VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN Quyển 4.

Page 1

Quyển IV TRIỀU ĐẠI NGUYỄN PHÚC CHƯƠNG I

NGUYỄN THẾ TỔ (1806 - 1819) Niên hiệu: Gia Long (1802-1819) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Quý Hợi, Gia Long năm thứ 2 (1803), tháng Giêng, bắt đầu lệ tập trận thủy quân hằng năm. Tháng 5 â.l, lệnh sở đúc bạc ở Bắc Thành cho đóng dấu thị nhận "Trung Bình" trên các thỏi bạc, vàng: thỏi bạc, thỏi vàng nào không đóng dấu thì không được lưu hành. Đúc 9 khẩu súng đồng đặt tên là xuân, hạ, thu, đông, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ kèm theo bài minh và gọi các khẩu súng nầy là thần oai vô địch thượng tướng quân. Bãi bỏ lễ làm chay vì cho rằng việc lập đàng làm chay mỗi năm nhân dịp Tết Xuân là một việc làm vô vị, hủ lậu. Xây đắp lại thành Thăng Long1. Giải giao về Bắc thành các quan lại cũ của triều đại Quang Trung đã ra đầu thú nhưng vẫn phải bị phạt đánh bằng trượng để làm gương: Ngô Nhâm bị đánh chết2. Tháng 2 â.l, ra lệnh ấn định lại phép đánh thuế tô (ruộng đất) và thuế đinh (thuế thân): ruộng đất chia thành 3 bậc theo tốt xấu; đinh thì chia thành 2 loại chánh hộ (chánh quán) và khách hộ (tạm trú ngụ): thời đại Quang Trung không chia hạng ruộng đất mà chỉ thâu mỗi mẫu là 35 thăng, không phân loại thuế thân mà chỉ bắt nạp một hạng chung cho mọi người, như thế không công bình. Tháng 3 â.l, sai Nguyễn Văn Yên đắp lại Kinh thành Phú Xuân cho rộng thêm theo ý của Nguyễn vương. Tháng 4 â.l, định thủ tục và thời hạn thâu thuế ngoài Bắc thành. Nước Nam Chưởng dâng châu Trấn Biên để xin hàng phục.


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Định lệ cấm mua bán, cầm cố, biến công thành tư ruộng đất của nhà nước ban cấp cho. Tháng 6 â.l, sứ nước Hồng mao (Anh quốc) đến dâng biếu tặng vật để xin lập phố buôn bán ở Trà Sơn tỉnh Quảng Nam: Nguyễn vương không nhận và đuổi đi. Tháng 7â.l, vở đê ở Bắc Thành, ra lệnh phát chẩn tiếp cứu dân bị nạn lụt. Tháng 8 â.l, Nguyễn vương bắt đầu cuộc tuần du ra Bắc. Ra đến Nghệ An, có Nguyễn Công Trứ3 người huyện Nghi Xuân đến ra mắt dâng 10 điều cố vấn. Tháng 10 â.l, Nguyễn vương ra đến Bắc thành Thăng Long. Nghe các chính quyền địa phương phúc trình về tình trạng các đê đập ở miền Bắc để đi đến quyết định hủy phá hay tiếp tục giữ và tu bổ. Sai Hộ bộ Nguyễn Văn Khiêm đi thanh sát, vẽ bản đồ các đê đập ngăn nước. Sai Nguyễn Văn An giám đốc việc đúc tiền đồng ở miền Bắc. Năm Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3, ngày 13 tháng Giêng (1804), sứ Trung Quốc là Tề Bố Sâm phải đem cáo sắc và quốc ấn của vua nhà Thanh vào đến tận cửa Châu Tước điện Kính Thiên trong thành Thăng Long đễ làm lễ tuyên phong tước Việt Nam quốc vương cho Nguyễn vương. Lễ xong, không thiết đãi tiệc, chỉ cho sứ Trung Quốc uống trà rồi cho người hộ tống ra cửa ải. Sai sứ sang Trung Quốc đáp lễ và cống phẩm. Ra lệnh các trấn miền Bắc kiểm kê và lập sổ ruộng đất. Khiến Chiêu Nội về trấn giữ đất Trấn Ninh. Tháng 2 â.l, Nguyễn vương trở về Phú Xuân. Đặt quốc hiệu là Việt Nam4; đúc ấn cho 6 bộ Lễ, Lại, Hộ, Binh, Hình, Công. Nước Lữ Tống (Phi Luật Tân: Philippines) bị nạn đói, vua Việt Nam trợ cứu 500,000 cân gạo. Dời miếu nhà Lê từ Thăng Long về làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo lời yêu cầu của con cháu nhà Lê. Ban chương trình giáo dục cho các dinh, trấn.

VSTK - 858


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 4 â.l, giao cho Nguyễn Văn Trương và Lê Chất xây cung thành và hoàng thành Phú Xuân (Huế)5. Ra lệnh tìm kiếm, thâu góp các sử sách, thư tịch còn cất giữ trong dân chúng. Con của Lê Quý Đôn là Lê Duy Thanh dâng nộp 6 quyển Tạp Lục và 2 quyển Quần Thơ Khảo Biện do Đôn biên chép. Tháng 6 â.l, dời sở trị của Thanh Hóa từ làng Dương Xá6 về xã Thọ Hạc7, huyện Đông Sơn và sở trị của Nghệ An từ làng Dũng Quyết8 về xã An Tường9. Tháng 8 â.l, quan tài vua nhà hậu Lê tàn dư Lê Chiêu Thống đưa về Việt Nam được Nguyễn vương cho sửa sang quan tài và cho người hộ tống mang về chôn cất lại ở Thanh Hóa. Những vong thần theo Lê Chiêu Thống cũng được Nguyễn vương cho phép mang về chôn cất lại ở Việt Nam. Ất Sửu, Gia Long năm thứ 4, tháng Giêng quy định thuế chánh hộ và khách hộ từ Quảng Bình đến Phú Yên. Tháng 2 â.l, xử dụng lại nhóm cựu thần nhà Lê đã lưu vong với Lê Chiêu Thống. Ất Sửu, Gia Long thứ 4, tháng 4 â.l ( ngày 18 tháng 5 d.l năm 1805) bắt đầu xây dựng lại kinh thành Phú Xuân. Bắt lính ở kinh đô và binh dân các tỉnh làm việc, ban cấp tiền gạo, chăm sóc y tế. Tháng 5 â.l, ra lệnh trả lại ruộng đất từ Nghệ An trở ra miền Bắc cho những người dân đã bị phiêu tán vì nạn binh lửa nay trở về nguyên quán. Tháng 6 â.l, giảm thuế sản vật10 cho các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định vì các nơi nầy cung cấp dân công xây đắp kinh thành Phú Xuân. Tháng 8 â.l, truy phong cho vương tử Nguyễn Phúc Cảnh làm Anh Duệ hoàng thái tử, xây mộ ở xã Vỹ Dạ. Cấp 15 mẫu ruộng thừa tự cho các công thần có nhiều công trạng như Tôn Thất Khê, Tôn Thất Hiệp, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Cảnh. Tháng 10 â.l, ấn định mức lời vay nợ: một vốn một lời mà thôi, người cho vay trái phép, người giựt nợ không trả đều có tội.

VSTK - 859


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Năm Bính Dần, Gia Long năm thứ 5, tháng Giêng (1806), chuẩn bị lên ngôi Hoàng Đế. Tháng 2 â.l, lập đàn tế trời đất (đàn Nam Giao). Tháng 3 â.l, lập đàn tế thần Xã và thần Tắc. (Xã là 1 trong 5 thổ thần, Tắc là một trong 5 thần ngủ cốc). Ấn Định phẩm phục cho các quan văn, võ. Năm Bính Dần, niên hiệu Gia Long năm thứ 5, tháng 5 â.l (1806), Nguyễn vương lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, hạ chiếu báo cáo khắp trong ngoài đều biết, ban 8 điều ân xá. Tháng 8 â.l, nước Xiêm La (Thái Lan) cử sứ sang Gia Định dâng 3 chiếc thuyền chiến. Lệnh cho gọi sứ ra Phú Xuân gặp mặt, thưởng tiền rồi cho về. Tháng 9 â.l, quy định cách thức thử lúa nạp thuế: đổ lúa vào nước, lúa lép xấu sẽ nổi lên trên mặt nước, cân phần lúa nổi nầy để trừ ra phần nạp thuế thực sự. Tháng 11 â.l, tha thuế thiếu cho lưu dân ngoài Bắc. Sách Nhất Thống Địa Dư Chí do Lê Quang Định tuân lệnh biên soạn đã làm xong, gồm 10 quyển. Năm Đinh Mão, Gia Long năm thứ 6, tháng 2 â.l (1807), ra lệnh đóng thêm 100 thuyền chiến. Định lệ thi Hương, thi Hội. Tháng 6 â.l, ấn định việc trúng cách thi Hương: trúng 4 trường gọi là Hương Cống, trúng 3 trường là Sinh Đồ, được miễn thuế thân. Hương Cống được ban áo, mũ và yến tiệc gọi là Lộc Minh yến. Tháng 9 â.l, nước Chân Lạp (Cao Miên/ Kampuchea) xin thụ phong: phong cho Nặc Ong Chân làm Cao Miên quốc vương, 3 năm triều cống một lần. Tháng 10 â.l, mở khoa thi Hương từ Nghệ An trở ra miền Bắc, lấy đậu 62 Hương Cống. Năm Mậu Thìn, Gia Long năm thứ 7 (1808), tháng Giêng, sắp xếp lại trấn Gia Định: đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành, Phiên Trấn dinh làm Phiên An trấn, Trấn Biên dinh làm Biên Hòa trấn, Trấn Vĩnh dinh làm Vĩnh Thanh trấn, Trấn Định dinh làm Định Tường trấn11. Tháng 5 â.l, Quảng Đức, Bình Định, Phú Yên đại hạn, được giảm thuế. VSTK - 860


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 10 â.l, bổ nhiệm các Hương Cống giữ chức Tri Huyện. Tháng 11 â.l, ấn định ngày đầu năm khai bửu (đóng dấu triện của vua) và ngày cuối năm hạp bửu (niêm cất dấu triện). Năm Kỷ Tỵ, Gia Long năm thứ 8, tháng Giêng (1809) đặt quan coi việc Đề chánh ở Bắc Thành (chăm sóc đê điều, phòng chống lũ lụt). Lập miếu thờ vua Lê Thánh Tông ở Phú Xuân. Tháng 3 â.l, sai sứ sang Trung Quốc nộp cống. Tháng 4 â.l, bắt dân sửa sang đường bộ ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận và Khánh Hòa, hoãn việc bắt lính ở các vùng đó; chỗ nào có mồ mả thì cấp tiền cho dân để dời đi chỗ khác, hai bên đường đều trồng cây. Tháng 11 â.l, định điều lệ trừng trị tội ăn cướp. Bổ nhiệm Thượng thơ (bộ trưởng) cho 6 bộ: 1-Lê Quang Định giữ bộ Hộ, 2-Trần Văn Trạc bộ Lại, 3-Đặng Đúc Siêu bộ Lễ, 4-Đặng Trần Thường bộ Binh, 5-Trần Văn Thái bộ Công, 6-Nguyễn Tử Châu bộ Hình. Riêng Phạm Như Đăng giữ chức Tào Hình Bắc Thành (tương đương với chức thượng thơ bộ Hình ở Phú Xuân). Tháng 12 â.l, trấn thủ đất Hà Tiên Mạc Tử Thêm mất. Bổ nhiệm chánh đội Ngô Y Nghiễm và Tham luận Lê Tấn Giảng quyền lãnh trấn Hà Tiên. Kể từ đó Hà Tiên không còn thuộc quyền cai trị của dòng họ Mạc Cửu nữa12. Năm Canh Ngọ, Gia Long năm thứ 9 (1810), tháng Giêng, dân Bắc thành bị nạn đói vì bị đại hạn và lụt lội, ra lệnh giảm thuế và cứu trợ, đình việc bắt lính và dân công. Tạm hoãn thi Hương ở Bắc Thành. Tháng 5 â.l, tăng mức định thuế người Hoa mua gỗ lim của Việt Nam. Sai tướng Nguyễn Văn Hạnh đem binh thuyền đến châu Vạn Ninh truy lùng giặc tàu ô trong các vụng biển thuộc hạt phủ Cao Châu, Liêm Châu, Quỳnh Châu và Lôi Châu trong hải phận của Trung Quốc theo lời yêu cầu của trấn quan Khâm Châu. VSTK - 861


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 6 â.l, tướng giỏi Nguyễn Văn Trương mất, truy tặng chức Thái bảo, hoàng đế Gia Long đích thân đưa đám tang. Tháng 8 â.l, cho phép dùng thước Kinh13 làm bằng đồng do nhà Lê ra kiểu mẫu từ thời trước để đo đạc ruộng đất. Năm Tân Mùi, Gia Long năm thứ 10 (1811), tháng Giêng, sai Nguyễn Văn Thành giữ chức Tổng tài soạn định luật lệ (gồm có 398 điều, 22 quyển)14. Tháng 4 â.l, để tăng giá trị của đồng tiền, bổ nhiệm Lý Gia Du làm giám đốc sở đúc tiền ở Bắc thành và kiểm soát các mỏ đồng, mỏ kẽm. Ai có đồng, kẽm phải giao nộp theo giá nhà nước ấn định, cấm không được mua bán riêng. Tháng 5 â.l, Đặng Trần Thường, Nguyễn Gia Cát có tội bị giam ngục vì đã ghi lầm tên tướng của họ Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc vào danh sách bách thần của các vùng Thanh, Nghệ và Bắc thành. Tháng 6 â.l, sai Phạm Thích, Nguyễn Đàng, Trần Toản giữ nhiệm vụ Biên tu sử, thu góp tài liệu trong dân gian để biên soạn sách. Quốc Triều Thực Lục. Lệnh cho các trấn ở Bắc thành thu góp sử sách, thư tịch cũ viết về nhà Lê và nhà Tây Sơn để làm sách sử thời nhà Hậu Lê. Tháng 8 â.l, bổ nhiệm quản đạo của Kiên Giang là Trương Phúc Giao làm Trấn Thủ Hà Tiên và Ký Lục của Định Tường Bùi Đức Mân làm Hiệp Trấn Hà Tiên vì hai người nầy biết rõ dân tình ở nơi nầy. Từ đó trấn Hà Tiên trở thành một nơi đô hội phát đạt và phồn thịnh trong miền Nam. Tháng 9 â.l, hoàng thái hậu (mẹ vua) mất. Tháng 12 â.l, sung chức Tổng tài cho Nguyễn Văn Thành và Phó Tổng Tài cho Phạm Như Đăng. Thành dâng sách Võ Bị Chí và Tứ Gi Loại Chí , cho cất vào Thị thơ viện. Năm Nhâm Thân, Gia Long năm thứ 11 (1812), em của vua Chân Lập (Cao Miên) là Nặc Ong Nguyên chiếm đất Phủ Lật (Pursat) rồi viết thơ xin thần phục và cầu viện vua Xiêm để tranh ngôi vua Chân Lập Nặc Ong Chân. Tháng 3 â.l, Nặc Ong Nguyên được quân Xiêm yểm trợ đưa quân về tranh ngôi với vua anh. Quân Xiêm chiếm VSTK - 862


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

thành La Bích (Loveak), Nặc Ong Chân bỏ thành chạy trốn sang Gia Định và cầu cứu với chính quyền Việt Nam. Quân Xiêm bắt giữ kiều dân Việt Nam ở đất Chân Lạp. Tướng Việt Nam giữ đồn Tân Châu là Trần Văn Năng viết thư trách cứ. Tướng Xiêm đem những kiều dân Việt Nam và một số thuyền bị quân Xiêm bắt giữ trao trả lại cho Việt Nam. Tháng 6 â.l, vì bị áp lực của quân Miến Điện gây hấn, vua Xiêm ra lệnh rút binh ở Chân Lập về nước rồi sai sứ sang triều cống để giải thích việc đem quân vào Chân Lập là nhằm mục đích làm cho anh em họ Nặc không tranh chấp quyền lực lẫn nhau rồi đề nghị đễ quân Xiêm hợp đồng với quân Việt Nam đưa Nặc Ong Chân trở lại Chân Lập. Hoàng đế Việt Nam gởi lời quở trách vua Xiêm vô cớ đem quân Xiêm vào nước Chân Lập và doạ sẽ yểm trợ đưa Nặc Ong Chân trở lại ngôi vua nước Chân Lập mặc dù sau nầy vua Xiêm tráo trở, lừa dối, thất tín. Mặt khác, lại vỗ về, khuyên lơn, giải thích cho Nặc Ong Chân yên tâm về việc hợp đồng với quân Xiêm. Tháng 10 â.l, đúc tiền loại thỏi bạc nặng 1 lượng. Định giá vàng ở miền Bắc: một lượng vàng giá 10 lạng bạc; vàng thường đổi vàng có đóng dấu của nhà nước phải trả 1 quan tiền. Tháng 11 â.l, lệnh cho 2 bộ Công và Binh cấp thẻ tiền Yêu Bài cho quân nhân quan chức đi công tác hoặc di chuyển nơi làm việc (giống như tiền công tác phí và trợ cấp di chuyển sau nầy). Ở mỗi dinh trấn từ dinh Quảng Đức trở vào Gia Định và trở ra Bắc Thành đều phải lập nhà Dưỡng Tế (bệnh xá) để chăm sóc hoặc chôn cất cho những người có thẻ Yêu Bài. Năm Quý Dậu, Gia Long năm thứ 12 (1813), tháng 2 â.l, lập đồn An Hải ở cửa biển Đà Nẵng, cho 500 quân phòng giữ. Đổi tên cửa Nhuyễn Hải làm cửa Thuận An. Định lệ thâu tạp thuế: một quan tiền nạp thêm 6 đồng tiền phụ (khán tiền), một lượng bạc nạp thêm một đồng tiền

37

VSTK - 863


1

phụ (giống như thuế trị giá gia tăng sau nầy). Các loại tiền thời Quang Trung – Gia Long

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Truyền lệnh cho Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân Tỉnh phát 13,000 thủy binh Việt Nam đưa Nặc Ong Chân và các gia thần từ Gia Định trở về thành Lô Vét (La Bích hay Loveak ở Chân Lập). Viện trợ thêm cho Nặc Ong Chân 3,500 lượng bạc, 5,000 quan tiền và hàng chục ngàn hộc thóc (hộc: một loại đơn vị cân đong lúa gạo). Vì quân Xiêm vẫn còn đóng trên đất Chân Lập, với ý định chia cắt đất Chân Lập bằng cách chiếm Battambang giao cho Nặc Ong Nguyên, hoàng đế Gia Long theo lời cố vấn của Lê Văn Duyệt cho phép quân Việt Nam xây đắp thành Nam Vang (Pnom Penh) cho Nặc Ong Chân ở, tăng cường thành La Bích để trữ lương rồi chỉ lưu một số ít quân binh Việt Nam ở lại Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp, còn đại binh của Lê Văn Duyệt thì rút về Gia Định. Lại viết thơ trách cứ vua Xiêm khiến vua Xiêm cũng phải ra lệnh quân Xiêm rời khỏi Battambang. Sửa sang đền thờ Lễ Công thờ tướng Nguyễn Hữu Cảnh ở Nam Vang. Đền thờ nầy do nhân dân nước Chân Lập xây cất từ trước. Chế tạo cân Thiên Bình để cân các loại kim khí thường như sắt, đồng, chì và cân Trung Bình để cân các loại quý kim như vàng, bạc. VSTK - 864


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 6 â.l, tổng trấn Nghệ An Hoàng Viết Toản đem quân bình định giặc cướp với sự hợp đồng của quân nước Vạn Tượng. Tháng 7 â.l, mở khoa thi Hương từ Quảng Bình trở vào Nam. Tháng 8 â.l, vua Chân Lập Nặc Ong Chân dâng 88 con voi để tạ ơn trợ giúp nhưng hoàng đế Gia Long ra lệnh xuất tiền kho trả cho vua Chân Lập. Tháng 9 â.l, bổ nhiệm chính thức Tham tri Bộ binh Nguyễn Văn Thụy lãnh chức bảo hộ nước Chân Lập. Tha tội chết trảm giam hậu cho Đặng Trần Thường và Nguyễn Gia Cát nhân kỳ duyệt xét sổ Thu thẩm (sổ nầy ghi tên các người tội phạm tử hình được trình lên hoàng đế duyệt xét lại để ân xá vào mỗi mùa Thu). Năm Giáp Tuất, Gia Long năm thứ 13 (1814), tháng 2 â.l, hoàng hậu Tống thị mất. Bà là con gái của Quý quốc công Tống Phúc Khuông, có 2 con trai với hoàng đế Gia Long:1/ hoàng tử Chiêu chết sớm; 2/ hoàng tử Cảnh chết vì bệnh đậu mùa năm Tân Dậu (1801). Tháng 4 â.l, đào đắp sông An Cựu (tức sông Lợi Nông, ở phía Nam sông Hương đến xã Thần Phù, giáp với đầm nước Hà Trung). Tháng 5 â.l, chánh quyền bảo hộ Việt Nam ở Chân Lập chuyên đoán, lấn áp quyền hạn vua Nặc Ong Chân khiến hoàng đế Gia Long phải ra chỉ thị sửa đổi chính sách bảo hộ, ra lệnh dời quân bảo hộ ra đóng riêng ở thành La Bích. Năm Ất Hợi, Gia Long năm thứ 14 (1815), tháng 6 â.l, đúc bạc thỏi trung bình, mỗi thỏi nặng 5 đồng cân,hai mặt có dấu in hàng chữ Gia Long niên tạo và Trung bình ngân phiến ngủ tiền, mỗi thỏi bạc giá 1 quan 4 tiền. Tháng 8 â.l, ban hành Quốc Triều Luật lệ cho các trấn. Luật nầy tham chước luật lệ đời Hồng Đức nhà Hậu Lê và điều lệ của Trung Quốc, cả thảy 22 quyển, dùng để xử kiện và áp dụng án phạt. Tháng 9 â.l, Chưởng hữu quân quận công Phạm Văn Nhân mất, được truy tặng tước Thái bảo, triều đình tang chế, nghĩ làm việc 4 ngày. VSTK - 865


12

Tháng 12 â.l, cấp tiền để làm lại hệ thống cống nước ở huyện Nam Xương. Năm Bính Tý, Gia Long năm thứ 14 (1816), tháng Giêng, sai đắp đồn Châu Đốc. Tháng 3 lập hoàng tử thứ 4 là Nguyễn Phúc Đảm làm Hoàng thái tử nối nghiệp nhà Nguyễn. Mẹ của Đảm họ Trần, con gái của Thọ Quốc Công Trần Hưng Đạt, và là hoàng hậu thứ 2 của hoàng đế Gia Long. Tháng 4 â.l, thâu ấn tín của Chưởng Trung quân Nguyễn Văn Thành và giam con của Thành là Nguyễn Văn Thuyên vào ngục vì Thuyên đặt thơ ngông cuồng khiến cho bị nghi ngờ là có ý âm mưu làm loạn. Bài thơ đó như sau:

13

Phiên âm:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

14 15 16 17 18 19 20 21 22

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt, Hư hoài trắc tịch dục cầu ty Vô tâm cữu bảo Kính sơn phác, Thiện tướng phương tri Ký bắc kỳ; U cốc hữu hương thiên lý viễn, Cao cương minh phượng cửu thiên tri; Thử hồi nhược đắc sơn trung tể, Tá ngả kinh luân chuyển hóa ky. Dịch nghĩa: Tiếng đồn Châu Ái lắm anh tài, Trốn chiếu, lòng riêng vẫn đợi hoài, Ngọc phác non Kinh nào giấu mãi, Ngựa kỳ nội ký mấy người hay; Hương thơm hang tối xa ngàn dặm; Phụng đứng gò cao tiếng khắp nơi; Trong núi có là tể tướng: Ra tay giúp đỡ chuyển cơ trời.

Bài thơ nầy tới tay Lê Văn Duyệt. Duyệt vốn ghét Thành cho nên cùng với Phạm Đăng Hưng tấu lên rằng ý thơ của con trai Thành có ý phản nghịch. Gia Long ra lệnh thâu hồi ấn tính, cất chức Nguyễn Văn Thành nhưng không giam ngục, ngược lại ý muốn và lời yêu cầu của triều thần, vì Thành là một đại thần. Tháng 7 â.l, ấn định áo mũ triều phục cho quan lại Chân Lập. Kể từ đó phần lớn y phục, vũ khí, binh dụng của Chân Lập đều theo kiểu cách Việt Nam. Tháng 9 â.l, cấm buôn bán lén lúa gạo ra nước ngoài. Bảo hộ Chân Lập Nguyễn Văn Thụy được gọi về Việt Nam. Chưởng Cơ Lưu Phúc Tường lên thay chức bảo hộ. VSTK - 866


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Phát hành tiền đồng Gia Long thông bảo. Tháng 10 â.l, ra lệnh cấm quan, quân và dân Việt Nam ở Gia Định không được lấn chiếm đất, ruộng của người Chân Lập hoặc bắt người Chân Lập làm đầy tớ tôi mọi trong các nha sở của Việt Nam. Lê Chất có hiềm khích với Đặng Trần Thường, tố cáo Thường khi làm việc ở Bắc Thành đã ẩn lậu tiền thâu thuế của triều đình. Thường lại bị bắt giam ngục, xử hình phạt thắt cổ, tịch biên tài sản. Tháng 11 â.l, bổ nhiệm Trịnh Hoài Đức làm Hiệp trấn Gia Định. Tháng 12 â.l, bàn định đào sông Châu Đốc. Năm Đinh Sửu, Gia Long năm thứ 16 (1817), tháng Giêng, ra lệnh cấm dân Việt Nam xăm phạm các vùng đánh cá của người Chân Lập. Tháng 3 â.l, mở gông xiềng đưa tù phạm đi khai hoang sản xuất trong Bình Hòa, Tam Độc (tức Ba Ngòi, tỉnh Khánh Hòa), cấp trâu bò và nông cụ. Tháng 5 â.l, Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự tử. Hoàng đế Gia Long hối hận thương tiếc, cho hồi phục danh phận, tha tội cho mấy người con của Thành. Tháng 7 â.l, nhân dịp sứ Chân Lập sang chầu, hoàng đế dụ cho vua Chân Lập biết rằng sẽ tiến hành việc đào sông Châu Đốc để thông qua Hà Tiên, có lợi cho Chân Lập và việc buôn bán giữa 2 nước. Tháng 9 â.l, tàu buôn Pháp hiệu La Paix và Philippon vào cửa Đà Nẵng nhưng không bán được hàng hóa nên rút lui. Tháng 11 â.l, sai đốc trấn Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thụy hợp đồng dân công với Chân Lập, cấp gạo tiền cho họ đào vét sông Tam Khê, rộng 10 trượng, sâu 18 trượng và đặt tên là sông Thụy Hà (tức là lấy tên ông Thụy đặt tên sông để khen thưởng, có thể trong dân gian còn gọi là sông ông Đốc). Một tàu buôn của nước Pháp vào cửa Đà Nẵng xin vào yết kiến, hoàng đế Gia Long không tiếp vì không có quốc thư của hoàng đế nước Pháp. VSTK - 867


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Năm Mậu Dần, Gia Long năm thứ 17 (1818), bá tước De Kergarion đem chiến thuyền la Cybèle vào cửa Đà Nẵng lấy danh nghĩa thay mặt Pháp hoàng yêu cầu Việt Nam thi hành hiệp ước Versaille do giám mục Bá Đa Lộc đại diện ký kết vào năm 1787 về việc nhượng cửa Đà Nẵng và Côn đảo cho người Pháp. De Kergarion được hoàng đế Gia Long cho quan triều tiếp kiến và đối xử trọng hậu nhưng những lời yêu cầu của ông ta không được hoàng đế Gia Long chấp thuận với lý do là người Pháp chưa bao giờ có ý định thi hành hiệp ước Versaille mà hoàng đế Việt Nam cũng chưa bao giờ có được sự giúp đỡ của hoàng đế nước Pháp trong quá khứ và vì thế nước Việt Nam coi như hiệp ước Versaille không có (A. Schreiner, Abrégé de L' Histoire d' Annam , Saigon, 1906). Năm Kỷ Mão, Gia Long năm thứ 18 (1819), tháng Giêng, sai phó Tổng trấn Gia Định Hoàng Công Lý đem 10,000 dân, cấp tiền gạo đào sông từ thành Phiên An thông đến sông Mã Trường16. Đào xong, đặt tên là sông An Thông (có nghĩa: con sông lưu vận thông suốt và an toàn ). Cử Lê Văn Duyệt đi kinh lược các trấn Thanh Hóa, Nghệ An và trình tấu và đề nghị biện pháp chấn chỉnh những thiếu sót sai quấy ở các trấn nầy. Tháng 5, theo đề nghị của Kinh lược Lê Văn Duyệt, lệnh cho các trấn Nghệ An, Thanh Hóa, làm lại sổ dân đinh vì có quá nhiều thất thoát ẩn lậu. Tháng 6 â.l, xây Phu Văn lầu ở Phú Xuân. Tháng 9 â.l, đào sông Châu Đốc thông với Hà Tiên gọi là sông Vĩnh Tế với 5,000 dân công Việt Nam của trấn Vĩnh Thanh, 500 lính đồn Uy Viễn do đốc trấn Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thụy và Chưởng cơ Phan Văn Tuyên đôn đốc. Nước Chân Lập cung cấp 5,000 dân công do tướng Chân Lập Đồng Phù đốc xuất. Mỗi quân, dân người Việt tại hiện trường được cấp hằng tháng 6 quan tiền, 1 phương gạo; dân Chân Lập cũng được chính quyền Việt Nam cấp 4 quan tiền và 1 phương gạo. Rút quan bảo hộ Trần Văn Tuân về Gia Định, tạm thời hủy bỏ chức quyền đô hộ nước Chân Lập, chỉ lưu lại một

37

VSTK - 868


1 2 3 4 5 6 7 8

đội quân nhỏ trú đóng thành Nam Vang (Phnom Penh). Triệu hồi quan kinh lược Lê Văn Duyệt về Phú Xuân. Tháng 12 â.l, hoàng đế Gia Long đau nặng, hợp quần thần truyền đọc di chiếu; khiến Lê Văn Duyệt kiêm coi quân 5 dinh Thần Sách. Ngày 19 tháng 12 â.l năm Kỷ Mão (25 tháng 1 d.l năm 1820), hoàng đế Gia Long mất, ở ngôi 18 năm, thọ 58 tuổi, đặt miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng Đế.

Hoàng đế Gia Long

Mộ của Hoàng Đế Gia Long và Hoàng hậu (Lăng Gia Long, Huế) (Ảnh của Nguyễn Tấn Lộc

VSTK - 869


Tự điển Việt Nam-La Tinh của Giám Mục Bá Đa Lộc

Bìa sách Tự Điển của Bá Đa Lộc (Nam Việt Dương Hợp Tự Vị )

Một trang của Tự Điển Dictionarium

Ghi Chú: Quyển tự điển nầy được thầy tu sư huynh Lasalle Tabert hiệu đính và phát hành vào năm 1838. Chữ La Tinh là mộtloại chữ chính thức và thông dụng trong giáo hội Thiên Chúa giáo Rôma. Thí dụ: Mệt: fatigatus giống như chữ Fatigué của tiếng Pháp. Mị: falsus giống như chữ faux của Pháp hay chữ faulse của Anh có nghĩa là Sai, Lừa dối.

VSTK - 870


Mộ của giáo sĩ Bá Đa Lộc (Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn)

Bá Đa Lộc

Nguyễn Phúc Cảnh

VSTK - 871


Một trong 4 cửa thành Hà Nội xưa

Điện Kính Thiên thành Hà Nội cũ

Phố cổ Hà Nội Một trong 4 cổng thành Hà Nội

Cửa Bắc thành Hà Nội

CHÚ GIẢI: 1 2 3 4 5 6 7 8

Xây đắp lại thành Thăng Long (1803): tức là thành Hà Nội cũ. Ngô Nhâm bị đánh chết): sách Quốc Triều Chánh Biên chép: "Tháng 2 â.l )(1803), giải ngụy (Ngụy: quan chức triều Quang Trung) thượng thư Ngô Nhâm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan đem về Bắc Thành. Quan Bắc Thành tâu rằng: " Ngụy quan ra đầu thú thời tha, đã có minh chiếu rồi, xin tha cho bọn Ngô Nhâm khỏi chết . . .nhưng phải đánh đòn để cho biết xấu". Truyền chỉ đem bọn ấy đến trường học phủ Phụng Thiên, kể tội mà đánh; Nhâm bị đánh chết. 1 2

VSTK - 872


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Nguyễn Công Trứ: người huyện Nghi Xuân. Quốc hiệu Việt Nam: đây là quốc hiệu mới do vua nhà Thanh tự ý gọi nước Đại Việt nhân dịp công nhận vua Gia Long là vua mới của một nước Đại Việt hoàn toàn thống nhất từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên Việt Nam không phải là quốc hiệu mà vua Gia Long đòi hỏi Trung Quốc công nhận để có thể thiết lập liên hệ ngoại giao và tạo hòa bình giữa 2 nước. Vua Gia Long đã đòi vua nhà Thanh phải công nhận quốc hiệu Nam Việt tức là phải hiểu ngầm rằng tất cả các vùng lãnh thổ trong nước Nam Việt của Triệu Đà ngày xưa gồm cả các vùng Quảng Đông và Quảng Tây đều là đất của một nước Nam Việt mới dưới quyền cai trị của vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Đây là một cuộc đấu trí ngoạn mục về mặt ngoại giao để đòi đất một cách nhẹ nhàn, khéo léo nhưng lại gây cho chính quyền Trung Quốc hốt hoảng lo âu khiến cho họ phải hấp tấp sai sứ sang Đại Việt giải thích lanh quanh rồi dùng hai chữ Việt Nam một cách gượng ép để gọi là quốc hiệu của nước Đại Việt thống nhất kèm theo tước Việt Nam Quốc Vương phong cho vua Gia Long với đầy đủ ấn triện. Trong sử sách cũ của ta, không thấy có sách nào viết rằng vua Gia Long đã dùng danh xưng Việt Nam Quốc Vương với các nước láng giềng chung quanh nước Đại Việt mà các dấu ấn triện do vua nhà Thanh đưa sang trong dịp tấn phong Việt Nam Quốc Vương cũng không thấy vua Gia Long đem ra dùng trên các văn bản giấy tờ. Điều nầy cho thấy thái độ xem thường không sợ của vua Gia Long đối với triều đình nhà Thanh. Việc tự động tuyên xưng Hoàng Đế, thiết lập triều cung của vua Gia Long vào năm Bính Dần (1806) mà không cần thông báo gì với triều đình vua nhà Thanh lại càng chứng tỏ rằng Hoàng Đế Gia Long là một người có một ý thức độc lập tự chủ thật mạnh mẽ. 5 Xây Cung thành và Hoàng thành(1805): sách Quốc Triều Chánh Biên chép: "Tháng 4 â.l (1805) đắp kinh thành; bắt lính kinh và binh dân các tỉnh làm việc, ban cấp tiền gạo rất hậu, ai có bệnh thời cho thuốc". Theo sách Mục Lục Chân Bản triều Nguyễn, triều Gia Long (bản dịch của Ủy Ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Viện đại học Huế, 1960) và sách Kiến Trúc cố đô Huế (của tác giả Phan Thuận An, 1990) thì trong ngày khởi công xây cất có hàng vạn người dân từ các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Bình Định và 7 đơn vị quân binh để chận sông, đào hồ, xẻ kinh, xén đất để làm hào, đáp lũy chu vi trên 10 cây số với một diện tích mặt bằng tương đương với khoảng hơn 500 hectares. Theo các sách vừa kể thì tổng số dân công và quân dịch đi "làm xâu" lên đến hơn 20,000 người. (làm xâu: là tiếng dùng để chi các công tác lao dịch mà người dân bị các nhà cầm quyền đương nhiệm bắt phải đi làm, phần nhiều là làm công không, không được trả tiền hoặc trợ cấp. Người đi làm xâu phải tự lo liệu việc ăn 3 4

VSTK - 873


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

uống trú ngụ khi đang làm việc ở công trường). Đài Thái Bình và cửa Thái Bình cũng được xây xong trong năm đó. Kỳ đài được xây dựng năm 1807 và 10 cửa thành được xay vào năm 1809. Năm 1808 mặt trước và mặt bên tay phải của Kinh thành được xây bằng gạch. Năm 1818 xây 24 pháo đài trên bờ thành. Năm 1819 xây gạch mặt phía sau của kinh thành. Vương cung và hoàng thành (thường gọi là tử cấm thành) bên trong được xây trước từ tháng tháng 4 â.l năm Giáp Tý (1804), phía trước là đài Nam Khuyết, đền Kiều Nguyên; phía trái và phải của hoàng thành có cửa thành gọi là Đoan Môn với hai kiến trúc gọi là Vũ Công Thự bên trái và Văn Công Thự bên phải. Trước hoàng thành là điện Thái Hòa được xây cất vào năm 1805.

Thành Phú Xuân ngày trước (Huế) (Ảnh Postal Card ) 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Trường thành Huế ngày nay (Ảnh của Nguyễn Tấn Lộc)

Làng Dương Xá: nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm Hà Nội. Xã Thọ Hạc : thuộc huyện Đông Sơn, bây giờ là địa phận tỉnh thành Thanh Hóa. 8 Làng Dũng Quyết: nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. 9 An Trường Xá nay là tỉnh lỵ Nghệ An thuộc địa phận huyện Nghi Lộc. 10 Thuế sản vật: tức là thuế gỗ, cây quế, cây đàng, thuế tơ, thuế sắt..., tức là thuế sản xuất. 11 Sửa sang và sắp xếp lại trấn Gia Định: đổi Trấn Gia Định làm Gia Định thành, Phiên Trấn dinh thành Phiên An Trấn, Trấn Biên dinh làm Biên Hòa Trấn, Trấn Vĩnh dinh làm Vĩnh Thanh Trấn, Trấn Định dinh là Định Tường Trấn. 12 Chấm dứt quyền cai trị đất Hà Tiên của dòng họ Mạc Cữu: Đất Hà Tiên ngày trước của Chân Lập, Mạc Cửu chiếm giữ và khai phá thành một vùng trù phú rồi thần phục Đại Việt. Mạc Cửu và con cháu được chính quyền Đại Việt cho cha truyền con nối cai trị vùng Hà Tiên. Đến nay, hoàng đế Gia Long xáp nhập luôn vào nước Đại Việt và chấm dứt chế độ thế tập của dòng họ Mạc Cửu ở Hà Tiên. 13 Soạn định luật lệ: do Nguyễn Văn Thành làm tổng tài trách nhiệm. Sau nầy tức là bộ luật Gia Long gồm có 398 điều, 22 quyển. 6 7

VSTK - 874


1 2 3 4 5

Quốc Triều luật lệ: tức bộ luật Gia Long vừa kể trên (13). Luật nầy tham chước luật lệ cũ của nhà Hậu Lê và luật lệ của nhà Thanh ở Trung Quốc. 15 Sông Mã Trường: sau khi được nối vào rạch Bến Nghé (còn gọi) là rạch Hoa Kiều thì gọi là sông An Thông. (Xem bản đồ ở trang 966). 14

6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

KHẢO LUẬN VỀ HOÀNG ĐẾ GIA LONG

Năm 1806, đúng 200 năm kể từ khi ông tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Hoàng được Trịnh Kiểm ban cho ân huệ vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa cằn cỗi, hậu duệ của Hoàng là Nguyễn Phúc Ánh chính thức lên ngôi hoàng đế nước Đại Việt thống nhất từ Nam chí Bắc để chính thức khai sinh triều đại nhà Nguyễn, với kinh đô mới Phú Xuân (Huế) là thủ phủ. Thành Thăng Long, thủ đô cổ kính của nước Đại Việt từ bao nhiêu triều đại vương quyền trước đây không được Gia Long chọn làm thủ đô cho chế độ mới vì 2 lý do sau đây: 1.- Gia Long đã thuận theo lời cố vấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa khuyên bảo ông tổ Nguyễn Hoàng rằng vùng đất của dãy núi Hoành Sơn ở phía Nam là vùng đắc địa để dựng cơ nghiệp đế vương cho họ Nguyễn. 2.- Trước khi Bắc tiến, Nguyễn vương vẫn được nhân dân miền Bắc xem như là một tôi thần của dòng họ nhà Hậu Lê vì vào lúc nầy Nguyễn vương vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Hậu Lê (Lê Hiển Tông). Khi Nguyễn vương đã lấy niên hiệu mới là Gia Long thì đối với nhân dân miền Bắc còn trung thành với nhà Hậu Lê, Nguyễn vương không còn chính nghĩa phù Lê diệt Tây Sơn nữa và họ coi Nguyễn vương như là một kẻ tiếm ngôi của nhà Hậu Lê sau khi miền Bắc được giải phóng khỏi sự thống trị của Tây Sơn nhưng Nguyễn vương không phò lập con cháu họ Lê trở lại ngôi vua một nước Đại Việt thống nhất. Gia Long hiểu như vậy cho nên không thể dùng Thăng Long làm thủ đô vì lòng dân miền Bắc vẫn còn hướng về nhà Hậu Lê, rất dễ cho họ nổi loạn, một điều mà Gia Long không muốn thấy xảy ra trong những bước đầu xây dựng lại đất nước bị tàn phá vì chiến tranh kéo dài bất tận từ trước đến nay. Cũng vì muốn vuốt ve lòng dân miền Bắc, Gia Long đã cắt cử Nguyễn Văn Thành, một người của miền Bắc, ở lại làm thống đốc Bắc Thành. Mặc dù vậy, những cuộc nổi dậy ở miền Bắc mà sử quán triều Nguyễn gọi là "giặc Mọi, giặc trộm cướp" cũng đã xảy ra liên miên khiến cho Gia Long phải cử nhiều tướng giỏi cầm quân đi bình định khắp nơi ở miền Bắc: năm 1804, ngay sau khi Gia Long được vua VSTK - 875


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Trung Quốc phong tước quốc Vương thì dân vùng Quảng Ngãi đã nổi dậy chống đối khiến Gia Long phải sai Lê Văn Duyệt, Lê Quang Định " thúc binh dân Quảng Ngãi làm cơ thập kiên, dùng người thổ trước để phòng ngự giặc Mọi " (theo Sử Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu). Cũng vì loạn lạc vẫn còn, cho nên Gia Long cũng phải lo xây cất các thành quách mới cho các lỵ trấn Thanh Hóa, Nghệ An vào tháng 6 â.l, năm Giáp Tý (1804). Năm 1808, Gia Long sai Lê Văn Duyệt đánh giặc Mọi bởi vì lúc ấy người Mọi khổ vì phó quản cơ Lê Quốc Huy nhiễu hại dân tình quá mức cho nên họ mới nổi dậy làm phản. Duyệt xét được việc ấy, bắt Quốc Huy rồi tâu xin chém, quân Mọi liền ra đầu hàng. Những cuộc nổi dậy của dân chúng miền Bắc mà sử quán triều Nguyễn gọi là "bọn trộm cướp giả danh tôn nhà Lê " xảy ra ở Sơn Nam Hạ tại các xã Cổ Tiết, Đông Kỷ, An Vị, Lệ Bửu; ở Hải Dương tại các tổng Cổ Trai, Kỳ Vỉ, Cẩm Khê, Phú Khê, Kinh Khê, Tử Đôi và nhiều nơi khác khiến cho quân binh của tổng trấn Nguyễn Văn Thành phải xuôi ngược bình định, hiểu dụ, đánh dẹp liên miên hơn 30 trận và cho đến mãi tháng 5 âl. năm Mậu Thìn (1808) mới gọi là tạm yên. Vì chỉ lo xây cất đồn bót, thành trì phòng chống giặc loạn, không còn nhân lực, tài lực để lo việc tu bổ đê, đập khiến cho miền Bắc bị ngập lục, mùa màn hư hại, dân tình đói kém lưu tán khắp nơi nên Gia Long phải ra lệnh trợ cứu, giảm thuế nhiều năm, ảnh hưởng tai hại kéo dài qua đến đời Minh Mạng cụ thể là hệ thống đê đập Văn Giang đã bị vỡ đi vỡ lại gần 20 lần. Để làm nhẹ bớt đi những phong trào chống đối bắt nguồn từ mất mùa, đói kém, sưu cao thuế nặng, hoàng đế Gia Long áp dụng chính sách an dân bằng cách giảm, miễn thuế, phát chẩn cứu trợ cho dân chúng. Tháng 10 â.l năm Tân Mùi (1811), Bình Định, Phú Yên bị lụt to, trại lính và nhà cửa dân gian đều trôi mất hết, người chết cũng nhiều. Gia Long sai Tôn Thất Bính, Nguyễn Hữu Thận lo việc phát chẩn nhưng khi tới nơi thì chính quyền địa phương ở hai nơi đó đã đem gạo muối trong kho nhà nước phân phát cho dân bị tai ương rồi; kể từ đó Gia Long ra lệnh cho các địa phương rằng của cải nhà nước đều ở dân mà ra, các quan địa phương phát chẩn không phải chờ báo trước chờ có lệnh trên rồi mới thi hành. (theo sách ĐNTLCB). Gia Long chủ trương mua gạo thóc của nhà giàu để bán ra với giá rẻ cho người nghèo, cấp tiền bảo dưỡng cho dân tình đói khổ, lưu lạc vì thiên tai. Về mặt Văn Hóa, Gia Long là một người ham học, cầu tiến, chú trọng các tiến bộ kỹ thuật của Tây phương, quan tâm về sử học nước nhà và thiên văn học, chăm lo nghiêm túc và cải cách nền giáo dục, canh tân luật pháp, thu nhặt sử sách, thư tịch cũ và sách quý trong dân gian để dành lại cho đời sau. Riêng về bộ luật Gia Long, có nhiều dư luận cho rằng bộ luật nầy sao chép lại luật của nhà Thanh rồi cho rằng bộ luật thời Gia Long VSTK - 876


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

không có giá trị bằng bộ luật của thời Lê Thánh Tông thường được gọi là Luật Hồng Đức. Sự so sánh nầy cần phải xét lại bởi vì các bộ luật Việt Nam trong tất cả các triều đại phong kiến đều tham khảo và dựa vào luật của người Hoa chứ không riêng gì bộ luật của Gia Long nhất là cách áp dụng các hình phạt tàn độc, ghê rợn đối với phạm nhân, kể cả những người đã chết! Về mặt tổ chức chính quyền, Gia Long đã tập trung quyền hành một cách tuyệt đối về thủ đô Huế, đứng đầu là hoàng đế, không lập hoàng hậu, không bổ nhiệm chức Tể tướng, Tham tụng và Bồi tụng, bỏ không lấy Trạng nguyên vì tước vị nầy được quyền bất khả xâm phạm và cũng không phong tước vương để chia xẻ bớt quyền hành của hoàng đế. Chính quyền trung ương gồm có 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là thượng thư. Công đường của 6 bộ đặt ở phường Liêm Năng và phường Thận Cần ở trong kinh thành Huế. -Bộ Công chuyên lo về xây dựng các công trình của nhà nước ở Kinh thành và các tỉnh. -Bộ Binh lo việc quân đội , an ninh quốc phòng. -Bộ Hình trông coi về xử phạt, thi hành pháp luật. -Bộ Lễ phụ trách văn hóa, giáo dục, nghi lễ. -Bộ Hộ lo việc kinh tế, tài sản, dân sinh. -Bộ Lại quản trị các hàng quan văn, nội chính. Ngoài ra còn đặt ra những cơ quan chuyên môn như: -Thái Y Viện để lo việc y tế, sức khoẻ. -Đô Ngự Sử để cố vấn và can gián hoàng đế. -Tào Chính, do Tào chính sứ đứng đầu lo việc vận tải, thuế má tàu bè . -Quốc Tử Giám do Đốc học và Phó đốc học đứng đầu đảm nhiệm việc đào tạo quan chức cho chính quyền và một số cơ quan chuyên môn khác. . v.v. . . Ở miền Bắc thì đặt ra Bắc Thành do Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn với 3 phụ tá điều hành của 3 Tào Hộ, Binh và Hình. -Ở miền Nam thì đặt Gia Định Thành do Lê Văn Duyệt làm Tổng Trấn. Chia 3 miền thành 23 trấn, 4 doanh: *Bắc Thành từ Thanh Hóa trở ra tới biên giới Trung Quốc gồm có 11 trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương gọi là nội trấn. Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên gọi là ngoại trấn. *Gia Định Thành từ Bình Thuận trở vào tới mũi Cà Mau gồm có 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh (gồm Vĩnh Long, An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên. *Giữa Bắc Thành và Kinh Kỳ gồm có các trấn Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nghĩa, Quảng Bình. VSTK - 877


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

*Giữa Gia Định Thành và Kinh Kỳ gồm có các trấn Phú Yên, Bình Hòa (tức Khánh Hòa và Bình Thuận. *Kinh Kỳ (Phú Xuân) thống lãnh trực tiếp 4 doanh Quảng Đức (tức Thừa Thiên), Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam. Đứng đầu mỗi trấn là Trấn Thủ còn gọi là Lưu Trấn. Dưới trấn chia làm phủ, huyện, châu do các Tri Phủ, Tri Huyện, Tri Châu cai trị. Dưới nữa thì có Xã do Xã Trưởng lãnh trách nhiệm: Xã là đơn vị hành chánh căn bản của triều đại Gia Long và những triều đại kế tiếp sau nầy. Các nội trấn ở Bắc thành và 2 trấn Thanh Hóa Nghệ An thì dùng những cựu thần của nhà Hậu Lê đứng đầu cai trị. Còn 6 ngoại trấn ở Bắc Thành thì giao quyền cai trị cho những những thổ hào tại địa phương. Việc bổ nhậm quan lại để đứng đầu các cơ quan nhà nước do bộ Lại đảm trách trên tiêu chuẩn học vị, đạo đức, năng lực của từng người và do hoàng đế Gia long kiểm soát và chuẩn nhận. Chế độ lương bổng cho các quan mỗi năm tùy theo phẩm trật nhưng những phẩm trật cao thì lại được trả rất trọng hậu: chánh nhất phẩm được hưởng 600 quan tiền, 600 phương gạo (1 phương= 13 thăng= 130 cáp= 36.113 lít) và 70 quan trợ cấp quần áo mùa Xuân. Một quan thượng thư chánh nhị phẩm) được hưởng 300 quan tiền, 300 phương gạo và 60 quan trợ cấp quần áo. Các hạng quan thấp hơn như Hàn Lâm viện biên tu, lục sự, giáo thụ (chánh thất phẩm chẳng hạn) chỉ bằng 1/30 của Chánh nhất phẩm. (Theo sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, bản dịch, tập 2, trang 25). Nếu so với chế độ bổng lộc thời Hồng Đức Lê Thánh Tông thì chế độ bổng lộc của Gia Long trọng hậu hơn: vào niên hiệu Hồng Đức thứ 8 (1477), lệ cấp bổng lộc cho các quan trong triều như sau: Hoàng Thái Tử được 500 quan; Thân vương: 200 quan; Quốc Công: 120 quan; Chánh Nhất phẩm: 82 quan; Chánh cửu phẩm: 16 quan. . . .v.v. . .Quan lại trong triều đại Hồng Đức từ hàng tứ phẩm trở lên nếu có công thì được ban phát thêm ruộng thế nghiệp và cấp đất cất nhà từ hàng cửu phẩm trở lên. (theo sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí/Quan Chức Chí của Phan Huy Chú). Thời Gia Long, các quan triều đại công thần cũng được cấp ruộng tự điền. Về mặt kinh tế, Gia Long chú tâm đến việc sản xuất và khai thác tài nguyên thiên nhiên: * Ruộng đất chia thành 3 hạng: hạng nhất mỗi mẫu nộp thuế 20 thăng thóc; hạng nhì: 15 thăng; hạng ba: 10 thăng. Ra lệnh lập sổ ruộng đất ở mỗi làng, cứ mỗi 5 năm thì kiểm kê làm lại một lần. Cấm mua bán hoặc làm biến đổi ruộng đất của nhà nước từ công điền ra tư điền. * Các loại khoáng sản hầm mỏ như các mỏ đồng, mỏ kẽm, mỏ thiếc do các kiều dân người Hoa khai thác và lâm sản như cây quế, yến sào (nước miếng chim én), hương trầm, sâm, gỗ lấy từ trong rừng núi đều phải chịu thuế. VSTK - 878


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

* Quy định thuế thân (thuế đinh) tùy theo từng địa phương: từ 1 quan 2 tiền ở các trấn từ Nghệ An đến Thanh Hóa và ở 5 nội trấn Bắc Thành. Ở 6 ngoại trấn Bắc Thành thì thuế thân là 6 tiền. Ấn định cứ mỗi 5 năm thì kiểm lập lại sổ đinh: mọi người từ 18 tuổi đến 60 tuổi đều phải trình diện khai báo để vào sổ. Năm nào bị tai ương mất mùa, đói kém thì tuỳ theo sự thiệt hại ít nhiều mà giảm thuế cho dân tình. Dân đi làm xâu không công cho nhà nước thì được miễn, giảm thuế. Tùy theo từng địa phương mà ấn định các kỳ hạn thâu thuế cho mỗi năm: Từ Quảng Bình đến Bình Thuận: 1 vụ/ mỗi năm; từ Nghệ An đến Thanh Hóa và các trấn ở Bắc Thành: 2 vụ/ mỗi năm. Về mặt tài chánh thì năm 1803 mở sở đúc tiền đồng, kẽm ở Bắc Thành, Gia Định và lò đúc bạc nén, vàng nén để lưu hành trong dân chúng. Sửa đổi tiêu chuẩn cân bằng cân Thiên Bình để cân các loại kim khí thông thường và cân Trung Bình để cân vàng bạc; chế tạo thước đo bằng đồng để đo ruộng đất. Cũng trong chiều hướng đặt nền tảng cho việc phát triển kinh tế hoàng đế Gia Long đã thực hiện được một công trình vĩ đại, to tát: đó là việc đào kinh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc và Hà Tiên và sửa sang lại đường sá nối liền các dinh, trấn với các trạm xá cho người đi lại nghỉ ngơi dọc lộ trình từ Lạng Sơn đến Bình Thuận. Trên bình diện đối ngoại, hoàng đế Gia Long vẫn tiếp nối theo chính sách "thần phục ngoài mặt" vua Trung Quốc để yên bề lo việc phát triển xây dựng trong nước. Đối với nước Chân Lập thì dùng chính sách bảo hộ để đẩy lui ý đồ thôn tính của nước Tiêm La luôn luôn hăm dọa nước nầy. Đối với nước Tiêm La thì dùng chính sách trách cứ và áp lực quân sự để bắt ép Tiêm La phải rút quân ra khỏi Chân Lập. Đối với nước Pháp thì hoàng đế Gia Long dứt khoát từ chối việc thiết lập bang giao. Những người Pháp giang hồ theo Gia Long đánh giặc từ đầu mặc dù vẫn được trọng đãi phát lương nhưng không có người nào được Gia Long giao giữ những địa vị then chốt, quan trọng trong việc triều chính và cai trị. Năm 1819 Chaigneau Nguyễn Văn Thắng đem vợ con theo tàu Le Henri về Pháp để rồi 3 năm sau trở lại Việt Nam trên vị thế là đặc sứ của Pháp quốc để thương lượng với Gia Long nhưng cũng chẳng gặt hái được gì. Dayot Nguyển Văn Trí bị Gia Long nghi ngờ là tình báo của người Anh, bị chết cùng với cả gia đình năm vào 1809 trong một vụ đắm tàu khi từ Phi Luật Tân trở về Việt Nam. De Forçant Nguyễn Văn Lăng chết ở Huế vào năm 1811. Anh và Mỹ cũng có đến xin giao hảo mua bán nhưng hoàng đế Gia Long đã kheo léo chối từ. Quốc sử quán triều Nguyễn trong phần Bài Sử thần kính bàn viết rằng: "Ngài vừa trung hưng vừa sáng nghiệp, công cao đức dầy; từ đời Hồng Bàng đến đây, chưa có vị đế vương nào sánh kịp. Lúc mới khai VSTK - 879


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

quốc, ngài truyền xây thành quách, sửa lăng tẩm, lập nền Nam Giao, dựng nhà Tôn Miếu , đắp nền Xả Tắc, định phẩm tước, chế bổng lộc, mở khoa thi mà chọn người tài, dấy lễ nhạc, lập trường học, sửa pháp độ, ban luật điều, phong con cháu nhà Lê, Trịnh, thương yêu dòng dõi công thần, khước từ lễ cống hiến bên Thái Tây, nghiêm việc phòng bị nước Xiêm La, bảo hộ Chân Lập, thương yêu nước Vạn Tượng; thật là oai vang phương xa, nhân khắp nước nhỏ, qui mô rộng rải sâu xa biết chừng nào!". Bài bàn luận nầy của các sử thần nhà Nguyễn tuy phản ảnh khá trung thực về con người của hoàng đế Gia Long nhưng đến nay vẫn còn có nhiều người vẫn chưa chịu thuyết phục để tin vì cho rằng "mèo khen mèo dài đuôi", không có gì gọi là lạ! Tác giả Alfred Schreiner trong sách Abrégé de L' Histoire d' Annam bình luận về hoàng đế Gia Long như sau: "Ông Hoàng nầy là một trong những gương mặt vĩ đại trong lịch sử của nước An Nam. Ông là một người không biết mệt mỏi, không bao giờ chấp nhận thất bại, trầm tĩnh và có phương pháp, lại có thêm trí thông minh tột bậc trong việc xét đoán dùng người đúng chỗ, hợp khả năng. Mặc dù hoài nghi với đạo giáo, nhưng Ông không làm điều gi hại đến những người theo đạo Ky tô mà cũng không dành cho họ một ân huệ nào hết. Đối với người Âu châu, Ông đã xử sự theo đường hướng sẵn có của những dân tộc thuộc vùng Viễn Đông. Đối với "bọn Rợ phương Tây" Ông có vẻ như có ít thành kiến hơn về chủng tộc so với những người khác trong cùng một vùng với Ông nhưng đó là vì hoàn cảnh bức bách của riêng Ông khiến ông phải tiếp đãi những bọn rợ Tây đó. . . . Tuy nhiên, sau khi đã làm chủ được đất nước, Ông loại bỏ những người Pháp đã từng giúp Ông chinh phục và lập nên vương quốc. Người Anh thì bị xua đuổi. Đặc sứ của Pháp quốc thì bị khéo léo khước từ. Khi chỉ định người thừa kế ngôi vua, Ông không chọn con cháu của dòng vợ chính (ý muốn nói con, cháu của Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh) nhưng lại chọn con của dòng vợ thứ (thái tử Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng sau nầy) vì e sợ rằng con cháu của hoàng tử Cảnh cũng sẽ chịu ảnh hưởng về giáo dục và đạo giáo Tây Phương giống như Cảnh ngày trước. . . ." Sự phê phán của A. Schreiner- của một người Pháp- khá trung thực về con người của Gia Long nhưng vẫn phản phất một sự chua xót, trách móc về sự bội bạc vong ân của hoàng đế Gia Long. Người ta không ngạc nhiên bởi vì Tây thì phải bênh vực cho người Tây mặc dù họ là những người Tây tứ chiến giang hồ, thành phần đào ngũ, ngoài vòng pháp luật, đánh giặc mướn. Khi người Pháp đã bất tín không giữ lời hứa thì họ đã vi phạm một lầm lỗi khó quên bởi vì đối với người phương Đông thì chỉ cần một lần tráo trở mất tín nhiệm thì một vạn lần chuyện tốt tiếp theo cũng không thể tin được: "Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin! ". Gia Long đâu có quên ơn những người Tây "tư nhân" đã theo mình VSTK - 880


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

đánh giặc. Tất cả đều được Gia Long đối xử trọng hậu sau khi cuộc chiến chấm dứt nhưng họ không phải chỉ có muốn giàu sang trọng vọng, họ muốn có quyền lực để chi phối Gia Long và đem Gia Long vào vòng ảnh hưởng của Tây phương và khi không đạt được tham vọng đó thì bọn họ liền trách móc, hờn dỗi bỏ đi. Chính từ điểm nầy người ta mới thấy được tài năng ngoại giao khéo léo hiếm có của hoàng đế Gia Long: nhờ ngoại bang giúp nhưng không để cho ngoại bang xỏ mũi và quậy phá nội tình nước Việt Nam bằng quyền lực quân sự hay bằng quà cáp viện trợ: hai nước mà Gia Long đã nhờ cậy là Pháp (dù là gián tiếp) và Tiêm La đã không có được một lợi lộc nào, một ưu đãi nào sau khi Gia Long đã hoàn toàn làm chủ đất nước Việt Nam. Lịch sử hiện đại cho thấy rằng người Âu, người Mỹ không bao giờ chịu trợ giúp cho một nước nhược tiểu mà không đòi hỏi nầy nọ. Cũng có dư luận phê phán rằng các vương triều tiến bộ trước đây đều được thiết lập trên thắng lợi của một cuộc chiến tranh đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố thống nhất quốc gia khác với vương triều nhà Nguyễn Gia Long đã được tạo dựng bằng một cuộc nội chiến, tranh cướp quyền lực nhờ thế lực xăm lược của nước ngoài. Hoàng đế Quang Trung được xem là một vương triều tiến bộ vì đã "có dịp" đánh đuổi quân Thanh để làm chủ 1/3 đất nước nhưng cũng đừng quên rằng trước đó vương triều của 3 anh em nhà Tây Sơn cũng được tạo dựng bằng cuộc nội chiến để chiếm đoạt 2/3 lãnh thổ Đại Việt của Nhà Hậu Lê và cá nhân của Nguyễn Huệ cũng phải đánh dẹp đám họ Trịnh ở miền Bắc và biến tàn dư của nhà Hậu Lê trở thành hư vị trước khi có cuộc đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh ra khỏi đất nước. Nói cho cùng, trên mặt lý mà xét thì Quang Trung hay Gia Long, đều là người "cướp ngôi vua" của nhà Hậu Lê khi Nguyễn Văn Huệ tự xưng Hoàng Đế Quang Trung và Nguyễn Phúc Ánh hủy bỏ không dùng niên hiệu của nhà Hậu Lê để thay thế bằng niên hiệu Gia Long. Có khác chăng là Quang Trung có dịp đọ sức với quân xâm lược nhà Thanh và có lẽ do đó mới được cho rằng vương triều Quang Trung là một vương triều xứng đáng, sáng giá. Thêm nữa, quân nhà Thanh vẫn chưa sợ mà tiếp tục động binh để chuẩn bị đánh trả với lý do phù Lê diệt Quang Trung sau khi Hoàng Đế Quang Trung đã vào Thăng Long nhưng không thấy điều nầy xảy ra cho Gia Long với lý do quân Thanh phù Tây Sơn Nguyễn Quang Toản diệt Gia Long khi Gia Long đã vào Thăng Long: phải chăng giặc ngoại xăm phương Bắc sợ Gia Long hơn là sợ Quang Trung khiến cho Gia Long không có cơ hội đụng độ trực tiếp với quân giặc? Có thể lắm! Không đánh mà giặc ngoại xâm vẫn phải êm hơi lặng tiếng, không dám rục rịt hó hé thì cũng có thể kể như là một chiến thắng ngoại xâm, một chiến thắng lừng lẫy hiếm có!

VSTK - 881


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Dư luận cũng kết tội Gia Long là phản bội tổ quốc "cổng rắn cắn gà nhà". Rắn ở đây là quân Tiêm La trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Dư luận nầy có công bằng hay không? Quốc sử quán triều Nguyễn ghi rằng: " Năm Giáp Thìn, tháng 2 â.l (1784), ngài (tức Nguyễn vương Phúc Ánh) ngự sang Xiêm. Nguyên khi trước bị thua tại sông Ngưu Chữ, Châu Văn Tiếp sang Xiêm (Tiêm La) xin binh, vua Xiêm nhận lời, bảo Tiếp đi đường núi mà về rồi sai tướng Xiêm là Thát Xỉ Đa đem binh thủy qua Hà Tiên, tiếng là qua cứu kỳ thật là ám chúc rước ngài qua Xiêm; Tiếp cũng có mật biểu, sai người đi theo binh Xiêm về tâu (có ý nói là Tiếp thông báo cho Nguyễn vương rằng Tiếp đã xin được viện binh của Xiêm và được vua Xiêm gửi thủy binh sang tiếp cứu). Ngài được biểu mừng lắm, liền vào Long Xuyên để hội với tướng Xiêm, tướng Xiêm cố xin ngài sang Xiêm, ngài bất đắc dĩ phải theo, nhưng trước sai Chánh cơ Ngô Công Quí hầu bà Quốc Mẫu và cung quyến dời qua ở Thổ Châu." Rõ ràng đây là một việc làm đơn phương của Châu Văn Tiếp và Nguyễn vương không hay biết gì về việc cầu viện binh Xiêm của Tiếp. Thủy quân cứu viện của Xiêm lại biến thành đoàn quân đi bắt cóc Nguyễn vương mang về Vọng Các (Bangkok) dưới chiêu bài "rước mời" giả tạo. Người Tiêm La không có ý tốt giúp Gia Long trong cơn khốn đốn: họ muốn có mặt Nguyễn vương khi tiến đánh Tây Sơn để trả thù về việc Tây Sơn giành giựt quyền bảo hộ nước Chân Lập và nhất là sẵn dịp lấy lại những phần đất nới rộng của Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ trước đây đã lấn chiếm thêm qua nước Tiêm La, gây ra cuộc chiến giữa Tứ và vua Tiêm La là Trịnh Quốc Anh (1769-1772). Sau đó, khi chúa miền Nam Nguyễn Phúc Thuần (sau nầy được truy phong là Duệ Tông hoàng đế, chú thứ 16 của Nguyễn Phúc Ánh, cha Ánh là con trai thứ 2) bị quân Tây Sơn truy đuổi và giết chết cùng với Nguyễn Phúc Đổng (anh của Ánh) vào năm 1777 thì lúc đó, Mạc Thiên Tứ bỏ Hà Tiên chạy trốn với Tôn Thất Xuân, nhưng bị ghe đi biển của người Tiêm La bắt mang về Vọng Các, giả bộ đối xử tử tế nhưng sự thực chính là một hình thức giam lỏng. Năm 1788 Ánh cho sang Tiêm La dọ hỏi tin tức về Tứ do đó vua Tiêm La Trịnh Quốc Anh kết tội Tứ làm nội ứng cho Gia Định, ra lệnh giết Tứ và 4 người con trai lớn cùng với các thủ hạ của Tứ. Tôn Thất Xuân cũng bị giết. Hai trong 3 vua mới của Tiêm La dù đã kết nghĩa anh em với tướng Nguyễn Hữu Thụy, nhưng nay Thụy đã chết thì người Tiêm La đâu cần gì phải tiếp tục tôn trọng sự kết ước đó: họ áp dụng chính sách nghêu sò đấu nhau, ngư ông hưởng lợi, họ không có lòng tốt để giúp Nguyễn Phúc Ánh. Việc mời Ánh sang Vọng Các, cũng đối xử hậu hỹ nhưng canh chừng từng chút, từng li mọi hành vi, cử chỉ của Ánh không khác gì ngày trước Tiêm La bắt cóc Mạc Thiên Tứ đem về giam lỏng ở Vọng Các. Chính Ánh đã từng than phiền với Bá Đa Lộc khi gặp ông nầy ở đảo Thổ Châu rằng: người Tiêm La đã lừa gạt Ánh, man trá lấy danh nghĩa phù Gia Định đánh Tây Sơn nhưng VSTK - 882


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

chính thật người Tiêm La đã lợi dụng tên của Ánh để tràn sang Gia Định cướp phá, hiếp dâm và bắt sống Ánh. Khi từ Tiêm La quay về Gia Định, liệu Ánh có thể thong dong đi được hay không nếu không bằng lòng để cho đoàn quân xâm lược của Tiêm La đi theo? Người Tiêm La không những giam lỏng Nguyễn Phúc Ánh mà còn lợi dụng đoàn thủ hạ của Ánh để đối đầu với quân Miến Điện: năm 1786, quân Miến xâm phạm đất Tiêm La, vua Tiêm La giả bộ xin Ánh định mưu kế cho nhưng tình thật muốn Ánh và thuộc hạ riêng của Ánh phải ra trận. Ánh trong tình thế của một Hàn Tín lòn trôn giữa chợ, phải ra quân, binh Miến Điện sợ chạy. Vua Tiêm La rất mừng, lại hứa sẽ giúp Ánh khôi phục Gia Định. Lần nầy Ánh bàn định với các tướng lưu vong của mình; Nguyễn Văn Thành tâu rằng: "Xưa vua Thiếu Khương chỉ có một toán binh còn khôi phục được nhà Hạ, ta nên dưỡng sức chờ thời, việc còn làm được, chớ nên đem giặc vào trong nước ". Ánh cho là phải bỏ ý định nhờ cậy quân Tiêm La nữa . Từ năm Giáp Thìn (1784) bị thua trận (Rạch Gầm-Xoài Mút), Ánh biết rằng Tiêm La không giúp ích được gì, họ chỉ lợi dụng cho nên tháng 7 âl năm Đinh Mùi (1787), Ánh cùng gia đình và thuộc hạ ban đêm bí mật rút đi, ra khỏi nước Tiêm La. Ngày nay, dư luận cho rằng Gia Long cổng rắn cắn gà nhà nên bình tĩnh xét lại. Cần nhớ rằng, đoàn quân dưới quyền của Nguyễn Phúc Ánh khi ông giữ chức Đại Nguyên soái Nhiếp quốc Chính là một đoàn quân ô hợp gồm đủ thành phần giang hồ tứ chiến, vong mạng, quân người Việt, người Miên, Chàm, Mã Lai, Lào, Hoa, Tây phương nhưng ông đã khôn khéo đối xử đẹp lòng bọn họ, tạo sự tôn trọng riêng cho mình khiến cho đoàn quân ô hợp nầy trở thành một khối đoàn kết khá vững mạnh và trung thành đi theo Ông khắp nơi để trở thành một công cụ đánh thuê rất hiệu quả. Tây Sơn, kẻ địch thủ của Ông cũng đã từng áp dụng chính sách tương tựa nhưng lại không giữ nổi loại quân ô hợp nầỵ Người Pháp vào thời đó dù rất cay cú vì chính sách bất hợp tác của Ánh sau khi Ông đã thành công lên ngôi hoàng đế - bởi vì không có ai hiểu rõ tâm địa của người Pháp hơn Ông - nhưng người Pháp vẫn cũng phải thừa nhận một sự thật lịch sử: "Đó là vị hoàng đế vĩ đại nhất từ xưa đến nay của xứ Cochinchine ". Trước năm 1975, ở Việt Nam có dư luận cho rằng Gia Long là đầu đàng của nhóm phong kiến đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc, rước kẻ ngoại bang vào đặt ách thuộc địa trên đất nước. Cũng dư luận đó, sau năm 1975 thì lại nói khác đi và có vẻ như cũng đi theo quan điểm "đối xử công bằng hơn" trong việc phê phán Gia Long: "Dù quan trọng đến mức nào, các sĩ quan và chuyên viên người Pháp giúp việc cho Nguyễn Ánh, trước sau như một, vẫn là những viên quan thuộc quyền

VSTK - 883


1 2

của quốc vương chứ không phải là lực lượng bảo hộ hay cố vấn chỉ đạo chiến tranh cho chúa Nam Hà". 

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Mối liên hệ giữa Gia Long và Giáo sĩ Giám mục Bá Đa Lộc và các người Pháp đánh thuê qua những lá thư chữ nôm của Gia Long

Những lá thư nầy (14 lá) do linh mục L.Cardière sưu tập và dịch ra bằng tiếng Pháp. VSTK không thể phiên âm chữ nôm, xin dành lại để các vị đọc giả thông bác Hán-Nôm bổ xung việc nầy. VSTK cố gắng chuyển dịch ra tiếng Việt theo bản dịch ra tiếng Pháp của linh mục L.Cadière. Mặc dù L.Cadière là một người Pháp rất giỏi tiếng Việt thời trước nhưng chúng tôi vẫn không thể tin tưởng hoàn toàn vào công trình dịch thuật của ông. Tuy nhiên, vì không còn cách nào khác, VSTK phải dựa vào 14 lá thư dịch ra tiếng Pháp của vị linh mục nầy với mục đích chính yếu là bổ xung thêm những điều đã được truy cứu về thời kỳ Gia Long tranh hùng với Tây Sơn để làm chủ một nước Việt Nam thống nhất. Từ chữ Nôm dịch ra tiếng Pháp đã là một điều khó chịu cho người đọc rồi nhất là những đọc giả không thông hiểu ngôn ngữ Pháp, nay lại lược dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt Nam hiện tại thì gíá trị về nội dung của những lá thư nguyên thủy lại còn bị xuống cấp thêm nữa. VSTK tạm dịch theo khả năng hạn hẹp của mình để chờ các bậc cao minh sẽ hoàn thiện trong tương lai.

*

VSTK - 884


Lá thư thứ nhất

(1)

(2)

Mặt trước

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Mặt sau

DOCUMENT I (1) (29). - 15 Décembre 1783. Lettre au Maître qui dirige le Collège(30), afin qu’il sache que nous venons de rencontrer un des chrétiens du Maître que le Maître avait chargéde nous porter un message secret et de nous expliquer toutes les raisons; nous sommes maintenant parfaitement au courant du fond de l’affaire. De plus, quant à ce qui est des affaires d’ici(31), les officiers et les hommes de troupes qui nous suivent sont en très grand nombre, mais les vivres ne sont suffisants que pour douze jours seulement. C’est pourquoi nous envoyons le Marquis de Sung-Duc attaché à notre personne, Commandant de Compagnie(32), porteur de deux lettres et de dix barres de sept onces(33), à la suite du chrétien qui le conduira [vers VSTK - 885


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

le Maître, lequel] en toute hâte enverra un homme de confiance qui conduira le Marquis de Sung-Bit avec les lettres pour qu’il mette le Maître Supérieur(34) au courant des événements. Quant aux dix barres, nous avons recours au Maître et aux chrétiens, pour qu’ils achètent des vivres afin de pourvoir à notre détresse; plus ils pourront en acheter, mieux cela vaudra. Quand l’achat aura été fait, nous prions les chrétiens de prendre la peine de transporter ces vivres et de nous les livrer, de façon à ce que nous puissions les distribuer (35). Voilà la lettre. Canh-Hung 44e année, 11e lune, 22e jour (15 Décembre 1783). Minh-Mang, 8e année, 5e lune, 25e jour, (19 Juin 1827)(36) conformément à l’original conservé, copie a été prise. — [Sceau du] Ta-Quan. (29) Je donne à chaque Document deux numéros : le premier le classe par rapport à la date où il a été écrit ; le second, entre parenthèse, indique la place qu’il occupe dans le recueil des 14 Documents. (30) Le « Maître qui dirige le Collège » est appelé par Nguyen-Anh tantôt Gia-cabê (Document IV), tantôt Gia-bê-sa (Document VIII), ou Gia-cô-bê (Document IX), Nha-cô-bê ( Document X), Nhả-ca-bá (Document XI), Gia-cô-vi (Document XIII), et Li- ổn (Document XIV). Les premières appellations rendent le prénom, et la dernière le nom de Jacques Liot, né à Preuilly-Sur-Glaise (Indre-et-Loire), le 20 Septembre 1751 ; parti de Paris en Novembre 1776 ; débarqua à Tourane, d’où il arriva à Saigon en 1779 ; fut chargé du Séminaire en 1780 ; en 1784, dut s’enfuir à Chantaboun avec quelques élèves ; il reste là jusqu’en 1786 et passe à Bangkok pour administrer les chrétiens annamites qui réclament son ministère ; il revient à Chantaboun vers 1789 ; après les succès de Nguyễn-Ánh il s’établit à Tân-Triệu près de Saigon, s’occupant à la fois du Séminaire et des chrétientés voisines ; il meurt dans les environs de Saigon, le 28 Avril 1811. (A. Launay: Mémorial des Missions Etrangères, Vol. 11, p. 404). Comme il sera souvent question, dans ces documents, du Collège de la Mission et du directeur de ce Collège, il est bon de donner, dès le début, une histoire succincte de cet établissement. C’est en 1666 que la Société des Missions Etrangères de Paris fonda un Collège général pour les missions d’Extrême-Orient, à Mahapram, près de Juthia, capitale du Siam. Un siècle plus tard, en 1766, les Birmans ayant ruiné de fond en comble la capitale siamoise, le Collège fut obligé de s’exiler, d’abord à Chantaboun) puis à HonDat près de Ha-Tien (autrement dit Can-Cao ou Péam, dans le Cambodge). Il y avait là, comme directeur et professeurs, Pigneau de Béhaine, le futur évêque d’Adran, Artaud Jean-Baptiste, et Morvan Jacques Nicolas. En 1769, la persécution force Pigneau de Béhaine et Morvan à quitter le pays avec leurs élèves. Ils s’embarquent tous le 11 Décembre, pour Malacca et Pondichéry, où le Collège est établi à Virampatnam, en 1770. Le 12 Mars 1775, Pigneau de Béhaine, qui venait d’être sacré, débarque à HaTien, avec une partie de ses anciens élèves, qu’il établit le Collège, au mois de Septembre, à Cay-Quao sur le bord de la mer, un peu au Sud de Ha-Tien. C’est Morvan qui dirigea la maison, jusqu’à la date de sa mort, 15 Janvier 1776. Il est alors remplacé par Le Clerc Tite. Vers le milieu de 1778, des pirates cambodgiens pillent et détruisent le Collège. Mgr. Pigneau de Béhaine emmène les élèves à Tan Trieu près de Bien-Hoa. On jouit là de quelques années de tranquillité. Mais, en Mars 1782, les Tay-Son s’emparent de Saigon.

VSTK - 886


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

48 49 50 51 52

L’Evêque d’Adran s’enfuit au Cambodge avec les élèves. Nguyen-Anh ayant repris Saigon en Septembre, Mgr. Pigneau de Béhaine revient et installe le Collège à Mac-Bac avec M. Liot Jacques comme Supérieur. En Mars 1783, nouvelle expédition des Tay-Son ; Mgr. Pigneau de Béhaine, toujours suivi des élèves du Collège, se réfugie dans les îles du golfe de Siam, et demande au roi de ce pays de lui permettre d’établir le Collège à Chantaboun ; la permission est accordée. L’installation dut avoir lieu en fin 1783, ou commencement 1784. C’était M. Liot Jacques qui était toujours supérieur de l’établissement. Mais, en 1786, les chrétiens annamites de Bangkok, manquant de prêtre, viennent le prier de leur administer les sacrements ; il y va et ne revient à Chantaboun que vers 1789. A ce moment, le 24 Juillet, Mgr. Pigneau de Béhaine, qui était parti pour France au début de 1785 avec le Prince Can h revient, s’installe à Thi-Nghe près de Saigon, et ramène le Collège près de sa résidence. Le Supérieur de la maison était toujours M. Liot Jacques (D’après A. Launay : Mémorial de la Société des Missions Etrangères, vol. I, pp. 762-763 ; vol. II, passim, aux noms cités ci-dessus. E. Louvet : La Cochinchine religieuse, vol. I, pp. 384-428).Il y a, pour le moment, dans cette histoire. quelques imprécisions, soit dans les dates, soit dans les lieux où fut établi ce Collège errant. Mais on peutdire d’une façon certaine que quand Nguyen-Anh parle du directeur du Collège, c’est toujours de Jacques Liot qu’il fait mention, et à lui qu’il s’adresse. Au moment où Nguyen-Anh écrivit la présente lettre, 15 Décembre 1783, le Supérieur du Collège, M. Liot. avec la moitié du personnel qui avait accompagné l’Evêque d’Adran, lors de sa fuite, se trouvait à Chantaboun. Ils étaient arrivés là, le 21 Août 1783 (A. Launay: Histoire Mission Cochinchine, Documents, III, pp. 80, 88. ) — Mgr. Pigneau, qui avait été mandé à Bangkok par le roi de Siam, avait quitté la capitale, pour revenir à Chantaboun, le 12 Décembre (Ibid., p. 90) ; c’est pour cela que Nguyen-Anh prie M. Liot d’envoyer son courrier à l'évêque en toute déligence. — Les chrétiens à l’obligeance desquels a recours Nguyen-Anh sont les chrétiens de Chantaboun, « une chrétienté cochinchinoise qui y est établie depuis longtemps » (Ibid., p. 80. ) (31) Trên « ici, en haut, au-dessus ». Cette expression, d’après les règles de la langue annamite, désigne ou bien un point en amont, ou un point situé plus au Nord, par rapport à un autre, ou un lieu situé à une altitude supérieure, ou bien encore un lieu placé dans une situation morale plus élevé, à cause du personnage qui y réside. D’après les Annales de Gia-Long (Voir plus loin, note 35), Nguyen-Anh était alors réfugié à l’île Thổ-Châu . C’est, d’après la traduction du Gia-Định thong chi de G. Aubaret, p. 277, l’île Poulo-Panjang, « située dans l’Est de la citadelle, a plus de 100 li de tour. Elle est placée en face de Long Xuyen et de Kien-Giang et couverte d’arbres non anciens, mais d’une belle végétation. Au bas de cette île sont des grottes dans lesquelles les hirondelles (salanganes) vont construire leurs nids. On y trouve aussi de l’écaille de différentes sortes et des holothuries, toutes choses qui ne se trouvent que dans l'eau ; c’est pourquoi les habitants se livrent tous à la pêche ». D’après Cl. Maître: Documents sur Pigneau de Béhaine, dans Revue Indochinoise, 1913, 2e semestre, p. 344 : « Cette île, dont le nom malais de Pulo Panjang signifie « l’île longue », est située à 200 kilomètres environ à l’Ouest de l’embouchure du Sông Ong-Doc par 9º 20 lat. Nord et 101º 10 long. Est. Elle a de 5 à 6 kilomètres de longueur sur autant de largeur. Couverte d’une épaisse végétation, elle n’a pas d’habitants fixes, mais est fréquemment visitée par les pêcheurs ».

mot de convention, ou d’une terme technique de la langue vulgaire d’alors. Il s’agit certainement d’une somme en or. Le sens peut être :10 barres pesant en tout 7 onces, ou : 10 barres pesant chacune 7 onces, ce qui serait une bien grosse somme.

VSTK - 887


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53

(34) Thượng Sư . Par cette expression, Nguyễn Ánh désigne (Voir notamment Document X), tantôt le Directeur du Collège lui-même, M. Liot Jacques, et alors, cette expression traduit littéralement en sino-annamite l’expression annamite: thầy bề trên qui désigne le Supérieur, dans un établissement de la Mission ; tantôt Mgr Pigueau de Béhaine, et alors nous avons la traduction en sino-annamite de l’expression Thầy-Cả « le Grand Maître », que Nguyễn-Ánh emploie plus loin, Document XI. Ici, c’est de l’Evêque d’Adran qu’il s'agit. (35) A la 8e lune (28 Août — 26 Septembre) de cette année 1783. Nguyễn-Ánh arriva en barque à Long-Xuyên ; le Commandant des Tây-Sơn, Nguyễn Hoá en ayant eu connaissance, donna des ordres pour faire poster plus de 50 jonques de combat à l'embouchure appelée Đốc-Công . pour lui barrer la route; les gens de Nguyễn Ánh parvinrent à s’emparer d’une jonque et ils apprirent par un prisonnier le piège qu'on leur tendait ; le prince ordonna de partir aussitôt et de faire force de rames ; les troupes de Nguyễn-Hoá ne purent atteindre les fugitifs. Les chefs ennemis, Nguyễn Văn Lữ et Nguyễn Văn Huệ retournèrent à Qui-Nhơn laissant, pour garder la BasseCochinchine. le Phò-Mã Trương-Văn-Đa et le Commandant de l’avant Bảo . La jonque qui transportait Nguyễn-Anh arriva à l’île Chung et s’arrêta à l’îlot Thổ-Châu Il y était encore en Janvier Février 1784. Ici, l’Annaliste place une note d’un grand intérêt, et qui illustre d’une façon précise la lettre de Nguyễn-Ánh : « Depuis la prise de Saigon par les le Souverain errait de ci de là. Ceux qui le suivaient, Tôn Thất Huy , Tôn Thất Hội , Đõ Văn Hựu , NguyễnVăn Thành , Lê Văn Duyệt Nguyễn-VănKhiêm , Nguyễn-Đức-Xuyên et les autres, sans le quitter, menaient une vie errante ; sur terre, ils poussaient le char royal, sur l’eau. ils ramaient et manoeuvraient la voile ; dans les embarcations, les vivres manquaient, et il arrivait que, pendant plusieurs jours, on se passait de manger » Thật-lục chính nhứt livre 2. folio 8b). On doit remarquer que l'Annaliste place cette note entre la 8e et la 1 0e lune, c’est-àdire entre le 28 Août et le 26 Octobre 1783. Même si elle n’avait pas une portée générale et ne s’appliquait pas à toute la période pendant laquelle Nguyễn-Ánh tâcha d’échapper à la poursuite des rebelles, on peut dire, d’une façon certaine, que l’état de dénuement qu’elle signale s’étend à la 11e lune, et au 15 Décembre 1883, jour où Nguyen-Anh écrivait au Directeur du Collège pour lui demander des vivres. Cette note illustre donc avec un à propos saisissant le document que nous a conservé la Mission de Hué. Bien plus, je crois que nous pouvons dire avec certitude qu’une copie de cette lettre de Nguyễn-Ánh se trouvait entre les mains de l’Annaliste et qu’il s’en est servi pour rédiger la note que nous venons de voir. Seulement, écrivant à une époque de xénophobie aiguë (les Thật-lục première série, ont été rédigés sous Minh-Mạng il n’a pas voulu ou osé mentionner expressément que Nguyễn Ánh pour nourrir ceux qui le suivaient, avait été obligé de recourir, au moins une fois, aux bons offices d’un missionnaire et de ses chrétiens ; il n’a retenu que l’idée générale, à savoir l’état de dénuement de Nguyễn-Ánh et de sa suite, et de plus, il a noyé cette idée dans une amplification littéraire ; mais la dépendance de la note de l’Annaliste par rapport au Document que nous donnons ici, est encore pleinement visible : l’objet de la note, la date où elle est insérée dans les Annales, rendent le fait presque certain, ou grandement probable. Les Annales de Gia-Long Thật - lục chính nhứt livre 2, folio 15) signalent encore une détresse semblable des troupes qui suivaient Nguyen-Anh à la 12e lune de l’an (11 Janvier — 8 Février 1785). — Et l’Evêque d’Adran lui-même raconte que, vers Janvier-Février 1784, ayant rencontré Nguyễn-Ánh et son escorte,il partagea avec eux ses vivres: « On ne saurait se figurer quels furent leur reconnaissance et les témoignages de sensibilité qu’ils firent tous éclater en recevant le peu de choses que je pus leur donner ». C’était dans les îles du golfe de Siam (D’après Ch. Maybon : Histoire pays d’Annam, p. 204.) — Déjà, après la mort de Hue-Vuong en 1775-76,

VSTK - 888


1 2 3 4 5 6

lorsque Nguyen-Anh était caché par les soins de l’Evêque d’Adran, c’était le Père Paul Nghi qui apportait au jeune prince sa nourriture quotidienne (E. Louvet : Mgr. d’Adran, p. 61 ; Ch. Maybon : ibid., p. 217, note 3. — Comp. Cl. Maître : Documents sur Pigneau de Béhaine, dans Revue Indochinoise, 1913, 2 e semestre, pp. 245-247). (36) Il y eut, cette année 1827, deux cinquièmes lunes ; s’il s’était agi dela 5 e lune supplémentaire, on l’aurait indiqué ; je prends donc la première.

*

Bản dịch lá thư thứ nhứt (15 tháng 12 năm 1783) 7

8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Thư gửi Thầy Hiệu trưởng để thầy được rõ là ta và quan binh vừa tiếp kiến một trong những tín hữu đạo Gia Tô của Thầy được thầy giao phó nhiệm vụ mang đến cho chúng ta một mật tín kèm với mọi lý lẽ giải bày; ta và quan binh hiện giờ hoàn toàn nắm vững tình thế. Lại như, đối với những người có trách vụ ở trên nầy, số quan binh theo ta thì thật thật đông đảo, nhưng lương khô nhu yếu sinh sống thì chỉ còn đủ dùng trong vòng 12 ngày mà thôi. Bởi cớ đó, ta sai nội quan của ta là Cai đội Sung Đức hầu, mang theo 2 lá thư cùng mười thoi vàng 7 lượng đi theo sự hướng đạo của người tín hữu Gia Tô đến gặp Thầy để thầy khẩn cấp cắt cử một kẻ tâm phúc dẫn đưa Sung Đức Hầu mang hai lá thư đến trao cho Thầy Cả được rõ diễn biến mọi sự. Còn 10 thoi vàng, ta và quan binh trông cậy ở Thầy và các tính hữu Gia Tô dùng số vàng đó mua các thứ nhu yếu phẩm để yểm trợ cho ta và quan binh qua bước thiếu hụt ngặt nghèo, chớ chi càng mua được nhiều thì càng tốt. Sau khi mua được rồi, ta và quan binh cậy nhờ các tính hữu Gia Tô hãy chịu khó chuyển tải và giao những hàng nhu yếu phẩm nầy để chúng ta cấp phát khi thuận tiện. Nay thư. Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, tháng 11, ngày 22 (!5-12-1783) Niên hiệu Minh Mạng thứ 8, tháng 5, ngày 25 (19-61827) Sao y chính bản, (đóng dấu ) Tả Quân. CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

Ghi chú số (29): linh mục L.Cadière đánh số các lá thư bằng 2 loại số: số La Mã I là số theo thời gian trước sau của các lá thư được viết và số thứ hai là số La Mã ở giữa hai kép ( I ) là số thứ tự trong sưu tập của toàn bộ 14 lá thư. Ghi chú số (30): "Maitre qui dirige le Collège" tức là Thầy giáo giữ chức vụ Hiệu trưởng. Có sách dịch theo bản chữ Nôm là Thầy Cai trường. Người hiệu trưởng nầy có khi Gia Long gọi là Gia-cô-bê, có khi lại gọi là Gia-bê-sa, Nhã-ca-bá, Gia-cô-vi và Li-ổn, tất cả đều là họ và tên của Jacques Liot. Người Pháp nầy tới Sài Gòn vào năm 1779; được cử làm hiệu trưởng chủng viện năm 1780; năm 1784 chạy trốn sang Chantaboun (Tiêm La) với một số chủng sinh; năm 1786 đi Bangkok để VSTK - 889


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

trông coi các tín đồ Gia Tô người Việt Nam ở đó; sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định, J. Liot trở về làm hiệu trưởng Chủng Viện ở Tân Triệu gần Sài Gòn và trông coi các khu giáo dân ở vùng kề cận và chết ngày 28 tháng 4 năm 1811. Tiếp theo phần chú giải trên, L Cadière cũng cho biết về tiến trình thành lập trường đạo (Collège de la Mission): Năm 1666 Hội truyền giáo Hải ngoại ở Paris (Société des Missions Étrangères de Paris) thành lập một trường đạo (chủng viện) chung cho vùng Viễn Đông (Collège) tại Mahapram gần thủ đô của nước Tiêm La. Năm 1766, quân Miến Điện xăm chiếm thủ đô Tiêm La và cơ sở trường đạo phải dời đi tránh giặc, tới ở Chantaboun rồi chạy ra Hòn Đất gần Hà Tiên (đảo nầy còn gọi là Can-Cao hay Péam thuộc lãnh thổ Cao Miên). Lúc đó Hiệu trưởng là Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc, lúc nầy chưa thụ phong Giám mục) với các thầy giảng dạy của trường là Artaud Jean-Baptiste, và Morvan Jacques Nicolas. Năm 1769 vì có cuộc bách hại, Bá Đa Lộc, Morvan và các học sinh phải bỏ xứ xuống tàu chạy trốn sang quần đảo Malacca rồi sang thành Pondichéry ở Ấn Độ và dựng lại một trường đạo khác ở Virampatnam vào năm 1770. Ngày 12 tháng 3 năm 1775, tân Giám Mục Bá Đa Lộc cùng một số học trò cũ của ông trở đặt chân lên đất Hà Tiên và tại đây vào tháng 9 cùng năm ông lại dựng một trường đạo ở Cây-Quao gần bờ biển, phía Nam Hà Tiên. Morvan được chỉ định làm hiệu trưởng. Ngày 15 tháng 1 năm 1776, Morvan qua đời và Le Clerc Tite lên thay thế. Khoảng giữa năm 1778, trường đạo bị giặc cướp Cao Miên đốt phá, Bá Đa Lộc lại phải mang thầy, trò của trường chạy vào Tân Triệu gần Biên Hòa. Tháng 3 năm 1782, Tây Sơn đánh Sài Gòn, thầy trò Bá Đa Lộc lại phải chạy sang Cao Miên. Tháng 9 cùng năm Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn thì thầy trò của Bá Đa Lộ cũng trở lại và dựng trường đạo ở Mạc Bắc và Jacques Liot được chỉ định làm Thầy Bề Trên. Tháng 3 năm 1783, Tây Sơn lại vào đánh Sài Gòn. Bá Đa Lộc cùng các thầy trò trường đạo lại phải chạy trốn ra các đảo trong vịnh Tiêm La rồi xin vua Tiêm La cho phép xây cất một trường đạo ở Chantaboun và được chấp thuận. Trường nầy được khởi công dựng xây vào khoảng cuối năm 1783 hay đầu năm 1784. Năm 1786, các tín đồ Gia tô người Việt Nam ở Bangkok thiếu linh mục, yêu cầu J.Liot đến giáo phận Bangkok với họ cho đến năm 1789 ông mới trở lại Chantaboun. Trong thời điểm nầy, vào ngày 24 tháng, từ nước Pháp, Giám mục Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh trở về (đi từ đầu năm 1785) và cho dời trường đạo về Thị Nghè gần Sài Gòn và Thầy Bề trên vẫn là J.Liot. Theo linh mục L. Cadière, các chi tiết về ngày, tháng, địa điểm xây cất trường đạo kể trên do tác giả A. Launay ghi lại trong sách Mémorial des Mission Étrangères, vol 11, trang 404 có thể không được đích xác lắm. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là khi Nguyễn Ánh đề VSTK - 890


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

cập tới Thầy Hiệu Trưởng (Thầy Cai trường) thì người đó chính là Jacques Liot.Vào lúc Nguyễn Ánh viết lá thư đề ngày 15 tháng 12 năm 1783 thì Thầy Bề Trên J.Liot cùng với phân nửa số người trong số các thầy trò chạy theo Bá Đa Lộc đang có mặt tại Chantaboun. Họ đã tới Chantaboun ngày 21 tháng 8 năm 1783 (theo A.Launay: Histoire Mission Cochinchine, Documents, III, trang 80, 88 ) - và ngày 12 tháng 12 Giám Mục Bá Đa Lộc cũng đang trên đường từ Bangkok quay trở lại Chantaboun (A.Launay; sđd.trang 90). Do đó Nguyễn Ánh đã yêu cầu J. Liot hãy cẩn trọng đưa dẫn người mang thư của Ánh tới Bangkok gặp Bá Đa Lộc và những tín hữu mà Nguyễn Ánh đề cập trong lá thư chính là những tín hữu đạo Gia Tô ở Chantaboun: "đây là những tín đồ Ki tô giáo người miền Nam kỳ cựu nhất ở Chantaboun"(A.Launayt;sđd. trang 80). Ghi chú số (33): Số vàng mà Nguyễn Ánh gửi mua lương thực là 10 thoi, mỗi thoi nặng khoảng chừng 7 lượng tức là tổng cộng vào khoản 70 lượng vàng: đây là một món tiền không nhỏ mà Ánh dùng để chi dụng trong việc nuôi dưỡng quan binh của mình. Từ chú thích số (33) ta còn thấy được một điểm khác: trên bình diện vật chất, người Pháp cho tới lúc nầy chưa giúp được Nguyễn Ánh gì hết ngoại trừ nhờ cậy các giáo sĩ sai bảo các tín đồ ngoan đạo trên đất Tiêm La thực hiện nhưng dịch vụ trao gửi tin tức và thu mua lương thực cho đoàn quan binh trung thành của Ánh đang chiến đấu trong cảnh khốn đốn, chật vật. Ghi chú số (34): "Maître Supérieur" mà L. Cadière dùng để dịch chữ Thượng Sư trong lá thư chữ Nôm (VSTK dịch là Thầy Cả) chính là để chỉ Giám Mục Bá Đa Lộc. Cần lưu ý rằng, ở miền Nam thường gọi giám mục Bá Đa Lộc là Cha Cả (Lăng Cha Cả ở Tân Sơn Nhứt). Chữ "Maître Supérieur" nếu trong phạm vi trường đạo thì có nghĩa là Thầy Bề trên tức là Hiệu Trưởng hay Giám Hiệu. Ghi chú số (35): Tháng 8 âm lịch (trong khoảng 28 tháng 8 d.l đến 26 tháng 9 d.l) trong năm 1783. Nguyễn Ánh xăm nhập Long Xuyên bằng thuyền. Tướng Nguyễn Hóa của Tây Sơn biết được liền mang 50 thuyền chiến đón chận ở cửa Đốc Công. Người của Nguyễn Ánh bắt được một thuyền của Tây Sơn và tù binh khai cho biết là có quân Tây Sơn phục kích. Nguyễn vương liền truyền lệnh chèo nhanh để rút lui. Binh thuyền của tướng Tây Sơn Nguyễn Hóa truy kích không kịp. Lữ và Huệ rút quân về Qui Nhơn để Phò mã Trương Văn Đa và tướng tiền quân Bảo ở lại giữ Gia Định. Thuyền chở Nguyễn Ánh đến đảo Chung rồi lên Cù Lao Thổ Châu và lưu ở tại đó đến đầu tháng 2 (d.l) năm 1784. Chú thích số (35) có đề cặp tới cửa sông Đốc Công và Cù lao Thổ Châu. -Cửa sông Đốc Công tức là cửa sông Ông Đốc. Sông ông Đốc Thời Nguyễn Ánh thuộc đạo Long Xuyên vì Long Xuyên bao gồm luôn cả vùng Cà Mau ngày nay. VSTK - 891


7

-Cù Lao Thổ Châu: theo sự chú giải số (32) thì cù lao nầy có tên là Poulo Panjang, cách cửa sông Ông Đốc khoảng 200 cây số về hướng Tây. Cần lưu ý là trong Gia Định Thành Thông Chí Trịnh Hoài Đức mô tả cù lao nầy như sau: "Hòn Thổ Châu ở phía Đông trấn thự, chu vi hơn 100 dậm, làm án xá cho Long Xuyên và Kiên Giang, cây cối rậm rạp, hang núi êm vắng, chim hải yến làm tổ ở ấy; đồi mồi, vích, hải sâm sản xuất ở vực; trên cù lao có dân cư, đều làm nghề biển." (Gia Định Thành

8

Thông Chí, tờ 84a hay bản dịch, Viện Sử Học, Hà Nội, trang 68).

1 2 3 4 5 6

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28

(D’après les Annales de Gia-Long (Voir plus loin, note 35), Nguyen-Anh était alors réfugié à l’île Thổ-Châu . C’est, d’après la traduction du Gia-Dinh thong chi de G. Aubaret, p. 277, l’île Poulo-Panjang, « située dans l’Est de la citadelle, a plus de 100 li de tour. Elle est placée en face de Long Xuyen et de Kien-Giang et couverte d’arbres non anciens, mais d’une belle végétation. Au bas de cette île sont des grottes dans lesquelles les hirondelles (salanganes) vont construire leurs nids. On y trouve aussi de l’écaille de différentes sortes et des holothuries, toutes choses qui ne se trouvent que dans l'eau ; c’est pourquoi les habitants se livrent tous à la pêche ». D’après Cl. Maître: Documents sur Pigneau de Béhaine, dans Revue Indochinoise, 1913, 2e semestre, p. 344 : « Cette île, dont le nom malais de Pulo Panjang signifie « l’île longue », est située à 200 kilomètres environ à l’Ouest de l’embouchure du Sông Ong-Doc par 9º 20 lat. Nord et 101º 10 long. Est. Elle a de 5 à 6 kilomètres de longueur sur autant de largeur. Couverte d’une épaisse végétation, elle n’a pas d’habitants fixes, mais est fréquemment visitée par les pêcheurs ».)

Bản dịch GĐTTC của G.Aubaret dịch sang Pháp văn "située dans l'Est de la citadelle: ở về phía Đông trấn thành". Không biết Trịnh Hoài Đức có ghi lầm hay không, bởi vì theo sự mô tả trong GĐTTC và bản dịch của G.Aubaret thì cù lao nầy nằm phía bên vịnh Thái Lan tức là ở phía Tây vùng Cà Mau. Không hiểu ý của Trịnh Hoài Đức có viết như vậy hay không hoặc là vì nạn tam sao thất bản chăng? Nhìn trên bản đồ Việt Nam ngày nay thì đảo Thổ Châu nằm ở về phía Đông kinh tuyến 102o và nằm về hướng Tây Nam so với đảo Phú Quốc.

Bản đồ đồng Bằng sông Mé Kong (Cửu Long)

VSTK - 892


Bản đồ Nam Việt Nam, Cao Miên và miền Đông Thái Lan

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

Chú giải số (35) của L. Cadière đã trích dẫn chú giải của người khác để mô tả vị trí của hòn đảo Thổ Châu và chỉ kể sơ lược việc Nguyễn Ánh chạy trốn sự truy kích của quân Tây Sơn và trốn quanh quẩn trên các hải đảo trong vùng Vịnh Thái Lan. Sử sách cũ của quốc sử quán triều Nguyễn thì cũng chỉ nói lướt qua cuộc trốn chạy của Nguyễn Ánh kèm theo những hiện tượng dị đoan để chứng minh cho chân mạng làm vua của Nguyễn Ánh. Tên những hải đảo mà Nguyễn Ánh có đặt chân lên thì sử cũ cũng chỉ viết ra cái tên nhưng không mô tả mà cũng không kèm theo một hình vẽ hoặc bản đồ nào để hướng dẫn cho người đọc. Trong giai đoạn chạy trốn nầy, không phải chỉ có một mình Nguyễn Ánh mà còn có quân binh của Ánh cũng một lòng đi theo Ánh và thêm một nhóm nhà tu ngoại quốc cũng phải cuốn gói rời Gia Định chạy theo vết chân của Nguyễn Ánh. Cuộc trốn chạy của "chúa" Nguyễn Ánh (Nguyễn Áng xưng vương vào năm Canh Tý /1780) và quan binh khởi đầu khi quân Tây Sơn do Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ vào tấn công Gia Định lần thứ 3 vào tháng 3 năm Nhâm Dần (1782). Trận đánh nầy được Trịnh Hoài Đức mô tả trong GĐTTC như sau: "Thủy quân ta (tức là thủy quân của Nguyễn Ánh) bày trận ở sông Ngã Bảy cửa biển Cần Giờ. Quân giặc (tức là quân Tây Sơn) thừa gió thuận nước lên, no buồm xong thẳng. Quân ta không đánh mà tự tan vỡ.....Giặc bèn thừa thắng liền phá quân ta ở ngã ba Soi Rạp thẳng đến

VSTK - 893


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Bến Nghé. Quan binh chạy tan. Vua chạy đến xứ Ba Giồng hiệu triệu các quân, bốn phương đến hợp như mây. Tháng 5, anh em ngụy Nhạc đem quân thủy bộ về Quy Nhơn, lưu lại hàng tướng Đông Sơn là Đỗ Nhàn Trập đốc lĩnh binh biền trấn giữ Gia Định, đóng ở Bến Nghé. Tháng 8, quân của vua lấy lại được phủ Gia Định. Nhàn Trập bỏ chạy. Quý Mão, năm thứ 6 (1783) . . . , mùa Xuân, tháng 2, giặc Tây Sơn là Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ lần thứ 4 vào cướp phủ Gia Định. Bấy giờ vua gọi Tiếp quận công (Châu Văn Tiếp) từ đồn Trà Hương đem quân về điều bát quân thủy mà lập trận hỏa công, và Điều khiển Trừng Thanh hầu (Dương Công Trừng) đóng giữ đồn Thiêm1 ; Hoàng đệ (em của Ánh) là Thiếu phó Mân công (Tôn Thất Mân) giữ đồn Rạch Bàng2. Giám quân dinh Phiên Trấn là Tô Văn Hầu giữ bè hỏa công chắn ngang; tàu thuyền của Tiếp Quận công chia dàn ở sông lớn Bến Nghé, làm bè Cốn chắn ngang. Ngày 24, Chưởng thủy quân là Hoảng Nhật Hầu (Tôn Thất Hoảng) đem quân kỳ binh đánh ở Khúc Lãng, rình giặc vào trong trận rồi đốt bè hỏa công thả ra. Ngày hôm ấy, nước triều từ giờ Dần đến giờ Tý dấy lên lan tràn, chợt trở gió Đông Bắc, bè lửa đốt trở lại quân ta, khói lửa dữ dội. Quân giặc thừa thế tiến nhào lên, quân ta tán loạn. Tiếp Quận công do đường núi sang nước Lào . . . . .Vua sang Mỹ Tho, đến Đông khẩu, lại ra đóng ở đảo Phú Quốc. . ." (1) Có lẽ là đồn nầy nằm ở phía Thủ Thiêm hiện nay cho nên Trịnh Hoài Đức gọi là đồn Thiêm mà trên bản đồ Trần Văn Học 1815 ghi là đồn Giác Ngư hay đồn Cá Trê: con cá trê có 2 chiếc ngạnh rất bén, nếu người ta bị hai ngạnh nầy đâm trúng thì sẽ rất đau nhức, có thể vì thế mà gọi là Giác Ngư, sau đổi là Tả Định. Thời Pháp đổi gọi là đồn Bắc). (2) Rạch Bàng có thể là Rạch cầu Tân Thuận và đồn Rạch Bàng của Trịnh Hoài Đức có lẽ là đồn Thảo Câu còn gọi là đồn Nam hay Hữu Bình: đồn nầy nằm ở cuối kho Thương Cảng, ngay gốc cửa Rạch Tân Thuận chảy vào sông Sài Gòn. Đồn nầy có vẻ như nằm đối diện với đồn Giác Ngư bên phía Thủ Thiêm. Có một điểm khá đặc biệt cần nêu ra về 2 người tướng trấn giữ 2 đồn nầy: đa số các sách từ trước tới nay đều ghi tướng Dương Công Trừng giữ đồn Thảo Câu còn tướng Tôn Thất Mân giữ đồn Cá Trê tức là ngược lại với cách ghi chép của Trịnh Hoài Đức. Trong trận nầy Tôn Thất Mân bị tử trận. Nguyễn Ánh chạy xuống Mỹ Tho, qua Đông Khẩu rồi chạy ra Phú Quốc. Có sách viết rằng Nguyễn Ánh chạy ra Ba Giòng (trên bản đồ có địa danh Ba Dòng ở gần biển), kế đến chạy qua Hà Tiên rồi ra Phú Quốc. Có sách lại viết Ánh chạy qua Bến Lức, xuống Mỹ Tho rồi vượt biển chạy ra Phú Quốc.

VSTK - 894


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

GĐTTC có ghi: "Du Chính hầu và Nghi Biểu hầu bàn tâu xin dời dinh Long Hồ đến xứ Tầm Phào (tức đất thôn Long Hồ ngày nay) và đặt đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc . . ." (GĐTTC, bản dịch, trang 80). Cách ghi chép của Trịnh Hoài Đức hợp lý bởi vì từ Mỹ Tho qua Sa Đéc để đến Hà Tiên rồi từ Hà Tiên chạy ra Phú Quốc là hành trình ngắn và an toàn nhất. Trịnh Hoài Đức còn cho biết rằng sau khi đã thoát ra đảo Phú Quốc Nguyễn Ánh lại sai Tôn Thất Cốc trở vào Hà Tiên chiêu tập tàn binh của Ánh. Theo lá thư nôm thứ nhứt của Gia Long kể ở phần trên thì đám tàn binh nầy khá đông. Trong đám tàn binh kể trên có nhóm người Hoa của đạo binh Hòa Nghĩa do tướng Trần Đình chỉ huy nổi loạn không nghe theo lệnh cắt cử của Tôn Thất Cốc. Cốc giết Trần Đình. Bộ hạ của Đình chiếm cứ Hà Tiên nhưng quân binh của Ánh dẹp yên. Số quân binh của Ánh càng đông thêm khi có một đám cướp biển người Chà Và (Có thể là một trong những tộc người da đen ở quần đảo Java và eo biển Malaca: người Mã Lai hoặc người Nam Dương mà cũng có thể là người Tiêm La . Đám giặc biển nầy tung hoành trên vùng biển Vịnh Thái Lan, thường thi chúng núp dưới hình thức tàu đánh cá để thực hiện việc cướp giựt, hãm hiếp, chém giết các tàu, ghe buôn đi ngang qua vịnh nầy. Hiện trạng nầy vẫn còn xảy ra cho đến ngày nay. Có thể sào huyệt của đám giặc cướp Chà Và nầy là những hòn đảo nằm gần bờ biển thuộc lãnh thổ Cao Miên hay Tiêm La. Các hòn đảo loại nầy ngày nay nhìn trên bản đồ được gọi bằng những tên như: Rong Sam Lem, Rong (nằm trong vùng biển Của Miên), Kong, Kut, Mak, Chang (nằm trong vùng biển của Tiêm La). GĐTTC có đề cập đến 3 hải đảo có tên là Côn Lôn, Cổ Công (có thể là đảo Kong) và Cổ Cốt (có thể là đảo Kut): 1/ "Tháng 6, quân vua (Nguyễn Ánh) lại ra đóng ở vụng Lũy Thạch đảo Phú Quốc (ĐNTLCB chép là Điệp Thạch) để tránh cho yên. Chợt bị quân đi tuần của thống suất giặc (Tây Sơn) là Thận (tức Phan Tiến Thận) đến đánh úp. Vua chạy sang đảo Côn Lôn, lại bị giặc dò biết." Theo cách ghi khi nầy thì Nguyễn Ánh lại trở vào đất liền ở vùng vịnh Lũy Thạch có thể là để chiêu tập tàn binh và tìm mua lương thảo. Đa số sử sách đều ghi chú Lũy Thạch hay Điệp Thạch là Hòn Chông trên bản đồ ngày nay. Vua chạy sang đảo Côn Lôn: đảo Côn Lôn ở đây là đảo nào? Trịnh Hoài Đức có mô tả một hòn đảo cũng có tên là "đảo Côn Lôn ở giữa biển Đông, từ cửa Cần Giờ biển lớn thẳng hướng mặt trời mà đi về phía Đông, 2 ngày đêm mới đến . . .". Theo sự mô tả nầy thì Côn Lôn chính là đảo Côn Sơn, mà người Pháp gọi là Poulo Condore. Nếu quả thật như vậy thì thử đặt câu hỏi: tại sao Nguyễn Ánh lại phải chọn một hành trình đường biển quá xa từ Hòn Chông bên vịnh Thái Lan

VSTK - 895


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

chạy xuống phía Nam, vòng qua mũi Cà Mau để đến ẩn núp trên đảo Côn Sơn? Cũng theo GĐTTC thì một tháng sau đó, tức là vào tháng 7 "Vua lại dời sang miền Đông, đỗ thuyền ở eo Sòi của Băng Côn. . .". Nhìn trên bản đồ Du Lịch của Việt Nam ngày nay, tại cửa biển Rạch Giá có một con rạch nhỏ chảy ra eo biển Rạch Giá gọi là Rạch Sói. Eo Sòi của Trịnh Hoài Đức rất có thể là cửa Rạch Sói ngày nay. Như vậy thật là một điều nghịch thường nếu Nguyễn Ánh lại từ Côn Sơn quay trở về Rạch Giá tức là dời từ miền Đông sang miền Tây, ngược lại với sự mô tả của GĐTTC "lại dời sang miền Đông". Tác giả Maybon trong Histoire Moderne Du Pays d'Annam, Paris, 1919 cho rằng Ánh chạy từ Phú Quốc đến đảo Cổ Long (Kok Rong). Trên bản đồ ngày nay đảo Rong, mà có sách phiên âm ra là Cổ Long, nằm ngoài khơi vịnh Kompong Som của Cao Miên. Có thể đây là hang ổ của bọn cướp Chà Và đã ra đầu thú và đi theo Nguyễn Ánh. Khi bị quân Tây Sơn truy kích, có thể Nguyễn Ánh đã chạy về trú ẩn tại hòn đảo Rong nầy để rồi một tháng sau đó Nguyễn Ánh từ đảo Rong (hướng Tây) chạy trốn về hướng Đông để rồi bị trôi giạt vào vịnh Rạch Giá nơi có dòng nước của một con Rạch nay gọi là Rạch Sói (Eo Sòi) và có thể vì thế mà Trịnh Hoài Đức ghi "quân vua dời sang miền Đông". Nhưng tại sao không có 2 chữ Cổ Long trong GĐTTC của Trịnh Hoài Đức? Có phải vì nạn tam sao thất bản? Hay vì một uẩn khúc nào đó mà Trịnh Hoài Đức phải thay hai chữ Cổ Long ra hai chữ gần giống là Côn Lôn? VSTK suy diễn rằng, đảo Côn Lôn trong lần bị truy kích nầy chính là đảo Rong nhưng có thể là để tránh tiếng người đời sau mai mỉa cho rằng quan quân cùng với chủ tướng Nguyễn Ánh chỉ là một đám cướp biển ô hợp cho nên Trịnh Hoài Đức hoặc các sử thần trong Quốc sử quán triều Nguyễn đã không thể để cho Nguyễn Ánh chạy đến trốn tránh trên đảo Rong nơi hang ổ của bọn hải tặc trong vịnh Thái Lan. 2/ Tháng 7, khi biết được quân binh của Nguyễn Ánh đang ẩn náu trên đảo Cổ Long, Nguyễn Huệ cho quân Tây Sơn tới bao vây. nhưng Trịnh Hoài Đức lại ghi rằng: "Tháng 7 , quân vua dời sang miền Đông, đỗ thuyền ở Eo Sòi của Băng Côn. Ngày 12, chiến hạm của Đô Úy giặc là Trấn đến vây kín xung quanh, thế rất nguy cấp". -ĐNTLCB ghi là phò mã Tây Sơn Trương Văn Đa, nhưng Quốc triều Chánh Biên Toát yếu thì không kể tên của tướng Tây Sơn Trương Văn Đa trong trận bao vây nầy. -Số quân Tây Sơn bao vây lần nầy là 12 chiến hạm theo Trịnh Hoài Đức. Nhiều sách cũng cho là quân Tây Sơn lập thành 3 vòng vây. Ba vòng vây ở đây có lẽ không nên hiểu theo hình thức 3 vòng tròn nhưng

VSTK - 896


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

nên hiểu là quân Tây Sơn gồm có quân thủy, bộ phối trí ở 3 nơi khác nhau để chận bắt Nguyễn Ánh. Cuộc thoát chạy lần nầy của Nguyễn Ánh được Trịnh Hoài Đức ghi như sau: "Ngày 12 chiến hạm của đô úy giặc là Trấn đến đánh vây kín xung quanh. Thế rất nguy cấp. Ngày hôm ấy, trời biển quang tạnh, thốt nhiên mây mù che kín trời, gió to sóng dữ, quét sạch thuyền giặc như bèo trôi mặt biển, theo gió giạt đi, bị đắm không biết bao nhiêu chiếc. Thuyền vua thì giương no 2 cánh buồm theo phía Đông Bắc mà xong ra, mới ngang cửa biển Ma ly, lại bị quân canh giữ của giặc xông đến. Nhưng giặc sợ không dám phạm. Được một lát, mưa gió ban ngày tối sầm, thuyền vua lại quay buồm về phía Đông, xiêu giạt ở trong biển mông mênh, không biết bờ bến nào mà đi. Bấy giờ nước ngọt hết cả, quân bị khát đã 7 ngày. Thế rồi bờ biển quang mù trước thuyền sóng lặng, trong thấy mặt nước sắc xanh trắng chia hai dòng, nước trong chảy ra, thử nếm thấy vị ngọt, quân nhà thế được an toàn. Bèn chạy về đảo Phú Quốc. Các thuyền đi theo dần dần đến hợp."` Đọc cách mô tả trên của Trịnh Hoài Đức và dò trên bản đồ ngày nay thì thấy những gì ông chép ra đều có vẻ đi ngược lại hết so với thực tế: nếu thoát ra từ cửa Rạch Sòi-Vịnh Rạch Giá và muốn về đảo Phú Quốc hay đảo Cổ Long thì bắt buộc Nguyễn Ánh phải đi theo theo hướng Tây Bắc chứ không thể đi theo hướng Đông Bắc vì đi theo hướng Đông Bắc tức là đi về phía đất liền của Việt Nam. Còn một cách suy diễn khác: có thể trên đường trốn chạy từ đảo Cổ Long (vì nơi nầy đã bị lộ) đoàn thuyền của Ánh bị đón chận từ cửa vịnh Kompong Som. Để né tránh các thuyền chiến của Tây Sơn chận ngang ở vùng biển đảo Phú Quốc đoàn thuyền của Ánh phải đi xuống hướng Nam tức là về hướng đảo Thổ Châu mà trên bản đồ ngày nay có tên là Panjang. Trên tuyến đường nầy thì gặp thủy quân Tây Sơn đón đường nhưng nhờ có cơn bảo (có thể cơn bảo này thổi theo hướng Tây Nam-Đông Bắc) khiến cho đoàn thuyền chiến của Tây Son bị đánh chìm đồng thời đoàn thuyền của Ánh có thể cũng bị cơn bảo thổi ngược lại theo hướng Đông Bắc và đến lúc trời tối thì thuyền của Ánh mới hướng thẳng về hướng Đông, bị mất hướng, lênh đênh ngoài biển khơi để rồi trôi giạt vào vịnh Rạch Giá nơi có cửa sông Cái Lớn và cửa Rạch Sòi: dòng nước ngọt ngoài biển hoặc mặt nước sắc xanh sắc trắng, nước trong chảy ra, thử nếm thấy vị ngọt theo như mô tả của Trịnh Hoài Đức chính là nước của con sông Cái Lớn và của con Rạch Sòi đổ vào vịnh Rạch Giá. Sau đó Ánh lại trở ra Phú Quốc sau khi quân Tây Sơn đã rút đi. Như vậy, đây có thể là một cuộc trốn chạy khác của Nguyễn Ánh từ đảo Cổ Long nhưng sử sách của nhà Nguyễn, kể cả GĐTTC của Trịnh Hoài Đức phải viết tránh đi, biến cuộc trốn chạy tan thương thành một cuộc xâm nhập kiên cường gan dạ của Ánh cùng với nhóm tàn binh của mình vào vùng vịnh biển Rạch Giá. VSTK - 897


Lá thư thứ hai

Mặt trước

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Mặt sau

DOCUMENT II (III). — 10 Octobre 1784 . Odre expédié au Maître qui dirige le Collège et aux élèves, d’avoir à monter en barque et à retourner au campement de Long-Xuyên pour s'y restaurer, d’y attendre le jour où on les rappellera, et de se rendre alors ensemble au camp, pour y recevoir des ordres. Grand respect à cet ordre. Canh-Hung 45e année, 5e lune, 25e jour (10 Octobre 1784) (36 bis). Minh-Mang 8e année, 5e lune, 25e jour (19 Juin 1827), conformement à l’original conservé, copie a été prise.-[Sceau du] Ta-Quan (36bis) Dans les premiers mois de 1784, Nguyen-Anh s’était rendu à Bangkok. Le roi de Siam mit à son service une armée de 20.000 hommes, laquelle, avec les troupes annamites fidèles au prétendant, descendit en Basse-Cochin-Chine et remporta quelques succès contre les Tay-Son avant d’être com-battue complètement en Décembre 1784 — Janvier 1785. (Ch. Maybon : Histoire pays d’Annam, pp. 207-208). Au mois d’Octobre 1784, Nguyen-Anh croyait tenir la victoire en main ; c’est pourquoi il écrivit ce billet à M. Liot, réfugié à Chantaboun, pour le prier de ramener le Collège dans les provinces annamites. Sans doute, M. Liot n’eut pas le temps d’obéir à cet ordre: la défaite des troupes siamoises l’obligea à rester Chantaboun.

VSTK - 898


1 2

Mais la première phrase du document suivant permet de croire que M. Liot vint trouver Nguyen-Anh et resta quelque temps à sa suite.

Bản dịch lá thư thứ nhì (10 tháng 10 năm 1784) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Chỉ thị gởi cho Thầy Cai Trường cùng các học sinh (môn đệ) nên xuống ghe trở về doanh trại đang đóng ở Long Xuyên để tái lập nhà trường, ở lại tại nơi đó để chờ đến ngày gọi tới, vì thế tất cả hãy tề tựu về nơi doanh trại để đợi chỉ thị. Hãy tuân hành nghiêm chỉnh chỉ thị nầy. Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 tháng 5 (đúng ra là tháng 8 theo bản chữ nôm mặt sau), ngày 25 (đúng ra là ngày 26 theo bản chữ nôm mặt sau) (10-101784), Niên hiệu Minh Mạng thứ 8, tháng 5, ngày 25, Sao y bản chánh [con dấu] Tả quân. CHÚ GIẢI :

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Ghi chú số (36 bis): Vào những tháng đầu năm 1784, Nguyễn Ánh đã ở Bangkok. Vua Xiêm đặt 20,000 quân dưới quyền điều động của Nguyễn Ánh, với đoàn quân đó cùng với quân binh Việt Nam trung thành của mình, Nguyễn Ánh xâm nhập miền Nam Việt Nam và gặt hái được một vài chiến thắng với quân Tây Sơn trước khi bị quân Tây Sơn đánh bại hoàn toàn vào khoảng tháng 12 năm 1784-tháng 1 năm 178. (Ch.Maybon: Histoire Pays d'Annam, pp. 207208). Tháng 10 năm 1784, Nguyễn Ánh đinh ninh đã nắm chiến thắng trong tay cho nên mới viết lệnh nầy cho Thầy Liot lúc đó đang ở Chân Bồn để đời đặt Trường học trên tỉnh thành của nước Việt Nam. Hiển nhiên là là Thầy Liot chưa kịp tuân hành lệnh gọi của Nguyễn Ánh: tin bại trận của đám binh người Xiêm khiến cho Liot phải ở lại Chân Bồn. Tuy nhiên, nếu đọc câu viết đầu tiên của tài liệu kế tiếp (ý muốn nói là câu đầu của lá thư thứ 3) người ta lại có quyền nghĩ rằng Liot đã về gặp và ở lại đi theo với Nguyễn Ánh. KHẢO LUẬN:

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Chính từ thời điểm nầy mà đa số dư luận từ trước tới nay, nhất là thành phần dư luận chống đối chế độ thực dân thuộc địa của Pháp ngày trước đã cực lực lên án Nguyễn Phúc Ánh rước voi về đạp mồ mả tổ tiên. Vấn đề nầy, VSTK đã có quan điểm riêng của trong phần Khảo luận về Gia long nay tưởng không cần phân tích lặp lại. Chỉ có một điều cần để ý: Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về lần nầy với 2 mục tiêu chính yếu: 1/ Thoát khỏi sự kìm kẹp giam lỏng của vua Xiêm. 2/ Tiếp tục thực hiện chủ trương từ bấy lâu nay: chiếm lại đất Gia Định. Đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Ánh quay về Gia Định. VSTK - 899


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Những lần trước đây dù không có quân Xiêm, Ánh và đoàn quan binh trung tín của mình từ các hải đảo trong vùng vịnh Xiêm La đã quay về xâm nhập đất liền và mặc dù bị thất bại liên miên nhưng Nguyễn Ánh vẫn không thối chị 3/ Vua Xiêm đưa 20,000 quân Xiêm theo về Gia Định với một ý đồ xấu xa là muốn tranh giành quyền làm chủ đất Cao Miên vì trước đây Xiêm đã từng làm chủ nhân nước Chân Lập (tức Cao Miên) thời Angkor và khi đã làm chủ Cao Miên thượng thì sẽ uy hiếp miền Cao Miên hạ (tức Gia Định) dễ dàng.

*

VSTK - 900


Lá thư thứ ba

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT III (IX). — 25 Janvier 1785.

Lettre au Maître qui dirige le Collège ; qu’il en prenne attentivement connaissance. Depuis que le Maître qui était à notre suite s’en est retourné, nous et les troupes siamoises, nous nous sommes rendus à Mân-thiết(37), dans l’espoir de combattre les rebelles Tay -Son; nous VSTK - 901


avons capturé un bateau de guerre et cinq bateaux de transport; puis nous avons gagné directement la région de Rach. Mais voilà que les soldats siamois se sont livrés à toutes leurs passions, pillant, violant les femmes et les filles, volant les biens des gens, tuant sans distinction jeunes et vieux. C’est pour cela que la force des troupes rebelles a crû de jour en jour, tandis que celle des soldats siamois diminuait progressivement. C’est ce qui a fait que, le 8e jour de la 12e lune (18 Janvier 1785), nous venons de subir une defaite, et que toutes les troupes ont été dispersées (38). De plus, le jour où nous avons subi le typhon, les jonques, là–bas dans les îles, sont restées aussi tranquilles que jamais. A la 10e lune, le 15e jour (25 Novembre 1784), le Grand Prince s’est embarqué (39). Maintenant, nous sommes revenu à notre station de Con-Khoi (40). Nous envoyons un mandarin Chef-adjoint qui porte une lettre au second Seigneur pour lui faire connaître la suite des événements (41). Nous envoyons aussi le [Grand] Maître Minh (42) pour l’aider dans cette affaire, il portera un petit billet afin que vous soyez prévenu. Quelque événement qui se produise, lorsque le Maître Minh sera arrivé, vous prendrez ensemble les dispositions qu’il conviendra. S’il y a une occasion de jonque, prenez la peine de renvoyer le Maître Minh, pour qu’il nous fasse son rapport, afin que nous sachions à quoi nous en tenir sur les sentiments du Siam. Faites attention. Voilà la lettre (43).

Canh-Hung 45e année, 12e lune, 15e jour ( 25 Janvier 1785). Minh-Mang 8e année, 5e lune, 25e jour (19 Juin 1827), conformément à l’original conservé, copie a été prise. - [Sceau du] Ta-Quan Bản dịch lá thư thứ ba (25 tháng 1 năm 1785) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Thư gởi Thầy Cai trường được rõ. Kể từ khi thầy theo ta rồi từ nơi nầy trở về thì quân binh ta cùng với quân binh của Xiêm về chiếm lại Mân Thiết (37), với hy vọng là đánh bại quân Tây Sơn; quân ta bắt được của giặc một tàu chiến và năm thuyền chuyển vận rồi quân ta tiến thẳng đến vùng xứ Rạch (có thể đây là vùng Chợ Lách của tỉnh Vĩnh Long ngày nay). Nhưng rồi thì quân Xiêm lại tự kiêu, tự mãn, buông thả theo dục vọng để phá phách, hãm hiếp đàn bà, phụ nữ, cướp giật dân chúng, giết người bừa bãi không phân biệt già trẻ bé lớn. Hậu quả là uy thế của quân giặc ngày một mạnh thêm trong khi uy tín của quân Xiêm càng lúc càng bị giảm sút. Bởi cớ ấy, ngày mồng 8 tháng Chạp (18-11875), quân ta vừa mới phải bị thua trận tán loạn khắp nơi (38). Lại thêm từ gặp ngày gió bão cho nên thuyền chiến từ ngoài các hải đảo đều phải chịu nằm yên một chỗ. Ngày 15 tháng 10 (25-11-1784), Hoàng thái tử (tức hoàng tử Cảnh) đã xuống tàu ra đi (39). Hiện giờ ta cùng quan binh đã trở về căn cứ địa Cồn Khơi (40). Ta đã sai một quan tham tướng mang thư thông báo cho VSTK - 902


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

vua thứ 2 (nước Xiêm có 3 vua cai trị nước cùng một lúc) rõ biết tất ca mọi diễn biến tình hình. Ta cũng sai thầy cả Minh đi theo phụ giúp đồng thời thầy cả cũng mang theo một lá thư để báo tin cho thầy Cai trường được biết (41). Khi đã gặp được thầy Minh mà lại có chuyện gì xảy ra thi cả hai thầy tùy cơ ứng biến để cùng nhau tìm cách đối phó. Nếu có ghe thuyền thì nhân tiện thầy Cai sắp xếp cho thầy Minh trở về để thầy Minh báo trình để ta biết cách xử sự với thái độ của người nước Xiêm. Hãy cẩn trọng. Nay thư. (43) Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45, tháng 12, ngày 15 (25-1-1785). Niên hiệu Minh Mạng thứ 8, tháng 5 ngày 25, sao y bản chánh [ Con dấu ] Tả quân. 

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

(37) Mân-Thiết Phan-thiết (VSTK Xin lưu ý: có thể sai). (38) Les détails sur les engagements que rappelle sommairement Nguyễn Ánh sont

donnés dans le Đại-Nam thật-lục chính nhứt livre 2, folios 9-15. (39) La date précise du départ de l’Evêque d’Adran et du Prince Canh n’était donnée, jusqu'ici, par aucun document. Les Annales de Gia-Long, après avoir mentionné une première fois le fait à la 7e lune de l’an qui-mao (29 Juillet - 27 Août 1783) (livre 2, folio 5 b), placent le départ définitif à la 12 e lune de l’an giap -thin (11 Janvier — 8 Février 1785) (livre 2, folio 15 b). C’est donc une erreur. C’est le 25 Novembre 1784, que Mgr. d’Adran et le Prince Canh quittèrent Nguyen-Anh et s’embarquèrent : Nous en avons comme garant Nguyen-Anh lui-même, à qui le regret qu’il avait eu de se séparer de son fils aîné ne permettait pas d’oublier une pareille date. Ils n’arrivèrent à Malacca que le 19 Décembre 1784 (Ch. Maybon : Histoire pays d’Annam, p. 211) et par conséquent, le voyage dura 25 jours. Chose curieuse, l’Evêque d’Adran avait déjà fait ce trajet, lorsqu’il était parti de Hon-Dat près Ha-Tien pour Pondichéry, avec tout le personnel du Collège, et il avait mis 24 jours pour arriver à Malacca du 11 Déccembre 1760 Janvier 1770 (Cl. Maître: Document sur Pigneau de Béhaine, dans Revue Indochinoise,1913, 2e semestre, p. 521). Ce document nous donne encore une date inédite, le jour exact où l’armée siamoise fut défaite. (40) Cồn-Khơi (41) Pour connaître qui était ce second Seigneur de la Cour de Siam, voir plus loin, Document XIII, note 95. (42) On avait écrit : Thầy-cả « prêtre » ; on a barré par un petit crochet le caractère ca « grand », et on a écrit à côté le caractère Minh Il s’agit d’un prêtre, Thay-ca ou simplement d’un séminariste, Thay du nom de Minh. (43) L’envoi de l’ambassade à la Cour de Siam est placée, d’après les Annales de Gia-Long (livre 2, folio 15 b.) à la 12e lune (11 Janvier —8 Février 1785). Notre Document nous permet de préciser que la lettre au second roi de Siam devait être datée du jour même où Nguyen-Anh écrivait à M. Liot, 25 Janvier 1785, ou de la ou de la veille. Les porteurs de cette lettre étaient Trịnh tử Sanh et le Commandant de compagnie Trung – Un fait digne de remarquer, que le Document XIII confirmera, c’est que Nguyen-Anh en même temps qu’il envoyait au roi de Siam une lettre et des députés officiels, expédiait une missive particulière et un homme de confiance à M. Liot, pour avoir des renseignements sûrs sur les dispositions de la Cour de Bangkok.

VSTK - 903


CHÚ GIẢI: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Ghi chú số (37): Mân Thiết (L.Cadière ghi Phan Thiết là sai. Mân Thiết là phiên âm từ phần chữ nôm trong lá thư thứ 3 để chỉ một địa danh, một xứ hoặc một con sông ở miền Tây còn gọi là Mân Thít. Theo GĐTTC còn gọi là Mân Thít có 2 thôn Tân Hợp, Phú Yên lấy làm trụ sở của huyện Vĩnh Bình. Ngày nay Mân Thít hay Mang Thít nằm trong quận Minh Đức, tỉnh Vĩnh Long. Ghi chú số (38): Đoạn nầy trong lá thư thứ 3 cho thấy khá rõ thời điểm trận đánh Rạch Gầm Soài Mút giữa quân Tây Sơn và quân ngoại nhập Xiêm La. Ghi chú số (39): theo ghi chú nầy của L.Cadière thì: 1/ Thời điểm mà phái đoàn của Giám mục Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh xuống tàu để bắt đầu cuộc hành trình sang nước Pháp cầu viện không có một tài liệu nào ghi lại nhưng sử sách Quốc sử quán triều Nguyễn chỉ đề cập tới việc đi cầu viện nầy vào tháng 7 năm Quý Mão (trong khoảng 29 / 7 / 1738 - 27 / 8 / 1783) (ĐNTLCB, q2, tờ 5b). 2/ Quốc sử quán triều Nguyễn đã ghi chính thức ngày lên đường của phái đoàn cầu viện là tháng 12 năm Giáp Thìn (trong khoảng 11/1/1785 – 8/2/1785) (q.2, tờ 15 b). L.Cadière cho rằng ghi như thế là sai bởi vì giám mục Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh ra đi ngày 25 tháng 11 năm 1784: chính bản thân Nguyễn Ánh viết ra thời điểm ra đi nầy. Họ tới Malacca vào ngày 19 tháng 12d.l năm 1784 (Ch.Maybon, đd, trang 211) , tức là phải mất 25 ngày mới tới được Malacca 3/ L.Cadière cho rằng có một điểm lạ lùng là Giám Mục Bá Đa Lộc lúc trước cũng đã từng ra đi từ Hòn Đất gần Hà Tiên để qua Pondichéry chung với tất cả nhân sự của chủng viện, họ phải mất 24 dể tới Malacca vào khoảng từ 11 tháng 12 năm 1760 đến . . .(?) tháng 1 năm 1770 (Cl. Maître: Document sur Pigneau de Béhaine, dans Revue Indochinoise,1913, 2e semestre, p. 521)

30

KHẢO LUẬN: về Ghi Chú số(39) 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Chi tiết về việc Nguyễn Ánh gọi Bá Đa Lộc ra Phú Quốc để bàn chuyện đi cầu viện được Sử Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu ghi chép vào tháng 7 năm Quí Mão, không kê rõ ngày gặp mặt giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc. Tuy nhiên lại có một đoạn rất đáng chú ý như sau: " . . .Ngài và bà phi lau nước mắt đưa ông Hoàng tử Cảnh qua Pháp, sai bọn phó vệ Úy Phạm Văn Nhơn, Chánh cơ Nguyễn Văn Liêm đi theo. Lúc Cảnh đi rồi, Ngài ban cho bà Phi nửa thoi vàng (1 thoi = 20 lượng; L.Cadière cho rằng 1 thoi=10 lượng) mà nói rằng: <<Con ta đi rồi, ta cũng sẽ đi, bà phải ở đây phụng thờ đức Mẹ, chưa biết gặp nhau khi nào và ở chỗ nào vậy lấy vàng nầy làm tin!>> Sách viết "Lúc Cảnh đi rồi" nhưng không viết ra là đi ngày nào và đi đâu. VSTK - 904


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Theo lá thư thứ 3 kể trên thì Nguyễn Ánh đã báo cho thầy Cai Trường biết là Bá Đa Lộc và Cảnh đã lên đường sang Pháp vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Những tác giả ngoại quốc có lẽ chỉ căn cứ vào ngày 15 tháng 10 âm lịch để đi đến suy luận rằng Bá Đa Lộc và Cảnh khởi hành đi qua nước Pháp vào ngày nầy và đây chính là sự suy luận sai lầm của người ngoại quốc viết sử Việt Nam bởi vì ngày 15 tháng 10 năm Giáp Thìn (25-11-1784) là ngày Bá Đa Lộc mang Cảnh từ Phú Quốc trở về Chân Bồn trên đất Xiêm chứ không phải khởi hành từ Phú Quốc đi ngay sang Pháp . Chuyện nầy hợp lý bởi vì khi được Ánh mời ra Phú Quốc thì Bá Đa Lộc chưa chuẩn bị gì cả và từ tháng 7 âl đến tháng 10 âl, trong vòng 3 tháng, là giai đoạn Bá Đa Lộc kỳ kèo với Nguyễn Ánh để thúc buộc Nguyễn Ánh phải viết giấy ủy nhiệm cho ông ta toàn quyền thương lượng với triều đình Pháp và trong tờ ủy nhiệm nầy lại kèm thêm những điều khoản chuyển nhượng Fai Fo và hải đảo Côn Sơn cho người Pháp mà sau nầy "người Pháp Bá Đa Lộc" và "người Pháp của triều đình Pháp" đã đưa vào một văn kiện gọi là "Hiệp ước Versailles". Một nghi vấn khác đặt ra: khi Bá Đa Lộc đòi hỏi Nguyễn Ánh phải trao cho ông ta cái gì làm tin thì Nguyễn Ánh đã đem con mình là hoàng tử Cảnh giao cho Bá Đa Lộc. Đây là một thói tục ngoại giao trong các chế độ phong kiến: nước yếu phải giao con nối nghiệp của mình cho nước mạnh để làm con tin bảo đảm cho sự thần phục trung thành của nước yếu đối với nước mạnh. Có thể Nguyễn Ánh cũng biết được mặt trái của việc Bá Đa Lộc yêu cầu Nguyễn Ánh phải giao tín vật cho ông ta: đang chạy chết, trốn lánh tơi bời thì có vật gì quý báu để làm tín vật giao cho Bá Đa Lộc ngoại trừ con trai nối ngôi của Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, có thể Nguyễn Ánh cũng muốn cho đứa con nối nghiệp của mình di tản về một nơi an toàn hơn là ở tại các hải đảo đầy nguy hiểm bất trắc trong vịnh Xiêm La. Do đó Nguyễn Ánh đã phải đắng cay chấp nhận giao con mình cho Bá Đa Lộc. Chưa hết! Có Cảnh trong tay Bá Đa Lộc vẫn không yên tâm cho nên khi trở về Chân Bồn, Bá Đa Lộc vẫn chưa chịu lên đường đi Pháp cầu viện: Bá Đa Lộc lại kỳ kèo đòi thêm đất qua trung gian của 2 quan thay mặt Nguyễn Ánh đi theo hộ tống hoàng tử Cảnh là Phạm Văn Nhơn và Nguyễn Văn Liêm. Tờ ủy nhiệm cho Bá Đa Lộc trong đó có các điều khoản nhượng đất có thể đã được Bá Đa Lộc thảo ra từ Chân Bồn che đậy dưới hình thức một bản thỉnh nghị của một cơ quan do Bá Đa Lộc dựng ra và đặt tên gọi là Conseil Royal de la Cochinchine (tạm dịch là Hội Đồng Cố Vấn Vương Phủ của Nam Kỳ) mà thành phần có thể là hoàng tử Cảnh 4 tuổi, hai quan hộ tống đi theo Cảnh và cá nhân Bá Đa Lộc. Cuối bản thỉnh nghị nầy đề ngày 10 tháng 9âl niên hiệu Kiến Hưng thứ 43 (Chú ý: Có thể tác giả P.Louvet, người chép lại bản thỉnh nghị trong sách Mgr d' Adran đã chép lại theo sự chép sai của sử sách Việt Nam: phải VSTK - 905


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

là niên hiệu Kiến Hưng thứ 44 mới đúng và hợp với năm Quý Mão tức là năm 1783. Sở dĩ lầm lộn như tế ó thể là vì trong sử sách của triều Nguyễn kể cả GĐTTC của Trịnh Hoài Đức (bản dịch, đd, trang 129) đã ghi niên hiệu Kiến Hưng năm thứ 42 cho cả 2 năm Tân Sửu/ 1781, Nhâm Dần/ 1782 và vì thế Kiến Hưng thứ 43 lại là Quý Mảo tương ứng với năm 1783. Đúng ra thì: Kiến Hưng 42 là năm Tân Sửu/ 1781; Kiến Hưng 43 là năm Nhâm Dần/ 1782 và Kiến Hưng 44 là năm Quý Mão/ 1783) và Kiến Hưng 45 là năm Giáp Thìn/ 1784). Như vậy, ngày thảo xong bản thỉnh nguyện là niên hiệu Kiến Hưng thứ 44, ngày 10 tháng 9 năm Quý Mão (1783) và bản thỉnh nguyện đó có thể đã được gửi ra Phú Quốc để Nguyễn Ánh chuẩn ký và đóng dấu nhưng vì ngay sau khi Bá Đa Lộc cùng với hoàng tử Cảnh cùng hai quan hộ tống trở qua Chân Bồn thì ở ngoài khơi các hải đảo Nguyễn Ánh lại tiếp tục cuộc sống trốn chạy liên miên từ đảo nầy qua đảo khác trên vịnh Xiêm La và hậu quả là Bá Đa Lộc vẫn tiếp tục ngồi ở Chân Bồn chờ lấy cho bằng được bản thỉnh nghị có bút phê và ấn triện của Nguyễn Ánh. Rồi Nguyễn Ánh bị tướng Xiêm Thác Xi Đa đem thủy binh qua Hà Tiên giả trá là qua tiếp cứu nhưng kỳ thật là bắt ép Nguyễn Ánh phải qua Xiêm rồi giam lỏng ở đó cho đến tháng 6 năm Giáp Thìn, niên hiệu Kiến Hưng thứ 45 (1784) Nguyễn Ánh mới được vua Xiêm thả ra cho quay về Đại Việt nhưng với điều kiện là Nguyễn Ánh phải để cho 20,000 quân Xiêm đi theo. Muốn thoát khỏi cảnh giam lỏng, Ánh phải đồng ý. Quân ngoại nhập Xiêm La bị quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đánh tan nát tại Rạch Gầm-Xoài Mút vào tháng 12 năm Giáp Thìn (1784) và Quân Binh của Ánh chạy về Cồn Khơi và từ nơi đó viết lá thư thứ 3. Câu hỏi cuối cùng đặt ra là tại sao trong lá thư thứ 3 Nguyễn Ánh báo cho Thầy Cai trường biết là Bá Đa Lộc cùng đoàn tùy tùng đã ra đi vào ngày 15 tháng 10 (25-11-1784) trong khi ĐNTLCB ghi là họ khởi hành vào tháng 12 năm Giáp Thìn (1784). ĐNTLCB không có ghi Bá Đa Lộc và đoàn tùy tùng của ông khởi hành vào tháng 12 năm Giáp Thìn như các tác giả người Pháp đã hiểu biết một cách sai lầm. Khi ghi lại những biến cố xảy ra trong tháng 12 â.l năm Giáp Thìn, sách Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu có một đoạn viết như sau: "Tháng 12 . . . . .; Ngài sai Mạc Tử Sanh và Chánh Cơ Trung sang xiêm báo tin. Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm, và ông Bá Đa Lộc đem Hoàng tử Cảnh sang Đại Tây Dương (tức nước Pháp mẫu quốc); đi đến Tiểu Tây Dương (Tiểu Tây Dương dùng để chỉ các lãnh thổ thuộc địa của Pháp thường

43

gọi là Pháp quốc Hải ngoại/La France d'Outres Mers; Tiểu Tây Dương ở đây tức là vùng lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Pháp trong đó có thành Pondichéry) , thời nghe nước

44

Đại Pháp có việc; rồi ở lại thành Pondichéry.(thuộc về Ấn Độ)."

42

VSTK - 906


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Viết kiểu nầy thì ngay người Việt Nam chính gốc khi đọc mà không chú tâm thì cũng dễ bị hiểu sai huống hồ lại là những người ngoại quốc "rành chữ Nôm, giỏi tiếng Việt" như Ch.Maybon hoặc L.Cadière. Ý của đoạn viết trên phải hiểu như sau: ". . .Cũng trong tháng 12 Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm, và ông Bá Đa Lộc trong hành trình đem Hoàng tử Cảnh sang Đại Tây Dương khi vừa tới Tiểu Tây Dương thì nghe nước Đại Pháp có việc cho nên phải ở lại thành Pondichéry trên đất Ấn Độ." Phối hợp tin tức lấy từ lá thư chữ Nôm thứ 3 của Nguyễn Ánh cùng những ghi chép trong tháng 12 năm Giáp Thìn thì có thể suy diễn rằng Phái đoàn cầu viện của Bá Đa Lộc đã khởi hành từ Xiêm La đi sang Pháp vào ngày 15 tháng 10 năm Giáp Thìn (25/11/1784) (theo lá thư thứ 3 của Nguyễn Ánh) và tới Pondichéry/ Ấn Độ vào tháng 12 năm Giáp Thìn tức là trong khoảng 11/1/1785 - 8/2/1785. Sách sử nhà Nguyễn chép hơi khó hiểu chứ không chép sai như L.Cadière đã hiểu không đúng mức. 

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Ghi chú số (40): Cồn Khơi: Không truy cứu được. Có thể Nguyễn Ánh gọi hòn Thổ Châu là Cồn Khơi tức là một cái đảo nhỏ ở ngoài khơi. Ghi chú số (41): nước Xiêm có 3 vua: vua thứ nhứt là Chất Tri, vua thứ nhì là Sô-Si (hai vua nầy là anh em), phong cho cháu là Ma Lặc làm vua thứ ba. Ghi chú số (42): Thầy Cả thường được dùng để chỉ cấp bậc cuối cùng của một chủng sinh của Gia Tô Giáo tức là sau bao nhiêu năm học đạo và tu hành người chủng sinh tốt nghiệp chức thầy thường gọi là Linh Mục. Dưới Thầy Cả một bậc thì gọi là Thầy Sáu. Thầy Sáu chưa được phép hành lễ trên bàn thờ như các thầy Cả. Ghi chú số (43): Ghi chú nầy từ lá thư thứ 3 cho thấy rằng Nguyễn Ánh đã sai một cận tướng của mình qua triều đình vua Xiêm để báo cáo tình hình xấu xa của quân Xiêm ở Đại Việt và đi theo trợ giúp cho viên tướng nầy là Thầy Cả (linh mục) Minh. Sử sách nhà Nguyễn ghi rõ hai người được sai đi là Mạc Tử Sanh và Chánh cơ Trung. Câu hỏi đặt ra: tại sao Nguyễn Ánh viết rằng sai một quan tham tướng mà không thấy đá động gì tới Chánh cơ Trung. Và đây là một nghi vấn: phải chăng Thầy cả Minh chính là Chánh cơ Trung, một Linh mục đạo Gia tô giữ chức vụ Chánh cơ trong binh đội của Nguyễn Ánh? 

VSTK - 907


Lá thư thứ tư

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT IV (IV). — 6 Juillet 1785. Nous transmettons cette lettre au Surveillant spirituel Gia-cô-bê (44) , qui dirige le Collège, afin qu’il la parcoure et se rende compte du contenu. Précédemment, nous lui avons demandé s’il jouissait de la tranquillité ou non. Voici que, maintenant, à cause des événements militaires, nous envoyons le VSTK - 908


Délégué impérial, Général des troupes, Commandant de régiment, Marquis de Thanh-Tin (45), qui se rendra chez lui et l’informera de tout ce qui concerne les opérations des troupes. C’est pourquoi nous vous communiquons cette lettre, afin que vous ayez connaissance de cette affaire. Toutes les instructions nécessaires ont été données en détail au Marquis de Thanh-Tin il est donc inutile de vous en dire davantage. Ajoutez confiance [à cette missive]. Canh-Hung 46e année, 6e lune, 1er jour (6 Juillet 1785). Minh-Mang, 8e année, 5e lune, 25e jour (19 juin 1827), conformément à l’original conservé, copie a été prise. — [Sceau du] Ta-Quan (44) Linh Mục

c’est l’expression sino-annamite qui sert à désigner les prêtres catholiques, en pays annamite.

(45) Thành-Tín-Hầu

Cai Cơ

,

Khâm Sai

,

Thống Binh

,

.

 Bản dịch lá thư thứ tư (6 tháng 7 năm 1785) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ta chuyển gởi thư nầy tới linh mục Gia cô bê, người cai quản trường để thiểu rõ và thông suốt nội dung. Lần trước ta đã hỏi thầy có được bình an hay không. Nay, vì có những biến chuyển về mặt quân binh, cho nên ta phái quan Khâm sai, Tổng binh, Cai cơ Thành Tín hầu đến gặp linh mục và thông báo tất cả tình hình về biến chuyển nầy . Đó là lý do ta gửi lá thư nầy đển linh mục được rõ. Tất cả những chỉ thị cần thiết ta đã nói hết cho Thành Tín hầu và vì vậy ta không cần phải viết ra trước trong lá thư nầy. Hãy cẩn trọng [với lá thư nầy]. Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46, tháng 6, ngày 1 (6-7-1785) Niên hiệu Minh Mạng thứ 8, tháng 5, ngày 25 (19-6-1827), sao y bản chánh,[Con dấu] Tả Quân.  CHÚ GIẢI:

13 14 15 16 17

(44) Linh mục: đây là tiếng được dùng để gọi những người coi sóc về đạo giáo Gia tô. Tín đồ Gia tô thường gọi các linh mục là Cha. Linh mục coi sóc một họ đạo gọi là Cha Sở. Thông thường người chủng sinh phải vào chủng viện thụ huấn học lẽ đạo và sống ép mình tu thân dưỡng tánh trong một thời gian dài, thường là 7 năm và phải trải qua nhiều thử

VSTK - 909


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

thách để được trở thành Thầy Cả (tốt nghiệp năm thứ 7) và sẽ được giáo hội Gia Tô thuộc toà thánh La Mã tấn phong làm chức Linh mục. (45) Thành Tín Hầu: tức là Tín Hầu Nguyễn Văn Thành. Khâm Sai: người được giao cho làm một việc gì do vua sai bảo. Khâm sai được xem như người tín cẩn thay mặt vua đi công tác bên ngoài triều đình trung ương và vì thế rất có uy thế, đi tới đâu cũng được trọng vọng. Thống Binh: tương tự như chỉ huy trưởng một đơn vị lớn quân đội ngày nay. Ngang với cấp tướng. Cai Cơ: tức là người cai quản một cơ đội quân binh. KHẢO LUẬN:

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Nếu đọc lướt qua lá thư thứ 4 nầy, người ta sẽ cho rằng đây chỉ là một lá thư giao hảo, thăm hỏi nhau chứ không có gì đặc biệt. Có một điều khiến người đọc phải thắc mắc tại sao chỉ cần gửi một lá thư thăm hỏi mà Nguyễn Ánh lại phải cử một quan khâm sai mang lá thư đến trao tận tay linh mục Gia cô bê? Phải nói đây là một lá thư quan trọng, một lệnh công tác che dấu dưới hình thức một lá thư thăm hỏi bình thường. Người được Nguyễn Ánh ủy thác thi hành công tác quan trọng nầy là một tướng lãnh tài ba và tín cẩn của Nguyễn Ánh, đó là tướng Nguyễn Văn Thành. Nhưng công tác quan trọng nầy là công tác gì? Sử sách cũ việt Nam không viết ra, những người Pháp viết sử Việt Nam không viết ra, Giáo hội Gia Tô Việt Nam không viết ra. Công tác bí mật nầy của Nguyễn Văn Thành và linh mục Gia Cô bê tức Thầy Cai trường Jacques Liot trên lãnh thổ của Xiêm La. Lá thơ thứ tư nầy đề ngày như sau: Cảnh-Hưng năm thứ 46, tháng 6 âm lịch, ngày mồng 1 (6 Juillet 1785). ĐNTLCB cho biết rằng: -Tháng 4 âm lịch năm Ất Tỵ (1785), Nguyễn Ánh đã ở trên đất Xiêm (Bangkok). -Tháng 5, Lê Văn Duân đem 600 người bái yết ở Hành tại, các tướng sĩ cũng tìm đàng theo đến, ngày càng thêm đông. -Nguyễn Ánh khiến tướng sĩ chuyên làm việc đồn điền để cho đủ quân lương, lại khiến làm thuyền chiến ở ngoài cù lao, hoặc lén về Gia Định mộ thêm quân nghĩa dõng để tính việc khôi phục. Thật rất đáng ngạc nhiên! Bởi vì trong khi còn đang ăn đậu ở nhờ nhà người ta mà Nguyễn Ánh cứ ngang nhiên muốn đưa đón ai thì đón, muốn làm gì thì làm, không cần xin phép chủ nhà; người của Ánh muốn đi thì cứ đi, muốn về thì cứ về, xem chính quyền nước Xiêm như không có! Sự thật thì không phải như thế. Mặc dù được vua Xiêm cho tá túc trên bước đường lưu vong nhưng Nguyễn Ánh và các cận thần của Ánh VSTK - 910


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

vẫn luôn luôn e dè, bất tín nhiệm cách đối xử thân thiện giả hình của người Xiêm cũng như đã quá chán ngán với bản chất hung hăng thoái hóa của quân binh người Xiêm sau trận chiến ở Rạch Gầm - Xoài Mút với quân Tây Sơn. Hơn nữa mọi hành vi cử chỉ của Nguyễn Ánh đều bị chính quyền theo dõi khi họ có "lòng tốt" để cho Ánh trú ngụ ngay thủ đô Bangkok của họ. Như vậy mọi hoạt động trên đất Xiêm để chuẩn bị cho ngày trở về của mình, Nguyễn Ánh phải thực hiện lé lút, âm thầm và đích thân Ánh đã dự thảo kế hoạch, tổ chức và nuôi dưỡng đoàn "quân ma" của mình ngay trên đất Xiêm với sự trợ tá của cận thần Nguyễn Văn Thành và một nhân vật rất quan trọng khác: đó là Thầy cai trường linh mục Giacô-bê Jacques Liot. Chủng viện ở Chân Bồn (Chantabury) có thể xem như trung tâm tiếp vận trá hình cho đoàn quân lưu vong của Nguyễn Ánh bởi vì nơi nầy ở vào một vị trí xa thủ đô Bangkok và gần các hải đảo Cổ Cốt, Cổ Công, Cổ Long trong Vịnh Xiêm La và J.Liot được coi như là một thuộc tướng của Ánh đặc trách trông coi việc nuôi ăn và tiếp tế cho đoàn quân tương lai của Ánh. Ngay sau khi tướng Lê Văn Duân đến trình diện với Ánh ở Bangkok (tháng 5 Ất Tỵ) thì Nguyễn Ánh đã cử Khâm Sai Nguyễn Văn Thành đi gặp thầy cai trường để lo tổ chức mọi việc như trong ĐNTLCB đã ghi ra: công tác của J. Liot có thể là ngụy trang nhóm tàn binh của Ánh dưới hình thức kiều dân Việt Nam vượt biển chạy giặc Tây Sơn đến sinh sống, lập đồn điền trên các hòn đảo thuộc vùng lãnh hải của nước Xiêm, bí mật đóng thuyền chiến trên các cù lao ở ngoài khơi thưa người lui tới, đưa người lẻn về Gia Định để chiêu mộ tân binh và thu thập tàn binh còn kẹt lại ở đất liền Đại Việt. Việc tổ chức nhất định phải chu đáo lắm cho nên đã qua mặt được sự kiểm soát của vua quan nước Xiêm, và họ cứ tưởng rằng Nguyễn Ánh không thể nào có được một lực lượng quân binh lưu vong riêng khả dĩ lật ngược được tình thế hiện tại do quân lực Tây Sơn nắm giữ trên toàn cõi nước Đại Việt: Thực Lục cho biết là chính vua Xiêm khởi xướng đề nghị giúp quân để thâu phục Gia Định, Nguyễn Ánh hội ý với Nguyễn Văn Thành về đề nghị nầy của vua Xiêm và Thành đã phát biểu như sau: "Xưa vua Thiếu Khương chỉ có một toán binh còn khôi phục được nhà Hạ, ta nên dưỡng sức chờ thời, việc còn làm được, chớ nên đem giặc vào trong nước." Ánh nghe theo lời cố vấn đầy tự tin và khôn ngoan của Nguyễn Văn Thành. Như vậy công tác quân vận và dân vận của Nguyễn Ánh trên đất "giặc Xiêm La" bắt đầu từ lá thư chữ nôm thứ 4 của Ánh và những người được giao phó thi hành các công tác bí mật nầy chính là tướng giỏi Nguyễn Văn Thành và Thầy Cai trường người Pháp Jacqes Liot.  VSTK - 911


Lá thư thứ năm

Mặt trước

VSTK - 912

Mặt sau


DOCUMENT V (XII) (46). — 4 NOVEMBRE 1786. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Ordonnance dont l’Inspecteur-Surveillant Maître Supérieur, Bách đa-lộc avec respect, doit prendre connaissance (47). Depuis que le Respectable Maître a accepté la lourde charge d’une mission relative aux affaires de l’État, et que, avec tout son courage, il est allé au loin, et que la séparation s’est effectuée, les uns au Nord, les autres au Sud, [depuis ce moment] jusqu’à maintenant, notre chétive personne n’a cessé d’attendre et d’espérer, comme un homme affamé ou dévoré par la soif. L’année dernière, à la sixième lune (6 Juillet — 5 Août 1785), qui était la date convenue (48), nous n’avons eu absolument aucune nouvelle: notre impatience et notre inquiétude en sont devenues insupportables. Mais voici que, cette année, le 30 e jour de la 8e lune (21 Octobre 1786), nous avons appris que le Maître Bảo-lộc [Paul Nghị] (49), le Marquis de Khiêm-Quang et le Marquis de Long-Chánh ont remis une lettre au Marquis de Quí-Ngọc (50), qui l’a apportée, pournous exposer les événements (51). Au premier coup d’œil, nous avons cru que tout était perdu ; mais enfin nous nous sommes rendu compte que le fondement de l’État est encore stable, que la famille des Nguyen est appelée à une grande félicité, et que le Respectable Maître nous ramènera les neuf urnes (52), en traitant avec tout son coeur cette affaire difficile, en nous aidant de toutes ses forces. Vous êtes parfait comme un jade qu’on a façonné! Cette faveur incomparable, elle est gravée dans nos cinq viscères; lorsque toutes nos dents seront tombées, nous n’en aurons pas perdu le souvenir. C’est pourquoi nous avons pris la résolution, comme vous nous l’avez dit, de faire tous les préparatifs pour partir. Mais qui l’eut supposé ? les desseins des hommes sont dans un sens, et la volonté du Ciel ne concorde pas. Voici que le 2 e jour de la 9elune (23 Octobre 1786), le bateau de An-Ton Roi (53) est arrivé tout à coup, apportant une lettre de l' Impératrice du Portugal et une lettre de l’officier Commandant la ville de Go-á. Ils les ont présentées à notre chétive personne. On y disait que des troupes étaient prêtes à Go-á, avec 56 vaisseaux de combat ; c’est pourquoi en envoyait chercher notre chétive personne. En outre, il y avait deux lettres pour le roi de Siam, ainsi que des présents : 20 fusils (54), petits et moyens, et 100 pièces de toile fine d’Europe. C’était comme pour remercier le roi de Siam et demander l’autorisation d’emmener notre chétive personne et de mettre les troupes en campagne pour exterminer les rebelles Tây – Sơn Mais cette affaire, nous l’avons confiée au Maître Supérieur, comment aurions-nous pu consentir, de notre propre mouvement, à nous adresser à un autre Etat? C’est pour cela que nous avons dû les remercier et les renvoyer avec des formules de politesse (55). A cette occasion, le roi de Siam a conçu des soupçons, croyant que nous voulions partir avec ce bateau ; chaque jour, il nous faisait épier, et cela VSTK - 913


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

a rendu difficile l’exécution de nos desseins. Il ne semble pas encore commode de nous mettre en route à la 10e lune (21 Novembre — 20 Décembre 1786), suivant les instructions et les désirs du Commandant de bateau Li-xi-ri (56) ; nous devons attendre que le bateau de An-Ton Roi se soit éloigné, afin que les soupçons du roi de Siam s’apaisent; alors il nous sera aisé de nous décider. C’est pour cela que nous avons dû envoyer le Marquis de Qui-Ngoc à [l’île] Tho-Chau (57) pour dire aux commandants de bateaux de retenir le Maître Bao-loc [le prêtre Paul Nghi et leur demander de laisser un pilote et les fusils (58) ; dans quelques mois, ma chétive personne suivra (59); quant au bateau, qu’il retourne d’avance pour porter les lettres qui renseigneront le Maître Supérieur et l’officier commandant la ville. Quant au petit prince, encore si jeune, nous le confions au Maître Supérieur, pour qu’il décide comme il jugera bon : le prince restera ou il reviendra, suivant qu’il plaira au Maître Supérieur, et quelle que soit la décision prise, notre chétive personne l’aura pour agréable. Si le roi du Grand Occident daigne prendre en pitié notre petit fief et envoie des soldats pour aider notre chétive personne, alors, que le Maître Supérieur fasse effort pour revenir, et nous partagerons nos soucis (60). C’est une affaire dont il faut s’occuper avec diligence, il ne faut pas s’en désintéresser à cause des fatigues qu’elle peut occasionner. Voilà l’ordonnance (61). Cảnh-Hưng 47e année, 9e lune, 14e jour (4 Novembre 1786.) (46) Pour comprendre les trois lettres qui suivent (Documents V, VI, VII), il faut se rappeler les événements qui en ont été l’occasion. L'Evêque d'Adran venait de quitter Nguyen-Anh , sans doute à Poulo Panjang, le 25 Novembre 1784, s’était embarqué avec le Prince Cảnh et un certain nombre d’Annamites parmi lesquels le Père Paul HồVăn-Nghi était arrivé à Malacca le 19 Décembre 1784, et à Pondichéry vers la fin du mois de Février 1785. Là, il trouva d’abord Coutenceau des Algrains qui exerçait par intérim les fonctions de gouverneur des Etablissements de l’Inde, et qui se montra nettement hostile au projet conçu par Mgr. Pigneau de Béhaine d’aider Nguyen-Anh Mais le gouverneur en titre ne tarda pas à arriver ; c’était Charpentier de Cossigny, qui, sans approuver pleinement les idées de l’évêque, lui offrit cependant un passage gratuit pour France, à lui, au Prince Canh et à leur suite, sur un vaisseau de commerce, le Malabar, qui partit de Pondichéry au mois de Juillet 1786. De Cossigny prit aussi sur lui d'envoyer, d’accord avec le Chevalier d’Entrecasteaux, commandant des forces navales aux Indes orientales, un vaisseau, la frégate le Marquis de Castries, Commandant de Richery, assisté de de Berneron, capitaine au Régiment de l’Isle de France, pour se rendre compte des possibilités de réalisation qu’offrait le projet de l’Evêque d’Adran, se mettre en relation avec Nguyen-Anh et même, si besoin en était, le ramener à Pondichéry. On verra, dans les notes suivantes, les diverses circonstances qui signalèrent le voyage de de Richery. De son côté, Nguyen-Anh dénué de toute ressource et de tout appui, avait quitté Poulo-Panjang, le 9 Avril 1785, dans l’intention de se réfugier encore une fois au Siam, et il arriva à Bangkok en Mai. Il y resta jusqu’au 13 Août 1787. C’est donc de la qu’il expédia les trois lettres dont nous donnons le texte ici (D’après Ch. Maybon : Histoire moderne du pays d’Annam, pp. 211-223 ; et Henri Cordier: La Correspondance générale de la Cochinchine, pp. 7-15. Je cite la pagination du tirage à part). (47) Il n'est inutile de faire remarquer que les trois caractères. Bách-Ða-Lôc prononcés en chinois Pe-to-lo, rendent la forme portugaise Pedro, du nom Pierre,

VSTK - 914


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53

désignent ici l’Evêque d’Adran, Mgr. Pigneau de Béhaine, qui avait ce prénom. Il faut lire Bach da-loc et non, comme on fait souvent Ba da-loc car cette dernière forme sino– annamite correspond à deux formes chinoises Po-to-lo et Pa-to-lo, qui, s’écartent du nom Pedro qu’il faut rendre. — L’expression Giám-Mục est le terme sinoannamite reçu pour désigner les évêques. — Quant à l’expression Thuong-Su Nguyen-Anh l’emploie pour désigner tantôt l’évêque, tantôt le Supérieur du Collège (Voir note 34). On trouve, dans la Correspondance générale de la Cochinchine, pp. 88-89, une traduction résumée de la lettre de Nguyen-Anh au gouverueur des Etablissements de l’Inde (Voir plus loin, note 65) ; la lettre au Commandant de Richery et à de Berneron (Document VII), est mentionnée dans une relation de voyage du prêtre Paul Nghi (Correspondance générale de Cochinchine, p. 76) ; mais cette lettre de Nguyen-Anh à l’évêque d’Adran n'est citée nulle part que je sache ; elle est donc complètement inédite. Le prince avait reçu, par le Marquis deCastries, un paquet de dépêches; cela ressort des instructions données à de Richery à son départ: « . . . il se rendra à PuloPanjan... et de ce point ou de tout autre plus à portée, il prendra les plus sages mesures pour faire parvenir ses dépêches au roi de la Cochinchine actuellement refugié à la Cour de Siam». (Correspondance générale de Cochichine, p. 11); il y avait, parmices plis, une lettre de l’Evêque d’Adran, comme le dit expressément Nguyen-Anh dans le Document V ; il était donc tout naturel que le prince réponde à l’évêque. Paul Nghi dans la Relation de son voyage, ne mentionne pas cette lettre: « Celui-ci Nguyen-Anh en a conçu une grande joye et a écrit deux lettres, une au Gouverneur de Pondichéry, l’autre à MM de Richery et Berneron (Documents VI et VII), dans lesquelles il leur disait qu’il étoit prêt à les suivre et à aller avec eux » (Correspondance générale de Cochinchine, pp. 75-76. Paul Nghi se trompe en réalité, Nguyen-Anh disait que le moment de partir n’était pas venu). S’il garde le silence sur cette lettre du prince à l’évêque d’Adran, c’est peut-être parce qu’il en ignorait l’existence, mais bien plus probablement par prudence et par discrétion. (48) Un passage de la Relation de voyage de Paul Nghi fait allusion à ces conventions entre l’Evêque d’Adran et Nguyen-Anh: « les conditions dont les deux chefs [de Richery et de Berneron] étoient convenus avec M. l’Evêque d’Adran étoient: 1º qu’il falloit aller à l’Isle Pulo Panjan («c’était le rendezvous dont le roi de la Cochinchine étoit convenu avec Monseigneur l’Evêque d’Adran. . .)» (Correspondance générale de Cochichine, p. 75). Mais comme les affaires, à Pondichéry, n’avaient pas marché suivant les désirs de l’Evêque d’Adran, et qu’il y avait eu du retard dans l’envoi du bateau, de Richery n’avait trouvé personne à son arrivée à Pulo-Panjan. (49) Les deux caractères qui se prononcent bao-loc en sino-annamite et pao-lo en chinois, rendent la forme portugaise du prénom Paul. Le " Maître Baoloc "est donc le Père Paul, dont les noms annamites étaient HoVan Nghi thật luc chinh nhut livre 2 , folio 21 b), un prêtre cochinchinois qui joua un rôle important dans les événements de cette époque, comme intermédiaire entre NguyenAnh et la Mission. Il avait été ordonné prêtre par l’Evêque d’Adran en 1776. Lorsque Nguyen-Anh était caché par les soins de l’évêque, c’est lui qui apportait au prétendant sa nourriture quotidienne. Il accompagna Mgr. Pigneau de Béhaine à Pondichéry en 1785, revint en Cochinchine avec de Bichery, en 1786, retourna à Poudichéry, toujours avec de Richery, en 1787, mais, ne voulant plus voyager avec cet officier, dont il avait eu à se plaindre, il se cacha lorsque de Richery fit un nouveau voyage en Cochinchine, à la fin de 1787. Lors du retour de l'Evêque d’Adran, il reprit ses anciennes fonctions d’homme de confiance. Il mourut, âgé de 67 ans, le 19 Février 1801, deux ans après l’évêque. M. Le labousse, un missionnaire de l’époque, fait de lui le plus grand éloge: « La mission de Cochichine perd en M. Paul un de ses meilleurs ouvriers. C’était un homme puissant en oeuvres et en paroles. Elevé à l’école de Mgr. l’Evêque d’Adran, qui l'avait instruit...

VSTK - 915


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Il a fait voir . . . qu’il était le digne disciple d’un tel maître . . . Le roi de Cochinchine. . . a toujours conservé pour lui beaucoup d’affection. C’était de lui que se servait Mgr. l’Evêque d’Adran toutes les fois qu'il fallait envoyer quelqu’un à la Cour pour quelque affaire que ce fût ; et depuis qu’il a plu au ciel de nous enlever notre chef, il était notre principale ressource et notre plus fort soutien » (Nouvelles lettres édifiantes, tome VIII. p. 209 ; d’après Ch. Maybon : Histoire pays d’Annam, p, 217, note 3. et Cl. Maître : Documents sur- Pigneau de Béhaine, dans Revue Indochinoise, 1913, 2e semestre, p. 330 note 2). (50)Khiêm Quan

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52

Hầu,

Long Chánh Hầu

Quí Ngọc Hầu

10

D’après le Thật-lục chính nhứt (Annales de Ga –Long livre 2, folios 5b, 15b, 21b, les deux mandarins qui accompagnèrent Mgr. d’Adran et le Prince Canh étaient PhamVan-Nhon (Voir sa biographie dans Liệt truyện chính sơ tập livre 7, folios 17 et suivants) et Nguyen-Van-Liem . retourna de Pondichéry Liệt truyện chính sơ tập livre 7, folio 18. L’Annaliste place le fait en l'année ất-tị 1785, mais il résume plusieurs faits sous une même date ; c’est 1786 qu’il faut entendre), donc avec de Richery et le prêtre Paul Nghị. Mais je ne saurais dire avec certitude quel était son titre de marquisat, ni par conséquent l’identifier, parmi les deux personnages que mentionne ici Nguyen-Anh, On peut toutefois faire une supposition : le premier caractère du titre de marquisat : KhiemQuang-Hau, est bien voisin du nom personnel de Nguyen-Van-Liem et il a fort bien pu se produire une erreur de copiste, non pas tant dans le nom personnel que dans le titre de marquisat; on sait par ailleurs que le titre de marquisat, à l'époque de Gia-Long, com-prenait presque toujours, comme un de ses éléments, le nom personnel ; le Marquis de Khiêm-Quang serait donc, en réalité, le Marquis de Liêm-Quang c’est-àdire Nguyen-Van-Liem Par conséquent, le Marquis de Long-Chánh serait Pham-VanNhon à moins que Pham-Van-Nhon ne fut le Marquis de Qui-Ngoc — En tout cas, Nguyen-Van-Liem d’après sa biographie Liet truyen chinh so tap livre 15, folio 22), et autant qu’on peut comprendre des termes imprécis, serait allé en Europe ( Il faut tenir compte que l’expression: Nhự Tây « aller en Occident », qu’emploie l’Annaliste, peut s’expliquer, d’après That - luc chinh nhut livre 2, folio 15b, par tiểutây dương « l’Inde », ou par đại-tây dương , « l’Europe ») (51) Nous avons, sur la manière dont s’effectua la remise à Nguyen-Anh de son courrier, trois témoignages différents. — D’abord, le témoignage de Nguyen Anh luimême, dans cette lettre, témoignage d’après lequel il résulte que Paul Nghi le Marquis de Khiêm-Quang et le Marquis de Long-Chánh ne portèrent pas eux-mêmes à NguyenAnh les lettres qui lui étaient destinées, mais qu’ils lui envoyèrent le Marquis de QuiNgoc le Document VIII confirme le fait (« Voici que le Marquis de est survenu .... »), et le Document VII permettrait même de supposer que Paul Nghi et le Marquis de KhiêmQuang ajoutèrent une lettre particulière à celles dont ils étaient chargés. Nous avons, en second lieu, le témoignage de Paul Nghi : « Ils [MM. de Richery et de Berneron] m’ont déposé avec treize de mes gens dans cette Isle déserte de PuloPanjan le 1er Septembre 1786. Ils nous ont donné des vivres pour trois mois.... ; après être descendu dans l’Isle, le Vaisseau est parti pour Manille. Nous nous sommes construit une petite barque et par ce moyen nous avons pu faire savoir au Roi que le vaisseau françois étoit arrivé. . . . Voyant les dispositions où se trouvoit notre Roi, nous sommes retournés dans l’lsle.... « (Correspondance générale de Cochinchine, pp. 7576. ) — Il semble également résulter de ces paroles (« . . . Nous avons pu faire sçavoir au Roi ») que Paul Nghi et ses deux compagnons ne sont pas allés auprès de Nguyen Anh. En troisième lieu, les Annales de Gia-Long That-luc chinh nhut livre 2, folio 21b) s’expriment dans des termes imprécis, mais qui peuvent être compris de la même façon

VSTK - 916


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

: « A la 6e lune de l’an bính-ngọ (26 Juin — 24 Juillet 1785. — La différence avec la date donnée par Nguyen-Anh 21 Octobre 1786, n’est peut-être pas une erreur, comme on pourrait le croire tout d’abord, mais peut provenir de ce que les Annalistes, ayant en main les lettres destinées à Nguyen-Anh se sont basés, pour classer le fait, sur la date à laquelle ces lettres avaient été écrites et qu’elles portaient en tête ou en suscription ; érites en Juillet 1785, elles arrivèrent avec de Richery, à Pulo-Panjan, le 1er Septembre, comme on la vu ci-dessus, et n’atteignirent Nguyen-Anh que le 21 Octobre 1786) à la 6e lune de l’an bính-ngọ Bách-đa lộc qui avait en garde le Prince aîné Cảnh étant allé dans le Grand Occident, Phạm-Văn-Nhơn Nguyễn-Văn-Liêm avec Hồ-Văn-Nghị [Paul Nghị obéissant aux ordres reçus, apportèrent une lettre à la résidence de voyage de Bangkok, pour donner des nouvelles, puis ils attendirent, dans l’entourage [du Souverain] ». Il est certain que Paul Nghị ne resta pas à Bangkok, puisque. comme on le verra, il repartit pour Pondichéry avec de Richery ; mais cela est vrai pour Phạm-Văn-Nhơn comme nous l’avons vu (note 50), et cela peut être vrai aussi pour Nguyễn-Văn-Liêm. Voici comment les choses ont dû se passer : Paul Nghị et ses compagnons débarquent à Poulo-Panjang, le 1er Septembre 1786 ; ils mettent quelque temps à construire leur barque ; ils se rendent alors sans doute à Poulo-Way, car c’était le second lieu de rendez-vous convenu entre Nguyen-Anh et Pigneau de Béhaine ; n’ayant trouvé là personne, ils passent « au port de Chantaboun, où demeure M. Liot, missionnaire français, Supérieur du collège », troisième lieu convenu (Correspondance générale de Cochinchine. p. 75, p. 11) ; le fait est rendu certain par ce que dit NguyễnÁnh dans le Document VIII, ci-dessous : « Nous avons reçu les lettres que les deux officiers du bateau [de Richery et de Berneron] et le Directeur du Collège nous envoyaient » ; donc le courrier avait passé par Chantaboun et M. Liot avait ajouté une lettre personnelle pour Nguyễn-Ánh ; de là, Paul Nghị expédie en toute hâte à NguyễnÁnh qui le reçoit le 21 Octobre 1786, le courrier qui était destiné au prince ; il n’ose pas aller lui-même à Bangkok, peut-être pour ne pas compromettre Nguyen Anh aux yeux du roi de Siam, très soupçonneux, comme on va le voir par la teneur des lettres de Nguyen-Anh et il y envoie le Marquis de Qui-Ngoc Il est cependant difficile d’admettre, étant pas eu une entrevue avec le prince pendant ce voyage. Un passage d’une lettre de Richery à de Cossigny, du 11 décembre 1786, nous apprend comment avait eu lieu le débarquement de Paul Nghi et de ses compagnons : « Alors, je fis route pour Pulo-Punjan, dont j’eus connaissance le 30 Août ... nous y abordâmes et jettâmes l’ancre à midi. Sur le champ, des fouilleurs Cochinchinois furent envoyés à terre ... ils rapportèrent qu’ils n’avoient rien trouvé. . . J’arrêtai, qu’avant la nuit, je quitterois ; que je débarquerois le prêtre, un mandarin, 12 hommes de leur choix avec lesquels ils assuroient construire un bateau, passer Chantel [Chantaboun] et être de retour dans l’Isle à la fin de Décembre. Il étoit midi, quand ce parti fut arrêté, et il falloit avant la nuit, débarquer des vivres, des munitions, des matériaux, des outils, des bagages, etc. - Le vent et la mer étoient impétueux, et un seul petit bateau pouvoit être employé à cette opération, ce qui fut entrepris et exécuté, non sans dangers répétés pour le bateau » (Correspondance générale de Cochinchine, pp. 33-34.) (52) Les « neuf urnes » sont le symbole, dans la haute antiquité chinoise, de la stabilité, de la pérennité, de la gloire d’une dynastie. C’est pour se conformer à cette tradition que Minh-Mang en 1835-36, fit fondre les neuf urnes dynastiques du Palais de Hué (Voir L. Sogny, P. Chovet, L. Cadière: Les Urnes dynastiques du Palais de Hué. B. A. V. H. 1914, pp. 15-46.) C’est des démarches de l’Evêque d’Adran que NguyenAnh attendait la restauration de sa dynastie, le retour des « neuf urnes ». Mais ce symbole peut aussi désigner le Prince Canh, l’héritier sur qui reposait la perpétuité de la dynastie. (53 ) An-Ton Roi ou Lợi Paul Nghị dans sa Relation de voyage, l’appelle « M r . Vincent » (Correspondance générale de Cochin- Chine, p. 76.) — C’était Antonio Vincente da Rosa un capitaine portugais de Macao, dont il est assez souvent question dans les documents de l’époque (Ch. Maybon : Histoire pays

VSTK - 917


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

d’Annam, p. 218, note 5.) — Les Annales de Gia-Long mentionnent le fait (vol. III, folio 1), à la 1er lune, 18 Février — 18 Mars, de l'an dinh-vi 1787, avec un décalage dans les dates de deux mois, qui s’explique en admettant que l'Annaliste a placé le fait non à l’arrivée de Antonio da Rosa, 23 Octobre 1786, mais au moment de son départ de Bangkok. Les Annales de Gia-Long ajoutent un détail important, à savoir que cette démarche des Portugais avait été provoquée par " la demande de secours qu’avait adressée le prince impérial aîné », c'est-à-dire le Prince Canh Le prince, né en MarsAvril 1780, n’avait que 6 ans à ce moment-là : il n’a donc pas pu adresser une demande dans ce sens. Chose qui paraît extraordinaire à première vue, c’est l’Evêque d’Adran luimême qui avait provoqué cette intervention des portugais. Des documents récemment publiés par le P. A. Launay (Histoire Mission Cochinchine ; Documents, III, pp. 153-158), nous donnent la genèse de l’affaire. Dans une lettre adressée à M. Descourvières, alors encore procureur à Macao, lettre datée de Pondichéry, le 6 Juillet 1785, Mgr. Pigneau écrit : « Après avoir écrit de Siam à la fin de 1783, j’en sortis sans trop savoir où j’allais. . . . Avant de passer le golfe de Siam, je rencontrais le roi fugitif que j’avais quitté depuis un an et demi ; il était décidé, après toutes ces histoires avec les Siamois, à passer chez les Hollandais qui lui offraient du secours ; il serait déjà à Batavia, si je n’étais arrivé assez à temps pour le détourner de ce dessein. Dans la crainte qu’après mon départ il ne reprit cette idée qu’il ne quittait que par rapport à moi, je l'engageai à me confier son fils unique, et lui promis de faire une tentative auprès de quelque puissance catholique. Comme il m’était alors impossible de me retirer ailleurs qu’à Pondichéry, j’avais d’abord pensé à en parler aux Français ; mais je les trouvai si impies et si ennemis de la religion que je me crus obligé d’agir de manière à les en éloigner. Je pensai qu’ils ne feraient pas moins de mal à la misson que toute autre nation hérétique. Les Anglais qui, en 1779, avaient déjà envoyé deux vaisseaux au secours de ce prince, et n’avaient manqué leur expédition que parce qu’ils ne l’avaient pas rencontré, viennent encore de me faire les plus vives instances pour leur remettre le fils du roi que j’ai ici avec moi. Je ne puis l’abandonner sans m’exposer à le voir entre les mains des uns et des autres. C'est pourquoi je suis résolu de le proposer plutôt aux Portugais qui ont encore au moins l’extérieur de la religion. Le gouverneur d’ici, qui ne veut rien entreprendre sans les ordres de la cour, a déjà écrit en France à ce sujet ; mais je serai parti avant qu’il ait eu le temps d’avoir la réponse. Je retournerai en mission au mois de Mai de l’année prochaine et je tâcherai d’y aller en [Déchirure]. Je vous prie de me faire savoir au plus tôt, et dans le plus grand détail, les nouvelles que vous en aurez reçues, afin que je puisse connaître où je pourrai aborder plus facilement ». Dans ces dernières lignes l’évêque fait allusion au projet qu’il avait conçu, et dont il parle à plusieurs correspondants (Ibid., pp. 81, 89, 91, 101, etc.), de passer dans la région de Hué. Il ne s’était donc pas encore décidé à partir pour France. Deux jours après cette lettre, le 8 Juillet 1785, il écrit au Sénat de Macao: « En Avril 1780, je reçus une lettre de M. O. Fran.-Xavier de Castro, alors gouverneur de Macao, par laquelle il me priait d’obtenir du roi de Cochinchine une lettre pour le gouverneur de Goa, avec des conditions avantageuses au sujet du commerce de ses Etats, et qu’il se chargerait de son côté de procurer à ce prince tous les secours nécessaires pour le rétablir dans ses Etats. J’étais en fuite dans le royaume du Cambodge lorsque je reçus cette lettre, et, par conséquent, dans l'impossibilité de le satisfaire.... Au moment où j’allais passer le golfe de Siam, je rencontrai le roi. [Déchirure] Persuadé que la mission était [Déchirure ] ce prince je fis [Déchirure] détourner lui promettant de l’adresser à des puissances catholiques. Je lui demandai même, pour m’assurer davantage, son fils unique qu’il m’accorda, et que j’ai actuellement avec moi. Comme il m’était alors impossible d’aller ailleurs qu’à Pondichéry, je comptais d’abord en donner la préférence aux Français, mais je leur trouvai si peu de religion, que je pris devant Dieu la résolution de m’adresser à la nation portugaise. Les Anglais, en 1778 (plus haut : 1779). étaient allés pour donner du

VSTK - 918


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

secours à ce prince . . . : ils m’ont fait cette année plusieurs instances pour m’engager à leur livrer le jeune prince ; mais vous sentez assez les raisons pour lesquelles je n’ai pu me rendre à leur désir. Il n’y a que les motifs de religion qui, devant Dieu et devant les hommes, puissent m’excuser de préférer une autre nation à la mienne. C’est pour cette raison que je propose de vous remettre le roi de Cochinchine. son fils, sept à huit des principaux mandarins, les moyens faciles de rétablir ce prince, et non seulement le moyen de se dédommager des dépenses qu’on aurait pu faire, mais d’établir dans ses Etats un commerce qui serait aussi honorable à la nation portugaise qu’avantageux à la ville de Macao ». Et après avoir discuté sur les moyens pratiques de réaliser ce projet, l’évêque conclut : « Si, par des événements qu’on ne peut prévoir, on ne trouvait pas de nouvelles de ce prince dans l’endroit indiqué [à Pulo-Panjam], l’affaire n’en serait pas moins sûre, en venant prendre ici son fils que j’accompagnerais à Macao. Tous ceux qui m’ont vu en Cochinchine savent assez l’experience que j’ai du pays, pour concevoir que je n’avance rien dont je ne sois assuré. Je vous prie de me faire savoir au plutôt le parti que vous prendrez à ce sujet, et, de quelque manière que vous vous décidiez, de me garder le plus grand secret. Ma nation ne pourrait que trouver fort mal qu'après lui avoir présenté ceci comme peu utile et très difficile, je vous l’aie proposé d’une autre manière. » Mgr. Pigneau était à Pondichéry depuis la fin du mois de Février 1785. Depuis lors rien n’avait été fait. Les autorités de la colonie se refusaient à entreprendre cette expédition sans en référer à Paris. On comprend que l’évêque, ayant sur les bras le Prince Canh et sa suite, ait eu le plus grand désir de sortir au plus tôt d’une situation embarrassante, qui menaçait même, en se prolongeant, de le couvrir de ridicule, et que, découragé du côté de ses compatriotes, en qui il avait cru trouver un accueil plus empressé, il se soit tourné du côté des Portugais. Mais il n’abandonnait pas toutefois sa première intention, car, le 8 Juillet 1785, donc le même jour qu’il adressait sa lettre au Sénat de Macao, il écrivait au Ministre, Marquis de Castries, à Paris (Ch. Maybon : Histoire pays d’Annam, p. 212. note 4). Et, un an plus tard, le 21 octobre 1786, Nguyen-Anh recevra une lettre ou l’évêque lui conseillera de passer à Pondichéry, et l’évêque lui-même s’était embarqué pour France en Juillet de cette même année 1786 (Ch. Maybon ; Id., p. 214, note 3). Toutes les circonstances de cette tragique aventure ne sont pas encore complètement connues. Mais nous pouvons nous faire une idée, toutefois, de l’état d’âme de l’Evêque d’Adran, pendant son séjour à Pondichéry, ses déceptions, ses découragements , ses angoisses, les luttes qui se livraient dans sa conscience entre son affection pour Nguyen-Anh ses sentiments patriotiques et sa lourde responsabilité d’évêque chef de mission. (54) Binh Les Dictionnaires chinois donnent à ce caractère le sens de « ferme, solide ». Le Dictionnaire Genibrel signale le mot comme appartenant à la langue annamite vulgaire, mais il l’écrit avec le caractère dans l’expression : Súng Bính « carabine » (55) Ou : « avec des mots aimables ». — Les Annales de Gia-Long portent : « Le roi de Siam, voyant que les autres (les Portugais) voulaient, à cause de nous, amener des troupes de secours, conçut un violent déplaisir ; l’Empereur Nguyen-Anh concella à Anton Loi de renoncer à son projet et de s’enretourner » (Livre 3, folio 1.) — Paul Nghi dans sa Relation de voyage, confirme le fait, mais avec un détail intéressant : « Notre Roi s’est excusé, disant qu’actuellement il ne pouvoit pas le faire . . . notre Roi, n’apprenant aucune nouvelle de l’arrivée de notre vaisseau, a donné Audience à l’envoyé portugais, lui a donné une lettre pour le gouverneur de Go-a, je n’en sçais pas le contenu » (Correspondance générale de Cochinchine, p. 76). Donc, d’après Paul Nghi Nguyen-Anh n’aurait pas reçu, tout d’abord, Antonio da Rosa, et aurait répondu à ses avances par un refus, tout en ménageant l’avenir, puis, désespéré par le long retard de Richery, qui ne revenait pas à l’époque convenue, il auraitreçu l’envoyé portugais et lui aurait remis une lettre, dont Paul Nghi se méfiait quelque peu. — La lettre même de Nguyen-Anh écrite le 4 Novembre 1786, donc 12 jours à peine après l’arrivée de

VSTK - 919


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53

Antonio da Rosa (23 Octobre), parle du premier refus que le prince opposa à la demande des Portugais. — Mais Nguyen-Anh nous dira lui-même, plus loin, dans une autre lettre (Document VIII) qu’il a, après la mission de Antonio da Rosa, envoyé une ambassade aux Portugais. Une lettre de Pigneau de Béhaine, écrite à son retour de France, le 14 Juin 1788, nous donne quelques détails sur cette ambassade, qui se composait de deux mandarins : « Les Portugais envoyés à Siam de Goa (c’est-à-dire Antonio da Rosa) à la fin de 86, manquèrent leur retour en 1787 et furent obligés de rester à Macao jusqu’au commencement de 88. Ils partirent alors de cette ville avec deux envoyés du Roy de la Cochinchine qui, (comme ils me l’écrivent eux-mêmes de Macao) ne suivoient le vaisseau portugais que pour ménager cette nation qui faisoit des offres au Roy, leur maître, et se tenir en mesure de réclamer sa protection, dans le cas où la France ne viendroit pas à son secours » (Correspondance générale de Cochinchine, p. 117. — Ch. Maybon : Histoire pays d’Annam, p. 218, note 5.) — Nguyen-Anh comme il le dira plus loin (Document VI), « avait décidé de tout temps de contracter alliance uniquement avec la France » ; mais les mauvaises nouvelles qu’il avait reçues de Pondichéry lui faisaient un devoir de se ménager des protecteurs éventuels, dans le cas où les démarches de l’Evêque d’Adran auraient abouti à un échec complet. Le Journal de M. Létondal, procureur des Missions Etrangères à Macao, sous l’année 1786, nous donne quelques détails sur les ambassadeurs annamites qui avaient suivi Antonio da Rosa (A. Launay : Histoire Mission Cochinchine ; Documents, III, pp.156-158) : « Parmi les vaisseaux arrivés ici, se trouve celui qui avait été à Siam pour chercher le roi de Cochinchine . . . . Le capitaine était Antonio Vincenti Rosa ; il conduisait deux mandarins cochinchinois, dont l’un mérite à peine ce titre, et l’autre qu’on a voulu faire passer pour le roi ou pour son frère, quoique le roi n’en ait point, et enfin pour le premier mandarin de Sa Majesté cochinchinoise, son plénipotentiaire. C’est un mandarin qui commandant peut-être 20 soldats en Cochinchine, à ce que m’assurent le Cochinchinois et le Cambogien qui sont ici, qui ont vu ce mandarin mille fois en Cochinchine ; du reste, il a pu être fait grand mandarin pour s’embarquer avec ce mandarin que toute la noblesse de Macao est allée visiter ; il a 17 soldats ; on n’a guère pu savoir comment ce mandarin est venu ici, il parait que ça d’abord été à l’insu du roi de Siam, et que si c’est du consentement du roi, son maître, ça été pour donner une espèce de témoignage de confiance aux Portugais, afin de ne pas se les attirer à dos .... « . . . . Les deux mandarins cochinchinois avec 17 à 18 soldats, qui ont été apportés ici, et dont j’ai parlé plus haut, ont été logés à la citadelle, afin que les étrangers fussent moins à la portée de les voir, ou peut-être pour les garder plus sûrement, car quoiqu’on vante beaucoup les généreuses dispositions du roi de Cochinchine par rapport aux Portugais, comme je les rapporterai telles qu’on les débite, malgré cela, il y a lieu de douter de leur réalité et plus encore de leur accomplissement. J’ai su, par plusieurs voies, que les mandarins prétendaient avoir été trompés par le capitaine qui les a apportés . . . ils allèguent plusieurs autres sujets de mécontentement ; ce qui est certain c’est qu’un d’entre eux m’a fait demander de le recevoir à la maison... Je ne pouvais lui accorder une grâce de cette nature, qui m’eût évidemment attiré le gouvernement portugais à dos . . . . On assure que le capitaine portugais qui a conduit ici ces mandarins, a présenté une requête au Sénat de cette ville, à l’effet de faire préparer un vaisseau pour les porter à Goa, où ils doivent, dit-on, comme plénipotentiaires ratifier avec le Gouverneur de Goa, les conditions du traité données en partie par le dit gouverneur, mais auxquelles le roi ajoute de nouvelles prérogatives aux Portugais . . . . » Et le missionnaire donne en huit points les conditions de ce traité. (56) Li-xi-ri , Joseph de Richery, né à Alons (Provence). le 15 Septembre 1757 ; lieutenant de vaisseau en 1739 ; capitaine de vaisseau en 1793 ; cotre-amiral en 1795 ; mort en 1799 (Ch. Maybon : Pays d’Annam. p. 215, note 2).

VSTK - 920


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

Les instructions de Richery portaient ceci : « Article 5e. Après avoir fait cette expédition [relâché à Poulo-Panjang, pour y déposer Paul Nghi et le courrier de Nguyen-Anh et être convenu avec ses envoyés [de Nguyen-Anh du temps de leur retour, Mr de Richery fera route pour la Cochinchine... Il aura aussi le soin de combiner la durée de cette course avec les moussons et l’époque de son rendez-vous avec les envoyés vers la Cour de Siam près du roi de la Cochinchine — Article 6e. De retour dans le golfe de Siam au lieu du rendez-vous ; Mr de Richery se conduira d’après les circonstances ; et voici celles qu’il est possible de prévoir : 1° que le roi Cochinchinois voudra passer sur son bord, pour se rendre lui et sa famille à Pondichéry ; alors Mr de Richery le recevra et aura pour lui les égards dus à un souverain. 2° que le dit roi préférera de rester sur l’Isle de Poulo-Panjang, pour y attendre des secours et ne point trop s’éloigner de ses sujets, afin de soutenir et nourrir leur constance ; alors Mr de Richery y consentira et pourra même lui laisser quelques Européens avec les vivres et munitions dont il pourra disposer. Mais avant de se rendre à ce dernier parti, Mr de Richery examinera scrupuleusement si l’Isle ainsi pourvue, est un asile susceptible de défense en cas d’attaque de la part des sujets rebelles de ce prince... « (Correspondance générale de Cochinchine, pp. 11-13). - Ces instructions avaient été précisées, entre de Richery et Paul Nghị : « Ils [de Richery et de Berneron] nous ont donné des vivres pour trois mois, disant qu’ils reviendroient, les trois mois écoulé, c’est-à-dire au commencement de Décembre, pour prendre le Roi de la Cochinchine» (Relation de voyage de Paul Nghị: Correspondance générale de Cochinchine, p. 75). (57) L'île Poulo-Panjang. (58) D’après la Relation de voyage de Paul Nghi de Richery aurait été rien moins que fidèle aux instructions qu’il avait reçues, et n’aurait pas accédé aux demandes de Nguyen-Anh. Après avoir quitté Poulo-Panjang et laissé Paul Nghi il alla à Manille, pour faire à son bateau des réparations urgentes, assure- t-il, puis à Macao, faire une fructueuse opération de riz, accuse Paul Nghi ; il perdit du temps sur les côtes de Cochinchine, bref, au lieu d’arriver à Poulo-Panjang en Décembre, comme c’était convenu, il n’y arriva que le 21 Février 1787 : « J’ai dit tout ce que je sçavois aux chefs, écrit Paul Nghi en les priant de vouloir recevoir le roi qui étoit prêt à s’embarquer, et qui attendoit la nouvelle de l’arrivée du vaisseau avec impatience, au port de Siam, lui et toute sa famille. Ils ont refusé en disant qu’ils n’étoient pas venus pour prendre le Roi, et qu’on ne les avoit pas envoyés pour cela. Je les ai aussi pries de donner un pilote au Roi, comme il les en avoit priés dans sa lettre [Voir ci-dessous, Document VII. On voit que Paul Nghi est bien au courant des demandes de NguyenAnh ils l'ont refuse. J’ai encore demandé en grâce qu’on nous permit de descendre du Vaisseau et d’aller joindre notre Roi. M.Berneron a répondu : « Votre Roi a le droit de vous appeler à lui, et le Roi de France a celui de vous retenir ». Ils nous ont ainsi reconduits à Pondichéry ». (Correspondance générale de Cochinchine, p. 77). (59) La lettre de Nguyen-Anh et les documents supplémentaires que j’ai donnés pour l’illustrer, nous permettent de retracer les diverses phases de ce projet de fuite à Pondichéry : — C’est Pigneau de Béhaine qui en fut l'instigateur : « nous avons pris la résolution,comme vous nous l’avez dit . . . » Et l’évêque avait fait connaître ce plan à Pondichéry, puisque les instructions de Richery prévoyaient le passage de Nguyen-Anh dans l’Inde. Et la résolution de Nguyen-Anh fut vite prise : il recevait la lettre de l’évêque le 21 Oc– tobre 1786, et il se résolut de suite à partir, puisque ce qui, assure-til, le fit changer d’avis, ou du moins lui fit remettre le départ à plus tard, c’est l’arrivée du bateau portugais, qui survint inopinément le 23 Octobre, deux jours seulement après la réception de la lettre de Pigneau de Béhaine. L’évêque avait dû donner de bien fortes raisons, et presser bien vivement le prince, et celui-ci devait se sentir dans une situation bien désespérée, pour se décider aussi rapidement à une tentative si grave et si périlleuse. — L’arrivée de Antonio da Rosa vint donc changer les plans de « L’homme propose et Dieu dispose », écrira-t-il par trois fois, sous une forme annamite. Et, le 4

VSTK - 921


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53

Novembre 1786, jour où il écrit ses trois lettres, il était résolu, peut-être résigné, à attendre une occasion plus favorable, après le départ des Portugais, c’est-à-dire « dans quelques mois » — Mais, à en croire Paul Nghi le 21 Février 1787, lors du retour de Richery à Poulo- Panjang, Nguyen-Anh étai revenu pleinement à l’idée de se refugier à Pondichéry ; il avait même en partie mis à exécution son projet, puisqu’il était descendu « au port de Siam, lui et toute sa famille », attendant le bateau « avec impatience ». Il paraît que c’est uniquement la mauvaise volonté de Richery qui fit échouer le projet. — Que serait-il arrivé si Nguyen-Anh était arrival à Pondichéry ? Nul ne saurait le dire. Ce projet, qu’avait conçu l’Evêque d’Adran, de faire venir Nguyen-Anh en personne à Pondichéry, rencontrait de l’opposition parmi les Français qui, à cette époque, pouvaient porter un jugerment sur la question. Le Vicomte de Souillac, qui avait exercé le commandement à Pondichéry pendant quelque temps, en 1785, après Coutenceau des Algrains, et qui était Gouverneur à l’Isle de France, lorsque l’évêque d’Adran y passa avec le Prince Canh écrivait au Ministre, le 31 Août 1786 : « Je me borne à observer que je crains l'effet de l’article 6 des Instructions données à Monsieur de Richery (Voir plus haut, note 56), en ce que si le Roi de la Cochinchine passe sur ce vaisseau et se rend à Pondichéry, il en résultera l'obligation de pourvoir à sa subsistence ainsi qu’à celle de sa famille et même celle de le rétablir dans ses états », (Correspondancegénérale de Cochinchine, p. 37) En poussant Nguyen-Anh à venir à Pondichéry, l’Evêque d’Adran voulait peutêtre brusquer les choses, rendre les démarches du prétendant plus pressantes, et engager moralement les représentants de la France. (60) Cette humble supplication, pour faire revenir Mgr. Pigneau de Béhaine, au moins dans le cas où la France interviendrait en faveur de Nguyen-Anh doit faire allusion à un projet dont l'Evêque d’Adran s’était, sans doute, ouvert au prince, dans la lettre qu’il lui avait envoyée, et qu’il annonçait aux Directeurs du Séminaire de Paris, dans une lettre datée du 20 Mars 1785 : « Je n’attends que le temps favorable pour me rendre à Macao et de la passer à la haute Cochinchine ». Comme l’explique très bien M. Maybon (Histoire pays d’Annam, p. 211 , à ce moment, Pigneau de Béhaine, découragé par son insuccès à Pondichérys et n’ayant pas encore pensé ou ne pensant plus à un voyage en France, étaint tenté de se désintéresser du sort de qu’il ne savait plus comment tirer de sa triste situation, et avait conçu le dessein de se retirer dans la partie Nord de sa Mission de Cochinchine, les provinces environnant Hué, où les missionnaires se rendaient ordinairement par Macao. — Cette région était le fief des Tay-Son Pour qui connaît l’hostilité de cette dynastie usurpatrice contre le christianisme, et la haine qu’ils portaient, en particulier, contre Pigneau de Béhaine, partisan et le plus ferme soutien de Ngu yen-Anh le fait de se retirer dans un tel lieu constituait la marche à une mort certaine. Le motif que donne Nguyen-Anh pour faire revenir Pigneau de Béhaine, ne manque pas le grandeur : « Nous partagerons les soucis », nous souffrirons ensemble ! Un tel langage montre bien la noble idée que le prince se faisait de son illustre ami. (61) Il est peu probable que l’on retrouve jamais la correspondance entre l’Evêque d’Adran et NguyenA n h Nous ne verrons donc jamais la lettre de Pigneau de Béhaine qui a occasionné cette réponse du prince. Mais la teneur de la réponse nous permet de reconstituer les divers points qui furent traités par le prélat : — Il disait d’abord l’échec de ses démarches à Pondichéry (d’où découragement de ). — Il affirmait cependant qu’il continuait à s’occuper des intérêts du prince (d’où espérances). — Ils parlait de son découragement, de son désir de se retirer à Macao et dans la région de Hué (d’où encouragements, éloges, supplications, témoignages de reconnaissance, exhortations à revenir). — Il pressait vivement Nguyên- Anh de passer à Pondichéry (d’où décision rapide du prince). — Il demandait s’il devait laisser le Prince Canh à Pondichéry, ou le renvoyer à son père, dans le cas, prévu c’est certain, où Nguyen-Anh ne voudrait pas se rendre à Pondichéry. — Mais le texte même de la lettre ferait bien mieux notre affaire.

VSTK - 922


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Comme on le voit, les questions qui furent débattues dans ces deux lettres sont d'une gravité exceptionnelle : Nguyen Anh se réfugiera-t-il à Pondichéry ? Pigneau de Béhaine gardera-t-il ou renverra-t-il le Prince Canh ? — Le prélat continuera-t-il ses démarches en faveur de Nguyen-Anh ou bien, laissant le prétendant à son malheureux sort, ira-t-il rejoindre sus ouailles des environs de Hué et se livrer au martyre ? — Parmi les nombreuses pièces que dut comprendre la correspondance entre Pigneau de Béhaine et Nguyen-Anh peu de lettres, avouons-le, eurent l’importance de celle que nous publions aujourd’hui. Je le répète, elle est complètement inédite et n’a pas même été soupçonnée quelque part.

Bản dịch lá thư thứ năm (4 tháng 11 năm 1786) 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Chỉ dụ gởi cho Thầy Bề trên Giám hộ, Bách Đa Lộc tôn kính để cho Thầy được biết. Kể từ khi Thầy tôn kính nhận trách nhiệm quan trọng gánh vác việc nước và dù rằng Thầy đã can đảm ra đi tạo ra cảnh chia lìa kẻ Nam người Bắc, kể từ ngày đó cho đến nay, xác thân vô dụng của ta luôn mông chờ và hy vọng không dứt giống như một người đang bị đói khát thảm hại. Hồi năm qua, tháng Sáu âm lịch (trong khoảng 6/6/1785 - 5/8/1785) là ngày hẹn gặp lại vậy mà ta vẫn hoàn toàn chưa nhận được một tin tức nào hết khiến cho sự kiên nhẫn và mối lo âu của ta không còn chịu đựng được nữa. Rồi năm nay, vào ngày 30 tháng 8 âm lịch (21-10-1786), thì ta được báo trình cho biết Thầy Bảo Lộc [Paul Nghị], Khiêm Quang hầu, và Long Chánh hầu đã giao cho Quí Ngọc hầu mang trở về cho ta một lá thư để tường trình mọi sự. Mới đọc lướt qua lá thư tường trình, ta đã nghĩ rằng mọi việc đều hư hỏng; nhưng rồi chúng ta mới rõ rằng cái nền móng của nước nhà vẫn toàn vẹn, rằng dòng họ nhà Nguyễn được phúc lớn, và Thầy tôn kính sẽ mang trở về 9 đỉnh nhờ ở việc Thầy Cả hết lòng thi hành trọng trách và hết sức phụ giúp cho ta. Thầy là một người toàn hảo như viên ngọc quý đã được mài giũa! Ân nghĩa hiếm hoi nầy được ta ghi lòng tạc dạ; dù cho tới ngày răng long rơi rụng thì ơn nghĩa đó cũng không phai nhòa trong ký ức của ta. Bởi các lẽ ấy, ta đã theo lời của Thầy Cả bề trên, quyết định chuẩn bị mọi điều cần thiết để ra đi. Nhưng mà, định mệnh của con người và ý muốn của ông trời không hợp nhau. Bởi lẽ, ngày mồng 2 tháng 9 âm lịch (23/10/1786), chiếc tàu Tàu mang tên An Tôn Roi bất chợt lại tới mang một lá thư của nữ vương Bồ Đào Nha và một lá thư của quan cai trị thành Goa. Họ dâng những lá thư đó cho ta trong lúc ta đang gặp cảnh khốn khó. Trong thư họ cho ta biết rằng binh đội của họ đã có sẵn ở thành Goa cùng với 56 tàu chiến; bởi thế mới tớ tìm gặp ta. Họ cũng dâng lên vua Xiêm 2 lá thư kèm theo với lễ vật quà biếu gồm có 20 súng trường loại nhỏ và trung bình, 100 tấm vãi tơ mịn dệt dệt Ở Âu châu để gọi là tạ ơn vua Xiêm để xin phép vua Xiêm cho họ được rước ta đi và để cho binh đội của họ lãnh phần bình định giặc Tây Sơn. Tuy nhiên, công việc nầy ta đã giao phó cho Thầy Cả bề trên lo toan thì lẽ đâu ta lại có thể tự tiện đi mưu cầu kẻ khác. Cho nên ta đã phải tỏ lời cám ơn, và khéo léo tạ từ VSTK - 923


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

không nhận.Cũng vì chuyện nầy mà vua Xiêm đã có ý nghi ngờ, tưởng rằng ta và quan binh muốn đi theo tàu ấy, rồi hằng ngày để mắt theo dõi gây khó khăn cho việc tiến hành những kế hoạch dự định của chúng ta. Thiết nghĩ nay chưa phải lúc thuận tiện để khởi hành lên đường vào tháng 10 âm lịch (trong khoảng 21/11/1786 – 20/12/1786) theo như sự sắp xếp và ý muốn của thuyền trưởng tàu Li Xi Ri; ta phải đợi cho đến khi tàu An Tôn Roi tách bến rời xa để xóa dịu mối ngờ vực của vua Xiêm và tới lúc đó ta sẽ dễ dàng quyết định. Bởi thế, ta khiến Quí Ngọc hầu ra cù lao Thổ Châu gặp các hạm trưởng và bảo họ hãy lưu giữ thầy Bảo Lộc [linh mục Paul Nghị] ở lại cùng với một hoa tiêu và súng óng; vài tháng nữa ta sẽ theo sau. Riêng tàu của Li Xi Ri thì hãy trở về trước để mang theo những lá thư thông báo tình hình cho Thầy Cả và thống đốc trấn thành được rõ. Riêng về phần hoàng tử non dại sẽ đi theo hay ở lại là tùy theo ý định của Thầy Cả bề trên tùy nghi quyết định và cho dù Thầy quyết định thế nào thì ta cũng thoả lòng chấp nhận. Nhược bằng nhà vua Đại Tây Dương có tình mà chiếu cố tới phần lãnh địa bé nhỏ của ta thì nhà vua sẽ gửi quân binh tới để giúp ta và lúc đó Thầy Cả bề trên lại phải cố gắng quay về để cùng chia xẻ âu lo nhọc nhằn với ta. Đây là một công tác cẩn trọng không được lơ là chểnh mảng ngay cả những lúc bị kiệt lực. Nay ban dụ chỉ. Kiến Hưng thứ 47, tháng 9 âm lịch, ngày 14 (4/11/1786).  CHÚ GIẢI:

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Số (46): theo L.Cadière, để hiểu được nội dung của lá thư thứ 5 nầy và hai lá thư thứ 6, 7 thì cần đọc lại việc Bá Đa Lộc đi sang Pháp xin viện trợ. Ghi chú nầy nhắc lại việc đó như sau: Giám mục vừa mới từ giả Nguyễn Ánh rời cù lao Thổ Châu vào ngày 25/11/1784 với một phái đoàn tháp tùng đi theo gồm có hoàng tử Cảnh và một số người An Nam trong đó có "cha" (linh mục) Paul Hồ Văn Nghị. Phái đoàn tới Malacca vào ngày 19/12/1784 rồi tới thành Pondichéry vào cuối tháng 2/1785. Tại Pondichéry, quyền nhiệm đốc trấn các cơ sở thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ là Coutenceau des Algrains đã tỏ rõ thái độ không thân thiện và không ủng hộ dự án viện trợ cho Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc đề ra. Nhưng rồi viên đốc trấn thực thụ là Charpentier de Cossigny đến nhận chức và mặc dù không chấp nhận toàn bộ sáng kiến viện trợ của Bá Đa Lộc nhưng lại hứa giúp cho Bá Đa Lộc cùng phái đoàn đi theo ông ta được quá giang miễn phí trên chiếc tàu buôn Malabar để sang Pháp, tàu nầy sẽ rời Pondichéry vào tháng 7/1786. De cossigny cũng thuyết phục được chỉ huy trưởng lực lượng hải quân vùng Đông Ấn là Chvalier d' Entrecasteaux phái chiếc chiến hạm le Marquis de Castries,do hạm trưởng de Richéry chỉ huy với đại úy de Berneron trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh của vùng VSTK - 924


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

đảo l'Ilsle de France phụ tá đi theo để cứu xét tình hình xem có thể thực hiện được kế hoạch của Bá Đa Lộc hay không, tiếp xúc với Nguyễn Ánh và nếu cần thì dẫn độ Nguyễn Ánh qua Pondichéry. Trong khi đó thì Nguyễn Ánh đang trong tình trạng thế cùng lực tận, không nơi nương tựa, cho nên phải rời khỏi cù lao Thổ Châu vào ngày 9/4/1785, dự tính lưu vong sang Xiêm và tháng 5 dương lịch thì tới Bangkok và ở lại đó cho đến 13/8/1787. Trong thời gian lưu vong ở Bangkok, Nguyễn Ánh đã viết những lá thư số 5, 6 và 7 (Ch.Maybon: Histoire Moderne du pays d'Annam, trang 211-233; và Henri Cordier: La Correspondance générale de la Cochinchine, trang. 7-15.)

Số (47): theo chú thích nầy thì Bá Đa Lộc là phiên âm của người Việt chuyển ra từ cách phát âm của người Tàu là Pe-to-lo hay Pa-to-lo để gọi tên của giám mục Pigneau de Béhain. Theo L.Cadière Pe-to-lo thì người Tàu dùng cách chuyển âm nầy để áp dụng cho tên gọi Pedro của người Bồ Đào Nha (đây cũng là tên gọi của một giáo chủ của đạo Gia Tô La Mã: đó là thánh Pierre hay thánh Phêrô). Như vậy theo L.Cadière thì phải gọi là Bách Đa Lộc mới đúng để khỏi lầm lẫn với tên Pedro. (VSTK thấy rằng Bá Đa Lộc và Pedro chẳng có gi gọi là lẫn lộn nhau mà cũng chẳng có liên hệ gì với cách chuyển âm Pe-to-lo của người Tàu.) Chữ Giám Mục người Việt Nam dùng để chỉ một đẳng bậc trong hàng giáo phẩm: đẳng cấp Giám mục đứng trên đẳng cấp Linh mục. L.Cadière cho rằng Nguyễn Ánh có khi dùng 2 chữ Thượng Sư để gọi Giám mục Bá Đa Lộc và có khi cũng dùng 2 chữ đó để gọi Thầy bề trên cai quản chủng viện (Thầy Cai trường). L.Cadière cũng cho biết trong ghi chú số (47) rằng trong sách la Correspondance générale de la Cochinchine, của Henri Cordier nơi trang 88-99, người ta đọc được một bản lược dịch một lá thư của Nguyễn Ánh gởi cho viên đốc trấn toàn quyền thuộc địa ở Ấn Độ; một lá thư gởi cho hạm trưởng Richery cùng với Berneron (lá thư thứ 7). Hai lá thư nầy không thấy Nguyễn Ánh nói tới trong lá thư số 5 mà Nguyễn Ánh gởi cho Bá Đa Lộc. Cũng theo sách nầy thì tàu le Marquis de Castries đã trao cho Nguyễn Ánh bọc đựng nhiều lá thư khẩn mật để báo cáo cho Nguyễn Ánh biết rõ những công tác của chính quyền Pondichéry đã giao cho de Richéry thi hành : << . . .de Richery sẽ tới cù lao Thổ Châu . . .và từ nơi đó hoặc từ bất cứ nơi nào thuận tiện, người nầy sẽ phải hết sức khôn khéo chuyển đạt những lá thư khẩn mật cho vua Nam Kỳ (tức Nguyễn Ánh) đang ẩn náu nơi triều đình của vua nước Xiêm.>> (Correspondance générale de la Cochinchine, nơi trang 11). Trong bọc thư khẩn mật đó có cả lá thư của giám mục Bá Đa Lộc gởi cho Nguyễn Ánh và vì thế Ánh mới viết lá thư thứ 5 hồi đáp cho Bá Đa Lộc. Tuy nhiên, trong La Relation de Voyage de Paul Nghị, có kể VSTK - 925


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

lại như sau: << . . .Nguyễn Ánh rất hoan hỉ trong lòng và đã viết 2 lá thư, một gửi cho dốc trấn thành Pondichéry và một lá đề gởi cho de Richery và Berneron để báo cho họ biết rằng Nguyễn Ánh đã sẵn sàng để đi theo họ>>. (Correspondance générale de la Cochinchine, nơi trang 75,76). Theo L.Cadière thì Paul Nghị đã bị lầm lẫn, bởi vì thực tế thì ngược lại: Nguyễn Ánh cho họ biết là chưa phải lúc để thực hiện việc ra đi. Paul Nghị đã không đá động gì tới lá thư thứ 5 của Nguyễn Ánh gởi cho Bá Đa Lộc có thể là vì linh mục nầy không biết có lá thư thứ 5 mà cũng có thể vì muốn bảo mật cho nên ông không khai ra lá thư thứ 5 nầy. Số (48): Chuyện hội ước giữa Nguyễn Ánh có thể là vào lúc Bá Đa Lộc từ đất Xiêm ra một trong những cù lao trong vịnh Xiêm La để gặp Ánh và mang hoàng tử Cảnh đi với ông ta. Có thể Bá Đa Lộc đã dự trù rằng công tác cầu viện sẽ gặt hái được kết quả và ông hẹn với Nguyễn Ánh là sẽ cho người trở về rước Nguyễn Ánh vào tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ (6/7/1785/ - 5/8/1785). Trong ghi chú số (48) nầy, L.Cadière cho rằng Paul nghị đã tưởng tượng ra cuộc hội ước giữa Nguyễn Ánh với Bá Đa Lộc rồi cho rằng cuộc hội ước đó là sự đồng ý của Ánh về những điều kiện mà Bá Đa Lộc sẽ thỏa thuận với de Richery và de Berneron trong đó điều kiện Nguyễn Ánh phải ra cù lao Thổ Châu để được đón đi và điều kiện nầy theo Paul Nghị chính là sự thoả thuận từ trước giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc (Correspondance générale de la Cochinchine, trang 75) nhưng vì mọi việc đã không thể thực hiện đúng như ý muốn của Bá Đa Lộc và có sự chậm trễ trong việc gởi chiếc tàu đi đón Nguyễn Ánh, cho nên đến lúc chiếc tàu của de Richery ra tới cù Lao Thổ Châu thì không còn có ai ở đó. Số (49): theo L.Cadière, hai chữ nôm nầy phiên âm đọc là Bảo Lộc và ra tiếng Hán (Hoa) là Pao lo, tiếng Pháp là Paul. Như vậy Thầy Bảo Lộc chính là Thầy cả Paul Nghị hay Hồ Văn Nghị. Phần kế tiếp của chú giải nầy L.Cadière viết về thân cách của Hồ Văn Nghị và vai trò liên lạc viên chạy tờ cho Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc. Số (50): Trong chú thích nầy L.Cadière đã suy đoán rằng Khiêm Quan Hầu chính là Nguyễn Văn Liêm và Long Chính Hầu là Phạm Văn Nhơn . Có sách cho rằng sự suy đoán của L.Cadière không đúng rồi viết tiếp rằng Khiêm Quang hầu, Long Chính hầu, Quý Ngọc hầu là tước vị của các tướng có tên Khiêm, tên Long, tên Quý. Theo sự truy cứu của VSTK thì trước hết thấy rằng: -Sau khi Nguyễn Ánh lưu vong sang Xiêm, một số thuộc tướng bại trận của Ánh đã lần lượt tựu về trên các hải đảo hoặc trên các vùng lãnh thổ của nước Xiêm. Trong số các bại tướng đó có Khiêm Quang Hầu và

VSTK - 926


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Long Chính hầu mà có sách cho rằng đó là 2 tướng Nguyễn Văn Khiêm và Nguyễn Long. -Quý Ngọc Hầu tức là chánh cơ Ngô Công Quý, người được Nguyễn Ánh luôn luôn tín cẩn giao cho việc bảo vệ, đưa đón các thân tộc của Nguyễn Ánh trên hành trình lưu vong của mình. -Vào tháng 12 năm Giáp Thìn (1784), sử sách triều Nguyễn cho biết rằng << Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm và ông Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh sang Đại Tây Dương; đi đến Tiểu Tây Dương thời nghe nước Pháp có việc; rồi ở lại thành Pondichérỵ. (thuộc về Ấn Độ)>>: sử sách nhà Nguyễn không nói rõ là phái đoàn cầu viện nầy đã dùng phương tiện gì để ra đi. Từ các điểm trên VSTK suy diễn như sau: -Phái đoàn chính thức đi cầu viện gồm có Bá Đa Lộc, hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm và một số gia nhân đi theo để phục dịch cho Cảnh. -Phái đoàn bí mật và lén lút dùng thuyền chiến sẵn có của Nguyễn Ánh để đi sang Malacca rồi tới Pondichéry. Hộ tống cho thuyền của phái đoàn cầu viện trong hành trình trên mặt biển là các thuyền chiến của Quang Hầu Nguyễn Văn Khiêm và Long Chính hầu Nguyễn Long. -Như thường lệ, Ngọc Hầu Ngô Công Quý được phái đi theo trong nhiệm vụ đưa đón các hàng vương tộc (trong trường hợp nầy là hoàng tử Cảnh). -Tất cả (kể luôn Nguyễn Văn Khiêm và Nguyễn Long) đều ở lại trong tình trạng chờ đợi cho tới ngày Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh từ Pondichéry xuống tàu sang Pháp. -Theo lá thư số 5 của Nguyễn Ánh thì ngày 30 tháng 8 âm lịch năm nay (Nguyễn Ánh dùng chữ năm nay tức năm Kiển Hưng 47 ghi ở cuối lá thư tương ứng với ngày 21 tháng 10 dương lịch năm 1786), Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Văn Long đã phái Ngô Công Quý trở về bên nước Xiêm mang theo một lá thư của Bá Đa Lộc báo cáo tình hình đang xảy ra ở Pondichéry. Trong thư nầy có thể Bá Đa Lộc đã đề nghị Nguyễn Ánh bỏ nước Xiêm để sang trú ẩn ở Pondichéry và cho biết là ông ta đã sắp xếp ngày giờ, địa điểm mà chiến hạm Marquis de Castries do hạm trưởng de Richery chỉ huy sẽ đến đón Nguyễn Ánh và toàn thể họ hàng của Ánh. -Vào tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), sử sách nhà Nguyễn viết: << Ông Bá Đa Lộc đem Hoàng tử Cảnh qua Đại Pháp, Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm, Hồ Văn Nghị đem biểu về tâu nơi hành tại thành Vọng Các, rồi ở lại hầu ngài >>. Đây là một lối viết hết sức mù mịt của các sử quan nhà Nguyễn bởi vì nếu đem so sánh đoạn nầy với nội dung của lá thư thứ 5 thì thấy không ăn khớp với nhau: đoạn viết nầy sử quan đặt vào tháng 6 năm Bính Ngọ khiến cho người đọc tưởng lầm rằng Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh đã lên đường đi sang Pháp từ tháng 6 năm Bính Ngọ (1786) còn Nguyễn Văn Liêm, Phạm Văn Nhơn và Hồ Văn VSTK - 927


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Nghị đã ở lại và trở về bên Xiêm báo cáo cho Nguyễn Ánh biết việc đi Pháp của Bá Đa Lộc rồi những người nầy không trở qua Pondichéry nữa. Điểm không ăn khớp là: nếu Bá Đa Lộc và Cảnh đã lên đường sang Pháp vào tháng 6 âm lịch (1786) thì cớ sao tháng 8 âm lịch (1786) Ánh lại nhận được thư của Bá Đa Lộc từ Pondichéry để rồi sau đó Ánh viết lá thư số 5 để phúc đáp? VSTK suy diễn ý viết của sử quan nhà Nguyễn như sau: Tháng 6 âm lịch (1786) chỉ có Nguyễn Văn Liêm, Phạm Văn Nhơn, và linh mục Hồ Văn Nghị trở về Xiêm để linh mục Nghị báo cáo bằng miệng (Nghị là liên lạc và là thông dịch viên của Bá Đa Lộc) tình hình của phái đoàn cầu viện hiện vẫn còn ở Pondichéry (2 tướng Khiêm, Long và Ngô Công Quý vẫn còn ở Pondichéry để bảo vệ hoàng tử Cảnh) trong báo cáo của Hồ Văn Nghị cũng có việc đề nghị của Bá Đa Lộc yêu cầu Ánh cùng gia đình chuẩn bị rời bỏ nước Xiêm để sang Pondichéry. Sau đó linh mục Paul Nghị lại trở qua Pondichéry để chuyển lời của Nguyễn Ánh ưng thuận đề nghị của Bá Đa Lộc; còn Liêm và Lộc thì ở lại với Nguyễn Ánh. Trong khi Bá Đa Lộc đang vận đông sắp xếp chương trình đào thoát cho Nguyễn Ánh thì ở bên Xiêm, Ánh cũng bí mật sắp xếp để đúng ngày hẹn cùng gia đình ra địa điểm lên tàu do Bá Đa Lộc phái qua vịnh Xiêm La đón và đưa đi. Thời gian vận động sắp xếp của Bá Đa Lộc quá lâu khiến cho Nguyễn Ánh lo âu thất vọng nhưng, như trong lá thư thứ 5 của Nguyễn Ánh cho thấy, vào ngày 30 tháng 8 âm lịch (21-10-1876), 2 tướng Khiêm, Long và Paul Nghị đã phái Ngô Công Quý từ Pondichéry đi theo tàu của hạm trưởng de Richéry trở về tiến hành việc đưa đón Nguyễn Ánh và gia đình đi Pondichéry. Việc tưởng chừng tiến hành trôi chảy nhưng bất ngờ người Bồ Đào Nha lại xuất hiện, đến gặp và hối lộ vua Xiêm để xin rước Nguyễn Ánh cùng Gia Đình sang thành Goa. Việc làm nầy khiến cho vua Xiêm nghi ngờ Nguyễn Ánh có lòng dạ mờ ám muốn bỏ bỏ rơi Xiêm để chạy đi nhờ cậy người khác và do đó đã theo dõi gắt gao mọi hành vi cử chỉ của Nguyễn Ánh mặc dù Nguyễn Ánh đã từ chối đề nghị cứu viện của người Bồ Đào Nha. Hậu quả là kế hoạch đào thoát của Nguyễn Ánh sang Podichéry phải đình hoãn theo lời yêu cầu của Nguyễn Ánh như nội dung của lá thư số 5 của Nguyễn Ánh gởi cho Bá Đa Lộc và 2 lá thư số 6, số 7 kế tiếp gửi cho các chức quyền thuộc địa của Pháp ở Pondichéry. Số (51): trong chú thích số 51 nầy , L. Cadière đặt vấn đề: ai là người thực sự đã chuyển đạt cho Nguyễn Ánh các chi tiết về kế hoạch đào thoát ra khỏi nước Xiêm và tác giả cho rằng có 3 chứng tích trong vụ nầy. Trước hết là lá thư thứ 5 của Nguyễn Ánh: lá thư nầy cho thấy rõ là Paul Nghị, Khiêm Quang hầu và Long Chánh hầu khi trở về đất Xiêm không có mang theo một lá thư nào của Bá Đa Lộc gửi cho Nguyễn Ánh. Nhưng chính là 3 người nầy sau đó cử Quý Ngọc Hầu trở VSTK - 928


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

về để mang theo những mật thư của Bá Đa Lộc ghi chi tiết về cách thức thi hành kế hoạch đào thoát cho Nguyễn Ánh và gia đình. Việc nầy Nguyễn Ánh cũng có nhắc tới trong lá thư số 8. Tất cả những sự việc nầy đã được trình bày trong phần truy khảo của VSTK ở câu chú thích số 49, tưởng không cần phải lặp đi lặp lại. Nhân chứng thứ 2 trong công tác liên lạc trao đổi tin tức nầy là linh mục Paul Hồ Văn Nghị. Trong Correspondance générale de la Cochinchine, trang 75,76, có ghi một đoạn về những lời kể lại của Hồ Văn Nghị như sau: <<Họ [de Richéry và de Berneron] thả tôi cùng với 13 người trong số những thuộc của tôi xuống cù lao Thổ Châu hoang vắng nầy vào ngày 1 tháng 9 dương lịch năm 1786. Họ để lại lương thực để bọn chúng tôi có thể sống 3 tháng. . .; sau đó tàu bỏ đi sang Phi Luật Tân. Chúng tôi đóng một chiếc thuyền nhỏ để có thể đi tới gặp và báo cho chúa thượng (tức Nguyễn Ánh) được biết là tàu của người Pháp đã tới . . .Khi đến nơi hành tại của chúa thượng, thấy chúa thượng đã cắt đặt xong mọi thứ, chúng tôi liền quay trở về cù lao Thổ Châu.>> Kiểu kể chuyện của của Paul Nghị khiến cho người ta có thể nghĩ rằng ông ta và 2 người thuộc hạ đã có ý định tới gặp thẳng Nguyễn Ánh để thông báo việc tàu Pháp đã đến nhưng khi họ tới nơi địa điểm hẹn mà Nguyễn Ánh phải tới đó để tàu Pháp rước đi thấy mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi cho nên Nghị bèn tức tốc quay ghe trở về cù lao Thổ Châu mà không đến gặp mặt Nguyễn Ánh nữa (nơi Nguyễn Ánh và gia đình hẹn gặp tàu Pháp đến đón có thể là cù lao Way mà ngày nay trên bản đồ có tên là đảo Wai, nằm ở phía Tây Bắc cù lao Pangjang tức cù lao Thổ Châu). Câu hỏi đặt ra là: Tại sao tàu Pháp tới cù Lao Thổ Châu nhưng không ở lại đó chờ đón Nguyễn Ánh mà lại bỏ Paul Nghị và 13 thuộc hạ ở lại đảo nầy rồi đi Phi Luật Tân? Tại sao tàu Pháp phải để lại đến 3 tháng thực phẩm cho Paul Nghị và thuộc hạ? Tại sao Paul Nghị đã bỏ công chèo ghe vượt sóng gió để đi gặp Ánh nhưng khi tới nơi thì lại quay trở lại? Paul Nghị đã nghe, thấy gì mà kể rằng Nguyễn Ánh đã cắt đặt xong mọi thứ? VSTK suy diễn như sau: Khi Bá Đa Lộc ra đi, ông đã cùng Nguyễn Ánh hội ước là Bá Đa Lộc sẽ vận động để tàu Pháp sang cù lao Thổ Châu đón Nguyễn Ánh cùng gia đình sang Pondichéry. Rồi kể từ lúc đến Pondichéry Bá Đa Lộc không có tin tức gì cho Nguyễn Ánh. Có thể thời gian thoả thuận để rước Nguyễn Ánh là trong vòng tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ (trong khoảng 6/7/1785 – 5/8/1785) vì thế trong thư số 5 Nguyễn Ánh mới viết rằng << Năm rồi, vào tháng 6 âm lịch là thời gian thuận lợi . . . >> Trong khi ở đất Xiêm Nguyễn Ánh đang lo âu trông tin thì ở Pondichéry Bá Đa Lộc đã vận động được tàu Pháp do hạm trưởng VSTK - 929


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Richéry đảm trách đến đón Ánh ở cù lao Thổ Châu. Trong chuyến đi nầy Paul Nghị được cắt cử đi theo để làm hướng đạo cho tàu Pháp biết đường tới cù lao Thổ Châu rồi đợi ở đó chờ Nguyễn Ánh và gia đình từ đất Xiêm ra cù lao Thổ Châu. Tàu Pháp tới cù lao Thổ Châu vào tháng 9 dương lịch năm 1786 nhưng không có ai ở đó cho nên tàu Pháp mới quay đi để qua quần đảo Phi Luật Tân (có thể vị sợ thủy quân Tây Sơn bắt gặp) bỏ Paul Nghị cùng 13 thuộc hạ ở lại trên đảo chờ đón Nguyễn Ánh rồi tất cả phải ở tại cù lao Thổ Châu chờ tàu Pháp trở qua đón rước và vì thế, tàu Pháp mới để lại đảo một số lượng lớn lương thực (3 tháng) để nuôi sống nhiều miệng ăn. Paul Nghị ở trên hoang đảo đã lâu mà cũng không thấy Nguyễn Ánh ra tới cho nên đánh liều dùng ghe vượt biển đi tìm gặp Nguyễn Ánh. Khi ghé ngang qua một trong các hải đảo trong vịnh Xiêm La, Paul Nghị được biết rằng Nguyễn Ánh đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho chuyến đào thoát cho nên Paul Nghị liền quay trở về cù lao Thổ Châu và chờ ở đó. Tàu Pháp lại quay trở lại Thổ Châu để đón Nguyễn Ánh nhưng Nguyễn Ánh vẫn chưa ra tới cù Lao Thổ Châu cho nên Richéry cùng với Paul Nghị quay tàu trở về Pondichéry. Khi tàu Pháp chở Paul Nghị trở lại Pondichéry thì Bá Đa Lộc và vương tử Cảnh đã lên Tàu Malibar đi Pháp trong khi Khiêm Quang hầu, Long Chánh hầu và Quý Ngọc hầu vẫn còn ở lại Pondichéry để đón tiếp Nguyễn Ánh. Khi họ thấy Paul Nghị trở qua Pondic mà không có Nguyễn Ánh thì họ biết là việc đi đón Nguyễn Ánh đã thất bại. Họ liền cử Ngọc Quý hầu tức tốc đi theo tàu Pháp quay trở lại về cù lao Thổ Châu rồi vào nước Xiêm để đem tờ trình do tay họ viết để báo cáo mọi sự với Nguyễn Ánh nhưng không đề cập gì tới việc Bá Đa Lộc cùng với vương tử Cảnh đã lên đường sang Pháp. Khi nhận được tờ trình của Khiêm, Long và Nghị do Quý Ngọc hầu trao tận tay, Nguyễn Ánh cứ đinh ninh đó là thư của Bá Đa Lộc gửi cho mình và Bá Đa Lộc vẫn còn ở Pondichéry trong khi tàu của de Richery có Paul Lộc đi theo đã trở lại và đang đợi Ánh ngoài khơi cù lao Thổ Châu cho nên Ánh đã khẩn cấp chuẩn bị để đi. Tuy nhiên, 2 ngày sau khi nhận được báo cáo của Liêm và Nhơn (Quý Ngọc hầu trở vào nước Xiêm gặp Nguyễn Ánh ngày 21/10/1786) người Bồ Đào Nha bổng dưng nhảy vào (ngày 23/10/1786) xin vua Xiêm để cho Ánh đi theo họ khiến cho vua Xiêm chú ý theo dõi; Ánh không dám tiếp tục chương trình đào thoát của mình và do đó Nguyễn Ánh đã viết là thơ thứ 5 gởi cho Bá Đa Lộc, các lá thư số 6, số 7 gởi cho các giới chức Pháp ở Pondichéry để giải thích lý do việc đình hoãn chuyện đào thoát của mình. Những lá thư nầy giao cho Quý Ngọc hầu mang ra cù lao Thổ Châu giao cho Richéry và Berneron để mang về Pondichéry. Câu hỏi đặt ra: 1/ Trước khi rời Pondichéry lên tàu Malibar sang Pháp, Bá Đa Lộc có để lại lá thư nào gửi cho Nguyễn Ánh không ? VSTK - 930


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

2/ Lá thư số 5 của Nguyễn Ánh có tới tay Bá Đa Lộc không? 3/ Tại sao lá thư số 5 cũng như 2 lá thư số 6, số 7 nầy không có dấu "Sao y bản chính và ấn triện thị thực của Tả Quân Lê Văn Duyệt" giông như các lá thư khác trong số 14 lá thư do L.Cadière sưu tập được. Đây cũng là những trường hợp mờ ám trong sử sách cũ mà cho tới bây giờ vẫn chưa có ai có khả năng đưa ra ánh sáng. Số (52): Les neuf Urnes: Trong bản chữ nôm là cửu đỉnh tức là 9 đỉnh đồng. Trong chế độ phong kiến thời xa xưa ở Trung Hoa, cửu đỉnh là hình ảnh của sự bền vững, lâu đời của một triều đại vẻ vang. Người kế vị của vua Gia Long là vua Vua Minh Mạng đã ra lệnh đúc 9 đỉnh đồng của triều đại họ Nguyễn vào năm 1835-1836 để đặt trong hoàng thành Huế. Chữ cửu đỉnh trong lá thư thư 5 của Nguyễn Ánh được dùng để chỉ vương tử kế nghiệp Nguyễn Phúc Cảnh. Số (53): An-Tôn-Roi hay Lợi, theo C.Maybon trong Histoire pays d'Annam thì đó là Antonio Vincente de Rosa, một thuyền trưởng người Bồ Đào Nha ở Ma Cao. Trong chú thích nầy L.Cadière phê phán cho rằng quốc sử quán triều Nguyễn đã viết sai khi chép trong ĐNTLCB rằng An Tôn Lợi đến gặp Nguyễn Ánh là do vương tử nối nghiêp Cảnh yêu cầu người Bồ Đào Nha tiếp viện. L.Cadière cho rằng đây là một chuyện vô lý bởi vì lúc đó Cảnh chỉ là một cậu bé 6 tuổi làm gì có được khả năng để phát biểu những lời cầu viện như thế. L.Cadière đã phê phán sai bởi vì ông chưa thấu rõ tục lệ tôn ti trật tự của người Việt Nam, tức là phải theo phép trên dưới tùy theo đẳng cấp trong một gia đình hay trong một nhóm. Ở đây dù Nguyễn Phúc Cảnh chỉ là một cậu bé nhỏ nhưng cậu bé đó thay mặt cho Nguyễn Ánh tức là Ông chủ của phái đoàn đi cầu viện, do đó việc làm của mọi người trong đoàn ở bất kỳ lãnh vực nào đều làm dưới danh nghĩa của ông hoàng nhỏ Nguyễn Phúc Cảnh. Có thể là người Bồ Đào Nha đã lợi dụng danh nghĩa của Cảnh để có cớ đi gặp Nguyễn Ánh hoặc là nhóm sử quán của nhà Nguyễn vì muốn đẹp ý họ Nguyễn cho nên phải tạo uy lực cho Cảnh cũng như để chứng tỏ tư cách thuộc hạ kẻ dưới của Bá Đa Lộc và nhóm đi cầu viện. Chính là Bá Đa Lộc đã nhân danh của Cảnh để yêu cầu người Bồ Đào Nha can thiệp. Chuyện nghe có vẻ nghịch lý, bởi vì Bá Đa Lộc là người Pháp, phải làm lợi cho nước mẹ của ông ta cớ sao lại giao "nguồn lợi" đầy hứa hẹn trù phú trong tương lai cho một nước khác để bị hoen ố là kẻ vong ân phản quốc! Trên thực tế Bá Đa Lộc đã bỏ rơi nước Pháp để quay sang cầu cứu với mộc nước thực dân thuộc địa khác: đó là chính quyền thuộc địa Bồ Đào Nha trên nhượng địa Ma Cao (Ma Cao là lãnh thổ của Trung Quốc). Trong sách Histoire Mission Cochinchine từ trang 153-158, tác giả A.Launay trích dẫn một lá thư của Bá Đa Lộc đề ngày Pondichéry, 6 tháng 7 dl năm 1785 gửi cho một VSTK - 931


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

người ở Ma Cao tên là Descouvrière; trong lá thư nầy Bá Đa Lộc có đề cập tới việc ông ta nhờ chính quyền Bồ Đào Nha cứu viện cho Nguyễn Ánh. Theo như lá thư nầy thì cuối năm 1783, ông rời đất Xiêm (từ Chân Bồn) để ra đi, chưa biết phải đi về đâu, và trước khi thuyền của ông ra khỏi vịnh Xiêm La, ông lại đến gặp Nguyễn Ánh vẫn còn đang trốn tránh trên một hải đảo trong vịnh nầy sau hơn một năm rưởi 2 người không gặp nhau. * VSTK có những suy diễn như sau: 1/ Có lẽ Bá Đa Lộc muốn nói là kể từ khi quân Tây Sơn tái chiếm Gia Định vào tháng 3 dương lịch năm 1783 khiến cho ông và các thầy trò của chủng viện ở Mạc Bạc phải bỏ chạy ra trốn trên các hải đảo của nước Xiêm rồi Ông xin phép vua Xiêm vào Chân Bồn lập một chủng viện mới; cuối năm 1784 chủng viện mới được xây cất xong ông liền rời nước Xiêm, tức là Bá Đa Lộc rời Chân Bồn vào khoảng cuối năm 1784. Có lẽ Bá Đa Lộc muốn quay về Chủng viện ở Virampatnam ở Ấn Độ vì Bá Đa Lộc là Giám hiệu chủng viện nầy. 2/ Lời lẽ của lá thư khiến cho người đọc nghĩ rằng Bá Đa Lộc tự ý ghé ngang qua đảo ngoài khơi vịnh Xiêm La để gặp và từ biệt Nguyễn Ánh cùng Gia đình đang ẩn trú ở đó trái với sự ghi chép với sử sách của nhà Nguyễn viết rằng Nguyễn Ánh cho người đi triệu mời Bá Đa Lộc từ Chân Bồn ra ngoài cù lao để gặp Ánh. 3/ Có thể cho tới lúc nầy trong đầu óc của Bá Đa Lộc chưa có một suy nghĩ nào muốn giúp cho Nguyễn Ánh thoát cảnh khốn đốn mà đây chỉ là một cuộc hội ngộ để từ biệt nhau mà thôi. Tiếp theo, lá thư nầy biết khi gặp lại Nguyễn Ánh thì Bá Đa Lộc mới hay rằng sau khi quân ngoại nhập Xiêm La bị thảm bại ở mặt trận Rạch Gầm - Xoài Mút, gây tai tiếng xấu cho Nguyễn Ánh khiến cho Nguyễn Ánh thất vọng, không còn muốn trông chờ vào sự giúp đỡ của người Xiêm và Nguyễn Ánh đang hướng sang người Hà Lan để mưu cầu tiếp viện. Thái độ của Bá Đa Lộc ra sao khi biết được ý định của Nguyễn Phúc Ánh muốn ngã về phía người Hòa Lan? Ông ta viết: << Nếu tôi không tới đây đúng lúc để bẻ ngược vận số thì có lẽ giờ đây (tức là vào lúc Bá Đa Lộc viết lá thư nầy) ngài (Nguyễn Ánh) đã sang đến Battavia (lãnh địa của Hoà Lan ở Nam Dương) rồi. Sợ rằng sau khi tôi ra đi ngài vẫn còn giữ ý định đó, mà cũng vì tôi muốn chuyện ra đi của ngài phải tùy thuộc vào tôi mà thôi, cho nên tôi đã thuyết phục ngài giao con trai duy nhất của ngài cho tôi, và bù lại tôi hứa với ngài là tôi sẽ vận động với các thế lực Công giáo để giúp ngài. Hiện giờ tôi chỉ có thể trở về Pondichéry chứ không còn chỗ nào khá, tôi liền nghĩ ngay tới việc vận động với chính quyền nước Pháp ở Pondichéry nhưng vì thái độ thù nghịch của các chức quyền cai trị ở đây khiến cho tôi phải lánh xa họ ra. Tôi nghĩ rằng nếu nhờ cậy các nước khác thì cũng thế thôi. VSTK - 932


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Năm 1779, người Anh đã từng đưa 2 chiến thuyền đến để tiếp viện nhưng họ không được gặp chúa thượng (Nguyễn Ánh). Giờ đây họ (người Anh) đã đánh hơi rất nhanh, đến yêu cầu tôi giao vương tử (Cảnh) cho họ. Làm sao mà tôi lại có thể để xẩy mất vương tử vào tay kẻ khác ? Vì thế tôi đã phải giải quyết bằng cách thương lượng với người Bồ Đào Nha ở cách xa vùng nầy trong khi các chức quyền người Pháp ở đây (Pondichéry) phải gửi văn thư về triều đình xin chi thi vì họ không dám tự quyết . . . Nếu chờ cho tới khi có sự trả lời từ triều đình Pháp thì lúc đó tôi đã đi mất rồi. Tôi phải trở về nhiệm sở vào tháng 5 năm tới để nhận công tác mới. . . . .Tôi nhờ ông (Descouvrière) làm ơn thông báo cho tôi biết, càng nhanh càng tốt với đầy đủ chi tiết mọi tin tức mà ông biết được để tôi có thể định liệu cách đối phó.>> Hai ngày sau đó (8/7/1785), Bá Đa Lộc gửi một lá thư cho nghị viện của nhượng địa Macao trong thư ông nhắc lại chuyện thống đốc thành Goa là Francisco Savier de Castro vào tháng 4 năm 1780 đã gửi cho ông một lá thư nhờ can thiệp chúa Nam kỳ để cho người Bồ Đào Nha được đến mua bán làm ăn và chức quyền ở thành Goa sẽ tiếp viện để chúa Nam Kỳ trở về chiếm lại lãnh thổ bị mất. Tuy nhiên khi nhận được lá thư đó thì Bá Đa Lộc đang chạy trốn trên đất Cao Miên cho nên không thể thực hiện theo lời yêu cầu Savier de Castro. Rồi Bá Đa Lộc cũng kể chuyện gặp lại Nguyễn Ánh. . . . thuyết phục Nguyễn Ánh giao hoàng tử Cảnh cho ông, việc ông nhờ chính quyền Pháp ở Pondichéry nhưng bị họ quay mặt đi không chịu giúp vì họ không tha thiết với đạo giáo tín ngưỡng. Bá Đa Lộc cũng nhắc lại việc người Anh vào năm 1778 (ở trên là 1779) mang 2 tàu chiến đến giúp Nguyễn Ánh, họ cũng đã đòi ông giao hoàng tử Cảnh cho họ và Bá Đa Lộc cho rằng de Castro dư hiểu lý do tại sao ông ta không theo người Anh (vấn đề khác biệt tôn giáo). Bá Đa Lộc xác quyết rằng chỉ vì vấn đề tôn giáo mà ông ta đã phải quay mặt đi với tổ quốc của ông (nước Pháp) để mưu cầu sự giúp đỡ của một nước khác. Chính vì các lý do đó cho nên Bá Đa Lộc mới cầu cứu tới người Bồ Đào Nha. Trong thư Bá Đa Lộc còn hứa rằng nếu người Bồ Đào Nha không thể gặp được Nguyễn Ánh ngoài hải đảo (cù lao Thổ Châu) thì ông ta sẽ giao hoàng tử Cảnh cho họ. Bá Đa Lộc cũng yêu cầu người Bồ Đào Nha phải tiến hành kế hoạch tiếp cứu Nguyễn Ánh một cách bí mật và thông báo cho ông biết diễn tiến mọi việc. Tuy nhiên, Bá Đa Lộc là một người bắt cá hai tay, bởi vì cùng một ngày ông gửi cho chính quyền Bồ Đào Nha ở Ma Cao, ông ta lại gửi một lá thư khác cho bộ trưởng hầu tước de Castries trong chính phủ Pháp ở Ba lê (Paris) (Ch.Maybon: Histoire pays d'Annam, trang 212. chú thích số 4). Và, sau đó 1 năm, vào ngày 21/10/1786, Nguyễn Ánh đã nhận được 1 lá thư của Bá Đa Lộc khuyên cáo Ánh nên qua Pondichéry vào lúc mà Bá Đa Lộc đã rời Pondichéry lên đường sang Pháp vào tháng 7/1786 (Ch.Maybon đã dẫn, trang 214, chú thích 3). KHẢO LUẬN: VSTK - 933


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

1/- Đọc lá thư của Bá Đa Lộc kể chuyện, người ta thấy ngoài chuyện giành giựt đất đai, thị trường, các đế quốc thuộc địa còn muốn độc quyền truyền bá tôn giáo nữa. Tại sao Bá Đa Lộc không cầu cứu với người Hoà Lan và người Anh mà lại hướng nhờ người Bồ Đào Nha? Bởi vì người Bồ và người Pháp đa số theo đạo Công giáo La Mã trong khi đa số người Anh và người Hòa Lan theo đạo Anh giáo và Tin Lành. Thoạt đầu người ta tưởng chừng như ông muốn trợ giúp Nguyễn Ánh chỉ vì mục đích chiếm độc quyền truyền đạo công giáo của tòa thánh La Mã và cũng vì mục đích nầy cho nên ông chỉ muốn trông cậy vào những nước mà Công giáo của toà thánh La Mã được coi như là quốc giáo. Tuy nhiên, trong những dòng chữ cuối cùng, người ta lại thấy Bá Đa Lộc bâng khuân nghĩ tới quyền lợi của nước Pháp cho nên ông lại viết thư cho chính quyền Pháp ở Ba lê để "hối thúc" người Pháp phải nhanh tay lẹ chân trong chính sách tìm kiếm thuộc địa của họ. Hậu quả là người Pháp đã hối hả cử tàu chiến ra Thổ Châu và người Bồ lại vội vã sang Xiêm để hối lộ với vua nước nầy xin được mang Nguyễn Ánh đi nhưng cả Pháp lẫn Bồ đều đi về tay không. 2/ Theo tác giả Ch.Maybon thì rõ ràng là Bá Đa Lộc có gửi cho Nguyễn Ánh một lá thư và Ánh đã nhận được lá thư đó vào ngày 21 tháng 10 năm 1786 trong khi đó thì Bá Đa Lộc đã rời khỏi Pondichéry vào tháng 7 năm 1786. Câu hỏi đặt ra là Bá Đa Lộc đã viết lá thư để gửi cho Nguyễn Ánh vào ngày nào, tháng nào, năm nào ? Tại đâu? Giao cho ai để trao lại cho Ánh? Phải chăng chính quyền Pháp ở Pondichéry với viên toàn quyền mới tới nhậm chức Charpentier de Cossigny đã nhận được lá thư nầy vào tháng 7/1786 khi Bá Đa Lộc lên tàu Maliabar sang Pháp. Liền ngay lúc đó Charpentier de Cosigny đã vội vã đưa tàu ra cù lao Thổ Châu, với linh mục Paul Nghị cùng đi, mang theo lá thư của Bá Đa Lộc nhưng khi ra Thổ Châu thì không thấy Nguyễn Ánh ở đó cho nên tàu Pháp liền rời cù Lao Thổ Châu đi nơi khác vì sợ hải quân Tây Sơn, để Paul Nghị ở lại đảo cùng 13 người thuộc hạ và rất nhiều lương thực (dự trù để nuôi thêm Nguyễn Ánh cùng thuộc hạ sẽ ra đảo nầy). Trong số người ở lại trên đảo với Paul Nghị có Phó vệ úy Phạm Văn Nhơn và Chánh cơ Nguyễn Văn Liêm Nhiệm vụ Paul Nghị ở lại đảo là đi tìm gặp Nguyễn Ánh để báo cáo bằng miệng những chỉ thị của Bá Đa Lộc gởi cho Nguyễn Ánh đồng thời hối thúc Ánh và gia đình ra cù lao Thổ Châu chờ Tàu Pháp trở lại đưa đi nhưng khi Paul Nghị tới một hải đảo của Xiêm La thì biết rằng Ánh đã vào Bangkok. Paul Nghị bèn vội trở ra đảo Thổ Châu để rồi sau đó cùng trở về Pondichéry với tàu Pháp. Trong khi Liêm và Nhơn tiếp tục tìm cách vào đất Xiêm để tìm gặp Nguyễn Ánh ở Bangkok.

VSTK - 934


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Khi Nghị về tới Pondichéry, thì Bá Đa Lộc đã lên tàu Malibar đi Pháp sau khi để lại một lá thư gửi cho Nguyễn Ánh. Tàu Pháp của Richéry lại phải trở qua cù lao Thổ Châu lần nầy có thêm Quý Ngọc hầu cùng hai chiếc thuyền hộ tống của hai tướng Khiêm và Long theo về rồi từ cù lao Thổ Châu, Khiêm, Long và Paul Nghị cử Quý Ngọc hầu vào gặp Nguyễn Ánh để đưa lá thư của Bá Đa Lộc kèm theo những chỉ thị của hạm trưởng tàu Pháp de Richéry dặn dò về những điều mà Nguyễn Ánh phải làm, ngày giờ, địa điểm đón tàu. Nguyễn Ánh nhận được thư của Bá Đa Lộc và những chỉ thị của Richéry (có thể Richéry chỉ truyền miệng những chỉ thị nầy cho Quý Ngọc Hầu) vào ngày 21/10/1786 mà Nguyễn Ánh cứ đinh ninh Bá Đa Lộc với con trai mình vẫn còn ở Pondichéry và tàu chiến của Richéry đang đợi Nguyễn Ánh ngoài khơi cù lao Thổ Châu. Vì thế Ánh mới viết lá thư số 5 gửi cho Bá Đa Lộc, lá thư thứ 6 và thứ 7 gửi cho toàn quyền Pondichéry và hạm trưởng Richery rồi sai Quý Ngọc hầu ra cù Lao Thổ Châu giao cho Hạm trưởng Richery và yêu cầu Richery quay tàu về Pondichéry nhưng để Paul Nghị và một người hoa tiêu (của Richery) ở lại Thổ Châu cùng với súng óng đạn dược cần thiết, đợi đến khi nào thuận tiện thì Ánh sẽ tự động ra đi để sang Pondichéry theo sự hướng đạo của viên hoa tiêu. Dựa vào đâu để biết rằng chuyến trở lại cù lao Thổ Châu lần thứ 2 nầy của Richéry có cả 2 thuyền chiến hộ Tống của Long Chánh hầu và Khiêm Quang hầu cùng về? Đoạn cuối lá thư số 5 Nguyễn Ánh viết: << Bởi thế, ta khiến Quí Ngọc hầu ra cù lao Thổ Châu gặp các hạm trưởng và bảo họ hãy lưu giữ thầy Bảo Lộc [linh mục Paul Nghị] ở lại cùng với một hoa tiêu và súng óng; vài tháng nữa ta sẽ theo sau>>. Các hạm trưởng ở đây chính là Long Chánh hầu và Khiêm Quang hầu. Câu hỏi khác đặt ra là: nếu Bá Đa Lộc đã lên Tàu đi Pháp vào tháng 7/1786 thì ai đã nhận được lá thư thứ 5 đề ngày 4/11/1786 nầy của Nguyễn Ánh. Lẽ dĩ nhiên là chính quyền Pháp ở Pondi-chéry giữ lá thư của Ánh gởi cho Bá Đa Lộc bởi vì lúc đó thì Bá Đa Lộc đã dẫn hoàng tử Cảnh đi qua Pháp rồi. Số (56): Li-xi-ri, đó là tên của hạm trưởng Joseph de Richéry, sinh tại Alons (Provence), ngày 15/9/1757; hạm phó năm 1739; hạm trưởng 1793, thủy sư đô đốc năm 1795; chết năm 1799. Chú thích số (56), có dề cập đến . . .<< theo như sự sắp xếp và ý muốn của thuyền trưởng tàu Li Xi Ri : suivant les instructions et les désirs du commandant de bateau de Li-xi-ri >> được Nguyễn Ánh nhắc tới trong lá thư số 5. Vậy những sự sắp xếp của Richéry như thế nào và ý muốn của Richery là gì ? Những chỉ thị của Richéry gồm có: *Mục thứ 5: Sau khi hoàn tất công tác đặt Paul Nghị và người người liên lạc với Nguyễn Ánh lên cù lao Thổ Châu và hẹn ước với họ ngày trở lại cù lao, hạm trưởng Richery sẽ thực hiện một cuộc hành VSTK - 935


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

trình vào vùng biển Nam Kỳ . . . Hạm trưởng Richéry sẽ đích thân sắp xếp công tác tùy theo yếu tố về thời tiết, gió mùa, và thời hạn ước hẹn gặp lại trên cù lao với những người giữ nhiệm vụ đi vào đất Xiêm để bắt liên lạc với Nguyễn Ánh. *Mục thứ 6: Khi trở lại vùng biển vịnh Xiêm La tại điểm ước hẹn; hạm trưởng de Richéry sẽ tùy theo tình thế mà sắp xếp; và sau đây là những dự trù mà hạm trưởng sẽ có thể thi hành: 10 /- Nếu nhà vua Nam kỳ (Nguyễn Ánh) muốn theo tàu của hạm trưởng Richéry để cùng gia đình sang Pondichéry thì hạm trưởng phải dùng nghi thức hoàng gia để tiếp đón và đãi đằng. 20 /- Nếu nhà vua muốn ở lại cù lao Thổ Châu để chờ tiếp viện và được gần gũi với thuộc hạ của ngài để nuôi giữ họ thì hạm trưởng de Richéry sẽ đồng thuận mà cũng có thể để lại trên cù lao một số người Âu Châu cùng với thực phẩm và đạn dược để họ xử dụng. Tuy nhiên trước khi quyết định để những thành phần người Âu Châu ở lại, hạm trưởng Richéry phải cứu xét một cách cẩn trọng để xem cù lao nầy có phải là một nơi ẩn náo an toàn có khả năng phòng thủ chống lại sự tấn công của quân phiến loạn Tây Sơn hay không (trích dẫn từ Correspondance générale de Cochinchine, trang 11-13). KHẢO LUẬN: về chú giải số (56)

42

Trong những chỉ thị của Richéry, ở mục thứ 5 cho thấy tàu chiến Pháp do hạm trưởng Richéry chỉ huy có một nhiệm vụ hết sức quan trọng để dọn đường cho thực dân Pháp xâm chiếm miền Nam Đại Việt. Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ gián điệp dọ thám để vẽ bản đồ đường đi nước bước vùng biển phía Nam của nước Đại Việt: mục thứ 5 viết . . . << hạm trưởng Richéry sẽ thực hiện một cuộc hành trình vào vùng biển Nam Kỳ . . .>> Như vậy việc tổ chức đưa đón Nguyễn Ánh chỉ là một màn dàn cảnh để thực dân Pháp có cớ thực hiện công tác gián điệp và dọ thám. Khi họ đã đạt được mục đích chính yếu đó thì họ không dại gì mà ở lại cù lao đầy bất trắc hiểm nguy Thổ Châu để chờ đón Nguyễn Ánh. Paul Nghị kể rằng: <<Họ (Richéry và Berneron) cung cấp cho chúng tôi 3 tháng thực phẩm, họ nói rằng họ sẽ trở lại, rồi 3 tháng trôi qua, tức là những đầu của tháng 12 dương lịch, thời biểu mà họ trở lại để đón vua Nam kỳ (trích dẫn từ Relation đe voyage de Paul Nghị, Correspondance générale de Cochinchine, trang 75). Thực dân Pháp đã bỏ rơi Nguyễn Ánh ngay từ lúc khởi đầu. Số (57): Thổ Châu trên bản đồ ngày nay có tên là Panjang. Số (58): Trong chú thích nầy có một đoạn do của Paul Nghị kể lại khiến cho người đọc có thể thấy được bản chất ông chủ thực sự và tâm địa trở tráo của những chế độ đế quốc thực dân thuộc địa Âu Châu. Tàu của Richéry bỏ đi từ tháng 9 dương lịch 1786 mãi cho tới ngày 21/2/1787 mới trở lại cù lao Thổ Châu và Paul Nghị đã kể lại như sau:

43

J'ai dit tout ce que je savois aux chefs, écrit Paul Nghi en les priant de vouloir recevoir

20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

VSTK - 936


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

le roi qui étoit prêt à sembarquer, et qui attendoit la nouvelle de l'arrivée du vaisseau avec impatience, au port de Siam, lui et toute sa famille. Ils ont refusé en disant qui'ls n’étoient pas venus pour prendre le Roi, et qu' on ne les avoit pas envoyés pour cela. Je les ai aussi pries de donner un pilote au Roi, comme il les en avoit priés dans sa lettre [Voir ci-dessous, Document VII. On voit que Paul Nghi est bien au courant des demandes de Nguyen-Anh ils l'ont refusé]. J'ai encore demandé en grâce qu'on nous permit de descendre du Vaisseau et d'aller joindre notre Roi. M.Berneron a répondu : Votre Roi a le droit de vous appeler à lui, et le Roi de France a celui de vous retenir .Ils nous ont ainsi reconduits à Pondichéry .(Correspondance générale de Cochinchine, p. 77).

Dịch:<<Tôi báo cáo lại cho họ hết những gì mà tôi biết để yêu cầu họ hãy đến đón đức vua cùng gia đình hiện đã chuẩn bị sẵn sàng để ra đi và họ đang nóng lòng mong đợi tàu đến đón trong vịnh Xiêm La. Bọn họ từ chối lời yêu cầu của tôi và bảo rằng họ không phải tới đây để đón đức vua, nhiệm vụ của bọn họ không phải như thế. Rồi tôi lại xin họ hãy để lại một người hoa tiêu hướng đạo như lời yêu cầu của đức vua và bọn họ cũng không chấp thuận. Rốt cuộc tôi lại phải vang xin họ cho tôi ở lại với đức vua nhưng Berneron đã lên tiếng trả lời rằng :" Đức vua của ông có quyền triệu gọi ông còn đức vua nước Pháp có quyền giữ lại không cho ông đi". Thế là họ đưa tôi trở lại Pondichéry >> . (Correspondance générale de Cochinchine, trang. 77). 

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Số (59): Trong chú thích nầy L.Cadière suy diễn lại tất cả chương trình đào thoát của Nguyễn Ánh sang Pondichéry. Đọc chú thích nầy người ta thái độ lúng túng, trốn tránh trách nhiệm của chính quyền thực dân Pháp ở Pondichéry nếu mục thứ 6 trong những chỉ thị của Richéry được áp dụng: họ lo sợ phải chăm lo nuôi sống Nguyễn Ánh và gia đình để rôi còn phải lo lấy lại lãnh thổ Gia Định cho Ánh. Số (60): Với chú thích nầy người ta thấy rằng Nguyễn Ánh rất mong đợi ngày đoàn tụ với Bá Đa Lộc. Sự mong ước của Nguyễn Ánh "khổ cùng chia, sướng cùng hưởng" được ghi trong lá thư thứ 5 mà L.Cadière cho đó là biểu hiện của một tình bạn cao quý và trọng vọng mà Nguyễn Ánh giành cho Bá Đa Lộc. Chính cá nhân Bá Đa Lộc cũng bộc lộ nhiệt tâm muốn trở lại với Nguyễn Ánh trong một lá thư gửi cho Hội trưởng hội truyền giáo ở Paris đề ngày 20 tháng 3 d.l 1785: << Tôi chỉ cầu mong thời gian thuận lợi để tôi sang Macao để từ đó trở lại Nam Kỳ >>. Số (61): Có thể nói rằng từ trước cho tới nay, chưa ai biết được những văn thư trao đổi giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh. Người ta chưa bao giờ nhìn thấy được lá thư của Bá Đa Lộc gửi cho Nguyễn Ánh để sau đó Nguyễn Ánh trả lời lại bằng lá thư nôm số 5 như mới được truy cứu ở các phần trên. Sự liên hệ giữa hai lá thư của Bá Đa Lộc và của Nguyễn Ánh rõ ràng có một giá trị lịch sử quan trọng hiển nhiên. Mỗi vấn đề rút từ 2 lá thư nầy đều có riêng một điểm quan trọng để khảo luận và thật rõ ràng lá thư thứ 5 nầy là 1 tài liệu cực kỳ quý giá đến VSTK - 937


1 2

mức độ mà nhà sử học L.Cadière cho rằng đầy là một thực tế lịch sử không thể chối cãi và chưa từng được công bố.

VSTK - 938


Lá thư thứ sáu

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT VI (XIII). 4 Novembre 1786. 1 2 3 4 5

Ordonnance que l’officier général en chef commandant les troupes de mer dans An-di-a [l’Inde] (62) et l’officier commandant la ville de Phong-ti-se-ri [Pondichéry], avec respect doivent connaître tous les deux. L’année précédente [1785], notre chétive personne a prié Bachda-loc Inspecteur-Surveillant, Maître Supérieur, de conduire le prince VSTK - 939


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

impérial dans votre Noble Royaume, pourdemander des troupes. Il y a longtemps déjà, et nous n’avions reçu absolument aucune nouvelle. Inopinément, cette année-ci, à la 8e lune (22 Séptembre – 22 Octobre 1786), nous avons eu connaissance d’une lettre qui nous est parvenue et qui nous a tout fait connaître. Notre chétive personne en a été tout heureuse. La lettre disait que l’an dernier l’Inspecteur-Surveillant Maître Supérieur, avait délibéré de cette affaire avec l’officier commandant par intérim (63) ; mais il était tombé sur un homme qui n’avait pas de sentiments charitables et qui ne savait pas aider les faibles, ni porter secours aux malheureux, aussi n’avait-il rien pu faire. Mais aujourd’hui, il a rencontré de nouveaux officiers, vos deux personnes, qui connaissez par la chaîne et par la trame (64) les lettres et l’art militaire, qui possédez dans leur plénitude toute vertu et toute science, dont le coeur généreux se dilate et se réjouit à porter secours, et dont le rêve magnifique est de sauver ceux qui sont en péril, de soutenir ceux qui ont perdu l’équilibre. Aussi, vous avez envoyé deux officiers, l’un des troupes de mer et l’autre des troupes de terre, qui sont venus sur un vaisseau de combat pour aider et recevoir notre précieux char. Cela, notre chétive personne l’exalte à l’infini et en est profondément reconnaissante, car si, dans la nécessité, une goutte d’eau vaut une douce rosée, combien plus est précieuse une pluie abondante qui fait revivre nos plants de riz desséchés. Nous sommes recon-naissant pour la décision sublime qu’ont prise vos deux personnes, et cette faveur pèse sur nos épaules tout comme si nous portions les monts Hoa et Tông, comme si nous étions chargé des fleuves Giang et Hán. Nous n’avons pas encore vu votre visage, mais nous connaissons déjà votre cœur. Nous étions sur le point de nous mettre en route sur le bateau, afin de nous entretenir librement avec vous le plus tôt possible. Mais voici que les desseins des hommes étant ainsi, la volonté du Ciel ne s’y conforme pas. En effet, un bateau de Go-á vient d’arriver, apportant une lettre de l’Impératrice du Phut tughe (Portugal) et unelettre de l’officier de Go-á ; ils venaient chercher notre chétive personne. Il y avait aussi une lettre et des présents pour le roi de Siam, destinés à attirer sa bienveillance afin que [les Portugais] puissent nous prendre aisément. Malgré cela, notre chétive personne n’a pas voulu les suivre, car nous avons décidé de tout temps de contracter alliance uniquement avec la France ; nous ne voulons pas le faire avec un autre royaume. A cause de ce bateau, le roi de Siam a conçu des soupçons, et nous ne pensons pas qu’il soit opportun de partir avec votre bateau. C’est pourquoi nous devons confier une lettre au commandant du bateau qui la portera d’avance. Quant à notre chétive personne, elle restera encore quelques mois, puis nous passerons (chez vous). Voilà l’ordonnance. Canh-Hung 47e année, 9e lune, 14e jour (4 Novembre 1786) (65). *

VSTK - 940


(62) Joseph François Charpentier de Cossigny, né à Palma, île de France, en 1730, capitaine-ingénieur du roi ; commanda à Pondichéry de 1785 à 1787 ; mort à Paris, le 29 Mars 1809 (Correspondance générale de Cochinchine, p. 15, note 1. — Ch. Maybon : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

Histoire pays d’Annam, p. 213, note 2). (63) De Coutenceau des Algrains,

né près de Meaux, le 28 Mai 1730 ; mort à Paris, en 1788 ; brigadier d’infanterie ; avait remplacé par intérim C. J. de Bussy, comme gouverneur des Etablissements de l’Inde (Correspondance générale, p. 17 — Histoire pays d’Annam, p. 212, note 1). — L’évêque d’Adran n’avait pas seulement rencontré des contradicteurs en la personne de Coutenceau. Le successeur de celui-ci (Correspondance générale de Cochinchine, p. 17, note 1), qui fut en même temps le prédécesseur direct de Cossigny, le Vicomte de Souillac, écrivait au Ministre, le 31 Août 1786, de l’Isle de France, où il était alors gouverneur : « J’ai vu M. l’Evêque d’Adran, que j'avais déjà connu à Pondichéry et au sujet de qui j’ai eu l’honneur de vous écrire... [Il me proposa à Pondichéry de faire une expédition pour rétablir sur le trône de Cochinchine le père du jeune enfant qui est avec lui. Je lui fis connaître que ce qu’il désiroit ne pouvoit s’exécuter que d’après des ordres de Sa Majesté.... M. l’Evêque d'Adran éluda cette proposition d’envoyer un vaisseau en réconnaissance . . . . Cette réponse me décida à ne plus m’en occuper » (Correspondance générale de Cochinchine, p. 36) — De Coutenceau avait été plus hostile et plus catégorique, disons même injuste: « . . . M. de Coutenceau, qui regarde cette expédition comme étant contraire aux intérêts de la nation, à la saine politique, très-difficile et très-inutile » (Correspondance générale, p.17, – Ch. Maybon : Histoire pays d’Annam, p. 212 ). (64) D’une manière parfaite, à fond. (65) Comme je l’ai déjà fait remarquer (note 47), Paul Nghi dans la Relation de son

voyage, mentionne cette lettre de Nguyen-Anh au gouverneur des Etablissements français de l’Inde et au gouverneur de Pondichéry (Correspondance générale de Cochinchine, pp. 75-76). LaCorrespodance générale de Cochinchine nous donne aussi une traduction de cette lettre (Ibid., pp. 88-89). Je la reproduis ici, pour qu’on puisse en apprécier l’exactitude. « Traduction de la lettre du Roi de la Cochinchine. « Que tout le monde sache que ceci est le discours du Roi de la Cochinchine, au général de la station des vaisseaux français dans l’Inde et au Gouverneur de Pondichéry. Il y a plus d’un an révolu que j’ai prié le très-illustre Evêque PIERRE, de conduire mon fils ainé à Pondichéry, pour y demander du secours. Je n’en ai reçu aucune nouvelle depuis, j’en étois donc infiniment inquiet, cependant au mois d’Octobre de cette année, il me parvint un écrit qui m’instruisit de tout, j’en fus trèssatisfait, dit-on. L’an passé, le très-illustre Evêque traita déjà cette affaire avec le Gouverneur de Pondichéry qui y résidoit alors, dont j’ignore le nom, mais il étoit pusillamime, et n’est pas charitable, il ne sait ni secourir les malheureux, ni élever les faibles ; l’illustre évêque ne put donc rien faire. Il a trouvé depuis cependant de nouveaux commandants qui aussi bien nés que savants dans l’état militaire, et dans les autres sciences, bienfaisants et disposés à délivrer les malheureux et à soutenir les foibles, c’est d’après cela que vous avez envoïé vos deux favoris,dont l’un commandant de Vaisseau, et l’autre militaire, venant de loin pour me prendre. Je loue infiniment votre générosité. Votre charité se manifeste au delà des montagnes et votre bienfait est aussi grand que les abîmes sont profonds. Quoique je ne puisse rien faire, je n’en connois pas moins votre coeur.

VSTK - 941


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

« Déjà j’étois prêt à suivre votre vaisseau et venir à vous au plus tôt, tel est mon désir, mais la volonté du ciel est différente. Il est arrivé à l’imprévu un vaisseau de Goa, qui m’a remis un écrit de la Reine de Lusitanie, avec un autre du Gouverneur de Goa, pour me prendre, avec des écrits au roi de Siam accompagnés de beaucoup de présents pour l’appaiser et qu’ils puissent me prendre plus facilement. J’ai tout refusé, je ne partirai pas avec eux, parce que j’ai l’intention de ne lier amitié qu’avec les Français et non avec d’autres nations. C’est pour cela que le roi de Siam commence à douter de moi, il craint que je ne suive ce vaisseau. Il m’est à présent difficile de partir avec le vaisseau du commandant de Richery. Je lui promets de lui donner une lettre pour vos seigneuries, dans quelques mois, je le suivrai ; telles sont les trèsfldèles paroles d’un Roi. » Le Gouverneur de Cossigny répondit à cette lettre et fit partir une seconde fois de Richery avec le Marquis de Castries, pour porter sa réponse à Nguyen-Anh (Voir plus loin, Document XI, note 86).

Bản dịch lá thư thứ sáu (4 tháng 11 năm 1786) 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Chỉ dụ gởi cho quan tổng tư lệnh hải quân vùng An-di-a [Ấn Độ](62) và quan đốc trấn thành Phong-ti-se-ri [Pondichéry] để cả hai quý vị được biết. Năm rồi [1785], ta có yêu cầu Thầy Cả bề trên Giám sát Bách Đa Lộc đưa vương tử đến lãnh thổ của quý vương triều để yêu cầu viện binh. Thời gian trôi qua đã lâu vậy mà ta và quan binh vẫn chưa thấy một tin tức nào gửi lại. Rồi bổng nhiên, vào tháng 8 âm lịch năm nầy (22/9/ 1786-22/10/1786) ta lại nhận được một lá thư nhờ vậy ta mới thấu rõ sự việc. Ta thật sự hài lòng. Lá thư cho ta biết rằng Thầy Cả bề trên Giám sát đã hợp nghị với viên quan đốc trấn tạm thời (63); tuy nhiên Thầy Cả bề trên đã gặp phải một kẻ vô nhân không biết giúp đỡ người khốn khó, không cứu người đang bị trong cảnh bất hạnh vì thế Thầy Cả đã không thể làm gì được việc gì. Nhưng nay thì Thầy Cả đã gặp được những quan chức vừa được bổ nhiệm tới, cả hai quý quan đều văn võ toàn tài (64), trí, đức đầy đủ, với con tim bao dung cùng lòng phấn khởi giúp đỡ với một ước muốn tuyệt hảo là cứu vớt kẻ nguy nan, đỡ nâng những người bị chao đảo, quý vị đã phái 1 viên quan thủy binh và một viên quan bộ binh và một chiến thuyền cùng đến để giúp đỡ và tiếp nhận việc bảo vệ lãnh thổ quý báu của chúng tôi. Điều đó khiến cho ta đẹp dạ vô cùng, biết ơn sâu đậm bởi vi trong cơn túng cùng thì một giọt nước chính là một hớp rượu hồng dịu ngọt, quý báu giống như một trận mưa tưới khắp đồng cây khô hạn. Ta và quan binh cám ơn hai quý quan đã có quyết định cao trọng và hàm ân nầy tựa như ngọn Hoa Sơn và ngọn Tung Sơn đè nặng trên vai ta và quân binh, tràng ngập tựa như sông Giang và sông Hớn. Dù ta và quan binh chưa gặp mặt quý quan nhưng nhiệt tình của quý vị chúng tôi đã thấu rõ. Ta và hạ thuộc đâu đó đã sẵn sàng để ra đi để sớm được thong dong gặp mặt quý quan. Nhưng rồi định mệnh của con người trần tục không thể hòa hợp được với ý của trời cao. Quả đúng như thế, một thuyền chiến từ thà Cổ-á vừa đến mang theo thư của nữ hoàng Phut tu ghe (Portugal/Bồ VSTK - 942


12

Đào Nha) cùng với một lá thư của trấn quan thành Cổ-á (thành Goa). Họ đến tìm gặp ta. Ngoài ra họ còn có thư và quà cáp gửi đến dâng lên làm đẹp lòng vua Xiêm để họ (người Bồ Đào Nha) có thể rước ta đi một cách dễ dàng. Dù vậy, ta cũng chẳng khứng theo họ bởi vì từ trước tới nay, ta và quan binh đã quyết lòng chỉ làm đồng minh với nước Pháp mà thôi chứ không ước mong gì với các vương quốc khác. Chính vì chiếc tàu đó mà vua Xiêm đã có thái độ ngờ vực khiến cho ta và hạ thuộc không còn cơ hội thuận tiện để đi theo tàu của quý ông phái sang. Vì thế, ta giao cho hạm trưởng tàu một lá thư để mang trở về trao lại cho quý quan trước, còn ta, ta sẽ phải ở lại một vài tháng nữa rồi sẽ ra đi qua bên đó. Nay ban dụ chỉ. Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 47, tháng 9 âm lịch, ngày 14

13

(4/11/1786).(65)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

 CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN: 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Số (62): Joseph François Charpentier de Cossigny, sinh tại Palma, île de France, năm 1730, đại úy công binh hoàng gia; đốc trấn thành Pondichéry từ năm 1785 đến năm 1787; chết ở Paris, ngày 29/3/ 1809 (Correspondance générale de Cochinchine, trang. 15, chú thích1. Ch. Maybon: Histoire pays d'Annam, trang. 213, chú thích 2). Số (63): De Coutenceau des Algrains, sinh ở một vùng gần de Meaux, ngày 28 Mai 1730 ; chết ở Paris, năm 1788 ; thiếu tướng bộ binh ; quyền nhiếp tạm thời thay thế C. J. de Bussy, trong chức vụ đốc trấn các thuộc địa trên đất Ấn Độ (Correspondance générale, trang. 17 Histoire pays d'Annam, trang. 212, chú thích 1). Không phải chỉ có De Coutenceau gây trở ngại cho Bá Đa Lộc (Correspondance générale de Cochinchine, trang. 17, chú thích 1), mà luôn cả người được xem là kế vị của de Cossigny là tử tước de Souillac ngày trước cũng gây khó khăn cho Bá Đa Lộc. Khi còn là đốc trấn của l'Isle de France, ngày 31/8/1786, de Souillac có viết một lá thư gửi cho bộ trưởng (có thể là bộ trưởng bộ. thuộc địa của nước Pháp): Chúng tôi đã tiếp kiến giám mục Bá Đa Lộc trước đây ở Pondichéry để cùng Ông nghị bàn về vấn đề mà chúng tôi xin hân hạnh được kể lại như sau: . . ... [Ông ấy (Bá Đa Lộc) đã đề nghị với chúng tôi (de Souillac) thực hiện một cuộc viễn chinh để thiết lập trở lại vương quyền cho người cha của cậu bé (vương tử Cảnh) đi theo ông. Chúng tôi trả lời là chúng tôi không thể thực hiện việc đó nếu chưa được hoàng thượng của chúng ta (hoàng đế nước Pháp) chấp thuận .... Giám mục Bá Đa Lộc đã từ chối không bằng lòng để cho chúng tôi cử một tàu chiến thi hành một cuộc dọ thám gián điệp (vẽ bản đồ vùng biển và bờ biển của Nam kỳ). Vì sự từ chối đó, chúng tôi dẹp chuyện của Ông qua một bên, không lý tới nữa] (Correspondance générale de Cochinchine, trang. 36) De Coutenceau VSTK - 943


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

còn có thái độ thù địch, bảo thủ và bất công hơn vì theo ông ta thì cuộc viễn chinh do Bá Đa Lộc đề nghị là trái ngược với quyền lợi của quốc gia (nước Pháp), là một chính sách bệnh hoạn, một chuyện khó thực hiện và không có một lợi lộc gì (Correspondance générale, trang. 17, Ch. Maybon : Histoire pays d'Annam, trang. 212 ). Số (64): theo chú giải của L.Cadière thì đoạn nầy nếu viết bằng chữ nôm thì có nghĩa là toàn thiện, toàn mỹ, sâu sắc. Số (65): Trong La Relation de voyage, Paul Nghị có đề cập đến lá thư thứ 6 nầy (xem lá thư số 5, chú thích 47) (Correspondance générale de Cochinchine, trang. 75-76) và sách La Correspondance générale de Cochinchine cũng đã dịch ra tiếng Pháp lá thư nầy, cách dịch hơi khác với bản dịch của L.Cadière nhưng nội dung không có gì khác biệt quan trọng. VSTK thấy không cần thiết phải dịch thêm một lần nữa.

VSTK - 944


Lá thư thứ bảy

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT VII (XIV) — 4 Novembre 1786. 1 2 3

Ordonnance dont Li-xi-ri, officier des troupes de mer, et Ba dôdông, officier des troupes de terre (66), ainsi que les divers chefs militaires, avec respect doivent prendre connaissance, Venir en aide aux VSTK - 945


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

indigents, soutenir ceux qui ont perdu l’équilibre, telle est la louable coutume des hommes vertueux. Ecarter les difficultés, apaiser les troubles, telle est la conduite admirable des gouvernants. Actuellement, nous nous trouvons dans une période de bouleversement, et nous sommes cachés dans la poussière d'un royaurne étranger. Vos deux personnes , avec générosité, n’ont pas reculé devant la fatigue de passer les monts, de traverser les flots, et, conformément aux ordres reçus, elles ont navigué pendant mille lieues ; avec une joie peu commune, elles ont compté comme rien les flots et les vagues soulevées, les bises et les ouragans ; elles n’ont pas reculé devant les pluies qui transpercent, devant les souffles qui brûllent. Non seulementvos provisions de voyage se sont épuisées peu à peu, mais vous avez encore emmené des interprètes, vous apportez des barques destinées à être englouties. Et vous venez ici chercher le char royal. Toutes ces peines, toutes ces fatigues, comment notre chétive personne saurait-elle les payer dignement ? Bien que vos deux personnes rendiez ces services avec générosité, pleins de joie, sans nul espoir de récompense, notre chétive personne, voyant son impuissance à montrer la reconnaissance, ressent une honte profonde; la multitude et l’embarras de nos affaires ne nous permettant pas de manifester notre gratitude, nous comptons donc sur la mansuétude de vos deux personnes. Dès aujourd’hui, la restauration de notre dynastie, la prospérité de notre royaume sont le résultat des efforts de vos deux personnes. Comment pourrions-nous oublier cette oeuvre de résurrection ! Quant à ce qui regarde la lettre du Maître Bao-loc [ le prêtre Paul Nghi ] et du Marquis de Khiem-Quang nous faisant connaître que vos deux personnes ont fixé la date de la 10e lune (21 Novembre — 20 Décembre 1786) pour nous mettre en route, notre chétive personne avait tout préparé pour partir. Mais qui eût dit que les desseins du Ciel n’étaient pas encore d’accord avec nos désirs ! En effet, le 2e jour de la 9e lune (23 Octobre 1786), un bateau Hoa-lan est arrivé inopinément, apportant une lettre de l’Impératrice du royaume Bút-tu-ghê (Portugal) et une lettre de l’officier commandant la ville de Go-á, qu’on a offertes à notre chétive personne. On y disait que des troupes étaient prêtes à Go-á, aussi on envoyait prendre notre chétive avec 56 vaisseaux de combat ; personne. Ils apportaient aussi deux lettres pour le roi de Siam et des présents, à savoir 20 fusils, petits et moyens, et 100 pièces de fine toile d’Europe. On offrait ces présents pour remercier le roi de Siam et pour lui demander de conduire notre chétive personne à la ville de Go-á, afin de mettre les troupes en mouvement pour exterminer les rebelles ] Malgré cela, notre chétive personne n’a pas consenti à ce projet, parce que nous savions que vos deux personnes étaient arrivées ici et quel dévouement elles nous avaient montré. Comment aurions-nous eu le courage d’abandonner les uns pour suivre les autres ! Aussi, avons-nous dû simplement les VSTK - 946


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

éconduire avec de bonnes paroles. Mais, à cause de ce fait, le roi de Siam a conçu des soupçons, craignant que nous ne profitions de l’occasion pour nous embarquer, et, chaque jour, il nous a fait épier. Il est donc difficile de nous mettre en route au moment que vous avez fixé, c’est-à-dire à la 10e lune (21 Novembre— 20 Décembre 1786) ; à l’heure actuelle, ce n’est pas encore opportun. C’est pourquoi nous avons dû envoyer le Marquis deQui-Ngoc qui se rendra aupès de vos deux personnes et vous dira que nous comptons sur vous pour mettre à notre disposition un pilote, des fusils et les divers objets que le Marquis de Qui-Ngoc vous indiquera. Laissez-nous tout cela. Quant au vaisseau, qu’il retourne d’avance et porte cette lettre, afin que l’officier supérieur [le Gouverneur des Etablissements de l’Inde] soit clairement informé. Plus tard nous nous y rendrons [à Pondichéry]. Pour toutes choses, le commencement est pénible : il ne faut pas s’en désintéresser à cause de la fatigue et des difficultés. Voilà l’ordonnance.

Canh-Hung 47 année, 9 lune, 14 jour (4 Novembre 1786)

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

e

e

e

(67). (66) Li-xi-ri de Richéry, commandant du Marquis de Castries (Voir plus haut, note 56). — Ba-do-dong doit rendre, vaille que vaille, le nom de Berneron. C’était un « capitaine au Régiment de l’Isle de France » que de Cossigny, à défaut d’ingénieur en titre, avait envoyé pour seconder M. de Richéry (Correspondance générale de Cochinchine, p. 19, 84 note l). (67) Cette lettre à de Richéry et de Berneron est mentionnée par Paul Nghi dans sa Relation de voyage : « Nguyen-Anh a écrit deux lettres, une au gouverneur de Pondichéry, l’autre à MM. de Richéry et Berneron, dans lesquelles il leur disoit qu’il étoit prêt à les suivre et à aller avec eux. » La teneur de la lettre, on l’a vu, est un peu différente : Nguyen-Anh était décidé à passer à Pondichéry, mais pas sur le moment, 4 Novembre 1786, parce que les circonstances n’étaient pas favorables ; il se mettrait en route plus tard, mais il ne dit pas par quel moyen ; s’il faut en croire Paul Nghi quelques mois après, en Février 1787, il s’était décidé, il était même descendu jusqu’au « port de Siam », avec toute sa famille, et alors, c’est de Richery qui ne voulut pas le prendre, parce qu’il aurait fallu « attendre 20 jours » (Correspondance générale de Cochinchine, pp. 75-76, 78, 87).

VSTK - 947


Lá thư thứ bảy (4/11/1786) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Chỉ dụ gửi đến quan hải quân Li Xi Ri và quan bộ binh Ba do Đô Đông (66) cùng các hàng chỉ huy quân binh được biết, Cứu trợ người thiếu thốn, nâng đỡ kẻ lao đao, đó là thói tục và đức tính đáng ca ngợi của con người. Loại trừ khốn khó, triệt hạ phiền lụy, đó là cách cư xử đáng khâm phục của người giữ quyền cai trị. Gặp lúc Ta đang ở vào một tình thế bấn loạn ẩn mình trong cát bụi ở một vương quốc xa lạ. Với lòng quản đại, không ngại nhọc nhằn trèo non, cởi sóng, tuân hành lệnh truyền, hai quý vị đã hoan hỉ vượt biển băng ngàn, không nệ sóng cồn bảo tố, không lùi bước dưới mưa dầm rét mướt hay gió lùa cháy da. Không những thực phẩm lương khô cạn lần, lại phải đem theo thông dịch, kéo theo ghe thuyền lộ liễu vậy mà quý quan vẫn tới đầy đón rước đoàn xe, ngựa của vương gia (char royal: thông thường gọi là xa giá). Tất cả những nhọc nhằn đó ta biết lấy gì để đền đáp cho xứng? Mặc dù hai quý quan khảng khái, hoan hỉ thi hành công tác không nghĩ tới chuyện báo đáp, ta lại yếu thế không thể trả ơn khiến trong lòng hổ thẹn, trăm sự đa đoan bối rối khiến ta không thể đón tiếp 2 quý quan đúng cách, ta mong hai quý quan hãy vì ta mà bỏ qua đừng chấp nê. Kể từ hôm nay, việc xây dựng lại cùng với sự phồn vinh của vương triều của ta là nhờ công trạng của 2 quý quan và ta không bao giờ có thể quên ơn tái tạo! Riêng lá thư của thầy Bảo Lộc (linh mục Paul Nghị) và Khiêm Quang hầu tấu trình với ta rằng 2 quý quan đã ấn định thời hạn là trong vòng tháng 10 âm lịch (21/11/1786 20/12/1786) để đến đón ta cùng thân tộc lên đường, ta đã sắp xếp, chuẩn bi và sẵn sàng ra đi. Tuy nhiên cơ trời không chiều lòng người! Thế cho nên, ngày mồng 2 tháng 10 âm lịch (23/10/1786), một chiếc tàu của người Hoa Lan bất thần tới nơi chuyển đạt tới ta một lá thư của nữ hoàng But-tu-ghe (Portugal=Bồ Đào Nha) và một lá thư của quan đốc trấn thành Cổ Á. Trong thư họ trình rằng binh đội của họ đã sẵn sàng ở thành Cổ Á, và hiện có 56 tàu chiến đang đợi để rước ta đi. Họ cũng có gửi cho vua Xiêm 2 lá thư kèm theo quà cáp gồm có 20 súng trường loại tầm bắn ngắn và tầm bắn trung bình cùng với 100 cây lụa Tây mịn. Họ tặng quà cáp để tạ ơn vua Xiêm ngõ hầu xin phép vua Xiêm cho họ được phép đưa ta sang thành Cổ Á để cùng binh đội bình định tiêu diệt bọn phiến loạn (ý nói quân Tây Sơn). Dù vậy, ta không chấp nhận kế hoạch của họ bởi vì ta rõ đã có quý quan tới đây và ta đã nhận rõ được nhiệt tình củ quý vị. Đã như thế thì ta làm sao có thể buông người nầy để chạy theo người khác cho được! Do vậy, ta đã phải khéo léo dùng lời ngọt ngào để chối từ. Cũng vì cớ sự cho nên vua Xiêm tỏ dấu hiệu nghi ngờ rằng ta sẽ thừa cơ hội đi theo tàu ấy, hằng ngày theo dõi khiến cho ta khó thể lên đường vào khoảng tháng 10 âm lịch (21/11/1786 - 20/12/1786) theo như quý quan ước định. Bây giờ thời cơ chưa tới. Bởi thế, ta phải truyền sai Quý Ngọc Hầu đến gặp để nhờ hai quý quan biệt phái cho ta một người hoa VSTK - 948


1 2 3 4 5 6 7

tiêu dẫn đường cùng để lại cho ta và quan binh súng óng và những thứ khác theo lời yêu cầu của Quý Ngọc hầu. Còn tàu của hai quý quan thì hãy quay trở về trước mang theo lá thư nầy để vị quan cấp trên (đốc trấn thuộc địa ở Ấn Độ) được thông rõ. Ta và hạ thuộc sẽ đến (Pondichéry) sau. Việc gì thì cũng đều phải có khó khăn lúc khởi sự: nhưng chớ vì gian lao khốn khó mà buông trôi. Nay ban dụ chị Kiển Hưng thứ 47, tháng 9 âl,ngày 14 (4/11/1786) (65) CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

16

Số (66): Li-xi-ri tức Lichéry, hạm trưởng tàu chiến Marquis de Castries. Ba-do-dong có thể là phiên âm từ chữ nôm để chỉ tên gọi của Berneron nguyên là một đại uý trung đoàn ở l'Isle de France, vì thiếu kỹ sư máy tàu, de Cossigny đã biệt phái sĩ quan nầy đi theo giữ chức hạm phó dưới quyền của Lichéry. (Correspondance générale de Cochinchine, trang. 19, 84 chú thích l). Số (@): sách Thực lục chính biên chép rằng: <<Vua Xiêm thấy Búttu-Kê giúp binh, ý không bằng lòng; ngài (Nguyễn Ánh) mật dụ Antôn-Lội cáo về>>. (Sử Quốc triều chánh biên toát yếu, q.I, trang 17, bản dịch,

17

in năm 1925).

8 9 10 11 12 13 14 15

18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Paul Nghị trong quyển Relation de voyage cũng có kể lại chuyện nầy nhưng lại có thêm một chi tiết rất đáng được chú ý: << Ngài (Nguyễn Ánh) khước từ, nói rằng ngài không thể nghe theo . . ..Ngài không nhận được tin tức gì về việc tàu của chúng tôi đến đón cho nên ngài mới chịu tiếp kiến sứ giả Bồ Đào Nha và giao cho người nầy một lá thư gửi cho đốc trấn thành Cổ Á, mà tôi (Paul Nghị) không rõ được nội dung lá thư đó.>> (Correspondance générale de Cochinchine, trang 76). Như vậy, theo như Paul Nghị đã kể thì thoạt đầu Nguyễn Ánh từ chối không nhận đề nghị tiếp viện của chính quyền Bồ Đào Nha và vẫn tiếp tục chờ đợi người Pháp đến đón, nhưng chờ lâu không thấy tàu của Richéry tới như kỳ hạn đã ước định cho nên Nguyễn Ánh thất vọng, lo âu và đành phải chịu tiếp kiến rồi giao cho sứ giả Bồ Đào Nha một lá thư như Paul Nghị đã kể lại. Trong lá thư thứ 8 sắp tới đây, đọc giả sẽ thấy Nguyễn Ánh cũng cho biết rằng: sau vụ chính quyền Bồ Đào Nha ở thành Cổ Á sai sứ giả sang gặp, Nguyễn Ánh đã sai người đi sứ đáp lễ và VSTK sẽ phân tích trong phần Chú Giải & Khảo Luận của lá thư thứ 8. Số (67): Lá thư Nguyễn Ánh gửi cho de Richéry và de Berneron cũng được Paul Nghị đề cập tới trong quyển Relation de Voyage của ông: << Nguyễn Ánh đã viết 2 lá thư, một cho đốc trấn thành Pondichéry, một cho các ông de Richéry và de Berneron để báo cho biết rằng ngài (Nguyễn Ánh) đã sẵn sàng đi theo họ.>> Vậy, thời gian sẵn sàng theo ý của Paul Nghị là lúc nào? Tàu của Richéry bỏ đi từ tháng 9 dương lịch 1786 mãi cho tới ngày 21/2/1787 mới trở lại cù lao Thổ Châu và Paul Nghị đã kể lại như sau: VSTK - 949


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

J'ai dit tout ce que je savois aux chefs, écrit Paul Nghi en les priant de vouloir recevoir le roi qui étoit prêt à s'embarquer, et qui attendoit la nouvelle de l'arrivée du vaisseau avec impatience, au port de Siam, lui et toute sa famille. Ils ont refusé en disant qu'ils n’étoient pas venus pour prendre le Roi, et qu'on ne les avoit pas envoyés pour cela. Je les ai aussi pries de donner un pilote au Roi, comme il les en avoit priés dans sa lettre [Voir ci-dessous, Document VII. On voit que Paul Nghi est bien au courant des demandes de Nguyen-Anh ils l'ont refusé]. J'ai encore demandé en grâce qu'on nous permit de descendre du Vaisseau et d'aller joindre notre Roi. M.Berneron a répondu : Votre Roi a le droit de vous appeler à lui, et le Roi de France a celui de vous retenir .Ils nous ont ainsi reconduits à Pondichéry .(Correspondance générale de Cochinchine, p. 77).

Dịch: << Tôi báo cáo lại cho họ hết những gì mà tôi biết để yêu cầu họ hãy đến đón đức vua cùng gia đình hiện đã chuẩn bị sẵn sàng để ra đi và họ đang nóng lòng mong đợi tàu đến đón trong vịnh Xiêm La. Bọn họ từ chối lời yêu cầu của tôi và bảo rằng họ không phải tới đây để đón đức vua, nhiệm vụ của bọn họ không phải như thế. Rồi tôi lại xin họ hãy để lại một người hoa tiêu hướng đạo như lời yêu cầu của đức vua và bọn họ cũng không chấp thuận. Rốt cuộc tôi lại phải vang xin họ cho tôi ở lại với đức vua nhưng Berneron đã lên tiếng trả lời rằng:"Đức vua của ông có quyền triệu gọi ông còn đức vua nước Pháp có quyền giữ lại không cho ông đi". Thế là họ đưa tôi trở lại Pondichéry >>. (Correspondance générale de Cochinchine, trang. 77). Như vậy, thời gian sẵn sàng theo ý của Paul nghị có thể là 21/2/1787 và theo lời kể trên của Paul Nghị thì Nguyễn Ánh và gia đình đang đợi tàu của Richery tại một nơi trong vùng hải cảng của nước Xiêm. Nơi nầy có thể là cù lao Cổ Cốt hay Cổ Công. Nếu đúng như lời của Paul Nghị kể thì rõ ràng là lỗi của de Richery và Berneron đã bỏ rơi Nguyễn Ánh. Có 3 lý do để suy diễn hành động bỏ rơi nầy: 1/ Có thể vì de Richéry và de Bernaron là loại lính nhát: họ không dám đi vào gần hải cảng của nước Xiêm vì sợ đụng độ với người quân Xiêm. Họ cũng không dám ở lại chờ Nguyễn Ánh ở cù lao Thổ Châu vì kinh khiếp lực lượng hải quân Tây Sơn. 2/ Hoặc là vì thượng cấp của họ chỉ thị giả trá đi rước Nguyễn Ánh nhưng chính là để thực hiện công tác dọ thám vùng biển của miền Nam nước Đại Việt. 3/ Có thể Nguyễn Ánh và Gia Đình sẽ ra tới Thổ Châu nhưng theo (Correspondance générale de Cochinchine, trang. 75,76,78,87) vì Richéry đã đợi ở cù lao Thổ Châu 20 ngày qua nhưng Nguyễn Ánh và Gia Đình vẫn chưa ra tới cho nên Richéry mới bỏ đi mặc dù có lời van nài của Paul Nghị yêu cầu họ nán đợi thêm. 

VSTK - 950


Lá thư thứ tám

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT VII (VIII). 19 Mars 1787. 1 2 3 4

Ordonnance que Gia-bê-sa (68), qui dirige le Collège, doit avec respect connaitre. En effet, au sujet de l'envoi de bateaux, par le royaume de Go-á, et de l'envoien conséquence d'un eambassade de notre part (69), nous avons expédié le Marquis de Khiêm-Hoà et le VSTK - 951


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

Marquis de Thiem-Man (70), pour vous instruire clairement du fond de l'affaire. A partir du moment où nous avons reçu la nouvelle concernant les bateaux français, nous n'avons cessé de rendre grâce au Grand Maître(71), et, dans notre impatiente attente, un jour, nous le comptons comme trois automnes. Et voici que le Marquis de Qui-Ngoc est survenu, nous apprenant qu'un bateau est arrivé réellement : ce que nous comptions faire tombait d'accord avec les circonstances. De plus, nous avons reçu les lettres que les deux officiers du bateau et le Directeur du Collège nous envoyaient (72). En réfléchissant, nous nous rendons compte que dans les affaires humaines, nombreuses sont les contrariétés, et que les desseins du Ciel sont difficiles à pénétrer. Mais que les deux officiers du bateau et Bao-loc Nghi prennent leur disposition pour retourner à la ville même [à Pondichéry] pour prier l'officier commandant la ville et le Grand Maitre de nous aider : ainsi, certainement, les desseins du Ciel et les affaires des mortels marcheront d'accord du commencement à la fin. Quoique, dans les débuts, nous ayons replié nos ailes, à la fin, nous les étendrons victorieusement. En réalité, notre coeur est bien tranquille et nous n'avons aucune inquiétude. Grand respect à cette ordonnance. Canh-Hung 48e année, 2e lune, 1er jour ( 19 Mars 1787). Minh-Mang 8e année, 5e lune, 25e jour (19 Juin 1827), conformément à l'original conservé, copie à été prise. (Sceau du) Ta-Quan.

* 23 24 25 26 27 28 29 30

(68) Gia-be-sa: C'est toujours de M. Jacques Liot qu'il s’agit. (69) Sur les événements auxquels Nguyen-Anh fait allusion ici, voir plus haut,

Document V, note 55. (70) Khiem-Hoa-Hau Thiem-Mau-Hau (71) Mgr. Pigneau de Béhaine, désigne ici par l'expression Thay-ca qui s'applique aujourd'hui aux prêtres. (72) Sur le voyage du Marquis de, Qui-Ngoc et sur la lettre particulière de Liot jointe au courrier de Nguyen-Anh voir plus haut, note 51.

* Lá thư thứ tám (19/3/1787) 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Chỉ dụ gửi đến thầy cai trường Gia-bê sa (68) được rõ. Quả thế, vì vương quốc Cổ Á sai tàu sang mà ta phải sai sứ để đáp lại (69), ta đã sai Khiêm Hòa hầu cùng với Thiêm Mẫn hầu ra đi để chuyển đạt chỉ thị rõ ràng nội dung của sự việc. Kể từ lúc ta được tin tức về tàu Pháp (có sách dịch theo bản chữ nôm là Hoa Lang sa @), ta hằng luôn luôn cảm tạ ơn Thầy Cả bề trên vô cùng (71), trong nỗi đợi chờ bất an, rồi đến một ngày nọ, tính ra thì đã 3 thu. Rồi bổng dưng Quý Ngọc Hầu lại tới để trình báo cho ta hay có tàu đến thực sự: vậy là thời cơ đã tới, trùng hợp với dự tính của ta. Ngoài ra ta còn nhận được thư của của các quan cai tàu và của thầy cai trường gửi tới (72). Ngẫm nghĩ lại thì thấy việc đời thật trái ngang và người đời khó có thể cãi lại được ý trời. Nhưng rồi thì hai quan cai tàu cùng Bảo Lộc (Paul Nghị) đã quyết định VSTK - 952


1 2 3 4 5 6 7 8

quay trở về trấn thành (Pondichéry) trình xin quan đốc trấn và thầy cả bề trên giúp cho ta: ý trời trời như vậy, việc làm của người phàm xác tục phải chấp nhận từ khởi sự cho tới cuối. Dù rằng khởi đầu cánh rũ nhưng cuối cùng rồi thì sẽ vỗ cánh rộng bay lên đỉnh quang vinh. Quả thật, lòng ta nay thật bình thản vô tư. Cung nghinh chỉ dụ nầy. Cảnh Hưng năm thứ 48, tháng 2 âl, ngày mồng 1 (19/3/1787) Minh Mạng năm thứ 8, tháng 5 âl, ngày 2, (19/6/1827) Sao y bản chánh (con dấu) Tả Quân. CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Số (68): Gia-be-sa: tức hiệu trưởng Jacques Liot. Số (69): Sai sứ để đáp lại: phải nói ngay rằng lá thư thứ 8 nầy là một lá thư khó hiểu khôn lường. Trong bản chữ nôm, lá thư nầy được viết một mạch không thấy dấu vết nào cho thấy có phẩy, chấm ngắt câu hoặc qua cột khác. Tuy nhiên khi dịch ra Pháp ngữ hoặc Việt ngữ thì lại có đủ thứ dấu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy, chấm ngắt câu, chấm than, ngoặc đơn, ngoặc kép . . . . Hậu quả là người đọc phải đọc đi đọc lại bản dịch nhiều lần mà vẫn không hiểu nỗi ý người viết lá thư muốn nói gì. Thử đọc lại một đoạn đầu trong bản dịch của L.Cardière: En effet, au sujet de l' envoi de bateaux, par le royaume de Go-á, et de l'envoi en conséquence d'une ambassade de notre part (69), nous avons expédié le Marquis de Khiêm-Hoà et le Marquis de ThiemMan (70), pour vous instruire clairement du fond de l’affaire. Đoạn văn trên có thể chia thành 2 vế như sau: 1/- Từ [En effet, au sujet de l'envoi de bateaux par le royaume de Gô á et (au sujet) de l'envoi en conséquence d' une ambassade de notre part,] 2/- Từ [Nous avons expedié le Marquis de Khiêm Hòa et le Marquis de Thiêm Mẫn pour vous instruire clairement du fond de l'affaire.] Nếu chia vế như trên thì chắc phải hiểu rằng Nguyễn Ánh sai 2 ông hầu tước đi gặp để giải thích cho J.Liot (pour vous instruire) việc người Bồ Đào Nha gửi sứ sang gặp Nguyễn Ánh rồi Nguyễn Ánh lại sai sứ đi hồi đáp. Không biết L.Cadière đã căn cứ vào chữ gì trong lá thư nôm số 8 để độn thêm chữ vous (thay thế cho J.Liot) trước chữ instruire. Nếu chỉ vì vụ tàu Bồ Đào Nha sang gặp và chuyện gửi sứ đi hồi đáp mà Nguyễn Ánh lại phải gửi tới hai viên quan cao cấp của mình để tường trình cho J.Liot thì rõ ràng là một điều phi lý, không có nền tảng. Khi đọc lại chú thích số (55) của L.Cadière nơi lá thư thứ 5 thì thấy rằng lá thư thứ 8 dịch ra tiếng Pháp không có ý nghĩa như thế: theo L.Cadière thì đoạn viết nầy của lá thư thứ 8 cho thấy Nguyễn Ánh có sai 2 người đi theo tàu Bồ Đào Nha để cầu viện nhằm mục đích phòng VSTK - 953


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

hờ trường hợp triều đình của nước Pháp không chịu giúp Nguyễn Ánh theo sự đề nghị của Bá Đa Lộc. Tuy nhiên, dù có trích dẫn dài dòng nhiêu khê, L.Cardièr cũng chưa cho biết được một cách dứt khoát hai sứ giả đi theo tàu Bồ Đào Nha là ai ? Tóm lại, VSTK suy diễn rằng: Sau khi thất vọng vì chờ đợi tàu Pháp quá lâu mà không thấy gì, Nguyễn Ánh chịu gặp sứ giả Bồ Đào Nha (Antonio Vincenti Rosa), rồi trao cho sứ giả nầy một lá thư đồng thời gởi theo tàu Bồ Đào Nha một sứ bộ gồm có Khiêm Hòa hầu và Khiêm Mẫn hầu. Hai người nầy có nhiệm vụ trình bày tường tận với chính quyền Bồ Đào Nha mọi diễn biến tình hình đã xảy ra cho Nguyễn Ánh để rồi sau đó yêu cầu chính quyền Bồ Đào Nha tiếp viện. Trong Correspondance générale de Cochinchine trang 117, Ch. Maybon có viện dẫn một lá thư của Bá Đa Lộc đề ngày 14 tháng 6 năm 1788 có ghi sự kiện "các sứ giả của vua Nam Kỳ đi theo tàu của người Bồ Đào Nha".). Trong Histoire Mission Cochinchine; Documents, III, từ trang 156-158, tác giả A.Launay trích dẫn từ quyển Nhật ký của Létondal viết về đoàn "sứ bộ An nam đi theo người Bồ Đào Nha Antonio Vincenti Rosa" nầy. Cuối cùng, có một điểm hơi lạ kỳ là việc Nguyễn Ánh nghiêng theo người Bồ Đào Nha để cầu viện phòng hờ như những người Pháp đã viết ra nhưng sao lại không thấy sử sách nhà Nguyễn nói tới vụ nầy? Phải chăng họ không viết ra vì sợ người đời sau sẽ cho rằng Nguyễn Ánh là người tráo trở ? @ Hoa Lang Sa: Vào thời đó, ảnh hưởng của Hoa Lang tức Hoà Lan (Holland) lan tràn khắp vùng Á châu cho nên người hoặc bất cứ những gì từ phương Tây tới đều là Hoa Lang: đạo tin lành của Hòa Lan gọi là đạo Hoa Lang mà ngay cả đạo công giáo La Mã từ Ý Đại Lợi, từ Pháp hay từ Bồ Đào Nha cũng gọi là đạo Hoa Lang.

VSTK - 954


Lá thư thứ chín

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT IX (VII) 12 Février 1788. 1 2 3 4 5 6 7 8

Ordonnance, que Gia-cô-bê (73), le Maitre qui dirige le Collège, respectueusement doit connaitre: en réalité, nous et le Maitre qui dirige le Collège, bien que citoyens de royaumes différents, nous avons l'un envers l'autre les sentiments de gens d'un même village; nous étant rencontrés et nous étant connus depuis quelque temps, nous savons clairement les sentiments de nos coeurs. Si nous nous sommes séparés, au Siam, lorsque nous avons tourné notre espoir vers notre ancienne capitale, c'est bien à contre coeur. Nous voulions alors vous laisser en VSTK - 955


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

souvenir comme une phalange dunde nos doigts, afin que vous compreniez la réalité des choses ; mais cela aurait pu dévoiler nos projets (74). Par hasard, à cette époque, arrivés à Ca-Mau et à Rach-Gia nous avons vu les officiers et les troupes des Tay-Son ainsi que leurs partisans, réunis en grand nombre; nous nous sommes donc rendus directement à la préfecture de Gia Định et nous nous sommes emparés des deux provinces de Vinh-Tran et de Tran-Dinh. De plus, le Commandant Khoa sestemparé de la province de Tran-Bien. Seul, le rebelle Tham sappuiesur ses vaisseaux; confiant en sa force, il nous résiste en plein fleuve, cestpourquoi on ne sait encore si nous serons vainqueurs ou vaincus. L'an dernier, à la 12e lune, juste le 28e jour (4 Février 1788), nous avons vu avec joie une lettre, venue de mille lieues, pleine de respectueuses louanges, et de souhaits pour que nous recouvrions notre royaume et que nous puissions nous rencontrer un jour. Nos transports de joie ont été extrêmes ; aussi devons-nous découvrir au Mandarin Supérieur (75) les affaires secrètes de l'Etat et l'honorer de quelques présents. Nous envoyons le Délégué impérial, Commandant de régiment des Tong-Nhung, Protecteur, Marquis de Nhan-Van (76), qui portera le tout afin que vous ayez une connaissance exacte des affaires. Quant au Grand Maitre et à notre fils, depuis qu'ils sont allés dans le grand royaume d'Occident(77), aucune nouvelle ne nous en est parvenue. Si le Maitre est près de cette région, et qu'il ait reçu quelque nouvelle, qu'il nous écrive et nous envoie en toute hâte une lettre pour que nous en prenions connaissance, car notre impatience est extrême. Les défilés et les montagnes nous séparent de dix mille lieues, mais notre souvenir est toujours fidèle. Grand respect à cette ordonnance. Canh-Hung 49e année, 1er lune, 6e jour (12 Février 1788). Minh-Mang 8e année, 5e lune, 25e jour (19 Juin 1827), conformément à l'original conservé, copie a été prise. [Sceau du] Ta Quan * (73) Gia-co-be c'est la transcription ordinaire en langue annamite vulgaire, du nom de Jacques, employée dans les missions de Cochinchine. (74) Lorsque Nguyen-Anh le 13 Aot1787, quitta Bangkok, il le fit en cachette, de peur que le roi du Siam ne s'opposa à son départ ; il sexcuse ici de ne pas avoir prévenu Liot. (75) Thuong-Quan cette expression, inusitée sous le pinceau de Nguyen-Anh quand il écrit au Supérieur du Collège, désigne ici, tout de même, je crois, M. Liot. Voici comment je comprends la suite des événements : M. Liot, à l'occasion de la nouvelle année, qui arriva, cette année-là, le 7 février 1788, écrivit à Nguyen-Anh pour lui exprimer ses voeux, et lui envoya quelques présents ; Nguyen-Anh reçut la lettre le 4 Février ; il répondit à M. Liot, par la lettre que nous avons ici, datée du 12 Février ; mais il ne confia pas au Papier certaines explications au sujet d'affaires dont l'entretenait M. Liot, et il députa le marquis de Nhan-Van qui portait la lettre et les présents, pour le mettre au courant de tout. (76) Kham-Sai Tong-Nhung Cai-Co Bao-Ho Nhan-Van-Hau

VSTK - 956


1 2

(77) Cette expression : Đại-Tây-Dương désigne l' Europe , par opposition à TiểuTây-Dương qui désigne l'Inde. Comp. Thật-lục chính nhứt livre 2, folio 15.

 Lá thư thứ chín (12- 2-1788) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Chỉ dụ gởi thầy cai trường Gia Cô Bê (73) kính mến được rõ, Quả thật, ta cùng thầy tuy rằng không cùng chung một tổ quốc nhưng tình nghĩa chẳng khác gì người đồng hương; ta và thầy gặp nhau, biết nhau từ bấy lâu nay, tâm tình đã thấu rõ. Nếu vì lẽ ta kỳ vọng quay về cố thổ mà rời đất Xiêm khiến ta với thầy phải xa cách nhau thì đó là một điều khổ tâm đối với ta. Lúc đó ta muốn để thầy ở lại vì sợ cơ mưu bại lộ, để rồi mỗi khi nhớ tới tưởng chừng như là ta đã bỏ lại đốt ngón tay của, nói như thế cho thầy thấu hiểu nguồn cơn (74).Trong thời gian đó, ta và quan binh lạc hướng về phía mũi đất Cà Mau rồi qua Rạch Giá thì gặp nhiều quan binh của Tây Sơn đến hàng phục@. Ta cùng quan binh liền tiến thẳng vào phủ Gia Định, chiếm được các dinh Vĩnh Trấn và Trấn Định. Lại thêm tư lệnh Khoa thu phục dinh Trấn Biên. Nay chỉ còn loạn tướng Tham của Tây Sơn dùng đội thuyền chiến hùng mạnh để tiếp tục chống trả với quân ta tới nay vẫn chưa phân thắng bại. Năm vừa rồi, vào tháng Chạp, ngày 28 (4/2/1788), ta hoan hỉ tiếp nhận một lá thu từ nơi xa xôi nghìn dặm, ngập đầy lời cung kính ca ngợi cùng với những lời cầu chúc cho ta thu hồi vương quốc và cầu mong cho mau tới ngày hội ngộ. Niềm hoan lạc của ta chất ngất khiến cho ta phải tiết lộ với thượng quan (75) những chuyện cơ mật của quốc gia cùng ban ân tặng vật cho để vinh danh. Ta sai Khâm sai Tổng nhung Cai cơ và Nhân Văn hầu (76) mang hết các thứ gởi tới để thầu thấu hiểu mọi việc. Riêng về phần Thầy Cả Bề trên và con trai ta, kể từ khi họ sang Đại Tây vương quốc (77) đến nay, ta chẳng nhận được một tin tức nào của họ gửi về. Ví bằng Thầy Cả bề trên đang ở gần gũi trên cùng một vùng lãnh thổ, và nếu Thầy Bề trên đã có tin tức gì mới mẻ, thì hãy yêu cầu người viết thư cấp tốc gửi về cho ta am tường bởi vì lòng kiên trì của ta đã đến mức cùng cực rồi. Dù cho núi đèo cách trở muôn trùng nhưng kỷ niệm trong ta vẫn thủy chung.Cung nghinh chỉ dụ nầỵ Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 1 âl, ngày mồng 6 (12/2/1788) Minh Mạng năm thứ 8, tháng 5 âl, ngày mồng 2 (19/6/1827) Sao y chánh bản [con dấu] Tả quân. CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

35 36 37 38

Số (73): Gia Cô Bê tức Jacques Liot, hiệu trưởng chủng viện ở Chân Bồn trên đất Xiêm. Số (74): Nguyễn Ánh âm thầm rời Bangkok trốn đi vào ngày 13/8/1787 mà không báo cho J.Liot biết vì sợ bị lộ. Sách sử nhà VSTK - 957


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

Nguyễn viết lại chuyện Nguyễn Ánh cùng gia đình bí mật bỏ đất Xiêm để trở về nước vào tháng 7 âm lịch năm Đinh Mùi (1787). Lý do trở về lần nầy chính là vì vào tháng 2 âm lịch năm Đinh Mùi (1787) (Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức ghi là tháng 5 âm lịch), giám quân Uất Vân hầu Tống Phúc Đạm đến gặp Nguyễn Ánh để cho biết rằng anh em Tây Sơn tự làm hại nhau, khiến tướng Tây Sơn giữ Gia Định là Đặng Văn Trấn đã đem quân Tây Sơn ra giải vây thành Quy Nhơn cho nên hiện giờ Gia Định đơn nhược có thể đánh chiếm được. Sách QTCBTY viết: << Tháng 7 âm lịch, ngài ở Xiêm về, đóng tại hòn Trúc Dự. Từ năm Giáp Thìn bị thua về sau, biết Xiêm không giúp nổi, nếu giúp cũng vô ích, nên ngài quyết kế trở về, liền nhơn ban đêm để thơ tạ từ ở chỗ hành tại, rước bà quốc mẫu và cung quyến xuống thuyền, sai quân chèo đi gắp lắm.>> GĐTTC của Trịnh Hoài Đức cũng viết tương tự. @ Quan binh của Tây Sơn đến hàng phục: trước hết có tướng người Hoa theo Bạch Liên giáo là Hà Văn Hỉ đón Nguyễn Ánh ở cù lao Cổ Cốt, rồi tướng giỏi Tây Sơn là Nguyễn Văn Trương đem binh thuyền về hàng phục ở Long Xuyên. Tháng 4 âm lịch năm Mậu Thân (1788) lại có thêm tướng tài Võ Tánh ở Gò Công đem hơn 10,000 thuộc hạ về với hàng ngũ của Nguyễn Ánh. Số (75): Mandarin Supérieur dịch từ hai chữ thượng quan , ở đây Nguyễn Ánh dùng để gọi Jacques Liot, và như VSTK suy diễn nơi phần chú thích của lá thư thứ tư, cho rằng Nguyễn Ánh coi thầy cai trường J.Liot như một quan thần, một thuộc hạ tín cẩn của mình và tới đây thì sự suy đoán của VSTK đã được kiểm chứng: J.Liot là một quan cao cấp của Nguyễn Ánh. Số (76): Khâm-Sai Tổng-Nhung Cai Cơ, Bảo-Hộ Nhàn-Vân-Hầu. -Khâm sai Tổng Nhung Cai cơ tức là Võ Tánh, được Nguyễn Ánh gả bà Trưởng công chúa Ngọc Du, con gái thứ 2 của Nguyễn Phúc Luân, tức là chị của Nguyễn Ánh. -Bảo hộ Nhàn Vân hầu tức là tướng Nguyễn Văn Nhàn. Số (77): Đại-Tây-Dương để chỉ Âu Châu, Tiểu-Tây-Dương để chỉ các vùng thuộc địa của Âu Châu trên bán đảo Ấn Độ .

VSTK - 958


Lá thư thứ mười

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT X (VI). 21 Février 1788. 1 2 3 4 5 6

Le Seigneur du royaume d'Annam(78). adresse cette lettre au Maitre Supérieur qui dirige le Collège, Nha-cô-bê (79) afin, que, sous sa vérandah de jade, il daigne en prendre connaissance. Depuis que nous nous sommes mis à la tête des troupes pour exterminer les bandes des Tay-Son (80), les troupes de terre ont repris toutes les régions de la préfecture de Gia-Định Mais leurs troupes de mer se sont établies à VSTK - 959


33

Mỹ-Tho et à Bến-Nghé et la victoire ou la défaite sont encore incertaines. Pour nos troupes de mer, elles sont encore peu nombreuses et se tiennent encore cantonnées à Tra-Luat et nous attendons chaque jour avec une grande anxiété des nouvelles du noble Bach-da-loc Maître Supérieur, et de notre fils. A la 11e lune (9 Décembre 1787-7 Janvier 1788), nous avons vu [le commandant de] compagnie Dung (81) qui est arrivé et nous a dit que le Maitre Supérieur avait écrit une lettre au sujet des affaires de l' Etatet qu'on avait envoyé [le commandant de] compagnie Dung pour qu'il porte cette lettre et nous renseigne. Mais voilà que, arrivé à l'embouchure de Rach-Gia [le commandant de] compagnie Dung avait rencontré inopinément des jonques que le Ministre Lý (82) des Tay-Son avait envoyé patrouiller dans cette région. En conséquence, [le commandant de] compagnie Dung avait jeté la lettre à leau. Mais [le commandant de] compagnie Dung nous a tout exposé oralement : est-ce faux, est-ce vrai, nous ne le savons pas clairement. Dailleurs, préoccupé sans un moment de répit des affaires de la guerre, et n'ayant pas encore rencontré l'hommede confiance du Maître Supérieur, nous n'avons pas encore expédié de lettre confidentielle. Notre coeur en était dans une perpétuelle inquiétude. Mais voici le patron de barque Marquis de Huân-Đức attaché à nos services (83), qui est un serviteur absolument dévoué, et qui, ayant ses intérêts dans la région, peut aller et venir avec la plus grande facilité ; nous pouvons donc vous envoyer une lettre pour vous prévenir. Si le Noble Bach-da-loc et notre fils, amenant des troupes de [votre] Noble Royaume sont arrivés quelque part, envoyez nous une lettre pour nous le faire savoir. Et cette lettre, envoyez [le commandant de] compagnie Thu (84), qui viendra nous l'apporter, afin que nous soyons renseigné sur tout. N'envoyez personne autre, de peur que l'affaire ne réussisse pas. Faites attention. Voilà la lettre. Canh-Hung 49e année, 1re une, 15e jour (21 Février 1788) (85). Minh-Mang, 8e année, 5e lune, 25e jour (19 Juin 1927), conformément à l'originalconservi, copie a été prise. [Sceau du] TaQuan

34

(78) Dans ce Document X, comme plus loin, dans le Document XIII, Nguyen-Anh

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

*

42

énonce en tête de la lettre son titre protocolaire: An-Nam Quoc-Vuong.Il l'avait pris en 1780, le 1er jour de la 1re lune, 5 Février 1780, d'après certains documents ; le jour (ou à lheure), qui-mao ce qui serait le 24e jour ou 28 Février, daprès les Annales de Gia-Long, livre 1, folio 8. Les Annalistes officiels comptent 23 ans pour cette période de Seigneurat ,et lannée1788 est compté comme la 9e. (79) Nha-cô-bê (80) Cestle 13 Aot1787, que Nguyen-Anh avait quitté la capitale du Siam pour reprendre la lutte contre les Tay-Son (Ch. Maybon: Histoire pays dAn- nam.

43

p.223).

35 36 37 38 39 40 41

44 45

(81) Đội Dung (82)Thượng Lý

VSTK - 960


1 2 3 4 5 6

(83) Noi-Vien Thuyen-Chu Huan-Duc-Hau Ce titre de Marquis donné à un patron de barque nous fait voir avec quelle libéralité, à cette époque. on accordait cet

anoblissement. (84) Đội Thu (85) Pour la manière dont cette lettre se relie aux Documents VI et XI, voir ci-dessous, Document XI, note 86.

Lá thư thứ mười (21- 2 - 1788) 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Chúa nước An Nam (78) chỉ dụ cho thầy bề trên cai trường Nha Cô Bê (79) ở nơi mái ngọc được rõ. Kể từ khi ta dẫn quân binh tiêu diệt bọn nghịch Tây Sơn (80) thì bộ binh đã chiếm lại các xứ trong phủ Gia Định nhưng hải quân của bọn chúng ở Mỹ Tho và Bến Nghé chống trả chưa phân thắng bại.Còn hải quân của ta vì còn yếu kém cho nên phải đóng ụ ở Trà Luật mà ta thi lo âu, chờ đợi từng ngày tin tức của Thầy cả bề trên tôn kính Bách Đa Lộc và con trai ta. Vào tháng 11 âm lịch (9/12/1787-7/1/1788) ta được cai đội Dung (81) đến trình tấu rằng Thầy Cả bề trên có viết một lá thư về những việc quốc gia giao cho cai đội Dung mang đến cho ta. Nhưng rồi, khi đi đến cửa sông Rạch Giá, cai đội Dung bất ngờ gặp thuyền chiến của Tây Sơn do thượng tướng Lý (82) chỉ huy đang đi tuần tra trong vùng. Vì vậy, cai đội Dung phải thủ tiêu lá thư vứt xuống nước để rồi đến trình diện với ta kể lại tự sự: thực hay giả, đúng hay sai, ta chưa biết rõ. Ngoài ra, ta đang bận việc quân binh chiến trường lại chưa tìm được người tâm phúc tín cẩn của Thầy cả bề trên cho nên ta chưa thể gửi đi văn thư cơ mật. Lòng ta lúc nào cũng lo âu. Nay có thuyền chủ Huân Đức hầu là một nội gia (83) trung tín mà cũng có cơ sở làm ăn ở bên đó (nước Xiêm) cho nên tới lui thuận tiện, vì vậy ta mới gởi đến thầy cai trường một lá thư để báo tin. Nếu Thầy cả tôn kính Bách Đa Lộc và con trai ta có viện binh của quý vương quốc (nước Pháp) đã về hiện trú đóng ở một nơi nào đó, thì yêu cầu thầy cai trường hãy gửi thư thông báo cho ta được biết. Nếu thầy (cai trường) có viết thư cho ta thì hãy giao cho cai đội Thu (84) mang về để cho ta được rõ. Chớ có giao cho kẻ khác mà hỏng sự. Hãy cẩn trọng. Nay thư. Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng Giêng, ngày 15 (21/2/1788) (85). Minh Mạng năm thứ 8, tháng 5 âm lịch, ngày mồng 2 (19/6/1927), sao y chánh bản.- [con dấu] Tả quân. CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

35 36 37 38 39

Số (78): An-Nam Quốc-Vương: không giống như những lá thư từ trước, ở đây người ta thấy Nguyễn Ánh đã bắt đầu lá thư bằng cách ghi tước hiệu của mình. L.Cadière đã trích dẫn các chữ trong lá thư chữ nôm và chua rằng đó là tước vị An Nam Quốc-Vương. Sau đó L.Cadière đã chú giải là Nguyễn Ánh xưng Chúa = Seigneur từ năm VSTK - 961


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Canh Tý (1780) và do đó ta có thể hiểu chữ Vương của L.Cardière tức là Chúa Nguyễn Phúc Ánh. Sử sách triều Nguyễn từ năm Canh Tý (1780) gọi Nguyễn Ánh là Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa : <<Năm Canh Tý. . . .Tháng Giêng (1780), lên ngôi vương ở Sài Gòn, văn thơ ban xuống gọi là chỉ, truyền sai gọi là chỉ sai, bửu (con dấu) thời dùng cái bửu khắc 9 chữ: Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bửu.>> Con dấu với tước hiệu Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa nầy có từ tháng 12 âm lịch năm Kỷ Sửu (1709) do Nguyễn Phúc Chu ra lệnh chế ra để con cháu họ Nguyễn về sau truyền lại cho nhau dùng làm quốc bảo. Sách Đại Nam thực lục tiền biên chép lai lịch về con dấu nầy như sau: << Mùa Đông, tháng 12, ngày nhâm dần (1709), đúc quốc bảo. Sai Lại bộ đồng tri là Qua Tuệ-thư coi việc chế tạo.(Ấn khắc chữ Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo. Năm ấy đúc xong, về sau liệt thánh truyền nhau lấy làm quốc bảo. Đến khi Duệ tông Hiếu Định hoàng đế (tức Nguyễn Phúc Thuần) băng (chết) thì để lại cho thế tổ Cao hoàng đế (tức Gia Long Nguyễn Phúc Ánh). Bấy giờ binh lửa hơn 20 năm, ấn ấy mất rồi lại tìm thấy nhiều lần. Mùa Hạ năm Nhâm Dần (1782), giặc đánh Sài-gòn, thế tổ (Nguyễn Ánh) ra đảo Phú Quốc, điều khiển Ngô Công Quý mang ấn theo sau bị lạc. Đến khi Châu Văn Tiếp phá được giặc,rước vua hồi loan, Công quý cũng từ Long Hồ đem ấn về hiến. Lại đến chiến dịch Ba Lai, quân giặc đuổi gấp, tòng thần (người đi theo vua) mang ấn lội sông chạy, ấn rơi xuống nước, rồi thì người lội sau vướng chân chạm phải, lại mò lấy được, đem hiến ở hành tại. Lại khi vua lánh giặc, ra ngoài vụng đảo Thổ Châu, từ giá (mẹ vua) và cung quyến (vợ con của vua) đều để lại ở đảo, vua Xiêm sai tướng là Thác Xĩ Đa đem binh thuyền đến đón vua mới vào nước họ. Trong lúc thảng thốt, tình trạng người Xiêm chưa lường được thế nào, vua mật sai tòng thần tên là Hữu đem ấn ấy vượt biển lên bờ giấu kín. Khi vua đến thành Vọng Các, thấy vua Xiêm đãi rất cung kính, không có ý gì khác, vua mới sai người về đảo Thổ Châu để đón từ giá và cung quyến, tên Hữu cũng mang ấn ấy đi theo. Khoảng năm Gia Long, vua từng dụ hoàng thái tử, tức Thánh tổ Nhân hoàng đế (Minh Mạng) rằng: "Ấn báu nầy các đời truyền nhau, ngày xưa đã trải nhiều phen binh lửa, người chẳng chắc còn, mà ấn nầy vẫn giữ trọn trước sau, chiếu văn và bổ dụng quan lại đều dùng ấn nầy, giữ tín trong nước, ai cũng hưởng ứng. Ấn nầy quan hệ với quốc gia không nhỏ, thật là ngôi báu trời cho vẫn có quỉ thần giúp đỡ, khiến cho ngọc bích của Triệu lại trở về để truyền cho con cháu (Lạng Tương Như nước Triệu mang ngọc bích sang nước Tần để đổi lấy 5 thành, vua Tần không đổi thành lấy ngọc, Tương Như phải mang ngọc bích trở về). Vả lại nhà nước ta liệt thánh nối nhau, chồng chất sáng hòa, hơn 200 năm, nay nhờ yêu dấu thiêng liêng mà thống nhất cả nước, phúc chứa vốn đã lâu rồi . . . . . VSTK - 962


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

.Từ nay về sau nên lấy ấn nầy làm vật báu truyền ngôi.Con cháu ta phải đời đời để lại cho nhau, đừng làm mất đi mà truyền đến ức muôn năm dài lâu mãi mãi". Năm Canh Thìn, Minh Mạng năm thứ 1, tháng 2, ngày tốt (1820), Thánh tổ nhơn hoàng đế (Minh Mạng) tự tay phong kín cất đi. đến năm Đinh Dậu thứ 18, ngày 22 tháng Chạp (1837) lại mở xem một lần rồi viết chữ son niêm lại để cất như cũ, dùng để truyền cho ức muôn đời sau).>> Vì sử quán triều Nguyễn chép sử sau nầy cho nên phải gọi Nguyễn Ánh là Vua chứ không thể gọi là Chúa mặc dù vào thời biểu năm 1788 Nguyễn Ánh chưa phải là một ông vua hay hoàng đế. Một điểm khác nữa cũng cần lưu ý là tâm lý người Việt Nam thường hay tâng bốc cho nên thường nâng tước vị của các viên chức, quan triều đình cao hơn là tước vị thự sự của họ: thí dụ một chuẩn tướng thường được cấp dưới gọi là thiếu tướng, một chuẩn úy thường được gọi là thiếu úy. Tổng trấn Lê Văn Duyệt thường được các sử gia người Pháp gọi là vua phó/ Vice Roi cũng như thường gọi chúa Nguyễn Phúc Ánh là Roi de Cochinchine và thỉnh thoảng mới gọi đúng tước vị Chúa/ Seigneur của Nguyễn Ánh. Điều lưu ý đáng chú tâm hơn hết: Nguyễn Ánh trước sau chưa bao giờ nhận tước phong An Nam Quốc Vương của Tàu cho nên tước vị xưng hô trong lá thư thứ 10 nếu dịch theo bản chữ nôm là An Nam quốc vương là một điều vô lý và mâu thuẫn. L.Cadière dùng chữ Seigneur (tiếng Anh là Lord = lãnh chúa) rất phù hợp để dịch lá thư nầỵ Sau hết, như trên đã trình bày, cũng có thể lá thư nầy được sao chép lại bởi kẻ đời sau cho nên thay vì để Chúa miền Nam thì thay đổi, viết thành An Nam Quốc vương vì sợ mắc tội phạm thượng chứ không phải vì Nguyễn Ánh lúc đó đang gặt hái chiến thắng nên trở nên cao ngạo thậm xưng quá lố. Số (83): Theo L.Cadière, tước vị của Huân Đức hầu chỉ là một tước vị hàm, một tước hầu danh dự chứ không có quyền hành gì kèm theo tước vị đó. Số (85): xem chú thích (86) của lá thư thứ 11.

*

VSTK - 963


DOCUMENT XI (II) (86). 2 Juillet 1788. 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Ordonnance que Nha-ca-ba le Maître qui dirige le Collège, avec respect doit connaitre(87): bien qu'il soit d'un royaume étranger, il a un coeur plein de diligence et des sentiments daffection et de solicitude ; nous sommes animés à son égard d'un amour qui ne saurait s' éteindre. Ici, à la 3e lune de l'année courante (6 Avril 6 Mai 1788), le Ministre Hung, des Tay -Son a amené une grande armée pour secourir le Ministre Tham ; ils nous ont livré bataille, mais ils ont, à plusieurs reprises, subi de graves défaites, avec beaucoup de morts et de blessés. Quest-ce que cela veut dire? Que, à la 6e lune, nous attaquerons et VSTK - 964


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

prendrons Saigon (88). Quant à notre fils, depuis qu'il est allé à l'étranger avec le Grand Maître, notre coeur est dans l'attente, et un jour nous parait une année. Le Père Directeur du Collège (89) nous a fait la faveur de nous adresser une lettre dans laquelle il est dit que: On a reçu la nouvelle certaine que notre fils est arrivé en France, heureusement et sans aucune accident(90). L'nquiétude qui dévorait notre coeur en a été diminuée, et nous en avons connu une joie inexprimable. Si les troupes de secours sont arrivés là (91), que le Directeur du Collège les presse de venir en toute hâte ; si elles ne sont pas encore arrivées, qu'il nous en avertisse ; ou si le pilote Diem est de retour, qu'il nous adresse en toute hâte une lettre détaillée pour que nous soyons au courant de tout. De plus, si des navires marchands d'Europe viennent, que le Directeur du Collège les engage en toute hâte à passer ici, pour que nous achetions des armes au prix indiqué, pour les besoins de nos armées ; nous les exempterons de toute redevance. Puisque le Directeur du Collège est animé de sentiments d'affection[à notre égard], nous le prions de nous aider en toutes choses, et lorsque, plus tard, le royaume jouira de la paix, et que nous serons réunis comme le poisson ne fait qu'un avec leau, les faveurs [que nous accorderons] répondront pleinement aux faveurs [que nous aurons reuçes]. Les défilés et les montagnes nous séparent à mille lieues, et c'est sur une demi feuille de papier [que sont inscrits] nos sentiments. Grand respect à cette ordonnance. Canh-Hung 49e année, 5e lune, 29e jour (2 Jullet 1788). Minh-Mang 8e annéc, 5e lune, 25e jour (19 Juin 1827), conformément à l'original conservé, copie a été prise. (Sceau du) Ta-Quan *

26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

(86) Les Documents VI, X et XI dépendent étroitement les uns des autres, et voici comment ils sont reliés par la suite des événements: Le Gouverneur des Etablissements de l'Inde, de Cossigny, envoie de Richery, avec le Marquis de Castries, pour prendre des informations sur les affaires de Cochinchine, et ramener Nguyen-Anh à Pondichéry, s'il en est besoin (Correspondance générale de Cochinchine, passim). Nguyen-Anh répond en s'excusant (Document VI) ; et sa lettre est rapportée à Pondichéry et remise à Cossigny par Paul la lettre que j'ai reçue de ce prince, et que m'a remise le prêtre Cochinchinois qu'a ramené Mr de Richery (Correspondance générale, p.65) ; puis, de Cossigny envoie une traduction de cette lettre à Paris (Voir cette traduction, plus haut, Document VI, note 65; et Correspondance générale, p, 8889, pp. 64-65). De Cossigny répond à Nguyen-Anh et, comme il a envoyé à Paris une copie de cette réponse (Correspondance générale, p. 67), nous en avons la teneur, qui est la suivante (Correspondance générale, pp. 15-16): Copie d'une lettre de Mr de Cossigny, au Roi de la Cochinchine. J'expédie Mr de Richery pour se rendre auprès de votre personne à Siam. Il vous remettra, ou vous fera parvenir cette lettre. Veillés bien y faire une réponse. Mr de Richery commande la frégate du roi le Marquis de Castries, c'est le même qui, l'année dernière, a été dans l'Isle de Coucoute [Koh Kut, Co-Cot dans le golfe de Siam; d'autres documents, on l'a vu, donnent le nom de llePanjang ) où il a trouvé le révérend Père Paul, qui, à son arrivée à Pondichéry, m'a remis la lettre dont vous m'avez honoré. Je le

VSTK - 965


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

retiens ici cette année, pour y attendre le retour de Monseigneur l'Evêque Pierre dAdran[en réalité, Paul Nghi s'étaits auvé, de peur de faire un nouveau voyage avec de Richery, dont il avait eu à se plaindre, Correspondance générale, p. 781; le frère . . [en blanc], qui, par sa bonne conduite, a gagné l'estime de Mr de Richery, s'embarque seul avec quelques autres dont vous saurés le nom et le nombre. Le reste de vos fidèles sujets resteront ici avec le révérend Père Paul: Par la grâce de Dieu, j'espère qu'ils ne tarderont pas à vous rejoindre. Nous navons point encore eu directement de nouvelles de Monseigneur l'Evêque Pierre; mais nous avons appris avec certitude, qu'il étoit arrivé en France avec votre fils et qu'ils étoient tous deux bien portants [Cest à cette phrase que fait allusion NguyenAnh et qu'il reproduit presque textuellement dans sa lettre à M. Liot, Document XI]. C'est uniquement pour vous donner cette bonne nouvelle, que je vous écris cette lettre dont je charge Mr de Richery et que j'envoie auprès de vous, comme une personne dans laquelle j'ai la plus grande confiance. S'il a l'honneur d’être admis en votre présence, vous pouvés lui parler de toutes vos affaires sans aucune réserve, et comme si vous me parliez à moi-même, qui prend le plus grand intérêt à votre sort et en général à tout ce qui vous concerne. Vous avez très bien fait de refuser d'entrer dans aucune négociation avec la nation portugaise ; vous auriez commis une très grande faute, si vous vous étiés livré de votre propre personne avant d'avoir reçu des nouvelles de Monseigneur l'EvêquePierre: J'en rends grâce pour vous à la Divine Providence, qui vous conservera le courage nécessaire pour attendre avec patience le secours que Monseigneur l'Evêque Pierre a été sollicité pour vous auprès de l'Empereur de France, qui est le protecteur de tous les princes malheureux, comme de tous les temps l'ont été les rois ses pères et ses prédécesseurs. Si vous daignés avoir de la confiance dans mes paroles, vous attendrés donc avec patience le retour de Monseigneur l'EvêquePierre et de votre fils. Vous rejetterés toutes propositions qui pourroient vous être faites de la part de toute autre nation que la nation franaise, et vous tâcherés, en attendant, de disposer toutes choses pour rentrer dans votre pas, châtier les rebelles, et pour gouverner ensuite vos peuples avec justice, dans un profond oubli des fautes qu'ils auront commises contre vous: Dans ces dispositions, le ciel ne peut que bénir vos entreprises. >> De Cossigny fait porter cette lettre par de Richery, qui doit partir de Pondichéry, avec le Marquis de Castries, le 24 Juillet 1787 (Correspondance générale, pp. 67-69), et dont les instructions portaient: Article 5e. Un article essentiel des présentes Instructions, est celui de remonter à Siam, pour remettre et faire parvenir au Roi de la Cochinchine détrôné, une lettre dont je le charge ; Mr de Richery fera en sorte denobtenir une réponse ; il s'instruira de sa situation actuelle, il tâchera de le voir et de lui parler, s'il n’y aperoit point d'inconvénient, soit pour lui-même, soit pour le Roi de la Cochinchine. On s'en rapporte à la sagesse et à la prudence de Mr de Richery qui se bornera, s'il le croit suffisant, à faire remettre une lettre au Roi de la Cochinchine et à obtenir une réponse, ce qui doit faire l'unique objet dont Mr. de Richery doive soccuper en remontant à Siam (Correspondance générale de Cochinchine, p. 72. Donc toute idée de prendre Nguyen Anh pour lamenerà Pondichéry était écartée.) De Richery ne peut pas joindre Nguyen-Anh mais il fait remettre la lettre de Cossigny à M. Liot, qui était toujours à Chantaboun; celui-ci envoie un exprès, le Commandant de compagnie Dung, lequel, pour ne pas livrer aux Tay-Son les documents dont il était chargé, les jette à l'eau Nguyen Anh raconte le fait à M. Liot et demande des explications (Document X. 21 Février 1788.) Tels sont les événements que racontent explicitement ou que laissent sousentendre les Documents VI, X et XI. Nguyen-Anh depuis le 13 Aot 1787, quelques jours après que de Richery avait pris la mer à pondichéry, avait quitté la Cour de Siam, et, par des combats heureux, s'était emparé d'une grande partie de la BasseCochinchine; c'est cette campagne, et les difficultés qu'avaient les courriers à joindre le

VSTK - 966


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

prétendant, qui expliquent le retard que nous remarquons entre le moment où la lettre de Cossigny dut arriver à Chantaboun, et le jour où Nguyen-Anh eut connaissance du contenu de cette lettre. (87) Nha-ca-ba malgré l'orthographe fantaisiste du scribe, désigne toujours M. Jacques Liot. (88) C'est à la 6e lune (4 Juillet 1er Aout 1786 [theo VSTK: phải là 1788 mới đúng]), que Nguyen-Anh encouragé par ses récents succès, espérait pouvoir se rendre marede la citadelle de Saigon. Il ne se trompait, dans ses prévisions, que de quelques semaines : Il s'en'empara le 7 Septembre (Ch. Maybon : Histoire pays dAnnam, p. 224). (89) Cố cai trường Nguyen-Anh emploie ici le mot cố qui désigne encore actuellement les missionnaires européens. (90) On a vu ci-dessus, note 86, que la lettre de Cossigny à Nguyen-Anh contenait à peu près textuellement cette phrase. (91) Soit à Pondichéry, soit à Chantaboun, résidence de Liot.

Lá thư thứ mười một 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

(86).

(2- 7 - 1788.)

Chỉ dụ gởi cho thầy cai trường Nhã-ca-bá được rõ (87), mặc dù thầy cai trường không cùng một tổ quốc nhưng thầy có một tấm lòng ân cần, ưu ái và lo âu. Ta hoan hỉ đáp lại tâm tình của thầy bằng một tấm lòng thương mến không nguôi. Ở đây, vào tháng 3 âm lịch năm nay (6/4/1788 - 6/5/1788), bộ tướng Hưng của Tây Sơn đã đưa một đoàn quân hùng hậu vào tiếp viện cho bộ tướng Tham; chúng đã tung quân ra đánh với quân ta nhiều trận nhưng chúng thua to, bị thương tích và chết rất nhiều. Như vậy có nghĩa là gì ? Nghĩa là, đến tháng 6 âm lịch nầy thì ta sẽ có thể tấn công để tiến chiếm Gia Định (88). Về phần con trai của ta kể từ khi theo Thầy cả bề trên đi ra nước ngoài cho đến nay, thì lòng ta luống những trông chờ, một ngày dài tựa một năm. Nhờ có linh mục cai trường (89) đã đã gửi thư cho ta biết: có tin tức chắc chắn là con trai ta đã tới nước Pháp một cách bình an vô sự (90). Bao nhiêu lo âu trong lòng ta giờ đây lắng xuống và lấy làm hoan hỉ hết sức. Nếu viện binh đã tới bên đó (91) thì thầy cai trường cần hối thúc họ khẩn cấp đến đây; nhược bằng họ chưa tới, thì yêu cầu thầy cũng thông báo cho ta biết; và nếu viên hoa tiêu dẫn đương Điểm đã trở về thì thầy bảo đương sự cấp tốc tường trình, tự sự viết ra để gửi về cho ta theo dõi mọi việc. Lại như, nếu tàu buôn phương Tây nào đến đó, thầy cả hãy hối thúc bọn họ đến đây để ta thu mua vũ khí đạn dược cần thiết cho việc binh bị y như giá cả họ đưa ra, và bọn họ sẽ được ta miễn thuế. Bởi vi thầy cai trường đã tỏ lòng ưu ái mà chăm lo giúp đỡ cho ta mọi việc, cho nên sau nầy khi vương quốc hưởng thái bình, khi ta và thầy cai trường đoàn tụ như cá với nước, thì ơn thầy sẽ được đền đáp trọng hậu. Núi non quan ải ngàn dặm cách biệt mà tâm tư thổ lộ của ta chỉ đầy nửa trang giấy viết. Cung nghinh chỉ dụ nầy. Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 5 âm lịch, ngày 29 (2/7/1788) Minh Mạng năm thứ 8, tháng 5 âm lịch, ngày 25 (19/6/1827) Sao y bản chánh [con dấu] Tả Quân. VSTK - 967


CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Số (86): Những lá thư thứ 6, thứ 10 và lá thư thứ 11 có liên hệ dính líu với nhau rất chặt chẽ vì một loạt tình hình diễn tiến như sau: Thống đốc toàn quyền các thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ là Cossigny sai phái de Richery chỉ huy tàu Marquis de Castries đi dọ thám tình hình ở Nam Kỳ, và nếu cần thì Richery đưa Nguyễn Ánh sang Pondichéry (Correspondance générale de Cochinchine, đã dẫn). Nguyễn Ánh gửi lá thư thư 6 trả lời khước từ và lá thư nầy được Paul Nghị mang sang Pondichéry giao cho de Cossigny <<Tôi (de Cossigny) nhận được lá thư của ông Hoàng nầy (Nguyễn Ánh) từ tay của một linh mục Nam Kỳ do de Richery đem qua>> (Correspondance générale, trang.65); rồi de Cossigny sao chép và dich ra tiếng Pháp lá thư nầy của Nguyễn Ánh để gửi về chính phủ Pháp ở Paris (xem phần dịch ở chú thích 65 của lá thư thứ 6; và trong Correspondance générale, trang, 88-89, trang. 64-65).

Rồi de Cossigny lại viết thư hồi đáp cho Nguyễn Ánh và một bản sao của lá thư hồi đáp nầy cũng được de Cossigny gửi về chính phủ Pháp ở Paris (Correspondance générale, trang. 67), và bản sao nầy vẫn còn được lưu giữ (Correspondance générale, trang.15-16) để cho ta biết nội dung như sau: << Bản sao thư của de Cossigny gửi cho Chúa Nam Kỳ. << Chúng tôi (de Cossigny) xin phái ông de Richery tới gặp chúa thượng trên đất Xiêm. Ngài sẽ nhận thư của chúng tôi từ ông ta hoặc giao thư của ngài để ông ta mang sang cho chúng tôi. Xin ngài hồi đáp thơ của chúng tôi. Ông de Richery là hạm trưởng chỉ huy chiến hạm hoàng gia Marquis de Castries. Năm vừa rồi chính ông ta đã tới cù lao Cổ Cốt [tức cù lao Koh Kut, Cổ Cốt, trong vịnh biển thuộc nước Xiêm; nhiều thư tịch khác lại viết rằng đã thấy ông ta tới cù lao Thổ Châu] gặp Paul Nghị ở đó và chính vị linh mục nầy đã trao lá thư của ngài gửi cho chúng tôi. Năm nầy, tôi lưu giữ vị linh mục nầy ở lại đây (Pondichéry) để chờ đón ngày trở về của đức giám mục Bách Đa Lộc [thực tế thì sau khi được cứu vớt khỏi đảo, Paul Nghị quá sợ không dám đi theo de Richery nữa, vì Richery là người mà vị linh mục nầy đã oán trách, theo Correspondance générale đd, trang.81]; vị sư huynh . . .[bỏ trống] đức hạnh rất được lòng ông Richéry cùng với một vài người của ngài đi theo Richery. Số quân binh trung thành còn lại của ngài sẽ ở lại đây (Pondichéry) với linh mục Paul Nghi. Cầu xin ơn trên sớm cho những người nầy mau được gặp lại ngài. << Chúng tôi hiện giờ chưa có tin tức gì của đức giám mục trực tiếp gửi cho chúng tôi; có một điều chắc chắn mà chúng tôi biết được là đức giám mục và vương tử của ngài đã tới Pháp quốc và cả hai người đều được an lành [chính đoạn viết nầy đã khiến cho Nguyễn Ánh trở thành ảo tưởng và đã lập lại nguyên văn trong lá thư thứ 11 gửi cho J. Liot].Chỉ vì muốn thông báo tin vui đó cho nên chúng tôi đệ gửi thư VSTK - 968


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

nầy giao cho ông Richery là người chúng tôi hết mực tín cẩn đến trao tận tay ngài. Nếu đương sự (de Richery) hân hạnh được phép ngài cho diện kiến thì ngài có thể bọc bạch mọi sự mà không cần phải e dè, giống như ngài đang hội đàm với chính bản thân chúng tôi (de Cossigny) để mang tới cho ngài mối lợi to tát như ý ngài mong muốn và một cách tổng quát, mọi điều mà ngài chú tâm. << Ngài đã xử sự khéo léo khi từ khước đàm phán với người Bồ Đào Nha; sẽ là một sự lầm lỗi to tát nếu ngài đã trao thân phận mình cho kẻ khác trong khi ngài chưa nhận được tin tức gì từ đức giám mục Bá Đa lộc: chúng tôi cầu xin ơn trên hộ phù, gìn giữ cho ngài sự can trường cần thiết để chờ đợi một cách kiên trì sự tiếp viện mà đức giám mục đang vì ngài mà kêu cầu với hoàng đế nước Pháp hiện là đấng che chở cho những vị hoàng tử bất hạnh, giống như những đấng tiên vương của hoàng đế đã làm ngày xưa. << Ví như ngài đặt niềm tin vào những lời trình bày của chúng tôi thì xin ngài kiên nhẫn chờ đợi ngày trở về của đức giám mục và vương tử. Ngoài nước Pháp ra, chúng tôi xin ngài hãy từ khước mọi đề nghị thương lượng với các nước khác, và trong khi chờ đợi, ngài sẽ cố gắng tận dụng mọi phương cách để trở về nước của ngài, đánh đuổi loạn quân để rồi cai trị thần dân của ngày trong công lý, trong sự khoan hồng tha thứ nhũng kẻ lỗi lầm ngày trước đã chống đối ngài: Với những sự phối trí nầy, thượng đế sẽ ban ân phúc cho cơ nghiệp của ngài.>> De Cossigny giao lá thư nầy cho de Richery mang đi theo với tàu chiến Marquis de Castries khởi hành từ Pondichéry vào ngày 24 tháng 7 dương lịch năm 1787 (Correspondance générale, trang. 67-69) và những chỉ thị thi hành trong đó có điều khoản số 5 được ghi như sau: << Điều khoản thứ 5. Một điều khoản về những chỉ thị hiện tại cần yếu giao cho người đến đất Xiêm thi hành, để gặp chúa Nam kỳ bị mất ngôi và trao thư của chúng tôi gửi cho ngài; hạm trưởng de Richery phải xin cho được lá thư hồi đáp, trình bày tình trạng hiện tại của mình, cố gắng tìm gặp và bàn bạc với ngài vào dịp thuận tiện cho cả hai bên. Mọi sự đều tùy thuộc vào sự khôn ngoan và cẩn trọng của hạm trưởng de Richery và nếu hạm trưởng cảm thấy đủ khả năng để trao thư của chúng tôi cho chúa Nam Kỳ và xin được một lá thư hồi đáp, và đó là mục tiêu duy nhất mà hạm trưởng de Richery có nhiệm vụ thực hiện khi ở trên đất Xiêm>>(Correspondance générale de Cochinchine, trang. 72). Do đó ý kiến cho rằng de Richery đến để đem Nguyễn Áng sang Pondichéry bị loại bỏ. - Donc toute idée de prendre Nguyen Anh pour l'mener Pondichéry était écartée. De Richery không gặp được Nguyễn Ánh nhưng đương sự giao lá thư của de Cossigny cho cai trường J. Liot hiện còn ở Chân Bồn (Chantaboun); J.Liot hỏa tốc cử cai đội Dung mang thư cho Nguyễn Ánh nhưng cai đội Dung gặp quân tuần tra Tây Sơn trên biển cho nên VSTK - 969


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

phải phi tang lá thư bằng cách xé quăng xuống nước. Sau đó Nguyễn Ánh ới viết lá thư thứ 10 vào ngày 21/2/1788 kể lại việc mất thư cho J.Liot rõ và yêu cầu J.Liot giải thích cho biết nội dung lá thư mà đội Dung phi tang. Và đó là tất cả diễn biến mà những lá thư thứ 6, thứ 10 và thứ 11 đã cho biết một cách tách bạch hoặc hiểu ngầm. Vài ngày sau đó, trong khi de Richery đang trên đường biển trở lại Pondichéry thì Nguyễn Ánh cũng đã rời bỏ triều đình nước Xiêm để quay trở về Gia Định và kể từ ngày 13/8/1787 gặt hái được nhiều chiến thắng, chiếm lại một số vùng lãnh thổ từ tay của quân Tây Sơn. Số (88): tháng 6 âm lịch: tức trong khoảng 4/7/1788 - 1/8/1788 dương lịch. Vì gặt hái nhiều chiến thăng liên tiếp trong lần trở về nầy mà Nguyễn Ánh đã có thể tự tin rằng quan binh của mình sẽ tái chiếm Sài Gòn trong trong những tháng kế tiếp theo tháng 6 âm lịch và dự tín nầy cũng khá đích xác vì quân binh của Nguyễn Ánh đã tái chiếm lại Sài Gòn vào tháng 8 âm lịch năm Mậu Thân (7/9/1788). Số (89): Le Père Directeur du Collège: thường những tín đồ đạo Công giáo gọi các linh mục là cha hoặc là ông cố đạo.

VSTK - 970


Lá thư thứ mười hai

Mặt trước

Mặt sau

Document XII (X). 27 Septembre 1788. 1 2 3 4 5 6 7

Ordonnance dont le Maître qui dirige le Collège avec respect doit prendre connaissance. A la 6e lune, le 25e jour (28 Juillet 1788), nous avons conduit le gros de nos troupes, nous avons attaqué et taillé en pièce les rebelles Tay Son ], nous avons repris entièrement le territoire de Ba-Giong (92), Sai-gon Ben-Nghe Dong-Nai Ba Ria Aussi, leurs troupes de terre et de mer, saisies dépouvante, se sont enfuies; elles pénètrent par les embouchures causant des dommages VSTK - 971


20

à la population et pillant les vivres; cestpourquoi nous enrôlons encore des troupes de la marine, pour que, dans un seul combat, nous doublions nos succès et que nous soyons définitivement à l'abri de tout souci. Voilà où en sont les affaires militaires; c'est pourquoi je dois en entretenir le Maitre qui dirige le Collège. Si les vaisseaux de combat et les troupes de terre et de mer du grand Occident sont toutes réunies (@), il convient de nous prévenir , afin que nous connaissions la situation, et, que nous conduisions ces troupes le plus tôt possible à Vinh-Tau (93), d'abord pour envelopper et arrêter les ennemis, ensuite pour prendre les dispositions nécessaires pour recevoir ces troupes convenablement, enfin afin que, profitant de la dernière victoire, nous chassions au loin les ennemis. Dans les affaires militaires, il importe grandement de se hâter et de ne jamais trainer en longueur, de peur que, les vents contraires s'étant élevés, les hommes et les vivres ne s'épuisentde jour en jour. Mille lieues de brouillards et de flots nous séparent, mais la fidélité est notre seul désir. Grand respect à cette ordonnance. Canh-Hung 49e année, 8e lune, 28e jour (27 Septembre 1788). Minh-Mang 8e année, 5e , lune, 25e jour (19 Juin 1827), conformément à l'original conservé, copie a été prise. [ Sceau du ] TaQuan

21

(92) D'après Cl. Maitre: Documents sur Pigneau de Béhaine, dans Revue

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

* 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Indochinoise, 1913, 2e semestre, p. 342, note 1, Ba Giòng les trois Eminences désignait trois hauteurs situées dans la province actuelle de Mĩ-Tho et nommées Chủ-Triệu CaiLữ và Kiến-Định (Gia-Định thông chí, . . . . . . . . . . . . . . . . traduction Aubaret, pp. 43, 198). C'est sur la dernière de ces éminences que se trouva pendant quelque temps le chef-lieu de la province de Định-Tường Les partisans de Nguyễn-Ánh avaient construit dans cette région une forteresse qui était déjà en ruine à l'époque de Minh-Mạng. Après la prise de Mĩ-Tho par les troupes franaises, les Annamites y ont encore élevé de nombreuses fortifications (Aubaret ; ibid., p. 43, note 3). C'est aujourd'hui la région de Mĩ Quí dans la partie Nord du canton de Lợi-Trường (93) Le Cap Saint-Jacques.

 Lá thư thứ mười hai 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

(86).

(27- 9- 1788)

Chỉ dụ gởi cho Thầy Cai trường được rõ. Vào tháng 6 âm lịch ngày 25 (28/7/1788), ta hội đại binh tấn công, phá tan tát loạn quân Tây Sơn, tái chiếm toàn vẹn Ba Giồng(92), Bến Nghé, Đồng Nai, Bà Rịa. Quan binh thủy, bộ của chúng vì quá kinh hoàng khôn lường cho nên tháo chạy lẫn trốn.Bọn chúng xâm nhập các cửa biển để nhiễu hại dân tình, cướp giựt vật phẩm cho nên ta còn phải điều động thủy binh dứt chiến một lần cho xong để thêm chiến thắng và khỏi âu lo về sau. Đó là chuyện quân binh chiến sự. Bởi cớ ấy cho nên ta mới phải giữ liên lạc với thầy Cai trường. Ví bằng quân binh thủy, bộ của Đại Tây đã tề tựu đông đủ (@), thì Thầy Cai trường khá tấu trình cho ta rõ sự thể và để VSTK - 972


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

ta nhanh chóng phối trí số quân binh ấy ra Vịnh Tàu (93), trước hết là bao vây, đón bắt quân giặc kế đến là sắp xếp nghi thức cần thiết để đón rước đoàn quân tiếp viện, để vui mừng chiến thắng, quét sạch quân thù.Trong việc quân sự điều cần yếu là phải khẩn cấp nhanh chóng, không được trì trệ kéo dài, vì e rằng mưa gió nghịch thường, nhân lực mỏi mòn, quân nhu ngày ngày suy cạn. Sương mù muôn dặm, sóng cồn chia cách ta với Thầy nhưng lòng chung thủy là điều duy nhứt mà ta cùng Thầy đều mong ước.Cung nghinh chỉ dụ nầy. Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 8 âm lịch, ngày 28 (27/9/1788) Minh Mạng năm thứ 8, tháng 5 âm lịch, ngày 25 (19/6/1827), Sao y bản chánh [con dấu] Tả Quân . * CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Số (92): Ba Giồng: theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì Ba Giồng ở hạt trấn Định Tường (tức Mỹ Tho), đất gò đống lên xuống, cây cối um tùm, tiếp nối nhau chạy suốt trong hai huyện Kiến Đăng, Kiến Xương, phía trước thì cách sông cái; phía sau dựa vào bưng biền, làm một nơi giữ hiểm tụ nghĩa của quân Đông Sơn (GĐTTC đd; trang 39) (xem bản đồ VSTK ở trang 1019 địa điểm Ba Dòng). GĐTTC cũng cho biết rằng hạt trấn Định Tường đất giồng rất nhiều, trên có giồng Chúa Triệu ,giữa có giồng Cai Lữ ,dưới có giồng Kiên Định là 3 giồng lớn , lấy Đông Sơn là núi tụ nghĩa mà đặt tên (đd. trang 127). Theo tác giả Aubaret thì tại giồng Kiên Định, quân binh của Nguyễn Ánh có xây một thành đồn trú nhưng đã thành hoang phế trong thời Minh Mạng và sau ngày thực dân Pháp chiếm Mỹ Tho thì quân binh Việt Nam lại xây đắp rất nhiều thành đồn trú ở vùng đó. (Aubaret; đ d., trang. 43, chú thích 3). Theo GĐTTC thì có thôn Mỹ Quý nằm trong tổng Kiến Chế (có sách dịch là Kiến Lợi) của trấn Định Tường nhưng dịch giả Aubaret lại viết <<C'est aujourd'hui la région de Mĩ Quí dans la partie Nord du canton de Lợi-Trường >>, không biết tổng Lợi Trường nầy có phải là tổng Kiến Lợi hay không? Số (93): Vịnh Tàu: thời Pháp gọi là Le Cap Saint Jacques. GĐTTC gọi là Thuyền Úc, còn gọi là Vũng Tàu hoặc Ô Cấp. *Số (@): Như đã đề cập ở lá thư thứ 4 trong phần Khảo Luận từ trang 1110 đến tang 1112, người ta thấy rõ vai trò của J.Liot ở Chantaboun thật là quan trọng và chủng viện ở Chantaboun có thể xem như là một bộ chỉ huy hậu cứ bí mật để lo việc tiếp vận, mộ quân, huấn luyện. Địa điểm mộ quân và huấn luyện nầy nhất định phải nằm trong vùng thuộc chủ quyền của nước Xiêm và phải xa cách triều đình Xiêm quốc ở Bangkok. Trong các cù lao thuộc chủ quyền của Xiêm nhưng gần với VSTK - 973


1 2 3 4 5 6

Chantaboun người ta thấy 3 cù lao Cổ Cốt, Cổ Công và Cổ Long là những vùng đảo mà J.Liot có thể dùng làm căn cứ địa bí mật cho công tác tiếp vận của ông ta (xem bản đồ trang 1090). Do đó, Nguyễn Ánh trong lá thư thứ 12 nầy chỉ cần đề cập một cách bí hiểm rằng Ví bằng quân binh thủy, bộ của Đại Tây đã tề tựu đông đủ , nhưng không viết rõ là tề tựu đông đủ ở đâu.

*

VSTK - 974


Lá thư thứ mười ba

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT XIII (V). 19 Janvier 1789. 1 2 3 4 5 6 7 8

Le Seigneur du royaume d'Annam. Adresse cette lettre à Gia-co-vi le Maître qui dirige le Collège. Qu'il ait la paix et qu'il sache que, depuis que nous sommes revenu dans notre ancien royaume (95), bien que la distance nous sépare, les sentiments de reconnaissance et d'amitié sont gravés dans notre coeur et l'oubli ne les efface pas. Pour les bateaux français que nous attendons, nous ne les voyons pas arriver. De plus, à la 8e lune, (31 Aout— 28 Septembre 1788) nous avons livré combat aux rebelles Tay - Son et dès que nous avons eu la paix et que (94),

VSTK - 975


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

nous avons été de retour à Sai Gon nous avons donné l'ordre à un ambassadeur de porter des présents pour remercier le Noble Seigneur Phật et le second Seigneur (96). Ce ne sont que des présents de peu de valeur, mais qu'on veuille bien agréer nos sentiments de respectueuse gratitude. L'ambassadeurest-il arrivé et a-t-il offert les présents, ou bien nest-il pas encore arrivé? Nous ne savons pourquoi nous n'avons pas encore reçu la moindre nouvelle. S'il plait au Noble Seigneur, second Seigneur de nous octroyer leurs faveurs et de nous aider par les armes, ou de donner les ordres qu'il leur conviendra, que la Maitre qui dirige le collège nous envoie une lettre pour nous le faire connatre, car, éloigné de mille lieues, nous n'avons d’espoir que de ce côté. Nous vous le recommandons, soyez diligent et ne perdez pas la confiance que vous avez placée en nous. Voilà la lettre (97). Canh-Hung 49e année, 1 2e lune, 24e jour (19 Janvier 1789), Minh-Mang 8e année, 5e lune, 25e jour (19 Juin 1827), conformément à l'original conservé, copie a été prise. [Sceau du] Ta-Qu a n *

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

(94) Gia-cô-vi (95) Nguyễn-Ánh avait quitté Bangkok le 13 Aot1787 et s'était emparé de Saigon

le 7 Septembre 1788. (96) Đức Phật-Vuong mot à mot le Noble Seigneur qui est Bouddha. Dans les Annales de Gia-Long, livre 2, folio 11, une note relative à larrivée de Nguyễn-Ánh à la Cour de Bangkok, à la 3e lune de lannée giáp-thìn (21 Mars 19 Avril 1784), nous dit que le roi de Siam se dénommait lui-même Phật-Vuong Seigneur-Bouddha .Vers le mois dAvril1781) le roi de Siam Phya Tak était devenu fou, il simaginaqu'il devenait semblable à Bouddha ,et avait été mis à mort par le Ministre de la Guerre, qui prit le nom de Phra Phuti Chao Luang; cestle premier souverain de la dynastie qui règne encore; un autre général fut nommé second roi. Ce sont les princes auxquels sadressaitNguyễn-Ánh en 1789. (97) C'est à la 8 e lune (31 Aot— 28 Septembre 1788), immédiatement après qu'il eut fait son entrée dans la ville de Saigon reconquise, que Nguyễn-Ánh envoya le BảoHộ Nguyễn-Văn-Nhân et le Commandant de compagnie Cai-Đội Tống-Phúc-Châu et d'autres, à Siam, pour annoncer la nouvelle du triomphe ( Đại -Nam thiệt lục chính livre 3, folio 19.) On voit que, le 19 Janvier1789, Nguyễn-Ánh n'avait pas encore reçude nouvelles de son ambassade, et qu'il était inquiet.

Lá thư thứ mười ba (19- 1 - 1789) 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Chúa nước An Nam gửi Thầy Cai trường Gia cô vi (94) được bình an và nhắn gởi cho Thầy được biết rằng kể từ khi ta trở vê cố thổ (95), dù rằng xa xôi cách biệt, nhưng ân nghĩa ta vẫn luôn ghi nhớ trong lòng, không phai nhạt.Ta đang mong ngóng tàu Pháp đến nhưng vẫn chừ thấy tới. Hơn nữa, vào tháng 8 âm lịch (31/8/1788 – 8/9/1788) ta bình định xong loạn quân Tây Sơn,và sau khi trở về Sài Gòn, ta sai sứ đem lễ vật sang nước Xiêm tạ ơn đức vua Phật và vua thứ nhì (96) . Lễ vật tuy không đáng giá nhưng đó là biểu hiện lòng thành khẩn biết ơn của ta. Không biết sứ của ta đã đến nơi và dâng tặng lễ vật cho các vua VSTK - 976


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Xiêm hay chưa nhưng cớ sao ta vẫn chưa được tin tức thông báo gửi về ? Còn như việc hai đức vua của nước Xiêm có ban ân huệ mà gởi viện binh hay không hoặc họ phán quyết lẽ nào thì Thầy Cai trường hãy gửi thư thông báo cho ta được rõ bởi lẽ nghìn dặm xa xôi, ta chỉ trông đợi được ở một phương đó mà thôi. Ta khuyến bảo Thầy Cai trường hãy cứ mẫn cán và đừng mất lòng tin mà thầy đã đặt vào ta. Nay thư (97). Cảnh Hưng năm thứ 49, tháng 12 âm lịch, ngày 24 (19/1/1789) Minh Mạng năm thứ 8, tháng 5 âm lịch, ngày 25 (19/6/1827), sao y bản chính - [con dấu] Tả quân. CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Số (94): Gia-cô-vi tức J.Liot Số (96): Đức Phật-Vương tức là tướng Xiêm Chất Tri trước đây, lên ngôi vua Xiêm gọi là Phật vương. Theo GĐTC thì tục nước Xiêm thờ Phật, gọi đại vương là Phật vương cũng như người Trung Hoa kính trời, xưng vua là Thiên vương. Em của Phật vương là tướng Sô Si về sau được phong cho làm vua thư nhì và cháu của Phật vương là Ma Lạc được phong làm vua thứ ba. Số (97): sách Quốc triều chính biên toát yếu ghi: << Năm Mậu Thân (1788) . . . .Tháng 8, ngày Đinh Dậu lấy lại Gia Định. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . Sai Nguyễn Văn Nhơn sang Xiêm báo tiệp (tức là báo việc đánh giặc được thắng trận) Tháng 9, bọn Nguyễn Văn Nhơn, Trương Phúc Giáo qua Phú Quốc rước bà Quốc mẫu và cung quyến về Gia Định (QTCBTY. đd. trang 20). Lá thư thứ 13 nầy Nguyễn Ánh viết xong vào tháng 12 âm lịch năm Mậu Thân (19/1/1988). Phái đoàn đi sứ sang Xiêm báo tiệp do Nguyễn Văn Nhơn cầm đầu đã trở về từ tháng 9 âm lịch năm Mậu Thân và có thể trên đường về, Nguyễn Văn Nhơn được Nguyễn Ánh chỉ thị ghé ngang Phú Quốc để rước mẹ và gia đình của Nguyễn Ánh về Gia Định. Chú giải số (97) của L. Cadière viết: <<. . . .On voit que, le 19 Janvier 1789, Nguyễn-Ánh n'avait pas encore reçu de nouvelles de son ambassade, et qu'il était inquiet. >> (Người ta thấy rằng, ngày 19/1/1788, Nguyễn Ánh vẫn chưa

nhận được tin tức gì từ sứ đoàn sang Xiêm báo tiệp và vì thế khiến cho Nguyễn Ánh lo âu).

Nếu đúng như L.Cadière viết và phối hợp với nội dung của lá thư thứ 13 nầy cùng với sự ghi chép của sử quán triều Nguyễn thì có thể hiểu như sau: Đoàn sứ đi Xiêm báo tiệp gồm có Nguyễn Văn Nhơn, Tống Phúc Châu, Trương Phúc Giáo. Tới đảo Phú Quốc thì Nguyễn Văn Nhơn và Trương Phúc Giáo ở lại lo việc đón rước gia đình của Nguyễn Ánh về Gia Định còn cai đội Tống Phúc Châu tiếp tục đưa lễ vật sang Xiêm, VSTK - 977


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

đến Chân Bồn giao cho J.Liot để Liot đưa sang Bangkok tặng biếu cho các vua Xiêm. Tống Phúc Châu quay trở lại Phú Quốc để về Gia Định vào tháng 9 âm lịch cùng một lúc với Nguyễn Văn Nhơn và Trương Phúc Giáo. Như vậy, J.Liot chính là người thi hành công tác đem lễ vật của Nguyễn Ánh để dâng biếu cho các vua Xiêm. Nhưng không biết J.Liot có thực hiện công tác nầy hay không mà vẫn êm hơi lặng tiếng khiến cho Nguyễn Ánh phải thắc mắc, lo âu viết lá thư thứ 13 nầy để hỏi J.Liot. Người ta thấy lời lẽ trong lá thư nầy của Nguyễn Ánh hơi có vẻ trách móc J.Liot vì Ánh nghĩ rằng J.Liot đã mất tin tưởng với mình cho nên đã không thi hành công tác báo tiệp một cách mẫn cán (Ánh rời bỏ nước Xiêm mà không cho J.Liot biết trước). Cũng có thể J.Liot đã không thi hành công tác báo tiệp của Nguyễn Ánh vì e sợ rằng sẽ bị lộ những hoạt động bí mật của J.Liot ngay trên đất Xiêm để ám trợ cho Nguyễn Ánh. Còn một điều khác cũng cần nêu lên: J.Liot có viết thư hồi đáp cho Nguyễn Ánh hay không? Cho tới nay chưa thấy sách sử cũ nào đề cập tới việc nầy.

VSTK - 978


Lá thư thứ mười bốn

Mặt trước

Mặt sau

DOCUMENT XIV (XI). 15 Juin 1791. 1 2 3 4 5 6 7

Le Marquis de Tri-Luoc (98), chargé les affaires de lintérieur, conformément aux ordres (du Souverain), envoie le Maitre Tân dans la province de Long-Xuyen pour y prendre la jonque de combat dont il s'était déjà servi auparavant, avec deux fusils à bras et quatre rameurs, et se rendre en hâte dans la région de Chan-bon pour y prendre Li-on le Maitre qui dirige le Collège, et tout le personnel du Collège, et les ramener à Saigon où ils se présenteront [au Souverain] à sa résidence. VSTK - 979


1 2 3 4 5 6 7

Que cette affaire soit accomplie avec diligence, sans aucun retard. Telle est la mission (99). Canh-Hung 52e année, 1re lune, 18e jour (19 Juin 1791), Minh-Mang, 8e année, 5e lune, 25e jour (19 Juin 1827), conformément à l'original conservé, copie a été prise. (Sceau du) TaQuan Mission (en toute hâte.) On en a référé (en communiquant la minute) (100). *

8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

(98) Trí-Lược-Hầu (99) Les renseignements qui nous sont donnés ici concordent avec ce que nous

savons par ailleurs. Le 26 Mai 1791, Mgr. Pigneau écrit : « J’attends MM. Liot et Lavoué avec le collège de Chantabun. Si j’avais cru l’état des affaires du roi aussi peu assuré qu’il parait l’être, je me serais bien gardé de les rappeler ». — , le 20 Juillet : « Le collège vient d’arriver de Chantabun ».— Par ailleurs, M. Boisseraud écrit, le 20 Février 1792 : « C’est le roi qui a demandé le retour du collège qui était à Siam ; et à son retour il lui a fourni de l’argent et des vivres ; il a donné un écrit pour exempter tous ceux qui appartiennent au collège de la milice et des travaux publics ». (A Launay : Histoire Mission Cochinchine ; Documents. III, p. 265. ) — Pour cette maison d’éducation de la Basse-Cochinchine, nous voyons Nguyen-Anh ordonner de faire le déménagement et de transporter le personnel avec une jonque du Gouvernement ; il n’est pas hors de propos de rappeler ici que le Collège d’An-Ninh, dans la HauteCochinchine, se flatte, d’après une tradition qui n’est malheureusement appuyée par aucun document, d’occuper un terrain qui aurait été exempté d’impôt par Gia-Long. (100) Ces deux dernières phrases sont des annotations inscrites sur l’original par les mandarins subalternes qui avaient eu à s’occuper de cette affaire.

Lá thư thứ mười bốn (15/6/1791: sai; đúng là 20/2/1791)

36

Trí Lược hầu (98) đặc trách nội vụ, thừa hành thượng lệnh, cử Thầy Tân đến đạo Long Xuyên để nhận một chiếc thuyền chiến đã từng dự trận từ trước với 2 khẩu súng và bốn thủy thủ, cấp tốc qua ngay Chân Bồn để đón Thầy Cai trường J.Liot cùng toàn trường đưa về Sài Gòn để trình diện [chúa thượng] nơi hành tại.Công tác nầy phải được thi hành một cách cẩn trọng và không được chậm trễ. Đó là sự vụ của công tác (99). Cảnh Hưng năm thứ 52, tháng Giêng, ngày 18 (19/6/1791: sai; đúng ra phải là 20/2/1791). Minh Mạng năm thứ 8, tháng 5 âm lịch, ngày 25 (19/6/1827). Sao y bản chánh [con dấu] Tả Quân. Công tác (khẩn cấp). Đã tham chiếu (gửi bản phụ để thông báo)

37

(100).

25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN: 38 39 40 41 42

Số (98): Trí-Lược-Hầu; đây là tước vị của J.M.Dayot từ tháng 6/1796, một trong số những người Pháp đánh thuê trong hàng ngũ quân đội của Nguyễn Ánh. Số (100): Hàng cuối cùng trong lá thư nầy chỉ là ghi chú thêm của chức lại thừa hành cấp dưới.

* VSTK - 980


1

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

28 29 30 31

32

33 34 35 36

37

I. — Edit de 1774 sur la Religion chrétienne (1). [695 | Edictum Regis Cocincinae ab Religione Christiana [Suit le texte en latin, traduction latine du décret]. (697) Ordonnance du Roi de Cochinchine, qui accorde la liberté aux confesseurs de la foi détenus depuis 1749, et leur permet le libre exercice de leur religion. Je soussigné, secrétaire de la Chambre royale et du Conseil souverain, de la part du Roi, fais savoir à tous les sujets de ce Royaume les ordres suivants, A savoir : Que Sa Majesté accorde un pardon général et le libre exercice de la religion chrétienne à tous ceux qui ci-devant ont été condamnés à couper l'herbe aux éléphants ou à l'esclavage perpétuel en qualité de soldats dans ses armées, pour n'avoir pas voulu abjurer leur religion et fouler aux pieds l'image de J.-C. ; ordonne Sa Majesté qu'après la publication de la présente ordonnance, tous les mandarins, gouverneurs des provinces et autres, aient à rendre la liberté aux ci-dessus nommés et leur laisser professer en paix leur religion ; ordonne à son Conseil souverain d'envoyer aussitôt cet ordre à tous les mandarins, gouverneurs des provinces et autres, afin qu'il soit publié dans toutes les villes et villages de ses Etats, et que par là la connaissance en vienne à tous ses sujets ; ordonne que lesdits mandarins, gouverneurs des provinces et autres, prennent une liste exacte de tous les chrétiens ci-devant punis pour leur religion, et aient à la lui présenter en peu de temps pour lui certifier l'exécution de ses ordres ; qu'enfin les susdits chrétiens, après leur délivrance, aient à se présenter au Conseil souverain, pour rendre grâce à Sa Majesté d'un si grand bienfait, et afin qu'il conste par là que les mandarins, gouverneurs des provinces et autres, ont exécuté sans délai la présente ordonnance. Soit lu et publié partout dans ce Royaume. Donné le 12° de la 3e lune de l'année du Cheval (c'est-à-dire le 22 avril 1774). Par ordre du Roi, Bo Sinh, secrétaire de la Chambre royale et du Conseil souverain. [Archives M-E, 745, p. 695-697.]

(1) Une traduction française de cet édit, rédigée en termes quelque peu différents, a été publiée dans la Gazette d'Amsterdam du 13 février 1776, et reproduite dans l'Histoire naturelle, civile et politique du Tonquin, par l'abbé Richard (Paris, 1778, 2 vol. in- 1 2), t. II, p. 346-347.

Tạm dịch: I. Dụ chỉ năm 1774 về Ki tô giáo

38 39

[695] Dụ chỉ của vương quốc Đàng Trong về Ki tô giáo. [theo văn bản tiếng La tin, bản dịch dụ chỉ bằng tiếng La tin].

VSTK - 981


1 2 3

4 5 6

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

28

29 30 31 32 33

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

[697] Dụ chỉ của quốc vương Đàng Trong trả tự do cho những kẻ theo đạo bị bắt giam từ năm 1749 và cho phép được tự do thực hành tín ngưỡng của họ. Bản chức ký tên dưới đây, là chủ tịch Hội đồng thân Vương và hội đồng Tham chính Triều đình, thừa lệnh Chúa Thượng, thông báo cho các thần dân của vương quốc nầy những lệnh truyền như sau: - Chúa thượng ban ơn đại xá và cho phép tự do hành đạo Ki Tô giáo cho tất cả những kẻ nào trước đây bị xử phạt cắt cỏ chăn voi hay làm lao công binh đội suốt đời vì tội từ bỏ đạo gốc của mình để đi theo thờ lạy hình tượng Giê Su của Ki Tô giáo. - Sau khi Dụ chỉ nầy được ban hành, yêu cầu Chúa thượng xuống chiếu cho các hàng quan lại, các tổng đốc tỉnh thành, và các hàng quan chức khác của họ cho tiến hành việc trả tự do cho những kẻ theo đạo kể trên và cho phép họ được tự do hành đạo; - Ban chỉ thị cho Hội Đông Thân Vương khẩn gửi dụ chỉ nầy đến tất cả các hàng quan lại của triều đình, các quan tổng đốc và các hàng quan chức khác để họ niêm yết thông cáo trong tất cả tỉnh thành, huyện làng trong xứ của họ để cho mọi người dân đều được biết; - Ra lệnh cho các quan chức kể trên, các tổng dốc tỉnh thành và các viên chức chánh quyền khác lập ra một bản danh sách đích xác những tín đồ Ki Tô giáo trước đây bị tuyên án phạt vì tôn giáo của họ rồi nhanh chóng gửi trình bản danh sách đến chúa thượng chuẩn phê thi hành; - Sau khi đã được tha, những tín đồ Ki tô giáo nầy phải đến trình diện trước Hội Đồng Thân Vương để cảm tạ ân đức đại xá của Chúa thượng và để ngài biết chắc rằng lệnh truyền của ngài đã được các nơi thi hành một cách nhanh chóng không chậm trễ. Truyền đọc và niêm yết khắp nơi trong Vương quốc nầy. Năm Giáp Ngọ, ngày 12 tháng 3 âm lịch (tức ngày 22 tháng 04 dương lịch năm 1774) Thừa mạng Chúa thượng, Bộ sinh, chủ tịch Hội Đồng Thân Vương và Tham chính. [Văn khố Hội Thừa Sai Hải Ngoại, hồ sơ 745; trang 695-697). * * Ghi chú của VSTK: Dụ Chỉ kể trên do chúa Đàng Trong Nguyễn Phúc Thuần ban hành. Lúc nầy Đàng Trong đang ở trong tình trạng bất ổn, nội tình thì gặp nạn quyền thần Trương Phúc Loan, bên ngoài thì bị cường địch là chúa Đàng Ngoài Trịnh Sâm thừa cơ xua quân từ phía Bắc đánh vào và quân Tây Sơn từ Quy Nhơn đánh ra khiến Nguyễn Phúc Thuần phải bỏ Phú Xuân, chạy trốn vào Quảng Nam rồi lại phải thoát thân vào Gia Định. Mục đích của dụ chỉ kể trên có thể là để lôi kéo những tín đồ Ki tô giáo về theo phe Nguyễn Phúc Thuần đế chống trả với quân Trịnh và quân Tây Sơn. Nguyễn Phúc Ánh chỉ thực thụ giữ chức Nguyên Soái từ năm Mậu Tuất (1778) sau khi tân chính vương (Chúa) Nguyễn Phúc Dương con trai của Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây Sơn bắt giết vào năm 1777 còn Nguyễn Phúc Thuần cũng chết cùng trong năm đó. VSTK - 982


II. — Lettre de M. La Bartette (1) a M. Alary (2), 1

DU 24 JUILLET I780.

2

... [2] Dans mes lettres de l'année précédente, je parlais d'un édit que les Tonkinois avaient porté contre notre Sainte Religion. Il n'a point été encore révoqué. Tout de suite qu'on vit cet édit, il y eut certaines chrétientés éloignées des missionnaires qui abattirent leurs églises par crainte d'être molestées, mais voyant que ce n'était pas bien sévère, elles furent sur-le-champ rebâties. Vous sentez bien que cette faute ne demeura pas impunie ; mais elles[3] firent cela dans la bonne foi, comme ils l'ont bien protesté après. Malgré cette défense nous allons toujours notre train : tous nos chrétiens sont régulièrement visités et soignés comme auparavant.... Dans le Tonkin, tous nos Messieurs se portent bien comme chez nous. Je reçois très souvent des lettres de ces Messieurs et surtout de M. Sérard (3), qui m'a écrit depuis environ vingt jours et me mande que depuis longtemps on n'avait joui dans le Tonkin d'une si grande paix et tranquillité, soit quant à la religion, soit quant à la guerre. Nous n'avons absolument cette année la moindre nouvelle de nos Messieurs de Đồng-nai (4). Le royaume est toujours divisé en trois, savoir, la partie des Tonkinois où se trouve votre serviteur, la partie des rebelles où est mon bon ami, ami, M. d'Arcet(5), que je n'ai pas pu rencontrer, et la partie de l'ancienne famille royale. Dans ces deux dernières parties, quant aux affaires de la religion, on jouit de la plus grande liberté, il n'y a que nous qui sommes un peu à l'étroit ; mais la guerre y subsiste toujours et même plus forte que jamais. .... En Cochinchine (6), le 24 juillet 1 780. [Archives M-E, 746, p. 2-3.]

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

(1) La Bartette, Jean, originaire du diocèse de Bayonne, partit pour la Cochinchine en décembre 1773. En 1792, il fut sacré évêque de Véren et nommé coadjuteur de la mission. En 1799, il prit les fonctions de vicaire apostolique. Il mourut le 6 août 1823 à Co-vu'u, près de Quàng-tri, âgé de 77 ans. C'est dans l'église de cette chrétienté qu'il est enterré. Les notices concernant les missionnaires dont on fait mention dans ces documents sont composées à l'aide des documents fournis par le « Mémorial de la Société des Missions Etrangères », Hong-kong, Imprimerie de la Société, 1888. Une seconde édition de cet ouvrage, revue et augmentée, préparée par les soins de M. Launay, est actuellement sous presse. (2) Alary, Georges, du diocèse d'Albi, partit pour le Siam en mars 1763. Eu 1764, lors de l'invasion birmane, il était à Merguy ; il y fut battu de verges et réduit en esclavage. En 1767, il passa en Chine, dans la mission du Sseu-tch'ouan, et y resta jusqu'en 1773, époque où il fut rappelé à Paris comme directeur du Séminaire des Missions Etrangères. A son arrivée en France il s'enfuit à la Chartreuse. Mais un bref de Clément XIV lui enjoignit de sortir de la solitude et de demeurer dans sa première vocation. Pendant la Révolution, il se réfugia en Angleterre. Il exerça la charge de supérieur du Séminaire de 1809 à 1815. Il mourut à Paris Ie 4 août 1817, âgé de 86 ans. (3) Sérard, Philippe, de Normandie, partit pour le Tonkin en 1767 : c'est là qu'il exerça le ministère jusqu'au 2 octobre 1804, date de sa mort. Il traduisit en annamite un grand nombre de livres européens, pour servir à l'instruction des prêtres indigènes et des chrétiens, entre autres la Perfection chrétienne de Rodriguez. (4) On désignait par cette expression de Đồng-nai la région qui correspond actuellement à la Cochinchine française.

VSTK - 983


1 2 3 4 5 6 7

(5) D'Arcet, Jean-Pierre-Joseph, du diocèse d'Aire, partit le 24 novembre 1777. Il exerça le ministère dans les provinces centrales de l'Annam. et mourut dans le Phú-yèn le 3 février 1790. (6) La mission de Cochinchine s'étendait alors depuis le fleuve Sông-gianh, dans la partie Nord du Quáng-binh actuel, jusqu'au Cambodge- Mais M. La Bartette résida presque toute sa vie dans les provinces septentrionales de cette mission, c'est-à-dire dans le Thừa-thièn, le Quảng-trị et le Quáng-bình actuels. *

8 9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

II. Thư của giáo sĩ La Bartette(1) gửi cho giáo sĩ Alary(2) ngày 24 tháng 07 dl năm 1780 ….[2] Trong những lá thư của tôi từ năm trước (1779), tôi có kể vè một chỉ dụ củ Đàng Ngoài có mục tiêu chống lại tôn giáo của chúng ta. Hiện giờ thì không có một chút nào thay đổi. Ngay khi chỉ dụ nầy được ban bố thì người ta đã thấy ngay có những nhóm tín hữu ở xa xa những vị thừa sai truyền giáo vì sợ bách hại dã phá hủy các nhà thờ của họ nhưng khi thấy không có gì trầm trọng xảy ra cho nên họ quay tụ trở về để xây cất lại. Quý vị đừng tưởng rằng sự sai phạm nầy thoát khỏi sự trừng phạt; tuy nhiên họ cho rằng đó là hành động một cách ngay tình trong những cuộc phản kháng về sau. Mặc dù với phương cách tự vệ như thế, nhưng đoàn tàu truyền giáo của chúng ta vẫn tiến bước: Tất cả các tín hữu của đấng Ki Tô luôn luôn được chúng ta chiếu cố và thăm viếng thường xuyên giống như từ thuở trước . . . . Ở Đàng Ngoài, các vị Giáo sĩ của chúng ta ở trong tình trạng khả quan giống như Đàng Trong của chúng tôi. Tôi thường xuyên nhận được thư tín của họ nhất là thư của ngài Sérard(3) vừa cách nay khoảng 20 ngày trong đó ngài thông báo cho tôi biết là dân chúng Đàng Ngoài từ bấy lâu đến nay (chưa?) được an hưởng hòa bình trên phương diện tôn giáo và giặc giả. Năm nay chúng tôi hầu như hoàn toàn không nhận được tin tức gì từ các giáo sĩ của chúng ta từ Đồng Nai (tức vùng Nam Kỳ Hạ hay Gia Định). Tình hình vương quốc vẫn bị phân chia làm 3: vùng lãnh thổ của Đàng Ngoài do tôi chăm sóc (Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên), vùng lãnh thổ của quân phiến loạn (Tây Sơn) do người bạn của tôi là ngày Arcet chăm sóc (từ Phú Yên) và vùng lãnh thổ của cựu vương tộc (Nguyễn Phúc). Ở hai vùng nầy, thì người ta được hưởng một cách rộng rãi quyền tự do tôn giáo, không giống như ở vùng của tôi chăm sóc vì bị gò bó hạn chế hơn vì phải chiến tranh liên miên và khốc liệt. . . . .Đàng Trong, ngày 24 tháng 07 năm 1780.@ [Văn khố hội Thừa Sai Hải Ngoại, hồ sơ 746, trang 2-3] *

40 41 42 43

*Ghi Chú của VSTK: (1) Giáo sĩ La Bartette cai quản giáo phận Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên từ năm 1799, quản tòa ở làng Cổ Vưu, gần tỉnh Quảng Trị. Qua đời vào năm 1823 và được chôn cất ngay trong nền nhà thờ giáo phận Cổ Vưu.

VSTK - 984


1 2 3 4 5 6 7

(2) Giáo sĩ Alary lúc này là Giám đốc Dòng Thừa Sai Hải Ngoại ở Paris/Pháp quốc (từ năm 1773). Mất năm 1817. (3) Giáo sĩ Philippe Sérard đến Đàng Ngoài từ năm 1767. Mất năm 1804. @ Năm 1780 tức là năm Canh Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41 (nhà Hậu Lê). Lúc nầy Nguyễn Phúc Ánh đã tự xưng vương (Chúa ) ở Sài Gòn, bắt đầu dùng ấn tín Đại Việt Quốc Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi bảo, nhưng vẫn giữ niên hiệu của nhà Lê. *

8

III. — Lettre de M. La Bartette à M. Blandin (3),

9

DU 13 AVRIL I784.

10 11 12 13 14 15 16 17

18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

33 34

35 36 37 38 39 40 41 42 43

.... Ayez la bonté de dire à M. Sérard que j'attends que je puisse savoir quelques nouvelles certaines de Quảng (4), c'est-à-dire de la partie de Nhạc(5), pour lui écrire. Voilà déjà près de quatre mois que nous n'en avons pas la moindre nouvelle; il est probable que Chúa Nguyễn(6) aura encore repris Đồngnai, puisque Nhạc, qui était l'autre jour sur le point de venir ici, a retourné sur ses pas et qu'il ne reparait plus.... Cochinchine, le 13 avril 1784. [Archives M-E, 746, p. 36.] (3) Blandin, Pierre-Antoine, du diocèse d'Amiens, partit de France le 7 décembre 1778. En se rendant au Tonkin, il fut livré aux mandarins chinois de la province du Kouang-tong qui le retinrent en prison plusieurs mois. En 1785, il fut délégué de la mission du Tonkin au Séminaire de Paris. Pendant la Révolution il se réfugia en Angleterre, et mourut à Londres le 22 juin 1801. Une lettre du même au même, datée du 19 mai 1784 [Archives M-E, 746, p. 50], nous montre par son adresse que M. Blandin était à cette époque en Xứ Nam, région qui correspond aux provinces actuelles de Nam-định et Ninh-bình. (4) Les Annamites des provinces voisines de Hué entendent encore de nos jours par le mot de Quàng toute la région au Sud du Col des Nuages, particulièrement les provinces du Quảng-nam, du Quảng-nghïa, du Bình-định et du Phú-yèn. Du XVe au XVIIIe siècle toute cette région ne formait qu'une province, dite du Quảng-nam. On voit donc là un reste de cette ancienne dénomination. (5) Nguyễn-văn-Nhạc l'aîné des frères Tây-sơn. (6) C'est Nguyễn-Ánh, le futur Gia-long.

III.- Thư của Giáo sĩ La Bartette gửi cho giáo sĩ Blandin Ngày 13 tháng 04 năm 1784 . . . . Kính xin ngài vui lòng nói lại với ngài Sérard rằng tôi đang mong đợi tin tức từ các xứ Quảng, tức là từ vùng lãnh thổ của Nhạc, để gởi tới cho ngài Sérard. Như vậy là gần 4 tháng qua chúng tôi không nhận được tin tức gì cả. Có thể là chúa Nguyễn vẫn còn làm chủ tỉnh Đồng Nai, bởi vì Nguyễn Nhạc, gần đây đã có ý đồ xua quân tới đó để tái chiếm nhưng lại quay lui về và không còn thấy ông ta xuất hiện nữa . . . . Xứ Đàng Trong, ngày 13 tháng 04 năm 1784. [Văn khố hội Thừa Sai Hải Ngoại, hồ sơ 746. trang 36.]

44

VSTK - 985


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

*Ghi Chú: (3) Blandi,Pierre-Antoine: là một ủy nhiệm viên của Hội Thừa Sai Hải Ngoại từ năm 1785. Năm 1778, thời chúa Trịnh Sâm và vua Lê Hiển Tông, bị bắt khi đến Đàng Ngoài, và giải giao cho chức quyền Trung Hoa ở tỉnh Quảng Đông. Trong một lá thư khác của Barlette gửi cho Blandin đề ngày 15 tháng 5 năm 1784 [VKHTS, số 746, trang 501] cho thất rằng vào thời giang nầy (1784), Blanndin đang có mặt ở Xứ Nam của Đàng Ngoài bao gồm 2 tỉnh Nam Địmh và Ninh Bình. (4) Các xứ Quảng: để chi chung các vùng lãnh thổ từ đèo Hải Vân trở vào Nam đến tỉnh Phú Yên. Vào thế kỷ thứ XV, vùng nầy gọi chung là Quảng Nam. (5) Nhạc: Nguyễn Nhạc (6) Chúa Nguyễn: Nguyễn Phúc Ánh, tự xưng Chúa từ năm 1780.

** 16 17 18 19 20 21 22 23

IV. — Lettre de M. Longer (1) à M. Blandin, DU 13 AVRIL I784. .... Il parait que l'armée des rebelles ne viendra point nous rendre visite cette année. On fait courir ici le bruit que le Roi de Cochinchine, aidé par celui de Siam, a recouvré Đồng-nai, ce qui a obligé les Tây-sơrn de tourner leur attention vers cette partie de notre pauvre Royaume.... Cổ-vưu (2), le 13 avril 1784. [Archives M-E, 746, p. 29.]

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34 35

36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

(1) Longer, Jacques-Benjamin, du Hâvre-de-Grdce, diocèse de Rouen, bachelier de Sorbonně, partit pour la Cochinchine le 4 décembre 1775. Dès son arrivée dans ce pays, il fut arrêté et blessé dangereusement par les brigands. Il tomba ensuite par deux fois entre les mains des troupes tonkinoises et fut mis à la cangue. En 1 790, il fut sacré évêque de Gortyne et nommé vicaire apostolique du Tonkin occidental. Il mourut le 8 février 1831, âgé de 80 ans, ayant eu successivement quatre coadjuteurs. Il avait composé le catéchisme de la mission. (2) Co-viru est une chrétienté située tout à côté de la citadelle actuelle de Quàngtri.

IV – Thư của Giáo sĩ Longer(1) gửi cho giáo sĩ Blandin Ngày 13 tháng 04 nam 1784 . . . . Năm nay hình như là quân giặc không cò bén mản đến thăm viếng cúng tôi. Nghe tin đồ rằng Chúa Đàng Trong nhờ sự viện binh của nước Xiêm La (Thái Lan) đã khôi phục lại xứ Đồng Nai (Gia Định), điều nầy khiến cho quân Tây Sơn quay qua nhòm ngó đến vùng đất nầy trong vương quốc cùng khổ(@) của chúng tôi. . . . . . Cổ-vưu(2), ngày 13 tháng 04 năm 1784 [Văn khố hội Thừa Sai Hải Ngoại, hồ sơ 746. trang 29.] Ghi chú: (1) Longer, Jacque-Benjamin: cai quản giáo phận vùng phía Tây của Đàng Ngoài từ năm 1790.

VSTK - 986


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

(2) Cổ- Vưu: là một giáo xứ ở gần thành Quảng Trị. (@) Vương Quốc cùng khổ: ở đây tức là vùng lãnh thổ Đàng Trong từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên mà giáo sĩ Longer muốn nói tới. Trong lá thư phúc trình nầy, Longer cũng có đề cập tới viện binh của Xiêm La. Đoàn viện binh nầy chính là đoàn quân Xiêm ô tạp của Chiêu Tăng và Chiêu Sương – 2 tướng nầy là cháu của vua Xiêm- gồm có 2 vạn thủy quân và 300 thuyền chiến nói rằng giúp nhưng đúng ra chính là đi theo để kềm chế Nguyễn Ohúc Ánh và thừa cơcướp phá và chiếm đóng lãnh thổ của Đàng Trong. Đoàn quân ô tạp nầy đã bị Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ phục kích d’ánh tan nát ở vùng Rạch Gầm và sông Xoài Mút thuộc Định Tường (Mỹ Tho) vào tháng 12 âm lịch năm Giáp Thìn (đầu năm 1785).

* V. — Lettre de M. Le Roy (3) a M. Blandin, a Paris, de Kẻ-vĩnh (4) au Tonkin, achevée le 6 décembre 1786. 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

. . . [767] Le 11 juillet [1786]. Comme cette lettre n'a pas été écrite dans le même jour, aujourd'hui les choses sont déjà bien changées. Les giặc(5), on dit que c'est Côù Chînh (6) et Nhạc, etc., ont, dit-on, repris la Cochinchine et en ont chassé les Tonkinois. Aujourd'hui on vient de nous dire que ces giặc sont arrivés dưới сốù (7/1), avec 400 chiếc(8/2), et qu'ils veulent aller à Kẻ-chở (9/3). Dans la partie supérieure on ne parle aussi que de vols Qu'allons-nous devenir, cher ami ?.... Le 18 juillet. Dans la nuit du 18 au 19 juillet, les giặc, qui ont pris Vịhoàng(10/4) et sont à Hiến-nam(11/5), ont eu une bataille avec les Tonquinois, qui a duré presque toute une nuit. Le combat a été fort vif entre le parti royal et celui de Công-Chỉnh : nous entendions à Kẻ-vĩnh tout le bruit de leur artillerie. Les Tonquinois ont eu le dessous; ils ont pris la fuite, mais sans perdre beaucoup de soldats. Le 20, [les] giặc Quảng sont entrés à Kẻ-chợ. Les portes étaient ouvertes; la crainte avait tellement saisi les mandarins, les soldats et le peuple, que tous se sont sauvés. Chúa Trinh(12/6) s'est sauvé, et puis ensuite s'est étranglé. Le roi Cảnh-hưng(13/7) est aussi mort environ un mois après. Les Cochinchinois ont tout pillé, or, argent, canons, fusils, meubles, éléphants, chevaux; ils n'ont rien laissé que la carcasse du palais phủ(14/8). Ils ont pris les chùa(15/9) pour en faire des hôtels de mandarins; ils ont enterré les idoles, auxquelles ils ne paraissent pas avoir grande attache; ils n'ont sacrifié nulle part. Quantité de ces giặc sont chrétiens, au moins sont-ils baptisés : plusieurs se sont confessés au P. Khiêm, curé de la capitale. Nos các lái(16/l0) s'étaient fort engraissés dans le temps de la famine, profitant de la disette du riz pour vendre le leur bien cher, et laissant les pauvres gens mourir de faim, couchés sur le long des chemins et dans les places des marchés, sans leur faire la moindre charité. La divine Providence a amené ces giặc au Tonquin pour tirer justice d'une telle inhumanité ; les các lái ont tout perdu, thuyền, thóc, tiền, sạch cả(17/11); ils ont été encore bien contents de ne point perdre la vie. Nous les avons vus passer par ici tous nus pour s'en retourner en Xứ Thanh(18/12). Arrivés chez eux, autre misère: des voleurs qui couvraient la terre comme des VSTK - 987


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

42 43

essaims de sauterelles affamées et armées de pied en cape comme celles de l'Apocalypse, se sont attroupés par centaines, et le feu et le Fer en main ont pillé tous ces marchands, brûlé leurs maisons. Près de Cửa Bạng(19/1), il y a une île peuplée de ces các lái, au nombre de près de trois mille, parmi lesquels il y avait près de 6 à 700 chrétiens. M. Lamothe(20/2), qui est sur les lieux, nous a écrit qu'il n'y restait pas peut-être 30 personnes : tout a été pillé, tué, tant par les giac Quáng que par les voleurs.... [768] Comme tout se brouillait dans le royaume, que ce n'était partout que meurtre, incendie, brigandage, les giặc Quảng ont envoyé leurs soldats courir par-ci par-là à la poursuite des voleurs. Ces Cochinchinois faisaient rude justice. Sur la première accusation, sans aucune longueur de procédure, ils tranchaient la tète aux voleurs ou à ceux qu'on leur accusait comme tels. On se louait partout de leur justice et désintéressement ; car ils ne pillaient personne, et se contentaient d'abattre des tètes. Cela a procuré la paix en quelques endroits, pour quelque temps : mais comme les Cochinchinois n'étaient entrés au Tonquin que pour piller, et non pas pour y régner, après avoir fait autant de butin qu'ils pouvaient et pillé le phủ Ién-trươngng(21/3), qui était le trésor des chúa en Xứ Thanh, ils se sont mis en compagne pour retourner chez eux. Vua Nhac(22/4), qui était venu au Tonquin jusqu'à Kẻ-chợ avec une trentaine d'éléphants et bon nombre de soldats, après deux ou trois jours de séjour à la capitale, a donné ordre à tous les Cochinchinois de vider le Tonquin. Aussitôt dit, aussitôt fait: ils s'en sont retournés, mais avec plus de fracas qu'ils n'avaient fait en entrant. Leurs soldats, en partie composés de Mường, Man-di(23/5) et autres barbares de Cao-miên, Cambien(24/6), Siam, etc., ont pillé des deux côtés du fleuve, enlevé les femmes et les enfants, et commis bien des ordures [769] Quant au Vua Nhac, avant son départ, il avait fait un phụng truvền(25/7) pour abattre la plupart des chùa, ne permettant d'en conserver qu'un dans chaque tổung(26/8). On dit qu'il veut qu'on l'adore lui seul: c'est pourquoi ses soldats l'appelaient vua trời, roi du ciel. On dit qu'il est encore au Bốchính(27/1).... Côung-Chỉnh est chez lui en Xứ Nghệ(28/2), où il se Fortifie et lève des troupes pour se former un parti — Nous avons un nouveau chúa de la maison des Trịnh(29/3); il s'appelait ci-devant Oủ Quận Quế; il était oncle du chúa qui vient de mourir. Les mandarins paraissent réunis en sa faveur. Les gouverneurs sont déjà nommés; cependant ils n'osent encore retourner à leur gouvernement. Les quân ba phủ(30/4) ont été aussi humiliés qu'ils le méritaient: ces quân kiệu(31/5)qui tranchaient du grand seigneur, ont été obligés de s'enfuir, n'ayant pour tout bien que leur ceinture, et pouvant à peine trouver une poignée de son pour ne point mourir de faim. On dit que les mandarins ne veulent plus s'en servir et que le peuple est las de leurs vexations. Cependant on aura peine à s'en passer [Archives M-E, 691, 767-771 ] (32/6)

(3)

Le Roy, Jean-François, originaire de Vesoul, dans le diocèse de Besançon, partit pour les missions le 8 octobre 1780. Les vingt-quatre années

VSTK - 988


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48

qu'il passa au Tonkin furent presque uniquement consacrées à instruire et à former le clergé indigène. Il mourut le 20 août 1805. (4) La chrétienté de Kẻ-vĩnh était située dans la province actuelle de Ninh-binh. (5) Giặc, « rebelles ». On désignait par là à cette époque les Tây-sơn. Plus bas on verra giặc Quảng, « les rebelles du Quảng ». (6) Quoique le premier mot de cette expression porte constamment dans le manuscrit, et dans d'autres documents, le signe du ton montant, il faut y voir, je crois, le mot công. titre de dignité traduit ordinairement par « duc ». Plus bas on écrit coung. On a aussi, quelques lignes plus bas, côù, « aqueduc » Nous pouvons voir dans les graphies côù, avec accent circonflexe sur l'ô et tilde sur ù, et côung, saus tilde, mais avec la finale ng, un exemple du flottement qui, depuis un siècle environ, se produisait dans l'orthographe annamite, flottement qui avait déjà pris fin dans la mission de Cochinchine, grâce à la réforme de M°r Pigneau de Béhaine, évèque d'Adran, mais qui existait encore au Tonkin. Les mots rendus actuellement par ông, avaient été rendus originairement par la graphie ôũ, avec accent circonflexe sur 0 et tilde sur ũ. Puis, par analogie avec les mots par exemple en ưng, ang, etc., on supprima la tilde et on remplaça par la finale ng, mais en conservant u, soit ôung. Enfin, on aboutit à la graphie actuelle ông, par suppression de la voyelle u. Ce Cống-Chỉnh, ou Công-Chỉnh, était un mandarin tonkinois, du nom de Nguyễn- hữu-Chỉnh |, passé en 1782 au service des Tày-sơn. Il mourut en 1787. (7/1) Le document porte clairement le signe du ton montant, c'est donc cbng qu'il faut lire. Peut-être est-ce un nom de lieu situé en aval de Kè-vïnh, où résidait M. Le Roy. mais c'est, plus probablement, un « canal », un «aqueduc». (8/2) Chiếc, “ barques, jonques “. (9/3) Kẻ-chợ', «ceux, du marché», Hà-nội actuel. (10/4) Vi-hoàng était le chef-lieu de la province inférieure de Sơn-nam hạ, légèrement au Nord du Nam-định actuel (aujourd'hui village de Vị-xuyèn). (11/5) Hiến-nam chef-lieu du Sơn-nam thượng, un peu au Nord du Hưng-yên actuel (aujourd'hui village de Nhân-đức). (12/6) II s'agit de Trịnh Khài, qui gouverna de 1782 à 1786. (13/7) Le vieux Cânh-hưng, Lê Hiển-Ton, était monté sur le trône en 1740. (14/8) Phủ, désignait le palais, résidence des maires du palais, des Trịnh. (15/9) Chùa, pagodes bouddhiques. (16/10) Các lái, « les marchands en gros », « les marchands ». (17/11) “a Barques, paddy, argent, tout a été raffle, nettoyé.” (18/12-) La province de Thanh-hóa. (19/1) Embouchure d'un fleuve et port dans la province de Thanh-hóa. (20/2) La Mothe, Charles, du diocèse de Sens, parti le 21 octobre 1781, missionnaire au Tonkin, élu coadjuteur du vicaire apostolique du Tonkin occidental et sacré évèque de Castorie en 1796. Mort le 22 mai 1816. (21/3) En note au mot phủ: « le palais du grand seigneur dans la province de Thanh- hoá, où étaient renfermés tous les trésors» Yên-trường se trouvait dans le huyện de Thụy-nguyèn, aujourd'hui phủ de Thiệu-hóa. (22/4) Vua Nhạc, le roi Nhạc. VSTK - 989


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

(23/5) Mường, populations de race apparentée aux Annamites ou de race laotienne ; Man di, populations de races différentes, habitant, les unes comme les autres, dans les montagnes du Tonkin. (24/6) Cao-miên, ou Cao-mên, « le Cambodge » ; Cambien, ? (25/7) Phụng truyền, « ordonnance royale ». (26/8) Tốug = Tổng, « canton ». (27/1) Bố-chính, district le plus méridional du royaume du Tonkin, dépendant alors de la province du Nghè-an, aujourd'hui partie Nord du Quảngbình. (28/2) Xứ Nghệ, la province de Nghệ-an. (29/3) II s'agit de Trịnh Phùng, qui disparut en 1787, le dernier des Trinh. Le nom de Ông Quận Quế, « Monsieur le duc de Quế », qu'on lui donne ici, est un renseignement inédit. (30/4) Quân ba phủ, « les soldats des trois palais », ou mieux peut-être « des trois divisions militaires ». Voir la lettre suivante. C'étaient les troupes en garnison à Hà-nội. En 1782, elles avaient renversé Trịnh Cán et donné le pouvoir à Trịnh Khải. (31/5) Quân kièu. Je n'ai pu identifier cette expression. (32/6) D'autres extraits de la même lettre, concernant uniquement les affaires religieuses, ont été publiées dans les Nouvelle des Missions Orientales, reçues au Séminaire des Missions Etrangères, à Paris, en 1787 et 1788 (Paris, 1789), 2e partie, p. 101- 108, et dans les Nouvelles Lettres Edifiantes des Missions de la Chine et des Indes orientales (Paris, 1818-1823), t. VI, p. 464470. *

25 26 27

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

v. – Thư của giáo sĩ M.Leroy gửi giáo sĩ Blandin ở Paris’ Viết từ Kẻ Vĩnh ở Đàng Ngoài, thư viết xong Ngày 06 tháng 12 năm 1786 . . . .[767] Ngày 11 tháng 07 năm [1786]. Vì chưng lá thư không thể chấm dứt ngay trong cùng một ngày nầy, và đến hôm nay thì đã có nhiều đổi thay. Bọn giặc, mà người ta gọi là thượng công Chỉnh và Nhạc, v.v. . . đã đánh chiếm xứ Nam Kỳ và truy đuổi quân binh Đàng Ngoài. Đến hôm nay thì người ta nói rằng bọn giặc đã tiến ra đến vùng . . .(?) , với 400 thuyền chiến và có ý đồ tiến vào Kẻ Chợ (Thăng Long/Hà Nội). Nơi các vùng cao thì người ta chỉ nói tới những trò cướp bóc . . . .Rồi thì chúng tôi sẽ ra sao đây, thưa các hiền huynh ? . . . Ngày 18 tháng 07. Trong đêm 18 rạng 19, bọn giặc sau khi đã đánh chiếm Vị Hoàng (một tỉnh lỵ nằm phía dưới vùng Sơn Nam Hạ, chếch về hướng Bắc tỉnh Nam Định, nằm trên lãnh vực của làng Vị Xuyên ) và hiện đã tiến đến Hi Hiến Nam (tỉnh lỵ của Sơn Nam thượng, chếch về phía bắc Hưng Yên, về sau gọi là làng Nhân Đức) và bị quân binh Đàng Ngoài chống cự kéo dài gần suốt đêm. Trận chiến xảy ra ác liệt giữa quân binh của triều đình (Trịnh-Lê) và quân binh của hầu công Chỉnh: Chúng tôi từ Kẻ Vĩnh đã nghe được tiếng súng đại pháo nổ của họ. Quân binh

VSTK - 990


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

Đàng Ngoài đã bị yếu thế, bỏ chạy, nhưng không bị thiệt hại nặng về quân số. Ngày 20 giặc Quảng (tức quân Tây Sơn) xâm nhập Kẻ Chợ. Các cửa thành bị bỏ ngõ. Quan binh, dân chúng vì quá khiếp sợ đã chạy trốn hết. Chúa Trịnh (tức là Trịnh Khải) cũng bỏ chạy, nhưng sau đó tự thắt cổ chết. Nhà vua Cảnh Hưng (tức Lê Hiển Tông) cũng qua đời vào khoảng một tháng sau đó. Quân Đàng Trong (tức quân Tây Sơn, chứ không phải quân chúa Nguyễn vì lúc nầy Tây Sơn đã đánh chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Thuần trốn vào Quảng Nam rồi tiếp tục chạy vào Gia Định ) cướp giật thẳng tay, vàng,

bạc, súng óng, đại pháo, đồ đạc bàn ghế, voi, ngựa . . . .Phủ chúa Trịnh bị triệt phá chỉ còn trơ ra như bộ xương khô. Họ chiếm đóng các chùa miếu dùng làm trú dinh cho các quan lớn cao cấp; ảnh tượng bị họ đập phá vì những thứ nầy chẳng có ích lợi gì cho họ; chẳng có một nơi nào được họ buông tha. Một sốt đông bọn giặc là người ki tô giáo, hay ít ra là họ đã chịu phép rửa tội.: Mộ số đã đến xưng tội với linh mục chính xứ Khiêm của thủ đô (Thăng Long). Những tên lái buôn béo phì của chúng ta béo phì trong thời kỳ người dân bị nạn đói đã thừa cơ trục lợi gian thương gạo thóc, phó mặc cho người dân bị chết đói, lang thang đầu đường xó chợ mà không động lòng xót thương nhân đạo. Trời xuôi đất khiến cho đám giặc tới Đàng Ngoài để xử trị những kẻ vô nhân đạo đó: bọn gian thương bị mất sạch tất cả, thuyền, thóc, tiền của; may cho bọn họ là chưa bị mất mạng.. Chúng tôi đã được nhìn thấy bọn gian thương trốn chạy tả tơi ngang qua đây để về xứ Thanh Hóa. Khi bọn họ về đến quê nhà thì tai họa khác lại ập tới: Trộm cướp nhiều như đám châu cháu đói ăn, vũ trang hung tợn, kéo nhau đi từng đoàn hằng trăm với dao sắt cầm tay để cướp giật hàng hóa, đốt phá cơ ngơi của đám gian thương. Gần cửa Bạng (nay thuộc xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) có một hòn đảo là nơi tập trung của gần 3,000 lái buôn trong số đó có khoảng 6 đến 700n là lái buôn theo đạo Ki Tô giáo. Ngài Lamothe ( Khâm mạng toà thánh Rô Ma vùng Tây Đàng Ngoài từ năm 1781) có mặt ở những nơi đó, đã viết thư cho chúng tôi cho biết rằng bọn nầy chỉ còn sống sót phỏng chừng 30 tên: những kẻ khác đều bị đánh cướp hoặc bị giết chết bởi đám giặc Quảng và bở quân trộm cướp.. . . [768] Vì cả vương quốc (Đàng Ngoài) bị náo loạn, nơi nơi đều có chém giết, đốt phá, trộm cướp, cho nên giặc Quảng phải cho quân binh của họ đi truy lùng khắp chốn. Những quân binh Đàng Trong áp dụng luật pháp khe khắt. Nếu bị bắt gặp hay bị tố giác thì bọn trọm cuớp sẽ bị xử phạt chém đầu ngay mà không cần có thủ tục xử án rườm rà kéo dài. Người ta ca tụng khắp nơi kiểu áp dụng luật pháp nấy và coi như là đã được đền bù rồi; bởi vì họ không cướp giật của ai cho nên họ thỏa lòng trước cảnh đầu rơi thịt nát. Hình thức trừng phạt nầy đã lập lại an ninh ở một vài nơi trong một thời gian ngắn; bởi vì quân Đàng Trong không phải ra đây (Đàng Ngoài ) để cai trị nhưng, sau khi đã hành biết bao nhiêu sự vơ vét, i cướp phá phủ Yên Trường là nơi có kho tàng châu báu của Trịnh ở xứ Thanh Thanh Hóa, (vùng đất gia tộc của chúa Trịnh ở huyện Thụy Nguyên sau đổi là Thụy Hóa). Vua Nhạc cũng xua quân ra Bắc hà, vào đến Kẻ Chợ với hằng trăm thớt voi trận và rất VSTK - 991


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

nhiều quân binh, sau hai, ba ngày ở tại thủ đô Nhạc ra lệnh tất cả quan binh Tây Sơn đều phải rút lui hết về Đàng Trong. Lệnh của Nhạc được thi hành ngay, họ rút lui nhưng để lại tang tóc nhiều hơn là lúc họ chưa đến. Quân binh của họ, gồm có quân người Mường, Mán và nhiều loại quân ô hợp, hỗn tạp hung nô khác từ nước Cao Miên ( Kampuchea, Khmer ngày nay) , từ nước Xiêm La (Thái Lan) , v.v. . . . . … . ..bọn nầy đã thẳng tay cướp giật, ăn cắp, hãm hiếp đàn bà trẻ nít, giết hại và có rất nhiều những hành vi thô bỉ độc ác đối với thường dân dọc theo hai bên bờ sông . . . [769] Riêng đối với vua Nhạc, trước khi cho rút quân, ông ta đã ban ra một tờ phụng truyền (chiếu chỉ của vua) ra lệnh triệt hạ tất cả chùa chiền ở tất cả các tổng. Người ta truyền rao rằng, Ông ta chỉ muốn mọi người phải sùng bái một mình ông ta mà thôi: vì vậy quân binh Tây Sơn gọi ông ta là vua trời. Người ta nói rằng Nhạc vẫn còn lưu lại ở Bố Chính (phía bắc Quảng Bình) . . .Hầu công Chỉnh hiện ở tại xứ Nghệ (Nghệ An), đang lo củng cố thành quách và tuyển mộ quân binh để trở thành một phe tranh chấp . . Đàng Ngoài của chúng tôi có một ông chúa mới của dòng họ nhà Trịnh (chú thích số 29/3 gọi là Trịnh Phùng, sử

21

quán triều Nguyễn gọi là Trịnh Bồng. Trịnh Bồng là con Trịnh Giang, bác họ của Trịnh Tông. Lúc đầu Bồng được phong làm Côn quận công, có sách gọi là Quế Quận Công [Tạ Chí Đại Trường: Dưới mắt Tây Sơn. Ðặc san QUANG TRUNG

22

TÂY SƠN Xuân Bính Tý, 1996, http://members.fortunecity.com/tbn2170/b3-bacha-ta.htm]

19 20

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Sau khi Trịnh Khải chết Trịnh Bồng và Trịnh Đệ đem quân đánh nhau để tranh ngôi chúa, Trịnh Đệ thua, Bồng được tướng Đinh Tích Nhưỡng cầm trọng binh, ép vua Lê cho Bồng nối ngôi chúa Trịnh. Bất đắc dĩ vua Lê phải cho nhưng ngầm muốn chế ngự họ Trịnh cho nên vời Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An kéo quân ra Bắc); trước đây người ta gọi ông chúa nầy là Ông Quận Quế,

ông là bác họ của vị chúa Trịnh vừa mới qua đời (Trịnh Khải). Triều đ2nh nhà Lê có vẻ ủng hộ vị chúa Trịnh mới nầy. Những quan tổng đốc mới đã được bổ nhiệm nhưng họ chưa dám đến nhậm chức. Quân tam phủ đã bị hạ nhục cho đáng đời: nhóm kiêu binh nầy trước đây đã giết hại vị chúa thượng thì nay tất cả chúng phải bỏ trốn tả tơi chỉ cò vải lưng thắt quần và kiếm sống lây lất cho khỏi bị chết đói. Người ta bảo rằng quan lại không còn muốn phục vụ trong triều chính và người dân thì chán ngán, mất lòng tin đối với họ. Tuy nhiên người ta sắp vượt qua khỏi cơn biến loạn đó . . . . [Văn khố hội Thừa Sai Hải Ngoại, hồ sơ 691, trang 767-771.]

* 38 39 40 41 42 43 44

Lịch sử về hoàng đế Gia Long cho đến nay chưa có tài liệu hoặc sách vở viết lại một cách đầy đủ và rõ ràng. Quốc sử quán triều Nguyễn qua các bản Thực Lục đã cung cấp cho hậu thế một nguồn tin tức quý báu, nhờ đó chúng ta có thể nhìn thấy được những sự cố, những địa danh, những nơi đã xảy ra những sự cố trong quá khứ cũng như cung cấp cho chúng ta những tên tuổi khá đích xác của những nhân vật VSTK - 992


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

lịch sử hay nói khác đi, những sách thực lục đã cung cấp cho chúng ta một cái sườn nhà lịch sử khá tốt nhưng chưa phải là đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều sai sót và nhất là không đáng được tin cậy trăm phần trăm. Những sử quan biên soạn thời trước thường không được phép đặt bút phê bình hoặc ghi ý kiến riêng của mình vào các quyển chính sử và dù có được phép thì họ cũng chẳng có gan để thực hiện. Có những khoảng trống lịch sử mà cho dù họ có biết rõ một cách tường tận, chi tiết nhưng nếu không được lệnh của bề trên “vua, chúa” thì họ cũng đành phải để cho những hiểu biết đó như nước chảy qua cầu. Họ bắt buộc phải ghi lại hình ảnh của nhà vua, của vị chúa tể trong nước một cách tốt lành, uy nghi, cao cả đến mức lố bịch, không đúng với thực tế. Đối với các sử gia nầy thì chỉ có hai hạng quan chức của triều đình: hạng quan triều trung thành và hạng quan phản nghịch; những con số về chiến thắng của quân đội thì bao giờ cũng ngoạn mục to tát; binh lính chỉ biết tin chiến thắng mà không biết gì về những cuộc tổn thất hay bại trận, ua chúa, các hàng vương tôn, công chúa, hoàng hậu hoặc hoàng tộc là diễn viên chính trong mọi bối cảnh và tình huống lịch sử; người dần chỉ được chiếu cố đến khi chính quyền bắt quân dịch, trưng dụng nhân lực để làm dân công phu dịch cho nhà nước hay để kiểm tra nhân khẩu sưu thuế. Hình ảnh triều đình được họ mô tả huy hoàng tráng lệ nhưng chỉ là những hình ảnh có tính cách ước lệ không có nét sinh động, hay nói khác đi, cái sườn nhà lịch sử mà các nhà viết sử ngày trước để lại cho đến ngày nay chỉ là một cấu trúc ngoại hình còn nhiều thiếu sót và bị bôi vẽ che lấp. Tuy nhiên, nhất định là phải còn các nguồn tư liệu khác để bổ khuyết những thiếu sót và che lấp trong sử cũ. Trong những tư liệu nầy, thì những tư liệu do chính những người dân đương thời vào lúc xảy ra sự cố lịch sử cung cấp là những tư liệu rất đáng và rất cần phải chú trọng vì tác giả của những tư liệu đó là những chứng nhân sống của một thời đại lịch sử. Đặc biệt là những chứng nhân người ngoại quốc, những người truyền giáo đến từ Âu Châu, những nhà buôn của nước ngoài đến làm ăn trên đất nước Việt Nam qua VSTK - 993


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

những báo cáo, những nhật ký, qua những thư từ của họ gửi cho gia đình hay gửi cho các chức sắc bề trên của họ để kể lại những gì chính mắt họ thấy, chính tai họ nghe về những diễn biến chính trị hay mô tả khung cảnh sinh hoạt tại vùng lãnh thổ họ đang có mặt . . .v.v. . . Ở đây, VSTK lưu tâm đến một số lớn thư từ của các giáo sĩ truyền giáo thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Pháp quốc đang công tác ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trao đổi cho nhau để bổ khuyết những khoảng trống lịch sử viết về hoàng đế Gia Long. Số thư nầy khá nhiều. Năm trong số thư đó đã được trích dẫn, tạm dịch và phụ chú nơi các trang trước. Phần còn lại khoảng 60 lá thư khác sẽ được tiếp tục tạm dịch và ghi chú nơi một tập khảo luận riêng về Hoàng đế Gia Long.

Ψ

VSTK - 994


Quyển IV CHƯƠNG II

NGUYỄN THÁNH TỔ (1791 - 1841) Niên hiệu: Minh Mạng (1791-1841) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Minh Mạng sinh ngày 25 tháng Tư năm Tân Hợi (25-51791) tại Gia Định, tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Hiệu, em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Phúc Cảnh. Mẹ là họ Trần, thứ phi của hoàng đế Gia Long con gái Thọ Quốc Công Trần Hưng Đạt. Năm Canh Thìn, tháng Giêng (1820), lên ngôi ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu Minh Mạng. Tháng 2 âl, đúc tiền đồng, tiền kẽm hiệu Minh Mạng thông bửu. Tháng 5 âl, bổ nhiệm các người đỗ Hương cống cho tập sự làm việc hành chánh. Xuống chiếu sưu tầm sách cũ. Trịnh Hoài Đức dâng 3 quyển trong đó có quyển Gia Định Thông Chí . Tháng 6, lập Quốc sử quán. Tháng 7, lập miếu Khai quốc công thần, Trung tiết công thần và Trung hưng công thần. Bệnh dịch xảy ra ở các trấn phía Nam và phía Bắc, từ mùa Thu qua mùa Đông, chết hơn 200,000 người. Ra lệnh cấm hút nha phiến. Tháng 10, sai Nguyễn Văn Trí bình định, dẹp yên những phong trào nổi dậy của người Miên ở Chân Lập. Năm Tân Tỵ, Minh Mạng thứ 2 (1821), trấn Biên Hòa bị lụt, dân đói: ra lệnh phát gạo cho dân. Tháng 2 âl, lập Quốc tử giám, đặt chức Quốc tử giám Tế tửu và Tư nghiệp. Tháng 3, nước Vạn Tượng sang triều cống. Sai Nguyễn Văn Thụy giữ thành Châu Đốc kiêm việc bảo hộ Chân Lập. Tháng 9 âl, đi tuần tra miền Bắc, đi đến đâu đều có tha thuế ở đó. 1

2

VSTK - 995


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 10 âl, tuần du Bắc Thành (Thăng Long); xuống chiếu truy tìm sách cũ. Sứ Trung Quốc là Án sát Quảng Tây đến Nam Quan, làm lễ tước phong cho Minh Mạng ở Bắc Thành. Năm Nhâm Ngọ, Minh Mạng thứ 3, tháng Giêng (1822), trở về kinh sư Phú Xuân . Tháng 3 âl, Chưởng hữu quân Quận công Nguyễn Văn Nhân mất được truy tặng chức Thái Bảo, thụy là Trung Cẩn. Mở khoa thi Hội, yết bản tân khoa ở lầu Phu Văn. Tháng 4 âl, định phép thi Đình. Tháng 7 âl, tàu Anh vào cửa Đà Nẵng, dâng thơ và tặng 500 khẩu súng điểu thương để xin giao dịch mua bán. Minh Mạng khước từ và không nhận tặng phẩm. Tháng 10 âl, đặt kế hoạch đào vét kinh Vĩnh Tế . Kinh nầy thời Gia Long đào vét chưa xong. Tháng 11 âl, đặt chức tri phủ cho các phủ Tân Bình, Định Viễn, Phước Long và Kiến An. Lý Khai Ba nổi loạn ở trấn Hưng Hóa. Sau bị người Trung Quốc bắt được giao nộp cho Việt Nam. Tháng 12 âl, đổi dinh Quảng Đức làm phủ Thừa Thiên, Thanh Bình thành Ninh Bình, Sơn Nam Thượng thành Sơn Nam, Sơn Nam Hạ thành Nam Định, Kinh Bắc làm Bắc Ninh, Yêng Quảng làm Quảng Yên; đổi tên cho 3 phủ Đức Thọ, Anh Sơn, Lý Nhân và 3 huyện Phong Dinh, Phúc Thọ và Hàm Yên. Năm Quý Mùi, Minh Mạng năm thứ 4, tháng 12 âl (1823), Miến Điện sai sứ sang xin giao hảo. Năm Giáp Thân, Minh Mạng năm thứ 5, tháng Giêng (1824), phát chẩn cứu đói cho dân Nghệ An. Tháng 2 âl, Thanh Hóa hạn hán mất mùa, lệnh xuất lúa trong kho bá cho dân. Miễn thuế vụ hao màu mùa Hạ cho Thanh, Nghệ và Ninh Bình. Dân 2 trấn Thanh, Nghệ vì đói, nổi lên cướp giật khắp nơi, sai Lê Chất tổng trấn Bắc Thành đi kinh lý dẹp giặc đói. Tháng 5 âl, kênh Vĩnh Tế đào xong. 3

4

VSTK - 996


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Sơn Nam, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh mất mùa, truyền lệnh tùy mức thiệt hai mà giảm thuế. Bổ nhiệm Lang trung bộ Lại Nguyễn Công Trứ và Thân Văn Quyền thuộc bộ Lễ giữ chức Tư Nghiệp trường Quốc Tử Giám. Tháng 7 âl, cho dân đói Hải Dương mượn lúa. Tháng 8 âl, sứ nước Tiêm La sang báo tang vua Phật vương, lệnh bãi triều 3 ngày để chịu tang. Chưởng cơ Nguyễn Văn Chấn (Chaigneau) và Nguyễn Văn Thắng (Vannier) xin hồi hương về Pháp quốc, Minh Mạng chấp thuận. Tháng 12 âl, tàu chiến Pháp La Thélis do hạm trưởng Bougainville tới Đà Nẵng dâng thư và phẩm vật của vua nước Pháp, quan dinh Quảng Nam tâu lên, Minh Mạng không nhận vì trước đây đã không nhận lễ vật của người Anh thì nay cũng không thể nhận của người Pháp. Năm Ất Dậu, Minh Mạng năm thứ 6, tháng Giêng (1825), lệnh cho tha thuế thân trong ngoài các trấn. Tháng 2 âl, Trịnh Hoài Đức mất, truy tặng Thiếu Bảo Cần Chính Đại Học Sĩ, ban tên thụy Văn Khắc. Tháng 6 âl, đúc tiền đồng loại mới dầy hơn để thay thế loại cũ. Tháng 7 âl, hạn hán ở Hải Dương, Nam Định, lệnh giảm thuế. Bảo lụt ở Nghệ An, Nam Định, phát tiền chẩn cấp. Năm Bính Tuất, Minh Mạng năm thứ 7, tháng Giêng (1826), quan Bắc Thành trình báo trong 13 huyện trấn Hải Dương bị nạn đói, dân lưu tán hết 108 làng, ruộng bỏ hoang hết 12,700 mẩu, vụ lúa mùa Đông không thể lấy thuế được. Lệnh xuống tha hết thuế . Tháng 2 âl, Võ Đức Cát vì bị cách chức liền câu kết với Phan Bá Vành, Nguyễn Hạnh nổi loạn ở Nam Định, đánh phá phủ Trà Lý và Lân Hải, giết 2 thủ ngự của triều đình là Đặng Đình Miễn và Nguyễn Trung Diễn cùng với trấn thủ Lê Mậu Cúc, quân triều đình tan rả bỏ chạy; nhóm nổi loạn thu được rất nhiều súng đạn, thuyền bè. Tổng trấn Bắc thành phải sai thống chế Trương Phúc Đặng đưa quân bình định, 5

VSTK - 997


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

bắt được Vỡ Đức Cát ở làng Đông Hào, huyện Dao Thủy. Phan Bá Vành và dư đảng chạy trốn thoát. Tháng 7 âl, Gia Định có bệnh dịch, dân và quân chết gần 20,000 người. Chưởng hậu quân Lê Chất mất; lệnh đình hợp triều 3 ngày để tang, truy tặng chức thiếu phó, ban thụy Dõng Nghị. Định tiền thuế người Hoa làm ăn ở Gia Định. Thuyền buôn Pháp tới cửa biển Đà Nẵng mang theo tặng phẩm của Nguyễn Văn Chấn gởi qua: chỉ thị xuất tiền gần 7 ngàn lượng bạc để trả các món quà nầy và giảm thuế 50/100 hàng nhập cảng cho thuyền buôn Pháp. Tàu buôn Anh lấy cớ bị sóng gió trôi giạt vào Bình Thuận. Minh Mạng lệnh cho quan trấn cứu giúp nhưng sau khi tàu nầy rút lại có 7 người trên tàu ở lại trốn vào Gia Định. Tất cả đều bị bắt giữ. Tháng 12 âl, Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh lại hợp đồng với giặc biển Tàu Ô để đánh phá phủ Thiên Trường và Kiến Xương. Thế quân của nhóm nổi loạn Phan Bá Vành quá mạnh, trấn thủ Hải Dương cấp báo với tổng trấn Bắc Thành để trình về Phú Xuân. Năm Đinh Hợi, Minh Mạng năm thứ 8, tháng Giêng (1827), Minh Mạng cử Trương Văn Minh làm Tiền phong đô Thống chế chỉ huy quân sự Bắc Thành, với sự phụ tá của Nguyễn Hữu Thận. Lại sai Tham biện Nguyễn Công Trứ ở Thanh Hóa và Tham hiệp Nguyễn Đức Nhuận ở Nghệ An chuyển binh thuyền tăng cường cho Hải Dương trong chiến dịch bình định nhóm bạo loạn Phan Bá Vành. Cử Hậu quân phó tướng Ngô Văn Vĩnh đem quân ra Bắc Thành tăng cường nhưng bình định mãi mà chưa dẹp được. Tháng 2 âl, quân của Phan Bá Vành lại vây hãm quân binh triều đình ở vùng chợ Quán. Phạm Văn Lý và Nguyễn Công Trứ đem quân giải cứu. Vành rút lui về lập căn cứ ở làng Trà Lũ (Nam Hà). Quân triều đình bao vây, bắt được Vành và gần 1,000 tù binh, tịch thu súng óng đạn dược, thuyền bè

VSTK - 998


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

rất nhiều. Trong hàng ngũ của nhóm nổi loạn có sự tham gia của đàn bà, phụ nữ. Tháng 3 âl, Xiêm đem quân đánh chiếm nước Vạn Tượng. Tháng 4 âl, trừng phạt bọn quan lại tham nhũng ở Nam Định. Đúc tiền đồng Gia Long và Minh Mạng loại lớn. Tháng 5 âl, quốc trưởng Vạn Tượng A Nổ cầu cứu Việt Nam. Minh Mạng sai Thống chế Phan Văn Thúy, phó tướng Nguyễn Văn Xuân cùng nhiều tướng khác đưa 2,000 quân binh với 30 voi trận sang cứu Vạn Tượng và ngăn chận đường tiến của quân Xiêm. Quân triều đình đóng chốt ở Tam Động. Tháng 8 âl, nghe tin quân binh Việt Nam tiến binh đến Trấn Ninh cứu viện Vạn Tượng, quân Xiêm rút quân về chỉ để một số ít ở lại Vạn Tượng phò tá em A Nổ là Ấp Ma Hạt. Quân binh nhà Nguyễn cũng lui về Nghệ An, chỉ để lại 1,000 quân đóng chốt ở Qui Hợp và 300 quân đóng chốt ở Trấn Ninh. A Nổ cũng theo về Nghệ An. Tù trưởng Trấn Ninh là Chiêu Nội xin quy phục Việt Nam. Minh Mạng phong cho Chiêu Nội chức Phòng Ngự Sứ, quản lý cai trị phủ Trấn Ninh. Tháng 11 âl, các thổ tù ở huyện Cam Cát, Cam Môn, Cam Linh thuộc châu Trịnh Cao, phủ Ngọc Ma, trấn Nghệ An xin quy thuộc. Tất cả đều được phong chức Thổ Tri, Huyện Thừa. Tháng 12 âl, vùng Cam Lộ cũng xin quy thuận Việt Nam. Minh Mạng đổi thành đạo Cam Lộ thuộc dinh Quảng Trị, gồm 9 Châu, 15 Tổng với dân số hơn 10,000 người. Năm Mậu Tý, Minh Mạng năm thứ 9, tháng Giêng (1828), đặt quân Việt Nam đồn trú bảo hộ Trấn Ninh. Tháng 2 âl, bắt đầu mở ruộng tịch điền để vua đi cày tượng trưng (vua chỉ đứng trên bờ ruộng đẩy cày ba lần). Tháng 3 âl, dân địa phương ở châu Mang Vinh thuộc Cam Lộ nổi loạn nhưng bị dẹp yên. Phong cho Nguyễn Công Trứ chức Dinh Điền Sứ vì có công đề nghị:1/-thi hành việc nghiêm trị trộm cướp, 2/VSTK - 999


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

thưởng phạt công minh, 3/- khai khẩn đất hoang để cấp cho dân nghèo. Tháng 4 âl, lập phủ Trấn Biên thuộc Nghệ An gồm các huyện Xa Hổ, Sầm Tộ, Man Soạn, Mang Lan, Trình Cố, Sầm Na, Man Suy (chưa truy cứu được các địa danh nầy). Tháng 5 âl, đặt các nhiệm chức Thổ Tri huyện và Huyện thừa cho 7 huyện phủ Trấn Ninh. Tháng 6 âl, A Nỗ xin được đưa quân trở về tái chiếm Vạn Tượng nhưng thất bại, lại xin Việt Nam cứu viện. Minh Mạng thấy A Nổ luôn gây binh biến cho nên không tiếp tục giúp. A Nổ không được cứu viện, bỏ chạy sang Trấn Ninh nhưng lại bị thủ lĩnh Trấn Ninh là Chiêu Nội bắt giữ và đem giao cho quân Xiêm. Tháng 7 âl, lập phủ Lạc Trấn và phủ Tỉnh Biên thuộc Nghệ An. Tháng 10 âl, thành lập huyện Tiền Hải ở phủ Kiến Xương, trấn Nam Định. Đất đai của huyện nầy do Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ chiêu mộ dân nghèo đến khai khẩn đất hoang được gần 20,000 mẩu, định cư hơn 2,000 dân. Bổ nhiệm tri huyện Quỳnh Lưu là Võ Danh Dương làm tri huyện Tiền Hải. Lấy 3 huyện Trình Cố, Sầm Na, Man Suy của phủ Trấn Biên để lập ra phủ Trấn Nam. Quân Xiêm chiếm Vạn Tượng xong lại dòm ngó các vùng đất thuộc Cam Lộ. Minh Mạng sai thống chế Phạm Văn Điển đem binh tượng chia thành 3 hướng ngăn chận quân Xiêm đồng thời cho người mang thư trách cứ. Quân Xiêm rút quân khỏi các vùng đất thuộc quyền cai trị của Việt Nam. Năm Kỷ Sửu, Minh Mạng năm thứ 10, tháng Giêng (1829), giảm thuế thân cho cả nước. Tháng 2 âl, đào vét sông Trà Cú ở làng Bình Ảnh, huyện Thuận An, trấn Phiên An, dài 1,220 trượng, rộng 9 trượng, sâu 1 trượng, sông đào xong đặt tên là sông Lợi Tế ( sông chảy thông suốt có lợi ích kinh tế) . Tháng 3 âl, nước Hỏa Xá (có thể là vùng Pleiku, Kontum, Banmêthuột) cử sứ đến xin giao hảo.

VSTK - 1000


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Sứ nước Xiêm tới xin hòa hiếu: Việt Nam đòi 3 điều kiện: 1/ tái lập ngôi vua của nước Vạn Tượng; 2/ trừng trị tướng Xiêm gây hấn; 3/ trừng trị tướng Xiêm Sùng Sam vì tên nầy đánh phá vùng Cam Lộ. Tháng 6 âl, bộ Hộ tổng kết dân số toàn quốc là 719,000 người, so với năm Gia Long thứ 18 thì tăng hơn 106,598 người. Thống chế bảo hộ nước Chân Lập Nguyễn Văn Thụy mất, thống chế Nguyễn Văn Tuyên thay thế. Tháng 8 âl, quy định thuế cây quế (ciannamon) khai thác được ở Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 10 âl, ấn định lương trợ cấp cho học sinh Quốc Tử Giám. Năm Canh Dần, Minh Mạng thứ 11, tháng Giêng (1830), đào vét cửa sông Thiên Đức ở Bắc Thành. Tháng 6 âl, sứ nước Xiêm lại sang xin tái lập hòa hiếu. Tháng 11 âl, tàu chiến Pháp vào cửa biển Đà Nẵng xin thông hiếu, lại cho người lên bờ đứng trên núi Tam Thai quan sát, vẽ bản đồ rồi chạy đi. Minh Mạng tức giận cách chức quan thủ thành Đà Nẵng và quan trấn thủ cửa biển ở pháo đài An Hải, Điện Hải. Năm Tân Mão, Minh Mạng năm thứ 12 (1831), tham tri Nguyễn Công Trứ bị cách chức xuống hàng tri huyện: Trứ vì tình nghĩa riêng tư bảo cử tên sai dịch Phi Quí Trại giữ chức huyện thừa ở huyện Từ Hải. Tháng 3 âl, xây thành Nghệ An. Tháng 6 âl, Trung quốc nghe lời tên Diêu Doãn An đưa quân vượt biên giới sang châu Chiêu Tấn thuộc trấn Hưng Hóa để đòi lại đồn Phong Thụ. Minh Mạng sai Võ Văn Tính đem quân và voi trận qua châu Chiêu Tấn, quân Trung quốc rút lui. Việt Nam bắt giết tên Diêu Doãn An. Tháng 10 âl, xây đài đặt súng phòng vệ ở Kim Dự, trấn Hà Tiên để đề phòng giặc Xiêm và Chân Lập. Năm Nhâm Thìn, Minh Mạng năm thứ 13 (1832). Tháng 2 âl, Trần Tứ, Đỗ Bảo nghe lời khuyến dụ của tàn dư nhà Hậu Lê là Lê Duy Lương nổi loạn nhưng bị bắt giải về kinh đô trị tội. VSTK - 1001


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

17 18 19

20

21 22 23 24

25 26 27 28

Tháng 3 âl, sửa bia địa giới ở sông Đổ Chú tỉnh Tuyên Quang: đời Bảo Thái nhà Lê, quan biên trấn của Trung Quốc ở phủ Khai Hóa lấn chiếm ranh giới nước Đại Việt, vua Lê phản kháng, Trung Quốc trả lại đất cho Đại Việt, lấy sông Đổ Chú làm ranh giới, dựng hai cột móc ở 2 bên bờ Bắc, bờ Nam: bia bờ Nam ở phía Đại Việt khắc ghi: <<An Nam quốc Tuyên Quang trấn, Vị Xuyên giới chỉ, dỉ Đổ Chú hà vi cứ >> (nghĩa là: địa giới nước An Nam lấy từ sông Đổ Chú cuối huyện Vị Xuyên của trấn Tuyên Quang làm giới hạng). Bia bờ Bắc phía Trung Quốc ghi khắc: <<Khai Dương viển xứ thiên mạt, giự Giao Chỉ tiếp nhượng chi xứ >> (nghĩa là: vùng đất Khai Dương ở cuối cùng nước Trung Quốc là nơi giáp giới địa phận nước Giao Chỉ. Khi ấy ở Đại Việt là niên hiệu Bảo Thái thứ 9 và ở Trung Quốc là niên hiệu Ưng Chánh thứ 6). Nay, bia bờ Nam đổ gảy, trấn quan báo về, Minh Mạng cho sửa lại. Tháng 5 âl, cho người Hoa khai thác mỏ vàng ở Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang để lấy thuế. Xây thành Hưng Yên bằng gạch đất nung. Tháng 7 âl, Chưởng tả quân lãnh Gia Định Tổng Trấn Lê Văn Duyệt mất, truy tặng chức Tá Vận Công Thần Đặc Tấn Tráng Võ Tướng Quân Tả Quân Đô Thống Phủ Chưởng phủ Sự Thái Bảo Quận Công, thụy là Oai Nghi. Ra lệnh 2 vệ Tả quân đi thú ở Gia Định triệt về Kinh; vệ quân Minh Nghĩa triệt về nguyên tịch (tức là trở về nơi xuất phát) tỉnh Quảng Nghĩa, còn cơ An Thuận chờ khi nào chôn cất Ông Duyệt xong rồi sẽ triệt hồi về Kinh.

*

VSTK - 1002


Chương II NGUYỄN THÁNH TỔ (1791 - 1841) (tiếp theo) Niên hiệu : Minh Mạng (1791-1841)

4

Năm Nhâm Thìn, Minh Mạng năm thứ 13 (1832). Tháng 7 âl, bổ nhiệm Nguyễn Công Trứ làm Bố Chánh sứ Hải Dương, kế đến thăng chức Tuần phủ rồi Tổng Đốc Hải An.

5

Tháng 10 âl, đổi phủ Thuận Thành làm phủ Ninh Thuận.

1 2 3

6 7

8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Tháng 11 âl, tàu nước Hoa Kỳ (Nhả Di Lý) vào vịnh Vũng Lâm tỉnh Phú Yên mang quốc thư sang xin thông thương. Lê Đại Cương trước đây là Tổng đốc Sơn Tây, nay được bổ nhiệm làm Tổng Đốc An Hà kiêm lãnh nhiệm vụ bảo hộ nước Chân Lập. Năm Quý Tỵ, Minh Mạng năm thứ 14 (1833), tháng Giêng, xây cất điện Thái Hòa, cổng Ngọ Môn, cửa Nhật Tinh, cửa Nguyệt Anh, lầu Ngủ Phụng, cầu Kim Thủy (hoàng thành Phú Xuân/Huế) . Tàn dư nhà Hậu Lê là Lê Duy Lương tự xưng Đại Lê Hoàng Tôn hợp với người cầm đầu nhóm dân địa phương ở các huyện Lạc Thổ, Phụng Hóa, An Hóa là anh em Quách Tất Công, Quách Tất Tế cùng với Lê Duy Nhiên, Đinh Thế Giá, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh nổi dậy chống lại triều đình, đưa quân bao vây, đánh phá Hưng Hóa. Tháng 3 âl, ở Ninh Bình Lê Duy Lương và anh em Quách Tất Công bao vây thành phủ Thiên Quan; nhóm Đinh Thế Đức xâm chiếm nhiều châu ở Đà Bắc (thuộc Hưng Hóa), vây hãm đồn Vạn Pha. Trấn thủ Hưng Hóa là Ngô Huy Toán báo nguy về trung ương. Minh Mạng sai lãnh binh Hưng Hóa Phạm Văn Điển, phó lãnh binh Nam Định Lương Văn Liễu, thủy sư Bắc thành 6

VSTK - 1003


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

(Hà Nội) Nguyễn Văn Quyền hợp binh đi bình định Hưng Hóa: nhóm nổi loạn bỏ chạy tứ tán khắp nơi. Tả quân Minh Nghĩa vệ úy Nguyễn Hữu Khôi (tức Lê Văn Khôi), nguyên là người Bắc Thành, trước đây nổi dậy chống triều đình ở Cao Bằng, bị truy đuổi chạy vào Thanh Hóa rồi ra đầu thú với Lê Văn Duyệt trong khi Lê Văn Duyệt đang đi kinh lược ở Thanh Hóa, được Ông mang về Gia Định đề đạt lần lần lên đến chức Vệ Úy. Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, Minh Mạng bãi bỏ chức vụ tổng đốc Gia Định rồi chia Gia Định thành 6 tỉnh: Biên Hòa (Đồng Nai), Gia Định (Phiên An), Mỹ Tho (Định Tường), Vĩnh Long (trước gọi là Vĩnh Thanh/ Long Hồ), Châu Đốc (An Giang), Hà Tiên, mỗi tỉnh bổ nhiệm một tổng trấn để cai trị. Tỉnh Gia Định do Nguyễn Văn Quế làm tổng trấn, Bạch Xuân Nguyên làm bố chánh và Nguyễn Chương Đạt làm án sát . Trước đó, Minh Mạng không hài lòng Lê Văn Duyệt vì Ông Duyệt bao che những dân theo đạo Ky Tô giáo và những người Pháp của tiên triều còn ở lại Việt Nam; nhưng vì Duyệt là bậc khai quốc công thần của hoàng đế Gia Long cho nên hồi Duyệt còn sống, Minh Mạng để yên. Nay Ông Duyệt đã mất, Minh Mạng ngầm sai Bạch Xuân Nguyên điều tra để hạ uy tính Ông Duyệt. Trong khi làm nhiệm vụ truy xét, Bạch Xuân Nguyên vì ganh ghét, kết tội phó Vệ Úy Nguyễn Hữu Khôi là tham ô dưới sự bao che của Lê Văn Duyệt. Khôi bị cách chức, triệu hồi về kinh đô Phú Xuân để chờ lệnh. Tháng 5 âl năm Quý Tỵ (1833) Nguyễn Hữu Khôi hô hào những người gốc Bắc Thành đang sinh sống ở Gia Định cùng nổi dậy chống lại nhà cầm quyền Gia Định, giết bố chánh Bạch Xuân Nguyên và tổng trấn Nguyễn Văn Quế, án sát Nguyễn Xuân Đạt chạy thoát. Thừa thắng, Khôi cùng thuộc hạ đánh chiếm Biên Hòa. Đa số các quan của triều đình trong thành Gia Định (Phiên An) đều đầu phục theo Khôi. Khôi tự xưng nguyên soái, giao cho các hàng tướng Thái Công Triều, Lê Đắc Lực chỉ huy trung quân; Nguyễn văn Đà, Nguyễn Văn Thông (người Bắc VSTK - 1004


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Thành) chỉ huy tiền quân; Lưu Tín, Trần Văn Tha chỉ huy thủy quân. Tất cả hàng tướng khác đều được Khôi giao phó chức vụ chỉ huy. Quân binh của Thái Công Triều và các hàng tướng của Khôi lần lượt chiếm Mỹ Tho, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Quân triều đình do quân vụ đạo Ninh Bình Tạ Quang Cự và Tham Tán Hoàng Đăng Thận chỉ huy bắt sông chủ chốt nổi dậy Lê Duy Lương cùng với Lê Duy Nhiên, giải về kinh trị tội. Quân triều đình do Thự tuần phủ tỉnh Biên Hòa là Võ Quýnh tái chiếm tỉnh Biên Hòa. Trong khi đó, án sát Cao Bằng Phạm Đình Trạc truy bắt được con của Nguyễn Hữu Khôi là Nguyễn Hữu Báu. Tháng 7 âl, tri châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang là Nồng Văn Vân, anh vợ của Khôi, tự xưng Tiết Chế thượng tướng quân nổi dậy chống triều đình. Minh Mạng cách chức và thâu lại phẩm hàm của Nguyễn Xuân Quế và Bạch Xuân Nguyên dù 2 ngươi nầy đã bị Khôi giết chết. Quân của Khôi lại phản công vây đánh Biên Hòa, giết chết tướng trú phòng của triều đình là Tôn Thất Gia. Tháng 8 âl, hàng tướng Thái Công Triều lại trở về với triều đình, dẫn quân triều đình truy kích quân binh của Khôi. Lần lượt quân triều đình tái chiếm các tỉnh Vĩnh Long, An Giang. Tỉnh Biên Hòa cũng được Trương Minh Giảng tái chiếm Khôi cho hạ thuộc sang Chantaboun nước Xiêm yêu cầu tiếp viện và cùng một lúc mời gọi sư huynh Tabert trở về Gia Định để lôi kéo sự ủng hộ của khối người theo đạo công giáo nhưng kẻ hạ thuộc nầy bị bắt ở Hà Tiên vào lúc Hà Tiên được quân triều đình tái chiếm. Khôi lại liên lạc móc nối với một tu sĩ tên là Marchand đang trốn lánh ở Trà Vinh về Gia Định để giúp Khôi trong việc lôi kéo dân chúng chống lại triều đình. Khôi ở bên trong thành cầm cự với quân triều đình chờ viện quân Xiêm La. Tháng 12 âl, quân Xiêm La đem quân thủy bộ chia thành nhiều hướng sang đánh Việt Nam: VSTK - 1005


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

-Quân Xiêm hợp cùng quân Vạn Tượng đánh phá đạo Quảng Trị. - Uy hiếp phủ Trấn Tỉnh ở Nghệ An. -Uy hiếp Chân Lập. -Đánh phá, Châu Đốc và An Giang. Tuy nhiên, mục tiêu chính của quân Xiêm là đánh Chân Lập và Gia Định còn những mặt khác chỉ nhằm phân tán lực lượng quân binh của triều đình Việt Nam. Minh Mạng đưa quân triều đình đi chận đánh: - Phía Tây Nam (vùng An Giang) có các tướng Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân. - Phía Tây Bắc (vùng Cam Lộ, Quảng Trị), có tướng Lê Văn Thụy. - Mặt trận Nghệ An do tướng Phạm Văn Điển lãnh trách nhiệm. - Ở mặt trận Trấn Ninh có tướng Nguyễn Văn Xuân (không phải tướng Nguyễn Xuân của mặt trận Tây Nam) chỉ huy. Trong khi triều đình đang đối phó với loạn Nguyễn Hữu Khôi ở Gia Định và đánh đuổi quân Xiêm ở phía Nam thì ở Bắc Hà, Nồng Văn Vân (anh vợ của Khôi), cầm đầu nhóm bộ tộc thiểu số địa phương nổi dậy chống triều đình ở Tuyên Quang, chiếm châu Bạch Thông thuộc tỉnh Thái Nguyên, bao vây Cao Bằng, Lạng Sơn. Cuối năm Quý Tỵ (1833), tướng triều đình Tạ Quang Cự tái chiếm Lạng Sơn và Cao Bằng. Quân của 2 tướng Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ xâm nhập vào căn cứ địa Vân Trung (Bào Lạc) của nhóm nổi loạn, Nồng Văn Vân kéo quân binh vượt biên giới trốn sang Tàu rồi từ đó lại quay trở về Việt Nam tiếp tục đánh phá. Năm Giáp Ngọ, Minh Mạng năm thứ 15 (1834), tháng Giêng, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đánh lui quân Xiêm ở sông Cổ Hổ, tái chiếm Hà Tiên rồi tiến qua Chân Lập tiêu diệt quân Xiêm, chiếm lại thành Nam Vang (Phnom Penh) cho vua Nặc Ong Chân. Các nơi khác, quân Xiêm đều bị đẩy lui ra khỏi biên giới nước Việt Nam.

VSTK - 1006


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Từ Gia Định, biết được quân Xiêm đại bại khắp nơi, Nguyễn Hữu Khôi lo buồn rồi nhuốm bệnh, chết. Nhóm nổi loạn tôn con của Khôi là Cú mới được 8 tuổi làm nguyên soái cùng với Nguyễn Văn Trắm nắm quyền chỉ huy để tiếp tục chống trả với quân triều đình. Tháng 4 âl (1834), quân triều đình do tướng Nguyễn Văn Trọng thống lãnh, hợp quân vây đánh thành Gia Định nhưng bị tổn thất nặng nề; 2 tướng thất trận Tống Phúc Lương, Lê Đăng Dinh bị cách chức. Tháng 7 âl (1834), Minh Mạng ban hành 10 điều huấn vụ áp dụng cho cả nước: 1/- Giữ gìn luân lý, 2/- Chánh tâm thuật, 3/- Chăm bản nghiệp, 4/- Chuộng tiết kiệm, 5/- Hậu phong tục, 6/- Dạy giỗ con em, 7/- Học theo đạo chánh, 8/Răn điều gian dâm, 9/- Giữ phép luật trong nước, 10/- Làm điều thiện. Suốt dọc các vùng giáp giới Trung Quốc loạn lạc nổi lên đánh phá khắp nơi, mạnh nhất là nhóm Nồng Văn Vân và Nồng Văn Sĩ ở các vùng Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Sơn Tây, Hưng Hóa, Nghệ An đều có bạo loạn chống triều đình nhưng bị quân triều đình dẹp yên. Tháng 9 âl (1834), Minh Mạng lệnh cho bộ Lễ lập ra cơ quan Tứ Dịch quán ở kinh đô (trường dạy học thông dịch nhiều thứ tiếng ngoại quốc). Tháng 12 âl (1834), lập Viện Cơ Mật. Thưởng cho dân chúng có công điềm chỉ những ai lén lút tiếp tế cho nhóm nổi loạn Nguyễn Hữu Khôi. Tướng triều đình Tạ Quang Cự hành quân bình định các vùng căn cứ của nhóm nổi loạn ở Cao Bằng, tịch thu nhiều súng thần công và súng điểu thương, óng phun lửa, thuốc súng và nhiều thứ khí giới khác . Vua nước Chân Lập Nặc Ong Chân mất không con trai nối nghiệp. Minh Mạng cho quan triều đình Việt Nam gốc Chân Lập là Trà Long và La Kiên lãnh quyền cai trị Chân Lập dưới quyền kiểm soát của quan đô hộ Việt Nam là Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương. Theo lời đề nghị của Trương Minh Giảng, Minh mạng chấp thuận đặt một người VSTK - 1007


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Chân Lập bản xứ là Nhâm Vu cùng nắm quyền nhiếp chính cai trị , chia nước Chân Lập thành 33 phủ; Năm Ất Mùi, Minh Mạng năm thứ 16, tháng 3 âl (1835), xây đắp thành Trấn Tây để cho quân binh bảo hộ của Việt Nam trú đóng, bờ thành cao 9 thước 9 tấc, bề dầy chân thành 1 trượng 8 thước, tường thành dầy 3 thước 6 tấc, 4 hào thành phía ngoài mỗi hào rộng 3 trượng 1 thước 5 tấc; riêng hào trước cửa thành rộng 5 trượng 8 thước 5 tấc. Tất cả hào lũy đều sâu 1 trượng. Cũng trong tháng 3 âl năm nầy (1835), quân binh của 2 tướng triều đình ở Tuyên Quang là Phạm Văn Điển, Lê Văn Đức vây bắt Nồng Văn Vân từ bên lãnh thổ Trung Quốc quay về Xã An Quảng trốn lánh trong rừng. Quân triều đình dùng lửa đốt rừng, Vân bị chết cháy, đầu bị chém gửi về kinh đô báo tin chiến thắng. Tháng 6 âl, sau khi dẹp yên biến loạn nhiều nơi ngoài Bắc Hà, Nguyễn Công Trứ tình nguyện cầm quân phá thành Phiên An (Gia Định) hiện còn dưới sự kiểm soát của nhóm nổi loạn Nguyễn Hữu Khôi. Minh Mạng không chấp thuận. Tháng 7 âl năm Ất Mùi (1835), quân triều đình do hai tướng Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Xuân thống lãnh tấn công và hạ được thành Phiên An (Gia Định). Tất cả quân binh trong thành đều bị bắt sống gồm 1831 người. Riêng những người chủ chốt tiếp tục cầm đầu cuộc nổi loạn của Nguyễn Hữu Khôi thì bị đóng củi giải ra kinh đô Phú Xuân trị tội bằng hình phạt cắt da, xẻo thịt (hình phạt lăng trì). Trong số nầy có tu sĩ Marchand, một người Hoa tên là Mạch Tấn Giai và con trai của Khôi. Số 1831 người bị bắt đều bị giết rồi đem chôn tập thể vào một hố rộng, ở một nơi mà ngày nay gọi là Đồng Mả Ngụy . 7

7 bis

CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN : 

30 31 32 33 34

LÝ LỊCH CỦA LÊ VĂN KHÔI

Tên tuổi của Lê Văn Khôi đươc sử sách của Quốc sử quán triều Nguyễn đề cập tới một cách gián tiếp ngay sau khi Ông Lê Văn Duyệt mất vào tháng 7 âl, năm Nhâm Thìn (1832). Sách Quốc Triều Chánh biên viết: "Tháng 7, Chưởng tả quân lãnh Gia Định Tổng Trấn Lê Văn Duyệt mất, truy tặng chức Tá Vận Công Thần Đặc Tấn Tráng Võ VSTK - 1008


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Tướng Quân Tả Quân Đô Thống Phủ Chưởng phủ Sự Thái Bảo Quận Công, thụy là Oai Nghi. . . .Rồi sắc cho (ra lệnh) 2 vệ Tả quân đi thú ở Gia Định triệt về Kinh; vệ quân Minh Nghĩa triệt về nguyên tịch (tức là trở về nơi xuất phát) tỉnh Quảng Nghĩa, còn cơ An Thuận chờ khi nào chôn cất Ông Duyệt xong rồi sẽ về Kinh ". Vệ quân Minh Nghĩa là đoàn binh đội hộ vệ riêng của Lê Văn Duyệt do Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi chỉ huy. Còn đoàn vệ binh An Thuận cũng sẽ trở về An Thuận sau khi chôn cất xong Ông Duyệt. Rõ ràng là từ thời Gia Long, qua đến những năm đầu của thời Minh Mạng, nước Việt Nam mặc dù gọi là thống nhất nhưng trên thực tế ở Nam Hà, từ Quảng Ngãi trở vào là vùng lãnh thổ cai trị của Tả quân Lê Văn Duyệt mà người phương Tây thời đó gọi là "Phó Vương Lê Văn Duyệt" (Le Vice Roy). Uy quyền của Lê Văn Duyệt lúc đó chỉ thua kém hoàng đế Gia Long một bậc, có quân đội riêng do ông Duyệt tuyển chọn từ 2 vùng Quảng Ngãi và An Thuận; Ông có toàn quyền chém trước tâu sau "tiền trảm hậu tấu". Sau khi lên ngôi, Minh Mạng muốn tập trung hết quyền hành về mình và "phó vương" Lê Văn Duyệt là một trở ngại lớn lao cho Minh Mạng thực hành ý định đó. Theo một tác giả người Pháp M. Gaultier thì: "Khi Ông Duyệt còn sống, Minh Mạng ngoài mặt vẫn phải làm ngơ đối với cung cách cai trị của ông Duyệt ở Gia Định nhưng trong lòng thì Minh Mạng lại cảm thấy tức bực lo âu vì thấy trong Gia Định các xứ họ đạo Kitô giáo càng ngày càng lan tràn nhanh chóng và ông Duyệt đã dựa vào khối hậu thuẫn của nhóm người theo đạo để cai trị. Minh Mạng luôn luôn chờ đợi cơ hội thuận lợi để kéo dân chúng trong Gia Định trở về nguồn gốc An Nam đích thật của họ" (Gaultier.M, Minh Mạng, nhà xuất bản La Rose, Paris. 1935, trang 109, 110 ). Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn viết rằng Ông Duyệt là một cái đuôi quá lớn khó thể cựa quậy, " vĩ đại chi hoạn: đuôi lớn thì hại cho thân": có ý nói kẻ bề tôi mạnh thì người bề trên không chế ngự đươc. Minh Mạng không những e dè Lê Văn Duyệt mà còn ghét Ông Duyệt nữa. Lý do thù ghét nầy tương tựa như những lý do thù ghét mà Lê Thánh Tông ngày xưa đã vinh vào để giết hại những đại thần của tiên triều: những đại thần nầy bị hại vì không chịu ủng hộ ông vua hiện tại từ khi ông nầy được chỉ định tôn lập làm người chính thức kế vị ngôi vua. Sử sách của triều Nguyễn ghi lại việc tôn lập hoàng tử Đảm (con trai dòng vợ thứ Trần thị của Gia Long, tức vua Minh Mạng sau nầy ) như sau : << Tháng 2 âl (năm Giáp Tuất/ Gia Long năm thứ 12/ 1814) Hoàng hậu Tống thị băng. (ghi chú của soạn giả: bà nầy chỉ được tuyên xưng là hoàng hậu sau khi Gia Long mất bởi vì lúc Gia Long còn sống không có người vợ nào của ông được đặt lên chức hoàng hậu chính thức). Nguyên trước hoàng tử thứ 4 mới 3 tuổi, ngài khiến hoàng hậu nuôi VSTK - 1009


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

làm con. Bà đòi văn khế. Ngài sai Lê Văn Duyệt viết một tờ giao cho bà. Đến bây giờ gặp việc tang bà hoàng hậu, Đình thần bàn cho hoàng tôn Đán - con của Đông Cung hoàng tử quá cố Nguyễn Phúc Cảnh, tức là Mỹ Đàng - đứng chủ việc tế tự. Ngài dụ rằng: "Hoàng tử thứ 4 đã làm con Hoàng hậu, chủ tự là phải, không nên nệ lễ `Đích tôn thừa trọng" . Nguyễn Văn Thành nói: "Vậy thời trong văn tế khó xưng hô lắm". Ngài dạy rằng: "Con vâng cha mà tế mẹ, danh chính ngôn thuận, việc gì mà không được". Lúc ấy bàn định mới xong.>> (Đích tôn thừa trọng: nếu con trai cả chết thì con trai cả của người chết được nối nghiệp). Trong số Đình thần bàn bạc, chắc chắn phải có mặt Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành là ngươi chủ chốt đại diện cho nhóm đình thần nầy. Ngày đó, Minh Mạng đã hơn 20 tuổi, thừa đủ trí khôn để nhận thức những ai không ủng hộ mình qua cuộc bàn bạc của nhóm đình thần nhân lúc mẹ nuôi của Minh Mạng qua đời. Như vậy, những "mối nguy trầm trọng" cho ngai vàng của Minh Mạng có thể là: 1- Nguyễn Văn Thành 2- Vợ và con cháu của cố Đông cung hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh. 3- Lê Văn Duyệt * Đa số dư luận đều cho rằng Thành chết vì bài thơ ngông cuồng của đứa con trai mình (vụ án Nguyễn Văn Thuyên). Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa đưa đến việc Thành phải uống thuốc độc là sự nghi kỵ và thất sủng của Gia Long đối với Thành: Gia Long cho rằng Thành chống đối việc lập hoàng tử Đảm làm Đông cung chẳng qua là vì Thành muốn có vua nhỏ tuổi kế vị sau khi Gia Long qua đời để Thành có thể lộng quyền khống chế. Một điểm cần lưu ý ở đây: trong các triều đại phong kiến ngày trước, cứ mỗi lần có một vụ giết hại công thần thì thường được sử cũ luồn lách viết tránh đi và để cho những nạn nhân "tự xứ bằng cách tự treo cổ hay tự uống thuốc độc" (trong khi bị bắt giam mà lại có sẵn dây thừng hoặc thuốc độc để tự xử) rồi sau đó tô vẽ bằng những trò hối hận, truy phong cho người bị giết oan, nhằm mục đích che đậy "kẻ sát nhân ném đá dấu tay" khỏi bị mang tiếng với hậu thế. Ở đây, Gia Long xử tội chết Thành bằng hình phạt uống thuốc độc nhưng sử quán triều Nguyễn lại viết rằng vì Thành muốn tỏ ra mình là kẻ trung quân cho nên Thành tự tử bằng thuốc độc và sau đó Gia Long cũng hối hận thương tiếc. Một điểm khác cũng đáng được lưu ý: Nguyễn Văn Thành là chúa tể Bắc Hà, Lê Văn Duyệt là chúa tể Nam Hà, có thể hai người là 2 con hổ không thể sống chung trong một giang sơn nhưng cũng có thể chính sử quán triều Nguyễn đã cố tình đỗ tội cho Lê Văn Duyệt gây ra cái chết của Nguyễn Văn Thành: sử sách cũ đều cho rằng vì Duyệt ghét Thành cho nên mới dùng bài thơ ngông của con trai Thành để tố cáo Thành. * Nguy cơ thứ hai có thể lam lung lay ngôi vua của Minh Mạng là vợ và con cháu của cố Đông cung hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh tức là chị dâu và VSTK - 1010


1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

cháu của Minh Mạng trong số đó hoàng tôn Đán- con trai của Nguyễn Phúc Cảnh- là mối lo thường xuyên của Minh Mạng vì Đán là dòng chính thất, được đình thần cựu trào ủng hộ nối ngôi hoàng đế Gia Long. Minh Mạng sau khi lên ngôi vua đã đối xử những người nầy ra sao?

Có dư luận đã tham chiếu vào sách của người Pháp viết sử Việt Nam là Maybon, Ch.B để viết rằng Minh Mạng đã sát hại vợ con của hoàng tử Cảnh để tuyệt đường hậu hoạn. Cũng có dư luận lại cho rằng việc Minh Mạng giết chị dâu là bà vợ của hoàng tử Cảnh và các cháu chỉ là sự đồn đãi vô căn cứ. Tuy nhiên, trong sách Abrégé de l' Histoire d' Annam của Alfred Schreiner có đọan viết như sau: <<Comme Administrateur, Minh Mạng voulait tout centraliser. Ne tenant aucun compte des aspirations, des particularités de race, des antipathies entre Cochinchinois et Tonkinois, il appliqua partout le même système d'administration dure et coercitive. Le Cambodge fut organisé en deux provinces Nam Vang (Phnom-Penh) et Gò Sặt (Pursat). A ces travaux d 'organisation vinrent se joindre des soucis d'intérieur. Les fils du prince Cảnh pouvaient s'ériger en dangereux rivaux. Leur perte fut résolu : "Minh Mạng, dit-on, eut des relations avec la veuve de son frère et la rendit enceinte. Quant la grossesse fut apparente, il la condamna à mort pour inceste, elle et ses deux fils, ses propes neveux. Il leur accorda cependant la faveur de choisir le genre de mort ." (J.B Trương Vỉnh Ký). Après ses neveux, il compta se débarasser des deux mandarins qui avaient prié Gia Long de nommer un de ses petits-fils comme successeur. Les deux compagnons d'armes de son père avaient d'ailleurs une liberté d' allure et de l'angage qui le gênaient. Ils se trovaient alors tous deux à Huế ils etaient allés, dit Pétrus Ký, à l' occasion de l' avénement au trône de Minh Mạng .>> Tạm dịch: Là người cai trị, Minh Mạng muốn rằng mọi quyền lực phải tập trung vào tay mình. Ông không cần lý gì tới những nguyện vọng, những sự khác biệt về tộc giống, những điều kỳ thị Nam Kỳ-Bắc Kỳ, ông cho áp dụng khắp mọi nơi một cơ chế hành chánh cứng rắn và có tính cách bó buộc. Nước Cambodge (Cao Miên/Kampuchea) bị chia thành 2 tỉnh Nam Vang (Phnom-Penh) và Gò Sặt (Pursat). Trong cuộc cải tổ hành chánh nầy, Minh Mạng lại phải đương đầu với những sự lo âu từ trong nội bộ của triều đình. Những người con trai của hoàng tử Cảnh có thể trở thành những kẻ đối địch nguy hiểm. Nhưng rồi sự mất tích của họ đã giải quyết được vấn đề: người ta đồn rằng, Minh Mạng có những liên hệ bất chính với chị dâu góa bụa và khiến cho bà nầy mang thai. Khi không còn có thể che dấu được cái bào thai một ngày một lớn, Minh Mạng bèn vu tội cho bà nầy đã phạm tội ngoại tình rồi xử tội chết cả người mẹ và 2 người con trai: Minh Mạng

VSTK - 1011


1 2

3 4

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

đã ra lệnh giết 2 đứa cháu ruột thịt. Tuy nhiên, Minh Mạng cho họ được hưởng ân huệ tự lựa chọn cách chết cho mình.1 (J.B Trương Vĩnh Ký). 1

Tức là chọn một trong 3 thứ: dao ngắn, thuốc độc, dây vãi thắt cổ mà thời xưa gọi 3 hình phạt nầy là Tam Ban Triều Điển.

Vào tháng 10 năm 1928, tác giả Le R.P Delvaux trong Des Missions de France viết một bài với tựa đề là L'Ambassade de Minh Mạng à Louis Philipe 1839-1841 trong đó có một đoạn viết như sau: << La violance de Minh Mạng ne fit que s'accroitre. Il fit mourir les fils du prince Cảnh et leur mère susceptible de devenir des rivaux dangereux. Il songea ensuite à se débarasser des deux généraux qui avaient demandé à Gia Long son éloignement du trône. Nguyễn Văn Thiềng (tức Nguyễn Văn Thành), la pacificateur des Tây Sơn, succomba sous la fosse accusation de haute trahison. Le fameux Tả quân, Lê Văn Duyệt déjoua l'intrigue; mais après sa mort en 1831, le roi fit profaner son tombeau, ce qui amena la revolte de Khôi en Basse Cochinchine>> . (Tạm dịch: Bạo lực của Minh Mạng càng lúc càng gia tăng . Ông ta ra lệnh giết các con trai của hoàng tử Cảnh và mẹ của 2 người con nầy vì họ là mối nguy cơ trở thành những phần tử dối địch nguy hiểm. Tiếp đến, Minh mạng tìm cách loại trừ 2 đại tướng đã yêu cầu Gia Long đừng truyền chức vị hoàng tử nối ngôi cho ông ta. Người có công bình định Tây Sơn là tướng Nguyễn Văn Thiềng (Thành) đã gục xuống vì bị vu cáo khép tội phản quốc. Chính vị Tả Quân lừng danh Lê Văn Duyệt đã tố cáo âm mưu phản loạn đó; tuy vậy, sau khi Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng đã ra lệnh sang bằng lăng mộ của ông ta, đưa tới biến cố nổi loạn của Khôi ở Nam Kỳ.) Bài viết trên được viết vào tháng 10 năm 1928 tức là hơn 20 năm sau so với sách của Alfred Shreiner phát hành vào năm 1906. Vậy có thể suy định rằng tác giả của bài viết đó chỉ tham chiếu vào những tin tức rất giới hạn có sẵn từ trước để lập lại mà thôi. * Sau khi đã loại trừ hai đứa cháu mình, Minh Mạng liền nghĩ ngay đến việc hạ bệ những quan thần đã chống đối việc vua cha Gia Long chọn lựa Minh Mạng làm người chính thức thừa kế ngôi vị hoàng đế, những người đã yêu cầu Gia Long chọn một trong 2 đứa cháu đích tôn, con của hoàng tử Cảnh thay vì chọn Minh Mạng. Ngoài ra, hai viên cận tướng của vua cha đã tỏ ra khinh nhờn, nghênh ngang lấn lối, nói năng trịch thượng khiến Minh Mạng cảm thấy xấu hổ trước các quan thần trong triều, mà theo Petrus Ký thì chuyện đó xảy ra khi 2 viên đại thần nầy ra kinh đô Huế để dự lễ tấn phong hoàng thái tử của Minh Mạng. Khi viết những biến cố lịch sử kể trên, Alfred Schreiner đã tham chiếu sách của Petrus Trương Vĩnh Ký, có thể là sách Cours d'histoire annamite, xuất bản ở Sài Gòn năm 1879. Như vậy, việc lang chạ của VSTK - 1012


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Minh Mạng với chị dâu mình chỉ là tiếng đồn "dit-on" chứ không có tài liệu chứng minh chính xác nhưng chúng ta, những người hậu sinh không vì thế mà bỏ qua để làm sáng tỏ vấn đề bởi vì trong lịch sử các triều đại phong kiến đã xảy ra nhiều trường hợp ẩn khúc nhơ nhớp giống như thế. Riêng việc Minh Mạng xấu hổ vì cách đi đứng nghênh ngang, ăn nói trịch thượng của Lê Văn Duyệt thì Minh Mạng đã kể tội ra một cách tách bạch. Sau khi dẹp yên loạn Lê Văn Khôi, Minh Mạng xuống chiếu truy tội Lê Văn Duyệt . Kể lại vụ án nầy, sách Đại Nam Chính Biên Liệt truyện có ghi lại lời Dụ của Minh Mạng đưa xuống Hội đồng Nội Các xét xử vụ án, trong đó có đoạn viết Minh Mạng hài tội Duyệt như sau: <<Vua dụ Nội Các rằng: "Lê Văn Duyệt xuất thân từ kẻ yêm hoạn (tức quan bị cắt bỏ bỏ bộ phận sinh dục), vốn là một tên hầu hạ trong nhà. Đến lúc gặp vận số trung hưng, rồng mây hội ngộ, đánh dẹp được quân Tây Sơn cho nên được dự phần công lao. Đức hoàng thái thượng của ta vì nghĩ tới hắn thuở nhỏ sai khiến trong nội cung cho nên đem lòng tín cẩn, đã bao nhiêu lần ban ơn cho hắn quyền làm tướng. Không ngờ bọn chúng (ý bao gồm cả Nguyễn Văn Thành) đa số là bọn bất lương ,càng lúc càng sinh ra kiêu căng, manh tâm phản nghịch, hành động càn dỡ, ăn nối hỗn hào. Lúc cha ta còn sống thì lòng gian manh của hắn chưa dám lộ ra. Đến khi ta lên ngôi, vì cựu thần không còn mấy người hơn nữa vì nghĩ tình hắn đã tuổi già cho nên cũng tạm thời khoan thứ, cho hắn có dịp suy nghĩ mà chừa bỏ tật xấu để công danh của hắn được vẹn toàn . Không ngờ hắn lòng như rắn rết độc địa, dạ như giống chó sói hung dữ, càng ngày càng kênh kiệu khinh mạn, dám nói xấu triều đình trước mặt mọi người để khoe tài riêng của mình . . . . . . . .Lê văn Khôi là quân vô loại lại được hắn đề đạt đến chức vệ úy, đem tên nầy phục vụ dưới cờ để làm tay sai tâm phúc. . . .kết bè đảng, chứa chấp dung túng tù phạm bị đưa vào khổ sai ở Nam Kỳ. . . . . . .Đến độ hắn tuyên bố với người ta rằng hắn được phong vương cấp đất chứ không phải chỉ là một tổng trấn tầm thường như những người khác. Mồ mả của cha, của em hắn cũng tiếm gọi là lăng; đối với người khác thì tự xưng là Cô, tập cho bộ hạ luôn chỉ biết tuân lệnh Lê Văn Duyệt và coi triều đình như không có . . . . . . . . ." *Riêng lý lịch của Khôi sử quán triều Nguyễn viết như sau: << Nguyên Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi (nguyên trước triều đình cho nó theo dòng Nguyễn Hựu, nay vì nó bạo nghịch phải cải theo họ Lê Văn Duyệt) >>. Theo đoạn văn nầy thì chính là triều đình dã ban cho Khôi họ Nguyễn. Triều đình ở đây chỉ có thể là triều đình nhà Nguyễn Gia Long. Việc ban họ của vua cho bầy tôi lập được công trạng lớn là một lệ thường thấy trong các triều đình phong kiến Việt Nam và được áp dụng nhiều nhất ở thời đại Lê Lợi. Như vậy, Khôi chưa bao giờ mang

VSTK - 1013


1 2 3 4 5 6 7

họ Lê trước ngày Khôi nổi loạn hay nói khác đi Khôi không phải là con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt như dư luận xưa nay thường nói. Như vậy, câu hỏi đặt ra là: 1. Khôi là ai ? 2. Họ thật của Khôi là gì ? 3. Khôi gặp Lê Văn Duyệt ở đâu và lập được công trạng gì để được Gia Long ban cho mang họ Nguyễn ? 

20

Khôi là ai ? Sử quán triều Nguyễn cho biết rằng, trong khi Khôi đang khởi động cuộc nổi dậy ở Gia Định thì ở Bắc Hà chính quyền ở Cao Bằng là án sát Phạm Đình Trạc bắt được con của Khôi tên là Lê Văn Báo và em ruột của Khôi tên là Lê Văn Hổ cùng với 11 người thân thuộc khác. Cũng trong thời gian nầy, đầu lĩnh của châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang là Nông Văn Vân- anh vợ của Khôi cũng nổi dậy chống triều đình Minh Mạng. Ở Thái Nguyên, em của Nồng Văn Vân là Nồng Văn Sĩ cũng hưởng ứng nổi dậy chống lại triều đình. Ở Lạng Sơn, Nguyễn Khắc Hòa phối hợp với nhóm nổi dậy ở Cao Bằng do em của Khôi tên là Lê Văn Liệu đưa hơn 10,000 quân bao vây thành Lạng Sơn. Trong số hàng quân nầy có 3,000 thợ mỏ người

21

Tàu ở vùng biên giới được em của Khôi chiêu mộ đi theo.

8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn Tây, . . . chỗ nào cũng có nổi dậy chống triều đình. Do đó, có thể suy diễn rằng cuộc nổi dậy của Khôi ở miền Nam đã chăm ngòi cho việc nổi loạn trên cùng khắp đất nước. Đặc biệt, với những cuộc nổi loạn ở các vùng biên giới Việt NamTrung Quốc người ta có thể nói đó là những cuộc nổi dậy của Khôi ở phía Bắc Hà và như vậy thì quy mô cuộc nổi dậy của Khôi có tính cách toàn diện khắp nước Việt Nam chứ không riêng gì ở Gia Định. Tới đây, người ta có thể thấy được một điểm: gia đình thân tộc của Khôi đều là người thuộc vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang (chị ruột của Khôi là vợ của Nồng Văn Vân ở Tuyên Quang, em trai của Khôi tên là Liệu ở Lạng Sơn ), hay nói khác đi Khôi là người từ Bắc Hà, ở mạn Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Tuy nhiên họ thực của Khôi là gì thì vẫn vô tung tích. 

35

36 37 38 39 40 41

Họ thật của Khôi là gì ?

Nguyên Tả quân Minh Nghĩa Vệ Úy Lê Văn Khôi (nguyên trước triều đình cho nó theo dòng Nguyễn Hựu, nay vì nó bạo nghịch phải cải theo họ Lê Văn Duyệt) >>. Đây là lối viết của sử quán triều Nguyễn. Lối viết nầy gây cho nhiều người hiểu lầm rằng Khôi là con nuôi của Duyệt vì thế khi ghép tội Khôi, Minh Mạng mới gán cho Khôi họ Lê của Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, cứ cho rằng Khôi được nhận làm con <<

VSTK - 1014


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

nuôi của Lê Văn Duyệt và mang họ Lê của Lê Văn Duyệt, thế nhưng tại sao anh, em, của Khôi ở Cao Bằng, Lạng Sơn cũng mang họ Lê? Để trả lời câu hỏi nầy Việt Sử Tân Khảo đưa ra hai nghi vấn: 1-Nếu họ thật của Khôi không phải là họ Lê thì phải chăng Khôi thuộc về dòng họ Mạc tàn dư? 2-Hoặc là Khôi cũng họ Lê nhưng dòng họ Lê nầy khác với dòng họ Lê của Lê Văn Duyệt. Phải chăng gốc tích Khôi thuộc một trong các sắc tộc ở vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc ? Về nghi vấn thứ 1, vùng Cao Bằng, Lạng Sơn là vùng ẩn náu của họ Mạc tàn dư vào thời họ Trịnh làm mưa làm gió ở Bắc Hà. Từ các vùng đó với sự yểm trợ của dân cư người Tàu ở biên giới, họ Mạc thường đem quân về đánh phá, gây rối các chính quyền hiện đang cầm quyền cai trị của họ Trịnh ở Bắc Hà khiến cho họ Trịnh phải sai ông tổ của họ Nguyễn là Nguyễn Hoàng cầm binh đi bình định và dẹp yên. Rất có thể gia đình họ Mạc của Khôi ngày đó đã đầu hàng và giúp Nguyễn Hoàng dẹp yên loạn lạc do họ Mạc tàn dư gây ra cho nên được Hoàng bao che cho mang họ Nguyễn để che mắt họ Trịnh. Đây chỉ là một sự suy đoán riêng của VSTK nhưng vẫn được nêu lên để rộng đường dư luận. Về nghi vấn thứ 2, cho rằng Lê Văn Khôi thuộc một trong các sắc tộc ở vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc? Trong sách Cours d' Histoire annamite (Sách dạy về Lịch Sử của người An Nam), Trương Vĩnh Ký, gọi là Lê Văn Khôi. Alfred Schreiner trích dẫn tên một giáo sư dạy Hán Văn ở Bến Tre tên là Hồ Đăng Đàng cho rằng Khôi không phải là một người An Nam, gốc gác của Khôi là từ một bộ tộc người Mọi Đá Vách. Lúc còn niên thiếu, Khôi bị Lê Văn Duyệt bắt làm tù binh trong một chiến dịch hành quân tảo thanh nhiều cuộc nổi loạn của nhóm bộ tộc Mọi Đá Vách do Lê Văn Duyệt thống lãnh. Lê Văn Duyệt mang Khôi về nuôi nấng trong nhà và đặt tên là Lê Văn Khôi. Quốc sử quan triều Nguyễn cũng có ghi chép về những cuộc nổi loạn của bộ tộc Mọi Đá Vách: << Tháng 4 âl, năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 16 (1816), Mọi Đá Vách ở Quảng Nghĩa lại nhiễu hại ngoài biên, Trấn thủ Phan Tấn Hoàng bị đánh thua. Ngài (Gia Long) nghe tin, Khiến Lê Văn Duyệt đem quân tới đánh. Duyệt đến thời mọi chạy trốn cả. . .đòi Duyệt về >>. Tại sao Gia Long không sai những người khác đi bình định các cuộc nổi dậy của nhóm sắc tộc Mọi Vách Đá mà lại cử Lê Văn Duyệt? Bởi vì Lê Văn Duyệt gốc người Quảng Nghĩa, biết rõ dân tộc Mọi Vách Đá ở vùng nầy và họ cũng nghe uy danh lẫy lừng của ông cho nên khi ông vừa trở về nơi sinh quán của mình "để dẹp loạn" thì giặc loạn ở đó chưa đánh đã bỏ chạy. Tuy nhiên, có phải là giặc vì sợ uy danh của Duyệt mà bỏ chạy? Hay là vì gốc gác của Duyệt cũng cùng tộc giống với họ cho nên Duyệt chỉ cần giải thích, dụ ngọt thì họ nghe theo, không cần dùng tới vũ lực? Từ sự suy diễn nầy lại đưa tới một suy diễn khác: Ngày VSTK - 1015


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

trước, để thưởng công trạng của Duyệt, có thể Gia Long đã ban cho Duyệt quốc tính họ Nguyễn với chữ lót Hựu, Nguyễn Hựu Duyệt nhưng khi hài tội Duyệt, Minh Mạng chỉ gọi tên họ gốc của Duyệt mà không đề cặp đến việc thu hồi quốc tính Nguyễn Hựu của Duyệt bởi vì quốc tính nầy là của vua cha Gia Long ban cho Duyệt cho nên Minh Mạng đã tránh né không dám đề cặp tới vì sợ phạm tội bất mục, bất hiếu. Riêng trường hợp của Khôi là trường hợp "ăn theo", là con nuôi của Duyệt cho nên cũng được mang họ Nguyễn Hựu và trong sử sách của nhà Nguyễn cũng chỉ viết một đoạn ghi chú ngắn gọn, -có thể chỉ là một cách gọi của các sử thần trong khi chép sử- như sau: " . . .( nguyên trước triều đình cho nó theo dòng công tính Nguyễn Hựu, nay vì nó bạn nghịch phải cải theo họ Lê Văn Duyệt) ". Và một khi các sử thần của nhà Nguyễn đã ghép Khôi vào họ Lê thì khi viết về anh, em trai và con trai của Khôi thì những người nầy cũng phải mang họ Lê như Khôi. Như vậy, họ thật của Khôi không phải là họ Lê mà cũng không phải là quốc tính họ Nguyễn Hựu của Gia Long đã ban cho Duyệt mà Khôi là kẻ được hưởng theo, nhưng Khôi có thể là người thuộc một tộc họ thiểu số nào đó ở vùng biên giới Hoa Việt: Cũng trong sách của Alfred Schreiner có trích dẫn một đoạn viết về lý lịch của Khôi như sau: <<Khi cuộc nổi loạn của Khôi bùng nổ ra ở Nam Hà thì anh của Khôi (le frère de Khôi chứ không phải là le beau frère de Khôi: frère là anh ruột; beau frère là anh rể, chồng của chị ruột) là Bế Văn Vân cũng nổi loạn ở Bắc Hà". Người anh nầy ngày trước đã được thống tướng Trung Quân Nguyễn Văn Thiềng (tức Nguyễn Văn Thành) nhận làm con nuôi và cho mang họ Nguyễn, gọi là Nguyễn Văn Vân. Theo thân phụ của Tổng đốc Trương Minh Giảng, ông Trương Minh Ký (không phải là Pétrus Trương Vĩnh Ký), người đã từng trải qua nhiều biến cố quan trọng trong thời kỳ đó, thì Khôi là người Bắc Hà phó chủ tướng của nhóm giặc Phan Bá Vành. Phan Bá Vành có một thời đánh phá vùng Sơn Tây, Lê Văn Duyệt được cử đi đánh dẹp, Khôi ra có ý định ra đầu hàng về với Duyệt. Khôi bèn chiêu dụ Phan Bá Vành nhưng không được, liền giết Vành và đem nhóm nổi loạn dưới quyền ra đầu hàng Lê Văn Duyệt và được Duyệt đối xử như con ruột >>. Nếu đúng như vừa kể thì, anh em Khôi chính gốc là họ Bế, Bế Văn Vân, Bế Văn Khôi được Trung Quân Nguyễn Văn Thành cho mang họ Nguyễn và đổi gọi là Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Hựu Khôi. Riêng Alfred Schreiner còn cho rằng tên Nùng Văn Vân mà Petrus Trương Vĩnh Ký dùng là không chính xác bởi vì chữ Nùng là một từ dùng để chỉ một danh vị giống như Sire, Seigneur . . . (Đức Ông, Đức Ngài. . .) Có thể A. Schreiner có ý muốn nói chữ Nùng là tên dùng để chỉ sắc tộc người Nùng chăng? Còn bảo rằng Nùng là một danh xưng theo Schreiner thì không có gì làm căn cứ .

VSTK - 1016


1 2

Đa số sử sách cũ và mới đều gọi là Nồng Văn Vân hoặc Nông Văn Vân. Ngày nay vẫn còn họ Nông Văn ở miền Bắc.  CHƯƠNG II

NGUYỄN THÁNH TỔ (1791 - 1841) Niên hiệu : Minh Mạng (1791-1841) (Tiếp theo) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Năm Ất Mùi, Minh Mạng năm thứ 16, (1835) tháng 7 âl, ra lệnh tuyển chọn học sinh thông ngôn và thông dịch tiếng ngoại quốc. Tháng 10 âl, chỉ thị chỉ cho phép các tàu buôn ngoại quốc ghé cửa Đà Nẵng, không được vào các cửa biển khác. Cấm con buôn người Trung Quốc không được theo tàu buôn của người ngoại quốc khác để vào buôn bán ở Việt Nam. Cử Trương Minh Giảng giữ chức Trấn Tây tướng quân kiêm Tổng Đốc An - Hà. Đúc 9 đỉnh đồng đặt trước Thế Miếu: ở giữa là Cao Đỉnh, hai bên đặt theo thứ tự là Nhơn Đỉnh, Chương Đỉnh; Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh; Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh; Du Đỉnh, Huyền Đỉnh. Tháng 11 âl, truy xét để kết tội Lê Văn Duyệt khi làm Tổng Trấn Gia Đinh. Sai sứ theo tàu Linh Phụng đi Pháp. Tháng 12 âl, truy xét để kết tội Lê Chất khi làm tổng trấn Bắc Kỳ. Chia phủ Thiệu Hóa ở Thanh Hóa ra làm 2 phủ Thiệu Hóa và Quảng Hóa. Thành lập huyện Quế Sơn ở Quảng Nạm Chia huyện Minh Linh thành 2 huyện Minh Linh và Địa Linh. Năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836), tháng Giêng, lệnh cho thủy quân Suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền ra quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi Quảng Ngãi để đo đạt, vẽ bản đồ, cắm móc chủ quyền của Việt Nam. Các cột bài gỗ làm dấu ghi dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt 8

VSTK - 1017


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

bài khắc những chữ: "Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ." Tháng 2 âl, lập đồn Thanh Hải ở Gia Định và lập pháo đài ngoài đảo Côn Lôn . Cắt cử Binh bộ thượng thư Cơ mật viện đại thần Trương Đăng Quế cùng với Lại bộ thượng thư Nguyễn Kim Bảng đứng đầu một phái đoàn đại thần đi kinh lý 6 tỉnh Nam Kỳ. Tháng 4 âl, tàu Hoa Kỳ đến cửa Hàn ở vùng Sơn Trà thuộc Quảng Nam mang theo quốc thư xin giao thương. Minh Mạng không cho gặp, chỉ thị quan đi tiếp xúc, tàu nầy bỏ đi. Tháng 5 âl, định chương trình dạy học cho trường Thông Dịch và Thông Ngôn tiếng ngoại quốc gồm tiếng nước Pháp, Xiêm, Chàm, Bà Ni (Bali), Hoa, và tiếng Thổ dân ở Bắc Hà. Huyện Thạch Lam đất rộng, dân nhiều, gấp hai các huyện khác (gồm có 14 tổng) vì thế chia đặt huyện Thạch Lâm thuộc Cao Bằng làm 2 huyện: Thạch Lâm và Thạch An. Trung quân Thái Công Triều trước đây theo Lê Văn Khôi nổi loạn rồi phản bội bỏ Khôi quay về với triều đình đánh lại Khôi. Nay triều đình được biết Thái Công Triều chính là người xúi giục Lê Văn Khôi nổi loạn. Việc nầy được mật tấu lên. Minh Mạng tức thì cách chức, giao xuống bộ Hình nghị xử và bị án tử hình chém đầu. Tháng 6 âl, xếp đặt các đảo lớn nhỏ trong vịnh Xiêm La: Vũ Dữ (hòn Khoai), Ba Tiêu dữ (hòn Chuối) thuộc huyện Long Xuyên. Trúc dữ (hòn Tre), Thát dữ (hòn Rái), Nghệ dữ, Cổ Luân dữ, Xưởng dữ, Tranh dữ, Phú Quốc dữ, Thổ Châu dữ (hòn Son), Kích Sơn (hòn Chông) đều thuộc huyện Hà Châu. Đổi gọi đảo Phú Quốc là tổng Phú Quốc. Dựng đền thờ thần trên đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. (Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh tươi, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ Vạn lý ba bình – Muôn dặm sóng êm.) 9

VSTK - 1018


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tước bỏ chính sách biệt đãi miễn thuế thân đối với những người dòng dõi Lê, Trịnh: họ Lê 95 người, họ Trịnh 109 người. Tháng 7 âl, lập phủ Tây Ninh thuộc Gia Định, gồm 2 huyện Tây Ninh và Quang Hóa. Tháng 8 âl, định lại thuế ruộng đất trong Nam Kỳ. Đưa các tù phạm ở Nam Kỳ đi khổ sai sản xuất ở Trấn Tây. Sau đó lại đem các tù phạm từ Quảng Bình tới Bình Thuận bị tội dịch đồ và bị sung làm lính đều đưa đi Trấn Tây làm đồn điền binh Tháng 10 âl, ấn định lại ngạch đánh thuế ngoài Bắc Kỳ. Sửa lại mộ phần các khai quốc công thần Đào Duy Từ ở Bình Định và Nguyễn Hữu Dật ở Quảng Bình. Xây thành Gia Định mới (1836) ở thôn Hòa Mỹ, huyện Bình Dương, huy động 10,0000 quân dân từ 4 tỉnh Định, Biên, Long, Tường làm phu dịch trong việc xây cất, trong vòng 2 tháng làm xong. Thành Phiên An (Gia Định) cũ bị phá bỏ. Phổ biến các loại quốc kỳ của những tàu nước ngoài đế các thành đồn canh giữ cửa biển Thuận An, Đà Nẵng và Đèo Hải Vân nhận diện khi có tàu lạ vào các cửa biển. Đổi tên huyện Trung Sơn thuộc tỉnh Nghệ làm huyện Quế Phong; đặt chức tri huyện để cai trị. Thổ dân châu Quan Hóa theo tàn dư nhà Hậu Lê-Lê Duy Hiển ở Thanh Hóa nổi loạn. Quân binh triều đình đánh dẹp luôn nhưng chưa thể trừ diệt được. Tháng 12 âl, thuyền buôn Anh Cát Lợi đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người đi thuyền cấp cứu vào bờ biển Bình Định. Minh Mạng sai lựa nơi cho họ tạm trú, cấp phát cho tiền gạo, cho thông ngôn đến thăm hỏi rồi sai Nguyễn Tri Phương và Vũ Văn Giải đưa họ sang bến cảng Hạ Châu, để về Anh Cát Lợi. Xây pháo đài Ninh Hải ở Khánh Hòa: pháo đài xây ở đỉnh núi, bố trí súng đại, đặt quân canh giữ. Tàu chiến của Pháp đến đậu ở hòn Mỏ Diều thuộc Quảng Nam. Trấn quan cho người ra hỏi và khám xét tàu rồi cho 10

VSTK - 1019


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

người canh canh phòng theo dõi. Qua hôm sau tàu bắn một phát súng lớn rồi bỏ đi. Ban sách Ngũ Kinh Tứ Thư đại toàn, sách Tứ thư nhân vật bị khảo và sách Thi vận tập yếu cho các học đường ở kinh và các tỉnh, cộng 1,170 bộ. Năm Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 18, tháng Giêng (1837), đắp thành đất Bình Thuận từ trái sang phải rộng dài 82 trượng, từ phía trước đến phía sau dài 70 trượng, thân thành cao 6 thước 5 tấc, chân thành rộng 1 trượng 2 thước, 4 góc thành đều xây pháo đài, 4 mặt thành đều có cửa cách bên ngoài bằng một hào thành rộng 1 trượng 2 thước. Ngày trước, tỉnh Phú Yên gồm có 1 phủ là Tuy An và 2 huyện Đồng Xuân, Tuy Hòa, địa thế rất rộng mà chỉ đặt 1 tri phủ cai trị 2 huyện. Nay trích ra tổng Đồng Xuân Thượng nhập vào huyện Tuy Hòa và giao cho 1 tri huyện trông coi, huyện lỵ đặt ở thôn Phú My. Tổng Đồng Xuân hạ, số dinh điền gắp đôi được chia thành 2 tổng nằm trong huyện Đồng Xuân do phủ Tuy An kiêm nhiệm cai trị. Thu thuế ao cá tỉnh Định Tường. Có tất cả 1070 sở nuôi cá, được chia thành 8 hạng tùy theo kích thước để đánh thuế. Thuyền chở thuê của người Hoa ở Gia Định xin đi buôn ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ: Minh Mạng không chấp thuận vì cho rằng họ là hạng con buôn gian xảo. Tổng đốc Hải An Nguyễn Công Trứ, thự tổng đốc Định An Trịnh Quang Khanh, tuần phủ Hưng Yên Hà Thúc Lương hợp đồng, đôn đốc đắp đê sông Cửu An. Đặt 9 cái đỉnh đồng trước sân Thế miếu. Mỗi đỉnh đồng cao gần 6 thước, vòng lưng to hơn 11 thước, nặng khoảng 4,100 – 4,200 cân. Hình nhiều loại chim cá, thú vật, cây cỏ, binh khí, xe, thuyền, thiên văn, địa lý đều được theo hình ấy mà đúc. Tên 9 đỉnh là Cao, Nhơn, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dủ, Huyền: 1. Cao đỉnh khắc các hình: mặt trời, biển đông, núi Thiên Tôn, sông Ngưu Chử, sông Vĩnh Tế, chim trĩ,, hổ, ba ba, rồng, hoa tử vi, trái mít, hạt thóc tẻ, trầm hương, gỗ thiết, cây hành, thuyền nhiều dây, súng lớn.

VSTK - 1020


1 2 3

2. Nhân đỉnh khắc các hình: mặt trăng, biển Nam, núi Ngự Bình, sông Hương, sông Phả Lợi, chim công, con báo, con đồi mồi, cá voi, hoa sen, quả nam trân, hạt thóc nếp, cây

Cửu đỉnh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

kỳ nam, cây ngô đồng, cây hẹ, thuyền nhỏ, súng luân xa. 3. Chương đỉnh khắc các hình: 5 ngôi sao, biển tây, núi Thương Sơn, sông Linh Giang, sông Lợi Nông, con gà, con tê, con cá sấu, hoa lài, trái xoài, cây đậu xanh, cây đậu khấu, cây gỗ thuận, cây kiệu, thuyền đồng mông, súng điểu thương. 4. Anh đỉnh khắc các hình sao bắc đẩu, sông Ngân Hán, núi Hồng Sơn, sông Mã, sông Lô, con hạc, con ngựa, co ve, con rắn, hoa văn côi, cây cau, cây dâu, cây tô hợp, cây thị, cây nghệ, lá cờ, đạn bươm bướm. 5. Nghị đỉnh khắc các hình sao nam đẩu, cửa biển Thuận An, của quan Quảng Bình, sông Bạch Đằng, sông Cửu An, chim uyên ương, con voi, con bươm bướm, cá hoa xanh, hoa hải đường, cây mai, cây biển đậu, cây quế, cây gỗ đàn, cây cải, thuyền Hải Đạo, súng trường. 6. Thuần đỉnh khắc các hình gió, cửa biển Cần Giờ, núi Tản Viên, sông Thạch Hãn, sông Vĩnh Định, chim hoàng oanh, con bò lang, con trai, cá rô, hoa quì, cây đào, cây đậu vàng, cây túc sa, cây gỗ táu, cây hương nhu, cái thuyền, bài đao. 7. Tuyên đỉnh khắc các hình mây, núi Vệ Sơn, núi Đại Lĩnh, sông Lam Giang, sông Nhị Hà, chim yến, con lợn, con giải, cá hậu ngư, hoa trân châu, trái long nhản, củ lạc, tổ yến, cây trắc, cây gừng, thuyền lê, cái nỏ. VSTK - 1021


1 2 3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

8. Dụ Đỉnh khắc các hình sấm, cửa biển Đà Nẵng, cửa quan Hải Vân, sông Vệ Giang, sông Vĩnh Điện, co vẹt, con dê, con hến, cá lành canh, hoa dâm bụt, quả lê, đậu trắng, lá dầu, cây thông, cây tử tô, thuyền ô, dao phác. 9. Huyền đỉnh khắc các hình mưa, cầu vòng, núi Hoành Sơn, sông Tiền Giang, sông Hậu Giang, sông Thao, núi Thúc Thu, con ngựa, con cà cuống, con trăn, hoa lan 5 lá, trái vải, cây bông, sâm nam, cây sơn, cây tỏi, cái xe, óng phun lửa. Tháng 2 âl, bắt đầu đặt chức tri phủ phủ An Biên tỉnh Hà Tiên, phủ lỵ đặt phía sau đồn Trấn Biên. Minh Mạng dụ rằng ai chém được đầu giặc Lê Duy Hiển, Quách Tất Công, Quách Tất Tại thì sẽ được trọng thưởng. Chia phủ Kinh Môn tỉnh Hải Dương thành 2 phủ Phủ Kinh Môn gồm 3 huyện Giáp Sơn, Thủy Đường ở về phía đông bắc và phủ Kiến Thụy gồm 4 huyện Nghi Dương, An Dương, Kim Thành, An Lão ở phía tây nam. Tháng 3 âl, đặt chức tri phủ ở 3 phủ Tòng Hóa, Thông Hóa, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Xây đắp thành Quảng Trị. Kinh lược phó sứ Thanh Hoa Nguyễn đăng Giai cùng với đô đốc tôn Thất Bật đóng quân ở Ái Chữ bắt được tướng giặc loạn Phạm Công Nho, đón cũi giải về kinh giết đi. Quan quân đạo Ninh Bình bắt được loạn tướng Quách Tất Tại, giải về kinh giết đi. Tạ Quang Cự và Hà Duy Phiên đóng quân ở Sơn Âm vây bắt tàn dư Hậu Lê và đồng bọn nhưng chỉ bắt được vợ con của Quách Tất Công và Quách Tất Tế, tất cả 270 người, tịch thu được súng ống binh khí rất nhiều. Tháng 4 âl, đặt phủ Hoằng Đạo tỉnh Vĩnh Long. Minh Mạng đi kinh lý Quảng Nam. Kinh lược Tạ Quang Cự và tham tán Hà duy Phiên ở đạo quân Ninh Bình bắt được tàn dư Hậu Lê làm loạn Lê Duy Hiển cùng đồng bọn Quách Công Đề, Quách Công Cát Chủ chốt là Quách Tất Công vẫn chưa bị bắt.

VSTK - 1022


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Cách vài ngày, đạo quân Ninh Bình lại bắt được Quách Tất Công ở phận rừng xã Thượng Lũng. Nguyễn Đăng Giai bắt được loạn tướng Đinh Kim Bảng, giết chết loạn tướng Phạm Phúc Hiển. Tháng 5 âl, lệnh vẽ đồ bản, cho lập đồn canh giữ các hải đảo trong biển Hà Tiên (vịnh Tiêm La): chỉ có cù lao Phú Quốc có dân ở, đã lập đồn đóng giữ rồi; những đảo khác như cù lao Thổ Châu, Cổ Lôn (Cổ Công) không có dân, cách xa đất liền, không có địa thế lập đồn, chỉ cần có binh thuyền tuần tiểu đi, về cũng đủ. Chia đặt huyện Kỳ Hoa tỉnh Hà Tỉnh thành 2 huyện Kỳ Hoa và Hoa Xuyên. Gọi Trương Đăng Quế về Kinh. Sai quan ghi chép sách Minh Mạng Chánh Yếu. Đổi tên cầu An Hội là cầu Gia Hội, lập chợ Gia Hội, xây dựng phố thị tường gạch, mái ngói Gia Hội, Đông Ba, Đông Hội. Tháng 6 âl, thăng thưởng cho Trương Đăng Quế, Nguyễn Đăng Giai, Doãn Uẩn và Tôn Thất Bậc vì đã có công dẹp giặc loạn. Giai lại trở về làm bố chính Bắc Ninh. Quế được sung vào cơ mật viện. Đê sông Cửu An vỡ, nhiều huyện trong tỉnh Hải Dương bị ngập chìm; sai phát chẩn gạo muối cho dân ở các vùng bị nạn lụt. Thăng thưởng cho Tạ Quang Cự và Hà duy Phiến vì có công dẹp giặc loạn ở Ninh Bình. Tháng 7 âl, thi Hương ở các tỉnh Thừa Thiên, Gia Định, Nghệ An: Thừa Thiên lấy đỗ 35 người, Gia Định 11 người, Nghệ An 5 người. Đặt thêm phủ Kiến Tường thuộc tỉnh Định Tường: tỉnh Định Tường cai quản 1 phủ Kiến An và 3 huyện Kiến Hưng, Kiến Đăng, Kiến Hòa. Nay lấy huyện Kiến Đăng chia thành 2 huyện Kiến Phong và Kiến Đăng đặt vào phủ Kiến Tường. Phủ Kiến An nay chỉ còn 2 huyện Kiến Hưng và Kiến Hòa. Chế tạo máy cưa ván gỗ dùng sức trâu kéo để làm cho máy vận hành.

VSTK - 1023


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Dời con cháu của Hậu Lê tàn dư đến các tỉnh từ Quảng Nam trở vào Nam, mỗi huyện trên dưới 15 người, mỗi người trai tráng được cấp cho 10 quan tiền, đàn bà con gái tình nguyện đi theo thì cấp cho 5 quan. Đến nơi thì sáp nhập vào dân làng; trai tráng cấp cho mỗi người 1 mẫu hoặc 5 sào ruộng công hay ruộng trại, miễn thuế, miễn đi lính làm sai dịch. Gọi Trấn tây tướng quân Trương Minh Giảng kiêm tổng Đốc An Giang về kinh đô. Tổng đốc Long-Tường Đoàn Văn Phú thay thế giữ chức Trấn tây tướng quân. Truy tặng chức Minh Nghĩa thái trưởng cho con gái thứ 3 của Gia Long là Ngọc Toàn, ban thụy hiệu là Trinh Liệt vì ngày trước chống trả với quân Tây Sơn, bị bắt, không chịu nhục, gieo mình xuống sông tự tận. Tháng 9 âl, đạo trưởng gia tô người Tây Dương (Pháp) tên Cao Lăng Ni ở hạt Phù Ninh thuộc Sơn Tây bị quy tội thông đồng với giặc loạn chống triều đình. Tỉnh sai quan đi bắt và giết đi. Cho phép các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi Khánh Hòa, Bình Thuận đóng ghe đi biển gọi là thuyền đại địch giả làm thuyền buôn để săn bắt cướp biển và tăng cường phòng giữ mặt biển. Ấn định điều cấm về việc chèo hát trong dân gian ở các hạt Nam Kỳ. Ra dụ cho dân gian từ Hà Tỉnh trở ra Bắc thay đổi cách ăn mặc: người ngoài Bắc theo tục lệ cũ, con trai đóng khố, con gái mặc áo vạt khép với nhau, dưới mặc váy. Từ niên hiệu Minh Mạng thứ 8, dân từ Quảng Bình trở vào Nam hết thảy ăn mặc theo lối nhà Hán, nhà Minh, đội mũ, mặc áo, mặc quần chỉnh tề khác với thói ăn mặc cũ. Tháng 10 âl, mở khoa thi hương ở Hà Nội, Nam Định; lấy đỗ cử nhân 35 người: Hà Nội 17 người, Nam Định 18 người. Nhân dịp nhận định về tình hình cai trị ở các nơi , Minh Mạng bảo thị thần rằng: <<Duy chỉ Trịnh Quang Khanh ở Nam Định trong hạt vô sự, nhưng chưa biết lòng người như thế nào, tại sao thế, dân Nam Định gần đây tuy đã hướng theo giáo hóa nhưng người chuộng đạo Gia tô hãy còn VSTK - 1024


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

nhiều, 1 tỉnh 200 xã không kém vài vạn người, trong đó nhất định phải có người đạo trưởng xua đuổi cổ động giúp như gần đây ở Sơn Tây bắt được người đạo trưởng Tây Dương xưng ra là đi du lịch các nơi, biết đâu ở Nam Định không có hạng người ấy ư? Vả lại đạo Gia tô làm mê người đã lâu, các người con trai chưa mất lương tâm còn chịu bỏ giáo, còn như con gái đàn bà mê hoặc càng quá lắm, đại phàm quan phủ có bắt người theo đạo ngay bấy giờ bước qua chữ thập thì chỉ bắt đàn ông, không bắt đàn bà con gái cho nên đàn bà con gái không có lòng hối cải. Chúng đã không chịu bỏ giáo há lại chịu nghe cho chồng con hắn bỏ giáo ư?Không những thế, nghe nói quan phủ có đòi bắt bước qua chữ thập thì mỗi xã chỉ chọn trẻ chăn trâu và người không biết đạo giáo, vài người theo lệnh mà thôi, còn đến hương lão, tổng lý vốn theo đạo ấy chưa từng có chịu đến quan, mưu ngầm của hắn đến thế, như ở kinh năm trước, người xã Dương Xuân theo đạo Gia tô, án xử phải tội thắt cổ ngay, mà người cùng đạo có một bà già muốn đem mình chết theo, tuy dọa bằng oai voi giầy và gươm chém, cũng cam xin chết, đủ biết đạo thiên chúa sao mê hoặc quá đến thế. Các thói tệ ấy nếu muốn rửa sạch, tất phải trị bằng nghiêm hình, nếu chỉ giam, cấm đánh phạt, cũng không biết sợ, nhưng dạy dân tất phải dần dần, đâu có thể muốn đổi mau chóng mà vội buộc bằng pháp luật được.>> Chia đặt huyện Bình An tỉnh Biên Hòa làm 2 huyện: huyện Bình An gồm có 5 tổng Bình Chánh, Bình Điền,Bình Thổ, Cửu An, Quảng Lợi; huyện Nghĩa An gồm có 5 tổng Bình Thiện, An Thủy, An Bình, An Điền, An Thổ. Đặt một tri huyện; huyện lỵ ở thôn Linh Chiểu tây. Định lệ cấm che giấu dân lưu tán. Tháng 11 âl, thành lập huyện Long Khánh gồm có 5 tổng, 36 xã, thuộc tỉnh Biên Hòa; đặt một tri huyện người của địa phương. Nước Thủy Xá sai sứ đến triều cống. Quận chúa nước Chân Lập là Ngọc Vân sai quan dâng nộp lễ phẩm mừng ngày tấn tôn huy hiệu Nhân Tuyên Từ Khánh cho hoàng thái hậu. VSTK - 1025


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 12 âl, bỏ bớt 2 huyện Vĩnh Hòa, Hội Nguyên của phủ Tương Dương tỉnh Nghệ An. Chia đặt huyện Đông Thành làm 2 huyện Đông Thành và An Thành: huyện Vĩnh Hòa cũ nhập chung vào phủ Tương Dương cho phủ quan kiêm lý; huyện Hội Nguyên nhập vào huyện Kỳ Sơn. Tách 5 tổng của huyện Đông Thành cũ là Cao Xá, Lý Trai, Quan Trung, Vân Tụ, Thái Xá đặt trực thuộc vào phủ Diễn Châu; lại tách 5 tổng Qui Trạch, quan Hóa, Hoành Trường, Vạn Phần, Cự Lâm đặt làm huyện An Thành, đặt chức tri huyện và huấn đạo. Đổi các tuần ty ở sông trong Nam kỳ làm sở thuế quan, chia phái bộ, ty thâu thuế. Quy định ngạch mức thu thuế quan để tránh nạn gian dối, tệ lạm, bớt xén, thất thu; ấn định ngạch mức cấp cho tiền phí tổn có thứ bậc nhiều ít trong công tác thu thuế quan. Sai làm sách Cao Miên (Chân Lập) kỷ lược. Trương Minh Giảng xin trở lại nhiệm sở cũ. Sai thự chưởng vệ Đoàn Kim khởi công đóng 5 chiếc thuyền hải vận. Để phòng ngừa nước lũ, Nguyễn Công Trứ trình tấu xin chia dòng khai thông các con sông Hát Môn đến Ninh Bình, sông Nhật Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức Hải Dương. Sau khi cứu xét tình hình các con sông, việc chia dòng không thể thực hiện. Thu hồi các loại ruộng thờ công thần do nhà Lê cấp phát từ Hà Tỉnh trở ra Bắc. Năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mạng thứ 19 (1838), tháng Giêng, dời đồn canh trên đảo Phú Quốc từ thôn An Thái đến thôn Phú Đông giáp với cửa biển Dương Đông, phía sau liền với núi, có sông Dương Đà gần bên, có nguồn nước ngọt, dân cư nối liền, thuyền buôn tụ hội. Đặt thêm đồn Hàm Ninh tại thôn Hàm Ninh. Phái quân đi tuần ngoài biển. Sai phái các vệ uý Nguyễn Văn Gia, Phan Văn Lăng, Lê Văn Tự, Tôn Thất Mậu cùng với 4,000 binh và dân xây đắp thành tỉnh Biên Hòa chu vi dài suốt 338 trượng, cao 8 thước

VSTK - 1026


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

5 tấc, dày 1 trượng 5 thước; hào đào rộng 3 trượng và có 4 cửa thành. Khai khẩn các vùng đất gần kinh thành. Đưa các tù phạm đi đày ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi đến các đồn điền mới nầy để khai phá. Thự ngự sử đạo Nam – Ngãi là Nguyễn Văn Lượng đề nghị thay đổi quốc hiệu Việt Nam, bị giáng chức. Tháng 2 âl, quân Xiêm (Tiêm La) hợp với quân người Man đánh phá ở Vũ Chân. Phó lãnh binh đạo Hải Đông ở thành Trấn Tây đem quân tiểu trừ, dẹp yên. Cấm dân chúng cất giấu sách Lê Sử Tục Biên vì sách nầy ghi chép theo lệnh của dòng họ chúa Trịnh. Định lại phép thi Hương và thi Hội. Nêu thưởng dân sống lâu 100 tuổi ở các địa phương: Quảng Ngãi 8 người, Phú Yên 3 người, Quảng Nam, Bình Định, Hà Nội, mỗi tỉnh 2 người, Quảng Trị 1 người. Tháng 3 âl năm Mậu Tuất (1838), định các thủ phủ, phủ huyện ở các địa phương: Tỉnh

Thừa Thiên Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Bình Thuận Biên Hòa Gia Định Định Tường Vĩnh Long Ang Giang Hà Tiên Quảng Trị Quảng Bình Hà Tĩnh Nghệ An

Thủ phủ

Thừa Thiên Điện Bàn Tư Nghĩa An Nhơn Tuy An Diên Khánh Hàm Thuận Phước Long Tân Bình Kiến An Định Viễn Tuy Biên An Biên Triệu Phong Quảng Ninh Đức Thọ Anh Sơn

Sở trị đặt ở huyện

Hương Trà Duy Xuyên Bình Sơn Truy Phúc Tuy Hòa Vĩnh Xương Tuy Phong Nghĩa An Tân Long Kiến Đăng Vĩnh Trị Đông Xuyên Kiên Giang Hải Lăng Bố Trạch Thạch Hà Chân Lộc VSTK - 1027


1 2 3 4 5 6

Thanh Hoa Ninh Bình Hà Nội Nam Định Hưng Yên Hải Dương Tỉnh

7 8 9

10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Quảng Yên Sơn Tây Hưng Hóa Tuyên Quang Bắc Ninh Thái Nguyên Lạng Sơn Cao Bằng

Hà Trung An Khánh Hoài Đức Thiện Trường Khoái Châu Bình Giang Thủ phủ

Hải Ninh Quảng Oai Quy Hóa (Hưng Hóa) Yên Bình Từ Sơn Phú Bình Trường Khánh Hòa An

Đông Sơn Gia Viễn Thọ Xương Mỹ Lộc Kim Động Cẩm Giàng Sở trị đặt ở huyện

Yên Hưng Phúc Thọ Tam Nông Hàm Yên Võ Giàng Đồng Hỷ Văn Uyên (Châu) Thạch An

Ra lệnh thu mua các sản vật từ Bắc Kỳ như vàng, bạc, tơ sống, lụa, vải trắng, vỏ cây gai, sơn sống, cánh kiến, đồng, chì, thiếc, sắt, gang, sừng tê, sừng hưu . . . Tù nhơn Nguyễn Văn Quang cùng cháu họ của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Sơn âm mưu vượt ngục chiếm thành Gia Định chống lại triều đình, bị tố giác. Triều đình bắt cháu Lê Văn Duyệt là Lê Văn Yên phải tội chết; 8 người cháu khác của Lê Văn Duyệt đều bị xử chém. Các con của Lê Văn Yên thì đày đi Cao Bằng. Lại đem những người họ hàng của Lê Chất cả thảy 8 người đày ra ngoài Lạng Sơn - Tuyên Quang. Mở kỳ thi hội, đại thần Trương Đăng Quế làm chủ khảo. Lấy đỗ 11 người. Quan bị cách chức là Lê Đại Cương đóng ở đạo Trà Di chống lại triều đình: Trương Minh Giảng, Dương Văn Phong đem tình hình đánh giặc tâu lên, Minh Mạng Không hài lòng việc cai trị nội an của Trương Minh Giảng; sau Lê Đại Cương bị bắt phải chịu án trảm giam hậu, Trương Minh Giảng giáng xuống Binh bộ thượng thư, Dương Văn Phong giáng 3 cấp, Đoàn Văn Phú giáng 1 cấp. VSTK - 1028


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 4 âl, định lại điều lệ về tội trộm cắp. Trích ra 3 tổng Ngải Am, Đông Am, Thượng Am của huyện Vĩnh Lai và 5 tổng An Hổ, Đông Tạ, Bắc Tạ, Viên Gia, Vu Trì của huyện Tứ Kỳ để lập thêm huyện Vĩnh Hảo ở Hải Dương. Giáng Chức Tổng đốc Bình Định, Phú Yên Trịnh Quang Khanh và tuần phủ Hưng Yên Hà Thúc Lương vì hai người nầy không lo dẹp trừ việc truyền bá đạo Gia tô trong địa hạt của mình. Chức tổng đốc Bình Định và Phú Yên giao cho Lê Văn Đức và Doãn Uẩn. Nhân dịp nầy, Minh Mạng nói rằng: << Bọn ngươi đều do trẫm đặc cách kén chọn nên phải tự mình hết lòng tìm cách bắt giặc (tức là những đạo sĩ truyền đạo và giáo hữu Gia tô), đem chém giết ngay cho hết tả đạo, không được riêng đùn cho người có phụ sự ủy thác lớn, lại một mặt truyền bảo dân gian đại khái nói: đạo trưởng nước Tây cổ động mê hoặc lòng người, mưu toan làm phản, phép nước không thể dung tha, nay sai nã bắt, cốt chỉ trừ bỏ người nước Tây ấy để khỏi làm hại dân. Người dân các ngươi cùng với chúng khác loài, sẽ không liên can đến, ai hay tố cáo, chỉ bảo hay nã bắt giải lên quan tất có hậu thưởng, chớ nên giấu giếm chứa chấp để phạm tội nặng, dù trước đã lầm theo đạo, nay biết tình nguyện hối đổi, bước qua giá chữ thập thì đó là thực lòng bỏ đạo, đều cho tha về sinh nghiệp, khiến cho hiểu biết rõ ràng, đều biết theo điều hay tránh điều dở, sẽ không phải trị bằng hình pháp mà tự cảm hóa được.>> Ra lệnh cho Nghệ An, Thanh Hóa phái quản vệ và biền binh chia đi đóng giữ Nam Định và Hưng Yên để giúp việc truy lùng bắt đạo. Lại ra lệnh cho trấn quan Quảng Yên chận đường các đạo sĩ truyền đạo mượn đường biên giới ở Quảng Yên để chạy thoát qua Khâm Châu, Liêm Châu rồi từ đó trốn về Ma Cao. Quản cơ Lê Ngọc Thế ở Nam Định bắt được đạo trưởng Y-Na-Xu ở xã Can Lao thuộc huyện Giao Thủy, được Minh Mạng trọng thưởng, Y-na-xu bị hành hình chém bêu đầu cùng với một tín đồ Gia tô là Vũ Văn Lân.

VSTK - 1029


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 4 âl, Quản cơ Lê Văn Dũng ở phủ Thiên Trường tỉnh Nam Định bắt được đạo sĩ Gia tô Du- Minh- Cô ở xã Hà Lan, huyện Giao Thủy: Dũng được ban thưởng, đạo sĩ Du-Minh-Cô bị xử tội chết. Đạo sĩ Tây Du-Thê và đạo sĩ người Việt Nam Nguyễn Bá Tuần (người xã Ngọc Đường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) bị bắt ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đều phải bị xử chém. Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương tiếp tục truy bắt được đạo sĩ và tín đồ Gia tô rất nhiều. Tháng 4 âl (nhuận), tách 3 tổng ở huyện Vĩnh Lại và 5 tổng ở huyện Tử Kỳ để lập ra huyện Vĩnh Bảo thuộc tỉnh Hải Dương. Tháng 5 âl, ra lệnh ở kinh và các tỉnh đóng thêm thuyền hải vận: Kinh đô 6 chiếc, Nghệ An 6 chiếc, Bình Định, Bình Thuận, Vĩnh Long mỗi tỉnh 5 chiếc, Thanh Hoa, Gia Định, Định Tường mỗi nơi 4 chiếc, Quảng Bình 3 chiếc, Quảng Nam, Phú An, Khánh Hòa, Biên Hòa mỗi nơi 2 chiếc, Quảng Ngãi được 1 chiếc. Đặt thêm phủ Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình bằng cách chia huyện Bình Chánh thành 2 huyện Bình Chánh và Minh Chánh, chia huyện Phong Lộc thành 2 huyện Phong Lộc và Phong Đăng: -Huyện Phong Lộc vẫn do Phủ Quảng Ninh kiêm nhiệm quản trị. -Huyện Phong Đăng thống thuộc phủ Lệ Thủỵ -Phủ Quảng Trạch kiêm nhiệm huyện Bình Chánh, thống hạt huyện Minh Chánh, huyện Bố Trạch. Cấp thêm đồng hồ cát, định giờ cho ở kinh và các tỉnh Ngoài. Cấm dân chúng chôn giấu vàng, bạc xuống đất. Trừ bạc phiên in thành tiền như các loại bạc đầu quỉ, hoa biên, mã kiếm được phép xuất khẩu, còn vàng bạc thành khối, hoặc hốt, hoặc đĩnh hay phiến, dù nhiều hay ít đều cấm không cho đổi chác lén lút với người buôn ngoại quốc. Nguyễn Công Trứ bị gián cấp vì không lo dẹp yên thuyền đánh cá của người Trung quốc xâm phạm hải phận Quảng Yên rồi tụ tập ở dải núi Chàng Sơn. Chấp thuận lời đề nghị VSTK - 1030


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

từ nay, nếu thuyền đánh cá Trung quốc vi phạm hải phận Việt Nam đều phải bị lập tức bắt giữ giết hết không tha, không cho nương náu tạm dung thân. Thiết lập đồn ải pháo đài trên những hòn đảo ở hải phận và ở dải núi Chàng Sơn. Sai đóng thuyền bọc đồng đi tuần biển. Các tỉnh ven biển cho theo kiểu thuyền đại địch mà đóng, mỗi tỉnh 2 chiếc, tỉnh nào phận biển rộng lớn thì 3, 4 chiếc gọi là thuyền tuần dương. Tỉnh Quảng Bình bắt được đạo sĩ Gia tô người ngoại quốc Bố-Di-Du-Mô-Linh và 2 đạo sĩ Gia tô người Việt Nam Vũ Đăng Khoa, Nguyễn Điểm đều giết cả. Ra lệnh cho các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoa phải truy bắt các đạo sĩ Gia tô để trị tội. Tháng 7 âl, tách 3 tổng Dương Sơn, Dương Thủy, Lỗ Hương của huyện Hoàng Hóa và tổng Đại Lý của huyện Hậu Lộc để lập thành huyện Mỹ Hóa thuộc về phủ Hà Trung ở tỉnh Thanh Hóa; tách tổng Thần Phù của Thanh Hóa nhập vào huyện An Mô tỉnh Ninh Bình. Tháng 8 âl, đắp đê đầm La Bích thuộc huyện Phu Lộc, và đầm Tô Đà thuộc huyện Hương Thủy ở phủ Thừa Thiên. Tháng 9 âl, đem nhóm dân tộc thiểu số ở 3 đồn Bình Lợi, Định Quan, Phúc Vĩnh và đem dân kinh ở một tổng gần huyện Phúc Chính lập thành huyện Phúc Bình thuộc tỉnh Biên Hoà: nhóm tộc thiểu số gồm có 4 tổng, 48 xã thôn, số người 519 người, dân tộc kinh 1 tổng, 16 xã thôn, số người 635 người). Trại trưởng bốn trại thuộc động Phong Thu, châu Chiêu Tấn, tỉnh Hưng Hóa là Man Lãng, Tân Na Công, Diêm Đường, Hắc Ba Y cho người Hoa khai thác để lấy bạc thuế, việc ẩn lậu nầy bị phát giác, động mục Điêu Quốc Trinh, Điêu Doãn Long đều bị cách chức đày làm lính; tri châu Điêu Quốc Quán phải giáng 1 cấp. Tổng đốc Hải An Nguyễn Công Trứ đem binh thuyền truy kích giặc biển người Trung quốc ở Chàng Sơn, thu được cả tàu súng óng, tang vật ăn cướp, đốt hết căn cứ trại của bọn cướp biển.

VSTK - 1031


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

Nguyễn Công Trứ đề nghị chiếm lấy lại động La Phù ở vùng núi Trúc Sơn tiếp giáp với Vạn Ninh thuộc châu Vĩnh An, vốn là địa giới của nước Việt Nam. Minh Mạng cho rằng địa giới Trúc Sơn động La Phù, châu Vĩnh An là bãi biển xa xôi, việc đã lâu rồi, bản đồ sổ sách khó xét, nay nếu tư đến Quảng Đông, Việt Nam lấy được đất làm vinh thì họ tất lấy làm nhục vì mất đất, việc liên quan đến cương giới nhất định không khỏi tốn nhiều lời tranh luận, chỉ nên phái người đến nơi viên đồn Trúc Sơn dùng lời giải thích nói rõ đất ấy nguyên trước thuộc về cương giới triều ta để họ tự động trả lại. Chia đặt phủ Phước Long tỉnh Biên Hòa thành 2 phủ Phước Long và Phước Tuy. Cho hiệp hiện đại học sĩ Lê Văn Đức và Trương Đăng Quế chia phiên kiêm lãnh công việc Quốc tử giám. Cấm thành Trấn Tây nấu, bán thuốc phiện và mở sòng đánh bạc để thu nhập lợi tức. Tháng 10 âl, tách huyện Hoằng Hóa của Phủ Hà Trung ở Thanh Hóa và lập thêm một huyện mới Mỹ Hóa để lập thành phân phủ Hà Trung. Sai viện Hàn Lâm soạn sách Khâm Định Tập Vận Trích Yếu. Sách soạn xong, sai khắc in để ban hành. Tháng 11 âl, đặt hiệp biện đại học sĩ, thượng thơ bộ Công Lê Văn Đức sung đại thần viện Cơ mật; thượng thơ bộ Binh Trương Đăng Quế kiêm lãnh hiệp lý sự vụ thủy sư ở kinh kỳ. Đáp đê mới ở Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây. Tháng 12 âl, dựng bia võ công ở trước sân võ miếu; cả thảy 20 người được khác tên vào bia trong đó có Trương Minh Giảng, Trương Phúc Đỉnh, Phan Văn Thúy, Nguyễn Xuân, Phạm Hữu Tâm, Trần Văn Tri, Hồ Văn Khuê, Nguyễn Công Hoán, Mai Công Ngôn, Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, Vũ Văn Từ, Nguyễn Tiến Lâm, Tôn Thất Bật, Vũ Đình Quang, Lê Văn Thụy, Phạm Phi, Phạm Văn Lý.

VSTK - 1032


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mạng thứ 20, tháng Giêng (1839), khiến tỉnh Khánh Hòa mua voi, ngựa tại các bộ tộc thiểu số (xứ người Mọi). Nguyễn Công Trứ đem quân bình định giặc biển ở Chàng Sơn rồi lập đồn canh phòng: một ở làng Vựng thuộc châu Vân Đồn, một ở làng Vĩnh Thực thuộc châu Vạn Ninh và một ở làng Xuân Áng ở huyện Ba Phong. Tháng 4 âl, thí nghiệm tàu chạy bằng máy hơi nước ở Bến Ngự. Tháng 7 âl, đặt cù lao Côn Lôn (Côn Sơn) thuộc về Vĩnh Long. Tháng 10 âl, chế tạo thêm một tàu máy lớn (chạy bằng hơi nước). Cử người đi công tác ra ngoại quốc: Nguyễn Đức Long, Lê Bá Tú qua Ấn Độ (Tiểu Tây Dương), Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường cùng với 2 người thông dịch sang Pháp (Đại Tây) . Tháng 11 âl, sai tìm sách văn chương xưa, chọn Thổ Anh Hoa Lục. Sai chế thước mộc, thước may, thước đo ruộng bằng đồng. Năm Canh Tý, niên hiệu Minh Mạng thứ 21 (1840), Tháng Giêng, đặt tên cho những dân Chân Lập từ Bắt Tầm Bồn (Battambang) mới về quy phụ Trấn Tây gọi là Tân dân (dân mới) cho thuộc về sở tại. Tháng 3 âl, khai mỏ sắt ở xã Thượng Kết, thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tăng mức thâu thuế mỏ vàng ở tỉnh Tuyên Quang. Trích 4 tổng Đô Lương, Thuần Trung, Bạch Hà,Lảng Điền ở huyện Nam Đàng và một tổng Đặng Sơn ở huyện đặt thành một huyện mới gọi là Lương Sơn; trích 7 tổng Hạ Sưu, Thuần Cam, Phác lỗ, Đàng Khê, Lâm La, Nhiêu Xá, Nghĩa Hưng của huyện Quỳnh Lưu và một tổng Cự Lâm của huyện An Thành để đặt thành một huyện mới gọi là Nghĩa Đàm. Đặt 2 phủ Trấn Tĩnh và Lạc Biên của Nghệ An cho thuộc về Hà Tỉnh. 11

VSTK - 1033


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 4 âl, sai đúc lại các loại tiền thời cổ: 110 quan tiền của các đời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê và hơn 1560 quan tiền tiền 6 chữ của nhà Thành cất chứa vào kho. Tuần phủ Nam - Ngãi Vương Hữu Quang có lời cố vấn không đẹp lòng Minh Mạng (Quang cho rằng Vì Minh Mạng có tội với trời đất cho nên trời mưa rét liên miên không tạnh), bị khép tội cách chức và giam ngục. Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giảng, Doãn Uẩn và Bùi Quỹ xin xử nhẹ tội cho Quang, tất cả cũng bị giáng cấp. Ban tiền vàng, phẩm vật cho quận chúa nước Chân Lập là Ngọc Vân và các huyện quân là Ngọc Biện, Ngọc Thu, Ngọc Nguyên. Tháng 5 âl, sửa lại chùa Thiên Tôn ở xã Đâu Kinh, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Đổi phong quận chúa nước Chân Lập là Ngọc Vân làm Mỹ Lâm quận chúa; huyện quân là Ngọc Biện làm Lư An huyện huyện quân; Ngọc Thu làm Thâu Trung huyện quân; Ngọc Nguyên làm Tập Ninh huyện quân; cấp cho lệ lương kể từ ngày mồng 1 tháng 7 âl năm Canh Tý (1840). Cử quân đội Việt Nam đi theo yểm hộ Ngọc Vân, Ngọc Biện, Ngọc Thu và Ngọc Nguyên. Đóng thêm thuyền chiến lớn bọc đồng gọi là Kim Ưng. Sai lập miếu thờ quốc vương Chân Lập. Nhân dịp nầy, Minh Mạng dụ nội các rằng: <<Chân Lập làm triều thần nước ta đã hơn trăm năm, tiến cống cẩn thận. Triều đình cư xử như là một nước phụ thuộc, gây dựng cho nhiều. Tuy nhiên, vua cũ nước nầy là Nặc Ong Chân yếu kém không thể tự lực tự cường. Trong khoảng những niên hiệu Gia Long, có lần đã bị giặc Xiêm xâm chiếm, Ong Chân đã phải bỏ nước Chân Lập trốn đi, đến ở thành Gia Định cũ, đất nước đã không còn là của họ nữa. Hoàng khảo Thế Tổ Cao hoàng đế nước ta (Gia Long Nguyễn Phúc Ánh) vì thương xót cho họ đã có lòng thành thần phục nên đã nhiều đời sai tướng ra quân đánh tan giặc Xiêm, lấy lại nước ấy rồi phong vương tước cho Ong Chân, cho họ giữ lấy bờ cõi, không nỡ sáp nhập nước ấy làm thành quận huyện của Việt Nam. Tuy nhiên, đương sự (Nặc Ong Chân) từ đó chỉ biết phung phí 13

VSTK - 1034


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

35 36

hưởng thụ, bỏ lơi việc nước. Vào niên hiệu Minh Mạng thứ 14 (1833), giặc Xiêm lại ngầm đánh úp, Ong Chân lại chạy trốn đến tỉnh Vĩnh Long, và như vậy lãnh thổ và nhân dân Chân Lập lại không còn là của đương sự nữa. Ta đã cử đại quân đánh tan giặc Xiêm, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, lấy lại thành quách, chiêu tập nhân dân. Lúc ấy đem nước đó làm thành quận huyện, thì là ta lấy được của người Xiêm chứ không phải lấy của Chân Lập. Nhưng nghĩ rằng quốc vương nước đó hãy còn và có thể cố gắng cho nên lại cho giữ lấy nước, chỉ đặt quân tướng tham tán để bảo hộ, mong rằng đương sự đời làm phên dậu, lâu chịu ơn yêu quý. Nào ngờ, quốc vương kia chết đi, lại không có con trai nối nghiệp, đó là do ý trời chứ không phải ý người tạo ra. Nếu không xử trí trước thì nhất định giặc Xiêm lại nhân lúc sơ hở đến quấy rối thì nhân dân một hạt không kh?oi lại bị lầm than. Vì thế mới sai đặt quận huyện, đặt lưu quan để cai trị đất ấy, khiến cho người Xiêm phải sợ mà không còn dám đến xâm lấn mà nhân dân hạt ấy mới được cùng yên ngủ trong chăn chiếu vậy. Nay quốc vương kia để lại con gái còn bé là Ngọc Văn cho nên phong làm quận chúa, Ngọc Biện thì phong làm huyện quân, hậu ban bổng lộc, cho họ được nương nhờ. Các thổ mục của nước đó cùng được tùy theo tài cán bà bổ dụng, dân Chân Lập cũng được đối xử y như là dân kinh Việt Nam. Triều đình làm như thế là chính đại quang minh. Quốc vương kia dưới chín suối nếu có thiêng thì cũng nên cám ơn mà không ân hận gì. Ta lại nghĩ rằng nước ấy dù rằng đời đời không có vua nhân tài, công đức với dân nhưng vì từ trước đã từ làm quân trưởng một nước thuộc quốc. Nay đã sáp nhập vào bản đồ nước ta, thì việc đèn hương tuế thời thờ cúng cho quốc vương đó không nỡ lại để cho nguội lạnh,khiến linh hồn không chỗ nương tựa sao? Vậy sai Ty có chức trách chọn đất lập miếu ở kinh thành, bày thờ thần vị các quốc vương chân Lập đã quá cố, tuế thời cúng tế, để tỏ rõ đạo Ưu hậu. >> (ĐNTLCB/ Đệ nhị kỷ/ bản dịch/ trang 145) Tháng 6 âl, phát hành tiền đồng lớn nhỏ hiệu Gia Long, Minh Mạng cho các tỉnh chứa vào kho bạc để chi dùng. VSTK - 1035


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Sai Nội các soạn ra bộ sách nói về hình vẽ địa cầu của Tây Dương. Tháng 7 âl, sửa chữa lăng tẩm các vua triều Lý và lăng Kinh Dương vương ở xã Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Thuyên chuyển Mỹ Lâm quận chúa, Thâu Trung huyện quân Ngọc Thu, Tập Ninh huyện quân Ngọc Nguyên đến ở Gia Định. Lý do thuyên chuyển: Ngọc Biện ngầm liên hệ với một người Miên tên Mao (là cậu của Ngọc Biện). Ngọc Biện bị bắt giam, tước bỏ tước hàm huyện quân. Sau đó cùng với Mao bị xử chém. Phái viên thuyền Linh Phượng Nguyễn Đức Long, Lê Bá Tú đi công cáng Tiểu Tây Dương nay trở về. Phái thuộc viên khai phá mỏ vàng Gia Nguyên ở Tuyên Quang. Cấp 10 thuyền chiến cho đồn kiểm soát cửa biển Đà Nẵng, giao cho lãnh binh chuyên quản 2 thành An Hải, Diệm Hải nhận giữ để phòng khi sai phái. Lý do cấp thêm thuyền chiến vì nước Anh đang gây hấn với Trung Quốc, Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc cần phải tăng cường việc phòng thủ mặt biển. Đặt tên cho 3 chiếc tàu máy hơi nước là Yên Phi, Vân Phi và Vụ Phị Tàu Yên Phi lớn hơn hết, được mua từ Tây Dương. Xây pháo đài phòng giữ mặt biển ở tỉnh Quảng Nam gọi là Phòng Hải pháo đài. Tháng 8 âl, xây pháo đài tại xứ Hổ Cơ và một lũy đất ở một gò cát đối ngạn với pháo đài nầy gọi là bảo Thị Nại ở tỉnh Bình Định. (ở bờ Đông Nam đồn cửa biển xứ Hổ Cơ có một núi cao hơn 7 trượng, có thể trông ra ngoài biển). Thu thuế mỏ vàng ở Lạng Sơn và Cao Bằng. Tháng 8 âl, đổi định kỳ thi hương ở Gia Định: lệ trước thi vào tháng 7, nay đổi lấy tháng 9 vào thi. Sai chức quyền tỉnh Hà Nội phục hồi và sửa đắp lại đê cũ ở các huyện Kim Bảng, Duy Tiên và con đường chạy trạm từ bến đò Châu Giang phủ Lý Nhân đến trạm Hà Hồi phủ Thường Tín.

VSTK - 1036


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

28 29

30 31

32 33 34 35

Lính và dân Miên (Chân Lập) ở thành Trấn Tây do huyện úy huyện Thái Thịnh, phủ Ninh Thái là Tùng Hiên và huyện úy huyện Thượng Phong, Phủ Nghi Hòa là Đào Vân cầm đầu nổi loạn vì chuyện Ngọc Biện bị triều đình xử chém. Tùng Hiên nguyên ngày trước là kẻ theo hầu Ngọc Biện. Tháng 9 âl, người Miên ở phủ Tỉnh Biên tỉnh Hà Tiên nổi loạn đánh hãm đồn Châu Nham. Người Miên loạn khắp nơi, lan tràn ra Hà Tiên, Gia Định, Định Tường, nơi nơi đều có biến động, chỗ nhiều thì 1, 2 ngàn người, chỗ ít cũng không dưới vài trăm người, hoặc đánh phá đồn binh hoặc mặt thủy, bộ giết hại dân Việt Nam chính gốc, quan binh triều đình địa phương bình định, đánh dẹp không dứt. Minh Mạng bảo với triều thần rằng: <<Trước đây Trương Minh Giảng thường nói với ta là người Chân Lập phần nhiều chất phác thực thà có thể tin cậy được, có phần hơn người Thổ ở Bắc Kỳ. Ta cho là không phải. Thực ra người Thổ ở Bắc Kỳ còn có ngời biết chữ nghĩa, thạo tiếng người kinh, còn có thể lấy nghĩa lý hiểu bảo được. Còn như người Chân Lập thì ù lì như viên đất không biết gì, lại phần nhiều giảo quyệt dối trá, dù có kề sát tai mà nói cho biết cũng khôn thể được Ta đã dự tín sẽ có ngày nầy từ lâu rồi. Rất may là hiện nay nước nhà cường thịnh, binh ít thì lấy thêm, lương thiếu thì tăng thêm, nhất định phải có một phen khó nhọc mới có thể vỗ yên được. Việc gian nan to lớn như thế thà rằng xảy ra trong thời đại của ta,không nên để lại cho con cháu đời sau giải quyết>> (ĐNTLCB đã dẫn; trang 361, 362). Tỉnh Nam Định bắt được đạo sĩ Gia tô Tạ Đức Thịnh, người Hà Nội, đem giết đi. Tháng 10 âl, mở khóa thi Hương ở Hà Nội và Nam Định, lấy đỗ cả hai nơi cộng 26 người: Hà Nội 14, Nam Định 12. Các huyện thuộc Sơn Tây bị bệnh dịch chết hơn 4,900 người. Thự Tổng đốc An Hà là Dương Văn Phong đánh phá loạn người Miên, tái chiếm đồn Châu Nham.

36

VSTK - 1037


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

Tháng 11 âl quan binh của triều đình do Trương Minh Giảng, Bùi Công Huyên và Lê Văn Đức tụ hội cùng dẹp loạn người Miên. Quân binh tiến đến bờ trái Biển Hồ thì được tin từ Hải tây cho hay 6,000 giặc Xiêm đánh phá phủ hạt, xin thêm quân ứng viện. Minh Mạng ra lệnh thúc quân của Trương Minh Giảng và Lê Văn Đức chia quân dẹp loạn không được chậm trễ chờ tăng viện. Quân của Trương Minh Giảng và Lê Văn Đức tiến đến Biển Hồ thì được thông báo là tướng giặc Xiêm là Chất Tri đã xin giảng hòa với đề đốc Hải tây là Vũ Đức Trung. Trương Minh Giảng dừng quân và báo cáo về triều Minh Mạng chấp thuận cho việc thương lượng giảng hòa với quân Xiêm. Trương Minh Giảng sai người đưa thư cho tướng giặc Chất Tri, biện thuyết, trách cứ, việc giảng hòa chưa định xong thì Chất Tri đã đem quân về Bắc Tầm Bồn. Ngày 28 tháng 12 âl năm Canh Tý (tức ngày 20 tháng 1 dl năm 1841), Minh Mạng mất ở điện Quang Minh, thọ 50 tuổi để lại 78 người con trai, 64 người con gái. Hoàng trưởng tử là Trường Khánh công lên nối ngôi tức là vua Thiệu Trị.  CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Trịnh Hoài Đức: còn gọi là An, tự là Chỉ Sơn, hiệu là Cấn Trai, sinh năm 1765, mất năm 1825, thọ 60 tuổi, tên thụy là Văn Khác. Ông là học trò của Võ Trường Toản, cùng với Lê Quang Định, Ngô Thời Nhiệm được người đời lúc đó xưng tụng là Gia Định Thành Tam Gia. Ông là người được Gia Long và Minh Mạng tín cẩn giao giữ nhiều chức vụ quan trọng như Hàn lâm Chế Cáo, Chánh sứ trong đoàn sứ đi Trung Quốc năm 1802, Quyền tổng trấn thành Gia Định năm 1820, Thượng thư Bộ Lại, Hiệp biện Đại học sĩ năm 1821. Khi ông mất, Minh Mạng rất thương tiếc, truy tặng ông chức Thiếu bảo Cần Chánh điện Đại học sĩ. 1

VSTK - 1038


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Tác phẩm của ông gồm có Bắc Sứ Thi Tập, Cấn Trai Thi Tập soạn chung với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh, và Gia Định Thành Thông Chí. Gia Định Thành Thông Chí: là bộ sách đầu tiên của Việt Nam ghi chép về sông, núi, con người, phong tục tập quán, thổ sản của miền Nam Việt Nam, do một sử gia miền Nam biên soạn. Đây là một nguồn sử liệu quý giá, hiếm có, phong phú để người đời sau có thể tham chiếu về nhiều mặt như địa lý, thành trì, khí hậu, văn hóa dân gian, kinh tế, xã hội của miền Nam Việt Nam. Các sử gia trong Quốc sử quán triều Nguyễn đã tham chiếu vào sách nầy rất nhiều để soạn các bộ Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, Đại Nam Nhất Thống Chí. Thời nhà Nguyễn có thể nói rằng chỉ có Phương Đình Dư Địa Chí của Nguyễn Văn Siêu ở miền Bắc, dù là đến sau, nhưng có thể so sánh tương xứng với Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức. Gia Định Thành Thông Chí gồm có 6 quyển: Quyển I: gọi là Tinh Dã Chí, gồm có 6 tờ. Phần nầy tác giả đã dựa vào sử sách Trung Quốc để định vị các vùng đất của Ngô Việt (Dương Việt) so với các ngôi sao trên trời để rồi từ đó suy định ra vị trí của đất Gia Định. Phần phụ viết về khí hậu rất sát với thực trạng của khí hậu miền Nam Việt Nam. 2

Gia Định Thành Thông Chí, Quyển I, tờ 1a Tinh Dã Chí

VSTK - 1039


1 2 3 4 5 6

Quyển II: Sơn Xuyên Chí gồm có 90 tờ, mô tả rất chi tiết các sông núi trong từng trấn ở miền Nam Việt Nam như Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Trước và sau GĐTTC, chưa có sách Địa Dư Chí nào ghi chép, mô tả một cách kỹ càng như vậy kể cả sách của Lê Quý Đôn và sách Đại Nam Nhất Thống Chí của sử quán triều Nguyễn. Gia Đinh Thành Thông Chí, Quyển II, tờ 7a Sơn Xuyên Chí

VSTK - 1040


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Quyển III: Cương Vực Chí; 85 tờ. (từ tờ số 97a) Gồm có 2 phần. Phần đầu chép về tiến trình lịch sử khai khẩn đất Gia Định từ thời các chúa họ Nguyễn, dựa vào sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn với những chi tiết đặc biệt về sự giao thiệp giữa các chúa Nguyễn với các vua nước Chân Lập. Phần hai chép về cương vực tổng quát của đất Gia Định và cương vực rất chi tiết của từng trấn, với đầy đủ tên của các phủ, huyện, tổng, xã, thôn. Lại thêm nhiều chi tiết độc đáo về mối liên hệ của trấn Hà Tiên đối với nước Chân Lập và nước Tiêm La. Gia Đinh Thành Thông Chí, Quyển III, tờ 97a Cương vực Chí

VSTK - 1041


1 2 3 4

Quyển IV: Phong Tục Chí; 18 tờ (từ tờ số 183a). Gồm có 2 phần. Phần đầu chép về phong tục tập quán, cách ăn mặc, nhà cửa, tín ngưỡng, lễ hội, Tết ở toàn cõi miền Nam. Phần kế tiếp viết về tính cách đặc thù của mỗi trấn và nền văn hóa của miền Nam. Gia Đinh Thành Thông Chí, Quyển IV, tờ 183a Phong Tục Chí

VSTK - 1042


1 2 3 4 5

Quyển V: Vật Sản Chí; 25 tờ (từ tờ số 201a). Gồm có 2 phần. Phần đầu viết về nông sản, ruộng đất của mỗi trấn, huyện, tổng, thời gian cày cấy, thu gặt, các loại giống lúa và hoa màu. Phần kế tiếp viết về những đặc sản của từng địa phương thuộc về lâm sản, thủy sản, gỗ, hoa quả tức là tài nguyên của miền Nam Việt Nam. Gia Đinh Thành Thông Chí, Quyển V, tờ 201a Vật Sản Chí

VSTK - 1043


Quyển VI: Thành Trì Chí; 45 tờ (từ tờ số 226a). Ghi chép vị trí, tầm cỡ, lớn nhỏ của những thành, lũy, đồn, cầu, chợ, đường, phố ở các trấn lỵ và huyện lỵ. Thành 8 góc hình bông sen của Gia Long xây cất vào năm 1788 được mô tả rất đầy đủ.

1 2 3 4

Gia Đinh Thành Thông Chí, Quyển VI, tờ 226a Thành Trì Chí

5 6 7 8

3

Kinh sư Phú Xuân : tức thủ đô Phú Xuân hay Huế của thời đại nhà Nguyễn. Về tiến trình xây dựng kinh đô Huế, sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết: << Đinh Mão, Chính Hòa năm thứ 8 (1687), Nguyễn Phúc Tần chết, làm VSTK - 1044


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

việc nước 39 năm, thọ 68 tuổi, đặt thụy riêng là Đại nguyên soái tổng quốc chính Dũng triết vương. Có bốn con, con thứ hai là Hoằng ân hầu Nguyễn Phúc Trăn nối nghiệp, tự xưng là Tiết chế thủy bộ chư dinh kim chưởng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự, thái phó Hoằng quốc công, là người khoan hòa và yêu kẻ sĩ . Tháng 7 năm ấy, (Trăn) sai đổi phủ cũ (ở xã Kim Long, huyện Hương Trà) làm từ đường Dũng Triết vương (Nguyễn Phúc Tần), dời làm phủ mới cách phủ cũ hơn 5 dặm, lấy Hòn Mô (núi Ngự Bình) là quả núi cao và ngay ngắn làm tiền án, trồng cây, đắp nền, xây tường sử đường, nhà ngói thành gạch, cung vàng, gác báu, rất là hoa mỹ xa xỉ, tức là phủ phú Xuân ngày nay.>> Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên cũng viết: <<Mùa thu tháng 7 (năm Đinh Mão/ 1687), lấy phủ cũ (ở xã Kim Long, huyện Hương Trà) làm miếu Thái Tông (Nguyễn Phúc Tần), dời dựng phủ mới sang Phú Xuân (tên xã thuộc huyện Hương Trà, tức là kinh thành bây giờ), lấy núi đằng trước (tức núi Ngự Bình) làm án, đắp tường thành, xây cung điện, trước mặt đào hồ lớn, trồng hoa cỏ cây cối, thể chế rất tráng lê. Lại lấy nước sông ở thượng lưu chảy xoáy vào phía hữu, sai xây tháp ở bờ sông để trấn áp.>> Từ năm 1600, thời Nguyễn Hoàng, có thể nói dinh phủ hay "kinh đô ở phía Nam nước Đại Việt do Nguyễn Hoàng cai trị" là ở xứ gò Phù Sa xã Ái Tử, huyện Vũ Xương (phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa). Dinh phủ nầy còn gọi là Dinh Cát. Năm Tân Sửu (1601), bắt đầu dựng chùa Thiên Mụ. Bấy giờ Nguyễn Hoàng dạo xem hình thế núi sông, thấy trên đồng bằng ở xã Hà Khê thuộc huyện Hương Trà, giữa đồng bằng nổi lên một gò cao giống hình cái đầu của con rồng quay lại, phía trước thì nhìn ra sông lớn, phía sau lại có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Nhân đó, Nguyễn Hoàng mới hỏi chuyện người địa phương và được cho biết rằng gò nầy rất thiêng. Theo lời đồn đãi trong dân gian thì ngày xưa có người vào lúc ban đêm thấy một người đàn bà già mặt áo đỏ quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói rằng: << Sẽ có vị chân chúa đến xây chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch >>. Nói xong bà già ấy biến mất. Do đó, mới được gọi là núi Thiên Mụ. Nguyễn Hoàng cho rằng núi ấy có linh khí mới dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ. (ĐNTLTB; trang 42; bản dịch; ấn bản 1962 ). Năm 1602, Nguyễn Hoàng lại cho sửa sang lại chùa Sùng Hòa ở xã Triêm Âm thuộc huyện Phú Vang, Phủ Triệu Phong. Như vậy, phải nói rằng kinh đô đầu tiên của dòng họ nhà Nguyễn được xây cất ở xã Ái Tử, huyện Vũ Xương mà theo LTHCLC của Phan Huy Chú thì chỗ nầy ở ven sông, gần biển, cách rừng hơi xa.

VSTK - 1045


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Có thể Nguyễn Hoàng ngày trước chưa hài lòng lắm về vị trí hiện tại của <<kinh đô tạm bợ>> của mình ở huyện Vũ Xương cho nên mới chủ tâm tìm kiếm một vị trí khác và đã để ý đến huyện Hương Trà kể từ khi cho xây cất chùa Thiên Mụ, hay nói khác đi, chính Nguyễn Hoàng là người đi tiên phong tìm vị trí để thành lập một kinh đô thực sự vĩnh viễn của dòng họ nhà Nguyễn. Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay. Năm Bính Dần (1626), Phúc Nguyên dời dinh phủ đến xã Phúc Yên thuộc huyện Quảng Điền, Phủ Triệu Phong (ĐNTLTB đã dẫn, trang 52). Năm Ất Hợi (1635), Nguyễn Phúc Nguyên mất, Nguyễn Phúc Lan lên thay. Tháng 12 âl năm đó dời dinh phủ đến xã Kim Long thuộc huyện Hương Trà vì cho rằng dinh phủ ở Phúc Yên chật hẹp còn Kim Long là nơi núi sông đẹp tốt cho nên sai dựng cung thất, xây thành quách để dời dinh phủ sang vị trí mới nầy. Nguyễn Phúc Lan chết năm Mậu Tý (1648), Nguyễn Phúc Tần lên thay. Năm Đinh Mão (1687), Nguyễn Phúc Tần chết, Nguyễn Phúc Trăn thay thế (theo LTHCLC là Nguyễn Phúc Thái). Tháng 7 âl năm nầy lấy dinh phủ cũ ở xã Kim Long làm miếu thờ Nguyễn Phúc Tần, xây cất dinh phủ mới sang xã Phú Xuân (thuộc tổng Phú Xuân), huyện Hương Trà (trước gọi là Kim Trà), phủ Triệu Phong: đây là kinh thành Phú Xuân của họ nhà Nguyễn kể từ năm 1687. Theo Phủ biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn thì dinh phủ Phú Xuân cách dinh phủ cũ hơn 5 dặm nhưng theo Dư Địa Chí của Phan Huy Chú thì dinh phủ Phú Xuân cách dinh phủ cũ hơn 100 dặm: như vậy, dinh phủ cũ (cách Phú Xuân 5 dặm) theo PBTL của Lê Quý Đôn thì có thể là dinh phủ ở xã Kim Long (thuộc tổng Kim Long) từ thời Nguyễn Phúc Lan cũng nằm trong huyện Hương Trà; còn theo DĐC của Phan Huy Chú thì dinh phủ cũ (cách Phú Xuân hơn 100 dặm) có thể là dinh phủ của Nguyễn Hoàng ở xã Ái Tử huyện Vũ Xương (sau đổi là Đăng Xương rồi Thuận Xương) thuộc phủ Triệu Phong tức là ở giũa khoảng Đông Hà - Quảng Trị ngày nay. Phan Huy Chú mô tả vùng đất Phú Xuân như sau: << Chỗ đất ấy phẳng như bàn tay, rộng đến hơn 10 dặm. Trông ra bên sông thì các núi đàng trước và bên hữu mọc la liệt như để hộ vệ chỗ đất ấy.Các dòng nước bên tay hổ (tay hổ tức là phía tay mặt, tay long là phía tay trái) dồn cả về trước mặt nên của cải giàu có. Đến thời Hiếu Vũ hoàng đế (Nguyễn Phúc Khoát) lại làm thêm (năm Giáp Tuất/ 1754) đình đài, đổi tên cung điện để vào bản treo như 2 điện Kim Hoa và Quang Hoa; các toà Tựu Lạc, Chính Quan, Trung Hòa, Di Nhiên và đài Sướng Xuân, gác Kinh Trì, gác Tiêu Dương, gác Quang Thiên, đình Thụy Vân, hiên Đồng Lạc. Về thượng lưu bên bờ phía Nam (sông Hương) lại có phủ Dương Xuân, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Vũ; nhà lớn nguy nga, mái đao rực rỡ, tường xây và hành lang bao bọc xung VSTK - 1046


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

quanh, cửa thông 4 mặt, những chỗ chạm vẽ rất tinh xảo. Các nhà đều lát nền bằng gạch đá bằng phẳng, trên lót ván bằng thứ gỗ kiền kiền, dưới mái làm máng hứng nước. Có trồng xen vào những cây cối như sung, xoài, mít đều to đến mấy người ôm. Nơi vườn sau xếp những thứ đá lạ làm núi non bộ, có đủ ao vuông, ao cong, cầu nổi, nhà thủy tạ.Tường trong tường ngoài đều xây dầy đến vài tấc, lấy vôi và những bát đĩa đắp thành hình các con rồng, hổ, lân, Phượng và hình các hoa cọ Dòng sông về mạn dưới chính dinh đều đặt trại quân đóng la liệt như bàn cờ. Các phố xá liền nối nhau, đường cái to ở giữa, chia ra từng khu nhà nọ tiếp nhà kia toàn là nhà ngói. Cây cao bóng mát, hai bên thành hàng. Thuyền dọc đò ngang đi lại như mắc cửi, cảnh sắc coi rất đẹp. Cuối đời Lê, khoảng năm Giáp Ngọ (tức tháng 12 năm Giáp Ngọ/ 1774, thời Nguyễn Phúc Thuần, quân Trịnh vào đánh chiếm Phú Xuân) triều đình (Lê - Trịnh) đặt làm trấn nha, cảnh cũ bị hoang tàng. Rồi Tây Sơn (Quang Trung Nguyễn Văn Huệ) đặt làm Kinh đô, tạm dựng cung điện. Đến sau nhà Nguyễn thu phục đất cũ, thống nhất cả nước, lại nhân chỗ cũ xây dựng nơi căn bản, sửa sang đẹp đẽ, dần dần có thể trở lại như trước.>> Tháng 5, năm Tân Dậu (1801), Nguyễn vương Phúc Ánh thu phục kinh đô Phú Xuân. Tháng 4 âl năm Ngâm Tuất (1802), Nguyễn vương Phúc Ánh đắp Hoàng Thành. Tháng 6 âl năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn vương Phúc Ánh vào thành Thăng Long, bố cáo trong ngoài biết rằng Bắc Hà đã đại định rồi. Tháng 10 âl, Nguyễn vương trở về kinh sư Phú Xuân. Năm Quí hợi, tháng Giêng (1803), đúc 9 khẩu súng đồng đặt tên là Xuân, Hạ, Thu Đông, Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. (Về sau, Gia Long đặt tên cho là Thần oai vô địch thượng tướng quân). Tháng 3 âl, đắp kinh thành lại. Sai giám thành Nguyễn Văn Yến tiêu đạc bốn bề thành Phú Xuân, làm cho rộng thêm; Nguyễn Phúc Ánh đích thân chế kiểu xây thành, ban ra bắt quân lính làm. Năm Giáp Tý, tháng 4 âl ( khoảng tháng 5 dl/1804), xây cung Thành và Hoàng Thành, giao cho Nguyễn Văn Trương và Lê Chất trông coi việc ấỵ Năm Bính Dần, tháng Giêng (1806), Nguyễn Phúc Ánh chuẩn bị lên ngôi Hoàng Đế. Tháng 2 âl, lập đàn Nam Giao. Tháng 3 âl, lập đàn Xã Tắc. Tháng 5 âl năm Bính Dần (1806), lên ngôi Hoàng Đế ở điện Thái Hòa. Năm Bính Tý, tháng 3 âl (1816), thiết triều trong điện Cần Chánh. Năm Kỷ Mão, tháng 6 ậl (1819), xây lầu Phú Vân.

VSTK - 1047


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

* Như vậy có thể nói rằng, sau khi thống nhất đất nước và để chuẩn bị lên ngôi Hoàng đế, Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đã cho sửa sang xây cất lại kinh thành, cung thành và hoàng thành ở Huế một cách quy mô kéo dài từ tháng 3 năm Quý Hợi (1803) đến tháng 5 năm Bính Dần (1806) Theo bài viết của Võ Liêm có tựa đề là La Capitale du Thuận Hóa (Huế) đăng trên tập chí BAVH; 1916, trang 277 thì vòng thành được xây đắp bằng đất cao 6.m12, bề dầy 2m ở thân thành trên và dầy 2.m52 phần dưới chân thành. Chung quanh đào hào rộng 30m, sâu 4m. Cũng trong cùng một thời gian, ở phía ngoài vòng thành, Thái Bình Đài cũng được xây cất với một cửa duy nhứt gọi là Trương Dinh môn (năm 1836 đổi gọi là Trấn Bình đài và nay thường gọi là đồn Mang Cá). Trong vòng 8 tháng công trình xây đắp vòng thành mới làm xong.

Bản đồ vùng Kim Long, Phú Xuân trước năm 1805

VSTK - 1048


Vua Minh Mạng

Đồn Mang Cá Bờ thành

S. Tiểu Giang S. Kim Long

Sông Hương

Cung Thành Lũy Chàm

Thành Huế xây đắp vào năm 1805

VSTK - 1049


Bắc môn Đông Bắc môn Tây Bắc môn

Chánh Đông môn

(1) Chính Tây môn

(2) Cầu Tây Thành Thủy Quan

Thể Nguyên môn Quảng Đức môn

Tây Nam môn

Chính Nam môn

Bản đồ thành Phú Xuân - Huế vẽ vào năm 1924 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Các cửa thành được xây cất vào năm 1809; tất cả là 10 cửa thành: Chánh Bắc, Tây Bắc, chánh Tây, Tây Nam, Chánh Nam, Quảng Đức, Thể Nhơn (hay Thể Nguyên), Đông Nam, Chánh Đông, Đông Bắc. Năm 1824 các các lầu canh gác được xây cất bên trên các cửa thành. Đặc biệt hai nhánh sông nhỏ Kim Long và Tiểu Giang đã được đào vét, sắp đặt lại thành những con kinh bảo vệ hoàng thành và cung thành. Nhánh sông Kim Long nay trở thành con kênh Ngự Hà hoàn toàn nằm bên trong hoàng thành Năm 1830, xây cầu Đông Thành Thủy Quan (1) trên con kinh Ngự Hà ở phía Đông. Ở đầu phía Tây của kinh Ngự Hà là cầu Tây Thành Thủy Quan (2). Ngoài ra còn có các cầu khác bắc ngang qua con kinh Ngự Hà nầy như cầu Thanh Cầu, cầu Khánh Ninh, cầu Vĩnh Lợi.

VSTK - 1050


Cầu Đông thành Thủy quan xây năm 1830

Cầu Thanh Cần trên kinh Ngự Hà

VSTK - 1051


Cửa thành chính Tây nhìn từ bên trong vòng thành

Cửa thành chính Tây nhìn từ bên ngoài vòng thành

VSTK - 1052


Cầu Khánh Ninh trên kinh Ngự Hà

Hoàng thành Huế chụp hình từ trên cao

VSTK - 1053


Tranh vẽ hoàng thành Phú Xuân -Huế trích đăng từ Đô Thành Hiếu Cổ Tập San

Mặt sau của Hoàng thành Huế

Mặt trước Hoàng thành Huế

VSTK - 1054


Bản đồ thành Huế do Trương Sĩ Tế vẽ (Trích từ ĐTHCTS/BAVH)

VSTK - 1055


Nº 1 - Mã-Khai-Sở : sở đất quần ngựa của hoàng cung. NO 1bis - Pháo-Xưởng-Sở : xưởng pháo binh No 2 - Ngọ Môn No 3 - Kim Thủy Kiều : cầu Kim Thủy bắc ngang giữa hai hồ sen. Cầu nầy chỉ có vua mới được xử dụng. No 4 - Đại Triều Nghi : sân chầu đại triều No 5 - Thái Hòa Điện : nơi đặt ghế của vua ngôi trong các buổi đại triều No 6 - Đại Cung Môn: cổng vào cấm cung, ở ngay phía sau điện Thái Hòa. No 6 bis - Tả Vụ ( và Hữu Vụ: nhà chờ đợi của các quan trước khi vào gặp vua ở điện Cần Chánh.

VSTK - 1056


No 7 - Cần Chánh Điện ( : nơi làm việc và tiếp tân của vua. Bàn ghế, đồ đạt trang hoàng trong điện nầy rất lộng lẫy, trang trọng, quý giá và hiếm có.

Ngọ Môn nhìn từ một thế đất cao của Mã Khai Sở

Ngọ Môn cung thành Huế 1 2 3 4 5 6 7 8 9

No 11 - Quân sự điện No 12 - Văn minh điện No 13 - Càn Thành : tuyệt đối cấm người lạ đi vào khu nầy. No 14 - Hành lang: nơi dành riêng cho vua tiếp xúc, liên hệ với thân thuộc trong hoàng tộc. No 15 - Khôn Thái điện : cung hoàng hậu. No 16 - Trinh Minh điện : cung hoàng phi. No 17 - Đoan Trang viện : viện nhơn phi. No 18 - Đoan Huy viện : viện nhơn phi.

VSTK - 1057


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

No 19 - Cung tần phi. No 20 - Dưỡng tâm điện : dùng làm nơi tĩnh tâm của vua. No 20bis - Thiệu Phương viên : vườn tĩnh tâm của vua. No 21 - Nhựt Thành lâu No 22 - Quang Minh điện : chỗ ở của hoàng tử nối ngôi vua. No 23 - Minh Viễn lâu : lầu ngắm cảnh. No 24 - Dưỡng Chánh đường : chỗ ở của các hoàng tử (con trai của vua). No 25 - Cẩn Tín Ty : nơi điều hành các việc nội cung của vua và của hoàng thái hậu (mẹ vua). No 26 - Tiên-Trượng : nhà nghi trượng (kho chứa các loại gậy dùng trong các dịp cầu khấn trong hoàng thành và hoàng cung. Nº 27 - Thái Y viện : viện y tế của vương triều. Nº 28 - Thị Vệ Trực Phòng : nơi các quan thị vệ thì hành nhiệm vụ bảo vệ cung thành. Nº 30 - Thượng- Thiện : nhà bếp nấu ăn cho vua. Nº 31 - Duyệt- Thị-Đường : nhà hát của vua. Nº 32 - Tỉnh-Quan-Đường : nơi ở của các nữ vũ công. Nº 33 - Điếu-Ngư-Đình : hồ câu cá của vua. No 34 - Am tự Nº 35 - Thái-Bình-Ngự-Lãm- Thơ-Lâu : lầu Thái Bình, nơi đọc sách thơ, văn của vua. No 37 - Hoàng-Ân : chùa Hoàng Ân và am tự Tuy-Quang Nº 38 - Thành-Hoàng : đền thờ thần Thành Hoàng.

Đền thờ thần Thành Hoàng (ĐTHCTS)

No 39 - Nghi-Phụng-Môn và Tường-Loan-Môn : 2 cửa nầy ở hướng Bắc. Nº 40 - Trực-Phương-Viên . Nº 41 - Đông-Kinh : một kiểu kiến trúc do vua Thành Thái thực hiện theo kiểu xây cất ở Hà Nội (xưa gọi là Đông Kinh). Nº 42 - Thượng-Uyển-Môn . Nº 43 - Hưng-Khánh-Môn . Cửa nầy ở hướng Tây. Nº 44 - Cấm-Uyển-Môn cử đi vào vườn riêng của vua.  * Tất cả các kiến trúc và cơ sở vừa kể ở phần trên thuộc về nội cấm thành, người dân thường khó có dịp được đặt chân vào. Về phía Đông Nam, nhìn trên bản đồ thì có những kiến trúc và cơ sở như sau: Nº 45 - Túc-Vệ , trại lính bảo vệ hoàng cung. Nº 46 - Trại xa giá Nº 47 - Cẩm Y : trại quân cấm vệ. Nº 48 - Cổng Tam Quan vào các đền miếu thờ tổ tiên họ nhà Nguyễn.

VSTK - 1058


Nº 49 - Triệu Miếu : đây là tông miếu thờ phượng ông tổ họ nhà Nguyễn tức là Nguyễn Kim được truy phong là Triêu Tổ Tỉnh Hoàng Đế Nº 50 - Thái Miếu : tông miếu thờ Nguyễn Hoàng được truy phong là Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế cùng với trang thờ các chúa Nguyễn nối tiếp sau Nguyễn Hoàng. Nos 51 & 52 - Miếu Công Thần. Nº 53 - Tuy Thành Các Nos 54 & 55 - Chiếu Kính Điện và Mục Tư Điện : là nơi suy nghiệm và tĩnh dưỡng tâm hồn. Nº 56 - Miếu Thổ Công : nơi thờ thần đất. No 57 - Hiển Nhân Môn. No 58 - Nội Vụ : Kho bạc và cũng là nơi chứa của cãi, tài vật của vua . No 59 - Xưởng đồ gỗ và đồ sắt. No 60 - Tập Hiền Viện : nhà hội hợp các người hiền tài. No 61 - Thị Vệ xứ : trại cuả các thị vệ quan. ( No 62 - Chánh Mông Đường : nơi học tập của các hoàng tử. No 63 - Đông Đài : cửa Đông của cấm thành. No 64 - Khâm Văn Điện : thư viện của vua. Nos 65 & 66 - Vườn cây của Thư viện với hòn non bộ Đại Thổ Sơn No 67 - Tam Quan. No 68 -Thế Miếu : miếu thờ vua Gia Long và các vua nối tiếp sau Gia Long. No 69 - Miếu Đại Công Thần: từ thời Gia Long trở về sau. No 70 - Hiển Lâm Các : cổng Hiển Lâm để đi vào Hưng Miếu. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

No 71 - Hưng Miếu : miếu thờ cha, mẹ của vua Gia Long. No 72 - Phụng Tiên Miếu : Miếu nầy trưng bày các di vật của các vua họ nhà Nguyễn và là nơi tổ chức các ngày lễ giỗ vua Gia Long và các vua nối tiếp. Các tủ kiến trưng bày các di vật đã theo lệnh của vua Khải Định dời đến đại sảnh của cung điện Cần Chánh để tránh việc du khách quấy rầy miếu Phụng Tiên. No 72 bis - Nhà phụ của Phụng Tiên Miếu. No 73 - Thọ Chỉ Môn : cổng vào khu vực của hoàng thái hậu (mẹ vua). No 74 - Nhà phụ bên trái và bên phải. No 75 - Tá Trà : phòng thết trà trong khi chờ đợi. No 76 - Thông Minh Đường : phòng tiếp chuyện. No 77 - Diên Thọ Cung : cung dinh của hoàng thái hậu. No 78 - Phước Thọ am : chùa Phước Thọ. No 79 -Thọ Ninh Cung : cung Thọ Ninh giành cho các đại hoàng thái hậu trên 77 tuổi (thí dụ như là bà nội của vua). No 80 -Trường Du Tạ : khuôn viên dãy nhà rạp. (để đi dạo?) No 81 -Thọ Chỉ Khố : kho bạc riêng của hoàng thái hậu. No 82 -Cổng vào khu vực ở góc Tây Bắc: với các cung phòng trang trí rất đẹp và những hòn thủy tạ non bộ đó đây. No 83 -Ngũ Đại Đồng Đường : có thể là nơi giành cho các đại hoàng thái hậu có được 5 đời con, cháu, chắc, . . nội. No 84 -Ninh Thọ Điện : điện Ninh Thọ. No 85 -Vạn Phúc Lâu : lầu Vạn Phúc. No 86 -Nhà hát. No 87 -Trại Thái Giám. No 88 -Ngự Tượng Trại : Trại voi của vua. No 89 -Ngự Mã Trại : Trại ngựa của vua. No 90 -Loan Nghi : trại của lính khiên kiệu giá của vua.

VSTK - 1059


1 2 3 4 5 6 7 8

No 91 -Võ Nghệ Xá : trại thao diễn võ nghệ. No 92 -Bắc Đài : đài canh gác cửa Bắc cung thành. No 93 -Tứ Thông Đình : căn đình trống bố phía. No 94 -Bình An Đường : nhà chờ để cho hoàng hậu và các bà phi hay cung tần bị bệnh sắp chết nằm nằm ở đó để chờ chết. Chỉ có vua và mẹ vua không áp dụng lệ chờ chết ở Bình An đường. No 95 -Nhà của các Thái Giám: khi không có nhiệm vụ trong cung. No 96 -Hậu bổ môn.

CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN (tiếp theo)

Tháp cờ thành Huế và bờ kinh Đông Ba ngày xưa ( Trích đăng từ ĐTHCTS/BAVH)

Cầu ván Gia Hội/Huế ngày xưa ( Trích đăng từ ĐTHCTS/BAVH) 9

VSTK - 1060


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Kinh Vĩnh Tế: là con kinh quan trọng, đào từng đợt từ năm 1819 (năm Kỷ Mão, niên hiệu Gia Long thứ 18) đến năm một 1824 mới hoàn tất. Về việc đào con kinh nầy ĐTLCB có 2 lần ghi chép như sau ghi chép như sau: << Tháng 9 âl, năm Kỷ Mão, niên hiệu Gia Long thứ 18 (1819), Đào sông Ông Đốc thông với Hà Tiên, gọi là sông Vĩnh Tế. Ngài (Gia Long) trấn Vĩnh Thanh, trấn Hà Tiên gần nước Chân Lập mà không có đường thủy, qua lại không tiện. Lúc ấy có quan Chiêu thùy Chân Lập là Đồng Phò sang chầu, Ngài đòi vào hỏi việc đào sông, tâu rằng :" Nếu đào sông ấy thì ích lợi cho dân Chân Lập lắm, Phiên vương (Vua Chân Lập) cũng muốn mà không dám xin". Ngài vui lòng, liền truyền dụ cho dân Vĩnh Thanh rằng: "Công trình đào sông ấy rất khó việc nhà nước và cách phòng giữ bờ quan hệ rất lớn. Dân tình các ngươi tuy là khổ cực một lần mà ích lợi cho muôn đời ngày sau, dân chúng các người phải giải thích cho nhau biết, chớ nên sợ nhọc." >> << Mùa Đông, tháng 10 âl năm Nhâm Ngọ (1822), niên hiệu Minh Mạng thứ 3, quốc vương Chân Lập là Nặc Ông Chân đưa thơ đến Gia Định, xin đem binh dân nước ấy để hợp sức tiếp tục đào đường sông Vĩnh Tế. Lê Văn Duyệt tâu lên. Vua (Minh Mạng) xuống dụ khen ngợi Say Duyệt soạn thảo kế hoạch trước.Duyệt tâu xin cấp phát hơn 39,000 binh và dân ở thành và các trấn Vĩnh Thanh, Định Tường cùng đồn Uy Viễn, với hơn 16,000 binh, dân của nước Chân Lập, chia làm 3 phiên, để mù Xuân sang năm khởi công, đầu hạ thì xong. Vua y cho. Dụ rằng: đường sông Vĩnh Tế liền với một lộ Tân Cương, xe thuyền được lợi rất nhiều. Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta (tức hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh) mưu sâu tính kỹ, để ý đến việc biên cương, buổi đầu đã một lần đào, công việc chưa xong. Trẫm noi theo chí trước, dốc lo làm sao một lần khó nhọc để thong thả lâu dài, khanh nên tính toán thế nào, hẹn ngày tâu công, để xứng ý trẫm. Vả chăng sông ấy không phải lợi cho Chân Lập, vua Phiên (vua Chân Lập) xin như thế vị tất là do thật tình. Ngày nào dụ đến nơi, họ tất sẽ có lời ngăn trở. Song việc làm quả quyết thì nên, dùng dằng thì hỏng. Trẫm đã định trước, họ không đáng kể.>> Trịnh Hoài Đức đã viết lại công trình đào kinh Vĩnh Tế trong GĐTTC như sau: << Sông Vĩnh Tế ở phía Tây đồn Châu Đốc, thẳng đo từ hào sau phía hữu đồn Châu Đốc sang phía Tây, qua Náo Khẩu Ca Âm (tức là chỗ bùn lầy hình tròn có vụn như hình hoa sen ở giữa sông Vĩnh Tế, bề dài hơn 18 dặm rưỡi, bề ngang hơn 9 dặm, sâu trên dưới 5 thước, có tên là Ca Âm) đến Chi Thụ (còn gọi là Cầu Kè), dài 44,412 tầm, thành 205 dặm rưỡi. đặt tên là sông Vĩnh Tế. Sông nầy, năm Kỷ Mão thứ 18 (1819), sai trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là Thống chế Thụy Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thụy, Vệ úy chưởng cơ vệ Hữu bảo Hữu quân là Tuyên Quang Hầu Phan Văn Tuyên, đốc sức dân phu của trấn Vĩnh Thanh, 4

VSTK - 1061


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

người. Chiêu Chùy nước Cao Miên là Tôn La A Toàn Phù đem quân dân (Chân Lập) mỗi phiên 5,000 người, lấy ngày 15 tháng 12 âl khởi công, ngoại trừ Náo Khẩu 475 tầm không phải thêm công, thực sự nhân công phải đào là 26,279 tầm, lường tính công đất, khó dễ, sức người nặng nhẹ,lấy từ cửa hào thành cho đến Náo Khẩu , đất khô cứng 7,575 tầm thì chia cho dân kinh (người Việt Nam) làm; đất bùn ẩm 18,704 tầm thì chia cho dân Cao Miên làm; bề ngang sông 15 tầm, bề sâu 6 thước, nhà nước cấp cho mỗi người tiền 6 quan, gạo 1 phương, đến năm Minh Mạng thứ 1 (1820) tháng 3 âl, ngày 15 thì xong, cộng thành một sông mới dài 140 dặm rưỡi, nối với sông cũ đến cửa biển Hà Tiên cả thảy dài 205 dặm rưỡi,, mà đường sông đi suốt, quốc kế biên trù, nhân dân buôn bán cùng hưởng mối lợi vô cùng.>> Nguyễn Công Trứ (1778-1858): tự Tồn Chất, hiệu Ngô Trai, biệt hiệu là Hi Văn, người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, đậu giải nguyên niên hiệu Gia Long thứ 18 (1891), làm quan qua 3 đời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nhiều lần bị giáng chức, một lần bị cách chức. Ông là một con người văn võ tài giỏi, từng cầm quân dẹp giặc loạn nhiều phen và có công lớn trong việc khai khẩn đất hoang ở gần biển để lập ra hai huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình). Ông về hưu năm 1848 và mất năm 1858, thọ 81 tuổi. Hoàng thành Huế: xem chú giải số (3) ở trên. Thành Phiên An Gia Định: John WHITE, tác giả sách Voyage en Cochinchine, sinh năm 1782 tại Marblehead, tiểu bang (Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ). Được tuyển chọn làm thành viên của hiệp hội Hải Dương ĐôngẤn (l’East- India Marine Society), ngày 10 - 9- 1806, và bảo tàng viện của hiệp hội nầy đã tiếp nhận được rất nhiều kỷ vật của ông mang về từ những chuyến du hành của ông ở Nam Kỳ. Ông mang cấp bậc trung úy năm 1816 rồi thăng chức thiếu tá năm 1837. Ông mất năm 1840 tại Boston. Sách của ông được ấn hành vào năm 1823 do nhà xuất bản Wall & Lily, Boston, dưới tựa đề Histoire d’un voyage dans la mer de Chine [Chuyện kể về một cuộc Hành Trình nơi vùng biển Nam Hải]. Lần thứ hai ở Luân Đôn (Anh Quốc) vào năm 1824 do nhà in A & R Spottiswoode phát hành với tựa đề Voyage en Cochinchine [Cuộc hành Trình ở Nam Kỳ]. Bản đồ trên xuất hiện trong sách Voyage en Cochinchine của J. White và được tạp chí ĐTHCTS trích đăng vào năm 1937, số phát hành tháng 2-3. Theo sự ghi chú ở góc mặt phía trên của sơ đồ thì rõ ràng đây là thành Gia Định vào năm 1790 do Cai Tín Victor Olivier đảm trách trông coi việc xây đắp và bản đồ của thành nầy của kỷ sư Le Brun được kê vẽ lại vào năm 1795 theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Ai là người đã kê vẽ lại, VSTK sẽ truy cứu sau. Cuộc hành trình của J.White được thực hiện trong khoảng những năm 1819-1820, tức là vào lúc tu sĩ 5

6 7

VSTK - 1062


1 2 3

giám mục Gia tô giáo Bá Đa Lộc vừa mới chết trước đó không lâu lắm và J. White cho rằng cái chết của Bá Đa Lộc là một tai ương cho Nam Kỳ nhưng J.White không nói rõ lý do vì sao có tai ương đó.

Sơ đồ thành phố Sài Gòn và thành Gia Định vào thời John White (1824) ( Trích đăng từ ĐTHCTS/BAVH) 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Tuy nhiên, J.White đã một phần nào làm sống lại một thành phố đã bị biến mất. Thành trì cũ Sài Gòn do đại tá người Pháp Olivier không còn vì đã bị Minh Mạng thiêu hủy sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi vào năm 1835. John White đã mô tả tỉ mỉ thành trì nầy mà từ trước chưa có ai mô tả như thế. Sơ đồ cũ của thành lũy được lưu giữ và được trích dẫn kèm theo trong sách của ông. Việc làm sống lại một thành lũy cũ nổi tiếng có một lợi ích cốt yếu về phương diện lịch sử. Mặc dù những con số ghi chú từng cơ sở trên khung vẽ của nội thành rất khó nhận biết nhưng những ghi chú từ số 1 đến số 17 trên góc mặt của bản đồ cũng có thể dùng như là những tin tức khá đầy đủ về cấu VSTK - 1063


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

trúc bên trong thành "Sài Gòn" vào thời của đại Nguyên soái Nguyễn Phúc Ánh (vào lúc nầy Nguyễn Phúc Ánh chưa xưng vương). Trên sơ đồ nầy người ta thấy hình vẽ của một tường bao bọc vòng ngoài có tên gọi là Mur d'enceinte. Vậy bức tường nầy là phế tích gì, và được xây đắp từ bao giờ? Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức trong phần Cương Vực Toàn Thành có đoạn viết như sau: << Nhâm Thìn năm thứ 8 (1772/ thời Nguyễn Phúc Thuần-Trương Phúc Loan), mùa Xuân, tháng 2 âl, cho Đốc chiến là Đàm Ân hầu Nguyễn Phúc Đàm, Tham tán là Tiến Lễ hầu Nguyễn Đại Tiến lãnh 2 vạn tinh binh thủy bộ 2 dinh Bình Khang, Bình Thuận và 30 chiếc binh thuyền đến trấn Gia Định thay làm việc Điều khiển. . . .Tháng 6, . . . . .Đàm Ân hầu lấy người nước Cao Miên là Nhậm Lạch Đối làm tiên phong, tiến quân đến Nam Vang, đánh phá quân Xiêm, giết được giặc rất nhiều. Tướng Xiêm Phi Nhã Tân chạy xuống Hà Tiên. Nặc Ông Nộn (do Phi Nhã Tân đưa lên làm vua Cao Miên) chạy về Cần Bột. Bèn lấy lại được các phủ Nam Vang, La Bích. Nặc Ông Dun lại được làm vua. Nước Cao Miên được yên . . . .Đàm Ân hầu về đến dinh đồn, đắp thành đất, phía Nam từ Cát Ngang, phía Tây đến cầu Lão Huệ, phía Bắc giáp cửa trên sông Nghi Giang (rạch Thị Nghè), kéo dài 15 dặm, bao quanh dinh đồn, chận ngang đường bộ để làm kế phòng ngừa...>>(GĐTTC đã dẫn; trang 125, 126). Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng ghi tương tựa: << . . .Chân Lập được dẹp yên. Đàm thu quân về dinh, đắp lũy Tân Hoa kéo dài 15 dặm bao quanh đồn dinh, chắn ngang đường bộ để phòng bất trắc.>> (ĐTLTB đã dẫn; trang 242). Như vậy đồn dinh đã có từ lâu và đến năm 1772 thì Nguyễn Phúc Đàm lại tăng cường vòng rào phòng thủ bằng cách đắp lũy Tân Hoa kéo dài 15 dặm bao quanh đồn dinh và ghi chú Mur d'enceinte trong bản đồ chính là thành đất theo GĐTTC hay lũy Tân Hoa theo ĐNTLTB. Dinh đồn vào lúc nầy có thể chỉ là một cấu trúc phòng thủ căn bản, chưa phải là nơi dùng để làm vương phủ cho các chúa Nguyễn. Điểm móc quan trọng ở đây là Dinh Đồn (hay Đồn Dinh) đã được Trịnh Hoài Đức nhắc tới nhiều lần: - Trong phần Thành Trì Chí, khi ghi chép về Thành Gia Định, Trịnh Hoài Đức Viết: <<Gia Định trước nhiều rừng rậm, đời Thái Tông (đời Nguyễn Phúc Tần/ 1648-1686) sai tướng mở cõi chọn chỗ bằng phẳng tiện lợi, lập dinh đồn ở chợ Điều Khiển ngày nay, làm nơi cho Thống suất tham mưu đống quân.>> (GDTTC; đã dẫn, trang 175). -Từ trước đến nay, dư luận đều thắc mắc về vị trí của Dinh Đồn, vị trí của Chợ điều Khiển và vị trí của thành đất ở Tân Khai. Năm Tân Hợi (1731) một người Miên gốc Lào ở Prea Sot tự cho mình là người được trao cho nhiệm vụ thi hành đạo pháp rồi hô hào dân Cao Miên giết hại kiều dân Đại Việt đang sinh sống trên đất Miên VSTK - 1064


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

rồi kéo nhau xuống chém giết cướp phá khắp vùng Gia Định. Nguyễn vương Phúc Chú cử Trương Phước Vĩnh giữ chức Điều Khiển tổng lãnh tất cả quan binh các dinh trấn để bình định giặc Miên. Nơi quan Điều Khiển làm việc gọi là Dinh Điều Khiển nằm ngay vị trí của Chợ Điều Khiển thời Trịnh Hoài Đức. Chữ Điều Khiển bắt đầu xuất hiện trong sử cũ kể từ năm Quý Dậu (1753) khi Nguyễn vương Phúc Khoát << vào tháng 11 âl sai cai đội Thiện Chính hầu làm thống suất, Ký lục Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh làm tham mưu điều khiển tướng sĩ 5 dinh Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ đi kinh lược (tức là đi đánh) nước Cao Miên, đóng quân ở xứ Bến Nghé (Ngưu chử), dựng dinh trại gọi là đồn dinh, (tức nay là Chợ Điêu Khiển, thuộc Gia Định), kén lựa quân lính, điều độ kho lương thực, làm kế khai thác. >> (GGĐTTC đã dẫn trang 78; ĐNTLTB đã dẫn; trang 216). Trong GĐTTC có thêm phần ghi chú: <<(Chức điều Khiển bắt đầu đặt từ đây)>>. Đồn Dinh được dựng lập 1753 ở Bến Nghé ở tại một vị trí gọi là Chợ Điều Khiển vào thời Trinh Hoài Đức biên soạn GĐTTC. Như vậy, rõ ràng là Dinh Đồn từ thời Nguyễn Phúc Tần (1648-1686) đến năm 1753 thời Nguyễn Phúc Khoác, Đồn Dinh vẫn ở tại một vị trí không thay đổi còn Dinh đồn thời Trịnh Hoài Đức là ở nơi Chợ Điều Khiển sau nầỵ -Cũng trong GĐTTC, Trịnh Hoài Đức có ghi lại một biến cố xảy ra vào năm Ất Mùi (1775) như sau: << . . Ất Mùi, mùa xuân, ngày 12 tháng 2 âl (1775), Thánh giá (Nguyễn vương Phúc Thuần) cùng với Thế tổ (Nguyễn Phúc Ánh) vượt biển về phía Nam (Thuần và Ánh bị quân Tây Sơn và quân Trịnh-Lê truy kích), ngày 25 đến Phủ Gia Định đóng ở địa phương Bến Nghé, phía bắc Dinh Đồn >>. Phải chăng đây là địa điểm của thành đất Tân Khai ở Bến Nghé? Phải chăng thành cũ Tân Khai đã nằm sẵn trong nội vi của thành Quy khi thành nầy được Olivier bắt đầu xây đắp? Vậy, trung tâm thành đất Tân Khai phải chăng chính là khu vực gồm có vương phủ, cung vương hậu và cung vương thái tử của thành Quy? GĐTTC phần Cương Vực chí viết về Trấn Phiên An như sau: << Trấn ấy lúc mới dùng gọi là dinh Phiên Trấn (1779), có một huyện, bốn tổng (theo ĐNTLCB Toát Yếu thì đó là huyện Tân Bình, và 4 tổng Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc, Bình Thuận), lỵ sở ở thôn Tân Lân, tổng Bình Trị, huyện Bình Dương ngày nay (Ngày nay tức là vào lúc Trịnh Hoài Đức viết Gia Định Thành Thông Chí). Trị sở hay Đồn Dinh của Dinh Trấn Biên vào năm 1779 theo GĐTTC là ở thôn Tân Lân, Như vậy, rõ ràng là Đồn Dinh từ thời Nguyễn Phúc Tần (1648-1686) qua đến năm 1753 thời Nguyễn Phúc Khoác, Đồn Dinh vẫn ở tại một vị trí không thay đổi và vị trí nầy được Trịnh Hoài Đức viết ra là ở thôn Tân Lân ngày trước và thôn Tân Lân nầy cùng với <<các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường, lân, ấp, danh mục theo cũ đổi mới mà kê ra >>. VSTK - 1065


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Trong danh mục của GĐTTC về Trấn Phiên An, người ta không còn thấy tên của thôn Tân Lân nữa vì sự thay cũ đổi mới nầy. Năm Mậu Thìn, Gia Long thứ 7 (1808), ngày 12 tháng Giêng đổi làm trấn Phiên An. . . Năm Tân Mùi Gia Long thứ 10 (1811), dời làm trị sở (của trấn Phiên An) ở chợ Điều Khiển, lân Tân Mỹ (tức nền cũ của Đồn Dinh). Nơi nền cũ của Đồn Dinh: Đồn Dinh cũ ở đây là đồn dinh ở thôn Tân Lân nói trên nay được đổi tên là lân Tân Mỹ và là vị trí của chợ Điều Khiển của thời Trịnh Hoài Đức. Chỉ khác một điều là thay vì gọi Đồn Dinh nhưng nay thì gọi là trị sở của trấn Phiên An. Nói tóm lại, từ dinh Phiên Trấn khi chưa có thành Sài Gòn rồi sau đổi thành trấn Phiên An với thành Sài Gòn thì địa điểm hành chánh, quân sự, an ninh gọi là Dinh Đồn vẫn không thay đổi vị trí nhiều lắm. Từ khi mới lập, dinh Phiên Trấn gồm có một huyện Tân Bình giống như dinh Trấn Biên chỉ có một huyện Phước Long. Cả 2 dinh nầy chỉ có một phủ chung là phủ Gia Định. Dinh quan trấn thủ dinh Phiên Trấn kiêm nhiệm chức tri huyện Tân Bình và tri phủ Gia Định. Vào lúc nầy quan võ trấn thủ vừa lo việc quân sự lại có trách nhiệm nội vụ, hành chánh và trị an cho nên mới lập dinh cho quan điều hành việc cai trị ở một vị trí mà sau nầy gọi là Chợ Điều Khiển. Những cơ quan lệ thuộc quan điều hành cai trị đều ở vào một vị trí kề cận gần gọi là đồn dinh. Có thể mà nói rằng Đồn Dinh gồm có hai cơ sở: cơ sở thứ 1 gọi là dinh quan Điều Khiển nằm trên vị trí của chợ Điều Khiển; cơ sở thứ hai gọi là Đồn trại cho các cơ quan lệ thuộc dưới quyền của quan Điều Khiển và ở vào một vị trí kề cận với dinh Điều Khiển. Căn cứ trên sử sách cũ, nếu nhìn trên bản đồ thành phố Sài Gòn ngày nay thì chợ Điều Khiển và Đồn Dinh nằm ở vị trí nào? GĐTTC của Trịnh Hoài Đức ghi vị trí của Đồn Dinh và Chợ Điều Khiển như sau: - <<Gia Định trước nhiều rừng rậm, đời Thái Tông (đời Nguyễn Phúc Tần/ 1648-1686) sai tướng mở cõi chọn chỗ bằng phẳng tiện lợi, lập dinh đồn ở chợ Điều Khiển ngày nay, làm nơi cho Thống suất tham mưu đống quân.>> - <<Ất Mùi, mùa xuân, ngày 12 tháng 2 âl (1775), Thánh giá (Nguyễn vương Phúc Thuần) cùng với Thế tổ (Nguyễn Phúc Ánh) vượt biển về phía Nam (Thuần và Ánh bị quân Tây Sơn và quân Trịnh-Lê truy kích), ngày 25 đến Phủ Gia Định đóng ở địa phương Bến Nghé, phía bắc Dinh Đồn >>. - <<Chợ Điều Khiển. Cách trấn thự (tức trung tâm trấn Phiên An) về phía Nam 2 dặm rưởi (1 dặm = 572.4m vậy 2.5 dặm = 1,431.00m = 1.431 cây số).

VSTK - 1066


N Nhà thờ Đức Bà

(3)

(5)

(2)   (4)

Nhà thờ Huyện Sỹ

(1)

Công trường Phù Đổng Thiên vương

Ghi Chú: (1) (2) (3) (4) (5)

(6) (7)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Đồn Dinh. (7) Chợ Điều Khiển. Thành Ô Ma. Chợ Thái Bình.  Nhà thờ Đức Bà: được nhiều sách cũ xem là trung tâm của thành Quy 1790. Đường sắt xe lửa Sài Gòn Mỹ Tho. : Nhà ga xe lửa Sài Gòn

: Cổng xe lửa số 1 (Võ Tánh - Lê Lai) & cổng số 2

- <<Chùa Kim Chương. Ở phía Nam trấn thự cách hơn 4 dặm (khoảng 3 cây số, tức ở vào vị trí của thành Ô Ma góc đường Võ TánhCống Quỳnh ngày nay). Điểm móc chính là địa điểm trung tâm của trấn thự trấn Phiên An tức trung tâm điểm của thành Gia Định 1790. Theo Pétrus Trương Vĩnh Ký trong sách Souvenirs Historiques sur Saigon et ses environs thì trung tâm cột cờ của thành Phiên An/Gia Định nằm ngay trên địa điểm gần nhà thờ Đức Bà hiện nay (Có thể là công trường Kennedy trước nhà thờ nầy) (Le centre, où se dressait le mât de pavillon, se trouve à peu près à la cathédrale actuelle. . .: Ở vị trí trung tâm, một cột cờ thẳng cao, ở gần nhà thờ lớn hiện nay). Nếu kéo một đường thẳng dài khoảng 1.5 cây số theo hướng Bắc Nam từ điểm nhà thờ Đức Bà (5), đi về hướng nhà thờ Huyện Sỹ thì đường thẳng nầy sẽ cắt đường sắt xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho (6) khoảng ở một điểm (2) nằm giữa 2 con đường Lương Hữu Khánh và Đặng Đức Siêu và đó là vị trí tương đối của Dinh quan Điều khiển và đối diện với Dinh Điều khiển ở phía bên kia đường Võ Tánh là Đồn trại lệ thuộc Dinh Điều khiển gọi là Đồn Dinh (1). Nếu đường thẳng tiếp tục kéo dài đến mức 3 cây số thì sẽ tới địa điểm tương đối của chùa Kim Chương (3) tức là thành Ô Ma ngày nay. Như vậy, có thể suy định một cách tương đối rằng Dinh Quan Điều khiển- mà về sau nền của dinh nầy trở thành Chợ Điều Khiển- là khu đất nằm trong giới hạn của 4 con đường Lương Hữu Khánh (sau nhà thờ Huyện Sỹ), Đặng Đức Siêu, Bùi Thị Xuân và Võ Tánh và Đồn trại lệ thuộc Dinh quan Điều Khiển là VSTK - 1067


1 2 3 4

toàn thể khu vực của nhà ga xe lửa Sài Gòn ngày trước (7) giới hạn bởi 3 con đường Võ Tánh, Phạm Ngũ Lão, Lê Lai. Sự suy định nầy cũng căn cứ theo bản đồ của Le Brun vẽ mặt tiền của thành Gia Định 1790 xoay về hướng Đông Nam (Xin xem sơ đồ dưới đây).

o s

N

E

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Năm Bính Tý gia Long thứ 15 (1816), đổi định lỵ sở ở đất thôn Hòa Mỹ, phụ vào phía bắc thành Gia Định.>> Theo sự kê chú trong bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun 1790 thì các cơ sở bên trong thành Gia Định được xây cất từ 1790 cho đến khi họa đồ được vẽ ra vào năm 1795 là những vị trí được Le Brun đánh số từ số 1 đến số 17. Trước khi đi vào chi tiết về kiến trúc thành Gia Định, chúng ta thử truy cứu xem vào năm 1795 ai là người đã thực hiện bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun? Dư luận từ trước tới nay đã căn cứ vào đoạn ghi chú trên bản đồ 1795 để cho rằng bản vẽ lại đồ án kiến trúc của Le Brun vào năm 1795 là chính tay Le Brun vẽ từ đồ án kiến trúc Grand plan do chính của người Pháp nầy thực hiện năm 1790. Hiểu như vậy rồi thắc mắc rằng Le Brun không phục vụ Nguyễn vương Phúc Ánh đến năm 1795 thì làm sao lại có thể cho rằng bản vẽ 1795 là do Le Brun vẽ ra? Alfred Schreiner trong sách Abrégé de L' Histoire d' Annam đã viết về Théodore Le Brun như sau: << Le Brun (Théodore), volontaire de 1re classe provenant de la frégate la Méduse, se fit débarqué à Macao le 13 Janvier 1790 et passa <<

VSTK - 1068


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

la mêm année au service du Chúạ Il fut engagé comme ingénieur et leva le plan de Saigon; mais il ne resta que quinze mois environ au service de Nguyễn Ánh, ne se trouvant pas suffisamment payé, de plus, peu disposé " à servir sous les ordres d' Olivier, volontaire de 2è class seulement, pourtant chef d' état major de l' armée de Cochinchine, fonctions qui lui donnaient autorité sur son collègue " >>. (Dịch: Le Brun Théodore, binh nhất hiện dịch của tàu chiến Méduse, đào ngũ khi tàu ghé cảng Ma Cao ngày 13 tháng 1 năm 1790 và đến phục vụ cho chúa. Được giao nhiệm vụ kỷ sư và phát họa bản đồ thành Sài Gòn. Tuy nhiên đương sự chỉ làm công cho Nguyễn Ánh khoảng 15 tháng rồi tự ý bỏ đi vì không được trả công trọng hậu mà còn bị đặt dưới quyền sai khiến của Olivier "binh nhì tham mưu trưởng trong quân đội của Nam Kỳ" ). Cũng theo Alfred Schreiner thì binh nhì Olivier de Puynamel đến phục vụ cho Nguyễn Ánh vào năm 1788 và được giao cho chức vụ tham mưu để lo việc tuyển mộ và huấn luyện binh sĩ. Sử cũ thường gọi người Pháp đánh thuê nầy là Cai Tín. Năm 1790 được Nguyễn Ánh giao cho việc xây cất thành Quy Sài Gòn. Năm 1799 sang Mallaca chữa bệnh và chết ở đó vào lúc 31 tuổi. Sử sách cũ của triều Nguyễn cũng cho biết là từ năm 1790, tức là từ lúc khởi sự xây cất thành Quy, Nguyễn vương Phúc Ánh rất bận rộn trong việc chinh chiến đối phó với quân Tây Sơn: -Năm Nhâm Tý (1792) Nguyễn vương khởi động chiến dịch tấn công "gió mùa", đem quân đi đánh Tây Sơn, gió thuận ra đi, gió trái trở về. -Năm Quý Sửu (1793), Nguyễn vương ra đánh Qui Nhơn, lấy lại phủ Diên Khánh, thâu phục phủ Phú Yên. Tháng 9 âl, Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc chết. Tháng 10 âl (1793), sai Nguyễn Văn Thành giữ thành Diên Khánh, Nguyễn Ánh rút quân về Gia Định. Sai Chánh đội Quang Nôi Ve (tức Cai Tín Olivier de Puynamel) và đội trưởng Ba Đờ Chê (có thể là người Pháp Laurent Barisy) qua thành Cổ Á (thành Goa) và Ma Lac Ca (Malacca) để mua binh khí. (QTCBTY/ đã dẫn/ trang 29). -Năm Giáp Dần (1794), sửa lại Văn Miếu dinh Trấn Biên. -Năm Bính Thìn (1796), xây dựng Thái Miếu. Rõ ràng là trách nhiệm trông coi công tác xây cất thành Quy từ năm 1793 đến năm 1796 không còn do Cai Tín Oliver đảm nhiệm nữa vì đương sự đã xuất ngoại để lo việc mua súng óng, binh khí cho Nguyễn vương Phúc Ánh. Trong khi Nguyễn vương bận rộn với chiến dịch Gió mùa, Le Brun bất mãn bỏ đi, vậy thì công tác xây thành Gia Định giao cho ai trông coi? Không thấy sử sách cũ của triều Nguyễn nói rõ về việc nầy. Gần đây, một số ít học giả Việt Nam nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã dựa vào Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, quyển 15 để viết rằng chính Trần Văn Văn Học đã phụ trách việc đo đạc, phân chia khu vực VSTK - 1069


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

và dự trù khai mở những con đường trong thành Gia Định. Trần Văn Học cũng là tác giả Bản đồ Gia Định 1815. Cũng dựa vào ĐNCBLT, người ta được biết rằng Trần Văn Học sinh quán ở Bình Dương (là Sài Gòn thời đó ), từng đi theo giáo sĩ Giám mục Bá Đa Lộc trong đoàn cầu viện sang Pháp nhưng khi phái đoàn sang đến Pondichéry (Ấn Độ) thì Học trở về. Học thông thạo quốc ngữ La tinh và tiếng Pháp, được Bá Đa Lộc đề đạt làm thông ngôn cho Nguyễn vương Phúc Ánh. Sau khi từ Pondichéry trở về, đương sự được giao phó việc dịch sách đặc biệt là các loại sách kỹ thuật của Pháp; cùng một lúc, đương sự cũng được giao phó nhiệm vụ chế tạo chất nổ, tàu hỏa, và chế tạo binh khí. Năm 1790, khi bắt đầu xây dựng thành bát quái Gia Định (tức thành Quy), Trần Văn Học phụ trách việc phát họa đường sá và phân chia khu vực phố phường. Người Pháp đánh thuê cho Nguyễn vương là Jean Marie Dayot (Nguyễn Văn Trí) đã tự kể lại rằng chính đương sự và Olivier đã cùng nhau thực hiện đồ án thiết kế vùng sông Sài Gòn cùng nhiều địa điểm khác nối liền với Cao Miên: "Nous avons relevé ensemble le plan de la Rivière de Saigon, ainsi que celui de plusieurs endroits qui communiquent avec le Cambodge". (trong La geste française en Indochine, G.Taboulet, tập I, trang 243 đến trang 251). Việc nầy nếu có thật thì chỉ có thể xảy ra vào năm 1790 vì năm nầy chính là năm Dayot mới đến xin phục vụ dưới quyền của Nguyễn vương Phúc Ánh và có thể được giao phó làm việc dưới quyền của Olivier trong việc quy hoạch xây cất thành Sài Gòn, sau đó thì Dayot được giao phó chức vụ chỉ huy hai thuyền chiến hiệu Đồng Nai và Vương tử Nam Kỳ và phải theo Nguyễn Ánh trong những chiến dịch Gió Mùa bắt đầu từ năm 1792. Chiến dịch Gió mùa chỉ tạo được thắng lợi khi lực lượng của Nguyễn Ánh chiếm được Qui Nhơn vào năm 1799. Võ Tánh được giao trọng trách trấn thủ Qui Nhơn và Nguyễn vương Phúc Ánh rút quân về Gia Định. Rất có thể vào lúc nầy Nguyễn vương lại giao nhiệm vụ cho Dayot theo dõi đôn đốc việc tiếp tục xây dựng thành Sài Gòn và vì thế lại có thêm một bản đồ khác gọi là bản đồ 1799 của Dayot. Le Brun bỏ đi, Olivier và Barisy bận công tác thu mua binh khí ở nước ngoài và Dayot thì phải theo Nguyễn Ánh trong các trận đánh Gió Mùa, như vậy thì công tác xây thành Gia Định từ năm 1792 đến 1799 nhất định là phải do Trần Văn Học đảm trách giám quản và năm 1795 Trần Văn Học đã vẽ bản đồ thành phố Sài Gòn dựa trên đồ án kiến trúc- Le Grand plan – do Le Brun thiết kế vào năm 1790. Có thể đồ án kiến trúc của Le Brun chỉ là kiểu mẫu prototype của một thành phố Sài Gòn thu nhỏ đặt trên bàn chứ không phải là một họa đồ được vẽ trên giấy trắng mực đen. Thành phố thu nhỏ hay đồ án kiến trúc năm 1790 có thể đã bị Le Brun phá hủy khi đương sự bất mãn tự ý bỏ đi mà cũng có thể đã bị dân phu thầy thợ đắp thành vì bị lao dịch khổ cực, bất mãn đã nổi loạn đập VSTK - 1070


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

phá đồ án nguyên thủy của Le Brun: một tác giả người Pháp là Jean Bouchot viết một bài có tựa đề là Saigon sous la domination cambodgienne et annamite, đăng trên tập chí Bulletin de la Société des Études Indochinoises, 1926 có cho biết rằng: "Đông đảo dân chúng và quan binh đã nổi dậy phản đối việc xây thành Gia Định". Từ những sự truy cứu kể trên, VSTK có thể suy diễn một cách dè dặt rằng bản đồ thành phố Sài Gòn đã do một người Việt Nam ở miền Nam là Trần Văn Học lần đầu tiên vẽ ra vào năm 1795, được J.M Dayot bổ túc vào năm 1799 và lại được Trần Văn Học trao chuốt, bổ túc và vẽ lại vào năm 1815 với nhiều chi tiết được ghi chú rõ ràng hơn, chính xác hơn.

VSTK - 1071


*Thành Quy Sài Gòn Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức đã mô tả thành Quy Gia Định như sau: << Ngày mồng 4 tháng 2 mùa Xuân năm Canh Tuất thứ 13 (1790), mới đắp thành bát quái ở gò cao thôn Tân Khai ở phía đông sông Bình Dương, thành như hình hoa sen, mở tám cửa, tám đường đi ngang đi dọc, bề đông tây 131 trượng 2 thước, bề nam bắc cũng thế ( 1 trượng = 4.87m, 1thước = 0.487m, vậy 131 trượng + 2 thước = 648.055m tức là chu vi bên trong thành = 648.055m X 4 = 2,592m223), cao 10 thước (4.87m), chân dày 7 trượng 5 thước (36m554), đắp làm 3 cấp. Ngồi ngôi (A) kiểu trông hướng Tốn (Tây). Trong thành đàng trước bên tả dựng Thái Miếu (P), giữa làm sở hành tại (A), bên tả là kho trữ tích (E), bên hữu là Cục Chế tạo (F), xung quanh là các dãy nhà cho quân túc vệ ở (H). Trước sân dựng cây cờ 3 tầng, cao 12 trượng 5 thước (I), trên có chòi canh, có toà bàn bát giác, treo dây thang để chàng buộc. Ngồi trên chòi canh trông mà cảnh báo. Ngày treo cờ hiệu, đêm treo đèn hiệu, các quân coi đấy mà nghe điều đô. Hào rộng 10 trượng 5 thước (51m162), sâu 14 thước (6m821), đặt cầu treo, ngoài đắp lũy đất, chu vi 794 trượng (3,820m118), hiểm trở, kiên cố, tráng lệ, thành đặt xong, ngoài thành đường ngõ, phố chợ bày hàng ngang dọc, đều có thứ tự. Đường quan lộ bên tả từ cửa Chấn Hanh qua cầu Hòa Mỹ, qua lộ bên hữu gặp chỗ quanh co đều chăng dây làm cho thẳng, tự cửa Tốn Thuận qua chùa Kim Chương, qua phố Sài Gòn đến cầu Bình An, qua gò Tuyên Tự mà đến sông Thuận An. Bến đò Thủ Đoàn sang sông Hưng Hòa, qua giồng Trấn Định đi giồng Triệu. Đường rộng 6 tầm (14m61), hai bên đều trồng các cây thổ nghi như mù u, mít, cầu cống thuyền đò sở tại thời thường sửa chữa, đường phẳng như đá mài, gọi là đường thiên lý phía nam.Tân Dậu năm thứ 24 (1801) thu phục kinh thành Phú Xuân, dụ cho triệt hạ Thái Miếu trong thành. Kỷ Tỵ năm Gia Long thứ 8 (1809), tổng trấn thần là Nguyễn Văn Nhân và Trịnh Hoài Đức khâm mạng dựng vọng cung ở giữa sân thành, khi gặp các tiết Chính đán, Đoan ngọ, Sóc vọng đem văn võ thuộc thành cùng trấn Phiên An chiếu theo nghi tiết. Bên tả bên hữu dựng lầu bát giác để chuông trống >> 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Theo sự mô tả của GĐTTC thì từ 1790 đến 1801, các cơ cấu kiến trúc của thành Quy gồm có: các vòng thành bao bọc hình hoa sen; trong thành có Thái Miếu (P), sở hành tại (A) (chỗ để Nguyễn vương cư trú và làm việc), kho trữ tích (E), Cục Chế Tạo (F), các dãy nhà cho quân túc vệ (H), cột cờ 3 tầng (I), các hào lũy. Ngoài thành thì đường ngõ, phố chợ được chỉnh trang thứ tự. Sửa sang và xây đắp 2 con đường quan lộ: một đường đi hướng Bắc từ cửa Chấn Hanh về phía Biên Hòa, một đường đi hướng Nam từ cửa Tốn Thuận. (Cần lưu ý rằng Thái Miếu được xây dựng vào năm 1796: xin đọc lại ở trang 1267 và 2 quan lộ chính yếu). Các tên cửa thành Quy trong khoảng thời gian nầy được gọi theo các quẻ bát quái đồ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. -Hướng Đông - Nam có cửa Tốn Thuận. -Hướng Tây - Bắc có cửa Càn Khảm. -Hướng Đông - Bắc có cửa Cấn Chỉ. VSTK - 1072


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

-Hướng Tây - Nam có cửa Khôn Hậu. -Hướng chánh Đông có cửa Chấn Hanh. -Hướng chánh Tây có cửa Đoài Duyệt. -Hướng chánh Nam có cửa Ly Minh. -Hướng chánh Bắc có cửa Khảm Hiểm. Năm 1801, Thái miếu trong thành Quy bị tháo gở lấy vật liệu đưa ra thành Phú Xuân - Huế để dựng Thái Miếu ở đó. Năm 1809, bên trong thành Quy lại có thêm Vọng cung, lầu bát giác hai bên tả hữu để canh phòng. Từ đó về sau lại có thêm những kiến trúc như: hành cung để dự bị khi vua đi tuần hành, các công thự của quan tổng trấn, của phó tổng trấn và của hiệp đốc trấn. Sửa sang trại quân ở 3 cửa Càn Nguyên, Ly Minh, Tốn Thuận (H) lợp ngói sơn son, hoa lệ, nghiêm chỉnh. *

Bát Quái đồ và thành Quy vẽ theo hướng Nam - Bắc của đồ án xây cất Le Brun năm 1790 14 15 16

Cũng nên lưu ý rằng, cách sắp xếp các quẻ Càn, Khảm, Cấn Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đài (tương ứng với các phương, hướng Đông Tây, Nam, Bắc, Đông-Bắc, Đông-Nam, Tây-Bắc, Tây-Nam) trong các sách VSTK - 1073


1 2 3 4 5

6 7 8 9 10 11 12 13

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

bói toán của Việt Nam có thể không đồng nhất giống nhau mà cũng không giống với sự sắp xếp trên bát quái đồ của người Hoa. Hơn nữa, nạn tam sao thất bản, thêm vào, bớt ra đối với các thư tịch cũ khiến cho việc truy cứu rất khó khăn và chỉ đưa tới một cách vẽ suy diễn thành Quy không chính xác như trên. Để định hướng vị trí của nhiều kiến trúc bên trong thành Quy, Trịnh Hoài Hoài Đức đã dùng tên của những con đường để làm điểm hướng dẫn: phía trước đường Cấn Chỉ - Đoài Duyệt, bên hữu đường Càn Nguyên - Khảm Hiểm . .v.v . . .Cách mô tả nầy của Trịnh Hoài Đức rất mơ hồ, rất khó cho người đọc suy định để vẽ ra một cách chính xác. Trên đây chỉ là một bản vẽ sơ phát theo sự suy diễn riêng của VSTK, cần có sự bổ túc, sửa đổi của những nhà biên soạn Sử Việt trong tương lai. Phía trước đường Cấn Chỉ - Đoài Duyệt làm thêm một dãy nhà ngói để làm sở sửa chữa súng (G) và làm sở tạo tác thợ rèn (G). Kho bạc tiền ở trong thành, bên hữu đường Càn Nguyên - Khảm Hiểm (M), Kho đồn điền cũng ở trong thành (E1): có thể khi mới xây thành, kho Trữ tích (E) được dùng chung cho kho bạc tiền và kho đồn điền, nay tách rời kho bạc tiền ra và kho (E) được dùng làm dinh của quan hiệp trấn. Trong bản họa đồ 1795 do Trần Văn Học vẽ lại từ đồ án xây cất "Grand Plan" 1790 của Le Brun có ghi chú hai kiến trúc số 2 gọi là Palais de la Reine -Vương hậu cung và kiến trúc số 4 gọi là Palais du Prince – Vương thái tử cung tương ứng với kiến trúc (B) và (C) trong sơ đồ thành Quy (xem trang 1272). Các vị trí (B), (C) và (G) không thấy được kê ra trong Gia Định Thành Thông Chí nhưng sau năm 1801, Trịnh Hoài Đức có mô tả địa điểm các kiến trúc dùng làm các công thự cho quan tổng trấn, quan phó tổng trấn và quan hiệp trấn rất trùng hợp với 3 vị trí (B), (C) và (E) được vẽ ra trong sơ đồ thành Quy kể trên. VSTK suy định rằng: trước năm 1801, vị trí (B) là vương hậu cung nhưng sau đó thì được dùng làm dinh quan tổng trấn, và cũng tương tự như thế, cung vương thái tử (C) được dùng làm dinh của quan phó tổng trấn, và (E) trước là kho trữ tích sau dùng làm dinh của quan hiệp trấn. Riêng vị trí kiến trúc (G) thì Trịnh Hoài Đức mô tả rằng sở sửa chữa súng và sở tạo tác thợ rèn đối diện với Cục Chế tạo (F). Có thể cơ sở (G) nầy trước năm 1801 đã được dự trù làm trại chứa xa giá của Nguyễn vương Phúc Ánh chăng? Bên ngoài thành Quy theo GĐTTC thì có những cơ sở như: - Xưởng Chu sư hay xưởng thủy dài 3 dặm (nay là xưởng Ba Son), ở phía đông thành khoảng 1 dặm góc bờ sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn) và sông Bình Trị (nay là đầu rạch Thị Nghè). - Xưởng nuôi dưỡng voi ở ngoài trại đất cửa Khảm Hiểm.

VSTK - 1074


1 2 3

- Trường thuốc súng ở ngoài cửa Khôn Trinh (Khôn Hậu?) của thành, cách 2 dặm. Trường rộng 1 dặm, chung quanh rào bằng loại cây có gai. - Khám đường nhà ngục ở ngoài trại đất cửa Khôn Trinh.

4

Đông

Ghi Chú: A: Vương cung B: Hậu điện C: Thái tử điện E: Kho Trữ Tích F: Cục Chế Tạo G: Trại xe trận H: Trại lính túc

vệ

P: Thái Miếu : Chòi canh

Thành Bát quái còn gọi là thành Quy vẽ theo các chi tiết mô tả trong sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

- Sứ quán ở bên hữu, phía trước cửa Ly Minh, cách thành 1 dặm. - Năm 1813 đặt học đường ở nền cũ dinh đồn Điều Khiển. - Kho bốn trấn. Ở nền cũ kho giản thảo, cách phía Nam thành 4 dặm rưỡi. - Trường Diễn Võ rộng 50 dặm. Ở phía tây nam cách thành 10 dặm. - Đồn Giốc Ngư (Giác Ngư). Ở bờ Bắc sông Tân Bình (sông Sài Gòn), cách thành 7 dặm thuộc địa giới trấn Biên Hòa (ở về phía Thủ Thiêm khoảng đối diện với cầu Tân Thuận ngày nay). - Đồn Thảo Câu. Ở bờ Nam sông Tân Bình (sông Sài Gòn), cách thành 6 dặm, thuộc địa giới trấn Phiên An (ở vào khoảng vị trí của cầu Tân Thuận ngày nay). Về vị trí của thành Quy so chiếu với các đường phố của Sài Gòn ngày nay thì đa số các thư tịch cận đại và ngày nay của Việt Nam cũng như của ngoại quốc đều căn cứ vào sự mô tả của học giả Petrus Trương VSTK - 1075


1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Vĩnh Ký để suy đoán vị trí của Thành Quy. Trong sách Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, học giả Trương Vĩnh Ký viết như sau: << Saigon sous Gia Long. Ce fut en 1789 que Gia Long, après avoir repris Saigon, occupé jusqu'alors par les Tây Sơn, fit costruire la première citadelle, dont nous allons indiquer l'emplacement et les traces, sur le territoire de notre Saigon d'aujourd' hui. L'année suivante, Gia Long fit construire sous la direction de M.Olivier, officier du génie, l'ancienne citadelle de Saigon. Elle avait presque la forme octogone (plan imposé par Gia Long) avec huit portes suivant les Bát quái (huit casiers de divinations chinoises) représentant les quatre points cardinaux avec leurs subdivisions. La citadelle, ainsi que ses fosses et ses ponts, était en grosses pierres de Biên Hòa. La hauteur du mur était de quinze coudées annamites (5 mètres.20 centimètres). Le centre, où se dressait le mât de pavillon, se trouve à peu près à la cathédrale actuelle. On y apercevait de très loin de très loin la cime d'un filao. Ell s' étendait: du sud au nord, de la rue Ma-Mahon jusqu'au mur de la citadelle détruite et répareé après en terre par les Français; et de l' est à l' ouest de la rue d' Espagne à la rue des Moïs. A l'est, s'ouvraient les deux portes antérieures (của tiền). L'une qui s' appelait Gia Định môn, regardait le square et le canal du marché de Saigon; l' autre Phan Yên môn, se trouvait du côté de l'artillerie, sur une rue descendant le long du canal de Kinh Cây Cám. La partie postérieure, à l' ouest, avait également deux portes Vọng Khuyết môn et Cộng Thìn môn, dans la direction du deuxième et du troisième pont de l' Avalanche (cầu Bông et cầu Xóm Kiệu). La partie gauche au nord donnait, avec deux portes, Hoài lai môn, Phục viên môn, sur l' arroyo de l' Avalanche (premier pont). Le côté droit de la citadelle, avec les prtes Định biên môn et Tuyên hóa môn, se trouve dans la rue Mac Mahon; ell donnaient: l' une sur la route stratégique, l' autre sur la route haute de Chợ lớn. Elle fut occupée par Gia Long pendant vingt deux ans, pendant lesquels il allait tous les ans en expéditions contre les Tây Sơn, dans les saisons où la mousson étaiit favorable. Enfin en 1801, Gia Long fixa sa résidence à Huế et fut maître de tout l' Annam, depuis le Tonkin jusqu' en Cochinchine. Ce fut Lê Văn Duyệt, le fameux vainqueur du port de Thị Nại (Bình Định) qui fut nommé gouverneur général de la Basse-Cochinchine. Il résidait à Saigon. Sa résidence officielle se trouvait derrière le Hoàng Cung (Palais royal), aujourd' hui boulevard Norodom, à peu près au point où est situé l' évêché. Celle de sa femme @ était au palais du Gouvernement en dehors du rempart et du mur de la citadelle>>. VSTK - 1076


@

3

chữ sa femme : vợ của ông ta, ở đây có lẽ Trương Vĩnh Ký muốn nói là vợ của ông Tổng trấn kể từ sau thời Lê Văn Duyệt chứ không phải là vợ của hoạn quan tả quân Lê Văn Duyệt.

4

(Tạm dịch: <<Sài Gòn dưới thời Gia Long. Vào năm 1789, sau khi

1 2

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

lấy lại Sài Gòn do Tây Sơn chiếm đóng trước đó, Gia Long đã cho xây cất trấn thành đầu tiên mà chúng tôi (Trương Vĩnh Ký) sẽ chỉ cho thấy địa điểm và dấu tích trên lãnh vực thành phố Sài Gòn của chúng ta hiện nay. Năm kế tiếp (1790), Gia Long cho xây thành trấn cổ dưới sự cai quản của một sĩ quan công binh là ông Oliver. Thành có dạng gần giống như một hình tám cạnh (kiểu đồ án xây cất nầy theo ý muốn của Gia Long) với 8 cửa thành theo mẫu của bát quái đồ (tám quẻ trong khoa tướng số của người Trung Hoaq tượng trưng cho 4 phương chính cùng với các hướng phụ (1)) Thành lũy cùng với bờ hào và cầu cống được xây bằng phiến đá lớn Biên Hòa (2). Tường thành cao 15 thước An nam (khoảng 5m20). Trung tâm của thành ở vào khoảng gần nhà thờ lớn (3) hiện nay, nơi đó có một kỳ đài thẳng cao. Từ xa, người ta nhìn thấy một ngọn cây phi lao ở nơi đó. Thành trải rộng từ hướng Nam đến hướng Bắc, từ đường Mac Mahon (4) tới bức tường thành đã bị phá hủy mà người Pháp sau đó sửa lại bằng đất; và từ đông sang tây tức là từ đường d' Espagne (5) đến đường Moï (6). (Xin lưu ý: đoạn nầy không hiểu ý của Trương Vĩnh Ký đề cập đến bức tường thành nào: tường thành Quy của Gia Long hay tường thành Phụng do Minh Mạng xây cất sau nầy? VSTK suy định rằng ý của tác giả muốn chỉ bức tường của thành Phụng: sau biến cố Lê Văn Khôi, Minh Mạng phá hủy thành Quy và cho xây thành Phụng ở một vị trí mới không xa lắm đối với vị trí của thành Quy. Thành Phụng sau đó cũng bị quân Pháp thiêu hủy và dựng lại một bờ tường bằng đất trên vị trí một bức tường cũ của thành Phụng). Ở phía Đông có hai cửa trước (cửa tiền), một gọi là Gia Định môn (7) trông ra hướng công viên và con kinh của chợ Sài gòn (8); cửa kia là Phan Yên môn (9) ở về phía trại Pháo binh (10), nằm trên một con đường chạy dọc theo con Kinh Cây Cám (11). Mặt sau (của thành) ở hướng Tây cũng có 2 cửa Vọng khuyết môn (12) và Cộng Thìn môn (13), ở vào khoảng cầu thứ hai (14) và cầu thứ ba (15) của con kinh Avalanche (16). Hướng Bắc bên trái, có hai cửa Hoài Lai môn (17), Phục Viên môn (18) nằm ở cạnh con kinh Avalanche (cầu thứ nhứt). Phía tay mặt của thành thì hai cửa Định Biên môn (19) và Tuyên Hóa môn (20) nằm trên đường Mac Mahon; một cửa ăn thông ra đường chiến lược (21) và cửa kia ăn thông ra đường Trên (22) của vùng Chợ Lớn. Thành nầy thuộc quyền kiểm soát của Gia Long trong 22 năm trong khoảng thời gian mà Gia Long hằng năm đem quân đi đánh Tây Sơn vào mùa gió thổi thuận lợi. VSTK - 1077


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48

Sau cùng, vào năm 1801, Gia Long quyết định cư trú ở Huế và làm chủ toàn cõi nước An Nam từ Bắc Kỳ đến Nam Kỳ. Lê Văn Duyệt, người tướng lừng danh trong trận chiến thắng ở cửa Thị Nại được cử làm tổng trấn Nam Kỳ. Ông trú đóng ở Sài Gòn. Dinh thự hành chánh (23) (tức là nơi làm việc) của ông ở phía sau hoàng cung, ngày nay là đại lộ Norodom, gần nơi tọa lạc của tòa giám mục (24). Tư thất của vợ quan tổng trấn (không phải vợ của Lê Văn Duyệt, phải chăng đây là tư dinh của tổng trấn Lê Văn Duyệt?) thì nằm trong khuôn viên phủ thống đốc (25), ở bên ngoài hào lũy và tường thành >>. (1) Theo mẫu của bát quái đồ (tám quẻ trong khoa tướng số của người Hoa) tượng trưng cho 4 phương chính cùng với các hướng phụ: trong GĐTTC, Trịnh Hoài Đức đã dùng chữ mới đắp thành bát quái ở gò cao thôn Tân Khai và sau đó dùng 8 tên của quẻ trong quái đồ để mô tả hướng các cửa thành Quy cũng như vị trí các cơ cấu kiến trúc bên trong thành. Tuy nhiên, Trịnh Hoài Đức đã không dùng kiểu định hướng của Tây Phương như Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông-Bắc, Đông-Nam, Tây-Bắc, Tây-Nam để để đặt tên cho 8 cửa thành. (2) Đá lớn Biên Hòa: có sách viết đó là loại đá ong, một loại đá không liền phẳng nhưng có kết cấu như tổ ong, không cứng lắm, màu nâu lợt. Thông thường loại đá nầy được cắt thành hình khối chữ nhựt, dầy khoảng 40cm và dài khoảng từ 1m đến 2 mét, thường được dùng để làm be bờ chung quanh nền nhà hoặc chung quang các ngôi mộ. Rất hiếm thấy loại đá ong nầy được dùng để xây tường cao. (3)

Nhà thờ lớn: tức đại thánh đường (Basilica) Sài Gòn hiện nay.

Đường Mac Mahon: đây là một con đường xưa nhứt và quan trọng nhứt của miền Nam Việt Nam. Đường nầy chạy ngang qua dinh Thống Nhứt (Norodom) và lên tới phi trường Tân Sơn Nhứt. Thời Pháp thuộc, đầu tiên có tên là đường số 26; năm 1865 đổi gọi là đường Impératrice. Năm 1875 đổi gọi là Mac Mahon. Sau năm 1945 người Pháp đổi gọi là đường Général de Gaulle. Năm 1952, đoạn đường từ đường Lagrandière (Gia Long) xuống đến Bến Chương Dương gọi là đường Maréchal de Lattre de Tassigny. Từ năm 1955, chính quyền miền Nam Việt Nam đổi gọi là đường Công Lý đoạn từ đường Gia Long lên đến phi trường Tân Sơn Nhứt. (4)

Đường d' Espagne: cũng là một con đuờng xưa nhất của Sài Gòn. Thời Pháp thuộc khởi đầu là đường số 15 rồi sau chia thành 3 đoạn đường có tên khác nhau: Sainte Enfance, Isabelle I và Palanca. Hai đoạn Sainte Enfance và Isabelle I sau nhập chung lại gọi là đường d' Espagne. Đường Palanca sau đổi là đường Lê Lợi. Từ tháng 3 năm 1955, chính quyền miền Nam Việt Nam nhập chung hai đường d'Espagne-Lê Lợi làm một và đặt tên là đường Lê Thánh Tôn. (5)

(6) Đường Moï : tên đường thời Pháp thuộc, sau đổi là đường Richaud. Từ năm 1955 đổi là đường Phan Đình Phùng. (7) Gia Định môn: đây là tên một cửa thành Quy sau khi được Minh Mạng trùng tu và đặt tên. Theo sự mô tả của Trương Vĩnh Ký thì Gia Định môn trông ra hướng công viên và con kinh của chợ Sài Gòn tức là trông ra hướng đường Lê Thánh Tôn hiện nay. (8) Chợ Sài Gòn: đây là một sự mô tả không rõ ràng của Trương Vĩnh Ký có thể khiến người đọc hiểu lầm là chợ Sài Gòn xưa tức là chợ Lớn Bình Tây ngày nay. Con kinh của chợ Sài Gòn có thể là rạch Sa Ngư được Trịnh Hoài Đức mô tả trong Gia Định Thành Thông Chí về sau bị lấp đi thành đại lộ Charner (tức đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay) và nếu đúng như thế thì chợ Sài Gòn của Trương Vĩnh Ký chính là chợ Bến Thành cũ hay còn gọi là Chợ Cũ (nằm ở khoảng phía sau Nha Tổng Ngân Khố và đại lộ Hàm Nghi ngày nay).

49

VSTK - 1078


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

(9) Phan Yên môn: là tên một của thành Quy do Minh Mạng đặt, ở về phía trại Pháo binh nằm trên một con đường chạy dọc theo con Kinh Cây Cám: dọc theo trại Pháo binh và con kinh Cây Cám theo Trương Vĩnh Ký mô tả có thể đoạn đường Primauguet thời Pháp thuộc chạy dọc theo xưởng Ba Son. Từ năm 1959, đường nầy có tên là đường Thủy Quân tức là đoạn đường từ bến Bạch Đằng lên đến đường Lê Thánh Tôn. (10) Trại pháo binh: theo ông Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn Năm Xưa thì trại nầy gọi là Sở pháo thủ, ngày nay có thể là thành Cộng Hòa kể từ năm 1955 đến 1963. (11) Kinh Cây Cám: cũng theo ông Vương Hồn Sển thì con kinh nầy bọc theo bờ thành gần cửa Đông "Phan Yên môn", chạy tới đường Lê Thánh Tôn đi ngang qua Sở Pháo thủ. (12) Vọng khuyết môn: do Minh Mạng đặt tên, ở vào khoảng cầu thứ hai của con kinh Avalanche. Kinh Avalanche là Rạch Thị Nghè ngày nay. Thời Trương Vĩnh Ký, nếu đếm theo thứ tự từ đầu cửa Rạch Thị Nghè giáp với sông Sài Gòn thì có nhũng cầu chính yếu bắc ngang qua con rạch nầy như sau: 1- cầu Thị Nghè; 2- cầu Bông (cầu Đa Kao); 3 -cầu Kiệu (cầu Phú Nhuận). Như vậy cửa thành Vọng Khuyết ở vào khoảng cầu Bông (cầu Đa Kao hiện nay). (13) Cộng Thìn môn: do Minh Mạng đặt tên và ở vào khoảng cầu Kiệu (cầu Phú Nhuận hiện nay). (14) Cầu thứ hai: cầu Bông ở Đa Kao hiện nay. (15) Cầu thứ ba: cầu Kiệu ở Phú Nhuận hiện nay. (16) Con kinh Avalanche: rạch Thị Nghè hiện naỵ (17) Hoài Lai môn: do Minh Mạng đặt tên, nằm ở cạnh con kinh Avalanche (cầu thứ nhứt) tức là ở vào khoảng cầu. Thị Nghè hiện naỵ (18) Phục Viên môn: do Minh Mạng đặt tên; gần xuởng tàu Ba Son hiện nay. (19) Định Biên môn : nằm trên đường Mac Mahon tức đường Công Lý hiện nay. (20) Tuyên Hóa môn : cũng nằm trên đường Công Lý hiện nay. (21) Đường chiến lược: đường nầy thuộc loại xưa nhất của vùng Sài Gòn; thời Gia Long xây thành Quy đường nầy có tên là đường Thiên Lý. Khi bị Pháp thuộc, đường nầy có tên là đường Stratégique, dịch ra là đường Chiến Lược. Sau đó đổi thành đường số 25. Từ năm 1865 đổi tên là đường Chasseloup Laubat. Năm 1955, chính phủ miền Nam Việt Nam đổi gọi là Hồng Thập Tự cho đến năm 1975. (22) Đường Trên: thời Pháp thuộc là đường Frère Louis ; từ 1955 là đường Võ Tánh hiện nay. (23) Dinh thự hành chánh: có thể là nơi Nguyễn vương Phúc Ánh dùng làm hành tại ngày trước bên trong thành Quy khi mới khởi công xây cất. (24) Tòa giám mục: nằm phía trước dinh Norodom, trên đường Alexandre de Rhodes, gần bộ ngoại giao của chính phủ Nan Việt Nam trước năm 1975. (25) Phủ thống đốc: tức dinh Norodom, sau đổi là dinh Độc Lập. Kiến trúc nầy được thực dân Pháp khởi công xây dựng vào ngày 23 tháng 2 năm 1868, hoàn tất vào năm 1875 và gọi là Hôtel du Gouvernement và tiếp đó được đổi gọi là dinh Norodom. Dinh nầy sau trở thành dinh tổng thống rồi bị dội bom hư hỏng nặng nề cho nên bị phá bỏ toàn diện để xây dựng lại theo một cấu trúc mới gọi là dinh Độc Lập tồn tại cho đến nay. Chỉ có vòng hàng rào sắt chung quanh dinh là di tích còn sót lại của dinh Norodom cũ. *

CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN: (Tiếp theo sau chú giải số 7 từ trang 1062 trước đây) 46 47

7bis

Đồng Mả Ngụy: là nơi chôn tập thể 1831 người theo Lê Văn Khôi nổi dậy chống lại triều đình Minh Mạng. Theo thư tịch cũ trước đây thì VSTK - 1079


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

địa điểm nầy ở vào khoảng ngã sáu nơi góc đường Lê Văn Duyệt và đường Phan Thanh Giảng (thời Pháp là đường Legrand de la Liraye). 8 Trương Minh Giảng: tướng giỏi của triều đại Minh Mạng. Được ban chức Thị lang bộ binh, Hiệp tá Đại học sĩ kiêm quyền chức Trấn Tây tướng quân cai trị lãnh thổ cao Miên. Thời vua Thiệu Trị bị gọi về nước vì bất lực không dẹp được các nhóm người Cao Miên nổi dậy. Tháng 9 âl năm Tân Sửu (1841), khi rút lui quân về đến An Giang, Giảng xấu hổ và giận, cáo bệnh, không chịu tiếp các tướng rồi chết. Vua Thiệu Trị cách chức Trấn Tây tướng quân nhưng vì Giảng là tôi thần có công lao rực rỡ nên tha không nghị tội. 9 Đảo Côn Lôn: tức là đảo Côn Sơn ngày nay.

(BAVH số 2-1925)

VSTK - 1080


Một bản đồ quần đảo Côn Sơn thời Pháp thuộc

1

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Các loại thú hiếm có ở Côn Sơn

Trong sách Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức mô tả đảo Côn Sơn như sau: << Đảo Côn Lôn ở giữa biển Đông, từ cửa Cần Giờ biển lớn, thẳng mặt trời mà đi về phía Đông 2 ngày đêm mới đến. Đảo rộng chừng trăm dặm, có ruộng núi trồng lúa, ngô, khoai, đậu nhưng cũng không nhiều, thường phải mua gạo Gia Định để bù mới đủ. Thổ sản thì có ngựa, trâu; núi không có hổ báo. Dân thì đổi thành lính gọi là 3 đội Tiệp nhất, Tiệp nhị, Tiệp tam, thuộc đạo Cần Giờ, với đầy đủ binh khí để phòng giữ đất ấy chống lại bọn giặc ác Chà Và (giặc biển Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương),được miễn thuyên chuyển đi các nơi khác. Thường lấy yến sào, đồi mồi, vích, mắm, óc hoài hương,óc tai tượng theo mùa mà tiến nạp cho triều cung; lấy tôm cá hải sản làm kế sinh nhai; trái cau lớn, vỏ đỏ với vị ngọt thơm, mỗi đầu mùa Xuân, khi ở Gia Định cau chua có trái thì ở xứấy (Côn Lôn) cau đã đã nặng trĩu buồng để thu hái chở đến bán được giá gắp bội (GĐTTC, đã dẫn; trang 38). Đặng Xuân Bảng chỉ mô tả quần đảo nầy một cách rất sơ sài trong sách Sử Học Bị Khảo. Lịch sử quần đảo Côn Sơn có thể tìm thấy trong nhiều bài viết ngắn từ các thư tịch ngoại quốc. Các thư tịch nầy cho thấy rằng người ngoại VSTK - 1081


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

quốc, nhất là người Âu Châu, trong quá khứ đã thay phiên nhau tìm cách chiếm đặt chủ quyền của họ trên quần đảo nầy: Trong sách La Cochinchine contemporaine số phát hành tại Paris năm 1884, hai tác giả Bouinais và Paulus có viết rằng dấu vết của một đồn binh Pháp vẫn còn tồn tại vào năm 1884 và trước khi người Anh đặt chân đến thì đã có những tàu biển của người Tây Ban Nha ghé tới trong thời gian người Pháp đang manh nha chiếm hữu và đặt đồn binh trên nhóm quần đảo nầy: người ta đã tìm thấy những đồng tiền đúc hình hoàng đế Charles-Quint phát hành từ năm 1521 (ĐTHCTS số 2-1925, L.Gade, Note Historique sur Poulo-Condore, trang 94). Hai tác giả trên cũng cho biết thêm rằng vào năm 1684 công ty Đông Ấn của người Pháp (Compagnie des Indes) đã phái Le Chappelier đến Bắc Kỳ để xin được thiết đặt cơ sở làm ăn và vào năm 1686 lại phái một đại diện khác là Véret đến Nam Kỳ tìm kiếm dọc các bờ biển để đặt một trạm hàng hải và một trung tâm thương mại và Véret nhận thấy rằng quần đảo Côn Sơn hội đủ những điều kiện mong muốn của công Ty Đông Ấn. Trong một bức thư viết từ đất Xiêm (Thái Lan) đề ngày 3 tháng 11 năm 1686 gửi cho Giam Đốc Công Ty Đông Đông Ấn, Véret viết rằng quần đảo Côn Sơn gồm có nhiều đảo hoang không có người ở. . . là nơi rất thuận lợi để đặt cơ sở giao thương . . .Chu vi vào khoảng 6 ly (6 lieues = khoảng 4 cây số), ở gần của sông Cao Miên (tức là cửa sông Mékong thoát ra biển Đông). Côn Sơn có 3 hải cảng tốt, nhiều suối nhỏ, một con một con sông cùng với màu xanh của cỏ, cây xanh um tươi đẹp có hạng trên thế giới. Tàu buôn từ Trung Hoa, từ Bắc Kỳ, từ Ma Cao, từ Phi Luật Tân, từ Nam Kỳ muốn giao dịch mua bán với địa Ấn Độ hoặc các tàu buôn từ Ấn Độ muốn vào biển Đông đều phải đi ngang qua quần đảo nầy. Tàu buôn của người Anh, người Hòa Lan đều phải đi ngang Côn Sơn trên đường giao thương tới lui trên biển Đông. Eo vịnh quần đảo Côn Sơn cũng quan trọng không kém gì nếu so sánh với eo vịnh Sonde và eo vịnh quần đảo Malacca. Cũng từ quần đảo Côn Sơn, người ta còn có thể giao thương với Cao Miên và Ai Lao với các mặt hàng như vàng, bạc, ngà voi, nhựa thơm, hồng ngọc và nhiều mặt hàng quý giá khác. Trong sách Histoire moderne du pays d'Annam, tác giả Ch.Maybon cho rằng rất có thể Công Ty Đông Á của Anh vì những tin tức chủ quan, quá tốt của Véret cho nên đã đặt một cơ sở và dựng một đồn binh ở Côn Sơn vào năm 1702. Đồn binh nầy do nhóm lính thuê Macassars (thuộc sắc dân Mã Lai) trú đóng; nhóm lính nầy vì bị lưu giữ quá thời hạn thuê mướn cho nên làm loạn, tàn sát những lính và người chỉ huy Âu Châu, chỉ có hai người thoát chết trong cuộc bạo loạn nầy là bác sĩ Pound và Solomon Lloyd dùng ghe nhỏ vượt biển chạy trốn sang vùng đảo trong vịnh Malacca: chính nhờ hai người nầy đã mà người ta mới biết được vết tích đồn binh cũ của ngoại quốc trên quần đảo Côn Sơn xây cất từ năm 1702. VSTK - 1082


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Năm 1721, đến lượt một công ty của Pháp phái một nhân viên tên là Renault sang thăm dò đảo Côn Sơn và gửi phúc trình về Công ty: phúc trình đề ngày 25 tháng 7 dl năm 1723 của Renault đã hạ thật thấp giá trị của quần đảo Côn Sơn trên mọi khía cạnh, không đáng được để ý tới, không nên hao tiền tố của, phí công mệt sức để chiếm đặt chủ quyền trên quần đảo nầy kể cả trong thời bình hay trong thời chiến. Tập bút ký của Renault cho biết số cư dân trên đảo Côn Sơn vào thời đó khoảng chừng 200 người mà hầu hết là những người dân chạy trốn từ đất Cao Miên và từ đất Nam Kỳ. Theo sự mô tả của Renaul thì những cư dân nầy có hình dáng nhỏ, gầy yếu, xấu xí, da ngâm, mặt dài, miệng rộng, răng đen, mắt mũi khá cân đối, tóc dài đen, có thiện chí, khéo tay nhưng lười biếng. Trong số cư dân nầy cũng có một vài người theo đạo Gia tô. <<Aussi il ne faut pas penser établir un commerce à l' île d'Orléans>> (Không nên mơ tưởng tới việc thiết đặt một cơ sở thương mại trên quần đảo Orléans), đó là lời khuyến cáo của Renault. Cũng cần lưu ý rằng Côn Sơn vào thời Renault đã có tên gọi là đảo Orléans. Theo VSTK suy diễn thì đảo Orléans nầy do người Anh đặt tên khi họ tiếm đặt chủ quyền của họ trên quần đảo Côn Sơn vào năm 1702. Cũng theo Renault thì các loài thú ở Côn Sơn gồm có khỉ, kỳ nhông, cắc kè biết bay có cánh giống như cánh bướm, rắn lớn, chuột, côn trùng ... Theo bản phúc trình của người Pháp Protais-Leroux đề ngày 15 tháng 5 năm 1755 gửi về cho Tổng Kiểm tra Tài Chánh M. de Machaut thì tình trạng và vị thế của quần đảo Côn Sơn hoàn toàn trái ngược với với bản phúc trình năm 1723 của Renault: đảo Côn Sơn là một vị trí rất tốt trên bình diện thương mại, chiến lược quân sự và Portais-Leroux đã hối thúc M.de Machaut nhanh chóng tiến hành kế hoạch tiếm đặt chủ quyền của người Pháp trên quần đảo Côn Sơn nầỵ Triều đình đế quốc Pháp đã sắp xếp việc chuyển nhượng chủ quyền của người Việt Nam trên quần đảo Côn Sơn cho họ trong bản hòa ước Versailles (28 tháng 11 năm 1787) để đánh đổi sự tiếp viện quân sự cho Nguyễn vương Phúc Ánh chống lại quân Tây Sơn. Tuy nhiên, người Pháp chỉ thực sự tiến chiếm và làm chủ quần đảo Côn Sơn vào năm 1863. Năm kế tiếp, đề đốc Bonnard của đế quốc Pháp cho xây dựng một nhà tù trên quần đảo nầy. Tên Pulo-Condore được người Pháp dùng thay thế cho tên Orleáans tức đảo Côn Sơn ngày nay. 10 Thành Gia Định mới: còn gọi là thành Phụng, được xây cất dưới thời hoàng đế Minh Mạng vào năm 1836 sau khi thành Quy bị phá hủy. Theo sách Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu chép về việc xây thành Phụng như sau: <<Đắp lại thành Gia Định tại thôn Hòa Mỹ về huyện Bình Dương. Khi ấy giặc Khôi đã bình, bộ nghị rằng: thành cũ cao rộng quá, nên giảm bớt cho hợp thể chế. Ngài sắc cho Bộ ban thể thức ra và tư đòi binh dân 4 tỉnh Định, Biên, Long, Tường cả thảy VSTK - 1083


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

10,000 người tới đắp. Trong 2 tháng thành đắp xong>>. (QTCBTY bản dịch đã dẫn; trang 212). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Gia Định ghi các chi tiết của thành Phụng như sau: -Chu vi: 429 trượng = khoảng 1,960m tức mỗi cạnh dài 490m -Chiều cao tường thành: 10 thước 3 tấc = khoảng 4.70m -Hào sâu: 7 thước = khoảng 3.19m -Hào rộng: 11 trượng 4 thước = khoảng 52.07m -Thành mới nằm ở góc Đông Bắc thành cũ. Năm 1859, quân Pháp phá hủy thành Phụng mà người Pháp gọi là Citadelle de Saigon để lấy vật liệu xây trại lính của Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11 thường được gọi là thành Onzième RIC (Onzième Infanterie Coloniale = 11è RIC) bao gồm luôn cả khu vực nhà thương Quân đội Hôpital Militaire hay nhà thương Đồn Đất = Hôpital Grall. Trại lính 11è RIC nằm gần đúng với vị trí của thành Phụng ngày xưa và trước năm 1975 trại nầy được gọi là thành Cộng Hòa rồi sau đó được dùng làm trường Đại Học Văn Khoa. Như vậy, có thể suy định rằng thành Phụng hay Citadelle de Saigon nằm trong khung 4 con đường Nguyễn Du, Mạc Đỉnh Chi, Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nay. Cử người đi công tác ra ngoại quốc: tháng 10 năm Kỷ Hợi (1839), Nguyễn Đức Long, Lê Bá Tú qua Ấn Độ (Tiểu Tây Dương), Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường cùng với 2 người thông dịch sang Pháp (Đại Tây). Sách Quốc Triều Chánh Biên của sử quán triều Nguyễn chép việc nầy rất sơ lược: <<Ngài (Minh Mạng) nghe nước Đại Tây vốn gọi là nơi đô hội, khiến Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường đem 2 người thông ngôn đến Giang Lưu Ba rồi đi tàu Tây qua Đại Tây mua đồ>> (QTCBTY đã dẫn trang 231). Câu hỏi đặt ra: thực sự thì những người Việt Nam nầy xuất ngoại sang Pháp để làm gì vào năm Kỷ Hợi (1839)? Lịch sử nước Pháp cho biết rằng sau thời kỳ Cách Mạng 1789 và triều đại Nã Phá Luân (Napoléon), khối quần chúng Công giáo đã cuồng nhiệt phản ứng chống lại chính sách thế tục hóa xã hội nước Pháp từ các chính quyền nối tiếp của nước nầy nhất là dưới thời đại chính quyền vua Louis Philipe kể từ năm 1830: Louis Philipe đã tìm cách dập tắt các hoạt động và thế lực của các hàng giáo phẩm Công giáo. Bộ trưởng Ngoại giao François Guizot của Louis Philipe là một người theo đạo Tin lành lại càng lạnh nhạt hơn đối với công tác truyền đạo của khối Công Giáo Roma cũng như chống lại chủ trương can thiệp hoặc bành trướng ảnh hưởng của nước Pháp bằng chính trị hay quân sự vào các quốc gia ở phía Đông trong khi nội tình rối ren của nước Pháp chưa giải quyết xong. Chính sách nầy tạo phản ứng mạnh mẽ trong khối người Công giáo ở nước Pháp cũng như các hàng tướng tá trong Bộ 11

VSTK - 1084


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

Hải quân Pháp chủ trương bành trướng chính sách thuộc địa và cũng vì thế mà Bộ Hải Quân và phái bộ truyền giáo hải ngoại của nước Pháp đương nhiên trở thành đồng minh với nhau. Vì đang áp dụng chính sách loại trừ ảnh hưởng Công giáo ở nước Pháp cho nên triều đình của Louis Philippe không chú ý chút nào tới tình trạng bách hại đạo Công giáo gay gắt đang xảy ra ở Việt Nam dưới triều đại Minh Mạng. Chính sách bách hại nầy hiện rõ trong một chỉ dụ của Minh Mạng vào tháng 10 âm lịch năm Đinh Dậu (1837) trong dịp Minh Mạng nhận định về tình hình cai trị ở các nơi: <<. . . .Duy chỉ Trịnh Quang Khanh ở Nam Định trong hạt vô sự, nhưng chưa biết lòng người như thế nào, tại sao thế, dân Nam Định gần đây tuy đã hướng theo giáo hóa nhưng người chuộng đạo Gia tô hãy còn nhiều, 1 tỉnh 200 xã không kém vài vạn người, trong đó nhất định phải có người đạo trưởng xua đuổi cổ động giúp như gần đây ở Sơn Tây bắt được người đạo trưởng Tây Dương xưng ra là đi du lịch các nơi, biết đâu ở Nam Định không có hạng người ấy ư ? Vả lại đạo Gia tô làm mê người đã lâu, các người con trai chưa mất lương tâm còn chịu bỏ giáo, còn như con gái đàn bà mê hoặc càng quá lắm, đại phàm quan phủ có bắt người theo đạo ngay bấy giờ bước qua chữ thập thì chỉ bắt đàn ông, không bắt đàn bà con gái cho nên đàn bà con gái không có lòng hối cải. Chúng đã không chịu bỏ giáo há lại chịu nghe cho chồng con hắn bỏ giáo ư? Không những thế, nghe nói quan phủ có đòi bắt bước qua chữ thập thì mỗi xã chỉ chọn trẻ chăn trâu và người không biết đạo giáo, vài người theo lệnh mà thôi, còn đến hương lão, tổng lý vốn theo đạo ấy chưa từng có chịu đến quan, mưu ngầm của hắn đến thế, như ở kinh năm trước, người xã Dương Xuân theo đạo Gia tô, án xử phải tội thắt cổ ngay, mà người cùng đạo có một bà già muốn đem mình chết theo, tuy dọa bằng oai voi giầy và gươm chém, cũng cam xin chết, đủ biết đạo thiên chúa sao mê hoặc quá đến thế. Các thói tệ ấy nếu muốn rửa sạch, tất phải trị bằng nghiêm hình, nếu chỉ giam, cấm đánh phạt, cũng không biết sợ, nhưng dạy dân tất phải dần dần, đâu có thể muốn đổi mau chóng mà vội buộc bằng pháp luật được.>> (ĐNTLCB, tập 19, Minh Mạng thứ 18, tháng 10 âl /1837, trang 249). Trước đó, Minh Mạng đã nhiều lần ra lệnh đàn áp triệt đễ các người giảng đạo cũng như những người theo đạo Gia Tô:

(Đọc tiếp nơi trang 1086)

VSTK - 1085


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

-Tháng 8 âm lịch năm Quý Tỵ (1833), sau khi chỉ thị đình thần bàn việc thiện hậu ở Nam Kỳ, Minh Mạng ra lệnh cho các tướng quân, tham tán, tổng đốc và tuần phủ thì hành nhiều biện pháp thiết yếu cần thi hành trong giai đoạn triều đình đang phải đối phó với phong trào nổi dây của Lê Văn Khôi và trong số các biện pháp đó Minh Mạng đã chỉ thị rõ ràng cách đối xử với những tín đồ Gia tô theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình: <<. . . .Trong những người theo đạo Gia tô, kẻ nào theo giặc, chống lại quan quân, đã bắt được tại trận hoặc tiếp tục bắt được về sau, tức thì chém đầu, đem bêu cho mọi người biết; còn kẻ nào hiên nay tuy đã bị bắt, nhưng trong những ngày nghịch tặc phản loạn, vẫn đi biệt ở nơi khác, nay mới trở về thì cho tổng lý sở tại bắt giải đến địa phương tra xét rõ ràng, nghị xử, tâu lên: người nào trước sau vẫn ở trong dân không hề theo giặc thì cho tổng lý dẫn đến tỉnh, sức bảo bước qua thập tự giá, xét ra thấy quả thật lòng tỉnh ngộ ăn năn, tình nguyện bỏ đạo, thì đều tha tội, cho về yên nghiệp làm ăn . . . . >> (ĐNTLCB đã dẫn, trang 24). -Tháng 10 âm lịch năm Quý Tỵ (1833), Minh Mạng bí mật ra lệnh dò xét để tìm kiếm những người theo đạo Gia tô hiện diện trong quân đội của triều đình: <<. . .Còn như ở trong quân, đối với những người nào đã theo đạo Gia tô, cũng nên mật sai dò xét, phòng giữ trước khi xảy ra, khỏi để lo về sự bất ngờ. Vả lại, việc nầy có quan hệ đến quân sự, cần phải cẩn thận, kín đáo 10 phần. Các ngươi nên tùy tiện liệu tính, đã nên không coi thường chút nào, cũng không nên để lộ ra nét mặt hay lời nói thì mới mong mọi việc có phòng bị sẵn, không lo ngại.>> (ĐNTLCB đã dẫn; trang 182). -Đại Nam Thực Lục chép: <<Giáo trưởng đạo Gia tô Tây Dương là Tây ( Tây: là tiếng dùng để gọi chung người Âu Châu), Hoài Anh và Phan Văn Kính trước đây cám dỗ ngu dân theo tà giáo, đã bị địa phương bắt giải cùm giam ở ngục Thừa Thiên. Bọn Anh ở trong nhà giam, ngày đêm giảng đạo cầu kinh không ngừng. Bộ Hình đem việc tâu lên vua bèn phát vãng bọn ấy ở nơi đồn thú Ai Lao, cấm không được đi lại với người ngoài. Lại có tây Hoài Hóa lén lút ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Yên, ngầm giấu tranh ảnh và tượng (bên đạo), giảng đạo cho các tín đồ, bị sở tại bắt được. Vua ghét bọn đó cố ý phạm tội, sai giết đi.(tây Hoài Anh vốn tên là Phương, tây Hoài Hóa vốn tên là Liên năm trước được ơn ban cho họ tên, bổ làm chức hành nhân trong ty Hành nhân, do Thừa Thiên quản lãnh, phiên dịch chữ Tây, sau đều cáo bệnh, về điều dưỡng ở thành GiaĐịnh)>> (ĐNTL đã dẫn; trang 196). Theo Alfred Schreiner, tác giả sách Abrégé de l'Histoire d'Annam, thì từ năm 1833 đến năm 1838 có 7 giáo sĩ Gia tô bị hành hình và vô số tín đồ Gia tô bị giết chết, tù tội gông cùm, phát vãng biệt xứ không có ngày về.Cuộc chiến tranh "nha phiến" giữa thực dân Anh với nước VSTK - 1086


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

Trung Hoa vào năm 1839 là tiếng chuông báo động chung cho các quốc gia ở vùng Á Đông và đã gây lo âu cho Minh Mạng về một cuộc gây chiến của người Pháp vì chính sách đàn áp, khủng bố và bách hại đạo Gia tô ở Đại Nam (tức Việt Nam). Chính vì lo âu như thế cho nên Minh Mạng cần phải biết rõ tình hình, thực trạng chính sách đối ngoại của người Pháp cũng như của người Anh. Do đó tháng 10 năm Kỷ Hợi (1839) Minh Mạng phái Nguyễn Đức Long, Lê Bá Tú qua Ấn Độ (Tiểu Tây Dương), Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường cùng với 2 người thông dịch sang Pháp (Đại Tây). Sách Quốc Triều Chánh Biên của sử quán triều Nguyễn chép việc nầy rất sơ lược: << Ngài (Minh Mạng) nghe nước Đại Tây vốn gọi là nơi đô hội, khiến Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường đem 2 người thông ngôn đến Giang Lưu Ba rồi đi tàu Tây qua Đại Tây mua đồ>> (QTCBTY đã dẫn trang 231). Trong Thư khố Hội Truyền Giáo Hải Ngoại của Pháp (Archives des Missions Étrangères; bản thứ 263, trang 748) còn lưu giữ một lá thư của François Régereau viết về phái đoàn "sứ giả" Việt Nam công cán sang Pháp vào năm 1840.(nguyên là thầy giáo hiệu trưởng tiểu chủng viện Lái Thiêu từ năm 1826, thầy giáo của chủng viện Pinang vào năm 1835 và là sư huynh hiệu phó phụ tá cho sư huynh hiệu trưởng Tabert vào năm 1837, chết vào tháng 8 dl năm 1842). Lá thư đó đề ngày 25 tháng 4 dl năm 1840 được R.P DELVAUX trích đăng lại trên tập chí Đô Thành Hiếu Cổ Tập San (BAVH-N0 4/1928) trong một bài viết có tựa đề L' Ambassade de Minh Mạng à Louis Philipe 1839 à 1841. Nội dung của lá thư đó như sau: «

Le 28 Février 1840 une frégate du Roi de Cochinchine mouilla dans le port de Pinang . . . . Cette frégate gagnait Calcutta pour examiner quoique signifiaient tous les préparatifs de guerre que font les Anglais. Une autre frégate du même Roi a dû aller à Batavia pour voir si les Hollandais demeurent tranquilles; car sous bien des rapports le Roi Minh-Mang ne dort pas tranquille. Une troisième frégate doit aller visiter Londres et la France. Le Roi a eu la générosité de fournir vingt mille piastres pour cette expédition. Sans doute que les ambassadeurs ne diront pas au gouvernement français comment il traite les Français dans ses Etats, etc.. I1s débiteront des mensonges et voilà tout ». (Tạm dịch: Ngày 28 tháng 2 năm 1840, một

chiến hạm nhỏ của vua Nam Kỳ bỏ neo ở hải cảng Pinang. . . .Chiến hạm nầy đi Calcutta-Ấn Độ để nghiên cứu tình hình chuẩn bị chiến tranh của người Anh. Một chiến hạm nhỏ khác của vua Nam Kỳ đi Battavia để dọ xét động tĩnh của người Hoà Lan. Một chiếc hạm thứ ba đi thủ đô Luân Đôn-Anh quốc và sang Pháp quốc. Vua Nam Kỳ đã trọng hậu cấp phát hai mươi ngàn đồng cho cuộc hành trình nầy. Lẽ đương nhiên là những sứ giả nầy sẽ không nói thật cho chính quyền của triều đình Pháp biết rõ cung cách xử sự của vua họ đối với những kiều dân Pháp trên khắp đất nước của ông vua nầy. . . . Họ chỉ cần đặt điều nói dối, thế thôi.) VSTK - 1087


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Trong bài viết của R.P DELVAUX còn cho biết nhiều chi tiết về sứ đoàn nầy như sau: sứ đoàn sang Pháp gồm có 2 quan triều là Tôn Thất Thường và Trần Viết Xương tuổi khoảng 40-50 cùng với 2 thông dịch viên tuổi khoảng 20-22, thuộc hàng gia tộc khá giả, võ dũng, một người biết nói tiếng Pháp và một người biết nói thông thạo tiếng Anh. Từ Singapore họ theo tàu Alexandre của thuyền trưởng Bongalette và tới nơi vào ngày 2 tháng 11 năm 1840 sau khi trải qua một cơn bảo tố dữ dội ngoài khơi bờ biển Bordeaaux.) (L'ambassade comprenait quatre membres dont deux mandarins: Ton-That- Thuong (ou Lieu) et Tran-VietXuong, âgés respectivement de 40 et de 45 ans; puis deux interprètes de 20 à 22 ans, appartenant à des familles aisées, Vo-Dung (ou Dong) parlant français et un autre parlant couramment l'anglais. .) Depuis Singapore ils firent voyage sur 1' «Alexandre» capitaine Bongallett. Ce bateau relâcha à Locmariaquer, près de Vannes, le 2 Nov. 1840, après avoir essuyé une forte tempête au large de Bordeaux.)

Vua Louis Philipe không thể tiếp kiến sứ đoàn nầy một cách chính thức bởi vì họ đến không phải đến nước Pháp với tư cách một phái đoàn ngoại giao chính thức. Thêm vào đó, Giám đốc hội truyền giáo hải ngoại đã một văn thư lưu ý đến vua Louis Philipe để tố cáo tình trạng bách hại đạo Gia tô ở Việt Nam khởi đầu từ triều đại Minh Mạng. Nội dung bản văn tố cáo đó được trích đăng lại trong bài viết của R.P DELIVAUX như sau: <<

Au Roi. . . 12 Janvier 1841. Sire, Dans ce moment où des officiers envoyés par le Souverain qui gouverne le Tonkin et la Cochinchine viennent, dit-on, demander au nom de ce prince à lier des relations de commerce et autre avec la France, les supérieurs et directeurs du Séminaire des Missions- Etrangères jugent convenable de mettre sous les yeux de Votre Majesté la situation déplorable où se trouvent les missionnaires français au Tonkin et en Cochinchine. ............................................................. ....................................................... Ce prince (Gia Long) étant mort en 1820, son successeur Minh-Mang montra dès le début de son règne des dispositions hostiles contre la religion chrétienne et les missionnaires qui la prêchent. Pendant les premières années, retenu par diverses considérations, il se borna à des menaces. Plus tard, il en vint à des mesures vexatoires contre plusieurs missionnaires Enfin en 1833 il exerça la persécution la plus sanglante contre les missionnaires et contre ses sujets chrétiens. Neuf missionnaires français ont été victimes de cette cruelle persécution. Deux ont été étranglés, un décapité après avoir souffert la prison, les fers, la cangue et autres tortures. Deux ont été hachés par morceaux, après avoir été enfermés pendant trois mois dans des cages, chargés de chaînes et torturés de la manière la plus barbare pour être contraints à avouer des choses fausses, absurdes même et souverainement injurieuses à la religion chrétienne et à ses ministres. Un sixième missionnaire français a été arrêté et emprisonné le 14 Avril dernier. On ignore encore quel VSTK - 1088


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

en a été son sort. Trois autres, dont l'un Mgr. Havard, évêque de Castorie, Vicaire apostolique du Tonkin occidental, prélat d'un rare mérite, obligé de chercher une retraite dans les forêts et les cavernes, y ont contracté des maladies qui les ont emportés au tombeau. Parmi les missionnaires espagnols, deux évêques presque octogénaires et un missionnaire ont été enfermés dans des cages et décapités. Un grand nombre d' indigènes, prêtres et séculiers ont été aussi mis à mort, parce qu'ils refusaient d'abjurer la religion chrétienne. Pleins de confiance dans les sentiments de bienveillance que vous avez, Sire, pour tous vos sujets, dans quelque partie du monde qu'ils soient, et dans l'intérêt que vous portez aux progrès de la religion et de la civilisation, les suppliants espèrent que Votre Majesté prendra en considération les exposés dans le Tonkin et la Cochinchine et ils La conjurent d'employer des moyens propres à les soustraire à ces injustes vexations ».

(Tạm dịch: Kính gởi đến đức Vua . . .ngày 12 tháng 1 năm 1841. Kính thưa Ngài, Trong khi dư luận cho rằng những viên chức đại diện cho của vương triều đang trị vì Nam-Bắc Kỳ đến nơi đây để xin nối lại giao thương và mối liên lạc với nước Pháp thì những viên chức bề trên và giám đốc của các Chủng Viện thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại thấy rằng cần phải trình bày với hoàng thượng về tình trạng khốn đốn mà các hàng tu sĩ của hội truyền giáo đang phải gánh chịu ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ . . . . . . . ... Vị quốc vương nầy mất vào năm 1820, và người kế ngôi vương là Minh Mạng đã tỏ ra ngay sự thù nghịch với Ky tô giáo cùng với những người đi truyền bá rao giảng đạo nầy. Trong những năm đầu cai trị vị vua nầy còn e dè cho nên chi áp dụng chính sách hăm dọa. Vào năm 1883 vị vua đương nhiệm áp dụng chính sách ngược đãi đẫm máu đối với các nhà truyền đạo và những tín đồ theo đạo Ky tô giáo. Đã có 9 nhà truyền giáo Pháp là nạn nhân của chính sách ngược đãi tàn bạo nầy. Hai nạn nhân bị thắt cổ, một nạn nhân bị xử chém rơi đầu sau khi bị giam cầm, gông cùm, tra khảo. Hai nạn nhân bị xử tội lăng trì (chặt, cắt thành từng mảnh nhỏ) sau khi đã bị giam nhốt trong chuồng, tay chân bị xiềng xích, gánh chịu những cuộc tra tấn dã man, ép buộc nạn nhân phải thú nhận và khai ra những điều dối trá ngược với lý lẽ bình thường để làm tổn thương đạo Ki tô và những người truyền đạo. Một nhà truyền đạo người Pháp bị bắt giam ngục vào ngày 14 tháng 4 dl vừa qua; không ai biết số phận của người nầy ra sao. Ba nạn nhân khác, trong số đó có giám mục Havard quản nhiệm giáo phận ở Bắc Kỳ, phải lẩn trốn trong các hang động và cả 3 đều chết vì bệnh hoạn nơi rừng sâu. Trong số những nhà truyền đạo Tây Ban Nha, có 2 giám mục tuổi gần 80 và một nhà truyền giáo bị bắt nhốt vào chuồng (cũi) rồi đem ra xử chém. Một số lớn người dân địa phương, linh mục bị giết vì họ không chịu từ bỏ đạo Ki tô. VSTK - 1089


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Với niềm tin tràn ngập về các ơn phước của Ngài ban cho thần dân, dù họ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng như nhờ vào những lợi ích mà Ngài mang đến để đạo giáo và nền văn minh được phát triển, chúng tôi khẩn cầu và mong mỏi rằng hoàng thượng sẽ cứu xét những các đối xử dã man mà những nhà truyền giáo của nước Pháp phải gánh chịu tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ và chúng tôi van nài hoàng thượng hãy dùng những phương cách thích ứng để loại trừ những thương tổn bất công đó.) Từ trong thư khố của của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại người ta được biết rằng chức quyền điều khiển của hội nầy cũng báo cáo qua Roma ở nước Ý về việc các sứ giả của Minh Mạng tới nước Pháp và vị Giáo hoàng của giáo hội Roma đã viết thư gửi ngay sang yêu cầu hoàng đế nước Pháp hãy dùng quyền lực để chấm dứt chính sách bách hại đạo Ki tô giáo ở Nam Kỳ. Nhiều giám mục cũng gửi thư tố giác đến chủ tịch hội đồng cố vấn của vua Louis Philippe và các bộ trưởng đương nhiệm trong chính phủ Pháp yêu cầu họ can thiệp. (Thư chung đề ngày 16 tháng 4 năm 1841 của những chức quyền điều hành Hội Truyền Giáo Hải Ngoại; Archives des Missions Étrangères; bản thứ 44, trang 546).

Hậu quả của sự phản đối và tố cáo đến từ giáo hội Roma ở Pháp và của giáo hoàng Roma ở Vatican đã gây ảnh hưởng bối rối cho triều đình của vua Louis Philippe và vì thế Louis Philippe đã không cho tổ chức đón tiếp một cách chính thức phái đoàn sứ giả của Minh Mạng theo thủ tục ngoại giao quốc tế. Các bộ trưởng của chính phủ Pháp khi tiếp xúc với phái đoàn sứ giả của Minh Mạng đã đưa ra những lời khuyến cáo và hăm dọa không thân thiện về chính sách bách hại đạo Ki tô giáo của triều đình Minh Mạng. Chính phủ Pháp đã ra lệnh các hạm trưởng tàu chiến trên biển Nam Hải phải bảo vệ các nhà truyền giáo mà không cần phải trương danh hiệu cờ của nước Pháp. Biện pháp lưng chừng nầy của người Pháp không làm giảm bớt đi sự bách hại nhưng trái lại càng làm tăng thêm nghi ngờ và thù ghét trong chính quyền nước Đại Nam (Việt Nam) khi áp dụng chính sách đối xử với các những người truyền bá và theo đạo Ki tô giáo. Khi phái đoàn sứ giả trở về đến Huế thì Minh Mạng đã qua đời trước đó vào ngày 20 tháng 1 năm 1841 vì bị té ngựa và bị chấn thương trầm trọng.

VSTK - 1090


Tổng luận về hoàng đế Minh Mạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

Sử quán triều Nguyễn bàn về con người của Minh Mạng như sau: << Đức Thánh Tổ ta thiên tư là bậc thượng thánh, nối nghiệp lúc thiên hạ đại định rồi, chăm lòng chánh trị, sửa sang thái bình,xét điển xưa, sửa lễ nhạc, cẩn thận đồ cân lượng, xét kỹ các pháp độ, đặt khoa thi để chọn kẻ sĩ, cày ruộng tịch điền để khuyên việc nông, thường tuần hành để xem địa phương, năng khảo sát để xét quan lại, chăm việc võ thời mùa Xuân duyệt binh, cẩn việc hình thì mùa Thu thẩm án, qui mô kỹ càng, phẩm tiết đều đủ.Đến như ức quyền những người cấm cận, nghiêm răn các bọn hoạn quan, không cho hoàng thân quốc thích dự việc chính sự, ý ngài phòng vi đỗ tiệm lại càng sâu xa lắm! Ngài ở ngôi 21 năm, chăm lo việc thường như một ngày; những giấy tờ phê phó dụ chỉ chế cáo ban ra, đều là Ngự chế thức mới; văn giáo khắp cả dân Mường, dân Thổ, võ oai vang đến nước Xiêm, nước Lào; thánh đức thần công không thể hình trạng hết được. Những lúc vạn cơ thong thả lại lưu ý về việc văn chương: ngự chế 5 tập thơ, 2 tập văn và các bài Thiên cơ dự triệu, Cổ khí minh văn đều là phát minh đạo mầu, mở rộng phép học. Ngài thật là bậc đại thánh chế tác khác xa tầm thường, đổi hết những thói quê mùa từ Lê, Lý trở về trước, mở lối trị văn minh ngàn muôn đời cho nước Đại Nam ta . . .>> (QTCB đã dẫn; trang 243, 244). Dĩ nhiên là sử quán triều Nguyễn phải khen ngợi Minh Mạng. Câu hỏi đặt ra là những lời tán tụng của các sử thần nhà Nguyễn về con người Minh Mạng có xác đáng hay không? Đường lối, chính sách cai trị của Minh Mạng được thể hiện bằng vô số lệnh truyền, dụ chỉ do đích thân Minh Mạng soạn thảo và ban hành cho triều thần thi hành một cách nghiêm chỉnh, không sơ hở, không bỏ sót bất kỳ một biến cố nào dù lớn hay nhỏ. Gia Long là người đi tiên phong trong việc thống nhất và tạo nền tản cơ bản để xây dựng và phát triển đất nước, nay Minh Mệnh củng cố và hoàn thiện hơn guồng máy cai tri: đặt nội các trong cung để cố vấn nhà vua và thảo lập giấy tờ; biểu sắc, chế cáo (1829); đặt cơ mật viện (1834) để hợp bàn bàn với các đại thần trong viện nầy về những quan trọng khẩn thiết. Năm Tân Mão (1831) ra lệnh cải cách hành chính rộng lớn, chia nước lại thành 31 tỉnh, lấy tỉnh là đơn vị hành chính cho cả nước, cương vực của mỗi tỉnh đều được sắp xếp lại một cách hợp lý, cắt đặt quan cai trị cho mỗi tỉnh với các chức quyền như Tổng đốc, Tuần phủ, Án sát. Các đơn vị hành chánh lãnh thổ miền núi cũng được tổ chức sắp xếp lại theo hình thức các tỉnh miền đồng bằng. Về mặt quân sự, Minh Mạng chú trọng đặc biệt là cải tiến lực lượng thủy quân cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngự thật chu đáo, VSTK - 1091


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

kiểm soát gắt gao các vùng bờ biển và hải cảng; tự túc đóng tàu chiến và tàu đi biển theo kỹ thuật Tây phương có thể vượt đại dương đi tới nhiều nơi trên thuộc vùng biển Đông như Nam Dương, Mã Lai, Singapore để mua bán giao thương hoặc để dò xét tình hình các nước. Về mặt an ninh nội chính, giặc loạn nổi lên khuấy phá khá nhiều nhưng đa số là những tàn dư của các chế độ cũ thời nhà Hậu Lê mặc dù Minh Mạng vẫn theo chính sách của Gia Long tiếp tục đối xử và chăm sóc đúng mức và phải đạo tộc họ của nhà Hậu Lê còn sót lại. Riêng về cuộc bạo loạn của Lê Văn Khôi thì từ trước đến nay dư luận có vẻ chỉ muốn kết án Minh Mạng là ông vua bạo tàng mà không để ý gì đến bản chất bạo loạn trong con người của Lê Văn Khôi: Bế Văn Khôi đã từng làm loạn ở miền Bắc chống lại triều đình, bị truy lùng mới chạy vào Nam nương náu dưới sự che chở của tả quân Lê Văn Duyệt và trở thành Lê Văn Khôi với quyền tước cao trọng do triều đình nhà Nguyễn ban cho. Rõ ràng là tham vọng của Khôi thế ngôi "phó vương" Lê Văn Duyệt để làm chủ miền Nam cũng là một trong những nguyên cớ thúc đẩy Khôi bạo loạn. Tệ hại hạng nhất là Khôi đã lợi dụng tôn giáo để sách động quần chúng nổi loạn ở Gia Định cũng như đã lôi kéo những người gốc "Bắc Kỳ" sinh sống ở đất Gia Định chống lại một triều đại vương quyền phát xuất từ phía Nam và làm đầu nêu cho những cuộc bạo động đồng loạt của các bộ tộc thiểu số có liên hệ họ hàng với Khôi ở các vùng biên giới Việt-Hoa. Điều nầy cũng làm hiện rõ khía cạnh oán giận và không khuất phục của người miền Bắc đối với triều đại nhà Nguyễn: oán giận vì ngày trước Gia Long đã làm nhục giới sĩ phu quan lại miền Bắc bằng cách phạt trượng "đánh đít" để răn đe và làm gương. Không khuất phục bởi vì cuộc thống nhất đất nước của Gia Long khởi phát từ miền Nam khi mà truyền thống Nam tiến kể từ khi lập quốc luôn luôn được khởi phát từ miền Bắc. Truyền thống Nam tiến và bành trướng lãnh thổ tạo ra tinh thần tự tôn mặc cảm, xem thường và không tin khả năng lãnh đạo của những nhà cầm quyền và nhân dân miền Nam kể từ Thuận Hóa trở vào Gia Định. Dư luận từ trước đến nay đã đổ xô đồng loạt lên án Gia Long cổng rắn cắn gà nhà khi quân Xiêm tự ý đưa quân vào nước Đại Việt để rồi bị Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ đánh đuổi tan tát ở mặt trận Rạch GầmXoài Mút và với chiến tích nầy, Nguyễn Văn Huệ đã được sử sách cũ, mới, tuyên dương rầm rộ. Lần nầy quân Xiêm không phải tự ý đưa quân vào Việt Nam mà chính Bế Văn Khôi (Lê Văn Khôi) đã mời bọn họ tới nhưng cũng dư luận đó lại có vẽ muốn làm ngơ tội phản quốc của Bế Văn Khôi mà chiến thắng của quân binh triều đình Minh Mạng đánh đuổi quân ngoại nhập Xiêm La ra khỏi bờ cõi đất nước cũng không được sử sách ngày trước cũng như gần đây tuyên dương một cách xứng đáng. Về chính sách cấm, bắt đạo Gia tô của Minh Mạng không phải là không có nguyên nhân: VSTK - 1092


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

35 36 37 38 39 40 41 42 43

- Vào thời Nguyễn vương Phúc Ánh, gương ngỗ nghịch của vương thái tử Nguyễn Phúc Cảnh bôi nhọ nền đạo lý cổ truyền của Việt Nam sau khi được giám mục Bá Đa Lộc giáo huấn theo đường hướng văn minh và đạo giáo Tây phương. Minh Mạng vào thời đó đã chứng kiến cảnh huống bẻ bàng và xấu hổ của Nguyễn vương Phúc Ánh trước mặt quần thần vì thái độ "tây phương quá lố" của vương tử Cảnh. -Rồi Khôi làm loạn vì bị Minh Mạng tước quyền thừa kế ngôi vị tổng trấn sau khi Lê Văn Duyệt qua đời. Vào lúc cuộc bạo loạn sắp bị dẹp tắt thì Khôi nhờ một linh mục thuộc hàng giáo phẩm truyền đạo Gia tô đang chiến đấu bên cạnh Khôi gửi thư sang đất Xiêm để nhờ một thầy tu dòng Sư Huynh đang công tác ở đó cầu xin vua Xiêm viện trợ quân sự, đưa quân Xiêm xăm lăng nước Việt Nam để cứu nguy cho Khôi. Dù khách quan thế nào đi chăng nữa thì người ta cũng khó có thể mà giải thích và bênh vực cho hành động phi tôn giáo và phản bội dân tộc Việt Nam của người tu sĩ Pháp nầy. Hậu quả là việc truy lùng, bắt bớ các nhà truyền đạo Gia tô càng trở nên khốc liệt, không khoan hồng, không nhân nhượng nhất là đối với những giáo sĩ truyền giáo Tây phương. Riêng đối với dân chúng Việt Nam theo đạo Gia tô thì chính sách đàn áp của Minh Mạng có vẽ nhẹ tay hơn. Tại sao có sự nhẹ tay nầy? Bởi vì Minh Mạng cho rằng người dân vì ít học, kém suy xét cho nên mới mê muội nghe theo để gia nhập đạo Gia tô và vì thế không thể nào chỉ biết dùng hình pháp nặng nề mà phải dùng hình thức giáo hóa nghiêm khắc để lôi kéo họ quay về ngay với nền đạo lý cổ truyền của dân tộc: << . . .đủ biết đạo thiên chúa sao mê hoặc quá đến thế. Các thói tệ ấy nếu muốn rửa sạch, tất phải trị bằng nghiêm hình, nếu chỉ giam, cấm đánh phạt, cũng không biết sợ, nhưng dạy dân tất phải dần dần, đâu có thể muốn đổi mau chóng mà vội buộc bằng pháp luật được.>> (ĐNTLCB, tập 19, Minh Mạng thứ 18, tháng 10 âl /1837, trang 249 ). Một nhà viết sử ngoại quốc gần đây viết rằng: << By modern standard of humanity, Minh Mang anti – Catholic campaign was mild. >> . Tạm dịch: Nếu theo tiêu chuẩn về nhân đạo trong thời buổi hiện đại thì chiến dịch đàn áp của Minh Mạng chống đạo Công giáo không quá khắc nghiệt >> (Stanley Karnov: VIETNAM a History; trang 67; Penguin Books Australia; 1984) Nói tóm lại, ngày trước người ngoại quốc cho rằng hoàng đế Minh Mạng là một bạo chúa, là một con người không có tình cảm. Sử quán triều Nguyễn tuyên dương Minh Mạng là một ông vua sáng suốt và khôn ngoan như một bậc thánh sống. Nhận định sâu hơn thì mới thấy được Ông là con người có trách nhiệm, có ưu tư đến sự sinh tồn của đất nước trước hiểm họa của những ảnh hưởng ngoại lai. Ông là một vị hoàng đế xuất sắc của triều Nguyễn, có công với dân tộc mà điểm sáng chói là Ông đã giữ nước Việt Nam không rơi vào nanh vuốt của ngoại bang phương Tây. VSTK - 1093


QUYỂN IV CHƯƠNG III

NGUYỄN HIẾN TỔ (1841 - 1847) Niên hiệu: Thiệu Trị (1841-1847) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Tên húy là Miên Tông, cũng húy là Tuyền, sinh ngày 11 tháng 5 âm lịch, năm Đinh Mão (niên hiệu Gia Long thứ 6 tức năm 1807 dương lịch), tại ấp Xuân Lộc phía Đông kinh thành Huế; là con trưởng của Minh Mạng, mẹ sinh là Thuận Đức Nhân hoàng hậu họ Hồ1, mẹ nuôi là Thuận Thiên Cao hoàng hậu2. Niên hiệu Minh Mạng thứ 11 (1830) được sách phong là Trường Khánh công. Niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) được trao chức Tôn Nhơn Phủ Tả Tôn Chính giữ nhiệm vụ định chương trình, lập Phả hệ, ban giáo lệnh, xếp đặt tước lộc, nêu danh những người liêm khiết, tài năng, đạo đức. Tháng Giêng, năm Tân Sửu (1841), lên ngôi hoàng đế tại điện Thái Hòa, đổi niên hiệu là Thiệu Trị. Thăng chức và bổ nhiệm các đại thần như Trương Đăng Quế, Trương Minh Giảng, Dương Văn Phong, Lê Văn Đức. Tháng 2 âm lịch, dựng miếu thờ quốc vương Cao Miên ở xã Dương Xuân, mỗi năm cứ đến mùa Xuân, mùa Thu thì làm lễ. Lệ tế và đồ thờ cũng cũng giống như miếu thờ quốc vương Chiêm Thành. Tổng đốc Định-Biên Nguyễn Văn Trọng và Bố chính Định Tường Trương Văn Uyển đi bình định giặc cướp ở huyện Nam Thái. Theo lời trình tấu của kinh lược Phạm Văn Điển và tướng quân Trương Minh Giảng, tha quận chúa nước Cao Miên là Ngọc Vân, huyện quân là Ngọc Thu và Ngọc Nguyên về thành Trấn Tây3. Năm Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ 1, tháng 3 âl (1841) đúc tiền Thiệu Trị thông bảo: tiền đồng hạng lớn nặng 9 phân, tiền đồng hạng nhỏ và tiền kẽm mới đều nặng 6 phân, giao cho cục Thông bảo ở Hà Nội khởi công đúc. VSTK - 1094


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Đính chính việc lầm lẫn về tên gọi giữa 2 nước Thủy Xá và Hỏa Xá4 Đổi tên các địa danh trùng với tên húy của vương tộc: huyện Ba Xuyên đổi thành Cẩm Xuyên, huyện Phù Dung đổi làm huyện Phù Cừ . . . Tháng 3 âl/nhuận (1841), quan tỉnh Quảng Yên báo cáo nước Xích Mao (tức là nước Anh) đánh tỉnh Quảng Đông bên Trung Quốc. Dân Cao Miên ở tỉnh Vĩnh Long đánh phá phủ Lạc Hóa5. Sai Bùi Công Huyên đem quân bình định. Tháng 4 âl, sai tham tán Trấn Tây Nguyễn Tiến Lâm đi giúp Nguyễn Tri Phương dẹp loạn người Miên ở Ba Xuyên và Lạc Hóa. Nguyễn Tri Phương phá tan loạn người Miên ở Trà Tâm, Sóc Trăn và Tượng Sơn. Người Miên ở phủ Lạc Hóa lại vây đánh đồn Nguyệt Lảng. Bùi Công Huyên đem quân tiểu trừ. Loạn quân người Miên thua chạy tan. Đổi 2 phủ Trấn Tỉnh, Lạc Biên của tỉnh Nghệ An cho thuộc về tỉnh Hà Tỉnh. Tháng 5 âl, theo lời tấu trình của Nguyễn Công Trứ, tha cho tên Yểm cho về Trấn Tây để chiêu dụ dân Miên. Ngày trước, khi ngời Miên tên là Yểm quy thuận, họ hàng thân thuộc đến hơn 9,000 người đều bị phân tán khắp các tỉnh ở Nam Kỳ, nay cũng tha, cho được đoàn tụ với nhau. Gia sản của Yểm đều được trả lại đầy đủ ngoại trừ súng óng và đồ binh khí thì phải bỏ vào làm của công. Con trai của Yểm tên là Bướm vẫn bị an trí ở Khánh Hòa. Thi Đình. Sai chưởng vệ Hoàng Đăng Thuận sung chức giám thí. Đặt phủ Điện Biên thuộc về tỉnh Hưng Hóa; đặt 3 châu Ninh Biên6, Lai Châu, Tuần Giáo thuộc về phủ ấy. Tháng 6 âl, Tham tán Nguyễn Tiến Lâm, hợp đồng cùng nhiều đạo quân của triều đình đánh lấy lại được huyện Trà Vinh do Lâm Sâm chiếm giữ. Lâm Sâm chạy trốn về các xứ Trà Cú, Xoài Xiêm. Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Tri

VSTK - 1095


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Phương đưa quân truy kích nhưng bị thua, bị Thiệu Trị quở phạt và giáng 1 cấp. Tháng 7 âl, tập thơ thứ 6, tập văn thứ 2 và tập thơ Thiên Cơ Dự Triệu của Minh Mạng đã khắc in xong. Cứu xét để ân xá 426 tội phạm. Trong số nầy có 4 đạo trưởng Gia tô người trong nước bị giam cầm đã lâu: sai đem 4 người đó ra trước để hiểu dụ họ bỏ đạo, nếu nghe theo thì sẽ được ân giảm án phạt. Bốn người nầy vẫn kiên quyết không chịu bỏ đạo cho nên bị tống giam lại như cũ. Các đầu mục nổi loạn là Đinh Thế Đức, Quách Tất Tế ở Ninh Bình, Đinh Thế Tú, Quách Công Trân, Đinh Thế Đặng, Quách Tất Tỉ, Bùi Văn Lận, Đinh Công Phượng, Ngô Văn Vọng và Hoàng Văn Dục ra đầu thú đều được tha tội, giao cho dân quản lãnh, sai đi chiêu dụ và bắt những tù phạm hiện còn trốn tránh. Từ tỉnh Quảng Nam trở vào Nam bị đại hạn, giá gạo đắt: phát thóc cho dân vay hoặc bán, đổi thóc lấy đường cát, gỗ, hạt cau, dầu, mỡ. Nhà giàu cứu trợ thì được ban khen. Thanh Hóa, Nghệ An bị gió bảo gây thiệt hại nặng ở 3 huyện Hoằng Hóa, Ngọc Sơn, Quỳnh Lưu: ra lệnh cứu xét để chẩn cấp cho các nạn nhân. Bàn định cùng đình thần về việc người Xiêm La7 gây hấn, xúi giục dân Cao Miên tạo loạn ở Trấn Tây. Tháng 8 âl, khiến các quan đại thần viện Cơ Mật tìm biện pháp giải quyết vấn đề giặc loạn ở Trấn Tây. Viện Cơ Mật hỏi ý kiến các tướng lãnh ở Trấn Tây là Phạm Văn Điển, Trương Minh Giảng, Nguyễn Công Trứ, Đoàn Văn Sách, Nguyễn Công Nhàn, Cao Hữu Dực: những tướng nầy đề nghị rút hết quân Đại Nam ở thành Trấn Tây về An Giang để cho binh lính được đỡ nhọc và dân chúng ở Nam Kỳ cũng được nghỉ ngơi. Triều thần cũng đề nghị rút quân. Hoàng đế Thiệu Trị đồng ý cho rút quân. Tháng 9 âl, quan quân ở Trấn Tây lui về An Giang; ngày về tới đó, Trương Minh Giảng mất8. Định tội các tướng lãnh đã bất lực làm mất thành Trấn Tây. Bộ Hình đệ án tâu lên, khép Cao Hữu Dực, Phạm Văn Điển và Nguyễn Công Trứ vào tội trảm giam hậu (án treo); VSTK - 1096


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

từ Lê Văn Đức và Nguyễn Tiến Lâm trở xuống cứ theo thứ tự mà giảm tội dần. Sai Phạm Văn Điển và Nguyễn Công Trứ đến Lạc Hóa để hợp đồng chia nhau đi bình định loạn lạc. Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Tri Phương đem quân tới Hậu Giang đánh phá loạn quân ở các sóc9, đánh chiếm được 5 đồn sở, người Hán10, người Hoa11 xin hàng 88 người. Tiếp tục truy kích loạn quân ở Sóc Trà Điêu, bắt được 25 loạn quân người nhà Thanh và 1 loạn quân người Miên. Làm phả hệ của nhà vua gọi là Ngọc Điệp12. Tháng 10 âl, Tỉnh Sơn Tây lùng bắt được đạo trưởng Gia tô người Pháp là Đoan tức Phê- Đô- Sa- Đê- Y. Khép tội xử tử nhưng tạm giam giữ lại. Quân dân tố giác đều được khen thưởng. Mở các khoa thi gọi là trường thi, lấy đỗ cử nhân 75 người: Trường Gia Định: 16 cử nhân. (bị bôi tên 2 người sau khi duyệt xét lại bài thi viết sai và mạo nhận lý lịch) Trường Nghệ An: 21 cử nhân. Trường Hà Nội: 21 cử nhân. Trường Nam Định: 17 cử nhân. Các tướng Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Trứ hành quân bình định xong giặc loạn ở phủ Lạc Hóa. Đầu lãnh nhóm loạn quân là Lâm Sum bị bắt; 3 tướng loạn quân quy hàng nhưng khi giải về kinh đô vẫn bị xử cực hình và xử chém, bêu đầu 10 ngày ở phủ Lạc Hóa. Đặt quan và thuộc viên ở Sử quán gồm có 2 Tổng tài là Văn minh đại học sĩ Trương Đăng Quế và Đông các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn, 2 phó Tổng tài là Nguyễn Trung Mậu và Phan Bá Đạt , 4 Toản tu, 8 Biên tu, 4 Khảo hiệu, 6 Đăng lục, 4 Thu chưởng. Tháng 11 âl, đúc ấn Thiệu Trị Thần Hàn băng vàng, hình tròn. Làm xong tập gia phả Ngọc Điệp. Đổi tên chùa Sùng Ân ở phường Quảng Bố, Hà Nội thành chùa Hoằng Ân. Chùa nầy trước đây còn có tên là chùa Long Ân, do công chúa Ngọc Tú của triều trước dựng ra, VSTK - 1097


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

vua Minh Mạng đổi tên là Sùng Ân, nay vì tránh tên húy của vua Thiệu Trị (Sùng) nên đổi là Hoằng Ân. Tại hạt Quảng Nam có tàu của người Pháp vào đậu tại vụng Trà Sơn, lên bờ dựng lều trại, bắn hơn 60 tiếng súng lớn rồi bỏ đi. Dời đặt lỵ sở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận ra ngoại thành Hà Nội. Tháng 12 âl, có người tự xưng là con của Anh Duệ hoàng thái tử13 ở thành Nam Vang (Pnom Penh) tụ họp những quân Xiêm, Lào, Hán, Miên đến vài ngàn người. Dân giang hồ tứ chiến kéo theo rất đông. Vì thế Nguyễn Công Trứ, Đoàn Văn Sách và Nguyễn Công Nhàn đắp 2 đồn phòng thủ ở biên giới Việt Miên để giữ Hà Tiên và Vĩnh Tế. Vua Thiệu Trị không hài lòng về việc đắp đồn nầỵ Đổi tên điện Kính Thiên ở Hà Nội làm điện Long Thiên. Năm Nhâm Dần, Thiệu Trị thứ 2, tháng Giêng (1842), thủy binh Xiêm quấy rối vùng biển Hà Tiên triều đình cho rằng không đáng chú tâm vì quân Xiêm không có khả năng gây chiến với Đại Nam. Quân Xiêm lại tiếp tục quấy rối vùng biển đảo Phú Quốc. Sai Nguyễn Công Trứ đem quân đánh dẹp. Thông báo chương trình đi tuần tra miền Bắc của vua Thiệu Trị cùng với hoàng tử thứ hai. Tháng 2 âl, đoàn tuần tra của vua tới Hà Tịnh, qua sông Đại Nại, tới núi Hồng Lĩnh14. Khi tới Ninh Bình, sai đổi tên núi Dục Thúy gọi là núi Hộ Thành. Triều thần báo cáo việc quân Xiêm cùng quân Miên đánh phá vùng biển Quảng Biên thuộc Hà Tiên. Sai Lê Văn Đức thống lãnh quân binh cùng với các tướng Lê Văn Phú, Tôn Thất Tường, Lê Khắc Nhượng đem binh thuyền từ kinh đô Phú Xuân đến Gia Định, hợp đồng với quân binh của Quảng Nam, Quảng Ngãi đi đánh dẹp quân Xiêm. Đoàn tuần tra đến Hà Nội. Các quan đi sứ Trung Quốc do Lý Văn Phức làm trưởng đoàn từ Bắc Kinh trở về đến Hà Nội, vào thành trình diện nhà vua. Sai Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm đón đánh quân Xiêm-Miên ở Tiền Giang, Nguyễn Công Trứ cùng với VSTK - 1098


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Nguyễn Công Nhàn giữ mặt Vĩnh Tế, Phạm Văn Điển và Nguyễn Lương Nhân đón đánh tại Hậu Giang. Ba đạo quân từ 3 mặt cùng tiến đánh, quân Xiêm cùng giặc Miên bị đánh tan phải chạy rút về Trấn Tây. Đắp đê đàng sông Cửu An. Sứ Trung Quốc là Bửu Thanh đến Hà Nội làm lễ sách phong cho vua Thiệu Trị. Tháng 4 âl, đoàn tuần tra trở về kinh đô Phú Xuân. Nguyễn Văn Trọng mất, truy tặng Thái bảo, tước Hoằng Trung hầu. Đề Đốc Vĩnh Long đau bệnh mất ở An Giang. Truy phong tước Diên Hữu Bá. Lãnh Tổng đốc An Hà Phạm Văn Điển chỉ huy mặt trận Thất Sơn bị đau về tới An Giang rồi mất. Tháng 5 âl, cơ quan Khâm Thiên Giám tra cứu phép làm lịch và thiên văn để làm ra lịch thất chánh (Thất chánh là: mặt trời, mặt trăng, sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ). Giặc loạn ở Thất Sơn dẹp yên. Nguyễn Công Trứ đến Thất Sơn chia làng, lập ấp, khẩn ruộng, an dân. Tháng 8 âl, Nghệ An bị bão to, nước biển tràn lên, nhà cửa bị đổ nát, dân chết nhiều. Ra lệnh chẩn cấp. Tháng 11 âl, Lê Văn Đức được giao nhiệm vụ Kinh lược sứ Nam Kỳ nhưng khi vào đến Quảng Nam thì bị bệnh rồi mất. Năm Quý Mão, Thiệu Trị thứ 3, tháng Giêng (1843), Thuyền buôn người Anh chở nha phiến vào vịnh Xiêm La bị người Xiêm đón chận đốt thuyền lấy hết hàng hóa. Tháng 4 âl, sai đề đốc Gia Định là Ngô Văn Giai lập sở đồn điền, mộ dân lập ấp để khai khẩn vùng Tây Ninh. Tháng 6 âl, sai làm sách Đại Nam Hội Điển ghi chép về những thể lệ để các bộ Lại, Hộ, Lễ, Học, Binh, Hình tham chiếu áp dụng trong phần việc của mỗi bô. Dư đảng của loạn quân Nồng Văn Vân là Nguyễn Văn Nhơn ở Sơn Tây bị bắt rồi giết đi. Năm Giáp Thìn, Thiệu Trị thứ 4, tháng Ba (1844), sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên15 làm xong. VSTK - 1099


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Xây chùa Diệu Đế trong kinh thành, ở phía Đông ấp Xuân Lộc. Xây tháp 7 tầng ở chùa Thiên Mụ gọi là tháp Từ Nhân. Thi Hội. Lấy trúng cách 10 người. Lấy đỗ phó bảng 15 người. Dời nhà ở của quận chúa Cao Miên Ngọc Vân từ đồn đất ở thôn Chu Phú đến Giang Phúc ở bên hữu thành tỉnh An Giang. Tháng 4 âl, sông Tân Châu16 trong tỉnh An Giang đã được đào vét xong. Tháng 5 âl, thi đình, 8 người đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Hải Dương và Bình Định đều bị hạ. Tháng 6 âl, các tỉnh Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Hà Tiên được mùa to. Thừ Thiên, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang vì ít mưa, thóc lúa bị tổn hại, giảm sút. Một số dân người Cao Miên không chịu sự xăm lăng và thống trị quân Xiêm trước đây đã bỏ trốn vào rừng nay các thổ mục của số người nầy tỏ ý với chức quyền Đại Nam xin giúp để họ trở về nước cũ. Sai tổng đốc Nguyễn Tri Phương và tuần phủ Doãn Uẩn vỗ về, thu phục nhóm người Miên nầy để dùng họ trong việc cai trị ở thành Trấn Tây trong tương lai. Tháng 7 âl, bắt đầu chế ra ấn ngọc Đại Nam Hoàng Đế17 và ấn ngọc Thần Hàn18. Đem xã Chi Lan ở châu Ôn tỉnh Lạng Sơn cho thuộc về tổng Thốc Sơn huyện Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh. Chuyển đổi 3 xã Xa Lý, Giáo Liêm, Quế Sơn ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Ninh thuộc về tổng An Châu, huyện An Bác, tỉnh Lạng Sơn. Tham Tri Đào Trí Phú từ phương Tây về mang theo một thuyền lớn chạy bằng hơi nước mua với giá 280,000 quan tiền. Vì thuyền chạy nhanh hơn ngựa phi cho nên đặt tên là Điển Phi. VSTK - 1100


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Thao diễn tàu chiến ở cửa biển Thuận An. Tháng 8 âl, khảo sát khả năng quan viên trong kinh, ngoài tỉnh theo định kỳ 3 năm một lần. Tiếp theo, khảo sát các viên chức chưởng vệ, lãnh binh trong kinh và ngoài tỉnh. Đặt tên các tổng trong những châu thuộc tỉnh Hưng Hóa, mỗi tổng đặt chức Tổng mục: châu Thủy Vĩ đặt 3 tổng, các châu Văn Bàn, Phù Yên, Mai Châu đều đặt 2 tổng, Lai Châu đặt 1 tổng. Bảy chiếc thuyền tuần dương của nhà Thanh gặp bão trôi giạt vào cửa biển Y Bích. Sai tổng đốc Thanh Hóa Tôn Thất Lương tiếp đãi, giúp đỡ và cho người hộ tống ra khỏi cửa biển. Ra lệnh chuẩn bị quân binh để đánh Trấn Tây theo lời trình tấu và đề nghị của Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn. Xứ Bắc Kỳ mưa liền mấy ngày, nước sông Nhị Hà dâng cao hơn 10 thước. Đồng ruộng các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định và Hải Dương bị ngập. Huyện Giao Thủy và huyện Tiền Hải thuộc Nam Định bị nước biển dâng cao tràn ngập, dân chết đuối rất nhiều. Đào vét để mở rộng cửa biển Lân Hải ở Nam Định. Tháng 9 âl, ở kinh thành Phú Xuân mưa to, gió lớn. Cột cờ trước cửa Ngọ môn bị gãy đổ. Chỗ đất bằng nước dân cao sâu đến hơn 10 thước. Dân ở hạt Thừa Thiên chết đuối hơn 1,000 người, Nhà cửa thiệt hại nặng nề. Tỉnh Quảng Trị cũng bị lụt lớn, nước ngập sâu 16 thước, dân bị chết đuối 79 người, nhà cửa đổ nát hơn 3,000 hộ dân. Ra lệnh chẩn cấp cho nạn nhân ở các vùng bị thiệt hại. Sai Tạ Quang Cự tu bổ Hiếu Lăng (Lăng Minh Mạng), Hiếu Đông Lăng (lăng vợ Minh Mạng), Bảo Thành Lăng (Lăng Cao hoàng hậu vợ Gia Long). Sai Tôn Nhân phủ tu bổ điện Phụng Tiên (thờ Gia Long) và điện Hiếu Tư (thờ Minh Mạng). Tháng 10 âl, bộ Thực Lục Tiền Biên đã khắc xong. Chỉ thị tiếp tục giam nhốt xương cốt của Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn Quang Toản19 nhà ngục phủ Thừa Thiên. VSTK - 1101


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Bắt được đạo trưởng người Pháp là Đô-Ni-Mi-Cô (Dominico)19 bis tại huyện Tân Minh thuộc địa hạt tỉnh Vĩnh Long, bị tuyên án tử hình, rồi sau được giảm án. Sai văn võ đại thần duyệt bàn tình hình biên giới xứ Trấn Tây. Tháng 11 âl, khai mỏ vàng Phúc Vượng ở huyện Văn Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn. Mỗi năm lấy thuế 6 lượng vàng cát (vàng khoáng). Năm Ất Tỵ, Thiệu Trị thứ 5, tháng Giêng (1845), đắp đê mới ở Nam Định dài 160 trượng và đê Hưng Yên dài 486 trượng. Tháng 2 âl, ấn định phẩm phục các quan văn võ. Tháng 4 âl, đúc ấn vàng Từ Thọ Cung Bảo dùng để ban hành những việc trong cung. Tháng 5 âl, tập thơ Thiệu Trị có vẽ tranh đã in xong, ban cho trong kinh và ngoài các trấn. Nước Phú Lãng Sa (nước Pháp) tới Đà Nẵng sai sứ là ĐôRap-Lăng19ter đến xin tha cho giáo sĩ Đô-Mi-Ni-Cô (Lefèbvre) hiện đang bị giam và được chấp thuận. Có người kinh tên là Nguyễn Văn Thất theo đạo ngoại quốc (có thể là đạo Gia Tô. ĐNTLCB gọi là tả đạo) ngầm thông tin với thuyền nước ngoài, bị bắt, chém bêu đầu để làm gương. Tháng 6 âl, sai đại thần Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch đi kinh lý Nam Kỳ. Tuần Phủ An Giang là Doãn Uẩn cùng với đề đốc Nguyễn Văn Hoàng chia đường tiến đánh vào nước Chân Lập: quân của Doãn Uẩn hợp với quan binh Định Tường hạ được 2 đồn Thị Đam, Vịnh Bích. Đạo quân của Nguyễn Văn Hoàng phối hợp với quan binh An Giang và Vĩnh Long tiến đánh Tầm Bồn (Battambang), quân Chân Lập bỏ đồn chạy. Thu được rất nhiều thuyền bè, khí giới. Truyền dụ cho Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch và Tôn Thất Nghị ở Gia Định hãy hội đồng với quan binh của Nguyễn Tri Phương ở An Giang để tiến đánh Chân Lập. Tuần du cửa biển Tư Hiền20.

VSTK - 1102


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Doãn Uẩn phá tan quân Chân Lập tại một vùng sông ở Sách Sô rồi tiến đến Bang Chích, đắp đồn đóng giữ. Tháng 7 âl, Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Nghị đưa quân đến Ba Nam, cho người đi chiêu dụ quân Chân Lập nhưng họ không chịu đầu hàng mà còn làm đồn, đắp lũy ở thượng lưu vùng sông chạy ngang đến đồn Thiết Thằng (đồn nầy giăng dây sắt nên gọi là Thiết Thằng) để giữ thành Nam Vang. Quan binh triều đình không thể tiến binh, vua Thiệu Trị ra lệnh đánh gắp. Xây đắp thành phủ Đoan Hùng thuộc tỉnh Sơn Tây, ở xã Quả Cảm. Đóng thuyền Bảo Long bọc đồng dài hơn 9 trượng, ngang hơn 2 trượng, sâu 1 trượng 7 thước. Quân đoàn của Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn ở Ba Nam tiến đánh và hạ được đồn Thiết Thằng của quân Chân Lập rồi tiến chiếm luôn thành Trấn Tây21 (tức thành Nam Vang /Pnom-penh). Từ Gia Định, Võ Văn Giải báo trình tin thắng trận về kinh đô Phú Xuân. Vua liền phái Võ Văn Giải đến Trấn Tây để ủy lạo và ban thưởng cho các quan binh. Truyền dụ cho Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn tiếp tục đưa quân tới Vĩnh Long để truy kích và tảo thanh tàn quân của Chân Lập. Cũng sai Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch và Nguyễn Văn Hoàng hành quân chiêu hồi trong các vùng đất Chân Lập vừa tái chiếm. Ai ra đầu thú mà bắt được quân Xiêm trên đất Chân Lạp để giải nạp cho quan binh của nước Đại Nam thì được thưởng và khỏi tội. Thổ mục và Thổ dân người Chân Lập đem nhau ra đầu thú hơn 23,000 người. Họ đều nói bị quân Xiêm ức hiếp áp chế nên phải nghe theo Võ Văn Giải trình tấu xin đặt Nặc Ong Bướm (con của Nặc Ong Yêm) là quốc trưởng Cao Miên, phái quân của Đại Nam giám sát, lấy Vĩnh Long làm nơi sở tại để quân triều đình đóng giữ ở đấy. Triều thần bàn định không chấp nhận giải pháp của Võ Văn Giải và đề nghị chia đất Cao Miên thành phủ, huyện rồi giao cho các thổ mục người Chân Lập đã theo về với triều đình giống như trường hợp của Trà Long, Nhâm Vu để cai trị dân Chân Lập. Đề nghị nầy của triều thần được chấp thuận. VSTK - 1103


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Tháng 9 âl, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem quân tới Vĩnh Long, loạn quân kháng cự mạnh, quan binh không thể tiến tới được bằng đường sông. Nguyễn Tri Phương liền ra lệnh cho quân binh bỏ thuyền lên bộ tấn công ào ạt, loạn quân vỡ thua, Nặc Ong Đôn và tướng Xiêm Chất Tri rút quân lui giữ thành U Đông. Nước Anh Cát Lợi cho sứ đến tạ ơn. Năm trước thuyền của người Anh bị bão trôi giạt vào bờ biển Bình Thuận, Đại Nam sai phái thuyền công đưa vệ Nay quốc trưởng Anh là Bích Tô Ri (nữ hoàng Anh quốc Victoria) phái sứ giả sang dâng biểu và quà tặng để tạ ơn. Bổ dụng Nặc Ong Bướm làm tuyên phủ sứ vì đã theo về với quan binh Đại Nam và có công trong chiến dịch chiêu dụ người Chân Lập. Thành U Đông bị quân Đại Nam vây rất ngặt. Tướng Xiêm là Chất Tri hai ba lần sai người mang thư đến trại quân của Vũ Văn Giải xin hòa. Triều thần nghị bàn đề nghị chấp thuận với điều kiện Nặc Ong Đôn phải ra đầu thú và nước Xiêm phải ký hòa ước với Đại Nam. Nguyễn Tri Phương tạm ngưng tấn công thành U Đông và ra kỳ hạn cho Chân Lập và Xiêm La đến ký hòa ước. Tháng 10 âl, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đề nghị chọn 20 người Chân Lập tài giỏi vừa mới đầu phục trong thành Trấn Tây, cho họ giữ các chức phủ úy và huyện úy (6 phủ và 14 huyện) để họ chiêu dụ dân Chân Lập. Vua chuẩn y. Tướng Xiêm Chất Tri sai hẹn hội ước và tiếp tục cố thủ thành U Đông. Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn liền ra lệnh tiến đánh giết chết hơn trăm quân địch, trong số đó một nửa là quân Xiêm. Quân Xiêm-Miên cố thủ và phản công. Cả hai bên đều bị thiệt hại. Nguyễn Tri Phương xin viện binh tăng cường. Triều đình gửi thêm viện binh: cho thự đề đốc Vĩnh Long-Định Tường Ngô Văn Giai đến Trấn Tây hội đồng với Tôn Thất Bạch tham biện công việc, sai Nguyễn Văng Hoàng đi Vĩnh Long hợp cùng Lê Văn Phú và Doãn Uẩn đốc quân đánh dẹp. Lãnh binh An Giang là Lê Đình Lý cũng được sai đến Trấn Tây để phòng sai phái. VSTK - 1104


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tháng 11 âl, chỉ thị cho Nguyễn Tri Phương nên cứu xét để ký hòa ước với quân Xiêm và Chân Lập nếu họ thực lòng cầu hòa, nếu không thì thì phải tiến đánh nhanh chóng cho xong việc. Sau đó Chất Tri lại cho người đến xin ước hội. Quân Xiêm dựng một nhà lợp tranh nơi địa điểm hai bên gặp nhau. Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn dẫn quân hộ vệ đến hội quán rồi từ của bên trái đi vào. Chất Tri xuống voi, đi chân không, bỏ hết nghi thức của người Xiêm rồi từ cửa bên phải đi vào làm lễ vái chào. Hai bên ký hòa ước nhưng buộc Nặc Ong Đôn phải đích thân dâng thư xin nhận tội. Ngày hôm sau, Ong Đôn cho người mang thư đến cửa quân xin nhận tội để chuyển về kinh thành cứu xét, được chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn không nhận được thư chính thức của Chất Tri. Rồi quân Xiêm tự ý triệt đồn lui quân. Lệnh cho Nguyễn Tri Phương lui quân về thành Trấn Tây, Ngô Văn Giai về An Giang, Tôn Thất Bạch về Gia Định. Tháng 12 âl, đề đốc Vĩnh Long, tán lý quân vụ Long Bình Nam Tôn Thất Nghị mất. Truy tặng hàm Đô thống, truy phong Long Bình Tử. Năm Bính Ngọ, Thiệu Trị năm thứ 6 (1846), tháng Giêng, tướng Võ Văn Giải tha cho mẹ của Nặc Ong Đôn về Cao Miên còn vợ và cháu của đương sự, đợi cho đến sau khi Chất Tri về nước Xiêm rồi sẽ tha về với Ong Đôn. Tha tù giam ở kinh thành. Tháng 3 âl, xây thêm thành Triệu Tường ở Thanh Hóa. Mỹ Lâm quận chúa Ngọc Vân ở Trấn Tây xin cho các quan Cao Miên đến cửa cung chúc mừng nhà vua, được chấp thuận. Tháng 4 âl, nước Thủy Xá, Hỏa Xá sai sứ đến cống. Tháng 5 âl (nhuận), các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên, Thái Nguyên, Hưng Hóa được mùa. Quảng Bình, Sơn Tây, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tịnh, Hà Nội, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cũng gặt hái khả quan. Hà Tịnh, Nghệ An bị bão lụt lớn, nhà cửa hư hại, thuyền ghe chìm đắm. Ra lệnh cứu trợ. VSTK - 1105


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Tháng 6 âl, tỉnh Ninh Bình lùng bắt đạo trưởng Gia tô là Nguyễn Cẩm và 2 tín đồ theo đạo. Họ không chịu bỏ đạo cho nên cả 3 người đều bị xử tử. Thưởng cho người tố giác và các người đi bắt 50 quan tiền. Tháng 7 âl, mở mỏ vàng Hội Hoan ở tỉnh Lạng Sơn, hằng năm nộp 3 lạng vàng khoáng. Đổi sông Bảo Định ở Định Tường làm sông An Định Mở trường thi võ tại kinh thành: Phạm Đức Sáng đỗ đầu được bổ làm Kiểm hiệu vệ Cẩm y. Hủy bỏ đền thờ loạn thần nhà Lý là Trần Thủ Độ và quyền thần Đỗ Anh Vũ. Cấm đúc bạc giả pha thêm đồng hoặc chì. Ai bất tuân sẽ bị xử tội tử hình. Tháng 8 âl, Hiệp tá đại học sĩ kiêm Tổng đốc Hà Ninh Tôn Thất Lương mất. Được dự tên thờ trong miếu Hiền Lương. Tháng 9 âl, mở khoa thi trường ở Gia Định. Quan lộc tự khanh Toản tu Sử quán Phạm Hữu Nghi làm chủ khảo. Lấy đỗ cử nhân 20 người. Đặt đồn trấn thủ ở cửa sông Đại Giang (sông Cái Lớn thuộc huyện Kiên Giang) và cửa sông Hiệp Phố (cửa Bãi Đắp ở huyện Long Xuyên)22 thuộc Hà Tiên. Tháng 10 âl, giết được kẻ nổi loạn Trương Trịnh. Trước đây Trương Trịnh đã bị một trưởng đồn ở An Giang bắt giải đi tra vấn, dọc đường đương sự trốn thoát. Triều đình phải truyền dụ cho 6 tỉnh ở Nam Kỳ phải để tâm truy bắt. Bị truy nã ráo riết ở Định Tường, Trương Trịnh chạy trốn sang Vĩnh Long, nay bị bắt cùng với 8, 9 kẻ thuộc hạ. Truyền sai giết tất cả. Tháng 11 âl, tướng Chất Tri lần lữa lấy cớ, ra kỳ hạn một tháng để chờ thư của vua Xiêm, chưa chịu chịu rút quân Xiêm ra khỏi thành U Đông. Sau Chất Tri đó lại yêu cầu xin cho Nặc Ông Đôn đến đầu thú trước và thư của vua Xiêm sẽ nộp sau. Tháng 12 âl, Chân Lập Nặc Ong Đôn sai bầy tôi là Ốc Nha Lịch, Y Giá Non, Ốc Nha Bô, Na Đốc Côi, Ốc Nha

VSTK - 1106


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Thôn, Na Tiếp Bà Đê Đột đem bài biểu và lễ vật tới Trấn Tây để gởi về kinh đô xin thần phục, được chấp nhận. Năm Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), tháng Giêng, dân ở các huyện Sơn Minh, Hoài An, Thanh Oai, Chương Đức, Thanh Trì, Thượng Phúc, Phú Xuyên, Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nội xin nhà nước sửa đắp, tu bổ thêm hệ thống đê đàng. Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đề nghị hủy bỏ toàn bộ hệ thống đê. Triều thần bàn định cho rằng ý kiến bỏ đê của Nguyễn Đăng Giai không thể nghe theo. Tháng 2 âl (trong khoảng tháng 3dl và tháng 4 dl năm 1847), sứ Cao Miên làm lễ triều cống. Truyền chỉ cho bộ Lễ điều tra hỏi han để xem người Cao Miên đã thực lòng thần phục triều đình Đại Nam hay chưa. Hỏi đến đâu, sứ Cao Miên nói đế đó, không ngần ngại chút nào, xét thấy lời lẽ của họ chân thành, cho nên không còn nghi ngờ người Cao Miên nữa. Phong cho Nặc Ong Đôn làm Cao Miên quốc vương, Mỹ Lâm quận chúa Ngọc Vân làm Cao Miên quận chúa. Sai bố chính tỉnh Gia Định là Lê Khắc Nhượng cùng với Nguyễn Tiến Hội và Hoàng Thu làm khâm sứ sang thành U Đông làm lễ tuyên Phong cho Ong Đôn và Ngọc Vân. Thưởng công cho các quan đại thần ở Trấn Tâỵ Hai tàu chiến của Pháp La Gloire do hạm trưởng Lapierre chỉ huy và La Victorieuse do hạm trưởng Rigault de Genouilly chỉ huy đến bỏ neo ngoài cửa biển Đà Nẵng và tự tiện cho người hộ tống một số giáo sĩ người Pháp lên bờ mà không cần đến sự chấp thuận của quan quân đồn trú cửa biển Đà Nẵng. Chính quyền tỉnh Quảng Nam vội vã báo cáo về triều đình chuyện xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải và lãnh thổ nước Đại Nam của những người ngoại quốc nầy. Triều đình liền phái tham tri bộ Lễ là Lý Văn Phức đi tiếp xúc. Hai phía hẹn ngày cùng nhau hội nghị, đến ngày hẹn, hạm trưởng Rigault de Genouilly chỉ huy một toán thủy binh với súng, gươm đầy đủ, đổ bộ lên bờ rồi nghênh ngang tiến thẳng đến nơi công quán để dự hội nghị. Phía Pháp đưa ra một kháng thư. Vì lời lẽ trong kháng thư có phần kiêu VSTK - 1107


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

ngạo và trịch thượng cho nên Lý Văn Phức không chịu tiếp nhận. R.de Genouilly tức giận lớn tiếng dọa nạt, đặt kháng thư lên ghế rồi bỏ đi. Lý Văn Phức về kinh tấu trình tự sự, bị cách chức và tống giam vì không bảo toàn được quốc thể. Hai tàu chiến của Pháp vẫn tiếp tục neo lại ở cửa biển Đà Nẵng, hằng ngày đưa quân và người lên bờ đi vào các xóm làng kề cận, tiếp xúc với các tín đồ đạo Gia tô để thu tập tin tức. Mặt khác, 5 thuyền bọc đồng của triều đình là Kim Ưng, Phấn Bằng, Linh Phượng, Thọ Hạc, Vân Bằng chuẩn bị công tác vào Nam, hiện đang đậu tại vụng Trà Sơn đối diện với 2 chiến thuyền của Pháp. Các thuyền nầy bị 2 tàu chiến Pháp ngăn chận không cho ra khơi, lại cho thủy binh của họ lên các thuyền bọc đồng phá hủy cột buồm và tịch thâu hết các lá buồm. Các người chỉ huy 5 hiệu thuyền bọc đồng bắt buộc phải neo thuyền ở lại trong vụng Trà Sơn và cho người cấp báo về trung ương. Sai Đô thống Hữu quân Mai Công Ngôn và Tham Tri bộ Hộ thống lãnh 3 vệ quân Vũ Lâm, Hổ Uy, Hùng Nhuệ tới cửa biển Đà Nẵng. Các quan địa phương ở tỉnh Quảng Nam từ Tuần phủ trở xuống đều được đặt dưới quyền chỉ huy của Mai Công Ngôn. Cũng sai đại chưởng vệ thủy sư chưởng vệ Phạm Xích và Thự lang trung bộ binh Vũ Duy Ninh quản lãnh 4 chiếc thuyền đồng đến ngay vụng Trà Sơn để tiếp ứng. Chỉ thị cho Mai Công Ngôn và Đào Tri Phủ không được chủ động gây hấn trước, nếu tàu Pháp không chịu rút lui mà lại sinh chuyện khiêu khích, quân triều đình sẽ dốc toàn lực để tiêu diệt. Những vùng ven vụng biển, phải cho quân đi tuần hành phòng thủ, ngăn chặn không cho người Pháp tự tiện vào các thôn xà, nghiêm cấm các tín đồ Gia tô ở nơi hạt sở không được đi lại liên hệ hoặc cung cấp tin tức cho người Pháp. Tháng 3 âl (ngày 15 tháng 4 dl năm 1847), vì bị quân binh của triều đình ngăn chận không cho đổ bộ người lên bờ và tiếp xúc với dân chúng ở địa phương, tàu chiến Pháp gây hấn bằng cách ra lệnh một cách trịch thượng buộc cấp chỉ huy quân binh Đại Nam phải đích thân lên tàu chiến của họ VSTK - 1108


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

30 31 32 33 34 35 36 37 38

để thương nghị về những đòi hỏi mà họ đã nêu ra trong kháng thư: chính quyền Đại Nam phải trả tự do cho giáo sĩ Lefèbvre23 và ngừng tay áp dụng chính sách bách hại những tín đồ đạo Gia tô. Quan binh triều đình vì thể diện quốc gia nhất quyết không nghe theo lệnh của người Pháp, mặt ngoài vẫn tỏ vẽ thân thiện với họ nhưng lại bí mật ra lệnh cho các đơn vị quân binh của triều đình chuẩn bị tấn kích. Khai thác lời khai của một tù binh bắt được, biết rõ âm mưu tấn kích của quan quân triều đình, 2 tàu chiến của Pháp bất ngờ nổ súng cùng một lúc bắn chìm 5 chiếc thuyền bọc đồng trong vụng biển Trà Sơn. Lãnh binh Nguyễn Đức Chung, hiệp quản Lý Điển đều bị chết tại trận, quân binh bị chết hơn 40 người, bị thương hơn 90 người, mất tích 104 người; súng và khí giới bị chìm mất rất nhiều. Bắn phá xong, 2 tàu chiến Pháp giương buồm bỏ đi một cách an toàn, hai pháo đài Phòng Hải, Định Hải lặng yên không bắn được phát súng nào để chận đường đi của địch. Các quan chức có trách nhiệm trong kỳ thất trận ở vụng biển Đà Nẵng đều bị nghiêm phạt thật nặng. Mở khoa thi Hội, Phan Thanh Giản giữ chức chủ khảo, lấy trúng cách 8 người, phó bảng 4 người. Các quan triều Đặng Minh Trân, Phạm Xuân Quế, Vũ Văn Trị xin cấm chỉ đạo Gia tô. Ai bỏ đạo thì được thưởng. Đề nghị thưởng cho kẻ bỏ đạo không được chấp thuận24. Tháng 4 âl, đặt 7 đồn Trấn Dương ở ven biển tỉnh Quảng Nam sau khi biến cố tàu chiến Pháp gây hấn ở Đà Nẵng đã xảy ra. Bộ Hô kiểm tra và báo cáo dân số trong năm nay, cả thảy là 1,024,388 người, kê ra 31 tỉnh như sau: Thừa Thiên: 42,751 người Quảng Nam: 65,468 người Quảng Ngãi: Phú Yên: Bình Thuận: Gia Định: Vĩnh Long: Hà Tiên: Quảng Bình: Nghệ An:

25,766 9,596 17,570 51,788 41,336 5,728 22,438 56,870

-

Bình Định : 52,110 Khánh Hoà: 1 0,426 Biên Hòa: 16,949 Định Tường: 26,790 An Giang: 22,998 Quảng Trị: 33,169 Hà Tỉnh: 45,678 Thanh Hóa: 63,353

VSTK - 1109


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Ninh Bình: 30,350 Hải Dương: 49,475 Bắc Ninh: 63,774 Hưng Yên: 20,584 Hưng Hóa: 11,219 Lạng Sơn: 11,224 Thái Nguyên:11,710

-

Hà Nội: 64,201 Sơn Tây: 51,304 Nam Định: 78,268 Tuyên Quang: 6,734 Quảng Yên: 3,6,39 Cao Bằng: 11,013

-

Đóng một chiếc quân thuyền lớn đặt tên là Bằng Đoàn và sửa đổi, đóng lại thuyền Phi Vụ. Nặc Ong Đôn sau khi được triều đình Đại Nam phong vương liền sai sứ đoàn sang Trấn Tây dâng biểu xin đến kinh thành để tạ ơn. Quận chúa Ngọc Vân cũng xin dâng biểu trần tạ: được chấp thuận cho phép 3 năm tiến cống một lần bắt đầu từ năm Mậu Thân (1848). Tháng 5 âl, cứu xét thăng thưởng cho các quan trong kinh, ngoài tỉnh, tất cả là 28 người để tương ứng với số <<4 lần 7>> 25 . Ấn định vùng đất dùng để phong tước cho các công thần: quốc công, quận công thì lấy tên phủ, tước hầu lấy tên huyện, tước bá lấy tên tổng, tước tử lấy tên xã, tước nam lấy tên thôn. Nếu được phong tước lên thứ bậc cao hơn thì vẫn dùng tên đất đã đươc dùng cho lần tước phong trước đó. Tạo khắc ấn bằng ngọc quý Đại Nam Thọ Thiên Vĩnh Mệnh Truyền Quốc Tỷ26 Tháng 6 âl, đúc 9 cỗ súng bằng đồng đặt tên là <<Thần Uy Phục Viễn Đại Tướng quân (Viên đại tướng có thần oai khuất phục được phương xa)>>, mỗi cỗ nặng hơn 10,000 cân. Lại đúc thêm 3 cỗ súng tên là <<Bảo Đại Định Công An Dân Hòa Chúng Thượng Tướng Quân (Viên thượng tướng giữ nghiệp lớn, định công nghiệp, yên dân, hò bình cho mọi người)>>, mỗi cỗ nặng hơn 14,000 cân. Xây dựng trường thi Gia Định. Vỡ đê ở các huyện Thanh Liêm, Thanh Oai, Phú Xuyên, Duy Tiên thuộc tỉnh Hà Nội, người và súc vật bị chết đuối nhiều. Sai phát chẩn gạo cho dân bị nạn. Tỉnh Bắc Ninh cũng bị vỡ đê. Tỉnh Ninh Bình bị ngập nước, lúa ruộng bị thiệt hại nặng nề. VSTK - 1110


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Đê ở 2 huyện Mỹ Lộc, Thư Trì thuộc tỉnh Ninh Bình bị vỡ. Tháng 7 âl, đã đúc xong 12 cỗ súng lớn. Mở khoa thi trường Thừa Thiên và trường Nghệ An. Trường Thừa Thiên lấy đỗ 46 người trong số nầy có cử nhân Ông Ích Khiêm người tỉnh Quảng Nam mới được 15 tuổi . Trường Nghệ An, lấy đỗ 24 người. Dời Văn miếu tỉnh Sơn Tây ở xã Cam Giá đến xã Mông Phụ. Tháng 8 âl, Ngọc điệp làm xong. Tháng 9 âl, ra lệnh làm bảng tổng thống kê của niên hiệu Minh Mạng thứ 21 và của niên hiệu Thiệu Trị thứ 7: Minh Mạng thứ 21 Số nhân đinh Ruộng đất Thóc (chi dụng) Vàng Bạc Tiền (chi dụng) Tiền trong còn kho bạc Vàng trong kho Bạc trong kho (Vàng bạc còn phân.)

970,516 người 4,063 892 mẫu 2,804 744 hộc 1,470 lạng 121,114 lạng 2,852 462 quan

Thiệu Trị thứ 7 1,029 501 người 4,278 013 mẫu 2, 960 134 hộc 1,608 lạng 128,773 lạng 3,108 162 quan

14,335 337 quan 12,234 358 quan 37 480 lạng 48,741 lạng 2,506 670 lạng 3,265 349 lạng trong kho tính tròn số, không kể số lẻ đồng và

Mở khoa thi trường Hà Nội và Nam Định, Trường thi Hà Nội lấy đỗ 26 người; trường thi Nam Định lấy đỗ 21 người. Hai chiếc tàu chiến nước Anh đến cửa biển Đà Nẵng. Thuyền trưởng là Đức Huệ Lư muốn tới kinh trao thư, triều đình không cho, hai bên tranh biện đến hơn 10 ngày nhưng vẫn khoản đãi rất hậu. Rốt cục rồi 2 tàu nầy nhổ neo bỏ đi. Ngày 17 tháng 9 âl năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị trở bệnh nặng, gọi lương thần Trương Đăng Quế cùng các đại thần Vũ Văn Giãi, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Thiếp vào hầu để nhận di chiếu truyền ngôi vua cho hoàng tử thứ hai là Phúc Tuy Công Nguyễn Hồng Nhậm. Ngày 27 tháng 9 âl năm Đinh Mùi (4 tháng 11 dl năm 1847), vua Thiệu Trị mất tại chính điện cung Càn Thành, thọ VSTK - 1111


1 2 3 4

41 tuổi, có 29 hoàng nam và 25 hoàng nữ. Liền ngày hôm đó các hoàng thân, các quan văn, võ đều có mặt ở đó để nghe tuyên đọc tờ di chiếu. Nguyễn Hồng Nhậm khóc lại vâng mạng nối ngôi hoàng đế nước Đại Nam.

VSTK - 1112


CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN:

Thuận Đức Nhân hoàng hậu: hoàng hậu (vợ) của Minh Mạng. Thuận Thiên Cao hoàng hậu: hoàng hậu (vợ) của Gia Long. 3Tha quận chúa nước Cao Miên là Ngọc Vân, huyện quân là Ngọc Thu và Ngọc Nguyên về thành Trấn Tây: sách ĐNTLCB ghi chép việc nầy như sau: <<Phạm Văn Điển và Trương Minh Giảng tâu rằng: "Trấn Tây đời đời làm tôi tớ triều đình. Gần đây ta lại trù tính chia rõ khu vực, nhưng dân thì chưa lập thành sổ đinh, binh thì chưa lập thành sổ lính, ruộng đất chưa đo thành số mẫu sào, sông, ngòi, quan ải và bến đò chưa đặt thành ngạch thuế.Năm trước, Ngọc Biện mưu trốn đi nên bọn Ngọc Vân mới phải bị đem về Gia Định. Rồi bọn thổ mục không được thỏa chí ngoa truyền là ta bắt quân trưởng của họ, giết hại đầu mục của họ, đo đó họ xui giục các thổ dân hùa nhau sinh sự.Người Xiêm lợi dụng tình thế xúi thêm vào, mượn danh nghĩa đem tên Dun (Nặc Ong Đôn, là em Nặc Ong Chân và là chú của Ang Mey tức Ngọc Vân quận chúa) về để lập, nhưng ngầm có ý tranh đất Cao Miên với ta. Bọn kia u mê không biết gì, đến nỗi coi ta là thù địch, coi người Xiêm là ân nhân cho nên 10 phủ và 23 huyện đều phản ta mà theo nước Xiêm, ngay cả thổ dân ở 6 tỉnh Nam Kỳ cũng đều có ý muốn theo về với nước Xiêm. Người Xiêm đối với Cao Miên, hô ứng rất nhậy bén thì đất đai của dân Cao Miên ngày nay tuy nước Xiêm không phải là được cả, nhưng đã không phải là đất đai của nhân dân ngày xưa nữa. Nếu ta đem đại binh đi truy bắt hết khắp rừng núi thì không những là không có ích lợi gì, mà lại thành ra xua đuổi bọn man dân về nước Xiêm cò ta thì chì có đất không mà thôi.Gần đây, đã dịch ra chữ Man, niêm yết ở các đường rừng để cho họ biết đường quay về với ta, nhưng bọn họ cầm lòng cố chết, tuyệt nhiên không dám quay về, thì dù ta có muốn lấy đất của họ làm quận huyện, lấy người của họ làm binh dân, cũng không có lý nào được nữa rồi. Trước giờ những người Thổ qua lại, họ vẫn thường hỏi Ngọc Vân ở đâu, và tên Yểm giờ thế nào. Họ muốn được trông thấy mặt. Vã lại, theo tập quán của người Thổ, dù sống chết cũng phải nghe mệnh lệnh của người đầu mục, huống chi bọn Ngọc Vân lại là nữ chúa của họ! Xin ban sắc xuống cho tỉnh Gia Định đưa bọn Ngọc Vân, Ngọc Thu, Ngọc Nguyên tất cả về Trấn Tây.Còn như bọn tên Yểm, tên Giao, Trà Long, Nhâm Vu, La Kiên, Ốc Tâm đều tha tội cho, sai quân hộ dẫn về an trí ở bản hạt, bắt chúng phải đi chiêu tập các thổ mục và thổ dân." Vua đưa tờ trình xuống cho đình thần bàn luận, đều cho sự thế trong thiên hạ không phải chỉ câu nệ một mối, nếu không có hại gì đến đại thể, cũng có thể nhân cơ hội mà làm cho xong việc. . . .>> (ĐNTLCB đã dẫn; Tập 23, đệ tam kỷ; Quyển IV; trang 132, 133, 134).

1

1

2

2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

VSTK - 1113


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

Đình thần đề nghị chỉ nên tha cho Ngọc Vân, Ngọc Thu, Ngọc Nguyên cùng những kẻ nô bộc theo hầu và tên Ốc Tâm nhưng dưới quyền cai quản của chức quyền đô hộ của nước Đại Nam để dùng bọn họ chiêu hồi dân Cao Miên trở về quy thuận, vừa áp dụng chính sách vỗ về vừa càn quét để bình định. Vua Thiệu Trị nghe theo. 4 Đính chính việc lầm lẫn về tên gọi giữa 2 nước Thủy Xá và Hỏa Xá: hai nước nầy xưa gọi là Nam Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lập cho con cháu vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn, ở phía Tây núi Thạch Bi. Nước Thủy Xá phía Tây giáp nước Hỏa Xá, Đông giáp đồn Phúc Sơn tỉnh Phú Yên. Nước Hỏa Xá phía Đông giáp Thủy Xá, Tây giáp đất Sơn Phủ thành Trấn Tây. Cả hai nước đều hợp nhau triều cống do nước Thủy Xa đại diện vì nước Hỏa Xá không tự đến được. Sau đó thì cả hai nước ngưng nộp cống. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nước Thủy Xá mới sai sứ đến cống, người thông dịch lại nói lầm là Hỏa Xá, do đó triều đình cứ đinh ninh là nước Hỏa Xá nay đã chịu triều cống. Quốc trưởng Thủy Xá không yên lòng, xin đính chính lại cho đúng trong khi quốc trưởng cũng xin phụ theo Thủy Xá để triều cống như xưa. 5 Phủ Lạc Hóa: Lạc Hóa ngày trước là đất của Chân Lập (Cao Miên), triều Minh Mạng phong chức cho thổ quan người Miên thay mặt triều đình Đại Nam để cai trị. 6 Châu Ninh Biên: nguyên là đất của Ai Lao còn gọi là Mường Thanh. Vào khoảng niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) thời nhà Lê, Hoàng Công Chất (còn có tên là Thư) nổi loạn ở Hưng Hóa, chiếmgiữ thành Tam Vạn (thành nầy chứa được 3,000 người cho nên gọi là thành Tam Vạn), quân triều đình nhà Lê dẹp yên rồi chiêu dụ người Man ở Mường Nhuyên đất Mã Hà về quy thuận với triều đình, đặt làm châu Ninh Biên, thuộc phủ Gia Hưng. Đất châu nầy ba mặt về mạn Đông, Tây, Nam tiếp liền với người Man Nam Chưởng, cách tỉnh thành đến 10 ngày đường, triều đình lập đồn bảo vệ gọi là Ninh Biên bảo, đặt 30 quân lính để đóng giữ. 7 Nước Xiêm La: xưa là nước Xích Thổ, sau chia làm 2 nước: một nước gọi là Xiêm, một nước gọi là La Học. Nước Xiêm đất xấu không cày cấy được; nước La Học đất tốt, bằng phẳng, cấy được nhiều lúa, nước Xiêm thường phải trông nhờ vào thóc lúa của nước La Học. Thời nhà Nguyên (Trung Quốc), nước La Học mạnh, sáp nhập nước Xiêm vào nước mình và gọi là nước Xiêm La Học. Thời nhà Minh (Trung Quốc), Xiêm La Học đến triều cống vua nhà Minh, vua Minh ban cho cái ấn gọi là Xiêm La: tên gọi Xiêm La bắt đầu từ đó. Lúc đầu, nước Xiêm La nhỏ hơn nước Chân Lập (Cao Miên) cho nên phải chịu phục tùng Chân Lập. Vào khoảng thời vua Thần Tông của nhà Minh Trung Quốc (1573-1619), nước Xiêm mạnh lên, hàng phục và cai trị nhân dân Chân Lập.

VSTK - 1114


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Trương Minh Giảng mất: tướng giỏi của triều đại Minh Mạng. Được ban chức Thị lang bộ binh, Hiệp tá Đại học sĩ kiêm quyền chức Trấn Tây tướng quân cai trị lãnh thổ cao Miên. Thời vua Thiệu Trị bị gọi về nước vì bất lực không dẹp được các nhóm người Cao Miên nổi dậy. Tháng 9 âl năm Tân Sửu (1841), khi rút lui quân về đến An Giang, Giảng xấu hổ và giận, cáo bệnh, không chịu tiếp các tướng rồi chết. Vua Thiệu Trị cách chức Trấn Tây tướng quân nhưng vì Giảng là tôi thần có công lao rực rỡ nên tha không nghị tội. 9 Sóc: là vùng đất của người Mường, người Mọi (dân tộc thiểu số) ở, lớn gọi là Bộ, nhỏ gọi la Lạc, Xiêm Lào gọi là Mường, Cao Miên gọi là Sóc; Sóc cũng như Phủ, nước Cao Miên có cả thảy 26 Sóc. 10 Người Hán: tức là người Trung Quốc thuộc bộ tộc người Hoa (PaWa) chính gốc. Người Hán tức là người Hoa, là thần dân của vua nhà Hán mà vua nhà Hán thì thuộc sắc tộc người Hoa chính gốc. Người Hoa Minh Hương sinh sống ở Việt Nam là thần dân của vua nhà Minh. Vua nhà Minh cũng thuộc sắc tộc người Hoa chính gốc. Người Minh Hương tức là người Hoa của triều đại nhà Minh. 11 Người Hoa: trong sử sách cũ và thư tịch cũ của Việt Nam người Tàu có thể được dùng để gọi các sắc dân đến nước Đại Nam từ đất Trung Quốc nhưng không thuộc sắc tộc người Hoa. Ở đây, người Tàu có thể là dùng để chỉ người Mãn Thanh tức là người của triều đình Mãn Thanh đang cai trị toàn thể Trung Quốc. Cũng có thể chữ Tàu được dùng để chỉ nhóm người Hoa vượt biển bằng tàu thuyền để chạy trốn sang nước Đại Nam hoặc chuyên nghề cướp biển trên vùng biển Nam Hải và thường được gọi là giặc Tàu Ô. 12 Ngọc Điệp: tên gọi của sách ghi chép hệ thống của dòng đang làm vua. Thời Gia Long gọi là Thiên Nam thế hệ, thời Minh Mạng gọi là Hoàng Triều Ngọc Phả, thời Thiệu Trị gọi là Ngọc Điệp. 13 Anh Duệ hoàng thái tử: tức hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh, con trai trưởng của hoàng đế Gia Long. 14 Núi Hồng Lĩnh: núi bắt đầu từ huyện Nghi Xuân, qua huyện Thiên Lộc (sau đổi là Can Lộc), quanh co trùng điệp, gồm có 99 ngọn. Theo lời truyền lại trong dân gian thì ngày xưa vì có chim huyền hạc (có thể là loại chim hạc lông đỏ = red flamingo) tới sinh sống ở trên ngọn núi nầy cho nên gọi là Hồng Lĩnh (QTCBTY đã dẫn, trang 259). 15 Đại Nam Thực Lục Tiền Biên: sách viết về những sự kiện lịch sử từ năm 1858 đời Thái tổ Gia Dụ hoàng đế (tức Nguyễn Hoàng) đến năm 1777 đời Duệ Tôn Hiếu Định hoàng đế (tức Nguyễn Phúc Thuần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 37/Lê Hiển Tông), gồm tất cả 219 năm. 16 Sông Tân Châu: sông nầy bắt đầu đào từ năm rồi, từ của sông Châu Giang ngang qua sông Tiền Giang và đồn Tân Châu dài 3,695 trượng (1 trượng = 4.87m), bề ngang trên mặt sông rộng 6 trượng. bề đáy sông rộng 3 trượng, chiều sâu trên 9 thước (1 thước tương đương với 0.847m). Cọc tre dùng để chận bờ khoản 33,200 đoạn; tiền thuê mướn 8

VSTK - 1115


6

dân công: 63,021 quan; gạo: 21,021 phương. Ngày trước sông cũ có tên là Long An, nay đổi gọi là sông Tân Châu. 17 Ấn Đại Nam Hoàng Đế: bằng ngọc biếc, vuông 2 tấc 4 phân, dày 1 tấc, cao 2 tấc. Để vua dùng khi đi tuần thú quan sát các địa phương và ban các sắc thư ra nước ngoài cùng các việc lớn. 18 Ấn Thần Hàn: vuông 1 tấc 8 phân, dày 8 phân, cao 1 tấc 6 phân.

7

19

1 2 3 4 5

8

Trong nhà ngục ở phủ Thừa Thiên có đề lao Lê Trưởng Lộc thờ ngầm cái ma (cái ma có lẽ là thây ma hay xác chết hoặc xương cốt của một người) về bên giặc. Việc phát lộ, Lộc bị cách chức phát làm lính ở vệ Kỳ Vũ. Vua bảo bộ Hình rằng: "Giặc Tây Sơn tội ác đầy dẫy, thần nhân đều giận. Thế Tổ Cao hoàng đế ta (Gia Long) thu phục Kinh thành, xa thư nhất thống. Con trai, con gái và các cháu của ngụy Nhạc, ngụy Huệ lần lượt bị giết. Năm Gia Long Nhâm Tuất (1802) làm lễ cáo nhà tôn miếu, dâng những tướng giặc bị bắt, ngụy Toản và những kẻ yếu phạm chánh thứ của giặc đều bị cực hình.Lại đào lấy hài cốt của ngụy Nhạc, ngụy Huệ đập tan ra vứt đi, đầu sọ của ngụy Nhạc, ngụy Huệ để làm đồ đựng nước tiểu; lại khóa mộc chủ của vợ chồng ngụy Huệ đem giam ở Vũ khố. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), kính vâng chỉ dụ, chuẩn y lời nghị của Bộ, đem mộc chủ của giặc tập hợp lại đóng đinh và khóa cùng với đầu lâu và hài cốt ngụy Huệ, ngụy Nhạc, ngụy Toản, bỏ lộn vào mộ cái hòm gỗ, đổi giam ở nha ngục phủ Thừa Thiên. Đến nay đã hơn vài mươi năm rồi, tuy luật pháp giết kẻ có tội đã giãi tỏ ra khắp thiên hạ, mà kẻ loạn thần tặc tử lưới trời khó trốn, thực là một cái án chung nghìn muôn đời không thay đổi được nên phải giam cầm lâu dài để tỏ rõ tội ác của chúng. Vậy phải chuyển lệnh cho bọn ngục tốt ở đề lao phủ Thừa Thiên vẫn cứ giam kín như trước. Phàm tôi con của bản triều không cho là việc đã lâu ngày và nói là đống xương giặc bừa bãi nhơ bẩn mà tâu nhảm xin vứt đi. Nếu kẻ nào phạm vào điều cấm nầy, chuẩn cho bộ tâu hặc, theo luật nặng trị tội>>. (ĐNTLCB đã dẫn: đệ tam kỷ, q.XLIII, trang 168). 19bis Giáo sĩ Donimico: theo sử sách và thư tịch của Pháp thì giáo sĩ nầy là một giám mục Gia tô giáo có tên là Dominique Lefèbvre. (A.Schreiner, Abrégé de l'Hitoire d' Annam đã dẫn; trang 124) 19ter Đô-Rắp-Lăng: tức thiếu tá hải quân Pháp Fornier du Plan, hạm trưởng tàu chiến l' Alcmène do đề đốc Cécile phái đến Đà Nẵng (Abrégé <<

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

de l' Histoire d' Annam; đã dẫn; trang 124)

38 39 40 41 42 43 44

Tiếp tục giam nhốt xương cốt của Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn Quang Toản: ĐNTLCB chép về việc nầy như sau:

20

Cửa biển Tư Hiền: ở phía Đông Nam huyện Phú Lộc cách 41 dặm; đời Lý gọi là cửa Ô Long, đời Trần là cửa Tư Dung; đời Mạc là cửa Tư Khách; ; đời Hậu Lê lại đổi lại là cửa Tư Dung; lại có tên là cửa Ông Hải hay Biện Hải (hay cửa Bợn). Năm thứ 1 triều Thiệu Trị đổi là Tư Hiền. Cửa biển nầy rộng 8 trượng, nước triều lên thì sâu 3 thước, nước triều xuống thì sâu 2 thước. Nước cạn thì thuyền lớn không thể vào

45

VSTK - 1116


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

được cho nên không xây thành, đài mà chỉ đặt trạm canh giữ, đóng quân tuần phòng mặt biển. Hành cung Thúy Vân ở phía Tây cửa biển ấỵ Năm Minh Mạng thứ 6 có lập miếu thờ thần cửa biển ấy. 21 Tiến chiếm thành Trấn Tây: Quốc sử quán triều Nguyễn kể lại trận đánh nầy như sau: <<. . .Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Nghị đem 3,000 quân từ một nhánh của sông Tiền Giang tiến lên, Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng đem 2,000 quân từ sông Tiền Giang tiến tới, cả hai đạo quân đều có thổ mục người Chân Lập dẫn đường. Phó lãnh binh Nguyễn Công Nhàn cũng đem quân tới hội chiến đánh phá đồn Thiết Thằng.. . .Chém bắt tại trận được 3 tên,, giết một tên đại đầu mục nước Xiêm; người thổ nước Xiêm, nước Lào, nước Thanh bị chết đến năm, sáu trăm tên. Quan quân thu được thuyền bè, súng ống, khí giới nhiều vô số kệ Nhân thế thắng tiến luôn thẳng đến thành Nam Vang. Giặc đều bỏ thành, ban đêm trốn đi. Vũ Văn Giải đệ ngay cờ đỏ báo tin thắng trận (ĐTLCB đã dẫn; trang 321,322). 22 Cửa Đại Giang và cửa Hiệp Phố: ở Hà Tiên có 5 cửa biển, 2 cửa thuộc huyện Kiên Giang còn gọi là cửa Cái Lớn, cửa Cái Bé, 3 cửa thuộc huyện Long Xuyên là cửa Thông Đàm, cửa Cự Môn và cử Bãi Đắp. Ngày trước có 3 đồn trấn thủ là Nghi Giang, Trấn Di, Giang Thành. Nay theo tỉnh quan xin đặt 2 đồn ở 2 cửa biển Kiên Giang và Long Xuyên: đồn Đại Giang kiêm coi Tiểu Giang (tức Cái Bé), đồn Hợp Phố kiêm coi cửa biển Cự Môn. Còn đồn cũ Nghi Giang thì kiêm coi cửa biển Thông Đàm và đồn Giang Thành cũ nhập chung vào đồn Trấn Di cũ. 23 Dominique Lefèbvre: sử quán triều Nguyễn gọi là Đô-Ni-Mi-Cô. Lefèbvre đến nước Đại Nam vào năm 1835 để lén lút truyền bá đạo Gia tô. Năm 1844, Ông cùng một nhóm giáo sĩ người Pháp có dính líu vào một âm mưu hạ bệ Thiệu Trị để đưa một người khác có nhiều thiện cảm với Gia tô giáo lên ngôi vua. Âm mưu bại lộ, Lefèbvre bị bắt và bị Thiệu Trị tuyên án tử hình nhưng sau đó được ân xá giảm thành án tù với tội danh vi phạm lệnh cấm truyền đạo, giam ở kinh thành Huế. Vào đầu năm 1845, từ trong ngục Lefèbvre lén gửi thư cầu cứu tới John Percival, hạm trưởng của tàu chiến Mỹ U.S.S Constitution đang đậu trong vụng cảng Đà Nẵng. Lá thư bí mật tới tay trong khi J.Percival đang mở tiệc khoản đãi một số quan chức của triều đình. Percival không rõ đầu đuôi câu chuyện âm mưu phản loạn trước đây, ra lệnh lưu giữ làm con tin các quan khách đang dự tiệc trên tàu để yêu cầu chính quyền Đại Nam trả tự do cho Lefèbvre. Thiệu Trị khước từ đòi hỏi của Percival khiến đương sự đành phải trả tự do cho các viên chức bị giữ làm con tin rồi lái tàu bỏ đi. Chính phủ Mỹ sau đó trách cứ hành động kém ngoại giao của hạm trưởng John Percival và gửi văn thư ngoại giao nhận lỗi với triều đình Đại Nam. Sau đó cũng trong khoảng tháng 5 âl (1845) , thiếu tá hải quân Pháp Fornier du Plan, hạm trưởng tàu chiến l' Alcmène do đề đốc Cécile phái đến Đà Nẵng xin tha cho giáo sĩ VSTK - 1117


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

Lefèbvre và được chấp thuận. Lefèbvre qua Singapore rồi lén trở lại Đại Nam, lại bị bắt và bị tuyên án tử hình nhưng rồi cũng được ân xá và bị tống xuất ra khỏi lãnh thổ Đại Nam. Tuy rằng Lefèbvre đã được tha và không còn hiện diện trên lãnh thổ Đại Nam, nhưng chức quyền chỉ huy hạm đội tàu chiến Pháp trong vùng biển Đông là đề đốc Cécile không hay biết Lefèbvre đã được tha và cũng nhân dịp nầy Cécile lấy cớ để thực hiện tham vọng bành trướng ảnh hưởng của người Pháp vào Đại Nam. Do đó Cecile đã phái 2 tàu chiến La Gloire và la Victorieuse đến vụng biển Đà Nẵng để gây hấn. Hai tàu chiến nầy đến Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 3 dl năm 1847.(Stanley Karnov; VIETNAM a History; đã dẫn; trang 69) 24 Đề nghị thưởng cho kẻ bỏ đạo không được chấp thuận: ĐNTLCB chép về việc nầy như sau: <<Vua nói: "Bọn ấy nếu một mực chấp mê, luật pháp nên để vào tội nặng, nếu bỏ đạo thì tha tội chết cũng là may lắm rồi, há lại mong được thưởng hay sao?" Nhân vụ nầy xuống dụ rằng: " Gia tô là tả đạo từ Tây dương đến. Cái đạo của chúng không thờ cha mẹ, không kính quỷ thần, thác ra cái thuyết Giê Su với thập tự giá để mê hoặc lòng người, đặt ra thuyết thiên đàng và nước phép để người ta nghe đến thì mê. Tả đạo ấy rất hại cho phong hóa".>> (ĐTLCB đã dẫn/ đệ tam kỷ; quyển 66 [LXVI]; trang 276). << 25 4 lần 7>>: tức là 28. Trong các triều đại phong kiến ngày trước, vua chúa thường chọn lựa chọn 28 công thần xếp vào thứ hạng của 28 ngôi sao trong một hội gọi là hội Tao Đoàn <<Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú>>. Trong kỳ thăng thưởng nầy, Thiệu Trị có làm một bài thơ Chí Sự để tuyên đọc trước quần thần trong đó có câu : <<Thử thứ trắp tam giai mậu thưởng, Bản ưng tứ thất tịnh phương danh>>; nghĩa là: Chuyến nầy hai mươi ba ân thưởng khắp. Đáng nên bốn bảy tiếng thơm đều. (Hai mươi ba là con số các công thần được thăng thưởng lần nầy và gồm có: Tạ Quang Cự, Vũ Xuân Cẩn, Trương Đăng Quế, Vũ Văn Giai, Nguyễn Tri Phương, Lê Văn Phú, Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Hoàng, Hà Duy Phiên, Lâm Duy Thiếp, Phan Thanh Giản, Nguyễn Lương Nhàn, Đặng Văn Thiêm, Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Tiến Lâm, Ngô Văn Giai, Nguyễn Đức Hoạt, Nguyễn Văn Nhị, Hoàng Tế Mỹ, Nguyễn Văn Điển, Tôn Thất Cáp, Nguyễn Bá Nghi, Phạm Bạch Như; cộng với 5 công thần khác là Tôn Thất Bật, Tôn Thất Cung, Trần Văn Trung, Ngụy Khắc Tuần, Nguyễn Đức Chính để cho đủ số 28 người để ghi vào sổ hội Tao đàn nhị thập bát tú. 26 Đại Nam Thọ Thiên Vĩnh Mệnh Truyền Quốc Tỷ: nghĩa là quả ấn truyền quốc của nước Đại Nam chịu mệnh trời ban cho lâu dài.

*

VSTK - 1118


KHẢO LUẬN: 1 2 3

4 5 6 7 8 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Về việc gây hấn của người Pháp tại vụng cảng Đà Nẵng trong tháng 2 âl năm Đinh Mùi. (trong khoảng tháng 3 dl và tháng 4 dl năm 1847) Cuộc đụng độ vũ lực Việt-Pháp xảy ra ở vụng biển Đà Nẵng vào mùa Xuân năm Đinh Mùi (1847) đánh dấu một khúc rẽ quan trọng trong tiến trình lịch sử của nước Việt Nam thời phong kiến. Trong cuộc đụng độ nầy, sử sách triều Nguyễn và sử sách của người ngoại quốc nhất là sử sách của người Pháp - đã ghi chép không đồng nhất với nhau: người Pháp cho rằng chính quyền nước Đại Nam đã âm mưu tiêu diệt 2 tàu chiến của họ mặc dù bề ngoài quan binh Đại Nam vẫn giả trá thân thiện và nhân nhượng rồi chính là quan binh Đại Nam đã ra tay gây hấn trước.

Trong sách Abrégé de l'Histoire d' Annam, Alfred Shreiner đã chép lại biến cố vụng biển Đà Nẵng như sau: <<En 1847, deux vaisseaux français, La Gloire (commandant Lapierre) et la Victorieuse (commandant Rigault de Genouilly), mouillèrent dans la baie de Tourane. Ils venaient réclamer, au nom du gouvernement français, la sécurité de nos nationaux et la liberté religieuse pour les chrétiens d' Annam. Thiệu Trị irrité de cette ingérence résolu d' en tenir par un coup d' éclat. Son plan était d' inviter les états-majors à un banquet et de les faire massacrer, puis de brûler et de couler les navires. Prévenu par un Annamite chrétien, le commandant Lapierre, chef de de la division, se tint sur ses gardes; il refusait l' invitation. Les mandarins voyant la première partie de leur programme manquée, passèrent à la seconde. Mal leur en prit, au bout de deux heures de combat (15 Avril), il ne restait de la flotte annamite (cinq navires à l' européenne et un centaines

VSTK - 1119


1 2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

de jonques) que de débris flottant à la dérive>>. (A.Shreiner, Abrégé de l' Histoire d' Annam; đã dẫn, trang 124). Tạm dịch: <<Năm 1847, hai tàu chiến Pháo La Gloire (hạm trưởng Lapierre) và La Victorieuse (hạm trưởng Rigault de Genouillty) thả neo trong vịnh Đà Nẵng. Họ nhân danh chánh phủ Pháp đến để khiếu nại về tình trạng an ninh của những kiều dân của chúng ta (kiều dân Pháp) và quyền tự do tôn giáo của dân chúng An Nam. Thiệu trị nổi giận vì sự can thiệp (của người ngoại quốc) vào nội bộ của triều đình cho nên đã đi đến một phương cách giải quyết bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng. Kế hoạch tấn công được thực hiện bằng cách mời các nhân vật tham mưu của Pháp đế dự một buổi tiệc do chính quyền của triều đình thết đãi nhưng sẽ phục binh tàn sát hết đám khách dự tiệc rồi đốt cháy và đánh chìm tàu 2 chiến của họ. Âm mưu nầy được một tín đồ Gia tô người An Nam báo động cho biết khiến cho người chỉ huy đội thủy binh là hạm trưởng Lapierre cảnh giác phòng bị và từ chối lời mời dự tiệc. Kế hoạch ám sát thất bại, quan binh triều đình liền tiến hành bước kế tiếp (đốt và đánh chìm 2 tàu chiến của Pháp). Khốn thay, chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ giao chiến cả một hải đội của người An Nam (gồm có 5 tàu chiến đóng theo kiểu Âu châu và hàng trăm ghe thuyền) bị đánh chìm tan nát thành từng mảnh trôi đầy mặt biển>>. Như vậy, theo tác giả Alfred Shreiner thì sự gây hấn hoàn toàn là lỗi của triều đình Đại Nam. Chuyện của Shreiner viết ra làm cho người ta liên tưởng đến những chuyện đãi tiệc phục rượu cho sai rồi làm hiệu cho võ sĩ mai phục xong ra để hạ sát kẻ địch trong truyện Tam Quốc Chí hay trong truyện Phong Thần của Trung Quốc. Có thể tác giả đã dựa vào những tài liệu của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại hoặc các tài liệu của Bộ Thuộc Địa Pháp Quốc để viết lại biến cố lịch sử nầy cho nên nhất định không phải là lỗi của người Pháp gây hấn trước. Còn hành động tự tiện đưa tàu chiến xâm nhập lãnh hải của nước Đại Nam thì không biết có phải là một sự gây hấn trước hay không? Một điểm rất đáng được lưu ý ở đây là hoạt động thông tin liên lạc của một tín đồ Gia tô người bản xứ với những kẻ ngoại nhập đã được A. Shreiner "khai" ra và như vậy chứng tỏ rằng sự nghi ngại và lo sợ của triều đình Đại Nam về một chiêu bài dùng việc truyền bá đạo giáo để âm mưu xâm nhập, bành trướng chế độ thuộc địa trên đất nước Đại Nam là đúng. Sẽ có dư luận cho rằng việc thông tin liên lạc của tín đồ Gia tô người bản xứ với ngoại quốc chỉ là một hành vi kêu cứu của kẻ thế cô, tuyệt vọng đang phải gánh chịu một chính sách bách hại bất công, tàn khốc. Thật sự thì mức độ tàn khốc của sự bách hại đang xảy ra trên lãnh thổ nước Đại Nam là do chính người Tây Phương lớn tiếng la lối để gây sự chú ý và lôi kéo dư luận của thế giới về cùng phe với họ để rồi sau đó họ sẽ thực hiện một cuộc chiến tranh Thập Tự Chinh như ngày xưa họ đã từng làm. Theo một tác giả Tây phương thì việc bắt đạo VSTK - 1120


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

ở Đại Nam không đến mức quá tay nếu so sánh với những chính sách bắt đạo ở nhiều nước khác trên thế giới. Triều đình nước Đại Nam luôn 0.+-+áp dụng chính sách khoan nhượng đối với những người bản xứ theo đạo Gia tô nếu họ không có những hoạt động chống đối chính quyền hoặc theo "giặc". Một loạt bài viết bằng tiếng Pháp đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập san BAVH của tác giả Lê Thanh Cảnh có tựa đề NOTES POUR SERVIR A L’HISTOIRE DE L’ETABLISSEMENT DU PROTECTORAT FRANÇAIS EN ANNAM (BAHV No3. Juillet-Septembre 1928 và các tập tiếp theo) cũng

có viết về biến cố vịnh Đà Nẵng năm 1847. Điểm cần lưu ý trong loạt bài viết nầy là đoạn văn giới thiệu của y sĩ người Pháp Albert Sallet trong đó ông ta cho biết rằng loạt bài viết của Lê Thanh Cảnh là bản dịch của một thư tịch cũ do một nhà viết sử bản xứ viết bằng chữ Hán không có đề tên tác giả. Sallet cho rằng điều nầy không đáng phải ngạc nhiên bởi vì ai cũng biết ở An Nam, chỉ có cơ quan Quốc Sử Quán được giao phó nhiệm vụ biên soạn các tập Thực Lục, các sách và thư tịch về quốc sử. Những học giả tư nhân nếu có ghi chép hoặc biên soạn về các loại thư tịch nầy thường không để tên họ của mình vì sợ tai vạ liên lụy với triều đình. Do đó, tính cách khách quan, vô tư của sử gia tư nhân vô danh nầy có thể đạt được một mức độ khả tín nhiều hơn nếu so với cách ghi chép của các sử thần triều Nguyễn và cách ghi chép của nhưng người ngoại quốc trên cùng một đề tài. Theo bài viết của sử gia vô danh nầy (Lê Thanh Cảnh; Notes pour servir à l’Histoire de l’Etablissement du Protectorat français en Annam; BAHV No 3/ 1928; trang 181, 182,183,184) thì những người Pháp đã có thái độ trịch thượng khi tiếp xúc với chức quyền của triều đình nước Đại Nam, nghênh ngang đưa lính thủy của mình và nhiều giáo sĩ Tây phương lên bờ rồi len lỏi khắp thôn xóm để góp nhặt tin tức từ những tín đồ bản xứ theo đạo Gia Tô. Rồi cũng chính người Pháp đã ra tay trước ngăn chận và đập phá 5 tàu chiến của Đại Nam trong vụng biển Trà Sơn. Triều đình phản ứng bằng cách tăng viện quân binh và 4 tàu chiến đến Đà Nẵng. Sự ghi chép nầy nếu đem so sánh với sự ghi chép trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên thì có rất nhiều điểm trùng hợp chỉ có một điểm khác biệt: sử gia vô danh không cho biết phía bên nào nổ súng trước. ĐNTLCH ghi rõ ràng là quân Pháp lại nổ súng trước khi họ thấy quân binh và tàu thuyền tăng viện của triều đình tới vụng Đà Nẵng (ĐTLCH đã dẫn; đệ tam kỷ; Quyển LXV, trang 243,244,245 và quyển LXVI; trang 255,256,257,258).

Gần đây, tác giả D.C.E. Hall trong sách Đông Nam Á Sử Lược có viết về biến có vịnh Đà Nẵng năm 1847 như sau :<<Trong năm 1847, người Pháp có ý buộc Thiệu Tri, xuống nước bằng lối biểu dương lực lượng hải quân một lần nữa tại cửa Đà Nẵng. Thiếu tá Lapierre với 2 chiến thuyền, Gloire và Victorieuse đến, nhân danh chánh phủ Pháp đòi nhà cầm quyền bảo đảm an ninh cho các kiều dân Pháp. Thiệu Trị để VSTK - 1121


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

ông ta đợi một tháng mới trả lời. Trong lúc ấy nhà vua tụ họp một số binh đông đảo tại Đà Nẵng, lấy cớ là để tiếp đón long trọng sứ giả Pháp. Ông mời sĩ quan 2 chiến thuyền đến dự tiệc mà trong buổi tiệc nầy, họ khả dĩ sẽ bị ám sát. Rồi các chiến thuyền của họ sẽ bị phóng hỏa thiêu rụi. Khi người Pháp khước từ không đến dự tiệc, tàu chiến Việt Nam ở hải khẩu tấn công tàu Pháp và kiếm cách phóng hỏa Trong trận nầy, tàu Pháp đánh đắm rất nhiều thuyền và các tàu khác của Việt Nam, rồi kéo buồm rút lui.>> (D.C.E. Hall; Đông Nam Á Sử Lược, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Phúc Tấn; trang 764, 765; nhà xuất bản Khai Trí; Sài Gòn ;1968). Có thể là D.C.E. Hall đã phóng tác phần nầy từ sách Abrégé d'Histoire d' Annam của Alfred Shreiner. Trong sách VIETNAM A History, tác giả Stanley Karnov viết: "cho đến nay, phía bên nào đã nổ súng trước vẫn chưa được làm sáng tỏ: " Who shot first has never been clarified . . ." (Stanley Karnov; VIETNAM A History; đã dẫn; trang 69, 70). Tưởng không cần phải làm sáng tỏ thêm làm gì nữa vô ích bởi vì với trình độ dân trí tiến bộ ngày nay, người ta có thể thấy ngay ai là kẻ gây hấn trong biến cố lịch sử ở vịnh Đà Nẵng vào năm 1847 để bắt đầu cho một cuộc xâm lăng ào ạt của chủ nghĩa đế quốc thuộc địa vào nước Đại Nam.

* Về hoàng đế Thiệu Trị

22

23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

Sử thần triều Nguyễn ca tụng Thiệu Trị như sau: Nhà vua, với tư chất thánh Minh, giữ vận hội thạnh trị, chăm lo một lòng, sửa sang trăm việc, kính vâng giao miếu, thừa hoan chốn đình vi, lấy ơn hòa tôn tộc, lấy lễ đãi quần thần, chia ra tào, cục, phân biệt đẳng uy ma nghiêm chỉnh chỗ quan kỹ, ức chế ngoại gia, răn kẻ hầu cận mà trong sạch chính sự trong cung, lấy thêm giải ngạch để nâng văn phong, mở khoa thi võ để khuyên sĩ khí, làm việc khánh tiết ban ân huệ, lần lượt đến hơn trăm điều, công bằng việc ngục, khoan việc hình, toàn hạt kể đến nghìn vạn cho nên văn giáo tràn rộng đến bốn biển, vũ công phục cả Man hoang, điềm lành ứng cả mười phần, hộ khẩu lên đến 100 vạn . . . .Ôi, tốt lắm thay! Những khi rỗi việc, lưu ý đến nghệ văn, trong khoảng 7 năm làm ra 4 tập thơ thánh chế, 2 tập văn, cùng các tập Cổ Kim Thể Cách, Tài Thành Phụ Tưởng, đều để giải tỏ những nghĩa ẩn vi, phát triển những nghĩa huyền diệu, không phải <<

những người chương cú tầm thường dòm được một phần muôn. Đến khi tựa ghế ngọc truyền mệnh lệnh lại, ân cần dạy bảo, một thiên di chiếu, an tường tĩnh định, tuy những ý của thánh đế minh vương đời cổ truyền thụ tinh vi cũng

40

VSTK - 1122


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

không hơn được. >> (ĐNTLCB bản dịch đã dẫn; tập XXVI, trang 393, 394). Dĩ nhiên là các sử thần trong Sử Quán triều Nguyễn không thể nào viết khác hơn được. Hậu thế muốn biết rõ con người bất kỳ một ông vua nào của thời phong kiến Việt Nam mà chỉ căn cứ vào Chính Sử do sử quán của mỗi triều đại biên soạn và truyền lại thì sẽ rơi vào tình trạng của người mù đi đường có được cây gậy để mò mẫm nhưng khốn thay cây gậy nầy lại do một người khác giựt dây điều khiển để đưa người mù vào chốn sa mạc mênh mông hoặc vào nơi rừng thiên bí hiểm. Đọc lại các tập Thực Lục, tham khảo thêm những nguồn tư liệu trong nước và của người ngoại quốc viết ít nhiều về 7 năm cầm quyền cai trị của Thiệu Trị người ta có thể rút tỉa ra những nhận định như sau: Về mặt chính trị, Thiệu Trị chỉ biết noi theo các chính sách và đường hướng cai trị của vua cha Minh Mạng tức là củng cố nền thống trị bằng cách tăng cường chế độ chuyên chế, tóm thâu vào tay tất cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát, không ai có thể chia sẻ hoặc lấn lướt quyền uy của mình và cũng giống như 2 triều đại tiên vương, thời đại Thiệu Trị không có một người nào ngoài vương tộc được ban tước vương, không có chức tể tướng, không có trạng nguyên. Quyền hạn của chính quyền ở mỗi địa phương bị hạn chế cho nên thường e ngại, không tự ý đưa ra một phương cách giải quyết tức thời trong trường hợp khẩn thiết mà phải chạy tờ cấp báo về trung ương để xin quyết định. Hệ thống quan lại là công cụ của chế độ tập quyền chuyên chế mà số lượng cứ gia tăng thêm một cách liên tục vì thế trở nên nặng nề, cồng kềnh, kém hiệu lực. Cũng giống như 2 triều trước, đa số quan lại dưới triều đại Thiệu Trị đều được tuyển dụng bằng thi cử theo lối thi cử hủ lậu, của phương Bắc. Trình độ hiểu biết của Quan lại do một kiểu giáo dục kinh điển từng chương xa rời thực tế của Nho Giáo đào tạo vì thế họ trở thành những kẻ chậm tiến, lạc hậu, và tuy là người Việt Nam nhưng suy nghĩ và hành động lại bắt chước người Trung Quốc, lấy lịch sử các triều đại vua chúa của Trung Quốc làm mẫu mực tổ chức và điều khiển bộ máy chính quyền cai trị nước Đại Nam nhưng lúc nào cũng tự đắc kiêu căng với bồ sách vỡ và mớ kiến thức bác học mơ màng vô dụng của họ. Ngay bản thân của Minh Mạng cũng cảm thấy khó chịu với trình độ và khả năng của đội ngũ cán bộ khoa bảng của mình: <<Vua (Minh Mạng) từng cùng với thị thần bàn việc học, nói rằng: "Trẫm từ khi làm thái tử, sau khi vấn an được nhàn rỗi, không làm việc gì, chỉ chăm xem sách. Phàm những sử Hán Đường Tống Nguyên Minh, không bộ nào là không xem; nhưng tính trẫm không nhớ lâu, nên khi nói chuyện, nhớ đến việc cũ nhà Minh nhà Nguyên, có khi nhớ việc mà quên tên người, trẫm hỏi các khanh cũng không trả lời được, có lẽ chưa đọc chăng?"

VSTK - 1123


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Quan lộc tự khanh Phan Huy Thực tâu: "Từ đời Lê trở lại, những người học thi cử chỉ đọc các sử Hán Đường Tống để làm lối tắt thi cử". Vua nói: "Từ Nguyên Minh cho đến Đại Thanh có đến 6, 7 trăm năm. Cứ nay mà xem thì từ Tống trở lên đã thành đời thái cổ rồi, mà kẻ học giả bỏ gần cầu xa là cớ làm sao?" Lại quay hỏi Thiêm sự Lê Văn Đức. Lê Văn Đức đáp rằng: "Thần cũng chỉ học văn cử nghiệp mà thôi". Vua lại nói: "Văn cử nghiệp làm lầm người ta đã lâu. Trẫm cho rằng văn chương vẫn không nhất định. Nay văn cử nghiệp chỉ câu nệ sáo cũ, lên mặt với nhau, đứng riêng phe phái, nhân phẩm lấy đấy làm cao thấp, khoa trương lấy đó làm đỗ hỏng, học hành như thế, lạ gì nhân tài mỗi ngày một kém. Nhưng tập tục theo nhau, khó mà thay đổi. Vài năm nữa nên bàn thay đổi". (ĐNTLCB; bản dịch đã dẫn; tập VI trang 249-250)>>. Thiệu Trị có thay đổi như sự mong ước của vua cha Minh Mạng hay không? Có thay đổi nhưng thay đổi bằng cách lấy đỗ nhiều hơn trong những kỳ thi trường mở ra khắp nơi trên đất nước lại còn bôi tên, xóa bỏ những tân cử nhân nào không theo đúng quy cách lối học kinh điển từng chương cổ xưa của Trung Quốc. Về mặt đối ngoại, Thiệu Trị vẫn tiếp tục đi theo còn đường cũ của các triều trước: thần phục phục Trung Quốc ở phương Bắc, nhưng lại lấn áp các nước láng giềng ở phía Tây và phía Nam là nước Lào và nước Cao Miên. Riêng về việc giải quyết những cuộc nổi dậy của dân chúng Chân Lập thì Thiệu Trị đã tỏ ra là một con người chần chừ, lúng túng, không có sáng kiến, phó mặc cho thuộc hạ giải quyết nhưng nếu thuộc hạ gặp thất bại thì lại áp dụng biện pháp kỹ luật để cách chức, trừng phạt thật là bất công. Việc đoàn quân bảo hộ của Thiệu Tri rút lui khỏi thành Trấn Tây cho thấy Thiệu Trị không phải là một nhà quân sự có tầm cỡ như vua cha Minh Mạng. Chiến dịch tái xâm lăng thành Trấn Tây đã kéo dài dây dưa không những làm hao binh tổn tướng, mất tiền tốn của, không mang thêm một lợi ích nào đáng kể cho người dân nước Đại Nam mà lại còn tiếp tục giữ mối hận thù chủng tộc truyền kiếp với dân tộc Chân Lập do các triều đại vua chúa ngày trước đã tạo ra. Chủ nghĩa tư bản phương Tây vào lúc nầy đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt là các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan đang tranh giành thị trường phương Đông và xâm chiếm thuộc địa. Các nước trong vùng Đông và Đông Nam Á châu như Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Miến Điện . . .bị người Âu Châu dòm ngó và xâm lược. Năm 1840, người Anh gây hấn với Trung Quốc với cuộc chiến tranh Nha Phiến kéo dài đến năm 1842 và trong cuộc chiến nầy hoàng đế nhà Thanh là Đạo Quang đã kêu gọi nhân dân trong nước Trung Hoa phải thẳng tay tiêu diệt bọn giặc man tóc đỏ (tiếng Hồng Mao dùng để gọi người Anh) nhưng rồi triều đình Mãn Thanh đang cai trị đất nước Trung Hoa cũng phải chịu ký kết những hiệp ước bất bình đẳng với VSTK - 1124


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

người Anh, Hồng Kong trở thành nhượng địa của họ và triều đình Mãn Thanh phải trả bồi thường 24 triệu Mỹ kim cũng như phải để cho người Anh mua bán tự do ở các cảng quan trọng như Quảng Đông, Phúc Châu,Thượng Hải . . . Người Pháp cũng nhảy vào chia phần và vua Mãn Thanh cũng phải chịu ký hiệp ước thương mại với Pháp vào ngày 3 tháng 7 dl năm 1844 với những đặc quyền, đặc lợi không thua kém gì so với người Anh và còn kèm thêm điều khoản bắt buộc chính quyền Mãn Thanh phải bảo đảm để cho người dân Trung Quốc được quyền tự do theo đạo và hành đạo Gia tô. Trước thực trạng các nước Âu Chau xâu xé lãnh thổ Trung Quốc, hoàng đế Minh Mạng đã sai người sang Pháp để nhận định tình hình vì e rằng người Pháp cũng sẽ dựa vào lý do tôn giáo để xâm lấn Đại Nam. Nhất định các sứ giả nầy khi về nước cũng đã tường trình lại cho người kế vị Minh Mạng là hoàng đế Thiệu Trị về những lời lẽ và thái độ hăm dọa của các viên chức chính quyền triều đình vua Louis Philippe nhắm vào chính sách bách hại đạo Gia tô đang xảy ra trên đất nước Đại Nam. Sau đó, việc bách hại các tín đồ Gia tô người bản xứ dù vẫn tiếp tục trong thời gian đầu khi Thiệu Trị vừa mới lên ngôi nhưng hình phạt thì hơi nhẹ tay hơn lúc trước. Đối với các nhà truyền giáo ngoại quốc hoạt động lén lút thì vẫn truy bắt và tuyên án tử hình nhưng tạm thời giam giữ lại trong ngục không thi hành ngay bản án để chờ xem phản ứng của các chính quyền ngoại quốc. Người ngoại quốc đã có phản ứng và Thiệu Trị đã có nhượng bộ trong việc trả tự do cho những giáo sĩ truyền giáo bị giam nhốt, những tử tội mà người Pháp gọi là kiều bào của họ trên nước Đại Nam. Tuy nhiên, ngoại quốc không dừng lại ở đó: họ đòi thêm quyền tự do buôn bán, tự do đi lại trên đất nước của người khác và đối với đòi hỏi nầy thì các triều thần địa phương bảo thủ, thiếu tinh thần trách nhiệm vấn thân và kém ngoại giao của Thiệu Trị không dám có sáng kiến mà cũng không có thái độ khướt từ dứt khoát, chỉ biết cấp tốc chuyển tin về kinh thành để xin chỉ thị. Rồi chỉ thị từ trung ương gởi tới nhưng với phương cách giải quyết ù lì, không dứt khoát, không thẳng thắn và ngay tình theo đường lối ngoại giao quốc tế. Hậu quả của chính sách ngoại giao lừng khừng của Thiệu Trị là cả một thủy đội tàu chiến và thuyền chiến của Đại Nam, được trang bị với những khẩu súng đại bác cổ lỗ được chế tạo từ nội địa, trở thành những mãnh vỡ tan nát trên vụng biển Đà Nẵng và đây cũng là một dịp thử lửa để người Pháp thấy rõ được tiềm lực quân sự hùng mạnh giả tạo, yếu kém và nhát gan của quan binh thủy bộ nước Đại Nam vào đầu thời Thiệu Trị. Hậu quả là kể từ lúc nầy đoàn quân xâm lược ngoại quốc Âu Châu có thể tin rằng trong tương lai nếu họ tiến công vào nước Đại Nam thì không khác gì họ đi vào chỗ không người. Về mặt kinh tế an sinh: không thấy có công trình nào mới được thực hiện để nâng cao mức sống của người dân trong khi kho lúa, kho VSTK - 1125


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

23 24 25 26 27

vàng của nhà vua thì ê hề bạc tiền gạo thóc. Điều nầy chứng tỏ cho thấy chính sách thuế má trong thời Thiệu Trị đã đè nặng lên sức lao động sản xuất của người dân khắp nước. Các tiên triều nhà Nguyễn đã tỏ ra không có biện pháp đúng mức trong việc chăm lo bảo vệ đê điều và các chương trình dẫn nước thoát nước khiến cho lũ lụt, thiên tai đe dọa và xảy ra thường xuyên gây mất mát tai hại trầm trọng cho việc sản xuất nông phẩm. Với bản chất e dè, lừng khừng, Thiệu Trị đã áp dụng chính sách thấy sao thì cứ để như vậy trong nhiệm vụ trị thủy ở Bắc Kỳ đợi cho đến khi có lụt lội nhà trôi, người chết, mất mùa thì mở kho thóc của nhà nước để cứu trợ tượng trưng gây tiếng thơm ân đức cho nhà vua. Về mặt an ninh quốc phòng nội vụ: chỉ trong khoảng 7 năm của thời Thiệu Trị cũng đã có rất nhiều cuộc nổi dậy chống đối chính quyền trên khắp các vùng đất nước. Mặt khác, triều đình Thiệu Trị còn phải lo lùng bắt những kẻ theo ngoại giáo, đối phó với những cuộc bạo động của người Miên khiến cho người dân trong nước thường xuyên ở trong tình trạng bất an, quan binh luôn luôn phải lo đánh dẹp không được ngơi nghĩ để trở về đời sống dân sự lo việc sản xuất phát triển đất nước. Tóm lại, Thiệu Trị là một ông vua tầm thường, lừng khừng, không có sáng kiến, không có được những đức tính đảm đương và khả năng quân sự đặc biệt của vua cha Minh Mạng và của ông nội Gia Long. Minh Mạng có lẽ đã chọn lầm người để truyền ngôi kế vị.

Biên khảo xong giai đoạn I từ thời Hùng Vương đến thời kỳ người Pháp khởi đầu gây hấn thực sự để xâm lăng nước Đại Nam tức là đến cuối đời vua Thiệu Trị. Giai đoạn II của chương trình biên khảo bắt đầu từ triều đại vua Tự Đức (1848-1883) cho đến khi vương triều nhà Nguyễn chấm dứt. Mùa Thu, ngày 27 tháng 4 âl năm Quý Mùi (27 tháng 5 dl năm 2003) Soạn giả: NGUYỄN CÔNG TÁNH

VSTK - 1126


ViŒt

Tân

QUY‹N

phÀn tØ

2 : trang

4

chú giäi luÆn 857 ljn

Khäo &

trang

khäo 1126

VSTK - 1127


VIỆT SỬ TÂN KHẢO

Chú Giải & Khảo Luận Quyển IV

MỤC LỤC Trang

Chương I

Gia Long

857 – 994

Chương II

Minh Mạng

995 – 1093

Chương III Thiệu Trị

1094 – 1126

*

VSTK - 1128


NGUYỄN CÔNG TÁNH

viŒt phÀn

sº 2 :

chú

tân giäi

&

khäo

khäo luÆn

Bản đồ nước Việt Nam thời cổ

VSTK/ CGKL/ Q.6/ T.2 tiếp theo/ page 1176-1341 PUB

*Phụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

bản Ghi chú

Ghi chú: Trên bản đồ 1873 của Brigrel và Le Brun nơi trang 794, 795 trong VSTKCGKL/ Quyển III có những điểm chú ý sau đây: 1 - Fort de Cai mai: dịch là đồn Cai mai. Đa số sử sách Việt Nam thường viết là Chùa Cây Mai hay gò Cây Mai. Một nghi vấn cần đặt ra là cây Mai hay cây May ? Nếu là Cây May thì sẽ hợp với chữ Sài Gòn bởi vì theo Trịnh Hoài Đức, tác giả sách Gia Định Thông Chí thì Sài là tiếng mượn từ chữ Tàu có nghĩa là Cây và Gòn theo tiếng Việt Nam ở miền Nam có nghĩa là bông gòn hay cây Gòn. Cây gòn là một loại cây cho bông gòn mà ngày nay thường quen gọi là côton dùng để kéo sợi, dệt vãi dùng trong việc may mặc , dồn gối kê đầu, nệm v.v. . . 2 - Đường Trên: còn gọi là đường Chiến Lược Route stratégique. Trước năm VSTK - 1129


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

1975 gọi là đường Cây Mai (?) bắt đầu từ đoạn cuối đường Nguyễn Trãi. Đường Nguyễn Trãi nối tiếp đường Võ Tánh mà thời Pháp gọi là đường Frère Louis. Đường Frère Louis chạy dài xuống tới ngả Sáu Sài Gòn thì nối qua đường Gia Long tức là đường La Grandière thời Pháp. Từ đầu đường Gia Long ở ngả Sáu tiếp tục tới nữa thì gặp đường Trương Công Định tức đường Amiral Rose. Tiếp tục đi trên đường Gia Long ta sẽ gặp đường Nguyễn Trung Trực tức đường Philipini ở nơi đó, bên trái giáp với đường Nguyễn Du hay đường Tabert là trường Đại học Văn Khoa và thư viện Quốc Gia mà nền cũ là nền của Khám Lớn Sài Gòn thời Pháp. Tiếp tục tới nữa thì gặp đầu đường Công Lý hay đường Mac Mahon-Charles de Gaulle. Ở góc đường Mac Mahon-Gia Long là dinh Gia Long. 3 - Rạch ông Cai: ở về phía bên kia bờ sông Sài Gòn là vùng Thủ Thiêm, thời Gia Long là vùng của các nhóm ghe cướp gọi là tàu ô mà đa số là hạng người tứ chiến giang hồ từ nước Tàu chạy đến đây và được Nguyễn Phúc Ánh thu nạp. Từ bến đò dưới tức từ cột cờ Thủ Ngữ qua sông Sài gòn để lên bến đò Ấp Cây Bàng bên Thủ Thiêm thì gặp ngay một con lộ trải đá tráng nhựa. Từ điểm nầy nếu đi về hướng tay mặt tức về phía Cần Giờ-Nhà Bè thì sẽ gặp nhiều ụ công thự phòng thủ bằng xi măng dọc theo bờ sông và tiếp tục dì tiếp thì tới một địa điểm gọi là đồn Giác Ngư. Cũng từ bến đò Ấp Cây Bàng nếu đi về phía trái tức đi về hướng Xóm Trên thì sẽ gặp ngay một chiếc cầu bằng xi măng cốt sắt vừa đủ rộng cho một chiếc xe chở hàng đi qua, hai bên có hai đường dành riêng cho người đi bộ với bờ lang can an toàn suốt dọc đường đi trên cầu. Chiếc cầu nầy có lẽ do một viên quan quân sự cai trị vùng Thủ Thiêm thời xưa xây cất bắt ngang qua một con rạch cho nên dân Thủ Thiêm gọi là cầu ông Cai và con rạch được gọi là Rạch ông Cai nhưng lâu ngày dân địa phương lại gọi là cầu ông Cậy và rạch ông Cậy. Chiếc cầu và con rạch nhỏ bé nầy phân chia Thủ Thiêm thành 2 xóm: Xóm Trên và Xóm Dưới. Vào thời pháp thuộc chiếc cầu nầy là nơi thực dân Pháp đã dùng làm chỗ để xử bắn những người theo Việt Minh rồi quăng xác xuống con rạch. Cũng tại gầm cầu nầy, những người theo kháng chiến chống Pháp đã phô trương uy thế bằng cách đặt ụ súng giả hướng về phía các tàu chiến của Pháp đậu dọc bờ bên kia sông Sài Gòn ở trước khách sạn Majestic. Xóm trên được coi như là giàu và tiến bộ hơ xóm dưới. Xưởng đóng tàu CARIC ngày xưa chỉ tới giới hạn trước mặt nhà thờ Thủ Thiêm nhưng rồi xưởng nầy lấn chiếm nguyên một chiều dài con lộ sát bờ sông từ nhà thờ đến đầu cầu ông Cậy để nới rộng diện tích hoạt động khiến cho con lộ phải bị bẻ ngoặc về phía tay phải khi vừa qua khỏi cầu ông Cậy để tiếp tục đi lên xóm trên. Cuối hảng CARIC là chợ Thủ Thiêm và bến đò trên. Đây cũng là 2 di tích lịch sử đáng được chú ý: chợ Thủ Thiêm ngày trước cũng là nơi để quân Pháp xử treo cổ lên đà ngang của mái chợ những người kháng chiến chống Pháp. Bến đò trên đã từng chứng kiến cảnh một tên đội trưởng Lê Dương (Légionaires) của thực dân Pháp ra lệnh bắn chìm một ghe đò chở đầy thầy thợ người Việt đi làm từ phía bên kia sông Sài Gòn trở về Thủ Thiêm với lý do là ghe đò nầy đã vi phạm giờ giới nghiêm cấm ghe thuyền đi lại trên sông. Con đường phía trước mặt nhà thờ là địa điểm tập trung những người dân vô tội sau những giờ bố ráp bắt bớ của quân Pháp để chờ bao bố nhìn mặt. Một số Ghi Chú về bản đồ thành Gia Định trên Plan de la ville de Saigon do Le Brun vẽ năm 1795 ở trang số 943 : * Đồng tập trận: không có ghi trên bản đồ gốc của Le Brun . VSTK - 1130


1 2 3 4 5 6 7 8 9

* Đồng Mả Ngụy: không có ghi trên bản đồ gốc của Le Brun. * Bến Nhà Rồng: tức bến cảng nhà Rồng; sau đổi gọi là đường Trịnh Minh Thế. * Từ bến đò Trên đến Cột cờ Thủ Ngữ: xưa gọi là bến Thương Cảng Port de Commerce. * Từ bến đò trên đến hảng Ba Son: trước 1975 gọi là bến Bạch Đằng. * Thủ Thiêm: trước năm 1975 là xã An Khánh, quận Thủ Đức. *Đường Nguyễn Trãi & Cây Mai: ngày xưa gọi là đường trên La Route haute.

10

VSTK - 1131


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.