VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN Quyển 3.

Page 1

QUYỂN III

THỜI KỲ NHÀ MẠC CHƢƠNG I

MẠC THÁI TỔ ( 1527 - 1529 ) Niên hiệu: Minh Đức (1527-1529) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Bính Tuất, tháng 6, Minh Đức năm thứ 1 (1256), Mạc Đăng Dung1 tự lập làm vua, tức Mạc Thái Tổ, đổi niên hiệu là Minh Đức năm thứ 1, giam mẹ2 con Lê Cung Hoàng ở cung Tây nội3. Vài tháng sau, bắt ép cả hai phải tự tử. Đăng Dung lập điện miếu thờ dòng họ tôn thất nhà Mạc, truy tôn cho ông tổ 7 đời là Mạc Đỉnh Chi4 và cha là Mạc Hịch danh hiệu hoàng đế và mẹ là Đặng thị làm hoàng thái hậu. Tất cả các ông tổ, bà tổ của dòng họ Mạc đều đƣợc truy tôn. Phong tƣớc cho phe nhóm đã trung thành theo Mạc Đăng Dung trong việc đoạt ngôi vua của nhà Hậu Lê. Lập con là Mạc Đăng Doanh làm thái tử. Lấy Hải Dƣơng làm Dƣơng Kinh, xây cung miếu ở Cổ Trai, Xây thêm điện Phúc Huy ở Dƣơng Kinh và điện Sùng Đức5 trên nền nhà cũ của Mạc Đỉnh Chi ở xã Lũng Động. Để xoa dịu lòng dân đang hoang mang về biến cố thay ngôi đổi chủ, Mạc Đăng Dung áp dụng chính sách tiếp tục thu dụng các cựu thần của triều Hậu Lê cũng nhƣ cho sửa sang lại miếu điện Lam Kinh cùng các tông miếu khác của cựu trào, vẫn giữ theo lệ cũ bốn mùa cúng tế. Mậu Tý, tháng Giêng, Minh Đức năm thứ 2 (1525), cho đúc loại tiền Thông Bảo theo mẫu củ của triều trƣớc nhƣng thất bại, sau đó lại đổi đúc tiền mới bằng kẽm để lƣu hành. Quy định lại chế độ quân sự, chế độ ruộng đất, chế độ bổng lộc; sửa đổi danh hiệu quan chức và binh lính ở các vệ, sở, ty trong kinh đô và ngoài các lộ thuộc 5 phủ. Tất cả mọi quy định mới đều phỏng theo các định chế đời Lê Thánh Tông đã đƣợc ban hành trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497). *Lƣu ý: Không có những trang 577, 578, 579, 580, 581, 582 vì lỗi kỹ thuật in ấn.


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

27 28 29 30 31 32 33 34

Lấy quân binh của Hải Dƣơng và Sơn Nam để thành lập thêm 2 vệ quân Hƣng Quốc và Chiêu Vũ hợp với 2 vệ quân sẵn có là Cẩm Y (lấy quân của Sơn Tây) và Kim Ngô (lấy quân của Kinh Bắc) thành 4 đoàn quân bảo vệ luân phiên túc trực. Phân bổ nhân sự vào các vệ, ty. Mỗi ty có một chỉ huy sứ, một chỉ huy đồng tri, một chỉ huy thiêm sự, 10 trung hiệu, 1 thƣ ký, 1,100 trung sỹ, chia thành 24 ban, mỗi ban lại chia thành 5 giáp, mỗi giáp đặt một giáp thủ. Kỷ Sửu, Minh Đức năm thứ 3 (1529), bề tôi cũ của nhà Hậu Lê là Trịnh Ngung và Trịnh Ngang trốn sang Trung Quốc tố cáo việc Mạc Đăng Dung cƣớp ngôi vua của nhà Hậu Lê rồi cầu khẩn vua Trung Quốc cất quân sang đánh Đại Việt dẹp trừ họ Mạc. Đăng Dung đút lót cho các quan ngƣời Hoa ở biên giới ngăn trở không cho anh em họ Trịnh thực hiện ý đồ phản bội dân tộc Đại Việt. Ngày trƣớc, sau khi Mạc Đăng Dung bắt đƣợc Lê Chiêu Tông đƣa về Đông Hà, em của Nguyễn Hoàng Dụ là Nguyễn Kim6 đem hết gia thuộc chạy trốn sang Ai Lao, đƣợc vua nƣớc Ai Lao là Sạ Đẩu cho ở Sầm Châu7. Nguyễn Kim dùng Sầm Châu làm căn cứ địa, chiêu mộ dân chúng, nuôi dƣỡng, huấn luyện dùng làm bộ hạ của mình để mƣu đồ tranh giành quyền lực với họ Mạc. Tháng 3, Mạc Đăng Dung mở khoa thi Hội, Đỗ Tống8 đỗ trạng nguyên. Phép thi và ban thƣởng đều theo lệ cũ từ các triều trƣớc. Tháng 12, Mạc Đăng Dung nhƣờng ngôi vua cho con trai Mạc Đăng Doanh để lên giữ chức vị thái thƣợng hoàng, về ngụ nơi điện Tƣờng Quang ở Cổ Trai. Mạc Đăng Dung: quê làng Cổ Trai, huyện Nghi Dƣơng. Tổ 7 đời là Mạc Đỉnh Chi ở làng Đông Cao, huyện Bình Hà, tức là Lũng Động, huyện Chí Linh, đậu trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Trần Anh Tông, làm quan đến chức nhập nội hành khiển thƣợng thƣ, tiếng tâm lừng lẫy khắp trong và ngoài nƣớc. Chi sinh ra Dao. Dao sinh 4 con trai là Địch, Thoan, Thúy và Viễn. Dƣới thời nhà Hồ, họ Mạc đầu hàng, vẽ bản đồ địa hình và làm hƣớng đạo giúp giặc Minh xâm lƣợc nƣớc Đại Ngu của Hồ Quý Ly. Giặc 1

VSTK - 584


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Minh thƣởng công cho Mạc Thúy chức tham chính ở ty bố chính Giao Chỉ, cho Mạc Địch chức chỉ huy sứ, cho Mạc Viễn chức Diêm thiết sứ. Sau đó, Mạc Thúy cầm binh vào Lạng Sơn đánh Nồng Văn Lịch, bị trúng tên độc chết. Thúy sinh ra Tung, di cƣ đến đến làng Lan Khê, huyện Thanh Hà vào lúc Lê Lợi đã bình định đất nƣớc và đang phát động chiến dịch thanh trừng bọn ngƣời đầu hàng và hợp tác với giặc Minh ngày trƣớc, vì thế Tung không dám ra làm quan với Lê Lợi, tiếp tục ẩn mình trốn tránh. Tung sinh ra Bình rồi đem Bình cùng di cƣ đến làng Cổ Trai, huyện Nghi Dƣơng. Bình sinh ra Hịch. Hịch lấy con gái của Đặng Xuân ngƣời cùng làng Cổ Trai, tên là Đặng thị Hiếu, sinh đƣợc 3 con trai, con trƣởng là Mạc Đăng Dung, con thứ nhì là Đốc, con thứ ba là Quyết. Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão, niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483). Lúc còn trẻ đã có sức vóc hơn ngƣời, nhà nghèo, làm nghề đánh bắt cá để sinh sống. Thời Lê Uy Mục tuyển dũng sĩ, Đăng Dung dự thi môn đánh vật, trúng tuyển chức đô lực sĩ, đƣợc sung vào đội túc vệ, giữ việc hầu cận bên cạnh vua đƣợc thăng chức lần lần lên đến tƣớc Vũ Xuyên bá vào lúc 29 tuổi. Năm Hồng Thuận thứ 7 (1415), cha là Hịch chết. Năm Quang Thiệu thứ 1 (1516), triều đình cử Đăng Dung làm trấn thủ Sơn Nam kèm thêm chức phó tƣớng Tả đô đốc, càng ngày càng đƣợc vua Lê tin tƣởng và ban cho nhiều ân huệ. Khi thế lực của Mạc Đăng Dung lớn mạnh, Lê Chiêu Tông thấy tình thế ngày một nguy cấp, bèn ngầm mƣu với Nguyễn Hiến và Phạm Thứ rời bỏ kinh đô đi ra ngoài để kêu gọi quân binh và dân chúng các nơi nổi dậy tiêu diệt Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung liền tôn lập em của Lê Chiêu Tông là Lê Xuân lên làm vua rồi tự mình lèo lái chống trả những đợt bao vây, tấn công của quân binh Lê Chiêu Tông. Niên hiệu Thống Nguyên thứ 4 (1525), Mạc Đăng Dung đích thân thống lĩnh tất cả quân thủy, bộ tấn công vào sào huyệt của Lê Chiêu Tông ở Thanh Hóa. Lê Chiêu Tông bỏ chạy vào động An Nhân núi Cao Trĩ thuộc châu Lanh Chánh, Đăng Dung truy đuổi bắt đƣợc mang về Đông Đô, giết hết các ngƣời theo Lê Chiêu Tông. Niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), Mạc Đăng Dung sai thuộc hạ là Phạm Kim Bảng bí mật giết chết Lê Chiêu Tông ở phƣờng Đông Hà. 2 Mẹ con Lê Cung Hoàng: mẹ của Lê Cung Hoàng là Trịnh thị. 3 Tây nội: tức là nội cung ở phía tây kinh thành Đông đô. 4 Mạc Đỉnh Chi: xem chú giải(1) trên. 5 Điện Sùng Đức: đƣợc xây cất ngay trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi ở xã Lũng Động. Lại đắp một gò lớn tại bờ sông ở phía Bắc mặt trƣớc VSTK - 585


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

điện Sùng Đức để làm nơi lễ bái, các quan thần triều nhà Mạc ai đi qua nơi đây đều phải lễ vọng hƣớng vào điện Sùng Đức. ngày nay nền điện và gò nầy hãy còn, điện thì ở xã Lũng Động gần một con sông, gò thì ở bờ sông xã Đông Đôi, gọi là Gò Mã Thảo. Nhà giảng học cũ của Mạc Đĩnh Chi thì một ở tại xã Cao Đôi và một ở chùa Quất Lâm xã Tống Xá. Nguyễn Kim: ngƣời Bái Trang, huyện Tống Sơn, nay là huyện Hà Trung thuộc Thanh Hoá; là ông tổ của triều Nguyễn Gia Long sau nầy. 6

Sầm Châu: thuộc Thanh Hóa, phía Tây Nam giáp Ai Lao. Năm Minh Mạng 8/ triều nhà Nguyễn Gia Long (1827) là đất của Việt Nam và đƣợc đổi tên là huyện Sầm Nứa, phụ thuộc vào phủ Trấn Biên, tỉnh Nghệ An. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828) lại đặt Sầm Nứa thuộc vào phủ Trấn Man. 7

KHẢO LUẬN: 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tất cả sử sách cũ đều cho rằng họ Mạc là kẻ tiếm ngôi nhà Hậu Lê cho nên không đƣợc xem là chính thống và khi chép vào sử thì lại gọi là phụ Mạc, gọi tên đích danh là Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh . . . chứ không dùng các tôn hiệu Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông. Trong Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn đặt Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên....cùng tất cả dòng họ Mạc tiếp theo sau vào phần Nghịch Thần truyện và gọi là nhà ngụy Mạc. Ngƣời ta không ngạc nhiên về thái độ thù nghịch của những nhà viết sử cho triều đại nhà Hậu Lê khi viết về triều đại họ nhà Mạc. Đối với nhóm ngƣời viết sử trong quốc sử quán triều Nguyễn (Nguyễn Gia Long) thì họ không có quyền viết khác hơn bởi lẽ Nguyễn Kim, ông tổ của dòng họ nhà nầy là kẻ đối địch hung hăng và dai dẳng nhất của dòng họ nhà họ Mạc. Có một điều đáng tiếc là ngƣời ta thƣờng xếp Lê Quý Đôn vào nhóm sử gia độc lập, vô tƣ, nhƣng với quan điểm, cách sắp xếp và phân loại trung thần và nghịch thần trong Đại Việt Thông Sử dựa trên quan niệm chính thống khiến cho Lê Quý Đôn rốt cuộc rồi cũng trở thành một công cụ viết sử tiếp hơi cho đám vua chúa thời phong kiến. Ngày nay, ngƣời ta chỉ thấy rằng dòng họ nhà Mạc chỉ là một sự tiếp nối của một chuỗi dài thời đại phong kiến mà trong đó bè nhóm phe phái luôn luôn rình rập, chống đối nhau và khi có dịp may, gặp đúng thời cơ thì cƣớp lấy chính quyền không cần đếm xỉa gì tới quyền lợi của quốc gia dân tộc. Ψ

VSTK - 586


QUYỂN III

THỜI ĐẠI NHÀ MẠC CHƢƠNG II

MẠC THÁI TÔNG ( 1530 - 1540 ) Niên hiệu: Đại Chính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Canh Dần, tháng Giêng, Đại Chính năm thứ 1 (1530), Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua tức Mạc Thái Tông, đổi niên hiệu, ban lệnh đại xá thiên hạ, tôn phong Mạc Đăng Dung làm thái thƣợng hoàng, dựng cung điện riêng tráng lệ nguy nga ở Cổ Trai cho Đăng Dung ở, mỗi tháng Đăng Doanh cùng tất cả quần thần tới triều yết. Những việc lớn của quốc gia vẫn do Mạc Đăng Dung định đoạt. Một ngƣời cháu ngoại của dòng họ nhà hậu Lê tên là Lê Ý1 ở Thanh Hoá hô hào dân chúng nổi dậy ở Da Châu2, tự xƣng vua, lấy niên hiệu là Quang Thiệu, ngƣời theo về hƣởng ứng rất nhiều, đồng loạt kéo về đóng quân ở vùng sông Mã. Tháng 4, Mạc Đăng Dung đích thân chỉ huy mấy vạn quân thủy, bộ đón đánh quân của Lê Ý nhƣng bị thua phải rút quân quay trở về Đông Đô, để Mạc Quốc Trinh trấn giữ Hoa Lâm3 . Lê Ý thừa thắng, xua quân tiến quân đến thành Tây Đô đặt hành dinh. Tháng 8, hai đạo quân của Đăng Dung và Đăng Doanh cùng nhau hội ở sông Hoằng Hóa4 tiến đánh Lê Ý. Mạc Quốc Trinh dẫn thuyền chiến tiến lên trƣớc. Tất cả hội binh ở vùng sông Đa Lộc5 thuộc huyện An Định6. Lê Ý dùng chiến thuật nghi binh, đánh úp quân Mạc từ phía sau khiến đoàn thuyền chiến của Mạc Quốc Trinh tan vỡ ở An Sơn7 trong khi quân của Đăng Doanh vẫn tiếp tục tiến đến Động Bàn8 mà vẫn chƣa biết đƣợc tin tức bại trận của Quốc Trinh.Quân của Lê Ý chận đánh, quân của Đăng Doanh bị thiệt hại nặng nề phải rút lui, để Mạc Quốc Trinh ở lại cố thủ Tống Giang9. Tháng 12, Mạc Quốc Trinh thừa cơ hội Lê Ý sơ hở không phòng bị, tuyển lựa quân cảm tử đánh úp, phá tan VSTK - 587


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

doanh trại, bắt đƣợc Lê Ý giải về Đông Đô để họ Mạc giết bằng hình phạt xé xác10 ở ngoài cửa Nam Đông Đô. Tân Mão, Đại Chính năm thứ 2 (1531), nhiều nhóm cựu thần của nhà Hậu Lê tiếp tục nổi dậy ở Thanh Hóa chống đối họ Mạc với sự tiếp trợ quân của Nguyễn Kim từ Lào xâm nhập vào Đại Việt nhƣng tất cả đều bị quân nhà Mạc chận đánh, phải rút lui. Nhâm Thìn, tháng 11, Đại Chính năm thứ 3 (1532), Đăng Doanh cử Dƣơng Chấp Nhất và Lê Phi Thừa chia nhau cai quản các phủ ở Thanh Hóa. Tháng 12, ở Sầm Da từ Ai Lao, Nguyễn Kim đón lập con của Lê Ý là Lê Ninh lên làm vua tức Lê Trang Tông, lấy niên hiệu là Nguyên Hoà, phong cho Nguyễn Kim giữ chức thƣợng phụ thái sƣ, nắm giữ mọi việc trong ngoài, lập thành một triều đình lƣu vong12 ở đó để phát động phong trào kháng chiến chống lại nhà Mạc. Thời kỳ nội chiến bắt đầu từ đây. Quý Tỵ, Đại Chính năm thứ 4 (1533), Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liệu sang Trung Quốc để tố cáo tội trạng của họ Mạc, xin nhà Minh công nhận triều đình nhà Lê lƣu vong ở Ai Lao và xin cho viện quân của nhà Minh xăm lăng Đại Việt để diệt trừ nhà Mạc. Vua nhà Minh liền sai ngƣời đi điều tra hƣ thực nhƣng vẫn chƣa chịu động binh. Ất Mùi, Đại Chính năm thứ 6 (1535), nhà Mạc mở khoa thi Hội: Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng nguyên. Bính Thân, Đại Chính năm thứ 7 (1536), Lê Trang Tông lại cử Trịnh Viên sang vua nhà Minh để nhắc lại chuyện tố cáo tội trạng của họ Mạc. Lần nầy, nhà Minh nhận lời cất quân sang xăm lăng Đại Việt với lý do là để hỏi tội họ Mạc và hồi phục ngôi vua cho Hậu Lê. Đinh Dậu, tháng 4, Đại Chính năm thứ 8 (1537), Lê Phi Thừa đầu hàng triều đình lƣu vong Lê Trang Tông. Mậu Tuất, Đại Chính năm thứ 9 (1538), triều đình nhà Mạc sai Nguyễn Văn Thái đến Quảng Tây để trần tình về việc họ Mạc thay thế nhà Hậu Lê và dâng biểu xin hàng phục và hứa sẽ thi hành những điều khoản đòi hỏi do nhà

VSTK - 588


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Minh đƣa ra. Nhà Minh không nghe, sai Cừu Loan và Man Bá Ôn hội quân ở Quảng Châu chuẩn bị tiến đánh nhà Mạc. Quân Minh do Cừu Loan kéo sát biên giới Đại Việt để đe dọa, nhƣng vẫn do dự chƣa dám tràn qua biên giới. Nguyễn Văn Thái đƣợc lệnh họ Mạc hối lộ cho bọn chức quan trấn thủ ngƣời Minh ở Quảng Đông, Quảng Tây và ở vùng biên giới châu Khâm và châu Liêm. Bọn nầy nhận hối lộ, chuyển tâu về triều đình nhà Minh: vua nhà Minh liền ra lệnh cho các tƣớng Cừu Loan và Man Bá Ôn tạm hoãn kế hoạch xăm lăng Đại Việt. Kỷ Hợi, Đại Chính năm thứ 10 (1539), đinh ninh đã đƣợc quân Minh hậu thuẫn, Lê Trang Tông sai Trịnh Kiểm và nhiều bộ tƣớng thuộc hạ từ đất Ai Lao đƣa quân về tiến đánh Thanh Hóa, đánh bại quân nhà Mạc ở Lôi Dƣơng. Canh Tý, tháng Giêng, Đại Chính năm thứ 11 (1540), Mạc Đăng Doanh chết. Mạc Đăng Dung trở về Đông Đô lập cháu nội là Mạc Phúc Hải lên nối ngôi vua. Lê Ý: là con trƣởng của Lê Sùng, cháu 5 đời của Lê Thánh Tông. Da Châu: tức châu Quan Da, nay là huyện Quan Hoá, Thanh Hoá. 3 Hoa Lâm: tên xã, thuộc huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. 4 Sông Hoằng Hoá: tức sông Ngu Giang, nay là sông Lạch Trƣờng. 5 Sông Đa Lộc: thuộc huyện An Định. 6 An Định: thuộc Thanh Hoá. 7 An Sơn: thuộc Thanh Hoá. 8 Động Bàn: tức xã Động Bàn, thuộc huyện An Định, Thanh Hoá. 9 Tống Giang: sông nầy bắt nguồn từ Nho Quan, Ninh Bình, chảy qua huyện Thạch Thành xuống huyện Tống Sơn rồi chia thành 2 nhánh, một nhánh ra cửa Bạch Câu, một nhánh ra sông Chính Đại. 10 Hình phạt xé xác: đây là một loại án tử hình tàn độc, dã man, bắt chƣớc theo hình phạt tứ mã phanh thây của ngƣời Trung Quốc: tử tội bị căng cột hai chân, hai tay vào bốn con ngựa ở bốn hƣớng chạy khác nhau. Khi quất roi cho ngựa chạy, xác tử tội bị xé ra thành hai mảnh rồi thành bốn mảnh. 11 Lê Phi Thừa: ngƣời xã Hƣơng Thị, huyện Yên Định. Đƣợc Mạc Đăng Doanh giao cho cai quản 7 huyện tách ra từ phủ Thiệu Thiên. 12 Triều đình lƣu vong: tức là một chính quyền lập ra trên một nƣớc khác để phát khởi cuộc đấu tranh với với chính quyền hiện đang cai trị tại nƣớc mẹ của chính quyền lƣu vong. Vì là một triều đình tạm bợ đang hoạt động nhờ sự bao bọc của một nƣớc ngoài cho nên ở đây, dù 1 2

VSTK - 589


1 2 3 4 5

chính quyền lƣu vong của Lê Trang Tông có niên hiệu riêng, Việt Sử Tân Khảo vẫn tiếp tục dùng niên hiệu của triều đình nhà họ Mạc đang cai trị thực sự nƣớc Đại Việt. 13 Lôi Dƣơng: tức huyện Lôi Dƣơng, nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. KHẢO LUẬN:  Chính sách ngoại giao của nhà Mạc đối với ngƣời Trung Quốc

6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Cũng giống nhƣ các triều đại phong kiến đi trƣớc, nhà Mạc áp dụng một chính sách ngoại giao cổ hữu: ép mình chịu thần phục triều đình phƣơng Bắc để có thể rảnh tay xây dựng quốc gia và áp đảo các quyền lực đối kháng trong nƣớc. Nhƣng lý do quan trọng hơn hết của chính sách ngoại giao ép mình nầy chính là vì không muốn thấy ngƣời ngoại quốc đặt ách thống trị trực tiếp lên đầu lên cổ dân tộc Đại Việt. Ép mình chịu thần phục phƣơng Bắc nhất định là phải kèm theo những sự mất mát, nhƣng nếu đem những sự mất mát về tiền của, đất đai, danh dự của một cá nhân hay của một thiểu số ngƣời cầm quyền hiện tại để đổi lấy sự tự trị cho dân tộc thì sự mất mát đó dù đáng bị chỉ trích nhƣng đó lại là một chính sách ngoại giao sáng suốt và khôn khéo. Hết ĐVSKTT rồi tới KDVSTGCM đã dựa vào sách sử của Trung Quốc viết dƣới thời nhà Minh để hạ nhục họ Mạc, vẽ lại hình ảnh của một Mạc Đăng Dung thi hành các đòi hỏi của vua nhà Minh, bằng cách tự trói mình quỳ lại nhục nhã quan quân ngƣời Minh, dâng nạp đất đai của Đại Việt để xin tha tội chết. Trên thực tế, có thể cảnh tƣợng nhục nhã nầy chỉ xảy ra trên giấy tờ do đám quan trấn thủ ngƣời Minh ở vùng biên giới của 2 nƣớc vẽ ra để báo cáo láo lên vua nhà Minh sau khi họ đã nhận hối lộ của họ Mạc. Ngoài ý nghĩa tƣợng hình, hình thức tự trói mình còn có thể hiểu là một hành vi tự ý, tự nguyện nào đó do đích thân của một cá nhân thực hiện để chứng minh sự thật tâm và thiện ý của mình. Nếu thực sự đã có việc Mạc Đăng Dung tự ý và đích thân cầm đầu phái đoàn ngoại giao của mình để đi gặp và thƣơng lƣợng với quan quân đại diện của vua Minh ở biên giới hai nƣớc thì đó đã là một hình ảnh tủi nhục cho một nƣớc nhỏ yếu kém khi phải chịu ép mình chịu thần phục một nƣớc láng giềng lớn mạnh, trịch thƣợng, cao ngạo và háo chiến. Dù sao thì việc nầy đã không xảy ra, bởi vì theo Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn thì Mạc Đăng Dung chỉ sai Nguyễn Văn Thái đi thƣơng lƣợng với quan quân nhà Minh, dùng chính sách ngoại giao hối lộ để chận đứng ý đồ xâm lƣợc của ngƣời Minh và trong ĐVTS của Lê VSTK - 590


1 2 3 4 5 6

Quý Đôn không có cảnh Mạc Đăng Dung " buộc dây thao vào cổ, đi chân không, gieo mình vào nơi mạc phủ của tướng nhà Minh, khúm núm, phủ phục, khấu đầu lạy, dâng tờ biểu xin hàng, nộp trình sổ sách đất đai và nhân dân do họ Mạc đang cai quản " nhƣ ĐVSKTT và KĐVSTGCM đã chép lại từ sử sách của giặc Minh. (ĐVSKTT/BK/q.XVI/ tờ 3b), (KĐVSTGCM/ CB/q.XXVII/tờ 32, 33).

7

 Chính sách ngoại giao của các thế lực tàn dƣ nhà Hậu Lê đối với ngƣời Trung Hoa: 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Rõ ràng là các thế lực tàn dƣ nhà Hậu Lê chỉ biết đặt quyền lợi của dòng họ lên quyền lợi của dân tộc Đại Việt khi nhóm nầy quỳ lạy yêu cầu ngƣời Minh đƣa quân xâm lƣợc nƣớc Đại Việt để tiêu diệt nhà Hồ. Tƣởng đã đƣợc đƣợc sự chấp thuận của ngƣời Minh, đám tàn dƣ Lê Trang Tông đã vội vã làm tiên phong cất quân đánh trƣớc quân nhà Mạc để chuẩn bị trở thành đoàn quân nội công của quân Minh đang chuẩn bị tràn qua biên giới để xâm lăng Đại Việt. Hành vi cổng rắn cắn gà nhà của nhóm tàn dƣ Hậu Lê không thấy sử sách cũ đề cập tới, nhƣng ngƣời hậu thế cũng không cần phải ngạc nhiên, bởi vì đó là "chính sử" do những sử gia bồi bút của các vua chúa nhà Hậu Lê ghi chép.

VSTK - 591


QUYỂN III

THỜI ĐẠI NHÀ MẠC CHƢƠNG III

MẠC HIẾN TÔNG ( 1541 - 1546 ) Niên hiệu: Quảng Hòa

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Mạc Phúc Hải là con trƣởng Mạc Đăng Doanh lên ngôi tức Mạc Hiến Tông, đổi niên hiệu là Quảng Hoà năm thứ 1 kể từ năm Tân Sửu (1541). Tân Sửu, Quảng Hoà năm thứ 1 (1541), triều đình nhà Mạc mở khoa thi Hội. Tại triều đình của Lê Trang Tông, Lê Phi Thừa1 bị Nguyễn Kim giết chết vì kiêu căng, bạo ngƣợc. Tháng 8, năm Tân Sửu (1541) Mạc Đăng Dung chết ở Cổ Trai. Vua nhà Minh, sau khi tiếp nhận bản tấu trình2 của tƣớng Mao Bá Ôn liền tạm thời công nhận và truy phong cho Mạc Đăng Dung chức An Nam đô thống sứ3, cho đời đời đƣợc phép cha truyền con nối, mỗi ba năm một lần triều cống. Tháng 9, trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm xin thôi việc quan với triều đình nhà Mạc để về làng hƣu dƣỡng, đƣợc Mạc Hiến Tông chấp thuận. Nhâm Dần, tháng 2, Quảng Hoà năm thứ 2 (1542), Lê Trang Tông đích thân cùng với Nguyễn Kim, Hà Thọ Tƣờng đƣa quân về tấn công Thanh Hoá và Nghệ An. Quan binh cũ của trào Hậu Lê lẩn trốn trong nƣớc nay trở ra theo về với Lê Trang Tông rất nhiều. Quân của triều đình nhà Mạc kháng cự với quân của Lê Trang Tông hằng tháng, chƣa phân thắng bại, Lê Trang Tông và Nguyễn Kim lại phải rút quân trở về sào huyệt bên lãnh thổ Ai Lao. Tháng 8, Mạc Hiến Tông sai Nguyễn Điển Kính sang cống sứ và tạ ơn vua nhà Minh. Tháng 12, vua nhà Minh phong cho Mạc Hiến Tông làm An Nam đô thống sứ. Quý Mão, Quảng Hoá năm thứ 3 (1543), Lê Trang Tông VSTK - 592


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

lại từ đất Ai Lao tự cầm quân tiến đánh Tây Đô, phá tan quân trấn thủ của Mạc Chính Trung; tổng trấn Thanh Hóa là Dƣơng Chấp Nhất đƣa gia quyến ra đón giả trá đầu hàng Lê Trang Tông, đƣợc Lê Trang Tông tin dùng. Lê Trang Tông liền sai Trịnh Công Năng mang chiếu thƣ qua Ai Lao gọi Nguyễn Kim đem quân về Thanh Hóa tăng cƣờng để chuẩn bị tiếp tục tấn công quân của nhà Mạc. Gia phong cho Nguyễn Kim làm thái tế, đô tƣớng, tiết chế các quân dinh. Trịnh Công Năng lại làm phản, chiếm giữ Quảng Bình4. Nguyễn Kim đem quân bình định, giết đƣợc Trịnh Công Năng. Ất Tỵ, tháng 4, Quảng Hòa năm thứ 5 (1545), Lê Trang Tông và Nguyễn Kim khởi binh tiến đánh Sơn Nam, đến huyện Yên Mô5 đóng bản doanh. Tháng 5, Dƣơng Chấp Nhất giả trá mời Nguyễn Kim đến tƣ doanh bàn bạc rồi đánh thuốc độc vào thức ăn để mời Nguyễn Kim. Nguyễn Kim bị trúng độc, khi trở về doanh trại của mình thì chết. Dƣơng Chấp Nhất liền bỏ trốn, quay trở về với họ Mạc. Lê Trang Tông phong cho con trƣởng của Kim là Nguyễn Uông tƣớc Lãng quận công, con thứ là Nguyễn Hoàng6 làm Hạ Khuê hầu cùng đƣợc cầm quân đánh trận. Tháng 8, quân nhà Mạc thừa cơ xuất quân phản công. Con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm ra quân đón đánh, phá tan quân nhà Mạc ở bến sông Phù Chẩn7. Lê Trang Tông phong Trịnh Kiểm chức thái sƣ, nắm trọn quyền điều hành triều chính: thực quyền của nhóm tàn dƣ nhà Hậu Lê từ nay kể nhƣ không còn nữa. Uy danh và thanh thế của Trịnh Kiểm ngày càng gia tăng sâu rộng; châu Ái8 đƣợc bình định; châu Hoan9, châu Diễn10, châu Ô11 và châu Quảng12 đều đƣợc thu phục. Bính Ngọ, Quảng Hoà năm thứ 6 (1546), Trịnh Kiểm sai đào hào đắp lũy, xây cất bản doanh tại sách Vạn Lại13 ở huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hoá thuộc Thanh Hoá, dùng làm căn cứ địa lâu dài để đấu tranh quyền lực với họ Mạc. Nƣớc Đại Việt thật sự có nội chiến kể từ đây. VSTK - 593


1 2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Tháng 5, Mạc Phúc Hải chết. Con là Mạc Phúc Nguyên nối ngôi vua.

Lê Phi Thừa: là bề tôi của nhà Mạc chạy sang Ai Lao đầu hàng triều đình lƣu vong Lê Trang Tông vào năm Đinh Dậu (1537). 2 Bản tấu trình của Mao Bá Ôn: trƣớc đây Mao Bá Ôn cùng Cừu Loan đem quân Minh sát biên giới Đại Việt đe dọa xăm lăng nhƣng vì Mạc Đăng Dung đã lo lót hối lộ cho nên hai tƣớng ngƣời Hoa nầy chƣa động binh vƣợt qua biên giới. Nay Mạc Đăng Dung vừa mới chết, Mao Bá Ôn vội tấu trình về cho vua nhà Minh ở Yên Kinh đại ý nói rằng Mạc Đăng Dung đã tự ý xin thần phục, nay Dung đã chết thì nên công nhận và phong tƣớc đô hộ hay tổng quản cho thừa kế của Đăng Dung là Mạc Phúc Hải và không nên công nhận Lê Trang Tông vì lý lịch và nguồn gốc của Lê Trang Tông còn mù mịt khó kiểm chứng. 3 Đô thống sứ: giống nhƣ chức tiết độ sứ của các triều đình nƣớc Tàu ngày trƣớc ban cho quan viên của họ sang cai trị trên các thuộc địa của Trung Quốc. Nhƣ vậy, khi phong cho Mạc Đăng Dung chức An Nam đô thống sứ, triều đình nhà Minh xem nƣớc Đại Việt nhƣ là thuộc địa của mình . 4 Quảng Bình: tức huyện Quảng Bình, nay là vùng đất phía Tây Bắc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. 5 Yên Mô: nay thuộc Ninh Bình. 6 Nguyễn Hoàng: con trai thứ 2 của Nguyễn Kim, là ông tổ của nhà Nguyễn Gia Long sau nầy. 7 Sông Phù Chẩn: ở làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Phù Chẩn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 1

8 9 10 11 12

Châu Ái: tức Thánh Hóa. Châu Hoan: thuộc vùng đất các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Châu Diễn: nhƣ chú thích số (8) trên đây. Châu Ô: vùng đất Bình Trị Thiên ngày nay. Châu Quảng: vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay.

Sách Vạn Lại: nay là xã Vạn Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. 13

VSTK - 594


QUYỂN III

THỜI ĐẠI NHÀ MẠC CHƢƠNG IV

MẠC TUYÊN TÔNG ( 1546 - 1564 ) Niên hiệu: Vĩnh Định (1547) - Cảnh Lịch (1548-1553)Quang Bảo (1554-1564) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Khi Mạc Phúc Hải chết, Phạm Tử Nghi1 muốn phò lập con thứ của Mạc Đăng Dung là Mạc Chính Trung lên ngôi vua nhƣng nhóm Mạc Kính Điển và Nguyễn Kính không theo, dựng con trƣởng của Mạc Phúc Hải là Mạc Phúc Nguyên lên ngôi vua tức Mạc Tuyên Tông đổi niên hiệu là Vĩnh Định kể từ năm Đinh Mùi (1547). Phúc Nguyên còn nhỏ tuổi, mọi việc triều chính đều giao cho chú là Mạc Kính Điển nắm giữ. Phạm Tử Nghi bất mãn, bí mật tụ họp bè phái khởi loạn khiến Mạc Phúc Nguyên phải rời bỏ Đông Đô di tản ra ngoại thành. Phạm Tử Nghi liền đem Mạc Chính Trung về chiếm cứ Hoa Dƣơng2 thuộc huyện Ngự Thiên. Mạc Kính Điển và Nguyễn Kính phát binh đánh dẹp nhiều lần nhƣng bị thất bại. Với sự giúp sức của Lê Bá Ly3 , Mạc Kính Điển hội tất cả quân binh thủy bộ tiến đánh và phá tan quân của Tử Nghi ở Ngự Thiên. Tử Nghi cùng Mạc Chính Trung rút chạy, chiếm cứ Yên Quảng4 , khuấy phá, cƣớp bóc miền Hải Dƣơng khiến dân tình phải lâm vào cảnh xiêu giạt khắp nơi. Quân binh của Tử Nghi lại tràn sang biên giới nhà Minh cƣớp bóc khiến nhà Minh trách móc triều đình nhà Mạc. Mạc Kính Điển và Nguyễn Kính phải dốc toàn lực đánh dẹp: Tử Nghi bị chém, Mạc Chính Trung trốn chạy sang Khâm Châu bên đất Trung Quốc và sau đó đƣợc vua Minh cho sống lƣu vong ở xứ Thanh Viễn. Mạc Phúc Nguyên trở về Đông Đô. Mậu Thân, tháng Giêng (1548), Lê Trang Tông chết, Lê Huyên lên nối nghiệp ở Thanh Hóa, tức Lê Trung Tông, đổi niên hiệu là Thuận Bình năm thứ 1. Từ nay, trong nội bộ VSTK - 595


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

nƣớc Đại Việt có 2 thế lực tranh nhau làm chủ đất nƣớc với hai niên hiệu khác nhau: -một bên là chính quyền Trịnh Kiểm - Lê Trung Tông ở Thanh Hoá phía Nam với niên hiệu Thuận Bình năm thứ 1 -và bên kia là chính quyền Mạc Kính Điển - Mạc Phúc Nguyên ở phía Bắc với niên hiệu mới là Cảnh Lịch năm thứ 1. Mạc Kính Điển phong tƣớc Vinh quận công cho Phạm Quỳnh5 và con là Phạm Dao tƣớc Phú Xuyên hầu rồi lại thăng đến tƣớc Văn quận công để trả ơn ngày trƣớc vợ của Phạm Quỳnh theo lệnh của Lê Bá Ly mẹ nuôi dƣỡng Kính Điển. Phạm Quỳnh và Phạm Dao nguyên ngày trƣớc xuất thân trong hàng nô bộc của nhà Lê Bá Ly, nay đƣợc hiển đạt lại đem lòng oán ghét, muốn tìm cách hãm hại Bá Ly. Bá Ly là một lão tƣớng trung thần của họ Mạc, đƣợc nhiều ngƣời tôn phục. Canh Tuất, Cảnh Lịch năm thứ 3 - Thuận Bình năm thứ 2 (1550), Phạm Quỳnh và Phạm Dao gièm pha với Mạc Kính Điển rằng con trai của Lê Bá Ly là Lê Khắc Thận6 mƣu làm phản rồi tự động đem quân vây đánh Lê Bá Ly. Lê Bá Ly cầm cự cho đến khi đƣợc con rể là Nguyễn Quyện, cháu là Vạn An hầu và con nuôi là Tả Ngự hầu mỗi ngƣời mang hằng ngàn vệ binh đến tiếp cứu, cha con Phạm Quỳnh thua bỏ chạy. Lê Khắc Thận cũng đƣa quân từ lộ Sơn Nam Thƣợng kéo về hội binh với Lê Bá Ly. Tân Hợi, tháng 3,Cảnh Lịch năm thứ 4 - Thuận Bình năm thứ 3 (1551), Bá Ly cùng nhóm thân tộc dẫn quân chiếm giữ cửa Chu Tƣớc7, dân tình nơi Đông Đô náo loạn. Chính quyền họ Mạc hoảng sợ bỏ thành vƣợt sông di tản đến Bồ Đề rồi cho ngƣời đi chiêu dụ Bá Ly bãi binh. Bá Ly yêu cầu giao nạp bọn cha con Phạm Quỳnh. Họ Mạc không đồng ý, lại điều động các tƣớng phủ ở Sơn Tây hợp binh tiến đánh Bá Ly. Lê Bá Ly chia quân chống cự, cố thủ rồi chiêu dụ tƣớng của họ Mạc là Nguyễn Khải Khang8 theo về, thêm quân tăng viện đánh quân của họ Mạc. Quân Mạc thua chạy. Lê Bá Ly VSTK - 596


1 2 3 4 5 6 7 8

bèn đem toàn bộ thuộc hạ sang đầu hàng chính quyền Trịnh Kiểm ở Thanh Hóa. Sau đó Nguyễn Khải Khang cũng theo về với Trịnh Kiểm. Từ đấy, thanh thế của chính quyền Trịnh Kiểm - Lê Trung Tông càng ngày càng trở nên hùng mạnh và lẫy lừng. Tháng 4, Trịnh Kiểm xuất quân tiến đánh họ Mạc: Lê Bá Ly tiến đánh Sơn Nam; Nguyễn Khải Khang tiến đánh Sơn Tây; Vũ Văn Mật từ Tuyên Quang kéo xuống. Tất cả đều hƣớng binh về Đông Đô.

9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

28 29 30 31 32 33

Tháng 5, quân của Trịnh Kiểm tiến từ Hƣng Hóa, vƣợt sông Thao đến An Lạc9 hợp với quân của Vũ Văn Mật đánh lui quân của Mạc Kính Điển ở núi Hi10 rồi kéo thẳng tiến đánh Xuân Canh11, Lâm Hạ12. Mạc Phúc Nguyên sợ hãi, đang đêm bỏ Đông Đô chạy đi Kim Thành13, để Mạc Kính Điển chống giữ phòng tuyến Bồ Đề ở bờ phía Bắc sông Nhị. Quân Trịnh Kiểm chiếm Đông Đô. Quần thần đề nghị đón Lê Trung Tông ra Đông Đô nhƣng Trịnh Kiểm cho rằng không thuận tiện vì chƣa thu phục đƣợc hoàn toàn nhân tâm đất Bắc và chính quyền họ Mạc vẫn còn mạnh cho nên khó giữ đƣợc Đông Đô, cho lệnh các tƣơng rút hết quân về Thanh Hóa và Tuyên Quang. Mạc Kính Điển cho quân phục kích đánh chận đƣờng rút lui quân của Trịnh Kiểm nhƣng bị quân của Trịnh Kiểm đánh tan. Mạc Kính Điển trở lại Đông Đô, nhƣng vẫn đặt bản doanh quân sự ở Bồ Đề: đặt bộ binh đóng ở Yên Mô14, thủy binh đóng ở Thần Phù15; thu hồi lại Sơn Nam và Sơn Tây.

Phạm Tử Nghi : ngƣời xã Trung Hành, huyện An Dƣơng, trấn Hải Dƣơng, nay thuộc Hải Phòng. 2 Hoa Dƣơng: tên xã, sau là xã Trác Dƣơng, nay thuộc huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. 3 Lê Bá Ly: ngƣời làng Cổ Phạm, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. 1

VSTK - 597


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Yên Quảng: đời Trần là lộ Hải Đông rồi thành Vân Đồn trấn; đời Hồng Đức thứ 21 đặt làm xứ An Bang rồi đổi thành trấn An Bang; nhà Hậu Lê đổi làm Yên Quảng; đời Minh Mạng (Nguyễn Gia Long) đổi làm Quảng Yên trấn, nay là tỉnh Quảng Yên. 4

Phạm Quỳnh, Phạm Dao: ngƣời làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. 6 Lê Khắc Thận: con trai của Lê Bá Ly, đƣợc chính quyền họ Mạc phong tƣớc Phổ quốc công, cai trị Sơn Nam. 7 Cửa Chu Tƣớc: ở phƣờng Bích Câu, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. 8 Nguyễn Khải Khang : đƣợc Mạc Phúc Nguyên phong cho tƣớc Thụy Quốc Công cùng một lúc với Lê Bá Ly đƣợc họ Mạc phong chức thái tể. 9 An Lạc: tên huyện, thuộc phủ Tam Đái, Sơn Tây. 10 Núi Hi: có thể vùng núi nầy nằm trong địa phận huyện An Lạc. 11 Xuân Canh: huyện Đông Ngàn, nay gồm có huyện Tiên Sơ (Bắc Ninh), và huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội). 12 Lâm Hạ: xã Lâm Hạ, thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. 13 Kim Thành: huyện Kim Thành, thuộc Hải Dƣơng, nay là tỉnh Hải Hƣng. 14 Yên Mô huyện Yên Mô, thuộc tỉnh Ninh Bình. 15 Thần Phù: còn gọi là cửa biển Thần Đầu, ở địa giới huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, nay gọi là cửa Chính Đại. 5

KHẢO LUẬN: 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc nầy ngƣời ta thấy nổi bật hai nhân vật lịch sử tài giỏi: Trịnh Kiểm của chính quyền miền Nam và Mạc Kính Điển của chính quyền miền Bắc. Tuy nhiên nếu xét về mặt trung hiếu thì ngƣời ta phải ca ngợi Mạc Kính Điển nhiều hơn là Trịnh Kiểm. Mạc Kính Điển là con trai thứ của Mạc Đăng Doanh và là em trai của Mạc Phúc Hải. Tính tình nhân hậu, linh mẫn, dũng cảm nhất là một lòng trung trinh phò tá cho cháu của mình là Mạc Phúc Nguyên mà chƣa bao giờ thấy có một ý đồ ám muội tranh ngôi đoạt vị của cháu mình. Khi Phạm Tử Nghi làm chuyện phản loạn, Mạc Phúc Nguyên phải bỏ Đông Đô chạy lánh nạn. Mạc Kính Điển đƣa quân đón về rồi ra sức dẹp tan giặc loạn Phạm Tử Nghi. Dƣới trƣớng của Mạc Kính Điển là viên đại tƣớng tài ba Lê Bá Ly rất đƣợc Kính Điển trọng đãi và tin dùng. Bọn ngƣời thân cận của Kính Điển là cha con Phạm Quỳnh vì ganh ghét làm điều xằng bậy tự ý đem binh vây đánh Lê Bá Ly, khiến Lê Bá Ly cùng thân thuộc bất mãn bỏ VSTK - 598


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Mạc Kính Điển sang đầu hàng Trịnh Kiểm và kể từ đó cán cân lực lƣợng nghiêng nặng về phía chính quyền miền Nam. Từ biến cố Lê Bá Ly ngƣời ta còn thấy đƣợc thêm rằng Mạc Kính Điển không phải là một con ngƣời bội bạc vong ân đối với cha con bọn Phạm Quỳnh, Phạm Dao bởi vì ngày trƣớc mẹ đẻ của hai ngƣời nấy cũng có công nuôi dƣỡng Mạc Kính Điển. Khi hai phản tƣớng Lê Bá Ly và Nguyễn Khải Khang đem toàn lực đạo binh Tây Nam bỏ nhà Mạc và quay trở lại đánh họ Mạc, Mạc Phúc Nguyên rời Đông Đô chạy đến Kim Thành, để một mình Kính Điển đơn độc giữ vững vùng Đông Bắc từ sông Nhị Hà, và chống chọi với quân của Trịnh Kiểm để rồi từ từ bình định và thu hồi lại các vùng bị quân của Trịnh Kiểm tiến chiếm. Trịnh Kiểm là một thƣợng tƣớng tài ba dũng lƣợc nhƣng cũng phải kiêng gờm Mạc Kính Điển, cho nên dù đã chiếm đƣợc Đông Đô nhƣng cũng phải vội vã rút quân về Thanh Hóa. Hình ảnh của Mạc Kính Điển khiến ngƣời ta nhớ tới hình ảnh của Đô đốc Hồ Nguyên Trừng vào thời nhà Hồ trƣớc đây.Trịnh Kiểm xứng đáng là một ngƣời lãnh đạo tài ba trong guồng máy cai trị của chính quyền miền Nam tuy nhiên xét về mặt trung hiếu thì không thể so với Mạc Kính Điển: chỉ cần xét thái độ trịch thƣợng của Trịnh Kiểm không thèm ký tên vào tờ biểu của các tƣớng lãnh triệu mời Lê Trung Tông vào Đông Đô khiến cho Lê Trung Tông phải e dè ra lệnh cho các tƣớng bỏ Đông Đô rút quân về Thanh Hóa đúng nhƣ ý muốn của Trịnh Kiểm. Dù sao thì cũng không có gì phải ngạc nhiên, bởi vì Trịnh Kiểm không có một chút gì gọi là máu mủ dính líu với tàn dƣ nhà Hậu Lê vô tài bất lực .

VSTK - 599


QUYỂN III

THỜI ĐẠI NHÀ MẠC CHƢƠNG IV

MẠC TUYÊN TÔNG (tiếp theo) Niên hiệu: Vĩnh Định (1547) - Cảnh Lịch (1548-1553) Quang Bảo (1554-1564)1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Quý Sửu, Cảnh Lịch năm thứ 6-Thuận Bình năm thứ 5 (1553) Trịnh Kiểm đƣa Lê Trung Tông về đóng dinh ở Yên Trƣờng2. Họ Mạc mở khoa thi Hội, cho Nguyễn Lƣợng Thái, Hoàng Tuân, Trần Vĩnh Tuy đỗ tiến sĩ cập đệ. Giáp Dần, họ Mạc đổi niên hiệu là Quang Bảo năm thứ 1-Thuận Bình năm thứ 6 (1554 ). Trịnh Kiểm lập hành dinh tại Biện Thƣợng3 và bắt đầu cho mở thi Chế khoa4 : cho Đinh Bạt Tụy trúng tuyển đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân. Ất Mão, tháng 8, Quang Bảo năm thứ 2-Thuận Bình năm thứ 7 (1555), Mạc Kính Điển đƣa quân vào đánh Thanh Hóa nhƣng bị phục binh của Lê Bá Ly và Nguyễn Khải Khang phá tan ở vùng sông Đại Lại5 và vùng núi Kim Sơn6 ở huyện Vĩnh Lộc7. Kính Điển phải thu thập tàn binh chạy về Đông Đô. Bính Thìn, tháng Giêng, Quang Bảo năm thứ 3-Thuận Bình năm thứ 8 (1556), họ Mạc mở khoa thi Hội. Ngày 24 tháng Giêng năm Bính Thìn (1556), Lê Trung Tông chết, 8 năm ở ngôi vị vua bù nhìn không đƣợc triều đình nhà Minh công nhận, thọ 22 tuổi. Lê Trung Tông không có con, Trịnh Kiểm đón cháu 4 đời của Lê Trừ8 tên là Lê Duy Bang ở hƣơng Bố Vệ, huyện Đông Sơn9 vào giữ ngôi vị vua bù nhìn cho chính quyền miền Nam, tức Lê Anh Tông, đổi niên hiệu là Thiên Hựu. Đinh Tỵ, tháng 7, Quang Bảo năm thứ 4-Thiên Hựu năm thứ 1 (1557), Mạc Kính Điển lại đƣa quân vào đánh Thanh Hóa nhƣng thất bại, Kính Điển phải nhảy xuống sông Yên Mô10 để ẩn trốn rồi thoát về. VSTK - 600


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 8, tƣớng của Trịnh Kiểm là Phạm Đốc và Hoàng Đình Ái đánh bại Phạm Quỳnh và Phạm Dao ở Nghệ An. Tháng 9, Trịnh Kiểm đƣa quân tiến đánh quân Mạc ở Sơn Nam bị tƣớng Nguyễn Quyện của Mạc chận đánh ở sông Giao Thủy11, quân Trịnh thua to và bị thiệt hại nặng nề phải nhanh chóng rút về Thanh Hóa. Tháng 10, Trịnh Kiểm và Lê Anh Tông đổi niên hiệu là Chính Trị năm thứ 1. Mậu Ngọ, Quang Bảo năm thứ 5- Chánh Trị năm thứ 1 (1558), quân của Trịnh Kiểm ra đánh bất thần vùng trung bộ Sơn Nam, bắt giết đƣợc tƣớng Mạc trấn đóng ở đó rồi rút quân về. Tháng 9, quân Trịnh lại đánh Sơn Nam, chiếm đƣợc một số huyện ở vùng phía bắc Sơn Nam rồi rút quân về, để hàng tƣớng Nguyễn Khải Khang ở lại trấn đóng các vùng tạm chiếm và chiêu dụ dân địa phƣơng. Cháu của Nguyễn Khải Khang là Nguyễn Ngọc Liễn12 dùng mƣu bắt Khải Khang giải giao về cho Mạc Kính Điển. Họ Mạc xử tội chết Nguyễn Khải Khang bằng hình phạt xé xác. Tháng 10, Trịnh Kiểm theo lời vợ13, chấp thuận cho Nguyễn Hoàng đem quân vào trấn thủ Thuận Hóa14 để chận đƣờng tấn công của quân Mạc ở mặt biển phía Đông. Mọi việc ở Thuận Hóa đều giao cho Nguyễn Hoàng tùy nghi định đoạt, chỉ phải thu thuế hằng năm gửi về giao nạp cho chính quyền của Trịnh Kiểm ở Thanh Hóa. Từ đó, nhiều ngƣời tài giỏi vùng Tống Sơn15, Thanh Hoá, Nghệ An về theo Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng đặt bản doanh ở xã Ái Tử16, huyện Đăng Xƣơng17, chiêu mộ dân chúng, thu dùng hào kiệt, giảm nhẹ tô thuế, thu phục lòng ngƣời. Ngƣời thời bấy giờ thƣờng gọi Nguyễn Hoàng là chúa Tiên. Kỷ Mùi, Quang Bảo năm thứ 6-Chánh Trị năm thứ 2 (1559), họ Mạc mở khoa thi Hội. Tháng 3, chính quyền Trịnh Kiểm ở phía Nam bắt đầu áp dụng các chế độ thuế khóa về ruộng đất ở Thanh Hóa, Nghệ An. VSTK - 601


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 8, lũ lụt tràn ngập phá hại đê điều, đƣờng sá, nhận chìm nhà cửa, dân chúng bị đói kém. Tháng 9, Trịnh Kiểm sắp xếp việc phòng thủ hậu cứ ở Thanh Hóa, rồi tự mình điều động 60,000 quân binh tiến ra Bắc đánh họ Mạc. Tháng 10, quân Trịnh Kiểm liên hợp với quân của Đặng Định ở Hƣng Hoá, đến lấy quân của Vũ Văn Mật ở Tuyên Quang, rồi vƣợt sông Nhị Hà, tiến chiếm Thái Nguyên, Lạng Sơn, Kinh Bắc, tiếp tục tiến quân từ Lạng Sơn xuống đóng bản doanh ở phủ Thuận An18, giao chiến và cầm cự với quân nhà Mạc một thời gian rồi dời bản doanh về vùng núi Tiên Du19. Tháng 11, tháng 12, quân của Trịnh Kiểm đánh chiếm các huyện Siêu Loại20, Văn Giang21, các phủ Khoái Châu22 , Hồng Châu23, Nam Sách24 . Canh Thân, Quang Bảo năm thứ 7-Chánh Trị năm thứ 3 (1560), quân của Trịnh Kiểm từ Khoái Châu, Hồng Châu tiến về phía Nam đánh phá Tiên Hƣng25; từ Nam Sách tiến về phía Đông đánh phá Kinh Môn26, triệt hạ các huyện Đông Triều27, Giáp Sơn28, Chí Linh29, An Dƣơng30. Mạc Phúc Nguyên phải rời cung thành di tản về huyện Thanh Trì để Mạc Kính Điển chia quân suốt dọc bờ phía Tây từ Bạch Hạc31 đến Nam Xƣơng32 để phòng giữ Đông Đô. Tháng 3, Trịnh Kiểm để Hoàng Đình Ái trấn đóng Lạng Sơn, Lê Khắc Thận trấn đóng Thái Nguyên, Vũ Văn Mật trấn đóng Tuyên Quang để từ các nơi đó liên quân với nhau ngày đêm đánh phá các châu huyện ở Phú Bình33, Văn Lan34; lại đặt tƣớng Đặng Định trấn giữ Hƣng Hóa để chiêu hồi dân chúng ở 10 châu An Tây35 và thu đoạt lƣơng thực cung cấp cho binh đội. Từ Thiên Quan36 đến Kinh Bắc thông thƣơng, liên lạc đƣợc nối liền với nhau, không bị gián đoạn. Binh uy của Trịnh Kiểm lừng lẫy. Tháng 4, quân Trịnh Kiểm tiến về phía Đông, đánh phá các huyện Đƣờng An37, Đƣờng Hào38, Thanh Miện39, Gia Phúc40. Quân Mạc trấn giữ các nơi nầy tan vỡ.

VSTK - 602


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 10, Mạc Kính Điển vƣợt qua sông đón đánh quân Trịnh Kiểm ở huyện Vũ Ninh41 , tƣớng của Trịnh là Đặng Huấn chận đánh nhƣng bị thua, phải phá vòng vây của quân Mạc để rút tàn quân chạy về hội với quân của Trịnh Kiểm ở Lãm Sơn42 . Trịnh Kiểm bắt dân các vùng bị quân Trịnh tạm chiếm ở Kinh Bắc phải dâng nạp lúa thóc vừa mới thu gặt để nuôi quân. Tân Dậu, tháng 7, Quang Bảo năm thứ 8-Chánh Trị năm thứ 4 (1561), để giải toả sự bao vây của quân Trịnh, Mạc Kính Điển đƣa thủy quân đi đƣờng biển vào đánh Thanh Hóa. Các tƣớng của Trịnh Kiểm ở Thanh Hóa phải lui quân về sách Vạn Lại cố thủ chờ viện binh của Trịnh Kiểm từ các mặt trận phía Bắc kéo trở về tiếp viện. Trịnh Kiểm hay tin bèn sai Hoàng Đình Ái từ Lạng Sơn đem quân giải cứu Thanh Hóa. Tháng 9, Mạc Kính Điển vây hãm Vạn Lại nhƣng quân Trịnh phản công mãnh liệt và dƣới áp lực quân tiếp viện của Hoàng Đình Ái, Mạc Kính Điển phải lui quân về Đông Đô. Trịnh Kiểm cũng rút hết quân về Thanh Hóa tổ chức khao thƣởng mừng chiến thắng cho quân binh ở ngoài phía Nam thành Tây Đô. Tháng 12, tƣớng của họ Mạc là Nguyễn Phú Xuân và Giáp Trƣng chiếm lại Lạng Sơn. Nhâm Tuất, Quang Bảo năm thứ 9-Chánh Trị năm thứ 5 (1562), họ Mạc mở khoa thi Hội. Tháng 8, họ Trịnh cho thi Hƣơng ở cửa Nam thành Tây Đô. Tháng 9, Trịnh Kiểm cùng con là Trịnh Cối43 tiến quân đánh Sơn Nam, hành quân qua các vùng Thanh Trì44, Thƣợng Phúc45, sai lập bản doanh tại Sơn Minh46 để cho quân Trịnh thu đoạt lúa thóc đến tháng 11 mới chịu rút quân trở về Nam. Quý Hợi, tháng 2, Quang Bảo năm thứ 10-Chánh Trị năm thứ 6 (1563), vợ Mạc Phúc Nguyên là Bùi thị sinh ra Mạc Mậu Hợp47 .

VSTK - 603


1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Giáp Tý, tháng 2, Quang Bảo năm thứ 11-Chánh Trị năm 7 (1564), Mạc Phúc Nguyên chết, ở ngôi vua 18 năm 9 tháng48 . Mạc Mậu Hợp nối ngôi vua mới đƣợc 2 tuổi tính theo âm lịch49 . Niên hiệu Quang Bảo (1554-1564): tất cả sử sách cũ cho đến nay đều ghi khoảng thời gian của niên hiệu Quang Bảo chấm dứt vào năm Tân Dậu tức vào năm 1561 Dƣơng lịch và cũng ghi Mạc Phúc Nguyên chết vào năm nầy để rồi lại viết rằng Mạc Phúc Nguyên ở ngôi vua đƣợc 18 năm: nếu Mạc Phúc Nguyên lên ngôi vua vào tháng 5, năm Bính Ngọ (1546) và chết vào tháng 12 năm Tân Dậu (1561) thì Mạc Phúc Nguyên chỉ ở ngôi vua đƣợc 15 năm, 7 tháng tính theo âm lịch (tính trọn là 16 năm). Vậy, tại sao có hơn 2 năm sai biệt mà chẳng có sử sách nào giải thích? Việt Sử Tân Khảo căn cứ trên sự ghi chép trong Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn để ghi thời gian của niên hiệu Quang Bảo là từ giữa năm Giáp Dần đến hết năm Giáp Tý (1554-1564) và đồng ý với của Lê Quý Đôn là cách viết hợp lý cho rằng Mạc Phúc Nguyên chết vào năm Giáp Tý (1564), ở ngôi vua gần tròn 19 năm. 2 Yên Trƣờng: thuộc huyện Thụy Nguyên, nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá. 3 Biện Thƣợng: còn gọi là làng Bồng Thƣợng, ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. 4 Thi chế khoa: là khóa thi đặc biệt ngoài hạn kỳ của các khoa thi hội thƣờng xuyên, cũng giống nhƣ các khoa thi hội. 5 Sông Đại Lại: nay là sông Đại Liên ở hạ lƣu sông Mã (sông Mã còn gọi là sông Lèn). 6 Núi Kim Sơn: tức núi Bồng Sơn ở huyện Vĩnh lộc, cũng gọi là núi Bồng hay núi Biện. Động Kim Sơn nay là một địa điểm du lịch nổi tiếng. 7 Huyện Vĩnh Lộc: thuộc Thanh Hóa. 8 Lê Trừ: anh của Lê Lợi. Trừ sinh ra Khang, Khang sinh Thọ, Thọ sinh Duy Thiệu, Duy Thiệu sinh Duy Quang, Duy Quang sinh Duy Bang. 9 Huyện Đông Sơn: thuộc phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa. 10 Sông Yên Mô: ở huyện Yên Mô, thuộc phủ Yên Khánh, Ninh Bình. 11 Sông Giao Thủy: ở huyện Giao Thủy, Nam Định. 12 Nguyễn Ngọc Liễn: con trai của Nguyễn Kính, con rể họ Mạc, đƣợc cho đổi mang họ Mạc, cháu gọi Nguyễn Khải Khang bằng cậu. 13 Vợ của Trịnh Kiểm : là Nguyễn thị Ngọc Bảo, con gái của Nguyễn Kim, chị ruột của Nguyễn Hoàng. 1

VSTK - 604


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Thuận Hóa: tức là Thuận Châu và Hóa Châu nhập chung lại; nguyên là đất châu Ô và châu Lý của vua Chiêm Thành ngày trƣớc dâng cho cho Trần Anh Tông làm lễ dẫn cƣới công chúa Huyền Trân. 15 Tống Sơn: tên huyện, thuộc Thanh Hóa, là quê quán của Nguyễn Hoàng. 16 Xã Ái Tử: thuộc huyện Đăng Xƣơng, tỉnh Quảng Trị. 17 Đăng Xƣơng: thuộc tỉnh Quảng Trị. 18 Phủ Thuận An: nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. 19 Núi Tiên Du: ở huyện Tiên Du cũ, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc. 20 Huyện Siêu Loại: nay thuộc huyện Thuận Thành. 21 Huyện Văn Giang: sau sáp nhập vào huyện Văn Lâm, nay thuộc tỉnh Hải Hƣng. 22 Phủ Khoái Châu: gồm các huyện Đồng Yên (sau là huyện KHoái Châu), Kim Động, Tiên Lữ, Thiên Thi (sau là Ân Thi), Phù Dung (sau là Phù Cừ), tỉnh Hƣng Yên cũ, nay thuộc Hải Hƣng. 23 Phủ Hồng Châu: gồm các huyện Đƣờng Hào (sau là Mỹ Hào), Đƣờng Yên (sau là Bình Giang), Cẩm Giàng, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Vĩnh Lại (sau là Ninh Giang), nay tất cả đều thuộc tỉnh Hải Hƣng. 24 Phủ Nam Sách: gồm các huyện Thanh Lâm (sau là Nam Sách), Chí Linh, Thanh Hà (thuộc tỉnh Hải Dƣơng cũ) và huyện Tiên Minh (nay là huyện Tiên Lãng, Hải Phòng). 25 Phủ Tiên Hƣng: gồm các phần đất của các huyện Hƣng Hà, Đông Hƣng, tỉnh Thái Binh ngày nay. 14

26

Phủ Kinh Môn: thuộc Hải Dƣơng, nay thuộc Hải Hƣng.

Huyện Đông Triều: thuộc Hải Dƣơng. Huyện Giáp Sơn: thuộc Hải Dƣơng 29 Huyện Chí Linh: thuộc Hải Dƣơng. 30 Huyện An Dƣơng : thuộc Hải Dƣơng. 31 Bạch Hạc: tên huyện, thuộc Sơn Tây, nay là huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc. 32 Nam Xƣơng: tên huyện, sau là phủ Lý Nhân, Hà Nội, nay là Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 33 Phú Bình: tên phủ, gồm một phần lớn tỉnh Thái Nguyên cũ (nay thuộc Bắc Thái) và huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. 34 Văn Lan: tên huyện, là đất hai huyện Bằng Mạc và Điềm He, tỉnh Lạng Sơn ngày nay. 35 An Tây 10 châu: tức 10 châu của phủ An Tây, miền thƣợng du sông Đà. Theo KDVSTGCM thì 10 châu ở phủ An Tây là: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai Châu, Tung Lăng (Quảng Lăng), Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền (Phong Tuyền), Khiêm Châu, Tuy Phụ, Luân Châu. 36 Thiên Quan: tên phủ, thuộc Ninh Bình. 37 Huyện Đƣờng An: nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dƣơng. 27 28

VSTK - 605


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Huyện Đƣờng Hào: nay là huyện Mỹ Văn, Hƣng Yên. Huyện Thanh Miện: thuộc Hồng Châu, nay thuộc Hải Dƣơng. 40 Huyện Gia Phúc : sau là huyện Gia Lộc của tỉnh Hải Dƣơng cũ, nay là tỉnh Hải Hƣng. 41 Huyện Vũ Ninh: thuộc Kinh Bắc. 42 Núi Lãm Sơn: ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, Hà Bắc. 43 Trịnh Cối: con trai trƣởng của Trịnh Kiểm, đƣợc sách lập kế nghiệp Trịnh Kiểm. 44 Thanh Trì: nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội. 45 Thƣợng Phúc: nay là huyện Thƣờng Tín, Hà Tây. 46 Sơn Minh: nay là huyện Ứng Hòa, Hà Tây. 47 Vợ Mạc Phúc Nguyên là Bùi thị sinh Mạc Mậu Hợp: sử cũ không thấy chép về việc nầy và chỉ thấy đƣợc đề cập tới trong Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn. 48 Mạc Phúc Nguyên ở ngôi vua 18 năm 9 tháng: xem chú giải (1) ở trên. 49 Mạc Mậu Hợp 2 tuổi tính theo âm lịch : nếu theo Dƣơng lịch thì Mạc Mậu Hợp vừa tròn 1 tuổi. (sinh năm 1563, nối ngôi vua năm 1564) 38 39

VSTK - 606


QUYỂN III

THỜI ĐẠI NHÀ MẠC CHƢƠNG V

MẠC MẬU HỢP ( 1564 - 1592 ) Niên hiệu : Thuần Phúc (1564 -1566); Sùng Khang (1567 - 1578); Diên Thành (1579 -1585); Đoan Thái (1586 - 1587); Hưng Trị (1588 - 1590); Hồng Ninh (1591- 1592) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Giáp Tý, tháng 2, Quang Bảo năm thứ 11-Chánh Trị năm thứ 7 (1564), Mạc Mậu Hợp mới 2 tuổi đƣợc họ Mạc đƣa lên nối ngôi vua. Quyền nhiếp chính do 2 ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhƣợng đảm trách. Trịnh Kiểm sai tƣớng Đặng Huấn ra Sơn Nam bắt dân 2 huyện Hoài An1, Sơn Minh2 cùng với dân của 2 phủ Trƣờng Yên, Thiên Quan3 ở Thanh Hóa đi dân công lao dịch mở đƣờng sơn cƣớc từ xã Phố Cát4, huyện Thạch Thành chạy qua xã Bình Lƣơng5, huyện Yên Hóa6 của Thanh Hóa nối liền với hai huyện Hoài An và Sơn Minh của Sơn Nam, dùng làm con đƣờng giao lƣu chiến lƣợc trọng yếu để chuyển quân và tiếp tế quân lƣơng trong các cuộc hành quân cƣớp phá miền Sơn Nam7 của họ Mạc. Tháng 9, Trịnh Kiểm tiến quân ra miền trung bộ Sơn Nam, cƣớp phá các huyện trong phủ Trƣờng Yên, đến tháng 11 dẫn quân về. Niên hiệu mới của họ Mạc ở Bắc kề từ năm Ất Sửu là Thuần Phúc năm thứ 1 ngang với niên hiệu Chánh Trị năm thú 8 của Trịnh-Lê ở Nam (1565). Họ Mạc, mở khoa thi Hội. Tháng 4, Trịnh Kiểm lại đƣa quân cƣớp phá phủ Trƣờng Yên. Tháng 9, quân Trịnh tiến đánh phía Bắc Sơn Nam. Tháng 11, để giải toả áp lực của quân Trịnh ở Sơn Nam, Mạc Kính Điển đem thủy binh và thuyền chiến vƣợt biển vào Linh Trƣờng8, bất thình lình đột phá các huyện Thuần Hựu9 VSTK - 607


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

và Hoằng Hoá10. Các tƣớng phòng thủ hậu cứ Thanh Hóa khẩn cấp báo cho Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm cử tƣớng Lộc về giải cứu, đánh nhau với quân Mạc ở xã Du Trƣờng11 nhƣng bị thua, tƣớng Lộc chết, Trịnh Kiểm phải vội vã kéo quân quay về. Kính Điển nghe quân Trịnh về tới Thạch Thành12 liền ra lệnh rút quân về Bắc. Bính Dần, họ Mạc đổi niên hiệu là Sùng Khang năm thứ 1 ngang với niên hiệu Chánh Trị năm thư 9 của Trịnh-Lê (1566). Tháng 9, Trịnh Kiểm bình định tảo thanh quân họ Mạc ở Gia Viễn13 và Phụng Hoá14 rồi rút quân về. Đinh Mão, (1567), Trịnh Kiểm lại xuất quân bình định tảo thanh vùng Tây Nam. Quân Mạc bị thua phải rút quân về Bắc. Mậu Thìn, tháng Giêng, Sùng Khang năm thứ 3-Chánh Trị năm thứ 11 (1568), họ Mạc mở khoa thi Hội. Tháng 4, Trịnh Kiểm dù già yếu bệnh hoạn vẫn đƣa quân đi đánh phá Sơn Nam, cƣớp đoạt lúa thóc rồi rút quân về. Kỷ Tỵ, tháng 9 (1569), Nguyễn Hoàng trở về Tây Đô thăm hỏi Trịnh Kiểm đang đau nặng. Trịnh Kiểm trao lại quyền bính cho hai con Trịnh Cối và Trịnh Tùng. Giao cho Nguyễn Hoàng thêm đất Quảng Nam để cai trị. Canh Ngọ, tháng 2 Sùng Khang năm thứ 4-Chánh Trị năm thứ 13 (1570), Trịnh Kiểm chết. Trịnh Cối lên kế nghiệp, chỉ biết mê đắm sắc dục, chơi bời sai sƣa, ngƣợc đãi binh lính và thuộc hạ dƣới quyền, không đƣợc lòng ngƣời, lại muốn triệt hạ uy thế của em mình là Trịnh Tùng. Trịnh Tùng và nhiều tƣớng khác đƣa Lê Anh Tông ra cửa ải Vạn Lại. Trịnh Cối thúc quân đuổi theo vây hãm, Trịnh Tùng cố thủ không ra đánh. Thấy tình thế chia rẽ trong nội bộ họ Trịnh, tƣớng trấn thủ châu Bố Chính15 là Lập Bạo đem gia quyến ra đầu hàng họ Mạc, báo cáo hết tình hình rối loạn của chính quyền miền Nam. Mạc Kính Điển liền điều động 100,000 quân và 700 chiến thuyền vào đánh Thanh Hóa, phong tƣớc quận công

VSTK - 608


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

cho Lập Bạo và sai Lập Bạo dẫn quân đi trƣớc làm hƣớng đạo. Ngày 16 tháng 8 năm Canh Ngọ (1570), Mạc Kính Điển cử Mạc Đôn Nhƣợng và Mạc Đình Khoa đem quân áng ngữ cửa biển Thần Phù, quân số còn lại chia thành 6 cánh quân đồng loạt tiến phát qua các cửa biển Linh Trƣờng16, Chi Long17, Hội Triều18, tất cả đều hội quân hai bên bờ sông Hà Trung19 ở xã Bút Cƣơng20. Trịnh Cối khiếp sợ trƣớc sự tiến binh ồ ạt của quân Mạc bèn đem các tƣớng thuộc hạ ra hàng, Mạc Kính Điển thu nạp và cho tất cả đƣợc giữ nguyên chức tƣớc cũ. Một số thuộc hạ khác của Trịnh Cối nhƣ Lại Thế Khanh, Hoàng Đình Ái, Lê Khắc Thận, Nguyễn Hữu Liêu, Phạm Khoái lại phải quay về quy hàng Trịnh Tùng để cùng lo kế sách chống quân Mạc. Ngày 25 tháng 8, Mạc Kính Điển ra lệnh tổng tấn công. Dân tình ở Thanh Hóa náo động dắt dìu nhau chạy giặc. Mạc Kính Điển đánh vào chiến lũy An Trƣờng21 ngày đêm liên tục. Trịnh Tùng giữ quyền bính cùng các tƣớng thuộc hạ xây hào, đắp lũy, tăng cƣờng củng cố hào thành An Trƣờng khiến cho quân Mạc không thể đến gần để công phá. Chiến trận giữa 2 bên kéo dài dây dƣa không phân thắng bại. Mạc Kính Điển tự đứng ra đôn đốc tƣớng sĩ ngày đêm tiến đánh nhƣng không kết quả Tháng 10, Trịnh, Mạc giao chiến ở vùng sông Long Sùng22 và Bảo Lạc23, quân Mạc yếu thế phải lui về giữ Hà Trung. Trịnh Tùng đƣợc Vũ Sƣ Thúc đem quân trở về đầu thú khiến thanh thế quân binh của Trịnh Tùng mạnh hơn trƣớc. Trịnh Tùng liền chia quân làm 3 đạo đồng loạt phản công đánh vào các huyện Yên Định24, Lôi Dƣơng25, Quảng Xƣơng26. Quân Mạc phải lui về giữ vùng sông ở Bút Cƣơng. Quân Trịnh Tùng qua sông An Liệt27 tiến về huyện Kim Tử28, Vạn Sƣ Thúc tấn công quân Mạc ở huyện Lôi Tân29, Lại Thế Khanh và Lê Cập Đệ chiếm đƣợc huyện Tống Sơn30 và huyện Nga Sơn31, quân Mạc bỏ chạy. VSTK - 609


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 12, quân Mạc thiếu lƣơng thực, khí hậu lại bắt đầu lạnh rét, nƣớc sông cạn thấp bất lợi cho thuyền chiến, quân sĩ đã có dấu hiệu mệt mỏi, mất tinh thần. Kính Điển phải rút quân về Bắc. Tân Mùi, tháng 2,Sùng Khang năm thứ 6-Chánh Trị năm thứ 14 (1571), Trịnh Tùng sai Phùng Khắc Khoan32 đi chiêu an dân chứng bị xiêu giạt vì chiến tranh ở Thanh Hóa. Họ Mạc mở khoa thi HộI Tháng 7, Mạc Kính Điển đem quân đánh Nghệ An và uy hiếp Thuận Hóa và Quảng Nam nhƣng không thể xâm phạm đƣợc 2 nơi nầy hiện đang do Nguyễn Hoàng trấn thủ. Ngƣời của Trịnh là Mỹ Lƣơng33 cùng với hai em mƣu đánh úp huyện Vũ Xƣơng34 của Nguyễn Hoàng rồi sẽ đem quân về hàng họ Mạc đang uy hiếp Thuận Hóa và Quảng Nam. Nguyễn Hoàng biết đƣợc âm mƣu làm phản của bọn Mỹ Lƣơng liền đem quân đánh, giết chết hết cả ba ngƣời. Tháng 9, quân Trịnh do 2 tƣớng Trịnh Mô và Phạm Công Tích chỉ huy phản công giải cứu Nghệ An, quân Mạc phải rút lui về Bắc. Nhâm Thân, Sùng Khang năm thứ 7-Hồng Phúc năm thứ 1, Trịnh-Lê đổi niên hiệu là Hồng Phúc năm thứ 1 (1572). Tháng 7, tƣớng Mạc là Lập Bạo và Trịnh Cối đƣa 60 thuyền chiến vào đánh phá Thuận Hóa và Quảng Nam. Nguyễn Hoàng dùng đàn bà dụ dỗ mê hoặc35 Lập Bạo để phục binh giết tƣớng nầy ở sông Ái Tử36, phá tan đoàn chiến thuyền, còn Trịnh Cối thì trốn chạy về châu Bố Chính rồi trở về Bắc. Từ đó quân của họ Mạc không còn dòm ngó tới Thuận Hóa và Quảng Nam nữa. Lê Khắc Thận đầu hàng họ Mạc. Uy quyền của Trịnh Tùng càng ngày càng lấn lƣớt vua bù nhìn Lê Anh Tông. Bọn Lê Cập Đệ, Cảnh Hấp37, Đình Ngạn38 mƣu định với Lê Anh Tông trừ khử Trịnh Tùng. Trịnh Tùng biết đƣợc mƣu đồ đảo chính do Lê Cập Đệ chủ xƣớng liền lập kế giết chết Cập Đệ. Lê Anh Tông kinh sợ, bỏ trốn vào Nghệ An. Trịnh Tùng tự quyền tìm ngƣời con thứ 5 của Lê Anh Tông là Lê Duy Đàm mới lên 7 tuổi đặt lên ghế vua bù nhìn VSTK - 610


1 2 3 4 5

6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

tức Lê Thế Tông, đổi niên hiệu là Gia Thái năm thứ 1, sai Nguyễn Hữu Liệu39 đem binh ra Nghệ An đuổi bắt đƣợc Lê Anh Tông đang trốn trong một vƣờn mía, đƣa về đến huyện Lôi Dƣơng40 sai thuộc hạ đến giết đi rồi phao tin Lê Anh Tông tự thắt cổ chết. Hoài An: gồm đất phía Nam huyện Ứng Hòa và một phần huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. 2 Sơn Minh: gồm phần lớn huyện Ứng Hoà hiện nay. 3 Thiên Quang: tên phủ, gồm các huyện Phụng Hóa (nay là Nho Quan), Yên Hòa của Ninh Bình (nay là vùng Xích Thổ), huyện Lạc Thổ (sau là Lạc Sơn) tỉnh Hòa Bình. 4 Phố Cát: thuộc huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. 5 Bình Lƣơng: thuộc huyện Lạc Thủy trên vùng sông Bôi, gần Châu Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày nay. 6 Yên Hóa: thuộc phủ Thiên Quan, Thanh Hóa. 7 Sơn Nam: trấn Sơn Nam rồi đổi làm thừa tuyên Sơn Nam, gồm 9 phủ, 36 huyện. Nay là một vùng đất rộng lớn gồm các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình. 8 Linh Trƣờng: nay là cửa Lạch Trƣờng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. 9 Thuần Hựu: nay là huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. 10 Hoằng Hóa: thuộc phủ Hà Trung, Thanh Hóa. 11 Du Trƣờng: tên xã, thuộc huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. 12 Thạch Thành: tên huyện, thuộc phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa. 13 Gia Viễn: tên huyện, thuộc phủ Yên Khánh, Sơn Nam. 14 Phụng Hóa: tên huyện thuộc phủ Thiên Quan 15 Bố Chính: tên châu, thuộc phủ Tân Bình, Thuận Hóa. 16 Linh Trƣờng: xem chú thích (8). 17 Chi Long: còn gọi là cửa Bạch Câu tức cửa sông Nga Giang hay song Lèn ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. 18 Hội Triều: tức là cửa sông Mã, Thanh Hóa. 19 Hà Trung: tên phủ, thuộc Thanh Hóa 20 Bút Cƣơng: tên xã, thuộc huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa. 21 An Trƣờng: tên xã, thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa. 22 Long Sùng: tên xã, thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa. 23 Bảo Lạc: nhƣ chú thích (22); sông Bảo Lạc và Long Sùng là đoạn sông Chu chảy ngang qua hai xã đó. 24 Yên Định: tên huyện, phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa. 1

VSTK - 611


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Lỗi Dƣơng: tên huyện, thuộc phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa. Quảng Xƣơng: tên huyện, thuộc phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. 27 An Liệt: tên xã, sông An Liệt tức đoạn sông chảy ngang qua xã An Liệt, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Hóa, nay là huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. 28 Kim Tử: tên xã, nhƣ chú thích (27). 29 Lôi Tân: nhƣ chú thích (27,28). 30 Tống Sơn: tên huyện, thuộc phủ Hà Trung, Thanh Hóa. 31 Nga Sơn: nhƣ chú thích (30). 32 Phùng Khắc Khoan: ngƣời làng Phùng Xá (còn gọi là làng Bùng, nay thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây), đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn (1580), niên hiệu Quang Hƣng/ Lê Thánh Tông. 33 Mỹ Lƣơng: ngƣời làng Phổ Hành, huyện Khang Lộc, phủ Tân Bình, Thuận Hóa. 34 Vũ Xƣơng: tên huyện, nay là là huyện Đăng Xƣơng, Quảng Trị. 35 Dùng đàn bà mê hoặc: Nguyễn Hoàng sai ngƣời hầu của mình là Ngô thị Ngọc Lâm (ngƣời xã Thế Lại, huyện Hƣơng Trà) đem vàng lụa, dùng sắc đẹp quyến dụ Lập Bạo. 36 Sông Ái Tử: tức là con sông chảy ngang qua xã Ái Tử, nay là huyện Đăng Xƣơng, Quảng Trị. 37 Cảnh Hấp: Không thể tra cứu. 38 Đình Ngạng: Không thể tra cứu. 39 Nguyễn Hữu Liệu: ngƣời xã Tây Tựu (còn gọi là làng Đăm), huyện Từ Liêm, Hà Nội. 40 Lôi Dƣơng: xem chú thích (25). 25 26

KHẢO LUẬN: 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

ĐVSKTT viết một cách sơ lƣợc và luồn lách về việc Trịnh Tùng lộng quyền tự tung tự tác rồi giết chết Lê Anh Tông. Tự Đức có lời phê nhƣ sau: " Sử cũ (chỉ ĐVSKTT và những sách sử cũ đƣợc ghi chép dƣới thời của đám tàn dƣ nhà Hậu Lê) hồi cuối Lê đều được viết ra từ những tay khuyển ưng (Khuyển= chó, Ƣng= một lại chim lớn dùng để săn bắt các loài chim nhỏ, ở đây có ý nói là các đám hạ thuộc tay sai của họ Trịnh), cố nhiên là có nhiều điều sợ sệt, kiêng kỵ đối với họ Trịnh. Đó là những trang chính sử nhơ bẩn, không thể tin được. Nhưng vì không còn sách sử nào tốt hơn để có thể dựa vào mà sửa đổi lại cho nên Cương Mục (tức KĐVSVTGCM) cứ phải theo tài liệu đáng ngờ mà truyền lại để đợi đời sau đính chính cho."(KĐVSTGCM/CB/q.28/tờ 34). Một đoạn khác cũng phê rằng: "Khi lập Lê Duy Đàm, Trịnh Tùng chỉ cốt lợi dựng tuổi trẻ khờ dạy của một đứa bé mới lên 7 tuổi mà thôi. Trịnh Kiểm tuy chuyên quyền, nhưng tội ác chưa có gì tỏ rõ lắm; đến Trịnh Tùng mới thật là gian thần như bọn Vương Mãng, Tào Tháo" (KĐVSTGCM/CB29/tờ 2). VSTK - 612


1 2 3 4 5

(Vƣơng Mãn: ngƣời đời nhà Hán ở Trung Quốc, giết vua Hán Bình để lập Nhụ Tử Anh làm vua bù nhìn, rồi cƣớp ngôi, tự lập làm vua, đổi quốc hiệu là Tân, làm vua đƣợc 15 năm. Tào Tháo: ngƣời đời Đông Hán ở Trung Quốc, một kẻ rất gian hùng, tự lập làm thừa tƣớng, áp bức vua Hán, nắm hết quyền bính trong tay).

*

VSTK - 613


QUYỂN III

THỜI ĐẠI NHÀ MẠC CHƢƠNG V

MẠC MẬU HỢP ( 1564 - 1592 ) (tiếp theo). Niên hiệu: Thuần Phúc (1564 -1566) Sùng Khang (1567 - 1578); Diên Thành (1579 -1585) Đoan Thái (1586 - 1587); Hưng Trị (1588 - 1590); Hồng Ninh (1591- 1592) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Từ năm Quý Dậu, Mạc Sùng Khang năm thứ 8, TrịnhLê Gia Thái năm thứ 1.(1573) đến năm Nhâm Ngọ, Mạc Diên Thành năm thứ 5, Trịnh-Lê Quang Hưng năm thứ 5 (1582), họ Mạc chủ trƣơng tấn công. Các tƣớng Mạc thay phiên nhau đem quân đánh phá miền Nam của Trịnh-Lê nhƣng Trịnh Tùng cố thủ Thanh Hóa, Nghệ An cho nên quân Mạc phải rút quân về miền Bắc dù có lúc thắng, có lúc thua một vài trận nhƣng không thể chiếm đƣợc đất của miền Nam. Trong những năm quân Mạc đánh phá miền Nam, vào năm Kỷ Mão (1579) Mạc Kính Điển bị một lần thua to ở núi Mục Sơn1, Thanh Hóa, phải rút quân về Bắc; sau đó bị bệnh chết. Mạc Đôn Nhƣợng thay thế Kính Điển cầm quyền bính cũng đem quân vào đánh phá miền Nam vào năm Tân Tỵ (1581) nhƣng bị tƣớng của Trịnh là Hoàng Đình Ái đón đánh ở núi Đƣờng Ngang, huyện Quảng Xƣơng2. Quân Mạc thua to, Đôn Nhƣợng rút chạy về Đông Đô. Từ đó, uy danh của quân Trịnh-Lê lừng lẫy, họ Mạc lại ở thế thụ động, e dè không còn có ý dòm ngó, ngắm nghé xâm phạm miền Nam nữa. Quý Mùi, tháng 10 (1583), Trịnh Tùng xuất quân đánh Sơn Nam, cƣớp giựt lúa thóc rồi rút quân về; tƣớng trấn nhậm Đông đạo của Mạc là Nguyễn Viết Kính3 đầu hàng, đƣợc Trịnh Tùng trọng dụng. Giáp Thân, tháng Giêng (1584), quân Trịnh ra cƣớp phá Trƣờng Yên rồi lại rút quân về.

27

VSTK - 614


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Động đất ở huyện Thụy Nguyên và An Định, Thanh Hóa. Ất Dậu, tháng Giêng (1585) quân Trịnh cƣớp phá các huyện Mỹ Lƣơng, Thạch Thất, và An Sơn ở Sơn Tây rồi rút quân. Từ tháng 2 đến tháng 6, tại miền Bắc của họ Mạc, khô hạn mất mùa ở Đông đạo và Bắc đạo, dân chúng bị đói kém. Họ Mạc cho tu sửa thành Đông Đô, Mạc Mậu Hợp vào ở chính điện, đổi niên hiệu là Đoan Thái năm thứ 1. Bính Tuất, tháng 6 (1586), ở miền Nam, Thanh Hóa bị lũ lụt, nhà cửa dân chúng ven sông Mã bị trôi giạt, thiệt hại nặng nề. Từ tháng 9 đến tháng 10 lại mƣa dầm, nƣớc lụt, đất núi sụt lở, mất mùa, dân chúng chết đói khắp nơi. Đinh Hợi, tháng Giêng (1587), họ Mạc đắp lũy đất có cắm tre nhọn, dài mấy trăm dặm ở ngoại thành Đông Đô, chạy dài từ sông Hát4 đến sông Hoa Đình5 dùng để phòng ngừa quân Trịnh kéo ra tấn công. Tháng 10, Trịnh Tùng đem quân ra Mỹ Lƣơng, đại phá quân Mạc tại vùng sông Do Lễ6 ở huyện Chƣơng Đức7. Mậu Tý, tháng Giêng (1588), nhà Mạc lại đắp đất, đào hào sâu, đặt chong nhọn tăng cƣờng thêm 3 lớp lũy phòng thủ bên ngoài thành Đại La bắt đầu từ Nhật Chiêu8 qua Tây hồ, suốt dọc cầu Dừa9 đến Thanh Trì tới sát phía Tây Bắc sông Nhị Hà, thân bờ lũy kéo dài mấy mƣơi dặm, có thể đứng trên bờ lũy cao nhìn thấy đƣợc thành Đông Đô. Kỷ Sửu, tháng 10 (1589), Trịnh Tùng đánh bại quân của Mạc Đôn Nhƣợng ở núi Tam Điệp10; bắt đƣợc nhiều tù binh và tha về. Tân Mão, tháng 12, Mạc, Hồng Ninh năm thứ 1, TrịnhLê, Quang Hưng năm thứ 14 (1591), Trịnh Tùng điều động hơn 50,000 quân chia thành 5 cánh đánh phá Sơn Tây. Sau hơn một tuần, quân Trịnh tiến chiếm đƣợc các lộ An Sơn11, Thạch Thất12, Phúc Lộc13, Tân Phong14 rồi lập phòng tuyến ở Tốt Lâm15. Họ Mạc đƣợc tin quân Trịnh-Lê lập phòng tuyến ở Tốt Lâm tại xã Phấn Thƣợng16 liền điều động hết quân của 4 VSTK - 615


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

trấn, 4 vệ và 5 phủ đƣợc hơn 100,000 binh mã, sai Mạc Ngọc Liễn, Nguyễn Quyện chia nhau chỉ huy các đạo Tây, Nam, Đông, Bắc. Mạc Đôn Nhƣợng và Mạc Mậu Hợp thống lĩnh chính doanh. Tất cả tiến đến Phấn Thƣợng đối trận với quân Trịnh-Lê. Tƣớng của Trịnh-Lê là Hoàng Đình Ái với sự yểm trợ của 400 quân thiết kỵ xuất quân đánh trận đầu tiên, giết đƣợc 2 tƣớng trong đoàn vệ quân của họ Mạc. Thấy quân của họ Mạc không có phản ứng nào để đối phó, Trịnh Tùng liền đích thân đốc thúc quân binh xung kích: quân Mạc rối loạn hàng ngũ xô nhau chạy. Quân Trịnh thừa thế truy đuổi đến Giang Cao17, giết chết vô số quân Mạc, tịch thu đƣợc rất nhiều ngựa xe, vũ khí. Mạc Mậu Hợp một mình vƣợt sông chạy về Kinh Ấp18. Tàn quân của họ Mạc chém giết lẫn nhau để tranh dành bám lên ghe, nhảy xuống thuyền chạy trốn. Trịnh Tùng tiến quân đến đóng bản doanh ở xã Hoàng Xá19, huyện Yên Sơn20 rồi chia quân vƣợt sông Cù21 đánh phá và hạ các đồn lũy của quân Mạc. Ngày 30 tháng Chạp năm Tân Mão (1592), Trịnh Tùng sai Nguyễn Hữu Liêu dẫn hơn 5,000 quân, voi, ngựa đánh thẳng vào cầu Cau22 ở góc Tây Bắc thành Đông Đô, quân đi tới đâu thì thiêu hủy, phá hại nhà cửa tài sản của dân chúng, khói lửa bốc mịt trời, bên trong thành Đông Đô dân chúng kinh sợ, náo loạn. Mạc Mậu Hợp bỏ thành chạy trốn ra Bồ Đề phó mặc cho dân tình nheo nhóc bồng bế, gánh gồng tranh nhau xuống thuyền để qua sông chạy giặc loạn, thuyền đắm, chết đuối vô số. Trịnh Tùng cho quân nghỉ mừng Tết Nguyên Đán năm Nhâm Thìn (1592) từ mồng một đến mồng hai. Nhâm Thìn, ngày mồng ba tháng Giêng, Mạc Hồng Ninh năm thứ 2, Trịnh-Lê Quang Hưng năm thứ 15 (1592), Trịnh Tùng lệnh tiến quân ra đóng tại Ninh Giang23 rồi từ đó tiến quân đến khu vực chùa Thiên Xuân24 , đƣợc dân chúng miền Bắc tiếp đón, cho ăn, cho uống. Mạc Mậu Hợp và Mạc Đôn Nhƣợng phải rời Đông Đô về đóng hành dinh ở xã Thổ Khối25, để các tƣớng ở lại chia nhau đóng giữ các mặt thành Đông Đô: Mạc Ngọc Liễn giữ VSTK - 616


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

từ cửa Bảo Khánh trở về phía Tây cho tới cửa Nhật Chiêu; Bùi Văn Khuê, Trần Bách Niên chỉ huy 4 đoàn vệ quân trấn giữ từ Cầu Da26 đến Cầu Mộng27 kéo dài đến Cầu Dền28; Nguyễn Quyện chỉ huy hai đoàn quân Đông đạo và Bắc đạo phòng ngự mạn phía Đông từ Mạc Xá29 và cũng làm đoàn quân trừ bị để tiếp cứu, tăng viện cho các đạo quân khác khi cần. Mạc Đôn Nhƣợng và Mạc Mậu Hợp thống lĩnh và đốc xuất thủy binh giữ sông Nhị Hà. Ngày mồng 6, Trịnh Tùng cho tiến quân vƣợt qua sông Tô Lịch đến cầu Nhân Mục30, đóng quân tại Xạ Đồi xếp đặt trận tuyến: quân của Nguyễn Hữu Liêu tấn công Cầu Da và vào thẳng cửa Tây; quân Hoàng Đình Ái đánh Cầu Dền, thẳng tiến vào cửa Nam Giao; Trịnh Đỗ đánh Cầu Mộng tiến thẳng vào cửa Cầu Gỗ32; Trịnh Tùng thống lĩnh đoàn quân voi yểm trợ phía sau, đóng bản doanh hành quân tại xã Hồng Mai33, ban lệnh cấm quân sĩ: 1) không đƣợc cƣớp giựt lƣơng thực, củi đuốc của dân chúng trong thành; 2) không đƣợc xăm phạm tài sản của dân; 3) không đƣợc hãm hiếp đàn bà, phụ nữ và không trả thù, đánh đập, giết ngƣời bừa bãi. Quân Trịnh đồng loạt tấn công, quân Mạc giữ thành không thể chống cự, ba tầng lũy quanh thành đều bị quân Trịnh phá vỡ và tràn ngập, tất cả tƣớng phòng thủ của Mạc đều bỏ chạy; tƣớng Nguyễn Quyện bị quân Trịnh bắt sống và phải chịu đầu hàng, hai ngƣời con của Quyện bị tử trận. Xác quân Mạc ngổn ngang khắp trong thành, tƣớng tá của Mạc bi giết vài mƣơi ngƣời, khí giới vứt bỏ lại vô số kể. Mạc Mậu Hợp và Mạc Đôn Nhƣợng thu lƣợm tàn quân rút lui rồi lập phòng tuyến ở vùng sông Cái34 . Các tƣớng chuẩn bị thúc quân truy đuổi nhƣng Trịnh Tùng thấy thế lực quân Mạc ở phía Đông Bắc hãy còn mạnh, quân sĩ dƣới quyền của mình vì chinh chiến liên miên đã bị thấm mệt, thủy binh còn yếu kém cho nên không muốn tiếp tục các cuộc hành quân, ra lệnh san bằng hào lũy chung quanh thành Đại La rồi rút quân trở về. Kể từ đây, nhiều vùng phía Tây sông Nhị Hà nhƣ Thanh Trì, Thƣợng Phúc, Phú Xuyên, Từ Liêm, Đan Phƣợng, Ma Nghĩa, An Sơn, Thạch Thất thuộc quyền kiểm soát của Trịnh-Lê. VSTK - 617


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Quan quân, vua tôi nhà Mạc lại trở về Đông Đô. Tháng 7, thủy tai ở Thanh Hóa, mất mùa, đói kém tại miền Tây Nam. Tại miền Bắc, Mạc Mậu Hợp định giết Bùi Văn Khuê để cƣớp vợ. Khuê biết đƣợc liền dẫn quân và thuyền chiến dƣới quyền của mình đến chiếm đóng Gia Viễn35 không còn chịu theo mệnh lệnh của họ Mạc nữa. Mậu Hợp đƣa quân tới bức bách để bắt về. Văn Khuê sai con trai Bùi Văn Nguyên chạy vào Thanh Hóa xin về hàng và cầu cứu quân Trịnh ra tiếp viện cho Bùi Văn Khuê đang cầm cự với quân Mạc ở Gia Viễn. Trịnh Tùng sai Hoàng Đình Ái đem quân tiến trƣớc. Bùi Văn Khuê tiếp đón quân Trịnh ở Bái Đình36. Hoàng Đình Ái liền cắt cử Văn Khuê giữ bến Đàm Giang37. Thấy quân Trịnh xuất hiện, quân Mạc rút lui về giữ sông Thiên Phái38. Trịnh Tùng đem đại binh ra Trƣờng Yên, vẫn cho Bùi Văn Khuê giữ nguyên chức cũ, dùng binh thuyền của Bùi Văn Khuê làm đạo quân đi trƣớc. Quân Trịnh tiến quân và đóng bản doanh tại vùng núi Kẽm Trống ở Yên Khoái39. Tƣớng Mạc chỉ huy đoàn quân Nam đạo, dẫn quân đến vùng sông Thiên Phái40, đào hào, đắp lũy, dàn quân áng ngữ ở bến Đoan Vĩ41. Trịnh Tùng lệnh cho thủy binh của Bùi Văn Khuê đƣa quân từ cửa sông đánh ngƣợc trở lên thƣợng lƣu, quân của Trịnh Tùng từ 2 bên bờ thƣợng lƣu đánh ngƣợc xuống: quân Mạc tan vỡ. Quân Trịnh thu đƣợc hơn 70 thuyền chiến và rất nhiều khí giới. Tƣớng Trần Bách Niên42 đem quân về hàng với họ Trịnh. Tháng 11, sau khi quân Mạc bị thua trận trên sông Thiên Phái, Trịnh Tùng điều động thủy binh tiến dọc theo sông Kim Bảng43 song song với bộ binh cùng tiến ở hai bên bờ sông, quân Trịnh đầy khắp dƣới sông, trên cạn, trên dƣới tiếp ứng cho nhau, tiến vào sông Ninh Giang, đến sông Hát Giang, rồi đóng bản doanh tại bãi Tinh Thần44. Mạc Ngọc Liễn dàn thủy binh chống trả, trồng cọc gỗ nhọn dƣới lòng sông, đắp lũy trên bờ để cố thủ nhƣng không thể chận đứng sức tiến công của quân Trịnh, phải bỏ thuyền lên bờ chạy về vùng núi Tam Đảo, quân Mạc tan vỡ. Trịnh VSTK - 618


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tùng tiến quân tới cửa Nam thành Đông Đô, đóng quân ở Sa Thảo45, thu nhiều chiến lợi phẩm, và hằng ngàn chiến thuyền. Mạc Mậu Hợp bỏ Đông Đô chạy trốn ra Kim Thành46; nhóm họ tộc nhà Mạc cũng tự tìm đƣờng lẩn trốn; binh tƣớng của Mạc lớp lớp ra quy hàng quân Trịnh. Quân Mạc nhƣ rắn mất đầu từ sông Nhị Hà trở lên phía Bắc, quân binh kéo nhau ra quy thuận. Tất cả các phủ phía Bắc sông Nhị nhƣ Thuận An47, Tam Đới48, Thƣợng Hồng49 đều dƣới quyền kiểm soát của quân Trịnh. Các tƣớng Bùi Văn Khuê, Trần Bách Niên, Nguyễn Thất Lý đƣợc lệnh mang 200 trăm thuyền chiến truy đuổi Mạc Mậu Hợp. Mậu Hợp lại trốn chạy, quân Trịnh cƣớp đoạt đƣợc rất nhiều vàng bạc của cải, vật dụng, hãm hiếp đàn bà, con gái và bắt đƣợc mẹ của Mạc Mậu Hợp giải về Bồ Đề giết đi nhƣng sử cũ lại lấp liếm viết rằng ngƣời đàn bà nầy vì quá sợ hãi mà chết. Mạc Mậu Hợp vội vã lập con là Toàn lên ngôi vua rồi tự mình cùng với Mạc Kính Chỉ thống lĩnh số tàn binh còn lại để giao tranh với quân Trịnh. Tháng 12, Trịnh Tùng sai Phạm Văn Khoái tấn công Kinh Bắc, đại thắng quân Mạc Kính Chỉ ở Tân Mỹ thuộc huyện Thanh Hà50, đốt sạch nhà cửa của dân chúng ở các phủ Hạ Hồng51, Nam Sách52, Kinh Môn53, tịch thu rất nhiều chiến cụ, thuyền bè, lừa ngựa. Quan quân nhà Mạc ra quy hàng rất đông. Trịnh Tùng lại ra lệnh các tƣớng tiếp tục tiến chiếm các huyện Yên Dũng, Võ Ninh ở Kinh Bắc. Mạc Mậu Hợp bỏ thuyền, lên bộ lẩn trốn vào một ngôi chùa ở huyện Phƣợng Nhãn54. Dân làng điềm chỉ cho quân Trịnh tới bắt đƣợc Mạc Mậu Hợp giải về Đông Đô xử chết treo phơi thây, sau ba ngày lại đƣa xác xuống cắt lấy đầu Mạc Mậu Hợp tại bến Bồ Đề gởi về bản doanh vua bù nhìn Hậu Lê ở Vạn Lại, Thanh Hóa để báo tin đại thắng, lấy đinh đóng vào hai con mắt, bêu ra ngoài chợ. Con trai của Mậu Hợp làm vua với niên hiệu Vũ An, thế cô, lẩn trốn nhƣng cũng bị quân Trịnh bắt đƣợc đem chém VSTK - 619


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

đầu ở bến Thảo Tân55. Trịnh Tùng sau đó cho dời bản doanh từ Thảo Tân đến đóng tại cửa Nam thành Đông Đô. Thế lực của họ Mạc giờ đây dồn hết về Mạc Kính Chỉ. Kính Chỉ chạy ra Đông Triều, chiếm lấy huyện Thanh Lâm56, chiêu mộ dân binh và các thân tộc nhà Mạc, lập thành một triều đình mới ở Nam Giản57, Chí Linh, lấy niên hiệu là Bảo Định (1592), rồi lại đổi là Khang Hựu (1593), quân binh lên tới 70,000 ngƣời. Quý Tỵ, Trịnh-Lê, Quang Hưng năm thứ 16; Mạc Khang Hựu năm thứ 1 (1593), Trịnh Tùng sai các tƣớng Nguyễn Thất Lý, Bùi Văn Khuê, Nguyễn Nga đƣa quân tiến đánh Thanh Lâm nhƣng bị quân Mạc Kính Chỉ đánh úp; Nguyễn Thất Lý chết tại trận, Nguyễn Nga bị thƣơng nặng, quân Trịnh tan vỡ bỏ chạy, hai vùng Hải Dƣơng, Kinh Bắc lại rơi vào sự kiểm soát của họ Mạc. Hai tƣớng của Trịnh là Hoàng Đình Ái và Trịnh Đỗ đƣa quân thủy bộ tiến đến Cẩm Giàng đánh nhau với quân Mạc hàng tháng không phân thắng bại. Tháng Giêng năm Quý Tỵ (1593), Trịnh Tùng dẫn quân vƣợt sông Nhị Hà, ra lệnh tổng tấn công: -Quân của Hoàng Đình Ái tiến đánh Thanh Lâm đánh vùng hạ lƣu sông Hàm Giang58; -Trịnh Tùng đích thân chỉ huy quân binh đánh vùng thƣợng lƣu; -Quân của Nguyễn Hữu Liêu thống suất thủy binh bao vây và đón chận đƣờng rút lui của quân Mạc. Quân Trịnh bốn phía đánh đánh ép lại: quân Mạc tan vỡ. Mạc Kính Chỉ và thân thuộc lẩn trốn vào rừng núi. Quân Trịnh truy đuổi bắt đƣợc nhiều thân tộc của họ Mạc, đem chém hết, Quân Mạc bị giết và bị bắt làm tù binh rất nhiều, khí giới, thuyền bè tịch thu vô số kể. Quân Trịnh tiến chiếm Chí Linh, tiếp tục truy kích, bắt đƣợc Mạc Kính Chỉ, và 4 ngƣời em Kính Phu, Kính Thận, Kính Giản, Kính Tuân cùng với quan binh văn võ của họ Mạc đến hơn 60 ngƣời ở thôn Tân Manh, huyện Hoành Bồ59. VSTK - 620


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Trịnh Tùng kéo đoàn quân chiến thắng trở lại Đông Đô. Mạc Kính Chỉ và thân tộc nhà Mạc đều bị xử chém ở Thảo Tân. Đầu của Mạc Kính Chỉ cũng bị gởi về Vạn Lại ở Thanh Hóa và bêu ở ngoài chợ. Đến nay, về mặt danh nghĩa và lãnh thổ, thời đại nhà Mạc kể nhƣ chấm dứt và Lê Thế Tông đƣợc sử cũ xem nhƣ đã phục hồi đƣợc cơ nghiệp cho nhà Hậu Lê nhƣng trên thực tế thì Lê Thế Tông chỉ là một con rối mà Trịnh Tùng xử dụng để che lấp dƣ luận thế gian và hậu thế. Về phía nhà Mạc, mặc dù nhóm tàn dƣ của họ vẫn còn tiếp tục kháng chiến với Trịnh-Lê nhƣng chỉ là những nhóm giặc nhỏ phá phách, cƣớp bóc, kéo dài sự tàn phá và tang thƣơng cho đất nƣớc Đại Việt mà thôi. Tháng 4, Lê Thế Tông ra Đông Đô. Theo bản đề nghị thƣởng công của Trịnh Tùng, Lê Thế Tông gia phong: -Hoàng Đình Ái làm hữu tƣớng thái úy, Vinh quốc công; -Nguyễn Hữu Liêu làm thái úy, Dƣơng quốc công; Trịnh Đỗ làm thái phó; Trịnh Đồng và Trịnh Nành làm thái bảo; Lê Bách, Hà Thọ Lộc làm thiếu úy; Ngô Cảnh Hựu và Trịnh Văn Hải làm thiếu bảo; Nguyễn Mậu Tuyên làm thái phó tƣớc Quỳnh quận công. Những ngƣời khác còn lại đều đƣợc thƣởng thêm tƣớc trật cao thấp tùy theo công trạng. Núi Mục Sơn: thuộc xã Trung Hoà, huyện Tống Sơn. Huyện Quảng Xƣơng: núi Đƣờng Ngang ở thôn Nang, xã Hƣng Lễ, huyện Quảng Xƣơng, Thanh Hóa. 3 Nguyễn Viết Kính: ngƣời huyện Tứ Kỳ, thuộc Hải Dƣơng. 4 Sông Hát: ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Sơn Tây. 5 Sông Hoa Đình: ở huyện Sơn Miêng, Hà Nội, nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. 6 Sông Do Lễ: ở xã Do Lễ, huyện Chƣơng Đức, nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây. 7 Huyện Chƣơng Đức: nay là huyện Chƣơng Mỹ, Hà Tây. 8 Nhật Chiêu: tức phƣờng Nhật Chiêu, nay là làng Nhật Tân, Hà Nội. Ngoài ra còn có xã Nhật Chiêu ở Bạch Hạc. 9 Cầu Dừa: ở phƣờng Thịnh Quang, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. 10 Núi Tam Điệp: tức đèo Ba Đội nằm giữa Thanh Hóa và Ninh Bình trên quốc lộ số 1. 1 2

VSTK - 621


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

An Sơn: hay Yên Sơn, Sơn Tây, nay là huyện Quảng Oai, Hà Tây. Thạch Thất: thuộc Sơn Tây, nay thuộc Hà Tây. 13 Phúc Lộc: thuộc huyện Phúc Thọ, Sơn Tây, nay thuộc Hà Tây. 14 Tân Phong: thuộc huyện Tiên Phong, Sơn Tây, nay thuộc Hà Tây. 15 Tốt Lâm: không thể tra cứu đƣợc. 16 Xã Phấn Thƣợng: hay Tảo Thƣợng, nay là xã Ngọc Tảo, huyện Tùng Thiện, Hà Tây. 17 Giang Cao: sông Hát. 18 Kinh ấp: không rõ ở đâu. Có thể là một thôn áp nào đó ở phủ Kinh Môn, Hải Dƣơng. 19 Hoàng Xá: thuộc huyện Yên Sơn, sau là Quốc Oai, nay là huyện Quảng Oai, Hà Tây. 20 Huyện Yên Sơn: nay là huyện Quản Oai, Hà Tây. 21 Sông Cù: đoạn sông Hát chảy qua xã Cù Sơn. 22 Cầu Cau: ở phía Tây Bắc thành Đông Đô. 23 Ninh Giang: hạ lƣu sông Hát ở xã Ninh Sơn. 24 Chùa Thiên Xuân: ở địa phận xã Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, nay thuộc thôn Phùng Khoang, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 25 Xã Thổ Khối: thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. 26 Cầu Da: ĐVSKTT viết là cầu Dừa, ở phƣờng Thịnh Quang, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. 27 Cầu Mộng: DVSKTT viết là cầu Muống . Không thể tra cứu. 28 Cầu Dền: ở địa phận Bạch Mai, thuộc huyện Thọ Xƣơng, thuộc Hà Nội. 29 Mạc Xá: không thể tra cứu. 30 Cầu Nhân Mục: tức Cống Mộc ở phía Tây Hà Nội. 31 Xạ Đồi: sử cũ viết là xạ đôi, tức là gò bắn ở khu Giảng Võ, Hà Nội. 32 Cầu Gỗ: ở khoảng phố cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày nay. 33 Xã Hồng Mai: nay là phƣờng Bạch Mai rồi đổi thành phố Bạch Mai, Hà Nội. 34 Sông Cái: chữ Cái ở đây có lẽ đƣợc dùng để gọi một con sông lớn chính yếu; ở đây có thể là đoạn sông Nhị Hà ở phía Đông Bắc. 35 Huyện Gia Viễn: thuộc Ninh Bình. 36 Bái Đình: xã Bái và xã Đình, thuộc huyện Gia Viễn. 37 Đàm giang: ở xã Điềm Xá, huyện Gia Viễn, giáp giới với huyện Kim Bảng. 38 Sông Thiên Phái: đoạn sông Đáy phân chia ranh giới 2 huyện Ý Yên và Phong Doanh, nay thuộc Nam Định. 39 Núi Kẽm Trống ở Yên Khoái: tức núi Kiềm Cổ ở vùng sông Yên Khoái, một khúc của sông Đáy ở xã Nam Kinh, huyện Thanh Liêm, nay thuộc huyện Lý Nhân, Hà Nam. 40 Sông Thiên Phái: xem chú giải (38). 41 Bến Đoan Vĩ: ở xã Đoan Vĩ, huyện Thanh Liêm. 11 12

VSTK - 622


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Trần Bách Niên: không rõ lý lịch. Sông Kim Bảng: ở huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, Sơn Nam. 44 Bãi Tinh Thần: nay là xã Thanh Thần, huyện Thanh Oai, Hà Tây. 45 Sa Thảo: nghĩa là bãi cát cỏ, có thể là vùng ga Hàng Cỏ, Hà Nội ngày nay. 46 Kim Thành: nay thuộc huyện Kim Môn, Hải Dƣơng. 47 Thuận An: nay là vùng đất huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. 48 Tam Đới: vùng đất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ tƣơng đƣơng với các huyện Vĩnh Lạc, Tam Đảo, Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. 49 Thƣợng Hồng: nay là phủ Bình Giang, Hải Dƣơng. 50 Huyện Thanh Hài: thuộc phủ Nam Sách, Hải Dƣơng. 51 Phủ Hạ Hồng: gồm các huyện Tứ Kỳ và Vĩnh Lại. 52 Phủ Nam Sách: gồm các huyện Thanh Lâm (sau là Nam Sách) và Chí Linh). 53 Kinh Môn: gồm các huyện Giáp Sơn và Đông Triều thuộc Hải Dƣơng. 54 Huyện Phƣợng Nhãn: thuộc Bắc Ninh . 55 Bến Thảo Tân: có lẽ là Bến Cỏ ở bờ phía Nam sông Nhị, Hà Nội hoặc là ở vùng ga Hàng Cỏ (tức ga Hà Nội) và phố Hàng Cỏ ở Hà Nội ngày nay. 56 Huyện Thanh Lâm: thuộc Hải Dƣơng 57 Xã Nam Giản : thuộc huyện Chí Linh, Hải Dƣơng. 58 Sông Hàm Giang: ở xã Hàm Giang, huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng. 59 Huyện Hoành Bồ: thuộc Yên Quảng, nay thuộc Quảng Ninh 42 43

KHẢO LUẬN: 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Năm 1527, nhóm phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu đã lớn mạnh, nhờ khéo lợi dụng cuộc xung đột giữa các nhóm phong kiến khác để gây thế lực và củng cố địa vị, họ Mạc đã tìm cách diệt trừ lần lần các phe phái đối nghịch và đàn áp nhiều cuộc nổi dậy của quần chúng để thâu tóm quyền lực vào tay mình đi đến việc phế bỏ triều đại nhà Hậu Lê, cho khai sinh ra triều đại nhà Mạc. Họ Mạc bản chất vẫn là một tập đoàn phong kiến nhƣng còn gay gắt hơn với chính sách độc tài quân phiệt áp đặt lên đầu lên cổ nhân dân Đại Việt. Họ Mạc chỉ biết có quyền lợi dòng họ của mình để cƣớp quyền, đoạt ngôi chứ không phải vì quyền lợi của đất nƣớc dân tộc cho nên không thể có đƣợc sự đoàn kết và hậu thuẫn của ngƣời dân, đƣa đến sự chia rẽ, phân hóa đất nƣớc, dẫn đến tình trạng phe nhóm cát cứ, kéo dài cảnh nồi da xáo thịt giữa ngƣời Đại Việt với nhau. Các thế lực phong kiến đối lập đƣa ra chiêu bài phù Lê diệt Mạc nổi lên khắp nơi. Các thế lực nầy không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn tồi tệ nào để tranh quyền với chính quyền mới của họ Mạc, kể cả lập chính VSTK - 623


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

quyền lƣu vong ở ngoại quốc và nhờ ngoại quốc bao che để đem quân về gây cảnh loạn ly cho quê hƣơng. Đại diện cho tập đoàn đối lập nầy là Nguyễn Kim, một tôi thần cũ của nhà Hậu Lê. Nguyễn Kim quy tụ các nhóm thế lực đối lập rời rạc để gom về dƣới sự lãnh đạo của mình rồi đem quân từ Ai Lao về, chiếm đoạt đƣợc vùng Thanh Hóa, Nghệ An để thành lập một chính quyền riêng, dùng nhóm tàn dƣ của nhà Hậu Lê để có chính nghĩa phù Lê diệt Mạc nhƣng quyền hành hoàn toàn nằm trong tay họ Nguyễn. Nguyễn Kim chết vào năm 1545, quyền hành lại lọt vào tay con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm. Cuộc tranh dành quyền lực giữa hai bè phái phong kiến đƣa đến những hậu quả bi đát: nƣớc Đại Việt bị chia cắt làm hai miền; miền Bắc của Đại Việt mà sử cũ gọi là Bắc triều do họ Mạc thống trị. Miền Nam Đại Việt từ Thanh Hóa, Nghệ An trở vào gọi là Nam triều đặt dƣới ách cai trị của tập đoàn Trịnh-Lê. Cuộc nội chiến Bắc-Nam kéo dài dây dƣa hơn 50 năm đã diễn ra giữa hai thế lực phong kiến thù địch đó khiến cho ngƣời dân một cổ hai tròng, gánh chịu biết bao nhiêu tai ƣơng, loạn ly, chết chóc. Nhân lực, vật lực của dân bị cả hai phía vơ vét, cƣớp đoạt để cung ứng, phục vụ cho hai thế lực tranh quyền. Nếu họ Nguyễn đã dựa vào thế lực của ngoại bang để thiết lập và củng cố chính quyền miền Nam thì họ Mạc cũng đã đầu hàng, thoả hiệp để lấy lòng thế lực của ngoại bang từ phƣơng Bắc bằng cách quy phục và trao trả một phần đất của nƣớc Đại Việt cho ngƣời Minh để đƣợc rảnh tay đối phó với các phe phái đối nghịch và đè bẹp các phong trào nổi dậy của nhân dân trong nƣớc. Họ Nguyễn-Trịnh ở miền Nam cũng nhƣ họ Mạc ở miền Bắc, cả hai nhóm quyền lực phong kiến nầy đều phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng; một khi bọn họ lôi kéo niềm tự hào của dân tộc xuống bùn nhơ bằng cách quỵ lụy ngoại bang để củng cố cho quyền lợi riêng tƣ của mình thì dân tộc Đại Việt không thể nào tha thứ. Tập đoàn thống trị ở Nam, ở Bắc, cả hai đều không đƣợc đại đa số nhân dân hậu thuẫn. Trong bối cảnh đó, họ Mạc phải gánh chịu lòng phẫn nộ của ngƣời dân nặng hơn là tập đoàn Trịnh-Lê và đó là lý do quan trọng khiến cho triều Mạc bị thất bại trong cuộc tranh chấp với miền Nam. Suốt triều đại họ Mạc từ lúc khởi đầu cho tới thời Mạc Mậu Hợp, ngƣời ta thấy triều đình nầy đơn độc chiến đấu mà không thấy đƣợc một lần có sự hƣởng ứng tiếp trợ của nhân dân miền Bắc. Nhân dân miền Nam cũng thế, không hƣớng về họ Mạc, vì vậy rất nhiều lần họ Mạc đƣa quân vào giải phóng miền Nam nhƣng đã không thành công. Sau thời đại Mạc Mậu Hợp, biết bao nhiêu thân tộc của dòng dõi họ Mạc tiếp tục kháng chiến, mong khôi phục lại ngôi vua cho nhà Mạc nhƣng tất cả đều bị dẹp tan bởi vì những nhóm họ Mạc tàn dƣ VSTK - 624


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

nầy cũng không có đƣợc sự hậu thuẫn của nhân dân ở miền Bắc và hơn nữa sự kéo dài chiến tranh của bọn họ chỉ nối tiếp thêm sự đau khổ cho ngƣời dân mà thôi. Trong suốt quá trình của thời kỳ nội chiến nầy có mộ sự kiện khá đặc biệt đáng chú ý: đó sự đoàn kết gắn bó keo sơn trong nội bộ thân tộc của dòng họ nhà Mạc. Không có cảnh nồi da xáo thịt tranh giành ngôi vua trong dòng họ nầy và đó chính là nguyên tố bền vững khiến cho nhà Mạc có thể kéo dài triều đại thống trị của mình khá lâu. Ngƣời dân miền Nam không hƣớng về họ Mạc mà cũng không tha thiết gì với tập đoàn quân phiệt Trịnh-Lê bởi vì dƣới ách cai trị của nhóm nầy ngƣời dân miền Nam trở thành những lao công chiến trƣờng đắp đƣờng, khuân vác quân lƣơng để phục dịch cho các cuộc hành quân đánh ra Bắc của họ. Lũ lụt, đói kém liên miên nhƣng chính quyền miền Nam không cần có một chính sách dân sinh nào để làm tốt hơn một chút đời sống nghèo khốn cùng cực của nhân dân miền Nam. Ngoài ra, quân binh của Trịnh-Lê là một đoàn quân ăn cƣớp thiếu thốn thèm khát và hiếu sát. Vì vậy cứ mỗi lần tiến quân ra Bắc thì cƣớp giật, đốt phá, trả thù và hãm hiếp thẳng tay khiến cho nhóm chỉ huy cao cấp Trịnh-Lê phải nhiều lần ra quân luật cấm đoán những hành vi tàn bạo dã man của đám thuộc hạ đối xử với nhân dân miền Bắc trong những vùng đất bị bọn họ tạm chiếm. Ngƣời dân miền Bắc dù cũng chịu chung một hoàn cảnh, cùng một số phận nhƣ nhân dân miền Nam nhƣng họ không thể nào hƣớng về tập đoàn Trịnh-Lê và trông đợi bọn họ tiến ra giải phóng miền Bắc.

VSTK - 625


QUYỂN III

THỜI KỲ TRỊNH - LÊ CHƢƠNG VI

TRỊNH TÙNG - L Ê THẾ TÔNG Niên hiệu : Quang Hưng ( 1578-1599) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Quý Tỵ tháng 5, Quang Hưng năm thứ 16 (1593), Trịnh Tùng ra lệnh Nguyễn Hoàng từ Thuận Hóa ra Đông Đô, đặt dƣới quyền chỉ huy và điều động trực tiếp của mình để dễ bề kiểm soát và phòng ngừa mọi hành vi, hoạt động của Nguyễn Hoàng. Tàn dƣ của họ Mạc vẫn còn chiếm giữ các huyện Duyên Hà1, Vũ Tiên2, Chân Định3 , Thánh Lan4, các phủ Tiên Hƣng5, Kiến Xƣơng6, lập phòng tuyến, đóng cọc nhọn ở cửa sông Hoàng Giang7. Bùi Văn Khuê và Trần Bách Niên đƣợc lệnh Trịnh Tùng đi bình định nhƣng không dẹp đƣợc. Trịnh Tùng lại phải sai Nguyễn Hoàng đem quân thủy bộ đi đánh dẹp và tiễu trừ, các phủ Tiên Hƣng, Kiến Xƣơng đều đƣợc yên. Mạc Kính Chƣơng cùng với nhiều thân tộc và thuộc hạ lại chiếm giữ Hải Dƣơng, Nguyễn Hoàng đƣa quân càn quét, bắt sống đƣợc nhiều tƣớng của họ Mạc, đuổi Mạc Kính Chƣơng phải chạy vào Yên Quảng; Hải Dƣơng và Sơn Nam lần lƣợc đƣợc bình định, vùng Đông-Nam tạm yên. Nhóm tàn dƣ khác của họ Mạc nay còn có Mạc Kính Cung, Mạc Ngọc Liễn, Mạc Kính Khoan và một số ít thân tộc họ Mạc. Mạc Kính Cung đƣợc Mạc Ngọc Liễn phù lập làm vua với niên hiệu Càn Thống, chiếm giữ Lạng Sơn. Mạc Kính Khoan chiếm giữ Đại Từ8; Mạc Kính Dụng và thân tộc chia nhau chiếm cứ Thái Nguyên, Bắc Ninh, Sơn Tây. Giáp Ngọ, tháng Giêng, Quang Hưng năm thứ 17, (1594), Trịnh Tùng sai Hoàng Đình Ái đem quân đánh Mạc Ngọc Liễn và Mạc Kính Cung ở châu An Bác9, Lạng Sơn. Mạc Ngọc Liễn chạy trốn sang phủ Tƣ Minh10 trên đất VSTK - 626


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

Trung Quốc rồi lại trở về chiếm châu Vạn Ninh11. Còn Mạc Kính Cung thì chạy sang ẩn nấu ở Long Châu12 thuộc Quảng Tây, sau đó từ lãnh thổ Trung Quốc lại dẫn thuộc hạ về đánh phá Lạng Sơn. Trịnh Tùng lại sai Nguyễn Hoàng đem thủy quân đi đánh, Mạc Kính Cung lại chạy vào Long Châu. Tháng 7, Mạc Ngọc Liễn ở Vạn Ninh đau nặng sắp chết, sai ngƣời đƣa thƣ khuyên Mạc Kính Cung nên tạm chấm dứt việc chiến tranh, ẩn nhẫn chờ thời cơ và không nên rƣớc giặc Minh vào Đại Việt gây cảnh lầm than nô lệ cho ngƣời dân Đại Việt. Mạc Kính Chƣơng từ Yên Quảng13 tiến chiếm xã Hƣơng Lan ở châu Vạn Ninh rồi sai thuộc hạ dùng thủy binh đánh chiếm các huyện Tứ Kỳ14, Vĩnh Lại15. Ất Mùi, tháng 4, Quang Hưng năm thứ 18 ((1595), Trịnh Tùng sai Lại Thế Quý đem quân đánh Mạc Kính Dụng ở châu Cảm Hóa16, Thái Nguyên, giết trên 500 quân Mạc, tịch thu nhiều vũ khí, voi, ngựa rồi rút quân về. Tháng 7, lại sai Lại Thế Quý đem quân đánh phá Thái Nguyên, Cao Bằng, bắt giết đƣợc nhiều thuộc hạ của Mạc Kính Dụng. Bính Thân, tháng Giêng, Quang Hưng năm thứ 19 (1596), tƣớng trấn thủ Hải Dƣơng là Phạm Ngạn hay tin quân của Mạc Kính Chƣơng đánh phá 2 huyện Tứ Kỳ, Vĩnh Lại liền đƣa quân Trịnh đón đánh ở Thanh Lâm17, giết hơn 2,000 quân Mạc, thu nhiều vũ khí. Sau đó Phạm Ngạn dùng mƣu giả dạng quân Mạc lẻn tới châu Vạn Ninh bắt sống đƣợc Mạc Kính Chƣơng, đóng cũi giải về Đông Đô giết chết. Để lôi kéo sự công nhận của nhà Minh, tàn dƣ họ Mạc tố cáo với ngƣời Minh rằng họ Trịnh hiện đang tiếm quyền cai trị, không phải phù Lê diệt Mạc. Ngƣợc lại chính quyền Trịnh-Lê cũng tố cáo họ Mạc là kẻ phản nghịch và sai ngƣời mang ấn tín cùng sắc chỉ của vua nhà Minh trƣớc đây sắc phong cho họ Lê làm An Nam quốc vƣơng để làm bằng

VSTK - 627


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

chứng với ngƣời Minh rằng họ Lê vẫn đang tiếp nối việc cai trị nƣớc An Nam. Sau khi nhận hối lộ của Trịnh-Lê, đám quan quân ngƣời Minh các phủ Tƣ Minh, Thái Bình ở Quảng Tây đều làm tờ tấu trình với lời lẽ có lợi cho chính quyền Trịnh-Lê gởi về vua Minh, đề nghị triều đình nhà Minh công nhận chính quyền Trịnh-Lê và chỉ cần cắt đất Cao Bằng cấp cho tàn dƣ của họ Mạc. Vua Minh chuẩn nhận và cho phép chính quyền Trịnh-Lê tiếp tục triều cống. Đinh Dậu, tháng 4, Quang Hưng năm thứ 20 (1597), chính quyền Trịnh-Lê sai Phùng Khắc Khoan18 sang triều cống và cầu xin vua Minh tƣớc phong. Tháng 10, Trịnh-Lê mở khoa thi Hƣơng. Từ đây, cứ 3 năm mở khoa thi một lần. Mậu Tuất, Quang Hưng năm thứ 21 (1598), binh đội của Lê-Trịnh ở Hải Dƣơng nổi dậy làm phản, Nguyễn Hoàng, Hoàng Đình Ái và Phạm Ngạn đƣợc lệnh Trịnh Tùng mang quân đi dẹp. Hoàng Đinh Ái đánh bắt đƣợc Mạc Kính Luân ở Lục Ngạn19. Nguyễn Hoàng bắt đƣợc loạn tƣớng chỉ huy ở Thủy Đƣờng20. Hải Dƣơng dẹp yên. Mạc Kính Dụng bị thua ở Thái Nguyên, chạy về vùng An Bác21 thuộc Lạng Sơn ở phía Đông, tự xƣng là Uy vƣơng và tiến quân định chiếm lấy Phú Lƣơng22 nhƣng bị trƣởng quan cai trị Phú Lƣơng lập mƣu dùng đàn bà mê hoặc23 Kính Dụng để chờ viện binh từ kinh đô. Trịnh Tùng sai quân tăng viện tới bắt đƣợc Kính Dụng mang về Đông Đô, giết chết. Chính quyền Trịnh-Lê ra lệnh bắt lính ở các lộ, dân tình rất đau khổ về việc nầy. Tháng 11, Trịnh Tùng sai Hoàng Đình Ái và Trịnh Đỗ hành quân tìm diệt nhóm tàn dƣ Mạc Kính Cung và Mạc Kính Khoan ở Lạng Sơn và Thái Nguyên. Tƣớng của Hoàng Đình Ái là Trần Phúc đánh Mạc Kính Cung phải chạy vào Long Châu; Trần Phúc bắt đƣợc con trai nhỏ 12 tuổi của Kính Cung liền quay về Lạng Sơn hội với Hoàng Đình Ái lui binh về Đông Đô.

VSTK - 628


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Trịnh Đỗ tiến đánh các châu Thông Hóa24, Cảm Hóa25 ở Thái Nguyên nhƣng không gặt hái đƣợc kết quả gì khả quan cho nên cũng phải lui binh. Tháng 12, sứ thần Phùng Khắc Khoan từ Yên Kinh26 về Đại Việt, mang theo tờ sắc phong của vua Minh công nhận triều đình Trịnh-Lê. Còn Mạc Kính Cung hối lộ cho quan quân biên giới để họ tâu trình vua nhà Minh dùng áp lực can thiệp với Trịnh-Lê cho họ Mạc tàn dƣ đƣợc yên ổn nƣơng thân ở Cao Bằng. Kỷ Hợi, tháng 4, Quang Hưng năm thứ 22 (1599), Trịnh Tùng bắt ép Lê Thế Tông phải tiến phong cho Tùng lên chức Đô Nguyên Soái tổng quốc chính, thƣợng phụ Bình An vƣơng, đƣợc xây cất vƣơng phủ riêng và đặt quan thuộc, triều chính riêng, thống lĩnh quân đội, điều hành chính sự, cai trị nhân dân, của cải, thuế má, chính sách nội chính và ngoại giao đều do phủ vƣơng Trịnh Tùng toàn quyền quyết định. Lê Thế Tông chỉ giữ ngôi vị vua bù nhìn và chỉ đƣợc nhận lãnh ân sủng do Trịnh Tùng ấn định27 và ban phát. Tháng 8, Lê Thế Tông chết, ở ngôi vị bù nhìn 27 năm, thọ 33 tuổi. Trịnh Tùng phế bỏ con trƣởng của Lê Thế Tông để lập con thứ Duy Tân tiếp nối ngôi vua hƣ vị tức Lê Kính Tông với niên hiệu mới là Thận Đức năm thứ 1. Kể từ đây, tàn dƣ nhà Hậu Lê chỉ là cái bóng mờ đƣợc họ Trịnh dùng để che mắt thế gian và hậu thế trong tiến trình tranh ngôi đoạt vị để độc quyền làm chủ đất nƣớc Đại Việt.

VSTK - 629


QUYỂN III

THỜI KỲ TRỊNH - LÊ CHƢƠNG VII

TRỊNH TÙNG - LÊ KÍNH TÔNG Niên hiệu: Thận Đức (1600); Hoằng Định (1601-1619) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Canh Tý, tháng Giêng, Thận Đức năm thứ 1 (1600), Trịnh Tùng cùng chủ trì với Lê Kính Tông để cử hành lễ tế Nam Giao28. Tháng 5, Nguyễn Hoàng thấy họ Trịnh không ƣa thích mình cho nên tìm cách thoát thân bằng cách ngầm xui giục nhóm Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khuê nổi dậy đem thủy binh uy hiếp cửa Đại An29 chống đối triều đình Trịnh-Lê. Nguyễn Hoàng nhân cớ đó xin mang quân đi bình định rồi dẫn hết quan quân thuộc hạ vƣợt biển về Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng bỏ chính quyền Trịnh-Lê trở về trấn thủ Thuận Hoá làm cho dân chúng xáo động, hoang mang muốn hƣớng về theo Nguyễn Hoàng trong khi tàn dƣ họ Mạc vẫn còn đầy dẫy khắp nơi ở miền Bắc khiến cho Trịnh Tùng e dè lo sợ phải đƣa Lê Kính Tông rời Đông Đô về Tây Đô ở Thanh Hóa để củng cố và bố phòng việc chiến đấu lâu dài, và tránh khỏi bị bao vây giữa hai áp lực quân sự, một của Nguyễn Hoàng ở phía Nam, và một của tàn dƣ họ Mạc ở phía Đông Bắc. Nhóm nỗi dậy Bùi Văn Khuê, Phan Ngạn nghi kỵ lẫn nhau, Ngạn giết Khuê, vợ của Khuê dùng sắc đẹp dụ dỗ và giết chết Ngạn trên sông Hoàng Giang30 để báo thù cho chồng . Tháng 6, Trịnh Tùng cho ngƣời vào Thuận Hóa phủ dụ Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng tạm thời yêm hơi lặng tiếng chờ thời cơ. Mẹ thứ của Mạc Mậu Hợp đƣợc thuộc hạ cũ là Nguyễn Dụng phò lập làm quốc mẫu rồi tiến chiếm Đông Đô, tàn dƣ họ Mạc tụ tập trở về Đông Đô rất đông đảo. VSTK - 630


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Mẹ của Mậu Hợp liền sai ngƣời đi đón Mạc Kính Cung ở Cao Bằng trở về. Kính Cung khi về đến Vũ Ninh đƣợc loạn tƣớng của Trịnh là Ngô Đình Nga đem quân đón rƣớc và xin quy phục. Từ đó vùng Đông Bắc lại thuộc quyền kiểm soát của họ Mạc. Tháng 8, sau khi đã dàn xếp tạm yên ổn mặt phía Nam, Trịnh Tùng đƣa quân thủy bộ tiến ra Trƣờng Yên mở chiến dịch tảo thanh; quân Mạc bị giết rất nhiều, mẹ Mạc Mậu Hợp bị bắt giết, Mạc Kính Cung bỏ chạy trốn ra Kim Thành31, Trịnh Tùng chiếm lại Đông Đô. Tháng 9, quân của Trịnh Tùng bắt đƣợc Ngô Đình Nga ở sông Thiên Đức, giải về Đông Đô xử tội chém. Tuỳ thuộc của họ Mạc là Nguyễn Dụng lại chiếm giữ vùng cửa biển Giao Thủy32 và sông Hoàng Giang, quân Trịnh chƣa dẹp đƣợc. Tháng 12, Trịnh-Lê đổi niên hiệu là Hoằng Định. Tân Sửu, Hoằng Định năm thứ 1 (1601), Mạc Kính Cung ở Kim Thành sai Nguyễn Dụng đánh phá Nam Xƣơng và vây hãm Sơn Nam. Trịnh Tùng đƣa quân bình định, chém chết Nguyễn Dụng và các thuộc tƣớng ở Lãnh Giang33; lại sai Hoàng Đình Ái đƣa quân càn quét vùng Hải Dƣơng, Mạc Kính Cung phải bỏ Kim Thành chạy lên Lạng Sơn. Tháng 8, Lê Kính Tông đƣợc Trịnh Tùng đƣa về Đông Đô. Tháng 12, Trịnh Tùng sai Nguyễn Khải hành quân bình định vùng Sơn Nam và Kinh Bắc, dẹp yên cả hai nơi. Nhâm Dần, Hoằng Định năm thứ 3 (1602), triều đình Trịnh-Lê cho mở khoa thi Hội. Năm Giáp Thìn (1604), lại mở khoa thi Hội. Bính Ngọ (1605), sai sứ sang triều cống nhà Minh. Đinh Mùi (1607) mở khoa thi Hội. Mậu Thân (1608), dân chúng bị nạn đói, thiếu gạo thóc, rất nhiều ngƣời chết vì thiếu ăn. Canh Tuất (1610), thi Hội. Quý Sửu (1613), thi Hội. Tháng 4, sai sứ đi triều cống nhà Minh. VSTK - 631


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Tháng 6, Nguyễn Hoàng chết ở Thuận Hóa, thọ 89 tuổi. Con trai là Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp, tiếp tục trấn thủ Thuận Hoá, dời bản doanh ra xã Bác Vọng34 thuộc huyện Quảng Điền35. Tháng 8, con của Trịnh Tùng là Trịnh Tráng đem quân tảo thanh, bình định Yên Quảng. Đinh Tỵ (1617), bão lụt ở các vùng ven biển, sâu trùng phá hại đồng ruộng, Sơn Tây mất mùa, thiếu gạo. Mậu Ngọ (1618), Mạc Kính Khoan và đám tàn dƣ lại nổI lên ở 2 vùng Vũ Nhai36, Đại Từ37 thuộc Thái Nguyên. Trịnh Tùng sai hai con Trịnh Tráng và Trịnh Xuân cùng nhiều tƣớng tá chia quân đi đánh. Quân Mạc thua phải tản mát lẩn trốn. Kỷ Mùi, tháng 5, Hoằng Định năm thứ 20 (1619), Lê Kính Tông và Trịnh Xuân38 liên kết âm mƣu đảo chánh lật đỗ Trịnh Tùng và Trịnh Tráng. Trịnh Xuân sai thuộc hạ phục kích ám sát Trịnh Tùng nhƣng Trịnh Tùng thoát chết. Việc vỡ lở, Trịnh Tùng cho ngƣời thắt cổ giết chết Lê Kính Tông, không cho phép chôn cất theo nghi thức dành riêng cho vua. Trịnh Xuân bị bắt giam rồi đƣợc tha.

VSTK - 632


QUYỂN III

THỜI KỲ TRỊNH - LÊ CHƢƠNG VIII

TRỊNH TÙNG - LÊ THẦN TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Tộ (1620-1623) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Tháng 6, Trịnh Tùng lập Lê Duy Kỳ lên thay thế Lê Kính Tông, tức Lê Thần Tông, đổi niên hiệu là Vĩnh Tộ năm thứ 1. Quý Hợi, tháng 6, Vĩnh Tộ năm thứ 5 (1623), Trịnh Tùng đau nặng, quyết định lập Trịnh Tráng nối nghiệp vƣơng, cho Trịnh Xuân làm phó vƣơng. Trịnh Xuân bất mãn, đem thuộc hạ đánh phá khắp nơi bên trong thành Đông Đô. Trịnh Tùng đang bệnh nặng phải bỏ chạy trốn ra nhà em là Trịnh Đỗ ở Thanh Trì, giả trá đem lời hứa hẹn, dụ ngọt Trịnh Xuân tới rồi ra hiệu cho ngƣời của Trịnh Đỗ đâm chết. Trịnh Xuân chết, nhƣng thuộc hạ của Xuân vẫn tiếp tục xúi giục dân chúng ở Đông Đô chống lại Trịnh Tùng và Trịnh Tráng. Trịnh Tùng chết ở Thanh Trì, cầm quyền 53 năm, thọ 74 tuổi. Trịnh Tráng phải đƣa Lê Thần Tông về Tây Đô ở Thanh Hóa để chấn chỉnh nội bộ và chờ cho lòng dân ở miền Bắc lắng xuống về việc họ Trịnh giết Lê Kính Tông. Tháng 7, lợi dụng trong lúc nội bộ dòng họ Trịnh chia rẽ tranh giành quyền lực, Mạc Kính Khoan đem quân từ Cao Bằng đánh vào Gia Lâm. Trịnh Tráng đƣa quân đón đánh, đuổi Kính Khoan chạy trở lên Cao Bằng rồi đƣa Lê Thần Tông trở về Đông Đô. 

VSTK - 633


QUYỂN III

THỜI KỲ TRỊNH - LÊ CHƢƠNG IX

TRỊNH TRÁNG - L Ê THẦN TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Tộ (1623-1628); Đức Long (1629-1634); Dương Hòa (1635-1643) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Quý Hợi, tháng 11, Vĩnh Tộ năm thứ 5(1623), Trịnh Tráng tự xƣng là nguyên soái tổng quốc chính, Thanh Đô vƣơng. Giáp Tý (1624), sai Bùi Sĩ Lâm ra bình định càn quét tàn dƣ của họ Mạc ở các vùng Đông Triều, Chí Linh. Ất Sửu, tháng 5, Vĩnh Tộ năm thứ 7 (1625), Trịnh Tráng sai con là Trịnh Kiều đƣa quân đi bình định Cao Bằng, bắt đƣợc Mạc Kính Cung và tất cả hạ thuộc giải về Đông Đô xử tội chết. Mạc Kính Khoan trốn chạy sang đất Trung Quốc rồi nhờ ngƣời dâng tờ biểu xin hàng phục họ Trịnh. Trịnh Tráng chấp thuận, phong cho Mạc Kính Khoan chức thái úy và đƣợc trấn giữ vùng Cao Bằng cha truyền con nối. Tàn dƣ họ Mạc chia nhau chiếm giữ các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Quảng dây dƣa tranh phuông với họ Trịnh hơn 30 năm cho tới nay mới chịu bỏ cuộc. Mặt phía Bắc đã tạm yên, Trịnh Tráng hƣớng về Thuận Hóa ở miền Nam hiện đang dƣới quyền kiểm soát của Nguyễn Phúc Nguyên. Trịnh Tráng đã có lần lợi dụng và âm mƣu với hai ngƣời em của Nguyễn Phúc Nguyên là Văn và Thạch38bis làm nội ứng cho quân Trịnh. Nguyễn Phúc Nguyên biết đƣợc âm mƣu, bắt giết hai ngƣời em phản bội. Tƣớng của Trịnh Tráng là Nguyễn Khải đƣa quân đi đánh, nhƣng khi tới Nhật Lệ thì hay tin Nguyễn Phúc Nguyên đã giết 2 kẻ nội ứng, Khải liền vội vã rút quân về. Từ đó mối bất hoà hiềm khích bắt đầu thành hình giữa hai họ Trịnh, Nguyễn nhƣng Phúc Nguyên vẫn nhẫn nhục nằm yên, chiêu mộ ngƣời giỏi, chỉnh đốn binh lƣơng, đắp chiến lũy phòng thủ Đông Hối39 từ núi VSTK - 634


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Đâu Mâu ở huyện Phong Lộc40 xuống đến cửa biển Nhật Lệ41 . Khi đồn lũy đã kiên cố, binh lƣơng đã đầy đủ, Nguyễn Phúc Nguyên liền chấm dứt nộp triều cống cho chính quyền Trịnh Lê. Bính Dần (1626), Trịnh Tráng sai Nguyễn Hữu Bản vào Thuận Hóa đòi truy thâu tô thuế từ năm Giáp Tý (1524) trở về trƣớc và ra lệnh cho Nguyễn Phúc Nguyên về triều trình diện nhƣng Phúc Nguyên từ chối không nộp thuế mà cũng không chịu về triều. Đinh Mão, Vĩnh Tộ năm thứ 9 (1627), Trịnh Tráng lại tim cớ để đem quân đi đánh, liền sai Lê Đại Dụng vào Thuận Hóa ra lệnh cho Nguyễn Phúc Nguyên nộp voi trận và thuyền chiến cho chính quyền Trịnh-Lê dùng làm lễ vật triều cống vua nhà Minh. Lại ra lệnh cho Nguyễn Phúc Nguyên phải cho con về triều làm con tin. Phúc Nguyên cũng không nghe theo lệnh. Trịnh Tráng liền sai Nguyễn Khải, Nguyễn Danh Thế dẫn quân đi trƣớc, đem 5,000 quân đóng ở xã Hà Trung, thuộc huyện Kỳ Anh, phía Đông Thanh Hóa. Trịnh Tráng tự đem đại binh tiến theo sau, bắt ép Thần Tông Lê Duy Kỳ phải đi theo, đóng bản doanh ở bờ Bắc sông Nhật Lệ. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn bắt đầu. Duyên Hà: hay huyện Diên Hà, nay thuộc Hƣng Hà, Thái Bình. Vũ Tiên: tên huyện, nay thuộc huyện Vũ Thƣ, Thái Bình. . 3 Chân Định: sau là huyện Kiến Xƣơng, nay thuộc Thái Bình.. 4 Thánh Lan: một phần của huyện Thái Thụy của Thái Bình hiện nay. 5 Tiên Hƣng: gồm phần đất của huyện Hƣng Hà, Đông Hƣng của Thái Bình ngày nay. 6 Phủ Kiến Xƣơng: nay là vùng huyện Vũ Thƣ, Thái Bình. 7 Hoàng Giang: khúc sông Hông ở phía trên Nam Định, khoảng ngả ba Tuần Vƣờng(?) 8 Đại Từ: thuộc Ninh Sóc tức Thái Nguyên. 9 An Bác: sau là huyện Sơn Động, Lạng Sơn, nay thuộc Bắc Giang. 10 Phủ Tƣ Minh: thuộc phủ Thái Bình của tỉnh Quảng Tây bên Trung Quốc. 11 Vạn Ninh: sau là phủ Hải Ninh, nay thuộc Quảng Ninh. 12 Long Châu: thuộc tỉnh Quảng Tây bên Trung Quốc. 1 2

VSTK - 635


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Yên Quảng: tức Ang Bang, nay là đất các vùng Tiên Yên và Vạn Ninh, Quảng Ninh. 14 Tứ Kỳ: tên huyện, thuộc Hải Dƣơng. 15 Vĩnh Lại: tên huyện thuộc Hải Dƣơng. 16 Châu Cảm Hóa: ở phủ Thông Hóa, Thái Nguyên. 17 Thanh Lâm: ở phủ Nam Sách, Hải Dƣơng. 18 Phùng Khắc Khoan: tự Hoằng Phu, ngƣời làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. 19 Lục Ngạn: tên huyện, thuộc phủ Lạng Giang, Bắc Ninh, nay thuộc Bắc Giang. 20 Thủy Đƣờng: tên huyện, nay là huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. 21 An Bác: xem chú giải (9). 22 Phú Lƣơng: tên huyện, thuộc phủ Phú Bình, Thái Nguyên. 23 Dùng đàn bà mê hoặc: là vợ của thổ quan huyện Phú Lƣơng 24 Châu Thông Hóa: thuộc thái Nguyên. 25 Cảm Hóa: tên phủ, thuộc Thái Nguyên 26 Yên Kinh: thủ đô của triều đình nhà Minh bên Trung Quốc. 27 Ân sủng: Trịnh Tùng ban cấp cho Lê Thế Tông 1,000 nhân sự để phục dịch và làm nô tỳ, 5,000 quân cấm vệ, 7 con voi, 20 thuyền rồng. 28 Tế Nam Giao: tức lễ tế trời đất. Thông thƣờng chỉ có vua mới đƣợc đứng làm chủ tế. Nay Trịnh Tùng lấn quyền, cũng tự coi minh là vua nên mới đứng ra chủ trì tế Nam Giao cùng với Lê Kính Tông. 29 Cửa biển Đại An: ở huyện Đại An, Sơn Nam nay là cửa Liêu. 30 Hoàng Giang: ở huyện Nam Xƣơng, phủ Lý Nhân, Sơn Nam. 31 Kim Thành: thuộc phủ Kinh Môn, Hải Dƣơng. 32 Giao Thủy: tên huyện, phủ Thiên Trƣờng, Sơn Nam. 33 Lãnh Giang: nay thuộc huyện Duy Tiên, Hà Nam. Sông nầy có một bến đò đƣợc gọi là bến Lãnh. 34 Xã Bác Vọng: ở huyện Quảng Điền, Thuận Hóa, nay thuộc Thừa Thỉên. 35 Huyện Quảng Điền: xem chú giải (34). 36 Vũ Nhai: tức Vạn Nhai, tên huyện, thuộc Thái Nguyên. 37 Đại Từ: tên huyện, nay thuộc Phú Bình, Thái Nguyên. 38 Trịnh Xuân: con của Trịnh Tùng, em của Trịnh Tráng. 38 bis Hai ngƣời em của Nguyễn Phúc Nguyên: chi tiết nầy không có trong sử cũ nhƣng đƣợc Đặng Xuân Bảng viết ra trong VSCMTY. 39 Đông Hối: tức Đồng Hới, Quảng Bình ngày nay. Lũy nầy còn có tên là lũy Thầy, cao 7 trƣợng 5 thƣớc, dài hơn 3,000 trƣợng, ngoài bờ lũy cắm rào và cọc gỗ lim, trong đắp đất, trên lũy cao đến 5 tầng, mỗi tầng cao 1 thƣớc 5 tấc, voi ngựa có thể đi lại đƣợc. Lũy đất nối liền nhau, nhiều chỗ lập thành pháo đài có đặt súng lớn. 40 Huyện Phong Lộc: trƣớc là một phần của huyện Khang Lộc, nay thuộc Quảng Bình. 13

VSTK - 636


1 2

Cửa biển Nhật Lệ: ở xã Động Hải, huyện Phong Lộc, nay thuộc Quảng Bình. 41

 KHẢO LUẬN: 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Trong thời kỳ nội chiến lần thứ 1 giữa hai chính quyền Bắc triều, Nam triều, giữa 2 họ Trịnh, Mạc, một thế lực phong kiến khác đã manh nha thành hình để trở thành một cơ sở cát cứ mới. Đó là tập đoàn phong kiến họ Nguyễn. Từ trong nội bộ của chính quyền Nam triều, khi Nguyễn Kim chết đáng lý ra thì quyền lực của Nguyễn Kim phải do con trai của dòng họ Nguyễn là Nguyễn Hoàng kế tục nhƣng không biết lý do vì sao lại rơi vào tay của ngƣời con rể là Trịnh Kiểm. Sử sách cũ rất mù mờ khi viết về việc thay đổi quyền lực từ tay họ Nguyễn qua tay họ Trịnh. Sau khi nắm mọi quyền hành, Trịnh Kiểm liền tiến hành âm mƣu tƣớc đoạt thế lực của họ Nguyễn để tạo dựng quyền thế tập cho họ Trịnh. Anh của Nguyễn Hoàng đã bị Trịnh Kiễm giết hại. Bản thân của Nguyễn Hoàng nếu không đƣợc ngƣời chị (vợ của Trịnh Kiểm) che chở thì có lẽ lịch sử đã không chứng kiến cuộc nội chiến lần thứ 2 trên đất nƣớc Đại Việt. Nguyễn Hoàng phải nhờ ngƣời chị can thiệp với Trịnh Triều đình con rối của nhà Hậu Lê tàn dư

(Tranh vẽ trong sách “Description du Royaume de Tonkin” của S.Baron, R. I. 1914) 18 19 20 21 22 23

Kiểm để đƣợc vào trấn nhậm Thuận Hóa năm 1558 và kiêm luôn việc trấn nhậm Quảng Nam vào năm 1570 để thoát khỏi sự kim kẹp đe dọa của ngƣời anh rể, đồng thời xây dựng lực lƣợng cát cứ để cƣớp lại quyền lực của họ Nguyễn bị mất vào tay họ Trịnh. Kể từ đó vùng Thuận Hóa - Quảng Nam trở thành giang sơn riêng của nhóm phong kiến họ Nguyễn. VSTK - 637


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Khi còn yếu, họ Nguyễn vẫn tiếp tục ẩn nhẫn giữ mối quan hệ thần thuộc với chính quyền Trịnh - Lê ở miền Nam và phải tuân theo lệnh sai khiến của họ Trịnh để chống lại họ Mạc ở miền Bắc nhƣng vẫn âm thầm củng cố lãnh địa cát cứ. Mối liên hệ giữa Trịnh-Nguyễn càng ngày càng trở nên tồi tệ và thực sự cắt đứt với nhau từ năm 1627 và họ Nguyễn kể từ đó thƣờng đƣợc gọi là chúa Nguyễn. Ở miền Bắc, từ năm 1595, Trịnh Tùng xƣng vƣơng và con cái Trịnh Tùng tự quyền khoát cho mình quyền thế tập xƣng vƣơng mà thời đó ngƣời dân quen gọi là chúa Trịnh. Họ Trịnh rất khôn ranh, không cƣớp hẳn ngôi vua của tàn dƣ nhà Hậu Lê nhƣng trên thực tế đã biến tàn dƣ Hậu Lê thành hƣ vị để họ Trịnh có thể vừa nắm quyền chuyên chế vừa giữ đƣợc chính nghĩa phù Lê mà kình chống với các nhóm đối lập. Tóm lại, theo sau sự suy yếu của nhà Hậu Lê vào đầu thế kỷ thứ 16, tình trạng lãnh chúa cát cứ chống đối nhau của các phe phái phong kiến vẫn tiếp tục xảy ra triền miên và đó chính là bản chất thoái hóa hằng cửu của giai cấp phong kiến trên đất nƣớc Đại Việt.

Phủ Chúa Trịnh (Tranh vẽ trong sách “Description du Royaume de Tonkin” của S.Baron, R. I. 1914)

VSTK - 638


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG IX (tiếp theo) TRỊNH TRÁNG -LÊ THẦN TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Tộ (1623-1628) - Đức Long 8 (1629-1634) Dương Hòa (1635-1643) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Năm Bính Dần (1626) sau khi dẹp yên tàn dƣ họ Mạc ở Cao Bằng, Trịnh Tráng liền sai ngƣời vào Thuận Hóa đòi họ Nguyễn phải nộp thuế truy thâu từ năm Giáp Tý (1624) đồng thời ra lệnh cho Nguyễn Phúc Nguyên phải ra Bắc trình diện nhƣng Nguyễn Phúc Nguyên từ chối không nộp thuế mà cũng không tuân lệnh trở về triều trình diện. Đinh Mão, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 9 (1627), Trịnh Tráng lại tìm cớ để đem quân đánh họ Nguyễn; sai Lê Đại Dụng vào Thuận Hóa ra lệnh cho họ Nguyễn phải nộp voi trận và thuyền chiến để triều đình Trịnh-Lê dùng làm lễ vật triều cống cho Trung Hoa. Lại bắt buộc họ Nguyễn phải cho con trai ra Bắc làm con tin. Phúc Nguyên không nghe theo lệnh. Trịnh Tráng liền khởi phát quân binh tiến vào Nam, bắt ép Thần Tông Lê Duy Kỳ phải đi theo lƣợc trận, đóng bản doanh ở bờ phía Bắc sông Nhật Lệ1 thuộc huyện Phong Lộc, Quảng Bình. Nguyễn Phúc Nguyên sai Nguyễn Hữu Dật đem bộ binh ra chống cự và cử con trai Nguyễn Phúc Trung chỉ huy thủy binh để tiếp ứng. Quân của họ Nguyễn phản công quyết liệt, quân của họ Trịnh bị tổn hại nhiều. Quân Nguyễn lại dùng gián điệp tung tin đồn ở miền Bắc bọn Trịnh Gia và Trịnh Nhạc làm loạn. Trịnh Tráng nghe tin ấy trở nên bối rối, nghi ngại, lại thêm quân Trịnh đã bị thua quân Nguyễn liền mấy trận, Trịnh Tráng phải rút quân về Bắc. VSTK - 639


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 8, năm Đinh Mão (1627), triều đình Trịnh-Lê mở khoa thi Hƣơng. Kỷ Tỵ tháng 4 (1629) Trịnh-Lê đổi niên hiệu là Đức Long năm thứ 1. Miền Bắc bị hạn hán. Dân chúng bị nạn đói lớn. Tháng 10, Trịnh Tráng tự xƣng vƣơng gọi là Thanh Đô vƣơng. Canh Ngọ, Đức Long năm thứ 2 (1630), Trịnh Tráng ép Thần Tông Lê Duy Kỳ cƣới con gái của Tráng là Trịnh thị Ngọc Hạnh làm hoàng hậu. Trịnh thị trƣớc đã gả cho bác họ của Thần Tông là Lê Trụ, sinh đƣợc 4 ngƣời con. Lê Trụ mƣu đảo chính bị họ Trịnh giam ngục, Tráng đem Ngọc Hạnh ép gả cho Thần Tông Lê Duy Kỳ. Tháng 6, nƣớc sông Nhị lên cao, cửa Nam Đông Đô ngập nƣớc, nhiều ngƣời bị chết đuối. Đê điều ở các xã Yên Duyên, Khuyến Lƣơng thuộc huyện Thanh Trì bị vỡ, lúa đồng chìm ngập, dân miền Bắc mất mùa, đói kém. Tháng 9, triều đình Trịnh-Lê xây thêm nhiều cung điện. Tân Mùi, Đức Long năm thứ 3, tháng Giêng (1631), miền Bắc bị bão lớn, cây gãy, nhà sập, nhiều ghe thuyền bị đắm. Tháng 3, mƣa đá ở Hải Dƣơng gây nhiều thiệt hại vật chất, ngƣời, và súc vật. Tháng 4, động đất ở Lam Kinh2. Tháng 9, mƣa bão lớn. Nƣớc sông Nhị lại dâng cao. Nhâm Thân, Đức Long năm thứ 4, tháng 4 (1632), Trịnh-Lê cách chức những quan chức tham lạm, hối lộ trong việc bổ nhiệm các cấp nhân viên thừa hành trong chính quyền. Tháng 6, nƣớc sông Nhị lên cao. Trịnh Tráng sai thái úy Trịnh Kiều đi thanh sát đê Thanh Triều3 . Quý Dậu, Đức Long năm thứ 5, tháng 11 (1633) , con thứ3 của Nguyễn Phúc Nguyên tên là Nguyễn Phúc Anh trấn giữ Quảng Nam ngầm mƣu phản, viết thƣ hẹn Trịnh Tráng đem quân vào đánh miền Nam, Trịnh Anh sẽ làm nội ứng khi có tiếng súng báo hiệu từ bên phía quân Trịnh. Tráng tin lời, đích thân đem đại quân tiến thẳng đến cửa biển Nhật Lệ. VSTK - 640


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Nguyễn Phúc Nguyên ra lệnh cho Nguyễn Vân Thắng và Nguyễn Hữu Dật đem quân chống cự. Trịnh Tráng bắn súng báo hiệu nhƣng không thấy quân binh nội ứng của Phúc Anh xuất hiện, Tráng nghi ngại, rút quân lui lại đóng cách xa chiến lũy để chờ. Sau hơn một tuần, quân Trịnh mệt mỏi, lơi lỏng, quân Nguyễn xông ra đánh mạnh, quân Trịnh tan chạy, chết mất quá nửa. Tráng đánh chiếm phía bắc vùng Bố Chính, đặt Nguyễn Khắt Luật trấn giữ rồi tự mình rút quân về Bắc; tƣớng Bùi Công Thắng của quân Nguyễn bị chết trong trận nầy. Giáp Tuất, Đức Long năm thứ 6, tháng 3 (1634), TrịnhLê mở khoa thi Hội: Vũ Bạt Tụy đỗ tiến sĩ xuất thân, Nguyễn Nhân Trứ đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Ở miền Bắc bị đại hạn, dân chúng đói kém. Tháng 10, Trịnh-Lê đổi niên hiệu là Dương Hòa năm thứ 1. Ất Hợi, Dương Hòa năm thứ 1, tháng 10 (1635), ở miền Nam, Nguyễn Phúc Nguyên chết, cầm quyền 23 năm, thọ 71 tuổi. Con thứ Nguyễn Phúc Lan nối nghiệp lãnh chúa4 miền Nam, xƣng hiệu là Nhân quốc công, dời bản doanh về xã Kim Luông, huyện Hƣơng Trà5. Nguyễn Phúc Anh lại làm phản, bị Phúc Lan bắt giết. Đinh Sửu, Dương Hòa năm thứ 3, tháng 10 (1637), Trịnh-Lê mở khoa thi Hội, lấy đỗ 20 ngƣời: Nguyễn Xuân Chính, Nguyễn Nghi, Nguyễn Thế Khanh đỗ tiến sĩ cập đệ, Nguyễn Thƣờng đỗ tiến sĩ xuất thân và Nguyễn Cổn đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Tháng 12, Trịnh-Lê sai sứ sang nộp cống cho vua Tàu nhà Minh. Mậu Dần, Dương Hòa năm thứ 4, tháng 3 (1638), Mạc Kính Khoan ở Cao Bằng chết. Con là Mạc Kính Vũ nối nghiệp, không tiếp tục chịu thần phục Trịnh-Lê không báo tang, không nộp thuế triều cống và tự xƣng vƣơng, lấy niên hiệu là Thuận Đức. Trịnh Tráng đem quân đi đánh dẹp; một tƣớng đi đầu của Trịnh Tráng bị quân Mạc bắt giữ, một tƣớng khác khi lâm trận sợ hãi rút lui bị Trịnh Tráng xử tội chém để làm gƣơng rồi ra hiệu lệnh nghiêm nhặt, thúc quân VSTK - 641


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

binh vây hãm quân Mạc nhƣng gặp phải lúc lam chƣớng, thời tiết mƣa nắng không thuận lợi, phải rút quân về. Tháng 11, Trịnh Tráng lại sai Trịnh Kiều và Nguyễn Danh Thế đem quân đi đánh Mạc Kính Vũ. Quân Trịnh chiếm giữ đƣợc Cao Bằng đóng ở các vùng Quy Thuận6, Thƣợng Lang7, Hạ Lang8 nhƣng Mạc Kính Vũ đƣa quân phân tán rút lui vào các vùng rừng núi. Quân Trịnh ở lại Cao Bằng hơn một tháng rồi lại phải rút quân về. Kỷ Mão, Dương Hòa năm thứ 5, tháng 4 (1639), TrịnhLê sửa đổi điều lệ kiện tụng nhân mạng đã đƣợc (14981504) quy định: theo quy định mới trong niên hiệu Dƣơng Hoà thứ 5 thì phạm nhân chỉ bị tịch thu ruộng đất, tài sản của bản thân và của vợ con mà thôi. Nếu chƣa đủ số đền bồi thì mới tịch thu thêm ruộng đất, tài sản của cha mẹ, của anh em cho đủ tiền đền mạng, không nới rộng trách nhiệm đến họ hàng, làng xóm. Tháng 6, Trịnh Tráng viết thƣ cho các bọn quan Tàu trấn thủ vùng biên giới ƣớc hẹn liên minh tiếp tay quân Trịnh để bình định càn quét quân Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Bọn quan Tàu biên trấn của nhà Minh đều sai hẹn không đến hội binh. Trịnh Tráng đơn độc đem quân tới đóng ở địa giới Bắc Nẫm10 rồi sai tƣớng Đặng Thế Tài tung quân càn quét quân của Mạc Kính Vũ ở các vùng Đà Dƣơng11, Hoa Biểu12, Trực Khâm13, Vân Đô14. Tháng 12 rút quân về. Canh Thìn, Dương Hòa năm thứ 6, tháng Giêng (1640), Trịnh-Lê mở khoa thi Hội, lấy đỗ 22 ngƣời. Nhâm Ngọ, Dương Hòa năm thứ 8, tháng 9 (1642), Trịnh Tráng đƣa các con của mình là Trịnh Tạc trấn giữ Sơn Nam, Trịnh Lịch trấn giữ Sơn Tây, Trịnh Lệ trấn giữ Kinh Bắc, Trịnh Sầm trấn giữ Hải Dƣơng. Lại ra lệnh cho các chức quan Phạm Công Trứ, Nguyễn Trừng, Nguyễn Bình, Nguyễn Nhân Nghĩa phụ tá các ngƣời con của Tráng trong việc cai trị dân ở các nơi trấn nhậm. Quý Mùi, Dương Hòa năm thứ 9, tháng 3 (1643), lại đem quân vào đánh Nguyễn Phúc Lan ở miền Nam, bắt ép Thần Tông Lê Duy Kỳ cùng đi theo đến vùng Bắc châu Bố VSTK - 642


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Chính, đóng hành doanh tại An Bài15 rồi sai Trịnh Đảo đánh vào doanh lũy của quân Nguyễn ở Trung Hòa16 nhƣng không phá đƣợc, lại gặp lúc thời tiết oi bức, quân binh chết nhiều cho nên họ Trịnh phải ra lệnh rút quân về. Tháng 10, Thần Tông Lê Duy Kỳ truyền ngôi vua bù nhìn cho con Lê Duy Hựu, tức Lê Chân Tông, đổi niên hiệu là Phúc Thái năm thứ 1. Trong thời kỳ Thần Tông Lê Duy Kỳ làm vua bù nhìn (1619-1643), ngƣời Âu châu đã đặt chân vào lãnh thổ của Đại Việt. Từ năm Bính Thân (1596) đã có giáo sĩ ngƣời Tây Ban Nha tên là Diego Adverte từ nƣớc Phi Luật Tân đặt chân lên vùng đất Thuận Hoá ở miền Nam của Nguyễn Hoàng và liền ngay sau đó một chiến thuyền Tây Ban Nha đầy binh sĩ, súng óng cũng vào vùng biển Thuận Hóa khiến cho Nguyễn Hoàng nghi ngại ra lệnh đuổi đi. Bản thân Diego Adverte cũng bị quân Nguyễn Hoàng bắn trọng thƣơng bằng tên độc và đuổi đi. Năm Bính Thìn, niên hiệu Hoằng Hóa thứ 17 (1616/ Trịnh Tùng-Lê Kính Tông), tu sĩ dòng tên François Buzoni cùng với 4 tu sĩ khác tới xin giảng đạo và truyền giáo ở Cửa Hàn17, Hội An18. Năm Giáp Tý, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 6 (1624/ Trịnh Tráng-Lê Thần Tông), tu sĩ ngƣời Pháp Alexandre de Rhodes19 đƣợc xem nhƣ là ngƣời giáo sĩ đầu tiên đƣợc chính quyền Trịnh-Lê cho phép giảng và truyền đạo trên nƣớc Đại Việt ở miền Bắc. Công tác giảng và truyền đạo của Alexandre de Rhodes gặt hái đƣợc kết quả rất khả quan: sau khi tu sĩ nầy trở về nƣớc vào năm 1627 và cho tới năm 1639, số ngƣời dân Đại Việt theo đạo Ki-tô giáo có khoảng trên 80,000 ngƣời. Sự thành công vƣợt mức trong công tác truyền đạo của Alexandre de Rhodes đã lôi cuốn các thƣơng nhân ngoại quốc nối bƣớc theo sau xin vào Đại Việt làm ăn buôn bán, trục lợi. Sự hiện diện của nhóm ngƣời Âu châu đầu tiên nầy bắt đầu tạo ảnh hƣởng, gây xáo trộn trật tự xã hội phong kiến của Đại Việt.

VSTK - 643


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Năm Bính Dần, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 8 (1626), một tàu buôn Bồ Đào Nha từ cảng Ma Cau20 của Trung Quốc tới miền Bắc nhƣng lại phải bỏ đi. Rồi đến lƣợt những ngƣời Pháp, ngƣời Anh đến giao thƣơng ở Hƣng Yên và lần tới Đông Đô nhƣng rồi cũng bỏ đi. Ngƣời Hà Lan21 tuy tới Đại Việt trễ vào năm Đinh Sửu (1637) nhƣng việc giao thƣơng của bọn họ với chính quyền Trịnh-Lê ở miền Bắc gặt hái đƣợc nhiều thành công hơn những ngƣời ngoại quốc tới trƣớc; vùng hoạt động phồn thịnh của các thƣơng nhân Hà Lan ở gần Phố Hiến22 thuộc Hƣng Yên, ở phía Đông bờ sông Hồng; họ mua tơ sợi, gạo và bán súng óng, đạn dƣợc, vải vóc. Khu thƣơng mại đầu tiên của ngƣời ngoại quốc ở Đại Việt là do ngƣời Hoà Lan tên Korin Hortsink23 thành lập từ năm Đinh Sửu (1637). Tại khu buôn bán sầm uất nầy của ngƣời Hoà Lan còn có những cửa hàng buôn bán của các thƣơng nhân ngoại quốc khác nhƣ Pháp, Anh, Bồ Đào Nha24. Năm Quý Mùi, tháng 3 (1643) khi quân Trịnh-Lê vào tấn công miền Nam, Hòa Lan yểm trợ bằng cách đƣa nhiều tàu chiến vào cửa biển Óc Eo25 đánh phá nhƣng bị Nguyễn Phúc Tần đem thủy quân miền Nam đón chận và đánh chìm rất nhiều.

VSTK - 644


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG X

TRỊNH TRÁNG -LÊ CHÂN TÔNG Niên hiệu: Phúc Thái (1634 - 1649) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Giáp Thân, Phúc Thái năm thứ 2, tháng 12 (1644), Trịnh Tạc lại đƣa quân đi càn quét quân Mạc ở Cao Bằng, Mạc Kính Vũ lại rút trốn vào núi rừng. Cũng trong niên hiệu Phúc Thái năm thứ 2, ở Trung Hoa, Lý Tự Thành bạo loạn chiếm giữ Yên Kinh26, vua Trang Liệt của nhà Minh quá quẩn bách tự tay giết hết con cái rồi cùng vợ tự sát. Tổng binh nhà Minh là Ngô Tam Quế27 cầu cứu với Mãn Thanh. Quân Mãn Thanh kéo vào Trung Quốc đánh đuổi Lý Tự Thành nhƣng Trung Hoa lại rơi vào tay của ngƣời Mãn Thanh, nhà Minh mất, triều đại nhà Thanh bắt đầu ở Yên Kinh với niên hiệu là Thuận Trị năm thứ 1 (1644). Tàn dƣ của nhà Minh là Duật Kiện rút chạy xuống miền Nam lập thành một triều đại nhà Minh mới ở Phúc Châu28 nhƣng lại bị quân Thanh đuổi bắt. Quan quân nhà Minh lại phải chạy xuống Quảng Đông rồi tôn lập tàn dƣ của nhà Minh Do Lang lên làm vua ở Triệu Khánh29 với niên hiệu là Vĩnh Lịch năm thứ nhứt. Triều đình Trịnh-Lê tiếp tục thần phục nhà Minh tàn dƣ ở Triệu Khánh. Tháng 12, Mạc Kính Vũ lại xuất hiện quấy phá ở Cao Bằng. Trịnh Tráng cử Trịnh Tạc đem quân đi bình định, giết đƣợc một tƣớng chỉ huy, bắt đƣợc nhiều tù binh của họ Mạc rồi rút quân về. Ất Dậu, Phúc Thái năm thứ 3, tháng 4 (1645), Trịnh Tráng phong cho con Trịnh Tạc chức khâm sai tiết chế thống lãnh toàn thể quân đội, tƣớc Tây quận công, đƣợc xây cất dinh phủ riêng và toàn quyền quyết đoán mọi công việc của chính quyền miền Bắc. VSTK - 645


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Trịnh Lịch và Trịnh Sầm bất mãn về việc Trịnh Tạc đƣợc cha trao quyền bính, liền dấy binh lực làm cuộc đảo chính. Trịnh Tạc liền đem quân chận đánh, bắt đƣợc Trịnh Lịch còn Trịnh Sầm chạy trốn vào Ninh Giang30 nhƣng rồi cũng bị bắt ở Chúc Sơn31. Cả hai đều bị Trịnh Tạc giết chết. Chƣớc giảm ngạch mức thu thuế đinh ở miền Bắc. Bính Tuất, Phúc Thái năm thứ 4, tháng 10 (1646), Trịnh-Lê mở khoa thi Hội ở miền Bắc. Đinh Hợi, Phúc Thái năm thứ 5, tháng 5 (1647), sứ nhà Minh ở Quảng Đông qua cửa ải Trấn Nam sang Đại Việt để sách phong cho Thần Tông Lê Duy Kỳ tƣớc An Nam quốc vƣơng. Tháng 7, chính quyền miền Bắc ra lệnh bắt lính. Mậu Tý, Phúc Thái năm thứ 6, tháng 2 (1648), Trịnh Tráng sai đô đốc Lê Văn Hiểu đƣa quân thủy bộ vào đánh dinh Quảng Bình của chính quyền miền Nam. Nguyễn Phúc Lan sai con trai thứ hai là Nguyễn Phúc Tần đƣa quân chống cự, đánh bại quân Trịnh ở xã An Đại32. Nguyễn Phúc Tần thừa thắng, đặt phục kích ở vùng sông Cẩm La33 rồi tấn công bất ngờ khiến quân Trịnh thua to, tan vỡ bỏ chạy. Quân Nguyễn truy kích đến bờ sông Gianh34 mới lui binh về, bắt đƣợc nhiều tƣớng và tù binh của họ Trịnh. Trịnh Tráng thua trận, sợ quân họ Nguyễn vƣợt sông Gianh liền sai Lê Văn Hiểu và Trần Ngọc Hậu đƣa 10,000 quân trấn thủ Hà Trung35; Lê Hữu Đức, Vũ Lƣơng đóng giữ Hoành Sơn36 và Phạm Tất Toàn phòng giữ vùng Bắc Bố Chính. Nguyễn Phúc Lan bị một ngƣời thiếp là Tống thị mƣu đánh thuốc độc37, về đến phá Tam Giang38 thì chết, thọ 48 tuổi nắm quyền lãnh chúa miền Nam đƣợc 14 năm. Con là Nguyễn Phúc Tần nối nghiệp. Kỷ Sửu, Phúc Thái năm thứ 7, tháng 8 (1649), Lê Chân Tông chết, ở ngôi vua 7 năm, thọ 20 tuổi, không có con nối nghiệp.

VSTK - 646


1 2 3

Tháng 10, Trịnh Tráng sai Trịnh Tạc đƣa Thần Tông Lê Duy Kỳ trở lại ghế vua bù nhìn, đổi niên hiệu mới là Khánh Đức năm thứ 1.  QUYỂN III TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH

CHƢƠNG XI

TRỊNH TRÁNG - LÊ THẦN TÔNG Niên hiệu: Khánh Đức (1649- 1652) - Thịnh Đức (1653-1657) 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Canh Dần, Khánh Đức năm thứ 2, tháng 10 (1650), thi Hội ở miền Bắc: Khƣơng Thế Hiển đỗ tiến sĩ cập đệ, Nguyễn Văn Lễ đỗ tiến sĩ xuất thân, Trịnh Cao Đệ và 5 ngƣời khác đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Tân Mão, Khánh Đức năm thứ 3, tháng 2 (1651), bên Trung Hoa, vua của nhà Minh tàn dƣ ở Quảng Đông bị vua nhà Thanh truy đuổi phải chạy sang Quảng Tây, lập triều đình ở Nam Ninh39 và lệnh cho chính quyền Trịnh-Lê phải cung cấp vũ khí lƣơng thực để chống cự với quân nhà Thanh. Tháng 10, vua nhà Minh ở Quảng Tây sai sứ sang phong cho Trịnh Tráng làm An Nam phó quốc vƣơng. Nhâm Thìn, Khánh Đức năm thứ 4, tháng 3 (1652), hoạn quan Hoàng Nhân Dũng mƣu đảo chính, bị cha con họ Trịnh giết chết bằng hình phạt cắt da xẻo thịt. Tháng 8, Trịnh Tráng gia phong cho Trịnh Tạc làm nguyên soái, giữ chính quyền trong nƣớc. Quý Tỵ, Thịnh Đức năm thứ 1, tháng 3 (1653), chính quyền miền Nam chuẩn bị quân lƣơng, khí giới, tăng cƣờng quốc phòng. Tháng 4, giặc Chiêm Thành đánh phá phủ Phú Yên. Nguyễn Phúc Tần đƣa 3,000 binh hành quân ban đêm, trèo qua đèo Hổ Dƣơng40 thuộc dãy núi Thạch Bi41, tấn kích doanh trại giặc Chiêm, đuổi giặc chạy đến sông Phan Rang vua Chiêm phải chịu hàng. Phúc Tần chiếm luôn đất Phan Rang từ núi Thạch Bi trở về phía Bắc. Phúc Tần lấy đất từ

VSTK - 647


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

phía Đông sông Phan Rang đến giáp ranh phủ Phú Yên đặt làm hai phủ Thái Khang42 và Diên Ninh43 . Giáp Ngọ, Thịnh Đức năm thứ 2 (1654), Nguyễn Phúc Tần điều tra biết đƣợc ngƣời chú của mình44 trong âm mƣu tranh quyền lãnh chúa miền Nam trƣớc đây ngầm liên kết tình nguyện làm nội ứng cho quân Trịnh-Lê bằng cách đã xúi giục Tống thị dùng thuốc độc giết hại Nguyễn Phúc Lan khi quân Trịnh đánh miền Nam vào năm Mậu Tý (1648). Đến nay ngƣời chú nầy lại cùng Tống thị âm mƣu lật đổ Nguyễn Phúc Tần, việc phát giác, ngƣời chú bị Tần bắt giam, bãi chức và loại ra khỏi chính quyền. Tống thị bị giết, tài sản bị tịch thâu. Ất Mùi, Thịnh Đức năm thứ 3, tháng Giêng (1655), quân Trịnh, cƣớp phá vùng phía Nam châu Bố Chính. Tháng 4, Nguyễn Phúc Tần sai Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật đem quân xâm lấn vùng phía Bắc Bố chính đánh trả đũa. Tƣớng trấn nhậm của họ Trịnh là Phạm Tất Toàn đem toàn thể châu Bố Chính xin hàng. Quân của họ Nguyễn thừa thắng tiến chiếm huyện Kỳ Hoa45 thuộc Hà Trung, tƣớng của họ Trịnh là Lê Văn Hiểu bị thƣơng tích cùng với Lê Hữu Đức thua trận bỏ chạy về An Trƣờng46. Quân Nguyễn tiến quân đến Thạch Hà47, tƣớng của Trịnh ở đây phải xin hàng. Hiểu và Đức phải thu góp tàn quân lập phòng tuyến tại xã Đại Nại48 thuộc huyện Thạch Hà để chống giữ sức tiến của quân binh miền Nam. Nguyễn Phúc Tần dụng kế để chia rẽ nội bộ của quân Trịnh bằng cách phao tin Hiểu và Đức đang ngầm thƣơng lƣợng để về đầu hàng quân Nguyễn. Trịnh Tráng tin theo lời đồn thất thiệt liền ra lệnh cho bắt hai tƣớng Hiểu, Đức giải về Đông Đô; Văn Hiển bị tội oan ức nên tự sát trƣớc khi về tới triều đình miền Bắc. Tráng truất bỏ hết chức tƣớc của Hiểu, giáng chức Hữu Đức; các thuộc hạ của 2 tƣớng nầy đều bị bãi chức Tháng 6, Trịnh Tráng sai con trai Trịnh Trƣợng làm thống lĩnh cùng với 2 tƣớng phụ tá là Nguyễn Văn Trạc, Nguyễn Tính và 18 tƣớng khác mang 20,000 bộ binh và 50 thuyền chiến để tái chiếm Kỳ Hòa ở Hà Trung. Tháng 8, VSTK - 648


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

quân Trịnh đến Kỳ Hòa, 50 thuyền chiến vào cửa biển Kỳ La49. Quân miền Nam hay tin quân Trịnh đến liền rút về sông Gianh. Trịnh Trƣợng tới Hà Trung thấy quân Nguyễn đột nhiên lui binh, nghi ngờ không dám tiến quân vì sợ lầm mƣu dụ địch của đối. phƣơng, hợp các tƣớng tham mƣu bàn định rồi lui quân về đóng ở Lạc Xuyên50, chỉ để lại một số ít quân du kích ở lại giữ Hà Trung. Nguyễn Hữu Tiến lại điều động quân Nguyễn trở lại đánh chiếm Hà Trung, tiến thẳng tới Lạc Xuyên, quân Trịnh bị thua vứt bỏ khí giới để chạy. Thủy quân của miền Nam do Nguyễn Hữu Dật chỉ huy đánh bại thủy quân của Trịnh ở cửa biển Kỳ La, những thuyền chiến còn lại của tƣớng Vũ Văn Thiêm phải rút chạy về đóng ở cửa biển Đan Nhai51. Thủy quân của Hữu Dật thừa thắng tiến vào cửa biển Nam Giới52. Quân của Nguyễn Hữu Tiến tiến đến Bân Xá53. Các huyện Kỳ Hoa, Thiên Lộc54, Nghi Xuân55, La Sơn56, Hƣơng Sơn57 và Thanh Chƣơng58 ở phía Nam sông Lam59 đều bị quân miền Nam tạm chiếm. Các vùng đất ở phía Bắc sông Lam bị áp lực quân miền Nam đe dọa. Trịnh Trƣợng cùng các tƣớng chạy về An Trƣờng lập phòng tuyến phòng thủ chờ viện binh từ miền Bắc đƣa vào. Quân miền Nam cũng lập phòng tuyến ở Lạc Xuyên. Tháng 9, Trịnh Tráng cử Trịnh Tạc đƣa viện quân vào Nam. Sau khi giáng chức Trịnh Trƣợng cùng nhiều thuộc tƣớng khác bị thua trận ơ Lạc Xuyên, Trịnh Tạc hợp với quân binh của tƣớng trấn thủ Nghệ An là Đào Quang Nhiên và thủy binh của Vũ Văn Thiêm lập bản doanh ở An Trƣờng. Tháng 10, quân Trịnh phản công tiến đánh Kỳ Hoa. Quân miền Nam bỏ Kỳ Hoa rút quân về đóng giữ Hà Trung. Trịnh Tráng đã trao hết quyền hành cho Trịnh Tạc, vì thế Trịnh Tạc không thể ở Nghệ An quá lâu, Tạc phải trở về Bắc để giải quyết vấn đề triều chính quan trọng, giao cho Đào Quang Nhiêu tạm thống lĩnh các tƣớng và quân binh ở An Trƣờng cùng với thủy binh của Vũ Văn Thiêm đóng ở sông Khu Độc60 để chống giữ quân miền Nam. VSTK - 649


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Bính Thân, Thịnh Đức năm thứ 4,tháng 2 (1656), Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật lại tấn công truy đuổi quân Trịnh ở Mẫn Tƣờng61, Bình Lãng62, đánh bại thủy binh của Vũ Văn Thiêm trên sông Khu Độc. Quân Trịnh bị thiệt hại nặng nề phải rút lui về cố thủ An Trƣờng, báo tin về miền Bắc khẩn cấp xin cứu viện. Quân miền Nam cũng lui về đóng chốt ở Vân Cát63. Trịnh Tráng lại cử con trai út là Trịnh Toàn vào thống lãnh quan quân ở Nghệ An để tiếp tục giao tranh với quân Nguyễn. Trịnh Toàn đƣa quân đến Thạch Hà rồi điều động Đào Quang Nhiên, Dƣơng Hồ đem quân bộ đóng ở Hƣơng Bộc64 và Đại Nại; Lê Sỹ Hậu, Bùi Sỹ Lƣơng đem thủy quân đóng ở Nam Giới; Vũ Văn Thiêm đóng quân ở Đan Nhai65. Nguyễn Hữu Tiến hội các tƣớng ở Na Khố66 để phân nhiệm tiến đánh quân của Trịnh Toàn: Dƣơng Trí, Nguyễn Văn Kiều chỉ huy thủy binh; Tống Phƣớc Khang, Phù Dƣơng chỉ huy bộ binh; Nguyễn Hữu Dật chỉ huy đoàn quân tiếp ứng. Tháng 5, quân miền Nam tấn công: Dƣơng Trí đánh vào cửa Nam Giới với sự trợ ứng bộ binh của Nguyễn Hữu Dật, quan binh miền Bắc đều thua chạy, bỏ cả thuyền chiến, súng đạn, khí giới, tƣớng thủy quân của Trịnh là Bùi Sỹ Lƣơng tử trận. Dƣơng Trí thừa thắng tiếp tục tiến quân đến sông Lam trong khi thủy binh của Nguyễn Văn Kiều vào cửa Đan Nhai giao chiến với thủy binh của Vũ Văn Thiêm, quân Trịnh thua, Kiều bỏ thuyền chạy. Trịnh Toàn hoảng sợ phải lui quân lập phòng tuyến ở bến Hoạt Độ67. Từ phòng tuyến ở bến Hoạt Độ, nhận đƣợc tin bộ binh của miền Nam do hai tƣớng Tống Phúc Khang và Phù Dƣơng kéo tới bao vây quân binh của Đào Quang Nhiên ở Hƣơng Bộc, Trịnh Toàn liền đƣa quân đi cứu viện. Quân Nguyễn bị kẹp ở giữa hai cánh quân của Trịnh: Trịnh Toàn từ ngoại thành Hƣơng Bộc đánh vào, quân của Đào Quang Nhiên từ trong thành phản công đánh ra, quân Nguyễn bị bao vây phải bỏ chạy nhƣng lại bị quân Trịnh do tƣớng của Trịnh là Dƣơng Hồ chận đánh ở mặt trận Đại Nại tan nát, phải thu quân về Hà Trung. Trịnh Toàn thúc quân truy đuổi VSTK - 650


1 2 3 4 5 6 7 8

đến Tam Lộng68 nhƣng bị quân của Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật phản công, chận đánh ở Nam Ngạn69 và Bình Hồ70, quân Trịnh Toàn bị thiệt hại nặng phải lui về An Trƣờng. Đinh Dậu, Thịnh Đức năm thứ 5, tháng 4 (1657), Trịnh Tráng chết, nắm quyền 35 năm, thọ 81 tuổi. Trịnh Tạc tự động kế nghiệp tƣớc An Nam phó vƣơng của Tráng đứng đầu chính quyền miền Bắc.

VSTK - 651


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XI TRỊNH TẠC -LÊ THẦN TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Thọ (1658-1661) Vạn Khánh (1662) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Sau khi thu tóm hết quyền lực ở miền Bắc, Trịnh Tạc sợ ngƣời em là Trịnh Toàn ở Nghệ An tranh giành ngôi vị liền giao cho con là Trịnh Căn quyền tổng lãnh binh quyền cùng các tƣớng tá tùy thuộc tay chân đƣa quân vào Nghệ An để kiểm soát quyền hành của Trịnh Toàn. Tháng 5 năm Đinh Dậu (1657), quân Trịnh ở Nghệ An lại tiến quân vƣợt sông Lam đánh quân Nguyễn. Quân Trịnh Toàn đóng ở xã Quảng Khuyến71 thuộc huyện Thiên Lộc; quân của Trịnh Căn đóng phòng tuyến ở xã Bạt Trạc cũng thuộc huyện Thiên Lộc. Nghe tin quân miền Bắc lại động binh, Nguyễn Phúc Lan liền ra Thạch Hà72, đôn đốc đào đắp chiến lũy, lập tuyến đầu phòng thủ để ngăn chận quân Trịnh rồi trở về hành doanh An Trạch73 ở Quảng Bình. Thấy quân Nguyễn phòng thủ chặt chẽ, bên cạnh thì bị áp lực thù nghịch nội bộ của Trịnh Căn đe doạ, Trịnh Toàn trong lòng không yên liền vội vã đem quân quay về An Trƣờng. Trịnh Căn cũng lo ngại, rút quân về đóng ở xã Phù Long74 thuộc huyện Hƣng Nguyên75 để dò xét động tĩnh của Trịnh Toàn. Trịnh Tạc lại lấy cớ Toàn không về Bắc phục tang cha để trách cứ và lệnh cho Toàn phải về triều trình diện. Nhiều tƣớng tá thuộc hạ của Trịnh Toàn sợ vạ lây, chạy qua đầu hàng quân miền Nam, quân binh dƣới quyền bỏ ngũ rất nhiều, thuộc tƣớng bỏ đi đến xin phục vụ dƣới quyền của Trịnh Căn. Trịnh Toàn cô thế phải trao hết quyền bính quân sự ở Nghệ An cho Trịnh Căn. Trịnh Căn giải giao Toàn về Bắc; Toàn bị Trịnh Tạc gán ép vào tội phản nghịch, bắt giam rồi chết một cách mờ ám trong ngục. Tháng 6 năm Đinh Dậu (1657), Trịnh Căn chia 3 cánh quân, sai các tƣớng Lê Thì Hiến, Hoàng Nghĩa Giao, Trịnh VSTK - 652


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Thế Công vƣợt qua sông Thanh Chƣơng76 bất ngờ tiến đánh quân Nguyễn ở Nam Hoa77 nhƣng quân Nguyễn đã đƣợc mật báo biết trƣớc nên đã phòng bị và dàn trận mai phục. Thấy quân Nguyễn thối lui, quân Trịnh tƣởng đƣợc ƣu thế nên tiếp tục truy kích và rơi vào ổ mai phục, hàng ngũ rối loạn, tự động vỡ chạy. Quân Nguyễn ào ra đánh đuổi quân Trịnh đến sông Thanh Chƣơng thì Trịnh Căn đƣa quân tiếp viện đến giải vây. Quân Nguyễn yếu thế lại phải thối lùi. Quân Trịnh nhờ vậy mới an toàn rút quân về An Trƣờng rồi tuyên truyền phô trƣơng chiến thắng, mở tiệc khao quân. Trịnh Tạc phong cho Trịnh Căn làm thái phó. Họ Nguyễn bắt áp dụng chính sách cai trị của miền Nam vào các vùng lãnh thổ tạm chiếm trong 7 huyện ở phía Nam sông Lam thuộc Nghệ An, bắt dân vùng nầy phải đi quân dịch, đi dân công, nộp thuế nhân đinh, thuế tô ruộng, lòng dân hoang man bất ổn, lẫn trốn xui ngƣợc vì giặc Bắc giặc Nam, gia đình ly tán. Mậu Tuất, Thịnh Đức năm thứ 6, tháng 12 (1657), miền Bắc đổi niên hiệu là Vĩnh Thọ năm thứ 1. Mậu Tuất, Vĩnh Thọ năm thứ 1,tháng 5 (1658), chính quyền Trịnh-Lê vơ vét lúa gạo của ngƣời dân miền Bắc để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lƣơng thực nuôi quân, hậu quả của những năm tháng dài chiến tranh không dứt với chính quyền miền Nam và cũng là để chuẩn bị quân lƣơng cho những cuộc chiến sắp tới. Tháng 7, quân miền Nam vƣợt sông Lam tiến đánh chiếm xã Mỹ Dụ78 nhƣng tƣớng của họ Trịnh là Lê Thì Hiến đem quân tới chận đánh lui quân Nguyễn trở về phía Nam sông Lam. Tháng 8, quân miền Nam lại tiến đánh xã Bạch Đƣờng79 thuộc huyện Nam Đƣờng80 nhƣng bị Đào Quang Nhiên đẩy lui. Tháng 9, chính quyền miền Nam xua quân xâm lăng nƣớc Cao Miên81 lấy cớ là vua nƣớc nầy ngƣợc đãi các hạng dân giang hồ lãng tử, tội phạm, đào ngũ trốn tránh từ Đại Việt phiêu dạt sang sinh sống làm ăn trên nƣớc nầy, tập trung nhiều nhất ở Mô Xoài82, Bà Rịa83 và miền đồng bằng VSTK - 653


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Đồng Nai84 (nay gọi là Biên Hòa). Trong vòng 20 ngày, quân miền Nam bắt sống đƣợc Nặc Ong Chân ở Mỗi Xuy cùng với quan quân thuộc hạ, tiến chiếm, đốt phá kinh đô Cao Miên, cƣớp đoạt đƣợc nhiều voi ngựa, khí giới, tài sản mang về Quảng Bình. Nguyễn Phúc Tần tha cho Ong Chân về nƣớc nhƣng bắt buộc phải chịu nộp triều cống cho chính quyền miền Nam. Tháng 12, Trịnh Căn sai Đào Quang Nhiên, Lê Thì Hiến vƣợt sông, tiến chiếm xã Tuần Lễ, huyện Hƣơng Sơn, thắng trận. Kỷ Hợi, Vĩnh Thọ năm thứ 21, tháng 2 (1659), miền Bắc mở khoa thi Hội. Tháng 9, Trịnh Tạc tự xƣng là Thƣợng sƣ Tây vƣơng. Tháng 10, Trịnh-Lê tuyển chọn quan viên bổ dụng vào viện Đông Các: Nguyễn Đăng Cảo, Hồ Sĩ Dƣơng, Nguyễn Thiêm, Phạm Duy Chất, Bùi Đình Viên đƣợc tuyển bổ. Canh Tý, Vĩnh Thọ năm thứ 31, tháng 5 (1660), miền Bắc kiểm tra dân số, bắt dân phải đăng ký hộ khẩu từ 10 tuổi trở lên. Tháng 8, quân Nguyễn Hữu Tiến qua sông Lam đánh chiếm chiến lũy Đồng Hôn86 của quân Trịnh nhƣng rồi lại phải rút quân về bên kia sông. Quân Trịnh liền đƣa quân vƣợt sông truy đuổi, nhƣng lại bị quân Nguyễn phục kích đánh úp ở Hoành Lĩnh87 và trên kênh Lãng Khê88, quân Trịnh phải rút chạy về An Trƣờng. Nguyễn Hữu Tiến lại vƣợt sông đánh vào Mỹ Dụ, 2 con của Trịnh Tráng là Trịnh Khiêm bỏ chạy và Trịnh Đƣờng bị tử trận. Quân Trịnh đƣa Hoàng Nghĩa Giao đem quân tiếp viện và phản công, đẩy lùi quân Nguyễn về Hòa Viên89 phía bên kia sông Lam. Tháng 9, Trịnh Căn lại đƣa quân vƣợt sông đánh trả đũa và chiếm lại Hòa Viên, quân miền Nam do Nguyễn Hữu Tiến chỉ huy phải phải lui về giữ Nghi Xuân90 còn Nguyễn Hữu Dật thì chia quân miền Nam ra đóng ở Khu Độc. Quân miền Nam vì chinh chiến cực khổ quá lâu, lại lo sợ vì nghe tin đại quân miền Bắc sắp tiến vào Nam cho nên đã bỏ ngũ trốn đi rất nhiều. Dân chúng trong vùng tạm chiếm của quân VSTK - 654


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Nguyễn cũng bắt đầu ta thán oán trách và bỏ trốn đi nơi khác. Tháng 10, Trịnh Căn chỉnh đốn quân binh, xây đắp đƣờng tiếp vận chuẩn bị tổng tấn công quân Nguyễn. Tháng 11, quân miền Bắc do tƣớng Lê Thì Hiến, Lê Sĩ Triệt, Nguyễn Năng Thiệu, Hoàng Nghĩa Giao đánh bại quân Nguyễn ở các mặt trận An Điền91, Phù Lƣu92 thuộc huyện Thiên Lộc. Nguyễn Hữu Tiến liền âm thầm rút quân lui về Dinh Cầu93. Nguyễn Hữu Dật bị Nguyễn Hữu Tiến bỏ rơi, một mình chống trả không xuể với quân Trịnh ở mặt trận Khu Độc cho nên cũng phải rút lui chạy về Hoành Sơn. Quân miền Bắc thừa thắng truy đuổi, quân hai bên giao chiến, chết hại rất nhiều. Nguyễn Hữu Tiến rút về lập phòng tuyến ở cửa biển Nhật Lệ, còn Nguyễn Hữu Dật cũng rút về lập chiến lũy ở xã Đông Cao thuộc huyện Phong Lộc94. Quân miền Bắc giải phóng và thu hồi 7 huyện phía Nam sông Lam. Tân Sửu, Vĩnh Thọ năm thứ 45, tháng 2 (1661), Trịnh Căn đem quân về Đông Đô để mừng chiến thắng và dƣỡng quân, để Đào Quang Nhiên ở lại làm trấn thủ Nghệ An và nhiều thuộc tƣớng trấn giữ Hà Trung, Kỳ Hoa thuộc vùng phía Bắc Bố Chính. Tháng 11, Trịnh Tạc cử Trịnh Căn lại đem quân vào đánh miền Nam, bắt ép Thần Tông Lê Duy Kỳ đi theo cuộc hành quân để lấy chính nghĩa. Nhâm Dần, Vạn Khánh năm thú 1,tháng 2 (1662), lấy Đào Quang Nhiên làm thống lãnh, đƣa quân vƣợt qua sông Gianh (sông Linh Giang), đóng quân tại làng Can Phúc thuộc huyện Bố Trạch95. Nguyễn Phúc Tần sai con là Nguyễn Phúc Thuần cầm quân chống cự với quân Trịnh, lệnh cho Nguyễn Hữu Dật ra trấn thủ tuyến đầu ở Phƣớc Lộc96, đắp chiến lũy Động Hải97 chạy dài từ xã An Nẻo98 đến Chu Thị99 và giao cho 2 tƣớng thuộc hạ là Văn Vân và Văn Trạch đóng giữ. Quân Trịnh cho ngƣời đƣa chiếu chỉ của vua Lê đến dụ hàng nhƣng bị Vân và Trạch bắn chết. Các tƣớng của họ là Trịnh Đào VSTK - 655


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Quang Nhiên, Lê Thì Hiến vội tung quân ra đánh gấp, không thắng đƣợc phải lùi quân về Can Phúc. Tháng 3, quân miền Nam bất thần đánh úp quân Trịnh ở xã Trấn Ninh rồi đắp thêm chiến lũy Trấn Ninh100 và lũy Sa Phụ101 cùng với chiến lũy Động Hải để chống cự với quân Trịnh. Hai bên dằng co với nhau hơn một tháng, quân Trịnh bắt đầu thiếu hụt lƣơng thực và lơi là việc phòng bị. Quân Nguyễn thừa dịp đêm tối từ trong lũy Đông Hồi ào ra tấn công doanh trại của Lê Thì Hiến ở Động Giản102. Trịnh Căn phải bỏ bản doanh hành quân mà chạy. Quân Nguyễn truy kích đến Linh Giang. Trong khi chiến trƣờng ở Nghệ An chƣa thu hoạch đƣợc kết quả nào thì ở miền Bắc Mạc Kính Hoàn lại nổi dậy ở Thất Tuyền thuộc Cao Bằng vì thế Trịnh Tạc phải ra lệnh rút quân về miền Bắc rồi cùng Lê Thần Tông vội vã quay về Đông Đô, sai Trịnh Kiền và Phùng Viết Tu đƣa quân đi bình định Cao Bằng. Mạc Kính Hoàn nghe tin quân Trịnh tới lại trốn vào rừng núi. Tháng 9, Thần Tông Lê Duy Kỳ đau nặng. Đổi niên hiệu là Vạn Khánh năm thứ 1. Trịnh Tạc đƣa thuộc hạ vào cung phế giáng Lê Duy Tào trƣớc đây đã đƣợc Thần Tông chỉ định nối nghiệp vua bù nhìn và đƣa Lê Duy Vũ mới đƣợc 9 tuổi lên thay thế. Thần Tông Lê Duy Kỳ chết, giữ ngôi vua bù nhìn trƣớc sau 2 lần đƣợc 38 năm, thọ 56 tuổi. Tháng 11, Trịnh Tạc đƣa Lê Duy Vũ lên ngôi tức Huyền Tông Lê Duy Vũ. Kể từ năm sau là năm Cảnh Trị thứ 1.

VSTK - 656


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XII TRỊNH TẠC -LÊ HUYỀN TÔNG Niên hiệu: Cảnh Trị (1663 - 1671) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Quý Mão, anh Cảnh Trị năm thứ 1,tháng Giêng (1663) Trịnh Tạc đƣa tùy thuộc là Trịnh Khiêm chỉ huy đội quân bảo vệ trong cung điện của Lê Huyền Tông. Lúc nầy ở Trung Hoa, Mãn Thanh đã triệt hạ hết tàn dƣ của nhà Minh ở các vùng phía Nam. Vua Mãn Thanh đã sai sứ sang mang chiếu lệnh cho triều đình Lê-Trịnh bắt phải chịu thần phục và nộp triều cống. Tháng 6, Trịnh Tạc sai một phái đoàn đi sứ đem lễ vật triều cống sang Yên Kinh dâng nạp cho vua nhà Thanh. Sửa đổi việc thi hành điều khoản hình luật dùng tiền để chuộc tội: từ nay chỉ có những hạng phạm nhân thuộc diện bát nghị103 thì mới đƣợc phép dùng tiền để chuộc tội. Thời tiền Lê từ Lê Lợi đến Lê Chiêu Tông tất cả các loại phạm nhân hình sự đều có thể dùng tiền để chuộc tội. Lại ban bố 47 điều giáo hóa để phổ biến khắp nơi trong nhân dân miền Bắc. Tháng 8, áp dụng chính sách phân biệt đối xử104 với ngƣời Hoa đang làm ăn sinh sống ở Đại Việt. Tháng 10, cấm ngƣời trong nƣớc theo các đạo giáo do ngƣời ngoại quốc từ phƣơng Tây xâm nhập vào Đại Việt. Trƣớc đây đã có lệnh đuổi những ngƣời ngoại quốc giảng đạo đi rồi nhƣng đến nay ngoại giáo nhất là đạo Ky Tô105 vẫn tiếp tục đƣợc những ngƣời trong nƣớc truyền bá, rao giảng dạy cho nên mới có lệnh cấm. Tháng 11, giảm thuế cho nạn nhân bị thủy tai và tổ chức thi Hƣơng ở miền Bắc. Giáp Thìn, Cảnh Trị năm thứ 2, tháng 2 (1664), sửa đổi điều lệ thi Hội106 đã có từ niên hiệu Quang Hƣng (15781599) đƣợc áp dụng cho đến nay. VSTK - 657


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Trịnh Tạc bắt ép Huyền Tông Lê Duy Vũ hạ chiếu tôn xƣng công trạng của họ Trịnh trƣớc quần thần. Trong tờ chiếu lại cho Trịnh Tạc khi gặp vua khỏi xƣng tên, không phải quỳ bái, khi có hội hợp triều chính thì ngồi phía trái ngang với vua. Tháng 3, thi Hội ở miền Bắc. Tháng 4, khảo thi lại những ngƣời đã đƣợc chấm đỗ trong các năm Đinh Dậu (1657), Canh Tý (1660) và Quý Mão(1663) vì có gian lận trong lúc thi. Theo đề nghị của Phạm Công Trứ, chính quyền miền Bắc quy định lại tiêu chuẩn 5 đơn vị dùng để cân đong lúa thóc: thƣợc, cáp, thăng, đấu, hộc. Một thƣợc đong đƣợc 1,200 hạt thóc; 10 thƣợc là 1 cáp; 10 cáp là một thăng, 10 thăng là một đấu; 10 đấu là một hộc. Theo khuôn thƣớc cân đong dƣới thời Lê Thánh Tông thì 1 thăng chỉ có 6 cáp gạo. Để xoa dịu lòng ngƣời dân thống khổ ở miền Bắc, chính quyền Trịnh Lê hủy bỏ nhiều trạm thu thuế107 đặt trên các tuyến đƣờng thủy, bộ. Bổ nhiệm chức thƣợng thƣ cho tất cà 6 bộ của chính quyền miền Bắc. Ất Tỵ, Cảnh Trị năm thứ 3 , tháng 8 (1665), Huyền Tông Lê Duy Vũ chỉ mới đƣợc 10 tuổi nhƣng Trịnh Tạc gả ép con gái là Trịnh thị Ngọc Áng và bắt Huyền Tông phong cho Trịnh thị làm hoàng hậu. Tháng 11, Trịnh Tạc hạ chức nhiều quan viên cao cấp trong chính quyền trong đó có các thƣợng thƣ của ba bộ Hộ, Lễ và Hình. Lý do là vì những viên chức nầy cản trở và can ngăn Tạc bổ nhiệm những ngƣời không xứng đáng vào các chức vụ quan trọng trong chính quyền. Ở miền Nam, Nguyễn Phúc Tần điểm duyệt quân binh và và vũ khí ở Phủ Ao108 và ra lệnh các hàng quan văn cũng phải tập luyện quân sự, cƣỡi ngựa, bắn súng. Tu sửa chùa Thiên Mụ109. Bính Ngọ, Cảnh Trị năm thứ 4, tháng Giêng (1666), Trịnh Tạc sai Trịnh Đống và Lê Thì Hiến đánh Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Mạc Kình Vũ đã bắt đƣợc tƣớng trấn thủ

VSTK - 658


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Cao bằng Hà Sỹ Trí, hay tin quân Trịnh-Lê đến, liền giết Trí rồi lại bỏ trốn vào rừng núi. Ở miền Nam, Nguyễn Phúc Tần đi tuần tra vùng cửa biển Tƣ Dung110 và sai tu sửa chùa Hòa Vinh111 ở núi Qui Sơn112. Đinh Mùi, Cảnh Trị năm thứ 5, tháng 3 (1667), sứ nhà Thanh sang phong cho Lê Huyền Tông tƣớc An Nam quốc vƣơng. Tháng 5, chính quyền miền Bắc bắt thêm nhiều lính ở các trấn Sơn Nam, Kinh Bắc. Hải Dƣơng và Sơn Tây để bổ sung cho quân đội. Tháng 6, đê Thanh Hoa vỡ. Tháng 7, Trịnh-Lê sai sứ sang Trung Hoa tạ ơn vua Thanh và nộp triều cống. Tháng 9, Trịnh Tạc thống lĩnh đại binh đi bình định Cao Bằng. Mạc Kính Vũ chạy thoát sang châu Trấn Yên113 trên đất Trung Hoa và cầu cứu với vua nhà Thanh. Quân Trịnh bắt đƣợc nhiều họ hàng, thuộc hạ của họ Mạc, tịch thu nhiều xe, ngựa, khí giới. Mậu Thân, Cảnh Trị năm thứ 6, tháng 2 (1668), Trịnh Tạc rút quân về Đông Đô, để Đinh Văn Tả ở lại trấn thủ châu Thất Tuyền. Tháng 4, Trịnh Tạc kể công thắng trận ở Cao Bằng, tự xƣng là đại nguyên soái thƣợng sƣ thái phụ Tây vƣơng. Ở miền Nam, Nguyễn Phúc Tần cho khơi vét kênh Liên Cảng114 ở huyện Lệ Thủy nhƣng vẫn bị đất sụp lấp không thể lƣu thông đƣợc, thất bại. Kỷ Dậu, Cảnh Trị năm thứ 7, tháng Giêng (1669), đại diện vua nhà Thanh sang ra lệnh chính quyền Trịnh-Lê phải giao trả cho họ Mạc 4 châu Thạch Lâm, Quảng Yên, thƣợng Lang và Hạ Lang ở Cao Bằng. Chính quyền miền Bắc phải vâng mệnh nghe theo lệnh của vua Thanh. Tại miền Nam, Nguyễn Phúc Tần ra lệnh đo đạc, kiểm kê lại ruộng đất, định thành bậc và hạng để đánh thuế. Canh Tuất, và Cảnh Trị năm thứ 8, tháng 6 (1670), các tù trƣởng Ma Phúc Lan và Ma Phú Điện nổi loạn ở Tuyên

VSTK - 659


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

Quang. Trịnh Tạc sai Lê Thì Hiến đem quân đi bình định, dẹp yên. Tháng 9, thi Hƣơng ở miền Bắc. Tháng 11 thi Hội. Trịnh-Lê ra lệnh nghiêm cấm dân chúng không đƣợc mua bán lén lút súng óng, đạn dƣợc của những ngƣời buôn lậu ngoại quốc. Tân Hợi, Cảnh Trị năm thứ 9, tháng 10 (1671), Huyền Tông Lê Duy Vũ chết, ở ngôi vua bù nhìn 9 năm, thọ 18 tuổi. Trịnh Tạc lập em của Duy Vũ là Duy Khoái lên nối nghiệp. Trƣớc kia, lúc Lê Thần Tông mất, Duy Khoái là con thứ của Thần Tông mới đƣợc 2 tuổi. Tạc đƣa về nuôi ở phủ riêng của mình, nay đƣợc Tạc đƣa lên làm vua bù nhìn tức Gia Tông Lê Duy Khoái. Đổi niên hiệu kể từ năm sau (Nhâm Tý) là Dƣơng Đức năm thứ 1. Nhật Lệ: ở xã Động Hải, huyện Phong Lộc, Quảng Bình. Lam Kinh: tức điện Lam Kinh ở xã Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa. 3 Đê Thanh Triều: tức đê Thanh Trì 4 Lãnh chúa: là ngƣời đứng làm chủ riêng ở một vùng lãnh thổ và dân cƣ. 5 Huyện Hƣơng Trà: trƣớc là Kim Trà, thuộc Thuận Châu, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên. Xã Kim Luông cũng gọi là Kim Long nằm trong huyện Hƣơng Trà. 6 Quy Thuận: nằm trên lãnh thổ của Trung Quốc. 7 Thƣợng Lang: tên huyện, thuộc Cao Bằng. Thời nhà Lý thuộc châu Tƣ Lang. Nhà Lê chia châu Tƣ Lang thành Thƣợng Lang và Hạ Lang. 8 Hạ Lang: tên huyện, thuộc Cao Bằng. Thời Lý thuộc châu Tƣ Lang. 9 Sửa đổi điều lệ về việc kiện tụng nhân mạng: biến cố lịch sử nầy chỉ đƣợc ghi lại trong ĐVSKTT nhƣ sau: "Định rõ lại về việc kiện tụng nhân mạng theo như quy chế năm Cảnh Thống thứ 6". Năm Cảnh Thống thứ 6 là năm 1503 dƣơng lịch, thời Lê Hiến Tông (1498-1504) nhƣng nếu đọc lại những sử cố đƣợc ghi lại trong thời Lê Hiến Tông ở ngôi thì không thấy có đoạn nào viết về quy chế nầy ở năm Cảnh Thống thứ 6. Đây có thể là một loại luật pháp bổ túc đƣợc ban hành bằng sắc chỉ của Lê Hiến Tông. ĐVSKTT đã ghi lại rất nhiều sắc chỉ hoặc chỉ dụ của Lê Hiến Tông để triều đinh thi hành đƣờng lối, chính sách cai trị trong ngoài. Đặc biệt vào niên hiệu Cảnh Thống thứ 2, năm Kỷ Mùi, tháng 7 (1499), Lê Hiến Tông có ban dụ chỉ nhắc rõ những 1 2

VSTK - 660


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

điều luật có tính cách giáo huấn đã có tƣ trƣớc (theo KDVSTGCM thì đầu năm Hồng Đức/ 1470, Lê Thánh Tông định ra 24 huấn điều) trong đó có những huấn điều nói về bổn phận và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ anh em trong gia đình, trách nhiệm ngƣời gia trƣởng đối với thân tộc, trách nhiệm giữa 2 vợ chồng, trách nhiệm của làng xóm, họ hàng. Cũng theo Hồng Đức thiên nam dư hạ tập thì có 24 huấn điều nhƣ sau: 1. Quy định trách nhiệm của cha mẹ dạy dỗ con cái. 2. Trách nhiệm gia trƣởng đối với gia đình. 3. Quan hệ vợ chồng. 4. Quan hệ anh em trong gia đình 5. Quan hệ họ hàng làng xóm 6. . . .vân. . .vân. . . cho tới điều thứ 24. Rất có thể trƣớc thời của Lê Hiến Tông, những ngƣời thi hành luật pháp đã dựa vào các huấn điều nầy để quy trách nhiệm liên đới một cách lệch lạc, bất công áp dụng lên những hạng ngƣời và thể nhân đƣợc kể ở các điều 1,2,3,4,5 cùng với phạm nhân trong việc bồi thƣờng nhân mạng và trong thời Lê Hiến Tông cũng tiếp tục áp dụng nhƣ thế. Chính quyền Trịnh-Lê đã sửa đổi lại trong niên hiệu Dƣơng Hoà năm thứ 5 (1639). LTHCLC của Phan Huy Chú cũng có ghi lại giống nhƣ ĐVSKTT. Tuy nhiên trong KDVSTGCM của quốc sử quán triều Nguyễn, ĐVTS của Lê Quý Đôn, VSCMTY của Đăng Xuân Bảng không thấy ghi chép việc sửa đổi nầy của chính quyền Trịnh-Lê. 10 Bắc Nẫm: ở địa phận xã Phát Mê, châu Quảng Yên, đi từ cửa biên giới Na Thông ở Cao Bằng sẻ dẫn tới châu Thƣợng Long bên nƣớc Tàu. 11 Đà Dƣơng: chƣa kê cứu đƣợc là ở đâu. Có thể là một vùng đất nằm trên lãnh thổ của Trung Quốc sát biên giới Cao Bằng và Quảng Yên của Đại Việt. 12 Hoa Biểu: nhƣ chú giải (11) 13 Trực Khâm: nhƣ chú giải (11) 14 Vân Đô: nhƣ chú giải (11) 15 Xã An Bài: thuộc huyện Bình Chánh, Quảng Bình. 16 Xã Trung Hòa: nay thuộc xã Mỹ Hòa, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. 17 Cửa Hàn: tức là cửa biển Đà Nẵng, thời Pháp thuộc là Tourane. 18 Hội An: thời Pháp thuộc gọi là Fai-Fo. 19 Alexandre de Rhodes : (1591-1660) là ngƣời tỉnh Avignon, nƣớc Pháp, tu sĩ dòng Tên Ordre des Jésuites, biết nói thông thạo tiếng Đại Việt, chiêu dụ đƣợc nhiều ngƣời theo đạo Ki Tô. Bị Trịnh Tráng đuổi đi vào năm 1624, rồi vẫn tìm dịp trở lại nhiều lần nhƣng đến năm 1645 thì phải trở về hẳn bên Âu Châu. Tu sĩ nầy là ngƣời đầu tiên in sách kinh và tự điển Việt Nam theo lối chữ viết mẫu tự La tinh a, b, c, d, đ . . . thƣờng gọi là chữ quốc ngữ tức là kiểu chữ viết và phát âm tiếng Việt Nam hiện nay. VSTK - 661


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Ma Cau: là một vùng lãnh thổ bờ biển của Trung Quốc giao cho ngƣời Bồ Đào Nha-Portugal làm nhƣợng địa. 21 Hòa Lan: hay Hà Lan - Holland, một nƣớc ở Âu Châu. 22 Phố Hiến: thuộc Hƣng Yên. 23 Korel Hortsink: đƣợc sử cũ xem nhƣ là ngƣời ngoại quốc sáng lập cửa hàng thƣơng mại đầu tiên ở miền Bắc Đại Việt dƣới thời của Trịnh Tráng-Lê Thần Tông. Ngƣời Hà Lan nầy làm giám đốc công ty từ năm 1637 đến năm 1638. Năm 1665, Trịnh Tráng ra lệnh đóng cửa nhƣng lại đƣợc phép hoạt động trở lại cho tới năm 1700 thì phải đóng cửa dẹp tiệm luôn vì bị thua lỗ và thái độ thù nghịch của chính quyền miền Bắc. 24 Bồ Đào Nha: cũng đƣợc gọi là Tây Ban Nha - Spain. 25 Cửa biển Óc Eo: tức cửa biển Thuận An, huyện Hƣơng Trà, Thừa Thiên ngày nay. 26 Yên Kinh: nay là Bắc Kinh, thủ đô của Trung Hoa ngày nay. 27 Ngô Tam Quế: làm quan tổng binh nhà Minh. Khi Lý Tự Thành đánh phá Yên Kinh, Tam Quế đầu hàng quân Mãn Thanh, sau đó Mãn Thanh chiếm lĩnh nƣớc Tàu và lập ra nhà Thanh, trao cho Quế tƣớc Bình Tây vƣơng. Năm Đinh Mùi (1667) chuyển đi trấn thủ Vân Nam; năm Quý Sửu (1673), Tam Quế cùng Ngô Ứng Lân, Ngô Quốc Quý phản lại nhà Thanh, tự xƣng là thiên hạ đại nguyên soái; năm Mậu Ngọ (1678), xƣng hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Chu nhƣng bị bệnh chết; cháu Tam Quế là Ngô Thế Phồn nối nghiệp nhƣng chỉ đƣợc 3 năm thì bị nhà Thanh dẹp tan vào năm Tân Dậu (1681). 28 Phúc Châu: nay là Phúc Kiến (Trung quốc). 20

29

Triệu Khánh: thuộc Quảng Tây.

Ninh Giang: tên xã, thuộc huyện Chƣơng Đức; hiện nay ở vào khoảng xã Minh Sơn, gần chùa Trầm, phía Tây Hà Nội. 31 Chúc Sơn: tên xã, nay thuộc huyện Chƣơng Mỹ, tỉnh Hà Tây. 32 Xã An Đại: có thể nằm trong huyện Khang Lộc phủ Tân Bình. LTHCLC của Phan Huy Chú khi viết về cửa biển Nhật Lệ ở huyện Khang Lộc có đề cập đến 2 nguồn sông chảy xuống: một tƣ xã Cẩm Lý và một từ xã An Đại. Huyện Khang Lộc sau đổi là Phong Lộc. Có sách lại gọi An Đại là Long Đại; ở địa phận huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có núi Long Đại. 33 Sông Cẩm La: có thể là sông Cẩm Lý trong LTHCLC của Phan Huy Chú; thuộc huyện Khang Lộc. 34 Sông Gianh: tức Linh Giang, nay ở chỗ phân ranh giáp giới của 2 huyện Bình Chánh và Bố Trạch thuộc Quảng Bình. 35 Hà Trung: tên phủ, còn gọi là Cầu Doanh ở phía Đông trấn Thanh Hóa, nay là tên xã, thuộc huyện Kỳ Anh, phía nam Hà Tỉnh. 36 Hoành Sơn: ở châu Bố Chính, gần xã Sơn Tiêu, giáp địa giới trấn Nghệ An. Núi Hoành Sơn lớp lớp chạy suốt chiều ngang ra tới biển giống nhƣ bức tƣờng thành dài, nay gọi là Đèo Ngang thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. 30

VSTK - 662


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Nguyễn Phúc Lan bị mƣu độc: về việc nầy hai bộ chính sử ĐVSKTT và KDVSTGCM đã viết một cách sơ lƣợc và lƣớt qua rất nhanh. Theo sử cũ, Nguyễn Phúc Nguyên có 11 ngƣời con. Nguyễn Phúc Lan có 1 ngƣời anh cả là Nguyễn Phúc Kỳ, Nguyễn Phúc Lan thứ nhì, Nguyễn Phúc Anh thứ ba. Nguyễn Phúc Kỳ đƣợc cha Nguyễn Phúc Nguyên cho trấn thủ Quảng Nam. Năm Tân Mùi (1631) Phúc Kỳ chết; Phúc Anh đƣợc cha cho thay thế trấn thủ Quảng Nam còn Nguyễn Phúc Lan thì đƣợc giao trọn quyền điều khiển guồng máy chính quyền miền Nam. Nguyễn Phúc Lan lại thông dâm với chị dâu góa, vợ của Phúc Kỳ là Tống thị, mê muội nghe theo lời đƣờng mật của y thị làm rất nhiều điều càng bậy, lỗi lầm, giết hại bừa bãi, mọi ngƣời đều e sợ. Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn thì vào năm Quý Dậu (1633), khi Nguyễn Phúc Nguyên còn sống, Nguyễn Phúc Anh vì ganh tị việc anh mình là Phúc Lan đƣợc cha trao hết quyền bính, đã ngầm thông đồng xin làm nội ứng cho quân Trịnh vào xăm lấn miền Nam nhƣng Nguyễn Phúc Nguyên đã biết đƣợc cho nên đã đắp lũy phòng bị kiên cố khiến cho Nguyễn Phúc Anh phải êm hơi lặng tiếng không dám động tĩnh, và quân Trịnh vì chờ đợi lâu mà không thấy dấu hiệu nội ứng, vội vã lui binh. Có lẽ vì tình cha con cho nên Nguyễn Phúc Nguyên không bắt giết đứa con phản nghịch. Năm Ất Hợi (1635), Nguyễn Phúc Nguyên chết, Phúc Lan nối nghiệp; Nguyễn Phúc Anh lại nổi loạn tranh quyền, đắp lũy Cu Đê, đƣa thủy quân chiếm đóng cửa biển Đà Nẵng. Phúc Lan đƣa quân bộ đánh Cu Đê và thủy binh đánh Sơn Trà, tiến đến dinh Quảng Nam bắt Nguyễn Phúc Anh giết đi. Nguyễn Phúc Nguyên có 3 ngƣời em là Phúc Hợp, Phúc Trạch và Phúc Khê, những ngƣời nầy là chú của Nguyễn Phúc Lan. Vào năm Canh Thân (1620), hai trong 3 ngƣời em của Phúc Nguyên bội phản, ngầm hẹn ƣớc làm nội ứng cho quân Trịnh. Phúc Nguyên biết đƣợc âm mƣu, bắt giết 2 ngƣời em và bè đảng. Tên 2 ngƣời chú phản bội nầy của Phúc Lan đƣợc ghi lại trong Phủ Biên Tạp Lục là Văn quận công và Hữu quận công (có thể là Phúc Hợp và Phúc Trạch). Nhƣ vậy, Phúc Lan vẫn còn lại một ngƣời chú là Nguyễn Phúc Khê và có lẽ chính ngƣời chú nầy lại thông dâm với cháu dâu góa chồng Tống thị và xúi giục ngƣời đàn bà dâm dật nầy đầu độc giết chết Nguyễn Phúc Lan vào năm Mậu Tý (1648) trong âm mƣu tranh quyền đoạt vị, làm nội ứng cho quân Trịnh. Hậu quả của việc âm mƣu đầu độc nầy là quân của họ Nguyễn phải vội vàng rút về miền Nam, nhƣng chỉ về đƣợc đến phá Tam Giang thì vì ngấm độc, Nguyễn Phúc Lan tắt thở. 38 Phá Tam Giang: chữ phá có nghĩa là biển nông. Phá nầy ở huyện Quảng Điền; nƣớc từ 3 con sông Lâu, sông Bồ và sông Hƣơng đổ vào một vụng biển cạn mà sử cũ gọi là phá Tam Giang. Từ phía Nam cửa Nhật Lệ dài xuống đến cửa Tùng là những cồn cát trùng điệp sử cũ gọi là Đại Trƣờng Sa. Gần cửa biển Nhật Lệ cũng có một đầm nƣớc gọi là đầm Nhật Lệ với một làn nƣớc mênh mông, biển lớn ở phía Đông Bắc, 37

VSTK - 663


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

núi cao ở phía Tây Nam; phía Tây Bắc của đầm nầy có chỗ nƣớc rất sâu đầy rắn rết, thuồng luồng. Ngoài ra còn có vực sâu gọi là Vực An Sinh ở huyện Lệ Thủy, mà ngƣời dân dị đoan khi đi lại đánh bắt cá ở đó thƣờng nghe thấy có tiếng chiêng trống khua lên. Từ phía Nam cửa Việt đến phía Bắc cửa Thuận An cũng là những cồn cát trùng điệp gọi là Tiểu Trƣờng Sa. Có thể tất cả những cảnh trí vừa kể hợp lại thành một vùng cồn cát và đầm nƣớc rất khó vƣợt qua cộng với phá Tam Giang trên đƣờng đi từ miền Bắc vào miền Nam dƣới thời Trịnh Nguyễn phân tranh khiến ngƣời dân lúc đó phải e dè kinh sợ mà thốt lên: "Thương em anh cũng muốn vô, sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Gian ". Truông nhà Hồ có thể là kênh Liên Cảng còn gọi là Kênh Sen do Hồ Quý Ly đào đắp bằng đất cát từ Tân Bình (tức Quảng Ninh ngày nay) đến Lệ Thủy để vừa làm phƣơng tiện giao thông lại vừa có lợi ích quân sự nhƣ một chiến lũy phòng thủ chống giặc Chiêm hành xâm nhập từ vùng biển và từ mạn phía Nam của của Tây Đô. 39 Nam Ninh: thuộc tỉnh Quảng Tây bên Trung Quốc. 40 Đèo Hổ Dƣơng: có thể là tên của dãy núi thấp gần bờ biển ở phủ Hoài Nhơn (nay gọi là Qui Nhơn) mà các chính quyền miền Nam dùng làm chỗ phân địa giới lãnh thổ của Đại Việt với nƣớc Chiêm. Núi từ xa chạy ngang, kéo dài từ đầu nguồn sông đến bờ biển. 41 Núi Thạch Bi: núi nầy cao, ở phía Đông huyện Tuy Hòa; khi Lê Thánh Tông xâm lăng nƣớc Chiêm Thành sai đục vách đá thành một văn bia gần trên đỉnh một ngọn núi tròn và nhọn trong dãy núi nầy để làm chỗ chia ranh giới với Chiêm Thành cho nên gọi là núi Bia Đá hay Thạch Bi, dấu vết bia ấy ngày nay vẫn còn nhƣng nét chữ lờ mờ sứt mẻ khó thể đọc đƣợc. 42 Thái Khang: còn gọi là Bình Khang, nay là đất thuộc tỉnh Khánh Hòa. 43 Diên Ninh: còn gọi là Diên Khánh, nay cũng thuộc tỉnh Khánh Hòa. 44 Ngƣời chú của Nguyễn Phúc Tần: có thể là Nguyễn Phúc Khê. 45 Huyện Kỳ Hoa: trƣớc là Hà Hoa; nhà Lê đổi là Kỳ Hoa; bây giờ đổi là Kỳ Anh, thuộc tỉnh Hà Tỉnh. 46 An Trƣờng: tên xã, thuộc huyện Chân Lộc, Nghệ An; nay thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An. 47 Thạch Hà: tên huyện, thuộc Hà Tỉnh. 48 Xã Đại Nại: ở huyện Thạch Hà. 49 Cửa biển Kỳ La: còn gọi là cửa Nhƣợng Bang ở huyện Cẩm Xuyên, nay thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. 50 Xã Lạc Xuyên: thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tỉnh. 51 Cửa biển Đan Nhai: ở chỗ giáp giới hai huyện Nghi Xuân và Chân Lộc, Nghệ An; còn gọi là cửa biển Hội Thống. 52 Cửa biển Nam Giới: còn gọi là Cửa Sót. huyện Thạch Hà, Hà Tỉnh. 53 Xã Bân Xá: thuộc huyện Thiên Lộc, sau là huyện Can Lộc, Hà Tỉnh. 54 Huyện Thiên Lộc: tức huyện Can Lộc, Hà Tỉnh. VSTK - 664


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Huyện Nghi Xuân: thuộc Hà Tỉnh. La Sơn: còn gọi là Chi La, nay là La Sơn, thuộc tỉnh Hà Tỉnh. 57 Hƣơng Sơn: thuộc phủ Đức Quang, Nghệ An, nay thuộc phủ Đức Thọ, Hà Tỉnh. 58 Thanh Chƣơng: nhƣ giải thích (57). 59 Sông Lam: ở huyện La Sơn và huyện Thanh Chƣơng. 60 Sông Khu Độc: một khúc sông Lam chảy qua chân núi Khu Độc, thuộc dãy núi Hồng Lĩnh ở xã Tam Đăng, huyện Nghi Xuân nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tỉnh. 61 Xã Mẫn Tƣờng: thuộc huyện Nghi Xuân, nay thuộc Can Lộc, Hà Tỉnh. 62 Xã Bình Lãng: ở huyện Thiên Lộc, Nghệ An, nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tỉnh. 63 Xã Vân Cát: thuộc huyện Thạch Hà, nay thuộc Hà Tỉ. 64 Xã Hƣơng Bộc: xem chú thích (63). 65 Đan Nhai: xem chú thích (51). 66 Na Khối: còn gọi là thôn Na Kênh ở huyện Cẩm Xuyên, Nghệ An; huyện Cẩm Xuyên trƣớc là một phần đất cắt ra từ huyện Kỳ Hoa (sau là Kỳ Anh), thuộc phủ Hà Hoa, Nghệ An; nay thuộc Hà Tỉnh. 67 Bến Hoạt Độ: còn gọi là bến Điềm; có thể suy định là ở huyện Thiên Lộc hoặc ở huyện Nghi Xuân: khi Trịnh Toàn đƣa quân vào Nghệ An (1656) đã đóng tổng hành doanh ở huyện Thạch Hà mà huyện Thạch Hà phía Bắc giáp huyện Thiên Lộc cho nên khi Trịnh Toàn lui binh thì tổng hành dinh của họ Trịnh phải lui ngƣợc về phía Bắc của huyện Thạch Hà và đóng quân ở huyện Thiên Lộc hoặc ở huyện Nghi Xuân. Ở giữa hai huyện Thiên Lộc và Huyện Nghi Xuân có dãy núi Hồng Lĩnh gồm có 99 ngọn núi. Núi Khu Độc hợp với hạ lƣu của con sông Lam với thế nƣớc ngoằn ngoèo từ huyện Thanh Chƣơng đổ xuống tạo thành một vùng đất thích hợp cho việc lập chiến lũy phòng thủ ngăn cản sức tiến của quân miền Nam. Vậy bến Hoạt Độ có thể là nằm trên một bờ của con sông Lam chảy vào địa phận hai huyện Thiên Lộc, Nghi Xuân thuộc Nghệ An tức trên bờ sông Khu Độc hay Độc Giang. 68 Xã Tam Lộng: thuộc huyện Cẩm Xuyên, Nghệ An. 69 Xã Nam Ngạn: thuộc huyện La Sơn. 70 Xã Bình Hồn: nay là xã An Hồ, huyện La Sơn. 71 Xã Quảng Khuyến: thuộc huyện Thiên Lộc. 72 Huyện Thạch Hà: ở phủ Hà Hoa, phía Nam Nghệ An, phía Bắc giáp huyện Thiên Lộc. 73 An Trạch: còn gọi là Động Hải đƣợc chính quyền miền Bắc xây đắp cùng với Dinh Trạm từ năm 1774 sau khi tƣớng Hoàng Ngũ Phúc đã triệt hạ, san bằng thành lũy do chính quyền miền Nam đào đắp xây dựng ở xã Tam Xá huyện Lệ Thủy, trên bờ sông Sùng (có thể là sông Cam Lộ) lại lập thêm Dinh Cát. Ngày trƣớc, bên trong lũy Thầy ở xã 55 56

VSTK - 665


1

Hoa Xá có đồn quân đóng gọi là dinh Sen.(LTHCLC/ Dƣ Địa Chí/ Phủ

2

Tân Bình)

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Phù Long: thuộc huyện Hƣng Nguyên. Huyện Hƣng Nguyên: thuộc phủ Anh Đô sau đổi là Anh Sơn, phía Nam giáp huyện Thiên Lộc, Nghệ An. 76 Sông Thanh Chƣơng: ở huyện Thanh Chƣơng, nay là huyện Nam Đƣờng (Nam Đàn), Nghệ An. 77 Xã Nam Hoan: nay gọi là Nam Kim, huyện Thanh Chƣơng, Nghệ An. 78 Xã Mỹ Dụ: ở huyện Hƣng Nguyên, Nghệ An. 79 Xã Bạch Đƣờng: có sách gọi là Bạch Trƣờng, thuộc huyện Lƣơng Sơn, nay là Anh Sơn, Nghệ An. 80 Huyện Nam Đƣờng: hay Nam Đàn, thuộc Nghệ An. 81 Cao Miên: tức nƣớc Chân Lập, tiếng Pháp là Cambodge, nay là nƣớc Kampuchea. 82 Mô Xoài: có thể nay là xã Đầm Xoài hay Phƣớc Chánh, thuộc tỉnh Bà Rịa ngày nay. 83 Bà Rịa: tức Bà Rịa ngày nay. 84 Đồng bằng Đồng Nai: có thể là đồng bằng sông Đồng Nai, tức là Biên Hòa ngày nay. 85 Kinh Đô Cao Miên: tức thủ đô Nam Vang (Pnom Penh) của nƣớc Kampuchea (còn gọi là vƣơng quốc Khmer) ngày nay. 86 Lũy Đồng Hôn: thuộc huyện Hƣng Nguyên, Nghệ An. LTHCLC/ Dƣ Địa Chí của Phan Huy Chú có ghi lại một di tích gọi là thành Trào Khẩu, do giặc Minh xây đắp ở xã Trào Khẩu, huyện Hƣng Nguyên. Có thể thành nầy về sau đƣợc chính quyền Trịnh-Lê dùng làm chiến lũy để ngăn chận quân Nguyễn từ miền Nam tiến ra. 87 Núi Hoành Lĩnh: tức núi Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân. 88 Kênh Lãng Khê: ở xã Lãng Khê, huyện Nghi Xuân. 89 Hòa Viên: thuộc huyện Nghi Xuân. 90 Huyện Nghi Xuân: thuộc Nghệ An. 91 Xã An Điền: thuộc huyện Thiên Lộc. 92 Xã Phù Lƣu: thuộc huyện Thiên Lộc. 93 Dinh Cầu: là tên địa điểm đƣợc dùng trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn; KĐVSTGCM chỉ viết rằng Nguyễn Hữu Tiến âm thầm rút quân về Nam Bố Chính; VSTK suy định dinh Cầu là địa điểm của dinh Trạm, tức đồn Động Hải ở Nam Bố Chính. (xem chú giải (73) ở trang (822). 94 Huyện Phong Lộc: LTHCLC của Phan Huy Chú gọi là Khang Lộc, thuộc phủ Quảng Bình. 95 Huyện Bố Trạch: tức là châu Bố chính chia làm 2: Bình Chánh và Bố Trạch. 96 Xã Phƣớc Lộc: thuộc Huyện Bố Trạch. 74 75

VSTK - 666


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Chiến lũy Động Hải: chiến lũy nầy do tƣớng của miền Nam là Nguyễn Hữu Dật đào đắp ở địa điểm có đồn Động Hải tức là ở lũy Thầy. 98 Cửa biển An Nẻo: có sách gọi là An Niểu, hoặc An Náu, nay thuộc huyện Bố Trạch. 99 Chu Thị: tên phƣờng, nay thuộc huyện Minh Linh, tỉnh Quảng Trị. 100 Lũy Trấn Ninh: ở xã Trấn Ninh, huyện Phong Lộc, Quảng Bình. 101 Lũy Sa Phụ: có sách gọi là Động Cát, trên bờ phía nam sông Nhật Lệ. 102 Động Giản: tên xã, thuộc huyện Phong Lộc. 103 Bát nghị: tức là 8 trƣờng hợp đặc biệt đƣợc cứu xét để gia giảm án phạt cho kẻ phạm tội hình sự. 104 Chính sách phân biệt đối xử với ngƣời Hoa: tức là những ngƣời Hoa dƣới triều đại Mãn Thanh sang buôn bán làm ăn trên lãnh thổ Đại Việt. Theo sử sách cũ thì chính sách nầy nhằm ngăn cấm ngƣời dân trong nƣớc không đƣợc tiêm nhiễm, bắt chƣớc theo lối sống, phong tục, tập quán của những kẻ ngoại quốc. 105 Đạo Ki tô: đƣợc phiên âm từ chữ Christianity, còn đƣợc gọi là đạo Gia tô hay đạo Thiên chúa. Đạo Ki tô có nhiều nhánh, nhƣng nhánh Ki tô của Vatican ở Roma là nhánh có rất nhiều ngƣời theo trên khắp thế giới. Những ngƣời tiên phong theo đạo nầy gồm có 12 đệ tử của Jésus Christ, đƣợc gọi là 12 Tông đồ, trong đó có 2 ngƣời là Piedro và Paolo đƣợc xem nhƣ là 2 vị hoàng đế tiên khởi của giáo hội ở Roma, mà ngƣời theo đạo Gia tô ở Việt Nam thƣờng gọi là giáo hoàng hay đức thánh cha. Những ngƣời đi truyền bá đạo giáo nầy đã đi khắp thế giới và đa số còn mang thêm một trọng trách khác là khám phá, dọ đƣờng những vùng đất mới theo lệnh của các chính quyền đế quốc thực dân ở Âu Châu để sau đó đế quốc thực dân sẽ tìm dịp đƣa quân sang xâm chiếm. 106 Sửa đổi điều lệ thi Hội xử: nhằm loại trừ sự gian lận trong các kỳ thi nhƣ đem sách vào để chép lén, nhờ ngƣời khác thi hộ. 107 Hủy bỏ nhiều trạm thu thuế: theo sử cũ thì đây là một ân huệ của chính quyền Trịnh-Lê ban cho dân chúng miền Bắc nhƣng có thể suy định rằng, ngƣời dân miền Bắc lúc đó đã quá nghèo khó, đâu còn gì để mà nộp thuế, vì vậy các trạm thu thuế trở thành vô ích, phải hủy bỏ, không thể nói việc hủy bỏ các trạm thu thuế nầy là một chính sách thƣơng dân. 108 Phủ Ao: không thể tra cứu; có thể nằm trong huyện Hƣơng Trà, thuộc hạ lƣu sông Linh Giang ở phủ Triệu Phong, thuộc Thuận Hóa bởi vì thành lớn Thuận Hóa cũng nằm ở hạ lƣu của Linh Giang. 109 Chùa Thiên Mụ: ở xã Kim Long, huyện Hƣơng Trà, phủ Triệu Phong, Thuận Hóa. 110 Cửa biển Tƣ Dung: ở xã Hoài Vinh, huyện Vũ Xƣơng (còn gọi là Thuận Xƣơng), phủ Triệu Phong. 97

VSTK - 667


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Chùa Hòa Vinh: ở núi Qui Sơn, xã Hoài Ân, huyện Ân Vinh (còn gọi là Phú Vang hay Phú Vinh). 112 Núi Qui Sơn: ở xã Hoài Ân, huyện Ân Vinh (còn gọi là Phú Vang hay Phú Vinh), phủ Triệu Phong, Thuận Hóa (nay là Thừa Thiên). 113 Châu Trấn Yên: thuộc phủ Trấn Yêu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. 114 Kênh Liên Cảng: từ Tân Bình đến giáp giới Thuận Hóa, nay ở xã Thủy Liên, đƣờng giao thông chiến lƣợc do Hồ Quý Ly khởi xuất công trình xây đắp, nhƣng bùn cát cứ nổi bùng lên, vì thế bị thất bại, phải bỏ dở. 111

VSTK - 668


B¡c BÓ Chính Linh Giang (sông Gianh)

* Phܧc L¶c TrÃn Ninh *

Nam BÓ Chính

Cºa bi‹n NhÆt LŒ ñ¶ ng Häi *

*TrÜ©ng Døc

* LŒ Thûy

Bản đồ Hà Tỉnh - Quảng Bình/ Nam Bố Chính/ Bắc Bố Chính vơi sông Linh Giang (sông Gianh), lũy Trấn Ninh, lũy Động Hải, lũy Trường Dục và cửa bi‹n Nhật Lệ (Hình vẽ theo sự suy cứu riêng của VSTK, không có tính cách thực dụng. )

VSTK - 669


QUYỂN III TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH

CHƢƠNG XIII

TRỊNH TẠC - LÊ GIA TÔNG Niên hiệu: Dương Đức (1672-1673) - Đức Nguyên (1674-1675) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Nhâm Tý, Dương Đức năm thứ 1 , tháng 6 (1672), Trịnh Tạc điều động gần 200,000 quân binh thủy bộ cùng với những tay súng ngƣời ngoại quốc Hà Lan dƣới quyền thống lĩnh của Trịnh Căn và Lê Thì Hiến chỉ huy bộ binh, tiến vào Bắc Bố Chính lập tổng hành dinh. Lê Gia Tông cũng bị bắt ép đi theo cuộc hành quân lần nầy. Tháng 7, Nguyễn Phúc Tần tự cầm quân tiến ra lập hành dinh chỉ huy mặt trận ở huyện Vũ Xƣơng@, cử con trai Nguyễn Phúc Thuần thống lĩnh chỉ huy cuộc bố phòng, chống trả với quân miền Bắc: tƣớng Nguyễn Hữu Dật thay Trƣơng Văn Vân chỉ huy mặt trận Động Hải và vùng bờ biển Đại Trƣờng Sa1, Trƣơng Văn Vân đƣợc cử đi trấn đóng ở vùng núi Mật Cật2; Triều Tín giữ đồn lũy Động Hải; Thuận Đức giữ lũy Trấn Ninh. Lũy Thầy do Nguyễn Mỹ Đức đóng giữ. Nguyễn Phúc Tần cũng ra lệnh cho đóng cọc nhọn ở cửa biển Tƣ Dung3 và giao cho tƣớng Tài Lê chỉ huy thủy binh đóng giữ cửa Việt4 và cửa Minh Linh5. Tháng 10, quân miền Bắc tiến đến xã Chính Thủy6 ở Phong Lộc vây đánh lui quân của Trƣơng Văn Vân. Tháng 11, quân miền Bắc do tƣớng Lê Thì Hiến đánh phá chiến lũy Trấn Ninh với sự yểm trợ hỏa pháo của quân ngoại nhập Hà Lan, bên trong thành Trấn Ninh bị hoả pháo bắn vào, lửa cháy mịt mù, quân của tƣớng Thuận Đức phải dùng cát để dập tắt lửa, tình hình nguy ngập. Nguyễn Hữu Dật đƣa quân đến tăng viện và trực tiếp chỉ huy mặt trận Trấn Ninh. Quân miền Bắc đã nhiều lần công phá nhƣng không hạ nỗi chiến lũy Trấn Ninh. Ngày 25 tháng 11, vào lúc ban đêm, quân miền Bắc tung hết lực lƣợng tấn kích thật dũng VSTK - 670


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

mãnh nhƣng vẫn không thành công. Cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề. Tháng 12, quân Trịnh Tạc và Trịnh Căn phải lui về tổng hành doanh đặt tại xã Vĩnh Yên7 thuộc vùng Bắc Bố Chính, để Lê Thì Hiến ở lại trú đóng Chính Thủy và tiếp tục công phá Trấn Ninh. Sau những đợt pháo kích nặng nề nhƣng không thu gặt đƣợc kết quả, Lê Thì Hiến cũng phải bỏ Chính Thủy, lui binh. Mùa Đông giá rét, ẩm thấp, Trịnh Căn ngã bệnh, quan quân miền Bắc không thể ở lại lâu để tiếp tục chiến đấu, lại có tin con rể của Trịnh Tạc là Đào Quang Huy8 cùng với quận công Trịnh Thƣớc9 (có sách viết là Trịnh Thắng) âm mƣu tạo phản ở Đông Đô, Trịnh Tạc phải ra lệnh lui quân về phía Bắc sông Linh Giang. Sau khi cắt cử Lê Thì Hiến trấn thủ Nghệ An cùng nhiều tƣớng khác ở lại Hà Trung phòng giữ vùng Bắc châu Bố Chính, họ Trịnh cùng Lê Gia Tông kéo quân trở về Đông Đô. Khi về đến Đông Đô, Trịnh Tạc liền ra lệnh bắt chém hai kẻ âm mƣu tạo phản. Tiếp đến có lời đồn đãi ngƣời em là Trịnh Triều10 (có sách viết là Trịnh Kiều) cũng đang âm mƣu tranh quyền, Tạc liền bắt Triều bỏ ngục rồi bắt uống thuốc độc chết. Từ đó, để cũng cố quyền lực, Trịnh Tạc đã dùng tiền bạc thu đƣợc trên xƣơng máu của ngƣời dân khốn cùng miền Bắc qua các chính sách thuế khóa bốc lột để mua chuộc đám quan lại hám danh, hám của về làm tay chân bộ hạ cho họ Trịnh. Ở miền Nam, Nguyễn Phúc Tần tuyên truyền phô trƣơng rầm rộ chiến thắng năm Nhâm Tý (1672) ở vùng phía Nam sông Gianh và cũng kể từ năm nầy, hai miền Nam Bắc tạm ngừng không xăm lấn nhau. Quý Sửu, ung Dương Đức năm thứ 2, tháng 3 (1673) chính quyền miền Bắc sai sứ đi triều cống nhà Thanh. Giáp Dần, Dương Đức năm thứ 1, tháng 7 (1674), Trịnh Tạc tự phong cho mình tƣớc An Nam phó vƣơng, và phong cho con Trịnh Căn làm nguyên soái, tƣớc Định Nam vƣơng, nắm giữ chính quyền.

VSTK - 671


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tại miền Nam, một vƣơng tộc họ Nặc ở Cao Miên là Nặc Ong Thai (Ang Chei) với sự hỗ trợ của quân Xiêm La tranh nhau ngôi vua với Nặc Ong Nong (Ang Non II). Nguyễn Phúc Tần đƣa quân từ Khánh Hòa sang tiếp cứu Nặc Ong Nong, đánh úp quân Cao Miên ở vùng Gò Bích11 (còn gọi là La Bích, Loveak). Nặc Ong Thai bỏ chạy và chết trong rừng sâu. Nguyễn Phúc Tần liền chia nƣớc Cao Miên làm hai phần12: một phần giao cho cháu của Ong Nong là Nặc Ong Thu (Ang Sor) làm vua thứ 1 cai trị, đóng đô ở Oudong13 cách thủ đô Phnom Penh 40 cây số, trên hữu ngạn sông Tonlé-Sap14 gọi là nƣớc Cao Miên thƣợng, phần kia của đất Cao Miên từ thủ đô Phnom Penh trở xuống tới Banam (vùng An Giang, Định Tƣờng) gọi là nƣớc Cao Miên hạ giao cho Nặc Ong Nong làm phó vƣơng, đặt dinh cai trị ở cảng Preah Nokor (Sài Gòn15) dƣới quyền giám thủ của họ Nguyễn ở miền Nam; đặt Nguyễn Dƣơng Lâm làm trấn thủ phủ Thái Khang. (tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang ngày nay) Ất Mão, Đức Nguyên năm thứ 2 , tháng 4 (1675), ở miền Bắc, Lê Gia Tông chết, ở ngôi 4 năm, thọ 15 tuổi. Trịnh Tạc đƣa ngƣời em của Gia Tông là Lê Duy Cáp lên thay thế ngôi vua bù nhìn, tức Hy Tông Lê Duy Cáp. Tháng 6, ở miền Nam, Nguyễn Phúc Thuần chết. Huyện Vũ Xƣơng: ở phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa; nay là huyện Đăng Xƣơng. 1 Bờ biển Trƣờng Sa: từ cửa Việt đến cửa biển Tƣ Dung gọi là Tiểu Trƣờng Sa. Vùng bờ biển từ phía nam cửa Nhật Lệ đến cửa Minh Linh thì gọi là Đại Trƣờng Sa. 2 Vùng núi Mật Cật: núi nầy có thể ở xã Chính Thủy, thuộc huyện Bố Trạch. 3 Cửa biển Tƣ Dung: đông Nam huyện Phú. 4 Cửa Minh Linh: năm 1889 đổi gọi là Vĩnh Linh; nay gồm 2 huyện Minh Linh và Do Linh, thuộc tỉnh Quảng Trị. 5 Xã Chính Thủy: thuộc huyện Phong Lộc, Quảng Bình. 6 Xã Vĩnh Yên: nay là xã Phú Yên, huyện Quảng Trạch. 7 Đào Quang Huy: con của một danh tƣớng miền Bắc là Đào Quang Nhiên. 8 Trịnh Thƣớc: có sách viết là Thắng quận công. @

VSTK - 672


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Trịnh Triều: có sách viết là Trịnh Kiều có thể lầm với Trịnh Kiều là con trai của Trịnh Doanh sau nầy. 10 Gò Bích: còn gọi là thành La Bích hay Lô Vếch (Loveak), là 1 kinh thành cũ (Khum Péam Lvek) của Cao Miên cách phía Bắc Udong vào khoảng 50 cây số. 11 Nguyễn Phúc Tần chia cắt nƣớc Cao Miên: ĐVSKTT và KĐVSTGCM không đề cập đến việc chia cắt nầy. Lê Quý Đôn đã viết lại8 biến cố lịch sử nầy rất rõ ràng trong Phủ Biên Tạp Lục. Nhƣ vậy, dƣới thời Nguyễn Phúc Tần, một nửa nƣớc Cao Miên từ Phnom-Penh trở xuống đến thành Sài-Gòn do vua bù nhìn của Cao Miên là Nặc Ông Nộn cai trị đóng bản doanh ở Sài-Gòn nhƣng trên thực tế phần đất nầy đã trở thành thuộc địa của chính quyền Nguyễn Phúc Tần. 12 Udong: một kinh đô cũ khác của Cao Miên cách Phnom Penh khoảng 100 cây số. 13 Sông Tonlé-Sap: một nhánh của sông Mékong chảy vào hồ TonléSap tức Biển Hồ. 14 Sài Gòn: một đồn lũy trong cảng Preah Nokor xƣa của Cao Miên. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì ngày trƣớc Sài-Gòn thuộc vùng Chợ Lớn ngày nay còn địa điểm của Sài gòn hiện tại gọi là Bến Nghé. Theo Trƣơng Vĩnh Ký thì Sài- Gòn là tên gọi của ngƣời Cao Miên đặt ra, Trƣơng Vĩnh Ký viện dẫn rằng, trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức đã giải thích hai chữ Sài-Gòn có ý nghĩa nhƣ sau: Sài viết bằng chữ Hán có nghĩa là Cây (tiếng Anh là tree , tiếng pháp là bois); chữ Gòn là tiếng Việt Nam tức là loại bông gòn dùng để dệt thành vải may mặc (mà tiếng Pháp là Ouate hay Cotonier, tiếng Anh là cotton-wool bush): đồn Sài-Gòn của ngƣời Cao Miên ngày xƣa là một loại thành đắp bằng đất có thể là ở vùng Chợ Lớn, chung quanh có trồng rất nhiều hàng, lớp một loại cây gọi là Cây Gòn. (Cây gòn là một loại cây vừa tầm, thân không lớn mà cũng không cao lắm, thân lởm chởm có gai nhọn, trái dài treo lủng lẳng nhƣ quả mƣớp nhỏ, vỏ ngoài cứng, bên trong chia thành nhiều ngăn đầy hột, đến lúc trái nở ra thì bên ngoài hột giống nhƣ loại bông vải dùng để may mặc thƣờng đƣợc gọi là bông gòn hay cô-tông (cotton); tuy nhiên loại cây gòn nầy không phải là loại cây gòn dùng để dệt vãi may mặc mà tiếng Pháp gọi là Cotonier và tiếng anh là cotton bush). Trƣớc năm 1975 ở một vị trí vùng Chợ Lớn, cạnh đƣờng sắt xe hoả Sài-Gòn/ Mỹ Tho có một đồn bót thƣờng đƣợc gọi là Bót (Poste) Cây Mai (hay là Bót Cây May tức cây có trái bông gòn dùng để dệt vãi may mặc?), đƣợc dùng để giam giữ những cấp sĩ quan của quân đội miền Nam vi phạm kỹ luật. Rất có thể danh xƣng nầy chỉ là một vị trí đồn trú của của phó vƣơng Cao Miên ở Prei Nokor chứ không phải là vị trí của thành phố Sài Gòn hiện nay: đây chỉ lả một giả thuyết, bởi vì cho đến ngày nay xuất xứ tên gọi Sài Gòn vẫn chƣa có ai truy cứu và xác nhận một cách dứt khoát. (xem 9

VSTK - 673


1 2

bài viết đầy đủ về địa điểm và địa danh Sài Gòn trong phần CHÚ GIẢI VSTKCGKL Quyển 4)

* QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XIV

TRỊNH TẠC - LÊ HY TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Trị (1678-1680) - Chính Hòa (1680-1705) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Bính Thìn, Vĩnh Trị năm thứ 1 , tháng 7(1676), chính quyền miền Bắc sai thƣợng thƣ bộ Công1 Hồ Sĩ Dƣơng2 sửa Quốc sử. Tháng 12, ấn định thủ tục tái xét và kháng tố các vụ án đã xử3 ở miền Bắc Đinh Tỵ, Vĩnh Trị năm thứ 2, (1677) Mạc Kính Vũ dựa vào uy thế nhà Thanh chiếm giữ Cao Bằng. Khi Ngô Tam Quế@ làm phản không còn thần phục nhà Thanh và xƣng đế hiệu ở Vân Nam vào năm Quý Sửu (1673), Mạc Kính Vũ hùa đi theo theo Ngô Tam Quế. Ngô Tam Quế ốm chết, quân Thanh vào Quảng Tây, Trịnh Tạc nhân cơ hội nầy liền sai Đinh Văn Tả và Đoàn Tuấn Hòa đi đánh Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Họ Mạc lại phải bỏ chạy sang trốn lẩn lút Long Châu. Họ Trịnh thu hồi toàn bộ Cao Bằng, đặt tƣớng Đoàn Tuấn Hoà ở lại trấn thủ. Tàn dƣ họ Mạc kể nhƣ tan rã. Kỷ Mùi, Vĩnh Trị năm thứ 4, tháng 5 (1679), tƣớng cũ của nhà Minh là Dƣơng Ngạn Địch từ đất Trung Hoa rút chạy trốn lánh quân nhà Thanh, mang theo 50 chiến thuyền chở hơn 3,000 tàn quân4 đến ngoài khơi cửa biển Tƣ Dung. Thủy quân miền Nam đón chận, Ngạn Địch xin hàng, đƣợc Phúc Tần cắt một phần đất của Cao Miên ở Preah Nokor (hai vùng Biên Hoà và Mỹ Tho) cấp cho.

VSTK - 674


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Canh Thân, Vĩnh Trị năm thứ 5, tháng 3 (1680), tƣớng giỏi của miền Nam là Nguyễn Hữu Dật chết, thọ 78 tuổi. Tân Dậu, Chính Hòa năm thứ 2 (1681) ở Trung Quốc, nhà Thanh dẹp hết tàn dƣ của Ngô Tam Quế. Tháng 2, ở miền Bắc hạn hán, mất mùa, dân chúng bị đói. Nhâm Tuất, Chính Hòa năm thứ 3, tháng 8 (1682), Trịnh Tạc chết, cai trị miền Bắc 22 năm, con là Trịnh Căn lên thay.

VSTK - 675


QUYỂN III TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XIV (tiếp theo)

TRỊNH CĂN - LÊ HY TÔNG Niên hiệu: Chính Hòa (1682-1705) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Quý Hợi, Chính Hòa năm thứ 4 (1683), nhà Thanh giao trả các quân binh của họ Mạc tàn dƣ bị truy bắt trên lãnh thổ Trung Quốc. Chính quyền miền Bắc cũng giao trả một số quân binh của nhà Minh tàn dƣ bị bắt trên lãnh thổ Đại Việt6. Giáp Tý, Chính Hòa năm thứ 5, tháng 4 (1684), chính quyền miền Bắc cứu xét trợ cấp cho những ngƣời dân bị bệnh tật. Tháng 10, Trịnh Căn tự xƣng là Định vƣơng và giao cho con là Trịnh Bách thống lãnh chỉ huy quân đội, kiêm giữ cả chính quyền. Một công ty Pháp có trụ sở chính ở vùng Đông Ấn "la Compagnie des Indes", sai ngƣời đại diện tên là Le Chappelier tới miền Bắc để xin mở cửa hàng buôn bán ở miền Bắc và đƣợc chính quyền Trịnh-Lê chấp thuận. Ở miền Nam, con trai của Phúc Tần là Nguyễn Phúc Diễn chết. Vợ của Phúc Tần là Chu thị cũng chết. Ất Sửu, Chính Hòa năm thứ 6 (1685), con trai của Phúc Tần là Nguyễn Phúc Thái7 chết. Đinh Mão, Chính Hòa năm thứ 8, tháng 3 (1687), Nguyễn Phúc Tần chết, nắm quyền lãnh chúa miền Nam đƣợc 39 năm, thọ 68 tuổi. Có 4 ngƣời con, con thứ 2 là Nguyễn Phúc Trăn8 nối nghiệp, dời dinh phủ từ xã Kim Long ở huyện Hƣơng Trà đến xã Phú Xuân, cách chỗ cũ khoảng hơn 5 dặm9. Mậu Thìn, Chính Hòa năm thứ 9, (1688), ở miền Bắc Trịnh Bách chết. Trịnh Căn bổ dụng cháu Trịnh Bính10 thay thế, đƣợc mở dinh phủ riêng gọi là phụ Dực quốc. VSTK - 676


1 2 3 4 5 6 7 8

Tháng 5 (1688), nhân vụ Vũ Công Tuấn nổi loạn rồi trốn chạy sang Vân Nam, quan quân vùng biên giới của Mãn Thanh tràn sang lấn chiếm 3 châu Vỉ Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vỹ11 của Đại Việt. Chính quyền Trịnh-Lê bất lực không thể thu hồi lại các vùng đất bị Mãn Thanh chiếm mất. Sau đó, quan quân Đại Việt trấn thủ các vùng biên giới lại ăn hối lộ làm lơ để Mãn Thanh lấn chiếm luôn thôn Na Oa ở xã Yên Khoái thuộc châu Lộc Bình12. Ở miền Nam Đại Việt, nội bộ đám khách trú13 ngƣời Hoa ở Định Tƣờng (Mỹ Tho) chia rẽ kình chống nhau: Dƣơng Ngạn Địch bị một thuộc tƣớng tên là Hoàng Tiến giết rồi đắp đồn lũy ở Rạch Than14, cho thuộc hạ đốt phá cƣớp bóc khắp nơi. Triều đình của Cao Miên Thƣợng cũng có nội loạn, Nặc Ong Thu bị giết, vợ góa của Nặc Ong Thu thừa dịp nầy cũng nổi dậy dùng giặc đánh thuê ngƣời Mã Lai và Chiêm Thành tiến xuống chiếm Phnom Penh, Loveak rồi đào hào đắp lũy, dùng bè nổi chận ngang sông. Vua của Cao Miên Hạ ở Preah Nokor (Sài Gòn) là Nặc Ong Nong phải chạy ra phủ Thái Khang cầu cứu với chính quyền của họ Nguyễn .

*

VSTK - 677


QUYỂN III TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XIV

TRỊNH CĂN - LÊ HY TÔNG Niên hiệu: Chính Hòa (1682-1705) (tiếp theo) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Mậu Thìn, Chính Hòa năm thứ 9, tháng 11 (1688), theo sự cầu viện của Nặc Ong Nong, Nguyễn Phúc Trăn (Nguyễn Phúc Tần chết năm 1687, Nguyễn Phúc Trăn lên thay) phải đƣa quân đánh dẹp. Hoàng Tiến chạy sang Oudong rồi cấu kết với nhóm giặc đánh thuê Mã - Chàm ở Oudong tiến xuống Pnom Penh, chận sông, đắp lũy để chống trả với quân của Nguyễn. Nguyễn Phúc Trăn lại phải sai phó tƣớng trấn nhậm vùng Preah Nokor là Vạn Long hầu (không rõ tên thật) đƣa quân đi dẹp loạn, hạ thành Phnom Penh, bắt đƣợc Hoàng Tiến giết đi rồi tiếp tục tiến quân chiếm Oudong, vây hãm Loveak. Vợ góa của Nặc Ong Thu dùng sắc đẹp của mình để dụ dỗ, mê hoặc tƣớng Vạn Long hầu ngƣng chiến. Kỷ Tỵ, Chính Hòa năm thứ 10, mùa Đông (1689), Nguyễn Phúc Trăn sai con trai của Nguyễn Hữu Dật (Nguyễn Hữu Dật chết năm 1680) là Hào Lƣơng hầu Nguyễn Hữu Kính đem quân đi bắt Vạn Long hầu rồi tiến đánh Phnom Penh và Loveak, tái lập trật tự rồi đƣa em của Nặc Ong Thu là Ang Em (Nặc Ong Yêm) lên làm chính vƣơng Chân Lập. Hai ngƣời con trai của Nặc Ong Thu là Ang Thom (Nặc Ong Thâm) và Ang Ton chạy sang Tiêm La. Để đáp lại, Ang Em phải công nhận quyền bảo hộ của họ Nguyễn trên toàn thể vùng đất Tây Nam tức vùng Thủy Chân Lập hiện do phó vƣơng bù nhìn Nặc Ong Nong cai quản. Tân Mùi,Chính Hòa năm thứ 12 , tháng Giêng (1691), Nguyễn Phúc Trăn chết nắm quyền lãnh chúa miền Nam đƣợc 4 năm, thọ 43 tuổi. Con là Nguyễn Phúc Chu nối nghiệp. VSTK - 678


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Giáp Tuất, Chính Hòa năm thứ 15, tháng 5 âm lịch (1694), Chính quyền miền Bắc ra lệnh tiêu diệt trọn xã trộm cƣớp Đa Giá Thƣợng thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trƣờng Yên, Thanh Hóa (nay thuộc phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), giết 52 tên đầu đảng, chặt tay hơn 200 dân trong xã rồi bắt đày đi biệt xứ và khổ sai, xã Đa Giá Thƣợng bị xóa tên trên bản đồ nƣớc Đại Việt. Bính Tý, Chính Hòa năm thứ 17, tháng 7 âm lịch (1696), Trịnh Căn ra lệnh cấm triệt đễ việc truyền giảng đạo Gia Tô, nhà thờ bị phá hủy, kinh sách đạo bị đốt sạch. Lại cấm ngƣời dân miền Bắc kể cả những ngƣời Hoa đã trở thành công dân nƣớc Đại Việt không đƣợc bắt chƣớc sống theo kiểu cách, phong tục của những ngƣời khách trú Mãn Thanh đang sinh sống làm ăn trên đất Đại Việt. Tháng 9, Trịnh Căn lập Sài Ong Huệ (Triều Phúc) lên làm vua nƣớc Lào đóng đô ở Mƣờng Chang và gồm có các phủ của ngƣời thổ miền thƣợng du ở Lạc Biên, Trấn Ninh phía Tây biên giới Thanh Hóa-Nghệ An, dƣới quyền đô hộ của Đại Việt. Đinh Sửu, Chính Hòa năm thứ 18, tháng 11 âm lịch (1697), ở miền Bắc, bộ sử triều Lê do Phạm Công Trứ ghi chép từ Lê Trang Tông đến Lê Thần Tông và từ Lê Huyền Tông đến Lê Gia Tông do Lê Hy và Nguyễn Quý Đức ghi chép nay đã hoàn thành. Tại miền Nam, Nguyễn Phúc Chu đƣa quân xâm chiếm hai vùng Phan Rí, Phan Rang trở về hƣớng Tây đặt thành 2 huyện An Phƣớc, Hòa Đa thuộc phủ Bình Thuận, đặt phần đất còn lại của nƣớc Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành, con cái vua Chiêm đều mang quan tƣớc của chính quyền họ Nguyễn ở miền Nam. Nƣớc Chiêm Thành bị thu hẹp lần lần, đến đây, trên thực tế coi nhƣ đã bị xóa tên trên bản đồ vùng Đông Nam Á Châu. Mậu Dần, 20 Chính Hòa năm thứ 19, tháng Giêng (1698), Nguyễn Phúc Chu giao nhiệm vụ cho Nguyễn Hữu Kính chia cắt lại lãnh thổ của Thủy Chân Lập: lấy vùng đất đồng bằng sông Đồng Nai của Thủy Chân Lập xáp nhập vào VSTK - 679


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

lãnh thổ Đại Việt để lập thành 2 huyện Phƣớc Long, Tân Bình, đặt ra dinh Trấn Biên (nay là Biên Hòa) và dinh Phiên Trấn (nay là Gia Định), do quan chức của chính quyền họ Nguyễn cai trị. Ngoài hơn 200,000 dân đã có ở đó, Nguyễn Hữu Kính lại ồ ạt di dân Đại Việt từ Quảng Bình vào định cƣ ở các vùng đất mới. Năm Kỷ Mão, Chính Hòa năm thứ 20 (!699), chính quyền miền Nam ra lệnh cấm truyền giảng đạo Gia tô. Canh Thìn, Chính Hòa năm thứ 21 (1700), vua nƣớc Vạn Tƣợng là Souligna Vongsa chết không có con nối ngôi, Trịnh Căn liền đƣa Sài Ong Huệ (Triều Phúc) lên ngôi vua nƣớc Vạn Tƣợng, thủ đô ở Vientiane dƣới quyền giám hộ của chính quyền miền Bắc. Hai ngƣời cháu còn nhỏ của Souligna Vong Sa đƣợc thuộc hạ đƣa chạy trốn sang Luang Prabang. Quý Mùi, Chính Hòa năm thứ 22, tháng Giêng (1703), Trịnh Căn không có con trai nên lấy chắt là Trịnh Cƣơng mới 18 tuổi làm thừa kế nối nghiệp (Cƣơng là cháu của Trịnh Vĩnh; Vĩnh là con trai trƣởng của Trịnh Căn chết sớm. Con trai của Vĩnh là Trịnh Bính sinh ra Trịnh Cƣơng; Bính cũng chết sớm cho nên Trịnh Cƣơng đƣợc chọn để nối nghiệp Trịnh Căn). Giáp Thân, Chính Hòa năm thứ 25 (1704), hai ngƣời cháu khác của Trịnh Căn là Trịnh Luân và Trịnh Chi (con của Trịnh Bách đã chết; Bách là con thứ nhì của Trịnh Căn) mƣu giết Trịnh Cƣơng bị Trịnh Căn giết chết cả hai. Ất Dậu, Chính Hòa năm thứ 26, tháng 3 (Nhuận) âm lịch (1705), Lê Hy Tông trao ngôi vua bù nhìn cho Lê Duy Đƣờng, tức Lê Dụ Tông. Từ tháng 4 âm lịch năm Ất Dậu (1705) đổi niên hiệu là Vĩnh Thịnh năm thứ 1. 

32 33

Ngô Tam Quế: Nghịch thần truyện trong sử sách thời Mãn Thanh làm chủ nƣớc Trung Hoa viết về Ngô Tam Quế nhƣ sau: @

VSTK - 680


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

"Tam Quế người Liêu Đông, làm tổng binh nhà Minh. Khi bọn lưu lạc là Lý Tự Thành đánh phá Yên Kinh, Tam Quế đầu hàng nhà Thanh, nhà Thanh trao cho tước Bình Tây vương. Năm Khang Hy thứ 6 (1667), chuyển đi trấn thủ Vân Nam; năm thứ 12 (1673 ), Tam Quế cùng với Ngô Ứng Lân, Ngô Quốc Quý lại trở mặt phản lại nhà Thanh, tự xưng là Thiên hạ đại nguyên soái; năm thứ 17 (1678) ), tự xưng hoàng đế, tiếm hiệu là Đại Chu; sau bị bệnh chết, đồ đảng của giặc lập người cháu của Tam Quế là Thế Phồn nối nghiệp; đến năm thứ 20 (1681) mới dẹp được." 1 Bộ Công: tổ chức chính quyền trung ƣơng Trịnh-Lê ở miền Bắc gồm có 6 bộ: 1/ bộ Lại coi những công việc về quan tƣớc, phong chức, ân thƣởng, chuyển đổi nơi làm việc của viên chức, lựa chọn, xét công trạng, truất bãi hay thăng thƣởng, tuyển dụng quan lại và số ngƣời làm việc ở các cơ quan chính quyền. 2/ bộ Hộ phụ trách những công việc về ruộng đất, dâng cúng, kho tàng, thu phát, bổng lộc, cống nạp, thuế khóa, muối và kim loại. 3/ bộ Lễ trông coi việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trƣờng học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, công văn, sứ thần ngoại giao, chầu triều, cai quản ngành thiên văn, y tế, . . . . . .bói toán, đạo giáo, âm nhạc. 4/ bộ Binh phụ trách về các việc quân đội, quân cấm vệ, xe ngựa, vật dụng nghi trƣợng, khí giới và giữ công việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, các nơi hiểm yếu, và những trƣờng hợp khẩn cấp. 5/ bộ Hình giữ các công việc có liên quan tới luật lệnh, án phạt, ngục tụng và xét xử ngƣời phạm tội ngũ hình. 6/ bộ Công phụ trách các công việc về thành lũy, cầu cống, đƣờng sá, thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa và xây dựng công thự, kiểm soát núi rừng, vƣờn tƣợc, sông ngòi, chằm lạch. 2 Hồ Sĩ Dƣơng: (1621-1861) ngƣời xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lƣu, Nghệ An, đỗ đồng tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Khánh Đức thứ 4, thời Lê Thần Tông (1652). 3 Ấn định thủ tục tái xét và kháng tố các vụ án đã xử: tƣơng tựa nhƣ thụ tục kháng tố và kháng án ở các tòa án hiện nay. Thời hạn tái xét là 6 tháng cho các việc tạp tụng và một năm cho các án về nhân mạng. 4 50 thuyền và 3,000 tàn quân của nhà Minh: số thuyền chiến và tàn quân nầy là phần còn lại trong số 200 thuyền chiến chở đầy quân tàn dƣ nhà Minh đã bị bão tố sóng gió nhận chìm ngoài biển khơi trên đƣờng chạy trốn và bị trôi dạt về phía Nam ngoài khơi cửa biển Tƣ Dung (A . Schreiner, Abrégé de l' Histoire d' Annam , trang 79) 5 Cắt đất Mỹ Tho và Biên Hòa cấp cho Ngạn Địch: có sách viết Biên Hòa tức là vùng gần Kampeay Strekatrey cũ của Cao Miên (D.G.E HALL, 1968, A History of South East Asia, trang 440) cùng với Mỹ Tho đều thuộc vùng đất của nƣớc Cao Miên Hạ. Năm 1698, hai vùng đất nầy bị chính quyền họ Nguyễn ở miền Nam (Nguyễn Phúc Chu) sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt: lập ra doanh Biên trấn và doanh Phiên trấn. Doanh Biên trấn gồm có 2 huyện Phúc Long và Tân Bình trong VSTK - 681


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

đó vùng đồng bằng sông Đồng Nai (tức Biên Hòa) thuộc huyện Phúc Long và Sài-Gòn thuộc huyện Tân Bình. Doanh Phiên trấn có phủ Gia Định và Mỹ Tho. Thời Nguyễn Gia Long (1802-1819) Biên trấn gọi là trấn Biên Hòa (1808); Phiên trấn chia thành trấn Gia Định (1802) và trấn Định Tường (1808); vùng Mỹ Tho và vùng Gò Công lúc nầy thuộc trấn Định Tƣờng. Năm 1832 vẫn còn gọi là Định Tƣờng. Thời Pháp thuộc từ năm 1886, Mỹ Tho là một trong 4 quận của vùng đô hộ Mỹ Tho (thực dân Pháp gọi là Inspection gồm có các quận Chợ-Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho). 6 Trao trả tù binh giữa hai nƣớc: các tù binh nầy ngày trƣớc đƣợc hai nƣớc che chở và hậu thuẫn nhƣng nay lại đƣa ra trao đổi, chứng tỏ cho thấy trình độ ngoại giao ấu trĩ, vô nhân đạo, phản bội của chính quyền Trịnh-Lê và chính quyền Mãn Thanh. 7 Nguyễn Phúc Thái: theo sự ghi chép của Lê Quý Đôn trong PBTL thì Nguyễn Phúc Tần có 4 ngƣời con: ngƣời con mà Lê Quý Đôn viết là và thế tử Nguyễn Phúc Diễn chết vào năm 1684, có thể không phải là con cả, ); con thứ 2 là Nguyễn Phúc Trăn . Hai ngƣời con khác là Nguyễn Phúc Thuần chết vào năm Ất Mão (1675) và Nguyễn Phúc Thái chết vào năm 1685 thì Lê Quý Đôn không nói thứ bậc. Cũng theo Lê Quý Đôn thì Nguyễn Phúc Tần chết vào năm Đinh Mão (1687). Trong Abrégé de l'Histoire d'Annam lại viết rằng: “Hiền vương (tức Nguyễn Phúc Tần) chết năm 1685, trao quyền lại cho con trai Nguyễn Phước Thới (Ngãi vƣơng ). . . Ngãi vương chết vào năm 1690 và con trai là Minh vương Nguyễn Phước Điều lên thay" (Abrégé de l'Histoire d'Annam,Alfred Schreiner, trang 80, bản in Saigon, 1906). Nhƣ vậy là có sự sai biệt ghi chép về năm Nguyễn Phúc Tần chết. Phải chăng đã có chuyện gì xảy ra trong nội tộc anh em nhà họ Nguyễn để tranh ngôi vị thừa kế quyền lực? KĐVSTGCM là một bộ sử do con cháu dòng họ Nguyễn đứng chủ trì để tu soạn sao lại không viết rõ về lý do những cái chết liên tục của những ngƣời con của Nguyễn Phúc Tần trƣớc khi quyền lực đƣợc truyền đến tay Nguyễn Phúc Trăn mà chỉ viết lƣớt rất nhanh nhƣ sau: "Đinh Mão, năm thứ 8, tháng 3, mùa Xuân (1687). Anh Tông Hiếu nghĩa hoàng đế triều ta (Nguyễn Phúc Trăn) lên nối nghiệp "(CB/q.XXXIV/19). Phúc Trăn có đúng là con thứ hai và đƣợc Phúc Tần chính thức chọn để kế nghiệp lãnh chúa miền Nam? Phúc Trăn có giết hại anh em mình để giành giựt quyền kế vị hay không? Phải chăng đây là một vết nhơ của dòng họ nhà Nguyễn mà các ngƣời viết sử trong Quốc sử quán triều Nguyễn phải ém nhẹm theo kiểu tốt khoe, xấu che theo lệnh của vua Tự Đức? Nếu theo tác giả A. Schreiner thì có thể suy diễn nhƣ sau: ngƣời anh cả là Nguyễn Phúc Thuần chết năm 1675, Phúc Tần lập Nguyễn Phúc Diễn kế nghiệp nhƣng Diễn chết vào năm 1684; Phúc Tần lại lập Nguyễn Phúc Thái. Năm 1685, Phúc Tần chết (theo A.Schreiner). Phúc VSTK - 682


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Trăn thanh toán Phúc Thái (theo PBTL của Lê Quý Đôn thì Phúc Thái cũng chết vào năm 1685) rồi tự xƣng là Tiết chế kiêm chƣởng nội ngoại bình chƣơng quân quốc trọng sự, thái phó Hoằng quốc công. 8 Nguyễn Phúc Trăn: xem chú giải (7) trên đây. 9 Dinh phủ mới của Nguyễn Phúc Trăn cách chỗ cũ 5 dặm: LTHCLC của Phan Huy Chú viết là cách chỗ cũ khoảng 100 dặm; nhƣ vậy chỗ cũ theo Phan Huy Chú tức là địa điểm dinh phủ đầu tiên của họ Nguyễn (Nguyễn Phúc Nguyên) ở xã Ái Tử, huyện Triệu Phong: từ huyện Ái Tử ở Triệu Phong vào đến xã Phú Xuân thì khoảng cách có thể là trên dƣới 100 dặm. Nhƣng theo PBTL của Lê Quý Đôn thì dinh phủ mới của Nguyễn Phúc Trăn chỉ cách chỗ cũ 5 dặm. Dinh phủ thứ 2 của họ Nguyễn (Nguyễn Phúc Lan) ở huyện Hƣơng Trà cách dinh phủ Phú Xuân của Nguyễn Phúc Trăn vào khoảng 5 dặm. Vậy chỗ cũ trong PBTL của Lê Quý Đôn chính là huyện Hƣơng Trà và dinh phủ Phú Xuân ở xã Phú Xuân thuộc huyện Quảng Điền. 10 Trịnh Bính: cháu trƣởng của Trịnh Căn, con của Trịnh Vịnh. 11 Mất 3 châu: 1/ Vĩ Xuyên, nay là 2 huyện Vỉ Xuyên, Vĩnh Tuy tiếp giáp với huyện Khâu Hóa, Vân Sơn, tỉnh Vân Nam; 2/ Bảo Lạc, nay là 2 huyện Vĩnh Điện và Để Định, tiếp giáp với tiểu trấn An Châu của tỉnh Quảng Tây; 3/ Thủy Vi, tiếp giáp với huyện Mông Tự, phủ Lâm An của tỉnh Vân Nam. 12 Châu Lộc Bình: giáp với với châu Tƣ Lăng, thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây.

Khách trú: tiếng dùng để gọi những ngƣời Hoa sang làm ăn sinh sống ở Đại Việt. Rạch Than: không thể truy cứu. 13

14

VSTK - 683


Bản đồ miền Nam nước Đại Việt do họ Nguyễn hùng cứ từ sông Gianh trở vào phía Nam với dinh phủ Phú Xuân do Nguyễn Phúc Trăn xây dựng vào năm 1687.

BẮC CHÍNH

BỐ

Đèo Ngang Cửa Di Luân hay cửa Ròn

Quảng Trạch 

Sông Gianh

Cửa sông Gianh

Bố Trạch  Động Hải  Cửa Nhật Lệ

NAM BỐ CHÍNH  Đồng Hới Sông Đại  Quảng Bình

Cửa Lệ Thủy Đại Trường Sa

Sông Bến Hải

Cửa Minh Linh hay cửa Tùng

Sông Cam Lộ

THUẬN

Cửa An Việt hay Việt Hải nay là cửa Việt Tiểu Trường Sa

Sông Quảng Trị

Ái Tử  (Triệu Phong)

HÓA

Phong Điền 

Phá Tam Giang

Quảng Điền  Hƣơng Trà 

Cửa Thuận An gồm có các cửa Nhuyển (cửa Eo), cửa Ông, cửa Tư Dung(Tư Hiền)

(HUẾ)  PHÚ XUÂN

Sông Bồ

Hƣơng Thủy Sông Hương

Có thể là cửa Hà Trung mô tả trong LTHCLC và PBTL Phá Cầu Hai (Phá Mịch hay Hiệu) Cửa Cảnh Dương

Ghi Chú: 1/- Có thể những tên gọi cũ như cửa Nhuyển (cửa Eo), cửa Ông là những tên của hai cửa biển nông Tam Giang và Hà Trung tụ lạI rồi cùng chảy ra cửa biển lớn Tư Dung tức cửa Thuận An. 2/- Bản đồ nầy do VSTK vẽ phóng chừng theo những mô tả trong sử sách cũ, không theo một tỷ lệ xích nào.

VSTK - 684


Quá trình Nam tiến qua các triều đại phong kiến Việt Nam Cao Bằng  Lạng Sơn Thái  Nguyên  THĂNG LONG

 

Thanh

Hóa

 Nghệ An

 Thuận Hóa

 PHÚ XUÂN

Quảng Nam 

Quảng Ngãi

Quy

Nhơn Yên

 AngkorCHÂN LẬP (CAO MIÊN) Khum Peam Lvek  (Loveak) Oudong  PHNOM PENH

Phú

Bình Thuận

 SÀI GÒN

Đường vẽ (phóng chừng) phân ranh hai nước Chân Lập Thượng và Chân Lập Hạ vào năm 1674 (Thời Nguyễn Phúc Tần) Lãnh thổ cũ của Chân Lập Lãnh thổ cũ của Chiêm Thành

VSTK - 685


KHẢO LUẬN: Chính sách bành trƣớng lãnh thổ và tiêu diệt chủng tộc của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và các lãnh chúa dòng họ nhà Nguyễn 1. NƢỚC LÂM ẤP hay CHIÊM THÀNH: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Theo lời truyền tụng của ngƣời Chiêm thì quốc gia Chiêm Thành (Champa, hay Lin Yi) do nữ thần Po Nagar tạo dựng. Po Nagar sinh ra từ một gia đình nông dân ở vùng núi Đại An tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Nhờ có pháp thuật, Po Nagar vƣợt biển đến Trung Hoa, đƣợc một hoàng tử con vua cƣới làm vợ và sinh đƣợc 2 ngƣời con. Sau đó, Po Nagar quay trở về quê hƣơng và dựng ra nƣớc Lâm Ấp. Cũng có sự truyền tụng khác cho rằng vào đầu thế kỷ thứ I, một đạo sĩ gốc ngƣời quần đảo Java đến cƣới Po Nagar làm vợ, tự xƣng vƣơng rồi lập ra nƣớc Lâm Ấp quanh vùng Châu Đốc hiện nay của Việt Nam. Sau đó, vì có sự mâu thuẫn về đạo giáo với nƣớc láng giềng Chân Lập (tức Kampuchea ngày nay), cho nên vƣơng quốc Lâm Ấp bị xua đuổi lần lần ra đến ranh giới quận Nhật Nam mà thời đó ngƣời Trung Hoa từ các đời nhà Tống,Tấn, Đƣờng gọi là Lâm Ấp, nhà Hán gọi là Tƣợng Lâm. Năm 102, nhà Đông Hán xăm lăng và biến Lâm Ấp thành thuộc quận của Trung Hoa. Năm 543, vua Chàm Rudravarman đem quân đánh phá Nam Việt nhƣng bị Lý Bôn đánh bại. Năm 979, thừa lúc cha con nhà Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích mƣu sát vua Chiêm lại đƣa thuyền chiến đánh phá Đại Cồ Việt nhƣng bị gió bão ngoài khơi biển cả cho nên thất bại. Năm 982, sau khi cƣớp ngôi nhà Đinh, Lê Hoàn sai 2 sứ là Từ Mục và Ngô Từ Canh ra lệnh vua nƣớc Chiêm phải thần phục và triều cống nhƣng vua Chiêm lúc đó là Paramesvaravarman lại bắt giam sứ. Lê Hoàn tự cầm quân đánh Chiêm Thành, giết vua Chiêm, thiêu hủy, cƣớp phá kinh thành IndraPura tức châu Địa Lý (Quảng Nam), rồi trong năm đó rút quân, để quản giáp Dƣơng Tiến Lộc ở lại trấn thủ châu Địa Lý. Sau đó Dƣơng Tiến Lộc làm phản, chiếm cứ châu Hoan (Nghệ An), châu Ái (Thanh Hóa rôi tự xƣng làm vua của nƣớc Chiêm Thành nhƣng rồi bị Lê Hoàn đƣa quân đi đánh bắt đƣợc giết đi, thu hồi 2 châu{theo Đại Việt Sử Lƣợc). Con vua Chiêm là Indravarma IV phải chạy trốn vào châu Ô Lý (Quảng Trị) để lo chống giữ Vijaya (Qui Nhơn), xin thần phục nhà Tống bên Trung Hoa để đƣợc bảo hộ che chở

VSTK - 686


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

và Trung Hoa buộc vua Indravarman IV phải đƣa một số lớn ngƣời Chiêm sang làm nô lệ ở các vùng đất phía Nam của Trung Hoa. Năm 988, vua Chiêm là Harivarman trở lại kinh đô Indrapura, chịu thần phục và triều cống Đại Cồ Việt. Những thành quách, đền đài, cung điện, chùa tháp tráng lệ bắt đầu đƣợc xây cất trên đất Chiêm Thành. Mối giao hảo giữa Đại Cồ Việt và Chiêm Thành trở nên xấu đi vào năm 1020 khiến nhà Lý phải cử Lý Phật Mã sang đánh Chiêm Thành, chém tƣớng Chiêm là Bố Lệnh giữa mặt trận; dân Chiêm bị tàn sát quá nửa. Năm 1042, vua Chiêm là Jaya Simhavarman II lại không chịu thần phục Đại Cồ Việt. Năm 1044, Lý Thái Tông tự cầm quân đánh Chiêm Thành, giết đƣợc Simvaharman II, chiếm kinh thành Phật Thệ, tàn sát, cƣớp bốc, hãm hiếp, bắt vợ và các tì thiếp của vua Chiêm mang về Đại Cồ Việt. Vua kế tiếp của Chiêm Thành là Jayaparamesveravarman I chịu thần phục và triều cống Đại Cồ Việt. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt. Cho đến năm 1061, vua Chiêm Rydravarman III (Chế Cũ) vẫn tiếp tục thần phục Đại Việt. Năm 1068, Chế Cũ lại đƣa quân đánh phá biên giới. Năm 1069, Lý Thánh Tông tự cầm quân đi đánh Chiêm Thành, thiêu hủy thành Vijaya (Qui Nhơn), bắt đƣợc Chế Cũ và mấy chục ngàn tù binh và thƣờng dân Chiêm Thành mang về Đại Việt. Chế Cũ phải dâng ba châu Ma Linh, Bố Chính và Địa Lý (nay là đất của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị) để đƣợc tha về nƣớc. Biến cố lịch sử nầy đánh dấu bƣớc khởi đầu của những chính sách bành trƣớng lãnh thổ của Đại Việt bằng những cuộc Nam tiến để xăm chiếm lần lần đất đai của Chiêm Thành. Năm 1103, Lý Giác tạo loạn ở Diễn Châu nhƣng bị Lý Thƣờng Kiệt đem quân dẹp tan. Lý Giác bèn đem tàn quân vào đầu hàng vua Chiêm là Jaya Indravarman II (Chế Ma Na) rồi xúi giục vua nầy đòi lại 3 châu lãnh thổ do Chế Cũ dâng cho Đại Việt ngày xƣa. Chế Ma Na nghe lời Lý Giác đem quân đánh chiếm lại 3 châu nhƣng chƣa đƣợc một năm thì tƣớng Lý Thƣờng Kiệt của Đại Việt đem quân đánh chiếm lại vào năm 1104. Kể từ đó ba châu lãnh thổ nầy vĩnh viễn bị xáp nhập vào bản đồ của nƣớc Đại Việt. Năm 1145, nƣớc Chân Lập (Kampuchea/Cao Miên) xăm lăng Chiêm Thành ở phía Nam: vua Chiêm lúc đó là Jaya Indravarma III bị mất tích, con là Rudravarman IV phải bỏ chạy ra Panduraga (Phan Rang). Phần lớn lãnh thổ Chiêm Thành từ phía Nam Phan Rang trở vào Nam đặt dƣới quyền thuộc địa của Chân Lập và kể từ lúc nầy Chân Lập thƣờng mang quân đánh phá Nghệ An luôn (trong giai đoạn nầy sử cũ đều viết là quân Chiêm hợp cùng với quân Chân Lập để đánh phá Đại Việt).

VSTK - 687


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Năm 1177, Jaya Indravarman IV của Chiêm Thành nổi dậy khôi phục ngôi vua, đánh bại và truy đuổi quân Chân Lập đến kinh đô Ankor, bắt giết vua Chân Lập và đốt phá thủ đô Angkor. Năm 1252, vua Chiêm là Bố Đà La lại quấy phá biên giới nhƣng bị Trần Thái Tông đánh dẹp yên. Năm 1265, vua Chiêm IndravarmanV không chịu triều cống nhà Nguyên Mông ở Trung Hoa. Jaya Simhavarman III (Chế Mân) nối tiếp ngôi vua Chiêm Thành sau khi Indravarman chết. Năm 1282, Chế Mân từ chối không cho quân Mông Cổ mƣợn đƣờng đất Chiên Thành để xăm lăng nƣớc Java. Nguyên Mông lại buộc Đại Việt phải tiếp tế quân lƣơng và cho mƣợn đƣờng để đƣa quân sang trừng phạt Chiêm Thành nhƣng cũng bị Đại Việt từ chối và do đó quân Nguyên Mông mới đƣa 500,000 quân tràn sang xăm lăng Đại Việt và Chiêm Thành vào năm 1285 nhƣng đã bị liên quân đồng minh ViệtChàm đánh bại tan nát. Chính từ cuộc liên minh chống quân Nguyên Mông nầy mà năm 1306 Trần Anh Tông mới đem em gái là công chúa Huyền Trân gả cho Chế Mân và Chế Mân đã đem châu Ô và châu Lý làm sính lễ cƣới hỏi. Sau đó Chê Mân chết và theo phong tục của ngƣời Chiêm thì vợ của Chế Mân là Huyền Trân phải tự hiến mình chết theo. Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành lén cứu Huyền Trân mang về khiến cho toàn thể dân chúng Chiêm Thành bừng giận vì quốc thể bị xăm phạm. Để trả thù về việc nầy, năm 1312, con của Chế Mân là Chế Chí đã đem quân đánh phá Đại Việt để đòi lại 2 châu Ô, Lý nhƣng bị tƣớng Đoàn Nhữ Hài của Đại Việt đánh tan và bắt Chế Chỉ mang về Đại Việt giam nhốt sau đó bí mật giết chết trong tù, rồi phong tƣớc vƣơng cho em của Chế Chí là Chế Đà A Ba cai trị lãnh thổ Chiêm Thành, phải thần phục và triều cống Đại Việt. Dƣới thời Trần Minh Tông, vua Chiêm Thành Chế Năng lại nổi dậy chống lại nhà Trần để đòi lại các vùng đất của Chiêm Thành bị xáp nhập vào Đại Việt nhƣng bị tƣớng Phạm Ngũ Lão của nhà Trần đánh đuổi phải chạy qua ẩn náo ở vùng Char Phraya ở về phía Tây Nam của Chiêm Thành (có sách viết là chạy qua nƣớc Java, nhƣng nƣớc Java thuộc về quần đảo Nam Dƣơng, muốn chạy qua đó Chế Năng phải vƣợt ngang qua vịnh Thái Lan, chuyện đó khó thể xảy ra). Nhà Trần đặt Chế A Nan lên thay thế Chế Năng. Năm 1342, Chế A Nan chết. Con rể là Trà Hoa Bố cƣớp ngôi vua khiến cho con của Chế A Nan là Chế Mô phải chạy sang Đại Việt nƣơng náu. Sau khi Trà Hoa Bố chết, Chế Bồng Nga lên làm vua. Đây là một thời kỳ của một nƣớc Chiêm Thành hùng mạnh dƣới sự cai trị và lãnh đạo của Chế Bồng Nga. Từ năm 1361 đến 1390 Chế Bồng Nga đem quân đánh bại quân Đại Việt, ở Qui Nhơn, Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hóa: năm 1367, VSTK - 688


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Chế Bồng Nga bắt đƣợc tƣớng Trần Thế Hƣng của Đại Việt ở phủ Thăng Bình thuộc trấn Quảng Nam; năm 1371 quân Chiêm Thành vào đến Đông Đô đốt phá, cƣớp đoạt. Trần Nghệ Tông phải bỏ Đông Đô chạy trốn ra Đông Ngàn. Năm 1377, Chế Bồng Nga giết tại trận vua Đại Việt là Trần Duệ Tông ngay kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành (Đồ Bàn ở huyện Tuy Viễn tỉnh Bình Định ngày nay vẫn còn di tích). Năm 1378, quân Chiêm lại tiến vào Đông Đô cƣớp phá khiến cho vua cha Trần Nghệ Tông và vua con Trần Phế Đế lại phải rời bỏ Đông Đô để chạy trốn. Năm 1382, quân Chiêm lại vào đánh phá Thanh Hóa nhƣng bị quân Đại Việt đẩy lui. Năm 1383, Chiêm Thành đánh chiếm huyện Quảng Oai, đánh bại tƣớng của nhà Trần là Lê Mật Ôn, vua quan nhà Trần lại phải chạy ra Đông Ngàn. Năm 1389, thời Trần Thuận Tông, Chế Bồng Nga đem quân ra đánh phá Thanh Hóa, đánh bại quân của Lê Quý Ly, bắt sống tƣớng nhà Trần là Nguyễn Chế, giết hơn 70 tƣớng khác, Lê Quý Ly phải bỏ chạy và trốn về một mình phó mặc quân nhà Trần cầm cự với quân Chiêm ở Hộ Giang thuộc hạ lƣu sông Lƣơng. Năm 1390, phía quân Chiêm có kẻ nội phản điềm chỉ thuyền chỉ huy của Chế Bồng Nga để quân Đại Việt tập trung bắn vào: Chế Bồng Nga bị trúng đạn chết tại trận. Tƣớng Chiêm Jaya Simha tức vua Chiêm Jaya Simhavarman V (tức La Ngai) thu tàn quân, hoả táng xác Bồng Nga, bỏ lại tất cả các vùng đất của Đại Việt bị Chế Bồng Nga đánh chiếm, rút quân chạy về Chiêm Thành rồi tự xƣng làm vua. Năm 1400, Hồ Quý Ly cƣớp ngôi nhà Trần. La Ngai chết, con là Indravarman VI (Ba Địch Lai) nối ngôi vua Chiêm và gây chiến tranh với ngƣời Khmer (Chân Lập). Để yên tâm đối phó với Chân Lập, Ba Địch Lai dâng đất Indrapur (tức Quảng Nam) và Cổ Lũy (tức Quảng Ngãi) xáp nhập vào lãnh thổ Đại Ngu (tên của nƣớc Đại Việt dƣới thời nhà Hồ). Nhà Hồ cho con của Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Di Nan trấn thủ Cổ Lũy. Sau khi đã tạm yên mạn Bắc với nƣớc Đại Ngu, Ba Địch La đƣa quân tiến đánh Chân Lập, giết vua Khmer Ponhea Yat, tàn phá kinh đô Angkor thành phế tích nhƣ ngày nay. Năm 1434, lợi dụng lúc Lê Thái Tổ (Lê Lợi) vừa chết, vua Chiêm là Bố Đề đƣa quân lẻn vào Quảng Trị để dọ giẵm. Những năm 1444, 1445, 1446 (thời Lê Nhân Tông), Chiêm Thành liên tiếp đánh phá Hóa Châu (tức Quảng Trị-Thừa Thiên), nhƣng vua Chiêm là Bí Cai bị quân Đại Việt bắt sống. Ma Ha Quý Lai vi có công làm nội ứng cho Đại Việt cho nên chính quyền Trần Nhân Tông đƣa về làm vua Chiêm Thành. Năm 1449, Quý Do giết và cƣớp ngôi vua của Quý Lai (Quý Do là em của Quý Lai). VSTK - 689


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Năm 1467 (thời Lê Thánh Tông), sứ Chiêm Thành là Thẩm Hán Lặc Sa sang cống. Quý Do lại bị Trà Duyệt giết và cƣớp ngôi và sau đó nhƣờng ngôi cho em là Trà Toàn. Năm 1469, 1470, Trà Toàn đen quân Chiêm đánh phá Hóa Châu. Năm 1471, Lê Thánh Tông tự cầm quân đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm Trà Toàn cầu viện với Chân Lập nhƣng không đƣợc chấp thuận bởi vì ngƣời Khmer vẫn còn giữ mối cừu hận trƣớc đây với ngƣời Chiêm đã thiêu hủy kinh đô Angkor của họ. Quân Đại Việt chiếm thành Đồ Bàn ở Vijaya (Bình Định, Quy Nhơn), tàn sát hơn 60,000 quân, dân Chiêm, bắt đƣợc vua Chiêm Trà Toàn và hơn 30,000 tù binh và thƣờng dân. Trà Toàn sau đó bị giết. Viên tƣớng của Trà Toàn là Bô Trì chạy vào Panduraga (tức Phan Rang) tự xƣng vua Chiêm và chịu thần phục Đại Việt. Lê Thánh Tông chia nƣớc Chiêm Thành thành 3 nƣớc nhỏ thuộc địa của Đại Việt. Nƣớc Chiêm Thành trên thực tế bị xóa tên trên bản đồ của vùng Đông Nam Á. Ngày nay ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận chỉ còn vào khoảng chƣa đƣợc 100,000 ngƣời Chiêm Thành đang sinh sống trong tình trạng nghèo khốn và chậm tiến. Nƣớc Chiêm Thành đƣợc xem nhƣ là vùng tƣờng chắn giữa Đại Việt và Chân Lập. Sau khi Chiêm Thành bị tiêu diệt, nƣớc Chân Lập vào thời đó phải đối đầu với hai thế lực thù nghịch hung bạo là nƣớc Xiêm La (Thái Lan) và nƣớc Đại Việt (Việt Nam).

VSTK - 690


2. ĐẾ QUỐC PHÙ NAM VÀ NƢỚC CHÂN LẬP hay KAMPUCHEA:

*Vat Phu

* Angkor Wat *Siem Reap

CHÂN

LẬP

*Aninditapura * Isanapura Aninditapura * Sambhupura *(Angkor) Kâmpong Cham *

*Krâchéh *Indrapura *Preah Kor *Vyanapura

Phnom Penh*

Kampot (Óc Eo)

Ghi chú:

 

Preah Nokor SÀI * Banam GÒN

*

*

Cattigara

(Vũng

Tàu)

1/ Phần đất của Chân Lập thuộc lãnh thổ Đại Việt. 2/ Vẽ phỏng chừng theo sử sách cũ, không theo một tỷ lệ xí chính xác nào.

* 1 2 3 4 5 6 7

Viết về sự hình thành nƣớc Chân Lập mà ngày nay ngƣời ta gọi là vƣơng quốc Khmer hay Kampuchea thì cũng có rất nhiều truyền thuyết thần bí giống nhƣ đa số các nƣớc khác ở vùng Á Châu nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng. Truyện thần thoại kể rằng vào thế kỷ thứ I Tây lịch, thủy tổ của ngƣời Khmer và của ngƣời Lâm Ấp (Chiêm Thành) đều thuộc giống tộc Indonesia (Nam Dƣơng). Họ đến định cƣ và sinh sống quanh vùng VSTK - 691


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Biển Hồ Tonlé -Sap. Sau đó có một đạo sĩ Siva tên là Brahman Kaundinya từ Ấn Độ đến để hành đạo. Đạo sĩ nầy gặp công chúa Soma đang lúc khỏa thân tắm gội bèn lấy lụa gấm quấn phủ và truyền đạo cho công chúa. Sau khi Sona thành đạo, đạo sĩ cƣới làm vợ và dựng ra vƣơng quốc Phù Nam. Kinh đô của vƣơng quốc nầy là Banam, ở về phía Nam kinh đô Phnom Penh ngày nay. Một truyện thần thoại khác lại viết rằng thần rắn khổng lồ Naga có 9 cái đầu là quốc thần che chở và gìn giữ đất nƣớc của dân tộc Khmer. Rắn thần nầy sinh sống trong một khu rừng gần Biển Hồ Tonlé-Sap và thƣờng hay ra bờ hồ để nghỉ ngơi. Một hôm rắn thần Naga đang mơ màng giấc ngủ thi bổng bắt gặp con gái của Indra (Indra có thể là một vị thần linh nào đó của ngƣời Khmer) đang dạo chơi quanh bờ hồ. Rắn thần mê mệt sắc đẹp diễm lệ của ngƣời thiếu nữ cho nên cƣới làm vợ: họ là tổ tiên của triều đại Angkor. Vào thế kỷ thứ 2 Tây lịch, vƣơng quốc Phù Nam háo chiến đã lấn chiếm và đánh đuổi vƣơng quốc Chiêm Thành chạy ngƣợc lên phía Đông Bắc và chiếm hết vùng đồng bằng của lƣu vực sông Ménam cũng đƣợc gọi là vùng Char Praya (tức vùng đồng bằng sông Énam và hạ lƣu sông Mékong), vùng cao nguyên phía Tây Bắc (tức vùng cao nguyên Trung phần (Kontum, Pleiku/ nay là Gia Lai, Banmêthuột/ nay là Đắc Lắc,và Lâm Đồng), vùng đồng bằng ven biển Trung phần (từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận) và trọn vùng đồng bằng Nam phần (từ Biên Hòa xuống tới mũi Cà Mau) của nƣớc Việt Nam ngày nay. Thủ đô của đế quốc Phù Nam đƣợc dời đến Viadhapura và cảng Óc Eo là cửa khẩu du nhập đạo Hindu (Ấn Độ giáo) vào bán đảo Đông Dƣơng. Vua đầu tiên của đế quốc Phù Nam lại tiến qua thôn tính các vùng đất phía Tây, và Tây Bắc, chiếm kinh đô Vat Phu của Chân Lập và đặt ách thống trị lên dân tộc nƣớc nầy. Vào cuối thế kỷ thứ IV dƣơng lịch, một đạo sỉ Siva khác (thuộc môn phái Bà La Môn của Ấn Độ Giáo) cũng có tên là Brahman Kaudinya đến lập nghiệp ở Phù Nam rồi làm vua cai trị nƣớc nầy. Shri Indra nối ngôi hoàng đế Phù Nam. Năm 480, Kaundinya Jaya kế tục Shri Indra và cử sứ sang xin triều đình Trung Hoa công nhận. Đây là thời đại suy tàn, thối nát, tham nhũng của đế quốc Phù Nam. Năm 514, Kaundinya Jaya chết, Rudra giết ngƣời em cùng cha khác mẹ của mình để cƣớp ngôi hoàng đế Phù Nam. Rudra là ngƣời sùng đạo Phật một cách cuồng tín cho nên bắt tất cả ngƣời dân dƣới ách thống trị của Phù Nam đều phải theo Phật giáo và chính sách tôn giáo nầy khiến cho chủng tộc ngƣời Khmer bất mãn, gây bạo động và họ đã nổi dậy đập tan ách nô lệ của đế quốc Phù Nam. Trƣớc khi bị nƣớc Phù Nam đặt ách thống trị, nƣớc Chân Lập lần lƣợt do các vua Shruta và Stresta cai trị. Thủ đô của Chân lập lúc đó là Vat Phu. Ngƣời kế tục làm vua sau khi Chân Lập thoát khỏi ách thống trị của Phù Nam là Bhavavarman, con rể của Kaudinya Jayavarman. VSTK - 692


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Bhavarman trƣớc đó đã giao cho em là Chisatrena thống lãnh cuộc nổi dậy của dân Khmer và nay thì giữ nhiệm vụ đánh trả đũa và liên tục chiếm lấn đất đai của Phù Nam khiến cho Trung Hoa không hài lòng, và do đó phải tạm ngừng việc chinh phạt. Sau khi Bhavavarman chết, Chisatrena kế ngôi vào năm 600 tây lịch tức là vua Mahendra (Mahendravarman: chữ varman có nghĩa là vua). Mahendravarman lại tiếp tục chinh phạt Phù Nam và lấn chiếm đƣợc thêm một vài vùng lãnh thổ của nƣớc nầy. Mahendravarman chết vào khoảng năm 635 và Isanavarman kế tục. Để củng cố quyền lực, Isana chịu thần phục với Trung Hoa, cƣới con gái của vua Chiêm Thành và dùng ngƣời Chiêm Thành làm cố vấn quân sự. Dƣới triều đại nầy, chỉ có con trai dòng chính đƣợc lập làm thái tử nối ngôi vua, những ngƣời con trai thứ khác đều bị cắt mũi, chặt tay, cấm chỉ suốt đời không đƣợc tham gia chính quyền và bị đƣa đi an trí ở một vùng xa kinh thành để phòng ngừa việc nội loạn tranh giành ngôi vua trong hoàng tộc. Cũng trong triều đại nầy, Chân Lập chiếm đƣợc vùng Aninditapura và dời kinh đô về Isanapura. Năm 635, vua Chân Lập là Jayavarman I. Sau khi Jayavarman I chết không có con nối ngôi, nƣớc Chân Lập bị chia ra làm 3 phần rồi năm 706 lại chia thành hai phần: phía Bắc là vùng cao có nhiều gò núi gọi là Lục Chân Lập; phía Nam liền biển, nhiều hồ, nhiều chầm chứa nƣớc gọi là Thủy Chân Lập thủ đô là Angkor, bao gồm luôn 6 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tƣờng, An Giang và Hà Tiên của nƣớc Việt Nam ngày nay. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7 (780-790), vua trẻ của Thủy Chân Lập tạo hiềm khích với vua của Mã Lai-Java Sailendras nên bị Saleindras đƣa thuyền chiến chở binh sĩ sang xâm lấn và giết chết, Thủy Chân Lập bị đặt dƣới ách thống trị của Mã Lai-Java. Năm 802, Jayavarman II trƣớc đây chạy sang ẩn náu ở Java nay đƣợc đƣa về để làm vua bù nhìn nƣớc Thủy Chân Lập. Tuy nhiên, Jaya varman II tự coi mình nhƣ là thƣợng đế đứng trên tất cả các vua chúa ở thế gian cho nên tự ý tách rời khỏi ách đô hộ của Sailendras. Jayavarman II, lấy vùng Indrapura (có thể là vùng Preah Nokor ở phía Đông của tỉnh Kompong Cham hiện nay) làm thủ đô của Thủy Chân Lập. Sau đó lại dời thủ đô về vùng Hariharalaya để có địa thế thuận tiện phòng chống giặc Mã Lai-Java trong tƣơng lai. Năm 850, con trai là Jayarman III nối ngôi vua nhƣng trong một cuộc săn bắt voi, Jayavarman III bị voi đạp chết. Indravarman I nối ngôi và xây dựng nhiều đền tháp ở Preah Nokor. Năm 899, Indravarman I chết, con là Yasovarman I nối ngôi và ngôi đền Angkor đƣợc xây dựng ở Yasodhapura. Năm 944, vua của Thủy Chân Lập là Rajendravarman II. Vào năm 950, Rajendra đem quân đánh phá Chiêm Thành và cƣớp lấy tƣợng vàng nữ thần Po Nagar mang về nƣớc. VSTK - 693


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Năm 968, Rajendravarman chết, con là Jayavarman V nối ngôi, đạo phật đƣợc tôn sùng. Năm 1001, Jayavarman V chết, để ngôi vua cho ngƣời cháu là Udayadityavarman nhƣng chỉ tồn tại đƣợc vài tháng và nội bộ vƣơng tộc kình chống nhau thành 2 phe: phe ở Angkor của chi họ Jayavarman và phe của chi họ Suryayavarman ở phía Đông (chi họ nầy cho rằng mình là con cháu của dòng Indravarman và Yasovarman). Cuộc chiến nội bộ kéo dài 9 năm và Suryavarman thắng thế, chiếm kinh đô Angkor, lên ngôi vua tức Suryavarman I, Ấn Độ giáo đƣợc tôn sùng và ƣu đãi và đền thờ Preah Viharn đƣợc xây dựng về phía Tây Bắc thủ đô Angkor. Năm 1050, Suryavarman I chết, con là Udayadityavarman II nối ngôi và là ngƣời góp công xây dựng một phần đền Angkor Thom để đặt tƣợng vàng thần Siva (dƣới dạng một bộ phận sinh dục của ngƣời đàn ông). Một hồ chứa nƣớc vĩ đại rộng hơn 16 km vuông cũng đƣợc xây dựng vào thời nầy. Cũng trong thời kỳ nầy trong nƣớc có những cuộc bạo loạn nhƣng bị dẹp yên. Năm 1065, Udayadityavarman chết, ngƣời em là Harshavarman III nối ngôi. Năm 1076, tức năm Bính Thìn, Harshavarman III liên minh với vua nƣớc Chiêm Thành, nghe theo lời xúi giục của của giặc Tống đem quân đánh phá Nghệ An trong khi quân Tống chuẩn bị xâm lăng Đại Việt. Triều đình nhà Lý (Lý Nhân Tông) liền cử 2 danh tƣớng Lý Thƣờng Kiệt và Tôn Đản đƣa quân vào Nghệ An bình định đánh tan liên quân Chân Lập-Chiêm Thành ở phía Nam rồi kế tiếp ngay sau đó tiến quân tràn sang lãnh thổ Trung Hoa đành phá thành Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu của nhà Tống rồi rút quân trở về Đại Việt lo việc phòng thủ chờ đợi cuộc tấn công trả đũa của quân Tống. Sau khi Harshavarman III chết vào năm 1080, Chân lập rơi vào tay triều đạI Mahidharapura. Vua thứ 2 của triều đại nầy là Dharanindravarman I. Tiếp sau đó Suryavarman II lật đổ triều đại Dharanindravarman, lấy lại ngôi vua vào năm 1112 tức Suryavarman II. Trong thời đại nầy, một công trình kiến trúc vĩ đại, độc đáo và tráng lệ đƣợc xây dựng trong suốt 40 năm: đó là đền Angkor Watt. Nền văn minh Khmer trong thời đại nầy đƣợc phát triển sáng lạng. Tuy nhiên về mặt quân sự thì đây là một thời kỳ yếu kém của nƣớc Chân Lập nhƣng cũng là thời kỳ của một nƣớc Chân Lập hay gây hấn khiêu khích các nƣớc láng giềng. Năm 1128 (tháng Giêng năm Mậu Thân), Suryavarman II đem 20,000 quân ra đánh phá Nghệ An (ĐVSKTT viết là ở bến Ba Đầu nhƣng bến Ba Đầu không thể truy cứu đƣợc là ở đâu) nhƣng bị tƣớng của nhà Lý là Lý Công Bình đánh tan, giết đƣợc tƣớng chỉ huy và bắt gần 200 tù binh. Tháng 8 năm đó, Chân Lập lại mang hơn 700 thuyền

44

VSTK - 694


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

chiến vào đánh phá hƣơng Đỗ Gia (tức huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) nhƣng bị tƣớng Nguyễn Hà Viêm và Dƣơng Ổ chận đánh và dẹp tan. (Ở huyện Hƣơng Sơn, nay gọi là Phố Châu, có 3 con sông Ngàn Phố, Ngàn Trƣơi và Ngàn Sâu. Tất cả đều bắt nguồn từ dãy núi Rào Cỏ sát biên giới nƣớc Lào hiện nay, tức là sát biên giới của nƣớc Chân Lập ngày trƣớc. Ba con sông nầy tụ hội ở một địa điểm thuộc huyện Hƣơng Sơn ngày nay gọi là Linh Cảm và có thể đây cũng là Bến Ba Đầu đƣợc viết ra trong ĐVSKTT). Năm 1132, Chân Lập cƣỡng ép Chiêm Thành liên minh đánh phá Nghệ An nhƣng lần nầy lại bị tƣớng Dƣơng Anh Nhỉ phá tan. Năm 1145, Suryavarman II xăm lăng vùng phía Bắc của Chiêm Thành và chiếm thủ đô Vijaya (Qui Nhơn) rồi đặt em vợ là Harideva lên làm vua vùng đất nầy của Chiêm Thành. Khi vua mới của Chiêm Thành là Jaya Harivarman I lên ngôi, Suryavarman không công nhận và cùng tƣớng Sankara đem quân sang đánh phá nhƣng bị quân Chiêm đón đánh tan. Năm 1149, vua Chiêm Jaya Harivarman I tái chiếm Qui Nhơn giết chết Harideva và tàn sát ngƣời Khmer xăm lƣợc. Năm 1150, quân Khmer đem quân đánh trả đũa nhƣng bị gặp mƣa bảo nên thất bại thảm hại. Kể từ đó ngƣời Khmer phải từ bỏ tham vọng xăm chiếm lãnh thổ của ngƣời Chiêm. Năm 1150, Suryavarman chết một cách đột ngột. Cháu họ là Daranindravarman nối ngôi với một xã hội Khmer nghèo đói, bất mãn. Chùa Phật đƣợc xây cất nhiều hơn càng khiến cho ngƣời dân thêm cùng cực. Tình trạng kinh tế trong nƣớc ngày càng trở nên tồi tệ. Yasovarman II nối ngôi, nông dân Khmer cùng với ngƣời nô lệ Chiêm nổi loạn khắp vùng Tây Bắc Chân Lập, nhƣng bị chính quyền Khmer đàn áp tàn bạo: những ngƣời cầm đầu các nhóm nổi loạn đều bị chôn sống, chặt tay, cắt mũi, ngƣời dân hùa đi theo bị chặt đầu.Tình trạng hỗn độn đến năm 1160 thì Yasovarman II bị Tribhuvanandityavarman lật đổ, giết chết rồi lên ngôi vua. Em của Yasovarman II là Jayavarman VII phải chạy khỏi kinh đô Angkor (có thể Jayavarman VII đã chạy sang đất Chiêm xin tị nạn một thời gian rồi sau đó quay trở về Chân Lập sống lẩn trốn quanh vùng đền thờ Preah Khan ở Kompong Svay, gây dựng lực lƣợng để khôi phục ngôi vua của Yasovarman II (tại vùng đền thờ nầy hiện nay vẫn còn tồn tại có một pho tƣợng thời còn trẻ của Jayavarman VII). Sử sách của Khmer không ghi chép rõ ràng về hoạt động của Jayavarman VII trong khoảng thời gian từ năm 1160 đến năm 1177). Năm 1177, Chiêm Thành thừa cơ hội nội tình bất ổn của Chân Lập liền đen quân sang đánh phá để trả thù về việc Chân Lập xâm chiếm Qui Nhơn vào năm 1145 nhƣng bị Chân Lập đánh bại. Năm 1178, Chiêm Thành lại dùng đƣờng thủy đƣa quân vƣợt sông Mékong đánh úp và tiến chiếm kinh đô Angkor, vua Khmer lúc đó là VSTK - 695


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Tribhuvanandityavarman bị tử trận. Kinh đô Angkor bị cƣớp phá, hủy hoại, kho tàng bị đào bới chiếm đoạt, cung phi, gái đẹp của vua Chân Lập bị giết chóc, hãm hiếp tàn bạo, hằng ngàn tù binh và dân chúng Chân Lập bị bắt đƣa về Chiêm Thành. Rất có thể trong giai đoạn nầy, Jayavarman VII đã dùng lực lƣợng du kích của mình để đánh và đẩy lui đoàn quân xâm lƣợc Chiêm Thành. Năm 1181, sau khi lên ngôi vua, Jayavarman VII đƣa đoàn quân voi thiện chiến sang xâm lăng nƣớc Chiêm Thành, giết đƣợc vua nƣớc nầy, đốt phá sạch kinh đô Jayapura, bắt vô số tù binh và thƣờng dân Chiêm Thành đƣa về Chân Lập làm nô lệ để xây cất, trùng tu lại kinh đô Angkor, đặt một hoàng tộc Khmer làm vua Chiêm Thành. Từ năm 1223 đến năm 1243, đất Chiêm Thành trở thành châu huyện của Chân Lập. Trong khi chủ quyền vùng lãnh thổ ở phía Tây Bắc đang tranh giành dằng co với Tiêm La (Thái Lan) thì Jayavarman VII chết, để lại công trình xây cất tuyệt hảo trong đó có đền Angkor Thom và đền Bayon. Từ khi Jayavarman VII chết (có sách viết là vào khoảng năm 1220), nƣớc Chân Lập bắt đầu suy thoái. Ngƣời kế vị là Jayavarman VIII thấy rằng lý thuyết từ bi, tha thứ và bác ái của nhà Phật toàn thịnh dƣới triều đại của Jayavarman VII đã làm cho ý chí tranh phuông, chém giết, tàn phá của ngƣời dân Chân Lập bị lu mờ đi: nét hiền từ và nụ cƣời từ bi của Phật không đủ hiệu lực thúc đẩy ý chí chiến đấu của dân tộc Khmer. Vì thế Ấn Độ giáo (Hinduism) với các thần có dung mạo hung hảng nhƣ, Siva, Vishnu và Brahma lại đƣợc Jayavarman VIII nâng lên thành quốc giáo của Chân Lập. Jayavarman VIII sai ngƣời sang một thuộc quốc của Chân Lập có tên là Sukotai để ám sát thủ lãnh của sắc tộc ngƣời Thái là Phra Ruang. Công tác ám sát thất bại, bộ hạ của Jayavarman VIII bị Phra Ruang giết chết. Sau đó, Phra Ruang đã cầm đầu phong trào giải phóng dân tộc Thái, đánh đuổi các quan cai trị Chân Lập ở các vùng Ayudhya và ở Louvo . Năm 1238, Phra Ruang tiến chiếm đƣợc thêm nhiều vùng lãnh thổ của Chân Lập và chiếm trọn vùng thung lũng sông Mékong vào năm 1250 và thành lập ra vƣơng quốc Tiêm La (Sukotai + Louvo) và lên ngôi vua tức Rama Kamheung. Năm 1243, Chiêm Thành thoát khỏi ách thống trị của Chân Lập và từ đó Chiêm Thành thƣờng hay gây chiến với Đại Việt. Năm 1252, Trần Thái Tông đem quân vào đánh, bắt đƣợc vợ của vua Chiêm là Bố Gia La và rất nhiều tù binh. Từ đó Chiêm Thành chịu quy phụ Đại Việt. Nhƣ vậy, kể từ năm 1250, lãnh thổ Chân Lập vẫn còn một diện tích rộng lớn vào khoảng một triệu cây số vuông.

VSTK - 696


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Năm 1295, Jayavarman VIII nhƣờng ngôi cho con rể là Ta Chey tức là Indravarman III, khởi đầu triều đại Suryophon của nƣớc Chân Lập (Cũng có sách viết là Ta Chey giết cha vợ để cƣớp ngôi). Dời kinh đô về Phnom Penh và đạo Phật trở thành quốc giáo của Chân Lập. Năm 1296, Tiêm La đánh chiếm thêm các vùng đất phía Tây Bắc Chân Lập sâu xuống đến bán đảo Mã Lai. Ở phía Bắc thì Tiêm La sáp nhập Lão Qua (tức nƣớc Lào) và Vạn Tƣợng (tức Vientiane) và tràn sang biên giới Đại Việt đánh phá vùng sông Chàng Long (không thể truy cứu đƣợc). Năm 1297, Vua nhà Trần (Trần Anh Tông) đã sai Phạm Ngũ Lão đƣa quân chận đánh và phá tan quân Tiêm La ở Chàng Long (ĐVSKTT và KĐVSTGCM đều viết là quân Ai Lao sang đánh Chàng Long, nhƣng lúc nầy Ai Lao đã ở dƣới quyền đô hộ của Tiêm La). Năm 1301,Tiêm La sang đánh phá Mƣờng Mai (nay thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) nhƣng cũng bị Phạm Ngũ Lão dẹp tan. Năm 1306 , vua nhà Trần gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chiêm để đổi lấy 2 châu Ô và châu Lý. Năm 1312, nhà Trần xăm lấn nƣớc Chiêm, bắt đƣợc Chế Chí, rồi đƣa em của Chế Chí là Chế Đà lên vua bù nhìn nƣớc Chiêm Thành, dƣới quyền đô hộ của Đại Việt. Năm 1313, Tiêm La đƣa quân sang đánh Vijaya (Qui Nhơn). Đại Việt cử tƣớng Đỗ Thiên Thƣ đƣa quân vào cứu viện, đẩy lui quân Tiêm La. Năm 1346, vua Chân Lập Suryophon Indravarman III chết, để ngôi lại cho con là Nipean Bat tức Srindravayavarman. Syndravayavarman III lại nhƣờng ngôi cho con là Lampang Paramaraja thƣờng đƣợc gọi là Lampong. Lampong yểm trợ con rể là Pha Ngum đánh đuổi quân Tiêm La và lấy lại ngôi vua nƣớc Lào. Năm 1351, vua Tiêm La Rama Ramatibodi I (còn gọi là U Thong) sai em rể là Pangua đem quân vây hãm kinh đô Angkor hơn 6 tháng. Lampong chết trong thời gian nầy. Hai ngƣời con trai của Lampong là Barom Racha và Thommo Soccarach cùng với ngƣời chú là Soryotey chạy trốn sang nƣớc Lào. Quân Tiêm La mặc sức tàn sát dân Khmer và bắt hơn 100,000 dân và tù binh Chân Lập mang về Tiêm La làm nô lệ. Ramatibodi I đặt con trai là Basath làm vua nƣớc Chân Lập và đây là lần đầu tiên Angkor rơi vào tay của Tiêm La. Năm 1355, Basath bị bệnh chết, ngôi vua Khmer truyền cho một ngƣời cậu là Baat nhƣng Baat cũng bị bệnh chết, truyền ngôi lại vua Khmer cho một ngƣời cậu khác tên là Pisey. Năm 1357, em của vua Lampong là Soryotey từ nƣớc Lào bí mật đem quân trở về đánh úp, chiếm lại kinh đô Angkor, lên ngôi vua tức Suryavamsa Rajadhiraja. Năm 1369, vua Tiêm La Ramatibodi I chết và ngôi vua chuyển qua dòng họ Pangua, em rể của Ramatibodi I, ngƣời tƣớng chỉ huy đoàn VSTK - 697


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

quân xăm lƣợc Tiêm La đánh chiếm kinh đô Angkor vào năm cuối năm 1351. Pangua lên ngôi vua Tiêm La tức Boromaraja I. Sau khi Panguan chết, con trai của Ramatibodi I là Ramesuen lấy lại ngôi vua, treo án tử hình và truy bắt con trai của Boromaraja I. Năm 1370, vua Chân Lập Soryotey chịu thần phục và triều cống vua nhà Minh ở Trung Hoa. Năm 1380, Soryotey chết, con trai của Lampong là Thomo Soccarach lấy lại ngôi vua Chân Lập tức là vua Dharmasoka. Sử sách không viết rõ ràng về thân phận ngƣời con trai kia của Lampong là Barom Racha (anh hay em của Thomo Soccarach) cũng nhƣ không có sự nhất trí khi viết lại thời điểm lên ngôi vua của Dharmasoka. Rất có thể sử sách của ngƣời Khmer đã ém nhẹm lấp liếm một biến cố quan trọng nào đó thuộc nội bộ dòng họ Lampong chẳng hạn nhƣ đã có sự tranh giành ngôi vua giữa 2 ngƣời con trai của Lampong. Năm 1388, Chân Lập lại đánh phá hai thị trấn Chantaburi và Cholburi của Tiêm La khiến hàng ngàn gia đinh thƣờng dân Thái phải lƣu lạc khắp nơi. Lúc nầy nội tình Chân Lập biến loạn, triều thần chống đối và âm mƣu lật đổ vua Dharmasoka. Năm 1393, Ramesuan đem quân sang đánh Chân Lập vói sự ủng hộ và yểm trợ ngầm của nhân dân Khmer, cùng với nhóm hoàng tộc và các tƣớng lãnh của nƣớc Chân Lập. Sau 7 tháng bị vây hãm, Angkor bị quân Tiêm La chiếm đóng. Dharmasoka bị giết, giặc Tiêm La mặc sức đốt phá, giết hại, cƣớp giựt, hãm hiếp để trả thù rồi rút quân về. Con trai của Soryotey là Ponhea Yat thừa cơ hội nổi dậy cƣớp lại quyền làm vua cai trị Chân Lập, nhƣng quan quân trào cũ không tuân phục bỏ triều đình Chân Lập chạy sang trú ẩn trên đất Tiêm La. Trong khoảng thời gian từ 1393 đến 1429 ở Tiêm La, con trai của BoromarajaI (Pangua) lật đổ Ramesuen và lên ngôi vua tức Boromaraja II. Năm 1430, Boromaraja II lại đƣa quân Tiêm La sang đốt phá, cƣớp giật kinh đô Angkor. Vua Chân Lập Ponhea Yat bỏ kinh đô chạy trốn. Một tƣợng Phật bằng ngọc quý giá bị chiếm đoạt mang về Tiêm La. Con trai của Boromaraja II đƣợc đặt ở lại làm vua nƣớc Chân Lập. Ponhea Yat đem quân trở về chiếm lại Ang kor, giết con trai vua Tiêm La, tự xƣng vua tức Soryopor. Năm 1431, để tránh áp lực xâm lấn của Tiêm La, Soryopor dời thủ đô về Phnom Penh và Angkor kể từ lúc nầy trở thành hoang phế. Năm 1467 Soryopor chết; con là Soryopor Noryey nối ngôi vua Chân Lập. Năm 1471, nƣớc Chiêm Thành kể nhƣ hoàn toàn bi sáp nhập vào lãnh thổ của nƣớc Đại Việt. Năm 1473, sau khi vua Chân Lập Noryey chết, đã xảy ra sự tranh giành ngôi vua giữa 2 ngƣời con của Noryey. Tiêm La lợi dụng tình trạng bất ổn nội bộ của triều đình Chân Lập liền đem quân sang đánh VSTK - 698


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

phá, cƣớp bóc, bắt 2 ngƣời con của Noryey mang về Tiêm La. Ngƣời con thứ 3 của Noryey là Thomo Reachea lãnh đạo kháng chiến nhiều năm để lên ngôi vua Chân Lập tức Soryopor Dharmaraja. Năm 1478, Dharmaraja đƣa con trai là Soryopor Ong sang làm con tin của vua Tiêm La. Sau đó, Dharmaraja lại bị ngƣời chú vợ là Neai Kan cƣớp ngôi. Em trai của Dharmaraja là Soryopor Ang Chang phải chạy trốn sang Tiêm La. Năm 1485, Soryopor Ang Chang mang quân từ biên giới Tiêm La về lật đổ Neai Kan rồi lên ngôi vua Chân Lập. Năm 1549, Soryopor Ong đƣợc sự yểm trợ của Tiêm La mang quân về Chân Lập đòi chú Soryopor Ang Chang phải trả lại ngôi vua cho cháu nhƣng bị quân Chân lập bắn chết tại mặt trận và quân Tiêm La bị giết cả vạn ngƣời, phải rút lui. Tiêm La trở lại với 50,000 quân bắt Chân Lập phải chịu triều cống. Năm 1564, Chân Lập lại phản công, đánh trả đũa, tiến quân đến ngoại ô kinh thành Ayudhya của Tiêm La. Năm 1566, Soryopor Ang Chang chết. Con trai là Soryopor Borom Reachea nối ngôi, trấn áp đƣợc Tiêm La và đô hộ luôn nƣớc Lào. Năm 1576, Soryopor Sattha nối ngôi vua nƣớc Chân Lập, chịu giao hảo hòa bình với vua Tiêm La là Ramesuen Maha Dhammaraja (dòng họ Ramesuan đã bị mất ngôi vua vào tay một sƣ sải tên là Maha Chakrapat trong giai đoạn từ năm 1549 đến năm 1564). Năm 1590, sự giao hảo giữa Tiêm La và Chân Lập trở nên tồi tệ. Năm 1591, sau khi Maha Dhammaraja chết, ngƣời con kế ngôi vua Tiêm La đã (không biết tên là gì) đƣa quân Tiêm La sang tấn công, chiếm thành đô Loveak nhƣng vì vào quá sâu trong nội địa Chân Lập gặp khó khăn trong việc tiếp lƣơng thực cho nên sau 3 tháng chiếm đóng, quân Tiêm La phải rút lui. Năm 1594, Tiêm La lại đƣa một lực lƣợng quân sự hùng hậu đánh chiếm Loveak, bắt sống hoàng tử Chân Lập cùng với vợ con cùng với 90,000 tù binh đƣa về Tiêm La. Vua Chân Lập Soryopor Sattha dẫn theo một ngƣời con khác chạy trốn qua nƣớc Lào. Nƣớc Chân Lập bị đặt dƣới sự cai trị của một tƣớng lãnh tổng trấn và 20,000 quân Tiêm La. Các vua bù nhìn Chân Lập kế tiếp đều đƣợc chỉ định và đặt dƣới quyền kiểm soát của tổng trấn Tiêm La . Năm 1613, một ngƣời thuộc dòng họ vƣơng tộc Chân Lập là Chung Prey bí mật tổ chức một mặt trận kháng chiến nổi dậy giết tên tổng trấn của Tiêm La rồi tiếp tục khuấy phá đoàn quân trú đóng của Tiêm La. Để ổn định tình hình bất ổn, triều đình Tiêm La phải đƣa ngƣời hoàng tử con của vua Sattha bị Tiêm La bắt trƣớc đây trở về làm vua bù nhìn nƣớc Chân Lập; lấy Loveak làm kinh đô mới của Chân Lập. Năm 1618, vua bù nhìn Chân Lập bị con trai là Chettiah II hạ bệ để chống lại sự cai trị của nƣớc ngoại bang Tiêm La. Tiêm La đƣa quân sang trừng phạt, Chettiah II phải bỏ Loveak chạy xuống trấn đóng thành Oudong. VSTK - 699


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Để có hậu thuẫn, Chettiah II chịu thần phục chính quyền Nguyễn Phúc Nguyên ở miền Nam nƣớc Đại Việt và đồng ý để cho Phúc Nguyên ồ ạt di dân Đại Việt vào khai phá, làm ăn và bám trụ ở vùng Preah Nokor (tức vùng Tây Ninh, Biên Hoà, Gia Định, Sài Gòn, Bà Rịa, Mỹ Tho ngày nay). Với chính sách bành trƣớng lãnh thổ về phía Nam, Nguyễn Phúc Nguyên gả cháu nội gái là Ngọc Văn, con của Nguyễn Phúc Lan, cho vua Chân Lập ở Oudong. Chetiah II chết vào năm 1626 và dòng họ vƣơng tộc lai rơi vào vòng tranh chấp ngôi vua nƣớc Chân Lập. Con trai của Chetiah II là Ponhea To 15 tuổi lên ngôi vua dƣới quyền nhiếp chính của ngƣời chú là Outey. Năm 1630, Ponhea To lại thông dâm với một ngƣời vợ trẻ đẹp của Outey cho nên bị Outey giết chết rồi đƣa ngƣời em của Ponhea To là Ponhea Nu lên ngôi vua nhƣng cũng chết vào năm 1640. Dòng Chetiah II không còn con trai, Outey liền đƣa một ngƣời con trai của mình là Ang Non I lên ngôi vua Chân Lập. Một ngƣời con khác của Outey là Ang Chan (Nặc Ong Chân) không đƣợc ngôi vua liền chiêu mộ giặc đánh thuê ngƣời Mã Lai và Chiêm Thành tạo loạn, tàn sát mọi ngƣời trong cung vua kể cả Outey rồi tự xƣng vua nhƣng liền ngay sau đó, hai ngƣời trong vƣơng tộc may mắn sống sót đã chiêu mộ quân đánh thuê trở lại đánh Ang Chan. Ang Chan phải chạy sang Đại Việt ẩn náu và cầu cứu Nguyễn Phúc Tần. Phúc Tần đƣa quân yểm trợ đƣa Ang Chang trở về lấy lại ngôi vua. Năm 1664, Ang Chan chết, con trai là Ang Nong (Nặc Ong Nong) kế ngôi. Năm 1674, con của Ang Non I là Ang Chei (Nặc Ong Đại) với sự yểm trợ của quân Tiêm La, trở về lật đổ Ang Nong. Nguyễn Phúc Tần lại đƣa quân Đại Việt sang Phnom Penh tiếp cứu Ang Nong. Ang Chei phải bỏ chạy và chết trong rừng sâu; con trai của Ang Chei là Ang Sor (Nặc Ong Thu) đầu thú và thần phục Nguyễn Phúc Tần. Xét trên mặt hợp pháp thì Ang Sor (cháu nội của Ang Non I ) mới đúng là thừa kế chính thức ngôi vua. Vì thế, Nguyễn Phúc Tần đã giải quyết bằng cách chia đôi nƣớc Chân Lập: Ang Sor (Nặc Ong Thu) làm chính vƣơng, cai trị một nửa nƣớc Chân Lập ở phía Tây Bắc với thủ đô là Oudong; Ang Nong (Nặc Ong Nong) làm phó vƣơng, cai quản một nửa nƣớc Chân Lập phía Tây Nam từ ranh giới phía Bắc Phnom Penh xuống đến đến vùng Preah Nokor và Banam (từ Tây Ninh, Biên Hòa xuống đến ranh giới hai vùng Hà Tiên, Cà Mau ngày nay), đặt dinh cai trị ở một địa điểm trong vùng Preah Nokor gần Sài Gòn bây giờ. Ang Sor (Nặc Ong Thu) bị cháu rể giết chết để cƣớp vợ. Vợ của Ang Sor lại thuê mƣớn đám giặc đánh thuê Mã-Chàm thanh toán đứa cháu rể phản phúc nhƣng nội tình triều chính ở Oudong trở thành rối loạn, không có chính quyền.

VSTK - 700


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Cũng trong giai đoạn nầy, từ năm 1679, Nguyễn Phúc Tần cho tƣớng bại trận của nhà Minh Dƣơng Ngạn Địch cùng với 3,000 quân binh bị quân Mãn Thanh truy kích đƣợc vào tị nạn và sinh sống lƣu vong trên vùng đất Preah Nokor của Chân Lập do phó vƣơng Nặc Ong Nong cai quản. Dƣơng Ngạn Địch bị một thuộc tƣớng là Hoàng Tiến làm phản giết chết. Nguyễn Phúc Trăn (Nguyễn Phúc Tần chết năm 1687, Nguyễn Phúc Trăn lên thay) phải đƣa quân đánh dẹp. Hoàng Tiến chạy sang Oudong rồi cấu kết với nhóm giặc đánh thuê Mã - Chàm ở Oudong tiến xuống Pnom Penh, ngăn sông, đắp lũy để kình chống với quân của Nguyễn Phúc Trăn. (Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn thì lại viết rằng: "Trong lúc Hoàng Tiến làm phản ở Preah Nokor thì Ang Sor (Nặc Ong Thu) cũng đắp lũy ở Phnom Penh, Loveak, dùng xích sắt và bè nổi để chặn ngang cửa sông Bassac, chuẩn bị chiến cụ, cấm giao thương, cắt đứt liên lạc với chính quyền họ Nguyễn ở miền Nam Đại Việt. Vì thế sau khi dẹp yên vụ Hoàng Tiến Nguyễn Phúc Trăn liền sai tướng Vạn Long Hầu (không nói rõ tên) đưa quân đánh Phnom Penh, Loveak . Ang Sor (Nặc Ong Thu) kinh sợ phải cho một người đàn bà tên là Chiêm Luật làm sứ đến xin hàng quân Nguyễn rồi hứa sẽ chịu triều cống nhưng không thực hiện lời hứa ". Có thể là lúc nầy Ang Sor (Nặc Ong Thu) đã bị ngƣời con rể giết chết và Chiêm Luật chính là vợ góa của Ang Sor (Nặc Ong Thu) đã dùng sắc đẹp của mình để mê hoặc tƣớng Vạn Long Hầu ngừng chiến khiến cho Nguyễn Phúc Trăn vào năm 1689 phải sai 1 ngƣời con trai của Nguyễn Hữu Dật là Hào Lƣơng Hầu đem quân đi bắt Vạn Long Hầu rồi tiến đánh Phnom Penh, Loveak, tái lập trật tự và "phong tù trưởng nước ấy làm vua". Tù trƣởng nƣớc ấy chính là Ang Em). Năm 1689, quân của Nguyễn Phúc Trăn hạ thành Phnom Penh, bắt giết Hoàng Tiến, thẳng lên đánh phá Oudong, hạ thành Loveak, tái lập an ninh trật tự rồi đƣa đƣa em của Ang Sor là Ang Em (Nặc Ong Yêm) lên ngôi chính vƣơng nƣớc Chân Lập. Hai ngƣời con trai của Ang Sor là Ang Thom (Nặc Ong Thâm) và Ang Ton chạy sang Tiêm La. Và để đáp lại, Ang Em phải công nhận quyền đô hộ của Đại Việt trên toàn thể vùng đất Tây Nam tức vùng Thủy Chân Lập hiện do phó vƣơng bù nhìn Nặc Ong Nong cai quản. Năm 1698, Nguyễn Phúc Chu giao nhiệm vụ cho Nguyễn Hữu Kính chia cắt lại lãnh thổ của Thủy Chân Lập: lấy vùng đất đồng bằng sông Đồng Nai của Thủy Chân Lập sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt để lập thành 2 huyện Phƣớc Long, Tân Bình thuộc phủ Gia Định, và lập hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Ngoài hơn 200,000 dân đã có sẵn, Nguyễn Hữu Kính lại ồ ạt di dân Đại Việt từ Quảng Bình vào định cƣ ở các vùng đất mới. Năm 1714, Ang Thom với sự yểm trợ của 15,000 quân Tiêm La trở về đánh Ang Em (cháu gọi Ang Em bằng chú) ở Battambang, bị thất VSTK - 701


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

bại nhƣng vẫn cố chiếm đƣợc Oudong. Ang Em bèn đầu hàng vua Tiêm La để củng cố ngôi vua Chân Lập. Năm 1715, Chân Lập và Tiêm La lại đƣa quân xăm lấn vùng Hà Tiên khiến Mạc Cửu phải chạy qua vùng Kampot (Cần Vọt). Quân của họ Nguyễn đánh lui quân Chân Lập và đƣa Mạc Cửu trở lại tiếp tục cai trị vùng Hà Tiên. Năm 1736, Ang Em phải thoái vị và trao ngôi vua Chân Lập cho con trai là Sotha II (Nặc Ong Tha). Năm 1738, hai anh em Ang Thom (Thommo Reachea) và Ang Ton, với sự yểm trợ của quân Tiêm La lại trở về đánh chiếm Phnom Penh và lật đổ Sotha II để đòi lại ngôi vua của cha họ là Ang Sor. Sotha II (Nặc Ong Tha) phải bỏ chạy sang Gia Định. Quân binh của Ang Thom (Nặc Ong Thâm) tiến đánh xuống đến vùng Châu Đốc, Hà Tiên, Cà Mau nhƣng bị tƣớng của họ Nguyển là Mạc Thiên Tứ chận đánh và đẩy lui. Ang Thom làm vua cai trị phía Tây Bắc nƣớc Chân Lập từ năm 1738 đến 1747. Con trai của Ang Ton nối ngôi tiếp theo tức Outey II (Nặc Nguyên). Outey II thƣờng hay đem quân đánh phá các vùng ranh gìới thuộc quyền bảo hộ của họ Nguyễn và do đó bị họ Nguyễn đem quân chinh phạt. Hậu quả là dƣới thời đại của Outey II vùng đất Tầm Bôn và Lôi Lập (Gò Công,Tân An ngày nay) bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt lúc đó. Năm 1757, Outey II phải thoái vị và trao ngôi vua cho Ang Non II. Ang Non II còn quá nhỏ , cho nên ngƣời cậu là Ang Nhuận đã dâng cho họ Nguyễn vùng đồng bằng sông Bassac (tức đạo Trƣờng Đồn và đạo Châu Đốc gồm các vùng Châu Đốc, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Định Tƣờng của họ Nguyễn vào năm 1757) để đƣợc nắm giữ quyền nhiếp chính nƣớc Chân Lập. Họ Nguyễn liền di dân từ Quảng Ngãi ào ạt đƣa vào các vùng đất mới chiếm đƣợc của Chân Lập và kể từ đây, hầu nhƣ gần hết vùng lãnh thổ của Thủy Chân Lập đã bị xáp nhập vào lãnh thổ miền Nam của họ Nguyễn. 3. VƢƠNG QUỐC LÀO

32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Có ngƣời sẽ hỏi tại sao phải thắc mắc đến vấn đề nƣớc Lào trong sử Việt Nam? Bởi vì Lào, Chân Lập, Tiêm La và Trung Quốc là những nƣớc bao quanh Việt Nam, và nƣớc nào nhiều ít cũng có những điều nhiễu sự với Việt Nam từ ngàn xƣa đến ngày nay. Nƣớc Lào hay nƣớc Ai Lao theo sách Tàu Hậu Hán Thư thì ngƣời Di Ai Lao có gốc tích từ trƣớc ở vùng Lao Sơn (núi Lào), sau dần sinh sản nhiều thêm mới chia đặt ra các tiểu vƣơng quốc, thƣờng ở rải rác những hang động miền núi. Theo sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử thời nhà Tống thì vào giữa niên hiệu Vĩnh Bình (58-75), nƣớc Ai Lao nằm trong lãnh thổ VSTK - 702


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

của nhà Hán và bị chia cắt lập thành 2 huyện Ai Lao và Bác Nam tức là quận Vĩnh Xƣơng của Trung Quốc. Trong sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi đời nhà Lê có chua rằng: " Bộ lạc Ai Lao nhiều lắm, đâu đâu cũng có, tất cả đều gọi là Lào ". Nhƣ vậy nếu theo sử sách cũ của Tàu và Việt Nam thì có thể nói rằng các dân tộc thiểu số ở ven biên giới của Đại Việt từ Tây Bắc xuống Tây Nam nhƣ Lão Qua, Vạn Tƣợng, Luang Brabang, các phủ Trấn Ninh, Trấn Man và Lạc Biên đều đƣợc gọi là ngƣời Lào cả. Cách viết nầy không soi sáng đƣợc gì thêm cho ngƣời đọc. Câu hỏi đặt ra là: nƣớc Lào đƣợc thành lập từ bao giờ và tổ tiên của họ là ai? Đây là một câu hỏi lớn không thể chỉ nói lƣớt qua nhƣ sử sách cũ đã làm mà cũng không thể viết từng chi tiết ti mỉ lê thê thành riêng một tập lịch sử về nƣớc Lào. Trong lịch sử thế giới cận đại, nƣớc Lào hiện nay chỉ đƣợc biết tới từ năm 1945. Trƣớc đó thì nƣớc Lào là một lãnh thổ thuộc địa của thực dân Pháp giống nhƣ Việt Nam và Kampuchea. Kể từ sau năm 1945 lãnh thổ của một nƣớc Lào gọi là độc lập chỉ gồm phần lãnh thổ đƣợc kê khai ra trong những hiệp ƣớc ký kết giữa thực dân Pháp và nƣớc Tiêm La trong những năm 1893 và 1907. Tuy nhiên, lịch sử của nƣớc Lào không phải chỉ là lịch sử của hơn 40 năm thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên nƣớc nầy. Giống nhƣ các dân tộc khác trên bán đảo Đông Dƣơng, dân tộc Lào cũng có riêng một nền lịch sử khá lâu, kể từ khi vƣơng quốc Nam Chƣởng đƣợc thành lập vào nửa thế kỷ thứ 14. Sử sách cũ của Trung Quốc và Việt Nam gọi một giống tộc ở vùng trung thổ sông Mê Kong, ở về phía Tây Nam của Trung Quốc là Mán Ai Lao. Giống tộc nầy trong thời đại của nền văn minh Angkor nƣớc Chân Lập chỉ là một tập hợp của nhiều nhóm nhỏ sống rời rạc thiếu tổ chức. Trải qua nhiều thế kỷ, một vài nhóm trong Mán Ai Lao nổi lên thành những trung tâm quyền lực ở Sa Vã (Luang Prabang), Phu An (Xiang Khuang), Viang Chan (Vientiane). Vào giữa thế kỷ thứ 13 (khoảng năm 1238), vua Tiêm La Ramkamheang đã xăm chiếm vùng Sukhotai của Chân Lập kể cả các vùng Luang Prabang, Xiang Khuang và Viang Chan của các Mán Ai Lao để thành lập nƣớc Tiêm La Ayudhya nhƣng vẫn để cho các Mán đầu lĩnh tiếp tục việc cai trị các vùng đất Ai Lao rồi tiếp tục tràn xuống chiếm vùng Angkor Thom của Chân Lập vào năm 1296. Năm 1334, một trong các Mán Ai Lao dƣới quyền đô hộ của Ayudhya không chịu tiếp tục thần phục triều đình Trần Hiến Tông (1329-1341), thƣờng đem ngƣời sang đánh phá vùng biên giới Kiềm Châu (nay thuộc huyện Tƣơng Dƣơng, Nghệ An). Thƣợng hoàng Trần Minh Tông phải tự mình đem quân đi dẹp và mặc dù chƣa dẹp đƣợc, Trần Minh Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn làm bài bia đục trên vách VSTK - 703


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

núi để ghi chiến công. Năm sau (1335), mán Ai Lao lại sang đánh phá, giết đƣợc tƣớng của nhà Trần là Đoàn Nhữ Hài. Năm 1350, vua Tiêm La là U Thong (tức Ramatibodi I) đã lấn chiếm thêm nhiều vùng đất rộng lớn của Chân Lập. Mán Ai Lao đầu lĩnh cai trị Luang Prapang có lẽ vì không chịu thần phục ách thống trị của ngƣời Thái cho nên đã bị chính ngƣời cha ruột của mình cƣớp quyền rồi tiếp tục thần phục Ayudhya; con trai của đầu lĩnh Luang Prabang bị lật đổ là Pha Ngum phải chạy xuống tá túc ở nuớc Chân Lập và đƣợc vua Chân Lập lúc đó là Lampong gả con gái cho. Năm 1351, quân Chân Lập do con trai của vua Lampong là hoàng tử Soryotey chỉ huy đánh bại quân xăm lƣợc Ayudhya đồng thời vua Lampong cũng đã đƣa quân yểm trợ cho con rể Pha Ngum trở lại tái chiếm Luang Prabang, thu phục Xiang Khuang (thƣờng đƣợc gọi là Cánh Đồng Chum), Viang Chan và các Mán Lào khác, thành lập vƣơng quốc Lang Chang (Larn Chang) tức nƣớc Nam Chƣởng với nhiều thành phần vƣơng tộc của vua Chân Lập nắm giữ guồng máy cai trị, thủ đô đặt ở Luang Prabang. Vƣơng quốc Nam Chƣởng dần lan rộng đến vùng Xiang Hung phía Tây Bắc của nƣớc Chiang Mai (nay thuộc Thái Lan), phía Nam từ Cánh Đồng Chum, Viang Chan xuống đến Thakhek Nakhon Phanom, Savanakhet, Tchepone, Roi Et. Đầu năm 1352, Ayudhya lại đem quân xăm lấn Chân Lập, chiếm kinh đô Angkor, vua Lampong chết; quân Ayudhya tàn sát, cƣớp bóc, đốt phá, bắt hơn 100,000 quân dân Khmers làm tù binh và nô lệ. Hai ngƣời con trai của vua Lampon cùng với ngƣời chú là Soryotey chạy sang Nam Chƣởng Những Mán Ai Lao trong vƣơng quốc Nam Chƣởng đều đƣợc hƣởng quyền tự trị khá rộng rãi: chỉ cần thần phục và triều cống chính quyền trung ƣơng Luang Prabang. Dƣới triều đại của Pha Ngum, Phật giáo hệ phái Theravada đƣợc ƣu đãi (vợ của Pha Ngum là ngƣời Chân Lập đã xây cất một giảng đƣờng lớn để phổ biến pháp đạo của Phật phái Theravada). Với chính sách bóc lột quá mức nhân lực, tài sản để dùng trong những cuộc chiến tranh bành trƣớng lãnh thổ, bắt ép bừa bãi vô số vợ con của triều thần vào làm tì thiếp trong cung vua, và với một bộ máy chính quyền có quá nhiều ngƣời Chân Lập nắm giữ những chức vụ cao trọng, Pha Ngum đã tạo bất mãn trong nhóm triều thần gốc Mán Ai Lao. Năm 1368, ngƣời vợ gốc Khmer của Pha Ngum chết. Năm 1373, Pha Ngum bị triều thần Luang Prabang hạ bệ rồi đặt ngƣời con duy nhất của Pha Ngum là Ôn Hoàn (Un Heuan tức Samsaenthai) lên giữ ngôi vua Nam Chƣởng. Ôn Hoàn chết vào năm 1416); nƣớc Nam Chƣởng bắt đầu thoái hóa.

VSTK - 704


26

Năm 1419, khi Lê Lợi đem quân đóng ơ Lƣ Sơn , vua Ai Lao lúc nầy là Man Sát đã đƣa quân tới để trợ chiến đánh giặc Minh. Tuy nhiên, một cựu thần của nhà Trần tên là Lộ Văn Luật, sau khi theo giặc Minh, rồi lại bất mãn bỏ giặc Minh chạy trốn sang Nam Chƣởng, đem lời gièm pha khiến vua Nam Chƣởng sinh lòng oán giận Lê Lợi. Năm 1421, Lê Lợi đƣa quân đến đèo Óng ở xã Thiết Óng xứ Úng Ải (ngày nay ở tổng Cổ Lũng, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có xã Ứng Quan, có thể là địa danh Ứng Ải nầy) đón đánh giặc Minh. Trong khi hai bên chƣa phân rõ thắng bại thì Ai Lao đem 50,000 quân và 100 thớt voi đón chận trƣớc doanh trại của Lê Lợi. Lê Lợi đinh ninh Ai Lao đến tiếp viện nhƣng vào nửa đêm quân Ai Lao đánh úp bất thần. Lê Lợi phải đích thân đốc chiến, đánh tan và truy kích quân Ai Lao phải chạy ngƣợc về phía bên kia biên giới. Man Sát giả bộ cầu hòa xin ngƣng chiến để đợi viện binh. Lê Lợi vẫn sai ngƣời anh ruột là Lê Thạch tiếp tục truy đuổi, Lê Thạch bị sụp hầm chong tử trận. Năm 1422, Man Sát lại đem quân sang đánh Mƣờng Kiệt, bị tƣớng Lê Chích của Lê Lợi đánh lui nhƣng sau đó quay trở lại hợp với giặc Minh vây hãm quân binh của Lê Lợi ở Quan Da (nay là Khôi huyện, ở quảng giữa Nho Quan và Thạch Thành), Lê Lợi phải rút lui về Chí Linh để dƣỡng quân và chấn chỉnh lại hàng ngũ. Năm 1439, một tộc trƣởng ngƣời Tài là Cƣơng Nƣơng ở vùng Cầm Man (nay là các vùng Phù Yên, Sơn La, Tuần Giáo và Mai Sơn của tỉnh Sơn La) nổi dậy chống lại triều đình nhà Tiền Lê (Lê Thái Tông 14341442). Ai Lao sai tƣớng Nữu Hoa đem quân và voi trận yểm trợ cho Cƣơng Nƣơng đánh phá châu Phục Lễ (tức Lai Châu ngày nay). Lê Thái Tông cầm quân đi đánh, Nữu Hóa phải rút lui (KDVSTGCM/

27

CB.XVII/ 18.)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

Nội bộ Nam Chƣởng bị xáo trộn lên tục vì những cuộc tranh giành quyền lực. Năm 1442 triều đình của nƣớc nầy đƣa con của Ôn Hoàn, đầu lĩnh Viang Chan lên ngôi vua nƣớc Nam Chƣởng tức là Sainyachakkaphat Phaen Phaeo (1442-1479). Mẹ của vua Phaen Phaeo là một công chúa của vƣơng quốc Ayudhya vì thế chính sách cai trị và tổ chức triều đình của Phaen Phaeo cũng giống rập triều đình của vua Trailok nƣớc Ayudhya: Phaen Phaeo đặt 6 ngƣời con làm đầu lĩnh cai trị trên các Mán tộc nằm trong vƣơng quốc Ai Lao. Năm 1479, Cầm Công tộc trƣởng Mán Bồn Man thuộc lãnh thổ Đại Việt (gồm các vùng đất Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Lang Chánh ở miền thƣợng du phía Tây tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, giáp ranh với Xiang Khuang của Ai Lao ngày nay) liên kết với Ai Lao, âm mƣu nổi dậy chống lại triều đình Đại Việt. Quân Ai Lao đem quân đánh phá vùng thƣợng du phía Tây Nam của Đại Việt. Lê Thánh Tông sai 5 tƣớng tổng lãnh 3 đạo quân xuất phát từ Nghệ An, Thanh Hóa và Hƣng Hóa đi đánh. Quân Đại Việt tiến chiếm Xiang Khuang và thủ đô Luang Prabang, truy đuổi vua Ai Lao Phaen VSTK - 705


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Phaeo đến tận sông Kim Sa (tức là sông Irauadi ở Miến Điện) giáp giới phía Nam nƣớc Lan Nha (một nƣớc kề cận phía Tây Bắc nƣớc Ai Lao, về sau bị nƣớc Miến Điện xăm chiếm). Cùng trong năm nầy Đại Việt bình định xong vùng Mán Bồn Man, đặt thành phủ Trấn Ninh. Cầm Công bỏ chạy rồi chết, Lê Thánh Tông đặt Cầm Đông lên làm đầu lĩnh vùng nầy. Quân Đại Việt tiếp tục chiếm đóng nƣớc Ai Lao. Nhà Minh ở Trung Quốc can thiệp, hăm dọa, yêu cầu Đại Việt rút quân khỏi Ai Lao nhƣng Lê Thánh Tông bác bỏ không làm theo. Phaen Phaeo phải thoái vị và nhƣờng ngôi vua cho em là Souvana Ban Lang. Trong khoảng những năm 1480 đến 1486, Souvana Ban Lang từ lãnh thổ Lan Nha đem quân về đánh quân Đại Việt và giải phóng nƣớc Ai Lao. Biến cố lịch Sử quan trọng nầy là một sự thất trận nhục nhã cho triều đại của Lê Thánh Tông và có lẽ vì thế cho nên sử sách thời nhà Tiền Lê không dám đề cập tới. Souvana Ban Lang chết năm 1486. Ba triều vua kế nghiệp tiếp theo từ 1486 đến 1520, nƣớc Ai Lao đƣợc hòa bình lo xây dựng đất nƣớc. Năm 1512, vua Visun (1501-1520) dời hình tƣợng của Phật (Prabang) từ Viang Chan đƣa về Luang Prabang nhƣ là một biểu hiệu sắc thái riêng của tộc Ai Lao để phân biệt với nhóm tộc Tài Lao ở phía Tây và Tây Nam. (Trƣớc kia,thủ đô Ai Lao có tên là Sava. Sau khi hình tƣợng Phật Prabang đƣợc đƣa về thì Sava trở thành Luang Prabang tức kinh đô Phật Thệ của nƣớc Lào vào thời vua Visun). Nƣớc Nam Chƣởng (Ai Lao) trở thành toàn thịnh và có nhiều thế lực dƣới các trào vua Phothisarat (1520-1547) và Setthathirat (15471571), con và cháu của Visun. Năm 1529, để trốn tránh Mạc Đăng Dung, Nguyễn Kim (là cha của Nguyễn Hoàng) dẫn con em chạy sang Ai Lao đƣợc Phothisarat ban cấp đất và dân Mán Lao ở Sầm Châu (tức Sầm Nứa ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa ngày nay). Phothisarat cƣới con gái của vua nƣớc Lan Na làm hoàng hậu Ai Lao. Sau đó, vào năm 1546, Ponthisarat đã sắp xếp để cho Setthathirat nối ngôi vua cai trị nƣớc Lan Na ở thủ đô Chiang Mai. Năm 1533, Nguyễn Kim lập một ngƣời con của Lê Chiêu Tông lên làm vua tức Lê Trang Tông, lập ra một triều đình lƣu vong, liên kết với Ai Lao để nhờ giúp binh khí lƣơng thực trở về Đại Việt lấy lại ngôi vua của nhà Hậu Lê. Năm 1539, con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm tiến đánh quân nhà Mạc ở Thanh Hóa. Năm 1540, Nguyễn Kim nhờ có sự hỗ trợ của Ai Lao đã đem quân về đánh Nghệ An. Năm 1542 Nguyễn Kim đánh Thanh Hóa. Năm 1543, Nguyễn Kim và Lê Trang Tông chiếm Tây Đô.

VSTK - 706


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Với sự suy sụp của đế quốc Angkor (Chân Lập) từ thế kỹ thứ 15, lãnh thổ Nam Chƣởng đã đƣợc nới rộng xuống tận đến vùng thung lũng sông Mêkong ở phía Nam để thành lập trung tâm Phật sự That Phanom vào năm 1539 ở phía Nam Viang Chan. Năm 1544, Nguyễn Kim bị hại độc chết, con rể Trịnh Kiểm thay thế chức vụ của Nguyễn Kim. Năm 1547, Phothisarat bị tai nạn voi đạp chết, nội tình nƣớc Ai Lao rối ren với những cuộc tranh giành quyền lực. Setthathirat phải vội vã quay về Luang Prabang chấn chỉnh nội bộ, trao quyền cai trị nƣớc Lan Na cho vợ là Thao Mac Ku (1551). Thao Mac Ku sau đó bị một đầu lĩnh sắc tộc Tài Shan là Mekuti hạ bệ (1551-1564). Năm 1558, Miến Điện xăm lăng Lan Na và chiếm thủ đô Chiang Mai. Mekuti trở thành vua bù nhìn dƣới quyền giám sát của Miến Điện rồi bị Miến Điện truất phế vào năm 1564. Lan Na trở thành một căn cứ quân sự để Miến Điện dùng làm bàn đạp xâm lăng Ayudhya và Nam Chƣởng. Năm 1563, vua Nam Chƣởng Setthathirat dời thủ đô về Viang Chan để tránh áp lực đe dọa của Miến Điện rồi liên minh với Ayudhya để chống cự với Miến Điện bằng cách xin cƣới công chúa Thepkasatri, con gái của vua Ayudhya lúc đó là vua Chakkraphat. Năm 1569, Ayudhya bị quân Miến Điện chiếm đóng và làm chủ, Mahin đƣợc Miến Điện đƣa lên làm vua bù nhìn Ayudhya tức Maha Tammaraja. Tammaraja có 3 ngƣời con, một gái, 2 trai, trong đó Naresuan là ngƣời nổi bật. Năm 1570, Mahin kêu gọi Nam Chƣởng liên minh để phản công Miến Điện, nhƣng Viang Chan cũng bị Miến Điện tiến chiếm, Setthathirat phải dùng chiến thật du kích kháng chiến để chống chọi với Miến Điện và chiếm lại Viang Chan. Ở Đại Việt, Trịnh Kiểm chết (1570), Trịnh Tùng lên thay. Năm 1571, Setthathirat triều cống cho Lê Anh Tông và Trịnh Tùng và xin cầu hôn cho con trai. Lê Anh Tông đem con gái riêng của vợ mình là Ngọc Hoa phong làm công chúa rồi gả cho con trai của Setthathirat (có thể là Souligna VongSa) (ĐVSKTT/ BKTB/ XVI/ 35a). Sau đó, một đầu lĩnh thuộc sắc tộc Khmers ở miền thƣợng du phía cực Nam vùng Nakhom Phanom nổi dậy tuyên bố tự trị chống lại triều đình Viang Chan. Setthathirat phải đem quân đi bình định rồi bị mất tích không còn dấu vết gì để lại; nội tình Nam Chƣởng rối loạn trong những cuộc tranh giành ngôi vua. Năm 1571, tƣớng Phanyan Saen Surin tự mình nắm quyền nhiếp chính vua Nam Chƣởng. Năm 1574, Miến Điện lại đƣa quân đánh chiếm Luang Prabang và Viang Chan, bắt nhiếp chính vƣơng Saen Surin cùng với một con trai của Setthathirat (có thể Souligna Vongsa) mang về Miến Điện và đặt Srisatanahut cai trị Nam Chƣởng. Từ giai đoạn nầy đến năm 1594, tình VSTK - 707


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

43 44

trạng về các vua nối tiếp của Ai Lao không có sách vở nào chép rõ ràng. Năm 1587, hoàng tử Naresuan đánh đuổi quân Miến Điện ra khỏi Ayudhya. Năm 1590 vua cha bù nhìn Mahin chết, Naresuen nhƣờng cho anh làm chính vƣơng còn Narasuean tự xƣng là Maha Uparat tức phó vƣơng của nƣớc Ayudhya. Năm 1594, Naresuen xâm chiếm Chân Lập bắt sống một hoàng tử. vua Chân Lập Soryopor Sattha cùng một ngƣời con trai khác phải chạy sang trốn lánh ở Luang Prabang và chết vào năm 1596. Từ đó có thể suy diễn rằng nƣớc Ai Lao trong giai đoạn nầy không ở dƣới quyển kiểm soát của Ayudhya và có thể là một trong những ngƣời con của Setthathirat lên ngôi nắm quyền cai trị Ai Lao ở Luang Prabang. Năm 1599, Nam Chƣởng đƣa quân xâm lấn nƣớc Lan Na và hăm dọa thủ đô Chiang Mai. Vua Lan Na cầu cứu với Naresuen, quân Nam Chƣởng phải rút lui. Lại từ đó có suy diễn rằng nƣớc Lan Na đã đƣợc Naresuen giải phóng từ năm 1587 và lại rơi vào vòng kiểm soát của Audhya. Năm 1605, trong khi đƣa quân chận đánh quân Miến Điện ở Muang Hang, Naresuen ngã bệnh chết, thọ 50 tuổi. Ngƣời Tiêm La tôn xƣng gọi Naresuen là Đại Đế. Năm 1637, Souligna Vongsa lên ngôi vua Ai Lao ở Viang Chan. Nhƣng Ai Lao lại bị phân hóa thành ba miền: miền Bắc Viang Chan là triều đình Luang Prabang do vua Sisarath cai trị, miền nam Viang Chang là triều đình Champassak (Băsac) do em của Sisarath là Nokasat cai trị, vùng trung ƣơng Viang Chan của Soulignavonsa đƣợc chính quyền Trịnh Lê của Đại Việt hậu thuuẫn.Triều đinh Luang Prabang và Champassak đƣợc Ayudhya hậu thuẩn. Soulignavongsa chỉ có một đứa con trai duy nhất (có thể mẹ của ngƣời con trai nầy là công chúa Ngọc Hoa) nhƣng đã bị Soulignavongsa giết chết vì phạm tội tà dâm với vợ của một viên tƣớng chỉ huy đoàn quân bảo vệ hoàng cung. Soulignavongsa chết năm 1694 (hay có thể là 1695, thọ trên 100 tuổi), hai ngƣời cháu nội lại quá nhỏ dại vì thế triều đình Viang Chan lại xáo trộn về vấn đề thừa kế ngôi vua. Trịnh Căn liền cử quân Đại Việt hộ tống đƣa ngƣời cháu gọi Soulignavongsa bằng chú tên là Sai Ong Huệ (Triều Phúc) trở về lên ngôi vua Viang Chan. (KĐVSTGCM.CB XXXIV/37). Hai ngƣời cháu nội của Soulignavongsa phải chạy trốn lên Luang Prabang. Năm 1718, Trịnh Cƣơng đem một ngƣời đàn bà thuộc dòng họ nhà Trịnh gả cho Triều Phúc. Năm 1765, Ai Lao lại rơi vào vòng cai trị của Miến Điện. Năm 1767 Ayudhya cũng bị Miến Điện xâm chiếm. VSTK - 708


1 2 3 4

Năm 1778, Ayudhya đánh lui Miến Điện rồi tràn sang tiến chiếm cả ba miền lãnh thổ của Ai Lao. Triều đình Ai Lao ở Viang Chan thoát khỏi vòng đô hộ của chính quyền Trịnh Lê nhƣng lại rơi vào vòng kiềm tỏa của Ayudhya.

5

VSTK - 709


QUYỂN III TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XV

TRỊNH CĂN - LÊ DỤ TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Thịnh (1706-1719) - Bảo Thái (1720-1729) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Bính Tuất, Vĩnh Thuận năm thứ 25, tháng 5 âm lịch (1706), vua nƣớc Lào Triều Phúc sang triều cống chính quyền miền Bắc. Mậu Tý, Vĩnh Thịnh năm thứ 4 (1708), ở miền Nam, một ngƣời Tàu tên là Mạc Cửu, một đại điền chủ giàu có và thế lực vùng Hà Tiên thuộc lãnh thổ của Chân Lập xin đƣợc thần phục chính quyền miền Nam. Mạc Cửu đƣợc Nguyễn Phúc Chu phong tƣớc quan và cho trấn nhậm cai trị vùng Hà Tiên. Tháng 7, đê Nhị Hà ở miền Bắc bị vỡ. Tháng 9, chính quyền Trịnh-Lê ra lệnh hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do cƣ trú và đi lại của các dân tộc thiểu số: cấm tù trƣởng ở các vùng biên giới, rừng núi thƣợng du không đƣợc giao dịch lén lút với quan lại quyền quý trong chính quyền Trịnh-Lê. Khi đƣợc phép về kinh đô thì không đƣợc quá 4 ngƣời và không đƣợc ở lại quá 20 ngày. Kỷ Sửu, Vĩnh Thịnh năm thứ 5 (1709), Trịnh Căn chết, nắm quyền cai trị miền Bắc 31 năm. Trịnh Cƣơng lên thay. Tháng 9, Trịnh Cƣơng tự xƣng làm nguyên soái tổng quốc chính, An đô vƣơng.

VSTK - 710


QUYỂN III TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XVI

TRỊNH CƢƠNG - LÊ DỤ TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Thịnh (1709-1719) - Bảo Thái (1720-1729) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Nhâm Thìn, Vĩnh Thịnh năm thứ 8 (1712), miền Bắc trừng phạt thích chữ lên mặt những ngƣời truyền giáo hoặc học đạo Gia Tô. Miền Bắc hạn hán, không mƣa, mất mùa, dân chúng bị nạn đói, không còn gì để đóng thuế cho nhà nƣớc. Năm Quý Mùi tiếp theo (1713), các vùng Sơn Tây, Sơn Nam, Thanh Hóa bị vỡ đê, nƣớc ngập, lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, dân chúng nheo nhóc, đói khát nhƣng chính quyền vẫn bắt dân phải đóng thuế, nộp tiền để chi dùng trong việc tu sửa đê điều. Giáp Ngọ, Cƣ Vĩnh Thịnh năm thứ 10 (1714), Nguyễn Phúc Chu tự xƣng là Đại Việt Quốc Vƣơng rồi cho ngƣời dọ thám tình hình miền Bắc của Trịnh Cƣơng có ý muốn tiến quân vƣợt sông Gianh nhƣng phải bỏ ý định vì biết đƣợc khí thế miền Bắc hiện thời rất hùng mạnh. Năm Ất Mùi, Vĩnh Thịnh năm thứ 11 (1715), Chân Lập cùng với 3,000 quân Tiêm La sang đánh phá vùng Hà Tiên; Mạc Cửu phải chạy qua vùng Kampot (Cần Vọt). Quân của họ Nguyễn đánh lui quân Chân Lập và đƣa Mạc Cửu trở lại cai trị vùng Hà Tiên. Bính Thân, Vĩnh Thịnh năm thứ 12, tháng 4 â.l (1716), Lê Hy Tông chết. Mậu Tuất, Vĩnh Thịnh năm thứ 14 (1718), Trịnh Cƣơng đem một nữ tộc của nhà họ Trịnh gả cho vua Lào Triệu Phúc. Năm Kỷ Hợi, Vĩnh Thịnh năm thứ 15, (1719), Nguyễn Phúc Chu đƣa quân miền Nam đến trú đóng các vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên rồi cắt đặt thành ấp thuộc của Đại Việt. Ngƣời Chiêm Thành chỉ còn hƣ quyền ở vùng Khánh Hòa, Bình Thuận vào năm Canh Tý (1720). VSTK - 711


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Ất Tỵ, Bảo Thái năm thứ 6 tháng 4â.l (1725), Nguyễn Phúc Chu chết. Con là Nguyễn Phúc Trú lên thay. Đinh Mùi, Bảo Thái năm thứ 8, tháng 5â.l (1727), Trịnh Cƣơng phế con trƣởng (Lê Duy Tƣờng) rồi lập con thứ (Lê Duy Phƣơng, cháu ngoại của Trịnh Cƣơng) của Lê Dụ Tông làm hoàng tử kế vị ngôi vua bù nhìn tƣơng lai (vợ thứ của Dụ Tông là con gái Trịnh Cƣơng). Tháng 10, Trịnh Cƣơng phong cho con là Trịnh Giang chức tiết chế, tƣớc Uy quận công, đƣợc mở dinh phủ riêng. Tháng 11, Cƣơng lại xây dựng dinh phủ mới ở Cổ Bi (nay thuộc huyện Gia Lâm) gọi là phủ Kim Thành để có nơi nghỉ ngơi mỗi khi ra ngoài du ngoạn. Mậu Thân, Bảo Thái năm thứ 9, (1728), dân miền Bắc ở các vùng Thanh Hóa, Nghệ An bị nạn đói. Nhà nƣớc phải lấy tiền trong kho bạc để chẩn cấp. Tháng 4, cấp ruộng cho quân lính của chính quyền miền Bắc. Kỷ Dậu, Bảo Thái năm thứ 103 , tháng 4 â.l (1729), Trịnh Cƣơng ép Lê Dụ Tông thoái vị để nhƣờng ngôi cho Lê Duy Phƣơng, đổi niên hiệu là Vĩnh Khánh năm thứ 1.

VSTK - 712


QUYỂN III TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XVII

TRỊNH CƢƠNG - LÊ DUY PHƢƠNG Niên hiệu : Vĩnh Khánh (1729-1732) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Kỷ Dậu, Vĩnh Khánh năm thứ 1, tháng 7â.l (1729), đê sông Nhị Hà bị vỡ. Sai Hồ Phi Tích đào sông Nghĩa Trụ để chế ngự thủy triều và khơi thông dòng nƣớc. Dân chúng bị đói, xiêu tán khắp nơi. Trịnh Cƣơng lo xây cất lại phủ đệ mới ở cổ Bi, bắt dân sửa chữa đƣờng sá quanh vùng Cổ Bi bị nƣớc lũ làm hƣ hại để cho họ Trịnh có đầy đủ tiện nghi trong những lúc đi du ngoạn, dân tình đau khổ cùng cực. Tháng 10, Trịnh Cƣơng đi du ngoạn nơi chùa Phật Tích ở huyện Tiên Du, khi trở về bị bạo bệnh chết dọc đƣờng, đƣợc âm thầm đƣa xác về đến đến dinh phủ ở Đông Đô rồi mới thông báo cho mọi ngƣời biết. Trịnh Cƣơng nắm quyền cai trị miền Bắc 22 năm. Trịnh Giang lên nắm quyền thay thế. Trƣớc đây, Trịnh Cƣơng đƣợc Nguyễn Công Hãn báo cáo cho biết rằng Trịnh Giang là một đứa con hôn ám, nghi kỵ, tàn bạo và nhu nhƣợc; vì thế Trịnh Cƣơng đã có ý định hủy bỏ quyền kế tục của Trịnh Giang nhƣng chƣa kịp thi hành ý định thì Trịnh Cƣơng bị chết một cách bất thần và hết sức mờ ám.

VSTK - 713


QUYỂN III TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XVII (tiếp theo)

TRỊNH GIANG - LÊ DUY PHƢƠNG Niên hiệu: Vĩnh Khánh (1729-1732) 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Tân Hợi, Vĩnh Khánh năm thứ 3, tháng Giêng (1731), Lê Dụ Tông chết, thọ 52 tuổi. Nhâm Tý, Vĩnh Khánh năm thứ 4, tháng 5â.l (1732) nhằm mục đích thị uy với triều thần và dân chúng, Trịnh Giang loan truyền với mọi ngƣời rằng Lê Duy Phƣơng gian dâm với một trong những ngƣời vợ của Trịnh Cƣơng rồi phế Lê Duy Phƣơng xuống làm Hôn Đức công. Đƣa Lê Duy Tƣờng con trƣởng của Lê Dụ Tông lên ngôi bù nhìn tức Lê Thuần Tông.

VSTK - 714


QUYỂN III

TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XVIII

TRỊNH GIANG - LÊ THUẦN TÔNG Niên hiệu: Long Đức (1732-1735) 1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Nhâm Tý, Long Đức năm thứ 1, tháng 11â.l (1732), Trịnh Giang giết Nguyễn Công Hãn để trả thù ngày trƣớc Hãn đã mật tấu những điều xấu xa của Giang lên Trịnh Cƣơng. Giáp Dần, Long Đức năm thứ 3 (1734), sứ của vua nhà Thanh sang miền Bắc phong cho Lê Thuần Tông tƣớc An Nam quốc vƣơng. Trịnh Giang tự xƣng làm Đại nguyên soái, tổng quốc chính. Giang giết Lê Anh Tuấn vì cho rằng Anh Tuấn có ý làm phản và cùng một bọn với Nguyễn Công Hãn. Ất Mão, Long Đức năm thứ 4 , tháng 4â.l (1735), Lê Thuần Tông chết, thọ 37 tuổi. Trịnh Giang đƣa em của Thuần Tông là Lê Duy Thần (con thứ 11 của Lê Dụ Tông) lên nối ngôi tức Lê Ý Tông, lấy niên hiệu là Vĩnh Hựu. Tháng 9, Trịnh Giang giết Lê Duy Phƣơng bằng hình phạt thắt cổ, đem chôn ở xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì. Ở miền Nam, tại vùng đất Hà Tiên trù phú, Mạc Cửu chết (1375), con là Mạc Thiên Tứ nối nghiệp cai quản vùng nầy giống nhƣ một vƣơng quốc nhỏ tự trị.

VSTK - 715


QUYỂN III

TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XIX

TRỊNH GIANG - LÊ Ý TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Hựu (1735-1740)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Bính Thìn, Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736), Nặc Ong Thâm (Ang Thom) và em là Nặc Ong Tôn (Ang Ton) của Chân Lập với sự yểm trợ của quân Tiêm La trở về đánh chiếm Phnom Penh, tranh giành ngôi chính vƣơng của nƣớc Chân Lập với Nặc Ong Tha (Sotha II) và tiến xuống đánh phá vùng Hà Tiên nhƣng bị Mạc Thiên Tứ đánh bại, lại mất thêm hai vùng Cần Vuột (Kam pot) và Kompong Som vào tay Mạc Thiên Tứ và cả một vùng phía Bắc sông Bassac phải dâng cho chính quyền miền Nam của Nguyễn Phúc Trú. Mạc Thiên Tứ đƣợc Nguyễn Phúc Trú ban phong làm Đô Đốc trấn đóng vùng Hà Tiên. Trịnh Giang chơi bời phóng túng, bắt dân nộp thuế, lao dịch để xây cất cung dinh, từ đƣờng, phủ đệ, chùa chiền khắp nơi. Bọn ngƣời nịnh bợ, hầu hạ của Trịnh Giang dựa thế làm nhiều điều càn rỡ hà khắc khiến dân kêu la oán hận cùng cực. Vì tiêu xài phung phí vô độ, không đủ tiền để cung ứng cho cá nhân mình, Trịnh Giang phải dùng tới phƣơng cách mua quan bán chức của triều đình cho những bọn giàu có ngu dốt: 660 quan tiền đƣợc thăng chức một bậc; 2,800 quan tiền mua đƣợc chức tri phủ, 1,800 quan mua đƣợc chức tri huyện. Trịnh Giang tự quyền phong cho em là Trịnh Doanh chức tiết chế và cho giữ việc chính quyền. Đinh Tỵ, Vĩnh Hựu năm thứ 3 (1737), Giang bắt các hàng quan lại của triều đình miền Bắc phải nộp tiền của để mua đồng đúc tƣợng Phật lớn đặt nơi chùa Quỳnh Lâm ở xã Hà Lôi, huyện Đông Triều. Tháng 9, Phật sĩ Nguyễn Đƣơng Hƣng cầm đầu những dân bần khổ vùng núi Tam Đảo nổi dậy chống chính quyền VSTK - 716


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

xa xỉ bốc lột của miền Bắc nhƣng bị Trịnh Giang sai quân đến đàn áp dẹp tan. Giặc giã, loạn lạc nổi lên khắp nơi, ngƣời dân miền Bắc nhốn nháo, xôn xao chuẩn bị chạy giặc, chạy loạn. Sơn Tây, Thái Nguyên bất ổn. Mậu Ngọ, Vĩnh Hựu năm thứ 4, tháng 4â.l (1738), ở miền Nam, Nguyễn Phúc Trú chết, nắm quyền 13 năm, thọ 43 tuổi. Con trƣởng là Nguyễn Phúc Khoát nối nghiệp. Tháng 12, nhóm tôn thất nhà Hậu Lê tàn dƣ ở miền Bắc l à Lê Duy Mật, Lê Duy Quy (cả 2 là con của Lê Dụ Tông) và Lê Duy Chúc (con của Lê Hy Tông) cùng với một nhóm quan chức trong chính quyền miền Bắc âm mƣu làm cuộc đảo chính ngay tại Đông Đô để lật đổ Trịnh Giang. Âm mƣu bị lộ, nhóm chủ chốt đảo chính phải bỏ Đông Đô chạy trốn: Duy Mật, Duy Chúc chạy ra huyện Nghi Dƣơng (nay là huyện Kiến Thụy ở Hải Phòng) rồi vƣợt biển ra Hải Dƣơng; Duy Quy chạy đi huyện Cẩm Thủy ở Thanh Hóa. Duy Chúc và Duy Quy bị bệnh chết, Duy Mật chiếm giữ miền thƣợng du ở phía Tây Nam Thanh Hóa làm căn cứ địa để chống cự với họ Trịnh. Kỷ Mùi, Vĩnh Hựu năm thứ 5 tháng 6â.l (1739), Trịnh Giang ra lệnh gọi lại các cựu binh đã cho về làm ruộng từ trƣớc, bắt thêm lính mới để tăng cƣờng trong các cuộc bình định dẹp loạn. Lại ra lệnh các huyện phải tổ chức lấy dân quân tự vệ để phòng giữ giặc cƣớp. Thay vì tự vệ, dân chúng đói khổ sẵn có vũ khí trong tay đã tự tiện tụ tập cƣớp bóc, chém giết lẫn nhau khiến chính quyền Trịnh-Lê phải ra lệnh dẹp bỏ tổ chức dân quân tự vệ, tịch thu hết vũ khí. Tháng 9, Trịnh Giang tự xếp đặt, dàn cảnh cho ngƣời giả xƣng sứ của vua nhà Thanh đem sắc ấn giả sang sách phong cho Giang làm An Nam quốc thƣợng vƣơng. Giang là ngƣời ác độc, hoang dâm, làm nhiều điều thất đức lại tin dị đoan, tinh thần luôn bị ám ảnh, lúc nào cũng sợ trời thần trừng trị, bắt tội bằng hình phạt sét đánh. Vì thế Giang rất sợ sấm sét cho nên nghe theo lời cố vấn của hoạn quan Hoàng Công Phụ, sai đào hầm, lập thành dinh cung dƣới mặt đất để ở, bỏ phế việc triều chính trong tay tên hoạn quan cố vấn Hoàng Công Phụ mặc tình thao túng, vơ vét, VSTK - 717


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

giết hại quần thần, dân tình xao động, loạn lạc, cƣớp giật nổi lên khắp nơi, nhiều kẻ lợi dụng danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh để cổ xúy dân chúng cƣớp phá làng xóm, vây đánh thành ấp, chính quyền bất lực không thể ngăn chận đƣợc nữa. Canh Thân, Vĩnh Hựu năm thứ 6 (1740), em của Trịnh Giang là Trịnh Doanh đƣợc quần thần thúc đẩy, lên nắm giữ quyền lực ở miền Bắc trong khi hoạn quan Hoàng Công Phụng rời Đông Đô và còn đang bận rộn trong việc hành quân bình định phong trào dân chúng nổi dậy do Nguyễn Tuyến cầm đầu ở Hải Dƣơng; phong cho Trịnh Giang làm thái thƣợng vƣơng.

VSTK - 718


Tiến trình họ Nguyễn tiến về phía Nam Ti n trình h NguyÍn xmchi m lãnh th ca Chân Lp.

Ghi Chú:

Hướng Nam tiến của họ Nguyễn Ghi chú: ng vcho thÃy

hChân Đường vẽ phỏng chừng phân chia 2 vùng Thượng và Hạ Chân Lập vào năm 1674.

s phân chi hai vùng th ng và Lpvào nm1674.

Loveak * Oudong * Phnom Penh *

*Kompong Som

1780

*SÀI GÒN

Đảo Phú Quốc

Côn Đảo

Năm 1674, con của Ang Non I (Nặc Ong Nộn) là Ang Chei (Nặc Ong Đại) với sự yểm trợ của quân Tiêm La, trở về lật đổ Ang Nong. Nguyễn Phúc Tần lại đưa quân Đại Việt sang Phnom Penh tiếp cứu Ang Nong (Nặc Ang Nong). Ang Chei phải bỏ chạy và chết trong rừng sâu; con trai của Ang Chei là Ang Sor (Nặc Ong Thu) đầu thú và thần phục Nguyễn Phúc Tần. Xét trên mặt hợp pháp thì Ang Sor (cháu nội của Ang Non I ) mới đúng là thừa kế chính thức ngôi vua. Vì thế, Nguyễn Phúc Tần đã giải quyết bằng cách chia đôi nước Chân Lập: Ang Sor làm chính vương, cai trị một nửa nước Chân Lập ở phía Tây Bắc với thủ đô là Oudong; Ang Nong làm phó vương, cai quản một nửa nước Chân Lập phía Tây Nam từ ranh giới phía Bắc Phnom Penh xuống đến đến vùng Preah Nokor và Banam (từ Tây Ninh, Biên Hòa xuống đến giáp ranh hai vùng Hà Tiên, Cà Mau ngày nay), đặt dinh cai trị ở một địa điểm trong vùng Preah Nokor gần Sàigòn bây giờ.

VSTK - 719


QUYỂN III

TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XIX (tiếp theo)

TRỊNH DOANH - LÊ Ý TÔNG Niên hiệu: Vĩnh Hựu (1740) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Canh Thân, Vĩnh Hựu năm thứ 6, (1740) Lê Duy Mật đánh phá huyện Phúc Lộc (nay là huyện Phúc Thọ) và huyện Tiên Phong thuộc Sơn Tây. Dân chúng do nhóm Vũ Đình Dung chủ xƣớng nổi dậy ở xã Ngân Già (nay là Gia Hòa) giết trấn thủ của Trịnh là Hoàng Kim Hoa. Tháng 2, dân miền biên giới do Toàn Cơ cầm đầu đánh trấn thành Lạng Sơn, giết chết quan trấn thủ của Trịnh là Ngô Đình Thạc. (Toàn Cơ sau bị quan quân của họ Trịnh đuổi bắt và giết ở huyện Hoành Bồ, thuộc Quảng Yên vào năm Cảnh Hƣng thứ 3/ 1742). Nhóm nổi dậy của Nguyễn Tuyến đánh phá xã Bình Ngô, huyện Gia Bình, giết đƣợc tƣớng thống lĩnh Bắc đạo là Nguyễn Trọng Uông. Các thuộc tƣớng của Uông là Nguyễn Hữu Nhuận, Đặng Đình Sắt, Phạm Hữu Tá bỏ chạy đều bị Trịnh Doanh giết chết hoặc đày đi nơi miền rừng núi xa xôi. Tháng 5, Nguyễn Tuyến lại đánh phá vùng Phú Xuyên và Thƣợng Phúc, thuộc vùng Đông Đô nhƣng bị chính quyền họ Trịnh đánh đuổi, phải rút lui. Để lừa dụ Lê Duy Mật, Trịnh Doanh ép Lê Ý Tông phải thoái vị, nhƣờng ngôi cho Lê Duy Diêu, con trƣởng của của Lê Thuần Tông, cháu gọi Lê Duy Mật bằng chú. Lê Duy Diêu lên ngôi vua bù nhìn, tức Lê Hiển Tông, đổi niên hiệu là Cảnh Hƣng năm thứ 1.

*

VSTK - 720


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XX

TRỊNH DOANH - LÊ HIỂN TÔNG Niên hiệu: Cảnh Hưng (1740 - 1786) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Canh Thân, Cảnh Hưng năm thứ 1, tháng 10 â.l (1740), Trịnh Doanh đem đại quân đánh và bình định đƣợc nhóm nổi dậy của Vũ Đình Dung ở Ngân Già, giết hết ngƣời dân ở đó, xóa tên xã Ngân Già, đổi gọi là xã Lai Cách. Nguyễn Tuyển cùng với Nguyễn Xiểm đem dân quân từ Ninh Xá đánh thẳng vào bến Bồ Đề, bao vây Đông Đô rất khẩn cấp nhƣng chú của Trịnh Doanh là Trịnh Trạch cùng với quan quân trong thành cố thủ rồi thừa cơ đánh úp khiến quân dân của Nguyễn Tuyển phải rút lui. Tháng 12, dân quân của Nguyễn Tuyển đánh phá các lộ Hồng Châu và khoái châu, giết chết trấn thủ Sơn Tây là Trần Viêm ở vùng huyện Tiên Lữ. Tân Dậu, Cảnh Hưng năm thứ 2, (1741), Trịnh Doanh sai Hoàng Nghĩa Bá đƣa quân bình định vùng Ninh Xá của Nguyễn Tuyển, vùng Gia Phúc của Vũ Trác Oánh, và vùng sông Bạch Đằng của Nguyễn Cừ. Nguyễn Tuyển bị giết, Nguyễn Cừ trốn lên miền Lạng Sơn, Vũ Trác Oánh mất tăm tích. Từ đây, Trịnh Doanh thẳng tay đàn áp hầu hết các phong trào nổi dậy của nhân dân miền Bắc, nhƣng vẫn chƣa thể loại trừ nhóm Lê Duy Mật. Sơn Nam bị đói, Trịnh Tạc ra lệnh trƣng thu gạo thóc với giá rẻ để chẩn cấp cho dân chúng. Quân binh của chính quyền miền Bắc đƣợc Trịnh Doanh dung túng, ƣu đãi để hết lòng đánh giặc cho họ Trịnh, đƣợc thể trở nên hống hách kiêu căng đến mức rƣợt đuổi hăm dọa các hàng quan trên; Trịnh Doanh dùng hình phạt nặng để áp dụng kỹ luật nhƣng cũng không thể dập tắt đƣợc nạn kiêu binh. Tháng 7, trấn thủ đạo Đông Triều là Phạm Đình Trọng bắt đƣợc Nguyễn Cừ ở núi Ngọa Vân. VSTK - 721


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 9, Sau khi Lê Duy Chúc chết, Lê Duy Mật lui về Thanh Hóa, dựng lũy, xây đắp doanh trại ở Ngọc Lâu rồi tự xƣng vƣơng, Nhâm Tuất, Cảnh Hưng năm thứ 3, tháng 3â.l (1742), Trịnh Doanh tự xƣng làm đại nguyên soái, Tổng quốc chính thƣợng sƣ. Tháng 10, Phạm Duy Mật bị quân Trịnh đánh đuổi phải chạy sang Lang Chánh. Thánh 12, Trịnh Doanh tăng thuế đánh vào ruộng đất để chính quyền chi dùng. Quý Hợi, Cảnh Hưng năm thứ 4, tháng 2 (1743), hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc nhờ may mắn đánh đuổi đƣợc nhóm nổi dậy Nguyễn Hữu Cầu (là con rể của Nguyễn Cừ) ở Đồ Sơn, nay đƣợc Trịnh Doanh cho thống lãnh đạo binh ở Hải Dƣơng. Tháng 6, Nguyễn Hữu Cầu tiến chiếm châu Vân Đồn, nhƣng bị Hoàng Ngũ Phúc đẩy lui. Lúc nầy, giặc lớn, giặc nhỏ nổi lên khắp nơi; Trịnh Doanh phải dùng tiền bạc, quan chức để dụ dỗ, chiêu an. Dân chúng các vùng Hải Dƣơng, Kinh Bắc sống trong tình trạng mất an ninh. Giáp Tý, Cảnh Hưng năm thứ 5, tháng 5 (1744), Nguyễn Hữu Cầu bỏ Đồ Sơn, đƣa quân tiến chiếm Kinh Bắc, Đông Đô kinh hoàng xáo động. Trịnh Doanh phải đích thân đứng ra lo việc phòng bị. Ở miền Nam, Nguyễn Phúc Khoát tự xƣng vƣơng, xếp đặt nghi vệ, cung dinh giống nhƣ họ Trịnh ở miền Bắc. Từ trƣớc, ngƣời dân ở miền Nam thƣờng gọi họ Nguyễn là chúa Nguyễn và ở miền Bắc họ Trịnh là chúa Trịnh nhƣng họ Nguyễn vẫn còn sợ dƣ luận, chƣa dám xƣng vƣơng nhƣ họ Trịnh. Đến nay, nhân thấy miền Bắc giặc giã, loạn lạc, binh biến khắp nơi cho nên không còn kiêng dè, tự phong vƣơng, đúc riêng ấn tín, đổi tên dinh phủ là vƣơng điện, dùng nghi vệ của hàng vƣơng tƣớc, thực sự tổ chức thành một triều đình riêng ở miền Nam Đại Việt. Ất Sửu, Cảnh Hưng năm thứ 6 , (1745), tàn dƣ của họ Mạc từ Long Châu (Quảng Tây) đƣa ngƣời về đánh phá

VSTK - 722


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

châu Võ Nhai trên lãnh thổ Đại Việt, chiếm Thái Nguyên, bao vây Cao Bằng nhƣng bị quân của họ Trịnh dẹp yên. Tháng 8, tƣớng Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đánh bại Nguyễn Hữu Cầu ở thành Xƣơng Giang thuộc huyện Bảo Lộc. Tháng 12, nhóm nổi dậy Hoàng Công Chất ở Khoái Châu phục kích giết đƣợc trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ. Bính Dần, Cảnh Hưng năm thứ 7, tháng 3 (1746) Trịnh Doanh dụ hàng Nguyễn Hữu Cầu, ra lệnh cho tƣớng Phạm Đình Trọng ngừng chiến nhƣng vì trƣớc đây Nguyễn Hữu Cầu đã đào mồ của mẹ Đình Trọng vứt xƣơng cốt xuống sông cho nên Đình Trọng không tuân lệnh ngừng chiến của Trịnh Doanh, nhất quyết truy đuổi Hữu Cầu để trả hận. Hữu Cầu bỏ chạy. Tháng 6, chính quyền miền Bắc đánh thuế tô ruộng muối. Lại tăng ngạch thuế điền trang rồi đặt thêm thể lệ thƣởng phạt cho nhân viên đi thâu thuế. Dân chúng miền Bắc bị sƣu cao, thuế nặng trăm điều khốn khổ. Đinh Mão, Cảnh Hưng năm thứ 8 (1747) tháng 10, Trịnh Doanh cho mở lại khoa thi Hƣơng. Trƣớc đây (1741) mở khoa thi Tứ trƣờng, những con cháu của bọn nhà giàu có, thế lực, dùng tiền mua chuộc đƣợc chấm đỗ rất đông khiến dƣ luận xôn xao. Nay phải tổ chức thi Hƣơng để lấy những ngƣời có thực tài và loại ra những kẻ có tiền mua bằng cấp. Ở miền Nam, vua nƣớc thƣợng Chân Lập là Nặc Nguyên đem quân đánh phá vùng biên giới miền Tây của nƣớc hạ Chân Lập thuộc quyền bảo hộ của họ Nguyễn. Nguyễn Phúc Khoát phải đƣa quân đánh dẹp. Hậu quả là Chân Lập phải dâng nạp thêm cho họ Nguyễn hai vùng Gò Công, Tân An ngày nay. Mậu Thình, Cảnh Hưng năm thứ 9 (1748), Trịnh Doanh bán quan tƣớc để lấy tiền hoặc lấy lúa thóc. Tháng 9, Nguyễn Hữu Cầu bị Phạm Đình Trọng truy đuổi phải chạy vào Nghệ An rồi lại đem dân quân trở ra đánh úp Đông Đô nhƣng lại bị Hoàng Đình Trọng đánh từ phía sau và Trịnh Doanh đánh từ phía trƣớc, Hữu Cầu thua VSTK - 723


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

chạy. Lúc nầy, ngoài nhóm Nguyễn Hữu Cầu ra còn có Nguyễn Danh Phƣơng chiếm giữ Sơn Tây, Nguyễn Diên chiếm Nghệ An, Hoàng Công Chất chiếm giữ Khoái Châu, Lê Duy Mật chiếm giữ Ngọc Lâu. Nguyễn Hữu Cầu thế yếu phải liên kết với nhóm Hoàng Công Chất để phản công quân Trịnh nhƣng vẫn bị các tƣớng Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc đánh bại: Hữu Cầu ra Nghệ An dựa vào nhóm nổi dậy Nguyễn Diên, còn Công Chất chạy vào Thanh Hóa. Kỷ Tỵ, Cảnh Hưng năm thứ 10 (1749), trong khi miền Bắc bận rộn đối phó với các phong trào nổi dậy của dân chúng thì tại miền Nam, Nguyễn Phúc Khoát cho phép một ngƣời Pháp tên là Pierre Poivre lập cơ sở buôn bán ở Đà Nẵng và sau đó nhờ ngƣời nầy mang một văn thƣ ngoại giao trở về trao cho vua nƣớc Pháp. Canh Ngọ, Cảnh Hưng năm thứ 11 tháng 12 (1750), Trịnh Doanh đích thân chỉ huy đại binh đi đánh Nguyễn Danh Phƣơng và truy kích Nguyễn Hữu Cầu. Tân Hợi, Cảnh Hưng năm thứ 12 (1751) tháng Giêng, sai Phạm Đình Trọng đem quân vào Nghệ An truy đuổi, Nguyễn Hữu Cầu phải chạy trốn ở xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lƣu nhƣng bị thuộc tƣớng của Phạm Đình Trọng là Phạm Đình Sỹ bắt đƣợc, đóng cũi giải về tổng dinh hành quân của Trịnh Doanh ở xã Xuân Hi, huyện Lập Thạch, Sơn Tây. Tháng 2, sai Nguyễn Phan đánh Nguyễn Danh Phƣơng ở núi Ngọc Bội. Phƣơng thua và bị bắt. Phong trào nổi dậy vùng Sơn Tây bị họ Trịnh đè bẹp và dẹp tắt. Trịnh Doanh thắng trận quay về Đông Đô; giết chết Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phƣơng để dâng công thắng trận ở Thái miếu nhƣng sử cũ lại viết rằng Cầu và Phƣơng âm mƣu vƣợt ngục cho nên bị Trịnh Doanh xử chém. Quý Dậu, Cảnh Hưng năm thứ 14 (1753) tháng 7, tù trƣởng phủ Trấn Ninh (còn gọi là Bồn Man, thuộc Nghệ An, nay là nƣớc Lào) mang lễ vật sang triều cống chính quyền miền Bắc. Tại miền Nam, họ Nguyễn sai Nguyễn Cƣ Trinh chuẩn bị quân binh đánh Chân Lập vì Nặc Ong Nguyên VSTK - 724


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

(Outey II) thƣờng hay đem quân quấy phá các vùng đất thuộc quyền bảo hộ của họ Nguyễn. Giáp Tuất, Cảnh Hưng năm thứ 15 (1754) mùa Đông, Nguyễn Cƣ Trinh đánh đuổi quân Chân Lập và chiếm lại các vùng Xôi Lập, Tầm Bông (tức Cần Thơ, Long Xuyên), Cầu Nam (tức Banam của Kampuchea ngày nay) và Nam Vang (tức Phnom Penh) rồi từ phía Bắc sông Tonlésap, ngƣợc sông Mékong tiến quân, chiếm Kompong Chàm, vây hãm Loveak. Nặc Ong Nguyên phải bỏ chạy sang Kompong Thom. Ở miền Bắc, Trịnh Doanh ra lệnh kiểm soát nghiêm nhặt việc cấm truyền đạo và rao giảng Gia tô giáo. Ất Hợi, Cảnh Hưng năm thứ 16 (1755) tháng 5, Trấn Ninh sang triều cống chính quyền họ Trịnh. Tháng 12, nƣớc Ai Lao (nay là các phủ Trấn Định, Trấn Biên, Lạc Biên của Nghệ An) gây hấn với nƣớc Trấn Ninh, chính quyền miền Bắc phải đứng ra giảng hòa. Bính Tý, Cảnh Hưng năm thứ 17 (1756) Nặc Ong Nguyên nhờ tổng binh trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tứ xin với họ Nguyễn cho đƣợc thần phục, nhƣng Nguyễn Phúc Khoát bắt Nặc Ong Nguyên phải dâng nạp 2 vùng Xôi Lập, Tầm Bông của Chân Lập để lập thành châu Định Viễn (nay là Vĩnh Long) thuộc Đại Việt và bắt ép Nặc Ong Nguyên phải thoái vị nhƣờng ngôi vua Chân Lập cho Nặc Ong Nong II (Ang Non II ). Ong Nong II còn nhỏ, họ Nguyễn cho ngƣời chú họ là Nặc Ong Nhuận giữ quyền nhiếp chính nhƣng với điều kiện Ong Nhuận phải nhƣợng đất Trà Vinh và Bassac (Sóc Trăng) cho họ Nguyễn. Con rể của Ong Nhuận là Ong Hinh (Ang Hinh) tranh ngôi, giết Ong Nhuận. Con của Nhuận là Ong Tôn (Ang Tôn) chạy trốn sang Hà Tiên cầu cứu với họ Nguyễn. Quân họ Nguyễn chia làm 7 đạo tiến đánh, giết đƣợc Ong Hinh rồi đƣa Ông Tôn lên ngôi vua Chân Lập; Ông Tôn hiến đất Tầm Phong Long (nay là An Giang) và phải bằng lòng để quân Nguyễn ở lại cai quản vùng Phnom Penh: nguyên một vùng Thủy Chân Lập (Hạ Chân Lập) nay vào tay của chính quyền họ Nguyễn ở miền Nam Đại Việt. VSTK - 725


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 4, họ Trịnh sai Lê Quý Đôn đi tuần tra các lộ ở phía Tây Nam. Đinh Sửu, Cảnh Hưng năm thứ 18 (1757), tháng 2, miền Bắc mở khoa thi Hội. Tháng 10, Sơn Tây bị nạn đói lớn, và dịch bệnh, dân chúng chết 90 phần trăm. Tháng 12, ở Thái Nguyên, núi sụp, nƣớc ngập, nhiều ngƣời và gia sút bị chết, mùa màng thiệt hại nặng nề. Mậu Dần, Cảnh Hưng năm thứ 19 (1758), tháng 10 Trịnh Doanh phong cho con trai làm tiết chế quân đội, thái úy, Tỉnh quốc công. Kỷ Mão, Cảnh Hưng năm thứ 20 (1759), tháng 6 nhuận, Lê Ý Tông chết, thọ 41 tuổi. Tân Tỵ, Cảnh Hưng năm thứ 22 (1761) tháng 12, Trịnh Giang chết. Trong khoảng từ năm Canh Thìn (1760) đến năm Quý Mùi (1763), nhóm nổi dậy Lê Duy Mật thành công trong việc thiết lập căn cứ địa vững chắc ở 2 vùng Thanh Hóa, Nghệ An rồi đƣa quân tiến chiếm nƣớc Trấn Ninh, bắt đƣợc đầu lĩnh Bồn Man Lƣ Cầm Hƣơng rồi thiết lập phủ dinh, xây đồn lũy, đào hào sâu, dựng trạm gát, làm chủ vùng biên giới, thanh thế rất lớn khiến Trịnh Doanh phải bổ nhiệm hoạn quan Đàm Xuân Vực thống suất 2 vùng Thanh Hóa, Nghệ An để chống cự với Lê Duy Mật. Giáp Thân, Cảnh Hưng năm thứ 25 (1764), Nguyễn Phúc Khoát tự xƣng vƣơng. Lê Duy Mật từ Trấn Ninh cho ngƣời vào đề nghị họ Nguyễn công nhận ngoại giao và lập liên minh nhƣng Nguyễn Phúc Khoát khƣớc từ. Ất Dậu, Cảnh Hưng năm thứ 26 tháng 2 (1765), Nguyễn Phúc Khoát chết, nắm quyền lãnh chúa miền Nam 27 năm, thọ 51 tuổi. Nguyễn Phúc Khoát đã chỉ định con thứ Chƣởng Vũ sẽ là ngƣời kế nghiệp nắm quyền miền Nam nhƣng cha vợ của Nguyễn Phúc Khoát là Trƣơng Phúc Loan âm mƣu lập tờ di chiếu giả để lập cháu ngoại là Nguyễn Phúc Thuần nối nghiệp (mới 12 tuổi), giết Chƣởng Vũ và cha nuôi của Vũ là Trƣơng Văn Hạnh. Trƣơng Phúc VSTK - 726


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Loan tự xƣng là phó vƣơng. Mầm nội loạn trong chính quyền miền Nam bắt đầu từ đây. Trƣơng Phúc Loan lộng quyền, mua quan, bán chức, bắt bớ, giam cầm tra khảo tùy tiện, sƣu cao thuế nặng. giết chết thân tộc của họ Nguyễn. Loạn lạc, chống đối đã xảy ra ở miền Nam: -Năm Ất Hợi (1695), lái buôn tên là Linh khích động dân chúng nổi loạn ở Quảng Ngãi, Qui Nhơn; -Năm Mậu Tý (1708) một bộ tộc Chân lập nổi dậy ở Bà Rịa và có bạo loạn ở Côn Đảo khiến nhiều lái buôn ngƣời Anh Cát Lợi bị giết chết. -Năm Đinh Mão (1747), lái buôn Lê Văn Quang với vài trăm đồng bọn chiếm giữ cảng Biên Trấn. Tháng 6, ở miền Bắc, tham tụng Hải Dƣơng Lê Quý Đôn bị bãi chức. Đinh Hợi, Cảnh Hưng năm thứ 28 (1767), tháng Giêng, Trịnh Doanh chết, cầm quyền miền Bắc 28 năm, thọ 48 tuổi. Con là Trịnh Sâm lên thay, liền tự phong tƣớc vƣơng, nắm quyền nguyên soái, tổng quốc chính .

VSTK - 727


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XX (tiếp theo)

TRỊNH SÂM - LÊ HIỂN TÔNG Niên hiệu: Cảnh Hưng (1740 - 1786) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Hay tin Trịnh Doanh chết, Lê Duy Mật liền từ Trấn Ninh đem quân xuống tiến chiếm Hƣơng Sơn, Thanh Chƣơng. Trịnh Sâm sai Nguyễn Nghiễm và Bùi Thế Đạt đi đánh, Duy Mật rút quân chạy. Em của Trịnh Sâm là Trịnh Lệ âm mƣu đảo chính, bị Sâm bắt giam ngục. Tháng 10, nhóm nổi dậy Hoàng Văn Chất đánh chiếm Hƣng Hóa và đánh phá Thanh Hóa nhƣng bị quan quân của họ Trịnh dẹp yên. Mậu Tý, Cảnh Hưng năm thứ 29 (1768), ở cả hai miền, Nam và Bắc đều bị hạn hán, mất mùa, dân chúng bị nạn đói lớn, thê lƣơng cùng cực, oán hận, bất mãn vời chính sách tàn bạo tham ô của 2 chính quyền miền Nam và miền Bắc hiện tại. Kỷ Sửu, Cảnh Hưng năm thứ 30 (1769), sau khi Hoàng Văn Chất chết, con của Chất là Hoàng Công Toản ở vùng động Mãn Thiên vẫn tiếp tục chiến đấu chống họ Trịnh. Trịnh Sâm sai Đoàn Nguyễn Thục đƣa quân bình định, dẹp yên. Công Toản chạy sang Vân Nam (Trung Hoa). Tháng 3, Trịnh Sâm vì ganh tài cho nên phế bỏ Lê Duy Vĩ, con nối ngôi của Lê Hiến Tông (vợ của Duy Vĩ là Trịnh thị Tiên Dung, con gái của Trịnh Doanh). Trịnh Sâm quy cho Lê Duy Vĩ tội lén lút thông dâm với một ngƣời vợ của Trịnh Doanh. Tháng 8, Trịnh Sâm lập Lê Duy Cận, con thứ 4 của Lê Hiển Tông nối nghiệp họ Lê vì Cận có công hầu hạ chăm sóc mẹ của Trịnh Sâm. Canh Dần, Cảnh Hưng năm thứ 31 (1770) tháng Giêng, Trịnh Sâm sai 2 tƣớng Bùi Thế Đạt, Nguyễn Phan đem quân vƣợt núi càn quét Lê Duy Mật ở thành Trình Quang thuộc VSTK - 728


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

phủ Trấn Ninh. Duy Mật bị nội phản, quân ngũ tan nát; Mật cùng vợ con dùng chất nổ bó vào ngƣời, châm ngòi nổ tung cùng chết với nhau. Ở miền Nam, sắc tộc thiểu số Shrê ở Quảng Ngãi nổi loạn. Tân Mão, Cảnh Hưng năm thứ 32 (1771) tháng 12, Trịnh Sâm giết Lê Duy Vĩ. Các con của Duy Vĩ là Duy Khiêm (Chiêu Thống Lê Duy Kỳ sau nầy), Duy Tụ, Duy Chi đều bị giam ngục. Ở miền Nam, Nguyễn Văn Nhạc thiết lập đồn trại ở miền cao nguyên Tây Sơn, chiêu nạp những kẻ giang hồ, những ngƣời bất mãn với chế độ bóc lột của cả 2 chính quyền Nam Bắc bao gồm cả những hạng ngƣời trốn tránh luật pháp về tụ tập ở Tây Sơn rất đông, phân tán ra đi đánh phá các nơi, thế lực càng lúc càng tăng, quan quân địa phƣơng của chính quyền Trƣơng Phúc Loan ở miền Nam không thể chế ngự đƣợc. Một quyền lực phong kiến cát cứ mới thành hình: dòng họ nhà Nguyễn Tây Sơn.

VSTK - 729


TỔNG LUẬN VỀ THỜI ĐẠI TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Kể từ cuối thế kỷ thứ 16, họ Trịnh tiêu diệt đƣợc họ Mạc và chiếm lĩnh Đông Đô (Thăng Long) nhƣng tàn dƣ thế lực của họ Mạc vẫn còn tiếp tục khuấy phá khắp nơi ở miền Bắc nhất là ở vùng Cao Bằng mãi cho tới giữa thế kỷ thứ 17. Trong khi nhân dân miền Bắc Đại Việt vẫn phải tiếp tục chịu đựng những hậu quả tai hại của chiến tranh thì ở miền Nam lại chớm nở một thế lực hùng cứ mới để tạo ra cảnh phân tranh quyền lực, tạo bất ổn, đau thƣơng cho nhân dân cả hai miền Nam Bắc: đó là nhóm phong kiến họ Nguyễn. Nguyễn Hoàng sau khi đã tìm cách thoát khỏi nanh vuốt kiềm kẹp của Trịnh Kiểm đã biến vùng Thuận Hóa, Quảng Bình thành giang sơn riêng của mình mặt dù ngoài mặt vẫn giả trá tiếp tục thần phục chính quyền Trịnh-Lê, ép mình đặt dƣới quyền điều động của họ Trịnh trong các cuộc hành quân bình định nhóm tàn dƣ của họ Mạc. Khi thế lực đã mạnh, họ Nguyễn liền tách rời ra khỏi quỹ đạo kiểm soát của họ Trịnh, tự xƣng vƣơng năm 1595 và cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn bắt đầu từ năm 1627. Các chiến trƣờng ở Nghệ An, Bố Chính với những trận đánh khốc liệt kéo dài liên miên năm nầy qua năm khác, gây đau thƣơng tang tóc cho nhân dân cả hai miền. Cuộc nội chiến kéo dài đến năm 1672 mới đƣợc tạm ngƣng vì chẳng có phía nào tạo đƣợc chiến thắng quyết định. Sông Gianh đƣợc coi nhƣ ranh giới tạm phân của 2 miền Nam, Bắc. Từ đó cả 2 phe Trịnh Nguyễn đều ra sức củng cố quyền lực thống trị của mình. Ở miền Bắc Trịnh Tùng tự xƣng vƣơng với quyền thế tập của con cháu, nhƣng vì nhà Hậu Lê tàn dƣ vẫn còn trên ngôi "vua", cho nên tƣớc vƣơng họ Trịnh đƣợc ngƣời dân thời đó gọi là chúa Trịnh. Trên thực tế, các vua bù nhìn của nhà Hậu Lê tàn dƣ chỉ là một loại con rối mà họ Trịnh dùng để tạo danh nghĩa hợp pháp và chính danh để đối phó với dƣ luận và kình chống với các phe phái đối lập. Ở miền Nam, mặc dù họ Nguyễn chƣa tự mình xƣng vƣơng, nhƣng con cháu họ Nguyễn độc quyền thế tập nắm quyền thống trị và vì vậy cũng đƣợc ngƣời dân Đại Việt lúc đó gọi là chúa Nguyễn.

VSTK - 730


1. Tình hình kinh tế thời Trịnh - Nguyễn phân tranh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Ở miền Bắc từ thời họ Mạc nắm chính quyền, tình trạng kinh tế suy sụp nghèo khó đã tới mức trầm trọng. Các vùng đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề, ruộng vƣờn hoang phế, ngƣời nông dân cùng khổ phiêu giạt khắp nơi. Dƣới ách cai trị của nhóm phong kiến Trịnh-Lê thì tình trạng kinh tế ngƣng trệ cũng không có gì thay đổi nếu không nói là tệ hại hơn trƣớc: mất mùa, chết đói khắp nơi đến mức độ ngƣời dân cùng khổ đã nổi giận vùng lên nổi loạn chống đối chính quyền ở nhiều nơi. Họ Trịnh cũng có mƣu đồ nới rộng lãnh thổ về phía Tây để di dân miền Bắc khai thác kinh tế ở các vùng chiếm đƣợc của nƣớc Ai Lao nhƣng cũng chẳng giải quyết đƣợc gì hơn. Một số lớn ngƣời dân miền Bắc đã phải bỏ xóm làng, nơi chôn nhau cắt rốn để trốn vào miền Nam kiếm sống ở các vùng đất Thuận Hóa, Quảng Bình và tạo đƣợc nhiều kết quả tốt về mặt kinh tế. Phần lớn ruộng đất đều tập trung vào tay bọn địa chủ quan lại và cƣờng hào ở nông thôn, đẩy ngƣời nông dân miền Bắc vào tình trạng không còn đƣợc một mảnh đất cắm dùi. Ruộng đất của nhà nƣớc chỉ đƣợc họ Trịnh dùng để ban thƣởng hoặc phong cấp cho các quan lại và quân lính tùy thuộc. Chính sách thuế khóa, lao dịch, lao binh càng ngày càng đòi hỏi vô hạn định khiến ngƣời dân nghẹt thở, ngóc đầu lên không nổi. Lũ lụt, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Khắp nơi đồng ruộng bị bỏ hoang, xóm làng nhƣ bãi tha ma không có ngƣời ở. Năm 1741 ngƣời chết đói la liệt không kịp chôn lấp, dân tình bỏ làng, bỏ xã phiêu tán khắp nơi. Ở miền Nam, họ Nguyễn đã khôn ngoan chiếm lĩnh vùng ThuậnQuảng và đẩy mạnh chƣơng trình khai hoang các vùng đất chiếm đƣợc của ngƣời Chiêm Thành bằng cách đƣa dân chúng miền Nam và tù binh bắt đƣợc trong các trận đánh với họ Trịnh làm lao dịch khai phá, khẩn hoang, lập làng, lập ấp. Từ Thuận Hóa, Quảng Bình, họ Nguyễn lần lần tiến vào phía Nam xâm chiếm trọn hết đất đai của ngƣời dân Chiêm Thành rồi từ Bình Thuận, Nha Trang xăm chiếm hết vùng đồng bằng sông Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long của ngƣời Chân Lập. Nền kinh tế miền Nam có phát triển nhƣng chỉ có giai cấp bốc lột thống trị của chính quyền họ Nguyễn cùng những hạng giai cấp địa chủ giàu có (bọn địa chủ ngƣời Hoa Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích ở Hà Tiên và các tỉnh miền Tây) đƣợc thụ hƣởng những thành quả kinh tế đó, còn đại đa số dân chúng miền Nam chỉ là những ngƣời cày thuê cuốc mƣớn cho bọn đại địa chủ và làm tôi mọi cho các đám phong kiến cƣờng hào ác bá. 2. Sự giao dịch với ngƣời ngoại quốc

VSTK - 731


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Cả hai miền Nam Bắc đều bắt đầu mở cửa khẩu để cho ngƣời ngoại quốc vào Đại Việt giao dịch buôn bán nhƣng ƣu tiên vẫn là làm lợi cho các thế lực phong kiến đang cầm quyền và giúp cho các thế lực thù địch nầy có nhiều súng đạn, tàu chiến bắn giết lẫn nhau hơn là thu thập nguồn lợi kinh tế từ nƣớc ngoài đƣa vào để xây dựng và phát triển quốc gia. Những ngƣời khách thƣơng ngoại quốc, ngoài việc tìm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của mẫu quốc, họ còn giữ nhiệm vụ đi tiên phong làm kẻ đƣa đƣờng dẫn lối cho các thế lực thực dân ngoại quốc từ phƣơng Tây xăm lƣợc Đại Việt. 3. Sinh Hoạt tƣ tƣởng và văn hóa

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Sinh hoạt tƣ tƣởng tôn giáo trong xã hội Trịnh - Nguyễn có 2 sự biến chuyển đáng chú ý: sự xuất hiện của một tôn giáo mới tiếp nhập từ phƣơng Tây đi theo sự bành trƣớng của chủ nghĩa tƣ bản thực dân, đó là đạo Gia Tô hay Ky Tô giáo và sự ra đời của chữ quốc ngữ. Tuy nhiên cả hai tôn giáo đã có từ trƣớc là Phật giáo và Đạo giáo cũng nhƣ đạo Gia Tô đã không đƣợc ƣu đãi ngang hàng với Nho Giáo. Riêng đạo Gia Tô đã bị cả hai chính quyền Nam Bắc bách hại và nghiêm cấm vì tôn chỉ của đạo nầy không hợp với chính sách và đƣờng lối cai trị của tập đoàn phong kiến độc tài Trịnh-Nguyễn. Sự ra đời của chữ quốc ngữ bằng cách dùng các mẫu tự La Tinh thay thế lối viết của chữ Hán tức chữ Nho là một biến cố quan trọng của nƣớc Đại Việt vào thế kỷ thứ 17 bởi vì nó khởi phát cho một sự chuyển biến và phát triển nền văn hóa dân tộc trong tƣơng lai. Chữ quốc ngữ là sản phẩm của ngƣời ngoại quốc sáng chế ra không nhằm mục đích truyền bá văn minh tân tiến từ những nƣớc kỹ nghệ phƣơng Tây cho dân tộc Đại Việt nhƣng chữ quốc ngữ đã đƣợc ngoại bang dùng với một mục đích hẹp hòi, một công cụ để truyền bá đạo giáo Tây phƣơng, không có một tác dụng tốt nào cho sự phát triển văn hóa của dân tộc Đại Việt lúc đó. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ là một loại chữ viết tiện lợi, dễ học, dễ đọc, dễ viết hơn chữ Nho, là một phƣơng cách thuận tiện để truyền bá và thu nhập văn học, nghệ thuật và khoa học nhƣng đám phong kiến Trịnh Nguyễn hủ lậu, chỉ biết có chữ Nho và đạo Nho là đƣờng hƣớng và kim chỉ Nam soi lối cho cung cách cai trị của họ và do đó chữ quốc ngữ không có một hiệu lực kích thích cho sự tiến bộ trong một xã hội chậm tiến nhƣ xã hội nƣớc Đại Việt lúc đó. 4. Guồng máy cai trị thoái hóa mục nát ở cả hai miền Nam, Bắc

35 36 37

Bộ máy cai trị phong kiến của họ Trịnh càng ngày càng trở nên mục nát tồi tệ. Nền tài chánh suy thái khiến cho chính quyền miền Bắc phải dùng phƣơng cách mua quan bán chức, bán bằng cấp để lấy tiền VSTK - 732


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

cung ứng cho thiểu số cầm quyền. Hậu quả là nhân dân miền Bắc nhất là ngƣời nông dân lâm vào cảnh bi đát cùng cực, số phận không thua những kẻ nô lệ, tội đoài. Bất bình, oán ghét càng ngày càng chồng chất rồi trở thành phẫn nộ đối với bạo quyền miền Bắc đƣa tới những cuộc bạo động, nổi dậy khắp nơi. Các dân tộc thiểu số ở các miền thƣợng du phía Bắc và phía Tây Bắc cũng bị chèn ép, bốc lột thẳng tay không một chút thƣơng sót. Những cuộc nổi dậy càng ngày càng dâng cao và lan rộng và đã hai lần thành Đông Đô bị ngƣời dân nổi loạn chiếm đóng. Tình thế bạo loạn đến mức khẩn trƣơng khiến cho chính quyền TrịnhLê phải tạm ngƣng gây hấn với chính quyền miền Nam để có thì giờ đƣa quân đi bình định khắp vùng đất nƣớc ở miền Bắc. Ở miền Nam, đất đai sản xuất đều nằm ở trong tay của nhóm quý tộc và những đại điền chủ. Đám ngƣời thuộc giai cấp địa chủ đã dựa hơi chính quyền họ Nguyễn để tự do thao túng, chiếm đoạt đất đai do ngƣời nông dân cùng khổ đã bỏ công khai phá rồi cho mƣớn lại với giá cắt cổ. Hậu quả là đất đai miền Nam càng ngày càng đƣợc khai phá nhiều thêm nhƣng ngƣời nông dân khố rách của miền Nam không có đƣợc lấy một mảnh đất nhỏ riêng tƣ để trồng trọt, cày cấy tự kiếm sống. Các dân tộc thiểu số vùng Tây nguyên và phía Đông dãy núi Trƣờng Sơn nhƣ Ba Na, Xê Đăng, Mờ Nông, ngƣời Chiêm Thành. . .cũng phải chịu đựng chính sách cai trị bốc lột của họ Nguyễn bằng cách phải nộp cống theo định kỳ bằng tiền hoặc bằng các loại nông, lâm sản địa phƣơng chẳng hạn nhƣ ngà voi, quế hƣơng, gỗ quý, sừng tê giác, mật ong . . . Bộ máy chính quyền của họ Nguyễn đƣợc tổ chức dƣ thừa qua những cuộc mua quan bán chức. Quan lại đƣợc phép thu tiền và lễ vật của dân trong vùng cai quản của mình để làm bổng lộc vì thế tạo ra những sự hà lạm, bóc lột quá mức sức đóng góp của ngƣời dân. Ở miền Bắc, họ Trịnh dùng chính sách lấn chiếm để cắt xén đất đai của nƣớc Lào. Ở miền Nam, họ Nguyễn xâm chiếm hết đất đai của ngƣời Chiêm Thành và sáp nhập gần một nửa lãnh thổ của ngƣời Chân Lập khiến cho dân tộc Chiêm Thành và dân tộc Chân Lập ôm ấp mãi một mối thù hận truyền kiếp với dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Miền Bắc của họ Trịnh, miền Nam của họ Nguyễn rốt cuộc cũng chỉ là sự nối tiếp của những thế lực phong kiến độc tài, áp bức, bốc lột đã có từ ngàn năm trƣớc trên đất nƣớc Đại Việt và do đó cũng phải chịu chung một hậu quả suy tàn và tiêu diệt nhƣ những triều đại phong kiến đi trƣớc. 

VSTK - 733


QUYỂN III TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XX (tiếp theo)

TRỊNH SÂM - LÊ HIỂN TÔNG Niên hiệu: Cảnh Hưng (1767 - 1786)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Nhâm Thìn, Cảnh Hưng năm thứ 33 (1772) tháng 5, chính quyền miền Bắc bãi bỏ lệnh cấm dân chúng ở các vùng biên giới cất giữ binh khí riêng để tự vệ chống bọn trộm cƣớp nhƣng ở trấn Yên Quảng thì vẫn giữ lệnh cấm nghiêm ngặt. Hồ Phi Nhạc (ngƣời huyện Phù Ly; nay là Tuy Viễn) thuộc Qui Nhơn. Tổ tiên của Nhạc là họ Hồ cùng một ông tổ với Hồ Quý Ly) ngƣời xã Đại Lão, huyện Hƣng Nguyên, Nghệ An, trong khoảng niên hiệu Thịnh Đức (1653-1657 triều đại Trịnh Tráng-Lê Thần Tông), bị Nguyễn Phúc Tần bắt đem vào Nam cho ở nơi ấp Nhất thuộc thôn Tây Sơn, Qui Nhơn (thôn Tây Sơn có 2 ấp Nhất và Nhị, nay là hai thôn An Khê, Cửu An). Cha của Nhạc là Hồ Phi Phúc dời về ấp Kiên Thành ở thôn Phú Lạc (nay là Phú Phong), huyện Tuy Viễn (nay là Tuy Phƣớc, Qui Nhơn), sinh ra ba ngƣời con trai: con trƣởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ. Nhạc nguyên là viên chức thâu thuế (Biện lại) của chính quyền miền Nam, vì giao du thân mật với Giáo Hiến (giáo Hiến là bạn thân của Trƣơng Văn Hạnh. Hạnh bị Trƣơng Phúc Loan giết, Hiến chạy trốn vào Qui Nhơn, ngụ ở ấp An Thái, mở trƣờng dạy học), bị chính quyền miền Nam sai đốc trƣng Đằng truy nã tìm bắt, Nhạc phải chạy vào lẩn tránh ở ấp An Thái, vùng Tây Sơn. Anh em Nhạc gặp và đƣợc giáo Hiến cố vấn trong mƣu đồ chuẩn bị nổi dậy của phong trào Tây Sơn. Đến năm Tân Mão (1771), thế lực quân binh Tây Sơn đã mạnh, Nhạc liền đổi họ Nguyễn rồi truyền rao chiêu bài phù họ Nguyễn để diệt loạn thần Trƣơng Phúc Loan. @

VSTK - 734


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

30 31 32 33 34 35 36

Ngƣời dân thời đó khi thấy quân binh của Trƣơng Phúc Loan thì bảo nhau đó là binh của quan quốc phó còn khi thấy quân của Tây Sơn đến la ó rầm rộ thì bảo nhau đó là binh của hoàng tôn Nguyễn Phúc Dƣơng (cháu của Nguyễn Phúc Thuần đƣợc Tây Sơn hậu thuẫn) và cũng từ đó trong dân gian có câu: Binh triều (triều đình miền Nam), binh quốc phó. Binh la ó, binh hoàng tôn. Quý Tỵ, Cảnh Hưng năm thứ 34 (1773), Nhạc đƣa quân từ vùng cao nguyên Tây Sơn (nay là An Khê) xuống đánh chiếm các huyện Phù Ly (nay là Phù Mỹ và Phù Cát), Tuy Viễn (nay là Tuy Phƣớc), Bồng Sơn. Kế đến, Nhạc đƣa quân đến bắt giết đốc trƣng Đằng, đoạt lấy kho lƣơng thực rồi tiến chiếm thành Qui Nhơn, tƣớng trấn nhậm thành Qui Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên phải bỏ thành chạy trốn. Nhạc lại đƣợc đám khách trú lái buôn ngƣời Hoa là Tập Đình và Lý Tài chiêu mộ những ngƣời Hoa khách trú và dân tộc thiểu số hung tợn hƣởng ứng đi theo. Vào cuối năm Quý Tỵ, Quảng Ngãi, Bình Thuận, từ đèo Ải Vân trở vào Nam đều bị quân Tây Sơn chiếm đóng. Ở miền Bắc, họ Trịnh ra lệnh điều tra, loại bỏ 80 phần trăm những kẻ mạo nhận có công trạng để đƣợc ban chức tƣớc. Truy bắt những kẻ đúc tiền giả. Ra lệnh cấm đạo Gia Tô, ai đã theo đạo nầy thì phải từ bỏ, làng xã nào chứa chấp những ngƣời theo đạo sẽ liên đới bị án phạt. Đê Đông Trạch ở huyện Thanh Trì bị vỡ, nƣớc ngập đầy các phủ Thƣờng Tín, Ứng Thiên (nay là Ứng Hòa), Lý Nhân, hàng ngàn nhà cửa bị nƣớc trôi đắm. Chính quyền họ Trịnh phải bán quan tƣớc cho nhà giàu có sung túc để lấy tiền mộ dân đắp đê. @ Chức biện lại thu thuế của Nguyễn Nhạc: sử sách cũ đều viết rằng Nhạc làm biện lại ở tuần Vân Đồn nhƣng không nói rõ địa điểm Vân Đồn ở đâu. Do đó chỉ có thể suy luận rằng trƣớc khi chạy trốn vào Nam, Nhạc là nhân viên thu thuế của họ Trịnh ở Vân Đồn thuộc thừa tuyên Quảng Yên của chính quyền miền Bắc. VSCMTY của Đặng Xuân Bảng lại có một đoạn ghi chú nhƣ sau: "Thời Nguyễn Phúc Thuần-Trương Phúc Loan nắm chính quyền, Nhạc xin vào làm môn hạ

VSTK - 735


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

"(VSCMTY/q.VII/ đoạn viết về năm Quý Tỵ, niên hiệu Cảnh Hƣng năm thứ 34 (1773)). Trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Tập 1/ q. 30/ tờ 1b) cũng có đoạn viết nhƣ sau: ". . .Nhạc lại thường giao du với Giáo Hiến (thiếu họ). Hiến là môn khách của Ngoại hữu Trương Văn Hạnh. Hạnh bị Trương Phúc Loan giết. Hiến chạy trốn vào Qui Nhơn, ngụ ở ấp An Thái, lập trường Văn Vũ mà dạy. Anh em Nhạc theo học ở đấy. . ." (nguyên bản bằng chữ Nho đƣợc phiên âm ra nhƣ sau: . . . “Hựu tùng Giáo (khuyết tính) du . Hiến ngoại hữu Trương Văn Hạnh môn khách dã. Hạnh vi Trương Phúc Loan sở sát. Hiến vong mệnh nhập Qui Nhơn, ngụ An Thái ấp, thiết văn vũ giáo trường. Nhạc huynh đệ tùng học yên”. Nguyên văn tờ 1b. bằng chữ Nho (chữ Hán) trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện viết về (Nguyễn Văn Nhạc)

13 14 15 16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

Phiên âm: (đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) Nhạc, thứ Lữ, thứ Huệ. Nhạc dỉ phán phù vi nghiệp, thường thương ư Mán, đồ kinh An Dương sơn đắc nhất kiếm, tự vị thần vật, hiệp dĩ cuống chúng, nhân đa tín chi. Hựu tùng giáo Hiến (khuyết tính) du. (Hiến ngoại hữu Trương Văn Hạnh môn khách dã. Hạnh vi Trương Phúc Loan sở sát. Hiển vong mệnh nhập Qui Nhơn, ngụ An Thái ấp, thiết văn vũ giáo trường. Nhạc huynh đệ tùng học yên). Hiến kỳ kỳ tài. Hậu Nhạc vi Vân đồn tuần biện lại, tiêu phụ thuế tiền, đốc trưng Đằng câu truy thậm cấp, toại nhập sơn vi đạo. Hiến tư vị Nhạc viết: sấm ngữ vân Tây khởi nghĩa, Bắc thu công. Nhữ Tây Sơn nhân, kỳ miễn chi. Nhạc di vi nhiên, ám tự hỉ. Tân Mão . . .

Nhƣ vậy, theo VSCMTY và ĐNCBLT thì có thể suy luận rằng, Nhạc là biện lại cũ, vì giao du thân mật với Giáo Hiến cho nên bị chính quyền miền Nam Trƣơng Phúc Loan sai đốc trƣng Đằng truy nã, Nhạc phải bỏ trốn vào Qui Nhơn với Giáo Hiến . Cũng từ đó lại suy thêm rằng: đốc trƣng Đằng là ngƣời của chính quyền miền Nam, không ăn nhập gì tới câu chuyện bịa đặt của sử củ về việc Nhạc thâm lạm tiền thâu thuế ở Vân Đồn, bởi vì theo ĐNCBLT trƣớc khi chiếm Qui Nhơn, Nhạc đã dẫn binh đến Càn Dƣơng và Đạm Thủy đoạt lấy kho lƣơng tạm thời và bắt giết hết cả tộc họ của đốc trƣng Đằng. Địa danh Càn Dương trong ĐNCBLT không thể kê cứu đƣợc; còn theo lời chua trong KDVSTGCM thì địa danh Đạm Thủy tức thôn Đạm Thủy thuộc huyện Đông Triều, Hải Dƣơng (CB/ q.XI.tờ 34). VSTK - 736


1 2 3 4 5 6 7 8

Cách viết lách của sử sách cũ khiến ngƣời ta có thể hiểu lầm rằng Nhạc đƣa quân từ Tây Sơn (từ đèo An Khê) ra Đạm Thủy hoặc Vân Đồn để bắt giết đốc trƣng Đằng rồi mới trở vào đánh chiếm Qui Nhơn và nếu quả thật nhƣ thế thì đây là một chuyện vô lý khó có thể chấp nhận đƣợc bởi vì quân Tây Sơn vào lúc nầy chƣa đủ khả năng vƣợt qua các tuyến quân quốc phòng của chính quyền miền Bắc để tiến ra Vân Đồn hoặc một vùng nào đó ở phía Bắc sông Gianh để cƣớp giật lƣơng thực và bắt giết đốc trƣng Đồng.

*

VSTK - 737


CHƢƠNG XX (tiếp theo)

TRỊNH SÂM - LÊ HIỂN TÔNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Giáp Thân, Cảnh Hưng năm thứ 35 (1774) tháng 5, biết đƣợc tình hình miền Nam đang rối loạn vì Trƣơng Phúc Loan lộng quyền, lại nghe Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc đã đánh chiếm Qui Nhơn, Trịnh Sâm liền quyết định đem quân đánh miền Nam, giao cho tƣớng Hoàng Ngũ Phúc chức tổng lãnh chỉ huy hành quân với sự phụ tá của Bùi Thế Đạt và các tƣớng trẻ Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Thể, Hoàng Đình Bảo đƣa hơn 30,000 quân đi Nghệ An, đến đóng ở Dinh Cầu (tức xã Hà Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Tháng 10, quân của Hoàng Ngũ Phúc bí mật vƣợt sông Gianh. Tƣớng Hoàng Đình Thể đem quân vây hãm lũy Trấn Ninh, tƣớng trấn thủ của miền Nam là Hoàng Văn Bật mở cửa lũy ra hàng. Tháng 11, Trịnh Sâm ép Lê Hiển Tông cùng đi theo đoàn quân hậu bị vào Nghệ An, đóng ở Hà Trung để tạo chính nghĩa cho cuộc hành quân xăm lấn miền Nam. Tháng 12, Hoàng Ngũ Phúc tiến vào Trấn Ninh, ra lệnh san bằng hào lũy rồi lập bản doanh ở xã Hồ Xá, thuộc huyện Minh Linh (nay là Quảng Trị), Thuận Hóa rồi giả trá viết thƣ dụ hàng Nguyễn Phúc Thuần. Triều thần họ Nguyễn bắt Trƣơng Phúc Loan và cử Lê Công Bình đƣa đi giao nạp Phúc Loan cho Hoàng Ngũ Phúc để xin thần phục. Ngũ Phúc bắt đƣợc Phúc Loan nhƣng vẫn bí mật tiến quân đến huyện Đăng Xƣơng, uy hiếp Phú Xuân. Tƣớng miền Nam Tôn Thất Thiệp và Nguyễn Văn Chính đƣa quân thủy, bộ đón chận quân miền Bắc ở sông Bãi Đáp (sông Phú Lễ) ở huyện Quảng Điền). Hoàng Ngũ Phúc liền sai 2 tƣớng Nguyễn Đình Khoan và Hoàng Phùng Cơ vƣợt 2 bãi Trầm, Ma (thuộc xã Cổ Bi, huyện Quảng Điền) hai mặt trƣớc sau tấn công. Nguyễn Văn Chính tử trận, quân Nguyễn tan vỡ. Nguyễn Phúc Thuần thâu góp vàng bạc châu báu, bỏ cung phủ, cùng với hơn trăm bộ hạ thân binh rời Phú Xuân dùng đƣờng thủy chạy ra Tƣ Dung nhƣng bị gió ngƣợc cho nên chƣa ra khỏi cửa biển. VSTK - 738


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Ất Mùi, và Cảnh Hưng năm thứ 36 (1775) ngày mồng 3 tháng Giêng, Hoàng Ngũ Phúc vào thành Phú Xuân (nay là Huế). Ngày mồng 5, sai Hoàng Đình Thể truy đuổi Nguyễn Phúc Thuần. Phúc Thuần cùng với Nguyễn Huống, Nguyễn Kính, Nguyễn Trí phải bỏ thuyền, bỏ lại vàng bạc châu báu để thoát lấy thân, quân Trịnh tranh nhau lấy vàng ngọc, không đuổi theo. Phúc Thuần đi đƣờng núi qua đèo Ải Vân rồi lẩn tránh vào Quảng Nam, đến ở nơi doanh trại của tƣớng Nguyễn Hữu Du bàn định việc phản công quân Tây Sơn đang trú đóng trong vùng Quảng Nam nhƣng thấy tƣớng ngƣời Tàu của Lý Tài, Tập Đình của Tây Sơn phòng ngự chu đáo Phúc Thuần liền cho chiến thuyền ra cửa biển Đại Chiêm (tức cửa Hội An), đóng hành doanh tại vùng Diên Phƣớc (nay là huyện Điện Bàn). Nguyễn Văn Nhạc liền đem bộ binh vòng theo chân núi đến Thu Bồn (nay thuộc huyện Quế Sơn, Quảng Nam) để đánh. Nguyễn Hữu Du chạy vào vùng núi Hàn Hải (Bắc Đà Nẵng). Phúc Thuần cùng với cháu là Phúc Dƣơng bỏ Quảng Nam chạy ra xã Câu Đê, thuộc huyện Hòa Vinh (nay là Hòa Vang, Bắc Đà Nẵng). Tháng 2, Trịnh Sâm đặt Hoàng Ngũ Phúc giữ chức đại trấn phủ Phú Xuân rồi cùng Lê Hiển Tông trở về Đông Đô. Nguyễn Phúc Thuần để Nguyễn Phúc Dƣơng ở lại trấn giữ Câu Đê rồi cùng em của Phúc Dƣơng là Nguyễn Phúc Ánh vƣợt biển vào Gia Định. Nguyễn Hữu Du, Nguyễn Huống, Nguyễn Kính đều bị đắm thuyền chết. Nguyễn Văn Nhạc liền tiến ra Câu Đê, bắt đƣợc Nguyễn Phúc Dƣơng mang về Hội An. Nguyễn Văn Nhạc giả trá lập Nguyễn Phúc Dƣơng làm thủ lãnh và đem con gái gả cho để lấy sự ủng hộ của ngƣời dân miền Nam hiện vẫn còn hƣớng về họ Nguyễn. Thừa thắng, Hoàng Ngũ Phúc ra lệnh cho quân Trịnh vƣợt đèo Ải Vân, đánh hạ đồn Trung Sơn (thuộc huyện Hòa Vinh) rồi tiến vào Câu Đê. Quân của Nhạc đón đánh quân của Ngũ Phúc ở Cẩm Xá (thuộc huyện Hòa Vinh), giết đƣợc một cận tƣớng của Ngũ Phúc nhƣng hai tƣớng của Ngũ Phúc VSTK - 739


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

là Hoàng Phùng Cơ và Hoàng Đình Thể đã kịp thời đem kỵ binh (binh ngựa) xong tới đánh lui quân Tây Sơn. Tập Đình bỏ chạy, Nguyễn Văn Nhạc và Lý Tài phải chạy vào Bản Tân (nay thuộc huyện Hà Đông, giáp giới giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi) mang theo Nguyễn Phúc Dƣơng. Từ Gia Định, Nguyễn Phúc Thuần sai tƣớng trấn thủ dinh Long Hồ là Tống Phúc Hợp tiến quân bình định Phú Yên đang bị Tây Sơn tạm chiếm. Trong khi đó, quân Trịnh tiếp tục tiến quân vào đóng ở Châu Ổ (thuộc huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Tây Sơn bị kẹt vào giữa hai cƣờng địch Bắc và Nam, tình thế rất nghiêm trọng. Nhạc sợ không chống nổi liền giả trá cho ngƣời mang lễ vật sang doanh trại của Hoàng Ngũ Phúc xin thần phục, chịu đặt các vùng đất Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên do Tây Sơn đã chiếm đƣợc cho chính quyền miền Bắc cai trị và tình nguyện dẫn quân đi đầu vào đánh Gia Định dƣới cờ hiệu của Trịnh-Lê. Hoàng Ngũ Phúc chấp thuận, sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc, ấn, cờ, kiếm ban cho Nhạc chức hàm (tức là một chức danh không đƣợc hƣởng bổng lộc của chính quyền miền Bắc) Tây Sơn trại trƣởng cùng với danh hiệu là Tráng tiết tƣớng quân. Trong lúc nầy ở miền Bắc, Trịnh-Lê sai nhóm triều thần Nguyễn Hoàn, Ngô Thời Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Ninh Tống và Nguyễn Sá biên soạn bộ sử triều nhà Lê giai đoạn từ đời Lê Hy Tông (1676) đến thời Trịnh Sâm-Lê Hiển Tông. Nhóm biên tập trong công tác viết sử nầy gồm có Nguyễn Hoàn, Lê Quý Đôn, Vũ Miên. Tháng 10, thi Hội ở miền Bắc, con Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt bị bắt giam ngục vì tội gian lận thi cử tráo đổi bài thi. Lê Quý Đôn bị tố giác là chủ mƣu việc gian lận nhƣng đƣợc chính quyền Trịnh-Lê bỏ qua không xét hỏi. Nhạc mƣợn danh nghĩa phù lập Nguyễn Phúc Dƣơng, giả trá cầu hòa với tƣớng Tống Phúc Hợp của miền Nam. Tống Phúc Hợp tin theo, không phòng bị. Nhạc sai Huệ đánh úp phá đƣợc quân Tống Phúc Hợp, chiếm lại Phú Yên. Nhạc tuyên công cho Huệ và yêu cầu Hoàng Ngũ Phúc phong cho Huệ chức Tây Sơn Tiền phong tƣớng quân.

VSTK - 740


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 12, Trịnh Sâm cho phép Hoàng Ngũ Phúc rút quân khỏi Châu Ổ để về đóng ở Phú Xuân vì Châu Ổ đang có bệnh dịch hoành hành. Quân Trịnh rút đi, Quảng Nam lại ở dƣới quyền kiểm soát của Tây Sơn. Từ đó Nhạc chuẩn bị binh lƣơng, rèn binh khí, đắp thành lũy, thanh thế càng lúc càng mạnh thêm lên. Tàn dƣ của Trƣơng Phúc Loan là Trƣơng Phúc Tá, đƣợc bọn khách trú giàu có hổ trợ, cùng với Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân nổi dậy đánh phá nhƣng bị Nhạc dẹp tan. Nhạc đặt Nguyễn Văn Duệ giữ Quảng Nam rồi dẫn quân về Qui Nhơn. Hoàng Ngũ Phúc ngã bệnh đƣợc đƣa về Đông Đô nhƣng về đến Nghệ An thì chết. Trịnh Sâm cử Đoan quận công Bùi Thế Đạt và Nguyễn Đình Đống trấn giữ thay. Bính Thân, Cảnh Hưng năm thứ 37 (1776), Trịnh Sâm cử Lê Quý Đôn, Nguyễn Mậu Đỉnh phụ tá cho Bùi Thế Đạt xếp đặt công công việc trong quân. Sau khi đã sắp xếp tạm yên với phía Bắc, Nguyễn Văn Nhạc sai em là Nguyễn Văn Lữ dẫn thủy binh vào đánh phá Gia Định, chiếm thành Sài Gòn nhƣng rồi bị tƣớng Đỗ Thành Nhân của Nguyễn Phúc Thuần phản công, Lữ phải cƣớp lấy gạo thóc rồi rút quân về Qui Nhơn. Sau đó, Nhạc xây cất lại thành Đồ Bàn (ở Qui Nhơn), tự xƣng là Tây Sơn vƣơng (chƣa phải là vua hay đế), cho Lữ làm thiếu phó, Huệ làm phụ chính. Nguyễn Phúc Dƣơng trốn thoát chạy vào Gia Định. Tƣớng cũ của Nhạc là ngƣời Hoa Lý Tài đƣa quân về theo và phù lập Nguyễn Phúc Dƣơng lên thay thế Nguyễn Phúc Thuần. Tháng 8, Trịnh Sâm lại rút Bùi Thế Đạt, Lê Quý Đôn, Phan Lê Phiên về Đông Đô; sai Phạm Ngô Cầu trấn nhậm phủ Thuận Hóa. Đinh Dậu, Cảnh Hưng năm thứ 38 (1777), Nhạc sai ngƣời xin Trịnh Sâm giữ chức trấn thủ Quảng Nam. Trịnh Sâm vì e ngại việc chinh chiến cho nên phải chấp thuận, phong cho Nhạc chức Quảng Nam trấn thủ Tuyên úy đại sứ, tƣớc Cung quốc công.

VSTK - 741


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Nhạc lại sai Lữ và Huệ đem quân thủy bộ vào đánh Gia Định. Tƣớng Tàu Lý Tài chống cự không lại, bị thua. Nguyễn Phúc Ánh đƣa quân tiếp cứu rồi đƣa Phúc Dƣơng và Phúc Thuần chạy xuống Long Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tiên) nhƣng bị quân của Nguyễn Văn Huệ truy kích, bắt đƣợc Phúc Thuần và Phúc Dƣơng giết đi; còn Nguyễn Phúc Ánh phải vƣợt biển chạy ra cù lao Thổ Châu, rồi trở về trấn thủ vùng Long Xuyên, Sa Đéc (thuộc An Giang), chấn chỉnh quân binh. Các tƣớng Đỗ Thành Nhân, Tống Phúc Khuông, Tống Phúc Lƣơng, Lê Văn Duân, Nguyễn Văn Hoằng lần lƣợc đem quân tụ về, quân thế lẫy lừng. Tháng 11, quân của Nguyễn Phúc Ánh phản công chiếm lại thành Sài Gòn. Quân Tây Sơn rút lui về Qui Nhơn. Mậu Tuất, Cảnh Hưng năm thứ 39 (1778), Đỗ Thành Nhơn cùng các tƣớng tôn Nguyễn Phúc Ánh làm Đại nguyên Soái giữ quyền trông coi việc nƣớc, Đỗ Thành Nhân làm phụ chính thƣợng tƣớng. Năm đó Nguyễn Phúc Ánh mới đƣợc 17 tuổi. Ánh sai Đỗ Thành Nhơn giữ Sài Gòn rồi tự mình tiếp tục chỉ huy các cuộc hành quân chống Tây Sơn. Tháng 5, tƣớng Lê Văn Duân của họ Nguyễn đánh chiếm Bình Thuận. Quân của Phúc Ánh tiến sát đến phủ Diên Khánh. Ở Qui Nhơn, Nguyễn Văn Nhạc tự lập làm vua, lấy niên hiệu là Thái Đức năm thứ 1, đặt tên cho thành Đồ Bàn là Hoàng Đế thành, cho Nguyễn Văn Lữ làm Tiết chế, phong cho Nguyễn Văn Huệ là Long Tƣơng tƣớng quân. Ở miền Bắc, tháng 2 năm Mậu Tuất (1778), Trịnh Sâm có ý triệt hạ tƣớng trấn thủ Nghệ An Hoàng Đình Bảo vì thế lực của Bảo quá lớn. Bảo biết đƣợc, xin về Đông Đô rồi hối lộ với con lớn (không phải là con đích trƣởng) của Trịnh Sâm là Khải để đƣợc che chở nhƣng bị Khải khƣớc từ. Đình Bảo vì thế phải quay sang nhờ sự bao che của một ngƣời thị tỳ đƣợc Trịnh Sâm yêu quý là Đặng Thị Huệ. Thị Huệ sinh đƣợc cho Trịnh Sâm một con trai là Trịnh Cán. Từ đó Đình Bảo và thị Huệ ngầm mƣu việc phế lập trong họ Trịnh. Phủ triều của họ Trịnh chia thành hai bè nhóm: một nhóm theo Đặng thị Huệ, còn nhóm kia theo Trịnh Khải. VSTK - 742


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Kỷ Hợi, Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779) hai tƣớng Trần Xuân Trạc và Nguyễn Kim Phẩm từ vùng Sơn Nam hạ ở miền Bắc dẫn 300 quân vƣợt biển vào Gia Định đầu hàng Nguyễn Phúc Ánh. Tháng 6, Nguyễn Phúc Ánh sai Đỗ Thành Nhơn, Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lân đem quân sang Chân Lập dẹp nội loạn, đƣa con của Nặc Ong Tôn (Outey II) là Nặc Ong Ang (Ang Non II) lên làm vua Chân Lập, để Hồ Văn Lân ở lại bảo hộ. Tháng 11, họ Nguyễn quy định và phân chia lại các dinh trấn. Canh Tý, Cảnh Hưng năm thứ 41 (1780) Nguyễn Phúc Ánh xƣng vƣơng ở Sài Gòn, phong cho Đỗ Thành Nhơn làm Ngoại Hữu Phụ chính Thƣợng tƣớng công. Các tƣớng sĩ khác đều đƣợc thăng thƣởng. Tháng 3, Tống thị (con của tƣớng Tống Phúc Khuông), vợ của Nguyễn Phúc Ánh sinh con trai đặt tên là Nguyễn Phúc Cảnh. Tháng 4, tƣớng Chân Lập là Óc Nha Suất nổi loạn đánh phá vùng Trà Vinh (thuộc tỉnh Vĩnh Long) nhƣng bị Đỗ Thành Nhơn đƣa quân dẹp tan. Đến tháng 7 năm Canh Tý (1780), Nguyễn Phúc Ánh có một đội hải quân hùng hậu gồm có 80 thuyền chiến và 5 tàu chiến lớn đóng theo kiểu mẫu của ngƣời Âu châu. Một chiếc tàu ngoại quốc do thuyền trƣởng ngƣời Anh Cát Lợi tên là Thomas Cook tới đảo Côn Sơn. Ở miền Bắc, Trịnh Sâm bệnh nặng. Trịnh Khải sợ mất quyền thừa kế cho nên cùng với thủ hạ chuẩn bị ngầm đối phó với phe nhóm của Ngô Đình Bảo. Ngô Thời Nhậm (con của Ngô Thời Sĩ) biết đƣợc liền đem tố giác với Trịnh Sâm, vu cáo Trịnh Khải và đồng bọn muốn làm chuyện thí nghịch để cƣớp quyền lãnh chúa miền Bắc. Trịnh Sâm tức giận, sai Ngô Đình Bảo đi bắt nhóm Trịnh Khải trị tội. Bảo giả trá gọi hết nhóm chủ mƣu tựu về Đông Đô rồi bắt gọn, giao cho Lê Quý Đôn tra hỏi. Trịnh Khải bị truất phế và giam lỏng, mọi hành vi cử chỉ đều có ngƣời theo dõi. Ngô Thời Nhậm có công tố giác đƣợc thăng làm hữu thị lang ở bộ Công. Cha VSTK - 743


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Thời Nhậm là Ngô Thời Sĩ đã từng bênh vực cho Trịnh Khải và khuyên Thời Nhậm không nên tố giác nhƣng Nhậm không nghe lời. Đến Khi Trịnh Khả bị bắt giam, Thời Sĩ quá phẫn uất buồn phiền, uống thuốc độc tự tử. Tân Sửu, Cảnh Hưng năm thứ 42 (1781), Trịnh Sâm lập Trịnh Cán làm con nối nghiệp. Bấy giờ Cán mới đƣợc 5 tuổi. Ở miền Nam, Nguyễn Phúc Ánh giết Đỗ Thành Nhơn với lý do là Nhơn ỷ công, lấn quyền, kiêu căng. Cũng có thuyết cho rằng Đỗ Thành Nhơn đã cƣỡng dâm một ngƣời chị của Nguyễn Phúc Ánh vì thế mới bị Ánh giết để trả thù. Đạo binh Đông Sơn (sử cũ gọi là binh Đông Sơn của Đỗ Thành Nhơn để phân biệt với quân Tây Sơn của anh em Nguyễn Văn Nhạc) trƣớc đây đã có công phù trợ cho Nguyễn Phúc Ánh gây dựng cơ nghiệp nay bị giải thể và phân bổ vào 4 quân doanh khác nhau của Nguyễn Phúc Ánh. Các tƣớng thuộc quyền của Nhơn nhƣ Nguyễn Huỳnh Đức, Trần Búa, Đổ Vàng, Đỗ Ghẹ đều thoát khỏi sự thanh trừng của Phúc Ánh. Riêng hai tƣớng Võ Văn Nhân, Đỗ Bảng thì bỏ đi, mang theo một số binh sĩ thuộc hạ chạy xuống vùng Mỹ Tho lập chiến khu chống lại Nguyễn Phúc Ánh. (Biến cố thanh trừng nội bộ miền Nam của Nguyễn Phúc Ánh không đƣợc Nguyễn Huỳnh Đức tác giả sách Gia Định Thông Chí đề cập tới). Tháng 10, vua nƣớc Tiêm La là Trịnh Quốc Anh (Taksin) sai 2 tƣớng Chất Tri (Chakkri) và Sô Si (Sosi) đem quân đánh Chân Lập vì vua Chân Lập Nặc Ong Ang không chịu thần phục với lý do Quốc Anh không phải là dòng chính thống của nƣớc Tiêm La. Nhâm Dần, Cảnh Hưng năm thứ 43ì (1782) tháng Giêng, Nặc Ong Ang cầu cứu; Nguyễn Phúc Ánh sai Nguyễn Hữu Thoại và Hồ Văn Lâu đƣa thủy binh vào cứu. Tuy nhiên, Chất Tri lại trở cờ, kết nghĩa với Nguyễn Hữu Thoại. Vua Tiêm La biết đƣợc liền bắt nhốt hết vợ con của Chất Tri và Sô Si. Chất Tri quay trở về kinh đô Ayudhya, bắt giết Trịnh Quốc Anh, tự lập làm vua tức là vua đầu tiên của triều đại Rama. VSTK - 744


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Tháng 3, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ hay tin Đỗ Thành Nhơn đã bị hại liền đem thuyền chiến vào cửa biển Cần Giờ. Nguyễn Phúc Ánh sai Tống Phúc Thiêm đem thủy binh đón đánh ở sông Thất Kỳ (sông bảy nhánh). Quân Tây Sơn thắng thế, quân của Tống Phúc Thiêm thua, phải thối lui. Một ngƣời ngoại quốc tên là Mạn Hoè (Manuel) chỉ huy chiến hạm mang hiệu kỳ nƣớc Pháp trong đoàn chiến thuyền của họ Nguyễn bị thủy binh của Tây Sơn vây hãm không còn lối thoát, phải tự sát bằng cách cho nổ tan chiến hạm của mình, sau đƣợc Nguyễn Phúc Ánh phong tặng chức Hiếu Nghĩa phụ quốc thƣợng tƣớng quân. Quân Tây Sơn chiếm Sài Gòn. Phúc Ánh phải lui về Tam Phụ (đất Ba Giồng ở vùng Mỹ Tho) rồi chạy ra đảo Phú Quốc. Tháng 4, tƣớng Tôn Thất Dụ của họ Nguyễn đƣợc đám quân của Lý Tài tiếp viện đánh phá Bình Thuận, giết đƣợc tƣớng của Tây Sơn là Phạm Ngạn tại cầu Tham Lƣơng. Nguyễn Văn Nhạc tức giận vì cái chết của Phạm Ngạn ra lệnh tàn sát hàng chục ngàn khách trú ngƣời Tàu ở Gia Định để trả thù, thây xác thả trôi đầy sông. Tây Sơn rút quân về Qui Nhơn, để hàng tƣớng là Đỗ Hàn Trập ở lại giữ Gia Định. Tháng 8, tƣớng Châu Văn Tiếp cùng với Tôn Thất Mẫn đƣa quân từ Phú Yên về giải vây Gia Định, quân Tây Sơn phải rút lui về Qui Nhơn. Tiếp cho ngƣời ra Phú Quốc đón Nguyễn Phúc Ánh trở vào Gia Định rồi cho sứ sang Tiêm La giao hiếu để có thể nhờ cậy về sau. Tháng 9, ở miền Bắc Trịnh Sâm chết, nắm quyền 16 năm, thọ 44 tuổi con là Trịnh Cán lên thay.

VSTK - 745


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XX (tiếp theo) TRỊNH CÁN - LÊ HIỂN TÔNG Niên hiệu: Cảnh Hưng (1767-1786) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Trịnh Cán còn nhỏ, bệnh hoạn, Đặng thị Huệ giữ quyền nhiếp chính với sự hổ trợ của Hoàng Đình Bảo, mọi ngƣời không phục. Tháng 10, quân của 3 phủ (tức binh sĩ tuyển lựa từ Nghệ An để phục vụ trong 3 cung phủ của họ Trịnh) nổi loạn, phế Trịnh Cán xuống làm Cung quốc công, phế Đặng Thị Huệ xuống làm thứ dân, lập Trịnh Khải. Loạn quân 3 phủ dùng gạch đá ném chết Hoàng Đình Bảo rồi ào ra đi cƣớp giật, đốt phá khắp nơi. Từ đó loạn kiêu binh càng ngày càng lộng hành càn bậy, vô kỹ luật, quan quân không còn khống chế đƣợc nữa.

VSTK - 746


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XX (tiếp theo) TRỊNH KHẢI - LÊ HIỂN TÔNG Niên hiệu: Cảnh Hưng (1767-1786) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Nhâm Dần (1782) tháng 11, Nguyễn Hữu Chỉnh cùng Hoàng Viết Tuyển bỏ chính quyền miền Bắc, vào đầu hàng nhà Tây Sơn. Nhạc đƣợc Chỉnh về hàng, rất mừng, cho giữ chức Đô Đốc cùng bàn định mƣu lƣợc tiến chiếm Thuận Hóa của Trịnh-Lê. Quý Mão, Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783), tháng Giêng dƣới áp lực của đám kiêu binh, Trịnh Khải bỏ Lê Duy Cận để lập Lê Duy Khiêm (sau nầy là Lê Chiêu Thống) làm thừa kế nối nghiệp của họ Lê tàn dƣ. Tháng 2, Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn Văn Lữ lại vào đánh Gia Định. Quân Châu Văn Tiếp tan rã; tƣớng Nguyễn Huỳnh Đức đánh chận đoạn hậu bị Tây Sơn bắt. Nguyễn Phúc Ánh lại phải đem gia quyến chạy xuống Mỹ Tho rồi vƣợt biển ra Phú Quốc. Tháng 6, thủy quân Tây Sơn do tƣớng Phan Bá Thận truy kích, Ánh phải thoát thân cùng gia quyến ra đảo Côn Lôn .(* xin đọc phần khảo luận về đảo nầy từ trang 1093). Nguyễn Văn Huệ đem thủy quân theo vây hãm nhƣng Ánh thoát chạy trở về Phú Quốc. Huệ đặt Trƣơng Văn Đa giữ Gia Định rồi rút quân về Qui Nhơn. Trong lúc khốn đốn, thiều thốn, chật vật đủ mọi điều trên đảo Phú Quốc thì có tin biết đƣợc giáo sĩ ngƣời Pháp Bá Đa Lộc, trƣớc đây đƣợc họ Nguyễn đón tiếp và trọng đãi, nay đang ở tại Chân Bồn trên đất Tiêm La. Ánh liền cho ngƣời qua Tiêm La mời đến rồi nhờ giáo sĩ nầy sang nƣớc Pháp, yêu cầu chính phủ nƣớc nầy đƣa quân sang giúp. Bá Đa Lộc nhận lời nhƣng yêu cầu Ánh và triều đình phải viết một văn kiện ủy nhiệm cho ông ta đƣợc toàn quyền thƣơng thảo với chính quyền của nƣớc Pháp cũng nhƣ phải cho con trai Nguyễn Phúc Cảnh đi theo để làm con tin. Nguyễn Phúc Ánh bằng lòng. VSTK - 747


1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Giáo sĩ Bá Đa Lộc đã thảo ra một văn kiện ủy nhiệm nhƣng đƣợc che đậy dƣới hình thức một bản nghị quyết của Hội đồng cố vấn vương phủ Nam Kỳ, gồm tất cả 14 điều khoản nhƣ sau: Nghị quyết của Hội đồng cố vấn vương phủ Nam Kỳ. ( Délibération du Conseil royal de la Cochinchine ) Với hiện tình của đất nước, Hội Đồng cố vấn vương phủ Nam Kỳ đã quyết định những phương cách giải quyết như sau: 1- Vì cần phải có sự phù trợ của một thế lực ở Âu châu để tái lập uy quyền của vương phủ và nhận thấy rằng, nếu so với các nước khác ở Âu Châu thì nước Pháp là một nước hùng cường, hữu nghị, thỉnh cầu chúa thượng nên đặt mọi quyền lợi của mình dưới sự bảo hộ của hoàng đế nước Pháp. 2- Để khởi đầu và hoàn tất một cuộc thương thảo quan trọng như vậy, thỉnh cầu chúa thượng ủy nhiệm cho giáo sĩ Bá Đa Lộc, một kiều dân Pháp cẩn trọng và đầy lòng bác ái nổi tiếng khắp nước ta, đảm trách công tác thương thảo nầy. 3- Chấp nhận cho giáo sĩ đại diện chúa thượng được toàn quyền hành động vô giới hạn trong việc thương thảo với triều đình của nước Pháp về những viện trợ cần thiết cùng với những giải pháp thích nghi có lợi cho cả hai nước. 4- Để bảo đảm thiện ý của triều đình ta với triều đình nước Pháp, chúa thượng chấp nhận đem vương thế tử, con trai thương yêu, quý trọng, duy nhất kế ngôi cai trị nước ta giao cho giáo sĩ giám mục (Bá Đa Lộc) trông nôm dạy dỗ. 5- Để bảo đảm tính cách xác thực về những nội dung được viết ra bằng chữ viết của nước ngoài không có người thông dịch, chúa thượng sẻ giao bửu ấn truyền quốc cho giáo sĩ giám mục để triều đình nước Pháp có thể tin tưởng vào quyền hạn của chúa thượng đã ủy thác cho giáo sĩ giám mục trong những công tác thương lượng. 6- Giáo sĩ giám mục sẽ yêu cầu triều đình nước Pháp trợ giúp một ngàn năm trăm binh sĩ cùng với một số tàu chiến chở theo súng đại pháo, đạn dược và tất cả những thứ cần thiết và có lợi ích cho việc chinh chiến trận mạc. 7- Chúa thượng sẽ chấp thuận gởi hai viên chức cao cấp của triều đình đi theo vương thế tử và giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc. 8- Giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc đại diện chúa thượng và triều đình để thảo nghị về việc chuyển nhượng cho nhà vua nước Pháp chủ quyền tuyệt đối và trọn vẹn vùng cửa khẩu chính yếu của Nam Kỳ mà người Pháp gọi là cửa khẩu Touron (Tourane) và người Nam Kỳ gọi là Hội An, để cho người Pháp được trọn quyền xử dụng vùng cửa khẩu nầy. (* ghi chú: Việt Sử Tân Khảo dùng chữ chúa thượng và vương phủ để áp dụng cho họ Nguyễn vào lúc nầy vì họ Nguyễn chỉ mới xưng vương mà sử sách cũ gọi là chúa. Chữ vua tương đương với chữ đế và theo thứ bậc thì với Đế lớn hơn Vương, thí dụ như các bậc đế, vương hay VSTK - 748


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34 35 36 37 38 39

40 41 42 43 44 45

các bậc vua, chúa . Thông thường, chúa là bề tôi của vua cũng như vương là bề tôi của đế. Chỗ vua ở gọi là hoàng cung, chỗ ở của chúa gọi là vương phủ.) 9- Chúa thượng sẽ đồng ý để cho nước Pháp được xử dụng nhân lực và tài sản địa phương trong vùng cửa khẩu nói trên để gìn giữ, sửa chữa hoặc chế tạo các loại tàu thủy cần yếu. 10- Giáo sĩ giám mục cũng sẽ thương thảo với triều đình nước Pháp về quyền sở hữu của hòn đảo có tên gọi lá Poulo-Condore (Côn Sơn). 11- Chúa thượng chấp nhận giao cho nước Pháp được độc quyền nắm giữ chính sách giao dịch ngoại thương của nước ta với tất cả những nước khác ở Âu châu. 12- Nếu nước Pháp đã giúp đỡ để phục hồi và củng cố quyền lực cho chúa thượng thì sau nầy, chúa thượng cũng sẽ tự nguyện cung cấp binh lính thủy, bộ, tàu chiến, nhân sự, lao dịch, vân . . . vân để tiếp viện cho nước Pháp, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, mỗi khi nước Pháp cần đến. 13- Chúa thượng cần cho giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc biết rằng khi triều đình nước Pháp áp đặt những đòi hỏi ngoài lãnh vực dự kiến của chúa thượng thì ông ta được quyền ưng thuận nếu những điều khoản đòi hỏi đó không xăm phạm quyền lợi và thuần phong mỹ tục của nước ta. 14- Sau cùng, xin chúa thượng truyền đạt cho giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc biết rằng, khi giao phó thân phận của chúa thượng cùng với thân phận của đất nước ta trong tay của giám mục, tức là chúa thượng xem cá nhân ông ta như là chính bản thân của chúa thượng đảm trách công tác thương thảo, cũng có nghĩa là công nhận ông như một thần dân có đầy đủ đức độ, tài trí với nhiều đóng góp, hy sinh, là một quân thần trọng vọng của triều đình, là một kẻ mang phúc lợi cho tiên vương, là một người đáng được chúa thượng và thần dân Nam Kỳ biết ơn. Hội đồng cố vấn vương phủ, ngày mồng 10 tháng 7âl, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43.

Trên đây là phần lƣợc dịch của Việt Sử Tân Khảo. Nhất định phải có nhiều sai sót, nhƣng có thể tạm dùng để tìm hiểu khái quát một văn kiện lịch sử khá quan trọng mà các sử sách ngày trƣớc đã bỏ qua một cách cố ý. Đọc giả cần so chiếu với nguyên bản bằng tiếng Pháp trong Abrégé de l'Histoire d'Annam của Alfred Schreiner trích đăng từ sách của P. Louvet: Délibération du conseil royal de la Cochichine. Le Conseil royal ayant délibéré sur l'état présent des affaires publiques, il a été résolu: 1 Que le secours d'une puissance européenne devenant nécessaire pour rétablir le roi dans tous ses droits, sa Majesté serait priée de remettre ses intérêts entre les mains du roi de France dont la VSTK - 749


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48

puissance, la bonté et l'équité du gouvernement lui étaient connues, par préférence à toute autre nation européenne. 2 Que pour commencer ou terminer une négotiation de cettte importance, il serait proposé au roi de s'adrêsser à M, l' évêque d'Adran, franaisd'origine, dont toute la nation connait depuis longtemps la prudence et l'amour du bien. 3 Que le roi le munirait de pouvoirs illimités pour, au nom de sa Majesté, demander à la cour de France les secours nécessaires, et prendre avec elle les arrangements les plus convenables et les plus propres à procurer l'avantage des deux nations intéressées. 4 Que pour assurer ladite cour de France de la droiture de ses intentions, ledit seigneur roi serait prié de consentir à remettre entre les mains dudit prélat franaisle prince royal, son fils unique et héritier de ses États, s'en rapportant à ses soins pour l'éducation d'un prince si cher au cỵur du roi et si précieux à toute la nation. 5 Que pour éviter les difficultés de s'assurer du véritable contenu d'écrits faits en language étrangère, dans un pays où il n'y a d'interprètes que les personnes intéressées, le roi sera prié de vouloir confier audit prélat le sceau principal de sa dignité royale et qui, par toute la nation en-est regardé comme l'investiture, afin que, dans tous les cas, la cour de France fủt assurée des pouvoirs de M. l' évêque d' Adran et pủt compter sur le succès de l'entreprise qu'elle pourrait faire. 6 Que ledit prélat demandera à la cour de France, un secours de quinze cents hommes, le nombre de vaisseaus nécessaires pour le transport de l'artillerie de campagne, des munitions de guerre et généralement tout ce qui sera nécessaire et utile à l'expédition. 7 Qu'il sera donné pour gouverner au prince royal et héréditaire et pour accompagner l'évêque d' Adran, deux des principaux officiers de la cour, avec toute la suite nécessaire, lesquels officiers seront aussi garants du désir sincère qu'a le roi de traiter avec la cour de France. 8 Que M. l'évêque d'Adran sera chargé de proposer, au nom du roi et de son conseil, de faire cession et de donner au roi de France, en pleine et entière souveraineté, l'ile qui forme le port principal de toute la Cochinchine, appelée par les Franaisle port de Touron (Tourane), et par les Cochichinois Hội An, pour y faire des établissements en la manière et forme qu'ils jugeront plus à propos. 9 Qu'il sera de plus accordé à la nation franaise, conjointement avec les Cochinchinois, la propriété dudit port afin đ'y pouvoir garder, caréner et construire tous les vaìsseaux que la cour de France jugera nécessaires. 10 Que ledit prélat proposera aussi à la cour de France la propriété de l'ile appelée Poulo-Condore. 11 Que le roi accordera à la nation franaisele commerce de ses États exclusivement à toutes les nations européennes. 12 Que le roi s'engagera si la France rétablit et le soutient dans ses États, à donner au roi de France les mêmes secours en soldats, matelots, vivres, vaisseaux, galères, etc., toutes les fois qu'il en sera requis et partout où besoin sera. VSTK - 750


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

13 Que le roi sera prié de prévenir M. l'évêque d' Adran que, si la cour de France venait à demander des choses que sa Majesté n'avait put prévoir, ledit prélat y consentir que les articles demandés ne portaient préjudices en aucune manière aux intérêts de son peuple, dont ledit seigneur roi est le père et le défenseur, que ledit prélat parfaitement instruit des mỵurs et coutumes de la Cochinchine, représentera à la cour de France que le traité que le roi désire conclure avec elle n'aura de consistance qu'autant que les conditions en seront équitables et avantageuses aux deux nations contractantes. 14 Enfin que le roi sera prié de faire connaitre à M. l'évêque d'Adran que, en remettant entre ses mains son sort et celui de tous ses sujets, il attend de son attachement pour sa personne royale qu'il mettra dans cette négociation, avec la célérité mesurée par les circonstances, toute la prudence et la maturité que ledit seigneur roi lui a toujours reconnues, que cette négociation dépend le salut d' un ministère qu'il a toujours rempli avec zèle et pour lequel il a fait jusqu'ici les plus grands sacrifices, qu'enfin en faisant connaitre, par le succès, la bonté de l' Être suprême dont il est le ministre, et la bienfaisance du grand roi dont il est sujet. il méritera à tout jamais la reconnaissance du roi et de la nation cochinchinoise.

VSTK - 751


QUYỂN III

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH CHƢƠNG XX (tiếp theo) TRỊNH KHẢI - LÊ HIỂN TÔNG Niên hiệu: Cảnh Hưng (1767-1786) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Tuy nhiên mãi cho tới tháng 12 dƣơng lịch năm 1784, Bá Đa Lộc mới rời Đông Dƣơng đến Ấn Độ rồi lƣu lại ở tỉnh Pondichéry gần 2 năm mới trở về đến tỉnh Lorient bên nƣớc Pháp vào tháng hai dƣơng lịch năm 1787. Giáp Thân, Cảnh Hưng năm thứ 45 (1784) trƣớc đây tƣớng Châu Văn Tiếp thua trận chạy sang nƣớc Tiêm La xin viện binh. Đến nay tháng 2, Tiêm La sai tƣớng Thát Xỉ Đa đƣa thủy quân qua Hà Tiên, không phải để đánh quân Tây Sơn, nhƣng để hộ tống đƣa Phúc Ánh sang nƣớc Tiêm La tị nạn. Tháng 3, Phúc Ánh tới thủ đô Ayudhya (Vọng Các). Ở đây, Phúc Ánh gặp lại Châu Văn Tiếp và con trai thứ của Mạc Thiên Tứ là Mạc Tứ Sanh. Tháng 6, vua Tiêm La sai hai tƣớng Chiêu Tăng và Chiêu Sƣơng mang 20,000 thủy binh và 300 chiến thuyền theo Nguyễn Phúc Ánh quay về Đại Việt đánh chiếm các vùng Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc, uy hiếp Gia Định nhƣng tƣớng giỏi của họ Nguyễn là Châu Văn Tiếp bị tử trận ở Mân Thít. Ánh cho Mạc Tứ Sanh trấn giữ Hà Tiên. Tháng 11, tƣớng cũ của Phúc Ánh là hoạn quan Lê Văn Duyệt và tƣớng Nguyễn Văn Khiêm trƣớc đây bị Tây Sơn bắt giữ, nay trốn về, đến trình diện. Quân Tiêm La bắt đầu kiêu căng, phá phách, quấy nhiễu và có những hành vi tàn bạo, khiến dân chúng kêu than. Từ Gia Định, con rể của Nhạc là tƣớng Trƣơng Văn Đa cấp báo về Qui Nhơn. Vua Tây Sơn sai Nguyễn Văn Huệ đem thủy binh vào Gia Định, chận đánh quân Xiêm nhƣng bị thua nhiều trận. Quân Tiêm La thắng thế, nghênh ngang tiến xuống Mỹ Tho. Huệ đƣợc 1 tƣớng của Phúc Ánh về hàng và bày kế cho Huệ đƣa quân xung kích mai phục ở vùng sông Sầm Giang VSTK - 752


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

(Rạch Gầm) và Xoài Mút (thuộc Định Tƣờng, nay là Mỹ Tho) rồi dụ quân Tiêm La tới đánh. Hai tƣớng của Tiêm La là Chiêu Tăng, Chiêu Sƣơng thắng nhiều trận nên chủ quan không còn e dè cẩn trọng, lại chƣa quen thuộc đƣờng đất, địa thế cho nên bị phục binh của Nguyễn Văn Huệ đánh úp. Quân Tiêm La thua to phải chạy xuyên lên vùng núi của nƣớc Chân Lập để trở về nƣớc. Nguyễn Văn Huệ tiếp tục truy đuổi tàn binh của Phúc Ánh. Ánh lại phải chạy ra đảo Thổ Châu, qua đảo Cổ Cốt; cuối cùng phải đem gia quyến vƣợt biển chạy vào đất Tiêm La. Cùng lƣu vong với Phúc Ánh ở Tiêm La còn có nhóm quần thần Tôn Thất Huy, Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Thụy, Lê Văn Duyệt. Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ về Qui Nhơn, để Đặng Văn Chân ở lại giữ Gia Định Giáo sĩ Bá Đa Lộc cùng với Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm đem Nguyễn Phúc Cảnh lên đƣờng sang Pháp xin cầu viện từ cù lao Thổ Châu nhƣng khi ghé ngang qua Pondichéry ở Ấn Độ, Bá Đa Lộc đã vận động với chính quyền thực dân Pháp ở đó tiếp viện cho Nguyễn Ánh nhƣng thất bại: chính quyền Pháp ở Pondichéry giả trá cho tàu chiến đi rƣớc Nguyễn Ánh đang ẩn trốn ở cù lao Thổ Châu nhƣng tàu nầy thực sự chỉ sang để thi hành công tác gián điệp thu thập tin tức và vẽ bản đồ các vùng bờ biển của miền Nam nƣớc Đại Việt Thấy rằng không thể trông cậy đƣợc gì vào vua nƣớc Tiêm La, Nguyễn Phúc Ánh bí mật chuẩn bị theo tàu chiến của Pháp qua Pondichéry nhƣng thất bại vì bị ngƣời Pháp bỏ rơi không đến đón. Thực dân Bồ Đào Nha cũng tới gặp vua nƣớc Xiêm xin rƣớc Nguyễn Ánh cùng gia đình, vua Xiêm không hài lòng lại canh chừng, theo dõi Nguyền Phúc Ánh thật gắt gao khiến cho Nguyễn Phúc Ánh phải hủy bỏ mọi dự định đào thoát khỏi nƣớc Xiêm.

* VSTK - 753


Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn trong trận chiến chống quân ngoại nhập Tiêm La (1784 -1785). Ghi Chú: Quân Tiêm La Quân Tây Sơn Pháo binh Tây Sơn

S. Råch GÀm

S. Xoài Mút S. M ỹ Tho * Mỹ Tho

Cù lao Thới Sơn Năm Thôn

.

Bốn Thôn

Mặt trận Rạch Gầm - Xoài Mút

Mặt trận nầy có sách mô tả như sau: Đầu năm 1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Văn Huệ chỉ huy đưa thủy binh từ Qui Nhơn vào Mỹ Tho. Quân Tiêm La lúc đó chiếm đóng miền Tây Tiền giang và chuẩn bị tiến đánh căn cứ của quân Tây Sơn ở Mỹ Tho và Gia Định. Hằng ngày theo nước triều lên xuống, Huệ cho những toán thủy quân nhỏ theo dòng sông Mỹ Tho để tập kích doanh trại của quân Tiêm La nhầm mục đích khiêu khích và dụ địch ra khỏi căn cứ của chúng. Huệ chọn đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để phục kích quân Tiêm La. Đoạn sông nầy dài khoảng 6 cây số và rất rộng. Giữa sông có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông cây cỏ rậm rạp, phía Bắc là Đồng Tháp Mười mênh mông. Thủy binh của Huệ ẩn giấu sâu trong các nhánh sông Rạch Gầm, Xoài Mút và tản mác trên các nhánh sông nhỏ giữa những cù lao. Bộ binh và đại pháo của Huệ mai phục 2 bên bờ và trên các cù lao ở giữa sông. Giữa đêm 9 rạng ngày 10 tháng 12 năm Giáp Thìn (1785), quân Tiêm La lọt vào vùng phục kích của quân Tây Sơn. Đại pháo của Tây Sơn bắn vào các thuyền chiến của quân Tiêm La, thủy binh từ các nhánh sông nhỏ ùa ra vây phủ. Toàn bộ chiến thuyền của quân Tiêm La bị đánh chìm. Tàn quân Tiêm La tháo chạy sang nước Chân Lập để vượt núi xuyên rừng trở về nước. Đội quân của Nguyễn Phúc Ánh bị tiêu diệt gần hết. Ánh và một số ít bại tướng cùng nhau chạy trốn sang Tiêm La. Giữa đêm 9 rạng ngày 10 tháng 12 năm Giáp Thìn (1785), quân Tiêm La lọt vào vùng phục kích của quân Tây Sơn. Đại pháo của Tây Sơn bắn vào các thuyền chiến của quân Tiêm La, thủy binh từ các nhánh sông nhỏ ùa ra vây phủ. Toàn bộ chiến thuyền của quân Tiêm La bị đánh chìm. Tàn quân Tiêm La tháo chạy sang nước Chân Lập để vượt núi xuyên rừng trở về nước. Đội quân của Nguyễn Phúc Ánh bị tiêu diệt gần hết. Ánh và một số ít bại tướng cùng nhau chạy trốn sang Tiêm La. Mặt trận nầy có sách mô tả như sau: Đầu năm 1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Văn Huệ chỉ huy đưa thủy binh từ Qui Nhơn vào Mỹ Tho. Quân Tiêm La lúc đó chiếm đóng miền Tây Tiền giang và chuẩn bị tiến đánh căn cứ của quân Tây Sơn ở Mỹ Tho và Gia Định. Hằng ngày theo nước triều lên xuống, Huệ cho những toán thủy quân nhỏ theo dòng sông Mỹ Tho để tập kích doanh trại của quân Tiêm La nhầm mục đích khiêu khích và dụ địch ra khỏi căn cứ của chúng. Huệ chọn đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để phục kích quân Tiêm La. Đoạn sông nầy dài khoảng 6 cây số và rất rộng. Giữa sông có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông cây cỏ rậm rạp, phía Bắc là Đồng Tháp Mười mênh mông. Thủy binh của Huệ ẩn giấu sâu trong các nhánh sông Rạch Gầm, Xoài Mút và tản mác trên các nhánh sông nhỏ giữa những cù lao. Bộ binh và đại pháo của Huệ mai phục 2 bên bờ và trên các cù lao ở giữa sông. Giữa đêm 9 rạng ngày 10 tháng 12 năm Giáp Thìn (1785), quân Tiêm La lọt vào vùng phục kích của quân Tây Sơn. Đại pháo của Tây Sơn bắn vào các thuyền chiến của quân Tiêm La, thủy binh từ các nhánh sông nhỏ ùa ra vây phủ. Toàn bộ chiến thuyền của quân Tiêm La bị đánh chìm. Tàn quân Tiêm La tháo chạy sang nước Chân Lập để vượt núi xuyên rừng trở về nước. Đội quân của Nguyễn Phúc Ánh bị tiêu diệt gần hết. Ánh và một số ít bại tướng cùng nhau chạy trốn sang Tiêm La.

VSTK - 754


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Ất Tỵ, Cảnh Hưng năm thứ 46 (1785), sau khi Bùi Thế Đạt đƣợc gọi về Bắc, Phạm Ngô Cầu đƣợc họ Trịnh cử vào làm Trấn phủ Phú Xuân. Vua Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc đƣợc Nguyễn Hữu Chỉnh về theo cho nên từ lâu muốn tiến chiếm Phú Xuân nhƣng chƣa có cơ hội. Bính Ngọ, Cảnh Hưng năm thứ 47 (1786), Phạm Ngô Cầu sai thuộc hạ Nguyễn Phu Nhƣ vào dọ xét tình hình Tây Sơn. Nhƣ và Chỉnh trƣớc đây giao hảo tốt lành với nhau cho nên Nhƣ đem hết thực trạng suy đồi ở Thuận Hóa kể cho Chỉnh nghe: Phạm Ngô Cầu là kẻ tham lam, nhát sợ, chỉ biết lo buôn bán trục lợi còn ngoài Bắc thì loạn kiêu binh lộng hành. Ngƣời dân miền Bắc lại đang lâm vào nạn đói. Do đó, Nhạc quyết định đánh Phú Xuân, cử Huệ giữ chức tiết chế các quân thủy bộ, cho con rể của Nhạc là Vũ Văn Sĩ (tức Vũ Văn Nhậm) làm tả quân Đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm Hữu quân Đô đốc, Nguyễn Văn Lữ chỉ huy thủy binh hậu tập. Tháng 5, quân Tây Sơn qua đèo Ải Vân, tƣớng giữ đồn An Nông là Hoàng Nghĩa Hồ chết tại trận. Nguyễn Văn Huệ thừa thắng kéo quân thẳng ra Thuận Hóa. Phạm Ngô Cầu nghe tin quân Tây Sơn tới không biết phải đối phó cách nào liền để mặc cho phó tƣớng Hoàng Đình Thể cùng với hai con và tùy tƣớng Vũ Tá Kiên xong ra ngoài thành đối đầu với quân của Nguyễn Huệ. Hai con của Hoàng Đình Thể và Vũ Tá Kiên đều bị tử trận. Thể thua trận quay chạy trở vào thành nhƣng Phạm Ngô Cầu không mở cửa, không còn đƣờng thoát, Thể tự sát. Quân Tây Sơn tiếp tục công phá, Phạm Ngô Cầu phải mở cửa thành Phú Xuân ra hàng. Quân Tây Sơn xong vào thành chém giết thẳng tay, mấy vạn quân của họ Trịnh ở Phú Xuân chỉ thoát đƣợc vài ba trăm ngƣời rút chạy về phía Bắc sông Gianh. Các tƣớng của Trịnh-Lê giữ đồn Dinh Cát (Xã Ái tử, huyện Đăng Xƣơng), đồn Động Hải (nay là Đồng Hới, Quảng Bình) đều bỏ chạy về miền Bắc. Phạm Ngô Cầu bị đƣa về Qui Nhơn rồi bị giết chết. VSTK - 755


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 6, quân của Nguyễn Văn Huệ tạm dừng quân ở ranh giới sông Gianh. Nguyễn Hữu Chỉnh thừa thắng liền xúi giục Huệ nên dùng danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh để tiếp tục vƣợt sông Gianh, Bắc tiến. Huệ dụ dự nhƣng rồi nghe theo, sai Chỉnh đi trƣớc dẫn thủy binh ra cửa Việt (nay là Việt Yên ở huyện Đăng Xƣơng), vào cửa Đại An (nay là cửa Liêu ở huyện Đại An) tiến vào Nghệ An. Tƣớng giữ thành Nghệ An bỏ chạy. Quân Tây Sơn dễ dàng chiếm Nghệ An rồi tiếp tục chiếm Thanh Hóa, thu đƣợc rất nhiều quân lƣơng mà không gặp một sức kháng cự nào đáng kể của quân Trịnh. Huệ kéo thủy binh theo sau đến hội quân với Chỉnh ở bờ sông Vị Hoàng (thuộc Nam Định). Tƣớng giữ vùng sông Vị Hoàng là Đinh Tích Nhƣỡng chống cự không lại, bỏ chạy. Hay tin quân Tây Sơn đánh chiếm Thuận Hóa, Trịnh Khải sai Trịnh Tự Quyền đƣa quân ra giữ Nghệ An nhƣng đã trễ. Quân Trịnh bèn phải bố trí quân để bảo vệ Đông Đô, sai Trịnh Tự Quyền trấn giữ mặt Sơn Nam, Đinh Tích Nhƣỡng đem thủy binh áng ngữ cửa sông Lỗ Giang (tức sông Luộc ở giữa 2 huyện Tiên Lữ và Hƣng Nhân. Huyện Tiên Lữ nay thuộc huyện Phù Thiên, tỉnh Hƣng Yên và huyện Hƣng Nhân nay thuộc huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình). Huệ dùng kế dụ cho thủy binh của Nhƣỡng bắn hết đạn rồi lùa quân đánh úp. Quân của Trịnh Tƣ Quyền vỡ trƣớc. Đinh Tích Nhƣỡng cả sợ bỏ thuyền mà chạy, Trấn thủ Sơn Nam bỏ thành, thoát thân. Sơn Nam thất thủ. Bộ binh của tƣớng già Hoàng Phùng Cơ ở hồ Vạn Xuân (nay ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) và thủy binh ở Thủy Ái (ở huyện Thanh Trì) đều bị quân của Huệ đánh tan rồi tiến đến bến Tây Long. Quân Trịnh không còn ai muốn chiến đấu. Trịnh Khải phải tự mình mặt áo giáp trận ra ứng chiến. Binh sĩ dƣới quyền không còn chịu nghe theo lệnh chỉ huy của Khải, thế quân Tây Sơn quá hung hảng, Khải phải tháo lui, chạy trở vào thành, nhƣng Đông Đô đã bị quân Tây Sơn tràn ngập. Khải phải chạy trốn sang xã Hạ Lôi huyện Yên Lãng nhƣng bị tên Nguyễn Trang bội phản bắt, Khải dùng VSTK - 756


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

dao tự vẫn. Tên bội phản đem thi hài của Khải đến giao nạp. Huệ sai mặc mũ áo khâm liệm rồi đem chôn. Lý Trần Quán đào huyệt tự chôn sống để chết theo Trịnh Khải. Nguyễn Trang đƣợc Huệ ban chức tráng liệt hầu trấn thủ Sơn Tây. Dòng họ Trịnh kể nhƣ chấm dứt từ đây, nắm quyền 216 năm kể từ đời Trịnh Tùng (1570-1786) . Ngày 26 tháng 6 â.l năm Bính Ngọ, Cảnh Hưng năm thứ 47 (1786), Nguyễn Văn Huệ cùng với Nguyễn Hữu Chỉnh đến điện Vạn Thọ trong thành Đông Đô để gặp mặt Lê Hiển Tông. Huệ đối xử rất cung cách theo thứ bậc vua tôi, ôn tồn giải thích lý do Bắc tiến phù Lê diệt Trịnh của quân Tây Sơn. Lê Hiển Tông phong cho Huệ chức nguyên soái uy quốc công. Huệ tỏ ý bất mãn. Nguyễn Hữu Chỉnh biết đƣợc liền vào cung nói riêng cho Lê Hiển Tông biết. Hiển Tông phải đem con gái là Ngọc Hân gả cho Huệ. Vì quá lo âu, bệnh tình của Hiển Tông trở nặng rồi mất, ở ngôi vua bù nhìn 47 năm. Huệ mặc đồ tang trong khi chôn cất Lê Hiển Tông. Có ngƣời thấy thế cƣời lén chế ngạo bị Huệ ra lệnh chém đầu thị uy. Với sự đồng ý và chấp thuận của Huệ, Lê Duy Kỳ đƣợc nối nghiệp tức là Lê Chiêu Thống. Vì sợ không thể kiềm chế đƣợc Huệ, Nguyễn Văn Nhạc vội vã ra Đông Đô, giả trá nói là đi theo để tiếp ứng cho Huệ. Nghe tin Nhạc ra Đông Đô, dân chúng và quan quân miền Bắc náo động nhƣng Nhạc chỉ ở lại vài ngày rồi cùng với Huệ thu đoạt hết châu báu trong kho, rút quân về Nam, để Nguyễn Hữu Chỉnh cùng với Nguyễn Văn Duệ trấn giữ Nghệ An, Võ Chiêu Viễn đóng ở đồn Hà Trung, Võ Văn Nhậm đóng ở đồn Động Hải. Huệ chỉ thị riêng cho Nguyễn Văn Duệ và Võ Văn Nhậm cần lƣu ý theo dõi mọi hành động của Chỉnh vì theo Huệ thì Chỉnh là một kẻ gian hùng nham hiểm, không trung tín và đầy tham vọng. Ở lại Nghệ An, hiểu rằng Nguyễn Văn Huệ không dung nạp mình, Chỉnh lo tụ tập quân binh địa phƣơng, có ý biến Nghệ An thành một lãnh địa riêng. Trong khi ấy, tại Đông Đô, tàn dƣ của họ Trịnh lại trổi dậy tranh nhau ngôi lãnh VSTK - 757


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

chúa còn bỏ trống sau cái chết của Trịnh Khải. Triều thần Lê Chiêu Thống hèn kém, ép Lê Chiêu Thống lập con của Trịnh Giang là Trịnh Bồng làm nguyên soái Án Đô vƣơng, nhƣng Bồng kém tài, mọi việc đều giao cho Đinh Tích Nhƣỡng quyết đoán. Đám quan thần lợi dụng thời cơ tranh nhau xu phụ chạy theo Nhƣỡng làm nhiều điều ngang ngƣợc, cƣớp bóc không còn biết sợ ai; Nhƣỡng lại có thêm Hoàng Phùng Cơ từ Sơn Tây về hùa theo và kể từ đó phe nhóm của Trịnh Bồng bắt đầu thu đoạt hết quyền lực của Lê Chiêu Thống. Dân chúng thất vọng. Lê Chiêu Thống bị cô lập, bí mật cho ngƣời vào Nghệ An cầu cứu với Nguyễn Hữu Chỉnh. Tháng 11, năm Bính Ngọ (1780), Chỉnh đƣa hơn 10,000 quân phù Lê diệt Trịnh từ Nghệ An ra đến Đông Đô. Trịnh Bồng bỏ chạy sang Kinh Bắc; Đinh Tích Nhƣỡng chạy về Hàm Giang cố thủ; Hoàng Phùng Cơ cũng lui về vùng Sơn Tây. Lê Chiêu Thống liền trao cho Chỉnh chức Bình chƣơng quân quốc trọng sự Đại Tƣ Đồ, tƣớc Bằng Trung công. Bộ hạ tùy thuộc của Chỉnh lần lƣợt tụ tập về Đông Đô, thanh thế của Chỉnh trở nên lừng lẫy. Sau khi từ Đông Đô về, Nguyễn Văn Nhạc tự xƣng vua (hoàng đế) gọi là Trung Ƣơng hoàng đế, đóng ở Qui Nhơn; phong cho Nguyễn Văn Huệ làm Bắc Bình vƣơng, vƣơng phủ của Huệ đóng ở Thuận Hóa, giữ từ Quảng Nam trở ra Bắc; phong cho Nguyễn Văn Lữ làm Đông Định vƣơng, giữ Gia Định. Nguyễn Văn Nhạc đắc chí, càng ngày càng trở nên hung bạo, thối nát, giết hại bừa bãi công thần, sàm sở dâm loạn với em dâu của mình khiến cho Nguyễn Văn Huệ tức giận. Tiền của châu báu thâu đoạt từ vƣơng phủ của họ Trịnh không đƣợc phân chia đồng đều giữa anh em Tây Sơn tạo thành sự hận cừu hiềm khích khiến Huệ phải dùng lời thậm tệ để rao truyền bêu xấu và kể tội ác của Nhạc rồi đem quân bao vây đánh thành Qui Nhơn đến mức Nhạc phải lấy tình cốt nhục anh em để xin Huệ lui binh. Từ đó Nhạc và Huệ chỉ lo để tâm phòng thủ lẫn nhau, không còn rảnh để phòng bị mặt phía Nam. VSTK - 758


QUYỂN III

NGUYỄN - TÂY SƠN PHÂN TRANH CHƢƠNG XXI

NGUYỄN HỮU CHỈNH - LÊ DUY KY Niên hiệu: Chiêu Thống (1787-1788) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Nguyễn Hữu Chỉnh đánh đuổi họ Trịnh đi rồi, Lê Duy Kỳ phong cho chức Đại tƣ đồ Bằng Trung Công. Từ đó Chỉnh một mình điều khiển guồng máy chính quyền miền Bắc khiến họ Lê bất mãn. Ở trong Nam, sau khi anh em Tây Sơn đã tạm dàn xếp giảng hòa với nhau rồi, Nguyễn Văn Huệ ở Phú Xuân nghe theo lời báo cáo thù nghịch của Vũ Văn Nhậm cho rằng Nguyễn Hữu Chỉnh lẫy lừng, vƣợt quyền ở đất Bắc. Huệ liền cho ngƣời ra gọi Hữu Chỉnh nhƣng Chỉnh biết đƣợc ý định của Huệ muốn loại trừ mình cho nên từ chối không về theo lệnh gọi của Huệ viện cớ miền Bắc giặc giã chƣa yên. Huệ tức giận, sai Vũ Văn Nhậm đƣa quân thủy, bộ kéo ra chiếm giữ đất Nghệ An. Cho tới lúc nầy, Lê Chiêu Thống vẫn không nắm rõ đƣợc tình hình chuyển biến bên ngoài Đông Đô, sai Trần Công Sạn đến gặp Nguyễn Văn Huệ để đòi lại Nghệ An. Khi Trần Công Sạn đến nơi, thì quân binh của Vũ Văn Nhậm đang trên đƣờng tiến quân ra Bắc. Huệ xem thƣ đòi đất của Lê Chiêu Thống, giận dữ, cho rằng Lê Chiêu Thống vong ân bội nghĩa, ra lệnh bắt giam Trần Công Sạn nhƣng nhờ có Ngọc Hân can thiệp cho nên Huệ cho Sạn đƣợc trở về Bắc nhƣng Huệ lại bí mật cho ngƣời đục đắm thuyền của Sạn ngoài biển khơi, giết hết đoàn sứ giả của Lê Chiêu Thống. Đinh Mùi, Chiêu Thống năm thứ 1, tháng 11 âl (1787), quân của Vũ Văn Nhậm và Ngô Văn Sở đánh quân của Nguyễn Hữu Chỉnh, vây phá Thổ Sơn, giết đƣợc tƣớng trấn thủ Thanh Hóa là Nguyễn Duật rồi thẳng tiến đến bến Gián (nay thuộc Ninh Bình). VSTK - 759


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Nguyễn Hữu Chỉnh phải gom góp hết quân tinh nhuệ giao cho tƣớng Nguyễn Văn Thái thống lãnh để đón chận quân của Vũ Văn Nhậm nhƣng bị thua, Thái bị giết tại trận, quân của Nhậm tiến đến vùng sông Thanh Quyết ở huyện Gia Viễn. Đông Đô nhốn nháo, kinh hoàng. Hữu Chỉnh đích thân đốc xuất hơn 30,000 quân binh với hơn 50 thuyền chiến và đại pháo đón chận quân của Nhậm ở bờ phía Bắc sông Thanh Quyết. Quân Nhậm đánh bất ngờ vào lúc đêm tối, đoàn chiến thuyền của Hữu Chỉnh do tƣớng Hữu Du chỉ huy tan rã. Chỉnh và Du phải lui về giữ vùng Châu Kiều (thuộc địa phận xã Châu Cầu, huyện Kim Bảng) nhƣng quân binh của Chỉnh đã mất tinh thần chiến đấu, chƣa gặp địch đã lo tháo chạy, giày đạp lên nhau mà chết. Chỉnh và Du chỉ còn đủ thời gian đem vài trăm quân chạy về Đông Đô. Tháng 12, Nguyễn Hữu Chỉnh ra lệnh toàn quân thuộc quyền di tản khỏi Đông Đô. Lê Duy Kỳ (tức Lê Chiêu Thống) muốn về Thanh Hoa nhƣng cuối cùng phải đi theo Nguyễn Hữu Chỉnh chạy sang Kinh Bắc, sai Lê Quýnh cùng với hơn 30 ngƣời trong hàng tôn thất đƣa mẹ và vợ con lánh trốn lên Cao Bằng. Chỉnh lập bản doanh ở vùng núi Mục Sơn (xã Mục Sơn) huyện Yên Thế (nay thuộc Bắc Giang) để chống trả với quân của Vũ Văn Nhậm. Sau khi vào Đông Đô tàn sát, đốt phá, Vũ Văn Nhậm sai tƣớng Nguyễn Văn Hòa đem binh lên đánh, giết Nguyễn Hữu Du tại trận, bắt sống Nguyễn Hữu Chỉnh. Bại tƣớng Dƣơng Đình Tuấn cùng một nhóm tàn binh hộ tống Lê Chiêu Thống chạy sang vùng huyện Bảo Lộc (nay là huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Vũ Văn Nhậm đem Nguyễn Hữu Chỉnh về Đông Đô rồi dùng dây cột tay chân của Chỉnh cho 4 bành voi, thúc voi kéo dây xé tan xác Chỉnh. Khi Nguyễn Văn Huệ sai Nhậm ra đánh Chỉnh thì đã từ lâu nghi ngờ Văn Nhậm 2 lòng vì Nhậm là con rể của Nguyễn Văn Nhạc. Huệ cũng có ý muốn loại trừ cả hai bằng cách cho Nhậm và Chỉnh chém giết nhau và Huệ sẽ chính tay mình thanh toán kẻ còn lại. Huệ đã cho thuộc hạ trung tín của mình là tƣớng Ngô Văn Sở phụ tá để theo dõi mọi VSTK - 760


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

hành vi của Nhậm. Sau khi giết Chỉnh, Nhậm bàn nghị với Sở đƣa Lê Duy Cẩn lên ngôi vua bù nhìn để thu phục lòng ngƣời dân miền Bắc, Sở không đồng ý nhƣng Nhậm không đếm xỉa gì tới ý kiến của Sở, cứ tự động thực hiện ý định đƣa Lê Duy Cẩn lên làm giám quốc. Sở vốn đã ghét Nhậm từ lâu cho nên mật báo cho Nguyễn Văn Huệ, vu cáo cho Nhậm là có ý muốn làm lãnh chúa miền Bắc. Nguyễn Văn Huệ liền tự mình đốc xuất quân binh tiến nhanh ra Đông Đô, đến nơi vào lúc đêm khuya, bắt Vũ Văn Nhậm giết đi rồi truyền lệnh gọi các quan văn võ triều đình nhà Hậu Lê bù nhìn vào nghe lệnh cắt đặt của Huệ, đặt các quan lục bộ, và quan trấn thủ, vẫn giữ Lê Duy Cẩn làm giám quốc bù nhìn, dùng Ngô Văn Sở làm đại tƣ mã quản lãnh quân sự , kiêm trấn thủ Đông Đô. Mậu Thân, Chiêu Thống năm thứ 2 (1788) tháng 5 â.l, sau khi cắt đặt, chỉnh đốn xong mọi việc, Huệ rút quân về Nam. Lê Chiêu Thống từ khi chạy về Bảo Lộc, thân phận long đong, xuống Đông lên Bắc, nay ở Hải Dƣơng, mai ở Sơn Nam cùng với một số tôi thần trung nghĩa lo việc khôi phục cho nhà Hậu Lê, hào kiệt, quân binh đi theo cũng nhiều nhƣng toàn là những kẻ không quen trận mạc chiến chinh cho nên khi đụng trận với quân Tây Sơn thiện chiến thì bị tan vỡ ngay, lại thêm phản thần Đinh Tích Nhƣỡng thừa cơ vây đánh ở Chí Linh khiến thế lực của họ Lê một ngày một yếu kém. Bấy giờ quân binh tan tát khắp nơi, Lê Chiêu Thống phải dùng đƣờng bộ chạy ra huyện Kim Bảng ở Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Nam), rồi trốn ra Kinh Bắc, lập doanh trại phòng thủ ở Lạng Giang. Tháng 7, mẹ của Lê Chiêu Thống từ Cao Bằng mang con nối nghiệp của Chiêu Thống vƣợt biên giới sang Long Châu trên lãnh thổ của Trung Quốc rồi đến kêu gào khóc lóc với tổng đốc Quảng Đông-Quảng Tây là Tôn Sĩ Nghị để xin cứu viện cho Lê Chiêu Thống đang long đong ở Lạng Giang. Tôn Sĩ Nghị tâu trình lên vua nhà Thanh Càn Long và đề nghị nên lấy cớ phù Lê diệt Tây Sơn để tái chiếm Đại Việt

VSTK - 761


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

vì Sĩ Nghị cho rằng Đại Việt vốn là lãnh thổ An Nam của Trung Quốc. Vua nhà Thanh nghe theo. Tháng 10, vua nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị khởi phát quân binh từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam xăm lăng Đại Việt dƣới chiêu bài phù Lê diệt Tây Sơn. Quân Thanh chia làm 3 đạo: -Tổng binh Vân Nam, Quý Châu họ Ô tiến chiếm mạn Tuyên Quang; -Tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống tiến chiếm Cao Bằng; -Tôn Sĩ Nghị và đề đốc Hứa Thế Hanh vƣợt trấn Nam Quan (nay là mục Nam Quan) chiếm đóng vùng Lạng Sơn Tƣớng của Tây Sơn là Phan Khải Đức trấn thủ Lạng Sơn đầu hàng giặc. Sĩ Nghị tiến quân đến Kinh Bắc (gồm Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay). Ngô Văn Sở sai tƣớng chận giữ lƣu vực Xƣơng Giang (tức sông Thƣơng) cùng sai tƣớng Phan Văn Lân đƣa hơn 10,000 quân thiện chiến từ Đông Đô lên đóng ở Thị Cầu. Sĩ Nghị dùng cách đánh bất ngờ tấn công quân của Phan Văn Lân từ phía thƣợng lƣu sông Nguyệt Đức (tức sông Cà Lồ), vƣợt qua sông, đánh cƣớp doanh trại Thị Cầu (thuộc huyện Vũ Giàng, Bắc Ninh), quân Tây Sơn tan vỡ, Phan Văn Lân rút chạy về Đông Đô. Quân Thanh tiến đến bờ phía Bắc sông Nhị. Vì e sợ lòng ngƣời dân miền Bắc vẫn còn hƣớng về nhà Hậu Lê với danh nghĩa man trá phù Lê diệt Tây Sơn của giặc ngoại xâm nhà Thanh, Ngô Văn Sở theo lời cố vấn của Ngô Thời Nhậm, rút quân thủy bộ rời khỏi Đông Đô về đóng giữ, lập phòng tuyến ở đèo Ba Dội (nay là núi Tam Điệp nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa), cho thủy binh áng ngữ hải phận Biện Sơn, rồi cho ngƣời về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Văn Huệ. Tôn Sĩ Nghị kéo quân đến Kinh Bắc, Lê Chiêu Thống đem trâu bò, rƣợu bánh đến đón rƣớc và khao thƣởng quân ngoại nhập rồi cùng theo quân xâm lƣợc nhà Thanh về Đông Đô.

VSTK - 762


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

Sĩ Nghị làm cầu phao ngang sông ở bến Bồ Đề để chuyển quân sang sông, đặt bản doanh tƣớng soái ở Tây Long (còn gọi là Tây Luông) cạnh bờ sông, dựng đồn, đóng trại, khí thế rất mạnh. Tháng 11, Tôn Sĩ Nghị sách phong Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc vƣơng nhƣng bắt phải dùng niên hiệu Càn Long của vua nhà Thanh và ở dƣới quyền giám sát của tƣớng Tôn Sĩ Nghị quyền uy hống hách; các việc quân sự, quốc phòng, cai trị đều do tƣớng nhà Thanh quyết định, triều đình của Lê Chiêu Thống chỉ là một triều đình con rối, ăn không ngồi rồi, chỉ lo việc tri ân, báo oán, giết hại những ngƣời trƣớc đây đã đi theo Tây Sơn. Lê Chiêu Thống thì hẹp hòi, khắt nghiệt, giết hại một cách man rợ những ngƣời trong họ tôn thất có liên hệ với Tây Sơn; ra lệnh tịch thu vơ vét lúa thóc, lƣơng thực của ngƣời dân miền Bắc để nuôi quân ngoại nhập. Chiêu Thống cũng khẩn cầu Tôn Sĩ Nghị thừa thắng đƣa quân tiến chiếm Thanh Hóa, Nghệ An nhƣng tƣớng Tôn Sĩ Nghị đang thụ hƣởng thành quả của chiến thắng hiện tại, cùng với sự hầu hạ lân la của thái hậu mẹ của Chiêu Thống, Sĩ Nghị không nghe theo lời khẩn cầu của Lê Chiêu Thống. Quân xâm lƣợc lại mặc tình hống hách ngang ngƣợc, cƣớp phá, hãm hiếp, nhũng nhiễu khắp nơi, dân tình thất vọng, chán nản, ngờ vực, chia rẽ, mất hết niềm tin vào nhóm triều đình bù nhìn nhà Hậu Lê tàn dƣ do Lê Chiêu Thống cầm đầu. Đƣợc tin quân Thanh đã vào chiếm đóng Đông Đô, Bắc Bình vƣơng Nguyễn Văn Huệ liền hội các tƣớng sĩ bàn định việc Bắc tiến đánh đuổi giặc. Lê Chiêu Thống đã thần phục ngƣời Tàu, nhà Hậu Lê trên thực tế coi nhƣ chấm dứt, nƣớc Đại Việt hiện nay không có vua, quần thần đề nghị Bắc Bình vƣơng nên tuyên xƣng lên ngôi vua để an lòng dân chúng trƣớc khi khởi binh. *

VSTK - 763


Vua Quang Trung Nguyễn Văn Huệ

1 2 3 4 5 6

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

(Có thể đây là hình vẽ của vua giả Quang Trung do Phạm Công Trị đóng vai để thay thế vua Quang Trung thật sang triều cống vua nhà Thanh. Tuy nhiên về nhân vật đóng vai Quang Trung giả thì sử sách cũ viết rất mù mờ. Có một điều chắc chắn là vua giả Quang Trung nhất định phải có hình dạng giống với vua Quang Trung thật mới có thể qua mặt quân giặc một cách ngoạn mục mà còn cho hậu thế thấy rõ được Quang Trung Nguyễn Văn Huệ là một người võ dũng, đa mưu, túc trí.)

Ngày 25 tháng 11 â.l năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Văn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng đế ở núi Bàn Sơn (địa phận xã An Cựu, huyện Hƣơng Trà, Phú Xuân), lấy niên hiệu là h Quang Trung năm thứ 1 rồi đích thân thống lĩnh đại binh thủy bộ vƣợt sông Gianh ra Bắc, lấy quân thêm ở Nghệ An và Thanh Hóa, tổng số đƣợc 100,000 ngƣời và hàng trăm voi trận. Sau 10 ngày nghỉ ngơi và điểm duyệt quân binh ở Nghệ An, vua Quang Trung kéo quân ra Bắc, hội quân với Ngô Văn Sở ở vùng núi Tam Điệp. Ngô văn Sở cùng các tùy tƣớng đều ra nhận trách nhiệm và chịu tội về việc rời bỏ Đông Đô nhƣng đƣợc Quang Trung an ủi, không bắt tội. Quang Trung cho quân binh ăn tết Nguyên Đáng Kỷ Dậu trƣớc để đêm 30 tháng 12 â.l năm Mậu Thân thì tổng tấn công, dự trù trong vòng 7 ngày sẽ vào thành Đông Đô mở tiệc mừng Xuân và mừng chiến thắng. Đêm 30, đoàn quân giải phóng Đông Đô tiến quân ra Bắc: -Tuyến quân thứ nhất do Quang Trung thống lãnh, có tƣớng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân phụ tá và chỉ huy quân tiền phong tấn công mặt phía Nam thành Đông Đô. VSTK - 764


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

-Tuyến quân thứ hai là đoàn chiến thuyền hải quân do đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy từ cửa sông Lục Đầu tiến vào để tấn công quân Thanh ở mặt Hải Dƣơng và tiếp ứng cho mặt phía Đông. - Tuyến quân thứ ba do đô đốc Lộc chỉ huy tổng hợp 3 binh chủng bộ binh, kỵ binh, thủy binh tiến đánh mặt Yên Thế. -Tuyến quân thứ tƣ gồm có tƣợng binh, kỵ binh và pháo binh do đô đốc Bảo chỉ huy đi đƣờng núi ra đánh phía Tây Nam đồn Ngọc Hồi để tiến vào mặt Nam thành Đông Đô hợp với quân của Quang Trung. -Tuyến thứ năm gồm có tƣợng binh, kỵ binh và bộ binh do đô đốc Long chỉ huy cũng theo đƣờng núi hƣớng thẳng Đông Đô. Đại quân của Quang Trung tiến quân ồ ạt nhƣng quân Tàu ở các tiền đồn bảo vệ Đông Đô nhƣ Hà Hồi (nay thuộc xã Hà Hồi, huyện Thƣờng Tín, tỉnh Hà Tây) và Ngọc Hồi (thuộc huyện Thanh Trì, nay là thôn Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vẫn chƣa hay biết vì Ngô Văn Sở đã cho quân đóng nút chận từ núi Tam Điệp ra đến cửa biển, chận giữ hết các đƣờng giao thông, bƣng bít hết mọi tin tức. Kỷ Dậu, Quang Trung năm thứ 2 (1789), ngày mồng 3 tháng Giêng, vào lúc nửa đêm quân Tây Sơn vây hãm đồn Hà Hồi, quân Thanh trong đồn cả sợ, không còn tinh thần chiến đấu vội vàng quy hàng tất cả để khỏi bị giết. Ngày kế tiếp, quân Tây Sơn tiến quân công phá đồn Ngọc Hồi. Tƣớng giặc Hứa Thế Hanh đốc xuất quân trong thành dùng súng bắn trả chống cự rất dũng mãnh. Ngày mồng 5 tháng Giêng, quân Tây Sơn dùng ván bó rơm, cỏ tẩm nƣớc để bao che cho đội quân xung kích xong vào, vua Quang Trung tự mình ngồi trên mình voi đốc chiến, kẻ trƣớc ngã, ngƣời sau nối tiếp liều sức giết địch, phá thành, rồi đoàn quân thiện chiến tinh nhuệ cùng với voi, ngựa trận tiến lùa theo sau. Các chiến lũy của quân Thanh lần lƣợt bị phá vỡ, quân Thanh hỗn loạn lo chạy thoát thân nhƣng cũng vẫn bị đón giết, thây xác la liệt khắp nơi. Tƣớng nhà Thanh là đề đốc Hứa Thế Hanh, tiên phong Trƣơng Sĩ VSTK - 765


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Long, và tả dực Thƣợng Duy Thăng đều bị giết ngay tại mặt trận Ngọc Hồi. Tuyến quân Tây Sơn thứ 5 do đô đốc Long chỉ huy tiến đánh đồn Khƣơng Thƣợng ở huyện Yên Mô (nay thuộc Ninh Bình). Voi trận phối hợp với bộ binh phá vỡ đồn, tƣớng Tàu Sầm Nghi Đống phải tự tử tại chiến lũy trận ở đồi Loa Sơn (còn đƣợc gọi là gò Đống Đa), hàng chục ngàn quân Thanh bị giết chết ngổn ngang. Quân Tây Sơn thừa thắng tiến ào ạt về Đông Đô, uy hiếp bản doanh Tây Long của Tôn Sĩ Nghị. Tôn Sĩ Nghị nửa đêm đƣợc cấp báo kinh sợ cực độ, ngƣời không kịp mặc giáp, ngựa không kịp thắng yên, đem theo mấy tên quân kỵ hộ vệ vƣợt cầu phao chạy về hƣớng Bắc. Nghe tin quân Tây Sơn đã tới, quân Thanh ở các trại nhƣ rắn mất đầu, đội ngũ trở thành hỗn loạn, nhốn nháo, chèn đạp lên nhau chạy trốn, tranh nhau sang cầu khiến cầu phao bị đứt, rơi xuống sông chết đuối, thây chết đầy sông Nhị Hà. Tàn binh của quân Thanh rút chạy về phía Bắc lại gặp phải phục binh của đô đốc Lộc, đô đốc Tuyết chận đánh và tiêu diệt. Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả cờ sắc, ấn tín để chạy thoát về Trung Quốc. Lê Chiêu Thống cùng với mẹ và một nhóm cận thần cũng chạy theo họ Tôn . Đạo quân Vân Nam và Quí Châu của nhà Thanh ở vùng Sơn Tây hay tin đoàn quân của Tôn Sĩ Nghị đã bị đánh bại, cũng vội vã rút quân chạy về đất Trung Quốc. Đoàn quân của vua Quang Trung giải phóng hoàn toàn miền Bắc chỉ trong vòng 42 ngày gồm có 35 ngày chuẩn bị và 7 ngày tổng tấn công, với một lực lƣợng quân sự chỉ bằng 1/ 2 lực lƣợng của quân giặc xâm lƣợc. Ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung cùng với đại binh kéo vào Đông Đô chiêu an dân chúng, đối xử khoan hồng với các quân Thanh tự động ra đầu thú; thu đƣợc cờ sắc, ấn triện, thƣ tín, công văn của Tôn Sĩ Nghị vứt bỏ lại trong đó có mật thƣ của vua nhà Thanh Càn Long bộc lộ rõ rệt âm mƣu xâm lƣợc Đại Việt của quân xâm lƣợc phƣơng Bắc. VSTK - 766


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Biết rõ tham vọng của quân Thanh, vua Quang Trung liền bảo Ngô Thời Nhậm dùng lời lẽ ngoại giao khôn khéo, sai sứ mang thƣ sang cho triều đình nhà Thanh cầu hòa, đồng thời cũng sai đem những quan quân của nhà Thanh đã bắt đƣợc cho tập trung vào một chỗ có nơi ăn chốn ở tƣơm tất, đợi ngày đƣợc trao trả về nƣớc. Sau khi đã xếp đặt xong mọi việc, Quang Trung đem quân về Phú Xuân, giao miền Bắc cho Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thời Nhiệm trông coi việc cai trị. Vua Càn Long nhà Thanh hay tin Tôn sĩ Nghị thất bại liền cử tƣớng Phúc Khang An tuần tra tình hình quân sự ở 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây để chuẩn bị trở qua xăm lăng Đại Việt. Phúc Khang An đến phủ Thái Bình thuộc Quảng Tây, nghe thấy uy danh của lực lƣợng Tây Sơn cho nên e ngại, có ý muốn cầu hòa, sai ngƣời sang dụ bảo vua Quang Trung nên thần phục triều đình nhà Thanh. Quang Trung sai Ngô Sĩ Tham thảo văn hàm gửi cho Càn Long qua trung gian của Phúc An Khang trong đó có đoạn nêu rõ rằng vua nhà Thanh đã quá ấu trĩ nghe lời sàm tấu của Tôn Sĩ Nghị, để cho y thống lãnh cầm quân xâm lăng Đại Việt mà không biết rằng họ Tôn vì có liên hệ tình cảm mật thiết với mẹ của Lê Chiêu Thống, nghe lời ngƣời đàn bà nầy xúi bẩy để nhờ tay Sĩ Nghị lấy lại ngôi vua bù nhìn cho con trai. Kèm theo văn hàm ngoại giao, Quang Trung cũng gửi theo vàng bạc châu báu đút lót, hối lộ cho Phúc Khang An, dụ họ Phúc dàn xếp chấm dứt việc binh lửa giữa 2 nƣớc đồng thời Quang Trung cũng sai ngƣời cháu là Nguyễn Quang Hiển và Vũ Huy Tấn đem đồ vật cống phẩm sang triều đình trung ƣơng của nhà Thanh để cầu hòa và yêu cầu đƣợc công nhận ngoại giao. Phúc Khang An đã ăn nhiều của đút lót, e dè khi phải đối đầu với quân Tây Sơn cho nên đã gởi sớ tâu về triều đình trung ƣơng đề đạt, xin vua nhà Thanh bãi bỏ ý định tiến binh đánh phục thù và nên công nhận chính quyền của vua Quang Trung. Các quan ở nơi triều nhà Thanh đƣợc sứ giả của Đại Việt đút lót hối lộ cũng đồng tình nói tốt thêm và ca ngợi VSTK - 767


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

vua Quang Trung. Vua nhà Thanh nghe theo, sai sứ sang phong cho vua Quang Trung làm An Nam quốc vƣơng nhƣng buộc quốc vƣơng An Nam phải sang chầu và lập miếu thờ cúng tƣớng của nhà Thanh tử trận Hứa Thế Hanh và nhiều tƣớng khác. Vua Quang Trung tạm thời chấp nhận các điều kiện của vua Thanh đòi hỏi, nhƣng lại cho triều thần Phạm Công Trị giả dạng Quang Trung để sang trình diện vua nhà Thanh. Vua giả Quang Trung đƣợc vua nhà Thanh đón tiếp ân cần và chiêu đãi trọng vọng. Đến lúc về nƣớc, vua giả Quang Trung lại đƣợc ban cho một bức ảnh vẽ chân dung của Càn Long, ân lễ rất hậu. Lê Chiêu Thống và đám tùy quan lƣu vong thì tìm dịp để thúc hối Phúc An Khang xin vua nhà Thanh đem quân chinh phạt Tây Sơn. Tuy nhiên, vì mọi việc giữa Đại Việt và triều đình nhà Thanh đã đƣợc dàn xếp ổn thỏa qua trung gian của Phúc Khang An cho nên họ Phúc phải tìm cách ngăn chặn sự khuấy động của đám Hậu Lê tàn dƣ bằng cách tấu trình với vua Thanh rằng Lê Chiêu Thống đã yên phận sống trên đất Trung Quốc, theo phong tục tập quán của ngƣời Hoa, không còn muốn quay trở về nƣớc Đại Việt nữa. Vua nhà Thanh tin theo, cho gọi Lê Chiêu Thống và thuộc hạ đến cho cƣ trú ở Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) và cho hƣởng bổng lộc của triều đình nhà Thanh. Tân Hợi, Quang Trung năm thứ 4 (1791), Lê Chiêu Thống và nhóm lƣu vong vẫn cứ tiếp tục nài nỉ xin giúp đỡ để trở về tái chiếm Đại Việt khiến triều đình nhà Thanh phải tìm cách phân rẽ tay chân bộ hạ của Lê Chiêu Thống mỗi ngƣời một nơi chỉ còn lƣu lại Phạm Đình Thiện và Đinh Nhạ Hành cùng với Chiêu Thống ở Yên Kinh. Lê Chiêu Thống vẫn cố tìm gặp Càn Long để xin cho các thuộc hạ đƣợc ở lại Yên Kinh nhƣng bị tên lính giữ vƣờn của Càn Long hỗn láo ngăn chận không cho gặp lại còn gọi đồng bọn đánh trọng thƣơng và bắt giữ ngƣời hầu cận của Lê Chiêu Thống tên là Nguyễn Văn Quyên. Sau khi đƣợc thả ra, Văn Quyên vì mang thƣơng tật mà chết. Từ đó Lê Chiêu Thống sống lây lất, cô đơn và u hoài quê hƣơng, không còn thiết tha gì đến việc xin ngƣời nhà Thanh trợ giúp nữa. VSTK - 768


1 2 3 4 5

Nhâm Tý, Quang Trung năm thứ 5 (1792), tháng 5 â.l, con trai nối nghiệp của Chiêu Thống chết vì bệnh đậu mùa. Năm Quý Sửu, Cảnh Thịnh năm thứ 1 (1793), Lê Chiêu Thống trở bệnh nặng chết, thọ 28 tuổi, nhà Hậu Lê tuyệt dứt.

VSTK - 769


ĐẠI PHÁ QUAN BINH XÂM LƢỢCC MÃN THANH NĂM 1789

VSTK - 770


Đại phá quân quân xâm lƣợc Mãn Thanh năm 1789

VSTK - 771


Lãnh thổ Chân Lập Lãnh thổ Ai Lao

VSTK - 772


Ấn đời vua Quang Trung Nguyễn Văn Huệ Và Trống dồng thời Tây Sơn

VSTK - 773


Một cảnh của Thăng Long thế kỷ thứ XVII

(Tranh vẽ thế kỷ XVII trong “Description du Royaume de Tonkin” của S.Baron, R.I/ 1914 )

Bút tích của vua Quang Trung

Chiếu viết bằng chữ Nôm gởi cho Nguyễn Thiệp (La Sơn phu tử)

VSTK - 774


Luyện tập võ nghệ (Tranh vẽ thế kỷ 17 trong sách Ký Sự về triều đình miền Bắc/ Description du Royaume de Tonkin của S.Baron, R.I/1914)

Súng đại pháo thời Trịnh Cương-Lê Dụ Tông (1706-1729)

Chi tiết trên lưng khẩu đại pháo ghi niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712), tức thời Trịnh Cương – Lê Dụ Tông

VSTK - 775


Một cuộc di hành rong chơi của vua chúa thời Hậu Lê (Description du Royaume de Tonkin, S. Baron, R.I/ 1914)

Tranh vẽ cảng Hội An (trong “Hành Trình vào miền Nam vào những năm 1792 & 1793: A Voyage to Cochinchina in the years 1792 & 1793 của J.Barrow, London”)

VSTK - 776


Triều phục của quan lại ngày xưa chịu ảnh hưởng và theo kiểu mẫu của triều phục Trung Hoa.

Lính chiến Việt Nam ngày xưa. (Ảnh trích đăng từ Tour du Monde 1878)

(Ảnh trích từ Tour du Monde 1878)

VSTK - 777


Một loại thuyền chiến của nước Đại Nam

VSTK - 778


Hiện nay trong Hàn Các Anh Hoa còn chép một bài Chiếu Lên Ngôi của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn, nguyên văn nhƣ sau: 即位詔 朕惟五帝易姓而受命,三王乘時而啟運。道有遷苐時惟變通聖人奉若天道以君國子 民其義一也。我越自丁黎李陳肇建有國,以至于今,聖作明興不是一姓,然而廢興 修短,期運寔天所授,非夫人之所能為也。 向者黎家失柄,鄭氏與舊阮分彊二百餘年,綱疇紊亂共主徒擁虛噐私家自私封植, 天經地維一墜而不振未有甚於此時也。加之近歲以來南北構兵已墜塗炭。 朕以西山布衣不階尺土,初無黃屋之志,因人心厭亂欲得明主以濟世安民,於是集 合義旅藍蓽以啟山林,左右皇大兄馳驅戎焉,肇我邦于西土,南定暹羅,高綿之屬 遂克富春取昇龍本欲掃除亂畧,捄民於水火中,然後還國黎氏,歸地大兄,逍遙繡 裳赤舄之逰,觀兩地之驩虞而已。 而世故推移更不得如所志,朕再植黎氏黎嗣君失守社稷,去國奔亡,北河士民,不 以黎之宗姓為歸繄朕是頼大兄義倦于勤願守歸仁一府,降稱西王,南服數千里之地 盡屬于朕。 朕自惟涼薄才德不逮古人而土地如此其廣人民如此其眾靜統攝凜乎若杇索之御六馬 乃者文武將士內外臣僚咸願朕早正位號以係屬人心上章勸進至于再三金表推尊不謀 同辭夫以神器至重。 天位惟艱,朕誠慮不克堪,而四海億兆環歸于朕一人。玆乃天意夫豈人事,朕應天 順人,不可牢執遜讓以今年十一月二十二日即天子位,紀年為光中元年。咨爾百姓 萬民惟皇極之敷言,是訓是行仁義中正。 人道之大端,朕今與民更始奉前聖之明謨以治教天下。 於戲,天佑下民作之君作之師惟其克相上帝寵綏四方。朕撫有天下,將與偕之大道 納之春臺。爾臣庶各安職業,無蹈匪彝。有官者興濟之風,為氓者囿熙熙之俗。治 教興行,躋于至順以換五帝三王之盛,衍宗社無彊之休,顧不韙哉。 一十三道各處地方今年冬務租庸調赦十分之五其經被兵火彫殘聽分知宦勘寔盡行蠲免 一舊朝臣民或綠事玷累經被重論除大逆不道等罪其餘一皆寬赦。 一百神淫祠革去祀典其天神與忠神孝子義婦經累朝褒封者亦賜登秩。 一舊朝文武員弁或由從亡逃避並聽回鄉貫其不願仕進者,聽行所志。 一南河北民間衣服並許從俗,惟朝衣朝冠一遵新製。 1

Dịch âm

2

Tức vị chiếu

3 4 5

Trẫm duy Ngũ Đế dị tính nhi thụ mệnh, Tam Vương thừa thời nhi khải vận. Đạo hữu thiên đệ, thời duy biến thông, thánh nhân phụng nhược thiên đạo dĩ quân quốc tử dân kỳ nghĩa nhất dã. Ngã Việt tự Đinh Lê Lý Trần triệu kiến hữu quốc, dĩ chí vu kim, thánh tác

VSTK - 779


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

minh hưng bất thị tính, nhiên nhi phế hưng tu đoản, kỳ vận thật thiên sở thụ, phi phù nhân chi sở năng vi dã. Hướng giả Lê gia thất bính, Trịnh thị dữ cựu Nguyễn phân cương nhị bách dư niên cương trù vặn loạn cộng chủ đồ ủng hư khí tư gia tự tư phong thực. Thiên kinh địa duy nhất truỵ nhi chấn vị hữu thậm ư thử thời dã. Gia chi cận tuế dĩ lai Nam Bắc cấu binh, dĩ truỵ đồ thán. Trẫm vi Tây Sơn bố y, bất giai xích thổ, sơ vô hoàng ốc chi chí. Nhân nhân tâm yếm loạn dục đắc minh chủ dĩ tế thế an dân ư thị tập hợp nghĩa lữ lam tất dĩ khải sơn lâm, tả hữu hoàng đại huynh trì khu nhung yên, triệu ngã bang vu tây thổ, nam định Xiêm La, Cao Miên chi thuộc, toại khắc Phú Xuân, thu Thăng Long bản dục bang tảo trừ loạn lược, cứu dân ư thuỷ hoả trung, nhiên hậu hoàn quốc Lê thị qui địa đại huynh, tiêu dao tú thường xích tả chi du, quan lưỡng địa chi hoan ngu nhi dĩ. Nhi thế cố suy di cánh bất đắc như sở chí, trẫm tái thực Lê thị Lê tự quân thất thủ xã tắc, khứ quốc bôn vong, Bắc Hà sĩ dân bất dĩ Lê chi tông tính vi qui ê trẫm thị lại. Đại huynh nghĩa quyến ư cần nguyện thủ Qui Nhơn nhất phủ, giáng xưng Tây vương, nam phục sổ thiên lý chi địa, tận thuộc ư trẫm. Trẫm tự duy lương bạc tài đức, bất đãi cổ nhân, nhi thổ địa như thử kỳ quảng, nhân dân như thử kỳ chúng, tĩnh tư thống nhiếp lẫm hồ nhược hủ sách chi ngự lục mã nãi giả. Văn võ tướng sĩ nội ngoại thần liêu hàm nguyện trẫm tảo chính vị hiệu dĩ hệ thuộc nhân tâm, thượng chương khuyến tiến, chí ư tái tam kim biểu suy tôn bất mưu đồng từ phu dĩ thần khí chí trọng. Thiên vị duy gian, trẫm thành lự bất khắc kham, nhi tứ hải ức triệu hoàn qui ư trẫm nhất nhân. Tư nãi thiên ý, phù khởi nhân sự, trẫm ứng thiên thuận nhân, bất khả lao chấp, tốn nhượng dĩ kim niên thập nhất nguyệt nhị thập nhị nhật tức thiên tử vị kỷ nguyên vi Quang Trung nguyên nienâ Tư nhĩ bách tính vạn dân duy hoàng cực chi phu ngôn thị huấn thị hạnh. Nhân nghĩa trung chính nhân đạo chi đại đoan, trẫm kim dữ dân cánh thuỷ phụng tiền thánh chi minh mô dĩ trị giáo thiên hạ. Ô hô, thiên hựu hạ dân tác vi quân, tác vi sư, duy kỳ khắc tương thượng đế sủng tuy tứ phương. Trẫm phủ hữu thiên hạ tướng dữ giai chi đại đạo nạp chi xuân đài. Nhĩ thần thứ các an chức nghiệp vô đạo phỉ di. Hữu quan giả hưng tế tế chi phong, vi manh giả hữu hi hi chi tục. Trị giáo hưng hành, tễ vu chí thuận, dĩ hoán ngũ đế tam vương chi thịnh, diễn tông xã vô cương chi hưu, cố bất vĩ tai! - Thập tam đạo các xứ địa phương kim niên đông vụ tô dung điệu xá thập phân chi ngũ kỳ kinh bị binh hoả điêu tàn thính phân chi hoạn khám thực tận hành quyên miễn. - Cựu triều thần dân hoặc lục sự điếm luỵ kinh bị trọng luận, trừ đại nghịch bất đạo đẳng tội, kỳ dư nhất giai khoan xá - Bách thần dâm từ cách khứ tự điển. Kỳ thiên thần dữ trung thần hiếu tử nghĩa phụ kinh luỵ triều bao phong giả tịnh tứ đăng trật - Cựu triều văn võ viên biện hoặc do tòng vong đào tị tịnh thính hồi hương quán, kỳ bất nguyện sĩ tiến giả thính hành sở chí - Nam Hà Bắc dân gian y phục tịnh hứa tòng tục, duy triều y triều quan nhất tuân tân chế. Dịch nghĩa

44 45 46 47 48 49 50 51

Trẫm nghĩ: Ngũ đế đổi họ chịu mệnh trời, Tam vương nhân thời mở vận nước. Đạo có thay đổi, thời phải biến thông, nhưng đấng thánh nhân theo đạo trời để làm vua trong nước, yêu dân như con, thì cái nghĩa cũng chỉ là một. Nước Việt ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần mở nước đến nay, bậc thánh minh dấy lên, chẳng phải một họ. Nhưng phế, hưng, dài, ngắn, vận mệnh trời cho, chẳng phải sức người làm được. Trước đây nhà Lê mất quyền, họ Trịnh và họ Nguyễn cũ chia nhau cương vực, hơn hai trăm năm, giềng mối rối loạn, ngôi vua chỉ là hư vị, mỗi họ tự ý gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương trời đất một phen đổ nát không dựng lên được, chưa có thời nào quá quắt

52

VSTK - 780


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

như thời này. Thêm nữa, những năm gần đây, Nam Bắc đánh nhau, dân sa vào chốn lầm than. Trẫm là kẻ áo vải Tây Sơn, không có một tấc đất, vốn không có chí làm vua. Chỉ vì lòng người chán ghét loạn lạc, mong có vị minh chúa để cứu đời yên dân. Cho nên tập hợp nghĩa quân, xông pha chông gai, phá núi mở rừng, giúp đỡ Hoàng đại huynh giong ruổi binh mã, gây dựng nước ở cõi tây, dẹp Tiêm La, Cao Miên ở phía nam, rồi hạ thành Phú Xuân, lấy thành Thăng Long. Bản ý chỉ muốn quét trừ loạn lạc, cứu dân trong chốn nước lửa, rồi trả nước cho họ Lê, trả đất cho Đại huynh, ung dung áo gấm hài thêu, ngắm cảnh yên vui ở hai cõi đất mà thôi. Nhưng việc đời dời đổi, rốt cuộc trẫm không được như chí nguyện. Trẫm dựng lại nhà Lê, nhưng Lê tự quân để mất xã tắc, bỏ nước chạy trốn. Sĩ dân Bắc Hà không theo về họ Lê lại dựa vào trẫm. Đại huynh vì khó nhọc mà mỏi mệt, chỉ muốn giữ một phủ Quy Nhơn, khiêm nhường xưng làm Tây vương. Mấy nghìn dặm đất ở cõi Nam thuộc về trẫm cả. Trẫm tự nghĩ mình lượng bạc, tài đức không theo kịp cổ nhân mà đất đai rộng lớn như thế, nhân dân đông đúc như thế, nghĩ đến việc cai quản, lo sợ như cầm dây cương mục mà dong sáu ngựa. Vừa đây, tướng sĩ văn võ, thần liêu trong ngoài đều muốn trẫm sớm định vị hiệu, để thu phục lòng người, dâng biểu khuyên mời đến hai, ba lần. Các tờ biểu vàng suy tôn, không hẹn mà cùng một lời. Trẫm nghĩ: nghiệp lớn rất trọng, ngôi trời khó khăn, trẫm thật lòng lo không đương nổi. Nhưng ức triệu người trong bốn bể trông cậy vào một mình trẫm. Đó là ý trời, há phải việc người? Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, không thể cố chấp nhún nhường mãi, lấy ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung nguyên niên. Hỡi trăm họ muôn dân các ngươi! “Lời nói lớn lao của ngôi hoàng cực là lời giáo huấn phải thi hành”. Nhân, nghĩa, trung, chính là đầu mối lớn lao của đạo làm người. Nay trẫm cùng dân đổi mới, theo mưu mô sáng suốt của tiền thánh để trị và dạy thiên hạ! Than ôi! “Trời vì hạ dân, đặt ra vua, đặt ra thầy, là để giúp trời vỗ yên bốn phương”. Trẫm có cả thiên hạ, sẽ cùng dắt díu dân lên con đường lớn, đặt vào đài xuân. Hỡi thần dân các ngươi! Ai nấy hãy yên chức nghiệp, chớ làm những điều không phải đạo thường. Người làm quan hãy giữ phong độ hoà mục, người làm dân yên trong lệ tục vui hoà, trị giáo mở mang hưng khởi đến chỗ rất thuận, để vãn hồi thời thịnh trị của Ngũ đế, Tam vương, khiến cho tông miếu xã tắc được phúc không cùng, há chẳng đẹp đẽ sao?

(Trong nguyên bản chữ Hán, còn có một đoạn viết chữ nhỏ, ghi các điều sau

33 34

35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

đây) 1/ Các địa phương trong 13 đạo, thuế ruộng, thuế thân, thuế lực dịch về vụ đông năm nay, mười phần tha cho năm phần. Những nơi bị binh hoả làm điêu tàn, cho quan phân tri khám thực, tha miễn cho cả. 2/ Quan dân triều cũ, người nào liên luỵ vào tội, đã bị án nặng, trừ những tội đại nghịch vô đạo, còn thì đều tha cả. 3/ Các đền thời bách thần mà là thờ nhảm, đều bị xoá bỏ thần hiệu trong tự điển, còn các thiên thần và tôi trung, con hiếu, đàn bà tiết nghĩa đã được các triều phong tặng thì nay đều cho thăng trật. 4/ Quan viên văn võ triều cũ, người nào chạy trốn theo vua mà còn phải trốn tránh, đều cho về nguyên quán. Người nào không muốn ra làm quan, cho tuỳ theo chí của mình. Nguồn: Việt Thanh Chiến Dịch, Vua Quang Trung ra Bắc Tác giả; Nguyễn Duy Chính (lấy xuống từ Internet)

VSTK - 781


QUYỂN III

TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG CHƢƠNG I

NGUYỄN VĂN HUỆ Niên hiệu: Quang Trung (1788 - 1792) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Vào năm Giáp Thìn, Cảnh Hưng năm thứ 45 (1784), tháng 12 â.l, Nguyễn Văn Huệ dùng phục binh đánh tan quân ngoại nhập Tiêm La ở mặt trận Rạch Gầm-Xoài Mút. Nguyễn Phúc Ánh chạy ra đảo Thổ Châu rồi qua đảo Cổ Cốt, cuối cùng đƣợc cai cơ Trung đem binh Tiêm La đến hộ tống đƣa vào đất Tiêm La. Ất Tỵ, Cảnh Thịnh năm thứ 46 (1785), tháng 3, Nguyễn Phúc Ánh và các tƣớng tá cùng với 200 tàn binh đến thủ đô của Tiêm La. Sau khi đánh tan quân ngoại nhập Tiêm La và truy kích Nguyễn Phúc Ánh ra khỏi Đại Việt, Nguyễn Văn Huệ rút quân về Qui Nhơn, để Đặng Văn Châu ở lại giữ Gia Định. Nguyễn Văn Huệ tự ý ra Bắc dẹp họ Trịnh khiến, Nguyễn Văn Nhạc bắt đầu lo sợ Huệ sẽ lấn áp hết quyền lực của mình, đã vội vã ra Bắc gọi Huệ trở về Phú Xuân và sau đó anh em Tây Sơn lại lục đục chuyện gia đình với nhau, khiến Nguyễn Văn Huệ tức giận đem quân vào bao vây Qui Nhơn.

VSTK - 782


KHẢO LUẬN: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Quốc sử quán triều Nguyễn khi viết về sự xung đột gia đình giữa anh em Tây Sơn đã quy lỗi hết cho Nguyễn Văn Nhạc, cho rằng Nhạc đắc chí, ngày càng buông thả dâm loạn, hiếp vợ Huệ khiến người người đều ghê tởm. Trong chuyến xâm lăng miền Bắc, vàng bạc châu báu do Huệ tịch thâu được đều bị Nhạc chiếm giữ hết lại còn đòi Huệ phải nhường đất Quảng Nam nữa. Vì thế Huệ nổi nóng, muốn dứt tình ruột thịt, Nhạc phải xuống nước cầu xin Huệ mới chịu bỏ qua. Sách Hoàng Lê Nhất Thống chí mượn lời Nguyễn Hữu Chỉnh tâu với Chiêu Thống để nói rõ về sự biến loạn trong nội bộ anh em nhà Tây Sơn như sau: " Vua Tây (tức Nguyễn Nhạc) từ khi về Nam thì kéo về luôn quốc thành (tức Qui Nhơn), còn thượng công (tức Nguyễn Huệ) thì ở Phú Xuân (tức Huế), nghỉ quân mua vui, hoặc là ban bố mệnh lệnh, sửa sang thành lũy. Bao nhiêu quân tướng, khí giới, các vật quý báu lấy được ở Bắc đem về thượng công đều chứa vào một chỗ, vua Tây cho người ra vời thượng công cũng không chịu vào chầu. Rồi thì phong quan ban chức thượng công đều tự quyết định không hỏi gì đến vua Tây. Vua Tây cho người đem ấn ra phong thượng công làm Bắc Bình vương và hỏi những thứ của báu bắt được ở phủ chúa Trịnh thượng công cũng không chịu giao nạp. Vua Tây giận lắm, vì thế anh em mới gây ra cuộc binh đao ". Như vậy có 2 quan điểm khác nhau về việc xung đột giữa anh em nhà Tây Sơn nhưng người ta vẫn cảm thấy như nhóm quốc sử quán có vẻ nghiêng về phía của Nguyễn Văn Huệ nhiều hơn bởi vì công trạng phù Lê của Nguyễn Văn Huệ lúc khởi đầu là một sư thật rành rành không thể chối cải và tiếp theo đó hào quang chiến thắng quân Thanh đã bao trùm khắp thiên hạ bốn phương thì có muốn viết khác đi cũng không được. Còn Nhạc mới chính là kẻ làm cho vua tôi họ Nguyễn khốn đốn từ lúc khởi thủy. Với tác giả sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí thì các việc xấu đều đổ hết cho Nguyễn Văn Huệ: đây chỉ một chuyện đương nhiên vì Huệ chính là kẻ đã chấm dứt triều đại của nhà Hậu Lê. Một bức thư của một người ngoại quốc ở vào thời đó có tên là Doussain gửi cho La Blandin ngày 6 tháng 6 d.l năm 1787 đăng trên tạp chí Bulletin de l 'Ecole Française d' Extrême-Orient (Công báo của trường Pháp Quốc ở Viễn Đông, viết tắt là BEFEO ) vào năm 1912, trang 19 có ghi một đoạn viết về sự bất hòa của anh em Tây Sơn như sau: " (Huệ). . .để Nhạc đi về phủ Quy Nhơn và vài ngày sau đó (Huệ) bắt dân chúng tôn lên làm lãnh chúa; Nhạc hay tin không hài lòng cho nên đã nhiều lần lên tiếng hăm dọa cảnh cáo Huệ ...". Nhạc hăm dọa cảnh cáo Huệ như thế nào thì bức thư không nêu rõ chi tiết. Tuy nhiên có thể suy luận rằng sau khi cảnh cáo, hăm dọa nhưng không ngăn chận được hành động tự quyết của Huệ, Nhạc nổi máu nóng nên đã áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng cách giết kẻ

45

VSTK - 783


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

thân cận của Huệ và hành hạ một người vợ của Huệ (sử cũ viết là hiếp dâm). Về việc phân chia kho tàng châu báu chiếm được của miền Bắc thì sử cũ cũng đỗ trút hết lỗi cho Nhạc tham lam muốn chiếm giữ hết một mình nhưng trên thực tế có thể là ngược lại bởi vì Huệ không đến nỗi khù khờ quá mức đến độ những gì do mình chiếm đoạt được trong cuộc Bắc tiến lại mang giao hết cho Nhạc. Ngoài ra, việc tranh giành phân chia nầy còn phản ảnh một tình trạng khủng hoảng về tài chánh trong chính quyền của Nhạc ở Qui Nhơn cũng như nhu cầu tài chánh của Huệ ở Phú Xuân trong việc nuôi quân và sắm sửa binh lương vũ khí. Trận chiến xảy ra giữa anh em Tây Sơn khiến cho người dân ở dưới quyền cai trị của họ vỡ mộng, chán nản vì họ thấy rằng rốt cuộc rồi thì anh em nhà Tây Sơn cũng chỉ vì quyền lợi cá nhân gây thêm tang tốc đau thương cho đất nước trong cảnh bắt lính, tịch thâu tài sản để nuôi quân, trưng dụng nhà thờ, chùa Phật để làm trại lính, đập phá tượng thờ để lấy đồng đúc súng thần công và quân dụng, gây ra cảnh chém giết nồi da xáo thịt (công báo BEFEO đã dẫn, trang 19). Cuối cùng, Nhạc phải xuống nước khóc lóc năn nỉ, kêu gọi tình nghĩa anh em ruột thịt để được Huệ ngừng binh và tha cho, nhưng từ đó thì lãnh giới ngăn cách đã vạch ra một cách rõ ràng, dứt khoát, lấy Bến Ván làm bờ chia cách quyền lực giữa Nhạc và Huệ: người dân Đại Việt vừa thoát khỏi tình trạng một cổ 2 tròng thì nay lại phải thờ phụng và làm tôi mọi cho 3 lãnh chúa ở 3 miền đất nước và đương nhiên là người dân từ đất Thuận Hóa trở vào Nam lại nhớ và hướng về dòng họ, con cháu của Nguyễn Hoàng, người đã có công khai phá và mang lại phú cường, ấm no một cách tương đối cho miền Nam trước đây. Ngoài ra, các tướng tá nội bộ của anh em Tây Sơn cũng bị phân hóa, nay thờ người nầy, mốt phù kẻ kia: tướng Nguyễn Văn Duệ được Huệ cho trấn thủ Nghệ An quay trở về với Nhạc; Nguyễn Huỳnh Đức trở lại với chúa cũ Nguyễn Phúc Ánh đang sống lưu vong ở nước Tiêm La. Rồi đến vụ Ngô Văn Sở được lệnh của Huệ theo dõi con rể của Nhạc là Vũ Văn Nhậm để rồi sau đó nghe theo lời gièm pha tố cáo, Huệ đã ra Bắc giết chết Nhậm đi để trừ gốc rể nội loạn. Có thể Nhậm là kẻ trung thành với Huệ nhưng lại chết oan ức vì Nhậm lỡ làm con rể của Nhạc. Rõ ràng Huệ là một người rất đa nghi và có phần thâm độc nữa: nghi Nguyễn Hữu Chỉnh sẽ làm phản nhưng Huệ vẫn để Chỉnh phục vụ dưới quyền để khai thác tài năng hiếm có của Chỉnh trong việc định an miền Bắc và sau khi khai thác xong thì loại trừ; Huệ nghi ngờ lòng trung thành của Nhậm nhưng vẫn dùng Nhậm để tiêu diệt Chỉnh rồi sau đó giết Nhậm một cách tàn nhẫn không thương tiếc. Bản chất hay nghi ngờ và chính sách vắt chanh bỏ vỏ của Huệ và sự ương hèn lép vế của Nhạc lại khiến cho các thuộc tướng tài giỏi của Tây Sơn bị lạc hướng, bơ vơ, không biết mình phải thờ ai, chống ai để khỏi bị diệt vong; do đó con đường thoát duy nhất của họ là hướng về Nguyễn Phúc Ánh. Trong ba người, Huệ là người mà Nguyễn Phúc Ánh gờm và nể sợ hơn hết. Tuy nhiên, với sự bất hoà của anh em Tây Sơn, quyền lực ở Qui Nhơn bây giờ có thể được xem như là một tiền đồn trái độn phòng VSTK - 784


1 2 3

thủ và báo động để ngăn chận đoàn binh lực dũng mãnh của Phú Xuân can thiệp khi Ánh quay về Gia Định đang ở dưới quyền cai trị của một Nguyễn Văn Lữ đơn độc, yếu thế.

*

VSTK - 785


QUYỂN III

TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG CHƢƠNG II

NGUYỄN PHÚC ÁNH I/- Sự can dự của ngƣời Âu Châu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Trƣớc khi quân ngoại nhập Tiêm La bị quân Tây Sơn đánh tan ở mặt trận Rạch Gầm-Xoài Mút, giáo sỉ Giám mục d'Adran Pigneau de Béhaine tức giám mục Bá Đa Lộc mang con tin Nguyễn Phúc Cảnh cùng với Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Liêm, Trần Văn Học và một nhóm thuộc hạ đang lênh đênh ngoài biển khơi trên đƣờng đến Pondichéry ở Ấn Độ trƣớc khi qua nƣớc Pháp để cầu viện cho Nguyễn Phúc Ánh. Trong khi đó thì những ngƣời Âu Châu khác cũng muốn nhập cuộc vào chính tình của Đại Việt dƣới chiêu bài viện trợ quân sự cho Ánh: trƣớc hết, từ lúc còn lẫn trốn ở hòn đảo Thổ Châu, Ánh đã muốn đi theo một chiếc tàu của ngƣời Hoà Lan để sang cầu viện với chính quyền của nƣớc nầy nhƣng giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc đã ngăn cản kịp thời không cho Ánh ra đi và tìm đủ cách để Ánh không thể nhờ cậy sự giúp đỡ của Anh, Bồ Đào Nha và Hoà Lan. Mặc dù Ánh có cầu viện riêng rẽ với Bồ Đào Nha nhƣng giám mục d'Adran vẫn nắm vững ƣu thế vì đã có con tin Nguyễn Phúc Cảnh trong tay. Trƣớc hết Bá Đa Lộc cầu viện trực tiếp với toàn quyền Pháp ở Pondichéry là Charpentier de Cossigny. Thừa dịp nầy ngƣời Pháp giả bộ hứa giúp Nguyễn Phúc Ánh bằng cách gửi thuyền chiến de Castries đến đảo Thổ Châu nhƣng thực sự là để thi hành công tác gián điệp, vẽ bản đồ bờ biển miền Nam xuống đến vĩ tuyến thứ 18 và đánh gia tình hình thực lực và khả năng của Ánh. Cuối cùng, nghe tiếng đồn vang dội về quân lực hùng mạnh của Tây Sơn, tàu de Castries liền bỏ rơi Nguyễn Phúc Ánh. VSTK - 786


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Thất bại ở Pondichéry, Bá Đa Lộc liền cùng Nguyễn Phúc Cảnh, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Liêm và đoàn tùy tùng đáp tàu Malabar qua Pháp để vận động trực tiếp với triều đình Pháp. Ngày 28 tháng 11 năm 1787 d.l thỏa ƣớc Versailles đƣợc ký kết giữa triều đình Pháp và Bá Đa Lộc đại diện cho Nguyễn Phúc Ánh. Các điều khoản trong thỏa ƣớc nầy phần lớn đã đƣợc vạch rõ trong tờ ủy nhiệm của Nguyễn Phúc Ánh trao cho Bá Đa Lộc đƣợc thay mặt Ánh để toàn quyền thƣơng lƣợng với chính phủ Pháp trong chuyến đi cầu viện nầy. (Xin xem bản văn nầy từ trang 796 đến 801 sau đây). Trƣớc khi lên đƣờng trở lại Ấn Độ để qua Tiêm La, Bá Đa Lộc còn đƣợc vua nƣớc Pháp là Louis 16 ủy nhiệm làm đại diện toàn quyền cho triều đình nƣớc Pháp bên cạnh chính quyền lƣu vong của Nguyễn Phúc Ánh. Kế hoạch và chƣơng trình viện binh cho Ánh sẽ do toàn quyền của Pháp ở Pondichéry đảm trách nhƣng sau đó chính quyền Pháp đã cho thuyền chiến đến vẽ bản đồ các cửa biển và các đảo nhƣợng địa ghi trong hòa ƣớc Versailles rồi quay về Ấn Độ mà không thấy mang đến giúp cho Ánh một tên quân nào. Triều đinh nƣớc Pháp đã lƣơng lẹo ngầm ra lệnh cho chính quyền thuộc địa của Pháp ở Pondichéry "theo lệnh vua, không được tiến hành chuyện viễn chinh các nước Đông Dương" có nghĩa là không thi hành hòa ƣớc Versailles mặc dù vào thời điểm nầy Ánh đã chiếm đƣợc Gia Định và đã sai Hồ Văn Nghị đem tin báo đến Ấn Độ để xin chính quyền thuộc địa Pháp ở đó gởi khẩn cấp viện binh tới. Hòa ƣớc Versailles chỉ là một tờ giấy lộn vô giá trị! Bá Đa Lộc mù mờ chẳng biết gì cho nên khi về gặp lại Nguyễn Phúc Ánh vẫn một lòng tin tƣởng mà báo cáo với Ánh rằng vua nƣớc Đại Tây (tức nƣớc Pháp) có tình thực muốn giúp đỡ mặc dù chính quyền Pháp ở Pondichéry còn dụ dự chẳng quyết.

VSTK - 787


II/- Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm Gia Định 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Sách Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu (QTCBTY) viết: "Năm Đinh Mùi, tháng 2 â.l (1787), giám quân Tống Phúc Đạm bái yết ở hành tại, nhơn tâu: "Anh em Tây Sơn tự làm hại nhau, Đặng Văn Trân (tƣớng của Nguyễn Văn Nhạc) đã đem hết quân về cứu Qui Nhơn (kinh đô của vua Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc); bây giờ Gia Định đơn nhược có thể lấy được. Ngài (Nguyễn Phúc Ánh) lấy làm phải . . . Tháng 7 â.l, ngài ở Xiêm về, đóng tại hòn Trúc Dự (Hòn Tre ). Từ năm Giáp Thìn ở (1784) bị thua về sau, biết Xiêm (tức nƣớc Tiêm La, ngày nay là Thái Lan) không giúp được mà nếu có giúp cũng vô ích, nên ngài quyết kế trở về, liền nhơn ban đêm để thơ tạ ở chỗ hành tại (tức là nơi đóng bộ chỉ huy của Ánh ở nƣớc Xiêm), rước bà quốc mẫu và cung quyến xuống thuyền sai quân chèo đi gấp lắm (quốc mẫu tức là mẹ của "đất nƣớc" tức là mẹ vua: đây là cung cách gọi bà mẹ của Ánh sau khi Ánh đã lên ngôi vua. Cần lƣu ý rằng lúc còn lƣu vong ở Xiêm, Ánh chƣa tự xƣng vua). Thuyền ngự về đến hòn Cổ Cốt, Hà Văn Hỉ (người

tỉnh Tứ Xuyên nước Tàu, theo Bạch Liên giáo, tự xưng Thiên Địa hội, ăn cướp các tỉnh Mân, Việt) khi trước ở cù lao Côn Lôn1, đã có ý muốn theo ngài, đến bây giờ đem bình thuyền phụ theo. Ngài cho làm Tuần hải đô dinh đại tướng quân, 10 người thuộc hạ cũng cho làm chức Tổng binh, Thống binh, Phi kỵ Úy. Thuyền ngự về đến Long Xuyên, Nguyễn Văn Trương2, đem 300 tinh binh, 15 thuyền chiến về hàng. Ngài cho làm chức Khâm sai chưởng cơ, coi đạo Tiền phong của Thủy dinh . . . " Năm Đinh Mùi, tháng 9 â.l (1787) quân của Nguyễn Ánh tiến vào cửa biển Cần Giờ. Nguyễn Văn Lữ bỏ chạy về gò Mụ Lƣơng (còn gọi là Lƣợng Phụ hay gò Vãi Lƣợng, thuộc Biên Hòa) xây chiến lũy bằng đất để trú ẩn, bỏ lại tƣớng Tây Sơn là Phạm Văn Sâm một mình chống giữ Sài Gòn. Quân của Ánh không thể tiến thêm vì sức chống cự mãnh liệt của Phạm Văn Sâm. Nguyễn Ánh dùng mƣu ly gián3 Sâm và Lữ. Sâm đích thân đến để giải thích nhƣng Lữ tƣởng Sâm đã đầu hàng địch và đem quân tới bao vây cho nên vội vã bỏ chiến lũy chạy về Qui Nhơn rồi chết ở đấy. VSTK - 788


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tƣớng Tây Sơn Phạm Văn Sâm phản công quyết liệt khiến quân của Nguyễn Phúc Ánh phải tháo lui về miền Tây và mƣu định đánh chiếm Mỹ Tho. Sâm truy kích, giết đƣợc hàng tƣớng của Ánh là Nguyễn Đăng Vân, khiến Nguyễn Ánh phải bỏ chạy ra cù lao Hổ (cù lao nầy ở cửa sông Hàm Luông) tàn binh của họ Nguyễn bị tan rã gần hết, tƣớng ngƣời Hoa của Ánh là Hà Văn Hỉ chạy ra trốn ở đảo Cổ Long. Lần lần quân của họ Nguyễn phục hồi và mạnh lên. Năm Mậu Thân, tháng 4 â.l (1788), Võ Tánh4 ngƣời huyện Bình Dƣơng ở Phiên Trấn, đem quân theo về với Nguyễn Phúc Ánh. Võ Tánh là tƣớng tài cùng với hơn 10,000 bộ thuộc đã giúp cho thanh thế của Ánh hồi phục nhanh chóng. Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho lần lƣợt rơi vào tay của quân Nguyễn Phúc Ánh. Quân Tây Sơn bỏ chạy và trốn lánh tán loạn vào dân chúng tạo nên tình trạng bất ổn khắp vùng Gia Định. Tháng 5 â.l, Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh cấm các tƣớng không đƣợc dung túng lấy của và bắt con gái ở dân gian, ai phạm tội thời chém, quản suất cũng phải tội lây. Ánh cũng dùng lợi lộc dụ hàng quân Tây Sơn ở Gia Định và kêu gọi5 tinh thần địa phƣơng quân Tây Sơn ở Thuận Hóa bằng cách kể công của các chúa Nguyễn ngày trƣớc đã mang sự trù phú ấm no cho nhân dân vùng nầy. Quân Tây Sơn càng lúc càng bị siết chặt vòng vây: tƣớng Nguyễn Văn Nghĩa của Ánh đánh phá quân Tây Sơn ở Đồng Nai. Tháng 7 â.l, từ Tam Phụ (còn gọi là Ba Giòng) Ánh hội quân với Tôn Thất Hội, Võ Tánh đem quân vây tƣớng Tây Sơn là Lê Văn Minh ở đồn Ngũ Kiều, quân Tây Sơn bị bắt sống rất nhiều. Quân của Ánh thẳng tiến đến rạch Thị Nghè6, bao vây thành Gia Định. Phạm Văn Sâm dàn binh từ chợ Điều Khiển7 để chống cự. Ánh sai Võ Tánh đi vòng phía Nam Đồng Tập Trận7bis để tới phục binh ở bến Nghé8. Sâm bị kẹp vào thế gọng kìm không thể chống cự phải bỏ chạy. Ngày Đinh Dậu, tháng 8 â.l năm Mậu Thân (7-9-1788 d.l), Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại thành Gia Định. VSTK - 789


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Phạm Văn Sâm muốn rút lui ra cửa biển Cần Giờ để về Qui Nhơn nhƣng bị các tƣớng của Ánh là Lê Văn Duân, Tôn Thất Hội, Võ Tánh, Nguyễn Văn Trƣơng đón chận đánh tại Thổ Châu cho nên phải rút quân về Hàm Luông rồi về Ba Thắc đóng binh hai bên bờ sông đắp lũy cự chiến. Sâm cố thủ ở Ba Thắc chờ viện binh từ Qui Nhơn nhƣng tuyệt vọng vì vua Nguyễn Văn Nhạc hèn yếu, trù trừ, nghi ngờ còn vua Quang Trung Nguyễn Văn Huệ thì đang bận lo vì chiến tranh với quân Thanh ở ngoài Bắc. Sau đó, vì bị nội gián11, Sâm thua và rút quân chạy về vùng sông Cổ Cò, tiếp tục chiến đấu đến tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), thế cùng lực tận, Sâm phải chịu đem toàn thể lực lƣợng của mình ra đầu phục kẻ thắng trận. Miền Gia Định đƣợc dẹp yên và dƣới quyền kiểm soát của Nguyễn Phúc Ánh. CHÚ GIẢI:

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Đảo Côn Lôn: có thể là đảo Cổ Long mà trên bản đô ngày nay là đảo Rong nằm ngoài khơi vịnh Kompong Som. 2 Nguyễn Văn Trương: người huyện Lê Dương, tỉnh Quảng Nam tài lược hơn người, nguyên là tướng của Tây Sơn. Trước đây, vì dị đoan, có lần tha không truy kích Nguyễn Phúc Ánh ở trận đánh Trà Sơn, Long Xuyên vì tin rằng Ánh có chơn mạng làm vua cho nên cây lớn ngả xuống chận đường để cho Ánh chạy thoát. Nay đem 300 binh và 15 thuyền chiến về theo Ánh và được Ánh trọng dụng. 3 Dùng mưu ly gián: Ánh bắt được người của Tây Sơn từ Qui Nhơn vào nhưng tha không giết rồi viết thơ giả đưa cho những người nầy đem tới cho Sâm. Thơ giả viết lệnh của vua Nguyễn Văn Nhạc sai Nguyễn Văn Lữ phải tiêu trừ Sâm vì Sâm hai lòng muốn theo Nguyễn Phúc Ánh. Bắt được thư, Sâm vội vã kéo cờ trắng đến chiến lũy phòng thủ của Lữ ở Gò Mụ Lương để giải bày và phân trần nhưng Lữ lại tưởng Sâm đã theo Ánh và kéo quân đến vây bắt cho nên vội bỏ chiến lũy phòng thủ chạy về Qui Nhơn. 4 Võ Tánh: đây là một trong ba viên tướng tài giỏi của Nguyễn Phúc Ánh (Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, Đỗ Thành Nhơn). Võ Tánh là người mà quân Tây Sơn e sợ nhất. Nguyễn Phúc Ánh đem trưởng công chúa Ngọc Du gả cho. Ngọc Du là con gái của Nguyễn Phúc Luân. Ngày trước, Nguyễn Phúc Luân bị quyền thần Trương Phúc Loan ép bức cho nên phát bệnh mà chết. 5 Kêu gọi tinh thần địa phương quân Tây Sơn ở Thuận Hóa: Sách Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu có ghi lại lời kêu gọi nầy của Nguyễn Phúc Ánh như sau: "Lại dụ quan quân Thuận Hóa rằng:" Xưa đức Thái Tổ ta gầy dựng cơ nghiệp ở cõi Nam, hơn 200 năm, thần dân trong ngoài đều là xích tử Triều đình; mà xứ Thuận Hóa lại là chỗ Tôn 1

VSTK - 790


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

miếu xả tắc Liệt thánh ta ở đó; nên chi ta coi dân xứ ấy cũng như tình cốt nhục; khi ta còn nhỏ, gặp lúc gian nan, ở ngụ nước láng giềng, thường muốn dựng lại cơ đồ mang về đất cũ. Bây giờ trời còn giúp nhà Hán, người chưa quên nhà Đường; binh triều vừa tới, quân giặc đã tan. Tây Sơn lại bắt dân Thuận Hóa hãm dưới binh đao, đến nỗi thây chất đầy nội, máu chảy thành sông. Vã lại các ngươi đều là thần tử, đội ơn nhà nước cũng nhiều, con em mà đánh lại cha anh; tưởng các ngươi không nở làm như vậy đâu; chẳng qua là bức vì quyền thế, nên các ngươi phải bỏ bà con cha mẹ, đến đất khách quê người, tới lui đều khó ! Ta nghĩ ra thương xót lắm ! Vì thế ta đã hạ lệnh thâu dưỡng, để cho có chỗ nương thân; các ngươi phải đầu ngự các làng cho mau, chờ khi nào ta lấy được Sài Gòn, ai không như vậy, thời sợ e chỗ chiến trường các ngươi không tránh khỏi, rồi ra lửa cháy núi Côn, ngọc tan mà đá cũng tan, phàn nàn không kịp được". 6 Rạch Thị Nghè: tức là sông Bình Trị chảy quanh sau trấn lỵ Phiên An tức (Gia Định ngày nay) đến chợ Bà Chiểu, lại chảy về phía Nam khoảng 4 dặm thì đến Phú Nhuận sau đổi gọi là rạch Thị Nghè. Bà Nghè tên thật là Nguyễn thị Khánh, con gái khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Bà xuất tiền riêng để làm một chiếc cầu bắc ngang qua sông Bình Trị để tiện việc cho người chồng đỗ bằng cấp Nghè đang làm việc trong thành Phiên An. (Ông Nghè ngày trước thường dùng để gọi những người có bằng cấp ngang với bằng Tú Tài hay bằng Trung học đệ nhị cấp hoặc chứng chỉ tốt nghiệp lớp 12 trung học; Ông Cống để chỉ người có bằng cấp cao hơn bằng Tú Tài, tức bằng Cử nhơn sau nầy). Dân chúng trong vùng nhờ cầu đó mà thông thương thuận tiện cho nên thường gọi là cầu bà Nghè hay cầu Thị Nghè và con sông Bình Trị trở thành con rạch Thị Nghè. Ngày nay cầu Thị Nghè (cầu xi măng cốt sắt dài 105.2m, rộng 16.7 nối liền đường Hồng Thập Tự với chợ Thị Nghè và thẳng ra ngả ba Hàng Xanh-Xa Lộ Sài Gòn/Biên Hòa. 7 Chợ Điều Khiển: học giả Trương Vĩnh Ký trong sách Souvenirs Historiques sur Saigon et ses Environs ( Ký Ức Lịch Sử về Sài Gòn và các vùng Phụ cận ) viết về địa danh nầy như sau: "Từ đường Thuận Kiều (trước 1975 là đường Lê Văn Duyệt) đến sở nuôi ngựa, người ta thấy có chợ Điều Khiển và chợ Cây Da Thằng Mọi. Có người nói hai tên đó chỉ cùng một chợ; cây da thằng Mọi nghĩa là cây da của người nô lệ làm tôi mọi. Điều Khiển là chức tước của vị tướng điều khiển, chỉ huy quân sự. Chợ do vị tướng đó lập và khánh thành cho nên mang tên ấy. " 7bis Đồng Tập Trận: nằm trong cánh đồng mồ mả. Đồng Tập Trận là một thao trường do đại giám quan Lê Văn Duyệt dựng lập để dùng làm một đấu trường cho người, hổ và voi đấu nhau để ông giải trí. Mỗi năm, sau ngày Tết Âm lịch, ông cũng dùng nơi nầy để thao diễn quân đội nhằm mục đích biểu dương lực lượng để trấn áp những cuộc nội loạn đồng thời để xua đuổi ma quỉ xấu xa. 8 Đồng Mồ Mả: còn gọi là Đồng Mả Ngụy. Lê Văn Khôi con nuôi của Lê Văn Duyệt dấy binh chống triều đinh Minh Mạng, chiếm giữ thành Phiên An (1833) và đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ Khôi cầu viện quân Xiêm La. Quân Xiêm La bị quân của Trương Minh Giảng đánh tan. Khôi rút vào thành Phiên An rồi bị bệnh chết. Quân của Minh Mạng VSTK - 791


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

hạ thành Phiên An, bắt giết hàng ngàn người theo Khôi chôn chung vào một hầm sâu rồi lấp đất lên trên gọi là Mả Biền Tru và người dân thường gọi là mả ngụy. 9 Bến Nghé: sách QTCBTY, sau khi Nguyễn Phúc Ánh lấy lại thành Gia Định có viết một đoạn như sau: "Nước sông Ngưu Chữ, trong được 3 ngày, (nước sông ấy vẫn đục, không khi nào trong, bây giờ nước tự nhiên mà trong, ấy là điềm trời sanh vua thánh ." 10 Sông Ngưu Chữ tức là sông có trâu đến đầm mình dưới nước gần bờ sông. Như vậy Sông Ngưu Chữ thời Gia Long có thể là đầu rạch Bến Nghé mà thời Pháp gọi là Arroyo Chinois (tạm dịch là con kinh Hoa Kiều vì họ thấy con kinh đó đưa tới vùng Chợ Lớn mà đa số cư dân là người Hoa). Sông Ngưu Chữ được người bình dân gọi là sông Bến Nghé (nghé cũng có nghĩa là trâu con), bến sông có trâu con. Cần lưu ý rằng, thời Nguyễn Phúc Ánh, đoạn sông Bến Nghé là đoạn từ đầu Kinh Hoa Kiều (Arroyo Chinois), tức một đầu phía trên từ Nhà Rồng và Cột cờ Thủ Ngữ (Point des Blagueurs, tạm dịch: địa điểm của những người tán gẩu) đến đầu Rạch Thị Nghè (hoặc tới cầu xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa ngày nay) và một đầu phía dưới chạy ra hướng Cần Giờ gọi là sông Tân Bình. Ngày nay sông Bến Nghé và sông Tân Bình hợp chung gọi là sông Sài Gòn. 11 Một đoạn rẽ của Sông Bến Nghé (Kinh Hoa Kiều) chảy tới đầu ranh giới vùng Chợ Lớn (tức là địa điểm của Sài Gòn cũ vùng chợ Bình Tây ngày nay) và chấm dứt ở đây qua một bãi đầm lầy cạn nối liền với một con rạch nhỏ hẹp gọi là kinh Ruột Ngựa. Đầu kia của Kinh Ruột Ngựa nối vào sông Cần Giuộc và sông Chợ Đệm. Sông Cần Giuộc nhập với nhánh sông khác để chảy ra cửa biển Gò Công). 12 Năm 1819 đời vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh), phó tổng trấn thành Phiên An (tức Gia Định thành) là Hoàng Công Lý vâng mệnh vua, đưa hơn 10,000 dân phu trong vòng 3 tháng đào vét kinh Ruột Ngựa rộng 15 tầm (mỗi tầm là 8 mét) và bề sâu 9 thước nối liền với sông Bến Nghé. Sau khi hoàn tất con kinh đào nầy, toàn thể sông nầy ngày xưa được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đặc tên gọi là sông An Thông có nghĩa là đường sông an toàn, thông suốt, rất tiện lợi cho việc chuyển vận và nhờ đó các ghe thuyền lớn đều qui tụ về trước Trấn Phiên An rất nhộn nhịp. 13 Sách QTCBTY viết: "Năm Kỷ Mão, tháng Giêng (1819), đào sông từ thành Phiên An đền sông Mả Trường. Khiến phó tổng trấn Hoàng Công Lý đem 10,000 dân, cấp tiền gạo cho đào sông. Đào xong rồi, ngài đặt tên là sông An Thông. Đàng sông đã thông, thuyền bè qua lại đêm ngày luôn luôn; chỗ ấy thành một chỗ đô hội lợi ích cho dân lắm".

*

VSTK - 792


BẢN ĐỒ GIA ĐỊNH – SÀI GÒN - BẾN NGHÉ THỜI GIA LONG – MINH MẠNG

VSTK - 793


Bản đồ vùng Sà Gòn - Chợ Lớn do Brigel vẽ năm 1873

VSTK - 794


Thành Gia Định vẽ trên bản đồ Plan de la ville de Saigon do Le Brun vẽ năm 1795 (Có ghi thêm một số tên đƣờng cũ và địa danh trƣớc năm 1975 để làm điểm móc các vị tri vẽ trên bản đồ).

VSTK - 795


Quyển III

TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG CHƢƠNG II

NGUYỄN PHÚC ÁNH (tiếp theo) 1 2 3 4 5

Trong khi Nguyễn Phúc Ánh đã khôi phục đƣợc Gia Định thì ở Pháp giáo sĩ Bá Đa Lộc đã thay mặt Ánh để ký Hiệp Ƣớc với triều đình Pháp ở điện Versailles vào ngày 28 tháng 11 d.l năm 1987 (Năm Đinh Mùi). Toàn văn bản hiệp ƣớc Versailles nhƣ sau:

VSTK - 796


VSTK - 797


Hiệp ƣớc ký kết giữa hoàng đế Louis thứ XVI và Nguyễn Ánh vua Nam kỳ. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Mở đầu: Nguyễn Ánh, vua đất Nam Kỳ bị tƣớc đoạt lãnh thổ, vì thấy cần phải dùng võ lực để thu hồi đất nƣớc của mình cho nên đã phái tới nƣớc Pháp ngài Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, Giám mục vùng Adran, trong khuôn khổ yêu cầu trợ giúp hoàng đế rất đạo đức của nƣớc Pháp. Hoàng đế nƣớc Pháp đã thấu rõ tính cách công chính của vấn đề do vua Nam Kỳ nêu lên và để chứng tỏ tình thân hữu đối với nhà vua cũng nhƣ lòng tôn trọng sự công chính của hoàng đế, hoàng đế đã quyết định tiếp nhận một cách thuận lợi sự yêu cầu của ngƣời đại diện vua Nam Kỳ mang đến. Vì vậy, hoàng đế đã xuống lệnh cho Bá tƣớc Montmorin, bộ trƣởng lục quân, hiệp sĩ thi hành lệnh của hoàng đế và của triều đình, cùng với cố vấn tổng quát của Bá tƣớc là bộ trƣởng bộ tài chánh kiêm bộ ngoại giao, có nhiệm vụ cùng bàn thảo và thỏa thuận với giám mục vùng Adran về bản chất, phạm vi, điều kiện áp dụng cho sự viện VSTK - 798


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

trợ, và những ngƣời có toàn quyền đã đƣợc chỉ định một cách chính thức hợp pháp, sau khi bá tƣớc De Montmorin thông báo quyền hạn đầy đủ của mình và giám mục vùng Adran xuất trình ấn tín của vua Nam Kỳ kèm với bản quyết nghị của đại hội đồng cố vấn của vƣơng triều Nam Kỳ, đã đồng ý về những điểm và những điều khoản sau đây: Điều 1. Hoàng đế đạo đức của Pháp quốc tuyên hứa và cam kết viện trợ một cách hữu hiệu những khả năng cần thiết để cho vua Nam Kỳ trở về tái chiếm và làm chủ lãnh thổ của mình. Điều 2. Để đạt đƣợc mục đích đó, hoàng đế đạo đức sẽ gửi sang miễn phí và ở lại một cách liên tục tại vùng bờ biển Nam Kỳ 4 chiến hạm và một đoàn quân 200 bộ binh và 200 lính da đen. Đoàn quân nầy đƣợc trang bị khí cụ chiến đấu và một đội pháo binh thiện chiến. Điều 3. Để có đƣợc sự viện trợ quan trọng nhƣ mong ƣớc do hoàng đế Pháp quốc cung cấp cho, vua Nam Kỳ chấp nhận chuyển nhƣợng cho hoàng đế và triều đình Pháp quốc quyền sở hữu và làm chủ tuyệt đối về hòn đảo thƣơng cảng chính của Nam Kỳ có tên gọi là Hội Nan (Hội An) mà ngƣời Âu Châu gọi là Touron (Tourane), quyền sở hữu và chủ quyền nầy sẽ không thể bị chuyển nhƣợng nữa ngay sau khi bộ đội quân lính của Pháp đã đƣợc sai đến chiếm đóng tại đảo nói trên. Điều 4. Ngoài việc hai phía đi tới một thỏa thuận cùng chung sở hữu hải cảng nói trên, ngƣời Pháp cũng có quyền thiết lập trên vùng đất liền những cơ sở thiết yếu cho họ để dùng làm căn cứ hàng hải và thƣơng mại hoặc dùng làm căn cứ bảo trì, sửa chữa và đóng tàu chiến của họ. Đối với việc tuần cảnh cho hải cảng nầy thì sẽ đƣợc qui định sau tại chỗ bằng một thỏa ƣớc riêng biệt. Điều 5. Hoàng đế cũng sẽ đƣợc quyền sở hữu và chủ quyền hòn đảo Côn Sơn. Điều 6. Thần dân của hoàng đế đạo đức đƣợc hƣởng quyền tự do hoàn toàn trong các dịch vụ mua bán trên toàn lãnh thổ của vua Nam Kỳ mà không có sự hiện diện của một nƣớc Âu Châu nào khác. Với sự thoả thuận nầy, kiều dân VSTK - 799


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Pháp quốc có thể đi lại, lƣu trú tự do, không ai đƣợc cản trở, họ không phải nộp một khoản thuế nào đối với thân trạng của mình, với điều kiện là họ có giấy thông hành do viên chức chỉ huy đảo Hội Nan (Hội An). Họ sẽ đƣợc quyền nhập cảng hàng hóa từ các nƣớc Âu Châu hay từ các nƣớc khác trên thế giới ngoại trừ những loại hàng hóa quốc cấm. Họ cũng sẽ có quyền xuất cảng các hàng hóa của địa phƣơng và của các nƣớc lân cận mà không bị hạn chế; họ không phải nộp thuế xuất nhập cảng nào khác ngài các loại thuế mà ngƣời địa phƣơng bản xứ hiện đang nộp; các khoản thuế nầy không đƣợc tăng thêm mà cũng không đƣợc đổi gọi tên để tăng thuế. Hai phía cũng thỏa thuận rằng không có một căn cứ thƣơng mại hay quân sự nào của ngoại quốc đƣợc thiết lập trên lãnh thổ Nam Kỳ nếu những căn cứ đó không mang cờ và thông hành của Pháp quốc. (chữ bâtiment có sách dịch là tàu, thuyền, không sai, nhƣng có lẽ nên dịch là căn cứ thì hợp lý hơn) Điều 7. Triều đình Nam Kỳ sẽ đồng ý dành cho kiều dân của hoàng đế đạo đức sự che chở hữu hiệu nhất để bảo vệ sƣ tự do và an ninh về nhân mạng và tài sản của họ, và trong trƣờng hợp gặp khó khăn hoặc tranh tụng, họ sẽ đƣợc xét xử công minh và nhanh chóng. Điều 8. Trong trƣờng hợp hoàng đế đạo đức bị bất kỳ một lực lƣợng nào tấn công hoặc đe dọa chính quyền ở Hoi Nan (Hội An) và Poulo-Condore (Côn Sơn), và cả trong trƣờng hợp mà hoàng đế đạo đức đang có chiến tranh với một cƣờng quốc ở Âu châu hay Á Châu thì vua Nam Kỳ phải viện trợ bộ binh, thủy binh, lƣơng thực, tàu bè. Sự tiếp viện nầy phải đƣợc thực hiên ngay trong vòng 3 tháng sau khi có sử kêu cầu, nhƣng những sự tiếp viện nầy sẽ không đƣợc xử dụng quá đến các quần đảo Molusques, De la Sonde và ở vùng eo biển Malacca. Mọi phí tổn cho việc tiếp viện nầy sẽ do vƣơng quốc tiếp viện gánh chịu. Điều 9. Đổi lại với sự cam kết ở điều khoản thứ 8 trên đây, hoàng đế đạo đức tự mình bắt buộc có bổ phận giúp vua Nam Kỳ nếu lãnh thổ của ngƣời bị loạn lạc. Sự giúp đỡ nầy sẽ tùy theo mức độ nhu cầu và hoàn cảnh; tuy nhiên trong VSTK - 800


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

mọi hoàn cảnh thì sự tiếp viện cũng không không thể vƣợt quá mức những gì đã ghi nơi điều khoản thứ 2 của thỏa hiệp nầy. Hiệp ƣớc nầy sẽ đƣợc hai quốc vƣơng phê chuẩn và trao đổi trong thời hạn một năm hay sớm hơn nếu có thể đƣợc. Để chứng nhận, chúng tôi là những đặc sứ toàn quyền đồng ký tên và đóng dấu ấn trên bản hiệp ƣớc nầy. Làm tại điện Versailles, ngày 21 tháng 11 năm 1787. Bá tƣớc De Montmorin P.J.G Giám mục vùng Adran * ĐIỀU KHOẢN RIÊNG

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

Nhằm phòng ngừa mọi sự khó khăn và ngộ nhận về những về những sự thiết lập mà hoàng đế đạo đức đƣợc quyền thực hiện trên lãnh thổ Nam Kỳ để dùng làm căn cứ hàng hải và thƣơng mại, Pháp hoàng đã thoả thuận cùng vua Nam Kỳ là các căn cứ đo sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Pháp hoàng và kèm theo đó những việc tƣ pháp, cảnh bị, phòng thủ và mọi quyền lực, không có ngoại lệ, sẽ đƣợc thi hành dƣới danh nghĩa của Pháp hoàng Để tránh những sự lạm dụng có thể xảy ra ở những nơi căn cứ ghi trên, hai phía đã thỏa thuận một cách công khai rằng nhà cầm quyền hợp pháp ở các căn cứ đó sẽ không dung nạp bất cứ một ngƣời Nam Kỳ nào can tội hình sự và nếu có kẻ tội phạm lẩn trốn vào các nơi đó thì sẽ bị bắt giải giao cho nhà cầm quyền Nam Kỳ. Cùng thoả thuận nhƣ thế áp dụng cho kiều dân ngƣời Pháp trốn lánh trong nội địa của chính quyền Nam Kỳ, họ cũng sẽ bị bắt giải giao cho nhà chức trách cai trị Hội An hay Côn Sơn khi có lời yêu cầu. Điều khoản riêng nầy cũng có hiệu lực và giá trị nhƣ các điều khoản khác đã ghi ra một cách tách bạch trong hiệp ƣớc nầy. Để chứng nhận, chúng tôi là những đặc sứ toàn quyền đồng ký tên và đóng dấu ấn vào điều khoản riêng nầy. Làm tại điện Versailles, ngày 28 tháng 11 năm 1787. Bá tƣớc De Montmorin P.J.G Giám mục vùng Adran VSTK - 801


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Tuy nhiên, hiệp ƣớc nầy đã không đƣợc chính quyền thuộc địa Pháp ở Pondichéry thi hành theo chỉ thị mật của Trƣởng văn Phòng Bộ thuộc địa của triều đình Pháp "do lệnh hoàng đế (Pháp hoàng), "Không tính tới chuyện viễn chinh Đông Dương". Thất bại trong việc cầu viện với nƣớc Pháp, Bá Đa Lộc đã tự một mình xoay xở, quyên góp tiền bạc từ các nhóm bè bạn và các thƣơng nhân Pháp ở Pondichéry, ở đảo l' Ile de France và đảo Bourbon để mua súng đạn giao cho linh mục Hồ Văn Nghị và Victor Olivier de Puymanel theo tàu La Dryade (tàu nầy do toàn quyền De Conwoy ở Pondichéry cử đi thi hành hành công tác gián điệp dọ thám) mang về đảo Côn Sơn cho Nguyễn Phúc Ánh. Olivier theo linh mục Hồ Văn Nghị trốn ở lại đảo Côn Sơn khi tàu Dryade trở về Pondichéry. Kỷ Dậu, tháng 6 â.l, (ngày 28 tháng 7 d.l năm 1789) hai chiếc tàu buôn chở theo Bá Đa Lộc, vƣơng tử Cảnh cùng đoàn tùy tùng đƣợc tàu chiến La Méduse đƣa về Vũng Tàu, Tôn Thất Hội đại diện Ánh ra đón rƣớc. Đi theo Bá Đa Lộc về Nam Kỳ lần nầy còn có 2 ngƣời Pháp là Philippe Vannier (Nguyễn Văn Chấn) và Jean Baptiste Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) cùng với một số đông thƣờng dân, cựu quan binh của chính quyền thuộc địa Pháp tình nguyện theo Bá Đa Lộc đến phục vụ cho vua Nam Kỳ. Vannier và Chaigneau đều đƣợc Ánh đặt tên, cho làm chức chánh đội và thƣởng mỗi ngƣời 1,000 quan tiền. Riêng viên thuyền trƣởng tàu chiến La Méduse còn biếu tặng thêm cho Bá Đa Lộc 2,000 cân thuốc súng. Nhóm ngƣời ngoại quốc1 đi theo Bá Đa Lộc đã giúp ích một cách đắc lực cho Nguyễn Phúc Ánh trong việc xây dựng quyền lực ở Nam Kỳ để làm nền tảng cho việc thống nhất toàn cõi nƣớc Đại Việt sắp tới. CHÚ GIẢI:

32 33 34 35

Những ngƣời ngoại quốc: theo sách La Cochinchine religieuse của P.Louvet và sách Mgr Pigneau de Béhaine của M.A Faure thì con số ngƣời Pháp theo Bá Đa Lộc hoặc bỏ hàng ngũ quân đội Pháp để theo về với Nguyễn Phúc Ánh lúc đó vào khoảng 369 ngƣời. 1

VSTK - 802


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Đa số những hạng ngƣời ngoại quốc nầy là những quan binh tình nguyện vào bộ binh hoặc hải quân Pháp. Họ không bị ràng buộc nhƣ quan binh chính quy và có thể rời nhiệm sở hoặc đơn vị bất cứ lúc nào miễn là hành động của họ không làm thiệt hại gì cho Pháp quốc. Trong số đó có tên những cá nhân đƣợc chính quyền thuộc địa Pháp dùng để đặc tên cho các đƣờng phố ở Sài Gòn và nhiều vùng phụ cận: 1 Jean Marie Dayot: là sĩ quan hải quân Pháp, cháu của cựu toàn quyền Pháp ở Đông Ấn là M. Charpentier de Cossigny. Theo tác giả M.A Faure thì Dayot là một ngƣời kém may mắn: trong thời gian còn là một một tài công lái tàu duyên hải, ngƣời Pháp nầy đã bị cƣớp biển bắt sống ở vịnh Cabaye trong vùng biển Goa-Bombay, Ấn Độ; ông ta bị bọn hải tặc tra khảo, đánh đập và đối xử khắc nghiệt nhƣng sau đó thì trốn thoát đƣợc. Dayot đƣợc Ánh phong làm Trí Lƣợc hầu năm 1790 và đƣợc giao cho chỉ huy hai tàu chiến Đồng Nai và Vương Tử Nam Kỳ (Prince de Cochinchine ). Bị tử trận trong vùng Vịnh Bắc kỳ vào năm 1809. 2 Philippe Vanier: đến Nam Kỳ cùng một chuyến với vƣơng tử Cảnh năm 1789, đƣợc mang tên là Nguyễn Văn Chấn ; lần lƣợt đƣợc Ánh giao cho chỉ huy tàu chiến Đồng Nai, Bồng Thước, Phi Phụng. Đƣợc thăng chức khâm sai chƣởng cơ, tƣớc Chấn Oai hầu, trở về Pháp quốc vào năm 1825. 3 Jean Baptiste Guillon: nguyên là thủy thủ của tàu la Dryade của Pháp. Theo về với Ánh năm 1788 đƣợc phong chức phó Cai đội, tƣớc Oai dũng hầu phụ tá cho Vanier. Trở về Pháp năm 1804. 4 Guillaume Guilloux: thủy thủ hạng nhứt của tàu chiến Pháp le Duc de Chartres; đƣợc Ánh cho giữ chức phó Cai đội, tƣớc Nhuệ Tài hầu, làm việc trên các tàu Đồng Nai, Vương Tử Nam Kỳ. 5 De Forant: đƣợc mang tên là Nguyễn Văn Lăng, giữ chức Cai đội, tƣớc Lăng Đức hầu, chỉ huy tàu Ưng Phi, chết ở Nam Kỳ trong khoảng những năm 1809-1811. 6 Jean Baptiste Chaigneau : trƣớc là thành phần nhân viên chỉ huy tàu La Flavie của Pháp; sau khi tàu nầy bị chính quyền ở Macau tịch thu, Chaigneau theo về với Nguyễn Phúc Ánh vào năm 1794; đƣợc Nguyễn vƣơng quý mến cho mang tên là Nguyễn Văn Thắng, tƣớc Thắng hầu; ông thay thế Dayot vào cuối năm 1796 chỉ huy tàu Phi Long, đã từng dự trận đánh Thi Nại vào năm 1801. Chaigneau có vợ ngƣời Việt Nam, có một con trai tên là Chaigneau Đức - tác giả sách Souvenirs de Huế. Ông đƣợc phép hoàng đế Gia Long (lúc nầy Nguyễn Phúc Ánh đã thống nhất toàn cõi nƣớc Việt Nam) cho về Pháp năm 1820, đƣợc hoàng đế nƣớc Pháp Louis 18 bổ nhiệm cố vấn đại diện của triều đình Pháp bên cạnh hoàng đế Gia Long, trở lại Việt Nam vào năm 1821 khi vua Minh Mạng vừa mới lên ngôi hoàng đế (kế ngôi hoàng đế Gia Long/ Nguyễn Phúc Ánh). Hoàng đế Minh Mạng không trọng dụng VSTK - 803


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Chaigneau nhƣ ngày trƣớc vì thế Chaigneau quay về Pháp vào năm 1824, mang theo vợ, con. 7 Laurent Barizy: lý lịch của ngƣời nầy rất mơ hồ. Sử sách cũ viết rằng ông ta là chuyên viên ngành vận tải nhƣng không nêu rõ quốc tịch chính gốc của ông. Theo tác giả A. Faure (sách Mgr Pigneau de Béhaine) thì lúc ở dƣới quyền của Nguyễn vƣơng ngƣời ngoại quốc nầy có khi là một chỉ huy tàu chiến, có khi lại là ngƣời chỉ huy trại tuyển mộ bộ binh. Sách Việt Nam viết rằng ông đƣợc Nguyễn vƣơng ban tƣớc tƣớc Thành Tín hầu, cho cai quản tàu Loan Phi, coi việc vận tải quân nhu và mua vũ khí. Sách Abrégé de l' Histoire d' Annam của A. Schreiner thì lại viết rằng Barizy chỉ huy tàu chiến L' Armide và tàu nầy bị tàu chiến của Anh quốc bắt giữ trong vùng Ấn Độ dƣơng trong khi thi hành công tác thu mua vũ khí đạn đƣợc cho Nguyễn vƣơng vào năm 1798; trong vụ nầy Nguyễn vƣơng phản kháng mãnh liệt với với chính quyền thuộc địa của nƣớc Anh trong vùng Ấn Độ và chiếc tàu nầy đƣợc trả lại toàn vẹn cho vua Nam Kỳ (A.Schreiner, Abrégé de l'Histoire d' Annam, Saigon, 1906, trang 110 ). Barizy chết ở Huế năm 1802. 8 Théodore Lebrun: nguyên là thủy thủ bậc hạng nhứt trên tàu chiến La Méduse của Pháp. Đến Nam Kỳ năm 1790. Là một kỷ sƣ, ông đƣợc Nguyễn vƣơng cho coi việc xây dựng thành lũy và là tác giả của bản vẽ thành Sài Gòn mà về sau Olivier đã dùng để xây đắp thành Gia Định dƣới thời Nguyễn vƣơng Phúc Ánh. Đƣợc phong tƣớc Thạch Oai hầu nhƣng từ chức năm 1791 vì không chịu ở dƣới quyền sai khiến của binh nhì Olivier và cũng vì không đƣợc Nguyễn vƣơng trả lƣơng trọng hậu. 9 De Puymanel Olivier : cấp bậc thủy thủ hạng nhì trên tàu chiến La Dryade của Pháp, ông đƣợc Bá Đa Lộc móc nối và phong tặng cho chức Đại tá tham mƣu trƣởng bộ binh Nam Kỳ để gửi súng đạn chở trên tàu nầy mang về đảo Côn Sơn cho Nguyễn vƣơng vào ngày 19-91788 rồi theo linh mục Hồ Văn Nghị phục vụ Nguyễn vƣơng vào lúc vừa mới 20 tuổi. Đƣợc mang tên là Nguyễn Văn Tín, còn đƣợc gọi Cai Tín, ông là ngƣời phụ trách xây đắp thành Gia Định sau khi Nguyễn vƣơng tái chiếm lại Gia Định. Năm 1799, Olivier sang Malacca để chữa bệnh nhƣng chết ở đó vào lúc 31 tuổi. 10 Julien Girard de l' Isle Sellé, sĩ quan pháp, chỉ huy tàu. Vương Tử Nam Kỳ , tƣớc Long Đức hầu. 11 Charles Stanislas Le Fèbre : là trung úy của quan đội Pháp, cháu của Bá Đa Lộc, qua Nam Kỳ năm 1792. 12 Jean Marie Despiaux và Dominique Desperles: là 2 y sĩ trông coi bệnh viện quân đội của Nguyễn vƣơng. Despiaux là ngƣời chăm sóc bệnh tình cho Bá Đa Lộc trƣớc khi tu sĩ nầy chết vào năm 1799. Ngoài ra còn một số ngƣời ngoại quốc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau cũng đến đánh giặc thuê cho Nguyễn vƣơng. Theo tác giả Louvet

VSTK - 804


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

thì ngƣời ta có tìm thấy một danh sách những công thần thời Nguyễn vƣơng ở một ngôi đền ở Huế có cả ngƣời quốc tịch Ái Nhĩ Lan. Sau khi Nguyễn vƣơng đã hạ đƣợc thành Quy Nhơn, giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc chết ở làng Mỹ Cang, huyện Tuy Phƣớc (Bình Định) vào tháng 9 â.l năm Kỹ Mùi tức là ngày 9 tháng 10 d.l năm 1799, thọ 58 tuổi, đƣợc Nguyễn vƣơng làm lễ an táng trọng vọng, truy phong cho chức Thái tử thái phó Bi Nhu quận Công, thụy hiệu là Trung Ý đem về chôn và xây lăng mộ ở Gia Định, (gần sân bay Tân Sơn Nhứt, ở về phía cuối đƣờng Trƣơng Minh Giảng bây giờ. Lăng mộ lịch sử nầy đã bị chính quyền Việt Nam sau năm 1975 phá hủy thành bình địa nhằm mục đích xóa sạch hết tàng tích của thực dân phong kiến). Chính Nguyễn vƣơng sai ngƣời đọc bài điếu văn. Bài điều văn nầy đƣợc tác giả P.Louvet dịch ra tiếng pháp nhƣ sau:

VSTK - 805


Bài dịch : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Ta đƣợc một ngƣời hiền triết thân yêu, tín cẩn, dù cách biệt với vạn dặm cũng đã đến đây với bản quốc và ở lại với ta luôn vĩnh viễn ngay cả những lúc mà thời vận của ta bỏ mặc ta quay lƣng đi. Trong khi tình bằng hữu giữa hai chúng ta đang ở giai đoạn thân thiện nhất thì cớ sao vận xui kia lại mang đến sự chết chóc trong hàng ngũ những ngƣời dƣới trƣớng của ta khiến ta và khanh phải chia lìa một cách bất ngờ. Ta đang nói về Bá Đa Lộc, một ngƣời đƣợc tuyên dƣơng là một tu sĩ giám mục đạo đức trọng vọng, là một ngƣời đại diện đầy quyền uy vẻ vang của Pháp hoàng. Lúc nào trong tâm trí của ta cũng đã sẵn có những kỷ ức về những đức tính sẵn có của Bá Đa Lộc và ta muốn là một chứng nhân mới về những đức tính đó. Ta nhớ ơn vì những tƣ cách hiếm có rất xứng đang của Bá Đa Lộc. Nếu ở vùng trời Âu Châu, Bá Đa Lộc là một ngƣời cao trọng đối với quần chúng thì ở đây, thần dân của ta không xem Bá Đa Lộc nhƣ là một kẻ ngoại quốc trong vƣơng triều của Nam Kỳ. Từ thiếu thời, ta thật vinh hạnh đƣợc gặp đƣợc một ngƣời bạn quý rất hạp ý ta. Khi ta bƣớc những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng nối nghiệp ngôi báu của tiên vƣơng thì ta đã có Bá Đa Lộc bên mình. Với VSTK - 806


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

ta, Lộc là một gia tài phong phú mà ta có thể khai thác những điều cố vấn cần yếu giúp cho ta đi đúng hƣớng. Nhƣng bổng nhiên, trăm ngàn bất hạnh lại đỗ xuống làm rung chuyển vƣơng triều khiến cho ta rụng rời chao đảo giống nhƣ trƣờng hợp của vua Thiếu Khƣơng (2070-TCN) nhà Hạ (bên Tàu) thuở trƣớc. Bây giờ thì mỗi ngƣời một phía, kẻ thiên giới, ngƣời dƣơng gian. Ta giao vƣơng tử trong tay Bá Đa Lộc vì Bá Đa lộc thật xứng đáng đƣợc ta giao cho giữ của báu (ám chỉ vƣơng tử Cảnh) để mang theo trên đƣờng thay mặt ta đi sang triều đình vĩ đại đang trị vì ở nƣớc Pháp. Bá Đa Lộc đã thành công trong việc cầu viện; đoạn đƣờng thành công đã đi đƣợc phân nửa nhƣng rồi lại gặp trở ngại khiến cho Bá Đa Lộc không hoàn thành đƣợc công tác cầu viện nhƣ ý muốn. Tuy nhiên theo gƣơng ngƣời xƣa, Bá Đa Lộc coi kẻ thù của ta cũng là kẻ thù của mình vậy và vì liên hệ với bản thân ta cho nên Bá Đa Lộc đã trở về sum hợp để tìm đủ cách, kiếm mọi phƣơng tiện để chiến đấu với kẻ thù. Vào năm ta tái chiếm lại lãnh thổ, ta đã phải bồn chồn đợi chờ mong mỏi ngày trở lại của Bá Đa Lộc. Năm kế tiếp, Bá Đa Lộc trở lại bản quốc đúng nhu kỳ hạn đã hứa. Dùng cách truyền thụ giáo hóa dịu dàng để dạy bảo vƣơng tử cho nên Bá Đa Lộc đƣợc xem là một ngƣời có một chân tài đặc biệt trong việc dạy giỗ thế hệ trẻ. Sự đẹp lòng và lòng ƣu ái của ta giành cho Bá Đa Lộc càng ngày càng gia tăng. Trong những lúc ta gặp khốn khó ê chề chỉ có Bá Đa Lộc là ngƣời có thể giúp ta tìm cách để đối phó. Những lời cố vấn khôn ngoan cũng nhƣ cung cách ăn nói đức độ trong khi giao tiếp càng ngày càng khiến chúng ta gắng bó với nhau hơn. Chúng ta trở thành đôi bạn thâm tình ruột thịt đến mức độ khi ta cần phải xong pha rời khỏi cung vƣơng thì bên cạnh ta cũng có Bá Đa Lộc phóng ngựa theo liền, cùng nhau đi đầu vào nơi trận tuyến. Hai ngƣời chúng ta có cùng chung một con tim. Kể từ lúc tình cờ may mắn gặp nhau, không có gì khiến cho tình bằng hữu giữa chúng ta bị phai nhạt, mà cũng không có điều gì khiến cho chúng ta phải bất mãn với nhau dù chỉ trong một giây phút ngăn ngủi. Từ sự kết hợp keo sơn, ta đinh ninh rằng thân cây đầy ấp bông hoa tƣơi thắm kia sẽ mang đến trái thơm ngọt ngào để cho ta hƣởng nếm dài lâu. Nhƣng than ơi! Lòng đất đã đòi lại thân cây đẹp đẻ nầy! Ta thƣơng tiếc vô cùng! Để cho thiên hạ thấy công trạng lớn lao của ngƣời ngoại quốc nầy cũng nhƣ là để truyền rao khắp nơi bên ngoài dân giang tiếng thơm đức trọng tiềm ẩn trong ngƣời nầy, ta quyết định ban cấp danh hiệu Thầy của vương tử nối nghiệp, đẳng trật đệ nhất phẩm triều đình và tƣớc hiệu

VSTK - 807


1 2 3 4 5 6

7 8

quận công. (tức là chức Thái tử thái phó kèm tƣớc Bi Nhu quận công ghi trong sử sách cũ Việt Nam). Than ôi! Khi thân xác đã nằm xuống, hồn linh đã bay cao thì có ai có thể có thể kéo lại đƣợc? Ta chấm dứt điếu văn ngắn ngủi nầy nhƣng lòng tiếc thƣơng của vƣơng triều sẽ không bao giờ dứt. Hồn thiên của Thầy hãy chúng kiến cho lòng thành nầy. Ngày 12 â.l tháng 11, niên hiệu Kiển Hƣng (đây là niên hiệu của Lê Hiển Tông) thứ 60 (năm Kỹ Mùi/1799).

K H Ả O L U Ậ N: 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34 35 36 37 38

Lý do cái chết của Bá Đa Lộc không thấy có sử sách nào đề cập tới chỉ biết rằng sau khi lấy đƣơc thành Quy Nhơn, Nguyễn vƣơng chuẩn bị về Gia Định thì Bá Đa Lộc chết. Sử sách cũng cho biết rằng một trong 2 y sĩ ngoại quốc dƣới trƣớng của Nguyễn vƣơng đã tận tình chăm sóc chạy chữa cho Bá Đa Lộc cho tới những phút cuối cùng cuộc đời của tu sĩ nầy. Bài điếu văn của Nguyễn Phúc Ánh có những lời lẽ thật cảm động và thắm thiết khiến ngƣời ta nghĩ rằng mối liên hệ gắng bó giữa Nguyễn vƣơng và Bá Đa Lộc chƣa bao giờ có tì vết bợn nhơ. Tuy nhiên sử sách cũ của Pháp cho biết đã có những sự rạn nứt giữa Nguyễn vƣơng và Bá Đa Lộc trên lãnh vực ý thức hệ và đạo giáo. Hoàng tử Cảnh qua một thời gian dài sống bên cạnh Bá Đa Lộc và nhất là đƣợc sống ngay tại nƣớc Pháp, đƣợc nhìn thấy sự huy hoàng tráng lệ của triều đình, vua chúa nƣớc Pháp cho nên khi trở lại quê hƣơng Việt Nam thì đầu óc non trẻ của ngƣời con trai nầy đã thấy cách biệt xa vời vì tính cách chậm tiến hũ lậu của xứ sở. Tệ hơn nữa là do ảnh hƣởng giáo huấn Tây phƣơng đã khiến cho Cảnh muốn từ bỏ nền đạo giáo thờ lạy Tổ Tiên cổ truyền của dân tộc Đại Việt để theo về với đạo Ky Tô giáo La Mã. Sự kiện nầy đã đƣợc chính Bá Đa Lộc minh xác trong một bức thƣ gửi cho Letondal ngày 17-8-1789 trong đó có đoạn viết rằng: "Lòng thành kính của Cậu (hoàng tử Cảnh) đối với đạo (đạo Thiên chúa ) càng ngày càng phát triển. . . .Ở đây cũng như ở Pháp, Cậu vẫn tiếp tục cho thấy Cậu là niềm kỳ vọng của người Pháp (A.Launay, Documents historiques sur la Mission de Cochinchine, quyển III. Paris, 1925)". Ngoài mặt, những ngƣời ngoại quốc bên cạnh Nguyễn vƣơng chỉ là những kẻ mạo hiểm độc lập đánh giặc thuê nhƣng trong chiều sâu tâm tối họ cũng là những kẻ tiên phong âm thầm dọn đƣờng chuẩn bị cho một nƣớc Đại Việt thuộc Pháp dƣới triều đại vua tƣơng lai Nguyễn Phúc Cảnh.

VSTK - 808


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Thái độ theo Tây của hoàng tử Cảnh đã đụng độ với truyền thống đạo giáo cổ truyền của gia đình và đồng thời cũng gây xáo động và phản ứng cho hàng ngũ Nho giáo dƣới trƣớng của Nguyễn vƣơng. Sử sách cũ Việt Nam không kể lại những thái độ cứng đầu của vƣơng tử Cảnh nhƣng nội dung những bức thƣ giao dịch của những giáo sĩ ngƣời Pháp cũng cho biết rằng mẹ sinh của Cảnh có lần đã tát mặt đứa con trai ngỗ ngáo của mình khi Cảnh nhất định không chịu thờ lạy tổ tiên ông bà vì cho rằng những ngƣời chết ngoại đạo Thiên chúa đã trở thành ma quỷ không thể trở về chứng giám hay hƣởng nhận những sự cúng kiến. Rốt cuộc chính Nguyễn vƣơng phải ngƣợng ngùng đứng ra thờ lạy thay cho con trai trƣớc mặt bá quan quan văn võ của triều đình! Cảnh còn dùng vật nhơ uế bôi vẽ bậy bạ lên tƣợng Phật và kiêu hãnh tuyên bố rằng mình cũng nhƣ Phật đều tới từ nƣớc Ấn Độ (có ý nói là Cảnh từ chính quyền của Pháp ở Pondichéry- Ấn Độ tạo dựng vị thế của Cảnh lúc bấy giờ)! Cả triều đình nhốn nháo hoảng hốt vì thái độ ƣơng ngạnh của ông vua con tƣơng lai, Nguyễn vƣơng tức bực vì thái độ tiến bộ quá đà của Cảnh. Đến đây ngƣời ta mới thấy rõ Nguyễn Phúc Ánh là một con ngƣời trí lƣợc khôn khéo hơn ngƣời: năm Quý Sửu, tháng 3 â.l (1793) Ánh giao trách nhiệm cho Cảnh bằng cách tấn phong cho ngƣời thanh niên 14 tuổi nầy chức Đông cung thái tử nối nghiệp vƣơng, kiêm chức nguyên soái lãnh tả quân dinh; cho ở dinh riêng gọi là soái phủ và cắt đặt một nhóm Nho quan cận thần để làm cố vấn riêng bên cạnh Cảnh. Thực sự thì nhóm nho thần nầy đã đƣợc Nguyễn vƣơng giao phó nhiệm vụ kiềm chế và kéo vƣơng tử Cảnh về đƣờng ngay nẻo chánh của Nho giáo, trở về đời sống và trong khuôn khổ của dân tộc Đại Việt. Trong nhóm Nho thần nầy có cả Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định giữ chức Đông cung Thị giảng. Việc làm nầy của Nguyễn vƣơng làm mất lòng những ngƣời ngoại quốc kể cả Bá Đa Lộc mặc dù Nguyễn vƣơng vẫn bắt Cảnh phải bái lạy Bá Đa Lộc và đối xử với ngƣời tu sĩ nầy trong thứ bậc quân, sư, phụ của Nho giáo (trên hết là Vua, kế đến là Thầy dạy rồi mới tới Cha sinh). Với thứ bậc là một ông vua (vương ), Ánh nhắc nhở cho mọi ngƣời trong nƣớc kể cả những ngƣời ngoại quốc dƣới quyền thấy rằng phần lãnh thổ của ông là một vùng đất độc lập có chủ quyền không bị ảnh hƣởng hay áp lực của một nƣớc hay của một nhóm ngƣời ngoại quốc nào dù cho họ đang bỏ công giúp đỡ ông. Khi bắt Cảnh bái lạy Bá đa Lộc tôn xƣng là sƣ phụ thì Nguyễn vƣơng muốn cho ngƣời ngoại quốc thấy thế nào là tôn ti trật tự của một ngƣời công dân nƣớc Đại Việt trong cách đối xử với các bậc thầy của mình. Là vị thế của một ngƣời cha Nguyễn vƣơng thi hành quyền lực gia trƣởng để ra lệnh cho Cảnh phải làm theo ý hƣớng của ngƣời cha nhƣng đồng thời Nguyễn vƣơng cũng tự đặt mình kém vai vế hơn bậc sƣ Bá Đa Lộc trong phạm vi gia đình mặc dù trong tay mình đang nằm giữ quyền lực sinh sát của một vị quân vƣơng chúa tể ở Nam Kỳ. VSTK - 809


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Sự rạn nứt giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn vƣơng có lúc nhƣ đi đến chỗ sụp đỗ hoàn toàn: Nguyễn vƣơng yêu cầu Bá Đa Lộc chỉ thị cho nhóm tùy tƣớng Thiên Chúa giáo của ông ta phải tham dự và noi theo các vụ lể bái thờ cúng tổ tiên nhƣ mọi công dân khác của Nam Kỳ nhƣng Bá Đa Lộc không tuân lời. Rồi đến năm 1797 Nguyễn vƣơng ra lệnh cho một quan thần của mình (ông quan nầy có lẽ đã theo đạo Ki Tô giáo mà cũng có thể là một ngƣời Pháp đang làm quan dƣới trƣớng của Nguyễn vƣơng) phải quỳ lại bài vị của các tiên vƣơng trƣớc mặt Bá Đa Lộc để khủng bố tinh thần Bá Đa Lộc trƣớc khi sai tu sĩ nầy đi theo vƣơng tử Cảnh ra giữ thành Diên Khánh. Cũng có lúc các giáo sĩ chống lại lệnh của Nguyễn vƣơng chẳng hạn nhƣ từ chối quyên góp tiền bạc trong giáo dân để xây cất miếu thờ Khổng Tử và Nguyễn vƣơng cũng phải bấm bụng bỏ qua và đây là chính là trƣờng hợp uy quyền của một ngƣời đại diện quốc gia bị xăm phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, Nguyễn vƣơng vẫn nhẫn nhịn để tận dụng nguồn tài trí của nhóm ngƣời đánh thuê ngoại quốc và cứ từ từ tiếp tục chính sách đạo giáo cổ truyền của dân tộc và lần lần tách khỏi ảnh hƣởng của nền văn minh khuôn rập Tây phƣơng mà Bá Đa Lộc tự cho mình là kẻ có bổn phận đi truyền bá. Đa số dƣ luận ngày trƣớc cho đến gần đây thƣờng kết tội rằng Nguyễn Phúc Ánh đã đón rƣớc ngƣời Pháp vào để chiếm cứ lãnh thổ Việt Nam. Dƣ luận nầy không phải là vô căn cứ nếu đứng trên binh diện hiệp ƣớc Versailles mà xét đoán và không biết vô tình hay hữu ý mà đa số sử sách cận đại của Việt Nam chỉ dựa vào hiệp ƣớc nầy để kết án Nguyễn Phúc Ánh là tay say bán nƣớc cho ngoại bang. Ngay cả những ngƣời Pháp giang hồ, tứ chiến, vong mạng, những kẻ đánh giặc mƣớn lần lần rồi cũng bất mãn, chán nản với Nguyễn vƣơng rồi bỏ đi. Họ không phải là những ngƣời đại diện cho chính quyền thuộc địa Pháp; họ cũng không phải là những cố vấn chỉ đạo chiến tranh cho Nguyễn vƣơng mà hiệp ƣớc Versailles cũng chƣa bao giờ đƣợc đem ra thi hành trong suốt quát rình chiến đấu của Nguyễn vƣơng: Lãnh thổ Nam Kỳ dƣới thời của Nguyễn vƣơng là một lãnh thổ hoàn toàn độc lập và chƣa hề bị một áp lực ngoại bang nào chi phối. Bản lĩnh chính trị, tài năng quân sự, gƣơng chiến đấu kiên cƣờng bền vững, nghệ thuật dùng ngƣời của Nguyễn Phúc Ánh là một mẫu mực sáng giá cho những thế hệ ngƣời lãnh đạo quốc gia Việt Nam về sau noi theo. Riêng giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc thì không thể chối bỏ rằng bản thân của giáo sĩ là một kẻ tiên phong dọn đƣờng mở lối cho thực dân Pháp sau khi ông đƣợc Nguyễn vƣớng cho trở về Pháp để rồi trở lại Nam Kỳ với chức nhiệm là đại diện toàn quyền của Pháp hoàng. Những việc ông tự động quyên góp tài vật trƣớc đây ở nƣớc ngoài đê tiếp trợ cho Nguyễn vƣơng chứng tỏ ông ta là một ngƣời có uy tín và trách nhiệm trong việc hoàn thành sứ mạng của Nguyễn vƣơng giao phó. Tuy VSTK - 810


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

nhiên khi nhân danh là đại diện Pháp hoàng để né tránh áp lực hăm dọa của Nguyễn vƣơng, ngƣời giáo sĩ nầy dù ngay tình mấy đi chăng nữa cũng khiến cho hậu thế đánh giá ông là ngƣời đi tiên phong dọn đƣờng cho thực dân Pháp đến xăm chiếm lãnh thổ Việt Nam sau nầy. Có lẽ Nguyễn vƣơng và triều thần Nho quan của Nam Kỳ đã thấy đƣợc điều đó cho nên đã có phản ứng chống đối và tách rời từ từ đƣờng hƣớng đạo giáo của Bá Đa Lộc. Không thể nói rằng nhờ có Bá Đa Lộc mà Nguyễn Phúc Ánh lập nên sự nghiệp đế vƣơng cho nhà Nguyễn nhƣng cũng không thể chối cãi đƣợc rằng nhờ có Bá Đa Lộc mà Nguyễn vƣơng trở thành một đối thủ đồng cân đồng lƣợng với vua Quang Trung Nguyễn Văn Huệ và là một nhân vật vƣợt trội lên tất cả những nhân vật lịch sử sau vua Quang Trung. Sau cùng việc hậu táng và xây lăng mộ xứng đáng mà Nguyễn vƣơng dành cho Bá Đa Lộc là một việc làm chính đáng, phải đạo, thuận lý phù hợp với đạo đức và phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam đối với một ngƣời đƣợc coi nhƣ là bậc thầy lại vừa là ân nhân của mình. Lăng mộ của Bá Đa Lộc phải đƣợc xem nhƣ là một tài sản lịch sử của quốc gia cần phải đƣợc bảo tồn nhƣ những tài sản quý báu khác của Việt Nam. Không nên vì một lý do chính trị thù nghịch nhất thời mà phá bỏ đi một di vật lịch sử hiếm có nhƣ thế. Nguyễn Phúc Ánh đã thành công mà không cần nhờ tới sự viện trợ của ngoại bang, tự mình giúp lấy mình chứ không ngồi chờ bàn tay giúp đỡ của Bá Đa Lộc và điều nầy khiến cho Nguyễn vƣơng có đất đai, có ngôi vị chính đáng để đƣơng đầu với chế độ gia đình trị của Tây Sơn.

VSTK - 811


QUYỂN III

TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG CHƢƠNG II

NGUYỄN PHÚC ÁNH (tiếp theo) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Năm Kỷ Dậu, tháng 6 (1789), vƣơng tử Cảnh và giám mục Bá Đa Lộc trở về Nam Kỳ. Đi theo Bá Đa Lộc còn có hai ngƣời Pháp là Nguyễn Văn Thắng (Jean Baptiste Chaigneau) và Nguyễn Văn Chấn (Philippe Vanier). Thắng và Chấn đều xin ở lại Nam Kỳ làm tôi dƣới trƣớng của Nguyễn vƣơng. Hàng tƣớng Phạm Văn Sâm bị Nguyễn vƣơng khép tội làm gián điệp cho Tây Sơn, phải giết. Năm Canh Tuất (1790), xây thành đất trấn Gia Định bằng cách đắp rộng thêm đồn cũ ở làng Tân Khai. Tháng 4 â.l, Nguyễn vƣơng sai các tƣớng Võ Tánh, Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duân đem quân đánh chiếm Bình Thuận nhƣng qua tháng 7 đến mùa gió Bắc thì lệnh rút quân về. Trong khi Nguyễn Phúc Ánh lo củng cố lực lƣợng binh bị ở Nam Kỳ và cãi thiện nền kinh tế nông nghiệp để dùng cho những cuộc chiến tranh trong tƣơng lai thì ở Bắc Kỳ, hoàng đế Quang Trung Nguyễn Văn Huệ biết đƣợc quân Thanh muốn cầu hòa sau khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi ra khỏi Đại Việt, cho nên sai sứ sang Trung Quốc gởi thơ yêu cầu đƣợc công nhận là An Nam Quốc vƣơng. Lời lẽ trong bài biểu gửi đi rất uy dũng và đầy ý kết tội việc xâm lăng của quân Thanh khiến cho tƣớng chỉ huy đoàn quân Tả giang của nhà Thanh là Thang Hùng Nghiệp quá khiếp sợ vì lời lẽ táo bạo của bài biểu cho nên đã từ chối không dám chuyển đến hoàng đế nhà Thanh. (Xem bản văn chữ hán của hoàng đế Quang Trung gửi cho hoàng đế nhà Thanh và phần phiên âm từ trang 813)

VSTK - 812


Bài biểu của vua Quang Trung cầu phong với vua nhà Thanh

VSTK - 813


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

Sau đây là phần phiên âm bản chữ Hán kể trên (đọc theo thứ tự từ cột số 1, từ trên xuống dƣới, từ trái sang phải: (1) Biểu ngôn: thần bản Tây Sơn bố y thừa thời cơ cử sự. Bính Ngọ/ hƣng sƣ diệt Trịnh hoàn quốc vu Lê. Tiền Lê vƣơng tạ thế. Hựu/ (2) ủng lập Tự tôn Duy Kỳ tập. Duy Kỳ vi nhân dâm bạo, quốc nội chi/ thần nhƣợc dân bôn tố ƣ thần thỉnh vị xuất binh trừ loạn. Đinh vị thần/ (3) khiển nhất tiểu tƣớng dĩ binh vấn kỳ tả hữu chi trợ kiệt giả nhi Duy/ Kỳ vọng phong tiêu độn tự di y thích. Mậu Thân thần tiến chí Đô thành/ (4) phục ủy tiền Lê vƣơng chi tử Duy Cận giám quốc, kinh khiển hành giới khấu/ quan bị dĩ quốc tình đề tấu, nhi Duy Kỳ chi mẫu tiên phó Đẩu áo/ (5) ải ủy thân khất viện. Tôn Sĩ Nghị dĩ phong cƣơng đại thần khƣớc vị tài/ sắc chi cố tƣơng thần chi biểu chƣơng liệt trịch ƣ địa, lăng nhục hành giới/ (6) ý dục động chúng hƣng nhung. Bất tri thử sự quả xuất Đại Hoàng đế sai/ khiển ức hoặc Sĩ Nghị vị nhất phu nhân sở sử hạnh biên công dĩ yêu/ (7) đại lợi dã. Phù, dĩ hải tần nhất đái nhân sĩ giáp binh bất đƣơng Trung/ triều chi vạn nhất. Nhi thâm giản tại tiền, mãnh hổ tại hậu, chúng tình phạt/ (8) tử hàm tƣ phấn lệ. Thần bất tỵ đầu thử chi báng, toại dĩ tam ngũ/ ấp đinh tƣơng tùng, kim niên chinh nguyệt sơ ngũ nhật tiến chí Đô thành ký/ (9) dữ Sĩ Nghị nhất kiến, hoặc đắc dĩ ngọc bạch đại can qua, chuyển binh xa/ vi y thƣờng chi hội. Nãi Sĩ Nghị chi binh tiên lai nghinh chiến, tài nhất giao/ (10) phong bôn hội tứ tán. Kỳ tẩu đọa thành ngoại thôn trang hựu vị hoàn/ thành dân tiêm sát đãi tận. Thần nhập thành chi nhật, lập tức cấm chỉ bất/ (11) đắc võng sát, nhất thiết tống đáo Đô thành. Cai bát bách dƣ khẩu, thần dĩ/ cấp chi lẫm thực. Thiết niệm bản quốc tự Đinh Lê Lý Trần dĩ lai, thế/

VSTK - 814


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

(12) đại thiên cách bất thị nhất tính. Hữu năng vi Nam Giao bình hàn, tài giả/ bồi chi, duy chí công chí nhân nhi dĩ. Phục duy thể thiên thành hóa thuận/ (13) kỳ tự nhiên thứ thần nghinh địch Tôn Sĩ Nghị chi tội, lƣợng thần số phiên/ khoản quan trần tấu chi thành, tích thần vi An Nam Quốc vƣơng tý hữu thống/ (14) nhiếp. Thần cẩn đƣơng khiển sứ nghệ khuyết phụng phiên tu cống, tinh thƣơng thiện tồn/ nhân khẩu hồi cấp dĩ biểu chí thành. Phù dĩ đƣờng đƣờng Thiên triều hiệu thắng/ (15) phụ ƣ tiểu di tất dục cùng binh độc vũ dĩ khoái tham tàn, lƣợng thánh/ tâm chi sở bất nhẫn. Vạn nhất binh liên bất chỉ, thế đáo ná lý thành/ (16) phi thần chi sở nguyện nhi diệc bất cảm tri dã.

Nội dung bài biểu đó nhƣ sau: "Thần là kẻ áo vải đất Tây Sơn thừa thời cơ cử sự. Năm Bính Ngọ (1786) dấy binh diệt họ Trịnh trả nước cho họ Lê. Vua Lê trước tạ thế, thần lại tôn lập tự tôn Lê Duy Kỳ (tức Lê Chiêu Thống) nối ngôi. Lê Duy kỳ là người dâm ô bạo ngược, quần thần trong nước cũng như dân chúng đều chạy đến tố cáo với thần xin vì họ mà ra quân trừ loạn. Năm Đinh vị (1787), thần sai một tiểu tướng đem binh hỏi tội kẻ tả hữu đã giúp ông vua bạo ngược làm những điều xằng bậy thì Lê Duy Kỳ từ xa được tin, đang đêm chạy trốn tự mang lấy sự lo sợ vào thân. Năm Mậu Thân (1788), thần tiến ra thành Đô lại ủy thác cho Lê Duy Cận, con của vua Lê trước làm Giam quốc, (thần) đã sai sứ giả gõ cửa quan đem đầy đủ tình hình trong nước tâu lên, nhưng mẹ của Lê Duy Kỳ đã chạy sang trước ở cửa ải Đẩu Áo gởi thân xin cứu viện. Tôn Sĩ Nghị ỷ mình có địa vị là đại thần nơi vùng biên cương lại thêm tiền của đút lót và nữ sắc cho nên đã đem tờ biểu của thần xé nát và ném xuống đất làm nhục sứ giả, ý muốn động binh dấy quân. Không biết việc đó có phải là do hoàng đế sai khiến hay do Tôn Sĩ Nghị vì nghe lời sai khiến của một người đàn bà

VSTK - 815


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

(mẹ của Lê Duy Kỳ) để mong lập công trạng ở chốn biên cương hầu mưu cầu lợi lớn. Thật vậy, nếu lấy nhân sĩ giáp binh của một dãy bờ biển nầy cũng không đáng bằng một phần muôn của triều đình Trung Quốc. Nhưng bị khe sâu ở phía trước, cọp dữ ở phía sau, tâm tình của nhân dân sợ chết mất cho nên đều phải lo phấn đấu. Thần không sợ mang tiếng đập chuột vỡ đồ cho nên lấy tráng đinh của năm ba ấp đem theo, ngày mồng 5 tháng Giêng năm nay tiến đế thành Đô để cùng Tôn Sĩ Nghị một lần gặp mặt, hoặc là lấy châu báu ngọc ngà để thay cho khiên giáp gươm đao, biến quân xa làm hội áo quần. Nhưng quân binh của Tôn Sĩ Nghị lại ra đón đánh trước. nhưng chỉ mới một lần giao tranh thì đã bỏ chạy rã rời tứ tán. Những quân chạy trốn ở thôn trang ngoài thành thì lại bị nhân dân quanh thành giết chết gần hết. Thần ngày vào thành lập tức ngăn cấm không được giết càng, nhất thiết đều đưa tới thành Đô, tất cả hơn 800 tên, thần đã cấp cho lương thực. Thiết nghĩ, nước của ta từ thuở Đinh, Lê, Lý, Trần đến nay thế đời dời đổi không phải chỉ có một họ (đƣợc độc quyền làm vua). Nếu có khả năng thì phải vì Nam Giao mà ra tay bình định hàn gắn, dùng tài cán của mình mà vun bồi cho thì đấy chỉ là việc làm rất công bình nhân ái mà thôi Trộm nghĩ rằng đại hoàng đế (vua nhà Thanh) thay trời thi hành việc giáo hóa thì cũng nên thuận theo lẽ tự nhiên mà tha thứ cho thần cái tội đón đánh Tôn Sĩ Nghị, nên xét lại lòng thành khẩn của thần đã bao lần đến cửa quan (chính quyền nhà Thanh ở biên giới) để trần tấu, đồng ý cho thần danh vị An Nam Quốc vương để được cai trị toàn cõi. Thần cẩn trọng sai sứ đến triều khuyết chịu là thần dân triều cống cùng đem những kẻ hiện còn lại trả về giao nạp để tỏ lòng chí thành. Hãy nghĩ, đường đường là triều đình thiên tử lại đi so hơn thua với một di tộc nhược tiểu thì có lẽ là muốn làm khổ binh sĩ, dùng vũ khí tàn độc để được sướng khoái lòng tham tàn thì lẽ đâu thánh thượng lại đành lòng bất nhẫn như thế. VSTK - 816


1 2 3

Nếu khó thể ngăn được việc động binh không dứt khiến tình thế trở nên nông nỗi thì không phải do ý muốn của thần và thần cũng không bận tâm đến nữa ". 

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Tƣớng biên ải của nhà Thanh là Thang Hùng Nghiệp rất kinh hoàng khi tiếp tờ biểu và không chịu gửi lên cho hoàng đế nhà Thanh. Vua Quang Trung bèn mang quân về Nam, lƣu Ngô Văn Sở giữ Bắc Thành, Ngô Thời Nhậm và Phan Uy Ích giữ việc trao đổi văn thƣ ngoại giao với Trung Quốc. Nhà Thanh cử Phúc Khang An làm tổng đốc Quảng Đông Quảng Tây để chuẩn bị đƣa quân đánh trả đũa hoàng đế Quang Trung. Tuy nhi ên, thanh thế của quân Tây Sơn khiến Phúc Khang An phải rụt rè khiếp sợ không dám động binh, chuyển ý cầu hòa, sai ngƣời mang thƣ sang Đại Việt phân tích lợi hại. Vua Quang Trung bèn cho ngƣời đƣa vàng bạc rất hậu sang tặng cho Phúc Khang An để mƣu cầu hòa bình giữa hai nƣớc rồi cử ngƣời cháu là Nguyễn Quang Hiển cùng với Võ Huy Tấn đem phẩm vật sang Trung Quốc để thƣơng thảo với vua nhà Thanh. Lần nầy chính Phúc Khang Ang đề nghị nội dung tờ biểu với lời lẽ ôn tồn khiêm tốn hơn để trao cho vua nhà Thanh yêu cầu công nhận vua Quang Trung Nguyễn Văn Huệ là An Nam Nam quốc vƣơng. Vua Thanh rất hài lòng, nghe theo, và yêu cầu An Nam quốc vƣơng Nguyễn Văn Huệ sang dự lễ sinh nhật 80 tuổi của vua Thanh. Khi sứ nhà Thanh sang cửa quan ải để phong tƣớc, vua Quang Trung lấy cớ đau yếu lần lựa không chịu ra ải quan tiếp nhận việc phong tƣớc, yêu cầu sứ nhà Thanh phải vào tận Phú Xuân để tiến hành nghi lễ thụ phong. Cuối cùng, chỉ có vua giả Quang Trung là Phạm Công Trị ra ải quan chịu lễ thụ phong. VSTK - 817


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Năm Canh Tuất, mùa Xuân (1790), Phúc Khang An giục vua Quang Trung sang gặp vua Thanh. Vua Quang Trung lấy cớ là có tang mẹ, muốn đƣa con là Quang Thùy đi thay nhƣng Phúc Khang Ang không chịu. Vua Quang Trung lại sai vua giả Phạm Công Trị mạo nhận vua Quang Trung cùng với Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn, Võ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc, Đỗ Văn Công sang triều kiến. Mặc dù biết là vua giả Quang Trung nhƣng Phúc Khang An cũng phải cùng quan binh nhà Thanh lao dịch cực khổ đƣa đón đoàn ngoại giao giả hiệu của Đại Việt đến kinh đô hội kiến với vua nhà Thanh ở hành cung Nhiệt Hà. Vua nhà Thanh rất đẹp lòng, ân thƣởng cho vua Quang Trung giả rất trọng hậu. Trƣớc khi vua giả từ biệt, vua Thanh sai họa công vẽ hình vua giả để ban tặng. Đến khi vua giả đi về, vua Thanh cho ngƣời chạy ngựa theo ban cho chữ Phúc và đồ ngự dụng quý báu. Tàn dƣ nhà Hậu Lê, em của Lê Chiêu Thống là Lê Duy Chỉ chiếm cứ Tuyên Quang, Cao Bằng, đƣợc các thổ tù Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn Đồng kết phe với các bộ tộc thiểu số ở Vạn Tƣợng, Trấn Ninh, Trịnh Cao, Quy Hạp nổi dậy mƣu đánh phá thành Nghệ An. Vua Quang Trung cử Đốc Trấn Nghệ An Nguyễn Quang Diệu làm đại tổng quản, sai Đô Đốc Nguyễn Văn Uyên chỉ huy 5,000 binh của Nghệ An đi đánh dẹp. Tháng 6, năm Canh Tuất (1790) quân Tây Sơn khắc phục đƣợc Trấn Ninh. Tháng 8, bình định tiêu diệt nhóm nổi dậy ở Trịnh Cao, Quy Hợp. Tháng 10, tù trƣởng Vạn Tƣợng bỏ thành chạy trốn, bị quân Tây Sơn truy đuổi đến tận biên giới nƣớc Tiêm La. Quân Tây Sơn lại bao vây rồi bắt sống Lê Duy Chỉ cùng với hai thổ tù Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn Đồng ở châu Bảo Lạc thuộc vùng Cao Bằng. Năm Tân Hợi (1791), vua Quang Trung cho phát hành tiền đúc bằng đồng. Cử ngƣời sang yêu cầu nhà Thanh để cho Đại Việt đƣợc mở chợ thông thƣơng buôn bán tự do không phải nộp thuế ở VSTK - 818


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

hai vùng cửa biên giới Bình Thủy thuộc Cao Bằng và ải Du Thôn thuộc vùng biên giới Lạng Sơn. Lại yêu cầu để cho Đại Việt đƣợc lập trung tâm xuất nhập cảng hàng hóa trong vùng lãnh thổ thuộc phủ Nam Ninh của Trung Quốc. Lại báo cho biết là không tiếp tục lệ dùng ngƣời bằng vàng đúc để nộp cống đã có từ các triều đại trƣớc đây. Tất cả đòi hỏi trên của vua Quang Trung đều đƣợc thỏa mãn. Vua Quang Trung cũng viết văn thƣ cho Tổng đốc Lƣỡng Quảng để đòi lại 6 châu ở Hƣng Hóa và 3 động ở Tuyên Quang đã bị các thổ Ty nhà Thanh xâm chiếm vào cuối thời nhà Hậu Lê tàn dƣ. Tổng đốc lƣỡng quảng cho rằng biên giới đã định rồi cho nên không chuyển văn thƣ lên vua Thanh. Vua Quang Trung bất bình, quyết tâm chuẩn bị vũ khí, quân binh đánh chiếm Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc. Trong tiến trình chuẩn bị đánh Trung Quốc, vua Quang Trung thu dụng những thành phần giặc biển ngƣời Tàu và những ngƣời trong tổ chức Thiên Địa Hội ở Tứ Xuyên bất mãn với chế độ cai trị của nhà Thanh chạy trốn sang ẩn náu trên lãnh thổ của Đại Việt, rồi cho họ quay trở lại đánh phá gây rối các vùng ven biển và bên trong đất liền của Trung Quốc. Quan binh nhà Thanh ở các vùng biên giới biết rõ Đại Việt yểm trợ cho các nhóm phản loạn nầy nhƣng vì sợ uy dũng và binh lực hùng mạnh của vua Quang Trung cho nên cũng không dám hé môi phản kháng. Cũng trong chiều hƣớng chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc, trong nƣớc hoàng đế Quang Trung lo chấn chỉnh các mặt kinh tế, quốc phòng và tổ chức guồng máy hành chánh cai trị: Theo thể chế hoàng đế, lập Lê thị Ngọc Hân làm Bắc cung hoàng hậu, cho con đích Nguyễn Quang Toản làm thái tử, xây thủ đô mới ở Nghệ An gọi là Phƣợng Hoàng Trung Đô, đổi thành Thăng Long gọi là Bắc Thành. Về tổ chức các địa hạt hành chánh thì vẫn giữ cách phân chia thời Hậu Lê, chỉ có sự thay đổi chia đất Sơn Nam làm hai trấn Sơn Nam Thƣợng trị sở ở Chu Cầu và Sơn Nam Hạ trị sở ở Vị Hoàng. VSTK - 819


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Ở các trấn thì đặt quan trấn thủ và hiệp trấn. Ở mỗi huyện thì đặt một quan văn gọi là phân tri chuyên trách về hành chính, hộ tịch và một quan võ gọi là phân suất chuyên lo về việc binh bị, an ninh. Về mặt quân sự vẫn giữ hình thức tổ chức giống nhƣ các triều đại trƣớc tức là gồm có các đơn vị quân đội Tiền, Hậu, Trung, Tả, Hữu, Tả Hữu Bật và các đơn vị đặc biệt nhƣ Càn Thanh, Thiên Cán, Thiên Trƣờng, Thiên Sách, Hổ Bôn, Hổ Hầu, Thị Lân, Thị Loan. Về mặt Kinh tế, lệnh cho các ngƣời đứng đầu việc cai trị của mỗi đơn vị hành chánh tiến hành công tác kiểm tra ruộng đất cày cấy, trồng trọt, bỏ hoang rồi chia thành 2 loại công điền hoặc tƣ điền, mỗi loại đều xếp thành 3 bậc nhất, nhì, ba để thu thuế: -Công điền bậc nhất = thu thuế 150 bát thóc trên mỗi mẫu; bậc nhì = 80 bát; bậc ba = 50 bát. -Tƣ điền bậc nhất = thu thuế 40 bát / 1 mẫu; hạng nhì= 30 bát; hạng ba = 20 bát. Công tác kiểm tra dân số chia thành 3 hạng: 9 tuổi đến 17 tuổi gọi là vị cập cách; 18-25 = Tráng đinh; 56-60= Lão hạng. Mỗi ngƣời dân đều phải mang thẻ tín bài ghi họ tên, quê quán, có 4 chữ triện Thiên hạ đại tín. Ngƣời nào không có thẻ là dân lậu phải bị bắt xung vào binh đội và lý trƣởng chứa chấp cũng bị phạt tội vì đã chứa chấp. Bộ máy hành chánh cai trị trong nƣớc phần lớn do các hàng quan võ nắm giữ. Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung sai làm biểu văn sang cầu hôn con gái vua Càn Long nhà Thanh một mặt để dò ý nhà Thanh về việc trả đất lại cho Đại Việt, và mặt khác là để thực hiện công tác gián điệp dọ thám tình hình binh thuyền của quân Thanh và cũng là dịp tìm cớ để sang đánh Trung Quốc nếu vua nhà Thanh từ chối việc cầu hôn. Từ năm 1970, Nguyễn vƣơng Phúc Ánh từ Nam Kỳ đã đem thủy quân ra đánh uy hiếp Bình Thuận và Quy Nhơn, chiếm giữ Phan Rí, đặt tƣớng Nguyễn Văn Tính ở lại trấn giữ rồi rút quân về Gia Định, dƣỡng quân và chỉnh đốn nội VSTK - 820


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

bộ và kể từ đó theo chiến thuật Giặc Gió Mùa: cứ đến mùa gió Nam thổi ra hƣớng Bắc thì đem thủy quân ra đánh phá các vùng biển phía Nam của vua Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc rồi đến khi mùa gió Bắc thổi ngƣợc về hƣớng Nam thì rút lui về Gia Định dƣỡng quân, chấn chỉnh nội bộ, cho quân binh lo việc sản xuất và tập luyện. Vua Thái Đức Nguyễn Văn Nhạc cầu cứu với vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Huệ liền sai các tƣớng giặc biển ngƣời Tàu mang thuyền binh đi trƣớc vào án ngữ cửa biển Thị Nại trong khi đó thì đại binh đƣờng bộ của Huệ theo kế hoạch từ cao nguyên miền Trung sẽ tràn xuống đánh chiếm Cao Miên, uy hiếp Tiêm La rồi từ Cao Miên đánh thốc mặt sau Gia Định. Thủy quân chủ lực của Tây Sơn sẽ vào đánh phá Hà Tiên, Long Xuyên, Kiên Giang rồi tiến thẳng vào sông Sài Gòn. Năm Nhâm Tý, tháng 3 (1792), Tiêm La xin Nguyễn vƣơng Phúc Ánh tiếp viện quân để ngăn chận quân của vua Quang Trung ở Cao Nguyên. Trong khi vua Quang Trung chuẩn bị kế hoạch tiến quân thì Nguyễn vƣơng Phúc Ánh đã động binh ra đánh cửa Thị Nại theo chiến thuật Giặc Gió Mùa. Đám giặc biển ngƣời Hoa dƣới quyền của vua Quang Trung gởi vào tăng cƣờng phòng thủ cửa Thị Nại thua chạy. Quân của Ánh lên bộ đốt hủy doanh trại của Tây Sơn, lấy đƣợc thuyền và khí giới rất nhiều rồi rút quân về Gia Định; chiến dịch thần tốc Giặc Gió Mùa từ lúc đem quân đi đánh cho đến ngày lui binh chỉ trong vòng 10 ngày. Vua Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc cấp báo cho vua Quang Trung về sự thua trận ở Thị Nại. Ngày 10 tháng 7 â.l năm Nhâm Tý (27-8-1792), vua Quang Trung gửi bài hịch bá cáo cho dân chúng ở 2 phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn biết là sẽ đƣa quân từ Phú Xuân đánh Cao Miên, tiêu diệt Gia Định, đập tan quân của Nguyễn vƣơng Phúc Ánh "nhƣ gỗ mục vậy." (Ch.Maybon La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine de Mgr De La Bissachère, của nhà xuất bản Champion, Paris, 1920, trang 173-176). VSTK - 821


1 2 3 4 5 6 7 8

Ngày 30 tháng 7 â.l năm Nhâm Tý (16-9-1792) vua Quang Trung chết một cách bất ngờ, làm vua đƣợc 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Võ hoàng đế. Con vua Quang Trung là Nguyễn Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi, đƣợc vua nhà Thanh tƣớc phong An Nam quốc vƣơng, đổi niên hiệu là Cảnh Thịnh năm thứ 1. Mọi việc triều chính đều giao cho Thái sƣ Bùi Đắc Tuyên quyết đoán, từ đây thế lực của Tây Sơn bắt đầu suy yếu, đổ nát. KHẢO LUẬN :

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Cái chết quá sớm của vua Quang Trung là một mất mát thật lớn cho dân tộc Đại Việt. Có ngƣời so sánh vua Quang Trung với Napoléon Bonaparte của nƣớc Pháp nhƣng sự so sánh nầy cũng chƣa đủ nói lên tính cách độc đáo và duy nhất con ngƣời của vua Quang Trung. Hình dáng thật sự của vua Quang Trung đến nay không còn vết tích gì để vẽ lại. Gần đây ngƣời ta tuyên bố rằng đã tìm đƣợc một pho tƣợng vua Quang Trung mặt triều phục trong chùa Bồ ở Hà Nội nhƣng chƣa chắc là hình dáng thật của vua Quang Trung. Trong sách chuyện dã sử Tây Sơn thuật lược do Tạ Quang Phát dịch có mô tả sơ lƣợc hình dáng của vua Quang Trung nhƣ sau: "Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ nhưng mà trồng mắt soi sáng cả chiếu. . ." Sách Đại Nam Chính Biên Liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn mặc dù gọi Tây Sơn là Ngụy Tây (Giặc Tây Sơn) nhƣng cũng không thể hạ bút bôi nhọ hình ảnh của vua Quang Trung. Sách nầy viết: "Nguyễn Văn Huệ, Nhạc chi đệ dã, thanh như cự chung, mục thiểm thiểm nhược điện quang, giảo hiệt, thiện đấu, nhân giai đạn chi. . . tứ khấu Gia Định, lâm trận tất thân tiên sĩ tốt, hiệu lệnh nghiêm minh, bộ khúc giai thuộc tâm yêu ". Dịch: Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng nói như chuông ngân, mắt lập loè như ánh điện, là người giảo hoạt, giỏi chiến đấu, mọi người đều kính sợ . . . bốn lần vào đánh cướp Gia Định, lâm trận thì đi trước quân sĩ, hiệu lệnh nghiêm minh, quân sĩ đều phục tùng “. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí khi mƣợn lời một nữ cung nhân ở Thanh Hóa bày mƣu cho mẹ của Lê Chiêu Thống đã mô tả viên tƣớng rừng núi nầy nhƣ sau: "Nguyễn Huệ là bậc lão thủ hung hăng và giỏi cầm quân. Cứ xem y ra Bắc Vào Nam thật là thần xuất quỷ nhập, không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt. Nghe lệnh y, ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn cả sấm sét ".

VSTK - 822


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, đất nƣớc Đại Việt với hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng kiệt liệt xuất chúng, trí dũng song toàn, luôn luôn làm cho ngoại bang xâm lƣợc phải kinh hồn bạt vía khi nghe thấy tên. Mỗi nhân vật anh hùng đó tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của Đại Việt và là tinh hoa của dân tộc ở giai đoạn đó. Cứ mỗi giai đoạn tiếp theo thì dân tộc Đại Việt lại có thêm một nhân vật vĩ đại hơn để nối tiếp truyền thống anh hùng bất khuất do tiền nhân để lại và họ cũng là hình ảnh của sự tiến bộ và trƣởng thành không ngừng của dân tộc. Lý tƣởng cao cả, sự nghiệp vẻ vang cộng với tài năng hiếm có, phẩm chất thông minh tuyệt hảo, kiên nghị, gan lì, xong pha, sống chết với thuộc hạ, trung thành với nhân dân, với dân tộc, không lùi bƣớc trƣớc kẻ thù hung hảng, tất cả nung đúc vua Quang Trung Nguyễn Văn Huệ thành một ngƣời con cƣng độc đáo của dân tộc. Vua là một vị chỉ huy quân sự có thiên tài và nhiều tham vọng, chƣa hề bị thất trận, đánh đâu thắng đó. Vua cũng là một nhà cai trị giỏi trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, văn hóa. Thật là đáng tiếc khi một nhân tài lỗi lạc hiếm có nhƣ thế của đất nƣớc lại ra đi quá bất ngờ và quá sớm. Nếu vua Quang Trung còn sống thêm đƣợc chừng vài năm thì tình thế đất nƣớc Đại Việt có lẽ đã đổi khác từ Bắc chí Nam.

VSTK - 823


QUYỂN III

THỜI ĐẠI HẬU QUANG TRUNG CHƢƠNG III

GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Nguyễn Quang Toản nối ngôi vua Quang Trung, phong cho em Nguyên Quang Thùy làm Khang Công tiết chế các doanh thủy bộ ở miền Bắc, phong Nguyễn Quang Bàng (còn gọi là Thùy) làm Tuyên Công lãnh chức Đốc trấn Thanh Ba, tổng lý quân dân sự vụ; cậu là Bùi Đắc Tuyên làm Thái sƣ coi việc trong, ngoài; phong Phạm Công Hƣng chức Thái Úy cùng nắm việc quân quốc trọng sự, giao cho thiếu phó Trần Quang Diệu trấn giữ Nghệ An; cho Đại tƣ khấu Võ Văn Dũng, Đại Tƣ Mã Ngô Văn Sở trấn thủ Bắc thành/ tức Thăng Long ngày trƣớc. Bãi bỏ tín bài, ra lệnh đình bắt dân ở lậu. Mọi việc đều do Bùi Đắc Tuyên quyết định (ĐNCBLT/ Ngụy Tây Liệt Truyện/ tờ 44b, 45a). Bùi Đắc Tuyên lạm dụng uy quyền vì ỷ mình là cậu của vua càng ngày càng hống hách. Các quan văn võ có nhiều ngƣời không phục, triều đình bắt đầu phân chia bè phái, rình rập để hại nhau. Tình trạng nghị kỵ giữa 2 triều chính Phú Xuân Nguyễn Quang Toản) và Quy Nhơn (Nguyễn Văn Nhạc) vẫn tiếp tục sau cái chết của vua Quang Trung. Đã có lần, khi mẹ sinh Quang Toản là Bùi thị chết (không phải là Ngọc Hân), lại nghe có tin đồn rằng Huệ vì quá sầu muộn cũng chết theo cho nên Nhạc đã cất quân mƣợn tiếng điếu tang để âm mƣu chiếm Phú Xuân và Bắc Kỳ (theo Tập chí Sử Địa, số 13, 1969, bài viết Triều Đại Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây Phương của tác giả Đặng Phương Nghi trích dẫn thƣ của Sérard gửi cho Létondal ở trang 171 ). Lần nầy, mùa Thu năm

Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung thực sự qua đời, Nhạc đích thân dẫn quan liêu hơn 300 ngƣời cùng ngƣời em gái đi phó tang, đến đầu ranh giới Quảng Ngãi bị tƣớng đóng đồn của triều đình Phú Xuân ngăn lại. Nhạc quay trở về Quy Nhơn một mình, để em gái đi phó tang. (ĐNCBLT/ Ngụy Tây Liệt Truyện/ tờ 15b). VSTK - 824


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Năm Quý Sửu, tháng 4 â.l (1793), lợi dụng tình trạng phân hóa trong gia đình Tây Sơn và sự xáo trộn của triều đình Phú Xuân, Nguyễn vƣơng Phúc Ánh quyết định tấn công Quy Nhơn, giao cho vƣơng tử Cảnh ở lại phòng giữ Gia Định, sai Tôn Thất Hội cùng với Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức đem bộ binh đánh Phan Rí. Đích thân Nguyễn vƣơng cùng với Nguyễn Văn Trƣơng và Võ Tánh chỉ huy thủy binh tiến đánh mặt biển. Tháng 5, thủy binh của Nguyễn vƣơng đến cửa biển Phan Rang, đô đốc Nhuận đƣợc lệnh đánh lũy Mai Lang (có sách gọi là Mai Nƣơng), quân trú phòng Tây Sơn bỏ chạy. Chiến thuyền Nguyễn vƣơng vào cửa biển Nha Trang, sai hai tƣớng Nguyễn Văn Đắc, Vũ Văn Lƣợng đổ bộ đánh lũy Hoa Vông, lấy phủ Diên Khánh (trên bản đồ ngày nay địa điểm nầy vẫn còn vết tích ở bờ phía Bắc sông Cái, đối diện với thành Diên Khánh). Ra đến vũng Hòn Khói, quân Tây Sơn trú phòng phủ Bình Khang bỏ chạy hoặc ra hàng. Trên bộ, Tôn Thất Hội đánh đuổi đô đốc Hồ Văn Tự của Tây Sơn, chiếm Bình Thuận. Thủy binh tiến ra cửa biển Xuân Đài, Võ Tánh đem quân lên bộ đánh chiếm lũy La Hai, chiếm Phú Yên; tham đốc Tây Sơn Phạm Văn Điềm bỏ chạy. Khi thủy quân của Nguyễn vƣơng tiến đến ra cửa Thị Nại, vua Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc sai vƣơng tử là Nguyễn Bảo đem binh và voi trận ra chống cự. Nguyễn vƣơng sai Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Thành bí mật hội quân với Võ Tánh đánh tập hậu. Quân Tây Sơn của Nguyễn Bảo bị đánh kẹp hai mặt phải rút lui bỏ chạy về Quy Nhơn. Quân Nguyễn vƣơng tiến ra vây hãm thành Quy Nhơn. Nhóm ngƣời ngoại quốc dƣới quyền thúc hối dùng hỏa công chiếm thành Quy Nhơn nhƣng Nguyễn vƣơng sợ dân chúng trong thành bị vạ lây nên không nghe theo, ra lệnh tiếp tục bao vây và không đƣợc dùng lửa đốt thành, để cho quân binh Tây Sơn và dân chúng tự động bỏ thành. Vua Tây Sơn Thái Đức ở Quy Nhơn phải cầu cứu tiếp viện của vua Cảnh Thịnh ở Phú Xuân. Viện binh Tây Sơn từ Phú Xuân do các tƣớng Phạm Công Hƣng, Nguyễn Văn VSTK - 825


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Huấn, Ngô Văn Sở, Lê Trung thống lãnh 17,000 bộ binh, 80 thớt voi trận và Đặng Văn Chân chỉ huy 30 thuyền chiến tiến vào giải vây Quy Nhơn. Tháng 9, viện binh Tây Sơn phản công chiếm lại vùng sông Trà Khúc. Nguyễn vƣơng vội sai Nguyễn Văn Thành đem quân tiếp viện ra giữ Bến Đá cùng với Nguyễn Đức Thiện nhƣng thế phản công của bộ binh Tây Sơn quá mạnh Nguyễn vƣơng phải ra lệnh rút quân về Diên Khánh (ngày nay là Khánh Hòa) lo xây thành quách làm tiền đồn chận ngang đƣờng tiến quân vào Nam của quân Tây Sơn trong tƣơng lai. Trong vòng một tháng thành Diên Khánh do thuộc tƣớng ngƣời Pháp Olivier vẽ kiểu giống nhƣ thành Gia Định đƣợc xây xong trên nền chiến lũy Hoa Vong cũ. Tháng 10, Nguyễn vƣơng rút quân về Gia Định, cử Nguyễn Văn Thành ở lại giữ Diên Khánh, Nguyễn Huỳnh Đức giữ Bình Thuận (còn gọi là Bình Khƣơng). Quy Nhơn đƣợc giải vây. Quân binh Phú Xuân đến ngoài thành Quy Nhơn, bên trong không mở cửa thành đón tiếp. Tƣớng Phạm Công Hƣng lên tiếng hăm dọa. Nguyễn Văn Nhạc phải mở cửa thành và dƣới áp lực của Phú Xuân, Nhạc chỉ còn là một vua bù nhìn mất hết quyền hành. Vài tháng sau, Nhạc quá buồn rầu và xấu hổ, nhuốm bệnh rồi mất, làm vua đƣợc 16 năm. (cũng có sách viết rằng Phạm Công Hƣng kéo quân vào thành Quy Nhơn chiếm giữ lấy thành, tịch thâu hết kho tàng. Nguyễn Văn Nhạc thấy vậy tức giận học máu ra mà chết). Nguyễn Bảo, con của Nhạc chỉ đƣợc chính quyền Phú Xuân ban cho tƣớc Hiếu Công, ăn lộc 1 huyện Phù Ly. Phạm Văn Hƣng bị bệnh, cử Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn ở lại phụ tá cho con của Bùi Đắc Tuyên là Bùi Đắc Trụ giữ thành Quy Nhơn và kìm chế Nguyễn Bảo. Tháng 11, ở Gia Định, Nguyễn vƣơng phong cho hoạn quan Lê Văn Duyệt chức Thuộc nội vệ úy. Duyệt là ngƣời quê quán huyện Chƣơng Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; lúc mới sinh đã thiến bỏ bộ sinh dục và lớn lên theo Nguyễn vƣơng giữ chức Thái Giám. Duyệt là ngƣời dữ, khỏe mạnh, đánh giặc giỏi, lập đƣợc rất nhiều công trạng cho Nguyễn vƣơng. VSTK - 826


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Lại sai vƣơng tử Cảnh ra giữ thành Diên Khánh, cho Bá Đa Lộc cùng với phó tƣớng Phạm Văn Nhơn, giám quân Tống Phúc Khê đi theo cố vấn và phụ tá. Năm Giáp Dần, tháng 2 â.l (1794), Nguyễn vƣơng cho tu sửa Văn miếu do Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) xây ở dinh Trấn Biên ngày trƣớc. Tháng 3 â.l (1794), dùng lệnh của vua Cảnh Thịnh ở Phú Xuân, Bùi Đắc Tuyên sai tƣớng Nguyễn Văn Hƣng và Trần Quang Diệu đem lính thủy bộ vào Quy Nhơn. Hƣng chỉ huy 40,000 quân bộ uy hiếp Phú Yên, tƣớng trú phòng là Nguyễn Văn Nhân bỏ thành rút quân, Hƣng tái chiếm Phú Yên rồi đƣa quân và voi trận vào Bình Khang liên hợp với thủy quân của Diệu đã vào cửa Nha Trang, uy hiếp Diên Khánh. Vƣơng tử Cảnh cố thủ, chờ viện binh của Nguyễn vƣơng ra giải vây. Nguyễn vƣơng đƣa thủy quân từ Gia Định tiếp viện, ra đến cửa Diên Úc, quân Phú Xuân nghe tin, rút lui: thủy binh của Diệu lui về Quy Nhơn, bộ binh của Hƣng trở về Phú Yên. Tháng 8, Nguyễn vƣơng rút vƣơng tử Cảnh về Gia Định trƣớc, cử Võ Tánh ra giữ thành Diên Khánh. Tháng 9, Nguyễn vƣơng kéo quân về Gia Định. Phong cho những ngƣời có tài của miền Bắc về hàng là Đặng Trần Thƣờng làm Tham Tri bộ Lại, Nguyễn Bá Xuyên làm Chánh đội. Năm Ất Mão, tháng Giêng (1795), Trần Quang Diệu lại đƣa quân Tây Sơn vào Bình Khang, uy hiếp Diên Khánh. Nguyễn vƣơng chỉ thị cho Võ Tánh cố thủ, lệnh cho Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành đƣa quân đóng giữ Phan Rang, Phan Rí. Tây Sơn Lê Trung tiến đánh Phan Rí khiến Nguyễn Huỳnh Đức phải bỏ Phan Rí. Nguyễn vƣơng lại cử Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức phản công. Viện binh do Tôn Thất Hội ra Phan Rí bị quân Tây Sơn quyết liệt chống cự, Hội phải rút lui về Bà Rịa. Nguyễn vƣơng cách chức Thành và Đức, giao cho Tô văn Đoái thay thế cầm quân với Tôn Thất Hội. VSTK - 827


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 3 â.l, Nguyễn Vƣơng đƣa thủy binh ra tiếp cứu Diên Khánh, để vƣơng tử Cảnh giữ Gia Định. Tháng 4 â.l, quân của Nguyễn vƣơng phản công, chém tƣớng Tây Sơn là Đô đốc Phƣợng ở vùng sông Đà Ràng (có sách gọi là Đà Diễn, Phú Yên) trong khi thành Diên Khánh vẫn bị Tây Sơn Trần Quang Diệu bao vây. Lúc chiến trận còn đang dằn co ở Diên Khánh thì nội bộ triều đình Phú Xuân phân hóa hại nhau: thái sƣ Bùi Đắc Tuyên lộng quyền, tƣớng tá chia thành 2 phe nhóm: nhóm của Vũ Văn Dũng nghe lời xúi dục của Nguyễn Văn Kỹ, liền âm mƣu với Phạm Văn Hƣng, đem quân vây bắt Bùi Văn Tuyên giam ngục. Ngô Văn Sở ở Bắc thành và Bùi Đắc Trụ con của Bùi Đắc Tuyên đang trấn đóng ở Quy Nhơn đều bị nhóm của Dũng bắt giải về về Phú Xuân. Bùi Đắc Tuyên và tất cả những ngƣời bị bắt đều bị ghép vào tội âm mƣu phản nghịch và bị dìm nƣớc cho chết. Dũng lại sai Nguyễn Văn Huấn đem quân vào trấn giữ Quy Nhơn để chận đƣờng về Phú Xuân của Lê Trung và Trần Quang Diệu: Bùi Thị Xuân, vợ của Trần Quang Diệu, là cháu gái của Bùi Đắc Tuyên. Tháng 7, trong khi đang vây thành Diên Khánh, nghe triều đình Phú Xuân có nội loạn, lại thêm quân của Nguyễn vƣơng Phúc Ánh phản công khắp nơi, Trần Quang Diệu phải bỏ Diên Khánh đem quân quay về Quy Nhơn. Nguyễn Văn Huấn bỏ Quy Nhơn chạy về Thuận Hóa. Diệu từ Quy Nhơn kéo quân về An Cựu, đồn binh ở bờ phía Nam sông Hƣơng. Vũ Văn Dũng lấy tiếng là thừa lệnh vua Tây Sơn Cảnh Thịnh, đem quân ra bờ phía Bắc sông Hƣơng đối địch với quân của Diệu. Sau khi tƣớng giỏi của Tây Sơn là Phạm Công Hƣng mất, Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh phải đứng ra giảng hòa, chia quyền lực đồng đều cho các phe phái ở Phú Xuân: Diệu làm Thái phó, Huấn làm Thiếu Bảo, Dũng làm Tƣ đồ và Nguyễn Văn Danh làm Tƣ Mã, gọi là Tứ trụ đại thần, giao cho Lê Trung nhiệm vụ trấn giữ Quy Nhơn đồng thời kiềm chế Nguyễn Bảo (con của Nguyễn Văn Nhạc). Lần lần Trần

VSTK - 828


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Quang Diệu bị phe đối lập gièm pha thu hết quyền bính. Thế lực Tây Sơn càng ngày càng bị suy sụp. Năm Đinh Tỵ, tháng 4 â.l (1797), Nguyễn vƣơng lại đem binh thuyền ra đánh Quy Nhơn, vƣơng tử Cảnh đi theo, Tôn Thất Hội giữ thành Gia Định. Binh thuyền đánh phá cửa Thị Nại nhƣng không hạ đƣợc, Nguyễn vƣơng bèn đem hơn 100 thuyền chiến ra cửa Đà Nẵng ở tỉnh Quảng Nam rồi sai vƣơng tử Cảnh đánh chiếm dinh Quảng Nam. Sai ngƣời bí mật vào thành Quy Nhơn dụ hàng Nguyễn Bảo làm nội ứng. Tháng 7 â.l, Tây Sơn phục chức cho Nguyễn Quang Diệu để cùng Nguyễn Văn Huấn chận đánh quân Gia Định. Nguyễn vƣơng phải rút quân về, đặt Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thƣờng ở lại giữ thành Diên Khánh. Tháng 9 â.l, quân Xiêm hứa giúp viện trợ vũ khí và sẽ đem quân đánh phá Nghệ An giúp Nguyễn vƣơng khi đƣợc yêu cầu để ngăn chận quân Tây Sơn từ miền Bắc vào đồng thời đe dọa mặt sau Thuận Hóa của Tây Sơn. Năm Mậu Ngọ, tháng 2 â.l (1798), Nguyễn vƣơng cử hai tƣớng Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trƣơng đem 7,000 lính thủy và 100 thuyền chiến sang tiếp viện cho quân Xiêm để chống trả với quân Diến Điện nhƣng quân Xiêm đã một mình đánh lui đƣợc quân Diến Điện. Tháng 6 â.l, Nguyễn vƣơng cử Ngô Nhơn Tĩnh đi sứ sang Quảng Đông lấy tiếng là hỏi thăm tin tức vua nhà Hậu Lê tàn dƣ rồi tìm dịp gây oán thù chia rẽ giữa nhà Thanh và Tây Sơn ở Phú Xuân. Tháng 10 â.l, gọi Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thƣờng về Gia Định, sai vƣơng tử Cảnh ra giữ Diên Khánh. Cho Bá Đa Lộc và Tống Viết Phúc, Nguyễn Công Thái đi theo phụ tá cho Cảnh. Nhân sĩ miền Bắc về hàng là Đặng Đức Siêu bày mƣu đánh Tây Sơn, đƣợc Nguyễn vƣơng cho làm Trung quân Tham Mƣu. Thừa dịp Lê Trung tự đem quân về Phú Xuân vì các triều thần ở đây đang chống đối Nguyễn Quang Diệu, Nguyễn Bảo (con của Nguyễn Văn Nhạc) đánh úp lấy Quy Nhơn, sai ngƣời dâng biểu xin hàng phục Gia Định. VSTK - 829


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Quân Nguyễn vƣơng do Nguyễn Văn Thành thống xuất chƣa đến thì vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản đã đích thân vây thành, bắt Bảo đem về xử tội chết bằng thuốc độc, cử Lê Văn Thanh giữ Quy Nhơn. Lê Trung tự động bỏ thành Quy Nhơn đƣa binh về Phú Xuân cũng bị Quang Toản ra lệnh xử chém. Toản lại nghe lời gièm pha của Thƣợng thƣ Hồ Công Diệu giết chết Thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn. Đại đô đốc của Tây Sơn là Lê Chất, con rễ của Lê Trung vì sợ họa lây phải về đầu hàng Nguyễn vƣơng. Tháng 11 â.l (1798), Bình Tây đại tƣớng quân của Nguyễn vƣơng là Tôn thất Hội mất. Năm Kỷ Mùi, tháng 2 â.l (1799), Nguyễn vƣơng yêu cầu quân Xiêm yểm trợ đem quân uy hiếp Nghệ An. Tháng 3 â.l, Nguyễn vƣơng lại tiến đánh Quy Nhơn. Tháng 4 â.l, Nguyễn Văn Thành đánh phá đồn Hội An, chiếm lại dinh Phú Yên, tham đốc Tây Sơn Phạm Văn Điểm đầu hàng. Lê Văn Thanh đóng cửa thành Quy Nhơn cố thủ. Tây Sơn Nguyễn Quang Diệu và Nguyễn Văn Dũng đem binh thuyền tiếp viện, định đánh úp phía sau lƣng quân Gia Định, đang đêm hiểu lầm là có quân Đồng Nai (tức là quân của Nguyễn vƣơng ở Đồng Nai, Gia Định) tập kích, quân Tây Sơn kinh hãi tan vỡ. Quân Gia Định thừa thế truy kích, quân Tây Sơn của Nguyễn Văn Dũng đạp lên nhau mà chạy. Tháng 6 â.l (1799), Lê Văn Thanh bị tuyệt đƣờng viện binh bèn cùng thƣợng thƣ Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy Trƣơng Tiền Thúy mang hơn 10,000 quân binh ra hàng quân Gia Định. Thành Quy Nhơn đƣợc Nguyễn vƣơng đổi tên là thành Bình Định, giao cho Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức và hàng tƣớng Lê Chất với 10,000 lính ngƣời Miên trấn thủ. Nguyễn Quang Toản đem quân Thuận Hóa vào cứu nhƣng đến Trà Khúc thì trở về Phú Xuân, Diệu và Dũng trấn giữ Quảng Nam, Nguyễn Văn Giáp giữ Trà Khúc. Tháng 9 â.l, Nguyễn vƣơng chuẩn bị rút quân về. Bá Đa Lộc chết ở làng Mỹ Cang, quận Tuy Phƣớc, Bình Định, VSTK - 830


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

đƣợc Nguyễn vƣơng truy phong chức Thái tử thái phó Bi Nhu công, đem về Gia Định mai táng, cử ngƣời tới đọc điếu văn. Tháng 10 â.l, Nguyễn vƣơng trở về Gia Định, cho binh lính nghỉ ngơi. Nhóm chống đối âm mƣu đổ tội cho Trần Quang Diệu làm mất Quy Nhơn, giả thƣ của Quang Toản ra lệnh cho Vũ Văn Dũng giết Diệu. Dũng mang ơn Diệu ngày trƣớc không tố cáo sự thất trận của Dũng ở Thạch Tân, Quảng Ngãi cho nên đƣa thƣ cho Diệu xem. Diệu mang quân về Phú Xuân, đồn binh ở bờ Nam sông Hƣơng: Trần Văn Kỷ đổ tội cho Trần Viết Kết và Hồ Công Diệu. Vua Cảnh Thịnh Quang Toản phải bắt Hồ Công Diệu giao nạp, Trần Quang Diệu mới chịu giải binh. Năm Canh Thân, tháng Giêng (1800), Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng lại đƣa quân vào Nam; Thủy quân của Dũng vào cửa Thị Nại. Diệu đánh chiếm Bến Đá rồi đắp lũy bao vây thành Bình Định. Võ Tánh trong thành Bình Định gọi quân tiếp viện từ Phú Yên nhƣng hàng tƣớng Phạm Văn Điền ở Phú Yên làm phản trở về với Tây Sơn, Phú Yên bị Tây Sơn tái chiếm. Thành Bình Định cũng bị nhiều hàng tƣớng nổi dậy làm phản để quay về với Tây Sơn nhƣng bị Võ Tánh dẹp yên kịp thời. Từ Gia Định, Nguyễn vƣơng chuẩn bị quân binh thủy bộ để giải vây Bình Định: lệnh cho thuyền trƣởng chánh đội Ba La Gi (L.Barizy) dự bị quân nhu, chiến cụ, thuyền bè để đi theo. Sai phái chánh đội Nguyễn Văn Chấn (Philippe Vannier) chỉ huy tàu chiến Phụng Phi, Nguyễn Văn Thắng (J.B Chaigneau) chỉ huy tàu Long Phi, Lê Văn Lăng (De Foran) chỉ huy tàu Bằng Phi. Sai tƣớng Nguyễn Văn Thụy hội quân với binh của nƣớc Vạn Tƣợng (Lào) uy hiếp Nghệ An. Tháng 4 âl, đặt vƣơng tử Cảnh ở lại giữ Gia Định, Nguyễn vƣơng đích thân kéo quân cứu Bình Định: sai vƣơng tử Hy giữ Diên Khánh để Nguyễn Văn Thành, Lê Chất, Nguyễn Đình Đắc và Trƣơng Tấn Bửu tiến chiếm đồn Hội An ở Phú VSTK - 831


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Yên rồi hội binh đóng đồn ở Thị Dã thuộc Bình Định. Thủy binh Gia Định do Nguyễn vƣơng thống lãnh không vào đƣợc cửa Thị Nại bởi sự áng ngữ và kháng cự dũng mãnh của thủy binh Tây Sơn do Vũ Văn Dũng thống lãnh. Do đó, bộ binh và thủy binh Gia Định không thể bắt liên lạc đƣợc với nhau và thành Bình Định vẫn chƣa đƣợc giải vây. Trong khi chiến trận giữa hai bên kéo dài, chƣa phân rõ thắng bại thì tƣớng Lƣu Phúc Tƣờng của Gia Định liên kết với quân nƣớc Vạn Tƣợng, và Trấn Ninh đánh phá Nghệ An. Ngay trên các vùng đất thuộc quyền kiểm soát của Tây Sơn, nhƣ ở Thanh Hóa, ở Hƣng Hóa đều có nội loạn. Các đạo trƣởng ngƣời Âu Châu sách động tín đồ khắp nơi nổi dậy chống đối, gây rối cho chính quyền Tây Sơn, sẵn sàng làm nội ứng cho quân Gia Định. Dân chúng miền Bắc thì bị quan quân hà hiếp khiến ngƣời dân oán ghét hƣớng về Gia Định trông chờ. Nhân dân các trấn đều mong Giặc Gió Mùa mau ra tới để đƣợc giải thoát. Thế lực triều đình Phú Xuân ngày càng cùng quẫn, suy sụp. Năm Tân Dậu, tháng Giêng (1801), Nguyễn vƣơng sai Nguyễn Văn Trƣơng và Tống Phúc Lƣơng đang đêm dùng ghe nhỏ đem quân tiền đạo tiến trƣớc vào đốt đồn thủy quân của Tây Sơn đóng ở cửa biển Thị Nại, sai Lê Văn Duyệt và Võ Duy Nghi đem thuyền lớn xong thẳng tới; Võ Duy Nghi tử thƣơng, Lê Văn Duyệt tiếp tục tiến tới, thừa cơ gió lớn phóng lửa đốt phá thuyền chiến của Tây Sơn, khói lửa mịt trời. Tây Sơn Vũ Văn Dũng chỉ thoát đƣợc thân về doanh trại của Trần Quang Diệu. Thủy binh Nguyễn vƣơng làm chủ cửa biển Thị Nại. Tháng 2, Nguyễn vƣơng ra lệnh Gia Định gởi thêm quân rồi sai Nguyễn Văn Trƣơng đem lính thủy ra đánh Quảng Nam, Quảng Nghĩa. Đông Cung nguyên soái quận công Nguyễn Phúc Cảnh bị bệnh đậu mùa, mất ở Gia Định, mới 22 tuổi, sau đƣợc truy phong Anh Duệ hoàng Thái tử, chôn ở xã Vỹ Giạ. Tháng 3 â.l, Nguyễn Văn Trƣơng tái chiếm dinh Quảng Nam. VSTK - 832


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 4 â.l, vƣơng tử Hy mất, đem về chôn ở Gia Định. Tây Sơn Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đắp thêm lũy đất rồi từ các gò cao bắn phá vào thành Bình Định không dứt. Bên trong thành Bình Định lƣơng thực đã cạn. Nguyễn vƣơng mật báo gọi Võ Tánh bỏ thành Bình Định. Võ Tánh không chịu bỏ thành, tình nguyện ở lại cầm chân đoàn quân thiện chiến của Tây Sơn do hai kiện tƣớng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng thống lãnh để Nguyễn vƣơng tiến quân thẳng ra Phú Xuân. Tháng 5 â.l, đại binh Gia Định của Nguyễn vƣơng vào cửa biển Tƣ Hiền (còn gọi là Tƣ Dung hay cửa Ông): tƣớng Tây Sơn là phò mã Nguyễn Văn Trị đóng quân trên núi Qui Sơn chận bƣớc tiến quân của Gia Định. Nguyễn vƣơng liền sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất ban đêm đem 20 thuyền đƣa quân lên bờ lén đánh tập hậu, bắt sống Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phạm Văn Sách. Đại binh kéo thẳng vào cửa Noãn Hải (còn gọi là Duyên Hải, tức cửa Thuận An). Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh đem toàn lực lƣợng phòng thủ Phú Xuân ra chống giữ nhƣng chỉ đƣợc nửa ngày thì quân bị tan vỡ. Quân Nguyễn vƣơng truy đuổi, đại binh vào bến Phú Xuân. Ngày mồng 3 tháng 5 â.l (1801), vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản vội vã ôm theo vàng bạc, bỏ lại sắc ấn An Nam Quốc vƣơng để thoát thân cùng với một số thân vƣơng và triều thần, qua lũy Động Hải, vƣợt sông Linh Giang (sông Gianh), tạm trú ở Nghệ An rồi chạy ra Bắc thành. Trong số ngƣời của Tây Sơn bị Nguyễn vƣơng bắt ở Phú Xuân có mẹ và em vợ Trần Quang Diệu, vợ của Vũ Văn Dũng và các con của Lê thị Ngọc Hân là Quang Cƣơng, Quang Tự, Quang Diệu ( Ngọc Hân là Bắc cung hoàng hậu của vua Quang Trung Nguyễn Văn Huệ. Có sách viết rằng về sau Ngọc Hân về với Gia Long và có thêm 2 ngƣời con trai với Gia Long @). Vào Phú Xuân, Nguyễn vƣơng sai Lê Văn Duyệt cùng với Lê Chất, Tống Viết Phúc đƣa viện binh trở vào giải vây VSTK - 833


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

thành Bình Định. Quân tiếp viện chƣa tới kịp mà trong thành Bình định đã hết lƣơng thực, Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đều tự sát sau khi viết thƣ yêu cầu Diệu và Dũng đừng giết hại quân giữ thành. Ngay sau khi tái chiếm thành Bình Định, Diệu liền sai đô đốc Trƣơng Phúc Phụng và tƣ khấu Định đem binh từ cao nguyên miền Trung xuống tiếp viện Phú Xuân nhƣng bị chận đánh: Phụng đầu hàng, Định bị chết trong vùng rừng núi. Diệu lại sai Lê Văn Điềm đánh Phú Yên nhƣng bị quân Gia Định của hai tƣớng Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Đức Xuyên chận đánh, phải rút lui. Lấy xong Phú Xuân, Nguyễn vƣơng sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất và Tống Viết Phúc từ Quảng Nam-Quảng Ngãi tiến đánh Trà Khúc, bắt sống 2 tƣớng Tây Sơn Nguyễn Văn Khôn và Hồ Văn Tự với 3,000 tù binh, nhƣng Tống Viết Phúc bị phục binh Tây Sơn của tƣớng Từ Văn Chiêu giết chết. Trong khi Nguyễn vƣơng ở Phú Xuân lo cắt đặt và sắp xếp triều chính thì ở Bắc thành vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản cũng chấn chỉnh và sắp xếp lại nội bộ, đổi niên hiệu là Bảo Hưng rồi sai Nguyễn Đăng Sở đi sứ sang nhà Thanh nộp cống và xin tiếp viện nhƣng vì trƣớc đó, sứ giả của Nguyễn vƣơng là Trịnh Hoài Đức đã tới Quảng Đông giao nộp sắc ấn của vua Tây Sơn vì vậy vua Thanh đã đuổi sứ giả của Tây Sơn trở về. Tháng 8 â.l (1801), Nguyễn vƣơng sai Thị thơ viện làm sách Cƣơng mục Tiền Biên và Chánh Biên. Từ Bắc thành, vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản sai em là Nguyễn Quang Thùy đem binh ra Nghệ An. Tháng 11 â.l, Quang Toản lấy quân 4 trấn ở miền Bắc cùng quân Thanh Hóa, Nghệ An khoảng 30,000 ngƣời, vƣợt sông Linh Giang đến Hà Trung. Vợ của Trần Quang Diệu là Bùi Thị Xuân cũng đem 5,000 thủ hạ theo đoàn quân của Quang Toản. Thủy quân Tây Sơn do tƣớng Đặng Văn Đằng và đô đốc Lực đƣa hơn 100 thuyền chiến vào cửa biển Nhật Lệ. Tây Sơn Nguyễn Quang Thùy và Tổng quản Siêu đánh

VSTK - 834


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

thẳng vào lũy Trấn Ninh, Tƣ lệ Đinh Công Tuyết cùng với Đô đốc Nguyễn Văn Kiên tiến đánh vùng núi Đâu Mâu. Năm Nhâm Tuất, tháng Giêng (1802), Nguyễn vƣơng tự mình đem quân ra Đồng Hới để chống cự quân Tây Sơn đang đánh phá Lũy Trấn Ninh. Sai Nguyễn Văn Trƣơng đem thủy quân ra cửa Nhật Lệ, sai Phạm Văn Nhân, Đặng Trần Thƣờng chận quân Tây Sơn ở vùng núi Đâu Mâu. Nghe tin Nguyễn Văn Trƣơng phá tan thủy quân Tây Sơn ở mặt biển, tƣớng Tây Sơn Nguyễn Văn Kiên ở vùng núi Đâu Mâu quá sợ hải, chịu hàng phục nhƣng Bùi Thị Xuân vẫn tiếp tục ngồi trên mình voi thúc quân tiến tới. Nguyễn Văn Trƣơng thừa thắng đổ bộ đánh tập hậu, quân Tây Sơn rối loạn. Quang Toản vội vàng rút lui về Bố Trạch nhƣng bị 2 tƣớng của Nguyễn vƣơng là Tống Phúc Lƣơng và Nguyễn Văn Vân chận đánh đoạt hết thuyền lƣơng, Toản phải vƣợt sông Gianh (Linh Giang) chạy về Nghệ An. Quang Thùy chạy đến sông Gianh thì bị chận đón cho nên phải vƣợt đƣờng núi mà về Nghệ An rồi cùng Toản về Bắc thành, để Nguyễn Văn Thận ở lại giữ Nghệ An và bỏ rơi Bùi Thị Xuân. Nguyễn vƣơng lại sai Lê Văn Duyệt đƣa quân đánh thành Bình Định. Tây Sơn Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng ở Bình Định nghe đƣợc tin Quang Toản đã rút lui về Bắc bèn mƣu tính đem quân theo đƣờng núi về Nghệ An để tiếp tục chiến đấu, lƣu lại đô đốc Trần Đại Cựu giữ thành Bình Định và đô đốc Châu Hữu Mỹ lập tiền đồn ngăn chận quân của Lê Văn Duyệt. Duyệt đánh đuổi quân tiền đồn và bắt sống Châu Hữu Mỹ rồi tiến đánh thành Bình Định. Tháng 3 â.l, thành Bình Định thất thủ, tƣớng Tây Sơn Trần Đại Cựu bị Lê Văn Duyệt bắt sống giải về Phú Xuân. Tháng 4 â.l (1802), Nguyễn vƣơng cho xây đắp lại hoàng thành Phú Xuân. Đổi phủ Gia Định là Trấn Gia Định; sai Hoàng Viết Toản vào Gia Định rƣớc mẹ của Nguyễn vƣơng ra Phú Xuân. Năm Nhâm Tuất, ngày mồng 1 tháng 5 â.l (1802), theo lời thỉnh cầu của các thuộc hạ, Nguyễn vƣơng quyết định từ nay không dùng niên hiệu Cảnh Hƣng của vua nhà Hậu Lê VSTK - 835


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

tàng dƣ nữa, và đặt niên hiệu riêng là Gia Long năm thứ 1. Nguyễn vƣơng từ nay gọi là vua Gia Long. Đổi niên hiệu xong, vua Gia Long liền chuẩn bị đem quân đánh ra Bắc: sai Nguyễn Văn Trƣơng lãnh thủy binh, Lê Văn Duyệt và Lê Chất lãnh bộ binh đi trƣớc, lƣu Tôn Thất Thăng ở lại giữ Phú Xuân. Tháng 6, vua Gia Long kéo quân ra đến Hà Trung. Thủy binh Gia Long vào cửa biển Đan Nhai, bộ binh vây hãm Nghệ An. Ngày mồng 4 tháng 6, bắt đƣợc con của vua Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc tên là Lân, chiếm thành Nghệ An. Quân tiền đạo tiến chiếm Thanh Hóa bắt đƣợc con của vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bàng cùng với trấn thủ Nghệ An Nguyễn Văn Thận. Tây Sơn Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân từ cao nguyên xuống, nghe tin Nghệ An bị mất bèn tháo lui trở lại nhƣng bị tƣớng Võ Doản Văn của Gia Long truy kích và chận bắt. Ngày 11 â.l, từ Nghệ An vua Gia Long ra Thanh Hóa. Tây Sơn Võ Văn Dũng và 3 ngƣời thuộc hạ bị dân ở huyện Nông Cống bắt giải giao cho vua Gia Long để lãnh thƣởng. Ngày 17 â.l, đại quân ra đến Thanh Hóa ngoại trấn (nay là tỉnh Ninh Bình). Ngày 18 â.l, tiến chiếm trấn Sơn Nam Thƣợng (tức tỉnh Hà Nội ngày nay). Quân binh của vua Gia Long vây hãm Bắc thành (Thăng Long). Vua Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản tự liệu chống không nổi liền cùng em là Nguyễn Quang Thùy bỏ thành, qua sông Nhĩ Hà chạy lên phía Bắc đến sông Xƣơng Giang (thuộc Bắc Ninh) ẩn náu trong chùa Thọ Xƣơng thì bị dân trong xóm lùng bắt: Quang Thùy tự treo cổ, Tây Sơn đô đốc Tú và vợ cũng tự thắt cổ chết. Vua Bảo Hƣng Nguyễn Quang Toản cùng với Quang Duy, Quang Thiệu đều bị dân chúng lùng bắt, bỏ củi đem nạp tại Bắc thành. Ngày 21 tháng 6 â.l năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long vào Bắc thành, quan chức văn, võ từ các trấn đến điện Kính Thiên ra mắt tân chủ của nƣớc Đại Việt: triều đại Gia Long bắt đầu.

VSTK - 836


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Mùa Đông tháng 10 âl. năm đó (1802), sau khi giao cho Nguyễn Văn Thành coi giữ việc ở Bắc thành, vua Gia Long trở về Phú Xuân, báo cáo ở tông miếu, dâng hiến tù binh, các hàng tù binh thuộc vƣơng tộc của của vua Quang Trung đều bị xử tội chết bằng nhiều cực hình tàn độc, mộ vua Thái Đức Nguyễn Văn Nhạc và vua Thái tổ Quang Trung Nguyễn Văn Huệ bị đào xới lên, giã nát xƣơng cốt rồi đổ bỏ, nhốt sọ đầu vào ngục tối, đổi tên ấp Tây Sơn gọi là ấp An Tây. Danh tƣớng Tây Sơn Trần Quang Diệu và vợ Bùi Thị Xuân cùng với con gái đều phải chịu nhục hình một cách man rợ.

VSTK - 837


KHẢO LUẬN: 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Danh Xƣng: Vua Gia Long hay Hoàng đế Gia Long?

Sách Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu có đoạn ghi về việc Nguyễn vƣơng lên ngôi vua nhƣ sau:" . . .Các quan dâng biểu xin Ngài lên ngôi Hoàng Đế, cải niên hiệu. Dụ rằng: Lúc mới thu phục Gia Định, đã lên ngôi vương, nhơn tâm tôn ta đã lâu. Nay tuy rằng khôi phục Kinh đô cũ mà quốc tặc chưa trừ thời việc đăng tôn (tức là lên ngôi Hoàng Đế) chưa nên bàn vội. Nhưng vương giả đổi họ, chịu mạng trời làm vua, phải nên đổi cũ theo mới, có năm phải có hiệu, đổi niên hiệu là phải; các ngươi nên bàn mà làm". Theo lời lẽ của đoạn văn nầy thì rõ ràng là trƣớc khi từ Phú Xuân tiến ra Bắc, Nguyễn vƣơng chƣa tự xƣng Hoàng đế mà chỉ mới chấm dứt việc dùng niên hiệu cũ của nhà Hậu Lê tàng dƣ và bắt đầu dùng một niên hiệu mới là Gia Long. Danh hiệu Hoàng đế mà sử sách cũ dùng trong giai đoạn nầy chỉ là danh xƣng có tính cách tôn vinh, hình thức mà thôi. Ngƣợc thời gian, nếu xét theo sử sách của Trung Quốc ngƣời ta thấy thứ tự các bậc nhƣ Đế, Vƣơng, Hùng, Bá, Hầu, Công. Trong hàng thứ bậc nầy có thể suy diễn rằng, Đế hay Hoàng Đế là ngƣời đứng đầu, thƣờng gọi là vua của một nƣớc lớn hùng mạnh có nhiều thuộc địa và nhiều nƣớc nhỏ khác chịu thần phục triều cống. Vƣơng là vua của một nƣớc nhỏ tự trị nhƣng phải chịu lệnh của một Hoàng Đế. Hùng và Bá là ngƣời đứng đầu một vùng lãnh thổ trong một Đế quốc hay trong một Vƣơng quốc chƣa đƣợc thống nhất: ngƣời ta thƣờng thấy trong sử sách cũ viết xưng Hùng, xưng Bá hoặc tranh Bá, đồ Vương. . . v.v . . . Nguyễn vƣơng vào thời điểm từ Phú Xuân chuẩn bị Bắc tiến chƣa phải là một Hoàng Đế vì chƣa làm chủ hoàn toàn nƣớc Đại Việt từ Bắc chí Nam và không thể đòi Trung Quốc công nhận mình là Hoàng Đế ngang hàng với Hoàng Đế nhà Thanh vì trên thực tế vào giờ phút đó Trung Quốc vẫn còn công nhận nhà Tây Sơn là quốc vƣơng của nƣớc An Nam và hơn nữa Nguyễn vƣơng cũng đang ở trong tình trạng e dè quân nhà Thanh sẽ nhảy vào vòng chiến với lý do phù Tây Sơn diệt Gia Long. Đây là một sự khác biệt so với trƣờng hợp tự xƣng Hoàng đế của Quang Trung Nguyễn Văn Huệ: từ Phú Xuân tiến ra Bắc, Bắc Bình vƣơng Nguyễn Văn Huệ là kẻ thắng trận, đánh đuổi giặc ngoại xâm, hoàn toàn độc lập, ngang hàng vai vế và là đối thủ khủng khiếp của hoàng đế Trung Quốc lúc bấy giờ. Nguyễn vƣơng Phúc Ánh khi Bắc tiến không đƣợc cái khí thế uy dũng lừng danh đánh đâu thắng đó của Bắc Bình vƣơng Nguyễn Văn Huệ. Cái uy dũng đó có thật khi hoàng đế

39

VSTK - 838


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Quang Trung làm kinh hồn bạt vía quân xâm lƣợc nhà Thanh và lại tiếp tục làm cho họ khiếp vía thêm một lần nữa trong bức thƣ ngoại giao đầy khí phách và cao ngạo gửi cho hoàng đế Càn Long trong tiến trình giảng hoà giữa 2 nƣớc sau cuộc binh đao. Nguyễn vƣơng Phúc Ánh chƣa có đƣợc cái khí phách ngang tàng, ngạo mạng, liều lĩnh và tự tin của Bắc Bình vƣơng Nguyễn Văn Huệ. Hai nhân vật nầy khác nhau ở chỗ: ngƣời nhà Thanh phải xuống giọng yêu cầu Huệ giảng hòa còn Nguyễn vƣơng tự động cho ngƣời sang xin đƣợc nhà Thanh công nhận. Đối phó với nƣớc Trung Hoa, Nguyễn vƣơng là ngƣời biết so đo toan tính biết ngƣời biết ta, nhất định đã thấy đƣợc sự yếu kém vị thế của mình không thể sánh đƣợc với vị thế của Bắc Bình vƣơng Nguyễn Văn Huệ, vì thế đã không nhắm mắt nghe càng lời yêu cầu nhóm cận thần của mình tức vị tự xƣng Hoàng Đế nhƣ Huệ đã làm trƣớc đây. Sau khi thống nhất đất nƣớc và dẹp tan quân lực bách chiến bách thắng của Tây Sơn, uy danh của Nguyễn vƣơng thăng tiến một cách hiển nhiên đối với các nƣớc kề cận yếu kém nhƣ Lào, Vạn Tƣợng, Trấn Ninh, Cao Miên, Tiêm La và danh xƣng Hoàng đế có thể là một cách phô trƣơng uy thế áp đảo và khống chế của một quyền lực mới ở Đại Việt trong mối liên hệ giao hảo với các nƣớc nầy. Trung Quốc cũng bắt đầu lo âu, e dè vì thái độ bất cần sự thụ phong tƣớc An Nam Quốc vƣơng của Nguyễn vƣơng Gia Long khi hai bên bất đồng về một quốc hiệu mới cho nƣớc Đại Việt. Có 2 điểm đặc biệt cần nêu ra: 1/- Quang Trung Nguyễn Văn Huệ đòi cƣới con gái của vua nhà Thanh và lẽ dĩ nhiên là phải đòi luôn của hồi môn kèm theo. Của hồi môn đó là các vùng lãnh thổ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông hay nói khác đi là các vùng lãnh thổ của nƣớc Nam Việt ngày trƣớc, từ thời Triệu Đà. 2/- Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đòi vua nhà Thanh phải công nhận quốc hiệu Nam Việt thì mới chịu tấn phong An Nam quốc vương, tức là cũng phải ngầm hiểu rằng lãnh thổ Đại Việt thời Gia Long phải bao gồm các vùng lãnh thổ Nam Việt của thời Triệu Đà: Gia Long không đòi lại đất đai ngay lúc đó nhƣng chỉ đánh tiếng dọ dẫm bằng hình thức yêu cầu công nhận quốc hiệu mới Nam Việt. Cách xin cƣới vợ để đòi đất của Quang Trung, cách dùng hình thức yêu cầu công nhận quốc hiệu để đòi đất của Gia Long, cả hai phƣơng cách đều thật là ngoạn mục, tuy ôn tồn nhẹ nhàng nhƣng có hiệu lực nhƣ một sự cảnh cáo chất chứa đầy hăm dọa khiến cho ngƣời phƣơng Bắc phải e dè lo sợ về một nguy cơ tiến quân từ phía Đại Việt: kinh nghiệm cho thấy ngƣời Đại Việt thời nhà Lý đã từng ra vào đất Ung Châu, Khiêm Châu, Liêm Châu của Trung Quốc nhƣ vào chỗ không ngƣời. Quân lực thần tốc bách chiến bách thắng của Quang Trung, quân lực chiến đấu kiên cƣờng chịu đựng của Gia Long, cả hai đều là quân VSTK - 839


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

lực đáng sợ của nƣớc Đại Việt và càng đáng sợ hơn khi hai đoàn quân lực nầy lại đƣợc gom về một mối với một nƣớc Đại Việt thống nhất từ Nam chí Bắc. Kết quả là vua nhà Thanh có thể đã phải đồng ý gả con gái kèm theo đất Quảng Tây cho Quang Trung cũng nhƣ chịu êm hơi lặng tiếng không dám gây hấn với Đại Việt kể từ lúc khởi đầu niên hiệu Gia Long. Và nhƣ vậy, danh xƣng Hoàng Đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh là một danh xƣng xứng đáng chẳng những biểu hiện sự ngang vai vế của một nƣớc nhỏ đối với một nƣớc lớn mà còn cho thấy tính cách độc lập thực sự của một dân tộc kiêu hùng. *  Quốc Hiệu: Nam Việt hay việt Nam? Đại Nam Hội Điển Sự Lệ phần Bang Giao chí, sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên và Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu đều có viết về việc sửa đổi quốc hiệu nầy: quốc thƣ của vua Gia Long gởi vua Thanh đại lƣợc viết rằng "Đời trước, mở đất Viêm Giao, càng ngày càng rộng, gồm các nước Việt Thường và Chân Lập, đặt tên là Nam Việt, truyền nối đã hơn 200 năm (kể từ thời Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa và Quảng Nam, lấy đất của Chiêm Thành tức Việt Thƣờng lập ra phủ Phú Yên để bắt đầu nghiệp vƣơng từ năm 1600-1613, kéo dài tới năm 1802 thời đại Gia Long là hơn 200 năm), nay vừa quét sạch cõi Nam, lại có cả toàn Việt, nên theo hiệu cũ để chánh quốc danh". Vua Tàu@ nghĩ rằng hiệu Nam Việt cũng giống như Việt Đông (Quảng Đông), Việt Tây (Quảng Tây), ý không ưng cho. Ngài (tức Gia Long), đưa thơ bài bác hai ba lần; lại nói nếu không cho đổi quốc hiệu, thời không thọ phong, vua Tàu sợ mất lòng nước ta, mới cho đặt hiệu Việt Nam. Ngày Quý Mão (13 â.l tháng Giêng năm Giáp Tý/ 1804), Ngài ngự cửa Châu Tước (thành Hà Nội), hoàng thân và các quan theo sứ Tàu vào đến điện Kính Thiên (Bắc Thành/ Thăng Long) làm lể tuyên phong; lễ rồi, đãi sứ uống trà, Ngài sai quan Hậu mạng hộ tống sứ Tàu ra cửa ải.>> (Sử Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, bản dịch in năm 1925 của bộ Học, niên hiệu Khải Định, trang 61). Lý do nhà Thanh từ chối quốc hiệu Nam Việt đƣợc nêu lên trong tờ dụ của vua Thanh nhƣ sau: "Hoàng đế Đại Thanh sắc dụ cho quốc vương Việt Nam . . . .Kế đó ông (tức vua Gia Long) lại xin phong tước mới, trình bày rõ rằng: nước của ông nguyên trước đã có đất Việt Thường, nay lại gồm cả nước An Nam, nhưng vẫn không muốn quên cái danh hiệu mấy đời còn giữ lại đó, nên mới nhất mực khăn khăn đòi giữ tên là nước Nam Việt. Việc nầy do phủ thần Quảng Tây Tôn mỗ (tức Tôn Ngọc Đình, tuần phủ tỉnh Quảng Tây) cứ thực tình báo cáo về, nhưng các bộ thần hội nghị bác bỏ, viện cớ danh hiệu Nam Việt trùng với tên đất ngoại biên, như vậy chưa được thỏa hiệp. Nhưng Trẫm nghĩ rằng đã tới cửa giãi bày tấm lòng thành, nên mới cho dùng hai chữ Việt Nam . . . . . .v.v. . .Trẫm đã sai án sát sứ Quảng Tây là Tề mỗ (Tề VSTK - 840


1 2

Bố Sâm) đem sắc ấn sang phong cho ông làm Việt Nam Quốc Vương, ban thêm sắc dụ và cho các thứ tơ lụa. . .." @

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Vua Tàu: chữ Tàu đƣợc sử quán triều Nguyễn dùng để gọi chung những ngƣời dân của Trung Hoa. Danh xƣng nầy thƣờng đƣợc dùng để chỉ nhóm ngƣời ô hợp gồm các tƣớng tá, binh lính của cựu trào bị thất trận hoặc những hạng ngƣời cƣớp biển trốn lánh luật pháp từ lãnh thổ Trung Hoa dùng ghe, tàu biển chạy trốn sang vùng biển của nƣớc Việt Nam, hợp nhau thành nhóm giặc cƣớp biển thƣờng gọi là giặc tàu ô. Danh xƣng ngƣời Tàu có thể khởi thủy đƣợc các triều đại vua chúa của Việt Nam dùng để gọi những hạng ngƣời ô hợp đến từ đất Trung Hoa bằng ghe tàu rồi lần lần danh xƣng ngƣời Tàu lại đƣợc dùng để gọi chung tất cả những ngƣời đến từ đất Trung Hoa không còn phân biệt kẻ tốt ngƣời xấu mà cũng không cần phân biệt là họ đã tới Việt Nam bằng đƣờng thủy hay đƣờng bộ. Cách gọi quơ đũa cả nấm nầy còn chứa đựng một thái độ kỳ thị, khinh bạc, thù ghét của ngƣời Việt Nam đối với những sắc tộc của Trung Hoa hiện đang cƣ trú sinh sống trên lãnh thổ của nƣớc Việt Nam. Những ngƣời Việt gốc Hoa thƣờng rất khó chịu với danh xƣng ngƣời Tàu áp đặt cho họ. Ngƣời Việt gốc Hoa ở các tỉnh miền Tây của Việt Nam thƣờng tự gọi họ là ngƣời Minh Hương tức có ý nói ông bà của họ trƣớc đây là ngƣời của triều đình nhà Minh tức là thuộc sắc tộc ngƣời Hoa chính gốc chứ không phải thuộc nhóm ngƣời tàu ô tạp chủng của Trung Hoa.

* 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

Những từ ngữ mờ ám chứa chấp đầy hậu ý thƣờng đƣợc dùng trong các văn bản, thơ từ ngoại giao đã đƣợc cả 2 bên áp dụng: rõ ràng là trong tờ dụ của vua nhà Thanh đã phản ảnh rõ rệt một mối lo sợ về việc hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông trong tƣơng lai sẽ bị vua Gia Long bắt chẹt đòi quyền sở hữu sau khi đƣợc vua nhà Thanh công nhận là Nam Việt Quốc vương.Thay vì nói "danh hiệu Nam Việt bao gồm cả tên đất ngoại biên Quảng Tây và Quảng Đông" thì trong dụ chỉ lại viết "danh hiệu Nam Việt trùng với tên đất ngoại biên, như vậy chưa được thỏa hiệp". Chữ trùng với cũng có thể hiểu là bao gồm , luôn cả, tương ứng với, ngang bằng với: ngƣời Trung Quốc đã suy diễn thâm ý của vua Gia Long nhƣ thế nhƣng không dám nói thẳng bởi vì sợ rằng nói thẳng ra thì không khác gì mở đƣờng dẫn lối cho vua Gia Long đòi đất; chi bằng cứ lờ đi, xem nhƣ vua Gia Long chỉ muốn dùng hai chữ khác để thay thế hai chữ An Nam do ngƣời Trung Quốc đã dùng từ xƣa đến nay. Thái độ hấp tấp, lật đật của vua Thanh sai Tề Bố Sâm sang phong tƣớc Việt Nam Quốc vương cho vua Gia Long cho thấy sự lo sợ của ngƣời phƣơng Bắc về một viễn ảnh xâm lăng của ngƣời phƣơng Nam. Ngoài ra còn một điểm khác cũng đáng đƣợc lƣu ý: đại diện vua nhà Thanh phải vào tận điện Kính Thiên của Bắc thành (tức thành Thăng Long) để cử hành lễ tuyên phong tƣớc việt Nam Quốc vƣơng cho vua Gia Long. Ngày trƣớc vua Quang Trung không thèm rời khỏi Phú Xuân nhận tƣớc phong An Nam Quốc vƣơng của nhà Thanh rồi sau đó lại cho ngƣời giả nhận tƣớc phong thay thế cho mình và mặc dù ngƣời nhà Thanh biết rõ sự giả mạo nầy nhƣng cũng chẳng dám nói gì. Hai cung cách tiếp nhận phong tƣớc của Quang Trung và của Gia Long đều làm cho ngƣời mang tiếng là kẻ bề trên ban phát ân huệ phải lo âu, VSTK - 841


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

khiếp đảm. Cần lặp lại ở đây một chi tiết nhỏ về thủ tục làm lễ tiếp nhận tƣớc phong: kẻ tiếp nhận thƣờng phải đến tận thủ đô hoặc nơi hành tại ở biên giới của kẻ ban phát để bái nhận tƣớc phong. Vua Quang Trung, vua Gia Long, kẻ trƣớc ngƣời sau đã phá bỏ lệ nầy mà vẫn đƣợc phong tƣớc. Sau cùng, không có gì gọi là nghịch lý để nói rằng vua Gia Long có thể đang nắm trong tay những bằng chứng về việc vua nhà Thanh đã đồng ý gả con gái cho vua Quang Trung kèm theo đất Quảng Tây làm của hồi môn; vì vậy vua Gia Long mới đánh tiếng yêu cầu cho bằng đƣợc quốc hiệu Nam Việt để sau đó bắt Trung Quốc phải giao trả hai vùng đất Quảng Tây và Quảng Đông cho Nam Việt: không giao trả Quảng Tây cho Nam Việt thì sẽ mang tiếng là tráo trở, đã cho rồi lại lấy về. Không trả Quảng Đông thì cũng không xong vì đất Quảng Đông là đất của Nam Việt ngày trƣớc và cả hai trƣờng hợp đều là nguyên cớ chính đáng để ngƣời phƣơng Nam đem quân xâm lăng Trung Quốc lấy lại các phần đất đó. Quân đội của Quang Trung, hay quân đội của Gia Long, quân đội nào cũng thiện chiến, khủng khiếp và đáng sợ. Ngƣời phƣơng Bắc đã thở phào khoan khoái với cái chết đột ngột của hoàng đế Quang Trung nhƣng rồi thì họ lại phải e sợ khi đối đầu một quân lực mới của vua Gia Long hùng mạnh hơn với đội thuyền chiến và hải quân hiện đại theo kiểu cách của Tây phƣơng. Ngƣời ta không cần ngạc nhiên khi thấy rằng kể từ triều đại Quang Trung qua triều đại Gia Long và tiếp tục trở về sau, ngƣời phƣơng Bắc đã êm hơi lặng tiếng ép mình chịu sống chung hòa bình với ngƣời láng giềng nhỏ bé ở phƣơng Nam.

VSTK - 842


 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Về trƣờng hợp Lê Thị Ngọc Hân

Trong bản dịch sách Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu (VSCMTY) của tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1828-1910) do viện Nghiên Cứu Hán Nôm và nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội phát hành vào năm 2000, nơi trang 611 có một đoạn ghi chép nhƣ sau: " . . . .Văn Huệ cả mừng (Ngọc Hân sau về triều ta, vào cung, được 2 con trai)." Mặc dù Đặng Xuân Bảng đã dùng bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cƣơng Mục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn để tóm lƣợc và viết thành VSCMTY nhƣng Ông lại có rất nhiều quan điểm mới mẻ khi truy cứu và đánh giá một số vấn đề lịch sử: Vào thời đại nhà Nguyễn (Tự Đức), Ông là ngƣời đầu tiên đã mạnh bạo công nhận triều đại Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Văn Huệ trong lịch sử nƣớc Việt Nam. Trong bài Tựa cho sách VSCMTY, Đặng Xuân Bản viết:" Đến như sự tích đời Tây Sơn, thì hồi đầu Gia Long đã có chiếu tiêu hủy hết. Vào năm Tự Đức, quan ngự sử Bùi Đình Trí (người An Lý, Hải Dương) dâng sớ xin sai quan biên soạn, sau vì có việc lại thôi. Vương Mãn cướp ngôi nhà Hán, họ Mạc cướp ngôi nhà Lê cũng không vứt bỏ, vì sử là để khuyến khích và răn đe. Sao lại có chuyện sự tích 15 năm (hai chúa Tây Sơn gồm Quang Trung 5 năm, Cảnh Thịnh 8 năm, Bảo Hƣng 2 năm, gồm 15 năm). Thế thì lẽ khuyến khích và răn đe ở đâu? Hơn nữa khi ấy nhà Lê đã mất, triều ta chưa lên, sự kế nối các triều Đinh, Lý, Trần, Lê trong 15 năm ấy không thuộc Tây Sơn thì còn ai nữa?" Bố cục của VSCMTY cũng khác biệt hẳn với các bộ chính sử ĐVSKTT và KDVSTGCM khi Đặng Xuân Bảng quan niệm rằng từ khi Quang Trung Nguyễn Văn Huệ lên ngôi Hoàng Đế năm 1788 cho đến khi nhà Tây Sơn mất thì trên thực tế nƣớc Đại Việt bị phân chia thành 3 nƣớc: Phía Bắc là của Quang Trung Nguyễn Văn Huệ đóng đô ở Phú Xuân, cai trị từ Quảng Nam đến Cao Bằng gồm 17 tỉnh, ở giữa là của Thái Đức Nguyễn Văn Nhạc đóng đô ở Phù Ly/Quy Nhơn, cai trị từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa gồm 5 tỉnh và phía Nam là của Nguyễn Phúc Ánh đóng đô ở Bình Dƣơng/Gia Định, cai trị từ Gia Định đến Hà Tiên gồm 6 tỉnh. Trong thời đất nƣớc bị chia 3, triều đình của Quang Trung Nguyễn Huệ đƣợc xem nhƣ là chính thống trong vòng 15 năm và đƣợc Trung Quốc công nhận và do đó giai đoạn nầy đã đƣợc Đặng Xuân Bảng đặt riêng thành một kỷ gọi là kỷ Tam Quốc. Trong phần Thiện Đình viết (tức Đặng Xuân Bảng) có đoạn nhƣ sau: "Triều đại Tây Sơn, kỷ cương không dựng, pháp lệnh phiền hà, xét quy mô dựng nước, đại để như Lê Đại Hành. Nhưng bên trong dẹp yên giặc cướp, bên ngoài đuổi đánh quân Thanh, làm cho non sông Hồng Lạc vững vàng như cũ. Huống chi bây giờ nhà Lê đã mất, triều ta chưa VSTK - 843


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

lên. Sự truyền nối các triều Đinh, Lý, Trần, Lê đối với đất Bắc Kỳ trong 18 năm ấy, không thuộc Tây Sơn thì còn thuộc về ai nữa? Nay tra Thực lục của bản triều và dã sử của các nhà để bổ sung." Giới học giả ngành Khoa Học Xã Hội trong nƣớc hiện nay đã đánh gia cao VSCMTY của Đặng Xuân Bảng, cho rằng đây "là bộ sử tiêu biểu nhất của nhà sử học Đặng Xuân Bảng" hay "là tác phẩm sử học quan trọng của một nhà sử học có phương pháp gần với phương Tây hiện đại". Bản dịch VSCMTY do cơ sở Văn Hóa cao cấp của nƣớc Việt Nam hiện tại đứng ra lãnh trách nhiệm dịch thuật và in ấn để "phục vụ rộng rãi giới sử học, các ngành khoa học xã hội và đông đảo bạn đọc." Những điều nêu ra trên đây nhằm đi tới một nhận định khá yên tâm rằng Đặng Xuân Bảng là một sử gia trung thực tạo đƣợc sự tin tƣởng cho nhiều ngƣời hậu thế Nhƣ vậy, ngƣời ta có thể tạm thời chấp nhận biến cố lịch sử Lê Thị Ngọc Hân về với triều đình ta (tức triều đình của Gia Long Nguyễn Phúc Ánh), vào cung, được hai con trai là do chính tay của tiến sĩ Đặng Xuân Bảng viết ra cho đến khi nào có chứng cớ ngƣợc lại với bút tích rõ ràng chứ không phải theo lời đồn đãi hoặc kể lại bằng miệng. Vấn đề đặt ra: tại sao nhóm sử quan của quốc sử quán triều Nguyễn không đá động gì đến chuyện Lê thị Ngọc Hân nhƣng lại để cho Đặng Xuân Bảng viết ra sau nầy? Trong các chế độ phong kiến ngày xƣa, thông thƣờng ngƣời ta thấy mỗi khi có cuộc thay ngôi đổi chủ thì ngƣời chủ mới thƣờng trả thù ngƣời chủ cũ bằng cách tiêu diệt hết dòng họ của ngƣời chủ cũ theo kiểu nhổ cỏ thì phải nhổ cho sạch để trừ hậu hoạn và tất cả vợ, phi tần, cung nữ của ngƣời chủ cũ, kể cả vợ, phi tần, cung nữ của con, của cháu ngƣời chủ cũ đều trở thành của riêng của ngƣời chủ mới. Đây là một trong những thói xấu thối nát trong chế độ phong kiến mà các sử gia trong quốc sử quán triều Nguyễn dƣới áp lực của vua Tự Đức không thể nào để cho hậu thế đánh giá Gia Long Nguyễn Phúc Ánh là hạng ngƣời cƣớp vợ của kẻ thù nhƣ nhiều ông vua của các triều đại trƣớc đây đã làm. KĐVSTGCM bắt đầu khởi soạn từ niên hiệu Tự Đức thứ 9 (1856). Vào thời điểm nầy Đặng Xuân Bảng đƣợc 28 tuổi (sinh năm 1828), vừa mới đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1856). Ngƣời ta không ngạc nhiên khi thấy rằng tân tiến sĩ Đặng Xuân Bảng không có một địa vị nào trong nhóm Quốc sử quán triều Nguyễn. Trong khi việc soạn thảo bộ sử KDVSTGCM còn đang tiến hành thì vào năm Bính Tý (1876), Đặng Xuân Bảng bị đày ra Đà Giang (Hƣng Hóa). Chính trong thời gian đi đày nầy Đặng Xuân Bảng mới "có dịp mang các sách của người xưa và của các vị tiền bối nước ta, sách Nhất Thống chí của triều Nguyễn và những gì bản thân ghi chép được hàng ngày ra khảo đính lại, chỗ thiếu thì bổ sung, chỗ sai lầm thì đính chính lại, chỗ chưa biết thì để trống, VSTK - 844


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

chia thành môn loại, chú âm Việt, ghi rõ hình dạng để làm tài liệu tham khảo" (Tựa, Sách Nam Phương Danh Vật Bị Khảo của Đặng Xuân Bảng). Đây là một biểu hiện tính thận trọng, biết hoài nghi, tra cứu tài liệu đến tận gốc rễ với một tinh thần khoa học trong khi truy xét các tài liệu, thƣ tịch cũ giúp cho những vấn đề khảo xét của ông đƣa ra có thể thuyết phục và gây tin tƣởng cho ngƣời đọc. Bộ KĐVSTGCM đƣợc in ấn vào năm 1884 (triều vua Kiến Phúc). Năm 1886, Đặng Xuân Bảng lãnh nhận chức Đốc học Nam Định rồi năm 1888 xin về hƣu, nghỉ an Dƣỡng tại quê nhà và có thể, kể từ lúc nầy, ông bắt đầu nghiên cứu sách vở, trong đó có bộ sử KĐVSTGCM để biên soạn VSCMTY và hoàn thành quyển sử nầy trƣớc niên hiệu Thành Thái thứ 17 (1905) rồi sau đó mới viết lời tựa (1905) trƣớc khi cho in ấn. Nhƣ vậy có thể nói là Đặng Xuân Bảng đã mất gần 20 năm (1905-1888=17 năm) để hoàn thành VSCMTY. Từ thời vua Tự Đức trở về sau, với sự xâm nhập của ngƣời Tây phƣơng mang theo những tƣ tƣởng mới về quyền tự do căn bản cá nhân trong đó có quyền tự do ngôn luận, những tƣ nhân đã có thể viết lách, trình bày quan điểm riêng của mình mà không bị "nhà vua" trừng phạt nhƣ các triều đại phong kiến ngày trƣớc. Trong bối cảnh đó, Đặng Xuân Bảng có thể viết ra - để bổ sung - những biến cố lịch sử mà các Nho quan của những triều vua trƣớc không dám viết ra. Gần đây có dƣ luận cho rằng những điều viết của Đặng Xuân Bảng về trƣờng hợp Lê Thị Ngọc Hân là vô căn cứ, là xuyên tạc là bóp méo lịch sử, là bôi nhọ một bậc tiền nhân đáng kính trọng, rằng Bà Lê Thị Ngọc Hân chƣa bao giờ khuất phục để chịu trở thành một vƣơng phi của Gia Long. Có một điều ngạc nhiên khó giải thích là tại sao dƣ luận lại không muốn cho bà Lê Thị Ngọc Hân trở thành vợ của hoàng đế Gia Long. Có gì sai quấy? Có gì gọi là ô nhục? Nhƣ vậy chứng tỏ rằng bà Ngọc Hân không chung thủy sao? Nếu để cho bà Ngọc Hân về với Gia Long thì dƣ luận phản đốí, cho rằng viết nhƣ thế là viết láo; nhƣng dƣ luận lại chấp nhận là đúng khi ngƣời viết để cho em gái của bà Ngọc Hân là bà Ngọc Bình, vợ góa của Quang Toản (con của Nguyễn Huệ), về với Gia Long. Phải chăng dƣ luận muốn hạ thấp vai vế của Gia Long xuống hàng con cái của Quang Trung? Xét cho cùng, nếu nhƣ thế thì dƣ luận nghĩ thế nào khi trong cùng một gia đình mà ngƣời chị (Ngọc Hân) là vợ của ngƣời cha (Quang Trung) và em gái của mình (Ngọc Bình) lại là vợ của ngƣời con (Quang Toản). Có ngƣời sẽ nói rằng chị lấy cha, em gái lấy con là chuyện bình thƣờng không có gì trắc trở! Nếu nhƣ thế thì chuyện bà Ngọc Hân về với vua Gia Long có gì trở ngại? Không lý bắt bà Ngọc Hân phải ở góa suốt cuộc đời son trẻ của bà hoặc bà phải tự tận chết theo vua Quang Trung thì dƣ luận hậu thế mới công nhận lòng trung kiên son sắt của bà hay sao? VSTK - 845


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Một điểm cần lƣu ý là kể từ năm 1945, không những thực dân Pháp là đối tƣợng chống đối của ngƣời Việt Nam mà ngay cả những ngƣời bị coi là nhờ cậy hoặc theo thực dân Pháp cũng bị dối xử nhƣ là Việt gian. Gia Long Nguyễn Phúc Ánh và các triều đại kế tiếp của họ Nguyễn cũng bị đối xử nhƣ thế và tình trạng nầy vẫn còn kéo dài cho tới ngày nay (sau 1975). Hậu quả của cách đối xử bất thân thiện nầy là hình ảnh của Gia Long và những ngƣời nối nghiệp kế tiếp của họ Nguyễn luôn luôn là những hình ảnh xấu của nƣớc Việt Nam và do đó những bài sƣu khảo lịch sử kể từ năm 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay, đa số đều có chiều hƣớng hạ thấp, đánh gục dòng họ nhà Nguyễn, "những kẻ theo Tây", mà Gia Long Nguyễn Phúc Ánh là chính yếu. Những bài viết về Lê Ngọc Hân cũng không ra ngoài khuôn khổ thù địch đó khiến cho những bài viết nầy mất đi tính cách thuyết phục và có vẻ nhƣ là chỉ đƣợc dùng làm những phƣơng tiện để gây oán ghét hơn là vì bảo vệ uy danh cho bà Lê Ngọc Hân. Việt Sử Tân Khảo trích ghi lại dƣới đây một tiểu truyện lịch sử với nhan đề Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân của tác giả Vũ Thanh Sơn, do nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin Hà Nội phát hành năm 2001: Trang 28: ". . .Lo tang lễ cho vua Quang Trung xong, Ngọc Hân dời khỏi cung điện ở thành Phú Xuân ra sống trong chùa Kim Tiền (ở Dương Xuân) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Ngọc Hân Bắc cung hoàng hậu đã sống những ngày thương nhớ vua Quang Trung và vận nhà Tây Sơn ngày càng suy có nguy cơ bị Nguyễn Ánh tiêu diệt làm cho bà đau khổ, mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1) (ngày 4-12-1799)(2) tại Phú Xuân (Huế) hưởng thọ 29 tuổi. Vua Cảnh Thịnh truy phong là Như Ý Trung thận Trinh Nhất Vũ Hoàng hậu." Và sau đây là phần trích giải (1) và (2) của tác giả Vũ Thanh Sơn: (1) Chu Quang Trú trong bài Danh nhân Lê Ngọc Hân trên Tập chí Quê Hƣơng số 1+2 năm 1999 cũng viết ngày tháng âm lịch nhƣ trên nhƣng lại viết là năm Kỷ Mùi. (2) Về ngày tháng năm mất của Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân từ trƣớc đến nay có nhiều giả thuyết khác nhau. Sở dĩ có tình trạng nhƣ vậy là do sử sách nhà Tây Sơn bị nhà Nguyễn tiêu hủy hết. Tài liệu nhà Tây Sơn còn đến nay đều bị quốc sử quán triều Nguyễn bóp méo xuyên tạc. -Báo tiếng Pháp "Tạp chí Những ngƣời bạn của cố đô Huế: dƣới nhan đề "Ông tơ bà nguyệt đa đoan" hay là "Duyên số kỳ lạ của Công chúa Ngọc Hân" nói Ngọc Hân lấy Nguyễn Ánh đẻ ra Quảng Oai Quận Công và Thƣờng Tín quận vƣơng". Đó là hoàn toàn xuyên tạc. -Bài "Lƣợc sử công chúa Ngọc Hân" của Ngô Tất Tố trong tập "Thi văn bình chú", quyển thứ nhứt, tái bản ở Hà Nội năm 1952, Ngô Tất Tố viết: "Khi nhà Tây Sơn mất nƣớc, bà (Ngọc Hân) và các con đổi tên họ lẫn vào ẩn ở một làng trong tỉnh Quảng Nam. Nhƣng không bao VSTK - 846


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

lâu, có kẻ phát giác bà phải uống thuốc độc tự tử, hai con (của bà) đều phải thắt cổ tự tử. Nghe tin thê thảm, bà cụ đẻ ra Ngọc Hân là bà chúa Chiêu Nghi Nguyễn thị Huyền lúc bấy giờ còn sống ở làng Phù Ninh tục gọi là làng Nành thuộc tỉnh Bắc Ninh liền thuê ngƣời vào Quảng Nam lấy trộm cả 3 cái xác đem về chôn ở làng Nành, thuộc tỉnh Bắc Ninh, lập ngay bên cạnh nơi chôn một cái miếu nhỏ để thờ con gái và cháu ngoại. Sau đó chừng 50 năm (dƣới thời Thiệu Trị), cái miếu ấy đổ nát. Một ông tú tài ngƣời làng Nành nhớ tới công đức của bà Chiêu Nghi họ Nguyễn đối với làng mình bèn đứng lên quyên tiền ngƣời làng, tu sửa lại ngôi miếu. Không ngờ trong làng có tên phó tổng vốn thù ghét với ông Tú đã cho ngƣời vào Huế tố cáo việc dựng miếu thờ "ngụy Huệ". Thế là lập tức triều đình Huế cho quan địa phƣơng phá hủy ngôi miếu, khai quật 3 ngôi mộ đổ hài cốt xuống sông. Ông Tú kia bị tội rất nặng và ông Nguyễn Đăng Giai lúc đó làm Tổng đốc Bắc Ninh cũng bị giáng cấp." -tác giả truyện lịch sử Hoàng hậu Lê Ngọc Hân tiếp tục trích dẫn một số bài viết về bà Ngọc Hân của nhiều nhiều tác giả khác nhau mà hầu hết đều viết rằng bà Ngọc Hân và hai con của bà với vua Quang Trung đều bị vua Gia Long bắt giết. - lại trích dẫn bài "Công chúa Ngọc Hân và chùa Khánh Linh" đăng trong Tạp chí Văn Nghệ Sông Châu (Hà Nam) cho biết: " Tháng 6 năm Tân Dậu (1801), khi Nguyễn Ánh đánh thành Phú Xuân, Ngọc Hân và hoàng tử Quang Đức đƣợc Phan Huy Ích đƣa xuống thuyền trốn về quê mẹ ở Bắc Ninh không quá 3 tháng, tình hình không ổn. Công chúa lại trở về chùa Khánh Linh (Làng Lôi Khê, xã Liêm Tiết, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Ngày 2 tháng 6 năm Bính Thân (1802), công chúa định vƣợt sông Nhị Hà tiến lên thƣợng du, đến bãi Tự Nhiên, công chúa nhảy xuống sông tự tử. *Việt sử Tân Khảo góp ý với tác giả về phần trích giải trên: -Nếu tài liệu đã bị nhà Nguyễn tiêu hủy hết thì căn cứ vào đâu để ông Trú và tác giả viết lại ngày, tháng, năm chết của bà Ngọc Hân? -Tác giả nên xem lại vì bài viết trên tạp chí BAVH đó không phải là do ngƣời trong quốc sử quán triều Nguyễn. Đó là ông Phạm Việt Thƣờng. Theo sự truy cứu của VSTK chƣa tìm thấy chỗ nào Quốc Sử Quán triều Nguyễn viết về việc vua Gia Long lấy bà Lê Ngọc Hân về làm vợ và sinh 2 con trai. Ngƣời làm quan dƣới triều Nguyễn nhƣng không thuộc nhóm Quốc Sử Quán triều Nguyễn, tiến sĩ Đặng Xuân Bảng, là ngƣời duy nhất viết tách bạch Lê Thị Ngọc Hân về với triều đình ta (tức triều đình của Gia Long Nguyễn Phúc Ánh), vào cung, được hai con trai trong sách VSCMTY của ông. Rất có thể ông Phạm Việt Thƣờng đã căn cứ vào VSCMTY hoặc dựa trên số tài liệu về gia phả của dòng họ Nguyễn Phúc tộc trong đó VSTK - 847


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

cũng có ghi chú về trƣờng hợp của bà Ngọc Hân để viết bài đăng lên Tập chí BAVH số 4 năm 1941. -ông Vũ Thanh Sơn cho rằng viết nhƣ ông Thƣờng là hoàn toàn xuyên tạc: đây là một kiểu phê luận xuất hiện từ sau năm 1945 và sau năm 1975. -Bài viết của ông Ngô Tất Tố nếu đƣợc viết vào thời điểm trƣớc tháng 8 năm 1945 thì sẽ có nhiều giá trị thuyết phục hơn. -Những bài viết khác do tác giả trích dẫn trong tiểu truyện lịch sử Hoàng hậu Ngọc Hân không đem thêm một điều mới lạ nào. -Trích dẫn có liên hệ đến một nhân vật lịch sử khác là Phan Huy Ích: không biết tác giả bài "Công chúa Ngọc Hân và chùa Khánh Linh" đã dựa vào đâu để viết nhƣ thế. Trong số những sách của Phan Huy Ích còn để lại, theo Sách Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp, thì có bộ sách "Dụ Âm văn tập gồm 8 quyển, thu tập các bài văn của ông soạn từ năm 1780 đến trƣớc khi ông mất là năm 1822. Dụ Am Văn Tập có nhiều tài liệu lịch sử, văn học về cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, có nhiều tài liệu liên quan đến nhà Tây Sơn." Rất tiếc là hiện nay VSTK không có trong tay bản dịch của Du Am Văn Tập để truy cứu xem cụ Phan Huy Ích có chép lại việc cụ đƣa hoàng hậu Ngọc Hân và hoàng tử Quang Đức xuống thuyền trốn về quê mẹ và việc Ngọc Hân nhảy xuống sông tự tử hay không. Vã lại, có một điều hơi nghịch lý là nếu Gia Long đã truy sát và tận diệt dòng họ Quang Trung để phòng ngừa việc trung hƣng của nhà Tây Sơn về sau thì dễ gì Gia Long để yên cho Phan Huy Ích là ngƣời của Quang Trung mà cũng là ngƣời đã bao che vợ con của vua Quang Trung. Hơn nữa, trên thực tế, Phan Huy Ích có thể xem nhƣ là một tôi thần trung kiên với triều đình nhà Lê và triều đình Quang Trung Nguyễn Văn Huệ: sau khi nhà Lê mất, vua Tây Sơn (Quang Trung) mời ông ra, giao cho chuyên giữ công việc bang giao. Năm Canh Tuất (1790), ông đƣợc cử theo đoàn sứ ngoại giao của vua giả Quang Trung sang triều nhà Thanh để gặp vua Thanh Càn Long. Sau đó ông đƣợc thăng chức Thƣợng thƣ bộ Lễ kiêm giữ Nhạc chính ty, tƣớc Thụy Nham hầu. Sau khi Tây Sơn mất, ông về ở làng Thụy Khê; rồi mở trƣờng dạy học ở dinh quan trấn thủ Sơn Nam thƣợng, ở nhà riêng quan trấn thủ họ Vũ, ở đấy và ở các làng Chiều Thôn, Thanh Mai, Cổ Nhuế rồi đƣợc tổng trấn Bắc Thành Lê Chất mời ra mở lớp dạy học. Trong thời gian nầy, ông không làm quan với triều Nguyễn nhƣng cố vấn giúp đỡ các quan thời đó trong việc bang giao. Cần lƣu ý rằng Phan Huy Ích đƣợc Gia Long tha tội chết nhƣng cũng bị phạt đánh bằng trƣợng để thị uy và "cho biết xấu" Nhƣ vậy, chúng ta thử đặt mình vào vị thế của Phan Huy Ích lúc đó để viết về trƣờng hợp của bà Ngọc Hân thì chúng ta phải viết nhƣ thế nào: nếu viết rằng Ngọc Hân về với Gia Long, đƣợc hai con thì sẽ VSTK - 848


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

mang danh là bề tôi bất trung bất nghĩa với chúa cũ vì đã bôi nhọ, làm nhục uy danh vua Quang Trung và dòng họ nhà Lê; nhƣợc bằng viết rằng chính mình đã cứu thoát mẹ con Ngọc Hân thì cũng chẳng đƣợc lợi lộc gì mà còn tự mình mang họa vào thân. VSTK không đủ khả năng truy cứu để đƣa ra một kết luận dứt khoát về thân phận của bà Lê Ngọc Hân nhƣng chỉ đƣa ra những dƣ luận, những bài viết có liên hệ đến bà Ngọc Hân mà đa số là những truyện lịch sử thƣờng dựa trên tiếng đồn có tính cách địa phƣơng và đƣa tới mức thần thánh hóa, thiêng liêng hóa nhân vật lịch sử nầy. Riêng về những ghi chép của Phan Huy Ích (nếu có) và của Đặng Xuân Bảng thì tính cách nghiêm chỉnh và sức thuyết phục vƣợt trội hẳn, với một mức độ khả tín rất cao nếu đem so với các loại truyện lịch sử khác viết về bà Ngọc Hân. Sau đây VSTK chép lại nguyên văn bài viết bằng tiếng Pháp của ông Phạm Việt Thƣờng đăng trên tập chí BAVH (Bulletin des amis du vieux Hué-Đô Thành Hiếu Cổ tập san) số 4 phát hành năm 1941, kèm theo bài phỏng dịch của VSTK. LES CAPRICES DU GÉNIE DES MARIAGES OU L'EXTRAORDINAIRE DESTINÉE DE LA PRINCESSE NGOC-HAN Par PHAM-VIET-THUONG Secrétaire des Résidences. Quel rare destin que celui de cette femme : Fille de roi, elle épouse successivement deux rois. (CHANSON POPULAIRE)

18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Les pèlerins qui visitent l'antique capitale de Hué, sont frappés par la splendeur mélancolique de ses monuments. Ces sanctuaires surannés, ces temples aux charpentes vermoulues et aux murs couverts de mousse, disséminés àet là dans la campagne, sur les coteaux boisés, parmi les forêts de pins, sont autant de vestiges d' une gloire passée. Pami ces temples discrets qui renferment dans les replis de leur lambris dédorés la mystérieuse voix de l'antiquité, celui qui est dédié à QUẢNG-OAI QUẬN-CÔNG et à THƢỜNG-TÍN QUẬN-VƢƠNG nous rappelle la vie conjugale de la Princesse NGỌC-HÂN qui eut successivement pour époux deux des plus grands héros du pays de VietNam: NGUYỄN-HUỆ (Quang-Trung) et NGUYỄN-ÁNH (Gia-Long), qui furent deux ennemis mortels. Ayant chassé les troupes siamoises de la Cochinchine, NGUYỄNHUỆ entreprit une lutte sans merci contre NGUYỄN-ÁNH à qui il ne laissa de reprendre et de soutenir la lutte jusqu'à la victoire finale. VSTK - 849


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Ne pouvant résister à un ennemi puissant, NGUYỄNÁNH alla se réfugier au Siam avec le dessein de réorganiser ses troupes. Pendant ce temps, NGUYỄN-HUỆ conquérait les provinces du royaume les unes après les autres, et sa puissance et son prestige s'affirmaient chaque jour d'avantage. Sous prétexte de sauver la dynastie des Lê de l'empire des Trịnh NGUYỄN-HUỆ et son Général NGUYỄN-HỮU-CHỈNH après avoir remporté la grande victoire de la rivière Vị-Hoàng s'emparèrent de la citadelle de Sơn-Nam et entrèrent dans la capitale de Thăng-Long (Hanoi). NGUYỄN-HUỆ demanda une audience à l'Empereur LÊ-HIỂNTÔN qui, bien qualité, tint à le recevoir pour reconnaitre ses intentions. Au cours de cette audience, NGUYỄN-HUỆ assura l'Empereur de son loyalisme et lui affirma sa volonté de détruire les Trịnh. Satisfait de cette déclaration, LÊ-HIỂN-TÔN l'éleva au grade de Nguyên-Soái PhụChính Dực-Võ Uy-Quốc-Công et, pour s'assurerde son loyalisme, lui donna en mariage sa fille, la Princesse NGỌC-HÂN. Le grand général qu' était NGUYỄN-HUỆ rude et impitoyable à la bataille, dur et inflexible dans le commandement, devint timide et fut pris d'amour devant la grande beauté de sa nouvelle épouse. Il se félicita d'avoir pour récompense et pour femme une princesse royale et s'estima le plus heureux des hommes. Pendant qu'à Thang-Long on célébrait le mariage de NGUYỄNHUỆ et de la Princesse NGỌC-HÂN là-bas, sous le ciel de Bangkok, NGUYỄN ÁNH le Seigneur fugitif, dirigeait tristement son regard vers l'horizon occidental; le cœur empli d'espoir, il attendait le retour de l'Evêque d’Adran et de son fils CẢNH envoyés en mission en France. Après avoir remporté victoire sur victoire, NGUYỄN-HUỆ se fit couronner Empereur sous le titre de période de QUANG-TRUNG (1788). De Princesse, NGỌC-HÂN devint Impératrice. Mais comme la gloire et le bonheur ne durent pas, le règne de QUANG-TRUNG fut assez bref. En l'année nhâm-tỵ (1792), il fut enlevé par une maladie, et NGỌC-HÂN devenue veuve, se cantonna dans son palais pour pleurer son défunt mari et y enterrer sa beauté. NGUYỄN-QUANG-TOẢN fils du premier lit de QUANG-TRUNG, succéda à son père, sous le nom de règne de CẢNH-THỊNH En raison du jeune âge de CẢNH-THỊNH le pouvoir royal fut confié aux grands mandarins formant le Conseil de Régence, lesquels cherchèrent à se nuire les uns aux autres et à servir leurs propres intérêts, au mépris de la raison et de la justice. Sous le règne du bon plaisir, la population se lamentait, d'où cette chanson populaire:

VSTK - 850


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Souhaitons que le vent du Sud souffle plus tôt, pour que le Seigneur Nguyễn fasse voile vers la capitale . Les partisans des Tây-Sơn, eux-mêmes, se découragèrent, prêts à faire volte-face, à la première occasion. Au courant de cet état desprit, GIA-LONG en profita pour attaquer Phú-Xuân (Hué) (1801). L'Empereur CẢNH-THỊNH âgé alors de 19 ans, s'enfuit vers le Nord. Avec la perte de la capitale du Thuận-Hoá (Hué), commença le déclin du règne des Tây-Sơn. La nouvelle de la défaite des troupes Tây-Sơn et de la fuite de CẢNH -THỊNH fut un coup de foudre pour NGỌC-HÂN qui se sentit désormais abandonnée à la merci du Seigneur Nguyễn. Une nuit, à la lumière blafarde de sa lampe, NGỌC-HÂN vit un homme robuste et de belle prestance se diriger vers elle et la saluer. Elle trembla devant cette apparition et risqua une question: - Guerrier des Nguyễn que me voulez-vous ? -Rien, répondit l'interlocuteur en souriant, n'ayez pas peur. Le guerrier des Nguyễn est aussi un homme, et il peut être plus humain qu'un guerrier des Tây-Sơn Comme NGỌC-HÂN gardait le silence, il ajouta : -Quoiqu'il arrive, Reine, ce palais est à vous. -Mais, Seigneur, ce palais n'est plus qu'une geôle pour moi, répliqua NGỌC-HÂN. Et elle se mit à pleurer. Dans sa douleur elle apparut au guerrier dans toute la splendeur de sa beauté. Pour respecter sa douleur, le guerrier inconnu lui adressa quelques paroles de consolation et se retira. Après une nuit dinsommie, NGỌC-HÂN se réveilla, complètement abattue, au milieu des cris joyeux des oiseaux. Il lui semblait entendre encore les hurlements des troupes qui avaient attaqué la citadelle. Elle avait l'âme en peine et n'égligeait sa toilette. Tout à coup elle vit se diriger vers elle un homme portant les insignes royaux; elle reconnut le gerrier inconnu de la veille. Cétait NGUYỄN-ÁNH lui-même. Elle se leva et s'excusa de son erreur. GIA-LONG sourit et dit: - Vous êtes bien matinale aujourd'hui. - Sire, je n'ai pas dormi de toute la nuit, répondit NGỌC-HÂN. -Vous êtes une brave Reine. Mais sachez que malgré les changements, la nation annamite ne changera pas. Consolez-vous, ne souffrez plus. Ces palais vous appartiennent toujours. -Sire, je vous remercie de vos paroles, mais... Et NGỌC-HÂN laissa sa phrase inachevée dans un sanglot de larmes douloureuses..... Un jour, au cours d'une audience royale, le Grand Eunuque LÊVĂN DUYỆT présenta à NGUYỄN-ÁNH les observations suivantes : -Nous avons remporté la victoire, mais nos ennemis ne se tiennent pas pour battus. Il n'est pas admissible que vous vous laissiez séduire VSTK - 851


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

par cette femme au point de vouloir laisser inachevée une œuvre poursuivie depuis de nombreuses années. Que Votre Majesté m'en excuse, mais malgré sa grande beauté cette femme n'en était pas moins l'épouse d’un ennemi. Les belles femmes ne manquent pas, et il ne faut pas que votre réputation soit entachée pour une affaire de femme. Je demande à Votre Majesté de réfléchir. NGUYỄN-ÁNH sourit, et répondit avec calme : -Vous avez raison. Les belles femmes sont nombreuses, mais si aucune d'elles ne me plait? NGỌC-HÂN était la femme d'un rebelle. C'est simplement une appellation méchante. NGỌC-HÂN est une femme comme une autre, une femme digne d'être aimée et respectée, et je suis sûr qu'on n’en trouverait pas une deuxième dans le monde. Après l'avoir connue, je ne veux aimer aucune autre femme. Pendant 24 ans de lutte, je n'ai jamais failli une minute à mon devoir de chef, malgré les dangers courus. Soyez sûr que je ne vais pas aujourd'hui, pour une femme, renoncer à ma mission. L'amour est l'amour, et cela n'a rien de commun ni avec le but élevé que je poursuis ni avec ma volonté d'y arriver. La postérité ne reprochera pas à un Roi d' avoir aimé, et certainement vous et la Cour non plus. Devant la fermeté du Seigneur Nguyễn, la Cour sinclina, et NGỌC HÂN trouva dans son nouvel amour loublidu passé. En lannée1802, NGUYỄN-ÁNH fut proclamé Empereur sous le titre de règne de GIA-LONG. De son vivant l'Empereur LÊ-HIỂN-TÔN avait commandé en Chine du bois ouvré et sculpté pour la construction d'un bâtiment. La livraison de la commande étant arrivée après sa mort, le fournisseur la fit acheminer sur Hué. GIA-LONG, pour faire plaisir à NGỌC-HÂN fille de LÊ-HIỂN-TÔN accepta ce bois, avec lequel il fit élever, dans la cité impériale, un grand édifice qui serait, dit-on, le palais Cần-Chánh actuel. Aujourd'huiles rares passants qui s'arrêtent devant la maison de culte de QUẢNG-OAI QUẬN-CÔNG et de THƢỜNG-TÍN QUẬNVƢỢNG seuls rejetons de NGỌC-HÂN avec GIA-LONG, ne peuvent s'empêcher de pousser un soupir en voyant ce temple en ruine, qui tend à disparaitre avec le temps.

36

Phỏng dịch: Tơ Nguyệt oái oăm hay Số mệnh lạ kỳ của công chúa Ngọc Hân. Hiếm thay số mạng của nàng Con vua lại có hai chồng làm vua 37 38 39 40 41 42

"Từ trong số những khung gỗ chạm trổ sơn son thếp vàng dùng để trang trí cho các cung, miếu ở cố đô Huế, ngƣời ta có thể tìm thấy hình bóng, tiếng vang của thời xa xƣa. Nhìn thấy các tác phẩm chạm trổ nầy ngƣời ta có thể hồi nhớ lại chuyện tình tay ba giữa Ngọc Hân, Quang Trung và Gia Long. VSTK - 852


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Sau khi đã đánh đuổi quân Xiêm ra khỏi Gia Định (trận Rạch GầmXoài Mút), Nguyễn Văn Huệ vẫn phải đeo đuổi, kéo dài,một cuộc chiến tranh không nhân nhƣợng, không ngơi nghỉ với Nguyễn Phúc Ánh. Yếu thế trƣớc một đội hùng binh uy mãnh, Ánh phải đào thoát sang nƣớc Xiêm La để phục hồi và tổ chức lại đoàn quân của mình chờ ngày trở về chiếm lại đất Gia Định. Trong thời gian đó, đoàn quân của Huệ liên tục đi từ chiến thắng nầy đến chiến thắng khác, uy danh của Huệ vang lừng khắp nơi. Rồi, dƣới chiêu bài phù Lê diệt Trịnh, Huệ cùng với hàng tƣớng Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân tiến chiếm Vị Hoàng, hạ thành Sơn Nam rồi thẳng tiến vào Thăng Long. Huệ đòi hoàng đế Lê Hiển Tông phải đăng triều tiếp đón Huệ. Lê Hiển Tông dù đang mắc bệnh cũng phải gƣợng gạo gặp Huệ. Trong cuộc gặp mặt nầy, Huệ đã đem lời dịu ngọt để trấn an Lê Hiển Tông. Để tỏ lòng biết ơn, Lê Hiển Tông phong cho Huệ chức Nguyên Soái Phụ Chính Dực-Võ Úy-Quốc Công và gả Công chúa Ngọc Hân cho Huệ. Dù là một danh tƣớng gan lì, lạnh lùng và nghiêm khắc nhƣng khi đối diện với một nữ lƣu vƣơng giả sắc nƣớc hƣơng trời nhƣ Ngọc Hân, Huệ cũng phải trở thành bẻ lẽn e dè và thờ thẫn . Huệ tự cho rằng mình xứng đáng đƣợc hƣởng phần thƣởng xinh đẹp kia và hãnh diện có đƣợc một ngƣời vợ thuộc hàng quý tộc cao sang tột bực. Trong khi dân tình miền Bắc đua nhau đi xem lễ cƣới của Huệ và Ngọc Hân thì nơi một phƣơng trời xa, ở thủ đô Bangkok, kẻ lƣu vong Nguyễn Phúc Ánh đang hƣớng mắt mỏi mòn trông chờ những kẻ từ phƣơng Tây trở về: Ánh mong tin đi cầu viện vua nƣớc Pháp của Giáo sĩ Giám Mục Bá Đa Lộc và hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh. Sau những chiến tích vang dội và oanh liệt, Nguyễn Văn Huệ tự xƣng, lên ngôi hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, phong cho Ngọc Hân làm hoàng hậu. Tuy nhiên chiến thắng oai hùng và tình yêu hạnh phúc của Huệ thật ngắn ngủi, triều đại Quang Trung sáng lạng giữa đƣờng đứt đoan. Năm Nhâm Tỵ (1792) một cơn bệnh đột phát khiến cho Huệ qua đời, bỏ lại bao dự tính chọc trời khuấy nƣớc làm rung chuyển kinh hoàng đám giặc nhà Thanh, bỏ lại ngƣời đẹp mỹ nhân ngọc ngà. Ngọc Hân trở thành một bà Hoàng sầu muộn, cô đơn, tự giam nhốt mình trong cung thất lạnh lùng, tự trách cho số phận hẩm hiu và nhất là tiếc thƣơng than khóc nhớ ngƣời chồng quân vƣơng yểu số mang theo trái tim và hình sắc của bà xuống đáy mồ, âm dƣơng cách biệt. Nguyễn Quang Toản con trai trƣởng của Huệ, cháu của Bùi Đắc Tuyên kế vị ngôi hoàng đế. Toản còn nhỏ, quyền hành triều chính ở trong tay Bùi Đắc Tuyên. Tuyên mặc sức chuyên quyền, triều ca phân tán, đình thần giết hại lẫn nhau, nội bộ Tây Sơn chia rẽ, dân tình lêu bêu, bất ổn, oán than khắp cùng, mắt trông hƣớng về phƣơng Nam để cầu trời khấn Phật "Lại trời mau tới gió Nam, Để cho chúa Nguyễn VSTK - 853


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

giăng buồm Bắc chinh". Bề tôi trung thần cũ của Tây Sơn đều chán chƣờng sẵn sàng về với Nguyễn Phúc Ánh . Lợi dụng tình thế chia rẽ và loạn lạc trong nội bộ của Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh tấn công Phú Xuân (1801). Quang Toản bỏ rơi Ngọc Hân để một mình chạy trốn ra Bắc Thành. Triều Tây Sơn đã tới thời suy thoái. Tin quân Tây Sơn thất trận, vua Cảnh Thịnh bỏ kinh thành đƣa tới nhƣ sét đánh ngang mài khiến cho Ngọc Hân bấn loạn tâm cang. Bà đã bị bỏ rơi lại trong bàn tay sinh sát của giặc Gia Định. Vào một đêm không trăng, dƣới ánh đèn mờ ảo trong vƣơng cung, Ngọc Hân chợt nhìn thấy một bóng ngƣời vậm vỡ uy vệ đang ung dung tiến bƣớc về phía Bà đang ngồi rồi tỏ hiệu chào hỏi . Ngọc Hân run sợ vì sự có mặt của ngƣời lạ, bà bạo gan lớn tiếng: -Này tên giặc Gia Định kia, hãy dừng bƣớc! Nhà ngƣơi muốn gì? Ngƣời lạ mỉm cƣời: -Ta chẳng muốn gì cả, ngƣời đừng sợ. Giặc Gia Định cũng là con ngƣời phàm tục nhƣng lại là một con ngƣời nhân hậu và có tình có nghĩa hơn là bọn giặc Tây Sơn. Ngọc Hân trố mắt nghẹn lời. -Dù thế nào đi chăng nữa thì cung điện nầy vẫn luôn luôn là cung điện của nƣơng tử. Ngọc Hân run rẩy đáp lời: -Nơi đây đã trở thành một lãnh cung, một nhà tù chung thân đối với ta! Nói xong, Ngọc Hân khóc nức nở . Nỗi đau khổ cùng cực khiến cho Bà không biết sợ chết mà lại còn là tăng thêm nét diễm kiều của Bà khiến cho tƣớng giặc phải run động và bồi hồi trong dạ. Thông cảm với nổi đau của ngƣời cô phụ, tƣớng giặc chỉ còn biết thốt lên một vài lời an ủi vu vơ rồi yên lặng rút lui . Sau một đêm dài trăn trở, Ngọc Hân nhƣ kiệt lực. Nghe tiếng chim hót ngoài sân, Bà tƣởng chừng nhƣ mình đang nghe tiếng hò reo xung phong phá thành của giặc Gia Định. Thân xác rã rời, Bà không buồn trang điểm son phấn . Rồi bất chợt, một ngƣời đàn ông uy nghi trong bộ chiến phục vƣơng giả đang rảo bƣớc về hƣớng bà đang ngồi .Bà nhận diện ra ngay đó là tên giặc Gia Định đêm qua . Ngƣời đó là Nguyễn vƣơng Phúc Ánh. Bà khép nép đứng lên nói lời tạ lỗi vì sự xúc phạm trịch thƣợng của bà đêm hôm qua. Nguyễn vƣơng mỉm cƣời và hỏi: -Đêm qua nƣơng tử có đƣợc an giấc không? -Khải tấu vƣơng thƣợng, cả đêm thần thiếp không đƣợc một giây chợp mắt! Thần thiếp e sợ rằng định mệnh ác nghiệt sẽ không tha cho thần thiếp!

VSTK - 854


1 2 3 4 5 6

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

-Nƣơng tử là một bậc hoàng hậu can trƣờng! Ngƣời hãy an tâm. Dù cho vật đổi sao vời, đất nƣớc nầy sẽ không bao giờ thay đổi, nƣơng tử đừng lo sợ và hãy cất đi sự sầu bi để vui vầy trong cuộc sống mới. Từ nay, ngƣời vẫn là chủ nhân của cung điện nầy. -Nhƣng, khải tâu chúa thƣợng tiện thiếp chỉ là . . -Ý ta đã quyết, nƣơng tử hãy nghe theo lời ta . . . * Trong một buổi đại triều, Đại Giám Quân Lê Văn Duyệt trình tấu với Nguyễn vƣơng : -Chúng ta đã chiến thắng, nhƣng kẻ thù ngoài kia vẫn chƣa bị tiêu diệt. Cuối xin chúa thƣợng chớ có quỵ lụy vì ngƣời đàn bà đó mà làm hỏng đại sự tạo dựng đế nghiệp mà tiên đế và chúa thƣợng từng đeo đuổi từ bấy lâu nay. Ngƣời đàn bà đó dù nhan sắc có chim sa cá lặn thế mấy chăng nữa thì chẳng qua cũng vẫn là thê thiếp của kẻ đại thù. Giai nhân nhan nhản khắp nơi, chúa thƣợng cần gì phải hạ uy danh của mình để rơi vào lụy tình với ngƣời đàn bà đó. Nguyễn vƣơng mỉm cƣời, thái độ ung dung: -Suốt 24 năm dài chinh chiến, các ngƣời có thấy ta buông lơi bổn phận lần nào chƣa? Còn mỹ nhân thì không thiếu nhƣng đã có mấy ai lung lạc đƣợc ta? Nƣơng tử Ngọc Hân là thê thiếp của giặc, đó là một lối kêu gọi tàn nhẫn và ác độc. Ngƣời nữ lƣu nầy cũng nhƣ những bậc nữ lƣu khác, nhƣng ngƣời nầy là một nữ lƣu can trƣờng không sợ chết trƣớc mặt kẻ thù, một nữ lƣu dễ yêu và đáng kính trọng, độc nhất vô nhị, mà ta chƣa bao giờ gặp trƣớc đây. Tình yêu và nhiệm vụ ta không bao giờ lẫn lộn. Chí hƣớng của ta không thể bị lu mờ vì mỹ nhân rù quến . Tiền đồ, sự nghiệp không ngăn cản ta có tình, có nghĩa và ta chắc rằng các ngƣơi và triều đình cũng không có gì gọi là trầm trọng mà làm hẹp ý ta. Trƣớc thái độ cƣơng quyết của Nguyễn vƣơng Phúc Ánh, triều thần phải nghe theo. Ngọc Hân lại tìm đƣợc một ngƣời tình mới, bỏ trôi đi quá khứ của một bà Hoàng sầu muộn. * Năm 1802, Nguyễn vƣơng Phúc Ánh đặt niên hiệu mới là Gia Long trƣớc khi đem quân ra giải phóng Bắc Hà. Sau khi thống nhất đất nƣớc, Nguyễn vƣơng trở về Phú Xuân, xƣng đế hiệu Gia Long, xây dựng cung thành. Ngày trƣớc, lúc còn sinh tiền, hoàng đế Lê Hiển Tông đã mƣớn các nghệ nhân Trung Quốc chạm trổ nhiều bức hoành bằng gỗ quý sơn son thếp vàng để trang trí cung thành ở Thăng Long. Các bức hoành đó chỉ đƣợc gửi sang Đại Việt sau ngày qua đời của Lê Hiển Tông, chƣa dùng tới, để rồi ngày nay đƣợc Gia Long cho đƣa về kinh đô Phú Xuân trang trí điện Cần Chánh để đẹp lòng Ngọc Hân. VSTK - 855


1 2 3 4 5 6 7

8

Ngày nay, ngắm nhìn những khung hoành chạm trổ ở điện Cần Chánh, khách thƣởng ngoạn có thể nhớ về chuyện tình của Công chúa Ngọc Hân và có thể khoan khoái mỉm cƣời cho một kết cục hạnh phúc. Thế nhƣng, nếu ai có đi ngang qua ngôi miếu thờ xiêu vẹo đổ nát của Quảng Oai Quận Công và Thƣờng Tín Quận Vƣơng thì ngƣời ta phải bàng hoàng chua xót. Tại sao? Bởi vì hai vị tiền nhân nầy là hai ngƣời con trai của Hoàng đế Gia Long và Công Chúa Ngọc Hân. *Ghi Chú: về bài viết của ông Phạm Việt Thƣờng

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Đọc những hàng cuối cùng của bài viết nầy ngƣời đọc có thể thấy rõ mục tiêu chính yếu của tác giả là báo động với một tổ chức tƣ nhân lúc đó gọi là Hiệp Hội Những Người Bạn Của Cố Đô Huế-Association des Amis du Vieux Hué. Hội nầy phối hợp với chính quyền của triều đình nhà Nguyễn ở Huế trong công tác bảo tồn những di tích lịch sử đang bị thời gian tàn phá vì không đƣợc chăm sóc tu bổ đặc biệt là 2 miếu thờ của Quảng Oai Quận Công và thƣờng Tín Quận Vƣơng. Mục đích chính của bài viết là nhƣ vậy chứ không phải ông Phạm Việt Thƣờng cố tình viết bài nầy để nhục mạ tiền nhân hay bóp méo lịch sử nhƣ nhiều dƣ luận quá nghiêng về mặt tình cảm đã vội vã lên án hoặc chỉ trích tác giả. Suốt bài viết, tác giả một mực dùng lời lẽ ôn hòa, tôn kính để viết về bà Ngọc Hân, không thấy chỗ nào có một giọng điệu xuyên tạc, bóng gió hay luồn lách. Ông Phạm Việt Thƣờng có quyền viết theo sự hiểu biết của ông ta. Còn tin hay không tin là quyền tự do của mỗi ngƣời đọc tùy theo trình độ hiểu biết của mình.

VSTK - 856


MỤC LỤC Quyển 3 THỜI KỲ NHÀ MẠC Chương Chương Chương Chương Chương

Trang

I Mạc Thái Tổ II Mạc Thái Tông III Mạc Hiến Tông IV Mạc Tuyên Tông V Mạc Mậu Hợp

583 - 586 587 - 591 592 - 594 595 - 606 607 - 625

TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XI Chương XI Chương XIII Chương XIV Chương XIV

Lê Thế Tông Lê Kính Tông Lê Thần Tông Lê Thần Tông Lê Chân Tông Lê Thần Tông Lê Thần Tông Lê Huyền Tông Lê Gia Tông Lê Hy Tông Lê Hy Tông

626 - 629 630 - 632 633 634 - 644 645 - 646 647 - 651 652 - 656 657 - 669 670 - 673 674 - 675 676 - 685

-

*Khảo Luận về nước Lâm Ấp

686 - 690

-

*Khảo Luận về nước Chân Lập

691 - 702

Chương Chương Chương Chương Chương Chương Chương Chương Chương Chương Chương -

Trịnh Tùng Trịnh Tùng Trịnh Tùng Trịnh Tráng Trịnh Tráng Trịnh Tráng Trịnh Tạc Trịnh Tạc Trịnh Tạc Trịnh Tạc Trịnh Căn -

*Khảo Luận về nước Lào XV XVI XVII XVII XVIII XIX XIX XX XX XX XX

Trịnh Căn Trịnh Cương Trịnh Cương Trịnh Giang Trịnh Giang Trịnh Giang Trịnh Doanh Trịnh Doanh Trịnh Sâm Trịnh Cán Trịnh Khải

-

Lê Dụ Tông Lê Dụ Tông Lê Duy Phương Lê Duy Phương Lê Thuần Tông Lê Ý Tông Lê Ý Tông Lê Hiển Tông Lê Hiển Tông Lê Hiển Tông - Lê Hiển Tông

*Nguyễn Phúc Ánh lưu vong, Giám mục Bá Đa Lộc đi cầu viện *Tây Sơn đại phá quân Xiêm : Mặt trận Rạch Gầm - Xoài Mút *Tây Sơn Nguyễn Huệ Bắc tiến

702 - 709 710 711 - 712 713 714 715 716 - 719 720 721 - 727 728 - 745 746 747 747 - 751 752 - 754 755 - 758

VSTK - 857


ii NGUYỄN – TÂY SƠN PHÂN TRANH Chương XXI Nguyễn Hữu Chỉnh - Lê Duy Kỳ *Quang Trung Nguyễn Huệ Đại phá quân Thanh

759 - 763 764 – 781

THỜI ĐẠI QUANG TRUNG 1788-1792 Chương I Chương II

Mối bất hoà giữa Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn văn Nhạc Nguyễn Phúc Ánh

- Sự can dự của người Âu Châu - Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm Gia Định - Giáo sĩ Bá Đa Lộc và nhưng người Pháp phục vụ cho Nguyễn Phúc Ánh - Quang Trung Nguyễn Huệ cầu phong Với Nhà Thanh

782 - 785

786 - 787 788 - 795 796 - 811 812 - 823

THỜI ĐẠI HẬU QUANG TRUNG Chương III

Giai đoạn thống nhất:

- Hoàng đế Tây Sơn Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản và chiến dịch Gió Mùa của Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh

824 - 832

- Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh thu phục Phú xuân và đặt niên hiệu Gia Long từ 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802)

833 - 842

* Trường hợp Lê Thị Ngọc Hân

843 - 856

Ψ *In ấn: 1/ trang 683-598 2/ trang 599-614 và tiếp tục. 3/ Những trang cuối cùng: 855-856 4/ in mục lục và các trang bìa theo template đặc biệt dùng chung

VSTK - 858


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.