằm vùng đã len lỏi vào nhiều cơ quan công quyền, quân đội của VNCH kể cả trường nữ trung học Gia Long và ngay và các cơ quan viện trợ của Hoa Kỳvào thời điểm 1957. Các đoạn viết nầy như sau:

(http://truongtansang.net/chuyen-ve-nguoi-am-sat-hut-ngo-dinh-diem-phan-1.html)

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

- Năm 1954, Hiệp định Genève ký kết, tiễn đồng đội ra miền Bắc, ông được chọn ở lại trong ban địch tình Tỉnh ủy Tây Ninh để tiếp tụ bám địa bàn hoạt động. Những năm sau Hiệp định Genève, Ngô Đình Diệm ra sức khủng bố, trả thù những người kháng chiến. Chúng đánh phá hành loạt tổ chức Đảng, cơ sở cách mạng, bắn giết, bắt bớ tù đày hàng loạt cán bộ, đảng viên và gia đình có con em đi tập kết ra Bắc. Đàn áp các tôn giáo, đảng phái đối lập, gây ra vô vàn đau thương, tang tóc cho nhân dân miền Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng. Trước tình hình đó, đảng viên và quần chúng khắp nơi sục sôi căm thù Mỹ, Diệm; yêu cầu Đảng cho phép vũ trang diệt ác để bảo vệ tổ chức Đảng, cơ sở cách mạng và bảo vệ phong trào đòi đấu tranh của nhân dân đòi địch thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève. - Nắm được thông lệ đã 2 năm (1954, 1955) cứ vào 12 giờ đêm 24/12, Diệm đều đến Nhà thờ Đức Bà dự lễ mừng “Thiên chúa giáng sinh”. Hơn nữa, trong số cán bộ của Ban địch tình Tỉnh uỷ Tây Ninh có anh Lê Văn Cửu đã được cài vào làm phiên dịch trong cơ quan Viện trợ Mỹ, đã tạo được mối quan hệ với nhiều quan chức cao cấp ngụy quyền, đều là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Anh được những tên này thường mời đi dự lễ Noel, nhằm bắc cầu làm thân với cố vấn Mỹ. Tháng 12/1956, Phan Văn Điền đề xuất với cấp trên kế hoạch diệt Ngô Đình Diệm tại Nhà thờ Đức Bà vào đêm Noel, 24/12/1956. ....... Đồng hồ điểm 24 giờ, Tổng Giám mục rung chuông bắt đầu buổi lễ vẫn không thấy Diệm xuất hiện, kế hoạch không thành. Hôm sau qua báo chí mới biết Ngô Đình Diệm đã đến dự lễ cầu nguyện cùng với giáo dân tại “Khu trù mật Đức Huệ – Long An”. - Sau 2 lần diệt Diệm không thành, Ban địch tình Tỉnh uỷ Tây Ninh chỉ đạo tiếp tục theo dõi nắm tình hình di chuyển, hoạt động của Diệm. Tháng 2/1957, cơ sở của Ban địch tình Tỉnh uỷ Tây Ninh ở Bộ Thông tin ngụy quyền do Phan Văn Điền (tên thật của Hà Minh Trí) phụ trách cho biết: “Hội chợ kinh tế cao nguyên dự kiến khai mạc vào 22/2/1957, Diệm –Nhu sẽ lên cắt băng khánh thành và đọc diễn văn khai mạc.

37

38

39

40

41

42

Phan Văn Điền đã báo cáo cấp trên xin thực hiện kế hoạch diệt Ngô Đình Diệm. Cấp trên lo lắng vì “quá xa xôi và không phải là địa bàn của ta, cơ sở không có, địa bàn không rành”. Nhưng Phan Văn điền vẫn quyết tâm vì ở đó có Trung đoàn 60 ngụy quân đóng giữ. Gốc đơn vị này là lực lượng Cao Đài liên minh của Trịnh Minh Thế kéo ra theo Diệm, sau khi Trịnh Minh Thế bị diệm – Nhu sát hại.

VSTK - 4034


1

2

3

4

5

6

Trung đoàn này do Nguyễn Công Trứ làm Trung đoàn trưởng, có vợ ở Thanh Phước, Gò Dầu- Tây Ninh. Trong Trung đoàn còn có 2 trung sĩ tên Theo và Đức quê ở Cẩm Giang –Gò Dầu, Tây Ninh. Khi còn là thiếu sinh quân Cao Đài, ông đã từng tiếp cận, chơi thân. Trong Nha Công dân vụ và Nha thông tin Nam Việt đều có người của ta do ông trực tiếp cài vào đầu năm 1955.

7

8

9

10

11

12

13

Với những lợi thế này, cấp trên đã quyết định cho ông đi Ban Mê Thuột nghiên cứu lập kế hoạch diệt Diệm. Sau 2 lần lên Ban Mê Thuột gặp cơ sở và những người quen cũ trong Trung đoàn 60 và nắm bắt tình hình, Phan Văn Điền đã hoàn thành sơ đồ vị trí các đồn bót, giao cho cô Nhung – cơ sở của ta trong Nha Công dân vụ – chuẩn bị nhà trọ, huy hiệu, thư mời để vào dự hội chợ và tìm mọi cách để tham gia đoàn văn nghệ phục vụ hội chợ. - Ý chí, tinh thần đấu tranh bất khuất của người cộng sản trẻ tuổi không chỉ làm cho giặc nao núng, mà còn rung động trái tim của cô nữ sinh Gia Long- người bạn tù trong phong trào đấu tranh của sinh viên. Mối tình đẹp như trong huyền thoại giữa Mười Thương và Nguyễn Kim Hưng (Kiều Nhã Nam), người vợ thuỷ chung của ông, đến tận bây giờ đã làm biết bao nhiêu người xúc động.Nhã Nam nguyên là một phóng viên chiến trường của Ban An Ninh Cục Miền Nam của CSVM. Sau 30/04/1975 mang cấp bậc thượng tá, trưởng phòng công tác chính trị Công an Tây Ninh. (http://www.baomoi.com/Tam-tu-cua-nguoi-anhung/139/14450532.epi).

Vợ chồng Phan văn Điền –Kiều Nhã Nam và tướng Võ Nguyên Giáp năm 1996 (http://phunuonline.com.vn/gia-dinh/gia-dinh-yeu-dau/noi-buon-cua-nguoi-anh-hung/a124932.html). * Hội Chợ Tết Ban Mê Thuột 22/02/1957

14

15

16

Lễ khai mạc hội chợ Tết được tổ chức vào lúc 9 giờ sáng ngày 22-2-1957 tại Ban Mê Thuột, dưới sự chủ tọa của tổng thống Ngô Đình Diệm, thành phẩm tham dự gồm các bộ trưởng và đại diện ngoại giao.

VSTK - 4035


“Khán đài” là những hàng ghế đặt trên mặt đất ở giữa trời, có chiếc dù to che nắng. Tổng thống Diệm mặc quốc phục, áo dài đen, quần trắng, đầu bịt khăn đóng, ngồi trên chiếc ghế bành duy nhất ở giữa, những chiếc còn lại là ghế ngồi thường, chân gỗ. Tổng thống Diệm ngồi giữa, bên trái ông là Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, kế đến là bà Nhu và ông Nhu, quan khách. Quan khách tham dự rất đông, là những thành viên chính phủ, chỉ huy quân đội, thân hào nhân sĩ trung ương và địa phương, đại diện các sắc tộc người Thượng. Trước hàng ghế chủ tọa và quan khách là một cái sân rộng để trình diễn văn nghệ và biểu diễn của đàn voi cao nguyên. Trước mặt tổng thống có một hàng những bình rượu cần của người Thượng để chiêu đãi quan khách.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đồng bào sắc tộc tham dự hội chợ Tết năm 1957 11

12

13

14

15

Bên kia sân, đối diện với hàng ghế chủ tọa, là đồng bào tham dự, gồm các già làng, đại diện các sắc tộc, công chức và học sinh cùng quần chúng rất đông đảo vì đây là một sự kiện quốc gia có ảnh hưởng đến nhiều tỉnh trên cao nguyên. Hai bên là đàn voi và những thiếu nữ sắc tộc chờ trình diễn ca múa văn nghệ địa phương. -------------Nguồn tin và hình ảnh Hội Chơ Tết Ban Mê Thuột 22/02/1957: Báo Tổ Quốc Internet, (http://baotoquoc.com/2014/10/14/truc-giang-mn-gap-nguoi-tu-tu-muu-sat-tong-thong-ngodinh-diem-o-hoi-cho-tet-ban-me-thuot-nam-1957/)

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Sau khi được tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn báo về biến cố Ban Mê Thuột, Tổng Thống Eisehower đã gửi điện ngay cho Tổng Thốngng Diệm như sau: "Greatly shocked to hear of outrage at Banmethuot and relieved to know you are unharmed. Dwight D. Eisenhower". “ Quá sửng sốt khi hay được sự xúc phạm xảy ra ở Ban Mê Thuột và bản chức đã được an tâm biết được rằng Ngài không không bị mệnh hệ gì.” [FRUS, (1955-1957) s. đ.d., ghi chú số 2, trang 764.] Sau đó vào ngày 26/02/11957, Tổng Thống Diệm đã triệu mời quyền đại sứ Hoa Kỳ Enderson vào dinh Độc Lập để trình bày dự định của chính phủ VNCH thiết lập những đồn bót an ninh ở Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột và Đồng Tháp Mười. Mỗi đồn sẽ có từ 50-500 Vệ Binh cũ lớn tuổi hoặc do quân đội chính phủ trú đóng. Quân binh trú đóng khi tới tuổi giải ngũ về hưu sẽ được cung cấp ruộng đất để sinh sống và vĩnh viễn trở thành dân định cư hạt nhân ở các vùng đó. Việc thiết lập các đồn bót như thế se thu hút những người dân khác đến định cư đồng thời cũng có lợi cho việc định cư cho các đợt di cư mới của các đồng bào tiếp tục chạy trốn chế độ CS miền Bắc. Các vùng nầy trở thành những vị trí chiến lực chống lại các hành động gây hấn đe dọa an ninh cũng như sự lén lút xâm nhập của CSVM vào lãnh thổ của VNCH. 23 *

33

34

Mặc dù có những nhận định đánh giá của cơ quan Mật Vụ Quốc Gia NIE như vừa kể trên nhưng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ NSC giữ theo

VSTK - 4036


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

chính sách yểm trợ đứng sau lưng Tổng thống VNCH một cách trung thành, không bình luận phê phán nặng nề trong suốt năm 1959. Trong khoản thời gian 1954-1960, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NSC đã có 2 lần tái thẫm định chính sách của Hoa Kỳ đối với tình hình biến động ở miền Nam Việt Nam. Năm 1956 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ/NSC đã đưa ra bản hướng dẫn chính sách số 5612 ngày 05/09/1956 dưới chủ đề STATEMENT OF POLICY ON U.S. POLICY IN MAINLAND SOUTHEAST ASIA / Bản Tuyên bố về chính sách của Hoa Kỳ trên Lục Địa Đông Nam Á trong đó có chỉ thị cho các cơ của Hoa Kỳ áp dụng những chính sách đối với VNCH như sau: 23bis Phúc Trình của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Số NSC 5612, ngày 05/09/1956 BẢN TUYÊN BỐ VỀ CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM Á

“Đối với Việt Nam:

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

54- Giúp Việt Nam Tự Do phát triển mộ chính quyền Hiến định mạnh và vững chắc để Việt Nam Tự Do có được khả năng gia tăng sự thu hút một cách khẳng định so chiếu với những điều kiện ở vùng CS hiện nay. 55- Hành động theo chiều hướng làm suy yếu CS ở miền Bắc và tại miền Nam để mang lại một nền thống nhất dự kiến cho một nước Việt Nam tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của một chính quyền không CS. 56- Giúp cho vị thế của chính quyền Việt Nam Tự do để việc Tổng tuyển cử chỉ có thể được thực hiện khi nào mà quyền tuyển cử tự do thực sự được áp dụng khắp nơi ở cả hai miền NamBắc Việt Nam. 57- Giúp Việt Nam Tự Do xây dựng những lực lượng vũ trang bản xứ, bao gồm cả những ngành phục vụ có tính cách chiến lược và hành chánh riêng biệt để có khả năng đảm nhiệm công tác giữ gìn an ninh nội chính và cung ứng một khả năng chống cự có giới hạn khi đối đầu vớ sự tấn kích của CSVM.

Năm 1958, bản tường trình NSC/5809 về chính sách Hoa Kỳ đối với VNCH lập lại nguyên văn các mục 54,55,56,57 của NNSC 5612/1956. Tuy nhiên các phúc trình của Ủy Ban Hành Động Phối Hợp(UBHĐP) /OCB của NSC cho thấy là tình trạng đe dọa của CSVM phá hoại an ninh nội chính miền VNDCCH phải được quan tâm bởi vì mặc dù là với sự trợ giúp đáng kể của Hoa Kỳ khiến cho VNCH, có tiến triển về mặt kinh tế, nhưng trợ giúp đó vẫn chưa thỏa đáng như mong muốn trên bình diện chính trị.24 Ủy ban OCB (Operation Coordinating Board) của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSC/National Security Council) ngày 04/06/1958 tường trình Kế hoạch Hành động cho Việt Nam để đối phó CS miền Bắc đe dọa phá hoại trật tự nội an của VNCH như sau:25

VSTK - 4037


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Trong khi các nhà hoạch định chính sách “Mật” của chính quyền Hoa Kỳ cho năm 1959 tỏ ra yếm thế và bận tâm lo nghĩ để đối phó với những nguy cơ bất cập của VNCH thì ngược lại nhiều viên chức quan trọng trong chính phủ của của họ lại tỏ ra lạc quan không nhắc đến nguy cơ hiểm nghèo của miền Nam Việt Nam. Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn Durbow và tướng Samuel Tankersley Williams nguyên là Tham mưu trưởng phái bộ MAAG ở Đông Dương (19551960) (Military Assistance Advisory Group for Indo-China) cùng với nhiều phát ngôn nhân của ngành Hành Pháp đã nhiều lời khen tặng trước Quốc Hội và dư luận Hoa Kỳ về sự tiến bộ, kỳ diệu, thực tế, của VNCH liên tục hết năm nầy sang năm khác. Ông Diệm được đề cao như là một nhà lãnh đạo giỏi, có khả năng điều khiển nội bộ chính quyền của mình, đang từng bước một dẩn đưa mộc cách khôn khéo đất nước và nhân dân VNCH đến con đường mở mang hiện đại và phồn vinh. Vào cuối mùa Hè 1959, đại sứ Durbow và tướng Williams đã xác định với Ủy Ban Ngoại Giao Thượng viên Hoa Kỳ rằng tình hình nội an của VNCH khả quan hơn bao giờ hết để đương đầu với sự xâm lấn của CSVM từ miền Bắc Việt Nam. Mùa Thu 1959, tướng Williams đã phát biểu ý kiến rằng Ngân sách viện trợ Quốc Phòng cho VNCH có thể giảm bớt kể từ năm 1961 và vào đầu năm 1960 tướng Williams đã viết thư cho thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mike Mansfield để cho biết nhân sự của phái bộ MAAG ở Việt Nam có thể giảm bớt kể từ năm sau. 26

Bất luận quan điểm tiêu cực hay tích cực như thế nào đi nữa đối với tình hình an ninh và chính trị ở miền Nam Việt Nam, viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH từ năm 1946-1961 vẫn được thực hiện một cách dồi dào với một mức độ rộng lớn so chiếu với các chương trình viện trợ Kinh Tế và Quân Sự của Hoa Kỳ cho nhiều quốc gia khác trên thế giới hiện nay nhất là năm 1961 dưới nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower mức viện trợ cho VNCH đứng hàng thứ 5 trong tất cả MAAG’s Gen. S.T.Williams các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ cho nhiều quốc gia trên thế giới, mà chủ yếu chính là vì nền an ninh của miền Nam, đã chiếm hơn 75% số viện trợ Kinh Tế. Một phần khác của số viện trợ Kinh Tế nầy lại được chi dùng “dưới hình thức Kinh Tế” cho những chương trình có tính cách chiến lược quân sự như thành lập các lực lượng an ninh, xây cất xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa dài 20 dặm Anh theo gợi ý chiến lược của tướng Williams. (Ghi chú riêng: Xa lộ nầy có thể dùng như một phi đạo cho phái đài bay B52 đáp xuống và bay lên.) 27 Viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam trong khoảng thời gian 1957-1959 được thống kê ra như sau:28

37

VSTK - 4038


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Tổng cộng

1957

1958

1959

$391.6

$242.0

$249.0

Tính đến tháng 06/1958, các lực lượng quân sự, bán quân sự, Công an, Cảnh sát gồm có:29 Bộ binh, Hải quân và Không quân: 140,361. Công An Mật vụ: 6,500. Cảnh sát đô thành, Thị Xã: 10,500. Dân Vệ: 53,775. Nhân Dân tự Vệ Đoàn: 49,550. 2/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÃI CÁCH ĐIỀN ĐỊA

2.1- Xây dựng cơ cấu nền tảng cho việc phát triển Kinh Tế

Theo tập tài liệu viết về lịch sử của Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ /The Joint Chiefs of Staff (JCS) dưới chủ đề “The Prelude to the War in Vietnam 1954-1959”/Dạo tấu khúc cho Chiến Tranh Việt Nam 19541959)30 thì sau khi những cuộc khủng hoảng nội bộ chính trị và quân sự trong giai đoạn 1954-1956 đã được thu xếp ổn định, Tổng Thống VNCH đã có thể đặt trọng tâm nhiều hơn vào những kế hoạch phát triển kinh tế đang bị chậm trễ và chỉ mới đạt được một phần nào kết quả từ những chương trình đề ra dù rằng đã có được sự viện trợ quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có những kết quả thu đạt dù không được như mong muốn nhưng cũng có lợi ích. Mấu chốt của chương trình phát triển Xã Hội, Kinh Tế của VNCH là Kế Hoạch Năm Năm 1957-1961 với một Ngân sách đầu tư khoản $17.5 tỷ đồng bạc Việt Nam tương ứng với hối xuất $500 triệu Mỹ Kim mà trong đó khoản $286 triệu Mỹ kim là phần viện trợ từ ngoại quốc. Ưu tiên 43% ngân sách dùng cho các công trình lợi ích công cộng và phát triển năng lượng tức là những cấu trúc nền móng cho sự tăng trưởng của một nền kinh tế tương lai như VNCH mong muốn. Đồng thời, VNCH ghi nhận rằng nền Kinh Tế tương lai của miền Nam Việt Nam nhất định phải dựa trên việc sản xuất Nông Nghiệp; do đó đã giành riêng cho lãnh vực phát triển nông nghiệp một phần ngân sách là 22%. Y tế, Giáo dục và Gia cư 12%, gia tăng Kỹ nghệ 9% và 14% dự phòng linh tinh. Những công trình phát triển Kinh Tế chủ yếu của kế hoạch 5 Năm 19571961 gồm có: tái thiết 1,000 km cầu cống đường giao thông, đường sắt tàu hỏa, hảng xưởng mới để sản xuất các mặt hàng vải, xi măng, giày dép, võ lốp xe, thủy tinh, giấy. Mức sống của dân chúng hy vọng được nâng cao qua chương trình trồng trọt lúa trên các loại ruộng đất bị bỏ hoang hoặc chưa được trồng trọt, gia tăng diện tích trồng mía để sản xuất đường, tăng gia sản xuất tơ tầm, bông vải, hạt tinh dầu, thuốc lá và cao su. Ngoài ra còn có các chương trình cãi thiện chăn nuôi gia tăng gia súc, nông lâm và đánh bắt cá, khai thác hầm mỏ than đá.

VSTK - 4039


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Kế hoạch Năm Năm không được phổ biến rầm rộ như là một kế hoạch chính thức của chính phủ mà chỉ hé lộ cho biết như là một chương trình nghiên cứu và do đó những chi tiết nội dung không được công khai tuyên bố khi bắt đầu khởi phát từ năm 1957. Chi tiết về nguồn tài trợ cho kế hoạch nghiên cứu nầy chỉ được công bố vào năm thực hiện thứ năm. Với kế Hoạch Năm Năm, trong giai đoạn 1957-1959, VNCH chỉ gặt hái thành công một cách khiêm nhường. Một số ít công trình sản xuất được xây dựng nhu Hảng xi măng Hà Tiên, nhà máy lọc đường mía Hiệp Hòa ở Thủ Đức, Trung tâm điện lực chạy bằng than đá ở cạnh mỏ than Nông Sơn-An Hòa, một nhà máy làm giấy, một nhà máy thủy tinh, hai xưởng dệt vải và một xưởng sản xuất vỏ xe Michelin. 2.2 - Cải cách điền địa

Ở một Quốc Gia mà 80% dân số sống trên các địa bàn nông nghiệp thì những vấn đề thuộc về lãnh vực Nông Nghiệp thật là quan trọng khẩn thiết đối. Chỉ có một thiểu số 2% đại điền chủ nhưng lại là những chủ nhân của 45% diện tích ruộng đất ở miền Nam Việt Nam. Chương trình cải cách điền địa của chính quyền Quốc Gia Việt Nam đã được được khởi phát trước đây trong những năm 1947 và 1953 nhưng vào những thời điểm nầy VC đang kiểm soát phần lớn các ruộng đất ở phía nam vĩ tuyến 17, vùng duyên hải miền Trung và một số vùng ở đồng bằng sông Cửu Long. Bao gồm những diện tích ruộng đất mà chính quyền Quốc Gia Việt Nam thời cựu Quốc trưởng Bảo Đại khoanh vùng trên bản đồ để thực hiện chính sách cải cách điền địa. Trong khoảng những năm 1945-1954, phe CS Việt Minh đã tịch thu không bồi thường những nông trại canh tác cao su và lúa của Pháp và những người hợp tác với Pháp rồi chia những vùng đất này cho những tá điền. Cũng vào thời đó, các giáo phái Hòa Hảo và Cao Đài cũng thi hành những chính sách cấp phát ruộng đất tịch thu của người Pháp và những người hợp tác với Pháp cho dân nghèo. Trước tình trạng mất an ninh tại nông thôn, nhiều gia đình địa chủ rời bỏ đồng ruộng của họ lánh nạn khủng bố của VC để lên thành phố sinh sống và tìm sự an toàn. Nông dân đã chia nhau những vùng ruộng đất này hoặc ngưng nộp tô cho những thửa ruộng tự canh.31 Nội dung cải cách điền địa của VNCH chủ yếu được thể hiện trong bốn đạo dụ: - Dụ số 2 (8/1/1955) quy định mức thu tô (giá thuê đất) tối đa và lãi suất mà điền chủ được áp dụng. Mức tô tối đa từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa /mỗi năm. Mức tô tối đa từ 15 đến 25% cho mùa gặt chính của ruộng 2 mùa / mỗi năm. - Dụ số 7 (5/2/1955) quy định việc thuê đất phải có khế ước (hợp đồng) tá điền. Thời hạn khế ước là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả đất và phải báo trước chủ đất 6 tháng. Chủ đất muốn lấy đất lại phải báo trước tá điền 3 năm. Khế ước được chia thành 3 loại: loại A: đối với ruộng đang canh tác có

VSTK - 4040


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

chủ: loại B: đối với ruộng hoang có chủ; loại C: đối với ruộng hoang vắng chủ (Hội đồng xã thay mặt chủ đất ký khế ước với nông dân) -Dụ số 28 (30/4/1956) quy định quy chế tá điền. - Dụ số 57 (20/10/1956) quy định việc truất hữu ruộng đất địa chủ. Mỗi địa chủ chỉ được giữ lại 100 ha ruộng đất Ruộng bị truất hữu sẽ được đem bán lại cho những người không có ruộng đất, mỗi gia đình nông dân không quá 5 ha, người mua sẽ trả tiền trong thời gian 6 năm. Trong thời gian đó ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của chính quyền. Trong 10 năm kế tiếp, người được phát ruộng không được cho mướn hay đem bán lại. Địa chủ có ruộng đất bị truất hữu sẽ được bồi thường 10% tiền mặt, số còn lại được trả bằng trái phiếu trong vòng 12 năm, với lãi xuất từ 3%-5% mỗi năm.32 2.3 - Kết quả của chương trình cải cách điền địa

Chương trình Cải Cách Điền Địa khởi đầu tiến triển một cách chậm chạp. Các địa chủ chỉ hợp tác với chính quyền VNCH một cách miễn cưỡng và rất nhiều nông dân đã bị nhồi sọ rằng họ là những người chủ thực sự của phần ruộng đất mà CSVM đã ban phát cho họ trước đây. Lại còn thêm tình trạng cửa quyền, giấy tờ nhiêu khê rườm rà khiến cho nông dân rất khó có thể hiểu biết thông suốt để chấp nhận một cách suông sẻ chương trình cải cách điền địa của chính phủ. Tái định cư và cấp phát cho đồng bào miền Bắc di cư đạo Công Giáo cũng gây dư luận xấu cho chính quyền VNCH. Trong hai năm 1955 – 1956, chính phủ Mỹ đã cử một phái đoàn cố vấn do W. Ladejinsky (một chuyên gia về cải cách điền địa đã từng giúp Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách điền địa ở Đài Loan) sang miền Nam Việt Nam giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa soạn thảo chính sách ruộng đất. Ladejinsky đã phàn nàn với đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn về vấn để thủ tục hành chánh nhiêu khê và thái độ lơ là chiếu lệ của các chức sắc của chính quyền Viện Nam có nhiệm vụ thi hành chương trình CCĐĐ như sau:

VSTK - 4041


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Tuy vậy, năm 1957 chương trình CCĐĐ tiến triển khả quan hơn nhờ vào việc chính phủ Pháp thỏa thuận với chính phủ VNCH bồi hoàn 1/3 chi phí bồi thường riêng cho các điền chủ người Pháp hoặc có quốc tịch Pháp có ruộng đất bị truất hữu. Theo một phúc trình của Ủy ban OCB (Operation Coordinating Board/Ủy Ban Phối Hợp Hành Đông) của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSC/National Security Council) thì từ tháng 11/1957, chính quyền VNCH đã không còn bận tâm gì về vấn đề phải trả ½ tiền bồi hoàn truất hữu ruộng đất bằng tiền mặt. Dồng thời chính phủ Hoa Kỳ cũng chấp thuận tài trợ chi phí cho các cơ quan hành chánh điều hành công tác chuyển hữu ruộng đất trong chương trình cải cách điền địa của chính phủ. Đã có khoảng 5% nông dân đủ điều kiện được chuyển quyền sở hữu ruộng đất theo chương trình CCĐĐ. Vào cuối năm 1959, đã có gần 800,000 nông dân được chuyển quyền sở hữu ruộng đất. Khoảng 400,000 hecta. ruộng đất khác do chính quyền mua lại của các đại địa chủ ruộng cũng được phấn chia cho 118,000 nông dân khác. Cùng trong một thời điểm nầy, khoảng 600,000 hecta. ruộng đất bỏ hoang vì chiến tranh nay đã được VNCH thu hồi và phân chia cho nông dân miền Nam để phục hồi sản xuất nông phẩm.33. Tất cả hiệu quả của chương trình CCĐĐ của VNCH bắt đầu xuất hiện vào cuối thập niên năm mươi. Từ 1955 cho đến cuối năm 1959 mức sản xuất tăng gia gần gắp đôi, cao su trồng và lấy mũ cả hai tăng 20% nhưng cũng chỉ cho mức tiêu dụng trong nước. Từ lúc nầy cho đến cho đến lúc cường độ phá hoại của CSVM năm vùng gia tăng cường độ thì múc sản xuất của hai loại nông phẩm vừa kể không bị giảm sút nhưng vẫn chưa có thặng dư để xuất cảng làm giảm bớt cán cân chi phó xuất nhập cảng. Kể từ những cố gắng khởi đầu của VNCH, chương trình CCĐĐ thì về mặt hình thức và cách thực hiện đã có nhiều dư luận phê phán nghiêm khắt; ngay cả viện trợ của Hoa Kỳ để thực hiện chương trình CCĐĐ nầy cũng bị cùng chung một sự phê phán như thế cho rằng viện trợ nầy khiến VNCH phải tùy thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ trên cả hai bình diện Kinh tế và chính trị và khiến cho nhân dân Việt Nam trở thành “những kẻ hành khất thường trực của Hoa Kỳ”. Dư luận cũng chỉ trích Hoa Kỳ thôi thúc hối nhiều qua việc đầu tư của các tư nhân vào những chương trình phát triển ở miền Nam của chính thể VNCH và chính ngay Tổng thống Diệm cũng đã lên tiếng phàn nàn về mặt nầy. Thực chất của vấn đề đầu tư không không được các nhà đầu tư ngoại quốc hưởng ứng là vì họ e sợ khung cảnh không an toàn và sẽ mất tất cả hoặc không thu gặt được lợi lộc nào nếu chỉ biết nghe theo lời kêu gọi của Hoa Kỳ “Giúp miền Nam Việt Nam bớt lệ thuộc vào ngoại viện” 34 hay nói khác đi là Hoa Kỳ muốn người khác chia xẻ gánh nặng của Hoa Kỳ viện trợ cho VNCH. 2.4 - Những chiều hướng Kinh Tế của VNCH

VSTK - 4042


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Nhìn trên thực tế miền Nam của VNCH, nếu so sánh với mức sống tiêu chuẩn hiện tai của người dân ở Tây phương thì hiển nhiên là mức sống của người dân nông thôn miền Nam VNCH thực sự còn quá khiêm nhường nhưng những tiêu chuẩn cơ bản cần như yếu cho cuộc sống như ăn mặc, nhà ở và sự giáo giục tối thiểu cho trẻ em, thì VNCH có thể cung ứng cho số dân chúng ở các vùng nông thôn. Bên cạnh những phúc lợi hời hợt như thế dĩ nhiên phải có những điểm yếu kém nghiêm trọng thâm nhập vào nền kinh tế của miền Nam VNCH, bởi vì mức sống của Quốc Gia VNCH hiện nay tiêu biểu của một sự phồn vinh giả tạo và lung lay vì chỉ biết tựa nương trên chương trình viện trợ quân sự và tiêu thụ theo chiều hướng của Hòa Kỳ: nhờ có viện trợ kinh tế, miền Nam có thể nhập cảng hàng hóa tiêu dùng để nâng cao mức sống. Nhờ có viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, VNCH mới có thể phòng thủ an ninh nội chính bị đe dọa bởi thế lực quân sự bên ngoài miền Nam VNCH gây ra. Cái giá mà VNCH phải trả, để có được những thành tựu “xây kinh tế trên cát” vừa kể, là miền Nam VNCH sẽ bị sụp đỗ hoàn toàn cả các mặt Kinh tế, chính trị và quân sự trong một tương lai gần hay xa nếu vì một lý do nào đó Hoa Kỳ sẽ ngừng lại không cần báo trước hay đền bồi những cái gọi là “sự cứu viện có tính cách làm giảm cơn bệnh ngặt nghèo của miền Nam VNCH- chứ không phải chính danh là một chương trình trợ giúp phát triển Kinh Tế” như nhiều người lầm tưởng. Với hình thức viện trợ “Kinh Tế” kiểu đó, miền Nam VNCH phát triển nền kinh tế bằng cách dùng tiền để nhập cảng hóa tiêu thụ hơn là có thể làm cho nền kinh tế trong nước tăng trưởng hay nói khác đi chính là “mua kinh tế” chứ không phải là phát triển kinh tế.35 Nước Việt Nam khi chưa bị chia cắt thành hai thể chế đối nghịch nhau thì cả hai miền trước đây là một đôi thúng gánh cân bằng kinh tế cho cả nước: Miền Bắc có nền kỹ nghệ với sáng khoản, hầm mõ dồi dào, miền Nam có lúa gạo đầy kho, ruộng đất cò bay thẳng cánh, nông lâm không thiếu, cá tôm đầy sông . . .khiến cho nền kinh tế của nước Việt Nam từ Nam chí Bắc đều hòa hợp tương hổ thành một khối kinh tế thống nhất để có những thứ vật thừa dư xuất cảng. Trước thế chiến thứ II, gạo của miền Nam gửi ra miền Bắc khoản ½ triệu tấn mỗi năm và gạo thặng dư xuất cảng cũng ngang ngửa ½ triệu tấn mỗi năm. Miền Nam nhận từ miền Bắc các nguyên liệu như than đá để chạy nhà máy phát điện, xi măng để xây cất, giấy, hóa chất, thủy tinh và phân bón. Ngay cả kỹ nghệ dệt cũng tập trung cả ở miền Bắc. Vậy ai có thể lớn tiếng hô hào cho rằng việc chia cắt đất nước từ vĩ tuyến thứ 17 vào năm 1954 là công bình, là hợp lý thiên nhiên và có lợi cho nhân dân Việt Nam? Bởi vì nếu xét về mặt kinh tế thì sự chia cắt đất nước là một điều đại bất hạnh một sự kiện phản tự nhiên, phản bội nhân dân Việt Nam.36 Nhân dân ba miền Nam-Trung-Bắc đã phải gánh chịu nhiều lần bị thoái trào đi xuống kể từ thế chiến thứ II và kéo dài cho đến hiện giờ kể từ 1954. Sự hủy hoại tàn phá kinh tế và tài nguyên của đất nước một cách tàn độc khi quân

VSTK - 4043


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

phiệt Nhật đặt gót giày xâm lược lên đất nước Việt Nam. Kế đến là bắt đầu cuộc nội chiến Quốc-Cộng 1946-1954 khiến cho các cơ cấu hạ tầng kinh tế như, đường bộ, đường sắt, thủy lộ bị tàn phá nghiêm nghiêm trọng, đất đai canh tác bị bỏ hoang trở thành rừng rậm vô chủ để trở thành chỗ ẩn náo an toàn cho du kích CSVM để rồi về đêm ra mặt quấy rối các vùng nông thôn ở miền Nam. Nỗi bất hạnh của người dân miền Nam VNCH càng chồng chất thêm bởi nhiều sự kiện gây ra từ hậu qua của việc đôi đất nước. Người Pháp ở miền Nam phải ra đi vì nền độc lập chính danh của VNCH kéo theo sự ra đi của những cơ sở kinh doanh, đầu tư của họ đề trở về mẫu quốc Pháp, để ở lại miền Nam một lỗ hỏng khiếm khuyết quan trọng về vốn đầu tư, các chuyên gia khoa học kỹ thuật cần yếu cho sự điều hành và sản xuất kinh tế ở miền Nam. Việc gánh gồng thu nhận thêm gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư tị nạn CSVM là một gánh nặng cho VNCH trong chính sách phục hồi kinh tế ở miền Nam. Mặc dù VNCH phải gánh chịu những khó khăn như vừa nhận định ở phần trên nhưng rất ít dư luận có thể chối bỏ là có tiến triển kinh tế ở miền Nam VNCH. Vào tháng 05/1959, Bản phúc trình đánh giá tình hình của cơ quan NIE 63-59 tuyên bố rằng “Miền Nam chỉ đang tiến triển một cách hạn chế trên những bước đi tới chương trình phát triển kinh tế dài hạn trong vòng 5 năm kể từ khi được hoàn toàn độc lập./ South Vietnam has made only limited progress toward basic long-term economic de velopment in the five years since independence.” .” NIE 63-59, tr.125 Tuy nhiên, sau khi nêu lên những nguyên cớ về tình hình an

ninh bất ổn ở miền Nam VNCH gây ảnh hưởng bất lợi cho đà phát triển kinh tế, bản phúc trình đánh giá lại tiếp tục viết tiếp rằng hệ thống đường xá giao thông, công cuộc CCĐĐ và một số ít chương trình mở mang khiêm nhường về mặt kỹ nghệ, tất cả gọp lại thành một chúng cớ cho thấy là “Miền Nam đang thực hiện được một số tiến bộ về mặt kinh tế. / Nevertheless, South Vietnam is

28

making some economic progress.”37 .

29

3/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUÂN ĐỘI VNCH

30

3.1- Quân lực VNCH theo đề xuất của tướng O’Daniel

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Ngày 26/01/1956, một phần lính Liên Hiệp Pháp còn đóng ở Vũng Tàu đã rời Việt Nam sang Phi Châu (3,000 người). Tổng số quân Pháp ở Việt Nam còn trên 20,000 và sẽ triệt thoái lần lần. 38 Ngày 25/04/1956, Quân đội Liên Hiệp Pháp rút hết khỏi miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Tướng Pháp Jacquot và và đô đốc Jozan được Tổng thống Ngô Đình Diệm tuyên gắn đệ nhất và đệ nhị hạng Bảo Quốc Huân chương. Pháp tổ chức cuộc diễn hành thủy quân của họ lần cuối cùng tại bến Bạch Đằng. Nhiều quân cụ được chuyển trao lại cho quân đội VNCH. Bộ Tư Lệnh Pháp ở Đông Dương bị giải tán, tướng Jacquot về mẩu quốc Pháp. 39 .

VSTK - 4044


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Mặc dù khủng hoảng chiến lược gay gắt hơn hết mà hậu quả dễ nhìn thấy chính là từ tình trạng rút quân nhanh chóng của quân đội Liên Hiệp Pháp nhưng vẫn còn có những hiệu quả sâu xa khác nữa khiến cho toàn thể kế hoạch về quân đội VNCH cần phải được cứu xét ngay từ thời điểm nầy. Vào cuối năm 1955 hai tướng Hoa Kỳ và Pháp là Collins và Ély đã đưa ra một kế hoạch thành lập 100 ngàn người cho quân đội Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam dựa trên nền tảng viện trợ tài chánh giới hạn của Hoa Kỳ có ý định cung ứng và dựa trên dự thuyết là Pháp sẽ tiếp tục giữ vai trò lực lượng chính yếu giữ gìn nền an ninh quốc phòng của Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam. Kế hoạch quân đội nầy của Ély-Collins đã khiến cho chính quyền VNCH của Tổng thống Ngô Đình Diệm không hài lòng vì con số 100,000 quân áp choo VNCH theo ý đồ của Pháp-Hoa Kỳ là chỉ để tăng cường sự phòng thủ của Pháp chống lại sự xâm lược của CS lan tràn xuống phía Nam vùng Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng của chính quyền VNCH Nguyễn Văn Vỹ đã tuyên cáo rằng VNCH thấy không có lý do nào hợp lý để giới hạn số lượng quân đội của VNCH như kế hoạch Ély-Colins trù định trong khi CSVM ở Bắc Việt đang ngang nhiên tiếp tục gia tăng quân số của họ.40 Kể từ tháng 05/ 955, các giới lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn đều thừa nhận rằng VNCH hiển nhiên là cần phải có một lực lượng quân đội rộng lớn hơn và bộ Quốc phòng Hoa Kỳ yêu cầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ cần đặt ra kế hoạch cho một cơ cấu thực tiễn lực lượng quân đội Quốc Gia VNCH mà không cần vấn đề tài chánh. Tướng Hoa Kỳ O’ Daniel đã đáp ứng sự yêu cầu của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ bằng cách đề nghị một lực lượng mới 150,000 quân, tăng thêm 6,000 quân yểm trợ cùng như gia tăng thêm 1,000 quân cho binh chủng hải quân và Hải quân. Hoa Thịnh Đốn đã chuẩn nhận đề nghị nầy của tướng O’Daniel vào tháng 08/1955.41 Khác với quan điểm của quan chức hành chánh của chính phủ Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, tướng O’Daniel từ lúc bắt đầu đã chủ trương rằng QLVNCH miền Nam Việt Nam ở cần phải đủ để có thể giữ an ninh nội chính đồng thời có khả năng chận đứng sự xâm lấn của CSVM từ miền Bắc Việt Nam. Với sự rút lui hoàn toàn của đoàn quân viễn chinh của thực dân Pháp khỏi miền Nam của VNCH thì việc khai trển một phương cách nào đó để chống lại sự xâm lăng ngoại nhập từ phía Bắc Việt rõ ràng là một điều cần thiết phải được thực hiện và chính vì thế mà O’Daniel chủ trương rằng nhiệm vụ trước mắt của quân lực VNCH là một nhiệm vụ phòng thủ kép đối nội và đối ngoại. Viên tướng Hoa Kỳ nầy thiết định kế hoạch thành lập 4 Sư đoàn dã chiến và 6 Lữ đoàn bao gồm 13 Trung đoàn giành cho việc giữ gìn an ninh vùng lãnh thổ.

VSTK - 4045


1

2

3

4

5

Các Trung đoàn có khả năng tăng cường thêm cho 3 Lữ đoàn hay nhiều hơn khi cần. Những Lữ đoàn được xem như là những đơn vị nhỏ giáng trả cơ động và trang bị đơn giản nhưng với hỏa lực mạnh cho chiến thuật cận chiến. nơi các địa thế rừng rậm, đồi núi và đồng ruộng, những địa hình không có đường giao thông vận chuyển. Không giống như ở cấp Lữ đoàn (Sư Đoàn VSTK - 4046


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Nhẹ/Light Division), cấp Sư đoàn Giả chiến có các đại đội quân cụ, quân vận, quân nhu, hậu cần, thám báo, truyền tin và quân y. Tuy nhiên, suốt hết năm 1955 kế hoạch thành lập các sư đoàn cho quân lực lực VNCH của tướng O’Daniel chỉ có trên giấy tờ. Quân đội VNCH vẫn tiếp tục là một đội quân bao gồm các đội quân binh hỗn độn tầm cỡ tiểu đoàn hay nhỏ hơn đã có kể từ ngay sau khi xuất hiện Hiệp định Geneva về Đông Dương 1954. Các đơn vị quân binh nầy đang phải trãi ra khắp nơi để giữ gìn an ninh nội chính chống lại sự quấy rối của các nhóm vũ trang miền Nam và Việt Cộng nằm vùng và vì thế chính phủ VNCH rất phân vân lo âu không thể thực hiện ngay kế hoạch gôm tụ quân binh theo tướng O’Daniel đề xuất để thành lập thành những Trung Đoàn và Sư đoàn giúp cho việc huấn luyện quân sự có thể bắt đầu ngay để đạt được kết quả và hiệu lực tốt và sau đó thì được chuyển đi giao phó giữ trách nhiệm chiến lược trên nhiều vùng lãnh thổ miền Nam VNCH. Đến cuối mùa Thu 1955 quân binh của VNCH mới bắt đầu được tập trung thành đội ngũ như tướng O’ Daniel dự trù và một chương trình hướng dẫn lãnh đạo chỉ huy cho các tư lệnh sư đoàn và bộ tham mưu cùng với các chi huy trưởng Trung đoàn đã được tổ chức ngay nhưng cũng phải kéo dài trong nhiều tháng để việc hình thành đội ngũ cho quân lực VNCH có thể được hoàn bị và trang bị tương đối đúng mức. O’Daniel tin tưởng rằng nếu quân lực VNCH được tổ chức, huấn luyện và trang bị đúng mức thì có thể trì hoãn cuộc tấn công xâm lấn của CSVM từ miền Bắc để chờ đợi sự can thiệp của tổ chức Phòng Thủ Đông Nam Á hoặc sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ cùng một lúc với tổ chức nầy.42 3.2 - Hoa Kỳ viện trợ quốc phòng cho chính phủ VNCH

Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện trong khoảng thời gian 1957-1959 một tổ chức cơ cấu quốc phòng vững mạnh và có hiệu quả cho VNCH, giúp cho quốc gia Việt Nam Tự do thiết lập các lực lượng quân sự trong đó bao gồm có những dịch vụ tiếp vận và hành chính quản trị nhằm mục đích bảo đảm cho nền an ninh nội chính đồng thời cung ứng một sự chống trả giới hạn khi có sự khởi xướng tấn công của CSVM từ miền Bắc Việt Nam: “Assist Free Viet Nam to build up indigenous armed forces, including independent logistical and administrative services, which will be capable of assuring internal security and of providing limited initial resistance to attack by the Viet Minh.”43 Viện trợ quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ cho

VNCH trong các tài khóa 1956-1959 vào khoản $445.7 triệu đô la.44 4/- QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Cơ cấu tổ chức phức tạp của quân lực VNCH không có gì thay đổi vào cuối năm 1955. Tổng thống Diệm vẫn nấm giữ vai trò Tư Lệnh tối cao và thực thi quyền hạn nầy qua trung gian của một phụ tá bộ Quốc Phòng. Mọi chính sách trọng yếu đối với quân lực VNCH đều do chính tổng thống Diệm quyết định chẳng hạn như chọn lựa, phân công, thăng chức cho các hàng sĩ quan cao cấp của quân đội. Một bộ Tổng VSTK - 4047


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Tham Mưu được thành lập để chỉ huy việc quản trị hành chánh quân lực VNCH kiêm nhiệm việc kiểm soát các hoạt động của hải quân và không quân VNCH. Trên lý thuyết thì Bộ Tổng Tham Mưu đặt dưới quyền của một sĩ quan cao nhất của quân lực đồng thời cũng là phụ tá Tổng Tổng Tham Mưu của quân đội. Vào cuối nửa năm 1957, tổng thống Diệm thiết đặt hai bộ chỉ huy hành quân: Quân đoàn I thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1957, gồm các sư đoàn 1 và 2 dã chiến. Quân đoàn II ngày 1 tháng 10 năm 1957, gồm sư đoàn 3 và 4 dã chiến .44 Ngày 1 tháng 3 năm 1959, Quân đoàn III được thành lập, gồm sư đoàn 5 và 7 Bộ binh. Tiềm lực của quân đội VNCH đặt trên cơ bản 150,000 quân binh như Hoa Kỳ đã đồng ý vào cuối năm 1955 nhưng chỉ thực hiện được khoản trên dưới 140,000 vào năm 1958. Các cơ cấu chính yếu của quân đội VNCH vào khởi đầu năm 1959 gồm có một Tổng Hành dinh trung ương, hai bộ chi huy quân đoàn, 6 quân khu, [Gồm Đệ nhất quân khu (Đông Nam phần), Đệ nhị quân khu (Trung phần), Đệ tam quân khu (Kontum, Pleiku, Bình Định, Phú Yên), Đệ tứ quân khu (nam Cao nguyên Trung phần và phía nam duyên hải Trung phần), Đệ ngũ quân khu (Tây Nam phần) và Quân khu Thủ đô (Sài Gòn, Gia Định, Long An.] 4 sư đoàn dã chiến với quân số 8,100/mỗi sư đoàn, 6 sư đoàn nhẹ /khinh chiến với quân số 5,800/ mỗi sư đoàn.45

Tổng thống Diệm và các hàng phụ tá chính yếu của Ông đều chủ trương một chương trình đào tạo quân đội VNCH theo mẫu mực và do các cố vấn của Hoa Kỳ trực tiếp huấn luyện. Do đó, Anh ngữ là một điều kiện ưu tiên cho các hàng ngũ sĩ quan để hợp tác với các cố vấn quân sự Hoa Kỳ và cũng như là điều kiện bắt buộc trong các chương trình huấn luyện tại các trường hay trung trung tâm huấn luyện của Hoa Kỳ. Các tài liệu cơ bản về dã chiến và kỹ thuật được dịch ra tiếng Việt để phổ biến các nguyên tắc chiến lược của Hoa Kỳ và phương hướng huấn luyện cho sĩ quan và hạ sĩ quan VNCH. Tuy nhiên, trong khoảng những năm 1957-1959, tình rạng khiếm khuyết các cấp sĩ quan có khả năng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng. Đến giữa năm 1958, mặc dù đã có gần 3,000 sĩ quan bị lưu ngũ sau khi họ đã mãn hạn phục vụ quân đội theo luật định, tình trạng khiếm khuyết sĩ quan cũng gần 1,500 người. Phần nhiều các sĩ quan cao cấp chỉ huy cấp sư đoàn vào năm 1958 thường là quá trẻ vào khoảng VSTK - 4048


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

35 tuổi. Họ có rất ít kinh nghiệm hoặc chưa từng có kinh nghiệm chỉ huy đến cấp trung đoàn hoặc những đơn vị chiến đấu có quân số lớn và đa số họ là những hàng sĩ quan người Việt Nam trước đây do quân đội Pháp huấn luyện, đào tạo. Hậu quả là các hàng sĩ quan chi huy cao cấp nầy của VNCH cần phải được gửi sang các trung tâm hoặc trường huấn luyện của quân sự ở Hoa Kỳ để tập huấn bổ túc, học tập tham mưu chiến thuật và chiến lược của quân đội Hoa Kỳ.47 JCS, tr. 146 Nguồn đào tạo và cung ứng hàng ngũ sĩ quan cho quân lực VNCH là Học viện quân sự Đà Lạt và và trường huấn luyện sĩ quan bộ binh Thủ Đức nhưng vẫn không đủ cung ứng cho nhu cầu chi huy và tham mưu trong quân đội VNCH. Bộ Tổng Tham Mưu và Học Viện Quân Sự ở Sài Gòn với thành phần sĩ quan giảng huấn đã được tu nghiệp ở Hoa Kỳ cũng tổ chức những lớp huấn luyện về Tham Mưu khóa 05 tháng hoặc khóa 10 tháng cho các hàng sĩ quan chỉ huy cấp dã chiến nhưng rất khó có người đủ điều kiện để được tuyển chọn tham dự khóa học nầy. Hoa Kỳ cũng tài trợ chương trình huấn luyện chuyên ngành như quân nhu, truyền tin, công binh cho quân lực VNCH từ Hoa Kỳ. Trong khoảng 1954-1958, đã có hơn 2,000 quan, binh quân lực VNCH được gửi sang các trường hoặc trung tâm huấn luyện quân sự ở Hoa Kỳ hoặc các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở ngoại quốc để thụ huấn. 48 JCS, tr. 146 Để thích ứng với kế hoạch của Hoa Kỳ thành lập và điều hành một quân lực chuyên nghiệp thì chính phủ VNCH cần phải có một chế độ quân dịch cưỡng bách. Ngày 02/05/1957, tổng thống Ngô Đình Diệm đã ban hành luật cưỡng bách thi hành nghĩa vụ quân sự với các thanh niên trong vòng lứa tuổi 20-21, trong thời hạn 12 tháng với 4 tháng thụ huấn ở quân trương và 8 tháng phục vụ ở các đơn vị tác chiến. Từ 01/08/1957, lệnh thi hành nghĩa vụ quân sự được gửi tới cho khoản 500 người/mỗi tuần và con số nầy tăng lên gần 800 người/mỗi tuần kể từ năm 1958. Từ năm 1959, thời hạn thi hành quân dịch là 18 tháng.49 4.1 - Tình trạng vũ khí, quân trang và quân cụ của quân lực VNCH Sách sử quân sử The Prelude to the War in Vietnam 1954-1959 của bộ Tham Mưu liên quân Hoa Kỳ JCS ghi chép như sau:50 Quân lực VNCH được trang bị hoàn toàn với các loại vũ khí và quân cụ lỗi thời đã được xử dụng từ thế chiến thứ II và thời chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Chính phủ VNCH chưa có khả năng tự lập các phương tiện sản xuất và bảo quản vũ khí, quân trang, quân dụng nhất là vấn đề bảo quản và sửa chữa đối với ngành quân xa và quân cụ. Trình độ bảo quản trong quân lực VNCH vẫn chưa đạt được đến mức độ trung bình, cơ phận thay thế lại rất hiếm hoi trong kho dự trữ. Vì vậy, Hoa Kỳ phải tài trợ việc thuê mướn các nhóm chuyên viên kỹ thuật tư nhân từ Hoa Kỳ hay từ Phi Luật Tân để đảm trách vấn đề bảo trì, sửa chữa lưu động bên cạnh một thiểu số chuyên viên bảo trì của quân đội VNCH đã được

VSTK - 4049


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

thụ huấn từ Hoa Kỳ. Nhiều loại quân xa bất khiển dụng vẫn phải tiếp tục gửi sang các căn cứ bảo trì của Hoa Kỳ ở Nhật Bản để phục hồi và sửa chữa. 4.2 – Binh chủng Không quân VNCH

Mặc dù có một chỉ huy trưởng riêng nhưng thự tế hiện giờ vẫn ở dưới quyền kiểm soát và điều động của tổng thống Diệm kiêm nhiệm Tổng tư lệnh tối cao quân đội trong vị thế một Tổng trưởng Quốc Phòng của chính phủ VNCH. Nhiệm vụ của không quân VNCH chỉ có giới hạn trong những công tác như chuyển vận, liên lạc, tuần thám, di tản và yểm trợ các đơn vị chiến đấu dưới đất. Đa số các phi công và chuyên viên kỹ thuật đều do quân đội viễn chinh Pháp đào tạo và huấn luyện từ các căn cứ huấn luyện không quân của Pháp ở Bắc Phi. Kể từ đầu năm 1959, lực lượng không quân của VNCH có gần 5,000 quân binh trong số nầy chỉ có hơn 300 sĩ quan. Các loại máy bay từ thời thế chiến thứ II và thời chiến tranh Đông Dương lần I gồm có 148 phi cơ đủ loại trong đó có: 25 phi cơ oanh kích và săn giặc F8F; 35 máy bay vận tải C-47; 10 trực thăng H-19; 56 phi cơ thám sát, liên lạc L-16; 18 phi cơ oanh kích và huấn luyện AT-6; 1 phi cơ tuần thám và liên lạc Morane-Saulnier- 500; 2 phi cơ vận tải C-45; 1 phi cơ chỉ huy (aero commander). Tất cả số phi cơ nầy được xếp thành nhiều phi đội khác nhau:

1 phi đội chuyển vận, 2 phi đội liên lạc tuần thám, 1 phi đội hỗn hợp, 1 phi đội huấn luyện và một phi đội chỉ huy.

VSTK - 4050

F8F

Dakota C-47

H-19

L-19

AT- 5006

Morane-Saulnier


C-45 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

Một loại máy bay trinh sát chỉ huy

Kể từ 1958-1959, Hoa Kỳ chính thức nhận trách nhiệm huấn luyện nhân sư cho không lực VNCH trên tất cả các mặt: lái diều khiển phi cơ, phi hành, điện tử, truyền tin và bảo trì tại trung tâm huấn luyện không quân ở Nha Trang, ở Biên Hòa và ngay tại Tân Sơn Nhứt. Mặt khác, nhiều du học sinh thuộc binh chủng không quân VNCH cũng được gửi đi thụ huấn ở Hoa Kỳ hoặc ở những căn cứ không quân Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Tính đến ngày 30/06/1958 đã có khoản gần 400 quan, binh không lực VNCH đang được thụ huấn tại Hoa Kỳ hoặc ở hãi ngoại trên nhiều lãnh vực chuyên môn của ngành không quân. Hoa Kỳ đã lên kế hoạch đạt mức chỉ tiêu huấn luyện và đào tạo 208 phi công cho VNCH vào năm 1963. 4.3 – Binh chủng Thủy quân VNCH

Được quân đội viễn chinh Pháp huấn luyện và đào tạo từ trước cho đến giữa năm 1957. Kể từ tháng 04/1958, MAAG của Hoa Kỳ lên kế hoạch tổ chức thủy quân VNCH theo mô hình huấn luyện và đào tạo của hải quân Hoa Kỳ. Theo kế hoạch nầy thì Hải quân VNCH được chia thành 3 ngành: Hành chánh, Hành quân và Tiếp vận và gồm có 5 trung tâm chỉ huy:1- Thủy quân; 2- Căn cứ và trung tâm huấn luyện; 3- Trung tâm tiếp liệu thủy quân Sài Gòn; 4-Thủy quân Lục chiến; 5- Hải lực và Giang lực. Nhiệm vụ của Thủy quân VNCH là kiểm soát cận duyên ngăn chận các vận chuyển xâm nhập bất hợp pháp cũng như yểm trợ các chiến dịch của bộ binh và tổ chức chuyển vận quân binh đổ bộ bằng các loại tàu há mồm. Một trách vụ quan trọng khác của thủy quân VNCH là kiểm soát các thủy lộ sông ngòi trong nội địa VNCH và tỏ ra chuyên nghiệp, hữu hiệu tại miền đồng bằng sông Cửu Long trong công tác phát hiện và chận đứng các đường xâm nhập trên sông ngòi của bộ đội CSVM. Cho đến năm 1959, chương huấn luyện đào tạo nhân sự được thực hiện khá tốt tại trường huấn luyện Hải quân Nha Trang với nhiều cố vấn tập huấn Hoa Kỳ bên cạnh các giảng viên và huấn luyện viên VNCH đã từng được thụ huấn ở Hoa Kỳ. Lính thủy bộ binh (CSVM gọi là lính thủy đánh bộ) mà sau nầy trở thành đơn vị Thủy quân lục chiến VNCH từ trước năm 1959 rất yếu kém nhưng sau VSTK - 4051


1

2

3

4

khi có sự cố vấn của Hoa Kỳ và một số quan, binh VNCH được gửi sang Hoa Kỳ tập huấn, đơn vị Thủy quân lục chiến của VNCH đã lần lần trở thành một binh chủng thiện chiến gan dạ gây nhiều e sợ và tổn hại cho CSVM ở miền Nam.

5

6

7

8

9

10

11

Nhân số của bính chủng Hải quân vào thời điểm nầy vào khoảng 5,000 quan, binh mà trong số đó 1,500 người là thuộc đơn vị Thủy quân lục chiến. Hải quân VNCH có 7 chiến hạm tiềm kích tàu ngầm, 3 diệt lôi hạm duyên hải, 18 tàu đỗ bộ há mồm và 23 tiểu đĩnh tuần giang. Tuần giang đĩnh

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

5/ ĐÁNH GIÁ QUÂN LỰC VNCH 1957-1959

Cũng theo quân sử của JCS thì trong khoảng thời gian nầy các phái đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã lạc quan về tình hình tiến triển thuận lợi của công cuộc huấn luyện và trang bị cho quân lực VNCH và họ đã báo cáo về Hoa Thịnh Đốn rằng tình hình tiến trển tốt đẹp sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Trong những năm 1955, 1956 chỉ huy trưởng đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã nhận định rằng quân lực VNCH chỉ có thể đảm nhiệm một cách giới hạn việc phòng giữ an ninh nội chính chứ không thể nào ngăn chận hay cầm cự một mình để làm chậm lại sức tiến công ngoại nhập của CS. Tuy nhiên từ năm 1957,1958 viên chỉ huy trưởng nầy lại nhận định rằng tình hình tiến triển khả quan hơn và năm 1959 thì lại cho rằng quân lực VNCH nay có đủ khả năng để giữ gìn an ninh nội chính đồng thời có thể kháng cự với những sự xâm nhập nhỏ của CSVM tại các vùng biên giới cũng như có khả năng cầm cự trong một tuần để ngăn chận, làm chậm bước sức tổng tiến công của CSVM. Trong tình huống tổng tấn công của CS, Quan lực VNCH cũng có khả năng chống giữ căn cứ Đà Nẵng trong vòng 3 hay 4 tuần lễ đồng thời bảo toàn kiểm soát các yếu điểm truyền thông liên lạc ở cao nguyên và duyên hải miền Trung Việt Nam và chống trả bộ độ du kích và các lực lược chính quy xâm nhập của CSVM.51 Mặt khác, các chức quyền cố vấn Hoa Kỳ cũng phúc trình một cách khả quan về tiến triển đáng kể của binh chủng Hải quân VNCH trong khoản thời gian 1957-1959: vào giữa năm 1957, khi các cố vấn quân sự Hoa Kỳ bắt đầu trực tiếp lãnh nhận trách nhiệm huấn luyện cho quân lực VNCH thì hải quân Việt Nam chỉ có thể bảo vệ các đường thủy vận bên trong nội địa tại vùng phía Nam đổng bằng sông Cửu Long nhưng lại khiếm khuyết trong việc tuần sát các vùng bờ biển. Tuy nhiên đến đầu năm 1959, thì hải quân VNCH đã có khả năng khá hữu hiệu trong công tác tuần sát các đường thủy vận trên các sông ngòi cũng như các vùng bờ biển của miền Nam VNCH duyên hải. VSTK - 4052


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Về mặt tiếp vận thì vào năm 1957, các cố vấn quân sự Hoa Kỳ nhận thấy rằng các cơ cấu tổ chức tiếp vận của Quân Đội VNCH không đủ khả năng và không thích hợp cho các công tác yểm trợ hậu cần khi xảy ra chiến tranh. Nguyên nhân khiếm khuyết chính là vì nhân sự của tổ chức nầy không có kinh nghiệm về tiếp vận trong tất cả các giai đoạn, không có khả năng bảo quản, khiếm khuyết phương tiện tiếp vận và phân phối mặt hàng tiếp liệu quân sự. Sau khi có sự can dự trực tiếp của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ,vào các lãnh vực vừa kể thì tình hình tiếp vận trong quân lực VNCH đả thay đổi và tiến triển liên tục theo kỹ thuật, phương pháp và tổ chức của quân đội Hoa Kỳ đặc biệt là về mặt bảo quản dã chiến bằng cách huấn luyện thực hành nhân sự tại chỗ hoặc gửi đi thụ huấn chuyên môn tiếp vận ở hải ngoại. Các chức quyền cao cấp cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn cũng cảm thấy hài lòng một cách chừng mực về những tiến triển thuận lợi của quân lực VNCH. Ủy Ban Phối Hợp Các Chiến Dịch /OCB báo cáo rằng trong khoảng thời gian 1957-1959 tình thế khả quan quân sự ở miền Nam VNCH đã được nâng cao. Đầu năm 1959, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ/JCS đã báo trình cho bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ rằng quân lực VNCH ở miền Nam đã có khả năng củng cố an ninh nội chính và có khả năng ngăng chận những sự xâm nhập nhỏ của CSVM tại các vùng biên giới. Vào đầu tháng 09/1959, Hội đồng JCS nầy lại gửi đến bộ trưởng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ một sự ước định tình hình nói rằng bộ binh VNCH có khả năng giữ gìn an ninh nội chính đồng thời cũng có khả năng ứng phó tiên phong ngăn chận một cuộc tấn công rộng lớn của CSVM ngang qua vĩ tuyến 17. Hải quân VNCH có khả năng để tuần canh duyên hải một cách hiệu quả có giới hạng và có khả năng tuần sát gìn giữ nội chính và rất có nhiều khả năng hoạt động trên các sông ngòi trong nội địa để yểm trợ cho các chiến dịch hành quân của bộ binh VNCH. Các tàu và hạm đỗ bộ chỉ giới hạn trong các cuộc đổ bộ nhỏ. Khả năng tham chiến của Không quân còn thấp vì chỉ có một phi đội chiến đấu và chưa được tăng cường vì hiệu quả cấm đoán của hiệp định Geneva 1954. Cũng chưa có được một hệ thống tổ chức phòng không. Tuy nhiên, Không quân VNCH đã thực hiện khá tốt công tác không vận cho binh chủng nhảy dù và yểm trợ tốt cho bộ binh trên khắp các chiến trường ở miền Nam VNCH. Trước đó, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ rằng Hoa Kỳ đã tạo dựng được một tài sản chiến lược ở miền Nam Việt Nam 6/ - CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ CÁ NHÂN TẬP QUYỀN CỦA ÔNG DIỆM

Tình hình quân sự và kinh tế khả quan chỉ là một mặt của toàn bộ vấn đề khó khăn mà miền Nam VNCH phải đối phó vào những năm cuối cùng của thập niên 1950. Trong khi VNCH nhờ vào sự viện trợ trực tiếp của Hoa Kỳ đã VSTK - 4053


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

cho thấy một sự tiến triển biểu kiến trên hai lãnh vực quân sự và kinh tế thì cùng một lúc VNCH lại đang bị mất đi ưu thế trên mặt trận thống nhất chính trị. Vào cuối năm 1956, một tình trạng thay đổi thái độ của người dân miền Nam đối với chính quyền VNCH đã thấy tỏ hiện. Người dân miền Nam khởi đầu đã có nhiều thiện cảm, khoan dung, độ lượng với ông Diệm nhưng sau một thời gian không lâu thì từ thái độ khoan dung, thiện cảm lại tiếp nối theo bằng những bất mãn chán chường, mất thiện cảm, kèm theo những đợt sóng ngầm phê phán chỉ trích. Ngoại trừ một thiểu số đồng bào mới di cư vào Nam, đa số người dân bình thường ở các tỉnh thành và đô thị miền Nam VNCH đều giữ yên lặng vì họ là những người thấp cổ bé họng e sợ bị vạ lây bởi hệ thống công an cảnh sát của chính quyền đương nhiệm. Một số trong nhiều nguyên nhân làm mất lòng dân miền Nam là chính sách đối xử không khoan nhượng đối với những thành phần tử quốc gia đối lập, một nền hành chánh cai trị tập quyền phong kiến cùng với việc hủy bỏ những quyền công dân hiến định với lý do là vì yêu cầu bức thiết cho nền an ninh nội chính của VNCH. Vào cuối năm 1956, qua một thông điệp gửi cho Giám đốc Cục Đông Nam Á Sự Vụ về tình hình VNCH đại sứ Hoa Kỳ Reinhardt ở Sài Gòn nhận xét rằng đã có dấu hiệu cho thấy là sau những thành công đã gặt hái được, Ông Diệm càng lúc càng tỏ ra chủ quan không còn muốn tiếp nhận những ý kiến từ những viên chức cố vấn thuộc hạ và bạn hữu của Ông.52 Đầu năm 1957, tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn lại báo cáo rằng ông Diệm chủ trương một chính sách không khoan nhượng với những thành phần đối lập và đối với những sự phê phán của bất cứ ai đối với chính phủ VNCH. Ông đã tỏ ra tin tưởng một cách chủ quan về “ý kiến không thể sai lầm của mình” và càng lúc càng xa rời, làm ngơ đối với những ý kiến của người khác trái với ý kiến nền móng của Ông ngoại trừ những ý kiến và cố vấn của những người thân thuộc trong gia đình họ Ngô. Mặc dù vậy, cũng vào tháng 05/ 1957, khi sang thăm hữu nghị Hoa Kỳ tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm đã được đón rước bằng máy bay dành riêng cho tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, được quần chúng Hoa Kỳ hoan hô nhiệt liệt đón chào như là một người anh hùng cứu tinh của vùng Đông Nam Á Châu không bị rơi vào hiểm họa của làn sóng đỏ cộng sản. Tổng thống VNCH đã đọc một bài diễn văn trước một phiên họp lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ, được Thống đốc thành phố New York tiếp đón trọng thể đến thăm viếng. cùng với sự hoan hô rầm rộ của dân chúng Hoa Kỳ khi ngồi xe diễn hành trên đại lộ Broadway, Manhattan nổi tiếng của New York ngày 13/05/1957.

VSTK - 4054


http://bcm.bc.edu/issues/spring_2005/features.html

1

2

3

4

5

6

7

Thị trưởng thành phố New York Robert F.Wagner xưng tụng tổng thống Ngô Đình Diệm như là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại của thế kỷ 20. Thượng Nghị sĩ J.F.Kennedy - tổng thống tương lai của Hoa Kỳ - so sánh miền Nam VNCH như là một thành lũy của Thế giới Tự Do trong vùng Đông Nam Á Châu. Tập san Saturday Evening Post số ra ngày 15/09/1956 gọi ông Diệm là một viên quan triều đình trong bộ âu phục trắng vãi láng đang làm cho mưu đồ của cộng sản bị xáo trộn.53

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Mặc dù tổng thống Diệm đang được tuyên xưng nhiệt liệt ở Hoa Kỳ, nhưng các viên chức Hoa Kỳ làm việc bên cạnh của tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn lại có những nhận định khác nhau về thành tích của chính phủ VNCH. Mùa Thu năm 1957, Đại sứ Durbrow cùng với một số các viên chức đầu não Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã họp lại để phát thảo một bản phúc trình phê phán mạnh mẽ chính sách và đường lối của chính phủ VNCH. Họ phê phán ông Diệm không chịu chia xẻ trách nhiệm cho người khác, lấn lướt không đếm xỉa gì đế sự hiện hữu của cá bộ trưởng trong chính phủ, hạn chế quyền hạn của họ, tự mình ôm đồm trách nhiệm từ việc lớn đến việc nhỏ, nghi kỵ, không có ý thức cơ bản nào về những quy tắc kinh tế. Việc phát triển kinh tế và cải cách điền địa bọ bỏ bê, lơ là để chăm chăm nỗ lực đặt ưu tiên vào những chương trình, kế sách củng cố an ninh quốc phòng. Ở các vùng nông thôn, mức độ bất mãn của dân chúng đối với chính quyền quốc gia VNCH đang gia tăng và tình hình an ninh nội chính đang bị giảm sút đáng lo ngại. Tại các vùng đô thị tương đối an tòa thì dân chúng hoang mang và lo sợ vì cán bộ đảng Cần Lao của gia đình ông Diệm điều khiển và chi phối khắp mọi lãnh vực chính trị, an sinh xã hội, báo chí, truyền thông, văn hóa và những sinh hoạt công cộng khác.54 Hiến Pháp 1956 mặc dù đã đề đặt ra những cơ chế Cộng Hòa và ấn định những quyền tự do chính trị cơ bản cho công dân nhưng lại không có được một cơ chế tổ chức đảng phái chính trị nào gọi là cạnh tranh một cách công khai v ới chính quyền hiện tại của VNCH. Ông Diệm đã áp đặt những điều kiện hành chánh hết sức giới hạn khiến cho việc áp dụng trên thực tế chỉ có một vài tổ chức đối lập bù nhìn, chiếu lệ. Mãi cho đến tháng 05/1957, người ta mới thấy một nhóm

VSTK - 4055


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

nhân vật chính trị miền Nam VNCH gồm có Hoàng Cơ Thụy, Phan Quang Đáng, Nghiêm Xuân Thiện và một số người khác họp báo, tuyên bố lập một “Khối Dân Chủ” đối lập hợp pháp với chính quyền của tổng thống Diệm55 và sẽ đưa người ra ứng cử vào quốc hội Lập Pháp vào năm 1959 nhưng chính quyền bát bỏ đơn xin thành lập của Khối Dân Chủ nầy. Một thành viên của khối nầy là bác sĩ Phan Quang Đáng vẫn cứ nộp đơn úng cử và trúng cử nhưng sau đó bị chính quyền truy tố và kết án tù về tội vi phạm luật bầu cử, và truất bỏ ghế dân biểu của đương sự. Từ 1956-1959, ông Diệm cãi biến Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia thành một công cụ chính trị ủng hộ tuyệt đối đường lối, chính sách của ông Diệm nhưng lại đối kháng với tất cả các tổ chức, đảng phái đối lập với chính quyền VNCH.Tất cả mọi công chức, nhân viên, cán bộ và ngay cả quân nhân trong quân đội đều phải gia nhập vào Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia để có thể được hưởng những đặc ân về kinh tế, tài chánh của chính phủ. Cán bộ và các thành viên của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia khi đi bầu cử thì phải bỏ phiếu chọn người của chính quyền đưa ra tranh cử.55bis Trong khoảng những năm 1957-1959, các phóng viên báo chí ngoại quốc ờ miền Nam Việt Na đã chỉ trích rằng chính quyền VNCH đã vi phạm hiến pháp, tước đoạt nhân quyền của công dân với danh nghĩa bảo vệ nền an ninh nội chính của miền Nam VNCH để dựng lên những Trung Tâm Chính Huấn giam giữ tập trung các cán bộ và bộ đội CSVM vô thời hạn mà không cần phải qua một thủ tục pháp lý hay xét xử theo hiến định. Có nhiều công dân miền Nam bị chính quyền lên án một cách oan ức là CSVM nằm vùng hay bị chụp mũ là thành phần thân Cộng “Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Việt Cộng” và bị đưa vào các trung tâm Chính Huấn nầy chỉ vì họ đã dám lên tiếng chỉ trích, phê phán chế độ VNCH. Hoa Kỳ bắt đầu e ngại về những khuynh hướng độc tài càng lúc càng gia tăng của tổng thống Diệm trong những năm 1958 và 1959 đặc biệt là chính sách kiểm duyệt và giới hạn quyền tự do báo chí. Khi nhậm chức thủ tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam vào năm 1954, chính quyền của ông Diệm chỉ áp dụng những biện pháp trừng phạt không nặng quá mức đối với những trường hợp vi phạm các điều lệ kiểm duyệt báo chí và bề ngoài thì người ta cứ tưởng rằng quyền tự do ngôn luận, báo chí ở miền Nam Việt Nam lần lần sẽ được nới rộng thêm nhưng không được bao lâu thì chính quyền càng lúc càng siết chặt chính sách kiểm duyệt báo chí có thể là vì báo chí hiện đang đua nhau áp dụng một cách vô trách nhiệm chủ nghĩa duy cảm để đăng tải những nguồn tin quá giật gân gây hoang mang trong dân chúng. Chính quyền cũng chú tâm theo dõi các báo chí ngoại quốc để ngăn ngừa “các trường hợp đã phá quá mức chính sách của chính phủ và chế độ gia đình trị của ông Diệm. Có nhiều tờ báo đã bị tịch thâu, tòa soạn bị đóng cửa tạm thời hoặc bị rút giấy phép xuất bản vĩnh viễn mà theo chính quyền thì những tờ báo nầy thân cộng

VSTK - 4056


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

hoặc có ý muốn cổ súy và khuyến khích cho chế độ cộng sản lan tràn khắp nước Việt Nam. Nhiều ký giả bị bắt giữ vì có liên hệ với Việt Cộng hay là vì thiếu đạo đức nhận tiền thuê mướn để viết bài không đúng sự thật có hại cho chính quyền và chế độ.56 Chính sách gia tăng đàn áp của chế độ và chính quyền VNCH có thể nhìn

thấy qua những hành động và phân biệt đối xử, ngược đãi của chính quyền đối với người Hoa và các sắc tộc thiểu số miền Thượng. Đây là hai sắc tộc trong số 10% dân tộc thiểu số ở vùng cao nguyên miền Nam VNCH nhưng lại là hai thành phần dân tộc thiểu số quan trọng trên hai bình diện kinh tế và địa dư lãnh thổ ở miền Nam Việt Nam. - Người Hoa Vào năm 1956, có hơn ½ triệu người Hoa trên tổng số dân số của miền Nam Việt Nam mà đa số sinh sống một cách riêng biệt ở thành phố Chợ Lớn chỉ cách trung tâm Sài-Gòn khoảng 5-6 cây số. Nhóm sắc tộc người Hoa ở miền Nam xưa nay được thực dân thuộc địa Pháp ưu đãi vì họ cung cấp cho quân đội viễn chinh và chính quyền thực dân Pháp ở Sài Gòn nhiều mối lợi vật chất kết xù béo bở để được tự do thao túng khai thác nấm giữ nhiều nguồn lợi kinh tế, thương mãi, tài chánh yết hầu của miền Nam Việt Nam. Họ sống xa cách với người Việt chính gốc, họ chỉ biết theo lời phán dạy của các Bang, Hội riêng của họ,56 bis họ có trường học riêng để giảng dạy giáo dục văn hóa, phong tục tập quán Trung Hoa cho con cháu của họ, xuất bản báo chí sách vở bằng tiếng Trung Hoa, họ tụ hợp nhau lại tạo thành một quốc gia trong một quốc gia. Họ dùng tiền bạc vật chất để mua chuộc và hối mại quyền thế những viên chức trong chính quyền để được bao che, để được ưu thế trong các cuộc làm ăn của họ. Sau hai năm đầu cầm quyền và chỉ gây phiền nhiễu cho người Hoa một cách cầm chừng, ngày 21/08/1956, tổng thống Diệm ra sắc luật số 48 với hiệu lực hồi tố ấn định rằng tất cả những người Hoa sinh ra tại Việt Nam từ trước đến nay đương nhiên có quốc tịch Việt Nam và là những người Việt Nam.56 ter Một sắc luật bổ túc số 52 ban hành ngày 29/08/1956 đòi hỏi tất cả công dân Việt Nam phải lấy tên tiếng Việt trong thời hạn 6 tháng nếu không sẽ bị phạt vạ. Tiếp theo, ngày 05/09/1956, tổng thống Diệm ban hành Dụ số 53 ấn định rằng tất cả ngoại kiều sống trên lãnh thổ VNCH kể từ nay nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ không còn được làm 11 nghề (Cá, thịt, tạp hóa, than củ, dầu nhớt, tiệm cầm đồ, vãi lụa, sắt đồng, than vụn, xay lúa, ngũ cốc, chuyên chở, làm trung gian ăn hoa hồng.) và nếu đã làm, thì phải giải nghệ ngay trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm.57 Cùng một thời gian, chính quyền của ông Diệm cũng ra quyết định rằng kể từ nay tất cả trường trung học đệ nhị cấp của người

VSTK - 4057


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Hoa trên miền Nam VNCH phải được dạy bằng Việt ngữ và đúng theo chương trình ấn định của chính phủ của VNCH.58 Những biện pháp vừa kể trên của chính quyền VNCH khiến cho cho cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam nhất là ở Sài Gòn, Chợ Lớn bị xao động và phản đối mạnh mẽ. Họ từ chối không chịu nhập tịch Việt Nam, họ kêu cứu với chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan yêu cầu can thiệp, đại sứ của Đài Loan phản kháng nhưng VNCH phản hồi rằng đây là chuyện nội bộ của VNCH., họ xuống đường biểu tình gây bạo động, phản đối, đóng cửa hết các trường học của họ, ngưng hết các hoạt động thương mại và đồng loạt rút hết tiền của họ gửi trong các ngân hàng ở Sài Gòn, Chợ Lớn và một khối lượng tiền tệ trị giá khoảng 17% tổng số tiền tệ của VNCH bị họ kiềm hãm cất giữ lại không cho tiếp tục lưu hành trên thị trường cùng một lúc với việc họ ngưng tất cả mọi hoạt động xuất cảng trên thị trường lúa gạo khiến cho đồng bạc Việt Nam mất giá nặng nề trên thị trường hối đoái tự do, mọi hoạt động thương mại bị ngưng trệ, nền kinh tế VNCH bị đe dọa lung lay. Hoa Kỳ yêu cầu ông Diệm ôn hòa nới tay nhưng bây giờ đây lại là vấn đề thể diện giữa ông Diệm độc đoán cao ngạo và những người Hoa cứng đầu hám lợi đang sinh sống trên đất nước VNCH.59. Ngày 29/05/1957 chính phủ VNCH và chính quyền Đài Loan thỏa hiệp cho hồi hương về Đài Loan kể từ 01/07/1957 những người Hoa sinh tại Việt Nam nếu không muốn nhập Việt tịch nhưng chỉ có hơn 600 người làm đơn xin về Đài Loan và do sự áp dụng du số 53 kể ở phần trên cấm Hoa kiều là 11 nghề khiến cho 1,013 tiệm chạp phô phải đóng cửa hoặc sang nhượng lại cho người khác, 596 thớt thịt heo sang tay người Việt ngoài số hơn 400 thớt thịt của người Việt sẵn có. 59 bis Nhưng, cuối cùng rồi ông Diệm cũng phải nhượng bộ đấu diệu, nới lỏng chương trình quốc hữu hóa kinh tế đối với nhóm người Hoa sinh sống trên lãnh thổ VNCH: cuối tháng 07/1957, người Hoa được tiếp tục kinh doanh, hành nghề, mở cửa hàng ở VNCH nhưng phải do thân thuộc, con cháu sinh tại Việt Nam đứng tên, hoặc nhập tịch Việt Nam theo thủ tục đơn giản. Hiệu trưởng các trường học chỉ cần là người Hoa sinh tại Việt Nam. Tiếng Hoa được sử dụng lại trong trường học trừ các môn sử ký, địa lý và Việt văn. 60 Một số nhỏ người Hoa vì e sợ bị tống khứ rời khỏi Việt Nam cho nên cũng phải chấp nhận những quy định mới của chính phủ VNCH về vấn đề quốc tịch. Đến năm 1959, thì hầu hết người Hoa được chính quyền thống kê là đã hòa nhập với VNCH.61 -

Người Thượng Tây Nguyên

Trong khi nhóm sắc tộc thiểu số người Hoa xem thường quốc tịch và văn hóa của VN và tự coi họ như là những khách trú ngụ được quyền làm ăn tự do trên đất nước của người khác thì chính quyền VNCH cũng có thái độ xem VSTK - 4058


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

thường đối với một số sắc tộc khác. Họ là những bộ tộc vùng cao nguyên ở phía Tây miền Nam VNCH thường được gọi là người Thượng Tây Nguyên với dân số khoảng trên ½ triệu người. Địa danh Tây Nguyên được biết đến từ năm 1960, khi công bố Hiến pháp 1959 của Việt Nam Cộng hòa, trong đó có điều khoản về các khu tự trị của các sắc tộc thiểu số và có đề cặp đến Tây Nguyên. Trước đó, từ thời Pháp thuộc, vùng đất này chưa có tên gọi riêng mà chỉ là đơn vị hành chính trực thuộc Khâm sứ Trung Kỳ gọi là Cao nguyên Trung Kỳ hay là Cao nguyên miền Nam/ Les Hauts Plateaux du Sud. Thời nhà Nguyễn, vùng đất này được thuộc về châu Thượng Nguyên bao gồm Thủy Xá, Hỏa Xá là vùng đất cư trú của người Êđê, Gia Rai, Ba Na và là một phần Tây Nguyên ngày nay. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Kỳ thành cấp Bộ. Từ đó vùng đất này được gọi là Cao nguyên Trung Bộ trong khi người Pháp thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương (Pays Montagnard du Sud-Indochinois) năm 1946. Khi Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên được tách ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều Cương thổ kể từ năm 1950. Ngày 15-4-1950 Bảo Ðại ban hành Dụ số 6 thành lập hoàng Triều Cương Thổ (Domaine de la Couronne), gồm Xứ Thượng miền Nam và Xứ Thượng miền Bắc, độc lập với các chính quyền đồng bằng. Ranh giới và diện tích Xứ Thượng miền Nam giống như diện tích và ranh giới Xứ Thượng Nam Ðông Dương trước kia (Les Hauts Plateaux du Sud), gồm một phần lãnh thổ Nam Kỳ, Trung Kỳ, Cambogde và Lào, với cảng Cam Ranh làm cửa ngõ đổ ra Thái Bình Dương. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò là Hoàng đế. Đến năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm chấm dứt chế độ Bảo đại và thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa. Hoàng triều cương thổ lại được sát nhập vào Trung phần và được gọi là vùng Cao nguyên Trung phần. Tên gọi này được VNCH sử dụng cho đến năm 1975. Từ thời Pháp thuộc, qua thời của cựu hoàng Bảo Đại, họ vẫn còn chậm tiến, tiếp tục nếp sống bộ lạc du canh, quanh quẩn trên các đồi núi, rừng sâu, xa cách với xã hội văn minh bên ngoài Cũng giống như trường hợp của sắc tộc người Hoa ở Việt Nam, người Thượng được thực dân Pháp lợi dụng ban phát cho một số ân huệ để trở thành một lực lượng đối trọng chống đối người Việt miền Kinh. Cũng giống như bao nhiêu trào lưu lịch sử của nước Việt Nam đã qua, VNCH nhất định phải tiếp tục giữ quyền sở hữu và quản trị vùng đất quan trọng nầy với diện tích trải dài 4/5 tổng số diện tích lãnh thổ của miền biên giới phía Tây của VNCH và vì vị thế chiến lược từ bao nhiêu đời của nó. Chính sách hòa nhập Kinh Thượng một nhà của VNCH đã phải đối đầu với VSTK - 4059


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

CSVM nằm vùng chung sống trà trộn với đồng bào Thượng ở Tây Nguyên. Vào lúc VNCH đang tận lực trong những năm đầu của thể chế Cộng Hòa để sắp xếp ổn định các miền xuôi và đồng bằng ở miền Nam thì CSVM nằm vùng ở lại miền Nam sau Hiệp Định Geneva đã phát động một chiến dịch chiêu dụ, lôi kéo đồng bào Thượng theo về với họ để được họ bảo vệ phong tục, tập quán, ngôn ngữ riêng của bộ tộc, được hưởng quy chế tự trị giống như các dân tộc thiểu số miền thượng du Bắc Việt dưới chế độ CS của VNDCCH.61bis Chính sách đồng hóa và kiểm soát của CSVM đối với các dân tộc thiểu số miền núi ở Bắc Việt cũng gặp phải những trở ngại và khó khăn chứ không riêng gì ở miền Nam VNCH. Thông tri của Ban Bí thư đảng CSVM số 48TT/TW, ngày 17 tháng 5 năm 1957 về việc kiểm điểm công tác dân tộc và xây dựng chính sách cải cách dân chủ ở miền núi có đoạn viết: “. . . Từ nǎm 1952 đến nay, vùng dân tộc đã qua nhiều cuộc vận động để thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách khác của Đảng và Chính phủ. Tình hình xã hội miền núi có thay đổi tiến bộ. Đặc biệt việc thành lập hai Khu tự trị: Khu tự trị Thái Mèo và Khu tự trị Việt - Bắc là một bước tiến mới trong việc thực hiện chính sách dân tộc, có ảnh hưởng tốt trong nhân dân các dân tộc. Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng đã phạm nhiều khuyết điểm, còn nhiều thiếu sót, làm hạn chế và trở ngại cho việc chấp hành đúng đắn chính sách dân tộc. Kinh nghiệm vận động dân tộc chưa được tổng kết, chính sách dân tộc còn chưa thật cụ thể, thích hợp, đường lối chưa được rõ ràng: mặt khác do hoàn cảnh miền núi, do địch còn đang tích cực hoạt động phá hoại, chia rẽ... Cho nên hiện nay công tác dân tộc còn nhiều khó khǎn, cán bộ gặp nhiều lúng túng. Để phát triển công tác dân tộc lên một bước, đưa các dân tộc thiểu số ở miền Bắc tiến dần từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, phải chú trọng tổng kết kinh nghiệm công tác dân tộc và xây dựng đường lối chính sách thích hợp với tình hình và yêu cầu phát triển của các dân tộc.”62

Để thu phục đồng bào miền Thượng Tây Nguyên, chính quyền trung ương VNCH thực hiện một chương trình gồm có 2 phần: giáo dục bằng cách thiết lập các trường học giảng huấn một cách thân hữu nhiệt tình những phương pháp tiên bộ về canh tác nông nghiệp để khuyến dụ họ trở thành những công dân Việt Nam hữu dụng, trung thành với chế độ VNCH và xúc tiến chương trình định cư một số đồng bào người Việt (Kinh) từ các vùng đồng bằng cách đưa khoản 40,000 đồng bào Việt/Kinh tiên phong lên lập nghiệp tại các địa điểm then chốt ở Tây Nguyên vào đầu năm 1959 như là một mẫu mực cho đổng bào Thượng noi theo đồng thời cũng là một hình thức phòng vệ an ninh quốc phòng ngăn ngừa sự xâm nhập của CSVM xuyên qua vùng biên Tây Nguyên giáp giới với Lào và Cao Miên. Cho dù chính quyền VNCH cố gắng đến mức nào đi chăng nữa thì tình trạng va chạm chung đụng giữa người Kinh và người Thượng ở Tây Nguyên vẫn không thể nào chấm dứt hoặc giảm nhẹ bớt đi sự nghi kỵ chán ghét lẫn nhau. Người Thượng tố cáo rằng người Việt/Kinh đến lấn chiếm hết những phần đất đai trồng trọt của họ còn những người Việt tiên phong tới đây thì than phiền là không thể sống chung đụng với

VSTK - 4060


1

2

3

4

5

6

7

8

9

những người nguyên thủy chậm tiến như thế trên những phần đất đai khó canh tác và đầy muỗi mồng gây mầm dịch bệnh sốt rét.63 Dù sao thì ông Diệm cũng đã giải quyết được một phần khá lớn chương trình định cư những đổng bào di cư từ Bắc vào Nam sau ngày đất nước Việt Nam bị chia đôi bởi Hiệp Định Geneva 1954: tính đến cuối năm 1959 thì đã có khoản trên 200,000 đồng bào Việt/ Kinh không có ruộng đất từ các vùng đồng bằng miền Nam được đưa lên định cư và tái định cư tại hơn 140 địa điểm ờ Tây Nguyên miền Nam VNCH64 nhưng chưa có thể chiếm được niềm tin và lòng trung thành của những sắc tộc người Thượng ở đó. *BÀI ĐỌC THÊM

10 11 12

13 14 15 16

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

27 28 29 30

31 32 33 34

35 36 37 38 39 40 41

Người Hoa tại Việt Nam và tương quan Hoa–Việt65 ....... ....... Tại miền Nam, cũng trong năm 1955 chính phủ bắt đầu dùng luật quốc gia để hội nhập người Hoa vào cộng đồng người Việt. Sắc luật này dùng cách giải quyết của triều đình Việt Nam trước thời Pháp thuộc, xác định tất cả con trẻ của các cuộc hôn nhân Hoa Việt đều là người Việt, và không có quyền từ bỏ quốc tịch Việt Nam. (16). Sắc luật tổng thống (Số 48) ngày 21 tháng Tám, 1956 đi một bước gay hơn nữa. Tất cả người Hoa sinh tại Việt Nam đều là người Việt Nam (jus soli) bất kể nguồn gốc của cha mẹ và ý muốn của chính đương sự. Sắc luật 48 còn có giá trị hồi tố. Tất cả những người Hoa, khách trú khác, phải làm đơn xin thường trú tại Việt Nam theo kỳ hạn, phải đóng thuế cư trú cao để được quyền sinh sống tại Việt Nam (17). Một sắc luật bổ túc (Số 52) ban hành ngày 29 tháng Tám, 1956 đòi hỏi tất cả công dân Việt Nam phải lấy tên tiếng Việt trong thời hạn 6 tháng nếu không sẽ bị phạt vạ. Ngày 6 tháng Chín chính phủ VNCH lại ban hành sắc luật Số 53 cấm người nước ngoài hoạt động trong 11 ngành nghề, kể cả buôn gạo và bán hàng tạp hóa, mà người Hoa chiếm ưu thế. Những người Hoa đang đang hoạt động trong khu vực kinh tế bị kiểm soát có 6 tháng đến 1 năm để bán hay sang nhượng lại thương nghiệp cho công dân Việt Nam nếu không sẽ có thể bị trục xuất hay phạt 5 triệu đồng Việt Nam (18). Cùng lúc, chính phủ Ngô Đình Diệm cũng bắt đầu chương trình Việt Nam hóa các trường học của người Hoa trong vùng Sài Gòn − Chợ Lớn bằng những yêu cầu như dùng tiếng Việt trong giảng dạy và bổ nhiệm Hiệu trưởng người Việt Nam. Đây là những chính sách khắt khe nhất so với tất cả các quốc gia trong vùng để hội nhập người thiểu số nước ngoài. Nhằm thẳng vào khối người Hoa, những biện pháp vừa kể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và mức an sinh của gần 1 triệu người thuộc dân tộc Hoa sinh sống ở miền Nam (19). Trả lời cho những lời cầu cứu từ khối lãnh đạo người Hoa ở Việt Nam, chính phủ Taiwan đã lên tiến can thiệp vào tháng Chín, 1956, phản đối quyết định của chính phủ VNCH và hứa sẽ cố gắng tìm mọi cách giúp khối người Hoa ở Việt Nam. Mọi cố gắng hiệp thương của Taipei đều không có hiệu quả. Chính phủ Ngô Đình Diệm cho đây là chuyện nội bộ giữa người Việt Nam; ngày 17 tháng Tư, 1957 chính phủ Sài Gòn ra lệnh hủy bỏ tất cả thẻ thường trú nhân đã cấp cho con cái người Hoa đã sinh tại Việt Nam và yêu cầu họ lấy thẻ căn cước Việt Nam trễ nhất là ngày 9 tháng Năm, 1957. Cũng trong năm 1957, Tổng thống Ngô Đình Diệm tuyên bố, “Dòng

VSTK - 4061


1 2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

40 41 42 43 44

45 46

47 48

máu của người Hoa luân chuyển trong huyết quản của dân Việt, và người Việt cùng người Hoa gần như có cùng quan niệm về đạo đức và văn hóa.” (20) Ngày 3 tháng Năm , 1957, chính phủ Cộng hòa Trung Hoa tuyên bố giúp tái định cư tại Taiwan tất cả người Hoa không muốn nhập tịch Việt Nam. Giữa tháng Bẩy, 1957, chính phủ Việt Nam ngưng chương trình ghi danh cho Hoa kiều muốn hồi hương. Sau cùng chỉ có khoảng 3.000 Hoa kiều trong số 52.144 người đã ghi danh được phép quay về sinh sống tại Taiwan (21). Ngày 20 tháng Năm, Trung Quốc lên tiếng phản đối VNCH không tôn trọng quyền tự do lựa chọn của người Hoa; Quyết định của chính phủ VNCH là “đơn phương và không hợp lý, không phải chỉ là một xâm phạm thô bạo đến các quyền hợp pháp của người Hoa ở nước ngoài tại Nam Việt Nam, mà còn là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật quốc tế.” Để bày tỏ sự hỗ trợ với Hoa kiều ở Việt Nam, nhà nước CHNDTH gởi 10.000 đô-la sang giúp. Tờ Nhân Dân ở Hà Nội đăng nguyên văn lời phản đối của Beijing vào này 23 tháng Năm và ngày hôm sau tuyên bố ủng hộ quan điểm của chính phủ CHNDTH (22). Sau khi thành hình, Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) cũng ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong những văn bản ấn hành năm 1960, 64, 65 và 1968 (23) . Suốt khoảng thời gian 1955-1957, nhất là khi có lời hứa giúp đỡ từ chính phủ Taiwan, người Hoa ở Việt Nam tương đối đã giữ bình tĩnh; đến mùa xuân 1957, hạn đổi quốc tịch và quốc hữu hóa hoạt động kinh tế đã gần kề nhưng cuộc hiệp thương Sài Gòn-Taipei vẫn không có kết quả cụ thể, người Hoa xuống đường gây bạo động, phản đối chính sách của chính phủ VNCH và sự bất lực của Taiwan. Đến mùa hè 1957, người Hoa đóng cửa gần hết trường học, hoạt động thương mại, và rút tiền ra khỏi ngân hàng. Vào lúc khoảng 800 triệu đến 1,5 tỉ đồng Việt Nam − gần 17% tiền tệ đang lưu hành − biến mất khỏi thị trường sinh hoạt thương mại bất chợt ngưng trệ, đồng bạc Việt Nam mất giá nặng nề trên thị trường hối đoái tự do. Richard Lindholm ghi lại trong cuốn Vietnam: The first five years (1959) cũng như tin của tờ Zhongyang Ribao ngày 21 tháng Năm 1957, theo ước tính từ Taipei, đến khoảng giữa tháng 5, 1957, có khoảng 6000 cửa hàng của người Hoa đã phải đóng cửa, 200.000 người mất công ăn việc làm. Nền kinh tế miền Nam Việt Nam gần như sụp đổ. Lịch sử lập lại một lần nữa xác minh ảnh hưởng và đóng góp quan trọng, không thể không có, của người Hoa trong nền kinh tế, thương mại Việt Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm nhượng bộ. Cuối tháng Bẩy 1957, người Hoa được quyền ghi danh cửa hàng bằng tên của bà con sinh tại Việt Nam, hoặc nhập tịch Việt Nam theo thủ tục đơn giản. Hiệu trưởng các trường học chỉ cần là người Hoa sinh tại Việt Nam. Tiếng Hoa được sử dụng lại trong trường học trừ các môn sử ký, địa lý và Việt văn. Cùng lúc chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy lùi ngày hết hạn ghi danh cho người Hoa sinh tại Việt Nam và bỏ hẳn yêu cầu này sau tháng 9, 1957. Đến tháng 8, 1958, chính phủ VNCH tiếp tục nới lỏng chương trình quốc hữu hóa kinh tế, chỉ đòi 51% trị giá thương mại của các doanh nghiệp của người Hoa − sắc luật số 53 trước kia đã giới hạn thuộc quyền người Việt − thuộc sở hữu của người Việt Nam. Người Hoa cũng được đối xử mềm mỏng khi áp dụng luật thi hành quân dịch. Tính đến 15 tháng 6, 1957 chỉ có 3.500 trên khoảng 500.000 người Hoa sinh tại Việt Nam lấy thẻ căn cước Việt Nam theo luật định với hạn chót là 09/05/1957. Cuối năm 1957, theo tài liệu của Viện Thống kê Sài Gòn 1960, trang 21, chính phủ VNCH vẫn công nhận đến 400.000 Hoa kiều cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau cùng, gần như hầu hết những Hoa kiều (sinh ngoài Việt Nam) này đều nhập tịch Việt Nam vì lý do thực dụng. Ước tính, đến 1961, 80% vốn đầu tư trong các dịch vụ buôn bán lẻ và khoảng 75% sinh hoạt thương mãi trong nền kinh tế VNCH do người Hoa kiểm soát (24). Suốt 15 năm tiếp theo, người Hoa được thảnh thơi sinh sống, tự trị tự quản về nhiều mặt, ngay trên đất nước Việt Nam; Cùng lúc chiến tranh leo thang, người Hoa đã góp phần không nhỏ vào

VSTK - 4062


1 2

3 4

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

tình trạng tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, trốn quân dịch gây bất ổn định chính trị trong xã hội dưới quyền lãnh đạo của các chính phủ quân nhân sau đó. Kết quả sau cùng, đến ngày 30 tháng 4, 1975 người Hoa tại Việt Nam vẫn là vấn đề chưa có giải pháp dứt điểm. Sự có mặt cùng với những ảnh hưởng, cả hai mặt tích cực và tiêu cực, của người Hoa trên đất nước Việt Nam là thực tế lịch sử. Nếu không có thành phần dân tộc Việt gốc Hoa, miền Nam Việt Nam không thể là miền Nam Việt Nam như đã thấy. Có rất nhiều người Việt miền Nam mang dòng máu Trung Hoa trong huyết quản, có ngoại hình như tổ tiên họ ở Phúc Kiến, Quảng Đông. Họ là con cháu những giòng họ Châu, Giang, Ông, Quách, Mã, Mao, Tào, Thẩm, Vưu…, những giòng họ khó tìm thấy trong cộng đồng người Việt Nam ở bắc vĩ tuyến 17. (25) ---------------(16) Pao-Min Chang, p. 11: Yuenam huaqiao guoji wenti vanjiu (A study of national problem of Chinese in Vietnam), (Taipei: Hawai chuban she, June 1957), pp. 1-2. Đây là tập tài liệu xác đáng về cuộc tranh chấp này. (17) Pao-Min Chang, p. 11: Yuenam huaqiao guoji wenti vanjiu, p. 23-28. (18) Pao-Min Chang, p. 11: Yuenam huaqiao guoji wenti vanjiu, pp. 11-14 (19) Ky Luong Nghi, pp. 173. (20) Ky Luong Nghi, pp. 197. (21) Pao-Min Chang, p. 13: Bernard B. Fall, Vietnam’s Chinese Problem, Far Eastern Survey, May 1958, p. 68. Tất cả Hoa kiều hồi hương phải kê khai tất cả hành lý đem ra khỏi Việt Nam và được phép đem đi 400 đồng VN (tương đương 20 USD) dù họ đều phải đóng 500 đồng VN tiền “thuế rời cảng” tại phi trường trước khi lên máy bay. (22) Pao-Min Chang, p. 14: Beijing Review, June 16, 1978, p. 18; FEER, June 16, 1978 p. 20. (23) Pao-Min Chang, p. 14: FEER, June 16, 1978 p. 20. BBC/FE, June 16 1978, p. 18 (24) Alice Tay Erh Soon, The Chinese in Southeast Asia, Race, November, 1962, p. 35. (25) Thomas Engelbert, Vietnamese-Chinese Relations in Southern Vietnam during the First Indochina Conflict, Journal of Vietnamese Studies, Fall 2008, Vol. 3, No. 3, Pages 191.

*

VSTK - 4063


7/ - CUỘC NỔI DẬY Ở MIỀN NAM VIỆT NAM, 1957-1959 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

41 42 43

Mặc dù tình hình kinh tế khả quan và quân đội được cãi thiện củng cố, và tình trạng ổn định của chính quyền có vẻ như gia tăng, nhưng tình hình nội an VNCH trong khoản 1957-1959 không thấy có dấu hiệu tiến triển khả quan tương ứng với các lãnh vực vừa kể. Bề ngoài thì nguy cơ nổi dậy của CSVM ở miền Nam có vẻ như là đã bị chính quyền VNCH kiểm soát ngăn chận một cách hữu hiệu bởi vì trong những tháng đầu của năm 1957 thì tình xáo động do CSVM nằm vùng gây ra chỉ đạt được một mức độ rất thấp nhưng mức độ nổi dậy càng lúc càng gia tăng trong những tháng kế tiếp trong suốt năm 1957. Khởi đầu giai đoạn 1957-1959, sau ngày đất nước Việt Nam bị chia đôi, CSVM nằm vùng ở lại miền Nam đã phải phân tán mỏng với áp lực truy lùng cầm chừng, yếu ớt của quân đội VNCH đang trong giai đoạn thành hình. Từ giữa tháng 06/1955, CSVM ở miền Bắc đã hoang man, không nấm vững được tình hình đang xảy ra cho các cán bộ đảng viên nằm vùng của mình ở miền Nam và chỉ có thể đưa ra những nhận định tiêu cực chung chung về tình hình miền Nam Việt Nam. Miền Nam Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của ông Diệm đang có những chuyển biến bất lợi cho các ổ CSVM nằm vùng ở lại miền Nam, làm cho kế hoạch thụ đắc luôn miền Nam của họ qua tổng tuyển cử vào năm 1956 trở thành mong manh, đang tan dần ra mây khói mà theo cách nói của CSVM là vì thái độ cứng rắn “phản động” của ông Diệm: “Tình hình miền Nam gần đây rất phức tạp, Trung ương lại không nhận được báo cáo đều. Nay chỉ cǎn cứ vào một vài bức điện của Xứ uỷ Nam Bộ và báo cáo mới nhất của Khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn (tháng 5-1955), đồng thời chiểu theo nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (3-1955) mà nhận xét về tình hình miền Nam và đề ra những nhiệm vụ công tác cụ thể trước mắt của miền Nam. ...... Các phái chống Diệm như Bảy Viễn, Nǎm Lửa, Ba Cụt, Hinh, Le Roy (Nam Bộ), Bôn (Quảng Trị) cũng là một lực lượng đáng kể, nhưng nội bộ chúng không đoàn kết nhất trí. Chỉ có Bảy Viễn và Ba Cụt là chống Diệm kịch liệt, còn Nǎm Lửa tuy chống Diệm nhưng còn đương điều đình mặc cả với Diệm. Nếu Diệm mua chuộc được Nǎm Lửa thì không khỏi ảnh hưởng đến các bọn khác. Bọn Cao Đài, Phạm Công Tắc tuy cũng chống Diệm, nhưng lừng chừng chờ thời, không quyết tâm chống lại Diệm và muốn giải quyết bằng con đường hoà bình. Những phe phái này chống Diệm không có một mục đích chính trị nhất định mà chỉ vì quyền lợi địa vị cá nhân. Đối với nhân dân, từ trước đến nay chúng đã đàn áp bóc lột nhân dân rất thậm tệ nên chúng không được nhân dân ủng hộ. Về lực lượng quân sự, quân đội của chúng không được giáo dục rèn luyện về kỹ thuật vũ khí ít, không quen chiến đấu và hiện nay lại ở vào những vị trí bất lợi (nông thôn). Tuy bọn Pháp có ngấm ngầm giúp đỡ chúng, nhưng không dám ra mặt. Thái độ ươn hèn đầu hàng của Pháp không khỏi ảnh hưởng đến tinh thần một số trong bọn này. Nếu những phái chống Diệm mà không có một mục đích chính trị tiến bộ và không cải thiện được mối quan hệ tốt đối với nhân dân thì chúng khó lòng mà duy trì được cuộc chiến đấu lâu dài. Còn về phía Diệm, do chính sách độc tài của Diệm làm cho nó càng bị cô lập và gây thêm cho nó nhiều khó khǎn. Nhưng gần đây Diệm nêu lên những hành động xấu xa bỉ ổi làm tay sai cho Pháp của những bọn đầu sỏ thân Pháp và những bọn đầu sỏ trong các phái vũ trang VSTK - 4064


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

chống lại Diệm làm cho quần chúng sẵn có một tinh thần chán ghét Pháp và bọn thân Pháp trong chín nǎm kháng chiến đến nay, cũng không khỏi có một số bị lừa gạt mà không thấy hết những âm mưu của Mỹ - Diệm. Về mặt quân sự, từ khi Diệm lên cầm quyền, chúng đã xây dựng được một số lực lượng riêng và đã nắm được một số quân đội bù nhìn sau khi Pháp trao trả quyền chỉ huy cho Diệm. Quân đội bù nhìn lại được rèn luyện và có một kỹ thuật hơn và nắm được các thành phố và các đường giao thông quan trọng. Quân đội bù nhìn tuy trước nằm trong tay Pháp và bọn thân Pháp, nhưng nó có tính chất một quân đội đánh thuê, không có một mục đích chính trị gì cả. Khi quân đội này chuyển sang tay bọn Diệm, một mặt Diệm tẩy trừ bọn thân Pháp ra ngoài, một mặt dùng chức tước và tiền tài mua chuộc, quân đội này sẽ trở về tay Diệm một cách dễ dàng. Ngoài ra, đối với Pháp và bọn thân Pháp, Mỹ - Diệm dùng một chính sách cương quyết để hất cẳng Pháp, trái lại chính sách của bọn cầm quyền Pháp hiện nay thì ươn hèn, do đó Mỹ - Diệm càng lấn tới từng bước. đồng thời Mỹ - Diệm lại dùng đôla mua chuộc các phe phái chống lại chúng cũng làm cho một số phe phái đầu hàng và đi đến chỗ tan rã. Tóm lại so sánh lực lượng giữa Diệm và các lực lượng võ trang chống lại Diệm thì ta thấy Diệm có ưu thế hơn. Nhưng trong quá trình chống Mỹ - Diệm nếu ta tranh thủ được đường lối chính trị của các phe phái này tương đối tiến bộ hơn và cải thiện được mối quan hệ của chúng tốt đối với nhân dân, cùng ta thống nhất hành động chống Mỹ - Diệm, đồng thời được những phần tử Pháp chống Diệm phát triển và tích cực giúp đỡ chúng chống Diệm thì tương quan lực lượng có thể chuyển biến có lợi cho ta và bọn Diệm cũng không dễ dàng gì mà thắng được. Hiện ta cũng có nhiều khả nǎng, nhưng làm được việc đó nó đòi hỏi một sự nỗ lực cố gắng nhiều lắm mới được.

22 23 24 25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37

38 39 40 41 42 43 44

45 46 47 48 49 50 51

Nhân dân miền Nam, nhất là nhân dân lao động, nói chung rất tốt, hướng về miền Bắc với tất cả sự tin tưởng. Nhưng có một số còn chủ quan, cho là nǎm 1956 nhất định sẽ thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do không khó khǎn gì; nên thường bị động, ỷ lại, chờ thời, chưa nhận rõ nhiệm vụ của mình là phải cùng đồng bào toàn quốc đấu tranh kiên quyết và gian khổ mới có thể thắng lợi được. Đồng thời cũng có số đông lo lắng, thiếu tin tưởng vào cuộc đấu tranh cho hiệp thương đi đến tổng tuyển cử thống nhất nước nhà thắng lợi, rồi đâm ra bi quan. Công nông, học sinh phần đông hǎng hái, nhưng có khuynh hướng tự phát, mới đấu tranh kinh tế, chưa dám đấu tranh chính trị. Nhân sĩ dân chủ thì tin ở Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta, phục chế độ ta, nhưng sợ sống dưới chế độ ta thì không chịu được kỷ luật quá nghiêm, sợ học tập chỉnh huấn và tự do cá nhân bị hạn chế. Những thân sĩ trí thức bản thân là địa chủ hoặc có quan hệ với giai cấp địa chủ thì sợ bị đấu. Một số nhân sĩ tôn giáo và tín đồ các đạo vẫn sợ mất tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng. Những nhà công thương sợ không được bóc lột công nhân, sợ bị công nhân tố khổ, v.v.. Và rất nhiều người thành thật nhưng sợ Mỹ - Diệm báo thù, cho nên khi ta tuyên truyền, họ đồng ý nhưng không dám hoạt động. Những tư tưởng và thiên hướng sai lầm trên đây là do tuyên truyền lừa bịp của địch gây ra, nhưng một phần lớn cũng do công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng của ta còn nhiều thiếu sót, không khắc phục những tư tưởng và thiên hướng sai lầm ấy của quần chúng thì quyết không phát động được quần chúng đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Và không sửa chữa những khuyết điểm của ta trong công tác quần chúng thì cũng không thể động viên và tổ chức quần chúng đông đảo đấu tranh kiên quyết cho những khẩu hiệu chính trị của chúng ta ngày nay. Trong cuộc đấu tranh chống những cuộc hành quân của Diệm, cần khắc phục tư tưởng phiêu lưu cho rằng: trong thời kỳ hỗn quân hỗn cư này, ta cũng phải phát động đấu tranh võ trang, phát động chiến tranh du kích, giành lấy một địa bàn xây dựng cǎn cứ địa quân sự. Vì nếu làm như thế thì một là trái với phương châm đấu tranh trong giai đoạn hiện tại, hai là sẽ thúc đẩy bọn Diệm và các phái đối lập thoả hiệp mau chóng với nhau để tiêu diệt ta. Chúng ta phải nắm vững phương châm đấu tranh chính trị và không nên mạo hiểm, sốt ruột. Đồng thời phải khắc phục tư tưởng đánh giá quá cao mâu thuẫn giữa Mỹ - Pháp và giữa bọn thân

VSTK - 4065


1 2 3 4 5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17 18

19 20

21 22

23 24

25 26 27 28 29 30 31

32 33 34 35 36 37

38 39 40

41 42

Mỹ và bọn thân Pháp, không thấy rõ dù chúng có xung đột nhau quyết liệt, nhưng chúng vẫn có chỗ nhất trí với nhau để chống lại ta. Ta không nên tưởng rằng cò trai giữ nhau thì ngư ông chén cá, mà điều cốt yếu là phải lợi dụng lúc Diệm và các phái chống Diệm xung đột nhau mà tranh thủ quần chúng của chúng, củng cố cơ sở, bồi dưỡng lực lượng chính trị của ta, khơi sâu thêm mâu thuẫn giữa chúng, để bất cứ tình hình phát triển như thế nào, ta cũng vẫn giành được chủ động.”66

Sự kiện chính phủ VNCH từ khước không tham dự vào việc hiệp thương tổng tuyển cử với VNDCCH vào năm 1956 để thống nhất nước Việt Nam cho thấy sự thất vọng, giao động của CSVM trong chủ trương thực hiện việc thống nhất Việt Nam -hay nói khác đi “giải phóng miền Nam”- bằng một giải pháp hòa bình do chính CSVM và thực dân Pháp thai nghén và sinh ra qua việc ký kết Hiệp Định Geneva 1954 đồng thời sự từ khước của VNCH không hiệp thương cũng là một đòn đấm giáng mạnh vào dũng khí và tâm lý của các cán bộ và bộ đội CSVM nằm vùng ở lại miền Nam để thực hiện những âm mưu nổi dậy sau Hiệp định Geneva. Cơ quan đầu não Bí thư của đảng CSVM từ Hà Nội có những phản ứng như sau: “1- Ngày 16-7-1955, Ngô Đình Diệm đã chính thức tuyên bố lập trường của y về vấn đề tổng tuyển cử và thống nhất. Nội dung bản tuyên bố của Diệm gồm ba điểm chính sau đây: a) Không thừa nhận Hiệp định Giơnevơ nên y "không bị ràng buộc bởi những điều khoản của hiệp định". Như vậy nghĩa là Diệm từ chối hội nghị hiệp thương phải họp bắt đầu từ 20/7. b) Không tổ chức tổng tuyển cử cùng với Chính phủ ta và miền Bắc vì "ở miền Bắc không thể có tuyển cử tự do". c) Vu khống chế độ ta là độc tài, là vi phạm những điều cam kết và kêu gọi dư luận chống cộng sản. 2- Bản tuyên bố của Diệm rõ ràng có tính cách phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại hội nghị hiệp thương và ra mặt khiêu khích đối với chế độ ta, đồng thời cũng rất gian dối, xảo quyệt, lừa dối dư luận bằng những luận điệu như "kiên quyết đấu tranh cho thống nhất", "không gạt bỏ nguyên tắc tuyển cử" coi như là một phương tiện hoà bình thích đáng để thực hiện thống nhất, v.v.. Những luận điệu ấy có thể đánh lừa một số người chưa hiểu rõ bản chất của Diệm là tay sai của Mỹ và âm mưu của Mỹ - Diệm là luôn luôn kiên quyết phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại hoà bình và thống nhất. 3- Trong lúc này ở miền Nam, Diệm đang tiến hành hai "chiến dịch" chống Hiệp định Giơnevơ (kể cả chống Uỷ ban quốc tế) và "chiến dịch tố cộng". Dưới khẩu hiệu chống cộng sản, Diệm kịch liệt khủng bố mọi người Việt Nam tán thành hoà bình, thống nhất và mọi phong trào quần chúng có tính cách tiến bộ, thiết lập một chế độ phát xít kiểu Mỹ để thực hiện âm mưu can thiệp trắng trợn của Mỹ vào miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành một cǎn cứ của Mỹ để gây lại chiến tranh. 4- Do thái độ của Mỹ - Diệm kiên quyết phá hoại Hiệp định Giơnevơ, Hội nghị hiệp thương 20-7-1955 và chính sách khủng bố của chúng ở miền Nam hiện nay với khẩu hiệu chống cộng, cán bộ và nhân dân ta cần nhận rõ những điều cǎn bản sau đây: a) Cuộc đấu tranh của nhân dân ta để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất là rất gian khổ, phức tạp và lâu dài, những thủ đoạn của kẻ địch còn nhiều và rất thâm độc, xảo quyệt, bởi vậy

VSTK - 4066


1 2 3

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

16 17 18 19 20 21

22 23

24 25

26 27 28

29 30 31 32 33 34

35 36 37 38 39 40

41 42 43 44

phải luôn luôn nuôi dưỡng quyết tâm phấn đấu và luôn luôn đề cao cảnh giác; phải kiên quyết chống mọi ảo tưởng thắng lợi dễ dàng, không thấy hết khó khǎn và tư tưởng thái bình yên nghỉ. b) Cần luôn luôn nhớ rằng nhân tố quyết định thắng lợi là lực lượng đoàn kết đấu tranh của nhân dân từ Bắc đến Nam. Sự giúp đỡ của các nước bạn là rất quan trọng cũng như sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới là rất cần thiết, nhưng lực lượng quyết định vẫn là của nhân dân ta. Bởi vậy phải ra sức tǎng cường lực lượng của ta về mọi mặt, phải ra sức thi đua đẩy mạnh mọi công tác để củng cố, xây dựng miền Bắc thật vững mạnh, đồng thời đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam. Phải đề cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần khẩn trương của mỗi người trong mọi công tác, đề cao ý thức tự lực cánh sinh là chính, kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại và thái độ chờ thời. Đồng thời phải luôn luôn bồi dưỡng lòng tin tưởng ở lực lượng của bản thân ta, lực lượng của phe ta trên thế giới, làm cho mọi người tin tưởng ở cuộc đấu tranh gian khổ, phức tạp nhất định sẽ thắng lợi, kiên quyết chống mọi tư tưởng hoài nghi, bi quan, dao động trước khó khǎn, không tin tưởng ở cuộc đấu tranh chính trị. c) Luôn luôn nâng cao nhận thức và lòng tin tưởng tuyệt đối ở chế độ dân chủ nhân dân của ta. Làm cho mọi người hiểu rằng chế độ dân chủ nhân dân của ta là vì dân, vì nước, khác hẳn chế độ phát xít độc tài, phản dân phản nước của Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ và cũng hơn hẳn mọi chế độ dân chủ tư sản. Do đó mà giáo dục cho mọi người ý thức nhiệt liệt ủng hộ và tích cực bảo vệ và góp phần xây dựng cho chế độ dân chủ nhân dân của ta ngày càng vững mạnh, tốt đẹp. Đồng thời phải luôn luôn giới thiệu chế độ tốt đẹp về mọi mặt của các nước anh em ta trong khối dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Phải tích cực chống lại mọi luận điệu vu khống, bịa đặt của phe địch đối với chế độ của ta cũng như chế độ ở các nước anh em ta. d) Kẻ địch tích cực tuyên truyền chống Cộng, gây dư luận thù ghét chủ nghĩa cộng sản và những người cộng sản vì chúng rất sợ ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và vai trò lãnh đạo của những người cộng sản trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta ngày nay. Tuy vậy chúng ta không thể xem thường sự tuyên truyền chống Cộng của địch. Đối với những người, nhất là ở các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản trí thức, tôn giáo và cả trong một số quần chúng cơ bản lạc hậu, chưa hiểu rõ chủ nghĩa cộng sản và những người cộng sản, những luận điệu xuyên tạc vu khống của địch cũng đã và còn có thể lừa bịp ít nhiều, làm ảnh hưởng không tốt đến lòng tin tưởng của các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ta hiện nay là đầu não của cách mạng. Bởi vậy trong cuộc đấu tranh chính trị hiện nay, công tác tuyên truyền, giáo dục của ta phải giải thích cho nhân dân rõ: chủ nghĩa cộng sản là gì và sự nghiệp vĩ đại của những người cộng sản (Đảng Cộng sản Đông Dương và Đảng Lao động Việt Nam hiện nay) đối với quyền lợi của Tổ quốc, của nhân dân, của giai cấp. Cũng cần phải giải thích rõ quan điểm cộng sản đối với một số vấn đề mà kẻ địch luôn luôn lợi dụng để vu khống chủ nghĩa và những người cộng sản chúng ta như vấn đề Tổ quốc, vấn đề tôn giáo, vấn đề tự do tư tưởng, vấn đề gia đình. Do đó, làm cho mọi người trong nhân dân, nhất là nhân dân lao động, có thái độ nhiệt liệt ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và tích cực bảo vệ những người cộng sản. Cần tranh thủ cả sự đồng tình thật thà của những nhân sĩ trí thức tiến bộ và nếu có thể công khai lên tiếng bênh vực chủ nghĩa cộng sản và Đảng ta.

VSTK - 4067


1 2 3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

20 21

22 23 24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Một mặt khác, cần chú ý rằng dưới khẩu hiệu chống cộng, bọn Ngô Đình Diệm sẽ khủng bố không những những người cộng sản và cả những người Việt Nam yêu nước khác, những người tán thành hoà bình, thống nhất và những phong trào có tính chất ít nhiều tiến bộ, đó là thủ đoạn mà bọn phát xít Đức cũng như bọn phát xít Mỹ thực hiện xưa nay. Bởi vậy cần bóc trần thủ đoạn nguy hiểm ấy của địch và tích cực tiến công chúng, vạch rõ bộ mặt phản nước, phản dân của chúng và việc bênh vực chủ nghĩa cộng sản và những người cộng sản phải luôn luôn gắn chặt với việc bênh vực những phong trào đấu tranh cho hoà bình, thống nhất của những phong trào tiến bộ của nhân dân và bênh vực tất cả những người Việt Nam yêu nước bị địch khủng bố, đàn áp. Trong lúc này, đứng trước những thủ đoạn chống cộng của địch, không tích cực tuyên truyền bênh vực chủ nghĩa cộng sản và những người cộng sản để mặc cho địch tự do vu khống cộng sản, gieo rắc hoài nghi đối với Đảng ta, chia rẽ những người cộng sản và nhân dân ta, đó là một sai lầm hữu khuynh nghiêm trọng; đồng thời cũng phải đề phòng khuynh hướng chỉ bênh vực những người cộng sản mà không tích cực bênh vực những người Việt Nam yêu nước khác, làm cho chúng ta bị cô độc, hay bênh vực chủ nghĩa cộng sản mà không nắm vững lập trường và đường lối đấu tranh hiện nay của Đảng là phấn đấu cho hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ hiện tại thì lại là phạm sai lầm tả khuynh nguy hiểm. (Sẽ có chỉ thị cụ thể thêm về phần này). Trên đây là nhận định và nội dung công tác tuyên truyền giáo dục của ta đối với bản tuyên bố của Ngô Đình Diệm và âm mưu phá hoại hoà bình, thống nhất của Mỹ - Diệm hiện nay. Các cấp bộ Đảng và các cơ quan tuyên truyền giáo dục cần nghiên cứu kỹ Thông tri này để tiến hành việc giải thích trong cán bộ và nhân dân và nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục lên một bước để đẩy mạnh cuộc đấu tranh giành thống nhất hiện nay. T/M ban bí thư”67 7.1- Chiến lược của CSVM sau Hiệp Định Geneva

Bên cạnh kết quả không mấy khả quan của chương trình cải cách điền địa của chính quyền VNCH, dân chúng ở các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam đã phải gánh chịu nặng nề ảnh hưởng của chiến dịch tố Cộng được phát động mạnh mẽ trong những năm 1955 và 1956 nhằm tiêu diệt, bắt giữ những phần tử CSVM nằm vùng và những người bị tình nghi là thân CS hoặc là những cựu cán binh CSVM ở miền Nam. Các cán bộ cao cấp của CSVM khi rời khỏi Geneva để trở về nước vào năm 1954 đã hân hoan phấn khởi tin tưởng rằng nước Việt Nam nhất định sẽ được thống nhất như Hiệp định Geneva 1954 đã quy định hoặc là do sự sụp đỗ nhanh chóng của chính quyền Ngô Đình Diệm dưới những cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam để đặt cả nước dưới quyền kiểm soát của VNDCH.Thủ tướng trưởng đoàn CSVM tham dự Hội nghị Geneva 1954 đã tuyên bố vào ngày chấm dứt hộ nghị như sau: “Chúng tôi sẽ thực hiện Thống nhất. Chúng tôi sẽ làm được Thống nhất giống như chúng tôi đã thắng trận. Không có một thế lực nào từ trong nước cũng như từ bên ngoài có thể làm cho chúng tôi bị trệch hướng bước đi của chúng tôi.”68 Do đó, ngay sau khi Hội Nghị Geneva chấm dứt, CSVM đã gọi tập kết về miền Bắc một số bộ đội và cán bộ nhưng vẫn cày đặt ở lại miền Nam vào khỏan 10,000 cán binh Việt Cộng để chuẩn bị cho kế hoạch khuấy động chính VSTK - 4068


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

trị, hô hào dân chúng miền Nam đấu tranh đòi chính quyền miền Nam phải thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo chế độ VNDCCH của miền Bắc. Theo một tài liệu nghiên cứu của tác giả giả J.J. Zasloff dưới đề mục “ORIGINS OF THE INSURGENCY IN SOUTH VIETNAM, 1954-1960: THE ROLE OF THE SOUTHERN VIETMINH CADRES/ Những Nguyên Nhân của cuộc nổi dậy ở miền Nam trong giai đoạn 1954-1960: Vai trò của các cán binh Việt Minh ở miền Nam”69 thì sau khi ngừng bắn ở Đông Dương vào năm 1954, đa số bộ đội CSVM chủ động nổi dậy ở miền Nam đã tập kết ra miền Bắc. Những cán binh CSVM còn ở lại miền Nam sau năm 1954 gồm có 2 thành phần: chủ động và thụ động. Thành phần chủ động tuân hành kỹ luật và đặt dưới quyền kiểm soát của các thành phần lãnh đạo của CSVM mà đa số là từ Hà Nội. Thành phàn thụ động trở về đới sống dân giả bình thường và đã không còn liên hệ nào hoặc hoạt ngầm cho mọi hình thức tổ chức nào do Việt Minh chủ động từ sau năm 1954. Trong khi nhóm chủ động phải chịu đặt mình dưới sự điều khiển từ Hà Nội thì tình cảm của nhóm thụ động đối với CSVM có thể xếp vào nhiều hạng loại khác nhau: trung thành, trung lập, dửng dưng, thù địch dứt khoác. Nhiệm vụ của nhóm chủ động CSVM nằm vùng ở lại miền Nam chỉ được giới hạn trong công tác tổ chức và tuyên truyền mà không có kèm theo bạo động và phá hoại. Tuy nhiên nhóm CSVM nằm vùng chủ động nầy sẽ hợp cùng với nhiều thành phần lãnh đạo CSVM nồng cốt khác ở miền Nam đã tập kết ra Bắc rồi xâm nhập trở lại miền Nam để thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào năm. 1960.

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đã có những cuộc tụ tập dân chúng do cán bộ CSVM nằm vùng hô hào tổ chức một cách rộng khắp để tuyên truyền về thắng lợi của CSVM ở Hội Nghị Geneva.Tại nhiều vùng nông thôn ở phía Nam và phía Tây miền Nam Việt Nam, hình ảnh của ông Hồ Chí Minh và những bản sao những điều ước của Hiệp Định Geneva đã được treo dán trên các tường nhà của dân chúng. Tại Sài Gòn, các tỉnh thành, thị xã lớn của miền Nam những cuộc nổi dậy có tính cách quết liệt nhằm lôi kéo những phần tử, phe nhóm quốc gia tả khuynh, các thành phần sinh viên, học sinh, và các thành phần trí thức của các tổ chức ái quốc đón gió xôi thịt hoặc trá hình thân Cộng trong phạm vi Sài Gòn-Chợ Lớn, tất cả cùng nổi dậy để hợp nhau lại trong một phong trào đòi hỏi hòa bình do CSVM chủ đạo trong bóng tối.70 7.2- Chiến dịch Tố Cộng của VNCH

Chính quyền của ông Diệm đáp ứng chống lại các cuộc nổi dậy kể trên bằng những chiến dịch tố giác Cộng sản, xử dụng quân lực, cảnh sát, công an và các tổ chức vũ trang của chính phủ VNCH để truy lùng, bắt giữ các cán VSTK - 4069


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

binh CSVM nằm vùng cùng với những người tổ chức hoặc tham gia vào những cuộc xuống đường biểu tình phản đối chính quyền VNCH. Chiến dịch chống Cộng của chính quyền VNCH đã gây thiệt hại và khốn đốn cho nhiều cơ sở hạ tầng trong dân chúng do CSVM kiểm soát nhưng các chiến dịch nầy đã thực hiện bởi nhiều cấp thừa hành tắc trách thẳng tay quá độ, đi đến mức tàn bạo, sai lạc, lạm dụng, thất cách tạo ra nhiều sự bất mãn trong dân chúng. Ngay cả đến những người không phải là CS nhưng đã từng theo Việt Minh “vào chiến khu” chống thực dân Pháp ngày trước nhưng đã không còn hoạt động nào dính líu với VMCS hiện nay cũng bị chính quyền VNCH truy lùng bắt bớ, hành hung, khảo tra và có nhiều trường hợp bị hành quyết. Gia đình nào ở miền Nam có thân nhân tập kết theo quy định Hiệp định Geneva 1954 cũng bị vạ lây vì chiến dịch tố cộng của chính quyền VNCH. “Không những phần nhiều cấp thừa hành địa phương và cảnh sát của chính quyền VNCH bất lực hay không có khả năng phát giác chính xác các phần tử CSVM chủ động nằm vùng; đã thế họ lại còn kiêu căng, cửa quyền, hối lộ trong khi thừa hành nhiệm vụ và chính vì tư cách thất nhân tâm như thế đã giúp cho CSVM có thể lôi kéo được cảm tình của dân chúng.”71 Chiến dịch tố cộng của VNCH đã khiến cho rất nhiều cơ sở hạ tầng của CSVM nằm vùng bị phá hủy ở các quận, huyện, làng mạc, thôn ấp của miền Nam nhưng đa số các cán binh chủ động của CSVM và những thường dân “bị chụp mũ là Việt Cộng” đã lẩn trốn vào các vùng rừng, núi để khỏi bị bắt bớ, giam cầm, lao dịch bởi chiến dịch tố cộng của chính quyền VNCH. Chiến dịch tố Cộng một cách vô tội vạ - không cần phân biệt đúng sai, thực hư - của VNCH gây bất mãn cho một số lớn những thành phần dân chúng không theo CS hoặc trung lập, khiến họ buộc lòng phải ngả về phía CSVM để được bao bọc che chở.72 Tuy nhiên, chiến dịch tố cộng của VNCH đã gây tác động khắc nghiệt trong ngắn hạn đối với các cơ cấu nằm vùng của CSVM miền Nam. Từ đầu năm 1955, những cán bộ CSVM thoát hiểm khỏi lưới tố cộng đả co cụm ẩn mình và những tổ chức biểu tình chống đối chính quyền VNCH do CSVM khích động đã giảm đi không còn xảy ra đều đặng như trước nữa. Gần hết bộ đội vũ trang CSVN miền Nam đã tập kết về miền Bắc sau Hiệp định Geneva cho nên chi bộ CSVM ở miền Nam nằm vùng ở lại miền Nam không có đủ lực lượng vũ trang để đối phó với chiến dịch tố cộng càng quét của VNCH. Tháng 02/1956, bộ trưởng Thông Tin và Thanh Niên Trần Chánh Thành đã kêu gọi hàng chục ngàn dân chúng ở Sài Gòn tham dự cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ VNCH và chứng kiến khoản 2,000 cán bộ CSVM nằm vùng chiêu hồi tuyên thệ trung thành với chính quyền VNCH. Cũng theo tài liệu được giải mật của Ngũ Giác Đài/ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì Bộ Thông Tin và Thanh Niên VNCH đã tuyên bố vào tháng 05/1956 rằng chiến dịch tố Cộng đã tiêu VSTK - 4070


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23 24 25 26

27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

diệt nhiều hơn ảnh hưởng sâu đậm của CSVM trong năm 1955. Bộ Thông Tin và Thanh Niên cũng cho biết đã có gần 95,000 cán bộ CSVM chiêu hồi, hơn 5,000 cán binh CSVM nằm vùng đầu thú với các lực lượng quân đội VNCH, tịch thâu gần 120.000 vũ, khí đủ loại, hàng tấn tài liệu bí mật bị tịch thâu và hơn 700 hầm vũ khí bị phát giác. Một tờ báo ở Sài Gòn phê luận Bộ Thông Tin trình diễn một trò múa rối cho nên đã bị rút giấy phép.73 Đối với người dân ở các vùng nông thôn thì chiến dịch tố cộng là thực sự nghiêm trọng chứ không phải chỉ là những màn trình diễn tuyên truyền .Tổng thống Diệm vào ngày 11/01/1956 đã ban hành Dụ số 06 nới rộng sự áp dụng giam giữ tại các tập trung chính huấn các thành phần CS và nhưng CSVM chủ động nằm vùng ở miền Nam VNCH: Những người bị coi la nguy hại cho an ninh có thể bị an trí, trục xuất hoặc cưỡng bách cư trú ở một nơi chỉ định.74 Ngày 06/05/1956, chính quyền VNCH ban hành đạo luật số 10/1959 ấn định hình phạt nặng nề đối với những phần tử CSVM và trao quyền cho tòa án quân sự đặc biệt xét xử. Luật 10/59 có phần: 1/- Quy định những hình phạt những hành vi phá hoại, xâm phạm an ninh quốc gia, sinh mạng và tài sản của dân chúng. 2/- Thiết lập tòa án quân sự đặc biệt. Luật nầy được Quốc Hội VNCH thông qua và được Tổng Tống Ngô Đình Diệm ban hành vào ngày 06/05/1959. Nội dung toàn văn đạo luật nầy như sau:75 Phần Một

Tội phạm phá hoại nền an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng và tài sản dân chúng Điều 1. Sẽ bị tuyên phạt án tử hình và tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản đối với bất cứ kẻ nào vi phạm hoặc toan vi phạm những tội ác được kể ra sau đây với mục đích phá hoại nền an ninh quốc gia, làm thiệt hại sinh mạng, tài sản dân chúng, và nếu là quân nhân thì tước bỏ hết binh quyền: 1. Cố sát, đầu độc hay bắt cóc 2. Phá hủy hoàn toàn hay gây một phần vô dụng bằng chất nổ, đốt cháy hay bằng những cách khác: a) Nhà cửa, nơi cư trú có hay không có người ở, nhà thờ, chùa chiền, đền miếu, nhà kho, cơ xưởng, trang trại và tất cả những vật dụng phụ thuộc riêng tư của cá nhân; b) Các công trình công cộng nhà ở, cao óc, các công sở, các công trường, kho bãi, và một cách tổng quát, tất cả bất kỳ các cơ cấu công trình thuộc về chính quyền, và tài sản khác, động sản hay bất động sản, của chính quyền hay do chính quyền kiểm soát, hoặc là được đặt dưới một quy chế chuyển nhượng đặc biệt hay dưới sự quản trị quốc gia. c) Các phương tiện di chuyển trên không, trên mặt đất, dưới nước và tất cả các loại xe cộ. d) Hầm mỏ có máy móc và trang thiết bị. e) Vũ khí, đạn dược, quân dụng và vật dụng, cột trụ bưu điện, lầu nhà chỉ huy, văn phòng dịch vụ, kho chứa, nhà máy và bất kỳ cơ cấu nào có lợi ích cho quốc phòng hay cảnh sát; g) Các loại mùa màng và các sản vật nông nghiệp, gia súc và công cụ dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp các loại;

VSTK - 4071


1 2 3 4 5

6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

17 18 19

20 21 22

23 24 25 26 27 28 29 30

31

32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

47

h) Các phương tiện viễn thông, bưu điện, các đài phát thanh, hệ thống sản xuất và phân phối điện và nước, nhà cửa, công ốc và trang thiết bị dùng để khai thác hệ thống đó; i) Các đập, đê ngăn nước, những phương tiện lưu thông, đường sắt, phi trường, hải cảng, cầu cống và những cấu trúc khác phụ thuộc vào các loại cầu đường kể trên. k) Các sông ngòi lớn nhỏ mà ghe thuyền, bè nổi có thể lưu thông và các kênh rạch; Điều 2. Sẽ bị án phạt khổ sai chung thân, tịch thu toàn thể hay một phần tài sản, và trong trường hợp kẻ tội phạm là quân nhân thì tước bỏ hết binh quyền, bất cứ kẻ nào với ý đồ phá hoại hay làm thiệt hại cho nền an ninh quốc gia, sinh mạng và tài sản tư nhân, vi phạm hay có ý đồ vi phạm những trọng tội sau đây: 1. Cưỡng đoạt bằng vũ khí, hoặc có từ 2 người hay nhiều người đồng phạm; 2. Cướp bóc trên đường bộ hay trên đương thủy những những cách khủng bố hay hăm dọa bằng vũ khí hay bằng những phương tiện khác; 3. Hăm dọa trực tiếp hay giáng tiếp nhằm mục đích giết người, đốt cháy nhà cửa, mùa màng hay bắt cóc; 4. Gây rối loạn hay cướp bóc các thị trường; 5. Hành vi tiêu hủy hay hành động phá hoại không có liệt kê tại các điều khoản kể trên. Điều 3. Sẽ bị tuyên án phạt như đã nêu ra nơi các điều 1 và điều 2 kể trên đối với những kẻ nào đang là hội viên của một tổ chức hay đang cam kết trợ giúp để chuẩn bị hoặc để gây ra những tội phạm đã được nêu ra nơi hai điều kể trên. Điều 4. Những kẻ chính phạm, đồng phạm hay những kẻ chủ mưu đặt dưới quyền tài phán của các Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt, như sẽ được đề cặp ở Phần Hai của luật nầy, sẽ không có thể được hưởng các trường hợp giảm khinh. Điều 5. Sẽ được miễn tội hay được hưởng những trường hợp giảm khinh đối với những vi phạm tội ác đặt dưới thẫm quyền tài phán của các Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt đối vớ những phạm nhân nào cung cấp tin tức cho chính quyền hay những chức quyền quân sự, tư pháp nhằm giúp cho việc truy bắt những kẻ phạm pháp và đồng phạm trước khi bọn chúng thực hiện được tội ác hay thực hiện ý đồ phạm pháp, trước và sau khi thủ tục tố tụng hình sự được tiến hành. Mặc dù vậy, những kẻ được miễn giảm tội vẫn phải bị tuyên án giam giữ giám sát hay đi lưu đày trong một thời gian nhất định.

Phần Hai

Tổ chức các Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt Điều 6. Nay thiết lập ba Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt đặt tại sở tại ở Sài Gòn, Ban Mê Thuột và Huế. Về mặt lãnh thổ, thẩm quyền tài phán của Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt Sài Gòn bao gồm các tỉnh thành ở vùng đồng bằng Nam phần. Thẩm quyền tài phán của Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt Ban Mê Thuột bao gồm các tỉnh thành của Cao Nguyên Trung phần. Thẩm quyền tài phán của Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt Huế bao gồm các tỉnh thành của vùng đồng bằng Trung phần. Theo nhu cầu đòi hỏi, những tòa án đặc biệt khác sẽ có thể được thiết lập bằng Sắc Lệnh. Và thẩm quyền tài phán lãnh thổ của tòa án mới hay tòa án cũ cũng có thể được ấn định bằng Sắc Lệnh. Sau nầy, những sự sữa đổi thẩm quyền tài phán lãnh thổ cũng sẽ được thực hiện bằng Sắc Lệnh. Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt có pháp đình hoạt động đặt tại các Tòa Án Thượng Thẩm, Tòa Án Sơ Thẩm và Tòa Án Hòa Giải với một thẩm quyền rộng lớn, nếu các tòa án Quân Sự nầy không có pháp đình riêng biệt. Các phiên xử án được thi hành tại các pháp đình nầy hoặc, nếu cần thiết, tại bất cứ nơi nào bên ngoài các pháp đình kể trên. Điều 7. Thành phần Tòa Án Quân Sự trong một phiên xử gồm có:

VSTK - 4072


- Một sĩ quan cấp bậc từ thiếu tá trở lên tốt nghiệp luật khoa: Chánh Thẩm. - Quận trưởng, Thị trưởng, Tỉnh trưởng hay người dại diện tại vùng xử án: Phụ Thẩm. - Một sĩ quan cấp bậc từ thiếu tá trở lên tốt nghiệp luật khoa: Phụ Thẩm. Chánh Thẩm và Phụ Thẩm Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt do Bộ trưởng hay phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng cử nhiệm công cán bằng Sự Vụ Lệnh Hành Chánh.

1 2 3 4 5

Điều 8. Một sĩ quan từ cấp thiếu tá trở lên được chỉ định làm ủy viên Công Tố và một hay nhiều sĩ quan cấp bậc thiếu tá được chỉ định làm phụ tá Công Tố.

6 7

Những sĩ quan Công Tố nầy do Bộ trưởng hay phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng hay do Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng ký tên cử nhiệm bằng Sự Vụ Lệnh Hành Chánh cho từng 6 tháng một. Trong trường hợp khiếm khuyết sĩ quan cấp bậc thiếu tá, các sĩ quan có cấp bậc đại úy hay trung úy có thể được lựa chọn nếu không có sự phản kháng nào. Khi có nhu cầu thay thế, việc chỉ định các sĩ quan công tố được thực hiện ngay tức khắc qua thủ tục kể trên.

8 9 10 11 12

Điều 9. Văn phòng Lục Sự do một viên Chánh Lục Sự điều khiển với nhiều phụ tá Lục Sự, Thư ký văn phòng, thư ký đã tự. Những công chức dân sự nầy được cử nhiệm bởi Bộ trưởng hay phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng bằng Sự Vụ Lệnh Hành Chánh.

13 14 15 16

Điều 10. Tất cả những nhân sự kể trên đều phải tuyên thệ nơi pháp đình của Tòa Phá Án trước khi nhậm chức. Lời tuyên thệ được ghi chép thành văn.

17 18

Điều 11. Thẩm quyền tài phán của Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt gồm có:

19

1) Những trọng tội như đã được định rõ nơi các điều 1, 2 và 3 của Luật nầy, kẻ phạm pháp bất luận là thường dân hay quân nhân. 2) Trọng tội gián điệp hay phản quốc như đã quy định rõ trong Sắc Lệnh số 47 ban hành ngày 21/08/1956. 3) Trọng tội làm gián đọan hay phá họai nền kinh tế và tài chánh quốc gia, như đã quy định rõ trong Sắc Lệnh số 61 ban hành ngày 03/08/1955. 4) Những trọng tội dược quy định trong bộ Hình Luật đặt dưới thẩm quyền tài phán của Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt.

20 21 22 23 24 25 26 27

Điều 12. Khi một vụ án dưới thẩm quyền của Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt thì Bộ Trưởng Quốc Phòng hay Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng ban hành một Sắc Lệnh trình bày những lý do tại sao những phạm nhân phải bị xét xử trực tiếp tại Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt mà không qua các thủ tục dự thẩm hỏi cung.

28 29 30

Điều 13. Ủy viên Công Tố tuyên đọc tội trạng, tuyên bố thẩm quyền tài phán của Tòa án và trình bày tất cả chi tiết có liên hệ đến trọng tội của phạm nhân.

31 32

33 34 35 36 37

38 39

Điều 14. Ủy viên Chính Phủ tại Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt, trong tiến trình điều tra trọng tội thuộc thẩm quyền phán quyết của tòa nầy, có quyền trác gọi những chức sắc của lực lượng công quyền. Điều 15. Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt sẽ mở phiên tòa xử án ba ngày sau khi nhận được Sắc Lệnh của Bộ Trưởng Quốc Phòng, hay phụ tá bộ trướng Quốc Phòng như quy định tại điều 12. Trác gọi trực tiếp phạm nhân ra tòa do ủy viên chính phủ Công Tố đảm trách 24 giờ trước khi phiên tòa xử án khai mạc. Điều 16. Phạm nhân được quyền có luật sư biện hộ. Nếu phạm nhân không có luật sư biện hộ thì ủy viên chính phủ hoặc chánh án phải chỉ định một luật sư biện hộ cho đương sự. Điều 17. Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt là chung tẩm và phạm nhân không được quyền kháng án lên Tòa Phá

40 41

42 43

Án. Điều 18. Phán quyết của Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt phải được thi hành theo quy định từ điều 93 đến điều 98 của bộ hình luật Tố Tụng Quân Sự.

VSTK - 4073


1 2

3

4 5

6 7

8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Điều 19. Án tử hình chỉ có thể được thi hành sau khi đơn xin ân xá của phạm nhân tử tội không được chấp nhận Điều 20. Nếu cần, một Sắc Lệnh sẽ ấn định phương cách thi hành đạo luật nầy. Điều 20. Tất cả những quy định trái với đạo luật nầy đều bị bãi bỏ. Đạo luật nầy sẽ được đăng trên Công Báo của Việt Nam Cộng Hòa. Ký tên: NGÔ ĐÌNH DIỆM Sài Gòn, ngày 6 tháng 5 năm 1959

Căn cứ vào đạo luật 10/59, VNCH dự thảo "Điều Lệ an ninh chống cộng" để áp dụng tại các làng mạc nông thôn và gồm có 9 điều lệ:76 Điều 1: Canh gác đêm ngày thanh niên nam nữ 18 tuổi trở lên, thưởng cho người bắt được Việt cộng 3.000 đồng. Điềm chỉ đích xác, có kết quả thưởng 1.000 đồng. Điều 2: Rào làng, nếu ai phá rào để cộng sản về hoạt động thì trừng trị theo Điều 7 (bắt nạp cho chính quyền). Điều 3: Báo động khi cộng sản về làng. Nếu chẳng may bị Việt cộng sát hại hoặc gây thương tích, thì làng trợ cấp cho vợ con… Điều 4: Gia đình có con em thoát ly theo cộng sản phạt: phải dỡ nhà đi, tập trung nơi quy định để kiểm soát. Làng không giao thiệp với gia đình này. Truất hữu khẩu phần đương sự vĩnh viễn. Nếu có vợ, truất hữu ruộng của vợ 3 năm. Điều 5: Những người dùng ngôn ngữ có lợi cho cộng sản (tuyên truyền gián tiếp cho cộng sản) truất hữu công điền 3 năm lần thứ nhất, 6 năm lần thứ hai. Điều 6: Những người chứa chấp cơ sở cộng sản. Bắt nạp chính quyền, bắt đương sự dỡ nhà lại khu tập trung - truất hữu phần công điền 6 năm. Con cái không được học trong làng. Bị làng cô lập sau khi được tự do. Điều 7: Những người làm tay sai cho cộng sản: hình phạt như Điều 6. Điều 8: Những người hoạt động công khai cho cộng sản: tùy ý dân làng trừng phạt ngay sau khi bắt được (bằng mọi hình thức). Đối với gia đình (như Điều 6 quy định). Điều 9: Cộng sản thoát ly về làng hoạt động: tùy ý dân làng trừng phạt ngay sau khi bắt được. Đối với cán bộ ngoài địa phương về làng hoạt động, cũng tùy dân làng trừng phạt khi bắt được. *

Với đạo luật 10/59 ra đời, chiến dịch tố Cộng càng gia tăng mạnh mẽ và khốc liệt hơn. Năm 1960, bộ trưởng bộ Thông Tin và Thanh Niên VNCH đã đưa ra thành quả của chiến dịch tố Cộng như sau: gần 50,000 bị bắt giam cầm trong khoảng những năm 1954-1960 nhưng có quan sát viên ngoại quốc ước lượng rằng chỉ riêng trong một năm 1956 thì đã có 50,000 người bị bắt giam rồi và theo sự tiếp xúc điều tra riêng với những cựu tù nhân của chiến dịch tố Cộng của VNCH thì đa số những người bị bắt giam thường không phải là CSVM hay thân Cộng.76 Ngoài ra, chiến dịch tố Cộng còn được tăng cường trợ lực về tuyên truyền và tình báo bởi các tổ chức đoàn thể bán quân sự như Thanh Niên Cộng Hòa do ông Ngô Đình Nhu tổ chức và lãnh đạo và Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới do vợ của Ông Nhu là bà Trần Lệ Xuân tổ chức và làm chủ tịch. Ngoài ra chính quyền VNCH còn tổ chức xã hội ở các vùng nông thôn theo hình thức liên gia tương trợ và kiểm soát lẫn nhau theo kiểu kiểm soát dân số của CSVM. Mỗi liên gia có một liên gia trưởng, nhiều liên gia họp lại thành một khóm và bầu ra một khóm trưởng. Bổn phận chính yếu của mỗi Liên gia hoặc của mỗi khóm theo dõi vào báo cáo những người lạ mặt, sự đi lại VSTK - 4074


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

bất bình thường của những người thuộc liên gia hay khóm. Mỗi gia đình trong Liên gia đều phải kê khai tên, tuổi, nơi sinh, nghề nghiệp, phái tính trên một Sổ Khai Gia Đình được thị thực bởi viên chức của chính quyền VNCH. Ngoài ra, việc kiểm soát dân số càng tăng thêm hiệu quả bằng chính sách cấp phát thẻ căn cước có dán hình và dấu chỉ tay của người được cấp thẻ với chữ ký và con dấu chứng nhận của chức quyền VNCH.77 7.3 – Sách lược giành dân và tập trung dân của VNCH

- Khu dinh điền Chương trình Khu dinh điền của VNCH tái định cư nông dân miền Nam và số người dân từ miền Bắc di cư vào Nam đến những vùng đất mới trước đây đã không gặt được kết quả khích lệ vì vấp phải sự phân cách sắc tộc Kinh, Thượng. Tuy nhiên, những cuộc tái định cư gây tác động bất mãn lan rộng và nguy hại hơn hết dối với chính quyền VNCH chính là sách lược tái định cư những người nông dân miền Nam kể từ năm 1959 mà địa bàn thí nghiệm là những vùng đất hướng Tây Nam Sài Gòn đang bị CSVM kiểm soát. Sách lược nầy nhằm mục đích chọn lọc những thành phần nông dân không theo hoặc không có cảm tình với CS đưa ra khỏi vùng “xôi đậu”để tập trung vào những khu đất canh tác mà cảnh sát và lực lượng quân đội VNCH có thể có thể theo dõi, canh giữ sau khi đã càng quét tận gốc CSVM nằm vùng. Hình thức tái định cư nầy đã không thành công vì người nông dân cảm thấy bị chính quyền cưỡng thúc rời xa mãnh ruộng, khu vườn do tổ tiên ông bà của họ để lại qua bao nhiêu đời cho nên họ không có cảm tình đối với chính quyền và quân đội VNCH và họ phản đối chỉ vì đây chỉ nhằm mục tiêu tố Cộng chứ không phải vì phúc lợi của người nông dân. Do đó, chỉ trong vòng một tháng, chương trình tái định cư nầy thất bại và kể từ tháng 03/1959 chính quyền phải tạm ngưng thi hành.78 - Khu Trù Mật Tháng 07/1959, VNCH lại tiếp nối kế hoạch giành dân và tập trung dân và thông cáo phổ biến rằng chính phủ VNCH đang phát triển và cải tiến những tiêu chuẩn mức sống của người dân ở nông thôn bằng cách thiết lập khoản 80 khu dinh điền mới được đổi tên là Khu Trù Mật. Các khu trù mật nầy được xây dựng kề cận với những hệ thống tuyến đường giao thông quan trọng có tính cách chiến lược mà các chính quyền tỉnh thành địa phương có thể kiểm soát và bảo vệ an ninh một cách hữu hiệu. Số 80 khu trù mật nầy dự trù sẽ phải được hoàn tất vào cuối năm 1963. Mỗi khu sẽ tập trung 400 gia đình tức là với dân số từ 2,000 đến 3,00 người. Ngoại vi khu trù mật còn có một khu dinh điền nhỏ hơn với dân số khoản 120 gia đình. Theo dự án xây dựng thì tại các khu trù mật nầy, chính phủ xây cất phương tiện giữ gìn an ninh, trường học, nhà VSTK - 4075


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

chợ, trạm y tế, công viên và nhiều khu có cả trạm phát điện công cộng. Với những tiện nghi vật chất khá đầy đủ như thế, chính quyền suy định rằng sẽ thuyết phục được sự hưởng ứng nhiệt tình của người nông dân miền Nam Việt Nam và yên lòng di chuyển vào các khu trù mật của VNCH. Tuy nhiên chương trình Khu Trù Mật lại bị nông dân ta than nhiều hơn so với các lần tập trung dân trước đây của chính phủ VNCH bởi vì lần nầy nông dân đã phải đi làm xâu tức là đi dân công cho chính quyền trong các công tác đào kinh, hào lũy, móc đất, đắp nền, xây cao bờ tường đất, cắm rào tre, giăng kẽm gai phòng vệ . . .cùng chung lao dịch với hàng ngàn thanh niên nam nữ của lực lượng Thanh Niên Cộng Hòa của ông Nhu79. Khu trù mật mẫu được giao cho kiến trúc gia Ngô Viết Thụ thiết kế là khu trù mật Vị Thanh-Hỏa Lựu. Ngày 12/09/1959 khởi công xây dựng sau khi Ngô viết Thu đã đắp mẫu sa bàn. Công trình hoàn tất và được đích thân Tổng thống Ngô Đình Diệm đến dự lễ và cắt băng khánh thành. Toàn bộ khu trù mật dài khoảng 7 km, chiều rộng lấy kinh Xà No làm trung tâm, mỗi bên rộng 2 km, được chia là 4 khu chính: khu Vị Thanh, khu Hỏa Lựu, khu Giữa, khu Bắc Xà No. Mỗi khu chia là 4 tiểu khu: tiểu khu hành chính, tiểu khu công thương, tiểu khu xã hội, tiểu khu gia cư. Mỗi tiểu khu được chia làm nhiều lô, mỗi lô chia làm nhiều ô, mỗi ô lại chia thành 10 khoảnh đất nhỏ, mỗi khoảnh dài 90 m, rộng 45 m. Năm gia đình được ghép lại thành một, có liên gia trưởng và liên gia phó để kiểm tra, theo dõi các gia đình trong liên gia trực thuộc. Mỗi gia đình trong khu trù mật phải Quy hoạch khu nhà ở Khu Trù Mật có tờ khai ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp và có dán ảnh từng người. Người dân đi đâu, làm gì đều phải báo với liên gia trưởng, trưởng ấp. Đi, về phải đúng giờ giấc quy định và ra vào ở một cổng theo quy định.80

Nhà chợ

Cầu di vào khu nhà ở

Khu trung tâm

Ngày khánh thành

Quan khách ngày khánh thành

(Nguồn hình:https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8695984629/in/photostream/) 28

29

30

31

32

Nhân lực nông dân đi làm xâu tại khu trù mật Vị Thanh(Cần Thơ) lên đến 20,000 và tệ hại hơn nữa là số nông dân nầy lại chính là những người sẽ phải di dời vào ở trong các khu nhà được quy hoạch cho khu trù mật nầy bỏ lại hay phải phá hủy những căn cơ, ruộng vườn, mồ mã trải qua bao nhiêu đời gây dựng bởi tổ tiên, ông bà của họ. Mặc dù chính quyền cung cấp và trợ giúp xây VSTK - 4076


1

2

3

4

5

6

dựng nơi ăn chốn nơi khu trù mật và cấp phát một số tiền mặt cũng như cho nông dân vay tiền để trả tiền sở hữu 1.5 mẫu Anh (1 mẫu Anh=0.4 mẫu Tây/hecta) ruộng đất được chia cho ở gần khu trù mật nhưng người nông dân ở khu trù mật vẫn không thỏa mãn, hài lòng, phản kháng và bạo động để hủy phá kế hoạch gom dân giam lỏng của chính quyền VNCH: chương trình Khu Trù Mật bị thất bại, chỉ thực hiện được 22 khu trên số tổng số 80 khu dự trù.81 BÀI ĐỌC THÊM

7 8

Bài đọc 1

9

82 CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VIỆT NAM (1954-1994)

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

Song song với cải cách điền địa, Tống thống Diệm thực hiện chính sách được gọi là "dinh điền" và "khu trù mật", nhằm mục đích: - Giải quyết công ăn việc làm cho 850.000 đồng bào miền Bắc di cư vào Nam tỵ nạn Cộng sản. - Giải quyết nạn thất nghiệp hoành hành các đồng bằng duyên hải Trung phần Việt Nam. Nhiệm vụ thực hiện các trung tâm dinh điền và các khu trù mật được giao phó cho Phů Tống ủy Dinh Ðiền. Nhờ sự viện trợ kỹ thuật và tài chánh dồi dào của Hoa Kỳ, Pháp, Tố Chức Sức Khỏe Thế Giới (OMS), Phủ Tổng ủy Dinh Điền thực hiện trong một thời gian ngắn ngủi (19571961) 169 trung tâm tái định cư (trong số nầy, có 25 Khu Trù Mật, tất cả đều tập trung trên đồng bằng sông Cửu Long). Diện tích đất trồng được khai hoang hay được tái canh tác đạt 109.379 ha (26). Các trung tâm tái định cư nầy đã tiếp nhận 50.080 gia đình, tính ra có đến 250.000 người tái định cư ở những nơi nầy. . Các Trung tâm Dinh Điền là những làng mạc mới được thành lập để đón nhận đồng bào di cư miền Bắc và giới nông dân nghèo khó- của các đồng bằng duyên hải Trung phần Việt Nam di dân đến đây sinh cơ lập nghiệp. Mỗi khu dinh điền tập trung từ 1.000 đến 1.500 dân, có chợ trời, một nữ y tá, một cô mụ đỡ đẻ, một trường tiểu học có 8 lớp. Trên đồng bằng sông Cửu Long, Phủ Tống Ủy Dinh Điền cấp phát không từ 1 đến 3 ha cho mỗi gia đình định cư, 1 ha đất khẩn hoang tại miền Ðông Nam Phần và trên Cao nguyên Trung Phần. Mỗi gia đình định cư có quyền khẩn thêm đất hoang để đạt đến 5 ha/mỗi gia đình. Sau đó, chính phủ cấp phát cho họ một bằng khoán xác nhận quyền sở hữu ruộng đất nầy. Ngoài ra, họ còn được chính phủ trợ cấp lương thực, khoảng 1 năm cho đến khi họ bắt đầu thu hoạch mùa màng đầu tiên. Các nông cụ (cuốc, búa, mác, xẻng, phân bón hóa học...), hạt giống, con giống (gà, vịt) được nhà nước cấp phát không. Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho vay tiền lãi suất thấp, để họ có phương tiện tài chánh canh tác, hoặc để mua một con trâu hay một con bò, một con heo nái hoặc heo nọc giống ngoại quốc cho năng suất cao (Yorkshire, Landrace, Duroc Berkshire). • Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đãy sinh sống ở những địa phương nào chưa được bảo đảm”. Các thôn dân sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiển tranh xâm lược miền Bắc, Tổng thông Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoàn từ 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tầng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố. • Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán). • Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền). Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).

VSTK - 4077


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

• Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất mầu mỡ, để trong tương lai, các thể hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ. • Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cũng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với nền nông nghiệp địa phương. • Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít dòi hỏi nhiều tư bản đầu tư hơn hình thúc cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...). • Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn được trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam. Bởi vậy, các Khu Trù Mật thường được thiểt lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Ðồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000m2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh.

20

* BÀI ĐỌC THÊM 21

Bài đọc 2

22

Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu83

23

24 25 26

27 28 29 30 31 32 33 34 35

36 37 38 39

40 41 42 43 44 45

Hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954 chưa ráo mực, Mỹ Diệm đã ngang nhiên phá hoại. Ở Cần Thơ, địch tràn vào vùng giải phóng của ta sớm nhất để đánh phá cơ sở cách mạng, khủng bố nhân dân chiếm ngay Long Mỹ - Vị Thanh. Do vị trí chiên lược quan trọng nơi đây, nên cả ta và địch đều xem trọng địa bàn đặc biệt này, là vùng đất nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc, vùng ruột khu căn cứ giải phóng của ta, liên hoàn các tỉnh Cần Thơ - Rạch Giá - Cà Mau trong kháng chiến chống Pháp. Nếu cách mạng giữ được Long Mỹ - Vị Thanh là bảo vệ được cửa ngõ của căn cứ U Minh, vừa tạo được bàn đạp tấn công ra thị xã Cần Thơ. Về phía địch, nếu thực hiện được âm mưu gom dân lập khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, chiếm được Long Mỹ - Vị Thanh sẽ làm chỗ dựa để đánh phá, bình định vùng căn cứ U Minh, mà địch gọi là : ''Đại bản doanh của Cộng sản''; đồng thời ngăn chặn từ xa lực lượng cách mạng tấn công vào cơ quan đầu não Vùng 4 chiến thuật của chúng tại thị xã Cần Thơ. Để thực hiện âm mưu trên, Mỹ - Diệm đã tập trung những tên tay sai ác ôn, đầu hàng phản bội hận thù cách mạng như: Trần Tử Oai, Trần Cửu Thiên, Trần Hoàng Quân, Minh Thành, Đường Lương, Lê Ba, Chín Nhỏ v.v... và huy động hàng ngàn quân mở nhiều cuộc càn quét, đánh phá, đuổi nhà, gom dân. Chỉ trong tháng 5-1959 địch mở 800 cuộc càn quét lớn nhỏ và trên 100 cuộc biệt kích, tiến hành đuổi nhà trong 16 xã của Long Mỹ gồm 11.876 gia đình, có 86 ấp bị đuối sạch. Cùng lúc đó, Diệm ban hành Luật 10/59, với phương châm nhà giết lầm còn hơn bỏ sót '', lê máy chém về Long Mỹ để chém giết đồng bào ta. ....... ... ..........

VSTK - 4078


1 2 3 4 5 6

Song song đó, Mỹ Diệm ra sức tuyên truyền chế độ ''Cộng hòa'', ''Đảng Cần Lao nhân vị'', sức mạnh Hoa Kỳ, gây tâm lý sợ Mỹ, làm tê liệt ý chí đấu tranh cách mạng, tạo ra tâm lý cầu an, yên phận, qui thuận ''Quốc gia'' v.v... Chúng hòng biến khu trù mật thành ''Thị tứ'' phồn hoa giả tạo. Phổ biến sách báo, phim ảnh đồi trụy, phản động biến nơi này thành nơi ăn chơi, sa đọa, rượu chè, xì ke, ma túy, mãi dâm v.v... để lung lạc về tư tưởng, đạo đức, thuần phong mỹ tục... Chạy theo lối sống lai căng kiểu Mỹ; đưa bọn tay sai phản động chui vào các tôn giáo để gây chia rẽ, mê hoặc quần chúng.

Mỹ Diệm huy động 20.000 người xây dựng Khu trù mật 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

20 21 22 23 24 25 26 27

28 29 30

31 32 33 34

Khi các bước tiến hành đã được chuẩn bị xong, ngày 12-9-1959 Mỹ - Diệm khởi công xây dựng khu trù mật, trung bình mỗi ngày chúng huy động từ 10.000 đến 12.000 dân công, có lúc cao điểm lên đến 20.000 người. Diệm ra lệnh huy động số thanh niên, trung niên từ 18 đến 45 tuổi của các tỉnh miền Tây để đi xây đựng khu trù mật này, bất kể người ốm đau, tàn tật cũng phải lao động mỗi người 15 ngày công, ai không đi thì phải đóng tiền từ 10.000 đến 15.000 đồng. Khối lượng công việc.được giao khoán theo định mức. Dân công hoàn toàn tự túc về ăn, ở và phương tiện lao động. Trên một phạm vi nhỏ hẹp hằng vạn người sống chen chúc, khát không đủ nước uống, lại phải lao động vất vả trong mùa nắng nóng bức nên nhiều người bị bệnh dịch tả, ngất xỉu. Tại khu Hồ Sen có gần 80 đồng bào bị chết, ốm đau: kiệt sức. Hằng trăm công vườn cây ăn trái, ruộng lúa sắp đến ngày thu hoạch bị chặt phá, hàng ngàn mồ mã bị đào xới. Mỹ Diệm huy động hơn 1 triệu ngày công để lấy 2.600.000 mét khối đất san lấp mặt bằng và đắp mở rộng con đường từ Vị Thanh - Hỏa Lựu. Tội ác Mỹ - Diệm chồng chất, nên thời gian này nhân dân Long Mỹ uất hận truyền miệng bài ca dao: “ Ai về Long Mỹ - Vị Thanh Nhìn nhà, nhìn cửa tan tành mà đau Mả mồ bị cuốc, bị đào Vườn hoang nhà trống đượm màu tóc tang Đầy đường ngập tiếng oán than Mỹ - Ngô gieo họa, xóm làng tả tơi Gió đưa uất hận ngút trời Thổi cao ngọn lửa, đốt loài gian manh”.

Theo đồ án thiết kế, khu trù mật có chiều dài 7km, chiều ngang lấy kinh xáng Xà No làm trung tâm, mỗi bên rộng 2km, có diện tích chung 28 km vuông, chia làm 4 khu chính: Khu Vị Thanh, Khu Hỏa Lựu, Khu Giữa, Khu Bắc Xà No. Mỗi khu chia thành 4 tiểu khu: Tiểu khu hành chánh (nơi đóng cơ quan của địch), Tiểu khu công thương (gồm: chợ, các cửa hàng, đại lý hàng Âu Mỹ, trạm xăng dầu, đại lý sách báo, lữ quán, vũ trường, bến xe v.v...), Tiểu khu xã hội (gồm: bệnh xá, nhà bảo sanh, trường học, sân vận động, chùa, thà thờ, hồ thủy tạ v.v...), Tiểu khu gia cư (vườn trại là nơi chúng dồn dân).

VSTK - 4079


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Tiểu khu chia ra nhiều lô, mỗi lô chia ra nhiều ô, mỗi ô chia ra nhiều khoảnh đất nhỏ, lỗi khoảnh đài 90 mét, rộng 45 mét (diện tích bằng 4 công đất) cho mỗi gia đình, ngăn cách nhau bằng một con mương rộng và sâu 1,5 mét. Các lô cách nhau bằng một con kênh rộng từ 3 đến 4 mét, sâu 2 mét, ngoài ra còn có hàng rào, dây thép gai bao bọc. Địch kiểm soát rất chặt, cứ 5 gia đình tổ chức thành ''ngũ gia liên bảo'', chỉ 1 cửa ra vào, đi phải thưa, về phải trình với bên gia trưởng, trưởng ấp. Ngoài cùng toàn khu trù mật còn bao bọc một con kênh rộng 6 mét, sâu 3 mét. ở khu trù mật chúng quản lý hàng hóa, lương thực của nhân dân rất chặt chẽ, xây đựng một kho lúa công cộng, mỗi gia đình chỉ nhận đủ lúa ăn trong tháng, còn lại phải nhập vào kho.

10 11 12

Người dân sống trong khu trù mật bị theo dõi, kiểm soát 5 khâu: ra vào, đi lại, ăn ở, thu nhập,...

13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24

25 26 27 28

29 30 31

32 33 34

35 36 37 38 39 40

Về quân sự, chúng có một đại đội biệt kích thuộc biệt khu U Minh đóng ở đầu cầu chợ Cái Nhum, một đại đội dân vệ canh gác vòng ngoài, bên trong chúng trang bị cho các cụm thanh niên Cộng hòa, phối hợp với cơ quan mật vụ lùng sục suốt ngày đêm; ngoài ra chúng còn tổ chức Đảng Cần Lao nhân vị, Thanh niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đới, cuộc sống của người dân bị kềm kẹp gắt gao, vì vậy bà con thường mỉa mai gọi là khu “trào mật''. Vào tháng 12-1959 Đảng bộ, quân dân Long Mỹ tiếp nhận Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng như “nắng hạn gặp mưa” là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào đấu tranh trong huyện càng quyết liệt hơn. Tháng 2-1960, lực lượng vũ trang được nhân dân hướng dẫn đã tập kích vào Hồ Sen (Hỏa Lựu) trung tâm khu trù mật đã gây tác động trong binh sĩ địch và tạo ra tiếng vang lớn trong nhân dân. Lấy cớ không đảm bảo an ninh, đồng bào kiên quyết đấu tranh đòi trở về ruộng vườn cũ làm ăn, bất chấp sự ngăn cản của địch. Tiếp theo, nhân sự kiện địch bắn pháo vào cụm dân cư ở Tràm Cửa, làm chết và bị thương 24 người, được cơ sở ta hướng dẫn, 192 gia đình chở xác chết và số người bị thương đấu tranh quyết liệt, bọn tề Vị Thanh phải nhận tội và bồi thường nhân mạng. Nhân dân đấu tranh kiên quyết đòi trở về quê cũ. Đêm 25-12-1960, lực lượng vũ trang tuyên truyền của ta luồn sâu vào khu tập trung dân ven sông Nước Đục (giáp Vĩnh Viễn - Hỏa Lựu) diệt ác, phá tề, phát động trên 200 quần chúng nổi dậy phá khu dồn dân của địch trở về quê cũ sinh sống. Các hoạt động vũ trang diệt ác đã hỗ trợ nhân dân nhiều nơi trong huyện nổi dậy phá kềm, phá khu tập trung dân trở về quê cũ mạnh mẽ, đã làm thối động tinh thần ngụy quân, ngụy quyền trong khu trù mật hoang man, phân hóa. Đêm 14-9-1960 lệnh Đồng Khởi được phát ra, lực lượng vũ trang của ta tập kích đánh chiếm nhiều nơi. Phối hợp với nhân dân và binh sĩ yêu nước trong khu trù mật và 12 điểm tập trung đã nhất tề nổi dậy lùng sục bắt bọn tay sai ác ôn giao cho cách mạng, đốt cờ, xé ảnh Diệm, lột bảng khẩu hiệu, phá rào, phá cổng trở về xóm ấp cũ. Tiếng reo hò, tiếng mõ, tiếng súng vang động, tạo nên một khí thế cách mạng, sức mạnh ''tức nước vỡ bờ''. Ngoài đánh vào, trong nổi dậy làm cho kẻ thù ở khu trù mật bị tê liệt.

41 42 43 44 45 46 47 48 49

Cao trào Đồng Khởi phát triển mạnh mẽ, chỉ trong 25 ngày đêm (từ 14-9 đến 8-10-1960) với 2 cao điểm, bằng 3 mũi giáp công đã bao vây, tiêu diệt, bức hàng, bứt rút hàng chục đồn bót địch, thu trên 150 súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng, giải tán hàng trăm tên thanh niên cộng hòa, thanh niên bảo vệ nông thôn, phụ nữ liên đới, bắt, diệt, trấn áp hàng trăm tên tề điệp, làm tan rã hệ thống kìm kẹp của Mỹ Diệm, ta giải phóng hoàn toàn 5 xã (Vĩnh Viễn, Xà Phiên, Long Bình, Vĩnh Tường, Long Phú) trên 2/3 đất đai và 415 dân số trong huyện được giải phóng. Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu của Mỹ Diệm bị phá cơ bản ''quốc sách số 1'' của chúng đã bị thất bại thảm hại. Tạp chí Quê hương số 18, tháng 7-1970 ở Sài Gòn đã kêu

VSTK - 4080


1 2 3

4 5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

than một cách tuyệt vọng: ''dân chúng đã ngã theo cộng sản''. Tên Kê-Me một chuyên gia về bình định nông thôn của Mỹ cũng thốt lên: ''chính sách bình định đầy hứa hẹn đó đã tan biến đi cùng với sự mất an ninh ở nông thôn''. Sau thắng lợi Đồng Khởi 1960, quân dân Long Mỹ đã trưởng thành về nhiều mặt, có một dũng khí mới, quyết tâm mới: sẵn sàng bước vào trận chiến mới đầy gian khổ, hy sinh. (Nguồn: www.haugiang.gov.vn) * 7.4 – Những Lực lượng An ninh Nông thôn VNCH

An ninh tại các vùng nông thôn là vấn đề quan tâm trước hết của chính quyền VNCH và làmn tiêu hao lảng phí rất nhiều viện trợ của Hoa Kỳ cung cấp cho các tổ chức giữ gìn an ninh nội chính của chính phủ VNCH. Tuy vậy, chính quyền VNVH lại bỏ qua không chú tâm nhiều đến vấn đề giữ gìn an ninh ở các làng xóm ở thôn quê xa tỉnh thành. Trước năm 1955, đã có một số cảnh sát và các tổ chức bán quân sự ở miền Nam VNCH mà đa số là tàn dư của thực dân Pháp. Dân Quân Tự Vệ/ Bảo an đoàn được thành lập năm 1955 trên cơ sở thống nhất các lực lượng Bảo chính đoàn, Nghĩa dũng đoàn, Việt binh đoàn do Pháp bàn giao lại, thu nạp thêm nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954.Thống kê vào năm 1957 cho biết là có 54,000 người đăng nhập vào lực lượng Dân Sự phòng vệ bán quân sự; 7,000 cảnh sát đô thị, 3,500 công an, mật thám, một số lớn cảnh binh và một binh đoàn khoản 50,000 Dân quân Tự Vệ/ Bảo An Đoàn. Những con số thống kê cho thấy đó là một lực lượng đáng kể nhưng trên thực tế lại là những tổ chức rất yếu kém về mặt trang bị vũ khí, huấn luyện và nhất là về mặt kỹ luật. Vũ khí trang bị của thực dân Pháp để lại rất cũ kỹ, lỗi thời và không có nhiều, xử dụng không công hiệu. Dân quân tự vệ thường là những người thuộc giai tầng thấp kém từ các xã hội làng mạc thôn quê, ít học và không được huấn luyện về quân sự một cách đúng mức. Các chuyên gia quân sự hoa kỳ cho rằng binh đoàn Dân Quân tự vệ không thể nào cầm cự nổi với những cuộc tấn kích của bộ đội CSVM nằm vùng ở miền Nam VNCH. Đa số các vùng trách nhiệm của binh đoàn nầy đều có sự xâm nhập của CSVM và tại một số tỉnh, thay vì cung cấp đầy đủ các tin tức tình báo cho quân lực VNCH thì lại cung cấp chiếu lệ không đầy đủ.84 Tài liệu được giải mật của Ngũ Giác Đài /Hoa Kỳ viết rằng hai tổ chức đoàn Dân Quân Tự Vệ và Dân Vệ không thể tự bảo vệ lấy mình nói chi họ có thể bảo vệ dân quê. Tệ hơn, hai tổ chức nầy lại chính là những nguồn tài nguyên quân đội VNCH cung ứng cho những cuộc nổi dậy bạo động của CSVM: - trước nhất đây là một nguồn cung ứng vũ khí đạn dược mà CSVM rất dễ chiếm đoạt. – kế đến những hành động kém kỹ luật, hung hăng, tham nhũng, tước đoạt của hai nhóm tổ chức nầy làm mất lòng dân chúng khiến cho dân chúng phải đi theo CSVM. Cũng cần lưu ý rằng các tổ chức giữ gìn an ninh nầy cũng cửa quyền và thâm lạm và làm mất lòng nhân tâm người dân VSTK - 4081


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

miền quê không thua kém gì những chức sắc hành chánh cai trị nơi địa phương mà hai tổ chức nầy đang hoạt động. Hối lộ mục nát, kiêu căng, hống hách, những thành phần nầy gọi là thay mặt chính quyền lại chính là những thành phần gây ra những tác hại trong các loại tác hại lớn nhất ở địa phương mà chính quyền VNCH phải gánh chịu.85 Trên thực tế, hai tổ chức kể trên có vai trò rất quan trọng cho việc giữ gìn an ninh nội chính và đối đấu với quân du kích của CSVM ở các làng, ấp địa phương. Trách nhiệm Đoàn Dân quân Tự Vệ là chận đứng những hoạt động quấy phá của những phần tử bất mãn chính quyền VNCH. Lực lượng Dân Quân Tự Vệ (DQTV) là một tổ chức có tính cách cơ động hơn và được xử dụng trong các công tác tuần tra tại các tiểu khu, mặc đồng phục, có vũ trang, phục vụ thường trực, gìn giữ luật pháp và trật tự công cộng, thu tập tin tức tình báo. Kể từ tháng 05/1955, Một đội cảnh sát Hoa Kỳ cùng với một nhóm quản trị hành chánh công quyền thuộc đại học Michigan đã ký hợp đồng với Phái bộ Hành Động quân sự Hoa Kỳ nghiên cứu nhiều dự án để hữu hiệu hóa việc huấn luyện các lực lượng an ninh tự vệ của miền Nam Việt Nam trở thành những đơn vị cảnh sát hoặc cảnh vệ địa phương theo mẫu mực của Hoa Kỳ. Tuy nhiên Ông Diệm lại có một quan điểm khác về những lực lượng DQTV: lực lượng nầy phải là lực lượng hậu bị phụ trợ cho quân lực chính quy VNCH trong thời chiến, phải được bộ quốc phòng huấn luyện quân sự và trong thời bình DQTV phải được đặt dưới sự điều động của Bộ Nội Vụ. Các cán bộ chỉ huy của DQTV phải được thụ huấn tại một trung tâm huấn luyện quân sự của quân lực VNCH và một năm học bổ túc về luật lệ và kiểm soát lưu thông. Theo ông Diệm DQTV là lực lượng vũ trang đứng hàng thứ nhì sau quân đội chính quy chủ lực của VNCH và vì thế cần phải được trang bị đầy đủ vũ khí đạn dược cùng với xe bọc thép và trực thăng giống như bên phía quân đội. Dư luận trong giới quân sự Hoa Kỳ ở miền Nam VNCH cho rằng ông Diệm chú tâm rất nhiều đến kế hoạch xây dựng DQTV là với mục tiêu củng cố vị thế chính trị của mình, muốn biến tổ chức nầy thành một lực lượng vũ trang đối trọng phòng hờ sự biến loạn xảy ra từ phía quân đội chính quy của quân lực VNCH. 86

VSTK - 4082


(http://www.vnafmamn.com/SelfDefense_Force.html)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kế hoạch thành lập lực lượng DQTV của ông Diệm đã gây bàn cãi bối rối cho Đại sứ Hoa Kỳ Durbrow và tướng Williams trưởng đoàn Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ khi chính quyền VNCH đệ xuất một dự án khởi đầu cho việc tổ chức và trang bị cho lực lượng 55,000 DQTV được chia ra thành nhiều đại đội: 225 dại đội DQTV khinh binh, 15 cơ đội xe bọc sắt, 21 con ngựa, 26 tuần giang đỉnh, và 13 đại đội DQTV cơ động, trọng pháo, xe bọc sắt hạng nhẹ, xe tuần thám, xe bọc thép loại có bánh lốp xe cao su (Haft-track), trực thăng. Tướng Williams đã phải tái mặt vì những đề xuất nầy và cho rằng chỉ có kẻ nào gàn dỡ mới bày vẽ đề xuất kiểu như thế cho ông Diệm. Đề xuất nầy càng làm sự nghi ngại của Phái Bộ Hành Động Hoa Kỳ/USOM (United States Operations Mission) ở Việt Nam tăng thêm phần thuyết phục: Ông Diệm có chủ tâm xử dụng lực lượng DQTV như là một đạo quân riêng của mình.87

http://www.otofun.net/threads/95187-xe-boc-thep-nhieu-banh-lop-va-xe-half-track-chay-the-nao/page4

VSTK - 4083


M-3 Halftrack 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

8 –BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN Ở ĐÔ THỊ Chính sách cứng rắn của chính quyền VNCHG tố cộng và những thành phần thân cộng ở nông thôn cũng được áp dụng ở đô thị: vì chính sách của chính quyền quá chú trọng chi lo quy chiếu vào việc bảo vệ an ninh cho nên lần lần đã gây ra hậu quả là thu hẹp hoạt động của những thành phần ủng hộ chính thể VNCH trong hiện tại và trong tương lai, khuấy động và làm tăng thêm sợ hãi e ngại đối với những sự phê phán của họ và đẫy họ vào con đường đối kháng quá khích. Áp dụng cùng một chính sách bãi bỏ cơ chế Hội Đồng Hương Chánh ở các làng mạc nông thôn, năm 1956 ông Diệm cũng bãi bỏ các Hội Đồng dân cử của thành phố, đô thị. Chiến dịch tố Cộng ở các vùng đô thị cũng không thua kém gì ở các vùng nông thôn mặc dù tiềm lực CSVM nằm vùng tại các đô thị do quân đội viễn chinh Pháp trú đóng trước đây yếu kém hơn tiềm lực CSVM ở nông thôn. Tình trạng đối lập vây quanh ông Diệm từ các phong trào, các tổ chức thuộc thành phần phong kiến tàn dư từ thời cựu hoàng Bảo Đại hoặc bởi những thành phần chính trị gia trí thức, than hào, nhân sĩ và lại có thêm các thành phần sĩ quan cao cấp trong quân lực VNCH. Chính sách của ông Diệm đã thành công trong việc liên kết những thành phần đối lập chống lại chế độ độc tôn của ông.88 8.1- Thành phần phong kiến

Vào năm 1955 ông Diệm huy động các đoàn hành động dân sự vào các mật khu CSVM nằm vùng với khẩu hiệu, biểu ngữ và truyền đơn “Chống Cộng, Đã Thực, Bày Phong”. Bày Phong bao gồm từ cựu hoàng Bảo Đại kiêm quốc trưởng Quốc Gia Việt Nam cho đến các giáo phái vũ trang, nhóm cát cứ Bình Xuyên và quan lại, binh lính, dân sự trung thành với Bảo Đại. Ông Diệm đã hạ bệ và truất phế cựu hoàng quốc trưởng Bảo Đại qua cuộc trưng cầu dân ý tháng 10/1955, loại trừ các thành phần cá nhân và phe nhóm thân cận với cựu Hoàng. Các đảng phái kỳ cựu không CS cũng bị chính quyền VNCH xếp vào thành phần Phong Kiến. Giống như trường hợp của CSVM, nhiều đảng viên đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng cũng đã bị sát hại , truy đuổi, bắt bớ, giam cầm hoặc phải chạy trốn ra nước ngoài.89 VSTK - 4084


1

8.2- Thành phần trí thức thân hào nhân sĩ đối lập

2

-

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Bác sĩ PHAN QUANG ĐÁN

Cho đến cuối năm 1960, nhân vật đối lập chính trị nổi bật đối với ông Diệm là B.s Phan Quang Đán. Ông Đán bắt đầu hoạt động chính trị chống Pháp vào thập niên 1940 nhưng đến năm 1947 thì phải bỏ nước lưu vong sang Trung Quốc. Ông về Việt Nam năm 1955 tham gia cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam Cộng hòa năm 1956 nhưng bị chính quyền VNCH tố cáo là than cộng sản. Ông đứng ra tổ chức khối Dân chủ (còn gọi là Mặt trận Dân chủ) làm lực lượng đối lập với đảng Cần lao và dùng báo Thời luận làm cơ quan ngôn luận. Vì chỉ trích chính sách nhà nước, trụ sở báo Thời luận bị đám đông dân chúng kéo vào đập phá tòa soạn vào cuối năm 1957 rồi bị rút giấy phép vào tháng 03 năm 1958 thì phải đóng cửa, bị đưa ra tòa tuyên phạt án tù treo và tiền phạt rất nặng vì đã viết những bài xã luận đã kích chính quyền VNCH. Ông lại lập tờ Tin Bắc và lập đảng Tự do Dân chủ; đến năm 1959 thì ứng cử vào Quốc hội. Tuy đắc cử với số phiếu nhiều hơn ứng cử viên của đảng Cần lao, ông bị loại không cho nhậm chức. Tuy vậy, không giống với những chính khách khác ở miền Nam vào thời điểm nầy, ông Đán là nhân vật chính trị đối lập bền bỉ một cách khác thường, vẫn tiếp tục không chấp nhận chính sách trị quốc của ông Diệm mặc dù ông chưa bao giờ thành công trong việc tạo dựng một sự liên minh thống nhất các phe nhóm đối lập với ông Diệm. Điều nầy có thể là vì ông Đán chưa từng có đủ uy tín gây tin tưởng cho những nhân vật thủ lãnh các phe nhóm, đảng phái không Cộng Sản ở miền Nam. Hoặc là vì người ta không muốn bị vạ lây vì chính sách đối lập của ông đối với chính quyền hiện tại. Dù vậy, năm 1960 ông nhận làm cố vấn cho nhóm thân hào nhân sĩ không tán thành chính sách và đường lối của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sự việc thất bại và ông bị bắt giam cho đến năm 1963 khi cuộc đảo chánh năm 1963 chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.90 - Nhóm CARAVELLE-1960 Là một nhóm chính khách thuộc nhiều thành phần khuynh hướng chính trị khác nhau như Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng và thành phần Công Giáo đối lập, nhóm Caravelle gồm có 18 người: Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỉ, Trần Văn Ðổ , Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần văn Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và Linh mục Hồ Văn Vui. Trong số nầy thì đã có 11 người đã từng là tổng, bộ trưởng với 4 người giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền Quốc Gia Việt Nam từ thời ông Diệm. Nhóm nầy họp nhau lại lập thành một khối chính trị gọi là

VSTK - 4085


1

2

3

4

5

6

7

Khối Tự Do và Tiến Bộ với cương lĩnh hướng đến mục tiêu tu chỉnh hiến pháp VNCH để cho Quốc Hội VNCH có một quyền hạn rộng lớn hơn và độc lập đối với Hành Pháp. Ngày 26/04/1960 nhóm nầy họp báo nơi khách sạn Caravelle đẻ phổ biến một bản Tuyên Ngôn phơi bày những những mối bất bình của họ đối với chính chính quyền VNVH hiện hành được trích dẫn tóm lược và tạm dịch như sau:91

8

TUYÊN NGÔN CỦA 18 NHÂN VẬT

9

GỞI TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA SÀI GÒN NĂM

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

Thưa Tổng thống: Chúng tôi ký tên dưới đây, đại diện cho một một nhóm công dân có danh phận, những cá nhân và thành phần trí thức thuộc mọi xu hướng, cùng với những người có thiện ý, nhận định rằng đối diện với tình hình chính trị trầm trọng hiện nay, chúng tôi không thể cứ làm ngơ với những thực trạng sinh tồn trong đất nước ta. Vì vậy, hôm nay chúng tôi chính thức gửi đến Tổng thống lời kêu gọi, nhằm bày tỏ với Tổng thống tất cả sự thật với niềm hy vọng là chính quyền sẽ đồng ý đặt trọn vẹn sự lưu tâm để khẩn cấp sử đổi chính sách, để cứu vãn tình hình hiện nay và đưa nhân dân ra khỏi cơn nguy biến. Chúng ta hãy nhìn lại dĩ vãng thời Tổng thống còn ở nước ngoài. Từ 8, 9 năm qua, nhân dân Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều thử thách do chiến tranh mang đến; hết sự độ hộ của Pháp lại đến việc xâm chiếm của Nhật, hết cách mạng lại qua đến kháng chiến, từ việc Cộng Sản lừa đảo núp dưới chiêu bài quốc gia đế một nền độc lập giả tạo nhằm bưng bít cho thực dân, hết kinh hoàng này đến kinh hoàng khác, hết hy sinh nầy đến hy sinh khác – hay nói ngắn gọn-, hết hứa hẹn rồi lại hẹn hứa, mãi cho tới khi niềm hy vọng cuối cùng được kết thúc với một tâm trạng vỡ mộng cay đắng. Vì vậy, khi Tổng thống sắp trở về nước, toàn dân đã hân hoang hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, toàn dân sẽ lại tìm thấy được nền Hòa bình cần thiết để mang trở lại cuộc sống có ý nghĩa, để xây lại nhà cửa bị phá hủy, để được cày lại trên những thửa đất bị bỏ hoang. Nhân dân hy vọng rằng không còn bị ép buộc buổi sáng hoan hô một chế độ nầy, buổi chiều hoan hô một chế độ khác, không còn là con mồi cho sự tàn bạo và áp lực của một phe phái nào, không còn bị đối xử như dân làm thuê, không còn tình trạng độc quyền nào thao túng, không còn phải gánh chịu bị sự bóc lột của tham nhũng và chức sắn chuyên quyền, độc đoán. Nói tóm lại, nhân dân ước mong ít ra cũng được sinh sống trong sự an ninh, trong một thể chế sẽ có thể đem lại cho họ một chút công lý và tự do. Toàn dân nghĩ rằng Tổng thống sẽ là con người của thời thế và sẽ đáp ứng được nguyện vọng của họ. Vào lúc Tổng thống mới về nước thì tình trạng quốc gia như thế đó. Hiệp định Genève năm 1954 chấm dứt cuộc chiến và sự tàn phá. Quân đội viễn chinh Pháp tuần tự rút đi và nền độc lập toàn vẹn cho miền Nam Việt Nam đã trở thành sự thật. Hơn nữa, đất nước còn được hưởng sự khích lệ tinh thần và sự viện trợ đáng kể của thế giới tự do. Với nhiều yếu tố chính trị thuận lợi cộng thêm những điều kiện may mắn về địa dư với đất đai màu mỡ tạo năng xuất cho nông lâm sản cùng với sự và thặng dư về sản xuất ngư nghiệp, thì đáng lẽ miền Nam Việt Nam đã phải có đủ khả năng để bắt đầu tiến đến một sự thắng cuộc nhất định trong cuộc tranh phuông lịch sử với miền Bắc, thể theo ý dân và đưa đất nước đến đế con đường hy vọng, tự do và hạnh phúc. Ngày hôm nay, sau sáu năm được hưởng nhiều lợi điểm không thể chối cãi đến như thế, Chính phủ đã làm được những gì? Chính phủ đã đưa miền Nam đi về đâu? Những ước vọng tha thiết nào của nhân dân đã được thực hiện đầy đủ hay không?

VSTK - 4086


1 2 3 4

Chúng ta thử tổng kết tình hình một cách khách quan, không xu nịnh mà cũng không buộc tội sai lầm, theo đúng đường hướng xây dựng mà chính Tổng thống vẫn hay đề cặp, với ước vọng rằng Chính phủ sẽ sử đổi chính sách để tự đưa mình ra khỏi một tình trạng hiểm nghèo cùng cực đặt trên sự sinh tồn của quốc gia. *

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

Phần Tổng kết tình hình trong bản tuyên ngôn Caravelle gồm có 4 phần phê phán những khuyết điểm về Chính trị, Chính quyền, Quân đội, Kinh tế và Xã hội. Chính trị: - Hiến pháp đã được lập ra nhưng chỉ là hình thức. Và Quốc hội tuy có đấy nhưng những cuộc thảo luận luôn luôn được diễn ra chỉ theo đường hướng của chính quyền; - Những cuộc bầu cử phản dân chủ; - Bắt bớ liên tục tiếp diễn làm cho nhà giam và khám đường đầy đến tận nóc như hiện nay đang xảy ra; - Dư luận quần chúng và báo chí phải câm lặng; - Việc triệt hạ các giáo phái đã mở lối cho Việt Cộng và vô tình dọn đường cho kẻ thù. Chính quyền: - Chính quyền giống như chính quyền dưới chế độ Cộng Sản, đã để cho các đoàn thể chính trị của chính quyền kiểm soát người dân; - Đầy dẫy những chuyện hối lộ không thể che dấu được. - Mua quan, bán chức, tham ô, hối mại và lạm dụng quyền thế. Quân đội: - “Phong trào Cách mạng Quốc gia” và đảng “Cần Lao Nhân vị” gây chia rẽ những quan binh cùng chung một đơn vị, gây ngờ vực giữa những bạn đồng ngũ, đồng cấp. - Lấy sự trung thành với đảng của chính quyền để đổi lấy sự tùng phục mù quáng của những kẻ lãnh đạo chỉ huy và cũng là tiêu chuẩn thăng thưởng, lên cấp trong quân đội. Kinh tế và Xã hội: - Nguồn lợi nằm trong tay những kẻ đầu cơ, dùng phe nhóm, đoàn thể của

chính quyền để che dấu việc buôn bán độc quyền đem lợi về cho một thiểu số tư nhân;

VSTK - 4087


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

- Dân bị huy động đi làm xâu cực nhọc, bị ép buộc phải rời bỏ công ăn việc làm, nhà cửa gia đình của mình để tham gia vào công tác xây dựng những “Khu Dinh Điền” tuy đồ sộ nhưng vô ích làm cho dân oán ghét, tạo điều kiện cho CSVM tuyên truyền. Bản tuyên ngôn ôn hòa với lời lẽ kính trọng, xây dựng, chỉ yêu cầu Ngô Ðình Diệm mở rộng chính quyền và các nhà trí thức sẽ sẵn sàng hợp tác với chính phủ, không quá khích đòi hỏi ông Diệm thay đổi đích danh một nhân sự đầu não nào trong chính quyền hiện hữu của VNCH. Dù vậy, chính quyền vẫn bắt giam tất cả những người đã ký tên, buộc tội họ là thân Cộng Sản.92 Ông Diệm bác bỏ mọi nhận định phê phán của nhóm Caravelle, cho rằng những người ký tên vào bản tuyên ngôn là thành phần tàn dư của chế độ thực dân thuộc địa lỗi thời; những người nầy không có kinh nghiệm đối đầu với thực tế cho nên họ không thể nhận thức được diễn tiến của đất nước và những kế hoạch tân tiến hóa nông thôn của Chính phủ.

* KHẢO LUẬN 15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

Từ cuối năm 1954, Hoa Kỳ và VNCH ở miền Nam tập trung bình định lực lượng Đại Việt, Quốc Dân Đảng ở miền Trung, lực lượng Liên Tôn Cao - Hòa - Bình ở Nam Bộ. Cùng lúc đó ông Diệm cho gạt các phần tử thân Pháp, kể cả các tướng lĩnh cao cấp trong quân đội Liên hiệp Pháp. Các cuộc tập hợp dân chúng được diễn biện ra như “Trưng cầu dân ý”, “Phế truất Bảo Đại”, “Suy tôn Ngô Tổng thống”… Năm 1956 nhà cầm quyền VNCH của tiếp tục cự tuyệt mọi đề nghị của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) về việc Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Genève quy định. Được Hoa Kỳ khuyến khích và vạch kế hoạch, Ông Diệm đơn phương tổ chức bầu cử Quốc hội, ban hành Hiến pháp riêng rẽ, lập “Nền đệ nhất cộng hòa” ở miền Nam Việt Nam, tuyên bố đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Chính quyền VNCH cũng đẩy mạnh các hoạt động càng quét truy lùng CSVM /(VC) nằm vùng ở miền Nam. Các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” trong thời kỳ đầu từ tháng 2/1955 đến tháng 5/1956 được tiến hành chủ yếu ở các tỉnh miền Trung Bộ nhằm mục đích gây xáo trộn, phát hiện đối thủ, thí nghiệm các phương thức đánh phá VC nằm vùng. Từ nửa sau năm 1956 trở đi giai đoạn 2 của chính sách Tố Cộng được đưa lên thành “Quốc sách” và triển khai ồ ạt trên toàn miền, trọng điểm là ở Nam Bộ. Mục tiêu của Tố cộng là nhằm tận diệt Cộng sản ở toàn miền Nam cả về con người lẫn tư tưởng theo phương thức “Thà giết nhằm chứ không bỏ sót”, “Tiêu diệt Cộng sản tận gốc, tiêu diệt không thương tiếc, tiêu diệt như trong tình trạng chiến tranh”. Từ năm 1956 - 1959,

VSTK - 4088


1

2

3

4

hàng vạn cán bộ Đảng viên VC đã bị địch truy lùng và bắt giết, giam cầm. Nhiều nơi cơ sở đảng củ VC nằm vùng còn được gọi là, “lực lượng miền Nam” bị tổn thất nặng nề. Kết hợp với các biện pháp bạo lực, được Hoa Kỳ hỗ trợ VNCH thực hiện ồ ạt các chương trình cãi cách kinh tế - xã hội. Những đạo dụ “Cải cách điền địa” như:

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Dụ số 2 (ngày 8/1/1955) quy định mức thu tô (giá thuê đất) tối đa và lãi suất mà điền chủ được áp dụng: 1. Mức tô tối đa từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa / năm. 2. Mức tô tối đa từ 15 đến 25% cho mùa gặt chính của ruộng 2 mùa / năm. Dụ số 7 (5/2/1955) quy định việc thuê đất phải có khế ước (hợp đồng) tá điền. Thời hạn khế ước là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả đất và phải báo trước chủ đất 6 tháng. Chủ đất muốn lấy đất lại phải báo trước tá điền 3 năm. Khế ước được chia thành 3 loại: 1. Loại A: đối với ruộng đang canh tác có chủ 2. Loại B: đối với ruộng hoang có chủ 3. Loại C: đối với ruộng hoang vắng chủ (Hội đồng xã thay mặt chủ đất ký khế ước với nông dân) Dụ số 57 (20/10/1956) quy định việc truất hữu địa chủ. Mỗi địa chủ chỉ được giữ lại 100 ha ruộng đất và 15 ha ruộng hương hỏa. Ruộng bị truất hữu sẽ được đem bán lại cho những người thiếu ruộng, mỗi hộ không quá 5 ha, người mua sẽ trả tiền trong thời gian 6 năm. Trong thời gian đó ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của chính quyền. Trong 10 năm kế tiếp, người được phát ruộng không được cho mướn hay đem bán lại. Địa chủ sẽ được bồi thường 10% tiền mặt, số còn lại được trả bằng trái phiếu trong 12 năm, mỗi năm lời 5%. Thực chất dụ số 2 và dụ số 7 không phải là chính sách mới vì phần lớn chương trình cải cách điền địa năm 1956 chỉ là sao chép chương trình cải cách trước kia của cựu hoàng Quốc trưởng Bảo Đại. CSVM cho rằng trên thực chất VNCH đã cướp đi số ruộng đất của nông dân “đã được cách mạng chia cấp trong kháng chiến” để trả lại cho địa chủ, nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của “cách mạng” trong dân chúng. Việc xây dựng các Dinh điền, Khu trù mật, Thượng nhằm gom dân, quy hoạch khu ấp để tập trung kiểm soát dân chúng, cô lập các lực lượng VC nằm vùng và cơ sở của họ ở các mật khu. Ông cố vấn Nhu còn lập ra Đảng “Cần lao nhân vị”, tổ chức “Phong trào cách mạng quốc gia”, lập ra “Thanh niên cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới”, có hệ thống từ trung ương tới các địa phương để lôi kéo các tầng lớp dân chúng miền Nam vào những hoạt động chống phá cách mạng. Viện trợ của Mỹ đổ vào miền Nam Việt Nam cho chế độ của ông Diệm ngày càng nhiều, dành riêng vào việc củng cố chế độ VNCH. Về an ninh, vào năm 1956, 90% cán bộ Việt Minh ở hạ tầng bị tiêu diệt. Ðặc biệt ở miền Trung, gần như toàn bộ cơ sở Cộng sản nằm vùng bị phá hủy. Trong những năm đầu của chính thể ông Thôn quê tương đối yên lành. Trong khi đó, miền Bắc sau 1954 rơi vào tình trạng đói kém, nếu không được Liên Xô viện trợ gạo từ Miến Ðiện, hẳn đã lâm vào cảnh nguy ngập. Trong giai đoạn 1956-1960, các nhà văn, nhà báo và giới trí thức miền Nam thực sự tin tưởng vào thể chế chính trị của VNCH, vào ý thức hệ chủ nghĩa Quốc gia, và vào chủ nghĩa tự do đối đầu với chế độ chuyên chế của Cộn g sản miền Bắc VNDCCH. VSTK - 4089


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Kể từ năm 1957, CSVM ở miền Nam đã tạo dựng trở lại các đơn vị bộ đội của họ với sự thu nhận và sáp nhập những nhóm tàn dư của các giáo phái nhưng họ vẫn thường ép mình tránh né các mũi đánh phá càng quét của những lực lượng quân sự của VNCH và chỉ ra mặt tấn công để thực hiện những mục đích đặc biệt mà thôi. Một số bộ đội du kích võ trang tuyên truyền CSVM hoạt động ở vùng đồng miền Trung và ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời những đơn vị lẻ tẽ bộ đội chính quy CSVM tại các vùng đầm lầy như U Minh, Rừng Sát, Đồng Tháp Mười và rừng rậm chiến khu D phải chịu bó gối ăn không ngồi rồi theo chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước từ Hà Nội để rối bị suy sụp sức lực tinh thần không còn ý chí trong việc tổ chức củng cố đơn vị của mình để sẵn sàng chiến đấu. Miền Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian 1956-1959 đã có một sự ổn định tương đối về kinh tế , xã hội và quân sự nhất là về mặt quân sự VNCH đối đầu một cách hiệu quả với CSVM nằm vùng ở miền Nam Việt Nam, một thành tựu mà thực dân xâm lược Pháp chưa bao giờ có thể thực hiện được. Tuy nhiên, thời kỳ ổn định chính trị và phát triển của ông Diệm kéo dài không được bao lâu. Những người dân, cũng như giới trí thức và quân đội, đã có dấu hiệu bất mãn vì chính sách độc tài thiếu dân chủ của Ông Diệm và sự thao túng “gia đình trị” của những người thân đang vây quanh ông. Hoa Kỳ cũng thấy khó chịu về chính sách nầy của ông Diệm. Và dĩ nhiên là đối thủ của ông Diệm từ Hà Nội cũng không thể ngồi yên mãi để chờ xung rụng- chờ đợi việc xâm chiếm miền Nam bằng phương cách hòa Bình nhờ có Hiệp định Geneva. *

20

VSTK - 4090


1

III/ MIỀN NAM VIỆT NAM 15/07/1959 - 11/ 11/ 1960

2

A / CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA CSVM

3

1/ ĐỀ CƯƠNG CÁCH MẠNG MIỀN NAM

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Mặc dù nền kinh tế và lực lượng quân sự của VNCH có tiến triển khả quan giúp cho tình hình chính trị được ổn định nhưng những kết quả đáng ngạc nhiên nầy cũng không thể nào đưa tới một sự khẳng định tích cực trên bình diện cải thiện an ninh nội chính của VNCH ở miền Nam trong khoản thời gian 1957-1959. Thoạt tiên, bề ngoài có vẻ như là ngọn lửa nổi dậy yếu ớt của CSVM ở miền Nam đã bị VNCH dập tắt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là trong những tháng đầu năm 1957 thì tình hình nổi dậy của CSVM nằm vùng ở vào điểm thấp nhất, nhưng kể từ giữa năm 1957 thì những cuộc nổi dậy bắt đầu gia tăng và càng lúc càng nhiều thêm cho đến cuối năm 1959. Từ khởi đầu giai đoạn nầy có bằng chứng cụ thể cho thấy rằng VC đã phải co cụm lại dưới áp lực hành quân rời rạc của quân lực VNCH. Sự việc VNCH vào tháng 04/1955 bát bỏ không đáp ứng ước vọng của VNDCH để bình thường hóa hai miền và hội nghị hiệp thương bàn định tổ chức tổng tuyển vào năm 1956 là một dấu hiệu cho thấy không những kế hoạch thống nhất Việt Nam của CS bằng phương cách hòa bình đã bị thất bại mà đồng thời còn là một đòn giáng mạnh vào sức lực và tinh thần của CS nằm vùng trong những cuộc nổi dậy ở miền Nam. Tình trạng đào ngũ trở thành thực tế thường xuyên trong hàng ngũ CSVM nằm vùng: một số ngán ngẩm vì ảo mộng quá tin tưởng vào chế độ CSVM, số khác sợ lại phải lao đầu vào một cuộc chiến đấu nối tiếp sau bao nhiêu năm đã phải trải qua một cuộc chiến gian khổ trước khi hiệp định Geneva ra đời. Vào cuối năm 1957, những bộ đội du kích CS bị quân đội VNCH bắt được thường chỉ được trang bị rất nghèo nàng: vũ khí thường chỉ có dao ngắn hoặc mã tấu sản xuất trong nội địa để thay thế cho súng óng đạn dược mà cũng không được tiếp tế thường xuyên. Theo sự ước định của giới chức hữu quyền của VNCH thì cho đến đầu năm 1957 thì lực lượng bộ đội CSVM ở Miền Nam chỉ còn 1,500 quân trong số 10,000 quân đã có từ năm 1955. Theo báo cáo tình báo của cơ quan MAAG vào đầu năm 1957 thì Việt Cộng được chỉ thị phải ép mình xuống, tổ chức lại cơ sở, chỉ nên tuyên truyền trong những giới hạn luật pháp của địch, thâm nhập vào các cơ cấu tổ chức kể cả quân đội của địch, tuyên truyền chung sống hòa bình và củng cố các chi bộ CSVM nằm vùng ở miền Nam.93 Từ giữa năm 1957, CSVM ở miền Nam chú trọng vào việc ráo riết gầy dựng lại và hồi phục sinh khí về mặt chính trị lẫn quân sự. Nhiều cán bộ chính trị và quân sự từ miền Bắc được bí mật đưa vào miền Nam, gia tăng tuyển mộ cán binh và những đơn vị được tăng cường thêm quân số và trang bị. Song song với việc gầy dựng các đơn vị, CSVM bắt đầu thay đổi một cách đáng kể chiến lược của họ bằng cách xử dụng lực lượng quân sự của họ thi hành những VSTK - 4091


1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12 13 14

công tác phá hoại, khủng bố để hổ trợ cho công tác phá hoại chính trị và kinh tế của VNCH.94 Kể từ đầu tháng 10/1957, theo chỉ thị từ Hà Nội, CSVM ở miền Nam đã tổ chức được 37 đại đội len lỏi trong các khu vực rừng rậm hay vùng đầm nước sát kề vùng đồng bằng sông Cửu Long ở miền Tây. Tháng 05/1959, CSVM ở miền Bắc thành lập đơn vị bộ đội dưới bí số đoàn 559 mở đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập bí mật bộ đội, vũ khí, tiếp liệu vào miền Nam VNCH mà không bị buộc tội là vi phạm hiệp định Geneva.95 “Lúc đầu Đoàn 559 chỉ có Tiểu đoàn 301 với 440 người làm nhiệm vụ soi, mở tuyến đường, gùi thồ một số hàng, đón đưa một số cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vào miền Nam. Đoàn 559 từng bước phát triển nhiều đơn vị: bộ binh, phòng không, công binh, vận tải ô tô, vận tải đường sông (suối), đường ống xăng dầu... đủ sức bảo đảm hành quân, cơ động các lực lượng tăng cường cho các chiến trường, tác chiến (độc lập và phối hợp với các lực lượng bạn), bảo vệ tuyến tuyến vận tải chiến lược và tham gia nhiệm vụ quốc tế.”96

Một số hình ảnh tư liệu của đoàn 559

VSTK - 4092


(u tầm)

* 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Hà nội đã lập đi lập lại đề nghị vào tháng 07/1958 và tháng 10/60 với Sài Gòn về vấn đề bình thường hóa hai miền Nam-Bắc trên các mặt thư từ bưu điện, đường xá giao thông trên bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải nhưng cũng không gặt hái thêm kết quả gì hơn lần đề nghị vào tháng 04/1955 ngoại trừ vấn đề thư tín giới hạn qua lại giữa những người dân ở hai miền. Kết quả là đường ranh phân chia tạm thời hai miền Nam-Bắc ở vĩ tuyến thứ 17 nay trở thành một bức màn tre dầy đặc ngăn cách hai miền Nam-Bắc rất khó vượt thoát. Chính quyền VNCH không đáp ứng những đề nghị của VNDCCH bằng cách luôn luôn viện dẫn lý do rằng Hà Nội không có một mục đích nào khác khi đề nghị bình thường hóa với Sài Gòn hơn là với mục đích lợi dụng việc bình thường hóa giữa hai miền để thâm nhập cán binh CSVM vào miền Nam hoặc là chỉ nhằm mục đích tuyên truyền.97 Kể từ khi hiệp định đình chiến Geneva 1954 được CSVM ký kết với thực dân Pháp cho đến năm 1959, chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh đã can ngăn các đồng chí của ông ở miền Nam không được dùng bạo lực súng đạn để tấn công chế độ VNCH do ông Diệm lãnh đạo vì ông Hồ cho rằng thời cơ chưa được chín muồi để nổi dậy. Ông hồ cảnh báo họ rằng những hành động vô trách nhiệm sẽ khiêu khích và làm thành cái cớ để ông Diệm dàn áp dân chúng gây hậu quả xấu tiến trình xây dựng một tổ chức chính trị nền tảng do CS chủ trương.98 Chủ trương hòa hoãn của ông Hồ không phải là không có lý do: trong kỳ Đại Hội Đảng CS Liên Sô lần thứ 20 từ ngày 14–25 tháng 02 năm 1956 trước đây sau khi tố giác nặng nề chủ nghĩa Staline, chính sách mới của tân chủ tịch đàng CS Liên Sô Khruschev là sống chung hòa bình với các quốc gia Tây phương để tránh phải đối đầu với một cuộc chiến tranh hạt nhân giết hại hàng

VSTK - 4093


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18 19 20 21 22 23 24 25 26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

triệu sinh mạng của hai phe đối nghịch về ý thức hệ Cộng Sản và Tư Bản. Đối với Hà Nội, sự việc Moscôva chấp nhận sách lược chung sống Hòa bình là một sự việc mang một hàm ý cần phải quan tâm bởi vì đây có thể suy định rằng Khruschev không muốn thấy CSVM sẽ có một cuộc cách mạng khác bằng bạo lực sung đạn để thực hiện thống nhất 2 nước Việt Nam. Điền nầy cũng không khác biệt với chủ trương của những nhân vật lãnh đạo đầu não trong ban chấp hành trung ương đảng CSVM ở Hà Nội kể từ tháng 08/ 1955: thống nhất Việt Nam theo đường lối hòa bình qua trung gian của Hiệp định Geneva 1954. Vào đầu năm 1956, chủ trương của VNDCCH vẫn là theo chiều hướng sống chung hòa bình theo đường lối và chính sách của CS đàn anh Liên Sô do Nikita Khruschev lãnh đạo.98 Điều nầy có thể nhận thấy qua hai sự kiện: 1- Sau khi VNCH bát bỏ lời kêu gọi hiệp thương tổ chức bầu cử, Hà Nội đã phải chấp nhận sự can thiệp của CS Trung Quốc lên tiếng yêu cầu các cường quốc của Hội Nghị Geneva 1954 tái hợp để bàn lại vấn đề cưỡng thúc miền Nam VNCH phải tôn trọng và thi hành Hiệp Định Geneva 1954. 2- Trong Thư Gửi Đồng Bào cả nước của chủ tịch VNDCCH đề ngày 06/07/1956 có đoạn viết:99 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, đã nhiều lần đề nghị với chính quyền miền Nam mở hội nghị hiệp thương để bàn về tổng tuyển cử tự do nhằm thống nhất nước nhà. Nhưng đế quốc Mỹ và chính quyền thân Mỹ ở miền Nam âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, phá hoại tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc đúng kỳ hạn như Hiệp định Giơnevơ đã quy định. Họ đã làm trái với lợi ích của Tổ quốc ta, trái với nguyện vọng của nhân dân ta. Đứng trước tình hình ấy, nhiệm vụ thiêng liêng của chúng ta là: kiên quyết tiếp tục đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình, hoàn thành sự nghiệp vẻ vang giải phóng dân tộc.

Sự can thiệp của CS đàn anh Trung Quốc và lời kêu gọi của chủ tịch VNDCCH đều không có tác dụng gì tới ý chí kiên trì của tổng thống VNCH và rồi thời hạn ấn định hiệp thương giữa hai miền Nam-Bắc trôi qua một cách yên lành đối với VNCH ở miền Nam nhưng VNDCH ở miền Bắc thì không còn cách nào khác hơn là đành phải chịu ép mình chờ đợi thời cơ thuận lợi khác để giải quyết vấn đề thống nhất Việt Nam - tạm thời tiếp tục áp dụng lá bài chung sống hòa bình của CS Liên Sô. Vấn đề không dừng lại ở đây nhưng vẫn còn tiếp tục là đề tài gây tranh luận quan điểm và chia rẽ giữa hàng ngũ những cán bộ cầm đầu đảng CSVM ở hai miền Nam-Bắc. Thực vậy, trong 2 tài liệu tịch thu được từ một cán bộ CSVM hoạt động nằm vùng trong nội vi Sài Gòn bị bắt giam từ tháng 06/1956 và từ một sĩ quan chính ủy ở khu 9 Nam Bộ ngày 27/11 /1956. Hai tài liệu nầy có nội dung giống nhau đến 85%, có thể là chỉ được luân lưu trong nội bộ của Xứ Ủy

VSTK - 4094


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

CSVM ở miền Nam, cho thấy rằng hàng ngũ cán bộ đầu não CSVM ở miền Nam đã có tư tưởng giao động, hoài nghi với chủ trương sống chung hòa bình của Hà Nội và đi đến một nhận thức riêng rằng cuối cùng rồi cũng cần phải có một hình thức bạo lực nào đó để thực hiện thống nhất Việt Nam. Cả hai tài liệu có đề cặp tới một Hội nghị CSVM được tổ chức vào ngày 18/03/1956. Hội nghị nầy nhất định là do Xứ Ủy CSVM ở miền Nam tổ chức. Xứ Ủy Nam Bộ nầy là hậu thân của Trung Ương Cục Miền Nam đã bị Hà Nội giải thể sau ngày họ ký kết hiệp định Geneva với thực dân Pháp. Đứng đầu Xứ Ủy Nam Bộ là Lê Duẩn là một Ủy viên thường trực trong ban Thường Vụ tức Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Lao Động. Trước khi đi vào nội dung chi tiết, tài liệu nầy có những điểm đặc biệt cần lưu ý: (i) Tài liệu tịch thu tháng 06/1956 ở Sài Gòn được chức quyền Hoa Kỳ đánh số 204 và đặt tiêu đề bằng Anh ngữ là Document purportedly issued by Lao Dong Party Central Committee for Guidance of Cadres in GVN Zone./Nội dung tài liệu do Trung Ương Đảng Lao Động phát hành nhằm Hướng dẫn các cán bộ trong vùng lãnh thổ VNCH; Tài liệu tịch thu ngày 27/11/1956 được chức quyền Hoa Kỳ đánh số 19 với tiêu đề: Translation of a document found on the person of a politiacl officer with Communists forces in zone 9 of the Western Interzone on Nov.27, 1956/ Bản dịch từ một tài liệu tìm thây trên người của một sĩ quan chính huấn cùng với các lực lượng CS tại khu 9 liên vùng phía Tây ngày 27/11/1956. (ii) Cả hai tài liệu đề cặp tới một Hội nghị của CSVM tổ chức tại miền Nam vào ngày 18/03/1956; (iii) Một cán bộ nằm vùng CSVM bị lực lượng an ninh VNCH bắt giam giữ từ tháng 06/1956 và một cán bộ có thể là bị tử trận ngày 27/11/1956; (iv) Hai tài liệu có diện dẫn phát biểu của Lê Duẩn trong cuộc họp ngày 18/03/1956 kể trên. (v) Tài liệu có thể chỉ được phổ biến giới hạn trong hàng ngũ các cán bộ chỉ đạo của Xứ Ủy CSVM ở Nam Bộ. (vi) Nơi phần “Kế Hoạch Hành Động” do Lê Duẩn nêu lên trong hai tài liệu đều viết rằng: Dùng hành động quân sự để hỗ trợ cho các hình thức hoạt động khác/ Use of military action to back up other activities (tài liệu số 204) hay Use the military to support other activitie.(tài liệu số 19).

34

* Sau đây là 2 bản tài liệu Anh ngữ số 204 và số 19:

VSTK - 4095


Tài liệu số 204

1

VSTK - 4096


VSTK - 4097


Tạm trích dịch tài liệu số 204: 1 2

3 4 5 6 7 8 9 10 11

........ Đường lối hiện nay của Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng “Cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta ở miền Nam nhiều khi cần phải có sự hỗ trợ của một hành động quân sự để biểu dương sức mạnh của những lực lượng đã từng chiến thắng trận chiến Điện Biên Phủ. Bằng những hành động chính trị và hoạt động quân sự được phối hợp một cách đúng mức thì nhất định chúng ta sẽ đánh bại kẻ thù, Dung (Trần Trung Dung) và Diệm, và quần chúng sẽ hợp tác với chúng ta. Dân chúng cho rằng Bình Xuyên và Hòa Hảo bị thất bại là vì họ xử dụng bạo lực quân sự. Tuy nhiên dân chúng cũng đã biết rằng vì bộ đội của chúng ta phải tập kết rút về miền Bắc cho nên các lực lượng quân sự của Diệm mới có thể chiếm đóng được miền Tây. Vì thế chúng ta phải tăng cường lực lượng ở miền Nam và triển khai hoạt động quân sự.”

12

Kế Hoạch Hành Động

13

1) Xử dụng hoạt động quân sự để hỗ trợ cho những hoạt động khác.

VSTK - 4098


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53

2) Củng cố những cơ sở quý báu của Nam bộ “dự phòng cho cuộc Nam Tiến.” Hai căn cứ hậu cần ở Nam bộ: ở Cao Miên và ở Cao nguyên Pleiku, Kontum. 3) Mặt trận Nam Bộ và mặt trận Cao Miên liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy chúng ta sẽ cung ứng thêm cho Cao Miên 100 cán bộ cố vấn cấp đại đội, 3 cán bộ cố vấn cấp chi khu và trợ cấp 6 triệu đồng mỗi tam cá nguyệt cho Thanh Sơn (Sơn Ngọc Thành?). 4) Sẽ có một kế hoạch đặc biệt đề tăng cường vùng cao nguyên Pleiku, Kontum. Đây sẽ là một vùng rất quan quan trọng vì các lực lượng “nam tiến” sẽ tập trung ở nơi đó. 5) Cho đến tháng 07/1956, Nam Bộ cần có 20 tiểu đoàn. Hiện giờ đã có 14 tiểu đoàn, hai trong số tiểu đoàn nầy được trang bị đúng mức để chống trả trang bị hạng nặng và chiến xa, v.v.) Mỗi huyện sẽ phải cần từ 1 đến 2 đại đội, mỗi làng cần có từ 1 đến 3 tổ bộ đội du kích. Nhưng đảng viên CS nào đầy đủ sức khỏe nhưng từ chối không gia nhập bộ đội du kích sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng. 6) Dân quân vũ trang và các nhóm tự vệ sẽ được tổ chức thành những đơn vị dân chúng lao động và sẽ được huấn luyện quân sự, chính trị. 7) Các nguồn tiếp tế phải được dự trữ. Các nguồu lúa gạo hiện có từ 500 tấn trở lên được dấu cất ở các tiểu khu Giòng Riêm, An Biên, Gò Quao, Hồng Dan, Long Mỹ, v.v. . . 8) Thành phần lãnh đạo quân sự ở miền Nam Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ sẽ được tăng cường. a) LÊ DUẪN: Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Nam Bộ, Ủy Viên Chính Trị các lực lượng bộ đội ở Nam Bộ và Cao Miên. b) VĂN TIẾN DŨNG: Tư lệnh các lực lượng bộ đội Nam Bộ, chỉ huy bộ đội chính quy. c) DƯƠNG QUỐC CHÍNH: Tư lệnh phó các lực lượng bộ đội Nam Bộ, chỉ huy bộ đội địa phương và bộ đội du kích. d) NGUYỄN CHÁNH: Quyền Tham Mưu trưởng ở Nam Bộ, phụ trách quân dụng và Cục Chiến tranh. e) NGUYỄN HỮU LUYỆN: Phụ tá Quyền Tham Mưu trưởng ở Nam Bộ, phụ trách Dân quân vũ trang, dân chúng lao động, Tiếp liệu. f) VÕ QUANG ANH: Phụ tá Quyền Tham Mưu trưởng ở Nam Bộ, phụ trách bộ đội liên minh của Ba Cụt; Tư lệnh các lực lương tỉnh thành Long Châu Hà. 9) Thành phần lãnh đạo quân sự ở miền Đông Nam Bộ sẽ được tăng cường. a) PHẠM HÙNG: Phó Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Nam Bộ, Bi thư Đảng ủy miền Đông b) HUỲNH VĂN NGHỆ: Tư lệnh quân sự miền Đông Nam Phần, chỉ huy bộ đội chính quy; trách nhiệm 2 tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một. c)TÔ KÝ: Phó Tư Lệnh miền Đông Nam Phần, phụ trách lực lượng Bộ đội Địa phương và Du kích. Trách nhiệm hai tỉnh Gia Định, Tây Ninh. d) LÊ ĐỨC ANH: Quyền Tham Mưu trưởng vùng phía Đông; phụ trách Chiến tranh và quân dụng. Trách nhiệm 2 tỉnh Chợ Lớn, Bà Rịa. 10) Tăng cường tổ chức lãnh đạo quân sự ở vùng Trung ương(Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc). a) NGUYỄN VĂN VỊNH (?): Ủy viên đảng ủy, Tổng Bí Thư vùng Trung tâm; ủy viên chính trị quân đội 7 tỉnh vùng TrUng tâm. b) NGUYỄN ĐANG (?): Tư lệnh quân sự vùng Trung ương; trách nhiệm các lực lượng chính quy và quân dụng. c) NGUYỄN VĂN QUẢN (?): Tư lệnh phó vùng Trung ương; trách nhiệm bộ đội địa phương và du kích; trách nhiệm trực tiếp mặt trận khu Đồng Tháp Mười. d) ĐINH NGỌC THỤY (?): Trưởng cục chính tri vùng Trung ương; trách nhiệm chiến tranh tâm lý và tàn dư Hòa Hảo ở vùng Trung ương. 11) Tăng cường tổ chức lãnh ở các tỉnh Sài Gòn, Chợ Lớn. a) NGUYỄN VĂN CÚC: Ủy viên Xứ Ủy, Bí Thư Thành ủy Sai Gòn-Chợ Lớn. Liên hệ trực tiếp với Lê Duẩn. Chịu trách nhiệm trực tiếp với Xứ Ủy Nam Bộ. b) PHẠM NGỌC THẠCH: Phó Bí Thư Thành ủy Sai Gòn-Chợ Lớn. Phụ trách Trí Vận. Chịu trách nhiệm trực tiếp với thủ tướng Phạm Văn Đồng. VSTK - 4099


2

c) NGUYỄN THƯƠNG THẢO (?):Phó Bí Thư Thành ủy Sai Gòn-Chợ Lớn chuyên trách trác về các Công Đoàn; liên hệ trực tiếp với Tư Kỉnh bí danh là Nguyễn Thường Vụ, Ủy

3

viên Trung Ương.

1

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

d) HOÀNG DƯ KHƯƠNG: Ủy viên Xứ Ủy, phụ trách liên hệ với các ủy viên thành phố, tổ chức các tổ chính trị. Mạng lưới trong chính quyền; liên hệ trực tiếp với Ung Văn Khiêm (Ủy viên Trung Ương. e) NGÔ VĂN CHƯƠNG: Ủy viên Xứ ủy, Ủy viên thành ủy, phụ trách kinh tế, tài chánh khu Sài Gòn, Chợ Lớn. f) LÂM VĂN SƠN: Ủy viên thành ủy, phụ trách tin tức quân sự quân đội Quốc Gia; liên hệ trực tiếp với Lê Duẩn, Văn Tiến Dũng và Lê Quốc Chính. g) NGUYỄN VĂN . . .: Chưa rõ lý lịch; sẽ về miền Tây để tiếp xúc với Lê Duẩn và truyền đạt những chỉ thị bí mật. Sẽ thay thế Lê Công Trí(?). 12) Tăng cường tổ chức lãnh đạo cho toàn miền. a) Thành Sơn (cũng xem ghi chú phía dưới, số 3): Xứ Ủy, Ủy viên Chính trị cho toàn quân đội của miền; Phó chủ tịch Hội Đồng Giải Phóng Dân Tộc Địa Phương (Chủ tịch: Sơn Ngọc Minh). Phụ tá Tổng Bí Thư Xứ Ủy Đảng Lao Động; liên hệ trực tiếp với Lê Duẩn và Ung Văn Khiêm

*

VSTK - 4100


Tài liệu số 19 ITEM 19 Translation of a document found on the person of a political officer with Communist forces in Zone 9 of the Western Interzone on Nov. 27, 1956.

1

VSTK - 4101


VSTK - 4102


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

* Tài Liệu số 19 kể trên đây có nội dung 85% giống tài liệu số 204 nhưng khác nhau ở ngày tịch thu và địa điểm tịch thu. Tài liệu số 204 chỉ có một mục 12/a (so chiếu với mục l(1) của tài liệu số 19) nói về Sơn Thành (Có thể là Sơn Ngọc Thành) liên quan với Cao Miên. Những cán bộ CS Cao Miên quan trọng khác như Phan Văn Sô(2), Nguyễn Văn Bình(3), Mai Lam(4), Nguyễn Văn Tất(5), Nguyễn Văn Dung(6) được tìm thấy trong tài liệu số 19. Ngoài ra trong tài liệu số 19 nơi 2 mục m. và n. còn có thêm chỉ thị: - Thắt chặt mối dây liên hệ với những cá nhân chính trị thân Pháp và chống Ông Diệm để đi tới việc thành lập một Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất; trong số nầy có nhiều quan lại Đốc phủ sứ từng phục vụ cho thực dân Pháp ngày trước cùng với một số nhân vật thân Pháp tên tuổi như Lê Văn Viễn, Lưu Văn Lang, Nghiêm Xuân Thiện, Nguyễn Vỹ, Phạm Công Tắc, Phan Khắc Sửu, Phạm Văn Ngơi, Phạm Văn Thạch . . .

VSTK - 4103


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21 22 23 24 25 26 27

28

29

30

31

32

33

34

35 36 37 38 39

- Tăng cường các phong trào bảo vệ hòa bình bằng cách lợi dụng nhiều nhóm tổ chức như: Hội Nghiên Cứu Phật Học, Hội Tăng Ni Phật Tử, Hội Cựu Chiến Binh từng chiến đấu từ 10 năm trước (Cuối những năm 1950, Trần Bạch Đằng được bầu làm Tổng thư kí của Hội những người kháng chiến cũ) và Hội Ái Hữu Cộng Sản ViệtMiên-Lào với Trung Quốc. 2. ĐỀ CƯƠNG HAY ĐƯỜNG LỐI ?

2.1- Tác giả Bản Đề Cương

Trần Bạch Đằng100

Từ trước đến nay, kể từ sau ngày 30/04/1954, các nhà viết sử Việt Nam và kể cả các cơ quan truyền thông báo chí của chế độ mới trong nước và ngoài nước chưa có ai đề cặp đến sự khác biệt giữa 2 tài liệu lịch sử quan trọng của đảng Cộng Sản Việt Nam có danh xưng là Đề Cương Cách Mạng Miền Nam và Đường Lối Cách Mạng Miền Nam. Thỉnh thoảng cũng gọi tên tài liệu nầy là Đường Lối Cách Mạng miền Nam nhưng nay chỉ còn một văn bản “được gọi là” của Lê Duẩn đăng lại chính thức trong bộ tài liệu Lê Duẩn Tuyển Tập, Tập 1 (1950-1975), tr. 75-122) với tựa đề Đề Cương Cách Mạng Miền Nam đề ngày. . . / tháng 08/1956 101 Trong một bài viết đăng trên mạng Internet của Trường Chính Trị tỉnh Bình Thuận gần dây(08/04/2014) dưới tựa đề Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đề cương Cách mạng miền Nam có đoạn viết: “Và từ ngày 25/6/1956 đến tháng 8/1956, tại nội đô Sài Gòn-Chợ Lớn, với sự giúp đỡ và cộng tác của đồng chí Nguyễn Văn Linh và các đồng chí cán bộ Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn, đồng chí Lê Duẩn đã hoàn thành việc biên soạn “Đề cương cách mạng miền Nam”. Bản Đề cương gồm 5 phần: ba nhiệm vụ chính của cả nước hiện nay; mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng miền Nam; yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam; hình thức đấu tranh và khả năng phát triển của phong trào cách mạng miền Nam và bài học lịch sử và những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam.”

Bài viết trên đây rất phù hợp với bài Đề Cương Cách Mạng Miền Nam trong Lê Duẩn Tuyển Tập, Tập 1 và được mạng Internet Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam đăng tải toàn văn ngày 15/08/2011. Một bài viết khác của một cán bộ đầu não của CSVM ở miền Nam là Trần Bạch Đằng dăng trên mạng Internet Thanh Niên on Line ngày 30/08/2006 cũng có tựa đề Vài ghi nhớ về “Đề cương đường lối cách mạng miền Nam” 102 có một đoạn viết như sau: “Tôi nhận được bản văn, bấy giờ gọi tên là “Đường lối cách mạng miền Nam” ở dạng viết tay. Tôi đọc nó giữa Sài Gòn. Văn phòng Xứ ủy không cho phép nhân bản tài liệu, mãi sau này, khi chúng tôi gặp mặt ở Nam Vang, mới có một bản đánh máy hẳn hoi, do chính đồng chí Lê Duẩn chỉnh lý. . . . Hội nghị Cán bộ mở rộng các đồng chí lãnh đạo cấp xứ, cấp tỉnh thống nhất với tài liệu. Hơn thế nữa, chúng tôi như xô được tảng đá nặng đè lên ngực suốt 5 VSTK - 4104


1 2 3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

năm trời. Anh Vũ Đình Liệu, Bí thư liên tỉnh miền Tây hồ hởi: sống được rồi. Sau này anh Võ Chí Công, Bí thư Khu 5 bảo với mọi người "Đường lối cách mạng miền Nam của anh Ba (Lê Duẩn) là cứu tinh của phong trào Khu 5"

Như vậy theo Trần Bạch Đàng kể lại: - Bản gốc do Lê Duẩn viết “Bấy giờ gọi tên là Đường Lối Cách Mạng Miền Nam” là bản viết tay. “Mãi sau này, khi chúng tôi gặp mặt ở Nam Vang, mới có một bản đánh máy hẳn hoi, do chính đồng chí Lê Duẩn chỉnh lý.” So chiếu với 2 tài liệu 204 và 19 được dịch ra Anh ngữ đã được trích dẫn ở phần trên thì có thể nói rằng 2 tài liệu gốc khi bị tịch thâu là những bản văn từ việt ngữ và viết tay. Rất tiếc là 2 bản gốc viết tay việt ngữ không biết hiện nay còn tồn tại và ở đâu? - Trần Bạch Đàng mở đầu bài viết rằng: “Mấy ngày gần đây, nhân kỷ niệm 50 năm ngày xuất hiện “Đề cương đường lối cách mạng miền Nam” đã có vài tranh luận công bố trên báo. Tôi xin đóng khung vài ghi nhớ đối với bản đề cương rất nổi tiếng này. Sẽ không có gì cường điệu khi chúng ta nói rằng Đề cương đường lối cách mạng miền Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy viết - là cha đẻ - trực tiếp gợi mở Nghị quyết T.Ư lần thứ 15.” Bài viết nầy của Trần Bạch Đằng được đưa lên mạng Internet ngày

30/08/2006. Kỹ niệm 50 mươi năm ngày xuất hiện “Đề cương đường lối cách mạng miền Nam” tức là kể từ năm tháng 12/1956: Thời điểm nầy phù hợp với thời điểm mở ra Hội Nghị Xứ Ủy Nam Bộ ở Phnompenh Campuchia để nghiên cứu nghị quyết Bộ Chính trị và "Đề cương cách mạng miền Nam". 2.2 Thời điểm xuất hiện Đường Lối Cách Mạng Miền Nam của Lê Duẩn và phản ứng của Trung Ương Đảng Lao Động

- 18/03/1956: Đây có thể là ngày họp riêng các cán bộ lãnh đạo CSVM của Xứ Ủy Nam Bộ để phổ biến lần đầu tiên bản Đường Lối Cách Mạng Miền Nam do chính Lê Duẩn đã soạn thảo. Mặc dù vậy, Lê Duẩn với chính danh là Đại diện Đảng Lao Động ở Nam Bộ - để tự cứu mình- đã cho phổ biến bản Đường Lối Cách Mạng Miền Nam như là một bản nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng từ Hà Nội. Nội dung của

Lê Duẩn

Văn Bản đầu tiên nầy có thể là được phổ biến bằng cách viết tay và rút ngắn qua hình thức của 2 tài liệu 204 và 19 đã được chuyển ngữ như đã đề cặp ở phần trước đây và chỉ trao tay phổ biến giới hạn đến các cấp lãnh đạo của Xứ Ủy Nam Bộ.

36

37

38

39

- Theo bộ sử liệu “Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến”, trong loạt bài “Nam Bộ

Những Ngày Hào Hùng, Chuyển Hướng Chiến Lược”, bản văn Đề Cương Cách Mạng Miền Nam đã được Lê Duẩn Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ chuẩn bị và VSTK - 4105


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

soạn thảo trong nhiều năm, nhất là vào cuối năm 1955 ở Cà Mau và ở bến Tre và hoàn thành năm 1956 ở Sài Gòn Bản Đề cương cách mạng miền Nam khẳng định: “Để chống lại Mỹ - Diệm nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình, là con đường cách mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác”. Và đề ra “Phương pháp đấu tranh thích hợp”: có thể có nhiều hình thức đánh đổ một chính quyền phản động, mà sự sụp đổ của nó cũng phải trải qua nhiều giai đoạn, tùy theo tình hình cụ thể... Cũng có thể những cuộc nổi dậy của một bộ phận chính quyền với nhân dân để đánh đổ chính quyền ấy. - Đề cương cách mạng miền Nam được gửi ra Trung ương để xin chuẩn phê : Trong thời gian từ giữa năm 1956 đến cuối năm 1958, Xứ ủy đã hai lần chính thức đề nghị Trung ương xem xét lại đường lối chỉ đạo cách mạng miền Nam. Cụ thể như sau: Lần thứ nhất, gửi Đề cương cách mạng miền Nam ra Trung ương vào tháng 8-1956 đã “soi sáng và giải quyết nhiều vấn đề cơ bản như mục đích và đối tượng cách mạng miền Nam, tính chất của cuộc đấu tranh ấy” nhưng “chưa giải quyết thỏa đáng về hình thức và khả năng phát triển của phong trào cách mạng miền Nam”. Đề cương này không được Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương chấp thuận. Do đó, thay vì chuẩn phê bản văn của Xứ Ủy Nam Bộ gửi ra Hà Nội thì một Nghị Quyết của Hội Nghị Trung Ương lần thứ 10 mở rộng (họp từ 25/08/1956 đến 05/10/1956, họp làm hai đợt) vẫn khẳng định đấu tranh thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình. “Phương châm vẫn là giữ gìn và tích trữ lực lượng, đấu tranh bền bỉ và lâu dài, chống phiêu lưu mạo hiểm, đồng thời chống thủ tiêu đấu tranh”. Trong thực tế, Đảng bộ Nam bộ không nhận được chỉ đạo nào của Trung ương cho phép vũ trang tự vệ.103 - Và để ngăn chận “ các loạn thần” ở Xứ Ủy Nam Bộ hoạt động bừa bãi đi ra ngoài khuôn khổ chính sách chung sống Hòa bình của Đảng và Nhà nước hiện giờ, vào cuối mùa Thu 1956, Hà Nội đề cử một phái đoàn “tăng cường" do tướng tham mưu trưởng quân đội CSVM Văn Tiếng Dũng cầm đầu bí mật vào Nam để tiếp cận, xem xét tình hình và bàn thảo với các cấp lãnh đạo Xứ Ủy Nam Hoàng Tùng Bộ về Đường Lối Cách Mạng ở Miền Nam.104 - Tháng 12/1956 và mấy tháng đầu năm 1957, tại Phnompenh /Campuchia, bản Đề cương cách mạng miền Nam được thảo luận kỹ (nhưng chưa được chính thức thông qua) trong Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng. Xứ ủy đã triển khai đợt học tập Đề Cương Cách Mạng Miền Nam trên toàn Nam bộ một cách nghiêm túc như một đợt chỉnh huấn, nên tư tưởng đề cương ngấm sâu vào tư tưởng cán bộ, đảng viên từ xứ ủy đến tận cơ sở, trở thành “cẩm nang” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (trước khi có nghị quyết VSTK - 4106


1

2

3

4

5

6

7 8 9 10 11 12 13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

15). 105 Hoàng Tùng , Nghị quyết T.Ư về giải phóng miền Nam ra đời như thế nào?105.Trong Hội Nghị nầy chắc là phải có phái đoàn “tăng cường” do tướng Văn Tiến Dũng cầm đầu tham dự. Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam lên mạng Internet ngày 20/12/1912 CÙNG XỨ UỶ ĐƯA CÁCH MẠNG MIỀN NAM VƯỢT QUA NHỮNG NĂM THÁNG KHÓ KHĂN (1954 – 1960) ĐI TỚI ĐỒNG KHỞI có đoạn viết: -

“ Tháng 4-1957, đồng chí Lê Duẩn được Bộ Chính trị điều ra Bắc nhận công tác, đồng chí mang theo bản Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam và báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình cách mạng miền Nam, nguyện vọng của đảng viên và quần chúng đề nghị được chuyển hướng đấu tranh. Sau khi đồng chí Lê Duẩn ra Bắc, đồng chí Phạm Hữu Lầu được cử làm quyền Bí thư Xứ uỷ nhưng hai tháng sau lâm bệnh và mất, đồng chí Nguyễn Văn Cúc được Trung ương cử làm quyền Bí thư Xử uỷ Nam Bộ - một nhiệm vụ rất nặng nề, trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, thử thách.” 106

- Cũng theo sử liệu “Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến” , vào năm 1957, Trung Ương đảng Lao Động có gửi một công điện MẬt cho Xứ Ủy Nam Bộ trong đó có đoạn phê phán nặng nề như sau: “(các nơi) còn thể hiện tư tưởng lệch lạc cần được uốn nắn; (phải) làm cho các cấp thật thông suốt và khẳng định đường lối hòa bình đấu tranh thống nhất đất nước. Không thể do chủ quan nôn nóng rồi mơ tưởng hình thức đấu tranh vũ trang là rất nguy hiểm vì sẽ tạo điều kiện cho đế quốc Mỹ xen vào gây chiến tranh trên đất nước ta… … “Vấn đề vũ trang tuyên truyền, (Xứ ủy) cần theo dõi chỉ đạo cho đúng mức. Trước tình hình đấu tranh giành chính quyền gay gắt với địch, đề phòng các địa phương dễ bị kích thích rồi phát triển và hoạt động bừa bãi…”.107 - Bức Công Điện MẬT vừa kể trên là của Trung Ương Đảng Lao Động sau

khi Lê Duẩn vừa mới được Trung Ương Đảng gọi ra Hà Nội trình diện để nhận công tác . Đây là một hình thức “thăng chức quyền Tổng Bí thư và vào Thường vụ Bộ Chính trị để cách chức sứ quân xứ ủy Nam Bộ” do nhóm Trung Ương Đảng chủ trương “Sống Chung Hòa Bình. Quyết định đề bạt khá bất ngờ này phản ánh lo ngại ngày càng gia tăng của Đảng về tình hình ở miền Nam và nhằm khử trừ, thanh toán đầu mối loạn Đảng phát sinh từ Xứ Ủy Nam Bộ hiếu chiến. Điểm đáng lưu ý ở đây là bức Công Điện Mật nầy lại do chính Quyền Tổng Bí Thư Lê Duẩn ký tên và gửi vào Nam: nhóm “sống chung hòa bình” đã dùng kế sách ném đá dấu tay để răn đe ngay tức khắc xứ ủy Nam Bộ nhưng đồng thời cũng làn suy giảm niềm tin của xứ Ủy Nam Bộ đặt trên cá nhân cựu Xứ Ủy Nam Bộ Lê Duẩn: Bản Công Điện Mật nầy có thể xem như là một bản tự kiểm của Lê Duẩn nhận lỗi gián tiếp về sự sai lầm của mình trước đây trong chủ trương đấu tranh vũ trang ở Nam Bộ trái với chủ trương đường lối hòa bình đấu tranh thống nhất của Đảng Lao Động và nhà nước VNDCCH hiện nay. VSTK - 4107


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29 30 31 32 33 34 35 36

37

38

39

40

41

42

Ngày trước, vào thời kỳ Việt Minh kháng chiến chống thực dân Pháp, một cán bộ CSVM cầm đầu Xứ Ủy Nam Bộ là Trần Văn Giàu cũng rơi vào hoàn cảnh và số phận tương tự của Lê Duẩn. Điều nầy cho thấy có một tình trạng chia rẻ Bắc, Nam trên vấn đề lãnh đạo và kiểm soát Đảng Lao Động với một phía là “miền Bắc lãnh đạo” của Trường Chinh thân Trung Cộng và một phía là “Miền Nam lãnh đạo của Lê Duẩn. Từ nghị quyết Trung ương (1954) đến tháng 7-1956, chủ trương của Đảng về căn bản không thay đổi mặc dù tình hình đã biến chuyển rất lớn. Năm 1956, Bộ Chính trị gửi chỉ thị cho miền Nam (Chỉ thị số 64 ngày 19-6-1956) tuy đánh giá miền Nam đã thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, nhận định chế độ miền Nam là độc tài phát xít, nhưng đường lối thì căn bản không thay đổi, cụ thể vẫn chỉ đạo nhân dân miền Nam đấu tranh đòi tuyển cử với phương pháp và hình thức cũ: “Trong chỉ thị ấy, Trung ương có nói đến việc duy trì lực lượng vũ trang chống Diệm của các giáo phái2 nhưng với ý thức là lợi dụng một cơ hội sẵn có chứ chưa nêu rõ vai trò tất yếu của vũ trang trong đường lối cách mạng. Vấn đề vũ trang tự vệ cũng được đặt ra nhưng quá sơ lược. “Thái độ của Đảng không rõ ràng đối với vấn đề vũ trang đã làm cho Đảng bộ miền Nam không mạnh dạn sử dụng mâu thuẫn Diệm - Mỹ trong lúc ấy (trong xung đột giữa Diệm và giáo phái) không mạnh dạn xây dựng lực lượng vũ trang để chuyển biến tính chất của cuộc đấu tranh ở miền Nam trong lúc ấy. “Vô hình trung đường lối cơ bản của ta đã phạm hữu khuynh. Chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân phát sinh sai lầm là do một mặt Hiệp định Genève đã mang lại cho ta những thắng lợi rất lớn nhưng mặt khác ta cũng lại đánh giá nó quá cao về phương diện hòa bình thống nhất đất nước...” 108

Giữa tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động khoá II họp Hội nghị lần thứ 14. Hội nghị đã thảo luận và thông qua Báo cáo Về nhiệm vụ kế hoạch ba năm (1958-1960) phát triển và cải tạo kinh tế quốc dân và Nghị quyết Về tổng kết cải cách ruộng đất. “Để đáp ứng đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Trung ương trong giai đoạn mới của cách mạng, Hội nghị cũng đã ra Nghị quyết Về kiện toàn tổ chức Ban Bí thư và cải tiến lề lối làm việc của Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương: Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng vẫn kiêm nhiệm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương. Ban Bí thư gồm 5 người: Lê Duẩn, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hùng, Hoàng Anh, Tố Hữu. Lê Duẩn được uỷ nhiệm chủ trì công việc của Ban Bí thư. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp được rút khỏi nhiệm vụ Bí thư Ban Chấp hành Trung ương mà chỉ làm nhiệm vụ của Uỷ viên Bộ Chính trị. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 khóa II đã có sự điều chỉnh nhân sự quan trọng của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội II.” 109

Điều đáng ngạc nhiên là trong kỳ họp lần thứ 14 nầy mặc dù có sự hiện diện của Lê Duẩn, nhưng Hội nghị không nói gì đến tình hình “dầu sôi lửa bỏng” của Xứ Ủy Nam Bộ mặc dù trước đó kể từ đầu năm 1958, Lê Duẩn đã gặp những cán bộ trách nhiệm liên khu V (Nam Trung Bộ). Các hoạt động của CSVM ở Liên Khu V đã bị suy liệt trầm trọng vì chính quyền của ông Diệm VSTK - 4108


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

lại tái phát động các nỗ lực nhằm loại trừ các phần tử CS. Lê Duẩn nhận định thấy rằng Liên Khu V gồm có 3 vùng: vùng tỉnh thành, vùng đồng bằng và vùng cao nguyên Trung Bộ. Theo sự phân tích của Lê Duẩn thì nếu vùng Cao nguyên Trung Bộ vững mạnh thì vùng đồng bằng Trung Bộ sẽ được an ninh. Vì thế không có gì nghịch lý để CS nhanh chóng thành lập những toán, hay tốt hơn, những lực lượng cấp trung đội hoạt động độc lập trên những vùng cao nguyên để bảo vệ những cơ sở hoạt động của CS ở đó. Khi thời cơ đến, các phong trào du kích như thế sẽ có thể yểm trợ một cách hữu hiệu cho cuộc công kích chính yếu. Những cán bộ trách nhiệm Liên Khu V đã được chỉ thị phải thành lập gắp rút nhiều căn cứ an toàn để hỗ trợ cho các hoạt động của bộ đội du kích đồng thời cũng khuấy động cuộc đấu tranh kinh tế tại các vùng đồng bằng và ở những tỉnh thành. 110 Sau Hội Nghị lần thứ 14 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động kể trên, Lê Duẩn lại trở vào miền Nam với nhiệm vụ kinh lý và thẫm tra tình hình ở đây đồng thời để chỉ thị rõ cho các cán bộ CSVM Xứ Ủy Nam Bộ biết rằng cuộc đấu tranh chính yếu ở Nam Bộ hiện giờ vẫn phải là một cuộc đấu tranh chính trị chứ không phải là đấu tranh vũ trang. 111

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Như vậy, từ giữa năm 1954 đến cuối năm 1958, sự chỉ đạo về đường lối chiến lược, phương châm, phương pháp cách mạng của Trung ương vẫn không thay đổi, mặc dù tình hình miền Nam trong hơn 4 năm ấy đã diễn biến hoàn toàn khác trước. Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ thời gian này đã chấp hành nghiêm túc đường lối của Trung ương, mặc dù trong nội bộ Xứ ủy có những ý kiến bất đồng. 112 Chỉ trong 4 năm từ 1955-1958, cả miền Nam tổn thất 9 phần 10 số cán bộ đảng viên. Ở Nam bộ khoảng 7 vạn cán bộ đảng viên bị địch giết; gần 90 vạn cán bộ, nhân dân bị bắt, bị tù đày, gần 20 vạn bị tra tấn thành thương tật, chỉ còn khoảng 5 ngàn so với 60 ngàn đảng viên trước đó. Gia Định, Biên Hòa, mỗi tỉnh chỉ còn một chi bộ. Bến Tre còn 162 đảng viên, Mỹ Tho còn 92 đảng viên. Kiến Tường còn 3 đảng viên, khu Sài Gòn - Chợ Lớn còn khoảng 200 đảng viên. Tỉnh ủy Gia Định không còn một tỉnh ủy viên nào, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ còn 2 khu ủy viên. 113 Hai mươi năm sau ngày kháng chiến kết thúc thắng lợi (30/04/197530/04/1995), Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị của Đảng CSVN nhận định: ...”Trong một thời gian khá dài, từ năm 1955-1958, khi cả miền Nam tràn ngập trong nước sôi lửa bỏng, Đảng ta đã chậm tìm ra phương pháp đấu tranh chuyển thế, để địch thẳng tay khủng bố, tàn sát, gây tổn thất không kể xiết cho nhân dân miền Nam, đưa cách mạng lâm vào tình trạng rất hiểm nghèo”. 114 NGHỊ QUYẾT 15

39

3.

40

3.1 Tình Hình Nam Bộ trước khi có Nghị Quyết 15 VSTK - 4109


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Cuối tháng 11-1958, để kiểm điểm tình hình và kịp thời đề ra chủ trương và biện pháp phù hợp với thực tiễn, Mười Cúc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ lần thứ ba. Dựa trên quan điểm của Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam và Nghị quyết Hội nghị Xứ uỷ lần thứ hai (11957), Hội nghị lần thứ ba của Xứ uỷ nhận định: Những nhiệm vụ mà Hội nghị lần thứ hai đề ra về cơ bản vẫn còn phù hợp, không có gì thay đổi lớn. Tuy nhiên, mức độ đấu tranh cần được gia tăng, mạnh mẽ hơn mới đủ uy lực ngăn chặn những chính sách khủng bố của Mỹ và VNCH. Ba nhiệm vụ trước mắt của Nam Bộ là: 1. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn những thủ đoạn, chính sách độc tài của Mỹ và VNCH; đẩy mạnh đấu tranh đòi tự do, cơm áo và các quyền dân sinh, dân chủ. 2. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh vì hoà bình, thống nhất đất nước, ngăn chặn âm mưu gây chiến của Mỹ. 3. Tích cực xây dựng thực lực cách mạng, bao gồm: củng cố vững chắc các đảng bộ, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố liên minh công nông, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; đi sâu gây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng và trong chính quyền của địch. Tuy chưa thành chủ trương, nghị quyết chính thức, song vấn đề đấu tranh vũ trang đã được Hội nghị Xứ uỷ lần thứ ba bàn nhiều hơn các hội nghị trước. Hội nghị kết luận: “Tình hình giữa ta và địch trong thời gian tới sẽ diễn ca gay go quyết hệt hơn. Quần chúng nhân dân dưới sức ép của địch sẽ vùng dậy đấu tranh ngày một rộng rãi, mạnh mẽ, quyết liệt hơn.” Sau Hội nghị, Xứ uỷ Nam Bộ đã quyết định củng cố căn cứ địa ở miền Đông Nam Bộ, bao gồm hai khu vực nguyên là chiến khu Đ và chiến khu Dương Minh Châu cũ, đồng thời mở rộng lên giáp với tỉnh Tây Ninh, sát biên giới Campuchia. Xứ uỷ cũng chỉ thị cho các tỉnh Vĩnh Long, Long An, Rạch Giá, Cà Mau... mở rộng và củng cố căn cứ địa Đồng Tháp Mười - U Minh. Tại vùng căn cứ này, nhiều "làng rừng" với số dân hàng chục nghìn người đã được xây dựng; tạo thành căn cứ an toàn để tích lũy vật chất, duy trì và phát triển lực lượng, mở các cuộc tiến công tiêu hao sinh lực địch. 115 3.2 Tiến trình hình thành Nghị Quyết 15

Hội Nghị mở rộng Trung Ương lần thứ 15 Đảng Lao Động lần thứ 15 được tổ chức vào tháng 01/1959, hai tháng sau Hội nghị lân thứ 14 từ tháng 11/1958 vừa qua. Trong kỳ hội Nghị lần thứ 15 nầy có sự hiện diện của Lê VSTK - 4110


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Duẩn, có nghĩa là Lê Duẩn sau khi đi kinh lý Nam Bộ đã trở lại Hà Nội trước tháng 01/1959. Phiên họp bàn thảo đầu là một phiên hợp kín có thể chỉ có các nhân vật trọng yếu của Ban Chấp Hành Trung Ương Bộ Chính Trị Trung Ương ĐCSLĐ ở Hà Nội kéo dài đến trước ngày 11/01/1959 bởi vì một nhân vật đầu não của Bộ Chính Trị là Lê Thanh Nghị đã có mặt tại Bắc Kinh/Trung Quốc vào ngày 11/01/1959 để tăng cường phái cho đoàn thương nghị Kinh Tế, Thương Mại và Công Nghiệp của VNDCCH đã có mặt ở đó từ tháng 12/1958. Tham dự trong phiên họp mở rộng bao gồm nhiều phần tử đại diện Trung Ương Cục Xứ Ủy Nam Bộ, đại diện Liên Khu ủy Liên khu V và tất cả đại diện đảng ủy các thành tỉnh của Trung Bộ. Phiên họp mở rộng dưới quyền chủ tọa của Chủ tịch VNDCCH và chấm dứt vào ngày 13/01/1959. 116 Tiến trình hình thành Nghị Quyết 15 đã được Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ghi lại rất chi tiết vào ngày 20/12/2012 nơi mục Sách Chính Trị dưới đề tài: CÙNG XỨ UỶ ĐƯA CÁCH MẠNG MIỀN NAM VƯỢT QUA NHỮNG NĂM THÁNG KHÓ KHĂN (1954 – 1960) ĐI TỚI ĐỒNG KHỞI. 117

15

16

17

18

19

20

21

22 23 24 25 26 27 28 29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Dưới đây là phần trích lược về bản Nghị Quyết 15 trong đề tài kể trên: Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động họp Hội nghị lần thứ 15 (đợt l) kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ đấu tranh cho hoà bình thống nhất đất nước. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương đã phân tích những khó khăn và thuận lợi, thắng lợi và tổn thất của phong trào cách mạng miền Nam những năm qua, trên cơ sở đó đã đưa ra nhận định: “Tuy có lúc có nơi tạm thời gặp khó khăn, tổn thất, nhưng nói chung phong trào cách mạng miền Nam đã diễn ra liên tục, đều khắp, ngày càng được củng cố và mở rộng. Đảng bộ miền Nam dù bị đánh phá ác liệt nhưng vẫn tồn tại, củng cố và phát triển, đó là điều kiện quyết định đưa cách mạng miền Nam đi tới thắng lợi. Tuy nhiên, trong bước chuyển biến quan trọng của cách mạng Việt Nam và trong bối cảnh phức tạp mới của tình hình thế giới cũng như trong nước, nhận thức về tình hình cách mạng Việt Nam trong Đảng ta có lúc, có nơi chưa thật đúng, gây nên những sai lầm về mặt này hay mặt khác, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, đã hạn chế thắng lợi chung của toàn quốc.”

Báo cáo cũng nêu lên một số khuyết điểm chính về chỉ đạo cách mạng miền Nam như: “chưa nhận rõ kẻ thù chủ yếu của cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ xâm lược, xem Hiệp định Giơnevơ có thể giải quyết được vấn đề cách mạng ở miền Nam; chưa xác định rõ và cụ thể mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ giữa hai chiến lược cách mạng8, có lúc còn quá nhấn mạnh và tập trung cho xây dựng miền Bắc, trong khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa đều phạm sai lầm phiến diện, không quán triệt nhiệm vụ cách mạng miền Nam của Đảng; Đảng bộ miền Nam, trong chỉ đạo, mới chú trọng tổ chức quần chúng gây áp lực với chính quyền Mỹ - Diệm đòi hòa bình thống nhất mà còn coi nhẹ xây dựng lực lượng để đi đến đánh đổ chính quyền của chúng; trong tình hình đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước bị chia cắt, Đảng ta chưa đề ra VSTK - 4111


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

một cương lĩnh chính trị để hướng dẫn phong trào toàn quốc, quá nhấn mạnh tác dụng pháp lý của Hiệp định Giơnevơ, xem thường nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở và chuyển hướng tổ chức; không tăng cường lãnh đạo cho Xứ uỷ Nam Bộ, cơ quan thay mặt Trung ương lãnh đạo cách mạng miền Nam mà lại rút đi,...”

Khi bàn về phương pháp tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam, Hội nghị còn có ý kiến khác nhau: - có ý kiến đề nghị vũ trang và tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa; - có ý kiến không đồng ý tiến hành đấu tranh vũ trang, phải dựa vào cơ sở pháp lý của Hiệp định Giơnevơ, đấu tranh bằng phương pháp hòa bình; - có ý kiến cho rằng phải khởi nghĩa, nhưng làm từng bước. Do có nhiều vấn đề quan trọng chưa thể thống nhất, Hội nghị kết thúc đợt 1 để Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục nghiên cứu và sẽ kết luận vào đợt 2. Xứ uỷ viên Phan Văn Đáng và Phạm Văn Xô ra Hà Nội báo cáo và xin ý kiến Trung ương về chủ trương dùng võ trang để bảo vệ lực lượng, chờ đợi đã hơn một năm nhưng vẫn chưa nhận được chỉ thị cụ thể, do ý kiến còn khác nhau, Trung ương chưa họp được nên chưa có nghị quyết định. Sáu tháng sau, đầu tháng 07/1959 trên cơ sở thống nhất ý kiến qua hai đợt họp, tháng 7-1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao Động chính thức thông qua nghị quyết. Căn cứ vào tình hình thực tế ở miền Nam, tình hình cả nước và quốc tế, Hội nghị xác định: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân". Nghị quyết cũng chỉ rõ: Để tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, cách mạng miền Nam phải trải qua một quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ để xây dựng, củng cố và phát triển phong trào cách mạng của quần chúng, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh từ nhỏ đến lớn, đẩy lùi địch từng bước, tiến lên làm lay chuyển toàn bộ chế độ của chúng, trên cơ sở đó sẽ phát động quần chúng giành chính quyền khi có thời cơ thuận lợi. Con đường tổng khởi nghĩa giành chính quyền là con đường có lợi nhất đối với nhân dân ta, nhưng vì bản chất của đế quốc Mỹ là hiếu chiến, chúng có thể can thiệp bằng quân sự để cứu vãn chính quyền tay sai ở miền Nam. Trong điều kiện đó, cuộc khởi nghĩa sẽ chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta. Nghị quyết Hội nghị 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) mở đường cho các cuộc nổi dậy bằng quân sự của CS ở miền Nam gia tăng làm xoay chuyển tình thế. Đây là nghị quyết được Trung ương Đảng Lao Động thảo luận kỹ, chuẩn bị dài ngày, có sự góp ý của nhiều cán bộ lãnh đạo ở các cấp bộ đảng, trong đó bản Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Lê Duẩn, Nghị quyết Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ lần thứ hai (l-1957) và báo cáo của hai đại biểu Xứ uỷ Nam Bộ tại đợt 1 của Hội nghị là những đóng góp cực kỳ quan trọng. Có thể nói, Nghị quyết đã đáp ứng VSTK - 4112


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

đòi hỏi của thực tiễn các hoạt động vũ trang nổi dậy của các lực lượng CSVM ở Nam Bộ, vì trong thời gian 1954 - 1959 "ta có sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh, chỉ nhấn đấu tranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ, nhân dân".118

Ở Nam Bộ, quyền Bí Thư Xứ Ủy Mười Cúc /tức Nguyễn Văn Linh phát biểu: "Tình hình quần chúng bị o ép như vậy, bị dồn đến chân tường như vậy mà mình không có chủ trương, không có một hình thức đấu tranh gì khác thì không thể được". "Nếu mình phát động đấu tranh vũ trang thì nhất định quần chúng đứng về phía ta thôi" 118bis Mấy tháng sau Hội nghị Trung ương 15, ngày 12-11-1959, Xứ ủy Mười Cúc mới nhận được điện của Ban Bí thư Trung ương gửi Xứ uỷ Nam Bộ về "Những nội dung cơ bản của Nghị quyết 15" và thông báo: ngày 14-11 sẽ điện toàn văn Nghị quyết. Cũng theo bản tin của Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản nói trên, thì từ nửa cuối năm 1959, khá nhiều đảng bộ địa phương ở miền Nam đã được chỉ thị dùng vũ trang tự vệ khi bị lực lượng vũ trang và quân đội VNCH lùng sục, bắt bớ và đã có một số hoạt động quân sự khích động quần chúng nổi dậy. Tại Nam Bộ, trong tháng 8 và tháng 9-1959, theo sự chỉ thị của Xứ uỷ, Liên Tỉnh uỷ Khu VIII đã mở ra một số hoạt động quân với các trận phản công của Tiểu đoàn 502 và Đại đội 271 chống trả các cuộc hành quân cấp trung đoàn của VNCH tại Giòng Thị Đàm và Gò Quản Cung (Đồng Tháp Mười, tỉnh Kiến Phong) ngày 26-9-1959. Tiểu đoàn 502 còn hỗ trợ phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân ở bốn huyện tả ngạn sông Tiền. Ba tháng cuối năm 1959, Xứ uỷ tiếp tục chỉ đạo một số trận đánh của lực lượng vũ trang ở một số xã vùng đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh, hỗ trợ nhân dân một số nơi nổi dậy giành quyền làm chủ.Tuy vậy, ngày 29-9-1959, Trung ương lại có chỉ thị về phương hướng công tác trước mắt của Đảng bộ Nam Bộ là giữ vững và phát triển phong trào. Trong thực tiễn, tình hình phát triển của cách mạng miền Nam, nhất là ở vùng căn cứ địa và rừng núi cho thấy, phong trào đã đi xa hơn những điều mà Trung ương nhận định. 119 Sư nhận xét kể trên của Trung Ương Đảng Lao Động phù hợp với câu trả lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Janos Radvanyi ,một thành viên trong phái đoàn Hung Gia Lợi thăm viếng Ngoại giao chính quyền VNDCCH từ 1926/04/1959. Trong những cuộc bàn luận giữa hai bên, vấn đề tình hình miền Nam Việt Nam được phái đoàn Hung Gia Lợi nêu lên. Trong dịp nầy, Phạm Văn Đồng đã thổ lộ cho biết rằng những cán bộ CSVM của Nam Bộ hiện ở Bắc Bộ đang gia tăng tạo áp lực đổ Bộ Chính Trị Đảng Lao Động ở Hà Nội phê chuẩn chính sách quân sự không hạn chế ở Nam Bộ. Mặc dù thông cảm với tâm trạng nôn nóng của họ, nhưng Phạm Văn Đồng vẫn cho rằng nếu áp dụng một chính sách như thế trước khi Bắc Bộ đã có đủ sức yểm trợ và tình VSTK - 4113


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21 22 23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

hình chính trị và quân sự của VNCH ở Nam Bộ đã chín mùi mục nát thì đó chính là một hành động điên rồ. Trong dịp nầy Janos Radvanyi cũng nghe Nguyễn Hữu Thọ một cán bộ lãnh đạo cao cấp của CSVM ở Nam Bộ hiện tập kết ở Hà Nội phát biểu rằng tình hình chính trị và quân sự của VNCH ở Nam Bộ đã chín mùi mục nát nhưng hoạt động của các đơn vị bộ độ du kích CSVM ở đó bị bó tay vì Hà Nội chỉ thị rằng thời cơ chưa chưa đúng lúc để hành động quân sự quy mô ở Nam Bộ.120 Để Trung ương Đảng Lao Động nắm được thực tế phát triển của tình hình đấu tranh nổi dậy ở miền Nam, liên tiếp trong các ngày 11-10 và 24-10-1959, xứ ủy Mười Cúc, đã gửi hai bức điện báo cáo tình hình với Hà Nội và đề đạt ý kiến của Xứ uỷ rằng: nếu nhiệm vụ chủ yếu của các lực lượng vũ trang còn chỉ là tự vệ, tuyên truyền, trừ gian, tức là phục vụ nhiệm vụ chính trị, giành thắng lợi chính trị, nhưng chưa phải là giành thắng lợi quân sự và đánh đổ ngay chính quyền của VNCH thì đối phó một mặt như vậy sẽ không phù hợp với tình hình thực tế, không có lợi cho phong trào, không mở rộng và phát triển được lực lượng. Xứ Uỷ còn đề nghị Trung ương bổ sung gấp cán bộ quân sự cho Nam Bộ (mỗi miền ba tiểu đoàn), vũ khí và phương tiện thông tin liên lạc... để đẩy mạnh hoạt động quân sự. . . . Và cho rằng: "Nếu Trung ương xúc tiến việc lập lại Trung ương Cục miền Nam để lãnh đạo đấu tranh thì tốt nhất ". 4. CỘNG SẢN NAM BỘ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐẤU TRANH, PHÁT ĐỘNG “ĐỒNG KHỞI” MỞ RA BƯỚC NGOẶC CHO CÁC CUỘC NỔI DẬY QUÂN SỰ CỦA CSVM Ở MIỀN NAM (1959-1960)

4.1 Đồng khởi 1959

Theo tài liệu và sử sách của đảng Cộng Sản Việt Nam và của những cán bộ CSVM ở Nam Bộ trước đây thì để trực tiếp chỉ đạo phong trào nổi dậy, cơ quan Xứ uỷ Nam Bộ từ biên giới Campuchia chuyển về khu căn cứ ở Tây Ninh. Giữa tháng 11-1959, tại căn cứ Trảng Chiên (Tây Ninh), Mười Cúc tức là Trần Văn Linh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Xứ uỷ lần thứ tư (mở rộng) với sự tham dự của các khu uỷ viên, bí thư các tỉnh uỷ, để bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 15 của Đảng Lao Động. Hội nghị đã thảo luận sôi nổi về các hình thức, quy mô sử dụng lực lượng vũ trang để tiến công “địch”, giành quyền làm chủ. Các đại biểu đã phản ánh tình hình, trình bày kinh nghiệm của địa phương mình. Tháng 12-1959, Mười Cúc đã tham dự và chỉ đạo Hội nghị Khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, họp tại xã An Thành - Bến Cát (Sông Bé), để sắp xếp lại tổ chức, sáp nhập Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Đảng bộ tỉnh Gia Định và bàn việc chỉ đạo các hoạt động vũ trang của Đảng bộ thành phố. VSTK - 4114


1

2

3

4

5

6

Tại các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường và một số địa phương khác, theo Nghị quyết Hội nghị Xứ uỷ lần thứ tư được lệnh của Xứ uỷ, từ cuối tháng 11 và đặc biệt là trong tháng 12-1959, các đảng bộ ở đây đã chỉ đạo một số đơn vị vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng, tấn công một số đồn bót và trụ sở chính quyền VNCH ở địa phương. *Cuộc nổi dậy của những người Thượng ở Trà Bồng 121

7

Đồng bào các dân tộc tham gia nổi dậy ở Trà Bồng, Quảng Ngãi, tháng 8/1959 http://baotintuc.vn/dau-an-su-kien/khoi-nghia-tra-bong-khoi-thong-dong-thac-cach-mang-mien-nam-20140827210613567.htm 8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

Để chống phá bầu cử quốc khóa II của VNCH, phong trào nổi dậy có vũ trang của VC vào ngày 28-08-1959, đã khích động đông đảo đồng bào Thượng 2 xã Trà Giang, Trà Thủy kéo xuống quận lỵ, biểu tình phản đối bầu cử “Quốc hội” nhưng bị các lực lượng quân đội và an ninh VNCH ngăn chận và giải tán và mấy ngày sau chính quyền VNCH sở tại lại mở các cuộc hành quân truy lùng VC nằm vùng. 4.2 Các cuộc nổi dậy ở miền Trung Nam Bộ122

Sách Lịch Sử Kháng chiến Nam Bộ đã ghi chép lại những trận đánh chiến thắng của bộ đội du kích CSVM ở miền Trung Nam Bộ như sau: - Ở Kiến Phong, trong trận Giòng Thị Đàm, Gò Quản Cung (26/09/1959), 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 43 bộ binh Quân Lực VNCH đã bị thiệt hại nặng trong một cuộc hành quân tảo thanh vào khu vực đầu não của tiểu đoàn 502 của CSVM. Sách Lịch Sử Kháng Chiến Nam Bộ viết: “Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung là một chiến thắng vũ trang đánh bại cuộc hành quân cấp trung đoàn của quân Sài Gòn nhưng có ảnh hưởng mạnh nâng cao khí thế chung của phong trào cách mạng ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đồng Tháp Mười. Tính đến cuối năm 1959, ở tỉnh Kiến Phong, lực lượng vũ trang đã từ là chỗ dựa của phong trào quần chúng tiến lên phối hợp với mũi chính trị, binh vận... diệt đồn, giải phóng 7 xã, phá 9 khu dồn dân; nổi bật là cuộc nổi dậy giải phóng xã Thạnh Mỹ (huyện Mỹ An) ngày 25-12-1959; đánh sập Tháp 10 tầng (Tháp Mười) của địch là điểm địch dùng khống chế một vùng rộng lớn của Đồng Tháp Mười.” VSTK - 4115


1

2

3

4

5

6

- Ở Kiến Tường, tháng 6-1959, Tiểu đoàn 504 CSVM tiến công một đơn vị bảo an ở Đìa Ngái huyện Vĩnh Lợi, hỗ trợ cho nhân dân phá khu trù mật Ruộng Lưới (thuộc xã Vĩnh Thạnh). Tháng 11-1959, cũng tiểu đoàn này chống đánh quân VNCH đi càn quét ở Gò Gòn và các vùng sát biên giới Campuchia. “Qua những hoạt động trên, ở Đồng Tháp Mười đã xuất hiện vùng căn cứ liên hoàn Mỹ Tho - Cao Lãnh.”

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

- Ở Long An sau trận dùng mưu chiếm đồn Vàm Sác (tháng 1-1959) các tiểu đoàn VC 506, 508 hoạt động cả ở phía bắc, phía nam lộ 4, ở các khu vực sát đô thị Sài Gòn như Phú Lâm, Chánh Hưng, cầu Nhị Thiên. Tháng 8-1959, 1 trung đội VC võ trang họp dân của ấp Bình Lợi, Bình Thuận (Nhật Ninh). “Ở Cần Đước (Long An), trong báo cáo lên cấp trên đầu năm 1960, viên quận phó quận này thừa nhận: “Vào dịp Tết Nguyên Đán (cuối tháng 1-1960), có 91 trong số 117 trưởng ấp không còn làm việc, chỉ có 16 trưởng ấp sát quận còn tại chức”. 4.3 Các cuộc nổi dậy ở miền Tây Nam Bộ123

- Ở Rạch Giá, cuộc nổi dậy của VC mở đầu bằng trận tiến công Chi khu Xẻo Rô (ngày 30-10-1959) (tức chi khu Kiên An thuộc huyện An Biên). Tỉnh ủy Rạch Giá dùng tiểu đoàn Ngô Sở (danh nghĩa giáo phái: quân giáo phái theo VC) đánh kỳ tập. Đúng 0 giờ 5 phút sáng ngày 30-10-1959, quân VC đồng loạt nổ súng, đánh chiếm các mục tiêu trong chi khu, diệt 50 quân Sài Gòn, trong đó có quận trưởng Lâm Quang Quận, bắt sống 50, thu 60 súng, giải thoát trên 100 người bị giam giữ . Phối hợp với cuộc tiến công chi khu Xẻo Rô, quân dân 3 xã Đông Yên, Tây Yên và Đông Thái (huyện An Biên) nổi dậy diệt viên chức chính quyền VNCH, giải tán các tổ chức “Thanh niên tự vệ”. “Đây là trận đánh đầu tiên có quy mô diệt một chi khu (cấp quận) của chế độ Sài Gòn. Nói về trận Xẻo Rô, báo Le Monde (Thế giới) của Pháp tháng 11-1959 cho đây là sự kiện “báo hiệu sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngoài hai điểm trên, các tỉnh còn lại của miền Tây như Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh đều đẩy mạnh các hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác, phá kềm, khôi phục và phát triển lực lượng cách mạng, hình thành các lực lượng vũ trang của địa phương.” Ở Cà Mau, từ tháng 06 đến tháng 09/1959 nhiều cuộc nổi dậy đã được VMCS thực hiện tại ở 3 huyện Cái Nước, Trần Văn Thời, Ngọc Hiến, đánh phá các đồn bót ở Cái Tàu, Rạc Cui, Chà Là, hạ sát các quận trưởng huyện Đầm Dơi, Thới Bình. 4.4 Các cuộc nổi dậy ở miền Đông Nam Bộ124

Ngày 08/07/1959, đại đội C50 vũ trang VC phối hợp cùng với VC nằm vùng thị trấn Biên Hòa tấn công vào một doanh trại cố vấn quân sự Hoa Kỳ MAAG ở khu biệt thự “Nhà Xanh” ở Tân Mai gây tử thương cho thiếu tá Dale Buis và VSTK - 4116


1

2

3

thượng sĩ Chester Melvin Ovnand trong khi hai người nầy đang xem chiếu phim tại phòng ăn của doanh trại. Một sĩ quan Hoa Kỳ khác là đại úy Howard B, Boston bị trọng thương một lính canh gác và một đứa bé Việt Nam 8 tuổi cũng bị thương tích trong vụ nầy.

Thượng sĩ Chester M.Ovnand và thiếu tá Dale Buis http://www.zimbio.com/pictures/mYsY2uqhqJ/First+Vietnam+War+Casualties+Remembered+Their/0nWZy57NmTi/Che ster+Ovnand 4

5

6

7

8

9

10

11

12

- Ở Gia Định du kích địa phương len lỏi vào các đội Tự Vệ vũ trang chống trộm cướp do chính quyền địa phương VNCH tổ chức như ở các huyện Bình Chánh, Thủ Đức để thừa cơ ám toán các viên chức chính quyền địa phương mà CSVM gọi là “những tên ác ôn có nợ máu với nhân dân”. Ngày 30/05/1959, đơn vị vũ trang đầu tiên của VC gồm có 20 người của tỉnh Gia Định được thành lập với mật số gọi là C13. - Ở Nhà Bè, huyện ủy lợi dụng lợi thế Rừng Sác xây dựng được trung đội vũ trang của huyện, đến cuối năm 1959, phát triển thành “Đại đội võ trang tự vệ nhân dân 306”. Ở Rừng Sác, cũng đã có “C12” do Tỉnh ủy Chợ Lớn tổ chức.

17

Để xúc tiến nhanh hơn việc xây dựng lực lượng vũ trang, tỉnh ủy Gia Định thành lập hai đoàn cán bộ VC đưa về hai huyện Gò Vấp, Tân Bình bám xã ấp, xây dựng cơ sở Đảng trong quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Nhiều thành viên tỉnh ủy, huyện ủy về bám được xã ấp, xây dựng cơ sở trong dân, trong binh lính quân đội Sài Gòn, móc nối người đưa ra căn cứ huấn luyện để xây dựng lực lượng vũ trang..

18

4.5 Các cuộc nổi dậy ở nội thành Sài Gòn – Chợ Lớn

13

14

15

16

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Các tổ chức do VC len lỏi và bí mật điều khiển như các đội “phòng cháy chữa cháy”, các đội “chống trộm cướp” là những tổ chức của chính quyền khu phố của quyền VNCH tổ chức nhưng lại trở thành những thành phần hoạt động theo lệnh của VC nằm vùng để kích động dân chúng chống lại chương trình chỉnh trang đô thị của chính quyền VNCH trong đó có việc di chuyển những khu gia cư “ổ chuột” đến những khu gia cư mới do chính quyền xây cất Người của VC xâm nhập các tổ chức công khai ở Nam Bộ thuộc Tổng Liên đoàn lao công của Trần Quốc Bửu với phương châm “xanh vỏ đỏ lòng”. Tháng 12-1959, tại Củ Chi, trung đội vũ trang VC của khu Sài Gòn- Gia Định được thành lập với các tàn binh giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và quân bại VSTK - 4117


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

trận của Bình Xuyên, với tên gọi là Cao - Hòa - Bình (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên), quân số thực tế tương đương 2 tiểu đội. Tháng 12-1959, trận đầu ra quân trên quốc lộ 1, lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định tiêu diệt 1 xe jeep, giết 1 đại úy quân đội VNCH, sau đó lại diệt 1 trung đội ở Bến Du. Đại đội 306 củ VC ở Nhà Bè ra quân các trận đầu ở cầu Tân Thuận, Rạch Ông, bức rút bót Bà Chòi...

Đánh giá tình hình Nam Bộ cuối năm 1959, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn thừa nhận: “Tình hình đặc biệt nghiêm trọng, bởi ngoài các vụ khủng bố, ám sát thường xuyên, hoạt động vũ trang của Việt cộng gia tăng”. Tác giả quân sử Hoa Kỳ Ronald H. Spector vào tháng 09 đã tổng lược những thiệt hại từ những cuộc nổi dậy do VC ở Nam Bộ chủ động gây ra cho VNCH như sau: Vào cuối năm 1959, ảnh hưởng “Nổi dậy theo sách lược mới của VC ở Nam Bộ hầu như lan tràn khắp nơi. Trong 6 tháng cuối cùng của năm 1956, những cuộc ám sát thường xuyên xảy ra 11 lần/mỗi tháng trong cuối năm 1958 và hơn 22 lần/mỗi tháng kể từ đầu năm 1959 của VC nhắm vào các viên chức chính quyền địa phương và cảnh sát ở các làng, xã do chính quyền VNCH kiểm soát. Đã có 343 vụ bắt cóc vào đầu năm 1959 so với 236 vụ của toàn năm 1958. Chỉ riêng tháng 11/1959 đã có đến 89 vụ bắt cóc. Tại các nơi thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao nguyên Trung Bộ, VC đã khích động những cuộc nổi dậy của dân chúng để phá làng, pháp ấp. Nhiều cuộc phá rối và biểu tình đã đảo do VC chủ xướng tạo ra tình hình bất an và là nguyên cớ để chính quyền VNCH phải dùng biện pháp mạnh để diệt trừ hay giải tán. Đồng thời, những toán bộ đội du kích nhỏ tấn kích những đồn bót, trạm canh, hẻo lánh truy kích các lực lượng vũ trang phòng vệ an ninh của chính quyền địa phương VNCH để chiếm đoạt vũ khí đạn dược. Trong sáu tháng cuối của năm 1959, VC đã thực hiện trung bình là 100 cuộc phục kích hay tấn công vào các đơn vị quân đội hay đồn bót của VNCH.125

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Về vụ tiểu đoàn 502 của CSVM tấn côngVC gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng quân đội VNCH VNCH tại Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung thì Ronald H.Spector cũng viết lại như sau: Vào tháng 9/1959, khoảng ba đại đội hơn 300 quan binh lực lượng Bảo An hành quân tảo thanh một tiểu đoàn VC ở một vùng đầm nước rừng rậm ở tỉnh Kiến Phong sát với biên giới Cao Miên. Quân VNCH di chuyển bằng ghe và xuồng lớn. Đại độ Bảo An tiền phong khi đến một chỗ rẽ thì bị khoảng 100 bộ đội du kích từ một bờ cao trên đất liền xả súng bắn chận đầu gây trọng thương cho hầu hết đại đội Bảo An đang hỗn loạn nhảy khỏi ghe xuồng để thót thân. Có 12 quân Bảo An tử trận, 14 bị thương hay bị VC bắt sống. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Bảo An liên hệ bị VSTK - 4118


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

chính quyền Quân đội VNCH đưa ra tòa án quân sự. Hai tuần lễ sau đó, cũng tại Kiến Phong, 42 quan binh VNCH bị VC phục kích và phải chịu đầu hàng toàn bộ. Tháng 10/1959 một nhóm khoảng 80-100 VC xâm nhập thị trấn Kiến An tỉnh Kiến Phong, tấn công tiểu khu quân sự, giết chết tiểu khu trưởng và 6 binh sĩ Bảo An, phá và 70 thả tù nhân bị chính quyền địa phương giam giữ, tịch thu 23 súng trường rồi rút lui an toàn.126 5. ĐỒNG KHỞI 1960

Cũng giống như trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, để lấy lòng dân chúng Nam Bộ, VC áp dụng sách lược “Ba Cùng” như là kim chỉ nam và quy tắc đạo đức hành sự của mình: cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt chung với dân chúng. Bộ đội hay cán bộ dân vận VC bị trừng phạt kỹ luật nghiêm khắc những hành vi cướp đoạt hay phá hoại làng xóm hay tạo rối ren làm mất trật tự. Ngược lại, theo một phúc trình của chuyên nghiên cứu W.P. Davison gửi một bản giác thư cho thứ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ thì viên chức chính quyền VNCH thường tỏ ra “kiêu căng ngạo mạng, tính khí bất thường, không lương thiện và độc ác.” Tuy nhiên khi cần, VC sẽ không ngần ngại xử dụng bàn tay sắt được che dấu dưới dưới bao tay bọc nhung để ép bức, hăm dọa hay bắt cóc, khủng bố nếu cần sau khi đã áp dụng đường lối tuyên truyền khuyến dụ không thành công. Như vậy, VC ở Nam Bộ có lúc tốt mà cũng có lúc xấu. Về phía chính quyền VNCH thì không phải lúc nào cũng là “kiêu căng ngạo mạng, tính khí bất thường, không lương thiện và độc ác” nhưng cũng có nhiều trường hợp lương thiện, đối xử tốt với dân chúng. Sẽ là bất công và thiên kiến nếu luôn kết tội là VNCH hầu hết là kiêu căng cửa quyền, không lương thiện và độc ác làm mất lòng dân. Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, Việt Cộng cũng thế mà VNCH cũng thế, không thể quơ đũa cả nấm chỉ để bêu xấu một phía nầy hay phía kia. Phúc trình của W. P. Davison “SOME OBSERVATIONS ON 127 VIET CONG OPERATIONS IN THE VILLAGE” có đoạn viết: Tưởng cũng cần phải biết rằng ít ra cũng có một số chức sắc địa phương đại diện cho chính quyền Sài Gòn được lòng dân chúng bởi vì rõ ràng là từ những bản trình báo của những VC bị bắt giữ và lấy khẩu cung thì việc không được lòng dân và việc trị sự sai lầm của những viên chức chính quyền VNCH không phải là những lý do tiên quyết để VC lôi kéo dân chúng về phía họ. Không có gì gọi là khó khăn để khiến cho những cuộc nổi dậy của VC có thể gây cảm,tình tổ chức và kết nạp nhân lực tại những vùng đất dưới sự kiểm soát của các viên chức dã bị kết tội là độc ác, không có đạo đức hoặc đơn giản vì cách thức quản lý trị sự cẩu thả, bừa bãi, thế nhưng trong những làng mạc mà người dân “ được hài lòng” cũng có thể bị đã phá, giày xéo để trở thành những thành lũy của VC. Những kỹ xảo mà VC áp dụng vào các cuộc nổi dậy không bị lệ thuộc vào yếu tố có được lòng dân hay không. Một thí dụ tiếp theo sau đây là sự mô tả tình hình tại một làng vừa mới bị VC chiếm đóng vào năm 1964:

VSTK - 4119


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

Cán bộ chính quyền tử tế với dân chúng và xử sự rất đúng cách. Họ giúp đỡ dân và không làm một điều gì trái ý nguyện của người dân . . .Họ là những chức sắc dân cử . . .Họ thuộc thành phần của lớp người dân trong làng . . . . Họ không có mâu thuẫn với người dân và không có làm điều gì gọi là bất công. . . Tôi không có sinh sống thường xuyên trong làng cho nên tôi thực sự không biết vấn đề tiền bạc đối với họ như thế nào. Nhưng vào lúc tôi vào trong làng, tôi nhận định được rằng họ đối xử đúng đắn đối với người dân và họ đã không tham nhũng tài sản của dân. Họ cung cấp trái khoản Ruộng đất và phân bón hóa học cho dân làng. Họ cũng cung cấp heo, bò cho các hợp tác xã nông nghiệp. Bản trình báo kể trên khai rằng cán bộ Việt Cộng cũng “xử sự tốt” khi họ vào làng. Nói một cách khác, với một chừng mực mà chúng ta có thể nói được rằng là có rất ít những điều khiếu nại chống lại nhau giữa hai phía, nhưng đạo đức của các viên chức chính quyền VNCH tự nó không phải là yếu tố cần và đủ để ngăn ngừa VC không chiếm đoạt quyền kiểm soát dân chúng. Không phải chỉ có một loại báo trình giống như trường hợp kể trên. Một cán bộ dân vận Việt Cộng đã kể lại cảnh tượng tất cả các chức sắc của chính quyền VNCH của một ngôi làng bị bắt gom chung ra trước chợ và bị bắn tập thể sau khi ngôi làng bị Việt Cộng tràn ngập. Cán bộ dân vận Việt Cộng nầy lại khai tiếp thêm rằng các chức sắc của chính quyền bị sát hại như vừa kể là những người do chính dân trong làng bầu lên, họ được dân làng nầy tin tưởng và kính trọng. Họ giúp đỡ, cung cấp gạo thóc, quần áo, trâu bò và nhiều thứ khác cho dân trong làng. Những dân vệ trong làng cũng là những người tốt và vì thế người dân ở đây không tố giác hay chỉ điểm cho VC biết nơi ẩn náo của họ. . . . .. Nói tóm lại, sự thành công của VC nằm vùng ở Nam Bộ giành dân, chiếm đất, khích động dân chúng nổi dậy không nhất thiết là nhờ vào ở chỗ chính quyền địa phương của VNCH ác ôn, tham nhũng, không được lòng dân mặc dù những điều nầy thực sự có xảy ra ở nhiều làng mạc. Sự thành công của VC một mặt tùy thuộc vào các cơ cấu cán bộ hạt nhân khởi thủy tuy rằng nhỏ nhưng được huấn luyện kỹ, đầy đủ, không nề hà gian lao khổ cực và đầy đủ và mặt khác lại có thêm những khu ẩn náu cẩn mật và an toàn ở Nam Bộ hỗ trợ và khuyến khích. Ngay cả tại những làng của chính quyền VNCH “được tiếng tốt”, V.C cũng có thể xâm nhập vào để tuyên truyền, bắt lính, lôi kéo, khích động ....bằng nhiều hình thức đe dọa, cưỡng bức khác nhau để dân làng phải nghe theo kể cả dùng hình thức bắt cóc, khủng bố, thanh trừng nếu cần để cảnh cáo người dân và các chức sắc của chính quyền VNCH. 5.1 Đồng khởi đợt I (từ tháng 01/1960

Giới chức dân sự và dân sự Hoa Kỳ cũng như chính quyền VNCH ở Nam Bộ đã không nấm bắt được một cách đúng mức kịp thời những diễn biến những kế sách lôi kéo người dân của VC như vừa kể qua ở phần trên. Mặc dù những chuyên viên phân tích của ngành tình báo Hoa Kỳ nhận thức thấy rằng VC đã từng xử dụng tối đa các phương cách kết nạp, tổ chức, khủng bố trong các hoạt động của họ tại một số thành tỉnh, các chuyên viên nầy của Hoa Kỳ cũng khó có thể xác định được tầm mức và chiều kích những nguồn yểm trợ cho VC như thế nào và cũng không thể xác định được mức độ nhanh chóng VSTK - 4120


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

của sử chuyển đổi từ tuyên truyền, đe dọa, ám sát sang bạo lực quân sự mặc dù chưa có tính cách quy mô liên tục nhưng hữu hiệu và có kết quả giới hạn. Các tổ chức vũ trang của VC ở Nam Bộ trong giai đoạn nầy chỉ bao gồm những tàn binh của các giáo phái đối lập với rất ít vũ khí đạn dược và vì thế cần phải có cái “khiêng che dân chúng” rầm rộ làm đơn vị tiền phong cho những phong trào nổi dậy khắp nơi. Kỹ thuật hô hào và quy tụ quần chúng của VC rất thực tế và đơn giản: trả lại ruộng đất cho người nông dân. (1) Đồng khởi Bến Tre ở khu Trung Nam Bộ

- Ở Bến Tre từ 17-24/01/1960 đã có những cuộc nổi dậy của dân chúng ở 47 làng thuộc các huyện Mõ Cày, Giòng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú với chân đất, nón lá bà ba và gậy gộc để đấu tranh bằng miệng chống gom dân, chiếm đất, bắt lính dưới sự khích động và sự điều động của VC nằm vùng địa phương trà trộn len lõi trong đám đông nổi dậy. Đất cày đâu chưa thấy nhưng VC đã nhanh chóng thu tóm được khá nhiều súng óng đạn dược của đối phương bỏ đồn bót chạy trốn, nhiều nhất là ở xã Bình Khánh, để trang bị cho VC nằm vùng nhiều thêm, tiếp nối hậu thuẫn và khích động dân chúng đồng loạt nổi dậy ở các huyện Minh Tân, Thạnh Phú và Mõ Cày. Với súng óng đạn dược thu tóm được từ các cuộc nổi dậy, VC đã thành lập thêm nhiều trung đội và một đại đội vũ trang số 264. Ngày 21/01/1960, một tiểu đoàn thủy quân lục chiến VNCH đỗ bộ hành quân tảo thanh vào làng Phước Hiệp để tái chiếm 2 xã Định Thủy và Bình Khánh nhưng bị đại đội vũ trang 264 cùng với nhiều toán du kích VC phục kích bao vây và chận đánh, gây thiệt hại nặng về nhân mạng và vũ khí cho phía quân VNCH. Tháng 02/1960, đảng bộ tỉnh ủy VC Bến Tre lại thành lập thêm một đại đội vũ trang số 269 ở cù lao Bảo cho các địa bàn Giòng Trôm, Ba Tri và Châu Thành. Ngày 04/02/1960, bộ tỉnh ủy VC Bến Tre phối họp với huyện ủy Mõ Cày tổ chức một đội ngũ du kích gồm có 200 phụ nữ của làng Phước Hiệp và huy động 5,000 phụ nữ từ các làng kề cận.128 Số 5,000 nầy là những đàn bà, phụ nữ , trẻ con, người già chạy trốn bom đạn từ các làng, xã đỗ xô “tản cư ngược” về thị trấn huyện Mõ Cày thuộc tỉnh Bến Tre tràn cả vào dinh quận trưởng, ty thông tin, trường học, ty bưu điện, nhà thờ, chùa chiền, các quảng trường công cộng. Thừa cơ hội nầy VC đã trà trộn vào để sách động số người tị nạn nầy kêu gào đấu tranh, vừa yêu cầu chính quyền chạy chữa những người bị thương, cung cấp thuốc men, thực phẩm bằng cách đỗ tội, tố cáo quân đội VNCH bắn giết bừa bãi gây chết chốc, thiêu hủy nhà cửa, tài sản của họ, đòi hỏi chính quyền sở tại của VNCH phải chấm dứt hành quân để họ có thể trở về làng yên ổn làm ăn sinh sống. Từ đó về sau, nhóm phụ nữ đàn bà trong số người tản cư ngược nầy được VC tuyên xưng là “Đội quân tóc dài” của họ.129 Phương thức sách động quần chúng nầy đã từng được VC ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đem ra xử dụng kể từ thời “Cách Mạng Mùa Thu 1945 kháng chiến chống thực dân Pháp” để thừa cơ

VSTK - 4121


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

cướp chính quyền đang tại chức vào lúc đó. Sách LSNBKC kể lại tình trạng số người dân “tản cư ngược” đã được VC sách động như thế nào: Cuộc đồng khởi Bến Tre gây chấn động lớn. Đích thân Ngô Đình Diệm khẩn cấp đi Bến Tre để thị sát và quyết định sử dụng lực lượng mạnh để “trừ khử cái ung độc Kiến Hòa ngay từ đầu, tránh nguy hại về sau”. Ngày 25-31960, cuộc phản kích của quân Sài Gòn mang tên “Chiến dịch bình trị Kiến Hòa” do Đỗ Cao Trí chỉ huy, bắt đầu với quy mô 13.000 quân gồm 2 chiến đoàn, 6 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, lính dù, khinh quân, 70 xe thiết giáp, 17 tàu, cùng pháo binh, phi cơ, có cả lực lượng công an, công dân vụ, tâm lý chiến từ Sài Gòn xuống, đánh vào 3 xã điểm của Mỏ Cày, quyết đè bẹp lực lượng nổi dậy. Sáng ngày 26-3-1960 chúng chia nhiều mũi bao vây, chia cắt từng khu vực, mỗi khu vực có 2 tiểu đoàn, chà đi xát lại, lục soát từng bụi cây, đám cỏ...; đối tượng săn lùng trước hết là lãnh đạo và lực lượng vũ trang cách mạng của tỉnh. Chúng chôn sống 36 người, bắn chết 80 người... Từ tay không vùng lên, giành quyền làm chủ đã khó, nhưng quan trọng hơn, khó hơn là giữ vững quyền làm chủ. Căn cứ tình hình cụ thể, Ban lãnh đạo tỉnh quyết định tập trung lực lượng, chủ động đánh trận đầu giành cho được thắng lợi để hạ uy thế đối phương, tạo uy thế cách mạng; sau đó sẽ phân tán lực lượng, phối hợp hoạt động với du kích. Trong 10 ngày đầu, lực lượng vũ trang bám sát tiêu hao hàng trăm tên. Từ đó quân Sài Gòn bắt đầu tiến quân dè dặt hơn. Thoạt đầu, sau khi nổi dậy, đối với bọn bảo an tại địa phương, quần chúng còn giữ được thế công khai hợp pháp, tranh thủ binh vận đấu tranh chính trị “trực diện” với chúng được. Giờ đây, quânchủ lực Sài Gòn về bất chấp phải trái, chỉ có đốt, giết, hãm hiếp... Từ lác đác đến ngày càng đông nhân dân dắt díu nhau chạy ra Mỏ Cày. Điều này trái chủ trương của Tỉnh ủy là phải giữ quần chúng ở lại tại chỗ, dùng thế hợp pháp đấu tranh với chính quyền Sài Gòn. Một điều bất lợi khác: có nơi đã cực đoan buộc quần chúng xé hết giấy căn cước, thế hợp pháp không còn... Nguyễn Thị Định bàn với lãnh đạo địa phương, đề xuất một số ý kiến và thống nhất xin chỉ đạo của Liên tỉnh ủy về phương hướng giải quyết tình hình. Thường vụ Liên tỉnh ủy thống nhất với Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và lãnh đạo huyện về việc biến lực lượng tản cư tự phát thành lực lượng đấu tranh có lãnh đạo, có tổ chức thì mọi việc sẽ đảo ngược. Bí thư Liên tỉnh ủy kết luận: “Ta không thể ngăn cản đồng bào chạy ra chợ và cũng không nên ngăn cản vì hiện nay đó là con đường sống duy nhất của bà con, nhưng tại sao ta lại không biến những cuộc tản cư ngược thành những cuộc tấn công trực diện đòi địch phải rút quân, dân mới dám trở về? Bây giờ thì không phải đồng bào tự động tản cư mà tổ chức cho đồng bào kéo ra tấn công...”. Đối với đảng bộ Bến Tre, kinh nghiệm biến thế hợp pháp của quần chúng thành “gậy ông đập lưng ông” tiến công chính quyền Sài Gòn vốn là sở trường; chuyển hình thức biểu tình biểu dương lực lượng thành cuộc tản cư ngược không khó. Hàng ngàn quần chúng gồm phụ nữ, trẻ em, người già lũ lượt chở heo gà, chăn màn... trên các đoàn ghe xuồng ra thị trấn Mỏ Cày, thị xã Bến Tre quyết liệt đòi chính quyền Sài Gòn phải rút quân, ngừng ngay cuộc khủng bố. Đồng bào nói thẳng với quận trưởng, tỉnh trưởng: “... Chúng tôi là dân “quốc gia”... “Việt cộng” và “quốc gia” đánh thế nào không biết mà lính

VSTK - 4122


1

2

3

4

5

6

7

8

9

“quốc gia” thì lại giết chóc, hãm hiếp dân, các ông phải có nhiệm vụ bảo vệ dân, phải kêu với “Tổng thống” cho rút hết quân để cho dân yên ổn làm ăn...”. Hàng ngàn rồi hàng vạn quần chúng kéo ra thị xã, thị trấn cùng đồng bào tại chỗ kêu gào, phẫn nộ và đồng bào trụ lại “trận địa” đấu tranh suốt 12 ngày. Trật tự an ninh bị rối loạn, Quận trưởng Mỏ Cày phải đứng ra an ủi, nhận đơn, điện lên Sài Gòn. Ngay binh lính, sĩ quan và viên chức tại chỗ cũng phẫn uất cho là cấp trên coi thường địa phương, kêu rêu thóa mạ bọn đi càn. Cuối cùng Ngô Đình Diệm phải cho rút quân.130

* Đồn Vàm Nước Trong. Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=i4aOPG_4kds. Cũng xem: http://baodongkhoi.com.vn/default.asp?act=detail&id=11735

Chế tạo súng giả bằng bẹ dừa nước Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=i4aOPG_4kds Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=zZ9s1icx-fw

Nguyễn Thị Định

Súng ngựa trời tự chế và súng giả bằng bẹ dừa nước được xử dụng và để hư trương thanh thế quân đông, súng nhiều trong Phong trào Đồng Khởi Bến Tre Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=i4aOPG_4kds Nguồn: http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich-su/2014/01/3A923D24/ Cũng xem: https://www.youtube.com/watch?v=YdYfeo6JeSk

---------------------Sách LSNBKC viết: VSTK - 4123


“Việc hư trương thanh thế lực lượng vũ trang cách mạng đạt hiệu quả tâm lý cao không chỉ do thủ đoạn nghi binh, mà chiều sâu của nó chính là uy thế chính trị tuyệt đối của lực lượng cách mạng trong lòng dân đã áp đảo đối phương. Đương nhiên việc hư trương thanh thế về lực lượng vũ trang của cách mạng, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm cũng sớm phát hiện được và tổ chức phản kích. Nhưng khi chúng tổ chức phản kích thì lực lượng cách mạng đã thực hiện được một phần phương án xây dựng thực lực bằng vũ khí lấy được, bằng lực lượng thanh niên gia nhập đội ngũ cách mạng, và tổ chức chống trả theo kinh nghiệm có được từ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.” (LSNBKC, s.đ.d., tr. 160) * 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

(2) Trận Tua Hai ngày 26/01/1960 ở Đông Nam Bộ

Trận đánh nầy là một dấu hiệu cho thấy VC “cứng đầu” ở Nam Bộ đang có tâm trạng “thừa thắng xong lên” sau các phong trào nổi dậy ở Bến Tre, không còn cần chờ đợi đến sự chia lữa của VC từ Bắc Bộ gửi vào Nam đồng thời cũng cho thấy dấu hiệu chuyển hướng nhanh chóng từ tuyên truyền, đe dọa, ám sát sang bạo lực quân sự mặc dù chưa có tính cách quy mô lớn thực sự nhưng hữu hiệu và đã có kết quả giới hạn. Tua Hai (tiếng Pháp là: La Tour No2) là một chốt đóng quân của quân Pháp ngày trước xây dựng từ năm 1948, đến năm 1958, VNCH mở rộng thành căn cứ rộng lớn lấy tên là thành Nguyễn Thái Học. Căn cứ Tua Hai được xây dựng trên khoảng đất rộng tại Trảng Sụp nằm ở phía Đông Quốc lộ 22 (từ Gò Dầu đi Xa Mát) cách thị xã Tây Ninh 7 km về phía Bắc. Bao quanh căn cứ ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông là những cánh rừng liên hoàn. Phía Đông Nam có rừng cao su. Phía Tây và phía Nam là cánh đồng rộng trồng lúa. Được xây dựng theo hình vuông, mỗi cạnh dài gàn 800 mét. Cửa ra vào chính nhìn ra hướng Tây. Các nhà trong căn cứ làm bằng gạch ngói, không kiên cố. Căn cứ không có công sự và hầm chiến đấu. Xung quanh căn cứ là bờ tường đất, cao 1 mét, có bề mặt 0,8 m. Trên bờ tướng căn cứ đặt 9 vọng gác, thường xuyên có lính trực đêm ngày. Phía Bắc có 2 chòi canh, mỗi nơi có một tiểu đội túc trực. Bên ngoài, bên trong căn cứ không bố trí hàng rào. Lực lượng quân VNCH của Trung đoàn 32 gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đại đội trợ chiến, quân số 1.694 do thiếu tá Nguyễn Hữu Mân làm trung đoàn trưởng. Phòng chỉ huy và các phòng ngủ của sĩ quan chỉ huy trung đoàn ở gần trung tâm, ngay cổng ra vào chính của căn cứ. Phía Nam Phòng chỉ huy là đại đội trọng pháo. Khu gia binh của các tiểu đoàn nằm ở phía Đông - Đông Bắc bên trong căn cứ. Các kho vũ khí, đạn của trung đoàn ở gần khu vực trung tâm, đối diện với khu gia binh của các tiểu đoàn bộ binh 1, 2. Lực lượng Trung đoàn 32 lúc này phần đông là lính mới. Trang bị vũ khí của trung đoàn gồm các loại: pháo 57 li, cối 81 li, súng phóng hỏa tiển, BKP60, súng đại liên 30, súng trung liên Bar; các bin, súng trường garăng. Lực lượng quân lực VNCH ở vùng xung quanh căn cứ Tua Hai gồm có: Bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 và các đơn vị cơ hữu đóng ở Bến Kéo và Cầm Giang cách thị xã Tây Ninh từ 10 đén 20km về phía Đông Nam. Tiểu đoàn 21 pháo binh đóng tại Thành tỉnh Tây Ninh, một tiểu đoàn bộ binh đóng ở Bổ Túc phía Tây Bắc cách căn cứ Tua Hai 20km. Tóm lại, căn cứ Tua Hai là căn cứ lớn cấp trung đoàn, không có công sự kiên cố và bố trí hàng VSTK - 4124


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

rào, vật cản. Ở đây chưa bị VC đánh lần nào nên rất chủ quan, ban đêm ngoài các phân đội có nhiệm vụ trực chiến đấu tranh trang bị súng, còn các đơn vị khác đưa súng vào nhà kho. Không tổ chức lực lượng đi tuần tiễu, phục kích ban đêm ở xung quanh căn cứ.131 Bộ đội VC chuẩn bị cho trận đánh gồm Đại đội 60, Đại đội 59, Đại đội 70, Đại đội 80 đặc công, 1 trung đội du kích của Tây Ninh, 1 trung đội tàn binh Bình Xuyên phối hợp. Quân số chung của bộ đội VC có khoảng 300 người cùng 300 dân công của 2 huyện Châu Thành và Dương Minh Châu (Tây Ninh) và nhân viên cơ quan Xứ ủy. Cơ sở nội tuyến ở Tua Hai có một nội tuyến giữ kho súng của hậu cứ trung đoàn 32. Đúng 0g45 phút ngày 261-1960VC mở cuộc tiến công đồng loạt căn cứ Tua Hai. Được nội tuyến và trinh sát – đặc công dẫn đường, VC chia 3 mũi: 1 mũi tập kích vào Sở Chỉ huy Trung đoàn 32; 1 mũi tập kích vào khu vực phòng ngủ của các sĩ quan làm tê liệt ngay từ đầu bộ phận đầu não chỉ huy; mũi thứ ba chiếm lĩnh kho vũ khí, lấy súng đồng thời tổ chức vận chuyển súng về căn cứ mật. Lực lượng phối hợp bên ngoài có một đơn vị hặn viện quân từ thị xã Tây Ninh lên, một số đơn vị phối hợp ở Bình Dương, Chiến khu Đ... Trận đánh diễn ra đúng như dự kiến. Ngay những phút đầu, từ Bộ chỉ huy đến các đơn vị ứng chiến quân Sài Gòn đều bị vô hiệu hóa. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, quân Giải phóng làm chủ hoàn toàn trận địa, tất cả các mục tiêu đều đạt được. Kết quả VC thu hơn 1.200 súng các loại, diệt và làm bị thương hơn 400 quân đồn trú, bắt sống hơn 500. Phía VC hy sinh 7 người, số chiến lợi phẩm được chuyển bằng lực lượng dân công Tây Ninh và cán bộ Xứ ủy, nhưng cũng không tải hết, phải sử dụng 3 xe cơ giới của quân VNCH để chuyển; số này bị quân VNCH phục kích lấy lại.133 Theo tài liệu quân sự của Hoa Kỳ thì trong trận tấn công bất ngờ nầy VC đã phá hủy bằng chất nổ 2 trại gia binh và phòng chỉ huy hành quân trung ương của Trung đoàn, làm hư hại 4 gian trại khác, giết và gây thương tích 66 quan binh trong căn cứ và nhờ có nội tuyến đưa đường dẫn lối tới nhà kho, VC chiếm lấy được 350 súng trường, 30 súng tiểu liên, 150 súng cát-bin, 40 súng lục, 2 đại liên, 2 bích kích pháo và rất nhiều đạn dược. Một cán bộ VC Tỉnh ủy Tây Ninh có tên là Võ Văn An cho biết rằng “mục tiêu của cuộc tấn công căn cứ Tua Hai là để phát khởi một giai đoạn mới của cuộc tranh chấp bằng một chiến thắng vang dội đồng thời để VC chúng tỏ cho thấy rằng đánh bại quân lực VNCH rất dễ, chẳng có gì gọi là khó khăn. Trận đánh Tua Hai của VC làm cho cho chính quyền của ông Diệm và và các cố vấn quân sự Hoa Kỳ sửng sốt. Tướng Williams trưởng đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã phải thốt lên rằng “Đây là một đòn giáng mạnh vào thanh danh của QLVNCH đồng thời cũng là một dấu hiệu cho thấy khả năng của VC có thể đặt để ra những trận tấn công

VSTK - 4125


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

có điều nghiên kỹ và với quy mô rộng lớn.” Sự kiện nầy không những gây bối rối hoang mang cho VNCH mà Hoa Kỳ cũng hoang mang bối rối không ít khiến cho bộ ngoại giao Hoa kỳ yêu cầu cần phải xem xét lại tình trạng an ninh nội chính của VNCH.134 Ngày 29/01/1960 VC nổi dậy tấn kích thị trấn Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Long cách Sài Gòn 60 dặm về hướng Bắc, chiếm giữ thị trấn nầy nhiều giờ và tịch thu 200,000 đồng của một kiều dân Pháp. Cùng trong tháng 01/1960, VC với lực lượng lớn đã mở ra những phong trào nổi dậy trên nhiều vùng đất của mũi Cà Mau và đồng bằng sông Cửu Long. Ở tỉnh Kiến Hòa VC với cấp số tiến công lên đến hàng trăm đã có thể cô lập hóa 6 huyện trong số tổng cộng 8 huyện của tỉnh nầy.135 5.2 Đồng khởi đợt II (từ 23/ 09/1960 136

Tháng 7-1960, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ lần thứ năm đã xác định nhiệm vụ sắp tới của VC ở Nam Bộ như sau: “Tích cực đẩy mạnh đấu tranh chính trị có kết hợp đấu tranh vũ trang đúng mức để tiếp tục phá kềm kẹp, giữ vững và mở rộng thế chủ động ở nông thôn, đồng thời hết sức đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị. Hội nghị chủ trương mở Đồng khởi đợt II, lấy ngày kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (23-9-1945) làm ngày phát động. (1) Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

- Ở Bến Tre, một nội tuyến của VC là đại đội trưởng nghĩa binh công giáo đã cùng một tiểu đội của đại đội 264 VCđóng giả lính bảo an, uy hiếp quy hàng cả đại đội công giáo vũ trang; và hai đồn ở Châu Phú, Nhà Thờ huyện Giồng Trôm. - Ở Định Tường (Mỹ Tho), tỉnh ủy VC phát nổi khởi toàn tỉnh từ ngày 23-9-1960, tập trung vào một số vùng yếu như các xã ở Nam quốc lộ 4, Chợ Gạo, thị xã Mỹ Tho để phá lỏng thế bao vây của quân lực VNCH từ vùng ven thị xã Mỹ Tho (xã Trung An) đến huyện Cái Bè, ở một số xã huyện Chợ Gạo. Quân đội VNCH phản ứng bằng cách pháo kích từ Tân Hiệp, Bến Tranh nhắm vào các vùng có VC khích động đông đảo dân chúng biểu tình đã đảo chính quyền địa phương VNCH nhất là cuộc biểu tình ở Ngã ba Chim Chim thuộc quận Long Định vào ngày 12-12-1960. Nhiều đồn bót của chính quyền địa phương tỉnh Mỹ Tho ven hai bên quốc lộ 4 từ Trung Lương xuống Cái Bè bị VC uy hiếp phải bỏ trống. - Ở Kiến Tường, Các cuộc nổi dậy của VC đợt II trúng vào mùa nước nổi , cho nên dùng cách đến sát đồn bót về đêm, để gần sánh tấn công nhanh, bất thần rồi rút lui gọn bằng ghe xuồng. VC khích động dân chúng biểu tình, tập

VSTK - 4126


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

trung vào thị xã Mộc Hóa. Theo ghi chép của VC Nam Bộ thì Riêng đợt II (các tháng 9, 10-1960), VC ở Kiến Tường chiếm được 47 đồn bót. Ở Long An (tháng 9-1960 - tháng 3-1961), VC tập trung vào yêu cầu củng cố và phát triển lực lượng. Đến tháng 3-1961, tính chung cả Long An Kiến Tường, VC đã chiếm ưu thế ở 38 xã, và kiểm soát huyện Đức Huệ (8 xã), Đức Hòa (4 xã), Kiến Tường (8 xã)... Mỗi huyện còn lại của Long An đều giải phóng 3 xã. Tỉnh trưởng Long An bị chính quyền Sài Gòn cách chức vì đã để “tình hình suy đồi tệ hại. - Ở Kiến Phong, tính đến cuối năm 1960, VC đã tấn công hàng trăm lần các dồn bót và cơ sở của chính quyền địa phương VNCH, diệt 12 đồn bót, khích động dân chúng nổi dậy đập phá khiến cho 9 đồn bót của chính quyền phải bỏ tróng. Ở An Giang, chính quyền VNCH phát hiện phương án của VC, bắt được nhiều đảng viên, cán bộ trong đó có 1 tỉnh ủy viên (Trần Thúy Liễu) và bí thư thị xã ủy Long Xuyên. (2) Tây Nam Bộ

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

- Ở Cà Mau VC mở màn Đồng khởi đợt II với trận tiến công, nổi dậy

đánh vào thị trấn sông Ông Đốc; tiếp đến trận Quảng Phú phá 5 tàu thủy, Đón chuậnt 250 tàn quân Quốc dân Đảng Trung Hoa ở biệt khu Bình Hưng. - Ở Rạch Giá, VC và quần chúng nổi dậy đập phá nhiều khu trù mật. Tiểu đoàn U Minh 10 của VC tiến công đánh phá đồn Kinh 15 và Kinh 12 để khích động quần chúng nổi dậy tại nhiều xã ở huyện An Biên, Đông Hưng, Hòa Hưng, Giồng Riềng, Gò Quao, Hà Tiên. - Ở Sóc Trăng-Bạc Liêu ngày 2-9-1960 một số đông dân chúng với sự trà trộn của VC nổi dậy phản đối chính quyền địa phương tại thị xã Bạc Liêu đánh phá nhiều đồ tỉnh Sóc Trăng, kiểm soát hàng chục xã ấp. - Ở Cần Thơ mở màn Đồng khởi đợt II ngày 14-9-1960, VC hướng dẫn dân địa phương biểu tình đã đảo chính quyền, xâm nhập đánh chiếm chi khu Cái Côn (quận Phong Thuận). - Ở Vĩnh Long - Trà Vinh, Đồng khởi đợt II mở màn với những cuộc các cuộc biểu tình lớn của dân chúng với số đông người Việt gốc Miên và gốc Hoa chống chính quyền địa bắt lính, bắt xâu, đòi bồi thường cho những người bị giết trong các trận càn quét, pháo kích. Ở huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) du kích VC và dân chúng, bao vây uy hiếp đồn Mỹ Long . (3) Đông Nam Bộ

VSTK - 4127


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Ở Tây Ninh, sau trận chiến Tua Hai nhiều đồn bót của chính quyền VNCH trên quốc lộ 22 từ thị xã Tây Ninh lên biên giới, trên các tỉnh lộ 13, lộ 4 Cần Đăng, Đồng Pan bị phá sập hoặc bỏ trống. Với số súng lấy được trong trận tiến công Tua Hai, đội vũ trang VC của tỉnh có thể thành lập Tiểu đoàn 14. Tại các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gò Dầu, VC đều xây dựng được đại đội địa phương. Mỗi xã đều có từ 2 tiểu đội đến 1 trung đội du kích. - Tỉnh Thủ Dầu Một (nay là Bình Dương), phong trào nổi dậy bùng nổ từ ngày 25-2-1960 sau đó lan rộng các huyện Bến Cát, Châu Thành, Lái Thiêu, các đồn điền cao su Dầu Tiếng, Hớn Quản, Lộc Ninh., dốt phá 40, diệt nhiều viên chức chính quyền địa phương VNCH, giải tán nhiều hội đồng xã, ấp; phá hủy hàng chục đồn bót - Tỉnh Phước Long. Ngày 1-6-1960, 200 VC tiến công quận lỵ Đức Phong (Bù Đăng), đột nhập khu dinh điền Vĩnh Thiện, chặn đánh các cánh quân tiếp viện trên đường 14. - Ở Biên Hòa, đầu năm 1960, nhiều đợt vũ trang tuyên truyền của VC phát động quần chúng nổi dậy ở nhiều xã thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch. diệt bảo an, dân vệ, tuyên truyền vận động binh sĩ đào VNCH đào ngũ. - Ở Bà Rịa, quân VC mở đầu đợt từ trận đánh vào khu đồn điền cao su Bình Ba đêm 30-3-1960, Ở các đồn điền cao su, các xã thuộc 2 huyện Long Đất, Xuyên Mộc, VC phát động quần chúng nổi dậy lan nhanh, thành lập 2 đại đội C40 và C45. Các huyện đều có trung đội VC địa phương, xã có tiểu đội du kích. Tuyến hành lang chiến lược từ chiến khu Đ qua Long Khánh về Bà Rịa được VC hình thành. Tháng 7-1960, Tại Khu ủy miền Đông (thay Liên tỉnh ủy miền Đông) Mai Chí Thọ được cử làm Bí thư khu ủy. Quân khu miền Đông cũng được thành lập do Nguyễn Hữu Xuyến làm Tư lệnh. Ở Đông Nam Bộ, các tỉnh vừa củng cố các vùng đã giải phóng vừa tiếp tục tiến công và nổi dậy ở nhiều vùng mà trong đợt I chưa làm được. Đặc biệt trong đợt này, miền Đông tập trung vào việc xây dựng lực lượng vũ trang Miền, căn cứ Miền và hành lang chiến lược. Sự hình thành căn cứ Khu A (chiến khu Đ mở rộng), Khu B (chiến khu Dương Minh Châu mở rộng) tạo thành những căn cứ đầu não của Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Miền sau này. Khu vực Đồng Rùm (huyện Dương Minh Châu - nay thuộc huyện Tân Châu - tỉnh Tây Ninh, nằm trong căn cứ Khu B) là mật khu của Xứ ủy trong thời kỳ nổi dậy “đồng khởi”, cũng là nơi ra đời Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 20-12-1960).

VSTK - 4128


(4) Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định 137 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

- Ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, từ cuối năm 1959, Xứ ủy viên Võ Văn Kiệt từ miền Tây được điều động về phụ trách Sài Gòn - Chợ Lớn trong tình hình Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn đã bị đánh phá chịu thiệt hại nặng. Võ Văn Kiệt nêu ý kiến kiến sáp nhập hai Đảng bộ CSVM Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định thành Khu Đảng bộ VC Sài Gòn - Gia Định (T4). Địa bàn hoạt động của T4 cũng được sắp xếp lại: quận Gò Vấp chia làm hai quận Bình Tân, Gò Vấp. Huyện Hóc Môn chia làm hai huyện Hóc Môn, Củ Chi. Về tổ chức chỉ đạo Khu ủy chia thành hai cánh D1, D2. Cánh D1 do Bửu Nguyên làm Bí thư, phụ trách địa bàn các quận huyện ven đô thuộc tỉnh Gia Định. Cánh D2 do Đặng Gia Lợi làm Bí thư phụ trách các quận nội thành. Ngày 23-2-1960, Huyện ủy Củ Chi phát động quần chúng nổi dậy ở các xã Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung, Tân An Hội, v.v. đồng loạt nghe theo. Cuối tháng 3-1960, ở vùng Củ Chi VC kiểm soát 4 xã: Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng. Các huyện Thủ Đức, Cần Giờ đều lượng du kích. Riêng Cần Giờ có đơn vị vũ trang C12 làm nòng cốt cho phong trào nổi dậy ở hai huyện Cần Giờ và Nhà Bè. Ban Quân sự VC của Khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định hình thành, để kết hợp với đấu tranh chính trị Đặc biệt trong các vùng nội thành và các vùng ven đô, Khu ủy VC chiêu nạp thanh niên, học sinh, sinh viên để tổ chức thành các tổ du kích mật sống chung đụng với dân chúng trong thành phố, gây tiếng vang hoặc tấn công tuyên truyền dư luận dân chúng hay nội tuyến, cảm tử đặc công hay khủng bố, mở đầu cho sự hình thành Lực lượng biệt động VC ở thành phố. - Ở Khu Sài Gòn - Gia Định, Đồng khởi đợt II bắt đầu từ tháng 8-1960, trên hầu khắp nông thôn Gia Định, với hoạt động vũ trang chính yếu là thanh toán viên chức chính quyền VNCH, tiến công nhỏ, lẻ tẻ, xây dựng lực lượng du kích, đội vũ trang tập trung địa phương; ở ngoại ô và ven đô thì thực hiện phương châm đánh phá nhanh, rút nhanh không cần gây tiếng vang. Tháng 10-1960, Ban Quân sự VC Sài Gòn - Gia Định được thành lập do Nguyễn Hồng Đào (Phó Bí thư Khu ủy) phụ trách. Nhìn chung đợt II Nổi dậy diễn ra liên tục trên toàn Nam Bộ, đặc biệt là sự chuyển biến nhanh của công tác tổ chức và phát triển lực lượng VC Nam Bộ mà đợt I Nổi dậy đã mở đầu.

VSTK - 4129


* KHẢO LUẬN AN NINH NỘI CHÍNH CỦA VNCH BỊ ĐE DỌA NGHIÊM TRỌNG 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Đầu tháng 02/1960, phúc trình toàn vẹn của một toán nghiên cứu của Hoa Kỳ theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn đi đến kết luận rằng chính quyền VNCH vì dốc toàn lực vào việc bảo vệ an ninh nội chính cho nên đã làm suy nhược tất cả các cấp đơn vị quân lực chủ yếu của mình; VNCH phải hành động mãnh liệt là điều cấp bách để đương đầu với tình hình an ninh tồi tệ đang xảy ra. Giữa 2 lãnh vực quân sự, kinh tế xã hội và tâm lý, VNCH cần chú trọng nhiều hơn vấn đề cải cách hành chành và tổ chức chính quyền. Cần chấm dứt hẵn tình trạng chỉ huy quân sự theo hình thức dây chuyền để điều động quân binh VNCH, để tập trung vào một hành dinh chỉ huy đặt trên một vùng lãnh thổ không bị hạn chế bởi cương vực của thành tỉnh đang bị VC đe dọa. Tư lệnh hành dinh nầy sẽ thường xuyên chỉ huy 2 trung đoàn biệt lập chủ lực để hành quân giữ gìn an ninh nội chính tốt hơn là cứ phải mỗi lần đụng độ thì mới gửi tới một, hai tiểu đoàn hay trung đoàn để ứng phó. Hai Trung đoàn nầy sẽ tự thực hiện việc tuyển mộ và huấn luyện tân binh cho các đơn vị trực thuộc quyền của trung đoàn. Bản phúc trình cũng thêm rằng các cơ quan hành chánh công quyền VNCH cần có một đội ngũ nồng cốt với những viên chức hành sự có khả năng phục vụ và bảo vệ dân chúng hơn là có những kẻ chỉ biết gật đầu vâng dạ trung thành với chế độ VNCH hiện hành để vơ vét, thâm lạm, cửa quyền. Cũng cần có một lực lượng Dân Vệ được huấn luyện vững vàng, trang bị vũ khí đầy đủ dặt dưới sự chỉ huy và điểu động tập trung.138 Những yếu tố quân sự gây ảnh hưởng tới tình trạng an ninh nội chính đã được bản phúc trình kể trên viết ra như sau: Trong năm 1959, trong những cuộc hành quân bình định an ninh nội chính của VNCH trung bình đã phải điều động tới 25 tiểu đoàn, 44,000 Dân Vệ, 43,000 Bảo An, 6,000 Công An cùng với một số lượng không xác định Cảnh Sát, Thanh Niên Tự Vệ và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Với một lực lượng đáng kể như thế nhưng VNCH cũng không thành công trong việc chận đứng VC và kiểm soát những phần tử đối lập. Nhiều viên chức chính quyền VNCH gần đây đã lưu ý về vấn đề cần phải huấn luyện nhiều thêm những lực lượng chống du kích. Đứng trên bình diện quân sự mà xét thì Chính quyền VNCH đã khiếm khuyết một cách trầm trọng trong những nỗ lực của chính quyền VNCH chính là vì chính quyền không có khả năng, hoặc là vì không mong muốn thừa nhận những nhân tố sau đây: (1) Chính quyền đang can dự một cách tích cực vào một cuộc chiến an ninh nội chính và vì thế phải dùng mọi phương cách đối phó với tình huống mà cuộc chiến nầy đưa tới.(2) Có một nhu cầu to lớn đòi hỏi cần phải có một trung tâm hành dinh chỉ huy quân sự vững mạnh với những quyền hạn rộng rãi để đảm trách những chiến dịch hành quân an ninh nội chính trên những vùng bất an ninh. (3) Có một nhu cầu đòi hỏi cần phải có một trung tâm kiểm soát Dân vệ có khả năng, được trang bị đầy dủ, được huấn luyện kỹ càng để thay thế quân đội chủ lực VNCH trong các vùng đã được bình định.139 Tình trạng an ninh “tốt đẹp” ở nông thôn thường được chính quyền địa phương báo cáo thẳng lên ông Diệm mặc dù nó không tốt đẹp chút nào nhưng ông Diệm lại quá tin tưởng qua những báo cáo che mắt, sai với thực trạng an ninh tồi tệ ở hầu khắp các nông thôn địa phương. Trong những cuộc đi kinh lý các tỉnh, ông Diệm đã bị chóa mắt vì những màng xếp đạt, đạo diễn của chính quyền địa phương với đám đông hàng ngàn dân chúng địa phương chào đón hoan hô, với cảnh ruộng vườn màu mỡ xanh tươi, với người dân quê áo quần tươm tất đứng dọc dài hai bên lề đường cả ngày từ tờ mờ sáng tới giữa trưa nắng gắt dưới sự VSTK - 4130


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

điều động và kiểm soát của cảnh sát, dân vệ, công an của chính quyền VNCH địa phương để ngàn năm một thuở được nhìn thấy mặt vị tổng thống VNCH. Tình trạng làm láo báo cáo hay về tầm cỡ của mạng lưới VC nằm vùng trong lãnh địa của các chính quyền “Cần Lao hoặc Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia” và về tình hình an ninh ở địa phương đã từng được phó tổng thống VNCH Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý thẳng với Ông Diệm.140 Những báo từ các tỉnh gửi về thường dược giải phẫu thẩm mỹ dể cho ông Diệm thấy rằng các tỉnh đang tiếp tục gặt hái kết quả tốt trong các chiến dịch bình định tố Cộng. Các lực lượng chủ lực của quân đội VNCH bị đặt dưới quyền kiểm soát và điều động của những tỉnh trưởng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hay những nơi khác và họ chỉ chịu trách nhiệm cũng như báo cáo liên lạc trực tiếp với tổng thống Diệm. Nhiều đại đội chủ lưc VNCH được lệnh phái đi đặt dưới quyền điều động của tỉnh trưởng hành chánh lên đến mức 40 đại dội mỗi ngày và các chỉ huy trưởng tiểu đoàn hay trung đoàn của các đại đội bị gửi đi không còn có một quyền hạn nào đối với các đại đội đó của mình.141 Ngoài ra, những yếu tố thuộc về lãnh vực chính trị cũng gây ra ảnh hưởng xấu cho tình hình an ninh nội chính của VNCH. Khó thể có được an ninh ở miền Nam nếu chính quyền VNCH không lôi kéo được sự ủng hộ và hợp tác của người dân ở các vùng nông thôn. Một cách tổng quát, trong thời điểm hiện giờ (1959-1960) đã thấy có những dấu hiệu là người dân nông thôn không có cảm tình với chính quyền địa phương của ông Diệm cũng như đã có những dấu hiệu bất mãn sâu đậm và đối lập một cách âm thầm. Một phần nào lý do của thái độ nầy cũng là vì dân chúng nông thôn quá e sợ VC khủng bố mà chính quyền VNCH lại không giúp ích gì nhiều để bảo vệ họ. Trong khi uy tín của VNCH bảo vệ người dân nông thôn càng ngày càng bị giảm sút thì người dân nông thôn càng lúc càng vô hy vọng thoát khỏi sự kiềm hãm của VC cho nên họ đành phải buông xuôi tự giải quyết bằng cách phải sống chung với VC. Kể từ lúc có các khu dinh điền, những khu trù mật, người dân nông thôn phải sống trong tình trạng một cổ hai tròng: ngày phải đào hào, cắm chông nhọn; tối phải lấp hào, phá rào kẽm gai, dẹp sạch chông nhọn . . . Những cuộc nổi dậy “Đồng Khởi” do VC chủ xướng từ cuối năm 1959 đến gần hết năm 1960 đã làm hỏng chương trình bình định và xây dựng nông thôn của chính quyền VNCH và càng khiến cho ông Diệm càng lúc càng đặt nặng vấn đề an ninh nội chính lên hàng ưu tiên cấp bách. Bản điều tra tình hình an ninh của Hoa Kỳ vào tháng 03/1960 đưa ra ánh sáng những trường hợp thâm lạm quyền hạn trong tổ chức cảnh sát công an của chính quyền VNCH tại nhiều địa phương chẳng hạn như hối mại quyền thế, hăm dọa, trả thù cá nhân, độc đoán, tham nhũng làm tổn hại những cố gắng của VNCH dùng để bứng bỏ cội rễ các cán bộ VC nằm vùng ở Nam Bộ. Hơ nữa, trong khi chính quyền VNCH khi dồn nhiều tâm quyết và nỗ lực để cãi thiện mức sống kinh tế và xã hội cho người dân ở nông thôn qua các chương xây dựng đường xá, trường học, nhà y tế ..., tất cả là vì muốn mua chuộc lòng dân nhưng trên thực tế thì những việc “ích nước lợi dân” như thế lại tạo ra nhiều hiệu quả ngược chiều làm mất lòng dân bởi vì lợi ích đâu chưa thấy nhưng trước mắt của người dân nông thôn là phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, làng xóm quen thuộc, thanh niên, thanh nữ ở nông thôn phải tạm ngưng đến trường để tự nguyện đi làm xâu để giúp cho chính quyền tố Cộng và để khỏi bị coi là thận Cộng hay là VC nằm vùng. Cho đến khi nào chính quyền VNCH vẫn còn áp đặt chính sách nghi ngờ và ép buộc lên dân chúng thì dân chúng sẽ đáp trả lại bằng sự lãnh đạm thờ ơ và sự oán giận.142

* 44

VSTK - 4131


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

B/ CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 11/11/1960

Vào lúc 7giờ:15 tối, giờ địa phương Sài Gòn, ngày 10/11/1960, lực lượng nồng cốt của quân lực VNCH là quân nhảy dù cùng với sự hưởng ứng của Thủy quân Lục chiến(sic?) và nhiều đơn vị bộ binh chính yếu đã bao vây tất cả các trọng điểm quân sự trong nội thành Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất kể cả dinh tổng thống, nha Bưu Điện, nha Tổng giám đốc Cảnh Sát công an, cục an ninh mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, trại binh Trần Hưng Đạo, trại binh Tân Sơn Nhất, đài phát thanh và nhiều cao ốc hành chánh, trại binh và hành dinh của quan binh phòng vệ phủ tổng thống, công binh xưởng hải quân và không quân. Tiếng súng đủ các loại nổ vang rền khắp nơi kéo dài hơn một tiếng đồng hồ rồi tiếp tục rời rạc từng hồi đến 1 giờ 30 sáng 11/11/1960 mới dứt. Sáng sớm ngày 11/11/1960 người đi đường thấy quân binh đảo chinh đóng chốt canh giữ nhiều cơ quan quân sự và công quyền kể trên ngoại trừ dinh tổng thống chỉ được đứng nhìn từ xa cánh dinh phía Nam, không được tới gần. Quân binh nhảy dù đóng chốt hầu hết các trọng điểm ngoại trừ bộ tư lệnh hải quân thì do thủy quân lục chiến chiếm đóng. Nhà thương đồn đất đầy ấp thương vong không đủ chỗ chứa. Số người thương vong chưa có tin tức nào thông báo ngoài hai xác quân nhân trên một đường phố. Chưa nghe thấy có cuộc phản công nào của chính phủ. Tổng giám đốc cảnh sát bị bắt giữ ngay tại hành dinh tổng nha Cảnh sát. Ngoài đường chỉ có thường dân thay cảnh sát giữ trật tự lưu thông. Dinh tổng thống bị pháo kích sập và tường dinh bị nhiều vết đạn lổ chổ. Nguồn tin từ tùy viên quân sự tòa đại sứ Anh ở Sài Gòn cho biết là chính quyền gọi sư đoàn 7 và nhiều đơn vị khác của QLVNCH ở Biên Hòa về Sài Gòn để giải vây quân đảo chính. Không có một đơn vị quân đội nào khác ở trong nội vi Sài Gòn đưa quân tiếp cứu. Tình hình bên trong dinh và ông Diệm chưa rõ ra thế nào, sống chết ra sao hay đã đầu hàng và bị quân đảo chính bắt giữ . Cũng chưa nghe thấy quân đảo chính tuyên bố hay ra hay gửi tối hậu thư cho ông Diệm. Chưa biết ai là những kẻ cầm đầu cuộc đảo chính Các đài phát thanh vẫn lặng tiếng không có thông cáo hay lời tuyên bố nào được phát sóng. Phần đông thanh niên tuổi trẻ rong rủi khắp các đường phố có vẻ nhu thích thú hân hoang Tướng McGarr muốn cuộc đảo chính thành công. Hiện tại, cuộc đảo chinh như là đã hoàn tất và thành công. Không nghe thấy có kiều dân ngoại quốc nào bị thương vong trong vụ nầy. Phi cơ quân sự Hoa Kỳ đã được lệnh từ tùy viên quân sự Tòa Đại sứ Hoa Kỳ không được đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất cho đến khi có lệnh mới.143 Trong công điện số 1429 ngày 11/12/1960, trưởng phái đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ MAAG ở Việt Nam là tướng McGarr đã báo cáo đến đô đốc Felt Tư Lệnh Thái Bình Dương như sau: 144 VSTK - 4132


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Thiếu tá Lữ Đình Sơn, chỉ huy trưởng các lực lượng Biệt Động Quân địa phương VNCH đã đưa quân từ Tây Ninh về đến Sài Gòn để đáp ứng lời kêu gọi cấp cứu của Tổng thống. Đương sự chuyển quân vào lúc 07 giờ sáng ngày hôm nay mà không biết chuyện gì đã xảy ra ở Sài Gòn mặc dù quân của đương sự chỉ còn cách xa với quân nhảy Tướng McGarr dù trong vòng 10 mét. Cà hai binh chủng trò chuyện với nhau bở vì phía biệt động quân chưa biết được tình hình như thế nào. Thiếu tá Sơn hiện còn có 01 trung đoàn/11 đại đội và 02 trung đoàn bộ binh đang đợi lệnh chỉ cách Sài Gòn 30 phút đường bộ. Nhận định: Nguồn tin xác nhận có sự hiện diện của 03 trung đoàn chỉ cách Sài Gòn 30 phút đường bộ. Tin được rằng thiếu tá Sơn có ý muốn nói 01 trung đoàn thiếu 01 đại đội cùng với 02 tiểu đoàn. Dự liệu trước rằng với số quân rút di như thế khỏi Tây Ninh thì VC sẽ tăng gia hoạt động sớm hơn. Hết phần nhận định. ..... Thiếu tá sơn nói rằng không muốn đấu nhau vơi quân du nhưng là vì phải làm theo lệnh của ông Diệm, đương sự trung thành với sự mua chuộc của ông Diệm nếu đương bắt buộc phải chiến đấu, đương sự tin rằng quân binh của mình sẽ có thể dẹp được quân số nhảy dù.

Theo báo cáo ngày 12/11/1960 của đại sứ Hoa Kỳ Durbrow từ Sài Gòn gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn145 thì các lực lượng tham gia đảo chính gồm có các tiểu đoàn quân nhảy dù 1,3,4, và 8. Các lực lượng cảnh sát công an đều bị phe đảo chính tước khí giới nhưng vẫn tiếp tục giữ gìn trật tự lưu thông thường nhật. Dinh tổng thống được lực lượng phòng vệ mạnh mẽ nhung quân nhảy dù cũng tiến sát tới các đồ lính canh bên ngoài vuông rào của dinh. Vào lúc 6giờ:50 sáng ngày 11/1960, thứ trưởng phụ tá Quốc Phòng VNCH Nguyễn đình Thuần gọi điện thoại đến tòa đại sứ Hoa Kỳ báo cho biết là nhóm đảo chính ra lệnh bắt giữ đương sự tại nhà riêng nhưng đương sự trốn thoát được. Thuần cho biết rằng quân đảo chính đã chiếm giữ đài phát thanh quân đội nhưng đài phát thanh dân sự của chính phủ vẫn còn hoạt động, tuy nhiên không bao lâu cũng bị quân đảo chính chiếm đóng. Có tin đồn loan ra từ nhóm đảo chính là tất cả các thành viên nội các chính phủ VNCH đều bị bắt giữ nhưng theo tin tức riêng của tòa Đại sứ Hoa Kỳ thì đa số các thành viên chính phủ vẫn còn tự do. Phe đảo chính cũng loan truyền rằng các hội đồng quân nhân đã được thành lập ở Đà Lạt, Biên Hòa và Vũng Tàu. Kể từ 9 giờ:40 sáng 11/1/1960, lời kêu gọi của tổng thống Diệm được phát sóng nhiều lần cách khoản 5 phút để thông báo cho dân chúng biết là có đảo chính do một nhóm quân nhân cấp tá của QLVNCH chủ động tổ chức, liên lạc giữa dinh tổng thống và bộ tổng tham mưu và các khu quân sự bị cắt đứt. Tổng thống kêu gọi binh đoàn thiết giáp và một đơn vị nhảy dù khác từ Mỹ Tho tiến binh về đóng chốt ở ngoại ô Sài Gòn để chờ hiệu lệnh của tổng thống. Những đợt súng nổ từng chập tại khu vực dinh tổng thống đã ngưng kể từ 10giờ:30 nhưng vẫn còn nghe lác đác tiếng súng ở xung quanh đô thành. Hàng VSTK - 4133


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

quán, chợ búa cách xa vùng giao tranh vẫn mở cửa như thường lệ nhưng đến trưa thì trở thành vắng vẻ. Báo chí đăng tin đảo chính bắt đầu xuất hiện từ sau 12 giờ: trưa. Những phương tiện công cộng chưa bị thiệt hại hay xáo trộn. Bốn máy bay quan sát thả truyền đơn ra lệnh quân binh đảo chính phải chấm dứt tấn kích bắn vào dinh tổng thống. Phía hải quân tới lúc nầy vẫn bất động. Khu vực Bộ tư lệnh Hải quân được quân cảnh canh gát và ứng chiến. Giang thuyền trang bị đại liên tuần hành lên xuống suốt dọc sông Sài Gòn. Vào xế trưa, nhóm quân nhân đảo chính qua phát sóng của đài phát thanh Sài Gòn đã tự tuyên xưng là “Hội Đồng Cách Mạng” . Hội Đồng nầy được ước đoán là bao gồm cả các tướng Phạm Xuân Chiểu, Lê Văn Kim và đại tá Nguyễn Chánh Thi, tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng tướng Chiêu và tướng Tỵ lúc đầu bát bỏ nguồn tin nầy và nói rằng họ bị nhóm đảo chính bắt giữ và chỉ có tướng Kim là theo về với nhóm đảo chính nhưng về sau được biết họ cũng cùng một phía với nhóm đảo chính. Những thành viên khác của Hội Đồng Cách Mạng là trung tá Vương Văn Đông và Luật sư Hoàng Cơ Thụy.” Theo những báo cáo sơ bộ thì Hội Đồng Cách Mạng đưa ra chương trình như sau: 1. Ông Diệm phải từ nhiệm vì không có đủ khả năng lãnh đạo nhân dân chống Cộng sản một cách có hiệu quả. 2. Đoàn kết nhân dân để chống Việt Cộng. 3. Từ từ sẽ nới rộng những quyền tự do dân chủ chẳng hạn như quyền tự do báo chí. 4. Chấm dứt tình trạng tham nhũng và nới rộng quyền hưởng dụng những lợi ích kinh tế. Tổ chức những cuộc bầu cử tự do và chấm dứt nhiệm vụ của chính phủ lâm thời khi tình hình đã được ổn định. Vào lúc 14giờ:15, bộ trưởng Thuần nói với đại sứ hoa kỳ rằng quân thiết giáp từ Mỹ Tho đã lên tới Phú Lâm, ngoại vi Chợ Lớn cùng với 2 tiểu đoàn cũng từ Mỹ Tho cũng sẽ tới nơi trong vòng ½ giờ. Quân binh Sư đoàn 7 bộ binh từ Biên Hòa đang trên đường hướng về Sài Gòn để giải tỏa dinh tổng thống. Đương sự cũng báo cho biết là vào lúc 14 giờ:40 , những cuộc thương lượng giữa ông Diệm và Ủy Ban Cách Mạng vẫn tiếp tục tại dinh tổng thống. Cố vấn Ngô Đình Nhu đã nói với đương sự rằng Ủy Ban Cách Mạng muốn ông Diệm giữ nhiệm vụ “Cố Vấn Tối Cao” (bề ngoài thì luật sư Hoàng cơ Thụy sẽ là thủ tướng và những quân nhân dù thành phần nội các). Cho đến 17 giờ:00 chiều, nhóm quân đảo chính vẫn giữ nguyên vị thế bất động chung quanh dinh tổng thống mặc dù phe đảo chính đã ra tối hậu thư hạn chót là 14

VSTK - 4134


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

giờ: trưa nhưng thương lượng vẫn tiếp tục. Các cơ đội xe bọc thép tại hiện trường thì một phần ngả theo quân đảo chính còn một phần thì muốn theo về phía trung thành với ông Diệm. Có nguồn tin cho biết là vào lúc 15 giờ:20, đại tá Thi chấp nhận sự thương lượng giữa hai bên nhưng vẫn cố nài ép ông Diệm phải được thay thế và thông báo rằng đội quân xe bọc thép các loại từ Mỹ Tho đến đã đồng lòng theo phe đảo chính và đương sự đã ra lệnh họ giữ gìn an ninh trật tự khắp nơi ở Sài Gòn. Quân dù vẫn tiếp tục bao vây dinh tổng thống cho đến khi cuộc thương lượng giữa hai bên kết cục. Nguyễn Chánh Thy Đại tá Lâm Văn Phát, Tổng Giám đốc Bảo An & Dân Vệ thông báo với cơ quan USOM của Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào xế trưa cho biết là đương sự và lực lượng Bảo An, Dân Vệ ủng hộ tổng thống Diệm chống quân đảo chính, rằng các lực lượng vũ trang dưới quyền của đương sự đang đóng chốt ứng chiến ở ngoại vi đô thành để chờ lệnh hành động của tổng thống. Cũng có nguồn tin cho rằng một vài đơn vị Bảo An, Dân Vệ trong nội thành Sài Gòn đã theo về với nhóm quân đảo chính. Thành phần đối lập chính quyền VNCH cũng khai thác tình hình đảo chính nầy để phân phát truyền đơn hoan hô Hội Đồng Cách Mạng và kết án chế độ cai trị của ông Diệm. Vào lúc 17 giờ:00, không nghe tiếng súng nổ nào nhưng số quân binh chung quanh dinh tổng thống cáng lúc cáng nhiều thêm bao gồm hai phí đảo chín hoặc trung thành với ông Diệm. Những dấu hiệu sơ khởi theo nguồn tin từ Hội Đồng Cách Mạng của nhóm đảo chính đưa ra thì thỏa thuận đã đạt được giữa phe đảo chính với ông Diệm theo những điểm sau đây: 1. Ông Diệm vẫn là quốc trưởng nhưng chỉ có tính cách tượng trưng. 2. Chính quyền mới gồm có tướng Lê Văn Tỵ là Thủ tướng với nhiều sĩ quan cấp tướng. Trung tá Đông tiểu đoàn trưởng nhảy dù, có vẽ là vai chính tổ chức đảo chính, tuyên bố rằng đương sự đã chọn xong những tướng lãnh cho nội các mới trong đó có các tướng Xuân, Chiểu,Minh “Lớn”, Đôn và Kim. 3. Hội Đồng Cách Mạng vẫn tồn tại với thành phần gồm có đại tá Thi, Trung tá Đông, Thiếu tá Liễu và Luật sư Hoàng Cơ Thụy.

VSTK - 4135


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12

13 14 15 16 17 18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Bác sĩ Phan Quang Đán lúc đó chưa là thành viên của Hội Đồng Cách Mạng vì có ý muốn tham kiến trước với đại sứ Hoa Kỳ. Trung tá Đông cho rằng Hoa kỳ cần phải tuyên bố ngay quan điểm ủng hộ tân chính phủ. Đại sứ Durbrow đã đề nghị với bộ ngoại giao Hoa Kỳ là để tránh trường hợp nhóm đảo chính ngã theo chủ trương trung lập hóa miền Nam, Hoa Kỳ cần có thái độ rõ ràng đối với họ trong trường hợp họ thành công với những yêu sách mà họ đưa ra như vừa kể ở mục 2 và 3 trên đây. Nếu sau khi đã biết chắc chắn là những điều kiện của họ đưa ra đã có sự thỏa thuận của Ông Diệm thì đại sứ Hoa Kỳ đề nghị được phép Hoa Thịnh Đốn tuyên bố như sau:146 . . .Theo đó, giả định rằng Hoa Kỳ chúng ta nấm chắc được tin tức rằng ông Diệm đã đồng ý đê xếp đặt một cách đầy đủ giống như sự sự xếp đặt đã được liệt kê ở mục 1 kể trên, bản chức dự định công bố như sau: Một chính phủ mới của VNCH đang được thành lập sẽ gồm có một nhóm tướng lãnh đứng đầu bởi tướng Lê Văn Tỵ và Ông Ngô Đình Diệm sẽ vẫn giữ chức vụ Quốc trưởng. Chính phủ nầy bảo vệ nền tự do toàn vẹn của Việt Nam chống lại mọi nỗ lực của cộng sản nhằm phá vở nó và chiếm đoạt nó. Bản chức cảm nhận thực sự rằng bản chức sẽ hân hoan thân thiện đối với những mối liên hệ với chính phủ mới như chính phủ VNCH trước đây và rằng chúng ta có thể tiếp tục một sự hợp tác hữu hiệu chống lại kẻ thù chung là chế độ cộng sản.

Theo công điện số 778, ngày 12/11/1960 Bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn trả lời đền nghị của đại sứ Durbrow như sau: 147 Nếu kết cục của cuộc đảo chính là việc thành lập một chính phủ lâm thời giống như đại sứ đã nêu lên thì đại sứ hãy đáp ứng giống như đại sứ đề nghị. Bộ Ngoại Giao đặc biệt hoan nghinh thông điệp cá nhân của đại sứ. “Bộ Ngoại giao chỉ có một đề nghị là đại sứ sửa lại: (1) bôi bỏ chữ ‘Cộng Hòa’ đứng trước chữ ‘Việt Nam’ và (2) trong vế thứ nhất, đặt tên của Ông Diệm lên phần đầu câu thay vì ở phần cuối câu.

Trong khi đó thì một công điện khác số 227 của tướng MacGarr đề ngày 12/12/1960, vào lúc 8 giờ:39 sáng gửi cho Đô đốc Felt tư lệnh Thái Bình Dương để báo cáo diễn tiến tiếp tục của cuộc đảo chính trong đó có nêu ra một diễn biến mới như sau:148 ........ ........ Diễn biến mới: Bộ trưởng Phụ tá Quốc Phòng Thuần thông báo cho bản chức biết rằng nhóm sĩ quan đảo chính với tổng thống Diệm làm quyền nhiếp quốc trưởng đã thỏa thuận với nhau giữa 2 bên và đồng thời, thiếu tá Lữ Đình Sơn cũng cho bản chức biết rằng quân của đương sự đã bao vây 3 đại đội quân dù của phía đảo chính và một số lớn quân dù đã buông súng quy hàng. Tướng khánh cũng thông báo cho bản chức biết tình hình đã trong tầm tay kiểm soát của quân trung thành với chính phủ mặc dù vẫn còn những đợt súng rải rác chung quanh dinh Tổng thống.

Trước khi tiếp nhận công điện phúc đáp số 778 ngày 12/11/160 từ bộ Ngoại Giao ở Hoa Thịnh Đốn được trích dịch ở phần trên thì cùng ngày 12/11/1960, vào lúc 2 giờ trưa, đại sứ Durbrow từ Sài Gòn cũng lại gửi thêm VSTK - 4136


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

một công điện khác về Bộ ngoại Giao Hoa Kỳ để báo cáo rằng đương sự đã không còn có thể chờ đợi chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn để biết phải hành động thế nào và vì thế đương sự đã phải gọi thẳng điện thoại để nói chuyện với tổng thống Ngô Đình Diệm sau khi đương thấy rằng vô số quân trung thành của chính phủ đang di chuyển ngang qua tòa đại sứ Hoa Kỳ hướng về hướng dinh tổng thống. Durbrow bảo rằng như thế sẽ có một cuộc đỗ máu thê thảm và khốc liệt giữa quân binh hai phe của quân lực VNCH. Đương sự báo cáo rằng đã yêu cầu ông Diệm thương lượng với phe đảo chính để tránh cuộc đỗ máu nầy. Ông Diệm nói rằng đã thương lượng suốt đêm 11/11 và ông Diệm đã đồng ý với những điều kiện của nhóm đảo chính đưa ra nhưng họ vẫn tiếp tục cho phát thanh truyền rao khích động dân chúng xuống đường phản đối và tiến chiếm dinh tổng thống. Ông Diệm bảo rằng nhóm đảo chính đã hành động bất tín. Đương sự nói với ông Diệm rằng súng từ trong dinh bắn ra nhắm vào thường dân sẽ bị VC lợi dụng xuyên tạc và khích dộng quần chúng nổi dậy khắp Sài Gòn. Ông Diệm lại bảo rằng chính phe đảo chính đã vi phạm trước tình trạng ngừng bắn cho nên bên trong dinh phải chống trả lại. Durbrow xác định rằng theo nguồn tin chính xác thì phe đảo chính đã nổ súng sáng nay là vì hiểu lầm và vì thế không có gì gọi là quan trọng. Đương sự đã khẩn nài ông Diệm hãy cử tướng Khiêm đi thương lượng ngay để chận đứng cuộc đỗ máu nầy và Ông Diệm đã đồng ý sẽ cố sức để thực hiện yêu cầu nầy của Dubrow.149 Vào lúc 2 giờ: trưa ngày 12/11/1960, những người chỉ huy nhóm đảo chính ra lệnh cho quân sĩ của họ ngừng chiến đấu và tự giải tán. Hơn mười nhân vật quân đội chủ chốt cuộc âm mưu đảo chánh rút chạy về sân bay Tân Sơn Nhất, cưỡng chiếm một phi cơ C-47 bay trốn sang Cao Miên. Một lần nữa, sau biến cố Bình Xuyên, ông Diệm lại một mình không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ đã dẹp được thêm một nhóm loạn binh khác chủ mưu lật đỗ ông.149 bis *

VSTK - 4137


KHẢO LUẬN 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Cuộc âm mưu đảo chính kể như đã thất bại nhưng đây là một bài học, một sự báo động, một hình thức cảnh cáo để ông Diệm rút kinh nghiệm sửa đổi kịp thời lề lối cai trị gia đình trị và độc tài của ông. Ở đây có một điều quan trọng cần phải nêu lên: Thái độ xử sự của đại sứ Hoa Kỳ Durbrow đối với nhóm sĩ quan đảo chính và đặc biệt là đối với ông Diệm trong cuộc binh biến ngày 11/11/1960. 1- Đại sứ Hoa Kỳ Durbrow và Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm: Không thể nói rằng những người Hoa Kỳ ở Việt Nam nhất là ở Sài Gòn như cơ quan tình báo CIA, phái đoàn cố vấn quân sự MAAG, Cơ quan hành động USOM và nhất là tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn không một mải may biết trước được mộ chút nào về âm mưu đảo chính ngày 11/11/1960 của một nhóm sĩ quan cấp tá trong quân lực VNCH. Hầu như tất cả đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam kể từ khi ông Diệm từ năm 1954 trở về nước cầm quyền cai trị đều “ghét” ông Diệm vì tính tính tình cứng đầu, cao ngạo bất phục tùng của ông đối với các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ áp đặt lên VNCH. Lúc nào các ông Đại sứ cũng muốn ông Diệm “đi cho khuất mắt” điển hình nhất là hai trào đại sứ do tướng Collins và Durbrow đảm nhiệm. Tướng Collins trước đây đích thân trở về Hoa Thịnh Đốn để thuyết phục cho bằng được chính quyền Hoa Kỳ Hạ bệ Ông Diệm và đã được toại nguyện nhưng trên đường trở lại Việt Nam để bật đèn xanh cho âm mưu của tướng Hinh hạ bệ ông Diệm được tiến hành thì ông Diệm đã lật ngược được tình thế, dẹp sạch các thế lực vũ trang đối lập cát cứ và Hoa Kỳ lại phải dịu giọng “khen ngợi” và hứa tiếp tục hợp tác với chính quyền do ông Diệm lãnh đạo Lần nầy âm mưu hạ bệ ông Diệm cũng xảy ra giống như thế nhưng khác ở chỗ là đại sứ Durbrow không cần phải tham khảo thêm ý kiến của thượng cấp ở Hoa Thịnh Đốn như tướng Đại Sứ Collins đã mà lại tự động một mình bật đèn xanh cho nhóm âm mưu đảo chính thi hành kế hoạch. Câu hỏi đặt ra là thái độ bất thân thiện của đại sứ Durbrow đối với ông Diệm bắt đầu trở nên gay gắt từ lúc nào? Sau biến cố Caravelle của 17 nhân vật đối lập, ông Diệm và ông Nhu đã tố cáo Hoa Kỳ giúp đỡ cho những nhân vật nầy viết ra bản tuyên ngôn Caravelle với những đòi hỏi giống rất nhiều với những đòi hỏi của Durbrow đền nghị với Ông Diệm trước đây. Sau nầy chính bản thân Durbrow đã tiết lộ là có một vài nhân vật Hoa Kỳ đã giúp viết ra bản tuyên ngôn Caravelle đó.150 Chỉ trong vòng một tuần lễ sau vụ Caravelle lại có tin đồn từ Thái Lan rằng ông Diệm đã yễm trợ súng óng cho 100 quân Khmer Tự Do đối lập chống chính quyền của vua Cao Miên Sihanouk tiến chiếm mật khu Pailin vùng biên giới Cao Miên khiến cho ông vua nầy nỗi giận. Durbrow đã vội vã gặp ông Diệm để trịch thượng trách móc ông Diệm đã làm một điều sai trái trầm trọng. Nghe giọng điệu trịch thượng của viên quan “thái thú da trắng”, ông Diệm đã giận xanh mặt mà đáp trả thẳng thừng rằng “Ông quan tâm nhiều hơn về tình trạng an nguy ở đây hơn là Hoa Thịnh Đốn bởi vì bản chức thấy tình trạng ban giao suy sụp giữa Việt Nam và Hoa Thịnh Đốn vì Hoa Kỳ chỉ biết nghe theo những điều báo cáo láo không đúng sự thật..151 Sau đó, ngày 03/05/1960, qua công điện số 150 Durbrow đã viết báo cáo về Hoa Thịnh Đốn rằng:

VSTK - 4138


1 2 3 4 5 6 7

8

9

10

11

12

13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29

30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

44 45 46 47 48 49 50

“. . .Những sự cố gắng của Hoa Kỳ để thuyết phục ông Diệm nhìn thấy bản chất ma quỷ của những đường hướng của ông ta chỉ có một ít hiệu lực hoặc chẳng ăn thua chút nào đối vơi ông ta và ông em Nhu còn có vẽ càng lấn lướt nhiều hơn”, Đã đến lúc Hoa Kỳ cần phải bắt đầu “nghiến răng” trừng phạt ông Diệm cho đến khi nào ông thay đổi những đường hướng đó. Durbrow đề nghị từ chối viện trợ dụng cụ quân sự do ông Diệm yêu cầu hiện đang được chính phủ Hoa Kỳ cứu xét, những dụng cụ mà đúng ra là phải được dùng để chống trả sự hăm dọa của VC ở miền Nam Việt Nam chứ không phải là đê ông Diệm và ông Nhu giúp quân Khmer Tự do lật đỗ chính quyền vương quốc Cao Miên của vua Sihanouk.152

Một một bức thư riêng đề ngày 17/05/1960 của tướng Williams trưởng đoàn Cố vấn Quân Sự Hoa Kỳ MAAG ở Việt Nam gửi cho đại tá Lansdale có những nhận định về cung cách hành sự và thái độ “thái thú” của đại sứ Durbrow như sau:153 “Thân gửi Edward, “Tháng 04/1960 vừa tôi có nhận được một dự thảo thông cáo và tôi hiểu rằng ông bạn ông muốn biết đó là cái gì. D (Durbrow) xin được phép trách cứ ông Diệm và hăm dọa sẽ viện trợ nhỏ giọt hoặc cắt đứt hẳn viên trợ quân sự. Tôi đã hỏi ông ta là hăm dọa như thế có thích đáng hay không. Đã có nhiều bàn thảo giữa D và G (Garnier) của phái bộ USOM và tôi nghĩ rằng mọi sự đả bỏ lơ lửng để cho D suy xét sâu hơn. Tôi đã nghĩ không đúng là bản thảo do người khác viết cho D sẽ gửi đến cho tôi để tham khảo ý kiến. Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy nó. Tôi nghĩ rằng đó là một tác phẩm không thích đáng chưa từng có và . .đã viết ra bản thảo đó phải là kẻ hiểu biết điều nầy hơn ai hết. “Ngày 14/05 tôi đã thấy được thông tư đề ngày 2/05 (công điện số 150 kể trên) và tôi ngạc nhiên cùng cực với hàng cuối của thông tư đó viết “với sự nhất trí của trưởng đoàn Cố Vấn Quân Sự MAAG và Giám Đốc Cơ Quan Hành Động USOM Hoa Kỳ.” Đây có thể là một lầm lẫn ngay tình nhưng tôi không tin là như thế. Dù vậy tôi cũng được xem trong cùng một thời gian văn thư đáp ứng của bộ Ngoại giao (Công điện số 157) chỉ thị rằng (Durbrow) không được áp dụng phương thức hăm dọa như thế- để tránh trường hợp cải vã khác một cách vô tích sự - không được nói gì hết . . . . Tạ ơn Chúa, ông đã ước đoán được có điều gì đó không ổn và nhờ đó gây ảnh hưởng tới sự đáp ứng của bộ Ngoại giao. “Giờ thì tôi nói thêm một chút nữa. D (Durbrow) bảo với chúng tôi (MAAG) trong một buổi họp thu hẹp rằng đương sự dã trách cứ ông Diệm và rằng đương sự đã tự quyền làm như thế. B.tr.(Bộ trương) T (Thuần) thuật lại với tôi rằng Tổng thống đã nói với D như sau ( và tôi trích dẫn nguyên văn) “Bản chức quan tâm rất nhiều đối với tình trạng an nguy ở đây hơn là đối với tình trạng ban giao suy sụp giữa Việt Nam và Hoa Thịnh Đốn vì Hoa Kỳ chỉ biết nghe theo những điều báo cáo láo không đúng sự thật.” T (Thuần) nói với tôi rằng ông Diệm đã nổi giậm xanh cả mặt.. Theo báo cáo của D thì đó là một sự lưu ý bằng miệng nhưng sau khi buổi họp chấm dứt thì D không để lại một biên bản viết nào cho ông Diệm. T (Thuần) nói rằng phải có một biên bản viết lại sự lưu ý bằng lời lẽ thì hợp thức hơn. . . . .Trong những lời lẽ lưu ý không bao giờ thiếu sót kèm theo một ít nhận định rằng người Anh đang lo ngại rằng, người Pháp đang lo ngại, người Đức . . .v.v... Người ta nói “bản chức đã đề nghị” với họ (Anh và Pháp) hãy xin chỉ thị của chính phủ họ để lên tiếng với ông Diệm. Đúng thật là bố láo bố lếu. Phải chăng đây là một chiến dịch do một cá nhân thực hiện để làm hại ông Diệm? Vì sao? Vì thù ghét cá nhân? “Ngay cả ngày hôm nay, trong một cuộc họp ở C.T (trụ sở toán của Hành Động Quốc Gia Hoa Kỳ gọi là Country Team dưới quyền quản lý của đại sứ Hoa Kỳ), đương sự đã tuyên bố với chúng tôi rằng đã có nhiều trưởng đòan Hoa Kỷ khác nhau đặt câu hỏi với đương sự rằng liệu Hoa Kỳ đang tìm kiếm một sự thay thế ông Diệm hay không và rằng có ai trong chúng tôi hiện diện trong họp nầy đã có câu hỏi tương tựa như thế hay là chúng tôi phải nói rằng chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm. Đúng là một kẻ láo lếu mới dám đặt câu hỏi như thế với tôi. . . VSTK - 4139


1 2 3 4 5 6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

“Trong buổi họp Toán Hành Động Quốc Gia C.T. hôm nay, đương sự bắt đầu buổi họp bằng cách hỏi tôi có thể nghĩ ra vài cách thức nhằm đánh bóng cho tướng Minh Lớn để thay thế hay không. Tôi sững sốt bật ngửa người trên ghế bảo đương sự hãy lập lại câu hỏi. Trước mặt mọi người đầy ấp trong phòng họp như thế thì bí mật nầy sẽ còn giữ kín được đến bao lâu nữa? Dư luận sẽ xôn xao bàn tán lan rộng tới đâu? Có phải đây là một thủ đoạn nhằm tiêu diệt tướng Minh Lớn?”

Công điện số 150 ngày 03/05/1960 của đại sứ Durbrow từ Việt Nam gửi về Hoa Thịnh Đốn đề nghị chính phủ Hoa Kỳ răn đe và trừng phạt cúp viện trợ quân sự cho ông Diệm như trích dẫn ở phần trên đã được bộ Ngoại giao gửi sang bộ Quốc Phòng để thẫm định chính chắn về những phương cách đối phó do đại sứ Durbrown đề nghị. Như thế có nghĩa là bộ Quốc phòng sẽ không khuyến khích việc thực hiện một loại đáp ứng vội vã, phản kích giống như một vài viên chức của bộ Ngoại giao đã làm để gửi sang cho đại sứ Durbrow ở Việt Nam cho đến khi nào đã có đầy đủ thời gian suy định sâu rộng về những đề nghị đã được thực hiện trong cơn thịnh nộ bộc phát; nhưng những đề nghị đó có thể có những hậu quả nghiêm trọng khôn lường tới nền an ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ và bộ Ngoại giao đã đưa ra nhiều lưu ý để Bộ Quốc Phòng cứu xét đánh giá. Giác thư số 153 ngày 04/05/1960 từ bộ Quốc Phòng gửi sang bộ Ngoại Giao đã nêu ra những lưu ý như sau: 154 - Vấn đề chọn thời điểm:

19

Những điều lưu ý về thông tư bộ Ngoại giao. Saigon số 3095 tức Doc. Só 150

20

-Thời điểm thích hợp

21 22 23 24 25

26 27 28 29

30

31 32 33 34 35 36 37 38

39 40 41 42

43

44 45 46 47

Bất chấp những biện pháp đề nghị trừng phạt và cưỡng bức của Durbrow có đáng giá hay không, đây có phải là thời điểm thích hợp để hăm dọa và chia trí ông Diệm tách rời nhiệm vụ chính yếu trong một thời điểm cực kỳ nhậy cảm ? Ông ấy hiện là một nhà lãnh đạo trong tình trạng chiến tranh.Chỉ mỗi việc hàng ngàn chiến sĩ thương vong kể từ 15/01/1960 cũng đủ để nói lên đây là một tình trạng ngặt nghèo rồi. Các lực lượng Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của ông Diệm đang bắt đầu gặt hái thành công. Vậy thì,đây có phải là lúc hợp thời để hăm dọa rút lại sự viện trợ của chúng ta? Với nhiều thế hệ kinh nghiệm về những nhu cầu cho vấn đề lãnh dạo chỉ huy chiến tranh, Bộ Quốc Phòng cần có ý kiến nào đó đáng phải được lưu ý về điểm nầy. -Điều lầm lẫn Cũng vậy, bất chấp những biện pháp đề nghị trừng phạt và cưỡng bức của Durbrow có đáng giá hay không, loại dụng cụ do đại sứ Durbrow đề nghị (dụng cụ do viện trợ quân sự Hoa Kỳ cung cấp) có đủ để thực hiện trọng trách hay không? Bộ Quốc Phòng với khả năng của mình có thể cung cấp cho bộ Ngoại Giao một sự đánh giá cẩn trọng về cái giá mà một nhà lãnh đạo chỉ huy chiến tranh phải gánh chịu khi bị rút lại sự cung cấp một số hạng ngạch dụng cụ như đại sứ Durbrow đề xuất để kỳ kèo trả giá với tổng thống Diệm? Có lẽ nào chỉ có một vài món đó mà hình ảnh của nước Hoa Kỳ sẽ được vẽ ra giống như là một đứa con nít nhỏ mọn, mè nheo hay như là một Quốc Gia lãnh đạo? Những món dụng cụ như vậy chỉ đáng giá khiêm tốn để dùng trong phạm vi đề xuất cãi tiến. Ít có nhà lãnh đạo Quốc Gia nào sẽ bán đứng niềm tự hào dân tộc của nước mình để đổi lấy một nhúm máy bay trực thăng, giang đỉnh và ông Diệm nhất định không phải là một trong số rất ít người đó. -Những đề nghị Những đề nghị của đại sứ Durbrow đáng phải được truy cứu sâu rộng hơn so với chứng cứ nêu lên trong đề nghị của Bộ Ngoại Giao để được phúc đáp. Chủ yếu là đề nghị rằng Hoa Kỳ lên lớp giáo giục một tổng thống Ngô Đình Diệm “hư đốn” phải biết xử sự thế nào cho đúng, nếu không thì phải bị phát roi vào đít. Lý do nêu ra để giải thích tại sao VSTK - 4140


1 2 3 4 5

6 7 8

9 10 11 12 13 14 15

16 17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

41

42

43

44

45

46 47 48

phải làm như thế là vì ngài đại sứ của chúng ta đã từng trách mắng liên miên mà chỉ có hiệu quả rất ít. Đây là một phương thức tiêu cực để ứng phó vấn đề. Không thấy đề cập tới một sự cố gắng nào để làm việc một cách xây dựng với tổng thống Diệm trong quá khứ mà cũng không một móc nối nào để cho thấy đã có những biện pháp xây dựng nhưng bị thất bại. Bộ Quốc Phòng với bổn phận bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ thấy cần phải xét định tính cách cách đúng đắn của một sự đeo đẳng đường lối tiêu cực đối với vị quốc trưởng của một quốc gia then chốt ở bán đảo Đông Nam Á Châu Tổng thống Diệm đã tỏ cho thấy là đang mưu cầu một cách khẩn thiết thái độ khách quan của Hoa Kỳ. Nhất là gần đây nhu cầu cần phải có những sự bản thảo xây dựng với các viên chức Hoa Kỳ đã được ông bày tỏ qua việc ông đích thân yêu cầu cắt đặt một viên chức lâm thời của Bộ Quốc Phòng mà trước đây ông thấy rằng người đó có tinh thần xây dựng, hiểu biết về ông và đất nước của ông. Cho đến nay, viên chức Hoa Kỳ đang ưu chọn sự “trách mắng” làm phương cách chỉ trích để phủ quyết những yêu cầu khẩn thiết của ông Diệm. ...... .......

Những đề nghị bất thân thiện của đại sứ Durbrow bị đã phá gay gắt qua những nhận định của Bộ Quốc Phòng như vừa kể ở phần trên khiến cho tai tiếng về tình hình an ninh hiện tại ở miền Nam Việt Nam cũng gây nhiều chú ý của những viên chức cao cấp trong chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower. Ngày 09/05/1960, tại phiên họp lần thứ 444 của Hội Đồng An Ninh Quốc tổng thống Hoa Kỳ chủ tọa để nghe những phát biểu của những viên chức cao cấp của Hành Pháp. Mở đầu cuộc họp, đại diện cho giám đốc Trung Ương Tình Báo CIA là Robert Amory đã nhắm vào Ông Diệm để đã phá cho rằng chính quyền của ông Diệm hiện nay bị co cụm vì hậu quả tai hại của chính sách cai trị độc quyền cá nhân. Bên ngoài chính quyền của ông ấy. Bên ngoài chính quyền thì nhiều tiếng thị phi càng lúc càng nhiều hơn sau ngày bản Tuyên Ngôn của nhóm Caravelle được công khai hóa ở Sài Gòn. Amory còn thêm rằng ông Diệm không đi về nông thôn để tiếp xúc với dân chúng và chính quyền địa phương để hiểu rõ dân tình, mọi việc đều giao khoán cho ông Nhu lộng hành giở trò ma quỹ:155 Moreover, Diem's own ranks had been crumbling. Critics of his one-man rule were becoming more vocal at all levels of government. This criticism asserted that Diem's administration had fostered corruption, condoned maladministration, and permitted dictatorial practices with the result that communism in South Vietnam was being promoted. Criticism of Diem was so far uncoordinated outside government circles but was becoming stronger, as indicated by a recent manifesto made public in Saigon by a group of former officials who called for extensive political reforms. Amory said one danger lay in the fact that Diem was not in direct touch with the people since he seldom went out into the countryside to see the people and talk with provincial leaders. He is inclined to leave this kind of activity, as well as the details of administration, to his brothers, who have all the evils and none of the assets needed to do a good job.

Đại diện cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ là Livingston T. Merchant nói rằng chung quanh ông Diệm bị bao quanh bao một nhúm người. Ông ấy cứ để mặc việc cai trị hành chánh cho hai người em trai và đang mất đi sự tiếp xúc những với những người dân ở hạ tầng . . . Merchand hy vọng gương của tổng thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn vừa mới bị sinh viên nổi dậy lật đỗ sẽ là một bài học kinh nghiệm cho ông Diệm:156 Mr. Merchant said Diem was more and more coming to be surrounded by a small group. He was leaving administration to his two brothers and was losing touch with the grass roots. . . . .Mr. Merchant hoped that what happened to Syngman Rhee in Korea would give Diem pause.

VSTK - 4141


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

Những kiểu phê phán không thân thiện và xây dựng như vừa kể trên của Amory và Merchand không đủ thuyết phục để khiến cho tổng thống Hoa Kỳ thấy rằng ông Diệm là một nhà lãnh đạo yếu kém vô năng lực và rằng ông Diệm không phải là Lý Thừa Vãn cho nên “Hoa Kỳ cần phải dùng mọi cách có thể được để ngăn chận tình hình sa sút ở miền Nam VNCH.”157 Nhờ vậy mà ông Diệm cũng đỡ được phần nào nhứt đầu về sự quấy rối liên tục của ông thái thú Durbrow trong nhiều tháng sau đó và mặc dù không hài lòng với cung cách xử sự trịch thượng của Durbrow, ông Diệm cũng đã lưu tâm tới những điều gọi là “lời thật mích lòng quá lố” của ông đại sứ và của một số viên chức cao cấp khác của chính quyền Hoa Kỳ cho nên ông Diệm cũng theo đó mà thực hiện một số sửa đổi, ngưng lại sự căn thẳng ngoại giao vua Sihanouk của vương quốc Cao Miên, cãi tiến và tạo dựng các mục hạng kế họach kinh tế, loại trừ một số phần tử tham nhũng trong chính quyền và bắt đầu thực hành những chuyến đi kinh lý tiếp xúc với chính quyền và dân chúng tại nhiều miền nông thôn ở các tỉnh quận do VNCH kiểm soát.Durbrow cũng thấy được những điều thay đổi đó của ông Diệm.158 Nhưng cũng không được bao lâu, tình trạng lục đục giữa ông Diệm và Durbrow lại tái diễn vì Durbrow cho rằng ông Diệm chưa thay đổi đúng theo ý muốn của đương sự để rồi lại đề nghị với Hoa Thịnh Đốn cần phải nghĩ tới việc áp dụng chính sách thay ngựa giữa dòng đối với ông Diệm và ngày 16/09/1960, Durbrow lại gửi một loạt rất nhiều ý kiến và biện pháp đề nghị gửi về bộ Ngoại giao yêu cầu bộ nầy bắt ông Diệm phải làm theo. Trong số những biện pháp mà Durbrow đề nghị có một số mục rất đáng chú ý: - giao cho phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ kiêm nhiệm bộ trưởng Nội Vụ; - giao toàn vẹn nhiệm vụ của bộ Quốc Phòng cho ông Thuần; - giao nhiệm vụ khác cho ông Nhu: thuyên chuyển ông Nhu làm đại sứ ở nước ngoài; - giao nhiệm vụ khác ở nước ngoài cho trùm mật vụ của ông Nhu là bác sĩ Trần Kim Tuyến; - ông Diệm phải để cho 1 hay 2 nhân vật chính trị đối lập giữ quyền trong thành phần nội các của VNCH; - công bố giải tán đảng Cần Lao hoặc không được để đảng nầy hoạt động ra mặt công khai; - Ra lệnh các cấp công chức kê khai tài sản của họ và để cho Quốc Hội điều tra những trường hợp tham nhũng gây tai tiếng; - nới rộng sự kiểm duyệt báo chí, phát thanh, sách vỡ và truyền thông; - Nếu vị thế của ông Diệm vẫn cứ vẫn tiếp tục xuống dốc vì áp dụng chính sách chính trị, tâm lý, kinh tế và an ninh không phù hợp thì đã đến lúc Hoa Kỳ cần phải nghĩ tới những biện pháp khác để đối phó với những hành động và những kẻ lãnh đạo.159 Nói tóm lại, Durbrow muốn trừ khử vây cánh của ông Diệm hoặc thay thế ông Diệm và nội các chính phủ bằng những nhân vật đối lập hiện giờ của ông Diệm. 2- Durbrow và cuộc binh biến ngày 11/11/1960 Ông Diệm viện dẫn lý do tự biện minh cho mình để đối đầu với những đòi hỏi vênh váo của Durbrow. Trưởng Cụm Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ ở Sài gòn William Colby nhậm chức từ tháng 06/1960 nhận định rằng những cãi cách do Durbrow đề nghị ngày 16/09/1960 cho thấy sự mơ hồ nhập nhằng của mối liên hệ Hoa Kỳ hiện nay đối với ông Diệm. Durbrow cho rằng đây là một đòn chấn động tâm lý nhắm vào CSVM và những người không cộng sản để cho họ thấy ông Diệm VSTK - 4142

W. Colby


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

là kẻ chủ động khởi xướng. Theo Colby thì dù rằng bản bản tính nóng nảy và hay gây sự của Durbrow không có lợi gì nhiều cho mối liên hệ của đương sự với ông Diệm nhưng Colby vẫn có thiện cảm và kính nể Durbrow mặc dù Colby không đồng quan điểm với đương sự. Theo Colby thì Durbrow sự đang cố tình tạo lập một nhóm sứ quân tự trị danh hiệu là đại diện cho Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Colby cực lực không đồng ý đối việc Durbrow và những thủ hạ Durbrow tại tòa Đại Sứ cổ vũ cho một đương hướng chính trị theo kiểu mẫu Hoa Kỳ để nhất định sẽ làm thay đổi quỹ đạo quyền lực ở Việt Nam nhưng lại không có một quan điểm rõ ràng về Đại sứ E.Durbrow những hiệu quả sẽ ra sao đối với trận chiến ở nông thôn. Theo Colby thì cho dù một cơ cấu và những đường lối chính trị của một quốc gia đã trở thành tiên tiến nhưng nếu đem ra để áp dụng vào vào một quốc gia như Việt Nam thì dứt khoác là không thích đáng nếu không muốn nói là nhằm chống đối thù địch với với Ông Diệm và phong cách triều đình quan lại của Ông ấy.160 Tướng E. Lansdale Cố vấn phụ tá của bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ bát bỏ tất cả đề nghị của đại sứ Durbrow bắt buộc ông Diệm phải nới rộng nội các để những nhân vật đối lập với ông Diệm vào nấm giữ những chức vụ then chốt bởi vì những kẻ nầy chẳng có ai có khả năng và ít được lòng dân chúng, và rằng ông Diệm cần phải có những người trung thành tuyệt đối trong những thời khắc nguy hiểm, rằng đề nghị loại bỏ ông Nhu tức là chặt đứt cánh tay phải của ông Diệm nhưng lại lơ đi việc đề nghị người thay thế ông Nhu là một kiểu xây dựng nữa chừng chẳng qua là bởi vì chẳng có người nào có khả năng ngang ngửa với ông Nhu. Lansdale phê luận rằng những đề nghị của Durbrow có liên hệ tới đảng Cần Lao, tới quyền tự do báo chí, và thẫm quyền điều tra tham nhũng của Quốc Hội Việt Nam đã được nẩy sinh mà không cần lý tới tính cách thiết yếu của một tiến trình của một dự án cẩn trọng, lại cũng chẳng cần hỏi han sự góp ý của phía Hoa Kỳ. Nếu những cãi cách không được chuẩn bị như thế, cả màn lưới yểm trợ cho ông Diệm có nguy cơ sụp đỗ, báo chí sẽ gây tai tiếng nhiễu hại cho chính quyền và quốc hội non trẻ thiếu kinh nghiệm sẽ trở thành một óng loa để phổ biến những sự phê phán của dân chúng chống đối phía hành pháp.161

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47 48

Tất cả những luận cứ bát bỏ của tướng Lansdale vừa được trích lược đã được gửi tới văn phòng của tướng O’Daniel giám đốc sự vụ vùng Viễn Đông của bộ Quốc Phòng bằng một giác thư khá dài đề ngày 20/09/1960 cộng thêm những luận cứ bát khước của W.Colby cũng không thể nào xoay chiều được quyết tâm trù yểm ông Diệm của đại sứ Durbrow cùng với các nhân vật phe phái đồng minh của đương sự ở bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: với công điện ngày 07/10/1960, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã bật đèn xanh162cho phép viên thái thú Durbrow được tự do đi gặp ông Diệm tại dinh tổng thống để đưa ra những đề xuất của đương sự kèm theo lời cảnh cáo rằng” mối quan ngại của chúng tôi là tình trạng suy sụp lòng ủng hộ của dân chúng về mặt chính trị đối với chính quyền của tổng thống. Ông Diệm ngồi nghe Durbrow tuyên đọc những đòi hỏi cải cách và chỉ trao đổi bằng lời nói rất ít với viên đại sứ để rồi tuyên bố rằng những đề nghị cãi cách của Durbrow nếu đúng trên lý thuyết nhưng khi thực hành thì rất khó khăn trong giai đoạn đầy nhiễu nhương nầy. Durbrow kể lại rằng khi đương sự dề cặp đến việc phải loại trừ vợ chồng ông Nhu và trùm mật vụ Trần Kim Tuyến ra khỏi chính trường Việt Nam thì ông Diệm nhíu mài khó chịu nhưng không ngắt lời đương sự và ông Diệm chỉ đáp ứng rằng trường hợp của ông Nhu là do CS tuyên truyền xuyên tạc và Durbrow lại phản biện rằng những lời xuyên tạc đó càng lúc lại càng được dân tình tin là có thật: “I discussed growing criticism of his brother and Madam Nhu, as well as Dr. Tuyen and suggested that they should be assigned abroad. Diem did not interrupt me but assumed somewhat grim, and I

VSTK - 4143


1 2 3 4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

detected, slightly hurt manner, his only comment was that these rumors about the Nhus were spread by Communists. I replied that I was sure that Communists were doing all they could to spread such rumors but I repeated that the unfortunate part about it is that more and more people are believing these reports.”163

Mặc dù Ông Diệm thấy rằng phần lớn những chủ trương của Durbrow cũng là của Hoa Kỳ trong thời điểm nầy nếu được áp dụng cho sẽ gây tai hại nhiều hơn có lợi cho VNCH nhưng Ông không thể nào không làm theo ý muốn của Durbrow vì e rằng sẽ bị Hoa Kỳ cắt viện trợ. Ngày 18/10/1960 ông Diệm phải thực hiện sự thay đổi nhân sự ở 3 bộ: - Bộ Tư Pháp Nguyễn văn Lượng thay Nguyễn văn Sỹ - Bộ Nội Vụ Bùi văn Lương thay Lâm lễ Trinh - Bộ Quốc Phòng Nguyễn đình Thuần thay Trần trung Dung Bộ Thông Tin đổi thành Nha Tổng Giám Đốc Thông Tin164 Ông Diệm đã nhượng bộ nhưng Durbrow vẫn chưa hài lòng, cho rằng Ông Diệm không thực hiện đầy đủ những đòi hỏi do Durbrow và Bộ Ngoại Giao nêu ra và Durbrow lại tiếp tục đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn thúc hối ông Diệm phải chỉnh đốn quân lực và tập trung tổ chức an ninh nội chính VNCH để có thể chống CSVM một cách hữu hiệu hơn. Ông Diệm chưa kịp đáp ứng đòi hỏi nầy thì xảy ra cuộc binh biến đảo chính ngày 11/11/1960 như đả truy cứu trước đây. Câu hỏi đặt ra là đại sứ Hoa Kỳ Durbrow có nhúng tay vào cuộc âm mưu đảo chính ngày 11/11/1960 hay không ?

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

Trong hai cuộc phỏng vấn của Ban lịch sử Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào những ngày 02 và 04/01/1984, Durbrow tuyên bố rằng đương sự có nghe tin đồn về một âm mưu cuộc đảo chánh và trong nhiều tháng, đương sự đã không biết trước được gì về cuộc âm mưu đảo chính nầy và cũng nhất định rằng đương sự cũng đã không có quan tâm nghiêng ngã gì đối với âm mưu đó.165 Rõ ràng đây là miệng lưỡi của một nhà ngoại giao ám muội! Dụrbrow từ nhiều tháng đã có nghe tin đồn âm mưu đảo chính; vậy thì tin đồn đó từ đâu và tại sao không thông báo tin đồn đó cho một đồng minh đang hợp tác với Hoa Kỳ để ngăn chặn làn sóng CS lan tràn xuống vùng Đông Nam Châu Á? Tại sao? Tại gì tin đồn đó không xứng đáng để thông báo cho ông Diệm đề phòng? Hay là Durbrow đã có tà ý “mặc kệ nó, cầu cho nó xảy ra thực sự?” Hoặc tệ hơn nữa, suốt một khoản thời gian trong nhiều tháng kèn cựa, khó dễ, hăm cắt viện trợ khiến cho đầu trên xóm dưới đều hay biết để bắt ông Diệm “cứng đầu” phải cung cúc nghe theo mình và vì vậy Durbrow đã cứ vẫn yên lặng- hay nói khác đi “đã bật đèn xanh“- cho những tin đồn kia, những tin đồn nhằm dọ dẫm thái độ của chính quyền Hoa Kỳ, tức là một sự ngầm hỏi ý kiến của Durbrowt, trở thành sự thật? Đồng minh Durbrow là đồng minh kiểu gì vậy? Một cuộc chuyển quân rầm rộ, quy mô như thế để bao vây dinh tổng thống VNCH vậy mà Durbrow với đầy đủ các cơ quan quân sự, tình báo dưới tay mình ngày đêm mà lại không thể hay biết việc âm mưu sắp và đang diễn ra hay sao? Chỉ có những kẻ thiển cận, ấu trĩ mới có thể tin lời của Durbrow. Cũng theo hai cuộc phỏng vấn kể trên, Durbrow đã nói rằng không biết chắc suốt trong ngày 11/11/1960 ông Diệm có gọi điện thoại cho đương sự hay không. Không biết chắc là thế nào? Đầu óc của một nhà ngoại giao sừng sỏ như Durbrow sau lại nói năng lung tung quên trước quên sau “không biết chắc” như thế?

VSTK - 4144


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

45

46 47 48

Được hỏi trong khi cuộc binh biến xảy ra thì có một lúc nào đó tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn lấy quyết định dứt khoác hoặc là theo và yểm trợ ông Diệm hoàn toàn, hoặc là giữ vị thế trung lập không ngã về phe nào, hoặc là ủng hộ quân nổi loạn thì được dại sứ Dubrow trả lời rằng: “đương sự đã không có sự tin tưởng đối với bất kỳ nhóm nổi dậy nào có thể mang đến phúc lợi cho Việt Nam, cho Hoa Kỳ và cho bất kỳ người nào khác và đương sự ủng hộ ông Diệm 100%.” Vậy mà sau khi cuộc bạo loạn được dẹp tan thì chính đích thân Durbrow để yêu cầu đừng quá nặng tay trừng phạt những kẻ phiến loạn. Tài liệu của cuộc phỏng vấn kể trên cũng chép rằng một cuộn băng thu thanh ông Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Durbrow vào buổi chiều ngày 11/11/1969 đã biến đâu mất. Cũng trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 06/01/1964 của Ban Lịch sử Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cục trưởng Trung Ương Tình Báo william Colby đã nói trắng ra rằng vào lúc cuộc binh biến đảo chính đang diễn tiến thì có một cuộc điện đàm giữa tổng thống Diệm cùng với đại sứ Durbrow và thái độ cung cách của Durbrow trong lúc nói chuyện không phải là Dbrow chỉ biết ủng hộ ông Diệm một cách nhất quyết mà thôi đâu. Colby đoan chắc sự thể là như thế, không còn chút nghi ngờ nào khác. Quan điểm của Durbrow giả định rằng nếu nhóm nổi loạn thành công thì sao? Hoa kỳ phải hiện diện ở đó. Đây không phải là cuộc đảo chính của Hoa Kỳ mà đây cũng không phải chính quyền của Hoa Kỳ và vì thế Hoa Kỳ không ủng hộ ông Diệm 100% trong cuộc giao tranh nầy. "We were not supporting the government against them [the rebels] and we were not supporting them against the government." Hoa Kỳ chúng ta đã không ủng hộ chính phủ (VNCH) chống trả bọn họ (quân phiến loạn) và Hoa kỳ chúng ta đã không ủng hộ bọn họ triệt hạ chính phủ (VNCH). Ít nhất là cho đến sáng sớm ngày 12/11/1960, thái độ “tả khuynh” của đại sứ Hoa Kỳ Durbrow nói riêng- có thể là vì đương sự đã tin chắc là phe đảo chính nhất định sẽ thành công- và chính sách “ai thắng thì theo” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chung đã có thể nhìn thấy được ngay khi một trong các sĩ quan chủ chốt của nhóm quân nhân đảo chính là Trung tá Đông tỏ dấu hiệu cho Durbrow biết rằng Durbrow cần phải tuyên bố ngay Hoa Kỳ ủng hộ tân chính phủ quân sự và do đó, từ sáng sớm vào lúc 7giờ: ngày 12/11/1960 đại sứ Durbrow đã gửi công điện khẩn cấp về Hoa Thịnh Đốn đề nghị với bộ ngoại giao là để tránh trường hợp nhóm đảo chính ngã theo chủ trương trung lập hóa miền Nam, Hoa Kỳ cần có thái độ rõ ràng đối với họ trong trường hợp họ thành công với những yêu sách mà họ đưa ra. Nếu sau khi đã biết chắc chắn là những điều kiện của họ đưa ra đã có sự thỏa thuận của Ông Diệm đại sứ Hoa Kỳ đề nghị Hoa Thịnh Đốn cho phép đương sự tuyên bố theo nội dung trong bức công điện nầy như sau: . . .Theo đó, giả định rằng Hoa Kỳ chúng ta nấm chắc được tin tức ông Diệm đã đồng ý đê xếp đặt một cách đầy đủ giống như sự sự xếp đặt đã được liệt kê ở mục 1 kể trên, bản chức dự định công bố như sau: “Một chính phủ mới của VNCH đang được thành lập sẽ gồm có một nhóm tướng lãnh đứng đầu bởi tướng Lê Văn Tỵ và Ông Ngô Đình Diệm sẽ vẫn giữ chức vụ Quốc trưởng. Chính phủ nầy bảo vệ nền tự do toàn vẹn của Việt Nam chống lại mọi nỗ lực của cộng sản nhằm phá vở nó và chiếm đoạt nó. Bản chức cảm nhận thực sự rằng bản chức sẽ hân hoan thân thiện đối với những mối liện hệ với chính phủ mới như chính phủ VNCH trước đây và rằng chúng ta có thể tiếp tục một sự hợp tác hữu hiệu chống lại kẻ thù chung là chế độ cộng sản.” (Xin tham chiếu cước chú số 146)

Theo công điện số 778, ngày 12/11/1960 Bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn trả lời đền nghị của đại sứ Durbrow như sau: “Nếu kết cục của cuộc đảo chính là việc thành lập một chính phủ lâm thời giống như đại sứ đã nêu lên thì đại sứ hãy đáp ứng giống như đại sứ đề nghị. Bộ Ngoại Giao đặc biệt hoan nghinh thông điệp cá nhân của đại sứ.”

VSTK - 4145


1 2 3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

“Bộ Ngoại giao chỉ có một đề nghị là đại sứ sửa lại: (1) bôi bỏ chữ ‘Cộng Hòa’ đứng trước chữ ‘Việt Nam’ và (2) trong vế thứ nhất, đặt tên của Ông Diệm lên phần đầu câu thay vì ở phần cuối câu.” (Xin tham chiếu cước chú số 147)

Đối với Hoa Kỳ thì như thế có nghĩa là tân chánh phủ quân sự có thể không theo thể chế Cộng Hòa nhưng Hoa Kỳ cũng sẽ công nhận ngoại trừ thể chế Trung Lập. Sau khi cuộc binh loạn bị quân lực VNCH trung thành với chính phủ đánh tan, ông Diệm và ông Nhu khám phá ra rằng từ lúc bắt đầu xảy ra cuộc bạo loạn đã có hai nhân viên của cụm Trung Ương Tình Bào đi tiếp cận nhóm sĩ quan âm mưu tạo phản và nhóm dân sự đối lập chính phủ. Ông Diệm nghi rằng họ là người của đại sứ Durbrow sai phái đi để nâng cao tinh thần và cố vấn cho quân binh tạo phản. Nghi vấn vẫn còn chưa được Hoa Kỳ giải thích thỏa đáng mà chi cho biết rằng hai người Hoa Kỳ nầy không đươc trao trọng trách yểm trợ hay cố vấn kỹ thuật cho nhóm đảo chính và họ chỉ là những người đi lấy tin tức về cuộc đảo chính để biết được ai là kẻ chủ mưu và mục tiêu của cuộc đảo chính là gì mà thôi. Theo tài liệu giải mật của Hoa Kỳ thì 2 người nầy không biết trước sẽ có cuộc đảo chính mãi cho đến khi họ nghe có tiếng súng nổ và nhìn thấy xe bọc sắt xuất hiện trên đường phố quanh dinh tổng thống. Một trong hai người nầy kể từ lúc sáng sớm ngày 11/11/1960 đã gặp may mắn khi gọi điện thoại cho một luật sư để săn tin và được luật sư nầy mời gọi đến ngay tư gia của mình để tiếp xúc với một nhóm nhân vật chính trị gọi là Hội Đồng Cách Mạng Quốc Gia đang hy vọng chờ đợi phe quân đội đảo chính sẽ giao cho luật sư và những nhân vật dân sự nầy thành lập nội các chính phủ mới. Sau khi được phép của trưởng cụm trung ương tình báo Hoa Kỳ, người nầy liền chạy bay tới tư gia của người luật sư và ở đó đương sự đã báo cáo về cụm tình báo những điều tai nghe mắt thấy đồng thời đương sự cũng có bổn phận tiếp liên để chuyển đạt áp lực của Hoa Kỳ lên nhóm nổi loạn không được tấn công vào dinh Tổng Thống như họ đang hăm dọa và họ cần phải thương lượng với ông Diệm. Sau nầy nhớ lại chuyện cũ, người nhân viên của cụm Trung Ương Tình Báo nầy cho biết là đương sự đã lâm vào tình trạng khủng hoảng bức rứt lương tâm vì phải thi hành một cách méo mó nghề nghiệp chuyên môn của mình theo lệnh cấp trên bởi vì lúc đó đương sự đã nghĩ theo ý riêng của mình rằng ông Diệm sớm muộn gì cũng phải ra đi nhưng Hoa Kỳ lại vận dụng áp lực qua trung gian của đương sự gây lợi thế cho ông Diệm kéo dài thời gian chờ đợi quân cứu viện và đó là một điều có sai lầm nghiêm trọng. Đương sự cũng nhớ lại rằng lúc bấy giờ đương sự không tin là ông Diệm thực tâm muốn sửa đổi và điều nầy càng làm gia tăng thêm cường độ thù ghét với nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó và ra lệnh cho đương sự phải thi hành.166 Như vậy, nhân viên mật vụ Hoa Kỳ nầy đã quen biết nhân vật luật sư đảng viên đảng Đại Việt đối lập chính phủ VNCH từ lâu rồi và kể từ tháng 10/1960 đương sự được lệnh cấp trên từ cụm Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ ở Sài Gòn sai phái nối lại sự tiếp cận với luật sư nầy. Sau khi cuộc âm mưu đảo chính thất bại, nhóm sĩ quan chủ động cướp máy bay chạy trốn sang Cao Miên nhưng không đem theo người luật sư khiến cho người nầy phải chạy thẳng tới nhà nhân viên mật vụ để tạm ẩn náu và nhờ trình lên cấp trên trong cụm Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ lo liệu cho đương sự đi ra nước ngoài “tị nạn”. tránh sự trừng trị nhất định phải là khốc liệt của chính quyền Ngô Đình Diệm. Thẫm quyền cấp cao của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ đã giúp cho người luật sư giả trang để đem đương sự sang căn cứ không quân Clark ở Phi Luật Tân rồi được chuyển tiếp sang căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đảo Okinawa/Nhật Bản.167

VSTK - 4146


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Sau nầy, chính W.Colby tự nhận đã lo liệu cho người luật sư đối lập nầy thoát khỏi Việt Nam và sang tạm sống ở Pháp với lý do là không để lộ bí mật căn cước của người luật sư nầy là một gián điệp của Trung Ương Tình Báo CIA ở Việt Nam.167bis Cùng thời điểm, một nhân viên tình báo Hoa Kỳ chủ yếu cùng với một đồng sự khác sau khi mạo hiểm rảo một vòng quanh dinh Tổng Thống lố nhố quân binh của nhóm đảo chính để thu nhặt tin tức nhưng không có ai có thể được biết một điều gì về cuộc binh biến nầy cho nên đương sự liền chạy tới Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH ở gần sân bay Tân Sơn Nhất để dự kiến một cuộc họp báo của một bác sĩ đối lập với chính quyên và tự xưng là người phát ngôn của nhóm sĩ quan đảo chính. Toàn là những gương mặt lạ, không quen biết với nhân viên tình báo nầy cho tới khi đại tá dù Nguyễn Chánh Thi xuất hiện tại buổi họp báo. Với sự quen biết đã có , đương sự đực đại tá Thi cung ứng một đường dây điện thoại để liên lạc phúc trình trực tiếp về hành dinh cụm Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ. Suốt đêm đó đương sự đã phải nghe lặp đi lạp lại những lời cau nhàu , kêu ca , trách cứ của những viên sĩ quan dù. Những chỉ thị mà nhân viên tình báo nầy nhận được từ thượng cấp là không được thủ vai cố vấn cho nhóm nổi loạn và chỉ được phép giới hạn trong công tác tìm kiếm thực tế nơi hiện trường mà thôi và khuyến cáo nhóm phiến loạn nên dùng biện pháp thương lượng chứ không nên tấn công thẳng dinh tổng thống nhưng các phần tử quân đội ở đây chỉ muốn đánh chứ không muốn thương lượng cho đế khi họ biết tin quân binh trung thành với chính phủ đã về tới Sài Gòn vào ngày 12/11/1960. Sau khi biết được đã có người của cụm Trung Ương Tình Báo có mặt tại hai nơi của nhó đảo chính, đại sứ Durbrow đã tới văn phòng của trùm mật vụ Bill Colby để cùng nghe những báo cáo của hai nhân viên mật vụ gửi về qua đường dây điện thoại đồng thời Durbrow cũng liên lạc với bên trong dinh tổng thống đề thúc hối ông Diệm phải thương thảo với nhóm đảo chính. Về sau, nhân viên tình báo kể lại rằng chính đích thân đương sự thông báo cho đại tá Thi biết quân cứu nguy của tổng thống Diệm đã tới. Đại tá Thi biết rằng cuộc âm mưu đảo chính đã bị thất bại. Tuy nhiên viên sĩ quan cấp tá nầy vẫn còn nấm quyền trong tay một tiểu đoàn pháo binh 105 li và đã hăm dọa rằng sẽ san bằng dinh tổng thống để trùng phát sự bội tín của ông Diệm. Nhân viên tình báo can gián vì nếu pháo kích như thế sẽ liên lụy tới sinh mạng, tài sản người dân Việt Nam và ngoại kiều Hoa Kỳ cư trú vòng quanh khu vực dinh tổng thống. Đại tá Thi hạ cơn nóng giận và bỏ đi ra khỏi phòng cùng với nhiều sĩ quan khác đi sang sân bay Tân Sơn Nhất đế bức đoạt máy bay trốn sang Cao Miên.168 Nói tóm lại, những tài liệu vừa được truy cứu kể trên cho thấy: (i) Thái độ và hành động của đại sứ Hoa Kỳ Durbrow trước và sau cuộc binh biến âm mưu lật đỗ ông Diệm là một thái độ không cần quan tâm nếu có một sự thay đổi chính quyền VNCH xảy ra. (ii)Những đòi hỏi củan hóm sĩ quan chủ động phiến loạn về mặt biểu kiến thì giống hệt như những rầy la, đòi hỏi, mèo nheo, kéo dài nhiều tháng, hết chuyện nầy đến chuyện nọ của đại sứ Durbrow đối xử với một đồng minh tiền đồn chống Cộng Sản của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Châu Á. (iii) Durbrow cũng không hẳn là ủng hộ hoàn toàn nhóm sĩ quan phiến loạn như người ta tưởng; không giống như trường hợp trung gian của nhân viên tình báo Hoa Kỳ được phái đến nhà riêng của một luật sư đảng viên Đại Việt đối lập với ông Diệm. Nhân viên tình báo nầy có một thái độ nghiêng về phía nhóm sĩ qua âm mưu đảo chính cùng với luật sư đảng viên đảng Đại Việt vì đã từng quen biết qua lại từ trước với nhóm người nầy. Đương sự nói rằng mình đồng ý với những sự phản kháng của những người âm mưu tạo phản để hạ bệ VSTK - 4147


1

2

3

4

5

ông Diệm nhưng đương sự không chịu thú nhận là mình đã có sự can dự hay giúp đỡ nhằm khích động cuộc đảo chính. Đương sự đã nhắc lại rằng lúc đó đương sự tin tưởng tuyệt đối rằng muốn thực hiện đượcnhững mục tiêu của Hoa Kỳ ở Việt Nam thì cần phải hạ bệ ông Diệm:“I was absolutely convinced that to achieve American objectives in Vietnam, Diêm had to be ousted.”169

*

VSTK - 4148


IV/ MIỀN NAM VIỆT NAM 1961 1

1/ TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT

2

1.1 – VIỆT NAM CỘNG HÒA SAU ÂM MƯU ĐẢO CHÍNH NGÀY 11/11/1960

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

41

42

Cuộc binh biến tạo loạn ngày 11/11/1969 đã bị dẹp tan nhưng ông Diệm vẫn chưa thấy thỏa mãn hài lòng mặc dù chung quanh ông những người thân trong gia đình cùng bạn hữu reo hò mừng rỡ tưng bừng với sự thành công dẹp nội loạn binh biến một lần nữa mà không cần đến sự trợ giúp ủng hộ của đồng minh Hoa Kỳ, Ông Diệm vẫn còn phẫn nộ và trúc hết sự bất mãn của mình lên cá nhân đại sứ Hoa Kỳ Durbrow. Chỉ riêng thái độ dửng dưng và nghiêng ngã của viên đại sứ nầy trong thời gian có cuộc biến loạn nói trên cũng đủ khiến cho ông Diệm tức giận huống hồ là viên thái thú chay mặt lại còn tái diễn màn lên lớp dạy học trò đối với tổng thống: chỉ vài giờ sau khi cuộc binh biến bị dẹp tan, đại sứ Durbrow gọi điện thoại thẳng vào dinh tổng thống để khuyến cáo rằng ông Diệm cần phải đối xử nhân nhượng và tha thứ đối với những kẻ phiến loạn để có thể “giữ mối đoàn kết của mọi thành phần dân chúng ở miền Nam VNCH”. Ông Diệm phản kích lại rằng Durbrow chẳng hiểu được tại sao quá nhiều người dân vô tội đã bị đỗ máu , tử vong là vì ai gây ra và rằng những kẻ chủ mưu cầm đầu xúi giục quan binh dù nổi loạn cần phải được trừng trị theo luật pháp. Cũng cần nói thêm là sau khi cuộc binh biến chấm dứt, vào lúc 6 giờ chiều ngày 12/11/1960, Tổng thống Diệm đã cho phát thanh một bản hiệu triệu quốc dân và được tòa đại sứ Hoa Kỳ chuyển dịch gửi về Hoa Thịnh Đốn như sau: November 12, 11 p.m. Saigon time. It reads as follows: "After the uprising in the capital, I - President of the Republic—eager to preserve intact the military forces for dealing with the Communists, have agreed with the President of the National Assembly to find a conciliatory solution. But the rebels have been continually deceitful and have committed many crimes. First of all they have fooled paratroopers by telling them that they had to come immediately to the rescue of the President who was betrayed by his guards. Thus, I ordered the republican army to liquidate them and their accomplices-the political speculators. Now the republican army from various military zones and different services -infantry, navy, and air force - has fulfilled its mission and has returned to its former bases. The rebels and their accomplices will be appropriately punished by the law. The government and I respectfully bow my head before the souls of those who have sacrificed their lives for the just cause and who have unjustly died from the crime of the antipeople and antipatriotic men. The government will continue to serve the country and the people according to the republican and personalist line. Compatriots, remain calm and united.Be enlightened regarding the plots of the Communists." 170 Tạm dịch:

VSTK - 4149


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Sau cuộc nổi loạn tại thủ đô, bản chức - Tổng thống VNCH – vì thiết tha muốn giữ gìn sự toàn vẹn của quân lực để đối phó với Cộng sản, bản chức đã thỏa thuận với Chủ tịch Quốc Hội tìm một biện pháp hòa giải. Tuy nhiên, những kẻ phản loạn vẫn cứ tiếp tục lừa đảo và đã vi phạm nhiều tội ác. Trước tiên là bọn họ phỉnh gạt quân binh dù bằng cách nói rằng họ phải tới ngay tức khắc để cứu nguy Tổng thống đang bị quân binh phòng vệ dinh tổng thống tạo phản. Đến mức như thế, bản chức đã ra lệnh quân đội VNCH thanh toán bọn họ và những kẻ đồng mưu – những phần tử chính trị đầu cơ. Đến đây thì quân đội VNCH từ nhiều vùng lãnh thổ quân sự và nhiều binh chủng khác nhau như lục quân, hải quân, không quân đã thi hành đầy đủ phận sự của mình và đã lui về các căn cứ gốc của họ. Những kẻ phiến loạn và đồng mưu sẽ bị trùng phạt đích đáng theo luật định. Chính phủ và bản chức kính cẩn cuối đầu trước vong linh của những người đã hy sinh mạng sống vì công lý chính trực cũng như với những ai đã bị tử vong một cách bất công vì tội ác của đám người phản nước hại dân. Chính phủ sẽ tiếp tục phục vụ cho đất nước và nhân dân theo đường hướng cộng hòa và nhân vị. Hởi đồng bào, hãy giữ bình tỉnh và đoàn kết. Phải sáng suốt nhìn thấy những âm mưu của Cộng sản.

Chính là vì bản hiệu triệu nầy của ông Diệm mà Durbrow đã phải muối mặt gọi điện thoại vào dinh tổng thống để miễn cưỡng khen ngợi và chúc mừng nhưng lại thừa cơ tái diễn màn lên lớp quen thuộc của đương sự giống như trong những ngày tháng trước đây. 1.2 - HẬU QUẢ CỦA CUỘC ĐẢO CHÍNH

Ông Diệm và ông Nhu đều không tố cáo là Hoa Kỳ có nhúng tay vào cuộc đảo chính nhưng lại than phỉền xa gần với các chức quyền đầu não cao cấp của Hoa Kỳ rằng tình hình sẽ khả quan sáng sủa hơn nếu người điệp viên của Hoa Kỳ ở Sài Gòn – kẻ đã tiếp xúc với luật sư đối lập với ông Diệm trong khi cuộc binh biến phản loạn đang xảy ra – rời khỏi Việt Nam. Ông Nhu nói với Colby trưởng cụm Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ ở Việt Nam rằng mọi quốc gia đều có hoạt động gián điệp tình báo và đó không có gì phải phàn nàn; có điều là bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ không chấp nhận, kể cả đất nước và chính phủ VNCH, hành động xen lấn vào uy quyền chính trị và điều hành nội bộ của quốc gia mình. Và để đôi bên đều không bị mất mặt, người điệp viên vừa kể đã cùng gia đình được cảnh sát công an VNCH hộ tống đưa ra phi trường tân Sơn Nhất để rời khỏi Việt Nam với lý do là đương sự bị hăm dọa ám sát sau khi cuộc binh biến phản loạn bị triệt hạ .171 Tổng thống Diệm cũng phàn nàn thêm rằng có một số giới chức Hoa Kỳ khác nữa cấu kết với những phóng viên báo chí Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ nhóm phiến loạn bằng cách loan truyền rằng đây là một cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại một chế độ không có tự do. Theo lời tuyên bố của một viên chức thuộc Ban Công Tác Đặc Biệt của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là Jerome T. French sau khi được phái sang xem xét tình hình Việt Nam thì những hình thức diễn đạt ý nghĩ kiểu đó để ủng hộ cho nhóm phản loạn đã gây tổn hại to

VSTK - 4150


1

2

3

4

5

6

7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

tác cho những quyền lợi của Hoa Kỳ ở Việt Nam.172 Trong giác thư đề ngày 06/12/1960 trình lên phụ tá Ban Công Tác Đặc Biệt Bộ trưởng Quốc Phòng để báo cáo chuyến thăm viếng Việt Nam của mình, Jerome có dề cặp tới hậu quả của cuộc binh biến âm mưu lật đỗ ông Diệm và trong đó có đoạn viết như sau:173 ........ ........ 4. Hậu quả có thể xảy ra a. Âm mưu đảo chính có thể khiến cho ông Diệm càng không khoan nhượng và nghi ngờ nhiều hơn trước và có thể là giảm thiểu đi khả năng mở rộng nền tảng chính phủ và nới lỏng các phương sách chuyên quyền của ông Cũng có thể là sự đe dọa thanh lọc do Ủy Ban chống đảo chính đưa ra sẽ khiến cho những kẻ tham vọng quyền lực chính trị trong hàng ngũ quân đội và chính phủ chạy theo những lợi lộc riêng cho bọn họ trên nỗi bất hạnh của người công dân tốt và trung nghĩa. Trưởng đoàn Cồ Vấn Quân Sự Hoa Kỳ đang cố gắng hết sức để ngăn chận tình trạng nầy xảy ra trong hàng ngũ quân đội. b. Bất hạnh thay, hầu như là trong cộng đồng Hoa Kỳ ở Sài Gòn có nhiều người đã mất đi khả năng mang đến một ảnh hưởng có tính cách xây dựng cho chính quyền Việt Nam bởi vì đầu óc thiển cận và những lời nhận thức cùng với những hành động bệnh hoạn của họ trong lúc âm mưu đảo chánh đang xảy ra và ngay sau lúc đó nữa. Hiển nhiên, những hạng người nầy là những nạn nhân của các tin đồn và thành kiến cá nhân chống đối ông Diệm, họ đã nhanh chóng thừa nhận cuộc âm mưu đảo chính là một phong trào của quần chúng và ông Diệm nhất định phải bị hạ bệ. Cung cách phô diễn có thiện cảm với nhóm phản loạn, vào lúc đang xảy ra đảo chính và sau khi đảo chính bị giập tắt, là nguyên nhân gây tai hại cùng cực cho những quyền lợi của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Vào thời điểm nầy. chỉ có một viên chức cao cấp Hoa Kỳ được hân hoan tiếp đón đến dinh tổng thống là tướng Mcgarr và chính phủ VNCH cũng tin chắc rằng nhiều viên chức Hoa Kỳ cũng đã có thiện cảm và hơn nữa lại còn yễm trợ tích cực nhóm đảo chính. Điều nầy sẽ đóng góp cho việc loại bỏ mối giây thân tín giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mà bản chức tin rằng mối giây thân tín nầy rất cần yếu để làm giảm sút một cách hiệu quả tình hình suy sụp nhanh chóng của nền an ninh nội chính.

Một số nhân vật Hoa Kỳ cũng đã ủng hộ hoàn toàn tổng thống Diệm đối với âm mưu phản loạn ngày 11/11/1960 ở Sài Gòn. Tướng McGarr trưởng đoàn Cố vấn Quân Sự Hoa Kỳ MAAG ở Việt Nam đã bổ túc thêm cho sự thất bại của nhóm quân nhân phản loạn bằng lời tuyên bố của đương sự rằng hành động can đảm của ông Diệm đã bắt đôi với lòng trung Đại sứ E. Durbrow thành và lòng kiên định của những tướng lãnh đưa quân về Sài Gòn cứu nguy và sau khi đã đã trải nghiệm cuộc thách thức ác liệt nầy vị thế của ông Diệm càng trở nên vững càng trở nên vững mạnh hơn với chúng cớ rõ ràng là sự ủng hộ nhiệt tình âm thầm của quân đội và dân chúng đứng phía sau ông: “ My opinion that Diem has emerged from this severe test in position of greater strength with visible proof of sincere support behind him both in armed forces and civilian population.” 174

Ở Hoa Thịnh Đốn, nhiều viên chức quan trọng của chính quyền Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách công khai sự ủng hộ của họ đối với ông Diệm và chỉ trích đại sứ VSTK - 4151


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Hoa Kỳ Durbrow ở Việt Nam vì sự mâu thuẫn không có tâm quyết trước sau như một của đương sự về những thỏa hiệp của ông Diệm với những kẻ phản loạn. Phụ tá bộ trướng Quốc Phòng là tướng Lansdale tuyên bố rằng Durbrow không còn có tầm vóc về tư cách để tiếp tục chức vụ đại sứ được giao phó. Ông Diệm chắc đã cảm nhận được là đại sứ Durbrow ngã về phe phiến loạn vì tình cảm và hơn thế nữa,ông Diệm cũng cảm nhận rằng những sự phê phán không xây dựng, không xây dựng của đại sứ Durbrow kéo dài dây dưa trong những tháng trước đây đã cổ võ cho cuộc binh biến tạo loạn. Vì thế Lansdale cho rằng sẽ tốt hơn nếu Durbrow rời khỏi Sài Gòn về trình diện Hoa Thịnh Đốn.175 Tướng Lyman Lemnitzer, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Hỗn Hợp Tham Mư Trưởng Hoa Kỳ/JCS lưu ý rằng: người nào bị những thế lực phản loạn nổi lên chống đối thì người đó bắt buộc phải hành động một cách mạnh bạo và không cần phải vị nể bạn bè của mình. Điểm quan trọng ở đây là một đôi khi không thể tránh được cảnh đỗ máu và rằng người nấm giữ quyền lực bắt buộc phải hành động một cách kiên quyết:176

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34 35 36

37

38

39

40

41

The most important question was that of the Ambassador's attitude toward "bloodshed". General Lemnitzer said, "'We are against bloodshed as much as anyone but when you have rebellious forces against you you have to act forcibly and not restrain your friends". He said the main point was sometimes bloodshed couldn't be avoided and that those in power must act decisively.

Mặc dù vậy, đại sứ Durbrow vẫn còn là người thay mặt cho Hoa Kỳ để đưa ra những đối sách áp dụng ở Việt Nam. Dubrow thấy rằng cuộc binh biến âm mưu đảo chính mặc dù không thành công như vẫn coi đây như là dấu chỉ đa số quần chúng không còn yêu chuộng ủng hộ ông Diệm nữa. Vì thế Durbrow lại tiếp tục tái diễn màn gây áp lực để thúc buộc Tổng Tổng VNCH phải sửa đổi theo ý hướng của đương sự. Ngay cả một tham khảo ý kiến từ Hoa Thịnh Đốn để tổng thống Hoa Kỳ khen mừng ông Diệm đã thành công dẹp loạn cũng bị Durbrow bàn ra tán vào rồi yêu cầu Hoa Thịnh Đốn đừng khen mừng. Lý do Durbrow nêu ra là:177 .....

Những lý do chính yếu là: 1- Vì chưa thích hợp để Tổng Thống Hoa Kỳ lại tự nhận đứng về phía ông Diệm cho tới khi nào ông Diệm tỏ rõ cho thấy những dấu hiệu thấu hiểu và lưu tâm về những bài học rút ra từ cuộc đảo chính. 2- Vì những lời tuyên bố quá độ của”Ủy Ban Nhân Dân Chống Cộng Sản và những kẻ Phiến Loạn nguyên là một tổ chức của quan chức của chính phủ

VSTK - 4152


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

VNCH, tổ chức nầy tố cáo Hoa Kỳ, Pháp và Anh là “đế quốc, thực dân” đang xxu1i giục nổi dậy; và 3- sự thật là những sự khen ngợi vào lúc nầy sẽ có thể làm giảm uy tín thái độ nghiêm khắc mà không bao lâu nữa Hoa Kỳ có thể áp đặt lên ông Diệm.

Vào khoản ba tuần lễ sau khi cuộc binh biến phản loạn xảy ra, Durbrow gửi về Hoa Thịnh Đốn một công điện dài trình bày những lượng định tình hình kèm theo những đề nghị cãi cách của đương sự để thúc hối Tổng Thống Diệm phải thực hiện nhanh chóng sau khi đương sự công nhận ông Diệm đã có một vài sửa đổi những đề nghị về mặt quân sự dã chiến , đặt tô chức Bảo An thuộc bộ quốc phòng, tổ chức lại và hợp lý hóa hành dinh chỉ huy dã chiến, tuyển chọn viên chức trẻ vào các hội đồng làng xã cũng như tuyển chọn bổ xung đại biểu vào Hội đồng Kinh Tế Quốc Gia và đang tiến hành nhiều sửa đổi khác được dự trù sẽ được hoàn tất trước lễ giáng sinh 1960 . Tuy nhiên Durbrow vẫn cứ tiếp tục tuồng tích mèo nheo đòi hỏi như trước và nghi ngờ rằng ông Diệm thực sự không muốn cải cách nhanh chóng để rồi ngày 04/12/1960 khuyến cáo với thượng cấp của đương sự ở Hoa Thịnh Đốn với 10 điểm khuyến cáo trong đó có 6 điểm kèm theo những chữ như Urge/Thúc giục, get Diêm to accept/Bắt ông Diệm phải chấp nhận, to bring pressure on him/ phải gây áp kực với ông ta, he must meet/ Ông ấy phải nghe theo để rồi cuối cùng đe dọa rằng: Hoa Kỳ cần phải giúp đỡ và khuyến khích Ông Diệm thực thi một cách hiệu quả; bởi vì nếu Hoa Kỳ không làm như thế thì trong tương lai không xa lắm Hoa Kỳ sẽ phải buộc lòng nhận lãnh một trọng trách khó khăn để đi tìm và ủng hộ một khả năng lãnh đạo khác. “We should help and encourage him to take effective action. Should he not do so, we may well be forced, in not too distant future, to undertake difficult task of identifying and supporting alternate leadership.”178Đến nay thì Durbrow đã đi đến qua mức giới hạn của mình

rồi và vì thế thái độ của đương sự giống như sợi ng dây cao su đã căn thẳng quá mức mà nếu không chùng tay thì tự nó sẽ bị đứt. Phụ tá bổ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ về Viễn Đông Sự Vụ J.Graham Parson đánh điện sang tòa dại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn để nói rằng việc Durbrow đã đi quá đà không thể thực hiện được xuyên qua hành vi của đương sự thúc đẫy mở rộng tự do và hô hào khích động quần chúng thì có lẽ là phản tác dụng.179

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Trong một giác thư nhận định tình hình gửi đến bộ trưởng Quốc Phòng Gates ngày 11/11/1960 thiếu tướng Lansdale cho rằng sau khi cuộc âm mưu phản loạn chấm dứt thì Đại sứ Durbrow không còn nhân cách nào để tiếp tục ở bên cạnh tổng thống Diệm và rằng nên triệu hồi Durbrow rời khỏi Sài Gòn thì lợi ích hơn: In an appraisal of the situation in a memorandum to Secretary of Defense Gates, General Lansdale wrote that he doubted that after the coup Ambassador Durbrow “has any personal stature remaining” with President Diem and suggested that it might “be useful to get Durbrow out of Saigon.”180 VSTK - 4153


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Cuộc âm mưu đảo chính tháng 11/196o đánh dấu sự chấm dứt của hình thức đối lập của giai cấp chính trị chuyên nghiệp ở miền Nam/Sài Gòn chống đối ông Diệm. Hầu hết các thành phần trong nhóm Caravelle đều bị chính quyền ông Diệm bắt giam. Hoạt động của các nhóm chính trị như thế cũng còn xảy ra vào năm 1962 vá 1963 nhưng rất yếu ớt đến mức độ không còn được sự chú ý của ông Diệm và kể cả những thành phần đối nghịch với ông Diệm. Tuy nhiên vào năm 1960 thì đã quá trễ để có thể có được một tình trạng đối lập thực sự hữu hiệu và kiên định. Vào thời điểm nầy, quyền kiểm duyệt trên các lãnh vực báo chí truyền thông, biểu tình, du lịch hãi ngoại và quyền bắt giam tùy tiện của chính quyền hiển nhiên là đã làm tê liệt mọi thế lực đối lập chính trị nồng cốt của VNCH.181 Tóm lại, ông Diệm ắt phải biết tự vấn để nhìn thấy những hậu quả của cuộc giao động chính trị và quân sự vừa mới xảy ra để chấn chỉnh nội bộ chính quyền VNCH cho phù hợp với tình thế hiện tại ở miền Nam Việt Nam vốn đã có nhiều bất mãn và đối lập trong dân chúng , trong quân đội , ngay cả bên trong nội bộ chính quyền và nhất là đã có nhiều bất đồng và mâu thuẫn với chính quyền hiện tại của Hoa Kỳ vừa là người bạn đồng minh chống cộng nhưng cũng là người giữ tủ sắt chi tiền cho VNCH. Nhiều chuyện xấu của chính quyền VNCH đã bị nhóm phiến loạn ngày 11/11/1960 bêu rêu trên đài phát thanh cùng với sự bất tín của người lãnh đạo tuyên hứa cãi tổ nội các, thành lập chính quyền lâm thời nhưng sau khi thoát hiểm khỏi cuộc binh biến thì lại cãi tổ bằng cách đặt thêm vây cánh thủ hạ theo ý riêng của mình rồi bắt nhốt, xử trí đích đáng những người âm mưu đảo chính và hầu hết các thành phần chính trị đối lập không theo chủ nghĩa Cộng Sản. Riêng đối với các hàng tướng lãnh quân đội VNCH thì đã trải nghiệm được mưu lược “thương lượng hòa hoãn” của Anh em Ông Diệm để kéo dài thời gian chờ đợi quân trung thành đến tiếp cứu. Mưu lược thương lượng hòa hoãn nầy sẽ bất thành, hết hiệu nghiệm trong tương lai: trong cuộc đảo chính 01/11/1963 khi Nhu điện thoại cho tướng Đôn và các tướng khác vào dinh Gia Long để thương lượng thì bị các tướng đảo chánh từ chối vì sợ anh em nhà Ngô lại âm mưu kéo dài thời gian để chờ quân đội trung thành đến tiếp cứu giống như trong cuộc binh biến đảo chánh 11/11/1960 và dẫn đưa tới một hậu quả tai hại thảm khốc cho toàn dân miền Nam Việt Nam kể từ cuối tháng 11/1963.182 2/ MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (MTGPMN)

Mặc dù đã cố gắng mọi nỗ lực để nới rộng khả năng quân sự nhưng Việt Cộng vẫn phải giữ nguyên tình trạng vô hình bóng , vô tổ chức , chưa đi vào chính quy mãi cho đến gần cuối năm 1960, vào lúc Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam tuyên cáo như là một kiến trúc thượng tầng của cơ sở nổi

VSTK - 4154


1

2

3

4

5

6

dậy của dân chúng và là tiếng nói trên bình diện chính trị cho VC nằm vùng ở miền Nam. Kể từ sau lúc nầy, VC hô hào tuyên truyền chiêu dụ cảm tình của dân chúng và được coi như là một tổ chức sâu rộng gồm có 03 thành phần: 1Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, 2- Giải phóng quân miền Nam Việt Nam và 3- Đảng Cách Mạng Dân Tộc.183 Sách Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến- tập II viết:

10

Yêu cầu bức xúc của phong trào cách mạng miền Nam sau Đồng khởi là cần có một tổ chức công khai có uy tín, có một chương trình hoạt động cụ thể, công bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới để hiệu triệu nhân dân toàn miền Nam nhất tề đứng lên lật đổ chính quyền Mỹ-Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.184

11

2.1- TỔ CHỨC VÀ MỤC ĐÍCH

7

8

9

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Muốn xác định đích xác ngày thành lập MTGPMN thì cần phải lui về những khoản năm từ 1954-1960 khi người dân ở nông thôn thường thu nhặt hoặc được phân phát những tài liệu truyền đơn của Mặt Trận hoặc các tù binh VC nằm vùng bị bắt thường tự thú nhận mình là người của Mặt Trận và hai chữ Mặt Trận ở đây có nghĩa là phong trào nổi dậy thường gọi Đồng Khởi. Cờ hiệu của Mặt Trận đã thấy xuất hiện từ đầu năm 1959. Đối với các bộ đội du kích nằm vùng ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneva cho tới đầu năm 1959 thì có thể họ nghĩ rằng Mặt Trận là sự tiếp nối cơ cấu tổ chức của Việt Minh Cộng Sản từ trước khi tập kết hơn là đây là một hình thức lãnh đạo đấu tranh của một nhóm lãnh đạo hay cơ sở để thực hiện một chuỗi mục đích đặc biệt. Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch đầu tiên Ủy Ban Trung Ương MTGPMN trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1964 trên đài phát thanh ở Hà Nội đã tuyên bố rằng dù chính thức được thành lập vào tháng 12 năm 1960, nhưng Mặt Trận đã hiện hữu rất sớm như là những phương cách hành động ngoài sự chi phối của pháp luật hay ngoài chương trình kể từ đầu năm 1954 vào ngay từ lúc Hội Đồng Cách Mạng khu Sài Gòn-Chợ Lớn được thành lập . . . Nhiều thành viên của Ủy Ban trung ương MTGPMN vốn là những thành viên cũ của Hội Đồng Cách Mạng nầy. Huỳnh Tấn Phát, phó chủ tịch của MTGPMN cũng được nhận biết từng là thành viên trong ủy ban chấp hành liên minh Việt Minh-Hòa Hảo ở vùng Đồng Tháp Mười chống chính quyền Quốc Gia do thủ tướng Diệm lãnh đạo vào gần cuối năm 1955. Vào lúc nầy, cán bộ CSVM nằm vùng ở lại miền Nam thường gia nhập vào những tổ chức, đoàn thể nhỏ có chủ trương chống đối chính quyền của ông Diệm chẳng hạn như Lực Lượng Giải Phóng Cách Mạng Nhân Dân Việt Nam, Hội Hữu Nghị Phật Giáo Việt-Miên.185 “Yêu cầu bức xúc của phong trào cách mạng miền Nam sau Đồng khởi là cần có một tổ chức công khai có uy tín, có một chương trình hoạt động cụ thể, công bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới để hiệu triệu nhân dân miền Nam nhất tề đứng lên lật đỗ chính quyền Mỹ-Diệm, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Trước đây, trong VSTK - 4155


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

diệt ác phá kềm, chống khủng bố của chính quyền Sài Gòn, cách mạng đã tùy từng lúc, từng nơi khi thì dùng danh nghĩa lực lượng vũ trang tự vệ, khi thì lấy tên Liên minh các giáo phái, khi thì lấy danh nghĩa Tổ chức những người kháng chiến cũ. Nay lời kêu gọi như thế không phản ánh được thực tiễn tình hình đã có vùng giải phóng do nhân dân giành được quyền làm chủ và cần có một mặt trận đoàn kết nhân dân, đủ tư cách và thẩm quyền làm nhiệm vụ đối nội, đối ngoại, đáp ứng đòi hỏi của một cuộc chiến tranh cách mạng chống xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai do Mỹ dựng lên.”186

Theo tài liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì sau Hiệp định Genève, Trung ương ĐCSVN không chủ trương thành lập một mặt trận riêng cho miền Nam mà chỉ cần mở rộng. Mặt trận Tổ quốc. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (khoá II) ngày 13-8-1955 nêu rõ:187 “Cần phải mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trong toàn quốc, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình từ Bắc đến Nam, tranh thủ bất cứ người nào ta có thể tranh thủ, trung lập bất cứ người nào ta có thể trung lập, phân hóa Mỹ - Pháp, phân hóa bọn thân Mỹ và bọn thân Pháp, cô lập đế quốc Mỹ và bọn thân Mỹ ngoan cố, ... ”.

Cũng theo tài liệu của ĐCSVN thì năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 chủ trương có một Mặt trận riêng ở miền Nam: Mặt trận ở miền Nam phải nhằm tập hợp mọi lực lượng nhân dân miền Nam chung quanh các yêu cầu cấp bách nhất ở miền Nam hiện nay là: - Đòi hòa bình, chống chính sách gây chiến của Mỹ - Diệm. - Đòi thống nhất nước nhà, chống chính sách chia cắt của Mỹ - Diệm. - Đòi độc lập, dân chủ, chống chính sách nô dịch và độc tài hung bạo của Mỹ - Diệm. - Đòi an ninh, đòi tôn trọng tính mạng, tài sản của nhân dân, chống chính sách càn quét, khủng bố của Mỹ - Diệm. - Đòi cải thiện đời sống nhân dân: công nhân có công ăn việc làm, nông dân được giảm tô, giảm tức và tiến tới người cày có ruộng, binh lính được tăng lương và đối đãi tử tế; chống chế độ độc quyền công thương nghiệp của tập đoàn thống trị, bảo vệ nội hóa, đòi xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Để nêu rõ những yêu cầu trên đây, Mặt trận ở miền Nam cần phải có một bản cương lĩnh cụ thể, và phải đề ra những khẩu hiệu thiết thực, phù hợp với tình hình từng nơi, từng lúc để động viên và tập hợp quảng đại quần chúng, thống nhất hành động chống Mỹ - Diệm trong mọi trường hợp cụ thể, từ thấp đến cao. Mặt trậnmiền Nam tuy là riêng cho miền Nam, không nằm trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng phải cùng thực hiện mục tiêu chung với Mặt trận Tổ quốc là nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh và thực tế phải do Đảng ta lãnh đạo. Mặt trận mang tên Mặt trận dân tộc thống nhất (gọi tắt là “Mặt trận thống nhất.)188

Như vậy, đảng CS Đông Dương đã có một mặt trận chung cho ba miền Nam – Trung - Bắc gọi là mặt trận dân tộc thống nhất.

VSTK - 4156


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Theo sách Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến-Tập II189 , để thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng từ Hà Nội, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Nguyễn Văn Linh đã họp với Xứ ủy và các cán bộ chủ chốt bàn xúc tiến thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất kể trên nhưng dưới một danh hiệu mới gọi là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhóm chữ giải phóng miền Nam đặt ra để nói rõ tính chất cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam không phải chỉ là giành quyền làm chủ một số vùng để làm căn cứ cách mạng mà giải phóng toàn miền Nam bằng bạo lực chính trị - vũ trang chứ không phải bằng phương pháp hòa bình. Về mục tiêu phấn đấu của Mặt trận, Trung ương nêu: hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, cơm no, áo ấm cho nhân dân. Với tinh thần sáng tạo, Xứ ủy đã bổ sung, nêu thêm hai mục tiêu hòa bình, trung lập. Hòa bình, trung lập lần đầu được nêu ra phù hợp với xu hướng hòa bình, trung lập trên thế giới lúc bấy giờ, đáp ứng yêu cầu của một số người trong các tầng lớp trung gian, trí thức, tư sản, nhân sĩ yêu nước nhưng chưa hiểu chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời, nó cũng làm an lòng một số nước ở Đông Nam Á, nhất là Campuchia, phản bác lời vu cáo của Mỹ - Diệm là miền Bắc muốn thôn tính miền Nam. Mục tiêu của Mặt trận dân tộc giải phóng được đề ra là “đánh đổ ách thống trị của Mỹ và tập đoàn tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện: Độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình, trung lập ở miền Nam tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”. Hướng hòa bình, trung lập là điểm mới so với gợi ý của Trung ương. Cuộc họp có dự thảo nội dung Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng và những khẩu hiệu lớn gửi Trung ương để xin thông qua và xin chỉ đạo cách tổ chức ra mắt của Mặt trận. Cuộc họp đặt yêu cầu: các thành viên của Mặt trận phải tiêu biểu, rộng rãi, gồm đại diện những người yêu nước có tên tuổi, uy tín trong xã hội, bất cứ ở thành phần giai cấp, đảng phái, tôn giáo nào, kể cả những người hiện đang làm việc ở chính quyền Sài Gòn miễn là yêu nước, không theo Mỹ, không tán thành chế độ của Ngô Đình Diệm. Qua những truy cứu các văn kiện đảng CSVN kể trên, từ hội ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 15 vào năm 1959 cho đến nghị quyết của Đại Hội III tháng 09/1960 của đảng Lao Động ở Hà Nội thì có thể thấy: - Cộng Sản ở miền Bắc luôn luôn kiềm chế không muốn CS ở miền Nam tách rời ra khỏi quỹ đạo kiểm soát của họ.

VSTK - 4157


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

- Cộng Sản miền Nam từ thời Việt Minh chống Pháp, thời của Trần Văn Giàu là chủ tịch ủy ban Kháng Chiến Nam Bộ thì Hoàng Quốc Việt thay mặt Tổng bộ Việt Minh, được Hồ Chí Minh gởi từ Bắc vào để “chỉnh lại”cuộc đoạt chính quyền của Trần Văn Giàu. Thanh niên Tiền phong phải “ đồng thanh nhận” đổi tên thành Thanh niên Cứu quốc. Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch được quyết định của Trung ương ra Bắc “nhận nhiệm vụ mới”. - CS miền Nam thời chống Mỹ-Diệm cũng muốn có một mặt trận kháng chiến riêng nhưng luôn luôn bị CS miền Bắc chỉ thị phải chiến đấu theo đường hướng của Mặt Trận Thống Nhất do Cộng Sản miền Bắc thành lập và chỉ đạo. - Chủ trương của CS miền Nam là một miền Nam độc lập và Trung Lập, tức là không ngã hẳn theo CS miền Bắc và điều nầy mới là điểm cho thấy chiều hướng tách rời của CS miền Nam đối với CS miền Bắc Như vậy, phải chăng người dân miền Nam, dù là CS hay Quốc Gia , có một truyền thống là muốn độc lập và không chịu đặt mình dưới sự đè nén kiềm kẹp của CS việt Nam ở miền Bắc? Vào ngày 20/12/1960, MTGPMN đã công bố một chương trình và một đề cương rút gọn theo đúng chỉ thị của Cộng Sản Bắc Việt qua 4 công điện số 20/NB/12/11/1960, số 34/NB/16/11/1960, 40/NB/24/11/1960 và số 49/NB/03/12/1960 của Ban Bí Thư Trưng Ương Đảng Lao Động VN190. Sau đây là trích lược từ các công điện vừa kể gửi đi từ Hà Nội: (i) Công điện số 20/NB/12/11/1960 . . . . . . . .. e) Cần phải đưa Mặt trận giải phóng ra ngay không cần chờ nhân sự. Trong tình hình hiện nay chưa cần công bố toàn bộ cương lĩnh Mặt trận mà chỉ nêu những điểm chính trong cương lĩnh để có tiếng nói chính đáng của ta trong cơ hội này. Để kịp thời lãnh đạo quần chúng và tập hợp dư luận dưới ngọn cờ của Mặt trận, cần ra hiệu triệu vắn tắt về chế độ thối nát của Mỹ - Diệm và tình hình nghiêm trọng hiện nay, nhiệm vụ lịch sử của Mặt trận và một số khẩu hiệu lớn như: 1- Đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm và giải tán quốc hội miền Nam Việt Nam, 2- Bầu cử quốc hội dân chủ và thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ rộng rãi, 3- Thực hiện tự do dân chủ, như tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tổ chức đi lại kinh doanh, tín ngưỡng v.v.. 4- Cải thiện dân sinh, giải quyết công ǎn việc làm cho người thất nghiệp, tǎng lương cho thợ thuyền và binh lính. Giảm sưu thuế, phạt vạ, hạ giá sinh hoạt, bỏ bắt phu, bắt lính. 5- Chấm dứt hành động càn quét tàn sát bắt bớ nhân dân, thủ tiêu luật 10/59 và các luật phản dân chủ khác.

VSTK - 4158


1 2 3 4 5 6 7 8 9

10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24

25 26 27 28 29 30 31 32 33

34

35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

6- Thả tất cả chính trị phạm, giải tán các khu trù mật, khu dinh điền, trại tập trung. 7- Thực hiện vǎn hóa dân tộc tiến bộ, chống vǎn hóa ngu dân của đế quốc, đảm bảo học tập và cải tiến chế độ thi cử cho học sinh. 8- Đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số, 9- Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình trung lập, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, 10- Tiến tới thống nhất nước nhà, 11- Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình

(ii) Công điện số 34/NB/12/11/1960 1. Ban Bí thư thấy nên đưa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra bằng cách như sau: a- Cho ra bản Tuyên ngôn với các khẩu hiệu lớn (9 khẩu hiệu như trong điện trước, thêm khẩu hiệu: "Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc và thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số" và khẩu hiệu "Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình"). Xứ uỷ xét coi cần thêm những khẩu hiệu lớn nào nữa không, rút trong nội dung cương lĩnh của Mặt trận. Chú ý trong Tuyên ngôn không cần nêu nhiều quá, chỉ những cái lớn thôi để mọi người có thể nhận và nhớ được. b- Tuyên ngôn ký tên là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam hay một tên nào khác thích hợp hơn xin các anh cho biết để Trung ương có ý kiến. Không ký tên Ban vận động hay đại diện Ban vận động là Bác sĩ Cung và Huỳnh Tấn Phát, vì ký tên một ít người cũng chưa có tác dụng hiệu triệu hay tiêu biểu được tính chất rộng rãi của mặt trận... . . . . .

(iii) Công điện số 40/NB/24/11/1960 1. Gửi các anh bản Tuyên ngôn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được Bộ Chính trị thông qua Về vǎn như thế nào cho thích hợp với miền Nam các anh cứ sửa. Nhưng về nội dung và ý lớn, nếu thấy có những điểm chưa được, xin điện trao đổi thêm ý kiến. Các anh điện cho biết những chữ hay câu cần sửa đổi cách hành vǎn để chúng tôi sẽ điện bản cho Liên khu V, thống nhất với bản của các anh. 2. Phải có kế hoạch khi đưa ra Bản Tuyên ngôn trong Đảng và ngoài nhân dân, v.v. cho chu đáo để khi Tuyên ngôn công bố mọi người phấn khởi, tin tưởng, tǎng cường đoàn kết và đấu tranh; do đó mở rộng cơ sở, mở rộng hoạt động chính trị của các tầng lớp đưa phong trào tiến lên.

(iv) Công điện số 49/NB/03/12/19 1. Cǎn cứ vào ý kiến của các anh, chúng tôi sửa lại một số câu và chữ trong bản Tuyên ngôn. Vì không sống trong cảnh nên cách viết cũng khó. Hơn nữa trong bản Tuyên ngôn không thể nói dài và tất cả mọi việc mà chỉ nêu cho được những điểm chủ yếu thôi. Nếu các anh thấy còn có những chỗ chưa tốt, và còn có ý kiến gì cứ thay đổi cho chín chắn rồi sẽ cho ra, vì khi ra rồi không chữa được nữa. Nếu có sửa đổi như thế nào, yêu cầu đề nghị cụ thể cả chữ, cách hành vǎn và trật tự sao cho sát với trong Nam để chúng tôi tiện cân nhắc. Xin điện trả lời ngay để quyết định lần chót và cho ra sớm bản Tuyên ngôn, đồng thời cũng để gửi cho Liên khu V. 2. Cho biết lúc nào các anh cho công bố để chúng tôi cho Liên khu V biết cùng cho công bố một lúc hay sau các anh ít ngày cũng được. 3. Về cương lĩnh Mặt trận chúng tôi còn xem lại; có những chỗ nào cần sửa hoặc thêm bớt cho thích hợp với tình hình, chúng tôi sẽ điện cho các anh sau.

VSTK - 4159


14

4. Về thành phần của những người đưa vào Uỷ ban mặt trận các địa phương phải hết sức rộng rãi theo như điện trước nhưng phải chọn những người tiêu biểu cho các tầng lớp, tôn giáo, nhân sĩ, v.v. và tương đối vững chắc, đồng thời phải lựa chọn đồng chí có nǎng lực để lãnh đạo cho tốt. 5. Danh sách mặt trận các cấp tuỳ nơi mà đưa ra công khai hay không; phải cân nhắc kỹ. Có lẽ lúc đầu chưa nên đưa ra công khai vội, vì tình hình còn nhiều khó khǎn, vùng cǎn cứ chưa ổn định, địch còn khủng bố hay lùng bắt những người ra công khai và cả gia đình của họ nữa. Điều cốt yếu là tuyên truyền vận động quần chúng và tập hợp rộng rãi quần chúng theo cương lĩnh mặt trận và lãnh đạo quần chúng đấu tranh để bảo vệ quyền lợi hằng ngày và chống chế độ Mỹ - Diệm. Còn người lựa chọn vào Uỷ ban Mặt trận Trung ương và khi nào công bố danh sách sau này sẽ tính. 6. Số cán bộ cho vào các đợt đầu chủ yếu là để giúp các anh trong việc đào tạo cán bộ. Cần chú ý sử dụng khả nǎng ấy. Chúng tôi tiếp tục theo hướng các anh đề ra. Ban Bí thư

15

2.2 – HỘI NGHỊ THÀNH LẬP VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 10 ĐIỂM CỦA MTGPMN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Một số chức quyền chính trị ngoại quốc đặc biệt là ở Pháp cả quyết rằng MTGPMN đã được thành lập vào tháng 03/1960 bởi một nhóm cựu cán bộ đội CSVM tại một địa điểm nào đó ở Nam phần; tuy nhiên MTGPMN lúc đó chưa được quốc tế quảng bá mãi cho đến ngày 20/12/1960. a) Hội nghị thành lập MTDTGPMN Sách Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến-Tập II viết:191 Ngày 20-12-1960, tại một địa điểm của xã Tân Lập (nay thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), những người đại diện cho lực lượng yêu nước, những nhân sĩ, trí thức nhất trí thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, cử ra Ủy ban Trung ương lâm thời gồm các vị: Nguyễn Văn Linh, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Trần Bạch Đằng, hòa thượng Thích Thiện Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi... do bác sĩ Phùng Văn Cung làm Chủ tịch. Hội nghị đã thông qua và công bố chương trình 10 điểm hiệu triệu nhân dân miền Nam đứng lên chống Mỹ - Diệm, đấu tranh cho một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Tin Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đã được Thông tấn xã Giải phóng loan tin và báo chí miền Bắc tiếp sức nên được phát rộng rãi. Nhân dân trong nước và nhiều nước trên thế giới chào đón tin quan trọng này với tình cảm đặc biệt.

b) Nội dung Chương trình 10 điểm của MTDTGPMN Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam công bố chương trình 10 điểm. Trong Lời nói đầu của Chương trình 10 điểm có tính chất một tuyên ngôn chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận đã kịch liệt lên án và tố cáo trước nhân dân thế giới những tội ác của Mỹ - Diệm đã :

VSTK - 4160


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28 29 30

31

32

33

34

35

36

“lập lên một chế độ thống trị độc tài tàn ác nhất chưa từng có trong lịch sử nước ta. Chúng đàn áp khủng bố mọi phong trào dân chủ và yêu nước, thủ tiêu hết các quyền tự do của con người”. “Chúng nắm các độc quyền kinh tế, bóp nghẹt các ngành công nông thương nghiệp, bóc lột đến cùng kiệt mọi từng lớp đồng bào. Chúng dùng đủ mọi thủ đoạn đầu độc, ngu dân, trụy lạc hóa để hòng tiêu diệt tinh thần dân tộc của đồng bào ta. Chúng ráo riết tăng cường binh bị, xây dựng các căn cứ quân sự, dùng quân đội làm công cụ đàn áp nhân dân và chuẩn bị chiến tranh theo chính sách của đế quốc Mỹ”.

Lời nói đầu đã kết luận: “Hơn sáu năm qua, chế độ độc tài, tàn bạo của Mỹ - Diệm đã gây ra biết bao tội ác: ở miền Nam, tiếng súng khủng bố không lúc nào dứt, hàng chục ngàn đồng bào yêu nước bị chặt đầu, mổ bụng, moi gan, bắn giết, hàng trăm ngàn đồng bào bị tra tấn, tù đày và chết mòn trong các trại giam, biết bao nhiêu người bị đốt nhà, đuổi nhà, cướp đất, bị bắt đi phu, đi lính; biết bao gia đình khốn đốn và tan nát vì chính sách tập trung dân vào các “khu trù mật”, các “dinh điền”, nạn sưu cao thuế nặng, nạn ruồng bố bắt bớ, cướp bóc, vơ vét, tống tiền, nạn thất nghiệp nghèo đói tràn lan, đang uy hiếp nghiêm trọng đời sống của tất cả các tầng lớp nhân dân”.

Sau đó Mặt trận khẩn thiết kêu gọi, để đáp ứng nguyện vọng thiết tha cấp bách của đồng bào: “phải hòa bình, phải độc lập, phải dân chủ, phải cơm no áo ấm, phải hòa bình thống nhất Tổ quốc, vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc, thuận theo trào lưu tiến bộ trên thế giới”, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, “chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam Việt Nam không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện ĐỘC LẬP DÂN CHỦ, CẢI THIỆN DÂN SINH, HÒA BÌNH, TRUNG LẬP ở miền Nam, tiến tới HÒA BÌNH THỐNG NHẤT TỔ QUỐC ”.

Sau Lời nói đầu, Chương trình nêu ra 10 điểm. Từng điểm một trong chương trình được nêu ra đều hàm ý đánh đổ chế độ độc quyền phát xít tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân khỏi các chính sách, chủ trương nô dịch của Mỹ - Diệm, xây dựng chế độ mới độc lập, tự chủ về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội. Nội dung cơ bản của 10 điểm như sau:

VSTK - 4161


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26 27 28 29

30

31

32

33

34

35

36

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ. Đây là mục tiêu chung đặt nền tảng cho các điểm khác trong Chương trình của Mặt trận. 2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ. 3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh. 4. Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho người cày có ruộng. 5. Xây dựng nền văn hóa, giáo dục dân tộc dân chủ. 6. Tổ chức lại và xây dựng một quân đội trung thành với Tổ quốc và hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. 7. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào. 8. Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập. 9. Lập quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. 10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới. Chương trình 10 điểm của Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam kết thúc bằng lời kêu gọi như sau: “Hỡi toàn thể đồng bào! Hỡi tất cả những người yêu nước! Dân tộc ta đã tranh đấu gần một trăm năm và kháng chiến 9 năm, đã hy sinh biết bao xương máu, quyết không thể trở lại cuộc đời nô lệ! Vì hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc vì vận mạng của dân tộc, vì đời sống của chúng ta, vì tương lai của ta và con cháu ta. TẤT CẢ HÃY ĐỨNG LÊN TẤT CẢ HÃY ĐOÀN KẾT LẠI!

Hãy xiết chặt hàng ngũ, tiến lên dưới ngọn cờ của MẶT TRẬN DÂN TỘCC để đánh đổ ách thống trị tàn ác của đế quốc Mỹ và tay sai của Mỹ là Ngô Đình Diệm để cứu nước cứu nhà. Chúng ta nhất định sẽ thắng, vì lực lượng đoàn kết của nhân dân ta là lực lượng vô địch, vì chính nghĩa thuộc về chúng ta, vì chủ nghĩa thực dân lỗi thời ngày nay đang tan rã và đi tới diệt vong... ... Hãy đoàn kết, tin tưởng và phấn đấu anh dũng! Tiến lên giành lấy thắng lợi huy hoàng cho dân tộc ta, cho Tổ quốc ta”. GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM

*

VSTK - 4162


1 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

2.3 - TUYÊN BỐ CỦA CS BẮC VIỆT VỀ MTDTGPMN VÀ CHƯƠNG TRÌNH CỦA MTGPMN DO ĐÀI PHÁT THANH HÀ NỘI PHÁT SÓNG TRUYỀN ĐI VÀO NGÀY 29/01/1961

Ngày 29/01/1961 đài phát thanh Hà Nội lần đầu tiên phát sóng bằng anh ngữ hướng về Âu Châu và Á Châu sự tuyên cáo của CSVM về sự thành lập của MTDTGPMN qua sự tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau ở miền Nam Việt Nam để chống lại chế độ phát xít độc tài của Ngô Đình Diệm. Tuyên cáo nầy đã được hảng thông tin Reeuter ở Sài Gòn đăng tải và trên nhiều tờ báo phát hành tại thủ đô Phnom Penh ở Cao Miên. Mặt Trận nầy được thành hình sau một thời gian chuẩn bị và sau một hội nghị của nhiều đại diện thuộc các lực lượng đối lập với chế độ VNCH của tổng thống Diệm ở miền Nam Việt Nam. Tuyên bố nầy của CS Bắc Việt đã được Lầu Năm Gốc/ Pentagon của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chuyển âm.Theo những nguồn tin từ các nhóm lực lượng đối lập có đại diện tham dự hội nghị thành lập MTDTGPMN thì mặt trận nầy có phổ biến một Chương Trình hành động và một bản Tuyên Ngôn. Phần mở đầu được xem như là bản Tuyên Ngôn trong đó được tạm trích dịch như sau:192 Truyền thống nổi dậy của dân tộc Việt Nam chống ngoại xâm giành lại độc lập,tự do . . . ., toàn dân đã kiên định hy sinh gian khổ để thoát khỏi ách nô lệ , giành lại độc lập và chủ quyền sau khi bị thực dân Pháp xâm lược lần thứ nhì….ròng rã suốt 9 năm toàn dân đã đoàn kết và kháng chiến oai hùng để giành được thắng lợi. Rằng Hiệp định Geneva đã lập lại hòa bình cho đất nước, độc lập, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam không chia cắt đã được công nhận và như vậy thì nhân dân ở miền Nam đáng ra phải được sống hòa bình, xây dựng cuộc sống an toàn đầy đủ và hạnh phúc….Vậy mà , đế quốc Hoa Kỳ trong quá khứ đã trợ giúp thực dân Pháp tàn sát nhân dân đến nay lại thay chân thực dân Pháp để nô dịch hóa miền Nam của đất nước bằng một chế độ thực dân trá hình. . . . Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam kêu gọi toàn dân hãy đoàn kết vài anh dũng nổi dậy và chiến đấu theo chương trình hành động sau đây: 1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ. 2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ, ban bố tự do tư tưởng, báo chí, tín ngưỡng, hội họp, hội đoàn và phong trào và những quyền tự do dân chủ khác; thực hiện ân xá cho các tù phạm chính trị; dẹp bỏ các trại tập trung trá hình dưới chiêu bài “khu trù mật” và “trung tâm định cư”, hủy bỏ luật phát xít 10/59 và những luật lệ phản dân chủ khác. 3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh. Bãi bỏ độc quyền kinh tế giành cho Mỹ và tay sai, bảo vệ hàng hóa quốc nội, khuyến khích công nghiệp gia đình, mở mang nông nghiệp, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, tăng lương cho công nhân, bộ đội và công nhân viên chức chính quyền; bãi bỏ những loại thuế phạt vạ độc đoán và áp dụng một hê thống thế khó công bằng vô tư và hợp lý; giúp dỡ những người bị ép buộc từ Bắc di cư vào Nam hiện nay đang muốn quay về nơi sinh quán của họ.; và tạo dựng công ăn việc làm cho những ai còn muốn ở lại. 4. Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho người cày có ruộng. Thực hiện giảm tô,bảo đảm quyền sỏ hữu phần ruộng đất hiện hữu của nông dân, phan chia lại ruộng dất công cộng trong trong việc sắp xếp cài cách ruộng đất. 5. Xây dựng nền văn hóa, giáo dục dân tộc dân chủ.

VSTK - 4163


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

18 19 20

Loại bỏ nền giáo dục nô dịch và suy đồi theo kiểu Mỹ, kiến tạo một nền văn giáo dục quốc gia tiến bộ, xóa nạn mù chữ, dựng thêm trường học và tiếp tục cải cách lãnh vực giáo dục và thi cử. 6. Tổ chức lại và xây dựng một quân đội trung thành với Tổ quốc và hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bãi bỏ hệ thống cố vấn quân sự Mỹ, dẹp bỏ các căn cứ quân sự ngoại quốc ở Việt Nam, và tạo dựng mộ quân đội Quốc Gia bảo về tổ quốc và nhân dân 7. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào. Thực hiện nam nữ bình quyền và giữa những quốc tịch khác nhau, thực hiện quyền tự trị dân tộc thiểu số trong nước; bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều Việt Nam. 8. Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập. Tiết lập bang giao với mọi quốc gia trên căn bản tôn trọng chủ quyền và độc lập của Việt Nam 9. Lập quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Lập quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. 10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới. ---------*Lưu ý: những phần chữ viết nghiêng là chương trình 10 điểm của MTDTGPMN trích dẫn trong sách LSKCNB. Những phần chữ viết đứng là do dài phát thanh Bắc Việt tuyên đọc và được Lầu Năm Góc/Pentagon chuyển dịch sang Anh ngữ.

* KHẢO LUẬN 21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

Hiển nhiên là MTDTGPMN không có một chủ đích riêng tư để tách rời ảnh hưởng của CS Bắc Việt mà chỉ muốn là một công cụ của CS để thu hút các thành phần hoạt đầu chính trị đối lập với VNCH và để khai thác tình trạng chính trị lưỡng thể của nội bộ miền Nam Việt Nam. Trước khi MTDTGPMN được thành lập, trong khoản thời gian 1954-1960 thì mục tiêu của những cuộc nổi dậy “Đồng Khởi” chỉ nhắm vào việc lật đỗ chế độ VNCH của ông Diệm theo chiều hướng và chính sách của CS Bắc Việt còn những mục tiêu khác nữa thì rất mơ hồ và hầu như chưa được những cán bộ CS nằm vùng ở miền NamViệt Nam nghĩ tới. Cộng Sản Bắc Việt luôn luôn chủ trương hô hào thống nhất đất nước và đặt dưới chế độ cai trị của VNDCCH thì nay trong tuyên ngôn và 10 điểm hành động của MTDTGPMN cũng hưởng ứng và phụ họa theo chiều hướng nầy. Một số thành phần Quốc Gia đối lập với ông Diệm nhất định là phải e sợ tham vọng của CSBV nhưng cũng phải tạm chấp nhận giải pháp MTDTGPMN bởi vì họ không còn có cách nào khác để đối phó với sự hà khắc của chế độ ông Diệm hiện giờ đối với những thành phần Quốc Gia đối lập không CS ở miền Nam; những thành phần khác vì bất mãn với chế độ của ông Diệm từ sau năm 1956 cho nên chỉ mong muốn có sự thay đổi chính thể khác có tính cách dân chủ hơn là chế độ hiện tại ở miền Nam; một số tầng lớp dân chúng ở nông thôn muốn thoát khỏi chính sách tập trung kiềm kẹp của hoặc chống lại với với chương trình đổi mới nông thôn chính quyền VNCH cho nên muốn tìm lại được một không khí tự trị ở làng mạc, thôn xóm. Các giáo phái và phe nhóm vũ trang miền Nam kể cả những đồng bào miền thượng cho dù không quan tâm đến một thể chế dân chủ nhưng họ vẫn muốn tiếp tục đấu tranh để dược độc lập tự trị cho nên ngã theo MTDTGPMN. Chính là Mặt trận nầy đã đưa ra một hệ thống tổ chức và những mục tiêu ăn khớp với những mưu vọng của những tầng lớp bất mãn vừa kể. 193 Trong một đề mục viết The Faceless Viet Cong, Diện mạo vô hình Việt Cộng, tác giả tiến sĩ George Carver Jr. một chuyên gia về an ninh tình báo CIA của Hoa Kỳ có đoạn viết:

47

“Ngày 11/02/1961, Hà Nội lại ra công phát thanh lần thứ nhì về bản tuyên ngôn và

48

chương trình của MTDTGPMN, với một giọng điệu thay đổi ôn hòa không ồn ào lớn VSTK - 4164


1 2 3 4 5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

tiếng như giọng điệu thông thường của Cộng Sản so với kỳ phát thanh lần trước. Mặc dù vậy, lần phát thanh thứ nhì (đã trở thành văn kiện chính thức) là một bản văn sao chép lại bài phát biểu của Lê Duẩn vào tháng 09/1960 (Đại Hội III tháng 09/1960 của đảng Lao Động ở Hà Nội) và điều nầy cho thấy rõ không còn nghi ngờ gì nữa về những sự bảo trợ hay những mục tiều đề ra cho MTDTGPMN.”194

Phải chăng G.Carver muốn đề cặp tới Lời Mở Đầu và Chương Trình 10 điểm -đơn giản và không đòi hỏi chống Mỹ Diệm nhiều và không có đòi cãi cách điền địa- mà Hội nghị thành lập MTDTGPMN ngày 20/12/1960 đã tuyên bố như được ghi chép lại trong sách Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến 1954-1975 và được trích dẫn truy cứu ở các trang trước đây.? ( xem lại tr.tr. 4222 và 4223? Xem lại) Vào lúc kỷ niệm tròn một năm, 20/12/1961, ngày thành lập MTDTGPMN với Lời nói đầu /Tuyên Ngôn và chương Trình Hoạt Động, cán bộ lãnh đạo Mặt Trận lại cho công bố bổ túc một loạt dàn xếp nhu cầu lâm thời hay hành động ngay nhưng lại không có đề cặp gì tới chuyện thống nhất hai miền (Điểm số 9 của Chương Trình Hoạt Động ngày 20/12/1960 trước đây). Những công bố ngày 20/12/1961 gồm có 8 điểm như sau:195 1. Rút hết tất cả nhân sự cố vấn quân sự và vũ khí của Mỹ ra khỏi miền Nam và hủy bỏ chương trình kế hoạch Stanley. 2. Chấm dứt những hành động thù nghịch. 3. Thiết lập quyền tự do chính trị. 4. Trả tự do tù phạm chính trị. 5. Giải tán Quốc Hội (VNCH) và bầu cử một quốc hội và tổng thống mới. 6. Bãi bỏ chương trình định cư. 7. Giải pháp cho những vấn đề Kinh Tế của Việt Nam. 8. Thiết lập một chính sách ngoại giao không liên kết. Cũng trong tháng 12/1961, đài phát thanh Hà Nội lại phát sóng công bố chương lâm thời 8 điểm của MTDTGPMN và kèm theo câu khen ngợi là 8 diểm nầy nhằm mục đích “hòa bình, độc lập, dân chủ, cuộc sống hạnh phúc và thống nhất đất nước một cách hòa bình.196 Sau đó, trong Đại Hội MTDTGPMN lần thứ nhứt tổ chức từ ngày 16/02 đến ngày 03/03/1962 tại Lò Gò- Ca tum (vùng giải phóng Tây Ninh),Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTDTGPMN Việt Nam; 5 phó chủ tịch gồm có: Võ Chí Công đại diện Đảng Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam (tức đảng bộ đảng Lao Động Cộng Sản Bắc Việt), bác sĩ Phùng Văn Cung (Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của miền Nam), kiến trúc gia Huỳnh Tấn Phát (Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ Miền Nam), đại đức Son Vọng (thay mặt đồng bào Khmer ở miền Nam), Ybih Alêô (Chủ tịch Phong trào tự trị các dân tộc Tây Nguyên), giáo sư Nguyễn Văn Hiếu (Tổng thư ký đảng Xã Hội cấp tiến miền Nam. Đại hội khẳng định chương trình hành động 10 điểm trong Hội Nghị thành lập Mặt Trận ngày 20/12/1960 (tức là có điểm thứ 9 “Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước”) quyết định lấy lá cờ nửa đỏ (trên), nửa xanh (dưới) với ngôi sao vàng năm cánh ở giữa làm cờ và bài Giải phóng miền Nam lời và nhạc của Huỳnh Minh Siêng (tức Lưu Hữu Phước) làm bài ca chính thức của Mặt trận.197 Theo tài liệu Lầu Năm Gốc thì Chương trình Hành Động trong lần Hội Nghị nầy nơi điểm số 9 không có câu tiến tới hòa bình thống nhất đất nước Tuy nhiên khi đài phát thanh Hà Nội phát sóng tường trình về Đại hội thì lại chèn đọc thêm thêm câu tiến tới hòa bình thống nhất đất nước trích đọc từ một bản kê chương trình Hành Động của MTDTGPMN phổ biến rõ ràng là không có ghi ra câu nầy.198

VSTK - 4165


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Câu hỏi đặt ra: tại sao MTGPDTGPMN không muốn đề cặp tới việc thống nhất đất nước vào lúc nầy như CSBV luôn luôn chờ đợi ? Trong thành phần lãnhh đạo cốt cán cũng có nhiều phần tử chính trị không CS ở miền Nam và cũng không thích chế độ CS Bắc Việt mặc dù họ đối lập với thể chế VNCH do ông Diệm lãnh đạo. Do đó, khi nói tới việc thống nhất theo chỉ thị của CS Bắc Việt vào lúc nầy thì những thành phần không CS nầy sẽ không còn ngã theo MTDTGPMN nữa. Có thể là vì họ nghĩ rằng nếu mặt trận nầy là công cụ của CS Bắc Việt thì mặt trận sẽ bị chìm mất và những thành phần không CS trong Mặt Trận cũng sẽ bị CS loại trừ hoặc bị thủ tiêu như những lần có chánh phủ liên hiệp Quốc Gia với CSVM trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. Điều lo sợ nầy hiển nhiên xảy ra sau ngày 30/04/1975 thống nhất đất nước, MTDTGPMN đã bị CS Bắc Việt giải thể và những lãnh tụ đầu não của Mặt Trận nầy chỉ đuợc hưởng những tước vị hàm để không cần phải làm gì. *

13 14

15 16 17 18 19

20 21 22 23 24

25

26

27

28

29

Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị họp từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 12 năm 1962, về tình hình, phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam hiện nay là: tǎng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tǎng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam á và thế giới. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam á và thế giới.199 2.4 – THÀNH LẬP TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM/ CỤC R

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của những cuộc nổi dậy Đồng Khởi ở miền Nam VNCH, ngày 23-1-1961, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động CSVN (khoá III) quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam, trực tiếp lãnh đạo VC miền Nam.

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Ngày 24-1-1961, Bộ Chính trị đảng Lao Độn CSVN ra Chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của VC miền Nam. Chỉ thị nêu rõ phương hướng chiến lược của VC miền Nam là các cuộc khởi nghĩa từng phần phát triển thành một cuộc chiến tranh trên quy mô toàn miền Nam.200 Thực hiện chủ trương chiến lược của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II và Nghị quyết hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương Đảng khóa II (3-1951): Trung ương Cục miền Nam ra đời, thay cho Xứ ủy Nam Bộ đã tồn tại từ năm 1946. Bí thư Trung ương Cục là đ/c Lê Duẩn (vốn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ), Phó Bí thư là đ/c Lê Đức Thọ; Các đ/c ủy viên: Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Kỉnh…Năm 1954, để phù hợp với diễn biến đấu tranh, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam và lập lại Xứ ủy Nam Bộ. Tuy nhiên năm 1961, Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III) (1960), Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp ngày 23-1-1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam… VSTK - 4166


1

2

3

4

5

6

7

Trung ương Cục miền Nam được thành lập và quy định rõ về “Tổ chức và nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam” theo các điều sau: 1.Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận của BCH Trung ương, gồm một đồng chí Ủy viên được BCH Trung ương cử ra và ủy nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam. 2. Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của BCH Trung ương, thường xuyên do Bộ Chính trị thay mặt chỉ đạo.

Ban lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam. (trái sang phải) là : Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh…tại khu Căn cứ Trung ương Cục. 8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

3. Trung ương Cục miền Nam có nhiệm vụ: Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng và những chỉ thị, nghị quyết của BCH Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo thực hiện cụ thể ở miền Nam. Đối với những vấn đề quan trọng có quan hệ đến toàn quốc hoặc đối với nhiệm vụ chiến lược toàn miền Nam thì phải xin chỉ thị của Trung ương, Trung ương Cục có quyền đề ra những chủ trương chính sách lớn để đối phó kịp thời với tình hình; nhưng phải báo cáo ngay với Trung ương và Bộ Chính trị… 4. Trung ương Cục miền Nam có một bí thư, một hoặc hai phó bí thư do BCH Trung ương chỉ định và Ban Thường vụ, do hội nghị Trung ương Cục cử. Trung ương Cục cần tổ chức các cơ quan giúp việc cho phù hợp với tình hình và yêu cầu công tác của mình.

VSTK - 4167


Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị Định đang trao đổi công tác tại khu Căn cứ Trung ương Cục. 1

2

3

4

5

6

7

5. Trung ương Cục thường lệ sáu tháng họp một lần. Tùy tình hình cụ thể, Trung ương Cục có thể họp sớm hơn hoặc muộn hơn. Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Trung ương Cục miền Nam đầu tiên đóng tại Mã Đà, chiến khu Đ, đến tháng 2/1961 chuyển về Bắc Tây Ninh với tên hiệu là Cục R, và trải qua nhiều lần di chuyển và xây dựng căn cứ địa cách mạng…

8

Nguyễn Văn Linh tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam, ngày mồng 5 Tết năm Ất Mão (1975). 9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

Thực tiễn hào hùng của cuộc kháng chiến đã chứng minh cho quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Trung ương Cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình và để lại những bài học quý báu. Đó là bài học về xây dựng căn cứ địa, xây dựng phong trào cách mạng gắn bó máu thịt với nhân dân. Đó là bài học dân bám đất, Đảng bám dân, du kích, bộ đội bám chắc thắt lưng địch mà đánh…Đó còn là bài học về tinh thần chủ động tiến công địch về mọi mặt, đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đặc biệt là bài học xây dựng tổ chức Đảng vững về chính trị, giỏi về công tác quần chúng là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của cách mạng nước ta trước kia cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay. Về tổ chức, Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động CSVN, gồm một số Uỷ viên Trung ương được Ban Chấp hành Trung ương cử ra và được uỷ nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác của Đảng ở miền Nam.

VSTK - 4168


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, do Bộ Chính trị Đảng Lao Động CSVN thường xuyên thay mặt Trung ương trực tiếp chỉ đạo.Trung ương Cục miền Nam có một Bí thư, một hoặc hai Phó bí thư do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động CSVN chỉ định và Ban Thường vụ do Hội nghị Trung ương Cục bầu cử. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình và yêu cầu công tác, Trung ương Cục miền Nam sẽ tổ chức các cơ quan giúp việc như các Ban: Quân sự, An ninh, Tuyên huấn, Hậu cần v.v... Trung ương Cục thường lệ 6 tháng họp một lần. Tùy tình hình cụ thể, Trung ương Cục có thể họp sớm hơn hoặc muộn hơn. Về nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định như sau: - Căn cứ vào nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng và những chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo thực hiện cụ thể ở miền Nam. Đối với những vấn đề có quan hệ đến toàn quốc và kế hoạch chung toàn miền Nam thì phải xin chỉ thị của Trung ương và Bộ Chính trị. Trong trường hợp đặc biệt cấp bách không kịp xin chỉ thị của Trung ương, Trung ương Cục có quyền đề ra những chủ trương, chính sách lớn để đối phó kịp thời với tình hình, nhưng phải báo cáo ngay với Trung ương và Bộ Chính trị. - Chấp hành Cương lĩnh, những quy định cụ thể của Trung ương và Điều lệ Đảng đối với Đảng bộ miền Nam, tổ chức ra Đảng bộ các cấp ở miền Nam và lãnh đạo các đảng bộ đó hoạt động. Trung ương Cục miền Nam còn thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng quản lý và phân phối cán bộ của Đảng ở miền Nam, thành lập các Đảng đoàn trong các tổ chức quần chúng, quản lý và phân phối tài chính của Đảng ở miền Nam.202 Ngày 15-2-1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết thống nhất các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, lấy tên là Quân đội giải phóng miền Nam (gọi tắt Quân giải phóng miền Nam). Ngày 27-3- 1961, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động CSVN quyết định nhân sự Trung ương Cục miền Nam gồm có: Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc)- Bí thư Trung ương Cục; Phan Văn Đáng và Võ Chí Công (Võ Toàn)- Phó Bí thư Trung ương Cục; các uỷ viên VC tại Trung ương Cục gồm có Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường, Võ Văn Kiệt, Trần Lương (Trần Nam Trung), Nguyễn Đôn, sau đó bổ sung thêm Trần Văn Quang (Bảy Tiến), Trương Chí Cương (Tư Thuận).203 Chấp hành Chỉ thị của Bộ Chính trị, tháng 10-1961 Trung ương Cục họp Hội nghị mở rộng lần thứ nhất chính thức công bố quyết định thành lập. Xứ ủy đảng Lao Động CSVN Nam Nộ Nguyễn Văn Linh được chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục. VSTK - 4169


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Ngày 10-10-1961, Trung ương Cục miền Nam họp Hội nghị mở rộng lần thứ I tại Chiến khu Đ nêu lên 10 công tác cụ thể: 1- Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng tấn công địch. 2- Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang phối hợp với đấu tranh chính trị, phá tan kế hoạch Staley-Taylor của địch, chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa và đối phó với những âm mưu mới của địch. 3- Tăng cường vận động binh lính và sĩ quan trong quân đội địch, coi đây là công tác có tính chất chiến lược cần quán triệt trong suốt quá trình cách mạng. 4- Đẩy mạnh công tác mặt trận và dân vận, tập hợp mọi lực lượng, tận dụng mọi khả năng chống Mỹ - Diệm. 5- Tiếp tục xây dựng và mở rộng căn cứ địa. 6- Cố gắng làm tốt công tác chính quyền ở vùng giải phóng. 7- Coi trọng và kịp thời đẩy mạnh công tác kinh tế, tài chính nhằm cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm nhu cầu to lớn của cách mạng và đấu tranh chống địch. 8- Ra sức tuyên truyền, giáo dục và đưa quần chúng đô thị ra đấu tranh chống địch, xây dựng và mở rộng cơ sở cách mạng ở thành thị. 9- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục. 10- Củng cố, xây dựng và phát triển Đảng và Đoàn 204

Ngày 27-3-1961, Trung ương Đảng Lao Động CSVN chỉ định nhân sự của Trung ương Cục miền Nam gồm 8 người, do Nguyễn Văn Linh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ làm Bí thư; Phan Văn Đáng, Võ Toàn (Võ Chí Công) làm Phó Bí thư. 205 Trung ương Đảng Lao Động CSVN quyết định Đảng bộ VC miền Nam của Đảng Lao động CSVN cần lấy tên riêng là Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam để công khai lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam. Chỉ thị của Trung ương Cục ngày 27/11/1961 chỉ rõ: “... đây chỉ là một sự đổi tên. Tuy danh nghĩa công khai có khác với miền Bắc nhưng bí mật trong nội bộ và về phương diện tổ chức thì Đảng bộ miền Nam trước sau vẫn là một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam, chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương đứng đầu là Hồ Chủ tịch”.206

Cùng với phong trào Đồng khởi, đảng bộ miền Nam được khôi phục và phát triển lực lượng, số đảng viên vào cuối năm 1961 tăng lên hơn 30.000 người. Riêng ở Nam Bộ, vào cuối năm 1959, số đảng viên chỉ còn khoảng 5.000 người, vào cuối năm 1961, đã tăng lên gấp 5 lần: gần 25.000 người . Số đảng viên ở Nam Bộ được phân bố như sau: - Miền Đông Nam Bộ - Miền Tây Nam Bộ - Miền Trung Nam Bộ - Khu Sài Gòn - Gia Định

: 2.943 đảng viên : 10.057 đảng viên : 9.616 đảng viên : 1.446 đảng viên 207 *

VSTK - 4170


2

3/ HỆ THỐNG ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH VÀ KHỦNG HOÃN CHÍNH TRỊ TẠI VƯƠNG QUỐC LÀO

3

3.1 - ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH

1

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Từ cuối năm 1960, Cộng Sản Bắc Việt quyết định khai thác kế hoạch mở một con đường mòn từ Bắc xuôi Nam dọc theo sườn phía Tây của dãy núi Trường Sơn và nằm về phía Đông lãnh thổ của vương quốc Lào. Mục tiêu của kế hoạch mở một hệ thống đường đường mòn từ Bắc Việt nhưng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam là để thiết đặt một tuyến giao thông chuyển vận bộ đội, vũ khí, tiếp liệu quân sự cho MTGPMN và quân đội chính quy của CS Bắc Việt từ năm 1959 đến 30/04/1975 xuống phía Nam giáp giới vương quốc Cao Miên. Một con đường dài như thế xuyên qua rừng núi thác ghềnh hiểm trỡ lại nằm trên lãnh thổ nước Lào, cộng thêm với áp lực ngăn cản của Hoa Kỳ vì sợ vi phạm hiệp định Geneva, là ngoài tầm tay kiểm soát của quân lực VNCH. Cộng sản Bắc Việt đã phải có một quyết định liều lĩnh không sợ quân đội cánh hữu của vương quốc Lào phản ứng mặc dù quân đội nầy được Hoa Kỳ yễm trợ bởi vì đây là một tuyến đường chiến lược quan trọng duy nhất lúc đó để CS Bắc Việt có thể xâm nhập vào lãnh thổ VNCH ở miền Nam.208 Theo sự mô tả trong một bản tường trình có tựa đề RLG Military Operations and Activities in the Laotian Panhandle của tướng tư lệnh vùng 4 quân sự của chính phủ Hoàng Gia Lào/ RLG Soutchay Vongsavanh209 thì sự xâm nhập của những cán bộ CS tử miền Bắc vào miền Nam phát khởi từ năm 1959 khi CSBV quyết định yểm trợ và củng cố cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam VNCH. Họ vượt vĩ tuyến thứ 17 qua hai ngã đường: - dùng đường biển Nam Hải bằng các loại ghe đánh cá, thuyền mành và các loại tàu thuyền chuyên chở hàng hóa; - hoặc bằng đường bộ, voi hay xe đạp qua các núi rừng của vùng núi hình đòn gánh của nước Lào. Họ xử dụng các con đường cũ hoang phế suốt dọc các đồi, núi hoặc dùng những con đường thời thuộc địa Pháp hay những con đường mòn xuyên ngang các rừng rậm đã được bồi đắp kể từ thời có chiến tranh Đông Dương. Tất cả những loại đường vừa kể hợp thành một hệ thống vận tải, chuyên chở gọi là Đường Mòn Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn khởi thủy, hệ thống đường mòn HCM chỉ được xử dụng cho các công tác giao liên và chuyển vận những đơn vị nhỏ bộ đội CSVM nhưng về sau thì hệ thống đường mòn nầy được khai thác, xử dụng triệt đễ kể từ năm 1962. Hệ thống đường mòn nầy chạy xuyên qua những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, đất cứng cằn cỗi sỏi đá đến độ những người dân thiểu số miền thượng cũng không thể sinh sống tại những vùng đất nầy với tình trạng sơ khai từ thời đại đồ đá tiếp nối đến ngày nay ở Lào. Rừng rậm rạp dày đặc, núi non hiểm trở, triền thẳng đứng. Trong thời Pháp thuộc cho tới thời quốc gia Lào được độc lập vùng nầy bị bỏ hoang phế không được khai khẩn hay kiểm soát vì quá

VSTK - 4171


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

xa xôi hốc hiểm, cô lập nhưng lại rất thích hợp và lý tưởng cho chiến sách du kích.

Khoảng cách từ đồng bằng sông Hồng Bắc Việt đi vòng bằng đường biển xuống đồng bằng sông Cửu Long Nam Việt sẽ xa hơn là đi xuyên dọc theo các hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Các ngọn đèo ngang nằm giữa dãy núi Trường Sơn ở hai bên phía Đông và phía Tây, giữa Việt Nam và Lào thường là rất thấp nhưng muốn tới được những ngọn đèo nầy thì phảI vượt qua các suối sâu, ghềnh thác, rừng rậm dày đặc. Ở khu phía Bắc của hệ thống đường mòn HCM, CS Bắc Việt có thể xử dụng những hệ thống đường mòn cũ từ Keo Neua đến đèo Mụ Gia và trong những năm 1961, 1962, với sự thỏa thuận của hòang thân thân Cộng Savanaphouma và qua chương trình trợ giúp của CS Bắc Việt, những tuyến đương mòn cũ nầy đã được CS Bắc Việt xây dựng và cãi thiện nhưng ở khu phía Nam vì hàng năm cú mưa lũ rất nặng gây hại cho các tuyến đường cũ cho nên CS Bắc Việt Đã phải xây dựng nhiều tuyến đường mới. Nhìn trên bản đồ thì hệ thống đường mòn HCM được biểu thị bằng một đừng vẽ đơn độc chạy xuyên suốt tới lãnh thổ miền Nam VNCH nhưng trên thực địa thì VSTK - 4172


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

đây là cả một mạng lưới chằng chịt nhiều đương mòn họp lại quy hướng về phía Nam, tùy cơ ứng biến mà xử dụng xuyên qua những khu rừng rậm dày đặc để tránh né sự truy tìm của phi cơ quan sát từ trên không. Tuy gọI là đường mòn, nhưng có những vù phải dùng thủy lộ chẳng hạn như sông Sekong chảy dài từ A Shau đến Banbac và Attopeu ở phí đông Cao nguyên Bolovens. Hoạt động trên hệ thống đường mòn HCM phải thay đổi theo mùa. Vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 05 thì hoạt động chuyển vận nhiều hơn là trong mùa mưa. Công tác tiếp vận trên hệ thống đường mòn HCM chia ra từng giai đoạn bằng đoàn xe vận tải tuy nhiên xe đạp hay dân công cũng được xử dụng khi cần thiết và vật dụng tiếp tế được cất giữ tại các kho chứa hàng được thiết lập kề cận với các hậu trạm sửa chữa bảo trì và dưỡng quân. Các tuyến đường bị hư hại được sủa đắp lại rất nhanh chóng và hữu hiệu. Ngay sau khi quân phiệt Nhật Bản đảo chính thực dân Pháp ở Đông Dương vào tối ngày 9/03/1945, CSVM đã tiến chiếm và đóng chốt vùng Tchepone của vương quốc Lào. Vùng Tchepone trên bình diện địa dư nằm ở trung tâm của 3 quốc gia Đông Dương Việt-Miên-Lào và do đó vùng nầy chiếm một vị thế quan trọng về mặt quân sự. Các tuyến đường tập kết rút quân CSVM ra khỏi vùng Cao nguyên Trung phần của miền Nam Việt Nam và Cao Miên cùng với Nam Lào sau ngày ký kết Hiệp định ngừng bắn Geneva 1954 đều quy tụ về Tchepone trên đường rút quân về Bắc Việt sau khi đã chôn dấu vũ khí đạn dược nơi các hang động bí mật nằm dọc trên các tuyến đường mòn HCM và những vị trí chôn dấu nầy trở thành những căn cứ tiếp vận và hậu cần cho cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II (1956-1975), cuộc chiến giữa hai chế độ Bắc - Nam của nước Việt Nam. Các hầm hố hang động dấu cất vũ khí, quân trang, quân dụng vừa kể sau nầy trở thành 6 căn cứ hậu cần (CSVN gọi là Binh trại) quan trọng của các lực lượng bộ đội CSBV dọc trên hệ thống tuyến đường mòn HCM và trong số nầy có 5 căn cứ rất quan trọng là: SAVANNAKHET

SOUTH VI ETNAM

A SHAU

612

.,.

Ban Bae

THAI LAND BAN THATENG

ATTOPEU

Pakse

Attopeu

SEDONE

1'a '2

PLATEAU

Pak Song

DES BOLOVENS

28

29

- Căn cứ 604 Tchepon - Căn cứ 611 Đông Muong Nang VSTK - 4173


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

- Căn cứ 612 Nằm giữa Sarvane và Ban Bae - Căn cứ 614 Đông Chavane - Căn cứ 609 Hướng Đông Attopeu trong vùng biên giới Việt-Miên và Hạ Lào.

Căn cứ 604 là trung tâm tiếp vận chiến thuật cho toàn thể các đơn vị bộ đội, binh chủng của CSBV hoạt động trên tuyến đường mòn HCM xuôi Nam Căn cứ 611 cung ứng phương tiện vận tãi để chuyên chở hàng tiếp vận phân phát từ căn 604 đến căn cứ 609. Căn cứ 611 còn là hầm chứa cùng với các óng dẫn nhiên liệu xăng dầu cung ứng cho căn cứ 609 và những đoàn xe tiếp vận quân sự di chuyển hai chiều cũng như cung ứng xăng dầu cho căn cứ 607 và các vùng phía xa xuống phía Nam cho đến thung lũng A Shau. Căn cứ 612 nằm giữa Chavane (Lào) và Khâm Đức (Nam Việt Nam) là một căn cứ tiếp liên trung gian quan trọng của hai căn cứ 604 và 611 để vận chuyển quân và hàng hóa vào vùng 2 chiến thuật và Mặt trận B3 của VC ở cao nguyên Trung phần VNCH. Căn cứ 609 là một căn cứ đặc biệt quan trọng vì nó có những đường giao thông tốt và thuận lợi để vận chuyển quân binh hàng tiếp liệu cho mặt trận B3 trong những lúc thời tiết xấu và trong suốt mùa mưa Căn cứ 613 ở gần Attepeu được xử dụng để tiếp vận bộ đội CSBV xuống vùng Nam Lào và Cao Miên Tất cả các căn cứ/Binh trạm hậu cần của bộ đội CSVM đều đặt dưới quyền chỉ huy và điều động của Đoàn Quân Sự Đặc biệt mang danh số 559 (thành hình vào ngày 19/05/1959) Đa số Binh Trạm đều có các binh chủng Công Binh, Tiếp Vận, Quân Y, Phòng Không và Bộ binh. Binh trạm còn có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho các đoàn xe tiếp vận và cung ứng thực phẩm cho các đoàn bộ đội CSBV xâm nhập lãnh thổ VNCH Mặc dù hệ thống đường mòn HCM nằm trên địa phận nước Lào, nhưng quân CS Pathet Lào không được xử dụng hệ thống đường mòn nầy và các bộ tộc người Lào miền Thượng đã bị bắt buộc di dân khỏi vùng có hệ thống đường mòn HCM. Cộng sản Bắc Việt xử dụng hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh như là một vùng hậu trạm chiến lược của VC ở miền Nam Việt Nam. Các đoàn Công binh VC duy trì các hệ thống đường mòn cũ và kiến tạo thêm những tuyến đường mới, xây cất những kho chứa hàng dọc theo hệ thống đường mòn. Những tiểu đoàn dân công đàn ông, đàn bà tham gia công tác chăm sóc tu bổ, giữ gìn các trục lộ, đường đi, lối mòn và các kho chứa hàng. Các đơn vị y tế thết đặt những trạm y tế để chăm lo cho các bộ đội VC xuôi Nam và cán bộ nằm vùng địa VSTK - 4174


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

phương. Các đoàn văn công lưu động giữ nhiệm vụ giải trí và nâng cao tinh thần cho các đơn vị bộ đội của Binh Trạm đang phải sống khắc khổ khó khăn dọc xuôi hệ thống đường mòn HCM. Bộ đội CSBV xâm nhập được chuyển vận vào ban đêm từ Bắc Việt vượt sang biên giới nước Lào và từ đó ngụy trang tiếp tục cuộc hành trình đi bộ ngày đêm xuyên suốt trên các lộ trình của hệ thống đường mòn HCM hoặc từng đoàn nhỏ cho các binh chủng chuyên môn hoặc từng đơn vị 500 bộ đội chiến đấu để bù đắp quân số bị thiệt mất nơi các chiến trường ở miền Nam VNCH. Các Binh Trạm có nhiệm vụ cung ứng hướng đạo dẫn đường cho các đoàn bộ đội VC xâm nhập.209 * KHẢO LUẬN

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Vương Quốc Lào với diện tích nhỏ hơn hết - nếu so sánh với Việt Nam-Cao-Miên và Thái Lan- và vào lúc bấy giờ chỉ có khoảng gần 4,000 cây số đường xá giao thông, chưa có đường tàu hỏa, với hai triệu dân số ít ỏi thường bị vây hãm thù địch bởi các lân bang kề cận nằm trên bán đảo Đông Dương. Những chức quyền trong chính phủ của Hoa Kỳ không biết rõ về các quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương cho nên họ thường hay chỉ vẽ rằng cần phải có những biện pháp để lấp chận vùng biên giới phía Nam Lào với miền Nam VNCH để ngăn ngừa luồn xâm nhập bộ đội và vật dụng quân sự của VC. Trên thực tế, không thể nào làm được việc nầy nếu CS Bắc Việt làm chủ tình hình trên suốt dọc dài đường ranh biên giới Lào Việt và bao vòng sang cả biên giới quốc gia Cao Miên ở phía hạ Lào. Đường ranh dài của biên giới Việt-Lào hầu hết gồm những đồi núi, vực sâu bất khả xâm phạm được che phủ bởi rừng rậm dầy đặc. Quân lực của VNCH và của các Đồng Minh không thể nào có đủ số lượng quân binh để kiểm soát khu biên giới nầy. Ở vùng biên giới Việt-Miên, VNVH với Hoa Kỳ cũng chỉ có thể ngăn chận một số lượng nhỏ xâm nhập của CS Bắc Việt. Trong những năm cuối của thập niên 60, ngay cả khi Hoa Kỳ đỗ vào miền Nam Việt Nam ½ triệu quân và xử dụng những phương tiên quân sự trinh sát hiện đại thương thặng thì CS Bắc Việt vẫn có thể tiếp tục xâm nhập bộ đội và vật dụng quân sự ồ ạt vào miền Nam VNCH qua hệ thống đường mòn HCM dài 900 cây số bao gồm cả biên giới phía bắc Cao Miên.

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n

VSTK - 4175


http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n

VSTK - 4176


http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n 1

VSTK - 4177


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

3.2 - DI SẢN CỦA TỔNG THỐNG EISENHOWER : KHỦNG HOÃN CHÍNH TRỊ TẠI VƯƠNG QUỐC LÀO -

Những điều khoản trong Hiệp định Geneva về vương quốc Lào kêu gọi chấm dứt mọi hoạt động thù nghịch và rút hết các lực lượng quân sự ngoại nhập ra khỏi quốc gia nầy. Sự kêu gọi nầy không thể thúc buộc Cộng Sản Pathet Lào thay đổi chủ trương quá khích nhằm lật đổ chính quyền hiện hữu của vương quốc nầy. Những điều khoả vừa kể cũng không thể nào thúc buộc CS Bắc Việt rút lui bộ đội “cố vấn cho CS Pathet Lào” của họ trên lãnh thổ Lào. Phe cánh hữu và phe trung lập Lào cũng đang tranh giành quyền lực và kiểm soát chính quyền trung ương đang liên tục thay ngôi đổi chủ giữa hai phe cánh hữu và trung lập. Chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower ủng hộ phe cánh hữu không CS do tướng Phoumi Nosavan cầm đầu với chủ trương chống Cộng Sản. Phe trung lập do hoàng thân Souvana Phouma cầm đầu cũng nhận được một số viện trợ từ chính quyền Hoa kỳ hiện hữu nhưng viện trợ nầy chấm dứt kể từ khi Souvana Phouma hợp tác với CS Pathet Lào do người anh em họ là hoàng thân Souphanouvong cầm dầu. CS Pathet lào được sự ủng hộ và huấn luyện bởi CS Trung Quốc và CS Bắc Việt vì e sợ rằng Lào sẽ trở thành một căn cứ quân sự chống Cộng Sản, đe dọa an ninh và ngăn cản cho chính sách bành trướng lãnh thổ của CS Trung Quốc và CS Bắc Việt tại vùng Đông Nam Á Châu. Tháng 03/1958, bộ đội và cán bộ CS Bắc Việt ồ ạt tiến vào lãnh thổ Lào để yểm trợ cho bộ đội CS Pathet Lào 210 Tháng 09/1960, một đại úy binh chủng nhảy dù của phe Trung lập Lào là đại úy Khong Le thực hiện một cuộc binh biến đảo chính lật đổ chính quyền phe cánh hữu hiên đang do tướng Phoumi Nosavan lãnh đạo và trao quyền lãnh đạo chính phủ vương quốc Lào cho phe trung lập của Souvana Phouma để nhân vật nầy lập một chính phủ liên hiệp với CS Pathet Lào của Souphanouvong. Chính quyền Hoa Kỳ Eisenhower không công nhận chính phủliên hiệp nầy và lại vẫn tiếp tục ủng hộ phe cánh hữu của tướng Phoumi để kháng cự lại phe Liên Hiệp của chính quyền Lào khiến phe trung Lập phải ngả theo CS Liên Sôi, hợp tác với CS Pathet Lào và hoàng thân thủ tướng thân Cộng Souvana đã thực hiện các cuộc thăm viếng hữu nghị ở Bắc Kinh và Hà Nội. Cộng Sản Bắc Việt đã nấm lấy ngay thời cơ “hữu nghị” để khai thác và củng cố hệ thống đường mòn HCM trên lãnh thổ Lào, phía Tây dãy núi Trường Sơn Phe trung lập thân CS Pathet Lào không đủ khả năng để loại trừ phe cánh hữu. Để có lý do hiện diện và khai thác hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh trên lãnh thổ Lào, vào năm 1960 CS Bắc Việt đã ào ạt đưa bộ đội VC tham chiến đối đầu với phe cánh hữu trên nhiều mặt trận ở Lào khiến cho cục diện đấu tranh quân sự ở quốc gia nầy thay đổi, tạo sự thắng thế cho phe trung lập thân CS. Phe cánh hữu phản ứng lại bằng cách đánh chiếm thủ đô Vientiane cách xa các vùng tập trung của bộ đội CS Bắc Việt ở phía Bắc Lào và quốc vương Lào trao quyền chính phủ cho Souvana khiến cho CS Liên Sô và CS Trung Quốc lên tiếng ủng hộ chính phủ Liên Hiệp thân Cộng của hoàng thân Souvana. CS Liên VSTK - 4178


1

2

3

4

5

6

Sô viện trợ vũ khí và trọng pháo cho quân của chính quyền Souvana gửi qua trung gian của CS Trung Quốc và CS Bắc Việt. Quân CS Bắc Việt đội lớp bộ đội CS Pathet Lào vây hãm thị xã Nong Het gần biên giới Bắc Việt ỡ phía Bắc nhưng bị quân đồn trú bộ tộc Hmong kháng cự mãnh liệt khiến cho CS Bắc Việt phải tăng viện thêm trung đoàn số 342 và tạo lập một tuyến đường vận tải dài 10 cây số từ Mường Xen đến Nong Het. 211.

Nguồn: http://www.asianbiketour.com/wp-content/uploads/2012/03/ETTabBox-Laos-Map.jpg 7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Ngày 28/12/1960 quân CS tấn công và chiếm đóng Nong Het sau ba ngày giao tranh, Cùng trong một thời gian đó, quân CS cũng đánh chiếm thị trấn Lang Khang ở Nam Lào của CS Bắc Việt, CS Pathet Lào và phe Trung lập thân Cộng đang thực hiện ý đồ chia cắt quốc gia Lào làm đôi. Điều nầy đã khiến cho tổng thống Eisenhower sau khi hội ý với các cố vấn đã phải lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của hai cường quốc chủ chốt Anh, Pháp của Hội Nghị Geneva 1954 cùng với các thành viên của Tổ chức Phòng thủ Đông Nam Á SEATO đồng thời cũng khuyến cáo CS Liên Sô rằng Hoa Kỳ đã huy động lực lượng quân sự sẵn sàng tham chiến ở Lào chứ không thể để cho quốc gia Lào rơi vào tay CS cho dù có hay không sự tham gia của các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ. Phản ứng của của các giới chức hành Pháp Hoa Kỳ nói chung và cá nhân của Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower nói riêng có thể coi như là quá chần chừ chậm chạp nếu không nói là cố tình để cho qua hết nhiệm kỳ của Tổng Thống Eisenhower vào một vài tuần lễ cuối năm 1960 và trút gánh nặng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Lào cho Tổng Thống Hoa Kỳ kế tiếp. Nếu cuộc khủng hoảng ở Lào xảy ra sớm hơn thì người ta không biết tổng thống Eisenhower có nhất quyết đơn phương đưa quân của Hoa Kỳ sang ngăn chận quân CS Bắc Việt hay không? 212

*

VSTK - 4179


4/ CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA TÂN TỔNG THỐNG HOA KỲ J.F.KENNEDY 1

4.1 THAY ĐỔI ĐƯƠNG LỐI VÀ CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ Ở VIỆT NAM

2

(i) Chuyến công du cuối năm 1960 của tướng E. Lansdale miền Nam VNCH

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Sau khi đại sứ Hoa Kỳ Durbrow vào tháng 05/1960 không chấp nhận đề nghị tăng gia viện trợ cho chính quyền VNCH do tổng thống Ngô Đình diệm độc quyền lãnh đạo, nhiều viên chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã cố gắng thuyết phục và đề nghị với bộ Ngoại Giao đưa tướng E.Lansdale trở lại miền Nam VNCH dưới hình thức một chuyến công du quan sát tình hình và nhận định diễn biến đang xảy ra tại đó. Tuy nhiên hậu ý của Bộ Quốc Phòng là thăm dò thái độ hành động và cung cáchg cư xử giữa đại sứ Durbrow và Tổng thống Diệm.214 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và cá nhân đại sứ Durbrow đã đối kháng đề nghị nầy của Bộ Quốc Phòng vì Durbrow cho rằng ông Diệm sẽ lạm dụng thâm tình bè bạn với Landsdale khiến cho Lansdale sẽ không có được những nhận định trung thực về cá nhân và chính sách hiện hữu của ông Diệm: “Do not believe Diem desires him as much as advisor anti-guerrilla activities, but hopes use ‘old sympathetic friend’ to reverse pressure Dept and Embassy putting on Diem to take what we consider needed steps his and our interests.” (Đừng tin rằng Ông Diệm mong muốn nhiều nơi đương sự như là một cố vấn chống các hoạt động du kích, nhưng Ông Diệm hy vọng lợi dụng “ thân tình bè bạn cũ” để đối phó với áp lực của bộ và Tòa Đại sứ đang áp đặt lên Ông phải chấp nhận điều mà chúng ta xem như là những bước cần thiết cho những quyền lợi của Ông và của chúng ta.) 215 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng chấp nhận nhận xét của Durbrow về Landsdale đồng thời cũng nêu lên nhiều lý do để phản đối chuyến công du VNCH của tướng Landsdale do bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đề nghị. Trong một giác thư đề ngày 18/05/1960, của Cục Trưởng Đông Nam Á Sự Vụ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Anderson, Daniel V. (Director of the Office Of SEA Affairs, Department of State; member of the interdepartment Task Force on Viet Nam from May 1961) gửi cho Phụ tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Parson, J.Graham (Assistance Secretary of State for Far Eastern Affair until March 30, 1961) có nêu ra 04 lý do chính yếu để phản biện việc đề cử tướng Lansdale công du VNCH: 1- Sẽ càng làm giảm thêm sự hiện diện của đại sứ Durbrow vốn đang bị lu mờ bởi tướng Williams, trưởng đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ MAAG. 2- Vì Lansdale là một sĩ quan của binh chủng Không Quân Hoa Kỳ cho nên nếu được chọn là một cố vấn cho tổng Thống Diệm nhưng lại phải đặt trực thuộc dưới quyền của đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ là một chuyện dị

VSTK - 4180


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

thường không đúng quy tắc ngoại giao. Đây là thời điểm mà tiếng nói của chính quyền Hoa Kỳ ở Việt Nam cần phải có tính cách kiên quyết, rõ ràng. 3- Sự hiện diện của Lansdale sẽ khuyến khích cho ông Diệm có thêm khuynh hướng mạnh mẽ đương đầu với các cố vấn Hoa Kỳ. 4- Sau cùng, những viên chức cao cấp cấp Hoa Kỳ phục vụ cùng thời với Lansdale ở Việt Nam ngày trước đã mạnh mẽ chống đối thái độ gọi là “Sự hiểu biết của Lansdale một mặt nào đó về quan điểm và những phương cách hành động”, điều nầy không nhất thiết là đương sự sẽ ủng hộ mạnh mẽ các quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với thái độ của Việt Nam đối với Cao Miên trong những cuộc tham kiến với ông Diệm.216 Với áp lực phản kháng mạnh mẽ của các viên chức cao cấp ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Bộ Quốc Phòng phải rút bỏ đề nghị chuyên công du sang Việt Nam của tướng Lansdale.217 Mặc dù đại sứ Durbrow cố sức viện dẫn đủ thứ lý do để ngăng cản, nhưng cuối năm 1960, tướng Lansdale cũng được phép thực hiện chuyến công du sang Việt Nam. Sau khi hoàn thành chuyến công du vào đầu năm 1961, Lansdale viết báo cáo rằng miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đang “lâm vào tình trạng nguy ngập” và cần phải có “phương cách giải quyết khẩn cấp”. Theo Lansdale thì Ông Diệm vẫn chưa có thể bị thay thế và lưu ý rằng những nhân vật chính trị đối lập không có những tư tưởng xây dựng. Mặc dù nhân dân thị thành đang bị kềm kẹp dưới chế độ của ông Diệm nhưng chưa bao giờ họ có được một cuộc sống sung túc như hiện nay. Người dân ở nông thôn có cuộc sống thấp kém hơn nhưng lại nghiêng về phía chính quyền của ông Diệm nhiều hơn và họ chống trả quyết liệt chính sách khủng bố của Việt Cộng bằng những loại vũ khí thô sơ hoặc lỗi thời mà không có được một sự trợ giúp nào đúng mức. Trong bản báo cáo của mình, Lansdale kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ cần thay đổi đường lối thù nghịch sang đường lối hữu nghị tôn trọng lẫn nhau để Hoa Kỳ có thể tạo dựng lại ảnh hưởng của mình đối với ông Diệm. Và muốn được như thế thì chính phủ Hoa Kỳ cần phải triệu hồi và thay thế ngay đại sứ Durbrow. Lansdale nhận định rằng, CS Liên Sô và CS Trung Quốc chưa bao giờ gây khó dễ cho ông Hồ Chí Minh nhưng họ chỉ biết viện trợ và khích động họ Hồ mà thôi.218 (ii) Chính sách mới của tân tổng thống Hoa Kỳ ở miền Nam VNCH

Từ những tháng đầu kể từ khi nhậm chức, tân Tổng Thống Hoa Kỳ J.F.Kennedy đã quan tâm về một giải pháp quân sự ở Việt Nam và không bao lâu sau đó đã bắt đầu quân sự hóa chủ trương can thiệp vào Việt Nam mà cựu Tổng Thống Esenhower đã chủ xướng vào cuối nhiệm kỳ của ông. Trong khi mọi áp lực của nhiều giới chức cao cấp quân sự và dân sự trong chính quyền hành pháp Hoa Kỳ trong chủ trương đưa quân đội Hoa tham gia trực tiếp vào chiến trường Việt Nam T.T Kennedy đã không quan ngại về việc phối trí nhiều phi công máy bay trực thăng và cố vấn quân sự Hoa Kỳ tham chiến bên cạnh VSTK - 4181


1

2

3

4

5

quân lực VNCH và đã ra lệnh thi hành việc phối trí nầy rất sớm. Tước đây, mặc dù không công nhận sự quy định của hiệp định Geneva trên bình diện giải quyết chính trị giữa hai miền Nam-Bắc VN nhưng TT Eisenhower lại chịu tuân thủ những quy định về mặt quân sự của hiệp định nầy ngay cã việc gia tăng cố vấn quân sự cho VNCH theo mức quy định tối đa là 685 người.219 .

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Chỉ sau một tuần lễ nhậm chức, ngày 28/01/1961, TT Kennedy đã triệu tập một phiên họp giới hạn các cố vấn cao cấp của Tò Bạch Óc để nghị bàn phương hướng giải quyết hai vấn đề trọng yếu Cuba và Việt Nam. Theo lời khẩn khoản của cố vấn Rostow mười ngày trước đây, TT Kennedy đã bỏ thời gian đọc xong bản phúc trình của tuớng E.Lansdale sau hai tuần lễ công du nhận định tình hình miền Nam VNCH vào cuối nhiệm kỳ của cựu TT Eisenhower. Trong khi phát biểu khai mạc buổi họp, TT Kennedy đã tuyên bố rằng bản phúc trình của tướng Lansdale đã giúp cho TT lần đầu tiên biết được về mối nguy cơ và tình hình khẩn cấp ở miền Nam VNCH.220 Theo sử gia tiến sĩ George McT. Kahin (1918-2000), giáo sư và giám đốc sử học chuyên khoa Đông Nam Á Châu đại học Cornell Hoa Kỳ thì trong buổi họp thu nhỏ nầy có sự hiện diện của đương kim bộ trưởng Quốc phòng Mc. Namara, Ngoại trưởng Dean Rusk, Cục trưởng tình báo CIA Allan Dulles, phụ tá Viễn đông Sự vụ, tướng Lansdale, Rostow và có thể là cũng có sự hiện diện của Mc George Bundy. Phúc trình của tướng Landsdale là bản phúc trình mà đương sự đã gửi cho Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ vào cuối nhiệm kỳ của cựu tổng thống Eisenhower 220bis với những điểm chính yếu như sau: -Theo tình hình đang diễn ra thì chính quyền của Ông Diệm ở Sài Gòn chỉ có đủ khả năng trì huởn sự sụp đỗ của miền Nam VNCH. -Nếu CS Bắc Việt thắng VNCH thì những quốc gia còn lại ở Đông Nam Á Châu sẽ bị khốn đốn mang họa một cách dễ dàng với hiểm họa CS bởi vì những lực lượng địa phương còn lại ở vùng nầy nếu so sánh với VNCH hiện nay thì không có lực lượng nào gan dạ hơn để có thể đơn phương đối phó với CS. -Sự sụp đỗ miền Nam VNCH sẽ là một cái tát nghiêm trọng lên uy tín của Hoa Kỳ gây ảnh hưởng xấu ở Châu Á và khắp thế giới vì họ đang tin tưởng rằng VNCH đang được tự do không bị CS xâm lấn là nhờ có uy thế giúp đỡ của Hoa Kỳ đứng kề cận. -Tuy nhiên, nếu muốn VNCH tiếp tục được tự do và tiếp tục là một tiền đồn ngăn chận CS thì Hoa Kỳ cần phải thay đổi thái độ đối xử với chính quyền hiện tại ở Sài Gòn.

VSTK - 4182


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

-Vai trò thái thú hiềm khích của đương kim đại sứ Hoa Kỳ Durbrow bên cạnh chính quyền Sài Gòn hiện nay không còn thích hợp bởi vì Ông Diệm tin chắc rằng đại sứ Hoa Kỳ đã có những cảm tình mạnh mẽ với các phần tử cầm đầu cuộc binh biến ngày 11/11/1960 nhằm ám sát ông Diệm và lật đỗ chính quyền hiện hữu: Đại sứ Durbrow phải được triệu hồi và chấm dứt nhiệm vụ và Hoa Kỳ cần phải có một tân đại sứ có khả năng lãnh đạo, thấu rõ tình hình miền Nam VNCH, có sự thông cảm và hiểu biết một cách vô tư công bình, thân hữu trong mối liên hệ với người Á Châu. -Và trên hết, tân đại sứ Hoa Kỳ phải là người có thể làm việc hợp tác với ông Diệm và chỉ với ông Diệm mà thôi vì Ông Diệm hiện nay là người VNCH chống duy nhất có đủ khả năng lãnh đại, điều hành và kiên quyết chống CS. Tổng thống Kennedy hầu như bị khuất phục bởi những điều phúc trình và sự bênh vực ông Diệm của tướng Landsdale để đi tới quyết định thay thế đại sứ Durbrow và tưởng chừng như sẵn sàng ý định cắt cử tướng Lansdale làm tân đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh VNCH nhưng ngay lúc đó phải bỏ qua ý định nầy vì có sự phản đối của những phần tử cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng. Cuối cùng, TT Kennedy đã phải chọn Frederic E. Nolting thay thế Durbrow. Tân đại sứ Hoa Kỳ nhậm chức ngày 10/05/1961. 221 Sự kiện được đồng loạt hưởng ứng trong cuộc họp kể trên chính là từ bản dự thảo kế hoạch phản công CS của nhóm viên chức hành pháp cao cấp của tòa Bạch Ốc vào cuối nhiệm kỳ của TT Eisenhower. Bản kế hoạch nầy do cựu phụ tá bộ trưởng Ngoại giao đặc trách Viễn Đông Sự Vụ Graham Person trình bày để yêu cần cung ứng một ngân khoản 41.1 triệu Mỹ Kim viện trợ thêm cho chính quyền của ông Diệm nhằm tăng gia quân số của quân lực VNCH từ 150,000 lên 170,000 người đồng thời cũng để cãi thiện khả năng chiến đấu lực lượng Bảo an Dân vệ. Khi TT Kennedy hỏi rằng nếu làm như thế liệu rằng VNCH có thể chuyển biến từ thế thủ sang thế công hay không mà chưa cần phải đề cặp tới vấn đề chính trị thì được tướng Landsdale trả lời rằng “đáp ứng cật lực, tận tình của Hoa Kỳ sẽ khiến cho CS e ngại trong năm 1961 và giúp VNCH xoay chuyển sang thế phản công CS vào năm 1962.” Landsdale tin tưởng rằng việc gia tăng quân số 20,000 cho quân lực VNCH là cần yếu cho cho các chiến dịch bình định tiêu diệt du kích CSVM ở miền Nam VNCH. Ngày 30/01/1961, TT Kennedy đãcho phép viện trợ thêm cho VNCH $28.4 triệu đô la để gia tăng 20,000 quân số cho QLVNCH và $12.7 triệu đô la để gia tăng chất lượng khả năng của lực lượng Dân Vệ của VNCH phòng chống du kích CSVM ở các vùng sâu và vùng xa đô thị.222 Cũng từ buổi họp nầy TT Kennedy đã lặp lại ý muốn thực hiện những hoạt động du kích, tình báo và đánh phá CSVM ngay bên trong lòng lãnh thổ miền Bắc của VNDCCH nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu chống CS của VNCH ở miền Nam. Mặc dù ngân quỹ “khẩn cấp” của Hoa Kỳ trước đây tài trợ cho VSTK - 4183


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

những hoạt động bí mật loại nầy cho miền Nam VNCHcùng với Vương Quốc Lào rất thấp và sẽ gặp khó khăn để có thể gia tăng thêm nhưng TT Kennedy cho rằng trở ngại nầy không phải là khó giải quyết và chỉ vài tháng sau đó, TT đã cho phép bí mật đưa các quân thám báo và biệt kích Việt Nam xâm nhập vào lãnh thổ miền Bắc đồng thời thiết đặt một mạng lưới các căn cứ bí mật và tiếp vận cho các toán biệt kích thi hành nhiệm vụ phá hoại và gây rối với sự tham gia yểm trợ không vận của các hảng hàng không tư nhân của Hoa Kỳ đang hoạt động ở miền Nam VNCH. Đồng thời, tân TT Hoa Kỳ cũng cho phép tăng cường thêm cho VNC 100 nhân sự quốc phòng chính quy và 400 quân binh Lực Lượng Đặc Biệt thường gọi là Lính Mũ Xanh (Green Berets), vượt quá chỉ số quy định giới hạn của Hiệp định Geneva 1954. Sau cuộc mít tinh nầy, TT Kennedy đã xếp Việt Nam vào một trong bốn vùng đang bị khủng hoảng vì nạn CS là Cuba, Congo, Lào và Việt Nam.223 4.2 GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG Ở LÀO VÀ CUBA

(i) Lào Trước khi tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 20/01/1961, tân tổng thống đắc cử J.F.Kennedy đã tham dự một buổi tường trình của tổng thống mãn nhiệm Eisenhower về việc khủng hoảng hiện tại của Quốc Gia Lào. Theo cựu Tổng Thống Eisenhower thì quốc gia Lào giống như là một cái nút chai bằng ruột cây bần và nếu nút nầy bị phá vỡ thì đầy là khởi đầu cho tình hình sụp đỗ hầu hết vùng Viễn Đông vào tay CS. Khi được tân Tổng Thống hỏi vậy phải đối phó như thế nào thì được cựu Tổng Thống kiến nghị rằng “Liên hiệp với CS để thành lập một chính quyền trung lập cho quốc gia Lào hoặc Hoa Kỳ can dự vào cuộc khủng hoảng nầy dưới chiêu bài của Tổ chức Phòng Thủ Đông Nam Á/SEATO và nếu không thề thực hiện được bằng hai cách thức vừa kể thì Hoa Kỳ sẽ hành động đơn phương để cứu vảng quốc gia Lào. Tổng Thống tân nhiệm Kennedy đã có ý muốn nghiêng về giải pháp hành động quân sự đơn phương theo chủ trương của cựu Tổng Thống Eisenhower nhưng sau khi nghe Tham Mưu Trưởng Liên quân Hoa Kỳ ước định rằng ít nhất cần phải có 60,000 quân và sẵn sàng xử dụng vũ khí hạt nhân nếu CS Trung Quốc can thiệp. Một lực lượng lớn như thể thì chỉ có cách là giảm thiểu quân số Hoa Kỳ đang trú đóng ở Âu Châu để bảo vệ các quốc gia khác ở Châu Âu không rơi và quỹ đạo của CS Liên Sô vì cuộc khủng hoảng hiện đang xảy ra ở Berlin/Đông Đức. Do đó, T.T Kennedy đã bỏ qua giải pháp Hoa Kỳ hành động đơn phương và phải chấp nhận một Hội Nghị được Anh quốc và CS Liên Sô tán thành để các phe phái ở Lào thương nghị lẫn nhau thành lập một thể chế Trung Lập Liên Hiệp. Cuộc ngừng bắn giữa các phe phái thù nghịch ở Lào được thực hiện vào ngày 03/05/1961 nhưng mãi cho đến 13 tháng sau thì chính phủ Liên Hiệp Trung Lập Lào mới được thành hình với sự chia xẻ quyền lực của CS Pathet Lào trong thành phần chính phủ.224

VSTK - 4184


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Có thể nói rằng tân Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy đã khai trương nhiệm kỳ của mình bằng một sự nhượng bộ phe CS ở một quốc gia nhỏ bé trên bán đảo Đông Dương. Sự nhượng bộ nầy chỉ là mộtphương cách gở rối có tính cách tiện lợi nhưng sự thật là một sự thất bại bất đắc dĩ đối với một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu chập chững vào nghề trên bình diện bang giao quốc tế. Tuy nhiên, Tổng thống Kennedy cho rằng bài diễn văn ngày 06/01/1961 của Thủ tướng CS Liên Sô Nikita Khrushchev tuyên bố ủng hộ các phong trào kháng chiến giải phóng dân tộc là đầy hăm dọa, thách thức nhắm vào sự đã kích Đế Quốc Tư Bản bốc lột Hoa Kỳ. (ii)

Cuba và sự kiện Vịnh Con Heo

Giữa lúc cuộc khủng hoảng tại vương quốc Lào chưa được giải quyết ổn thỏa thì tân TT Kenneedy đã bật đèn xanh cho nhóm người lưu vong Cuba chống chế độ CS của Fidel Castro thực hiện một chiến dịch xâm nhập vũ trang lên lãnh thổ Cuba có tên gọi là chiến dịch Zapata do Trung Ương Tình Báo CIA tổ chức và yểm trợ. Ngày 17/04/1961, từ sáng sớm, 1,500 quân binh Cuba lưu vong đã đỗ bộ lên hai bờ biển Xanh và bờ biển Đỏ ở vịnh biển Bahía de Cocinos –Vịnh Con Heo. Mặc dù bị bất ngờ ngạc nhiên về cuộc xâm nhập nầy nhưng bộ độ CS Cuba của Fidel Castro đã phản ứng kịp thời và hành động rất hiệu quả. Chỉ trong vòng bảy mươi hai tiếng đồng hồ, tòa bộ quân binh lưu vong xâm nhập đã bị bắt gọn: kế hoạch kháng chiến nổi dậy nhằm lật đỗ chế độ CS Fidelcastro bị chận đứng nhanh chóng.225 Thất bại liên tiếp của Hoa Kỳ trong vụ giải quyết vấn đề Lào ở Đông Dương trong vùng Châu Á và trong vụ đổ bộ thảm hại quân lưu vong Cuba lên vịnh biển Con Heo ở vùng Châu Mỹ khiến cho dư luận bên trong và bên ngoài Hoa Kỳ nghi ngại khả năng lãnh đạo khối tự do của TT Kennedy chống CS trên bình diện thế giới đặc. Đặc biệt là những nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á Châu có khuynh hướng tự do tư bản thân Tây phương đã xem quốc gia Lào như là một biểu tượng sức mạnh chiến thắng lấn lướt và hiển nhiên của khối CS. Những cố vấn tài ba thân cận nhất tại Tòa Bạch Ốc đã làm mất lòng tin tưởng của vị tân TT trẻ thiếu kinh nghiệm của Hoa Kỳ và nhất là khiến cho trùm CS Liên Sô Nikita Khrushchev xử sự hóng hách trịch thượng đối với nhà lãnh đạo khối Tư Bản Tự Do thế giới trong cuộc họp mặt thượng đĩnh hai ngày 03 và 04/06/1961 tại thủ đô Vienna của nước Áo. Điều nầy khiến cho TT Kennedy phải nổi cơn thịnh nộ khi tường thuật lại với các viên chức cao cấp thân cận của mình rằng: “Hắn xem bản chức như là một đứa con nít.: He treated me like a little boy.” Thủ tướng Anh Harold Macmilan khi tưởng trình lên nữ hoàng Anh quốc về cuộc hội kiến với TT Kennedy ngay sau cuộc họp thượng đỉnh tay đôi ở Vienna chấm dứt đã ghi lại cảm nghĩ của mình như sau: “Vị TT đã được tiếp đãi hoàn toàn nồng nhiệt bằng thái độ lỗ mãng mang rợ của thủ tướng Liên Sô. Cung cách nầy của đương sự khiến cho bản chức nhớ

VSTK - 4185


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

lại chuyện ngày trước về cung cách đối xử ngoại giao của nhà độc tài phát xít Đức Quốc Xã Hitler đối với ngoại trưởng Halifax và thủ tướng Néville Chamberlain của Anh Quốc trong thế chiến thứ II. 226 Trong một cuộc phỏng vấn của James Roston, chủ nhiệm tờ báo New York Times, Kennedy cho biết rằng đây là một điều tệ hại nhất trong cuộc đời của mình và đây chính là hậu quả tai hại về sự kiện đã xảy ra ở Vịnh Con Heo/Cuba cho nên Khruschev tưởng rằng tân TT Hoa Kỳ là đần độn, thiếu kinh nghiệm. “Điều quan trọng hơn hết chính là hắn đang nghĩ rằng bản chức là một kẻ nhát gan không có khí phách. Để rồi xem chúng ta phải làm gì để cho Mạc Tư Khoa (Moscova) sáng mắt ra là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi Quốc Gia của mình. Bản chức sẽ gia tăng ngân sách Quốc Phòng và sẽ đối đầu với bọn họ. Địa điểm mà Hoa Kỳ có thể thi hành sự đối đầu chính là ở Việt Nam. Chúng ta cần phải gửi thêm người của chúng ta sang bên đó.” 227 4.3 TÂN ĐẠI SỨ HHOA KỲ NOLTING VÀ CHUYẾN CÔNG DU CỦA PHÓ TT JOHNSON

Công việc bố trí nhanh chóng để gia tăng hành động một cách thuyết phục có thể bắt nguồn từ một phúc trình của toán hành động đặc nhiệm của TT Kennedy ở Việt Nam vào cuối tháng 04/1961 cho rằng 58% lãnh thổ miền Nam VNCH đang bị CSVM soát bằng phương cách khủng bố và tấn kích vào ban đêm nhắm vào gần như hầu hết các phạm vi thuộc quyền hạn của các cơ cấu hành chánh VNCH. Mặc dù có sự khuyến cáo của thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Chester Bowles cho rằng viện trợ thêm cho ông Diệm cần phải tùy thuộc vào sự thực thi của ông Diệm có làm tốt hơn về các mặt chính trị, hành chánh,và kinh tế hay không, TT Kennedy vẫn quyết định nghe theo sự cố vấn của tướng Lansdale, rằng việc gia tăng tiếp viện cho chính quyền VNCH cần được thực hiện ngay mà không cần phải chờ đợi như lời 228 khuyến cáo của Chester Bowles. Chester Bowles tuyên thệ nhậm chức (i) Tân đại sứ Hoa Kỳ F.Nolting

Đại sứ F. Nolting tới Sài Gòn từ đầu tháng 05/196. Đây là một đại sứ trẻ tuổi nhất của Hoa Kỳ (49 tuổi) so với những đại sứ khác của Hoa Kỳ từ trước tới nay. Cố vấn thân cận của TT Kennedy là Walt Rostow đã quen biết với F.Nolting từ lâu góp ý rằng tân TT sẽ thấy Nolting là một nhân vật cứng rắn hiếm có và chí khí. Trong tháng đầu tiên trong chức vụ đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, Nolting rất trọng vọng TTVNCH nhưng cũng tự chế có và e dè đối với khả năng lãnh đạo của ông Diệm. Tháng 07/1961, Nolting phúc trình rằng Tổng Thống VNCH cần phải nỗ lực cãi tiến tối đa trong cuộc chiến để lấy lại

VSTK - 4186


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

niềm tin của nhân dân và nếu Ông Diệm không thực hiện được như vậy thì quân đội hoặc là CS sẽ lật đỗ Ông ấy. Trong phúc trình nầy, tân đại sứ Hoa Kỳ cho biết ông không muốn bày tỏ nhận định của mình một cách công khai tách bạch và sẽ tiếp tục đường lối đối xử như thế trong suốt nhiệm kỳ đại sứ của mình ở Sài Gòn để tránh không làm cho chính quyền VNCH mất tinh thần và bị mất mặt đối với nhân dân trong nước và dư luận ở ngoại quốc. Viên chức nầy viết rằng Hoa Kỳ cố gắng trợ giúp tạo lập một tình hình tâm lý mới mẻ và thắng cuộc. Trong vòng tháng 08/1961, Nolting có một tầm nhìn khả quan hơn về tiến độ cãi thiện trong chính quyền VNCH. 229 (ii)Chuyến công du của phó TT Lindon Johnson sang Sài Gòn

Để yểm trợ cho chính sách mới hữu nghị và xoa dịu nỗi lo âu ở khắp vùng Châu Á đối với sự thất thế của Hoa Kỳ đối với CS trong vụ giải quyết cuộc khủng hoảng ở Lào vi e sợ rằng Hoa Kỳ cũng sẽ lại tiếp nối bỏ rơi các quốc gia khác trước hiểm họa nhuộm đỏ của CS, TT Kennedy đã cử nhiệm phó TT L.B. Jonhson sang Sài Gòn và nhiều thủ đô khác của một số quốc gia Á Châu như Hong Kong, Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Sự có mặt của nhân vật đứng thứ nhì của cường quốc Hoa Kỳ ở Sài Gòn là biểu hiện của sự gia tăng tín nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ đối với chế độ của ông Diệm trong việc ổn định tình hình ở miền Nam Việt Nam như là một trái độn ngăn chận CS lan tràn xuống khắp vùng Đông Nam Á Châu. Với giác thư đề ngày 12/04/1961 của cố vấn Walt Rostow, chính quyền của TT Kennedy khởi sự dự trù cho cuộc thăm viếng Việt Nam nầy của phái đoàn chánh phủ Hoa Kỳ do phó TT Johnson cầm đầu như là để tham dự lể nhậm chức nhiệm kỳ II nhiệm kỳ II của TT Ngô Đình Diệm sẽ được tổ chức vào ngày 29/04/196. Tuy nhiên sự dự trù nầy không thể thực hiện ngay được và phải đợi mã cho đến ngày 12/ 05/1961 thì phái đoàn Hoa Kỳ do phó TT Johnson cầm đầu mới khởi sự chuyến thăm viếng hữu nghị các nhà lãnh đạo Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam Cộng Hòa nhằm tìm hiểu sự thật và trấn an các quốc gia nầy rằng chính sách và đường hướng của Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng ở quốc Gia Lào không nhất thiết là Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi các quốc gia khác vở vùng Đông Nam Á.230

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Tài liệu lưu trữ hiện hành của Tòa Bạch Ốc hầu như là không nói ra được điều gì nhiều hơn so với những tập hồi ký được công bố về chuyến viếng thăm VNCH của phó TT Johnson. Qua những công điện do đại sứ Nolting từ Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Đốn, hiện nay người ta biết được rằng trong một buổi tiệc chiêu đãi ăn tối do đại sứ Nolting khoản đãi, phó TT Johnson có nêu ra với TT Diệm vấn đề Hoa Kỳ có thể đưa quân đội Hoa Kỳ tham chiến trực tiếp bên cạnh quân lực VNCH cùng với việc ký kết một hiệp ước song phương VNCH-Hoa Kỳ sau khi Johnson nghe ông Diệm đề cập đến việc CS thắng thế ở quốc gia Lào rất có thể sẽ gây ra nhiều vấn nạn cho VNCH. Người ta biết TT Diệm đã đáp ứng rằng VNCH chỉ muốn các lực lượng quân đội Hoa Kỳ sẽ VSTK - 4187


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

tham gia chiến đấu khi nào CS miền Bắc Việt Nam công khai xâm lăng miền Nam VNCH và VNCH cũng thấy không cần phải có một hiệp ước song phương. Đến nay người ta cũng chưa biết phó TT Johnson có hay không có được sự ủy quyền TT Kennedy để tuyên bố như thế nào nếu như TT Diệm đáp ứng một cách khẳng định về vấn đề Hoa Kỳ đưa quân vào miền Nam do phó TT Hoa Kỳ xướng xuất. Có thể là Johnson sẽ cố gắng làm cho ông Diệm ngã lòng nếu ông Diệm rất mong muốn chuyện đó xảy ra hoặc là Johnson sẽ đưa ra một số để nghị đặc biệt nào đó với một bản chương trình thực thi. Không thể có một suy diễn vững chắc nào được rút ra từ vấn đề nầy do chính phó TT Johnson khởi xướng. Dù sao thì cũng không thể nói là Johnson táo bạo thái quá khi nêu lên vấn đề đưa quân đội vào miền Nam VNCH khi ông Diệm nêu ra sự lo âu của mình vì tình hình bất ổn ở Lào với sự thắng thế của CS Bắc Việt và Pathet Lào.231 Trước khi phó TT Johnson lên đường công du hữu nghị các nước vùng Đông Nam Á, tài liệu đã được giải mật của Lầu Năm Góc cho biết báo chí Hoa Kỳ vào ngày 05/05/1961 đã loan tin cho biết rằng Hành Pháp Hoa Kỳ đã suy xét một cách nghiêm chỉnh vấn đề đưa quân Hoa Kỳ vào miền Nam VCNCH và rằng phó TT Johnson đã là nhân vật mong đợi để bàn thảo vấn đề nầy với ông Diệm: “Simply reading the American newspapers would have told Diem that at least as of May 5, the Administration was seriously considering sending American troops to Vietnam, and that Johnson was expected to discuss this with Diem. 232

*

VSTK - 4188


KHẢO LUẬN 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

VẤN ĐỀ HOA KỲ ĐƯA QUÂN VÀO MIỀN NAM VNCH Tài liệu mật của Lầu Năm Gốc Hoa Kỳ viết rằng rất khó lượng định được mức độ gia tăng từng bước một sự rào đón về những đề nghị mạnh mẽ để quân đội Hoa Kỳ can dự vào chiến cuộc Việt Nam- đúng ra chỉ là phản ảnh của một ước vọng - và cứ để mặc cho tổng thống Kennedy tự do hành động bởi vì rất có thể là Tòa Nhà Trắng đã cổ vũ về việc nầy. Sau thất bại nếu không nói là bị muối mặt trên bình diện ban giao thế giới vì phải chịu chấp nhận một thể chế trung lập thiên Cộng tại quốc gia Lào, rồi xuyên qua các ban dự thảo trùng lập về một chương trình hành động của các chức quyền hành chánh quan yếu của Hoa Kỳ như bộ Quốc Phòng ngày 01/5/1961 và bộ Ngoại giao ngày 03/05/1961 người ta thấy rằng cả hai bộ đã hoang mang bối rối trong sự lượng định mức độ can dự của Hoa Kỳ sẽ đến mực độ nào để giữ cho toàn miền Đông Nam Á Châu khỏi phải rơi vào quỹ đạo của Cộng Sản. Vào đầu tháng 05/1961, sau một cuộc hội kiến với tổng thống Kennedy thượng nghị sĩ Fulbright trước đây thường xuyên cùng với một số hạ nghị sĩ trưởng ban quốc Hội Hoa Kỳ, chống đối việc Hoa Kỳ can dự vào vấn đề chính trị và quân sự ở vương quốc Lào thì nay lại tuyên bố rằng ông ta ủng hộ đưa quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam và Thái Lan Ngay ngày hôm sau, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã được triệu tập ngay để bàn thảo về những bước cần thiết để bảo vệ Thái Lan Và Việt Nam. Trong khi Hội Đồng ANQG Hoa Kỳ đang bàn thảo thì Tổng Thông Kennnedy đã mở một cuộc họp báo vào buổi trưa cùng ngày để công bố việc cử phó Tổng thống Johnson đi thăm viếng nhiều quốc gia ở Á Châu. Nhân dịp nầy, Tổng thống Kennedy đã trả lời phỏng vấn của báo chí như sau: Hỏi: Thưa ngài Tổng thống, có những lời báo cáo rằng Ngài cần phải chuẩn bị để đưa lực lượng quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam nếu thấy cần thiết để ngăn ngừa Cộng Sản xâm lược quốc gia nầy. Ngài Tổng thống có thể cho chúng tôi biết có đúng như thế hay không và còn có những mưu định nào khác cho quốc gia đó? Trả lời: Sự việc là như thế nầy, chúng ta đang có một nhóm làm việc trong chính quyền và một Hội đồng An ninh đang họp bàn về các vấn đề đang xảy ra ở Việt Nam gây ra bởi bộ đội du kích và sự trở ngại mà chính phủ Hoa Kỳ hiện nay đang gặp phải. Vấn đề quân đội (Hoa Kỳ) - xuất phát từ việc chúng ta sắp sửa thực hiện sự trợ giúp cho Việt Nam giữ vững nền độc lập của họ- chỉ là một chủ đề đang được cứu xét. Có nhiều vấn đề khá trọng đại cần được chờ đợi cho đến khi đã được tham khảo với chính phủ mà cho tới hiện nay là một trong những chủ đề mà phó Tổng thống Johnson sẽ nêu lên với chính quyền VNCH xem những bước nào cần thiết để áp dụng : 233 Sau chuyến công du sang Sài Gòn và nhiều thủ đô khác trong vùng Á Châu, phó TT Johnson khuyến cáo TT Kennedy rằng tác động của chính sách của Hoa Kỳ ở quốc gia Lào thật là trầm trọng nhiều hơn là Hoa Thịnh Đốn đã tưởng. Đối với những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á Châu thì khả năng đi theo khuynh hướng thân Hoa Kỳ của họ đã bị suy giảm rất nhiều. Mặc dù chuyến công du của Phó TT Johnson đã ngăn chận VSTK - 4189


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

lại sự suy giảm niềm tin của dân chúng Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ rất khó có thể hàn gắng lại được những gì mà Hoa Kỳ đã bị mất mác từ hai cuộc khủng hoảng ở Cuba và vương quốc Lào ngoại trừ khi nào Hoa Kỳ lưu tâm đến sự khuyến cáo của các nhân vật lãnh đạo trong vùng Á Châu rằng phải thể hiện ngay bằng hành động thực sự chứ không phải chỉ bằng lời nói suông. Phó TT Johnson tán thành mạnh mẽ việc Hoa Kỳ cần phải trợ giúp VNCH và các quốc gia chống Cộng Sản trong vùng Đông Nam Á Châu. Hoa Kỳ cần phải gìn giữ mối liên hệ đồng minh với các lãnh thổ chính yếu ở Á Châu nếu không thì các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ ở vùng nầy sẽ bị đe dọa, mất an ninh và lúc đó Hoa Kỳ sẽ phải rút lui sự phòng thủ của mình về San Francisco xây dựng thành quách phòng thủ theo kiểu cách của Hoa Kỳ. Johnson khuyến cáo : “The basic decision in Southeast Asia is here. We must decide whether to help these countries to the best of our ability or throw in the towel in the area and pull back our defenses to San Francisco and "Fortress America" concept.” Theo kết luận của Johnson thì các nhà lãnh đạo Á Châu vào lúc nầy không muốn mà cũng không yêu cầu quân đội của Hoa Kỳ can dự trực tiếp tại vùng Đông Nam Á Châu nhưng họ chỉ muốn Hoa Kỳ giữ vai trò huấn luyện quân sự mà thôi. Hoa Kỳ cần phải tế nhị nhận định rằng không có một cựu thuộc địa nào ở Á Châu muốn quân đội người Tây phương ở Âu Châu hay ở Mỹ Châu quay trở lại xứ sở của họ. 234 Vào thời điểm nầy, những người Việt Nam đã trưởng thành ở phía dưới vĩ tuyến thứ 17 đều được nghe tin đồn rằng Tổng Thống Diệm đã cực lực “bác bỏ” việc Hoa Kỳ đòi hỏi để cho quân đội của họ đỗ bộ vào miền Nam, bởi vì nếu làm như thế thì chính nghĩa Quốc Gia của Việt Nam Cộng Hòa sẽ không còn nữa và càng gây thêm cớ tội để cho CS miền Bắc tuyên truyền xuyên tạc khẩu hiệu “Mỹ-Diệm” hay là “Ngô Đình Diệm là tay sai của đế quốc xâm lược Mỹ”235 . Theo Lầu Năm Gốc Bộ Quốc Phòng thì lúc bấy giờ không có một loại văn thư lưu trữ nào đề cặp tới dư luận quần chúng về chuyến công du của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ L..B. Johnson. Bộ Quốc Phòng Nguồn ảnh: J.Rust, Kennedy in Vietnam: chỉ dựa vào một công điện của đại sứ Hoa Kỳ F.Nolting cho biết rằng có khả năng là quân đội Hoa Kỳ được đưa sang miền Nam Việt Nam và một thỏa hiệp song phương đã được đề cặp tới khi TT Diệm nêu lên nhiều mối nguy cơ cho Việt Nam Cộng Hoa xuất phát từ sự kiện Cộng Sản làm chủ Vương Quốc Lào. Cũng xuyên qua công điện của Nolting đại sứ Hoa Kỳ cạnh chính quyền VNCH hiện bấy giờ, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ biết rằng TT Diệm chỉ muốn quân đội Hoa Kỳ sẽ can dự trực tiếp vào miền Nam Việt Nam trong trường hợp CS Bắc Việt xâm lăng một cách công khai vào lãnh thổ VNCH và TT Diệm cũng không lưu tâm đến một Hiệp Ước Song Phương giữa VNCH và Hoa Kỳ.236 Phó T.T HOA KỲ tin rằng những cuộc hội kiến của minh với T.T Diệm cũng như với các nhà lãnh đạo khác ở Đông Nam Á và Á Châu đã chận đứng tình trạng mất tin tưởng đối với Hoa Kỳ không lan rộng thêm nữa nhưng không nhờ thế mà có thể phục hồi lòng tin tưởng mà các nhà lãnh đạo nầy đã đặt lên lên những cam kết của Hoa Kỳ từ trước cho đến lúc bây giờ. Trong lúc Phó T.T Johnson thực hiện chuyến công du Đông Nam Á thì T.T Kennedy chuẩn phê rõ ràng một số biện pháp về quân sự, chính trị, kinh tế, tâm lý và những hoạt động bí mật nhằm để chận đứng sự xăm lăng của CS Bắc Việt và nhằm để tạo dựng cho miền Nam Việt Nam của VNCH có thể tồn tại và thăng tiến tình trạng dân chủ tại miền đất nầy. Theo tiêu chuẩn mới nhất đối với những sự can dự của Hoa Kỳ thì những bước quân sự chỉ được chuẩn nhận một cách chừng mực khiêm nhường: tăng cường 100 nhân sự cho Ban Cố Vấn Quân Sự MAAG (Military Assistance Advisory Group) song song với việc triển khai thêm 400 quân binh Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces). Ngoài ra TT. Kennedy còn chỉ thị cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ xác định tầm mức và thành phần những lực lượng quân sự thích hợp hơn hết để điều động sang miền Nam Việt Nam nếu cần. VSTK - 4190


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Theo một loạt đề nghị của Phó T.T Johnson, ngày 09/06/1961, T.T Ngô Đình Diệm gửi một văn thư đến T.T Kennedy để liệt kê những nhu cầu cấp thiết nhất, một việc làm mà trong một bức thư trước đây ông Diệm đã biểu lộ một cách “khích bác” rằng “mặc dù rất cảm kích thái độ nhân từ của Phó T.T Johnson nhưng bản chức không quen xin xỏ những yêu cầu theo ý riêng của mình”. Vì e sợ áp lực nguy hiểm của CS đè nặng ở miền Nam Vương quốc Lào, T.T Diệm đã yêu cầu gia tăng thêm 100,000 cho quân lực VNCH mà theo sự ước lượng của Ông thì Hoa Kỳ sẽ phải chi viện thêm 175 triệu đô la đồng thời Ông cũng yê cầu TT.Kennedy tăng cường một cách đáng kể nhân sự của phái Bộ Cố Vân Quân Sự Hoa Kỳ hiện giờ. Tổng Thống Kennedy trì hoãn đáp ứng những yêu cầu nầy của T.T Diệm bằng cách trả lời rằng “Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đang khẩn trương cứu xét những thỉnh cầu của Ông Diệm”.237 *

12

VSTK - 4191


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11

4.4 TÌNH HÌNH NGHIÊM TRỌNG ĐE DỌA VNCH VÀ PHÁI BỘ MAXWELL TAYLOR

(i) Tình hình đe dọa VNCH

a) Phúc Trình E. Lansdale Trước ngày TT Hoa Kỳ đắc cử J.F Kennedy tuyên thệ nhậm chức, tướng tình báo Edward Lansdale đã được chính quyền Hoa Kỳ/Bộ Quốc Phòng vừa mới mãn nhiệm phái đi công cán sang miền Nam Việt Nam để lượng định tình hình chính trị , quân sự và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 02 đến 14/01/1961. Khi trở về Hoa Thịnh Đốn, Lansdale đã gửi một giác thư đến thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tường trình kết quả chuyến đi công cán của mình trong đó có phần phúc trình về vấn đề an ninh được trích dẫn như sau: ..... - Nguy cơ Cộng Sản đe dọa.

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

“Bản chức đã phải sửng sốt khi cùng với các nhân viên mật vụ Mỹ-Việt nhìn lên bản đồ để lượng định tình hình và chính ngay cả TT Diệm cũng phải bàng hoàng. Hiện giờ Việt Cộng chiếm ưu thế lớn tại vùng I, vùng V và bị phát hiện được tại nhiều vùng khác theo các ước đoán được đánh dấu trên bản đồ. Lực lượng bộ đội Cộng Sản mà bản chức được biết qua nhiều sự suy đoán có thể là từ 3,000 đến 15,000. Theo ước đoán của bản chức thì con số 15,000 là gần sát hơn hết và chỉ có chính quyền Hà Nội mới biết rõ một cách đích xác. “Lực lượng bộ đội Việt Cộng được ước đoán như thế tự nó không làm cho bản chức bị sửng sốt. Điều sửng sốt của bản chức chính là vì có hàng ngàn người Cộng Sản được rèn luyện theo kỹ luật và tốt nghiệp chuyên khoa “quân đội vô sản” đã có thể xâm nhập vào vùng màu mỡ nhất của miền Nam Việt Nam và giành được quyền kiểm soát hầu hết vùng nầy ngoại trừ những vùng hành lang chật hẹp được bảo vệ bằng những cuộc hành quân và một số địa điểm trọng yếu ở địa phương do các lực lượng bán quân sự trung thành (Dân Vệ và Bảo An) tự đảm trách những hoạt động chống du kích hoặc ở những nơi mà dân làng làm ăn kề cận với quân đội VNCH. “Việt Cộng đang giữ thế chủ động và kiểm soát phần lớn lãnh thổ từ vùng rừng núi ở Cao Nguyên phía Bắc Sài Gòn xuấn tận đến Vịnh Thái Lan ở phía Nam ngoại trừ vùng đô thị lớn Sài Gòn-Chợ Lớn. Đâ là “rỗ bánh mình” của cả nước Việt Nam vì là vùng trồng vùng đa số lúa gạo và cao su. “Khác với Phi Luật Tân hay Mã Lai, nơi mà Cộng sản không có thể xâm nhập biên giới và như vậy lài hai nơi nầy chỉ phải đối phó với vấn đề an ninh nội chính mà thôi. Những đường ranh biên giới của Việt Nam thì dài và có những vùng đất rất khó kiểm soát nhất thế giới. Hiển nhiên là đa số Việt Cộng xâm nhập trừ phí biên Giới Cao Miên, đặc biệt là từ tình Swayrieng. Vùng Nam Lào cũng được báo cáo là vùng gia tăng Cộng Sản dưới con mắt làm ngơ của chính quyền Liên Hiệp CS vương quốc Lào RLG (Royal Lao Government) và được báo cáo là hiện thời đang gia tăng xâm nhập vào Việt Nam. ...... - “Có một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ đấu tranh tâm lý chống chính quyền Việt Nam Tự Do do Cộng Sản chủ xướng. Chiến dịch nầy không phải chỉ được tiến hành một cách cố định từ đài phát sóng mạnh ở Hà Nội được tiếp liên từ phía bên kia biên giới nước Cao Miên để được phát sóng rõ ràng hướng VSTK - 4192


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

về bên trong lãnh thổ Nam Việt Nam, nhưng lại còn có một chiến dịch tuyên tuyên truyền khuấy động tại chỗ bởi các bộ nằm vùng. Một phần của chiến dịch tuyên truyền chiến tranh tâm lý nhắm vào quan binh Hoa Kỳ đặc biệt là Phái Đoàn Cố vấn Quân Sự Hoa Kỳ MAAG, đồng điệu với chiến dịch tuyên truyền câm thù đế quốc Hoa Kỳ của Cộng Sản Trung Quốc. Bản chức không có thời gian hay phương tiện để thẫm định hậu qua của chiến dịch tuyên truyền chiến tranh tâm lý nầy vốn đã được kéo dài kể từ nhiều năm qua.”238

b) Bản Lượng Định của Cục Tình Báo NIE 50—61 ngày 28/03/1961 Tiếp theo, ngày 28/03/1961 Bản Lượng Định Cục Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ số 50-61 /National Intelligence Estimate (NIE 50-61) phúc trình với Tòa Bạch Ốc rằng : “Mặc dù an ninh nội chính miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đang xuống đến một mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, CS chưa có cơ may nhiều hơn để chiếm lấy miền miền Nam ngay vào lúc nầy hoặc vào năm tới giống như sự việc đã xảy ra ở vương quốc Lào.” Cũng theo lượng định của bản phúc trình nầy thì “chính phủ của Ông Diệm đang gặp khó khăn vì số lượng gia tăng lực lượng bộ đội du kích Việt Cộng cũng như tình hình bất mãn sâu rộng của dân chúng đối với chính quyền của Ông Diệm.” Bản lượng nầy còn đưa ra một ước đoán rất đáng lo ngại rằng mặc dù Ông Diệm thoát được cuộc đảo chính vào tháng 11/1960 vừa rồi nhưng những phần tử không CS chống chính quyển của Ông Diệm vẫn manh nha thực hiện một cuộc đảo chính khác có thể là nội trong vòng năm tới đây. 239 c) Tường trình của Trưởng Đoàn Cố Vấn Quân Sự (MAAG) C.McGarr Ngày 24/04.1961 trong một buổi hợp lần I tại Bộ Quốc Phòng của Lực Lượng Công Tác của Tổng Thống (Presidential Task Force), tướng Lionel C.McGarr trưởng đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ MAAG trong khi tường trình về tình hình ở Việt Nam đã nhấn mạnh rằng cuộc chiến ở đây đã trở thành tồi tệ và ác liệt và rằng thương vong đã quá mức. Cộng sản đang có gắng củng cố các khu an toàn ở vùng thôn quê và trong năm 1960 Việt Cộng đã gây rối trung bình mỗi tháng khoảng 505 đợt và lên đến mức cao nhất là trong tháng 09/1960. Trong tháng ba năm 1961 đã tăng lên đến 650 đợt gây rối . . ..Năm 1960 chính quyền VNCH đã phải gánh chịu thiệt hại thương vong. Những con số báo cáo nầy do chính quyền VNCH cung cấp nhưng được xem như là khá chính xác. Hiện nay có thể ước định có khoảng 42% lãnh thổ miền Nam do chính quyền VNCH kiểm soát phần lãnh thổ còn lại đang bị Việt Cộng kiểm soát với nhiều mức độ khác nhau.. Theo tướng McGarr thì Hoa Kỳ phải có cách giả quyết về mặt quân sự trước tiên hơn là chỉ giải quyết vấn đề tâm lý, kinh tế và những lãnh vực khác.240 Xét về mặt đối lập rộng rãi về chế độ và chính sách cai trị độc diễn của Ông Diệm thì rất ít hy vọng rằng sẽ có được bất cứ những cãi cách nào có thu hút được sức mạng cua khối quần chúng cách mạng. Cho dù có cải cách bằng cách nới rộng nền tảng chính trị của chế độ, điều mà Ông Diệm nhất định sẽ VSTK - 4193


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19 20 21 22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

không đồng ý, hoặc là áp dụng chương trình kế hoạch chống nổi dậy một cách ác liệt, điều mà dân chúng không mong muốn nhiều lắm cho nên họ sẽ không ủng hộ, thì đối chính quyền Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn việc áp dụng phương sách cải cách không phải là một con đường đưa đến chiến thắng Cộng Sản. Tuy nhiên, mục tiêu của Hoa Kỳ hiện giờ là phải thắng và vì thế TT.Kennedy trong buổi họp nội các vào ngày 20/04/196 mới chỉ thị cho thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Roswell Gilpatric soạn thảo một kế hoạch thắng lợi. Bản phúc trình của nhóm lực lượng nầy phải được đệ trình lên TT Hoa Kỳ trong vòng một tuần sau khi thành lập. 241 Bản kế hoạch nầy chú trọng đến 2 điểm quan trọng: 1) Đánh giá tình trạng hiện giờ và những khả năng mà Cộng Sản đang tiến bước để xâm lăng Nam Việt Nam. 2) Đề xuất một loạt hành động (quân sự, chính trị hay kinh tế công khai hay che đậy) nhằm để ngăn chận Cộng Sản xâm lăng quốc gia nầy. (iii)

- Lực lượng Công Tác Gilpatric

Gilpatric đã tổ chức một lực lượng công tác liên bộ bao gồm đại diện các bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Cục Trung Ương Tình Báo, Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế, Cơ Quan Thông Tin và Văn Phòng Tòa Bạch của Tổng Thống và tướng Edward Lansdale được chỉ định làm Sĩ Quan Điều Hành. (under the Chairmanship of Deputy Secretary of Defense Gilpatric. Among those present were Mr. Nitze, RAdm. Heinz, General Lansdale, Col. Black and Col. Flesch from the Defense Department. Messrs. Fitzgeraldand Colby, CIA; Ambassador Young and General McGarr, Chief MAAG, VietNam)

Nhóm Lực Lượng Công Tác Việt Nam do Gilpatric chủ nhiệm đã soạn thảo xong đúng kỳ hạn bản kế hoạch và được đưa ra thảo luận tại buổi họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ ((HĐANQG) vào ngày 27/04/1961 nhưng không được chú tâm nhiều vì tình hình sôi sụt đang xảy ra tại Vương Quốc Lào và Trưởng Đoàn Lực Lượng Công Tác Gilpatric chỉ có thể trình bày vắng tắt một số đề nghị trong bản phúc trình gọi là “gia tăng tốc độ một cách ôn hòa” việc thi hành Kế Hoạch Chống Nổi Dậy đã được chuẩn phê trước đây chẳng hạn như tăng gia chừng mực lực lượng quân sự và bán quân sự VNCH chính yếu là để ổn định vùng nông thôn, không tạo áp lực buộc Ông Diệm phải cải cách trên bình diện chính trị và hành chánh. Trong một giác thư mật được gửi riêng cho TT Kennedy, Gipatric còn có thêm đề nghị rằng sau khi bản phúc trình kể trên được thông qua thì cần phái ngay tướng Landsdale sang Việt Nam để hội kiến với các cấp lãnh đạo Việt-Nam và Hoa Kỳ ở đó và đề xuất thêm những khuyến cáo khác để thi hành hành công tác. Trong khi đó thì các thành viên Hội Đồng Ninh Quốc Gia HĐANQG lại yêu vầu Gipatric sửa đổi bản kế hoạch cho phù hợp với sự những biến chuyển mới nhất hiện giờ tại quốc gia Lào và TT Kennedy lại chỉ thị cho Gilpatric thêm bớt những sửa đổi cần yếu để trình lại cho HĐANQG trong kỳ hạn hai ngày sắp tới. 242

VSTK - 4194


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

Ngày 29/04/1961 HĐANQG Hoa Kỳ lại họp để cứu xét Bản Kế Hoạch đã được nhóm Lực Lượng Công Tác Gilpatric sửa đổi và có thêm vào một phụ bản/Annex về vấn đề quốc gia Lào hiện giờ. Bàn đi, bàn lại rốt cuộc TT Kennedy lại phải chỉ thị cho Gilpatric và nhóm Lược Lượng Công Tác sửa đổi thêm 243 cho phù họp với những “đòi hỏi” của các thành viên HĐANQG . Có một hiện tượng tranh giành quyền chỉ đạo chủ chốt giữa các viên chức cao cấp Dân Sự và Quân Sự trong HĐANQG Hoa Kỳ đặc biệt là giữa bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng. Và do đó cứ phải bàn đi tính lại, sửa tới, sửa lui Bản Kế Hoạch của Gilpatric. Mã đến ngày 06/05/1961 nhóm Lực Lượng Công Tác Nam của Gilpatric mới tu chỉnh xong bản Kế Hoạch Dự Thảo lần cuối cùng của họ và đệ trình TT Kennedy duyệt y. Trong giác thư đệ trình Bản Dự Thảo cuối cùng nầy, Gilpatric viết: 244 Tham chiếu những quyết định của TT trong buổi họp Hội Đồng Nội Các Chính Phủ ngày 20/04 (1961) bản chức trình lên HĐANQG để phê chuẩn một Chương Trình Hành Động Ngăn Chận Cộng Sản Thống Trị miền Nam Việt Nam , kèm theo và nới rộng những phạm vi hoạt động của Lực Lượng Hành Động Về Việt Nam trên vùng nầy. Chương Trình nầy đã được soạn thảo bởi một Lực Lượng Công Tác bao gồm những đại diện của các bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng, cùng với bộ Ngân Khố (Tài Chánh), Cơ quan Trung Ương Tình Báo (CIA), Cục Thông Tin Hoa Kỳ (USIA), Cơ Quan Hợp Tác Hành Pháp Quốc Tế (ICA) và Đổng Lý Văn Phòng (Bí Thư) Tổng Thống. Ngoài ra Lực Lượng Hành Động cũng tiếp nhận được những khuyến cáo hữu ích từ bộ Tham Mưu Quân Đội Liên Hợp (JSC) và Chỉ huy trưởng Cơ Quan Cố Vấn Quân Sự (MAAG) ở Việt Nam. Tân Đại sứ Hoa Kỳ cạnh VNCH cũng góp phần vào việc soạn thảo. Vì thời hạn ít ỏi ấn định cho việc soạn thảo Chương Trình, Lực Lượng Công Tác không thể khai triển chương trình đầy đủ chi tiết. Tuy nhiên, Chương Trình bao gồm một loạt hành động tương hổ về mặt chính trị, quân sự, kinh tế, tâm lý và hàm chứa tính cách có thể sàng lọc theo định kỳ dự trên nền tảng của những khuyến cáo bổ xung của Đại sứ Hoa Kỳ trong phạm vi (hoạt động). Sau khi thực hiện xong Bản Chương Trình nầy, tướng E.G.Lansdale của Không Lực Hoa Kỳ, người đã được chỉ định làm Sĩ Quan điều hành thao tác của Lực Lượng Công Tác, sẽ tiến hành công tác sang Việt Nam ngay sau khi Bản Chương Trình đã được Tổng Thống chuẩn phê. Trong khi theo sát ngay tại hiện trường những bàn thảo với các chức sắc Hoa Kỳ và Việt Nam, viên chức sĩ quan nầy sẽ báo trình lên Giám Đốc Lực Lượng Công Tác những đề xuất áp dụng cho quá trình hoạt động yểm trợ cho văn bản đính kèm Ngài TT sẽ được yêu cầu cho ý kiến về mọi thay đổi trong khi thực hiện chương trình nầy và sẽ được cung cấp những phúc trình về tình trạng thích đáng của những hoạt động. Bởi vì sự ủy nhiệm soạn thảo Chương trình nầy đã thực hiện xong, bản chức đề nghị giải thể Lực Lượng Công Tác. Những đề xuất sắp xếp để thi hành chương trình nầy được liệt kê ra trong văn bản đính kèm. Ký tên Roswell.L.Gilpatric Lực Lượng Hành Động Gilpatric.

VSTK - 4195


1

(iv)

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

– Giác thư số 52 Công Tác An Ninh Quốc Gia / National Security Action Memorandum (NSAM) No. 52 của Tòa Bạch Ốc.

Ngày 11/05/1961, sau khi duyệt xét các đề xuất của Lực Lượng Công Tác Girpatric, TT Kennedy đã phê chuẩn đề án Chương Trình Công Tác nhưng hoãn lại khoản đề nghị đưa quân đội Hoa Kỳ tham chiến trực tiếp ở Việt Nam và với điều kiện là Chương Trình Công Tác Gilpatric có thể được tu chỉnh bởi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ. Cùng ngày, phụ tá đặc biệt của Tổng Thống về các Vấn đề An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ McGeorge Bundy (Thường nd9u7o75c so sánh như là “ một Kissinger của TT Kennedy) đã soạn thảo và phát hành một Giác Thư gọi là Công Tác An Ninh Quốc Gia số 52/National Security Action Memorandum (NSAM- No.52) mà nội dung gồm có nhiều quyết định chính yếu về Việt Nam Kenndy và có thể xem như là một Sự Vụ Lệnh của TT Kennedy gửi đến tất cả các giới chức có trách nhiệm thi hành Chương Trình Công Tác Gilpatric. Những quyết định chính yếu nhất có thể tóm lược như sau:245 1. Mục tiêu của Hoa Kỳ là ngăn ngừa Cộng Sản thống trị miền Nam Việt Nam. 2. Tổng Thống chỉ thị rằng cần phải đánh giá lại sự thiết thực trong chương trình gia tăng quân số của Quân Lực VNCH từ 170,000 lên 200,000 song song với sự đánh giá về mối liên hệ của sự gia tăng nầy về mặt chính trị và tài chánh. 3. Chỉ thị Bộ Quốc Phòng ước lược tầm mức và thành phần các lực lượng quân sự Hoa Kỳ cần thiết trong trường hợp các lực lượng nầy phải tham chiến ở Việt Nam. 4. Hoa Kỳ sẽ mưu cầu cho được sự gia tăng niềm tin của TT Diệm. 5. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam được phép bắt đẩu thương thảo để đi đến một thỏa ước song phương với VNCH nhưng đại sứ Hoa Kỳ không được cam kết điều gì nếu chưa tham khảo ý kiến với TT Kennedy. 6. Chương Trình Công Tác Mật vụ được chấp thuận. Đặc biệt đáng chú ý là quyết định cuối cùng của Giác Thư NSAM-52: trước đây Lực Lượng Công Tác Đặc Nhiệm về Việt Nam do thứ trưởng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Girpatric làm chủ nhiệm và tướng không quân E.Landsdale là Sĩ quan Điều Hành Lực Lượng Công Tác nầy ở Việt Nam. Đến nay thì hai chức vụ vừa kể lại được giao phó cho các chức sắc của bộ Ngoại Giao. Điều nầy phải chăng Tướng Lansdale đã “bị cột tay cột chân” không còn có thể dựa vào bộ Quốc Phòng như trước để hành động đơn phương, đứng ngoài vòng kiềm tỏa của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam? Quyết định nầy như sau:246 “12. Finally, the President approves the continuation of a special Task Force on Vietnam, established in and directed by the Department of State under Sterling J. Cottrell as Director, and Chalmers B. Wood as Executive Officer.”

VSTK - 4196


1

2

3

Tài liệu mật của Lầu Năm Gốc Bộ Quốc Phòng đã được giải mật viết về hiện tượng tranh giành quyền chủ đạo giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng như sau: Ngày 3 tháng 5 năm 1961 Bộ Ngoại Giao (George Ball) Duyệt xét lại Phúc Trình của Lực Lượng Công Tác Mô tả:

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

Bản dự thảo nầy rất khác biệt với bản dự thảo nguyên thủy. Vai trò của Lansdale bị loại bỏ; Lực Lượng Công Tác Gilpatric-Lansdale được thay thế bởi một nhóm nhân vật mới do Ball làm thủ trưởng hiện lúc nầy đang giữ chức vụ Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao. (Lansdale phản ứng bằng “một đề nghị quyết liệt” rằng Bộ Quốc Phòng đứng ngoài hàng ngũ điều hành do bộ Ngoại Giao đề nghị và nói rằng sự thực hành và lý thuyết hành động của Hoa Kỳ trong quá khứ, điều mà Bộ Ngoại Giao có biểu hiện muốn tiếp tục như thế, thì đơn giản là nó không cung ứng một nền tảng có cơ sở để chiến thắng. . .”) Mục Chính trị của bản phúc trình đã được do Bộ Ngoại Giao viết lại, đề nghị của Bộ Quốc Phòng là Hoa Kỳ phải tỏ rõ quyết tâm can thiệp đơn phương nếu cần để cứu vãng miền Nam Việt Nam khỏi chế độ Cộng Sản dã bị thay thế bằng đề nghị khai thác một thỏa ước dàn xếp song phương với (Ông) Diệm (Những dàn xếp có thể có ý nghĩa là can thiệp chống đánh du kích nhưng có thề hàm ý là chỉ can thiệp chống lại sự tấn công của Viện Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

23 24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

. . . . . .Một cách toàn bộ thì sự duyệt xét lại của bộ Ngoại Giao là cố gắng hạ thấp tinh cách gay gắt trong những sự cam kết được gợi ra với Việt Nam theo phiên bản phúc trình của bộ Quốc Phòng.247

Ngày 11/05/1961, trong khi Phụ tá đặc biệt của TT Kennedy ở Tòa Bạch Ốc McGeorge Bundy phát thảo bản Giác Thư NSAM số 52, Phó TT Hoa Kỳ L.B. Johnson cũng đã tới Sài Gòn. Mục đích và kết quả của chuyến công du nầy của PTT Johnson như đã được trình bày nơi các trang trước . Ngày 13/05/1961, PTT Johnson cùng với TT Diệm ký kết một bản Thông Cáo Chung trong đó Hoa Kỳ cam kết ủng hộ VNCH và TT Diệm chống lại cuộc nổi dậy của Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam.

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Sáu ngày sau, ngày 19/051961, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ/NSC chuẩn nhận toàn thể bản phúc trình của Lực Lượng Công Tác Gilpatric không cần có một tu chỉnh nào và Ghi chú rằng Giác Thư NSAM số 52 không yêu HĐANQG tu chỉnh bản phúc trình vừa kể: “At its meeting on May 19, the National Security Council noted that National Security Action Memorandum No. 52 required no revision.”248 (iii)

Công Hàm ngày 09/06/1961 của TT Ngô Đình Diệm gửi TT Kennedy

Như đã đề cặp nơi phần viết về chuyến công du của phó TT Hoa Kỳ Johnson sang Sài Gòn, TT Diệm đã được yêu cầu liệt kê những nhu cầu cần VSTK - 4197


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

yếu về mặt quân sự cho VNCH để Hoa Thịnh Đốn cứu xét nhưng Ông Diệm đã viết một văn thư ngắn gửi TT Kennedy vào ngày 15/05/1961 do Phó TT Johnson trao tay cho TT Hoa Kỳ để trả lời một cách khách sáo rằng “… đặc biệt là Chúng tôi không có thói quen xin xỏ những nhu cầu theo ý riêng của mình.” Tuy nhiên, một Công Hàm Ngoại Giao của TT Ngô Đình Diệm đề ngày 09/06/1961 được giao cho Bộ Trưởng phủ Tổng Thống, kiêm Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng và lúc bấy giờ tạm nhiệm chức Bộ Trưởng Đặc Nhiệm Phối hợp An ninh của TT Diệm là Nguyễn Đình Thuần mang theo trong chuyến công du 6 ngày của viên chức nầy sang Hoa Thịnh Đốn và trao tay cho TT Kennedy ngày 14/06/1961. Trong công hàm nầy, TT Diệm đề nghị gia tăng quân lực VNCH lên đến 270,000 người gần gắp đôi con số 150,000 người đã được chấp thuận vào đầu năm 1961. Đề nghị gia tăng quân số của TT Diệm là một yêu cầu to lớn bởi vì mãi cho tới cuối tháng 04/1961 Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn mặc cả với nhau về việc gia tăng đợt đầu tiên 20,000 quân binh.249 Sau đây là tạm dịch một số trích dẫn từ bức Công Hàm của TT Ngô Đình Diệm đề ngày 09/06/1961 trao tay gửi cho TT J.Kennedy: Tình hình . . . hiện nay đã trở nên nguy hiểm nhiều hơn ngay sau khi xảy ra biến cố ở quốc gia Lào, thái độ lập lờ nước độ của Cao Miên và sự gia tăng mức độ hoạt động gây hấn của Cộng sản Quốc Tế đang lợi dụng tối đa lợi thế đề gia tăng tốc độ xâm lược vùng Đông Nam Á Châu. Rõ ràng là một trong số những trở ngại chính yếu cho chủ nghĩa bành trướng của Cộng Sản trong khu vực nầy trên quả địa cầu chính là Quốc Gia Việt Nam Tự Do bởi vì với sự trợ giúp vững chắc của Ngài, Chúng tôi kiên quyết chống đối chủ nghĩa bành trướng đó bằng tất cả mọi năng lực của Chúng tôi. Hậu quả là hiện nay và từ nay trở di, Chúng tôi trở thành mục tiêu trước hết để cho Cộng sản nhắm vào để đạp đỗ bằng mọi giá. Sự chồng chất khổng lồ vật dụng chiến tranh của Liên Sô cung cấp cho Bắc Việt theo nhận định của những nhà quan sát quốc tế là nhắm vào miền Nam Việt Nam hơn là nhắm vào nước Lào. Chúng tôi nhận thức được mật cách rõ tình hình nguy hiểm đó nhưng bản chức muốn lập lại với Ngài ở đây, với danh nghĩa của bản chức và với danh nghĩa của toàn thể nhân dân Việt Nam, tinh thần bất khuất của Chúng tôi sẽ thắng. Ngày 02/05, hội đồng tướng lãnh của bản chức đã họp nhau để lượng định tình hình hiện tại và xác định những điều cần yếu mà Việt Nam Cộng Hòa cần phải đáp ứng với tình hình nầy. Sự đánh giá khách quan của các tướng lãnh nầy cho thấy rằng tình hình quân sự hiện giờ chỉ có lợi cho Cộng sản và rằng hầu hết các lực lượng quân đội của Việt Nam đã phải tham gia chiến đấu để giữ gìn an ninh nội chính và bảo vệ 12 triệu người dân của chúng tôi. Từ nhiều tháng nay Cộng sản xúi giục một trận giặc nồi da xáo thịt đã gây ra hàng ngàn thương vong cho cả hai phía mỗi tháng. Những tài liệu tịch thu được trong một cuộc hành quân gần đây dọc theo đường số 9 từ Lào sang đến Việt Nam là bằng chứng cho thấy rằng đã có 2,860 cán binh được trang bị súng óng đã xâm VSTK - 4198


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

nhập len lỏi về phía chúng tôi trong suốt khoảng bốn tháng gần đây. Chắc chắn là con số nầy cứ tăng thêm từng ngày một. Tuy nhiên nhân dân Việt Nam đã tỏ rõ cho thế giới được thấy rằng mình sẵn sàng chiến đấu và chết vì Tự Do của mình, không đứng chung với những sự cám dỗ của chủ nghĩa trung lập và lời hứa hòa bình giã tạo đánh trống ba hoa hàng ngày của Cộng sản nhồi nhét vào lỗ tai của họ hằng ngày. Với tình hình tỏ rõ nầy, hội đồng tướng lãnh kết luận rằng lực lượng gia tăng quân số hơn 100,000 người thêm vào con số 170,000 quân hiện tại của chúng tôi là cần thiết để đối đầu với sự đe dọa xâm lược đáng ngại của Cộng sản. Sau khi tham khảo những nhận định của Hội Đồng tướng lãnh VNCH và hội ý vớ Phái đoàn Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam , Chúng tôi kết luận rằng cho dù là khởi đầu tối thiểu cho sự chống trả mối đe dọa, bây giờ cần được cung ứng 2 sư đoàn tân lập, lực lượng của mỗi sư đoàn vào khoảng 10,000 người cần được thành lập và trang bị càng sớm càng tốt. Ngày nay, ngay cả những vị thế chống trả yếu ớt của Chúng tôi dọc theo vùng phi quân sự ở phía Bắc biên giới cũng đã bị đánh lấn vào sườn bởi những lực lượng bộ đội Cộng sản đã từng triệt hạ những đơn vị đồn trú của quân đội Vương quốc Lào ở Tchepone và nhiều tỉnh thành khác ở Nam Lào. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa của Chúng tôi đang phải cật lực đảm trách những cuộc hành quân chống du kích nằm vùng và vi thế Chúng tôi không có những lực lượng đầy đủ hiệu lực để chống trả mối đe dọa đó ở vùng Nam Lào. Chính vì lẽ đó, Chúng tôi cần có ngay một sư đoàn cho vùng I Chiến Thuật và một sư đoàn cho Vùng II Chiến Thuật ít ra là để dự phòng để dự phòng cho biểu hiện chống trả những lực lượng có tầm cỡ lớn mà Cộng Sản mang đến để đánh phá Chúng tôi ở vùng biên giới Lào. Nếu không thực hiện được như thế, Chúng tôi không còn cách nào khác hơn là phải rút lui các lực lượng của Chúng tôi về phía Nam kể từ vùng Phi Quân Sự và càng phải hy sinh nhiều vùng lớn hơn cho Cộng sản. Hai sư đoàn cần được thành lập và trang bị cùng với các đơn vi tiếp vận hậu trạm ngay tức khắc ngay sau khi hoàn tất sự thành lập thực hiện việc gia tăng 20,000 quân số như đã dự trù do Ngài TT cung ứng để yểm trợ. Trong vòng năm tháng, chúng ta cần phải thành lập xong các đơn vị nầy và tiếp theo trong vòng hai năm kế tiếp chúng ta phải thực hiện thành lập một lực lượng 14 sư đoàn bộ binh, phát triển lữ đoàn quân dù lên cấp sư đoàn.. . .Nhiệm vụ của tổng số 270,000 nầy vẫn như cũ, có nghĩa là chiến thắng Cộng sản nổi dậy hiện đang gia tăng đến mức độ đẫm máu trong một cuộc nội chiến do Cộng sản gây ra từ trong phạm vi những vòng biên giới của Chúng tôi và cũng là để cung ứng một sự kháng cự đẫy lui khởi thủy của một cuộc gây hấn xâm lược từ bên ngoài trong khi Chúng tôi chờ đợi các lực lượng của khối Tự do trong tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á /SEATO đến tiếp trợ. Hiển nhiên câu hỏi đưa ra là Chúng tôi phải kéo dài mang gánh nặng bao lâu với một lực lượng quân sự cỡ lớn. Đáng tiếc là bản chức không thể dự kiến trước được những viễn tượng nhanh chóng cho vấn đề cắt giảm một lực lượng như thế một khi nó đã được thành lập; bở lẽ ngay cả trường hợp Chúng tôi có thể thành công trong việc thanh toán cuộc nổi dậy bên trong những vùng biên giới của chúng tôi thì áp lực trong vùng Đông Nam Á và sư đe dọa quân sự ngoại lai nhắm lên đất nước chúng tôi chắc rằng có thể gia tăng, bản chức e ngại rằng trước khi lực lượng đó bị cắt giảm.

VSTK - 4199


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Như thế có nghĩa là Chúng tôi phải chuẩn bị để giữ một tư thế quân sự mạnh cho một tương lai có thể biết trước nhằm để Chúng tôi không có thể trở thành một trong những yếu điểm mà thường lệ thu hút sự xâm lược của Cộng sản. Do đó, Chúng tôi sẽ tiếp tục cần đến sự yểm trợ vật chất để duy trì lực lượng đó với những yêu cầu vượt quá khả năng nền khinh tế của Chúng tôi để yểm trợ. ........ ........ Trong khi chính phủ và nhân Việt Nam sẵn sàng gánh nhận nặng nề về mặt nhân lực cần thiết để cứu nước của chúng tôi, Chúng tôi biết rõ rằng mình không thể trả nỗi chi phí về dụng cụ, huấn luyện và duy trì những lực lượng như bản chức đã đề cặp. Để có thể thực hiện cố gắng đó, Chúng tôi cần có được những sự cam kết rằng những nhu cầu tiếp tế vật chất sẽ được cung ứng.250

Hoa Kỳ kèn cựa, mặc cả, chậm chạp, kéo dài, nhỏ giọt

(iv)

1- Cuộc họp bàn Nguyễn Đình Thuần-F.Nolting ngày 08/06/1961 ở Sài Gòn

Theo báo cáo của Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam gửi về Hoa Thịnh Đốn thì mục đích của cuộc họp bàn nầy là để làm sáng tỏ vấn đề tài chánh do Hoa Kỳ viện trợ cho chính phủ VNCH dùng để chi tiêu quân sự trong hiện tại và trong tương lai, mà việc cần kíp trước mắt là tăng gia quân lực VNCH từ 150,000 lên 170,000 trong 2 năm Tài chánh 1961 và 1962. Vấn đề kèn cựa mặc cả ở đây là ngân quỹ để chi phí cho việc gia tăng 20,000 quân nầy để thành lập thêm 2 sư đoàn cho vùng I và vùng II Chiến thuật của VNCH. Phần ngân quỹ tài trợ nầy đã được Tổng thống Diệm yêu cầu Hoa Kỳ đài thọ nhân dịp phó Tổng thống L.B.Johnson công du sang Việt Nam và hội kiến một cách uể oải lơ là vào ngày 12/05/1961 với T.T.Diệm. Johnson đã cố ý thúc hối T.T.Diệm phải đọc lá thư trao tay của T.T.Hoa Kỳ Kennedy để cho Johnson biết ngay ý kiến. Bức thư đề cặp đến nhiều điểm trong đó có điểm số 2 nói về vấn đề gia tăng 20,000 quân số của quân lực VNCH. Theo Công điện báo cáo của đại sứ Nolting ngày 09/06/1961 thì khi được hỏ ý kiến về mục số 2 nầy thì T.T. Diệm trả lời rằng “hài lòng” vì Hoa Kỳ đã chấp thuận cho Chương Trình Cố Vấn Quân sự/Military Assistance Program (MAP) “ủng hộ” cho vấn đề tăng gia 20,000 quân cho quân lực VNCH” nhưng T.T. Diệm đã phải nhăn mặt vì bức thư nói rằng chi phí dùng cho việc tăng gia nầy là do tiền túi của VNCH đài thọ. Hoa Kỳ chỉ tuyên bố ủng hộ mà thôi và theo mục số 8 thì Chính phủ Hoa Kỳ đã chuẩn bị cứu xét cho việc tăng gia quân lực chứ chưa chấp thuận ngay bây giờ : Vice President succeeded in getting Diem's attention refocused on President Kennedy's letter and asked Diem specifically whether he agreed to various proposals in letter. Following is Diem's reaction point-by-point : 1.. . . . . 2. Pleased US has approved MAP support for 20,000 force increase but pointed to problem of paying local currency costs for this increase. . ..........

44

VSTK - 4200


........... 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

8. Noted we prepared consider case for further increase in strength armed forces.” 251 2- Cuộc hội kiến giữa T.T. Kennedy và Nguyễn Đình Thuần ngày 14/06/1961

Bộ Trưởng phủ T.T. Nguyễn Đình Thuần thực hiện chuyến công du 6 ngày sang Hoa Kỳ và tới Hoa Thịnh Đốn vào ngày 12/06/1961. Ngày 14/06/1961, bộ trưởng Thuần hội kiến T.T.Kennedy để và trao tay lá thư của T.T. Việt Nam Cộng Hòa cho T.T. Hoa Kỳ. Trong cuộc hội kiến nầy, T.T. Kennedy đã đặt câu hỏi: “Phải đợi mất bao lâu mới bắt đầu thực hiện việc gia tăng 20,000 quân cho quân lực VNCH?) . Bộ trưởng Thuần trả lời rằng “Chỉ mới thực hiện được 6,000 quân gia tăng bằng ngân quỹ của VNCH và không thể nào gánh nổi chi phí để thực hiện đầy đủ đến con số 20,000 quân.” Sau khi nghe như thế, T.T.Kennedy đã chỉ thị cho thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ McConaughy có mặt trong cuộc hội kiến lập một bản phúc trình ngay ngày hôm sau để cho T.T. biết có phương cách nào để làm cho tiến trình gia tăng quân số từ 150,000 lên 170,000 được tiếp tục thự hiện nhanh chóng. Khi bàn đến việc T.T.Diệm yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ để nâng quân số lên đến mức 270,000, T.T Hoa Kỳ đã đề cặp đến vấn đề Việt Nam gánh vát phần nào về mặt tài chánh cho việc gia tăng nầy và T.T. Hoa Kỳ gợi ý rằng Việt Nam cần phải dùng số ngoại tệ sở hữu của mình trên 200 triệu Mỹ kim để chi dụng vào việc đó.252

Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần gặp Tổng thống Kennedy tại Nhà Trắng năm 1961 Nguồn: http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=488700&page=191

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

Cho đến ngày quay trở về Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần không có được một lời cam kết nào rõ ràng từ T.T. Kennedy hay từ các viên chức hữu quyền của chính phủ Hoa Kỳ hiện tại cho việc khẩn trương trước mắt là việc gia tăng 20,000 quân cho Quân LựcVNCH. Trong khi đó thì CS Liên Sô và CS Trung Quốc viện trợ ồ ạt cho CS Bắc Việt vô điều kiện để chuẩn bị xâm lăng Tiền Đồn Chống Cộng Sản của Hoa Kỳ và của các quốc gia Tự do ở Đông Nam Á. Để đáp ứng với điều quan tâm của T.T. Kennedy trong cuộc hội kiến với bộ trưởng VNCH Nguyễn Đình Thuần về vấn đề chậm trễ của chính phủ VNCH trong kế hoạch gia tăng 20,000 quân binh cho quân lực VNCH, ngoại trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Dean Rusk vào ngày 16/06/1961 đã đánh công VSTK - 4201


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

điện cho đại sứ Hoa Kỳ Nolting ở Sài Gòn để thông báo rằng nội các chính phủ Hoa Kỳ đã tham khảo việc cứu xét lại của các giới chức cao cấp về vấn đều có ý nghĩ nầy. Theo Ngoại Trưởng Rusk thì những viên chức cố vấn của T.T. Kennedy đều có cùng một ý nghĩ rằng bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần khi nêu lên sự khiếm khuyết tài chính, thiếu hụt hiện kim của chính quyền VNCH để biện minh cho việc chậm trễ tiến trình gia tăng 20,000 quân số là không căn cứ trên thực trạng tài chính hiện có của VNCH : trên US.$200,000 triệu dự trữ ngoại tệ. Rusk cho rằng T.T.Diệm muốn đỗ trách nhiệm chậm trễ cho chính phủ Hoa Kỳ nhưng Rusk cũng vẫn chỉ thị cho đại sứ Nolting hãy thương lượng với chính quyền VNCH để giải quyết vấn đề chính trị nầy. Bức công điện có đoạn viết:253 “. . . . . . . Tuy nhiên, nhận thức rằng việc ngưng trệ vấn đề động viên quân số bằng cách dựa trên những nền tảng khiếm khuyết ngân quỹ dự phòng thì chính phủ Việt Nam đã làm phát sinh ra vấn đề chính trị/quân sự hơn là chú trọng về kinh tế và họ đang mưu toan trúc đỗ gánh nặng cho chúng ta đã trì trệ. Nhằm giải quyết vấn đề chính trị nầy, ông Đại sứ được phép thương lượng với chính phủ Việt Nam để lại tiếp tục chương trình động viên trong khuôn khổ của một trong những phương thức được kê ra theo thứ tự trước sau theo quan điểm của Hoa Kỳ.”

Theo công điện kể trên của Dean Rusk chỉ thị cho Nolting thì có 3 phương thức để giải quyết vấn đề khiếm khuyết tài chính của VNCH trong tiến trình động viên gia tăng 20,000 quân số. Nolting đã chọn phương thức thứ 3 để thương lượng và VNCH chấp nhận phương thức giải quyết nầy: Hoa Kỳ viện trợ tăng thêm 4.55 triệu Mỹ Kim vào tổng số viện trợ tài khóa 1961 tính ra bằng đồng bạc Việt Nam theo hối xuất US$1=73.5 đồng bạc Việt Nam Cộng Hòa tức vào khoảng 50 triệu đồng bạc Việt Nam. J. Hanyok, trong một đề tài nghiên cứu “Spartans in Darkness ”American SIGINT and the Indochina War, 1945-1975”có đoạn viết: “Đầu năm 1960 một cảm nhận về khủng hoảng thâm nhập đầy tâm trí của nhân dân Hoa Kỳ về tình hình miền Nam Việt Nam có thể rơi vào chung một tình trạng như vương quốc Lào. Tháng 04/1960 bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương/ CINCPAC đã triệu tập và chủ trì một Hội Nghị ở Okinawa với các tư lệnh khu vực trong vùng Thái Bình Dương để nghiên cứu nhiều vấn đề của 2 quốc gia nầy. Đề mục nghiên cứu có tên gọi là “ Những Chiến dịch Hành Quân Chống Nổi dậy ở Nam Việt Nam và Lào/ Counterinsurgency Operations in South Vietnam and Laos” chú trọng về nhu cấu cấn yếu để sửa chữa những vấn đề ở miền Nam Việt Nam bằng sự viện trợ quân sự và những sự cải cách hành chánh cho chính quyền của Ông Diệm . Bản nghiên cứu nầy đã không để ý tới tầm quan trọng của guồng máy chính trị, kinh tê, chủ nghĩa dân tộc, những chèn ép sắc tộc; Nghiên cứu nầy xem nhẹ tình trạng miền Nam VNCH VSTK - 4202


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

không có phương cách giải quyết thỏa đáng những yêu cầu của tầng lớp nông dân và của các sắc tộc thiểu số . Những thành phần người dân nầy thường bị đối xử như một đàn cừu ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh của bất cứ phe phái nào có quyền uy lấn lướt cao hơn. Tổng Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương là Đô đốc Harry Felt đã gửi Phương Án Chống Nổi Dậy vừa kể trên cho bộ Tham Mưu các Tư Lệnh Liên Quân Hoa Kỳ JCS/Joint Chiefs of Staff vào tháng 06/1960 kèm theo khuyến cáo rằng Phương Án nầy là nền tảng để căn cứ vào đó khi đề xuất ra những chỉ thị từ Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ truyền đạt xuống cho các Toán Công Tác của Hoa Kỳ tức là gồm có Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và Chỉ Huy Trưởng Phái Đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ /USMAAG, và các ban , ngành Tham Mưu của họ ở Sài Gòn. Sự đáp ứng từ Sài Gòn đối với Phương Án CINCPAC đơn thuần chỉ là sự phản ảnh của cuộc tranh luận của chính quyền Hoa Kỳ đang diễn ra ở Hoa Thịnh Đốn trong việc đi tìm một phương hướng hành động đề triệt hạ sự đe dọa tăng gia nổi dậy của Cộng sản. Trưởng đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ MAAG ở Sài Gòn là tướng Lionel McGarr cuối cùng cũng phải ủng hộ đề nghị gia tăng viện trợ quân sự btrong đó có bao gồm cả nhu cầu cầu nới rộng 20,000 quân cho quân lực VNCH, chuyển lực lượng Dân Vệ Đoàn cho Bộ Nội Vụ điều hành và quản trị . . .”254 2- Kế hoạch Eugene Staley-Vũ Quốc Thúc

Trong khi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đang kì kèo thương lượng với chính quyền VNCH về vấn đề gia tăng trước mắt 20,000 quân thì ở Hoa Thịnh Đốn TT Kennedy lại muốn có một sự cứu xét sâu rộng thêm bức công hàm của Ông Diệm yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ để gia tăng thêm cho QLVNCH 100,000 quân. Thay vì tham khảo vấn đề nầy với Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân /JCS, Tổng Thống Kennedy lại tham khảo với tướng Maxwell Taylor - sắp trở thành Cố Vấn Quân Sự của TT Kennedy- để yêu cầu viên tướng nầy cho biết Hoa Kỳ phải đáp ứng như thế nào đối với bức Công Hàm kể trên của Tổng

VSTK - 4203


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

Thống Diệm yêu cầu gia tăng tổng số QLVNCH từ 170,000 (trong đó bao gồm 20,000 quân gia tăng trước mắt) lên 270,000 quân. Ngày 29/06/1961, Tướng Maxwell Taylor cố vấn rằng TT Kennedy không nên hứa điều gì với TT Diệm cho đến khi nào MAAG, CINCIPAC và JCS có thể xác định được mục tiêu chủ yếu của quân lực VNCH là gì. Trước đó, trong thư gửi trả lời công hàm của TT Diệm, TT Kennedy nói rằng vì có dính líu tới một số chi tiêu ngân quỹ lớn lao mà Hoa Kỳ cùng với VNCH phải gánh vát, cho nên cần phải tham khảo trước với Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Sandford là tiến sĩ kinh Tế gia Eugene Staley và nhóm chuyên gia tài chánh của ông ta để có những điều hướng dẫn hữu ích cho cả 2 quốc gia.255 Ngày 14/07/1961, sau hơn một tháng trao đổi hội ý giữa phía Việt Nam và nhóm chuyên gia tài chánh, Giáo sư Staley và Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn Vũ Quốc Thúc mà cũng là chủ tịch của phái đoàn chuyên gia tài chánh kinh tế VNCH đã cùng chung đưa ra một bản phúc trình mà ở miền Nam Việt Nam được phổ biến gọi là “Kế Hoạch Staley-Thúc”. Nội dung Bản Kế Hoạch nầy đã được họ điều trần với TT Diệm trước đây 3 ngày và đã được TT Diệm chuẩn nhận. Sau đó, phái đoàn của Staley trở về Hoa Kỳ và đệ trình Bản Kế Hoạch nầy cho Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm về Việt Nam. Ngoài ra hai phái đoàn chuyên gia Tài Chánh Hoa Kỳ-VNCH cũng đã trao gửi cho TT Diệm và TT Kennedy một Tín Thư trình bày tổng quát mục đích, kết quả của công tác và lý do những đề xuất của họ trong Bản Kế Hoạch kể trên. Nội dung Thư Tín đó như sau:256

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Sài Gòn, ngày 14/07/1961 ...... Phái đoàn chuyên gia Tài Chánh Việt Nam và Hoa Kỳ, được giao phó trách vụ cứu xét những phương cách thăng tiến sự hợp tác giữa hai quốc gia cho vấn đề chia xẻ hổ tương, trân trọng đệ trình lên chính phủ của mình Bản Kế Hoạch Hành Động liên hợp đính kèm theo Thư Tín nầy. Ngày nay, Việt Nam đang bị tấn công trong một cuộc đấu tranh ác liệt toàn diện có dính líu đến sự sống còn của mình như là một quốc gia tự do. Địch thủ của Quốc Gia nầy là Việt Cộng tàn nhẫn, thủ đoạn và lảng tránh. Kẻ địch nầy được cung ứng, tăng cường và có đầu não chỉ huy bởi những guồng máy Cộng Sản Quốc Tế qua trung gian của Hà Nội. Để đánh bại địch thủ nầy thì cần phải huy động toàn lực Kinh tế, Quân sự, Tâm lý và những tài nguyên Xã hội của đất nước cùng với sự yểm trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Tương lai nền kinh tế dài hạn của Việt Nam sáng lạng. Trên thực tế, triển vọng đã bắt đầu được thực hiện hướng về việc cải tiến các điều kiện sinh sống của dân chúng của Việt Nam Cộng Hòa tỏ hiện cho thấy đây là một trong những yếu tố thúc giục Việt Cộng tăng gia áp lực gần đây. Sự tương phản giữ những thực hiện trong những năm gần đây của miền Nam Việt Nam so chiếu với sự cơ cực và thất bại của Cộng Sản Bắc Việt đã trở nên quá hiển nhiên Được thụ đắc những tiềm lực để đẩy lui sự tấn công của Cộng sản và để tiếp nối bước phát triển của mình trên các lãnh vực kinh tế, Xã hội và Chính trị, Việt Nam VSTK - 4204


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

Cộng Hòa có thể được xem như là một mẫu mực ở vùng Đông Nam Á Châu cho sự thăng tiến những tiềm lực của những con người kiên quyết giữ được tự do tồn tại. Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục hai quốc gia chúng ta làm cho sự kiện nầy thành chủ định cho sự hợp tác liên tục giữa hai nước. Tuy nhiên, vào thời điểm này vấn đề tiên quyết là sự phục hồi nền an ninh nội chính đang phải đối diện với cuộc chiến phá hoại của du kích Cộng sản ngoan cố lan tràn khắp nơi được yểm trợ từ bên ngoài . Để đương đầu với vấn đề nầy thì đòi hỏi gia tăng các hành động quân sự và cảnh sát. Tuy nhiên, vấn đề không đơn thuần chỉ là quân sự. Cách giải quyết của vấn đề nầy đòi hỏi gia tăng hoạt động kinh tế và Xã Hội. Đặc liên hệ chặt chẽ với hoạt động quân sự đặc biệt là ở những vùng thôn quê, Thí dụ, một trong những phương pháp chống du kích đầy triển vọng đang được thử áp dụng lần nầy bao gồm chương trình quy tụ dân chúng nông thôn vào những tổ chức cộng đồng đã có khả khả năng phòng vệ được thiết kế và yểm trợ đồng thời cũng cung ứng những sự trợ giúp để có những cơ hội làm thăng tiến mức sống. Nhận thức được mối ràng buột tương hổ khá chặt chẽ giữa vấn đề quân sự và kinh tế-xã hộ, chúng tôi đã đặt cho những đề xuất của chúng tôi theo 3 sự cân nhắc chủ yếu sau đây: 1. Những nhu cầu cho vấn ấn đề quân sự an ninh nội chính trong thời gian hiện nay cần được giành ưu tiên cho những nguồn nhân lực và kinh tế cùng với sự trợ giúp của Hoa Kỳ. 2. Cùng trong thời gian nầy, mức độ thực hiện các cuộc hành quân quân sự an ninh nội chính có được kết qua bền vững, theo mức độ rộng lớn, sẽ tùy thuộc vào tốc độ và sự hữu hiệu để căn cứ vào đó mà đề xuất áp dụng những cương lĩnh khẩn cấp cho lãnh vực kinh tế và xã hội. 3. Mục tiêu tối cần của những chương trình kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển dài hạn hơn mà chúng tôi cùng đề xuất là nhằm để đẩy nhanh tới một ngày mà Việt Nam sẽ là một nước tự túc kinh tế và là một xã hội an bình, tự do. Đây là điều khao khác bởi nhân dân Việt Nam muốn được sự tự do đầy ý nghĩa nhất và bởi nhân dân Hoa Kỳ đang có quan điểm về sự viện trợ của họ được xem như là sự trợ giúp cho một dân tộc tự túc để hướng đến một tình trạng mà họ có thể tiếp tục tiến bộ bằng những sự nỗ lực của chính họ. Những kiến nghị mà hai nhóm của chúng tôi hợp tác chung với nhau đã được dự trù như thế để kêu gọi những gia tăng chính yếu tùy theo mức độ cố gắng của cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam. Những sự tăng gia nầy phản ảnh lòng tin tưởng sâu đậm của chúng tôi cho rằng cuộc chiến tranh lật đỗ ngày nay đang được tiến hành cao độ ở miền Nam Việt Nam chỉ có thể đi đến một kết thúc thắng lợi bằng cách áp dụng hữu hiệu sức mạnh quân sự , kết hợp với hoạt động kinh tế và xã hội trên quy mô rộng lớn khắp các nơi lãnh thổ, đặc biệt là các vùng nông thôn. Về mặt tài chánh, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ rất ít tốn kém hơn để dự trù một cách thích đáng và đầy đủ nguồn tài nguyên ngay từ hôm nay hơn là chỉ tìm cách đối chọi với sự gây hấn của Cộng sản bằng một năng lực vừa đủ để đối đầu hết sự đe dọa nầy đến sự đe dọa khác. Tiến trình của hoạt động thứ nhất có khả năng cung ứng một sự thắng lợi sớm và nhờ vậy chấm dứt tình trạng hao phí một cách thê thảm sinh mạng con người và của cải vật chất rất bức thiết cho sự mở mang nền kinh tế của đất nước. Tiến trình hoạt động thứ nhì, cho dù ít tốn kém cho ngân sách hiện tại nhưng sẽ không cung ứng những nguồn tài nguyên đầy đủ để thực hiện một cách dứt khát sự đánh hạ cơ cấu tổ chức của Việt Cộng và vì thế, trong trường kỳ, cho thấy rằng càng hao tốn nhiều hơn khi mà chiến tranh cứ kéo dài và gia tăng cường độ hết năm nầy đến năm khác.

VSTK - 4205


1

2

3

4

5

6

7

8 9 10 11 12 13 14 15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

Vì vậy, chương trình tăng gia mà chúng tôi đề xuất cho hai quốc gia của chúng ta thông qua như là một nền tảng cho những hoạt tương hổ trong vòng nhiều năm sắp tới đã được chúng tôi phác thảo không phải chỉ là để bấu víu lằng ranh nhưng chính là để thực hiện một sự chọc thủng thực sự. Những cố gắng liên hợp của chúng ta phải vượt mức qua khỏi ngưỡng cửa khán cự của kẻ thù, và từ đó dứt điểm các cuộc tấn công phá hoại, đồng thời chúng ta cần phải tạo ra một tác động kiên quyết về mặt kinh tế, xã hội và mặt trận ý thức hệ. Nay kính, Đoàn Chuyên Gia Tài Chính Việt Nam Vũ Quốc Thu`c, Trưởng Đoàn Dương Tấn Tài Đinh Quang Chiêu Huỳnh Văn Điểm Lưu Văn Tịnh Bửu Hoàn

Đoàn Chuyên Gia Tài Chính Hoa Kỳ Eugene Staley, Trưởng Đoàn Colonel Edwin F. Black William W. Diehl Paul F. Geren Herman Kleine Warren A. Silver

Trong tiến trình soạn thảo Kế Hoạch Staley-Thúc, hai phái đoàn Tài Chánh Hoa Kỳ-Việt Nam có thể được so sánh như là một con thoi liên hợp chuyên chở những sự bàn thảo về mức độ quân lực của VNCH và Hoa Kỳ cần có để đối đầu với thình hình gia tăng xâm nhập của Cộng Sản miền Bắc và những cuộc đồng khởi của Việt Cộng nằm vùng ở miền Nam VNCH. Dĩ nhiên Kế Hoạch Staley-Thúc nhất định phải có phần bàn thảo và đề nghị về các vấn đề Kinh Tế, Tài Chánh Xã Hội nhưng các mặt nầy chỉ được ngó tới một cách mơ hồ bằng những danh từ hoa mỹ, thậm xưng khi bàn thảo về nhu cầu chấn chỉnh những chương trình phát triển Kinh tế Xã hội bị vỡ vụng. Tài liệu của Lầu Năm Gốc đã được giải mật đưa ra một số trích dẫn về những vấn đề quân sự trong bản Kế Hoạch Staley-Thúc như sau:257 Ngày nay, Việt Nam đang bị tấn công trong một cuộc đấu tranh ác liệt toàn diện có dính líu đến sự sống còn của mình như là một quốc gia tự do. Địch thủ của Quốc Gia nầy là Việt Cộng tàn ác, thủ đoạn và lảng tránh. Kẻ địch nầy được cung ứng, tăng cường và có đầu não chỉ huy bởi những guồng máy Cộng Sản Quốc Tế qua trung gian của Hà Nội. Để đánh bại địch thủ nầy thì cần phải huy động toàn lực Kinh tế, Quân sự, Tâm lý và những tài nguyên Xã hội của đất nước cùng với sự yểm trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Chương trình tăng gia mà chúng tôi đề xuất cho hai quốc gia của chúng ta thông qua như là một nền tảng cho những hoạt tương hổ trong vòng nhiều năm sắp tới đã được chúng tôi phát thảo không phải chỉ là để bấu víu đường ranh nhưng chính là để thực hiện một sự chọc thủng thực sự. Những cố gắng liên hợp của chúng ta phải vượt mức qua khỏi ngưỡng cửa kháng cự của kẻ thù, và từ đó dứt điểm các cuộc tấn công phá hoại, đồng thời chúng ta cần phải tạo ra một tác động kiên quyết về mặt kinh tế, xã hội và mặt trận ý thức hệ. Khúc quanh về những diễn biến quan trọng ở Lào đã tạo thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng cho việc bảo tồn tự do và chủ quyền không Cộng Sản của quốc gia VNCH. Đặc biệt là vùng biên giới bỏ trống giữa Lào và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CS Bắc Việt) hoặc là các lực lượng tiếp vận của VNDCCH tạo thành mối đe dọa trầm trọng xuất phát từ sự hoạt động xâm nhập bí mật nhân sự, tiếp liệu và vật dụng để cung cấp cho Việt Cộng (ở miền Nam VNCH). Vời sự yểm trợ gia tăng như thế thì chắc chắn rằng Việt Cộng có triển vọng bám giữ VSTK - 4206


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

chặt chẽ về mặt kiểm soát quân sự trên một vùng địa dư và công bố việc thành lập ở nơi đó một chính quyền “phản loạn” cho miền Nam Việt Nam và và kể từ lúc đó sẽ được công nhận và được tiếp tế từ Cộng Sản Bắc Việt VNDCCH, Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Liên Sô. (Thí dụ: Tình hình hiện nay ở Lào.) Phái đoàn liên hợp Việt Nam-Hoa Kỳ không tự quyên coi như mình có khả năng để đề xuất những thang cấp quân lực cho vấn đề quốc phòng của Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tham khảo với nhiều chức quyền quân sự có trách nhiệm, và để dựa vào đó để đề xuất vè mặt Kinh Tế phái đoàn liên hợp tiếp nhận đã một tiếp nhận một số dự toán quân số cho quân lực của chính phủ VNCH tùy theo một trong 2 trường hợp A hay B có khả năng xảy ra như sau: -Khả năng A: giả định rằng cuộc đồng khởi nổi loạn do Cộng Sản chủ xướng vẫn giữ một mức cường độ như hiện nay và chính quyền của nước Lào vẫn có khả năng độc lập với khối Cộng Sản để có thể bác bỏ thẫm quyền của VNDCCH (Cộng Sản Bắc Việt) và Trung Cộng tiếp vận bộ đội của họ ngang qua những vùng biên giới của họ. -Khả năng B: giả định rằng Việt Cộng có kha năng gia tăng đáng kể chiến dịch đồng khởi nổi loạn bên trong miền Nam Việt Nam Cộng Hòa và tình hình ở Lào trở nên xấu hơn đến mức độ Cộng Sản trên thực tế đã giành lấy quyền kiểm soát quốc gia nầy. Nếu khả năng A xảy ra thì cần gia tăng quân lực của Tổng Thống Diệm lêm mức 200,000 quân( so chiếu với 170,000 quân đã được chuẩn nhận vào lúc đó). Nếu khả năng B xảy ra thì cần gia tăng quân lực VNCH lên 270,000 quân. Tổng Thống Kennedy chuẩn nhận viện trợ để gia tăng quân lực VNCH lên 200,000 quân. Sự chuẩn nhận gia tăng 200,000 nầy còn phải tùy thuộc vào sự thảo luận thiết lập một kế hoạch xử dụng số quân binh sẽ được gia tăng (giống như trường hợp vào tháng 05/1961, Hoa Kỳ đồng ý gia tăng quân số VNCH lên đến mức 170,000 nhưng cũng kèm theo điều kiện tùy thuộc vào sự thảo luận thiết lập một kế hoạch xử dụng số quân binh sẽ được gia tăng.)

Tài liệu quân sử của Tổng Hành Dinh các Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ/JCS viết rằng chi phí đề xuất theo Kế Hoạch liên hợp Staley-Thúc rất đáng kể. Chỉ riêng phần chi phí cho chương trình quân sự kể từ tháng 07/1961 cho đến tháng 12/1961 cũng ước định vào khoản 42 triệu Mỹ kim về phía Hoa Kỳ và 3.7 tỷ đồng Việt Nam về phía chính phủ VNCH. Toàn bộ kế hoạch Staley-Thúc bao gồm các lãnh vực Kinh tế, Quân sự, chi phí khẩn cấp và phát triển trường kỳ được đề xuất là 85.5 triệu Mỹ kim và 6.5 tỷ đồng Việt Nam cho trong cùng một thời gian vừa kể.258 Cùng trong một thời gian Bản kế Hoạch Staley-Thúc được hoàn thành và ký tên thì tướng Taylor ở Hoa Thịnh Đốn cũng lưu ý đến vấn đề VNCH yêu cầu gia tăng quân lực. Sau khi hội ý với tướng Lemnitzer, chủ tịch Hội Đồng các Tham Mưu Trưởng liên quân của Hoa Kỳ, ngày 15/07/1961, tướng Taylor chuẩn bị một văn thư nhận định về yêu cầu của Tổng Thống Diệm gia tăng thêm 100,000 quân. Trong bức văn thư nầy, tướng Taylor- Cố Vấn Quân Sự của TT Kennedy- phát biểu rằng trước khi quyết định vấn đề gia tăng quân lực

VSTK - 4207


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

nầy thì cần phải xác định nhiệm vụ sẽ được giao phó cho số lượng quân binh gia tăng nầy là gì. Theo quan điểm của Taylor thì số quân binh nầy được nhắm đến cho 3 lãnh vực: an ninh nội chính, an ninh quốc phòng chống trả sự tấn công của Cộng Sản Bắc Việt và sau cùng là phòng chống bộ đội Việt Cộng xâm nhập xuyên qua các vùng ranh biên giới thủng rỗ như tổ ong. Nhân lực dùng cho hai lãnh vực đầu tiên có thể được dự trù không khá dễ dàng. Nhưng đối với lãnh vực thứ ba thì sẽ gặp phải nhiều trở ngại phức tạp. Taylor nhận định rằng cần có một kế hoạch chiến lược cho toàn vùng Đông Nam Á Châu chứ không riêng hai quốc gia Việt Nam và Lào. Theo Taylor thì đây là một kế hoạch để đối phó với những sự bất ngờ và sẽ do Hội Đồng các Tham Mưu Trưởng liên quân Hoa Kỳ soạn thảo hướng về 3 nhiệm vụ: 1. Bảo vệ an ninh vùng lãnh thổ hình cán chảo Lào và nhiều vùng lãnh vực thung lũng sông Mekong. 2. Không kích và hành quân tìm diệt du kích ở vùng cáng chão Lào và; 3. Tạo áp lực quân sự với Cộng Sản Bắc Việt.259 Ngày 28/07/1961, sau khi họp Hội Đồng các Cố vấn cao cấp của tòa Bạch Ốc để bàn định về những quan điểm của tướng Taylor và những đề xuất trong bản Kế hoạch Staley-Thúc, căn cứ trên sự bát bỏ của tướng Lemitzer chủ tịch Hội Đồng các Tham Mưu Trưởng Liên Quân ,về việc Ông Diệm yêu cầu gia tăng lên mức 270,000 quân. vì cho rằng không cần thiết quá số 200,000 quân, ngày 04/08/1961, Tổng Thống Kennedy chuẩn nhận những đề xuất trong bản Kế Hoạch Staley-Thúc bao gồm việc gia tăng quân số lên đến mức 200,000 người mà thôi. Ngày 05/08/1961, TT Kennedy gửi văn thư báo tin cho TT Diệm biết về việc chuẩn nhận nầy, nhưng yêu cầu tạm ngưng việc đề nghị gia tăng thêm quân số VNCH lên quá mức 200,000.260 Ngoài ra, đề xuất của tướng Taylor về sự cần thiết có một kế hoạch hành động chung cho toàn vùng Đông Nam Á cũng được cố vấn An Ninh Quốc Gia của TT Kennedy là Walt Rostow và ngoại trưởng Dean Rusk hưởng ứng Do đó một lực lượng Đặc Nhiệm Đông Nam Á/ Southeast Asia Task Force được thành hìnhdo thứ trưởng phụ tá Ngoại Giao làm chủ tịch.261 5/ HOA KỲ TIẾP TỤC TÁI ĐỊNH GIÁ TÌNH HÌNH Ở MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ CHUYẾN CÔNG DU CỦA TƯỚNG MAXWELL TAYLOR 5.1 VIỆT MINH CỘNG SẢN GIA TĂNG TẤN CÔNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

Trong khi tình hình quân sự đang thắng thế khả quan về phía VNCH và đồng minh Hoa Kỳ trong mùa Hè 1961 ở miền Nam với các chiến dịch dẹp trừ những đợt Đồng Khởi của CSVM nằm vùng thì vào tháng 09/1961, ở miền Bắc VNDCCH, Bộ Chính Trị CS và Hội Đồng Quân Sự Trung Ương Đảng

VSTK - 4208


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Cộng Sản Bắc Việt đã chấp thuận đề nghị của Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân cho phép nới rộng chiến tranh ở miền Nam Việt Nam bằng cách gia tăng số lượng bộ đội trưng binh ngay tại địa phương ở miền Nam để gia tăng những đợt tấn công nổi dậy đồng thời cũng gia tăng sự xâm nhập bộ đội CS Bắc Việt hiện nay từ mức 30,000 lên đến mức 40,000 bao gồm cả những cán binh tập kết từ miền Nam ra miền Bắc sau khi có Hiệp Định Đình Chiến Geneva 1954. Trùng hợp hoặc có thể là hiệu quả của kế hoạch CS Bắc Việt vừa kể, CS Việt Minh Nằm vùng ở miền Nam VNCH lại tái hoạt động quân sự nổi dậy gia tăng các cuộc tấn kích hơn gắp 3 lần kể từ tháng 09/1961 so với tháng 08 cùng năm.262 Chiến dịch tấn công mới của CSVM ở miền Nam khởi sự trở lại và có kết quả đáng chú ý. Ngày 01/09/1961 hơn một ngàn bộ đội CS chính quy đánh hạ hai đồn binh quân lực VNCH ở vùng biên giới cách tỉnh lỵ Kontum 30 dậm về hướng Bắc. Chính quyền VNCH báo cáo rằng có khoản 100 Việt Cộng tử trận và chỉ có 19 quân binh VNCH bị tử trận. Tuy nhiên nguồn tin từ đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ thì về phía VNCH có 92 tử trận và 77 mất tích.263 Ngày 18-9-196, CSVM bất thần mở trận đánh lớn cấp Trung Đoàn (Regiment ), tung 1,500 quân bao vây và đành chiếm Tỉnh Lỵ Phước Vinh, cách ranh giới phía Tây Bắc Sài Gòn khoảng 55 dặm sát lằng ranh chiến Khu D sau khi đã mở chiến dịch gồm nhiều trận đánh lớn, nhỏ trên khắp lãnh thổ Miền Nam để áp đảo và chia sẻ lực lượng quân đội VNCH. Khác với chiến thuật thông thường “đánh nhanh, rút lẹ”, lần nầy bộ đội CSVM đã chiếm đóng Tỉnh Lỵ Phước Vinh trong một thời gian vài tiếng đồng hồ. Để tỏ thấy sự bất lực của chính quyền VNCH và đe dọa dân chúng,, Cộng San Việt Minh đã lập ngay một phiên tòa án nhân nơi sân chợ để lên án xử tử rồi chém đầu ngay tại chỗ tỉnh trưởng và phó tỉnh trưởng Phước Vinh vì hai người nầy có “nợ máu” với nhân dân.264 Sau 30-04-1975, trong bộ sách Việt Nam Kỳ Tích, khi viết về Chiến Khu D, tác giả Thượng tá Hồ Sĩ Thành (cũng là một nhà thơ dưới bút hiệu Lam Giang), một cán bộ nghiên cứu lịch sử quân sự Quân khu 7 của Cộng Sản Việt Minh đã viết về trận đánh của VC vào thị trấn Phước Vĩnh /Phước Thành trong đêm 17-09-1961 đến sáng ngày 18-09-1961 như sau: Có thể nói trong giai đoạn đầu đánh Mỹ, trận Phước Thành là trận đánh lịch sử của quân và dân Chiến khu Đ, gióng lên một đòn cảnh báo đối với quân Sài Gòn làm “bung xung” cho đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.

37 38

39

40

Tháng 6-1991, Tiểu đoàn 800 chuyển hướng hoạt động về hướng đường 20, quét sạch các dinh điền của địch ở Võ Đắc, Võ Su, hỗ trợ bộ đội địa phương Long Khánh, Bà Rịa đẩy mạnh hoạt động; đánh thông hành lang hoạt động;

VSTK - 4209


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

đánh thông hành lang từ Chiến khu Đ xuống Xuân Lộc qua đường 20 về Bà Rịa, Xuyên Mộc ra sát bờ biển phía Đông. Trong lúc đó, tại tỉnh Phước Thành, địch tiếp tục ủi phá rừng, mở nhiều đường, chia cắt chiến khu thành từng mảnh. Chúng củng cố các khu dinh điền, khu trù mật, tạo thành lá chắn bảo vệ vòng ngoài thị xã Phước Bình. Địch tổ chức nhiều cuộc hành quân càn qui mô càn quét nhằm đánh bật lực lượng ta ra khỏi căn cứ. Ý đồ của Mỹ-Diệm là xây dựng Phước Thành thành một tiểu khu mạnh, cùng với Châu Thành, Phước Long, Đồng Xoài, Lộc Ninh, Phước Bình tạo nên một hệ thống phòng thủ liên hoàn, chia cắt vùng căn cứ cách mạng, bảo vệ phía bắc và đông bắc Sài Gòn. Trước tình hình đó, tháng 6-1961, Khu uỷ miền Đông quyết định giải thể tỉnh Thủ Biên và tổ chức lại 3 tỉnh: Biên Hoà, Thủ Dầu Một và Phước Thành. Phước Thành là một tỉnh rừng núi bao gồm trung tâm chiến khu phía đông bắc Sài Gòn. Tháng 9-1961, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh khu miền Đông quyết định tấn công tỉnh lỵ Phước Thành, nhằm phá tan ý đồ của địch chia cắt vùng căn cứ; mở rộng chiến khu, chuẩn bị đón các đoàn cán bộ của Trung ương tăng cường cho Nam Bộ. Chỉ huy trận đánh do các đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, Nguyễn Việt Hồng, Đặng Ngọc Sĩ, Đặng Hữu Thuấn. Mục tiêu trận đánh nhằm tiêu diệt toàn bộ quân địch, làm chủ tiểu khu và tỉnh lỵ, giải thoát tù chính trị. Lực lượng chính tham gia trận đánh gồm Tiểu đoàn 500 (mới thành lập), đại đội 26 trinh sát đặc công (Miền tăng cường) cùng lực lượng vũ trang địa phương. 20 giờ ngày 17-9-1961, 3 mũi tiến công của ta tiềm nhập mục tiêu. 23 giờ, quả bộc phá lệnh nổ vang tại dinh tỉnh trưởng. Các mũi xung phong đánh chiếm mục tiêu qui định. Trong 10 phút đầu, ta tiêu diệt gọn bọn địch trong dinh, giết chết tỉnh trưởng Nguyễn Minh Mẫn, bắt tỉnh phó cùng một số nhân viên quan trọng trong toà hành chính. Sau đó, một cánh quân khác tiến công diệt đại đội bảo an và chi đội thiết giáp. Một cánh quân nữa đánh vào trại giam giải thoát các đồng chí, đồng bào yêu nước bị địch giam giữ. Trong 20 phút, lực lượng ta làm chủ hoàn toàn tiểu khu. Trên các hướng nghi binh và chặn viện, bộ đội địa phương tỉnh Phước Thành và các huyện Tân Uyên, Phú Giáo đã đánh cắt đường giao thông của địch, đốt cháy cầu sắt của Tổng Bản trên đường 16, chặt cao su làm chướng ngại vật trên các trục đường… Trận đánh kết thúc vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 18-9-1961. Ta tiêu diệt hoàn toàn bộ máy chỉ huy quân sự, hành chính của địch ở tỉnh lỵ Phước Thành; diệt 40 tên, làm bị thương 30 tên, bắt 11 tên, thu 322 súng các loại, phá huỷ 1 khẩu pháo 105 ly, 32 máy truyền tin, 12 xe cơ giới, giải thoát 272 tù binh. Chiến thắng Phước Thành làm nức lòng quân, dân miền Nam và Chiến khu Đ; đánh dấu bước trưởng thành của bộ đội chủ lực Quân khu và địa phương. Tướng Oétmolen-Tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam trong hồi ký “Người lính tường trình” đã phải thú nhận: “Mùa thu năm 1961 đã chứng kiến một bước ngoặc rõ rệt trong cuộc tiến công của Việt cộng, lần đầu tiên họ tạm thời chiếm được tỉnh lỵ Phước Thành”. Tài liệu mật Lầu Năm Góc của Mỹ cũng xác nhận: “Trận tiến công lớn nhất đã có tác dụng làm cho Sài Gòn nhốn nháo là trận đánh chiếm Phước Thành, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn 55km”.265

VSTK - 4210


1

2

3

Sử sách Cộng Sản miền Nam Việt Nam phát hành sau năm 1975 “Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến” viết về trận đánh của VC vào thị trấn Phước Vĩnh tỉnh Phước Thành đêm 17-09-1961 như sau:

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

Chiến thắng vang dội nhất trong năm 1961 là trận Phước Thành. Phước Thành cách Sài Gòn hơn 80 km, là tỉnh mới thành lập (23-1-1959) để khống chế cửa ngõ vào chiến khu Đ, làm bàn đạp xuất phát cho các cuộc hành quân của quân Sài Gòn, ngăn chặn hành lang giao thông liên lạc từ Bắc vào Nam. Do vị trí chiến lược của Phước Thành, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm bố trí ở thị xã Phước Vĩnh (tỉnh lỵ) hơn 2.000 quân (gồm biệt động quân, bảo an, dân vệ, thiết giáp, pháo binh, cảnh sát dã chiến), được trang bị đầy đủ và tương đối hiện đại. 23 giờ đêm 17-9-1961, 400 chiến sĩ (thuộc Tiểu đoàn 500 chủ lực của Quân khu miền Đông Nam Bộ, các chiến sĩ đặc công, trinh sát phối hợp với bộ đội địa phương của tỉnh, các huyện, chiến sĩ biệt động của thị xã, du kích các xã) do Tư lệnh Quân khu Nguyễn Hữu Xuyến chỉ huy, nổ súng tiến công các mục tiêu, trong khi nhân dân nổi trống mõ, phát loa kêu gọi lính ra hàng. Quân giải phóng nhanh chóng làm chủ thị xã Phước Vĩnh. Thiếu tá Nguyễn Minh Mẫn (Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phước Thành) cùng hàng trăm lính bị diệt tại trận. Phó Tỉnh trưởng phụ trách bình định Nguyễn Thành Tiết bị bắt sống. 400 công chức và binh sĩ bị bắt, được giáo dục tại chỗ rồi thả. Quân giải phóng phá hủy 2 đại bác 105 ly, 1 đại liên, 4 xe thiết giáp và 12 xe quân sự, thu hơn 600 súng và nhiều trang thiết bị quân sự. Hơn 300 chiến sĩ cách mạng được giải thoát khỏi nhà lao. Binh sĩ của 16 đồn bốt chung quanh Phước Vĩnh nghe tin thị xã bị chiếm đã vội vàng rút chạy. Đây là trận đánh phối hợp rất hay giữa binh chủng đặc công, biệt động và quân chủ lực với quân địa phương, du kích tại chỗ, thể hiện cách đánh truyền thống của Việt Nam lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Tài liệu Lầu Năm Góc thừa nhận đây là “trận tấn công thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, có tác động làm đảo lộn ở Sài Gòn” . Kennedy phải cử tướng Maxwell Taylor (Cố vấn quân sự của Tổng thống) và Walt Rostow (Trợ lý Tổng thống Kennedy về an ninh quốc gia) “sang xem xét tình hình [miền Nam] Việt Nam mà Hoa Kỳ nhận là nghiêm trọng hơn trước nhiều.266 5.2 TÒÀ BẠCH ỐC TÌM MỘT HÌNH THỨC ĐƯA QUÂN MỸ VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM

Đại sứ lưu động Harriman của TT Kennedy báo cáo về Hoa Thịnh Đốn rằng CS Liên Sô sẽ kiểm soát được việc CSBV đưa bộ đội vào lãnh thổ Lào và sẽ ngăn chận CS Pathet Lào gây hấn với chính quyền trung lập Lào của thủ tướng Souvana Phouma theo như “lời nói ngoài lề” của trưởng trưởng phái đoàn đoàn CS Liên Sô Pushkin với Harriman trong khi Hội Nghị Geneva Trung Lập Hóa nước Lào đang diễn tiến: “In reply my direct questions he said Soviets could and would control North Viet-Nam and continue support Souvanna against possible Pathet Lao political or military aggression.”267

Tuy nhiên, sau khi tham khảo báo cáo của Harriman như vừa kể trên, giữa tháng 09/1961, đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam F.Nolting gửi một văn thư về Hoa Thịnh Đốn đưa ra những nhận định về tình thế bắp bênh của VNCH nếu VSTK - 4211


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

chính quyền VNDCH tiếp tục đưa bộ đội CS Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam xuyên qua lãnh thổ của nước Lào sau khi nước nầy trở thành Trung Lập: . . . . Hoa Kỳ đã hao tốn đầu tư vào miền Nam Việt Nam rất nhiều nguồn lực tài nguyên , tâm trí và gần đây Hoa Kỳ đã khởi xuất tăng gia thêm những sáng kiến cho những cam kết của mình để yểm trợ cho quốc gia nầy. Nhờ đó, cùng với lòng quyết tâm, sự cố gắng và hy sinh, VNCH bắt đầu có nhiều triển vọng sáng sủa hơn để sinh tồn và hồi phục. Những triển vọng nầy hiện giờ đang bị đe dọa từ những sự dàn xếp để giải quyết vấn đề khủng hoảng của nước Lào. Thực chất gây bất lợi cho VNCH thường được nêu lên chính là vấn đề kiểm soát vùng ranh giới Lào- Việt để ngăn chận sự xâm nhập lan tràn bộ đội CSBV vào nước Lào . . . . Rõ ràng là hiện giờ Bắc Việt đang gia tăng mức độ xâm nhập bộ đội CSVM vào miền Nam VNCH xuyên ngang qua biên giới nằm trên lãnh thổ nước Lào và có nhiều dấu hiệu cho thấy là Bắc Việt mưu đồ gia tăng số lượng xâm nhập một cách đáng kể. Bắc Việt tuyên bố không bao lâu nữa họ sẽ chiếm đoạt miền Nam VNCH và mục tiêu nầy của họ đang được CS Liên Sô và CS Trung Quốc công khai hậu thuẩn. Tiềm năng của VNCH chỉ đủ để cầm cự với một số lượng xâm nhập có giới hạn của CSBV. Nếu CSBV xâm nhập gia tăng ồ ạt thì họ sẽ chiến thắng và có thể là sẽ làm chủ trực tiếp cả 2 miền Bắc, Nam Việt Nam. Đối diện với một số kỹ lục hồ sơ chứng cứ đã qua và hiện tại về việc hành động của CS chống phá chính quyền VNCH của miền Nam, Hoa Kỳ chưa thể sẵn sàng tiếp nhận sự cam đoan tráo trở của CS Sô Viết rằng họ sẽ kiểm soát được CS Việt Minh, đặc biệt là đối với sự ngăn chận CS Bắc Việt và thành phần những nhóm CS khác lợi dụng lãnh thổ quốc gia Lào để đánh phá VNCH và Thái Lan. Vai trò của Cộng Sản Liên Sô trong khi hòa nghị ở Geneva 1954 về Việt Nam cơ bản không khác gì với vai trò của họ trong hội nghị Geneva về nước Lào. Năm 1954, CS Sô Viết tán dương phe CSVN của họ bằng cách viện trợ tài chàn, huấn luyện và công khai tuyên truyền ủng hộ tham vọng của CS Bắc Việt thôn tính miền Nam VNCH bằng bạo lực dưới chiêu bài một cuộc cách mạng chính trị. Hoa kỳ đã đi đến một kết luận rằng sẽ không thỏa thuận một cuộc dàn xếp mà theo quan điểm của Hoa Kỳ đó là mộ dàn xếp khiến cho các đồng minh của Hoa Kỳ bị đặt vào tình thế bị bỏ trống cho sự xâm nhập của CS, sự lật đổ và sự tấn công bằng súng đạn xuyên qua mánh khóe hay qua hành động lạm dụng chính quyền trung lập của nước Lào. Hoa Kỳ đã xác quyết rằng vùng lãnh thổ kề cận với VNCH và Thái Lan phải được bảo vệ bằng những bàn tay của các thân hữu của họ và Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng làm điều đó bằng dùng các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ nếu cần bởi vì quyền lợi và những sự cam kết của Hoa Kỳ đối với những quốc gia nầy. 268

VSTK - 4212


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32 33

34

35

36

37

38

39

40

Nolting thôi thúc Hoa Thịnh Đốn giải quyết vấn đề xâm nhập của CS Bắc Việt qua trung gian và bằng những kế hoạch trung lập hóa Lào kể cả phương sách chia cắt quốc gia nầy để ít ra có được một nửa thành phần chính quyền thân hữu với Hoa Kỳ và VNCH: “Tóm lại, trong những điều cấp bách ở đây để miền nơi nầy không bị rơi vào tay Việt Cộng, thì trước vùng biên giới giáp ranh lãnh thổ Lào phải được đảm bảo bởi các phần tử Lào thân hữu sẵn sàng và đủ năng lực hợp tác với với chính quyền VNCH trong việc ngăn chận những đợt xâm nhập quy mô rộng lớn.” 269

Đại sứ Nolting cũng nhận định rằng mặc dù TT Ngô Đình Diệm yếu kém về mặt chính trị, khả năng tổ chức lãnh đạo thấp và không chịu phân chia quyền lực nhưng hiện giờ chỉ có ông Diệm là phương thức thực tiễn cho sự tồn tại của VNVH.270 Phụ tá An Ninh Quốc Gia của TT Kennedy là Walt W. Rostow, để nghị đưa lực lượng quân sự của Tổ chức Phòng Thủ Đông Nam Á /SEATO trấn giữ vùng phía Nam dưới vĩ tuyến thứ 17 để quân đội VNCH rãnh tay thi hành các nhiệm vụ tiểu trừ VC nhưng đề nghị nầy bị phía quân đội và bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng không thực tiễn với lý do là SEATO không đủ thực lực để ngăn chận CSBV cùng với CSTQ tràn sang vĩ tuyền 17 để xâm lược miền Nam và hơn nữa CSBV không xâm nhập miền Nam Việt Nam xuyên ngang qua vĩ tuyến 17. Tướng Lemnitzer, Chủ tịch Hội Đồng các Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ đề nghị rằng nếu Tổ Chức SEATO không thể đối đầu trực tiếp với CSBV ngay trên lãnh thổ Lào thì cần đặt 20,000 quân của Hoa Kỳ hay của Tổ Chức SEATO trấn đóng ở vùng Cao nguyên Trung Phần miền Nam VNCH và từ mức đó sẽ gia tăng thêm.271 Căn cứ trên các đề nghị của Rostow và Lemnitzer, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Johnson đã đề xuất mộ bản phân tích với chủ đề “Khái Niệm Về Sự Can Dự vào Miền Nam Việt Nam”. Những đề xuất của Johnson là nhằm mục đích cố gắng chận đứng , với hy vọng là đão ngược tình thế tồi tệ ở Việt Nam. Theo tài liệu đã được giãi mật của Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ thì rõ ràng là Hoa Kỳ đang tìm cách đưa quân tham chiến của mình vào Việt Nam dưới chiêu bài là đoàn quân của SEATO để khỏi bị tố cáo là đưa quân vào miền Nam VNCH một cách lén lúc.272 5.3 BUỔI HỌP NGÀY 11/10/1961 CỦA HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA HOA KỲ VÀ QUYẾT ĐỊNH CỬ TƯỚNG M.TAYLOR sang LƯỢNG ĐỊNH TÌNH HÌNH Ở VIỆT NAM

(i) BUỔI HỌP NGÀY 11/10/1961 CỦA HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA HOA KỲ .

Tòa Bạch Ốc (Nhà Trắng) đưa ra thời khóa biểu cho chương trình buổi họp của HĐANQG Hoa Kỳ/NSC vào buổi sáng ngày11/10/1961 để bàn định về những hành động của Hoa Kỳ có thể áp dụng tại vùng Đông Nam Á Châu. Trước khi buổi họp bắt đầu, tướng Maxwell Taylor đã cung cấp cho T.T. Kennedy ý kiến riêng về một số điểm cần phải làm và đính kèm theo bản phân tích của thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Johnson “Khái Niệm Về Sự Can VSTK - 4213


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Dự vào Miền Nam Việt Nam” như là nền tảng căn bản cho cuộc phát biểu của Taylor trong buổi họp nầy. Từ lâu, bộ Ngoại Giao và bộ Quốc Phòng đã mạnh mẽ chủ trương rằng muốn phòng thủ vùng Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, thì cần phải đặt tuyến phòng thủ dọc dài theo sông Mekong theo phương án án SEATO 5. Kể từ mùa Đông 1959-1960, một loạt phương án đã được dự trù cho những trường hợp phải đối phó những bất trắc trong vùng Đông Nam Á Châu. Vào mùa Xuân 1961, nhiều phương án của SEATO, đánh số từ 1 đến 6, đã được ưu tiên đưa ra cứu xét theo tình thế yêu cầu của Minh Ước Phòng Thủ SEATO, vào thời điểm mà các lực lượng bộ đội CS Pathet Lào đang lan tràn khắp nước Lào và đe dọa xâm lăng Thái Lan. Theo quan điểm của Hoa Kỳ thì những phương án của SEATO được bắt nguồn từ những phương án đơn phương của Hoa Kỳ áp dụng cho vùng Đông Nam Á Châu bao gồm hành động bảo vệ có mức độ và hành động đối đầu với CS Trung Quốc. Phương án chủ chốt có tên gọi là PACOM Operations Plan 32-59 (Phương án hành động số 32-59 của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương/PACOM gồm có Hạm Đội 7, và nhiều binh chủng khác nhau, Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (Lính Thủy đánh bộ) là nền tảng mà Hoa Kỳ áp dụng để đóng góp vào những phương án của SEATO. Phương án SEATO 5 dự phòng đầy đủ quân binh để giải tỏa gánh nặng cho các lực lượng quân đội Lào thi hành các cuộc hành quân tấn công và cố vấn họ chiếm lại những vùng lãnh thổ bị mất. Hoa Kỳ cũng sẽ phải dự phòng gia tăng quân binh và yểm trợ tiếp vận. Phương án SEATO 5 là một phương án rất thuyết phục và đã được chuẩn nhận, và từ đó một phương án của bộ Tư Lệnh Dã Chiến cũng được hoàn thành.273 Tuy nhiên, vì phương án SEATO 5 không dự trù phương thức phản công CS Bắc Việt, Hoa Kỳ sẽ phải khai triễn một kế hoạch quân sự để đối phó cho dù có hay không có sự tham gia của các quốc gia đồng minh Hoa Kỳ trong tổ chức SEATO. Rostow (cố vấn an ninh của T.T. Kennedy) cho rằng không thể áp dụng dự án SEATO 5 vì các người lãnh đạo chống Cộng ở miền Nam Việt Nam, ở Thái Lan và ở Lào người thì kém khả năng, người thì lừng khừng bất định và người thì thiên kiến độc tài; vì thế cho nên Rostow nêu ý kiến rằng phương cách thiết yếu hiện nay là phải thương thảo với CS để giải quyết vấn đề tranh chấp Quốc-Cộng ở Lào. Rostow lại phát biểu thêm rằng để thúc đẫy CS chấp nhận một hình thức thương thảo hợp lý thì Hoa Kỳ và các thành viên khác trong tổ chức liên phòng SEATO phải tỏ rõ cho CS thấy là họ sẽ can dự quân sự một cách đáng kể nếu phe CS không chịu dàn xếp thỏa đáng. Vì vậy SEATO cần thành lập một hành dinh chỉ huy quân sự ở Thái Lan với một Tham Mưu trưởng Hoa Kỳ để chỉ huy và điều động phối hợp quân lực với Thái Lan và Miền Nam VNCH dù có hay không có sự tham gia của hai thành viên quan trọng là Anh và Pháp trong tổ chức SEATO. 274 VSTK - 4214


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Tong buổi họp HĐANQG ngày 11/10/1961 tại tòa Nhà Trắng, văn kiện quan trọng đối với T.T. Kennedy là bản phân tích của thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Johnson Khái Niệm Về Sự Can Dự vào Miền Nam Việt Nam đã được soạn thảo từ 10/10/1961 có so chiếu và phối hợp với những ý kiến của tướng Taylor, của Rostow, của toán Hành Động Đặc Nhiệm Đông Nam Á cùng với những đề xuất của chủ Tịch Hội Đồng Các Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ JCS. Bản văn Khái Niệm Về Sự Can Dự vào Miền Nam Việt Nam đề xuất rằng cần xử dụng các lực lượng quân sự trong SEATO (chủ yếu là Hoa Kỳ) để ngăn chận và để có triển vọng lật ngược tình thế sa sút ở Việt Nam và đồng thời cần đang có một tình thế thương thảo hiệu nghiệm ở Lào. Tuy nhiên, sự dàn quân của SEATO không thể tiến hành mà lại không chịu thừa nhận mục đích thật sự và chủ yếu của Hoa Kỳ chính là đánh bại Việt Cộng và giúp cho Việt Nam được an toàn trong vòng tay của một chính quyền chống Cộng Sản. Bước đầu, những lực lượng đó được phối trí ở Pleiku sẽ bao gồm 11,000 bộ binh chiến đấu được yểm trợ bởi 11,800 các binh chủng không quân, hải quân và các lực lượng khác , tổng cộng 22,800 quân để quét sạch Việt Cộng ở miền Nam VNCH, tuy vậy, quân số nầy có thể gia tăng lên đến 40,000 theo nhu cầu đòi hỏi. Số quân nầy sẽ gia tăng nếu Bắc Việt can dự bằng vũ lực vào miền Nam VNCH, và sẽ gia tăng thêm nữa nếu có sự can dự của Trung Quốc. Cơ bản là một số quân lớn ngang với 4 sư đoàn kèm theo với các lực lượng tiếp vận được lấy ra từ những căn cứ trừ bị của Hoa Kỳ, và vì thế mức trưng binh hiện nay có thể gia tăng, lên đến những tỷ số cao hơn. Một cách chủ yếu, nhu cầu gia tăng quân số trước hết sẽ tùy theo mức độ cố gắng chiến đấu nhiều hơn và tốt hơn từ các lực lượng quân đội thuộc chính quyền của Ông Diệm để cuối cùng họ có thể thắng cuộc. Từ những quy định về việc can dự được áp dụng sẽ cho phép những lực lượng của SEATO tham chiến chống lại với bất cứ lực lượng CS nào bị phát hiện vượt quá phạm vi biên giới kề cận hoặc là đang đe dọa các lực của SEATO. Họ có thể truy kích “nóng” vào tận lãnh thổ Lào hay Cao Miên nếu cần. Bản văn tán thành hành động ngay tức khắc trong việc dàn quân các lực lượng của SEATO trước khi sự thỏa thuận dàn xếp cho quốc gia Lào được thực hiện, bởi vì sẽ khó khăn trở ngại hơn việc tìm kiếm một nền tảng chính trị để dựa vào đó mà thi hành kế hoạch SEATO nầy. Kế hoạch đề xuất nầy có những điểm lợi và bất lợi như sau: Bất lợi: VSTK - 4215


1

2

3

4

5

6

7

8

9

- Kế hoạch nầy tự nó không giải quyết được vấn đề tiềm ẩn ở miền Nam Việt Nam: bộ đội du kích Việt Cộng. - Vi phạm Hiệp định Geneva và đổ trách nhiệm cho Hoa Kỳ đang tự ý thuần lý hóa hành động bất cần Liên Hiệp Quốc và Thế Giới. - Có thể gây hiểu lầm là Hoa Kỳ hất chân để thay thế Pháp tiếp tục thi hành chính sách thực dân mới. - Khiến cho Việt Cộng thay đổi chiến lược, quay về với những hoạt động quân sự tầm cỡ nhỏ và khiến cho lực lượng SEATO khó lòng tiến thoái. Có lợi:

10 11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

- Kế hoạch nầy tăng cường sức mạnh cho quân lực VNCH cũng như tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ với nhân dân Việt Nam. - Hoa Kỳ sẽ vững thế hơn trong khi cò kè, mặc cả với CS Liên Sô. - Lúc nầy, nếu Hoa Kỳ vào miền Nam dưới bóng cây dù che “SEATO” thì sẽ ít hao tốn hơn là chờ đợi về sau, hay đến khi mất miền Nam Việt Nam.275 (ii)TƯỚNG M.TAYLOR CÔNG DU LƯỢNG ĐỊNH TÌNH HÌNH Ở VIỆT NAM

Buổi họp của HĐANQG Hoa Kỳ/NSC ngày 11/10/1961 chỉ kéo dài trong vòng một giờ ba mươi phút, từ 11.00 giờ đến 12.30 giờ trưa nhưng những quyết định từ buổi họp nầy có những tầm hậu quả sâu xa cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam. Bên cạnh T.T Kennedy và cố vấn An ninh Mc.G. Bundy còn có những nhân vật vao cấp trọng yếu của các bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng, Cục An Ninh Tình Báo(CIA), Cục Thông Tin Tuyên Truyền (USIA), Ngoại trưởng Rusk, thứ trưởng Ngoại Giao Johnson, Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân/JCS tướng Lemnitzer. . .276 Giác thư số NSAM 104 ngày 12/10/1961 của HĐANQG/NSAM do cố vấn An Ninh Mc.G.Bundy ký tên đã ghi lại một cách tổng lược 6 quyết định của T.T Kennedy trong đó có quyết định cử nhiệm tướng M.Taylor và tiến sĩ Rostow cố vấn riêng của T.T đi công cán sang Việt Nam. Sáu quyết định nêu ra trong giác thư số NSAM 104 như sau:

30

Chủ Đề: Đông Nam Á Châu

31

Ngày 11/10/1961, Tổng Thống ra chỉ thị thi hành các đều khoản sau đây:

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

1. Chuẩn bị công bố Bạch Thư hiện đang được Bộ Ngoại Giao soạn thảo để tố giác sự gây hấn xâm lược của Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam. 2. Triển khai những kế hoạch hành động khả thi trong Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến Việt Nam dự trên quyển Bạch Thư, hành động khả thi sơ khởi theo điều khoản thứ 3 dưới đây. 3. Triển khai kế hoạch để trình bày về vụ Việt Nam trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc 4. Nếu được sự thỏa thuận của chính quyền Việt Nam, mà nay đã có được sự thỏa thuận đó rồi, thì gửi lực lượng không quân “Phi đội Jungle Jim” sang Việt Nam để xử dụng sơ khởi cho công tác huấn luyện quân lực Việt Nam. VSTK - 4216


1

2

3

4

5

6

5. Chủ xướng hành động trên địa bàn du kích, bao gồm cả việc xử dụng các cố vấn Hoa Kỳ nếu cần, để chống lại hàng loạt chiến dịch tiếp tế của Cộng sản trong vùng Tchepone. 6. Tướng Taylor sẽ được cử đi công cán sang Sài Gòn để tìm ra tất cả những phương cách cố vấn hữu hiệu hơn.

Sau đây là toàn văn giác thư NSAM 104 ngày12/10/1961: 277

7

8

VSTK - 4217


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Hồ sơ lưu trữ của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết rằng thứ trưởng Ngoại giao Johnson đã trình bài trước HĐANQG một cách khái quát về những đề xuất để tổng thống Kennedy quyết định chọn lựa. Tuy nhiên chỉ có hai đề xuất quan trọng đáng chú ý trong buổi họp HĐANQG Hoa Kỳ ngày 11/10 1961: Đề xuất thứ nhất đề cặp đến phương án Hoa Kỳ dưới bóng dù che đậy của Tổ Chức Phòng Thủ Đông Nam Á/SEATO tiếp tục phiêu lưu can dự vào sự tranh chấp Quốc-Cộng đang xảy ra ở nước Lào hay không thì cần phải sửa đổi thêm nữa phương án SEATO5. Tuy nhiên, đề xuất cần quyết định ngay bây giờ chính là đề xuất thứ hai: “Trong bất cứ tình huống nào… cần phải cử nhiệm một nhân vật quân sự cao cấp sang miền Nam Việt Nam để xét nghiệm với Toán Hành Động Quốc Gia Hoa Kỳ, với Ông Diệm và với Bộ Tổng Tư Lệnh Thái Bình Dương/CINCPAC đồng thời khảo sát ngay hiện trường tình hình thực tế và chính đáng trên các mặt chính trị , quân sự theo quan điểm án đã được đề xuất để tổ chức SEATO có thể can dự quân sự vào miền Nam Việt Nam (B. Whether immediately to send to South Viet-Nam a very high-level military figure to explore with country team, Diem, and CINCPAC, as well as on the ground, feasibility and desirability from both a political and military standpoint, of the proposed plan for SEATO intervention into South VietNam. Such a person could also make recommendations for additional immediate action short of intervention which might be taken in the present situation.)278

Tổng Thống Keenedy đã quyết định cử tướng Taylor làm trưởng đoàn và phó trưởng đoàn Walt Rostow đi tìm hiểu sự thật ở Việt Nam.Trong một giác thư dùng làm văn thư lưu trữ, thứ trưởng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Gilpatric viết rằng nhiệm vụ của Phái đoàn của tướng Taylor là nhận định tình hình thực tế và chính đáng để dùng làm nền tảng cho một dự án can dự quân sự. Ngoài ra phái đoàn nầy còn phải dự định một phương cách có thể thay thế cho một dự án thiết đặt một số ít hơn lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng hay tại nơi một hải cảng, hoặc có thêm một hải cảng khác, ở phía Nam VNCH nhằm mục đích tạo dựng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam.279 Phái đoàn công du Taylor-Rostow gồm có một thành phần hùng hậu đại diện cho nhiều ngành quân sự, dân sự, mật vụ, thông tin, báo chí cao cấp của chính quyền Kennedy. Phái đoàn rời Hoa Thịnh Đốn ngày 15 /10/1961.Tướng Taylor mặc y phục dân sự và yêu cầu không có dàn chào đón tiếp rình ran, không có tiệc tùng, họp báo hay phỏng vấn. Tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương/ CINCPAC ở Honolulu, Taylor và phái đoàn đã tham dự một buổi tương trình lê thê ngộp thở của Đô Đốc Tư Lệnh Harry D. Fell về tình hình vùng Đông Nam Á và thừa nhận rằng tình hình Việt

VSTK - 4218


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Nam hiện nay rất khẩn trương, cần có sự ra tay cứu giúp ngay của Hoa Kỳ. Đô đốc Felt còn nhấn mạnh cần phải thôi thúc TT Diệm ra lệnh các tỉnh trưởng không được can dự vào các vấn đề có tính cách quân sự và cũng cần khắc phục khuynh hướng chỉ biết ngồi một chỗ để phòng thủ của các tư lệnh quân sự. Đô đốc Felt không chủ trương đưa lực lượng chiến đấu Hoa Kỳ tham chiến vào miền Nam Việt Nam mà cần nên gửi các đơn vị Tiếp vận, Công binh và các đơn vị máy bay trực thăng để yểm trợ về một mặt nào đó được lựa chọn. Về mặt lâu dài, việc đặt một lực lương lớn của Minh Ước Phòng Thủ Đông Nam Á/ SEATO trên lãnh thổ Lào chận ngang đường mòn Hồ Chí Minh thì cũng chưa thể giải quyết được vấn đề xâm nhập của bộ đội CS Bắc Việt và miền Nam Việt Nam. Phái đoàn Taylor rời Honolulu vào ngày 16/10 và tới Sài Gòn vào sáng ngày 18/10/1961.280 (iii)

DƯ LUẬN BÁO CHÍ VÀ NHỮNG BỨC CÔNG ĐIỆN

Một ngày sau khi TT Hoa Kỳ Kennedy công bố chuyến công du của tướng Taylor nhưng lại che đậy rằng để nghiên cứu về tình hình Kinh Tế của VNCH, Thông tấn Xã Reuter ở Sài Gòn đã đánh tin gửi về Hoa Kỳ vào ngày 12/10/1961 viết rằng những dư luận quân sự từ miền Nam Việt Nam hoan nghênh quyết định của TT Kennedy cử viên tướng lãnh cố vấn quân sự của mình là tướng Taylor sang Sài Gòn trong tuần nầy. Những nguồn tin từ các giới thân cận với TT Ngô Đình Diệm cho biết rằng TT Diệm chưa thấy cần phải có quân đội Hoa Kỳ hay của tổ Chức SEATO tại miền Nam vào thời điểm nầy. Nguồn tin cho biết TT Diệm tin tưởng rằng nếu lực lượng quân đội VNVH được gia tăng và được trang bị tốt hơn từ nguồn viện trợ của Hoa Kỳ thì quân lực VNCH sẽ có thể đánh bại CS.281 Tuy nhiên, trong ngày tiếp theo, nguồn tin khác của Tông Tấn Xã New York Times đánh đi từ Sài Gòn lại viết rằng dư luận đã có dấu hiệu thay đổi vì chuyến công tác của tướng Taylor: “Vấn đề mà dư luận quan tâm ở đây qua chuyến công tác của tướng Taylor chính là mức độ mà Hoa Kỳ muốn gửi bộ đội tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Triển vọng về sự can dự của bộ đội Hoa Kỳ đang được tỏ hiệu ra thêm một bước nữa căn cứ trên thái độ của VNCH hiện sẵn sàng cứu xét về sự can dự nầy vốn vĩ từ trước đến nay vẫn bị từ chối. Dù sao, sự thật cho thấy là quyết định của VNCH hiện còn quá xa vời đối sự chuẩn bị sẵn sàng yêu cầu sự can dự của bộ đội Hoa Kỳ.”282 Mặc dù thế, từ nội dung của một cuộc hội kiến riêng với TT Diệm đại sứ Hoa Kỳ F.Nolting đươc gửi đi bằng công điện thì mọi dư luận kể trên đều hoàn toàn bị đảo lộn bởi vì trong cuộc hội kiến nầy ông Diệm chỉ yêu cầu: (i) tăng thêm càng sớm càng tốt 1 phi đội dội bom AD-6 thay vì máy bay oanh kích T-28. (ii) Gửi sang những phi công dân sự Hoa Kỳ để lái máy bay trực thăng và máy bay vận tãi C- 47s để yểm trợ các chiến dịch nhưng không VSTK - 4219


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

tham chiến. (ii) Đối với các đơn vị tác chiến của Hoa Kỳ và những đơn vị khác gửi sang Nam Việt Nam dưới chiêu bài “đơn vị huấn luyện tập trận” thì một phần các đơn vị nầy sẽ được phối trí trú đóng tại một vùng ở phía Bắc Nam Việt Nam sát gần vĩ tuyến thứ 17 nhằm giải tỏa trách nhiệm trú phòng hiện nay của các đơn vị quân lực VNCH để cho họ rãnh tay mở các cuộc hành quân tảo thanh bộ đội du kích CS nơi vùng Cao nguyên. Bộ trưởng phụ tá Quốc Phòng VNCH còn đề nghị thêm rằng các đơn vị huấn luyện tập trận của Hoa Kỳ cũng có thể được phối trí trú đóng tại nhiều điểm của nhiều tỉnh lỵ ở vùng Cao nguyên Trung Việt. (iv) Đối nghị của Hoa Kỳ với các đề nghị nầy là yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc /Đài Loan gửi sang Nam Việt Nam một sư đoàn chiến đấu cho các cuộc hành quân ở những vùng phía Tây các tỉnh lỵ. Cũng theo lời ông Thuần đối đáp với đại sứ Nolting thì chiều hướng được TT.Diệm cho là thích nghi đối với dấu hiệu sa xúc xấu đi của VNCH hiện nay là Hoa Kỳ cần phải đưa sang Việt Nam những đơn vị chiến đấu như là một biểu hiện sức mạnh của Hoa Kỳ được phối trí gần vùng vĩ tuyến thứ 17 một mặt là phòng ngự không cho CSBV tiến công ngang qua vĩ tuyến nầy đồng thời để cho quân chủ lực cũaVNCH có thể rãnh tay thực hiện những chiến dịch bình định CS nằm vùng ở miền Nam. Ở vùng Cao nguyên Trung Việt cũng cần được Hoa Kỳ phối trí giống như thế. Đại sứ Nolting cho rằng đây là đỉnh cao yêu cầu của TT Diệm trong phương án ký kết một Hiệp Ước Phòng Thủ song phương giữa VNCH và Hoa Kỳ. Và để trả lời một thắc mắc của đại sứ Hoa Kỳ nêu lên rằng phải chăng đây là một phương án thay thế phương án Hiệp Ước Song Phương, phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng nói rằng đây chính là bước đầu, nó có thể thực hiện nhanh chóng hơn là một Hiệp Ước Song Phương và rằng yếu tố quan trọng ở đây chính là yếu tố thời gian.283 * KHẢO LUẬN Lúc nào cũng thế, chủ đích của các tờ báo là đăng những loại tin chấn động với đề tài viết đậm nét phơi bày nơi trang nhất hay trang nhì, gây hoang mang trong dân chúng để bán báo. Các phóng viên có tên tuổi được biết đến thường rất nhạy bén trong công tác săn lùng tin tức nhất là những tin tức có liên quan đến tình trạng bồn chồn lo lắng của quần chúng đối với bất cứ vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, an ninh có thể gây tai hại hoặc ảnh hưởng sâu động đến cuộc sống an bình của họ. Chiếc bong bóng đăng tin nóng sốt thường được các nhà báo “có uy tín” thổi phòng, nhiều khi chỉ có một nhưng giản nở thành gắp 3, gắp 5 hoặc có khi đến mức hàng trăm để trở thành những loại tin vịt hoặc tin tức lá cãi đoán mò. Trường hợp về tin tức liên quan tới chuyến công du Việt Nam của tướng Taylor cũng nằm trong các loại tin tức nầy. Vấn đề ở đây là tin tức sơ khởi đã bị rì rõ cho báo chí từ đâu, vào lúc nào trước khi nó được công bố chính thức? Trong khi tướng Taylor và đoàn tùy tùng hùng hậu của đương sự đang chuẩn bị rời Hoa Thịnh Đốn để sang Sài Gòn thì TT Kennedy và các nhân vật chủ yếu của Tòa Bạch Óc cố gắng hết mức để hạn chế các tin đồn đãi về mục đích chính yếu của chuyến đi sang Sài Gòn của tướng Taylor. Ngày 12/10/1961, thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ G.Ball đã gửi một Công điện đến đại sứ Nolting ở Sài Gòn để thông báo về chuyến viếng thăm Việt Nam VSTK - 4220


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

của tướng Taylor và đoàn tùy tùng của đương quan trong đó có đoạn viết rằng “Mặc dù có một vài nhân vật báo chí đi cùng chuyến bay với phái đoàn Taylor sang Sài Gòn nhưng không có một hay bất cứ ai trong các nhân vật báo chí nầy có thể đánh hơi biết được tướng Taylor cùng nhiều người trong phái đoàn sang Sài Gòn với mục đích gì. Chủ tịch Hội Đồng Liên Quân các Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ, tướng Lemnitzer, theo chỉ thị của TT Kennedy, đã lưu cho tư lệnh Vùng Thái Bình Dương rằng TT Kennedy đang khó chịu vì có những tin tức báo chí truyền rao quá chú trọng đến việc Hoa Kỳ dự định kế hoạch đưa quân chiến đấu sang miền Nam Việt Nam. Điều nầy khiến cho TT e ngại rằng sẽ làm giảm sút tinh thần của nhân dân miền Nam nếu Hoa Kỳ tuyên bố bát bỏ những luận điệu truyền rao như thế. Sở dĩ có sự thông báo nầy là vì trên chiếc máy bay chở phái đoàn của Taylor,có cho phép một vài cá nhân báo chí quen biết với nhiều nhân vật ở Tòa Bạch Óc kể cả quen với TT Kennedy “đi nhờ máy bay” sang Sài Gòn trong số đó có nhà bình luận thời sự Joseph Alsop của tờ báo Washington Post. Những cá nhân báo chí nầy chẳng có liên hệ dính líu gì với phái đoàn của tướng Taylor. Tại sao có sự lưu ý nầy? Bởi vì trước đây không lâu lắm, chình Joseph Alsop là kẻ đã từng khởi xướng về vấn đề Hoa Kỳ đang có ý định gửi bộ đội sang tham chiến tại miền Nam Việt Nam trên báo Washington Post số ra ngày 06/10/1961: “ Mặc dù vẫn còn yên lặng, nhưng đả có nhiều sự suy nghĩ cân nhắc nghiêm chỉnh đang được cứu xét để đưa quân Mỹ sang Việt Nam.” Giới cầm quyền Hoa Kỳ vào lúc nầy không quan tâm nhiều lắm vì họ đang quá bận rộn với Cộng sản Liên Sô với vấn đề Đông Bá Linh/Tây Bá Linh ở nước Đức/Âu Châu. 284 Tuy nhiên dư luận báo chí Hoa Kỳ nhất là hai tờ Newyork Times và Washingtong Post vẫn tiếp tục tung ra tin tức về chính quyền TT Kennedy đang chuẩn bị áp dụng phương án đưa bộ đội chiến đấu của Hoa Kỳ vào Việt Nam và mặc dù: “ Đang cứu xét về việc nầy nhưng TT Kennedy vẫn chưa có một quyết định nào”/. . “.although the President was considering sending troops to South Vietnam . . .he had not reached a decision.” Bài báo chú trọng tới phái đoàn của tướng Taylor cho rằng phái đoàn sang Sài Gòn là để chuẩn bị cho việc động binh của Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam nhưng nhưng lại viết kèm thêm rằng : “Các giới chức quân sự đầu não của Hoa Kỳ và kể cả tướng Taylor đều có thái độ e dè miễn cưỡng đối với việc gửi những đơn vị quân chiến đấu vào vùng Đông Nam Á Châu. Có thể đây là những tin túc hé lộ từ các viên chức trong chính quyền Kennedy và cũng có thể là do chỉ thị của TT Keendy để báo chí đưa ra những bài viết như thế để chấm dứt việc đồn đãi Hoa Kỳ chuẩn đưa quan vào Nam Việt Nam và cũng đánh tiếng rằng khả năng đưa quân Hoa Kỳ sang Việt Nam không phải bị bát bỏ hoàn toàn trước khi có quyết định của TT Kennedy về việc nầy. 285 (iv)

BẢN CHẤT CHUYẾN CÔNG DU CỦA TƯỚNG TAYLOR

Căn cứ vào thành phần nhân sự tùy tùng của tướng M.Taylor công du sang Việt Nam, hai Cố vấn đặc biệt của TT Kennedy là Arthur Slesinger và Roger Hilmans từng đứng đầu cục An Ninh Tình Báo và Cục Nghiên Cứu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về sau nầy trong sách riêng của họ mới phê phán rằng phe quân sự đã được ưu chọn làm tùy tùng của tướng Taylor. Hilsman nhận thấy không còn có một nhân sự nào khác có thể sánh ngang hàng với trưởng đoàn Taylor và phó đoàn Rostow. Hilsman viện dẫn nhận định của Ngoại trưởng Dean Rusk như sau: “Vấn đề của Việt Nam chính yếu là vấn đề quân sự và nó không cần bộ Ngoại giao phải đóng vai trò chính yếu trong những quyết định sắp tới về Việt Nam.” Slesinger cũng đồng ý như thế trên căn bản rồi lại nghĩ suy rằng “TT Kennedy tin tưởng bộ trưởng Quốc Phòng MacNamara cùng với VSTK - 4221


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

tướng Taylor hơn là tin tưởng Bộ Ngoại Giao.” Nhưng, sử sách của Bộ Tổng Tham Mưu các Tham Mưu Trưởng Liên Quân lại cho rằng Slesinger nhận định về phần Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara là không đúng bởi vì McNamara cũng là nhân vật quân sự không chủ trưởng đưa quân chiến đấu của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á vì e rằng như vậy sẽ phải tiêu hao giảm suất các lực lượng quân đội Hoa Kỳ ở các vùng khác. Mãi cho tới trung tuần tháng 09/1961, McNamara mói tỏ ý cho chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân JCS biế chủ trương của mình là muốn có một dùng Việt Nam là một địa điểm thí nghiệm cho việc khai triển và tổ chức một chiến trường phụ dung có tính cách giới hạn chỉ đặt dưới quyền tổ chức và điều động của Bộ Quốc Phòng. Hiểu một cách khác, Việc cắt cử tướng M.Taylor sang Việt Nam để “diều tra” và đề nghị các biện pháp đối phó với tình hình bắp bênh của VNCH hiện nay là một dấu chỉ cho thấy TT Kennedy muốn chấm dứt trình trạng cửa quyền tranh giành việc giải quyết chiến tranh Việt Nam giữa hai bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng Hoa Kỳ hiện nay. Tuy nhiên khi hành động như thế, TT Kennedy coi như đã truất quyền của chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ của Lemnizer bởi vì tướng Taylor được đặt ra ngoài vòng chỉ huy và điều động của Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân JCS và Taylor chỉ phải phúc trình thẳng lên Tổng Tống chứ không phải thông qua bộ trưởng Quốc Phòng McNamara hay nói khác di, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, kể cả tướng Lemnizer đều phải làm việc dưới quyền của tướng Taylor mặc dù chính những ban ngành của Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân dưới quyền của tướng Lemnizer đã giúp soạn thảo cho tướng Taylor 20 phương án mà Hoa Kỳ có khả năng sẽ được áp dụng để cứu nguy VNCH. Số phương án nầy được giao cho mỗi thành viên chuyên môn trong phái đòng tùy tùng của Taylor. Trong số 20 tập hồ sơ vừa kể trên, có 4 tập hồ sơ đầu tiên thảo kế hoạch cho việc Hoa Kỳ đưa quân tham chiến vào Việt Nam. Tập 1/4 thảo kế hoạch đưa quân vào Việt Nam dưới hình thức huấn luyện tập trận cho quân đội VNCH. Tập 2/4 dự trù kế hoạch đưa quân Hoa Kỳ cấp tiểu đoàn sang trú đóng ở Đà Nẵng. Tập 3/4 và 4/4 dự trù đưa một đơn vị cấp số tiểu đoàn Công Binh Chiến Đấu Bộ Binh hay Hải Quân Chiến Đấu Xây Dựng (Construction Battalion/CB/SeaBees) hoặc là cử nhiệm nhiều đơn vị Tiếp Vận (Logistic Units) sang Việt Nam. Mười sáu tập dự án còn lại không đề nghị đưa quân chiến đấu Hoa Kỳ vào Viện Nam mà chỉ đề nghị nâng số cố vấn quân sự lên cấp đại đội và tăng số lượng máy bay trực thăng cho chiến dịch không vận quân lực VNCH và nhiều phương thức yểm trợ khác nhằm tránh né vi phạm Hiệp Định Genva 1954. 287

VSTK - 4222


Bản bích chương trưng binh và phù hiệu của. Thủy Quân Xây Dựng Hoa Kỳ Tiểu đoàn chiến đấu Công Binh Hải Quân cơ bản gồm có bố đại đội được huấn luyện đầy đủ kỹ năng xây dựng mọi hình thức cấu trúc tại vùng chiến trường, Một đại đội chỉ huy gồm có đơn vị quân y, chuyên viên nha khoa và kỹ thuật viên, ban hành chánh, thủ kho, nhà bếp, thợ nấu và nhiều chuyên viên kỹ thuật khác. Cấp số nhân sự của Tiểu đoàn thông thường gồm có 32 sĩ quan và 1,073 binh sĩ các cấp nhưng tùy trường hợp cấp số nầy có thể gia giảm. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Seabees_in_World_War_II.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

(v) CUỘC HỘI KIẾN GIỮA TT DIỆM VÀ TƯỚNG TAYLOR Vào sáng ngày 18/10/1961, trong khi tướng Taylor và đoàn tùy tùng vừa đến Sài Gòn thi cũng là lúc TT Diệm tuyên bố tình trạng khẩn cấp của VNCH trước Quốc Hội. Sau đó vào buổi trưa cùng ngày, TT Diệm mở tiệc khoảng đãi tướng Taylor và đoàn tùy tùng Hoa Kỳ cùng với sự hiện diện của đại Hoa Kỳ tại Việt Nam F.Nolting và nhiều nhân vật Hoa Kỳ quan trọng khác đang công tác ở Việt Nam. Trông cuộc diện kiến nầy, TT Diệm đã than vang, kêu ca thiếu thốn rất nhiều thứ, gần như là một cuộc độc thoại, phà khói thuốc hết điếu nầy tới điếu khác, rằng quan điểm của tướng Taylor đề nghị VNCH cần phải có một chiến thuật tấn công mạnh bạo để gia tăng hiệu quả là một quan điểm thiển cận về mặt chiến lược, bởi vì trong thời gian qua VC đã rất khôn khéo len lỏi tránh né các đơn vị quân lực VNCH xuyên qua các đường mòn nổi tiếng. Được tướng Taylor chất vấn tại sao TT nay lại thay đổi về vấn đề Hoa Kỳ hay tổ chức SEATO gửi quân đội chiến đấu sang Nam Việt Nam, một vấn đề mà TT Diệm từng cứng rắn khước từ trước tới nay thì được trả lời rằng cuộc nội chiến Quốc Cộng ở Lào và bộ đội CS Bắc Việt gia tăng xâm nhập vào Nam Việt Nam xuyên ngang qua lãnh thổ Lào để thích ứng với sự gia tăng của quân lực VNCH khiến cho tình hình hiện nay đổi khác, rằng CSBV với chiến lược xâm nhập đã quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam và như thế họ không phả đụng chạm gì đến quân lực Hoa Kỳ. TT Diệm cũng trưng dẫn rằng CS đã mở ra những đợt tấn công ở các vùng phía Bắc và Trung Việt để giải tỏa áp lực của quân lực VNCH đang truy quét một cách khốc liệt bộ đội du kích và cán bộ Việt Cộng nằm vùng ở vùng đồng bằng sông Mê Kong/ Nam Việt Nam. TT Diệm còn tiếp tục thông báo cho tướng Taylor và phái đoàn tùy tùng Hoa Kỳ biết rằng nhân dân miền Nam Việt Nam e sợ rằng nếu không có một sự cam kết ràng buộc nào trên bình diện hiệp ước quân sự giữa VNCH và chính phủ Kennedy thì sẽ không có gì để giữ chân được quân đội Hoa Kỳ khi họ muốn bỏ rơi VNCH và nhân dân miền Nam bất cứ lúc nào cũng được.288 Với cuộc hội kiến chất vấn nầy thì gần như khó có thể làm sáng tỏ được ý muốn của TT Diệm. Tướng Taylor đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu cần thiết cho một kế hoạch toàn diện kết hợp các mặt quân sự, kinh tế, tuyên truyền, tâm lý, xã hội và chính trị để chống cự với cuộc nổi dậy của CSVM. TT Diệm VSTK - 4223


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

luôn tìm cách quanh co không đáp ứng trực tiếp vấn đề do tướng Taylor đề xuất nhưng cuối cùng rồi TT Diệm cũng cho tướng Taylor biết rằng TT cũng có một kế sách chiến lược riêng của mình nhưng không chịu mô tả chi tiết của kế sách nầy như thế nào theo lời yêu cầu của tướng Taylor. Trong quyển hồi ức SWORDS AND PLOWSHARES /GƯƠM NHỌN VÀ CÀY CUỐC của mình, tướng Taylor mô tả “cuộc hội kiến nầy là dài giòng, ngoằn ngoèo, quanh co, choáng váng, độc thoại, buồn ngủ….”289 (vi) CUỘC HỘI KIẾN GIỮA TƯỚNG TAYLOR VÀ CÁC TƯỚNG LÃNH

QLVNCH

Trong cuộc hội kiến nầy phía Hoa Kỳ có sự hiện diện của tướng McGarr trưởng đoàn cố vấn quân sự ở Việt Nam/MAAG. Phía Việt Nam có các tướng Dương Văn Minh và tướng Lê Văn Kim.. Tướng Minh trong dịp nầy đã phê phán bộc trực rằng tình hình mặt trận trong hai năm qua đã trở nên tồi tệ. Không những lực lượng Việt Cộng dược tiếp sức gia tăng mà chính quyền VNCH cũng không được lòng dân ủng hộ và nhấn mạnh đó là vì chế độ độc diễn xa lìa nhân dân của TT Diệm. Mặc dù có sự khuyến cáo của tướng McGarr cần phải tập trung tống nhất chỉ huy các lực lượng bán quân sự như Nhân Dân Tự Vệ, Bảo An Đoàn vào cùng một hệ thống chỉ huy của quân lực VNCH nhưng nhưng từ trước tới nay hai lực lượng vừa kể chỉ chịu thống thuộc dưới quyền chỉ huy và điều động của các hàng tỉnh trưởng quân sự do ông Diệm tuyển chọn và chỉ biết tuân hành lệnh của Ông Diệm mà thôi. Tướng Mcgarr cho biết rằng vào tháng 02/1961, đương sự thảo phát và đề xuất lên Ông Diệm một phương án hành động quốc gia. Về mặt quân sự của phương án nầy, đương sự đã phối hợp với 2 tướng Dương Văn Minh và Lê Văn Kim để thảo phát và sắp hoàn tất. Cuối cùng, tướng Dương Văn Minh lưu ý tướng Taylor rằng các hàng sĩ quan khác trong Quân Lực VNCH nếu được hỏi mặt đối mặt thì cũng sẽ trả lời một cách bộc trực như trong buổi hội kiến ngày hôm nay. Hiện đang có một cảm tưởng như là đang ngồi chung trong một chiếc phi cơ đang bị chao đảo sắp rơi xuống đất mà tới một mức độ nào đó cần phải được lèo lái cho chiếc phi cơ nầy lấy lại cân bằng nếu không thì sẽ quá muộn: “General Minh told General Taylor that he was happy to be able to speak to him frankly. Others

32

would also, but only if it could be tete-a-tete or in a very small group. There was a feeling that they were on a plane in a dive, and that they would soon reach a point where it would have to be levelled off or it would be

33

too late.”290

31

34

35

36

37

38

39

40

Tướng Dương Văn Minh đối đáp bằng tiếng Pháp qua trung gian một thông dịch viên. Biên bản buổi nói chuyện được Văn Phòng Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ/MAAG ở Việt Nam dịch ra tiếng Anh để báo cáo về Hoa Thịnh Đốn. Tiếp theo, tại hành dinh MAAG, tướng Taylor nghe tướng McGarr báo cáo tình hình quân sự tổng quát ở Việt Nam với sự phát biểu của McGarr rằng không nên đưa quân Hoa Kỳ vào Việt Nam nếu không thể có đủ quân để tái lập thế quân bình quân sự đối với Việt Cộng. Vấn đề An Ninh đặc vụ tình báo thì với sự hiện diện của Giám Đốc Cục Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ/CIA VSTK - 4224


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Eilliam E.Colby, tướng Taylor và Rostow được tường trình rằng chính quyền của Ông Diệm có 7 cơ quan An ninh mật vụ, tình báo chỉ được phép báo cáo độc quyền thẳng đến Ông Diệm bởi vì Ông Diệm nghi sợ rằng nếu giao các cơ quan mật vụ nầy cho một nhân vật khác chỉ đạo thì có thể bị lợi dụng để thực hiện việc phản loạn chống lại Tổng Thống VNCH. Sau cùng , một tùy tùng đặc biệt trong phái đoàn Taylor là tướng Không quân Hoa Kỳ Lansdale đã phát biểu rằng “đương sự đã bị bật ngửa vì những ý tưởng của kẻ giàu có, của những khả năng và dụng cụ, máy móc mà Hoa Kỳ đã đổ vào Việt Nam. Vậy mà guồng máy chính quyền VNCH có vẽ như vẫn bị sa lầy và mọi công việc, không biết vì một lý do nào đó đã không được thực hiện đúng mức. Với chính sách hiện giờ, cho dù Hoa Kỳ có thêm nhiều tiền của, nhân lực thì cũng không có hiệu quả ích lợi. Những người Hoa Kỳ cố vấn cho ông Diệm phải có tinh thần hợp tác với với những người Việt Nam làm việc chung với mình; là người trợ giúp chứ không phải là kẻ điều khiển ra lệnh.”291 Kể từ ngày 21/10, tướng Taylor và tùy tùng với sự hộ vệ của các sĩ quan MAAG, cùng nhiều tùy viên tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, các cán bộ của chính phủ VNCH khởi đầu cuộc kinh lý vùng II Chiến thuật và phi quân sự và ngày thứ nhì vùng đồng bằng sông Mekong ở miền Nam Việt Nam đang bị ngập lục tàn phá. Tướng Taylor và đoàn tùy tùng đều thấy rằng tình trạng lục lội ở miền nầy là một duyên cớ chính đáng để có thể đưa quân đội Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam dưới chiêu bài trợ giúp nhân đạo các nạn nhân bão lục . Theo tướng McGarr trưởng đoàn MAAG nhận định thì tướng Taylor và đại sứ Nolting đang cứu xét tình hình một cách thuận lợi và theo McGarr thì đây là một dịp hiếm có để đề nghị đưa quân Hoa Kỳ vào miền Nam mà không bị dư luận đối nghịch lên án. Tuy nhiên tướng McGarr lại bất đồng ý kiến với tướng Taylor vì cho rằng VC đang có mặt khắp nơi tại vùng đồng bằng sông Cửu Long vì vậy sẽ không đủ quân binh để bảo vệ cho toán quân công tác nhân đạo. Tướng McGarr cũng bất đồng ý kiến với tướng Taylor về việc tăng thêm quân chiếu đấu Hoa Kỳ đến vùng II Chiến thuật bởi vì làm như thế sẽ phân tán khả năng chi đạo của McGarr. Hậu quả của sự bất đồng ý kiến nầy là trong buổi họp mặt lần thứ nhì của phái đoàn Taylor với TT Diệm và bộ trưởng phụ tá Quốc Phòng Nguyễn Dình Thuần tại dinh Tổng Thống vào ngày 24/10/1961 không có mặt của tướng McGarr vì tướng Taylor cho rằng không cần thiết mặc dù có sự phản đối của McGarr.292 (vii) CUỘC HỘI KIẾN LẦ N THÚ II GIỮA TT DIỆM VÀ TƯỚNG TAYLOR NGÀY 24/10/1961 Có thể là để tránh trường hợp trống đánh xuôi kèn thổi ngược và cũng là để giữ uy tín và thể diện cho tướng MacGarr, trong buổi hợp lần nầy giữa tướng Taylor với TT Diệm không sự hiện diện của McGarr. Có mặt trong buổi VSTK - 4225


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

hội kiến nầy gồm có Walt Rostow, F.Nolting và một tùy viên khác của tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam là Robert Mendenhall. Phía TT Diệm chí có thêm tổng trưởng Quốc Phòng Nguyễn Đình Thuần hiện diện. Theo nội dung của mộ công điện báo cáo gửi về Hoa Thịnh Đố thì Tướng Taylord đã trình bày với TT Diệm và bộ trưởng Thuần 6 điểm chính gọi là ‘những nhận thức riêng của mình” một cách sơ lược như sau: A. Cãi thiện công tác tình báo phát hiện VC: Không có tin tức tình báo đích xác cần yếu về những cuộc nổi dậy của VC cả trên hai bình diện chiến thuật và lượng định tình thế của các cơ quan chính quyền. Một nổ lực liên hợp của hai chính phủ VNCH-HOA KỲ sẽ có thể cãi tiến về mặt tổ chức, kỹ thuật và đi đến một kết quả hữu ích hổ tương cho cả hai phía chính phủ. B. Hợp tác nghiên cứu tình hình an ninh ở cấp tỉnh thành: Đối với tình hình hiện tại thì lượng định từ cấp tỉnh thành là tốt hơn bởi vì những tin tức tình báo cơ bản đều được phát hiện thu nhận ở các nơi nầy, là nơi xảy ra nhiều sự kiện và là nơi thử thách sự phòng vệ của chính quyền. Những vấn đề xảy ra thay đổi khác nhau ở mỗi cấp tỉnh vì vậy cần phải có sự phân tích phán đoán ngay tại chỗ nơi có xảy ra vấn đề. Cách xem xét như thể sẽ đưa tới tình trạng hiểu biết tốt hơn về những vấn đề có tính cách trọng yếu đó được coi như là phẩm chất nền tảng cho hoạt động tình báo phát hiện VC, cho những nhu cầu của Dân Vệ và Bảo An, cho sự liên hệ chỉ huy giữa cấp tỉnh và các cấp sĩ quan quân đội, cho những điều kiện tùy theo để có thể đảm trách phận sự chiến đấu. C. Cãi thiện tính cách cơ động của quân đội… (bao gồm việc tăng cường phương tiện quân vận, đặc biệt là máy bay trực thăng: Thấy rằng lực lượng quân đội VNCH khó có thể gia tăng nhiều trong năm 1962; để giúp cho lực lượng quân đội chính phủ hoạt động hiệu quả hơn trong khi đương đầu với sư gia tăng của bộ đội VC thì cần phải gia tăng tính cách cơ động của các đơn vị quân đội VNCH. Tính cách cơ động nầy có thể thực hiện từ hai nguồn lực: (i) tách rời trách vụ đóng ụ tại chỗ của quân đội. (ii) Tạo thêm điều kiện để thăng tiến tích cách cơ động của quân đội bằng những phương tiện chuyển vận cần yếu nhất là máy bay trực thăng và phi cơ chuyển vận hạng nhẹ. Cả hai nguồn lực cơ động nầy đều phải được cứu xét. D. Điều động lực lượng giới hạn lên vùng cao nguyên để ngăn chận xâm nhập. Sự gia tăng lực lượng bộ đội CSBV nơi vùng cao nguyên đòi hỏi phải có những biện pháp đặc biệt để phòng thủ và chống đánh bộ đội du kích gây rối. Thấy rằng cần tuyển chọn gắt gao các đơn vị Biệt Động Quân Biên Phòng lấy ra từ các đơn vị Biệt Động Quân hiện hữu để đưa đi truy kích CS và trấn đóng tại các vùng lãnh thổ gay go khó lui tới dọc theo biên giới Lào-Việt. Lực lượn biệt động quân cần phải được huấn luyện và trang bị để phục vụ lâu dài nơi

VSTK - 4226


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

vùng biên giới và trong những chiến dịch phá hủy các tuyến đường giao thông của VC xử dụng để xâm nhập vào vùng cao nguyên và các vùng lãnh thổ kề cận. E. Vấn đề quân lực Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam: Chính quyền VNCH đang phải đối diện với vấn đề dân sự trọng yếu vì nạn thiên tai lụt lội tàn phá các tỉnh lỵ ở miền Tây. Các đồng minh của VNCH cần phải tình nguyện cứu trợ cho VNCH với bất cứ những gì mà họ có thể giúp. Riêng đối với Hoa Kỳ thì sẽ thực hiện việc cứu trợ bằng hai phương cách. Phương thứ nhất có tính cách khẩn cấp là Hoa Kỳ có thê xử dụng máy bay trực thăng của Hoa Kỳ để thăm dò những tình huống lụt lội ở các nơi và để chuyên chở khẩn cấp thuốc men, nhu yếu phẩm, hoặc những vật cần thiết. Phương cách hữu hiệu hơn là khẩn cấp gửi tới một phái bộ quân đội đặc nhiệm cứu lụt để cộng tác dài hạn với chính quyền VNCH trong chương trình tái định cư những nạn nhân và gia đình bị thiệt vì nạn lụt. Lực lượng đặc nhiệm nầy của quân đội Hoa Kỳ có thể bao gồm các, đơn vị công binh, quân y, truyền tin, quân vận cùng với các đội quân bảo vệ an toàn cho phái bộ quân đội đặc nhiệm cứu lụt vừa kể. Hiển nhiên là với một phái bộ quân đội đặc nhiệm cứu lụt như thế sẽ giúp quân đội Hoa Kỳ hiện diện tại Việt Nam mà cũng sẽ là một đơn vị quân đội trừ bị của Hoa Kỳ khi cuộc khủng hoảng quân sự gia tăng cao độ. F. Các hành động tương ứng với tình trạng khẩn cấp quốc gia và khởi phát giai đoạn mới trong cuộc chiến. Hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ cần phải liên kết cứu xét tất cả những biện pháp có thể có được để đánh dấu bước ngoặc đã được đạt tới để đối phó với sự gây hấn của Cộng sản. Trong số những biện pháp sẽ được dùng đến bao gồm cả việc phản kháng với Hội Động Liên Hiệp Quốc.bằng một bản lượng định về những sự thay đổi của chính phủ VNCH để đối phó cuộc khủng hoảng cùng với sự tao đổi văn thư với nhau giữa hai vị lãnh đạo quốc gia chứng tỏ sự đồng tâm hiệp lực cho một mục đích chung. Phản ứng của TT Diệm về tất cả những điểm nhận thức của tướng Taylor đều rất thuận lợi Ông Diệm đã tỏ ra hài lòng về việc đưa quân Hoa Kỳ vào miền Nam dưới chiêu bài Đoàn quân đội Hoa Kỳ đặc nhiệm cứu lụt miền Tây vì ông Diệm cho rằng ngay cả những phần tử chính trị đối lập cũng cùng có ý hướng cùng chung với đại đa số quần chúng tham gia chương trình cứu lụt do bất cứ tổ chức nào hay do quân lực của Hoa Kỳ chủ xướng và đảm trách.293 Trong buổi hội kiến cuối cùng ngày hôm sau 25/10/1961 giữa TT Diệm và bộ trưởng Thuần, phái đoàn của tướng Taylor có thêm sự hiện diện của tướng chỉ huy McGarr trưởng đoàn MAAG, nhưng trong khi lập lại những gì đã trình bày hôm qua, tướng Taylor và TT Diệm không đề cặp gì thêm về vấn đề gửi quân chiến đấu Hoa Kỳ đến Việt Nam. TT Diệm nhấn mạnh vào điểm cần có thêm nhiều máy bay đặc biệt là máy bay trực thăng. Các máy bay trực thăng sẽ do phi công Hoa Kỳ lái và dưới sự chỉ huy của Hoa kỳ. Trong dịp nầy TT VSTK - 4227


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Diệm muốn biết xem tướng Không Quân Hoa Kỳ Lansdale có được tiếp tục ở lại phục vụ bênh cạnh chính phủ VNCH hay không. Tướng TayLor không trả lời thẳng câu nầy nhưng lại hướng sang chuyện khác. 6/ NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA TƯỚNG M.TAYLOR VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TT J.KENNEDY 6.1 NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA TƯỚNG M.TAYLOR

Trước khi rời Việt Nam trở về Hoa Hoa Kỳ, tướng Taylor đã gửi điện thông báo cho Hoa Thịnh Đốn rằng vì cần phải hành động nhanh chóng sau khi phía Hoa Kỳ đã quyết định phải hành động ra sao cho nên đương sự sẽ gửi các đề xuất của mình bằng công điện trong thời gian đang trên tuyến đường trở về ngang qua Bangkok/Thái Lan. Tuy nhiên, trước khi tướng rời Sài Gòn vào ngày 25/10/1961 để tới trạm tiếp liên Bangkok, viên tướng nầy đã gửi công điện thông báo về Hoa Thịnh Đốn kết luận riêng của mình để nói rằng cần có một đoàn quân đặc nhiệm từ 6,000 đến 8,000 người để cứu lục tại vùng đồng bằng sông Mekong ở miền Tây-Nam VNCH. Bức Công điện thông báo được đánh dấu là tối mật và chỉ gửi đến TT Kennedy, ngoại trưởng Rusk, thứ trưởng Ngoại giao Johnson, bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tuớng Lemnizer chủ tịch Hội Đồn Tham Mưu Trưởng Liên Quân/ JCS. Theo ý kiến của tướng Taylor thì đoàn quân đặc nhiệm Hoa Kỳ phần lớn nhân sự Tiếp Vận và Công Binh Chiến Đấu và như thề là thiết lập sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam để có thể bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ cứng rắn liên hợp với TT Diệm trong cuộc thử sức với Việt Cộng hay CSVM. Hình thức đoàn quân cứu lụt sẽ đánh tan các ý tưởng cho rằng Hoa Kỳ thay thế nhận lãnh vai trò giữ gìn an ninh miền Nam Việt Nam. Với hình thức cứu lụt cũng, đoàn quan nầy của Hoa Kỳ cũng có thể tùy chọn hoặc là rút đi sau khi công binh chiến đấu đã hoàn tất nhiệm vụ tái thiết các nơi bị tai ương vì nạn lụt hoặc là điều động đoàn quân cứu lụt nầy vào những hoạt động khác nếu Hoa Kỳ muốn họ ở lại lâu dài hơn. Đoàn quân đạc nhiệm cứu lụt nầy nhất đinh cần phải có mốt số bộ binh chiến đấu Hoa Kỳ bảo hộ về mặt an toàn. Theo Taylor thì quân số đoàn quân cứu lụt cần phải được uyển chuyển không cố định. Sau khi mày bay tới Bangkok, Taylor lại đánh điện về Hoa Thịnh Đốn để biện minh rằng đề nghị đoàn quân cứu lụt không phải là một đề nghị thúc giục Hoa Kỳ gửi quân chiến đấu can dự trực tiếp ở miền Nam Việt Nam nhưng đó chỉ là một biện pháp khẩn cấp giúp chính quyền VNCH giải quyết nạn nhân nạn lụt đồng thời cũng là một hình thức tăng cường quân sự trấn đóng ở các vùng bị ngập lụt để ngăn ngừa du kích VC quay trở lại sau khi nước lụt đã rút xuống.294 Sau khi đã viết xong đầy đủ bản phúc trình vào ngày 01/11/1961 về kết quả chuyến công du của mình và phái đoàn, và trước khi tất cả phái đoàn khởi hành trở về Hoa Thịnh Đốn, tướng Taylor đã gửi trước hai công điện trực tiếp đến TT Kennedy để báo cáo tổng quát về những điểm chính yếu và lý lẽ chừng mực của sứ mệnh được trao phó. Một cách cơ bản, báo cáo tổng quát nầy dựa VSTK - 4228


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

trên những kết luận của những thành viên tùy tùng của tướng Taylor để rồi báo cáo một cách tổng quát 08 đề xuất gửi đến TT Kennedy. Tám đề xuất nầy được kê ra một cách tóm lược như sau: 1. Gửi cố vấn Hành Chánh Hoa Kỳ làm việc bên cạnh những cơ quan chính quyền các cấp của VNCH. 2. Hai chính phủ VN-Hoa Kỳ cùng chung cố gắng cãi tiến các tổ chức an ninh tình báo. 3. Hai chính phủ cùng chung nghiên cứu tình hình tại các tỉnh lỵ để ước định ,tình trạng xã hội, chính trị, an ninh tình báo và các nhân tố quân sự tham gia vào việc chống nổi loạn. 4. Cùng chung cố gắng mở thông cho quân lực VNCH để họ có thêm khả năng hành quân di động, cải tiến huấn luyện và trang bị cho Dân Vệ để họ nhân lãnh nhiệm vụ phòng chống những cứ điểm tại cố định. 5. Hoa Kỳ tham gia vào công tác giám sát các vùng cận duyên hải cũng như những tuyến sông lạch ở miền Nam Việt Nam. 6. Tổ chức lại và nới rộng đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam/ MAAG. 7. Hoa Kỳ mở rộng thêm viện trợ cho miền Nam của chính phủ VNCH và 8. Hoa Kỳ đề nghị đưa vào miền Nam Việt Nam một lực lượng đặc nhiệm để thi hành công tác dưới quyền kiểm soát của các giới chức Hoa Kỳ.295 Trong khi trình bày những lý lẽ của mình trong việc đề xuất đưa quân chiến đấu Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam, tướng Taylor thừa nhận rẳng đề nghị nầy cũng có những bất lợi. Nó sẽ tạo ra một trạng thái căng thẳng lên lực lượng quân đội dự bị chiến lược vốn đang phải trải dài phân tán cho nhiều nơi bởi vì Hoa Kỳ còn cần có nhiều thêm quân hơn nữa để phối trí tại những lãnh vực ngoại vi của khối Cộng Sản và nếu đạo quân nầy vẫn chưa đủ thi áp lực cần thiết phải gia tăng số lượng là điều mà bất cứ ai cũng phải thừa nhận và rồi sẽ dẫn đến tình trạng phải tiếp tục can dự vào giống như nước đỗ mãi vào thùng không có đáy. Tuy nhiên, mặc dù có những ý tưởng tuột hậu như thế, nhưng tướng Taylor cũng vẫn tiếp tục nhận định rằng chiến tranh lớn rất ít có khả năng xảy ra ở lục địa Á Châu bởi vì đối với CS Bắc Việt thì chỉ cần theo kiểu ngoại giao của Hoa Kỳ bắn tiếng đe dọa dội bom lên miền Bắc cũng khiến họ phải chùn bước với ý đồ xâm lăng miền Nam VNCH. Còn CS Trung Quốc thì cũng chưa cần phải lo ngại vì họ đang vật lộn với những tình hình kinh khó khăn trong nước sau cuộc chiến Quốc-Cộng và vì thế CS Trung Quốc khó có thể phiêu lưu mở màn cuộc phiêu lưu quân sự nào trong một thời gian dài sắp tới.296 6.2 BẢN PHÚC TRÌNH CỦA TƯỚNG TAYLOR

Chiều ngày 03/11/1961, TT Kennedy đón tiếp tướng Taylor và đoàn tùy tùng của đương quan tại tòa Bạch Ốc. Từ 4:05 to 5:15 trong khi họp mặt riêng, VSTK - 4229


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

tướng Taylor đã đệ trình TT Kennedy Bản Phúc Trình Chính Thức về chuyến công cán từ Việt Nam trở về. Đính kèm theo bản phúc trình nầy gồm có 3 tài liệu chính yếu,cùng với nhiều tập Phụ Lục khác nhau và văn thư chú giải đính kèm bên ngoài có thể là do tướng Taylor và cố vấn Rostow cùng soạn thảo nhưng chỉ có chữ ký của tướng Taylor và được đánh dấu là Bản A (Tab A). Bản B/Tab B là một bản kê khai những kết luận với những đề xuất và các phụ lục cùng với một tập dày 25 trang giấy có tiêu đề là “Đánh Giá và Kết Luận” được đánh dấu là Bản C/Tab C.297 Trong văn thư chú giải đánh dấu Bản A, tướng Taylor lưu ý rằng trong trường kỳ, Hoa Kỳ cần phải tuyên bố ý định tấn kích nguồn gốc phát sinh ra bộ đội du kích VC xâm nhập vào lãnh thổ VNCH và bắt Hà Nội phải trả một giá đắc để đền bù những gì mà Hà Nội đã gây thiệt hại và tàn phá miền Nam của VNCH. While the final answer lies beyond the scope of this report, it is clear to me that the time may come in our relations to Southeast Asia when we must declare our intention to attack the source of guerrilla aggression in North Viet-Nam and impose on the Hanoi Government a price for participating in the current war which is commensurate with the damage being inflicted on its neighbors to the south. Đoạn cuối bản văn thư chú giải (Bản A/Tab A)Tướng Taylor khuyến cáo TT Kennedy cần hành động ngay theo

những đề xuất của phái đoàn Taylor-Rostow bởi vì họ tin rằng mặc dù tình hình Nam Việt Nam là trầm trọng nhưng không phải là tuyệt vọng bởi vì Hoa Kỳ hiện có nhiều tích sản ở vùng Đông Nam Châu Á mà nếu được phối hợp và hỗ trợ một cách chính chắn thì sẽ gặt hái được lợi thế tối đa. In closing, let me add that our party left Southeast Asia with the sense of having viewed a serious problem but one which is by no means hopeless. We have many assets in this part of the world which, if properly combined and appropriately supported, offer high odds for ultimate success.298

Trong Bản C (Tab C), có phần nhận định rằng hiện giờ thì VC có phần lấn lướt tại miền Nam Việt Nam nhưng các tác giả đề xuất bản nầy lại cho rằng chính quyền của TT Diệm có thể thắng cuộc chiến tranh du kích nổi dậy của CS Việt Minh ở miền Nam và CS Bắc Việt bằng những sự cải cách đã được đề nghị và với sự tổ chức lại cơ cấu Cố Vấn của Hoa Kỳ. Trong khi các tác giả của bản văn nầy phê phán rằng TT Diệm là chuyên quyền, có nhiều khuynh hướng hoan tưởng nhưng họ cũng phải công nhận rằng khả năng của Ông Diệm lại rất đặc biệt khác thường, ngoan cường và nhiều khí phách. Các tác giả nầy tin rằng Ông Diệm được hầu hết quân đội và nội các chính quyền kính trọng, sẵn sàng phục vụ nếu Ông Diệm chịu trao cho họ một cơ hội để phục vụ. With all his weaknesses, Diem has extraordinary ability, stubbornness, and guts. Despite their acute frustration, the men of the Armed Forces and the administration respect Diem to a degree which gives their grumbling (and perhaps some plotting) a somewhat half-hearted character; and they are willing-by and large-to work for him, if he gives them a chance to do their jobs.299

Một cách tổng quát thì toàn bộ bản tấu trình chính thức của của tướng Taylor mang giọng điệu khả quan. Tuy nhiên trong một số bản Phụ Lục đính kèm lại có những tư tưởng tiêu cực đáng chú ý. Chẳng hạn như, trong phần Phụ VSTK - 4230


1

2

3

4

5

6

7 8 9

10 11 12

13

14

15

16

17

18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34

35

36

37

38

39

Lục C, phúc trình của William Jorden Trưởng Ban Chính Sách Kế Hoạch của Bộ Ngoại Giao (Policy Planning Council, Department of State) đã chống đối về sự Hoa Kỳ nhất trí riêng với TT Diệm hay với chính quyền của Ông nếu sự nhất trí nầy được xem như là trọng tâm của chính sách của Hoa Kỳ bởi vì mối quan tâm của quần chúng của Hoa Kỳ chính là luôn luôn với nhân dân Việt Nam, với những vấn đề của họ và với những cảm nghĩ của họ: The Choices ....... Specific Recommendations 1. As a matter of general policy, we should avoid identification of President Diem or his regime as the focus of U.S. policy. Our public concern should always be with the people of Viet Nam, with their problems, and their aspirations.300

Giám đốc Đoàn Đặc Nhiệm Hành Sự ở Việt Nam của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (Vietnam Task Force) Sterling Cottrell lại còn tiêu cực hơn trong phần kết luận của mình trong phần Phụ Lục của Bản B đã đặt nghi vấn lớn là VNCH có thể thành công hay không với sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Sẽ là một sai lầm nếu Hoa Kỳ tự một mình can dự để đánh bại Cộng Sản tại miền Nam Việt Nam. mà không thể thu hồi lại được sự can dự nầy : .......... .......... Recommendations. 1. The Diem regime is not organized nor operated sufficiently well to meet the Communist threat successfully. A new response must be developed. 2. Given the virtual impossibility of changing perceptibly the basic weaknesses of Ngo Dinh Diem, and in view of our past unsuccessful efforts to reform the GVN from the top down, we should now direct our major efforts from the bottom up, and supply all effective kinds of military and economic aid. 3. Since it is an open question whether the GVN can succeed even with U.S. assistance, it would be a mistake for the U.S. to commit itself irrevocably to the defeat of the Communists in SVN. 4. Since U.S. combat troops of division size cannot be employed effectively, they should not be introduced at this stage, despite the short range favorable psychological lift it would give the GVN..301

Trong phần Phụ Lục A, nhóm Hội Đồng Quân Đội Hoa Kỳ trong phái đoàn Taylor cũng có kết luận dè dặt cho rằng Hoa Kỳ không nên can dự vào Việt Nam một mình qua sự đồng nhất với VNCH nhưng cần phải hành động dưới kế hoạch riêng của Hoa Kỳ hay dưới chiêu bài của Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á/SEATO để cứu vãng Nam Việt Nam và toàn vùng Đông Nam Á: In summary, it is the consensus of the military committee that intervention under SEATO or U.S. plans is the best means of saving SVN and indeed, all of Southeast Asia. 302

40

41

42

John Kenneth Galbraith , một nhân vật ngoại giao đươc xem như là Cố Vấn Ngoại Giao Lưu Động của TT Kennedy hiện là đại sứ Hoa Kỳ ở Ấn Độ phê phán rằng Phúc trình của Tướng Taylor là lạ kỳ, nó vừa có những đề xuất VSTK - 4231


1

2

3

4 5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

rất mạnh mẽ nhưng đồng thời các Phụ Lục kèm theo lại cho rằng Phúc trình nầy của tướng Taylor không thể giúp cho VNCH thành công với chính quyền Sài Gòn hiện nay của TT Diệm.303 6.3 THẪM ĐỊNH PHÚC TRÌNH ĐỀ NGHỊ CỦA TƯỚNG TAYLOR VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TT J.F.KENNENDY VÀ VẤN ĐỀ HOA KỲ ĐƯA QUÂN CAN DỰ TRỰC TIẾP VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM

(i) THẪM ĐỊNH PHÚC TRÌNH ĐỀ NGHỊ CỦA TƯỚNG TAYLOR Trong khoản thời gian của chuyến công du phái đoàn Taylor-Rostow, TT Kennedy đã liên tục tiếp nhận những khuyến cáo từ bên ngoài cũng như bên trong nội bộ thành phần nội các hành chánh của chính phủ Hoa Kỳ. - Trong khi chờ đợi bản phúc trình của tướng Taylor, ngày 02/11/1961, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield chủ tịch khối Đa Số Đảng Dân Chủ, người đã từng ủng hộ mạnh mẽ TT Diệm trước đây, dã gửi đến TT Kennedy một giác thư dài 3 trang giấy để khuyến cáo TT về cạm bẫy của việc đưa quân đội Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam: “Trong khi Việt Nam rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ không thê nào hy vọng rằng thay thế một hình thế chính trị và kinh tế xã hội bằng một hình thế quân lực để có được một sự đối kháng tốt nhất chống lại Cộng sản. Nếu những cuộc cãi cách cần thiết đã không được thực hiện kể từ bảy năm qua để ngăn chận CS lật đỗ và nổi dậy thì Hoa Kỳ thấy rằng không có cách gì để quân đội Hoa Kỳ có thể làm được diều đó.” Tuy nhiên M.Manfied lại nhiệt tình ủng hộ Hoa Kỳ gia tăng nhiều thêm viện trợ kinh tế và quân sự cho VNCH nếu cần và nếu có thể thực hiện được nhưng phải để người Việt Nam ở miền Nam có trách nhiệm gánh vát việc đối đầu với sự xâm nhập và nổi dậy tấn công của CS bởi vì đất nước và tương lai của nhân dân miền Nam Việt Nam là do trách nhiệm chính yếu của chính họ.” (While Viet Nam is very important, we cannot hope to substitute armed power for the kind of political and economic social changes that offer the best resistance to communism. If the necessary reforms have not been forthcoming over the past seven years to stop communist subversion and rebellion, then I do not see how American combat troops can do it today. I would wholeheartedly favor, if necessary and feasible, a substantial increase of American military and economic aid to Viet Nam, but leave the responsibility of carrying the physical burden of meeting communist infiltration, subversion, and attack on the shoulders of the South Vietnamese, whose country it is and whose future is their chief responsibility.304

- Đại sứ Hoa Kỳ ở Ấn Độ là John Kenneth Galbraith - hiện có mặt tại Hoa Thịnh Đốn nhân dịp thủ tướng Ấn Độ Nehru đang thăm viếng Hoa Kỳ theo sự yêu cầu của TT Kennedy đã thực hiện một bản kế hoạch cho miền Nam Việt Nam. Giống như Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, Galbraith cũng không đồng ý về việc Hoa Kỳ gửi bất cứ một số lượng quân chiến đấu nào sang Nam Việt Nam Theo đương quan nầy thì Hoa Kỳ nên giúp cho miền Nam trở thành độc lập, kinh tế vững dàng và chính trung lập hơn là biến miền Nam Việt Nam thành một vệ tinh khập khiễng của Hoa Kỳ. (The proposal asVSTK - 4232


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

sumes that our long-run objective in South Viet-Nam should be the creation of an independent, economically viable and politically neutral state, rather than a limping American satellite.)305

- Sau khi xuất hiện trên đài truyền hình Hoa Kỳ NBC ở Nửu Ước để họp báo, vào đêm 05/11/1961 Thủ tướng Ấn Độ Nehru cùng với một số ít thành viên tùy tùng cùng với đại sứ Hoa Kỳ John K.Galbraith đã đến thăm viếng TT Kennedy và phu nhân Jacqueline Kennedy tại trang trại của gia đình mẹ vợ của TT ở Newport, Rhode Island. Trong quyển Hồi Ức của mình, đại sứ Galbraith đã kể lại trong buổi tiệc ăn trưa tại trang trại nầy hầu như là chỉ có chuyện nói về miền Nam Việt Nam. TT và đại sứ Hoa Kỳ đã cật vấn thủ tướng Ấn Độ một cách gay go rằng: Hoa Kỳ phải làm thế nào để dẹp tắt tình trạng đe dọa của Cộng Sản? Liệu rằng Chủ tịch CS Bắc Việt Hồ Chí Minh có thể làm được điều gì chăng? Còn Tổ Chức Liên Hiệp Quốc thì sao? Một Ủy Ban Kiểm Soát của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam có được không? Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Ngừng Bắn có thể làm gì? Thủ tướng Ấn Độ phủ nhận những cật vấn nầy một cách tiêu cực và chỉ chú trọng phát biểu rõ ràng, dứt khoát rằng “Hoa Kỳ không nên đưa quân vào Việt Nam.”306

- Trong một giác thư gửi lên TT Kennedy ngày 08/11/1961, Tổng Tư Lệnh Tham Mưu Liên Quân/JCS và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ sau khi lượng định bản phúc trình của tướng Taylor đã tiếp tục giữ vững lập trường bất cứ hình thức can dự nào của Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam cũng cần phải có đủ năng lực để hoàn thành mục tiêu của của nó. Do đó, theo tổ chức Tình Báo Yểm Trợ Quân Sự Hoa Kỳ ISA (Intelligence Support Activity) thì số lượng quân binh tham chiến sẽ gia tăng theo thời gian bởi vì CS Bắc Việt cũng sẽ gia tăng xâm nhập tương xứng cho đến mức độ trên dưới ba (03) sư đoàn quân binh Hoa Kỳ chứ không phải chỉ là 8,000 quân cứu lụt như tướng Taylor đề nghị.307 - Một buổi họp khoáng đại hỗn hợp tại bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào ngày 09/11.1961 do Ngoại Trưởng Dean Rusk triệu tập gồm có nhiều nhân vật hành chánh và quân sự trong chính phủ tham dự ngoại trừ TT Kennedy. Trong những ghi chú của Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân/JCS về buổi họp nầy có khoản ghi rằng buổi họp đã tham khảo một bản sơ thảo của Bộ Ngoại Giao thẫm định Giác Thư của JCS và Bộ Quốc Phòng. Bản Sơ thảo nầy của Bộ Ngoại Giao, khác với với Giác Thư vừa kể, đã né tránh đề cặp tới một cách chính chắn việc đưa quân Hoa Kỳ ngay tức khắc để tham chiến ở Nam Việt Nam. Sau buổi họp nầy, ngày 11/11/1961, hai bộ trưởng Ngoại Giao/ Dean Rusk và Quốc Phòng /McNamara đã liên hợp hoàn tất một bản Giác Thư cứu xét chung trong đó không nhấn mạnh một cách chủ yếu hay đặc biệt đến vấn đề gửi quân Hoa Kỳ tham chiến ở Nam Việt Nam ngoại trừ những lời lẽ tổng quát: “We should be prepared to introduce United States combat forces if that should become necessary for success. Dependent upon the circumstances, it may

VSTK - 4233


1

2

3 4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

also be necessary for United States forces to strike at the source of the aggression in North Viet-Nam.” 308 (iii) QUYẾT ĐỊNH CỦA TT J.F.KENNEDY VÀ VẤN ĐỀ HOA KỲ ĐƯA QUÂN CAN DỰ TRỰC TIẾP VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM

- Trong một buổi họp ngày 06/11/1961 gồm có nhiều nhân vật hành chánh và quân sự cao cấp trong chính phủ tham dự ngoại trừ TT Kennedy để bàn thảo về những đề xuất của Phái đoàn Taylor công cán Nam Việt Nam, tướng Taylor mở đầu buổi hội bằng một sự đánh giá khái quát về tình hình ở Nam Việt Nam mà đương quan đã nhận thấy trong chuyến công du của mình. Khi tường trình về những phản ứng của TT Kennedy về những đề xuất của phái đoàn Taylor công cán Nam Việt Nam, tướng Taylor phát biểu rằng trong buổi hội kiến ngày 03/11/1961 TT Kennedy đã đặt ra nhiều câu hỏi. Tổng Thống đã chống đối theo bản năng của mình về đề xuất đưa các lực lượng quân binh Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam : “The President had many questions. He is instinctively against introduction of US forces.”309

- Tiếp sau đó không lâu, TT Kennedy đã nói với cố vấn Arthur Schlessinger rằng Taylor và đoàn tùy tùng muốn có một lực lượng quân binh Hoa Kỳ. . .Họ nói đây là điều cần thiết để lấy lại niềm tin và củng cố tinh thần…Đoàn quân sẽ tiến bước vào theo tiếng nhạc quân hành; đám đông dân chúng sẽ hoan hô và bốn ngày sau đó mọi người sẽ quên đi. Rồi Hoa Kỳ được bảo rằng cần phải đưa thêm quân vào. Sự kiện nầy giống như là đang uống một ngụm nước. Hiệu quả là ngụm nước tiêu hao mất đi và lại phải uống thêm một ngụm, rồi lại một ngụm khác nữa.310 - TT Kennedy cùng với các cố vấn riêng của TT đã duyệt xét những đề xuất trong Giác Thư Liên Hợp ngày 11/11/1961 của hai bộ Ngoại Giao-Quốc Phòng và Giác Thư của CJS kể trên. Trong buổi họp bàn duyệt xét nầy của TT còn có mặt của tướng Taylor và tất cả các nhân vật quan trọng của 2 bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng, Cục Phó Cục An Ninh Tình Báo Trung Ương, cố vấn An Ninh Quốc Gia, tướng Lemnizer của JCS và đặc biệt là sự hiện diện của bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy em trai của TT Hoa Kỳ. Trong buổi họp nầy TT Kennedy tuyên bố không muốn thấy có một sự so sánh nào với hai trường hợp đã xảy ra ở Berlin/Đông Đức và ở quốc gia Lào. TT cũng tuyên bố thêm rằng “Vấn để đưa quân binh tham chiến của Hoa Kỳ sẽ phải là phương sách cuối cùng.” Bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, em của TT Kennedy, đã khai triển những lời tuyên bố của TT Kennedy để nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không gửi quân tham chiến và Hoa Kỳ hiện giờ không đơn phương đưa quân của mình vào cuộc chiến. “P: Troops are a last resort. Should be SEATO forces. Will create a tough domestic problem. Would like to avoid statements like Laos & Berlin. Atty Gen: Statement from P. is required in connection with Taylor mission. We are not sending combat troops. [We are] not committing ourselves to combat troops.

VSTK - 4234


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Make it much SEATO as possible.”311 Những đề xuất trong Giác Thư Liên Hợp

của Hai Bộ Ngoại Giao-Quốc Phòng có tất cả 10 mục:311 bis Mục 1. “Ngay bây giờ, Hoa Kỳ quyết định đơn phương can dự vào mục tiêu ngăn ngừa cho miền Nam VNCH không bị rơi vào tay Cộng Sản và khi hành động như thế, Hoa Kỳ thừa nhận rằng việc đưa các lực lượng quân binh của Hoa Kỳ và của các quốc gia trong khối SEATO là điều cần thiết để thực hiện mục tiêu nầy. (Tuy nhiên nếu cần phải quyết định góp phần đưa quân số Hoa Kỳ tham chiến dưới chiêu bài SEATO thì Hoa Kỳ sẽ không phải bị tùy thuộc vào quyết định tuyệt đối của các thành viên SEATO.” 312 TT Kennedy đã

cực lực bát bỏ không chấp thuận mục số #1 nầy bởi vì chưa muốn phiêu lưu đụng đầu với CS Trung Quốc.313 Mục 2. “Bộ Quốc Phòng chuẩn bị những phương án đế xử dụng các lực lượng Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam cho một hay nhiều mục tiêu sau đây: (a) Xử dụng quân lực một cách đáng kể tỏ dấu hiệu rằng Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ Nam Việt Nam và để thúc đẩy tinh thần Nam Việt Nam. (b) Xử dụng lực lượng Hoa Kỳ một cách đáng kể để yểm trợ công cuộc dẹp trừ Việt Cộng nổi loạn không phải chi qua các chiến dịch tiểu trừ bộ đội du kích nhưng bo gồm cả những chiến dịch tấn kích miền Bắc Việt Nam . (c) Xử dụng lực lượng quân binh Hoa Kỳ để đối phó trong trường có sự can thiệp của quân chính quy của CS. 314 . TT

Kennedy chấp thuận mục số #2 nầy. 315 Mục 3. Là mục quan trọng316 một cách đáng kể và được TT Kennedy chấp thuận bởi vì nó phản ảnh một cách cơ bản các đề xuất của phái đoàn tướng Taylor ngoại trừ đề xuất đưa đoàn quân binh Đặc Nhiệm Hoa Kỳ Cứu Lụt miền Tây/Nam Việt Nam. 317 Lý do TT Kennedy đưa ra để không chấp thuận đua quân Hoa Kỳ Cứu Lụt là vì e sợ quốc hội Hoa Kỳ phản đối mà đứng đầu là Thượng Nghị Sĩ Russel và nhiều người khác: TT nói: “Chúng ta có vấn đề với Quốc Hội. Thượng Nghị Sĩ Russell và nhiều người khác phản đối . . . Đưa quân là một phương sách cuối cùng. Và phải là quân của SEATO. Sẽ tạo ra nhiều vấn đề nan giải trong nội bộ Hoa Kỳ. . . . .TT sẵn sàng chấp thuận Mục 3. Không chấp thuận Mục 1.Chúng ta sẽ tiến hành Mục 3.317 * KHẢO LUẬN J.F.K. ÔNG LÀ AI?

29

30

31

32

33

34

35

36

Sau những ngày dọ dẫm, trầm ngâm, suy tư, TT J.F Kennedy đã quyết định nới rộng sự can dự của Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam. Qua tiến trình lựa chọn và quyết định một phương thức thích hợp với tâm trạng vừa muốn đánh vừa lo, vừa tự ái sợ mất mặt, mất uy tín với năm châu thế giới, vì bỏ thì tiếc , bởi lẽ Hoa Kỳ cũng có quyền lợi ở Á Châu nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng. Tân TT Hoa Kỳ e ngại rằng nếu nhún chân vào Việt Nam thì lại sa lầy thất bại thêm một lần nữa sau sự kiện ở vịnh Con Heo/Cuba, vụ Đông Bá Linh-Tây Bá Linh/Đông Đức sau khi bị trùm CS Liên Sô Nikita Khrushchev hạ nhục xem thường trong cuộc hội nghị thượng đĩnh song phương Hoa Kỳ-Liên Sô Nga ở thủ VSTK - 4235


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

đô nước Áo vào ngày 04/06/1961 và mới nhất là vụ trung lập hóa thân Cộng Sản của vương quốc Lào bé nhỏ nằm trên bán đảo Đông Dương cùng chung với Việt Nam và Cao Miên. . Câu hỏi đặt ra là động cơ thực sự nào thúc đẩy TT Kennedy lấy quyết định nới rộng sự can dự của Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam: (i) Vì lý tưởng bảo vệ Tự Do cho thế giới hay chỉ vì sự an ninh và quyền lợi riêng của Hoa Kỳ? (ii) Động cơ thúc đẫy nầy là điều hiển nhiên nhưng nó chỉ khởi phát mạnh mẽ hơn kể từ giờ phút Kennedy trở thành vị TT Hoa Kỳ trẻ tuổi và làm chủ tòa Nhà Trắng. Trước hết là để bảo vệ chủ nghĩa Tự Do Tư Bản của Hoa Kỳ trong đó có dòng họ đại Tư Bản cha truyền con nối của gia tộc Kennedy. Cũng hiển nhiên là bất cứ ứng cử viên chức vụ TT Hoa Kỳ đều phải vì động cơ bảo vệ Tự Do Dân Chủ và bảo toàn an ninh cho đất nước Hoa Kỳ tránh khỏi mọi bất trắc do chủ thuyết Cộng Sản sẽ có thể gây ra một cách trực tiếp ngay từ bên trong đất nước hay gián tiếp từ các vùng lãnh thổ khác bên khắp nơi thế giới mà “quyền lợi Tư Bản Quốc Tế” của Hoa Kỳ bị va chạm, thiệt hại.

16 17

18

19

20

21

22

23

24

Hoa Kỳ có quyền lợi gì ở Việt Nam? Bảo vệ Tự Do Độc Lập cho nhân dân miền Nam Việt Nam chỉ là động cơ biểu kiến, là tấm bản hiệu cao quý bánh vẽ mà Hoa Kỳ cần phải trương lên để cứu vớt nhân dân miền Nam thoát khỏi ách gông cùm của chủ nghĩa Cộng Sản. Động cơ sâu xa chính là vì miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ xem như là một tiền đồn thí nghiệm của Hoa Kỳ ngăn chận làn sóng Cộng Sản đang lăm le nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á Châu nói chung và đặc biệt là vùng bán đảo Đông Dương nói riêng và đây mới thực sự là quyền lợi của Hoa Kỳ, một động cơ chính yếu khiến TT Hoa Kỳ Kennedy quyết định nới rộng sự can dự của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột Quốc-Cộng ở Việt Nam .

25 26

27

28

29

30

31

32

Như vậy, một sự thật rất đau lòng phải nói ra là Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy không chống Cộng Sản cho nhân dân miền Nam, sự can dự của Hoa Kỳ vào Việt Nam do TT Kennedy quyết định chỉ là để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, là một sự can dự không có chính nghĩa đối với nhân dân miền Nam Việt Nam và đối với lương tâm nhân loại khắp nơi. ii) Vì mặc cảm thua kém, thiếu kinh nghiệm nhưng lại rất tự ái, nhẫn tâm, phụ bạc của một nhà lãnh đạo cường quốc Tư Bản đứng đầu thế giới đang e sợ chủ nghĩa Cộng Sản như vết dầu loan đe dọa tiêu diệt và xem thường?

33 34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

Trong thời đại hoàng kim, chỉ có những nhà tư bản triệu phú, tỉ phú ở Hoa Kỳ mới có đủ năng lực tiền tài để ra tranh cử chiếc ghế TT Hoa Kỳ. Những khả năng khác để “an bang tế thế” về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội, ngoại giao, điều hành guồng máy cai trị quốc gia thì như Kennedy thường nói một cách lạnh lùng với cộng sự viên của mình kể từ khi bước chân vào Nhà Trắng: “ Bản chức không cần biết là phải tốt nghiệp ở trường nầy để trở thành một thủ trưởng của một cơ quan chính phủ hoặc để trở thành một Tổng Thống.” “Chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi/We’ll learn together.” Được hỏi lý do và vì sao mà Kennedy cho rằng mình sẽ phải là Tổng Thống Hoa Kỳ thì được trả lời rằng: “ Bản chức nhìn những người khác ở chung quanh trong cuộc chạy đua tranh cử rồi tự hỏi thầm, nếu họ nghĩ rằng họ có thể làm được thì tại sao sẽ không phải là bản chức?” Kennedy không biết chờ đợi thời cơ để đến lượt mình (He did not wait his turn.)tr.14vì tuổi trẻ hăng say, và tự tin rằng hễ muốn là được, không cần phải có học vị, không cần có kinh nghiệm , không cần có năng khiếu đặc biệt hay tài năng để trở thành một TT của Hoa Kỳ. Có thể Kennedy đã nghĩ rằng chỉ cần có một ngoại hình hấp dẩn của một người đàn ông ăn nói lưu loát thu hút, cứ làm, cứ học hỏi trải nghiệm và nếu cần thì cứ nói láo, rồi sẽ trở thành một TT thống giỏi của Hoa Kỳ.

VSTK - 4236


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

TT Kennedy nói láo? Nói láo ngay từ ngày đầu tiên mới được thắng cử chức vụ TT Hoa Kỳ để che dấu tình trạng bệnh hoạn khá trầm trọng của mình là bệnh Addison /Khiếm khuyết chất steroid hormones trong cơ thể khiến cho người bệnh bị đau nhất thường xuyên vùng bụng: tác giả sách President Kennedy, Profile of Power viết rằng, vừa khi được tuyên bố thắng cử, tân TT Hoa Kỳ Kennedy đã tuyên bố cho biết hai nhân vật được TT gọi điện thoại đầu tiên là trùm Công An Liên Bang/FBI J.Edgar Hoover và trùm cơ quan Mật Vụ Tình Báo/ CIA Allen Dulles trong chính quyền Eisenhower trước đây để mời họ ở lại tiếp tục làm việc trong chính quyền mới của tân TT. He announced that his first telephone calls as President-elect had been to the crustiest dons of Washington’s old frontiers: J.Edgar Hoover, director of the FBI, and Allen Dulles, Director of the CIA. He asked them both to say on.” Tiếp ngay sau đó là nói láo. Khi một phóng viên nhà báo chất vấn về những tin đồ cho rằng vị tân TT Hoa Kỳ đang mắc phải một chứng bệnh bất kham kinh niên gọi bệnh Addison ở giai đoạn chót thì được tân TT trả lời ngay không do dự “Bản chức chưa bao giờ mắc phải bệnh đó. . . .Sức khỏe của bản chức hiên nay toàn hảo.” 320 Cũng theo tác giả sách President Kennedy, Profile of Power. Kennedy không có chuẩn bị cho một ngôi vị chức chưởng TT Hoa Kỳ, và hầu như là đối với những kẻ khác thì cũng như thê thôi. Chức vụ TT là công việc riêng của họ, không ai giống ai và chỉ cần có lời hứa hay cam kết miệng.321 So với những nhân vật lãnh đạo của các cường quốc Tư Bản và Cộng Sản vào thời điểm khởi đầu chức chưởng TT Hoa Kỳ của mình thì Kennedy là một nhà lãnh đạo thiếu kinh nghiệm chính trị nhưng lại là người rất tự ái, bộc phát, liều lĩnh và phiêu lưu. Hầu hết những cộng sự viên của Kennedy cũng chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc điều hành guồng máy chính quyền của Kennedy. TT Kennedy đã đích thân phỏng vấn những người được TT lựa chọn là cộng sự viên của mình , đa số là những nhân vật ngoài thương trường kinh tế, tài chánh, kỹ nghệ ở Hoa Kỳ mà kinh nghiệm về quốc sự cũng không thua kém gì với kinh nghiệm ít ỏi của Kennedy vị nguyên thủ một quốc gia tư bản hùng mạnh nhất thế giới. Thiếu kinh nghiệm, tự ái, bộc phát, liều lĩnh và quá tự tin , phiêu lưu, lừa đảo và khi cần thì nhẫn tâm phụ bạc, phủi tay, quay mặt. Kennedy đã chơi trò đánh đu chính trị trong suốt nhiệm kỳ ba năm ngắn ngủi làm TT Hoa Hoa Kỳ của Ông và đã chạm trán với thất bại từ đợt nầy đến đợt khác: (i) Vịnh Con Heo

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

- Thất bại đầu tiên và nhanh chóng nhất của Kennedy trong vòng ba tháng năm đầu tiên của nhiệm kỳ 4 năm giữ chức vụ Tổng Thống kiêm TổngTư Lệnh quân đội Hoa Kỳ là vụ đỗ bộ của hơn 700 phần tử Cuba lưu vong được Hoa Kỳ bí mật huấn luyện trên lãnh địa Guatamala , được vũ trang để đỗ bộ lên Vịnh Con Heo nhằm lật đỗ chính quyền CS của Fidel Castro. Ngày 11/03/1961 khi nghe trùm CIA thuyết trình kế hoạch xâm lăng Cuba nầy, cố vấn riêng của TT Kennedy về các quốc gia Nam Mỹ là Arthur Schlessinger vừa mới trở về sau một vòng thăm viếng nhiều thủ phủ ở các quốc gia Nam Mỹ cũng có mặt trong buổi họp thuyết trình đã sững sờ khi được nghe Dulles và Bissell trùm chánh và phó của CIA thuyết trình về kế hoạch xâm nhập Cuba. Schlessinger nghĩ rằng Kennedy cũng sững sờ như đương sự. Kế hoạch xâm nhập nầy do phó cục trưởng CIA Richard Bissel thiết kế: quân Cuba lưu vong sẽ đỗ bộ giữa ban ngày vào Trinidad, một thị trấn vùng biển phía Nam Cuba, gần dãy núi Escambray. Kennedy do dự trầm ngăm vài phút rồi nói với các cộng sự

VSTK - 4237


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

viên CIA rằng “Quá ngoạn mục. Chẳng khác nào như cuộc đỗ bộ xâm lăng của Đồng Minh trong ngày D trên bờ biển Normandie của nước Pháp trong thế chiến II. Các ông cần phải giảm thiểu mức độ ồn ào của vụ nầy.”322 Tổng Thống Hoa Kỳ muốn yên lặng thì mọi người phải yên lặng và làm theo ý của Tổng Thống. Kennedy muốn vụ xâm nhập Cuba được đỗ bộ lén lút trong đêm tối, không có sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ, không ai hay biết chứ không cần phải ồn ào như trùm phó CIA chủ trương nhằm đánh động quần chúng Cuba bất mãn với chế độ Cộng sản Fidel Castro nổi dậy cùng một lúc với sự xâm nhập của quân Cuba lưu vong. Bốn ngày sau, ngày 14/03/1961, Bissel trình lên TT Kennedy một kế hoạch xâm nhập mới lên bãi biển Zapata trên Vịnh Con Heo vì nơi đây máy bay oanh tạc Hoa Kỳ có thể yểm trợ cho đoàn quân lưu vong Cuba. Kennedy cũng muốn CIA tổ chức một Hội Đồng Cách Mạng Cuba lưu vong Cuba cùng một lúc lên bờ biển Vịnh Con Heo với quân lưu vong và sẽ là chính phủ lâm thời của Cuba. 323 Trùm CIA đã nói với Kennedy rằng đương sư tin tưởng lạc quan nhiều hơn với kế hoạch xâm nhập mới nầy so kế hoạch Guatamala từ thời Eisenhower và rằng nếu bị thất bại thì Hoa Kỳ cũng chẳng có thiệt hại nào quá đáng, rằng quân lưu vong xâm nhập có thể rút chạy ẩn náu trong dãy núi Ascambray. Theo Shlessinger thì không có ai biết rõ dãy núi nầy ở đâu và ngay những quân binh lưu vong Cuba cũng không được cho biết là sẽ rút lui về dãy núi cách xa 80 dặm đó và phải băng rừng, lội suối đầm lầy lội hay bất kỳ một nơi nào khác nếu bị quân của Castro truy kích. Một quân binh lưu vong Cuba bị Castro bắt và sau khi được trả tự do đã cho biết rằng: “ Bọn chúng tôi không được ai nói cho biết gì về hướng rút lui nầy” rồi lại được bảo “Nếu các anh thất bại thì chúng tôi sẽ xong vào.”324 Đây chính là một hình thức thủ tiêu an toàn của chính quyền Hoa Kỳ nhờ tay của Castro thanh toán hơn 700 quân binh Cuba lưu vong bởi vì theo trùm CIA Dulles cảnh giác Kennedy rằng nếu kế hoạch xâm nhập Cuba để lật đỗ F.Castro thì không thể nảo thả ra số quân lưu vong được tuyển lựa từ Miami đưa qua Guatamala huấn luyện dể rồi quay trở về Hoa Kỳ loan truyền khắp nơi mưu toan xâm nhập của Hoa Kỳ vào Cuba.. Và Kennedy đã tuyên bố thẳng thừng với Schlessinger : “ Nếu chúng ta muốn thủ tiêu đám quân 800 người nầy thì tốt hơn nên thực hiện việc thủ tiêu trên lãnh thổ của Cuba hơn là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, nhất là nếu nơi nầy nầy chính nơi mà họ muốn tới. (If we have to get rid of these 800 men, it is much better to dump them in Cuba than in the United States, especially if that is where they want to go)”.326 Một sự lừa dối độc ác, tàn nhẫn, vô nhân đạo, không có lương tâm! Lời cảnh giác của trùm CIA là một bản án tử hình cho hơn 700 quân Cuba lưu vong . Trong một buổi họp thu hẹp ngày 04/04/1961, thượng nghị sĩ Fulbright, bạn thân của Kennedy, không đồng ý kế hoạch Vịnh Con Heo. Bộ trưởng Quốc Phòng MacNamara đồng ý, hai nhân vật khác trong buổi họp bất đắc dĩ phải đồng ý. A.M.Shlessinger trong lòng không đồng ý nhưng không biết phải nói gì . Buổi họp thu hẹp không đi tới đâu. Phụ tá Ngoại Giao không đồng ý vì bị ngoại trưởng ngăn chận bao che. Do đó kế hoạch Vịnh Con Heo được TT Kennedy chấp thuận cho tiến hành. Kế hoạch đó như sau: Sau khi quân binh và chính phủ lưu vong Cuba do Hoa Kỳ thành lập đã lên bãi biển và bố trí an toàn, Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng tuyên bố công nhận ngay tân chính phủ nầy như là chính quyền hợp pháp của Cuba. Rồi chính phủ mới sẽ chính thức yêu cầu Hoa Kỳ yễm trợ quân sự và một sự can dự mới của Hoa Kỳ sẽ được tiến hành. Kế hoạch xâm nhập của Lữ đoàn 2503 quân lưu vong Cuba lên Vịnh biển Con Heo khởi phát vào rạng sáng ngày 17/04/1961. Ngoại trưởng Rusk thông bào cho TT Kennedy biết là CIA yêu cầu máy bay phản lực Hoa Kỳ từ hàng không mẫu hạm Essex bay đến Vịnh

VSTK - 4238


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Con Heo yểm trợ cho đoàn quân lưu vong nhưng TT Kennedy dứt khoác cự tuyệt vì sơ bị lộ tai tiếng là Hoa Kỳ chủ trương và tổ chức vụ xâm nhập Cuba của lữ đoàn 2506.327 Tuy nhiên với sự thúc hối của của Bissel và của Đô Đốc Allen Burk Tham Mưu Trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Kennedy cũng phải chấp thuận cho phép 06 phản lực cơ từ mẫu hạm Essex bay tới Vịnh Con Heo để tiếp cứu ngăn chận máy bay thả bom của Castro nhưng vì hướng bay khác múi giờ cho nên đã bị cách biệt tới nơi trễ hơn 01 giờ sau khi các máy bay oanh tạc B-26 của Castro đã thả bom và oanh kích lữ đoàn 2506 và bay đi mất và vì thế máy bay phản lực Hoa Kỳ không thấy có máy bay nào của Castro trên nền trời Vịnh Con Heo cho nên quay trở về mẫu hạm Essex.325bis Ngày 18/04/1961, vào lúc 1:45 trưa, Jose1 Pérez San Román chỉ huy lữ đoàn 2506 phát thanh kêu cứu: “Chúng tôi không thấy một phi cơ bạn nào bay tới yễm trợ như Ông đã hứa!”. Lời phát thanh lần cuối cùng từ José Perez chỉ võn vẹn một câu: “Bè lũ các Ông là quân chó đẻ.”328 Ngày 20/04/1961, quân Cuba lưu vong đầu hàng và bị chính quyền CS của Fildel Castro bắt giam toàn bộ. Uy tín của chủ tịch CS Fidel Castro được khối CS kể cả nhiều quốc gia tư bản khắp thế giới vinh danh và khiến cho Cuba lại càng khắng khít với CS Liên Sô nhiều hơn. Khi hay tin kế hoạch bị hỏng, Kennedy đã không cho máy bay Hoa Kỳ oanh tạc tiếp cứu như đoàn bại binh lưu vong tin tưởng mong đợi: Kennedy phủi tay phụ bạc với những kẽ do chính mình đỡ đầu, đào tạo và giựt dây. Trước dư luận báo chí trong và ngoài nước, Kennedy phải đích thân che dấu quanh co trách nhiệm của mình. Trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, một thượng nghị sĩ đại diện Hoa Kỳ phải nói láo để bưng bít. Trùm CS Liên Sô gửi kháng thư chê trách công khai hành động của TT Hoa Kỳ là kinh tởm và hăm he sẽ trả đũa.329 Bao nhiêu tội vạ Kennedy trút hết lên đầu của những cộng sự viên CIA của mình khi tuyên bố với họ rằng: “Tổng không thể tự động từ chức vì vụ nầy mà không có sự thông qua của Quốc Hội, vậy thì các ông bắt buộc phải rời khỏi nhiệm chức của mình.” Và tướng Maxwell Taylor được Kennedy tín nhiệm làm cố vấn Quân sự của TT.

28

(ii) 29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

Khủng hoảng ở Vương Quốc Lào

Đang lúc biến cố ở Vịnh Con Heo làm cho TT Kennedy và bộ tham mưu ở Tòa Nhà Trắng phải nhứt đầu đối phó thì tình hình quân sự và chính trị ở vương quốc Lào cũng tiếp tục bị áp lực gia tăng tấn kích của bộ đội CS Pathet Lào với sự yểm trợ và can dự trực tiếp của bộ đội CS Bắc Việt khiến cho quân lực hoàng gia Lào càng lúc càng trở nên suy yếu bất lực trong việc chống trả và phòng thủ trong khi Anh quốc và Liên Sô đang đàm phán tìm kiếm một giải pháp ngưng bắn thích hợp cho vương quốc nầy. Lúc nào cũng thế, chiến lược của CS là luôn luôn phải tìm cho bằng được một chiến thắng quân sự để hỗ trợ cho bất cứ một cuộc hòa đàm nào với phe Quốc Gia và Tư bản. Đoàn Mật Vụ đặc nhiệm Hoa Kỳ ở Lào đã báo động về Hoa Thịnh Đốn rằng bộ đội CS Pathet Lào đang tập trung tiến xuống Trung Lào, đặc biệt là hướng về thị trấn Tha - Khet nằm sát cạnh sông Mê Kong phía Bắc tỉnh Savanakhet và có thể là không bao lâu nữa sẽ tiến xuống phía Nam Lào sát biên giới Thái Lan. Hành dinh của Tổ chức SEATO đóng ở Thai Lan đang trong tình trạng báo động và đang chuẩn bị. Ngày 26/04/1961, đại sứ Hoa Kỳ ở Vientiane đánh điện về Hoa Thịnh Đốn báo cáo rằng “Pathet Lào đã chiếm Mường Sai…Không thể nào cứ để bọn họ tiếp tục tiến tới mãi . . .Không còn cách nào ngăn chận bọn họ ngoại trừ dùng máy bay B-26s oanh kích và dội bom và tiếp theo có lẽ là Hoa Kỳ hoặc SEATO phải đưa quân vào… mặc dù biết rằng nếu hành động như thế sẽ phá hoại triển vọng đàm phán ngưng bắn đang diễn tiến ….nhưng VSTK - 4239


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

không còn cách nào khác.” Chẳng có ai ở Hoa Thịnh Đốn kể cả TT Kennedy biết Mường Sai nằm ở đâu và là cái quái gì? Nhưng có một điều mà chỉ có một mình TT mới biết được: đó là việc TT đang chơi trò lừa đảo ở Lào nhưng như là không hiệu nghiệm bởi vì bộ đội CS Pathet Lào chắc hẳn là không thèm quan tâm đến sự việc Hoa Thịnh Đốn đưa hạm đội thứ 7 sẵn sàng chuyển vận thủy quân đánh bộ vào Thái Lan và vùng biên giới của Lào để đe dọa330. Kennedy cũng đã thành công phần nào trong việc thúc đẫy một số quốc gia thành viên của SEATO sẽ tham dự vào dự án đỗ bộ xâm lược của Hoa Kỳ vào Thái Lan. Pakistan hứa đưa 8,000 quân theo chân Hoa Kỳ. Thái Lan, Phi Luật Tân, Úc và Tân Tây Lan cũng hứa đóng góp quân nhưng không nhiều. Anh quốc dụ dự nhưng hứa sẽ đưa 1,000 quân Anh từ Hong Kong. Tổng thống Pháp De Gaulle từ chối với lý do là nước Pháp đã nhất quyết không bao giờ trở lại Đông Dương bất kỳ vì lý do nào. 331 Trong số những bản báo cáo mật tóm tắt mỗi buổi sáng mà TT Kennedy cần đọc ngay từ lúc còn năm trên giường, mục báo cáo về tình hình Lào quốc là dài nhất. Đọc xong những báo cáo nầy, Kennedy không biết mình nên khóc hay nên cười vì những lời bêu rêu xấu xa đối với quân đội quốc gia của vương quốc Lào do tiền bạc Hoa Kỳ tài trợ cung cấp viện trợ quân sự nhưng họ chỉ biết rong chơi hái hoa nhảy múa,làm tình và bơi lội, ngay cả chiếc xe bọc sắt mà họ lái cũng có thể bị chận đứng bằng tầm vong vạt nhọn.. Khi có dịp ngưng bắn thì cả hai bên Quốc-Công đều ào ra đường cùng nhau chơi trò tác nước ướt mình. Ngay cả CS Pathet Lào cũng không có khả năng chiến đấu một mình mà không cần có CS Bắc Việt đứng sau lưng để đánh giặc tiếp hơi. Ở Hàn Quốc/ Korea, mặc dù không có những mô tả tệ hại như thế và mặc dù quân binh Hàn Quốc là những người đánh giặc giỏi chung với sự tham dự của Hoa Kỳ vậy mà Hoa Kỳ vẫn không thể thắng trận dù chỉ là một phần giới hạn. Đối với trường hợp của Lào quốc thì chỉ có một cách là được cả ngã về không, đỗ quân ồ ạt và kể cả xử dụng vũ khí hạt nhân nếu CS Trung Hoa nhảy vào vòng chiến. Cuối cùng Kennedy không muốn gửi quân của mình tới một miền xa xôi như thế ở Đông Nam Á và ý muốn hiện giờ của Kennedy là làm cách nào và bằng mọi cách để cho khỏi mất thể diện của một vị TT Hoa Kỳ đối với thế giới chứ không có việc tiếp cứu Lào quốc khỏi sự đe dọa của Cộng Sản. Cuối cùng TT Kennedy đã nói với các cộng sự viên thân tín của mình rằng: “Nếu chúng ta phải chiến đấu ở vùng Đông Nam Á, vậy thì nên chiến đâu ở Việt Nam. Ít ra người Việt Nam cũng thực sự can dự và họ sẽ chiến đấu. Việt Nam chính là địa điểm chọn lựa .”332 Do đó,TT Kennedy đã giã vờ nổi giận lừa bịp để rút chân ra khỏi vương quốc Lào bằng cách nổi đình đám kèn trống tiễn đưa lên tàu ở cảng Okinawa 10,000 thủy quân đánh bộ sang vùng Đông Nam Á Châu và 5,000 thủy quân đánh bộ khác trực chỉ vương quốc Lào khiến phe Cộng Sản Liên Sô Viết và Bắc Việt lầm tưởng là tất cả hai đoàn quân Hoa Kỳ nầy được đưa sang Thái Lan rối tiến sang vương quốc Lào. Mộ mặt khác Kennedy qua trung gian của thủ tướng Ấn Độ Nehru để đánh tiếng với CS Liên Sô rằng Hoa Kỳ Kỳ sẽ không bỏ rơi Lào cho dù sẽ phải can thiệp bằng lực lượng quân sự của mình tuy nhiên không giống như chính quyền Eisenhower ngày trước, chính quyền Kennedy hiện nay rất linh động mềm dẻo sẵn sàng chấp nhận một vương quốc Lào trung lập sau khi chính quyền Liên sô Nga chấm dứt không vận vũ khí tiếp trợ cho bộ đội CS Pathet Lào. Có dấu hiệu trùm CS Nga Khuschev đồng ý để Lào khỏi vòng kiểm soát của CS Trung Hoa. CSBV cũng e dè trò hăm he của Hoa Kỳ có thể làm thật đỗ quân Hoa Kỳ vào Đông Nam Á khiến cho CS Bắc Việt phải chùn bước tham vọng từ mười năm qua để thống nhất hóa toàn thể nước Việt Nam thành một quốc gia hoàn toàn Cộng Sản. Tất cả đều không biết rằng chỉ muốn rút chân ra khỏi vụ rắc rối ở Lào quốc và Harriman, đại sứ lưu động của Kennedy lên đường sang Geneva để dự Hội nghi về Lào quốc chỉ cần làm thế nào để thực hiện ý đồ rút chân đó của Kennedy. 333

VSTK - 4240


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

Trên giấy tờ, Lào quốc bấy giờ trở thành trung lạp trong khi mà Cộng sản cứ từ từ chuẩn bị trong khi TT Kennedy hy vọng là phe Quốc gia không CS trong chính phủ trung lập sẽ lấn lướt hơn phe Cộng để rồi sẽ nghiên về phía tư bản Hoa Kỳ hơn là theo chủ nghĩa Cộng Sản của Liên Sô. Trong tuần sau ngày ngưng bắn 05/05/1961 ở Lào, tuần báo Times đăng tải rằng : “Lào quốc với một nhân vật thân cộng giữ chức thủ tướng chính phủ trung lập, với nhiều phần tử Cộng san giữ nhiều cơ quan trong chính quyền cùng với bột đội CS Pathet Lao đang chiếm giữ phân nửa lãnh thổ và nhanh chóng che phủ bức màn sắt CS và Cuộc ngưng bắn ở Lào là biểu hiện sự thất bại của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh.”334 Lời bình luận của tuần báo Times không quá đáng hay nhằm mục đích bôi nhọ, bởi vì trong lúc hội nghị Geneva về Lào quốc đang thảo luận thì vào ngày 09/05/1961 quân CS Pathet Lào vi phạm lệnh ngưng bắn đã ào ạt tấn kích vào bao vây căn cứ vũ trang biệt lập Padong của người Mèo-Hmong do tướng Wang Pao lãnh đạo chỉ huy và được Cơ quan mật vụ CIA bí mật tận tình đỡ đầu nhằm chống đánh và quấy rối CS Pathet Lào ở vùng Cánh Đồng Chum. Căn cứ nầy nằm trên vùng cao của một dãy núi ở phía Nam Lào hướng xuống một địa điểm chiến lược là cánh Đồng Chum/Plains of Jars. Phái đoàn Hoa Kỳ ở Hội nghị Geneva về Lào đã tẩy chai không họp bàn vài ngày về vụ tấn công nầy của CS và theo tin của báo Newyork Times thì cho đến ngày 18/06/1961 Pathet Lào đã chiếm đóng khoản 19 địa điểm của chính phủ kể từ khi Hội Nghị Geneva bắt đầu vào ngà 03/06/1961. Ngày 30/05/1961 hai phi công “tình nguyện” của Hoa Kỳ bị tử trận khi trực thăn tiếp cứu của họ bị bắn rơi trong khi thả đồ tiếp cứu cho căn cứ Padong đang bị CS bao vây.” 335 J.F.K lại thất bại thêm một lần nữa sau vụ Vịnh Con Heo ở Cuba. (iii) Kennedy đối diện Khruschev

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Trước khi tới Vienna, thủ đô Áo Quốc để họp thượng đĩnh song phương với trùm CS Liên So Nga Khruschev, TT Kennedy dừng lại ở Paris, thủ đô Pháp Quốc để hội kiến với TT Pháp quốc Charles De Gaulle. Tờ báo bảo thủ và nhiều uy tín ở Pháp, Le Figaro đã nghiêm khằc phê phán vị TT trẻ tuổi nhất của Hoa Kỳ như sau: “ Lào quốc, Nam Việt Nam như chỉ mành treo chuông, sự thất bại ở vịnh Con Heo/Cuba, những phong trào nổi dậy chống kỳ thị của những người dân Hoa Kỳ gốc Phi Châu da đen ở miền Nam Hoa Kỳ với hiệu quả thảm hại đáng thương đỗ trút xuống cho tình nghĩa đồng bào anh em ruột thị trên các tiểu bang, điều mà ngành hành pháp của TT kennedy đang cố hết sức vung trồng, và dư luận vẫn còn đang xôn xao về sử cố CS Nga phóng con người đầu tiên lên không gian.Vị tân TT trẻ tuổi đã phải trả một giá đắc vì thiếu kinh nghiệm và không có trật tự quy trình trong khi sắp xếp điều hành công việc ở tòa Nhà Trắng.” 336 Không phải chỉ có tờ báo Le Figaro có giọng điệu gay gắt như thế. Trước đây, sau tình hình tệ hại về vụ Vịnh Con Heo, cố vấn An Ninh George Bundy cũng đã từng trách cứ Kennedy nặng nề và thẳng thừng hơn thế: “Vụ Cuba là một sai lầm tồi tệ. Tuy nhiên nó không có gì gọi nhục nhã và nó có những nguyên lai riêng của nó. . .Công việc điều hành quản trị của chúng ta có vấn đề.” Ôm đồm một mình chính là một vấn đề về cung cách TT ứng dụng thời gian. . .Kế đến là tình trạng bất đồng của TT đối với những ý kiến tốt của nhiều người đề đạt lên chẳng hạn như của O’Donnell, Sorenson, R.Rennedy, của Rusk . . . “Bọn chúng tôi không có cách nào để trấn an TT. . . .Thí dụ như Hội Đồng An Ninh Quốc Gia không thể nào làm việc cho TT bở vì TT không đặt ra một thời khóa biểu làm việc khiến cho họ cứ phải bị bấn loạn từng ngày một. Họ phải tham dự ba buổi họp trong vòng năm ngày làm cho họ phát điên được. Và cứ như thế trong vòng sáu tuần lễ thì hiển nhiên điều tồi tệ.”337

VSTK - 4241


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Nhân dân Pháp đón tiếp TT và phu nhân Hoa Kỳ thật nồng nhiệt, thật đông đảo khiến cho TT De Gaulle ngồi bên cạnh trên chiếc xe đón rước TT Hoa Kỳ từ phi trưởng Orly về trung tâm thành phố Paris phải thốt lên: “ TT có hơn một triệu người đứng đợi chờ đón TT ngoài đó. TT đã thấy được Paris hân hoan như thế nào để nhìn thấy TT. Bản chức không cần phải thêm điều gì khác vào cuộc đón rước nầy.” Ngày 12/05/1961, Kennedy hội kiến với De Gaulle. Cuộc hội kiến xảy ra êm thắm ngoài sự suy nghĩ của đa số người Hoa Kỳ và nhân dân thế giới cho rằng De Gaull không thân thiện với Hoa Kỳ. Không có một sự bất đồng quan điểm nào giữa đôi bên, ngược lại De Gaulle còn khuyến cáo Kennedy không cần phải thương lượng với những người Nga bởi vì họ không muốn gây chiến tranh. Trùm CS Nga Khrushchev cứ mỗi sáu tháng lại đe dọa gây chiến tranh vì vấn đề phân chia khu vực thủ đô Berlin của CS Đông Đức. Nhưng thực sự đó chỉ là trò bịp. Sẽ không thể nào xảy ra chiến tranh nếu phe Đồng Minh chiếm đóng vùng Tây Bá Linh, nhất là Hoa Kỳ, tỏ ra kiên quyết không chùn bước. De Gaulle cho rằng Cộng Sản chỉ là lý thuyết bịp bợm. Chủ nghĩa Quốc gia mới là vấn đề. Những kẻ lãnh đạo dùng ý thức hệ để phục vụ mục đich riêng tư của họ. Chủ nghĩa CS Lênin khác với chủ nghĩa CS Satline và chủ nghĩa CS Staline khác với chủ nghĩa CS Khrushchev Nhưng nước Nga là có thật. Người Nga có thể hoặc là không phải là người CS tuy nhiên họ vẫn luôn luôn là những người Nga. Mẫu quốc Nga sẽ luôn tìm cách để bành trướng sang phía Tây và xuống phía Nam; bà Mẹ nầy sẽ khựng lại nếu tin rằng các quốc gia Tây phương sẽ chiến đấu. Công việc của TT Hoa Kỳ chắc chắn là cần làm thế náo thuyết phục Khrushchev phải tin rằng TT là một người sẽ chiến đấu. Rằng TT Hoa Kỳ phải đứng vững khi Khrshchev hiệu triệu kêu gọi thay đổi thân trạng của thành phố Ba Linh. Đây chính là công tác hữu ích hơn hết mà TT Hoa Kỳ dâng hiến cho toàn thể thế giới. Đối vấn đề Lào quốc, De Gaulle khuyến cáo rằng nếu Hoa Kỳ nhún chân sâu vào thì sẽ bị rơi xuống tận cùng vực sâu về mặt quân sự cũng như bị sa lầy về mặt chính trị cho dù Hoa Kỳ có chi tiêu nhiều tài lực và nhân lực. CS Nga cũng chạy đua với CS Trung Hoa để tiếp hơi cho CS Pathet Lào cũng chỉ vì Nga e sợ chính sách bành trướng của Trung Quốc.338 * Kennedy và Khrushchev ngồi đối diện cách nhau một chiếc bàn cà phê rộng lớn. Phía sau là các thược hạ trọng yếu của họ cùng với thông dịch viên ngồi bên cạnh. Không giống như Eisenhowewr ngày trước hội kiến vớo Khrushchev thường quay lại sau lưng hội ý với thuộc hạ của mình nhất là với cựu ngoại trưởng John Foster Dulles trước khi đáp ứng câu hỏi của đối phương, Kennedy luôn nhìn thẳng đối diện với Khrushchev trong khi nói chuyện và không quay lưng nhìn về phía sau. Ngày đầu tiên của cuộc họp thượng đĩnh tay đôi nầy là một xĩ nhục cho cá nhân TT Kennedy: “Hắn đối xử với bản chức như là đối xử với một đứu trẻ nít ( He treated me like a little boy.)” 339 Cuộc hội kiến lần thứ nhì khởi sự vào sáng Chú nhật 04/06/1961 lúc 10giờ15. Diễn tiến được trích dịch và tóm lược như sau: 339bis - “Quê quán của bản chức có quặng mõ kim loại khoản 300 tỷ tấn trong khi toàn quốc Hoa Kỳ chỉ có 5 tỷ tấn.” - “Vậy sao Ngài còn dòm ngó tới Lào quốc làm gì?” - “Chính Ngài mới là kẻ can dự vào việc nhà của Lào quốc. Các Ngài đã đưa quân thủy quân đánh bộ tới và phá hoại trật tự ở đó.” -“ Ở đó đã không có trật tự từ lâu rồi.” ...... Kế đến là vấn đề thủ đô Berlin của CS Đông Đức:

VSTK - 4242


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

- “Đây là khúc xương chận ngang cuống họng của bản chức. . . . Đã 16 năm qua kể từ khi thế chiến II chấm dứt . . .Bây giờ có hai nước Đức . . .Liên Bang Sô Viết sẽ ký một hiệp ước hữu nghị song phương với Cộng Hòa Dân Chủ Đức Quốc (Đông Đức). . .Liên Sô sẵn sàng hợp tác vớ Hoa kỳ để bảo đảm tất cả những điều kiện cần thiết nhằm để bảo tồn cái gọi là quyền tự do của phía Tây thành phố Berlin. Tuy nhiên nếu Hoa Kỳ từ khước đề nghị nầy thì Liên Sô sẽ đơn phương ký kết một hòa ước và tất cả quyền đi lại thành phố Berlin sẽ không còn nữa bởi vì tình trạng chiến tranh không còn tồn tại nữa.” -“Hoa kỳ không thể chấp nhận đề nghị nầy của Liên Sô bởi vì Tây Âu có liên hệ sống chết đối với nền an ninh của Hoa Kỳ . . .Rời bỏ Tây Berlin tức là bỏ rơi Tây Âu. . . .Hoa Kỳ không thể nào chấp nhận như thế.” -“Như vậy, Liên Sô sẽ ký riêng hòa ức với Đông Đức và Liên Sô sẽ bảo vệ chủ quyền tối cao của Đông Đức. . Ai xâm phạm chủ quyền tối cao nầy thì sẽ bị xem như là một hành động gây hấn . . .và sẽ phải chịu gánh lấy mọi hậu quả.” Theo từ ngữ ngoại giao có ý nói là sẽ có chiến tranh.

15

- “ Hòa ước nầy sẽ ngăn chận không cho đi lại thủ Đô Berlin?”

16

-“ Đúng thế.”

17

-“Nếu vậy thì Hoa Kỳ không chấp nhận.”

18

19

-“ Nếu Hoa Kỳ muốn khởi chiến vì nước Đức thì Hoa Kỳ cứ việc làm như ý muốn . . .Liên Bang Sô Viết sẽ ký hòa ước vào cuối năm nầy.”

20

Mười phút cuối cùng gặp Krushchev trước khi Kennedy rời thủ đô Áo:

21

-” Chúng ta không thể tiêu diệt lẫn nhau.”

22

23

24

25

26

27

28

29

30

-“ Đúng đó, thưa ngài Tổng Thống. . . Vũ lực bị sẽ va chạm với.vũ lực. . .Nếu Hoa kỳ muốn có chiến tranh thì đó là vấn đề của Hoa Ký. . .Chiến tranh hay hòa bình là do ở Hoa Kỳ. . .Nếu Hoa Kỳ không đáp ứng bằng cách thỏa thuận thì Liên Bang Sô Viết sẽ ký hòa ước vào tháng 12/1961. -“ Vậy thì, thưa ngài Chủ Tịch, sẻ có chiến tranh. Và lúc ấy sẽ là mùa Đông rét lạnh.” Ngay sau đó, trả lời câu hỏi thăm của đặc phái viên báo The Newyork Time, TT Kennedy tức tối thốt lên:

39

“Đây là điều tồi tệ nhất trong đời của bản chức. Hắn khiến cho bản chức phải sôi sụt điên tiết lên. Bây giờ bản chức mới biết được lý do từ đâu mà hắn ta đối xử với bản chức như thế. Hắn cứ tưởng rằng trong biến cố Vịnh Con Heo, bản chức là một kẻ thiếu kinh nghiệm, đần độn. Và quan trọng hơn hết là vì hắn ta cho rằng bản chức không có khí phách chịu đựng.”340

40

Và sau khi trở về Hoa Thịnh Đốn, Kennedy

31

32

33

34

35

36

37

38

https://en.wikipedia.org/wiki/John_F._Kennedy

VSTK - 4243


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

đã hối thúc các cộng sự viên của mình nghiên cứu và thảo ra một kế hoạch Phòng Vệ Quốc Gia bảo vệ sinh mạng và tài sản của nhân dân Hoa Kỳ trong trường hợp xảy một cuộc chiến tranh nguyên tử với trùm CS Nga vì vấn đề khủng hoảng Bá Linh ở Đông Đức. Câu hỏi đầu tiên của TT Kennedy với Lầu Năm Gốc /Bộ Quốc Phòng là: “Sẽ có bao nhiêu người dân Hoa Kỳ bị tử vong nếy xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn diện?” Trả lời: “Phân nữa dân số Hoa Kỳ.” “ Chỉ cần một quả bom nguyên tử lọt vào được bất kỳ một địa điểm ngoại vi một thành phố nào của Hoa Kỳ thì cũng đủ để gây tử vong cho 600,000 mạng người dân vô tội.” Và G. Bundy Cố vấn An Ninh của TT Kennedy phát biểu một cách lạnh lùng ghê rợn: “Phương án duy nhất mà Hoa Kỳ đã dự trù cho việc xử dụng vũ khí chiến lược: đó là tấn công ồ ạt, toàn diện, sáng trí, xóa sạch Liên Bang Sô Viết, kể cả CS Trung Hoa mà không có loại trừ . . . Một cuộc tấn công trên mọi thứ bị bôi sơn màu đỏ.”341 Nếu Kennedy nghe theo lời cố vấn của Bundy và nếu trùm CS Liên Sô Nga Khruschev cũng làm ngược lại để xóa sạch những vết màu trắng trên bản đồ thì tất cả thế giới sẽ bị tiêu diệt. Nhân loại đang bị kiếp nạn tận thế chỉ vì có những hạng người có tâm trí bất thường, méo mó nhưng lại rất cao ngạo, phô trương quyền lực bằng cách đang chơi trò tung hứng những quả bóng nguyên tử chỉ vì 2 điểm nhỏ li ti trên bản đồ thế giới là Berlin và Lào quốc. *

19

VSTK - 4244


1 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

7/ NHỮNG ĐÒI HỎI CẢI CÁCH CỦA HOA KỲ ĐỂ GIA TĂNG VIỆN TRỢ CHO VNCH THÔNG QUA PHÚC TRÌNH CỦA TƯỚNG MAXWELL TAYLOR

Phúc trình của tướng Taylor kết luận rằng tình hình miền Nam Việt Nam Cộng Hòa nghiêm trọng nhưng chưa phải là vô hy vọng rồi lưu ý TT Kennedy về những vấn đề sâu kín bên trong nội bộ của chính quyền TT Ngô Đình Diệm ngăn cản bước tiến triển chẳng hạn như kém hiệu năng, tham nhũng, tập trung quyền lực quá mức, bao che dung túng gia đình trị. Bản Phụ Lục Quân sự/Military Appendix của ủy ban Cố Vấn Quân Sự trong phái đoàn công tác Taylor cũng có liệt kê những nhận định bất toàn của TT Diệm. Bản Phụ Lục nầy cho rằng những đường hướng mà Hoa Kỳ tiếp trợ để cho chính quyền VNCH có thể thành công tùy thuộc vào một số điểm đặc thù không thể phủ nhận trong chế độ của Ông Diệm bao lâu mà Ông Diệm vẫn còn tại vị nấm quyền lãnh đạo: 1- Giống như TT Sukarno của Nam Dương, Lý Thừa Vãn của Nam Hàn, Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Ông Diệm được nắn đúc từ một khuôn mẫu quan quyền vua chúa chuyên chế mà không cách xoay sở nào để có thể đe dọa họ hay để có thể khăng khăng đòi hỏi họ phải tiếp thâu những quan niệm rặt mùi Âu Tây. Muốn thành công thì những hình thức tiếp cận của Hoa Kỳ cần phải được đặt trên bình diện cố vấn chú tâm vào trách nhiệm căn bản và sự kiểm soát của Ông Diệm chứ không phải là những kẻ đối nghịch với Ông. 2- Ông Diệm đã từng trải qua những cuộc đảo chính bởi các tướng tá của quân lực VNCH vì thế Hoa Kỳ đừng trông chờ Ông Diệm sẽ trao quyền tổng tư lệnh quân đội cho các cấp tướng tá VNCH. Phải tìm nhiều cách thức để giải quyết vấn đề quân sự mà không có sự khăng khăng đòi hỏi phải chuyển giao quyền hạn hoàn toàn cho dù rằng sự chuyển giao nầy là thỏa đáng hay cấn thiết đến mức nào đi chăng nữa 3- Ông Diệm không phải là một kế hoạch gia đúng theo ý nghĩa của phương Tây. Ông tránh né những kế hoạch trên giấy tờ. Suy xét bằng lý thuyết thì nhiều nhưng thực tế thì đứng một chỗ.. . . Vì thế, Hoa Kỳ sẽ không nên đòi hỏi Ông Diệm phải có những bản kế hoạch quốc gia để được nhận lãnh viện trợ của Hoa Kỳ. 4- Ông Diệm không phải là một nhà hành pháp giỏi đúng theo ý nghĩa của phương Tây. Với truyền thống chuyên chế của phương Đông, Ông Diệm trị quốc mọi mặt từ chiếc bàn giấy của mình. Những gợi ý cấp tiến làm thay đổi cung cách trị quốc nầy trái chiều với bản tính thiên phú của Ông là có thể đệ đạt gợi ý nhưng không được xem như là những điều kiện để được Hoa Kỳ trợ giúp. VSTK - 4245


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16 17 18 19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

5- Theo dòng thời gian lịch sử, thái độ xử sự của Hoa Kỳ đối với Ông Diệm đã tỏ rõ cho thấy là cần có dự liệu một khoảng trống thời gian chậm lại kể từ lúc Ông Diệm thâu nhận một đề nghị của người ngoài cho đến lúc Ông hoàn thành đề nghị đó nếu quá trình hoàn thành chỉ có chính phủ VNCH thực hiện một mình. Với tình hình hiện giờ, yếu tố thời gian là chủ yếu và cần phải có những hành động nhanh chóng trên nhiều lãnh vực trước mắt nhưng chính phủ VNCH thì lại lúc nào cũng hành động chậm chạp và nhiều lần bị bỏ dở lưng chừng. 342 Đại sứ lưu động của TT Kennedy là Harriman không mấy có thiện cảm với Ông Diệm đã báo cáo với TT Hoa Kỳ rằng nếu chính quyền của Ông Diệm tiếp tục chính sách đàn áp, độc tài và một thể chế xa rời quần chúng thì đất nước sẽ không thể nào giữ được sự độc lập lâu bền mà Hoa Kỳ cũng không thể nào cứ phải cố gắng trói buột uy tín của mình vào nơi đó. Hoa Kỳ cần dứt khoác với Ông Diệm rằng Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến vấn đề cải tổ nội chính. Muốn như thế Hoa Kỳ cần phải có một đại sứ đầy quyền lực trên mọi lãnh vực về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự . . .(“ If the Government of South VietNam continues a repressive, dictatorial and unpopular regime, the country will not long retain its independence. Nor can the United States afford to stake its prestige there. We must make it clear to Diem that we mean business about internal reform. This will require a strong ambassador who can control all U.S. activities (political, military, economic, etc”.)343

Phái đoàn của tướng Taylor đề đạt lên TT Hoa Kỳ tăng gia thêm cố vấn dân chính và quân sự trong toàn thể cơ cấu chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam song song với việc gia tăng nhân lực truyền thông và yểm trợ. TT Kennedy chấp thuận hầu hết các đề nghị trong bản phúc trình của Taylor nhưng bát bỏ đề nghị đưa 8,000 quân binh Hoa Kỳ sang cứu Lụt nơi vùng đồng bằng Sông Mê Kong. TT Kennedy nói với Phụ Tá Đặc Biệt R. Shlesinger lý do TT bát bỏ đề nghị của Taylor gửi quân binh Hoa Kỳ “sang cứu lụt” ở miền Nam Việt Nam như sau: “ Họ muốn có một lực lượng quân đội Hoa Kỳ bởi vì họ cho rằng đây là điều rất cần yếu để lấy lại niềm tin và củng cố tinh thần. Nhưng rồi cũng giống như ở nơi thủ đô Berlin/ Đông Đức: quân binh Hoa Kỳ tiến vào theo tiếng kèn trống hùng dũng; dân chúng hoan hô nhiệt liệt để rồi bốn ngày sau đó họ sẽ không còn nhớ gì nữa hết. Kế đến họ bảo chúng ta cần phải đưa quân vào thêm. Và cũng giống như sau khi thấm giọng một ngụm rượu, rồi lại phải uống thêm, uống thêm. Trận chiến ở Việt Nam chỉ có thể thắng được khi nào mà trận chiến nầy là của họ. Nếu trận chiến nầy trở thành một trận chiến của người da trắng thì Hoa Kỳ chúng ta sẽ thất trận giống như người Pháp đã bị thất trận từ mười năm trước đây.”344

VSTK - 4246


1

2

3

4

5

6

7

8

9

Mặc dù TT Kennedy đã có quyết định về những đề nghị trong bản Phúc trình của tướng Taylor, nhưng Cố Vấn Đặc Biệt của TT Kennedy về An Ninh Quốc Gia là George Bundy cũng triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào ngày 15/11//1961 để rà soát lại bản phúc trình của Taylor nhằm mục đích lập một biên bản chính xác về những quyết định của TT để lưu hành nội bộ. Ngày 22/11/1961, Bundy phát hành Bản Giác Thư Ghi Nhớ Ban Chấp Hành An Ninh Quốc Gia /NSAM số 111 có tiêu đề là “Giai Đoạn Thứ Nhất của Chương Trình Việt Nam ghi chép lại hầu hết những đề nghị trong Phúc trình của tướng Taylor.345

VSTK - 4247


VSTK - 4248


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Không đưa quân Cứu Lụt nhưng thêm nhiều cố vấn, nhiều máy bay trực thăng do phi công Hoa Kỳ lái, nhiều giang đỉnh, nhiều quân cụ, quân nhu, gia tăng viện trợ Dân Vệ và Bảo An Đoàn, nhiều cố vấn dân sự Hoa Kỳ sẽ được đưa vào các cơ câu công quyền của chính phủ VNCH . . . . TT Kennedy cũng đồng ý đề nghi dùng thuốc hóa học. TT Kennedy cũng chấp thuận đề nghị dùng thuốc hóa học diệt cây cỏ rừng rậm do phi cơ Hoa Kỳ rãi xuống để khai quang các vùng đất sát cạnh các trục lộ giao thông và những vị trí tình nghi có bộ đội du kích CS Việt Minh ấn náu, diệt hết cây xanh bao trùm suốt dọc 32,000 mi2 /suare miles/dặm vuông (hay 82,879619520 m2) trên khắp các vùng lãnh thổ ở miền Nam Việt Nam với chi phí lên đến 75 triệu Mỹ Kim .346 Tuy nhiên, Hoa Kỳ không phải là cho không biếu không. Hoa Kỳ gia tăng áp lực, ra điều kiện với TT Diệm. TT Kennedy ra lệnh: “Sẽ phác họa văn thư gửi cho Ông Diệm. (“P: Will draft letter to Diem.”). Và bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chỉ thị cho đại sứ Nolting ở Sài Gòn đến gặp và đòi hỏi Ông Diệm phải phân chia quyền lực, nới rộng nội các và nhất là phải để cho người của Hoa Kỳ tham

VSTK - 4249


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

gia chính quyền VNCH dưới chiêu bài cố vấn dân sự và quân sự. Theo báo cáo của Nolting gửi về Hoa Thịnh Đốn thì TT Diệm đã đáp ứng một cách sắc bén rằng Hoa Kỳ muốn biến miền Nam VNCH thành một lãnh thổ do Hoa Kỳ bảo hộ. TT Diệm còn tỏ ra bất mãn phiền lòng vì Hoa Kỳ không gửi “quân Cứu Lụt” sang miền Nam vào lúc nầy rồi TT Diệm nói rằng sẽ hội ý với Hội Đồng nội các chính phủ VNCH về những đề nghị thúc buộc của Hoa Kỳ. 347 Sự áp đặt những đòi hỏi của Hoa Kỳ phát xuất từ một bộ não ấu trỉ của William J.Jorden một nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thuộc cùng một trường phái “Thái Thú” của cựu đại sứ Hoa Kỳ Durbrow trước đây ở Việt Nam và cũng là một tùy tùng của phái đoàn Taylor, là chủ chốt biên khảo Tình Hình Chính Trị tại miền Nam Việt Nam trong Bản Phụ Lục C /Appendix C đính kèm theo phúc trình của tướng Taylor. Theo Jorden thì Hoa Kỳ cần phải dùng những sách lược mạnh mẽ để đối tác với chính quyền của TT Diệm. Áp lực thay đổi về mặt chính trị và hành chánh ở miền Nam Việt Nam đã lên đến mức sôi sụt. Nếu không chịu cải cách một cách thiết yếu thì bất cứ chương trình trợ giúp nào cho quốc gia nầy cũng không đạt được hiệu quả hoàn toàn. Hoa Kỳ có thể theo đuổi nhiều cách bắt đầu từ việc chi viện hoàn toàn và yểm trợ không thắc mắc cho chính quyền hiện nay ở Sài Gòn, đến việc tổ chức một cuộc đảo chính lật đỗ chế độ cai trị của Ông Diệm. Jorden đưa ra những đề nghị như sau: A. Hoa Kỳ phải xác định vị thế của mình với nhân dân Việt Nam về những vấn đề của họ chứ không phải với một người hay hay với một chế độ. B. Phải có một cuộc hợp cao cấp Hoa Kỳ-VNCH để Hoa Kỳ phát biểu những ý tưởng một cách kiên quyết tại sao cần phải có những cải cách Hành Chánh. C. Hoa Kỳ cần khuyến khích việc thành lập một Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia ở Miền Nam Việt Nam bao gồm những thành phần người Việt Nam có năng lực và tài giỏi để họ gánh vát nhiệm vụ thiết định chính sách. D. Cần tuyển chọn những cố vấn Hoa Kỳ rất khôn khéo và có đủ trình độ để làm việc cùng chung với các cơ quan của VNCH bao gồm cả nơi phủ Tổng Thống và trong Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia. E. Mục đích của các cố vấn ở đây là hướng dẫn, khuyên khích, giải quyết, không ra lệnh bức chế.348 8/ HOA KỲ-VIỆT NAM CỘNG HÒA : ĐỒNG SÀNG, DỊ MỘNG

Theo tài liệu của Cục Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ thì TT Diệm đã than phiền rằng công tác của tướng Maxwell D.Taylor ở miền Nam VNCH cũng không khác gì công tác của tướng Marshall ở Trung Hoa ngày trước. Trường hợp ở nức Trung Hoa, tướng Marshall đã thúc giục Thống Chế Tưởng Giới VSTK - 4250


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Thạch /Trung Hoa Quốc Dân Đảng phải phân chia quyền lực với Đảng Tự Do vốn chẲng có uy thế mà cũng không đại diện cho ai ngoại trừ họ chỉ có một thiểu số nhân vật trí thức. Hoa Kỳ cũng trao cho tướng Taylor công tác giống như thế bởi vì hình như là Hoa Kỳ muốn áp đặt một sự giải phóng hay thay đổi chính quyền VNCH ở miền Nam mà sự áp đặt nầy không thích hợp với tình hình hiện nay hay với cơ cấu của chính quyền đương nhiệm.349 Sau khi hội kiến với TT Diệm, ngày 20/11/2016, đại sứ Nolting với tâm trạng băn khoăn lo lắng chờ đợi đáp ứng của TT Diệm đã cùng với bộ trưởng phụ tá Quốc Phòng Nguyễn Đình Thuần bàn thảo về thái độ của TT Diệm đối với những đề nghị sửa đổi của phái đoàn Taylor. Sau khi cho biết rằng Ông Diệm rất bất mãn buồn phiền đối với cung cách của Hoa Kỳ đối phó với sự đe dọa của Cộng Sản, Bộ trưởng Thuần nói rằng TT Diệm rất e ngại để cho Hội đồng chính phủ và các dân biểu Quốc Hội biết rằng TT không có có một ấn tượng sâu sắc nào về lời hứa giúp đỡ của Hoa Kỳ. TT Diệm phân vân thắc mắc không biết có phải Hoa Kỳ đang chuẩn bị rút lui như họ đã làm như vậy ở vương quốc Lào hay không? 350 Bộ trưởng Thuần cũng phát biểu thẳng thắng với đại sứ Nolting rằng nếu trong cơ cấu của xã hội Việt Nam, với một số ít ỏi người muốn nhận lãnh trách nhiệm, chỉ có khuynh hướng phân tích và phê phán hơn là hành động thì bộ trưởng Thuần cũng e sợ như TT Diệm rằng sự chấp nhận của quần chúng về những đề nghị của Hoa Kỳ sẽ làm suy yếu đi khả năng lãnh đạo mạnh bạo của TT Diệm mà bộ trưởng Thuần cho rằng rất cần thiết vào thời điểm nầy. Theo bộ trưởng Thuần thì TT Diệm sẽ thi hành một cách tuần tự từng việc một nếu TT tìm được đúng người để giao phó trọng trách chứ không thể m cãi tổ một cách ồ ạt bất cứ phương diện nào khiến cho nhân dân nghi ngờ là TT bị áp lực hối thúc của Hoa Kỳ.351 Hoa Kỳ có thể nghĩ rằng TT Diệm và Bộ trưởng Thuần đang dựa vào lý do Hoa Kỳ không gửi quân “Cứu Lụt” chỉ là cách kéo dài thời gian cải cách theo những yêu cầu của Hoa Kỳ và do đó Hoa Kỳ cũng chưa có một biểu hiện nào cho thấy một sự xét lại hay chuẩn bị đáp ứng những gì TT Diệm mong muốn. Hơn nữa, sự xét lại nhằm đảo lộn những yêu cầu thúc buột của Hoa Kỳ để thỏa mãn sự mong muốn của TT Diệm cũng đang bị ảnh hưởng chi phối vì những lý lẽ bàn ra tán vào chủ quan, đâm thọc bất thân thiện của đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ kiêm cố vấn riêng của TT Kennedy là John Kennet Galbraith. Trên đường từ Hoa Thịnh Đốn quay trở lại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Ấn Độ theo lời yêu cầu của TT Kennedy, Galbraith ghé ngang qua Sài Gòn 03 ngày để “xem sao?” rồi phúc trình riêng cho TT Kennedy. Tài liệu đã được giải mật của Lầu Năm Gốc/Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ghi lại những phúc trình của Galbraith và được trích dẫn tóm tắt như sau:352 VSTK - 4251


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

- Trong số nhiều điều bêu rêu về Ông Diệm và chính quyên VNCH, Galbraith cố vấn một cách tổng quát rằng chỉ mất công để thương lượng với Ông Diệm. -Ngày 20/11/1961, trong khi diễn ra cuộc hội đàm giữa đại sứ Hoa Kỳ Nolting và bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần, Galbraith từ Sài Gòn đánh điện cho TT Kenndy. Trong bức diện tín nầy, có đoạn Galbraith chê bai Ông Diệm và chính quyền VNCH một cách trịch thượng và chủ quan: “Chắc chắn là không có mộ chút hy vọng thực tiễn nào đối với những tiến trình cài cách. . .hành chánh công quyền, chính trị hiện đang thúc ép Ông Diệm sẽ mang đến một sự thay đổi thực sự . . .Chẳng có giải pháp nào nếu không có kèm theo một cuộc thay đổi chính phủ.” “Tuy nhiên, đối với vấn đề nổi dậy của CSVM, Galbraith lại có một nhận định lạc quan miễn là phải hạ bệ Ông Diệm: Trong khi mà tình tình hình hiển nhiên là xấu nhưng nhưng về mặt quân đội đối với Galbraith thì đây là một sự nhận thức khống đúng khía cạnh:. “Với một lực lượng quân đội được trang bị khá tốt cộng thêm những tổ chức bán quân sự tổng cộng lên đế ¼ triệu nhân lực để đối diện với khoản tối đa từ 15,000 đến 18,000 người chỉ được trang bị thô sơ. Nếu cho đây là một mức ngang sức, thì cả nước Hoa Kỳ cũng khó mà được an lành để chống chọi với nhóm dân tộc thiểu số da đỏ Sious. Galbraith cho rằng mình hiểu biết các chủ thuyết về loại chiến chiến tranh du kích nầy nhưng đương sự vẩn cứ cho rằng chỉ cần một chính quyền hiệu nghiệm một cách tương đối cũng như cắt đặt đúng một cách tương đối quân đội vào chiều sâu và vị trí thì không còn cách nào để có thể ngăn chận. Galbraith nghĩ rằng cuộc nổi dậy của bộ đội du kích CS có thể sẽ được thanh toán một ngày không xa lắm.” “Ngày 21/11/1961, về tới thủ đô New Delhi/Ấn Độ, Galbraith đã thảo ngay một phúc trình đánh giá đầy đủ hơn dựa trên những nhận định tổng quát của đương sự ngày 20/11/1961 ở Sài Gòn: ................ ................ “Người ta đồn rằng Ông Diệm là một vĩ nhân nhưng Ông ấy lại chính là một nhà lãnh đạo bị phỉ báng. Cũng đồn rằng Ông đã tách rời khỏi những khối quần chúng, rằng chính sách cai trị của Ông đang tạo ra nhiều dư luận bàn cãi xôn xao hay nói khác đi là không tốt. Những lời đồn đãi nầy có thể đã dựa vào những điểm đã được xác nhận chẳng hạn như người ta đã xác nhận rằng bộ máy cầm quyền hành chánh của Ông Diệm tồi tệ quá mức. Rằng Ông Diệm ôm đồm quá nhiều quyền lực, xử dụng quân đội không đúng cách, không có một cơ cấu tổ chức tình báo xứng đáng với danh nghĩa của nó. Những kẻ thuộc hạ chuyên quyền và bất tài của Ông Diệm ở các tỉnh thành, với một vài thành tích không đâu, họ có một chính sách kinh tế èo uột nghèo nàn. Trong một thời gian dài, Ông Diệm cũng chưa có một thành tích nào được ghi nhận là Ông có cãi thiện trong khi đối diện với một sự sa đọa nặng nề. Galbraith cho rằng như thế cũng đủ chán ngấy rồi. Cho dù tư thế chính trị của Ông Diệm là gia đình

VSTK - 4252


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

trị, chuyên quyền cách biệt với người nông thôn làng mạc và như vậy cũng đang gây thiệt hại hay cho dù rằng sự thiệt hại nầy là do điều bịa đạt của những những hạng người trí thức có học ở Sài Gòn cũng chẳng có ăn thua trực tiếp gì đến chính sách của Hoa Kỳ để rồi có thể lờ đi ít nhất là một phần nào.” ...... “Theo sự đánh giá dứt khoác của Galbraith thì: “ Ông Diệm sẽ không cải cách một cách hữu hiệu nền hành chánh và chính sách của Ông ấy. Bởi vì Ông Diệm không thể nào làm được. Về mặt chính trị thì sẽ là ngu khờ nếu mong đợi Ông Diệm làm như thế. Ông Diệm cảm nghiệm rằng nếu quyền lực rời khỏi tầm tay của Ông thì Ông sẽ bị hạ bệ. Ông thường che dấu điều cảm nghiệm nầy của mình bằng cách đỗ tội cho các chức quyền điều hành thuộc quyền kém khả năng, không đạt được hiệu quả nhưng tình huống thì cũng không có gì khác. Điều nguy hiểm nhất mà Ông Diệm lo sợ là quân đội. . .”

TT Diệm vẫn tiếp tục kéo dài thời gian trả lời dứt khoác về những đòi hỏi của Hoa Kỳ khiến cho đại sứ Nolting sốt ruột và tình trạng giao hảo giữa Hoa Kỳ và VNCH xấu đi. Không những thế, báo chí Việt ngữ dưới chế độ kiểm duyệt của chính quyền VNCH khởi phát những bài bình luận tố giác chính phủ Hoa Kỳ đang mưu đồ dùng Việt Nam như là quân chốt thí của đế quốc tư bản.353 Đại sứ Nolting lại đến gặp TT Diệm để than phiền về vụ báo chí Sài Gòn tố giác Hoa Kỳ nhưng TT Diệm phản biện rằng sở dĩ báo chí Sài Gòn biết được nhiều chuyện như thế cũng là từ các nguồn tin của báo chí Hoa Kỳ đăng tải, và những bài báo ở Sài Gòn chỉ là những dư luận của quần chúng phản ứng những đề nghị thúc buột của Hoa Kỳ đối với VNCH. 353 Đại sứ Hoa Kỳ đành bó tay vì sự “lì lợm” của kẻ đối thoại, rơi vào tình trạng bỏ thương, vướng tội. Chính sách Hoa Kỳ bây giờ theo đặc phái viên Homer Bigart của báo Newyork Times thì chỉ có thể “hoặc là chết chìm hoặc là cùng lội chung với TT Ngô Đình Diệm.”354 JCS, S. đ.d..,tr. 146 Ngoại trưởng Dean Rusk đã tuyên bố trước Hội Đồng các Ngoại trưởng của khối NATO đang hợp mặt ở thủ đô Bussell/Bỉ rằng: “Hoa Kỳ sẽ không phải là một cô gái trinh nguyên ở vùng Đại Tây Dương hay là một con điếm thúi tha ở vùng Thái Bình Dương”.354bis Ngày 04/12/1961, đại sứ Nolting đã yêu cầu bộ trưởng Thuần cùng đến gặp TT Diệm để tiếp tục thương lượng về những đòi hỏi thúc buộc VNCH của Hoa Kỳ.355 Lần nầy đã đạt tới một thỏa thuận chung giữa Hoa Kỳ và VNCH và mặc dù Hoa Kỳ vẫn chưa mấy hài lòng nhưng “có còn hơn không”, để từ từ rồi sẽ tùy thời cơ thuận lợi mà đòi hỏi thêm (While Diem has not gone as far as we would like in improving his public image and we will desire continue press specific matters in this field, we agree that text memo of understanding is sufficient basis upon which to move ahead.)Những thỏa thuận nầy được ghi lại thành một giác thư gửi sang Hoa Thịnh Đốn chuẩn nhận Ngày 4/12/1961 Hoa Thịnh Đốn gửi trở lại cho đại sứ Nolting bản giác thư đã được họ chuẩn nhận để trao lại cho TT Diệm.356

VSTK - 4253


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Ngày 05/12/1961. Đại sứ Nolting trao gửi TT Diệm bản giác thư kể trên để khởi sự thực hiện những điều khoản đã thỏa thuận ghi trong bản giác thư nầy. Một cách tổng quát thì bản giác thư là nầy là phiên bản của 08 điều khoản đề nghị trong phúc trình của tướng M.Taylor nhưng giọng điệu có vẻ thân hữu và nhẹ bới đi tính cách “thái thú” hơn.357 Có thể đây là một thắng lợi của VNCH nhờ ở sự lì lợm hữu lý của Ông Diệm. Ngày 15/12/.1961, Nhà Trắng đã công khai hóa nội dung lá thư của TT Diệm đề ngày 07/12/1961 gửi cho TT Kennedy.358 Lá thư nầy đưa ra những đề nghị của VNCH để Hoa Kỳ tham cứu và nếu chấp thuận thì sẽ chuẩn nhận bản thảo nầy rồi gửi trở lại cho TT Diệm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không đáp ứng ngay bức thư nầy của Ông Diệm và họ đã tạo ra bản phúc trình của tướng Maxwell Taylor để thúc buộc Ông Diệm phải cãi cách chính quyền và để cho cố vấn Hoa Kỳ đi vào mọi ngõ ngách tổ chức chính quyền của VNCH và TT Diệm đã cự tuyệt , kéo dài thời gian, để rồi Hoa Kỳ phải diệu giọng và đối xử thân hữu hơn với Ông Diệm và chính phủ VNCH như vừa được đề cặp ở phần trên. Ngày 14/12/1961, Kennedy đã trả lời lá thư của Ông Diệm vừa kể để thông báo cho Ông Diệm biết rằng “ nhân dân Hoa Kỳ đã bị náo động một cách sâu xa vì sự tấn công miền Nam Việt Nam và nay Hoa Kỳ đã sẵn sàng trợ giúp để bảo vệ nhân dân và nền tự do của miền Nam VNCH.” Kennedy còn nói thêm với Ông Diệm rằng “Hoa Kỳ sẽ gia tăng ngay sự trợ giúp cho nổ lực bảo vệ quốc phòng của VNCH đồng thời cũng làm nhẹ bớt đi gánh nặng của sự tàn phá do bảo lụt gây ra như Ông Diệm mô tả và Kennedy cho biết là đã ra chỉ thị để thực hiện ngay những chương trình trợ giúp nầy.”359 Ngay trong tuần lễ thứ ba của tháng 12/1961, hai đại đội gồm có 30 máy bay trực thăng và 400 nhân sự được đưa tới Sài Gòn nhưng TT Kennedy không muốn các máy bay nầy được cho thi hành ngay những phi vụ chiến đấu vì cuộc họp Genenva về quốc gia Lào đang tiếp diễn. Tính đến hết tháng 12/1961 thì đã có 2,067 cố vấn quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Kể từ 20/12/1961, các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chính thức được cho phép dùng súng đạn để tự vệ. Ngày 22/12/1961, chuyên viên kỹ thuật hạng tư James Thomas`Davis of Livingston thuộc tiểu ban Tenessee là cố vấn quân sự Hoa Kỳ đầu tiên bị giết chết ở Việt Nam.360

* 33

VSTK - 4254


1

V/ MIỀN NAM VIỆT NAM 1962

2

1/ TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT

3

1.1 THẮNG LỢI TẠM THỜI CỦA MỘT CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Như đã đề cặp ở phần trước đây, những điều kiện mà Hoa Thịnh Đốn đòi hỏi Ông Diệm phải thực hiện để VNCH được tiếp nhận viện trợ ân huệ của họ đã bị Ông Diệm đặt cuộc “ăn cả, ngã về không” và làm ngơ khiến cho các cấp cố vấn Hoa Kỳ có hạng phải bực bội khi họ được phái đến miền Nam VNCH để lăm le dạy dỗ cho hai ông “Cố đạo quyền uy chuyên chế” biết thế nào gọi là một thể chế cai trị thực sự dân chủ, kể cả các phóng viên nhà báo đã bị trục xuất khỏi Sài Gòn hay đang bị cảnh cáo - vì viết những bài bình luận phê phán có lợi cho CSVM nhưng có hại cho cá nhân hai ông Diệm, Nhu và chính quyền VNCH- cũng phải tức giận. Những lời la ó bêu xấu của những kẻ viết mướn nầy cũng không làm xê dịch được sự tin tưởng của TT Hoa Kỳ Eisenhower trước đây và TT Kennedy hiện giờ vì một lý do đơn giản là không có giải pháp nào khác tốt hơn hay tương xứng với giải pháp Ngô Đình Diệm và hơn nữa, Ông Diệm đã tỏ ra là một nhân vật có sức thuyết phục hơn ai hết đối với tình hình ở miền Nam VNCH hiện nay. Cho dù bị lên án là độc tài chuyên chế nhưng TT Diệm có lẽ không bao giờ cảm thấy bị tội lỗi bao phủ chỉ vì một mớ tư tưởng và giá trị mà Ông không thấm nhuần được một chút nào. Đối với Ông Diệm thì sự hèn yếu khuất phục trước kẻ thù CS mà cũng là kẻ thù của Hoa Kỳ, cũng như sự chịu khuất phục trước những kẻ đối lập quân sự hay dân sự đe dọa uy quyền Quốc gia đang được Ông xử dụng để chống lại CS Bắc Việt xâm lược, thì đó mới đáng gọi là có tội. Trong những năm 1960 (Binh Biến Đảo chính 11/11/1960) và 1961 (Bầu cử Tổng Thống VNCH nhiệm kỳ II ngày 09/04/61: Ông Diệm tái đắc cử: Ba ứng cử viên chính là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đình Quát, và Hồ Nhật Tân. Kết quả với 75% cử tri đi bầu. Liên danh Ngô Đình Diệm-Nguyễn Ngọc Thơ tái đắc cử với 88% số phiếu; liên danh Hồ Nhật Tân-Nguyễn Thế Truyền 7%; và Nguyễn Đình Quát-Nguyễn Thành Phương 4%.), những nhóm đối lập đã bị Ông Diệm dẹp tan hoặc bị thất cử, từ đó Ông Diệm đã rút tỉa được một bài học là những thành tựu của lần dẹp loạn và lần thắng cử TT nhiệm kỳ II chính là những quảng cáo hữu ích cho vị thế của Ông hiện nay. Được người dân nghe theo, tuân thủ luật pháp của chính quyền cho nên, với uy quyền của một Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội VNCH, Ông Diệm không còn e dè chút nào đối những nhóm đối lập không có vũ khí trong tay. Do đó, Ông Diệm đã cất vào nhà kho vật dụng những lời hứa cãi tổ cơ cấu chính quyền, phân chia quyền hạn cho thuộc cấp, nới rộng nhiều hơn chế độ dân chủ, điều mà Hoa Kỳ xem là đắc giá mà TT Diệm đã và đang thực hiện nhưng chỉ vì những lý do có tính cách sách lược của Ông Diệm

VSTK - 4255


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Vào cuối năm 1961, khi có nhiều phái đoàn đặc nhiệm Hoa Kỳ, đặc biệt là phái đoàn Taylor - Rostow sang Sài Gòn để thúc buộc nọ kia, Ông Diệm đã cố tình làm ngơ không đáp ứng ngay những đòi hỏi của họ để rồi trong thời gian chờ đợi của những sứ giả Hoa Kỳ, chính quyền của Ông Diệm đã cho phát động chiến dịch báo chí Việt Nam ở Sài Gòn đăng tải nhiều bài báo tố giác chính quyền Hoa Kỳ đã xen lấn vào những vấn đề nội chính của VNCH. Cuối cùng TT Hoa Kỳ phải diệu giọng tự hạn chế “ nhân dân Hoa Kỳ lo âu sâu sắc vì hành động tấn công miền Nam VNCH và nhân dân Hoa Kỳ sẵn sàng trợ giúp nhằm bảo tồn tự do và bảo vệ nhân dân miền Nam Việt Nam” qua lá thư trao đổi giữa TT Kennedy và TT Diệm đề ngày 14/12/1961 như đã kể ở phần trước đây.361

Bích chương cổ động bầu cử TTVNCH nhiệm kỳ II

Một phòng phiế bầu cử

VC treo bản tuyên truyền tẩy chay bầu cử TT. VNCH

Đội Dân Vệ VNCH tháo gở bản tuyên truyền của VC và bảng kê kết quả bầu cử TTVNCH nhiệm kỳ II trước tòa Đô chính Sài Gòn

VSTK - 4256


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Cố vấn An Ninh Quốc Gia George Bundy đã viết trong hồi ký của mình rằng “Nếu Hoa Kỳ cứ căng thẳng kéo dài tình trạng bất đồng quan điểm với Ông Diệm thì rồi sẽ không có lối thoát nào tốt nhất.” Tuy nhiên còn có một lý do khác cơ bản hơn khiến cho TT Kennedy phải tự chế xuống giọng: dư luận bất lợi của thế giới đối với việc rút lui bỏ rơi của Hoa Kỳ trong hai vụ Vịnh Con Heo/Cuba và Lào Quốc khiến cho các quan chức của ngành Hành Pháp Hoa Kỳ không còn có thể đe dọa sẽ bỏ rơi miền Nam VNCH vào vòng tay của Cộng Sản. Cũng trong hồi ký của mình, cựu đại sứ Bùi Diễm của VNCH ở Hoa Thịnh Đốn cũng viết: “Có một số người trong chính quyền VNCH có cảm nhận sai lầm rằng cho dù mình có làm gì đi chăng nữa thì Hoa Kỳ cũng vẫn phải vào đây để trợ giúp.”362 1.2 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH QUYỀN VNCH

Tuy rằng TT Kennedy đã tự nguyện dịu giọng, nhưng không phải vì thế mà TT Diệm cứ ù lì không đáp ứng gì hết, nhưng chỉ là những đáp ứng tượng trưng chiếu lệ đồng thời lại kèm thêm những biện pháp mới để củng cố vị thế lãnh đạo “gia đình trị” của Ông Diệm:363 - 22/11/1961, sau khi phái đoàn Taylor-Rostow quay về Hoa Thịnh Đốn và sau ngày TT Diệm hội kiến với đại sứ Nolting, theo đề nghị của Liên Đoàn Công Chức Cách Mạng Quốc Gia, Một Quỹ Chống Cộng được thành lập. - 25/11/1961, Quốc Hội VNCH lại ủy toàn quyền cho TT Diệm về Ngân Sách An Ninh và các biện pháp Tài Chánh (Luật số 15/61). - 27/11/1961, khởi đầu thành lập đòan Phụ Nữ Bán Quân sự VNCH Khóa I gồm có 786 người. - 08/12/1961, Sắc Luật số 237/NV thiết lập Hội Đồng hàng Tỉnh do dân bầu phổ thông đầu phiếu từ 6 đến 18 hội viên để biểu quyết về hành chánh và tài chánh; tuy nhiên trong tình trạng khẩn cấp thì các hội viên của Hội Đồng nầy sẽ do Bộ Nội Vụ tuyển chọn để cắt cử. - 22/12/1961, khai giảng lớp huấn luyện quân sự thanh niên Công chức. - 29/12/1961, cải cách thuế vụ: bãi bỏ một số thuế hàng nhập cảng; đặt thêm thuế Đảm-phụ Quốc Phòng và Khuếch Trương Kinh Tế; điểu chỉnh ngạch mức Quan Thuế; đặt thuế Kiệm Ước trên các mặt hàng nhập cảng; đặt thêm thuế xuất cảng mới. - 06/02/1961, Thông cáo chung Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa về chương trình hoạt động chung với 11 mục tiêu chính như hai bên đã thỏa thuận qua thư trao đổi giữa TT Kennedy và TT Diệm ngày 14/12/1961. Trước khi công khai hóa bản thông cáo chung vừa kể trên, Hoa Kỳ đả thực hiện một bước đi trước để trước hết là nâng cao tinh thần quân đội và chính phủ VNCH: Ngày 11/12/1961, chiếc phà chuyên chở USNS Core cặp bến cảng Sài Gòn trước khách sạn Majestic để xuống hàng 32 chiếc trực thăng trái chuối /Shawnee mang số hiệu H-21 cùng với phi hành đoàn và chuyên viên bảo trì VSTK - 4257


1

2

3

4

5

6

7

gồm tất cả 400 quân nhân Hoa Kỳ364 thuộc đại đội quân vận 57 từ đồn binh Lewis (Hoa Thịnh Đốn)và của hai đại đội 8, 9 từ đồn binh Bragg (North Carolina) ở Hoa Kỳ. Những trực thăng nầy sẽ do phi công Hoa Kỳ “Cố vấn huấn luyện” lái kèm theo một phi công của binh chủng không quân VNCH ngồi bên cạnh đang “tập huấn” nhưng chính là những chiếc trực thăng loại nầy được xử dụng cho các cuộc hành quân trực thăng vận chuyên chở quân binh VNCH nhanh chóng và bất ngờ tới tiền tuyến mặt trận.

Vận tãi hạm Core Trực thăng quả chuối bay Quả chuối bay ở Việt Nam https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_Maritime_Commission https://en.wikipedia.org/wiki/Piasecki_H-21 8

1.3 HÂN HOAN QUÁ SỚM VÀ BẾ TẮC TỪ TỪ LEO THANG

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Hơn bao giờ hết, bắt đầu năm 1962, TT Ngô Đình Diệm được xem như là một nhân vật uy lực và sáng giá vào thời điểm nầy ở miền Nam VNCH. Hoa Kỳ tưởng rằng họ đang nhìn thấy một đóm lửa hy vọng trong một ngõ cụt tối tâm chưa tìm được lối thoát. Chỉ vài ngày sau khi vận tãi hạm Core cặp bến cảng Sài Gòn, ngày 15/01/1962, bộ trưởng Hoa Kỳ Robert.S. McNamara đã triệu tập một cuộc hội nghị với những nhân vật quân sự cao cấp cùng với đại sứ Hoa Kỳ F.Nolting tại Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương/ CinCPAC ở Honolulu. Hiện diện trong cuộc hội kiến nầy còn có giám đốc Cục Tình Báo và Nghiên Cứu / Bureau of Intlligence and Research (INR) của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Roger Hilsman, Jr. Theo chỉ thị của TT Kennedy, sau khi tham dự hội nghị nầy, Hilsman sẽ sang thăm viếng miền Nam VNCH đệ trình lên một đề xuất có tính cách chiến lược áp dụng cho những chiến dịch hành quân chống chiến dịchh “Đồng Khởi” của CSVM. Trong hội nghị nầy, Bộ trưởng Quốc Phòng chủ tọa việc bàn thảo gửi cố vấn quân sự Hoa Kỳ xuống tới cấp tiểu đoàn của quân lực VNCH cũng như vấn đề bảo đảm tài lực, vật dụng cần thiết cho chiến dịch bình định và để chiếm được lòng trung thành của dân chúng nông thôn. McNamara đã ủng hộ Tổng Thống Diệm, nói rằng VNCH là mối quan tâm “ưu tiên số một” của chính quyền Hoa Kỳ (Calling South Vietnam the government’s “number one priority”.) Câu nói cho thấy rằng bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ có ý đồ “chiến thắng trận giặc nầy.” 365

VSTK - 4258


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

Một tháng trước đây, trong một hội nghị tại bộ Tư Lệnh Hành Quân Thái Bình Dương/PACOM ở Honolulu ngày 16/12/1961, khi có ý kiến cho rằng rất khó cộng tác với TT Diệm thì được McNamara đáp ứng rằng: “Ông Diệm là nhân vật duy nhất đối với Hoa Kỳ. Căn bản thì Ông Diệm rất đa nghi vì có những lời đồn đãi đảo chính. Và rằng nếu Hoa chi cần để ý vào những khía cạnh cơ bản quân sự như Ông Diệm đã suy diễn thì Hoa Kỳ có thế khiến cho Ông Diệm hợp tác. Hoa Kỳ cần phải cộng tác với Ông Diệm hơn là chỉ mong đợi thay đổi người. Ông Diệm hiểu rằng cần phải cải cách nhưng đối với Ông thì phải từ từ, về lâu, về dài và Hoa kỳ thì cần phải có một hành động trong vòng 30 ngày sắp tới.366 Ngay sau khi dự hội nghị CinCPAC, Roger Hilsman từ Honolulu sang thẳng Sài Gòn sau khi cho biết cảm tưởng rằng hội nghị Honolulu chỉ là một công việc có tính cách thủ tục, chiếu lệ nhưng miền Nam Việt Nam không phải là như thế. Qua sự quen biết với một sĩ quan Hoa Kỳ chỉ huy phi đội trực thăng. Trong hai ngày đầu tiên, được viên sĩ quan nầy cho tận mắt nhìn thầy những chiếc trực thăng rất cơ động bay lượng gầm thét sát đầu bụi cây, ngọn lúa trên đồng ruộng, Hilsman đã vội đánh điện về Hoa Thịnh Đốn để ca ngợi hết lời và tuyên bố rằng máy bay trực thăng chứng tỏ rất có khả năng hữU hiệu để chống du kích CSVM.366bis Ngày 21/01/1961, Hilsman lại được viên sĩ quan kể trên cho tháp tùng trực thăng để đi thanh sát một cuộc hành quân của quân lực VNCH tấn kích vào một mật khu của CSVM nơi vùng biên giới Việt-Miên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.Lực lượng VNCH gồm có 4 tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn nhảy dù. Trước khi tấn công, máy bay do phi công Hoa Kỳ lái đã thả bom và oanh kích mục tiêu tình nghi là căn cứ tụ quân và hậu cần an toàn của du kích CSVM. Theo nhận xét của Hilsman thì cuộc hành quân diễn tiến tốt và một cách https://en.wikipedia.org/wiki/Roger_Hilsman

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

hữu hiệu nhưng kết quả ngày đầu tiên hành quân thì không thu hoạch như mong muốn, chẳng thấy bóng một du kích CSVM nào cả bởi theo dân làng cho biết thì du kích CSVM họ đã trốn tránh khỏi làng mạc từ hừng sáng sớm đêm hôm qua; ngày đầu hành quân chỉ gây thiệt hại và thương vong cho thường dân, đụng chạm tới vấn đề xâm phạm biên giới giữa hai nước. Tiếp tục ngày hành quân thứ nhì thì chì có 4 tử thi VC, 20 tù binh và 60 người bị tình nghi là VC. Tuy vậy, Hilsman vẫn cho rằng cuộc hành quân quy mô như thế không những là vô ích mà còn giúp cho VC chiêu mộ thêm du kích nhiều hơn là số đã bị thương vong. Theo Hilsman phúc trình sau chuyến viếng thăm miền Nam VNCH thì đây chỉ là một cuộc chiến giành giựt kiểm soát dân làng ở các vùng nông thôn, núi rừng và Hilsman đã biểu dương nhiệt liệt phương VSTK - 4259


1

2

3

4

5

6

7

8 9 10 11 12

13

14

15

16

17

18

19 20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

sách Làng Chiến Lược của người Anh đã từng áp dụng thành công ở Mã Lai để diệt trừ du kích CS Mã Lai. Hilsman đề xuất là cũng phải áp dụng phương sách chống du kích Mã Lai của người Anh cho miền Nam VNCH.367 Một điều trùng hợp là ba ngày sau khi Hilsman đệ đạt phúc trình lên thượng cấp ở Hoa Thịnh Đốn, ngày 03/02/1962 chính phủ VNCH cũng tuyến bố chương trình Xây dựng Ấp Chiến Lược là một Sách Lược của Quốc Gia.368 Chính phủ VNCH vào ngày 03/02/1962 đã ban bố Sắc Luật số 11-TTP ấn định rằng Chương Trình tạo dựng các Ấp Chiến Lược nay trở thành Quốc Sách và thành lập một Ủy Ban Liên Bộ Đặc Trách Ấp Chiến Lược gồm có các bộ trửng Nội Vụ, Công Dân Vụ, Đặc Trách Nông Thôn, Bộ Trưởng Phụ tá Quốc Phòng và Tham Mưu Trưởng QLVNCH.. Sắc Luật nầy cũng thiết định thành phần các ủy ban Ấp Chiến Lược hàng Tỉnh để thi hành Chương Trình nầy của Chính Phù.368

Theo Đoàn Thêm trong Hai Mươi Năm Việc Từng Ngày (1945-1964) thì Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu là chủ tịch Ủy Ban Liên Bộ Áp Chiến.369 Ngày 08/02/1962, chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố thành lập Bộ Tư Lệnh Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam/ USMACV (U.S Military Assistance Command in Vietnam) do tướng Harkins làm chỉ huy trưởng.370 2/ CHƯƠNG TRÌNH ẤP CHIẾN LƯỢC VÀ ẤP CHIẾN ĐẤU ĐỂ TÁI LẬP AN NINH NÔNG THÔN Ở VÙNG III CHIẾN THUẬT 2.1 NHẬN ĐỊNH TÓM LƯỢC.371

Trong tiến trình mưu tìm một hình thức chiến lược nhất định để chống cuộc nổi dậy của CSVM ở miền Nam Việt Nam chưa có lúc nào Hoa Kỳ và VNCH cùng có một ý hướng chung cho đến cuối năm 1961 khi Hoa Kỳ quyết định gia tăng viện trợ vật chất và số lượng cố vấn quân sự cho miền Nam VNCH với mục đích thực hiện bổ túc cho “Sự Cộng Tác Có Giới Hạn” giữa chính phủ Hoa Kỳ với TT Diệm nói riêng và với chính quyền VNCH nói chung. Tuy nhiên, từ đầu năm 1962 thì bề ngoài xem như có một sự đồng thuận rằng Chương Trình Tái Lập An Ninh (TLAN) là một sách lược phản ánh quan điểm chung của Hoa Kỳ và VNCH đề áp dụng cho việc bình định vùng nông thôn, nơi mà VC chọn lựa làm chiến trường đối đầu trường kỳ với VNCH, mà cũng là nơi cơ quan chính quyền trung ương VNCH khai triển sự trợ giúp cho nếp sống mới của người dân ở miền quê. Nội dung của Chương Trình TLAN tự nó không phải chỉ có việc xây cất và số lượng các ấp chiến lược nhưng là một chuỗi giai đoạn công tác liên lủy, khởi đầu là công tác càn quét dọn sạch những cuộc nổi dậy của CSVM và bảo vệ dân chúng tại mỗi vùng nông thôn mà trước đó VNCH chưa có thể hoàn VSTK - 4260


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

toàn kiểm soát; rồi tiếp theo là thiết đặt những cơ sở hạ tầng chính quyền để từ đó cung ứng những dịch vụ thu hút người dân nông thôn gắn bó chặt chẽ với chính quyền VNCH. Nói một cách ngắn gọn thì Chương Trình TLAN là nỗ lực chuyển đổi một lý thuyết ăn khớp với thực tế của chiến trường. Mục đích của Chương Trình TLAN lại có tính cách chính trị dù rằng những phương cách thực hiện mục đích đó là một sự phối hợp các hoạt động quân sự, xã hội, tâm lý, kinh tế và kèm theo những biện pháp chính trị. 372 Tác động liên lũy trên các giai đoạn công tác trong tiến trình TLAN khiến cho những sự lượng định một hay vài giai đoạn trung gian trở thành khó khăn. Người ta chỉ có thể lượng định kết quả của một giai đoạn công tác khi nó đã được thực hiện xong. Tái lập an ninh thực sự (Bước đầu càn quét rồi bám trụ) là điều kiện cần trong công trình bình định nhưng, chưa phải là đủ. Đã thiết đặt xong những cơ sở hành chánh công quyền nhưng, thái độ, tư cách, đạo đức và năng lực nhân sự phục vụ trong các cơ cấu nầy mới là những mấu chốt tâm lý để lôi kéo người dân theo về với chính quyền VNCH. Khó khăn như vậy không có nghĩa là không thể nhận định được những vấn đề đang thực hiện trong một giai đoạn tốt hay xấu để có thể sửa đổi hay bổ xung và như thế cũng rất có thể suy nghiệm được một cách tổng thể diễn tiến của chương trình bình định ACL là tốt hay xấu. 373 2.2

TLAN.

VẤN ĐỀ KHÔNG ĐỒNG BỘ TRONG KHI THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ĐỊNH 374

Hiện tượng không đồng bộ bắt nguồn từ hình thức bình định ủy nhiệm mà Hoa kỳ giao phó cho VNCH. Trên lý thuyết thì tính chất liên lũy của những giai đoạn thực thi bình định TLAN có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên không thể nào diễn đạt một cách mù mờ giống như ba người mù mắt xem voi. Ở đây là vấn đề của nhiều người đứng trong những hoàn cảnh khác nhau và mỗi người dùng nhận thức riêng của mình rồi tự làm khuôn đúc thành một mẫu hình riêng giống như một thân thể có thịt da riêng trên một bộ xương làm mẫu chung cho tất cả mọi người trong cuộc hoặc một căn nhà có nhiều chủ với khung nhà, kiểu nhà thì đã đồng ý nhưng trang trí nội thất thì người muốn theo Âu, kẻ muốn theo Á, kẻ muốn sơn vàng người muốn sơn trắng để che lấp nền tường vách rào màu đỏ trước sân. - Về phía Hoa Kỳ:

Có vấn đề cho sự nhất trí bề ngoài giữa Hoa Kỳ và VNCH trong năm 1962 chính là vì những người tham gia đã nhận thức đứng trên những phối cảnh và những kỳ vọng khác biệt với nhau. Về phía Hoa Kỳ thì những cố vấn quân sự của họ có riêng hàng khối lựa chọn ưu tiên đã gây ra ảnh hưởng khi họ tiếp cận với chương trình TLAN. Họ VSTK - 4261


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

muốn quân lực VNCH phải cơ động hơn, hiếu chiến hơn và được tổ chức tốt hơn để giữ thế chủ động chống CSVM. Hậu quả là họ rất là đố kỵ đối với những đề nghị tạo ra tình trạng trói buột nằm ụ bám trụ phòng thủ sau giai đoạn càn quét đã hoàn tất. (hoặc là xử dụng toàn bộ hay xử dụng quân đội không đúng hướng vào công tác dân sự vụ hơn là công tác quân sự đang được tiến hành?) 375 Nhìn chung, các hàng lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ trong thời gian qua họ có vẻ như quan tâm nhiều hơn đến giai đoạn cuối cùng trong chương trình bình định TLAN, tức là giai đoạn chính quyền VNCH cung ứng các dịch vụ, thiết lập chính quyền địa phương và ổn định kinh tế. Đối với họ, chiến dịch càn quét là ghê tởm, quá tốn hao nhưng là điều kiện tiên khởi cho các nỗ lực cấp thiết và quan trọng đối với các giai đoạn bình định TLAN . Theo nhản quan của họ thị kẻ thù duy nhất của Ông Diệm là sự nổi loạn của CSVM nằm vùng; bản thân Ông Diệm cũng là “thù địch” với họ. Trong khi đó thì họ nhận thức rằng chỉ khi nào: 1/ Ông Diệm chịu sửa đổi nội bộ chính quyền của Ông thì 2/ chương trình bình định TLAN mới có thể tiến hành có kết quả. Tuy vậy, Hoa Kỳ thấy rằng khó có thể bắt ép Ông Diệm sửa đổi ngay nội bộ chính quyền VNCH theo ý của họ trước khi họ đồng hành với Ông Diệm thực hiện chương trình bình định TLAN. Vì vậy họ tạm thời chấp nhận - bằng mặt chứ không bằng lòng - một “Sự Cộng Tác Có Giới Hạn” với chính quyền VNCH trong nỗ lực dẹp trừ cuộc nổi dậy của VC bởi vì họ thấy rằng Chương Trình TLAN là hình thức thực nghiệm để thực hiện nỗ lực nầy.376 - Về phía TT Diệm: Như đã đề cặp trước đây, TT Diệm cần có sự can dự quân sự, hành chánh của Hoa Kỳ vào miền Nam VNCH nhưng với điều kiện là VNCH không mất chủ quyền độc lập tự quyết vì áp lực áp đặt của Hoa Kỳ. Ông Diệm biết rằng nếu không sự trợ giúp của Hoa Kỳ thì miền Nam VNCH sẽ sụp đỗ nhưng đồng thời Ông cũng e sợ rằng sẽ bị dân chúng lên án liếm gót kẻ ngoại bang nếu Ông chiều theo ý muốn của Hoa Kỳ và Ông cũng e sợ phải chia quyền lực lãnh đạo chính quyền cho cho bất cứ một nhóm phe đảng nào nhất là thành phần đảng phái mà Ông đã và đang cho là những phần tử đối lập có lợi cho CS. Do đó, Ông Diệm cho rằng Chương Trình TLAN là một SÁCH LƯỢC do chính mình Ông lèo lái không phải nhờ cậy hoàn toàn vào máy móc, săng dầu của người ngoại quốc đòi hỏi đặc quyền nầy nọ hoặc phải giao nộp chiếc áo bao che quyền lực của Ông cho những kẻ võ biền đầy tham vọng. 377 2.3 TIỀN THÂN CỦA ẤP CHIẾN LƯỢC (ACL)

- Chương Trình Tái Định Cư Dân Số

VSTK - 4262


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Không giống như chính sách tịch thâu ruộng đất của CS Ở miền Bắc, Ông Diệm không đặt nặng chủ trương cải cách ruộng đất một cách triệt đễ ở miền Nam nhưng lại quy chiếu về việc tái định cư qua chương trình mở đầu gọi Chương Trình Tái Định Cư Dân Số để trước hết là giảm thiểu dân số từ các vùng dân cư đông đúc và đưa họ tới những vùng đất vừa mới được khai thác hoặc đã bị bỏ hoang vô chủ để cãi tạo những lợi ích trên các mặt Kinh tế, Xã Hội, bảo đảm an ninh lãnh thổ và ngăn ngừa sự xâm nhập của CS, đặc biệt là vấn đền chống sự xâm nhập của CS. Ngoài ra Ông Diệm còn muốn dùng Chương Trình Tái Định Cư Dân Số như là một sách lược thử nghiệm chủ thuyết cần lao nhân vị chống lại chủ thuyết lao động vô sản của CS Bắc Việt xem con người chỉ là công cụ sản xuất. Năm 1954, khi đợt đồng bào miền Bắc di cư ồ ạt vào Nam, chính quyền Quốc gia ở Sài Gòn cho thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư để chăm lo việc định cư và chăm sóc cho đồng bào di cư .Cuối năm 1955, với sự viện trợ vật chất và kinh nghiệm kỹ thuật của Hoa Kỳ, chính quyền của Ông Diệm cãi thiện Chương Trình Tái Định Cư Dân Số sau khi giải tán Phủ Tổng Ủy Di Cư để thành lập Phủ Tổng Ủy Dinh Điền đặc trách về dinh điền ở nhiều vùng đất mới chưa được khai thác, nằm trong mục tiêu tái định cư hàng trăm ngàn đồng bào Bắc Việt di cư vào miền Nam sau ngày Hiệp Định Geneva 1954 chia đôi đất nước Việt Nam và đặc biệt là vùng Cái Sắn ở tỉnh An Giang (Rạch Giá). - Khu Dinh Điền

Đầu năm 1957, TT Diệm khởi phát một chương trình Phát Triển Ruộng Đất mới thường gọi là Khu Dinh Điền để tái định cư các thành phần cư dân nghèo, những quân nhân được giải ngũ, các nhóm dân tộc thiểu số ở miền Trung và miền Nam, đưa các thành phần dân cư nầy đến các vùng đất bỏ hang hay chưa được khai phá ờ các vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao nguyên Trung phần, đưa việc xử dụng kỹ thuật khoa học tân tiến vào hoạt động khai thác và sản xuất nông nghiệp để cãi tạo nền kinh tế miền Nam VNCH, ổn định an ninh và nhất là ngăn ngừa sự xâm nhập của CS. Tổng thống Diệm tin tưởng rằng Chương Trình Phát Triển Ruộng Đất/ Khu Dinh Điền sẽ cãi thiện mức sống của nhân dân, giúp cho người dân nhận thức được những giá trị thật sự về tự lực cánh sinh bằng sức lao động nhọc nhằng của chính mình. Tuy nhiên vì thiếu thốn điều kiện sinh sống cho những người mới tới định cư tại miền đất, cộng thêm tình trạng tham nhũng cửa quyền của những thành viên công chức tại địa phương cho nên chương trình nầy thất bại.

VSTK - 4263


Nguồn: http://canthotv.vn/cai-san-vinh-thanh-xua-va-nay-3/

Vùng kinh Cái Sắn ngày nay

*KHU DINH ĐIỀN CÁI SẮN

30

Từ năm 1956 chính phủ Ngô Đình Diệm lập kế hoạch hình thành tuyến dân cư mới nối dài từ xã Thạnh Quới, quận Thốt Nốt, Long Xuyên đến quận Châu Thành, xã Mông Thọ tỉnh Kiên Giang thường gọi là Khu Dinh Điền Cái Sắn (Cái Sán/Xáng?). Hai bên quốc lộ 80 là 30 con kinh đào dài 12 km cách nhau khoảng từ 1.5 đến 2 km giống nhu những rẽ xương sườn mà quốc lộ 80 là trục xương sống và con kinh Cái Sắn là tủy sống chuyên chở phù sa của dòng sông Cửu Long phủ lên những cánh đồng lúa mênh mông xanh mướt, đầy sức sống ở hai bờ những con kinh đào. Những con kinh đào phía hạt Vĩnh Thạnh, trước đây là hạt Thốt Nốt, TP Cần Thơ được đặt tên theo mẫu tự từ: kinh B,C, D,..., H và kinh Thầy Ký.Trong khi những con kinh đào phía hạt Tân Hiệp, Kiên Giang thì đươc đặt tên theo dãy số tự nhiên từ kinh zêrô, kinh 1, kinh 2, ... 10 và kinh A. Diện tích toàn tuyến váo lúc đó lên đến 270,000 hecta. Dọc theo 2 bờ kinh sườn là xóm ấp họ Đạo Công, là nơi định cư sinh sống của hầu hết người Công giáo, mà trước đó họ đã tạm cư ở các nơi như: Biên Hòa, Đồng Nai, Lạc An, Trạch Đông, Lâm Đồng… Theo chương trình định cư của dinh điền Cái Sắn lúc đó, bà con về đây vào năm 1956. Mỗi gia đình được nhận 3hecta ruộng, có 30m theo mặt kinh đào, ruộng ngay sau nhà, rất thuận tiện cho việc canh tác Một kế hoạch lập khu định cư cho cả mấy chục ngàn đồng bào Bắc Việt di cư có tiếng là ăn nhặt chặt bị, “kiếm được 10$ thì cất trong ruột tượng 9$ để mua vàng lá Kim Thành, còn lại 1$ thì 50 xu xơi bún rêu, và 50 xu mua giấy trắng để chờ viết thành tờ đơn thưa lên quan trên.” Trước đây hai bên bờ kinh là những căn nhà tre, tràm, lá, vách đất chỉ thắp sáng bằng ngọn đèn dầu. Hai bên kinh là những con đường đất chỉ đi lại vào mùa nắng, đến mùa mưa đất mềm nhầy nhụa trơn ướt, nên đi lại thật khó khăn. Nối hai bờ kinh là những chiếc cầu khỉ bằng tre, chênh vênh, cheo leo, đong đưa, thật trở ngại cho việc đi lại. Thửa ruộng sau nhà chỉ đạt năng suất 2 tấn/ha/năm. Ngày nay hai bờ kinh là những căn nhà xây nhiều kiểu dáng, rộng rãi, khang trang, đẹp đẽ và kiên cố. Trước nhà con đường bê tông rộng 3m. Nối liền hai bờ kinh là những cây cầu bê tông vững chắc, rất thuận lợi cho việc đi lại hai mùa mưa nắng. Cánh đồng lúa sau nhà đã đạt năng suất 10 tấn/ha/năm. Điện đường sáng trưng thâu đêm. Hầu hết những ngôi Thánh đường trong các Xứ đạo đều được xây dựng lại thay cho những ngôi nhà nguyện tre, gỗ tạm bợ trước đây. (Nguồn: VƯƠNG KIM HÙNG Việt Nam Qua Những Ðịa Danh Mang Tên CÁI

31

http://yume.vn/dangphucminh/article/thoang-nhin-ve-mien-cai-san-nua-the-ky-qua-35C755D8.htm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

VSTK - 4264


Vùng kinh Cái Sắn ngày nay Nguồn: http://canthotv.vn/cai-san-vinh-thanh-xua-va-nay-3/ 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Trên bình diện bao quát, chương trình Khu dinh điền của VNCH tái định cư nông dân miền Nam và số người dân từ miền Bắc di cư vào Nam đến những vùng đất mới đã không gặt được kết quả khích lệ vì vấp phải sự phân cách sắc tộc Kinh, Thượng. Tuy nhiên, những cuộc tái định cư gây tác động bất mãn lan rộng và nguy hại hơn hết đối với chính quyền VNCH chính là sách lược tái định cư những người nông dân miền Nam kể từ năm 1959 mà địa bàn thí nghiệm là những vùng đất hướng Tây Nam Sài Gòn đang bị CSVM kiểm soát. Sách lược nầy nhằm mục đích chọn lọc những thành phần nông dân không theo hoặc không có cảm tình với CS đưa ra khỏi vùng “xôi đậu”để tập trung vào những khu đất canh tác mà cảnh sát và lực lượng quân đội VNCH có thể theo dõi, canh giữ sau khi đã càng quét tận gốc CSVM nằm vùng. Hình thức tái định cư nầy đã không thành công vì người nông dân gốc miền Nam cảm thấy bị chính quyền cưỡng thúc rời xa mãnh ruộng, khu vườn do tổ tiên ông bà của họ để lại qua bao nhiêu đời cho nên họ không có cảm tình đối với chính quyền và quân đội VNCH và họ phản đối cho rằng đây chỉ nhằm mục tiêu tố Cộng chứ không phải vì phúc lợi của người nông dân miền Nam. Do đó, chỉ trong vòng một tháng, chương trình tái định nầy thất bại và kể từ tháng 03/1959 chính quyền phải tạm ngưng thi hành. (Xem ghi chú số 78). - Khu Trù Mật (Prosperity and density centers or Agrovilles Tháng 07/1959, lại tiếp nối kế hoạch tập trung dân giành dân, VNCH thông cáo phổ biến rằng chính phủ VNCH đang phát triển và cải tiến những tiêu chuẩn mức sống của người dân ở nông thôn bằng cách thiết lập khoản 80 khu dinh điền mới được đổi tên là Khu Trù Mật. Các khu trù mật nầy được xây dựng kề cận với những hệ thống tuyến đường giao thông quan trọng có tính cách chiến lược mà các chính quyền tỉnh thành địa phương có thể kiểm soát và bảo vệ an ninh một cách hữu hiệu. Số 80 khu trù mật dự trù sẽ phải được hoàn tất vào cuối năm 1963. Mỗi khu sẽ tập trung 400 gia đình tức là với dân số từ 2,000 đến 3,00 người. Ngoại vi khu trù mật còn có một khu dinh điền nhỏ hơn với dân số khoản 120 gia đình. Theo dự án xây dựng thì

VSTK - 4265


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

tại các khu trù mật nầy, chính phủ xây cất phương tiện giữ gìn an ninh, trường học, nhà chợ, trạm y tế, công viên và nhiều khu có cả trạm phát điện công cộng. Với những tiện nghi vật chất khá đầy đủ như thế, chính quyền suy định rằng sẽ thuyết phục được sự hưởng ứng nhiệt tình của người nông dân miền Nam Việt Nam và yên lòng di chuyển vào các khu trù mật của VNCH. Tuy nhiên chương trình Khu Trù Mật lại bị nông dân ta than nhiều hơn so với các lần tập trung dân trước đây của chính phủ VNCH bởi vì lần nầy nông dân đã phải đi làm xâu tức là đi dân công cho chính quyền trong các công tác đào kinh, hào lũy, móc đất, đắp nền, xây cao bờ tường đất, cắm rào tre, giăng kẽm gai phòng vệ . . .cùng chung lao dịch với hàng ngàn thanh niên nam nữ của lực lượng Thanh Niên Cộng Hòa của ông Nhu. (xem ghi chú số 79). Khu trù mật mẫu được giao cho kiến trúc gia Ngô Viết Thụ thiết kế là khu trù mật Vị Thanh-Hỏa Lựu. Ngày 12/09/1959 khởi công xây dựng sau khi Ngô viết Thu đã đắp mẫu sa bàn. Công trình hoàn tất và được đích thân Tổng thống Ngô Đình Diệm đến dự lễ và cắt băng khánh thành. Toàn bộ khu trù mật dài khoảng 7 km, chiều rộng lấy kinh Xà No làm trung tâm, mỗi bên rộng 2 km, được chia là 4 khu chính: khu Vị Thanh, khu Hỏa Lựu, khu Giữa, khu Bắc Xà No. Mỗi khu chia là 4 tiểu khu: tiểu khu hành chính, tiểu khu công thương, tiểu khu xã hội, tiểu khu gia cư. Mỗi tiểu khu được chia làm nhiều lô, mỗi lô chia làm nhiều ô, mỗi ô lại chia thành 10 khoảnh đất nhỏ, mỗi khoảnh dài 90 m, rộng 45 mét. Năm gia đình được ghép lại thành một, có liên gia trưởng và liên gia phó để kiểm tra, theo dõi các gia đình trong liên gia trực thuộc. Mỗi gia đình trong khu trù mật phải có tờ khai ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp và có dán ảnh từng người. Người dân đi đâu, làm gì đều phải báo với liên gia trưởng, trưởng ấp. Đi, về phải đúng giờ giấc quy định và ra vào ở một cổng theo quy định. (xem ghi chú số 80).

Nhà chợ

Khu trung tâm

Cầu di vào khu nhà ở Ngày khánh thành

Quan khách ngày khánh thành

(Nguồn hình:https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8695984629/in/photostream/) 27

28

29

30

31

32

33

Nhân lực nông dân đi làm xâu tại khu trù mật Vị Thanh(Cần Thơ) lên đến 20,000 và tệ hại hơn nữa là số nông dân nầy lại chính là những người sẽ phải di dời vào ở trong các khu nhà được quy hoạch làm khu trù mật cho nên họ phải bỏ lại hay phải phá hủy những căn cơ, ruộng vườn, mồ mã trải qua bao nhiêu đời gây dựng bởi tổ tiên, ông bà của họ. Mặc dù chính quyền cung cấp và trợ giúp xây dựng nơi ăn chốn nơi khu trù mật và cấp phát một số tiền mặt cũng như cho nông dân vay tiền để trả tiền sở hữu 1.5 mẫu Anh (1 mẫu VSTK - 4266


1

2

3

4

5

6 7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36 37 38 39 40

41 42

Anh=0.4 mẫu Tây/hecta) ruộng đất được chia cho ở gần khu trù mật nhưng người nông dân ở khu trù mật vẫn không thỏa mãn, hài lòng, phản kháng và bạo động để hủy phá kế hoạch gôm dân giam lỏng của chính quyền VNCH: chương trình Khu Trù Mật bị thất bại, chỉ thực hiện được 22 khu trên tổng số 80 khu dự trù. (Xem ghi chú số 81). 2.4 CHƯƠNG TRÌNH ẤP CHIẾN LƯỢC VÀ ẤP CHIẾN ĐẤU ĐỂ PHỤC HỒI AN NINH NÔNG THÔN Ở VÙNG III CHIẾN THUẬT

Ở đây, điểm cấn lưu ý là từ trước tới nay người ta đã xử dụng và hiểu cụm từ Ấp Chiến Lược (ACL) một cách chung chung mơ hồ. Nếu muốn hiểu nghĩa một cách tách bạch thì cần phải viết là: Ấp Chiến Đấu Theo Sách Lược. Sách lược ở đây là sách lược gì? Đó là Sách Lược TÁI LẬP AN NINH (TLAN) tại các vùng Nông Thôn ở miền Nam VNCH đặc biệt và ưu tiên là tại vùng III Chiến Thuật và đây mới chính là một Sách Lược mà VNCH nâng lên hàng Quốc Sách tức là Sách Lược của Quốc Gia VNCH. Lập Ấp để di dân đến sản xuất Kinh Tế, giải quyết nghèo đói thì loại Ấp nầy không thể là ACL. Nơi những vùng lãnh thổ phồn thịnh đã có bảo đảm An Ninh thì rất hiếm thấy có ACL. Những chương trình lập Ấp, lập Khu trước đây của VNCH thường chỉ có mục đích cãi tiến dân sinh và giải quyết vấn đề ứ động dân số cho nến vấn đề bảo vệ an ninh cho dân chúng nông thôn xuống đến các cấp xã, ấp chưa được chú trọng một cách khẩn thiết; rất có thể là vì trong giai đoạn nầy những hình thức hoạt động phá hoại của CSVM nằm vùng chưa đến mức khẩn trương báo động. Ngoài ra còn cần phải phân biệt có hai loại hình thức ACL: 1/ ACL- Chiến Đấu để chống lại những sự phá phách làm mất an ninh hiện tại, và 2/ ACL- để củng cố và bảo vệ an ninh cho những thành quả đã đạt được. Từ đó người ta mới có thể hiểu được tại sao có sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và VNCH đối với việc chủ trương củng cố hay thiết lập thêm ACL cho miền Nam VNCH trong công cuộc chiến đấu chung chống CS. Ngày 16/03/1962, TT Ngô Định Diệm ký Sắc Luật số 1/QP ban hành những chỉ thị đặc biệt để áp dụng cho kế hoạch TÁI LẬP AN NINH Vùng III Chiến Thuật của miền Nam VNCH, ưu tiên cho một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà CSVM lựa chọn dùng làm địa bàn chiến đấu qua những cuộc đồng khởi nổi dậy để giành dân chiếm đất và đánh phá các cơ cấu hạ tầng cơ sở Xã Hội, Kinh Tế của chính quyền VNCH. Những chỉ thị nầy dựa trên những đề nghị của cố vấn R.Thompson từ tháng 10/1961 và được kể ra như sau: 378 Điều 1 Trong khuôn khổ công tác Bình Định Quốc Gia, một Kế Hoạch ưu tiên sau đây được thành lập để Tái Lập An Ninh (viết tắt: TLAN ) tại Vùng 3 Chiến Thuật. Những chỉ thị đặc biệt nầy có mục đích ấn định những quy tắc nền tảng và à những thủ tục cần yếu để thi hành kế hoạch TLAN và được chia thành 2 phần: 1- Đại cương kế hoạch TLAN 2- Cách thực hiện kế hoạch TLAN VSTK - 4267


PHẦN 1 Đại Cương

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Điều 2- Ý niệm Bao quát. Việt Cộng lựa chọn các vùng nông thôn cho những hoạt động quan trọng của họ. Họ đè bẹp ý chí của người dân để tiêu diệt những cơ sở hạ tầng của chính quyền, khai thác tin tức, các nguồn tiếp tế, nhân lực và các nguồn tài nguyên để xây dựng sức mạnh của họ trong một trận chiến do họ gây ra. Sự tín thác của Việt Cộng vào người dân nông thôn là hiển nhiên Cắt đứt từng mỗi một dây liên kết giữa Việt Cộng và dân chúng thì Việt Cộng dĩ nhiên bị cô lập và bị nghiền nát dễ dàng. Còn đối với dân chúng thì khi họ có thể thoát khỏi sự áp bức của Việt Cộng, thì sự bảo vệ cho họ sẽ có hiệu quả nhiều thêm. Tình trạng an ninh và luật lệ quốc gia sẽ được bảo đảm và chính quyền sẽ được vững mạnh khắp nơi làng, ấp. Trật tự sẽ được hồi phục, dân chúng sẽ tin tưởng lâu bền vào chính quyền và sẽ hợp tác một cách trung thật với các cấp chính quyền để trừ tiệt gốc rể Chủ Nghĩa Cộng Sản. Kế hoạch TLAN tại Vùng 3 Chiến Thuật nhắm vào mục tiêu sinh tồn qua việc loại trừ ảnh hưởng của Việt Cộng trong dân chúng tại vùng nông thôn. Điều 3- Những mục tiêu hướng tới của Kế Hoạch PHAN .... (a) Kiểm soát, bảo vệ, và chiến đấu cho dân chúng, nhất là cho dân chúng nông thôn. (b) Thu thập tin tức cần thiết để tiêu trừ mầm móng Việt Cộng lẫn lộn trong dân chúng. (c) Cô lập hóa xa cách dân chúng các phần tử Việt Cộng vũ trang . (d) Xây dựng và bảo vệ những vòng đay trắng tức là những vùng mà ảnh hưởng của Việt Cộng đã bị xóa sạch hoàn toàn. Điều 4- Những Vùng Ưu tiên Bởi vì tài nguyên quốc gia hiện nay không đủ để có thể thực hiện Kế Hoạch ngay cùng một lúc cho tất cả các vùng đất nước, hoặc có thể cung cấp tất cả phương tiện. Vì lẽ đó, trong giai đoạn khởi thủy, những vùng được ưu tiên lựa chọn sau đây là vì những vùng nầy có mật độ dân cư đông đúc, có những cơ cấu chính quyền tập trung, có nền kinh tế phát đạt, có tình hình an ninh khả quan: (a) Toàn tỉnh Vĩnh Long; (b) Tỉnh Vĩnh Bình (ngoại trừ phần phía Nam của tỉnh bao gồm có các quận Trà Cú, Cầu Ngang, Long Toàn; (c) Tỉnh Kiến Hòa (ngoại trừ phần phía Nam của tỉnh gồm có các quận Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại; (d) Tỉnh Định Tường ngoại trừ phần phí Bắc của tỉnh lộ chạy dài từ phà Mỹ Thuận tới Cai Lậy, dọc theo con kinh Thương mãi* đến Thủ Thừa. --------------(*Kinh Thương MÃi tức Rạch Bà Bèo hay còn được gọi là Rạch Chanh. Kinh Thương Mãi là do người Pháp đặt Arroyo Commercial rồi người Việt Nam sau nầy dịch ra là Kinh Thương Mãi = ghi chú thêm của soạn giả Nguyễn Công Tánh) “Thời Pháp thuộc, vai trò con kinh Bà Bèo này mang tính chiến lược, làm đường vận tải lúa gạo quan trọng từ phía Hậu Giang qua Cai Lậy, lên Vàm Cỏ Đông, rồi Bến Lức, chợ Đệm để vào Chợ Lớn, trên bản đồ, Pháp gọi đây là con kinh thương mại (Arroyo commercial) để phân biệt với sông Bảo Định nối từ Vàm Cỏ Tây (chợ Tân An) qua chợ Mỹ Tho mà Pháp gọi là con rạch dùng đi thư từ của ngành bưu điện (Arroyo Poste). Nguồn: Đồng Tháp Mười xa xưa (Nhà văn Sơn Nam) http://soytetiengiang.gov.vn/TANPHUOC/53/844/2824/39855/Tan-Phuoc-20-nam/Dong-Thap-Muoi-xa-xua--Nhavan-Son-Nam-.aspx. It is a snapshot of the page as it appeared on 19 May 2016 16:45:01 GMT. Bài đọc thêm về kinh Thương Mại/Kinh Bà Bèo Rạch Chanh - Kênh Bà Bèo: Đến cuối thế kỉ XVIII, kênh Bà Bèo chỉ là một con rạch nhỏ bắt nguồn từ sông Vàm Cỏ Tây, ăn sâu vào Đồng Tháp Mười khoảng vài km với tên gọi Rạch Chanh (rạch Tranh). Con rạch này nằm ở cửa ngõ để tiến vào Đồng Tháp Mười từ vùng đất trù phú Ba Giòng nên đã nhiều phen chứng kiến cuộc giao tranh ác liệt giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Thời điểm nói trên, ở vàm Rạch Chanh đã có người đến ở nhưng còn rất thưa vắng,thiên nhiên còn hoang dã chưa được đánh thức cho nên có câu ca dao: Đưa nhau về đến Rạch Chanh, Muỗi mòng cắn lắm cậy anh đưa về. 1 Còn vùng đất phía nam Đồng Tháp Mười từ vàm Rạch Chanh đến ngọn cùng sông Ba Lai Bắc (thuộc huyện Cai Lậy hôm nay ) thì vẫn còn hoang vu và tập Thượng cua Gia Định thành thông chí đã ghi chép : “Ở phía tây – bắc trấn : lúc trước có con ngòi nhỏ, sông Tranh ở phía đông , đầu nguồn Ba – Lai ở phía tây , khoảng giữa bùn lầy thấp ướt , cỏ lác hoang vu, cách xa 57 dặm rưỡi, nơi đây phía nam nhiều gò đống ruộng vườn, phía bắc nhiều rùng sâu chằm lớn kéo dài 5, 6 trăn dặm, là chỗ quân tụ nghĩa Đông – Sơn

45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57

VSTK - 4268


1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

tới chiếm Ba – giồng , cậy thể ách hiểm, để đi hoành hành các nơi, khi lui tựa theo rừng sát, như cọp vào rừng sâu, rồng về biển cả , chẳng ai biết được tông tích ở đâu . Quân Tây – Sơn hằng bị chúng làm cho nguy khổ , mà cũng không làm sao được. Năm Ất – Tị ( 1785 ) Đô đốc Trấn của Tây – Sơn nhân có ngòi nhỏ ở hai đầu, đào mở môt con sông ngang, cắt đứt chỗ hiểm yếu, thành một đường kênh đi tắt, rất được mau lẹ , nay có nhiều người qua lại.” . Con kênh này xuyên qua một cái bàu lớn chứa đầy bèo (bàu bèo) nên đươc gọi là kênh Bàu Bèo, sau đọc lệch thành Bà 379 Bèo

(e) Tỉnh Long An (ngoại trừ phần phía Tây quận Thủ Thừa, dọc theo sông Vàm Cỏ, phía Bắc quận Đức Hòa cho tới phạm vi vùng nằm giữa sông Vàm Cỏ và tỉnh lộ đi từ Đức Hòa đến Tây Ninh; (f) Tỉnh Tây Ninh (phần phía Nam quận Gò Dầu Hạ và phía Đông sông Vàm Cỏ; (g) Tỉnh Bình Dương (ngoại trừ phần phía Bắc quận Bến Cát); (h) Tỉnh Phước Thành (trong phạm vi ở về hướng Tây Liên Tỉnh lộ 15 từ quận Phú Giáo đến quận Tân Uyên); (i) Tỉnh Biên Hòa (trong phạm vi từ Hố Nai đi Long Thành dọc theo Quốc Lộ 15, ngoại trừ các quận Quảng Xuyên và Cần Giờ); (j) Tỉnh Phước Tuy (trong phạm vi ở về hướng Tây của Quốc Lộ 15 từ Biên Hòa đến Phước Lễ, rồi dọc theo liên Tỉnh Lộ 23 đến quận Xuân Lộc. PHẦN 2 Thực hiện kế hoạch Điều 5. Thiết đặt hệ thống An Ninh. Trong vùng nào được sắp xếp là ưu tiên, Kế Hoạch TLAN sẽ thiết đặt một hệ thống an ninh vững chắc gồm có những Ấp Chiến Lược (ACL) và những Ấp Chiến Đấu (ACĐ). Ấp Chiến Lược (ACL) sẽ được xây dựng ở những nơi mà tình hình an ninh trong dân chúng được khả quan. Ấp Chiến Đấu (ACĐ) sẽ được xây dựng ở những nơi còn đang phải chịu đau khổ vì áp lực và sự kiểm soát của Việt Cộng hoặc là tại những nơi thường xuyên bị hăm dọa bởi các đơn vị vũ trang quy mô của bộ đội Việt Cộng. Hệ thống an ninh cần phải đặt trên một nền móng vững chắc và sâu rộng để cho ACL và ACĐ có thể tương trợ lẫn nhau. Vì lẽ đó sẽ không thiết lập những ấp đơn lẽ cách biệt hay những nhóm Ấp sẽ có thể bị Việt Cộng khai thác hay sẽ có thể không được bảo vệ vì ở kề cận biên giới. Ở cấp Tỉnh, Tỉnh Trưởng phải xúc tiến thực hiện t kế hoạch xây dựng một hệ thống ACL và ACĐ Và chỉ trong trường hợp nầy thì những ấp đơn lẻ cách biệt có thể được xây cất cho một thời hạn ngắn trôi qua cho đến lúc những Ấp trung gian được xây dựng xong để hoàn tất hệ thống liên kết với nhau. Ở cấp Liên Tỉnh, các Tỉnh Trưởng phải phối hợp kế hoạch xây dựng một hệ thống an ninh riêng của mình với hệ thống an ninh riêng của những tỉnh kề cận để cho các vùng ven ranh giới giữa các tỉnh kề cận với nhau không bị bỏ qua không có ai che chở. Điều 6. Phòng thủ hệ thống An Ninh. Trong giai đoạn hệ thống An Ninh đang được xây đựng thì Quân Đội sẽ đảm trách những cuộc hành quân ngăn ngừa các đơn vị Việt Cộng tự do thao túng khuấy phá tiến trình thực hiện Kế Hoạch. Các cơ quan tình báo và tin tức sẽ cố gắng hết sức để bảo cho Kế Hoạch thu gặt được những kết quả thỏa đáng. Để phòng thủ các Ấp thì phần lớn sẽ giao cho các Dân Vệ Đoàn cùng với sự đóng góp tăng cường của Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa nằm trong khuôn khổ tổ chức của Dân Vệ Đoàn. Lực lượng Bảo An sẽ lưu động nhận trách nhiệm cung ứng sự tăng viện một cách hạn chế. Tuy vậy, trong giai đoạn ACĐ đang được xây dựng trong những vùng bị Việt Cộng xâm nhập thường xuyên nặng nề thì lực lượng Bảo An có thể được tạm thời xử dụng thay thế Dân Vệ Đoàn trong việc trực tiếp phòng thủ các Ấp cho đến một thời gian mà đơn vị Dân Vệ có đủ khả năng chắc chắn. Quân đội phải sẵn sàng can thiệp khi các Ấp bị VC tấn công ồ ạt. Điều 7. Việc Kiểm soát của hệ thống An Ninh. Việc kiểm soát của hệ thống An Ninh phải toàn diện, để cắt đứt bất cứ nguồn tiếp xúc nào với Việt Cộng. Vì vậy một số biện pháp kiểm soát phải được áp dụng, tức là: 1) Khẩn trương cấp phát thẻ căn cước cho toàn thể dân số trong vùng mà hệ thống an ninh đang được thiết lập. Những người dân cư ngụ cùng chung trong một nhà phải được đăng ký và chụp

VSTK - 4269


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

hình, bản sao đăng ký giao cho mỗi gia đình có ghi số thẻ căn cước. Những bản sao khác cũng được gửi lên hành dinh của Chi khu hay Tiểu khu. 2) Thiết đặt những điểm kiểm soát thường xuyên dọc theo những thủy lộ trong đất liền và thực hiện những cuộc tuần tiểu bất thần trên những khu lân cận. 3) Thi hành lệnh giới nghiêm trên một số ít thủy lộ nằm trong khu vực ACĐ và những khu vực khác, nếu thấy cần. Các lực lượng phòng vệ có thể bắn hạ tại chỗ bất cứ ai vi phạm lệnh giới nghiêm. 4) Thiết định những khu cấm địa trong rừng rậm hay tại những vùng đầm lầy, v.v…Cho phép các lực lượng phòng vệ bắn hạ tại chỗ bất cứ phần tử nào xâm phạm vào vùng nầy. 5) Kiểm tra việc chuyển vận lúa gạo, thực phẩm, và những vật dụng có tính cách quân sự. Nếu thấy cần, sự chuyển vận có hộ tống sẽ phải được thi hành, và sau khi thu hoạch, gạo thóc sẽ được chính quyền thâu mua và tiếp nhận tại chỗ, và sẽ được phân phát theo khẩu phần cho dân chúng tiêu thụ. Điều 8. Chiến đấu cho nhân dân trong Hệ Thống An Ninh Để chiến đấu lấy được lòng dân, chính sách cụ thể sau đây phải thi hành: 1) Các cấp quân sự và chính quyền phải có tư cách xử sự đúng đắn trong khi thông đạt hằng ngày với dân chúng trong mọi tình huống. Những biện pháp trừng phạt không được đem ra áp dụng trong một Làng hay một Ấp nếu không có sự chuẩn chấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, cho dù rằng những biện pháp đó là chính đáng. Phải hết sức cẩn trọng trong khi xử dụng bom đạn hay trọng pháo ở những vùng đông dân cư, nhằm mục đích tránh gây thương tổn hay tử vong cho những công dân phục tùng luật pháp. 2) Dân chúng phải được thông báo rành mạch về các chi tiết và lý do của những biện pháp kiểm soát mà họ phải tuân theo. Một khi mà trật tự và an ninh trong vùng đã được vãng hồi, các biện pháp kiểm soát phải được giải tỏa ngay. Trong trường hợp dân chúng cần phải được di chuyển vào những nhóm Ấp tập trung thì họ phải có được sự trợ giúp trong tất cả mọi mặt đồng thời họ cũng phải được thông báo cho biết về những quyền lợi mà họ sẽ nhận được vì hậu quả của Kế Hoạch. 3) Tùy theo sự tiến triển đã được thực hiện, khi một hệ thống An Ninh đã được củng cố vững vàng và ảnh hưởng của Việt Cộng đã bị loại trừ trong một phần của cả một vùng thì những hoạt động về mặt xã hội và kinh tế phải được bắt đầu ngay để cãi thiện mức sống của dân chúng. Điều 9. Phân chia các nhiệm vụ. Những nhiệm vụ của các chức quyền dân sự và quân sự trong việc thi hành Kế hoạch được phân nhiệm như sau: 1. Chức quyền Dân sự a) Hành chánh - xây dựng ấp chiến lược và ấp chiến đấu; - tổ chức cơ quan hành chánh trong các làng và các ấp; - cung ứng những biện pháp kiểm soát; - cải cách hiệu quả xã hội và kinh tế. Chú trọng đặc biệt đến mặt nông nghiệp, sức khỏe và giáo dục, và những phương tiện công cộng. b) Những Đoàn Nhân Dân Tự Vệ - trực tiếp nhận lãnh việc bảo vệ ấp chiến lược và ấp chiến đấu; - tuần tiểu các vùng lân cận ấp; - thu nhặt tin tức để tìm ra những nhân tố VC, những phương tiện truyền tin hay tiếp tế; - tiêu diệt các bộ đội Việt Cộng vũ trang, bắt giữ những phần tử cộng tác với VC, phân phát truyền đơn, và những tài liệu tuyên truyền của Việt Cộng. c) Các lực lượng Bảo An Đoàn - tuần tiểu lưu động bên ngoài phạm vi ấp, đặc biệt dọc theo chu vi những vùng đông dân cư, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch; - tiếp cứu các đồn bót Dân Vệ bị VC tấn công - nhận lãnh trách vụ trú phòng cho ACĐ ở nơi nào mà Dân Vệ bị khiếm khuyết hay không dủ khả năng phòng chống; - giữ nhiệm vụ thi hành kiểm tra những điều quy định kể trên. 2) Chức quyền quân sự a) Quân đội

VSTK - 4270


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15

16

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

51 52 53 54 55 56 57 58

- trong giai đoạn khởi phát kế hoặc, thực hiện việc tảo thanh và khám phá hành động và tấn công trên các căn cứ và những địa điểm tập trung của những lực lượng đặc biệt VC; - tuần tiểu những vùng đông dân cư bên ngoài, ngăn ngừa những cuộc tấn công phối hợp và những sự tập trung của quân địch; - tiếp trợ những ACĐ trong những vùng bị VC kiểm soát, can thiệp chiến đấu với những ấp đang bị bao vây; - áp dụng biện pháp kiểm soát, đặc biệt các vùng giới nghiêm và vùng kiểm soát, - khi hệ thống an ninh được từ từ ổn định, các đơn vị quân đội chính quy sẽ được giải tỏa trách nhiệm bám trụ trú đóng của họ. - các đơn vị Biệt Động quân rút đi khỏi một vùng ưu tiên khi lực lượng Dân Vệ đến để thay thế họ. Quân đội nếu phải giữ lại thì sẽ được tổ chức để xử dụng trường kỳ bên ngoài vùng dân cư đông đúc, ưu tiên trong vùng quân địch ở Biệt khu 31 chiến thuật. *

-------------------------*Chú thích thêm: Biệt khu 31/CT bao gồm 3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa và Long An, là vùng trách nhiệm của SĐ 25 BB. http://www.yeunhacvang.com/forums/index.php?topic=13636.0 VÙNG 1 CHIẾN THUẬT - QUÂN ĐOÀN 1 :Vùng 1 chiến thuật - Quân đoàn 1 thành lập ngày 1/6/1957, bao gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Tín, Quảng Ngãi. Sở chỉ huy Vùng 1 chiến thuật đóng tại Đà Nẵng. Các khu chiến thuật trực thuộc vùng 1 là khu chiến thuật 11 {sở chỉ huy đóng tại Huế} gồm các tiểu khu Quảng Trị và Thừa Thiên; Khu chiến thuật 12 {sở chỉ huy đóng tại Tam Kỳ} gồm các tiểu khu Quảng Ngãi, Quảng Tín và biệt khu Quảng Nam - Đà Nẵng. VÙNG 2 CHIẾN THUẬT - QUÂN ĐOÀN 2 :Vùng 2 chiến thuật - Quân đoàn 2 thành lập ngày 01/10/1957, hoạt động tác chiến ở toàn bộ vùng cao nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Kon Tum, Plây Ku, Phú Bổn, Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong vùng 2 chiến thuật có vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị, gọi là Biệt khu 24 đóng tại thị xã Kon Tum do trung đoàn độc lập 24 đảm nhiệm, bao gồm toàn bộ khu biên giới giáp Lào {thành lập 07/1966 và giải thể 04/1970}. Sở chỉ huy Vùng 2 chiến thuật đóng tại Plây Ku bao gồm khu chiến thuật 22 {sở chỉ huy ở Quy Nhơn} có các tiểu khu Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn ; Khu chiến thuật 23 {sở chỉ huy đóng tại Buôn Ma Thuộc} gồm các tiểu khu Đắc Lắc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận. VÙNG 3 CHIẾN THUẬT - QUÂN ĐOÀN 3 :Vùng 3 chiến thuật - Quân đoàn 3 thành lập ngày 01/03/1959, chính thức hoạt động vào ngày 20/05/1960 bao gồm các tỉnh Phước Long, Bình Dương, Biên Hoà, Bình Long, Long Khánh, Phước Tuy, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An. Sài Gòn Và Gia Định thành lập chi khu quân sự riêng. Vùng 3 chiến thuật có Khu chiến thuật 31 {sở chỉ huy đóng tại Tây Ninh} gồm các tiểu khu Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An; Khu chiến thuật 32 {sở chỉ huy tại Bình Dương} gồm các tiểu khu Bình Long, Phước Long, Bình Dương; Khu chiến thuật 33 {sở chỉ huy tại Biên Hoà} gồm các tiểu khu Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hoà, Biệt khu Thủ Đô {SGGĐ} VÙNG 4 CHIẾN THUẬT - QUÂN ĐOÀN 4 :Vùng 4 chiến thuật - Quân đoàn 4 thành lập ngày 01/01/1963, hoạt động tác chiến trên toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm gần 1/2 dân cư và đất canh tác Miền Nam Việt Nam, gồm các tỉnh Gò Công, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Hoà, Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, Chương Thiện, Bạc Liêu và An Xuyên. Vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị 44 nằm trong vùng 4 chiến thuật có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực phía Tây Bắc đồng bằng sông Cửu Long, dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, hoạt đông đến năm 1973 thì giải thể. Vùng 4 chiến thuật có khu chiến thuật 41 {sở chỉ huy ở Mỹ Tho} gồm các tiểu khu Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình; Khu chiến thuật 42 {sở chỉ huy ở Cần Thơ} gồm các tiểu khu Kiến Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên; Khu chiến thuật Tiền Giang {sở chỉ huy ở Định Tường} gồm các tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Kiến Hoà Gò Công.)

Không quân - tăng cường khả năng tấn công của các đơn vị Quân Đội chính quy và Bảo An, bằng cách không vận nơi những vùng mà việc truyền tin khó khăn hoặc chưa có; - thực hiện những phi vụ không thám và truyền tin; - chỉ điểm các mục tiêu để tấn công; - Di tản thương binh và dân chúng. b) Hải quân - ngăn ngừa VC xâm nhập dụng cụ, thực phẩm, súng đạn và nhân sự bằng đường biển;

VSTK - 4271


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

- phối hợp chặt chẽ với bảo An tuần tiểu sông ngòi để ngăn chận VC di chuyển bằng thủy lộ dọc theo bờ biển và các cửa song; - nhanh chóng cung cấp phương tiện chuyển vận nhân sự và dụng cụ cho những vùng duyên hải; - yểm trợ cho những cuộc hành quân nơi các cùng duyên hải và dọc theo những hệ nhánh quan trọng của sông Cửu Long (Mekong) Điều 10. Trách nhiệm thi hành Kế Hoạch TLAN Bộ trưởng phụ tá Tổng Thống, phụ Tà Quốc Phòng, Đặc Trách An Ninh sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng Thống trong nhiệm vụ thi hành tổng quát Kế Hoạch. Đối với Chương Trình ACL, bộ trưởng Bộ Nội Vụ giữ nhiệm vụ Tổng Thư Ký của Hội Động Trung Ương, cũng chịu trách nhiệm đối với toàn bộ Kế Hoạch Điều 11. Những quy định Đặc biệt Hiển nhiên la VC sẽ phản ứng mạnh bạo để ngăn cản việc thực hiện Kế Hoạch và sẽ quy chiếu mọi sức lực họ để tìm cách tiêu diệt những nỗ lực của Chính Phủ, cho dù có thất bại một vài lần từ lúc đầu. Vì vậy, trong khi thiết đặt hệ thống An Ninh, các chức quyền tỉnh thành cần phải nhận định tình hình một cách cẩn trọng và phải chọn lựa thời gian thích hợp để thi hành Kế Hoạch chẳng hạn như khi đã có đủ khả năng quân binh để chận đứng mọi âm mưu phá hoại của CS hay là đã thuyết phục được dân chúng chống đối kẻ địch. Nếu hệ thống An Ninh càng được củng cố thì VC càng gắng tìm cách tấn công mạnh bạo hơn, và chính vào thời điểm đó quân đội chính phủ sẽ sẵn sang để tiêu diệt kẻ địch đang tập trung hay trong các cuộc tấn kích vào các ACĐ. Sau cùng, sự quy định mức độ ưu tiên để thiết lập hệ thống An Ninh cho các Vùng không có nghĩa là Việt Cộng sẽ được tự do kiểm soát tại các Vùng khác chẳng hạn như ở Vùng 1 và Vùng 2 Chiến Thuật. Ngược lại trong những Vùng nầy, các chức quyền Dân Sự và Quân Sự cũng như những Tổ Chức Chống CS cần phải cảnh giác để đối diện với phản ứng lợi dụng thời cơ của quân địch. Ký tên: Ngô Đình Diệm

* KHẢO LUẬN 27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Hoa Kỳ và VNCH lần nầy đã đồng ý trên cơ bản là chương trình Lập Ấp Di Dân là cần thiết để chống lại sự nổi dậy của CS ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên khi đi vào thực hiện chương trình nầy thì hai bên lại có quan điểm khác biệt nhau: Hoa Kỳ muốn rằng cần phải bắt đầu chương trình Lập Ấp bằng một chiến dịch quân sự bình định để củng cố an ninh trước hết, rồi đến thiết đặt đầy đủ hạ tầng cơ sở cho Ấp rồi sau cùng qua các sinh hoạt của Ấp vừa mới được sự PHAN và có được một chính quyền mới của VNCH vì dân, cho dân thực sự và với tình trạng An Ninh và mức sống của nhân dân trong Ấp được thoải mái và trù phú hơn thì Ấn nầy sẽ trở thành một ACL. Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Chính Trị Nhu lại muốn chú tâm vào việc kiểm soát dân số nông thôn và coi đây như là điều kiện tiên quyết để thắng CS: Gôm dân đưa vào Ấp Chiến Đấu (ACĐ) rồi vừa chiến đấu, bình định, vừa thiết đặt các hạ tầng cơ sở. Hay nói khác đi, Hoa Kỳ thì chú trọng về An Ninh vàn nhân sinh trước cho dân còn hai Ông Diệm, Nhu thì chú tâm vào vấn đề tranh giành sự kiểm soát dân với CS rồi ACĐ sẽ từ từ trở thành ACL trong tương lai rất gần. Nói tóm lại, những phương tiện dùng để bảo vệ dân chúng trong một Ấp được gọi là ACL khi Ấp nầy chỉ cần được phòng thủ giữ gìn trật tự an ninh bình thường hoặc ở trong một môi trường mà mức độ nguy hiểm vì sự hiện diện của VC được cho là thấp. Nếu việc gìn giữ an ninh cho Ấp cần phải phức tạp hơn và có nhiều đợt tái định cư dân số trong vùng,chịu áp lực ảnh hưởng nặng nề của VC, đặc biệt là tại các vùng ven biên giới ViệtMiên thì các Ấp nầy gọi là ACĐ.

VSTK - 4272


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Thực chất chương trình ACL và ACĐ của Ông Diệm là sự lập đi lập lại của những chương trình tái định cư và các biện pháp kiểm soát dân số trước đây do người Pháp và tiếp theo là Ông Diệm đã từng chủ xướng và đã từng bị thất bại vì sự oán than của dân chúng nông thôn vì họ cho rằng họ bị tập trung, kiềm kẹp, mất tự do và làm họ bị tổn thương tình cảm vì phải xa mái nhà, mãnh đất riêng thân thương để vào sống trong trại ACL. Đối với các đồng bào miền Bắc di cư vào Nam Việt Nam sau hiệp định Geneva 1954 chia đôi đất nước Việt Nam thì chính quyền VNCH thấy ít bị trở ngại trong những trình di dân lập ACĐ hay ACL. Tuy nhiên đối với đồng bào miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 17 trở trở xuống đếm mũi Cà Mau thì việc lùa dân tập trung đưa vào các Ấp rào kẽm gai thì không phải là một chuyện bình thường. Cả hai, Hoa Kỳ và Chính quyền của TT Diệm, đã không đặt nặng vấn đề mồ mả tổ tiên, ruộng vườn mấy đời để lại, nơi chôn nhau cắt rún . . . . của đồng bào miền Nam ở nông thôn mà chỉ lo giành giựt dân chúng với VC bằng mọi cách thì hiển nhiên là sẽ bị người dân nông thôn miền Nam oán giận. VC không cần lùa dân nhưng VC xuống tận nơi chôn nhau cắt rún để ăn, ở, sinh hoạt chung với đồng bào nông thôn miền Nam và đó là chỗ khác biệt giữa VNCH và VMCS nằm vùng. *

VSTK - 4273


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Một điểm cần lưu ý ở đây là Chương Trình TLAN được hai bên VNCH và Hoa Kỳ chấp nhận - một sự chấp nhận hợp tác có giới hạn từ phía Hoa Kỳ là một kế hoạch bình định các vùng châu thổ Sông Cửu Long nằm trong lãnh vực của vùng 3 Chiến Thuật miền Nam VNCH từ sự đề xuất của Cố vấn trưởng phái bộ Quân sự Anh Quốc R.G.K.Thompson kể từ tháng 11/1961. Vào thời điểm nầy, phái bộ Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam lại ưu chọn để cho Quân lực VNCH xâm nhập càng quét vào Chiến Khu D của VC trước khi thực hiện những chiến dịch bình định đặc biệt cho chương trình TLAN. Tuy nhiên vì giới dân chính Hoa Kỳ muốn rằng cần lựa chọn một vị trí nào thích hợp và có thể mang tới một vài phần lợi ích choi sự lựa chọn ưu tiên của VNCH trong chương trình TLAN.Vì thế, mãi cho đến tháng 03/1962 giới chức quân sự Hoa Kỳ đã chọn tỉnh Bình Dương ở về hướng Bắc Sài Gòn để thực hiện chiến dịch Mặt Trời Rạng Đông/Operation Sun Rise vì họ cho rằng đây là một địa thế mà CSVM tập trung rất nhiều chứ không như Thompson cho rằng đây chỉ là một điểm tập trung nhỏ của VC. Tuy nhiên, VNCH đã bắt đầu thực hiện Chương Trình TLAN theo Thompson đề xuất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - là nơi mà CSVM dùng làm địa bàn trú ẩn, tập trung quân nhiều hơn hết để đánh phá VNCH - cho tới khi chiến dịch Mặt Trời Rạng Đông khởi phát vào ngày 22/03/1962 tức là sau ngày TT Diệm ban hành Sắc Luật 01/QP ngày 16/03/1962.380 Câu hỏi đặt ra là tại sao Hoa Kỳ phải chờ đợi cho tới sau khi TT Diệm ban hành Sắc Luật 01/QP mới chịu bắt đầu thực hiện Chiến Dịch Mặt Trời Rạng Đông? Phải chăng vì VNCH không chịu làm theo ý muốn của họ mà lại làm theo chương trình và kế hoạch của cố vấn quân sự Anh R.G.K.Thompson. Đồng thời cũng chính là vì thái độ “cứng đầu” của hai Ông Diệm Nhu đối với họ cho nên họ mới bỏ liều theo kiểu nói của ông bà Việt Nam “cá không ăn muối cá ương, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”? Tuy nhiên, cho dù có hay không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ và kể luôn nếu không có sự cố vấn đặc biệt của Thompson, Tổng Thống Diệm và Cố vấn Chính Trị Nhu cũng không còn con đường nào khác để lựa chọn. Bởi vì, (i) Chương trình lập ấp quy dân đã được chính quyền VNCH áp dụng từ lâu rồi , không phải đợi cho có sự cố vấn của R.G.K. Thompson, kể từ khi Phủ Tổng Ủy Di Cư đồng bào miền Bắc tị nạn CS được thay thế bằng một tổ chức mới gọi là Phủ Tổng Ủy Dinh Điền từ năm 1954-1955. (ii) Hoa Kỳ chịu “ hợp tác giới hạn” nhưng chỉ là chính sách “bằng mặt chứ không bằng lòng” để chờ cơ hội khác bắt VNCH phải chịu quỵ lụy điều mà VMCS thường rêu rao tuyên truyền là “Đế quốc Thực Dân Kiểu Mới.” Cơ hội mà Hoa Kỳ đợi chờ chính là sự thất bại của hai Ông Diệm-Nhu trong khi họ đơn phương -hkhông cần thông báo trước với Hoa Kỳ- thực hiện chương trình TLAN tại miền đồng bằng sông Cửu Long trong lãnh vực của vùng 3 Chiến Thuật của VNCH.

VSTK - 4274


1

2.5 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ẤP CHIẾN LƯỢC VÀ ẤP CHIẾN ĐẤU

2

1. BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

Vào giữa tháng 12/1961, sau khi TT Hoa Kỳ chấp nhận bản phúc trình tháng 11/1961 của tướng M.Taylor ngoại trừ khoản đề nghị gửi quân chiến đấu Hoa Kỳ sang Việt Nam dưới chiêu bài “Cứu Lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long”, bộ trưởng Hoa Kỳ McNamara chủ trì một cuộc họp định kỳ tại Honolulu với các yếu nhân quân sự đang công tác ở Việt Nam để bàn định những kế hoạch cho tương lai. Trường đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ tướng McGarr cũng có mặt trong hội nghị nầy khi trở lại Sài Gòn qua một văn thư đã chuyển đề nghị của McNamara tới bộ trưởng Phụ Tá Quốc Phòng Nguyễn Đình Thuần. Trong thư, McGarr viết: “Bản chức muốn đề nghị với Ông Bộ Trưởng có thể dự định dành một khu vực đặc biệt nào đó, một tỉnh thành chẳng hạn, và dùng nó như là một “khu vực thí nghiệm” trong khi tiến hành cuộc “Bình định cơ sở hạ tầng”. Bản chức nghĩ rằng những thành phần khác nhau họp lại để chống cơ sở VC nằm vùng cần phải được chỉ định ngay bởi chính quyền của Ông Bộ Trưởng và được huấn luyện thành một toán hay nhiều toán để công tác tại vùng vừa được tái chiếm và bám trụ phòng giữ tại một khu vực có nhiều VC xâm nhập sau khi quân đội của VNCH đã tảo thanh dẹp sạch VC ở khu vực nầy.” McGrarr đề xuất rằng những toán vừa kể của chính quyền bao gồm các thành phần Cảnh Sát, Công An, Tài Chánh, Tâm Lý, Nông Nghiệp, Y Tế, Công Dân Vụ và các viên chức hành chánh cai trị dân sự. 381

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Không cần phải đợi cho tới khi tướng McGrarr chuyển lời đề nghị của bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ cho Bộ trưởng Thuần: VNCH đã có một tỉnh thành được dự định thự hiện một chiến dịch Tái Dựng Nông Thôn mà không phải là ở vùng đồng bằng song Cửu Long, mà cũng không phải là tại một vùng đã có được một tình hình an ninh tương đối về mặt VC xâm nhập: đó là tỉnh Bình Dương, nơi có sự xâm nhập nặng nể của VC. Tỉnh Bình Dương trải dài giữa hướng Bắc-Đông Bắc Sài Gòn với trục quốc lộ số 13 nối liền phía Bắc Sài Gòn đi Cao Miên, cắt thẳng ngang giữa chiến khu D và chiến khu C. 381bis Quốc lộ 13 là mạch máu sống còn cho những căn cứ bí mật an toàn của VC ở hai chiến khu vừa kể. Có thể nói theo lý trí rằng đây là một điểm lựa chọn rất khó để khởi sự, nhưng lý trí ở đây đã bị những sự cố và những tham vọng chi phối lấn lướt bởi lý thuyết trừu tượng. Dư luận rộng rãi ở Hoa Kỳ có tham vọng thiết đặt một hình thức nào đó vững chắc và phát đạt được xem như là một ký hiệu quyết tâm của Hoa Kỳ và khả năng sinh tồn của chính thể VNCH. Phía VNCH thì lại nhất quyết chiêu dụ Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền do Ông Diệm đứng đầu với những điều khoản thực sự mà VNCH có thể tiếp nhận và cũng hiển hiện thực sự như thế khi Hoa Kỳ yểm trợ cho những hành động khởi phát của chính quyền VNCH. Như vậy, theo ý VNCH, Bình Dương chính là VSTK - 4275


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

một vùng có một vị trí chiến lược quan trọng thực sự mà cũng là một vùng mà VNCH đang có những nỗ lực bình định khởi phát. Vậy thì, nếu Hoa Kỳ muốn chú trọng tới một tỉnh phát đạt thì tỉnh Bình Dương chính là địa điểm chiến lược phát đạt mà Hoa Kỳ muốn lựa chọn. 382 Thật vậy, VNCH đã khởi phát một chiến dịch bình định từ tháng 08/1961 có têm gọi là Chiến Dịch Tái Dựng Nông Thôn (TDNT) ở vùng phía Đông miền Nam VNCH nhằm mục đích củng cố an ninh cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Phước Tuy. Trước thánh 12/1961, Chiến Dịch TDNT chú trọng đặc biệt trên địa bàn huyện Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương. Ấp Xóm Huế, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi đã dược củng cố an ninh để trở thành một ACL kể từ giữa tháng 12/1961. Chiến dịch TDNT của VNCH đã gây ấn tượng tốt với tướng McGrarr trưởng đoàn Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Rồi vào giữa tháng 01/1962, trước khi lên đường sang Honolulu họp mặt quân sự định kỳ với bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Paul McNamara, tướng McGarr đến hội kiến với TT Diệm và bộ trưởng Thuần về Kế Hoạch Tái Lập An Ninh (TLAN) vùng III chiến thuật của VNCH như đã kể ở phần trức đây. Tại Honolulu, MacGarr đã báo cáo với McNamara rằng TT Diệm cho rằng đề nghị của Hoa Kỳ càn quét vùng chiến Khu D của VC chì có thể xem như là thắt miệng một cái túi vãi trống không mà còn khiến cho quân đội VNCH xuống tinh thần bởi vì càn quét như thế chẳng có gặt hái được hái giống như lời phát biểu của trưởng phái bộ quân sự Anh quốc R.G.K.Thompson. Theo kế hoạch TLAN thì cần phải bám trụ giữ một vùng để tách rời VC ra khỏi số dân cư trong vùng đó. Và tỉnh Bình Dương là một trong vùng mà Ông Diệm lựa chọn ưu tiên để khới phát Kế Hoạch TLAN bởi vì tại tỉnh nầy chỉ có 10 làng là đang bị VC kiểm soát trong tổng số 46 làng đã có thiết đặt các cơ sở hạ tầng của chính quyền VNCH. Và McNamara đã đồng ý chọn tỉnh Bình Dương như là một địa điểm thí nghiệm chính sách “Hợp Tác Có Giới Hạn” với chính quyền của Ông Diệm như TT Hoa Kỳ Kennedy đã đồng ý trước đây nhưng lại đặt tên là Chiến Dịch Mặt trời Rạng Đông: Operation Sun Rise. Tại sao lại là một cái tên do Hoa Kỳ đặt ra? Phải chăng Hoa Kỳ muốn cho người ta hiểu rằng- nếu Chiến dịch Sun Rise thành côngvà nếu tiếp theo toàn thể kế hoạch TLAN cũng sẽ thành công thì chính là do công sức của Hoa Kỳ đã khởi phát kế hoạch Sun Rise. 383 * KHẢO LUẬN Nếu như Chiến Dịch Sun Rise thất bại thì Hoa Kỳ sẽ nói sao? Rằng đây là theo Kế Hoạch TLAN của VNCH vạch ra và đóng vai chính trong việc thực hiện Kế Hoạch: Hoa Kỳ chỉ biết trợ giúp vật chất và phương tiện như lời yêu cầu của Ông Diệm? Hay bởi vì Ông Diệm không nghe lời Hoa Kỳ càn quét Chiến Khu D?

VSTK - 4276


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26 27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

2. CHIẾN DỊCH MẶT TRỜI RẠNG ĐÔNG/OPERATION SUNRISE

Cuộc hành quân nầy được khởi động vào ngày 22/03/1962 với sự tiếp tay của Hoa Kỳ, trên xã Bến Tường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với mục tiêu thiết lập 5 ACL mới để tái định cư các nông dân trong huyện Bến Cát và chung quanh vườn cao su Lai Khê. Gia đoạn (i) là giai đoạn hành quân tảo thanh dẹp sạch do sư đoàn 5 quân lực VNCH đảm nhiệm với sự tăng cường của nhiều đại đội Biệt Động Quân, một đại đội Thám Báo, hơn hai đại đội lực lượng Bảo An và một đại đội Chiến Tranh Tuyên Truyền-Tâm Lý. Nói theo kiểu CS Bắc Việt: “chém vè” lẩn trốn vào rừng. An toàn tạm thời ổn định. Giai đoạn (ii) bắt đầu gom dân tái định cư trong ACL mới bắt đầu được xây cất. Kết quả không mấy khả quan: chỉ có 70 trong số 205 gia đình trong huyện tự nguyện chấp nhận vào định cư trong ACL; số 135 gia đình còn lại đa số phải cưỡng ép rời bỏ ruộng vườn nhà cửa của họ, phân chia ra từng nhóm sáu gia đình một đề vào sống bên trong vòng đai ACL. Mỗi gia đình được cấp 300,000$ tiền mặt do cơ quan USOM Hoa Kỳ tài trợ với điều kiện là gia đình đó phải tỏ rõ thực lòng muốn được tái định cư lâu dài trong ACL không bỏ trốn. Có gia đình mang theo hết đồ đạt, có gia đình chỉ có hai bàn tay không, những căn nhà cũ đều bị phá sập hoặc thiêu hủy. Trong số hơn 200 gia đình được tái định cư vào ACL chỉ có 120 đàn ông, thanh niên đủ khả năng mang súng để xung vào đội phòng vệ, đa số thanh niên còn lại của xã Bến Tường đã tự ý bỏ chạy theo VC hoặc vì sợ VC trả thù nếu vào sống trong ACL. 384 3. CHƯƠNG TRÌNH ACL CỦA VNCH MIỀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

THUỘC LÃNH VỰC VÙNG III CHIẾN THUẬT VÀ Ở NHIỀU NƠI KHÁC

Chính quyền và quân đội VNCH không thất bại trong việc tự mình thực hiện kế hoạch và chương trình Tái Lập An Ninh (TLAN) với những bước đầu nhìn chung thì có thu gặt được kết quả khả quan đáng khích lệ mặc dù theo cái nhìn của giới quân sự Hoa Kỳ thì sự thực hiện một mình nầy của chính phủ VNCH do đích thân cố vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu đốc xúc một cách xáo trộn, kiểu mẫu không hòa hợp, đồng nhất.385 Trong sách Triumph Forsaken, The Vietnam War 1954-1965, qua sự tham chiếu từ sách Diệm Final Failure của tác giả Philippe E.Catton, tác giả Mark Moya đã viết rằng đa số dư luận Tây phương đã sai lầm khi họ nghĩ rằng chương trình ACL là hoàn toàn do trưởng đoàn cố vấn quân sự Anh quốc R.G.K Thompson, với kinh nghiệm chống du kích CS Mã Lai của mình đã đề xuất cho hai Ông Diệm-Nhu vào tháng 11/1961. Thực sự thì chính phủ VNCH đã khởi phát Chương Trình Lập Ấp Tái Lập An Ninh nhiều tháng trước khi

VSTK - 4277


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Thompson tới Sài Gòn vào tháng 09/1961. Lý do sự sai lầm của dư luận bắt nguồn từ hành động đơn phương của hai Ông Diệm-Nhu không thông báo trước cho Hoa Kỳ biết VNCH hiện đã có một Chương Trình Tái Lập An Ninh như thế ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long vì e ngại rằng Hoa Kỳ sẽ dùng áp lực viện trợ để can dự “cố vấn” đòi hỏi nầy nọ, gây trở ngại cho một chiến lược có tầm mức quốc gia riêng của VNCH. Sau đó, Thompson cung cấp thêm cho Ông Diệm và Ông Nhu những kinh nghiệm để dựa vào đó cải tiến, sửa sai và củng cố Chương Trình Bình Định Tái Định Cư của VNCH đã và đang được tiến hành. 386 Dù sao, qua sự cố vấn của Thompson và từ kinh nghiệm trong quá khứ của VNCH, Chương Trình ACL Tái Lập An Ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long ra đời từ đầu năm 1962 và được VNCH tự lực thực hiện dưới sự chỉ đạo của Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu. Theo Mark Moya 387 chương trình ACL nầy khởi sự bằng công trình khai quang quanh khu vực được dự trù xây dựng ACL để cho công việc phòng chống và phát hiện VC được dễ dàng đồng thời nới rộng chu vi bờ rào ụ đất chắn cắm những cọc tre nhọn bén. Kế đến là sắp xếp công sự phòng thủ: giữa vòng rào chắn ụ đất ngoài và vòng rào ụ chắn đất bên trong là hầm sâu, hố sâu cắm tre vuốt nhọn. Chung quanh rào chắn ụ đất còn được những vòng kẽm gai bén sắt cuộn tròn như những thân hình con nhím mình đầy gai nhọn đang bò quanh khu vực ACL. Bốn phía vòng chắn bên trong có những chòi cao canh gát, quan sát sự xuất hiện của bộ đội du kích CSVM để báo động kịp thời. Nơi cổng ra vào ACL có trạm kiểm soát với nhân sự có vũ trang canh gát và theo dõi suốt ngày để phát hiện VC giã dạng thường dân len lỏi vào bên trong ACL để hoạt động nội tuyến. Cổng ra vào ACL được đóng lại vào lúc sập tối và đếngiờ giới nghiêm giới hạn việc đi lại của dân chúng thì được trống, mõ đánh lên vài hồi như đã được ước định để thông báo. Kể từ lúc giới nghiêm, bất kỳ ai xuất hiện bất thần bên ngoài chu vi vòng rào chắn của ACL đều có thể bị bắn hạ. Mỗi ACL đều có trang bị dụng cụ thông tin liên lạc cho mỗi chòi canh, cổng gát ra vào, nối kết với trung tâm phòng thủ của ACL và với Chi Khu quân sự địa phương của mình. Trong đêm, nếu bị VC xuất hiện thì gọi vô tuyến về Chi Khu để xin pháo binh yểm trợ ngăn chận những đợt tấn công ồ ạt của VC hoặc dùng những bó đuốc rơm đốt sáng phóng ra bên ngoài làm chỉ điểm nơi có VC tập trung để máy bay tăng viện oanh kích giải tỏa áp lực nặng nề của VC Lực lượng Bảo An của Tiểu khu giữ trách nhiệm hành quân truy lùng du kích VC trong những vùng bên ngoài ACL, đóng giữ cầu đường, hoặc có thể được phái đến bằng đường bộ, bằng giang thuyền, thiết vận xa hay trực thăng vận để tăng viện cho các lực lượng phòng vệ của ACL đang bị VC tấn công. Chính quyền VNCH cũng ra chỉ thị dẹp bỏ bớt những đồn bót Bảo An hoặc Dân Vệ ở những địa điểm hẻo lánh khó đi lại cho việc tăng viện tiếp cứu cũng

VSTK - 4278


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

như ngăn cấm pháo binh và máy bay oanh tạc pháo kích vào những điểm nghi ngờ quá sát gần với chu vi phòng thủ của ACL. Mỗi gia đình trong ACL đều phải kê khai nhân khẩu để lập sổ gia đình có chính quyền ký chuẩn nhận nhằm kiểm soát sự đi lại của họ. Người lạ đến thăm viếng phải qua sự kiểm soát chặt chẽ từ ngoài cổng trước khi được cho phép đi vào bên trong ACL. Cán bộ chính quyền VNCH áp dụng chính sách “3 Cùng của VC: cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm” để giúp dân trong ACL nhanh chống thích hợp với cuộc sống mới trong các công tác xây đắp dường xá, nhà chợ, trạm y tế, trường học, diệt trừ sâu bọ và chuột đồng phá hoại hoa mùa, chặt cây, cắt lá, cất nhà cho dân chúng, phụ giúp cày cấy và thu hoạch đồng thời cũng đánh động tâm lý quần chúng qua những trợ giúp thực tế của chính quyền VNCH so với những lời hứa suông mang nặng tích cách giáo điều CS của VC đối với các tầng lớp dân chúng nông thôn. Những công trình xây dựng bên trong ACL là do sự đóng mồ hôi, công sức lao động nhọc nhằn nắng mưa của cư dân ACL, cho nên sự phá hoại của VC nhắm trên các công trình nầy sẽ khiến người dân ở đó oán trách và tránh xa. Mặc dù những vật liệu phòng chống xâm nhập bề ngoài trông có vẽ thô sơ, nghèo nàn và chậm tiến nhưng chúng lại có một lợi ích thực tế và gần gũi khiến cho người dân trong ACL cảm nhận được rằng CS Việt Minh là những kẻ xâm phạm vào nơi cư trú của họ cho nên họ cần phải luôn luôn sẵn sàng chống trả. Sức mạnh chính yếu của ACL không phải là ở bờ thành kiên cố, hào sâu khó vượt nhưng chính là tinh thần của những người có nhiệm vụ chiến đấu giữ gìn an ninh cho ACL. Kể từ năm 1960 đến nay, không một chương trình quy dân lập ấp nào có được sự quy tụ đông đảo những thành phần nhân sự hành chánh và công lực của chính quyền được đưa xuống hoặc tình nguyện từ ngay ở địa phương để bám trụ 24/24 giờ một ngày chung sống và bảo vệ người dân trong ACL chống trả sự đe dọa của CSVM. Họ là những thành viên đã được huấn luyện cơ bản bán quân sự của Dân Vệ Đoàn, của đoàn Thanh Niên Thanh Nữ Cộng Hòa. Trong số thành phần nhân sự của chính quyền nầy cũng có nhiều người là con em hoặc bà con thân thuộc của số người dân đang sinh sống trong ACL và như thế có thể nói là những gia đình của một số nhân sự chiến đấu tự nguyện tái định cư vào ACL đều tham gia vào công tác phòng chống Việt Cộng. Những thành phần chủ yếu phòng thủ ACL và hành quân tảo thanh du kích VC là những lực lượng bán quân sự trẻ tuổi như thanh niên, thanh nữ Cộng Hòa, dân vệ địa phương cùng với lực lượng Bảo An. Hầu như không có bàn tay của cố vấn quân sự Hoa Kỳ can dự vào chương trình ACL tự lực cánh sinh “cây nhà lá vườn” nầy do Ông Nhu chỉ đạo và đang diễn ra tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long.. Tiến triển chương trình ACL ở miền đồng bằng sông Cửu Long, nhanh hơn chiến dịch Sun Rise, rất khích lệ và phấn khởi trong khoản từ đầu năm 1962 đến cuối tháng 09/1962. Tình trạng tự lực cánh sinh về phía Quân lực VSTK - 4279


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

VCNCH, bất chấp có hay không có sự cố vấn và trợ giúp của phía Hoa Kỳ, bắt đầu trở nên xong xáo, quyết thắng, mạo hiểm, phiêu lưu đã xảy ra vào mùa Hè 1963 mà bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ McNamara đã mục kích tận mắt ở một vùng lãnh thổ trong tỉnh Cà Mau: chỉ huy trưởng Trung Đoàn 31 bộ binh Quân Lực VNCH đã hành quân vào tận một vùng hang ổ VC kiểm soát 95% dân số rồi ra lệnh thiết quân luật và tái định cư 11,000 dân trong vùng vào bên trong 9 ACL trong khi vẫn tiếp tục càn quét truy lùng VC. Kể từ lúc thi hành kế hoạch TLAN của chính phủ VNCH, các làng dưới sự bảo vệ của Trung Đoàn 31 không còn bị VC xâm nhập, kiểm soát, và thâu thuế như trước đây. Chỉ huy trưởng Tr.Đ.31 còn hy vọng rằng sẽ bàn giao toàn vùng mới được tái lập An Ninh nầy cho các lực lượng Bảo An và Dân Vệ nội trong vòng 6 tháng.388 Những nỗ lực thực hiện kế hoạch TLAN và dựng ACL giống như ở Cà Mau không nằm trong diện ưu tiên lựa chọn với sự can dự của Hoa Kỳ như trong chiến dịch Mặt Trời Rạng Đông/Sun Rise. Nhiều Ấp và Làng đã được củng cố an ninh kể từ đầu năm 1962 trên một mức độ nầy hay một mức độ khác, không theo một mô hình rõ rệt nào đã được quy định trước. Một loạt thành phẩm ACL khác nhau như vậy chỉ có thể là những sự thi hành huấn thị của cố vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu để phô trương các ACL của chính quyền VNCH. Trong tháng 04/1962, bộ trưởng bộ Nội Vụ VNCH đã thông báo cho phía Hoa Kỳ được biết là đã có 1,300 ACL như vừa kể trên đã được hoàn thành. Cùng trong thời gian nầy, Chiến dịch ACL Sun Rise mở rộng vành đai hoạt động sang nhiều tỉnh khác. Có thêm nhiều chương trình ACL khác đã khởi phát như Chiến dịch Hải Yến ở tỉnh Phú Yên nhắm đạt tới mục tiêu 281 ACL và đã hoàn tất 157 Ấp chỉ trong vòng 2 tháng. Chiến dịch Let’s Go (Dân Tiến) ở Bình Định nhắm đạt mục tiêu 238 ACL trong năm đầu tiên của chiến dịch. Chiến Dịch Royal Phoenix (Phụng Hoàng) ở tỉnh Quang Ngãi nhắm mục tiêu 123 ACL vào cuối năm 1962.389 Cho đến cuối mùa Hè 1962, chính quyền VNCH tuyên bố rằng trong số 11,316 ACL dự trù thiết lập trên toàn miền Nam VNCH thì nay đã hoàn tất được 3,225 ACL tức là hơn 33% dân số đang sinh sống dưới sự bảo vệ an ninh của chính quyền VNCH trong các ACL.390 4. QUỐC SÁCH ACL VÀ VIỆT CỘNG Ở MIỀN NAM 1961-1962

Sau ngày 30/04/1975, một số cán bộ CSVM cao cấp gốc người miền Nam Việt Nam đã họp nhau lại viết ra bộ sách Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến-tập II (1954-1975) và được đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam ở Hà Nội cho xuất bản tại Hà Nội vào năm 2011 (Nxb Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật- Hà Nội-2011) đã ghi lại thời kỳ điêu đứng của Việt Cộng ở miền Nam VNCH vào lúc Quốc Sách Ấp Chiến Lược của Ông Diệm và Ông Nhu được thi hành một cách rầm rộ và đơn phương không có sợ tham chiến của quân đội Hoa Kỳ. Điều đó có thể thấy rõ, vì khi viết những sử cố trong giai đoạn nầy, VC ở miền Nam luôn luôn chỉ VSTK - 4280


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

đề cặp đích danh “Quân Sài Gòn” tức chỉ có quân đội của VNCH trực tiếp thực hiện chương trình Ấp Chiến Lược. Riêng đối với một số chính khách cao cấp của Hoa Kỳ ngồi mát ăn bát vàng trong phòng có máy điều hòa không khí và chỉ biết chỉ tay vô tội vạ trên các tấm bản đồ vào lúc đó để rồi tiếp tục to tiếng cố vấn chê bai là quốc sách ACL của VNCH không đủ hiệu nghiệm để ngăn chận sự xâm nhập của CS vào miền Nam. Chỉ có VC nằm vùng ở miền Nam và những quân, dân, cán, chánh gian lao khổ cực của VNCH vào lúc đó mới có thể nói lên sự thật về ACL. Không thể nói rằng những nội dung nói lên về Ấp Chiến Lược do chính những nhân vật CS cao cấp viết ra dưới đây là do sự bày đặt dựng đứng từ những thành phần tàng dư chính của quyền VNCH đã qua đời hay còn sống sót kể từ sau ngày 30/04/1975. Sách Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến-tập II (1954-1975) của tập thể VC ở miền Nam biên soạn viết:391 Quốc sách ấp chiến lược* (Lưu ý về lỗi chính tả được ghi chép lại nguyên văn) Sau thất bại cũa chương trình lập khu dinh điền , khu trù mật , tới tháng 71961, Mỹ - Diệm tiến hành chương trình Ấp chiến lược do trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Roger Hilsman vạch ra . Theo yêu cầu cũa Mŷ, Chính phủ Anh cử một nhóm chuyên gia do Robert Thompson cầm đầu sang Sài Gòn tháng 71961 để giúp Ngô Đình Diệm triễn khai chương trình ấp chiến lược theo kinh nghiệm chống cuộc nổi dậy cuủa du kích Mã Lai . Đầu năm 1962, sau khi phê duyệt chương trình ấp chiến lược , Mỹ - Diệm thành lập hệ thống chỉ đạo rất đặc biệt cho chương trình này : - Ở Trung ương lập Ủy ban liên bộ đặc trách áp chiến lược (3-2-1962) gồm Bộ Quốc phòng , Bộ Nội vụ , Tổng nha cảnh sát quốc gia , Nha chiến tranh tâm lý ... do Ngô Đình Nhu chủ trì . Ủy ban liên bộ có hệ thống chỉ đạo dọc từ trung ương xuống tỉnh , huyện. - Bộ chỉ huy MAAG của Mỹ có “Phòng ấp chiến lược”, Tòa Đại sứ Mỹ có “Ủy ban viện trợ ấp chiến lược” do Trueheart làm Chủ tịch. - Ngày 17-4-1962, chương trình nầy được Mỹ - Diệm nâng lên thành “quốc sách” . Nhờ vậy, chủ trương ấp chiến lược có sự phối hợp chỉ huy rất tập trung của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, là xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (từ chủ trương thí điểm năm 1961, qua thực tế thực hiện, đến xác định thành “quốc sách” và triển khai đại trà năm 1962). Nội dung “Quốc sách ấp chiến lược” có mấy điễm đáng chú ý như sau: 1. Ấp chiến lược được khoác một cái vỏ “triết thuyết”, là sự phối hợp giữa thyết “pháp trị” và “nhân vị”, gọi là “cộng đồng đồng tiến, cải thiện dân sinh” mà mục đích chính là tách lực lượng cách mạng ra khỏi dân, thực chất là áp dụng chính sách kềm kẹp bằng luật lệ phát xít đi đôi với lừa mị bằng một số chính sách kinh tế- xã hội thực thi ở ấp chiến lược. 2. Việc thực thi “Quốc sách ấp chiến lược” không còn là một kế hoạch riêng rẻ như trước mà còn huy động toàn lực, tiến công toàn diện vào cơ sơở hạ tầng nông thôn, trong đó chô̂ dựa chủ yếu là lực lượng quân sự.̣

VSTK - 4281


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

3. Quá trình xây dựng ấp chiến lược là quá trình “chiến tranh tâm lý”, làm cho người dân căm thù cộng sản, tự nguyện đứng về phía quốc gia để chống cộng, theo phương châm “chinh phục trái tim và khối óc người nông dân”, với mưu đồ “lấy dân để chiếm đất, chứ không phải chiếm đất để giữ dân” như trước đây. Chính quyền Sài Gòn chia ra ba loại vùng, áp dụng biện pháp gom dân, “tát” dân, lập ấp chiến lược khác nhau: 1. Vùng đô thị và ven đô thị: chúng làm hàng rào tại chô̂ để vây quần chúng lại thành khóm hoặc ấp chiến lược, không phải tổ chức hành quân quy mô lớn để gom dân. 2. Vùng nông thôn tranh chấp: chúng tỗ chức nhiều cuộc càn quét, kết hợp gom dân ra vùng ven quốc lộ, lập ấp chiến lược dọc theo trục lộ. ............ ........... Nhìn chung khi triển khai kế hoạch Staley - Taylor và quốc sách ấp chiến lược thì chính quyền Sài Gòn đã tăng cường được lực lượng vũ trang chính quy, đưa lục lượng địa phương, bảo an, dân vê,̣ thanh niên chiến đấu đãm trách nhiệm vụ chiếm đóng, tăng khả năng cơ động của quân chính quy, với sự yểm trợ của vũ khí, phương tiện chiến tranh mới của Mỹ tiến công lực lượng cách mạng với thủ đoạn “bũa lưới phóng lao”, “phượng hoàng vồ mồi”, “trên đe dưới búa”, “sóng tình thương” (vùng sông nước miền Tây và| miền Trung Nam Bộ), trong đó chiến thuật “tân kỳ” của Mỹ lợi hại nhất đã gây khó khăn cho phía cách mạng lúc bấy giờ là “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. ...... Thực hiện kế hoạch Staley - Taylor, trong năm 1962, quân đội Sài Gòn đã tiến hành bốn chiến dịch lớn để tiêu diệt lực lượng giãi phóng, giành dân, lập ấp chiến lưƣợc. - Chiến dịch “Bình minh” (quy mô sư đoàn) đánh vào 9 tỉnh miền Đông Nam Bộ. - Chiến dịch “Bình Tây” đánh vào các tĩnh miền Tây Nam Bộ. Chiến dịch “Sao Mai” đánh vào Long An (một phần Đồng Tháp Mười) và Tây Ninh, chiến khu Dương Minh Châu, phá căn cứ cách mạng. - Chiến dịch “Thu Đông” đánh vào Chiến khu Đ. Thời gian nầy “quốc sách” ấp chiến lược của địch được triễn khai ồ ạt. Đến cuối năm 1962, chính quyền Sài Gòn đã lập được 3.900 ấp chiến lược, riêng Nam Bộ có 2.301 ấp chiến lược, chiếm 59% tỗng số ấp chiến lược trên to|n miền Nam (theo báo cáo nội bộ). Vùng giải phóng bị thu hẹp. Theo số liệu của chính quyền Sài Gòn số ấp chiến lược được thành lập là 5.917 ấp (17-41963) và tăng lên 7.205 ấp (6-7-1963)1 . Ở Long An, trọng điễm thực hiện quốc sách ấp chiến lược, quân Sài Gòn tỗ chức hành quân cấp chiến đoàn, sữ dụng trực thăng, xe tăng, xe ủi đất lùa dân vào ấp chiến lược. Chúng tập trung làm ở 1, 2 xã, làm xong mới chuyển sang khu bên cạnh, cho nên lực lượng vũ trang cách mạng bị đánh bật ra, nhân dân dù có kiên cường chống lại nhưng cũng không đủ sức ngăn cản và bị gom gần hết. Lực lượng cách mạng phải trụ lại chống càn liên tục , bị tiêu hao nhiều vì không có công sự nào chịu đự̣ng nổi bom pháo của quân Sài Gòn bắn phá suốt ngày. Huỳnh Công Thân, chỉ huy quân sự tỉnh, mô tả lại tình thế cnăm 1962 ở Long An như sau: “Đại đội 1 và 2 (Long An) hoạt động dưới nam lộ 4 phải chống càn liên tục, bị thiệt hại nhiều, đã rút về bắc lộ nhưng chưa có điều kiện bổ sung. Có lúc bộ đội phải cải trang làm dân đi vác mía kiếm tiền nuôi đơn vị... Trong khi đó đồn bót địch mọc lên như nấm... có tới gần 300 ấp chiến lược đã làm xong... Lực lượng ta chưa đủ sức đánh bại các cuộc càn...”. Trên các chiến trường, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ, trước những vũ khí và chiến thuật mới VSTK - 4282


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

của quân Sài Gòn, quân Giải phóng thường phải phân tán, tránh địch để bảo tồn lực lượng. Nhiều đơn vị không còn nơi đóng quân ổn định. Ở nhiều xã, du kích phải lánh sang các địa phương khác. Số cán bộ, chiến sĩ bị thương vong tăng (Trên toàn miền Nam, trong năm 1962, quân Sào Gòn đã gây thương vong cho lực lượng vũ trang ta hơn 5,000 người, lấy và làm hỏng 22,000 súng (Xem: Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1955, t.II,tr.231) . Trong một số cuộc quân giải phóng bị thiệt hại nặng vì chưa tìm được phương cách đối phó chiến thuật “trực thăng và ” và| “thiết xa vận”, như: - 20 chiến sĩ hy sinh trong trận trực thăng và| M.113 đổquân đánh vào trạm quân y và công trường tỉnh Mỹ Tho. - 37 cán bộ và chiến sĩ hy sinh tại trạm giao liên ở Quơn Long (Chợ Gạo, Mỹ Tho). - 150 tân binh bị bắt và hy sinh khi Sư đoàn 7 quân Sài Gòn đánh vào ̀ Trường huấn luyện ̣ tân binh tỉnh Mỹ Tho ở Tân Hòa Đông. - 52 cán bộ và chiến sĩ (trong đó có 1 ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho) hy sinh khi quân Sài Gòn đánh vào căn cứ́ Hưng Thạnh (quậ̣n Châu Th|nh). - Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu Trung Nam Bộ Đỗ Giọng hy sinh khi quân Sài Gòn đánh vào xóm Chòi (xã Mỹ Hạnh Đông, quận Cai Lậy, Mỹ Tho).

20 21

22

23

- 1 tiễu đội hy sinh khi quân Sài Gòn đánh vào trạm giao liên cũa Quân khu Trung Nam Bộ. - Toàn bộ du kích xã Nhơn Minh (Kiến Tường) hy sinh trong 1 trận đánh.

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Điều đặc biệt nghiêm trọng là chưa đánh giá đúng mức độ nguy hiễm của “Quốc sách ấp chiến lược”, có phần chủ quan, biện pháp chống phá không căn cơ nên đã để chính quyền Sài Gòn thực hiện khá nhanh chương trình dồn dân nầy. Ở nhiều nơi quân giải phóng gặp khó khăn: cán bộ và chiến sî bị bật khỏi cơ sở, tổ chức cách mạng bị vỡ, quần chúng bị kềm kẹp buộc phải tuân theo các luật lệ hà khắc của chính quyền Sài Gòn trong ấp chiến lược. Sản xuất của nhân dân không ổn định, hậu cần cho cách mạng bị cắt, đời sống cán bộ, chiến sĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đường liên lạc giữa các vùng, các khu giải phóng bị ngăn cách, thậm chí cán bộ cấp quận của khu Sài Gòn - Gia Định về dự Hội nghị trên phải “long” (ngâm mình trong nước để đi) suốt đêm dưới sông rạch tránh vòng vây của ấp chiến lược. Sau một thời gian bị động trước các loại vũ khí và| phương tiện chiến tranh hiện đại, về chiến lược, chiến thuật mới, thủ đoạn gom, “tát” dân thô bạo, ồ ạt lập ấp chiến lựợc của quân Sài Gòn, cách mạng đã rút được kinh nghiệm từ thực tiê̂n chiến đấu vươn lên dần dần giành lại thế chủ động chiến trường.

41

5. QUỐC SÁCH ACL ĐỐI VỚI TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CS BẮC VIỆT 42

43

5.1

Nghị quyết của Bộ Chính trị họp ngày 26-27 tháng 2 năm 1962, về công tác cách mạng miền Nam392

VSTK - 4283


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Sau khi tố cáo việc can dự quân sự của Hoa Kỳ vào miền Nam càng lúc càng gia tăng giúp cho quân đội VNCH tăng cường về số lượng và chất lượng Nam lại thêm có sự tiếp hơi của các đồng minh Hoa Kỳ trong tổ chức phòng thủ Đông Nam ASEAN để chống Việt Cộng ở miền Nam sẽ gây nhiều khó khan cho “cách mạng miền Nam”, sẽ làm cho cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt qua kế hoạch Staley-Taylor, bản Nghị Quyết viết: “Để phá âm mưu thâm độc của địch, phá kế hoạch Xtalây - Taylo, đánh lui địch thêm một bước nữa, tiến lên giành những thắng lợi lớn hơn nữa, chúng ta cần phải nắm vững tình hình, nắm vững phong trào, xây dựng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một tinh thần kiên cường cao độ, một quyết tâm vô hạn, một sự tin tưởng sắt đá, quyết chiến thắng quân giặc cướp nước và bán nước Mỹ - Diệm.” Tiếp theo, Bản Nghị Quyết vạch ra chủ trương của Đảng và Nhà nước CSBV qua việc đồng tiến hành một loạt công tác nhằm để: - đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, - giành và giữ vững thế chủ động, - tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, - ra sức phá kế hoạch Xtalây - Taylo, - mở rộng hơn nữa phong trào giải phóng dân tộc, tăng cường chặt chẽ hơn nữa khối đoàn kết toàn dân khơi sâu hơn nữa mâu thuẫn nội bộ của địch, - tranh thủ mạnh mẽ sự ủng hộ và đồng tình của lực lượng hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa trên thế giới để chống sự can thiệp võ trang quy mô của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Về các công tác cụ thể, Bản Nghị Quyết chỉ thị phải chú trọng những điểm lớn sau đây: (i)

Đấu tranh chính trị:

- Để tập hợp rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân trong nước, và tranh thủ mạnh mẽ hơn nữa sự đồng tình của nhân dân thế giới. - Cần đặc biệt chú trọng việc bảo vệ quyền lợi sinh sống của nhân dân, phát động phong trào tương thân tương ái, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là về quyền lợi ruộng đất, tô tức, luôn luôn bồi dưỡng lực lượng của nhân dân về mọi mặt cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá. - Cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị, đặc biệt chú ý công nhân, học sinh, trí thức và cả những tầng lớp bên trên, những nhà công kỹ nghệ. - Phải sử dụng tốt hơn nữa truyền đơn báo chí, đài phát thanh, các hình thức văn nghệ, đặc biệt là báo chí và đài phát thanh. Viết và nói phải gọn gàng, thiết thực, dễ hiểu. VSTK - 4284


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

(ii)

Công tác mặt trận

- Công tác mặt trận hiện nay phải xoay quanh các khẩu hiệu: chống chiến tranh cướp nước của đế quốc Mỹ và tay sai bán nước, đòi hỏi hoà bình dân chủ, độc lập tự do, đòi cải thiện dân sinh, đòi thực hiện chính sách trung lập. - Mặt trận cần phải ra sức tăng cường lực lượng công nông, lấy công nông làm cơ sở, đoàn kết chặt chẽ với các tầng lớp trí thức, học sinh, tranh thủ, lôi kéo các tầng lớp bên trên, đặc biệt là các giới công thương và lôi kéo cả những người địa chủ yêu nước, hợp tác chặt chẽ với các đảng phái, tôn giáo yêu nước. - Sử dụng mâu thuẫn nội bộ địch là một mặt khác rất quan trọng của công tác mặt trận. Mâu thuẫn giữa đế quốc với chính quyền tay sai, mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp, giữa bọn thân Mỹ và bọn thân Pháp, mâu thuẫn giữa bọn thân Mỹ với nhau, mâu thuẫn giữa bọn thân Mỹ đối với gia đình Ngô Đình Diệm, v.v. đều là những loại mâu thuẫn trong nội bộ địch mà ta cần và có thể sử dụng được.

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Cần phải đặc biệt chú ý có kế hoạch, có phương pháp công tác trong các tổ chức phản động của địch, chú trọng phong trào thanh niên cộng hoà, phong trào cách mạng quốc gia và phong trào phụ nữ liên đới của địch. (iii)

Phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch

- Đây là một nhiệm vụ có tính chất cấp bách đồng thời là một nhiệm vụ lâu dài vì địch lập ta phá, ta phá rồi địch có thể lập lại và ta lại tiếp tục phá. Hình thái đó cũng giống như hình thái địch càn quét và ta chống càn quét như trong chín năm kháng chiến ở các vùng đồng bằng. - Cần phải biết tổ chức trước những tổ công tác ngầm hoặc những cá nhân nằm ngầm, luôn luôn bám sát trong quần chúng, biết khéo léo che giấu. Trong công tác này, phụ nữ và phụ lão đóng một vị trí rất quan trọng. - Trong năm nay cần phải phá ấp chiến lược và thế kìm kẹp của địch ở những nơi địch còn khống chế được ở đồng bằng Nam Bộ và ở đồng bằng Khu 5. Việc phá thế kìm kẹp ở đồng bằng Khu 5* (gồm 7 tỉnh, thành phố đồng bằng ven biển Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận) có một tầm quan trọng rất lớn, không những để mở rộng thêm một vùng đồng bằng rộng lớn, có người có của, mà nó có một tác dụng rất quan trọng để xây dựng và mở rộng căn cứ Tây Nguyên, căn cứ chiến lược quan trọng có điều kiện tiêu diệt nhiều sinh lực của địch và sẽ làm chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng miền Nam. - Phát động một phong trào dư luận mạnh mẽ trong đô thị, trong công nhân, học sinh, sinh viên, trí thức, trong các tầng lớp bên trên, cả trong viên chức của chính quyền Diệm, lên án chính sách độc ác của Mỹ - Diệm biến miền Nam và nông thôn miền Nam thành một ngục tù, đập tan những luận điệu lừa bịp của chúng về ấp chiến lược. VSTK - 4285


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

(iv)

.Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang

- Hiện nay phương châm đánh tiêu diệt cũng phải là đánh nhỏ ăn chắc, hoạt động thường xuyên bám sát tiêu diệt các đội biệt kích, tiêu diệt những đội nhảy dù, những đội đổ bộ bằng trực thăng của địch. Diệt các đội biệt kích là tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào du kích của quần chúng phát triển mạnh. Đồng thời phải đánh vào chủ lực của địch trong lúc địch đương vận động, hành quân đi càn quét bằng cách đánh mạnh, đánh bất ngờ, tiêu diệt nặng nhưng không nên bộc lộ lực lượng. - Để đối phó với khả năng cơ động nhanh chóng và không quân chi viện của địch, cần phải chú trọng đánh bất ngờ, phân tán, tập trung mau lẹ, đánh nhanh, giải quyết nhanh, chú trọng đánh đêm và di chuyển kịp thời. Phải chú trọng nghiên cứu đánh viện của địch đang trên trực thăng và quân nhảy dù. Phải có phòng không và phải huấn luyện cho tất cả các lực lượng vũ trang và bán vũ trang bắn phi cơ của địch. Phải tăng cường công tác tình báo trinh sát nắm chắc tình hình địch, giữ bí mật phòng gian, ngụy trang khéo léo Xây dựng lực lượng võ trang. - Phải tích cực, khẩn trương xây dựng lực lượng võ trang ngày càng lớn mạnh, kể cả du kích, bộ đội địa phương và chủ lực. Cần chú trọng phát triển lực lượng du kích cho thật rộng rãi, đặc biệt là ở Khu 5 kể cả trong căn cứ cũng như vùng đồng bằng, đô thị; nơi nào có cơ sở, có phong trào quần chúng là phải có du kích. Chú ý phát triển các loại vũ khí thô sơ tự làm lấy. (v)

Công tác binh vận

- Công tác binh vận phải dính liền với đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự của lực lượng nhân dân, và bộ đội cách mạng. (vi)

Củng cố và mở rộng căn cứ

- Hiện nay Mỹ đang ra sức tăng cường biện pháp đánh phá cách mạng, tiêu diệt căn cứ, tiêu diệt lực lượng võ trang của ta bằng nhiều hình thức, như tăng cường gián điệp, biệt kích, càn quét, tăng cường đánh phá bằng không quân, trinh sát, khu trục, vận tải kết hợp với những phương tiện phá hoại bằng hoá chất và những phương tiện khoa học kỹ thuật khác. Vì vậy, việc xây dựng căn cứ địa phải rất tích cực. Cần xây dựng một hệ thống căn cứ địa bao gồm cả các căn cứ nhỏ, vừa và lớn, có tính chất tương đối hoàn chỉnh và có thế liên hoàn với nhau. Các cơ quan chỉ đạo và lực lượng võ trang có thể thường xuyên di động từ căn cứ này qua căn cứ khác, đồng thời bảo đảm liên tục chỉ đạo phong trào và cơ động sử dụng lực lượng trong những cuộc chống càn quét của địch. (vii) Công tác đảng - Phong trào cách mạng ngày càng trưởng thành, cuộc đấu tranh càng mở rộng, thì lực lượng đảng cũng phải được phát triển để đủ sức lãnh đạo. Phát VSTK - 4286


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

triển đảng phải nắm vững phương châm: chặt chẽ, trọng chất hơn lượng Đặc biệt là ở các cơ quan lãnh đạo, phải bảo đảm chất lượng, bảo đảm trong sạch. Trong điều kiện đấu tranh gian khổ, căng thẳng, các cấp uỷ thay đổi, thành phần mới nhiều và cơ sở đảng phát triển với lực lượng đảng viên mới nảy nở trong phong trào, tinh thần chiến đấu cao nhưng lý luận và lập trường còn non thì cần hết sức chú trọng công tác giáo dục, huấn luyện trong Đảng để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ tư tưởng và lập trường, ý thức tổ chức và kỷ luật. Cần có kế hoạch huấn luyện ngắn ngày, tổ chức nhỏ gọn, nhưng thường xuyên. Cần bảo đảm việc phổ biến tốt và bí mật đường lối chủ trương của Đảng và phương châm hoạt động để toàn Đảng nhất trí và quán triệt, tạo thành sức mạnh của phong trào. 5.2 Thư của Lê Duẩn Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt nam gửi Trung ương Cục miền Nam ngày 18 tháng 7 năm 1962 393

Trước hết Lê Duẩn nhận định rằng hiện nay tình hình miền Nam đang ở vào giai đoạn bước đầu của cuộc nổi dậy của CSVM nhưng lại là một giai đoạn rất quyết liệt, vì đây là một sự thử thách đầu tiên giữa Cộng Sản Việt Nam với đế quốc tư bản Hoa Kỳ và VNCH, một cuộc tranh chấp gay go nhất, phức tạp nhất thế giới mặc dầu cuộc tranh chấp ấy chỉ nằm trong một phạm vi nhỏ: miền Nam Việt Nam. Lê Duẩn tố giác “Đế quốc Mỹ” coi miền Nam Việt Nam như là một bức tường ngăn chận chủ nghĩa Cộng Sản tràn xuống Đông Nam Á Vì thế, Mỹ và “bọn đồng lõa” quyết tâm bảo vệ cho bằng được “bức tường đang lung lay đó”, tạo ra những phức tạp, gay go của tình hình miền Nam. Lê Duẩn nhấn mạnh là CSVM ở miền Nam phải thực hiện nhiệm vụ cách mạng của cả nước hiện nay là bảo vệ và giữ gìn hoà bình ở miền Bắc để xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam để tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Nhiệm vụ và yêu cầu đó đề ra cho cả CS hai miến Nam-Bắc Việt Nam phải có phương châm hoạt động đúng từng miền và chung cho cả nước. Vì vậy, hoạt động của CSVN ở hai miền Nam-Bắc VN là để giải phóng miền Nam đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn hoà bình ở miền Bắc. Lê Duẩn cho rằng sức mạnh của quần chúng giống như là một cái khiên che cho thế hợp pháp của VMCS ở miền Nam và giúp CSVM miền Nam dùng lực lượng chính trị và quân sự để cướp lấy những vùng thôn quê rộng lớn nhưng vẫn giữ thế hợp pháp của quần chúng. Dù vậy, Lê Duẩn nhận xét thấy rằng: “Mấy năm nay, đã có lúc ở miền Nam khi thì nhấn mạnh mặt này mà không thấy đầy đủ mặt kia, khi thì thấy mặt kia mà không thấy đầy đủ mặt này; điều đó há chẳng phải là đã không đánh giá đúng địch, không thấy hết sự tàn bạo của địch, không thấy hết khả năng, sức mạnh của quần chúng. Nếu không thấy hết sự hung bạo của địch thì cũng không thấy hết sự cần thiết phải nắm VSTK - 4287


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

thật vững, dùng thật khéo, tổ chức thật mạnh lực lượng chính trị của quần chúng để chiến thắng địch, và ngược lại nếu không thấy hết sức tàn ác của địch thì cũng không thấy hết sự quyết định phải có đầy đủ lực lượng quân sự của quần chúng để chống địch và đánh bại địch.” Theo quan điểm của Lê Duẩn thì cần phải có ba lực lượng giáp công để chống lại việc lập ấp chiến lược của VNCH,là lực lượng của quần chúng, lực lượng chính trị và quân sự trong đó lực lượng quần chúng là chính. Nếu không lấy lực lượng quần chúng là chính để chống lại việc lập ấp chiến lược của VNCH thì nhất định không thể phá được ấp chiến lược. Nhưng CSVM ở miền Nam “ phải biết tạo cho quần chúng những phương tiện, những thời cơ để chống địch, để phá ấp chiến lược. Thiếu phương tiện, thiếu thời cơ thì quần chúng sẽ thất bại và đi đến mất nhuệ khí chiến đấu. ….. Phương tiện quan trọng nhất là tư tưởng của quần chúng, tức là sự đồng tâm, ý chí và lòng tin tưởng của quần chúng quyết tâm thắng địch.” Sau khi vạch ra những phương hướng hoạt động cho CSVM ở miền Nam, Lê Duẩn đã đưa ra một số việc làm cụ thể: - Tìm những nhân vật trong hàng ngũ VNCH nhưng có thiện cảm với MTGPMN để chẩn bị đưa họ ra nấm giữ chính phủ Liên Hiệp trong tương Lai - Chiêu dụ binh lính, sĩ quan QLVNCH làm nội tuyến cho MTDTGPMN - Phải luôn luôn cải tạo địa hình và thay đổi địa hình, làm cho địa hình ngày càng thuận lợi và quen thuộc cho bộ đội VC, và ngày càng không lợi và xa lạ với quân đội VNCH. - Cần phải hết sức tranh thủ thời gian để luyện tập cho bộ đội VC để đối phó chiến thuật kỹ thuật đánh biệt kích, chống du kích trong mọi trường hợp và địa hình rất công phu của quân đội VNCH. - Cần phải có căn cứ rộng và vững chắc nhưng phải thuận lợi cho việc lãnh đạo cả quân sự và chính trị. Phải coi trọng cả hai mặt chính trị và quân sự và chiến trường chính trị là đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn. Trong căn cứ cần phải có địa đạo chiến, có những đường hầm mấy chục cây số có thể đối phó với những loạt đột kích quy mô về bom cũng như về binh lực bằng không vận của VNCH. Đối với công tác đánh phá ACL, Lê Duẩn lưu ý như sau: - Cần phải ra sức tuyên truyền giáo dục trong quần chúng, làm cho quần chúng hiểu rõ âm mưu thâm độc của địch, và những tác hại rất lớn đối với đời sống của nhân dân, nếu địch lập được ấp chiến lược,

VSTK - 4288


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

- Cần phải xây dựng cho được những tổ, những người trung kiên trong quần chúng, trong những người lao động, trong thanh niên, trong phụ nữ, trong phụ lão và cả nhi đồng, tổ chức thành những tổ ngầm nằm sát trong quần chúng để luôn luôn tuyên truyền vận động quần chúng, - Cần phải đặt cho được liên hệ bên trong với bên ngoài để nắm cho thật vững tình hình, tạo những thời cơ thuận lợi cho cuộc chiến đấu. - Cần phải làm tê liệt tai mắt của địch trong ấp, hết sức tranh thủ dân vệ, tề và binh lính khác của địch ở những nơi địch lập được ấp chiến lược. - Những cuộc tranh đấu ở trong ấp chiến lược là cần thiết nhưng phải biết che giấu lực lượng tức là những người có công tác đặc biệt. - Cần phải có một sự phối hợp rất chặt chẽ giữa lực lượng bên trong và bên ngoài, giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. - Không nên hành động cô lập mà cần phải phá từng vùng, từng loạt, làm cho địch bị động không thể tập trung đối phó vào một nơi. - Sau khi phá rồi, cần phải tạo thế hợp pháp cho quần chúng, một thế đấu tranh hợp pháp chứ không phải một thế hợp pháp khuất phục. - Tìm mọi cách cất giấu tài sản của đồng bào, bảo vệ tài sản và tính mạng của đồng bào.

*

VSTK - 4289


KHẢO LUẬN 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Chiến lược nổi dậy của CSVM ở miền Nam Việt Nam sau ngày chính quyền VNCH ban hành Sắc Luật nâng chương trình ACL lên hàng Quốc Sách đã được Bí thư thứ nhất Đảng Lao Động (CS) Lê Duẩn vạch rõ và chỉ thị đầy đủ chi tiết để thi hành qua nội dung lá Thư gửi Trung ương Cục miền Nam ngày 18 tháng 7 năm 1962. Vào thời điểm nầy, CSVM ở miền Nam VNCH đang bị điêu đứng vì Quốc Sách ACL của chính quyền VNCH. Lê Duẩn cho rằng mặc dù cuộc nổi dậy đồng khởi của CSVM nằm vùng ở miền Nam có tiến triễn một cách khả quan trong tám năm qua nhưng vẫn còn những trở ngại mắc mứu. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn còn đang lừng khừng kỳ kéo với VNCH nhưng đối với Lê Duẫn thì Hoa Kỳ thực sự quyết tâm ngăn chận làn sóng đỏ tràn ngập trước tiên là toàn thể nước Việt Nam rồi kế đến là toàn vùng Đông Nam Á Châu. Lê Duẩn còn cho rằng Hoa Kỳ dùng miền Nam VNCH như là một một bàn nhún để tấn công miền Bắc của CS Bắc Việt. Không giống như quốc gia Lào, miền Nam VNCH không có biên giới chung với CS Trung Quốc và vì thế Lê Duẩn nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng xâm lược miền Nam Việt Nam mà không sợ phải đụng độ lớn chuyện với CS Trung Quốc giống như ở trận chiến Triều Tiên trước kia. Như vậy, chiến lược có thể tồn tại vào thời điểm nầy là cần phải bảo vệ hòa bình an ninh để thực hiện chương trình tái thiết cho miền Bắc Việt Nam đồng thời kiên cường phấn đấu chống trả “đế quốc thực dân mới Hoa Kỳ” cùng với “tay sai” ở miền Nam Việt Nam. Điều tất yếu không thể tránh được cho cả CSVM ở cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam là cả hai cuộn chung vào với nhau làm một thực thể Cộng Sản cho nên nếu một trong hai không đồng thuận trong việc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam thì hòa bình ở miền Bắc sẽ không được bảo đảm và ngược lại nếu miền Bắc không có hòa bình ổn định để hoàn thành việc tái thiết theo chiều hướng “Xã Hội Chủ Nghĩa” và trở thành hậu cần chi viện cho CSVM ở miền Nam thì cuộc đồng khởi nổi dậy ở miền Nam sẽ bị Mỹ và VNCH đè bẹp. Còn có thể hiểu một cách khác là CSVM ở miền Nam đấu tranh liên tục với “MỹNgụy” để gìn giữ Hoa Bình cho CS Bắc Việt rãnh tay mà xây dựng miền Bắc. Tuy nhiên, CSVM ở miền Nam không được đi quá đà khiến cho cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam với Hoa Kỳ lan rộng ra miền Bắc. Do đó, đối với những phần tử CSVM lãnh đạo quân sự ở miền Nam muốn leo thang chiến tranh, bỏ hình thức chiến tranh du kích trường kỳ ở các vùng nông thôn miền Nam để quy chiếu vào những trận tấn công lớn thì Lê Duẩn cảnh cáo rằng những phần tử nầy cần phải xét lại cẫn thận và toàn diện khả năng hạn chế của họ mà không được chủ quan trong việc đánh giá quá thấp khả năng của đối phương bởi vì hiện nay đối phương đang thắng thế trên tất cả mọi mặt, về số lượng cũng như về vũ khí, tiếp vận và phương tiện thông tin hiện đại hữu hiệu. Trong thư, Lê Duẩn đã nêu ra trường hợp đấu tranh có hiệu quả, có chừng mực, biết lúc nào thì đánh mạnh như thế chẻ tre của CS Pathet Lào và cho đến một mức kết quả nào đó thì phải ngừng lại vì CS Pathet Lào biết lượng định khả năng giới hạn của mình và sức phản ứng mạnh bạo liều lĩnh của đối phương với sự tiếp trợ và cố vấn của Hoa Kỳ, theo phương châm không làm cho cuộc chiến tranh nội bộ ở Lào trở thành cuộc chiến tranh lớn giữa hai phe, đồng thời cũng không lùi bước trước sự tiến công của đế quốc Mỹ. Về quan điểm nầy của Lê Duẩn, bức thư viết như sau: “Những cuộc đấu tranh quân sự và chính trị ở Lào đều đã vận dụng theo phương châm ấy. Ví dụ như đấu tranh cho một nước Lào độc lập và trung lập, thành lập một chính phủ liên hiệp ở Lào, ví dụ như đấu tranh quân sự và chính trị, có tác chiến và có đàm

VSTK - 4290


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

phán; đánh Nậm Thà thắng như thế chẻ tre, nhưng lại rút quân trở lại mà không tiến thêm nữa, dầu cho một đồn nhỏ của địch cũng không chiếm nữa, v.v.. Đế quốc Mỹ phải thua nhưng phải thua đến mức nào, ta có thể thắng nhưng phải thắng đến mức nào. Nếu không thấy rõ tương quan lực lượng hiện nay giữa ta và địch trong tình hình ở Lào và cả trên thế giới, chúng ta sẽ không giải quyết đúng mức các vấn đề đương phát triển đó, cách mạng Lào không thể thu được thắng lợi như ngày nay.”394 Tóm lại, phải nói rằng Quốc Sách ACL của VNCH đã gây bối rối thực sự cho cả hai phe CSVM ở miền Nam và Đảng Lao Động (CSVN) ở Bắc Việt nếu không thì đã chẳng có sự xuất hiện của Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao Động họp ngày 26-27 tháng 2 năm 1962, về công tác cách mạng miền Nam và Thư của Lê Duẩn Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt nam gửi Trung ương Cục miền Nam ngày 18 tháng 7 năm 1962 và điều nầy có thể chứng tỏ rằng những quan điểm bi quan yếm thế đối với Quốc Sách ACL của những chức quyền cao cấp dân sự lẫn quân sự của Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn chỉ có hại cho chính quyền VNCH nếu không muốn nói là họ muốn làm ngơ, bỏ mặc cho VNCH muốn làm gì thì làm vì thái độ cứng đầu cứng cổ của VNCH không chịu làm theo ý muốn thái thú của họ ở miền Nam. Sự thành công của VNCH trong việc thực hiện chương trình ACL theo cung cách kiểu mẫu riêng của mình, cho dù là tương đối tạm bợ đi nữa, nhưng cũng đã khiến cho Hoa Kỳ ngỡ ngàng bất ngờ và có lẽ cũng đã ngấm ngầm nỗi cơn thịnh nộ đối với gia đình dòng họ nhà Ngô Đình để rồi đi đến một phản ứng tiêu cực vạch lá tìm sâu để chuẩn bị -nói theo giọng điệu của CS-“thay ngựa giữa dòng”, loại bỏ hai con ngựa bất kham cứng đầu đang chạy nhảy theo ý riêng của mình nơi trường đua sắt máu ở miền Nam.

*

VSTK - 4291


VI / MIỀN NAM VNCH TỨ THÁNG 10/1962 ĐẾN THÁNG 05/1963 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

1/ TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT TỪ THÁNG 10/1962 –THÁNG 12/1962

1.1 Lạc quan vs. Bi quan

Hiệu ứng từ nỗ lực tích cực của VNCH trong việc thực hiện quốc sách ACL đã khiến cho Hoa Kỳ hướng sự chú trọng về những lượng định tình hình ở Việt Nam trên rất nhiều vấn đề linh tinh khác và mọi thứ lượng định như thế đều nhắm về các mặt tốt, xấu trong khi VNCH đang quản lý chương trình quốc sách ACL chẳng hạn như: kiến trúc của các ACL có chắc chắn không? Chương trình cãi thiện ACL có được quản trị một cách chặt chẽ không? Những nông dân được hay bị tái định cư vào ACL có được đền bồi đúng mức vì họ đã chịu thiệt hại nặng nề mất mát tài sản hoặc họ có được trả công thỏa đáng vì sức lao động của họ bỏ ra để xây đắp ACL hay không? Họ có được phép và được trợ giúp hữu hiệu để trồng trọt, cày cấy, thu hoạch hoa lợi ruộng vườn của họ hay không? Ngược lại, sự chú trọng của Hoa Kỳ vào lúc nầy lại làm ngơ tránh né heo dõi, đánh giá để cập nhật bổ sung những khó khăn gặp phải trong khi đang tiến hành những hoạt động giữ gìn an ninh cho ACLnhững hoạt động cần yếu để mời gọi trở lại những người nông dân đang có thái độ oán ghét chính quyền quyền địa phương của VNCH trong vùng có ACL. Những lượng định chi tiết, chi ly, vạch lá tìm sâu như vừa kể trên - đã tách rời quá xa mục tiêu tối hậu thật sự của sách lược ACL quốc gia của VNCH – được thấy xuất hiện dưới những dạng phúc trình khác nhau, chủ yếu là những thống kê kiểm định về vấn đề chỉ tiêu xây dựng ACL, về những sự kiện có liên quan tới hoạt động của VC và tình trạng tăng gia hay bị giảm sút trong việc kiểm soát địa dư của chính quyền VNCH tại các vùng bị VC kiểm soát trước khi ACL được thiết đặt. Những lượng định như thế đã thường xuyên kết nối với những luận điệu phê phán một cách chung chung nhằm đả kích những tình trạng hà tì sai sót xảy ra trong khi VNCH đang thực hiện quốc sách ACL. Trong những thiếu sót bị phê phán vừa kể bao gồm nhiều vấn đề về việc quản lý điều hành và tổ chức không đúng mức; việc gia tăng mức độ kiểm soát căn cước mà lại phải chờ đợi một quy trình giã định giống như việc thả nổi sự an ninh không thể nào tránh khỏi tình trạng nhận diện dân chúng để cấp thẻ tăng trưởng tình trạng ổn định kinh tế lần lần theo đà tăng trưởng mở mang ACL và cứ như thế vẫn cứ tiếp tục xảy ra mà không có một sự nhận định hay phê phán đối kháng nào. Những phê phán là cần thiết cho những sự cãi thiện; i những sự cãi thiện nầy có thể hay không có thể thực hiện, hoặc tại sao lại như vậy? Câu hỏi như thế hầu như chưa bao giờ được nêu lên. Vùng nào có chiến dịch bình định xây dựng quốc sách Ấp Chiến lược mà có sự can dự tiếp trợ của Hoa Kỳ thì sẽ phát sinh ra những nhận định, những VSTK - 4292


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

phê phán nầy nọ bới long tìm vết của những nhân vật được gọi là “cố vấn” trong ngành Hành Pháp của Hoa Kỳ từ Hoa Thịnh Đốn đi công tác “du ngoạn” một vài ngày tại Việt Nam hoặc giới phóng viên nhà báo ngoại quốc muốn phóng đại những tin tức thu hút giật gân để bán báo cho dân chúng nhất là ở Hoa Kỳ. Họ tới Việt Nam, ngồi trong phòng có máy lạnh để đánh giặc bằng miệng theo sự chỉ chõ trên bản đồ của các nhóm hành động quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam hoặc được đưa ngồi trên máy bay trực thăng bay lòng vòng trên cao một cách an toàn để quan sát, để nhìn xem chuyện gì đang xảy ra dưới đất rồi đề nghị lung tung chẳng hạn họ hỏi tại sao không dùng hình chụp từ trên không để xác định chính xác có bao nhiêu gia đình dân chúng trong vùng cẩn được đưa đi tái định cư trong các ACL hoặc là cần phải có sự phát thảo dự định và sự phối hợp để thực hiện hiệu nghiệm hơn công tác tái định cư; cần phải có ngân khoản để chi dùng trong những tình huống không có dự trù trước; các khu đất dự trù cho việc kiến trúc các ACL cần phải được khởi động chuẩn bị sẵn sàng trước khi người nông dân tình nguyện vào hay được chính quyền VNCH đưa vào ACL; hay là những tài nguyên đóng góp của phía VNCH cần phải được kiểm soát kỹ càng bởi các cố vấn Hoa Kỳ trong mọi tầng lớp và các cấp của chính quyền VNCH. Không có sự bàn tán nào đụng chạm đến tình trạng mong manh của các ACL khi phải đối phó với sự xâm nhập hoặc khi phải chống cự những cuộc đánh phá, đột kích của VC. Mà cũng không nói tới những bước thực hiện kế tiếp bằng cách nào để lấy lòng dân ủng hộ chính quyền.395 Các nhà quan sát chính trị khó có thể lạc quan thực sự khi họ cứ phải tiếp tục đọc tới đọc lui những bài phúc trình, những bản lượng định … theo kiểu cách nửa nạt nửa mở như sau: “Chương trình ACL là tâm điểm nỗ lực của Hoa Kỳ chúng ta và đáng được xếp vào hàng ưu tiên đứng đầu. Mặc dù chương trình hiện nay- và có lẽ là cả trong tương lai- không mang đến một nếp sống dân chủ cho nông thôn Việt Nam (bi quan), nhưng đây là lần đầu tiên nó thực sự cung ứng một nền hành chánh địa phương thực sự. Được kết hợp với với những biện pháp gia tăng sản xuất và lợi tức của nông dân, những chánh quyền địa phương nầy có thể gây tác động cho một cuộc cách mạng nơi vùng nông thôn Việt Nam (khả quan).”396 1.2 Những lượng định trái ngược nhau của phía Hoa Kỳ kể từ sau khi quốc sách ACL được VNCH thực hiện

Tất cả những hoạt động liên quan tới vấn đề quản lý chương trình thực hiện quốc sách ACL như vừa kể trên ở mục 1.1 được đặt trên một sự thỏa thuận ngầm về phía Hoa Kỳ rằng chương trình ACL chỉ có thể xem là tốt khi nào mà TT Diệm thực hiện chương trình đó một cách hiệu nghiệm. Thành ra đã có sự bất đồng quan điểm: trong khi mà Hoa Kỳ chủ trương cái gì cần VSTK - 4293


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23 24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

thiết cần phải làm cho chương trình ACL thì TT Diệm không làm theo ý họ nhưng Ông Diệm lại biết rõ là mình đang phải làm cái gì để thực hiện chủ thuyết Cộng Hòa Nhân Vị của Ông ở miền Nam nhằm đối phó với chủ thuyết CS không chú trọng tới nhân phẩm của người dân miền Bắc. Vào lúc mà Cố vấn Chính trị Ngô Đình Nhu được trao phó trọn quyền thực hiện chương trình quốc sách ACL và bắt đầu gây dựng thanh thế chỉ đạo đoàn ngũ Thanh Niên Cộng Hòa thì người Hoa Kỳ mới thấy được là Ông Diệm và Ông Nhu đang chú tâm đến vấn đề kiểm soát dân chúng nông thôn hơn là chú trọng đến vấn đền bình định an ninh.397 Tình trạng cảnh báo ở Hoa Thịnh Đốn gia tăng, cho rằng quốc Sách ACL có thể bị lạm dụng cho nhiều mục tiêu khác, do đó đã làm nẩy nỡ phát sinh ra nhiều sự diễn đạt theo nhiều chiều hướng khác nhau nhưng tất cả đều quy về một nghi vấn chính yếu là VNCH có thể thắng hay không trận chiến ngăn chận CS? Và người ta sẽ khám phá ra rằng có một tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong một dàn âm nhạc hòa tấu mà người cầm chiếc đũa điều khiển là TT Hoa Kỳ J.F.Kennedy và điển hình hơn hết là sự nhận định ngược chiều nhau giữa những thành phần chỉ đạo nồng cốt của bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng và Văn Phòng Cố Vấn An Ninh Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn. Như đã được truy cứu ở các phần trước đây thì vào khoản đầu tháng 10/1962 thì cả Hoa Kỳ và CSBV đã bắt đầu đánh giá về những nỗ lực mới của họ ở miền Nam Việt Nam tiếp ngay sau khi Hoa Kỳ gia tăng chương trình viện trợ và cố vấn quân sự cho VNCH. Trong bản dự thảo phúc trình Drafted by Heavner and Wood on October 5. which stated that it had been prepared in response to a request by the President để kèm theo giác thư đề ngày 08/10/1962 gửi

đến cố vấn An ninh của TT Kennedy McGeorge Bundy, Gám Đốc Chalmers B.Wood và Phó Giám Đốc Theodore J. Heavener của Ban Hành Động bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã khẳng định tổng quát sự tiến triễn khả quan của cuộc chiến đấu chống CSVM ở miền Nam trong khoản thời gian chuyến kinh lý của tướng M.Taylor sang Việt trong khoản tháng 10/1961 đến tháng 10/1962.398 Nguồn ảnh: https://www.google.com.au/webhp?sourceid=chrome-instant&ion=1&espv=2&ie=UTF-8#q=mcgeorge%20bundy

34

35

36

37

38

39

40

41

Khác với thời gian từ trước tháng 10/1961, thời điểm mà CSVM ở thế lấn lướt hơn so với VNCH, hai viên chức của bộ Ngoại giao vừa kể trên tin rằng hiện nay (10/1962) cả hai phía không có phía nào có được thế chủ động quân sự lấn lướt. Hai viên chức nầy giữ vững lập trường cho rằng mục tiêu chiến thắng của VC rõ ràng là đang bị kéo xa khỏi tầm tay của họ. Quân lực VNCH đã chứng tỏ được một tinh thần cao độ thật sự với bằng chứng cụ thể là càng lúc càng có nhiều số sinh viên sĩ quan tình nguyện nhập ngũ và sự gia tăng niềm tin tưởng của nhân dân miền Nam Việt Nam, rằng chế độ VNCH của TT VSTK - 4294


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Diệm sẽ thăng cuộc chiến đối đầu với CS. Bằng chứng về lòng tin nầy của người dân với chính thể VNCH có thể tế nhận qua sự hợp tác của người dân nông thôn tự động giúp chính quyền địa phương bằng những sự chỉ điểm, tố cáo VC nằm vùng hoặc xuất hiện trong các thôn ấp, làng xã.399 Ngay cả những dư luận báo chí của Hoa Kỳ ở miền Nam thường có giọng điệu chỉ trích vào giữa tháng 10/1961 cũng phải thừa nhận sự phát triển tiến bộ của quân lực VNCH và chương trình bình định của VNCH chống bộ đội du kích VC cũng diễn tiến tốt nhiều hơn năm trước mặc dù vẫn còn e dè cho rằng mức độ lạc quan ở chiến trường còn kém xa mức độ lạc quan ở những người ngồi trong văn phòng ở Hoa Thịnh Đốn hay ở Sài Gòn .400 Chalmers Wood và Theodore Heavener báo cáo rằng quân đội chính quy và các lực lượng bán quân sự VNCH đã đạt đến mức cao nhất vào tháng 10/1962. Quân đội gia tăng từ 170,000 lên 200,000 kể từ năm 1962 và lực lượng Bảo An, Dân vệ hiện giờ có 154,000 người. Trong khoản từ tháng 01/1962 đến tháng 10/1962, Bảo An Đoàn gia tăng từ 33 đại đội lên 255 đại đội và đoàn dân vệ từ số không vào năm 1961 thì nay đã có 966 trung đội. Những cuộc tấn cong vũ trang của VC có giảm xuống nhưng vẫn còn xảy ra trung bình 110 lần mỗi tuần Đội ngũ quân binh của VNCH cũng đã bị tử vong hơn 3,000 nhân mạng kể từ tháng 01/1962.401 Với việc thành lập Bộ Chỉ Huy Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ MACV do tướng Harkins chỉ huy, Hoa Kỳ cũng đã gia tăng đáng kể nhân số cố vấn quân sự của họ ở Việt Nam trên hơn 10,000 người. Một phần lớn số nầy giữ vai trò cố vấn bên cạnh các sĩ quan và tại các đơn vị quân sự của VNCH. Từ tháng 01/1961 đến 01/09/1962 , Cố vấn quân sự Hoa Kỳ chịu tổn hại với 11 người bị VC giết chết và gây thương tích cho 32 người. Các chuyên gia tài chánh của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ước lượng khoản 1% ngân sách quân sự của Hoa Kỳ được chi tiêu ở miền Nam Việt Nam. 402 Theo đà gia tăng nhân số của quân lực VNCH và cố vấn quân sự Hoa Kỳ lực lượng bộ đội VC ở miền Nam cũng gia tăng từ 20,000 lên 40,000 trong năm 1962 nhưng cũng phải gánh chịu một số tử vong 600 bộ đội CS mỗi tuần và con số nầy tiếp tục tăng cao hơn. Nguồn tin từ MACV nhận xét rằng số lần tấn công của bộ đội VC vào các mục tiêu của chính quyền VNCH cũng giảm sụt với 110 vụ tấn công hàng tuần trong năm 1962.403 Để đáp ứng với chương trình gia tăng quân số, hiện đại hóa phương tiện chiến tranh và cơ động hóa do Hoa Kỳ cung ứng cho quân lực VNCH, CS Bắc Việt cũng muốn thực hiện một chương trình gia tăng chất lượng vũ khí và tính cách cơ động cũng như nới rộng phạm vi các căn cứ hậu cần và dưỡng quân của bộ đội CSVM ở miền Nam. Do đó, vào tháng 08/1962, Chủ tịch đảng Lao VSTK - 4295


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Động CS Bắc Việt dẫn đầu một phái đoàn sang Moscova và Bắc Kinh để xin tăng viện. CS Liên Sô Nga chỉ cung cấp cho Ông Hồ một số súng đạn cũ thời đệ nhị thế chiến trong khi CS Trung Quốc thỏa thuận cung ứng cho CSBV 90,000 súng óng đạn dược hiện đại đủ để CS Bắc Việt trang bị cho hơn 200 tiểu đoàn bộ đội chính quy tân lập.404 Mark Moya, s. đ.d.,tr.tr.161-162. Cũng xem: jcs, tr.266 . Cũng trong thời gian nầy, CS Bắc Việt khẩn trương mọi nỗ lực của họ để tăng cường xâm nhập rất nhiều vũ khí, đạn dược bằng đường biển và đường bộ với sự tiếp tục tận dụng tối đa hệ thống đường mòn Trường Sơn Hồ Chí Minh xuyên sâu vào hướng Tây ngang qua biên giới Lào quốc để tân trang hiện đại hóa và cơ động hóa hơn nữa cho các lực lượng bộ đội VC của họ ở miền Nam. Binh đoàn Trường Sơn 559 của CS Bắc Việt với một lực lượng hơn 4,000 bộ đội, đoàn ngũ dân công chiến trường, phu khuân vác, đội binh hướng đạo v.v…giữ nhiệm vụ khai phá, xây dựng, bảo quản hệ thống đường mòn Trường Sơn, chuyển vận vũ khí và cán bộ CS từ miền Bắc xâm nhập miền Nam Việt Nam. Từ đầu năm 1962 binh đoàn Trường Sơn 559 đã đưa vào miền Nam Việt Nam khoản 5,000 bộ đội chính quy qua hệ thống đường mòn Trường Sơn. Đoàn quân vận CS Bắc Việt số 759 được thành lập vào cuối năm 1961 để chuyển vận xâm nhập vũ khí đạn dược và hàng hóa tiếp liệu bằng ghe, tàu nhỏ giả dạng ghe tàu đánh cá cận duyên hải phía dưới vĩ tuyến thứ 17 và trong vòng 2 năm kế tiếp sau khi được thành lập, binh đoàn nầy đã xâm nhập được khoản gần 1,500 tấn vũ khí đạn dược gồm có súng cối, súng đại bác không giật 75 mm và súng đại liên 12.7 mm. 404 Chiến lược của CS Bắc Việt nếu mô tả ra thì không khó bằng tìm phương hướng đối phó. Họ tìm cách tách rời, cô lập hóa chính quyền VNCH với dân chúng trong nước và các đồng minh thân hữu ngoại quốc để rồi sẽ tiêu diệt chính quyền nầy tận gốc rễ từ các cơ sở hạ tầng qua các hành động ám sát, khủng bố, đe dọa, tuyên truyền dụ dỗ dân làng, xã và các viên chức địa phương VNCH; cố sức lôi kéo cảm tình ủng hộ của người dân nông thôn hay ít ra cũng khiến cho dân chúng có thái độ tiêu cực nhắm mắt làm ngơ, ép thúc

VSTK - 4296


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

dân phu, cưỡng ép thanh niên gia nhập bộ đội du kích VC hoặc chống quân dịch hay đào ngũ không đi lính cho chính quyền VNCH; tuyên truyền xuyên tạc để dân chúng chống đối, tố cáo tham nhũng, cửa quyền trong các thành phần viên chức hành chánh của chính quyền địa phương; bắt cóc, sát hại những thành phần chính quyền bị coi là ngoan cố nhất là những thầy giáo, cô giáo, y tá bị kế tội là tai sai phổ biến các hình thức phục vụ tạo lợi ích cho dân chúng để làm sáng danh chế độ VNCH. Đã có hơn 250 giáo viên bị VC bắt cóc trong số nầy có 100 người biệt tâm tích và 30 người đã bị sat hại.. Trong 08 tháng kể từ đầu năm 1962 đã có 3,300 dân, cán chính bị VC bắt cóc, một số ít được thả về, số còn lại không còn biết tung tích số phận ra sao .405 Để đối phó với chiến lược kiểm soát dân chúng nông thôn của VC, VNCH dã đạt ra quốc sách ACL để quy tụ dân, tách họ ra khỏi vòng ảnh hương của VC để họ có cảm tình tốt với chính quyền. Chương trình ACL tìm cách tạo ra phương cách tự phòng, tự quản cho người dân trong ACL. Theo Mark Moya 405 bischương trình ACL nầy khởi sự bằng công trình phác quang quanh khu vực được dự trù xây dựng ACL để cho công việc phòng chống và phát hiện VC được dễ dàng đồng thời nới rộng chu vi bờ rào ụ đất cao cắm những cọc tre nhọn bén. Kế đến là sắp xếp công sự phòng thủ: giữa vòng rào ụ đất ngoài và vòng rào ụ c đất trong là hầm hố sâu cắm tre vuốt nhọn. Chung quanh rào ụ đất còn được những vòng kẽm gai bén cuộn tròn như những thân hình con nhím mình đầy gai nhọn đang bò quanh khu vực ACL. Bốn phía vòng chắn bên trong có những chòi cao canh gát, quan sát sự xuất hiện của bộ đội du kích CSVM để báo động kịp thời. Nơi cổng ra vào ACL có trạm kiểm soát với nhân sự có vũ trang canh gát và theo dõi suốt ngày để phát hiện VC giã dạng thường dân len lỏi vào bên trong ACL để hoạt động nội tuyến. Cổng ra vào ACL được đóng lại vào lúc sập tối và đến giới nghiêm giới hạn việc đi lại của dân chúng thì được trống, mõ đánh lên vài hồi như đã được ước định để thông báo. Kể từ lúc giới nghiêm, bất kỳ ai xuất hiện bất thần bên ngoài chu vi vòng rào chắn của ACL đều có thể bị bắn hạ. Mổi ACL đều có trang bị dụng cụ thông tin liên lạc cho mỗi chòi canh, cổng gát ra vào, nối kết với trung tâm phòng thủ của ACL và với Chi Khu quân sự địa phương của mình. Trong đêm, nếu bị VC tấn công ồ ạt thì gọi vô tuyến về Chi Khu để xin pháo binh yểm trợ khi có nhiều đợt tấn công ồ ạt của VC hoặc dùng những bó đuốc rơm đốt sáng phóng liệng ra bên ngoài làm chỉ điểm nơi có VC tập trung để máy bay đến tăng viện oanh kích để giải tỏa áp lực nặng nề của VC. Lực lượng Bảo An của Tiểu khu giữ trách nhiệm hành quân truy lùng du kích VC trong những vùng bên ngoài ACL, đóng giữ cầu đường, hoặc có thể được phái đến bằng đường bộ, bằng giang thuyền, thiết vận xa hay trực thăng vận để tăng viện cho các lực lượng phòng vệ của ACL đang bị VC tấn công. Chính quyền VNCH cũng ra chỉ thị dẹp bỏ bớt những đồn bót Bảo An hoặc VSTK - 4297


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Dân Vệ ở những địa điểm hẻo lánh khó đi lại cho việc tăng viện tiếp cứu cũng như ngăn cấm pháo binh và máy bay oanh tạc pháo kích vào những điểm nghi ngờ quá sát gần với chu vi phòng thủ của ACL. Mỗi gia đình trong ACL đều phải kê khai nhân khẩu để lập sổ gia đình có chính quyền ký chuẩn nhận nhằm kiểm soát sự đi lại của họ. Người lạ đến thăm viếng phải qua sự kiểm soát chặt chẽ từ ngoài cổng trước khi được cho phép đi vào bên trong ACL. Cán bộ chính quyền VNCH áp dụng chính sách “3 Cùng của VC: cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm” để giúp dân trong ACL nhanh chống thích hợp với cuộc sống mới trong các công tác xây đắp dường xá, nhà chợ, trạm y tế, trường học, diệt trừ sâu bọ và chuột đồng phá hoại hoa mùa, chặt cây, cắt lá, cất nhà cho dân chúng, phụ giúp cày cấy và thu hoạch đồng thời cũng đánh động tâm lý quần chúng qua những trợ giúp thực tế của chính quyền VNCH so với những lời hứa suông mang nặng tích cách giáo điều CS của VC đối với các tầng lớp dân chúng nông thôn. Những công trình xây dựng bên trong ACL là do sự đóng góp mồ hôi, công sức lao động nhọc nhằn nắng mưa của cư dân ACL, cho nên sự phá hoại của VC nhắm trên các công trình nầy sẽ khiến người dân ở đó oán trách và tránh xa. Mặc dù những vật liệu phòng chống xâm nhập bề ngoài trông có vẽ thô sơ, nghèo nàn và chậm tiến nhưng chúng lại có một lợi ích thực tế và gần gũi khiến cho người dân trong ACL cảm nhận được rằng CS Việt Minh là những kẻ xâm phạm vào nơi cư trú của họ cho nên họ cần phải luôn luôn sẵn sàng chống trả. Sức mạnh chính yếu của ACL không phải là ở bờ thành kiên cố, hào sâu khó vượt nhưng chính là tinh thần của những người có nhiệm vụ chiến đấu giữ gìn an ninh cho ACL. Kể từ năm 1960 đến nay, không một chương trình quy dân lập ấp nào có được sự quy tụ đông đảo những thành phần nhân sự hành chánh và công lực của chính quyền được đưa xuống hoặc tình nguyện từ ngay ở địa phương để bám trụ 24/24 giờ một ngày chung sống và bảo vệ người dân trong ACL chống trả sự đe dọa của CSVM. Họ là những thành viên đã được huấn luyện cơ bản bán quân sự của Dân Vệ Đoàn, của đoàn Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa. Trong số thành phần nhân sự của chính quyền nầy cũng có nhiều người là con em hoặc bà con thân thuộc của số người dân đang sinh sống trong ACL và như thế có thể nói là những gia đình của một số nhân sự chiến đấu tự nguyện tái định cư vào ACL đều tham gia vào công tác phòng chống Việt Cộng. Những thành phần chủ yếu phòng thủ ACL và hành quân tảo thanh du kích VC là những lực lượng bán quân sự trẻ tuổi như thanh niên, thanh nữ Cộng Hòa, dân vệ địa phương cùng với lực lượng bảo an. Hầu như không có bàn tay của cố vấn quân sự Hoa Kỳ can dự vào chương trình ALC tự lực cánh sinh “cây nhà

VSTK - 4298


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

lá vườn” nầy do Ông Nhu chỉ đạo và đang diễn ra tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long . Kết quả chương trình ACL ở miền đồng bằng sông Cửu Long rất đáng khích lệ và phấn khởi trong khoản thời gian từ đầu năm 1962 đến cuối tháng 09/1962 mà chính ngay những người trong chính quyền Hoa Kỳ cũng phải công nhận: từ tháng 07/1962, với quốc sách ACL khả năng kiểm soát dân chúng của chính quyền VNCH đối với dân chúng ở nông thôn gia tăng vào khoản 2% tức 49% dân chúng và VC chỉ còn kiểm soát được 9%. Các phương tiện lưu thông huyết mạch đã được mỡ trở lại tương đối an toàn. Các trục lộ trước kia muốn di chuyển phải có quân binh VNCH mở đường hoặc hộ tống thì nay không còn phải như thế nữa. 406 Nói tóm lại, qua bản dự thảo phúc trình tháng 10/1962 của hai viên chức bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Chalmers B.Wood Theodore J. Heavener vừa kể trên, người ta thấy có một sự tiến triễn khả quan khích lệ về phía chính quyền VNCH của TT Diệm và một tình thế co cụm tương đối về phía CS ở miền Nam Việt Nam. 1.3 Những ngày tháng cuối năm 1962

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Một hội nghị liên bộ Ngoại Giao-Quốc Phòng tại Tổng hành dinh tư lệnh quân sự Hoa Kỳ Thái Bình Dương ở Honolulu vào ngày 08/10/1962 gồm có Bộ trưởng McNamara và tướng M.Taylor đại diện cho bộ Quốc Phòng, Thứ trưởng bộ Ngoại Giao đặc trách Đông Nam Á Sự Vụ Averell Harriman và tướng Harkins tư lệnh Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam/MACV. Được yêu cầu tái xét định tình hình quân sự ở Việt Nam, tướng Harkins nhận định rằng các cuộc tấn công cấp tiểu đoàn của VC đã giảm sút từ 8 lần trong tháng 05/1962 xuống chỉ có 01 lần trong mỗi tháng 06 và tháng 07 và không có cuộc tân công nào trong tháng 08. Trong khi đó thì số lần hành quân cấp tiểu đoàn của quân lực VNCH ở mức thấp 165 lần trong tháng 06/1962 đã tăng nhanh lên đến mức 454 lần trong tháng 08 nhưng ít hơn trong tháng 09/1962. Tướng Harkins cũng cho biết là đã thỏa thuận với TT Diệm và phụ tá An Ninh Quốc Phòng Nguyễn Đình Thuần chuẩn bị kế hoạch thực hiện một chiến dịch bình định càn quét quy mô “nổ tung” để diệt tận gốc rễ các căn cứ an toàn của 30,000 bộ đội VC ở chiến khu D với sự phối hợp và trợ giúp của Hoa Kỳ để cho quân lực VNCH hành động. Sau hội nghị, thứ trưởng bộ Ngoại Giao Harrriman đã chỉ trích rằng chiến dịch “nổ tung” vì cần phải được chuẩn bị rầm rộ và như thế VC sẽ biết và tản mát tránh né trước khi chiến dịch nầy bắt đầu, Chiến dịch nầy cần có đông đảo binh chủng khác nhau của quân lực VNCH tham gia và như thế sẻ xảy ra phức tạp rối loạn và gây thiệt hại cho người dân vô tội, làm suy yếu hiệu năng quân binh và giúp cho VC trở về vị trí cũ khá dễ dàng.407 VSTK - 4299


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35 36 37 38 39

Theo đại sứ Hoa kỳ Nolting thì Harriman đã hiểu sai lạc chiến dịch “nổ tung” do tướng Harkins phát biểu. Đây không phải chỉ là một chiến dịch dứt điểm ngay một lần nhưng nó mang ý nghĩa là đặt toàn thể quân lực VNCH và các tổ chức Bảo An, Dân Vệ vào một vị thế chiến đấu tổng lực hăng hái hơn bằng hàng loạt chiến dịch hành quân và không có phương cách nào tốt hơn thế để thấy rõ ý chí chống Cộng Sản của chính quyền VNCH và đặc biệt là khả năng chiến đấu thực sự của quân lực VNCH.408 Đại sứ Nolting đi đến một kết luận rằng đương sự có cùng một quan điểm với tướng Harkins, rằng chiến dịch “nổ tung” không phải là một chiến dịch tuyệt đĩnh của công cuộc đối đầu với VC nhưng nó là một sự cần thiết khả chấp và đánh động tâm lý đối với tình hình hiện nay. 409 Trong khi chiến dịch “nổ tung” của tướng tư lệnh MACV Harkins chưa đi tới đâu thì Phó Giám Đốc Nhóm Hành Sự Việt Nam của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Theodore Heavener sau khi hoàn tất chuyến viếng thăm Việt Nam từ 18/10/1962 đến 26/11/1962. Đã viết ra một bản phúc trình sau chuyến thăm viếng nầy của đương sự. Đây là một tài liệu kèm theo một giác thư đề ngày 11/.12/1961 của Cottrel gửi cho nhóm Đặc Nhiệm Chống Nổi Dậy (Counter Insurgency) với mục đích thông tin trong nội bộ mà thôi. Tuy nhiên, ngày 18/12/1962 phụ tá của cố vấn của Hội Đồng An Ninh Quốc gia ở Tòa Bạch Ốc là Micheal Forrestal đã gửi mộ bản sao phúc trình của Heavener đến TT Kenedy kèm theo nhận xét đây là một bản phúc trình cung cấp nhiều tin tức hơn hết so với các phúc trình đang có “it was one of the more informative reports we have.”410 Heavener sau khi trải qua một thời gian 40 ngày để tham sát 17 tỉnh miền Nam VNCH đã cố gắng đưa ra những nhận định tình hình hiện nay vào cuối năm 1962 bằng cách so chiếu với những diều kiện mà đương sự đã quan sát được trong hai giai đoạn: giai đoạn (i) từ tháng 07/1958 đến tháng 07/1961 và giai đoạn (ii) trong hai tháng 03 và tháng 04/1962. Trong bản phúc trình nầy, Heavener đã không chấp nhận một số biểu hiện lạc quan của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn và Tòa Sứ Hoa Kỳ cùng với MACV ở Sài Gòn. Mặc dù đương sự công nhận Quân lực và các đoàn ngũ bán quân sự của VNCH tiến triển tốt, có tinh thần chiến đấu cao, thu gặt được nhiều thành quả tốt hơn trên chiến trường nhưng đương sự cũng khước biện rằng không thể “nheo mắt bỏ qua sự thật là số lượng bộ đội, vũ khí và khả năng tác chiến của VC ở miền Nam vì thế mà bị giảm sút ít đi”. (On the military side, there is no question that ARVN and the paramilitary are fuming in markedly better performance. Morale is high, they are doing more night work, killing fewer prisoners, and getting more intelligence from the people. There is also no blinking the fact that the VC do not seem to be declining in numbers, weapons or ability.)

VSTK - 4300


1

2

3 4 5

6

7

8

9

10

11

12 13 14 15 16 17 18 19

20

21

22

23

24 25 26 27 28 29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Đương sự nhận định thêm rằng ít nhất cần phải nhiều năm nữa VNCH mới có thể tự mình gánh vát chiến đấu chống VC với số lượng cố vấn quân sự Hoa Kỳ được cắt giảm đi. (But I do believe that the programs now in motion in South VietNam, if pursued consistently and vigorously, will reduce VC strength and activity to the point where the GVN can handle the situation with greatly reduced US military assistance. This is likely to take several years at least.)

Heaver cũng nghi ngờ chiến thuật để cho phi công VNCH lái máy bay Hoa Kỳ thả bom oanh kích làng mạc chưa chắc là có hiệu quả quét sạch VC đang tụ tập ẩn núp ở đó nhưng ngược lại có thể đưa đến hậu quả là giết hại thường dân vô tội trong vòng bom đạn khiến cho họ oán trách chính quyền và như thế là thất sách, không có chính trị, tai hại nhiều hơn là ngăn chận VC nằm vùng. (I am not convinced that the use of aircraft against the VC has been sufficiently refined even yet. I was told of a number of recent incidents in which friendly people or women and children were killed by air attacks. Relieving posts and units under attack is certainly a very valuable and legitimate role for air power. In some cases, VC bases are isolated sufficiently to justify tactical bombing. But I am convinced that bombing “VC villages” rarely pays off in the sense that it hurts the VC more than the GVN. We cannot lose sight of the fact that this is a special kind of warfare and that our basic objective is to separate the VC from the people. This means we cannot treat areas under VC control as enemy territory subject to the rules of warfare that applied in Korea and World War II.)

Đương sự cũng phê phán rằng Ông Diệm đã tự quyền thuyên chuyển hoặc cách chức hay cho hạ tầng công tác những sĩ quan, viên chức chính quyền bị thất bại nặng nề trong khi thi hành chức vụ chống VC mà không cần chú ý đến mặt thành công của họ đã thu hái được. (Connected with chain of command difficulties is the matter of GVN reaction to combat losses. A number of MAAG advisors feel that good Vietnamese commanders are hamstrung by fear of casualties. They describe these officers as personally brave, but professionally cowards. By this they mean that Diem will remove or demote any officer who suffers heavy losses, even though he is successful.)411 .

Phần lớn dư luận Hoa Kỳ đều thừa nhận là quân lực VNCH đã chiến đấu có hiệu lực và tiến triển tốt trong năm 1962 nhưng vẫn còn có dư luận chưa thỏa mãn từ Hoa Thịnh Đốn đặc biệt là những thành phần chịu ảnh hưởng yếm thế của thứ trưởng bộ Ngoại Giao Harriman. Cuộc tranh cãi xây quanh vấn đề “đánh lớn” hay “đánh nhỏ”. Đa số thành phần chủ trương “đánh nhỏ” trong bộ Ngoại Giao và trong bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng từ chủ thuyết chống du kích Mã Lai của Robert Thompson. Nhiều thành phần trong đó có Theodore Heavener và cục trưởng An Ninh Tình Báo của bộ Ngoại Giao Roger Hilsman cho rằng chiến thuật của quân lực VNCH đang áp dụng trái nghịch với chủ thuyết chống nổi dậy. Chính quyền VNCH sẽ không được lợi ích gì, với những thành công của mình hiện nay trên chiến trường nếu không có được một chương trình chống nổi dậy, nếu cắt giảm các cuộc hành quân lớn cùng với việc xử dụng chiến thuật không kích và trọng pháo.412 JCS, s. đ.d.,tr.273

VSTK - 4301


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Vào cuối năm 1962, TT Kennedy và các cộng sự viên của ngành hành pháp Hoa Kỳ của Tòa Bạch Ốc đã đánh giá tình hình tiến triển gặt hái được ở Việt Nam trong suốt năm qua và triển vọng tình hình sắp tới cho năm 1963. Nhìn chung thì họ có cảm nghiệm lạc quan qua sự lớn mạnh và hiệu nghiệm của quân lực VNCH song song với sự gia tăng số lượng và nỗ lực của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ. Với chương trìnhACL, Hoa Thịnh Đốn hy vọng rằng VNCH đã tìm ra được một công thức để tách rời dân chúng nông thôn khỏi sự kiểm soát của VC và lôi kéo họ theo về với chính quyền. Một cách tổng quát thì phần lớn các bản phúc trình đều mang tính cách lạc quan nhất là theo quan điểm của nhiều giới chức quân sự Hoa Kỳ. Ở Sài Gòn, tướng Harkins tư lệnh MACV vào cuối năm 1962 đã nói một cách tin tưởng với thượng nghị sĩ Mike Mansfield rằng VNCH có thể thắng cuộc chiến trong vòng một năm và đại sứ Nolting dù không quá lạc quan nhưng cũng mạnh mẽ ủng hộ lập trường của tướng Harkins.413 Ở Hoa Thịnh Đốn, bộ trưởng Quốc phòng McNamara và chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên quân Hoa Kỳ M.Taylor thì dự định một thời khắc biểu rút lui các cố vấn quân sự Hoa Kỳ ở việt Nam trong vòng 3 năm tới. 414 Tuy nhiên, sau khi sang Việt Nam vào tháng 12/1962 để tham sát theo lời yêu cầu của TT Kennedy, chủ tịch đa số đảng Dân Chủ ở Thượng viện Quốc Hội Hoa Kỳ là thượng nghị sĩ Mike Mansfield ngày 18/12 /1962 đã phúc trình trước Ủy Ban Ngoạo Giao Thượng Viện rằng tình hình Việt Nam cho dù có vẽ khả quan nhưng không đến mức độ để có thể lạc quan quá mức về chương trình ACL khi cho rằng chương trình nầy giống như những cứ điểm điểm vòng đay phòng thủ của tướng Pháp Navarre ở Hà Nội vào năm 1953. Mansfield nói rằng thật là thất vọng sau khi được nghe những báo cáo tình hình hiện nay cũng không khác gì tình hình vào thời điểm đương sự tới tham sát Việt Nam lần trước (1955) mặc dù thời gian đã 7 năm trôi qua và Hoa Kỳ đã phải chi tiêu hàng tỷ đô la kể từ đó. Đương sự kết luận rằng Hoa Kỳ phải đối diện với một sự thật là một lần nữa Hoa Kỳ đang khởi sự cho một cuộc bắt đầu:415 “Indeed, it was distressing on this visit to hear the situation described in much the same terms as on my last visit although it is seven years and billions of dollars later. Viet Nam, outside the cities, is still an insecure place which is run at least at night largely by the Vietcong. The government in Saigon is still seeking acceptance by the ordinary people in large areas of the countryside. Out of fear or indifference or hostility the peasants still withhold acquiescence, let alone approval of that government. In short, it would be well to face the fact that we are once again at the beginning of the beginning.”

Trước đêm giao thừa 1962-1963 (Cuối tháng 12/1962), Mike Mansfield và TT Kennedy gặp nhau trên một du thuyền ở Palm Beach/Florida. Khi được nghe lại báo cáo của Mike MansField vào ngày 18/12/1962 trước Ủy Ban Ngoạo Giao Thượng Viện TT Kennedy đã nóng mặt nổi cáu với người bạn thân nầy của mình và lớn tiếng rằng những báo cáo của M Masnfield VSTK - 4302


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

không giống chút nào với những điều mà thuộc hạ dưới quyền và những cố vấn riêng của TT đã báo cáo: “Ông tưởng rằng tôi sẽ tin những lời báo cáo của Ông sao? “Chính TT dã cử tôi sang bên đó. “Báo cáo của Ông ở đây không giống với những gì mà các thuộc hạ của tôi đã báo cáo. “Lạ thật . . . Sau khi nghe TT Kennedy kê khai ra những con số đã được báo cáo, Mansfield bảo rằng TT chớ có quá tin vào những con số báo cáo đó nhất là từ phía bên bộ trưởng Quốc Phòng McNamara.416 Cố vấn đặc biệt văn phòng TT tại tòa Bạch Ốc Kenneth O’Donnell cho biết Tổng Thống Kennedy đã thỗ lộ với đương sự rằng TT tức giận với Mike Mansfield vì viên nghị sĩ nầy đã bất đồng hoàn toàn với chính sách của TT nhưng TT còn nói rằng càng tức giận hơn nữa đối với riêng bản thân của TT bởi vì TT tế nhận ra rằng chính mình cũng đang đồng ý về những báo cáo của nghị sỹ Mansfield: “I got angry with Mike for disagreeing with our policy so completely, and I got angry with myself because I found myself agreeing with him.”417 Ngày 03/12/1962, Cục trưởng Tình báo và Nghiên cứu của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Roger Hilsman gửi lên ngoại trưởng Dean Rusk một một giác thư nghiên cứu số RFE-59 “Về Tình hình và những Triển vọng trong ngắn hạn ở miền Nam VNCH” nhằm lượng định tình hình nội chính của VNCH trong suốt năm qua. Mặc dù TT Ngô Đình Diệm và nhiều nhân vật lãnh đạo khác của VNCH cùng với nhiều chức quyền của chính phủ Hoa Kỳ đang hành sự ở Nam Việt Nam đã tin thực sự rằng cơn thủy triền vồ vập đang quay ngược lại úp chụp lên cuộc nổi dậy và âm mưu lật đỗ của VC nhưng đối với Hilsman đây là một mức độ lạc quan èo uột đẻ non và chỉ có mỗi cái tốt là tình hình suy sụp giảm tốc độ nhờ vào sự gia tăng viện trợ của Hoa Kỳ.418 Cuối bản giác thư RFE-59, Hilsman nhận định rằng tình hình chính trị trong năm sắp tới tùy thuộc chính yếu vào cung cách của TT Diệm giải quyết tốt hay không tốt tình hình an ninh nội chính. Ngược lại, nếu cuộc bình định chống VC nổi dậy càng lúc càng xấu thêm và thiệt hại thương vong của phía quân lực VNCH càng lúc càng gia tăng theo thời gian thì khó có thể tránh khỏi những âm mưu đảo chính lật đỗ ông Diệm và tệ hơn nữa là đảo chính có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nhiều viên chức của chính quyền cũng như nhiều thành phần đối lập chính phủ đều có cảm nhận rằng cho dù quân đội VNCH có thăng tiến và sáng tạo bao nhiêu đi chăng nữa thì VNCH cũng có thể bị bại trận với VC chính là vì chính sách cai trị độc tài tự biên, tự diễn của Ông Diệm kèm

VSTK - 4303


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

theo tình trạng Ông Diệm thất bại trong việc mưu tìm những phương cách chính trị và kinh tế cần yếu đế lấy lòng dân chúng ủng hộ chính quyền VNCH ở nông thôn. Cuộc đảo chính trong tương lai muốn được thành công cò thể là phải do một trong các tổ chức không CS chủ xướng mà thành phần tham gia yểm trợ chính yếu bao gồm có quân cùng với các viên chức công quyền và có thể có thêm một số ít thành phần đối lập với Ông Diệm hiện nay. Cuộc đảo chính thất bại vào tháng 11/1960 và cuộc vội bom dinh Độc Lập vào tháng 02/1962 vừa qua cho thấy rằng những kẻ âm mưu đảo chính trong tương lai cần phải có sự chuẩn bị kế hoặc tốt hơn và sự đồng tình tham gia rộng lớn của quân đội do các hàng sĩ quan cao cấp chỉ huy và sau cuộc đảo chính, thành phần tân chính phủ có thể do quân đội thành lập hoặc do một nhân vật dân sự không CS hoặc đối lập thành lập chính phủ với sự đồng ý của quân đội. Ông Diệm có thể bị loại khỏi tân chính quyền VNCH sau cuộc đảo chính của quân đội, hoặc bị ám sát hay bị tử nạn “bất ngờ” hay tử vong vì bệnh tật tự nhiên và quyền lực phía quân đội sẽ mạnh và củng cố nhiều thêm để chống Cộng Sản và thân Mỹ. Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn cũng sẽ phải bị loại ra khỏi chính quyền mới sau khi cuộc đảo chính thành công để phòng ngừa hậu hoạn. . . .Vai trò của Hoa Kỳ đối với cuộc đảo chính trong tương lai là can thiệp với nhóm đảo chính để giới hạn tối đa việc đỗ máu quá nhiều và làm suy yếu mặt trận tiên phong của VNCH chống Cộng Sản. Hoa Kỳ cũng sẽ giữ vai trò trung gian cố vấn trong việc chọn lựa nhân vật lãnh đạo chính phủ mới của VNCH và giúp đỡ, hướng dẫn nỗ lực của tân chính quyền VNCH tiếp nối chương trình bình định đánh dẹp các cuộc nổi dậy của VC.419 2/ TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT TỪ THÁNG 01/1963 –THÁNG 03/1963 2.1 Trận chiến Ấp Bắc 02/01/1963

Được Hoa Kỳ tăng cường viện trợ và gia tăng số cố vấn quân sự, quân đội VNCH từ giữa năm 1961 và suốt năm 1962, ráo riết và liên tục mở nhiều cuộc hành quân càn quét, hành quân “ bình định” với qui mô lớn, nhỏ và thời gian dài, ngắn khác nhau, uy hiếp dữ dội toàn bộ hệ thống vùng căn cứ, vùng giải phóng và lực lượng vũ trang VC miền Nam, hỗ trợ cho chương trình ACL, tái định cư hàng triệu nông dân miền Nam vào những “ấp chiến lược” hòng tách “Việt Cộng” ra khỏi dân chúng để dễ bề tiêu diệt…Trong các cuộc hành quân đó, quân binh VNCH hầu như chiếm ưu thế hoàn toàn về vũ khí, phương tiện chiến tranh, quân số, hoả lực và quyền chủ động trên chiến trường. Với trực thăng chở quân và xe thiết giáp lội nước M.113 có thể nhanh chóng, bất ngờ mở các cuộc tiến công vào bất cứ khu vực nào dù đó là vùng rừng núi hiểm trở hay vùng kênh rạch, sình lầy. Với trực thăng vũ trang và các loại trọng pháo lớn, nhỏ, cố vấn quân sự Hoa Kỳ có thể bắn phá hoặc chi viện hoả lực cho VSTK - 4304


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

quân binh VNCH một cách kịp thời, mạnh mẽ, trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình. Dựa vào ưu thế áp đảo trên bộ, trên không, trên sông nước, trong một thời gian dài từ giữa năm 1961 kéo sang năm 1962, quân binh VNCH cùng với cố vấn quân sự dã chiến của Hoa Kỳ đã áp dụng những chiến thuật tác chiến “tân kỳ” như “ trực thăng vận”, “chiến xa vận”, thực hiện thành công nhiều chiến dịch hành quân gây tổn thất nặng nề cho lực lượng VC miền Nam, gây hoang mang các đơn vị bộ đội du kích VC vũ trang thiếu kinh nghiệm tác chiến trong tình huống mới. Trong nhiều trường hợp, bộ đội, du kích VC miền Nam hoàn toàn bị bất ngờ, không cách nào chống đỡ, buộc phải phân tán nhỏ lẻ, rút lui dưới sự quần đảo, truy đuổi gắt gao của máy bay trực thăng vũ trang trên bầu trời hay bị sự truy kích của xe thiết giáp M.113 trên mặt đất. Đã có không ít đơn vị vũ trang cấp đại đội, trung đội VC bị loại khỏi vòng chiến đấu; nhiều cán bộ, bộ đội VC bị bắt; nhiều làng mạc, thôn ấp, vùng giáp ranh, vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến bị bom đạn và chương trình khai quang bằng hóa chất tàn phá nặng nề; nhiều khu vực hậu cứ của VC nằm sâu giữa bưng biền hay miền rừng núi…bị uy hiếp dữ dội và liên tục. Thiếu sự hỗ trợ của đòn tiến công quân sự, phong trào VC chống phá ấp chiến lược ở nhiều địa phương miền Nam bị khựng lại, mất định hướng không biết phải làm gì. xuống. Các cấp lãnh đạo, chỉ huy của VC, tỏ ra lo lắng và lúng túng trong việc đề ra phương hướng, biện pháp chỉ đạo bộ đội và du kích VC đối phó với chiến thuật tác chiến mới của quân lực VNCH và cố vấn Hoa Kỳ. Trong bối cảnh ấy, trận Ấp Bắc nổ ra. Đây là cuộc đụng đầu về quân sự ở qui mô tương đối lớn nếu so với trước đó, diễn ra giữa lúc Hoa Kỳ, quân lực Sài Gòn đang dồn sức hoàn tất kế hoạch bình định miền Nam trong vòng một thời hạn ngắn không tới hai năm, dự tính kết thúc vào giữa năm 1963 ngay trong khi VC miền Nam đang gấp rút tìm cách đương đầu và đánh bại lực lượng quân binh của VNCVH. 2.2 Địa hình Ấp Bắc420 Ấp Bắc là tên gọi của hai ấp thuộc xã Nhị Bình và xã Dưỡng Điềm (huyện Châu Thành), nằm giáp ấp Tân Bình thuộc xã Tân Phú (Cai Lậy). Trận đánh càn quét của quân binh VNCH diễn ra trên một diện rộng nhưng mặt trận chủ yếu diễn ra ở ấp Tân Bình và ấp Tân Thới thuộc xã Tân Phú. Do các hãng thông tấn phương Tây đưa tin ngay từ đầu địa danh trận đánh là Ấp Bắc và trở thành tên gọi phổ biến được người trong nước và nước ngoài biết đến..

VSTK - 4305


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Xã Tân Phú nằm về phía bắc lộ số 4 (nay là quốc lộ 1), cách thành phố Mỹ Tho khoảng 17km đường chim bay. Phía đông giáp các xã Nhị Bình, Mỹ Phước (huyện Châu Thành) và cách kinh Nguyễn Tấn Thành khoảng 3km. Phía tây giáp các xã Mỹ Hạnh Đông, Tân Hội (huyện Cai Lậy) và cách lộ Kinh 12 khoảng 7km. Phía Bắc giáp thị trấn Mỹ Phước và xã Phước Lập (huyện Tân Phước ngày nay) và cách kinh Nguyễn Văn Tiếp khoảng 2km. Phía nam giáp các xã Điềm Hy, Dưỡng Điềm (huyện Châu Thành) và cách quốc lộ 1 khoảng 4km. Khi diễn ra trận Ấp Bắc, Tân Phú là một xã nhỏ của huyện Cai Lậy, diện tích 7,6km2, dân số lúc bấy giờ có khoảng 4.000 người. Kinh rạch hẹp, cạn, ghe lớn không đi được. Đường bộ chủ yếu là đường mòn dành cho người đi bộ. Vườn cây, nhà cửa nằm theo kinh rạch, vườn chỗ rộng nhất khoảng 250300m, chỗ hẹp khoảng 15-20m, đôi chỗ bị đứt quảng chỉ có bờ kinh trống trải. Riêng hai ấp Tân Bình và Tân Thới, chiều dài mỗi ấp hơn 1km, nằm trên con kinh- kinh lạn Ấp Bắc-( một con kinh thiên nhiên thường gọi là kinh lạn) bề ngang khoảng 7m, hình thành một vòng cung từ ngã tư Miếu Hội phía bắc đến cầu Ông Bồi phía Nam, cách nhau một quãng trống độ 300m. Đặc điểm địa hình riêng của hai ấp thì phía đông ấp Tân Bình và phía nam ấp Tân Thới là đồng bưng sình lầy. Và xung quanh hai ấp là đồng trống, từ hai ấp này muốn sang các ấp khác phải qua khoảng đồng trống từ 500 đến 1.000m. Địa hình này rất thuận lợi cho chiến thuật sử dụng máy bay trực thăng, xe M113 và phi pháo tiêu diệt lực lượng VC. Xã Tân Phú không có đồn bót của chính quyền VNCH, nằm trong vùng liên hoàn 8 xã thuộc huyện Cai Lậy và Châu Thành giáp ranh Đồng Tháp Mười do VC kiểm soát, là một trong những “ổ cộng sản” chống Pháp, và phong trào VC nổi dậy đồng khởi 1960. 2.3 Trận đánh Ấp Bắc Từ cuối tháng 12/1961, MACV chuyển tiếp qua Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH cho biết máy bay trinh sát tình báo của họ đã bắt được tầng số vô tuyến điện của VC phát sóng từ ấp Tân Thới (thuộc xã Tân Phú quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho) có liên hệ đến việc di chuyển chuyển một đơn vị bộ đội VC cấp số 1 đại đội 120 người đến Ấp Tân Phước nằm trong phạm vi hoạt động của sư đoàn 7 quân lực VNCH. Phía Tình báo Hoa Kỳ suy diễn rằng VC chuyển quân như thế là để tăng cường phòng thủ cho một đài phát thanh ở Tân Thới. Tin tức tình báo nầy lại được chuyển tiếp đến tư lệnh quân đoàn IV Chiến Thuật để ra lệnh cho sư đoàn 7 bộ binh tổ chức một cuộc hành quân càn quét vào Ấp Tân Thới vào ngày đầu năm Tết Dương Lịch 01/01/1963.421

VSTK - 4306


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Theo Stanley Karnow viết trong sách Vietnam, A History thì tư lệnh sư đoàn 7 ân cần đề nghị với cố vấn Hoa Kỳ của sư đoàn là cuộc tấn công VC ở Ấp Tân Thới sẻ khởi phát vào ngày 02/01/1963 vì các phi công Hoa Kỳ lái trực thăng chuyển vận quân của Sư sư đoàn 7 phải nghĩ ăn mừng năm mới Tết dương lịch 01/01/1963. “Vann urged Colonel Đam to move on January 1, 1963 but Dam considerately delay for a day so that the American chopper ppilots could sleep off New year’s Eve.”422 Không thấy có sách hoặc tài liệu nào cho biết Cố vấn Hoa Kỳ có hay không phản đối đề nghị nghĩ Tết dương lịch của tư lệnh sư đoàn 7. Các chức quyền quân sự cũng như dân sự của hai bộ Ngoại giao và Quốc Phòng ở Hoa Thịnh Đốn sau khi sang kinh lý Việt Nam và tình hình quân sự một vài ngày đều lên tiếng đánh giá quá kém, không thể tin được tổ chức và hoạt động ngành tình báo dân sự cũng như quân sự của VNCH. Lần nầy Hoa Kỳ dùng tin tình báo của chính mình lấy được từ máy bay trinh sát do phi công Hoa Kỳ lái với trang bị tân tiến bay vòng vòng trên trời cao để khám phá những chuyện xảy ra dưới đất và lần nầy Hoa Kỳ đã bị bi sai lệch một cách tai hại: không có đài phát thanh nào ở ấp Tân Thới. Những làn sóng truyền tin của VC mà máy bay trinh sát của Hoa Kỳ bắt được là từ những máy truyền tin của quân đội Hoa Kỳ đang xử dụng mà VC tịch thâu được trong các trận mạc nay lại được VC xử dụng để liên lạc với nhau đồng thời để bắt các băng tầng truyền tin theo dõi đường hướng hoặc kế hoạch hành quân của các đoàn quân VNCH và của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ ngoài mặt trận. Tài liệu của Cộng Sản Việt Nam phát hành sau năm 1975 cho biết: “Đêm 31-12-1962, Đại đội 1 (thuộc Tiểu đoàn 261 chủ lực Khu Trung Nam Bộ) và Đại đội 1 (thuộc Tiểu đoàn 514 bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho) về đóng tại ấp Bắc và ấp Tân Thới (xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho) để phối kết hợp với 1 trung đội bảo vệ công binh tỉnh Mỹ Tho, 1 trung đội địa phương huyện Châu Thành và du kích các xã Tân Phú, Tân Hội, Điềm Hy chuẩn bị tấn công ấp chiến lược Giồng Dứa, Long Định. Toàn bộ lực lượng nói trên khoảng 350 người, tương đương 1 tiểu đoàn ghép, trang bị súng bộ binh nhẹ. . . .Được tin mật báo cho biết Bộ Tư Lệnh Viện trợ Mỹ MACV và Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Sài Gòn tổ chức ngay một trận càn lớn vào ấp Bắc và ấp Tân Thới ngày 02/01/1963.” 423 LSNBKC-tập II (1954-1975) tr. 271 Như vậy, tin tình báo do máy bay trinh sát Hoa Kỳ đã ước lượng một cách sai lầm ba điểm quan trọng: (i) sai lầm về số lượng bộ đội VC ở 2 ấp Tân Thới và ấp Bắc. (ii) Sai lầm về mục tiêu động binh của VC bởi vì bộ đội VC tập trung quân vào hai ấp Tân Thới và ấp Bắc không phải là để bảo vệ đài phát thanh của họ ở đó bởi vì đài phát thanh chỉ là sản phẩm tưởng tượng của người Hoa Kỳ khai thác tín hiệu tình báo do máy bay trinh sát của Hoa Kỳ cung cấp (iii)VC chuẩn bị tấn cộng ấp chiến lược Giồng Dứa ở Long Định chứ không VSTK - 4307


1

2

3

4

5

6

phải là để bảo vệ đài phát thanh ở Tân Thới. Một lưu ý khá quan trọng khác là tin tức chuẩn bị hành quân càn quét của quân lực VNCH cùng với cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã bị nội tuyến của VC khám phá và đã thông báo cho nhóm VC ở ấp Tân Thới và ấp Bắc hủy bỏ kế hoạch đánh phá ấp chiến lược Giồng Dứa và chuẩn bị chu đáo để đón đánh trận càn quét của quân binh VNCH và cố vấn Mỹ vào ngày 02/01/1963.

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Kế hoạch hành quân vào ấp Tân Thới do một sĩ quan Hoa Kỳ phụ tá của J.Paul Vann là đại úy Richard Ziegler xếp đặt tại phòng hành quân của sư đoàn 7 bộ binh quân lực VNCH. Vì đinh ninh rằng chỉ có 120 VC bảo vệ đài phát thanh, người thảo kế hoạch hành quân chỉ đưa ra một phương án hành động không tương ứng với một lực lượng bộ đội VC lớn hơn số VC bảo vệ đài phát thanh. Theo kế hoạch hành quân do Ziegler hướng dẫn thì sư đoàn 7 VNCH phải cung ứng một tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 11 được trực thăng do phi hành đoàn Hoa Kỳ lèo lái, chuyển vận và đỗ xuống vùng đất hướng Bắc ấp Tân Thới để tiến quân thẳng xuống hướng Nam. Từ hướng Nam ấp Tân Thới, một trung đoàn lực lượng Bảo An do tỉnh trưởng Định tường điều động và chỉ huy sẽ tiến quân lên hướng Bắc để tấn công thẳng vào ấp Tân Thới. Một đại đội biệt động quân sẽ được đại đội thiết vận xa công binh M113 của tiểu khu chuyên chở đến án ngữ và sẽ xung phong tiến công từ hướng Tây ấp Tân Thới. Theo sự suy diễn của cố vấn Hoa Kỳ thì với quân số áp đảo của quân binh VNCH cùng với 3 đại đội trừ bị sẵn sàng tại ấp Tân Hiệp ở phía Nam, bộ đội VC sẽ không gan lì bám trụ để chống trả và sẽ rút chạy về hướng Đông và sẽ là những con mồi ngoài đồng trống cho các trực thăng vũ trang, pháo binh và đại đội thiết giáp M113 săn đuổi tiêu diệt. Vì thế không có một đơn vị chiến đấu nào của VNCH được phối trí ở hướng Đông ấp Tân Thới.424 Cố vấn Hoa Kỳ Hoa Kỳ cũng không biết - hay có biết mà làm ngơ - rằng ở về hướng Đông Nam ấp Tân Thới còn có một ấp nhỏ khác gọi là ấp Bắc. Như vậy có thể nói rằng đây là một trận đánh thử nghiệm của Hoa Kỳ, do cố vấn Hoa Kỳ lên kế hoạch và chủ động chiến trường và quân binh VNCH chỉ là những con cờ trên một bàn cờ để Hoa Kỳ đánh trận theo kiểu cách nhà giàu đánh giặc. Các lực lượng Bảo An của tiểu khu chia thành hai cánh tiến quân vào lúc 6 Giờ 35 sáng ngày 02/02/1963 hướng đến mục tiêu là ấp Tân Thới. Toán quân Bảo An cánh phải khi đang chậm chạp vượt qua ruộng cỏ lầy lội ngập nước thì bị VC phục kích từ các lùm cây trên bờ kinh lạn ấp Bắc bắn xối xả. lực lượng Bảo An đã hai lần xong pha lữa đạn để xung phong cận chiến nhưng bất thành, Chỉ huy lực lượng Bảo An bị thương và một đại đội trưởng bị tử vong tại trận ngay từ phút đầu. Tỉnh trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng tỉnh Mỹ Tho (Định Tường) thiếu tá Lâm Quang Thơ ra lệnh cho hai cánh quân Bảo An trụ quân tại chỗ không tiếp tục tiến quân như đã dự định.425

VSTK - 4308


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Trong khi đó cuộc đỗ quân của Trung đoàn 11 quân VNCH ở hướng Bắc bị đình trệ nhiều tiếng đồng hồ vì phi hành đoàn trực thăng Hoa Kỳ lấy cớ không thể cất cánh hay hạ cánh trong sương mù dày đặc buổi sáng sớm. Nhờ vậy mà hầu hết lực lượng cơ động VC 514 ở ấp Tân Thới đã rút đi để xuống tăng cường cho đồng đội ở ấp Bắc chận đứng các cuộc xung phong của đoàn quân Bảo An rồi quay trở lại ấp Tân Thới để chờ đợi quân của Trung đoàn 7 VNCH tấn công từ 3 hướng một từ hướng Bắc, một từ hướng Đông Bắc và một từ hướng Tây Bắc. Sau đó, khi được đỗ xuống mặt trận, quân của Trung đoàn 7 bị VC cầm chưng không thể tiến tới và mặc dù đã xung phong 3 lần nhưng VC vẫn gan dạ cố bám trụ kéo dài 5 giờ đồng hồ.426 Vì lực lượng quân đội VNCH ở cả hai mặt Nam, Bắc đều bị VC cầm chân cho nên tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh đại tá Bùi Đình Đạm quyết định đưa lực lượng trừ bị (2 đại đội sẵn sàng ở phi trường Tân Hiệp) vào trận và hội ý với J.Paul Vann đang ngồi trong một máy bay trinh sát trên trời cao để điều khiển quân binh Việt Nam. Vann cho rằng phía Tây ấp Bắc không thấy có bóng VC cho nên vùng phía Tây là tốt cho trực thăng vận đổ quân binh trừ bị của sư đoàn 7.

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Trong khi trinh sát từ trên cao, Vann không thể nào khám phá được nhiều ổ kháng cự của VC đã được thiết đặt sau những lùm cây dày đặt ở phía Tây ấp Bắc Những chiếc trực thăng ọp ẹp hình trái chuối H-21 chuyển quân trừ bị VNCH thả xuống vùng ruộng cỏ ngập nước ở về hướng Tây kinh lạn ấp Bắc và đã hạ thấp quá gần những lùm cây, đúng vào tầm đạn trung liên, đại liên, súng cối 60 ly của VC liều chết bám trụ phục kích. Một trong 10 chiếc trực thăng trái chuối đang bay thật sát mặt ruộng lần quần tìm bãi đáp bị trúng đạn rơi nằm ngay trên mặt ruộng lầy lội. một chiếc trực thang khác đã cất cánh bay đi nhung quay trở lại để cứu vớt đồng đội bị trúng đạn thêm lần nữa và cũng bị bắn rơi ngay tại trận. 427 Quan binh của tiểu đội tiền phong trừ bịV NCH trên chiếc trực thăng nầy hốt hoảng nhảy ùa xuống mặt ruộng như những con vịt trời vỡ tổ cùng với một trung sĩ nhất của phi hành đoàn chiếc trực thăng bị trúng đạn và viên trung úy VNCH đại đội trường của đại đội trừ bị. Tất cả toán quân đầu tiên nầy đều bị lúng sình khó thể rút chân lên để xóc tới tới hay thối lui, bị thiệt hại nặng nề rồi sau đó phải nằm sát bất động dưới các bờ đê để tránh các đợt xạ kích hung hản của VC từ trong Ấp Bắc bắn ra. Neil Sheehan kể lại trong sách the bright shining lie cảnh tượng nầy như 428

sau:

Mặc dù tiếng động cơ ầm ào, anh tiếp tục nghe tiếng đạn xuyên qua thân máy bay trước khi bánh xe máy bay đậu xuống ruộng và anh nhảy xuống nước đến đầu gối với trung úy Quân đội cộng hòa và một tiểu đội bộ binh.

VSTK - 4309


Bản đồ trận Ấp Bắc dựa theo nguồn bản đồ gốc lấy xuống từ:: U.S. Army Center of Military History http://www.history.army.mil/ http://www.history.army.mil/books/Vietnam/about.html Chapter II: Armor in the South Vietnamese Army

http://www.history.army.mil/books/Vietnam/mounted/chapter2.htm Accessed:12/07/2016

VSTK - 4310


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

Xa tiếng ồn động cơ, Bowers nghe rõ hơn luồng đạn chát chúa của súng tự động và súng trường bắn ra từ lùm cây án ngữ trước mặt. Đạn rích nổ bay vung vút tứ phía trên đầu, điếc tai. Anh ta lao mình về phía trước, bùn bám vào đôi giày óng nhà binh, bỏng nhiên anh ta nhớ lại bài hoc nơi quân trường dạy rằng cơ may thoát chết là tới tấp vừa xong tới vừa bắn cho đến khi tiến tới cận sát để tiêu diệt địch quân. Nhưng viên trung úy và lính bộ binh Việt Nam lại nghĩ một cách khá. Họ nằm im phía sau con đê đầu tiên cách chỗ nầy 15 mét. Trung sĩ Bowers hét lên với trung úy rằng họ phải bắn trả và di động ra khỏi phạm vi ruộng đất hở hênh trong trải nầy nếu không thì họ sẽ bị tàn sát. Trung úy nói không hiểu Bowers muốn gì tuy rằng khi trên đường ra chiến trường thì tiếng Anh của viên Trung Úy rất rành mạch Vả lại viên sĩ quan Việt Nam đã theo học trường bộ binh Fort Benning. Bowers là trung sĩ tác chiến của đoàn cố vấn nhưng anh luôn tình nguyện đi tuần tra và chiến đấu. Vann hoan nghênh lòng dũng cảm của anh, sáng hôm ấy Vann hỏi có đi cùng các đơn vị dự phòng đang thiếu cố vấn Mỹ và Bowers đã nhận lời. Anh lại kêu lên với viên trung úy. Người sĩ quan Việt Nam nhìn anh với đôi mắt sợ hãi rồi nằm rạp xuống đất bùn để tránh làn đạn. Bowers nhìn về bên phải mình thấy một trung sĩ Quân đội Cộng hòa đã xuống từ một máy bay khác dẫn đầu một trung đội đi về lùm cây phía nam. Họ cúi gập người tiến lên phía sau con đê. Anh nhảy về hướng của họ,bất chấp làn đạn, đi thật nhanh trong bùn, vừa cúi người đi theo viên trung sĩ. Anh muốn trung đội tiếp tục tiến lên không ngập ngừng dừng lại. Anh nhận thấy trong các cuộc hành quân trước, các hạ sĩ quan Việt Nam khác với các sĩ quan, hình như họ hoan nghênh việc người ta giúp đỡ và xem một trung sĩ Mỹ có mức độ cao hơn họ để chịu trách nhiệm nếu tình hình xấu đi. Anh cũng nhận xét đấy không phải là những người thành thị như các sĩ quan mà là những nông dân trước đây thích chiến đấu hơn. Vừa bò anh vừa nghĩ điều gì sẽ xảy ra. Anh tiến lên cùng trung đội về hướng lùm cây phía nam, cố vòng ra phía sau lùm cây có Việt cộng ở phía tây. Khi trung đội nầy đã khởi động thì những trung đội khác có thể cũng sẽ khởi động đi theo. It ra thì anh ta cũng sẽ có thể đặt được một tụ điểm xạ kích sát gần các lùm cây để giải tỏa áp lực mưa đạn đang đè nặng lên đại đội đang bị kẹt lúng giữa đồng trống Bộ đội du kích VC đang tập trung hỏa lực vào đội hình chỉ huy của viên trung úy . Càng trường bò tiến tới thì nghe càng ít đạn rít quanh mình. Họ đã tiến tới được khoảng 150 mét, tới gần lùm cây thì Bowers bỗng thấy một bóng người chạy luồn qua lùm cây, cho nên anh ta liền cho rằng đó là một bộ đội liên lạc tiền sát của Việt cộng. nhóm người kia lo làm nhiệm vụ, không trông thấy VC. Bowers không được báo trước tình hình ấp Bắc trước khi lên máy bay và không biết Việt cộng bố trí ở bờ con suối đàng xa mà anh đang hướng tới. Thấy bộ đội tiền sát chạy trốn, anh cho rằng đây là dấu hiệu ở nơi đó co ổ VC. Anh không bận tâm, tuy nhiên anh ta không trang bị vũ khí đầy đủ lắm chỉ có một khẩu súng trường bán tự động với hai băng 30 viên đạn. Một khi dãi đã vào trong lùm cây họ có thể dựa vào đó tự bảo vệ như Việt cộng.

VSTK - 4311


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Bỗng viên trung sĩ, phía sau anh 15, 20 mét gọi anh bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh bồi. Bowers quay nhìn lại. Viên trung sĩ ra hiệu cho anh lui lại, chỉ tay vào máy truyền tin và làm hiệu chỉ viên trung úy phía sau để giải thích rằng có lệnh quay trở lại. Bowers lẩ bẫm nguyền rủa « Quân khốn kiếp! ». Anh nghĩ rằng cứ thử vượt quyền của viên trung úu cho nên Anh hét lên bằng tiếng Việt “Đi đi” thay vì đúng nghĩa theo tiếng Việt là “Tiến lên”. Anh giơ tay ra hiệu cho trung sĩ tiến lên rồi tiếp tục cúi người vươn tới lùm cây. Được mấy mét, anh ngoái cổ nhìn lại thì thấy chỉ còn một mình anh. Trung sĩ và cả trung đội đã lui lại chỗ trung úy.

Phi đoàn trực thăng trái chuối H-21 tới vùng đỗ quân dưới làn đạn bắn xối xả của VC. Một chiếc bị bắn hạ ngay rơi nằm trên bãi ruộng lầy lội. Những chiếc trực thăng trái chuối đến sau chưa kịp đỗ quân thì mình đầy vết đạn đã hối hả cất cánh bay đi . Tuy nhiên một máy bay trái chuối của trưởng đoàn phi vụ quay lại sà xuống để cứu đồng đội nhưng cũng bị bắn hạ . Như vậy là đã có 2 xác trực thăng trái chuối nằm phơi mình chơi vơi trên mặt ruộng cùng với hai phi hành đoàn . VC từ bên trong ấp Bắc tiếp tục bắn những loạt đạn xạ kích quy chiếu vào 2 chiếc trực thăng H-21 bị rớt. Một chiếc trực thăng trái chuối khác sau khi rời khỏi hiện trường Ấp Bắc đã phải đáp hạ xuống tại một vị trí xa cách Ấp Bắc nhưng phi hành đoàn được cứu thoát an toàn. Một trực thăng vũ trang UH 1-A hộ tống phi đoàn H-21 cũng bị bắn hạ, xác máy bay nằm trên mặt ruộng không xa với xác máy bay .429 Vào lúc 12 giờ trưa ngày 02/01/1963 đã có 4 trực thăng do Hoa Kỳ lái bị VC bắn hạ, quân binh VNCH bị cầm chân tại chỗ, 3 phi hành đoàn trực thăng Hoa Kỳ vẫn còn bị kẹt trong vòng lữa đạn của VC ở Ấp Bắc. Theo lời đòi hỏi kiêu ngạo, trịch thượng, lấn quyền chỉ huy của cố vấn John Paul Vann đang ngồi trong máy bay trinh sát từ trên cao khỏi tầm đạn bắn lên của VC, đại đội thiết vận xa M-113, dự trù phối hợp hành quân tấn kích vào ấp Tân Hiệp ở hướng tây-bắc, nay phải quay vòng xuống hướng Nam tìm cách vượt qua con kinh lạn tiến vào vùng ruộng cỏ lầy lội phía đôngnam để tiếp cứu 3 phi hành đoàn trực thăng Hoa Kỳ. Vì khó khăn trở ngại kỹ thuật khi vượt ngang qua con kinh lạn cho nên phải mất nhiều thì giờ để 2 thiết vận xa M-113 đầu tiên mới có thể vượt qua kinh lạn, tiến tới gần vị trí các trực thăng bị bắn hạ nhưng bị ngay những đợt súng đại liên và súng cối tập kích: hai chiếc M113 bị trúng đạn, hai xạ thủ đại liên và tài xế tử thương tức thì, số thiết vận xa còn lại sau khi vượt qua con kinh phải ngừng lại để chấn chỉnh đội hình rồi tiến tới nhưng cũng gặp hỏa lực của VC còn quá mạnh gây thương vong cho các xạ thủ đại liên và quân xung kích bên trong xe M-113, cộng chung là 14 bị tử trận.430 Gần chiều , trong khi đại đội M113 tiến tới mục tiêu gần nơi có hai chiếc trực thăng H-21 thì trọng pháo của VNCH từ tiểu khu pháo kích liên tục vào Ấp Bắc, máy bay săn giặc, máy bay dội bom Napalm, được phái đến để oanh tạc và pháo kích tự do Ấp Bắc và ngay cả quân binh đại đội M113 cũng bị vạ VSTK - 4312


1

2

3

4

5

lây nhưng VC vẫn tử thủ tại chỗ không bỏ chạy. J.Paul Vann lại yêu cầu cấp trên của mình gửi thêm hai trực thăng trái chuối cùng với 3 trực thăng vũ trang UH-1 A hộ tống để tiếp cứu các phi hành đoàn của những chiếc trực thăng đã bị bắn hạ. Tuy nhiên lại thêm một trực thăng trái chuối H-21 của đoàn tiếp cứu bị bắn hạ cho nên Vann đành phải ra lệnh ngưng chương trình tiếp cứu.431

http://www.history.army.mil/books/Vietnam/mounted/images/F5.jpg 6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

Sau cùng, tướng Huỳnh Văn Cao Tư lệnh quân đoàn IV Chiến Thuật đồng ý với cố vấn quân sự Hoa Kỳ của quân đoàn yêu cầu Tổng Tham Mưu QLVNCH ở Sài Gòn đưa một tiểu đoàn quân dù VNCH đến mặt trận ấp Bắc và cho đỗ quân nhảy xuống ở hướng Tây của con kinh lạng ấp Bắc thay vì hướng đông Nam ở đầu con kinh nầy, không đúng như các cố vấn quân sự Hoa Kỳ và J.Paul Vann đã đề nghị cho quân dù bao vây đánh tập hậu VC ở hướng đông Nam ấp Bắc. Mãi cho đến chiều tối, tiểu đoàn 8 quân dù so các phi cơ C-123 vận chuyển đến mới chạm mặt ruộng cỏ lầy lội, gần đại đội M113. một số bị thiệt mạng. Số quân dù còn lại khó khan mở nhiều đợt xung phong trên vùng dất ruộng lầy lội, tiến tới ổ Việt Cộng nhưng không thành công, gánh chịu 52 tử vong và phải ngừng xung phong, đóng chốt trụ quân chờ sáng hôm sau. 432 Mark Moya tr.193. Phi cơ oanh tạc, pháo binh phải tạm ngưng thả bom và pháo kích trong đêm tối. Lợi dụng đêm tối, VC ở ấp Bắc rút lui về hướng Đông và Đông nam. Sáng hôm sau, khi toàn thể quân binh chủng VNCH hiện diện ở ấp Bắc đồng loạt tiến công thì quá muộn vì VC đã bảo toàn lực lượng và biến mất về hướng Hưng Thạnh-Mỹ Phước trong vùng mật khu Đồng Tháp Mười.

https://d3v93rzqvnwm3k.cloudfront.net/photos/images/da3f6f4e792a24f25b35eaec9d31cbcb_six_column.jpg

VSTK - 4313


Máy bay tấn công Mỹ bị bắn rơi trong trận Ấp Bắc – Ảnh: Tư liệu, sách Điệp viên Hoàn hảo X6 http://www.vtc.vn/pham-xuan-an-qua-mat-quan-my-trong-tran-ap-bac-ra-sao-d129467.html nội tuyến VC Phạm Xuân Ẩn qua mặt quân Mỹ trong trận Ấp Bắc ra sao?

Một cảnh đỗ quân từ loại trực thăng trái chuối H-21 http://1.bp.blogspot.com/-3BASUsmuh2w/TreROjwX7lI/AAAAAAAAFlo/5-XENLCgfl8/s1600/H-21+e+Vietnam.jpg

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

2.4 Kết quả trận chiến Ấp Bắc. Phía quân binh VNCH có 80 tử trận, 109 bị thương. Phía cố vấn quân sự Hoa Kỳ có 3 tử trận, 6 bị thương. Theo phúc trình của Vann sau cuộc chiến, căn trên số xác VC bỏ lại và những báo cáo của dân chúng trong vùng thì có hơn 100 VC bị tử trận. Trong khi nguồn tin của Cộng Sản thì bất nhất về số thương vong của VC trong trận ấp Bắc. Theo tư lệnh quân khu của VC là Lê Quốc thì VC có 12 tử trận và 13 bị thương. 433 Viện quân sử CS Việt Nam sau năm 1975 đã kê khai kết quả của trận đánh Ấp Bắc như sau: “Quân và dân Ấp Bắc đã loại khỏi vòng chiến đấu 450 binh lính địch (trong đó có 11 cố vấn và nhân viên kỹ thuật Mỹ), bắn rơi 5 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, phá hủy 3 xe bọc thép M.113, đánh chìm 1 tàu chiến.” 434

Sách Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến tập II (1954-1975) NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội-2011 của nhóm CSVM miền Nam Việt xuất bản sau năm 1975 viết nơi các trang 272-273 như sau: Một nhà báo Mỹ [Nhà báo Mỹ được LSNBKC đề cặp ở đây là Neil Sheehan viết lại trong: A Bright Shining Lie Sự lừa dối hào nhoáng (bản dịch), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, t.I, tr. 328.)] mô tả: quân Mỹ - Diệm bắn “hàng chục ngàn viên đạn súng trường và súng máy cùng hàng trăm trái đạn pháo, napan và bom, cùng với số đạn dược của 13 máy bay chiến đấu và 5 chiếc trực thăng HUEY vũ trang” trong khi quân Giải phóngchỉ “sử dụng khoảng 5.000 viên đạn súng trường và súng máy” Thế nhưng, quân Giải phóng “đã giết 80

VSTK - 4314


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

người và làm bị thương trên một trăm người của lực lượng Sài Gòn, ngoài ra còn giết 3 [lính] Mỹ, làm bị thương 8 [lính khác] và bắn hạ 5 chiếc trực thăng”2, bắn cháy 3 xe bọc thép M.113, bắn chìm 2 tàu chiến. Trong tương quan lực lượng chênh lệch như vậy, tổn thất của quân Giải phóng được nhà báo Mỹ “xem là nhẹ nhàng”: 18 người hy sinh và 39 người bị thương. Do bị thương vong nặng nề, sức chiến đấu giảm sút nghiêm trọng, quân Sài Gòn phải rút ra vòng ngoài nghỉ qua đêm, dự định hôm sau sẽ tiếp tục trận càn. Vào lúc 10 giờ tối, các chiến sĩ quân Giải phóng bí mật rời trận địa, về căn cứ Hưng Thạnh - Mỹ Phước an toàn. Sáng hôm sau, ngày 3-1-1963, quân Sài Gòn chia nhiều mũi tiến vào Ấp Bắc và Tân Thới nhưng chỉ thấy xác đồng đội chúng nằm ngổn ngang bên cạnh xác trực thăng và xe bọc thép.435

Trang Báo mạn lưới Internet Quân Đội Nhân Dân của đảng CSVN viết:436 Chiến thắng Ấp Bắc – trận đầu đánh bại “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ-ngụy Kết quả, quân và dân Ấp Bắc đã loại khỏi vòng chiến đấu 450 binh lính địch (trong đó có 11 cố vấn và nhân viên kỹ thuật Mỹ), bắn rơi 5 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, phá hủy 3 xe bọc thép M.113, đánh chìm 1 tàu chiến..

Báo chí Việt Nam và đài phát thanh ở Sài Gòn loan tin: 2-1-1963- Giao phong lớn gần Ấp Bắc, cách Mỹ Tho 16 cây số, với 2 tiểu đoàn VC: hạ 101, bắt 36. VNCH :65 chết, 100 bị thương. 437

*

VSTK - 4315


KHẢO LUẬN Những báo cáo và dư luận báo chí ngoại quốc về trận Ấp Bắc

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Vào buổi sáng ngày 03/01/1963 một giác thư 4 trang giấy đóng dấu MẬT của chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ được gửi trao tay đến TT Hoa Kỳ Kennedy đang nghĩ cuối tuần ở Palm Beach trong đó có đoạn viết: “It appears that the initial press reporta have distorted both the importance of the action and the damage suffered by the US/GVN forces. Although unexpectedly stiff resistance was apparently encountered, contact has been maintained and the operation is being continued . . . .”438 Dĩ nhiên tin về trận càn quét của quân đội VNCH ở Ấp Bắc được báo chí và đài phát thanh Việt Nam loan báo ở Sài Gòn và cũng không thể nào tránh khỏi những tai mắt của những hạng phái viên báo chí ngoại quốc ở Sài Gòn- hạng nhà báo nói láo ăn tiền- đang lục lạo tìm kiếm những thông tin sốt dẻo, giật gân kể cả những tin vịt thêm mắm dặm muối rồi độc quyền đăng lên hàng trăm ngàn số báo của mình ở mẫu quốc để câu độc giả. Vào lúc đó Neil Sheehan là đặc phái viên của thông tấn xa AP (American Press) nghe thấy dân chúng Sài Gòn bàn tán xôn xao rằng Hoa Kỳ bị thiệt hại mất 05 chiếc trực thăng trong một trận giao tranh với VC tại một vùng gần Tân Hiệp thuộc vùng IV đồng bằng sông Cửu Long, Sheehan liền đi ngay xuống Tân Hiệp để gặp cố vấn Hoa Kỳ của sư đoàn 7 bộ binh QLVNCH là John Paul Vann để săn tin .Nhiều phóng viên báo chí ngoại quốc cũng đang có mặt ở đó kể cả đặc phái viên chiến trường David Halberstam của tờ báo Hoa Kỳ New York Times. Từ miệng lưỡi của J.P.Vann họ đã ghi chép nguyên văn những lời kêu ca, kể lễ, mắng nhiết, bêu xấu, đỗ tội, trúc hết trách nhiệm cho quan binh VNCH trong trận Ấp Bắc. Trong bài phóng sự của Sheehan gửi đăng trên tờ báo Washingtong Post có đoạn viết “nhiều bộ đội du kích VC ở Ấp Bắc đã gây thiệt hại đắc giá và làm ô nhục quân binh VNCH cùng với những cố vấn quân sự Hoa Kỳ có mặt trong trận nầy.”439 Tung tin trên báo News York Times ngày 7/6/1963, dưới tựa đề lớn ”Thua trận ở Việt Nam gây sửng sốt cho những cố vấn quân sự Hoa kỳ”, đặc phái viên David Halberstam nhận định rằng “ ngoài mặt trân thì dù sao sự cảm nhận lâu dài là những trạng huống như thế nầy đã gây ra sự thất trận trên thực tế là một điều hiển nhiên. . . .hy vọng rằng một kết qua thất bại như thế sẽ phát sinh ra một sự cải thiện về mối liên hệ giữa các cố vấn quân sự Hoa Kỳ và người Việt Nam..” Trên cùng chung bài báo nầy, Halberstam cũng có đăng tải rằng một lực lượng nhỏ phục kích của Bảo An VNCH đã truy kích và bắt sống 34 VC đang chạy trốn về hướng Nam cách Ấp Bắc bốn dậm. Chi tiết thắng lợi nầy của lực lượng Bảo An không thấy các “ông trẻ” phóng viên khác của Hoa Kỳ ngó tới! 440 Nhiều tờ báo khác ở Hoa Kỳ cũng mô tả tình trạng mặt trận Ấp Bắc như kể trên, chỉ biết bám dính vào thực tế phiến diện một chiều mà không chịu phân tích ngọn ngành. Phải chăng đầu óc của họ có sạn cho nên không thể suy xét tới nơi tới chốn rồi mới đặt bút? Và cứ như thế những kẻ săn tin chiến trường kích đông quần chúng Hoa Kỳ đã xử dụng những ngôn từ xấu xa nhất để viết lách, để chê bai hạ nhục, để phản ảnh nhưỡng lời ăn tiếng nói cọc cằn, thô tục, trịch thượng, lấn quyền, hăm dọa của một sĩ quan cấp tá cô vấn quân sự Hoa Kỳ đã tranh giành lên kế hoạch hành quân, điều động quân binh QLVNCH, cướp quyền chỉ huy chiến trường của các sĩ quan VNCH cấp tướng, cấp tá, khinh miệt chửi bới văng tục với các sĩ quan chiến đấu và quân lính VNCH vào lúc họ đang đụng độ ác liệt với ổ phục kích của VC ở Áp Bắc. Như vây mà sau nầy, một phóng viên trong số những phóng viên thời Ấp Bắc lại tô vẽ, vinh danh viên sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ cấp tá nầy - chưa hề bao VSTK - 4316


1

2

3

4

5

6

7

giờ biết cầm súng đi bộ bắn quân du kích VC ở Việt Nam hay bất cứ ở đâu- như là một vị anh hùng thời đại vô tiền khoán hậu trong chiến trận Việt Nam. Việc Neil Sheehan viết lách về một quân nhân Hoa Kỳ ở Việt Nam chỉ là mèo khen mèo dài đuôi, phủ bênh phủ, huyện bênh huyện và không có gì phải ngạc nhiên bởi vì trong một cuộc phỏng vấn ở Trung Tâm Truyền Hình tại đại học Berkeley tiểu bang California [University of California Television (UCTV)]441, cũng như ở Viện Acdeamy of Achievement và nhiều nơi khác, Sheehan tự khai mình là một người bạn cố tri của quân nhân Hoa Kỳ nầy ở Việt Nam:

www.achievement.org Official Website Neil Sheehan Interview (page: 2 / 8) Pulitzer Prize-Winning Journalist June 19, 2007 Washington, D.C 8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Hỏi: Ông can dự vào Việt Nam cùng với J.P.Van với tư cách là một phóng viên chiến trường, đúng không? N.Sheehan: Đúng. Tôi đến Việt Nam khi được Thông Tấn Xã UPI cắt cử đi chuyến công tác đầu tiên và từ đó không hề rời khỏi chiến trận . . .Tôi bắt khởi sự săn tin chiến trường từ năm 1962, tôi gặp J.P.Vann lần đầu tiên trên một chuyến bay trực thăng thực hiện một phi vụ quan sát hành quân ở vùng đồng bằng sông Mê Kong và rồi sau 3 năm đại diện công tác cho UPI và báo New York Times tôi trở về Hoa Kỳ . . . Hỏi: Sau những trải nghiệm đó đây, Ông chọn viên trung tá đó như là trọng tâm ẩn dụ nhắm về sự can dự của Hoa Kỳ, tại sao Ông lại có sự lựa chọn nầy? N.Sheehan: Khởi đầu chỉ là một sự ngẫu nhiên, một sự ngẫu nhiên khiến cho J.P.Vann trở thành người bạn quen biết trong suốt trong 3 năm tôi ở Việt Nam… và kể từ đó tôi gặp gỡ theo định kỳ và khi ông ta bị tử nạn, tôi đến nghĩa địa Arlington đê dự lễ mai táng của Ông vào năm 1972 và ở đó khung cảnh thật là ngoạn mục giống như một ngày họp mặt tái ngộ của những người bạn học cùng một lớp ngày xưa: tất cả những khuôn mặt của Việt Nam đều ở trong nhà nguyện nầy, Westmoreland ông nầy đã rời quân ngủ (1972), vào lúc tôi nhìn thấy được ông trung tá “nổi loạn” (tiếng lóng để gọi quân binh ở miền Nam Hoa Kỳ trong thời kỳ nội chiến Nam-Bắc 1861-1865 của nước nầy. Ở đây Sheehan ám chỉ J.P.Vann.) quay trở lại Việt Nam là một người dân sự công tác với quân hàm tương đương với một cấp tướng và Westmoreland là thượng cấp của ông. Tướng Paul (Paul Harkins công tác ở VN 1962-1964) cũng có mặt và một vài phút trước khi nghi thức an táng bắt đầu thì người con trai út của dòng họ Kennedy là Edward Kennedy cũng bước vào nhà nguyện và lúc đó tôi nghĩ tới người anh cả của đương sự đã tạo ra chiến tranh để để gây chiến ở Việt Nam vào năm 1962 ,khi tôi mới tới đó lần đầu tiên, thì nay đã được chôn cất ở nghĩa địa nầy rồi, nơi mà người em trai trẻ tuổi nhất của Ông ấy đã quay lưng chống chiến tranh lúc đó đang xảy đến , là một người bạn của Vann và, trong khi chúng tôi đang ngồi chung với gia đình của Vann thì Daniel Ellsberg đi vào nguyện đường, người đang bị truy tố ra tòa vì chụp hình lại những tài liệu của Lầu Năm Gốc, cũng là bạn thiết thân lâu bền của Vann mặc dù đương sự hoàn toàn không cùng chung một ý hướng với Vann về chiến. tranh. Và tôi thật xúc động bởi vì nhờ Vann mà tôi cảm nhận được rằng tập đoàn chúng ta cùng với Vann, chúng ta đang chôn xuống cả một thời đại chiến tranh vì niềm tự tin bất lực của mỗi

VSTK - 4317


1

2

3

4

5

6

7

cá nhân riêng đã đưa đẩy chúng ta vào Việt Nam ở một thời điểm mà Vann đến đó để chiến đấu. Ông ấy đã trải qua một năm tốt hơn hết trong mười năm ở đó trong khi kẻ khác chỉ ở đó một vài ba năm là cùng nhưng lại là phục vụ bán thời gian mà thôi. Tôi tế nhận được rằng nếu mình có thể viết một quyển sách về Vann, viết một cốt chuyện về chiến tranh mà trong đó ó ông ấy được lồng chung vào và như thế người ta mới có thể hiểu được trận chiến tranh bởi vì họ sẽ đọc một cốt chuyện theo lời lẽ nhân bản để có thể nhìn thấu suốt một con người mà cuộc đời không giống như trong một quyển tiểu thuyết.

8

3. Trận chiến Ấp Bắc là của ai? Ai thắng? Ai thua? 9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

3.1 Lỗi của ai? Mark Moya cho rằng dây là một sự thất bại cho chính quyền VNCH về mặt chiến thuật nhưng là một chiến thắng của chính quyền về mặt chiến lược.442 VNCH đã thắng về mặt chiến lược, đúng, nhưng là một chiến thắng đắc giá. Trong lịch sử có một trận chiến phá thành lấn đất nào mà không bị tốn hao ít hay nhiều về nhân mạng? Sự thiệt hại về phía quân lực VNCH không do lỗi của những người chỉ huy Việt Nam tồi tệ hay nhát gan nhưng là do người sắp xếp, phối trí chiến thuật để công thành đối phương là một kẻ ngu ngơ, cao ngạo lỗ mãn võ biền chính gốc. Không thể nói là quân VNCH thất bại về mặt chiến thuật vì kiểu đánh giặc nầy là kiểu đánh của người Mỹ, do người Mỹ lên kế hoạch và do người Mỹ giành quyền chỉ huy chiến trường. Về mặt chiến thuật, quân binh VNCH chỉ là những con cờ để cho kẻ đánh cờ tự tung tự tác để rồi gánh chịu thất bại tai tiếng. Về mặt thắng bại, phía nào có mặt sau cùng trên chiến địa thì phía đó chiến thắng vì đã chiếm được mục tiêu và kẻ chiến bại là kẻ rút chạy. Tại sao Việt Minh CS lại cố bám giữ ấp Tân Thới và Ấp Bắc? Bởi vì đây là hai địa thế chiến luợt trọng yếu, cửa ngõ ra vào mật khu Đồng Tháp. Như vậy quân binh VNCH đã thành công khi đã trục xuất các ổ VC và chiếm đóng hai nơi nầy. Một điểm đặc biệt là các cuộc hành quân bình định của quân chính phủ nằm trong quốc sách ACL trước đây ở nhiều vùng châu thổ sông Mê Kong- không có sự nhúng tay vào của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ- đã thành công một cách khả quan, ngoạn mục, gây điêu đứng không ít cho bộ đội du kích CS nằm vùng khắp nơi và ngay cả các chức quyền cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ cũng phải thừa nhận Thật vậy, vào tháng 05/1962, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ McNamar trong một cuộc thăm viếng miền châu thổ sông Mê Kong đã chứng kiến nỗ lực hành quân bình định hùng hổ của quân binh VNCH ở một vùng đất gần mũi Cà Mau: “Ở đây, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 bộ binh đã đưa quân binh VNCH vào tận một vùng mà VC kiểm soát 95% dân số, rồi ông tuyên bố tình trạng thiết quân luật, tái định cư (câu thúc) 11,000 người dân nông thôn vào 9 ấp chiến lược trong khi quân binh truy lùng VC khắp hang cùng ngõ ngách, cứ gặp VC là nổ súng. Từ khi Trung đoàn trưởng nầy tiếp nhận chương trình thực hiện quốc sách ấp chiến lược, những làng xã do ông kiểm soát không còn bị VC tấn công phá rối, tự do thâu thuế, tống tiền dân chúng và điều nầy ông thực hiện cho thấy rất hạp lòng dân chúng. Kỳ vọng (chủ quan rõ rệt) của Trung đoàn

VSTK - 4318


1

2

trưởng là trong vòng 6 tháng sẽ trao phó toàn vùng ấp chiến lực nầy cho lực lượng Bảo An và Dân Vệ.”443

http://alchetron.com/John-Paul-Vann-783787-W John Paul Vann 3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Ngay sau khi quân binh VNCH chiếm đóng Ấp Bắc, J.Paul Vann liền cung cấp cho Sheehan, Halberstam và nhiều phóng viên ngoại quốc khác những biến cố chiến trường bằng một giọng điệu rất mực méo mó mà theo đó những thất bại trong ngày 2/1/1963 là hoàn toàn do lỗi lầm của phía Việt Nam Cộng Hòa. Vann nói với các phóng viên với một thái độ võ biền : “Đây là một hành tích tồi tệ lố bịch, cứ như thế mãi. Đám người nầy không biết nghe. Bọn họ cứ mắc phải một thứ lỗi lầm đáng nguyền rủa.” Đương sự tìm cách lột trần những lỗi lầm của quân đội VNCH để gây áp lực bắt chính quyền phải đi theo những sữa sai của đương sự. Đương sự cũng cố tình chối bỏ những trách nhiệm về những kết quả buồn lòng bằng cách trút hết lỗi lầm cho phía VNCH, cho rằng họ không cố gắng vượt thoát khó khăn, những khó khăn do chính đương sự tạo ra. Đám phóng viên chụp lấy những lời lẽ trách cứ đó của Vann rồi cứ thế mà hô toán lên trên mặt báo chí rằng các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chê trách các cấp chỉ huy quân sự VNCH không dũng cảm, rằng người Hoa Kỳ thật thất vọng đối với sự kiện quân đội VNCH đã không gánh vát nổi một cuộc thử nghiệm sau khi họ dã được huấn luyện cà một năm dài. Vann lại tiếp tục cáo giác sự bất động của quân binh VNCH trên chiến trường là vì có yếu tố chính trị xen lấn vào quân sự. Hãy đọc bài viết của ký gia Halberstam cùng một trường phái Sheehan trên New York Times: “Các cố vấn quân sự Hoa Kỳ có cảm tưởng rằng vẫn còn có nhiều sự can dự chính trị bên trong tổ chức quân lực VNCH và việc thăng quan tiến chức tùy thuộc vào lòng trung thành chính trị hơn là được đánh giá về mặt khả năng.” Rằng : “Các tư lệnh chiến trường e sợ sẽ không được thăng cấp hoặc sẽ bị mất chức nếu đơn vị của họ bị mất mát, chết chóc, thương vong quá nhiều.”443 Những gì Vann nói là đúng nhưng đương sự mới nói có ½: gần cả năm trời ở quân trường, các huấn luyện viên cố vấn Hoa Kỳ có dạy cho sinh viên sĩ quan và binh lính quân dịch VNCH rằng khi bị địch phục kích thì không thể nằm lì một chỗ để bắn trả mà phải đứng thẳng lên nhanh chóng xung phong tới ổ phục kích của địch để đánh cận chiến. Tuy nhiên, các huấn luyện viên cố vấn không có dạy- vì quên hoặc vì mù mờ không biết- phải làm sao khi bị phục kích mà đôi giày quân đội cao óng và hai chân bị lún sâu dưới đất bùn nhầy nhụa không thể rút chân lên được để tiến bước? Chính vì vậy mà VSTK - 4319


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

quân binh VNCH phải chịu thương vong một cách oan uổng, vô lý khi các anh phi công trực thăng H-21 của Hoa Kỳ đã ngớ ngẩn đỗ quân xuống một bãi sình lầy ngập nước! Vann cũng lại nói đúng ½: Thiết vận xa M113 phải luôn luôn lội sông, vượt suối, băng đồng, xóc tới hang ổ hỏa lực của địch nhưng Vann không biết hay tỏ vẻ không biết để giải thích tại sao loại thiết vận xa nặng nề nầy lội nước rất giỏi nhưng lại không thể lội qua được những mặt đất sình lầy giống như những bờ đất bùn của con kinh thiên nhiên mà người dân miền Nam Việt Nam thưởng gọi là kinh lạn chạy vòng quanh hai ấp Tân Thới và ấp Bắc. Lại một lần nữa, chỉ vì sự thúc ép của Vann mà những xạ thủ , tài xế và đội quân xung kích VNCH ngồi bên trong 2 thiết vận xa M113 phải gánh chịu tử vong một cách phí phạm ác nghiệt để cứu một nhúm phi hành đoàn trực thăng Hoa Kỳ. Vann cũng không nói tại sao ngồi trong xe bọc thép mà vẫn bị tử vong vì các đợt pháo kích bằng súng phóng lựu và đại liên của VC; bởi vì xe không có khiêng che và tấm chắn để bảo vệ cho xạ thủ và tài xế: “Đại úy Bá cho đơn vị mình lên đường tới ấp Bắc. Nhưng hầu như ngay sau đó, họ bị một con kênh bờ rất dốc chặn lại. Một địa hình như thế là trở ngại duy nhất làm chậm bước tiến của những chiếc M-113 trong vùng đồng bằng. Những xe lội nước lên xuống để qua sông không có vấn đề gì nhưng xe bánh xích không bám được vào bùn ở bờ đi lên để chuyển 10 tấn trọng lượng. Mọi người phải xuống , chặt cây và cành lót đường để chiếc xe đầu tiên bám vào bò lên, vùi hết cành cây vào bùn. Khi qua được rồi, nó phải kéo những xe khác bằng dây cáp cho đến khi tất cả vượt qua trở ngại. Con kênh phía trước mặt ít nhất cũng phải một giờ mới qua bên kia được. Cũng có khả năng tìm một chỗ khác bờ kênh thấp hơn và bánh xe có thể bám để vượt.” 444,

Vann cũng quên (!) không chịu nói, cho những con dê non phóng viênchỉ biết truy lùng những tin tức giật gân thất thiệt để câu tiền đọc giả ngay thậtvề những chi tiết xảy ra trong trận đánh phản ảnh mặt tích cực của quân lực VNCH và phản chiếu những mặt tiêu cực của đương sự và các cố vấn Hoa Kỳ. Những nhà báo tay mơ đánh giặc bằng miệng đã không đá động gì tới tập thể cố vấn quân sự Hoa Kỳ trong trận chiến Ấp Bắc đã tin chắc rằng số lượng Việt Cộng sẽ không có là bao nhiêu, rằng kẻ địch sẽ bỏ hầm hố ẩn trú để chạy tán loạn như đàn vịt. Không thấy có bài báo nào nói tới tình trạng mấy phi công Hoa Kỳ lái trực thăng H-21 đã đỗ quân trừ bị VNCH của sư đoàn 7 xuống quá gần các lùm cây phục kích của VC chỉ vì các phi công nầy quá tin tưởng những sự dự đoán sai lầm của Vann. Các phóng viên ngoại quốc cũng không nói tại sao một cố vấn Mỹ lại la hét yêu cầu pháo binh ngưng bắn từ tiểu khu bắn vòng cung vào các lùm cây có VC ẩn núp, quá gần với nhóm phi hành đoàn của những chiếc trực thăng bị bắn hạ, đơn giản chỉ vì đương sự quá khiếp đảm e sợ miểng đạn hay những trái đạn pháo binh bắn lầm mục tiêu rơi vào chỗ của đương sự đang bị lún sình. Báo chí địch thù với chế độ VNCH cũng VSTK - 4320


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

không nói đến – bởi vì Vann không nói cho họ biết- sự việc cố vấn quân sự đã chấm điểm sai bãi đất nhảy cho các phi cơ thả tiểu đoàn 8 quân dù xuống đúng vị trí thích họp để tấn công ngay và thẳng vào các vị trí có VC trước khi đêm tối phủ xuống vì thế quân dù cũng bị lún sình và gánh chịu thiệt hại nhân mạng nặng nề ngay khi họ còn lơ lửng trên trời. Thoạt tiên, các phóng viên ngoại quốc chỉ chú ý đến việc Hoa Kỳ bị mất 5 chiếc trực thăng trong trận chiến Ấp Bắc để rồi đi đến kết luận là Hoa Kỳ đang bị khựng lại ở Việt Nam. Để đánh tan dư luận báo chí bất lợi cho chính quyền Hoa Kỳ, Vann đã tạo ra sự hiểu lầm cho họ bằng cách nói rằng chính vì sự lựa chọn bãi đáp cho trực thăng vận không đúng chỗ cho nên nhiều trực thăng phải gánh chịu thiệt hại. Tuy nhiên trong phúc trình gửi lên thượng cấp Vann lại đỗ thừa rằng vì có một phi công cho trực thăng của mình đáp xuống quá gần các lùm cây, tức là ý Vann muốn nói những chiếc trực thăng kế tiếp cứ theo đà như thế mà đáp theo. Hết đỗ thừa cho bãi đáp xấu rồi lại đỗ thừa cho phi công lái trực thăng u mê đần độn! Dựa trên những kêu ca bất nhất của Vann, phóng viên Halberstam đã tường thuật trên báo New York Times một cách suy đoán như sau: “Nhiều quan điểm ở Hoa Kỳ cho rằng sự thiệt hại ở đây là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Các trực thăng lọt vào một vùng được che chở bởi đầm lầy hào hố, cùng với số bộ đội VC được huấn luyện kỹ, trang bị tốt.” Như thế có thể hiểu theo cách Halberstam diễn đạt là trực thăng vận không thể đáp xuống bất kỳ một bãi đáp an toàn nào bởi vì VC bám trụ khắp mọi nơi., chỗ nào cũng có VC hay nói cách khác là lực lượng và trang bị của VC mạnh hơn quân binh VNCH giống như là Vann đã nói quân binh VNCH quá yếu kém. Mark Moya viết rằng sở dĩ Vann nói láo về việc thất bại của những trực thăng là vì Vann là kẻ hoàn toàn gánh lấy trách nhiệm về sự thất bại đó. Vann dã thành công lừa bịp những con bê non phóng viên, nhưng ít ngày sau khi trận chiến Ấp Bắc chấm dứt Vann đã thú nhận với một nhà báo khác Richard Tregaskis là chính đương sự đã lấy quyết định đưa đoàn trực thăng vận đến một bãi đáp quá gần các lùm cây, một lỗi lầm tai hại nhất mà từ trước tới nay chưa có ai làm như thế trong trận chiến.445 Nhiều dư luận khác nhau của những người nhận định về trận Ấp Bắc đã thấy được rằng Vann và các đồ đệ phóng viên của đương sự đã thổi phòng quá mức về những sơ xuất của phía VNCH ờ Ấp Bắc và ý nghĩa của trận đánh. Trong số những người nầy có nhận định như thế cũng có nhiều cố vấn Hoa Kỳ hiện diện nơi trận Ấp Bắc và những sĩ quan Hoa Kỳ nói chuyện với những cố vấn quân sự nầy. Chẳng hạn như đại tá Daniel Boone Porter, cố vấn trưởng quân sự quân đoàn IV Chiến Thuật VNCH sau nầy viết lại trong hồi ký rằng: “Đa số những cố vấn quân sự Hoa Kỳ hài lòng với cuộc giao chiến của g quân lực VNCH với một lực lượng khá lớn VC ở Ấp Bắc và ấp Tân Thới; họ tin tưởng rằng nhưng sĩ quan của quân lực VNCH đã cật lực hoàn tất một trách vụ khó khăn để phối họp bộ binh với thiết vận xa, với pháo binh, với phi cơ trực VSTK - 4321


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

thăng, với phi cơ săn giặc, với binh chủng nhảy dù và với đơn vị Bảo An Đoàn., một trách vụ mà họ chưa hề bao giờ làm trước đó.” 446 Ngay sau trận Ấp Bắc với những lời thêu vẽ của Vann và của Neil Sheehan, mặc dù rất ác cảm với gia đình họ Ngô, Roger Hillsman và Forrestal trong bản phúc trình ngày 25/01/1963 gửi lên TT Kennedy vẫn phải nhận định rằng trong trận Ấp Bắc “mặc dù có một số sơ xuất lỗi lầm nhưng chưa đến nỗi là một thảm họa nổ tung như báo chí dã đẻ ra. Các phái viên báo chí Hoa Kỳ là những kẻ gay gắt và sẽ chụp mọi thời cơ khi có chuyện xảy để thổi phòng tối đa càng lớn càng tốt. Thí dụ như là cuộc hành quân ở Mỹ Tho chẳng hạn, có mốt số lầm lẫn nhưng chưa phải là quá tệ hại đến mức như báo chí đã thêu vẽ ra như thế.” 447 Một trong những điểm đáng chỉ trích là Vann đã làm ngơ bỏ qua không đề cặp với bất cứ ai một điều nầy: đó là mức độ khó khăn cho một cuộc tân công của bộ binh ngang qua một vùng đồng ruộng ngập nước sình lầy trước khi tới được ổ kháng cự của địch quân. Từ trước khi xảy ra trận chiến Ấp Bắc, Vann và cũng như nhiều cố vấn quân sự Hoa Kỳ khác chưa bao giờ thấy hay được nghe nói về một mô hình diện địa như vậy để có thể dự liệu phương thế hổ trợ cho tiến trình đỗ quân và tiến quân của nhiều quân binh chủng phối hợp giữa lòng ruộng bùn lầy ẩm ướt. Ngay sau trận Ấp Bắc chấm dứt, Halberstam và Sheehan chỉ biết nghe theo lời tố giác của Vann để nổ như bắp rang trên mặt báo mà chưa bao giờ biết gì về một diện địa mặt trận trên ruộng nước sình lầy lợi hại như thế nào. Rồi khá lâu sau, có lẽ nghe ngóng hoặc học hỏi được những lời bàn luận của giới chuyên gia chiến thuật quân sự đây đó cho nên hai “ông trẻ” phóng viên nầy cũng phải viết hùa theo: ngày 27/ 10/1963, Halberstam đã viết một bài đăng trên báo New York Times trong đó, đã dẫn chiếu việc một cố vấn quân sự Hoa Kỳ đến Ấp Bắc vào sáng ngày 03/01/1963 để quan sát sau trận chiến trên một vòng đay ruộng nước bùn lầy tứ phía và đã nói với Halberstam rằng: “Đây là ngày mà những người Hoa kỳ đã được dạy cho một bài học về những cực khổ không lường trước được trên những cánh đồng ruộng lúa ở vùng Đông Dương như thế nào.” Sau khi nhắc lại như thế, Hamberstam đã viết tiếp thêm để xác nhận rằng “ruộng lúa đã ban tặng cho ổ kháng cự với trang bị đầy đủ một lợi thế tuyệt hảo kinh hoàng.” Sau nầy, khi Hoa Kỳ đã đỗ quân tham chiến trực tiếp vào chiến trường Việt Nam, Sheehan mới ghi nhận rằng các lực lượng quân binh Hoa Kỳ tránh né, không hành quân tấn công vào các ấp bằng bộ binh nếu phải băng ngang qua những đồng ruộng lúa rộng lớn, ngập bùn sìn thay vì nên xử dụng trọng pháo tầm xa pháo kích tự do làm nổ tung những ấp như vừa kê. Trong sách A Bright Shining Lie, sau khi dẫn chiếu một cuộc tập kích của quân binh Hoa Kỳ bị thiệt hại nặng nề vì phải tiến quân ngang qua một cánh đồng ruộng lúa ở Bồng Sơn vào đầu năm 1966, Sheehan viết: “Muốn chiếm cứ những loại ấp với địa hình như thế bằng lực lượng bộ binh xung phong ngang qua đồng ruộng lúa .

VSTK - 4322


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ngập nước có nghĩa là phải gánh chịu thiệt hại to lớn.” 448 Tại sao ngày đó Sheehan không viết ra được điều nầy? 3.2 Trận Ấp Bắc, kẻ thua, người thắng ? Khởi phát chiến trận Ấp Tân Thới là từ một nguồn tin tình báo do máy bay trinh sát Hoa Kỳ cung cấp và từ đó bộ tư lệnh Cố vấn Quan Sự Hoa Kỳ MACV đã yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu mở một cuộc hành quân. Gọi là bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH nhưng nên nhớ rằng Tổng Tư Lệnh Quân Đội VNCH chính là TT Diệm, giống như TT Kennedy là Tổng Tư Lệnh quân Đội Hoa Kỳ. Nhất định là TT Diệm cũng phải biết ai, tướng, tá nào của QLVNCH phải lãnh nhiệm vụ tổ chức cuộc hành quân vào ấp Tân Thới thuộc Vùng IV Chiến Thuật: đó là tân Tư Lệnh Quân đoàn IV Chiến Thuật Thuật, tướng Huỳnh Văn Cao sẽ điều động các quân binh chủng dưới quyền để thực hiện trận đánh phối họp với các Cố vấn quân sự Hoa Kỳ. Tướng Cao giao nhiệm vụ nầy cho sư đoàn 7 bộ binh do đại tá Đạm chỉ huy. Tại sao tướng cao giao nhiệm vụ nầy cho sư đoàn 7 mà không cho một sư đoàn nào khác? Chưa thấy có sách báo nào đạt câu hỏi nầy? Bởi vì ở sư đoàn 7 có cố vấn quân sự Hoa Kỳ là trung tá John Paul Vann, người đã từng với đại tá Cao sư đoàn trưởng sư đoàn 7 bộ binh trước đây kết họp thành “một tổ họp Mỹ-Việt giỏi nhất trong công cuộc đánh dẹp VC.” Hơn nữa, sư đoàn 7 bộ binh trước đây dưới quyền chỉ huy của đại tá Huỳnh vă Cao và cố vấn J.Paul Vann cũng đã được nổi tiếng là có thành tích tiêu diệt VC trong vùng trách nhiệm của mình nhiều hơn hết so với tổng số thống kê VC bị tiêu diệt ở các vùng chiến thuật khác trên toàn miền Nam VNCH.. 449 Do đó, khi nghe sư đoàn 7 được giao phó nhiệm vụ tiểu trừ VC ở ấp Tân Thới, Vann đã hân hoan chụp ngay thời cơ, nhận lấy quyền chủ động lập kế hoạch hành quân phối họp Mỹ-Việt, một kế hoạch mà trong đó quân binh VNCH chỉ là những quân cờ để cho Vann mặc tình thao túng vì quá tự tin, tự mãn với thành tích trong quá khứ của mình nơi sư đoàn 7 trước đây. Hay nói khác đi, đây là một trận chiến của Hoa Kỳ chủ xướng để thử nghiệm khả năng của quân binh VNCH đồng thời cũng thử nghiệm một hình thức chiến chiến thuật mới gọi là trực thăng vận và thiết vận xa. Vann đề nghị một lượng số quân VNCH có tính cách áp đão để tiêu diệt khoản 120 VC ở ấp Tân Thới cùng với thiết vận xa M113, pháo binh tiểu khu Định Tường, máy bay trực thăng vận chuyển bộ binh . . . Có một điều nhiều người ta đặt câu hỏi tại sao Vann lại phân công cho hai lực lượng Bảo An của tiểu khu từ xa ở phía Nam, tiến quân từ từ băng ngang qua kinh lạn Ấp Bắc và đồng ruộng sình lầy đề tiến lên Ấp Tân Thới? Có thể là Vann chỉ muốn dùng lực lượng bảo An để đón chận VC sẻ thoát thân từ Ấp Tân Thới chạy xuống phía Nam trong khi quân chính quy của trung đoàn 11 QLVNCH sẽ càn quét VC từ phía Bắc. Đại đội M 113 chuyển vận biệt động quân tấn công từ hướng Tây Nam vào Tân Thới. Vann nghĩ rằng lần VSTK - 4323


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

nầy VC chết chắc. Giây phút mà người ta thỏa mãn hân hoang tột cùng và tự tin quá độ là lúc người ta thường bất cẩn dễ bị lọt hố bất ngờ không lối thoát: Vann đã không biết rằng có một ấp khác gần ấp Tân Thới, đó là ấp Bắc. Sự không biết, hay biết mà lại xem thường “không ăn thua gì” nầy của Vann đã giết hại biết bao nhiêu là xương máu của cánh quân Bảo An tiến bước từ hướng Tây Nam lên hướng Bắc. Về giờ giấc ra lệnh tiến quân tổng tấn công vào ấp Tân Thới, Vann cũng không dự trù trường hợp đình trệ vì trở ngại kỹ thuật, thời tiết xấu, đường đất ruộng sình cản trở M 113 . . . Vì thế cho nên khi việc chuyển quân trung đoàn 11 phải đình trệ vì các phi công trực thăng Hoa Kỳ từ chối không lái máy bay với lý do thời tiết xấu, sáng sớm sương mù còn quá dày đặc! Trong những giờ phút đình trệ nầy, VC ở ấp Tân Thới đã di chuyển đi xuống tăng cường phòng thủ và phục kích với quân chính quy và bộ đội du kích VC ở ấp Bắc và tạo ra hậu quả khóc hại cho cánh quân Bảo An phía sát gần Ấp Bắc đã xuất phát đúng giờ hẹn định. Vann cũng bất cẩn không dò hỏi, nghiên cứu địa hình trước mặt phía Tây của hai ấp Tân Thới và ấp Bắc khiến cho đại đội M 113 phải mò tìm đường hướng tiến lui thích hợp, gây chậm trễ cho việc tiếp cứu các phi hành đoàn Hoa Kỳ và cũng phải gánh chịu thiệt hại trầm trọng vì đạn đại liên và súng phóng lựu của VC đồng thời cũng gây thiệt hại cho đại đội trừ bị kẹt lún trong bãi sình để gánh chịu những làn đạn tới tắp từ các lùm cây Ấp Bắc bắn ra liên tiếp. Rốt cuộc rồi phải cần đến quân dù VNCH đế giải tỏa, nhưng một lần nữa, các máy bay vận tãi quân sự của Hoa Kỳ lại thả quân quá sát, kề cận phòng tuyến của VC, và Tiểu đoàn dù cũng lại phải gánh chịu thiệt hại về nhân mạng ngay khi chân mang giày trận chưa chấm được mặt ruộng sình lầy ngập nước. Tất cả những thiệt hại bất công mà quân binh chủng quân lực VNCH phải gánh chịu vì sự tắc trách, sơ xuất của Vann và các cố vấn quân sự đồng nghiệp của dương sự ở Ấp Bắc trong ngày 02/01/1963. Để làm gì? Để cứu sống một nhúm phi hành đoàn Hoa Kỳ của 3 chiếc trực thăng bị VC bắn hạ. Người cố vấn thô lỗ đã phạm phải nhiều lỗi lầm, mắng nhiếc người chiến hữu của mình trước mặt những người khác, và thúc đẩy lực lượng quân đội VNCH tới một vùng tử địa để giải cứu một nhúm quân nhân Hoa Kỳ bị mắc cạn.450 Tổng thống Diệm đã than phiền với đại sứ Nolting rằng những cố vấn quân sự Hoa Kỳ cao cấp hiểu được các vấn đề tâm lý và chính trị, nhưng nhiều sĩ quan cấp dưới trong phái đoàn gia tăng đông đảo các cố vấn quân sự Hoa Kỳ thì chẳng có một chút hiểu biết gì cả, và họ cứ khăng khăng đòi phải làm theo ý của họ trong khi họ chẳng có một chút kinh nghiệm nào về đất nước, con người, truyền thống và cung cách hành động của đất nước nầy. Rằng do thái độ giận dữ của một số người Hoa Kỳ đã làm cội rễ phát sinh ra một số lớn tin đồn không thuận lợi và nhiều báo cáo bất hợp tác được gửi về Hoa Thịnh. VSTK - 4324


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đốn. Rất nhiều người Hoa Kỳ làm lung tung gây xáo trộn quấy rầy những viên chức của chính quyền VNCH đặc biệt là ở các cấp tỉnh và quận.451 Mục tiêu chính của cuộc hành quân là tiêu diệt và đánh bật quân VC ra khỏi ấp Tân Thới không còn nữa vì Vann chỉ lo cứu vớt một nhúm đồng đội của mình! Đây là một trận chiến tội tệ nhất trong lịch sử chiến tranh của Hoa Kỳ, do Hoa Kỳ lên kế hoạch, cung cấp phương tiện hiện đại tân kỳ và điều khiển trận chiến để thua! Quân binh Việt Nam đã làm tròn phận sự đánh bật VC ra khỏi hang ổ và chiếm cứ Ấp Tân Thới và Ấp Bắc mặc dù phải gánh chịu nhiều thiệt thòi bất công. Vậy mà cố vấn Vann lại phùng man, trợn mắt, chửi bới thô tục, hăm dọa lột lon bỏ tù và ngay cả ra lệnh cho một cố vấn bộ hạ của đương sự bắn bỏ một sĩ quan đại đội trưởng thiết vận xa M 113 quân lực VNCH nếu viên sĩ quan nầy không làm theo lệnh của Vann: Ngồi trong máy báy trinh sát, từ trên vòm trời cao Vann với mật danh là Topper Six điện đàm với một cố vấn Hoa Kỳ của đội M 113 với mật danh là Walrus: -Topper Six: “Thằng khốn nạn đó, nó có đáp ứng không?”

15

16

17

-Walrus: “Tuyệt đối là không, hắn nói rằng đại đội của hắn không thể vượt qua con kinh đúng như kỳ hạn và rằng sư đoàn cần phải gửi bộ binh đến đó.” Cố đè nén cơn tức giận căm gan, Topper Six chất vấn:

18

19

20

“Walrus, anh có thể chỉ huy đội thiết vận xa đến đó hay không? Có làm được như thế không? Có thể hay không…mẹ kiếp nó?”

21

Tiếng la hét chữi rủa của Topper Six hét vang dội qua óng nghe máy truyền tin của

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Walrus. Walrus rất khó xử nếu Topper Six ra lệnh cho đương sự tước quyền chỉ huy đại đội thiết vận xa M 113. Đúng, đương sự có thể đưa đại đội thiết vận xa nầy tới ấp Bắc nhưng e rằng quân binh của đội xe nầy sẽ không nghe theo lệnh chỉ huy của đương sự mà không có lệnh truyền của sĩ quan đại đội trưởng của họ. Vì quá e sợ Topper Six nổi cơn thịnh nộ với mình cho nên Walrus phải giả bộ trã lời: Walrus: “ Đã nghe rõ, hạ chức có thể làm được.” Topper six thét lên “ Vậy thì ngay bây giờ bắn bỏ cái thằng chó đẻ thúi tha hèn nhát đó rồi tiến tới.”

32 33

34

35

36

37

38

39

Walrus yên lặng không trả lời, nhìn sang viên đại đội trưởng thiết vận xa M 113. Hai người đã rất thích nhau và đã trở thành bạn thân trong suốt bốn tháng Walrus làm cố vấn cho đại đội. Sĩ quan đại đội trưởng thiết vận xa cũng nhìn Walrus không nói gì nhưng trên khuôn mặt toát ra một sự thách thức như muốn nói: “ Anh có dám bắn tôi không? .” 452

May mắn cho Walrus (!) đã không thi hành lệnh của Vann. Sau trận chiến Vann lại lên án một cách bất công là quân đội VNCH kém tài năng và hèn nhát! Người hùng của Neil Sheehan được vinh danh trao thưởng huy chương cao quý nhất của quân lực Hoa Kỳ, và VC đã thắng trận Ấp Bắc nhưng kẻ VSTK - 4325


thua trận không phải là quân lực VNCH. *

1

VSTK - 4326


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

4. Mùa Xuân 1963 ở miền Nam VNCH 4.1 -Tình hình chiến trận

Trong những tháng đầu Xuân Dương lịch 1963 đang có một sự gia tăng cảm nghiệm rằng miền Nam VNCH đã bắt đầu chủ động tấn công Việt Cộng. Tin tức báo chí và các cơ quan truyền tin của chính phủ VNCH đã liên tục đăng tin tức về những cuộc hành quân bình định của quân lực VNCH từ sau trận Ấp Bắc đến cuối tháng 03/1963 như sau:453 *Tháng 1-1963 Ngày 3-1-1963: - Kết quả cuộc hành quân Bầu Trăm cách Tây Ninh 25 cây số, nơi đóng bản doanh của Tổng Cục Trung Ương MTGPMN kể từ ngày 2-1, hạ 76 VC, thiêu hủy: 120 tấn gạo, 6.000 lít xăng, máy phát điện và công binh xưởng cùng 400 căn nhà. VNCH: 9 chết, 42 bị thương. - Hành quân “Thu Đông 5” vào mật khu cách Phước Thành 19 cây số, hạ 60 VC. VNCH: 1 chết, 7 bị thương. - Một trại huấn luyện ở Plei M’Rong cách Pleiku 24 cây số, bị tấn công mạnh: 30 khóa sinh chết, 26 bị thương, nhiều súng bị cướp, VC bỏ lại 1 xác. Ngày 9-1-1963: Hành quân tại Lấp Vò và Sa Đéc, hạ 31 VC. Ngày 13-1-1963: Hành quân tảo thanh vùng núi Miên (Phú Yên), bắt 27 VC, phá 37 nhà và 16 tấn thóc, di chuyển 300 tấn gạo và 300 con trâu ra khỏi mật khu. Ngày 18-1-1963: Hành quân vào mật khu Ông Đốc (Phước Thành), hạ 11 VC chết, bắt 16, hủy 10 tấn lúa gạo. Ngày 23-1-1963: Kết quả chiến dịch “Hải Yến” ở nhiều làng quận Tuy An (Phú Yên) mở từ 8-1-1963, loại trừ 92 VC, phá hủy một số cơ sở, giải thoát 1,626 dân bị VC kiềm giữ. *Tháng 2-1963 Ngày 3-2-1963: Đồn Dân vệ Lương Tâm, Long Mỹ (Chương Thiện) bị hàng trăm VC tấn công. Bảo An và phi cơ tới giải vây, 65 VC chết., Dân vệ : chết 13, bị thương 4, mất 1 súng cối. Ngày 9-2-1963: Hành quân “Đức Thắng 4” ở quận Kiên An (Kiên Giang) hạ 42 VC. Ngày 12-2-1963: Hành quân “Lam Sơn 2” gần Tam Kỳ (Quản Tín) hạ 48 VC, phá nhiều cơ sở, 7 tấn gạo và 35 tấn thóc. Một thiếu tá VC quy thuận. Ngày 13-2-1963: Hành quân tảo thanh hạ 65 VC tại Hậu Bối, Mỹ An, cách Cao Lãnh 30 cây số. *Tháng 3-1963 Ngày 3-3-1963: VC đánh đồn Bảo An Chùa Nổi (Mộc Hóa) bị hạ 23. Ngày 6-3-1963: Khoản độ 150 VC tấn công đồn Bảo An- Dân Vệ Châu Phú bị hạ 29. Ngày 9-3-1963: Một đoàn quân xa bị phục kích cách Cheo Reo (Phú VSTK - 4327


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Bồn) 25 cây số: 3 xe bị hư hại, 7 binh sĩ tử trận, 10 bị thương, mất 15 súng. Ngày 9-3-1963: Một đội Dân Vệ bị phục kích ở Giồng Trôm (Kiến Hòa) 25 tử trận, 15 bị thương, mất 28 súng. Ngày 11-3-1963: Hành quân tảo thanh Giồng Trôm, hạ 54 VC. Ngày 12-3-1963: Tại Cai Lậy (Định Tường) chạm súng với VC, Phía VNCH có 15 tử trận, 19 bị thương, mất 20 súng. Ngày 12-3-1963: Hành quân tại liên ranh Quảng Tín/Quảng Ngãi, hạ 48 VC. VNCH: 2 chết, 7 bị thương. Ngày 25-3-1963: Hành quân “Đức Thắng 9” ở Long Định (Định Tường) hạ 33 VC. VNCH: 10 chết, 14 bị thương, mất 10 súng. Ngày 26-3-1963: Khánh thành trại “Nhân-Trí-Dũng” ở suối Lồ Ồ, trung tâm huấn luyện cán bộ Ấp Chiến Lược. Ngày 28-3-1963: Hành quân “Phi Hỏa” đánh và Chiến khu Dương Minh Châu từ 21 tháng 3, hạ 47 VC, hủy 200 tấn lúa gạo. Sách sử của CSVM ở miền Nam xuất bản sau năm 1975 viết về mức độ tăng gia hành quân bình định lập ACL của VNCH sau trận Ấp Bắc đã gây khốn đốn cho VC như sau:454 * Phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”

18

Đầu năm 1963, sau khi kế hoạch “bình định miền Nam trong 18 tháng” (từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962) không thực hiện được, Mỹ vạch ra “kế hoạch tổng tấn công” (mang mật danh AN16/1963) (sic?) đánh vào các căn cứ cách mạng, ưu tiên lập các ấp chiến lược khu trọng điểm và vành đai biệt khu Sài Gòn hòng giành thắng lợi quyết định trong năm 1963 để “tạo vốn” cho Kennedy tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa vào năm sau.

19 20 21 22 23 24

Một mặt, Kennedy cho đổ thêm 5.000 quân Mỹ và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại3 vào miền Nam, mặt khác, gia tăng viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm để bắt thêm lính, mở hàng ngàn cuộc hành quân nhằm đẩy mạnh việc gom dân lập ấp chiến lược. Mỹ và chính quyền Sài Gòn chủ trương không tấn công tràn lan mà tập trung đánh phá một khu vực tương đối hẹp trong nhiều ngày. Chúng dự kiến sẽ hoàn thành 11.287 ấp chiến lược trong năm 1963 .

25 26 27 28 29 30 31

Chiến dịch AN16/1963 gây khó khăn mới cho quân và dân Nam Bộ.

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Ngay cả một số nhân vật cố vấn của bộ ngoại giao Hoa Kỳ thường hay đa nghi về các bản phúc trình từ Việt Nam gửi về Hoa Thịnh Đốn thì nay cũng đã biểu lộ một vài nét lạc quan dè dặt. Cục trưởng Tình báo và Nghiên cứu của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Roger Hilsman sau khi được bổ nhiệm làm thứ trưởng bộ Ngoại giao Chuyên trách về Đông Nam Á Sự Vụ đã gửi văn thư cho bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk viết rằng đương sụ tin rằng Hoa Kỳ có thể thắng ở Việt Nam với một số điều kiện: (i) Không quân sự hóa chiến tranh quá nhiều, rằng Hoa Kỳ không chỉ biết chú tâm vào việc tiêu diệt VC và áp dụng nhiều phương cách khác, nhưng cần phải chú tâm thực hiện một kế hoạch hữu hiệu nhằm nới rộng từ từ những vùng an ninh một cách có hệ thống và thấu đáo. . . . . .và cần chú tâm hơn vào các chiến dịch tảo thanh và bám trụ VSTK - 4328


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

cũng như hoạt động cảnh sát…(ii) Cần phải có tình trạng ổn định chính trị ở Sài Gòn. Việc đề cặp tới giải pháp trung lập hiển nhiên là rất nguy hại vì như thế là khuyến khích cho những kẻ âm mưu làm đả chính lật đỗ chính quyền.455 4.2 –Tình hình miền Việt Nam qua nhận định của tướng R.G.K. Thompson

Trong một cuộc hội kiến với TT Kennedy tại tòa Bạch Ốc ngàu 04/04/1963 với sự hiện diện của đại sứ Anh Quốc và Cục trưởng nhóm hàmh động của Hoa Kỳ ở Việt Nam, trưởng đoàn cố vấn Anh Quốc tướng K.Thompson đã đáp ứng những câu hỏi của TT Kennedy về tình hình ở Việt Nam như sau: - Ông Diệm được dân chúng ủng hộ trong những vùng do VNCH kiểm soát nhất là ở Sài Gòn giới trí thức đối lập đã bị Ông gạch bỏ. Tình trạng đối lập chính trị rất nghèo nàn. Nếu Ông Diệm không còn thì có nguy cơ là miền Nam VNCH sẽ bị thua trận bởi vì không có một nhân vật chính trị nào khác có khả năng lãnh đạo ngang tầm cỡ với Ông Diệm. - Về tình hình chiến sự thì Thompson nói rằng các thống kê của phía quân đội cho thấy tình thình tiến triển thuận lợi cho VNCH đặc biệt là số VC về đầu thú với chính quyền VNCH từ 15-20/ mỗi tuần vào đầu năm 1962 nay thì gia tăng đến 148 tính vào tuần lễ tháng 03/ 1963.Thompson dè dặt về hình thức các trận chiến thì không có nét gì thay đổi, VNCH chưa có trận chiến thắng lớn và trận Ấp Bắc là một kết quả trái ngược may rủi không mong đợi trong trận mạc. - Xâm nhập VC Bắc Việt ít đi vì thiếu thực phẩm và phương tiện nuôi dưỡng và cũng e sợ bị lộ dạng vì xâm nhập quá nhiều. - Ngày trước VC thắng Pháp vì Pháp không có hy vọng nào để kéo dân chúng ủng hộ mà cũng không có được một quốc sách ACL ở thôn quê có hiệu nghiệm an ninh như VNCH bây giờ. - Tình trạng trái ngược có thể nhìn thấy được qua vấn đề kiểm soát lãnh thổ: nơi nào do VC kiểm soát thì đường xá, nhà cửa, cầu cống hư hại không được sửa chữa xây cất trở lại; ngược lại tại các vùng dưới sự kiểm soát của chính quyền VNCH thì ACL, đường xá, nhà cửa, cầu cống được quy hoạch xây dựng, sửa chữa. - Kế hoạch phát quang cây cối rừng rậm bằng hóa chất không có lợi ích nhiều vì VC vẫn còn có thể tìm chỗ ẩn núp. Ngoài ra tâm lý dân tộc Á Châu không mấy thiện cảm với các loại hóa chất khác lạ. - Yếu tố tinh thần nhìn chung thì quân, cán, chính VNCH các cấp từ trên

xuống dưới đều có tinh thần cao nhất là các cấp tỉnh trưởng.

VSTK - 4329


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

- Chiến thuật trực thăng vận rất gây bất ngờ và có hiệu lực ngăn ngừa VC tập trung nhưng không thể dùng làm nền tảng cho các trận đánh lớn. Thắng trận bằng đầu óc và đôi chân. - Tình hình khủng bố hiện nay không đến mức xấu nhưng VC rõ ràng là đang bị thất bại về mặt nầy, gia tăng khủng bố, nhất là ném lựu đạn trong phạm vi Sài Gòn sẽ xảy ra nhưng cách thức khủng bố kiểu nầy chứng tỏ là VC đã tự thừa nhận là họ bị đánh bại nhưng phía chính quyền VNCH phải kiên nhẫn chịu đựng vì hậu quả gây ra tuyên truyền bất lợi trên các mặt sách báo ngoại quốc. VC không dùng phương sách khủng ám sát các viên chức dân cử của chính quyền VNCH nhưng tìm cách tạo tiếng xấu mất lòng dân đỗ lên các cấp chức quyền nầy trước khi VC diệt trừ họ. - Phi cơ chiến lược rất cần thiết trong các công tác ngăn chận VC tập trung, tiếp cứu những làng ấp bị VC tấn công nhưng không nên dùng phi cơ chiến lược để dội bom vào các làng ấp đang bị VC chiếm đóng vì sẽ không làm tan rã VC mà chỉ gánh lấy hậu quả tai tiếng cai đắng. Những phương cách kiểm soát dân chúng hiện giờ của chính quyền VNCH là đủ để không cần phải tấn công như thế vào những làng ấp bị VC chiếm giữ.

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

- Kể từ mùa Hè 1963, chính quyền VNCH có thế tuyên bố một số tỉnh thành là “vùng trắng” thật sự vắng bóng VC và nếu tình hình nầy tiến triển khả quan đến cuối năm thì có thể lần lần rút bớt đi các cố vấn quân sự Hoa Kỳ và như thế VC sẽ không còn có thể tiếp tục tuyên truyền đây là trận giặc của Hoa Kỳ tạo ra và VNCH là tay sai của Hoa Kỳ đồng thời cũng chứng tỏ được ý hướng trung thực của Hoa Kỳ.456 - Theo cục trưởng Nhóm Hành Động của Hoa Kỳ ở Việt Nam Chalmers B. Wood hiện diện trong cuộc hội kiến nầy thì TT Hoa Kỳ có nhiều viên chức trọng yếu của tòa Bạch Ốc đều rất hân hoan phấn khởi khi được nghe những điều nhận định tình ở Việt Nam đặc biệt là thứ trưởng Ngoại Giao Harriman kiêm Cục trưởng Đông Nam Á Sự Vụ thường có thói quen bỏ ra ngoài tai máy trợ giúp thính giác để khỏi phải nghe những bài phúc trình dài lê thê nhưng đương sự không làm như thế khi được nghe và chăm chú theo dõi tất cả những lượng định của tướng K.Thompson. Và ngay 2 tuần sau cuộc hội kiến, TT Kennedy đã ra lệnh xét nghiệm lại chương trình khai quang bằng hóa chất ở Việt Nam.457 4.3 –Bản Lượng Định Tình Hình Việt Nam NIEs 53-63 ngày 17/04/1963

Khởi đầu tháng 04/1963, phúc trình Lượng Định Tình Báo Quốc Gia/NIE biểu hiện một cách chung chung mặt tích cực của tình hình khả quan ở miền Nam VNCH trong các chiến dịch bình định tảo thanh VC. Các chuyên gia phân tích dữ kiện tình báo đều khen ngợi nỗ lực của bộ tư lệnh Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trong việc củng cố khả năng và hiệu quả cho quân lực VNCH chống trả những hành động đánh phá cùn kiệt của VC. Họ tin rằng với VSTK - 4330


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

đà tiến triển nầy của VNCH có nghĩa là VC có thể sẽ phải kiềm chế về mặt quân sự và như thế VC không còn có thể nào thay đổi được dứt khoác cục diện trong tương lai. Trong phần kết luận của bản lượng định khuyến cáo rằng tình hình mong manh của miền Nam VNCH vẫn chưa phải là đã chấm dứt, e ngại rằng với khả năng của Ông Diệm và của chính quyền do Ông đứng đầu có quyết tâm và hữu hiệu hay không để lôi kéo lòng dân ở nông thôn? Phần kết luận bản NIE họ cũng bày tỏ mối lo ngại rằng TT Diệm vì quá tự tin chiến thắng VC cầm chắc trong tay sẽ khiến cho Ông trở thành con người cố chấp khó có thể bị lay chuyển hay khi bị người khác sai bảo.458 Các bản lượng định tình báo NIEs viết trình lên cho các chức quyền nấm giữ chính sách của Hoa Kỳ thì rất bao hàm, nhưng lại chỉ là loại văn kiện thấm thấu đầy những nguồn tin tức công khai hay bí mật của chính quyền đang có vào lúc đó. Những người đặc trách phát thảo NIEs moi tìm bất kỳ một loại văn kiện nào được coi là nhất trí, không có tiềm ẩn ngầm chứa bất cứ một sự bất đồng chính yếu nào hoặc để lộ cho thấy sự thiên vị nào dù chỉ là dưới một mức độ thấp nhất. Triển vọng của miền Nam VNCH được “đa số những lượng định đánh giá chỉ làm vui lòng cho người tù trưởng còn người thổ dân dân da đỏ thì chẳng được một chút phấn khởi hân hoan nào.” Trong quyển Hồi ký của mình, một cựu nhân viên của Cục Trung Ương Tình Báo/CIA là George Carver sau khi rời khỏi cơ quan nầy để gia nhập vào đoàn thể chuyên gia của Cục Quốc Gia Lượng Định/ONE cho biết rằng bản lượng định NIE 53-63/17-04-1963 không miêu tả hay phân tích một cách chính xác tình hình ở miền Nam VNCH và những kết luận trong đó thì hoặc là bị cắt giảm đi quá mức đến độ ngoài mặt không còn một ý nghĩa gì hết hoặc là không được bảo đảm bằng những chứng cứ thật sự được tìm thấy. Triển vọng của VNCH chỉ là mặt bên ngoài nhưng bên trong vẫn ngầm chứa nhiều vấn đề căn bản không những chưa được giải quyết mà trong nhiều trường hợp càng trở nên xấu đi nặng nề.459 Trong bản phát thảo đầu tiên về Những Triển Vọng ở Nam VNCH, Carver và một đồng sự khác của Cục Quốc Gia Lượng Định/ONE đã đưa ra một kết luận rằng áp lực đe dọa của CS đè nặng lên miền Nam VNCH một phần lý do là do kiểu cách lãnh đạo guồng máy chính quyền của Ông Diệm. Trong khi cố tình lơi là hoạt động thu hút lòng dân thì Ông Diệm lại lệ thuộc việc đánh bại Cộng Sản vào với việc củng cố và nới rộng chế độ gia đình trị của nhà họ Ngô. Rằng chính quyền của Ông Diệm không muốn tiến hành việc cải tổ chính trị để số lượng cố vấn quân sự Hoa Kỳ can dự vào chiến trường Việt Nam được cắt giảm một cách tương xứng. Hay nói một cách khác Hoa Kỳ không thể thắng cuộc chiến tranh nầy cùng chung với Ông Diệm. Trong bản phát

thảo sơ khởi NIE 53-63 nầy có nhiều quan điểm mâu thuẫn rõ rệt với những quan điểm đã được báo cáo bởi những nhân sự trong chính phủ Hoa Kỳ đang công tác hay thi hành nhiệm vụ ngay trên hiện trường ở VNCH như đại sứ Nolting, Tư lệnh phái bộ cố vấn quân sự Hoa Kỳ tướng Harkins, Trưởng trạm CIA John Richardson ở Sài Gòn. Carver và đồng nghiệp của đương sự không VSTK - 4331


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

đã không so chiếu đánh giá tới nơi tới chốn những quan điểm đó trước khi đưa ra phần kết luận cho bản sơ thảo NIE 53-63. Do đó có một số trưởng ngành tình báo khác nhau của Cục Quốc Gia Lượng Định/ONE đã lên tiếng nghiêm khắc phê phán sự thiếu sót cố tình của Carver không chịu tham chiếu nghiêm chỉnh những thắng lợi chính trị-quân sự đã và đang thu hái được ở Việt Nam để rồi đi quá xa trong việc đã kích Ông Diệm và gia đình họ Ngô. Cục trưởng Cục Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ cho rằng những sự phê phán của các trưởng ngành tình báo khác nhau của Cục Quốc Gia Lượng Định/ONE là hữu lý cho nên đã chính thức gửi trả lại bản sơ thảo NIE53-63 và yêu cầu Cục Quốc Gia Lượng Định/ONE tiến hành việc hiệu chĩnh chính yếu căn cứ trên những quan điểm của phái đoàn công tác Hoa Kỳ ở Việt Nam và kết quả là bàn lượng định Triển Vọng Việt Nam chính thức NIE 53-63/ 17-04-1963 được Cục trưởng Cục Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ/CIA chuẩn phê và cho xuất trình.460 4.4 – Những Lượng định sai lệch về tình hình và triễn vọng VNCH

Một cựu Trưởng Ban soạn thảo bản Lượng Định nguyên thủy về tình hình và triển vọng VNCH (mà về sau lại trở thành bản Lượng Định 53-6/17-031963) là Willard C. Mathias đã viết một bài nghiên cứu phân tích có tựa đề “Ba Sự Lượng Định Sai Lạc Như Thế Nào/ How Three Estimates Went Wrong” đăng trên tập chí “Những Thâm Cứu về Tình Báo/Studies in Intelllgence”, tập XII, số 1 (đợt xuất bản mùa Đông 1968), từ trang 26 đến trang 38. Trong 3 sự Lượng Định sai lệch nầy, có trường hợp của bản Lượng Định NIE 53-63/17-04-1963 về tình hình VNCH. Trước khi đi vào nội dung của mỗi một trường hợp lượng định, soạn giả Willard C. Mathias đã phân tích một cách tổng quát về tổ chức, điều hành và thủ tục áp dụng trong tiến trình lượng định. Phần phân tích nầy có thể hiểu như sau:461 W.C.Mathias, tr.tr. 27-28. Thủ tục dùng để soạn thảo những bản Lượng Định Tình báo Quốc Gia Hoa Kỳ được ứng xử để bảo đảm rằng những người có trách nhiệm thi những chính sách của Hoa Kỳ có tiếp nhận một sự đánh giá tình báo đồng thuận (hoặc là một sự không thỏa thuận đã được vạch ra một cách cẩn trọng) dựa trên sự cung cấp tin tức tốt nhất và đã được xét nghiệm càng sâu rộng càng tốt. Tuy nhiên thủ tục soạn thảo nầy chỉ cung ứng phần cốt lõi nằm trong phạm vi của những người hành sự, và những sự lượng định chỉ được xem lả tốt khi chúng được phát thảo bởi những người hảo hạng đang điều hành guồng máy. Trong guồng máy nầy, Hội Đồng Cục Lượng Định Quốc Gia/Board Office National Estimates/(BONE) giữ một vai trò hết sức quan trọng về mặt điều hành và vận dụng trí óc. Bản Lượng Định Sơ Thảo do một Ban Tham Mưu Lượng Định Sơ Thảo lãnh trách nhiệm biên soạn theo sự điều hướng của BONE. Bản Lượng Định Sơ Thảo nầy được đưa ra bàn luận trước một Ủy Ban đại diện các ban ngành của Hội Đồng Tình Báo Hoa Kỳ/ USIB cùng chung với

VSTK - 4332


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

các ban ngành của Cục Trung Ương Tình Báo /CIA dưới sự chủ tọa của một thành viên trong BONE và thành viên chủ tọa nầy sẽ trình xuất bản Lượng Định Sơ Thảo trước Hội Đồng USIB. Vai chánh chủ động viết ra bản lượng định sơ thảo đầu tiên cũng có một vai trò quan trọng bởi vì đương sự cò nhiều kiến thức nhiều hơn những thành viên khác trong BONE và nếu đương sự lại là một người giỏi viết văn chương và có sức thuyết phục trong khi bảo vệ những quan điểm của mình thì đương sự sẽ đặt một ấn tượng thật bám rễ lên bản dự thảo nguyên thủy. Ngoài ra, nếu chủ tịch Hội Đồng BONE cũng là một người đã từng dày dặn kinh nghiệm với chủ đề của bản lượng định Sơ Thảo và có tính khí của một kẻ hướng đạo thì nhất định là đương sự cũng sẽ đặt một ấn tượng sâu sắc khó phai mờ lên Bản Lượng Định nầy. Hơn nữa, Hội Đồng BONE chính là tập thể đồng nhất chịu trách nhiệm với Cục Trung Ương Tình Báo về mặc hình thức và thực chất cốt lõi của những bản Lượng Định. Đó chính là Hội Đồng của Cục Trưởng Cục Tình Báo Trung Ương CIA, một công cụ để đương quan CIA công thức hóa những quan điểm của mình và để lưu ý đương sự về nguồn tin và ý kiến xử dụng trong chủ đề đang được đưa ra. Mặc dù cá nhân của Cục Trưởng CIA có thể tin tưởng nhiều hơn một vài thành viên trong Hội Đồng BONE, nhưng vì năng lực theo nghi thức lãnh đạo của mình cho nên đương quan cần phải có một Hội Đồng đủ trình độ và một thành phần cân xứng, có kinh nghiệm để có thể tin tưởng được rằng tất cả mọi khía cạnh của vấn đề đã được cân nhắc một cách thông suốt chí lý. Người ta không thể trình bày một cách khái quát về phương pháp hay kỹ thuật mà các thành viên của ủy ban BONE xử dụng để đạt tới những sự xét đoán có tính cách ước lượng. Mỗi trường hợp lượng định đều mang một sắc thái riêng duy nhất và nhân viên lượng định phải hướng về những hỗ trợ khác nhau: số lượng và bản chất thuyết phục của chứng cứ; của những phương pháp được những người tham gia xử dụng để phân tích sự việc; của sự phê luận từ những người khác đối với điều gì mà họ tin tưởng một cách đặc biệt kinh qua sự học vấn, kinh nghiệm hay sự nhạy bén tri thức của họ; vì họ có một nền tảng riêng của mình đối với vấn đề lượng định; và vì nếu muốn cho thế giới tốt đẹp hơn, thì cần có những linh cảm của họ tức là một khả năng cảm nhận hay nghi ngại về một điều gì xảy ra nhưng không phải là nhờ có một chứng cứ thực tế nhưng là vì có một điềm lạ mơ hồ nào đó đang ẩn khuất bao quanh một hay nhiều sự kiện thực tế đã hay đang xảy ra. Cần phân biệt linh cảm mà theo ông bà tổ tiên thường gọi là huệ nhãn thì khác với dị đoan. Dị đoan hoặc nằm chiêm bao là thấy một điềm lạ liền xác quyết tin ngay rằng một việc tốt hoặc xấu trong thực tế cuộc sống của con người nhất định sẽ xảy ra hay đã xảy ra mà không cần giải thích về mối liên hệ tại sao điềm lạ như thế thì lại xảy ra sự việc như thế.

VSTK - 4333


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Sự mê tín thường đi kèm với dị đoan mà không có hay không cần biết đến yếu tố thuần lý của trí thức. Linh cảm là kết quả của kinh nghiệm tri thức thuần lý đối với một sự thể đã từng có qua trải nghiệm trong quá khứ nay lại tái xuất hiện trong trí óc ở hiện tại với một số nét đặc trưng giống hay gần giống như thế. Dị đoan có thể khiến cho người ta đi đến những quyết định hay những hành động ngờ ngệch, thiển cận tai hại vì ảo tưởng những hiệu quả chắc chắn của sự việc dị đoan sẽ xảy ra. Và sau cùng, Linh cảm là một chuyện, còn sự việc có xảy ra đúng như linh cảm hay không lại là một chuyện khác bởi linh cảm không tin tưởng một cách tuyệt đối nhưng nghĩ rằng sự việc có thể sẽ xảy ra và vì vậy cần phải có những phương thức chuẩn bị để phòng ngừa hoặc chận đón. Thí dụ vào năm 1962, Cục trưởng Cục CIA là John McCone cứ tiếp tục lo ngại rằng CS Liên Sô có khả năng đặt dàn hỏa tiễn lên đảo Cuba để đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ mặc dù không có một chứng cớ thực tế đáng tin cậy nào để rồi Hội Đồng BONE phán đoán rằng Liên Sô sẽ không thể nào làm một chuyện điên rồ như thế. Nhưng CS Liên Sô đã làm và linh cảm của John McCone đã ứng nghiệm. Vào khoản từ năm 1962, việc lượng định tình hình trở nên dễ dàng hơn 1015 năm trước đây bởi vì Hoa Kỳ đã có thể thu thập được nhiều chứng cứ, dữ liệu trên nhiều mặt về khả năng quân sự của CS Liên Sô. Những cách khám phá, thu thập và giải mã tin tức tình báo đã tiến bộ rất nhanh. Tuy vậy cũng vẫn có những vấn đề khiến cho chuyên gia lượng định tình thế phải kiệt quệ đau đầu nhứt óc như: (a) sự lượng định đang nằm trong những khu vực bất ổn định hay đang trong những lúc tình hình căng thẳng; (b) trong những trường hợp mà tiềm lực của những phe đối nghịch đang ngang ngửa với nhau hoặc không thể suy định được kẻ yếu, người mạnh; (c) khi mà chứng cứ mâu thuẫn nhau, thông thường mâu thuẫn xảy ra qua sự dối trá bóp méo cố tình hay che lấp quanh co vì bất cứ một lý do nào đó không thể hoặc không muốn thổ lộ ra. Trong 3 trường hợp vừa kể thì Hội đồng BONE thường có những nhận xét sai lầm và tác giả trưởng ban thảo phát bản lượng định cũng là một thành viên của BONE. 4.5– Bản Lượng định sai lệch NIE 53-63 về tình hình và triễn vọng VNCH

Sự lượng định nầy phản ảnh một quan điểm sai lầm thuộc nhóm (b) kể trên, khi mà lực lượng của các phe đối nghịch nhìn từ bề ngoài như ngang bằng nhau hoặc khó có thể xét định được phía nào mạnh hay phía nào yếu hơn. Loại lượng định nầy có một lịch sử bức xúc lâu dài. Sự lượng định khởi đầu từ tháng 10/1962 để rồi mãi về sau mới được Hội Đồng Tình Báo Hoa Kỳ USIB chấp nhận vào tháng 04/1963 và có danh xưng là Những Triển Vọng ở Việt Nam. Vào thời điểm nầy ông Diệm vẫn còn là Tổng Thống của miền Nam VNCH và bà Nhu đang nổi tiếng như sóng cồn. Tình trạng can dự của Hoa Kỳ đang được thực hiện dưới hình thức cố vấn và yểm trợ tiếp vận. Sự lượng định tình thế vào lúc nầy nhằm mục đích đánh giá điều gì đang xảy ra, vì sao sự VSTK - 4334


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

việc bị sai lệch, có những triển vọng nào không. Ở đây soạn giã Willard C. Mathias không nhận định tất cả những kết luận có ghi ra trong bản lượng định nhưng chỉ nhận định một số tuyên bố tình trạng chiến tranh đang diễn tiến như thế nào và triển vọng của miền Nam VNCH ra sao trong công cuộc đấu tranh vào lúc đó. Sau đây là một vài trích dẫn trong số những kết luận đã được chuẩn nhận bởi Hội Đồng USIB như sau:462 W.C.Mathias, tr.tr.31-32. a. Chúng ta tin tưởng rằng sự tấn phát của Cộng Sản đã bị cùn nhụct và tình hình đang được cãi thiện. Khả năng của miền Nam VNCH được tăng cường và có hiệu quả. b. . . . . . c. Những mặt phát triển trong một hai năm vừa qua cũng cho thấy một số hứa hẹn trong việc giải quyết tình hình chính trị suy yếu, đặc biệt là tình trạng bất ổn an ninh ở vùng nông thôn mà Cộng sản đan ẩn náu nương thân. Tuy nhiên, khả năng của chính quyền để chuyển biến thành quả quân sự thành một sự ổn định chính trị lâu dài là điều nghi vấn.

Lượng định như thế và không có một tiếng chuông báo động nào cả và chỉ có thể hiểu một cách đơn giản là: mọi sự việc chưa rơi xuống hỏa ngục; chúng ta không biết kết cuộc sẽ ra sao, tuy nhiên tình trạng của miền Nam VNCH không đến mức quá tệ; Ông Diệm có phần tiến bộ; Ông có thể thắng trận quân sự, nhưng nếu Ông có thể thành công như thế thì chưa chắc là tình trạng bất ổn định chính trị của miền Nam VNCH cũng sẽ chấm dứt. Sáu tháng sau, Ông Diệm bị hạ bệ, và tình trạng quân sự lẫn chính trị càng lúc càng trở nên xấu thêm đến mức độ nghiêm trọng và cuối năm 1964. Điều gì khiến xui sự lượng định của NIE 53-63 bị sai lệch? Như vậy, trong trường hợp nầy thì bản lượng định nguyên thủy của ủy ban soạn thảo là đúng trên căn bản, nhưng bản lượng định nguyên thủy nầy đã trở thành yếu kém trầm trọng sau khi tiến trình phối họp bàn cãi, xét lại và biểu quyết để trở thành những kết luận cuối cùng của bản NIE 53-63. Để rõ thêm vấn đề, sau đây là phần trích dẫn của một số kết luận (a), (b), (c) đã từng ghi ra trong bản lượng định nguyên thủy về Triển Vọng của miền Nam VNCH mà mục (c) là phần kết luận tổng kết cho bản lượng định nguyên thủy nầy trước khi được BONE rà xét và sửa đổi: 463 W.C.Mathias, tr.32. a. Không có những phương tiện khách quan nào gọi là thỏ đáng để xác định được chiến trận đang diễn tiến như thế nào. Bề ngoài thì việc gia tăng can dự của Hoa Kỳ đã có khả năng trợ giúp cho chính thể VNCH kiểm soát được sự lấn tới của Cộng Sản và cũng có thể là giúp cho tình hình thăng tiến trong một số lãnh vực; tuy vậy, không thể nào để nói được rằng làn sóng cồn cuồn ngập đang xô đẫy về hướng bên nầy hay hướng bên kia. b. Về phía VNCH, sự áp dụng chiến lược mới, chẳng hạn như các Ấp chiến lược đã được củng cố, những sự chuyển biến quân sự và tổ chức an ninh, huấn luyện, sự áp dụng các dạng chiến thuật, tất cả đã làm tăng thêm tiềm năng nỗ lực đánh phản du kích VSTK - 4335


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

VC. Tuy nhiên những yếu điểm to lớn vẫn còn tồn tại và rất khó vượt qua. Trong số những yếu điểm nầy gồm có: thiếu tinh thần hang say chiến đấu và khả năng lãnh đạo chỉ huy kém ở mọi cấp, quân binh kém đạo đức không được lòng tin tưởng của người dân ở nông thôn, áp dụng kém cỏi chiến thuật trong việc điều động quân lực, hệ thống tin tức tình báo không hữu hiệu và rõ ràng là có nội tuyến của Công Sản xâm nhập vào tổ chức quân đội VNCH.

Sau đây là bản sao và tạm dịch phần (c) nguyên thủy trước khi BONE rà xét và sửa đổi: 464 W.C.Mathias, tr.32.

c. Muốn cho cuộc chiến đấu của miền Nam VNCH đạt tới mức tốt nhất thì phải kéo dài và tốn hao. Phía Cộng Sản nhất quyết phải giành cho bằng được sự kiểm soát và miền Nam VNCH hiện giờ đơn độc không đủ khả năng để ngăn ngừa sự hủy diệt của mình hiện nay. Chính sách ngăn chận Cộng Sản và sự tái lập an ninh ít ỏi ở nông thôn có thể thực hiện được nhờ có sự nỗ lực lớn lao của Hoa Kỳ theo tình thế chính trị của miền Nam VNCH hiện nay, nhưng sự tiến triển thực chất để người dân miền Nam VNCH được độc lập không thể nào xảy ra nếu không có những sự thay đổi cấp tiến trong những phương thức và nhân sự của chính quyền VNCH. Ngay cả khi điều nầy có thể xảy ra suông sẻ thì đây cũng chỉ mới là sự bắt đầu; nhóm Cộng Sản vẫn còn có những khả năng và sự trợ giúp mà sẽ phải cần nhiều năm gây dựng nỗ lực để làm cho chúng tiêu tan.

Khi tự kiểm tra lại bản Lượng Định nguyên thủy, Hội Đồng Lượng Định BONE đã rà soát và sữa đổi: hai mục (a) và (b) không có khác biệt nhiều, tuy nhiên ở mục (c) thì từ hình thức đến ý nghĩa đã bị biến thể một cách đáng kể: 465

23

24

25

26

27

28

29

30

W.C.Mathias, tr.tr.32-33.

Với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, VNCH ít ra có những thế đứng tốt cho một cơ may ngăn chận Cộng Sản trên bình diện quân sự. Tuy nhiên phương thức điều hành chính quyền của ông Diệm, và đặc biệt là những phương cách áp dụng của guồng máy nầy nhằm đè bẹp không cho những phần tử đối lập đứng ra tham gia quyền hành chính trị, đã làm cho hiệu quả của chính quyền bị suy giảm trên cả hai bình diện quân sự và chính trị. Hoa Kỳ tin rằng cho đến khi nào mà chưa có những sự thay đổi cấp tiến đối với những phương thức chính quyền nầy thì có ít hy vọng cho việc cắt bớt sự can dự của

VSTK - 4336


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Hoa Kỳ hoặc là sẽ có một sự giảm sút mối nguy cơ của Cộng Sản đáng kể và lâu dài.

Tác hại trầm trọng về sự thay đổi mục (c) của bản Lượng định nguyên thủy vừa kể trên là sự chuyển đổi từ sự nhấn mạnh một tình trạng khó khăn cố hữu có tính cách trong trường kỳ của vấn đề (mà từ đó Ông Diệm đã góp phần vào) để biến mục (c) thành một bản cáo trạng chế độ của Ông Diệm hay nói khác đi nếu còn ông Diệm thì Hoa Kỳ sẽ thua trận chiến ngăn chận làn sóng đỏ Cộng Sản. Câu hỏi đặt ra: Mặt tác hại mục kết luận (c) của bản Lượng Định Nguyên Thủy sau khi được BONE rà xét lại như thế nào? Đó là sự chê trách Ông Diệm yếu kém, không có khả năng cả về hai mặt chính trị và quân sự. Về mặt chính trị, thì kết luận nầy đụng chạm với bộ ngoại giao Hoa Kỳ kể cả TT Kennedy. Về mặt quân sự thì đụng chạm tới Bộ Quồc Phòng và các nhân vật quân sự hiện đang có tư tưởng lạc quan đối với triễn vọng của VNCH xuyên qua những chiến thắng quân sự của VNCH kể từ giữa năm 1962: (i) Về mặt chính trị: Kể từ thời đại sứ Hoa Kỳ Durbrow, sang tới thời kỳ TT Kennedy bắt đầu vào nhà trắng, Hoa Kỳ luôn luôn thúc buộc Ông Diệm phải ngoan ngoãn nghe theo chính sách chống Cộng Sản của Hoa Kỳ- theo kiểu “thái thú” của đế quốc bành trướng phong kiến Trung Quốc ngày xưa- xem VNCH như là một châu, huyện phiên bang, hàng rào của họ và đánh giặc mướn cho họ nhằm ngăn chận chủ thuyết CS lan tràn xuống Đông Nam Châu Á nếu Ông Diệm muốn được họ tiếp tục viện trợ. Và như đã kê cứu trước đây, Ông Diệm đã cứng lòng không chịu tuần phục sự thúc ép của viên thái thú Hoa Kỳ Durbrow và TT Kennedy đành phải cử đại sứ F. Nolting sang thay thế, dùng phương chước dụ giỗ hơn là hăm dọa nhưng Ông Diệm cũng vẫn kiên quyết từ chối chấp nhận làm con rối bù nhìn tay sai của Hoa Kỳ vì nếu không thì chính nghĩa Quốc Gia Độc Lập chống Cộng Sản của VNCH sẽ không còn nữa. Rốt cuộc, TT Kennedy và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải trái lòng chấp nhận một sự hợp tác giới hạn sự can dự về chính trị, quân sự thuộc nội bộ của chính quyền VNCH do Ông Diệm lãnh đạo với một lý do thực tế là hiện nay Hoa Kỳ chưa tìm được người nào có khả năng tốt hơn để thay thế Ông Diệm. Như vậy, khi Hội đồng Bone tố cáo Ông Diệm vô năng lực chính trị thì cũng có ý là tình hình chính trị của VNCH chưa giải quyết dứt khoác được chính là vì TT Kennedy và bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn cứ mãi tiếp tục dây dưa hợp tác chính trị một cách giới hạn với ông Diệm. (ii) Về mặt Quân sự: Bộ Quốc Phòng, Cục Trung Ương Tình Báo /CIA Hoa Kỳ là những cơ quan trách nhiệm huấn luyện đào tạo cho quân lực VNCVH về mặt tác chiến VSTK - 4337


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33 34

35

36

37

38

39

40

41

kỹ thuật và An ninh tình báo. Bone chê trách quân lực VNCH là nhát gan, không hiếu chiến, hãm hiếp v.v… thì không khác gì bôi nhọ lên các chức quyền quân sự cao cấp của Hoa Kỳ đang có trách nhiệm hành sự cố vấn, huấn luyện ở Việt Nam: “Tại thầy dạy dỗ tồi cho nên học trò mới hư đốn!” Tác giả chính của bản lượng định nguyên thủy kể trên là tiến sỹ Sherman Kent Chủ Nhiệm Hội Đồng Lượng Định Quốc Gia/ BONE và một thành viên của BONE là George Carver. Bản Lượng Định nầy sau khi được toàn thể Hội Đồng BONE rà xét và sửa đổi thì lại có thêm nhiều ghi chú bất đồng quan điểm khác nhau của nhiều nhân vật trọng yếu như: đại sứ Hoa Kỳ đương nhiệm tại Việt Nam F.Nolting, tướng tư lệnh Cố Vấn Quân Sự Harkins, cụm trưởng CIA ở Sài Gòn John Richardson khiến gây ra một loạt phản ứng dèm pha dí dỏm của những trùm đứng đầu các ban ngành cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cho rằng bản lượng định nguyên thủy của BONE đã quá xem thường, hạ giá quá thấp những thành quả tiến bộ chính trị, quân sự ở miền Nam VNCH; rằng BONE đã lạm dụng đi quá đà trong việc bêu xấu chỉ trích Ông Diệm và gia đình họ nhà Ngô Đình. Cục trưởng Cục Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ John McCone nhận định rằng những chỉ trích của những nhân vật vừa kể là hữu lý và thuyết phục cho nên đã gửi trả bản lượng định nguyên thủy của BONE và chỉ thị viết lại bản lượng định nầy với sự tham chiếu nghiêm chỉnh, đầy đủ những quan điểm của đoàn ngũ Hoa Kỳ đang công tác ở Sài Gòn và nơi chiến trường Việt Nam. 466 William J.Rust Kennedy in Vietnam, s. đ.d ., tr.tr. 91-92. Ngày 27/02/1963, trước Hội Đồng Cơ Mật Hoa Kỳ/United States Intelligence Board/USIB (sau nầy đổi là NFIB/National Foreign Intelligence Board), với sự có mặt đông đảo các viên chức trưởng ban, ngành, phòng, sở chính ngạch và nhóm tham mưu của họ trong hệ thống tổ chức tình báo dân sự, quân sự của Hoa Kỳ, Cục trưởng CIA John McCone trách cứ Sherman Kent Chủ Nhiệm Hội Đồng Lượng Định Quốc Gia/ BONE và các đồng nghiệp của đương sự đã soạn thảo một bản Lượng Định Quốc Gia /NIE bằng những óc phán đoán cách biệt khá xa so với những óc phán đoán cũa “những người đang trải nghiệm thực sự, hiểu biết nhiều nhất về Việt Nam.” McCone nêu ra một số tên tuổi những nhân vật Hoa Kỳ đang có trọng trách cố vấn và thi hành chính sách của Hoa Kỳ ở VNCH, rồi chỉ thị cho Hội đồng BONE xét lại những quan điểm của những nhân vật vừa kể để phát thảo lại Bản Lượng Định NIE.467 Harold P.Ford, CSI/CIA 1998, tr.12

Kể từ thời thực dân Pháp còn ở Đông Dương , Hội đồng BONE thường liên tục có những lượng định một cách dè dặt bi quan không thiên vị về triển vọng của Việt Nam. Chẳng hạn như BONE đã đề xuất một bản Lượng định NIE vào ngày tháng 03/1952, trước khi Pháp bị thất trận lớn ở Điện Biên Phủ, rằng viễn cảnh Đông Dương trong năm sắp tới chính là suy sụp lần lần về tình hình quân sự Pháp-Việt (Quốc Gia Việt Nam) và nếu chiều hướng nầy không thay đổi thì trong tương lai dài hạn rất có thể là người Pháp phải rút lui khỏi Đông VSTK - 4338


1

Dương.468

FRUS, 1952-1954. Vol.XIII, part 2. Indochina. Nguồn: https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1952-

54v13p1/d27 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24 25

26

27

28

29

30

31

32 33

Nhiều năm trước đây, các tiếng nói của nhiều viên chức BONE thường tỏ ý nghi ngờ về lý thuyết quân cờ xếp Domino bằng cách làm nổi bật sự khiếm khuyết sức mạnh và sự đoàn kết gắng bó của người dân địa phương ở miền Nam Việt Nam và họ đặt nghi vấn rằng liệu Hoa Kỳ hoặc là sự trợ giúp ngoại nhập về quân sự sẽ có thể tạo ra một xã hội vững chắc ở đó hay không? Vào tháng 06/1962, trước khi có sự khởi thảo bản lượng định nguyên thủy NIE 5363, BONE đã không đồng quan điểm với cục trưởng CIA McCone về nguồn gốc phát xuất ra những sự xáo trộn ở miền Nam VNCH. Theo McCone thì nguồn gốc chính là từ Cộng Sản Trung Quốc bởi vì bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ McNamara đã nói với McCone rằng nhờ có những nỗ lực của Hoa Kỳ, miền Nam VNCH đang tạm thời thoát khỏi ngón chân lạnh buốt xâm lấn của CS Bắc phương (Trung Quốc). Chủ nhiệm Hội đồng BONE Sherman Kent trả lời với McCone là tuyên bố của McNamara khi cho rằng chính sách của Hoa Kỳ đang từng bước gặm nhắm tình trạng đe dọa thực sự ở miền Nam VNCH. là không đúng. Theo Kent thì nguồn gốc đích thực của sự đe dọa ở đây và tâm điểm của trận chiến chính là những làng mạc, rừng núi tại Việt Nam và Lào. Kent nói rằng trận chiến nầy chỉ có thể thắng bằng ý chí, năng lực và sự nhạy bén chính trị của riêng những chính quyền đang kháng cự nhau, Hoa Kỳ không thể thay thế họ để đánh bại Cộng sản bằng quân sự qua việc đưa quân ồ ạt vào miền Nam và cho dù có thắng thế đi nữa thì cũng không phải là thắng về mặt chính trị để tạo dựng được một chính quyền vững chắc và độc lập nhưng chỉ còn là một hình thức thuộc địa tốn kém.469 Harold P.Ford, CSI/CIA 1998, tr.tr.12-14.

Trong năm 1963, CIA/ MacCone đồng quan điểm với ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Deen Rusk cùng với nhiều nhân vật thi hành chính sách của Hoa Kỳ, cho rằng sự đe dọa của Cộng sản là toàn bộ phát xuất từ đế quốc bành trướng bá quyền Cộng sản Liên Sô và Cộng sản Trung Quốc. Trong khi đó thì Bone và một số viên chức hành sự cơ mật của Hoa Kỳ cho rằng “kẻ quỹ quyệt chính là Hà Nội chứ không phải là Moscova hay Bắc Kinh và trận chiến tranh giành giựt miền Nam cơ bản là một trận nội chiến quân sự và chính trị.” 470 Harold P.Ford, CSI/CIA 1998, tr.14. KHẢO LUẬN

34

35

36

37

38

39

40

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ McNamara và ngoại trưởng Dean Rusk đúng khi cho rằng nguồn gốc gây chiến tranh tại Việt Nam là từ ngón chân lạnh buốt của CS Trung Quốc ở phương Bắc. Ngón chân của CS Trung Quốc ở đây là Cộng Sản Bắc Việt. Trung quốc không trực tiếp đưa cố vấn quân sự của mình vào Việt Nam như Hoa Kỳ đang làm ở miền Nam VNCH. Tuy nhiên McNamar không nhấn mạnh là ngón chân nầy không ra mặt công khai để xâm lược miền Nam VNCH nhưng lại dùng móng chân của mình tức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tức Việt Minh Cộng Sản/VC nằm vùng ở miền Nam để gây rối.

VSTK - 4339


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Sherman Kent và đồng sự George Carve trong Hội đồng BONE đã không cứu xét sâu sắc khi cho rằng không phải Moscôva và Bắc Kinh là những kẻ chủ chốt âm mưu xâm lăng miền Nam VNCH nói riêng và toàn vùng Đông Nam Châu Á nói chung để thực hiện bành trướng chủ nghĩa đế quốc bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản nhằm đối đầu với chủ nghĩa đế quốc tư bản thuộc địa kiểu mới. Bone đúng khi vạch mặt kẻ quỹ quyệt nằm trong bóng tối chính là Hà Nội nhưng Kent cũng không đá động gì tới cái móng chân của Hà Nội là CSVM nằm vùng/VC và sau nầy biến thành MTDTGPMN ở miền Nam VNCH. Kent nói đúng, chiến thắng quân sự nhưng không giải quyết được tình trạng chính trị rác rưởi ở miền Nam thì miền Nam Việt Nam thì trước sau thế nào cũng sẽ bị Cộng Sản Hà Nội nuốt trửng. Kent muốn khai trừ chính thể VNCH do Ông Diệm lãnh đạo. Bone giỏi trích nhưng không tìm ra được một giải pháp thích ứng để giải quyến tình trạng bất ổn chính trị ở miền Nam và như vậy thì Bone là kẻ thọc gậy bánh xe phá hoại, vô hình chung có thể xem như cùng phe với CS Bắc Việt: Lịch sử đã chứng minh: sau Ông Diệm chỉ là ô tạp, võ biền và MTGPMN cũng chỉ là một trong những ổ rác ở miền Nam sau 30/04/1975. *

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

4.6- Tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và VNCH Một tuần lễ sau khi bản lượng định NIE 53-63/ 17- 04 -1963 vừa mới được xuất trình thì đã có những sự kiện xảy ra trùng hợp với những điều kết luận của George Carver trong bản NIE nguyên thủy đã bị trùm CIA thãi hồi: ngày 22/04/1963, Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn phúc trình báo cáo rằng Ông Diệm và Ông Nhu tỏ ý lo ngại nhiều hơn về những sự xen lấn của Hoa Kỳ vào chủ quyền của VNCH. Báo cáo nầy viết: “Từ giữa tháng 04/1963 căng thẳng bang giao giữa 2 chính phủ VNCH và Hoa Kỳ gia tăng đến một mức độ đáng kể đối với những sinh hoạt ở Nam Việt Nam. Cả hai anh em Ông Diệm và Nhu rất lo ngại vì những vi phạm hiện giờ đến chủ quyền của VNCH. Bộ Tư Lệnh Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ được liệt kê ra là chủ chốt của tình trạng lo ngại nầy. Tuy nhiên chính những lực lượng Đặc Nhiệm của Hoa Kỳ mới chính là trọng điểm gây ra lo ngại. Ông Diệm cứ làm ngơ kéo dài thêm thời gian đợi cho đến khi nào điều vi phạm càng nhiều thêm chứng cứ rõ ràng để mạnh mẽ đối chất với để quy trách nhiệm cho Hoa Kỳ rồi yêu cầu rút quân bớt đi với lý do là VNCH không thể kham nổi với số lượng cố vấn quân sự Hoa Kỳ hiện hữu vào lúc nầy.”471

Ngày 12/04/1963, biên bản cuộc hội kiến giữa một nhân vật thuộc chính quyền Hoa Kỳ với cố vấn Chính trị Ngô Đình Nhu vào ngày 12/04/1963 cho biết Ông Nhu đã có phát biểu rằng “sẽ rất hữu ích cho nếu Hoa Kỳ giảm quân số cố vấn quân sự trong khoảng từ 500 đến 3,000 hay 4,000 người.” (It would be useful to reduce the numbers of Americans by anywhere from 500 to 3,000 or 4,000.) 472 Ngày 13/04/1963, chủ tịch Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ VNCH Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu, trong một buổi đại hội đã ra chỉ thị rằng phong trào phụ nữ không cần phải tỏ ra biết ơn đối với sự trợ giúp của ngoại

VSTK - 4340


1

2

3

4

5

6

7

bang bởi vì người Việt Nam có phong tục, tập quán, luật lệ nghiêm minh và người ngoại bang đã lợi dụng vị thế của mình để tự quyền biến phụ nữ Việt Nam thành tôi tớ và dụ dỗ sa ngã vào đường suy đồi. Chỉ thị nầy của bà Xuân công kích bày bác những động lực của những kẻ ban phát những viện trợ đã gây tức giận cho đại sứ Hoa Kỳ Nolting vì chỉ thị nầy được hảng thông tấn xã Hoa Kỳ UPI và báo Times phổ biến. Đại sứ Nolting dự định sẽ phản kháng sự kiện nầy với Tổng thống Diệm. 473

*

VSTK - 4341


VII/ MIỀN NAM VNCH TỪ THÁNG 05/1963 ĐẾN THÁNG 06/1963 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

Báo Washington Post ngày 12/05/1963 đăng tải bài phỏng vấn của đặc phái viên Warren Unna với cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu trong đó Unna trích dẫn lời tuyên bố của ông Nhu rằng “Miền Nam muốn thấy một nửa trong số 12,000-13,000 cố vấn Hoa Kỳ đang hành sự ở đây rời khỏi Việt Nam.” Unna mô tả ông Nhu như là người đứng sau kế vị có nhiều quyền lưc và rằng 5 tháng trước đây ông Nhu đã nói với các chức quyền hữu trách của Hoa Kỳ là họ có thể rút bớt đi ½ lực lượng Hoa Kỳ bởi vì số lượng không cần thiết quá nhiều sẽ tạo nguyên cớ cho VC tuyên truyền xuyên tạc. Unna báo cáo rằng Ông Diệm và ông nhu không tin tưởng các cố vấn quân sự Hoa Kỳ ở các cấp địa phương VNCH bởi vì ông Nhu tin rằng sự hiện diện của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chỉ là để thực hiện những công tác tình báo thu thập tin tức mà thôi. Vì bài báo phỏng vấn nầy mà thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỷ Hilsman đặc trách Đông Nam Á Sự Vụ phải ra điều trần trước ủy ban Bang Giao Quốc Tế Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 14/05/1963 vì dư luận quần chúng tại thủ đô Hoa Thịnh phản ứng không thuận lợi về những lời tuyên bố của ông Nhu. Ngày 16/05/1963, Hilsman chỉ thị cho đại sứ Nolting ở Sài Gòn cần phải cật lực khuyến cáo ông Diệm giới hạn ông Nhu không cho tuyên bố trước dân chúng những nhận định riêng của cá nhân ông ấy. 474 Tuy nhiên, cho dù Hoa Kỳ và VNCH cứ mãi tiếp tục kỳ kèo với nhau về vấn đề viện trợ và số lượng quân binh cố vấn Hoa Kỳ ở miến Nam thì vẫn có những sử cố không thể lượng định trước được cứ đang lần lược tục xảy ra khiến cho tổng thống Hoa Kỳ mất tin tưởng hai anh em ông Diệm, Nhu mà hậu quả sẽ rất tai hại tàn độc cho hai người..

24

1/ NHỮNG CUỘC KHỞI PHÁT ĐẤU TRANH CỦA PHẬT TỬ MIỀN TRUNG

25

1.1 Biến cố ở đài phát thanh Huế 08/05/1963

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Trong khi Hoa Kỳ và VNCH đang xảy ra tình trạng căn thẳng vì những lời tuyên bố và phát ngôn của những người thân trong gia đình của TT Diệm thì biến cố Phật giáo miền Trung xảy ra. Ngày 08/05/1963, tăng ni, Phật tử tổ chức một cuộc tuần hành một cách ôn hòa xuống đường ở Huế để ăn mừng ngày Phật Đản. Đoàn tuần hành mang theo cờ Phật giáo mặc dù luật pháp hiện hành của VNCH nghiêm cấm các tôn giáo không dược phô trương hay treo cờ xí tôn giáo của minh tại những nơi công cộng hay ngoài đường phố. 475 Tuy nhiên luật lệ nầy từ trước đến nay vẫn chưa thấy được áp dụng một cách nghiêm chỉnh, bằng chứng là trước đây không lâu, nhân lễ kỹ niệm ngân khánh 25 năm được tòa thánh TVatican/Rơmat phong chức Giám Mục (từ 23 tháng 6 năm 1938) của Tổng Giám

VSTK - 4342


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Mục địa phận Huế Ngô Đình Thục, cờ xi trắng vàng của đạo Công giáo Rôma đã được phô trương treo giăng linh đình ở Huế. 475bis FRUS doc 112, JCS, tr.304. Hai ngày trước khi có cuộc biểu tình xưống đường của tăng ni, Phật tử, chính quyền của Ông Diệm ở miền Trung nhất là ở Huế lại áp dụng máy móc một thông cáo mới xuất phát từ Văn phòng phủ Tổng Thống nhắt lại sự giới hạn việc phô trương cờ xí tôn giáo ở nơi công cộng được quy định bởi Nghị Định 189/BNV/NA/P5 của Bộ Nội Vụ VNCH, hiệu lực từ ngày 12/05/1958. Sáng ngày 08/05/1963, trước hàng ngàng Phật tử xuống đường để kỹ niệm ngày Phật Đản, nhà sư Thích Trí Quang đã tuyên bố tố giác chính quyền VNCH kỳ thị và đang âm mưu tiêu diệt quyền tự do Tôn giáo ngoại trừ đạo Công Giáo Rôma. Suốt ngày, đoàn tuần hành nhìn thấy cờ xí Phật Giáo được treo khắp các nhà, phố ở Huế. Vào buổi chiều, đoàn tuần hành tụ họp trước đài phát thanh Huế và đồng thanh yêu cầu cho phát sóng một bài thuyết pháp ngày Đản sinh Đức Phật do nhà sư Thích Trí quang đã thu băng trong ngày tuần hành và đã được gởi đến giám đốc đài phát thanh Huế. Các sư sải cầm đầu đoàn biểu tinh yêu cầu mọi người ngồi, đứng yên tại chỗ không rời khỏi vị trí và không nghe theo lời yêu cầu giải tán của chính quyền sở tại. Xe phun nước chửa cháy được gọi đến để giải tán đám đông nhưng cũng vô ích. Xe bọc sắt đến bao quanh đám đông, Cảnh sát dã chiến xử dụng khói cai mắt để thúc ép đoàn người biểu tình phân tán. Trong cảnh hỗn độn thì có tiếng lựu đạn nổ gây thương tích và tử vong cho nhiều người biểu tình và cũng có nghe nhiều phát súng nổ.476 Công điện số 112 ngày 09/05/1963 của lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Huế gửi về bộ Ngoại giao ở Hoa Thịnh Đốn báo cáo về biến cố Phật giáo ngày 08/05/.1963 như sau:477 Ngày mùng lễ Phật Đản 08/05/ đã bùng nổ thành cuộc biểu tình biểu dương rộng lớn trước đài phát thanh Huế trong thời gian từ 8-11giờ 30 tối. Vào lúc 10 Giờ 45 thì đã có đám đông khoảng 3,000 người tụ tập trong vòng bao vây bởi 8 chiếc xe bọc sắt, một đại đội Dân vệ, một đại đội quân lực VCNCH xe bọc sắt bánh cao su của cảnh sát và một vài loạt đạn súng trường cạt bin bắn hướng lên trời để giải tán đám đông tuy không có hành động ngổ ngáo nhưng lại nghĩ rằng họ đang bị dọa nạt bởi chính quyền công lực. Rồi có tiếng lựu đạn nổ phía trước cổng vào đài phát thanh gây tử vong cho bốn trẻ nít và một đàn bà. Trong những cuộc xô xát khác có thể là vì trong lúc tán loạn đã khiến gây thêm chết chóc cho hai trẻ nít và một người khác. Số thương vong trong buổi tối nầy là 8 chết và 4 bị thương tích. Trong số trẻ nít bị tử vong thì có 2 em bị xe xích sắt cán nghiền vỡ đầu.478

37

38

39

40

41

Mặc dù lệnh giới nghiêm đã được ban hành nhưng đồng bào Phật tử vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình trong ngày 09/03/1963 nhưng không có những hành động quá khích vì họ nghe theo chỉ dụ không được bạo động của nhà sư Thích Trí Quang và không có việc gì đáng tiếc xảy ra thêm cho đến trưa ngày VSTK - 4343


1

2

10/03/1963 nhưng vẫn chưa thể coi là tình hình sinh hoạt dân chúng đã trở lại bình thường.

3

1.2 Cuộc đấu tranh của Phật giáo sau Lễ Phật Đản

4

- Tuyên ngôn ngày 10/5/1963

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Trưa ngày 10/03 các sư tăng của Hội Phật giáo Trung Ương/ Tổng Trị Sự Giáo hội Tăng Già Việt Nam đã triệu tập một buổi họp tại chùa Từ Đàm ở Huế thảo ra một bản tuyên ngôn do những nhà sư lãnh đạo đầu não ký tên để gửi lên chính quyền VNCH. Bản Tuyên ngôn có chữ ký của thiền sư Tịnh Khiết, hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, thiền sư Mật Nguyện, đại diện Giáo hội Tăng Già Trung Phần, thiền sư Trí Quang, đại diện hội Phật giáo Thừa Thiên và thiền sư Thiện Siêu, đại diện Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên. Bản Tuyên Ngôn gồm có 5 điểm: 1/ Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng. 2/ Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên chúa giáo và Gia Tô đã được ghi trong Đạo dụ số 10. 3/Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo. 4/ Yêu cầu cho tăng ni phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo. 5/ Yêu cầu chính phủ bồi thường thích đáng cho những người chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét.479

Ngày 13/05/1963, phái đoàn đại diện sư tăng được phái đi gặp chức quyền cao cấp VNCH để theo dõi tiến triển của bản tuyên ngôn480 nhưng sau đó hai ngày tức là vào ngày 15/05/1963. Phái đoàn đại diện gồm có 8 sư tăng đến hội kiến trực tiếp với TT Diệm ở dinh Gia Long..571 Rust., tr.95 Tổng thống Diệm đã bát bỏ yêu cầu thu hồi chỉ thị cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng và cho rằng, Công Giáo hay Phật Giáo đều đã có vi phạm trật tự công cộng trong việc treo cờ xí tôn giáo không theo luật pháp quy định: chỉ được trưng bày bên trong thánh đường nhà thờ Công giáo hay trong các chùa Phật giáo. Ông Diệm cũng bác bỏ điểm thứ 2 cho rằng phía đạo Công Giáo được chính quyền ưu ái cho hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi mà phía đạo Phật không được hưởng. Ông Diệm nói rằng đây là một thiếu sót của hành chánh ngày trước, từ thời Pháp thuộc, rằng hiến pháp VNCH ấn định rõ ràng là bảo đảm quyền tự do tôn giáo, truyền đạo và hành đạo và chính quyền không có cản trở Phật Giáo trong việc thực thi theo hiến pháp quy định. TT Diệm tuyên bố có những người Công Giáo hoặc không phải là Phật Giáo cũng có mặt trong đoàn biểu tình trước đài phát thanh Huế. Sau cùng TT Diệm chỉ đồng ý đền bồi cho gia đình những nạn nhân nơi biến cố xảy ra trong đêm 08/05.481 KHẢO LUẬN

38

39

1/ Chế độ đặc biệt nào mà các hội truyền giáo Thiên chúa giáo và Gia tô được ghi trong dụ số 10? VSTK - 4344


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Điều 44 dụ số 10 của quốc trướng Bảo Đai ký ngầy 06/08/50 được ghi ra như sau: Điều 44 – Chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội, sẽ đuợc ấn định sau. Điều 44 nầy có 2 ý nghĩa: (i) Hội truyền giáo ở đây phải hiểu là hội Truyền giáo của người ngoại quốc: Công giáo Roma do người Pháp đưa vào, đạo Gia tô/Tin Lành do người Hà Lan và Anh đưa sang kể từ thời Pháp thuộc. Đạo Công Giáo và Gia Tô được xâm nhập từ thời các triều đại vua chúa phong kiến Việt Nam và thường bị liệt vào hạng tà ma ngoại đạo. Công Giáo phát triển mạnh ở Việt Nam là nhờ có đoàn quân tiên phong gián điệp của Pháp đội lớp Giáo Hội Thừa Sai tức Giáo Hội Truyền Giáo Pháp Quốc xâm nhập Việt Nam để đưa đường dẫn lối cho đoàn quân thực dân Pháp xăm lăng chiếm đất. Giáo Hội Thừa sai nầy đi đến đâu thì giảng đạo, chiêu dụ dân địa phương bản xứ khai hoang, chiếm đất lập nhà thờ, trường sở nhà thương . . . dưới sự bảo vệ của đoàn quân xâm lược Pháp và lần lần thụ đắc chiếm hữu động sản và bất động sản của Việt Nam và được chính quyền thực dân Pháp ưu đãi về mọi mặt kinh tề, tài chính, thương mại . . vì xem đó là tài sản của công dân Pháp, của mẫu quốc Pháp: mọi lợi tức, thuế khóa, thu hoạch đều có thể đương nhiên gửi về mẫu quốc Khi quốc trưởng Bảo Đại ban hành dụ số 10 thì chủ quyền quốc Gia Việt Nam chưa thực sự được độc lập tự do hoàn toàn, vẫn còn bị đeo cái gông Liên Hiệp Đông Dương tức là còn phải chịu dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp. Do đó những gì thuộc về của người Pháp hay công dân Pháp ở Việt Nam lúc bấy giờ vẫn phải do luật pháp của Pháp quốc che chở, chế tài và áp dụng. Khi có lễ lạc kỹ niệm của đạo Công Giáo Roma – có thể coi như là quốc giáo của nước Pháp - thì những cơ sở tôn giáo nầy được ưu quyền treo cờ tam tài và cờ xí Công Giáo một cách thoải mái tự do ở Việt Nam vì họ tự cho rằng đây là một ưu quyền của người công dân của một nước Pháp hãi ngoại. Do đó, trong dụ số 10, cựu hoàng Bảo Đại kiêm quốc trưởng quốc Gia Việt Nam có thể là phải ép bụng hoặc chưa muốn cứng rắn gộp chung, khi quốc gia Việt Nam chưa thực sự thoát khỏi vòng kiềm kẹp của thực dân Pháp, các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô như là một hội đoàn hoạt động vô vị lợi chịu sự chế tài về nghĩa vụ và quyền lợi của dụ số 10. Đây có thể xem như là một sự chờ đợi thời cơ của quốc trưởng Bảo Đại để giải quyết sau nầy khi người Pháp hoàn toàn rút lui hết ra khỏi nước Việt Nam chứ không phải là một đặc quyền thiên vị mà quốc trưởng Bảo Đại- một người không theo đạo Công giáo Rôma/Gia Tô - dành riêng cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô. Điều 2 của bản Tuyên ngôn Phật giáo 10/03/1963 yêu cầu để cho Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên chúa giáo và Gia tô đã được ghi trong Đạo dụ số 10. Từ ngày có dụ số 10 ngày 06/08/1950 do quốc trưởng Bảo Đại ban hành và vẫn còn hiệu lực qua tới thời VNCH của TT Diệm, ít có người Việt Nam nào ở miền Nam được nhìn thấy hai tổ chức đạo Công Giáo và Gia Tô ở Việt Nam được chính quyền Quốc Gia Việt Nam hoặc chính quyền VNCH ban phát cho bất cứ một chế độ ưu đãi đặc biệt nào cả trên bình diện kinh tế, tài chánh hay bất cứ một hình thức ân sủng vật chất đặc biệt nào khác. Vậy thì theo bản Tuyên ngôn thì chế độ đặc biệt mà các hội truyền giáo Thiên chúa giáo và Gia tô được ghi trong Đạo dụ số 10 là chế độ nào? Một chế độ tự trị không bị lệ thuộc vào luật lệ của quốc gia hay nói khác đi một tiểu quốc tự trị, độc lập nằm trong một quốc gia đã và đang có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ giống như tiếu quốc Vatican ở Rôma tách rời ra từ lãnh thổ của nước Ý? Không thể vội vã kết luận rằng, quốc trưởng Bảo Đại

VSTK - 4345


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

tạo ra điều 44 trong dụ số 10 là có ý muốn dể cho các hội truyền giáo Thiên chúa giáo và Gia tô được tự trị, tự do muốn làm gì thì làm. Còn nói rằng chế độ đặc biệt có nghĩa là không muốn Phật giáo bị đồng hóa như một tổ chức, một cộng đoàn, một hiệp hội, một công ty, hay nói chung là một hội đoàn tư nhân v.v. . . thì cộng đồng Phật Giáo ở Việt Nam phải được xếp vào một thân trạng nào đó, hành chánh hay pháp lý nào hoặc phải được đặt ở một vị trí nào đó trong các cơ chế điều hành Quốc gia Việt Nam như thế nào? (ii) Văn Thư từ dinh phủ Tổng thống nói cho cùng thì cũng chỉ là sự nhắt lại điều hạn chế treo cờ tôn giáo theo Nghị Định 189/BNV/NA/P5, hiệu lực từ ngày 12/05/1958, tức là sau khi miền Nam VNCH không còn bóng dáng quân đội thực dân Pháp và kể từ đó, cờ tôn giáo có thể treo riêng ở lễ hội tôn giáo, ở nơi thờ phượng hay nhà riêng với sự cho phép của chính quyền địa phương.482 Câu hỏi đặt ra: tại sao các chức quyền hành pháp ở Huế lại phải thỉnh thị phủ Tổng Thống về biện pháp đối phó với tình trạng treo cờ Phật Giáo hai ngày trước ngày lễ kỷ niệm Phật Đản ở Huế? Các ông tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng, trưởng ty cảnh sát, tư lệnh vùng chiến thuật không biết hay chưa biết có sự hiện hữu của Nghị Định 189/BNV/NA/P5, hiệu lực từ ngày 12/05/1958 hay sao? Nếu như vậy thì quả thật là dáng tiếc và đáng trách đối với những người nắm giữ ngành thi hành luật pháp quốc gia ở Huế. Tại sao lại phải đợi cho tới khi có chỉ thị từ văn phòng phủ Tổng thống thì mới hè nhau đi dẹp cờ xí của Phật giáo mà không cần có sự giải thích trước với dân chúng về sự quy định hạn chế treo cờ của Nghị Định 189/BNV/NA/P5 để rồi sau đó đỗ tội cho rằng đây là thị của dinh phủ Tổng thống? Luật pháp quốc gia đã có sờ sờ ra đó, tại sao dinh phủ Tổng thống còn phải ra chỉ thị? Còn nữa, nhân vật viết ra bản Công Điện chỉ thị số 9195 ngày 06/05/1963 có lẽ cũng mù mờ về Nghị Định 189/BNV/NA/P5 cho nên mới chỉ thị một cách chung chung mơ hồ rằng nhà thờ, chùa chiền và nhà tư nhân chỉ treo cờ Quốc Gia mà thôi vì nước nhà đã độc lập! 483 iii) Chế độ đặc biệt nào trong dụ số 10 mà theo Bản Tuyên Ngôn 5 điểm của Phật Giáo Việt Nam cho rằng luật pháp chính quyền VNCH đang áp dụng cho các Hoa Kiều Lý Sự Hội? Có thật sự là Phật giáo Việt Nam và các tổ chức Phật Giáo trên toàn lãnh thổ miền Nam sau năm 1956 muốn được trở thành những tổ chức giống như Lý sư Hội của các bang, hội những người “khách trú” Trung Hoa đang sinh sống làm ăn thao túng độc quyền lũng đoạn kinh tế, tài chánh trên lãnh thổ miền Nam VNCH? Phật tử Việt Nam không thể và sẽ không bao giờ có thể là những người khách trú ngoại quốc đang sinh sống trên đất nước Việt Nam. Khách trú khư khư giữ quốc tịch Trung Hoa và con cháu của họ không chịu thi hành chế độ quân dịch của Việt Nam, chỉ nghe theo sự điều khiển của các bang, các hội quán riêng của họ ở Việt Nam. Từ trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc, chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố rằng tất cả người Hoa ở nước ngoài đều là công dân Trung Quốc, rằng Trung Quốc có quyền ngoài-lãnh thổ: quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của mình. Tục ngữ có câu “nhập gia tùy tục“, nhưng người Hoa khách trú vẫn giữa phong tục riêng của họ ở miền Nam; phần lớn Hoa kiều giữ các vị trí kinh tế quan trọng: sản xuất, phân phối… không tránh được nạn đầu cơ tích trữ. Họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện…và gần như độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập cảng.484

VSTK - 4346


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Thời thực dân đô hộ, chính quyền Pháp cũng e ngại va chạm với Trung Hoa cho nên vẫn phải đối xử e dè với kiều dân khách trú Trung Hoa đang sinh sống ở Việt Nam. Chính quyền Quốc Gia Việt Nam và tiếp nối là VNCH cũng vẫn phải tiếp tục e dè như thực dân Pháp ngày trước vì chưa phải lúc để tạo thêm một phiền toái bất ổn cho một đất nước vừa mới dành lại được chủ quyền độc lập: cứ tạm để yên như thế rồi sẽ tính sau. Và TT Diệm đã thực hiện được bước tính sau đó: kiều dân Trung Hoa muốn tiếp tục ở lại làm ăn ở miền Nam VNCH thì bắt buộc phải nhập quốc tịch Việt Nam nếu không thì phải hồi hương trở về mẫu quốc của họ. Sau cùng, trong thời kỳ Ông Diệm nấm chính quyền VNCH, chùa Phật giáo tiếp tục được xây cất nhiều thêm, uy nghi và đồ sộ hơn xưa, nhà thờ Công Giáo cũng lan tràn khắp nơi ở miền các xứ đạo Công giáo của đồng bào Bắc Việt di cư vào Nam VNCH từ sau hiệp định Geneva 1954 chia đôi đất nước Việt Nam. Chưa thấy có trường hợp nào chùa, đất đai, động sản của Phật giáo bị chính quyền VNCH trút quyền sở hữu trong khi đó thì nhiều căn cơ Công Giáo, dòng tu và tổ chức văn hóa, nhà thương, trường học . . . của thực dân Pháp để lại đã chuyển trao sang cho người dân Việt Nam Cộng Hòa quản trị và điều hành. Nói tóm lại, nếu cuộc đấu tranh của Phật Giáo là thuần túy Tôn Giáo mà phải dựa trên nền tảng quy định của Dụ số 10 ngày 06/08/1963 thì e rằng sẽ khó có thể thuyết phục được về tính cách chính đáng và chính danh của cuộc đấu tranh nầy. Riêng đối với cá nhân của Ông Diệm với cung cách cai trị theo kiểu quan lại triều đình phong kiến, không mềm dẻo, không từ tốn, quá khí phách, nghĩ rằng mềm yếu nhân nhượng làm lu mờ uy uy quyền lãnh đạo của mình, e sợ người dân khinh chê xa lánh mà không chịu suy xét thêm để biết rằng một khi lòng dân đã chán ghét lánh xa thi cho dù cung cách của người lãnh đạo như thế nào đi chăng nữa thì họ cũng không cần gì phải nhọc lòng biết tới thêm cho mệt óc. Nhưng phong cách của một con người như thế sẽ không giúp ích cho Ông trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng Phật Giáo ở miền Trung. Ông không đủ ý chí để chấp nhận trách nhiệm của một nhà lãnh đạo chân chính đối với những lỗi lầm của các cấp thuộc hạ mình đã vì lầm lẫn hay vì tắc trách gây thiệt hại cho dân chúng để rồi tìm cách hòa giải sự cẩm giận của các Phật tử ở miền Trung mà hậu quả là sẽ gặt hái một tai họa khốc liệt trong nay mai một sớm một chiều. Chẳng những thật đáng tiếc mà cũng thật đáng trách. *

Dưới đề mục CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM , Nguyễn Lang soạn giả sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận viết: “Ngày 15.5.1963, tại chùa Từ Đàm, một Bản Phụ Đính của Tuyên Ngôn 10.5.1963 được công bố, giải thích rõ ràng năm nguyện vọng nói trên (Tuyên ngôn ngày 10/5/1963. Văn kiện này rất quan trọng, vì trong ấy, lập trường và bản chất của cuộc tranh đấu được nêu ra rõ rệt. Đường lối bất bạo động và mục tiêu cuộc tranh đấu được giải bảy rất cặn kẽ. Về bản Phụ Đính này: đề nghị chính chính quyền rút tất cả các tôn giáo ra khỏi phạm vi ràng buộc của Đạo dụ này, và ban hành một chế độ đặc biệt cho tất cả các tôn giáo, trong đó có Phật giáo và Gia Tô giáo.”485 - Lễ cầu siêu và rước linh vị các nạn nhân tại Huế

Ngày 16/.05/1963, tin tức, báo chí Sài Gòn đăng tải có một cuộc họp báo tại chùa Xá Lợi có cả bộ trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu. Thượng tọa Thích Tâm Châu tuyên đọc 5 nguyện vọng của Phật giáo đã đưa lên TT Diệm.

VSTK - 4347


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Bộ trưởng Hiếu giải thích với các phóng viên báo chí là TT Diệm muốn rằng quốc kỳ VNCH phải được ưu tiên tuyệt đối tôn trọng. 486. Cùng trong ngày 16/05/1963, phái đoàn Phật giáo mở cuộc họp báo tại chùa Xá Lợi, công bố bản Tuyên Ngôn 10.5.1963 và các Bản Phụ Đính và Phụ Trương, đồng thời tố cáo trước dư luận những vụ đàn áp, giam cầm và giết chóc mà phật tử phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Một tài liệu 45 trang được gửi tới chính quyền ngày 20.5.1963 trong đó liệt kê những vụ đàn áp, bắt bớ và thủ tiêu nói trên. Ngày 17/5/1963, Phật giáo cho trưng bày hình ảnh biến cố đài phát thanh Huế trong đêm Phật Đản tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn).487 Ngày 18/05/1963, trong Công điện gửi về bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn ,đại sứ Nolting nhận định rằng trong biến cố náo loạn ở Huế vừa qua, cả hai phía Phật giáo cũng như phía chính quyền đều có sai trái: vi phạm (vi phạm luật lệ treo cờ xí theo Nghị Định 189/BNV/NA/P5) và tắc trách (Chính quyền trung ương không giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng để chấm dứt ngay tình hình náo loạn có thể dây dưa kéo dài, nhưng chỉ giải quyết một cách chung chung, đập dập, xem đây như là chuyện nhỏ). Kế đến Nolting có đưa ra những đề nghị của Hoa Kỳ nhằm xoa dịu sự bất mãn của tín đồ Phật giáo và lấy lại lòng tin của dân chúng: yêu cầu Ông Diệm chấp nhận trách nhiệm đối với những cách ứng phó máy móc nặng tay của các cấp chính quyền hành chánh nội an địa phương đối với cuộc náo loạn xảy ra ở Huế trong ngày kỹ niệm Phật Đản; đền bồi cho những nạn nhân bị thương vong; và tái xác định quyền bình đẳng không bị kỳ thị của tất cả các tôn giáo. Nolting dự định sẽ đưa ra những đề nghị nầy trong một cuộc hôi kiến với TT Diệm 488 Ngày 21.5.1963, một lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại Huế được tổ chức khắp nơi trên toàn quốc, theo lệnh đại lão thiền sư Tịnh Khiết, hội chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam. Sách VNPGSL viết rằng “Trước đó, bộ trưởng Công Dân Vụ là Ngô Trọng Hiếu đã tìm mọi cách để ngăn cản việc tổ chức lễ cầu siêu và yêu cầu phật tử đợi đến ngày rằm tháng Bảy (ngót ba tháng sau) rồi hãy tổ chức. Nhưng toàn quốc đã cử hành lễ này một cách long trọng đúng ngày thiền sư Tịnh Khiết chỉ định. Tại chùa Từ Đàm Huế, ngay sau khi lễ Cầu Siêu, toàn thể tăng ni có mặt bắt đầu một cuộc tuyệt thực. Hơn hai ngàn người trong số đó có nhiều giáo sư và sinh viên Viện Đại Học Huế, tham dự cuộc tuyệt thực này. Riêng tại Sài Gòn, một số lượng tăng ni tập trung tại chùa Ấn Quang để hành lễ đã lên tới một ngàn vị; tín đồ cư sĩ đứng chật trong ngoài. Một cuộc diễn hành của tăng ni để rước linh vị các nạn nhân về chùa Xá Lợi đã được tổ chức sau đó, và một ngàn vị tăng ni mặc áo ca sa vàng đã nghiêm trang diễu hành trên nhiều đường phố giữa những hàng rào cảnh sát có cả thiết giáp túc trực và dưới mắt quần chúng thủ đô đông đặc hai bên vệ đường.489 - Thành lập Ủy ban Liên phái (UBLP)

VSTK - 4348


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Ngày 25/5/1963, thiền sư Tịnh Khiết triệu tập một cuộc gặp mặt tại chùa Xá Lợi 10 giáo phái, hội đoàn thuộc Tổng Hội Phật giáo Việt Nam và đại diện các tổ chức và môn phái Phật giáo khác như Giáo hội Nguyên Thủy, Thiền Tịnh, Đạo Tràng, Giáo hội Theravada v.v… để thảo luận về kế hoạch tranh đấu. Một Ủy ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo (UBLP) được thành lập để chỉ đạo cho cuộc vận động Phật giáo do thiền sư Thích Tâm Châu làm Chủ tịch dưới quyền lãnh đạo tối cao của thiền sư Tịnh Khiết. Đại diện các giáo phái Phật giáo có mặt tại chùa Xá Lợi ngày 25/5/1963 công bố một bản Tuyên ngôn "Ủng hộ toàn diện năm nguyện vọng tối thiểu và thiêng liêng nhất của Phật giáo Việt Nam" đã ghi trong bản Tuyên ngôn ngày 10/5/1963 và "Thệ nguyện đoàn kết đến cùng trong cuộc tranh thủ bất bạo động và hợp pháp để thực hiện những nguyện vọng ấy."490 - Biểu tình và tuyệt thực

Ngày 26/5/1963, một phái đoàn Phật giáo đến Phủ Tổng thống trình bản Phụ đính của Tuyên ngôn 10/5/1963 và thông báo tăng ni toàn miền Nam sẽ tuyệt thực trong 48 giờ từ ngày 30/5/1963 theo chỉ thị của thiền sư Tịnh Khiết để đòi chính quyền đáp ứng 5 nguyện vọng trong bản Phụ đính. 491 Ngày 29/05/1963, đặc phái viên David Halberstam, cùng một trường phái “phóng viên lửa cháy đỗ dầu thêm” Neil Sheehan, đã đăng tin nơi trang 5 của tờ báo Times tựa đề Phật tử cầu siêu cho những nạn nhân Việt Nam bằng cách mở đầu câu chuyện như sau: Hơn 400 phật tử mặc áo cà sa màu vàng đã tựu họp nhau ở Sàigon để cầu siêu cho những nạn nhân bị sát hại ở Huể. Trong khi kể lại biến cố Phật giáo trong suốt ba tuần lễ qua, đương sự đã phụ chú thêm rằng Tổng thống Diệm đã chửi rũa những người lãnh đạo Phật Giáo trong vụ nầy là những kẻ xuẩn động đòi hỏi quyền tự do tôn giáo khi họ đến hội kiến với Ông Diệm ở Sài Gòn. Theo kiểu viết lách của Halberstam thì nhiều nhà quan sát ở Sài Gòn xem những cuộc biểu tình tuần hành và những hậu của nó là một sự biến chuyển quan trọng hơn hết trong tình hình của của miền Nam trong những tháng đã qua bởi vì nó gây bối rối cho các chức quyền quân sự Hoa Kỳ đang công tác ở đó cũng như đối với các nhà lãnh đạo Phật giáo quốc tế. Đương sự những nguồn tin của Hoa Kỳ và của Việt Nam đều ở đây nói với đương sự rằng họ rất quan tâm về thái độ không thực về những tâm chấp nhận trách nhiệm của chính quyền đối với biến cố đã xảy ra và chỉ có một số nhỏ những nguồn tin đó chấp nhận khước biện của chính quyền cho rằng có bàn tay của đặc công VC ném lựu đạn vào đám đông.. Hiển nhiên là bài báo nầy của chuyên gia lửa cháy đỗ dầu thêm Halberstam đã khuấy động dư luận bất mãn trong quần chúng Hoa Kỳ vốn vỉ trước đó không chú tâm nhiều lắm đối với tình hình lộn xộn kể từ khi biến cố Phật giáo ở Huế khởi phát.492

Ngày 30/5/1963, lễ cầu siêu cho các nạn nhân của ngày 08/05/1963 được đồng loạt tổ chức tại chùa Từ Đàm ở Huế, tại chùa Xá Lợi và Ấn Quang ở Sài Gòn và bắt đầu cuộc tuyệt thực 48 giờ của các tăng ni và Phật tử. Từ 14 giờ VSTK - 4349


1

2

3

4

30 đến 18 giờ, hơn 300 tăng ni và Phật tử biểu tình trước Quốc Hội, với các biểu ngữ đòi thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam. Ở Huế, các lực lượng cảnh sát, công an canh giữ chùa Từ Đàm. Có tin đồn là điện nước ở chùa nầy bị cắt.493

*

VSTK - 4350


VIII/ MIỀN NAM VNCH TỪ THÁNG 01/06/1963 ĐẾN 24/08/1963 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

1/ CÂY MUỐN LẶNG, GIÓ CHẴNG NGỪNG 1.1. Những nỗ lực hòa giải quyết khủng hoãng giữa chính quyền và Phật giáo Việt Nam

Ngày 01/06/1963 tình hình biến động Phật giáo tưởng chừng sắp được chính quyền VNCH trung ương ở Sài Gòn thỏa thuận tương hổ với phía Phật giáo qua hành động thuyên chuyển và thay thế 3 viên chức chính quyền đầu não gánh trách nhiệm về các hành vi đàn áp của cảnh sát và quân đội trong ngày 08/05/1963. 493bisTrong khi đó thì đang có những cuộc hội ý giữa nhà sư Thích Thiện Minh đại diện phía Phật giáo và Bộ trưởng phủ Tổng thống kiêm An ninh Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần. Ngày 03/06/1963 một cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh bộc phát và xô xát dữ dội ở Huế khiến cảnh sát, công an phải dùng lựu đạn khói cay mắt để giải tán, gây thương tích và nhiễm độc hơi cay cho 60 sinh viên, học sinh và thanh niên trong đoàn người biểu tình khiến cho chính quyền bị tố giác là đã dùng hơi độc hóa chất để sát hại Phật tử.494 Soạn giả Nguyễn Lang mô tả cuộc xô xát nầy như sau: “Cảnh sát chiến đấu mang mặt nạ, súng cắm lưỡi lê, đứng cản đường quần chúng. Không tiến thêm được nữa, sinh viên học sinh và đồng bào ngồi ngay xuống mặt đường, chắp tay hướng về chùa Từ Đàm tụng niệm cầu nguyện. Lực lượng cảnh sát tung lựu đạn cay và lựu đạn khói vào giữa quần chúng, trong khi một đàn chó berger được thả ra để hành hung cắn xé. Đồng bào la hét vang trời. Thiền sư Trí Thủ nghe tin vội vàng tới tận nơi can thiệp để quần chúng được thong thả ra về. Đoàn người về tới Bến Ngự thì lại bị một lực lượng cảnh sát khác tấn công bằng lựu đạn cay và lựu đạn khói. Hàng trăm người bị khói và hơi cay làm ngất xỉu.”495 Trong Một giác thư của Văn phòng Cục Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ /CIA ở Hoa Thịnh Đốn đề ngày 03/06/1963 có đoạn nói rằng theo báo cáo tình báo thì những nhà lãnh đạo cuộc đấu tranh Phật giáo ở Huế đã tuyên bố rằng thời hạn hòa giải đã trôi qua và nếu cần thì họ sẽ tìm sự yểm trợ của Việt Cộng để thực hiện những nguyện vọng của Phật giáo. Cách xử sự vớ vẩn của chính quyền đã khiến cho một sự cố có tính cách địa phương ở Huế sinh sôi nẩy nở thành một cuộc khủng hoảng chính trị trong tương lai. Ngoại trừ Ông Diệm có khả năng để đạt được một sự hòa giải nhanh chóng với những Phật tử thì vấn đề hiện tại sẽ tạo ra hậu quả nghiêm trọng cho sự ổn định của chính quyền.496 Trong một công điện đề ngày 04/06/1963 của đại sứ nhiệm chức Hoa Kỳ Trueheart thay thế đại sứ Nolting nghĩ phép trước khi mãn hạn nhiệm vụ đại sứ, có đoạn viết:

VSTK - 4351


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Kể từ trưa ngày 03/06/1963, các lực lượng cảnh sát công an ở Huế đã sáu lần xử dụng hơi cay mắt và/ hoặc là hóa chất gây rối loạn khó chịu để giải tán đoàn người Phật tử biểu tình…. Cuộc xung đột càng trở thành tệ hại đã xảy ra vào lúc 6 giờ chiều khi lực lượng an ninh xử dụng phương cách giải tán đám đông khoản 1,500 người. Quân binh bị tố giác là đã ném những óng thử nghiệm thủy tinh đựng một loại chất lỏng pha màu vào đám biểu tình (như đã chụp lấy được). Những người tố giác cho biết là quân binh đã tưới chất lỏng lên đầu của những Phật tử đang ngồi tụng niệm Phật kinh. Tin đồn là có 3 người đã chết vì chất lỏng hóa học nầy nhưng vẫn chưa có sự xác nhận nào chính thức về tin đồn nầy nhưng có 67 nạn nhân được đưa vào nhà thương ở Huế để cứu cấp trong tình trạng đau đớn kiệt sức. 497.

Ngày 04/06/1963, Phật tử xuống đường biểu tình ở Huế. Có náo loạn xô sát. Một số người biểu tình bị thương. Chính phủ VNCH tuyên bố thành lập một Ủy Ban Liên Bộ để giải quyết các sự khó khan về vấn đề Phật giáo, gồm có Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương, bộ trưởng tại Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần.498. Ngày 05/06/1963, Ủy Ban Liên Bộ nhóm họp lần đầu với một Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ở Sài Gòn với có mặt của nhà sư từ Huế là Thích Thiện MINH. 499. Cùng ngày, bộ trưởng phủ Tổng thống kiêm An ninh Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần tiết lộ với quyền nhiếp đại sứ Hoa Kỳ Trueheart rằng đương sự đã liên tiếp và lần lược bàn thảo với TT Diệm, cố vấn Nhu và đai diện của sư Thích Trí Quang là sư Thích Thiện Minh, được xem như là người ủy nhiệm toàn quyền để thương nghị với chính quyền VNCH. Sau khi hội kiến với sư Thích Thiện Minh, bộ trưởng Thuần đã vào phúc trình với TT Diệm và có nhiều hy vọng là sẽ có ngay một tạm ước giữa Phật giáo và chính quyền để giải quyết thỏa đáng ngay những yêu cầu của Phật Giáo Việt Nam. Mụ đích chính yếu và tổng quát của tạm ước nầy là: - Phía Phật Giáo ngưng ngay những cuộc biểu tình và khuấy động cùng một lúc với việc chính quyền rút lui những cảnh sát dã chiến, công an, mật vụ mặc thường phục ra khỏi phạm vi của các chùa đồng thời cũng ngưng ngay những hình thức tuyên truyền chống đối. - Phía Phật giáo ngưng phân phát những truyền đơn, tài liệu tôn giáo và chính quyền cũng phải ngưng phát thanh và trưng bày lên báo chí, v.v…những tổ chức Phật giáo ở khắp các tỉnh thành đứng sau lưng trong bóng tối để khích động cuộc đấu tranh Phật giáo sẽ tự ý đưa ra những tuyên bố không chống chính quyền VNCH. Bộ trưởng Thuần cho biết là sư Thích Thiện Minh đã lên đường trở về Huế vào ngày 05/06/1963 vì hôm nay là thời hạn chót của sự ủy nhiệm công tác thương thảo của nhà sư nầy với chính quyền ở Sài Gòn. Về thực chất của bản tạm ước, Bộ trưởng Thuần tiết lộ như sau:

VSTK - 4352


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

1. Vấn đề treo cờ: Phật giáo công nhận quốc kỳ VNCH là tối thượng chính thức phải được treo, trưng bày ngoài phạm vi các chùa trong những ngày nghĩ lễ không có tính cách tôn giáo. Trong những ngày lễ kỹ niệm Tôn giáo, quốc kỳ VNCH và cờ tôn giáo sẽ được treo ngoài phạm vi các chùa; trong phạm vi cơ sở tôn giáo thì số lượng cờ tốn giáo có thể treo bao nhiêu cũng được. 2. Đạo dụ số 10: Chính quyền hành pháp VNCH không có trách nhiệm gì về hiệu lực của đạo dụ nầy vốn đã được ban hành từ thời quốc trưởng Bảo Đại. Chíh quyền VNCH đề nghị Phật giáo đệ kiến nghị đến Quốc Hội VNCH để tu chỉnh đạo dụ nầy hoặc ra một luật mới về bìnhg đẳng Tôn giáo mà trọng điểm là không có kỳ thị tôn giáo trong vấn đề thụ đắc và sở hữu tài sản. 3. Quyền hạn hành đạo và truyền bá tín ngưỡng Vì rằng quyền hạn nầy đã được Hiến pháp và chính quyền của VNCH đã ấn định và ban bố cho nên Phật giáo chấp nhận áp dụng biện pháp sử sai ngay đối với thành phần Phật tử không tôn trọng Hiến Pháp VNCH. 4. Ngưng tất cả những hành bắt bớ chuyên quyền, độc đoán đối với các thành phần Phật tử ở Huế. Chính quyền bát bỏ tố cáo đã có những hành vi bắt bớ như thế nhưng vẫn tiến hành điều tra về bất cứ trường hợp bắt bớ riêng rẻ nào mà Phật giáo đã tố cáo. 5. Đền bồi cho các gia đình 8 nạn nhân bị thương vong. Thực ra đây không phải là vấn đề bồi thường nhưng là một hình thức chính quyền chấp nhận gánh lấy trách nhiệm và/hay là chấp nhận trừng phạt các viên chức của chính quyền đã gây ra cớ tội. Theo tiết lộ của bộ trưởng Thuần thì mỗi nạn nhân đã được đền bồi 10,000$ và chính quyền sẵn sàng đền bồi nhiều hơn nhưng đây không phải là vì chính quyền trung ương VNCH bị coi như là có trách nhiệm phải đền bồi thêm như thế. Sư Thích Thiện Minh và bộ trưởng Thuần đều đồng ý rằng cuộc biểu tình ngày 08/05/1963 của các Phật tử ở Huế là vi phạm trận tự công cộng đồng thời các viên chức kiểm soát và thi hành luật pháp của chính quyền địa phương Huế đã vượt quá quyền hạn của họ. Sau khi đã có Tạm Ước thì sẽ ký kết một bản Thỏa Ước chính thức giữa Ủy ban Liên Phái Phật Giáo Phái và Ủy Ban Liên Bộ của chính quyền do Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ làm Trưởng Ban. Đại sứ quyền nhiệm Trueheart đã tỏ ý e dè về tiến trình hòa giải vụ Phật giáo do bộ trưởng Thuần tiết lộ riêng với đương sự như vừa được kể qua ở trên.500. 1.2 Lữa thiêng thiêu hủy thân bồ tát, bảo tố bùng lên nát tan hoang

Mọi triển vọng dàn xếp ổn thỏa để hòa giải biến cố Phật giáo đã phải sớm tan biến đi vì cả hai bên chính quyền cũng như Phật giáo đều cứng nhắc lập trường của mình. đến mức độ phá tan sự kiên nhẫn ôn hòa lẫn nhau.

VSTK - 4353


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Ngày 07/06/1963, một bản nghị quyết của Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới (PTPNLĐ) do bà Nhu /Trần Lệ Xuân làm chủ tịch đã được gửi đi phổ biến ở các cơ quan truyền thông, báo chí trước hết là bày tỏ sự kính trọng triết lý Phật pháp và tung hô đức Phật. Tuy nhiên, Nghị quyết lại khiển trách những Phật tử có can dự vào các cuộc xuống đường biểu tình chống đối chính quyền và lên án “họ không phải là những phần từ Quốc Gia chân chính, họ bị CS khai thác điều khiển và giựt dây để gieo mầm móng bạo loạn và chủ thuyết trung lập.” Bản nghị quyết kêu gọi “chính quyền VNCH phải chấm dứt tình trạng tự mình tai ngơ mắt điếc đối với phần tử nổi hứng chính trị ăn không, rỗi nghề phản đối ầm ĩ; và rằng chính quyền phải trục xuất ngay tức khắc tất cả những phần tử khích động ngoại quốc bất kể bọn họ có mặt đội lớp áo bề ngoài của tu sĩ hay không; rằng chính quyền cần phải cảnh giác đối với những thành phần khác, đặc biệt là đối với thành phần nghiêng ngửa muốn đưa Việt Nam vào quỹ đạo của thế lực hay tổ chức của ngoại bang; rằng sự đối xử của chính quyền cần phải thỏa đáng đúng mức đối với những phần tử lăm le phá rối trật tự công cộng.” 501.

Bà Nhu tại một trung tâm huấn luyện phụ nữ bán quân sự và đứng cạnh tượng đài Hai Bà Trưng http://www.bing.com/videos/search?q=Quang+Duc+Heart&&view=detail&mid=391D058B11BB090FE60C391D058B11BB090F E60C&rvsmid=F8EAEFE237F8AB3502A7F8EAEFE237F8AB3502A7&fsscr=0&FORM=VDFSRV 17

18

19

20

21

22

23

24

25

Cùng ngày 07/06/1963, Trueheart báo cáo về Hoa Thịnh Đốn rằng đã gặp Thuần để chất vấn về quyết nghị của PTPNLĐ trên nhưng Thuần nói rằng đương sự không thể giải quyết được gì. Chiều đó, Truehart vào Dinh Gia Long, đích thân phản đối lời tuyên bố của bản nghị quyết của PTPNLĐ. Trueheart than phiền là 2 giờ đồng hồ hội kiến với Ông Diệm ở dinh Gia Long chẳng gặt hái một ích lợi nào.502 Cũng trong ngày 07/06/1963, UBLP gửi thư cho UNLB khíu nại về việc các chùa ở Huế vẫn tiếp tục bị phong tỏa. UBLB trả lời rằng đã cấp lại điện nước cho chùa Từ Đàm, quân đội không còn chắn đường vào chùa nữa. 592 Đoàn Thêm, tr.350.

26

27

28

29

Trong công điện phúc đáp đề ngày 08/06/1963 từ bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, Ngoại trưởng Dean Rusk chỉ thị cho quyền đại sứ Trueheart phải thông báo đến bộ trưởng Thuần hay Ông Diệm rằng chính quyền cần phải VSTK - 4354


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

có một đáp ứng tức khắc và cứng rắn để phản đối nghị quyết của PTPNLĐ. Rằng Hoa Kỳ yêu cầu Ông Diệm trong tình trạng khẩn cấp có thể dùng quyền lực Tổng Thống để hủy bỏ ngay Đạo dụ số 10. Ngoài ra Trueheart còn phải chất vấn xem đây có phải là một nghị quyết có tính cách bán chính thức của chính quyền VNCH mà ít nhất cũng đã được chuẩn phê hay chưa trước khi được phổ biến. Rusk cũng chỉ thị cho Trueheart rằng phải thông báo bằng miệng hay bằng một văn thư để lưu ý rằng quyết nghị PTPNLĐ của bà Nhu là suy giảm trầm trọng vị thế tiền đồn chống Cộng Sản độc tài của VNCH và đang tăng gia gây khó khăn cho Hoa Kỳ trong vai trò yểm trợ chính quyền VNCH. Gây tác hại cho việc nhân dân và Quốc Hội Hoa Kỳ giúp đỡ cho VNCH. Chính phủ Hoa Kỳ chỉ có thể tiếp tục viện trợ tiền của, nhân lực dồi dào khi nào được sự hậu thuẫn của công dân dân Hoa Kỳ.503

13

Tăng Ni Phật tử xuống đường biểu tình trước trụ sở Quốc Hội Các su tăng bị quân đội bắt giữ và đua lên xe

Thanh niên, học sinh, sinh viên biểu tình bị bắt tập trung trong vòng kẽ gai và bị cạo troc đầu http://www.bing.com/videos/search?q=Quang+Duc+Buddhist+Monk&&view=detail&mid=18663BF82EE638D2D0C518663BF82EE638 D2D0C5&rvsmid=18663BF82EE638D2D0C518663BF82EE638D2D0C5&fsscr=0&FORM=VDMCNL

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Trưa ngày 09/06/1963, tuân hành chỉ thị của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, quyền Đại sứ Truheart đã vào dinh Gia Long xin hội kiến với TT Diệm và trao bản nghị quyết bằng pháp ngữ của PTPNL: ông Diệm nói rằng chưa từng hay biết gì về bản nghị quyết nầy và bảo rằng không thể tự mình thu hồi bản nghị quyết đó.504 Ngày 11/6/1963 lúc 9G30 sáng một chiếc xe hơi màu xanh xám cùng với một đoàn 400-500 tăng sĩ đưa nhà sư Thích Quảng Đức tới ngã tư hai đường Lê Văn Duyệt- Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Xe ngừng bên lề đường Lê Văn Duyệt trước tòa Tổng Lãnh Sự Cao Miên. Từ trong xe sư Quảng Đức bước xuống rồi được hai nhà sư khác dìu sư Quảng Đức ra ngồi xuống một chiếc gối đặt giữa lòng đường Lê Văn Duyệt, tư thế ngồi thiền tụng kinh, mặt quay đối diện tòa Tổng Lãnh Sự Cao Miên. Các tăng ni làm hàng rào chận không cho Cảnh sát can thiệp. Số khán giả tò mò càng lúc càng đông. Một số ký giả ngoại quốc được phía Phật giáo báo trước để đến mục kích một biến cố chưa từng có VSTK - 4355


1

2

3

4

5

6

7

8

xảy ra trên thế giới. Một nhà sư khác xách một thùng dầu xăng, từ từ trút xuống đầu, mình, tứ chi, đẫm ướt toàn bộ áo cà sa rồi tiếp tục tưới lan tràn chung quanh chỗ ngồi của sư Quảng Đức. Trong khi các sư sải tăng ni chung quanh quỳ bái tụng niệm, sư Quảng Đức tự tay bật quẹt châm lữa. Ngọn lữa phực cháy bùng lên phủ lấp toàn thân nhà sư được một phóng viên ngoại quốc chụp ảnh ngay lúc đó và gửi đi khắp nơi, gây kinh hoàng chấn động dư luận khắp thế giới. Cảnh sát tới làm rào ngăn chận chỉ biết đứng trố mắt nhìn cảnh tượng hãi hùng xảy ra, bất lực không biết phải làm gì. 505

1

2

http://www.bing.com/videos/search?q=Thich+Quang+Duk&&view=detail&mid=4CF8B379495478786B8C4CF8B379495478786B8C&r vsmid=AD8945F63E9F8A49AB45AD8945F63E9F8A49AB45&fsscr=0&FORM=VDMCNR

3 4 http://www.bing.com/videos/search?q=Thich+Quang+Duk&&view=detail&mid=4CF8B379495478786B8C4CF8B379495478786B8 C&rvsmid=AD8945F63E9F8A49AB45AD8945F63E9F8A49AB45&fsscr=0&FORM=VDMCNR http://www.bing.com/videos/search?q=Thich+Quang+Duk&&view=detail&mid=AD8945F63E9F8A49AB45AD8945F63E9F8A49A B45&FORM=VRDGAR

5

6

http://www.bing.com/videos/search?q=Monk+SelfImmolation+1963&&view=detail&mid=A9AC10D83CD7DD8000AFA9AC10D8 3CD7DD8000AF&FORM=VRDGAR 9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

2/ Lữa cháy đỗ dầu thêm - Bức ảnh của Malcolm Brown Cảnh tượng tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức được dàn xếp theo trình tự trước sau đã được ký giả Malcolm Browne của hảng thông tin AP thu vào óng kính và gửi đi đăng nơi trang đầu trên mặt báo khắp nơi thế giới. Browne đã thành công về tiền bạc và danh vọng nhờ bức ảnh độc đáo có một không hai của mình bằng một sinh mạng con người mà đương sự không cần phải thương tiếc hay phải chi phí nặng nề cho nghề nghiệp của mình. Phải chi vào lúc đương sự biết được tin sắp có một biến cố Phật giáo đặc biệt sắp xảy ra và báo nguy cho chính quyền biết để tìm biện pháp ngăn chận bất cứ sự bất trắc đáng tiếc nào sẽ xảy ra thì có thể là Browne sẽ không giàu và không nổi tiếng nhưng đã có thể cứu sống được một mạng người , vì tình người có nhân đạo, không VSTK - 4356


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

giống các loài súc sinh vô tri khác, và nếu làm được như thế thì còn hơn là cất năm, bảy căn nhà thờ hay chín, mười cảnh chùa, miếu. Không thể nói rằng Browne không đủ thời gian để báo nguy cho chính quyền bởi vì Browne đã kể lại như sau:506 “Vào lúc 9 giờ tối ngày 10/06/1963 nhà sư Thích Đức Nghiệp đã gọi điện thoại cho Browne và một số đặc phái viên báo chí ngoại quốc khác để báo cho biết có một buổi lể cầu siêu tưởng niệm vào ngày hôm sau tức vào ngày 11/06/1963. “Ông Browne, tôi khẩn khoản khuyên Ông cần phải tới. Tôi nghĩ rằng một việc gì đó vô cùng quan trọng sắp xảy ra, tuy nhiên tôi không thể tiết lộ cho Ông đó là việc gì.” “Vào lúc sáng 07 giờ 50, Browne và một trợ tá người Việt Nam dưới bí danh “Bill” tới chùa Từ Nghiêm trước 10 phút cuộc tụng kinh cầu nguyện khởi sự. Cũng có nhiều phóng viên khác hiện diện như của AFP/Pháp, UPI/Mỹ; tuy nhiên chỉ có Brown và người trợ tá Bill là có ý nghĩ cần phải mang theo mày chụp hình. Tăng ni chật cứng trong nguyện đường và ngoài sân chùa. Tụng kinh, niệm Phất khởi sự từ lúc 08 giờ g. Và ngừng lại vào lúc 9 giờ. Tất cả số lượng tăng ni từ trong chùa túa ra đường xếp hàng tiến bước về hướng chùa Xá Lợi. Một chiếc xe hơi 4 chỗ ngồi màu xám dẫn đầu đoàn tăng ni đang xuống đường. “Vào lúc 9 giờ 17, chiếc xe 4 chỗ ngồi dẫn đầu đoàn đoàn biểu tình đến ngã tư hai đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt thì ngừng lại và đoàn tăng ni nhanh chóng vây kín dày đặc vòng chung quanh chiếc xe. B nhà sư từ trong xe bước xuống xe và mở hòm xe để lấy một bình nhựa mũ đựng xăng loại dùng cho máy bay phản lực, một loại xăng dầu cháy chậm hơn xăng dầu xe ô tô. Browne nhớ lại: “I realized at that moment exactly what was happening, and began to take pictures a few seconds apart.” Vào phút đó tôi mới thực sựhiểu được chuyện gì đang xảy ra, và tôi bắt đầu chụp nhiều tấm ảnh, mỗi tấm được chụp cách nhau ít giây đồng hồ.”

Và diễn tiến tiếp theo của cuộc trình diễn xảy ra sao đã được viết ra ở phần trên, không cần phải đợi Browne kể lại thêm. Phải đợi 50 năm sau, Malcolm Browne mới cảm thấy được sự bức rức như là chính đương sự đã tiếp tay không chút tình người vào một cái chết hãi hùng thương tâm của một đồng loại khác màu da với mình:507 “Rõ ràng đó là một màn dàn cảnh của phía Phật giáo dể thực hiện cho một số mục đích nào đó. Đồng thời lạ có yếu tố nhân thể con người có dính líu vào mục đích thật là khủng khiếp, bởi vì qua chuỗi sự kiện những hình ảnh nối tiếp nhau đã phô diễn được sự sửng sốt bang hoàng khi những ngọn lửa đang đốt cháy mặt mài của nhà sư và xứ tiếp nối như thế. Không có lúc nào nghe thấy tiếng nhà sư gào thét hay kêu rống nhưng người ta có thể nhìn thấy qua những nét biểu hiện của nhà sư đang phải gánh chịu một sự đau đớn cùng cực, và để rồi nhà sư tử vong ngay chỗ ngồi- và rối, cuối cùng, khi mà thân xác đã bị cháy khét cứng đơ co quắp, họ không còn có thể chèn nhét nhà sư vào hòm vì mình mẩy, tứ chi cong queo xiên xẹo tứ phía. Khi mà bức hình gây bàn hoàng sửng sốt gửi đi thì nó rất khó bị triệt hạ. Đó không phải là điều làm cho tôi hãnh diện. . . .”

VSTK - 4357


1 2 3 4 5 6 7 8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

“Đó là một tấm hình mang nhiều ý nghĩa khác nhau đối với thiên hạ và dành cho những lợi lộc khác. Trung Quốc và Bắc Việt xem đó như là một tấm hình có một mức độ tuyên truyền kỳ diệu tuyệt vời, và dĩ nhiên là họ khoác cho cái chiêu bài là “một nhà tu Phật giáo chết đi để đối kháng tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ và tay sai của bọn họ ở Việt Nam.” Ở Hoa Kỳ thì người ta xem đây là hình ảnh một ông thánh tử vì đạo đã hy sinh vì một chính nghĩa có giá trị và vì lẽ đó những người dân Hoa Kỳ khác cần phải ủng hộ việc hạ bệ một chính quyền Công giáo độc tài m đang được TT Kennedy ủng hộ. . . .” “Đôi khi tôi đã từng được người ta chất vấn rằng tôi đã có thể ngăn chận cuộc tự sat đó hay không? Tôi trả lời là không thể được. Cả một đoàn thể tăng ni có lẽ lên đế 200 người vây quanh ở đó sẵn sàng ngăn chận tôi lại nếu tôi thử bước tới. Một vài người của họ đã tự nguyện lăng mình năm chận ngang bánh xe chửa cháy đang chạy tới hiện trường. Nhưng mà sau những năm kể từ ngày đó, tôi mang têm trạng héo hon hiện nay bởi vì cho rằng chính mình có lẽ cũ đã có đóng góp một phần nào vào cái chết của nhà sư già nua mà có lẽ là nhà sư đó đã không thực hiện điều mà ông ấy đã làm và một cách tổng thể đối với các nhà sư khác cũng vậy, có thể họ sẽ không thực thi những gì mà họ đã làm nếu tất cả đoàn thể của họ đã biết chắc rằng sẽ không có sự hiện diện của một nhiếp ảnh viên báo chí để tung ra những tấm hình và sự trãi nghiệm của đương sự ra khắp thế giới bên ngoài. . .”

Tài liệu đã được giải mật của Lầu Năm Gốc đã ghi chép thời sự theo thứ tự thời gian như sau: 508 Ngày 14/06/1963, Chủ tịch Ủy Ban Liên Bộ Chính phủ (UBLB) họp bàn với đại diện Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo (UBLP). Ngày 16/06/1963, Thông cáo chung của UBLP-UBLB đưa ra những yếu tố cơ bản để thương thảo nhưng không có sự nhận chịu trách nhiệm trong vụ biến động Phật giáo ngày 08/05/1963. Từ cuối tháng 06/63 đến cuối tháng 07/1963, hoạt động biểu tình, xuống đường gia tăng cường độ khi các sư tăng lớn tuổi ôn hòa hữu khuynh giao quyền lãnh đạo đấu tranh Phật giáo cho các nhà sư đấu tranh trẻ tuổi nóng nảy tả khuynh kình chống hơn. Ngày 27/06/1963, TT Kennedy thông báo cử nhiệm Henry Cabot Lodge làm tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ngày 03/07/1963, chủ tịch UBLB Phó TT Nguyễn Ngọc Thơ sau khi cho điều tra sơ khởi đã thông cáo rằng biến cố Phật giáo ngày 08/05/1963 gây nhiều chết chóc là kết quả hành động khủng bố của VC. Phía Phật giáo nổi cơn thịnh nộ bát bỏ lời tuyên cáo nầy và càng gia tăng nhiều thêm những hoạt động đã đảo, phản đối. Ngày 07/07/1963, nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc tự tử để phản đối sự truy tố của chính quyền ra trước tòa án vi Ông phản đối chế độ Ngô Ðình Diệm đàn áp đảng phái đối lập Quốc gia. Ông chết một ngày trước khi phải trình diện tại Tòa Án Quân Sự vì liên quan đến cuộc đảo chính hụt ngày 11 tháng 11 năm 1960. Trong Thư tuyệt mệnh để lại, Ông viết:

VSTK - 4358


1

2

3

4

“Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Việc bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc gia sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng Sản là một tội nặng. Tôi chống đối việc đó và tự hủy mình như hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do."

Nguồn: http://giaodiemonline.com/2012/02/nhatlinh.htm (Lấy xuống từ mạng Internet ngày 28/08/1963)

Trên xe tang của Nhất linh, biểu ngữ phản đối chính quyền đàn áp những người quốc gia đối lập và Phật Giáo Nguồn: http://sachhiem.net/LICHSU/N/NgocCuong.php (Lấy xuống từ mạng Internet ngày 28/08/1963) 5

6

7

8

9

10

11

12

13

Ngày 09/07/1963, Thể lệ treo cờ Phật giáo được ấn định qua Nghị Định số 358-BNV/KS xác nhận các điểm đã thỏa hiệp trong Thông cáo chung giữa UYBLB và UBLP.509 Ngày 10/07/1963, Bản Lượng Định Tình Báo SNIE 53-2-63 nhận định rằng:510 A/ Cuộc khủng hoảng Phật giáo ở miền Nam Việt Nam đã làm lộ liễu và mãnh liệt cho một sự bất mãn lâu dài đối với chế độ của Ông Diệm và chính sách cai trị của Ông. Có vẽ như là Ôn Diệm không chịu theo đuổi và hòa nhịp với những điều cam kết của Ông đối với Phật giáo, náo loạn có thể sẽ xảy ra

VSTK - 4359


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

thêm và những cơ may về âm mưu một cuộc đảo chánh hay ám sát chống lại Ông ấy sẽ đến không lúc nào tốt hơn như bây giờ. B/ Chế độ của Ông Diệm cơ bản đang ở trong một trạng thái bức xúc khó chịu vì mức độ can dự của của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam càng lúc trở nên sâu đậm hơn vì biến cố Phật giáo và đường lối cứng rắn của Hoa Kỳ. Tình trạng như thế nhất định là sẽ kéo dài dây dưa và áp lực sắp tới để cắt giảm sự hiện diện của Hoa Kỳ trong nước rất có thể xảy ra. C/ Cho tới hiện giờ, vấn đề Phật giáo chưa được Cộng sản khai thác mà cũng chưa có dấu tích nào cho thấy nó có gây hậu quả đối với sự nỗ lực chống chiến tranh du kích. Có lẽ chúng ta không nghĩ rằng Ông Diệm sẽ bị hạ bệ bởi đảo chánh của Cộng sản. Cũng không nghĩ rằng Cộng sản sẽ có lợi nếu Ông Diệm bị lật đỗ bởi một nhóm hỗn hợp đối lập không Cộng sản. Một chế độ thừa kế không Cộng sản trước tiên có thể là sẽ chống Việt Cộng một cách yếu thế hơn, nhưng được tiếp tục sự yểm trợ của Hoa Kỳ, có thể mang đến hiệu quả hơn cho sự lãnh đạo trong chính quyền và cho nỗ lực đương đầu với cuộc chiến. Bản Lượng Định nầy còn đưa ra một ước lượng theo tình hình bên ngoài để cho thấy rằng nếu chính quyền của Ông Diệm phản ứng kịp thời để thực hiện hữu hiệu Thông cáo chung ngày 16/06/1963 thì những uất ức oán giận từ phía Phật giáo tranh cãi khuấy động tạo ra sẽ có thể được hóa giải Tuy nhiên, cho dù mối liên hệ giữa Phật giáo và chính quyền đã sự êm thắm thì sự bất mãn đại thể phát sinh từ cuộc khủng hoảng cũng đã thành trầm trọng hàng đầu, có lẽ là khó thể giữ được yên. Ví bằng Ông Diệm cứ chần chừ, lợi dụng thời cơ trong việc giải quyết thỏa đáng những nguyện vọng của Phật giáo thì e rằng náo loạn lại tiếp tục tái diễn và có lẽ là miền Nam sẽ tiếp nối rơi và một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ và dưới những điều kiện như thế thì có những cơ hội tốt hơn bao giờ hết cho một cuộc âm mưu ám sát hay đảo chính hạ bệ Ông Diệm do những thành phần đối lập không phải là Cộng sản thực hiện. Ngoài ra cũng không nên bỏ qua trường hợp khả thể của một cuộc lật đỗ Ông Diệm bởi Việt Cộng tuy nhiên điều xảy ra có lẽ sẽ ít thành đạt hơn nếu đa số những thành phần đối lập chính quyền và những sư phê phán vẫn còn giống như hiện giờ có sự cảnh giác về mối nguy cơ của Cộng sản. Theo tin tức từng ngày do soạn giả Đoàn Thêm ghi lại thì:510 bis - Ngày 11/07/1963 Tòa Án Quân sự Đặc Biệt ở Sài Gòn xử các nhân sĩ liên can đến vụ binh biến đảo chánh 11/11/1960. Trong số nầy có nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng được miễn bị xử án vì đã chết.

VSTK - 4360


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

- Ngày 13/07/1963, các nhân sĩ gồm có 19 người, thường gọi là nhóm Caravelle đã từng ký thỉnh nguyện yêu cầu Ông Diệm cải cách chính quyền, được Tòa Án Quân Sự xử tha bổng. - Ngày 16/07/1963, tăng ni, Phật tử biểu tình trước nhà Đại sứ Hoa Kỳ từ 9-11 giờ để phản đối chính quyền không thi hành Thông cáo chung. - Ngày 22/07/1963, ỦY Ban Liên Phái Phật Giáo họp báo tại chùa Xá Lợi phản đối sự không thi hành Thông cáo chung và những cuộc bắt bớ Phật tử. - Có tin đồn sư bà Diệu Huệ, thân mẫu của đại sứ VNCH Bửu Hội, tuyên bố sẽ tự thiêu. 2.1 - Những sự tuyên bố phê phán bốc lữa của bà Nhu/Trần Lệ Xuân

Sau vụ hỏa thiêu của nhà su Quảng Đức, trong khi TT. Diệm ngay trong ngày 11/06/1963 đã gửi thông điệp kêu gọi dân chúng thủ đô Sài Gòn hãy bình tỉnh để chờ chính quyền giải quyết mọi sự khó khăn trên căn bản lương tri và ái quốc, trong tình đoàn kết huynh đệ…không nên tin có âm mưu trì hoãn giải quyết các vấn đề bởi vì sau lưng Phật giáo trong nước, hãy còn có Hiến Pháp và Ông Diệm là người bảo vệ Hiến Pháp* thì không bao lâu sau đó qua một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CBS vào ngày 01/08/1963, bà Trần Lệ Xuân lại nghênh ngang tự quyền tuyên bố lung tung trước dư luận người ngoại quốc không có một chút kinh trọng nuối tiếc gì đối với người đã khuất. Bà đã tạo thêm công phẫn khắp nơi đỗ ập lên chính quyền VNCH vì cung cách phê phán của bà đối với cái chết của nhà sư Thích Quảng Đức. Giọng điệu phê phán nầy được lấy xuống từ hình ảnh và giọng nói của bà được trình chiếu trên máy truyền hình như sau:511 "Hành động của những người lãnh đạo Phật giáo đã làm được cái giống gì? Điều duy nhất họ làm là đã làm thịt nướng một trong những vị sư tăng của họ, người mà họ đã gây mê, người họ đã lạm dụng tín ngưởng, và ngay cả việc quay nướng người đó cũng đã được thực hiện không phải bằng các phương tiện tự túc vì họ dùng xăng ngoại nhập."

Ngày 03/08/1963 trong một buổi học tập huấn luyện Thanh Nữ Cộng Hòa , bà Nhu/Trần Lệ Xuân lại tố giác rằng “Phật tử là những thành phần đang dùng những sách lược ghê tởm nhất của Cộng sản để lũng đoạn Quốc gia.”512

VSTK - 4361


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Ngày 6/8/1963, đài VOA phát thanh buổi phỏng vấn Ðại sứ Trần Văn Chương về những lời tuyên bố của bà Trần Lệ Xuân. Ông Chương lên án con gái của Ôngl à “vô lễ và hỗn láo.” 512bis Ngày 08/08/1963, trong một Công điện (doc.248 )của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gửi tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, dưới phần ghi chú số 3 cho biết: Nhật báo New York Times trong ngày 08/08/1963 đăng hai bài trên trang nhất về Việt Nam:513 - Bài thứ nhất của Halberstam, từ Sài-gòn, với tựa “Bà Nhu Tố Cáo Mỹ Bắt Chẹt ở Việt Nam” (Mrs. Nhu Denounces U.S. for “Blackmail” in Vietnam). Halberstam còn viết thêm rằng bà Nhu tuyên bố Diệm không có quần chúng ủng hộ, phải dựa vào vợ chồng Nhu. (in Halberstam's story Mme Nhu claims Diem has no following his own right, and that he must depend on her and his brothers for popular support) - Bài thứ hai của Tad Szulc ở Washington, tiết lộ mối quan tâm ngày một gia tăng của chính phủ Kennedy về việc chính phủ Diệm khó sống còn nếu không thực lòng hòa giai với Phật giáo. Cùng trong ngày 08/08/1963, tờ Thời Báo Việt Nam đăng tải lại lời tuyên bố của bà Nhu khi được hảng thông tấn phỏng vấn vào ngày 01/08/1963 rằng những người lãnh đạo Phật giáo đang tìm cách lật đổ chính quyền VNCH. Bà ấy lại vẫn khăn khăn với lời tuyên bố “Phật giáo chỉ có làm được một việc là “quay nướng một nhà sư” bằng săng dầu nhập cảng”. Bà Nhu cũng phê phán rằng các nhà lãnh đạo Phật giáo không phải là những nhà tu lãnh đạo chân chính mà họ cũng không phải là những người đại diện của nhân dân Việt Nam.514 2.2 - Áp lực đe dọa của Hoa Kỳ đối gia đình họ Ngô Đình vì những sự biến động Phật giáo

Như trên đã viết, ngày 03/08/1963, trong một bài diễn thuyết tại trường huấn luyện Thanh Nữ Cộng Hòa bà Nhu /Trần Lệ Xuân đã phát biểu đã kích dữ đội thành phần sư tăng lãnh đạo Phật giáo. Cùng trong ngày nầy, trong một cuộc phỏng vấn của thông tấn xã Reuters, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu tuyên bố: Sẽ xuống tay với chùa Xá Lợi vì nuôi dưỡng âm mưu đảo chính. Vì thế, ngày 05/08/, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gửi công điện yêu cầu đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn phải cảnh cáo rõ ràng với ông Diệm và ông Nhu rằng cả hai lời tuyên bố nóng bỏng của 2 vợ chồng ông bà Nhu/Xuân là thiếu khôn ngoan. Những sự phát ngôn như thế khiến cho Hoa Kỳ cũng như phía Phật giáo tìm thấy một nền móng tối thiểu để tin rằng chính quyền VNCH hiện giờ đang chú trọng đến chính sách hòa giải như ông Diệm đã từng tuyên hứa nhiều lần và Nolting cũng cần cho họ biết rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ công khai phản đối ngay tức khắc.515

VSTK - 4362


1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn cũng báo cáo rằng Ông Nhu đã thúc hối phó TT Nguyễn Ngọc Thơ và Ông Diệm phải , đơn phương khởi sự cho điều tra ngay tức khắc về những sự kêu ca và phải luôn luôn mở rộng cánh cửa guồng máy chính quyền để Phật giáo tham gia. Ông Nhu nói rằng những nguồn tin của hảng Reuter là thất thiệt. Ông Nhu cũng không có bênh vực về nội dung của những lời phát biểu bà Lệ Xuân và biện luận rằng Bà Xuân có quyên phê phán như thế với tư cách là một công dân riêng lẽ chứ không phải với tư cách là một người phát ngôn của chính quyền. Nolting cho rằng lời giải thích của Ông Nhu không thể nào được chấp nhận ở Hoa Kỳ và ngay cả ở Việt Nam.516

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ thị cho đại sứ của họ ở Sài Gòn nói tẳngng với Ông Diệm rằng theo quan điểm của Hoa Kỳ thì cần phải loại bà Nhu ra khỏi chính trường, gửi bà ấy đi sang một dòng tu nhà kín ở Hong Kong chẳng hạn.517 10/8/1963: Nolting báo cáo về những cuộc dàn xếp với Diệm, trong đó có phần nhận định về vợ chồng Nhu- Lệ Xuân rằng họ vượt ngoài sự kiểm soát của cha mẹ và anh chồng. Diệm hứa với Nolting là sẽ cứu xét các biện pháp đối với Lệ Xuân, và đã nghĩ đến việc cho Lệ Xuân “nghỉ ngơi.” Nolting dự định đề nghị những biện pháp như sau: - Lệ Xuân đi “nghỉ dài hạn,” Roma; - Tổng Giám mục Ngô Đình Thục về Vatican /Roma để được thăng cấp. 518 Ngày 13/08/1963, một tu sĩ trẻ tự thiêu trước chùa Phước Duyên xã Hương Long, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Cùng ngày, tại chùa Xá Lợi , một nữ sinh trẻ tự chặt tay trái để phản đối bà Nhu xúc phạm tới các tăng ni tu hành.519 Ngày 14/08/1963, đại sứ F.Nolting sắp mãn nhiệm rời Việt Nam đến hội kiến với TT Diệm. Ông Diệm hứa với Nolting sẽ tuyên cáo trước dân chúng bác bỏ những lời phê phán nẩy lửa của bà Nhu/Trần Lệ Xuân tố cáo tăng ni Phật tử. Ngày hôm sau, Nolting rời Việt Nam đi nghĩ phép trước khi bàn giao chức vụ đại sứ Việt Nam cho H.Cabot Lodge.520 Cùng trong ngày 14/08/1963, qua một cuộc phỏng vấn của đặc phái viên báo New York Herald Tribune, TT Diệm tuyên bố đoan chắc rằng vấn đề hòa giải với Phật giáo là một chính sách Ông đang theo đuổi mà không có gì có thể làm đảo lộn được. Và khác với bà Nhu, Ông Diệm còn tuyên bố rằng gia đình họ Ngô rất hân hoan với việc Hoa Kỳ cắt cử H. Cabot Lodge làm tân đại sứ ở Việt Nam. Hoa Kỳ có vẻ yên tâm với những lời tuyên bố nầy của Ông Diệm.521 3/ Ngô Đình Diệm đối đầu Cabot Lodge 3.1- Những cuộc tấn công bố ráp vào chùa chiền và những hậu quả

Mặc dù Tổng thống Diệm đã xuống giọng ôn hòa qua cuộc phỏng vấn với đặc phái viên báo New York Herald Tribune ngày 14/08 như vừa kể trên,

VSTK - 4363


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

nhưng các tăng ni, phật tử vẫn cứ tiếp tục xuống đường và tiếp tục tự thiêu. Ngày 15/08/1963, một ni cô trẻ tự thiêu ở quận Ninh Hòa (Khánh Hòa). Lệnh giới nghiêm ban hành hành ở Nha Trang. Các nam công chức phải ở lại công sở, không được về nhà. Các nữ công chức phải vào sở làm việc ngày nghĩ. Ngày 16/08/1963, nhà sư Thiện Huệ 70 tuổi tự thiêu tại chùa Từ Đàm/Huế. 522 Theo Nguyễn Lang viết trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Tập III : Cuộc Vận động chống Đàn áp Phật giáo năm 1963 thì ngày 16.08.1963 tại Huế, tất cả mọi chợ búa trường học, xí nghiệp và công tư sở công theo lời kêu gọi của giới lãnh đạo Phật giáo. Chính quyền thị xã ban hành lệnh giới nghiêm và thiết quân luật toàn diện. Tất cả các chùa lớn đều bị phong tỏa, hàng ngàn người bị cô lập trong các chùa Linh Quang, Từ Ðàm và Diệu Ðế. Ngày 18/08/1963, rất dông dân chúng, tăng ni, phật tụ họp tại chùa xá lợi để cầu siêu cho những tăng ni tử vì đạo vì Phật pháp. Ngày 19/08/1963, Phó TT Nguyễn Ngọc Thơ cùng nhiều nhà báo cùng với UBLB ra Phú Yên để diều tra tình hình Phật giáo đang xảy ra ở đó. 522 bis Ngày 20/08/1963, biểu tình lớn ở Đà Nẵng và ở trước chùa Xá Lợi ở Sài Gòn. Lệnh giới nghiêm ban hành ở Đà Nẵng. Cảnh sát chiến đấu tới bao vây và lục soát chùa Xá Lợi vào lúc quá nửa đêm rạng sáng ngày 21/08. Xô xát xảy ra kịch liệt. Súng nổ. Nhiều tăng ni bị bắt, nhiều phật tử tham gia biểu tình bị thương. Chùa Ấn Quang và chùa Kỳ Viên ở Sài Gòn cũng bị khám xét.523

Hội đồng chính phủ được triệu tập khẩn cấp vào gần sáng ngày 21/08/1963. TT Diệm tuyên bố phải hành động cương quyết và lãnh trách nhiệm trước lịch sử vì có tin VC sẽ tràn ngập thủ đô Sài Gòn cho nên đã ban hành SL.84/TTP ngày 20/08/1963 thiết đặt tình trạng giới nghiêm trên toàn lãnh thổ: - Quân đội chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh:/ xét tư gia bất cứ giờ nào, - bắt giữ những người xét có hại cho an ninh công cộng. - Cấm mọi cuộc tụ họp có thể phương hại cho trật tự an ninh công cộng, - hạn chế tự do báo chí, kiểm soát phát VSTK - 4364


1

2

3

4

5

6

thanh, kịch ảnh, cấm tàng trữ, lưu hành những ấn loát phẩm, tài liệu có hại đến an ninh công cộng. Bộ trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu xuống tóc cạo đầu để phản đối sự đàn áp Phật giáo. Tướng Tôn Thất Đính được cử làm Tổng trấn Đô Thành Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định để thi hành lệnh giới nghiêm. Đại sứ VNCH Trần Văn Chương ở Hoa Kỳ bị cách chức vì những lời phê phán trách cứ chính phủ VNCH và bà Nhu.524

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 22/08/1963, tân đại sứ Hoa Kỳ H.Cabot Lodge tới Sài Gòn thì đã thấy có 3 sư tăng trẻ quá khích trong phong trào tranh đấu của Phật giáo trong đó có Thích Trí Quang đang trú ẩn bên trong tòa đại sứ Hoa Kỳ sau những cuộc cảnh sát, công an của chính quyền đột kích vào các chùa ở Sài Gòn vào rạng sáng ngày 21/08/1963. 524bis 3.2- Ai ra lệnh tấn công các chùa sáng sớm ngày 21/08/1963 ?

Theo quyền nhiếp đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn William Trueheart thì nhiều nhân vật trọng yếu trong chính quyền VNCH trong đó có bộ trưởng phụ tá Quốc Phòng Thuần và bộ trưởng Nội Vụ Lương không hay biết gì đến những kế hoạch bố ráp các chùa của Hội Đồng Nội Các chính phủ. Theo những nguồn tin mà Trueheart được cung cấp thì hội đồng tướng lãnh quân lực VNCH đã giữ vai trò chủ động trong việc bố ráp nầy bởi vì những nguồn tin đó cho rằng mặc dù nhóm tướng lãnh nầy thoạt đầu có thiện cảm với những nguyện vọng của Phật giáo nhưng lần lần thấy những cuộc xuống đường biểu tình liên tục chống đối chính quyền là nguyên cớ làm suy sụp trận chiến chống cộng sản. 525 Theo một công điện của trạm tình báo Hoa Kỳ từ Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Đốn thì trong một cuộc phỏng vấn, tướng Trần Văn Đôn cho biết vào ngày 23/08 Hội Đồng Tướng Lãnh có họp nhau vào buổi tối ngày 18/08 để thảo ra những kế hoạch nhằm khai triển và tăng cường lệnh giới nghiêm nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng Phật giáo. Hai hôm sau, các tướng lãnh gồm có Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Đỗ Cao Trí, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Ngọc Lễ, Lê Văn Kim, và Dương Văn Minh thông báo những kế hoạch nầy cho ông Nhu và ông Nhu đề nghị họ gặp TT Diệm để bàn thảo. Tướng Đôn xác quyết rằng ông Nhu không có tham gia nào vào việc phát thảo những kế hoạch nầy. Khi gặp ông Diệm, các tướng lãnh đã phát biểu rằng quân đội VNCH và vợ con, gia đình của họ đang bị suy sụp tinh thần, chán ngán và đi đến tình trạng đào ngũ lan tràn nếu chính quyền không sớm ra tay hành động. Theo tướng Đôn thì ông Diệm đã chuẩn nhận những kế hoạch do nhóm tướng lãnh đề xuất đồng thờ cử nhiệm tướng Đôn trong chức chưởng Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH. thay thề tướng Lê Văn Tỵ đang nghĩ chữa bệnh lao phổi.526 Cũng theo tướng Đôn trả lời trong cuộc phỏng vấn thì mặc dù Ông Nhu không có tham gia trực tiếp vào việc thảo phát kế hoạch của các tướng lãnh để VSTK - 4365


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

hiệu nghiệm hóa lệnh giới nghiêm nhưng Ông Diệm thường hành động theo những lời cố vấn của Ông Nhu. Tướng Đôn nói rằng mình không hay biết gì về tin tức lực lược cảnh sát vũ trang đặc biệt của đại tá Tung sẽ tấn công bố ráp đồng loạt các chùa ở Sài Gòn. Những lực lượng đặc biệt nầy chỉ tuân lệnh TT Diệm và cố vấn Nhu nhưng tướng Đôn không nêu rõ đích danh ông Nhu là người đã ra lệnh tấn công . Minh mô tả Ông Nhu như là bộ não của Ông Diệm và tư cách , hành động của bà Trần Lệ Xuân không khác nào là vợ thực sự của Ông Diệm mặc dù không có vấn đề chung đụng xác thịt.527 Cùng một thời gian đó, ngày 23/08/1963/ qua cuộc gặp gỡ với tướng Lê Văn Kim, người phát ngôn của tướng Đôn, Giám đốc cố vấn Hoa Kỳ chuyên trách về các vấn đề nông thôn (USOM) Rufus Phillips cho biết rằng tướng Kim tuyên bố quân đội VNCH là con hình nộm múa rối của cố vấn Nhu, rằng tướng Đôn và tướng Đính không hay biết gì cuộc bố ráp các chùa Phật giáo ở Sài Gòn và rằng chất nổ và vũ khí tìm thấy tại các chùa kể trên là do mật vụ cảnh sát và lực lương đặc biệt cày đặt vào để lấy cớ thi hành những cuộc bố ráp lùng soát. Bây giờ dân chúng tin rằng quân đội đang giữ trách nhiệm đàn áp Phật Tử và đang chuyển dư luận sang chống đối quân đội. Tướng Kim nói rằng Ông Nhu đã ra lệnh cho Tổng Giám Đốc Thanh Niên Cộng Hòa Cao Xuân Vỹ phải tổ chức một cuộc xuống đường khổng lồ của Lực Lượng Thanh Niên Cộng Hòa với khoảng hơn 500,000 người vào ngày 25-8-1963 để phản đối những cuộc xuống đường của phía Phật giáo. Nếu tình hình này không sửa chữa và nếu dân chúng không được biết sự thật, quân đội sẽ bị tê liệt một cách nghiêm trọng trong cuộc chiến chống Cộng. Tướng Kim cũng nói rằng quân đội sẽ siết chặt đoàn kết để loại trừ gia đình họ Ngô nếu Hoa tỏ rõ ý cho thấy chí cứng rắn với chế độ gia đình trị nầy. Bộ trưởng phủ TT và phụ tá quốc Phòng Thuần cũng đồng ý như thế nhưng không muốn có một cuộc đảo chánh lật đỗ ông Diệm mà chỉ muốn Hoa Kỳ yểm trợ để loại bỏ Vợ chồng ông bà Nhu ra khỏi chính trường Việt Nam mà thôi.528 Cũng có dư luận đồn rằng có sự chia rẽ ngấm ngầm trong các hàng sĩ quan cao cấp quân đội VNCH. Tin tức đăng trên trang nhất của báo New York Times số ra ngày 23/08/1863 do đặc phái viên David Halberstam, một ký giả Hoa Kỳ cùng trường phái với ký giả Neil Sheehan và là một trong số những ký giả Hoa Kỳ đồng minh của cố vấn quân sự “thái thú” Paul Vandam, đã tung tin rằng quân đội VNCH bị đặt vào tình thế “một chuyện đã rồi” đối với hành động của cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu đã dùng lực lượng vũ trang trung thành của ông ấy khởi phát tấn công vào chùa Xá Lợi. Nguồn tin của Hamberstam còn cho biết thêm rằng tướng Đôn chỉ biết được vụ nầy vào lúc 5 giờ sáng ngày 21/08/1963. Ngược lại, một ký giả khác của tờ New York Times là Tad Szule cùng ngày 21/08, cũng ở trang nhất, đã tung tin rằng một nguồn tin “từ một viên chức nào đó” của Bộ Ngoại Giao cho biết là các tướng lãnh quân

VSTK - 4366


1

2

đội VNCH đã khuyến cáo Ông Diệm phải để cho họ “đứng dậy” dẹp trừ nhóm lãnh đạo Phật giáo.529

*

VSTK - 4367


IX/ MÙA THU ĐỊNH MỆNH 1963 MIỀN NAM VNCH TỪ 24/08/1963 ĐẾN 25/10/1963

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

1 – Dạo tấu khúc của bầy kên kên quạ quạ Những nguồn tin tình báo rối ren tới tắp gởi về Hoa Kỳ khiến cho chính quyền Hoa Thịnh Đốn mất phương hướng không biết phải phản ứng bằng cách nào cho phù hợp với tình hình hiện lúc bấy giờ ở miền Nam VNCH khi mà ông Diệm đã không giữ được lời hứa sẽ giải quyết ổn thỏa và hòa hợp với Phật giáo với cựu đại sứ Hoa Ky F. Nolting trước khi ông nầy sắp nghĩ phép chuẩn bị bàn giao chức vụ đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn cho tân đại sứ H.Cabot Lodge. Tân đại sứ Lodge hiện đang họp mặt ở Honolulu trên đương sang Việt Nam với thứ trưởng ngoại giao Hillsmans, cựu đại sứ Nolting và Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ khu vực Thái Bình Dương. Trong phiên họp nầy, Hillsman nghĩ rằng nhận định của quyền đại sứ Trueheart có thể là chính đáng cho rằng quân đội VNCH là yếu tố then chốt trong việc thiết đặt tình trạng giới nghiêm ở Sài Gòn.530 Khi quay trở về Hoa Thịnh Đốn, thứ trưởng Ngoại giao Hillsman đã triệu tập một cuộc hội kiến với tướng Krulak của cục Tổng Tham Mưu Liên Quân và trùm Cục Trung Ương Tình Báo Colby và sau đó Hillsman lại tham khảo ý kiến riêng rẻ của hai nhân vật nầy về vụ tấn công các chùa Phật giáo rạng sang ngày 21/08/1963. Cả hai đều cho ý kiến chung chung rằng cần thúc đẩy Ông Diệm sửa đổi theo những chiều hướng của Hoa Kỳ đã đề nghị để giải quyết cuộc khủng hoảng Phật giáo nhưng không nên quá thúc ép Ông Diệm phải nhanh chóng bãi bỏ lệnh giới nghiêm. Tướng Krulak thì cho rằng cần phải làm sáng tỏ ai là người chủ động ra lệnh cuộc bố ráp chùa Xá Lợi rạng sáng ngày 21/08/1963: quân đội chủ động theo lệnh của ông Nhu hay Ông Diệm đã ra lệnh dưới áp lực của hội đồng các tướng lãnh quân đội VNCH. Kết quả buổi họp bỏ túi nầy cũng chẳng đi tới đâu.531 Trong khi đó thì bộ quốc phò1ng, chủ tịch hội đồng Tham Mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ và tướng Harkins tư lệnh phái bộ cố vấn quân sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn đều cho rằng Ông Diệm vẫn còn uy lực lãnh đạo nhưng các thành phần tướng lãng nồng cốt như tướng Đôn, tướng Đính là những nhân vật quân đội có thể bắn ná cho một cuộc đảo chánh.532 Nhân vật chủ trương cực đoan về việc loại trừ ông Nhu là thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Nam Á Sự Vụ Roger Hillsman đã chỉ thị cho tân đại sứ Lodge rằng việc ưu tiên là ông Lodge phải tìm cách loại trừ ngay ông Nhu. Tuy nhiên, quyền ngoại trưởng Hoa Kỳ George Ball đã khuyến cáo Hilsman là biện pháp nầy quá tay, và tốt hơn để tân đại sứ Lodge xem xét tình hình rồi đề nghị những biện pháp cần thiết. Theo đề nghị của quyền ngoại trưởng G. Ball, ngày 24/08/1963, H.Cabot Lodge đã đáp ứng lại rằng tướng

VSTK - 4368


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Kim tố cáo chính cố vấn Nhu đã khích động các tướng lãnh thảo ra kế hoạch thiết quân luật.533 Đáp ứng của Lodge cộng thêm với nguồn tin tương tựa đăng trên báo New York Times cùng một ngày 24/08/1963 khiến cho bộ ba kên kên của Tòa Nhà Trắng là Harriman, Hilsman và Forestal đưa ra một giải pháp quyết định là gửi ngay sang Việt Nam cho đại sứ Lodge một điện tín để chỉ thị những hành động mà tân đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn cần phải thực hiện ngay đối với anh em Ông Diệm, kể cả việc hạ bệ luôn Ông Diệm nếu Ông Diệm không “nghe lời.” Sau đây là bản công điện chỉ thị số 243 đề ngày 24/8/1963 của nhóm kên kên.534 Washington, August 24, 1963, 9:36 p.m. It is now clear that whether military proposed martial law or whether Nhu tricked them into it, Nhu took advantage of its imposition to smash pagodas with police and Tung's Special Forces loyal to him, thus placing onus on military in eyes of world and Vietnamese people. Also clear that Nhu has maneuvered himself into commanding position. US Government cannot tolerate situation in which power lies in Nhu's hands. Diem must be given chance to rid himself of Nhu and his coterie and replace them with best military and po-litical personalities available. If, in spite of all of your efforts, Diem remains obdurate and refuses, then we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved. We now believe immediate action must be taken to prevent Nhu from consolidating his posi-tion further. Therefore, unless you in consultation with Harkins perceive overriding objections you are authorized to proceed along following lines: (1) First, we must press on appropriate levels of GVN following line: [Page 629] (a) USG cannot accept actions against Buddhists taken by Nhu and his collaborators under cover martial law. (b) Prompt dramatic actions redress situation must be taken, including repeal of decree 10,6release of arrested monks, nuns, etc. (2) We must at same time also tell key military leaders that US would find it impossible to con-tinue support GVN militarily and economically unless above steps are taken immediately which we recognize requires removal of the Nhus from the scene. We wish give Diem reasonable opportunity to remove Nhus, but if he remains obdurate, then we are prepared to accept the obvious implication that we can no longer support Diem . You may also tell appropriate military commanders we will give them direct support in any interim period of breakdown central government mechanism. (3) We recognize the necessity of removing taint on military for pagoda raids and placing blame squarely on Nhu. You are authorized to have such statements made in Saigon as you consider desirable to achieve this objective. We are prepared to take same line here and to have Voice of America make statement along lines contained in next numbered telegram whenever you give the word, preferably as soon as possible.7

VSTK - 4369


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11 12 13 14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

Concurrently with above, Ambassador and country team should urgently examine all possible alternative leadership and make detailed plans as to how we might bring about Diem 's re-placement if this should become necessary. Assume you will consult with General Harkins re any precautions necessary protect American personnel during crisis period. You will understand that we cannot from Washington give you detailed instructions as to how this operation should proceed, but you will also know we will back you to the hilt on actions you take to achieve our objectives. Needless to say we have held knowledge of this telegram to minimum essential people and as-sume you will take similar precautions to prevent premature leaks.8 Ball 1 Source: Department of State, Har-Van Files, Overthrow of the Diem Government in South Vietnam, 1963. Top Secret; Operational Immediate. Printed also in United States-Vietnam Re-lations, 1945-1967, Book 12, pp. 536-537 and Declassified Documents, 1975, 321B.

Tạm dịch: Bây giờ hiển nhiên thấy rõ rằng, cho dù là thiết quân luật do quân đội VNCH đề ra hay do Nhu gài bẫy họ, Nhu đã lợi dụng việc áp đặt thiết quân luật để tấn công các ngôi chùa với lực lượng cảnh sát và Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung trung thành với Nhu, do đó đã đặt gánh nặng trách nhiệm trên quân đội trong mắt nhìn từ thế giới và từ người dân Việt. Cũng thấy rõ rằng Nhu đã tự dàn dựng để chính Nhu tiến lên vị trí lãnh đạo. Chính phủ Mỹ không thể dung túng tình trạng quyền lực nằm trong tay Nhu. Diệm phải được cơ hội để tự gạt bỏ Nhu ra và các thủ hạ của đương sự, và thay thế họ bằng các nhân sự chính trị và quân sự tốt nhất có thể có. Nếu, bất kể mọi nỗ lực của ông đại sứ mà Diệm vẫn ngoan cố và từ chối, vậy thì Hoa Kỳ chúng ta ta phải đứng trước một tình trạng có thể là chính ngay cá nhân Diệm cũng không thể được giữ. Bây giờ chúng tôi tin rằng hành động khẩn cấp cần phải thực hiện để ngăn chận Nhu củng cố thêm vị thế của đương sự. Do vậy, trừ phi trong khi tham khảo với Tướng Harkins (Tư Lệnh MACV) nhận ra những phản đối cực kỳ quan trọng, ông được ủy quyền tiến hành các việc sau: (1) Thứ nhất, chúng ta phải tiếp tục áp lực theo những mức độ thích nghi đối với chính phủ VNCH như sau: (a) Chính phủ Hoa Kỳ không thể chấp nhận hành vi đàn áp Phật tử của Nhu và tay say của đương sự dưới núp dưới chiêu bài thiết quân luật. (b) Phải có những hành động nghiêm khắc tức thì để điều chỉnh tình hình, bao gồm cả việc gỡ bỏ Dụ số 10, trả tự do cho các tăng, ni đang bị giam giữ, v.v. . . (2) Đồng thời, chúng ta phải cùng lúc, nói với các lãnh đạo quân đội VNCH rằng Hoa Kỳ thấy là không thể tiếp tục viện trợ chính phủ VN về mặt quân sự và kinh tế, trừ phi các bước trên thực hiện tức khắc mà theo đó Hoa Kỳ chúng ta tuyên nhận đòi hỏi loại bỏ ông bà Nhu ra khỏi chính trường. Chúng ta ước mong sẽ cho Diệm cơ hội hợp lý để gỡ bỏ ông bà Nhu. Chúng ta muốn cho Diệm một cơ hội hợp lý đê loại bỏ Nhu, nhưng nếu Diệm bướng bỉnh, vậy thì chúng ta sẵn sàng ngầm chấp nhận hiển nhiên rằng chúng ta không còn ủng hộ Diệm nữa. Ông đại sứ] cũng có thể thích nghi nói với các cấp chỉ huy quân VNCH rằng chúng ta sẽ ủng hộ họ trực tiếp trong bất kỳ thời gian chuyển tiếp nào khi cơ chế chính phủ trung ương bị sụp đỗ. (3) Chúng ta thừa nhận sự cần thiết gỡ bỏ tai tiếng cho quân đội VNCH về các trận tấn công chùa, và quy lỗi trực thẳng vào Nhu. Ông đại sứ được ủy VSTK - 4370


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

quyền để tuyên bố như thế ngay tại Sài Gòn khi ông thấy cần để đạt mục tiêu đó. Chúng tôi nơi đây [ở thủ đô Washington DC] đã sẵn sàng tuyên bố những lời giống như thế, và sẽ yêu cầu Đàì Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) nói cùng những lời như thế trong điện văn được ghi số kế tiếp, bất cứ khi nào ông đại sứ yêu cầu, tức nhiên là càng sớm càng tốt. Cùng lúc với những điều trên, ông đại sứ và các viên chức ngoại giao tại VN nên khẩn cấp khảo sát tất cả những cấp lãnh đạo thay thế có thể được, và soạn kế hoạch chi tiết để xem chúng ta làm sao có thể thay thế Diệm nếu điều này là điều cần thiết. Có lẽ ông đại sứ sẽ tham khảo với Tướng Harkins về bất kỳ việc phòng ngừa nào mà cần thiết để bảo vệ nhân viên Hoa Kỳ trong thời kỳ khủng hoảng. Ông đại sứ sẽ hiểu rằng chúng tôi không thể từ Washington cho lệnh chi tiết để ông tìm cách thực hiện chiến dịch này, nhưng ông cũng sẽ biết rằng chúng tôi sẽ ủng hộ ông tối đa về các hành động ông làm để đạt các mục tiêu của chúng ta. Tưởng không cần phải nói, chúng ta phải giữ kín điện văn này tới mức độ chỉ có những người cần thiết mới được đọc, và ông sẽ cảnh giác tương tự để ngăn cản việc lộ chuyện quá sớm. GP-2 BALL (Đóng dấu tên của Thứ Trưởng Ngoại Giao George Ball) Bức Điện tín mà người ta thường gọi là bè đảng âm mưu/cabal được gửi đi ngay cho đại sứ Lodge ở Sài Gòn vào lúc 21 giờ 36 phút, giờ Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ.

Đây là một hành vi lạm quyền của nhóm kên kên tòa Bạch Ốc trong khi TT Kennedy, ngoại trưởng Dean Rusk, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, không có mặt ở Hoa Thịnh Đốn. Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân/ JSC Maxwell Taylor, được tướng Krulak trao cho đọc một bản sao công điện chỉ thị của nhóm kên kên. Sau khi đặt một vài câu hỏi với Krulak nhóm kên kên đã dựa vào những tin túc nào để tạo ra văn bản nầy, Taylor liền phê phán rằng ông ta không trông mong là người được ghi tên tuổi ở cuối bản điện tín chỉ thị nầy, vì nó mơ hồ không rõ ràng, nó không cho Ông Diệm có một cơ hội thỏa đáng để thực hiện những điều Ông Diệm muốm làm. Nó biểu lộ một cách tách bạch sự áp đặt của Hillsman và Forestal để hạ bệ Ông Diệm và ví bằng quyền Ngoại trưởng G, Bundy đang có mặt ở đó thi đáng lẽ ra Bundy đã phải không đặt bút chuẩn nhận bản điện tín nầy. Cuối cùng Taylor còn tuyên bố với Krulak rằng họ làm việc mà không cần biết tham khảo nghiêm túc trên đẳng cấp liên bộ và rằng ông ta sẽ sẵn sàng để tuyên bố như thế vào lúc thích hợp.535

*

VSTK - 4371


Khảo luận 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Tiến trình chuẩn phê điện tín số 243 đề ngày 24/8/1963 của nhóm kên kên giống như trong truyện phong thần: ngọc hoàng thượng đế và triều thần thiên quốc Hoa Kỳ đi chơi xa để mặc ở nhà cho các chú thiên lôi muốn đánh ai thì cứ đánh. Thiên lôi đầu đảng ở đây chính Roger Hilsman, cố vấn riêng của TT Kennedy về chính sách ngoại vụ và tiếp theo lại giữ chức cố vấn bộ Ngoại giao đặc trách Đông Nam Á Sự Vụ. Hilsman đã cùng một nhân vật thứ yếu trong Hội Đồn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là Michael Forrestal và W. Averell Harriman, thứ trưởng ngoại giao đặc trách chính trị để cùng nhau thảo phát điện tín 243 đề ngày 24/03/1963 kể trên để hối hả gửi đi cho H.Cabot Lodge vừa chân ướt chân ráo đặt chân đến Sài Gòn nhậm chức đại sứ thay thế F.Nolting.

H1. G.Hilsman. http://www.nytimes.com/2014/03/11/us/politics/roger-hilsman-adviser-to-kennedy-onvietnam-dies-at-94.html?_r=0 H2. W.Averell Harriman https://en.wikipedia.org/wiki/W._Averell_Harriman H3. Micheal Forrestal https://www.bing.com/images/search?q=Michael+Forrestal&id=556B3C4DC8D3D3492B D400FB44858F555FFDBB7E&FORM=IQFRBA H4. George Bundy https://www.bing.com/images/search?q=George+Bundy&qpvt=George+Bundy&qpvt=Geo rge+Bundy&qpvt=George+Bundy&FORM=IGRE 12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

Cách thức mà Hilsman và nhóm “cabal/bè đảng âm mưu” xử dụng để các chức quyền thượng cấp của họ thông qua bản điện tính quái ác kể trên thật là kỳ lạ khác thường, hiểm hóc và gian ngoan tức là họ đợi đúng lúc “vắng chủ nhà thì gà liền vọc niêu tôm”, vào lúc mà TT Kennedy đang nghĩ cuối tuần ở Hyannis Port, Dean Rusk ở New York, McNamara và và trùm CIA McCone đang nghĩ phép. Bọn họ tìm đủ cách tiếp cận những nhân vật quan yếu của Tòa Bạc Ốc để lấy những sự ưng thuận bằng miệng: -Trước hết Hilsman gọi dây nói cho Đô đốc Felt tư lệnh lực lượng quân sự vùng Thái Bình Dương và nói rằng có khả năng là các tướng lãnh quân đội VNCH sẽ đảo chính và cho Felt biết thêm là nhóm Cabal của Hilsman sẽ đề xuất một số quyết định mà Felt sẽ được thông báo. Felt trả lời rằng: “Nếu một trong ba người của chúng ta là người của quân đội đồng ý- có thể Felt muốn ám chỉ tướng Harkins ở Sài Gòn - thì có lẽ tôi sẽ cùng chung với các ông để làm nghiêng lệch một cái gì đó/If tree of our guys out there, one of them is mine, can get together, may be we can swing something.” Và Hilsman đã đáp VSTK - 4372


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

ứng: “Tôi nghĩ ông rất hữu lý, tôi hài lòng biết rằng ông về phe cùng với chúng tôi/Well I think you are right and I am glad to know that you are with us.” Trong khi nói chuyện với đô đốc Felt, Hilsman cũng đề cặp đến việc đại sứ Lodge đã có đánh điện tín trong ngày 22/08/1963 khuyến cáo rằng Hoa Kỳ cần phài phản ứng một cách thận trọng đối với cuộc khủng hoảng phật giáo và Lodge không tin là các tướng lãnh quân đội VNCH đã chuẩn bị sẵn sàng đề thực hiện một cuộc khuynh đảo chính quyền và cho rằng nếu Hoa Kỳ hành động ngay bây giờ thì không khác gì bắn súng trong đêm tối; vì thế cho nên Hoa Kỳ cần phải chờ thời cơ và theo dỏi sát tình hình536 Hilsman đã lờ đi chữ If của Felt khiến sau nầy Felt bị mang tiếng là cùng một xuồng với nhóm Cabal. - Cho dù có sự khuyến cáo của tân đại sứ H.Cabot Lodge, Roger Hilsman và Averal Harriman cũng chạy đến một sân Golf gặp thẳng George Ball để xin viên chức nầy đồng ý bản điện tín Cabal nầy. Theo lời kể lại của G.Ball thì ông ta liền gọi điện thoại báo ngay cho TT Kennedy biết và đã nghe TT Kennedy nói rằng bản điện tín của nhóm Cabal có thể gửi đi nếu ngoại trưởng Dean Rusk và thứ trưởng bộ Quốc Phòng Roswell Gilpatrick hiện đang tạm quyền thay thế bộ trưởng McNamara đã đồng ý. Sau nầy, Roswell Gilpatrick kể lại rằng một trong nhóm Cabal là Micheal Forrestal đã gọi điện thoại nói với đương sự là một bức điện tín được phát thảo và đã được TT Kennedy và Ngoại trưởng Rusk chuẩn nhận cùng với sự đồng ý của Chủ Tịch Hội Tham Mưu Trưỏng Liên quân Maxwell TayLor. Gilpatrick cho rằng rầy là việc giữa toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao, vì vậy đương sự đã không phản đối vào lúc đó.537 - Trong hồi ký , MacNamara kể lại rằng George Ball sau khi đã điện thoại với TT Kenndy liền điện thọai ngay cho ngoại trưởng Dean Rusk đang ở New York để thông báo cho biết rằng TT Keenedy đã đồng ý. Rusk thông qua bức điện tín Cabal mặc dù không mấy nhiệt tình. Trong khi đó, Averell Harriman đang tìm kiếm sự đồng ý của CIA. Vì John McCone đang vắng mặt nên Harriman đã nói chuyện với Richard Helms, Phó giám đốc phụ trách kế hoạch. Helms miễn cưỡng, nhưng cũng như Rusk, đã đồng ý vì Tổng thống đã thông qua rồi.537(?) 627 tr.335 Tragedy and Lessons of Vietnam - Part 1 (Robert S.McNamara, ?

2- Những cuộc tranh cãi tại Tòa Bạch Ốc về số phận của Ông Diệm 2.1- Công điện 285 ngày 25/08/1963 của Michael Forrestal gửi TT Kennedy at Hyannis Port, Massachussets

Khi vừa mới nhậm chức đại sứ Hoa Kỳ tân nhiệm ở Sài Gòn, Lodge đã được Hoa Thịnh Đốn chỉ thị là không được tiếp cận với các tướng lãnh lãnh để bảo họ hạ bệ ông Nhu hay ông Diệm bởi vì có những tướng lãnh then chốt vẫn còn đang trung thành với Ông Diệm và một số tướng lãnh đã ủng hộ chủ trương triệt hạ các chùa Phật giáo538 Lodge lại nghĩ rằng ông Diệm nhất định sẽ không bao giờ tự mình loại bỏ ông Nhu. Do đó, thông qua một điện tính của ban Tình Báo CIA ở Sài Gòn Lodge đã đề nghị với Hoa Thịnh Đốn một phương cách, là Hoa Kỳ phải tiếp cận trực tiếp để chiêu dụ các tướng lãnh VNCH hạ bệ ông Nhu ngay tức khắc và để cho họ tự quyết định có giữ lại ông Diệm hay không. Không đáng liều lĩnh đến hội kiến với ông Diệm để yêu cầu

VSTK - 4373


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

loại ông Nhu vì ông Diệm có thể bộc lộ ra cho ông Nhu khiến cho ông Nhu có cơ hội ngăn chận trước những âm mưu của phía quân đội VNCH. 539 Sau khi nhận dược điện tín 243 Cabal kể trên, ngày 25/08/1963 Lodge liền đánh điện về Hoa Thịnh Đốn yêu cầu cho áp dụng phương cách của Lodge như vừa kể và G.Ball cùng trong ngày 25/08/1963 đã phúc đáp ngay rằng cứ tiến hành như phương cách của Lodge yêu cầu đồng thời cũng báo cho Lodge biết sẽ mở ngay một cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Đốn để tuyên bố quân đội chính quy VNCH đã không có giữ một vai trò nào trong những cuộc tấn công vũ lực vào các chùa Phật giáo. Sáng ngày 26/08/1963, đại sứ Lodge đã chỉ thị cho ban tình báo CIA ở Sài Gòn chuyển trao ngay tin tức về phương cách của Lodge cho các tướng lãnh VNCH.540 Đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ/The Voice of America tiếng Việt đã phát sóng về những tin tức nầy đến tai nhân dân Việt Nam như sau: Ờ Việt Nam, tân đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge hội kiến với Tổng Thống Diệm ngày hôm nay 26/08/1963) để trao tay một thông điệp đặc biệt của TT Kenndy. Cuộc hội kiến nầy xảy ra ngay sau khi cảnh sát bắt giữ 1,000 học sinh biểu tình chống chính phủ. Ở Hoa Thịnh Đốn, viên chức chức Hoa Kỳ đã nói rằng chính là công an mật vụ chứ không phải là quân đội đã thi hành những cuộc đột kích vào các chù Phật giáo trong tuần lễ vừa qua. Theo báo cáo thì có hang ngàn Phật tử bị bắt giam giữ và ít nhất là có 4 người bị chết Những viên chức chính quyền đã nói rằng, dựa trên những báo cáo mới nhất từ Việt Nam, quân đội đã đồng ý kế hoạch đặt đất nước trong tình trạng thiết quân luật nhưng họ đã không hay biết gì về những phương án của cảnh sát tấn công Phật tử. Những viên chức của chính quyền ở Hoa Thịnh Đốn vừa kể nói rằng những cuộc đột kích đã được thi hành bởi lực lương cảnh sát do người em của TT Diệm là Ngô Đình Nhu kiểm soát. Những viên chức đó nói rằng Hoa Kỳ có thể cắt viện trợ cho Việt Nam nếu TT Diệm không chịu tống khứ những viên chức có trách nhiệm trong ngành cảnh sát.541 2.2- Sau nhiều phiên họp nhiêu khê của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia/HĐANQG-NSC, âm mưu đảo chánh của Hoa Kỳ nhằm hạ bệ gia đình họ Ngô bất thành

Điện tín 243 ngày 24/8/1963 thực tế đã khiến cho toàn thể các cấp hành pháp Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn bối rối lúng túng. Đây là hậu quả tức thì của những nhà lãnh đạo cao cấp thiếu ý thức trách nhiệm trong tòa Nhà Trắng, xem những việc đi chơi, nghĩ phép của mình quan trọng hơn là sự sống còn của một của một quốc gia đồng minh chống Cộng Sản dùm cho

VSTK - 4374


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Hoa Kỳ ở Đông Nam Á hoặc là vì họ muốn né tránh chính mình nhúng tay thực hiện hành vi ám muội để sau nầy có thể đỗ hết lầm lỗi lên các thuộc hạ thừa sai của mình. Tất cả những nhân vật trọng yếu khi được nhóm Cabal gọi điện thoại hỏi ý kiến đều trả lời cùng một kiểu “chạy tội trước”: hỏi TT thì được trả lời “ Đồng ý nếu các ông ….. đồng ý.” Hỏi Ngoại truởng, cũng trả lời : “Đồng ý nếu TT đã đồng ý”. Và lòng vòng như thế hết người nầy tới người nọ trả lời “ Nếu … đã đồng ý.” Rốt cuộc rồi ai cũng sẽ viết lại trong hồi ký của mình là chuyện chuyện nhiễu sự khởi phát là vì có sự đồng ý của TT Kennedy mặc dù lúc đó TT Kennedy không có mặt ở Hoa Thịnh Đốn! - Ngày thứ Hai 26/08/1963: Vào buổi trưa,TT Kennedy đã triệu tập một phiên họp đặc biệt với những nhân vật cố vấn quan trọng của TT trong HĐANQG bao gồm có ngoại trưởng Dean Rusk, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, hai phụ tá bộ Ngoại Giao Ball và Harriman, thứ trưởng bộ Quốc Phòng Gilpatrick, Chủ tịch Taylor và tướng Krulak của Hội Đồng Tham Mưu Liên quân/ JCS, Hilsman đặc trách Viễn Đông Sự Vụ của bộ Ngọai Giao và McGeorge Bundy cùng với Michael Forrestal của TT tại Tòa Nhà Trắng. 542 Trong buổi hội đã có những bộc lộ sự hạn chế việc tán thành cách thức tiến hành quá vội vã âm mưu đảo chánh đã được thảo phát ra trong điện tín của nhóm kên kên Cabal trong khi mà Hoa Kỳ hiện có rất ít thời cơ và thiếu hụt quá nhiều tin tức vể kẻ đầu não nào sẽ thực hiện cuộc âm mưu khuyng đảo chính quyền VNCH hiện tại. Trong khi đó thì tân đại sứ Lodge ở Sài Gòn lại cần có thêm nhiều chi tiết để thi hành bức điện tín và đồng thời đương sự cũng tỏ ý không hài lòng về bài phát thanh vừa kể trên của đài tiếng nói Hoa Kỳ đã loan tin không đúng sự thật khiến cho kế hoạch của Lodge sẽ gặp nhiều trở ngại khi trình ủy nhiệm thư ngoại giao với TT Diệm.543 Đọc lại hai biên bản544 (Krulak) của buổi họp ngày 26/08/1963 vừa kể trên, một do tường Krulak ghi chép và một do Hilsman ghi lại thì thấy thấy những thái độ gay gắt, đôi co chia bè, kết đảng quanh chủ đề giữ hay loại bỏ Ông Diệm. Phe kên kên chủ trương cực đoan loại trừ Ông Diệm bây giờ đã hiễn hiện rõ: ở Việt Nam thì có trưởng ban tình báo 545và nhóm Cabal Hilsman, Harriman và Ball ở Hoa Thịnh Đốn. Phe ôn hòa tiếp tục ủng hộ Ông Diệm gồm có những nhân vật chủ yếu của ngành hành pháp Hoa Kỳ như ngoại trưởng Dean Rusk, Phó TT Lyndon Johnson và Cục trưởng Cục Tình Báo CIA McCone. Kể từ đầu tháng 09/1963,Tổng thống Kennedy bắt đầu bị nao núng trong quyết định có còn nên tiếp tục ủng hộ Ông Diệm giồng như từ trước đây nữa hay không và rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng của tân đại sứ H.Cabot Lodge nằn nặc đòi cho bằng được TT Kennedy nghe theo những phương sách của đương sự đề ra, rằng không thể làm gì khác hơn là Hoa Kỳ phải gây áp lực mạnh mẽ lên chính quyền Ông Diệm, buộc phải cố gắng tận lực hơn để lấy lại lòng tin của dân chúng và nếu không làm như thế thì VNCH sẽ không thể thắng cuộc chiến. Ngoài ra, Lodge còn đòi hỏi chính quyền phải thay đổi nhân sự nội bộ tức là đương sự nhắm vào ông Nhu.546 VSTK - 4375


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

- Ngày 27/08/1963 ở Việt Nam, hai điệp viên tình báo Hoa Kỳ Conein và Spera tiếp xúc với tướng Khiêm và tướng Khánh. Tướng Khiêm nói với Conein rằng những tướng khác đồng ý tham gia là Minh, Kim, Thiệu, Lễ và tướng Đôn cũng đồng ý tham gia nhưng nhận thức rằng không tham gia mộ cách quá lộ liễu. Tướng Minh thì đang ở trong tình trạng bị chính quyền canh chừng vì thế không nên tiếp cận với Hoa Kỳ. Tướng Khiêm thì muốn rằng cần phải vô hiệu hóa tướng Cao tư lệnh Quân đoàn IV, tướng Đính tư lệnh Quân đoàn II kiêm Tổng trấn Sài Gòn và đại tá Tung. Qua một phúc trình tình báo khác của Hoa Kỳ thì tướng Khiêm đã được lãnh trách nhiệm dự trù thành lập một tân chính phủ lâm thời kế tục gồm có các thành phần quân sự và dân sự mà tướng Dương Văn Minh sẽ là quốc trưởng. Theo kế hoạch của Hoa Kỳ cho các tướng gồm có những điểm như sau: a/ Tiếp tục củng cố việc sửa soạn một cách ti mỉ mọi mặt hình thức hành động theo sự dự đoán phát thảo hiện giờ? Sẽ cần phải là gì. b/Hoa Kỳ đồng ý là ông Nhu phải ra đi. c/ Vấn đề ông Diệm ở hay đi là do các tướng lựa chọn quyết định. d/ Những tăng, ni, và những người khác bị giam giữ phải được phóng thích ngay và 5 điểm thỏa ước giữa Phật giáo và Chính quyền ngày 16/08/1963 phải được thi hành toàn vẹn. e/ Hoa Kỳ sẽ trực tiếp yểm trợ trong giai đoạn lâm thời cơ cấu chính quyền cũ bị giải tán. f/Hoa Kỳ không thể giúp đỡ bất cứ điều gì trong việc tiếp quản quyền lực quốc gia. Hoàn toàn tùy thuộc vào hành động của các tướng lãnh, thắng hay bại. Họ đừng trông chờ một sự nương cậy nào. g/ Nếu ông Nhu không ra đi và và tình hình Phật giáo không được cãi thiện như đã đề cặp, Hoa Kỳ sẽ không thể nào tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự. h/ Hoa Kỳ mong rằng không có hoặc chỉ có đổ máu tối thiểu.i/ Hoa Kỳ hy vọng rằng có những diễn biến cần được sắp xếp bằng một cách thức nào đó để giữ lại và tăng cường những mối liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong và sau gia đoạn đảo chính để quy hướng đến sự tiến bộ của đất nước và sự theo đuổi thành công một cuộc chiến.547 Ngày 29/08/1963, phiên họp HĐANQG/NSC tiếp tục có những mâu thuẩn về chủ trương thực hiện âm mưu đảo chính ở Việt Nam. Kết quả: cứ để mặc cho đại sứ Lodge tùy cơ định liệu và hành động. 548 Ngày 31/08/1963, HĐANQG/NSC lại họp bàn về chuyện âm mưu đảo chính ở Việt Nam do ngoại trưởng Dean Rusk chủ tọa thay mặt TT Kennedy nghĩ cuối tuần ở Hyanis Port nhưng vẫn theo dõi buổi họp qua đường dây điện thoại. Theo biên bản buổi họp do tướng Krulak ghi lại thì có hai chủ trương bất đồng giữa hai bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ: Bộ Quốc Phòng chủ trương tiếp tục cuộc chin và tu chỉnh những mối liên lạc của Hoa Kỳ với Ông Diệm còn bộ Ngoại Giao thì cho rằng tiếpp tụ ủng hộ Ông Diện thì có nghĩa là sẽ thất trận chiến chống Cộng sản. Buổi họp không có quyết định mới nào được đưa ra.549 Rồi hết chỉ thị nầy, tới chỉ thị khác từ Hoa Thịnh Đốn, hết họp bàn nầy đến những lần họp bàn liên tiếp khác của HĐANQG về chuyện âm mưu đảo chính VSTK - 4376


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ở Việt Nam nhưng rốt cuộc rồi âm mưu nầy xem như bị sinh non thiếu ngày thiếu tháng chưa đi tới đâu hết. Vài năm sau, hồi ức của tướng Harkins Tư lệnh phái bộ Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ MACV ở Việt Nam viết rằng tướng Khiêm báo cho biết tướng Dương Văn Minh đã nói với đương sự là các tướng lãnh quân đội VNCH chưa sẵn sàng. Dù sao thì đây có thể xem như một dạo tấu khúc mở đầu cho cuộc âm mưu đảo chính đẫm máu trong một khoảng thời gian không xa mấy sắp tới.550 3 - Những hồi chuông báo tử của chế độ Ngô Đình 3.1- Hoa Kỳ khơi lại đống tro tàn “đảo chính” VNCH

Những ngày sau cuộc họp của HĐANQG Hoa Kỳ/NSC ngày 31/08/1963 có thể ví như là tựa đề của một bài hát “Tất cả mọi người đều đóng bộ áo quần nhưng không có địa điểm nào để đến.” Cho tới đầu tháng 9-1963, chính phủ Mỹ còn do dự không biết nên ủng hộ hay không đối với các tướng lãnh VNCH đang muốn lật đổ nhà Ngô. Ngày 02/09/1963, trong buổi phỏng vấn của một phóng viên đài truyền hình CBS, TT Kennedy đã tỏ hiện sự thất vọng của mình về cung cách giải quyết của TT Diệm đối với biến cố Phật giáo và quan ngại rằng cần phải nỗ lực lớn hơn từ phía chính quyền VNCH để chiếm được sự ủng hộ của dân chúng. Theo ý nghĩ của TT Kennedy thì điều nầy chỉ có thể thực hiện được bằng cách sửa đổi chính sách và thay đổi nhân sự trong chính quyền.551 Cùng trong ngày nầy, tại Việt Nam, đại sứ Cabot Lodge giữ khoảng cách không tiếp xúc với TT Diệm nhưng lại gặp riêng ông Nhu với sự hiện diện của Đại sứ Ý và khâm sai Tòa Thánh Vatican. qua trung gian của đại sứ Pháp. Trong cuộc hợp mặt nầy, ông Nhu tuyên bố là có ý định rời bỏ chính trường, một dấu hiệu tốt cho công cuộc chống Việt Cộng, đồng thời cũng có tin mới nhất là bà Trần Lệ Xuân và Giám mục Ngô Đình Thục đang chuẩn bị xuất ngoại công du dài hạn. Tuy nhiên những ngày sau đó thì không thấy xảy ra như ông Nhu tuyên bố cũng như tin đồn về việc xuất ngoại của bà Trần Lệ Xuân và Giám Mục Ngô Đình Thục khiến cho đại sứ Lodge khó chịu, nghi ngờ. Thêm vào đó, Lodge còn nghe đồn rằng cố vấn Nhu đang bí mật tiếp xúc với với Hà Nội hoặc với VC ở miền Nam qua trung gian của tòa đại sứ Pháp và tòa đại sứ Ba Lan bởi vì Pháp và Ba Lan là hai quốc gia chủ trương trung lập hóa Việt Nam. 552 Theo nguồn tin từ một nhân vật thân cận với TT Diệm thì ông Diệm không đồng ý hạ bệ ông Nhu bởi vì nếu làm như thế thì nhân dân Việt Nam sẽ nghĩ rằng Ông Diệm là một hình nộm múa rối bị Hoa Kỳ ép buộc ông Diệm phải làm như thế. 552 bis Ngày 06/09/1963, Hội đồng An Nin Quốc Gia NSC họp không có sự hiện diện của TT Kennedy nhưng lại có có sự hiện diện của bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Robert Kennedy (Rob.), em trai của TT Kennedy. Hội đồng quyết nghị chỉ thị cho đại sứ Lodge phải tái thương lượng một cách nghiêm khắc hơn với ông VSTK - 4377


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Diệm và khởi sự tỏ rõ cho ông Diệm thấy lập trường của Hoa Kỳ. Rob đặt câu hỏi có thể chiến thắng Cộng Sản với ông Diệm và ông Nhu trong chính quyền VNCH hay không? Ngoại trưởng Rusk đáp ứng rằng Hoa Kỳ sẽ thất trận cùng chung với ông Diệm. Do đó, Rob dứt khoác cho rằng lúc nầy là thời cơ hợp lý mà Hoa Kỳ có thể rút lui ngay ra khỏi Việt Nam để khỏi hao tổn cho Hoa Kỳ. Chủ tịch hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên quân M.Talor nhắc lạ rằng ba tuần trước đây, NSC đã có nghị quyết rằng Hoa Kỳ cùng với ông Diệm có thể thắng CS. Rob. Cho rằng cần phải có quan điểm của các viên chức Hoa Kỳ đang hành sự ở Việt Nam về vấn đề nầy. Bộ trưởng quốc Phòng McNamar đề nghị cử tướng Krulak sang Việt Nam để nhận định và tìm hiểu tình hình. Trợ tá Ngoại giao sự vụ Joseph Mendenhall cũng được đề nghị đi cùng với tướng Krulak. Trong lúc nầy, cố vấn Nhu đổi ý không muốn rời bỏ chính trường một cách âm thầm nhưng phải theo thủ tục danh chính ngôn thuận.553 Như vậy, đây lại là một màn tranh cãi gay gắt không đi tới đâu của NSC. Ngày 09/1963, TGM Thục và bà Trần Lệ Xuân xuất ngoại trong khi tình hình an ninh trong nước vẫn tiếp tục sôi động bởi những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh. Lại có bắt bớ, đàn áp. 554 Ngày 10/09/1963, NSC lại tái họp để nghe báo cáo của tướng Krulak và Mendenhall sau khi công cán từ Việt Nam trở về: Krulak báo cáo lạc quan với ông Diệm tiếp tục lãnh đạo. Mendenhall báo cáo bi quan nếu ông Diệm còn nấm giữ chính quyền. Hai báo cáo trái ngược khiến cho TT Kennedy phải mỉa mai thốt lên: “Cả hai ông cùng chung du hành đến Việt Nam, sao lại như thế y?” 555 Ngày 11/09/1963, từ sáng sớm, Hoa Thịnh Đốn nhận được một công điện của Lodge với nội dung được hiểu một các tóm lược là hiện giở yếu tố thời gian không còn thuận lợi cho nỗ lực của quân đội VNCH nữa, và nếu tình hình bất ổn ở các tỉnh thành không được cãi thiện thì nó sẽ gây ra một hiệu ứng độc hại cho quân đội VNCH. Theo Lodge kết luận thì tình trở nêm xấu đi một cách nhanh chóng và rằng thời cơ đã đến để cho Hoa Kỳ có thể áp dụng bất kỳ một chế tài nào có hiệu quả để hạ bệ chính quyền VNCH hiện hữu và thiết lập một chính quyền mới. (a. That it is worsening rapidly; b. That the time has arrived for the US to use what

32

effective sanctions it has to bring about the fall of the existing government and the installation of another; and

33

c. That the . . . .

34

35

36

37

38

39

40

41

.)556 Điệp văn nầy của Lodge gây xáo động mạnh mẽ cho Hoa Thịnh Đốn. Hội đồng nội các Kennedy họp ngay vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày để nghị quyết về điệp văn của Lodge có cả sự hiện diện của Robert Kennedy buổi tối có cả các đại diện của cục CIA, cục Thông tin Hoa Kỳ và Cục Phát Triển Thế giới. Buổi hội chưa đưa ra được đề nghị nào đối với diệp văn của Lodge cho tới khi TT Kennedy tới tham dự buổi họp vào lúc tối. Cuối cùng, TT Kennedy quyết định là tạm ngưng bàn đến việc cắt viện trợ và chỉ thị đáp ứng cho đại sứ Lodge biết rằng Tòa Nhà Trắng đang cứu xét bản điệp văn của đương sự trong khi chờ đợi một sự cứu xét toàn diện để tìm ra giải pháp

VSTK - 4378


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

gây áp lực với Ông Diệm. Vấn đề còn lại Hoa Thịnh Đốn phải đối phó như thế nào đối chuyến công du giải độc của Bà Trần Lệ Xuân sắp tới ở Hoa Kỳ.557 Ngày 17/09/1965, Hội đổng An Ninh NSC lại họp. lại cũng chia thành hai phe chủ trương: loại Ông Nhu nhưng giữ ông Diệm hoặc hòa giải với ông Diệm nhưng chưa loại bỏ ông Nhu. Cả hai chủ trương đều phải tiếp cận với TT Diệm một điều mà đại sứ Lodge quyết liệt giữ vững lập trường từ trước của mình là không chịu tiếp cận với ông Diệm vì cho là vô ích qua điện tín phúc đáp đề ngày 19/08/1963. Lodge cũng không đồng ý gia tăng áp lực cắt viện trợ cho VNCH vì điều nầy theo Lodge cũng chẳng gây ra hiệu quả nào đối với chính sách cai trị của gia đình họ Ngô hiện nay mà chị gây tác hại cho cuộc chiến đấu của quân đội chống Cộng sản hiện nay. Một cách tổng quát, Lodge không muốn là kẻ chủ mưu đầu tiên trong tiến trình âm mưu hạ bệ anh em ông Diệm nhưng muốn để cho cho các tướng lãnh quân đội VNCH tự động tìm tới đề nghị chuyện đó với đương sự giống như người bệnh phải đến phòng mạch bác sĩ để được cho toa mua thuốc chữa bệnh. Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara và tướng M.Taylor được NSC cử đi công cán sang Việt Nam để tìm hiểu sự thật theo đề nghị của McNamara. Văn phòng Báo chí Tòa Nhà Trắng loan tin nầy vào ngày 21/09/1963.558 3.2 Tình hình tổng quát miền Nam VNCH từ cuối tháng 08/1963 đến cuối tháng 09/1963 theo báo, chí tin tức ở Sài Gòn 559

- 25/08/1963: Sinh viên học sinh biểu tình rất đông trước chợ Bến Thành ủng hộ Phật Giáo. Xô xát xảy ra khi cảnh sát can thiệp gây thương tích cho nhiều người, Nữ sinh Quách Thị Trang bị tử nạn trong khi xô xát với công lực. Trong vụ biểu tình nầy hiện 1,300 người bị bắt đưa vào trại huấn luyện quân đội Quang Trung ở Hốc Môn. - 27/08/1963: Nước Cao Miên tuyên bố đoạn giao với VNCH. - 28/08/1963: Vũ văn Mẫu sau khi tự cạo đầu phản đối chính quyền, nay được chính quyền cho đi xuất ngoại hành hương ở Ấn Độ. - 31/08/1963: Đoàn thể Thanh Niên Cộng Hòa biểu tình lớn ở công trường Lê Lợi để ủng hộ chính quyền và TT Diệm. - 02/09/1963: Chùa Xá Lợi được chính quyền giao trả lại cho một Ủy ban Trị sự mới. - 10/09/1963: Bà Nhu dẫn một phái đoàn Dân biểu đi dự hội Nghị Quốc Tế Nghị Sĩ ở Nam Tư rồi sau đó sẽ công du qua nhiều quốc gia Âu-Mỹ để giải độc dư luận quốc tế về vấn đề Phật giáo. - 14/09/1963: Tình trạng giới nghiêm được chấm dứt. - 21/09/1963: Có nhiều tin đồn về nhân viên ở tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam chia thành hai phe phái: một phe bênh vực ÔNG Diệm, một phe chống đối và muốn lật đổ ông Diệm. - 27/09/1963: Bầu cử Quốc Hội Lập Pháp VNCH, nhiệm kỳ III mà đúng ra phải bầu từ ngày 31/08/1963. VSTK - 4379


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Trong suốt những khoản thời gian kể trên, quân lực VNCH đã thực hiện nhiều chiến dịch hành quân bình định khắp miền đất nước miền Nam VNCH để tiểu trừ VC. Kết quả rất khích lệ khiến dư luận báo chí ngoại quốc phải êm miệng, ít thấy có những luận điệu phê phán theo kiểu kiếm cơm như thuở trước. 3.3- Chuyến công du của McNamara và Taylor sang Việt Nam

Theo tài liệu của Lầu Năm Gốc/ Pentagon Papers,560 ngày 23/09/1963, phái đoàn McNamara-Taylor khởi hành từ Hoa Thịnh Đốn để trong vòng 10 ngày thực thu góp những tin tức sự kiện đích xác về tình hình ở miền Nam VNCH. Ngày 25/09/1963, phái đoàn McNamara-Taylor hội kiến với Lodge và tướng Harkins và nhận thấy có những sự bất đồng quan điểm giữa Lodge và tướng HarKins về tình hình chính trị của miền Nam và chiều hướng của cuộc chiến tranh ở đây. Ngày 29/09/1963, phái đoàn McNamara-Taylor cùng với đại sứ Lodge hội kiến với TT Diệm để được nghe TT Diệm độc thoại phát biểu trong 2 tiếng đồng hồ vô bổ, không đi tới dâu. Ngày 30/09/1963, trước khi rời Việt Nam trở về Hoa Thịnh Đốn, phái đoàn McNamara-Taylor gặp Phó TT Nguyễn Nọc Thơ. Ông Thơ tỏ ý quan ngại về tình suy sụp đè nặng trên bình diện chính trị và tạo ảnh hưởng bi quan cho cuộc chiến. 3.4 – Bản án treo trong tháng 10/1963

Ngày 02/10/1963, phái đoàn McNamara-Taylor trở về Hoa Thịnh Đốn và gửi đến Hội Đồng NSC bản phúc trình kết quả chuyến công Việt Nam du 10 ngày của họ. Nội dung bản phúc trình nầy phản ảnh một sự đồng thuận tương quan hai chiều giữa quân sự và dân sự. Bản phúc trình xác nhận sự tiến triển khả quan về mặt quân sự nhưng lại báo động về mối nguy cơ của tình trạng quấy rầy về mặt chính trị và đề nghị Hoa Kỳ gia tăng áp lực để thúc đẩy ông Diệm thay đổi chính sách cai trị. Để gây áp lực chính trị với Ông Diệm, Bản phúc trình đề nghị Hoa Kỳ cắt giảm một số viện trợ đẶc biệt, cắt chi viện Cho Lực Lượng Đặc Biệt vì lực lương nầy được xử dụng để tấn kích các chùa Phật giáo vừa qua nhưng không tán thành chủ trương đảo chính nhưng nhận rằng cần phải tìm được và nuôi dưỡng một hình thức lãnh đạo mới cho chính quyền VNCH. Bản phúc trình đề nghị Tòa Bạch Ốc tuyên cáo với báo chí về những kế hoạch áp dụng để rút 1,000 cố vấn quân sự Hoa Kỳ ra khỏi Vệt Nam vào cuối năm 1963.561 Cùng ngày 02/10/1963, tin mật báo CAS (Controlled American Source) của toán mật vụ Hoa Kỳ từ Sài Gòn cho biết là nhân viên mật vụ Conein bất ngờ gặp tướng Đôn ở Tân Sơn Nhất. Tướng Đôn yêu cầu đương sự tối nay ra VSTK - 4380


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Nha Trang. Được sự cho phép của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, Conein đã ra Nha Trang gặp tướng Đôn và được tướng nầy cho biết là đang có một âm mưu tích cực giữa các tướng lãnh để đảo chính và rằng đương sự muốn gặp Conein vào ngày 05/10/1963 để bàn luận chi tiết vế âm mưu nầy. Ngày 05/10/1963, Hội Đồng NNSC họp. TT Kennedy chuẩn phê những đề xuất chi tiết trong bản phúc trình McNamara-Taylor đề chuyển sang cho Đại sứ Lodge ở Việt Nam.562 Việc cắt viện trợ cho VNCH có những tác dụng xấu ngoài sự mong đợi của Hoa Thịnh Đốn. Nó càng làm cho uy tín của chính quyền do ông Diệm lãnh đạo bị hạ thấp xuống hơn nữa dưới nhản quan của những kẻ địch cũng như của những đồng minh của chế độ VNCH đồng thời nó cũng thuyết phục các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp trong quân đội VNCH tin chắc rằng miền Nam VNCH sẽ không còn được Hoa Kỳ viện trợ nếu ông Diệm tiếp tục nấm giữ chính quyền. Ngoài ra nó còn khiến cho ông Diệm không còn muốn hợp tác tích cực với Hoa Kỳ nữa.563 Từ ngày 03/09/1963 đến 05/10/1963, Hội Đồng NSC họp khoáng đại để quyết nghị về phúc trình của McNamara-Taylor. Hội Đồng đã thông qua, và TT Kennedy chỉ thị rằng sẽ không tuyên bố công khai kế hoạch rút bớt 1,000 quân binh vào cuối năm 1963 nhưng chuẩn nhận những đề nghị chi tiết khác trong bản phúc trình nầy xem đây như là một chính sách mới của Hoa Kỳ để áp dụng cho tình hình hiện nay ở Việt Nam. Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ sẽ gửi điện văn chỉ thị cho đại sứ Lodge những gì cần phải làm theo chính sách mới nầy..564 Theo điện văn ngày 05/10/1963 của Bộ Ngoại Giao vừa kể trên thì những chế tài áp dụng đối với Ông Diệm và chính quyền VNCH chỉ được áp dụng trong một thời hạn ngắn từ 2 đến 4 tháng trước khi nó gây hiệu quả tác hại đến nỗ lực quân sự. Những công tác đặc biệt phải áp dụng gồm có: (1) Cắt viện trợ nhập cảng hàng hóa gia dụng mà không cần phải công bố. (2) Cắt viện trợ dùng cho việc phát triển Nông Nghiệp theo ấn định của Luật PL/Public Law 480* 655 (1954) của Hoa Kỳ. (3) Ngừng việc cho vay ngân khoản chi dùng cho các chương trình đầu tư nước và điện cung cấp cho vùng Sài-Chợ Lớn. (4) Ngừng viện trợ chi dùng cho Lực Lượng Đặc Biệt của dại tá Tung nhưng không công bố.565 . Như vậy, chính quyền của Kennedy, sau những tháng ngày dài ngắn khác nhau đi tìm một phương án thích nghi để tạo ra một chính sách mới hợp nhất cho các hàng lãnh đạo cao cấp của Tòa Nhà Trắng áp dụng nhằm đối phó với tình hình chính trị, quân sự ở miền Nam VNCH. Bây giờ chính quyền Kennedy đã chọn một con đường gay gốc và hiểm nguy nhiều hơn trong tiến trình áp lực để thúc buộc một đồng minh chống CS phải làm theo ý muốn của Hoa Kỳ và đây có thể xem như là một bản án treo mà Hoa Ky VSTK - 4381


1

2

đã giao cho kẻ sát thủ H.Cabot Lodge dùng làn nền tảng để ban ra án tử hình cho ông Diệm và ông Nhu.

3

VSTK - 4382


X/ CUỘC ĐẢO CHÍNH 01- 11- 1963 VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ MIỀN NAM VNCH TỪ 05/10/1963 ĐẾN 02/11/1963 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

1/ Những cuộc đi đêm Ngày 05/10/1963, Cục Cục Phối Hợp Chương Trình Hoạt Động Hoa Kỳ /Combined Action Program (CAP) loan tin rằng TT Kennedy ngày hôm nay đã chuẩn phê đề nghị sẽ không khởi động một đề xuất nào nhằm khuyến khích một âm mưu đảo chánh. Tuy vậy, sẽ khẩn trương có những nỗ lực để ngầm tìm thấy và tiếp cận các nhân vật có triển vọng lãnh đạo vào lúc cần thiết.566 Cùng ngày, nguồn tin Tình Báo Hoa Kỳ ở Sài Gòn/Controlled American Source (CAS) cho biết, với sự chấp thuận của đại sứ Lodge, mật viên Conein đi gặp tướng Dương Văn Minh vì viên tướng nầy muốn biết lập trường của Hoa Kỳ về một cuộc đảo chánh trong một tương lai không bao xa. Tướng Minh cho rằng chính quyền mất lòng dân đang gây nguy hại cho toàn diện nổ lực chiến tranh. Có 3 kế hoạch đảo chính mà một trong số nầy có dự định thực hiện ám sát. Conein không có ý kiến. Theo tài liệu của Lầu Năm Gốc thì hành động đi đêm nầy có thể xảy ra trước khi đại sứ Lodge nhận được điện tín 05/10/163 của CAP vừa kể trên.566 bis Đây có vẻ như là một sự thanh minh gở rối trách nhiệm cho đại sứ Lodge chăng? Bởi vì nếu không có sự thanh minh nầy thì hậu thế sẽ cho rằng chính Lodge mới là TT Hoa Kỳ chứ không phải là Kennedy vào lúc đó. Một nghi vấn cần được làm sáng tỏ. Tin tình báo cũng cho biết rằng khi gặp lại tướng Minh thì Conein được phép tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không ngăn trở một cuộc đảo chánh, rằng sẵn sàng xét nghiệm lại những kế hoạch, và rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ cho chính quyền nối tiếp.567 Ngoài ra, theo những phúc trình của Hilsman thì Cabot Lodge đã yêu cầu TT Kennedy và Cục Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ/CIA ở Hoa Thịnh Đốn triệu hồi trưởng cơ quan Trung Ương Tình báo ở Sài Gòn là John Richardson vì nhân viên nầy có thái độ thân thiện với cố vấn Nhu và luôn luôn có khuynh hướng hòa giải với chế độ của ông Diệm trong thời còn đại sứ Nolting ở Việt Nam. TT Kennedy đồng ý, Cục trương CIA McCone ưng thuận và cử Conein thay thế Richardson.568 Nguyên do có sự thuyên chuyển thay đổi trưởng ban tình báo Richardson là vì kể từ tháng 09/1963, tướng Hakins và Richardson đã có những quan điểm trái nghịch với chủ trương lật đỗ của Lodge. Sự việc Richardson ca ngợi ông Diệm và hội kiến với ông Nhu khiến cho những tướng, tá trong QLVNCH đang âm mưu đảo chính suy diễn rằng Hoa Kỳ ủng hộ ông Nhu và như thế làm cho Lodge khó chịu. Ngày 13/09/1963, đích thân đánh máy một điện văn gửi cho ngoại trưởng Rusk, Lodge yêu cầu để tướng Lansdale thay thế Richardson mặc dù Lodge chưa biết hay không biết rằng tướng Lansdale còn thân thiện với ông Diệm và ông Nhu nhiều hơn là Richardson nhưng Cục trưởng CIA VSTK - 4383


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

McCone không ưng thuận đề nghị nầy. Trong một điện văn khác vào cuối tháng 09/1963, Lodge trách cứ ngoại trưởng Rusk: “Đáng tiếc thay, nếu yêu cầu của bản chức được chấp thuận thì giờ nầy đã có một cuộc đảo chánh rồi.” “It is really a pity. Had my request been granted, I believe the coup might have been pulled off.” 569 Ngày 06/10/1963, cơ quan CAP ở Hoa Thịnh Đốn gửi điện văn để làm sáng tỏ quan điểm của Hoa Kỳ: sẽ không cản trở một âm mưu đảo chánh như thế nếu nó mang đến những triễn vọng cho một cuộc chiến hữu hiệu chống VC.570 Ngày 07/10/1963, TT Diệm đọc diễn khai mạc khóa họp 1 Quốc Hội Lập Pháp nhiệm Kỳ III vừa mới bầu. Trong khi đó, Bà Nhu tới Hoa Thịnh Đốn sau ba tuần công du diễn thuyết giải độc ở Âu Châu. Ngay sau đó, Bà Nhu bắt đầu những buổi diễn thuyết giải độc, họp báo phủ nhận sự đàn áp Phật giáo đồng thời cáo giác chính sách không thân hữu hiện nay của chính quyền Hoa Kỳ đối với VNCH.571 Những sự kiện sau đây được hồ sơ giải mật của Lầu Nam Gốc ghi nhận kể từ 08/10/1963:572 - Ngày 08/10/1963, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc sau một buổi tranh luận bàn cãi tố cáo chế độ ông Diệm đàn áp Phật giáo đã biểu quyết gửi một phái đoàn đại diện LHQ sang Sài Gòn để điều tra sự thật. -Ngày 10/10/1963, nhân viên tình báo Conein gặp tướng Minh để cho biết rằng Hoa Kỳ không khuyến khích mà cũng không ngăn trở một âm mưu đảo chánh nhưng muốn rằng hoa kỳ phải được thông báo mọi sự việc về âm mưu đó. - Ngày 17/10/1963 Chính phủ VNCH được thông báo là Hoa Kỳ cắt viện trợ cho Lực Lượng Đặc Biệt do đại tá Tung chỉ huy vì đã dùng lực lượng nầy để tấn kích cácchùa Phật giáo. Ngày 22/10/1963, tư lệnh Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ tướng Harkins gặp tướng Đôn để nói rằng các cố vấn quân sự Hoa Kỳ sẽ không can dự tới một âm mưu đảo chánh bởi vì sự can dự nầy sẽ làm suy yếu bổn phận của họ là chiến đấu chống VC. Tướng Đôn cho rằng dấy là một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ không muốn có một cuộc đảo chánh. 23/10/1963, Tướng Đôn gặp lại Conein để yêu cầu làm sáng tỏ lời khuyến cáo của tướng Harkins. Conein cho biết là Hoa Kỳ muốn biết rõ những kế hoạch thực tế trong âm mưu đảo chính. Tướng Đôn hứa sẽ cung ứng chứng cớ.

36

VSTK - 4384


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Ngày 24/10/1963, TT Diệm mời đại sứ Lodge cùng với vợ lên Đà Lạt nghĩ cuối tuần trong ngày 27/10/1963. Lodge cho đây là dấu hiệu TT Diệm muốn gặp Lodge. Buổi sáng cùng ngày 24/10/1963, Conein gặp lại tướng Đôn để xin lỗi về lời tuyên bố của tướng Harkins đã gây hiểu lầm cho tướng Đôn. Buổi tối cùng ngày, Conein lại gặp tướng Đôn để rà sát lạ kế hoạch đảo chánh. Đôn cho biết hội đồng phe đảo chính quyết định không trưng dẫn kế hoạch đảo chính vì sợ bị tiết lộ bí mật nhưng hứa sẽ chỉ gửi kế hoạch cho đại sứ Lodge trước hai ngày cuộc đảo chánh khởi phát. Phái đoàn LHQ tới Sài Gòn và bắt đầu ngay cuộc diều tra về biến cố Phật giáo. Ngày 25/10/1963, điện văn tình báo từ Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Đốn cho biết đại sứ Lodge biện giải rằng thời cơ đã tới để bắt đầu cuộc đảo chính và rằng Hoa Kỳ không nên ngăn trở âm mưu đảo chính đúng lúc nầy Ngày 27/10/1963, sau khi gặp TT Diệm ở Đà Lạt, Lodge thấy rằng không thể nào cộng tác với Ông Diệm được nữa. Ngày 28/10/1963, Lodge gặp và xác nhận với tướng Đôn là Conein được cho phép là phát ngôn nhân của tòa dại sứ Hoa Kỳ. Tướng Đôn cũng phát biểu rằng cuộc đảo chính phải được phía Việt Nam nhận trách nhiệm thực hiện. Lodge đồng ý. Nhưng khi Lodge hỏi thời biểu khởi phát đảo chính thì tướng Đôn trả lời rằng các tướng lãnh trong cuộc chưa sẵn sàng. Buổi tối cùng ngày 28/10/1963, Conein gặp tướng Đôn. Tướng Đôn cho biết là kế hoạch đảo chính sẽ trao tới đại sứ Lodge 4 giờ đồng hồ trước khi khởi phát. Tướng Đôn cũng khuyến cáo rằng Lodge không được đổi ý để quay trở về Hoa Thịnh Đốn vào ngày 31/10/1963 vì như thế dinh Gia Long sẽ nhgi ngờ và phòng bị. Ngày 29/10/1963, Bộ Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương đặc lực lượng đặc nhiệm hải và không quân trong thế sẵn sàng để di tản kiều dân và dân sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Hội Dồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ/NSC nhóm họp chỉ thị tướng Harkins sẽ thay thế nếu trường hợp đại sứ Lodge phải rời khỏi Việt Nam. Ở Sài Gòn tướng Tổng trấn Tôn Thất Đính ra lệnh cho đại tá Tung phối trí lực lượng đặc biệt ra bên ngoài vòng đay phòng thủ Sài Gòn. Ngày 30/10/1963, tướng Harkins phản đối cuộc đảo chính sắp tới vì cho rằng các tướng lãnh Việt Nam trong cuộc âm mưu nầy không có đủ lực lượng quân đội để thực hiện.

VSTK - 4385


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Hoa Thịnh Đốn phân vân về sự bất đống ý kiến ở Sài Gòn, đánh điện chỉ cho Lodge nói rằng Lodge vẩn có quyền và thời giờ để yêu cầu ngừng cuộc đảo chánh nếu đương sự muốn. Lodge đáp ứng là đã quá muộn bởi vì mọi việc bây giờ là ở trong tay của người Việt Nam với nhau. Tướng Harkins không đồng ý như thế. Hoa Thịnh Đốn không chấp nhận sự đáp ứng của Lodge, chỉ thị cho Lodge phải can thiệp với các tướng lãnh Việt Nam để tạm ngưng kế hoạch đảo chính hay hủy bỏ nó đi. Ngày 31/10/1963, Lodge hủy bỏ chuyến đi Hoa Thịnh Đốn để tham dự một Hội Nghi cấp cao vì tình hình quá căng thẳng với âm mưu đảo chính hầu như chắc chắn sẽ xảy ra. Ngày 01/11/1963, Vào lúc 10 giờ sáng, Lodge và đề đốc Felt Tư lệnh quân đội Thái Bình Dương vào dinh Gia Long Hội kiến với TT Diệm. Ông Diệm kéo Lodge ra ngoài hành lang rồi nói riêng với Lodge là sẵn sàng bàn thảo về những gì mà Hoa Kỳ muốn Ông Diệm phải làm. 2/ Cuộc đảo chánh ngày 01/11/1963 2.1- Những âm mưu lật đỗ chế độ VNCH trong mùa Thu 1963

Trong một điện văn gửi về Hoa Thịnh Đốn trước một ngày xảy cuộc đảo chính 01/11/1963, đại sứ Lodge đã nhận định rằng bên cạnh nhóm tướng lãnh của quân đội VNCH còn có 10 nhóm riêng rẻ, bất mãn, đối lập, đa số gồm có những thành phần nhân sự được tổ chức một cách lỏng lẽo và viễn vong, chợt hiện , chợt biến rồi tự động trộn chìm vào một nhóm khác hoặc tan rã hay tự rút lui vào bóng tối một cách âm thầm. Lodge đã kê khai đích danh những nhóm nầy gồm có:573 a. Nhóm của trùm mật vụ rước đây của VNCH là bác sỹ Trần Kim Tuyến, bao gồm các thành phần quân đội, dân chính không CS, Phật giáo, sinh viên. b. Nhóm Trung tá Phạm Ngọc Thảo/Huỳnh Văn Lang lợi dụng sự ủng hộ của phía quân đội để tạo sự liên kết, tìm cách trộn chung với nhóm Trần Kim Tuyến và lăm le giành quyền lãnh đạo của nhóm nầy. c. Nhóm sĩ quan quân đội VNCH ở miền Trung, có thể là thành phần của nhóm sĩ quan cấp tướng âm mưu đảo chính hạ bệ gia đình họ Ngô. Nhóm nầy gồm có các tướng Lê Văn Nghiêm, Trần Văn Minh, Nguyễn Ngọc Lễ và Dương Văn Hinh. d. Mặt Trận Thống Nhất mà thành phần nhân sự gồm có những trí thức, chuyên gia được tổ chức theo mẫu hình tam đầu chế với mục tiêu lật đỗ chế độ của ông Diệm. Có thể đây là một trong các thành phần tổ chức của Trần Kim Tuyến.

38

VSTK - 4386


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

e. Phần tử Bùi Diễm thuộc đảng Đại Việt bàn bạc với nhóm tướng lãnh. Nhóm nầy đang tiếp cận với Đặng Văn Sung và Trần Trung Dung và rất có khả năng tham gia vào âm mưu đảo chính của nhóm tướng lãnh. f. Phần tử Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Văn Lực tiếp cận rất sớm với nhóm Trần Kim Tuyến và nhóm Phạm Ngọc Thảo/Huỳnh Văn Lang.574 g. Một số sĩ quan cấp tá, nhiều sĩ quan chỉ huy trưởng các quân binh chủng, đặc biệt như Nhảy dù, Thủy quân lục chiến, và Thiết giáp đang xì xào bàn tán với nhau về cuộc đảo chính h. Nhóm của thiếu tá Nguyễn Văn Bích, trưởng phòng Hành quân của sư đoàn 23 bộ binh, cựu chỉ huy trưởng trường Thiếu Sinh Quân575, đang dự mưu thiết lập một mật khu kháng chiến gần sát với biên giới lãnh thổ Cao Miên. Qua sự tiết lộ của Giám đốc Báo chí quốc tế và Giao tế của chính quyền VNCH là Dư Phước Long576. Sự can dự của một viên chức hành chánh cao cấp trong chính quyền của ông Diệm như Dư Phước Long có thể xem đây là một trong những thành phần của nhóm Trần Kim Tuyến đã bị mất liên lạc sau khi Trần Kim Tuyến đã rời bỏ chính quyền xuất ngoại. Ngoài ra, từ những nhận định khác của Dư Phước Long thì Nhóm của thiếu tá Bích cũng có thể là một chi nhánh của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Họ đã bỏ dở những mưu tính vừa kể theo lời thuật lại của Long sau nầy. i. Nhóm của của Nguyễn hữu Dương, một chưởng lý (?) của VNCH, đã từng có những tiếp cận với các nhóm đối lập dân sự và quân sự, Có móc nối liên hệ với nhóm Trần Kim Tuyến. j. Nhóm sĩ quan tướng lãnh quân đội VNCH do Dương Văn Minh cầm đầu, Trần Văn Đôn là phát ngôn nhân, và Lê Văn Kiên là ủy viên Chính trị. Nhóm nầy được những nhóm như đã kể ở các mục a,c,e,f,g lân la tiếp cận để chia phần hợp tác. k. Nhóm Hội Đồng Cách Mạng (?)577 của bác sĩ Phạm Huy Cơ công khai tuyên truyền, phát động chiến tranh tâm lý hạ bệ chế độ gia đình trị của ông Diệm; không có dấu hiệu nào cho thấy nhóm nầy có được sự yểm trợ rộng rãi của quân đội VNCH. Trong điện văn kể trên, Cabot Lodge kết luận rằng rốt cuộc rồi chỉ còn có hai nhóm có khả năng thực hiện việc đảo chánh: đó là nhóm 1/ Nhóm Phạm Ngọc Thảo/ Huỳnh Văn Lang và 2/ Nhóm các tướng lãnh 2.2- Âm mưu đảo chánh của nhóm Phạm Ngọc Thảo/Huỳnh Văn

Lang a/ Âm mưu đảo chính của nhón Trần Kim Tuyến - Đặng Đức Khôi

37

VSTK - 4387


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

Phạm Ngọc Thảo và Huỳnh Văn Lang là hai nhân vật có liên hệ hợp tác với trùm mật vụ VNCH là bác sĩ Trần Kim Tuyến khi ông Tuyến âm mưu đảo chánh hạ bệ ông Diệm và gia đình họ Ngô. Theo hồi ký của Huỳnh Văn Lang thì mưu đồ đảo chính ông Diệm của ông Tuyến và trung tá Đặng Đức Khôi bắt đầu từ tháng 06/1963 trong thời gian có cuộc đấu tranh của Phật giáo, trước khi H.Cabot Lodge thay thế đại sứ Nolting. Cũng theo ông Huỳnh Văn Lang thì ông Tuyến là một người kỳ thị Bắc-Nam trong khi thiết lập một bản danh sách nội các tương lai nếu cuộc âm mưu đảo chính của ông Tuyến thành công. Theo ông Lang cho biết, trong bản danh sách 14 tổng trưởng tương lai nầy thì đã có tới 13 là người Bắc và chỉ có Phạm Ngọc Thảo là người Nam được chia cho Bộ Công Dân Vụ. Ông Lang nhận xét rằng nội các của bác sĩ Tuyến là một nội các kỳ thị. Điều nầy chứng tỏ ông Lang không có nhiều nhiệt tình để hợp tác với bác sĩ Tuyến . Âm mưu bị lộ, ông Tuyến phải chạy trốn ra ngoại quốc. Những phần tử còn lại một số tự rút lui vào bóng tối còn một số thì hỗn nhập vào nhóm Phạm Ngọc Thảo-Huỳnh Văn Lang. Cũng theo Huỳnh Văn Lang thì chủ trương của ông Tuyến giống như chủ trương của đại sứ H.Cabot Lodge, nghĩa là cả gia đình họ Ngô đều phải biến mất trên chính trường Việt Nam:577 “Tuy nhiên, có một điều anh Thảo quả quyết hơn, mà không ai dè được tức là chủ trương của Bác sĩ Tuyến hoàn toàn giống chủ trương của Cabot Lodge hay Mỹ, nghĩa là “The Ngô's must go”, không còn là “The Nhu's must go” của F. Nolting nữa. Tôi nghĩ rằng có lẽ vì chỗ đó mà thất bại, vì chính anh Thảo và anh Khiêm, đại tá Thiệu, trung tá Khôi (nếu có), cũng vì đó mà lưng chừng. Theo tôi biết và chị Thảo cũng xác nhận với tôi là anh Thảo cũng như anh Khiêm, không bao giờ muốn phản ông “cụ”. Làm đảo chính nhưng luôn luôn muốn giữ ông “cụ” lại cho kỳ được. Giữ ở đây có nghĩa là vấn đề cho ông tiếp tục làm tổng thống http://sachhiem.net/print.php?id=5865 hay quốc trưởng trong một thể chế mới, ít ra là hết nhiệm kỳ II là vào năm 1965. Đó chính là chủ trương của người viết, hoàn toàn khác với chủ trương của Bác sĩ Tuyến, của Cabot Lodge.”

Cũng theo hồi ức của ông Huỳnh Văn Lang thì lý do âm mưu đảo chính của Trần Kim Tuyến thất bại là vì không thuyết phục được tướng Trần Thiện Kim tham dự thực sự vào âm mưu đảo chính của ông Tuyến. b/ Âm mưu đảo chính của nhóm Phạm Ngọc Thảo – Huỳnh Văn Lang

Một tuần trước khi xảy ra cuộc đảo chính 01/011/1963 của nhóm sĩ quan tướng, tá quân đội VNCH, tình báo của Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã khám phá ra chắc chắn có một âm mưu đảo của nhóm Trung tá Phạm Ngọc Thảo. Thời biểu đảo dự định lúc ban đầu để khởi phát là 1 giờ trưa ngày 24/10/1963 nhưng 5 tiểu đoàn quân binh của trung tá Tư, chỉ huy trưởng Trung đoàn 8 bộ binh không có phương tiện chuyển vận; tiểu đoàn 5 lính dù do Lê Quang Trưởng VSTK - 4388


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

còn phải chờ tiếp tế đạn dược (?). Mục tiêu tấn công là dinh Gia Long để hạ bệ ông Diệm ; trung tá chỉ huy Thủy quân Lục chiến Lê Nguyên Khang, đại tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy trưởng sư đoàn 5 hứa không can dự đứng trung lập, máy bay dưới quyền chỉ huy trung tá không quân Nguyễn Cao Kỳ sẽ dội bom dinh Gia Long rồi tiếp đến quân binh đảo chính tiến chiếm dinh Gia Long 578 Cuộc âm mưu binh biến của nhóm Phạm Ngọc Thảo-Huỳnh Văn Lang không thấy xảy ra đúng kỷ hạn như mật vụ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã báo cáo. Âm mưu đảo chính thất bại theo Huỳng Văn Lang viết lại trong hồi ký là vì:579 1- Không lôi kéo được tướng Trần Thiện Khiêm lúc bấy giờ đang giữ chức vụ Tham Mưu Trương Liên Quân quân lực VNCH. 2-Âm mưu đảo chính bại lộ: mật vụ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã khám phá ra. b/ Đảo chính ngày 01/11/1963 của nhóm tướng tá VNCH Soạn giả Đoàn Thêm đã ghi lại cuộc binh biến nầy tuần tự theo thời gian như sau: 580 * Ngày 01/11/1963 - 10 giờ sáng: đại sứ Lodge và đô đốc Felt Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương vào dinh Gia Long hội kiến với TT Diệm. - Các công sở nghĩ lễ. - Xe bọc sắt tiếp tục đóng chốt trước dinh Gia Long, dinh Độc Lập từ khi bắt đầu có những cuộc biểu tình . -13 giờ 30: Tiếng súng nổ ran ở nhiều nơi trong Đô Thành. Quân đội chiếm đóng Tổng Nha Cảnh Sát, đài Phát Thanh, Nha Thông Tin, Bộ Nội Vụ v.v. . . Các lực lượng tấn công gồm có: 1 đội pháo binh 105 li, Tiểu đoàn 1 và 4 Thủy quân Lục chiến, các đại độ khác chuyển từ Biên Hòa, Thủ Đức, Long An, Bình Dương. - 14 giờ 30: Có xung đột tại Đài Phát Thanh, nhưng chiến xa của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống bị đánh lui. - 16 giờ 45: Đài phát thanh loan tin Quân đội đứng lên lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Hội Đồng các tướng lãnh yêu cầu ông Ngô Đình Diệm từ chức và cùng Ngô Đình Nhu rời khỏi Việt Nam. Hai người không chịu. - 20 giờ hơn: Quân đội cách mạng tấn công mạnh vào thành Cộng Hòa, và chiếm được thành nầy hồi 22 giờ. Nhiều sinh viên và học sinh được phóng thích. - 12 giờ đêm: 4 Bộ trưởng đã trình diện tại bộ Tổng Tham Mưu, theo lời kêu gọi của đài phát thanh. - 3 giờ đêm: Quân đội tấn công vào dinh Gia Long. Kịch chiến đến 4 giờ sáng thì quân phòng vệ Dinh đầu hàng.Anh em ông Diệm đã rút khỏi về nhà thờ cha Tam ở Chợ Lớn. - Trung tướng Dương Văn Minh, Chủ Tịch Hội Đồng Cách Mạng, ban hành lệnh giới nghiêm trên tòa quốc kể từ hôm nay. (Quân lịnh số 1). VSTK - 4389


1

2

3

4

5

6

7

8

9

- Số người bị đạn lạc là 145 ở các bệnh viện Đô Thành. Có 20 chết. * Ngày 02/11/1963 - Đài Phát thanh báo tin: dinh Gia Long đã bị chiếm, hai anh em ông Diệm và ông Nhu đã tự tử. (7 giờ). Tiếng súng đã im. Dân chúng đổ xô ra các ngả đường đi xem xét và nghe tin tức. Phần đông có vẻ nô nức vui thích như trong ngày hội. - Hàng ngàn người các giới, cả phụ nữ, nhất là thanh niên hoan hô quân đội, mua quà tặng các chiến sĩ và đua nhau hỏi chuyện. - Buổi trưa, có tin hai anh em ông Diệm bị hạ sát chớ không phải là tự tử.

(H1)

(H2)

(H3)

(H4) (H5) (H6) Ghi Chú: (H1) Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và Chính Phủ Lâm Thời (H2) Dương Văn Minh và Nguyễn Ngọc Thơ (H3) Tôn Thất Đính (Tổng Trán Sài Gòn-Chợ Lớn) và (H4)Tướng Đính sau khi đảo chính. (H5) Tướng Trần Văn Đôn sau khi đảo chính (H6) Các tướng chủ mưu đảo chinh 01/11/1963 bi giam lỏng ở Đà Lạt: Kim, Đính, Đôn, Vỹ, Xuân.

VSTK - 4390


c/ Đảo Chính ngày 01/11/1963 theo tài liệu đã giải mật của Lầu Năm Gốc. 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

* Ngày 01/11/1963 - 10:00 giờ sáng: Đô dốc Felt và đại sứ Lodge vào dinh Gia Long hội kiến với TT Diệm. ông Diệm đã lập lại những quan điểm của điểm cũ của ông đã được bàn thảo với bộ trưởng Quốc Phòng Mcnamara và tướng M.Taylor một tháng trước đây. Vào lúc sắp từ biệt, Ông Diệm kéo đại sứ Lodge nói ra chỗ khác khoản 20 phút để độc thoại kê lễ những điều mà Hoa Kỳ thúc ép ông phải làm. Buổi hội kiến rất căng thẳng khi Lodge cảnh giác ông Diệm về một cuộc đảo chính chắc chắn sẽ xảy ra. Sau khi rời khỏi dinh Gia Long, đô đốc Felt ra ngay phi trường Tân Sơn Nhứt và mở một cuộc họp báo với tướng Trần Văn Đôn bên cạnh trong trạng thái bồn chồn, nóng nảy. Vào lúc gần trưa, khi đô đốc Felt lên máy bay thì quân binh đảo chính bắt đầu khởi động.581 Chưa thấy có tài liệu, sách báo nào tường thuật lại cuộc họp báo của Felt. Cũng có thể là vào lúc đô đốc Felt lên máy bay là dấu hiệu thông báo cho tướng Đôn biết là Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho tướng Đôn ra lệnh khởi phát cuộc đảo chính. - Xế trưa, các đơn vị quân binh đảo chính đã sẵn sàng đột kích vào dinh Gia Long. - 12:00 giờ trưa: hội đồng các tướng lãnh chủ mưu cuộc đảo chính triệu tập một đại hội tất cả các tướng tá cao cấp tại hành dinh Bộ Tổng Tham Mưu ngoại trừ tướng Đính và tướng Cao. Đại tá Tung cũng có mặt. Tất cả các người tham dự được thông báo là cuộc đảo chính đã tiến hành và yêu cầu họ tán thành và hỗ trợ cho cuộc đảo chính. Lần lược mỗi cá nhân trong buổi hội phải đứng lên khai danh tính, cấp bậc, địa vị rồi tuyên hứa tán thành đảo chinh. Những lời tuyên hứa được thu vào máy ghi âm để phát thanh truyền rao khắp dân chúng và tất cả các đơn vị quân binh chủng quân lực VNCH Đại tá Tung bị bắt giam tại chỗ nhưng rồi sẽ bị xử tử. Chỉ huy trưởng Bộ Tư Tư Lệnh Hải quân bị tên hộ vệ giết chết trên đường đến tham dự đại hội ở Bộ Tổng Tham Mưu. Nhiều sĩ quan trong buổi hội bị bắt giam ngay tại chỗ vì bị nghi ngờ còn trung thành với chế độ của ông Diệm. Trong số đó có các chỉ huy trưởng Không quân, Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Dân Vệ và Cảnh sát. Hiện diện trong đại hội Tổng Tham Mưu nầy cũng có một mật vụ đại diện tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn là trung tá Conéin được quyền dùng điện thoại để liên lạc báo cáo thẳng về tòa đại sứ tất cả biến chuyển của cuộc đảo chính.582 -1:45 giờ trưa: Tướng Đôn gọi điện thoại cho tướng Richard G.Stilwell Phó tư lệnh cơ quan Cố Vấn Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam / MACV Sài Gòn để thông báo cuộc đảo chánh của nhóm tướng lãnh VNCH đã khởi động. Cùng trong lúc nầy các lực lượng quan binh đảo chính đã chiếm đóng Nha VSTK - 4391


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Bưu Điện, Tổng Nha Cảnh Sát, đài Phát Thanh, phi trường Tân Sơn Nhứt, Bộ Tư Lệnh Hải quân và bao vây doanh trại quân binh phòng vệ phủ Tổng Thống. Những lực lương quân đội tham gia cuộc binh biến 01/11/1963 gồm có: Thủy Quân Lục Chiến, quân nhảy dù, không quân và những vị bộ binh thuộc sư đoàn 5 của tướng Đính do các sỉ quan cấp úy chỉ huy sau khi tướng Đính bỏ rơi Ông Diệm để ngả theo phe Đảo Chính. Vào xế chiều, xe thiết giáp và các đơn vị bộ binh của sư đoàn 7 bộ binh dưới quyền chỉ huy của đại tá Có từ Mỹ Tho tiến quân về Sài Gòn để của cùng với quân đảo chính tấn công dinh Gia Long và doanh trại lữ đoàn liên binh binh phòng vệ phủ Tổng thống.583 - Vào xế trưa, đại tá Lê Quang Tung bị thúc ép kêu gọi các lực lượng liên binh phòng vệ phủ Tổng thống đang đóng chốt quanh khu vực dinh Gia Long bỏ súng đầu hàng quân đảo chính. Bây giờ trong dinh Gia Long chỉ còn các đơn vị phòng thủ đứng giữ bên trong vuông rào của dinh, Tướng Huỳnh Văn Cao tư lệnh sư đoàn IV ngả theo phe đảo chính nhưng bị các tướng đảo chính ra lệnh bắt giam vì nghi ngờ Cao trá hàng để thực hiện âm mưu phản đảo chính của ông Nhu. - 4:30 giờ chiều: Các tướng lãnh đảo chính cho phát thanh truyền rao cuộc đảo chính và kêu gọi anh em ông Diệm và Nhu phải từ chức. Sau đó đài lại tiếp tục phát thanh truyền đi lời tuyên thệ trung thành với nhóm tướng đảo chánh của các tướng tá từ bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH. Cùng một lúc, máy bay thả truyền đơn khắp nơi thông báo đảo chính và kêu gọi dân chúng ủng hộ phe đảo chính. Thoạt đầu, anh em ông Diệm, Nhu rất tức giận khi nghe thấy có đảo chính tưởng rằng họ đã tính toán sai về mức ủng hộ “ngả theo” quân đảo chính của các đơn vị quân đội trung thành với hai người. Họ đinh ninh đây chỉ là dấu hiệu của một phần kế hoạch phản đảo chính do ông Nhu sắp xếp nhưng sau khi được báo cáo là quân của nhóm tướng lãnh đảo chính đả chiếm đóng hầu hết các mục tiêu chính yếu trong đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, lúc đó ông Nhu mới chịu gọi điện cho tướng Tôn Thất Đính, lúc nầy đả phản hai ông để đi theo nhóm tướng lãnh đảo chính. Khi hai ông Diệm, Nhu biết được đây là một cuộc binh biến đảo chính thật sự thì đã quá trễ. Khi nghe thấy lời kêu gọi đầu hàng của nhóm tướng lãnh được rao truyền trên đài phát thanh, Ông Diệm đáp ứng bằng cách gọi điện thoại yêu cầu nhóm tướng lãnh đảo chính vào dinh Gia Long để thương lượng. Nhóm đảo chính e rằng anh em ông Diệm lại dùng kế hoản binh để chờ quân trung thành về cứu viện như họ đã thành công trong lần phản đảo chính năm 1960: nhóm tướng lãnh đảo chính lần nầy không muốn thương lượng, họ ra lệnh cho anh em ông Diệm phải tuân theo đòi hỏi của họ. - 4:30 giờ chiều: Ông Diệm gọi điện thọai để chất vấn đại sứ Lodge đứng về phía nào. Sau đây là nội dung của cuộc chất vấn: VSTK - 4392


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

TT. Diệm: Một số đơn vị quân đội đang làm loạn và tôi muốn biết lập trường của Hoa Kỳ như thế nào? Đ.s. Lodge: Tôi chưa dược báo cáo tường tận để có thể nói cho TT biết. Tôi có nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi không nấm rõ mọi sự thật. Hơn thế nữa, bây giờ chỉ mới 4:30 giờ ở Hoa Thịnh Đốn và chính phủ Hoa Kỳ không thể nào có một quang điểm. TT. Diệm: Nhưng ông đại sứ phải có những ý kiến tổng quát. Dù sao thì tôi cũng là một Quốc trưởng. Tôi đang cố gắng hành xử trách nhiệm của tôi. Hiện giờ tôi muốn thi hành theo đúng trách nhiệm với lương tri và lẽ phải. Tôi tin rằng trách nhiệm của tôi là trên tất cả. Đ.s. Lodge: Chắc chắn là TT đã chu toàn trách nhiệm của mình. Cũng như tôi cũng chỉ đã nói với TT hối sáng nay rằng tôi ngưỡng một tinh thần can cường và sự đóng góp của TT cho đất nước. Không một ai có thể xóa bỏ những danh vọng đối với những điều mà TT đã làm. Hiện giờ tôi đang e ngại cho sự an toàn sinh mạng của TT. Tôi đã nhận được báo cáo nói rằng những người hiện đang nấm giữ quyền hành sinh hoạt đề nghị được an toàn dẫn đưa TT xuất ngoại nếu TT bằng lòng từ chức. TT có nghe được đề nghị đó hay không? TT. Diệm: Không nghe nói. (một chút yên lặng). Ông đại sứ có số điện thoại của tôi. Đ.s. Lodge: Vâng. Nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì cho TT để bảo toàn sinh mạng của TT, xin TT cứ gọi điện thoại cho tôi. TT. Diệm: Tôi đang thử tái lập trật tự.

Chưa thấy có tài liệu nào cho biết Hoa Thịnh Đốn đã có đưa ra hay những chỉ thị mới về vấn đề bảo vệ sinh mạng hai an em ông Diệm. kể từ khi đại sứ Lodge chấm dứt điện thoại với TT Diệm. - 5:00 giờ chiều: Không bao lâu sau khi ông Diệm chấm dứt điện thoại với Cabot Lodge, các tướng lãnh đảo chính lại gọi điên thoại vào dinh Gia Long và thúc ép đại tá Tung cầm óng điện thoại để báo cho ông Nhu biết là đương sự đã đầu hàng quân đảo chính và ngay sau đó bị mang đi xử bắn. Kế đến các tướng lãnh yêu cầu anh em ông Diệm phải đầu hàng ngay tức khắc, bằng không, dinh Gia Long sẽ bị dội bom và quân đảo chính sẽ tấn công vào dinh. Tất cả những tướng, tá hiện có mặt nơi hành dinh bộ Tổng Tham Mưu lần lược được nói chuyện với ông Diệm qua điện thoại để nói lời bảo đảm của họ cho hai anh em ông Diệm sau khi tuyên bố từ chức sẽ được ra đi an toàn. Nhưng có lẽ ông Nhu đã xúi ông Diệm bát bỏ những đề nghị nầy. Chính đích thân tướng Dương Văn Minh cũng thử lần chót để khuất phục ông Diệm đầu hàng nhưng ông Diệm cúp máy điện thoại. Hai anh em ông Diệm bấn loạn gọi điện thoại khắp nơi để gọi quân trung thành của hai ông nhưng họ đã ngả theo nhóm đảo chính. Không còn một chỉ huy trưởng đơn vị nào tiếp tục trung thành với hai ông.

VSTK - 4393


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

8:00 giờ tối: Ông Diệm và Ông Nhu ra khỏi dinh Gia Long bằng một đường hầm bí mật và được một người Trung Hoa đón đưa đi ẩn trú tại một địa điểm trong vùng Chợ Lớn. Ở đó , hai ông tiếp tục liên lạc điện thoại suốt đêm với liên binh phòng vệ dinh Gia Long. 9:00 giờ tối: Dinh Gia Long bị máy bay dội bom, quân đảo chính nã đại bác và xe bọc sắt tiến tới chọc thủng các hàng rào kẽm gai chướng ngại vật. Cuộc giao tranh xảy ra suốt đêm. * Ngày 02/11/1963 3:30 giờ sáng: chiến xa yểm trợ bộ binh của phe đảo chính xung phong tiến chiếm dinh Gia Long 6:20 giờ sáng: Ông Diệm gọi dây nói các tướng lãnh thông báo đầu hàng nhưng không cho biết vị trí đang ẩn trú. 6:30 giờ sáng: Dinh Gia Long hoàn toàn bị quân đảo chính chiếm đóng sau khi các quân binh phòng vệ dinh nghe theo lời của ông Diệm bỏ sung. 6:45 giờ sáng: Trung tá Thảo nghe ông Diệm gọi điện thoại liền lần theo đường dây điện thoại đưa quân ngay vào Chợ Lớn để bắt anh em ông Diệm nhưng hai ông đã rời khỏi nơi nầy để chạy sang trú ẩn nơi một nhà thờ công giáo trong vùng Chợ Lớn. 6:50 giờ sáng: Ông Diệm lại gọi điện thoại cho tướng Đôn để thông báo chịu đầu hàng vô điều kiện Hai Ông Diệm, Nhu liền bị bắt đưa ra đẩy lên xe bọc sắt để chở về Bộ Tổng Tham Mưu. Trên đường đi về Bộ Tổng Tham Mưu, hai Ông bị đâm chết từ phía sau lưng.

VSTK - 4394


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.