VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN. QUYỂN 11

Page 1

VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN

Quyển 11 (Trang 3253 - Trang 3697)

VIỆT NAM 1946 – 1956 PHẦN I CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ I &

ĐIỆN BIÊN PHỦ File: VSTKb5 Q11 chinh thuc last edited 28_Jan 2014_Refined (Last edited on 28_01_2019 USB/F


I CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT 1

Chương 1

2

CHIẾN TRANH KHÔNG TUYÊN CHIẾN

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đêm 19-12-1946, Võ Nguyên Giáp đã phát khởi mặt trận Hà Nội với một mục đích duy nhất khẩn yếu là dùng mặt trận nầy nhu phên dậu chận đường tiến công của quân Pháp để ban lãnh đạo của Cộng Sản Việt Minh (CSVM) có đủ thời gian trốn chạy khỏi Hà Nội. Sau khi ban lãnh đạo CSVM rút lui an toàn ra khỏi Hà Nội trong đêm 19-12-1946, Võ Nguyên Giáp mới ban bố quân lệnh2 cho toàn thể bộ đội chính quy1 và dân quân tự vệ của Việt Minh ở Trung-Nam- Bắc đồng loạt tấn công quân binh và kiều dân của thực dân Pháp và sau đó mới đến lượt Hồ Chí Minh (HCM) kêu gọi toàn quốc kháng chiến: chiến tranh không tuyên chiến giữa thực dân Pháp và CSVM thực sự xảy ra từ 21-12-1946 từ Nam chí Bắc nước Việt Nam khi tướng CSVM là Nguyễn Bình tuân thủ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 20-12-1946 của HCM ra lệnh tổng tấn công quân Pháp ở Nam Kỳ. Sau đây là toàn văn bản kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM:3

17

VSTK - 3252


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Hỡi đồng bào toàn quốc. Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người V.N thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc xuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! V.N độc lập và thống nhất muôn nǎm! Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm! Hồ Chí Minh4

Theo quân lệnh của Võ Nguyên Giáp, các đội tự vệ cảm tử và dân quân của Việt Minh phải liều chết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để ở lại bám trụ trong nội vi thành phố Hà Nội để tất cả bộ đội chính quy của CSVM rút hết một cách an toàn về phía bắc thượng du Bắc Kỳ. Trận chiến không cân sức ở Hà Nội giữa các lực lượng cảm tử của CSVM với vũ khí thô sơ, yếu kém đối địch với binh đội hiện đại, hung hãn của thực dân Pháp kéo dài đến ngày 17-02-1947 để người bộ đội chính quy cuối cùng của Giáp thoát khỏi một cách bí mật và an toàn khỏi vòng vây kiềm tỏa của quân Pháp ở Hà Nội.5 Quân binh Pháp tham dự trực tiếp vào trận chiến Hà Nội vào khoảng 3,000 người của sư đoàn đoàn bộ binh thuộc địa thứ 9 (La 9e division d'infanterie coloniale/ 9e DIC) và trung đoàn lính Phi châu Tchad6 (Le Régiment de marche du Tchad /RMT)7. Các ổ cảm tử Việt Minh ở Phòng Thương mãi và tòa Đô chính bị tiêu diệt vào ngày 22-12 sau khi bị máy bay săn giặc của Pháp dội bom. Cường độ kháng cự từ phía Việt Minh bắt đầu suy giảm trong phạm vi trung tâm thành phố. Những trận chạm súng giữa hai bên lần lần bị đẩy lùi ra vùng ngoại ô thành phố. Ổ kháng cự Việt Minh ở vùng nghĩa địa bị thiêu hủy vào ngày 24-12. Những vùng phụ cận thành phố như khu Khâm Thiên, Kim Liên bị quân Pháp kiểm soát kể từ ngày 30. Các nơi khác như khu vực đường Đê Parreau8, khu vực hảng bia Hommel9, khu vực phía Nam Hồ Tây (Grand Lac) và khu vực phía Tây vườn Bách thảo đều bị quân Pháp càn quét và làm chủ từ 03-01-1947. VSTK - 3253


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Những cuộc chạm súng dằn co nhất đã xảy ra trong khu tam giác bao gồm Hồ Hoàn Kiếm-thành Hà Nội-Sông Hồng trên các khu phố cổ chật hẹp, lòng vòng, chằng chịt, quanh co của trung tâm thương mại HoaViệt là ở khu phố Chợ Đồng Xuân (Grand Marché). Các cuộc chạm súng tại khu tam giác nầy vào ngày 27-12-1946 đã gây tổn thất đáng kể cho quân Pháp với 15 chết và 30 bị thương, trong số đó có một sĩ quan. Dân chúng Việt Nam và Hoa Kiều tại khu nầy bị vạ lây vì bom đạn của pháo binh và máy bay săn giặc của Pháp. Tướng Molière phải áp dụng kế sách trì hoãn tấn công nhưng vẫn tiếp tục bao vây khu vực nầy để theo lời yêu cầu ngừng bắn của lãnh sự Trung Hoa và các thương gia Hoa kiều để kiều dân của họ có thể di tản khỏi vùng bom đạn.10 Nguyên Bí thư Đảng ủy Mặt trận Hà Nội thời gian đầu kháng chiến chống Pháp 1946-1947 là Nguyễn Văn Trân kể lại: ‘ngày 14-1-1947, đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cùng đại diện các nước Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Nhật tổ chức một cuộc đàm phán tại Hà Nội thỏa thuận: Việt-Pháp cần có một ngày ngừng bắn để kiều dân tản cư ra ngoài.’11

Tự vệ và nhân dân Thủ đô Hà Nội bố trí vật cản chặn quân Pháp ở khu chợ Đồng Xuân. Ảnh tư liệu: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/170212/Default.aspx

Ngày 14-2-1947, tại Hà Nội, đại Việt Minh và đại diện các nước Anh, Mỹ, Trung Hoa, Nhật họp bàn nhằm đề nghị Việt Minh và Pháp ngừng bắn một ngày, bảo đảm an toàn cho kiều dân tản cư ra ngoại thành. (Từ phải sang: Lãnh sự Nhật, Nguyễn Văn Trân-Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hà Nội, Hoàng Hữu Nam-Thứ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám, Lãnh sự Mỹ Su-li-van, Lãnh sự Trung Hoa Viên Tử Kiện, Lãnh sự Anh Uyn-sơn). Ảnh tư liệu: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/170212/Default.aspx 18

VSTK - 3254


1

2

3

4

5

6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đợt di tản thứ nhất được thực hiện vào ngày 15 -01-1947, gồm có 6,000 thường dân Việt Nam, 500 Hoa kiều thuộc thành phần già lão, đàn bà và trẻ nít. Đợt di tản thứ nhì vào ngày 24-01-1947 gồm có 3,000 Hoa Kiều và 200 người Việt già yếu bệnh tật.12 Cũng theo lời kể lại của Nguyễn Văn Trân: Liên tục trong các ngày từ 6-2-1947 đến 14-2-1947 (24 tháng Giêng Đinh Hợi), giặc Pháp tổ chức nhiều cuộc tấn công lớn vào một số vị trí đóng quân của Trung đoàn Thủ Đô tại nhà Xô-va, trường Ke, khu chợ Đồng Xuân và nhiều đường phố khác. Trong những trận này, ta đã tiêu diệt và làm bị thương gần 400 lính Pháp. Tuy nhiên, địa bàn kiểm soát của ta dần bị thu hẹp, lương thực, đạn dược thiếu. Sáng 16-2-1947, Trung đoàn Thủ Đô nhận lệnh rút quân khỏi vòng vây ra vùng tự do. Cũng ngày này, lãnh sự Trung Hoa dân quốc Viên Tử Kiện đến gặp Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ Đô đầu phố Hàng Đào đề nghị xin tiếp tế cho số Hoa kiều còn nằm trong khu kiểm soát của Việt Minh và cùng Pháp ngừng bắn một ngày, có thể vào ngày 18-2 để số Hoa kiều ấy tản cư ra vùng ngoại thành. Sáng 18-2-1947, Viên Tử Kiện cùng số Hoa kiều dự kiến tản cư mang cờ đến đầu phố Hàng Đào nhưng chờ mãi không thấy bóng một cán bộ, chiến sĩ Việt Minh nào. Họ vào tìm trong các nhà thì chỉ thấy những dòng chữ “Tạm biệt Hà Nội thân yêu”, “Hẹn ngày chiến thắng trở lại Thủ đô.”

Nguyễn Văn Trân(1017- ) Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (từ tháng 4 năm 1958 đến tháng 12 năm 1958) (http://clvtriangle.vn/portal/page/portal/bkhdt/btbkhdt/298706/nguyenvantran?p_page_id=155275) (http://vtc.vn/394-300062/phong-su-kham-pha/chuyen-chua-biet-ve-cuoc-vuot-nguc-son-la-huyenthoai.htm) ( http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/314/317/317/173366/Default.aspx) 21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Tin tức về việc CSVM khởi động tấn công quân binh và kiều dân Pháp ở Hà Nội đã được báo cáo về chính phủ Pháp ở Paris vào lúc trưa ngày 20-12-1946 gây xúc động mạnh mẽ trong dư luận quần chúng và quốc hội Pháp. Nhưng mặt khác, dư luận báo chí ở Pháp thì sôi động tức giận bởi vì họ đã không tiếp thu được những nguồn tin tức xác thật về biến cố xảy ra trong đêm 19-12 ở Hà Nội mà chỉ biết được những loại tin tức một chiều của chính quyền thực dân mới Pháp ở Sài Gòn tung ra nhờ sự tiết lộ của một đặc phái viên của tờ báo France Presse/AFP phát hành ở Pháp. Loại tin tức kiểu nầy đã gây một làn song dư luận thù nghịch đối với CSVM để đồng hóa sự hiếu chiến của VM với những hành vi tội phạm hình sự ám hại những người Pháp và VSTK - 3255


1

2

3

4

5

6

cho rằng không thể thương thảo với những kẻ sát nhân Việt Minh còn HCM thì là một kẻ tòng phạm chẳng có một quyền lực lãnh đạo nào cả.13 Các dư luận báo chí CS Pháp và những đảng phái có cảm tình cũng tỏ vẻ e ngại, bối rối không biết phải bênh vực cho CSVM bằng cách nào hoặc là chỉ miễn cưỡng bênh vực bằng cách quy trách nhiệm lên những phần tử CSVM hiếu chiến thân Trung Cộng.14

*

VSTK - 3256


Chương 2 1 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

CHÍNH PHỦ PARIS TÌM MỘT GIẢI PHÁP CHÍNH TRỊ CHO CUỘC CHIẾN KHÔNG TUYÊN CHIẾN VIỆT- PHÁP Ở VIỆT NAM

1 - Sứ mệnh của Marius Moutet và tướng Leclerc ở Đông Dương Bộ trưởng bộ Pháp quốc Hải ngoại Marius Moutet trong khi điều trần trước Quốc hội Pháp đã tuyên bố là ông ta sẽ đích thân sang Đông Dương để tái lập những điều kiện của một chính sách mà hai bên Việt – Pháp đều có thể thực hiện một cách ngay thẳng, trung thực. Nhiệm vụ của ông ta là tìm phương hướng áp dụng những sự thỏa hiệp trong Tạm ước ngày 06-03-1946, phụ ước Quân sự tháng 04-1949 và Tạm ước Modus Vivendi tháng 09-1946 qua cuộc hội họp của những Ủy ban đã được ấn định từ các tạm ước và phụ ước đó theo tinh thần tôn trọng quyền lợi của người Pháp bằng những phương cách hòa giải mà không cho chấp nhận bất cứ hành động bạo lực nào áp đặt và hy vọng rằng thiện chí hòa bình sẽ thắng lợi.15 Từ Paris, Moutet lên máy bay vào buổi chiều ngày 22-12-1946 đi sang Sài Gòn và ngay sáng ngày 23, thủ tướng Pháp Léon Blum đã tuyên bố trước Quốc hội Pháp tình hình ở Đông Dương rất là nghiêm trọng và vì thế chính phủ đã biệt phái Moutet và Lecler thi hành một sứ mạng kinh lý tình hình chiến sự ở đó. Cao ủy Đông Dương d’Argenlieu đã lên đường từ ngày 20-12 để trở lại Sài Gòn vào ngày 23-12 để cấp tốc triệu tập và chủ tọa Hội Đồng Cố Vấn Đông Dương để bày tỏ thái độ phản kháng việc chính phủ Pháp ở Paris đã đơn phương đặc phái Moutet và Leclerc thi hành sứ mệnh ở Đông Dương trong khi d’Argenlieu chưa từ nhiệm chức vụ Cao Ủy Đông Dương.16 Điều nầy cho thấy rõ thêm bản chất thực dân hiếu chiến và ý muốn làm vua riêng một cõi của thầy tu d’Argenlieu. Moutet và Leclerc trước sau tới Sài Gòn vào ngày 26 và 28-12. Ngay sau khi xuống máy bay, Moutet đã đến hội kiến với thủ tướng Lê Văn Hoạch của xứ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị. Ngày 27-12, Moutet hội kiến với d’Argenlieu và trong cuộc hội kiến “câm và điếc” nầy đã xảy ra một cuộc tranh luận gay gắt khi d’Argenlieu trình bày tình hình Việt Nam cho Moutet và cho rằng những lời đề nghị của Hồ chí Minh gặp Moutet để hòa giải là giả dối, chiến sự xảy ra là do Việt Minh khởi xướng và nếu nước Pháp và chính phủ Pháp ở Paris muốn giải quyết vấn đề bằng đàm phán với CSVM thì sẽ không có kết quả. Trước đó, vào ngày 26112-1946, đài phát sống của VMCS đã loan đi tin tức chính phủ và cơ quan đầu của họ đã di tản an toàn về Hà Đông, cách Hà Nội chỉ có 10 km. Ngày 29, CSVM cho phát sống thông điệp của HCM gửi đến thủ VSTK - 3257


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

tướng Pháp Léon Blum để tỏ ý hoan nghênh việc chính phủ Pháp ở Paris đã biệt phái Maurius Moutet sang Đông Dương đồng thời HCM cũng đề nghị rằng bộ đội Pháp hãy trở lui về nhưng vị trí cũ của họ đã trấn đóng từ ngày 17-12-1946 đồng thời thực hiện ngay một cuộc ngưng bắn. Tiếp đến, ngày 01-01-1947, CSVM lại cho phát sóng lời chúc mừng năm mới của HCM đến chính phủ và nhân dân của nước Pháp đồng thời tỏ ý sẵn sàng gặp mặt bộ trưởng Pháp quốc Hải Ngoại Moutet tại Hà Nội.16 Trong khi tướng Leclerc đi ngay ra Hà Nội thì Moutet lên đường đi kinh lý xứ Cao Miên và xứ Lào. Ngày 02-01-1947, Moutet đến Hà Nội. Trước khi lên máy bay đi Hà Nội, Moutet đã lập lại một lần nữa là chính phủ Pháp đặt hết sự mong ước vào một giải Pháp hòa sẽ được tái lập bởi vì người Pháp muốn có hòa bình ở Đông Dương và muốn tỏ cho mọi người hiểu rằng giải pháp hoà giải dựa trên dựa trên tạm ước Modus Vivendi ngày 14-09-1946 phải chiếm ưu thế hơn là giải pháp bạo lực. Ra sân bay đón tiếp Moutet có tướng Leclerc, cùng với tướng Molière và Valluy. Ngay sau đó tướng Leclerc đã lên máy bay đến Lạng Sơn để thanh sát chiến trường còn tướng Molière thì được d’Argenlieu gọi về Sài Gòn một cách khó hiểu. Marius Moutet chỉ ở Hà Nội có 2 ngày để có thể quan sát và nhận định tình hình. Ngay sau khi hội kiến với J. Sainteny vẫn còn mang thương tích, Moutet đã thoát chết từ một cuộc mưu sát của Việt Minh trong khi đang ngồi ăn cơm chiều tại khách sạn hành dinh của Pháp. Tiếp theo là một cuộc thị sát thực tế chiến trường đổ nát Hà Nội để rồi đi đến một kết luận trái ngược hẳn với những gì mà đương sự đã tuyên bố trước khi lên máy bay từ Sài Gòn đi Hà Nội.

*

VSTK - 3258


H1, H3: Moutet ngồi trong xe bọc sắt thị sát chiến trường Hà Nội. H2, H4, H5, H6: xe cơ giới và xe bọc sắt của quân Pháp Pháp đang tấn công các ổ kháng cự của Việt Minh khắp các đường phố Hà Nội. H7: quân binh Pháp tử thương được mang xác đi trên xe bộc thép. H8, H11, H12: Các thanh niên Tự Vệ và cảm tử của Việt Minh trong trận chiến Hà Nội 1946. Hầu hết là những thanh niên còn nhỏ tuổi. H9, H10, H13: Quan cảnh tàn phá đổ nát trên đường phố Hà Nội.

VSTK - 3259


H14: Phủ chủ tịch HCM và cảnh dân chúng chạy giặc. H15, H19: Một công sự chướng ngại vật do Tự Vệ dựng lên trên đường phố để cản đường giao thông và di chuyển của quân Pháp. H16: Valluy, Leclerc và Molière chờ đón Moutet ở sân bay. H17, H18: Moutet đến Hà Nội. H20: nón sắt của quân Nhật để lại cho lính Tự Vệ Việt Minh tìm thấy trong giao thông hào ở Hà Nội. Nguồn hình ảnh: http://www.youtube.com/watch?v=zbN85PLlnuU

VSTK - 3260


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Sau khi trở lại Sài Gòn, ngày 06-01-1947 Moutet đã tuyên bố với nghiệp đoàn báo chí rằng cảm nhận của đương sự thật là ngao ngán thất vọng và không ai có thể tha thứ về những những hành vi xuẩn động mà CSVM đã sai phạm. Những sử cố xảy ra khác xa với sự mong ước và tin tưởng của đương sự bởi vì rõ ràng là CSVM đã có chủ mưu tấn công trước sau khi đã tính toán chuẩn bị một cách bí mật và có kế hoạch. Moutet cho biết lập trường của đương sự bây giờ là người Pháp bắt buộc phải dùng vũ lực quân sự để tái lập an ninh trật tự trước khi cứu xét tới những vấn đề chính trị. Đối với những lời kêu gọi hòa bình của HCM trên các là sóng phát thanh mới đây thì Moutet cho rằng chỉ là những lời giả dối nhằm mục đích tuyên truyền. Moutet còn nói rằng những kẻ nấm quyền lực thực sự của đảng CSVM không muốn có một thỏa ước hòa giải Pháp-Việt.17 Trong khi Marius Moutet đang lượng định tình hình chính trị bế tắt Hà Nội thì tướng Leclerc cũng đang thanh sát tình hình quân sự ở Bắc kỳ và ở Nam Kỳ. Kết cuộc thanh sát thì Leclerc cũng đi đến cùng một quan điểm với Moutet là cần phải dùng biện pháp quân sự để hỗ trợ cho một cuộc đàm phán hòa bình với CSVM và do đó Leclerc đề nghị chính phủ Pháp gửi thêm một sư đoàn lính viễn chinh Pháp sang Đông Dương, để chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự quy mô ở Bắc Kỳ vào mùa Hè 1947-1948, nâng tổng số quân Pháp ở Đông Dương đến gần 120 ngàn người.18 2 - Tình hình chiến sự Pháp-Việt Minh ở Hà Nội và ở Bắc Kỳ Những cuộc hành quân phản công giải tỏa các đồn bót và trại binh của quân đội Pháp đã được thi hành nhiều cách. Lạng Sơn được giải tỏa vào ngày 24-12-1946 để tái lập đường giao thong liên lạc giữa Tiên Yên và Vịnh Hạ Long. Một cánh quân Pháp xuất Phát từ Hà Nội đã tái chiếm tỉnh thành Bắc Ninh vào ngày 23-12-1946 và giải tỏa Phủ Lạng Thương vào ngày 27-12-1946. Các đơn vị tác chiến của đại tá Debès phát xuất từ Hải Phòng đi giải vây cho hai đại đội quân Pháp đang bị bộ đội CSVM bao vây trên tuyến đường giao thông Hải-Dương-Hà Nội. Vào cuối tháng tháng 02-1947, quân Pháp đã nới rộng vòng đay kiểm soát khắp nơi và làm chủ hầu hết các tuyến đường giao thông ở vùng đồng bằng. Ngày 03-03-1947, quân Pháp hành quân truy kích vùng lãnh thổ Hà Đông cách Hà Nội 10km về phía Nam để tìm bắt toàn bộ đầu não của CSVM ở một hang động ở Long Châu nhưng không tìm thấy một ai còn ở đó. Cuộc tái chiếm Hà Nội của quân Pháp kể như đã hoàn tất.19 VSTK - 3261


1

3 - Tình hình chiến sự ở Trung Kỳ và Nam Kỳ

2

3.1- Trung Kỳ

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Trong khi quân binh Pháp ở Bắc Kỳ liên tiếp phản công và làm chủ tình hình khắp các mặt trận thì ở Trung Kỳ, quân Pháp cũng thực hiện cũng đang mở các cuộc phản công để giải tỏa hoàng thành Huế bị hàng ngàn bộ đội CSVM chiếm đóng từ 19-12-1946. Quân binh của Pháp ở Huế vào lúc nầy gồm có 800 lính viễn chinh, 500 kiều dân Pháp và 400 lính đánh thuê người Trung Kỳ đang bị bộ đội CSVM bao vây tại một doanh trại trên vùng đất tam giác ở phía Nam sông Hương. Bộ đội CSVM bắt đần tấn công vào quân Pháp vào ngày 20-12-1946 nhưng với cường độ yếu và không liên tục nhung kể từ ngày 21-121946 tức là ngay sau khi HCM phát thanh lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến thì cường độ tấn công vào ban đêm của bộ đội CSVM bắt đầu gia tăng và liên tục kéo dài gần hai tuần lễ và quân Pháp chỉ phòng thủ để chờ viện binh. Quân tăng viện Pháp của Pháp bắt đầu đổ bộ lên bờ sông Hương kể từ ngày 18 và 20-01-1947 nhưng bị bộ đội CSVM chống cự mạnh mẽ kéo dài gần hai tháng và Huế được quân Pháp tái chiếm. Quảng Trị bị quân Pháp tái chiếm vào ngày 16-02-1947. Ở Đà Nẵng, quân Pháp với sự yểm trợ của trọng pháo từ các chiến hạm đã cầm cự cho đến khi được quân Pháp tăng viện từ Sài Gòn đưa ra mới giải tỏa được áp lực của bộ đội CSVM vào khoảng giữa tháng 01-1947.20 3.2- Nam Kỳ Quân Pháp tái chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ thực hiện qua sự tăng viện binh đội từ chính quyến thực dân Pháp ở Nam Kỳ: 5 ngàn quân binh Pháp đã được từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ. Điều nầy khiến cho sức mạnh quân sự và việc bình định của binh đội Pháp trở thành chật vật khó khăn vào lúc tướng Nguyễn Bình khởi phát khắp nơi những cuộc tấn công của bộ đội du kích CSVM ngay sau khi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM được phát sóng vào ngày 21-12-1946. Qua những lần tạm ngưng bắn trước đây, tướng Nguyễn Bình đã có thể quy tựu và gây dựng lại bộ đội CSVM ở Nam Kỳ và chủ trương dùng chiến thuật chiến tranh du kích theo đúng chỉ thị của CSVM Hà Nội để làm tiêu hao lực lượng quân sự của Pháp ở Nam Kỳ. Cuộc chiến ở Nam Kỳ đã được Trung Ương ĐCSVM chỉ thị qua văn kiện Gửi Xứ Ủy Nam Bộ ngày 16-12-1946 và Thư của Trung ương Đảng gửi các đồng chí Nam Bộ tháng 12-1946: (i) Thư Gửi Xứ Ủy Nam Bộ, ngày 16-12-194621

37

VSTK - 3262


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

35 36 37

38 39 40 41 42 43 44 45

Theo tình hình bên Pháp và lòng tham của thực dân, chỉ có một cuộc chiến tranh toàn diện, lâu dài, gay gắt, khó khǎn mới giải quyết được chủ quyền của Việt Nam. Chủ trương của Đảng đã nhất định gấp rút chuẩn bị. Tình hình rất gǎng. Phải cho đồng chí và dân chúng hay, nhận rõ trường kỳ kháng chiến. Việc giữ các đô thị lớn và thành phố không phải là vấn đề khẳng định và thế nào thắng lợi cũng về ta. Tất nhiên ta phải chịu trǎm ngàn khổ sở nữa. Nhiệm vụ Nam Bộ là không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung, Bắc. Việc hành binh phải tìm cách có ý thức uy hiếp Sài Gòn. Nhất là phá quân nhu, đạn dược ở Sài Gòn. Việc này phải làm cho kỳ được. Tổ chức phá hoại tàu bè chuyên chở. Mật thiết liên lạc với phái tả Pháp. Trung ương đảng cộng sản Đông Dương (ii) Thư của Trung ương Đảng gửi các đồng chí Nam Bộ tháng 12-1946 (Trích)22 ...... 4. Công tác bây giờ ở Nam Bộ: Nam Bộ là cǎn cứ của Pháp thực dân để lấy nhân, vật, tài lực để chiến tranh với cả toàn quốc của ta và Đông Dương, vì nước Pháp đã và đang nguy khốn tài chính, chúng lại càng dùng chính sách "dĩ chiến tác chiến" của Nhật. Những ý định lấy Sài Gòn làm trung tâm chính trị đã biểu lộ, tất nhiên chúng ta phải có chính sách không những làm cho chúng không có thể lấy Nam Bộ dùng đánh Trung, Bắc mà lại làm Nam Bộ cản trở thêm khó khǎn nguy hại cho chúng. Cho nên công tác phá hoại, bất hợp tác về mọi phương diện là công tác chánh và chánh sách này muốn thực hành đầy đủ phải làm cho toàn dân có ý thức giác ngộ, hiểu rõ mọi người đều có thể làm và phải làm để cứu nước. Nó lại là một việc của toàn dân chớ không phải riêng cho nhóm nào, chủ trương không phát động phong trào ấy trong quảng đại quần chúng sợ bị lộ là một chủ trương không đúng. Phải tranh đấu kịch liệt chống chủ trương này đã biểu lộ trong vài đồng chí hay nói như vậy. Không quên có những đội cảm tử xung phong, phải hợp tác công tác xung phong cảm tử với quảng đại quần chúng bằng phương pháp lãn công đình công, đòi quyền lợi kinh tế trong các công xưởng, các sở với những hình thức tranh đấu chính trị chung, tẩy chay chính phủ bù nhìn, đòi các quyền tự do dân chủ, chống khủng bố, trong lúc này cũng vẫn rất quan trọng nghĩa là phải kết hợp những cuộc tranh đấu không bạo lực với các cuộc chiến đấu bằng lực lượng võ khí. Những cuộc tác chiến đánh úp trong những điều kiện có thể dùng võ lực bảo vệ tài sản, sinh mạng dân chúng đi đôi với các cuộc giết bọn Việt gian, bọn lợi hại của chúng. Một điều đáng chú ý là luôn luôn bảo vệ và xây đắp chính quyền chúng ta khắp thôn quê, thành thị, phải có những cơ quan hành chính bí mật hay công khai, bao giờ cũng tiêu biểu chính quyền của ta vẫn có ở Nam Bộ. ..... Trong sự đoàn kết của toàn dân kêu gọi các nhà đại trí thức, điền chủ phải làm ráo riết, nhưng quan trọng nhất là về tôn giáo, công giáo, Cao đài, Hoà hảo cố tìm hết cách để đoàn kết. ở Trung, Bắc đã thực hiện tôn giáo đoàn kết, ở Nam cũng có thể làm... VSTK - 3263


1 2

..... Một công tác khác cũng rất quan trọng là công tác địch vận...

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Ta phải làm cho địch rối loạn, đánh vào cân não địch đồng thời không quên coi chừng bọn mácxít giả hiệu, bọn mật thám khiêu khích. Về Đảng phải chú ý nhứt là bọn đệ tứ, bọn Việt Quốc, bọn Đại Việt, đứng đầu bọn này sẽ kéo Cao đài, Hoà hảo, công giáo để thành lập chính phủ trung ương ở Sài Gòn do phản động Pháp và quốc tế giúp sức. Phải vạch mặt chúng, cố thắt chặt hàng ngũ với Dân chủ Đảng và các đảng phái. Muốn thực hành những nhiệm vụ này, Đảng ta cần phải mạnh và thống nhất. Không có một Đảng thống nhất và mạnh mẽ không thể đương đầu với tình thế hiện tại được. Thống nhất... củng cố Đảng, phát triển Đảng thành một đảng quần chúng đủ oai quyền đầy đủ nǎng lực lãnh đạo là điều kiện cốt yếu để kháng chiến kiến quốc - các đồng chí nỗ lực chiến đấu để làm tròn nhiệm vụ người cộng sản.

15

Chào quyết thắng

16

T.Ư

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

* Chỉ trong vòng 2 tháng, từ đầu tháng 01-1947 đến cuối tháng 021947, những cuộc hành quân phản công tái chiếm liên tục của Pháp đã thực hiện theo một nhịp điệu khẩn cấp và chủ động trên khắp vùng lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên vì không đủ quân binh để có thể phân bổ trải dài trên một lãnh thổ đầy chông gai và phức tạp của Việt Nam cho nên quân binh Pháp không thể nào tận dụng hết khả năng chiến đấu của họ để chiếm giữ và làm chủ hoàn toàn lãnh thổ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong khi tình hình chiến sự ở Nam Kỳ thì vẫn còn mơ hồ và bấp bênh. Quân đội viễn chinh hiện đại của thực dân Pháp vượt trội xa bộ đội của CSVM trên khắp các mặt trận nhưng vấn đề giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải chỉ là tùy thuộc vào sức mạnh quân sự nhưng chủ yếu chính là yếu tố chính nghĩa của hai bên Pháp-Việt hay nói khác đi chính là tiến trình thu phục nhân tâm quần chúng và nhanh chóng tìm một giải pháp chính trị thỏa đáng cho Đông Dương và Việt Nam. Chính bộ trưởng Pháp quốc Hải Ngoại Marius Moutet trước khi lên đường từ Sài Gòn trở về Paris đã tuyên bố vào ngày 07-01-1947 rằng ‘Nước Pháp không muốn nuốt lời của mình, nhưng nước Pháp muốn điều đình một cách an toàn với những đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam, quyết tâm thi hành hết sức trung thực những hiệp định đã tự nguyện thỏa thuận với nhau. Tôi chưa bao giờ cho rằng một quyết định quân sự có thể thay thế cho những giải pháp chính trị. Tôi muốn hy vọng rằng thời điểm của những giải pháp chính trị sẽ đến trong một ngày không xa’.23

VSTK - 3264


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Rõ ràng Moutet không tin tưởng CSVM là đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam để tiếp tục đối thoại hòa giải với thực dân Pháp ở Đông Dương mặc dù đương sự chưa có một dịp nào để tiếp xúc trực diện với HCM hoặc những đảng viên cao cấp khác của đảng CSVM. Cao ủy Đông Dương d’Argenlieu đã vui mừng hớn hở mà tuyên bố rằng: ‘Nhờ ơn Chúa, Moutet đã không có một cuộc tiếp xúc cá nhân nào với nhóm ông Hồ Chí Minh. Đó là một điểm thắng lợi đầu tiên. ‘Ngày mai Chính phủ Pháp cần tuyên bố đã quyết định chấm dứt mọi quan hệ với nhóm đó và lấy lại hoàn toàn quyền tự do của mình. Cần phải nói thêm rằng chủ trương chính sách rộng rãi tự do cơ bản luôn luôn là một, không có gì thay đổi, nhưng sẽ được tiếp tục với những nhân vật khác thực sự tiêu biểu cho nhân dân Việt Nam. Đây sẽ là điểm thứ hai. ‘Quân lực của chúng ta sẽ tiếp tục tái lập trật tự công cộng trên mọi điểm mấu chốt nơi vùng châu thổ Bắc Kỳ và giải đất Trung Kỳ. Họ phải truy kích Chính phủ lưu vong và loại trừ nó đi. ‘Đối với những ai vượt qua những tình huống của một ngày đau thương thì cuộc bỏ chạy nhục nhã của chính phủ Hồ Chí Minh mang đến cho nước Pháp một sự thuận lợi to tác trong tiến trình tiếp tục hành động và hoàn thành một cách xứng đáng sứ mệnh của nó ở Đông Dương.’24 Theo nhận định của tướng Leclerc thì chủ trương chống CSVM chỉ là một khúc đòn bẫy không có điểm tựa vì người Pháp chưa có được hậu thuẫn của nhân dân và không thể dùng xác chết để lấp đầy hố cách biệt giữa Việt Nam và nước Pháp. Khi về đến Paris vào ngày 12-011946, Leclerc đã phúc trình ngay với thủ tướng Pháp Léon Blum trong đó có đoạn viết: ‘…với những phương tiện đang có hiện nay..., Cấp lãnh đạo (Pháp) không thể nào thực hiện một trận đánh quyết định, triển vọng duy nhất của cấp lãnh đạo nầy là hoạt động để lần lần làm tiêu hao chính phủ Hồ Chí Minh hiện nay, và cần phải được kết hợp chặt chẽ với hoạt động chính trị… ‘Tiến hành một hoạt động rộng rãi và rất tích cực trên những địa bàn đã chọn, nếu không chúng ta sẽ ngày càng trở thành những tù nhân trong những thành phố và căn cứ mà chúng ta chiếm đóng. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, vấn đề cơ bản vẫn là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề điều đình với một chủ nghĩa quốc gia bài ngoại đang trỗi dậy, là khai VSTK - 3265


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

thông nhằm bảo vệ lấy, ít nhất là một phần nào, những quyền lợi chính đáng của nước Pháp.’25 Moutet đại diện cho chính phủ Pháp ở Paris tuyên bố nước ‘Pháp muốn điều đình một cách an toàn với những đại diện chân chính của nhân dân Việt’ kế đến cao ủy d’Argenlieu tuyên bố ‘chủ trương chính sách rộng rãi tự do cơ bản luôn luôn là một, không có gì thay đổi, nhưng sẽ được tiếp tục với những nhân vật khác thực sự tiêu biểu cho nhân dân Việt Nam’. Như vậy rõ ràng là chủ nghĩa thực dân mới của nước Pháp đang thực hiện ý đồ đi tìm sự hợp tác với những thành phần đảng phái chính trị Việt Nam Không Cộng Sản thường được mang danh xưng là những thành phần Quốc Gia. Câu hỏi đặt ra là: - Những thành phần đảng phái Quốc Gia chân chính ở Việt Nam vào thời điểm nầy là những những đoàn thể, tổ chức hay đảng phái nào hay nhân vật nào thực sự tiêu biểu và đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam mà không cần phải theo hay tuân phục bất cứ một thế lực ngoại bang nào? Giáo Hội Công giáo Việt Nam thì tùy thuộc với Vatican ở Roma và nên nhớ d’Argenlieu là một giáo sĩ của Vatican và cũng không được quên là các giáo sĩ thừa sai của đế quốc Pháp đã đóng vai trò đội quân thám báo trong tiến trình xâm lược nước Đại Nam vào thế kỷ thứ XIX ngày trước. Đối với các giáo phái khác hay các đảng phái không cộng sản ở bên trong nước Việt Nam từ lâu đã được nuôi dưỡng bằng một tinh thần quốc gia cực đoan và tư tưởng bài ngoại cuồng tín thì nhất định phải có cho bằng được một nền độc lập toàn vẹn cho Việt Nam. Tuy nhiên, vì quá yếu kém và nghèo thiếu cho nên, để thực hiện được một nền độc lập toàn vẹn như thế, họ sẽ phải tùy cơ nương tựa vào một thế lực ngoại bang chẳng hạn như Trung Hoa, Nhật Bản, Hoa Kỳ về chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự. Nhất thời họ có thể tuân phục và hợp tác với người Pháp để loại trừ CSVM bởi vì CSVM cũng đang tiến hành chính sách tiêu diệt họ hay nói khác đi sự hợp tác của họ với Pháp đều là một một mối lợi ngay tức khắc để giành quyền làm chủ nước Việt Nam khốn khổ. Tuy nhiên, đối với nhưng người Pháp thực dân mới, những cá nhân thuộc thành phần Quốc Gia không Cộng Sản nầy hầu hết chỉ là những kẻ hám quyền, hám danh, hám lợi, hám trả thù cho nên họ sẽ sẵn sàng chịu ép mình tuân phục hợp tác và làm bù nhìn tay sai cho người Pháp đi ngược lại quyền lợi của quốc gia, tự do dân tộc và nền độc lập của nước một nước Việt Nam toàn vẹn. Đối với họ, người Pháp rất dễ đối phó: chỉ cần người VSTK - 3266


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Pháp ban phát ân huệ và vài thứ đặc quyền, đặc lợi cho họ. Như thế, hiện tại chỉ còn có CSVM là đối tượng duy nhất mà người Pháp cần phải bận tâm đối phó và tiêu diệt. Đối với tập đoàn thực dân mới của nước Pháp ở Đông Dương do cao ủy d’Argenlieu cầm đầu thì việc cắt đứt thương thảo với CSVM nhất định phải là dạo khúc cần thiết cho việc tiêu diệt CSVM và Moutet đại diện cho chính phủ Pháp ở Paris cũng đã chủ trương như vậy sau cuộc kinh lý và thị sát Việt Nam của mình mặc dù không tuyên bố một cách tách bạch. CSVM đã bắt đầu thấy được chủ trương cắt đứt thương thảo và dùng bạo lực của người Pháp cho nên vào ngày 08-01-1947 họ đã cho phát thanh lời cảnh cáo và quy trách nhiệm cho Moutet phá hỏng việc phục hồi tiến trình thương thảo Việt Pháp và kế đến là cho phát thanh lời tuyên bố ngày 11-01-1947 của chính quyền CSVM ‘quy động toàn thể lực lượng vật chất và tinh thần của đất nước để gia tăng cường độ đấu tranh cho nền độc lập.’26 Như đã được đề cặp, tướng Leclerc tuyên bố ‘Đây là vấn đề điều đình với một chủ nghĩa quốc gia bài ngoại.’ Bài ngoại theo Leclerc là đồng nghĩa với việc chống trả các thế lực xâm lược và chủ nghĩa thực dân thuộc địa bốc lột của ngoại bang nhưng cần nên thương lượng với họ kể cả những thành phần quốc gia cực đoan trong chính quyền của CSVM hiện tại để các quyền lợi của nước Pháp được bảo vệ và tồn tại. Thủ tướng Léon Blum đã nghiên theo chủ trương của tướng Leclerc cho nên đã đề nghị Leclerc thay thế d’Argenlieu trong chức vụ Cao Ủy Toàn Quyền Đông Dương. Sau khi hội ý với tướng De Gaulle, Leclerc không những từ chối đề nghị của thủ tướng Pháp vì de Gaulle chủ trương không thay thế d’Argenlieu mà còn đề nghị thêm – cũng có thể là theo lệnh của de Gaulle - với thủ tướng mới của chính phủ Pháp Paul Ramadier phải cách chức tướng Molière bởi vì Molière đã bị nhiều dư luận diều hâu thuộc nhóm thực dân mới của Pháp phê phán là đã quá mềm yếu trong quá khứ để chủ hòa với Việt Minh và làm hỏng kế hoạch của tướng Valluy trong cuộc binh biến của quân đội Pháp nhằm lật đổ chính quyền CSVM ở Hà Nội.27 Tuy nhiên, có thể nói rằng nếu không phải là vì ảnh hưởng của tướng de Gaulle khiến cho tướng Leclerc khước từ chức vụ Cao Ủy thay thế d’Argenlieu theo lời mời của Paul Ramadier tân chủ tịch Hội Đồng chính phủ Lâm Thời của nước Pháp thì với những điều kiện về tăng cường và duy trì số lượng quá lớn đoàn quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương của Leclerc đưa ra thì Ramadier cũng VSTK - 3267


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

không thể nào thực hiện được: ‘Si je les tiens pour raisonables, lui écrit-il le 12 février, elles exigent cependant, dans la domaine militaire, un effort que la France ne pourra peut-être pas consenter.’ (Ngày 1202, Ông ta viết thư cho tướng Leclerc rằng, cho dù bản chức cho rằng những đề nghị đó là hữu lý về mặt quân sự nhưng chúng đòi hỏi một sự cố gắng mà nước Pháp sẽ không thể nào gánh vác nổi . . .’ Và chính vì lý do nầy mà tướng Leclerc đã từ chối chức vụ Cao Ủy Toàn Quyền Đông Dương do tân thủ tướng Pháp Ramadier mời gọi để thay thế d’Argenlieu.28 4 - Giải pháp Bảo Đại của Cao Ủy Đông Dươngd’Argenlieu và sứ mạng của Émile Bollaert 4.1 - Giải Pháp Bảo Đại của d’Argenlieu Trong khi tân chính phủ Pháp ở Paris đang tìm người mới giữ chức vụ Cao Ủy sau khi Leclerc đã từ chối chức vụ nầy thì ở Sài Gòn, Cao ủy tại nhiệm D’Argenlieu lại đề xướng một kế sách chính trị mới nhằm cám giỗ và thu hút những thành phần chính trị Quốc Gia Việt Nam không Cộng Sản để đối đầu với CSVM và duy trì ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam. Đây là sản phẩm của Léon Pignon, ủy viên Liên bang Đông Dương phụ trách Các vấn đề chính trị, một cố vấn chính trị nhiệt thành và trung tín của d’Argenlieu. Kế sách chính trị mới nầy đã được Pignon trình bày qua một văn kiện quan trọng có thể giúp cho người ta có thể hiểu tại sao lại xảy ra cuộc chiến tranh lần thứ I ở Đông Dương giữa Pháp và CSVM. Văn kiện mật nầy là Thông Tư Định Hướng số 9 ngày 04-01-1947, dài 7 trang giấy mà những điểm chính yếu có thể trích dẫn một cách tóm lược như sau: - Một điều chắc chắn là người Pháp không thể nào tiếp tục điều đình trở lại với Chính phủ Hồ Chí Minh bởi vì chính phủ đó luôn luôn theo đuổi một mục tiêu duy nhất là đòi hỏi cho bằng được một nền độc lập vĩnh viễn và hoàn toàn cho cả nước Việt Nam bằng cách vận dụng mọi biện pháp ngăn cản không để cho Pháp trở lại với bất cứ giá nào bởi vì theo quan điểm của họ thì nước Pháp, do những quyền của nó, do

33

những vị trí mà nó vẫn duy trì, là mối nguy hiểm chính cho nền độc lập của Việt Nam. Vậy thì dứt khoát phải loại trừ nó ra.

34

- Điều đình với họ giờ đây có nghĩa là đầu hàng, là tiêu tan mọi ảnh

32

35

36

37

38

hưởng của Pháp một cách nhanh chóng, không những trong nước Việt Nam mà trong cả Đông Dương và cả vùng Viễn Đông nữa. Uy tín của nước Pháp sẽ không tồn tại nổi sau sự thoái lui này, và người Pháp sẽ thấy sự tan rã của Đế quốc Pháp. VSTK - 3268


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

- Nếu không thể điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh được nữa, thì buộc lòng người Pháp phải đánh, ít nhất là trong một chừng mực cần thiết để bảo đảm an ninh các vị trí và sự đi lại của người Pháp. - Người Pháp không nên biến trách nhiệm gây chiến của Đảng CSVM thành trách nhiệm chung của một quốc gia để rồi đào sâu hố hận thù với các tầng lớp dân chúng Việt Nam chất phát qua những cuộc hành quân nhằm đốt phá làng mạc, giết hại thường dân vô tội tại ở các vùng nông thôn. - Để thoát khỏi những khó khăn mà họ vất vả lắm mới có thể vượt qua, Hồ Chí Minh và CSVM phải dùng giải pháp gây chiến tranh sắt máu ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và vì thế họ đã tạo ra sự bất bình trong dân chúng nhưng không thể vì thế mà người Pháp có thể khẳng định rằng sự bất bình bao trùm hoàn toàn ở 2 nơi đó. Hồ Chí Minh được nhân dân Nam Kỳ yêu mến. Cho dù quần chúng có bắt đầu bộc lộ bất mãn đối với các cấp lãnh đạo trong đảng CSVM thì người Pháp cũng không được phép suy định là họ đã hoàn toàn ly khai với đảng CSVM. - Người Pháp cần phải quan tâm tới tư tưởng quốc gia sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam và cần phải làm cho họ tin tưởng rằng tư tưởng quốc gia của họ không hề bị đe dọa vì người Pháp. - Mục tiêu của người Pháp bây giờ phải là Việt Nam hóa chiến tranh bằng cách chuyển cuộc xung đột của người Pháp với Việt Minh thành cuộc xung đột nội bộ của người Việt Nam,h trao những trọng trách thi hành những chiến dịch bình định và những cuộc hành quân càn quét bình định cho những người Việt Nam bản xứ thù địch với CSVM.29 Như vậy, rõ ràng là sự định hướng của Pignon đã chú trọng vào một đối tượng quốc gia Việt Nam được tổ chức theo trật tự truyền thống lâu đời chứ không phải là một quốc gia theo tổ chức dân chủ trá ngụy, theo kiểu cách mạng Cộng Sản ngoại nhập của Việt Minh. Câu hỏi đặt ra là ai hoặc tổ chức hay phe phái nào được nhóm thực dân mới của Pháp Pignon-D’argenlieu xem như là tiêu biểu trên thượng tầng kiến trúc của xã hội truyền thống Việt Nam lâu đời? Nhất định không phải là những thành phần quốc gia không Cộng sản ôn hòa bất lực hoặc đón gió, không phải là thành phần chủ trương Pháp-Việt đề huề. Cũng không phải là những đảng phái không Cộng Sản của những người Việt Nam lưu vong ở ngoại quốc từ thời Đông Kinh Nghĩa Thục hay những hiệp hội, đoàn thể, các giáo phái chống Việt Minh ở Việt Nam. Xã hội VSTK - 3269


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

truyền thống Việt Nam là xã hội theo thể chế quân chủ lâu đời đứng đầu bởi con trời thế thiên hành đạo cai trị muôn dân Việt Nam. Con trời cuối cùng của nước Việt Nam hiện nay vẫn còn đó và chính là cựu hoàng đế Bảo Đại đang sống lưu vong ở Hong Kong và người Pháp nếu muốn ‘kinh doanh’ ở Việt Nam thì phải hướng mắt về phía nhân vật con trời nầy. Cao ủy Đông Dương tại nhiệm d’Argenlieu đã nghe theo những lời của quân sư cố vấn chính trị Louis Pignon để thảo phát ra hai văn kiện lịch sử khác thường rất đáng được chú ý đối với những thế hệ người Việt Nam hậu thế. Văn kiện thứ nhất là Thông Điệp số 215/CP đề ngày 15-01-1947. Trong Thông điệp nầy d’Argenlieu tố cáo CSVM là một tổ chức lừa đảo, mỵ dân, lật lọng và ‘ Cái gọi là Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một bộ máy khủng bố mà cái tên thật của nó là “Đảng Việt Minh . . . Đã đến lúc cần phải làm tiêu tan cái tình hình lập lờ hai mặt đó”.30 Văn kiện lịch sử thứ hai của d’Argenlieu là một Giác Thư đề ngày 14-01-1947 gửi cho chủ tịch Hội Đồng nội các chính phủ Pháp Léon Blum và vài nhân vật chính trị khác của nước Pháp. Trong phần cuối của văn kiện nầy, d’Argenlieu đã đề nghị chính phủ Pháp ở Paris hãy thương lượng với cựu hoàng đế Bảo Đại đang sống lưu vong ở nước ngoài. D’Argenlieu viết:31 - ‘. . . . Thể chế chính trị có thể được chấp nhận là hợp pháp phải chăng là chế độ quân chủ truyền thống trước ngày Nhật đầu hàng? - ‘. . . . Nhà vua, là điểm tựa của tất cả nếp sống xã hội và tôn giáo trước đây, chỉ mới rời bỏ ngôi vị 18 tháng. - ‘. . . . Ngay cả VM, sau khi hạ bệ nhà Vua và qua nhiều lần thay đổi liên tiếp thành phần nhân sự điều hành của họ, đã tiếp tục không dứt giao nhiệm chức chưởng quan trọng Cố Vấn Tối Cao cho cựu hoàng đế Bảo Đại. - ‘. . . . Vì thế, sự trở lại của nhà Vua nhất định sẽ có tác dụng làm yên lòng những kẻ đứng về phe chống đối Việt Minh nhưng lại sợ bị kết án là những kẻ phản bội. Cùng trong ngày 14-01-1947, d’Argenlieu đã báo cáo với tướng de Gaulle về những nét chính của bản Giác Thư kèm thêm lời cảnh cáo rằng nếu chính phủ Léon Blum không đáp ứng những đề nghị nêu ra trong Giác thư thì quân đội viễn chinh Pháp, vì sự hy sinh thống khổ của những chiến sĩ Pháp vĩ đại đã bị tử vong một cách tủi nhục ở Hải VSTK - 3270


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Phòng và Hà Nội, nhất định sẽ không tiếp tục hợp tác để bị áp đặt phải gánh chịu một sự hy sinh giống như thế.32 Theo Hồi Ký Le Dragon d’Annam thì trong vòng tháng 01-011947, một tùy viên lãnh sự Pháp tên là Cousseau tiếp xúc và thăm dò thái độ và phản ứng của cựu hoàng Bảo Đại ở Hong Kong đối với những chủ trương của mà d’Argenlieu đã đưa ra trong Giác Thư 14-011947 nhưng ông cựu hoàng nầy đã tỏ ra lạnh nhạt xa cách.33 Ngày 21-01-1947, tân thủ tướng Pháp Paul Damadier thành lập nội các mới và Moutet lại được tiếp tục chức vụ bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại. Ngày 23-01-1947 Moutet thông báo cho D’Argenlieu biết là không đồng ý bản Giác Thư ngày 14-01-1947 và đã chuyển tiếp lên tân chính phủ Pháp để chờ tân thủ tướng Paul Ramdier cứu xét và quyết định. D’Argenlieu phản ứng bằng cách tự ý ký một Dụ Lệnh (Ordonnance Fédérale) Liên Bang (Ordonnance Fédérale) đề ngày 0102-1947 nới rộng quyền hạn của thủ tướng Lê Văn Hoạch ở Sài Gòn và công nhận Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ như là một Tiểu Bang Tự Do nằm trong Liên Bang Đông Dương và trong Khối Liên Hiệp Pháp. Hành động nầy của D’Agenlieu gây chỉ trích, bình luận xôn xao xao trong dư luận báo chí ở Paris và khiến cho bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại cảm thấy tức giận khó chịu. Ngày 05-02-1947, đích thân tân thủ tướng Pháp Ramadier gửi Công Điện phúc đáp cho d’Argenlieu về những giải pháp chính trị mà d’Argenlieu đã kê khai ra trong Giác Thư 14-01. Ramadier nhấn mạnh rằng việc tái lập quyền lực cai trị cho cựu hoàng Bảo Đại hay cho bất cứ nhân vật cũ nào trong hoàng tộc của ông hoàng nầy sẽ làm cho người Pháp tách rời quá xa cái mục đích và cách giải quyết một cuộc chiến tranh mà người Pháp không thể kéo dài quá mức độ cần thiết. Những hình ảnh về triều đình Huế và nhất là về những ám ảnh về cựu hoàng Bảo Đại gắn liền với chế độ trực trị của những quan chức cai trị người Pháp không được lòng người dân Việt Nam thì đối với bất cứ người Pháp nào biết tôn trọng thực tế đều coi như không còn hợp thời nữa. Phục hồi chế độ quân chủ cho Việt Nam không những sẽ khiến cho các phần tử cực đoan của CSVM có lý do để kéo dài cuộc chiến tranh hiện tại mà còn sẽ làm cho các phần tử quốc gia không CS thất vọng, bất mãn không hợp tác với người Pháp. Hậu quả là người Pháp sẽ phải tiếp tục một cuộc chiến tranh đầy tai họa với với mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam chứ không phải chỉ có đối phó với CSVM mà thôi. D’Argenlieu khuyến cáo là sẽ đệ đơn từ chức nếu chính phủ Pháp ở VSTK - 3271


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Paris không đáp ứng những sáng kiến chính trị của mình. Ngày 06-021947, thủ tướng Ramdier, bộ trưởng Moutet và Tổng Thống Vincent Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp Quốc Vincent Auriol đã hội họp với nhau ở điện Élysée và tổng Pháp đã tuyên bố với hai người nầy rằng Giác Thư của D’Argenlieu chỉ là một sự sắp đặt để trì hoãn thời gian lại kèm theo những lời lẽ hăm dọa gây áp lực với tân chính phủ Pháp chứ không phải là một đơn xin từ chức mặc dù cựu thủ tướng Léon Blum và tân thủ tướng Ramadier trước sau đã bác bỏ những sáng kiến chính trị của đương sự. Vậy thì tân chính phủ Pháp phải viết một văn thư chính thức yêu cầu D’Argenlieu nộp đơn xin từ chức Cao Ủy Đông Dương.34 Ramadier và Moutet chưa kịp làm theo chỉ thị của Tổng Thống Auriol thì ngày 12-02-1947 d’Argenlieu lại đề nghị tân chính phủ ở Paris ra lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ hành quân truy bắt toàn bộ đầu não của chính phủ Hố Chí Minh ở một vùng căn cứ an toàn của CSVM nhưng đề nghị nầy cũng bị Moutet phản ứng mạnh mẽ không chấp thuận vì cho rằng chính phủ ở Paris không thể hành động giống như những bọn lưu manh đầu trộm đuôi cướp. Ramadier quyết định thay thế D’Argenlieu và tiến cử tướng Leclerc nhưng tướng Leclerc đã từ chối như đã được trình bày ở phần trước đây. Ngày 17-02-1947 Ramadier lại gọi mời tướng Juin nhưng tướng nầy cũng từ chối không nhận. Cuối cùng Chính phủ Pháp ở Paris phải mời một nhân vật dân sự là Émile Bollaert nguyên trước đây là cố vấn Hội Đồng Kháng Chiến của nước Pháp và là đảng viên đảng Cộng Hòa cấp tiến thay thế D’Argenlieu. Ngày 24-02-1947 d’Argenlieu tới Paris và nhận được ngay một thư riêng của tướng Charles de Gaulle khuyến cáo đương sự không được tự mình làm đơn xin từ chức Cao ủy Đông Dương và cứ để mặc cho chính phủ của Ramadier gánh chịu trách nhiệm trong việc cách chức và hạ bệ d’Argenlieu bằng cách khăng khăng một mực giữ vững lập trường của đương sự đã đề ra trong giác thư ngày 14-01-1947. Ngày 03-04-1947, trước mặt Ramadier, D’Argenlieu lại cả quyết tuyên bố giữ vững lập trường khiến cho Ramadier không còn do dự gì để tuyên bố thẳng là nếu như vậy thì d’Argenlieu không thể nào quay trở lại Đông Dương được nữa và d’Argenlieu đáp lại ngay rằng lời tuyên bố của Ramadier hiển nhiên được xem như là một lệnh bãi nhiệm chức vụ Cao Ủy Đông Dương của đương sự.35 4.2 - Sứ mạng của Tân Cao Ủy Đông Dương Émille Bollaert Ngày 18-03-1947, tân thủ tướng Paul Ramadier sau khi nhậm chức đã ra tường trình trước quốc hội Pháp rằng đương sự quan tâm đến nền VSTK - 3272


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

độc lập và thống nhất của nước Việt Nam – “độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp” và trong “một khối 3 xứ An Nam” đúng theo như ước vọng của người An Nam. Tuy nhiên, Ramadier lại tuyên bố thêm một cách lập lững mơ hồ rằng người Pháp sẽ để thành hình trên nước An Nam 3 xứ Cộng Hòa mới mẻ, với những quyền tự do mới mẻ.36 Ramadier đã cố tình tránh né không dùng hai chữ Việt Nam như cựu Cao Ủy Đông Dương Thierry d’Argenlieu đã khởi xướng “không có hai chữ Việt Nam” và tiếp tục khơi lại hai chữ An Nam, một danh xưng mà trong thời cổ sử đế quốc Trung Hoa đã dùng để chỉ nước Việt Nam: Cho đến cuối đời Hậu Lê, nước An Nam theo đế quốc Trung Hoa chỉ có Trung Kỳ và Bắc Kỳ hiện nay. Đến đầu triều đại của hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc, đáng lý ra người Trung Hoa phải đổi gọi nước An Nam thành nước Nam Việt theo đòi hỏi của hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nhưng họ lại phải xuống nước yêu cầu Hoàng đế Gia Long chấp nhận danh xưng Việt Nam vì e sợ nhằm lẫn với nước Nam Việt của Triệu Đà ngày xưa bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Hoa và Giao Chỉ (Bắc Kỳ) bởi vì họ đánh hơi và suy diễn rằng đây là một sự nhằm lẫn cố tình -một sự nhằm lẫn ngoạn mục - để sau nầy hoàng đế Gia Long sẽ có thể lạm dụng danh xưng Nam Việt mà đòi thêm các phần đất còn lại của Nam Việt vương Triệu Đà trên đất Trung Hoa. Như vậy nguồn gốc và lý do tại sao có quốc hiệu Việt Nam là do hoàng đế Gia Long, khởi xướng và thụ đắc sau khi đã thống nhất hoàn toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả 3 kỳ Nam, Trung, Bắc hiện nay. Như vậy, Ramadier khi dùng danh xưng nước An Nam hay người An Nam (Annamite) thì đã có ý ám muội loại bỏ Nam Kỳ ra khỏi nước Việt Nam bởi vì, như vừa mới nói ở trên, nước An Nam theo cổ sử từ cuối đời nhà Hậu Lê và đầu đời họ nhà Nguyễn Phúc chỉ có Bắc Kỳ và Trung Kỳ; còn Nam Kỳ là của người Pháp kể từ thời hoàng đế Tự Đức. Hậu ý mờ ám của Ramadier còn biểu hiện cho thấy thêm là khi dùng hai chữ nước An Nam và người An Nam đương sự cũng đang hướng mắt về một ‘chủ nhân’ của một vương quốc An Nam cũ - vương quốc của nhà Nguyễn Phúc- như là một đối nhân thương thảo trong tương lai với người Pháp. mặc dù Ramadier không muốn nói rõ đối nhân nầy là ai nhưng nhất định không ai khác hơn là cựu hoàng Bảo Đại đang lưu vong ở Hong Kong và đây chính là sáng kiến chính trị của cựu Cao ủy Đông Dương d’Argenlieu, một sáng kiến mà Ramadier đã cực lực lớn tiếng chống đối. Rõ ràng là Ramadier “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, dùng thủ đoạn chính trị bất chính “của người phúc ta”để cướp công VSTK - 3273


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

d’Argenlieu. Chỉ có khác nhau ở chỗ: d’Argenlieu chủ trương không thương thảo vời CSVM và dùng giải Pháp Bảo Đại còn Ramdier chủ trương dùng giải pháp Bảo Đại đồng thời nối lại cuộc thương thảo với VMCS. Người Pháp thực dân nào rồi thì cũng thế thôi. Bất cứ họ là Cộng Hòa, là Xã Hội, hay là Cộng Sản, tất cả đều là kẻ thực dân thuộc địa vào thời buổi đó, cho nên họ nhất định không buông tha vùng đất Việt Nam chưa được khai thác về kinh tế đúng nghĩa và biến dân tình ở nơi nầy thành những kẻ làm nô lệ suốt đời cho mẫu quốc và người Pháp. Bản tường trình mặp mờ kiểu bỏ thì vương vấn, mang thì gánh lấy tội vạ, đầy ẩn ý của Ramadier trước Quốc Hội Pháp ngày 18-031947 đã gây tiếng vang xôn xao không ít ở Việt Nam. Việc chính phủ Pháp triệu hồi d’Argenlieu và cử Bollaert thay thế chức Cao ủy Đông Dương khiến cho Hồ Chí Minh ảo tưởng rằng chính phủ mới của nước Pháp sắp sửa nối lại sự thương thảo nghiêm chỉnh và thành thật với chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ ở Bắc Kỳ cho nên đã phó mặc để cho Hoàng Minh Giám (HMG) giữ nhiệm vụ bộ trưởng ngoại giao mới của CHDCVN kể từ 18-03-1947 để đối phó với chính sách ngoại giao mới của chính phủ Pháp. Theo Hồi ký của Hoàng Minh Giám thì sau khi toàn bộ đầu não của chính quyền CSVM rút lui ra khỏi Hà Nội trong đêm 19-12-1946 để rút về các chiến khu an toàn ở Việt Bắc thì trụ sở bộ ngoại giao đóng ở gần một làng hẻo lánh cách huyện lỵ Sơn Dương khoảng 11 km. Đóng trụ sở ở gần Bộ Ngoại giao còn có các bộ khác như: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ (Bộ Nội vụ lúc đầu do Tôn Đức Thắng làm Bộ trưởng một thời gian ngắn, sau đó là Phan Kế Toại thay thế), Bộ Lao động… Từ chỗ Bộ Ngoại giao đi tiếp quãng nữa thì tới con suối Lê, qua suối Lê đi tiếp một đoạn nữa thì tới xã Tân Trào, nơi có đình Tân Trào.37 Ở Pháp, trong một cuộc họp vào ngày 19-03-1947, Ủy Ban Trung ương đảng Cộng sản Pháp lại khẳng định rằng người Pháp ‘phải chấm dứt những hành vi thù nghịch ở Đông Dương, phải nối lại ngay cuộc hòa đàm với chính quyền Việt Nam và Hồ Chí Minh trên căn bản của Thỏa Ước ngày 06-03-1946, phải tôn trọng độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam trong khuông khổ Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp.’38 Ngày 21-03-1947, HMG cho phổ biến trên đài phát thanh lời tuyên bố của HCM đáp ứng chủ trương và chính sách mới về Đông Dương của thủ tướng Pháp Ramadier. HCM nhắc lại rằng chỉ cần người Pháp ra lệnh ngưng các hoạt động thù nghịch và công nhận Độc Lập VSTK - 3274


1

2

3

4

5

6

7

8

chủ quyền toàn vẹn cho nước Việt Nam thì mọi việc khác sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa. Cùng trong một ngày, đại diện của chính quyền HCM ở Paris là Trần Ngọc Danh đề nghị chính phủ Pháp mở lại ngay những cuộc tiếp giao với CSVM.39 Điều mà CSVM lo âu nhất chính là mất đi sự độc quyền lãnh đạo phong trào Quốc Gia của nước Việt Nam nhưng vẫn còn có thể tiếp tục được xem như là một thành viên trung kiên tuân thủ chủ nghĩa và sách lược toàn cầu của các đảng Cộng Sản quốc tế.

Chính phủ Hồ Chí Minh trong chiến khu Việt Bắc năm 1948. (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Minh Giám là người đứng thứ tư hàng thứ hai từ phải sang). Nguồn ảnh: http://dvt.vn/20110922105316171p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-ve-nhung-ngay-vannuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-6.htm * 9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

Ngày 01-04-1947, tân Cao ủy Đông Dương Émille Bolaert đến Sài Gòn. Ngày 24-04, đích thân bộ trưởng ngoại giao CHDCVN gửi công điện đến Bollaert đề nghị ngừng ngay những hành vi động thù ngịch và mở lại hòa đàm để giải quyết những mâu mâu thuẩn giữa hai bên. Đề nghị nầy của CSVM khiến cho Bollaert ngạc nhiên và lạc quan Tuy nhiên tướng Valluy, Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Nam Á đã không còn tin tưởng miệng lưỡi của VMCS cho nên để đáp ứng tuyên bố của HCM và đề nghị của HMG, ngày 25-04-1947 tướng Valluy, đã tường trình và đề nghị trước Hội Đồng Quốc Phòng Liên Bang Đông Dương những điều kiện mà Valluy thấy cần phải có để phòng ngừa CSVM có thể tiếp tục lừa đảo, trở mặt, thừa cơ ngừng bắn để củng cố và tăng cường số lượng bộ đội chính quy và dân quân du kích của họ. Những đề nghị nầy của Valluy cũng được báo trình lên chính phủ mới của Pháp ở Paris và gồm có như sau:40 1- Trong vòng 15 ngày, đối phương phải giao nộp một số lớn vũ khí quan trọng cho Pháp. 2 – Đối phương phải ngưng ngay tức khắc các hoạt động thù nghịch, khủng bố và tuyên truyền. VSTK - 3275


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24 25 26

27 28

29

30 31

3- Phải trả lại cho Pháp tất cả những tù nhân chiến tranh và những con tin (otages). 4- Phải trao cho Pháp tất cả những kẻ đào ngủ thuộc quân đội Pháp và quân đội Nhật Bản. 5- Giải tỏa tức khắc các tuyến đường giao thông. Ngoài ra, ngày 03-05-1947, Bollaert còn bổ túc thêm những điều kiện ngặt nghèo khác như sau : - Phải giao nộp ½ số vũ khí và quân cụ hiện có. - Phải đê một mình chính quyền Pháp đảm nhiệm việc canh phòng an ninh trật tự. - Quân đội Pháp có quyền tự do đi lại khắp nơi trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam. - Bộ đội VM không được di chuyển dưới bất cứ một hình thức nào. Bollaert còn đi xa hơn và đòi hỏi rằng tù binh CSVM chỉ được thả ra sau khi CSVM thi hành nghiêm chỉnh lệnh ngừng bắn. Tất cả những đề nhị của Vally-Bollaert đều được chính phủ Pháp ở Paris đồng ý bởi vì theo lời tuyên bố chủ quan của bộ trưởng Quốc Phòng CosteFloret sau khi kinh lý Đông Dương trở về Pháp thì quân đội Pháp đã thành công và hiện giờ không còn có vấn đề quân sự mà chỉ có vấn đề chính trị cần giải quyết ở Đông Dương. Ngày 25-04 -1947, Bollaert phái cố vấn chính trị Paul Mus bắt liên lạc với Hoàng Minh Giám để được gặp HCM. HMG kể lại sự việc nầy như sau: Một ngày đầu tháng 5/1947, có cuộc gặp gỡ giữa tôi và lãnh sự Anh Tressor Wilson gần cầu Đuống. Sau mấy phút trao đổi ý kiến về “vấn đề tù binh” và tình hình chung, viên lãnh sự Anh nói: - Ông có biết ông Paul Mus? Ông ấy nói đã có dịp gặp ông ở Hà Nội và đã được yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh trước ngày 19 tháng 12/1946. - Có, đúng như vậy. - Ông P. Mus muốn gặp ông. Ông ấy đã đi theo tôi đến phía bên kia cầu Đuống, cách đây độ một cây số, và đang chờ ở đó. Nếu ông đồng ý

32 33

tiếp, thì ông ấy sẽ đến ngay.

34

- Ông ấy muốn gặp tôi về việc gì? Ông có biết không?

35 36 37 38

39

- Ông ấy nói rằng có một việc rất quan trọng, và ông ấy tha thiết muốn gặp ông. Hiện nay ông ấy là một người giúp việc thân cận, một cố vấn của cao ủy Bollaert. - Được. Nhờ ông báo cho ông P.Mus rằng tôi vẫn sẵn sàng gặp ông ấy. VSTK - 3276


1

2 3 4

Một lát sau, P.Mus đến. Sau khi chào hỏi, ông ta vào đề ngay: - Tôi có một việc rất quan trọng, bí mật và gấp, muốn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi được ủy nhiệm chuyển trực tiếp đến Chủ tịch một thông điệp của cao ủy Bollaert. Nếu có thể, tôi sẵn sàng đi theo ông ngay bây giờ.

5 6 7 8

9

10 11 12 13

14 15 16 17 18 19

20 21 22 23

24 25 26 27

28 29 30 31

32

33 34 35 36 37 38

39 40

41 42

- Rất tiếc. Đi ngay bây giờ thì không được. Tôi sẽ báo cáo với Chủ tịch. Tôi sẽ trả lời cho ông biểt quyết định của Người. Ông cho biết nên trả lời cho ông bằng con đường nào, vừa nhanh chóng vừa đảm bảo bí mật? - Cảm ơn. Đề nghị ông trả lời cho tôi bằng điện đài. P. Mus đọc một câu có nghĩa lóng, và nói tiếp: “Bắt đầu từ ngày kia, mỗi buổi sáng, hồi 9 giờ, bộ phận nghe đài của chúng tôi sẽ đón nghe đài của các ông, nghe được câu lóng đó, tôi sẽ đến địa điểm này, đúng giờ hẹn, để được dẫn đến gặp Hồ Chủ tịch và trao trực tiếp bản thông điệp của cao ủy Bollaert. Sau đó, điện đài của ta báo cho phía Pháp biết Hồ Chủ tịch bằng lòng tiếp đặc phái viên của cao ủy Bollaert. Đúng hẹn, người của ta chờ P. Mus ở cầu Đuống và dẫn vào vùng giải phóng. Để bảo đảm bí mật và vì các đường cái đã bị dân công đào, cắt, ông ta đã phải đi bộ qua các làng phần lớn đã sơ tán, và đi ban đêm. Và một buổi tối trung tuần tháng 5/1947, P. Mus đã được Hồ Chủ tịch tiếp, lúc đó khoảng 22 giờ, tại Thái Nguyên. Thị xã Thái Nguyên đã tản cư triệt để, và tiêu thổ kháng chiến. Các đồng chí bảo vệ đã tìm được một ngôi nhà tuy không nguyên vẹn, nhưng cũng còn được một gian tương đối khả quan, có bàn và ghế, có thể dùng làm nơi Bác tiếp người phái viên bí mật của Bollaert. Tôi chờ P.Mus và đưa ông ta vào gian nhà yết kiến Hồ Chủ tịch. Dưới ánh sáng của ngọn đèn măng-sông, tôi cảm thấy ông ta xúc động được gặp Bác, được Bác tiếp, giản dị, lịch sự như lúc ở phòng khách tại nhà 12 Ngô Quyền, Hà Nội. P. Mus cảm ơn Hồ Chủ tịch đã vui lòng cho ông ta gặp để làm nhiệm vụ do cao ủy Đông Dương giao cho và xin phép đọc cho Bác nghe (đọc thuộc lòng) bản thông điệp không ghi vào giấy (messenger verbal) của Bollaert, trả lời bức thư đề nghị ngừng bắn của Chính phủ ta đề ngày 25/4/1947. Thông điệp của Bollaert nêu lên bốn điều kiện cho ngừng bắn: 1- Quân đội Việt Nam phải nộp vũ khí cho Pháp. 2- Quân đội Pháp được quyền đi lại tự do trên đất nước Việt Nam. 3- Chính phủ Việt Nam phải trả lại cho Pháp tất cả những người đã bị bắt mà họ gọi là con tin (otages). 4- Chính phủ Việt Nam phải trao cho Pháp tất cả những người nước ngoài (ý nói người Nhật và người Pháp) đã chạy sang phía Việt Nam. Sau khi nghe những điều kiện láo xược đó của cao ủy Pháp, Hồ Chủ tịch nghiêm nét mặt, nhưng bình tĩnh và giọng nói ôn tồn. Người nói: - Ông Mus, tôi biết ông đã tham gia cuộc kháng chiến chống Hitler của nhân dân Pháp, điều đó có đúng không? VSTK - 3277


1 2

3 4

5

6 7 8 9 10 11 12 13 14

- Thưa Chủ tịch, đúng. - Vậy ông hãy trả lời tôi: Nếu ở địa vị tôi, ông sẽ có thái độ thế nào với bản thông điệp của ông Bollaert? Ông có nhận những điều kiện đó không? P. Mus lúng túng… Bác nói tiếp: - Tôi nghe nói ông Bollaert cũng đã tham gia cuộc kháng chiến chống Hitler và có thành tích. Những điều kiện ông ấy đòi chúng tôi phải đầu hàng. Ông Mus, bản thân ông có nghĩ rằng chúng tôi có thể đầu hàng không? Lại còn điều kiện liên quan đến những người nước ngoài đứng trong hàng ngũ kháng chiến Việt Nam chống thực dân. Phải là một con người hèn mạt, mới chấp nhận điều đó. Nếu tôi chấp nhận, tôi là kẻ “hèn mạt” (Si j’acceepte, je serais un lâche). Và tôi nghĩ rằng trong Liên hiệp Pháp không có chỗ cho những kẻ hèn mạt (Je pense que dans l’ Union française, il ne doit pas y avoir de place pour des lâches).

15

P. Mus im lặng, gật đầu, tỏ ý đồng tình. Rồi nói:

16

- Tôi hiểu, thưa Chủ tịch, tôi hiểu…

17

Thế rồi không nói đến bản thông điệp nữa.

18 19 20

21 22 23 24

Bác giải thích về lập trường của Chính phủ và nhân dân ta: Yêu chuộng hòa bình, muốn có quan hệ tốt với nhân dân Pháp, nhưng kiên quyết kháng chiến để bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc mình. P. Mus thừa nhận rằng đó là những tình cảm và ý chí chính đáng, hứa sẽ báo cáo với cao ủy Bollaert những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông ta chúc sức khỏe Bác, và lúc chào từ biệt, tỏ ra cảm động thực sự. Lời cuối cùng của ông ta lúc ra về là:

26

- Chúc Chủ tịch dũng cảm (Du courage, Monsieur le Président!). Bác đáp lại:

27

- Luôn luôn! Tất nhiên! (Toujours! Naturellement!).

25

28 29 30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Một sự việc nhỏ có lẽ đã làm cho P. Mus ngạc nhiên: Khi cuộc tiếp kiến kết thúc, các đồng chí phục vụ đã bưng ra mấy cốc rượu sâm banh để Bác mời khách uống trước khi ông ta rút lui vào bóng tối đêm khuya.41

Vậy là nhiệm vụ thăm dò của Paul Mus có thể đồng hóa với một tối hậu thư, và Hồ Chí Minh đã trả lời: ‘Nếu tôi chấp nhận, tôi là kẻ hèn mạt (Si j’acceepte, je serais un lâche). Và tôi nghĩ rằng trong Liên hiệp Pháp không có chỗ cho những kẻ hèn mạt (Je pense que dans l’ Union française, il ne doit pas y avoir de place pour des lâches)’. Sự thật chính là người Pháp thực dân mới đã cảm thấy hân hoan về lời tuyên bố của HCM với Paul Mus bởi vì nhờ sự tuyên bố từ chối đó mà người Pháp có thể vững lòng đổi hướng theo một giải pháp khác đi tìm những thành phần ngoan ngoãn không Cộng Sản chạy theo chủ trương ‘Pháp-Việt đề huề’, những ‘tay sai’, những ‘người bạn của nước Pháp’ VSTK - 3278


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

và thành lập với những thành phần nầy ‘một chính phủ thay thế’ mà người Pháp từng mong ước từ tháng 8/1946 đến nay.42 Sau khi loại trừ ảnh hưởng của nhóm Cộng sản Pháp trong thành phần nội các của mình, thủ tướng Ramadier đã thoát được áp lực của CS đòi hỏi chính phủ Paris phải thương lượng và hòa đàm với riêng một mình CSVM mà thôi. Những phe quân sự cùng với nhóm quan viên cai trị có ảnh hưởng lớn của chính quyền thực dân mới ở Đông Dương chưa bao giờ chấp nhận sự cần thiết phải thương lượng với HCM kể từ ngay sau khi đoàn quân viễn chinh của họ theo chân đoàn quân giải giới của Anh chiếm lại được Nam Kỳ và kế tiếp lại còn xúi giục thành lập và thừa nhận Xứ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị. Họ cũng chưa bao giờ xem việc thoái vị của cựu hoàng đế Bảo Đại như là chung cuộc. 43 Tướng De Gaulle cũng lại ra mặt tuyên bố ở tỉnh Bordeau vào ngày 15/05/1947: ‘Đánh mất Khối Liên Hiệp Pháp sẽ là một sự hạ thấp tai hại nền độc lập của nước Pháp. Giữ được và làm cho Khối Liên Hiệp nầy sinh động chính là sự tồn tại của những sự vĩ đại và kết quả là giữ được những quyền tự do.’ Cùng ngày 15/05/1947, Cao ủy Đông Dương Bolaert cũng phỏng theo lời của tường De Gaulle để tuyên bố ở Hà Nội rằng ‘Pháp sẽ ở lại Đông Dương và Đông Dương sẽ tồn tại trong Khôi Liên Hiệp Pháp . . .Thời đại đế quốc đã được thanh toán và thời đại hữu nghị phải được khởi đầu.’ Bolaert cũng tuyên bố rằng người Pháp xác định ý chí thương thảo với các người đại biểu của tất cả mọi đảng phái: Bản chức nói là tất cả mọi đảng phái. Vì chưng người Pháp chúng tôi không công nhận bất cứ một phe nhóm nào tự xem mình như là độc quyền đại biểu cho nhân dân Việt Nam.’44 Lời cảnh cáo nầy nhất định là nhắm vào đảng CSVM đội lớp dưới chiêu bài Mặt Trận Dân Tộc Quốc Gia đã được đảng CSVM khai sinh trước khi HCM lên đường sang thăm viếng nước Pháp trong khi phái đoàn CSVM tham dự hòa hội ở Fontainebleau. 4.3 - Những đáp ứng chính trị sau lời tuyên bố của E.Bolaert Tuyên ngôn của Émile Bolaert ở Hà Nội ngày 15/05/1947 đã gây ra một chuỗi phản ứng rộng khắp nội tình chính trị Việt Nam ở trong cũng như bên ngoài nước. Những nhân vật chính trị, đảng phái, giáo phái, các phe nhóm đã đánh hơi được không khí thuận lợi để được chia phần tham gia vào tiến trình tạo dựng một nước Việt Nam độc lập và thống nhất, một tiến trình mà trước đây Cộng Sản Việt Minh luôn luôn tiếm mạo một cách độc tôn. 4.3.1 - Phản ứng của đảng CSVM VSTK - 3279


6

Cộng Sản Việt Minh đã ra chỉ thị tố cáo rằng thực dân Pháp âm mưu lừa gạt nhân dân Việt Nam và che đậy dư luận ở nước Pháp cùng quy động những phần tử phản động chống CSVM để đi đến việc ‘thành lập một chính phủ bù nhìn toàn quốc, cống Cộng Sản Việt Minh.’ Sau đây là toàn văn bản Chỉ thị của Trung ương đảng CSVM ngày 22/05/1947:

7

Chỉ thị của T.Ư, ngày 22-5-194745

1

2

3

4

5

8 9 10 11 12

13 14 15 16

I- Ngày 25 tháng 4 nǎm 1947, Chính phủ ta vì mục đích hoà bình và nhân đạo đã gửi cho Chính phủ Pháp một bức thư đề nghị đình chiến để mở một cuộc đàm phán giảng hoà giữa hai nước. Bức thư này do Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám ký, được Hội đồng Chính phủ duyệt y và gửi qua Thượng sứ Bôla để chuyển cho Chính phủ Pháp. Ngày 11 tháng 5 nǎm 1947, Thượng sứ Bôla phái một người đại diện đến gặp Hồ Chủ tịch và Bộ trưởng Hoàng Minh Giám. Trong cuộc hội kiến này, vị đại diện Thượng sứ Bôla nói đại khái: Pháp công nhận nước Việt Nam thống nhất và độc lập, nhưng Việt Nam phải chịu những điều kiện như dưới đây:

17

1) Nộp vũ khí cho quân đội Pháp;

18

2) Để quân đội Pháp đi lại và đóng binh tự do khắp nơi trên đất Việt Nam;

19 20

21 22

23 24 25

26 27

28 29 30 31 32 33 34

35 36 37 38 39 40

3) Giao trả những lính Pháp hay lính Lê dương đảo ngũ chạy qua phía Việt Nam. 4) Tha những người Pháp và người Việt Nam thân Pháp do Chính phủ Việt Nam giam giữ vân vân... Xem đó, bọn phản động Pháp thật là tham lam hỗn xược. Chúng định bắt ta đầu hàng nhục nhã mà nuốt chửng cái bánh vẽ độc lập và thống nhất giả hiệu. Cố nhiên Chính phủ ta cự tuyệt. II- Đại diện Bôla nói miệng, không có công hàm và hứa sẽ có thư của Bôla xác nhận những điều kiện y nói trên. Ta đang đòi thư chính thức trả lời của Chính phủ Pháp về việc Chính phủ ta đề nghị đình chiến thì có tin từ Sài Gòn phát đi: "Mặt trận liên hiệp quốc gia" (Front d'union national) thành lập. Theo đài Sài Gòn của Pháp thì Nguyễn Vǎn Sâm, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần và cả Bảo Đại cũng tham gia "mặt trận" đó. Tin này tuy chưa được lấy gì làm đích xác, nhưng thực dân Pháp phóng nó ra tức là có ý doạ Chính phủ ta rằng: nếu không nhận những điều kiện của chúng thì chúng sẽ vượt qua đầu mà dàn xếp với bọn khác. Dù sao tin trên kia cũng chỉ rõ ra một sự thật: thực dân Pháp định dùng mưu lừa gạt dân ta và dư luận bên Pháp; chúng đang vơ vét những phần tử phản động để lập một mặt trận chống Việt Minh, và chống cộng sản rồi đánh đến một mức nào đó, chúng sẽ lập một chính phủ bù nhìn toàn quốc, chống Việt Minh, chống cộng sản, mở một cuộc đàm phán với bọn đó, đặt cho bọn đó những điều kiện bán nước. Cũng có thể chúng mở đàm phán với bọn bù nhìn kia và mời VSTK - 3280


1 2 3 4 5

6 7 8

9 10 11 12 13 14

15 16

17 18 19 20

21 22 23

24 25 26 27 28 29

30 31 32

33 34

35 36 37 38

39 40 41 42

Chính phủ ta tham dự. Khi ấy nếu Chính phủ ta từ chối, chúng sẽ bảo Chính phủ ta không thành thực hoà bình, là "hiếu chiến", là "khát máu", và nếu Chính phủ ta cử đại biểu đi tham dự thì tự nhiên mất quyền chủ động và giống như không còn là một Chính phủ hợp pháp của nước Việt Nam nói chuyện với Chính phủ Pháp nữa. III- Thái độ của nhân dân và của Chính phủ ta là: kiên quyết giành cho được độc lập và thống nhất. Nếu Pháp không công nhận ta độc lập và thống nhất thì ta tiếp tục kháng chiến đến toàn thắng mới thôi. Chỉ có Chính phủ Hồ Chí Minh là chính phủ duy nhất hợp pháp của nước Việt Nam, thành lập theo đúng hiến pháp, được Quốc hội Việt Nam truy nhận, thì nó mới có quyền ngoại giao với Pháp hoặc với một nước ngoài nào khác. Kẻ nào mạo nhận là thay mặt dân, đứng ra đàm phán với Pháp đều bị quốc dân coi là Việt gian, bị Chính phủ xử vào tội phản quốc, thông mưu với giặc và sẽ bị trừng trị theo pháp luật. Pháp thừa nhận thống nhất và độc lập với bọn bù nhìn, thì nhất định thống nhất và độc lập ấy sẽ giả dối, hữu danh vô thực. Thực dân Pháp có thể mua chuộc một bọn bán nước làm cái trò hề bù nhìn, nhưng chúng sẽ thất bại đau đớn. Vì nước Việt Nam và dân Việt Nam ngày nay khác trước xa. Vô luận chúng dùng cách gì cũng không khắc phục được hay lừa bịp nổi. Pháp muốn giải quyết vấn đề Việt Nam thì chỉ có một cách là thẳng thắn mở cuộc đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh và công nhận Việt Nam thống nhất và độc lập thực sự trong khối Liên hiệp Pháp. IV- Như trên đã nói, lúc này mưu gian của thực dân Pháp rất thâm độc. Chống lại mưu ấy, chúng ta phải làm gì? Phải vạch rõ thủ đoạn của thực dân Pháp trước nhân dân Việt Nam, trước dư luận dân Pháp và thế giới. Đồng thời gây một phong trào rộng rãi khắp nước chống bọn phản động Pháp và bọn "bù nhìn" "Mặt trận liên hiệp quốc gia", ủng hộ kháng chiến, ủng hộ chính phủ duy nhất hợp pháp Hồ Chí Minh bằng những hình thức dưới đây: a) Toàn thể bộ đội và dân quân phải ra sức kháng chiến, đánh ráo riết hơn để dùng hành động quân sự mà trả lời cho thực dân Pháp rằng mưu gian của chúng không lừa được quân và dân Việt Nam. Cuộc kháng chiến càng sôi nổi mãnh liệt hơn nếu thực dân Pháp mù quáng cố ý thực hiện mưu gian ấy. b) Họp mít tinh trong bộ đội cũng như thường dân vạch mưu gian của Pháp, hô hào đoàn kết chống quân phiệt thực dân Pháp, chống các hạng bù nhìn, biểu quyết nghị án (motion) gửi lên Chính phủ và các đoàn thể ái quốc yêu cầu kiên quyết đối phó với phản động Pháp và bọn "Mặt trận liên hiệp quốc gia". c) Các đoàn thể ái quốc của ta khai hội, gửi điện cho Hồ Chủ tịch và Chính phủ và đánh điện cho các tổ chức dân chủ bên Pháp, như Hội Pháp - Việt Nam, Hội Nhân quyền, Tổng Liên đoàn Lao động Pháp, Đoàn Thanh niên cộng hoà Pháp, Hội Phụ nữ Pháp, Đảng Xã hội Pháp, Đảng Cộng sản Pháp, v.v. yêu cầu VSTK - 3281


1 2 3

4 5 6

các tổ chức ấy kiên quyết can thiệp với Chính phủ Pháp, bắt bọn phản động thuộc địa và bọn quân phiệt thực dân phải đình chỉ kế hoạch gian dối nói trên và đàm phán ngay với Chính phủ Hồ Chí Minh. d) Rải truyền đơn hiệu triệu đồng bào của Hồ Chủ tịch và của Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, gián áp phích, phát bươm bướm, nêu cao mấy khẩu hiệu này:

7

- Đánh đổ bọn quân phiệt thực dân Pháp tham tàn và gian dối!

8

- "Mặt trận liên hiệp quốc gia" là một bọn bù nhìn bán nước cầu vinh!

9

- Phản đối "thống nhất" và "độc lập" bánh vẽ!

10

- Việt Nam chân chính thống nhất và độc lập muôn nǎm!

11

- Chính phủ Hồ Chí Minh muôn nǎm!

12

- Kháng chiến thắng lợi thành công muôn nǎm!

13 14 15 16

17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27

28 29 30 31 32 33 34

35 36 37

38 39 40

e) Trong vùng địch kiểm soát thì dùng mọi hình thức tranh đấu bí mật hay công khai (truyền đơn, áp phích, báo chí, diễn thuyết xung phong, bãi công, bãi thị, bãi khoá, v.v.) để chống lại mưu gian của thực dân Pháp. Rải cho thật rộng bản hiệu triệu dân Pháp của Hồ Chủ tịch. ... f) Các báo chí và Tiếng nói Việt Nam mở một cuộc tranh đấu chống mưu của Pháp và vạch rõ nếu Pháp không đàm phán với Chính phủ chính thức của Việt Nam và thành thực công nhận Việt Nam độc lập trong khối Liên hiệp Pháp (độc lập và thống nhất thực sự) thì nhân dân Việt Nam chiến đấu mãi không ngừng. V- Trong các cuộc mít tinh cũng như trên mặt báo, cần đặc biệt chú trọng vạch mặt bọn lãnh tụ bù nhìn của "Mặt trận liên hiệp quốc gia" như bọn Nguyễn Vǎn Sâm, khâm sai Nam Bộ dưới thời Nhật, Lê Vǎn Hoạch trùm phản quốc trong "chính phủ bù nhìn Nam Kỳ"; Nguyễn Tường Tam, tên vǎn sĩ dâm ô, say rượu thụt két hai triệu bạc của Chính phủ ta trốn sang Tàu, trước làm tay sai cho Nhật, sau cho Tàu, nay cho Pháp; Nguyễn Hải Thần, một tên cựu trào trong khối Liên hiệp Pháp theo dân tộc ta và Chính phủ ta hiểu phải như thế nào. Chú ý: ta đòi độc lập và thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp như đã nói trong bài xã luận báo Cứu Quốc ra ngày 27-4-1947, và như Lời kêu gọi của Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam ngày 26-5-1947. Còn Pháp định nhận Việt Nam độc lập và thống nhất nhưng không cho Việt Nam có quyền ngoại giao với các nước và phòng thủ nước mình (hai quyền ấy dành riêng cho Pháp); đồng thời quân Pháp tha hồ đóng trên đất Việt Nam (bất cứ đóng ở đâu và đóng đến bao giờ), nghĩa là một thứ "độc lập thống nhất" có danh không có thực. Lại phải nhấn mạnh vào chỗ muốn độc lập và thống nhất cho ra trò, phải đoàn kết nhất trí hơn nữa, kháng chiến kiên quyết hơn nữa. Tự do không xin mà được. Tự do phải chiến đấu mà giành lấy. VII- Chú ý làm nổi bật vai trò Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam trong cuộc vận động chống phản động Pháp và khối bù nhìn. Nhân cuộc này, ra sức phát triển Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam để làm lợi khí đoàn kết rộng rãi toàn dân VSTK - 3282


1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11

trong "mặt trận quốc gia thống nhất". Nên mời các vị nhân sĩ, các đại biểu đảng phái (kể cả Đảng Xã hội Việt Nam, Đồng Minh hội, phái ông Bồ Xuân Luật và Quốc dân đảng cải tổ), các bậc lão thành trong Công giáo và các đạo giáo khác, các nhà phú hào vô đảng phái, v.v. đứng ra hiệu triệu nhân dân chống bọn phản động Pháp và bọn bù nhìn. Nhân đó mời cho thật rộng các cá nhân và đoàn thể vào Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, làm cho hội thu hút toàn dân vào mặt trận dân tộc thống nhất chống phản động Pháp và bọn bán nước. Cần chấn chỉnh ban biên tập báo Toàn dân kháng chiến, khiến cho tờ báo ấy làm tròn nhiệm vụ đại đoàn kết, động viên toàn dân kháng chiến, chống phản động Pháp và Việt gian, các địa phương cần ủng hộ báo Toàn dân kháng chiến về mọi mặt.

12 13 14

Những chỉ thị trên đây các đồng chí cần phải thi hành ngay và kết quả thế nào báo cáo cho T.Ư biết.

17

Thân ái và quyết thắng Thường vụ Trung ương Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

18

T.Ư: Trung ương (B.T).

15 16

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

4.3.2 - Những phản ứng ở Bắc Kỳ Phản ứng chính trị ở Bắc Kỳ không cần phải chờ đợi sau khi có tuyên ngôn của E. Bolaert ngày 15/05/1947 mà đã xảy ra ngay từ lúc E.Bolaert vừa mới đặt chân đến Hà Nội trong ngày 14/05/1947: Tờ báo viết bằng Pháp ngữ Thời Sự đã ra số đặc biệt đăng tải lời kêu gọi của những nhân vật trước đây nguyên tự xem những là thành phần đại biểu đối lập trong Quốc Hội Việt Nam của Cộng Sản Việt Minh ở Bắc Kỳ là Trần Quốc Bảo, Vong Quốc Thái và Nghiêm Văn Nhân. Sau khi lưu ý rằng người Pháp đã nhằm lẫn tai hại khi ký kết Hiệp Định Sơ Bộ ngày 06/03/1946 với CSVM và khuyến cáo rằng không thể tiếp tục thương lượng với những kẻ ‘cuồng tín khát máu’. Lời kêu gọi được viết tiếp rằng theo quan điểm của những người nầy thì người Pháp chỉ có thể và chỉ được quyền thương lượng với cựu hoàng Bảo Đại mà thôi. Năm ngày sau tức là vào ngày 19/05/1947, một tổ chức gọi là Ủy Ban Thanh Lý Hành Chánh Lâm Thời được thành lập do Trương Đình Tri làm chủ tịch. Trương Đình Tri nguyên là một đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng và trước đây đã từng giữ chức bộ trưởng Bộ Y Tế và Xã Hội trong chính phủ của HCM trong giai đoạn 1945-1956. Chủ trương của Ủy Ban nầy có tính cách chính trị hơn là hành chánh quản trị và đã ra tuyên bố hoan hô chính sách một nước Việt Nam độc lập gồm có 3 Kỳ trong khối Liên Hiệp Pháp và một chính phủ trung ương cho quốc gia Việt Nam.46 VSTK - 3283


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

4.3.3 - Những phản ứng ở Trung Kỳ Ở Huế, tổ chức Quốc Gia Liên Hiệp Việt Nam và Ủy Ban Thanh lý Hành Chánh lâm thời được hình thành do các cựu thần bảo hoàng là Trần Thanh Đạt và Trần Văn Lý tổ chức và điều hành để ủng hộ sự trở lại của cựu hoàng Bảo Đại. 4.3.4 - Những phản ứng ở Nam Kỳ Kể từ mùa Hè 1947, nhiều khuynh hướng trong chính giới người Việt Nam ở bên trong cũng như bên ngoài nước đã muốn nương nhờ vào tên tuổi của cựu hoàng Bả Đại để chống lại CSVM và chia phần quyền lực làm chủ nước Việt Nam trong tương lai nhất là những thành phần đảng phái của người Việt Nam không Cộng Sản đang lưu vong ở Trung Hoa chủ yếu là 2 đảng Việt Cách và Việt Quốc. Từ tháng 02/1947, hai đảng nầy đã khởi xướng và thành lập Mặt Trận Quốc Gia Hợp Nhất (MTQGHN) mặc dù có sự bất đồng chính kiến giữa 2 đảng trong vấn đề chống hay không chống thực dân Pháp ở Đông Dương nhưng MTQGHN cũng được hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo trong nước tham gia và sát nhập các lực lượng quân sự của họ vào mặt trận nầy. Cả hai giáo phái nầy trước đây đã liên minh một cách không thân thiện lắm với Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ của Việt Minh vào năm 1946 do đó mốt số thành phần của họ đã tách rời khỏi việc tiếp tục liên kết với CSVM ở Nam Kỳ. Mùa Thu 1946, Pháp trả tự do cho hộ pháp Cao Đài Phạm Công Tắc bị lưu đài sang đảo Madgascar vì đã về phe quân phiệt Nhật chống lại Pháp kể từ khi quân Nhật xâm chiếm Đông Dương. Cuối năm 1946, chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ lại giao cho một thành viên cao cấp của Giáo phái Cao Đài là bác sĩ Lê Văn Hoạch đứng đầu chính phủ Nam Kỳ Tự Trị nhưng không được bao lâu chính phủ Nam Kỳ Tự Tri nầy bị sụp đỗ vì chủ trương tách rời Nam Kỳ ra khỏi nước Việt Nam theo mưu đồ củ thực dân Pháp. Mặc dù có lời kêu gọi của hộ pháp Phạm Công Tắc yêu cầu hợp tác với Pháp nhưng một số thành phần của giáo phái nầy tách riêng và tiếp tục theo CSVM để chống Pháp. Giáo phái Hòa Hảo đã đổi hướng theo về với người Pháp và chống lại CSVM ở Nam Kỳ một cách thẳng tay kể từ khi giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của họ bị CSVM của tướng Nguyễn Bình ở Nam Kỳ sát hại vào tháng 04/1947. Cả hai giáo phái nầy cũng hướng nhìn đến giải pháp Bảo Đại nhưng không nhiệt tình.

VSTK - 3284


Cuộc biểu tình vĩ đại tại Sài Gòn năm 1947 yêu cầu Cựu hoàng Bảo Đại (đang ở Hồng Kông) hồi hương chấp chánh Nguồn: http://sachhiem.net/HOANHLINH/VNML4_1.php 0 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

4.3.4bis - Những phản ứng từ bên ngoài nước Việt Nam Vào đầu tháng 12/1946, các lãnh tụ lưu vong của đảng Việt Cách và Việt Quốc đã tới Hong Kong để gặp Bảo Đại. Họ phát biểu rằng hiện giờ đa số quần chúng Việt Nam đang chờ đợi thái độ của Bảo Đại rồi họ cam kết 2 đảng của họ sẽ đứng sau lưng để yểm trợ cựu hoàng nầy. Vài ngày sau, cựu thủ tướng Trần Trọng Kim cũng đến Hong Kong gặp Bảo Đại. Theo hồi Ký Le Dragon d’Anam đã có rất nhiều nhân vật chính trị và giáo phái Việt Nam trong và ngoài nước đã đến Hong Kong hội kiến với Bảo Đại trong số nầy gồm có Trần Văn Tuyên của Việt Quốc, bác sĩ Lê Văn Hoạch của giáo phái Cao Đài, Ngô Đình Diệm, Phạm Công Tắc giáo chủ tòa thánh Tây Ninh, tướng Lê Văn Soái của giáo phái Hòa Hảo. Tất cả đều tỏ ý tán trợ cho việc cựu hoàng Bảo Đại trở lại giữ quyền lực cai trị trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam. Vài ngày sau khi Bollaert từ Hà Nội trở về Sài Gòn vào cuối tháng 05/1947, thì một tùy viên hành chánh dân sự của tòa lãnh sự Pháp ở Hong Kong tên là Cousseau xin đến gặp Bảo Đại gọi là thăm viếng xã giao nhưng thật ra là để thăm dò ý hướng của cựu hoàng nầy về tình hình chính trị đang diễn ra ở Việt Nam. Trong cuộc hội kiến nầy Cousseau phát biểu rằng Bảo Đại đã đòi hỏi những điều kiện còn nhiều hơn là những đòi hỏi của HCM và CSVM . Bảo Đại đã không ngần ngại mà trả lời rằng: ‘Nếu đã thế thì nước Pháp hãy thương lượng với HCM.’ Bảo Đại còn lên tiếng phê phán rằng người Pháp không trước sau như một – tiền hậu bất nhất; một mặt Cousseau phát biểu như thế thì một mặt khác, trong những lời tuyên bố chính thức người Pháp luôn luôn nói họ không muốn thương lượng với HCM. Hay là ông cho rằng bản chức là một kẻ ngu si đần độn?’.Và để chính thức hóa quan điểm VSTK - 3285


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

của mình, ngày 05/07/1947, Bảo Đại cho phép nhật báo L’Union Franҫaise ở Sài Gòn đăng tải lời tuyên bố ghi rõ những chủ trương và đường hướng của mình nếu được toàn thể nhân dân Việt Nam tin tưởng và giao phó trong việc thiết lập những quan hệ tốt đẹp với người Pháp. Người Pháp đã rõ những đòi hỏi của Bảo Đại48. Bản tuyên bố cũng viết: Bảo Đại không ủng hộ mà cũng không chống Việt Minh. Đề nghị của Bảo Đại là chỉ đóng vai trò trung gian giữa nước Pháp và tất cả các đảng phái ở Việt Nam. 49 Như là để đáp ứng lại lời tuyên của Bollaert ngày 15/05/1947, và lời tuyên bố của Bảo Đại đăng trên nhật báo L’Union Franҫaise ngày 05/07/1947 HCM đã cải tổ thành phần phần chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Kỳ vào ngày 19/07/1947 để làm nhạt bớt đi màu đỏ Cộng Sản của chính phủ nầy. Võ Nguyên Giáp, thường bị dư luận của người Pháp tố giác là thành phần hiếu chiến và khuấy động đầu nêu gây chiến trong cuộc binh biến ngày 19/12/1946 ở Hà Nội và những ngày tháng tiếp theo ở Bắc Kỳ, không còn giữ chức vụ bộ trưởng bộ Quốc Phòng và được thay thế bởi một thành phần lưng chừng đứng giữa là Tạ Quang Bửu, chỉ có chức nhưng lại không có quyền lực quân sự, bởi vì Giáp vẫn là tổng tư lệnh quân đội của CSVM. Một thành phần CS quá khích khác là Tôn Đức Thắng cũng được thay thế trong chức vụ Bộ trưởng Nội Vụ bởi Phan Kế Toại, một công chức cao cấp của chính quyền Trần Trọng Kim ngày trước nhưng đã chạy theo đầu thú VMCS kể từ mùa Thu 1945. Hoàng Minh Giám được trao giữ chức bộ trưởng Ngoại Giao, Phan Anh thuộc khối Công Giáo giữ chức bộ trưởng Kinh Tế, và công dân Nguyễn Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng Bảo Đại đang lưu vong ở Hong Kong, vẫn tiếp tục giữ chức vụ cố vấn chính tối cao. Trong thành phần chính phủ mới nầy, những phần tử đảng CS Mác xít, đảng Dân chủ và Xã hội khuynh tả đều về phe CSVM và nấm giữ những vị thế chủ chốt quan trọng.50 Có một điều cần chú ý trong lần cải tổ chính phủ nầy, HCM và đảng CSVM vẫn cố bám giữ cựu hoàng Bảo Đại Nguyễn Vĩnh Thụy như là một mồi câu để lôi kéo sự ủng hộ của người Pháp, của các phe phái Việt Nam gọi là không Cộng Sản cùng với số đông quần chúng Việt Nam hiện nay. Đây vẫn là mưu lược hằng cữu ‘của người phúc ta, ngồi mát ăn bát vàng’ mà HCM đã luôn luôn áp dụng để lôi kéo những nhóm người Việt Nam không Cộng sản lưu vong ở Trung Hoa trước đây và sau khi được việc rồi thì họ Hồ sẽ tìm cách loại trừ những nhóm người Việt Nam không cộng sản nầy. Câu hỏi đặt ra là hiện nay Bảo Đại ở Hong Kong có còn hài lòng để tiếp tục hành động như là một VSTK - 3286


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

công cụ của CSVM nữa hay không? Sau lời tuyên bố ngày 21/03/1947 của HCM một phóng viên báo United Press ở Hong Kong chất vấn Bảo Đại rằng với vị thế cố vấn tối cao của chính quyền HCM, liệu rằng Bảo Đại sẽ giữ trách vụ thương thảo hay không? Bảo Đại đã trả lời rằng Ông sẽ không thương lượng dưới danh chức cố vấn tối cao của chính quyền HCM.51 Tưởng cũng cần nhắc lại là 21/0/-1947, Hoàng Minh Gíam cho phổ biến trên đài phát thanh lời tuyên bố của HCM để đáp ứng chủ trương và chính sách mới về Đông Dương của thủ tướng Pháp Ramadier. HCM nhắc lại rằng chỉ cần người Pháp ra lệnh ngưng các hoạt động thù nghịch và công nhận Độc Lập chủ quyền toàn vẹn cho nước Việt Nam thì mọi việc khác sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa.52 Mưu lược của người phúc ta, ngồi mát ăn bát vàng mà HCM thường áp dụng và lần nầy lại áp dụng lên cá nhân của Bảo Đại trong việc vẫn giữ tên cố vấn Nguyễn Vĩnh Thụy trong thành phần nội các mới được HCM cải tổ. Về việc nầy, trong sách Le Dragon d’An Nam, cựu hoàng Bảo Đại đã gọi HCM là một ‘ông già lừa đảo, mưu mẹo - le vieux rusé’ khi biết được HCM trả lời trong một cuộc họp báo rằng : ‘có rất nhiều thành phần trong chính phủ kể luôn cả họ Hồ, tất cả đều là thân hữu của ông cố vấn Nguyễn Vĩnh Thụy, đang mong chờ mãnh liệt được gặp lại ông, và ước muốn ông trở về sớm để cùng chung giữ những trọng trách của Quốc Gia. . . . Chúng tôi tuy rằng xa mặt nhưng không cách lòng.’53 Một mưu lược ly gián ngoạn mục của HCM nhằm ly gián Bảo Đại với người Pháp, với các thành phần thứ 3 trung lập, với các đảng phái, tổ chức, giáo phái không theo CSVM. Một mưu chước xảo diệu nhằm gây ảo tưởng khắp nơi, ở Pháp, ở Hong Kong cũng như ở Việt Nam về một giải pháp chính trị phối hợp HCM-Bảo Đại để lấy lại nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho toàn thể nhân dân Việt Nam qua sự thương thảo với người Pháp trong tương lai. Khi Bảo Đại tuyên bố với báo chí rằng Ông sẽ không thương lượng với Pháp dưới danh chức cố vấn tối cao của chính quyền HCM thì như thế không có nghĩa là cựu hoàng nầy sẽ loại trừ sự hợp tác với HCM và đảng CSVM nếu trong tương lai nếu Ông được đứng đầu một hình thức chính quyền Đoàn Kết Quốc Gia nào đó mà trong đó bao gồm nhiều thành phần đảng phái chính trị của người Việt kể cả đảng CSVM. Hiển nhiên là vào thời điểm nầy Bảo Đại chưa có thể nào dứt khoát thái độ với HCM vì sau lưng HCM còn có CSVM và lực lượng quân sự đáng kể của họ. Ngược lại, HCM cũng chưa thể dứt khoác loại trừ Bảo Đại bởi vì trong thực tế cảm tình của người dân Việt Nam đối với đế VSTK - 3287


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

chế nhà Nguyễn Phúc quen thuộc lâu đời vẫn còn lớn hơn là cảm tình của họ đối với một thể chế Cộng sản xa lạ ngoại lai. Vị thế đối với nhau giữa HCM và Bảo Đại là vị thế của cây Đa cậy Thần, Thần cậy cây Đa. Do đó Bảo Đại đã cảm thấy khó chịu và bực bội khi một đảng viên của đảng Việt Quốc là luật sư Trần Văn Tuyên lạm quyền và tự ý tuyên bố ở Sài Gòn vào cuối tháng 25/08/1947 rằng ‘Bảo Đại không còn là cố vấn tối cao của chính phủ HCM nhưng không chống đối về việc thỏa thuận với chính phủ nầy để thương thảo với chính phủ Pháp với điều kiện là sự thỏa thuận nầy với chính phủ HCM phải được đặt trên một căn bản bình đẳng và Việt Minh không được tự xem mình là đứng trên hết các đảng phái khác.’54 Nguyễn Phan Long, một trong các cựu thành viên Đảng Lập Hiến ở Nam Kỳ do Bùi Quang Chiêu sáng lập nhưng nay đã tách riêng để làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo L’Echo du Việt Nam-Tiếng Vọng Việt Nam ở Sài Gòn đã lên tiếng nhận định rằng ‘Nguyễn Vĩnh Thụy chỉ có thể thương lượng một cách hiệu quả cho nhân dân Việt Nam với sự chấp nhận của chủ tịch HCM.’55 Việc cải tổ chính phủ kèm với những lời tuyên bố gần đây của HCM về trường hợp của cựu hoàng Bảo Đại - công dân Nguyễn Vĩnh Thụy, cố vấn tối cao của chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ ở Bắc Kỳ khiến cho người Pháp và chính phủ Pháp trở thành hoang mang cho rằng họ không còn có thể khăng khăng dựa vào những điều kiện mà HCM đã lập lại trong lời tuyên bố ngày 21/03/1947 ‘chỉ cần người Pháp ra lệnh ngưng các hoạt động thù nghịch và công nhận Độc Lập chủ quyền toàn vẹn cho nước Việt Nam thì mọi việc khác sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa’ để loại trừ họ Hồ và chỉ còn quy hướng về phía Bảo Đại trong việc kì kèo trả giá về 2 chữ ‘Độc Lập’. Người Pháp đã thành công thay thế hai chữ Độc Lập bằng hai chữ Tự Do trong Hiệp Định Sơ Bộ ký kết với HCM vào ngày 06/03/1946. 4.3.5 - Sáng kiến hòa giải của Cao Ủy Đông Dương E.Bolaert Rất nhiều lý do tại sao người ta đổ xô hướng về cựu hoàng Bảo Đại như là lá bài chủ chốt để giải quyết các vấn đề Việt Nam hiện giờ. Có kẻ muôn lợi dụng lá bài nầy để tống khứ tập đoàn thực dân mới của Pháp ở Việt Nam. Có kẻ muốn dùng lá bài nầy như là trái độn trung gian để thương lượng với HCM và Cộng Sản Việt Minh. Lại có kẻ muốn nhờ vào lá bài Bảo Đại như là tấm khiên che an toàn để khỏi bị các phe phái quốc gia không cộng sản và người dân trong nước lên án là hám danh lợi cam tâm làm Việt gian nô dịch tay sai cho nước Pháp mẫu quốc. Dù trên thực tế là như thế nhưng cao ủy Đông Dương VSTK - 3288


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Bolaert nghe theo những nhà cố vấn chính trị của mình để tiếp tục đề xuất một kế hoạch thương lượng với HCM và Cộng Sản Việt Minh. Ngày 07/08/1947, E.Bollaert cùng với các cố vấn tín cẩn là Messmer, Didier Mitchell và Royère đi Hà Nội để chuẩn bị cho việc công bố các đề nghị quan trọng cho việc mở lại cuộc hòa đàm thương lượng: 1/ Phía Pháp sẽ đơn phương ngưng bắn vào lúc 12 giờ trưa ngày 15/08/1947 để Việt Minh và Pháp có thể mở ngay các cuộc thương lượng về các vấn đề quân sự. 2/ Nước Pháp công nhận trên nguyên tắc nền Độc Lập của nước Việt Nam trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Kế hoạch tấn công hòa bình nầy của Cao ủy Bollaert dự trù sẽ được công bố vào ngày 15/08/1947 - tức là cùng một ngày mà nước Ấn Độ và Pakistan sẽ chính thức được đế quốc Anh trao trả Độc Lập cùng một thời điểm với đế quốc Hòa Lan công nhận chế độ tự trị rộng rải cho Nam Dương - đã không thông qua sự tham khảo của Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương là tướng Valluy. Kế hoạch của tướng Valluy là quân đội Pháp phải đánh phủ đầu CSVM trước khi có những cuộc thương lượng hòa bình với họ. Ngưng bắn đơn phương theo kế hoạch của Bollaert sẽ là một thảm họa cho người Pháp. Ngày 25/07/1947, tướng Valluy sang Paris để báo cáo với chính phủ Pháp về sự bất đồng của đương sự đối với kế hoạch mới của Bollaert. Hội đồng chính phủ Pháp gọi Bollaert về Paris để tường trình tự sự và đi đến quyết định cho phép Bollaert tuyên bố kế hoạch mới nhưng không được tuyên bố đơn phương ngừng bắn và phải thay thế 2 chữ Độc Lập bằng 2 chữ Tự Do. Bản kế hoạch Bollaert hiệu chĩnh được Hội Đồng chính phủ Pháp thông qua vào ngày 27/08/1947 sẽ được Bollaert công bố ở Hà Đông vào ngày 10/09/1947.56 Như vậy, sáng kiến của Bollaert sau khi được hội đồng chính phủ Paris sửa đổi và chấp thuận rốt cuộc rồi cũng chỉ là bản cũ soạn lại không có gì đáng gọi là sang kiến. Tự Do không có ý nghĩa gì nếu không có Độc Lập.57 Bộ trưởng Ngoại Giao của Việt Minh là Hoàng Minh Giám đã tuyên bố với các phóng viên báo chí rằng ‘chính phủ và nhân dân Việt Nam rất bất mãn về chính sách hẹp hòi mà Cao ủy đã công bố ở Hà Đông. Đài phát thanh của Việt Minh bát bỏ sáng kiến của Bollaert.58 Một bức điện văn đề ngày 15/09/1947 của tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn gửi về Bộ Ngoại giao Washintong thì bản tuyên bố ngày 10/09/1947của Cao ủy Pháp ở Đông Dương Bollaert là một bước thụt lùi so với tạm ước ngày 06/03/1946 và nhắm vào một mục tiêu mà người Mỹ đã từng lo ngại nhiều nhất: đó là dùng sức mạnh quân sự của Pháp ở Đông Dương để tiêu diệt chính quyền CSVM do HCM lãnh VSTK - 3289


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

đạo. Sáng kiến thụt lùi của Bollaert là một thực tại cố ý của người Pháp nhằm làm cho đối phương không thể nào chấp nhận sáng kiến nầy để họ có thể tiến hành chiến lược quân sự loại trừ CSVM và HCM. Người Pháp nhân cơ hội nầy cũng muốn tạo áp lực để lôi cuống cựu hoàng Bảo Đại vào tiến trình thương thảo với họ nhưng với những hứa hẹn mơ hồ một chiều và giới hạn: Tự Do chứ không phải Độc Lập. Thêm vào đó, dân bản xứ cũng chưa hòa hợp và ngay cả trong nội bộ của Mặt Trận Quốc Gia Hợp Nhất (MTQGHN) do các phe nhóm và đảng phái không CS của người Việt Nam mới thành hình gần đây cũng chưa thuần nhất một lòng. HCM đã lánh xa không tham gia vào MTQGHN nầy bởi vì cho rằng mình là đại diện chính thức cho nhân dân Việt Nam và vì thế MTQGHN phải cần phải chạy đến để dựa thế chứ không phải họ Hồ cần đến mặt trận nầy.5 4.3.6 - Cựu hoàng Bảo Đại nhập cuộc Vào đầu tháng 09/1947, trong khi cao ủy Đông Dương Bollaert vừa từ Paris trở lại Sài Gòn để chuẩn bị ra Hà Đông tuyên bố bản sáng kiến hòa bình đã được Chính phủ Pháp tu chỉnh thì cựu hoàng Bảo Đại ở Hong Kong đã phổ biến một bản triệu tập tất cả các nhân vật chủ chốt thuộc mọi đảng phái chính trị hãy đến Hong Kong cùng nhau tham kiến và tìm kiếm những phương sách thích đáng để thực hiện một nền hòa bình danh dự và bền vững. Những nhân vật đến Hong Kong ngày 09/09/1947 theo lời triệu tập của Bảo Đại gồm có: - Nam Kỳ: Nguyễn Văn Tâm của Phong trào Nam Kỳ, Nguyễn Văn Sâm của MTQGHN, Trân Quang Vinh của giáp phái Cao Đài. - Trung Ký: Trần Văn Lý và Cao Văn Chiêu. - Hong Kong: các nhân vật chủ chốt của 2 đảng Việt Cách và Việt Quốc. Thông cáo chung của cuộc hội kiến nầy thừa nhận cựu hoàng Bảo Đại là người có đầy đủ tư cách cai trị và là người duy nhất đại diện toàn dân Việt Nam trong việc thương lượng với người Pháp để mang trở lại hòa bình, một nền hòa bình và độc lập cho nước Việt Nam.60 Phản ứng của Bảo Đại đối với sáng kiến mới của Bollaert công bố ở Hà Đông ngày 10/09/1947 là một sự thất vọng hòa toàn vì theo lời tuyên bố của Bảo Đại thay mặt cho các thành viên của cuộc họp mặt ở Hong Kong ngày 09/09/1947 thì ‘những đề nghị chính thức của người Pháp đã không đáp ứng thỏa đáng những nguyện vọng chân chính của người dân Việt Nam và những đề nghị đó cũng không có tính cách hòa diệu để thiết lập một nền hòa bình bền vững.’61 VSTK - 3290


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Lượng định tình hình chung, Bảo Đại nhận thấy rằng hiện giờ phe cộng sản trong chính phủ Pháp đã không đủ khả năng gây áp lực để bênh vực và yểm trợ cho CS Việt Minh và càng lúc càng thấy rõ là chính phủ Pháp hiện tại không còn muốn tiếp tục hòa đàm với HCM nữa. Mặc khác, Cộng sản Trung Hoa do Mao Trạch Đông chưa đủ mạnh để yểm trợ cho CS Việt Minh. Kế đến là tình trạng căng thẳng giữa Cộng Sản Liên Sô và Hoa Kỳ khiến cho Hoa Kỳ rất e ngại mà thấy một nước Việt Nam sẽ bị rơi vào vòng kiểm tỏa của Cộng sản Quốc tế. Sau cùng, đã có những cuộc biểu tình ở Huế, ở Hà Nội và ở Sài Gòn vào hai tuần lễ đầu của tháng 09/1947 ủng hộ việc Bảo Đại trở lại cầm quyền trên đất nước Việt Nam. Do đó Bảo Đại nhận định rằng đến lúc ông có thể chính thức nhập cuộc và do đó ông đã phổ biến một bản tuyên cáo đề ngày 18/09/1947 cho toàn dân Việt Nam biết rằng theo ý dân, ông phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm đàm phán với người Pháp để lấy lại Độc Lập và Thông Nhất cho đất nước như toàn dân Việt Nam mong ước, đạt tới những thỏa thuận được cả hai bên đảm bảo. Như thế, ông sẽ mang đến cho dân chúng những quyền uy của ông để hòa giải những tranh chấp giữa các phe nhóm khác nhau bởi vì sau khi đã cùng hướng về một mục đích chung thì sẽ không còn gì có thể cản trở cho việc mang hòa bình trở lại.62 Cũng giống như HCM và CSVM, Bảo Đại cũng khước từ không chấp nhận sáng kiến của E.Bollaert và tái xác quyết về các mục tiêu Độc Lập và Thống Nhất. Tuy nhiên, Bảo Đại đã đi trước HCM một bước qua bản tuyên cáo của ông ngày 18/09/1947. Hiệu quả ngay tức khắc là ngày hôm sau, các thành viên trong MTQGHN đã đồng tình chuẩn nhận bản tuyên cáo đó bằng cách cũng ra tuyên ngôn kêu gọi dân chúng Việt Nam siết chặt hàng ngũ chung quanh Bảo Đại. Một hiệu quả khác nữa là Bác sĩ Lê Văn Hoạch vào ngày 29/09/1947 đã thuận theo lời yêu cầu của Bảo Đại để từ nhiệm chức Thủ tướng của chính phủ Nam Kỳ Tự Trị do thực dân Pháp kiểu mới ở Đông Dương thai nghén và cho ra đời. Hậu quả chú ý hơn hết là qua lời tuyên cáo của Bảo Đại người Pháp đã có được một bước đi mới: thương thảo với cựu hoàng Bảo Đại trong khi HCM và CSVM không có một phản để nghị nào để tiếp nối sự thương thảo trên bình diện chính trị sau khi họ đã bát bỏ sáng kiến của E.Bollaert. Đối với người Pháp thì lực lượng thứ III của dân chúng Việt Nam đã chọn Bảo Đại để chiến đấu chống VMCS và người Pháp có thể thong dong và yên tâm thực hiện kế hoạch quân sự của tướng Valluy nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự của CSVM ở Bắc Kỳ. VSTK - 3291


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

4.3.7 - Chiến dịch mùa Thu 1947 của quân đội Pháp ở Bắc Kỳ Mùa thu 1947, tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông DươngValluy phát động một cuộc tấn công lớn nhằm vô hiệu hóa các mật khu an toàn ở các miền trung du và thượng du Bắc Kỳ, khóa chặt toàn bộ vùng biên giới Hoa-Việt ở vùng Quảng Tây, Lạng Sơn, Cao Bằng, ngăn chận tuyến đường tiếp vận của CSVM từ nội địa lãnh thổ Trung Hoa đồng thời chiến dịch còn có mục tiêu đặc biệt là vây bắt HCM và toàn bộ các cán bộ chủ chốt của CSVM để có thể gây thêm thanh thế trong khi điều đình với Bảo Đại nhất là thúc buộc Bảo Đại phải thành lập một chính quyền Việt Nam theo ý muốn của người Pháp tức là một chính quyền thân Pháp và triệt đễ chống CSVM. Từ tháng 10/1947, tướng Valluy giao phó chiến dịch hành quân cảnh sát mang tên Léa cho tư lệnh quân sự ở Bắc Kỳ là tướng Raoul Salan với một đội quân binh 12,000 người tiến đánh theo chiến thuật gọng kiềm: một cánh quân được tàu thủy chuyên chở ngược nguồn sông Hồng và sông Thanh Thủy hay sông Lô (người Pháp gọi là Rivières Claire); một cánh quân khác xuất phát từ Lạng Sơn, tiến chiếm Cao Bằng rồi chia quân tiến về phía Nam. Hai toán quân hội tụ tại một địa thế ở Bắc Cạn được xem như là tổng hành dinh của các bộ phận đầu não CSVM.63 Quân Pháp đã tận dụng yếu tố bất ngờ để thực hiện chiến dịch hành quân cảnh sát Léa khiến cho CSVM không kịp đối phó và phải nhanh chóng phân tán thoát khỏi vòng bao vây kiềm kẹp của quân Pháp. Hồ Chí Minh cũng thoát được cuộc vây bắt gần Bắc Cạn, nhưng phải chịu ép mình ẩn lánh và giữ yên lặng một thời gian. Bộ Tham mưu hành quân Léa cho biết có đạt được thắng lợi về mặt chiến thuật: làm tan rã và làm mất khả năng chiến đấu các lực lượng bộ đội CSVM .Một bản báo cáo quân sự gửi cho Thủ tướng Chính phủ Pháp đề ngày 20/12, có đoạn viết rằng: “Những cuộc hành quân ở Bắc Kỳ đã cắt đứt các con đường buôn lậu qua Trung Quốc và trên bình diện quốc tế đã chứng tỏ được sự hiện diện của người Pháp nơi biên giới Trung Hoa qua việc chiếm đóng Cao Bằng và Lào Cai; Các cuộc hành quân đó đã làm tan rã bộ máy quân sự và chính trị của Việt Minh, chiếm được một lượng thiết bị hết sức quan trọng, và cho phép người Pháp đạt được những kết quả thiết thực, mở đầu cho một trào lưu quy tựu giữa những sắc tộc thiểu số ở vùng biên giới cũng như giữa những thành phần người An Nam bản xứ những cơ quan chính thức hoặc bí mật đã bị phân tán... ….. Bộ đội CSVM Minh trong tương lai không còn được coi như là một phương tiện để tạo áp lực hổ trợ về mặt chính trị nữa bởi vì từ lúc VSTK - 3292


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

nầy trở đi bộ đội đó sẽ lâm vào tình thế phải sống bắp bênh nay đây mai đó của những nhóm loạn quân du kích hoặc những đám thổ phỉ.... Tóm lại, những cuộc hành quân hiện tại đã đạt được những thành công không ai có thể phủ nhận, nó đòi hỏi phải được khai thác triệt để trên bình diện chính trị.”64

4.3.8 - Giải pháp Trần Văn Xuân: Sau khi thủ tướng Lê Văn Hoạch của chính phủ xứ Nam Kỳ Tự Trị từ chức, người Pháp đưa tướng Trần Văn Xuân lên thay thế. Trần Văn Xuân tốt nghiệp trường Bách Khoa Kỹ Thuật ở Pháp, gia nhập quân đội Pháp lâu năm và được thăng đến chức thiếu tướng. Trần Văn Xuân chủ trương một kế hoạch gồm có 2 giai đoạn: giai đoạn hiện thời phải chấp nhận một hình thức nước Việt Nam gồm có 3 Kỳ riêng rẻ: Bắc kỳ với HCM, Trung kỳ với Bảo Đại và Nam Kỳ với Trần Văn Xuân. Giai đoạn kế tiếp sẽ loại bỏ HCM với chế độ cộng sản và Bảo Đại với chế độ tân quân chủ để nhường chỗ cho một chính thể Cộng Hòa đầy đủ quyền lực xã hội và tiến bộ. Bảo Đại không đồng ý gửi điện văn cao ủy E. Bollaert yêu cầu giải tán chính phủ Nam Kỳ Tự Trị và thay thế bằng một Ủy Ban Hành Chánh ở Sài Gòn giống như ở Huế và ở Hà Nội hiện giờ. Yêu cầu nầy của Bảo Đại không được hồi đáp và chính phủ mới do tướng Trần Văn Xuân đứng đầu được cho ra mắt với một cái tên mới: Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.65 Phải nói rằng đây là một cuộc đảo chánh nội bộ của Hội Đồng Cố Vấn Nam Kỳ do những thành phần thân Pháp chủ trương hạ bệ Lê Văn Hoạch và đưa Trần Văn Xuân lên thay mặc dù Trần Văn Xuân đã nhờ sự đề bạt của Lê Văn Hoạch trước đây để lên chức phó thủ tướng chính phủ Nam Kỳ Tự Trị. Trong thành phần chính phủ mới của của Trần Văn Xuân, Lê Văn Hoạch và Trần Văn Hữu được trao giữ chức phó thủ tướng nhưng Lê Văn Hoạch không nhận chức phó thủ tướng do Xuân ban phát và đi sang Hong Kong với tư cách là phái viên đại diện giáo phái Cao Đài. 64bis Ngày 19/11, Ramadier từ chức thủ tướng và Robert Schuman, một người của phong trào Cộng hòa bình dân (MRP) thay thế đứng đầu chính phủ Pháp. Paul Coste-Floret thay thế Marius Moutet tại Bộ Pháp quốc Hải ngoại. Coste-Floret hoàn toàn chống lại mọi ý đồ nối lại đàm phán với Hồ Chí Minh. Đầu tháng 11, Bollaert đề nghị một cuộc gặp gỡ với Bảo Đại và họ đã gặp nhau tại vịnh Hạ Long vào 2 ngày ngày 06 và 07/12/1947. Bảo Đại thận trọng và yêu cầu nước Pháp không được điều đình với HCM nữa. Trong lần gặp mặt nầy, Bollaert khuyến dụ Bảo Đại ký tên vào VSTK - 3293


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

một bản tuyên bố chung và một nghị định thư. Bảo Đại từ chối không ký tên chính thức vào bản thảo Nghị Định Thư viết sẵn theo ý của Bollaert với nhiều điểm mờ ám về các vấn đề ngoại giao, quốc phòng, kế hoạch kinh tế và cả kế hoạch văn hóa của nước Việt Nam trong Liên Bang Đông Dương. Bảo Đại lấy lý do rằng đây chỉ là một cuộc hội kiến riêng giữa cá nhân Bảo Đại với Cao ủy Đông Dương chứ không phải là Bảo Đại đại diện cho một đoàn thể hay tổ chức chính trị nào của người Việt Nam để ký kết với nước Pháp một văn bản Nghị Định Thư như thế.66 Cuối cùng, theo lời kể lại trong hồi ký Le Dragon d’Annam, theo sự khẩn khoản của Bollaert, cựu hoàng Bảo Đại chỉ ghi dấu kiểm thự (parapher)67 bằng hai chữ V.T (Vĩnh Thụy) vào cả 2 trang giấy bản thảo Nghị Định Thư do Bollaert đưa ra. Dấu kiểm thự ký tắt của Bảo Đại đã gây xôn xao rắc rối không ít. - Trong một cuộc hợp mặt 3 ngày ở Hồng Kong từ 19/12/1947 với thủ tướng Nam Kỳ Tự Trị Trần Văn Xuân, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Huế Trần Văn Lý và đặc biệt là sự có mặt của ông Ngô Đình Diệm, Bảo Đại đã hội ý và thăm dò ý kiến về bản Tuyên bố chung và Nghị Định Thư do Bollaert đã đưa ra ở Vịnh Hạ Long. Cả ba nhân vật nầy đều phản đối những điều khoản ghi ra trong bản Nghị Định Thư và nhận định rằng đây chỉ lã những điều mà Bollaert đã từng tuyên bố ở Hà Đông trước đây không lâu lắm. Người phản đối mạnh mẽ hơn hết là ông Ngô Đình Diệm. Tất cả đều yêu cầu Bảo Đại phải quyết liệt từ chối không công nhận bản Nghị Định Thư của Bollaert.68 - Hai trang Nghị Định Thư của Bollaert với dấu ký tắt kiểm thự “V.T” của Bảo Đại cũng gây tranh luận bất đồng trong diễn đàn chính trị nước Pháp. Phe cộng sản và thân cộng thì bất mãn vì chính phủ Pháp hiện tại đã loại trừ điều giải với CSVM còn phe thực dân mới của Pháp thì nhất định không đồng ý bãi bỏ chính phủ Nam Kỳ Tự Trị theo sự yêu cầu của Bảo Đại. Ngay cả ngoại trưởng Georges Bidault cũng cho rằng những đề nghị của Bollaert với Bảo Đại là quá đáng và lạm dụng và còn lo ngại việc tái xuất hiện hai chữ Độc Lập trong các văn kiện đó vì e rằng 2 chữ đó sẽ lan rộng ảnh hưởng không thuận lợi đến các thuộc địa của Pháp ở vùng Bắc Châu Phi. Ngoài ra Bidault cũng không đồng ý để cho nước Việt Nam có một chính sách ngoại giao và quốc phòng riêng biệt với chính sách ngoại giao và quốc phòng của nước Pháp.69 Biết được Bollaert đã dùng mưu mẹo ở vịnh Hạ Long trong việc thúc ép Bảo Đại ký phải ký tên vào 2 bản văn viết sẵn cho nên Bảo Đại nhất quyết không chịu nhượng bộ bất cứ một điều gì cho đến khi nào VSTK - 3294


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

mà nước Pháp chưa chịu chấp nhận cho Việt Nam được thống nhất và độc lập thực sự - hai điều mà Bidault cùng với đảng của ông ta luôn luôn phản đối. Đối với phong trào Cộng Hòa Bình Dân (CHBD) hay nói chung, đối với tất cả cánh hữu, Liên hiệp Pháp (tức là nước Pháp) phải là kẻ chủ trì nền ngoại giao, nền quốc phòng, mà cũng là kẻ chủ trì các kế hoạch kinh tế và văn hóa của toàn bộ Đông Dương.70 Sau cuộc hội kiến với với Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Lý và Ngô Đình Diệm ở Hồng Kong để bàn thảo về hai văn bản của Bollaert, Bảo Đại lên đường sang Thụy Sĩ để nghe ngóng tình hình chính trị và thái độ của chính phủ Pháp về cuộc gặp gỡ giữa Ông và Bollaert ở Vịnh Hạ Long. Bollaert cũng vội vã trở về Paris và sang gặp Bảo Đại vào ngày 07/01/1948 tại một khách sạn ở Thụy Sĩ. Vừa gặp mặt, Bollaert đã trắng trợn tỏ hiện ngay tức khắc mưu đồ xảo trá gài bẫy của đương sự đối với Bảo Đại ở Vịnh Hạ Long: “Thưa Ngài, bản chức yêu cầu Ngài hãy trở về Việt Nam để áp dụng những điều khoản đã được kê khai ra trong bản Tuyên Bố Chung và Nghị Định Thư ngày 07/12.” Bảo Đại nhất quyết thoái thoát không bàn bạc thêm với Bollaert. Trong lần hội kiến thứ nhì ở Thụy Sĩ, Bollaert đã trân tráo bảo rằng Bảo Đại phải gánh trách nhiệm vì đã ký tên vào hai văn bản Vịnh Hạ Long nhưng Bảo Đại vẫn không thay đổi lập trường. Sau lần gặp gỡ thứ ba, Bollaert thất vọng bỏ đi và nói rằng đương sự sẽ gặp lại Bảo Đại vào ngày 15/02/1948 ở Vịnh Hạ Long. Bảo Đại rời Thụy Sĩ sang Cannes (Pháp) để đoàn tụ với gia đình và trong khi ở đó thì chính phủ Pháp mời Ông đến Paris để hội kiến với thủ tướng Robert Schuman và bộ trưởng Pháp Quốc Hai Ngoại (Bộ Thuộc Địa của Pháp) Paul Coste Florêt và Georges Bidault.. Trong những dịp gặp gỡ nầy, Bảo Đại vẫn cứng rắn giữ nguyên lập trường của mình như đã từng phát biểu với Bollaert kể từ tháng 12/1947. Trong một buổi ăn trưa với Hội Đồng chính phủ Pháp, chủ tịch hội đồng Robert Schuman đã tỏ thái độ phê phán về cách đối xử của Bảo Đại với Bollaert nhưng Bảo Đại đã cắt ngang và trả lời rằng cuộc gặp mặt ở Vịnh Hạ Long là do lời thỉnh cầu của Bollaert để nghe đương sự tường trình với Ông về chính sách hiện tại của chính phủ Pháp và Bảo Đại chỉ đến Hạ Long với tư cách riêng chứ không phải đến đó để ký kết một thỏa thuận hay chấp nhận một điều ước nào cả với cá nhân Bollaert. Bảo Đại còn phê phán thêm rằng kể từ khi quyết định cắt đứt thương thuyết với HCM, chính phủ Pháp chẳng đưa ra thêm được một đề nghị mới mẻ nào mà chỉ là bổn cũ soạn lại. Ngoài ra, trong buổi ăn, Schuman còn mơ hồ gợi lại tuyên bố của tướng De Gaulle ngày 25/03/1945 phản ảnh chính sách của tập đoàn VSTK - 3295


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

thực dân thuộc địa kiểu mới của viên tướng nầy. Theo Bảo Đại kể lại thì chính quyền ở Paris đã đứng phía sau hàng loạt dư luận báo chí ở Pháp tố cáo Bảo Đại là đã vi phạm hiệp ước bảo hộ, phản bội lại nước Pháp và hợp tác với Phát xít Nhật.71 Sau khi tiếp xúc với chính phủ Pháp một cách “dài dòng và chán ngấy”72, Bảo Đại đã mở một cuộc hợp báo tố giác nước Pháp đã không giúp ích gì được cho vương quốc và triều đình An Nam như đã cam kết theo tinh thần hiệp ước Bảo Hộ được hoàng tử Cảnh ký (Kiến Phúc) ký với triều đình nước Pháp vào ngày 16/06/1884 mà cũng không bảo vệ nổi an toàn chủ quyền của vương quốc nầy qua những cuộc xâm lăng của giặc trong cũng như giặc ngoài. Ngay cả vào năm 1945, trước sự đe dọa của Phát xít quân phiệt Nhật hiếu thắng cùng với hiểm họa Cộng Sản Việt Minh thì nước Pháp cũng chẳng làm được gì để để gọi là bảo hộ cho vương quốc An Nam chống lại 2 hiểm họa nầy.73 Ngày 21/02/1948, Hội đồng nội các chính phủ Pháp tuyên cáo tiếp tục tín nhiệm Cao ủy Đông Dương E. Bollaert. Bảo Đại rời nước Pháp và về tới Hong Kong ngày 18/03/1948. 4.3.9 - Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời nước Việt Nam Chính quyền Pháp ở Sài Gòn bối rối lo âu và mất kiên nhẫn nhưng họ vẫn không mất hy vọng là sẽ trói buộc được Bảo Đại vì chữ ký tắt của Ông hoàng nầy trên bản Nghị Định Thư . Tuy nhiên, họ vẫn bị bế tắt để giải quyết vấn đề giá trị và hiệu lực pháp lý của chữ ký tắt V.T nầy có danh chánh ngôn thuận hay không trong khi cựu hoàng luôn tuyên bố là mình không đại diện cho nhân dân Việt Nam hay bất cứ ai vào lúc ký tắt như thế trên bản Nghị Định Thư. Hiển nhiên là nước Pháp và người Pháp ở Đông Dương không thể nào lại đi thương lượng về vấn đề chiến tranh hoặc hòa bình với một “Cá nhân người Việt Nam” như thế. Vậy thì người Pháp cần phải tìm ra một mưu chước chính trị nào đó để cá nhân Bảo Đại có vẻ như được lựa chọn hoặc được bầu cử qua hình thức của một hội nghị dân chủ tạm bợ trá hình nào đó để biến Bảo Đại trở thành người đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam thì người Pháp mới có thể thúc buộc Bảo Đại phải tôn trọng và thi hành những điều quy định yếm trá trong bản Nghị Định Thư của họ. Một hình thức hội nghị dân chủ “tạm tbời” như thế đã được Bollaert đề cập với Bảo Đại khi họ gặp nhau ở Thụy Sĩ.74 Sau khi trở về Hong Kong, Bảo Đại hội ý với Ngô Đình Diệm về hình thức Hội nghị dân biểu tạm thời như vừa kể trên nhưng ông Diệm giữ vững quan điểm rằng những điều khoản do người Pháp quy định VSTK - 3296


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

trong bản Nghị Định Thư của Bollaert nhất định phải được sửa đổi tiên quyết rồi mới có thể nói tới việc thương nghị rồi theo lời yêu cầu của Bảo Đại ông Diệm đã từ Hong Kong trở về Sài Gòn thăm dò tình hình dư luận chung về việc thành lập một chính phủ trung ương cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc hay không. Ông Diệm đã gặp Bollaert vào ngày 22/03/1948 và hoàn toàn thất vọng quay trở qua Hong Kong vì người Pháp tiếp tục giữ vững quan điểm, ngụy biện rằng chỉ có một mình Bảo Đại phải chấp nhận trách nhiệm vì đã ký tên vào bản Nghị Định Thư. Như vậy theo chủ trương của ông Diệm thì cần chờ đợi chứ không thể thành lập một hội nghị dân chủ tạm thời giả tạo theo kiểu Bollaert. Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng việc thoái vị của ông hoàng Bảo Đại là vô hiệu trên bình diện pháp lý vì bị áp lực thúc buộc của CSVM hay nói khác đi Bảo Đại vẫn còn là hoàng đế, vẫn còn là quốc trưởng của nước Việt Nam. Như vậy vương quyền của nhà Nguyễn đương nhiên tiếp tục mà không cần phải thông qua một thủ tục quốc hội hay một hội nghị dân chủ nào cả. Bảo Đại cũng không thể nghe theo quan điểm dựa trên tính cách hợp pháp hay bất hợp phát của việc thoái vị để đòi lại ngôi vua của mình bởi vì hiện tại thì cựu hoàng nầy không muốn phục hồi chế độ quân chủ của họ Nguyễn Phúc theo như ông đã viết trong hồi ký Le Dragon d’Annam để rồi lại phải tiếp tục tuân phục chế độ bảo hộ của người Pháp.75 Từ những truy cứu kể trên, có thể suy định rằng Bảo Đại đã quyết định nhập cuộc nhưng: (i)- không theo kiểu chính phủ Lâm Thời của Trần Văn Xuân (ii) không theo kiểu bầu cử tạm bợ của Bollaert để được công nhận là người đại diện chính thức của nhân dân Việt Nam để rồi bị trói buộc chịu trách nhiệm về việc ký tắt trên bản Nghị Định Thư ở vịnh Hạ Long. (iii) - Cựu hoàng nầy cũng không muốn mang tai tiếng là tham quyền cố vị với ý đồ hồi phục chế độ quân chủ của họ nhà Nguyễn Phúc. (iv) – Bảo Đại không muốn dư luận khắp nơi lên án là hòa bình Việt Nam không thể thực hiện được vì thái độ cứng rắn quyết liệt của mình để trốn trách nhiệm đối với chữ ký của mình, cho dù chỉ là một chữ ký tắt. (v) - Điểm quan trọng hơn hết là Bảo Đại không muốn xem bản Nghị Định Thư như là một Hiệp ước đã được ký kết chính thức, chung cuộc giữa Bollaert và Bảo Đại như người Pháp đã manh nha thực hiện bằng thủ đoạn chính trị ‘đặt chiếc cày trước con trâu’, một thủ đoạn chính trị lừa đảo mà người Pháp đã từng áp dụng đối với vương triều nhà Nguyễn Phúc kể từ năm 1884. Cũng nên lặp lại ở đây là người Pháp cũng đã từng áp dụng thủ đoạn nầy để ký kết với HCM Tạm ước 06/03/1946 và Tạm ước Modis Vivendi 14/9/1946. VSTK - 3297


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Do đó, để chấm dứt những khuynh hướng chính trị tản mạn bất đồng nầy, Bảo Đại đã triệu tập một Hội Nghị Đại Biểu thu hẹp ở Hong Kong vào ngày 26/03/1948. Những đại biểu nầy được Bảo Đại mời từ Việt Nam để hợp bàn và thành lập một Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam với một nhiệm vụ duy nhất là ký kết một loại Tạm Ước Modis Vivendi với nước Pháp với những điều khoản giới hạn có thể áp dụng ngay để giúp cho đôi bên Việt-Pháp có cơ hội thỏa thuận trên những lãnh vực thực tế và tạo ra bầu khí tin tưởng lẫn nhau qua các hành động cụ thể. Hội Nghị Hong Kong thông qua việc cử tướng Nguyễn Văn Xuân giữ chức vụ chủ tịch để thành lập Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời nầy.76 Ngoài ra, qua trung gian của Trần Văn Tuyên, Bảo Đại xác định với các thành viên đại biểu các đoàn thể chính trị, giáo phái có tham dự tham dự hội nghị ở Hong Kong rằng nếu Chính phủ Trung Ương Lâm Thời có thảo luận về một bản Tuyên Bố Chung và bản Nghị Định Thư mới thì Bảo Đại sẽ giành quyền quyết định để ký kết một Hiệp Định chung cuộc với nước Pháp.76bis Ngày 24/04/1948, Bảo Đại triệu gọi tướng Trần Văn Xuân sang Hong Kong, yêu cầu viên tướng nầy giải tán chính phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam để giữ chức vụ chủ tịch Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam. Sau đó, hai chủ tịch của các Ủy Ban Hành chánh Lâm Thời ở Hà Nội và ở Huế cũng được yêu cầu giải tán để tham dự vào việc thành lập Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời của nước Việt Nam. Tất cả đều đồng ý từ nhiệm theo lời yêu cầu của Bảo Đại. Kế hoạch thành lập Chính phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam của Bảo Đại được Bollaert tán thành vì chính phủ nầy do tướng Xuân thân Pháp đứng đầu nhưng với một đòi hỏi của Bollaert là trong trường hợp phải ký kết một bản Thông Cáo Chung và Nghị Định Thư với Nguyễn Văn Xuân thì cũng phải có chữ ký của Bảo Dại trên 2 văn bản đó (Bảo Đại, Le Dragon d’ Annam, tr.200). Tại sao Bảo Đại lại để cho Xuân làm chủ tịch mà không phải là Lê Văn Hoạch, hay Trần Văn Hữu hoặc là Ngô Đình Diệm? Theo Bảo Đại giải thích thì Lê Văn Hoạch không được cảm tình của phe thứ 3 thân Pháp ở Nam Kỳ; Ngô Đình Diệm thì nhất quyết không hợp tác theo ý của Pháp xếp đặt và Trần Văn Hữu thì thối thoát nhường cho tướng Xuân.77 Ngày 20/05/1948, lợi dụng sự có mặt của của chủ tịch Hành Chánh của Hà Nội và của Huế, Nguyễn Văn Xuân vội vã triệu tập một ít đại diện nhân sĩ thuộc các đảng phải quốc gia không thiên cộng và đại diện các giáo phái để cùng chung với Hội Đồng Cố Vấn Nam Kỳ tạo thành một Nghị Viện Bỏ Túi gồm có tất cả 40 đại biểu nhằm mục đích bỏ VSTK - 3298


1

2

3

4

5

6

7

8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

phiếu tín nhiệm Nguyễn Văn Xuân trong việc thành lập Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời của nước Việt Nam. Ngày 27/05/1948, chủ tịch Nguyễn Văn Xuân sang Hong Kong tường trình với Bảo Đại danh sách thành phần nội các Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam bao gồm đại biểu của tất cả 3 Kỳ nhưng thành phần người Nam Kỳ chiếm đa số và nắm giữ những bộ sở then chốt. Thành phần chính phủ nầy gồm có: 1- Nguyễn Văn Xuân: Thủ tướng 2- Trần Văn Hữu: Phó Thủ tướng 3- Nghiêm Xuân Thiện: Quốc Vụ Khanh (đại diện cho Bắc Kỳ) 4- Phan Văn Giáo: Quốc Vụ Khanh (đại diện cho Trung Kỳ) 5- Lê Văn Hoạch: Quốc Vụ Khanh (đại diện cho Nam Kỳ) 6- Nguyễn Khắc Vệ: Tổng trưởng Tư pháp 7- Nguyễn Khoa Toàn: Tổng trưởng Nghi lễ và Giáo dục 8- Nguyễn Trung Vịnh: Tổng trưởng Kinh tế và Tài chánh 9- Phan Huy Đán: Tổng trưởng Thông tin 10- Trần Thiện Vàng: Tổng trưởng Canh nông

18

VSTK - 3299


1 2 3 4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

11- Đặng Hữu Chí: Tổng trưởng Y tế 12- Nguyễn Văn Tỷ: Tổng trưởng Công chánh 13- Trần Quang Vinh: Bộ trưởng Quốc phòng 14- Đinh Xuân Quảng: Bộ trưởng Phủ Thủ tương.78

Trong dịp nầy, Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân cũng tuyên thệ tuân phục “Hoàng đế Bảo Đại” trong nhiệm vụ phục vụ đất nước Việt Nam. Có hai điểm đáng lưu ý trong thành phần nội các chính phủ Nguyễn Văn Xuân: (i) Về Quốc Phòng được trao cho một Bộ trưởng chứ không phải một Tổng Trưởng. (ii) Không có Bộ Ngoại Giao. Như vậy có thể hiểu ngầm rằng quyền quyết định về chính sách Ngoại Giao và Quốc Phòng của Việt Nam là thuộc về thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Ngày 31/05/1948, qua phát ngôn nhân Trần Văn Tuyên, Bảo Đại lại lưu ý chính phủ Pháp cần phải công nhận Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân như là chủ thể chính thức hòa đàm dưới danh nghĩa của hoàng đế Bảo Đại và Bảo Đại chỉ bằng lòng trở về Việt Nam sau khi nước Pháp thừa nhận và bảo đảm những ước vọng chân chính của nhân dân Việt Nam: đó là thực sự thống nhất, độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp và Việt Nam phải được đối xử như là một Quốc Gia liên kết một cách tự do vào khối Liên Hiệp Pháp trong đó tất cả thành phần dân tộc Việt Nam đều được xếp bình đẳng đối với luật pháp và nghĩa vụ. Thấy rằng thái độ của Bảo Đại là không muốn dính líu vào tiến trình ký kết hiệp ước trong tương lai với Pháp cho nên . chính phủ Paris phải chịu lùi bước mà tuyên bố sẽ công nhận chính phủ Nguyễn Văn Xuân nhưng Bảo Đại phải có chữ ký cùng với thủ tướng Xuân trên hiệp ước. Bảo Đại Đồng ý đến Vịnh Hạ Long để chứng kiến việc ký kết giữa Bollaert và thủ tướng Xuân.79 4.3.10 - Tuyên Cáo Chung và Nghị Định Thư Vịnh Hạ Long ngày 05/06/1948 Ngày 05/06/1948, dưới sự chúng kiến của Bảo Đại, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và Cao Ủy Đông Dương E.Bollaert ký tên vào bản Tuyên Cáo Chung và Bản Nghị Định Thư trên chiến hạm Pháp Duguay-Trouin ngoài khơi Vịnh Hạ Long. Phái đoàn chính phủ tháp tùng thủ tướng Nguyễn Văn Xuân trong dịp nầy gồm có Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chí, Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn, Đinh Xuân Quảng, Trần Văn Hữu và Lê Văn Hoạch. Tất cả đều có tên trên bản Tuyên Cáo Chung. Bảo Đại ký tên trên Bản Tuyên Cáo nầy cùng với chữ ký của E. Bollaert và Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Đối với Bản Nghị Định Thư, Bảo Đại chỉ ký tắt để kiểm thự giống như ông đã ký tắt vào bản nầy vào tháng 12/1947. VSTK - 3300


1

2 3 4 5 6 7 8

9

10 11 12 13 14

15 16 17 18

19 20 21

22 23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

Tuyên cáo chung ngày 5-6-1948 ở vịnh Hạ Long80 Trước sự hiện diện của Hoàng đế Bảo Đại Ông Émile Bollaert, Cố vấn Cộng Hòa Pháp, Cao Ủy Pháp quốc ở Đông Dương, nhân danh chính phủ Cộng Hòa Pháp Quốc,và Ông Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam, có sự dự kiến của quý ông Nghiêm Xuân Thiện và Đặng Hữu Chí, Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn và Đinh Xuân Quảng, Trần Văn Hữu và Lê Văn Hoạch,đại diện lần lượt cho miền Bắc Việt Nam, miền Trung Việt Nam và miền Nam Việt Nam, Đã lập bản tuyên bố chung như sau: 1. Nước Pháp long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam, được tự do thực hiện nền thống nhất của mình. Về phía Việt Nam, nước Việt Nam tuyên bố sự sáp nhập vào Liên Hiệp Pháp dưới danh nghĩa một quốc gia liên kết với nước Pháp. Nền độc lập của Việt Nam không có một giới hạn nào khác, ngoài giới hạn, mà Liên Hiệp Pháp dành cho mình. 2. Nước Việt Nam cam kết tôn trọng mọi quyền hạn và quyền lợi của các tư nhân Pháp, cam kết bảo đảm các căn bản dân chủ, và dành ưu tiên sử dụng các nhà chuyên môn, cố vấn Pháp trong mọi nhu cầu tổ chức nội bộ và khuếch trương kinh tế của mình. 3. Sau khi thành lập Chính phủ Lâm thời, các đại diện của Việt Nam sẽ thỏa thuận với các đại diện của Cộng Hòa Pháp quốc, những sự thỏa thuận hợp lý về các vấn đề ngoại giao, kinh tế, tài chánh và chuyên môn.

Làm thành hai bản chính ở vịnh Hạ Long, ngày năm tháng sáu năm một nghìn chín trăm bốn mươi tám. Émile Bollaert Bảo Đại Nguyễn Văn Xuân, Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chí, Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn Đinh Xuân Quảng, Trần Văn Hữu, Lê Văn Hoạch

*

VSTK - 3301


Khảo Luận 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Bảo Đại luôn luôn chủ trương không chấp nhận Nghị Định Thư theo kiểu sắp sẵn của E.Bollaert và chính phủ Pháp và chỉ xem đó như một hình thức tạm ước Modis Vivendi với những quy định giới hạn cần phải được, sửa đổi một cách chi tiết và thỏa đáng hơn hoặc là hủy bỏ nó trong tương lai. Chính vì thế, trước khi chia tay để đi sang Pháp, Bảo Đại đã nói với Bollaert rằng ông mong ước “người Pháp sẽ hiểu biết và sẽ được xem là có thiện ý nếu họ bãi bỏ Bản Nghị Định Thư nầy vốn không được nhân dân Việt Nam chấp nhận. Bởi vì đây chính là cái giá đáng phải trả cho một nền Hòa bình.”80 bis Hai văn kiện thường được gọi là Thỏa ước vịnh Hạ Long đánh dấu thật rõ nét một bước ngoặc trong lịch sử cận đại của nước Việt Nam. Mặc dù thỏa ước nầy vẫn còn mang nặng nhiều giới hạn nhưng điểm then chốt ở đây là từ ngữ Độc Lập mà người Pháp rất ghét nghe hay thấy thì từ nay đã được nghe và thấy ngoài ý muốn của nhón người Pháp thực dân kiểu mới ở Đông Dương mà điển hình là Hiệp Hội Bảo Vệ Công trình của Pháp ở Đông Dương /Union pour la Défense de l’Oeuvre Franҫaise en Indochine (UDOFI).81 Hiệp Hội nầy là một tập đoàn gồm nhiều đoàn thể quan viên cai trị và tiểu công chức của chính quyền thuộc địa Pháp. Được thành lập vào ngày 15/07/1946 tại Tòa Đô Chính Sài Gòn do M. de Lachevrotière chủ trì. Các khuôn mặt thực dân mới như Bazel, Beziar, Bonvacini là những phát ngôn nhân nhiệt thành của UDOFI đã lên tiếng cho rằng chính quyền Pháp đã có những nhượng bộ quá mức. Các báo chí và cơ quan truyền thông của họ phát động phong trào cực lực lên án tướng Nguyễn Văn Xuân không cộng sản nhưng lại là một thành phần quốc gia nguy hiểm. Cùng một lúc họ lên án Cao Ủy Đông Dương E.Bollaert đã phản bội quyền lợi của nước Pháp rồi kêu gào nước Pháp phải lập lại tình trạng một nước Việt Nam trước khi xảy ra chiến tranh thế giới lần II tức là gồm có 3 kỳ: Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Trung Kỳ và Bắc Kỳ dưới quyền bảo hộ của Pháp. Người dân Việt Nam không mấy xôn xao về sự thực hiện thành công của Bảo Đại đòi Pháp phải công nhận nước Việt Nam Độc Lập và Thống Nhất toàn vẹn lãnh thổ, một điều mà HCM và đảng CSVM cho đến nay chưa bao giờ có thể thực hiện được. Người dân Việt Nam bình thường và thực tế có thể chỉ hiểu một cách đơn giản rằng nếu nước Việt Nam được độc lập thì quân Pháp phải rút đi và sẽ không còn lý do gì để đánh nhau nữa. Người nào, đảng nào đã có công đòi lại Độc Lập cho VSTK - 3302


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Việt Nam là một điều mà người dân Việt Nam trong thời bấy giờ ít lưu tâm đến. Thỏa ước vịnh Hạ Long cũng đã tạo ra bất ổn phần nào cho thanh thế của HCM và VMCS. Từ tháng 05/1948, trung ương đảng CSVM đã khuyến cáo Bảo Đại không được đề cử tướng Trần Văn Xuân đứng ra thành lập một chính phủ bù nhìn làm tay sai cho người Pháp. Bộ máy tuyên truyền của CSVM với óng loa hiếu chiến Trần Huy Liệu Trần đã lặp đi lặp lại rằng Bảo Đại đã bị bọn thực dân thuộc địa Pháp lừa bịp đưa vào tròng và cùng một lúc lên án tử hình vắng mặt Nguyễn Văn Xuân với tội danh phản quốc. Nguồn tin của bộ thông tin CSVM phát hành 07/06/1948 đã loan tin lời tuyên bố của HCM phản đối việc thực dân Pháp thành lập “chính phủ trung ương bù nhìn với mục đích phản quốc phục vụ cho ngoại bang.” Nhân danh chính phủ Dân Chủ Cộng Việt Nam, HCM cũng tuyên “bố vô hiệu và bất hợp pháp đối với mọi văn kiện nào ký kết bởi những kẻ bù nhìn với bất cứ nước ngoài nào.”82 Tình hình chính trị và chính phủ Pháp ở Paris không được ổn định vì thế họ chưa quan tâm tới việc chuẩn nhận 2 văn kiện mà Cao ủy Đông Dương vừa ký với thủ tướng Nguyễn Văn Xuân ở vịnh Hạ Long (05/06/1948) với sự chúng kiến của Bảo Đại. Bollaert trở qua Paris để thúc hối chính phủ Pháp chuẩn phê hai văn kiện Vịnh Hạ Long. Cảc đảng phái Pháp cánh tả và cánh hữu nhất là phe cộng sản Pháp trong chính phủ Pháp đều không hài lòng về việc ký kết nầy của E. Bollaert với thủ tướng Xuân dưới sự chứng kiến của Bảo Đại. Chính phủ Robert Schuman từ chức ngày 24-7-1948. Chính phủ mới, do André Marie nhậm chức ngày 26-7. Mãi cho tới ngày 19/08/1948, chính phủ Pháp của André Marie mới chịu chấp nhận tín nhiệm cao ủy E. Bollaert. Tuy vậy, không phải là không có những lời lẽ phàn nàn từ đảng Cộng Hòa Tự Do/PRL (Republican Party of Liberty) cho rằng nước Pháp đã tự ý từ bỏ những quyền lợi của mình ở vịnh Hạ Long. Đảng Xã Hộ Cấp Tiến của Pháp thì tố giác rằng tướng Xuân chẳng có một quyền hạn gì để tuyên bố cho nước Việt Nam. Đảng CS Pháp thì một mực đòi hỏi chính phủ Pháp phải thương lượng với CSVM và lên án tướng Xuân là tay sai nanh vuốt của Hoa Kỳ. Chỉ có đảng Xã Hội Cấp Tiến (Radical Socialists) và đảng Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân/MRP (Popular Republican Movement) là ủng hộ Bollaert nhưng không phải là suông sẻ bởi vì tại kỳ hợp quốc hội Pháp ở Paris vào ngày 08/06/1948, Bộ trưởng bộ Thuộc Địa của chính phủ là Paul Coste-Floret là người đã gây ra sự VSTK - 3303


1

2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

26

27

28

29

30

31 32 33 34 35 36 37 38

39

khuấy động đáng chú ý qua sự chê trách Bollaert về nội dung thỏa ước Hạ Long: Thỏa ước đã được ký kết vào ngày 05/06 không có nghĩa là đã tức khắc mang Hòa bình trở lại nhưng nó chỉ là dấu hiệu rõ rệt của một thời kỳ quan trọng cho chiều hướng hòa bình của đất nước. Những phần tử hội đoàn kể từ nay có thể quy tụ chung quanh một chính quyền quốc gia đáp ứng được những ước vọng nước Việt Nam và bảo đảm những quyền lợi của nước Pháp và Khối Liên Hiệp Pháp. Để tránh những chuyện mơ hồ, bản chức đã nhiều lần nhắc nhở ông Cao ủy Pháp về ý muốn của chính phủ Cộng Hòa là vẫn tiếp tục giữ sự thống nhất của nền Ngoại giao và Quốc phòng của Khối Liên Hiệp Pháp. Bản chức đã cho ông ấy biết rằng những lực lượng (vũ trang) của người Việt Nam tiếp tục là những lực lượng cảnh sát giữ nhiệm vụ an ninh trong nước. Sau cùng đối với quy chế của Nam Kỳ thì đã được xác định rằng những văn kiện kiện có thể được ký tên ở Vịnh Hạ Long sẽ không có điều gì bao hàm ý nghĩa là nước Pháp tự động thừa nhận sự thống nhất 3 Kỳ nhưng nước Pháp còn chờ những hành động của chính phủ Xuân trước khi xác định vị thế của mình. Như vậy, quy chế của 3 xứ cùng một ngôn ngữ tiếng Việt, như đã được quy định bởi những hiệp ước ký kết với triều đình nước An Nam hiện giờ không có gì thay đổi. Vào giờ phút nầy chính phủ Pháp không tự tuyên bố về việc thống nhất của 3 Kỳ.. Chính phủ Pháp không phản đối việc thống nhất của nước Việt Nam nếu đó là nguyện vọng dân chủ do nhân dân biểu lộ…Chính phủ Pháp khẳng định rằng không có một sự thay đổi nào về quy chế của Nam Kỳ có thể xảy ra mà lại không có sự quyết định tối cao của Quốc Hội.83

Ngày 19/08/1948, tân thủ tướng André Marie yêu cầu Quốc Hội Pháp bỏ phiếu tín nhiệm một tuyên cáo về chính sách của tân chính phủ đối với vấn đề Đông Dương với tỷ số 347 phiếu thuận và 183 phiếu chống. Bản tuyên cáo có đoạn viết: …Việc kết thúc những Hiệp Định Thư ngày 07/12/1947 và 05/06/1948 đã xác định những nguyên tắc mà dựa vào đó nước Pháp ưu chọn để hòa hội với nhân dân Việt Nam. Chính phủ giành một sự tán thành toàn vẹn và long trọng cho những nguyên tắc nầy. Mặc khác, chính phủ vốn trung thành với sứ mệnh hiện có của nước Pháp, chiếu theo hiến pháp quy định, là “dẫn đưa các dân tộc mà nước Pháp đang có bổn phận tiến đến sự tự do cai tri một mình và quản trị một cách dân chủ những vấn đề của riêng họ.”84 *

40

41

42

Như vậy Bản Tuyên Bố Vịnh Hạ Long có chữ ký của Bảo Đại chỉ là một thỏa ước về nguyên tắc. Những vấn đề cực kỳ quan trọng khác đều gát lại cho những cuộc hội nghị đặc biệt. Riêng Bảo Đại thì lại VSTK - 3304


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31 32 33 34 35 36 37 38

cho rằng Tuyên cáo của tân thủ tướng André Marie chỉ được quốc hội Pháp minh thị tán thành chứ không phải chuẩn phê các văn kiện ký kết ở Vịnh Hạ Long. Ngày 25/08/1948, cao ủy E.Bollaert lại đến gặp Bảo Đại ở Saint Germain để thông báo rằng các văn kiện ký kết ở Vịnh Hạ Long đã được chuẩn phê và yêu cầu Bảo Đại phải lập tức lên đường trở về Việt Nam để xử lý mọi việc. Một lần nữa, Bảo Đại đã khước bỏ không chấp nhận thủ đoạn chính trị gài bẫy mờ ám của E.Bollaert .Ngày 17/09/1948, Pháp lại có chính phủ mới do Henri Queille làm thủ tướng. Ngày 17/10/1948, Bollaert lại trở qua Pháp gặp Bảo Đại nhưng vẫn không thể thuyết phục được và lần nầy Bảo Đại đã thẳng thừng tuyên bố rằng vẫn không thấy được có một chứng cớ thay đổi về phía người Pháp và ông sẽ không quay về Việt Nam với hai bàn tay không. Lời tuyên bố nầy gợi lại lời than vãng của HCM với Maurius Moutet để có được tạm ước Modis vivendi tháng 09-1946 và dứt khoác rằng nếu Bollaert muốn thương lượng ngay bây giờ thì hãy thương lượng với thủ tướng Nguyễn Văn Xuân ở Việt Nam.85 Bollaert thối chí đệ đơn xin từ chức ngày 20/10/1948. Bằng Sắc lệnh ngày 22/10/1948, chính phủ Pháp cử Léon Pignon thay thế. Trong những này còn ở Pháp, trước khi lên đường sang Sài Gòn nhậm chức, Léon Pignon gặp Bảo Đại vào ngày 16/11/1948. Trong cuộc gặp mặt nầy, Pignon xác định rằng việc Bảo Đại trở về Việt Nam của Bảo Đại là chìa khóa duy nhất để mở cánh cửa hòa bình. Pignon lặp lại những luận điệu thúc ép cũ của E.Bollaert có nghĩa là không có gì thay đổi trong chính sách của chính phủ Pháp ở Paris đối với Đông Dương nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Bảo Đại lại phải tiếp tục lặp lại tất cả những gì mà Ông đã nói với Bollaert trước đây. Ngày 17/12/1948, trước giờ phi cơ cất cánh từ sân bay Orly sang Sài Gòn, Pignon đã tuyên bố rằng Thỏa ước Vịnh Hạ Long 05/06/1948 vừa rồi là tờ giấy khai sinh ra nước Việt Nam độc lập: “Rome n’a pas été bâtie en un jour et le Viet-Nam indépendant qui a reҫu son acte de naissance dans la Baie d’ Along le 5 juin dernier, doit peu à peu faire sa croissance, c’est à dire s’organiser, prendre en main les attributs essentiels de sa souveraineté …” 86 (Thành phố Rôma không phải chỉ có một ngày mà được xây xong và nước Việt Nam độc lập vừa rồi đã nhận được giấy khai sinh ngày 05/06/1948 trong Vịnh Hạ Long thì phải lớn lên từ từ, nghĩa là tự quản lãnh nhiệm những sự đóng góp trọng yếu từ chủ quyền của mình…)

VSTK - 3305


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Ngày 24/11/1948, tuyên bố chính thức trước các phóng viên báo chí ở Sài Gòn, L.Pignon xác quyết rằng nước Pháp mong muốn áp dụng ngay, càng sớm càng tốt những quy điều của Nghị Định Thư Hạ Long ngày 05/06/1948. Còn mặt khác, là thuộc về phần vụ của hoàng đế Bảo Đại để cho biết bằng mọi cách, ngày giờ và phương tiện cựu hoàng trở về Việt Nam. Sau cuộc kinh lý Đông Dương lần đầu tiên nầy, tân Cao ủy Đông Dương Pignon quay trở về Pháp . Ngày 26/12/1948 lại đến khuyến dụ và đề nghị Bảo Đại hãy cùng với chính phủ Pháp khởi sự lại mọi việc dựa trên những nền tảng mới và trực tiếp đi vào ngay tiến trình xây dựng một quốc gia Việt Nam mới. Những nền tảng mới mà Pignon đề cặp là những nền tảng nào? Bảo Đại đã nói rằng những nền tảng nầy đã có sẵn và đó là Độc Lập, Thống Nhất và toàn vẹn lãnh thổ.87

14

* Câu hỏi đặt ra: Tại sao Bảo Đại lại có thái độ thoái thoát đó?

15

Thỏa Ước Vịnh Hạ Long gồm có 2 văn kiện:

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

(i) - Bản Tuyên Bố Chung giữa E.Bollaert - Bảo Đại với chữ ký chính thức của 2 người. (ii) - Bản Nghị Định Thư có chữ ký của Bollaert với thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và kèm theo có dấu chữ ký tắt ‘kiểm thự’ của Bảo Đại. Chữ ký tắt kiểm thự của Bảo Đại không có ý nghĩa là đã có sự đồng ý và chấp thuận của Bảo Đại mà là dấu chỉ của một nhân chứng để thị thực hai chữ ký trên văn bản là chữ ký của Bollaert và Nguyễn Văn Xuân và đồng thời cũng thị thực văn bản do hai người nầy ký tên là văn bản chính gốc. Về mặt pháp lý, người làm nhân chứng thị thực không phải chịu một sự trói buộc nào về việc thi hành các điều khoản ghi ra trên Bản Nghị Định Thư đó. Vậy có thể suy định chủ trương của Bảo Đại như sau: - Nếu người Pháp muốn tiếp tục thương thảo trên căn bản của bản Tuyên Bố Chung thì Bảo Đại sẽ sẵn sàng với điều kiện tiên quyết là chính quyền Pháp ở Paris phải chuẩn nhận bản tuyên bố chung nầy. - Trong tình hình hiện tại nếu người Pháp muốn thi hành những diều khoản trong Bản Nghị Định Thư thì đó là vấn đề giữa chính phủ Pháp và chính phủ Nguyễn Văn Xuân. Bollaert nhất định phải hiểu rõ ý định và chủ trương của Bảo Đại là như thế nhưng đương sự cứ trơ tráo, giả điếc làm ngơ tìm mọi cách VSTK - 3306


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

để đưa Bảo Đại vào bẫy rập của mình. Trình độ và kinh nghiệm chính trị của Bollaert thật sự quá non nớt qua cung cách của đương sự đánh giá quá thấp tư cách và con người thực sự của Bảo Đại, một người đã từng vượt qua được hết đợt nầy đến đợt khác những biến cố chính trị nguy hiểm để sinh tồn trước khi Bollaert trở thành một trong những Cao ủy ở Đông Dương. Ông hoàng nầy dư sức biết người Pháp chỉ muốn lợi dụng Ông để tạm thời loại bớt một mũi tấn công khác của những người Việt Nam Quốc Gia không CS nhưng cũng chống chế độ thực dân thuộc địa ngoại bang giống như Công Sản Việt Minh. Vào giờ phút nầy, Bảo Đại chưa muốn chính thức cầm quyền một chính phủ Trung Ương Việt Nam không có thực quyền, không có binh đội riêng, không có ngoại giao riêng. Chính phủ Trung Ương Việt Nam hiện giờ chỉ là một mẫu bánh vẽ của thực dân Pháp để lôi kéo Bảo Đại vào chung một đàn múa rối cùng với tướng Nguyễn Văn Xuân. Hơn nữa, Bảo Đại không muốn đối đầu cùng một lúc với CSVM, với thực dân Pháp và với thành phần trung lưu ở Nam Kỳ vốn được coi như là lực lượng thứ 3 thân Pháp của Nguyễn Văn Xuân. Bảo Đại đã biết trước rằng Nguyễn Văn Xuân sẽ không thể làm gì được nếu không có sự đồng ý của người Pháp bởi vì nhân vật mà người Pháp nặng lòng chính là Bảo Đại chứ không phải Nguyễn Văn Xuân. Do đó Bảo Đại cứ giữ thái độ lững lờ của mình để chờ xem thời thế mang tới sự thất bại không thể tránh khỏi cho chính quyền Nguyễn Văn Xuân. Sự yếu kém của chính phủ Nguyễn Văn Xuân thể hiện rõ rệt qua hình thức tổ chức chính quyền Thống đốc cho 3 kỳ giống như guồng máy cai trị bảo hộ của thực dân Pháp trước khi quân phiệt Nhật đặt chân lên đất nước Việt Nam, một chính phủ ma không có thực quyền mà cũng không được sự hậu thuẫn của dân chúng Việt Nam. Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ đều có một thống đốc riêng và theo lý thuyết thì các thống đốc của 3 kỳ nầy phải ở dưới quyền kiểm soát của chính phủ trung ương do Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Thực tế thì không có chuyện thống đốc địa phương phải phục tùng chính quyền Trung Ương như thế và tệ hại hơn nữa là theo tổ chức hành chánh kiểu thống đốc nầy thì người dân Việt Nam ở Nam Kỳ phải chịu số phận một cổ nhiều tròng: (i) Guồng máy thuộc địa cai trị của Cao Ủy Pháp Đông Dương ở Sài Gòn, (ii) Tập đoàn quân đội viễn chính của Pháp, (iii) Thống đốc Nam Kỳ của chính quyền Trung Ương Lâm Thời Việt Nam, (iv) hệ thống kiểm soát và đe dọa dân chúng trong bóng tối của CSVM ở Nam Kỳ bởi vì hiện tại thì người Pháp chỉ kiểm soát được dân chúng ở các vùng thành thị nhưng dân chúng ở nông thôn thì vẫn do CSVM của VSTK - 3307


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

tướng Nguyễn Bình tiếp tục kiểm soát. Bảo Đại muốn lực lượng thứ 3 của Nguyễn Văn Xuân tự tan rã và đúng như ý muốn của Bảo Đại, chính phủ không có thực quyền của Nguyễn Văn Xuân tự mình đang đi tới bờ tự hủy diệt. CSVM, người Pháp Thực dân cứ tưởng rằng Bảo Đại đã bị đưa vào bẫy rập, nhưng thực tế qua cách ứng phó của Bảo Đại ngay từ khi mới trở về nước lên ngôi hoàng đế, qua bao nhiêu biến cố chính trị thăng trầm hiểm nguy mà Bảo Đại vẫn còn sống sót đến nay thì có thể nói là cả CSVM và tập đoàn thực dân mới Pháp đã quá ngu ngơ xuẩn động khi đánh giá quá thấp về con người thực sự của cựu hoàng nầy, một người trưởng thành với đầy đủ bản lãnh, kinh nghiệm chính trị và nhất là có chính danh và uy thế lớn hơn hết so với các nhân vật chính trị khác của bản xứ để đứng ra đòi lại độc lập và hòa bình cho một quốc gia Việt Nam không cộng sản. Tại một quốc gia đầy xáo trộn với một phong trào cách mạng đang lên như Việt Nam thì người Pháp cần phải đặt câu hỏi: người Pháp phải thương lượng với ai? Họ khởi đầu thương lượng với HCM và họ đã thấy việc thương lượng nầy đã đưa đẩy họ tới đâu rồi. Muốn thương thảo thì phải có 2 phía. Đối với HCM dù muốn hai không muốn thương thảo thì tiên quyết người Pháp phải chấp nhận rút lui ra khỏi Việt Nam, như thế có nghĩa là ảnh hưởng người Pháp ở Đông Dương sẽ tiêu tan uy danh cường quồc thế giới của nước Pháp sẽ trở thành bèo bọt và vì vậy nước Pháp đã kiên quyết không làm hài lòng HCM. Trong một khoảng thời gian, HCM đã có thể che đậy trò chơi chính trị của đương sự và gây ảo tưởng cho nhiều người rằng đương sự như là kẻ duy nhất, không thể thay thế để làm người lãnh đạo cho một hình thức Mặt Trận Quốc Gia và nhân dân Việt Nam với khả năng có thể quy tụ mọi thành phần đảng phái, đoàn thể quốc gia không Cộng sản và Cộng sản Mác Xít. Theo đà biến động chính trị thế giới, ngày nay không ai còn có thể nghi ngờ gì nữa về chân dung thực sự của HCM: một đảng viên của Quốc Tế Cộng Sản mặc dù đương sự đã giải tán một cách giả tạo Đảng Cộng Sản Đông Dương và cho đảng nầy mang một cái tên khác là Đảng Việt Minh- Đảng Cộng Sản Việt Minh. Không thể thương lượng với HCM, người Pháp đã phải quay hướng về phía Bảo Đại mặc dù họ đã được nghe sự tuyên truyền bêu xấu của VMCS cho rằng cựu hoàng nầy chỉ là một tàn dư của một triều đại quân chủ thối nát đã bị sụp đỗ không thể đại diện cho bất cứ ai. Nhưng tại sao người Pháp lại cứ chọn Bảo Đại mà không phải ai khác VSTK - 3308


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26 27 28 29 30 31 32

33 34 35 36 37 38 39 40

ngoài HCM? CSVM và người Pháp đều biết rõ Bảo Đại, một thừa kế chính danh của dòng họ nhà Nguyễn Phúc, là biểu tượng của truyền thống chính trị và đạo giáo người Việt Nam và biểu tượng nầy đã ăn sâu vào trong tâm tưởng của quần chúng nhất là là ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Trong triều đại nhà họ Nguyễn Phúc, Bảo Đại là biểu tượng cho một truyền thống Việt Nam nổi bật và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay: 1/ Ngoài hoàng đế Gia Long ra, Bảo Đại là vị vua duy nhất của nhà Nguyễn và là người Việt Nam đầu tiên đã lấy lại được Độc lập và Thống nhất lãnh thổ Việt Nam từ tay quân phiệt Nhật trước khi CSVM và HCM cướp chính quyền vào tháng 08/ 1945 rồi tạo áp lực khiến cho ông hoàng nầy phải thoái vị. Mặc dù đang ở thế lấn lướt , nhưng HCM đã không dám ra lệnh chém đầu Bảo Đại vì sợ chấn động lòng dân. Đã thế, HCM còn phải ép lòng phong cho cựu hoàng nầy chức Cố Vấn Tối Cao của chính quyền VMCS. 2/ Bảo Đại là một ông vua đầu tiên của nhà Nguyễn bãi bỏ tập tục phong kiến nhà vua có nhiều vợ và hầu thiếp. 3/ Bảo Đại là người đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn thủ tiêu tập tục quỳ lại của các quan thần khi vào triều gặp mặt nhà vua. Và thành lập một chính phủ dân sự cho cả 3 Kỳ của một nước Việt Nam thống nhất: chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một cuộc thảo luận của quốc hội Pháp ngày 01/02/1950 để chuẩn phê các hiệp ước ký kết giữa nước Pháp với 3 quốc gia ở Đông Dương, một ủy viên của Ủy Ban Pháp Quốc Hải Ngoại đã tường trình về việc ký kết các hiệp ước giữa nước Pháp với các nước Đông Dương. Trong phần tường trình về Việt Nam ủy viên nầy có những nhận định về bảo Đại như sau:88 Troisième observation: .... ....... A mon sens, l'empereur Bao Dai ne représente pas seulement une tradition puissante; il est en droit le souverain légitime. Son abdication, arrachée par la force à la suite de la mainmise japonaise sur les pays d'Indochine, est juridiquement nulle. L'empereur Bao Dai est donc l'interlocuteur valable, il est l'interlocuteur le plus valable. Quatrième observation: votre commission a le sentiment que ce qu'on appelle la solution Bao Dai n'a pas été réalisée tout de suite avec toute la netteté désirable. Sa majorité estime que l'empereur Bao Dai aurait dû retourner dans ses Etats à la tête d'un gouvernement provisoire dont la mission aurait été simplement celle du gouvernement provisoire de la République française au moment de la Libération. Le gouvernement provisoire se serait attaché à une oeuvre de pacification, le regime définitif intervenant après le rétablissement de la paix et une consultation populaire régulière. Au lieu de VSTK - 3309


1 2

3 4 5 6 7 8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

20

21

22

23

24

25

26

27

cela, l'empereur Bao Dai est retourné dans ses Etats pour négocier et non pour gouverner. Nhận định thứ 3 . . . . Theo ý nghĩ của bản chức, hoàng đế Bảo Đại không những là biểu tượng của một quyền uy truyền thống mà Ông còn là một quốc vương chính danh hợp pháp. Việc thoái vị của Ông do bạo lực tước bỏ tiếp theo sau sự xâm lược của Nhật vào các quốc gia Đông Dương là vô hiệu trên bình diện pháp lý. Như vậy, hoàng đế Bảo Đại là người đối thoại giá trị và là giá trị nhất. Nhận định thứ 4 . . . Người đại biểu Ủy ban Hải Ngoại của quý vị có cảm tưởng về cái gọi là Giải Pháp Bảo Đại đã không được thực thi ngay một cách rõ ràng đúng mức. Đa số thành viên của ủy ban nầy đánh giá rằng hoàng đế Bảo Đại phải trở về với các Xứ của Ông để cầm đầu một Chính phủ lâm thời mà nhiệm vụ của chính phủ nầy không khác gì với nhiệm vụ của Chính phủ Lâm thời của Cộng Hòa Pháp Quốc vào lúc được Giải phóng. Chính phủ Lâm Thời sẽ phải được giao phó công cuộc bình định, tái lập thể chế chính thức sau khi hòa bình đã được vãng hồi và sau một cuộc trưng cầu dân ý hợp thức. Đáng lý phải là như thế, vậy mà Bảo Đại phải về đất nước của Ông, không phải để cai trị, nhưng chỉ để thương thảo.

Tóm lại, Giải pháp Bảo Đại do tập đoàn thực dân mới E.Bollaert - Coste Floret – Letourneau - Pignon dàn dựng qua thủ đoạn chính trị bất chính dưới hình thức một Nghị Định Thư bí mật đã hoàn toàn thất bại bởi vì chính phủ Pháp chỉ thay đổi nhân sự nhưng vẫn giữ chính sách đế quốc thực dân thuộc địa của họ và thực tế cho thấy “không có một giải pháp Bảo Đại mà chỉ có một giải pháp của người Pháp” như Bảo Dại đã từng tuyên bố vào năm 1950 với một trong số những nhân vật thân cận với ông.89 *

VSTK - 3310


Chương 3 NHỮNG CUỘC THƯƠNG LƯỢNG Ở PHÁP 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

1 - Tình hình chính trị và quân sự của Pháp ở Việt Nam 1948-1949 và những biến chuyển của cuộc chiến Quốc - Cộng ở Trung Hoa.

1.1 –Pháp và Âu Châu Cuộc sống khó khăn về mặt kinh tế khiên cho người dân ở Pháp không mấy quan tâm về các vấn đề rắc rối của chính phủ của họ đang xảy ra ở các lãnh thổ Pháp Quốc Hải Ngoại xa xôi. Mặc dù vậy cũng có nhiều dư luận kjhông hài lòng về cuộc chiến của nước Pháp ở Việt Nam. Cộng sản Pháp thúc hối nước Pháp phải thương lượng với CS Việt Minh, lên án người Pháp đang gây ra một cuộc chiến nhơ bẩn và kêu gào phải có hòa bình ngay cho nước Việt Nam. Những tờ báo khuynh tả Comnat và Franc-Tireur đã đưa ra những bài phê luận kịch liệt lên án về việc chính phủ Pháp bỏ rơi Hồ Chí Minh để thương lượng riêng với những nhân vật và phe phái Việt Nam không Cộng Sản, trung lập hoặc thân Pháp. Nhiều tập chí có uy tín ở Pháp như Esprit của Công Giáo Cấp Tiến và Les Temps Moderns do Jean Paul Sartre chủ bút cũng phê phán nặng nề chính phủ Pháp về chính sách “bỏ rơi HCM”. Một thiểu số đảng viên MRP cũng phản đối hành vi bỏ rơi nầy. Đảng Xã Hội Pháp, mặc dù có đại biểu trong quốc Hội và tham gia nội các chính phủ nhưng vẫn lớn giọng đã kích về việc chính phủ hiện tại của nước Pháp đang thương lượng với Bảo Đại: háng 01/1949, Bí thư đảng Guy Mollet gửi một kháng thư đến Tổng Thống Pháp Vincent Auriol nói rằng : “ Thương lượng với Bảo Đại sẽ không thể nhận được sự đồng tình của nhân dân Việt Nam ….Cựu Hoàng nầy không còn được hưởng một uy quyền nào của đất nước, quân lực Việt Nam (Bộ đội của CSVM) không tuân phục Ông ta . . .Ủy Ban Chấp Hành Đảng ủy nhiệm cho đương sự (Guy Mollet) phản kháng và yêu cầu chính phủ phải chấm dứt chiến tranh thông qua thương lượng với tất cả mọi thành phần chính trị, văn hóa của nhân dân Việt Nam , ưu tiên thương lượng với chính phủ của HCM.”90 Ở Âu Châu, Cộng Sản Liên Sô bắt đầu quay mặt làm khó dễ các nước Đồng Minh Âu-Mỹ ở thủ đô Berlin của nước Đức Quốc Xã bại trận bằng cách cấm vận, ngăn chận các đường giao thông vào 3 vùng ở phía Tây Berlin do Anh-Pháp-Mỹ kiểm soát kể từ 24/06/1948. Để đối phó với việc phong tỏa nầy của Liên Sô, 3 nước Đồng minh đã phải lập một cầu không vận khổng lồ kể từ ngày 28/06/1948 để tiếp tế cho hơn VSTK - 3311


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

2 triệu dân Đức ở khu vực Tây Berlin đồng thời để trả đũa, họ cũng ngăn chận các đường giao thông dẫn vào Đông Berlin do Liên Sô kiểm soát.91 1.2 – Hoa Kỳ và Trung Hoa Ở Hoa Kỳ, tổng thống tái đắc cử Harry Truman bắt bắt đầu thấy lo ngại về khả năng của người Pháp trong việc ngăn chận cho toàn thề vùng bán đảo Đông Dương không bị nhuộm đỏ bởi Cộng Sản Mao Trạch Đông mà trước hết là nước Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc. Trong khi đó thì cuộc chiến Quốc - Cộng ở Trung Hoa biến chuyển một cách nhanh chóng rất bất lợi cho phe Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Thống Chế Tưởng Giới Thạch. Phe Cộng sản của Mao Trạch Đông bắt đầu gặt hái được kết quả to lớn và chiếm được nhiều vùng đất trọng yếu trên lãnh thổ Trung Hoa. 1.3 – Pháp ở Đông Dương và Việt Nam Kể từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947, người Pháp ở Đông Đương có vẻ như đã tiêu diệt một cách dễ dàng các lực lượng bộ đội CSVM đặc biệt là ở Nam Kỳ. Tuy nhiên, tình trạng thắng thế nầy của người Pháp nay không còn nữa và họ đành phải bắt đầu thực hiện những cuộc hành quân bình định hạn chế nhưng cũng không gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Để cứu vãng tình hình quân sự bất lợi của mình, người Pháp đã áp dụng một phương cách ngoại gia mà họ đã từng áp dụng trước kia ở nước Maroc/ Phi Châu: liên kết với những đoàn thể, giáo phái vũ trang ở Nam Kỳ như Hòa Hảo, Cao Đài để đánh nhau với các bộ đội CSVM ở Nam Kỳ của tướng Nguyễn Bình. Cho đến hiện tình ở vào thời điểm nầy, thì CSVM ở Nam Kỳ cũng như ở Bắc Kỳ vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn như người Pháp mong muốn. Lãnh thổ trở thành những vùng xôi đậu do Pháp và CSVM kiểm soát mà không có bên nào có thể tự tuyên bố là hoàn toàn chiến thắng. Việt Minh kiểm soát một cách lén lút nhưng hiệu quả các vùng nông thôn lúa gạo và nông nghiệp còn người Pháp thì chỉ quanh quẩn trong chu vi các thành thị đông dân cư. Tình trạng nầy tạo ra một hiện tượng thật nghịch lý: người Pháp không thể thu mua lúa gạo từ tay nông dân, còn CSVM thì cần đồng tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành để mua lậu khí giới và chiến cụ quân sự từ các nước ngoại quốc khác. Do đó phát sinh ra một hạng người làm trung gian để cung cấp lúa gạo cho VSTK - 3312


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Pháp và tiền Đông Dương cho Việt Minh; đó là những đám khách trú Hoa Kiều ở khắp Việt Nam nhất là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Người Pháp lại lay đổi sang chủ trương tách rời CSVM những người quốc gia không CS chống Pháp theo chiều hướng thay đổi chính trị của thế giới: phân chia thế giới thành 2 khối Tư Bản và Cộng Sản. Dù vậy, CSVM với chiến thuật đánh trận du kích của họ cũng không bị nao núng gì về việc du nhập hàng rào giữa Tư Bản với Cộng Sản nầy. Người Pháp lại thất bại thêm qua các thủ đoạn chính trị “Vịnh Hạ Long” để lập chí quyền Việt Nam giả hiệu với mục đích là cố bám giữ không cho phần đấu Nam Kỳ được nhập trở lại trong một quốc gia Việt Nam Độc Lập và toàn vẹn lãnh thổ. Hậu quả về đường hướng nầy của người Pháp thực dân mới là là nẩy sinh ra một quái thai: đó là nước Nam Kỳ Tự Trị với châm ngôn Nam Kỳ là của người Nam. Hết tự trị rồi lại Liên Bang, Liên Hiệp. Hết Cộng Hòa rồi lại giải pháp Bảo Đại, biết bao nhiêu là thay đổi nhưng đến nay người Pháp vẫn còn trong tình trạng con kiến bò trên miệng chén. Những sự thay đổi chủ trương và chính sách chính trị theo thời cơ như thế chỉ làm tốn hao thời gian và vật chất cho người Pháp. Họ chỉ có một lựa chọn duy nhất: hoặc là tự mình gồng gánh hết mọi việc ở Đông Dương và điều nầy người Pháp không thể theo vì chưa đủ khả năng về quân sự lẫn kinh tế, hoặc phải chịu thiệt thòi mà sang sẻ bớt trách nhiệm cho người bản xứ hay nói khác đi là bằng cách Việt Nam hóa chiến tranh, để cho người Việt đánh nhau với người Việt. Người Pháp mất đi những hy vọng tạo dựng một chính phủ bù nhìn Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào sự bảo hộ của họ về mặt Ngoại giao, Quốc phòng, Kinh tế bằng các mưu đồ không ngay thẳng được họ xếp đặt trước với những quy điều khó hiểu, rắc rối trong những bản thỏa ước ở Vịnh Hạ Long. Lý do chủ yếu mà người Pháp thay đổi chủ trương giã hình của họ chính là vì bước tiến của Cộng Sản Trung Quốc đã làm đão lộn mọi dự liệu về vấn đề Việt Nam đưa tới sự chấm dứt tình trạng cô lập của đất nước nầy. Mặc khác, tình trạng cô lập của Việt Nam càng trở nên rõ nét hơn với sự hiện hữu của đảng CSVM do HCM lãnh đạo và điều nầy khiến cho Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh e ngại. Mặc dù HCM là tín đồ của CS Liên Sô từ khởi thủy, nhưng đùng quên rằng chung quanh HCM còn có những tín đồ của Cộng Sản Trung Quốc và cũng đừng quên rằng Cộng Sản Quốc Tế Liên Sô ở khá xa Việt Nam và đã từng muốn loại trừ người học trò ngỗ nghịch HCM. Trong khi đó thi CS Trung Quốc do Mao Trạch Đông đang đi theo chiều hướng tách VSTK - 3313


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

rời khỏi ảnh hưởng “chủ nghĩa xét lại”‘của Liên Sô mà còn ở sát kề với Việt Nam. Trên nhiều phương diện, nước Việt Nam có thể xem như là một đứa con mồ côi của vùng Đông Nam Á Châu và như là sắp được Cộng Sản Trung Quốc nhìn nhận mang về làm đứa con thừa nhận của họ. Khi mà Cộng sản Trung Quốc thắt chặt tình nghĩa tử với Cộng Sản Việt Minh thì nước Việt Nam sẽ không còn đứng một mình lẽ loi nữa. Hiểm trạng CS Trung Hoa càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman sau khi nghe đặc phái viên Hoffman phúc trình về tình hình Trung Hoa đã quyết định vào ngày 21/12/1948 đình chỉ mọi viện trợ dân sự cho chính phủ THQDĐ của thống chế Tưởng Giới Thạch và ngay sau đó quân cộng sản của Mao Trạch Đông đã vùng lên đánh thắng khắp các vùng lãnh thổ ở phía Bắc Trung Hoa và tràn nhanh xuống vùng đồng bằng sông Dương Tử.91 1.2/ Theo tin tức đăng trên tập chí Bulletin d’Information d’Outremer de la France (BIOMF) số128 phát hành ngày 15/12/1948 nơi các trang 25 và 26 thì tình hình quân sự của quân Pháp ở khắp 3 Kỳ không có gì gọi là khả quan: - Ở Bắc Kỳ, VM tiếp tục áp dụng lối đánh du kích, khủng bố và phá hoại ở các vùng đồng bằng Bắc Kỳ nhất là các tuyến giao thông đường sắt Hà Nội-Hải Phòng. Các đồn bót của Pháp chung quanh vùng An Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn bị bộ đội du kích Việt Minh đánh phá liên tục khiến cho quân Pháp phải rút lui đi nơi khác để bảo tồn lực lượng rồi phản công. Mãi đến ngày 08/11/1948, sơn Tây và Việt Trì mới được quân Pháp tái chiếm. Việt Minh đã thành công trong vụ phá nổ làm sập cầu Paul Doumer ở Hà Nội vào ngày 16/11/1948. Các đồn bót của Pháp ở các vùng ngoại vi Hà Nội bị VM tấn kích hết đợt nầy tới đợt khác. Nhiều nơi, Pháp phải cần tới pháo binh để giải tán các đợ tụ quân của bộ đội CSVM. Tuyến đường sắt Hải Phòng-Hà Nội bị đặt mìn gây tử vong và thương tích cho nhiều hành khách thường dân. - Ở Trung Kỳ, các cuộc hành quân càn quét của Trung đoàn 9 Thuộc Địa Pháp (9è RC) được thực hiện với một nhịp độ vừa đủ để ngăn chận hoặc chống trả những cuộc đánh phá của bộ đội du kích VM. Trong các cuộc hành quân càn quét ở phía Nam Trung Kỳ ở vùng Cap Padaran, quân binh Pháp đã tịch thu được khá nhiều vũ khí, đánh chìm 10 ghe chuyên chở tiếp vận, triệt hạ một công binh xưởng và nhiều căn cứ hậu cần củaVM. VSTK - 3314


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

- Ở Nam Kỳ, tập chí BIOMF cho biết là quân đội viễn chinh Pháp đã liên tục gia tăng mức độ hành quân bình định có hiệu quả và thu đạt được kết qua khả quan. Bộ đội CSVM của tướng tướng Nguyễn Bình hiện giờ chỉ áp dụng du kích chiến để đánh phá các đồn bót hoặc phục kích các đội quân tuần tiểu an ninh khu vực hoặc hộ tống các đoàn quân xa tiếp vận như ở Hốc Môn, Tây Ninh và Thủ Dầu Một nhưng chi gây được tổn thất nhẹ cho quân Pháp. Một cuộc hành quân bộ binh phối hợp với hải quân và không quân đã gây tổn thất nặng cho bộ đội VM ở Bến Tre với 250 cán binh bị loại khỏi vòng chiến, nhiều khí giới đạn dược, quân nhu và quân dụng bị quân Pháp bị tịch thu trên chiến trường. Ngày 16/11/1948, bộ đội VM đột kích Tân Thuận Dinh cách Mỹ Tho 12 cây số về phía Đông Bắc. Các cuộc đột kích khác của VM cũng xảy ra ở Chợ Gạo thuộc vùng. Sốt thiệt hại về nhân mạng của bộ đội VM qua những cuộc đế kích nầy lên đến hàng trăm người. - Ở Cao Miên, quân viễn chinh Pháp cùng với quân bản xứ mở các cuộc hành quân càn quét CS ở vùng Takeo-Châu Doc-Kampot. - Ở Lào, quân Pháp mở ra một vài cuộc hành quân tìm diệt CS trong vùng thung lũng Sơn Ca và vùng Trà Ninh. - Cũng trên tập chí BIOMF, dựa theo tin tức báo chí phát hành từ Bắc Kinh/Trung Quốc, ngày 01/12/1948, bộ tộc người Mèo cùng với 300 bộ đội CSVM đã đột kích và kiểm soát vùng Makouan nằm trên lãnh thổ Trung Quốc cách tỉnh lỵ Lào Kay vào khoảng 65 cây số về hướng Tây Bắc. Theo nhận định của giới chỉ huy quân sự Pháp thì CSVM hiện đang ở trong tình trạng khiếm hụt về vũ khí đạn dược và chỉ trông chờ vào các xưởng chế tạo vũ khí và các đường dây buôn lậu vũ khí từ Trung Quốc, Thái Lan và Hong Kong được trả tiền bằng đồng bạc Đông Dương Ngân Hàng trong của người Pháp phát hành, hay bẳng lúa gạo của các nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long và bằng á phiện từ các sắc tộc thiểu số miền thượng du Bắc Kỳ qua các tay đầu đảng tài phiệt Hoa kiều. Vũ khí đạn dược mua lậu sẽ được những toán dân công khuân vát lội suối, băng rừng để chuyển tải một cách chậm chạp và gian khổ đến các đơn vị bộ đội CSVM. Tình trạng khốn đốn nầy của bộ đội CSVM chỉ được cãi thiện vào cuối năm 1949 khi quân đội CS Trung Quốc của Mao Trạch Đông bắt đầu tiến xuống miền biên giới Việt-Hoa.92

VSTK - 3315


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

2 – Những cuộc tiếp xúc chính trị của Bảo Đại ở ngoại quốc sau khi giải pháp E.Bolaert thất bại Sau khi giải pháp Bảo Đại theo kiểu lừa đão của cựu Cao Ủy Émile Bollaert thất bại vì sự kiên định của cựu hoàng Bảo Đại, chính phủ Pháp cử Léon Pignon giữ chức Cao ủy Đông Dương. Cựu Hoàng Bảo Đại đã từ Cannes đến Paris vào ngày 15/11/1948 để gặp tân Cao ủy Đông Dương Pignon vào ngày hôm sau trước khi viên Cao Ủy nầy lên đường sang Sài Gòn để nhậm chức, tiếp xúc với thủ tướng chính phủ Lâm Thời Việt Nam Nguyễn Văn Xuân cùng với các đoàn thể chính trị Việt, Pháp ở Nam Kỳ và đi kinh lý các quốc gia Đông Dương. Ngày 25/11/1948 ở Paris, bộ trưởng bộ Pháp Quốc Hải Ngoại tuyên bố rằng chính phủ Pháp chỉ thừa nhận một chính phủ Việt Nam do tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng với sự chuẩn phê của hoàng đế Bảo Đại để phản đối việc đại diện của CSVM ở Pháp là Trần Ngọc Danh (em trai của Trần Phú) làm đơn xin cho Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam ở Bắc Kỳ được ứng cử là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc. 92a Sau khi nhậm chức và kinh lý các lãnh thổ ở Đông Dương, Cao ủy Léon Pignon trở về Paris vào ngày 14/12/1948 để tường trình và báo cáo với chính phủ Pháp. Ngày 16/12, Pignon hội kiến với bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại để tường trình tình hình ở Đông Dương. Nội dung của cuộc hội kiến nầy đã được ghi tóm lược qua phỏng vấn của một phóng viên báo Sud- Ouest như sau: Tình hình các vùng đồng bằng ổn định. Các vùng biên giới trên các lãnh thổ Đông Dương đang ở dưới sự kiểm soát của quân đội Pháp. Cách tỉnh thành được giải tỏa khỏi sự quấy phá của VMCS. Ruộng lúa và các nông trường cao su không bị thiệt hại nhiều. Trên bình diện tâm lý, thì có một hiện trạng nghịch thường là tình hình quân sự ở Trung Quốc lại là yếu tố có lợi cho chính quyền và quân đội viễn chinh Pháp. Từ hai năm qua, khối quần chúng ở Đông Dương đã phải gánh chịu những sự khổ hạnh cùng cực và lo âu ác liệt. Nếu người Pháp thành công trong việc tạo lập cho Việt Nam một điều gì đó để là làm thỏa mãn ước vọng của tất cả những người quốc gia chân chính thì sẽ có hòa bình trở lại. 92b Ngày 21/12/1948, Bảo Đại rời Cannes đi Paris với hoàng thân Vĩnh Căn. Cựu hoàng hậu Nam Phương cũng đến để chăm sóc cho cựu hoàng đang trong cơn bệnh sốt rét nhưng vào ngày 26/12/1948 Bảo Đại vẫn phải tiếp kiến Pignon. Bảo Đại trở về Cannes vào ngày 03/01/1949. VSTK - 3316


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Ngày 08/01/1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân từ Paris sang Cannes để gặp Bảo Đại. Trong khi thủ tướng Xuân vắng mặt ở Việt Nam, quyền thủ tướng chính phủ Lâm Thời Việt Nam Nguyễn Khoa Toàn đã tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Hà Nội vào ngày 24/12/1948 rằng Vịnh Cam Ranh thuộc vùng lãnh hải Trung Kỳ sẽ tạm thời đặt dưới quyền quản trị của Khối Liên Hiệp Pháp mà không tuyên bố lý do tại sao có sự chuyển nhượng lãnh thổ nầy nhưng có thể đây chỉ là một hình thức tạm thời để minh chứng tỏ Việt Nam là một thành viên của khối Liên Hiệp Pháp. 92c Trước khi trở về Sài Gòn, ngày 16/01/1949, Pignon cùng với Herzog phụ tá của bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Coste-Floret từ Paris đến Cannes để hội kiến với Bảo Đại. Trước khi lên máy bay tại phi trường Orly ngày 20/01/1949 đề về Sài Gòn, Pignon tuyên bố rằng việc hợp tác giữa đương sự và Bảo Đại cùng với những tùy viên của cựu hoàng nầy đã diễn một cách thân thiện, ngay thẳng, và có kết quả. Thủ tướng Xuân đã cung nhiều kinh nghiệm giá trị để trợ giúp cho đương sự thi hành trách vụ Cao Ủy. Pignon nói rằng có những dư luận báo chí phản đối việc thỏa hiệp trong tương lai với những thành phần quốc gia Việt Nam không Cộng sản đang quy tụ chung quanh hoàng đế Bảo Đại: đó là bằng chứng cho thấy mối quan ngại của CSVM qua các việc tăng gia nỗ lực phá hoại, tìm cách gây thất bại một giải pháp cho những người Việt Nam đặt trên sự công nhận những liên hệ truyền thống không trái nghịch của chủ nghĩa Quốc Gia và trong tình hữu nghị bền vững với nước Pháp. 92d Ngày 18/01/1949, Trung Cộng thừa nhận chính VNDCH của HCM. Thống chế Tưởng Giới Thạch từ chức Thống chế của THQDĐ và rút lui về Lư Sơn. Ngày 31/08/1949, sau khi Cộng sản Trung Hoa chiếm đóng Bắc Kinh vào ngày 22/11/1949, HCM thừa nhận chính quyền CS Mao Trạch Đông.92e

31

32

33

34

35

36

37

38

* Trong buổi lễ tiếp tân ngày Tết (29/01/1949) ở Sài Gòn, Pignon tuyên bố rằng chỉ có hoàng đế Bảo Đại mới là người xứng đáng để thừa kế những giá trị truyền thống của Việt Nam và nấm giữ vận mệnh đất nước Việt Nam đang chịu khổ đau trong khi một nhóm người ở Á Châu dưới chiêu bài ái quốc đột phát đã bị lộ chân tướng là đang mưu đồ áp đặt lên đất nước nầy một chủ nghĩa độc tài ngoại lai không thể chấp nhận được. 92f Với những lời lẽ phát biểu như thế, rõ ràng là Cao VSTK - 3317


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

ủy Đông dương muốn nhắm vào hiểm họa lan tràn của CSVM và CS Trung Quốc. Lời tuyên bố kể trên của Pignon trong ngày đầu năm Tết Nguyên Đán ở Sài Gòn còn cho thấy đây là chủ trương và chính sách của Pignon đã có từ thời đương sự còn là một cố vấn chính trị thân cận của nhà tu Thierry d’Argenlieu cựu cao ủy Đông Dương nhà tu: dưới ảnh hưởng cố vấn của Pignon, d’Argenlieu đã gửi một giác thư đề ngày 14/01/1947 gửi cho chủ tịch Hội Đồng Nội Các chính phủ Pháp lúc đó là Léon Blum và một số nhân vật chính trị khác có uy thế ở nước Pháp. Trong phần cuối của giác thư nầy, d’Argenlieu đã đề nghị chính phủ Pháp ở Paris hãy thương lượng với cựu hoàng Bảo Đại đang sống lưu vong ở nước ngoài. D’Argenlieu viết:93 - ‘. . . . Thể chế chính trị có thể được chấp nhận là hợp pháp phải chăng là chế độ quân chủ truyền thống trước ngày Nhật đầu hàng? - ‘. . . . Nhà vua, là điểm tựa của tất cả nếp sống xã hội và tôn giáo trước đây, chỉ mới rời bỏ ngôi vị 18 tháng. - ‘. . . . Ngay cả CSVM, sau khi hạ bệ nhà vua và qua nhiều lần thay đổi liên tiếp thành phần nhân sự điều hành của họ, đã phải tiếp tục giao nhiệm chức chưởng quan trọng Cố Vấn Tối Cao cho cựu hoàng. - ‘. . . . Vì thế, sự trở lại của nhà vua nhất định sẽ có tác dụng làm an lòng những kẻ đứng về phe chống đối Việt Minh nhưng lại sợ bị dư luận kết án là những kẻ phản bội.

24 25

26

27

28 29 30

31 32 33 34 35 36 37

Điều nầy có thể là hiệu quả từ sự quan ngại của Hoa Kỳ khi đại sứ của họ ở Pháp là Caffrey vào ngày 14/01/1949 gửi một công điện báo cáo như sau:93a 851G.00/1-1449: Telegram

Tihe Ambassador in France (Caffery) to the Acting Secreta of Stat CONFIDENTIEL Paris, January 14, 1949-2 p. m. Pignon 2 told me Wednesday night that he is well aware that government should take adequate measures to assure inhabitants of Indochina that government stands firmly on Bay D'Along agreements. He hopes Assembly can be persuaded to ratify them formally. He remarked that he believes Communist successes in China will frighten a great many Vietnamese who have been apathetic or in different and cause them to rally to Bao Dai Sent Department 164, repeated Saigon . CAFFERY

38

Tạm trích dịch: .... VSTK - 3318


1 2 3 4

5

6

7

8 9 10

.... “Pignon đã nói với bản chức rằng . . . .. . . . . . . .Theo nhận định của đương sự thì nhất định là những sự thành công của Cộng Sản ở Trung Hoa sẽ gây lo sợ cho đa số các tấng lớp dân chúng Việt Nam lãnh đạm, thờ ơ và khiến cho họ sẽ quy tụ nối kết với Bảo Đại.”

Để trả lời công điện của kể trên, ngày 17/01/1949, Quyền Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Robert Lovett đã đánh mật điện chỉ thị cho Caffrey như sau:93b 851G.00/1-1049: Telegram The Acting Secretary of State to the Embassy in France SECRET WASHINGTON, January 17, 1949-6 p. m.

26

Daridan'" has expressed to Dept same view contained penultimatepara urtel 107 Jan 102 qualifying his remarks however with statement that heuninformed developments past ten days which might explainoptimism Overseas France officials in urtel 106 Jan 102 renegotiations with Bao Dai. While Dept, desirous French coming to terms with Bao Dal or any truly nationalist group which has reasonable chance ,Winning over preponderance of Vietnamese, we cannot at this: time irretrievably commit US to support of native govt which by failing. Developeappeal among Vietnamese might become virtually puppet govt, separated from people and existing only by presence French military forces. Accordingly, Emb should make no additional representations to French until and unless further instructed by Dept which does not believe it desirable go beyond position outlined Deptel 2637 Jul 14 3 its reftel 3621 Jul 9 from Paris: Iand Embtel5129 Sep 30. Dept will inform Emb re; possibility any common anti-Communist action Indochina (third para.Embtel 107) after it has recd Brit views as Emb London reports Brit FonOff has instructed Brit Emb Wash discuss matter with Dept..

27

Lovett

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Tạm trích dịch:

.. .. ..... .. .. .. .. .

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

39

40

“.... Mặc dù bộ Ngoại giao chúng ta mong đợi người Pháp thỏa hiệp được với Bảo Đại hay với bất cứ một phe phái quốc gia chân chính nào có hy vọng tối thiểu chiếm được đa số lòng dân Việt Nam, người Mỹ chúng ta vào lúc nầy chưa thể can dự một cách dứt khoác bằng cách ủng hộ một chính quyền người bản xứ mà đa số nhân dân Việt Nam không yêu chuộng chấp nhận bởi vì đây chỉ là một chính quyền con rối xa cách nhân dân và chỉ hiện hữu được là nhờ có sự che chở của các lực lượng quân sự Pháp....” ...... “Bộ Ngoại giao sẽ thông báo cho ông đại sứ biết về khả năng của một hành động chung chống Cộng Sản Đông Dương sau khi hội ý với chính phủ Anh ở Luân Đôn.”

Bức công điện nầy cho thấy thái độ của Hoa Kỳ: không chấp nhận một chính phủ Việt Nam kiểu con rối do người Pháp giựt dây hay một VSTK - 3319


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

chính phủ Việt Nam của Bảo Đại hay của bất cứ của phe phái Quốc gia nào của Việt Nam không hợp với ý dân và vẫn còn tiếp tục bị kềm kẹp dưới quyền lực quân sự của người Pháp ở Đông Dương. Ngoài ra bức điện cũng cho biết là Hoa Kỳ và Anh quốc đang quan tâm bàn bạc với nhau về cách đối phó với hiểm họa CS ở Đông Dương. Điều cần lưu ý là vào lúc nầy nước Pháp đang cần đến kế hoạch viện trợ hậu chiến của Truman để tái thiết nước Pháp và dựa vào sự viện trợ nầy Pháp có thể du di kinh phí để chi tiêu cho cuộc chiến ở Việt Nam và tiếp tục chủ quyền thượng quốc của mình trên những phần đất mà người Pháp gọi là Pháp Quốc Hải Ngoại trên bán đảo Đông Dương mặc dù sự viện trợ theo kế hoạch của tổng thống Mỹ Truman không có khoản kinh phí nào dự trù như thế.

23

Chính sách của Hoa Kỳ về Đông Dương từ trước đến nay vẫn chưa có một văn kiện chính thức nào quy định một cách rõ ràng trong khi người Pháp biết rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ từ thời tổng thống Roosevelt đến cuối nhiệm kỳ thứ nhất của tổng thống Truman hiện tại là không chấp nhận sự tồn tại các chế độ đế quốc thực dân thuộc địa phát xuất từ các cường quốc Âu Châu trong đó có nước Pháp. Tuy nhiên, Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm theo dõi những hoạt động của Cộng Sản trên các lãnh thổ vùng Đông Nam Á Châu như Miến Điện, Mã Lai, Đông Dương và Nam Dương. Sự quan tâm nầy có thể nhận thấy được trong công điện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đề ngày 22/09/1948 gửi cho Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn:93c

24

890.00B/9-2248: Telegram

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

The Acting Secretary of State to the Consulate General at Saigon WASHINGTON, September 22, 1948-6. p. m.

25 26

42

149. Text statement iDept spokesman Sept 16 response pertinent, questionsf:] "Dept has watched closely rapid increase of Communist-activity which has taken place in southeast Asia since early this year, and has naturally taken this development into consideration in determining its course of action.. .Results of these activities in Burma, Malaya, Indochina and Indonesia have been reported by press as they,occurred from time to time and need not be reviewed. However, littleattention has been directed toward one major stratagem employed by Communists in dependent areas of southeast Asia. To win support and allies in their drive for power, Communist leaders have consistently pretended to champion cause of local nationalists and have attempted to identify communism with nationalism in minds of people of area. This scheme worked well, at least until Cominform's denunciation of Yugoslav Communist leaders as ,being, among other things, guilty of nationalism. There is some evidence that sincere nationalist leaders in southeast Asia, originally deceived by this device, have now awakened to fact 'that, in Communist controlled states outside Soviet Union, nationalism to which they aspire is regarded as a high crime and grounds for ruthless interference in internal affairs of such states by international Communist organizations." Sent Saigon'1; rptd Hanoi, Singapore.2

43

LOVETT

27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Tạm trích dịch: 44

....... VSTK - 3320


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24

25

26

“Trong khi trả lời những câu chất vấn, ngày 16/09/1948 phát ngôn nhân của bộ ngoại giao đã tuyên bố một cách thẳng thắng rằng: Bộ ngoại giao đang theo dõi thật sát sự tăng gia nhanh chóng những hoạt động của Cộng Sản đang diễn ra ở Đông Nam Á kể từ đầu năm nay và đương nhiên là Bộ đã cứu xét vấn đề nầy để quyết định đưa ra những hành động đối phó thích ứng. Hậu quả từ những hoạt động của Công Sản ở Miến điện, Mã Lai, Đông Dương và Nam Dương ít nhiều đã được đăng tải trên các báo chí và không cần phải kể lại ở đây. Dù vậy, ít có sự lưu ý nhắm vào một sách lược quan trọng mà Công Sản đang áp dụng trên những lãnh thổ thuộc địa thuộc vùng Đông Nam Á Châu. Để chiếm được sự ủng hộ và đồng minh trong tiến trình chiếm đoạt quyền lực, những kẻ lãnh đạo Cộng Sản không ngừng tự biểu dương như là động cơ vô địch của những người quốc gia bản xứ và đã mưu toan trộn lẫn chủ nghĩa Cộng Sản với chủ nghĩa Quốc Gia vào đầu óc của dân chúng trong vùng. Kế sách nầy của Cộng Sản đạt được kết quả tốt cho đến khi Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế lên án những kẻ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Nam Tư để tội là bọn phản động đi theo theo chủ nghĩa Quốc Gia hẹp hòi. Một vài chứng cứ cho thấy là có những thành phần người Quốc Gia chân chính trong vùng Đông Nam Á trước đây đã bị Cộng Sản lừa đảo thì nay đã thức tỉnh khi tìm ra được sự thật rằng, trong những quốc gia dưới chế độ Cộng Sản thì thể chế Quốc Gia mà họ mong ước là một tội đại hình và là nguyên cớ cho những sự xâm phạm khắc nghiệt vào nội tình của những nước CS đó bởi các tổ chức Cộng Sản Quốc Tế.” ......

Chỉ không đầy một tuần lễ sau khi gửi công điện kể trên được gửi đi Sài Gòn thì ngày 27/09/1948 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra bản Tuyên Bố Chính Sách của họ đối với vùng Đông Dương như sau:93d

27

Department of State Policy Statement on Indochina, September 27, 1948

28 29 30

31

32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48

SECRET INDOCHINA A. OBJECTIVES The immediate objective of US policy in Indochina is to assist in a solution of the present impasse which will be mutually satisfactory to the French and the Vietnamese peoples, which will result in thetermination of the present hostilities, and which will be within the framework of US security. Our long-term objectives are: (1) to eliminate so far as possible Communist influence in Indochina and to see installed a self-governing nationalist state which will be friendly to the US and which, commensurate with the capacity of the peoples involved, will be patterned upon our conception of a democratic state as opposed to the totalitarian state which would evolve inevitably from Communist domination; (2) to foster the association of the peoples of Indochina with the westernpowers, particularly with France with whose customs, language and laws they are familiar, to the end that those peoples will prefer freely to cooperate with the western powers culturally, economically and politically; (3) to raise the standard of living so that the peoples of Indochina will be less receptive to totalitarian influences and will have an incentive to work productively and thus contribute to a better balanced world economy; and (4) to prevent undue Chinese penetration and subsequent influence in VSTK - 3321


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58

Indochina so that the peoples of Indochina will not be hampered in their natural developments by the pressure of an alien people and alien interests. B. POLICY ISSUES To attain our immediate objective, we should continue to press the French to accommodate the basic aspirations of the Vietnamese: (1) unity of Cochinchina, Annam, and Tonkin, (2) complete internal autonomy, and (3) the right to choose freely regarding participation, in the French Union. We have recognized French sovereignty over Indochina but have maintained that such recognition does not imply any commitment on our part to assist France to exert its authority over the Indochinese peoples. Since V-J day, the majority people of the area, the Vietnamese, have stubbornly resisted the reestablishment of French authority, a struggle in which we have tried to maintain insofar as possible a position of non-support of either party. While the nationalist movement in Vietnam (Cochinchina, Annam, and Tonkin) is strong, and though the great majority of the Vietnamese are not fundamentally Communist, the most active element in the resistance of the local peoples to the French has been a Communist group headed by Ho Chi Minh. This group has successfully extended its influence to include practically all armed forces now fighting the French, thus in effect capturing control of the nationalist movement. The French on two occasions during 1946 attempted to resolve the problem by negotiation with the government established and dominated by Ho Chi Minh. The general agreements reached were not, how-ever, successfully implemented and widescale fighting subsequently broke out. Since early in 1947, the French have employed about 115,000 troops in Indochina, with little result, since the countryside except in Laos and Cambodia remains under the firm control of the Ho Chi Minh government. A series of French-established puppet governments have tended to enhance the prestige of Ho's government and to call into, question, on the part of the Vietnamese, the sincerity of French in tentions to accord an independent status to Vietnam. 1. Political We have regarded these hostilities in a colonial area as detrimental not only to our own long-term interests which require as a minimum a stable Southeast Asia but also detrimental to the interests of France, since the hatred engendered by continuing hostilities may render impossible peaceful collaboration and cooperation of the French and the Vietnamese peoples. This hatred of the Vietnamese people toward the French is keeping alive anti-western feeling among oriental peoples, to the advantage of the USSR and the detriment of the US. We have not urged the French to negotiate with Ho Chi Minh, even though he probably is now supported by a considerable majority of the Vietnamese people, because of his record as a Communist and the Communist background of many of the influential figures in and about, his government. Postwar French governments have never understood, or have chosen, to underestimate, the strength of the nationalist movement with which they must deal in Indochina. It remains possible that the nationalist. movement can be subverted from Communist control but this will require granting to a non-Communist group of nationalists at least the same concessions demanded by Ho Chi Minh. The failure of French governments to deal successfully with the Indochinese question has been due, in large measure, to the overwhelming internal issues facing France and the French Union, and to foreign policy considerations in Europe. These factors have combined with the slim parliamentary majorities of postwar governments in France to militate against the bold moves necessary to divert allegiance of the Vietnamese nationalists to non-Communist leadership. In accord with our policy of regarding with favor the efforts of dependent peoples to attain their legitimate political aspirations, we have been anxious to see the French accord to the Vietnamese the largest possible degree of political and economic independence consistent with legitimate French interests. We have therefore declined to permit the export to the French in Indochina of arms and munitions for the prosecution of the war against the Vietnamese. This, policy has been limited in its effect as we have allowed the free export of arms to France, such exports thereby VSTK - 3322


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57

being available for reshipment to Indochina or for releasing stocks from reserves to be forwarded to Indochina. 2. Economic Indochina's trade with the United States before the war was relatively small as the greater part of its commerce was carried on with France and the French Empire duty free. Indochina now enjoys a limited customs autonomy, and the US should be able to compete moresuccessfully with France. American investment in Indochina has also been of minor impor tance in part at least because there has been no treaty basis for the protection of American interests there as activities in certain business lines are prohibited or can be conducted only with the consent of the French authorities. Should a political solution satisfactory to the French and the Vietnamese be reached leading to the establishment of peaceful conditions within the area, the US should endeavor to have the General Agreement on Tariffs and Trade made effective in Indochina and to make an arrangement which would afford protection for American enterprise there. The increased trade and investment in Indochina which might result from these measures would tend to raise the level of economic activity and standard of living. We do not wish to press for these matters, nor to develop a longterm financial or economic policy in the area, until such time as a political solution, such as may terminate in large measure the present hostilities, has been achieved. With respect to the important question of whether ECA assistance should be extended to the area, we have informed the French that because reconstruction and development of Indochina is impossible under the present conditions of warfare which pertain there, no direct ECA financing for Indochina will be forthcoming at present althoughFrench requirements will be readjusted accordingly. We have indicated informally our willingness to reconsider the question should conditions change. As regards French claims for Japanese reparations on behalf of Indochina, we have taken the position in the Far Eastern Commission (FEC) that France should receive two percent of the total amount of reparations which may be determined to be available. While most FEC countries feel that the proposed share is too large, in view of the French wartime performance in Indochina, we have indicated a willingness to allow the French an additional one half of one percent. France presumably would also be eligible for a prorata share (or a portion to be determined by negotiation) of the, 18 of our 28 percent of total reparations which we have proposed to make available to such FEC countries as accept our schedule for reparations distribution. This question remains unsettled. We have not allowed the French a portion of the advance transfers within the interim reparations program. We have under consideration a French claim to gold valued at 37.5 million dollars earmarked for Japan in Indochina. The gold represents the settlement of certain trade balances between Indochina and Japan and of Japanese local currency requirements during the period August 1940 to March 9, 1945. Since the earmarking of the gold transferred title to Indochina ,and since there are no general considerations of equity or public policy of a sufficiently compelling nature to justify withholding recognition of title thus transferred, the tentative position of the Department is that SCAP deliver the gold to Indochinia unless an early FEC policy decision precludes such action. C. RELATIONS WITH OTHER STATES The French, whose policy since the Japanese surrender has been a failure with regard to the Vietnamese, have made some progress in normalizing their relations with Cambodia and Laos. Both these Indochinese protectorates have now been formally admitted as "associ-ated" states to the French Union. The peoples of both these protectorates have been allowed some degree of autonomy, which apparentlysatisfies them for the present. Unquestionably, however, the current, modi 'vivendi will be altered by any French settlement with the Vietnamese which gives the latter more autonomy than now possessed by the Laotians and Cambodians. VSTK - 3323


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58

The most recent French attempt to resolve the question resulted in the June 5 Baie d'Along Agreement between the French High Commissioner of Indochina and General Nguyen Van Xuan, head of the Provisional Central Government of Vietnam, and countersigned by the former Emperor of Annam, Bao Dai. In this agreement, France recognizes the independence of Vietnam, whose responsibility it will be to unite the three Vietnamese provinces of Indochina, with only such limits as are imposed by its membership in the French Union to which it freely declares its adherence. Further negotiations to fix relationships of France and Vietnam are provided by the agreement which must now be ratified by the French Assembly, particularly as it relates to-a change in the status of Cochinchina, now a French colony, to permit its union with Annam and Tonkin. As regards international conferences, the US, as it recognizes French sovereignty over Indochina, has upheld the right of France as a metro politan power to submit the applications for associate membership in ECAFE of its dependent areas in Indochina. French relations with the Siamese Government have improved since the November coup d'etat of Field Marshal Phibun. Phibun apparently has given assurances to the French that he has accepted the solution of the recent SiameseIndochinese border dispute. He has furthermore taken limited measures designed to reduce the activity of Indochinese elements in Siam hostile to the French. Chinese relations with Indochina, based upon a 1946 treaty which confers substantial benefits upon the Chinese in the peninsula, are largely determined by the needs and interests of the commercially and economically powerful Chinese overseas community in Indochina, numbering almost one million. On the surface, Chinese official relations with the French officials have been correct although signs of tension develop from time to time. The Chinese have pressed the French to indemnify Chinese who have suffered property loss in Indochina's fighting. The Kuomintang has striven to maintain a tight control over the Chinese community through consular representation, -while the French have endeavored to reestablish the situation of prewar years wherein the French authorities successfully maintained a degree of control over Chinese within Indochina. The Chinese, however, have also tried to protect the several hundred thousands of their fellowmen who live in territory not under French,control. There have been contacts between Ho's agents and Chinese government officials which apparently resulted in Chinese tolerance of a munitions traffic from China to the benefit of the Ho government. French efforts to enlist Chinese support in Kwangsi and Kwangtung to suppress Chinese bandit and Communist bands which cross the Ind.chinese border have not been successful despite an agreement in, principle. An increasing Soviet interest in Indochina, 'as demonstrated by a step-up in radio broadcasts, was evidenced in the first half of 1948. The "line taken by these broadcasts has been constantly to discredit the United States by attempting to identify it with "imperialistic France." "There continues to be no known communication between the USSR, and Vietnam, although evidence is accumulating that 'a radio liaison may have been established through the Tass agency in Shanghai. D. POLICY EVALUATION The objectives of US policy towards Indochina have not been realized. Three years after the termination of war a friendly ally, France, is fighting a desperate and apparently losing struggle in Indochina. The economic drain of this warfare on French recovery, while difficult to estimate, is unquestionably large. The.Communist control in the nationalist movement has been increased during this period. US influence in Indochina and Southeast Asia has suffered as a result. The objectives of US policy can only be attained by such French action as will satisfy the nationalist aspirations of the peoples of Indochina. We have repeatedly pointed out to the French the desirability of their giving such satisfaction and thus terminating the present open conflict. Our greatest difficulty in talking with the French and in stressing what should and what should not be done has been our inability to suggest any practicable solution of the Indochina problem, as we are all too-well VSTK - 3324


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

aware of the unpleasant fact that Communist Ho Chi Minh is the strongest and perhaps the ablest figure in Indochina and that any suggested solution which excludes him is an expedient of uncertain outcome. We are naturally hesitant to press the French too strongly or to become deeply involved so long as we are not in a position to suggest a solution or until we are prepared to accept the onus of intervention. The above considerations are further complicated by the fact that we have an immediate interest in maintaining in power a friendly French government, to assist in the furtherance of our aims in Europe. This immediate and vital interest has in consequence taken precedence over active steps looking toward the realization of our objectives in Indochina. We are prepared, however, to support the French in every way possible in the establishment of a truly nationalist government in Indochina which, by giving sati'sfaction to the aspirations of the peoples of Indochina, will serve as a rallying point for the nationalists and will weaken the Communist 'elements. By such support and by active participation in a peaceful ,and constructive solution in Indochina we stand to regain influence and prestige. Some solution must be found which will strike a balance between the aspirations of the peoples of Indochina and the interests of the French. Solution by French military reconquest of Indochina is not desirable. Neither would the complete withdrawal of the French from Indochina effect a solution. The first alternative would delay indefinitely the attainment of our objectives, as we would share inevitably in the hatred engendered by an attempted military reconquest 'and the denial of aspirations for self-government. The second solution would be equally unfortunate as in all likelihood Indochina would then be taken over by the militant Communist group. At best, there might follow a transition period, marked by chaos and terroristic activities, creating a political vacuum into which the Chinese inevitably would be drawn or would push. The absence of stabilization in China will continue to have an important influence upon the objective of a permanent and peaceable solution in Indochina. We have not been particularly successful in our information and education program in orienting the Vietnamese toward the western democracies and the US. The program has 'been hampered by the failure of the French to understand that such informational activities as we conduct in Indochina are not inimical to their own long-term interests and by 'administrative and financial considerations which have prevented the development to the maximum extent of contacts with the Vietnamese. An increased effort should be made to explain democratic institutions,especially American institutions land America policy, to the Indochinese by direct personal contact, by the distribuion of information about the US, and the encouraging of educational exchange. Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao về Đông Dương Ngày 27/09/1948 Tài liệu MẬT ĐÔNG DƯƠNG A. MỤC TIÊU

39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51

Mục tiêu trước mắt của chính sách của Hoa Kỳ về Đông Dương là phụ trợ một giải pháp cho sự bế tắt hiện nay khiến cho đôi bên nhân dân Pháp và Việt Nam đều thỏa mãn mà sẽ đưa đến kết quả là sự chấm dứt những thù nghịch đang xảy ra và phù hợp với khuôn khổ an ninh của nước Hoa Kỳ. Những mục tiêu dài hạn của Hoa Kỳ là: (1) để đẫy lùi càng xa càng tốt ảnh hưởng của Cộng Sản ở Đông Dương và để nhìn thấy ở đó có được một chính quyền tự trị của một quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ trong tương lai và theo mô hình thể chế dân chủ của Hoa Kỳ tương xứng với sự đóng góp năng lực của nhân dân và ngược lại với thể chế trong một quốc gia độc tài chuyên chế mà trong đó nhất định là Cộng Sản sẽ thống trị một cách áp đảo; (2) để cổ vũ sự kết hợp của nhân dân Đông Dương với các thế lực từ phương Tây, đặc biệt là với nước Pháp người Pháp đã quen với phong tục, ngôn ngữ và luật Pháp ở đó, để cuối cùng rồi nhân dân ở đó sẽ VSTK - 3325


1 2 3 4 5 6 7 8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

40

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

tự do ưu chọn hợp tác với các thế lực phương Tây về văn hóa, kinh tế, chính trị; (3) để nâng cao tiêu chuẩn mức sống nhằm giúp cho nhân dân Đông Dương giảm đi ảnh hưởng mê hoặc của chế độc tài và họ sẽ có được một động cơ thúc đẫy hoạt động có năng xuất và như thế sẽ góp phần làm thăng bằng tốt hơn cho nền kinh tế thế giới; và (4) để ngăn chận sự thâm nhập thái quá của người Hoa và hậu quả kế tiếp là tạo ảnh hướng vào Đông Dương khiến cho người dân ở đó sẽ bị cản trở tiến trình mở mang phát triển tự nhiên của họ vì áp lực của chủng tộc khác và vì quyền lợi của chủng tộc khác. B. VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH Để đạt được mục tiêu trước mắt của Hoa kỳ, Hoa kỳ cần tiếp tục thúc ép người Pháp phải thích ứng với những nguyện vọng cơ bản của người Việt Nam: (1) thống nhất Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ, (2) hoàn toàn tự trị về nội an, và, (3) có quyền tự do quyết định về sự tham gia của họ trong khối Liên Hiệp Pháp. Hoa Kỳ công nhận chủ quyền thượng quốc của người Pháp ở Đông Dương nhưng Hoa kỳ vẫn chủ trương rằng việc công nhận như thế không hàm ý bất cứ một sự góp phần của mình để viện trợ nước Pháp hành xủ quyền lực của họ trên d6n tộc Đông Dương. Kể từ ngày Chiến-Thắng (V-J day: ngày các nước Đồng Minh Hoa Kỳ, Anh, Liên Sô, Pháp chiến thắng Đức Quốc Xã ở Âu Châu), đa số nhân dân trong vùng, nhân dân Việt Nam, vẫn phản kháng một cách ngoan cường sự tái lập quyền lực của người Pháp, một sự phản kháng mà Hoa Kỳ từ trước tới nay đã cố gắng kiềm chế tối đa trong một vị thế không ủng hộ cho bất cứ phía nào. Mặc dù phong trào chủ nghĩa Quốc Gia (không Cộng Sản) ở Việt Nam (Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ) đang mạnh và phần đông dân chúng căn bản không phải là Cộng sản, nhưng phần tử năng động nhất trong bản xứ kháng cự người Pháp chính nhóm Cộng Sản của Hồ Chí Minh. Nhóm Cộng sản nầy đã thành công trong việc nới rộng rộng ảnh hưởng của nó một cách thực tiễn vào các lực lượng bộ đội hiện đang đánh nhau với người Pháp, và vì thế nó đang nấm giữ sự kiểm soát phong trào Quốc Gia Trong hai dịp vào năm 1946, người Pháp đã cố gắng giải quyết vấn đề qua sự thương lượng với chính quyền hiện hữu vào lúc đó và do Hồ Chí Minh chế ngự. Thỏa hiệp tổng quát chưa đạt được tuy nhiên, những sự đụng độ quân sự tiếp theo sau lại gia tăng cường độ và lan rộng. Kể từ nam 1947, người Pháo đã đưa vào Đông Dương khoản 115 ngàn quân, nhưng rất ít kết quả, bởi vì ngoại trừ nước Lào và Cao Miên, các vùng nông thôn vẫn bị kiểm soát kiềm kẹp bới chính quyền của Hồ Chí Minh. Hàng loạt chính quyền bù nhìn do người Pháp mưu toan dàn dựng càng làm nổi bật uy thế của chính quyền của họ Hồ và khiến cho người dân Việt Nam phải đặt câu hỏi về về sự tín thành của người Pháp trong những ý đồ chấp nhận một quy chế độc lập cho nước Việt Nam. 1. Về phương diện Chính trị Hoa Kỳ từ trước tới nay xem những sự thù nghịch trong một vùng thuộc địa là có hại không những cho sự ổn định tối thiểu trên các quyền lợi dài hạn của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á mà cũng là có hại cho những quyền lợi của người Pháp bởi vì lòng câm thù tạo ra từ những thù nghịch liên tục có thể khiến cho sự liên kết và hợp tác một cách hòa bình giữa người Pháp và nhân dân Việt Nam không thể thực hiện được. Lòng câm thù của nhân dân Việt Nam đối với người Pháp đang được biến thành cảm tính chống đối chống đối sinh động từ các dân tộc Á Đông nhắm vào người Tây phương, chỉ có lợi cho Cộng Sản Liên Sô và làm phương hại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không thúc ép người Pháp phải thương lượng với Hồ Chí Minh, dù rằng họ Hồ hiện nay là nhân vật được khá đông dân chúng Việt Nam ủng hộ, bởi vì lý lịch của ông ta là một đảng viên Cộng Sản và bản thân là chỗ dựa nền tảng cho nhiều khuôn mặt có ảnh hưởng bên trong và bên ngoài chính quyền của ông ta. Cho đến hiện tại, chính phủ thời hậu chiến của nước Pháp chưa bao giờ thấu hiểu nhưng lại chọn kiểu đánh giá thấp sức mạnh của Phong Trào Quốc Gia nguyên chính là một đối nhân mà người Pháp phải thương lượng ở Đông Dương. Vấn đề còn lại là Phong Trào Quốc Gia có thể bị sụp đỗ vì sự kiểm soát của Cộng Sản và vì VSTK - 3326


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

20 21 22

23 24 25 26

27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55

vây cần phải ban cấp cho một nhóm người Quốc Gia không Cộng Sản những sự nhượng bộ tương đương với những nhượng bộ mà Hồ Chí Minh đã từng đòi hỏi. Nguyên do mà các chính phủ của nước Pháp đã thất bại trong việc thương lượng về các vấn đề Đông Dương phần lớn chính là sự tràn ngập các vấn đề nội tình chính trị ở nước Pháp và khối Liên Hiệp Pháp cùng với những những quan tâm trong chính sách đối ngoại ở Âu Châu. Những yếu tố nầy đã cùng với thành phần đa số quốc hội trong chính quyền hậu chiến của nước Pháp cản trở những biện pháp cần thiết để chuyển hướng những phần tử Quốc Gia trung kiên trở thành nhân vật lãnh đạo không Cộng Sản. Phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ đang hướng nhìn một cách thuận lợi về những cố gắng của các dân tộc thuộc địa để đạt được những nguyện vọng chính trị chân chính của họ, Hoa Kỳ đã từng lo ngại nhìn người Pháp thỏa ước với người Việt Nam đến một mức độ rộng lớn khả chấp về mặt chính trị và kinh tế tự trị phù hợp với những quyền lợi của người Pháp. Vì thế, Hoa Kỳ đã từng từ khước việc cho phép xuất cảng vũ khí đạn dược cho những người Pháp ở Đông Dương để họ đeo đuổi chiến tranh với nhân dân Việt Nam. Bởi thế, chính sách đã phải hạn chế hiệu quả của nó khi mà Hoa Kỳ đã từng cho phép xuất cảng vũ khí sang Pháp và với hình thức xuất cảng nầy để rồi từ đó lại chuyển tãi sang Đông Dương hoặc là chuyển hàng từ các căn cứ tồn trữ đến Đông Dương. 2. Về phương diện Kinh tế ............ ............ C. NHỮNG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA KHÁC ............ ............ D. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH Những mục tiêu của chính sách Hoa Kỳ về Đông Dương chưa thực hiện được. Sau khi chiến tranh chấm dứt được 3 năm thì một đồng minh thân hữu với Hoa Kỳ là nước Pháp đang chiến đấu trong một cuộc kháng cự vô vọng và hầu như là thất bại ở Đông Dương. Chiến tranh nầy làm kiệt quệ nặng nề không thể chối cải nền kinh tế của nước Pháp đang hồi phục trong hoàn cảnh khó khăn. Sự kiểm soát của Cộng Sản đối với phong trào Quốc Gia đang gia tăng trong giai đoạn nầy. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Đông Dương và Đông Nam Á Châu đang phải gánh chịu hậu quả thua thiệt. Những mục tiêu của chính sác Hoa Kỳ chỉ có thể đạt được bằng một hành động nào đó của người Pháp để nhằm thỏa mãn những nguyện vọng của các dân tộc ở Đông Dương. Hoa Kỳ từ trước đến nay đã liên tục vạch ra rõ cho người Pháp thấy sự ước muốn việc ban cấp của họ một sự thỏa mãn như thế và nhờ đó chấm dứt tình trạng chống đối công khai hiện nay. Điều khó khăn lớn nhất cho Hoa Kỳ trong việc nói chuyện với người Pháp và trong việc đề xuất những điều cần phải làm hoặc không nên làm chính là do sự bất lực của Hoa Kỳ không thể đề nghị được một giải pháp thực tiễn cho vấn đề Đông Dương bời vì nhân dân Hoa kỳ đều quá biết rõ một sự thật không vui là đảng viên Cộng Sản Hồ Chí Minh hiện nay kẻ có uy thế nhất và có lẽ là kẻ có khả năng hơn hết ở Đông Dương và rằng bất cứ một giải pháp nào được đề xuất mà trong đó đương sự bị loại bỏ thì giải pháp đó là một thủ đoạn đưa tới một hậu quả bất định. Hẳn nhiên là Hoa Kỳ do dự để thúc ép người Pháp quá mạnh hoặc là trở thành kẻ can dự sâu đậm khi nào mà Hoa Kỳ chưa đứng trên một vị thế để đề xuất một giải pháp hoặc cho đến khi nào Hoa Kỳ đã sẵn sang chấp nhận nhiệm vụ can dự vào. Những sự cân nhắc kể trên càng trở nên phức tạp thêm bởi vì trên thực tế hiện giờ Hoa Kỳ đang có một quyền lợi trước mắt trong việc duy trì quyền lực của một chính phủ Pháp thân hữu để phụ trợ việc đẫy mạnh các mục tiêu của Hoa Kỳ ở Âu Châu. Hậu quả là quyền lợi trước mắt và sinh tồn nầy trở thành ưu tiên hơn so với những biện pháp tích cực nhằm thực hiện những mục tiêu của Hoa Kỳ ở Đông Dương. VSTK - 3327


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Dù sao thì Hoa Kỳ đang chuẩn bị yểm trợ bằng bất cứ giá nào có thể được cho việc thiết lập một phong trào Quốc Gia thật sự ở Đông Dương, dùng như là một điểm quy tụ của những thành phần Quốc Gia và làm yếu đi các phần tử Cộng Sản. Với sự yểm trợ như thế và bằng cách tham gia tích cực vào một giải pháp hòa bình và xây dựng ở Đông Dương thì Hoa Kỳ đúng vào vị trí phục hồi ảnh hưởng và uy thế của mình. Bất cứ giải pháp nào được tìm thấy được cũng sẽ va chạm đến sự cân bằng giữa những ước vọng của dân tộc Đông Dương và những quyền lợi của người Pháp. Giải pháp quân sự của người Pháp tái chiếm Đông Dương là không thể chấp nhận. Việc người Pháp rút lui hoàn toàn ra khỏi Đông Dương cũng không phải là một giải pháp đáng thỏa đáng. Lựa chọn giải Pháp quân sự của người Pháp sẽ làm chậm đi một cách vô hạn định việc thành đạt những mục tiêu của Hoa Kỳ, bởi vì Hoa Kỳ sẽ không thể tránh khỏi liên lụy vào sự thù hận gây ra bởi một tham vọng tái xâm lăng quân sự và từ một sự phủ nhận những ước vọng thành lập một chính quyền tự trị. Lựa chọn giải pháp thứ nhì để cho người Pháp rút lui hoàn toàn cũng sẽ bất toàn không kém bởi vì nhất định là Đông dương sẽ bị các nhóm bộ đội Cộng Sản tràn ngập. Hoàn cảnh chắc chắn nhất, theo sau một thời điểm chuyển tiếp, có thể được ghi dấu bằng những cuộc hỗn loạn và những hoạt động khủng bố, tạo ra khoảng trống chính trị mà Trung Hoa sẽ không tránh khỏi bị lôi cuốn vào hoặc họ sẽ thúc đẫy thêm lên. Tình trạng thiếu ổn định ở Trung Hoa sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng quan trọng lên mục tiêu tìm kiếm một giải pháp hòa bình và thường trực cho Đông Dương. Đặc biệt là Hoa Kỳ đã không thành công trong lãnh vực thông tin và chương trình giáo dục nhằm hướng dẫn người Việt Nam về những thể chế dân chủ cùa Tây phương và của Hoa Kỳ. Chương trình đã bị trở ngại vì người Pháp đã không thể thông cảm được các hoạt động thông tin như thế của Hoa kỳ ở Đông Dương không gây thiệt hại gì cho những quyền lợi lâu dài và vì những lý do về hành chánh, tài chánh khiến cho việc phát triển tối đa môi trường tiếp cận với nhân dân Việt Nam bị trở ngại. Một sự cố gắng thêm nỗ lực cần phải được thực hiện đễ diễn đạt các thể chế dân chủ nhất là thể chế dân chủ và chính sách của Hoa Kỳ cho nhân dân Đông Dương bằng sự tiếp xúc trực tiếp, bằng việc phổ biến tin tức về nước Hoa Kỳ, và cổ động việc trao đổi giáo dục.

* 33

34

35

36

37

38

39

40

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

Đây là bản tuyên bố khá đầy đủ và đầu tiên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về Đông Dương. Bản tuyên bố nầy cho thấy Hoa Kỳ không hài lòng về việc tái xâm lăng bằng vũ lực cũng như bác bỏ sự rút lui quân sự của Pháp ở Đông Dương vì làm như thế sẽ gây ra tình trạng hỗn độn và khủng bố. Nhận định của Hoa Kỳ về tình trạng hỗn độn và khủng bố đã có từ giữa tháng 07/1947 xuyên qua một công điện của các tòa Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn gửi về Bộ Ngoại Giao của họ ở Washington:93e 851G.0O/7-2447: Telegram The Conmul at Saigon (Reed) to the Secretary of State SECRET SAIGON July 24,1947-5 p. m.

........................ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. “4. Removal French pressure and absence Western democracy control will result in chaos as factional fighting with accompanying terrorism will ensue; .....” (4. Việc giải tỏa áp lực của người Pháp và việc thiếu kiểm soát theo kiểu dân chủ Tây Phương sẽ đưa tới tình trạng hỗn loạn bởi vì sau đó VSTK - 3328


1 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

thì giao tranh của các phe nhóm sẽ xảy ra kèm theo hoạt động khủng bố...)

Không thể ủng hộ hành động tái xâm lăng quân sự của Pháp vào Đông Dương mà cũng không thể để cho Pháp rút lui toàn bộ quân đội của họ ra khỏi nơi đó cho nên Hoa Kỳ đành phải chịu đứng trên một vị thế tiêu cực để miễn cưỡng chấp nhận chính sách hiện hữu của Pháp đối với Đông Dương. Ngoài sự tỏ ý ủng hộ một cách chiếu lệ về việc tạo dựng một chính quyền Quốc Gia thực sự không Cộng, phần còn lại của bản tuyên bố đã thú nhận rằng Hoa Kỳ hiện tại chưa có khả năng xướng xuất bất cứ một giải pháp thực tiễn nào. Đó là những lý do bề ngoài mà Hoa Kỳ có thể viện dẫn để làn khuất lấp đi một lý do khác mà Hoa Kỳ không muốn tự mình phanh phui ra: đó là quyền lợi hậu chiến tranh thế giới thứ II mà Hoa Kỳ đang chia chác ở Âu Châu với cách đồng minh thắng trận Anh,Pháp, Liên Sô. Cũng từ bản tuyên bố nầy người ta có thể thấy rằng miếng ngon béo bở ở Âu Châu khiến cho Hoa Kỳ không cần lãng phí thời gian để khai hoang những vùng lãnh thổ nghèo kém chậm tiến ở Đông Nam Á Châu. Thật là nghịch thường khi Hoa Kỳ muốn sự hiện diện của Pháp để chận đứng hiểm họa CS lan tràn xuống vùng Đông Nam Châu Á nhưng đồng thời lại cổ võ và hô hào kiều chế thêm dầu vào lữa các phong Quốc Gia đấu tranh đòi độc lập và tự trị của các dân tộc Đông Dương bị trị chống lại chính sách thực dân thuộc địa đến từ các nước ở Châu Âu nhất là đối với nước Pháp. Vì thế không cần phải ngạc nhiên mà thấy rằng kể từ thời tướng De Gaulle và sau ngày tổng thống Mỹ Roosevelt qua đời người Pháp đã bắt đầu có những chính sách ngoại giao “thọc gậy bánh xe” theo kiểu “trống đánh xui, kèn thổi ngược nhắm vào chính sách ngoại giao và chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ nhất là ở Âu Châu. 3 - Những cuộc tiếp xúc chính trị của Bảo Đại ở ngoại quốc: HIỆP ĐỊNH ÉLYSÉE (08-03-1949)

3.1 - Hội Nghị Sơ Bộ Việt- Pháp ở Cannes

Theo tin tức đăng trên tập chí Bulletin d’Information d’Outre-mer de la France (BIOMF) số128, phát hành tháng 02/1948, nơi các trang 22, 23 thì các cuộc tiếp xúc chính trị của Bảo Đại ở cannes đã diễn tiến như sau: - Thủ tường chính phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam đến Cannes ngày 08/01/1949 để diện kiến cựu hoàng Bảo Đại nơi lầu đài Thorence ngày 11/01/1949 và lưu ở lại tại đó để cùng với Bảo Đại VSTK - 3329


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

tham gia vào việc bàn thảo với Cao ủy Đông Dương Pignon trong những ngày sắp tới. - Buổi sáng ngày 16/01/1949, Pignon và Herzog đến gặp Đổng lý Văn Phòng của Bảo Đại là hoàng thân Bữu Lộc. Các cuộc bàn thảo giữa hai bên Việt-Pháp ở Cannes bắt đầu ngay buổi trưa ngày hôm đó tại lầu đài Thorence. Buổi bàn thảo lần thứ nhất đã được đổng lý văn phòng Bữu Lộc tường trình rằng Cao ủy Pignon đã được Bảo Đại tiếp kiến tại Lầu đài Thorence vào buổi trưa và đã đệ trình lên cựu hoàng những đề xuất của chính phủ Pháp về việc kết thúc một thỏa ước giữa nước Việt Nam và nước Pháp. Cựu hoàng đã ghi chép tóm tắt và cho tiến hành ngay việc cứu xét chi tiết của các đề xuất đó. Kế tiếp là Cao ủy Pignon chuyển đạt nguyện vọng của chính phủ Pháp muốn được nhìn thấy cựu hoàng nhang chống trở về Việt Nam. Cựu hoàng cũng hồi đáp rằng đó cũng là ý nguyện của cựu hoàng nhưng sự trở về nầy còn tùy thuộc vào việc thực hiện ước vọng hằng cửu của nhân dân Việt Nam. Kế đế cựu hoàng tiếp kiến Herzog. Cuộc bàn thảo lần thứ hai giữa Bảo Đại và Pignon vào ngày 17/01/1949 được Bửu Lộc thông tri tổng quát như sau: - Những đề xuất của chính phủ Pháp đã được cứu xét. Cựu hoàng đã bày tỏ lòng cảm kích về sự thông đạt của chính phủ Pháp và những nỗ lực do cao ủy Pignon thực hiện nhằm mang đến một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề Việt Nam. - Cao ủy Pignon cũng tuyên bố tin tưởng một giải pháp nhanh chóng bây giờ có thể tìm thấy. Hai phía đã hoàn tất một cách khách quan một công trình bề bộn trong một hoàn cảnh thực tế và âu. Một vài vấn đề thực tế cần phải hoàn tất nhưng đó không có dính dáng gì đến vấn đề quy tắc. Hai phía đã đạt đến giai đoạn biên soạn. - Cuộc bàn thảo lần thứ 2 bang Bảo Đại-Pignon ở Cannes diễn ra vào ngày 18/01/1949. - Những cuộc bàn thảo kế tiếp được diễn ra ở Paris kể từ 21/01/1949. - Một tùy viên của Pignon tuyên bố rằng công việc soạn thảo các điều khoản chung cuộc cho một thỏa ước sẽ được tiến hành ở Paris để Việt Nam trở thành một quốc gia trong khối Liên Hiệp Pháp. - Pignon tuyên bố rằng giờ đây chỉ còn một mình cá nhân Bảo Đại sẽ không chậm trễ tuyên bố ngày giờ trở về Việt Nam của mình. VSTK - 3330


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

- Ngày 19/01/1949, bộ trưởng Pháp Quốc Hãi Ngoại Coste Floret tường trình trước quốc hội các cuộc bàn thảo giữa Bảo Đại và Pignon ở Cannes. Vấn đề Việt Nam có riêng đại diện ngoại giao riêng với Hoa Kỳ và tòa thánh Vatican là một điểm bàn thảo khúc mắc mà giới chức Pháp cho rằng còn quá sớm để bàn định vào lúc nầy. 3.2- Hội Nghị Chung Quyết Việt-Pháp ở Paris

- Hoàng thân Bữu Lộc đại diện cho Bảo Đại sẽ có mặt ở Paris vào ngày 21/01/1949 để tiếp tục bàn thảo với các tùy viên của Cao ủy Pignon nhằm giải quyết những vấn đề tồn động. Có thể nói đây là một Hội nghị chung quyết giống như Hội nghị Fontainebleau ngày trước. Theo sách Le Dragon d’Annam của cựu hoàng Bảo Đại kể lại thì phái đoàn Việt Nam dự Hội Nghị Paris lần nầy gồm có hoàng thân Bữu Lộc trưởng đoàn, luật sư Nguyễn Đắc Khê, bác sĩ Phạm Huy Đán, các tùy viên Phạm Văn Bình, Trương Công Cừu, Nguyễn Quốc Định và Đinh Xuân Quảng. Phái đoàn Pháp gồm có Herzog trưởng đoàn, Marolles, Pereyra, Raymond, Risterruci, thiew61u tá Ploix cùng v ới các tùy viên chuê môn như Gonon (tài chánh), Anzizni (kinh tế), Torre (kế hoạch), Dannaud (giáo dục), và đại tá de Brébisson (quân sự). - Các cuộc bàn thảo Hội Nghị Paris chấm dứt ngày 22/01/1946. 3.3 - Nội dung các cuộc bàn thảo Việt-Pháp ở Cannes và ở Paris

Phải nói ngay răng các cuộc bàn thảo Việt - Pháp giữa cựu hoàng Bảo Đại và Cao ủy Đông dương Pignon ở Cannes là chính yếu vì đã diễn ra giống như các cuộc bàn thảo trước đây đã diễn ra ở Vịnh Hạ Long giữa Hồ Chí Minh và cựu Cao ủy Đông Dương Thierry d’Argenlieu để đưa tới Hội Nghị Sơ Bộ Đà Lạt rồi Hội Nghị Fontainebleau và gần đây giữa cựu Cao ủy Đông Dương Bollaert với Bảo Đại để đưa tới Hội Nghị Sơ Bộ giữa Léon Pignon và cựu hoàng Bảo Đại ở Cannes rồi đến Hội Nghị chung quyết ở Paris. Một công điện mật đề ngày 20/01/1949 của đại sứ Hoa Kỳ ở Paris gửi về Bộ Ngoại Giao ở Washington cho biết ngày 20/01/1949, Pignon đã thông tri cho tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Paris biết rằng: Chính phủ Pháp đã nỗ lực tối đa đưa ra những quyết định quan trọng để yêu cầu quốc hội Pháp chuẩn nhận những kết quả từ những cuộc thương thảo Pháp-Việt hiện tại. Pignon xác nhận rằng những cuộc bàn thảo ở Cannes đã đưa đến thỏa thuận trên những điển căn bản và cả VSTK - 3331


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

hai bên đang tiến hành một cách khả quan giai đoạn soạn thảo thỏa ước. Bảo Đại đã yêu cầu và Pignon đã đồng ý rằng, vì thân trạng pháp lý của Nam Kỳ trong tình trạng hiện tại cho nên cần phải có sự chuẩn phê của quốc hội Pháp nếu những điều thỏa thuận có liê hệ đến việc chuyển giao cho Việt Nam những miền (lãnh thổ) đóng góp cho việc thống nhất và độc lập vốn là trung tâm điểm của thỏa ước Vịnh Hạ Long mà cũng là tượng trưng tối thiểu để bảo đảm giải pháp Bảo Đại dược người dân đón nhận. “Trong khi thể thức chuyển quyền quản trị hành chánh cho người Việt Nam có thể thực hiện trực tiếp ở Sài Gòn thì vấn đề chuyển quyền quản trị tư pháp phải bằng một đạo luật rõ ràng từ cơ chế lập pháp. Pignon nói rằng vấn đề Chủ quyền có hai mặt đối ngoại và quốc nội, và chủ quyên quốc nội thuộc về lãnh vực của cơ quan lập pháp mà cơ quan hành pháp không thể tự ý xen vào bởi vì theo hiệp ước đã có từ trước thì nền lập pháp của Nam Kỳ là do nước Pháp đảm trách. Nền lập pháp nầy không thể giao trả Nam Kỳ cho Việt Nam trước khi việc thay đổi thân trạng pháp lý của Nam Kỳ đã được quốc hội Pháp hiện tại chuẩn nhận.”93f

Trên đây là nội dung thông báo của Pignon với tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Paris. Về phía Việt Nam, đổng lý văn phòng của Bảo Đại là Bửu Lộc cũng có thông tri với tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Paris về các cuộc đàm thoại Việt- Pháp ở Cannes và đã được đại sứ Hoa Kỳ ở Paris phúc trình lại với Washington bằng một công điện đề ngày 18/02/1949. Nội dung công điện nầy cho biết: “Các cuộc hội đàm ở Cannes đã diễn ra một cách tốt đẹp và hy vọng là hội nghị chung quyết sẽ được kết thúc vào tuần lễ sắp tới vào lúc Bảo Đại được tổng thống Pháp Auriol mời đến Paris và với sự kiện nầy thì Bảo Đại có thể trở về Việt Nam vào đầu tháng 04/1949 qua sự chuyên chở của một chiến hạm của nước Pháp. Bảo Đại đã cho hầu cận chuẩn bị sắm sửa y phục dùng ở vùng nhiệt đới. “Thể thức thay đổi thân trạng Nam Kỳ và chuẩn phê bởi Quốc Hội Pháp đã được Bảo Đại đồng ý như sau: Điều thứ 75 Hiến định của nước Pháp quy định thân trạng các phần đất của nước Cộng Hòa Pháp và Liên Hiệp Pháp có thể được áp dụng để thay đổi từ một phạm trù sang một phạm trù khác bằng đạo luật biểu quyết của nghị viện sau khi thông qua Hội Đồng Lãnh thổ và quốc hội Pháp. Nam Kỳ hiện giờ là lãnh thổ Pháp quốc Hãi Ngoại sẽ trở thành một phần của toàn nước Việt Nam, một quốc gia kết hợp với khối Liên Hiệp Pháp. Như vậy, theo như quy định của điều 27 (sic!)94 Hiến định của nước Pháp vấn đề từ bỏ chủ quyền hay trao nhượng lãnh thổ sẽ được thực hiện mà không cần phải trải qua một cuộc trưng cầu dân ý. Người Pháp đồng ý sẽ để cho phía Việt Nam có tùy viên đại diện ngoại giao của mình trong tất cả VSTK - 3332


1 2 3 4 5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

các đoàn công tác ngoại giao của Pháp nhưng chỉ số không quá 3 đại diện cho mỗi đoàn công tác. Bảo Đại và phía Pháp đồng ý đặt đại diện Ngoại giao Việt Nam ở Xiêm (Thái Lan) và Tòa Thánh Vatican ở Rome. Pháp đề nghị một quốc gia thứ ba là Trung Hoa có đại diện ngoại giao Việt Nam nhưng Bảo Đại lại muốn chọn Washington nhưng biết chắc là không có hy vọng.95

Thể thức áp dụng để thay đổi thân trạng Nam Kỳ qua sự thi hành điều 75 và điều 77 Hiến định của nước Pháp như thế nào? - Trước hết, Nghị Viện của nước Pháp phải thông qua một đạo luật thiết lập một Hội Đồng Lãnh thổ (HĐLT) Nam Kỳ. Nhiệm vụ của HĐLT là góp ý kiến vả biểu quyết về việc thay đổi thân trạng của lãnh thổ Nam Kỳ. - Số dân biểu cho HĐLT không được tuyển chọn qua một cuộc tổng tuyển cữ nhưng được lựa chọn bởi một số cử tri giới hạn để bầu chọn ra những dân biểu trong HĐLT - Biểu quyết đa số của HĐLT sau đó phải được Nghị Viện của nước Pháp thông qua và Quốc Hội PháP chuẩn phê thì mới có hiệu lực chấp hành đối với những người Pháp bất cứ ở đâu. Tiến trình thương thảo Việt-Pháp chậm chạp, kéo dài, nhiêu khê vì thái độ tính toán của người Pháp tìm đủ mưu lược để cho người ngoài nhìn thấy ‘thiện ý hòa bình’ và sự nhân nhượng của họ - một sự nhân nhượng chẳng chết ‘Thầy tăng’ nào - nhưng thực sự rồi thì đâu cũng vào đấy, bởi vì trong tương lai Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng nhất là Nam Kỳ thì vẫn còn phải ở dưới vòng che của cây dù Liên Hiệp Pháp còn cái gọi là chính phủ riêng của nước Việt Nam, của nước Lào, của nước Cao Miên rốt cuộc rồi, cho dù muốn biện bạch cách nào đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ là những chính phủ con rối của người Pháp. Những thỏa ước mà người Pháp ký kết với 3 nước Đông Dương là một loại khế ước gia nhập mà người người Pháp làm chủ để thảo ra các điều ước và kẻ đối ước không thể đòi hỏi gì khác mà chỉ có 2 lựa chọn: tự nguyện ký tên vào hay rút lui không ký tên. Mặc dù về mặt biểu kiến thì có những tường trình về tiến triển ‘khả quan’ của các cuộc thương thảo Việt – Pháp nhưng đứng về mặt khách quan khách thì người ta không thể không đặt câu hỏi: Có phải người Pháp nhượng bộ chỉ là để (1) dẫn dụ Bảo Đại về nước hay là (2) ban cấp cho Bảo Đại một thời cơ tốt nhất để gặt hái thành công khi cựu hoàng nầy trở lại Việt Nam. Nguy cơ Cộng sản Trung Quốc đã khiến cho người Pháp cố gắng nhiều tuy nhiên những cuộc thương thảo đã kéo dài lê liên miên vì người Pháp bất lực hoặc là không thật sự muốn dưa vấn đề thân trạng VSTK - 3333


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

của Nam Kỳ ra trước Quốc hội Pháp. Trên thực tế, không ai phủ nhận sự khủng hoảng chính trị vào thời điểm đó ở nước Pháp khiến cho mọi sinh hoạt chính phủ của họ bị trở ngại không ít nhưng đồng thời dư luận khách quan từ bên trong cũng như bên ngoài nước Pháp và nước Việt Nam lại cũng có thể thấy được rằng người Pháp lúc đó không có nhiệt tâm và thiện ý trong tiến trình thực hiện những nhượng bộ cần yếu để giải quyết vấn đề Đông Dương đặc biệt là trả lại lãnh thổ Nam Kỳ cho một nước Việt Nam Độc Lập và Thống Nhất. Cho đến khi nào thân trạng Nam Kỳ của người Việt Nam bản xứ chưa được người Pháp trả lại một cách dứt khoác cho Việt Nam thì sự trở về của cựu hoàng Bảo Đại sẽ không có được lòng ủng hộ và sự tuân phục của đa số dân chúng bản xứ và do đó Bảo Đại sẽ không hy vọng gì lôi kéo những thành phần quân, dân, cán, chính đang đi theo Hồ Chí Minh mặc dù phía sau cựu hoàng có cả một đoàn quân viễn chinh của người Pháp giám hộ. Những nhận định vừa kể trên cũng là nhận định trong một công điện MẬT ngày 25/02/1949 của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gửi đến tòa đại sứ của họ ở Paris với chỉ thị khẳng định rằng Hoa Kỳ chưa sẵn sàng thừa nhận chính quyền Việt Nam của Bảo Đại cho đến khi nào họ thấy được Bảo Đại thực sự được đa số quần chúng Việt Nam ủng hộ và người Pháp thực lòng muốn nhượng bộ để trợ giúp cho Bảo Đại thành công.96

23

VSTK - 3334


2

3.4 - Thư trao đổi giữa Bảo Đại và tổng thống Pháp V. Auriol ở điện Élysée ngày 08/03/1949

3

Ngày 21/02/1949, Bảo Đại từ Canes đến Paris.

1

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Buổi trưa ngày 22/02/1949, thủ tướng và bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại đến gặp Bảo Đại để thông báo bản dự thảo Hiệp Định đã hoàn tất và sẽ được đệ trình lên Nghị Viện của Pháp vào ngày hôm sau. Theo bản Hiệp Định mới nầy thì nền độc lập của nước Việt Nam được nước Pháp công nhận và người dân ở Nam Kỳ có quyền chọn lựa việc thống nhất 3 Kỳ tùy theo nguyện vọng của họ. Việt Nam được tự trị hoàn toàn về Hành Chánh nội trị và có thể đạt dại diện ngoại giao của mình với những quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Việt Nam sẽ có quân đội quốc gia riêng. Đối lại, Việt Nam sẽ cử nhiệm những đại diện của mình vào Quốc Hội và Hội Đồng Tối Cao của Liên Hiệp Pháp. Tất cả các căn cứ quân sự hiện hữu của khối Liên Hiêp Pháp nầy sẽ tiếp tục đặt dưới sự kiểm soát và điều hành bởi các bộ Tham Mưu quân sự người Pháp. Những quyền lợi về Văn Hóa của Pháp phải được tôn trọng. Các vấn đề thuộc lãnh vực Kinh tế đình hoãn lại và sẽ được bàn định chung cho cả 3 quốc gia ở Đông Dương. Vấn đề còn lại chỉ là việc xác định dứt khoác ngày trở về Việt Nam của cựu hoàng Bảo Đại Về việc nầy, sau khi tham kiến với Bảo Đại ở Cannes và trở về Việt Nam, ngày 16/02/1946 ở Sài Gòn, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân tuyên bố rằng dinh Chủ Tịch ở Sài Gòn sẽ là nơi làm việc của Bảo Đại. Thủ tướng Xuân từ chối không cho biết đích xác ngày giờ trở của cựu hoàng Bảo Đại nhưng chỉ tiết lộ rằng việc nầy tùy thuộc vào tiến trình biểu quyết nhanh hay chậm của Nghị Viện nước Pháp để tái nhập lãnh thổ Nam Kỳ vào nước Việt Nam thống nhất do người Việt Nam làm chủ.96 bis Theo Hồi ký Le Dragon d’Annam kể lại nơi các trang 217-219 thì để thảo luận và bàn định những điều khoản của Nghị Định Thư bí mật của Bolaert ngày 07/12/1947 nhưng nay đã được ký kết lại giữa thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và Bolaert vào ngày 05/06/1948 cũng ở Vịnh Hạ Long với sự hiện diện của Bảo Đại, một ủy ban hỗn hợp Việt-Pháp đã được thành lập vào ngày 12 /02/1949: phía Pháp gồm có những chuyên gia về các lãnh vực kinh tế, tài chánh, quân sự, kế hoạch của chính phủ Pháp do Herzog làm trưởng đoàn. Phía Việt Nam do hoàng thân Bữu Lộc làm trưởng đoàn với và sự theo dõi của Trần Văn Hữu đại diện cho thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Hai phái đoàn chuyên gia VSTK - 3335


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

nầy đã hoàn thành bản dự thảo Thỏa Ước Chung Cuộc vào ngày 22/02/1949. Ngày 08/03/1949, Bảo Đại đến điện Élysée để chứng kiến nghi thức ký kết Thỏa Hiệp Chung Cuộc nầy. Câu hỏi đặt ra: Những ai là người ký tên chính thức trên bản thỏa hiệp nầy? Hiện diện trong buổi lễ ký kết nầy về phía người Pháp thì có chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Queuille, tổng trưởng Ngoại Giao G. Bidault, Tổng trưởng (Thuộc Địa) Pháp Quốc Hải Ngoại Coste Floret, Cao Ủy Đông Dương Léon Pignon, Chưởng ấn Robert Lecourt và Parodi và tổng Thống Vincent Auriol. Phía Việt Nam thì có 2 hoàng thân Vĩnh Căn, Bửu Lộc, phó thủ tướng Trần Văn Hữu đại diện cho thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn và Hoàng đế Bảo Đại. Cho tới nay, chưa được thấy có tài liệu, sách vỡ nào đăng tải toàn bộ nội dung thực sự của Thỏa Hiệp Chung Cuộc nầy thường được gọi là Thỏa Hiệp Élysée và những nhân vật nào đã ký tên trên Thỏa Hiệp “bí mật” đó, một Thỏa Hiệp mà Bảo Đại cho rằng không có điều gì mới mẻ: “Certes, l’accord ne comporte aucun élément nouveau.” Trong sách Le Dragon d’Annam, Bảo Đại đã viết một cách chung chung mơ hồ như sau: “Lúc đó, chúng tôi ký tên vào các văn kiện sắp được hai bên trao đổi. Thực ra thì Thỏa Hiệp được cụ thể hóa bằng 3 văn kiện.” (B.Đ. Le Dragon d’Annam. tr.218). Như vậy tức là ngoài Bản Thỏa Hiệp Chung Cuộc được “chúng tôi” ký kết thì còn có thêm 3 văn kiện khác mà theo cách viết của Bảo Đại thì người ta có thể căn cứ vào đó để biết được một cách cụ thể nội dung chi tiết của Bản Thỏa Hiệp Chung Cuộc Élysé 08/03/1949. - Văn thư của tổng thống Cộng Hòa Pháp, Chủ tịch Liên Hiệp Pháp, gởi hoàng đế Bảo Đại. Văn thư nầy có thể xem như là sự Chuẩn nhận của quốc trưởng nước Pháp đối với những quy định về các vấn đề thống nhất, ngoại giao, nội chính, tư pháp, văn hóa, quân sự, kinh tế, tài chánh của nước Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp. Có thể nói đây là bản sao toàn bộ của bản Dự Thảo Thỏa Ước Chung Cuộc do hai phái đoàn Việt-Pháp đã hoàn tất vào ngày 22/02/1949 mà sau nầy trở thành Thỏa Hiệp Élysée vào ngày 08/03/1949. Cách viết của đoạn văn mở đầu cho thấy lá thư nầy “có vẻ như là” nhằm mục đích giải thích các điều khoản trong Thỏa Ước Chung Cuộc đã được 2 bên Việt - Pháp soạn thảo xong đặt trên nền tảng của bản Tuyên Bố Chung Vịnh Hạ Long ngày 05/06/1948 do cựu Cao ủy E. Bolaert ký kết với tướng Nguyễn Văn Xuân Chủ tịch Chính phủ Trung ương Lâm Việt Nam với sự hiện diện và chữ ký của VSTK - 3336


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14 15 16

17 18 19 20 21

22 23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Bảo Đại và không đá động hay tham khảo gì tới bản Nghị Định Thư Vịnh Hạ Long ngày 05/06/1948 không có chữ ký chính thức của Bảo Đại mặc dù trên thực tế Bản Nghị Định Thư nầy mới chính là đối tượng bàn thảo để cho ra đời Thỏa Ước Chung Cuộc ngày 22/02/1949. Đây lại là một mưu đồ chính trị mờ ám khác của người Pháp bởi vì Nghị Định Thư nầy là tác phẩm riêng của họ mà nội dung của nó có mục đích là kiềm hãm những tác dụng phát sinh từ bản Tuyên Bố Chung có chữ ký của Bảo Đại đặc biệt là nhất là 2 vấn đề Thống Nhất và Độc Lập trong bản tuyên bố nầy. Thấy được mưu đồ lắp lửng mơ hồ nầy của người Pháp cho nên Bảo Đại đã yêu cầu phải có sự minh xác của đích thân quốc trưởng Pháp V.Auriol. Một chi tiết tuy rằng rất nhỏ nhưng đáng được chú ý: đó là chữ ký tên ở phần cuối của văn thư thư nầy: Tổng Thống Cộng Hòa, Chủ tịch Liên Hiệp Pháp, Vincent Auriol. Thừa lệnh Tổng Thống Cộng Hòa, (Par Le Président de la République/ For The President of the Republic) Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, Chủ tịch Hội Đồng Chính phủ, Henri Queuille. Chưởng Ấn, Tổng Trưởng Tư Pháp, Robert Lecourt.

Theo cách thức trình bày nầy thì có thể xem đây như là một bản sao y toàn bộ hay một phần nội dung một bản chính của Thỏa Ước Chung Cuộc ngày 22/02/1949 mà trên đó có điền thêm tên của tổng thống Pháp Vincent Auriol nhưng lại do Chủ Tịch Hội Đồng Chính Phủ Henri Queuille Thừa lệnh ký tên kèm theo với chữ ký và con dấu thị thực của Tổng Trưởng Tư Pháp Robert Lecourt. Bản sao nầy được dùng như là nội dung thư trả lời của tổng thống Pháp sẽ được đề ngày 08/03/1949, cùng một ngày ký kết bản Thỏa Ước Chung Cuộc ở điện Élysée. Sau đây là các thư trao đổi ngày 08/03/1949 giữa hoàng đế Bảo Đại và tổng Thống Cộng Hòa Pháp Vincent Auriol:

* VSTK - 3337


Bản tiếng Pháp Thoả hiệp Élysée: Thư trao đổi ngày 08-03-1949 giữa Vincent Auriol và Bảo Đại 101

VSTK - 3338


VSTK - 3339


VSTK - 3340


VSTK - 3341


VSTK - 3342


VSTK - 3343


1

VSTK - 3344


1

VSTK - 3345


Tạm dịch: Balê ngày 8 tháng 3 năm 1949

1

2 3 4

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34

35 36 37 38

39 40 41 42 43 44 45 46 47

48

49 50 51

Tổng thống Cộng hoà, Chủ tịch Liên hiệp Pháp Kính gửi Hoàng đế Bảo Đại Thưa Hoàng thượng. Đối với vấn đề thống nhất và độc lập của nước Việt Nam, Ngài đã tỏ ý muốn có một sự minh xác những nguyên tắc đã được đề ra trong bản Tuyên ngôn chung ngày 0506-1948 tại vịnh Hạ Long giữa Cao ủy Pháp tại Đông Dương, Emile Bollaert, và thiếu tướng Nguyễn văn Xuân, Thủ tuớng Chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam, trước sự hiện diện của Hoàng thượng. Ý muốn này cũng là ý muốn của chính phủ Pháp. Sau khi thương nghị giữa các Bộ trưởng, chính phủ đã yêu cầu tôi với tư cách Chủ tịch Liên hiệp Pháp trao đổi với Hoàng thượng những văn kiện để tiến tới một thoả hiệp xác định những nguyên tắc của bản Tuyên ngôn chung ngày 05 tháng 06 để thi hành. Chính phủ của Hoàng thượng một mặt sẽ thoả thuận với vị Cao ủy Pháp ở Đông Dương về những điều khoản đặc biệt hay tạm thời quy định sự giao thiệp giữa Liên hiệp Pháp và Việt Nam cho tới khi hoà bình và trật tự được tái lập, phù hợp với những nguyên tắc đề ra sau đây trong văn kiện này và phù hợp với tình trạng hiện tại; mặt khác xếp đặt với vị đại diện Pháp và những chính phủ Lào và Căm bốt những sự thoả thuận cần thiết thể theo văn kiện này. Trên những văn bản và với những điều kiện đó, tôi nhân danh chính phủ Cộng hoà Pháp quốc xác nhận sự thoả thuận của tôi về những điều khoản sau đây (dịch tóm tắt) : I - Thống nhất nước Việt Nam Mặc dầu những hiệp ước cũ vẫn còn có hiệu lực, nước Pháp long trọng xác nhận không phản đối việc xứ Nam kỳ gia nhập nước Việt nam do các lãnh thổ Tonkin, Annam và Cochinchine hợp thành. Nhưng sự sáp nhập xứ Nam kỳ vào Việt nam chỉ được coi như chính thức sau khi có sự trưng cầu tự do ý kiến của dân chúng hoặc của đại diện xứ đó. (...) Chính phủ Pháp từ bỏ quyền của mình trên những thành phố Hànội, Hảiphòng và Tourane mà quy chế đặc biệt đã được các vua thời trước chấp nhận. (...) Đối với các dân tộc không phải là Việt Nam sống trên lãnh thổ Việt Nam mà từ trước vẫn thuộc về Cương thổ Hoàng triều thì sẽ có những bản quy chế đặc biệt thoả thuận giữa chính phủ Việt Nam và nước Pháp. II Vấn đề ngoại giao Việt Nam sẽ theo đuổi một chánh sách ngoại giao phù hợp với chính sách của Liên hiệp Pháp. Các đại diện ngoại quốc tới Việt Nam sẽ được uỷ nhiệm với chủ tịch Liên hiệp Pháp và với Hoàng đế Việt Nam. Uỷ nhiệm thư của các trưởng phái đoàn ngoại giao Việt Nam mà chính phủ Việt Nam đề cử với sự thoả thuận của chính phủ Cộng hoà Pháp do chủ tịch Liên hiệp Pháp ký có Hoàng đế Việt Nam phó thự. Những nước mà Việt Nam đặt liên lạc ngoại giao sẽ được chỉ định sau với sự thoả thuận của chính phủ Pháp Việt Nam chỉ ký kết những thoả ước với nước ngoài khi mà những điều kiện đã được Pháp xem xét trước và có sự thoả thuận trước của chính phủ Pháp. (...) Chính phủ Cộng hoà Pháp cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc khi đủ điều kiện. III. Vấn đề quân sự Nước Việt Nam có quân đội riêng với nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh trong nước, bảo vệ xứ sở với sự giúp sức của quân lực Liên hiệp Pháp. Quân đội Việt Nam cũng góp phần bảo vệ biên giới Liên hiệp Pháp chống ngoại thù. VSTK - 3346


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

22

23 24 25 26 27 28

29

30 31 32 33

34

35 36 37 38 39 40 41 42 43

44

45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

Quân số quân đội Việt Nam và quân số quân đội Liên hiệp Pháp trú đóng ở Việt Nam sẽ được định trong một bản thoả ước riêng với mức độ có thể dùng hữu hiệu trong thời chiến để chống giữ lãnh thổ Việt Nam và Liên hiệp Pháp. Quân đội Việt Nam gồm những binh sĩ người Việt Nam ; các huấn luyện viên, các cố vấn kỹ thuật người Pháp sẽ đặt dưới quyền sử dụng của Việt Nam. Các sĩ quan Việt Nam được huấn luyện trong các trường võ bị Việt Nam và có thể được tiếp nhận trong các trường Pháp không phân biệt chủng tộc. Để làm dễ dàng sự hợp tác trong thời chiến, sự tổ chức quân đội Việt Nam sẽ tương tự như sự tổ chức quân đội Liên hiệp Pháp. Quân đội Việt Nam sẽ do ngân sách Việt nam đài thọ. Chính phủ Việt nam sẽ đặt mua chiến cụ qua chính phủ Pháp. (...) Quân đội Liên hiệp Pháp sẽ trú đóng tại các căn cứ do một thoả hiệp riêng chỉ định, quân đội Liên hiệp Pháp được quyền di chuyển tự do giữa các căn cứ của mình. Theo nguyên tắc hợp tác hoàn toàn trong Liên hiệp Pháp, quân đội Liên hiệp Pháp gồm cả phần tử lính Việt nam mà sự tuyển mộ sẽ định rõ trong một thỏa hiệp riêng. (...) Một Uỷ ban quân sự thường trực gồm các sĩ quan tham mưu của hai quân đội được thành lập để nghiên cứu các kế hoạch phòng thủ chung và hợp tác quân sự giữa hai bên. (...) Trong thời chiến, toàn thể quân đội Việt Nam và Liên hiệp Pháp được đặt chung dưới quyền chỉ huy của Uỷ ban quân sự mà Tư lệnh sẽ là một sĩ quan Pháp có một Tham mưu trưởng phụ tá. IV - Chủ quyền quốc nội Chính phủ Việt Nam có hoàn toàn chủ quyền nội trị. Chính phủ Việt Nam sẽ ký kết với vị Cao uỷ Pháp ở Đông Dương những thoả hiệp đặc biệt hay tạm thời và thể thức trao trả Việt Nam những quyền hành do Pháp nắm giữ từ trước. Mỗi khi cần tới cố vấn hay chuyên viên hay kỹ thuật gia trong các ngành, chính phủ Việt Nam giành quyền ưu tiên cho các công dân Liên hiệp Pháp. Chỉ khi nào nước Pháp không cung ứng được thì quyền ưu tiên đó mới mất (...) V - Vấn đề tư pháp Nước Việt Nam có chủ quyền đầy đủ về tư pháp (...) (...) Tuy nhiên trong những vụ xử những người Pháp thì luật nước Pháp được áp dụng, còn như đối với những người ngoại quốc khác thì luật Việt Nam được áp dụng (...) VI - Vấn đề văn hoá Nước Pháp được tự do mở trường công hay tư bậc tiểu học và trung học dạy theo chương trình áp dụng ở Pháp, tuy nhiên phải bắt buộc có môn văn học sử Việt Nam . Học sinh Việt Nam được tự do theo học các trường đó. Tiếng Pháp được giảng dậy ở các trường Trung học Việt Nam với số giờ đủ cho sinh viên Việt Nam có thể theo học trường đại học Pháp được. Một thoả hiệp sẽ định rõ sự tương đương giữa văn bằng Pháp và Việt Nam . Việt Nam có toàn quyền tổ chức bậc đại học. (...) Tiếp theo là những điều khoản liên quan đến trường Bác cổ Viễn đông, viện Pasteur, nha Thư viện và Lưu trữ.(...) VII- Vấn đề tài chính và kinh tế Những người Việt Nam ở Pháp hay ở trên các lãnh thổ khác trong Liên hiệp Pháp cũng giống như những người Pháp hay công dân Liên hiệp Pháp ở Việt Nam được hưởng ngang quyền cư trú như dân bản xứ. Họ được tự do đi lại buôn bán sinh sống. Cơ sở tư nhân Pháp ở Việt Nam được hưởng cùng một quy chế, nhất là vấn đề thuế khoá và luật lao động, ngược lại cơ sở Việt Nam ở Pháp cũng vậy. Những tài sản của những người dân Liên hiệp Pháp đã bị mất hồi tháng 3-1945 đều được trao trả lại cho họ trong tình trạng hiện tại. Tư bản Pháp được tự do đầu tư ở Việt Nam nhưng phải theo luật lệ của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam VSTK - 3347


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

có chủ quyền về tài chánh của mình, Việt Nam tự thành lập và điều khiển ngân sách. Việt Nam ở trong khối Liên hiệp tiền tệ với các nước khác ở Đông Dương. Viện phát hành Đông Dương sẽ phát hành một đồng bạc có giá trị chung cho cả ba quốc gia. Đồng bạc Đông Dương thuộc khu vực đồng quan. Hối suất giữa đồng quan và đồng bạc sẽ không bất-di-dịch mà thay đổi tùy theo tình trạng kinh tế. Tuy nhiên hối suất chỉ thay đổi sau khi có sự hội ý của các nước Liên kết Đông Dương. Viện hối đoái Đông Dương sẻ kiểm soát việc trao đổi tiền bạc. Nước Việt Nam hợp với các nước khác ở Đông Dương thành một Liên hiệp quan thuế. Giữa các nước đó không có hàng rào quan thuế, hàng hoá khi qua biên giới chung không phải nộp một khoản thuế nào (...) Một hội nghị giữa các nước Đông Dương sẽ được tổ chức để bàn về các cơ quan chung như truyền tin, di cư, ngoại thương, quan thuế, ngân khố và chương trình trang bị. Những thoả hiệp sẽ được ký kết ở Sài gòn giữa vị Cao ủy Đông Dương và Hoàng thượng và sẽ thi hành ngay sau khi ký kết. Bản Tuyên ngôn chung ngày 5 tháng 6 và bản văn kiện này cùng những bản thoả ước phụ, ký về sau, sẽ được trình Quốc hội Pháp duyệt y và những cơ quan có thẩm quyền Việt Nam xét để tạo thành văn kiện quy định ở điều 61 Hiến pháp Cộng hoà 97 Pháp. . Chính phủ Pháp và tôi tin tưởng rằng sự thi hành mau chóng những điều khoản trên đây sẽ góp phần hữu hiệu vào việc tái lập hoà bình ở nước Việt nam, một nước tự do liên kết trong bình đẳng và hữu nghị với nước Pháp. Xin Hoàng thượng nhận nơi đây lòng kính trọng của tôi. Ký tên : Vincent Auriol

25

26

27

28

29

30

31 32 33

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54

- Thư hồi đáp của hoàng đế Bảo Đại gởi tổng thống Cộng Hòa Pháp, Chủ tịch Liên Hiệp Pháp, để cho biết đã tiếp nhận và đồng ý với những quy định mà tổng thống V.Auriol đã kê khai trong văn thư kể trên. Nguyên văn bức thư như sau : Ba lê ngày 8 tháng 3 năm 1949 Hoàng đế Bảo Đại Kính gửi Tổng thống Cộng hoà Pháp quốc, Chủ tịch Liên hiệp Pháp, Thưa Chủ tịch Tôi hân hạnh báo tin Ngài biết tôi đã nhận được bức thư đề ngày hôm nay mà nội dung như sau : I - Thống nhất Việt Nam (...nhắc lại nội dung thư cuả TT Pháp...) II - Vấn đề ngoại giao (...nhắc lại nội dung thư cuả TT Pháp...) III - Vấn đề quân sự (...nhắc lại nội dung thư cuả TT Pháp...) IV - Chủ quyền quốc nội (...nhắc lại nội dung thư cuả TT Pháp...) V - Vấn đề tư pháp (...nhắc lại nội dung thư cuả TT Pháp...) VI - Vấn đề văn hoá (...nhắc lại nội dung thư cuả TT Pháp...) VII - Vấn đề tài chánh kinh tế (...nhắc lại nội dung thư cuả TT Pháp...) (Chú thích : Tất cả bẩy vấn đề đều nhắc lại y hệt bản văn trên của Tổng thống Vincent Auriol gửi cho Bảo Đại.) Tôi hân hạnh phúc đáp Ngài biết tôi hoàn toàn thoả thuận về các điều khoản và nội dung của bức thư ấy. (sic!) Tôi tin tưởng rằng sự thi hành những điều khoản trong thư đó với một tinh thần tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau sẽ tái lập nhanh chóng hoà bình ở Việt Nam. Tôi cũng tin chắc rằng nước Việt Nam từ nay trở đi liên kết khắng khít với nước Pháp trong sự thống nhất và bình đẳng, sẽ góp phần hữu hiệu vào sự thịnh vượng và sự hùng cường của nước Pháp. Xin ông Chủ tịch nhận nơi đây lòng kính trọng của tôi. Ký tên : Bảo Đại VSTK - 3348


5

- Tuy nhiên vì văn thư kể trên của V. Auriol không đề cặp một cách rõ ràng cách thức giao trả Nam Kỳ lại và tư thế độc lập Ngoại Giao riêng biệt của Việt Nam cho nên theo lời yêu cầu của Bảo Đại mà lại có thêm một văn thư thứ nhì cũng đề ngày 08/03/1949 của tổng thống V. Auriol gửi hoàng đế Bảo Đại.

6

Balê, ngày 8 tháng 3 năm 1949

1

2

3

4

7 8

9

10 11 12

13

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

26

27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

Tổng thống Cộng hoà Pháp quốc, Chủ tịch Liên hiệp Pháp Kính gửi Hoàng đế Bảo Đại Thưa Hoàng thượng, Như đã được quyết định trong những sự hoà đàm về thỏa ước Pháp Việt ký tại Paris ngày 8-3-49, tôi hân hạnh minh xác với Hoàng thượng trong bức thư này những điều mà Hoàng thượng muốn biết rõ về vài điểm đặc biệt. 1 - Thống nhất Việt Nam 1-1 - Việc sáp nhập Nam kỳ vào lãnh thổ Việt Nam sẽ theo các thể thức sau đây : - Quốc hội Pháp đầu phiếu một đạo luật thành lập một quốc hội đại diện lãnh thổ Nam kỳ, dự định ở điều 77 trong Hiến pháp, có nhiệm vụ cho ý kiến về sự thay đổi quy chế lãnh thổ đó. - Quốc hội Nam kỳ đầu phiếu về sự thay đổi quy chế và sự sáp nhập Nam kỳ vào lãnh thổ Việt Nam. 98 - Quốc hội Pháp đầu phiếu luật dự định trong điều 77 Hiến pháp Pháp quốc công nhận sự hay đổi quy chế Nam kỳ. Quốc hội Pháp sẽ họp khẩn cấp sau khi Quốc hội Nam kỳ đầu phiếu. 1-2 - Chính phủ Pháp thoả thuận về những quy chế đặc biệt giành cho những dân tộc không phải Việt Nam mà sống trên lãnh thổ Việt Nam (....) 2 - Vấn đề ngoại giao 2-1 - Số người đại diện Việt Nam trong Thượng hội đồng Liên hiệp Pháp sẽ được quy định sau, với sự thoả thuận của chính phủ Việt Nam. 2-2 - Chính phủ Pháp đồng ý để Việt Nam gửi tức khắc đại diện ngoại giao đến các nước sau đây : Toà thánh Vatican, Trung Hoa, Thái lan. Nếu vì những biến chuyển mới đây ở Trung Hoa mà Việt Nam muốn đặt đại diện ở một nước khác, Chính phủ Pháp thấy không có gì cản trở để thay thế nước Trung Hoa bằng nước Ấn độ. Tất cả những sự thay đổi trong điều khoản này phải được sự thoả thuận trước của chính phủ Pháp. 2.3 - Các nhà đại diện ngoại giao Việt Nam, trực thuộc phái bộ ngoại giao Pháp, sẽ do chính phủ Pháp uỷ nhiệm do sự đề cử của chính phủ Việt Nam Họ chỉ đặc biệt coi về những vấn đề liên quan đến Việt Nam. Họ có thể liên lạc với chính phủ Việt Nam qua trung gian của Trưởng phái bộ ngoại giao Pháp và tiếng Pháp được sử dụng chính thức. 24 - Những điều khoàn này cũng áp dụng cho những lãnh sự Việt Nam ở những nước không có đại diện ngoại giao Việt Nam. Những vị đó hoạt động dưới sự điều động của đại diện ngoại giao Pháp 2.5 - Trong những cuộc điều đình giữa Việt Nam với nước ngoài để ký những thoả hiệp liên quan đến quyền lợi riêng của Việt Nam, sự "liên lạc" với Phái đoàn ngoại giao Pháp gồm có sự thành lập bắt buộc những phái đoàn hỗn hợp Việt Pháp, và trong mỗi trường hợp, tuy rằng phái đoàn Việt Nam vẫn được tự do hành động và chịu hoàn toàn trách nhiệm, sự thiết lập một hệ thống thông tin giữa hai phái đoàn để nếu trường hợp xảy ra, cơ quan ngoại giao Liên hiệp Pháp có thể ủng hộ phái đoàn Việt Nam VSTK - 3349


1 2 3 4

trong tất cả những sự khó khăn hay những sự bất ngờ trầm trọng có thể xảy ra trong lúc điều đình. Tôi xin Hoàng thượng nhận nơi đây lòng kính trọng của tôi. Ký tên : Vincent Auriol

*

Bản dịch tiếng Anh Thoả hiệp Élysée: Thư trao đổi ngày 08/03/1949 giữa Vincent Auriol và Bảo Đại100

VSTK - 3350


VSTK - 3351


VSTK - 3352


VSTK - 3353


VSTK - 3354


VSTK - 3355


VSTK - 3356


(100)

VSTK - 3357


VSTK - 3358


(100)

(Xem phần Chú thích số 100) 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

3.5 – Việc thành lập chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam

Cũng cần nhắc lại ơđây: Để chấm dứt những khuynh hướng chính trị tản mạn bất đồng, Bảo Đại đã triệu tập một Hội Nghị Đại Biểu thu hẹp ở Hong Kong vào ngày 26/03/1948. Những đại biểu nầy được Bảo Đại mời từ Việt Nam để hợp bàn và thành lập một Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam với một nhiệm vụ duy nhất là ký kết một loại Tạm Ước Modis Vivendi với nước Pháp với những điều khoản giới hạn có thể áp dụng ngay để giúp cho đôi bên Việt-Pháp có cơ hội thỏa thuận trên những lãnh vực thực tế và tạo ra bầu khí tin tưởng lẫn nhau qua các hành động cụ thể. Hội Nghị Hong Kong thông qua việc cử tướng Nguyễn Văn Xuân giữ chức vụ chủ tịch để thành lập Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời nầy. Ngoài ra, qua trung gian của Trần Văn Tuyên, Bảo Đại xác định với các thành viên đại biểu các đoàn thể chính trị, giáo phái có tham dự tham dự hội nghị ở Hong Kong rằng nếu Chính phủ Trung Ương Lâm Thời có thảo luận về một bản Tuyên Bố Chung và bản Nghị Định Thư mới thì Bảo Đại sẽ giành quyền quyết định để chuẩn một Hiệp Định chung cuộc với nước Pháp101 và từ đó có thể suy định rằng các thư trao đổi giữa Bảo Đại và tổng thống Cộng Hòa Pháp Vincent Auriol có thể được xem như là một hình thức chuẩn nhận của họ Thỏa Uớc Chung Cuộc được ký kết ngày 08/03/1949 giữa hai phái đoàn Việt-Pháp tại điện Élysée. Sau khi đã ký kết Thỏa Ước Élysée, vấn đề then chốt còn lại đối đối với Bảo Đại là cách thức trả lại lãnh thổ Nam Kỳ cho người chủ nhân nguyên thủy, chân chính và hợp pháp. Bảo Đại đã nêu ngay vấn đề nầy với Queuille chủ tịch hội đồng nội các của nước Pháp và nhất quyết VSTK - 3359


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

rằng cho đến khi nào lãnh thổ Nam Kỳ chưa được hồi nhập vào nước Việt Nam thống nhất của nhân dân Việt Nam thì việc trở về của Bảo Đại sẽ không xảy ra. Người Pháp cần phải hành động nhanh chóng cho nên Cao ủy Pignon đã thuyết phục chủ tịch Hội đồng Nội các Queuille và bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Coste Floret tiến hành ngay để giải quyết vấn đề lãnh thổ Nam Kỳ theo như đòi hỏi tiên quyết sine qua non (nếu không có thì không) của Bảo Đại. Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, Nghị viện Pháp đã phải thông qua và chuẩn phê dự án Luật tổ chức và nhiệm vụ Hội Đồng Lãnh Thổ (HĐLT) 102. Việc thành lập HĐLT nầy gây phẫn nộ cho những ngưởi Pháp thực dân kiểu mới ở Nam Kỳ mà tiêu biểu là cựu chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Thuộc Địa (Conseil colonial) De la Chevrotière cho rằng chỉ có những thành viên cố vấn cũ của Hội Đồng Thuộc Địa được lựa chọn từ trước khi xảy ra chiến tranh ở Đông Dương là có quyền biểu quyết về thân trạng thuộc địa của nước Pháp và tuyên bố rằng việc Nghị viện biểu quyết thiết lập HĐLT là bất hợp pháp.103

33

Cuộc bầu cử dân biểu HĐLT diễn ra vào ngày 10/04/1949. Tại Sài Gòn, 4/5 người Pháp đi bầu nhưng chỉ có gần 600 người dân bản xứ Việt Nam đi bỏ phiếu mặc dù số đăng ký gần 5,000 cử tri. Theo bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Coste Floret thì ở các tỉnh có tới 80% cử tri đi bầu. Có tất cả 64 dân biểu được bầu trong số đó có 16 người Pháp. 104 (Gen, Yves Gras, p.261). HĐLT Nam Kỳ sẽ biểu quyết theo đa số để quyết định thân trạng của Nam Kỳ và sau đó thì biểu quyết nầy phải được Nghị Viện của Pháp thông qua và chuẩn nhận. Ngày 19/04/1949, HĐLT nhóm họp lần đầu để biểu quyết với một kết quả mà theo ý của Bảo Đại viết ra trong hồi ký Le Dragon d’Annam là không thuyết phục và không phản ảnh đúng ý nguyện thực sự của dân chúng. Do đó Bảo Đại hoãn lại chuyến bay trở về Việt Nam.105(S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d.,tr.220) HDLT lại phải họp một lần nữa vào ngày 23/04/1949 và bỏ phiếu với tỷ số 55 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 2 phiếu trắng kèm thêm điều khoản buộc Việt Nam phải bảo đảm rằng việc sáp nhập lãnh thổ Nam Kỳ vào nước Việt Nam sẽ vô hiệu nếu những mối liên hệ giữa nướcViệt Nam và khối Liên Hiệp Pháp bị thay đổi. 106(Gen, Yves Gras,

34

p.261).

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

35

36

37

38

Ngày 24/04/1949 Bảo Đại cùng với hoàng thân Vĩnh Căn và bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn rời nước Pháp trở về Việt Nam. Quốc hội Pháp chấp nhận việc sáp nhập Nam kỳ vào lãnh thổ Việt Nam qua Đạo Luật số 49-733 ngày 04/06/1949. VSTK - 3360


Loi N°49-733 du 4 juin 1949 107 modifiant le statut de la Cochinchine dans l’Union française 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Après avis de l’Assemblée de l’Union française, L’Assemblée nationale et le Conseil de la République ont délibéré, L’Assemblée nationale a adopté, Le Président de la République promulgue la loi dont la teneur suit : Art. 1er. – Dans le cadre fixé à l’article 60 de la Constitution de la République française et après l’avis émis, dans sa séance du 23 avril 1949, par l’Assemblée territoriale de Cochinchine, le statut de Cochinchine est modifié dans les conditions prévues à l’article ci-après. Art. 2. – Le territoire de la Cochinchine est rattaché à l’Etat associé du Viet-Nam suivant les termes de la déclaration commune du 5 juin 1948 et de la déclaration du Gouvernement français du 19 août 1948. La Cochinchine cesse en conséquence d’avoir le statut de territoire d’outre-mer. Art. 3. – En cas de changement de statut du Viet-Nam, le statut de la Cochinchine fera l’objet d’une nouvelle délibération des assemblées prévues à l’article 75 de la Constitution (Titre VII : De l’union française). La présente loi sera exécutée comme loi de l’Etat. Fait à Toulon, le 4 juin 1949. VINCENT AURIOL.

Par le Président de la République : Le président du conseil des ministres,

21

HENRI QUEUILLE.

22

Le ministre de la France d’outre-mer,

23

PAUL COSTE-FLORET.

24 25

Tạm dịch:

26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

37

VSTK - 3361


1

2

3

4

Ngày 13/05/1949, đại tướng Georges Revers, tham mưu trưởng Lục quân Pháp, được gởi sang nghiên cứu chiến trường Đông Dương. Ngày 14/06/1949, tại toà Đô sảnh Sài gòn, Bảo Đại và Cao ủy Pignon ký những văn kiện chính thức hợp thức hoá Thỏa Ước Élysée.

VSTK - 3362


KHẢO LUẬN 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Theo Bảo Đại kể lại trong hồi ký Le Dragon d’Annam thì Thỏa Hiệp Élysée chẳng có điều gì gọi là mới mẻ. Đều quan trọng trước mắt đối với cựu hoàng là với Thỏa Hiệp nầy, lãnh thổ Nam Kỳ sẽ được người Pháp trao trả lại cho nước Việt Nam thống nhất. Mặt khác, dưới mắt nhìn của Bảo Đại thì Thỏa Hiệp Định chỉ có tính cách giai đoạn để giành lại cho nước Việt Nam một nền Độc Lập toàn vẹn giống như trường hợp của các nước Phi Luật Tân, Miến Điện, Ấn Độ ...và tin tưởng rằng nó nầy sẽ mang trở lại hòa bình cho nước Việt Nam.108 .

Có thể nói Bảo Đại và Hồ Chí Minh đã cùng đi trên một tuyến đường tìm kiếm Độc Lập, Thống Nhất và Hòa Bình cho nước Việt Nam nhưng HCM đã thất bại trong khi Bảo Đại có thể xem như đã gặt hái được kết quả mặc dù có thể đây là một kết quả mong manh. Bảo Đại đã tỏ ra tự hào vì những điều ông đã làm để có được một thỏa ước với người Pháp như thế, điều mà HCM và đảng CSVM không có và chưa bao giờ có năng lực để thực hiện qua các hội nghị trước đây ở Đà Lạt, ở Fontainebleau và với cuộc đi đêm của HCM với Bộ trưởng bộ Pháp quốc Hải ngoại Marius Moutet ở Paris Moutet để xin cho bằng được Hiệp Ước Tạm Thời tháng 09/1946 sau khi hội nghị Fontainebleau tan vỡ. Cũng Cần lưu ý them rằng HCM đã không làm được cho nước Việt Nam một việc gì trong thời kỳ Nhật vừa mới đầu hàng Đồng Minh ngược lại cùng trong giai đoạn đó, cựu hoàng Bảo Đại cùng với chính phủ Trần Trọng Kim đã thực sự lấy lại độc lập và thống nhất cho nước Việt Nam. HCM cũng thất bại trong việc đòi hỏi người Pháp phải trao trả Độc Lập và Thống Nhất và lấy lại toàn bộ phần lãnh thổ Nam Kỳ cho nước Việt Nam nhưng lần nầy cũng chính cựu hoàng Bảo Đại lại làm được việc nầy. Kể từ tháng 03/1949, Quốc Gia Việt Nam chính thức là một trong số các thành viên của Khối Liên Hiệp Pháp và mặc dù Việt Nam có thể xin gia nhập làm thành viên riêng rẻ của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc nhưng theo hiến pháp ngày 27/10/1946 của nền đệ tứ Cộng Hòa Pháp Quốc thì một thành viên của Khối Liên Hiệp Pháp chưa thể có được độc lập thực sự và thẩm quyền hành động đơn phương như thế trong khi các nước thành viên trong khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc (British Commonwealth of Nations) thì lại có thẩm quyền. Tổ chức Liên Hiệp Pháp theo Hiến pháp năm1946 là một hình thái mới của chế độ đế quốc thực dân thuộc dịa của Pháp mà trong đó mỗi quốc

37

VSTK - 3363


1

2

gia thành viên sẽ phải chấp nhận những mức độ lệ thuộc khác nhau đối với nước Pháp chính quốc. Hiến Pháp ngày 27/10/1946 cùa Dệ IV Cộng Hòa Pháp Quốc 109

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Article 27 Les traités relatifs à l'organisation internationale, les traités de paix, de commerce, les traités qui engagent les finances de l'État, ceux qui sont relatifs à l'état des personnes et au droit de propriété des Français à l'étranger, ceux qui modifient les lois internes françaises, ainsi que ceux qui comportent cession, échange, adjonction de territoire, ne sont définitifs qu'après avoir été ratifiés en vertu d'une loi. Nulle cession, nul échange, nulle adjonction de territoire n'est valable sans le consentement des populations intéressées. Article 60 L'Union française est formée, d'une part, de la République française qui comprend la France métropolitaine, les départements et territoires d'outremer, d'autre part, des territoires et États associés. Article 75 Les statuts respectifs des membres de la République et de l'Union française sont susceptibles d'évolution. Les modifications de statut et les passages d'une catégorie à l'autre, dans le cadre fixé par l'article 60, ne peuvent résulter que d'une loi votée par le Parlement, après consultation des assemblées territoriales et de l'Assemblée de l'Union. Article 77 Dans chaque territoire est instituée une assemblée élue. Le régime électoral, la composition et la compétence de cette assemblée sont déterminés par la loi. Tạm dịch:

27

VSTK - 3364


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Song song với các thỏa ước Pháp - Việt Élysée, những thỏa ước tương tựa khác cũng đã được thông qua với hai quốc gia Lào và Cao Miên trước sau vào những ngày 19/07/1949 và 08/11/1949. Thỏa hiệp của 3 nước ở Đông Dương tạo ra những đính ước nền tảng quy định những quy tắc tổng quát. Những văn kiện nầy cần phải được bổ xung thêm bằng những văn kiện thực hành qua các hội nghị đặc biệt và mặt khác qua các hội nghị giữa 3 nước Đông Dương để giải quyết các vấn đề quốc gia kề cận láng giềng. Những sự khác biệt giữa 3 thỏa ước Việt-Pháp, Lào-Pháp và Pháp-Cao Miên chỉ có trên mặt hình thức nhung phần nội dung thì gần như là giống nhau. Lào và Cao Miên có những vơ cấu hiến định cho một chính quyền tiêu biểu: Quốc trưởng, Thủ Tướng, Quốc Hội Lập Pháp, Trái lại, ở Việt Nam thì tình trạng hình thức không rõ ràng. Ngoài quy định đặc biệt nhằm giải quyết vấn đề thống nhất 3 kỳ của Việt Nam và một số quy định tài chánh và quân sự cho nước Lào, những quy định khác của 3 Thỏa Hiệp hầu như là giống nhau. Có thể phân biệt hai loại quy định: 1/ Quy định những phương cách giải quyết về vấn đề chủ quyền quốc nội; 2/ Quy định những phương cách về tổ chức, xếp đặt những mối liên hệ của mỗi quốc gia Đông Dương trong khuông khổ của khối Liên Hiệp Pháp với nước Pháp. Về phương diện Quốc nội, cả ba nước Đông Dương được tự trị về hành chính nội an ngoại trừ vấn đề nhu cầu nhân sự người ngoại quốc về cố vấn, kỹ thuật, chuyên gia thì ưu tiên được cung ứng bởi khối Liên Hiệp Pháp. Về mặt ngoại giao, những quy định đều giống nhau cho cả 3 nước Đông Dương và văn bản quy định về vấn đề đối ngoại của nước Việt Nam được xem như là văn bản mẫu mực cho Lào và Cao Miên. Chính sách đối ngoại của khối Liên Hiệp Pháp do Thượng Hội Đồng Liên Hiệp Pháp (Haut conseil de l'Union ) giám sát và điều phối. Việt Nam được hành xử quyền hạn ngoại giao qua các đại biểu riêng của mình trong Thượng Hội Đồng Liên Hiệp Pháp nhưng chính quyền của Cộng Hòa Pháp mẫu quốc giữ quyền điều hành và trách nhiệm về chính sách đối ngoại của khối Liên Hiệp Pháp. Đối với những Quốc gia khác, quốc gia Việt Nam sẽ được đại diện bởi các phái bộ ngoại giao của chính phủ Pháp và trong thành phần phái bộ nầy có thể có những tùy viên đại diện ngoại giao của Việt Nam. Tất cả các trưởng đoàn phái bộ Ngoại giao của các nước ngoài ở Việt Nam đều được bổ nhiệm bên cạnh cùng một lúc với Chủ tịch Liên Hiệp Pháp và hoàng đế. Các trưởng đoàn phái bộ ngoại giao của Việt Nam ở ngoại quốc sẽ do chính phủ Việt Nam cắt cử với sự đồng ý của chính phủ Pháp ở chính quốc và sẽ được cấp phát ủy VSTK - 3365


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

nhiệm thư từ chủ tịch Hội Đồng Liên Hiệp Pháp với chữ ký kiểm thự của hoàng đế của nước Việt Nam. Điều ước định quan trọng nhất về ngoại giao trong Thỏa ước Élysée ấn định rằng nước Pháp chủ động trong việc giới thiệu và giám hộ cho Việt Nam trở thành ứng viên vào tổ chức Liên Hiệp Quốc sau khi Việt Nam đa hội đủ điều kiện đòi hỏi của Hiến Chương của tổ chức nầy. Hay nói khác đi , Khối Liên Hiệp Pháp mà tổng thống của nước Pháp mẫu quốc hiện tại là chủ tịch chính là hàng rao ngăn chận không để cho Việt Nam muốn làm gì thì làm trong lãnh vực ngoại giao. Về mặt quân sự, trong khi nước Pháp hoàn toàn giữ vai trò chủ động về mặt quân sự quốc phòng bằng quân lực của nước Pháp và của Liên Hiệp Pháp ở nước Lào thì Thỏa ước Élysée lại dự trù cho Việt Nam một quân đội riêng nhưng chỉ với nhiệm vụ chủ yếu là gìn giữ an ninh nội chính và phải chia xẻ việc bảo vệ quốc phòng của nước Pháp mẫu quốc với súng óng đạn được quân cụ và quân nhu và chuyên viên huấn luyện quân sự do người Pháp Pháp cung ứng. Khi xảy ra chiến tranh thì sĩ quan người Pháp giữ vai trò chỉ huy quân sự của Việt Nam và lực lượng quân sự Liên Hiệp Pháp. Thỏa ước Élysée quy định rằng Bảo Đại được toàn quyền Tự trị hành chánh “The Government of Viet Nam should exercise fully all of the attributions and prerogatives implied by internal sovereignty” /Le Gouvenment du Vienam exercera dans leur plénitude les attributions and prerogatives qui découlent de sa soverainté interne.”Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam sẽ phải ký kết với Cao uỷ Đông Dương những thoả hiệp đặc biệt hay tạm thời và thể thức trao trả Việt Nam những quyền hành do người Pháp nắm giữ từ trước. Mỗi khi cần tới cố vấn hay chuyên viên, kỹ thuật gia trong các lãnh vực công cộng, chính phủ Việt Nam phả giành quyền tuyển chọn ưu tiên cho các công dân của nước Pháp của Liên hiệp Pháp. Chỉ khi nào chính quyền nước Pháp không cung ứng được thì quyền ưu tiên đó mới bị mất. Theo thỏa ước Élysée, Pháp giành riêng cho họ quyến tài phán đặc biệt đối với công dân Pháp kiều ở Việt Nam và mỗi khi có các vụ tranh tụng có liên quan tới công dân Pháp hoặc người ngoại quốc được che chở bởi các hiệp ước đặc biệt ký kết với Pháp thì những hạng kiều dân nầy ở Việt Nam phải được xét xử theo luật của Pháp trong các phiên tòa hỗn hợp Việt Pháp. Như vậy, có thể nói rằng vấn đề thống nhất toàn vẹn lãnh thổ một lần nữa đã được cựu hoàng Bảo Đại thực hiện, không phải chỉ là một VSTK - 3366


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

lời hứa suông nhưng là một sự thật, một sự thật làm trái lòng người Pháp không ít mà cũng không làm cho người dân bản xứ Việt Nam được thỏa mãn hoàn toàn như nguyện ước bởi vì họ biết, mà Bảo Đại cũng biết như thế, Độc Lập mà người dân Việt Nam vừa mới lấy lại được lần nầy vẫn còn là một nền độc lập khặp khểnh, miễn cưỡng và mơ hồ. Ngày 13/ 06/1949 Bảo Đại và Cao ủy Đông Dương Pignon đã trao đổi các văn kiện kết ước trong một nghi lễ được tổ chức ở Tòa Đô Chính Sài Gòn và Bảo Đại về tạm thời dùng tước hiệu hoàng để có một uy thế chính danh đối với thế giới đồng thời cũng ra chiếu chỉ tự phong là quốc trưởng đứng đầu chính phủ Quốc Gia cho đến khi cả nước Việt Nam có được một Hiến Pháp. Cuối tháng 06/1949, chính Chính phủ Nam Kỳ Tự Trị tự ý tuyên bố giải tán với Bảo Đại và chính thức chấm dứt chế độ ly khai ở Nam Kỳ dưới thời cựu Cao ủy Đông Dương thầy tu d’Argenlieu.

*

VSTK - 3367


Chương 4 TAM ĐẦU CHẾ VIỆT NAM 1

I - QUỐC GIA - CỘNG SẢN–THỰC DÂN

1- Chính quyền Quốc Gia: Bảo Đại hay Ngô Đình Diệm ? 2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16 17

18 19 20 21 22

23 24 25

26 27 28 29 30 31

32 33 34 35 36 37 38 39

Dưới thời thầy tu Cao ủy Đông Dương Thierry d’Argenlieu, Léon Pignon, nguyên là ủy viên Liên bang Đông Dương phụ trách các vấn đề chính trị và là cố vấn chính trị thân tín của d’Argenlieu đã từng vạch rõ chính sách của người Pháp cần phải áp dụng riêng với nước Việt Nam. Chính sách nầy được thể hiện qua một văn kiện MẬT, một tác phẩm của Léon Pignon, gọi là Thông Tư Định Hướng số 9 ngày 04/01/1947, dài 7 trang giấy mà những điểm chính yếu có thể trích dẫn một cách tóm lược như sau: - Một điều chắc chắn là người Pháp không thể nào tiếp tục điều đình trở lại với Chính phủ Hồ Chí Minh bởi vì chính phủ đó luôn luôn theo đuổi một mục tiêu duy nhất là đòi hỏi cho bằng được một nền độc lập vĩnh viễn và toàn vẹn cho cả nước Việt Nam bằng cách vận dụng mọi biện pháp ngăn cản không để cho Pháp trở lại với bất cứ giá nào bởi vì theo quan điểm của họ thì nước Pháp, do những quyền lợi của nó, do những vị trí mà nó vẫn duy trì, là mối nguy hiểm chính cho nền độc lập của Việt Nam. Vậy thì dứt khoát phải loại trừ nó ra. - Điều đình với họ bây giờ có nghĩa là đầu hàng, là tiêu tan nhanh chóng mọi ảnh hưởng của Pháp, không những trong nước Việt Nam mà trong cả Đông Dương và cả vùng Viễn Đông nữa. Uy tín của nước Pháp sẽ không tồn tại nổi sau sự thoái hóa này, và người Pháp sẽ chứng kiến sự tan rã của Đế quốc Pháp. - Nếu không thể điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh được nữa, thì buộc lòng người Pháp phải đánh, ít nhất là trong một chừng mực cần thiết để bảo đảm an ninh các vị trí và sự đi lại của người Pháp. - Người Pháp chúng ta thực sự sẽ có lợi một mặt bằng cách không đào sâu thêm hố hận thù với các tầng lớp dân chúng Việt Nam chất phát qua những cuộc hành quân nhằm đốt phá làng mạc, giết hại thường dân vô tội tại ở các vùng nông thôn còm một mặt khác thì người Pháp không nên biến trách nhiệm gây chiến của Đảng CSVM trở thành trách nhiệm chung của một quốc gia. - Để thoát khỏi những khó khăn mà họ vất vả lắm mới có thể vượt qua, Hồ Chí Minh và CSVM phải dùng giải pháp gây chiến tranh sắt máu ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và vì thế họ đã tạo ra sự bất bình trong dân chúng nhưng không thể vì thế mà người Pháp có thể khẳng định rằng sự bất bình bao trùm hoàn toàn ở 2 nơi đó. Hồ Chí Minh được nhân dân Nam Kỳ yêu mến. Cho dù quần chúng có bắt đầu bộc lộ bất mãn đối với các cấp lãnh đạo trong đảng CSVM thì người Pháp cũng không được phép suy định là họ đã hoàn toàn ly khai với đảng CSVM.

VSTK - 3368


1 2 3

4 5 6 7 8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

- Người Pháp cần phải quan tâm tới tư tưởng quốc gia sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam và cần phải làm cho họ tin tưởng rằng tư tưởng quốc gia của họ không hề bị đe dọa vì người Pháp. - Mục tiêu của người Pháp bây giờ phải là Việt Nam hóa chiến tranh bằng cách chuyển cuộc xung đột của người Pháp với Việt Minh thành cuộc xung đột nội bộ của người Việt Nam,h trao những trọng trách thi hành những chiến dịch bình định và những cuộc hành quân càn quét bình định cho những người Việt Nam bản xứ thù địch với CSVM.110

Chính sách “chia để trị” của Pignon nay đã được thể hiện với việc trở về Việt Nam của Bảo Đại nhưng có thành công như ý muốn của Pignon hay không thì còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác nữa chứ không phải chỉ có sự hiện diện thực tế của cá nhân Bảo Đại thì sẽ xong tất cả như người Pháp đang mưu đồ. Người Pháp cần có được tinh thần hợp tác của Bảo Đại cùng sự tín nhiệm đáng kể của một tầng lớp dân chúng Việt Nam và những yếu tố tùy thuộc nầy hiện chưa xuất hiện. Tình trạng tiếp tục hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp trên lãnh thổ Việt Nam và những viên chức Pháp trong guồng máy hành chánh cai trị của nước Việt Nam đã khiến người bình dân bản xứ và kể cả Bảo Đại đều thấy được rằng nền Độc lập của nước Việt Nam trên thực tế chỉ là cái bánh vẽ của thực dân thuộc địa kiểu mới của người Pháp. Ngay cả đối với thành phần chính trị của những người quốc gia không cộng sản dù biết rằng sự thay đổi không thể nào lấy lại được dễ dàng trong một sớm một chiều nhưng họ chưa chịu tích cực hợp tác với Bảo Đại để làm cho tình hình tốt đẹp hơn và tiếp tục “chờ xem” Bảo Đại làm ăn ra sao với những nhượng bộ không ngay thẳng của người Pháp rồi mới tính sau. Ngay cả nhưng thành phần quốc gia đã từng có thành tích chống cộng sản Việt Minh “một cách cuồng tín” cũng nén hơi lặng tiếng ngồi bó gối chờ đợi thời cơ. Báo L’Echo du Viêt Nam số ra ngày 16/06/1949 đã đăng lại lời tuyên bố của ông Ngô Đình Diệm rằng: “Ước vọng của nhân dân Việt Nam chỉ được xem như là thỏa đáng khi đất nước nầy đã thụ đắc được một thân trạng chính trị giống như các quốc gia Ấn Độ và Pakistan đang được thụ hưởng. ... Những vị trí then chốt trong một nước Việt Nam Mới cần phải được giao cho những người xứng đáng hơn hết của đất nước: đó là những thành phần kháng chiến.” Ông Diệm đã khước từ chức vụ thủ tướng trong chính phủ của Bảo Đại.111. Những người xứng đáng hơn hết của đất nước Việt Nam theo ông Diệm là những phần tử kháng chiến nhưng ông không nói rõ là những ai và kháng chiến chống Pháp hay chống CSVM. VSTK - 3369


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Còn Bảo Đại đối với ông Diệm thì sao? Không phải đây là lần đầu tiên Bảo Đại mời gọi ông Diệm đứng ra thành lập một nội các trong chính quyền của Bảo Dại trong một nước Việt Nam thống nhất và độc lập.Trong vòng bốn năm 1945-1949, được Bảo Đại yêu cầu hợp tác 2 lần nhưng Ông Diệm vẫn ngơ mặt từ chối với lý do là thực dân thuộc địa Pháp vẫn còn tiếp tục làm chủ nước Việt Nam và bất cứ chính quyền Việt Nam không CS nào hiện nay chỉ là chính quyền bù nhìn, con rối lệ thuộc người Pháp. Theo Ông Diệm, những người xứng đáng hơn hết để lãnh đạo đất nước nhất định phải là những thành phần người Quốc gia không CS chống Pháp và chống cả CSVM của HCM. Một điểm quan trọng cần lưu ý là HCM và Bảo Đại đều không được Ông Diệm xếp vào thành phần những người xứng đáng để lãnh đạo đất nước bởi vì HCM không những là CS mà còn là kẻ thù sát hại những người thân của ông Diệm và sự đối kháng của Ông Diệm với người Pháp thì giống như sự khắt chế nhau giữa lửa và nước. Còn nhớ khi hoàng đế Bảo Đại về nước, Ông Diệm là một quan lại hưởng bỗng lộc của triều đình và đã được ông hoàng trẻ cấp tiến giao cho một trọng trách quan trọng nhằm đổi mới chế độ cai trị phong kiến lỗi thời của dòng họ nhà Nguyễn và nhất là để cởi bỏ ách bảo hộ của thực dân Pháp đang đè nặng trên vai của ông hoàng trẻ tuổi, một thanh niên đã được người Pháp nuôi nấng, dạy dỗ và lớn khôn từ nước Pháp mẫu quốc. Nhưng vì tự ái và tính khí cao ngạo, Ông Diệm đã cởi áo từ quan. Khi quân phiệt Nhật đầu hàng trong thế chiến II, Bảo Đại đã chờ đợi Ông Diệm, cho người tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy đâu cho phải trao trọng trách lập chính phủ Việt Nam cho Ông Trần Trọng Kim. Khi CSVM và HCM cướp chính quyền, Bảo Đại tự ý thoái vị trao quyền cai trị cho HCM và CSVM để rồi được HCM ban cho một chiếc áo giấy hàng mã mang nhãn hiệu Cố vấn tối Cao ngồi chơi xơi nước, để cho HCM có thể lợi dụng uy danh chính thống của ông hoàng ngõ hầu thu hút lòng ủng hộ của nhân dân Việt Nam và đồng thời cũng là lá bài dự phòng của CSVM cho các cuộc thương lượng với thực dân Pháp trong tương lai. Khi cụu hoàng Bảo Đại rời bỏ CSVM để lưu vong sang Hong Kong thì Ông Diệm cũng có sang Hong Kong để hội kiến và cùng chung bàn thảo về một giải pháp chính trị tương lai ho Việt Nam. Bảo Đại lại một lần nữa tín nhiệm giao phó cho Ông Diệm trở về Việt Nam nhận định tình hình chính trị cho một kế hoạch thương thảo với người Pháp và Ông Diệm vẫn cứng rắn với chủ trương bất hợp tác của mình đối với người Pháp và nhất định rằng người Pháp trước hết phải thực sự công nhận độc lập hoàn toàn cho Việt Nam rồi mới bàn thảo những VSTK - 3370


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

chuyện kế tiếp. Bảo Đại đã thực hiện điều mà Ông Diệm mong muốn, mặc dù chưa phải là một nền độc lập hoàn toàn nhưng thử hỏi, nếu sau khi HCM đã thất bại và tất cả những thành phần người Việt Nam gọi là Quốc Gia không Cộng sản cũng không đòi hỏi gì được với tập đoàn thực dân kiểu mới của Pháp thì nếu như chỉ có một mình Ông Diệm đứng ra mà không cần có Bảo Đại thì liệu rằng Ông Diệm có làm được việc gì chăng? Có một sự thật khách quan mà bất cứ người Việt Nam không Cộng Sản phải công nhận: sự nghiệp chính trị của ông Diệm khởi phát từ vương triều nhà Nguyễn và trở thành một khuôn mặt chính trị Việt Nam sáng giá hơn kể từ khi Bảo Đại trở về nhận lãnh ngôi vị thừa kế Hoàng đế của nước Việt Nam và phải chăng từ đó mà Ông Diệm nẩy sinh ra mặc cảm tự tôn “thà chết, không làm tay sai cho đế quốc thực dân Pháp hay làm nô lệ cho cộng sản quốc tế do HCM đại diện.” Mặc cảm nầy biểu hiện rõ nét nhất khi Ông Diệm mặt đối mặt với “chủ tịch” HCM và sau nầy khi ông từ chối hợp tác với “quốc trưởng” Bảo Đại để đứng ra thành lập nội các chính phủ cho Quốc Gia Việt Nam mà Bảo Đại lại vừa mới thu hồi Độc Lập một lần nữa cùng với sự thống nhất 3 Kỳ qua hiệp Định Élysée ký kết với người Pháp. Phải chăng sự từ chối hợp tác và qua lời tuyên bố của mình Ông Diệm có ý muốn nói rằng chỉ có Ông mới là người xứng đáng hơn hết để làm chủ đất nước Việt Nam vào lúc đó? Bởi vì Ông Diệm sẽ không là một thủ tướng, không là một hoàng đế hay một quốc vương, một chủ tịch nước hay là một quốc trưởng, nhưng Ông nhất quyết phải là một tổng thống uy phong ngang tầm cỡ với những mô hình tổng thống của các quốc gia tân tiến ở Âu-Mỹ. 2 – Chính quyền Trung Ương Quốc Gia Việt Nam

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Bảo Đại trở lại Việt Nam một cách một miễn cưỡng. Cựu hoàng nầy đã không đạt được một nền độc lập CHƯA hoàn toàn như mình mong ước nhưng cũng phải nhanh chóng chấp nhận để chận đứng dã tâm của người Pháp dùng những người tay sai bản xứ Việt Nam khác như là phương tiện cò mồi cho một giải pháp chính trị có lợi nhiều hơn cho người Pháp mà điển hình là tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu. Bây giờ đã trở về rồi, Bảo Đại không muốn chịu bó mình làm nhân vật thứ nhì đứng hầu hạ dưới trướng của Cao ủy Đông Dương Léon Pignon ở Sài Gòn. Vì thế, thay vì vào dinh Norodom chung đụng làm việc cùng chỗ với thống đốc Đông Dương, Bảo Đại cho máy bay đi thẳng về cao nguyên Đà Lạt, nơi mà trước đây không lâu tập đoàn thực dân mới của Pháp đã dự trù xây dựng thủ phủ của Liên Bang Đông Dương. Đồng thời Bảo Đại cũng xem Đà Lạt như là một nơi tiếp nối VSTK - 3371


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

cuộc sống lưu vong ngay trong lòng nước Việt Nam thay vì ở Hong Kong như trước đây để quan sát, nhận định những dư luận trong nước đang để biết xem họ đang muốn gì, đang chờ đợi gì ở Ông. Máy bay vừa đáp xuống phi trường thì Cao Ủy Pignon đã có mặt sẵn ở đó từ bao giờ để đón rước cùng với phái đoàn tùy tùng của chính phủ. Phạm Văn Giáo cũng có mặt ở sân bay liền dâng một công điện đặt trên dược đặt trên một chiếc khay. Bảo Đại cầm tờ công điện lên rồi trao ngay cho tùy viên Nguyễn Mạnh Đôn và nói: “Đây là cái bẫy rập đầu tiên đó.” Nội dung tờ công điện yêu cầu Bảo Đại cho các thành viên Pháp và Việt của Hội Đồng Lãnh Thổ Nam Kỳ đến hội kiến. Sau đó, chỉ có những dân biểu người Việt đến gặp Bảo Đại, các dân biểu người Pháp trong HĐLT không có ai tới. Họ tới để làm gì? Để yêu cầu Bảo Đại giành một quy chế đặc biệt riêng cho Nam Kỳ gọi là quy chế “Dân chủ” mà họ nói rằng đã được những người Pháp thực dân ân ban cho họ từ 80 trước đây! Người Pháp họ nham hiểm tránh mặt để cho những người dân biểu Việt Nam dân Tây/citoyens Francais đến để đòi hỏi trả giá với Bảo Đại về thân trạng của Nam Kỳ.112 Số phận thiên tử Bảo Đại có lẽ chỉ được ông Trời giao phó cho một quyền lực hành đạo biểu kiến trong những năm tháng suy tàng cuối cùng của triều đại họ Nguyễn Phúc mặc dù Bảo Đại có thể được xem như là một trong 3 hoàng đế giỏi hơn hết trong số các ông hoàng đế khác của cung đình Huế kể từ sau triều đại Gia Long và Minh Mạng. Điều bất hạnh thường xảy ra trong các chế độ phong kiến vương quyền là trong thời đất nước loạn lạc, bất ổn, tranh ngôi, đoạt vị thì những kẻ nối nghiệp ngai vua thường là những đứa bé còn ăn sữa mẹ hoặc là những thanh niên mới lớn chưa từng hiểu rõ sự đời, được lên ngôi vua qua các âm mưu sắp xếp của những gian thần núp bóng dưới mỹ từ Phụ Chính và Bảo Đại chính là trường hợp mới nhất và sau cùng xuất hiện trên vương quốc Việt Nam. Người Pháp đã gọt giũa, đánh bóng con cờ Bảo Đại rất là kỹ với mưu đồ biến người trai trẻ vương tộc nầy trở thành một Bá Vương Việt Nam của đế quốc thực dân thuộc địa Pháp trong tương lai. Từ nước Pháp trở về Việt Nam vào năm 1932, vua trẻ Bảo Đại 19 tuổi với dáng vẻ tân thời, trí thức và thu hút, mang theo một hành trang giáo dục tân tiến cùng với những tư tưởng cấp tiến về tự do, độc lập, dân chủ của các quốc gia Âu Châu, cùng với mơ ước sẽ mang đến một hy vọng mới cho đất nước và thần dân Việt Nam thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, chậm tiến và vòng nô lệ của ngoại bang. Bị vây quanh bởi một đám quần thần phong kiến lỗi thời, ô hợp, già nua, ù lì, chạm tiến, VSTK - 3372


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

nghi kỵ, bè phái, chia rẻ và bảo thủ với các tập tục, nghi thức, cung cách rườm ra, lỗi thời những cái được gọi tập tục truyền thống dân tộc nơi cung đình, lại còn thêm sự kiềm kẹp, giám hộ của thực dân Pháp dưới hình thức Công Sứ đại diện nước Pháp bên cạnh triều đình Huế, tất cả những thứ rác rưởi đó đã khiến cho ước mơ đổi mới đất nước của vua trẻ Bảo Đại bị tàn lụi rất nhanh sau một thời gian thử thách tự nắm lấy quyền quyết định mọi việc điều hành và cải cách triều chính bất cần đến sự phụ chính của đám quần thần ngỗ ngáo, già nua và sự cố vấn giám hộ kề cận của khâm sứ chồn cáo người Pháp. Người Pháp thực dân cũng từ lúc đó mới vỡ lẽ, biết rằng họ đã “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà” (nuôi ong sẽ bị ong chích, nuôi khỉ trong nhà sẽ bị con khỉ đó đốt nhà). Bảo Đại tuổi trẻ giống một con dê non vừa mới mọc sừng đã dùng đôi sừng yếu ớt của mình hút vào một dãy hàng rào kiên cố của thực dân Pháp từ gần 80 năm qua trên đất nước Việt Nam và phong kiến bản xứ hàng ngàn năm trước. Thất vọng, chán ngán, Bảo Đại lại phải dùng thú đi săn nơi vùng núi rừng cao nguyên Trung phần để quên đi ước mơ đổi mới đất nước và bó mình trong nếp sống vương giả tạm thời của mình. Cuộc đảo chánh quân sự bất ngờ của phát xít quân phiệt Nhật vào ngày 09/03/1945 đã mang đến cho Bảo Đại địa vị Quốc Trưởng của nước Việt Nam nhưng lại bị ép buộc là một thành viên trong một tổ chức gọi là Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á do Thực dân thuộc địa mới của Á Châu là người Nhật khởi xướng và làm minh chủ. Trong tình trạng Pháp đi, Nhật vào, cá mè một lứa, chính sách bảo hộ của tập đoàn quân phiệt Nhật ở Đông Dương còn khắc khe, bóc lột, nguy hiểm, lộ liễu, công khai hơn là người Pháp trước đây. Ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, trong tình thế sôi sụt của ‘Cách mạng mùa Thu 1945’ do Cộng sản Việt Minh khởi động cùng với mưu đồ quay trở lại của thực dân Pháp theo chân đoàn quân của Anh giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương, Bảo Đại với chính phủ Trần Trọng Kim đầy nhiệt tình với đất nước đã chạy đua với thời gian, không bỏ lỡ cơ hội để tuyên bố độc lập và đòi lại 3 Kỳ để thống nhất toàn cõi nước Việt Nam. Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội và dù chưa biết rõ lai lịch chân tướng của HCM cũng như bản chất thực sự của đảng CSVM là gì nhưng dưới áp lực đòi hỏi của dân chúng do Việt Minh khích động, Bảo Đại phải tuyên chiếu thoái vị, trao quyền cai trị đất nước cho HCM để trở thành công dân Vĩnh Thụy rồi được HCM ban phát cho tước vị Cố Vấn Chính Trị Tối Cao của chính quyền Việt Minh ở Hà Nội. Khi khám phá ra được HCM là một đảng viên của Cộng Sản QuốcTế, chỉ VSTK - 3373


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

xử dụng mình như là một lá bài phụ để lấy lòng dân chúng, che mắt các đảng phái Việt Nam không cộng sản để đến được mục tiêu làm chủ và nhuộm đỏ toàn thể nước Việt Nam, Bảo Đại đã phải tạm thời chịu bó mình như là một kẻ hàng thần lơ láo hợp tác với HCM cùng đồng diễn kịch bản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa một thời gian cho qua cơn song gió nguy hiểm ngặt nghèo đe dọa đến sinh mạng của mình để rồi sau đó tìm cách đào thoát lưu vong sang Hong Kong. Đối đầu với thực tại lừa gạt, lạm dụng danh nghĩa, đâm lén sau lưng trong chính trường bên ngoài cũng như bên trong nước Việt Nam kèm theo những thử thách đe dọa chết người, tất cả những tạp nhạp hỗ lốn đó đã đã làm suy mòn nguồn nghị lực của Bảo Đại. Trở về nước lần nầy Bảo Đại là một con người đã thức tỉnh sau khi đã trải qua những cơn ác mộng, nhưng trở về với một tâm trạng chán ngán quyền lực cai trị đất nước.112 (Y. Degras, p 269-270) Bảo Đại tế nhận ra được rằng giờ đây mình chỉ là một chiếc cầu tạm bợ để làm trung gian thương lượng cho các phe phái người Việt Nam Cộng sản, Cộng sản Việt Minh và tập đoàn thực dân mới của nước Pháp ở Đông Dương. Cuộc đấu trí chính trị hiện nay của Bảo Đại là những cuộc đấu trí đã xuất hiện từ trước ở Hồng Kong và ở Âu Châu chỉ khác là lần nầy là ở ngay trên quê hương tổ quốc Việt Nam. Vài trò tạm bợ của Bảo Đại giờ đây chi có thể giới hạn trong việc thu hồi Nam Kỳ, tạo dựng một chính phủ Quốc Gia không CS và một tổ chức quân đội không có sự chỉ huy và điều động của thực dân Pháp.113 (BĐ, p.227) Thiếu nhân sự có khả năng thích hợp để giao trọng trách thành lập nội các mới cho Quốc Gia Việt Nam sau khi Ngô Đình Diệm từ chối không hợp tác và thủ tướng Xuân đệ đơn từ nhiệm vào ngày 20/06/1949, Bảo Đải không còn cách nào khác là tự mình chủ động đứng ra giữ chức vụ Quốc trưởng kiêm chủ tịch Hội Đồng nội các để thành một lập nội chính phủ mới vào ngày 01/07/1949. Trong thành phần nội các nầy, ngoại trừ Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Khắc Vệ, Trần Quang Vinh và Phan Huy Đán thì phần còn lại chỉ có những khuôn mặt chưa từng nấm giữ một chức vụ cai trị hành chánh trong bất cứ hình thức chính quyền nào từ trước đến nay và cũng có phần tử không đại diện cho ai ngoài cá nhân của mình mà thôi. Trong thành phần nội các Bảo Đại, cựu thủ tướng Nguyễn Văn Xuân giữ chúc vụ phó chủ tịch Hội Đồng Chính phủ kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng, 04 của đảng Đại Việt, 01 của giáo phái Cao Đài, 01 của đảng Dân Xã, 01 của Việt Nam Quốc Dân Đảng.114 (Gras, p.271) Đổng lý Văn Phòng Bữu Lộc đã tuyên bố danh sách thành phần nội các chính phủ trung ương Việt Nam trong buổi hợp báo ngày 01/07/1949 như sau: 115 VSTK - 3374


1 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Hoàng đế Bảo Đại Quốc Trưởng: Chủ tịch Hội Đồng Nội Các

Nguyễn Văn Xuân: Phó chủ tịch Hội Đồng Nội Các kiêm Tổng trưởng Quốc phòng.(thân Pháp) Nguyễn Phan Long: Tổng trưởng Ngoại Giao (Nam Kỳ, chủ nhiệm báo Écho) Nguyễn Khắc Vệ: Tổng trưởng Tư Pháp (Nam Kỳ, Luật Sư) Trần Văn Văn: Tổng trưởng Kinh Tế (Nam Kỳ, đảng Câp Tiến) Trần Văn Lý: Tổng trưởng Dân Số Không phải là người Việt (Trung Kỳ, Công Giáo, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Trung Kỳ) Vũ Ngọc Trân: Bộ Nội Vụ (Bắc Kỳ, Công Giáo) Phan Huy Đán: Bộ Nội Vụ (Trung Kỳ, Quốc Gia) Lê Thắng: Bộ Ngại Giao (Cụu dân biểu Đại Hội Đồng Phúc Lợi Kinh Tế Tài Chánh) Trần Quang Vinh: Bộ trưởng Quốc Phòng (Nam Kỳ, Chỉ huy giáo phái vũ trang Cao Đài) Dương Tấn Tài: Bộ trưởng Tài Chánh (Nam Kỳ, Quốc gia, chuyên gia tài chánh) Hoàng Cung: Bộ trưởng Kỹ nghệ (Bắc Kỳ, Quốc gia, kỹ sư điện) Phan Khắc Sửu: Bộ trưởng Canh Nông, Xã Hội và Lao Động (Nam Kỳ, Giáo phái Hòa Hão, kỹ sư Canh Nông) Trần Văn Của: Bô trưởng Giao Thông Công Chánh và Kế hoạch (Bắc Kỳ, Kỹ sư Cầu Đường) Phan Huy Quát: Bộ trưởng Quốc Gia Giáo Dục (Trung Kỳ, Quốc Gia) Nguyễn Tôn Hoàn: Bộ trưởng Thanh Niên (Nam Kỳ, Quốc Gia, lãnh đạo Phong trào Thanh Niên “Thanh Niên Bảo Quốc”) Nguyễn Hữu Phiến: Bộ trưởng Y tế (Bắc Kỳ, Quốc Gia) Trần Văn Tuyên: Tổng Cục Trưởng Thông tin trực thuộc phủ Chủ tịch Hội Đồng Nội các (Bắc Kỳ, VNQDĐ) Đặng Trinh Kỳ: Tổng Thư Ký Nội các Chinh phủ.

Hình thức tổ chức lâm thời các Cơ quan Công quyền Việt Nam như sau:115bis 1/ Cơ Quan Hành Pháp; tức Hội Đồng Chính phủ do quốc trưởng Bảo Đại làm chủ tịch và thủ tướng nội các. 2/ Thượng Hội Đồng Tư Vấn (Haut Conseil Privé) gồm có những đại biểu người Việt Kinh thuộc tầng lớp dân chúng đạo đức, nhân sĩ trong nước và các dân tộc thiểu số người Thượng (Mọi, Thái…) do quốc trưởng tuyển chọn và bổ nhiệm. Nguyễn Văn Xuân được bổ nhiệm giữ chứ Chủ tịch. 3/ Viện Giám Sát tối Cao (Haut Censorat) gồm có 3 thành viên cho mổi tỉnh trong khắp 3 Kỳ và cũng do quốc trưởng bổ nhiệm dựa trên giá trị năng lực quản trị và đạo đức của họ. VSTK - 3375


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Một Ủy Ban Thi Hành Thỏa Ước Élysé 08/03/1949 được thành lập do Nguyễn Phan Long làm chủ tịch để phối hợp với Ủy Ban liên hệ của người Pháp để chuyển trao các thẫm quyền nhằm củng cố chủ quyền đối nội và đối ngoại của Việt Nam.116 Ngày 03/07/1949, Quốc trưởng Bảo Đại ra Sắc dụ cử Trần Văn Hữu giữ chức vụ thủ hiến Nam Phần, Phan Văn Giáo thủ hiến Trung Phần và Nguyễn Hữu Trí thủ hiến Bắc Phần. Tất cả 03 thủ hiến của 03 Phần điều trực thuộc dưới quyền của Quốc Trưởng nước Việt Nam.117 Ngày 12/07/1949, Bảo Đại ra Huế đọc nơi cổng Ngọ Môn một bài diễn văn chuẩn bị cho ngày lễ kỹ niệm chiến thắng 14/07/1947 của Pháp. Trái ngược với cảnh tiếp đón thân thiện của nhân dân Sài Gòn, nhân dân Huế tiếp đón Bảo Đại một cách gượng ép và lạnh nhạt. Ngày 16/07/1947, Bảo Đại ra Hà Nội, đứng trước bậc thềm của Nhà Hát Lớn để đọc một bài diễn văn nhấn mạnh về các vấn đề Xã Hội và Kinh tế trước sự đón tiếp của 50 ngàn dân chúng Hà Nội. 118. Một điểm đặc biệt đáng lưu ý là trong cuộc du hành ra Hà Nội nầy, Bảo Đại đã đến đài tử sĩ của Việt Minh để đặt vòng hoa tưởng niệm các cán binh của họ đã bỏ mình trong biến cố quân sự do Võ Nguyên Giáp chủ xướng và phát động trong đêm 19/12/1946 ở Hà Nội . Hành động nầy phải được xem như là một hình thức nhắn tin ngầm rằng Bảo Đại vẫn còn muốn tiếp tục thương lượng và hợp tác với HCM. 119. Ngoài ra còn có dư luận đồn đãi rằng phái viên tâm phúc của Bảo Đại đã có những sự tiếp cận bí mật với Việt Minh nhưng không được đáp ứng.120 Phương cách lựa chọn nhân sự để thành lập thành phần nội các cùng với dư luận về những tiếp cận gián tiếp với Việt Minh từ những kẻ thân cận của Bảo Đại đã khiến cho thực dân Pháp nghi ngờ, khó chịu và không hài lòng. Kể từ tháng 05/1949, Cao ủy Đông Dương Pignon đã khuyến cáo rằng nước Pháp sẽ không thể từ bỏ chủ quyền của mình để trao trả lại cho một chính quyền không có được một chút gì gọi là thành tín đối với nước Pháp. Cuối tháng 08/1949, Tổng trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại CosteFloret đến gặp Bảo Đại để nói rằng kể từ khi trở về nước, thái độ và cung cách xử sự của Bảo Đại đã gây lo ngại cho chính phủ Pháp: người Pháp có cảm nhận rằng Bảo Đại đã thoát ra khỏi tầm tay của họ vì Bảo Đại không chịu thi hành đúng đắn và đầy đủ Hiệp Định Élysée. Ngay sau đó, Coste-Floret đã chuyển trao cho Bảo Đại một giác thư của tổng thống Pháp Vincent Auriol đề ngày 27/07/1949 phản ánh những lo ngại hiện nay của người Pháp đối với những đồng sự của Bảo Đại và những VSTK - 3376


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

phong trào chính trị không chịu đếm xỉa gì tới những thỏa thuận đã được ký kết để biện minh cho những lý do hay những đường hướng sai lệch để cô lập hóa rồi sau đó dẫn đưa Việt Nam vào những mưu đồ hà lạm mà những người Việt Nam chân thật khi sáng mắt ra thì đã quá trễ. Giác thư cảnh cáo: “Người Pháp chúng tôi muốn tin rằng chuyện đó sẽ không xảy”- Nous voulons croire qu’il n’en sera pas ainsi. Bảo Đại phải lên tiếng để xoa diệu và xác định chính sách quyết tâm chống CSVM của riêng cá nhân cũng như chính phủ của mình. Từ Hà Nội, Bảo Đại trở về Đà Lạt vào ngày 22/07/1949 để chuẩn bị xuống Sài Gòn chủ trì phiên họp của Hội Đồng Chính phủ và bổ nhiệm thủ hiến Nam Phần Trần Văn Hữu. Trong dịp nầy Hội Đồng Chính Phủ cũng sẽ biểu quyết thông qua việc chọn Sài Gòn như là thủ phủ tạm của chính phủ và cũng là nơi đặt dinh thự cư trú của Quốc trưởng nước Việt Nam (Dinh của Thống Đốc Nam Kỳ Pháp, sau này gọi là dinh Gia Long). Cũng trong kỳ họp nầy, Bảo Đại đã ký 2 sắc dụ đầu tiên và sẽ được công bố vào ngày 09/08/1949. Ngày 01/08/1949, trưởng phái đoàn đại diện của VMCS ở Paris là Trần Ngọc Danh tuyên bố đình chỉ mọi hoạt động theo lệnh của chính phủ HCM mà không nêu rõ lý do tại sao. Ngày 09/08/1949, Bảo Đại cho Công bố 2 sắc dụ đầu tiên: - Đạo dụ số 1: thiết chế một Hội Đồng Tư Vấn Quốc Gia của Việt Nam gồ có một số 45 thành viên đại biểu thực thụ và 15 dự khuyết do Quốc trưởng chọn lựa và bổ nhiệm bằng sắc lệnh. Hoạt động của Hội Đồng nầy sẽ chấm dứt và khi đã có Quốc Hội Lập Hiến. - Đạo dụ số 2: nước Việt Nam từ nay trở đi gồm có 3 Phần: Nam Việt, Trung Việt, và Bắc Việt (Thói quen thường gọi là Nam Phần, Trung Phần, Bắc Phần, không còn gọi là Nam Kỳ, Trung Kỳ hay Bắc Kỳ như trước nữa). Mỗi Phần có ngân sách riêng, có tư cách riêng về hành pháp và do một Thủ hiến cai trị.122 Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Chợ Lớn đều đặt dưới quyền quản trị Hành chánh của một Thị trưởng hay tỉnh Trưởng và đơn vị hạt nhân hành chánh của nước Việt Nam là Xã.123 Ngày 19/08/1949, hàng ngàn tấn gạo, thóc từ Sài Gòn gửi tiếp tế khẩn cấp cho Bắc Phần.124 Ngày 04/09/1949, tướng lục quân Carpemtier sang Sài Gòn để thay thế tướng Blaizot trong chức vụ tư lệnh bộ binh Pháp ở Đông Nam Á. VSTK - 3377


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Ngày 14/09/1949, tướng Carpentier ra Hà Nội để kinh lý. Các lực lượng Hải quân Pháp ở Đông Dương được đặt dưới quyền chỉ huy của Đề đốc Senès kể từ 23/09/1949. 125 Ngày 18/09/ 1949 xảy ra một vụ gián điệp tiết lộ bí mật quân sự gây tai tiếng và làm thiệt hại đáng kể cho uy tín của chính phủ Pháp: Phúc trình về tình hình quân sự Pháp ở Đông Dương của tướng Revers bị rơi vào tay CSVM qua trung gian của một các cán bộ trong phái đoàn đại diện CSVM do Trần Ngọc Danh cầm đầu ở Paris. Kể từ ngày 26/08/1949, Cao ủy Đông Dương đã báo động với chính phủ Pháp ở Paris rằng nhằm mục đích tuyên truyền xuyên tạc, lăng nhục và hạ uy tín quân đội Pháp, đài phát thanh của CSVM La Voix du Viet Nam đã cho phát sóng những phần trích ra từ bản phúc trình tối mật của tướng Revers. Bản phúc trình nầy đã được đề cặp tới trong một chỉ thị đề ngày 12/08/1949 của Ban Thường vụ Trung ương đảng CSVM được trích dẫn như sau: 126

15

16 17 18

Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương, ngày 12 tháng 8 năm 1949, về phá âm mưu chiếm đóng trung du của địch và tích cực chuẩn bị chiến dịch thu đông 1949

19

Các đồng chí,

20

I. Âm mưu của địch

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

43

44

Trong mấy nǎm nay, mưu mô đánh mau thắng chóng của giặc Pháp đều bị ta phá tan, nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài, làm cho chúng hao tổn rất nặng. Chúng thấy rằng "thời giờ gấp rút, cần phải hành động mau" mới mong cứu vãn tình thế. Gần đây, do những biến chuyển lớn trên chiến trường Trung Quốc, giặc Pháp càng nhận rõ nếu không hành động mau thì sẽ có nhiều khó khǎn mới cho chúng ở biên giới Trung - Việt. Do đó, vừa rồi, giặc Pháp đã phái Rơve (Revers) sang Việt Nam để xem xét chiến trường và định kế hoạch tấn công mới. Sau khi Rơve (Revers) về, chúng quyết định tǎng viện cho chiến trường Việt Nam gần 2 vạn quân, và dự định làm xong việc tǎng viện này trước tháng 10-1949 để có thể thực hiện âm mưu dưới đây: 1- Củng cố phòng tuyến của chúng ở biên giới Trung - Việt. 2- Đánh một trận quyết liệt vào cǎn cứ địa Việt Bắc hòng phá chủ lực của ta. 3- Chiếm đóng trung du Bắc Bộ để ngǎn cản việc giao thông vận tải, tiếp tế giữa Việt Bắc và miền xuôi, và để giữ vững miền đồng bằng Bắc Bộ. Việc chúng đánh Bắc Ninh - Bắc Giang - Phúc Yên hiện nay không ngoài mục đích sửa soạn thực hiện mưu mô trên. Nhiệm vụ của cuộc hành quân này là: 1. Chiếm đóng và củng cố trung du, làm bàn đạp tiến đánh Việt Bắc sau này. 2. Chiếm đường số 1, để tiếp viện cho phòng tuyến biên giới. 3. Phá hoại một phần nào việc cấp dưỡng của ta và chiếm đoạt lương thực.

Bản phúc trình Revers ngày 29/06/1949 bao gồm những nhận định đáng chú ý về tình hình quân sự và chính trị ở Đông Dương: 1/ Đoàn VSTK - 3378


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

quân Viễn chinh Pháp đang tham dự một chiến trường xa lạ áp dụng chiến thật du kích. 2/ Sự phân nhiệm chồng chéo quyền hạn giữa tướng Baizot và Cao ủy Pignon gây trỡ ngại và trì trệ cho sự chỉ huy và điều động về mặt chiến lược quân sự. 3/ Giải Pháp Bảo Đại là sai lầm. Đối tượng thương lượng để chấm dứt chiến tranh phải là kẻ đã khởi phát cuộc chiến tức là CSVM chứ không phải Bảo Đại. Do đó Revers đề ra các giải pháp: 1/ Giới hạn việc hành quân chiếm đóng lãnh thổ ở Bắc Phần, di tản các tiền đồn gần sát phía Bắc ranh giới Hoa-Việt, rút quân khỏi tỉnh Cao Bằng tức là bỏ trống quốc lộ số 4 ( RC4/Route Coloniale no.4). Đặt trọng tâm các cuộc hành quân vào việc truy lùng quân du kích CSVM. 2/ Cao Ủy Đông Dương cần phải là một tướng quân sự cao cấp để có thể kiêm nhiệm chức Tổng Tư lệnh đoàn quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Người tướng mà Revers ngắm nghé tới cho đề nghị nầy là tướng Mast. 3/ Đề nghị tái thương lượng với HCM theo dự án của tướng Leclerc trước đây, bỏ rơi Bảo Đại. 127 Về mặt quân sự ở Bắc Phần, rõ ràng là theo phúc trình và chủ trương của tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội của nước Pháp Geoges Revers đã đi ngược lại kế hoạch hành quân giai đoạn Một của tướng Blaizot: đánh chiếm phía Bắc miền đồng bằng sông Hồng, bỏ trống phía Bắc trục quốc lộ số 4 (RC4). Kế hoạch nầy tướng Blaizot đã vạch ra từ tháng 06/1949 và bắt đầu thực hành sau khi đã được tăng cường thêm 7 tiểu đoàn binh sĩ. Khởi sự là chiến dịch hành quân Bastille vào giữa tháng 07/1949, vượt ngang sông Thanh Thủy đi vào vùng kiểm soát của CSVM, chiếm đóng Đa Phúc, Bắc Ninh, Phủ Lạng Thương và Đáp Cầu mà không gặp một sức kháng cự đáng kể nào của bộ đội CSVM tiếp tục càng quét cho đến đầu tháng 08/1949 rồi đặt quân đóng chốt vùng nầy rồi tiếp tục chiến dịch hành quân Canigou kế tiếp từ ngày 18/08/1949 đến 15/09/1949 để truy kích rồi chiếm đóng 2 tỉnh Vĩnh Yền và Phúc Yên. Cùng một lúc, ở miền thượng du, quân Pháp trấn giữ các đồn bót ở về phía Đông của quốc lộ số 4 (RC4) chung quanh vùng Phúc Hòa đều được rút đi và lui an toàn về Cao Bằng và tiền đồn Đông Khê. Đoạn đường phía Bắc trục quốc lộ số 4 bỏ ngõ cho CSVM. Tuy nhiên, Blaizot chưa kịp hoàn tất kế hoạch quân sự của mình thì Cao ủy Pignon đã yêu cầu chính phủ Paris chongười khác thay thế. Ngày 02/09/1949, tướng Carpentier được chính phủ Pháp chỉ định thay thế nấm giữ và thi hành chức Tổng Tư Lệnh quân đội viễn chinh

VSTK - 3379


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

như tướng Revers đã khuyến cáo rồi cử tướng Allaxandri ra Hà Nội.128 Nghi án gián điệp bản phúc trình Revers rốt cuộc được dàn xếp ổn thỏa nhưng sau đó dư luận báo chí Hoa Kỳ lại phanh phui phê phán trở lại, khiến cho nội các Pháp phải sụp đỗ, thủ tướng Queuille từ chức, G. Bidault lập tân nội các, J. Letourneau thay thế Coste Floret trong chức vụ bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại. Tướng Revers bị cách chức vào tháng 12/1949, tướng Blanc thay thế trong chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Pháp Quốc. Điểm đáng lưu ý trong vụ gián điệp Phúc trình Revers nầy là có sự dính líu tới một thuộc hạ của cựu thủ tướng Trần Văn Xuân tên là Hoàng Văn Cơ: Cơ cũng có một bản sao Phúc Trình Revers để gửi về Sài Gòn cho tướng Trần Văn Xuân. “ Những tiết lộ thực ra đã bắt nguồn từ ba nơi: từ phía một số nhân vật chính trị Pháp, từ phía Việt Minh mà cũng từ nốt nhóm người Việt có liên hệ với tướng Xuân” 129 & 139

* Sau một buổi họp với Hội Đồng Cố Vấn Nội Các ở Hà Nội vào ngày 16/09 dưới sự chủ trì của Bảo Đại, Nguyễn Trung Vinh được bổ nhiệm chủ tịch phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam ở Paris. Sau đó Bảo Đại đã khởi hành đi thanh sát nhiều tỉnh thành ở Bắc Phần: - Ngày 18/09/1949, tại tỉnh Hà Đông, Bảo Đại đã tuyên bố trước 15 ngàn dân chúng “Nước Pháp đã giữ lời hứa trả lại độc lập cho nước VSTK - 3380


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24 25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Việt Nam. Ước vọng thống nhất tổ quốc nay đã được thực hiện. Một thời đại hữu nghị và hợp tác mới mẻ Pháp-Việt đã được mở ra. Bây giờ chỉ cần xây dựng.” - Ngày 19/09/1949, hai mươi ngàn dân chúng thuộc các vùng quê kiểm soát của CSVM đã tủa ra hai bên đường đón chào khi Bảo Đại đến tỉnh Sơn Tây đã bị Việt Minh tàn phá. - Ngày 20/09/1949, Bảo Đại đến Hải Dương không cần có phương tiện hộ tống; 30,000 dân chúng đứng hai bên trên tuyến đường đi Hải Phòng để hoan hô tiếp đón. - Ngày 23/09/1949, trên đường về Hà Nội, Bảo Đại dừng lại ở Hải Phòng để đọc diễn văn tại nhà Hát Thị Xã với sự tiếp đón của 50 ngàn dân chúng. Sau đó Bảo Đại đi tham sát mõ than lộ thiên Hòn Gay và trở về Hà Nội vào ngày 24/09/1949.131 Trong khi đó thì ngày 19/09/1949, một ủy viên Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế sau khi đi quan sát vùng Đông Nam Á Châu và trước khi từ Sài Gòn trở về Thụy Sĩ đã tuyên bố rằng đương sự đã gửi văn thư đến các chức quyền CSVM ở Nam Phần yêu cầu cung cấp một bản danh sách cùng với các tin tức về tình trạng sức khỏe của các tù binh và con tin người Pháp đang bị CSVM cầm giữ nhưng bị từ chối với lý do là vấn đề nầy thuộc thẫm quyền chính phủ trung ương CS của HCM ở Bắc Phần. Từ trước tới nay, chế dộ CS của HCM chưa bao giờ chấp thuận cung cấp những tin tức về tù binh chiến tranh và những con tin đang bị CSVM giam cầm ở Nam Phần mà cũng không cho phép họ được gửi hay nhận thư từ, tiền bạc, quà bánh, thuốc men từ thân nhân, gia đình. 131bis

Cũng từ nguồn tin của BIFO thì vào ngày 21/08/1949, đài phát thanh của CSVM trong một bài bình luận phát đi bằng tiếng Việt ở Bắc Phần đã có đoạn nói rằng: Khi ký bản thỏa ước Modus Vivendi với Marius Moutet, HCM chỉ có một mục đích là kéo dài cuộc ngừng chiến trong vòng 3 tháng để CSVM có đủ thời gian chuẩn bị phát động cuộc đồng khởi đêm 19/12/1946.132 (BIFO số 136, tháng 10/1949, tr.16) Ngày 01/10/1949, Mao Trạch Đông thánh lập chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ngày 02/10/1949, CS Quốc Tế Liên Sô thừa nhận ngoại giao chính quyền CS Trung Hoa . Ngày 14/10/1949, CS Trung Hoa chiếm đóng Quảng Châu. 133(Đoàn Thêm, Q1, tr.60). VSTK - 3381


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ngày 16/10/1949, Quân Pháp mở một cuộc hành quân quan trọng vào “tỉnh thành Công Giáo Phát Diệm” cách tỉnh Nam Định 40 cây số về hướng Tây Nam. Đặc biệt trong cuộc hành quân nầy là do các đội quân nhảy dù Việt Nam thực hiện dưới sự yểm trợ của các đơn vị bộ binh Pháp. Vùng Phát Diệm-Bùi Chu vào thời điểm lúc bấy giờ có khoản 200 ngàn giáo dân đạo Kitô do Giám mục Lê Hữu Từ cai quản một cách tự trị ‘ngoài vòng pháp luật’- kiểu sứ quân thời phong kiến hay kiểu ‘Lương Sơn Bạc’ trong truyện Tàu - đối với các chính quyền của thực dân Pháp và CSViệt Minh kể từ tháng 03/1945 nhưng lại dưới màu cờ của giáo hội Roma ở Vatican.

Giám mục Lê Hữu Từ134 11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

Trường hợp đầu thú với Việt Minh của GM Lê Hữu Từ kể từ mùa Thu 1945 có thể so sánh với sự đầu thú của Bảo Đại chỉ có khác là Bảo Đại trao hết quyền lực của mình cho HCM còn GM Từ thì trở thành một tiểu bá vương, một sứ quân tạm bợ của triều đại HCM ở Bắc Phần. Nhất định là CSVM biết rõ tình trạng theo về giả tạo của GM Từ nhưng vì muốn lôi kéo khối dân chúng Công Giáo Roma ở Bắc Việt và cũng vì lực lượng bộ đội còn yếu kém cho nên CSVM đã tạm thời giả bộ chơi trò cười gượng, gật đầu, vuốt ve và làm ngơ để cho GM Từ trình diễn màn khu kháng chiến tự quản. Với một dáng hình khắc khổ, lạnh lùng, suy tư, GM Từ cùng với đội quân “Tự vệ cứu quốc” của mình trấn đóng một vùng lãnh thổ chiến lược quan trọng nằm chận ngang tuyến đường tiếp vận từ tỉnh Thanh Hóa, từ mặt biển để nuôi dưỡng bộ đội CSVM đang hoạt động ở các vùng phía Tây Nam của miền đồng bằng Bắc Phần nhưng đồng thời cũng là tiền đồn ngăn chận những cuộc tấn kích của quân Pháp đỗ bộ từ phía biển Đông vào các căn cứ của CSVM ở Thanh Hóa và ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc Phần cho nên họ đành phải chịu tạm thời làm ngơ kết nghĩa đồng chí để lập thành thế trận “Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa” với GM Từ. Thực dân Pháp cũng như CSVM biết rằng GM Từ không thể ngã theo CS bởi vì Giáo Hoàng Roma đương nhiệm Pius XII là một nhân vật chống Cộng Sản triệt đễ thể hiện qua thông điệp Evengeli Praecones (Sứ giả phúc âm) ngày 2 tháng 6 năm 1951. Người Pháp cũng biết rằng GM Từ cũng không thể thỏa hiệp và giúp người Pháp tái xâm lăng nước Việt Nam vì VSTK - 3382


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

sợ mang tai tiếng là phản quốc giống như những hàng giáo phẩm của Roma trước đây đã đóng vai đoàn người hướng đạo cho binh đội đế quốc thực dân Pháp đánh chiếm vương quốc Đại Nam từ thế kỷ trước đây và mặc dù Bùi Chu, Phát Diệm là hai khối u chướng mắt cần phải cắt bỏ nhưng vì hiện tại đang thiếu hụt quân số cho nên người Pháp cũng như CSVM tạm thời để yên cho GM Từ đi hàng hai như thế. Kế đến, vào tháng 07/1949, Văn Phòng Tòa án tối cao của Giáo hoàng (Supreme Sacred Congregation of the Holy Office) bố một sắc lệnh để đáp ứng với 4 câu chất vấn về việc các tín hữu Công Giáo tham gia họat vào các đảng phái Cộng sản Roma. Theo sắc luật nầy (Câu hỏi và trả lời số 3) thì những hạng người tín hữu nầy vi phạm luật của Giáo Hội và sẽ phải bị hình phạt tuyệt thông (dứt phép thông công không cho xưng tội và rước lễ bất cứ người Công giáo nào gia nhập các Đảng Cộng sản hay “tuyên truyền các học thuyết Cộng Sản nhằm cổ võ thuyết duy vật và chống báng Kitô giáo”. Toàn văn bản sắc lệnh nầy được thực hiện theo hình thức Hỏi và Đáp bằng tiếng Latin như sau:135 Decree of the Holy Office in 1949 Q.1. Utrum licite sit partibus communistarum nomen dare vel eisdem favorem praestare Q.1. whether it would be lawful to join the Communist Party or to offer support to it Câu Hỏi 1: Có phải là hợp pháp để gia nhập hay để ủng hộ các đảng Cộng sản hay không? R. Negative: Communismum enim est materialisticus et antichristianus; communistarum autem duces, etsi verbis quandoque profitentur se religionem non oppugnare, se tamen, sive doctrina sive actione, Deo veraeque religioni et Ecclesia Christi sere infensos esse ostendunt. A: No, as a matter of fact, Communism is materialistic and antichristian; additionally, the chiefs of the communists even if they claim that they do not oppose religion, clearly show, with actions and words, to be against God, the true religion and the Church of Christ. Trả lời: Không; bởi lẽ trên thực tế, chế độ Cộng sản là duy vật và vô thần, thêm nữa. những trùm Cộng sản, cho dù rằng họ tuyên bố không chống đối tôn giáo, đã cho thấy rõ, hành động và lời nói của họ chống lại tôn giáo và Giáo hội Kitô Q.2 Utrum licitum sit edere, propagare vel legere libros, periodica, diaria vel folia, qual doctrine vel actioni communistarum patrocinantur, vel in eis scribere. Q.2 By chance is it licit to publish, promulgate or read books, journals or leaflets which defend the action or the communist doctrine, or to write for them? Câu Hỏi 2: Có phải là hợp pháp để in ấn, phát hành hay tìm đọc hay viết lách các loại sách, báo hay truyền đơn truyên truyền bênh vực các hành động hay chủ thuyết Cộng sản hay không? R. Negative: Prohibentur enim ipso jure A: No: They are prohibited truly by the law itself Trả lời: Không: Sắc luật nầy thực sự cấm làm những điều đó. VSTK - 3383


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Q.3. utrum christifideles, qui actus de quibus in nn. 1 et >2 scienter et libere posuerint, ad Sacramenta admitti possint. Q.3. Whether Christ's faithful, who have knowingly and freely performed the acts treated in nos. 1 and 2, may be admitted to the Sacraments? Câu hỏi 3: Tín hữu Kitô giáo dù đã biết được các quy định nơi câu hỏi# 1 và #2 và cố tình vi phạm những quy định đó thì họ có được lãnh nhận các phép bí tích hay không? R. Negative,secundum ordinaria principia de Sacramentis denegandis iis qui non sunt dispositi. A: No, according to the ordinary principles of denying the Sacraments to those who are not disposed Trả lời: Không, theo như các quy định thông thường về tuyệt thông đối những kẻ không tuân giữ lề luật. Q.4 Utrum Christifideles, Qui communistarum doctrinam materialisticam et anti Christianam profitentur, et in primis, Qui eam defendunt vel propagant, ipso facto, tamquan apostatae a fide catholica, incurrant in excommunicationem speciali modo Sedi Apostolicae reservatam. Q.4. Whether Catholics who profess, and particularly those who defend and spread, the materialistic and anti-Christian doctrine of the Communists, Ipso facto, as apostates from the Catholic faith, incur excommunication. Câu hỏi 4: Giáo hữu nào chấp nhận, và đặc biệc là kẻ nào bênh vực, bao che, phổ biến thuyết duy vật và chống đối Kitô giáo, thì đương nhiên bi coi như là kẻ bội giáo từ bỏ đức tin, có phải bị vạ tuyệt thông hay không? R. Affirmative A: Affirmative Trả Lời: Tuyệt thông khẳng định.

27 28

*

29

Khảo luận

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

Theo sắc lệnh kể trên thì bất cứ người giáo dân nào theo thuyết duy vật và chống đạo Kitô đều bị vạ tuyệt thông. Đây là một sắc luật tuyệt thông nghiêm khắc nhất trong số các sắc lệnh đã được các Giáo hoàng ban ra từ trước đó. Sắc lệnh nầy đã được giáo hoàng John XXIII tái xác định hiệu lực của nó vào năm 1959. Một điều đáng để ý là sắc lệnh kể trên có thể coi như là một sản phẩm riêng của Giáo hoàng Pius XII, một cá nhân chống Cộng sản quyết liệt hơn ai hết ở Ý. Cho đến thời hiện đại ngày nay, lý thuyết và chế độ Cộng sản bất cứ ở đâu trên thế giới đề bị giáo hội Công Giáo Roma ở Vatican lên án là vi phạm lề luật của Hội Thánh và phải bị chế tài bởi điều luật số 915 của Giáo Hội Công Giáo La Mã: Không được rước lễ, những người bị vạ tuyệt thông, vạ cấm sau khi hình phạt đã tuyên kết, hay tuyên bố, và những người cố tình sống trong một tội nặng công khai. Ví dụ: vợ chồng sống với nhau không có hôn phối: “Those who have been excommunicated or interdicted after the imposition or declaration of the penalty and others obstinately persevering in manifest grave sin are not to be admitted to holy communion.”136

VSTK - 3384


Giáo Hoàng Pius XII136 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Vào thời điểm nầy, Sắc Luật của Giáo Hoàng Pius XII chỉ có chủ đích kết án tuyệt thông đối với các đảng viên Đảng CS của nước Ý nhưng nhất định là đã khiến cho CSVM lo ngại là sắc lệnh đó cũng sẽ khiến GM Từ trở cờ làm loạn bởi vì GM Từ hiện vẫn đang tiếp tục hợp tác và trong chức vụ Cố Vấn Tối Cao của chính phủ CS Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng viên CS Quốc Tế HCM làm chủ tịch tức là GM Từ đang đùa giỡn với Sắc Luật Vạ Tuyệt Thông của Giáo Hoàng Pius XII nhất là sau khi Giám mục giáo phận Bùi Chu Hồ Ngọc Cẩn qua đời, giáo hoàng Pius XII đã cử nhiệm GM Từ kiêm nhiệm giám quản Tông tòa Giáo phận Bùi Chu từ tháng 11 năm 1948 và như thế không thể nói rằng GM Từ chưa biết hay không cần biết tới Sắc Lệnh Vạ Tuyệt của giáo hoàng Pius XII công bố vào tháng 07/1949. Sau hơn 3 năm đánh đu chung sống hòa bình với CSVM, nay đã tới lúc GM Từ phải quay trở về nguồn mạch Công Giáo Rô Ma của mình vào lúc mà những đòi hỏi của CSVM càng lúc càng trở nên gay gắt cũng như tìm đủ thủ đoạn để giới hạn hoạt động của đội dân quân tự vệ Công Giáo ở 2 làng chiến đấu Bùi Chu-Phát Diệm. Cuối mùa Hè 1949, CSVM điều động 07 tiểu đoàn bộ đội chủ lực đưa tới những địa điểm bao quanh vùng phủ Nho Quan và chuẩn bị tấn kích vào hai giáo phận của GM Từ. 137(Yves Gras, tr.280). Trước đó vào khoảng giữa mùa Xuân 1947, CSVM đã bắt đầu sách nhiễu và gây sự bắt giữ một số Tự Vệ Quân ở phủ Nho Quan khiến cho GM Từ phải tới gặp HCM để dàn xếp trả tự do cho những người bị VM cầm giữ. Việc nầy được nêu ra trong một văn thư đề ngày 10/03/1947 của HCM gửi cho GM Từ như sau: Cụ Giám mục Lê Hữu Từ, Thưa cụ, Tôi được tin cụ chịu khó đi nhiều nơi, kêu gọi đồng bào lương - giáo đoàn kết, ra sức ủng hộ Chính phủ, kháng chiến cứu quốc, được nhiều kết quả. Tôi thành thật cảm ơn cụ. VSTK - 3385


1

2

3

4

5 6 7 8 9 10

11

12

13

14

15

16

17

18

19 20

Sau khi ta gặp nhau ở Nho Quan, tôi đã ra lệnh thả 7 người mà cụ muốn lãnh về. Còn 7 người bị bắt, vì án hiềm nghi giết người, thì thả ra 3 người, giữ lại 4 người. Như tôi đã hứa với cụ, nay tôi ra lệnh cho làng đảm bảo cả 4 người kia về, bao giờ Chính phủ cần xét hỏi, thì làng phải đưa họ ra. Xin cụ giải thích cho đồng bào biết. Địch có kế hoạch: lục quân thao vây, không quân nhảy dù, hải quân đổ bộ, để tấn công ta bằng cách chớp nhoáng. Vì vậy, đường sá, cầu cống các nơi đã phá hoại, để ngăn quân địch. Như cụ đã hứa với tôi: bao giờ vì chiến thuật mà cần phá cầu Trì Chính, thì cụ sẽ bảo đồng bào địa phương Phát Diệm tự phá giùm. Vậy nhờ cụ báo cho đồng bào phá cầu ấy đi. Đồng thời, làm một cầu phao bằng tre, để dân đi lại cho tiện. Đến khi cấp bách, sẽ phá cầu phao. Tôi chắc đồng bào ở đó hiểu đại nghĩa và nghe lời cụ, sẽ hăng hái làm việc đó, để giúp sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Một lần nữa, cảm ơn cụ, chúc cụ luôn luôn mạnh khoẻ và xin cụ nhận lời chào thân ái của tôi. Ngày 10 tháng 3 năm 1947 Hồ CHÍ MINH

32

Theo Hồi ký Le Dragon d’Annam thì GM Từ nhất quyết không bao giờ nhờ cậy vào thế lực của thực dân xâm lược Pháp để giải cứu ra khỏi vòng vây của CSVM cho nên viết mật thư bắt liên lạc và dàn xếp trước để quân đội của Quốc Gia Việt Nam tức Vệ Binh Quốc Gia (Garde Nationale) của chính quyền Bảo Đại tấn công giả tạo vào Phát Diệm, Bùi Chu 138(BĐ, tr.247). Tập tin BIOF số 137 phát hành tháng 11/1949 đã đăng nguồn tin nầy nơi trang 30-31 và cho biết rằng chính GM Từ đã viết thư cầu cứu gửi cho Bảo Đại và nhờ đó quân đội Pháp mới nhân cơ hội nầy chủ động mở cuộc hành quân chiếm đóng vào chiến khu Bùi Chu-Phát Diệm vào ngày 16/10/1949: ‘C’est une demande écrite addressée par l’ évêque Lê Hữu Từ à l’empereur Bao Daï, que cette opération avait été décidée.’

33

Tuy nhiên, trong một bức thư gửi cho giáo dân Công Giáo vào trung

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

34

35

tuần tháng 10/1949 thì HCM lại tố cáo người Pháp nói láo khi xác quyết rằng GM Từ đã mời họ vào Phát Diệm-Bùi Chu: CÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO

36

37

38 39 40 41

a. Hởi Đồng bào thân mến Giặc Pháp nhảy dù Phát Diệm. Chúng đã xâm phạm đến đất Thánh của Việt Nam. Tôi rất đau lòng. Giặc Pháp lại tuyên bố dối rằng Đức cha Từ mời chúng đến! Giặc Pháp làm như vậy có hai mục đích độc ác: VSTK - 3386


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

22 23 24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Một là để bôi nhọ đồng bào công giáo, làm cho người ta hiểu lầm rằng đồng bào công giáo phản Tổ quốc, theo thực dân. Hai là để gây một cuộc nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn, để chúng được lợi. Nhưng giặc Pháp sẽ thất bại. Vì đã mấy năm nay, đồng bào công giáo đều hăng hái tham gia kháng chiến cứu nước. Vì mấy năm nay giặc Pháp ở nhiều nơi đã phá hoại nhà thờ, hành hạ cha cố, hãm hiếp bà phước, giết hại và cướp bóc đồng bào giáo cũng như đồng bào lương. Vì vậy, mặc dầu lúc đầu chúng nó giả nhân, giả nghĩa, dụ dỗ mua chuộc, đồng bào công giáo cũng quyết không để chúng lừa bịp. Chính phủ đang phái quân đội đến đánh giặc thực dân, để cứu đồng bào công giáo vùng này khỏi xiềng xích của bọn ác quỷ ấy. Vậy đồng bào cần phải ra sức giúp đỡ bộ đội ta về mọi mặt để đánh tan lũ giặc, để cứu mình, cứu nước. Giặc Pháp nhất định sẽ thất bại mau chóng, vì ở Việt Nam thì chúng ngày càng thua nặng các nơi, ở nước Pháp thì tình hình nội bộ ngày càng nguy ngập. Tôi cầu nguyện Đức chúa phù hộ đồng bào giữ vững tinh thần ái quốc, đủ sức chống lại giặc Pháp, đặng làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng là: Phụng sự Đức Chúa. Phụng sự Tổ quốc. Trung tuần tháng 10 năm 1949 HỒ CHÍ MINH (Báo Cứu quốc, số 1386, ngày 1-11-1949.)

Cả hai lá thư kể trên đã được sưu tập lại trong sách Hồ Chí Minh Toàn Tập 5 (1947-1949), xuất bản lần thứ hai, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (2000). Là một người đã từng chống đối thực dân Pháp và cũng không muốn theo vết các bánh xe cũ để phải mang tiếng là phản quốc, cổng rắn cắn gà nhà, cho nên sẽ không có vấn đề GM Từ nhờ cậy trực tiếp quân đội của thực dân Pháp can thiệp để giải tỏa áp lực của bộ đội CSVM đang động quân chuẩn bị tấn kích vùng Bùi Chu-Phát Diệm. GM Từ cũng dư sức hiểu rằng vào thời điểm nầy quốc trưởng Bảo Đại của Quốc Gia Việt Nam chưa có được một quân đội riêng mà chỉ có những đơn vị Vệ Binh yếu kém, thiếu thốn trang bị quân sự, là lực lượng phụ thuộc do các sĩ quan người Pháp hay người bản xứ Việt Nam có quốc tịch Pháp chỉ huy và chỉ được hoạt động phối hợp với quân đội Pháp giữ gìn trật tự nội an để thực dân Pháp rãnh tay tổ chức những chiến dịch quân sự quy mô chống đánh bộ đội CSVM. Như vậy nhờ cậy vào lực lượng Vệ Binh của Bảo Đại tức là phải có sự tham dự của các lực lượng quân sự Pháp. Nhất định là GM Từ đã biết rõ điều đó VSTK - 3387


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

hay nói khác đi là GM Từ đã kêu cứu với người Pháp qua trung gian của Bảo Đại. Cuộc đánh chiếm Phát Diệm được bắt đầu bằng cuộc tấn công giả tạo của 2 đại đội quân nhảy dù Pháp mặc quần áo giả dạng Vệ binh của Bảo Đại do một đại úy người Việt bản xứ là Nguyễn Văn Vỹ chỉ huy. Các ác đội quân Tự vệ cứu quốc của GM Từ cũng hướng súng bắn lên trời để kháng cự một thời gian rồi phải đầu hàng và chấp nhận ký hòa ước liên kết với Bảo Đại. Trong lúc chiến trận xảy ra giữa Vệ binh giả và quân Tự Vệ Cứu quốc thì một đơn vị quân đội cơ động khác của Pháp được chuyển đến Phát Diệm bằng tàu đỗ bộ trên 2 thủy lộ Sông Hồng và sông Đáy để xâm nhập vào Phát Diệm. Kết quả của trận chiến giả tạo nầy đã mang thêm cho Tự Vệ Quân của GM Từ 2,500 khẩu súng do quân Pháp cung cấp và để đổi lại tướng tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Việt Alexandri đã thiết lập được nhiều tiểu khu quân sự trú đóng ở Bùi Chu-Phát Diệm. 139(Gras, tr. 280) Chung quanh phạm vi Phát Diệm, một vùng 300 cây số vuông đã được hoàn toàn giải tỏa khỏi áp lực đe dọa của CSVM, với 150 và 200 ngàn dân cư được chiêu hồi và gần 2,000 thân binh (partisans) được trang bị vũ khí. (BIOF, số 138, tháng 12/1949, tr.26). Tuy nhiên, giáo dân ở hai vùng Bùi Chu-Phát Diệm sau vẫn tiếp tục không chịu hợp tác thực sự với người Pháp và chức quyền địa phương của chính quyền Bảo Đại. Điều này có thể là một thâm ý giả tạo khác của GM Từ để khỏi bị HCM bắt tội là phản bội đã hợp tác với thực dân và phong kiến để chống lại Cách Mạng do CSVM chỉ đạo. Có thể Pháp, Bảo Đại và HCM đều bị GM Từ đánh lừa nhưng trận chiến Phát Diệm đã trở thành một mẫu gương đặc biệt để lôi kéo hầu hết các giáo phận Công Giáo khác ở Bắc phần rời bỏ và chống lại CSVM. 140

28 29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Ngày 21/10/1949, Tại Hội Nghị của Ủy Hội Kinh Tế Á Châu và Viễn Đông ECAFE (Economic Commission for Asia and the Far East) ở Singapour, Quốc Gia Việt Nam của chính quyền Bảo Đại được gia nhập với 8 phiếu thuận của các nước Úc, Tân Tây Lan, Trung Hoa, Ấn Độ, Pays Bas (Đế quốc Hòa Lan, thủ đô là Amsterdam), Anh và Hoa Kỳ …., 1 phiếu chống của Liên Sô và 3 phiếu trắng của Thái Lan, Phi Luật Tân và Miến Điện. Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam của chính quyền CSHCM ở Bắc Phần không được chấp nhận gia nhập mặc dù có sự đề nghị của Liên Sô và sự yểm trợ của Ấn Độ với 7 phiếu chống, 2 phiếu thuận (Liên Sô và Ấn Độ) và 3 phiếu trắng. Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phan Long đại diện chính phủ Bảo Đại để phát biểu trong hội nghị nầy. Sau khi tham dự hội nghị ECAFE, từ Sigapour trở về Việt VSTK - 3388


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Phan Long đã tuyên bố rằng phái đoàn chính phủ Quốc Gia Việt Nam không hề có một cuộc tiếp xúc nào với những nhân vật CSVM có mặt trong kỳ hội nghị ECAFE, phù hợp với chủ trương và chính sách của chính quyền Bảo Đại là chỉ muốn lôi kéo những thành phần kháng chiến của Quốc Gia Việt Nam thực sự không Cộng Sản với mục đích cô lập hóa CSVM mà thôi.141 Ngày 14/11/1949, Cao Ủy vương quốc Anh vùng Thái Bình Dương là M.Malcolm Mac Donald đến Sài Gòn. Ngày 16/11/1949, đương sự lên Đà Lạt hội kiến với hoàng đế Bảo Đại. Ngày 19/11/1949 đến Hà Nội để quan sát tình hình chính trị và quân sự ở Bắc Phần. 3 – Chính quyền Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam ở Bắc Việt

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Khi tướng Cộng sản Lâm Bưu tấn công Hán Khẩu, lực lượng THQD Đ của tướng Pai Choung Hsi (Bạch Sùng Hy) rút lui về Hành Dương trên tuyến đường sắt từ Hán Khẩu tới Quảng Đông. Khoảng đầu tháng 10/1949, Quảng Đông rơi vào tay quân Cộng sản và tướng Bạch phải dẫn số quân THQDĐ còn lại lui về Quảng Tây cố thủ. Theo cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam của Bảo Đại thì vào thời điểm nầy, trong khi Thống chế Tưởng Giới Thạch đã bỏ lục địa Trung Hoa để chạy ra đảo Đài Loan thì tướng Pai Choung Hsi đã gửi bộ hạ của mình bí mật đến gặp chức quyền chỉ huy đoàn quân viễn chinh Pháp để nghị cho đoàn bại binh THQDĐ còn sót lại của mình được đi vào vùng lãnn thổ biên giới Bắc Việt đề cùng nhau liên thủ chống đánh CSVM và CSTH.142. Tuy nhiên, theo sự trả lời của Cao Ủy Pignon với một phóng viên đại diện báo chí vào ngày 21/11/1949 thì tin đồn cho rằng bộ hạ của tướng Pai Choung Hsi đã được bí mật sai đến tiếp xúc với Hoàng Đế Bảo Đại để đề nghị cho tàn quân THQDĐ của họ Pai được vượt ranh giới nhập Việt để cùng cùng chung chống đánh CSVM và CSTH là một tin đồn thất thiệt.143. Từ hai nguồn tin của Bảo Đại và Cao ủy Pignon, có thể rút ra suy địng như sau: Rất có thể các bộ hạ bí mật của tướng Pai Choung Hsi chính là những đầu lĩnh của đội quân VNQDĐ lưu vong trong vùng Quảng Tây cũng đang rút chạy về vùng biên giới Trung Hoa sát Bắc Việt. Ngày 29/11/1949, bộ trưởng ngoại vụ của CSTH là Chu Ấn Lai đã cảnh cáo rằng bất cứ chính quyền của một quốc gia nào chứa chấp cho bọn bại quân phản động Quốc Dân Đảng thì phải gánh chịu trách nhiệm về những hậu quả sẽ xảy ra sau nầy. 144 Ngày 30/11/1949, Trung Cộng chiếm Trùng Khánh. Bại quân của THQDĐ bỏ chạy tràn sang biên giới Hoa-Việt; cửa biên giới Mông Cái VSTK - 3389


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17 18

19 20 21

22 23 24

(Monkay) ở phía Tây/Tây-Bắc Việt Nam phải đóng để ngăn chận bại quân của THQDĐ.145 Bại tướng của THQDĐ là tướng Huang Chieh (Wang Sheng) dẫn một đoàn quân thua trận chạy thoát thân xuống hướng Đông biên giới tỉnh Lạng Sơn nhưng bị cộng quân của Mao Trạch Đông truy kích ở Long Châu (Trung Hoa) cho nên phải dẫn tàn binh chạy sang tỉnh Vân Nam của tướng Lư Hán nhưng Lư Hán lại đầu hàng theo Cộng sản. Lúc đó, tướng Huang Chieh nhận được một chỉ thị của chính quyền THQDĐ gửi tới từ đảo Đài Loan khuyến cáo nên mượn tuyến đường xuyên biên giới Hoa Việt để trốn thoát khỏi Trung Hoa rồi xuống Hải Phòng chuyển toàn bộ 30,000 tàn quân THQDĐ sang đảo Đài Loan. Ngày 05/12/1949, HCM gửi điện văn chúc mừng chủ tịch đảng CSTH Mao Trạch Đông để chia mừng khi được tin Chính phủ nước Công hòa nhân dân Trung Hoa thành lập: Điện Văn mừng ngày thành lập Chín phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa146 Kính gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch nước Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa. Tôi rất vui mừng được tin Chính phủ nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Thay mặt nhân dân và chính phủ Việt Nam, tôi kính mừng Ngài, Chính phủ và nhân dân Trung Hoa. Hai dân tộc Việt – Hoa có mối quan hệ anh em trải mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây, mối quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân tộc ta, và để bảo vệ dân chủ thế giới và hòa bình lâu dài..

26

Ngày 6 tháng 12 năm 1949 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

27

Hồ Chí Minh

25

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao HCM đợi cho đến đầu 05/12/1949 mới chịu gửi điện văn chúc mừng Mao Trạch Đông trong khi họ Mao đã thành lập chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ 01/10/1949, và ngay ngày hôm sau 02/10/1949 CS Quốc Tế Liên Sô đã thừa nhận chính quyền CS Trung Hoa? - Phải nói là cho tới lúc nầy, HCM vẫn còn phải e sợ trùm CSQT Liên Sô Joseph Staline. Tình cảnh e sợ nầy xảy ra kể từ thời các Tổng bí thư đảng CS Đông Dương Trần Phú, Hà Huy Tập và HCM đã có một thời bị Staline ghét bỏ không thèm ngó tới vì chủ trương thành lập một đảng Cộng Sản Việt Nam riêng của Nguyễn Ái Quốc (NAQ) vào đầu năm 1930. Hậu quả của sự ghét bỏ nầy khiến cho NAQ phải tìm cách chạy thoát khỏi nước Nga sang Trung Hoa để quay về vùng biên giới Việt Nam. Kế đến, sự nỗi giận và nghi ngờ của Staline càng tăng thêm VSTK - 3390


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25 26

27

khi HCM tự động tuyên bố giải thể Đảng Cộng Sản Đông Dương vào tháng 11/1945 và ngụy tạo ra một đảng CS khác riêng cho mình tức là đảng Cộng Sản Việt Minh, dưới chiêu bài là Mặt Trận Việt Minh để thu hút và liên kết giả tạo những thành phần tư sản người quốc gia Việt Nam không Cộng sản. - Bây giờ, giữa CSTH và CS Liên Sô chưa có dấu hiệu gì để cho HCM thấy được là Staline và Mao Trạch Đông có cùng chung một chí hướng Cộng Sản. Và một điểm quan trọng mà HCM cần phải nghiền ngẫm là cho đến thời khắc nầy Staline vẫn chưa thừa nhậc chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của HCM nhưng lại thừa nhận ngay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc chỉ sau một ngày được Mao Trạch Đông khai sinh. Cho nên HCM không thể vọng động, vội vã thừa nhận chính quyền mới thành lập của Mao Trạch Đông để rồi sẽ bị Staline lên án là một kẻ phản đồ thêm một lần nữa. - Khi CS Liên Sô của Staline công nhận chính quyền CSTH và quân CS của Mao Trạch Đông hoàn toàn làm chủ tình quân sự trên lục địa Trung Hoa để tràn xuống biên giới Hoa-Việt cho nên HCM mới yên tâm để thừa nhận chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Ngoài ra sự thừa nhận nầy còn có một lợi ích khác là kể từ nay, CSVM đã có một khối CS khổng lồ sát bên cạnh che chở, hậu thuẫn và giúp đỡ mặc dù HCM vẫn luôn luôn giữ kẻ tuyên bố là CSVM luôn luôn tự lực cánh sinh không cần phải dựa vào một thế lực ngoại bang nào để đánh đuỗi thực dân xâm lược Pháp.Vào tháng 04/1949, trả lời một câu hỏi của phóng viên báo Tribune như sau: 147 “Gần đây, các báo Pháp có đăng tin Quân giải phóng Trung Hoa hợp tác với quân đội Việt Nam ở biên giới Bắc Bộ, tin ấy có đúng hay không?”

HCM đã trả lời:

33

“Không đúng. Ai cũng biết rằng thực dân Pháp thường bịa đặt những tin tức giả dối để che đậy sự thất bại của chúng. Ai cũng biết rằng, Quân giải phóng Trung Hoa còn cách biên giới Việt Nam 2, 3 ngàn cây số. Ai cũng biết rằng từ ngày kháng chiến đến nay, quân và dân Việt Nam chỉ do lực lượng của mình mà chiến thắng quân Pháp.

34

“Sự kiện trao đổi thư chúc mừng lẫn nhau giữa trùm Cộng sản Trung Quốc

28 29 30 31 32

35 36 37 38 39

40

cùng với trùm Cộng sản Việt Minh đã khiến cho mọi suy định mơ hồ từ trước về sự va chạm giữa Cộng sản Quốc tế Sô Viết và HCM thì nay đã được làm sáng tỏ. Lần nầy thì CSVM đã đánh rơi mặt nạ che dấu chân tướng thự sự của mình. Bộ dạng Quốc gia giả tạo của CSVM, nhằm mục che đậy món hàng Cộng sản của mình, đã đưa đẩy người dân Việt Nam vào một cuộc phiêu lưu tồi tệ hơn hết so với những cuộc phiêu lưu tồi tệ khác.” Đó là phát biểu của Jules Hagg chủ bút của tờ VSTK - 3391


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

báo Le Journal d’Extrême - Orient được đang trên tập tin BIOF số 139, tháng 01/1950, nơi các trang 52 và 53. Chính sách cai trị lừa đảo của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Kominform được áp đặt trên bất cứ quốc gia nào chịu đặt mình chịu tuân phục điện Cẩm Linh (Kremlin) ở Moscova. Cho đến thời điểm cuối năm 1949, chưa bao giờ CSVM có đủ can trường để tuyên bố một cách tách bạch và công khai rằng mình là một thành viên CS lệ thuộc của Moscova. Sự xuất hiện ngôi sao CS Mao Trạch Đông đã mang đến cho CSVM nhiều can đảm và hy vọng hơn là ảo tưởng đếm mức độ họ không còn cần phải che dấu hình hài CS của mình nữa để công khai tuyên bố rằng Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam không phải chỉ trông chờ vào sự ủng hộ của một nước Nga Liên Sô Viết Cộng Sản mà thôi nhưng cũng trông cậy vào tất cả những quốc gia theo thể chế Dân Chủ Nhân Dân. Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Quốc do trùm CS Mao Trạch Đông vừa mới khai sinh cho nên chưa ai được nhìn thấy hay nghe nói về những chính sách đẫm máu, độc tài, vô nhân đạo đang được áp dụng tại nhiều quốc gia CS ở Đông Âu như Tiệp Khắc và Ba Lan dưới chiêu bài Dân Chủ Nhân Dân.

19 20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Sự tuyên bố của CSVM có tính cách đánh trống thổi kèn nấy biểu hiện một sự mong ước có tính cách tinh thần nhiều hơn là vật chất và người Pháp biết rõ như thế nhưng chắc là họ cũng không vì thế mà có thể thông dong nằm ngủ yên vào lúc nầy bởi vì trước mắt Bảo Đại không còn là một giải pháp thí nghiệm nữa nhưng là một biểu hiện thực tại: ông hoàng nầy đã thực sự trở về nước và đang lãnh đạo guồng máy cai trị của Quốc Gia Việt Nam. Guồng máy cai trị nầy đã được Malcom Mac Donald , một Tổng Cao ủy của vương quốc tư bản Anh công nhận de facto (dựa trên thực tế nhưng không chính thức) sau một chuyến công du vùng Đông Nam Á Châu từ ngày 14/11/1949. Có một điều trớ trêu là nước Ấn Độ được đế quốc Anh trao trả độc lập nhưng đại diện ngoại giao của thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru lại theo Cộng sản Liên Sô để bỏ phiếu ủng hộ Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam của HCM được trở thành hội viên chính thức của nước Việt Nam trong Ủy Hội Kinh Tế Á Châu và Viễn Đông ECAFE (Economic Commission for Asia and the Far East) nhưng dù vậy, Cộng Hòa Dân ChủViệt Nam cũng không được chấp nhận gia nhập mặc dù có sự đề nghị của Liên Sô và sự yểm trợ của Ấn Độ với 7 phiếu chống, 2 phiếu thuận (Liên Sô và Ấn Độ) và 3 phiếu trắng. Nehru đang chơi trò nhảy múa trên một sợi dây thừng căng dốc đứng cao khỏi mặt đất và sẽ không làm thay đổi được gì cho tình thế hiện tại. VSTK - 3392


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

* Ngày 09/12/1949, bại tướng Huang Chieh của THQDĐ cử một phái đoàn đến đồn biên cảnh Chi Ma (ngày nay thuộc xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) để xin phép nhà đương cuộc Pháp cho đoàn quân bại trận của họ mượn quốc lộ số 4 xuống cảng Hải Phòng để được đi tảng đi sang đảo Đài Loan. Ngày10/12/1949, trước tình trạng hỗn loạn nầy ở vùng biên giới Đông Bắc Hoa-Việt, đồng thời để đáp ứng lời cảnh cáo của Chu Ấn Lai cũng như lời yêu cầu cho mượn đường vượt biên của 30 ngàn tàn quân THQDĐ, cao ủy Đông Dương Pignon đã cảnh cáo rằng: Bản chức đã được chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam cho phép công bố chủ trương như sau: - Cả hai chính phủ thấy cần phải công bố những biện pháp đối phó trong những tình hình quân sự của Trung Hoa có chiều hướng đưa dẫn tới sự xâm nhập của họ và Đông Dương và đặc biệt là lãnh thổ Việt Nam. - Hai chính phủ Pháp, Việt đã cho những chỉ thị cho phép quân đội của Liên Hiệp Pháp chống lại bất cứ lực lượng vũ trang nào của ngoại quốc xuất hiện sát vùng biên giới. Nếu có trường hợp xảy ra như thế, những đơn vị nào vượt biên giới thì sẽ bị đánh lui, hoặc bị tước khí giới và bị bắt giam giữ. - Không có bất cứ trường hợp nào mà chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam chấp nhận để cho lãnh thổ Việt Nam cũng như lãnh thổ khác của Liên Hiệp Pháp được xử dụng như là nơi trú ẩn của những đơn vị tạo ra ảnh hưởng nguy hại tới tình hình an ninh và ảnh hưởng không tốt cho những mối liên hệ thân cận láng giềng nơi các vùng lãnh thổ dọc theo biên giới. 148

Thi hành thông cáo kể trên của cao ủy Pháp ở Đông Dương, các lực lượng quân sự Pháp-Việt đã tước khí giới và bắt giam tập trung tất cả bại quân THQDĐ chạy tràn sang bên giới Việt Nam từng nhóm 500 người kể từ sáng ngày 13/12/1949. Tính đến cuối tháng 13/1949, đã có vào khoản 30 ngàn bại quân thuộc lộ quân thứ 46 của THQDĐ vượt qua biên giới Việt Nam. 10,000 tù binh nầy được đưa tới trại tập trung Hồng Dương gần chải cảng Cẩm Phá. Những đợt vượt biên tiếp theo được đưa đi giam giữ ở trại tập trung Tiên Yên. Các bại binh vượt biên còn dẫn theo hàng đoàn vợ con, gia đình, thân nhân và những người nầy đã được quân Pháp-Việt di tản nhanh chóng ra khỏi vùng súng đạn nguy hiểm rồi đưa đến các vùng an toàn bằng mọi phương tiện. Đàn bà, trẻ con, người già lão, bệnh tật đều được di tản bằng xe vận tải quân sự hoặc bằng tàu thủy hay ghe thuyền. Vào buổi trưa ngày 13/12, bộ đội CS Trung Quốc truy kích sát tới đồn biên phòng Chi Ma và rút lui sau vài hồi nổ súng rời rạc với quân đánh thuê lê dương của Pháp. VSTK - 3393


1 2 3 4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Ngày 26/12/1949, một đoàn 2,500 bại quân THQDĐ cùng với khoảng vài trăm quân VNQDĐ lưu vong của Vũ Hồng Khanh cũng vượt biên giới vào Việt Nam nhưng không chịu giao nạp vũ khí cho quân Pháp và kéo nhau lẫn tránh vào vùng rừng núi phía Tây quốc lộ số 4 và bị quân Pháp truy đuổi xuống vùng Lục Nam mới chịu buông súng quy phục vào ngày 06/01/1950.149

Đầu năm 1950, khoản 3,400 bại binh THQDĐ rút chạy xuống biên giới tỉnh Vân Nam và bị tạm giữ ở Lai Châu rồi đuợc quân Pháp thả đi một mình bằng đường bộ băng ngang qua hai tỉnh Sơn La và Sơn Tây và các vùng do CSVM kiểm soát, không có bảo vệ hay hộ tống để đi xuống miền đổng bằng Bắc Việt. -Tổng số hơn 34 ngàn bại binh THQDĐ bị giam tập trung ở Cẩm Phá nhưng người Pháp không thể chuyển giao cho chính phủ Đài Loan như đã được yêu cầu vì e ngại phản ứng bất lợi của Cộng sản Trung Quốc cho nên phải đưa số bại binh nầy ra tạm giữ trên đảo Phú Quốc cho đến mùa xuân 1953 mới chuyển giao cho chính quyền Trung Hoa DQ ở Đài Loan.150 CSVM đã nhân cơ hội rối ren nầy để tấn công các đồn bót lẽ tẻ hoặc phục kích các đoàn xe tiếp vận Pháp. Ngày 03/12/1949, một đoàn xe quân sự Pháp đã bị khoản 200 bộ đội CS Trung Hoa và thân binh CSVM từ phía lãnh thổ Trung Hoa tràn sang phục kích ở phía Tây Bắc cách tỉnh Mông Cái 20 cây số nhưng bị viện binh Pháp từ Mông Cái đến đánh lui. Ngày 17/12/1949, bộ đội CSVM lần lược tấn kích một đồn trấn đóng của quân Pháp ở phía đông-nam Hải Phòng và một đồn PhápViệt trong một tiểu khu ở tỉnh Nam Định. Cùng khoản thời gian nầy, ở phía Bắc, một đồn binh Phố Lu Pháp-Việt thuộc một tiểu khu tỉnh Lào Kay bị CSVM tấn kích 2 lần: lần thứ nhất bị đẫy lùi; lần thứ hai trở lại với 3 tiểu đoàn trang bị bích kích pháo và đại liên nhưng cũng bị đẫy lui sau 11 đợt xung phong cận chiến để chiếm đồn. Phía đồn binh Pháp Việt phải gọi phi cơ oanh kích yễm trợ. Đây là một trận đánh quan trọng gây thiệt hại nghiêm trọng cho CSVM cả về mặt quân sự lẫn chính trị. 151 Ở vùng biên giới Lào-Việt, bộ dội CSVM tấn công vào nhiều đồn bót của Pháp trong tỉnh Sầm Nứa để gây ra một tình thế nghiêm trọng ở Đông Dương. Về phía liên quân Pháp-Việt cũng chủ động mở ra nhiều chộc hành quân bình định: VSTK - 3394


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

- Ngày 10/12/1949, cuộc hành quân ở cù lao Vạn Cốc nằm trên lưu vực sông Hồng đã hạ được 110 thân binh (Partisans) CSVM và bắt giữ cả trăm tù binh. - Ngày 23/12/1949, sau một cuộc hành quân tuần thám cách phía đông-nam Thất Khê vài cây số, hơn 70 cán binh bộ đội CSVM đã bị bắt giữ. Cũng theo nguồn tin BIOF tháng 01/1950, ở Trung Phần, quân Pháp đã mở nhiều cuộc hành quân truy kích CSVM chung quanh vùng Quảng Trị, Đồng Hới và Đà Nẵng và tái dựng tuyến đường sắt tàu hỏa đã bị mưa lũ và bộ đội du kích CSVM phá hoại từ Đeo Hải Vân tới tình Quang Trị. Mặc dù gặp nhiều trỡ ngại khó khăn và nguy hiểm nhưng tuyến đường sắt quan yếu tiếp vận quân sự cho Đông Hà và Đồng Hới đã được phục hồi và canh giữ an ninh. Ở Nam Phần, vào hạ tuần tháng 12/1949, một cuộc hành quân bình định quy mô, phối hợp hải, lục, không quân của Pháp-Việt đánh vào một mật khu của CSVM ở phía Bắc tỉnh Biên Hòa nằm giữa sông Đồng Nai và sông Bé thường gọi là Chiến khu D, tiêu hủy nhiều công binh xưởng, tịch thu nhiều loại quân trang và quân cụ, phá hủy 4 kho chất nổ, triệt hạ 16 binh trại kiên cố, tịch thu 2 máy phát điện và máy tiện sản xuất nòng súng. Chiến khu nầy được thành lập vào tháng 02 năm 1946, bao gồm 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (nay thuộc huyện Tân Uyên, Bình Dương) mà CSVM ở miền Nam tự hào là bất khả xâm phạm.

152 (http://www.youtube.com/watch?v=2hBL0k0tkOI) (http://www.binhduong.gov.vn/vn/sobannganh_detail.php?id=5125&idcat=143&idcat2=144) 24

25

26

27

28

29

30

Cuối năm 1949, Pháp đẩy mạnh chiến dịch bình định chiến trường miền Nam, dùng chiến thuật xây dựng hàng loạt đồn bót có tháp canh nhằm kiểm soát các trục lộ giao thông, các cửa biên giới và xung quanh những căn cứ an toàn của CSVM. Chung quan chiến khu D, hàng loạt tháp canh dày đặc , hợp thành một vòng đai vây bọc chiến khu từ 3 phía Bắc, Tây và Nam. Các tháp canh này vừa làm nhiệm vụ bảo vệ giao thông của quân Pháp vừa khống chế lực lượng bộ đội VMCS của tướng VSTK - 3395


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

một mắt Nguyễn Bình, cô lập Chiến khu Đ, mở rộng phạm vi kiểm soát, lấn dần vào vùng chiến khu. Tháp canh hình vuông, mỗi cạnh từ 4-5m, xây bằng gạch, cao từ 8-10m. Xung quanh được bao bằng luỹ đất dày cắm chong tre vạt nhọn, có lỗ châu mai bốn bên để quan sát và bắn đối phương, bên ngoài có hào, chông, mìn, dây thép gai. Chiến thuật tháp canh thật là nguy hiểm cho bộ đội du kích CSVM. “Yêu cầu bức bách lúc này của chiến khu là phải diệt được tháp canh, từ đó đánh mạnh vào giao thông địch, giải toả bớt áp lực của chúng để mở rộng vùng căn cứ. Sang đầu năm 1950, mọi công tác chuẩn bị đánh tháp canh đã hoàn tất. Tỉnh đội Biên Hoà quyết định tiến hành trận đánh. Đêm 21 rạng 22-3, 50 tổ du kích đồng loạt đánh 50 tháp canh dọc các lộ 24, 16, 15 và quốc lộ 1, kết quả các tháp canh đều bị thủng chứ không sập tháp nào.”153

Ngày 30/12/1949, Quốc trưởng Bảo Đại cùng Cao ủy Pignon ký các hiệp định thi hành thỏa ước Élysée 08/03/1949 tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Các Công sở được chuyển giao cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Cùng ngày 30/12/1949, Ấn Độ thừa nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc của Mao Trạch Đông.

*

VSTK - 3396


II - CHỦ MƯU CỦA KHỐI CÔNG SẢN VÀ PHẢN ỨNG CỦA KHỐI TƯ BẢN ĐỐI VỚI VIỆC CỘNG SẢN HÓA BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG 1 - Hồ Chí Minh và Cộng Sản Trung Hoa 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Tin tức về việc quân cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông tiến xuống vùng biên giới các lãnh thổ trên bán đảo Đông Dương đã khiến cho nhiều dư luận báo chí trên thế giới bàn luận xôn xao. Đa số dư luận nầy đều có cùng một quan điểm rằng sớm muộn gì rồi HCM cũng sẽ có thể tiếp nhận được một sự viện trợ hữu hiệu từ cộng sản Trung Quốc (CSTQ) mặc dù phía báo chí của CSVM đã lên tiếng không chấp nhận cùng một quan điểm như thế bằng cách lý luận rằng CSVM không nên trông chờ vào những sự trợ giúp từ CSTQ bởi vì chủ tịch CSTQ họ Mao hiện đang bận tâm nhiều hơn tới vấn đế được công nhận hay không từ các quốc gia khác trên thế giới hơn là mong đợi sự thành công của CSVM ở Đông Dương hoặc là theo gương đảng cộng sản Pháp để ủng hộ HCM bằng nước bọt hay theo chiều hướng của nhiều nước Tây phương để công nhận chính quyền của Bảo Đại. Sự kiện HCM trá hình giải tán đảng Cộng Sản Đông Dương trước tháng 12/1946 để bảo tồn lực lượng CSVM hiển nhiên là trái ngược với chính sách CS của họ Mao kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Các hàng cán bộ lãnh đạo của CSTH đã lên án mạnh mẽ chính sách thay dòng đổi hướng nầy của HCM. Tuy nhiên, khi chiến tranh thực sự bùng nổ giữa CSVM và thực dân Pháp ở Đông Dương thì họ Mao và các cấp lãnh đạo đảng CSTH đã thay đổi thái độ đối xử với họ Hồ. Tháng 12/1946, HCM đã gửi đại diện sang Trung Hoa để cầu viện với họ Mao và đảng CSTH cung ứng cố vấn quân sự, vũ khí đạn dược cho bộ đội CS Việt Minh và hàng chục triệu Mỹ kim viện trợ tài chính nhưng CSTH không thể thỏa mãn lời yêu cầu viện trợ nầy bởi vì hiện tại vào lúc đó CSTH đang trong tình trạng nội chiến với THQDĐ và cũng đang thiếu thốn vũ khí và tài chính. Tuy nhiên, trong khi họ Mao đang ở Moscôva, các cấp lãnh đạo cao cấp của CSTH cũng đã ra chỉ thị cho các đơn vị quân sự CSTH ở miền Nam Trung Hoa phải trợ giúp nếu có thể được cho CSVM. Từ Moscôva, họ Mao cũng đã gửi công điện chỉ thị cho ủy Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSTH giải thích cho những sứ giả cầu viện của CSVM rằng, trước mắt, đảng CSTH sẽ cung cấp giới hạn một số viện trợ vũ khí, đạn dược và thuốc men cho CSVM và sẽ gia tăng viện trợ trong tương lai và theo chiều hướng nầy cũng se có lợi ích là giúp cho bộ đội CSVM quen thuộc với các quân trang và quân cụ của CSTH. Họ Mao còn chỉ thị cho Lưu

36

VSTK - 3397


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Thiếu Kỳ phải biểu hiện tình hữu nghị và hợp tác với CSVM, khích lệ cuộc đấu tranh kháng chiến của họ, không được phê phán chỉ trích. CSTH có thể đề cặp tới tình trạng yếu kém của CSVM khi gặp mặt các cán bộ cao cấp của CSVM do HCM gửi sang sang Bắc Kinh. Mao Trạch Đông cũng phát biểu quan điểm về việc HCM giải tán đảng CSĐD trong khoảng 1945-1946 và cho rằng đây chỉ là mưu lược để cho thế giới tưởng làm Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một chính thể không Công Sản, là một quốc gia trung lập và cho tới lúc nầy hãy còn quá sớm để đánh giá chính sách đi hàng hai của họ Hồ là sai trái đối với quy tắc CS quốc tế bởi vì cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã không bị ảnh hưởng gì đến chính sách hàng hai nầy của họ Hồ.154 Có một điểm cần lưu ý ở đây là trong khi cuộc nội chiến QuốcCộng ở Trung Hoa đang diễn ra ác liệt và ngay cả trong giai đoạn mà CSTH của họ Mao tỏ ra lấn lướt thắng thế đối với THQDĐ của Tưởng Giới Thạch, nhất là từ khi lãnh thổ Mãn Châu rơi vào tay CSTH từ tháng 10/1948 thì HCM vẫn tiếp tục cẩn thận và cách biệt đối với vấn đề liên hệ Hoa-Việt. Cho đến cuối tháng 08/1949, HCM bề ngoài vẫn có vẻ như là một kẻ trung lập trong khi những đồng chí thân cận của ông đều cho rằng sự thành công của CSTQ hàm chứa ý nghĩa tích cực cho CSVM. Cho đến nay thì nhiều nhà nghiên cứu sữ học đều có cùng một nhận định rằng chiến thắng của CSTH vào năm 1949 và sự ra đời chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông vào ngày 01/10/1949 đã tạo ra một bước rẽ ngoặc hệ trọng trong tiến trình đấu tranh chống thực dân thuộc địa ở Việt Nam. Chỉ trong một thời gian rất ngắn sau ngày 01/10/1949, HCM đã sai phái Lý Bích Sơn và Nguyễn Duy Thụy đi Bắc Kinh để cầu viện cố vấn quân sự.155 Tiếp theo phái đoàn Lý Bích Sơn và Nguyễn Duy Thụy, HCM đã bí mật sang Bắc Kinh chính thức sau khi đã gửi điện văn đề ngày 05/12/1949 để chúc mừng chủ tịch đảng CSTH Mao Trạch Đông để chia mõng khi ®-îc tin ChÝnh phñ n-íc Céng hoµ nh©n d©n Trung Hoa thµnh lËp. Mục đích của chuyến đi nầy của họ Hồ là để cầu viện chứ không nhằm mục đích đặt mối liên hệ ngoại giao vì sợ phản ứng của Hoa Kỳ sẽ vinh cớ đó mà can thiệp quân sự vào Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là tại sao đã sai phái Lý Bích Sơn và Nguyễn Duy Thụy sang Bắc Kinh cầu viện mà HCM còn phải lặn lội liền ngay sau đó sang Bắc Kinh cũng với lý do là để cầu viện với đảng CSTH? Câu trả lời là phái đoàn cầu viện Lý Bích Sơn Nguyễn Duy (Đức?) Thụy đã không gặt hái được kết quả mong muốn cho nên HCM phải đích thân sang Bắc Kinh để xin viện trợ thẳng từ Mao Trạch Đông VSTK - 3398


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

nhưng họ Hồ đã không gặp được họ Mao ở Bắc Kinh vì họ Mao đã đi Moscova để hội kiến với Satline. Từ Moscova, họ Mao biết được lý do tại sao HCM sang Bắc Kinh cho nên đã gửi công điện về Bắc Kinh để chỉ thị cho Lê Thiếu Kỳ và các cấp lãnh đạo của CSTH phải tìm cách giúp đỡ cho CSVM theo lời yêu cầu của phái đoàn cầu viện CSVM và HCM hiện đang có mặt ở Bắc Kinh như vừa được trình bày ở phần trên. Tại sao Mao Trạch Đông lại sẵn sàng giúp đỡ cho CSVM trong khi chính quyền CHNDTH chưa có được một nước Tây Phương nào công nhận? Bởi vì họ Mao có chủ đích riêng của mình: - Ngăn ngừa một liên minh tạm bợ THQDĐ-Hoa Kỳ-Pháp tấn công CSTQ từ phía Nam Trung Hoa xuyên ngang qua biên giới Việt-Hoa mà không có lực lượng tiền phương nào của CSTH cố thủ vùng biên giới trái độn nầy: lực lượng bộ đội CSVM sẽ giữ vai trò gìn giữ biên phòng cho CSTH. - Trong tương lai, vùng vịnh Bắc Việt là một cửa ngõ trọng yếu để CSTH có thể thoát ra biển và đi xuống vùng Đông Nam Châu Á. - Thế đứng của Việt Nam và Trung Hoa giống như là môi với răng: nếu môi hở thì răng sẽ bị lạnh. Trong tập một tập tài liệu của Trung Hoa có tên là Những người trong cuộc, Ghi Chép Thực Về Việc Ðoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Ðảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy hiệu đính, một trong số các tác giả của tập nhật ký nầy là cựu đảng viên CSTH La Quý Ba có viết lại lại lời tuyên bố của họ Mao trong kỳ họp Trung Ương Đảng CSTH tháng 11/1950 như sau: Tháng 11 năm 1950, tôi lại quay về nước để báo cáo công tác với Trung ương, khi báo cáo việc Việt Nam nêu ra với nước ta kế hoạch mong muốn viện trợ, Mao Chủ tịch nói : “ Nhân dân Trung Quốc đã giành được thắng lợi cách mạng có nghĩa vụ giúp đỡ nhân dân các nước chưa được giải phóng, đó là chủ nghĩa quốc tế. Việt Nam đang tiến hành cuộc chiến tranh chống Pháp, đơn độc không có viện trợ, khó khăn rất lớn, họ yêu cầu chúng ta cung cấp viện trợ và giúp đỡ, chúng ta có nghĩa vụ viện trợ và giúp đỡ họ;Trung Quốc cung cấp viện trợ cho Việt Nam là vô tư, không hoàn lại, không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào, hễ Việt Nam kháng chiến quả thực có nhu cầu, mà Trung Quốc lại có điều kiện thì cố hết sức cung cấp ”.

37

VSTK - 3399


1 2 3 4 5 6 7 8

*Mao Chủ tịch lại nói : “ Bọn xâm lược thực dân Pháp là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc; Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại quân xâm lược thực dân Pháp, lập lại hoà bình ở Việt Nam, đó là Trung Quốc giúp Việt Nam. Còn Việt Nam đánh bại bọn xâm lược thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi Việt Nam, biên cương phía Nam của Trung Quốc cũng giải toả khỏi mối đe doạ của bọn xâm lược thực dân Pháp, đó lại là Việt Nam giúp Trung Quốc. Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc, là sự giúp đỡ lẫn nhau ”.156

La Quý Ba 9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

Khi biết được họ Mao đang ở Moscova, HCM đã không bỏ qua thời cơ để tìm cách một lần gặp mặt cho được cả hai lãnh tụ CS Trung Hoa và Liên Sô. Lý do nào đã thúc đẫy HCM đi Moscova? Trước hết là để xin viện trợ từ cả hai phía Trung Hoa và Liên Sô. Kế đến là để đánh tiếng cảnh báo cho tập đoàn đế quốc tư bản thực dân biết là CSVM đã có 2 đồng minh vĩ đại đứng sau lưng. Sau cùng và quan trọng hơn hết là vì HCM muốn tự biểu dương một cách tực thực hư hư nhân cách CS cao trọng và quyền uy rộng lớn của mình như là hình ảnh của một trong ba lãnh tụ thượng đĩnh của thế giới CS đang gặp nhau ở Moscova. Tuy nhiên, HCM đã phải nhờ đến sự đề nghị của các chức quyền CSTTH và sự chuyển đạt của sứ quán Liên Sô ở Bắc Kinh chuyển đạt thỉnh cầu của mình đến Staline, chỉ được lên đường đi Moscova một cách bí mật sau khi Staline đã đồng ý chấp thuận và chỉ được đối đải như là một thành viên tháp tùng theo phái đoàn của Mao Trạch Đông đang có mặt ở Moscova. 2 - Hồ Chí Minh và Cộng Sản Liên Sô

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Từ sau thế chiến 2, Liên Sô không quan tâm đến số phận của đảng CS Đông Dương và cuộc cách mạng ở Việt Nam của kẻ phản đồ Hồ Chí Minh. Kể từ khởi đầu năm 1948, Cộng Sản Liên Sô của Staline tỏ ra cực đoan hơn khi chủ trương rằng các đảng cộng sản phải từ bỏ liên hiệp với các đảng tư sản dân tộc, để tự giành chính quyền sau khi trãi qua những kinh nghiệm từ cuộc hợp tác của Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Trung Hoa. Chính sách thù địch đối với các lực lượng tư sản dân tộc này chính là giáo điều của Staline mà Trần Phú và Hà Huy Tập đã tuân phục một cách cuồng tín để hạ bệ Hồ Chí Minh và VSTK - 3400


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

36

37

38 39

40

đảng Cộng Sản Việt Nam do HCM cưu mang và cho ra đời. Từ lâu Staline đã nghi ngờ sự trung thành của Hồ, nhất là thái độ cầu thân của Hồ với Mỹ sau cuộc chiến tranh Thái bình dương. Staline càng nghi ngờ hơn khi Đảng CSĐD tuyên bố tự giải tán vào tháng 11/1945. Hai năm sau, tức vào năm 1947, Nga công nhận ngoại giao Indonesia của Sukarno nhưng lờ đi Việt nam của chính phủ Hồ Chí Minh. Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh với thực dân Pháp, CSVM cũng chẳng có quan hệ trực tiếp gì với Liên Sô. Thái độ của Staline ghét bỏ HCM được thể hiện rõ trong một chuyến đi thăm bí mật của họ Hồ sang Bắc Kinh vào giữa tháng 01/1950. HCM khởi đi từ Tuyên Quang ngày 30/12/1949, đến Jingxi ngày 16/1/1950 và được quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (People Liberation Army/PLA) hộ tống đến Nam Ninh rồi đi xe lửa đến Bắc Kinh. Sau khi hội kiến với các cấp đầu não trong Trung Ương Đảng CSTH ở Bắc Kinh, HCM được Lưu Thiếu Kỳ đề nghị với đại sứ Nga Roshin là Hồ cần được gặp mặt trực tiếp Staline để báo cáo tình hình. Roshin báo cáo về Moscova và Staline đồng ý cho HCM gặp mặt. Ngày 3/2/1950 HCM cùng với Trần Đăng Ninh và Chu Ân Lai tới Mascôva. Thái độ của Staline khi mặt giáp mặt với ông Hồ là “khiêu khích và xúc phạm”:157 Ngày 14/2/1950, Hồ tham dự lễ ký hiệp ước hữu nghị Xô - Trung và Hồ không bỏ qua dịp may đề nghị ngay với Stalin ký hiệp ước tương tự với Việt Minh. Stalin không chấp thuận và nói rằng chuyến đi nầy của họ Hồ chỉ là một chuyến đi bí mật không được chính quyền Xô Viết mời đến một cách công khai và chính thức. Hồ Chí Minh nghĩ ra một mưu chước và đề nghị ngay với Stalin rằng chỉ cần để cho họ Hồ lên một phi cơ trực thăng của Liên Sô, bay lượn vài vòng trêm vòm trời Moscôva rồi hạ cánh xuống phi trường với nghi lễ ngoại giao trải thảm đỏ tiếp đón. Staline đã trả lời: “người phương đông của các ông thật giàu trí tưởng tượng!”. Hồ Chí Minh đã dùng mọi thứ mánh khóe để chinh phục sự giúp đỡ của người chủ nhân độc đoán. Sau một cuộc họp, họ Hồ xin chữ ký của Stalin ký lên tập chí “Liên xô trên đà xây dựng”, Stalin đã ký “với tâm trạng chán ngán và nghi ngờ”, rồi sau đó lại nói với các người hộ vệ rằng đương sự đã không cẫn trọng khi ký tên như thế và ra lệnh cho họ đi thu hồi lại tờ tập chí. Khi đã thu lại được cuốn tập chí, Stalin đã nói với các đồng chí của mình: “ Chắc rằng hắn đang đi tìm quyển tập chí, nhưng hắn không thể tìm được”.158

Đài phát thanh Tiếng Nói Nước Nga trên Internet ngày 20.10.2011, vào lúc 13:36 có cho đăng tải lại một tiết mục viết với tựa đề “Những chi tiết đáng chú ý trong chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam đến Matxcơva năm 1950” trong đó có đoạn viết như sau:159

VSTK - 3401


1 2 3 4 5 6 7 8 9

10

11

12

13

14

15

16

Tuy nhiên, trong những ngày ở Matxcơva, không phải là mọi đề đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều được trọn vẹn. Chuyện nói về cuốn tạp chí "Liên Xô trên công trường xây dựng", mà vị Chủ tịch Việt Nam nhìn thấy trên bàn làm việc của Stalin trong cuộc gặp gỡ các lãnh đạo Xô Viết. Khi vị khách Việt Nam nói muốn có cuốn tạp chí này với thủ bút của nhà lãnh đạo xô-viết, Stalin đã cầm bút ký tên lên bìa tạp chí, sau đó chuyển tiếp để các cộng sự gần gũi như Molotov, Malenkov, Bulganin, Beria cũng đặt chữ ký vào đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh mang cuốn tạp chí về phòng mình, nhưng chỉ đến ngày hôm sau, cuốn tạp chí mang những chữ ký ấy đã biến mất một cách bí ẩn.

Trương Quảng Hoa, một cán bộ và đảng viên kỳ cựu của CSTH mà cũng là một trong số các tác giả của tập Hồi kí cố vấn Trung Quốc viết về chuyến đi Bắc Kinh và Moscova tháng 1-3.1950 của Hồ Chí Minh để cầu viện với Trung Quốc và Liên Sô dưới tựa đề QUYẾT SÁCH TRỌNG ĐẠI: TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP trong đó có đoạn viết về cuộc gặp mặt và đối thoại của HCM với Stalin như sau: QUYẾT SÁCH TRỌNG ĐẠI: TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP159bis

17 18

Trương Quảng Hoa

19

20 21

22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32 33 34

35 36 37

38 39 40 41 42 43 44 45

Hồ Chí Minh bí mật thăm Trung Quốc yêu cầu viện trợ Stalin nói viện trợ Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách Ngay tối hôm 6/2 Hồ Chí Minh đến Moskva, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở tiệc hoan nghênh. Stalin không đến dự. Mao Trạch Đông rất rõ tâm trạng của Stalin lúc này, Stalin lo lắng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc, là Tito thứ hai (**). Trong một lần trao đổi với Stalin, Mao Trạch Đông kiên nhẫn nói rõ, Hồ Chí Minh là nhà cách mạng mác xít của Việt Nam rất được nhân dân Việt Nam ủng hộ và yêu mến, là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, đồng chí Stalin nên sớm gặp đồng chí Hồ Chí Minh, hỏi đồng chí ấy có yêu cầu và suy nghĩ gì không. Stalin nói : “ Đồng chí Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp cung cấp viện trợ cho Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp, đối với vấn đề này, chúng tôi còn có suy nghĩ hơi khác ”. Không để cho Mao Trạch Đông nói gì thì Stalin nói tiếp : “ Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc chứng minh Trung Quốc đã trở thành trung tâm cách mạng của Châu Á, chúng tôi cho rằng, công tác chi viện và giúp đỡ Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc gánh vác thì tốt ”. Mao Trạch Đông nói : “ Việt Nam chủ yếu cần vũ khí đạn dược, cũng cần có vật tư quân sự khác, Trung Quốc không chắc chắn thỏa mãn mọi nhu cầu của họ, tất nhiên họ hy vọng Liên Xô cũng viện trợ ”. Stalin ngẩng đầu nhìn Mao Trạch Đông, tiếp tục nói ý kiến của mình : “Trung Quốc và Việt Nam địa lý gần nhau, liên hệ tương đối nhiều, để Trung Quốc giúp Việt Nam tương đối thuận tiện. Viện trợ xây dựng kinh tế Trung Quốc là nhiệm vụ quan trọng của Liên Xô. Chúng tôi đã đánh xong chiến tranh thế giới, số lớn trang bị vũ khí không dùng hết, có thể chuyển chúng sang Trung Quốc, có những cái Việt Nam dùng được thì tất nhiên các đồng chí có thể chuyển một ít đến đó ”. Stalin lo sợ dẫn đến tranh chấp quốc tế, điều này đối với Mao Trạch Đông lãnh đạo cách mạng Trung Quốc mà nói thì đã được lãnh giáo rồi. Trước đó chẳng bao lâu, Lưu Thiếu Kỳ bí mật VSTK - 3402


1 2

3 4 5 6 7

thăm Liên Xô, Stalin nhiều lần nhấn mạnh phải “phân công quốc tế”. Mao Trạch Đông không bày tỏ ý kiến bất đồng việc này nữa. Một ngày thượng tuần tháng 2, Stalin cuối cùng tiếp Hồ Chí Minh ở văn phòng làm việc của mình. Malenkov, Molotov, Bunganin trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Trần Đăng Ninh – Việt Nam và Vương Gia Tường – Đại sứ Trung Quốc tại Liên Xô v.v... đã tham gia hội đàm lần đó. Stalin nói : “Chúng ta là bạn bè và anh em thân thiết ”. “ Gặp các đồng chí hơi muộn, mong thông cảm ”.

8 9 10 11 12 13

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

“ Không dám, không dám ”, Hồ Chí Minh nói, chúng tôi rất phấn khởi, cũng rất cảm động được đồng chí Stalin nhiệt tình đón tiếp, nghe chúng tôi hội báo tình hình. Hồ Chí Minh theo dự kiến từ trước, trình bày tóm tắt với Stalin tình hình cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình chiến tranh chống Pháp hiện nay và kiến nghị, yêu cầu viện trợ. Sau khi nói xong, Hồ Chí Minh nhìn Stalin. Trong ánh mắt của Người (HCM) có thể thấy rõ niềm hy vọng và chờ đợi. “ Chúng tôi rất cám ơn những giới thiệu của đồng chí Hồ Chí Minh ”. Stalin xưa nay nói chậm rãi thong thả, nhưng đã nhanh chóng đi vào nội dung thực chất. “ Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô hoàn toàn nên viện trợ cuộc đấu tranh chống Pháp của các đồng chí. Song, chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn ”. Stalin nói : “ Trung Quốc ở sát Việt Nam, hiểu rõ tình hình Việt Nam hơn chúng tôi, kinh nghiệm đấu tranh của Trung Quốc càng có tác dụng làm gương đối với Việt Nam, giúp các đồng chí sẽ thuận tiện hơn ”.

24 25 26 27 28 29 30 31 32

Theo dòng suy nghĩ của mình, Stalin tiếp tục phát biểu quan điểm của đồng chí : “ Đánh bại người Pháp, chi viện của nước ngoài là cần thiết, điều quan trọng hơn vẫn là phải làm tốt công tác mọi mặt trong nước. Phát động quần chúng, thật sự động viên và tổ chức đông đảo quần chúng là điều then chốt để đánh bại người Pháp ”. Stalin hầu như rất không hài lòng : “ Phát động quần chúng, dắt dẫn quần chúng chiến thắng kẻ thù, thì cần phải mang lợi ích thực tế cho quần chúng, làm cho quần chúng phấn đấu bảo vệ lợi ích của mình. Làm tốt việc này, sẽ đẩy nhanh tiến trình đánh bại người Pháp ”.

33 34 35 36 37 38 39 40

41 42 43 44 45 46 47

48 49 50 51

Hồ Chí Minh nói : “ Chúng tôi đã từng suy nghĩ việc này, do nhiệm vụ đấu tranh quân sự nặng nề, chưa hạ quyết tâm làm ”. “ Xem ra điều then chốt là chúng tôi không thực sự làm rõ mối quan hệ giữa cải cách ruộng đất và chiến tranh chống Pháp, cũng không hoàn toàn nhận thức mối quan hệ giữa cải cách ruộng đất và chiến tranh chống Pháp, cũng không hoàn toàn nhận thức mối quan hệ giữa cải cách ruộng đất và phát động quần chúng. Đảng chúng tôi sẽ nhanh chóng nghiên cứu và bắt tay làm việc này ”. Cuộc hội đàm giữa hai Đảng Liên Xô và Việt Nam kết thúc. Hồ Chí Minh biết, công tác viện trợ từ nay về sau sẽ chủ yếu do Trung Quốc gánh vác. Hồ Chí Minh rất tán thưởng dùng biện pháp như “ Hiệp ước tương trợ đồng minh hữu nghị Trung – Xô ” để xác định rõ và củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa các nước anh em xã hội chủ nghĩa, tin chắc đó là một nguồn sức mạnh to lớn. Hồ Chí Minh rất muốn giữa Việt Nam và Liên Xô cũng có một hiệp ước tương tự và tìm cơ hội nêu vấn đề này với Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngày 16/2, chính phủ Liên Xô tổ chức chiêu đãi trọng thể Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và toàn thể đoàn viên đại biểu Trung Quốc tại điện Kremli. Những người phụ trách đảng chính quyền quân đội Liên Xô hầu hết đều tham gia, Hồ Chí Minh và các đồng chí Việt Nam cũng được mời đến dự. Stalin rất vui, trong bữa tiệc luôn luôn trò VSTK - 3403


1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11 12

13

chuyện với khách. Hồ Chí Minh nắm lấy thời cơ này, mỉm cười hỏi Stalin : “ Đồng chí còn có chỉ thị gì nữa đối với công tác của Việt Nam chúng tôi không ? ”. Stalin cười : “ Tôi làm sao có thể chỉ thị cho đồng chí, đồng chí là Chủ tịch nước, quan còn to hơn tôi mà ! ”. Hồ Chí Minh lại nói : “ Các đồng chí đã ký hiệp ước với Trung Quốc, nhân tôi ở đây, chúng tôi cũng muốn ký một hiệp ước ! ”. Stalin nói : “ Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra ? Chúng tôi giải thích như thế nào ! ” Hồ Chí Minh nói: “ Điều đó rất dễ, đồng chí cho chiếc máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao ? ”. Stalin cười lớn nói: “ Đó quả là sức tưởng tượng đặc biệt của người phương Đông các anh ”. Rất nhiều người dự tiệc cũng đều cười vang lên.

* 14

15

16

17

18

19 20 21 22 23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Mãi cho đến ngày 30/1/1950, Liên Sô mới chịu tuyên bố công nhận ngoại giao với chính quyền Dân Chủ Cộng Hòa của CSVM như là chính quyền hợp pháp duy nhất của Việt Nam. Căn cứ từ cuộc phỏng vấn với một đảng viên CSVN tên là Đỗ Quang Hưng ở Hà Nội ngày 15/12/1990.160 William J.Duiker viết: Tuy nhiên kẻ lãnh đạo của Liên Sô chưa hết nghi ngờ về tư tưởng chính thống của họ Hồ. Nhiều nguồn tin Việt nam kể rằng trong một cuộc gặp gỡ giữa hai bên năm 1952, Stalin đã đưa ra 2 chiếc ghế và nói: “đồng chí Hồ, một chiếc là dành cho người dân tộc chủ nghĩa, một cho người quốc tế chủ nghĩa, đồng chí sẽ ngồi ghế nào?”. Hồ đã trả lời: “Tôi muốn ngồi trên cả hai”.161

Tại sao Staline lại quyết định công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mặc dù vẫn còn nghi ngờ ĐCSĐD đã đi vào hậu trường để nhường chỗ cho đảng CSVM và họ Hồ? Có thể là do cuộc họp thượng đĩnh Mao-Staline ở Moscova từ cuối tháng 12/1949 đến giữa tháng 02/1950. Mao Trạch Đông đã khởi xướng cuộc gặp mặt thượng đĩnh nầy với Joseph Staline từ năm 1947 nhưng phải qua nhiều lần đình hoãn do cả 2 phía chủ động với những lý do ít có tính cách thuyết phục và kéo dài mãi đến hết tháng 12/1949 họ Mao có thể mới lên tàu hỏa đi sang Moscova vào ngày 22/ 01/1950. Rất hiếm có những tài liệu nói rõ ý do tại sao họ Mao khởi xướng cuộc hội kiến với Staline. Có dư luận cho rằng họ Mao cần sự viện trợ vũ khí của Liên Sô. Cũng có dư luận cho rằng họ Mao muốn sắp xếp lại tư thế quyền lực của Trung Hoa với Liên Sô Nga trong khối liên minh CSQT. Tuy nhiên, có một sự kiện thực tế là kể từ mùa Xuân năm 1947 họ Mao không thể nào đi du hành ra nước ngoài vì phải bận tâm đối phó với quân đội THQDĐ đang tiến hành kế hoạch tiến công vào thị xã Diên VSTK - 3404


1

2

3

4

5

6

7

8

An (Yan’an), một căn cứ địa đầu não của quân CSTH kể từ năm 19361948, đe dọa tỉnh Thiễm Tây (Shaanxi). Tuy biết rõ là là họ Mao chưa có thể thực hiện được chuyến xuất ngoại nhưng Staline vẫn cứ đánh mật điện ngày 15/06/1949 trả lời chấp nhận gặp bí mật Mao ở Moscova (tài liệu 1 dưới đây) nhưng chỉ trong vòng 2 tuần lễ sau lại đánh điện đình hoãn với lý do là sự vắng mặt của họ Mao vào lúc nầy sẽ gây bất lợi cho tình hình quân sự biến động ở phía Bắc nước Trung Hoa. (tài liệu 2 dưới đây)

9

DOCUMENT No. 1

10

Cable, Stalin [Kuznetsov] to Mao Zedong [via Terebin], 15 June 1947 162

11 12 13 14 15

16

17 18 19 20 21

22 23

24 25 26 27 28 29

30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

42 43 44 45 46 47

[Source: Arkhiv Prezidenta Rossiiskoi Federatsii (APRF),Fond (F.) 39, Opis (Op.) 1, Delo (D.) 31, List (L.) 23. Reprinted in Andrei Ledovskii, Raisa Mirovitskaia andVladimir Miasnikov, Sovetsko-Kitaiskie Otnosheniia, Vol.5, Book 1, 1946-February 1950 (Moscow: PamiatnikiIstoricheskoi Mysli, 2005), p. 327. Translated for CWIHPfrom Russian by Sergey S. Radchenko.]

To Terebin1 Convey to Mao Zedong that the VKP(b) CC2 considers it desirable to have him come to Moscow without any kind of disclosure about it. If Mao Zedong also considers this necessary,then, it appears to us, it is better to do this through Harbin. If needed, [we] will send a plane. Telegraph the results of the talk with Mao Zedong and his wishes. F[yodor Fedotovich] Kuznetsov3 15.VI.1947 ------------1. Terebin (real name Andrei Iakovlevich Orlov) was a Soviet doctor and Soviet operative in Mao’s base in Yan’an. 2. VsesoiuznaiaKommunisticheskaia Partiia (bolshevikov), the All-Union Communist Party (of the Bolsheviks)—the Soviet Communist Party. 3. Chief of the GRU (Soviet military intelligence). Though Kuznetsov’s signature appeared on several cables to and from Orlov, Stalin was the real sender and recipient of this correspondence.

Tạm trích dịch Văn kiện 1: Công điện, Stalin [Kutznetsov] gửi Mao Trạch Đông [qua trung gian Terebin], ngày 15/06/1947 ....... Gửi đồng chí Terebin1 Hãy chuyển lời đến Mao Trạch Đông rằng Đảng Cộng Sản Liên Sô2 cứu xét thuận lợi về việc tiếp đón Ông ấy đến Moscôva một cách kín đáo không để bị tiết lộ ra ngoài về chuyến đi nầy. Nếu Mao Trạch Đông thấy chuyến đi nầy là cần thiết thì chúng ta nghĩ rằng phải bàn bạc với Harbin. Nếu cần, [Đảng chúng ta] sẽ gửi đến một phi cơ. Hãy đánh điện báo cáo kết quả nói chuyện với Mao Trạch Đông và những ước muốn của Ông ấy. F [yodor Fedotovitch] Kutnetsov3 15.06.1947 --------------1. Terebin (tên thật là Andrei Iakovlevitch), một y sỹ và là người điều hành hoạt động của Liên Sô nơi căn cứ địa của họ Mao ở Diên An. 2. VKP(b) CC2, viết tắt từ VsesoiuznaiaKommunisticheskaia Partiia (bolshevikov), Đảng Cộng Sản Liên hợp các thành phần Cộng sản Bônsêvit-Đảng Cộng sản Liên Sô. 3. Trưởng Cục Tình Báo Liên Sô. Vì rằngchữ ký của Kuznetsov xuất hiện trên nhiều công điện đi và đến từ Orlov, cho nên Stalin chính là tác giả gửi đi và nhận của công điện nầy.

48

DOCUMENT No. 2

49

Cable, Stalin [Kuznetsov] to Mao Zedong [via Terebin], 1 July 1947163 VSTK - 3405


1 2 3 4 5

6

7 8 9 10 11 12

13 14

15 16

[Source: APRF: F. 39, Op. 1, D. 31, L. 24. Reprintedin Andrei Ledovskii, Raisa Mirovitskaia and VladimirMiasnikov, Sovetsko-Kitaiskie Otnosheniia, Vol. 5, Book 1,1946-February 1950 (Moscow: Pamiatniki IstoricheskoiMysli, 2005), p. 333. Partly reprinted in Odd Arne Westad,Decisive Encounters: The Chinese Civil War, 1946-1950(Stanford: Stanford UP, 2003), p. 167. Translated for CWIHPfrom Russian by Sergey Radchenko.]

To Terebin: All your pieces of information with regard to Mao Zedong, aswell as on the situation on the fronts have been received. 1)1 In view of the forthcoming operations and in view that MaoZedong’s absence might have an adverse affect on the transactions, we consider it appropriate to postpone Mao Zedong’strip temporarily. […] F. Kuznetsov 1.VII.1947 ---------------1.)1 indicates that probably this cable lists several (or at least two) points, either still classified or deliberately excluded by the editors of Sovetsko-Kitaiskie Otnosheniia.

17

Tạm trích dịch Văn kiện 2:

18

Công điện, Stalin [Kutznetsov] gửi Mao Trạch Đông [qua trung gian Terebin], ngày 01/07/1947

19 20 21 22

23 24 25 26 27 28 29

30 31

....... Gửi đồng chí Terebin Đã nhận được tất cả những thứ tin tức của đồng chí về Mao Trạch Đông, cũng như tin tức về tình hình về các mặc trận. 1)1 Theo nhận định về những chiến trận sắp tới cũnh như về sự vắng mặt của Mao Trạch Đông có thể sẽ gây ra hậu quả trái ngược với những tình hình chuyển biến đảng chúng ta xét thấy một cách phù hợp rằng cần nên tạm hoãn chuyến đi của Mao Trạch Đông. [...] F [yodor Fedotovitch] Kutnetsov3 01.07.1947 ------------------1.)1 Điều nầy cho thấy là có thể bức công điện nầy liệt kê nhiều (hoặc tối thiểu là hai) điểm, hoặcc là hiện còn bảo mật hay là đã bị xóa bỏ bởi các chủ bút của Đảng Cộng sản Liên Sô.

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

Rất là phức tạp để giải thích về quyết định của Staline đình hoãn chuyến đi Moscova của họ Mao bởi vì có thể là chỉ có một phần nguồn tin tức tài liệu nầy được giải mật phổ biến ra công chúng. Tư liệu mật duy nhất đề ngày 12/06 của viên chức cục an ninh Quốc gia P.Fedorov bị tiết lộ ra ngoài về việc đảng viên cao cấp của CSTH ở Nội Mãn Châu là Gao Gang khẩn cấp yêu cầu một cách vô vọng Stalin viện trợ súng óng và đạn dược cho các bộ đội CSTH dùng trong chiến dịch tấn công tuyến đường tàu hỏa của thị xã Siping (Tứ Bình) thuộc tỉnh Jilin (Cát Lâm hayTrường Xuân). Rất có thể là Staline đã làm ngơ sự cầu xin tiếp viện nầy của Gao Gang. Cùng một lúc thì ở Siping/Tứ Bình bị quân THQG của tướng Du Yuming (Đỗ Duật Minh) tấn công mãnh liệt cho nên quân Trung Cộng phải rút chạy và hủy bỏ chiến dịch bao vây thị trấn nầy. (Năm 1945, Gao Gang trở thành một trong số các ủy viên quan trọng của cục chính chí trị trung ương ĐCSTH và được biệt phái VSTK - 3406


1

2

3

4

5

6

7

cùng tướng Lâm Bưu trấn đóng trong vùng lãnh thổ Mãn Châu, trở thành chủ tịch và tổng tư lệnh quân sự của đảng CSTH địa phương ở Mãn Châu. Sau khi chế độ CS Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1947, Gao Gang trở thành một trong 06 Ủy Viên Hội Đồng Quốc Gia của chính quyền Mao Trạch Đông. Trong cuộc Nội Chiến Trung Hoa, tướng THQDĐ Du Yuming/ Đỗ Duật Minh là Tư lệnh chiến trường ở Mãn Châu và miền Đông Trung Hoa.

Gao Gang 164

Du Yuming165

*Khảo luận

Nội Mãn Châu và Ngoại Mãn Châu

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

Tưởng cũng cần biết rằng Mãn Châu là một vùng lãnh thổ tranh chấp của giữa nước Trung Hoa và nước Nga từ lâu: Năm 1839: Lâm Tắc Từ, Khâm sai đại thần của Triều Mãn Thanh tại Quảng Châu quyết định tịch thu toàn bộ thuốc phiện (2 vạn hòm) trên tàu buôn ngoại quốc để ngăn chặn nguy cơ buôn lậu và tránh nạn nghiện ngập đối với người Trung Hoa. Các nước đế quốc phương Tây vin vào cớ này để tiến hành chiến tranh thuốc phiện xâm lược Trung Quốc. Năm 1840: Chiến hạm Anh bắn phá bờ biển Quảng Châu, Phúc Kiến, Hạ Môn, Định Hải…, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc gọi là chiến tranh nha phiến lần thứ nhất. Nhà Thanh phải chịu ký Hiệp Ước Nam Kinh ngày 29/8/1842. Hiệp ước Nam Kinh quy định Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho người Anh đến buôn bán, nhường cho Anh đảo Hồng Kông và phải bồi thường thiệt hại cho Anh. Và là sự khởi đầu để các nước đế quốc Tây phương và Nhật xâm lược Trung Quốc. Năm 1844, Hoa Kỳ và Pháp cũng ký Hiệp Ước tương tựa như thế với nhà Thanh. Vì nhà Thanh không chịu thi hành đúng đắn Hòa Ước Nam Kinh cho nên mới có thêm cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai buộc nhà Thanh phải ký hiệp ước Thiên Tân (1858) với các Anh, Pháp, Nga, và Hoa Kỳ theo đó Trung Quốc phải mở thêm cửa biển, bồi thường chiến phí, cho phép tự do truyền đạo, nước ngoài được thiết lập sứ quán ở Trung Quốc. Năm 1860 Trung Quốc buộc phải ký với Anh và Pháp Điều ước Bắc Kinh.166

VSTK - 3407


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Amurrivermap.png

Theo Hòa ước Nerchinsk (1689), nhà Thanh và Đế quốc Nga lấy dãy núi Stanovoy và sông Argun làm biên giới. Theo đó, Priamurye thuộc nhà Thanh. Đến giữa thế kỷ 19, với Hòa ước Aigon (1858) nhà Thanh phải nhượng vùng này cho Đế quốc Nga. Sau đó, Nga viện dẫn lý do đã có công làm trung gian giúp nhà Thanh trong cuộc thương lượng với Anh và Pháp ký kết Hòa Ước Bắc Kinh (1860) nên đòi nhà Thanh phải ký thêm 15 điều khoản riêng mà trong đó theo điều khoản I thì miền Đông sông Ussuri cho tới bờ biển Nhật Bản thuộc hẳn về nước Nga. 1860, Beijing – Russia167 ADDITIONAL TREATY OF PEKING [BEIJING], 1860

1 2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

After carefully examining existing treaties between Russia and China, His Majesty the Emperor and Autocrat of All the Russias, and His Majesty the Bogdo-Khan of the Ta-Tsing Empire, who want to tighten the bonds of friendship between the Empires, develop commerce, and avoid misunderstandings, have decided to add some Additional Articles. To this effect they have named as their Plenipotentiaries: For the Empire of Russia, Major-General Nicolas Ignatieff, of His Majesty’s household, and knight of several orders; For the Ta-Tsing Empire, Prince Kung, first-class prince, by name I-Hsin. These plenipotentiaries, after exchanging credentials, decided this: Article I

13

14 15 16 17

18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

30

31

To confirm and clarify Article I of the Treaty signed at the City of Aigun on May 16, 1858 (eighth year of Hsien Feng, 21st day of the Fourth Moon)—and following up on Article IX of the Treaty signed on June 1 of the same year (3rd day of the Fifth Moon) in the City of Tianjin—it is established that: Henceforward, the western [eastern?] frontier between the two Empires, beginning where the Shilka and Argun Rivers join, will go down the Amur River to the point at which it joins the Ussuri River. Lands on the left bank (to the north) of the Amur river belong to Russia. And lands on the right bank (to the south) belong to China. Further on, from the confluence of the river Ussuri as far as Lake Hinkay, the borderline, from the point where the Son Gatcha River emerges, cuts across Lake Hinkay and goes over towards the Belenho River (or the Tour). From the mouth of this river, it follows the crest of the mountains as far as the mouth of the River Hooptoo, and from there to the mountains situated between the River Khoon Choon and the sea, as far as the Tumen Kiang River. Along this line, too, lands to the east are Russia’s, and lands to the west are China’s. The borderline rests on the River Tumen Kiang, twenty Chinese versts, or li, above its emptying into the sea. (Tạm dịch?)

Không tốn một viên đạn, không mất một tên lính mà Nga chiếm thêm được trên 2 triệu dặm vuông lãnh thổ Mãn Châu của nhà Thanh. Từ đó, Trung VSTK - 3408


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31 32

33 34 35 36 37

38

39

40

Quốc gọi Priamurye là Ngoại Mãn Châu để phân biệt với Nội Mãn Châu là vùng Mãn Châu mà Trung Quốc vẫn kiểm soát. Hiện nay, Trung Quốc gọi vùng này là Ngoại Đông Bắc (外東北). Năm 1900, Nga còn lấn thêm về phía Trung Quốc một vùng mà Trung Quốc gọi là 64 thôn Giang Đông, và đổi thành huyện (raion) Zazeysky, nhập vào tỉnh Amur. Từ năm 1918 đến 1925, Priamurye bị Đế quốc Nhật Bản chiếm giữ và nhập với Nội Mãn Châu. Trong chiến tranh Thái Bình Dương, quân Nhật lại muốn chiếm giữ Priamurye làm một phần của vùng đệm với Liên Xô. Nhưng sau vài chiến dịch thất bại, quân Nhật phải từ bỏ. Cuối cuộc chiến, Hồng quân Liên Xô đã lấy Priamurye làm bàn đạp để tấn công quân Nhật ở Nội Mãn Châu.168

Song song với quyết định của Staline đình hoãn chuyến đi Moscova qua công điện Stalin [Kutznetsov]gửi Mao Trạch Đông [qua trung gian Terebin], ngày 01/07/1947 với lý do mơ hồ “tình hình quân sự sôi động giữa CSTH và THQDĐ và sự vắng mặt của họ Mao sẽ gây bất lợi”, dư luận đến nay vẫn còn chưa biết rõ lý do tại sao Staline làm ngơ lời kêu cứu viện trợ cung cấp vũ khí đạn dược cho bộ đội CSTH ở Nội Mãn Châu tiến chiếm tuyến đường tàu hỏa của thị xã Siping sau khi Staline đọc báo cáo tình hình quân sự của Terabin (Andrei Iakovlevitch) từ Diên An. Cũng có thể là Staline thực sự không muốn hứa hẹn gì với họ Mao khi mà tình hình nội chiến giữa CSTH và THQDĐ chưa ngã ngũ thắng bại. Cũng có thể là Staline không muốn CSTQ sẽ trở nên mạnh hơn ở Nội Mãn Châu tạo thêm áp lực thêm cho việc tranh cãi vùng Ngoại Mãn Châu của Trung Hoa do Nga chiếm lấy từ lâu. Dù sao thì vấn đề du hành của họ Mao sang Moscova cũng bị xếp xó tủ trong 04 tháng mãi cho tới khi họ Mao lại lên tiếng cầu xin vào khoảng tháng 12/1947 và được Moscova hồi đáp chấp thuận vào tháng 12/1947. Để giải thích lý do vì sao có thái độ êm hơi lặng tiếng trong một khoảng thời gian dài như thế, Staline đã đưa ra một lý do ngờ nghệch vu vơ rằng đương sự cần phải phối kiểm dữ kiện cần thiết để trả lời cho họ Mao: DOCUMENT No. 5

169

Cable, Stalin [Kuznetsov] to Mao Zedong [via Terebin], 20April 1948

To Terebin to be passed to Mao Zedong. We have received both letters from Comrade Mao Zedong from 30 November 1947, and 15 March 1948. We could not react to them immediately because we were checking some information necessary for our answer. Now that the facts are verified, we can answer both letters. (Tạm dịch?)

Rất có thể là Staline muốn chờ xem ngọn gió sẽ thổi về phía nào trong các mặt trận nội chiến Trung Hoa và thái độ đa nghi của Staline cũng cũng dễ hiểu cho dù rằng trong bản báo cáo ngày 15/03/1948, họ VSTK - 3409


1

2

3

4

5

6

Mao đã suy định rằng quân THQDĐ nhất định sẽ bị đánh bại trong vòng vài ba năm sắp tới. Tuy nhiên với lá thư trả lới nầy của Staline, Mao Trạch Đông thấy phấn khởi cho nên ngày 22/04/1948 đã đánh công điện thông báo ngay cho Staline biết ngay ngày khởi hành đi Moscova vào ngày 4-5/05/1948 bằng xe hơi và ngựa: DOCUMENT No. 6

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

32

33

34

35

36

37

Cable, Terebin to Stalin, 22 April 1948 From Cde. Terebin Reporting: on the evening of 22 April Zhou Enlai and Ren Bishi invited me to [visit with] them and informed that in the beginning of May Mao Zedong will go to Moscow. Due to secrecy considerations Zhu De and Liu Shaoqi will not go.1

On the pretext of illness and rest he [?] will, allegedly, rest here [?]. Mao Zedong will be accompanied by [his] wife [Jiang Qing] and daughter, as well as [interpreter] Shi Zhe. First [they] will go by car, [then] across the adversary’s territory by horses for 10-15 days, and [then] again by car. Probably [he] will not go to the capital of Manchuria [Harbin], but will stop nearby at one of the points, to which responsible people will be called for a meeting. I was asked whether I had any instructions about the trip and whether I will be coming. Requested to inquire from you on my behalf. To my question about Mao Zedong’s opinion [as to whether I should come], [they] replied that he did not talk about this. Zhou Enlai and Ren Bishi consider that [I] should not go, [but] provide for connection with you [Stalin]; for Melnikov2 to work here as a doctor; we need a doctor, and this is more convenient from the point of secrecy, they added. The radio, which had already arrived, is urgently being moved here. Zhou Enlai and Ren Bishi are leaving to go to Liu Shaoqi in the nearest future. Requesting your urgent instructions, for the departure is planned for 4-5 May. Terebin. 22.IV.1948 (Tạm dịch?)

Thoạt tiên thì Staline đồng ý về đề nghị của họ Mao trong công điện 22/04/1948 (Document no. 6) kể trên nhưng hai tuần lễ sau đó thì Staline lại đổi ý và đề nghị họ Mao nên trì hoãn chuyến đi khởi hành ngày 4-5 tháng 05/1948 với lý do là không thể bảo đảm được lộ trình đường bộ xuyên qua các vùng nguy hiểm đang xảy ra các trận chiến trên lãnh thổ Trung Hoa: DOCUMENT No. 9

38

41 42 43 44 45 46

171

Cable, Filippov [Stalin] to Mao Zedong, 10 May 1948

39

40

170

To Com[rade] Mao Zedong In connection with the possible development of events in the areas of your presence and, in particular, with the commenced offensive of [prominent GMD General] Fu Zuoyi’s forces on Yuxian, i.e. in the direction of those areas through which you plan to go to us, we are concerned whether your absence might influence the course of events, and also to what extent your passage is safe. On this basis, should you not postpone your trip to visit us somewhat [?] VSTK - 3410


1 2 3 4 5 6 7

In case you decide not to postpone your departure, [we] ask tolet us know what help we could offer you in your passage. Do you not consider it expedient that we send our plane to you [?] In this case [we] ask [you] to let us know where to send the plane and when. Waiting for your reply. Filippov 10.V.1948 (Tạm dịch?)

22

Có thể suy diễn rằng đây là một trong những mưu chước nham hiểm nhưng cũng không che giấu được sự lừng khừng lo ngại không có tính cách chính đáng của Staline hoặc đây cũng có thể là một trong các chính sách ngọai giao hạ tiện của Staline bằng cách giả vờ đồng ý tới lui rồi lại đình hoãn dây dưa hạch sách đủ chuyện với mục đích cho họ Mao biết ai là ông chủ lớn quyết định trong chuyện nầy. Mao lại tiếp tục kêu xin vào tháng 07/1948 (Doc. No 11/) nhưng ngày 14/7/1948 Staline lại yêu cầu đình hoãn với lý do mù mờ là tất cả những đảng viên cao cấp của CS Liên Sô kể cà Stalin đang bận bịu về chương trình thu hoạch lúa mùa vào thời điểm nầy cho nên không có ai có thể tiếp đón và họp mặt với họ Mao (Doc. No 12 /tr. 107). Có thể là Staline không muốn họ Mao làm hỏng chương trình nghĩ Hè thường niên 1948 của mình ở vùng Biển Đen (Black Sea/Hắc Hải) mặc dù Staline có thể gặp mặt họ Mao ở đó giống như Staline đã từng gặp những chính khách ngoại giao khác như Averell Harriman (in August 1945), Khorloogiin

23

Choibalsan (August 1947) và Chu Ấn Lai (October 1950)172

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Vào thời điểm Hè-Thu năm 1948, qua một thông điệp đầu năm 1949 của Tưởng Giới Thạch kêu gọi CSTH ngừng chiến, THQDĐ lôi kéo các đế quốc đồng minh sau thế chiến thứ II là Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Sô nhằm quốc tế hóa trò chơi “tấn công Hòa Bình” nầy. Vì thế, Bộ Ngoại giao của chính quyền THQDĐ ở Nam Kinh đã kêu gọi các nước Đồng Minh nầy đứng ra làm trung gian giúp thực hiện một thỏa ước đình chiến giữa CSTH và THQDĐ. 173 Đại sứ Liên Sô ở Trung Hoa là Nikolai Rochin đã không bỏ dịp may để tiến hành ngay việc thăm dò các giới chức có thẫm quyền của bộ Ngoại giao THQDĐ về đề nghị đó.173bis Rõ ràng là người Nga lại muốn áp dụng trò chơi “Ngao Cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi” giống như trước đây khi triều đình nhà Thanh bị các đế quốc phương Tây ép buộc ký kết Hòa Ước Bắc Kinh (1860) để rồi sau đó Nga viện dẫn lý do đã có công làm trung gian trong cuộc thương lượng giữa 2 phe Quốc-Cộng cũa Trung Hoa hiện giờ để đòi hỏi quyền lợi nầy nọ. Và Staline cũng lợi dụng sự kiện nầy để một lần nữa đơn phương yêu cầu đình hoãn chuyến thăm viếng Moscova của họ Mao qua bức công điện đề ngày 10/01/1949. Trong công điện nầy, VSTK - 3411


1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28

Staline báo cho họ Mao biết việc THQDĐ ở Nam Kinh đã gửi văn thư ngày 09/01/1949 yêu cầu đại sứ Nga đứng ra làm trung gian để thực hiện một cuộc ngưng chiến và đàm phán hòa bình với đảng CSTH. Cùng một lúc công điện nầy cũng được THQDĐ gửi đến các tòa đại sứ Anh, Pháp, Mỹ nhưng chính phủ của họ chưa phúc đáp. Chính phủ Liên Sô cũng chưa phúc đáp vì muốn biết xem Đảng CSTH có đồng ý để cho Liên Sô đứng ra làm trung gian hòa giải hay không. Công điện có đoạn viết: Telegram of J.V. Stalin to Mao Zedong dated 10th January 1949 Comrade Mao Zedong,174 . . . The Soviet Government stood and continues to stand for the cessation of war and the establishment of peace in China. ....... Concerning your visit to Moscow, we think, in view of the circumstances mentioned above you should, unfortunately, once again put off departure for some time as your visit to Moscow in such circumstances will be used by the enemies to discredit the Chinese Communist Party as a force reliant and dependent on Moscow. That of course is disadvantageous for the Chinese Communist Party and also for the USSR. Awaiting your reply, Fillipov. Tạm dịch: Chính phủ Liên Sô giữ và tiếp tục giữ lập trường ngừng chiến và thiết lập hòa bình ở Trung Hoa . . . . “ Bất hạnh thay, về chuyến viến thăm Moscôva chính phủ Liên Sô chúng tôi nghĩ rằng với tình huống như kể trên, ngày khởi hành của Ngài nên tạm hõa lại một thời gian để tránh cho những kẻ địch hạ giá trị đảng CSTH như là một lực lượng chỉ biết trông cậy và tùy thuộc vào chính quyền Liên Sô ở Moscôva. Như thế hiển nhiên là bất lợi cho cả đảng CSTH và Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết.”

29 30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

Toàn bộ bức công điện nầy cho thấy sự bất đồng quan điểm giữa 2 trùm CS Nga-Hoa về vấn đề dùng chiến thuật ngoại giao hay chiến thuật quân sự để giải quyết cuộc nội chiến hiện nay ở Trung Hoa. Bức công điện cũng cho thấy có nhiều lý do khiến cho Staline không muốn từ chối ngay đề nghị của THQDĐ. Có thể Staline đã nhận định một cách ngay tình rằng sự đáp ứng của đương sự gửi cho họ Mao là chiến lược tốt nhất nhằm mục đích chận đứng chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc về sự đắc thắng của THQDĐ và Hoa Thịnh Đốn. Cũng có vẻ như là Staline muốn tỏ rõ cho họ Mao và các lãnh tụ của đảng CSTH vị thị thế bậc thầy của mình trên lãnh vực chiến lược của phong trào Cộng Sản thế giới vượt trội hơn là tằm nhìn hẹp hòi thiễn cận của các lãnh tụ CS bản xứ ở những nước khác. Dù sao đi chăng nữa, thì những đề nghị của Staline đã gây ra một hiệu quả ngược lại bởi vì họ Mao không những không chấp nhận những chỉ thị của Satline mà còn chỉ dạy lại Staline phải thay mặt Cộng Sản Sô Viết đáp ứng lời kêu gọi của THQDĐ như VSTK - 3412


1

2

3

4

5

6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

16 17 18 19 20 21 22 23 24

25

26

27

28

29

30

31

32

thế nào qua bức một bức công điện hồi đáp đề ngày 13/01/1950 đồng thời cũng cảnh cáo một cách gián tiếp rằng đây là chuyện nội bộ của Trung Hoa mà Liên Sô không nên can dự vào đồng thời cũng khuyến cáo Liên Sô nên vì tình hữu nghị Quốc Tế để đáp ứng một cách hòa hiệp với những đường lối mà đảng CSTH đang đề ra và nếu làm được như thế thì Liên Sô sẽ giúp ích cho CSTH rất nhiều: ...... But it is for the people of China itself to choose the way to achieve peace, unity and democracy in China. The government of the USSR, relying on the principle of noninterference in the other countries’ internal affairs, cannot accept mediation between the two sides in the civil war inChina. .... If therefore it is possible for the USSR, in view of overall international relations, to make its reply along the lines which we are proposing, we would wish very much that you approve of our proposals. By doing so, you will help us enormously. 175 Tạm dịch ..... Nhưng chính là do nhân dân Trung Hoa phải tự chọn lựa đường lối của mình để thực hiện hòa bình, thống nhất và Dân Chủ ở trung Hoa. Chính quyền Liên sô, chủ trương nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của những quốc gia khác, không thể nào chấp nhận làm trung gian giữa 2 phía trong cuộc nội chiến ở Trung Hoa ..... Chính vì thế trên bình diện những liên hệ tổng quát quốc tế, nếu có thể được, Liên Sô nên đáp ứng phù hợp với những đường hướng mà chúng tôi đang đề xướng, chúng tôi rất mong muốn rằng quý vị chấp nhận những đề nghị của chúng tôi. Nếu làm được như thế, quý vị sẽ trợ giúp giúp chúng tôi thật to tác.

Qua trích đoạn từ 2 bức Công điện gửi qua lại giữa họ Mao và Staline kể trên thì có thể thấy được rằng trùm CS Quốc tế Staline đang nghiên về chủ trương giải quyết nội chiến ở Trung Hoa bằng con đường ngoại giao hơn là bằng phương pháp dùng bạo lực quân sự bởi vì Staline không muốn trở mặt với Tưởng Giới Thạch và Hoa Kỳ nguyên là 2 trong 3 cường quốc đồng minh của hội nghị thượng đĩnh Cairo178 năm 1943 (Ai Cập) Anh-Mỹ và Trung Hoa trong chiến tranh thế giới thứ II chống quân phiệt Nhật *

Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt, Winston Churchill Hội nghị Cairo, ngày 25 tháng 11 năm 1943 (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Cairo_conference.jpg)

VSTK - 3413


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31 32 33

34

35

36 37 38

3 - Phản ứng của khối Tư Bản trước hiểm họa Cộng Sản nhuộm đỏ vùng bán đảo Đông Dương

Theo dư luận báo chí của người Pháp ở Đông Dương thì thực sự chính phủ Hoa Kỳ không có một thái độ thù địch hay chống đối nào về việc công nhận của họ đối với chính quyền Quốc Gia Việt Nam của Bảo Đại hay của bất cứ ai khác không phải là Cộng sản. Tuy nhiên Hoa kỳ vẫn chờ đợi sự chuẩn phê của chính phủ và quốc hội Pháp đối với những thỏa ước đã được ký kết giữa Pháp và Việt Nam. Có một điểm đặc biệt cần lư ý là khối CS quốc tế, cho dù họ có những chia rẽ trong lãnh vực tranh giành quyền lãnh đạo CS Quốc Tế, nhưng họ lại có chung một loại vũ khí lợi hại mà khối đế quốc Tư Bản không có. Vũ khí đó được CSQT và các đảng CS vệ tinh đặt lên hàng ưu tiên số 1 mà họ gọi là Nghĩa Vụ Quốc Tế của tất cả những người Cộng Sản anh em. Áp dụng vũ khí ưu tiên số 1 nầy trùm CSTQ Trạch Đông đã công nhận chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà không cần phải chờ đợi để xem chính quyền CS HCM có được quốc tế xem như là hợp pháp hay không hoặc là phải cử người của họ đi sang Đông Dương quan sát tình hình trước khi tuyên bố thừa nhận chính quyền của CSVM. Người đại diện cao cấp của đế quốc tư bản Anh Malcom Mac Donald sau khi đi một vòng kinh lý quan sát một cách chung chung tình hình vùng Đông Nam Á mới chịu tuyên bố một cách vô tội vạ trước một số đông các yếu nhân Pháp-Việt tựu họp tại dinh Thủ Hiến Bắc Việt vào ngày 20/11/1949 “Xin hứa với quý vị rằng bản chức sẽ tường trình với chính phủ Anh quốc về cảm tưởng khích lệ rút ra được từ cuộc kinh lý ở Đông Dương” kèm thêm nhận định rằng đương sự lưu ý tới sự “thành thật” của Cao ủy Đông Dương Pignon cũng như lòng ái quốc của hoàng đế Bảo Đại cho nên đương sự mong ước rằng tiến trình thương thảo Pháp-Việt sẽ mang tới sự thực hiện những thỏa ước ký kết ngày 08/03/1949.176 M.Mac Donald lại xác quyết lời tuyên bố nầy vào ngày 24/11/1949 khi sang kinh lý Singapour: “Bản chức đã nhìn thấy những chứng cứ thực tế về sự tiến triễn vững chắc trong các công cuộc bình định nơi các vùng đông dân cư do các lực lượng quân đội của Việt Nam và Pháp hợp tác thực hiện một cách thân thiện.”

Tại thủ đô Phnom Penh nước Cao Miên, M.Mac Donald cũng tuyên bố rằng: “Tại Việt Nam, . . . . có những lý do vững chắc khiến cho bản chức tin tưởng rằng việc chuyển trao cho chính phủ trung ương của Bảo Đại những quyền lực quan trọng trong lãnh vực hành chánh cai trị sẽ được thực hiện. ….Ở Bắc Phần VSTK - 3414


1 2 3 4 5

6 7 8 9 10 11 12 13 14

15

16

17

18

19 20 21 22 23 24 25 26

27

28

29

30

31

và Nam Phần Việt Nam, bản chức đã đi thăm viếng những vùng lãnh thổ rộng lớn và đã gặp được các chức sắc điều hành ở các địa phương và nhiều nhân vật khác trong đa số những đô thị lớn và làng mạc mà trước đây do CSVM kiểm soát nhưng giờ đây đã được chính kiểm soát một cách tự do và chặt chẽ bởi chính quyền Quốc Gia Việt Nam. An ninh nội chính đã dược các thân binh và Vệ Quốc quân Việt Nam đảm nhiệm một cách chắc chắn.” Rồi đương sự kết luận: ‘Dù sao thì tình hình quân sự vẫn khó khăn và sự tiến triển trong lãnh vực nầy đều đặng nhưng chậm. Tất cả các chính phủ ở Đông Dương đều đồng một quan điểm rằng giải pháp cho vấn đề không thể chỉ dựa trên lãnh vực quân sự. Nó phải là một giải pháo chính trị. Từ đó mới thấy được giá trị của việc thương thảo mà bản chức đả đề cập ở phần trên. Yếu tố quan trọng hơn hết, để thu hút một cách rộng khắp các tầng lớp dân chúng mang đến sự ủng hộ của họ cho chính quyền của Hoàng đế Bảo Đại, chính là niềm tin tưởng to lớn của dân chúng sẽ mang lại hòa bình, tự do Quốc Gia cho nhân dân Việt Nam được quốc tế thừa nhận.”

Trước đó, ngày 16/11/1949, M.Mac Donald đến Đà Lạt rồi cùng với lãnh sự Anh ở Sài Gòn và Cao ủy Pignon đến tham kiến với hoàng đế Bảo Đại. Sau khi hội kiến riêng với Bảo Đại, Mac Donald đã chuyển đạt một giác thư như sau:

......... Tổng trưởng Ngoại Giao vương quốc Anh, Ernest Bevin đã giao nhiệm vụ cho bản chức chuyển gửi đến Ngài hoàng đế lời vấn an riêng và lòng mong ước của ông ấy

thấy được sự thành công của Ngài trong việc thành lập một chính phủ đại nghị ổn định, mang đến hòa bình và tạo dựng thịnh vượng cho đất nước của Ngài. Bản chức nhân dịp nầy cũng xin chuyển đạt đến Ngài lòng kính cẩn cao trọng thực lòng của bản chức. Ký tên: Malcolm Mac Donald.177

Trên đây chỉ là một hình thức nghi lễ ngoại giao lịch sự thông thường chứ không phải một sự công nhận Quốc Gia Việt Nam do hoàng đế Bảo Đại giữ chức vụ Quốc Trưởng. 4 - Những bước Đường chong gai để phục hồi độc lập và xây dựng đất nước của chính quyền Quốc Gia Việt Nam thống nhất VSTK - 3415


1

2

3

4

Từ ngày 16 đến 20/07/1946, Q.T Bảo Đại ra Hà Nội để tuyên bố chính sách của chính phủ, chủ trì lễ tuyên thệ trung thành của các đầu lĩnh sắc tộc sơn cước miền Bắc, họp Hội đồng Nội Các và chủ trì lễ nhậm chức của Thủ Hiến Bắc Việt.

Lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trước sân Phủ Toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) – 1953.

nguồn: http://ttxva.org/quoc-ky-viet-nam/#ixzz2T8Cha1ql Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

http://ttxva.org/quoc-ky-viet-nam/

Cờ vàng 3 sọc đỏ được treo trước nhà hát lớn Hà Nội năm 1945

http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=22485&page=6

5

6

7

8

Miền Bắc thiếu gạo. Thủ hiến Bắc Việt cấm vận chuyển gạo từ nội thành Hà Nội ra các vùng lân cận. Ngày 19/08/1949, hằng ngàn tấn gạo, thóc và gạo tấm được gửi từ Sài Gòn ra Bắc. Ngày 02/09 tàu Hương Giang lại từ Sài Gòn chở ra thêm 300 tạ gạo.177bis VSTK - 3416


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ngày 28/09/1949, Quốc trưởng Bảo Đại lại ra Bắc tuần du nhiều tỉnh trong khi hoàng thân Bửu Lộc và công cán ủy viên Nguyễn Đắc Khê lên đường thăm viếng không chính thức để thăm dò dư luận ở Hoa Kỳ và Pháp quốc tuyên bố rằng chuyến đi nầy không có mục đích chính trị thì trong nước vào ngày 08/11/1949, thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng, tướng Nguyễn Văn Xuân đã cùng với Thủ hiến Bắc Việt đi kinh lý tiểu đoàn binh sĩ số 2 của Việt Nam đóng ở làng Phù Lưu thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Dân các làng quê kề cận đã đổ xô đến một ngôi đình lớn ở làng Phù Lưu để chào đón phái đoàn kinh lý của tướng Xuân và thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí.

(Nguồn : http://www.youtube.com/watch?v=DbvM1_7int8) 11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

Thủ hiến Trí đã cam đoan với dân chúng rằng quốc trưởng Bảo Đại luôn luôn ân cần nghĩ tới thần dân của mình, đã trao phó nhiệm vụ cho thủ hiến Bắc Việt chăm lo những công tác cần yếu thường nhật và dân chúng cần phải tin tưởng vào tương lai đối với sự thống nhất đất nước đã được thực hiện một cách rõ ràng và quốc trưởng khẳng định rằng nhân dân nhất định sẽ có được một cách trọn vẹn đúng nghĩa nền độc lập của mình. Tướng Xuân cũng tuyên bố trước đám đông dân chúng Bắc Việt tại Phù Lưu rằng tiểu đoàn quân binh số 2 là hạt nhân của quân đội Quốc Gia Việt Nam để bảo vệ an ninh tại vùng vùng này và nhân dân các làng có thể yêu cầu trực tiếp viên chỉ huy tiểu thiếu tá tiểu đoàn trưởng Vũ Van Thụ để được bảo vệ cho việc thu hoạch vụ múa tháng 10 sắp tới. Tướng Xuân đồng thời cũng ra một nhật lệnh hiểu thị binh sĩ cho rằng quân binh của Tiểu đoàn số 2 đã trung kiên với chính quyền quốc gia Việt Nam tư lúc bắt được thành lập, đứng đầu chiến tuyến phòng vệ Tổ quốc, là những người thợ tiên phong trong công cuộc xây dựng Quốc gia noi gương cho mọi người theo. Các binh sĩ cần phải chứng tỏ can đảm, tích cực khi đối diện với đối phương để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó nhưng đồng thời cũng phải tuân hành luật pháp bởi vì luật pháp là những phương cách được dùng để bảo vệ dân chúng, những lớp người yếu kém, những người dân bình thường vốn đã từng bị gánh chịu nhiều đau khổ. Dân chúng phải có một cuộc sống an toàn vì họ đã đạt niềm tin vào quân đội và Chính phủ. Từ lời nói đến việc làm, các VSTK - 3417


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

binh sĩ hãy cố gắng tỏ ra cho thấy không có gì bị chê trách để thu phục lòng dân chúng và để đánh đổ mọi hình thức tuyên truyền xuyên tạc và để mọi người đều nói rằng nước Việt Nam độc lập đang có một quân đội xứng đáng với tên tuổi của mình.179 Theo chỉ thị số 331/QT ngày 16/11/1949 của quốc trưởng Bảo Đại thì công chức không được tuyên bố về chính trị. 180 Sau khi được chính quyền Bảo Đại thông báo việc ký kết Hiệp định Champ Élisée ngày 08/03, Giáo Hoàng Pius XII dã gửi một thông điệp đề ngày 25/11 gửi đến hoàng đế Bảo Đại để cám ơn về mối tình cảm mà quốc trưởng đã dành cho giáo hội Công Giáo. Bức thông điệp viết: “Chúng tôi dâng lên Thượng Đế đầy quyền lực những lời cầu nguyện cho sự thịnh vượng của Đức Hoàng Đế, cho đức Hoàng hậu hiền thê của Đức Ngài và cho toàn thể dân tộc Việt Nam.”181 Trong khi đó Bắc Việt, Ủy viên vương quốc Anh Mac Donald đã hiện diện tại đại giảng đường đại học Hà Nội để cùng với bộ trưởng bộ giáo dục quốc gia Phan Huy Quát, thủ Hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí, tướng tư lệnh quân sự Pháp Alessandri để tham dự lễ phát bằng tiến sĩ danh dự cho Tổng Ủy Viên đại diện của Anh Quốc. Dân chúng Hà Nội, Hải Phòng và khắp nhiều quận huyện, tỉnh thành ở Bắc Việt dân chúng được chính quyền quốc gia ở địa phương tổ chức mừng lễ Vạn Thọ và biểu dương công lao và thành quả chính trị của hoàng đế quốc trưởng Bảo Đại mang lại độc lập, thống nhất và thịnh vượng cho nước Việt Nam. Dân chúng trong dịp nầy cũng được chính quyền cấp phát gạo và tập sách cho học sinh. Cờ xí của Quốc gia Việt Nam và của nước Pháp được treo đầy khắp thành phố Hà Nội. Trong khi đó, sau khi được quân Pháp giải tỏa khỏi áp lực chiếm đóng của bộ đội CS Việt Minh, toàn tỉnh Nam Định bị tàn phá hoang tàng nhưng cho đến nay thì đã lần lần được hồi phục an ninh va hơn hàng vạn dân chúng đã trở về sinh sống làm ăn bình thưòng. Ở Trung Việt, ngày 11/11/1949, thủ hiến Phan Văn Giáo đã cho triệu tập và chủ trì một hội nghị các bô lão, kỳ mục của thành phố để bàn bạc , đề ra các phương thức tự vệ trong vùng nội thành Huế và các vùng phụ cận. Mặc dù có sự khủng bố hăm dọa của CSVM nhưng vẫn có hơn 200 bô lão và kỳ mục hiện diện trong hội nghị nầy. Đầu lĩnh kháng chiến chống Pháp ở Trung Việt là Trần Ngọc Châu đã cho phát sóng vào ngày 15/11/1949 trên đài phát thanh Tiếng Nói Trung Việt những lời kêu gọi mãnh liệt gửi tới hàng ngủ các cán bộ VSTK - 3418


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

kháng chiến để chiêu hồi họ quy thuận chính quyền của hoàng đế Bảo Đại. Trong cùng ngày, thủ hiến Trung Việt Phan Văn Giáo cho thành lập Ủy Ban đặc trách Bình Định miền Trung Việt Nam. Tại Nam Việt, đầu lãnh tổ chức các lực lượng quân sự Phục Quốc quân Nồng Quốc Long về đầu thú chính quyền của quốc trưởng Bảo Đại.182 Ngày 30/12/1949, tại tòa Đô Chính Sài Gòn Quốc trưởng Bảo Đại và Cao ủy Pignon của Pháp ký các hiệp định thi hành Thỏa ước Élysée 08/03/1949. Dân chúng tựu họp rất đông trước để tham dự nghi thức ký kết nầy và cờ vàng của 3 sọc đỏ của Quốc Gia Việt Nam đực kéo lên phía trước chính diện tòa Đô Chính. Từ nay các công sở như Tư pháp, Cảnh sát, Học chính được chuyển giao về chính phủ Việt Nam.182bis 5 - Tình hình quân sự trên 3 miền lãnh thổ Việt Nam cuối năm 1949

13

183 14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

- Ở Bắc Việt, mặc dù có những lời đồn đãi cho rằng CS Việt Minh đang có dấu hiệu chuẩn bị tấn công quân Pháp và quân Quốc gia nhưng nhìn chung thì tình hình vẫn yên tỉnh nơi các vùng mật khu của VM sát biên Trung Quốc. Hoạt động của bộ đội CS Việt Minh hiện nay chỉ nhắm vào các đồn bót đơn độc nơi các vùng xa, vùng sâu. Một cuộc tấn kích đáng kể của CSVM vào đảo Tra Cổ đối diện với tỉnh Mong Cáy vào ngày 17/11/1949: pháo binh của Pháp ở tỉnh nầy đã pháo kích một cách hiệu quả khiến cho bộ đôi CSVM phải rút lui. - Ở vùng Phát Diệm, sau những cuộc hành quân càn quét của quân đội Pháp (từ ngày 16/10/1949) trên một khu vực rộng 300 km2 bao gồm có 200 làng và hơn 200 ngàn dân cư đã được giải phóng khỏi sự kiểm soát của CSVM. Dân chúng càng ngày càn thoát ly khỏi CSVM và trở về sinh sống nơi các vùng làng mạc do quân đội của chính quyền Bảo Đại kiểm soát.184 - Ở miền Trung, các vùng Quảng Trị, Đồng Hới và Thừa Thiên Huế luôn luôn là các vùng sôi động có thể cảm nhận được nhưng phát ra khá chậm vì thời tiết rất xấu; những trận mưa lũ gây thiệt hại đường xá và đồn bót một cách trầm trọng nhất là vùng Quảng Trị. Bộ đội du kích CSVM ở phía Nam Trung Việt hoạt động kém sút. Ngược lại hoạt động quân sự của quân binh Pháp gia tăng cường độ và gặt hái nhiều kết quả địa phương, đặc biệt là chung quanh các vùng Vĩnh Hảo, Phan Thiết và Phan Rang. VSTK - 3419


1

2

3

4

5

6

7

- Ở Nam Việt, quân binh Pháp hành quân chung quang tỉnh Tân An, vùng đồng bằng sông Vàm Cỏ Tây, tiêu hủy 3 công binh xưởng và tịch một số lượng lớn đạn dược, súng óng và gây thiệt hại nhiều nhân mạng của bộ đội du kích CSVM. Mặt khác, ở vùng Đồng Xoài cách tỉnh Thủ Dầu Một khoảng 65 km., quân đội Pháp đã can thiệp và đẩy lùi một cuộc tập trung quân CSVM nhằm tấn công cắt đứt tuyến đường giao thông nối liền Sài Gòn-Ban Mê Thuột.

VSTK - 3420


Chương 5 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ĐƯA TỚI MỘT TRẬN CHIẾN ĐA DIỆN (1950-1953) 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

I - TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT Ở ĐÔNG DƯƠNG

1/ Quân CS Trung Hoa tiến xuống vùng biên giới Việt Hoa Cuộc hành quân Léa của Pháp do tướng Salan vào tháng 11/1947 nhằm truy bắt toàn bộ lãnh đạo đầu não của chính quyển CS Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn cũng như ngăn chận đường tiếp tế cho CS Việt Minh từ bên kia biên giới Hoa-Việt đồng thời ngăn chặn làn sóng đỏ từ Trung Quốc tràn xuống phía Nam, phá vở sự chiến đấu phối hợp quân sự của CS Việt-Hoa. Chiến dịch Léa chấm dứt vào tháng 11/1947 và được tiếp nối bằng cuộc hành quân Ceinture. Mục tiêu chính yếu của hai cuộc hành quân Léa và Ceiture là bắt sống Hồ Chí Minh ở Diên Mạc, Võ Nguyên Giáp ở Tuyên Quang, Nguyễn Văn Huyên (bộ trưởng Giáo dục) ở Chiêm Hóa, Trường Chinh và tướng Hoàng Văn Thái Bắc Kạn. Mục tiêu nầy không dạt được nhưng quân Pháp cũng gặt hái đươc nhiều thành quả về mặt quân sự: tái lập các đồn bót kiểm soát suốt dọc đường thuộc địa số 4 từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và đường thuộc địa số 3 từ Bắc Kạn đến Cao Bằng đồng thời tái chiếm hoàn toàn vùng hầm mõ Nguyên Bình, thiêu hủy trại huấn luyện quân sự Trần Quốc Tuấn, triệt hả nhiều công binh xưởng, ngân khố và đặt đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam của CSVM.

(http://fr.wikipedia.org/wiki/Op%C3%A9ration_L%C3%A9a)

Chiến dịch hành quân Léa : Vùng kiểm soát của quân Pháp sau chiến dịch Léa. : Vùng căn cứ địa của CSVM bị bao vây và ngăn chận. VSTK - 3421


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

32 33 34 35 36 37

38 39 40 41 42 43

Từ tháng 01/1949, Trung Cộng đã thừa nhận và sẵn sàng yểm trợ về mọi mặt cho chính phủ VNCHDC của Hồ Chí Minh và đáp lại CSVM cũng thừa nhận chính phủ CSTQ do Mao Trạch Đông làm chủ tịch. Kế đến, những thắng lợi vang dội nhanh chóng quân CS Mao Trạch Đông khiến cho CSVM lên tinh thần chiến đấu. Do đó, từ tháng 03/1949, bộ Tư lệnh Liên khu I của CSVM đã thực hiện ngay chiến dịch Cao-Bắc-Lạng song song với chiến dịch Đông Bắc để phá vở vòng vây của quân Việt-Pháp sau cuộc hành quân Léa và Ceinture. - Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng của CSVM diễn ra trên ba mặt trận: mặt trận đường số 4 (mặt trận 4), Cao Bằng (mặt trận l) và Bắc Kạn (mặt trận 1 bis), trong đó trọng điểm là mặt trận 4. Do đó, chiến dịch Cao - Bắc - Lạng còn được gọi là chiến dịch Đường số 4 chú trọng vào các hoạt động vũ trang để làm tê liệt đường số 4, triệt hạ tuyến đường tiếp tế của quân Pháp trên hướng Đông Bắc và quân binh Việt-Pháp ra khỏi vùng Bắc Kạn. Lực lượng bộ đội CSVM gồm các trung đoàn 28,74,73, tiểu đoàn 517 và quân du kích Liên khu cùng các tiểu đoàn 29,35,23,18, tiểu đoàn pháo binh của bộ tổng tư lệnh. Chỉ huy chiến dịch quân sự Cao-Bắc-Lạng là Đào Văn Trường cùng với Chính ủy Hà Kế Tấn. Các sách vở viết về Lịch sử quân đội của CSVM đã ghi lại thành quả của chiến dịch nầy như sau: Ngày 15-3-1949, chiến dịch mở màn bằng trận phục kích 1 đoàn xe hơn 80 chiếc từ Cao Bằng về Thất Khê, buộc đoàn xe 16 chiếc từ Thất Khê lên đón đoàn xe Cao Bằng, tới Bông Lau - Lũng Phầy phải quay trở lại. Đêm 15-3, ta bắn pháo vào thị trấn Na Sầm, công kích vị trí Bông Lau, Thất Khê, Bản Trại, một vị trí kiên cố nằm trên đường số 4, diệt vị trí Đèo Khách nằm giữa Thất Khê - Na Sầm. Vị trí Bản Trại bị tiêu diệt, cầu Bản Trại bị phá, đường số 4 bị cắt đứt. Bộ đội chủ lực còn phối hợp với bộ đội địa phương và du kích hoạt động xung quanh khu vực Thất Khê, Bản Nề, Pò Mã, buộc địch phải rút bỏ vị trí Bình Nhi, Na Mân. Từ ngày 30-3 đến ngày 14-4, quân ta hai lần bắn phá thị xã Lạng Sơn, sân bay Mai Pha, phục kích một đoàn xe địch trên đường Đồng Khê - Phục Hòa, bắn phá thị xã Cao Bằng. Giữa tháng 4, đợt 1 chiến dịch Cao - Bắc - Lạng kết thúc thắng lợi. Ngày 25-4, đợt 2 mở đầu bằng trận phục kích Bông Lau - Lũng Phầy trên đường số 4, tấn công 114 chiếc xe của địch. Bị bất ngờ, địch hốt hoảng tháo chạy. Hơn 500 tên phần lớn là lính Âu - Phi bị chết, bị thương và bị bắt. Ta phá 53 xe, 500 thùng xăng, thu hàng trăm súng. Ngày 27-4, ta diệt đồn Bản Lát nằm trên đường từ Cao Bằng đi Trà Lĩnh. Ngày 30-4, địch rút bỏ hai vị trí Pò Mã, Pò Pheo. Đường số 4 trở thành "con đường máu” của địch. Đầu tháng 5, chiến dịch kết thúc. Thắng lợi của chiến dịch Cao - Bắc - Lạng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tình hình chiến trường, đến so sánh lực lượng trên chiến trường toàn quốc. Qua chiến dịch, trình độ đánh tiêu diệt cứ điểm của bộ đội ta đã tiến bộ rõ rệt, số trận đánh tiêu hao giảm nhiều. Các trận đánh vận động phục kích giao thông trên đường số 4 của ta liên tiếp thắng lợi khiến cho giặc Pháp phải kinh hoàng. Tuy vậy, hoạt động của ta chưa đủ mạnh để làm tê liệt hoàn toàn đường số 4, mặc dù đã tập trung lực lượng hơn trước. 185 VSTK - 3422


-

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

- Để phối hợp với chiến dịch Cao-Bắc - Lạng nhằm phá bỏ chiến lược "khóa chặt biên giới Việt - Hoa" của quân Pháp, bộ Tư lệnh Liên khu I của CSVM mở chiến dịch Đông Bắc từ ngày 04/03 đến 27/04/1949 nhằm mục đích kiềm chế và đánh quân tiếp viện, phá hoại giao thông; nghi binh đánh lạc hướng phán đoán của quân Pháp, mở rộng cơ sở vùng duyên hải, liên lạc với Giải phóng quân CSTQ ở Phòng Thành, Khâm Châu, Liêm Châu. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Trung đoàn 98, Trung đoàn độc lập Hải Ninh và một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 59. Nhằm đánh lạc hướng phán đoán của quân Pháp để tạo thế bất ngờ cho chiến dịch Cao - Bắc - Lạng, bộ đội CSVM ở mặt trận Đông Bắc đã nổ súng trước, tiến công các đồn bót trên đường thuộc địa số 4 đồng thời áp dụng mưu lược Dương Đông Kích Tây bằng cách tổ chức nghi binh phía Đông Triều, Phả Lại, Lục Nam. Ngày 4-3/1949, Trung đoàn 98 phục kích đoàn xe tiếp vận của Pháp ở Điền Xá, loại khỏi vòng chiến và bắt sống nhiều tù binh Pháp, phá hủy nhiều xe vận tải đồng thời đánh chiếm vị trí Ba Sơn, uy hiếp thị xã Lạng Sơn từ phía Đông Bắc. Ngày 27-3, bộ đội CSVM bất ngờ tập kích thị trấn Móng Cái làm VSTK - 3423


1

2

3

tan rã nhiều quân binh của chính quyền Quốc Gia Việt Nam khiến. Chiến dịch Đông Bắc kết thúc đêm 27/04/1949.186

2/ Bước rẻ ngoặc của năm 1950 2.1- Phúc trình của Tham mưu trưởng Lục quân G. Revers

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Trong khi chiến trường ở Bắc Việt đang sôi động vì các chiến dịch phản công của CSVM và quân Pháp-Việt đang cố bám trụ tại các vị trí đang bị CSVM phản công và tấn kích thì Tham mưu trưởng lục quân của chính phủ Pháp ở Paris là G.Revers được cử sang Đông Dương từ đầu năm 1949 tham sát các chiến trường để báo cáo và trình chính phủ Pháp chững đề nghị cần thiết. Tướng Revers cùng với tướng Valluy rời Sài Gòn ra Hà Nội vào ngày13/05/1949. Trong một tháng kể từ 16/05/1949 đến 17/06/1949, Revers đã đi thanh sát khắp các địa thế chiến trường, thăm dò các tham mưu nơi những đơn vị quân đội Pháp ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Kay, thâu nhận mọi tin tức, ý kiến của các chức quyền quân sự và dân sự địa phương . Sau khi trở về, Pháp ngày 19/06/1949, trong phúc trình, tướng Revers đã đề nghị quân đội Pháp ở Bắc Việt di tản khỏi tỉnh Cao Bắng, bỏ ngõ các đồn bót dọc trên đường thuộc địa số 4 và chỉ cần đóng quân ở các địa điểm quan trọng trên chiến tuyến trải dài ở biên giới Việt-Hoa từ Mong Cái đến Thất Khê mà thôi, tức là bỏ trống Bắc Kạn, Nguyên Bình và Cao Bằng nhằm tập trung lực lượng bình định các miền đồng bằng Bắc Việt. Điều nầy có nghĩa là lực lượng quân Pháp ở các vùng cao gần biên giới Việt Hoa sẽ bị giới hạn và suy yếu đi. Tướng Allessandri chỉ huy quân sự ở Bắc Việt đã mạnh mẽ chống đối đề nghị di tản của quân Pháp khỏi các vùng và địa điểm đóng chốt hiện tại nhưng phúc trình và đề nghị của Revers vẫn được chính phủ Pháp ở Paris chấp thuận . Tuy nhiên, kế hoạch di tản của Revers không được chuẩn bị đúng mức, gây mâu thuẫn bất đồng giữa các tướng lãnh chức quyền Pháp: tướng Blaizot tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương nhất quyết tuân hành kế hoạch của Revers, trong khi tướng tư lệnh chiến trường Bắc Việt là Alessandri phản đối. Nghiêm trọng hơn nữa là kế hoạch di tản theo đề nghị của Revers đã bị tiết lộ bí mật và tới tai CSVM. Theo chỉ thị hướng dẫn ngày 30/06/1949 của tướng Blaizot thì tiến trình di tản sẽ được thi hành qua 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhứt từ 01/07/ đến 10/09/1950 hành quân càng quét và bình định vùng đồng bằng phía Bắc sông Hồng rồi rút quân khỏi Bắc Kạn; kế đến là giai VSTK - 3424


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

đoạn từ hai từ 10/09/1949 đến 10/10/1949 hành quân đánh chiếm Thái Nguyên trước rồi mới di tản khỏi các đồn binh ở Cao Bằng và Đông Khê.187 Trong khoảng thời gian tướng tham mưu trưởng Lục quân Pháp G.Revers đi thanh sát chiến trường ở Bắc Việt thì bộ đội CSVM đã trở nên vững mạnh nhờ có sự viện trợ của CSTQ đang bắt đầu gia tăng các hoạt động tấn công quân sự vào các đồn binh của quân Pháp-Việt ở Bắc Việt nhất là các đồn bót đóng dọc trên các đường thuộc địa liên tỉnh số 3 và sồ 4 và sau khi đã “mua” dược tin tức tình báo về kế hoạch di tản của tướng Revers, ban Thường vụ Trung ương ĐCSVM đã ra một chỉ thị như sau: Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương, ngày 12 tháng 8 năm 1949, về phá âm mưu chiếm đóng trung du của địch và tích cực chuẩn bị chiến dịch thu đông 1949 188 Các đồng chí, I. Âm mưu của địch Trong mấy nǎm nay, mưu mô đánh mau thắng chóng của giặc Pháp đều bị ta phá tan, nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài, làm cho chúng hao tổn rất nặng. Chúng thấy rằng "thời giờ gấp rút, cần phải hành động mau" mới mong cứu vãn tình thế. Gần đây, do những biến chuyển lớn trên chiến trường Trung Quốc, giặc Pháp càng nhận rõ nếu không hành động mau thì sẽ có nhiều khó khǎn mới cho chúng ở biên giới Trung - Việt. Do đó, vừa rồi, giặc Pháp đã phái Rơve (Revers) sang Việt Nam để xem xét chiến trường và định kế hoạch tấn công mới. Sau khi Rơve (Revers) về, chúng quyết định tǎng viện cho chiến trường Việt Nam gần 2 vạn quân, và dự định làm xong việc tǎng viện này trước tháng 10-1949 để có thể thực hiện âm mưu dưới đây: 1- Củng cố phòng tuyến của chúng ở biên giới Trung - Việt. 2- Đánh một trận quyết liệt vào cǎn cứ địa Việt Bắc hòng phá chủ lực của ta. 3- Chiếm đóng trung du Bắc Bộ để ngǎn cản việc giao thông vận tải, tiếp tế giữa Việt Bắc và miền xuôi, và để giữ vững miền đồng bằng Bắc Bộ. Việc chúng đánh Bắc Ninh - Bắc Giang - Phúc Yên hiện nay không ngoài mục đích sửa soạn thực hiện mưu mô trên. Nhiệm vụ của cuộc hành quân này là: 1. Chiếm đóng và củng cố trung du, làm bàn đạp tiến đánh Việt Bắc sau này. 2. Chiếm đường số 1, để tiếp viện cho phòng tuyến biên giới. 3. Phá hoại một phần nào việc cấp dưỡng của ta và chiếm đoạt lương thực. Thu đông nǎm nay ta sẽ có thể gặp nhiều khó khǎn. Hồ Chủ tịch đã từng dạy: "Giặc càng gần thất bại càng liều lĩnh hung ác; ta càng gần thắng lợi, càng gặp nhiều gian nan". Chúng ta cần ghi nhớ lời dạy ấy mà sẵn sàng phá mưu chiếm trung du và đề phòng cuộc tiến công thu đông của giặc Pháp. II. Nhiệm vụ cần kíp VSTK - 3425


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

Nhiệm vụ cần kíp của ta là: 1. Đánh mạnh để phá cuộc tấn công lên Bắc Ninh - Bắc Giang - Phúc Yên của địch. 2. Tích cực chuẩn bị chiến dịch thu đông. 3. Giải quyết vấn đề tiếp tế lương thực cho bộ đội và nhân dân có ǎn mà đánh giặc. 1. Đánh mạnh để phá cuộc tấn công lên Bắc Ninh - Bắc Giang - Phúc Yên của địch. Để thực hiện nhiệm vụ này, bộ đội và dân quân Liên khu I phải phối hợp chặt chẽ, chặn từng bước của địch, đánh tiêu hao địch bằng những trận đánh tỉa, địa lôi, cạm bẫy, đồng thời phải đánh những trận vận động tiêu diệt, làm cho địch thiệt hại nặng nề và đánh bật chúng ra khỏi trung du, không cho chúng chiếm đóng đường số 1 và định dấn lên Việt Bắc. Tiếp tục đánh các vị trí địch ở biên giới và chặt các đường giao thông tiếp tế của địch đến những vị trí ấy. Các khu trong toàn quốc phải nhân lúc địch chú trọng trung du mà đánh mạnh tại các mặt trận khác, đánh chặn các đường giao thông thuỷ bộ lớn, hoạt động mạnh trong các đô thị (ở những nơi nào có điều kiện) để chia sẻ lực lượng địch, không cho chúng tǎng viện trung du và phá việc tiếp tế của chúng.

Ở các mặt trận, cán bộ đảng và chính quyền phải tổ chức việc liên lạc với bộ đội cho mật thiết, để kịp thời giúp đỡ bộ đội về mọi mặt, nhất là về lương thực. 2. Tích cực chuẩn bị chiến dịch thu đông. Đồng thời với việc đánh mạnh để phá cuộc tấn công Bắc Ninh - Bắc Giang - Phúc Yên của địch, các địa phương cần có một kế hoạch chỉ đạo để chuẩn bị chiến dịch thu đông nǎm nay. Kế hoạch ấy cần chú trọng mấy điểm chính sau đây: a) Mở một cuộc giải thích rộng rãi, động viên nhân dân tích cực chuẩn bị chiến dịch thu đông. Giải thích cho cán bộ và nhân dân thấy rõ rằng: - Trong giai đoạn chuẩn bị tổng phản công vì điều kiện đất nước ta hẹp, địch hơn ta về máy bay và phương tiện đánh sông, nên chúng vẫn có thể đánh thọc sâu vào vùng tự do của ta. Việc địch đánh trung du hiện nay không phải là một việc lạ. - Thu đông nǎm nay, ta phải đề phòng một chiến dịch ác liệt hơn thu đông 1947, vì chuyến này, giặc Pháp sẽ cố tập trung lực lượng đánh một trận quyết liệt; do đó cần phải chuẩn bị mọi mặt, để có thể vượt qua mọi sự khó khǎn. b) Củng cố bộ đội địa phương và cấp thêm khí giới cho dân quân du kích xã (lựu đạn, mìn, v.v.) để sẵn sàng ứng phó với tình thế. c) Chuẩn bị chu đáo về mặt địch vận: truyền đơn, báo chí, cán bộ, v.v.. Các ban thống nhất địch vận và các cơ quan địch vận phải gấp rút tiến hành việc chuẩn bị cho kịp thời. d) Có kế hoạch phân tán, quân sự hoá, bảo vệ các tài liệu quan trọng, kho tàng và cơ xưởng. Kinh nghiệm thu đông 1947 và trong cuộc tấn công Tuyên Quang vừa rồi cho ta thấy rõ là nếu không làm được như thế thì sẽ bị thiệt hại lớn. đ) Chuẩn bị làm vườn không nhà trống và tổ chức tránh giặc. Các nơi, nhất là những nơi gần mặt trận, gần đường giao thông thủy bộ và xung quanh các đô thị, cần phải có kế hoạch tổ chức việc sơ tán, cất giấu thóc lúa và các thứ VSTK - 3426


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

32 33

lương thực khác, cố hết sức tránh không để giặc bắt bớ, giết hại dân chúng và cướp phá lương thực. e) Phòng gian trừ gian, tǎng gia việc canh gác, nhất là những vùng quan trọng hoặc có nhiều cơ quan đóng. Làm cho dân chúng có ý thức trừ gian, phòng gian. Kinh nghiệm việc trừ gian thu đông 1948 chỉ có là trong việc này cần phải hết sức thận trọng, tránh gây thành một không khí sợ sệt hoang mang trong dân chúng. Muốn làm tròn những công việc trên, trong suốt thu đông, các địa phương cần phải tránh những cuộc khai hội lớn và kéo dài (chỉ họp những cuộc hội nghị hẹp, khi thật cần thiết). Phải tập trung mọi công tác vào việc đánh giặc và ra sức làm cho được. Đánh thắng giặc trong thu đông nǎm nay tức là chuẩn bị tổng phản công một cách thực tế. 3. Giải quyết vấn đề tiếp tế lương thực cho bộ đội và nhân dân có ǎn để đánh giặc. Việc tǎng gia sản xuất, dự trữ, cất giấu thóc gạo, tổ chức vận tải tiếp tế, đặc biệt việc vận động bán gạo cho Hồ Chủ tịch (đã có chỉ thị của Trung ương), cần phải có kế hoạch làm cho chu đáo và ráo riết. Đồng thời phải tích cực vận động và thực hành việc tiết kiệm gạo trong các cơ quan, các cuộc hội nghị ǎn độn ngô, sắn, khoai để dành gạo dùng trong lúc khó tiếp tế lương thực cho bộ đội và nhân dân, rất trọng yếu không những trong thu đông nǎm nay, mà còn cả cho cuộc chuẩn bị tổng phản công và tng phản công sau này nữa. Các đồng chí, Âm mưu của địch rất thâm độc, nhưng trước sau chúng cũng sẽ thất bại, khó khǎn của ta còn nhiều, nhưng do sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, nhất định ta sẽ vượt qua. Bởi vậy, mỗi người cộng sản chúng ta phải tích cực vận động quần chúng làm tròn những nhiệm vụ trên và phải tự mình xung phong làm gương cho quần chúng. Làm tròn những nhiệm vụ trên, thì trong chiến dịch thu đông này, nhất định ta sẽ thắng giặc. Chào tích cực chuẩn bị thu đông Ban thường vụ trung ương Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. *(Theo một tài liệu ở Bắc Kinh, từ tháng 4 tới tháng 9/1950, Bắc Kinh viện trợ cho VM 14,000 súng, 17,000 súng tự động, 150 cỗ pháo đủ loại, 2,800 tấn thóc, cùng nhiều đạn dược, thuốc men, quân phục và máy truyền tin; Jian 1993, tr.93. Một tài liệu khác ghi từ 1950 tới 1954, TH viện trợ hơn 155,000 súng, hơn 3000 pháo, cùng đạn dược, xe cộ, quần áo, lương thực, thực phẩm phụ, đồ dùng; (Trương Quảng Hoa, LQB, 2008:27) (53) Chen Jian, “China and the First Indo-China War, 1950-1954,” The China Quarterly 132 (March 1993), p. 93 [85-110]; Trương Quảng Hoa, “Cố vấn QS,” trong La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn Quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (N.X.B. Bắc Kinh: 2002), bản dịch tiếng Việt Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy (tài liệu nội bộ), 2008, tr.218. Xem thêm Võ Nguyên Giáp, Ðường tới Ðiện Biên Phủ (Hà Nội: NXBQÐND, 2001), tr. 14. Võ Nguyên Giap, CDTVV, 2001, tr..tr.350-351] (xem lại)

VSTK - 3427


1

2

2. 2 - CSVM tấn công đồn binh Pháp ở thị trấn Phủ Thông Hóa trên đường Thuộc địa số 3 (RC3)

Nguồn: http://patrianostra.forum-actif.eu/t45-l-humiliation-de-cao-bang Nguồn: http://l-echo-chons-patriot.bb-fr.com/t1371-la-bataille-de-phu-tong-hoa 3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Đồn binh Phủ Thông Hóa từ đầu do môt đơn vị của trung đoàn bộ binh thuộc địa số 1 trú đóng và trong quá khứ đã bị bộ đội CSVM tấn kích nhiều lần. Cuối năm 1946 trung đoàn số 3 lính Lê dương đến Hải Phòng tham chiến các trận đánh ở Nam Định, tham gia chiến dịch hành quân truy kích Léa vào tháng 10/1947. Sau đó nhiều tiểu đoàn của trung đoàn số 3 nầy được trợ lực thêm các tiểu đoàn quân Bắc Phi và lính đánh thuê người bản xứ ở Bắc Việt. để bố phòng giữ an ninh cho các đoàn xe tiếp vận của Pháp trên tuyến đường thuộc địa số 3 chính và phụ tiếp nối với đường thuộc địa số 4 (RC4) cho đồn binh Cao Bằng vì Pháp không có đủ đường không vận để cung ứng cho vấn để tiếp tế cho cứ điểm Cao Bằng. Kể từ năm 1948 nhưng cuộc tấn kích của bộ đội CSVM vào các đồn bót lẻ loi và phục kích các đoàn xe tiếp vận của Pháp càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và làm cho quân Pháp luôn luôn bận tâm đối phó. Vì thế, quân Pháp áp dụng chiến lược vòng đay bảo vệ các tuyến đường thuộc địa số 3 và số 4 (RC3 & RC4) bằng cách cho thiết đặt liên tiếp các đồn binh kiểm soát suốt dọc dường số 3 và số 4 mỗi đồn bót cách nhau không xa lắm do một tiểu đội khoảng 12 binh sĩ cùng với một chỉ huy canh giữ. Đoạn đường số 3 (RC3) và số 3 phụ (vòng qua Nguyên Bình) nối liền căn cứ quân sự Cao Bằng và Bắc Kạn, tất cả gồm có 7 đồn binh của Pháp cách khoảng nhau từ 15 đến 20 cây số và do quân đánh thuê Lê Dương trú đóng và trong số nầy có đồn Phủ Thông Hóa do lính đánh thê Lê Dương trú đóng và kiểm soát một phạm vi dài 90km bao quanh rừng rậm và đồi núi. Đồn binh nầy là một vị trí VSTK - 3428


1

2

3

4

5

6

then chốt. Từ tháng 04/1948, giao tranh trong phạm vi kiểm soát của đồn nầy càng lúc càng trở nên dữ dội và các cuộc tuần tiểu của quân Pháp trên đường bộ trên khoảng đường số 3 từ Bắc Kạn đến Cao Bằng luôn bị bộ đội CSVM quấy rối phục kích khiến cho cho vấn đề tiếp vận cho các đồn bót trở nên bế tắt và phải dùng đến phương cách không vận thả dù để tiếp tế.

Trận đánh đồn Pháp Phủ Thông Hóa 7

8

9

10

11

12

13

Vào cuối tháng 07/1948 đồn nầy bị 5 hoặc 6 tiểu đoàn thuộc trung đoàn thứ 72 bộ đội CSVM bao vây.qua chiến thuật giao thông hào và tiền pháo hậu xung để tấn công đồn gây thiệt hại trầm trọng cho quân Pháp đồn trú với 23 tử trận và 48 thương tích. Quân trú phòng đã phải cầm cự chống trả qua hai ngày đêm mới được quân Pháp từ căn cứ Cao Bằng đến tiếp viện và đẩy lui bộ đội CSVM. Kể từ tháng 10/1948, quận Pháp rút lui và bỏ ngõ đường Thuộc địa số 3.189 Về các trận đánh đường số 3 và đồn Phủ Thông Hóa, tài liệu hiên nay do CSVN phổ biến tóm lược như sau: CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG SỐ 3

(Tiến công, từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 12 tháng 12 năm 1948) VSTK - 3429


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

Thực hiện nhiệm vụ quân sự của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng từ ngày 15 đến 17 tháng 1 năm 1948 đề ra1, Bộ Tổng chỉ huy chủ trương mở chiến dịch đường số 3 nhằm mục đích “Bức địch rút khỏi Bắc Cạn và đường số 3”. Phương châm tác chiến là: “Tập trung lực lượng tiêu diệt các cứ điểm, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là đánh Phủ Thông, kết hợp phục kích trên đường giao thông, đánh quân tăng viện và tiếp tế của địch từ Bắc Cạn lên”. Trên địa bàn, quân địch đang chiếm đóng các vị trí: Ở thị xã Bắc Cạn hai đại đội; Phủ Thông một đại đội; Nà Pặc một đại đội; Ngân Sơn một đại đội; Bằng Khẩu hai trung đội; Tài Hồ Sìn một trung đội. Tổng số quân địch trên địa bàn chiến dịch tương đương ba tiểu đoàn. Địch thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc “Dùng người Việt đánh người Việt”, chúng mua chuộc, lôi kéo đồng bào các dân tộc và lập tề điệp làm lực lượng hậu thuẫn bảo vệ xung quanh các căn cứ đã chiếm được. Các cứ điểm xây dựng công sự kiên cố. Vũ khí trang bị đầy đủ và hiện đại hơn hẳn quân ta. Các vị trí của địch xây dựng khá vững chắc, nhưng cách xa nhau nên khi ta tiến công, chúng dễ bị chia cắt cô lập, khó ứng cứu được cho nhau. Lực lượng ta gồm: Trung đoàn địa phương Bắc Cạn có một tiểu đoàn 55 và một đại đội độc lập. Trung đoàn địa phương Cao Bằng (trung đoàn 74) gồm tiểu đoàn 71 và một đại đội độc lập. Hai tiểu đoàn chủ lực của Bộ (11 và 54)2, tiểu đoàn 45 mới cơ động từ Tây Bắc về, một đại đội công binh và một đại đội pháo binh của Bộ. Chiến dịch do Bộ Tổng chỉ huy chỉ đạo; Bộ chỉ huy Liên khu 1 chỉ huy, đồng chí Thanh Phong làm chỉ huy trưởng, đồng chí Lâm Kính làm chỉ huy phó. Từ phương châm “đánh điểm, diệt viện”, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết tâm “Tiêu diệt Phủ Thông - Bằng Khẩu và diệt viện binh từ Bắc Cạn lên”. Phân công nhiệm vụ các đơn vị, cụ thể như sau: Tiểu đoàn 11 phối hợp với đại đội Ba Bể và đại đội pháo binh 75mm của tiểu đoàn 410 tiêu diệt đồn Phủ Thông, tiểu đoàn 73 thuộc trung đoàn 74 tiêu diệt Bằng Khẩu và dùng một bộ phận quấy rối Ngân Sơn, tiểu đoàn 54 của Bộ và tiểu đoàn 55 thuộc trung đoàn 72 tiêu diệt viện binh địch từ Bắc Cạn lên. Ngoài ra, dùng các đại đội độc lập của trung đoàn 72 và đội biệt động của ban tình báo Liên khu 1 quấy rối Nà Pặc, Bắc Cạn và phục kích Đèo Giàng. Địa hình khu vực chiến dịch rừng rậm núi cao, đường số 3 độc đạo với nhiều đèo dốc hiểm trở, thuận lợi cho ta đánh phục kích, khó khăn cho việc cơ động binh, hoả lực của cả hai bên. Đây là vùng dân tộc ít người, thưa thớt và rất nghèo, nên ta không có điều kiện giải quyết “hậu cần tại chỗ” đảm bảo cho chiến dịch. Thời tiết khí hậu trong vùng khắc nghiệt, dễ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đánh dài ngày bộ đội sẽ ốm đau nhiều. Trong năm tiểu đoàn tham gia chiến dịch có hai tiểu đoàn (11 và 54) đã được bổ sung quân số, vũ khí tương đối khá và có thời gian đắp sa bàn chiến dịch để luyện tập. Các đơn vị khác mới được điều đến, chưa có điều kiện huấn luyện kỹ, lại có nhiều chiến sỹ mới. Chiến VSTK - 3430


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

dịch tuy không có cơ quan chính trị chuyên trách nhưng các đơn vị đã chủ động tiến hành công tác thành trì trước chiến dịch, động viên được bộ đội tất cả đều rất hăng hái thi đua giết giặc lập công, sẵn sàng lấy súng địch đánh địch. Về lương thực, việc bảo đảm của Chi cục Quân nhu có khó khăn vì thu mua trong dân được không đáng kể, đường sá khó khăn, nhân công thiếu nên chỉ vận chuyển được một số đến Bản Thi. Tổ chức nắm địch, vì thiếu người và phương tiện nên chỉ nắm được tình hình địch từ Nà Pặc đến Bắc Cạn. Thực tế chiến dịch tiến hành theo ba đợt. Đợt 1 (từ ngày 25 tháng 7 đểu 27 tháng 7). Ngày 24 tháng 7, các đơn vị đã tới địa điểm quy định, ngày 25 bắt đầu nổ súng (so với kế hoạch chậm 10 ngày). Mục tiêu tiến công đầu tiên là tiêu diệt vị trí Phủ Thông để mở màn chiến dịch. 18 giờ 30, hoả lực của pháo binh bắn dồn dập vào cứ điểm, sau đó bộ binh đột nhập vào. Pháo của tiểu đoàn 410 bắn sập một phần khu thông tin, phá hỏng một số tường, rào, giao thông hào bao quanh cứ điểm. Tiểu đoàn 11 do đồng chí Vũ Yên chỉ huy chia thành hai mũi tiến công vào đồn. Mũi thứ nhất - đại đội 245 do đại đội trưởng Nguyễn Văn Thuần chỉ huy - tiến công vào hướng cổng chính; bị địch tập trung hoả lực bắn ra dữ dội, bộ đội thương vong nhiều, không tiến lên được. Ta tập trung súng bắn yểm trợ cho mũi thứ hai - đại đội 243 do đại đội trưởng Đào Đình Luyện chỉ huy - tiến công từ phía bên phải; bộ đội cắt hàng rào kẽm gai, phá hàng rào tre nứa, bắc thang xung phong qua tường trình. Hai chiến sĩ đầu tiên trèo lên bị trúng đạn của địch, hy sinh; người thứ ba lên tiếp, địch hoảng sợ bỏ chạy, tổ xung kích xung phong lên chiếm “đầu cầu”, đại đội xung phong vào đồn. Bộ đội ta dùng lựu đạn, lưỡi lê, mã tấu, mác búp đa đánh giáp lá cà, vật lộn tranh chấp với địch từng gian nhà, từng ụ súng. Địch dựa vào công sự và hoả lực mạnh cố thủ và kiên quyết chống trả, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của quân ta. Trong khi đó, bộ đội ta lần đầu tiên dùng cách đánh cường tập để công đồn nên không khỏi lúng túng. Cán bộ cấp trung đội, đại đội vì quá ham chiến đấu, gặp nơi nào khó liền xông vào giải quyết nên quên mất vai trò bao quát của người chỉ huy. Chiến sĩ phần lớn tự động đánh giặc, thiếu hiệp đồng chặt chẽ. Vì vậy, mặc dù rất dũng cảm nhưng ta vẫn không sớm tiêu diệt được địch. Gần nửa đêm (sau 4 giờ chiến đấu), quân ta chỉ chiếm được 3 phần 4 đồn do còn một tiểu đội địch cố thủ trong hầm ngầm chống trả quyết liệt. Vũ khí ta kém, trong tay không còn lực lượng dự bị nên 23 giờ tiểu đoàn trưởng phải ra lệnh lui quân. Kết quả: Ta đã tiêu diệt đại bộ phận quân địch trong đồn, trong đó có tên đồn trưởng và đồn phó. Diệt 100 lính lê dương, thu được năm trung liên Bơ-ren, một Tôm-sơn, một Các-bin, hai Sy-ten và 10 súng trường. Ta hy sinh 43 người (không lấy được tử sĩ), bị thương 50, mất 18 súng trường, một Tôm-sơn, một Bơ-ren. Phía Bằng Khẩu, vì tiếp tế khó khăn, bộ đội vận động chậm, 1 giờ ngày 26 tháng 7 mới tới vị trí. 3 giờ bắt đầu tiến công; bộ đội đang VSTK - 3431


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

đánh bộc phá để phá hàng rào thì trời sáng nên phải rút. Kết quả chỉ đốt được một vài ngôi nhà của bọn phản động, thu được một súng trường và ba súng kíp. Phía đường số 3: 2 giờ ngày 26 tháng 7, bốn xe chở một trung đội địch tới gần trận địa phục kích của ta, nhưng chúng nghi ngờ nên lại rút. Đến 10 giờ 25 phút, tám xe chở khoảng một đại đội lên tiếp viện cho Phủ Thông. Vì để lộ nên ta chỉ đánh được trung đội tiền vệ của địch. Kết quả, ta thu được ba súng, 100 viên đạn, phá một cối 60mm, diệt và làm bị thương 6 tên. Bên ta hy sinh 43 người, bị thương tám người và mất ba súng trường. Cùng đêm 25 tháng 7, ta tiến hành quấy rối Ngân Sơn, Nà Pặc. Riêng Bắc Cạn, do Phủ Thông bị đánh, địch ở đây đã chuẩn bị đối phó nên sang đêm 26 ta mới thực hiện được việc đột nhập quấy rối. Sau đêm 25 tháng 7, vì không liên lạc được với nhau nên địch tưởng đã mất Phủ Thông, chúng rất lo sợ và dè dặt. Sáng 27 tháng 7, địch cho máy bay lên trinh sát, hai giờ sau hai chiếc lên thả 11 dù tiếp tế, đồng thời chúng dùng 30 xe chở hai đại đội từ Cao Bằng xuống tiếp viện. Tối 28 mới đến Bằng Khẩu, sáng 29 tháng 7 mới tới Phủ Thông. Ngày 27 tháng 7, Bộ chỉ huy chiến dịch lệnh cho tiểu đoàn 11 đánh Phủ Thông lần thứ hai, nhưng lệnh không dứt khoát nên tiểu đoàn 11 chỉ cho một trung đội và một Badôka đến quấy rối. Ta bỏ lỡ thời cơ đánh quân tiếp viện từ Cao Bằng xuống. Đợt một của chiến dịch kết thúc. Đợt 2 (từ 28 tháng 7 đến 6 tháng 8 năm 1948).

25

26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Địch tăng quân cho các cứ điểm: Phủ Thông, Bằng Khẩu, Ngân Sơn; tạm ngừng việc lùng sục ra xung quanh, tăng cường canh gác. Về phía ta: tình trạng cung cấp thiếu thốn chưa khắc phục được, mặc dù đã dùng một bộ phận bộ đội đi vận chuyển. Bởi vậy, Bộ chỉ huy chủ trương phát động công tác phá hoại giao thông trên trục đường 3 và tổ chức bắn máy bay để triệt đường tiếp tế của địch. Nhiệm vụ của các đơn vị phân công cụ thể như sau: Trung đoàn 72 phục kích, đánh địa lôi và phá hoại đoạn từ Nà Pặc đến Bắc Cạn. Tiểu đoàn 11 và 54 dùng bộ phận nhỏ quấy rối Bắc Cạn và Phủ Thông, còn đại bộ phận trở về Chợ Rã chuẩn bị đợt tiến công mới. Tiểu đoàn 45 bảo vệ pháo binh và chuẩn bị cho đợt 3. Kết quả: ta chỉ phá hoại được một ít trên đường số 3, các nơi khác không thực hiện được kế hoạch. Đợt 3 (từ ngày 7 đến 12 tháng 8 năm 1948).

38

39 40 41 42 43 44 45

Trong hai ngày 8 và 9 tháng 8, địch đã khắc phục, mở thông được đường số 3. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ: Trung đoàn 72 phục kích đánh địch, phá hoại đoạn đường Bắc Cạn - Phủ Thông. Tiểu đoàn 45 và 11, quấy rối Phủ Thông, phục kích đoạn Nà Pặc - Phủ Thông. Trung đoàn 74 tập kích tiêu diệt Bằng Khẩu. Tiểu đoàn 54 về Phiêng Môn sẵn sàng làm nhiệm vụ bao vây Phủ Thông và phục kích đoạn Bắc Cạn - Phủ Thông. VSTK - 3432


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

39 40 41 42 43 44 45

Thực hiện kế hoạch trên, tiểu đoàn 73 của trung đoàn 74 tập kích tiêu hao địch tại Bằng Khẩu, diệt được 20 tên, thu một số súng trường. Các đơn vị khác chỉ phá hoại được một số đoạn đường và tiêu hao được một số ít quân địch khi chúng đi tuần tiễu. Bộ đội ốm đau nhiều, việc vận chuyển hậu cần rất khó khăn. Chiến dịch kết thúc ngày 12 tháng 8 năm 1948. Chiến dịch đường số 3 là một trong ba chiến dịch tiến công đầu tiên của quân đội ta, vì vậy không tránh khỏi sự ấu trĩ trong nghệ thuật chỉ đạo và chỉ huy chiến dịch. Tuy chưa diệt gọn được cứ điểm Phủ Thông, nhưng đây là trận tiến công cứ điểm đầu tiên bằng sự hiệp đồng giữa pháo binh và bộ binh đánh cường tập. Vì vậy, qua chiến dịch cán bộ, chiến sĩ đã rút được nhiều kinh nghiệm tốt cho các trận tiếp sau. Chiến dịch còn bộc lộ khá nhiều khuyết, nhược điểm: Mục đích chiến dịch đề ra là bức địch rút khỏi Bắc Cạn, đường số 3 là quá cao so với nhiệm vụ chiến lược của giai đoạn “tích cực cầm cự” và so với tương quan lực lượng giữa ta và địch. (Ta năm tiểu đoàn, địch ba tiểu đoàn, nhưng được trang bị mạnh hơn ta gấp nhiều lần, lại cố thủ trong căn cứ kiên cố). Phương châm “đánh điểm, diệt viện” của Bộ tư lệnh chiến dịch đề ra là hoàn toàn đúng đắn, khoa học, nhưng bộ đội không thực hiện được cả ở khâu quán triệt tư tưởng quân sự và khâu thực hành chiến đấu; do đó đánh được điểm nhưng không diệt được viện, nghĩa là nhiệm vụ chủ yếu nhất để diệt sinh lực địch không thực hiện được. Hướng chiến dịch lấy đường số 3 là đúng, nhưng trọng điểm ở đâu thì lại không rõ, nên bộ đội phân tán, đánh lung tung. Khuyết điểm nổi bật trong tổ chức chiến dịch là chưa thực hiện được sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, nên không có cấp uỷ để chỉ đạo chiến dịch, không có cơ quan chính trị để lãnh đạo tư tưởng bộ đội, chưa biết liên hệ chặt chẽ với cấp uỷ và chính quyền địa phương để huy động khả năng của nhân dân phục vụ chiến dịch, do đó khâu hậu cần tiếp tế gặp khó khăn lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức chiến đấu của bộ đội. Về chỉ huy không nắm được đơn vị. Lực lượng, trình độ, khả năng của bộ đội và trang bị có thể diệt được Phủ Thông, Bằng Khẩu và một vài điểm phục kích lớn; nhưng vì sử dụng lực lượng thiếu tập trung (cả bộ binh và pháo cối), nên không dứt điểm được trận nào. Không kịp thời rút kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu để linh hoạt điều chỉnh lại lực lượng, nhất là sau đợt 1 khi tác chiến đã ít kết quả. ________________ 1.Hội nghị đã chỉ rõ nhiệm vụ quân sự là: “... Phá tan cuộc tiến công mùa đông 1948 của địch. Đánh đuổi địch ra khỏi Việt Bắc, trước hết là Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai...(tiêu diệt sinh lực địch, thực hiện phản công đánh những trận tiêu diệt chiến để rèn luyện bộ đội. Kiên quyết giành chủ động chiến thuật, tiến tới giành chủ động chiến lược bộ phận...) 2.Từ tháng 6 năm 1948, tiểu đoàn 36 đổi phiên hiệu thành tiểu đoàn 11; trung đoàn 17 đổi thành trung đoàn 308. VSTK - 3433


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

3.Đồn Phủ Thông nằm ở phía Bắc thị xã Bắc Cạn 20 km, do một đại đội và một trung đội trợ chiến thuộc trung đoàn lê dương số 3 chiếm giữ; được trang bị nhiều súng cối, đại liên do tên đại uý Các-đi-nan làm đồn trưởng, trung uý Sát-lốt-tông đồn phó. Sau hai lần bị ta tập kích trước đây (ngày 30 tháng 11 năm 1947 và 12 tháng 3 năm 1948), đồn Phủ Thông được xây dựng thành cứ điểm vững chắc, có rào dây kẽm gai, nhiều lớp rào tre nứa và tường thành trình bằng đất cao hơn đầu người bao quanh. Đồn có nhiều dãy nhà gạch, với những ụ súng, lô cốt, hầm ngầm kiên cố. 4.Về trận đánh đồn Phủ Thông, trong cuốn “Chiến đấu trong vòng vây” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân và Nxb Thanh niên 1995) tr.267 có đoạn viết: “Gần đây tình cờ tôi được đọc cuốn sách của Pháp mới xuất bản năm 1992, trong đó tác giả viết khá chi tiết về trận Phủ Thông. Đồn Phủ Thông do đại đội 2 của trung đoàn lê dương số 3 bảo vệ. Quân số gồm 102 người. 19 giờ 30 phút ngày 25 tháng 7 năm 1948, bất thần một trận hoả lực trút xuống đồn. Đạn súng cối, những tràng liên thanh, pháo 75mm bắn thẳng làm tê liệt quân phòng thủ. Hàng rào và cửa lô cốt phía tây bị phá vỡ, bố trí phòng thủ nhanh chóng bị rối loạn. Ngay giờ đầu, đại uý đồn trưởng và trung uý đồn phó đều bị tử thương. Bộ đội Việt Nam hò hét xung phong chiếm các khu 1, 2, 3; chỉ còn khu 4 là chống cự trong tình trạng tuyệt vọng. Đại đội đã bị loại khỏi vòng chiến đấu một nửa quân số (14 chết, 33 bị thương). Riêng về lực lượng tiến công của ta, tác giả viết: gồm 5, 6 tiểu đoàn với hơn 3.000 người trong khi đó, quân số của tiểu đoàn 11 không quá 400 người. Trận đánh không thành công trọn vẹn, nhưng đã mang lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm và một niềm tin mới: nếu chuẩn bị đầy đủ hơn thì đã tiêu diệt được đồn địch. Cũng phải thấy rằng trong một trận thí điểm, lẽ ra ta nên chọn một mục tiêu phù hợp hơn với trình độ tác chiến của bộ đội ta. Tiểu đoàn 11 được nhận danh liệu “Tiểu đoàn Phủ Thông”. Tiểu đoàn đã mở đầu cho truyền thống đánh cứ điểm của quân đội ta và trở thành một đơn vị đánh cứ điểm nổi tiếng sau này”. (Nguồn : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24429.10.html).

3 - Thượng du rừng núi hay Châu thổ đồng bằng? Từ tháng 06/1949, tướng Lục quân của thực dân Pháp đã có lý do vững để đề nghị quân viễn chinh Pháp ở Bắc Việt rút lui và bỏ ngõ các đồn bót trên đường Thuộc địa số 4 (RC4) bao gồm căn quân sự quan trọng Cao Bằng. Như đã được đề cập ở phần trên, theo chỉ thị hướng dẫn ngày 30/06/1949 của tướng Blaizot thì tiến trình di tản sẽ được thi hành qua 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhứt từ 01/07/ đến 10/09/1950 hành quân càng quét và bình định vùng đồng bằng phía Bắc sông Hồng rồi rút quân khỏi Bắc Kạn; kế đến là giai đoạn thứ 2 từ 10/09/1949 đến 10/10/1949 VSTK - 3434


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

hành quân đánh chiếm Thái Nguyên trước rồi mới di tản khỏi các đồn binh ở Cao Bằng và Đông Khê.

Giai đoạn di tản thứ nhứt “ tiến chiếm vùng châu thổ ở phía Bắc ngạn sông Hồng” khởi phát ngay sau khi 7 tiểu đoàn lính viễn chinh Pháp tăng viện được đưa ra Bắc Việt. Chiến dịch bắt đầu kể từ ngày 13/07/1949 vào mùa mưa và gọi là chiến dịch hành quân “Bastille”. Một lực lượng quân binh Pháp trang bị khá mạnh khoảng 6 tiểu đoàn dưới quyền chỉ huy của một đại tá vượt sông Đuống (Canal des Rapides) tiến chiếm Đa Phúc, Bắc Ninh, Phủ Lạng Thương và Đáp Cầu. Kể từ đầu tháng 08/1949, đoàn quân Pháp nầy lo tảo thanh bình định các vùng nằm trong tứ giác cầu sông Đuống, Đa Phúc, Kép, Thất Tự /Phả Lại190 rồi đặt quân đóng chốt. Bộ đội CSVM

23

VSTK - 3435


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

chống cự rất yếu ớt trong chiến dịch Bastille nầy.191 Giai đoạn di tản thứ 2 qua chiến dịch Canigou từ 18/08 đến 15/09/1949 tiến chiếm và bình định hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Bộ đội CSVM vào những ngày cuối cùng của chiến dịch nầy mới chịu đã tung ra một trung đoàn bộ đội của mình để chống trả với quân Pháp ở phía Bắc Vĩnh Yên và trận chiến kéo dài nhiều ngày. Trong hai vùng chiến dịch Bastille và Canigou, các cuộc hành quân bình định sau khi tiến chiếm cũng có gần 6 ngàn quân binh của Quốc Gia Việt Nam tham dự bên cạnh với quân viễn chinh thực dân Pháp. Chương trình bình định của Pháp bao gồm thành lập dân quân tự vệ, thiết đặt các đồn bót mới, tu sửa đường sá, sông ngòi và đắp đất ngăn rào bao quanh bảo vệ các địa điểm quan trọng giống như đã làm ở miền miền Nam Việt Nam (Cochinchine). Trong giai đoạn của hai chiến dịch Bastille và và Canigou, ở miền thượng du, quân binh các đồn bót nằm về phía Đông đường Thuộc địa số 4 chung quanh xã Phước Hòa đều được triệt thoái hết về căn cứ Cao Bằng từ cuối tháng 07/1949 mà không trở ngại nào từ phía bộ đội CSVM. Tiếp theo, Bắc Kạn, cũng bị bỏ ngõ từ đầu tháng 08/1949 rồi đến Nguyên Bình vào cuối tháng 08/1949, cùng chung số phận với đoạn đường Thuộc địa số 3 từ Bắc Kạn đến Cao Bằng.192 Do đó CSVM đã thừa cơ hội nầy tiến chiếm “giải phóng” thị xã Bắc Kạn trong lúc quân pháp bận rộn lo thi hành 2 chiến dịch Bastille và Canigou: Giải phóng thị xã Bắc Kạn193

24

25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

Một mặt do bị quân ta đánh liên tiếp trong các chiến dịch Đường số 3, Đường số 4, chiến dịch Đông Bắc và mặt khác, để thi hành kế hoạch phòng ngự biên giới có trọng điểm của Rơve, tử hạ tuần tháng 7-1949, Bộ chỉ huy quân Pháp bắt đầu cho quân rút khỏi một số nơi. Ngày 9-8-1949, địch rút khỏi thị xã Bắc Kạn, tiếp đó, ngày 10-8, chúng rút khỏi đồn Phủ Thông, ngày 13-8, chúng bỏ Nà Phạc, Ngân Sơn. Nhận được tin báo, tiểu đoàn tập trung của Trung đoàn 72 đang ở thị trấn Đu (ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Thị trấn Đu nằm tại trung tâm địa lý của huyện Phú Lương và kéo dài theo chiều bắc-nam, dọc theo quốc lộ 3. Quốc lộ 3 là tuyến đường bắt đầu từ cầu Đuống qua các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng đến cửa khẩu Tà Lùng/Cao Bằng) được lệnh của Bộ Tổng tư lệnh gấp rút lên đường truy kích.

Tối ngày 17-8, quân ta đánh vào Bằng Khẩu, thì sáng hôm sau, chúng rút hết về Cao Bằng. Ta truy kích phá 30 xe, diệt và làm bị thương gần 100 tên. Bắc Kạn là thị xã đầu tiên được giải phóng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. VSTK - 3436


1 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27 28 29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Thị xã Bắc Kạn được giải phóng đánh dấu thắng lợi quan trọng của quân và dân ta. Căn cứ địa kháng chiến được củng cố và mở rộng.

Giai đoạn thứ 2 của kế hoạch di tản “bỏ trống căn cứ quân sự Cao Bằng của tướng Rivers không được Cao ủy Đông Dương Pigneau đồng ý và theo Pigneau thì phải bám trụ Cao Bằng để lôi kéo và các sắc tộc Thổ và Nùng ở miền Thượng Du Bắc Việt và mặt khác nên nới rộng việc chiếm cứ và kiểm soát miền châu thổ Bắc Việt, ngưng ngay việc di tản khỏi Cao Bằng, giành ưu tiên cho các cuộc hành quân bình định các vùng địa thế đồng bằng Bắc Việt có lợi ích. Thủ tướng Pháp vội vã thay thế tướng Blaizot- người cùng phe với tướng Tham mưu trưởng Lục quân Pháp Revers và vào ngày 02/09/1949 cử tướng Carpentier thay thế. Tướng Alessandri, người cùng quan điểm với Cao Ủy Pignon, được cắt cử giữ chức tổng tư lệnh quân sự Bắc Việt và tướng Lorillo, tổng tư lệnh quân sự Trung Việt và Nam Việt. Tất cả những sự thay đổi các chức sắc cao cấp nầy diễn ra là hậu quả thực tế của chiều hướng chống đối kế hoạch di tản của tướng tổng tư lệnh Lục quân Revers của nước Pháp và điều nầy cũng có nghĩa là chiến lược hành quân của tướng Alessandri bám trụ căn cứ quân sự Cao Bằng và tiến chiếm hoàn toàn vùng châu thổ Bắc Việt được ưu chọn hơn là chiến lược rút lui của tướng Blaizot.194 3.1- Chiến dịch Lê Lợi của CSVM và cuộc hành quân càng quét Diabolo của Pháp ở Bắc Việt Sau khi giải quyết nguy cơ loạn giặc tàn binh của THQDĐ ở vùng biên giới Việt-Hoa, tướng Alessandri liền mở ngay cuộc hành quân Diabolo để thực hiện kế hoạch tiến chiếm vùng châu thổ và để nới rộng vòng đai kiểm soát đường Thuộc địa số 5 trãi dài xuống đến sông Luộc (còn gọi là sông Phú Nông . Pháp gọi là: Canal des Bambous. Đây là một phân lưu của Sông Hồng tách ra phía dưới thị xã Hưng Yên khoảng 10 km, nối với sông Thái Bình, dài 72,4km ở Quý Cao.)

Ngày 22/12/1949, quân Pháp tiến vào tỉnh Hưng Yên, thiết đặt hàng chục đồn bót, tổ chức dân quân tự vệ nơi các làng mạc mà không gặp phải một sức kháng cự nào. Ngày 15/01/1950, tiến chiếm Huyện Tiên Lãng ở phía Đông-Nam tỉnh Hải Dương, đặt thêm các đồn bót dọc theo hữu ngạn sông Hồng và chủ động kiểm soát lưu vực sông nầy từ Hà Nội ra đến cửa biển.195 Trong khi quân Pháp ở Bắc Việt tiến quân chiếm cứ vùng châu thổ Bắc Việt thì bộ đội CSVM lại tấn công các miền thượng du ở phía Nam sông Hồng. Kề từ tháng 11/1949, Võ Nguyên Giáp đã khởi động VSTK - 3437


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

rộng rãi chiến dịch tấn công mùa Xuân và dự trù tái lập các tuyến đường liên lạc nối liền Trung Việt vóc các căn cứ mật khu thu hẹp ở Việt Bắc. Sau khi thành lập xong các đơn vị dân quân du kích địa phương, bộ đội chính quy của CSVM đã được thành lập từ từ cấp tiểu đoàn lên đến hơn 30 p trung đoàn chủ lực để tham gia vào trận công kích mới được đặt tên là Chiến dịch Lê Lợi bao trùm từ Lào Kay ra đến biển và vùng biên giới Việt-Lào. Chiến dịch nầy của CSVM hầu như chỉ nhắm hoàn toàn vào vùng thượng du trên nhiều hướng. Tuy nhiên, bộ tham mưu của họ lại dồn nổ lực chính yếu bao vây các vùng lãnh địa ở phía Bắc và phía Nam tỉnh Hòa Bình và do tướng Hoàng Sâm chỉ huy. Hầu hết các đồn bót của Pháp trong khu vực Mộc Châu-Hòa Bình và ở thung lũng sông Mã đều bị bộ đội CSVM triệt hạ hay bó buộc phải di tản bỏ trống. Chiến dịch Lê Lợi thâu hái thành quả là giải tỏa một hành lang rộng 50 cây số, nối liền Yên Bái và Phủ Nho Quan và hoàn toàn kiểm soát tuyến giao thông đường bộ Mộc Châu-Thanh Hoa, cắt đứt, cô lập hóa miền thượng du sắc tộc Thái với miền đồng bằng.195bis Tài liệu của CSVN hiện nay tóm lược chiến dịch Lê Lợi như sau: CHIẾN DỊCH LÊ LỢI196

18

(Tiến công, từ ngày 25 tháng 11 năm 1949 đến ngày 30 tháng 1 năm 1950)1

19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 13 tháng 9 năm 1949, Bộ Tổng tư lệnh hạ mệnh lệnh giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Liên khu 3 mở chiến dịch tiến công vào phân khu Hoà Bình nhằm mục đích: Chọc thủng hành lang đông - tây của địch; đánh thông đường liên lạc của ta giữa Việt Bắc với miền xuôi (Liên khu 3,4); tiêu diệt sinh lực địch, phá khối ngụy binh Mường tại vùng Bình - Đường số 6. Hoà Bình là vùng rừng rậm núi cao, ở phía tây Bắc Bộ, cách Hà Nội 75 ki-lô-mét. Phía tây là dãy núi Trường Sơn, phía đông có dãy Ba Vì, giữa hai dãy núi là vùng rừng rậm với nhiều đồi liên tiếp và cánh đồng Vĩnh Đồng, huyện Lương Sơn khá rộng. Đường bộ có ba tuyến: Đường số 6 từ ngã tư Xuân Mai lên Hoà Bình, Chợ Bờ, Sơn La. Đường 12 từ Nho Quan qua Vụ Bản sang Hoà Bình. Đường 21 từ Sơn Tây qua ngã tư Xuân Mai đi Chi Nê. Đường thuỷ có sông Đà thông với sông Hồng ở Trung Hà, Sơn Tây, ngược lên Hoà Bình, Chợ Bờ, là dòng sông lớn nước sâu, chảy xiết. Nhưng cả đường thuỷ và bộ đều là đường độc đạo bị rừng núi bao bọc. Thời tiết hai mùa rõ rệt, mùa mưa lũ (hè - thu) và mùa khô (thu - đông). Dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc, đông nhất là người Mường, sống thưa thớt, nghèo và lạc hậu. Với chính sách thực dân, địch đã xây dựng đội quân ngụy Mường khá đông đảo, nhưng lính Mường nhát, dễ dao động. VSTK - 3438


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

Tại phân khu Hoà Bình, lực lượng địch có tiểu đoàn 1 trung đoàn 5 lê dương, 12 đại đội ngụy Mường và lính lang (trong số này có 80 phần trăm là ngụy Mường) có hai pháo 105 mm, 20 cối và nhiều vũ khí bộ binh; tổ chức thành bảy tiểu khu với 28 vị trí đồn bốt. Các tiểu khu: Thị xã Hoà Bình, Cao Phong, Vụ Bản, Chợ Bờ, Toàn Thắng, Mai Hạ và Tu Vũ, bố trí dọc đường 6 từ Đồng Bến tới Suối Rút, dọc đường 12 từ Vụ Bản tới Hoà Bình. Các vị trí cách nhau từ 5 đến 10 ki-lô-mét, đoạn Chợ Bờ - Hoà Bình cách nhau xa hơn. Binh lính chủ quan, lơ là, công sự sơ sài, ghép gỗ đổ đất, nhà tranh, có giao thông hào, xung quanh có hàng rào tre bao bọc, thỉnh thoảng có gài mìn và cắm chông, đào hào đề phòng lực lượng ta. Một số vị trí lô cốt xây gạch như Vụ Bản, Hoà Bình, Chợ Bờ dựa vào đồn lính khố xanh cũ. Địch ở đây chủ yếu lấy trung đội làm đơn vị chiếm đóng. Một số vị trí có hai trung đội hoặc một đại đội; phần lớn là lính ngụy và lính lang, chỉ có một số chỉ huy là người Âu - Phi. Riêng thị xã Hoà Bình có một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 5 lê dương. Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm có ba trung đoàn chủ lực (9, 66 và 209); hai trung đoàn địa phương (12 và 48) và tiểu đoàn 930 của Liên khu 10; một tiểu đoàn và hai đại đội pháo binh (tiểu đoàn 750 trung đoàn 66 và hai đại đội thuộc trung đoàn 9 và 209); ba đại đội công binh thuộc các trung đoàn chủ lực. Ngoài ra còn bộ đội địa phương, dân quân du kích và hàng nghìn dân công phục vụ. Bộ chỉ huy chiến dịch: Tư lệnh chiến dịch: Hoàng Sâm (nguyên Tư lệnh Liên khu 3), Chính ủy: đồng chí Lê Quang Hoà (Chính ủy Liên khu 3), Phó tư lệnh: Lê Trọng Tấn (trung đoàn trưởng 209) và một đồng chí trong Bộ tư lệnh liên khu 4 (đầu tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh chuẩn bị chiến dịch Lê Lợi và quyết định về thành phần Bộ chỉ huy như đã nêu. Nhưng đến cuối tháng 11, trước giờ nổ súng của chiến dịch, đồng chí Văn Tiến Dũng được chỉ định thay đồng chí Lê Quang Hoà làm chính ủy)2. Phương châm tác chiến chiến dịch là: Đối với chủ lực, tập trung lực lượng đánh nhanh, giải quyết nhanh những vị trí chính của địch trong phạm vi Hoà Bình, Tu Vũ, Xuân Mai, Suối Rút. Chặn tiếp viện trên dọc sông Đà và đường số 6. Các đại đội độc lập và lực lượng vũ trang địa phương tổng phá ngụy quyền, phá xứ Mường tự trị; phát triển ngụy vận, phá khối ngụy Mường; thành lập chính quyền ta, phát động chiến tranh nhân dân, mở rộng cơ sở cách mạng trong xứ Mường. Quyết tâm của Bộ chỉ huy chiến dịch là: Phân tán các trung đoàn chủ lực thành ba mặt trận để tiến công tiêu diệt các vị trí: Đồng Hến, Gò Bùi, Suối Rút, Mỏ Hẽm, Chợ Bờ trên đường 6; Ta-nê, Nghẹ trên đường 12. Thực hiện “chỉ đạo thống nhất, chỉ huy độc lập từng mặt trận”. Trước chiến dịch, từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 25 tháng 11, Bộ chỉ huy chiến dịch tổ chức nhiều cuộc họp quán triệt nhiệm vụ và soạn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức Ban chuẩn bị chiến VSTK - 3439


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

trường của Bộ chỉ huy chiến dịch và các mặt trận; chỉ huy các cấp tiến hành trinh sát thực địa, điều tra tình hình địch, địa hình. Bộ đội tiến hành huấn luyện các khoa mục: Bộ binh đánh điểm, phục kích, tao ngộ, đánh đêm. Các đơn vị đắp sa bàn các vị trí được phân công đánh để luyện tập. Tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa bộ binh và các binh chủng. Công binh tập dọn mìn, chôn mìn, cắt dây thép gai bí mật, đánh bộc phá phá hàng rào dọn đường cho bộ binh. Pháo binh tập bắn đạn thật để điều chỉnh cho chính xác, tập bắn yểm hộ cho bộ binh xung phong. Các đơn vị đều học và tập hành quân, trú quân ở vùng rừng núi, chống quân nhảy dù, xe tăng, xe lội nước của địch và cách bắn máy bay bằng súng trường. Công tác chính trị: Thực hiện “Tam đại dân chủ”3 quán triệt nhiệm vụ chiến dịch, các đơn vị, cá nhân hăng hái xung phong và đăng ký thi đua lập công. Tổ chức công tác chính trị trong hành quân, trú quân, đặc biệt chú trọng giáo dục công tác dân vận và địch vận cho bộ đội vì dân vùng này trình độ giác ngộ còn thấp, ngụy binh Mường cầu an, sợ chết, dễ tan rã. Chuẩn bị hậu cần: Hậu cần, chăm lo đời sống bộ đội. Đặt ba trạm tiếp tế, cụ thể: khu A ở Chợ Bến - Chợ Đồi, tiếp tế cho các đơn vị hoạt động trên đường số 6 và 21. Khu B ở Nho Quan, tiếp tế cho bộ đội hoạt động dọc đường 12 đi Vụ Bản. Khu C ở Quảng Tế và Xóm Biện, tiếp tế cho bộ đội hoạt động dọc phía tây đường 12. Tổng cộng 2.442 tấn gạo, 144 tạ muối, 61 tạ cá, 15 tạ đường, 22 tạ vừng và một số lợn, gà, vịt. Ngoài ra các đơn vị còn tổ chức đội tiếp tế rau và hoa quả tươi đưa lên mặt trận. Vũ khí chuẩn bị đủ cho chiến đấu đợt 1 và một phần đợt 2. Thông tin liên lạc: Liên lạc chạy chân 258 người, tổ chức thành nhiều trạm từ Bộ chỉ huy chiến dịch tới sở chỉ huy các trung đoàn và các đơn vị. Vô tuyến điện có bảy máy chia thành hai mạng: Các trung đoàn với Bộ chỉ huy chiến dịch, Bộ chỉ huy chiến dịch với Bộ Tổng tư lệnh. Hữu tuyến điện có 45 máy điện thoại, bảy tổng đài và 140 ki-lô-mét dây, chia thành hai mạng từ sở chỉ huy trung đoàn tới tiểu đoàn. Riêng trung đoàn 66 mắc dây tới sở chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến dịch, còn các trung đoàn 9 và 209 ở xa nên không mắc. Chiến dịch chia làm hai đợt: Đợt 1 (từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 25 tháng 12 năm 1949):

36

37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Trên mặt trận đường số 6, Chiến dịch được mở màn bằng trận đánh diệt gọn vị trí Gốt ở nam đường 6 bằng nội ứng. Ngay sau đó ngày 25 tháng 11, trung đoàn 66 (thiếu một tiểu đoàn) chia thành hai bộ phận: tiểu đoàn 456 đánh kỳ tập vào vị trí Mát nhưng không thành công. Ngày 25 tháng 11, tiểu đoàn 567 cùng với một tiểu đoàn pháo và một trung đội công binh diệt gọn vị trí Đồng Bến và phá sập hai cầu. Ngày 27, địch tăng 1.300 quân lên khu vực Xuân Mai. Tiểu đoàn 567 cơ động về Miếu Môn chặn địch trên đường 21. Ngày 2 tháng 12, địch cho một trung đoàn lập vị trí Đầm Huống ở nam đường 6, đồng thời lập 1.000 quân cơ động (có hai phần ba là Âu VSTK - 3440


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31

32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

Phi), hai pháo 105mm tập trung ở Xuân Mai, Đồng Bái. Ngày 25 tháng 12, tiểu đoàn 567 và tiểu đoàn pháo tiến công tiêu diệt vị trí Đầm Huống. Trên mặt trận sông Đà: 16 giờ ngày 25 tháng 11, trung đoàn 209 tiến công và bao vây Mỏ Hẽm, Suối Rút đến sáng 28 thì tiêu diệt hai vị trí. Từ 23 đến 28, để cứu nguy, địch phải dùng máy bay đánh phá, thả dù tiếp tế và đưa lực lượng lên đóng lại vị trí Mỏ Hẽm và tăng viện cho Chợ Bờ một tiểu đoàn Âu - Phi do trung tá Lennuy-ơ chỉ huy. Tiểu đoàn 154 thuộc trung đoàn 209 đánh phục kích, diệt một trung đội quân tăng viện tại Bến Bưởi. Phán đoán quân địch ở vị trí Mỏ Hẽm là quân cơ động, chúng không thể ở lâu, sẽ có quân khác lên thay, trung đoàn 209 do trung đoàn trưởng Lê Trọng Tấn chỉ huy, để lại một tiểu đoàn vây hãm vị trí, còn lại phần lớn lực lượng bố trí trên đường số 6, đoạn chợ Bờ - Mỏ Hẽm. Ngày 6 tháng 12, khi địch rút qua, ta đã nổ súng tiêu diệt hoàn toàn đại đội 4 tiểu đoàn 1 trung đoàn lê dương 5. Ngày 14 tháng 12, tiểu đoàn 154 và lực lượng pháo binh, phòng không, công binh tăng cường bao vây chuẩn bị tiến công hai đại đội địch ở Chợ Bờ. Đánh lần một không thành, Bộ chỉ huy mặt trận điều thêm tiểu đoàn 930 nhưng tiến công cũng không thành công. Tiểu đoàn 154 rút về Khả Cầu, tiểu đoàn 930 tiếp tục bao vây. Mặt trận đường số 12: Ngày 29 và 30 tháng 11, trung đoàn 9 tiêu diệt vị trí Tử Nê và Đồi Bóng. Địch hoang mang rút khỏi các đồn nhỏ về tập trung ở các vị trí lớn như Mang Luông, Khang rút về Toàn Thắng, Nghẹ rút về Cao Phong, Đầm rút về Vụ Bản. Ngày 10 tháng 12, quân ngụy ở Toàn Thắng và ngày 25 tháng 12 ở Cổ Lũng giết đồn trưởng và mang vũ khí ra hàng. Địch lập một đại đội cơ động (có hai phần ba là lính lê dương) trên đường 12 từ Hoà Bình về Quy Hậu để yểm hộ cho Bưng và Cao Phong. Đợt 1 chiến dịch kết thúc, trung đoàn 9 rút về Cẩm Thuỷ chuẩn bị cho đợt 2. Đợt 2 (từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 30 tháng 1 năm 1950): Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Bộ chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm tiêu diệt Vụ Bản. Trên mặt trận Đường số 6: Ngày 16 tháng 1, tiểu đoàn 136 cùng bộ đội địa phương dùng nội ứng tiêu diệt hoàn toàn vị trí Rậm. Mặt trận Đường 12: Ngày 17 tháng 1, pháo ta bắn vào Vụ Bản, Chiềng Vang. Địch cho một tiểu đoàn (thiếu một đại đội) từ Hoà Bình xuống Khang và Toàn Thắng. Tiểu đoàn 353 trung đoàn 9 lên bố trí tại Nghẹ đề phòng địch từ Toàn Thắng tăng viện cho Vụ Bản. Địch rút đồn Thân Thương (tiền đồn) về Vang. 24 giờ ngày 19 tháng 1, ta tiến công Vụ Bản không thành công. Địch từ Quy Hậu tăng viện cho Vụ Bản một đại đội, bị trung đoàn 9 chặn đánh, ngày 21 tháng 1, chúng mới tới được Vụ Bản. Địch thả dù tiếp tế cho Vụ Bản và Vang, máy bay oanh tạc vào trận địa của quân ta. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết tâm tiến công lần thứ 2 vào Vụ Bản đêm 29 tháng 1 nhưng không thành công. Cùng ngày, trung đoàn 48 tiến công tiêu VSTK - 3441


1 2 3 4 5 6

7 8

diệt vị trí Mát. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Bộ chỉ huy ra lệnh kết thúc chiến dịch. Kết quả: Ta diệt 11 vị trí, bức rút 13 vị trí. Địch chết 830 tên, bị thương 351 tên, bị bắt và hàng 366 tên, tan rã 73 tên. Ta thu 407 súng trường, 51 liên thanh, sáu cối. Ta hy sinh 104 đồng chí, bị thương 208 và bị bắt ba đồng chí. Chiến dịch Lê Lợi được chuẩn bị chu đáo, bộ đội có quyết tâm cao.

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

Đợt 1 mở màn đạt hiệu suất cao. Nhưng trên hướng chủ yếu của chiến dịch, sự chỉ đạo, chỉ huy không khai thác hết khả năng đánh điểm, vây điểm để diệt viện. Sau khi cát cứ điểm Đồng Bến, Tử Nê, Đồi Bóng, nhất là Đầm Huống bị diệt, địch co về các vị trí lớn và tăng viện từ Hà Nội lên nhưng ta chỉ đánh được một trận phục kích, diệt được một đại đội ở Bủng Chiêng. Cán bộ và chiến sĩ vẫn tồn tại khuynh hướng ham tiến công vị trí, kể cả khi địch đã tăng quân, sức ta đã giảm, nên việc triển khai lực lượng đánh viện chưa đầy đủ, hạn chế hiệu suất chiến đấu. Riêng trên hướng thứ yếu, trung đoàn 209 lúc đầu bỏ lỡ cơ hội diệt địch ngoài công sự khi chúng tăng viện cho Chợ Bờ, sau đó đã biết chuyển hướng hoạt động, hình thành thế trận vừa bao vây Chợ Bờ, Mỏ Hẽm vừa bố trí lực lượng phục kích nên ngày 16 tháng 12 đã diệt được hai đại đội Âu - Phi khi chúng rút về Chợ Bờ; đồng thời đẩy địch vào tình thế hoàn toàn bất lợi - chiếm đóng hay rút chạy khỏi Mỏ Hẽm, đều dễ bị tiêu diệt. Kết quả chiến dịch tuy không đạt được tất cả mục tiêu đã đề ra, chưa khai thông được đường 6, nối Việt Bắc với Khu 3, Khu 4; chưa phá tan được ngụy Mường, nhưng ta đã diệt được 10 vị trí, bức rút 13 vị trí khác, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch, phá vỡ những mảng lớn cơ sở của địch, đánh mạnh vào kế hoạch lập xứ Mường tự trị và tinh thần lính ngụy người Mường; phá được một phần thế uy hiếp của địch đối với phía tây Liên khu 3, bước đầu mở được đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Thanh - Nghệ; xây dựng được cơ sở của ta trong địa bàn; nhất là trình độ chỉ huy và khả năng tác chiến của bộ đội đã tiến một bước đáng kể, tạo ra những yếu tố cơ bản để chuyển sang thời kỳ mới của cách mạng: Tổng phản công. Một số đèo dốc lớn như: đèo Giang, đèo Gió, đèo Mã Phục, đèo Cao Bắc; Đoạn từ cầu Đuống đến Nà Pạc dài 192 km, rộng phổ biến từ 5,5 m đến 7,5 m, rải đá nhựa hoặc bê tông nhựa, đường bằng phẳng. Đoạn Nà Pạc đến Tà Lùng, dài 158 km, mặt đường rộng 3,5 m đến 5,5 m, chủ yếu rải đá nhựa, qua vùng núi cao, đường quanh co, vách ta luy cao, vực sâu; riêng đoạn Cao Bằng - Tà Lùng qua các thung lũng, dân cư thưa thớt, dễ bị ngập nước vào mùa mưa. -----------------1.Trong “Thống kê các chiến dịch chống Pháp, chống Mỹ” tr. 52 ghi 30-12-1949 kết thúc chiến dịch. VSTK - 3442


1 2 3 4 5 6

2.Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Chiến đấu trong vòng vây”, Nxb QĐND, H.1995, tr. 391. 3.Tổ chức cho toàn thể quân nhân bàn bạc, góp ý, xây dựng ba công tác lớn trong đơn vị: Công tác xây dựng về chính trị, công tác quân sự (bàn cách đánh, huấn luyện...) và công tác (Nguồn :http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24429.10.html).

* 7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Chiến dịch Lê Lợi và cuộc hành quân Diabolo tiến hành xen kẻ trước sau không lâu qua thời gian nhưng không gian của 2 mặt trận nầy không giống nhau. Trong khi quân Pháp cơ động lo tiến chiếm và nới rộng kiểm soát các miền châu thổ sông Hồng thì các trung đoàn chủ lực CSVM tiến hành các cuộc xâm chiếm vùng cao ở phía đông bắc đồng thời xử dụng chiến thuật du kích ở các nơi khác. Quân binh hai mặt trận nầy chưa bao giờ đụng độ với nhau nhưng chiến dịch Lê Lợi và cuộc hành quân Diabolo là sự báo hiệu một tiến trình mới trong trận chiến ở Bắc Việt.197 3.2 - Quốc Tế hóa chiến tranh Đông Dương Kể từ lúc các thế lực đế quốc tư bản Âu-Mỹ bắt đầu lo ngại khi họ thấy rõ là hiểm nguy toàn vùng Đông Nam Á Châu nói chung và Đông Dương nói riêng nhất định sẽ xảy ra sau khi Mao Trạch Đông làm chủ hoàn toàn nước Trung Hoa. Ngày 10/08/1949, tổng tư lệnh quân đội Anh quốc là tướng Harding tới Sài Gòn và kế đến là Malcolm Macdonald tổng cao ủy Anh ở Singapour cũng đến Sài Gòn vào tháng 11/1949 để hợp bàn với các chức quyền thực dân Pháp và hội kiến với Bảo Đại. Trong khi đó thì Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lừng khừng chưa quyết định là phải chọn ai, bỏ ai giữa thực dân Pháp và Quốc Gia Việt Nam hoàn toàn thống nhứt và độc lập của quốc trưởng Bảo Đại và mặc dù sự có mặt của hoàng thân Bửu Lộc đặc sứ riêng của Bảo Đại đã dược Hoa Kỳ tiếp đón một cách thân thiện. Mặc khác một phái đoàn nghiên cứu về Viễn Đông gồm có dân biểu và nghị sĩ Quốc Hội cùng với 1 đại diện bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từ Bali /Nam Dương cũng đã đến Sài Gòn vào ngày 30/09/1949 để tiếp xúc với Cao ủy Đông Dương Pignon và Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Phan Long của chính phủ trung ương Quốc Gia Việt Nam để bàn thảo về vấn đề Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho Đông Dương theo mục số IV của theo bản Kế hoạch do tổng thống Hoa Kỳ Truman vạch ra.198 Tiếp theo, đại sứ đặc nhiêm Jessup được tổng thống Hoa Kỳ cử sang Đông

37

VSTK - 3443


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Dương từ ngày 24 đến 29/01/1950 và gặp quốc trưởng Bảo Đại để chuyển trao một công hàm hữu nghị của bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Dean Acheson và trước khi lên đường trở về, Jessup đã hứa hẹn một chương trình viện trợ cho chính quyền Bảo Đại.199 Mặt khác, trong khi Hoa Kỳ còn chưa dứt khoác bỏ rơi chế độ THQDĐ của Tưởng Giới Thạch ở đảo Đài Loan thì Anh quốc vào ngày 06/01/ 1950 đã quyết định công nhận chính quyền mới trên lục địa Trung Hoa do họ Mao thành lập. Nước Pháp cũng muốn theo chân Anh quốc nhưng còn chần chừ chờ xem Bắc Kinh đối xử với CSVM ra sao. Thực tế cho thấy rằng kể từ ngày 22/11/1949, tất cả các chính quyền Cộng Sản khắp trên thế giới đều thừa nhận chính quyền CSTH của họ Mao ngoại trừ CSVM.200 Lý do tại sao CSVM không vội vã thừa nhận chính quyền Cộng Hoà Nhân Dân của Mao Trạch Đông là vì: (i)- chính quyền CSVM chưa có đủ tư cách chính thống được các quốc gia khác trên thế giới chấp nhận kể cả nhiều quốc gia CS khác. (ii)- Thế đứng của Mao Trạch Đông chưa có gì gọi là vững chắc trong khi đó chính thể Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trên bình diện quốc tế vẫn còn là chính quyền của một trong tứ cường Anh, Mỹ, Nga và Trung Hoa. (iii)- CSVM chưa biết phải chọn lựa theo phe nào trong khối Cộng Sản thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn còn hy vọng được Hoa Kỳ tư bản giàu có thừa nhận và viện trợ để đánh đuổi thực dân Pháp ở Đông Dương. (iv)- Hồ Chí Minh trước đây đã tự ý thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam khiến cho Staline vẫn còn hậm hực giận dữ không ngó ngàng tới vì cung cách và tham vọng ‘làm vua một cõi’ của ông Hồ; nay ông Hồ e ngại rằng nếu CSVM vồ vập ngay với CSTH trước khi chế độ nầy được Moscova chuẩn nhận thì sẽ khiến cho trùm CS Quốc Tế Liên Sô càng thêm oán ghét. Trong khi áp dụng mưu sách chờ thời cơ, HCM lén lút qua mặt CS Liên Sô để phái đi nhiều phái đoàn CSVM sang Trung Hoa: - Một phái đoàn do Nguyễn Đại Chí cầm đầu đã tới Bắc Kinh vào cuối tháng 12/1949 để xin CSTH viện trợ quân sự. - Kề tiếp là từ thượng tuần tháng 01/1950 đích thân Võ Nguyên Giáp đã đến Nam Kinh để xin gặp nhiều nhân vật trọng yếu của CSTH để thương thảo về việc công nhận hổ tương giữa CSTH và CSVM. Sau đó, vào ngày 14/01/1950, CSVM đã cho phát sóng từ thủ dô Bangkok/Thái Lan một bản tuyên cáo gửi đi toàn thế giới xác quyết VSTK - 3444


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

rằng « Chính quyền Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam là chính quyền duy nhất hợp pháp của toàn thể nhân dân Việt Nam » và sẵn sàng thiết lập liên hệ ngoại giao với tất cả các chính quyền tất cả các nước trên thế giới. Ngày 18/01/1950, đài phát thanh Bắc Kinh cho phát thanh lời tuyên cáo chấp nhận tuyên cáo của CSVM từ Bagkok. Trong cùng ngày, tại Paris, thủ tướng Chu Ấn Lai qua một công điện đánh đi để phản kháng các chuyển động quân sự của quân viễn Pháp đang xảy ra ở Việt Nam. Bộ trưởng ngoại giao của CSVM là Hoàng Minh Giám hân hoang tuyên bố : « Đây là chiến thắng lớn lao quan trọng hơn hết trên bình diện ngoại giao kể từ khi cuộc kháng chiến khởi chống thực dân Pháp sự ». Dĩ nhiên là nước Pháp vấn đề thừa nhận chính quyền CSTH do họ Mao lãnh đạo không còn cần phải đặt ra nữa.201 Ngày 30/01/1950, CS Liên Sô từ lâu vốn không thiết tha gì với CSVM nhưng cũng miễn cưỡng tuyên bố thừa nhận gọi là hình thức chính quyền CSVM Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam của HCM chỉ vì muốn xoa dịu CSTH trong tiến trình thương thảo giữa Staline và Mao Trạch Đông ở Moscova để đi đến việc ký kết một hiệp ước liên minh hữu nghị Nga-Hoa vào ngày 14/02/1950. Hồ Chí Minh có ý muốn tỏ cho thế giới CS biết mình cũng là một trong 3 trùm CS quốc tế giống như Staline và Mao Trạch Đông cho nên đã tìm cách và qua trung gian của CSTH để đến Mascova gặp Staline, gây ảo tưởng như đây là một cuộc hội họp thượng đĩnh của 3 nhà lãnh đạo cao cấp nhất trong phong trào Cộng Sản Quốc Tế nhưng rốt cuộc HCM đã bị Staline đối xử một cách lạnh nhạt, trịch thượng, khiêu khích và xúc phạm và từ chối viện trợ trực tiếp cho CSVM như đã kê cứu qua trước đây nơi mục 2: Hồ Chí Minh và Cộng Sản Liên Sô từ trang 3402 đến trang 3406. Dù sao thì từ sự thừa nhận nầy của CS Liên Sô cũng khiến cho dư luận thế giới có quyền dự đoán một cách không mơ hồ rằng sách lược chính trị của họ đối với vùng Viễn Đông mà cũng có thể xem đây là một hồi chuông cáo biệt vang tới những thế lực đế quốc thực dân Tây Phương xâm lược ở vùng Á Châu. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ và Anh Quốc phải có phản ứng với việc CS Liên Sô và CS Trung Hoa thừa nhận chính quyền Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam của CSVM bằng cách thừa nhận ngoại giao chính quyền của 3 Quốc Gia trong Liên Hiệp Đông Dương vào ngày 07/02/1950. Trong những tuần lễ tiếp theo, nhiều quốc gia Phương Tây kể cả quốc gia Vatican cũng noi gương Hoa Kỳ và Anh Quốc thừa nhận chính quyền Quốc Gia Việt Nam của hoàng đế Bảo Đại và chính quyền CSVM của ông Hồ Chí Minh. VSTK - 3445


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Như vậy, chỉ trong vòng không đầy một tháng, sự can dự trên lãnh vực ngoại giao của các thế lực quốc tế sừng sỏ đã làm làm lung lay tận gốc rễ những tiền đề có liên hệ tới Đông Dương.202 3.3 - Cộng Sản Trung Hoa chi viện cho Cộng Sản Việt Minh, Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội Pháp ở Đông Dương Trong khi chính phủ Pháp chỉ tiếp ứng nhỏ giọt quan binh cho đoàn quân viễn chinh thực dân Pháp ở Đông Dương thì ngay sau khi đã thừa nhận ngoại giao chính quyền Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam của Hồ Chí Minh, CSTH đã thực hiện ngay một chương trình viện trợ quân sự quan trọng bằng cách ‘bán lại’ cho CSVM số lượng vũ khí đạn dược đã tịch thâu được từ quân phiệt Nhật đầu hàng và quân THQDĐ bại trận rút chạy. Kể từ đầu tháng 02/1950, một tuyến đường tiếp vận quan trọng Hoa-Việt được thiết đặt từ Nam Kinh qua Quảng Tây để tới biên giới Việt-Hoa. Có thêm vũ khí đạn dược, HCM đã ra lệnh động viên thêm số lượng 30 ngàn tân binh cho bộ dội chủ lực của CSVM với phương châm ‘Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho cuộc chiến của dân tộc, tất cả cho chiến tháng’.203 Trước đây, chương trình viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ dự trù giao trực tiếp cho các chính phủ của 3 quốc gia Đông Dương. Dĩ nhiên là Pháp không chấp nhận nhất là vấn đề viện trợ quân sự. Tướng Carpentier, người kế nhiệm tướng Blaizot đã tuyên bố trên báo New York Times rằng đương sự sẽ từ nhiệm ngay trong vòng 24 thiếng đồng hồ nếu chính phủ Hoa Kỳ viện trợ quân sự trực tiếp cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam của hoàng đế Bảo Đại, ‘một chính quyền không có tướng, không có quan, không có binh lính’(P.Franchini, s.đ.d., tr.71). Tuy nhiên, đến nay tình hình đã đổi mới, CSTH đã đưa quân chiếm đóng đảo Hải Nam vào ngày 17/04/1950, kiểm soát Vịnh Bắc Việt và đe dọa Đông Dương. Nguy cơ CS nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á Châu khiến cho Hoa Kỳ không thể chần chừ lâu hơn nữa. Hoa Thịnh Đốn quyết định khởi đầu chương trình viện trợ quân sự trực tiếp cho đoàn quân viễn chinh thực dân Pháp: 6 phi cơ vận chuyển Dakota của từ Hoa Kỳ đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 30/06/1950 để giao cho các chức quyền Pháp ở Sài Gòn. Viện trợ quân sự của Hoa Kỳ chậm hơn 3 tháng so với viện trợ quân sự của CSTH.204 *

35

VSTK - 3446


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

II - CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG CỘNG SẢN Ở ĐÔNG DƯƠNG 1- Tình hình tổng quát đến mùa Hè 1950

Thông thường thì việc quy chiếu một giới hạn giữa hai chu kỳ lịch sử có vẽ như là một việc làm tùy tiện độc đoán. Bởi lẽ thời gian không bao giờ ngừng lại và những sử cố cũng tuông chảy theo những căn nguyên và hậu quả. trong một chuỗi dài liên tục Trong số các nhà viết sử cận đại, rất hiếm thấy có người chịu chú tâm tới những sự chuyển tiếp và tầm quan trọng của một phạm vi thời gian đặc biệt khiến một số phận nào đó đã bị xoay chiều mà khi đi ngược lại thời gian thì người trong cuộc có lẽ không còn nhớ lại hay cố tình che đậy, lãng quên. Giai đoạn từ mùa Xuân đến mùa Hè năm 1950 chính là một chu kỳ thời gian đặc biệt như vừa kể bởi vì giai đoạn ngắn hạn nầy chính là một giai đoan chuyển tiếp từ một hình thức chiến tranh nầy đổi sang hình thức một loại chiến tranh khác. Sự liên kết của CS Hoa-Việt chấm dứt tình trạng ‘mồ côi đơn độc’ của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và của 3 Quốc gia trong Liên hiệp Đông Dương đồng thời cũng cũng mang đến cho cuộc chiến đấu của đoàn quân viễn chinh thực dân Pháp một ý nghĩa mới. Chiến tranh Cao Ly đã lôi kéo Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến và cũng cuốn hút theo cuộc chiên chống Cộng sản ở Đông Dương. Sự chuyển mình của bộ đội CSVM từ du kích chiến sang vận động chiến quy mô và thắng lợi cùng với những nhiều chuyển biến của những phong trào đấu tranh quốc tế và địa phương, tất cả liên lũy nối kết lại một các gắng bó để cho thấy một sự thay đổi quy mô về mối tương quan giữa các thế lực ở Viễn Đông cùng với sự chiến thắng vang vội của CSTH. Đây rõ ràng là một bước rẽ ngoặc quan trọng trong cuộc chiến lạnh trên thế giới nói chung và chiến tranh nóng trên bán đảo Đông Dương nói riêng. Từ những năm tháng gần nhất trước đây, thực dân Pháp mặc dù có đầy đủ thời gian nhưng đã thất bại trong việc thực hiện công trình tái xâm lăng các vùng lãnh thổ trên bán đảo Đông Dương vì không có khả năng tiêu diệt các ổ trứng sắp nở của CSVM ở các miền thượng du Bắc Việt. Nước Pháp thấy mình bị lún xuống bùn lầy khi phải đối đầu với một trận chiến dây dưa kéo dài không biết cho đến bao giờ mới có thể dứt ra được. Tình trạng thảm hại nầy bắt nguồn từ các xu thê chính trị yếu kém và bất ổn, chia rẻ của người Pháp mỗi khi cần mưu tìm một sách lược chính trị sang suốt hay một chiến lược hữu hiệu. Những người Pháp thực dân thiển cận nghĩ rằng nếu họ mất Việt Nam thì những vùng lãnh thổ khác của khối Liên Hiệp Pháp ở hải

39

VSTK - 3447


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

ngoại cũng sẽ mất theo. Không thể nào kể ra hết những chính sách bất định, mâu thuẫn, chần chừ, những quyết đoán cửa quyền, những hiệu lệnh bất nhất của những chính quyền nối tiếp nhau ở Paris của nền đệ tứ Cộng Hòa Pháp Quốc khi đưa ra những đường lối áp dụng cho Đông Dương. Kể từ khi còn là một đế quốc quân chủ thực dân rồi đến thời cách mạng trở thành Cộng Hòa, nước Pháp luôn luôn là chủ thể gây chiến tranh xâm lược khắp cùng thế giới trong đó có Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương. Tuy nhiên ở Việt Nam, lịch sử cận đại đã cho thấy, người Pháp tạo ra chiến tranh trong bối cảnh nội bộ chính trị lũng củng, hỗn mang của họ cho nên không bao giờ làm chủ toàn vẹn được cuộc chiến xâm lược của họ ở Việt Nam và tệ hại hơn nữa là họ trở thành thụ động, bị lôi kéo vào những cuộc chiến do chính nhân dân Việt Nam- kể cả VMCS- cắt đặt và biến đoàn quân viễn chinh của họ trở những những con nai ngơ ngác, bị động chờ ngày thảm bại, ngã gục, và chắc chắn sẽ hoàn toàn bị thua trận và rút lui trong tủi nhục. Phía bên kia trận tuyến, CSVM cũng là một chủ thể gây chiến toàn diện ở Việt Nam kể từ cuối năm 1947 nhưng khôn khéo và mưu lược hơn thực dân Pháp bằng cách trước tiên tạo ra một ảo tưởng ‘chính nghĩa’ và chính nghĩa đó là chiến tranh của nhân dân đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc Việt Nam cho dù là chính nghĩa đó chỉ là một chiêu bài giả tạo nhưng thực dân Pháp cũng không thể nào có được. Kế đến là tích cực, liên tục kiên trì đến mức lì lợm để làm chủ trận chiến mà CSVM đã khởi phát dựa trên những mưu lược chính trị hiệu nghiệm cùng với tất mọi động lực, kể cả sinh mạng và tài sản của nhân dân, để đạt cho bằng được những mục tiêu của họ đặt ra. Khi họ yếu thế thì rút lui ẩn mình nhưng vẫn tiếp tục áp dụng chiến lược trường kỳ kháng chiến du kích, khủng bố, phá hoại đối phương để chờ thời cơ đồng khởi tiến công. Giai đoạn 2 của chiến tranh Đông Dương lần thứ I khởi phát bằng sự phản công của bộ đội chủ lực CSVM vào đoàn quân viễn chinh thực dân Pháp tại Bắc Việt ở mặt trận Cao Bằng, gieo một thảm trạng sững sờ cho Pháp mà ngay cả những tướng lãnh cao cấp CSVM cũng bị choáng váng bất ngờ vì những chiến thắng vang dội của các đơn bộ đội chủ lực non trẻ của họ.205

35

2- Trận giặc không chiến tuyến

36

2.1 - Sách lược của CSVM: Chiến tranh nhân dân

37

38

Với chiến thuật đánh du kích ‘chém vè’, phân tán mỏng các vị trí ẩn náu và hậu cần, đánh bất ngờ, rút lui nhanh, cán binh du kích của VSTK - 3448


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

CSVM có thể di động và chiến đấu mà không phải lo lắng gì về vấn đề rút lui an toàn trở về căn cứ hậu cần, các trạm truyền tin liên lạc và trại dưỡng quân. Xuất hiện phá rối rồi biến mất không để lại một dấu vết quan trọng nào trên các đồng ruộng mênh mong hay ở các nơi rừng rậm ngút ngàn. Áp dụng chiến thuật phòng ngự bằng cách liên tục tấn kích gây rối đối phương một cách bất ngờ mà không bị bắt buộc phải nhắm vào bất cứ một mục tiêu vật chất nào nhất định, bộ đội du kích CSVM đã thành công tạo ra một tình trạng hoang mang, bất ổn khắp nơi cho quân Pháp. Khả năng quân binh, vũ khí, đạn dược, máy bay, xe bọc sắt, tàu chiến của Pháp vừa nhiều, vừa tốt, hơn trội hẳn CSVM nhưng chỉ hữu hiệu nếu kẻ địch của họ cũng có những khả năng tương đương như thế và sẵn sàng chiến đấu trực diện. Tuy nhiên nếu khả năng quân sự nầy lại đem áp dụng đối cách đánh du kích của CSVM thì không khác gì đem một cây cung lớn ra để bắn một đàn chim sẻ đang bay tảng mát khắp nơi.206 Mặc khác, chính phủ Pháp ở Paris đã khước từ áp dụng phương chước quân sự để giải quyết vấn đề Việt Nam trong khi họ đang mưu tìm một phương cách chính trị có hiệu lực pháp lý bằng cách thông qua giải pháp Bảo Đại với một thể chế gọi là chính quyền Trung Ương Quốc Gia Việt Nam nằm trong Liên Hiệp Đông Dương và khối Liên Hiệp Pháp. Về mặt lý thuyết thì giải pháp Bảo Đại có vẻ như là một giải pháp hợp lý và khả chấp nhất nhưng lại khó thể thực thi một cách hiệu nghiệm với thực trang chính trị và tình hình quân sự tranh tối tranh sáng như hiện thời và như vậy thì người Pháp đang chiến đấu ở Việt Nam chưa thể buộc cho CSVM phải hạ súng mà không cần tới một viên đạn nào và tệ hơn nữa là chính phủ Pháp ở Paris sẽ tiếp tục bỏ qua không cần chú tâm nhiều đến việc tăng cường quân sự cho đoàn quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam. Trong khi đó thì các chức quyền tư lệnh quân sự Pháp ở Bắc Việt vẫn chưa chịu từ bỏ ý định tiêu diệt CSVM bằng những cuộc đối chiến trực diện và vì vậy họ đã liên tục mở ra các cuộc hành quân truy kích nơi các vùng giải phóng và các căn cứ hậu cần do CSVM kiểm soát. Với những cuộc hành quân như thế người Pháp phải cần đến một số lượng quân binh to lớn nhưng thường thì không gặt được kết quả khả quan như họ mong muốn. Nơi các vùng giải phóng, với sự viện trợ của CSTH, CSVM nay có thể thành lập nhiều đơn vị bộ đội chủ lực lên đến cấp quân đoàn để dự VSTK - 3449


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

trù cho một cuộc tổng tiến công toàn diện ở giai đoạn cuối cùng trong kế hoạch phản công của họ. Trong khi chờ đợi, cá đơn chủ lực cấp trung đoàn của họ xử dụng chiến thuật di động để tấn kích các đồn bót của quân Pháp nơi các vùng lãnh thổ sắc tộc người Thái nhưng vẫn né tránh chạm trán trực diện với các đơn vị cơ động của đoàn quân viễn chinh Pháp. Cho đến lúc nầy, trận chiến không giống như các trận chiến thông thường khác hay các trận chiến giữa CSVM và quân xâm lược Pháp từ trước. Đây là một trận chiến khác thường giữa hai đội quân không giống nhau về cách tổ chức, trang bị và kỹ thuật tác chiến, một trận chiến phân tang trên một lãnh vực địa hình rộng lớn và mặc dù sát kề nhau, nhưng chưa có lần nào tiếp cận và đối diện nhau trên một trận địa chiến quyết định thắng thua mà chỉ bận rộn tranh nhau quyền kiếm soát cư dân trên địa bàn hoạt động quân sự của mỗi bên. Đối với CSVM thì trận chiến hiện giờ phải là một cuộc cách mạng để thắng thực dân xâm lược Pháp với một hình thức chiến đấu của toàn dân Việt Nam, một cuộc chiến tranh nhân dân nặng về chính trị hơn là quân sự bởi vì ở vào thời điểm nầy CSVM chưa đủ sức để mở ra những mặt trận trực diện với quân viễn chinh Pháp và chỉ có thể cố gắng kiểm soát các làng mạc vùng nông thôn hẻo lánh vốn là những đơn vị tế bào tự trị về hành chánh từ thời phong kiến ‘phép vua thua lệ làng, là nền tảng của xã hội Việt Nam, là tinh thần của những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. CSVM không đánh giặc một mình nhưng cổ vũ, khích động tinh thần ái quồc để lôi kéo toàn dân đánh giặc. Nếu cổ vũ, khích động không được thì hăm dọa, khủng bố, bắt cóc, ám sát bắt dân chúng phải nghe theo để tạo thành một biển người khổng lồ nhận chìm quân binh của thực dân Pháp xâm lược. HCM đã từng lập đi lập lại: ‘Các ông giết mười người Việt Nam nhưng đôi lại, chúng tôi chỉ cần giết được 1 người Pháp, nhưng kết cục rồi những người Pháp, các ông sẽ là những kẻ mệt mỏi kiệt sức chứ không phải là chúng tôi, những người Việt Nam’. 2.2 - Tình hình quân sự

Kể từ đầu mùa Hè 1950, đối với người Pháp, tình hình quân sự ở Đông Dương hình như đã được êm diệu hơn so với những ngày tháng trước bởi vì đoàn quân viễn chinh của họ đã và đang gặt hái nhiều kết quả tốt qua hàng loạt các cuộc hành quân bình định của họ trên khắp ba miền nước Việt Nam và nhiều vùng khác ở Lào và Cao Miên. Cho tới VSTK - 3450


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

lúc nầy, quân Pháp đặt nỗ lực hành quân nhiều hơn ở Bắc Việt và không có dấu hiệu nào cho thấy phản ứng của CSVM. Dọc dài theo biên giới Việt-Hoa, những nguồn tin tình báo chưa được phối kiểm cho thấy có những dấu hiệu CSTH đã chuyển vận dụng cụ quân sự xuống vùng Lao Kay cho CSVM. Ngược lại, nơi vùng châu thổ Bắc Việt, quân binh hỗn hợp Pháp-Việt đã thực sự thi hành công trình bình định tại các tỉnh thành nào mà việc cai quản hành chánh có thể giao cho các chức sắc người Việt bản xứ địa phương. Việc tăng cường mức độ hành quân bình định của quân Pháp các vùng lãnh thổ giữa hai tỉnh Hòa Bình và Sơn Tây đã giúp cho sự giao lưu giữa hai tỉnh nầy được cãi thiện đáng kể. Quân hỗn hợp Pháp-Việt tiếp tục loại trừ những phần tử phá hoại của CSVM trong phạm vi đường Thuộc địa số 5 và sông Luộc (Canal des Bambous), sông Thái Bình ra đến cửa biển. Ở các vùng giữa Lai Châu và Phong Thổ, cách tỉnh Lao Kay 80 cây số về phía Tây, hai nhóm bại binh gần 5 ngàn người của THQDĐ từ tỉnh Vân Nam vượt biên giới Việt-Hoa ở khu Tây Bắc đã bị quân Pháp tước bỏ vũ trang rồi chuyển đi tạm giam tại các trại tập trung xung quanh tỉnh Lai Châu. Ở Trung Việt, du kích CSVN phá hoại các đường giao thông song song với các hoạt động khủng bố nhằm cô lập hóa căn cứ quân sự của Pháp ở Đà Nẵng. Trong vùng lãnh thổ tỉnh Đồng Hới, quân du kích CS tấn công mạnh các đồn bót của Pháp nhưng bị dân quân tự vệ địa phương đẩy lui. Ở Nam Trung Việt, nhưng hoạt động khủng bố là chiến thuật chính yếu hiện nay của CSVM và quân binh của Pháp đã thực hiện nhiều cuộc hành quân nhắm vào một số mục tiêu giới hạn đặc biệt là ở Nha Trang và Phan Thiết và có hiệu quả khá tốt. Tại vùng Cao nguyên Trung Việt, Pháp thực hiện một cuộc tuần thám quy mô vào các mật khu của CSVM ở Quảng Ngãi hiện có những sắc tộc người Thượng nổi dậy chống chính quyền kiềm kẹp của CSVM. Ở Nam Việt, hai cuộc hành quân của Pháp trong vùng phía Tây kéo dài qua 2 tỉnh Long Xuyên và Cao Lãnh đã chiêu hồi được nhiều thành phần chống đối vũ trang của giáo phái Hòa Hảo. Ở Trà Vinh cũng chiêu hồi được nhiều thành phần chống đối vũ trang thuộc giáo phái Cao Đài. Nơi vùng rừng rậm rộng lớn phía Bắc nằm giữa 2 tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một, quân Phán đã thực hiện nhiều cuộc hành quân tuần thám để truy lùng bộ đội du kích CSVM. Tại một vùng đô thị lớn, chỉ có những phá hoại của đặc công CSVM. Vùng Sài Gòn Chợ VSTK - 3451


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Lớn, hoạt động khủng bố CSVM cho gia tăng và biểu thị cho thấy có sự bao che của dân chúng về những hành vi tác hại nầy.207

2.3 - Phái bộ điều tra và nghiên cứu viện trợ của Hoa Kỳ cho Đông Dương

Ngày 06/03/1950 một phái bộ của Hoa Kỳ tới Sài Gòn để xem xét tình hình nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế… để, tìm ra biện pháp cãi thiện tình hình kinh tế, chính trị qua viện trợ của Hoa Kỳ trong tương lai tại mộ vùng lãnh thổ đang bị hiểm họa CS đe dọa. Trưởng đoàn Allan Griffin đã dành trọn một này để lần lược hội kiến và bàn luận với Cao ủy Đông Dương Pigon, thủ tướng chính phủ trung ương Quốc Gia Việt Nam Nguyễn Phan Long, tướng Carpentier tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương và và thủ hiến Nam Việt Trần Văn Hữu. Ngoài một phái bộ đặc biệt của Quốc Gia Việt Nam ở Sài Gòn làm việc với phái bộ Hoa Kỳ, hai quốc gia Đông Dương khác là Cao Miên và Lào cũng cử phái bộ đặc biệt của họ đến Sài Gòn Toàn thể phái bộ Hoa Kỳ đã lên Đà Lạt để tham dự một cuộc họp toàn thể nội các của Quốc Gia Việt Nam dưới sự chủ tọa của quốc trưởng Bảo Đại vào ngày 10/03/1950 để bàn thảo về những vấn đề liên

19

VSTK - 3452


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

hệ tới chương trình viện trợ đặc biệt của Hoa Kỳ cho Quốc Gia Việt Nam. Trưởng đoàn Hoa Kỳ A.Griffin cũ đã cũng ra Bắc Việt để tận mắt nhìn thấy sự tàn phá hủy hoại của chiến tranh. Ngày 13/03/1950, Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí hội kiến với A.Griffin. Trong dịp nầy, trưởng đoàn Hoa Kỳ tuyên nhắc tới những mối dây thân hữu của Hòa Kỳ đối với những người Pháp cố tri của họ và cũng đã xác định rằng Hoa Kỳ tiếp đón một người bạn mới bình đẳng đó là Việt Nam, một quốc gia mà Hoa Kỳ không muốn thấy sẽ bị rơi vào gông cùm của Cộng Sản Trung Quốc mà cũng chẳng muốn thấy quốc gia nầy bị đô hộ bởi CS Quốc tế Liên Sô. Trong một buổi tiệc chiêu đải phái đoàn Hoa Kỳ do thủ tướng Nguyễn Phan Long chủ tọa với sự tham dự của Cao ủy Đông Dương Pigong, trưởng đoàn Hoa Kỳ A.Griffin tuyên bố rằng Ý nghĩ cho rằng Hoa Kỳ muốn thay chân người Pháp ở Đông Dương là một ý nghĩ xuẩn động. Cũng theo lời tuyên bố của Griffin thì Hoa Kỳ chẳng cần gì tới các tài nguyên vật chất của Đông Dương. Hoa Kỳ mong muốn một thế giới hòa bình, trật tự va tự do và đó lá ý tưởng mà Hoa kỳ muốn chia xẻ cùng với khối Liên Hiệp Anh, Khối Liên Hiệp Pháp và cùng với tất cả các dân tộc đang an hương nền tự do của riêng họ.208 2.4 - Thực dân Pháp giành viện trợ của Hoa Kỳ cung ứng cho Quốc Gia Việt Nam

Ngày 11/ 03/1950 tại Sài Gòn, Cao ủy Đông Dương Pignon mở một cuộc họp báo để trả lời những câu hỏi quan trọng do các phóng viên quốc tế nêu lên. Khi trả lời về vấn đề Viện trợ của Hoa Kỳ cho chính quyền trung ương Quốc Gia Việt Nam của quốc trưởng Bảo Đại, Pignon đã trả lời như sau: “Loại viện trợ kinh tế tốt nhất cho nước Việt Nam là viện trợ quân sự bởi vì nguyên nhân trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự khó khăn trong các chiến dịch chính là tình trạng mất an ninh ở Bắc Việt cũng như ở Nam Việt. Viện trợ quân sự phù hợp nhất cho Việt Nam là làm cách nào để cho quân đội của Việt Nam có được một khả năng chống trả quân du kích CSVM, bảo vệ xóm làng và mùa màng gặt hái từ các vườn ruộng. Nước Pháp có trách nhiệm tổ chức toàn bộ các chiến dịch hành quân hiện nay trên toàn cõi Đông Dương. Nước Pháp đã trợ giúp Việt Nam một cách đáng kể trong tiến trình thành lập những đơn vị quân đội căn bản. Viện trợ quân sự mà nước Pháp nhận được trong tương lai từ Hoa Kỳ sẽ phân phối cho ba quốc gia Đông Dương và các đơn vị quân đội của họ. Mọi kiểu hoặc hình thức viện trợ khác sẽ làm gây rối toàn bộ và đưa đến một lối xử dụng bất lợi những phương tiện dùng cho công trình chiến đấu chung. Mục tiêu mà người VSTK - 3453


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Pháp đưa ra là, trong một thời hạn ngắn nhất, đưa các đơn vị quân đội đủ mạnh của chính quyền Quốc Gia tham gia càng lúc càng nhiều vào các trách vụ giữ gìn an ninh trật tự bên ngoài vùng lãnh thổ do chính quyền Quốc Gia kiểm soát. Về mặt viện trợ kinh tế thì nước Pháp không muốn dự phần và chỉ có sự quan tâm gián tiếp qua việc mong muốn rằng phần viện trợ nầy sẽ làm cho các quốc gia Đông Dương được gắng bó thêm và đời sống dân chúng được nâng cao. Đây không phải là vì người Pháp muốn biết được phần viện trợ nầy sẽ đến trực tiếp các quốc gia Đông Dương hay cần phải qua trung gian của nước Pháp hay không. Vấn đề ở đây là việc xác định xem việc viện trợ nầy trong tương lai có được phân phối vào các lãnh vực đang cần đến hay không bởi vì nó không phải là một viện trợ vô giớp hạn hay nói khác đi là viện trợ nầy có được phân phối xử dụng một cách hợp lý hay không. Về phương diện nầy người Pháp có nhiều kinh nghiệm mà không có ai khác có thể thay thế; ngoài ra người Pháp còn có những quyền lợi bởi vì khi đề cập đến một phương tiện chống Cộng Sản thì không thể nào quên rằng người Pháp đã luôn luôn trợ gánh từ nhiều năm qua phần trọng trách nặng nề nhất của cuộc chiến, trong trong nhiều lãnh vực kể cả các lãnh vực kinh tế, tài chánh.209

2.5 - Khủng hoảng nội các trung ương Quốc Gia Việt Nam

Ngày 23/03/1950 các tổng, bộ trưởng Phan Huy Quát (Quốc phòng), Lê Thăng (Ngoại giao), Nguyễn Tôn Hoàn (Thanh niên) đồng loạt đệ đơn từ nhiệm. Đây là các đảng viên của đảng Đại Việt. Tuyên bố với báo lý do từ nhiệm của họ là vì chủ tịch Hội Đồng Nội Các Trung Ương (Thủ tướng) Nguyễn Phan Long có thái độ mâu thuẫn và không dứt khoác trong việc chống CSVM như chủ trương và chính sách của quốc trưởng Bảo Đại đã đề ra.210 Tuy nhiên, lý do thực sự khiến cho 3 đảng viên của đảng Đại Việt từ nhiệm bắt nguồn từ việc quốc trưởng Bảo Đại đã có thái độ ưu đãi đặc biệt đối với các Giám mục Công Giáo tự trị ở Bùi Chu và Phát Diệm: sau khi được quốc gia Vatican công nhận ngoại giao, quốc trưởng Bảo Đại đã thông tri ngay việc nầy cho các giám mục vừa kể. Ngày 23/03/1950, họ đến Hà Nội diện kiến với quốc trưởng để yêu cầu quyền tự trị của những người Công giáo trên hai vùng lãnh thổ Bùi Chu-Phát Diệm được chính quyền trung ương Quốc Gia Việt Nam công nhận đồng thời cũng yêu cầu trợ cấp tài chánh cho các dân quân công giáo vũ trang chống CSVM ở 2 nơi đó. Những yêu cầu nầy của 2 Giám mục đã được thỏa mãn mặc dù có lời cảnh báo của Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí, một đảng viên đầu não của đảng Đại Việt. Quyết định “ưu đãi” của Quốc trưởng Bảo Đại đã đưa tới việc từ nhiệm của 3 tổng, VSTK - 3454


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

bộ trưởng trong nội các của thủ tướng Nguyễn Phan Long như đã kể. Hộ Pháp Phạm Công Tắc của giáo phái vũ trang Cao Đài cũng theo gương hai giám mục Công giáo của 2 địa phận Bùi Chu-Phát Diệm để yêu cầu Quốc trưởng trợ cấp tài chánh để nuôi quân Cao Đài và còn đi xa hơn nữa là đòi hỏi các bộ Tài Chánh và Quốc Phòng của chính phủ Quốc Gia Việt Nam phải giao cho người của giáo phái Cao Đài nấm giữ.211 Với những hoạt động khủng bố của CSVM ở Nam Việt và sau khi trùm mật thám Pháp Bazin bị ám sát vào tháng 04/1950, Quốc trưởng Bảo Đại đã phải yêu cầu chức quyền thực dân Pháp đảm nhận việc cảnh sát an ninh và khi được cao ủy Pignon đồng ý, quốc trưởng đã ra chỉ thị thủ hiến Nam Việt Trần Văn Hữu cắt cử Nguyễn Văn Tâm tục danh ‘Hùm Xám Cai Lậy’ giữ chức vụ giám đốc Nha Cảnh sát Công an. Nguyễn Văn Tâm đã thi hành nhiệm vụ của mình một các triệt đễ bằng cách áp dụng ngay cả những phương cách khủng bố của CSVM đã từng áp dụng từ trước đến nay đối với những nhân viên, cán bộ, công chức của chính quyền Trung Ương Quốc Gia Việt Nam kể cả việc bắt giam, ám sát hay thủ tiêu những kẻ bị nghi ngờ có những dấu hiệu hay hành vi phá hoại, âm mưu khủng bố kể cả những kẻ bị xem như là có cảm tình với CSVM có hại cho nền an ninh quốc gia. An ninh, trật tự trong vùng kiểm soát của chính quyền Quốc Gia Việt Nam đã được cãi thiện rõ nét, vòng vây khủng bố, tình báo, gián điệp… của CSVM đã bị đứt đoạn và tháo gỡ, một kết quả mà các cơ quan mật vụ, an ninh, cảnh sát của thực dân Pháp ở Nam Kỳ chưa bao giờ có thể thực hiện được. Tiếp theo, vào ngày 24/04/1950, quốc trưởng Bảo Đại giải nhiệm thủ tướng Nguyễn Phan Long, cử thủ hiến Nam Việt Trần Văn Hữu thay thế và thành lập tân nội các chính phủ trung ương Quốc Gia Việt Nam. Nội các Trần Văn Hữu được trình diện với Quốc trưởng vào 06/05/1950 với các thành phần như sau: Trần văn Hữu, Chủ tịch hội đồng nội các kiêm tổng trưởng Quốc phòng và Ngoại giao; Nguyễn khắc Vệ, tổng trưởng Tư pháp; Dương tấn Tài, tổng trưởng Tài chánh; Trần quang Vinh, tổng trưởng Nội vụ; Dương quang Nhường, tổng trưởng Giáo dục Quốc gia; Lê quang Huy, tổng trưởng Công chánh và Giao thông; Hoàng Cung, Tổng trưởng Kinh tế và Kế hoạch; Đặng hữu Chi, Tổng trưởng Y tế và an An sinh Xã hội; Trần văn Tuyên, thứ trưởng Ngoại giao; Đinh xuân Quảng, thứ trưởng Công quản; Nguyễn tấn Hoàn, thứ trưởng Thanh niên và Thể thao. Giữa tháng 04/1950, quốc trưởng Bảo Đại đã ký dụ số 6 để cử nhiệm những tỉnh trưởng VSTK - 3455


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

người Việt Nam bản xứ để thay thế tất cả những viên chức của thược dân Pháp kể cả vùng các dân tộc thiểu số thường gọi là Hoàng triều cương thổ và tại nhiều tỉnh khác như Đồng Nai Thượng, LangBiang, Pleiku, Darlac, Kontum ở miền Nam và miền Trung, Phong Thổ, Lạng Sơn, Bắc Kạng, Cao Bằng, Hòa Bình, Hải Ninh, Lai Châu và MongKay ở miền Bắc. Riêng các tỉnh thuộc vùng cao nguyên Nam Việt như Pleiku, Kontum và Darlac thì tạm thời giao chức vụ tỉnh trưởng của cho các công chức cao cấp người Pháp và dưới quyền giám sát của một đại tá người Pháp thay mặt quốc trưởng Bảo Đại.212 Như vậy, trong khi chiến tranh lan rộng trên khắp các nước Lào và Cao Miên gây hận thù, chia rẽ thì chính quyền Quốc Gia Việt Nam do quốc trưởng Bảo Đại đã thực hiện được một bước đầu sự đoàn kết vào chung một mối tất cả những thủ lĩnh cầm đầu các tổ chức tôn giáo giáo và giáo phái như Giám mục Lê Hữu Từ và Nguyễn Đệ thuộc khối Công giáo Rôma, Phạm Công Tắc, giáo chủ giáo phái Cao Đài, 3 thủ lãnh của giáo phái Hòa Hảo là tướng Trịnh Minh Thế, tướng Trần Văn Soái, và tướng Ba Cụt; chiêu hồi được Bảy Viễn trùm thủ lãnh của tổ chức xã hội đen Bình Xuyên cũng như khắc phục và ổn định được các sắc tộc thiểu số trong Hoàng Triều Cương Thổ.213 Và mặc dù có tình trạng tham nhũng, lạm quyền xuất hiện nhưng nhờ có tình hình an ninh được khả quan cho nên cho nên những hoạt động vể thương mại, kinh tế cũng khả quan hơn khỉến cho mức sống của người dân được dễ thở hơn phần nào so với những người dân còn đang bị giam hãm trong vòng kiềm kẹp của CSVM. đói khát, bệnh tật, và bị oanh kích liên tục. Số người dân trốn khỏi vùng CSVM để về vùng Quốc Gia càng ngày càng gia tăng.214 2.6 - Bảo Đại: cây gậy của thực dân Pháp

Vào lúc chiến tranh Cao Ly bùng nổ vào ngày 25/06/1959 thì nội các của thủ tướng Pháp Queille cũng sụp đổ. Pleven lập tân chính phủ và cử Letourneau thuộc Phong Trào Cộng Hòa Nhân Dân /M.R.P giữ chức vụ chủ tịch các Quốc Gia Liệp Hiệp tức là Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại hay Bộ Thuộc Địa trước đây. Giống như người tiền nhiệm, tân thủ tướng Pháp vẫn tiếp tục chủ trương theo chính sách thuộc địa cũ, nghĩa là 3 Quốc Gia Đông Dương sẽ được độc lập trong trong vòng quỹ đạo của Liên Hiệp Pháp đúng như sự quy định trong các Hiệp ước mà mỗi quốc gia ở Đông Dương đã ký kết với nước Pháp trước đây. Phe Xã Hội của Pháp đã cực lực phản đối việc chính phủ Pháp nhượng bộ đáng kể đối với Bảo Đại và họ yêu cầu tân chính phủ phải loại bỏ

39

VSTK - 3456


1

2

3

4

chính quyền Trung Ương Quốc Gia Việt Nam để thương lượn với HCM bởi vì Bảo Đại giống như một cây gậy mà người Pháp đang nấm giữ trong tay một cách lỏng lẽo và đã bị chính cậy gậy nầy đập ngược trở lại trúng vào lưng: “Gậy Ông đập lưng Ông”.

36

Vào lúc tình hình tổng quát ở Viễn Đông đang có những xáo động đáng kể thì người Pháp lại bắt đầu vướng mắc vào hy vọng và ảo tưởng kể từ ngày hoàng đế Bảo Đại trở lại Việt Nam. Nước Pháp giờ đây không còn có thể hành động một cách tự do, độc đoán và đơn phương như những năm tháng trước đây. Người Pháp cũng không có đủ phương tiện, khả năng để đảm trách nhiệm vụ một mình công tác tiểu trừ CSVM đang được CSTH ủng hộ chính trị và yểm trợ quân sự. Người Pháp cũng đang cần có một quyền uy khả dĩ có thể quy tụ các thành phần người Việt Nam quốc gia bản xứ không Cộng Sản hoặc chống CSVM một cách triệt đễ hay có thể tạo sự đoàn kết của dân chúng. Người Pháp cũng đang trông chờ viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ để ngăn chận là sóng đỏ CS từ phương Bắc tràn qua biên giới ViệtTrung, xâm chiếm Bắc Việt rồi lần lần lan ra toàn cõi Đông Dương. Trong khi đó thì bản thể pháp lý của tổ chức khối Liên Hiệp Pháp và thân trạng của mỗi quốc gia Đông Dương trong tổ chức nầy vẫn chưa được xác định dứt khoác rõ ràng vì ý nghĩa lơ lửng mơ hồ cố tình của người Pháp về 2 chữ độc lập và đây mới chính là điểm then chốt gây ra tình trạng căn thẳng hiện nay giữa nước Pháp và Quốc Gia Việt Nam do hoàng đế Bảo Đại đứng đầu trong chức vụ Quốc Trưởng. Phải nói rằng tổ chức khối Liên Hiệp Pháp là một tổ chức bất bình đẳng mà trong đó nước Pháp nấm quyền thượng quốc tập trung quyền lực hầu hết trên mọi lãnh vực để tự do thao túng, muốn làm gì thì làm trong khi đó thì họ chỉ muốn Quốc Gia Việt Nam độc lập nhưng không được tự do mà vẫn phải tiếp tục nằm trong bóng dù bảo hộ che chở của họ. Người Pháp ham muốn nhiều quá: muốn mình vẫn là một trong số các cường quốc tư bản của Âu-Mỹ, người Pháp muốn chống CSVM; người Pháp muốn vẫn là chủ nhân ông. Đông Dương; người Pháp chí muốn nhận vào mà không muốn buông ra một chút gì của mình, người Pháp muốn quay ngược đà tiến của bánh xe lịch sử nhưng thật đáng e ngại khi người Pháp không muốn chấp nhận là nước Pháp đã hết thời ở Đông Dương vì nước Pháp đã tự mình cô lập hóa khi họ tiếp tục chèn ép các dân tộc ở Đông Dương nhất là ở Việt Nam.

37

3- Mâu thuẩn về chiến lược trong hàng ngủ tướng lãnh của

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

38

Pháp trong công cuộc đối đầu với CSVM ở Bắc Việt

39

VSTK - 3457


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

3.1 - Tướng ALESSANDRI, Tư Lệnh Hành Quân ở Bắc Việt

Đây là một quân nhân chính gốc của thực dân thuộc địa Pháp ở Đông Dương từ thế chiến thứ II cho đến sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân đội Đồng Minh, một kẻ võ biền nhiều kinh nghiệm chiến trường ở Bắc Việt, hiếu chiến và cứng rắn. ngay sau khi quân phiệt Nhật đảo chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 09/ 03/1945, viên tướng nầy đã thành công trong một cuộc dẫn đưa một đoàn quân của Pháp khoảng 5,000 người chạy từ Sơn Tây về phiá Sơn La rồi chuyển quân về cứ điểm Điện Biên Phủ để cố thủ và cầm cự với quân Nhật nhưng cuối cùng phải rút khỏi Điện Biên Phủ, xuyên rừng, vượt núi vùng thượng du phía tây-bắc Bắc Việt để di tảng về căn cứ quân sự của Pháp ở bên kia biên giới Hoa-Việt vào tháng 05/1945. Nhờ công trạng hiếm có nầy đương sự đã nhen nhúm trong thâm tâm ước mơ trở thành một người hùng tạo thời cuộc nơi các chiến trường ở Đông Dương trong tương lai. 3.2 - Tướng Carpentier, Tổng Tư Lệnh Quân sự Đông Dương

Trái ngược với tướng Alessandri, viên tướng Carpentier thuộc hàng tướng kiểng, tướng thành phố, nhận chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Sự Đông Dương chỉ là miễn cưỡng, vì bổn phận cấp dưới phải tuân lệnh cấp trên mặc dù không có mộ chút kinh nghiệm nào về Đông Dương. Tuy rằng đương sự đã từng giữ chức vụ Tham mưu trưởng quân sự dưới trướng của tướng Juin ờ nước Ý, nhưng đương sự đã ‘bở ngở’, không biết phải làm sao và làm gì khi được chỉ định giữ một chức vụ quân quan trọng như thế ở Đông Dương. Khác với sự chờ đợi của mọi người là viên tướng nầy sẽ hợp tác và bổ xung những khuyết điểm cho nhau nhưng họ lại kinh chống nhau về việc lựa chọn chiến thuật quân sự để đối đầu với bộ đội CSVM ở Bắc Việt. Tướng Alessandri luôn chủ trương là phải ra tay trước và đè bẹp bộ đội CSVM khi chúng đang còn trong vòng chuẩn bị thành lập để trở thành những đơn vị chiến đấu chủ lực lớn với đầy đủ trang bị, súng đạn do CSTH viện trợ sẽ được xử dụng cho chương trình tổng phản công của họ. Từ tháng 05/1950, sau khi đã thực hiện thành công chương trình bình định và chiếm đóng vùng đồng bằng sông Hồng, tướng Alessandri đã hoạch định một kế hoạc hành quân táo bạo nhằm tiêu diệt các căn cứ, các kho súng đạn và trại huấn luyện ở các vùng mật khu ‘giải phóng’ của CSVM nơi các miền thượng du Bắc Việt. Đây là kế hoạch của tướng Raoul Salan đã từng đề ra từ năm 1947 nhưng lần nầy thì quy mô và đầy đủ phương tiện chiến đấu hơn. Kế hoạch nầy VSTK - 3458


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

cũng giống như nhiều kế hoạch khác trước đây đã bị xếp xó không được cấp trên lưu tâm đến. 3.3 - Thụ động, bất nhất và lừng khừng

Dù sao, thì kế hoạch của tướng Alessandri nếu được chấp thuận thì cũng chỉ có thể thực hiện vào mùa Thu, nghĩa là sau mùa mưa và như thế có nghĩa là đã quá trễ vì tới lúc đó thì các lực lượng bộ đội chủ lực CSVM đã được huấn luyện thuần thục, được trang bị đầy đủ và nhất định sẽ đối đầu ngang ngửa với các đơn vị cơ động hiện đại của đoàn quân viễn chinh Pháp ở Bắc Việt. Kế hoạch của Alessandri cần phải duyệt xét lại với những tình huống mới nhưng tướng Carpentier đã cực lực bác bỏ vì cho rằng đã quá trễ vì lực lượng CSVM bây giờ hùng mạnh trong khi mà quân đội Pháp ở Bắc Việt hiện nay chưa có đầu đủ quân binh và phương tiện cần yếu để chủ động một cuộc hành quân càn quét như thế và nếu cứ làm thì sẽ là một thảm họa chắc chắn cho quân Pháp. Ngày 01/06/1950, tướng Carpentier ký một thông cáo chung với Cao Ủy Đông Dương ngăn cấm mọi cuộc tấn công của quân đội Pháp vào các vùng thượng du Bắc Việt. Từ đó, mâu thuẫn giữa hai cá nhân tướng lãnh ‘lính kiểng thành phố, chết nhát’ và ‘lính võ biền thực dân liều lĩnh, háu chiến’càng xa hơn. Với hai ý hướng tiếp tục đối chọi nhau như thế, tướng Carpentier cương quyết lựa chọn phương cách ‘thích hợp’ để đối phó với tình hình căn thẳng ở Bắc Việt. Đương sự đã theo chiều hướng rút lui của tướng Rivers trước đây: tăng viện và dồn quân ra Bắc Bộ để củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở đồng bằng và trung du, giành lấy kho nhân vật lực quan trọng; tăng cường phòng thủ tứ giác Lạng Sơn – Tiên Yên –Hải Phòng – Hà Nội, phong tỏa biên giới; phát triển quân đội người bản xứ thực hiện việc rút quân Âu – Phi làm lực lượng cơ động. Bằng một văn thư cá nhân và tối mật (Instruction personelle et secrète : I.P.S) đề ngày 18/08/1950, Carpentier đã ra chỉ thị cho đoàn quân viễn chinh Pháp ở Bắc Việt phải thi hành cách giải quyết chiến trường của đương sự. Tuy nhiên, vì vấn đề nhạy cảm và tự ái của quân binh viễn chinh Pháp đang chống lại mọi ý định rút quân khỏi căn cứ quân sự Cao Bằng và tất cả các đồn bót dọc theo đường thuộc địa số 4, cho nên tướng Carpentier với sự đồng ý của cao ủy Đông Dương Pignon đã phải miển cưỡng sửa đổi đổi phương cách rút quân của tướng Revers :1- Căn cứ quân sự Cao Bằng, Lạng Sơn và Đồng Đang phải là những cột trụ lá chắn sắt bén để ngăn chận những đợt sóng tấn công

38

VSTK - 3459


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

của CSVM. 2- Các đồn bót Thất Khê, Nacham, Lộc Bình, Đình Lập, Tiên Yên sẽ bám trụ chống cự và chỉ rút lui khi bị CSVM tràn ngập. 3Tất cả các đồn bót khác đều rút quân và bỏ trống khi bị tấn công. 4- Thảm trạng Cao Bằng

Mặc dù hai chức quyền cao cấp nhất ở Đông Dương đã đồng lòng quyết định giữ vững căn cứ quân sự Cao Bằng nhưng có chứng cứ cho thấy là các đồn bót dọc theo đường thuộc địa số 4 không có đủ khả năng ngăn cản CSVM tràn xuống trên con đường nầy mà cũng không không làm ngưng trệ những sự tiếp vận quân sự của CSTH chở sang cho CSVM ở Bắc Việt. Các đồn bót nầy không còn có thể kiểm soát và chống giữ biên giới được nữa. Từ hơn một năm qua, an toàn di chuyên và tiếp vận trên tuyến đường nầy không còn được bảo đảm nếu không có những toán hành quân mở lối và đóng chốt 2 bên vệ đường và nhiều lắm thì cũng chỉ tới được Thái khê mà thôi. Kể từ tháng 01/1950, Cao Bằng và Đông Khê chỉ có thể nhận hàng tiếp tế và đạn dược bằng không vận và hai căn cứ quân sự nầy kể như bị cô lập và nhất định là sẽ bị tiêu diệt nếu quân CSTH tràn sang biên giới Bắc Việt. Ngày 02/9/1950, tướng Carpentier và Cao ủy Pignon gặp nhau ở Sài Gòn tham khảo những chỉ thị của Hội Đồng Quốc Phòng Quốc Gia và đã cùng nhau đồng ý đi đến một quyết định dứt khoác: di tản khỏi Cao Bằng và Đông Khê để tập trung quân tiến chiếm Thái Nguyên theo VSTK - 3460


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

như chính phủ Pháp dự trù một năm trước đây. Sự táo bạo trước đây của tướng Alessandry vào năm 1949 nay đã được tướng lừng khừng Carpentier đem ra áp dụng nhưng nay thì lại trở thành những lỗi lầm to tát vì quá trễ, đầy nguy hiểm, rời rạc, cẩu thả và khinh thường sức mạnh của bộ đội CSVM. Có thể dùng đường không vận để di tản quân và dân chúng khỏi Cao Bằng nhưng không có gì bảo đảm là đơn vị bảo đảm an toàn an ninh sân bay sẽ có thể di tản sau cùng và kịp thời và có thể làm mồi cho bộ đội CSVM. Do đó việc di tản bằng đường bộ được lựa chọn. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Cao Bằng nối liền với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn qua hai con đường thuộc địa RC3-RC3bis và RC4. Đường thuộc địa RC3 nối liến trực tiếp Cao Bằng, Thái Nguyên và Hà Nội, nhưng di chuyển dễ qua các vùng rừng thưa mặc dù khá nguy hiểm vì phải xuyên qua đoạn đường Cao Bằng-Bắc Kạn đã bị bỏ trống kể từ khi CSVM mở ra chiến dịch Lê Hồng Phong I vào tháng 08/1949. Tuy nhiên con đường rút lui nầy có điều lợi là sẽ rời xa ngay áp lực của CSTH ở biên giới, bộ đội CSVM không quá nhiều trong khu vực Bắc Kạn-Cao Bằng và không quân có thể yểm trợ hữu hiệu cho cuộc di tản. Trở ngại lớn lao là phải chờ cho quân Pháp hành quân tái chiếm Bắc Kạn và Thái Nguyên để cho con đường rút lui từ Cao Bằng ngắn đi. Ngược lại, đường thuộc địa RC4 thì quá cận kề biên giới Trung Hoa và là một tuyến đường với đồi núi chập chùng, rừng rậm dày đặc, ghềnh thác khắp nơi, bùn lầy trơn trợt vào mùa mua. Tuy nhiên, từ Cao Bằng đến đồn Đông Khê chỉ có 45 cây số và kế đến là đồn Thất Khê cách Đông Khê 25 cây số tiếp theo. Hai đồn Đông Khê và Thất Khê đều có lính đánh thuê Lê Dương đóng giữ và chính vì thế mà tướng Carpentier đã chọn đường thuộc địa RC4 để thực hiện cuộc di tản khỏi Cao Bằng và vì muốn giữ bí mật, an toàn cho nên tướng Carpentier đã không thông báo trước cho đại tá Charton chỉ huy trưởng căn cứ quân sự Cao Bằng về việc lựa chọn tuyến đường rút lui RC4. Ngày 16/09/1950, Carpentier ra lệnh hành quân số 46 cho tướng tư lệnh vùng hành quân Alessandri rút khỏi Cao Bằng và Đông Khê song song với cuộc hành quân càn quét và chiếm đóng thực sự Thái Nguyên nhằm cổ võ tinh thần quan binh ở Cao Bằng khiến họ hăng hái bỏ rơi căn cứ quân sự quan trọng nầy đồng thời cũng đánh lạc hướng và chia cắt quân CSVM để làm giảm nhẹ áp lực quân địch trên đường RC4. Cuộc hành quân theo kế hoạch của Carpentier dự trù được bắt đầu vào ngày 01/10/1950 sau khi dùng đường không vận cho căn cứ Cao Bằng thêm một tiểu đoàn quân binh tăng cường rồi cũng dùng đường không vận VSTK - 3461


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

nầy để di tản trước những thường dân người già, trẻ nít, đàn bà và các quân nhu, quân dụng quan trọng trở về căn cứ quân sự Lạng Sơn. Chính ngay vào lúc cuộc hành quân di tản của Pháp sắp bắt đầu thì một sử cố nghiêm trọng xảy ra khiến cho một số sắp xếp của tướng Carpentier bị rơi vào tình trạng không thể thực hiện được nữa:215 4.1 - Ý đồ tấn công của Việt Minh

Ngày 21/8/1950, qua thảo luận Hội nghị Đảng ủy chiến dịch, cùng với tham khảo ý kiến của các cố vấn Trung Quốc, Việt Minh quyết tâm như sau: Tập trung ưu thế binh hỏa lực tiêu diệt Đông Khê đồng thời tiêu diệt quân ứng chiến đường không và đường bộ. Chuyển xuống Thất Khê, nếu có điều kiện thì tiêu diệt Thất Khê, chưa có điều kiện thì đánh vận động quanh Thất Khê hoặc đánh quân Pháp trên quãng Thất Khê – Đông Khê hay Thất Khê – Lạng Sơn. Sau khi tiêu diệt được Thất Khê, nghỉ 10 đến 15 ngày sẽ lên đánh Cao Bằng. Nếu sau khi Đông Khê bị tiêu diệt, Pháp bỏ Cao Bằng rút chạy về phía nam thì tập trung lực lượng tiêu diệt trên quãng Cao Bằng – Đông Khê Các lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích tỉnh Lạng Sơn và dọc quốc lộ 4, cùng 1 đại đội của Bộ tổng tham mưu Việt Minh và 2000 dân công hoạt động du kích, phá đường, phục kích, tiêu hao quấy rối, có điều kiện thì tiêu diệt một bộ phận quân Pháp trên quãng Thất Khê – Lạng Sơn. Thời gian dự kiến là 30 đến 40 ngày, trong đó phải giải quyết nhanh Đông Khê, Thất Khê, tốt nhất là từ 7 đến 10 ngày.

26 27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

14/9/1950 các lực lượng tham gia chiến dịch phải sẵn sàng ở vị trí tập kết.216 4.2 - Trận Đông Khê

Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Trung đoàn 174 và Trung đoàn 209 của quân CSVMh chủ động đánh chiếm cứ điểm Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4. Trong trận đánh nầy, quân CSVM đã dùng trọng pháo và súng cối pháo kích dữ dội vào các tiền đồn và đồn chính của quân Pháp kế trước khi xung phong tràn ngập. Đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ, mặc dù đã được không quân VSTK - 3462


1

2

3

4

5 6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

yểm trợ nhưng vì thời tiết xấu cho nên hoạt động oanh kích của không quân không hữu hiệu. Chỉ có 01 sĩ quan và 31 lính đánh thuê Lê Dương băng rừng chạy thoát về Thất Khê.217 Báo Điện Tử Cộng Sản Việt Nam viết lại diễn biến trận đánh nầy như sau: Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Trung đoàn 174 và Trung đoàn 209 của quân Việt Minh chủ động đánh chiếm cứ điểm Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4. Đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ, mặc dù đã được không quân yểm trợ. Pháp nhanh chóng điều động quân đội ở Bắc Bộ thực hiện cuộc "hành quân kép": - Một cánh do trung tá Le Page chỉ huy hành quân từ Thất Khê lên nhằm chiếm lại cứ điểm Đông Khê mở lại đường số 4 và thu hút chủ lực của quân Việt Minh; - Một cánh do trung tá Charton chỉ huy tiến công từ Cao Bằng xuống gặp Le Page ở Đông Khê. Trung đoàn 209 (Trung đoàn Sông Lô) của Việt Minh đã hành quân lên Quang Liệt, phía bắc Đông Khê để chặn đánh binh đoàn Charton. Ngày 6 tháng 10, cánh quân của Charton cũng đến được Cốc Xá và bắt liên lạc được với Le Page. Đại đoàn 308 lập tức bao vây chặt Cốc Xá và điểm cao 477. Trung đoàn 209 chặn ở phía bắc. Phía nam, Trung đoàn 174 chốt chặn đường rút ở Cốc Tồn - Khau Pia. Sáng sớm ngày 6 tháng 10, Trung đoàn 36 bắt đầu tấn công Cốc Xá và đến buổi trưa thì gần như toàn bộ binh đoàn Le Page đã bị xoá sổ chỉ còn 650 trên tổng số 2500 người, số ít còn lại cố chạy sang điểm cao 477 cùng với chỉ huy Le Page. Nhưng tại 477, 5 tiểu đoàn của Đại đoàn 308 và của Trung đoàn 209 đã vây chặt quân Charton. Hai bên giành nhau quyết liệt tại các điểm cao ở đây. Đến chiều, binh đoàn Charton trở nên rối loạn khi biết tin binh đoàn Le Page đã bị xoá sổ. Charton đã tập hợp những người còn sống sót rút khỏi điểm cao 477 mở đuờng máu về Nà Cao, nhưng đến chiều thì bị bắt làm tù binh cùng với toàn bộ ban tham mưu. Những quân lính còn lại của Le Page cùng với chỉ huy của mình mất liên lạc với Charton đã tìm cách rút theo đường rừng để về Thất Khê nhưng đến sang ngày 8 tháng 10, Le Page cũng đã bị các quân sĩ của Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 bắt làm tù binh cùng với các sĩ quan tham mưu của mình. Tính đến ngày 8 tháng 10, bộ đội Việt Minh đã loại khỏi vòng chiến đấu 8 tiểu đoàn quân Pháp, làm sụp đổ kế hoạch phòng thủ biên giới. Trước nguy cơ Thất Khê sẽ lại bị tiêu diệt như Đông Khê, bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã ra lệnh rút khỏi Thất Khê trong rối loạn và phải chịu

VSTK - 3463


1

2

3

những tổn thất nặng nề khi bị 4 tiểu đoàn của Đại đoàn 308 cùng toàn bộ Trung đoàn 174 (Cao Bắc Lạng) truy kích. Đến ngày 17 tháng 10, Việt Minh chủ động kết thúc chiến dịch. Dưới sự uy hiếp của bộ đội Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn... với thiệt hại rất nặng về trang bị.218

*

Căn cứ Quân Sự Cao Bằng qua không ảnh Phía xa là dãy núi dọc theo biên giới Việt Hoa Cao Bằng-Quảng Đông. Đường Thuộc Địa RC4 chạy dọc song song với con sông cả của tỉnh Cao Bằng . Nguồn ảnh: http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2010/08/indochine_1950.pdf “L’année 1950 en Indochine - Le désastre de Cao Bang”(trang 15)

VSTK - 3464


Đồn binh Đông Khê qua không ảnh. Đồn nằm trên cao đỉnh một ngọn đồi thấp. Phía dưới chân đồi là trại binh và sân bay Nguồn ảnh: http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2010/08/indochine_1950.pdf (trang 15)

Đồn binh Thất Khê qua không ảnh. Nguồn ảnh: http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2010/08/indochine_1950.pdf (trang 15)

* Sau đây là hồi ký của một quân nhân nhảy dù Pháp viết kể lại về trận đánh Đông Khê trên đường thuộc địa RC4 mà đương sự gọi là: VSTK - 3465


Con Đường Máu Les Parachutes sur la RC4 Indochine 1950 (http://www.unp844.com/les%20parachutistes%20sur%20la%20rc4%20indochine%201950.pdf”) 1 2 3

4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14 15

16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

33 34 35 36 37 38 39 40

Ngày 16/09/1950, năm tiểu đoàn bộ đội chủ lực và một đơn vị súng nặng bao vây đồn Đông Khê. Cứ điểm nầy từ ngày 08/09/1950 do hai đại đội 5 và 6 thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh lính ngoại quốc (REI), khoảng 330 quan binh trú giữ cùng với 2 trọng pháo 105 và 75. Để chuẩn bị xung phong, các loại súng hạng nặng đã nã kích vào đồn mặc dù có sự can thiệp của máy bay săn giặc ‘’Rắn Hổ mang” để ngăn chận quân địch suốt buổi chiều. Bộ đội VM đã xung phong 08 lần và tiến sát vào sát vòng rào phòng thủ. Trong đồn đã có 40 tử thương và 86 bị thương. Một đợt phản công mạnh bạo của quân trú phòng đã lại được một số vị trí đã bị tràn ngập. Một số ụ chiến đấu đã sang tay qua lại nhiều lần trước khi bị địch chiếm hẳn. Nó hầm ụ chiến đấu phía tây-nam bị sụp đỗ và lúc 6 giờ sáng. Chỉ có một binh sĩ chạy thoát chạy vào đồn chính với hơn 30 quân nhân khác trong đó. Vào hừng sáng, điện kêu cứu lần cuối cùng được gửi đi rổi đội lính Lê Dương phải tiếp tục chống cự cả ngày. Đại úy Jaugeon (hay Volair?) chỉ còn co 300 viên đạn để chia cho 19 binh sĩ Lê Dương còn có khả năng chiến đấu. Trong đêm tối, ba nhóm cố gắng len lỏi giữa vòng bao vây của địch. Năm ngày sau, đại úy Alloux tới được Thất Khê cùng với 08 lính Lê Dương rã rời, tơi tả. Trong những ngày kế tiếp, hai hạ sĩ và một trung sĩ cũ trố thóa về đến nơi. 80 binh sĩ Lê dương bỏ mạng, 140 bị thương và bị địch bắt hoặc bị chôn vùi tập thể. Phía địch có khoản 500-800 bị loại khỏi vòng chiến. Mặc dù Đông Khê bị thất thủ, nhưng những kế hoạch rút lui khỏi Cao Bằng bằng đường thuộc địa RC4 do tướng Alessandri vào giờ chót chuyển đạt đã bị trung tá Charton chỉ huy trưởng căn cứ Cao Bằng giận dữ phản đối mà ngay cả tướng Alessandri cũng không đồng ý kế hoạch nầy. Căn cứ quân sự gồm có tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn REI (600 quân) do thiếu tá Forget chỉ huy, một tiểu đoàn thân binh (partisan: lính đánh thuê người bản xứ), một cơ đội công binh, một cơ đội pháo binh, 600 lính mộ (goumier: lính mộ An-giê-ri, Ma Rốc) thuộc tiểu đoàn 3 Ma-rốc (do sĩ quan Pháp chỉ huy) vừa mới được không vận đến để tăng cường. Tổng cộng 1600 quân binh hùng hậu bắt đầu di chuyển khỏi căn cứ Cao Bằng vào ngày 01/10/(1950) sau khi đã thiêu hủy 150 tấn vũ khí đạn dược và quân dụng phòng cho căn cứ. Cột quân di chuyển chậm chạp, vì không thể di tản bằng đường không vận, đoàn xe chở theo 600 dân chúng vì e sợ CSVM trả thù. Dù thế nào thì cũng phải di chuyển ít nhất là 22 cây số trên đường thuộc địa RC4 để bắt liên lạc với đoàn quân Bayard ở Đông Khê của và vì vấn đề an toàn, việc sáp xếp nầy phải giữ bí mật cho nên trung tá Lepage chưa được thông báo về công tác bắt liên lạc nầy với đại tá Charton. Phía trước, cái bẫy đang chờ đợi. Nhờ rừng rậm che khuất, CSVM đã đưa các trung đoàn 36, 88, 99, 165, 174,175, 209, 246 và nhất là lữ đoàn 308 biệc danh ‘lữ đoàn sắt, một đoàn quân thiện chiến sẽ trở thành sư đoàn chủ lực’ hợp với các bộ đội du kích địa phương, tất cả bao gồm gần 30 tiểu đoàn và trong đó có 6,7 tiểu đoàn sung nặng. Để điều khiển đoàn quân khổng lồ 20,000 người nầy, tướng Giáp lần đầu tiên xử dụng vô tuyến thông tin để chỉ huy. Phản ứng chậm chạp trong sự dự kiến đã giúp cho đương sự có thể tập trung những phương thức cần yếu để đưa tới mặt trận và thiết đặt một trận tuyên phục kích khổng lồ. ….( Tạm dịch tiếp theo nơi trang 3471)

VSTK - 3466


Les Parachutes sur la RC4 Indochine 1950 Nguᝓn: (http://www.unp844.com/les%20parachutistes%20sur%20la%20rc4%20indochine%201950.pdf�)

VSTK - 3467


Thất bại ở Đông Khê 1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

23 24 25 26 27 28 29 30 31

32 33 34 35 36 37 38 39

40 41 42 43 44 45 46

Ngày 01/10 (1950), đoàn quân Bayard (trung tá Lepage) tiến gần xuống vùng trũng Đông Khê sau khi chiếm đóng đồn Napa do quân địch bỏ trống. Nhóm sinh viên quân sự có cấp bậc của trung úy Faulque đi đầu mở đường. Vào lúc 4 giờ chiều, sau một cuộc chạm trán nhẹ, nhóm sinh viên quân binh tiến sâu vào Đông Khê cách một cây số phía trước kéo theo tiểu đoàn nhảy dù quân đánh thuê Lê Dương (BEB: Bataillon étrangé parachute). Tuy nhiên, ngay vào lúc tiểu đoàn lê dương bắt đầu tiếng xuống vùng trũng thì quân CSVM nhả một loạt đạn liên thanh và sung cối. Đến 17 giờ , quân dù Lê Dương bị khóa chặt đứng tại chỗ bởi các đơn vị bộ đội CSVM trấn đóng trên các chỏm núi kề cận. Hơn nữa, đồn Đông Khê có vẻ như là được (bộ đội CSVM) phòng ngự rất yếu và thiếu tá Segretain cho rằng có thể thực hiện một quyết định trước khi trời sụp tối. trung tá Lepage vì cẩn thân cho nên không đồng ý với thiếu tá Segretain và ra lệnh chờ đến sáng hôm sau mới tấn kích đồn với sự yểm trợ của không quân. Với trận chạm trán đầu tiên vừa rồi, đội quân BEB đã có 30 tử thương, Vào sáng ngày 02/10, đoàn quân Bayard (của trung tá Lepage) manh nha tung ra một cuộc tấn kích để chiếm lĩnh các vùng đồi cao chung quanh Đông Khê. Lính pháo thủ bản xứ và tiểu đoàn 1 lính Marốc tiến lên phía sườn phíaTây, tiểu đoàn dù Lê Dương số 1 và tiểu đoàn 11 Ma Rốc tiến lên sườn phía Đông. Bộ đội VMCS đã được tăng cường mạnh hơn từ đêm hôm qua và chận đứng mọi cuộc tấn công xung phong từ các phía. Vào giữa trưa, mặc dù các cuộc tấn công có một vài tiến triễn với sự tổn thất khá nặng, cuộc hành quân chiếm lĩnh các ngọn đồi cao phải bãi bỏ, thêm vào đó, thời tiết xấu đã khiến cho không quân không thể can thiệp. Trầm trọng hơn nữa là phi cơ quan sát trên cao thông báo là có nhiều đơn vị bộ đội CSVM đang trên đường di chuyển đến vị trí tham chiến. trung tá Lepage ra lệnh rút quân về đồn Thất Khê mà ở đó mới được tăng viện thêm tiểu đoàn 3 biệt kích dù người bản xứ sau khi nghe được tin từ máy bay quan sát về việc rút quân khỏi căn cứ quân sự Cao Bằng và để tiếp viện và đón đoàn quân di tản nầy. Tuy nhiên lệnh tiếp đón đến trể sau 2 ngày cho nên không thể thực hiện. trung tá Lepage quyết định di chuyển quân đánh vòng hướng Tây đồn Đông Khê qua con dường món cũ trên địa phận Quảng Liệt để bắt liên lạc với đoàn quân Cao Bằng của đại tá Charton trên đường thuộc địa RC4 cách vị trí hành quân của Lepage khoảng 15 cây số về hướng Bắc nhưng bỏ lại phía sau tiểu đoàng dù Lê Dương và tiểu đoàn 11 lính Marốc tiếp tục đối chiến với bộ đội CSVM ở Đông Khê. Kế hoạch hành quân của Lepage có vẻ gắng bó chặt chẽ nhưng từ khởi đầu đã bị xem như là thất bại bởi vì quân số bộ đội CSVM quá nhiều và ở thế đàn áp. Các đơn vị quân Pháp đi vòng ở phía Tây đường thuộc địa RC4 phải tiến bước trong một vùng rừng rậm đầy dẫy hiểm nguy phục kích và mất liên lạc truyên tin cho nhau. Bộ đội CSVM nhẫn nhục né tránh khỏi tầm vị trí do quân đánh thuê Lê dương chiếm đóng ở Napa và truy kích đòan người của đại tá Lepage. Ngày 02/10 (1950), vào buổi chiều, địch quân tấn công rất mạnh, quét sạch nguyên cả một đại đội thuộc trung đoàn 8 lính mộ Bắc Phi (lính mộ Bắc Phi Châu: Maroc và Angeria/ RTM: Regiment des tirailleurs Marocains). Cùng trong khi ấy, gần đường thuộc địa RC4, đoàn quân lính mộ Ma Rốc của thiếu tá Delcrossont bị truy kích từ vị trí Napa sau những trận chạm trán thật ác liệt mà quân địch không cần đếm xỉa gì đến những tổn thất. Thiếu tá Segrétain chỉ còn 500-600 lính dù Lê Dương trong số 800 lính từ lúc khởi sự các trận đánh. Thay vì đê cho địch bao vây trong long chảo, Segrétain quyết định phản công để chiến lĩnh các ngọn đồi chung quanh và đánh lạc hướng và tháo gở thế trận gọng kiềm mà địch quân đang áp dụng để bao vây đoàn quân của trung tá Lepage. VSTK - 3468


1 2 3 4

Cuộc tấn kích trong bóng đêm với sự hổ trợ của đơn vị quân lính mộ chạy thoát về. Thoạt đầu quân CSVM bị bất ngờ nhưng vẫn bình tỉnh phân tán quân Lê Dương đang vẫn tiếp tục tiên tới không e ngại. Nhưng rồi cuộc tiến kích trở thành khó khăn trước . . . . . . . . . . ......

VSTK - 3469


1 2 3 4 5 6

7 8 9 10 11 12 13 14

hỏa lực khủng khiếp của quân địch. Thiếu tá Segrétain ra lệnh cho quân binh của mình chiếm lấy vị thế ở lưng chung sườn đồi. Cùng với thiếu tá Delcros, Segrétain dùng vô tuyến điện thông báo cáo với trung tá Lepage là họ sẽ tấn chiếm quân địch vào hừng đông. Lepage đồng ý nhưng yêu cầu phải bắt liên lạc với tiểu đoàn lính dù Lê Dương. Segrétain và Delcros quyết định chuyển quân đánh vòng ngọn đồi Lung Phai để một số tàn quân lính mộ thực hiện di tản một số thương binh. Khi cánh quân vừa mới tới gần đường cái (RC4) thì bị quân CSVM tràn ngập tấn kích. Đội quân lính mộ Bắc phi bị đánh tan chạy thoát loạn khắp nơi đa số thương binh đều bị giết. Những kẻ sống sót chạy về được với tiểu đoàn lính dù Lê Dương đang tiến tới phía trước họ. Khoảng 30 lính dù Lê Dương ngả gục nhưng số còn lại đã giải vây thành công sự truy kích của địch quân. Vào lúc cuối ngày 03/10 (1950), 400 tàn quân lính dù Lê Dương và một số lính mộ tới địa điểm sườn núi 765 cách thị trấn Đông Khê vào khoảng 2 cây số về hướng Tây–Nam. Tất cả đều mệt lữ và không còn nhiều đạn dược nhưng sự đau khổ của họ chỉ là mới bắt đầu

Miệng bẫy khép lại 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24 25 26

27 28 29 30 31 32 33 34 35

36 37 38 39 40 41 42 43 44

Mỗi lúc tình hình của cột quân (của trung tá Lepage) càng lúc càng trở nên lụng bại. Quân địch hầu như là khắp nơi. Từ Lạng Sơn, bộ chỉ huy hành quân (của Pháp) ra lệnh cho trung tá Charton đưa quân tiếp cứu Lepage xuyên qua đoạn đường Quảng Liệt. Vì vậy Lepage quyết định đưa quân đến lòng chảo Cốc Xá vì cho rằng địa điểm nầy sẽ dễ phòng thủ hơn. Đội quân lính dù Lê Dương từ các chỏm núi vây quanh vị trí của đoàn quân Lepage cũng rời vị trí để xuống lòng chảo theo lệnh của đương sự và chấp nhận cuộc hành quân vào ban ngày và đóng chốt tại chỗ trong ngày đó. Trung tá Charton chỉ nhận được lệnh hành giải cứu Lepage vào ngày 04/10 (1950). Đương sự thiêu hủy xe cộ, súng nặng và mất rất nhiều thời gian để tìm một đường cũ đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua. Hết cả một ngày 04/10, việc di chuyển quân của Charton rất chậm chạp bởi vì phải mở đường một cách đứt đoạn. Từ Cốc xá, rốt cuộc, Lepage đành phải ra lệnh đội quân dù Lê Dương phải rời các điểm cao để xuống lòng chảo Cốc Xá hợp quân với đương sự. Các đội lính dù Lê Dương từ các ngọn đồi muốn xuốn lòng chảo Cốc Xá thì cần phải di chuyển trong bóng đêm trên một lộ trình sườn dốc thẳng đứng dài 300 mét. Hàng chục lính dù bị rơi xuống vực sâu, số còn lại phải chịu gục ngã vì những đợt xung phong cận chiến với bộ đội CSVM. Vào hừng đông hôm sau, không còn quá 300 binh lính dưới của các cấp chỉ huy của đội lính dù Lê Dương. Hầu như sau một thời điểm, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 lính mộ khai thông thung lủng Quản Liệt và gặp ngay sự chận đánh của bộ đội CSVM. Trung tá Charton phải phân tán quân tràn ra qua các ngọn đồi cao để đoàn quân của đương sự có thể tiếp tục di chuyển. Vào sụp tối đương sự bắt liên lạc được với trung tá Lepage bằng vô tuyến và biết được tình hình nghiêm trọng đến mức nào. Mặc dù thế, hai đoàn quân chỉ có thể móc nối với nhau vào buổi sang. Không phải vì quân địch mà chính là vùng đất nầy càng lúc càng khó khăn khiến cho việc di chuyển đoàn quân của Charton càng lúc càng kéo dài thêm ra. Vào buổi tối ngày 06, tiểu đoàn 3 lính Lê Dương chỉ co thể tới được cạnh sườn đồi 590 sau những lần chạm trán ác liệt của toán quân hậu vệ với bộ đội CSVM. Vào buổi chiều ngày 06, Lepage đích thân chỉ huy hai lực lượng và lệnh yêu cầu Charton án binh tại chỗ chờ đợi trong khi Charton cứ đinh ninh rằng mình sẽ móc nối với quân tiếp cứu đến từ đồn Thất Khê. Lại một lần nữa, Lepage lại đạt tất cả hy vọng vào đội lính dù Lê Dương bằng cách ra lệnh họ cùng chung với đoàn quân Bayard của đương sự. Đây là một cuộc hành quân phối họp tự sát. VSTK - 3470


. . . . .. . . .(tiếp theo nơi trảng 3474)

VSTK - 3471


1 2 3 4 5 6 7 8

9 10 11 12 13 14 15 16 17

18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29

30 31 32 33 34

35 36 37 38 39 40 41

Cuộc xung kích khởi phát vào lúc 3 giờ sáng, lính dù Lê dương phải chạm trán với một bức tường lửa. Kiệt lưc, hết đạn, lính Lê Dương vẫn cứ xong tới ném những quả lự đạn cuối cùng, dung luởi lê, dao găm để chiến đấu. Chỉ trong vòng vài phút, tiểu đoàn lính dù Lê Dương chỉ còn 110/300 người còn khả năng chiến đấu với quân địch. Vừa khiếp đảm vừa nổi điên loạn, đoàn quân lính mộ Bắc Phi lăng xả tới phí trước. Bắn loạn xạ bất kể là quan lính dù hay quân bộ đội CSVM để mở đường thoát chạy. Cả tập đoàn quân binh xong trận một cách loạn xạ đầy sơ hở, mất tất cả sự kết hợp và một phần lớn khả năng chiến đấu của quan binh thuộc quyền. Kể từ lúc nầy, quân Việt chuẩn bị sẵn sàng xung phong lần quyết định. Tướng Giáp đã tập trung15 tiểu đoàn bộ đội và nhiều loại súng hạng nặng để bao vây quân Pháp. Kể từ 6 giờ sang, các loạt sung cối nện liên hồi tất cả vị trí của đoàn quân Charton và tiếp đến là các đỉnh đồi kế cận kế tiếp nhau bị tràn ngập. Lệnh truyền cho tiểu đoàn 3 lính Bắc Phi phải mở đường để cả đoàn quân rút chạy về Thất Khê bằng cách đánh vòng phía tây sườn đổi 477. Quân Lê Dương đánh chiếm được một ngọn đồi thứ nhất nhưng thất bại khi tiếp tục đánh chiếm ngọn đồi thứ nhì vì địch quân không ngừng tăng viện quân số bộ đội chiến đấu. Thiếu tá Forget bị thương ở đùi, ở mông, ở ngực và đầu cho nên ngả gục ngay trận tiền sau khi đã tham dự trận chiến từ lúc cuộc tấn công khởi đầu. Đay là những câu nói cuối cùng phát ra cho bộ hạ của mình (Charton): “Tôi hãnh diện vì tiểu đoàn của tôi”. Trung tá Charton thực hiện hai lần mưu toan để tản quân vòng ra phía sau theo hướng Tây nhưng không có kết quả. Có thêm những tàn quân của cánh quân Bayard chạy thoát qua được lại càng hỗn độn hơn. Trung ta Lepage và những sĩ quan còn lại của đương sự cố gắng một cách vô ích để lập lại trật tự trong dám tàn quân của họ khi quân CSVM tấn kích đánh chiếm sườn đồi cao nhất 477 chế ngự tất cả các vị thế của quân Pháp. Charton ra lệnh cho lính Lê Dương đối chiến với địch quân còn đương sự cùng với một nhóm nhỏ sĩ quan mang một số quân hỗn tạp đi tái chiếm sườn đồi 477. Bị thương tích khắp mình, đương sự bị địch bắt nơi trận tiền. Một số quan binh hổ tạp của đương sự chạy thoát về đội quân của Labaune xuất phát từ Thất Khê và đến gần sườn đồi 608 khoản 2-3 cây số về phía Đông-Nam. Tiểu đoàn 3 lính dù người bản xứ (sắc tộc Nùng) của đại úy Cazeaux cũng cách đó không xa lắm. Vào lúc cuối, tiểu đoàn của đương sự (Labaume) cũng chỉ còn lại hơn 2 đại đội và phải sáp nhập chung với đại đội lính Lê Dương của trung úy Loth, một đơn vị lính tăng viện dự trù tăng viện cho tiểu đoàn 1 lính dù Lê Dương. Mọi phương cách chống cự của đám tàn quân Lepage và Charton đều không có hiệu quả. Lepage và các sĩ quan thuộc hạ bắt buộc phải phân tán mỏng đội hình đám tàn quân của mình để thóat chạy. Tổng kết, có 12 sĩ quan và 475 binh sĩ chạy thoát được thẳng hay nhờ có binh tăng viện để về đồn Thất Khê. Đại úy Jean Pierre, trung úy Marce và Roy cùng với 20 của tiểu lính dù Lê Dương và của trung đoàn 3 lính mộ Bắc Phi là những người trong số chạy thoát được. Cuộc di tản rời khỏi dồn Đông Khê khởi phát từ ngày 09/10 vào sụp tối. Đại đội 4 của tiểu đoàn 3 lính mộ Bắc Phi được giao trách nhiệm bắn yểm trợ dọc bờ sông. Tiểu đoàn 3 lính dù bản xứ vượt qua sông ngày 11/10 vào lúc 7 giò 30. Bị quân Việt truy kích và kế tiếp bị tan tác, tiểu đoàn nầy bị thiệt hại mất gần phân nửa quân số.

VSTK - 3472


. . . . .. . (trang tiếp theo tr. 3475)

VSTK - 3473


1

2 3 4 5

6 7 8 9 10

11 12 13 14

Một bản tổng kết bi thảm Đại dội 2 thuộc tiểu đoàn 1 lính Lê Dương vẫn tiếp tục cố thủ ở Na Chan. Đại úy Mattei dã phải đẩy bỏ pháo xuống vực sâu của các ngọn đồi núi đá vôi những khẩu súng đại pháo do đoàn quân Bayard để lại. Với những sự tiếp ứng yếu ớt, đương sự vẫn cố bám trụ tại các vị trí thêm vài ngày để tiếp nhận những tàn binh Pháp chạy tới. Mặc dù không bị đe dọa, nhưng dồn Lạng Sơn cũng vội vàng cho di tản. Tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 5 lính mộ ngoại quốc (REI) giữ nhiệm vụ hậu vệ cho cuộc di tản Chỉ trong vài ngày mà quân đoàn viễn chinh Pháp đã bị mất 4,800 tử thương, mất tích và 2,000 bị thương không kể tới những quân cụ, quân trang và quân dụng bị mất mát: 13 khẩu trọng pháo, 450 xe vận tải quân sự, 120 súng cối, 940 trung, đại liên, 1,200 tiểu liên và 8,500 súng trường. Bộ tư lệnh cao cấp, quân đoàn và dư luận quần chúng nhận định một cách giận giữ rằng cuộc xung đột đã biến dạng thành một trận giặc thực sự. Đoàn quân Lê Dương lính dù, cho tới lúc nầy vẫn chiến đấu rất thành công chống lại bộ đội CSVM ở miền Nam của đất nước Việt Nam, nhưng lại choán váng bàng hoàng vì 2 tiểu đoàn thiện chiến bị tiêu diệt hoàn toàn. Đoàn quân viễn chinh Pháp thấy rằng kể từ đây về sau họ bắt buột phải đối đầu với một trận chiến tranh thực sự. Ngày 17/12/1950, tướng de Lattre de Tassigny tới Đông Dương toàn quyền hành động cả về hai mặt dân sự lẫn quân sự. Kể từ khi có cuộc xung đột, đây là lần thứ nhất có được một chiến lược thực sự được áp dụng.

*

VSTK - 3474


Các đồn bót Pháp trên đường thuộc địa RC4 Nguồn ảnh: http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2010/08/indochine_1950.pdf (trang 15).

Nguồn ảnh: http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2010/08/indochine_1950.pdf (trang 21)

Đường Thuộc Địa RC2 trong vùng dồng bằng trũng phía Nam Đông Khê. *Chính ngay tại các dãy núi trùng điệp phía phải tấm hình mà cánh quân của trung tá Lepage đã bi bộ đội CSVM truy kích từ ngày 03 đến ngày 06/10/1950 VSTK - 3475


(trang 17)

(trang 18)

(trang 19)

(trang 19) Đồn Đông Khê bị tiêu hủy

Nguồn ảnh: http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2010/08/indochine_1950.pdf

Nguồn ảnh: http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2010/08/indochine_1950.pdf (trang 22).

VSTK - 3476


KHẢO LUẬN

Sự có mặt của nhiều cố vấn quân sự CS Trung Quốc trong các trận đánh đồn Đông Khê và đường Thuộc Địa RC4 trong chiến dịch biên giới của CS Việt Minh 1950 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Kể từ ngày nước Cộng Hòa Nhân Trung Hoa đã trở thành một nước CS lớn đầu tiên ở Á Châu kể từ năm 1949, Bắc Kinh đã bắt viện trợ cho chính quyền Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam tức CSVM để chống lại hai đế quốc tư bản sừng sỏ là thực dân xâm lược Pháp và Hoa Kỳ. Kể từ những năm 50 (1950), mẫu mực tranh của CSTH đã được HCM và CSVM áp dụng như là những giáo điều của thầy CSTH truyền thụ cho CSVM . I - Câu hỏi đặt ra: Tại sao CSTH phải đối xử ‘tốt’ với CSVM và tại sao CSVM phải ép mình thụ nhận sự đối xử ‘tốt’ đó ? Muốn trả lời câu hỏi nầy thì cần phải nhìn ngược lại thời gian và bối cảnh lịch sử kể từ khi Joseph Staline bao gồm hết quyền lực Cộng Sản Quốc Tết trong tay. Khi đó thì HCM đả bị Staline xem như là một kẻ phản đồ cứng đầu khó dạy của chủ nghĩa Quốc Tế Cộng Sản và vì thế Staline đã làm ngơ bỏ mặc không còn ngó ngàn gì tới HCM nửa. Giấc mơ của HCM trở thành một lãnh tụ CSQT vĩ đại ngang hàng với Lenine đã giống như một chiếc bong bóng tự mình thổi phòng để rồi bị trôi nổi bềnh bồng và bị chiếc kim khổng lồ của trùm CSQT Staline chích cho xẹp hết hơi. Cái vỏ lãnh tụ CSQT biểu kiến của HCM không còn nữa nhưng may mắn là họ Hồ đã thoát được vòng kiềm kẹp và kiểm soát của để từ lãnh thổ Liên Sô quay trở về biên giới Bắc Việt sau khi được Staline thả lỏng sang đất Trung Hoa. Được tự do trở về miền đất thân thuộc của mình, họ Hồ đã tránh xa được sức ép kiềm kẹp chết người của con gấu Liên Sô khổng lồ, Staline độc tài nhưng vẫn còn khiếp đảm mang tâm trạng của một con chim sẽ sợ cánh cung cong không còn hào khí của một cánh diều hâu tự tung tự tác trên khung trời vùng Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á Châu nói chung trong khi tình hình và vị thế của CSTH vẫn còn đang lưng chừng, thắng thua chưa rõ rệt, vị thế chưa ổn định dứt khoác và đế quốc thực dân xâm lược Pháp đang truy kích tơi bời nhóm Cộng Sản Đông Dương khắp 3 miền lãnh thổ Việt Nam nhất là ở vùng biên giới ViệtHoa. Vì thế, HCM và đảng CSĐD vẫn chưa đủ can đảm có thái độ dứt khoác: 1/ theo hẳn về phe CSTH của Mao Trạch Đông hay 2/ chờ thời cơ để lại nhờ Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bởi vì họ Tưởng cho tới lúc nầy vẫn còn là một trong 4 nhân vật lãnh đạo của khối Đồng Minh Nga, Mỹ, Anh, Trung Hoa trong và sau thế chiến thứ II. Ngay cả CSLS của Staline cũng phân vân không biết có nên bỏ rơi THQDĐ của Tưởng Giới Thạch để công nhận và ủng hộ đảng CS của Mao

VSTK - 3477


Trạch Đông hay không. Tại sao lại có có sự dằn co giữa Staline và Mao Trạch Đông bởi vì họ Mao đã có một mối cừu hận âm thầm đối với trùm CS độc tài Staline. Cừu hận gì ? Tác giả Harrisson E. Salisbury, sách The New Emperors, ‘Mao’s Feud with Stalin’, Avon Book, NY. 1992 được tặng thưởng giải Pulitzer đã viết về mối cừu hận nầy như sau:219 1 2 3

4 5 6 7

8 9 10 11

12 13 14 15 16 17

18 19 20 21 22 23 24 25 26

27 28 29 30 31 32 33

34 35 36 37

Không phải chỉ có Giang Thanh (Jiang Quing: vợ của Mao Trạch Đông) vắng mặt trên khán đài nơi quảng trường Thiên An Môn trong ngày lễ 01/10/1949 (tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa). Đại diện của Liên Sô là tướng N.V. Roshin, nguyên là tùy viên quân sự ở Trùng Khánh cũng không có mặt. Đây không phải là một trường hợp ngoài ý muốn nhưng là vì Roshin đã đang sát cánh với Tưởng Giới Thạch trong suốt thời kỳ nội chiến Quốc-Cộng và đương sự vẫn còn ở tại tỉnh Quảng Đông chờ lệnh. . . . . . .Tikhvinsky và phái bộ (Văn Hóa Liên Sô) ngồi tạm trên một hàng ghế cây ở công trường Thiên An. Trong khi buổi lễ tiếp diễn, Tikhvinsky được Chu Ân Lai trao tay một tờ thông báo. Một thông điệp quan trọng của chính phủ (Trung Cộng) đã được gửi tới tòa đại sứ (Liên Sô) nhưng không có ai ở đó để tiếp nhận. . . . . . . . . Bức Thông điệp tuyên cáo việc thành lập chính thể Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, muốn thiết lập bang giao với Liên Sô Viết và những quốc gia thân hữu khác. Tikhvinsky đánh điện sang Moscôva. Ngay sáng hôm sau, ngoại trưởng (Liên Sô) Andrei A. Gromyko gửi đi công hàm của chính phủ Liên Sô ở Moscôva chính thức thừa nhận tân chính phủ của nước Trung Hoa đồng thời ra lệnh cho Roshin phải đi ngay đến Bắc Kinh và đệ trình ủy nhiệm thư.2 Dùng chữ trơ tráo cũng còn quá yếu để mô tả tình trạng giao hảo giữa hai nước Nga-Hoa và giữa Mao Trạch Đông và Staline. Tuy câm giận, nhưng họ Mao hết lần nầy đến lần khác phải ép mình đầu môi chót lưỡi để ca tụng với Staline. Nổi ám ảnh bị những điều sĩ nhục trong tâm khảm của họ Mao không có cách nào để xoa dịu. Đương sự không quên, qua thời gian kể từ năm 1926, ‘bọn Sô Viết’ đã từng bắt ép đương sự phải thắt lưng buột bụng, phải chịu đựng những lời khiển trách, bi loại trừ ra khỏi đảng CS và bộ chính trị vì đương sự dã không chịu thi hành đúng những lệnh truyền của Moscôva và cưỡng lại những chính sách sai lệch chế người và tàng hại của những cố vấn chính trị viên Sô Viết. Họ Mao không thể nào quên được sự cuồng bạo của Staline vào năm 1927, vào lúc Quân THQD Đ của Tưởng Giới Thạch tàn sát Cộng Sản ở Thượng Hải. Để trả thù, chỉ trong vòng một đêm, Staline đã ra lệnh bắt giữ tất cả những người Hoa ở Moscôva kể cả các cán bộ CS người Hoa trong bộ chính trị trung ương, các sinh viên du học và ban thường vụ người Hoa của trường huấn luyện CS Đông Phương. Hàng ngàn kẻ bị bắt bị giết hoặc đi đày ở những trại cãi tạo tập trung của Staline. . . . . . . . .. . . .Rất nhiều kiều dân Trung Hoa sinh sống khắp các tỉnh thành ở Sibêria (Tây Bá Lợi Á) lên đấn hàng trăm ngàn người. Tất cả đêu bị biến mất. Lời giáp đáp chính thức nói rằng ‘họ được hồi hương’. Đúng thật thì họ bị lưu đài đến các trại tù Vorkuta, Solovetsky và Kolyma và không bao lâu tất cả đều chết gục ở các nơi đó.3 VSTK - 3478


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Họ Mao không thể nào quên bức công điện độc tài cưỡng bách nhận được từ Staline từ tháng 12/1936 ra lệnh họ Mao phải can thiệp để trả tự do tức thì cho thống soái Tưởng Giới Thạch hiện đang bị một tướng lãnh của họ Tưởng là Quân quản Mãn Châu là Zhang Xueliang (Trương Học Lương) âm mưu bắt cóc tại tỉnh thành Xian (Tây An còn gọi là Tràng An hay Trường An/Thiểm Tây) để buộc họ Tưởng phải hợp tác với họ Mao chống Nhật. (Sự kiện nầy từ trước đến nay thường được gọi là Sự Biến Tây An). Nếu Họ Mao không tuân lệnh, Staline hăm dọa sẽ cắt đứt mọi lên hệ giữa CSTH và CS Liên Sô đồng thời công khai tố cáo họ Mao phản bội Đồng Minh. Mao Trạch Đông phải chịu nhịn nhục đau khổ chấp hành lệnh truyền của Staline nhưng không bao giờ quên được chuyện nầy.4

Tướng quân phiệt Trương Học Lương đứng cạnh Thống chế Tưởng Giới Thạch và kẻ tuân lệnh Trương Học Lương đi bắt sống Tưởng Giới Thạch (hình lúc trẻ và già) Nguồn ảnh : http://www.youtube.com/watch?v=r1_wpv3mzYI 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32 33 34

35 36 37 38

*Sự Biến Tây An : Chủ trương tránh chiến tranh chống Nhật Bản của Tưởng Giới Thạch đã không được nhiều người Trung Hoa đồng ý. Vào tháng 12/1936, Tưởng Giới Thạch đã bay tới Tây An (Xi’ an) để phối hợp một chiến dịch chính tấn công quân CS của Mao Trạch Đông đang ẩn trú ở Diên An. Tuy nhiên, Trương Học Lương (Zhang Xueliang) có quân lực riêng được dùng trong chiến dịch kể trên và hiện thời phần đất Mãn Châu của họ Trương ta đang bị quân đội Nhật Bản xâm lăng.. Vào ngày 12/12/1932, Trương Học Lương cùng một số tướng tá đã bắt cóc Tướng Tưởng Giới Thạch trong hai tuần lễ. Hành động này được gọi là Biến Cố Tây An. Các người CS kể trên đã bắt ép Tướng Tưởng Giới Thạch phải cộng tác với họ để mở ra một mặt trận liên hiệp thứ hai chống lại quân xâm lược Nhật Bản.

. . . . Dù thế nào thì họ Mao cũng thấy rằng cần phải cộng tác với Staline, một sự cộng tác chẳng có triển vọng thú vị. Vào tháng 08/1945, Staline, một tuần lễ sau khi quân phiệt đầu hàng Đồng Minh, Staline đã ra lệnh cho họ Mao phải thương nghị hòa bình với Tưởng Giới Thạch và không được gây ra nội chiến Quốc-Cộng khiến cho nước Trung Hoa sẽ hoàn toàn bị sụp đỗ.6 Staline nhắc đi nhắc lại rằng ‘một cách thẳng thừng rằng các đồng chí Trung Quốc nên ký kết một tạm ước Modus Vivendi với Tưởng Giới Thạch, cần phải liên hiệp với chính phủ của họ Tưởng và giải tán bộ đội CS của họ Mao.’ Do đó, họ Mao không thể có ảo tưởng rằng Staline sẽ là một đồng minh hợp tác thực lòng và lại càng cảm thấy khó chịu hơn khi nhận định được rằng bọn người Nga vẫn đang tìm cách giúp đỡ Tưởng Giới Thạch mà lại còn tệ hại tận cùng hơn nửa là Nga muốn tách rời tỉnh Xinjiang (Tân Cương) ở phía Tây nước Trung Hoa. Người Nga đã từng ngắm nghía Xinjiang từ giữa thế kỷ thứ 19. Bây giờ sự quan tâm của họ vào tỉnh nầy càng mạnh mẽ hơn bởi vì tại đây có mỏ quặn Uranium rất lớn. Họ Mao sợ rằng mình có thể sẽ bị cô lập khi phải đối đầu với Moscôva lẫn Hoa Thịnh Đốn. Tương lai thật đáng sợ, nhưng từ đầu năm 1946 và mùa Đông 1947 Mao cũng đã tìm một vài cách thủ thân qua trung gian của một nhà báo đàn bà Mỹ có cảm tình với CS tên là Strong (Anna Louise Strong) đi khắp các nước Âu Châu – VSTK - 3479


1 2 3 4 5 6 7 8 9

ngoại trừ nước Nga- để tuyên truyền chủ thuyết CS của họ Mao khác biệt với chủ thuyết CS của Staline. Trong khi tiếp xúc với Strong, Mao đã tự tin cho rằng Hoa Kỳ (cũng như những nước tư bản khác) chỉ là con hổ giấy bởi theo quan điểm của Mao thì bom nguyên tử không thể là phương cách để giải quyết chiến tranh. Đối với các nước CS khác, Mao yêu cầu thông tri- như là nhận định cá nhân của Strong- để cho họ biết rằng trong vòng 2 năm tới đây họ Mao dự định sẽ gồm thâu quyền lực ở nước Trung Hoa. Quay trở về Hoa Kỳ, Strong viết một quyển sách trong đó có dành riêng một phần viết về những quan điểm của họ Mao dưới tiêu đề Tư Tưởng Mao Trạch Đông

Nguồn ảnh : http://en.wikipedia.org/wiki/Anna_Louise_Strong 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Sách của Strong xuất bản ở Hoa Kỳ và ở các nước không Cộng Sản lúc đó đang gây sự chú ý rộng khắp các quốc gia Đông Âu. Các quốc gia vùng Đông Âu chưa bị Stalin kiểm soát đã thích thú về việv một nước Trung Hoa với những kẻ lãnh đạo đảng CS đang hô hào quản bá một chủ thuyết CS độc lập riêng cho mình. Nhận thức rõ là mối liên hệ với Satline có thể xấu thêm, họ Mao đã công khai tuyên hô một cách xảo huyệt nhưng tinh tế rằng Tư Tưởng Mao Trạch Đông là sự thể hiện phương cách và chủ thuyết của Staline. Mao không thể đo lường được những hậu quả tai hại xuyên qua những cuộc thanh trừng của mạng lưới cảnh sát công an, mật vụ của Staline ổ Đông Âu nhưng Mao muốn gây ra một tiếng vang nhằm lôi kéo, tách rời các kẻ lãnh đạo trong khối CS quốctế III do Liên Sô/Staline lãnh đạo nhất là các nước ở Đông Âu để đi theo ngọn cờ của CS Trung Hoa. . . . .Kể từ thượng tuần tháng 03/1948, Mao thừa nhận rằng cần đích thân sang Moscôva để thử thách Staline. Khi họ Mao thông báo dự định sang Mosccôva của mình, Staline đã từ chối khéo với lý do là tình hình quân sự trên các mặt trận ở Trung Hoa hiện còn quá bấpp bênh (mặc dù không đúng như thế) cho nên họ Mao chưa thể rời xa cuộc cách mạng đang diễn biến ở đó. Nếu Mao cần cố vấn thì Staline sẽ chọn những cán bộ nòng cốt của bộ chính trị CS Liên Sô sang Trung Hoa hội kiến với họ Mao.219 Vào lúc nầy, thế giới của khối CS đang ở trong một tình trạng hỗn loạn trầm trọng. Sự kiện trùm CS Titô nước Nam Tư tuyên xưng độc lập không lệ thuộc vào CS Quốc Tế III do Staline lãnh đạo đã khiến cho Staline bị kích động cực điểm và cảm thấy như mình đang bị nhiều kẻ thù bao vây khắp nơi: Stalin tin tưởng rằng, họ Mao sẽ theo bước chân của Titô và trở thành một Titô thứ nhì của nước Trung Hoa và viễn ảnh phải đương đầu với số nguời da vàng khổng lồ hàng mấy trăm triệu trãi dài trên một biên cương Nga Trung chạy dài 4-5 ngàn dậm từ Tây Bá Lợi Á đến miền viễn Đông cũng khiến cho Staline e dè suy nghĩ về ý định muốn phản bạn Mao Trạch Đông CS để kết nghĩa với kẻ thù Tưởng Giới Thạch Quốc Gia. Không có bằng chứng nào cho thấy rằng họ Mao đã nắm được sự hoan tưởng của Satline.219

VSTK - 3480


1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

23 24 25 26 27 28 29 30 31

32 33 34 35 36 37 38 39

40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

Mao muốn thử thách Staline? Đúng. Bởi vì mục đích chuyến đi sang Moscôva của Mao không đơn thuần chỉ là một chuyến đi cầu viện quân sự mà là một chuyến đi đòi lại đất đay mà Mao cho rằng thuộc chủ quyền của Trung Hoa nhưng đang bị mất đi vì sự phản bội của Staline. Thật vậy, ngày 06 và 08 tháng 08/1945, Hoa Kỳ dội 2 quả bom nguyên tử xuống Horoshima và Nagasaki. Ngày 08/08/1945, quân CS Nga tham chiến ở phía Đông .Ngày 10/08, quân phiệt Nhật và Nhật hoàng đưa ra đề nghị đầu hàng Đồng Minh lần thứ nhất . Hiển nhiên là chiến tranh Nhật-Trung nhất định phải kết liểu và CSTH đã hành động ngay để đối phó với tình thế. Ngày 09/08/1945, họ Mao truyền lệnh cho toàn lực bộ đội CSTH phải xuất trận cộng đồng hợp tác với hồng quân Liên Sô trong trận chiến cuối cùng để giải phóng các lãnh thổ của Trung Hoa bị quân phiệt nhật chiếm đóng. Hai ngày sau, tướng Chu Đức (朱德 Zhu De 1886-1976) tư lệnh các lực lượng quân sự ra lệnh các bộ đội CSTH tiến chiếm những tỉnh thành, thị trấn quan trọng và các đầu mối đường giao thông nối liền trung ương và miền Bắc nước Trung Hoa, đặc biệt là vùng Đông Bắc. Một cuộc chạy đua với thời gian để tranh giành quyền lợi giữa CS Liên Sô và CS Trung Hoa vào lúc thế chiến thứ II vừa mới chấm dứt. Việc anh em trong cùng một gia đình CSQT tranh giành nầy bắt nguồn từ một văn kiện gọi là Hiệp Ước Liên Minh và Hữu Nghị Trung-Sô giữa Cộng Sản Liên Sô của Staline và THQDĐ của Tưởng Giới Thạch ký kết ngày 14/08/1945 ở Moscôva220 giải quyết sự tranh cãi và việc quản trị (lãnh thổ Ngoại Mãn Châu và Ngoại Mông Cổ) để đánh bại quân phiệt Nhật trong khi và sau khi thế giới chiến tranh lần thứ II. Trong Hiệp Ước Liên Minh và Hữu Nghị nây, Tưởng Giới Thạch bị Staline thúc buộc nhìn nhận quyền độc lập của phần lãnh thổ Ngoại Mông Cổ, phải để cho quân đội CSLS chiếm đóng hải cảng Lữ Thuận (Port Arthur) và nhiều ưu quyền đặc biệt trên hệ thống đường sắt Changchung. Ngược lại, Cộng Sản Liên Sô chấp thuận tôn trọng vị thế lãnh đạo nước Trung Hoa hiện giờ của họ Tưởng, chính quyền THQDĐ đươc coi như là chính quyền hợp pháp và quân đội THQDĐ có quyền thu hồi các vùng lãnh thổ của Trung Hoa bị mất về tay quân phiệt Nhật đặc biệt là vùng lãnh thổ phía Đông Bắc Trung Hoa thường gọi là Đông Tam Tỉnh (Liêu Ninh (Thẩm Dương), Cát Lâm (Trường Xuân) Hà Bắc (Bắc Kinh).221 *Mãn Châu nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, phía Đông và phía Bắc giáp Liên Xô, Triều Tiên, phía Tây giáp Mông Cổ, phía Đông Nam có vịnh Bột Hải, phía Tây Nam giáp các tỉnh Hà Bắc và Nội Mông của Trung Quốc. Địa hình Mãn Châu giống một bồn địa được bao quanh bởi các dãi núi Đại Hưng An ở phía Tây, Hổ Luân ở phía Bắc và Tiểu Hưng An ở phía Đông. Trên biên giới phía Bắc là sông Amur (Hắc Long Giang), phía Tây là sông Urgury. Sông Sungury (Tùng Hoa) bắt nguồn từ dãy Đại Hưng An, chảy trong nội địa Mãn Châu lên hướng Đông Bắc và đổ vào sông Amur ở gần Mikhailo Serinovskaya. Mãn Châu là nơi sinh sống lâu đời của Bộ lạc Nữ Chân, là nơi phát tích của các triều đại phong kiến nhà Thanh (1644-1911). Vào thời cận đại, Mãn Châu đã có thời nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Đế quốc Nga về kinh tế. Tháng 9 năm 1931, Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu và dựng lên chính quyền Mãn Châu Quốc do Phổ Nghi (vị vua cuối cùng của nhà Thanh) trị vì. Tuy nhiên, mọi thực quyền đều do Đế Quốc Nhật Bản nắm giữ. Mãn Châu là vùng công nghiệp phát triển sớm từ đầu thế kỷ 20. Tại đây, có các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ quan trọng như Cáp Nhĩ Tân (Kharbin), Thẩm Dương (Shenyang), Trường Xuân (Changchun), Cát Lâm, Mẫu Đơn Giang, có quân cảng Đại Liên (Arthur) từng là nơi trú đóng của Hạm đội Thái Bình Dương của Đế quốc Nga. VSTK - 3481


1 2

3

4

5 6

7

Sau đây là phần trích đăng những thỏa hiệp quan trọng giữa THQDĐ và CSL S trong Hiệp Ước Liên Minh và Hữu Nghị Trung-Sô ký kết ngày 14/08/1945 : The People’s Commissar for Foreign Affairs (Molotov) to the Chinese Minister for Foreign Affairs (Wang) August 14, 1945 YOUR EXCELLENCY:

8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32

33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53

With reference to the Treaty of Friendship and Alliance signed today between the Republic of China and the U.S.S.R., I have the honor to put on record the understanding between the High Contracting Parties as follows: 1. In accordance with the spirit of the aforementioned Treaty, and in order to put into effect its aims and purposes, the Government of the U.S.S.R. agrees to render to China moral support and aid in military supplies and other material resources, such support to be entirely given to the National Government as the central government of China. 2. In the course of conversations regarding Dairen and Port Arthur and regarding the joint operation of the Chinese Changchun Railway, the Government of the U.S.S.R. regarded the Three Eastern Provinces as part of China and reaffirmed its respect for China’s full sovereignty over the Three Eastern Provinces and recognize their territorial and administrative integrity. 3. As for the recent developments in Sinkiang the Soviet Government confirms that, as stated in Article V of the Treaty of Friendship and Alliance, it has no intention of interfering in the internal affairs of China. If Your Excellency will be so good as to confirm that the understanding is correct as set forth in the preceding paragraphs, the present note and Your Excellency’s reply thereto will constitute a part of the aforementioned Treaty of Friendship and Alliance. I take [etc.] V.M. MOLOTOV The Chinese Minister for Foreign Affairs (Wang) to the People’s Commissar for foreign Affairs (Molotov) August 14, 1945. YOUR EXCELLENCY: I have the honour to acknowledge receipt of Your Excellency’s Note of today’s date reading as follows: “With reference to the Treaty of Friendship and Alliance signed today between the Republic of China and the U.S.S.R., I have the honor to put on record the understanding between the High Contracting Parties as follows: 1. In accordance with the spirit of the aforementioned Treaty, and in order to put into effect its aims and purposes, the Government of the U.S.S.R. agrees to render to China moral support and aid in military supplies and other material resources, such support to be entirely given to the National Government as the central government of China. 2. In the course of conversations regarding Dairen and Port Arthur and regarding the joint operation of the Chinese Changchun Railway, the Government of the U.S.S.R. regarded the Three Eastern Provinces as part of China and reaffirmed its respect for China’s full sovereignty over the Three Eastern Provinces and recognize their territorial and administrative integrity. 3. As for the recent developments in Sinkiang the Soviet Government confirms that, as stated in Article V of the Treaty of Friendship and Alliance, it has no intention of interfering in the internal affairs of China. If Your Excellency will be so good as to confirm that the understanding is correct as set forth in the preceding paragraphs, the present note and Your Excellency’s reply thereto will constitute a part of the aforementioned Treaty of Friendship and Alliance.” I have the honour to confirm that the understanding is correct as set forth above. VSTK - 3482


1 2

I avail [etc.] WANG SHIH-CHIEH

4

The Chinese Minister for Foreign Affairs (Wang) to the People’s Commissar for Foreign Affairs (Molotov)

5

August 14, 1945.

3

YOUR EXCELLENCY:

6

14

In view of the desire repeatedly expressed by the people of Outer Mongolia for their independence, the Chinese Government declares that after the defeat of Japan should a plebiscite of the Outer Mongolian people confirm this desire, the Chinese Government will recognize the independence of Outer Mongolia with the existing boundary as its boundary. The above declaration will become binding upon the ratification of the Treaty of Friendship and Alliance between the Republic of China and the U.S.S.R. signed on August 14, 1945. I avail [etc.]

15

WANG SHIH-CHIEH

7 8 9 10 11 12 13

18

The People’s Commissar for Foreign Affairs (Molotov) to the Chinese Minister for Foreign Affairs (Wang) August 14, 1945.

19

YOUR EXCELLENCY:

16 17

20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

I have the honour to acknowledge receipt of Your Excellency’s Note reading as follows: “In view of the desire repeatedly expressed by the people of Outer Mongolia for their independence, the Chinese Government declares that after the defeat of Japan should a plebiscite of the Outer Mongolian people confirm this desire, the Chinese Government will recognize the independence of Outer Mongolia with the existing boundary as its boundary. The above declaration will become binding upon the ratification of the Treaty of Friendship and Alliance between the Republic of China and the U.S.S.R. signed on August 14, 1945.” The Soviet Government has duly taken note of the above communication of the Government of the Chinese Republic and hereby expresses its satisfaction therewith, and it further states that the Soviet Government will respect the political independence and territorial integrity of the People’s Republic of Mongolia (Outer Mongolia). I avail [etc.] V.M. MOLOTOV

33

34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Agreement Concerning Dairen IN VIEW of a Treaty of Friendship and Alliance having been concluded between the Republic of China and the U.S.S.R. and of the pledge by the latter that it will respect Chinese sovereignty in the control of all of Manchuria as an integral part of China; and with the object of ensuring that the U.S.S.R.’s interest in Dairen as a port of entry and exit for its goods shall be safeguarded, the Republic of China agrees: 1. To declare Dairen a free port open to the commerce and shipping of all nations. 2. The Chinese Government agrees to apportion in the mentioned port for lease to the U.S.S.R. wharfs and warehouses on the basis of separate agreement. 3. The administration of Dairen shall belong to China. The harbor-master and deputy harbor-master will be appointed by the Chinese Eastern Railway and South Manchurian Railway in agreement with the Mayor. The harbor-master shall be a Russian national, and the deputy harbor-master shall be a Chinese national. 4. In peacetime Dairen is not included in the sphere of efficacy of the naval base

47

VSTK - 3483


21

regulations, determined by the Agreement on Port Arthur of August 14, 1945, and shall be subject to the military supervision or control established in this zone only in case of war against Japan. 5. Goods entering the free port from abroad for through transit to Soviet territory on the Chinese Eastern and South Manchurian Railways and goods coming from Soviet territory on the said railways into the free port for export shall be free from customs duties. Such goods shall be transported in sealed cars. Goods entering China from the free port shall pay the Chinese import duties, and goods going out of other parts of China into the free port shall pay the Chinese export duties as long as they continue to be collected. 6. The term of this agreement shall be thirty years and this Agreement shall come into force upon its ratification. Protocol to the Agreement on Dairen 1. At the request of the U.S.S.R. the Chinese Government leases to the U.S.S.R. free of charge one half of all port installations and equipment. The term of lease shall be thirty years. The remaining half of port installations and equipment shall be reserved for the use of China. The expansion or re-equipment of the port shall be made by agreement between China and the U.S.S.R. 2. It is agreed that the sections of the Chinese Changchun Railway running from Dairen to Mukden that lie within the region of the Port Arthur naval base shall not be subject to any military supervision or control established in the region.

22

Agreement on Port Arthur

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57

In conformity with and for the implementation of the Treaty of Friendship and Alliance between the Republic of China and the U.S.S.R., the High Contracting Parties have agreed as follows: Article I With a view to strengthening the security of China and the U.S.S.R. against further aggression by Japan, the Government of the Republic of China agrees to the joint use by the two countries of Port Arthur as a naval base. Article II The precise boundary of the area provided in Article I is described in the Annex and shown in the map (Annex 1). Article III The High Contracting Parties agree that Port Arthur, as an exclusive naval base, will be used only by Chinese and Soviet military and commercial vessels. There shall be established a Sino-Soviet Military Commission to handle the matters of joint use of the abovementioned naval base. The Commission shall consist of two Chinese and three Soviet representatives. The Chairman of the Commission shall be appointed by the Soviet side and the Vice Chairman shall be appointed by the Chinese side. Article IV The Chinese Government entrusts to the Soviet Government the defence of the naval base. The Soviet Government may erect at its own expense such installations as are necessary for the defence of the naval base. Article V The Civil Administration of the whole area will be Chinese. The leading posts of the Civil Administration will be appointed by the Chinese Government taking into account Soviet interests in the area. The leading posts of the civil administration in the city of Port Arthur are appointed and dismissed by the Chinese Government in agreement with the Soviet military command. The proposals which the Soviet military commander in that area may address to the Chinese civil administration in order to safeguard security and defence will be fulfilled by the said administration. In cases of disagreement, such cases shall be submitted to the Sino-Soviet military commission for consideration and decision. Article VI The Government of the U.S.S.R. have the right to maintain in the region mentioned in Article II, their army, navy and air force and to determine their location. Article VII VSTK - 3484


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

The Government of the U.S.S.R. also undertakes to establish and keep up lighthouses and other installations and signs necessary for the security of navigation of the area. Article VIII After the termination of this agreement all the installations and public property installed or constructed by the U.S.S.R. in the area shall revert without compensation to the Chinese Government. Article IX The present agreement is concluded for thirty years. It comes into force on the day of its ratification. In faith whereof the plenipotentiaries of the High Contracting Parties have signed the present agreement and affixed thereto their seals. The present agreement is made in two copies, each in the Russian and Chinese language, both texts being authoritative. Done at Moscow, August 14, 1945, corresponding to the 14th day of the 8th month of the 34th year of the Chinese Republic. THE PLENIPOTENTIARY OFTHE PRESIDIUM OF THE SUPREME SOVIET OF THE U.S.S.R.

15 16

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

39 40 41 42

THE PLENIPOTENTIARY OF THE PRESIDENT OF THE NATIONAL GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF CHINA

ANNEX 1 (to “Agreement on Port Arthur”) The territory of the area of the naval base provided for by Article II of the Agreement on Port Arthur is situated south of the line which begins on the west coast of Liaotung Peninsula—south of Housantaowan—and follows a general easterly direction across Shihe Station and the point of Tsoukiachutse to the east coast of the same peninsula, excluding the town of Dalny (Dairen). All the islands situated in the waters adjoining the west side of the area on Liaotung Peninsula established by the Agreement, and south of the line passing through the points 39°00’ North latitude, 120°49’ East longitude; 39°20’ North latitude, 121°31’ East longitude, and beyond in a general northeasterly direction along the axis of the fairway leading to port Pulantien to the initial point on land, are included in the area of the naval base. All the islands situated within the waters adjoining the eastern part of the area on Liaotung Peninsula and south of the line passing from the terminal point on land in an easterly direction towards the point 39°20’ North latitude, 123°08’ East longitude, and farther southeast through the point 39°00’ North latitude, 123°16’ East longitude, are included in the area. (See attached map, scale 1:500,000.) The boundary line of the district will be demarcated on the spot by a mixed Soviet-Chinese Commission. The Commission shall establish the boundary posts and, when need arises, buoys on the water, compile a detailed description of this line, enter it on a topographical map drawn to the scale of 1:25,000 and the water boundary on a naval map drawn to the scale of 1:300,000. The time when the Commission shall start its work is subject to special agreement between the parties. Descriptions of the boundary line of the area and the maps of this line compiled by the above Commission are subject to approval by both Governments. W.S. V.M. Agreement Regarding Relations Between the Chinese Administration and the Commander-in-Chief of the Soviet Forces After the Entry of Soviet Troops into the “three Eastern Provinces” of China During the Present Joint Military Operations Against Japan

43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

THE President of the National Government of China and the Presidium of the Supreme Soviet of the Union of Soviet Socialist Republics, desirous that the relations between the Chinese Administration and the Commander-in-Chief of the Soviet Forces after the entry of Soviet troops into the “Three Eastern Provinces” of China during the present joint military operations against Japan should be governed by the spirit of friendship and alliance existing between the two countries, have agreed on the following: 1. After the Soviet troops enter the “Three Eastern Provinces” of China as a result of military operations, the supreme authority and responsibility in all matters relating to the prosecution of the war will be vested, in the zone of operations and for the time required for the operations, in the Commander-in-Chief of the Soviet forces. 2. A Chinese National Government representative and staff will be appointed for the recovered territory, whose duties will be: (a) To establish and direct, in accordance with the laws of China, an administration for the territory cleared of the enemy.

VSTK - 3485


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

(b) To establish the cooperation between the Chinese armed forces, both regular and irregular, and the Soviet forces in recovered territory. (c) To ensure the active cooperation of the Chinese administration with the Commander-in-Chief of the Soviet forces and, specifically to give the local authorities direction to this effect, being guided by the requirements and wishes of the Commander-in-Chief of the Soviet forces. 3. To ensure contact between the Commander-in-Chief of the Soviet forces and the Chinese National Government representative, a Chinese military mission will be appointed to the Commander-inChief of the Soviet forces. 4. In the zone under the supreme authority of the Commander-in-Chief of the Soviet forces, the Chinese National Government administration for the recovered territory will maintain contact with the Commander-in-Chief of the Soviet forces through the Chinese National Government representative. 5. As soon as any part of the liberated territory ceases to be a zone of immediate military operations, the Chinese National Government will assume full authority in the direction of public affairs and will render the Commander-in-Chief of the Soviet forces every assistance and support through its civil and military bodies. 6. All persons belonging to the Soviet forces on Chinese territory will be under the jurisdiction of the Commander-in-Chief of the Soviet forces. All Chinese, whether civilian or military, will be under Chinese jurisdiction. This jurisdiction will also extend to the civilian population on Chinese territory even in the case of offenses against the Soviet armed forces, with the exception of offenses committed in the zone of military operations under the jurisdiction of the Commander-in-Chief of the Soviet forces, such cases coming under the jurisdiction of the Commander-in-Chief of the Soviet forces. In disputable cases the question will be settled by mutual agreement between the Chinese National Government representative and the Commander-in-Chief of the Soviet forces. 7. With regard to currency matters after the entry of Soviet troops into the “Three Eastern Provinces” of China, a separate agreement shall be reached. 8. The present Agreement comes into force immediately upon the ratification of the Treaty of Friendship and Alliance between China and the U.S.S.R. signed this day. The Agreement has been done in two copies, each in the Chinese and Russian languages. Both texts are equally valid.

29

Date______________________

30

ON THE AUTHORIZATION OF THE NATIONAL GOVERNMENT OF THEREPUBLIC Of CHINA.

Agreement Between the Republic of China and the U.S.S.R. Concerning the Chinese Changchun Railway

31 32

33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58

ON THE AUTHORIZATION OF THE GOVERNMENT OF THE UNION OF SOVIET SOCIALIST REPUBLICS.

THE President of the Republic of China and the Presidium of the Supreme Soviet of the U.S.S.R., desiring to strengthen the friendly relations and economic bonds between the two countries on the basis of the full observation of the rights and interests of each other, have agreed as follows: Article I After the Japanese armed forces are driven out of the Three Eastern Provinces of China the main trunk line of the Chinese Eastern Railway and the South Manchurian Railway from Manchouli to Suifenho and from Harbin to Dairen and Port Arthur united into one railway under the name “Chinese Changchun Railway” shall be in joint ownership of the U.S.S.R. and the Republic of China and shall be operated by them jointly. There shall be joint ownership and operation only of those lands acquired and railway auxiliary lines built by the Chinese Eastern Railway during the time of Russian and joint Sino-Soviet administration and by the South Manchurian Railway during the time of Russian administration and which are designed for direct needs of these railways as well as the subsidiary enterprises built during the said periods and directly serving these railways. All the other railway branches, subsidiary enterprises and lands shall be in the complete ownership of the Chinese Government. The joint operation of the aforementioned railway shall be undertaken by a single management under Chinese sovereignty and as a purely commercial transportation enterprise. Article II The High Contracting Parties agree that their joint ownership of the railway shall be in equal shares and shall not be alienable in whole or in part. Article III The High Contracting Parties agree that for the joint operation of the said railway the Sino-Soviet Company of the Chinese Changchun Railway shall be formed. The Company shall have a Board of Directors to be composed of ten members of whom five shall be appointed by the Chinese Government and five by the Soviet Government. The Board of Directors shall be in Changchun. Article IV

VSTK - 3486


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

The Chinese Government shall appoint one of the Chinese Directors as President of the Board of Directors and one as the Assistant President. The Soviet Government shall appoint one of the Soviet Directors as Vice-President of the Board of Directors, and one as the Assistant Vice-President. Seven persons shall constitute a quorum. When questions are decided by the Board, the vote of the President of the Board of Directors shall be counted as two votes. Questions on which the Board of Directors cannot reach an agreement shall be submitted to the Governments of the Contracting Parties for consideration and settlement in an equitable and friendly spirit. Article V The Company shall establish a Board of Auditors which shall be composed of six members of whom three are appointed by the Chinese Government and three appointed by the Soviet Government. The Chairman of the Board of Auditors shall be elected from among the Soviet auditors, and Vice-Chairman from among the Chinese auditors. When questions are decided by the Board the vote of the Chairman shall be counted as two votes. Five persons shall constitute a quorum. Article VI For the administration of current affairs the Board of Directors shall appoint a Manager of the Chinese Changchun Railway from among Soviet citizens and one assistant manager from among Chinese citizens. Article VII The Board of Auditors shall appoint a General-Comptroller from among Chinese citizens, and an Assistant General-Comptroller from among Soviet citizens. Article VIII The Chiefs and Assistant Chiefs of the various departments, Chiefs of sections, and stationmasters at important stations of the railway shall be appointed by the Board of directors. The Manager of the Railway has the right to recommend candidates for the abovementioned posts. Individual members of the Board of Directors may also recommend such candidates in agreement with the Manager. If the Chief of a department is a national of China, the Assistant Chief shall be a national of the Soviet Union, and vice versa. The appointment of the Chiefs and assistant chiefs of departments and Chiefs of sections and stationmasters shall be made in accordance with the principle of equal representation between the nationals of China and nationals of the Soviet Union. Article IX The Chinese Government will bear the responsibility for the protection of the said Railway. The Chinese Government will also organize and supervise the railway guards who shall protect the railway buildings, installations and other property and freight from destruction, loss and robbery, and shall maintain the normal order on the railway. As regards the duties of the police in execution of this Article, they will be determined by the Chinese Government in consultation with the Soviet Government. Article X Only during the time of war against Japan the railway may be used for the transportation of Soviet troops. The Soviet Government has the right to transport by the abovementioned railway for transit purpose military goods in sealed cars without customs inspection. The guarding of such military goods shall be undertaken by the railway police and the Soviet Union shall not send any armed escort. Article XI Goods for through transit and transported by the Chinese Changchun Railway from Manchouli to Suifenho or vice versa and also from Soviet territory to the ports of Dairen and Port Arthur or vice versa shall be free from Chinese Customs duties or any other taxes and dues, but on entering Chinese territory such goods shall be subject to Chinese Customs inspection and verification.

46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65

Article XII The Chinese Government shall ensure, on the basis of a separate agreement, that the supply of coal for the operation of the railway will be fully secured. Article XIII The railway shall pay taxes to the Government of the Republic of China the same as are paid by the Chinese state railways. Article XIV Both Contracting Parties agree to provide the Board of Directors of the Chinese Changchun Railway with working capital the amount of which will be determined by the Statutes of the Railway. Profits and losses and exploitation of the railway shall be equally divided between the Parties. Article XV For the working out in Chungking of the Statutes of joint operation of the railway the High Contracting Parties undertake within one month of the signing of the present Agreement, to appoint their representatives — three representatives from each Party. The Statutes shall be worked out within two months and reported to the two Governments for their approval. Article XVI The determination, in accordance with the provisions in Article I, of the properties to be included in the joint ownership and operations of the railway by China and the U.S.S.R. shall be made by a Commission to be composed of three representatives each of the two Governments. The Commission shall

VSTK - 3487


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

be constituted in Chungking within one month after the signing of the present Agreement and shall terminate its work within three months after the joint operation of the railway shall have begun. The decision of the Commission shall be reported to the two Governments for their approval. Article XVII The term of this present Agreement shall be thirty years. After the expiration of the term of the present Agreement, the Chinese Changchun Railway with all its properties shall be transferred without compensation to the ownership of the Republic of China. Article XVIII The present Agreement shall come into force from the date of its ratification. Done in Moscow, August 14, 1945, corresponding to the 14th day of the 8th month of the 34th year of the Chinese Republic, in two copies, each in the Russian and Chinese languages, both texts being equally authoritative. THE PLENIPOTENTIARY OFTHE PRESIDIUM OF THE SUPREME SOVIET OF THE U.S.S.R.

THE PLENIPOTENTIARY OF THE PRESIDENT OF THE NATIONAL GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF CHINA.

*

KHẢO LUẬN (TIẾP THEO)

II - Sự có mặt của nhiều cố vấn quân sự CS Trung Quốc trong các trận đánh đồn Đông Khê và đường Thuộc Địa R.C 4 trong chiến dịch biên giới của CS Việt Minh 1950 13

14

15

16

17 18 19 20 21 22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Tất cả những trích dẫn chi tiết trong phần khảo luận vừa kể trên là để đưa ra lý những do tại sao họ Mao muốn gặp Staline và tại sao Staline phải miễn cưỡng tiếp kiến họ Mao dưới hình thức Mao sang thủ đô Moscôva để dự tiệc mừng sinh nhật của Staline vào 21/12/1949 mặc dù cả hai đều không ưa nhau và sau khi Staline đã năm lần bảy lược từ chối lời yêu cầu của họ Mao. Vấn đề đặt ra ở đây là HCM chẳng có một chút hiểu biết nào về việc xảo trá quanh co đang sinh xôi nẫy nở trong mối quan hệ lãnh đạo giữa hai lãnh tụ CS đàn anh Mao-Staline ngay ở giai đoạn của cách mạng Đỏ ở Trung Hoa sắp thành công trong cuộc nội chiến ở Trung Hoa giữa họ Mao và họ Tưởng. Ngay cả chuyến đi của họ Mao sang Moscôva ông Hồ cũng không biết khi ông bí mật sang Trung Hoa để cầu viện.

Điều e ngại nhất của Staline là nếu tình thế chưa có gì chắc chắn mà lại bỏ Tưởng theo Mao quá sớm thì Hoa kỳ cũng sẽ nhảy vào vòng chiến để trợ giúp THQDĐ của họ Tưởng và nhất định sẽ có sự đối đầu thù nghịch Mỹ-Xô, một viễn ảnh đen tối mà Staline chưa bao giờ muốn nhìn thấy. Ngay cả họ Mao cũng sợ Hoa Kỳ nhảy vào chia phần nước Trung Hoa với một liên minh MỹLiên Sô-THQDĐ nếu Staline vẫn muốn duy trì Hiệp Ước Sô-Trung đã ký kết với đại diện chính quyền THQDĐ ngày 14/08/1945 tại Moscôva. Như trên đã đề cập, vì nghĩ rằng mình bị Staline cấm chỉ đi sang Moscôva với lý do là tình hình quân sự ở Trung Hoa còn mù mịt, cho nên họ Mao lại tiếp tục thăm do lần thứ hai bằng cách phái đi một phụ tá thân cận - cánh tay phải của Mao - là Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqui) sang điện Kremlin/ Moscôva vào tháng 07/1949 và trong thời gian hơn một tháng, Lưu Thiếu Kỳ đã hội kiến với Staline, tiến hành những cuộc đàm phán sơ bộ. Staline đã bày tỏ với họ Lưu rằng vào năm 1946 đương sự đã sai lầm khi cảnh cáo CSTH không được cướp chính quyền của Tưởng Giới Thạch bằng bạo lực quân sự, ‘chủ VSTK - 3488


1

2

3

4

5

6

7

8

9

trương của các đồng chí là đúng, chúng tôi sai.’ (xem chú thích số 222 : Harrisson E.Salisbury, s.đ.d., p.p.89, 90). Staline đã sai lầm điều gì đối với họ Mao? Có tài liệu bằng chứng về việc Moscôva và lãnh tụ đang CSTH đã có những mâu thuẫn bất đồng chính kiến trên vấn đề quan điểm chính trị mà nước Trung Hoa phải theo (Cộng Sản hay Quốc Gia?) và chính là họ Mao đã có chủ trương đúng chứ không phải Staline. Sau đây là giác thư về cuộc hội kiến giữa Staline và Lưu Thiếu Kỳ ngày 27/07/1949 (trong số những người khác) thảo luận về tình trạng nội chiến Quốc-Cộng ở Trung Quốc: Memorandum of Conversation between Liu Shaoqi and Stalin 222 Liu Shaoqi and Stalin (among others) discuss the state of the Chinese civil war

10 11 12

13

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

39

40

41

42

43 44 45 46 47 48 49 50 51 52

27 July 1949 We said: During the first cooperation between the Guomindang and the Communist Party, after the Guomindang betrayed us by doing an about-face, we were not at all prepared, we suffered a terrible defeat and were terribly taken in [shangle hendade dang]. But on account of this our heads were clear during the second cooperation between the Guomindang and the Communist Party. Even as the cooperation began, we were preparing to overthrow Jiang Jieshi. At the time of the anti-Japanese war of resistance, we prepared steadily for eight years, since this time Jiang Jieshi was also planning to destroy the Communist Party. So when the anti-Japanese war of resistance ended, Jiang Jieshi turned to face us, but we were ready. Having listened this far, Stalin said: This is what the enemy has taught you. He also said: Have we harassed or done you harm? We said: No. And we continued: Comrade Mao Zedong did not have to go to Chongqing. It would have been enough to send Comrade Zhou Enlai. But Comrade Mao Zedong went to Chongqing with good result. It gave us an immediate initiative on the political side of things. Stalin said: Mao's trip to Chongqing was dangerous. The CC2 or other secret services could have hurt him. At that time the Americans asked us: The Guomindang wants peace. Why do the communists not want peace? I [Stalin] answered them: We do not interfere [guanbuzhao] in the affairs of the Chinese Communist Party. Comrade Stalin also asked us: Did your participation with the Americans in the peace movement cause you losses or harm? We answered: The Chinese Communist Party was quite clearheaded going into the peace movement, but there was another responsible comrade who entertained illusions about peace and experienced a minor loss. But this kind of peace movement is very necessary with the result this time that we isolated the Americans and Jiang. When we overthrow the Guomindang later and depose Jiang Jieshi, there will not be a single person to say we have not done right. Comrade Stalin said: The victors are not brought to judgment. Victors are always correct.

Tuy nhiên, không cần phải đợi cho đến lúc hội kiến với Lưu Thiếu Kỳ vào ngày 27/07/1949 ở Moscôva Staline mới chấp nhận là chủ trương của mình sai bởi vì trước đó, vào năm 1948, Staline đã tuyên bố với các đồng chí CS thân cận của đương sự là Georgi Dimitrov và Edvard Kardelj như sau: . . .Sau khi chiến tranh chấm dứt (Thế chiến II), đảng và nhà nước của chúng ta đã mời gọi các đồng chí Trung Quốc đến Moscôva và chúng ta đã thảo luận về tình hình bên trong của Trung Quốc. Chúng ta đã xấc xược lỗ mãng nói với các dồng chí ấy rằng đảng và nhà nước của chúng ta sẽ xem xét tiến trình cuộc nổi dậy bên trong Trung Quốc như là không có triển vọng tương lai, và các đồng chí ở Trung Quốc cần phải ký kết một tạm ước modus vivendi với Tưởng giới Thạch, rằng các đồng chí ấy phải liên hiệp với chính quyền THQDĐ của họ Tưởng và giải tán bộ đội CSTQ. Các đồng chí Trung Hoa đã chịu nghe theo quan điểm của chúng ta khi còn ở Moscôva nhưng sau khi trở về Trung Quốc thì hành động ngược lại. Họ tập trung các lực lượng, tổ chức quân đội và như chúng ta đang thấy, họ dã đánh bại quân binh của Tưởng Giới Thạch. Bây giờ, về trường hợp của Trung Quốc, chúng ta phải thừa nhận là chúng ta đã sai. Điều nầy chứng tỏ rằng các đồng chí Trung Quốc là có lý chứ không phải là đảng và nhà nước Liên Sô có lý.223 (Robert North)

VSTK - 3489


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Không phải chỉ có Lưu Thiếu Kỳ sang Liên Sô một mình nhưng có cả một phái đoàn thành viên CSTH đi theo với đương sự, một đoàn người đặc biệt cầm đầu bởi Gao Gang, một Tổng trấn vùng lãnh thổ Kinh tế Mãn Châu vừa mới được họ Mao bổ nhiệm và Wang Jiaxang cố vấn kế hoạch của phái đoàn. Trên danh nghĩa chỉ có phái đoàn của Mãn Châu đang thương lượng với đảng và nhà nước CS Liên Sô chứ không phải là phái đoàn của đảng và chính quyền tạm thời của CSTQ bởi vì hiện tại Moscôva vẫn còn là đồng minh và bang giao chính thức với chính quyền THQDĐ của Tưởng Giới Thạch: Liên Sô sẽ vi phạm luật bang giao quốc tế nếu họ công khai mở hội nghị trực tiếp với chính quyền CSTQ. Đây chỉ một sự che đậy, trá hình để khởi đầu cuộc đàm phán 2 phe CS Trung –Xô.

Nguồn: http://www.britannica.com/EBchecked/topic/225512/Gao-Gang Gao Gang *Còn có tên là Gao Chonde, sinh ngày 25/10/1905 tại tỉnh Sơn Tây Trung Quốc và bị họ Mao thanh trừng vào dầu năm 1955 vì bị họ Mao ghép tội là nội tuyến ccủa CSLS. Theo giáo sư sữ học Chen Jian Prof. (Southern Illinois Universityat Carbondale0 thì chính là Wang Jiaxiang, một cán bộ cao cấp trong bộ chính trị trung ương của ĐCSTQ, Bí thư thành ủy của Mãn Châu và là đại diện của CSTQ trong Ban Chấp Hành Trung Ương của Cộng Sản Quốc Tề ở Liên Sô được họ Mao cử làm cố vấn kế hoạch đi theo phái đoàn của Thủ tướng Chu Ấn Lai sang Moscôva . Nguồn : (http://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/ACFAE7.pdf, p.12) 12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Rốt cục, họ Mao cũng tới được Moscôva ngày 16/12.1949 sau 10 ngày ròng rã trên một chặng đường dài tàu hỏa xuyên Tây Bá Lợi Á lạnh giá với lý do là tham dự mừng sinh nhật thứ 70 của Staline. Staline tiếp kiến Mao vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày 16/12/1949. Mao đến sớm 3 phút nhưng vẫn phải chờ đúng 6 giờ chiều cửa điện Kremlin mới được cận vệ của Staline mở ra và toàn thể bộ chính trị trung ương đang đứng chờ. Staline không chần chừ hỏi ngay Mao sang Moscôva với mục đích gì? Họ Mao chỉ ỡm ờ trả lời (Sallisburry p. 95). Staline nghi ngờ cho nên đã dằng mặt họ bằng cách nhấn mạnh rằng không phải chỉ vì quyền lợi của Moscôva hay của Bắc Kinh mà lại hủy bỏ Hiệp Ước Hữu Nghị Trung-Xô 1 ký kết với THQDĐ của Tưởng Giới Thạch năm 1945. (Chen Jian, p.52 or Conversation between Stalin and Mao, December 16,1949, CWIHPB. Nos. 6-7 ,Winter 1995-96, p.p 5-7.) Tại nhà hát lớn Bolshoi vào ngày 21/12/1949 họ Mao cùng xem trình diễn múa Ballet trong một vỡ kịch tuyên truyền đã từng được trình diễn ở Thượng Hải vào năm 1947 để tố cáo tội ác của quân đội Tưởng Giới Thạch tàn sát các công nhân và cán bộ CSTQ ở Thượng Hải và ca ngợi các lính hải quân anh hùng của Sô Viết đã ra tay tiếp cứu các đồng chí CSTQ. Những lính hải quân của Liên Sô là những minh tinh trình diễn trong vỡ kịch múa nầy. Tệ hại nửa, tựa đề của vở kịch NHA PHIẾN ĐỎ, ám chỉ cuộc cách mạng đỏ của CSTQ.

31

VSTK - 3490


12

Nhân dân Trung Quốc đã bị sĩ nhục trong hai cuộc chiến tranh Nha Phiến xảy ra giữa thế kỷ 19 (1840 – 1843 và 1856 – 1860) Trung Quốc hoàn toàn thất bại trong hai cuộc chiến với hậu quả phải công nhận thương quyền buôn nha phiến của ngoại quốc. Hơn nữa triều đình Mãn Thanh phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, chịu mở nhiều cảng cho các nước ngoài vào thông thương. Hồng Kông thì bị cắt làm nhượng địa cho đế quốc Anh. Nhiều nước đế quốc (Đức, Pháp, Nhật, Nga,...) khác theo chân nước Anh và đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều kiện bất bình đẳng ngay trên đất Trung Quốc Bây giờ, dùng một cành hoa nha phiến màu đỏ để tượng trưng cho cuộc Cách Mạng Đỏ của họ Mao thì chẳng khác gì đưa một mụ điếm lên làm lãnh tụ của nhân dân Trung Quốc. Họ Mao căm gang và phàn nàn về chuyện tựa đề kịch bản nầy khiến Liên Sô phải ngạc nhiên mà xin lỗi.

13

(Sallibury, s. đ.d., p.p 96, 97).

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Mao at Joseph Stalin's 70th birthday celebration in Moscow, December 1949 Nguồn : Chen Jian, Mao’s China & The Cold War. The University of North Carolina Press, USA, 2991, p.53. 14

15

16

17

18

19

Vào hạ tuần tháng 12/1949, Staline lại thắc mắc gọi điện hỏi ý đồ của họ Mao sang Moscôva làm gì nhưng họ Mao theo phương châm ‘yên lặng là vàng’ và để cho Wang Jia Xang rỉ tai riêng với ngoại trưởng Liên Sô A. Y. Vyshinsky cho biết ý đồ của họ Mao là hủy bỏ Hiệp Ước Hữu Nghị Trung-Xô ký kết với THQDĐ của Tưởng Giới Thạch năm 1945 và thương lượng ký kết một Hiệp Ước Hữu Nghị mới.

Ngoại trưởng Liên Sô A. Y. Vyshinsky, Molotov và Gromiko Nguồn : http://en.wikipedia.org/wiki/Ministry_of_Foreign_Affairs_(Soviet_Union) 20

21

22

23

24

Điều rất đáng ngạc nhiên đây lại chính là điều mà Staline muốn biết từ miệng họ Mao bởi vì một liên minh vớ CSTQ sẽ làm cho sách lực chống Tư Bản Hoa Kỳ của CS Liên Sô vững mạnh thêm. Staline đề nghị rằng Hiệp Ước mới sẽ do Mao-Staline ký tên nhưng Mao cho rằng đây là công việc của Thủ tướng Chu Ấn Lai và ngoại trưởng của CSTQ cùng với người đứng đầu VSTK - 3491


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

chính quyền nhà nước Liên Sô. Do đó, Staline mới không còn thắc mắc vì sao họ Mao cứ muốn cho Chu Ấn Lai đến Moscôva. Tuy nhiên, họ Mao bắt đầu mạnh miệng ra điều kiện: chỉ khi nào nhà nước Liên Sô chịu ký kết một Hiệp Ước Hữu Nghị mới và hủy bỏ Hiệp Ước Trung-Xô 1945 thì thủ tướng Chu Ấn Lai mới đến Moscôva. Phó Thủ tướng Molotov và Đại sứ Liên Sô tại LHQ Mikoyan trả lời xác nhận đồng ý. Tháng 12/1949, Staline đồng ý mời thủ tướng Chu Ấn Lai đến Moscôva. Ngày 02/012/1950 trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Thông Tấn Xã Tass của CSLS, họ Mao đã tuyên bố rằng theo ý nghĩ của mình thì trong số những vấn đề có tính cách quyết định trước hơn hết chính là Hiệp Ước Hữu Nghị và Liên Minh Trung-Sô, số tiền mà Liên Sô sẽ cho Cộng Hòa Nhân Dân vay mượn, thỏa ước trao đổi mậu dịch giữa hai quố Gia Trung-Sô. Vào buổi chiều trong ngày 02/12/1950, họ Mao vạch ra những nét chính của 03 hình thức thỏa hiệp mà Molotov và Mikoyan có thể chọn một : A. Hai bên có thể ký một Hiệp Ước liên minh mới. Đây là hình thức thỏa hiệp mà Trung Quốc rất ưu chọn bởi vì nó sẽ củng cố những mối liên hệ Trung-Sô trên nền tảng của một Hiệp Ứơc mới, các tầng lớp công, nông, trí thức, và những nhà tiểu tư sản ái quốc cánh tả sẽ được khích lệ lớn lao trong khi đó thì bọn tư sản đại gia dẽ bị cô lập ; trên bình diện quốc tế, Trung Quốc sẽ có thêm sức mạnh chính trị để đương đầu với bọn đế quốc tư bản và để duyệt xét tất các Hiệp Ước mà Trung Quốc đã ký với các đế quốc tư bản trong quá khứ. B. Hai bên có thể qua cơ quan thông tấn xã để truyền rao một bảng thông cáo chung mà nội dung chỉ nói lên rằng hai bên đã trao đổi quan điểm với nhau về Hiệp Ước Trung-Sô cũ và nhiều vấn đề khác và cả hai bên đã đi đếnsự Nhất trí trên tất cả những vấn đề quan trọng. C. Hai bên có thể cùng chung ký kết một bản tuyên bố công khai, nhưng không phải là một hiệp ước, để liệt kê những nguyên tắc nề tảng cho mối liên hệ giữa hai bên. Họ Mao nói rõ rằng nếu sự lựa chọn A cần được thực hiện đầy đủ thì lúc đó thủ tướng Chu Ấn Lai mới được gọi đến Moscôva. Molotov xác nhận ngay rằng sự lựa chọn A là tốt nhất và cần phải có họ Chu sang Moscôva. Lúc đó họ Mao mới hỏi : Hiệp Ước mới có hủy bỏ Hiệp ước cũ hay không ? Molotov khẳng định là có. Họ Mao quyết định đây là lúc Chu Ấn Lai phải sang Moscôva. Chu Ấn Lai và một phái đoàn đông đảo cán bộ CSTQ đến Moscôva ngày 20/01/1950. Sau một quá trình trao đổi quan điểm kỳ kèo khó khăn gay cấn, trong đó họ Chu đòi hỏi rằng Hiệp ước mới phải có một điều khoản ghi rõ rằng nếu một trong hai nước bị một nước thứ 3 tấn công thì nước kia phải tận VSTK - 3492


1

2 3 4

lực trợ giúp về quân sự và nhiều mặt khác tức là Hiệp Ước mới phải có một điều khoản liên minh quân sự hổ tương. Hiệp ƯớcLiên Minh Cộng Sản Trung-Sô được ký kết vào ngày 14/02/1950. Ngày 17/02/1950 Mao Trạch Đông và Chu Ấn Lai rời Moscôva trở về Trung Quốc. THE SINO-SOVIET ALLIANCE AND CHINA’S ENTRY INTO THE KOREAN WAR CHEN JIAN http://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/ACFAE7.pdf State University of New York at Geneseo Working Paper No. 1

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

50 51 52 53

54 55

In late December 1949, Stalin called Mao twice to urge him to express his plans and intentions. Mao, not knowing exactly how Stalin might respond, remained ambiguous. Mao adopted a tactic common in ancient Chinese diplomacy, "not to release your real intention your adversary fully expresses his intention." Finally, Wang Jiaxiang sounded out Mao and hinted to A. Y. Vyshinsky, the Soviet foreign minister, that Mao intended to abolish the 1945 Sino-Soviet treaty and to negotiate a new Sino-Soviet alliance. This was exactly what Stalin wanted because this would strengthen the strategic position of the Soviet Union in its deepening confrontation with the United States. Stalin welcomed Mao's initiative and he suggested that the treaty be signed by himself and Mao. Mao, however, believed that thetreaty, as a matter between the two governments, should be signed by Zhou Enlai, the Chinese prime minister and foreign minister, and a government head of the Soviet Union. In the end of December, Stalin agreed to invite Zhou to Moscow to work out a Sino-Soviet alliance and related agreements. .... On 2 January 1950, Tass, the official Soviet news agency, published "Mao's interview with a Tass correspondent in Moscow," in which Mao stated: "Among those problems [I have in mind] the foremost are the matters of the current Treaty of Friendship and Alliance between China and the Soviet Union, and of the Soviet Union's loan to the People's Republic of China, and the matter of trade and of a trade agreement between our two countries." The same evening, Mao outlined three options to Molotov and Mikoyan: (1) We may sign a new Sino-Soviet alliance treaty. This will be very favorable to us. [By doing this], Sino- Soviet relations will be consolidated on the basis of the new treaty; China's workers, peasants, intellectuals, and leftist nationalist bourgeois will be greatly encouraged while rightist nationalist bourgeoisie be isolated; internationally we will have more political strength [zhenzhi ziben] to deal with imperialist countries and to examine all treaties signed by China and imperialist countries in the past. (2) We may ask our news agencies to issue a joint communique, only mentioning that our two sides have exchanged views on the old Sino-Soviet Friendship and Alliance Treaty and other problems, and we have reached a consensus on all important problems.... (3) We may sign an open statement, but not a treaty, to list the principles underlying our relationship. Mao made it clear that only if the first choice was to be implemente would Zhou be called to Moscow; otherwise, Zhou would not come. Molotov confirmed immediately that he believed choice A was best and Zhou should come to Moscow. Mao then asked if a new treaty would be signed to replace the old treaty. Molotov's answer was again affirmative. Mao decided that it was time for Zhou Enlai to come to Moscow. Zhou and a large Chinese delegation arrived in Moscow on 20 January 1950. Twodays later, Zhou, joined by Wang Jiaxiang, Li Fuchun, Ye Jizhuang, and Wu Xiuquan, started negotiations with Soviet officials headed by Vyshinsky, the Soviet foreign minister. Zhou paid pecial attention to making the forthcoming treaty a solid military alliance. According to Wu Xiuquan, one of Zhou's top assistants, Zhou insisted that the treaty should clearly state that if one side was attacked by a third country the other side "must go all out to provide military and other assistance." This persistence paid off as a clause of explicit mutual military commitment was added to the new treaty. Mao also needed Soviet economic aid to reconstruct and to modernize China. In exchange for Soviet support, Mao recognized the independence of Outer Mongolia and allowed the Russians to maintain their privileges in Manchuria, including control of Port Arthur for several more years. Although the Soviets were somewhat hesitant to make a clear military commitment to China, they ultimately concluded that it was in their interests to do so as they had much to gain and little to lose.

After a long and uneasy bargaining process, the Sino-Soviet alliance came into being on 14 February 1950. On 17 February 1950, Mao and Zhou left Moscow. They returned home with firm Russian support for the Chinese revolution and military commitment to China's national security. These achievements were not easy for Mao, but he ultimately got them and was satisfied. In his departure speech he noted: ‘‘ It is plain to see that the unity of the people of the two great countries, China and the Soviet Union, solidified by the alliance treaty, will be permanent and inviolable, and one which cannot be put asunder by

VSTK - 3493


1 2 3

4 5 6 7 8 9 10 11

12

13

14

15

16

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

35 36 37

38 39

40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52

anyone. Moreover, this unity will not only influence the prosperity of these two great countries, China and the Soviet Union, but will surely affect the future of humanity and the triumph of peace and justice all over the world. ’’ Zhou Enlai also stated in his departure address that "these treaties and agreements made the Chinese people feel that they were no longer isolated." To the contrary, "they were now much stronger than ever before." These statements by Mao and Zhou were largely aimed at the enemies of the new China -- with the making of the new Sino-Soviet alliance, Mao believedthat Communist China now occupied a more powerful position in an insecure world. Mao's"lean-to-one-side" statement became a real principle underlying the CCP's foreign policy. (p.20,21,22. ) *

Ngoại trưởng CS Liên Sô và Ngoại Trưởng CS Trung Quốc ký kết và trao đổi 03 Công Hàm : 1- Hủy bỏ và vô hiệu hóa Hiệp Ước Trung-Sô 1945; 2- Hiệp Ước Trung-Sô mới Liên Minh và Tương Trợ ; 3- Những Thỏa Ước khác do chính phủ hai bên sẽ chuẩn phê vào ngày 14/08/1945. Hiệp Ước Liên Minh Tương Trợ Trung – Sô 14/02/1950 gồm có phần Mở đầu và 6 Điều khoản. Nội dung chính yếu của Hiệp Ước được tóm lược như sau : - Hai bên đối ước cùng nhau xử dụng những biện pháp trong quyền hạn của mình để ngăn chận sự xâm lược và phá vỡ hòa bình do Nhật hay do một nước khác liên kết một cách trực tiếp hay gián tiếp với Nhật Bản gây ra. Nếu một bên đối ước có chiến tranh với Nh Bản hay đang ở trong tình trạng chiến tranh thì bên đối ước kia sẽ lập tức trợ giúp ngay về mặt quân sự và các trợ giúp khác với tất cả mọi khả năng có được của mình. - Không có một bên đối ước nào ký kết một liên minh trực tiếp để chống lại bên đối ước kia, hoặc là liên kết hay có bất cứ hành động hay phương cách chống lại bên đối ước kia. - Cả hai bên đối ước sẽ tham khảo ý kiến lẫn nhau trên tất cả mọi vấn đề quan trọng có tính các quốc tế có liên hệ đến quyền lợi chung của hai nước Trung-Sô với một quan điểm làcủng cố hòa bình và an ninh toàn cầu. - Trong tinh thần thân hữu, hợp tác và tôn trong những nguyên tắc bình đẵng quyền hạn, lợi ích và tôn trọng hổ tương về mặt chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào những vấn đề nội bộ của một bên đối ước, để phát uy và củng cố những mối liên hệ kinh tế, văn hóa giữa 2 nước Trung-Sô, để mang đến cho mỗi phía mọi trợ giúp kinh tế và áp dụng hiệu quả sự hợp tác kinh tế. Nguồn : "Conclusion of the "Sino-Soviet Treaty of Friendship, Alliance and Mutual Assistance" (http://www.fmprc.gov.cn/eng/ziliao/3602/3604/t18011.ht) In the early years after its birth, New China established diplomatic relations with the USSR, other socialist countries and some friendly countries. China publicly declared that it stood on the side of socialism. Following the establishment of Sino-Soviet diplomatic relations, an important question calling for prompt solution in Sino-Soviet relations was how to handle the 1945 Sino-Soviet Treaty of Friendship and Alliance signed by Old China and the Soviet Union so as to set forth anew the guiding principles and legal basis for the new Sino-Soviet relations in a changed situation. During his visit to the Soviet Union in the winter of 1949, Chairmen Mao Zedong suggested to Stalin that a new treaty be signed by the two countries to replace the outdated Sino-Soviet Treaty. To this the Soviet side agreed. Subsequently, Premier Zhou Enlai led a Chinese Government Delegation to the Soviet Union for the negotiations. On 14 February 1950, the two sides signed the "Sino-Soviet Treaty of Friendship, Alliance and mutual Assistance" and other agreements. The Foreign Ministers of the two countries exchanged three notes, declaring null and void the Sino-Soviet Treaty of Friendship and Alliance and the other agreements which were signed by the Soviet Government and the Kuomintang Government of China on 14 August 1945. The "Sino-Soviet Treaty of Friendship, Alliance and Mutual Assistance" consisted of a preface and six articles and remained in force for a term of thirty years. Its main contents are as follows:

VSTK - 3494


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

The Two Contracting Parties undertake to carry out jointly all necessary measures within their power to prevent a repetition of aggression and breach of the peace by Japan or any other State which might directly or indirectly join with Japan in acts of aggression. Should either with Japan and thus find itself in a state of war, the other Contracting Party shall immediately extend military and other assistance with all the means at its disposal. Neither of the Contracting Parties shall enter into any alliance directed against the other Party, or participate in any coalition or in any action or measures directed against the other Party. The two contracting Parties undertake shall consul together on all important international questions involving the common interests of the soviet Union and China, with a view to strengthening peace and universal security. The two Contracting Parties undertake, in a spirit of friendship and cooperation and in accordance with the principles of equal rights, mutual interests, mutual respect for State sovereignty and territorial integrity, and non-intervention in the domestic affairs of other Party, to develop and strengthen the economic and cultural ties between the soviet Union and China, to render each other all possible economic assistance and to effect the necessary economic cooperation. Under the historical circumstances of the time, the "Sino-Soviet Treaty of Friendship, Alliance and Mutual Assistance" concluded between China and the Soviet Union was of great significance in preserving the security of both sides, maintaining peace in the Far East and the world as a whole, strengthening friendship between the two peoples and promoting the cause of socialist construction of the two countries.

* http://www.foia.cia.gov/sites/default/files/document_conversions/89801/DOC_0001086032.pdf

VSTK - 3495


VSTK - 3496


1 2

VSTK - 3497


1

2

3

4

5

Trong bối cảnh ký kết lịch sử của sự gặp gỡ giữa Joseph Staline - Mao Trạch Đông và việc ký kết Hiệp Ước Trung-Sô CS 1950 đã dẫn đưa tới việc họ Mao có bổn phận trông chừng CSVM và HCM theo sự phân công quốc tế theo ngụ ý của J.Staline. Sau đây là trích dẫn lại một phần truy cứu từ trang 3402-3406 trước đây: ‘’ 2/

Hồ Chí Minh và Cộng Sản Liên Sô

......... 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32

33 34 35 36 37 38 39 40

41

42

43

44

Thái độ của Staline ghét bỏ HCM được thể hiện rõ trong một chuyến đi thăm bí mật của họ Hồ sang Bắc Kinh vào giữa tháng 01/1950. HCM khởi đi từ Tuyên Quang ngày 30/12/1949, đến Jingxi ngày 16/01/1950 và được quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (People Liberation Army/PLA) hộ tống đến Nam Ninh rồi đi xe lửa đến Bắc Kinh. Sau khi hội kiến với các cấp đầu não trong Trung Ương Đảng CSTH ở Bắc Kinh, HCM được Lưu Thiếu Kỳ đề nghị với đại sứ Nga Roshin là Hồ cần được gặp mặt trực tiếp Staline để báo cáo tình hình. Roshin báo cáo về Moscôva và Staline đồng ý cho HCM gặp mặt. Ngày 06/02/1950 HCM cùng với Trần Đăng Ninh và Chu Ân Lai tới Mascôva. Thái độ của Staline khi mặt giáp mặt với ông Hồ là “khiêu khích và xúc phạm”: Ngày 14/2/1950, Hồ tham dự lễ ký hiệp ước hữu nghị Xô - Trung và Hồ không bỏ qua dịp may đề nghị ngay với Stalin ký hiệp ước tương tự với Việt Minh. Stalin không chấp thuận và nói rằng chuyến đi nầy của họ Hồ chỉ là một chuyến đi bí mật không được chính quyền Xô Viết mời đến một cách công khai và chính thức. Hồ Chí Minh nghĩ ra một mưu chước và đề nghị ngay với Stalin rằng chỉ cần để cho họ Hồ lên một phi cơ trực thăng của Liên Sô, bay lượn vài vòng trêm vòm trời Moscôva rồi hạ cánh xuống phi trường với nghi lễ ngoại giao trải thảm đỏ tiếp đón. Staline đã trả lời: “người phương đông của các ông thật giàu trí tưởng tượng!”. Hồ Chí Minh đã dùng mọi thứ mánh khóe để chinh phục sự giúp đỡ của người chủ nhân độc đoán. Sau một cuộc họp, họ Hồ xin chữ ký của Stalin ký lên tập chí “Liên xô trên đà xây dựng”, Staline đã ký “với tâm trạng chán ngán và nghi ngờ”, rồi sau đó lại nói với các người hộ vệ rằng đương sự đã không cẫn trọng khi ký tên như thế và ra lệnh cho họ đi thu hồi lại tờ tập chí. Khi đã thu lại được cuốn tập chí, Staline đã nói với các đồng chí của mình: “ Chắc rằng hắn đang đi tìm quyển tập chí, nhưng hắn không thể tìm được”

Đài phát thanh Tiếng Nói Nước Nga trên Internet ngày 20.10.2011, vào lúc 13:36 có cho đăng tải lại một tiết mục viết với tựa đề “Những chi tiết đáng chú ý trong chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam đến Matxcơva năm 1950” trong đó có đoạn viết như sau: ‘’Tuy nhiên, trong những ngày ở Matxcơva, không phải là mọi đề đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều được trọn vẹn. Chuyện nói về cuốn tạp chí "Liên Xô trên công trường xây dựng", mà vị Chủ tịch Việt Nam nhìn thấy trên bàn làm việc của Staline trong cuộc gặp gỡ các lãnh đạo Xô Viết. Khi vị khách Việt Nam nói muốn có cuốn tạp chí này với thủ bút của nhà lãnh đạo xôviết, Staline đã cầm bút ký tên lên bìa tạp chí, sau đó chuyển tiếp để các cộng sự gần gũi như Molotov, Malenkov, Bulganin, Beria cũng đặt chữ ký vào đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh mang cuốn tạp chí về phòng mình, nhưng chỉ đến ngày hôm sau, cuốn tạp chí mang những chữ ký ấy đã biến mất một cách bí ẩn.

Trương Quảng Hoa, một cán bộ và đảng viên kỳ cựu của CSTQmà cũng là một trong số các tác giả của tập Hồi kí cố vấn Trung Quốc viết về chuyến đi Bắc Kinh và Moscôva của Hồ Chí Minh để cầu viện với Trung Quốc và Liên Sô dưới tựa đề QUYẾT SÁCH TRỌNG ĐẠI: TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VSTK - 3498


1

2

3 4 5

6 7

8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20

21 22 23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34 35 36 37 38

39 40 41 42 43

44 45 46 47

VIỆT NAM CHỐNG PHÁP trong đó có đoạn viết về cuộc gặp mặt và đối thoại của HCM với Staline như sau: QUYẾT SÁCH TRỌNG ĐẠI: TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP

Trương Quảng Hoa Hồ Chí Minh bí mật thăm Trung Quốc yêu cầu viện trợ. Stalin nói viện trợ Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách Ngay tối hôm 6/2 Hồ Chí Minh đến Moskva, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở tiệc hoan nghênh. Stalin không đến dự. Mao Trạch Đông rất rõ tâm trạng của Stalin lúc này, Stalin lo lắng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc, là Tito thứ hai (**). Trong một lần trao đổi với Stalin, Mao Trạch Đông kiên nhẫn nói rõ, Hồ Chí Minh là nhà cách mạng mác xít của Việt Nam rất được nhân dân Việt Nam ủng hộ và yêu mến, là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, đồng chí Stalin nên sớm gặp đồng chí Hồ Chí Minh, hỏi đồng chí ấy có yêu cầu và suy nghĩ gì không. Stalin nói : “ Đồng chí Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp cung cấp viện trợ cho Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp, đối với vấn đề này, chúng tôi còn có suy nghĩ hơi khác ”. Không để cho Mao Trạch Đông nói gì thì Stalin nói tiếp : “ Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc chứng minh Trung Quốc đã trở thành trung tâm cách mạng của Châu Á, chúng tôi cho rằng, công tác chi viện và giúp đỡ Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc gánh vác thì tốt ”. Mao Trạch Đông nói : “ Việt Nam chủ yếu cần vũ khí đạn dược, cũng cần có vật tư quân sự khác, Trung Quốc không chắc chắn thỏa mãn mọi nhu cầu của họ, tất nhiên họ hy vọng Liên Xô cũng viện trợ ”. Stalin ngẩng đầu nhìn Mao Trạch Đông, tiếp tục nói ý kiến của mình : “Trung Quốc và Việt Nam địa lý gần nhau, liên hệ tương đối nhiều, để Trung Quốc giúp Việt Nam tương đối thuận tiện. Viện trợ xây dựng kinh tế Trung Quốc là nhiệm vụ quan trọng của Liên Xô. Chúng tôi đã đánh xong chiến tranh thế giới, số lớn trang bị vũ khí không dùng hết, có thể chuyển chúng sang Trung Quốc, có những cái Việt Nam dùng được thì tất nhiên các đồng chí có thể chuyển một ít đến đó ”. Stalin lo sợ dẫn đến tranh chấp quốc tế, điều này đối với Mao Trạch Đông lãnh đạo cách mạng Trung Quốc mà nói thì đã được lãnh giáo rồi. Trước đó chẳng bao lâu, Lưu Thiếu Kỳ bí mật thăm Liên Xô, Stalin nhiều lần nhấn mạnh phải “phân công quốc tế”. Mao Trạch Đông không bày tỏ ý kiến bất đồng việc này nữa. Một ngày thượng tuần tháng 2, Stalin cuối cùng tiếp Hồ Chí Minh ở văn phòng làm việc của mình. Malenkov, Molotov, Bunganin trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Trần Đăng Ninh – Việt Nam và Vương Gia Tường – Đại sứ Trung Quốc tại Liên Xô v.v... đã tham gia hội đàm lần đó. Stalin nói : “Chúng ta là bạn bè và anh em thân thiết ”. “ Gặp các đồng chí hơi muộn, mong thông cảm ”. “ Không dám, không dám ”, Hồ Chí Minh nói, chúng tôi rất phấn khởi, cũng rất cảm động được đồng chí Stalin nhiệt tình đón tiếp, nghe chúng tôi hội báo tình hình. Hồ Chí Minh theo dự kiến từ trước, trình bày tóm tắt với Stalin tình hình cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình chiến tranh chống Pháp hiện nay và kiến nghị, yêu cầu viện trợ. Sau khi nói xong, Hồ Chí Minh nhìn Stalin. Trong ánh mắt của Người (HCM) có thể thấy rõ niềm hy vọng và chờ đợi. “ Chúng tôi rất cám ơn những giới thiệu của đồng chí Hồ Chí Minh ”. Stalin xưa nay nói chậm rãi thong thả, nhưng đã nhanh chóng đi vào nội dung thực chất. VSTK - 3499


1 2 3 4 5 6 7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

“ Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô hoàn toàn nên viện trợ cuộc đấu tranh chống Pháp của các đồng chí. Song, chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn ”. Stalin nói : “ Trung Quốc ở sát Việt Nam, hiểu rõ tình hình Việt Nam hơn chúng tôi, kinh nghiệm đấu tranh của Trung Quốc càng có tác dụng làm gương đối với Việt Nam, giúp các đồng chí sẽ thuận tiện hơn ”.

Đọc lại các các truy cứu vừa kể, rõ ràng là dưới chiêu bài phân công quốc tế, Staline đã ra điều kiện ngầm bắt buộc họ Mao và CSTQ phải canh chừng và kiểm soát ‘kẻ phản đồ HCM ’ qua hình thức viện trợ với lý do Liên Sô quá xa xôi không thể kiểm soát hữu hiệu để trói buộc HCM và đảng CSVM.. Phần đóng góp của CSTQ cho CSVN nhưu thế nào và có thực tình hay không có thể tìm thấy những tiết lộ mới của học giả Trung Quốc Quiang Zhai về vấn đề CSTQ đã giúp đáng kể cho CSVM thắng các trận chiến ở Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của Trung Tâm Nghiên Cứu WILSON CENTER vào ngày 21/01/2001 sau đây : ...... Hỏi : Nói rằng ông đã truy cứu được nhiều tài liệu lưu trử của Trung Quốc và nhiều tài liệu khác nói về ‘mặt trái’ của chiến tranh Việt Nam. Vậy thì những tiết lộ sâu sắc của những tài liệu nầy có tính cách thuyết phục – sách của ông đã làm thay đổi những sự nhận thức về mối liên hệ Trung-Việt trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh ? Trả lời : Trước nhất và hơn hết, quyển sách trãi lộ ra những ánh sáng mới về những mối liên hệ hiện nay giữa CSTQ và CSVN. Sự truy cứu của tôi cho thấy rằng sự liên hệ của họ đã rất kề cận. Quyển sách bắt đầu với những sử cố xảy ra vào những năm cuối của thập niên 1940, vào lúc CSVN kháng chiến chống Pháp. Cộng Sản Trung Quốc nấm chính quyền vào năm 1949, và Hồ Chí Minh sd9a4 sang Trung Quốc để cầu viện và giúp đỡ để đánh Pháp. Họ Mao háo hức về chuyện giúp đỡ nầy bởi vì ông ta có tham vọng loan truyền Cách Mạng theo cái mô thức riêng của mình đối với các quốc gia Á Châu. Ông ta muốn chứng tỏ rằng mô thức nầy là mô thức ‘chiến tranh nhân dân’ cần nên áp dụng trong phạm vi Phong Trào Liên Minh Cộng Sản ở Á Châu. Hơn nữa, đã có một sự phân công bổn phận quốc tế giữa hai khối quyền lực Cộng Sản chính yếu là Liên Sô và Trung Quốc. Vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, Staline chú trọng nhiều đến việc bảo hộ các đảng Cộng Sản ở Đông Âu, trong khi họ Mao đang cổ võ các phong trào Cộng Sản trong vùng Đông Nam Á Châu. Do đó, từ đầu thập niên 1950, vai trò của Liên Sô đối với cuộc kháng chiến của những người Việt Nam rất ít. Không có bằng chứng nào cho thấy có cố vấn vai Vật liệu của Liên Sô ở Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc tứ năm 1950 đã bắt đầu đưa cố vấn chính trị và quân sự, vũ khí, đạn dược và tiếp liệu cho Việt Nam để giúp họ trong trận chiến chống Pháp. Trung Quốc giúp Việt Nam huấn luyện các cấp chỉ huy quân sự, tổ chức phòng thủ cho họ và các hệ thống kinh tài, kể cả chính sách về thuế khóa, và tạo dựng một nền móng kinh tế vững chắc. Trung Quốc cũng đã giúp Việt Nam huy động các tầng lớp nông dân yểm trợ kháng chiến qua các chiến dịch cải cách ruộng đất. Một cách toàn bộ, Trung Quốc đã chuyển đạt khối kinh nghiệm khổng lồ của mình để giúp thực hiện cuộc cách mạng của Việt Nam. VSTK - 3500


1 2 3 4 5 6 7 8 9

Phải nói rằng Hồ Chí Minh rất nhiệt tình chịu học hỏi. Về cơ bản, ông Hồ đã noi theo mô hình tác động hổ tương đã có từ lâu đời giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nếu nhìn lại lịch sử, các triều đại đế vương và các lãnh tụ Việt Nam đã hướng về các mẫu mực Trung Quốc trong việc nông nghiệp và canh tân xã hội Việt Nam, và còn nhiều hơn nữa. Người Việt Nam đã du nhập các tiêu chuẩn và quy điều của Khổng Tử. Cần phải nói thêm rằng mối liên hệ Trung-Việt không phải chỉ đơn giản là một mối liên hệ thầy trò. Có một phía khác của hình ảnh với đầy dẫy những căng thẳng và đụng chạm. (Nguồn: http://www.wilsoncenter.org/article/china-contributed-substantially-to-vietnam-war-victoryclaims-scholar)

http://www.wilsoncenter.org/article/china-contributed-substantially-to-vietnam-war-victory-claims-scholar

China Contributed Substantially to Vietnam War Victory, Claims Scholar Jan 01, 2001 Jan 01, 2001 For the past several decades, the Vietnam War has been the subject of intense scrutiny in the United States. Documentary films, best-selling books by veterans, Maya Lin's moving Vietnam Veterans Memorial -- all have spurred the debate over how to interpret this controversial war. Seldom, however, have people in the United States ever examined the war from anything other than their own standpoint. How did the Europeans view the war? And what was the extent of the involvement by the two major Communist powers, Russia and China? Recently, historian Qiang Zhai visited the Woodrow Wilson Center to talk about his new book China and the Vietnam Wars, 1950-1975. Zhai has written extensively on China and its participation in the Cold War. His latest work gleans new insights on China's role in Vietnam from documents that were recently released by the Chinese government. Web intern Tim DiIorio conducted the following interview with Zhai (below) during his visit to the Center. DiIORIO: As a Chinese scholar, how did you get interested in the topic of the Vietnam War? ZHAI: I've been interested in the Vietnam War for a long time. Whenever I read existing books on the Vietnam War, they mostly talk about it from an American perspective, drawing lessons about American mistakes. American scholars speculate about the Chinese role, but partly because of a lack of Chinese documents, they have no idea about the extent of China's involvement. As for the Vietnamese, they don't talk about the Chinese role because of their nationalist pride. They want to think that they won the war on their own, without any help from China. My book is the first English-language volume to look at the Vietnam War from the Chinese perspective. The Chinese government recently released some materials about China's role in the war. This gave me an opportunity to fill in the knowledge gap. Chinese scholars have VSTK - 3501


produced some military histories that cover the Vietnam War, but my book is the first attempt to make this kind of information accessible to Western readers. Nowadays there's growing interest among American scholars and the reading public about what was happening on the so-called "other side" of the Vietnam War. What did the Chinese think? Only when you have a better knowledge of the other side can you evaluate American policy. DiIORIO: You said you examined newly released Chinese archival sources and other documents. What new insights did these documents yield -- how does your book change the perceptions of Chinese-Vietnamese relations during the Cold War? ZHAI: First and foremost, the book sheds new light on the actual relationship between Chinese and Vietnamese Communists. My study revealed that their relationship was very close. The book begins with the events of the late 1940s, when the Vietnamese Communists were fighting the French. The Chinese Communists came to power in 1949, and Ho Chi Minh went to China asking for help with his war against the French. Mao was eager to oblige because he had the ambition of spreading his formula for making revolution to neighboring countries in Asia. He wanted to demonstrate that his formula for a "people's war" would apply within the pan-Asian Communist movement. In addition, there was an international division of labor between the two major Communist powers, the Soviet Union and China. In the late 1940s and early 1950s, Stalin paid attention to supporting the Communist parties in Eastern Europe, while Mao was expected to encourage the Communist movements in Southeast Asia. Thus in the early 1950s, the Soviet role in the Vietnamese struggle was minimal. There's no evidence that the Soviets had advisers in Vietnam or gave the Vietnamese materials. On the contrary, the Chinese starting in 1950 sent political and military advisers, weapons, and supplies to the Vietnamese to help them with their war against the French. The Chinese helped the Vietnamese train their military commanders; reorganize their defense and financial systems, including tax and fiscal policy; and create a solid economic base. They also helped the Vietnamese to mobilize the peasants to support war through land reform campaigns. Overall, there was a massive transfer of the Chinese experience of making revolution to the Vietnamese. Ho Chi Minh was very eager to learn, I must say. He was essentially following a longestablished pattern of interactions between the Chinese and Vietnamese. If you look back in history, Vietnamese emperors and leaders looked to China for models of how to do farming, how to modernize their society, and so on. They readily adopted Confucian values and institutions. I should add that the Chinese-Vietnamese relationship wasn't a simple one of teacher-student. There's another side to the picture, full of tension and friction. The Chinese gave Ho Chi Minh and his movement a lot of support, but this didn't mean he was China's puppet. He was his own master and set his own agenda. Sometimes this conflicted with what China had in mind. The clearest example of this occurred following the Geneva Conference of 1954. After that conference, the French withdrew from Vietnam. Ho Chi Minh had the dream of expanding his success from north to south and unifying the country. This worried the Chinese. They feared it might trigger an American intervention. After all, China had just fought the Korean War against the Americans, and this had placed enormous stress on its economy. So when the French withdrew from Vietnam in 1954, the Chinese very much wanted a relaxation of tensions in Southeast Asia. They didn't want to fight another Korean War in Vietnam. The Soviets shared the Chinese instinct for preventing another war in Asia. The Soviets and Chinese together pressured Ho Chi Minh to stop at the 17th parallel [the dividing line between North and South Vietnam established at the Geneva Conference]. They argued that if VSTK - 3502


Ho Chi Minh would be willing to wait a couple of years [the Geneva Conference agreement said there would be a national election in two years], he could win the election and reunify the country. Otherwise, the Americans would jump in and complicate the picture. As it turned out, the national election promised at the Geneva Conference did not take place. The government in South Vietnam, supported by the Americans, ignored the agreement, refusing to hold elections. As a result, the country remained divided, with two mutually hostile governments. The Vietnamese later accused the Chinese of betraying their interests at this critical juncture. This is a major example of the friction between the two countries. There are other instances, too. For instance, the Chinese who came to advise the Vietnamese in the early 1950s had trouble getting along with Vietnamese commanders, who saw them as arrogant and condescending. This of course fits the historical pattern -- Vietnam is eager to learn from China but is also afraid of losing its independence. The two countries have a classic love-hate relationship. China towers over Vietnam -- it's a much bigger country with a more advanced civilization -- and this makes the Vietnamese feel insecure; they resent living in China's shadow. I found ample evidence of this ambivalent Vietnamese attitude in the newly released Chinese documents. During that period of SinoVietnamese alliance, the Chinese often complain about the Vietnamese, saying, they don't trust us fully, they're too guarded. So the picture of Sino-Vietnamese relations at this time is complex. The Vietnamese were weak -- but not meek. They set their own agendas and tried to protect their interests. DiIORIO: Were there any misconceptions in particular that you were able to clear up in examining the new Chinese evidence? ZHAI: One common misperception has to do with Lyndon Johnson's handling of the war in the 1960s. Critics say that Johnson allowed his fear of China to impede his handling of the war. When he escalated the war in Vietnam, he gradually expanded the bombing from south to north as he was afraid of incurring China's wrath. Like the Chinese side, Johnson remembered the Korean War and wanted to avoid another confrontation. He remembered that during the Korean War, the U.S. had failed to heed Chinese warnings after MacArthur crossed the 38th parallel, thus triggering a clash with China. This time, Johnson and his advisers paid close attention to the Chinese role. They were afraid that if the United States pushed too hard or attacked North Vietnam without restraint, they would have a replay of the Korean War. Johnson's critics later said that China was just bluffing, that the Chinese weren't serious about intervening. Harry Summers and other military writers criticized Johnson for allowing his fear of Chinese intervention to undermine his bombing campaign. However, the new evidence from China suggests that Mao was seriously prepared to intervene. There was a secret agreement between Hanoi and Beijing that if the Americans launched a ground invasion of North Vietnam (at that time, the United States had restricted itself to a bombing campaign), China would send ground troops into North Vietnam and would not allow the United States to defeat Hanoi. If the Americans bombed North Vietnam, China would match the American military action by taking measures to protect North Vietnamese cities and to rebuild roads and bridges. They would also send anti-aircraft artillery units and army engineers to support North Vietnamese troops and help them deal with the air bombing pressure. Meanwhile back in China, Mao was making preparations in anticipation of war with the United States. He relocated industries, universities, and research institutions in the coastal areas of eastern China to the mountainous areas of southwest China. He ordered his people to build anti-air shelters throughout China. VSTK - 3503


Mao himself had staked a lot on the outcome of the Vietnamese War in terms of security as well as ideology. Mao took the American escalation seriously; he interpreted it as a security threat. But he also believed that the success of North Vietnam had ideological significance. At that time Mao was criticizing the Soviet Union for not giving enough support to national liberation movements, for pursuing dĂŠtente with the United States. Thus he hoped to use the Vietnam War as a way to embarrass Khrushchev -- to show him that China had closely befriended anti-imperialist movements of the Third World. For all these reasons, Mao was really interested in Vietnam and prepared to intervene. This means that critics of Johnson were wrong. The historical record shows that Johnson was prudent in his approach to the Vietnam War -- that he was right not to adopt more drastic measures. If the suggestions made by these critics had been adopted by Johnson, there would have been a real danger of war between the United States and China. DiIORIO: According to thinkers like Samuel Huntington, the Cold War was an aberration, and since it ended, the world has returned to a more familiar pattern of conflict, based on ethnic and religious -- versus ideological -- differences. Was the close alliance between Vietnam and China a phenomenon of the Cold War, not likely to be repeated? ZHAI: Ideology played an important role. Communists in China and Vietnam had common beliefs. Mao in particular believed that the Asian approach to making revolution was distinct from the model created by Russia. He believed that revolution should begin in rural areas and spread to the cities. He believed that this strategy could work in Asian countries with similar rural areas -- especially in bringing about a peasant revolution. Mao's model of the People's War is his unique contribution to Marxism/Leninism. He was interested in transmitting his strategy to other Asian countries. But there are also historical precedents for such an alliance. Ho Chi Minh chose Mao's model because he was attracted to its methods, formulas, and successes. As I mentioned earlier, the Vietnamese have tended throughout history to look to China for inspiration. Besides historical precedent and ideological similarity, there was a personal dimension to the alliance between the two countries. Ho Chi Minh enjoyed a long association with Chinese revolutionary leaders. He even went to China to help the Kuomintang with its revolutionary movement. But in the final analysis, it was the Cold War that led Ho Chi Minh and Mao to forge such a close relationship. Without that context, it's hard to see the two leaders becoming that close. If the Americans hadn't supported the French, the first Indochina war might have had a different outcome. The French were eager to return and reestablish their colonial rule and were being heavily financed by the United States. This gave Ho Chi Minh little choice but to turn to China and the Soviet Union for help. He asked help from both, but because of the division of labor, it was China not the Soviet Union that responded. DiIORIO: What legacy does this period of alliance leave for relations between the two nations today? What's its long-lasting impact? ZHAI: Both China and Vietnam are now more pragmatic, fully realizing the pitfalls of their earlier close cooperation. Their leaders are less romantic about the ties between the two countries. They tend to be more concerned with their own regime's survival and with economic development. But the pattern of the Vietnamese learning from the Chinese example hasn't disappeared. Vietnam still looks to China for inspiration and instruction. For instance, when China started welcoming Western investment, Vietnam tried some of the same method. It started opening up economically and introducing similar reforms. The North Vietnamese leadership also VSTK - 3504


learned from the Chinese example how to preserve one-party rule while opening up economically. The Vietnamese still don't talk much about Chinese support during the middle of this past century. They want to see their victories against both the French and the Americans as the result of their own efforts. Thus they have no interest in highlighting Chinese, later Soviet, support to their cause. This was our own victory, Vietnam insists. DiIORIO: What will be your next work? ZHAI: This book ends in 1975. I'm interested in pursuing developments after 1975 -- in particular, the reasons for war between Vietnam and China in 1979 and the triangular relationship between Vietnam, China, and Cambodia. So my next project will be a continuation of my study of Sino-Vietnamese relations, but the focus will be on the causes of the border war that took place in 1979. I will examine new Chinese documents, as well as documents from Russia and other sources. DiIORIO: Will you also use Vietnamese sources? ZHAI: Vietnam has been slow to open up its archives. The party leadership in Hanoi is very cautious. Vietnamese scholars rarely cite archival evidence, and scholarship based on primary research is still extremely limited in that country. One hopes the situation will change, that information will become more accessible. But in general, the Vietnamese are cautious in relaying the history of their Communist movement; they even hesitate to publish biographies of Ho Chi Minh and his associates. This is in contrast to China, which has published official biographies of Mao and his associates and their interpersonal relationship based on their papers, letters, and diaries. These biographies are credible and useful scholarly sources. I'm puzzled as to why the Vietnamese can't be more forthcoming about opening up their archives.

* III - Kẻ tổ chức và chỉ huy chiến dịch biên giới Bắc Việt năm 1950 TRẦN CANH HAY VÕ NGUYÊN GIÁP ? 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14 15 16

Một bài viết được dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ về công lao của Trần Canh trong chiến dịch biên giới 1950, do tác giả Trương Quảng Hoa viết lại mà cũng là phần thứ 5 của tập hồi kí (bản dịch tiếng Việt) có tên là GHI CHÉP THỰC VỀ VIỆC ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (nxb Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002, do Dương Danh Dy dịch và hiệu đính). Điều có ý nghĩa là tập hồi kí của đoàn cố vấn Trung Quốc, một mặt đề cao tinh thần “đoàn kết quốc tế” của Mao Trạch Đông, mặt khác, Trương Quảng Hoa không đá động gì đến công lao của ‘thiên tài quân sự’ Võ Nguyên Giáp. Bài viết nầy có những đoạn cho thấy cố vấn quân sự Trần Canh hoàn toàn chủ động chỉ huy chiến dịch biên giới Bắc Việt năm 1950 và HCM, Võ Nguyên Giáp cùng các tướng tá của CSVM chỉ biết gật đầu tuân hành làm theo ý của viên tướng Trung Quốc nầy : - Sau khi Trần Canh sang Việt Nam với cương vị là đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 18/6 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ thị rõ ràng nhiệm vụ của Trần Canh đi Việt Nam : VSTK - 3505


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

“Ngoài bàn bạc và giải quyết một số vấn đề cụ thể với phía Việt Nam ra, nhiệm vụ chủ yếu nên căn cứ vào tình hình mọi mặt của Việt Nam, vạch ra một kế hoạch quân sự đại thể thiết thực khả thi, để căn cứ vào kế hoạch đó cung cấp các loại viện trợ...”. Sau đó không lâu, Trung ương lại yêu cầu rõ ràng Trần Canh : “ Ở Việt Nam nên giúp các đồng chí ấy đánh mấy trận, mở ra một cục diện tương đối ”. - Trần Canh không quản mệt mỏi, tranh thủ thời gian cùng Vi Quốc Thanh nghe Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Hoàng Văn Thái và các đơn vị tác chiến giới thiệu tình hình liên quan đến hai bên địch ta, nhất là tình hình cụ thể của chiến trường Đông Bắc. - Trần Canh trầm ngâm suy nghĩ. Đồng chí vừa nghe báo cáo, vừa từ từ đưa ánh mắt lên bản đồ, nhìn qua Cao Bằng dần dần di chuyển xuống đông nam Cao Bằng 45km, rồi ngắm kỹ hướng phía nam, rồi đi qua Thất Khê, Nà Sầm, một lần nữa dừng lại ở Lạng Sơn. Sau một lúc im lặng, cuối cùng Trần Canh phát biểu, đồng chí cất cao giọng nói : “ Tác chiến trận đầu biên giới, đánh từ đâu rất then chốt, vấn đề này cần giải quyết nghiêm túc, đánh trận đầu, phải thắng ! Tôi thấy Đông Khê là nơi thích hợp nhất. Đánh chiếm được Đông Khê thì quyền chủ động của toàn bộ chiến dịch nắm chắc trong tay chúng ta ”. - Trải qua bàn bạc cọ xát nhiều lần Trần Canh và Võ Nguyên Giáp cuối cùng đi đến nhận thức chung. Ngay sau đó, ngày 22/8 Trần Canh báo cáo kế hoạch tác chiến cùng với Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc vạch ra về Quân uỷ Trung Quốc. Lúc này, Hồ Chí Minh cũng đến Quảng Uyên, Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý kế hoạch tác chiến của Trần Canh nêu ra, ngày 24/8 Trần Canh lại nhận được điện trả lời : “ đồng ý ” của Quân uỷ Trung Quốc, quyết tâm tác chiến của Trần Canh càng kiên định hơn. - Ngày 23-24 tháng 8, Bộ chỉ huy tiền phương quân đội Việt Nam triệu tập hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên của các bộ đội tham chiến trong chiến dịch biên giới, Trần Canh được mời tham gia hội nghị. Sau khi Võ Nguyên Giáp tuyên bố xong kế hoạch tác chiến, muốn nghe ý kiến của mọi người. Trung đoàn trưởng trung đoàn 102 Nguyễn Hữu An vẫn chủ trương đánh Cao Bằng trước. Đồng chí nói : “ Lực lượng của chúng ta có hạn nên tập trung binh lực một trận đánh lấy Cao Bằng. Nếu đánh Đông Khê trước, lực lượng bị tiêu hao, thì làm sao đánh được Cao Bằng ? Không đánh được Cao Bằng thì làm thế nào có thể phá vỡ phong toả biên giới của quân Pháp ? ”. Trung đoàn trưởng trung đoàn 88 Thái Dũng cũng nói : “ Nhân lúc quân địch chưa kịp tăng viện nếu chúng ta tấn công Cao Bằng ngay từ đầu, chẳng phải khả năng giành thắng lợi rất lớn hay sao ? Nếu đánh Đông Khê trước bọn địch ở Cao Bằng tăng cường công sự, chẳng phải tăng thêm khó khăn tấn công Cao Bằng hay sao ? ” - Trần Canh bình tĩnh nghe hết ý kiến của các đồng chí đó, thừa nhận suy nghĩ của đồng chí đó có lý nhất định. Nhưng Trần Canh kiên nhẫn giải thích nói điểm đột phá đánh trận của chúng ta là gì ?

VSTK - 3506


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

- Những lời nói của đồng chí Trần Canh khiến các đồng chí Việt Nam đi sâu thảo luận thêm, cuối cùng đã thống nhất tư tưởng với kế hoạch đánh Đông Khê trước. Sau hội nghị của Bộ chỉ huy tiền phương vào mộ ngày thượng tuần tháng 9, Hồ Chí Minh nắm chặt tay Trần Canh nói : “ Tôi muốn nhờ đồng chí bao luôn thắng lợi chiến đấu Đông Khê, cũng bao luôn thắng lợi của chiến dịch Biên Giới ”. Trần Canh phấn khởi nói : “ Tôi nhất định sẽ đem hết sức giúp đánh tốt trận này, nhưng đánh trận chủ yếu vẫn dựa vào các chỉ huy quân đội Việt Nam và quần chúng nhân dân ”. - Ngày 16/9, bắt đầu tấn công Đông Khê. Mở đầu rất là thuận lợi, nhanh chóng áp sát công sự chính của địch. Nhưng chiến đấu đến sáng 17, quân địch được không quân yểm hộ phản kích, có đơn vị bộ đội tiến công phía trước đã rút lui khỏi trận địa đã chiếm được. Trần Canh đích thân đến Bộ chỉ huy tiền phương tìm hiểu tình hình cùng với Võ Nguyên Giáp v.v.. nghiên cứu nguyên nhân trắc trở, nêu ra ý kiến tác chiến mới, nhưng do hợp đồng tác chiến kém, đánh đến đêm 17 vẫn không tiến triển rõ rệt. Có bộ đội lại nảy sinh dao động quyết tâm tấn công. Vào giờ phút then chốt này, Trần Canh kiến nghị với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp cần phải nghiêm khắc ra lệnh cho bộ đội không tiếc bất cứ giá nào, tiếp tục kiên trì, đồng thời kiến nghị điều chỉnh bố trí, thực hiện tấn công bốn mắt trọng điểm ở hai mặt nam, bắc. - Sau khi bộ đội mở lại tấn công lần nữa, rất nhanh phát triển vào sâu trong lòng địch, chiến đấu đến 8giờ sáng ngày 18, cuối cùng đã tiêu diệt hơn 270 tên địch đóng giữ Đông Khê, thu rất nhiều vũ khí đạn dược và vật tư khác. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Việt Nam tấn công tiêu diệt cứ điểm có hai đại đội địch đóng giữ. Sau khi cuộc chiến đấu Đông Khê kết thúc, Hồ Chí Minh thăm dò ý kiến của Trần Canh đối với trận Đông Khê, suốt hai ngày căng thẳng suy nghĩ rất nhiều, Trần Canh chậm rãi nói : “ Trận đánh Đông Khê đã thắng, ý nghĩa rất lớn, nhưng phải nói rằng đó không phải là cuộc chiến đấu thành công, quân ta thương vong hơn 500 người mà tiêu diệt không đầy 300 tên địch, cái giá quá lớn ”. Khi đề cập đến những vấn đề của quân đội nhân dân bộc lộ ra trong chiến đấu, Trần Canh thẳng thắn nói với Hồ Chí Minh : “ Nghiên cứu quá trình chiến đấu, chiến sĩ dũng cảm nhưng điều then chốt là có những cán bộ thiếu kinh nghiệm tác chiến, năng lực chỉ huy kém, không áp sát mặt trận chỉ huy. Từ nay về sau cần lựa chọn đề bạt cán bộ trong số chiến sĩ cũ và cốt cán chiến đấu có kinh nghiệm thực tiễn ”. Hồ Chí Minh nghe gật đầu liên tiếp. VSTK - 3507


Chương 6

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

CHẶNG ĐƯỜNG ĐƯA TỚI HỎA NGỤC ĐIỆN BIÊN PHỦ I - TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT TỪ ĐẦU 1950 ĐẾN CUỐI 1951

1 - Các cường quốc can dự vào cuộc chiến ở Đông Dương Kể từ đầu năm 1950, tình hình chiến sự ở Việt Nam phát triển rộng ra thành một cuộc khủng hoảng quốc tế vào thời điểm mà những thế lực bên ngoài dính líu vào cuộc đấu tranh và Việt Nam trở thành sân khấu của một sự bùng nổ gián tiếp nhưng rất có khả năng xảy ra việc đối đầu giữa khối Cộng sản và thế giới tư bản phương Tây. Sự can dự của các đại cường củng cố vết rạn nứt sâu đậm thức hệ ngay cả bên trong Việt Nam. Những thế lực bên ngoài khởi sự can dự từ những tháng đầu năm 1950 chính quyền Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất (QGVN/Bảo Đại) và chính quyền Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam (DCCHVN/Hồ Chí Minh) mưu tìm sự công nhận ngoại giao trên chính trường quốc tế. Rồi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ gây tác động tới cuộc khủng hoảng ở Việt Nam bởi vì thế giới Cộng Sản và Tư Bản Tây Phương đều thấy rằng Đông Dương là trận tuyến thứ nhì của cuộc đối đầu quân sự giữa hai khối quyền lực. DCCHVN bị lôi cuốn nghiêng về khối Cộng Sản đã đạt tới một giai đoạn mới có tính cách quyết định vào tháng 01/1950. Ngày 14/01/1950, Hồ Chí Minh đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi công nhận ngoại giao và ủng hộ chính phủ của mình. Ngày hôm sau, ngoại trưởng Hoàng Minh Giám gửi Công điện công nhận ngoại giao chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ). Ngoại trưởng CSTQ Chu Ấn Lai đáp ứng ngày 18/01/1950 chính thức công nhận ngoại giao Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam (DCCHVN). Tiến trình quốc tế công nhận Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất cũng xảy ra song song cùng một lúc. Vào tháng 11/1949, chính phủ của nước Pháp đã kêu gọi chính phủ Vương Quốc Anh, và nhiều nhiều quyền lực khác ở Âu Châu nới rộng sự thừa nhận ngoại giao cho 3 quốc gia liên hiệp ở Đông Dương. Tòa Đại sứ Vương Quốc Anh ở Paris đã gửi một công hàm đến bộ Ngoại Giao của chính phủ Pháp vào ngày 07/02/1950 để thông báo chính phủ Hoàng Gia Anh công nhận ngoại giao 03 quốc gia trong Liên Hiệp Đông Dương Việt Nam, Lào, Cao Miên trong khối Liển Hiệp Pháp và các chính quyền của các quốc gia nầy. Đồng thời Bộ ngoại giao chính phủ Anh cũng gửi văn

37

VSTK - 3508


1

2

3

4

5

6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

thư thông báo về việc công nhận ngoại giao nầy đến ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Phan Long ở Sài Gòn, thủ tướng kiêm tổng trưởng ngoại giao Cao Miên Yêm Sambaur ở Phnom Penh, và hoàng thân Boun Oum thủ tướng Lào ở Vientiane. Nội dung của văn thư nầy được chức quyền Pháp ở Đông Dương đăng tải bằng tiếng Pháp như sau: Bản chức hân hạnh thông báo đến quý Ngài được rõ là chính phủ Hoàng Gia Anh Quốc công nhận các quốc gia Việt Nam, Lào và Cao Miên với tư cách là những quốc gia Liên kết trong Liên Hiệp Pháp đúng theo những quy định của thỏa ước ngày 08/03/1949 được ký kết giữa Tổng Thống Auriol và Hòang Đế Bảo Đại; Hiệp Ước Pháp-Lào ký kết ngày 19/07/1949; Hiệp Ước Pháp-Cao Miên ký kết ngày 08/11/1949 ; và công nhận chính quyền của Vua Bảo Đại, chính quyền của Vua Sisavang Vong, chính quyền của vua Norodom Sihanouk với tư cách là chính quyền riêng của mỗi quốc gia đó. Nhằm đánh dấu tầm quan trọng việc nâng cấp tòa Tổng lãnh sự của vương quốc Anh ở Sài Gòn, chính phủ Anh đã quyết định bổ nhiệm nguyên lãnh sự Anh ở Sài Gòn Frank Gibbs làm đại sứ. ( Nguồn: BIFOM no.141/Mars, 1950, p.25).

23

24

25

26

27 28 29 30 31 32 33 34 35

36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Trước đó, vào ngày 02/02/1959, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Washington có đệ trình lên Tổng Thống H.Truman một giác thư về vấn đề công nhận ngoại giao các quốc gia Việt Nam, Lào và Cao Miên trong đó có đoạn viết như sau : 1. . . . . . 2. . . . . . . . 3. Đối với nội tình của 2 quốc gia Lào và Cao Miên thì không có những phong trào chốn đối mạnh mẽ trực tiếp nhắm vào chính quyền tương đối ổn định. Tuy nhiên, Việt Nam đang là bãi chiến trường của những phân tranh chính trị và các lực lượng quân sự và kể từ sau khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt. Hồ Chí Minh dưới nhiều bí danh từ trước đến nay là một đảng viên Cộng Sản tại nhiều vùng trên thế giới kể từ năm 1925 và đã thay thế được phong trào chống Pháp của những người Quốc gia (không Cộng Sản) vào năm 1945. Sau khi thất bại trong việc thỏa hiệp với người Pháp về vấn đề thành lập một quốc Việt Nam gia tự trị, họ Hồ rút lui các lực lượng của mình vào rừng

VSTK - 3509


33

núi của Việt Nam và quấy rối không dứt quân Pháp kể từ ngày đó. Số người theo họ Hồ vào khoản 75,000 bộ đội vũ trang và cùng một số lượng không vũ trang. Tổng hành dinh của đương sự là không thể biết được nằm ở đâu. Để đối đầu, những nổ lực của người Pháp bao gồm khoảng một đoàn quân khoản 130,000 người, trong đó có khoảng 50,000 là lính bản xứ tình nguyện, lính thuộc địa từ Phi Châu và chính quy là lính của người Pháp và những đơn vị lính đánh thuê Lê Dương. Chiến thuật quân du kích của Hồ Chí Minh nhằm làm cho người Pháp không thể kiểm soát được Việt Nam. Ngày 08/03/1949, Tổng Thống Pháp đã ký một thỏa ước với Bảo Đại là quốc trương của Quốc Gia để chấp nhận nền độc lập của chính quyền Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp. Nhửng thỏa ước tương tự cũng được ký kết với vua nước Lào và vua nước Cao Miên. Những điều phát triển hiện nay bao gồm có việc Cộng sản Trung Quốc chiến thắng đem binh đội tới biên giới Đông Dương ; sự thừa nhận Hồ Chí Minh như là người đứng đầu hợp pháp Chính quyền Việt Nam của CSTQ (ngày 18/01) và củaCS Nga Sô Viết (ngày 30/01). 4. Việc Hiệp Chủng Quốc thừa nhận 3 chính quyền được thiết lập một cách hợp pháp của Việt Nam, Lào và Cao Miên là biểu hiện thích đáng và phù hợp với chính sách ngoại giao của Hiệp Chủng Quốc vì nhiều lý do. Trong số những lý do đó có : sự cổ võ những nguyện vọng của những người Quốc Gia không bị Cộng Sản điều khiển trong số người dân thuộc địa ở Đông Nam Á Châu; sự thiết lập một cách ổn định những chính quyền quốc gia không Cộng Sản tạ những vùng lãnh thổ kề cận với Cộng Sản Trung Quốc; trợ giúp một quốc gia thân hữu cũng là điều ký kết trong Minh Ước Bắc Đại Tây Dương; và cũng là một cách biểu dương sự bất mãn đố với các thủ đoạn hiện nay của Cộng Sản đang công khai nhắm tới việc thống trị Á Châu, hành động dưới chiêu bài ái quốc bản xứ. Với sự chuẩn nhận của tổng thống, bộ Ngoại Giao đề nghị rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hãy nới rộng sự công nhận c của mình đối với Việt Nam, Lào và Cao Miên, tiếp theo sau việc chuẩn phê của chính phủ Pháp Quốc.

34

Ký tên : DEAN ACHESON

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

35 36 37 38 39

40

41

42

43

44

45

46

47

Chấp thuận Ký tên : Harry S. Truman

Ngày 03/02/1950

Nguồn : United States-Vietnam Relations 1954-1967/ Chương II : U.S Involvement in The Franco-Viet Minh War 1950-1954. Trang II. A15, A-16. http://www.documentcloud.org/documents/205504-pentagon-papers-part-ii.html

Quyết định của Vương Quốc Anh công nhận Quốc Gia Việt Nam và Chính Quyền Trung Ương của của Quốc Trưởng Bảo Đại đã kéo theo sự công nhận ngoại giao của Hoa Kỳ. Ngày 04/02/1930, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ gửi một Công Điện sang cho tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn toàn thể nội dung thông điệp của tổng thống Truman để các lãnh sự Abbot và Guillion trao tay đến hoàng đế quốc trưởng Bảo Đại ở Đà Lạt đồng thời trình ủy nhiệm thư. Ngày 09/02/1950, họ tới phi trường Liên Khàng được trưởng Ban Nghi Lễ hoàng tộc Bửu Cẩn và bác sĩ VSTK - 3510


1

2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

36

37

Nguyễn Mạnh Đôn đổng lý văn phòng của quốc trưởng, đón tiếp và đưa về hành cung*. Nội dung toàn thể bức công điện như sau: Bộ trưởng Ngoại Giao gửi các ông Tổng Lãnh Sự Sài Gòn Hoa Thịnh Đốn, 04/02/1950-2 giờ Chiều Yêu cầu quý Ông gửi các thông điệp sau đây trên báo chí đến Bảo Đại, Lào và Cao Miên sau khi hội kiến với Cao Ủy Pháp. Những văn thư chính thức sẽ được gửi đến sau bằng bao bì. ‘‘Kính Bệ Hạ: Bản chức hiện có bức văn thư của Bệ Hạ thông báo việc ký kết Thỏa Ước ngày 08/03/1949 giữa Bệ Hạ, đại diện cho Việt Nam, và Tổng Thống Cộng Hòa Pháp, đại diện cho Pháp Quốc. Chính phủ của Bản chức cũng đã được thông tri của chính phủ Pháp vào ngày 02/02/1950 về việc chuẩn nhận Thỏa Ước ngày 08/03/1949. Chiểu chi các đạo luật nầy thiết định Cộng Hòa Việt Nam là một Quốc Gia độc lập trong khuôn khổ của Khối Liên Hiệp Pháp, Bản chức nhân cơ hội nầy để chúc mừng Bệ Hạ và nhân dân Việt Nam. Chính phủ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hân hoang chào đón quốc Gia Cộng Hòa Việt Nam vào cộng đồng của những quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới và mở rộng sự công nhận ngoại giao đối với chính phủ của Quốc Gia Cộng Hòa Việt Nam. Bản chức hân hoang mong đợi sớm cá cuộc trao đổi các đại diện ngoại gia giữa hai quốc gia của chúng ta. Nhân dịp nầy nhân danh cá nhân của Bản Chức xin kính gửi đến Bệ Hạ những lời chúc tụng thịnh vượng và ổn định cho Việt Nam. Đức Vua Bảo Đại Quốc trưởng Quốc Gia Cộng Hòa Việt Nam’’ Nguồn :(http://digicoll.library.wisc.edu/cgibin/FRUS/FRUSidx?type=turn&entity=FRUS.FRUS1950v06.p0736&id =FRUS.FRUS1950v06&isize=M). Nguồn :(http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-idx?type=goto&id=FRUS.FRUS1950v06&isize= M&submit=Go+to+page&page=720) *Cũng xem : BIFOM no.141/Mars, 1950, p.25, 26 dưới đây :

Rất nhanh chóng, theo gương của Anh và Hoa Kỳ, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng công nhận ngoại giao 3 quốc Gia Đông Dương : VSTK - 3511


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Ý, Jordan, Hondura, Brasil, Thái Lan, Tân Tây Lan, Hi Lạp và Vatican. Nam Tư công nhận ngoại giao chính quyền Hồ Chí Minh vào ngày 21/02. Tuy nhiên chưa có nước nào viện trợ cho quốc gia Việt Nam của chính quyền Bảo Đại và người Pháp ở Đông Dương lại đang trông chờ viện trợ của Hoa Kỳ nhưng cuộc thương lượng giữa Pháp và Hoa Kỳ trên vấn đề viện trợ vẫn bế tắt vì người Pháp muốn là chủ các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ vô điều kiện cho Đông Dương còn về phía Hoa Kỳ thì lại muốn người Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam một cách rộng rãi hơn. Tướng Pháp Carpentier, Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương vào ngày 17/03/1950 đã lên tiếng hăm dọa từ chức ngay trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu Hoa Kỳ viện trợ trực tiếp cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất của quốc trưởng Bảo Đại. Lời tuyên bố nầy được đăng tải trên báo Le Monde số ra ngày 18/03/1950. (http://www.diploweb.com/forum/raflik07053.htm) 2 - Khủng hoảng nội các chính quyền Bảo Đại Mùa Xuân 1950, Nguyễn Phan Long rồi Trần Văn Hữu lần lượt thay thế Bảo Đại giữ chức Thủ Tướng trong khi Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất của Quốc trưởng Bảo Đại chưa có được sự ủng hộ rộng rãi tử mọi tầng lớp dân chúng và sự lủng củng nội bộ chính trị và bất ổn tiếp tục gia tăng. Trong cùng thời gian nầy thì CSVM càng gắng bó nhiều hơn với khối Cộng Sản trên thế giới và bắt đầu nới rộng vòng đay ảnh hưởng của họ sang các quốc gia khác trên bán đảo Đông Dương, yểm trợ tái lập phong trào CS Cao Miên ‘Khmer Issarak’(Khmer Đỏ) vào tháng 04/1950 và Mặt trận CS ‘Neo Lao Itsala’ trên đất Lào vào tháng 08/1950. (http://www.indochine.uqam.ca/fr/le-dictionnaire/715-khmer-issarak.html)

26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43

In early 1948, the Indochinese Communist Party (ICP) revived its Indochinese revolutionary vision and moved to create a new Cambodian nationalist front, based in Cambodia and allied with the Vietnamese, called the “Committee for the Liberation of Kampuchea”. The Vietnamese explained that this committee would serve as a “provisional govern-ment” in opposition to the one the French were creating. The Vietnamese-backed Cambodian Committee would later constitute a National Assembly and thereby establish a permanent government. In charge of this revolutionary state-building project was Nguyen Thanh Son, the ICP’s most important official in charge of Vietnamese activities in Cambodia. Thanks to his efforts, the Committee came to life in the Dangrek hills in midAugust 1948, led by Dap Chhuon and seconded by Poc Khun. However, as in Laos, it was the arrival of the Cold War in 1949–50 and French moves to create the Associated States of Indochina in Laos and Cambodia that led the ICP to create a revolutionary party and resistance government for Cambodia. The defection of Dap Chhuon in 1949, like much of the Lao Issara in that same year, caused a crisis for the ICP. As a result, the ICP assigned the task of creating a new government and party for Cambodia to Nguyen Thanh Son, head of the Committee for External Affairs (Ban Ngoai Vu) and Hoang Van Hoan, chief of the allpowerful Overseas Party Affairs Committee (Ban Can Su Hai Ngoai) based in Thailand. After a meeting in Bangkok in 1949, Nguyen Thanh Son returned to Indochina and created the Party Affairs Committee for all of Cambodia (Ban Can Su Toan Mien), the single most powerful revolutionary organization in all of Cambodia and run by the ICP. In March 1950, as in Laos a few months later, the ICP organized a Cadres Congress for Cambodia bringing together Issaraks from across the country to create a new national front, provisional government, and revolutionary

44

VSTK - 3512


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

party. During this meeting held in Ha Tien, Vietnam, the delegates outlined the future Cambodian Resistance Government and its revolutionary tack. In April, the Representative Assembly for all of Cambodia (Cuoc Dai Bieu Hoi Nghi Toan Mien/Moho Sannibat Tamnang I’sara’ Nokor Khmaer) formed a new “Unifed National Front of the Khmer Issarak” (Mat Tran Issarak Thong Nhut Toan Quoc or Sammakum Khmaer I’sara in Cambodian) and created a Provisional Central Committee of National Liberation (Uy Ban Giai Phong Dan Toc Trung Uong Lam Thoi or Kana’ Cheat Mukkakeaha Mochchhoem Nokor Khmaer in Cambodia), based on the Viet Minh model. Son Ngoc Minh and other Cambodian luminaries were present. However, creating a revolutionary party for Cambodia was much harder. It was only in mid-1951 that the Party Affairs Committee for Cambodia finally created the People’s Revolutionary Party for Cambodia with Son Ngoc Minh at its helm. Nguyen Thanh Son, backed by Le Duc Tho and Le Duan, was its caretaker COMMITTEE FOR THE EAST, LAO ISSARA Founded by the Indochinese Commuist Party (ICP) in late 1947 and run by Inter-Zone IV (Lien Khu IV), the Lao Issara Committee for the East operated from Con Cuong, located on the Vietnamese-Lao border. Although the committee was theoretically a part of the Lao Issara government-in-exile in Thailand, its location on Inter-Zone IV’s western border allowed the ICP to use it as an opening into a Lao Issara nationalist movement largely suspicious of communism and the Vietnamese. The Eastern committee counted among its Lao members Ōkham Anurak, Nūhak Phūmsavan, Som Phommachanh, and Kaisôn Phomvihān, all future allies of Vietnamese communists. The Lao Issara Committee for the East allowed the Vietnamese to keep close tabs on the development of the Lao Issara movement and, upon its dissolution in 1949, be in a position to rebuild a new Lao nationalist movement under the supervision of the ICP (with the creation of Party Affairs Committees for Laos) and in collaboration with the Democratic Republic of Vietnam’s military goal to retake all of Indochina from the French. The committee for the east worked in close collaboration with the ICP’s Administrative Office for the Frontier operating simultaneously in the same area La France, en effet, souhaite obtenir parallèlement la reconnaissance du gouvernement de Bao Daï, qu’elle a installée sur le trône. Cet objectif paraît bientôt être atteint, puisqu’un télégramme du 31 décembre de René Massigli informe le Quai d’Orsay que le gouvernement anglais est d’accord pour différer la reconnaissance jusqu’au 6 janvier 1950 et accorder au Vietnam la reconnaissance de facto en tant qu’État associé à l’Union française

Hoa kỳ phản ứng nhanh chóng bằng cách quyết định trợ giúp tích cực cho các nổ lực chiến tranh của người Pháp ở Đông Dương. Sau khi hội đàm với ngoại trưởng Pháp Robert Schuman ở Paris, ngày 08/05/1950 ngoại trưởng Hoa Kỳ Acheson tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ kinh tế, quân sự cho 3 quốc gia và Pháp ở Đông Dương. Tiếp theo, ngày 24/05/1950, đại diện ngoại giao hoa kỳ Edmund Guillion ở Sài Gòn gửi đến các quốc trưởng của 3 quốc gia Đông Dương một công hàm để thông báo về dự trù cho chương trình viện trợ kinh tế. 224 Trên bình diện ngoại giao, vào tháng 05/1950, thủ tướng Quốc Gia Việt Nam thống nhất Trần Văn Hữu được Pháp đồng ý đặt đại diện ngoại giao riêng với Anh Quốc và Hoa Kỳ. Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 06/1950. Cả hai khối Tư Bản phương Tây và Cộng Sản quốc tế đều có cùng một quan điểm rằng cuộc chiến nầy là một phần của một trận thế sâu rộng hơn bao gồm cả vùng lãnh thổ Đông Dương225. Trong khi đó thì Hội Nghị Các Quốc Gia Liên Hệp ở Pau để bàn định về mối liên hệ giữa các quốc gia trong khối Liên Hiệp Pháp kéo dài đến tháng 12/1950 vì các quốc gia Đông Dương không tin tưởng người Pháp và Cao Miên nghi ngờ thiện chí của Việt Nam. Trong thời gian diễn tiến hội nghị Pau, Bảo Đại và thủ tướng Trần Văn Hữu đều có mặt ở Pháp và trong khi Trần Văn Hữu tham dự Hội VSTK - 3513


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Nghi Pau thì Bảo Đại sang Canne để thăm gia đình sau khi hội kiến với tổng thống Pháp V.Auriol. Ngày 19/08/1950, Cao ủy Đông Dương Pignon và Letourneau bất ngờ đến gặp Bảo Đại ở Cannes để báo cáo tình hình quân sự sôi động và bất lợi ở vùng biên giới Bắc Việt và yêu cầu Bảo Đại khuyến cáo tướng Alessandri hãy quay trở về ngay tổng hành dinh của đương sự ở Bắc Việt để giải quyết mâu thuẫn với tướng Carpentier tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Ngày 20/10/1950, Bảo Đại từ Cannes trở về Đà Lạt.226. Vì tình thế mới do chiến tranh Triều Tiên tạo ra, vào tháng 09/1950 các ngoại trưởng quốc gia Tây phương không Cộng sản hợp bàn ở Luân Đôn về tình hình ở Đông Dương song song với nhiều vấn đề khác nhưng nội dung của các cuộc hợp bàn nầy không được công bố ra công chúng. Vào tháng 10/1950, phái đoàn thương thảo Pháp đã có những cuộc hội ý riêng với các viên chức hữu quyền của Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, và Hoa Kỳ đồng ý gia tăng viện trợ cố vấn quân sự ở Đông Dương 227 3 – Hậu quả của việc quân Pháp rút chạy khỏi Cao Bằng Được huấn luyện và viện trợ, và dưới sự chỉ huy của các tướng cố vấn quân sự CSTQ, bộ đội CSVM đã bỏ chiến thuật du kích và dùng kiểu đánh tiền kích, hậu xung biển người của CSTQ truyền dạy để đánh thắng vang dội quân Pháp đồn trú ở các đồn bót trên đường Thuộc Địa RC4 suốt dọc theo biên giới Trung-Việt và căn cứ quân sự quan trọng của Pháp ở tỉnh Cao Bằng. Đại tá Constans chỉ huy căn cứ quân sự Lạng Sơn, đề nghị triệt thoái khỏi Lạng Sơn trước khi CSVM tới, để bảo vệ quân số và khí giới. Hai tướng Alessandri và Carpentier chấp thuận và cũng chuẩn bị ra lệnh di tảng khỏi Hà Nội. Quân Pháp bị thiệt hại nặng nề và ô nhục khiến cho chính phủ Pháp ở Paris rụng rời khiếp đảm và gây xôn xao giao động cho Quốc Hội Pháp. 3.1 - Chính phủ Pháp giao động

29

30

31

32

33

34

35

Ngày 10/10/1950, thủ tướng Pleven theo quyết định của Hội Đồng Cố Vấn Nội Các đã cử ngay một phái đoàn gồm có Quốc Vụ Khanh (Bộ trưởng) phụ trách Liên Lạc Các Quốc Gia Liên Hiệp (Đông Dương) (Ministre d’État chargé des relations avec Les États Associés ) Jean Letourneau, tướng Juin và tướng Valluy sang Đông Dương với toàn quyền hành động để điều tra, áp dụng những biện pháp cần thiết cho việc bố phòng, chận đứng các lệnh rút lui khỏi Lạng Sơn và Hà Nội.

VSTK - 3514


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36 37

Ngày 05/10/1950, nhân dịp tướng Juin và J.Letourneau đến Đà Lạt để tham dự ngày thành lập và khai giảng trường Võ Bị Sĩ Quan Quốc Gia Việt Nam, một hội nghị Quân Sự Việt-Pháp đã được tổ chức với thủ tướng Trần Văn Hữu và tướng mới thụ phong của Việt Nam là Phan Văn Giáo cùng tham dự để đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong đó có việc thành lập 04 trung đoàn quân binh Việt Nam kể từ năm 1951, chỉ huy là những sĩ quan của Pháp, vũ khí, đạn dược của Hoa Kỳ viện trợ, chi phí do Việt Nam và một phần của Hoa Kỳ, tăng nhanh hơn việc thiết lập trường huấn luyện Hạ sĩ quan Việt Nam và trường huấn luyện quân sự chuyên ngành.228 Ngày 12/10/1950 Pleven cũng đã khẩn cấp gửi sang Bắc Việt những đơn vị chiến đấu được dự trù cho việc đổi phiên binh sĩ trong năm 1951. 229 3.2 - Sự khai sinh quân đội riêng của Quốc Gia Việt Nam

Ngày 19/10/1950, Letourneau và hai tướng Juin, Valluy tới Hà Nội. Để trấn an tinh thần binh sĩ và kiều dân Pháp, tướng Juin và phái đoàn ra lệnh triệt để bảo vệ Hà Nội và miền đồng bằng Bắc việt, và các vùng ven biển, ra lệnh tái chiếm Đình Lập, tổ chức lại việc phòng thủ các mạng sườn phía Bắc dãy núi Đông Triều và phả nghĩ ngay tới việc tái chiếm Lạng Sơn, kiểm soát các vùng Lục Nam và Tiên Yên và đây là kế hoạch tạm thời và ngắn hạn để trấn an tinh thần chiến đấu binh sĩ Pháp. Sau khi trở về Paris ngày 27/10/1950, trong phúc trình của mình tướng Juin đưa ra vấn đề mấu chốt hiện nay đối với người Pháp ở Bắc Việt là phải Việt Nam Hóa chiến tranh để giảm thiểu sự phân tán các lực lượng của đoàn quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Cần trao tay cho những người Việt Nam, phải Việt Nam hóa chiến tranh nếu không thì chỉ có 2 phương thức đê nước Pháp chọn lựa : (i) - ký kết hòa ước với Hồ Chí Minh tức là chịu ô nhục mất mặt với thế giới hoặc, (ii) - đưa vấn đề Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc cũng sẽ là một sự bỏ rơi, đào ngủ về mặt tinh thần. 230 (Gen.Yves Gras, p.p. 356-357). Tinh thần gì? Quốc Vụ Khanh Jean Letourneau (Ministre d'État chargé des Relations avec les États associés du gouvernement René Pleven du 12 juillet 1950 au 10 mars VSTK - 3515


1

2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

17

18

19

20 21 22 23 24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

1951) trong một buổi tường trình ngày 22/11/1950 trước Quốc Hội, đã

có những phát biểu như sau : ‘Thưa Quý vị, vấn đề đặt ra cho chúng ta từ những năm trước mà vẫn còn kéo dài cho đến nay chính là câu hỏi ‘chúng ta có quyền bỏ rơi trận chiến nầy hay không ?’ Bản chức xin trả lời một cách rất khẳng định là KHÔNG. . . . . .Chúng ta không có quyền bỏ rơi trận đấu bởi vì chúng ta cần phải ghi nhận rằng đã có biết bao nhiêu người ngã xuống một cách vô ích từ gần một trăm năm qua trên vùng lãnh thổ Đông Dương nầy, bởi chúng ta có niềm tin của một khối quảng đại quần chúng Việt Nam trung kiên với chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo dựng được một công trình vĩ đại ở nơi đó, và bởi vì chúng ta chắc chắn rằng những biên cương của họ chính là những biên cương của thế giới tự do. Bởi thế cho nên quân đội Pháp cần phải được cải biến nhiệm vụ của mình, và các quốc gia Liên kết cần phải nhận lãnh trọng trách nới rộng phạm vi bình định của họ. Chỉ khi nào cá quốc gia Đông Dương xử dụng binh đội riêng của họ thì mới có quyền xác định nền độc lập và chủ quyền của riêng họ. Hơn nữa, đức vua Bảo Đại đã từng biểu lộ lòng kiên quyết tự đóng góp một quân đội Việt Nam riêng và do ngân sách Việt Nam đài thọ chi phí.’ Sau đó quốc hội đã thảo luận, chất vấn và đi dến

biểu quyết chấp thuận cá biện pháp của chính phủ với tỷ số 345 phiếu thuận và 193 phiếu chống. Trong biên bản đề ngày 23/11/1950 của phiên họp khoán đại quốc hội nầy có đoạn viết : ‘Quốc hội sau khi đã nghe chính phủ tường trình và báo cáo, hành động và chấp thuận, . . . . . Quốc Hội quyết định cung ứng cho chính phủ mọi phương cách cần thiết để giúp cho các quốc gia Đông Dương thành lập quân đội riêng của họ trong vòng những thời hạn ngắn nhất để họ có thể tham gia chiến đấu trong hàng ngũ của những quốc gia tự do ở vùng Đông Nam Á Châu. 231

Trong bài diển văn đọc vào ngày 27/11/1950 bế mạc đại hội các quốc gia Liên Hiệp Pau. Quốc vụ Khanh J. Letourneau cũng lập lại việc thành lập quân đội riêng cho 3 quốc gia Đông Dương. 232 4 - Tướng De Lattre, Tân Thái Thú Dân-Quân Sự Đông Dương

Ngày 06/12/1950, chính phủ Pháp đã cử Tướng Jean de Latre Tassigny sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh kiêm cao ủy Pháp ở Đông Dương. de Lattre nhanh chóng đề ra nhiều kế hoạch mới: nhanh chóng xây dựng lực lượng quân Âu-Phi cơ động, tăng cường nhiều lính của Quốc Gia Việt Nam để phối hợp chiến đấu với quân đội viễn chinh Pháp, xây dựng quân đội quốc gia Việt Nam cho chính quyền Bảo Đại và xây dựng hàng ngàn công sự phòng thủ vững chắc tạo thành một "vành đai trắng" còn gọi hầm phòng thủ de Lattre

38

VSTK - 3516


1

2

3

4

5

6

bao quanh vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ để chận đứng làng sóng đỏ Việt Minh. Tuyến công sự phòng thủ nầy được xây dựng kể từ khi tướng De Lattre đến Việt Nam tức trong khoảng cuối năm 1950 và đần năm 1951. Phòng tuyến nầy dài khoản 3,200 km được trang bị 323 khẩu trọng pháo 105 ly không giật phân phối cho 160 vị trí hầm phòng thủ bê tông kiên cố, mỗi vị trí cách nhau 1km.

http://vaubantomaginot.blogspot.com.au/2013/04/de-lattre-line-hanoi-red-river-1950.html

http://www.globalsecurity.org/military/world/europe/fr-forts-de-lattre-line.htm

Hai Phong-Hanoi VSTK - 3517


Bunker with Cromwell tank turret, manned by legionnaires.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

Cách bố trí nầy không giống như cách bố trí của những đồn bót của Pháp dọc trên đường thuộc địa RC4 cần phải có quân chủ lực như lính dù hay lính Bắc Phi trú phòng nhưng ở đây, De Lattre chỉ cần bố trí khoản một tiểu đội 9-12 binh sĩ người Nùng hoặc người bản xứ để canh giữ nhưng cũng đủ gây khó khan cho sự di chuyển của bộ đội CSVM tràn xuống vùng đồng bằng sông Hồng đồng thời cũng là những tiền đồn làm chậm bước tiến công của bộ đội CSVM trong khi chờ đợi các đơn vị cơ động thiện chiến của Pháp can thiệp tiếp chiến.232bis Mục tiêu của de Lattre là tiến hành chiến tranh tổng lực để bình định những vùng do CSVM tạm chiếm. Tướng De Lattre thường được coi như là một lãnh chúa ‘lãnh chúa Jean’ vì cung cách chỉ huy trịch thượng của đương sự trong khi điều binh khiển tướng ngoài mặt trận. Các hàng sĩ quan tham mưu và chỉ huy từ cấp tá trở lên đều rất e ngại phục vụ dưới trướng của đương sự; ngược lại các sĩ quan cấp úy, hạ sĩ quan và binh sĩ lại được De Lattre nâng niu, và khuyến khích để động viên tinh thần bởi vì theo quan điểm của đương sự thì chính họ mới là những người thực sự đối đầu trực diện với cường địch trên khắp các trận tuyến. 4.1 – Hành quân Bécassine: mặt trận Tiên Yên

Sau thảm trạng Cao Bằng và đường Thuộc Địa số 4, tướng Boyer de Latour được chỉ định thay thế tướng tư lệnh vùng Alssandri ở Bắc Việt. Từ ngày 25/011/1950. De Latour đã áp dụng những phương cách quân sự tối cần để đặt quân binh dưới quyền trong tình trạng sẵn sàng

27

VSTK - 3518


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

ứng chiến. Đương sự đã phải tạm ngưng các chiến dịch hành quân bình định để lấy quân số cho việc thành lập nhanh chóng 07 Đơn vị Tác Chiến Cơ Động (GM: Groupements Mobils), ra lệnh gia đình vợ con của binh sĩ Pháp di tản khỏi Hà Nội và khỏi vùng đồng Bằng Bắc Việt, Cách phối trí của de Latour có vẻ như là rút lui hơn là kháng cự tạo ra sự sự bất mãn và mất tin tưởng của nhiều sĩ quan chỉ huy dưới quyền.233 Dựa vào các tin tình báo thu thập được, phán đoán tướng Giáp sẽ có cuộc tiến công lớn ở trung du, tướng Boyer de Latour, Tư lệnh Chiến trường Bắc Kỳ, đã tăng cường cho máy bay trinh sát và mở các cuộc hành quân càn quét vào các vùng nghi ngờ có lực lượng chủ lực của CSVM. Ngày 25 tháng 12 năm 1950, De la Tour cho mở cuộc hành quân Bécassine vào khu vực Lập Thạch và Tam Dương (Vĩnh Yên, Phú Thọ) bằng lực lượng của Binh đoàn cơ động số 3 (Groupement Mobile 3 - GM3) cùng với tiểu đoàn Mường, do Trung tá Muller chỉ huy. Đây lại chính là khu vực mà các lực lượng của Đại đoàn 312 bộ đội CSVM, do Lê Trọng Tấn làm Đại đoàn trưởng, đang tập kết. Trong vòng 5 ngày, Đại đoàn 312 đã đánh thiệt hại nặng GM3 và các tiểu đoàn ứng cứu, bứt rút hàng loạt các vị trí của quân Pháp. Các đơn vị còn lại của GM3 buộc phải lui về Vĩnh Yên cố thủ. Ngày 30 tháng 12 năm 1950, tướng Giáp chủ động cho kết thúc đợt tiến công. Cơ quan truyền thông của đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay đã viết về cuộc hành quân Bécassine của De Latour như sau: 234 Ngày 25-10-1950, địch dùng binh đoàn cơ động số 3 (GM3) gồm 3 tiểu đoàn và tiểu đoàn Mường bất ngờ mở cuộc hành quân Bê- cát-sin đánh vào vùng tự do Lập Thạch và Tam Dương, đúng vào nơi một bộ phận bộ đội tham gia chiến dịch đang tập kết. Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương tập trung lực lượng của Đại đoàn 312 kết hợp với bộ đội địa phương nhanh chóng bẻ gãy cuộc hành quân Bê-cátsin, đồng thời kiên quyết tiêu diệt địch theo kế hoạch đã định và sẵn sàng đánh địch tăng viện ứng cứu. Ngày 25-12-1950, tiểu đoàn 10 dù thuộc địa và tiểu đoàn Mường chia làm hai cánh tiến vào Thản Sơn và Liễn Sơn (Lập Thạch) lập tức bị Trung đoàn 141 và bộ đội địa phương Vĩnh Phúc chặn đánh, gây cho chúng thiệt hại nặng, buộc phải co cụm ở Liễn Sơn chờ ứng cứu. Ngày 26-12, tiểu đoàn Xê- nê -ga- le lên ứng cứu cũng chịu chung số phận, buộc chúng phải dừng lại ở Xuân Trạch tiếp tục chờ ứng cứu. Nắm thời cơ đó, ngày 27-12-1950 quân và dân Vĩnh Phúc phối hợp với Đại đoàn 312 tiến đánh địch dữ dội ở Xuân Trạch – Xuân Hoà (Lập Thạch). Kết quả, tiểu đoàn Xê-nê-ga-le bị tiêu diệt gần hết, ta diệt 200 tên địch, bắt sống 150 tên, thu 5 súng cối, 1 đại liên, 13 tiểu liên, 132 súng trường và nhiều quân trang quân dụng, số địch sống sót còn lại rút chạy về Vĩnh Yên. Cuộc hành quân Bê-cát-sin của địch hoàn toàn bị thất bại, tiểu đoàn dù số 10BPC bị tiêu hao nặng, tiểu đoàn 24 BMTS, đơn vị lê dương nổi tiếng hung hăng bị xoá tên trong danh sách quân đội viễn chinh Pháp. Đòn phản kích đập tan cuộc hành quân Bêcát-sin đã mở màn thắng lợi cho chiến dịch Trần Hưng Đạo.

VSTK - 3519


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Thừa thắng xốc tới, Võ Nguyên Giáp chuẩn bị đưa bộ đội CSVM xuống các huyện Đình Lập, Bình Liêu, Ba Chẻ và huyện Tiên Yên, uy hiếp Mông Cái, đường Thuộc Địa RC1 và Hải Phòng, chuẩn bị tổng tấn công vào Hà Nội. Theo tác giả Bernard B. Faull trong sách Street Without Joy từ trang 33-35 thì kể từ đầu năm 1951, quân Pháp đã mất đi sự kiểm soát vùng cao nguyên rừng núi biên giới Việt-Trung và phía Bắc sông Hồng vì vậy phải co cụm lại để chống giữ phòng thủ miền đồng bằng sông Hồng. Về phía CSVM, tướng Giáp đã nhanh chống tăng cường và cải biến các bộ đội du kích đã có từ 1946-1949 thành những tiểu đoàn, rồi Trung đoàn và phát triển lên đế cấp sư đoàn 10,000 quân binh. Các sư đoàn đầu tiên được thành lập vào năm 1950 gồm có sư đoàn 304, 304, 312, 316 và 320 và không bao lâu lại có thêm sư đoàn hạng Nặng 351 theo mô hình tổ chức của Liên sô trong đó bao gồm 2 trung đoàn trọng pháo và một trung đoàn Công Binh tác chiến.235 CSVM nhận định rằng đã đến lúc đánh bật quân Pháp ra ngoài biển. Vào cuối năm 1950, tướng Giáp đã thảo ra kế hoạch đê cuối cùng để đánh bại quân Pháp ở Đông Dương. Trong một cuộc điều nghiên trước ủy ban chính trị quân sự của sư đoàn 316, Giáp đã nêu ra 3 giai đoạn hành động quân sự của bộ đội CSVM trong cuộc chiến Đông Dương: (i) Giai đoạn 1, tạm thời rút lui để bảo toàn và cũng cố lực lượnh; (ii) Giai đoạn 2, khởi phát việc động binh kể từ lúc quân Pháp không còn có thể tiêu diệt được các lực lượng bộ đội du kích CSVM và với sự viện trợ vũ trang của CS Trung Quốc, các lực lượng du kích nầy sẽ trở nên hung mạnh hơn để tham dự các trận đánh thắng một cách chắc chắn và tiêu diệt các đồn bót cô lập của Pháp trong vùng an toàn của CSVM. (iii) Giai đoạn 3, tổng tiến công để tiêu diệt hoàn toàn cá đoàn quân của Pháp. Giáp điều trần rằng: Quân địch lần lần sẽ phải co cụm lại, từ tình trạng tiến công xuống tình trạng phòng thủ. Cuộc tiến cong phối hợp chớp nhoáng bằng không quân và xe bọc sắt của Pháp sẽ bị kéo dài liên miên không dứt. Và cứ như thế, quân Pháp sẽ rơi vào tình trạng tiến lui đều khó và cứ phải kéo dài trận chiên nhưng không thể thắng cuộc trong khi đó, trên bình diện tâm lý và chính trị, có nghĩa là kéo lê một cuộc chiến tiêu hao tiềm lực. Giáp nhận định rằng, Hoa Kỳ đang trong tình trạng phân vân nhập cuộc vào chiến tranh thuộc địa Đông Dương, do đó CSVM cần phải hành động ngay để thanh toán mối đe dọa quân sự của Pháp trước khi Hoa Kỳ tuông viện trợ vào cho Đông Dương. Giáp điều trần tiếp rằng: VSTK - 3520


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

CSVM cần phải phát độn ngay một cuộc tổng phản công. Bộ độ CSVM sẽ phản công liên tục cho tới khi khi đạt được chiến thắng cuối cùng, cho tới khi quét sạch hết quân thù ra khỏi Đông Dương. Trong giai đoạn 1 và 2, quân đội CSVM đã phải đè nén day dứt rút chạy trước cường lực của quân địch; bây giờ là lúc bộ đội CSVM phải tiêu diệt bọn chúng. Tất cả các hoạt động quân sự nầy của bộ đội CSVM đều phải hoàn toàn hướng về một mục tiêu duy nhất: tiêu diệt các lực lượng quân sự của 237 Pháp. 236 Nguồn hình: Bernard Faull: The Street without Joy Những ngày tiếp theo, các đợt tấn công của CSVM phần lớn được khai triển trên mạt trận Việt Trì-Bắc Ninh chỉ mũi dùi về hướng Vĩnh Yên và Phù Lỗ. Liên tiếp từ đêm 26/12 và 29/12, khoản 10 tiểu đoàn bộ đội CSVM tấn công các đồn bót lớn phía ngoài vòng đay bố phòng của quân Pháp nhưng nhờ có không quân yểm trợ cho nên quân Pháp vẫn cố thủ được nhưng hai đồn Đa Phúc và Yên Phú hầu như bị phá hủy hoàn toàn và rất ít quân Bắc Phi Senegal sống sót. Cùng trong thời gian nầy, ở vùng cao nguyên phía Đông-Bắc, CSVM khơi mào tấn công để bao vây mặt phía Đông chung quanh vùng Tiên Yên để thăm do phản ứng của quân Pháp. Tướng De Latour liền ra lệnh rút quân Pháp ra khỏi tất cả các đồn bót trong các vùng đồi núi, tập trung quân về Tiên Yên để chống cự với quân CSVM. Tuy nhiên, đồn quân Bình Liêu bị tấn công trong 2 đêm 25 và 26 bởi tiểu đoàn 174 của bộ đội CSVM và bị tiêu diệt toàn bộ trước khi viện binh Pháp tới kịp. Tiên Yên bị uy hiếp trầm trọng. Tướng De Latour cảm thấy không đủ khả năng để chống cự cho nên gom góp quan binh để phối trí phòng thủ chung quanh Hòn Gay. Ngày 29/12 sau khi biết được chắc chắn ý đồ tiến chiếm Tiên Yên của CSVM, De Latour liền nghĩ ngay đến kế hoạch di tản của tướng Carpentier Tổng Tư Lệnh quân viễn chinh trước đây cho nên đã xin cấp trên cho được di VSTK - 3521


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

tản quân binh ra khỏi vùng duyên hải từ Tiên Yên đến Mong Cái tức là dọn đường cho quân CSVM tiến chiếm Hải Phòng. 237 bis Từ Sài Gòn, tướng De Lattre giận dữ thịnh nộ khi nhận được tin của De Latour. Cần phải chấm dứt ngay bệnh dịch di tản truyền nhiễm nầy trong quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Việt. De Lattre dùng điện thoại ra lệnh thẳng từ Sài Gòn ra Hà Nội: Tất cả các lệnh hành quân đã có tù thời Carpentier-Alessandri đều bị bãi bỏ. Tướng Salan ra ngay mặt trận ở Bắc Việt để chỉ huy. Trong khi chờ đợi De Lattre đích thân ra Bắc, tất cả mọi kế hoạch rút quân hoặc di tản đểu bị cấm chỉ. Ngày 31/12/1950, de Lattre bất thần đến đồn binh Tiên Yên đang bị CSVM bao vây để ủy lạo binh sĩ và báo tin tăng viện. Vào lúc nầy thì một tiểu đoàn lính nhảy dù đã được thả xuống vùng Mông Cái từ hôm trước để tăng viện cho đội quân người Nùng của đại tá Vong A Sang. Đồn binh Đồng Ngự cách phía Đông Tiên Yên 9 km bị CSVM bao vây nay đã được giải tỏa nhờ có không quân tham chiến và đại pháo từ các tàu chiến pháo kích yểm trợ. Sau khi thanh sát tình hình chiến trường và cắt đạt phòng ngự, De Lattre và đại tá Beaufre trở về Hài Phòng và đi Hà Nội. Và nhân dịp chúc mừng đầu năm mới 1951, De Lattre trấn an lòng dân Hà Nội, tuyên bố thành phố không còn trong tình trạng nguy hiểm và lệnh di tản gia đình của quân binh được hủy bỏ. Những ngày tiếp theo, De Lattre đích thân đi thanh sát tình hình mặt trận vùng đồng bằng đồng thời ủy lạo, khuyến khích, động viên tinh thần binh sĩ. Ngày 01/01/1951 đại tá Beaufre quy động 9 tiểu đoàn bộ binh và 03 tiểu đoàn thủy quân lục chiến để mở chiến dịch phản công trên mặt trận kéo dài Tiên Yên-Mong Cái. Quân CSVM rút lui, mặt trận Tiên YênMong Cái được giải tỏa và dưới quyền kiểm soát của quân đội Pháp. Hai ngày sau, De Lattre quyết định cho rút đội quân binh chủ lực từ Tiên Yên trở về bảo vệ vùng đồng bằng sông Hồng. 238 4.2- Tấn công phòng tuyến de Lattre: Mặt trận Vĩnh Yên

Kể từ ngày 09/01/1951, tin tức thám báo cho biết là đại đoàn (Đ.Đ) 312 CSVM bắt đầu di động từ sông Thanh Thủy xuống hướng sông Đáy và Sơn Định cách Vĩnh Yên khoản 15 km về hướng Bắc. Ở mạn phía Đông, 02 trung đoàn (Tr.Đ) 174 và 98 tập trung quân ờ rìa phía Tây Đông Triều và trong vùng Sơn Tây, một trung đoàn và tiểu đoàn 48 đang len lỏi trong vùng núi Ba Vì. Các hình thức động binh nầy cho thấy ý đồ của CSVM là sẽ khởi phát tấn công tại vùng đất nằm giữa Việt Trì và Phúc Yên trong đó có những ngọn đồi chiến lược trọng yếu như đồi 47, 101,157, 210. Cuộc tấn công của CSVM chắc VSTK - 3522


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38 39 40

chắn sẽ xảy ra, cho nên kể từ ngày 10/01/1951 tướng Salan đã đã đặt toàn thể quân Pháp trong tình trạng báo động. Ngày 12/01/1951, De Lattre trở về Sài Gòn trong khi các trận chiến đang tiếp tục nhen nhúm ở Bắc Việt và tướng Salan phải đảm đương mọi việc.Từ đêm 12 đến rạng sáng ngày 13/01/1951, Tr.Đ.98 bất ngờ xuất hiện từ vùng núi Đông Triều đến tấn công các đồn bót ở huyện Lục Nam/Bắc Giang đặc biệt là là đồn xã Cẩm Lý ở cách Lục Nam 9 km về phía Đông-Nam. Hừng sáng 14/01/1951, quân Pháp được tiếp ứng cho nên quân CSVM rút lui vào vùng núi kế cận. Đây chỉ là trận mở màn của CSVM với chiến thuật dương oai phía nầy để công kích toàn lực và chính diện ở một phía khác. Mặt trận Vĩnh Yên khởi phát từ lúc 1giờ 30 ngày 14/01/1951 với Tr.Đ.141 (ĐĐ.312 CSVM) tấn công đồn Bảo Chúc cách Vĩnh Yên 11 km về phía Tây Bắc và Tr.Đ.209 (ĐĐ.312 CSVM) phục kích trên đoạn đường nối liền Vĩnh Yên-Bảo Chúc. Đồn Bảo Phúc chỉ có 50 quân binh Pháp-Việt trú đóng cho nên phải cố thủ suốt đêm. Sáng hôm sau, một tiểu đoàn thuộc Binh Đoàn III Cơ Động của Pháp (GMNA III) từ Vĩnh Yên xuất trận tiếp ứng nhưng bị Tr.Đ.209 CSVM phục kích nên chưa thể tới Bảo Chúc. Pháp đưa toàn lực Binh Đoàn III Cơ Động lính Bắc Phi (GMNA: Groupe Mobile Nord Africaine) đối chiến với Đ.Đ.312 CSVM nhưng cũng không tiếp cứu được đồn Bảo Chúc mà còn bị quân của Tr.Đ.209 CSVM bao vây tứ phía và truy kích cho nên phải tận lực tự giải vây để rút về đồn binh Pháp ở Vĩnh Yên, thiệt hại khá nặng. Cùng một thời điểm nầy, Đ.Đ.308 CSVM từ sườn dãy núi Tam Đảo tràn xuống đường thuộc địa RC2, đặt Tr.Đ. 88 phục kích ngang đường nầy trong địa phận xã Quất Lưu để chận đường Binh Đoàn I Cơ Động Pháp tiếp cứu Binh đoàn III Cơ động ỡ Vĩnh Yên. Tướng Salan liền ứng phó bằng cách chuẩn bị điều động Binh đoàn I cơ động Pháp tiếp ứng Vĩnh Yên đồng thời cho một tiểu đoàn quân dù chuẩn bị thả xuống gần gò Đồng Đậu một vị trí cách thị xã Vĩnh Yên khoảng 5 km. 239 *(Đồng Đậu nằm trên gò Đồng Đậu, thuộc thôn Đông Hải, xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, nay là thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, có tọa độ 22025’ vĩ độ Bẳc, 114071’58” kinh độ Đông, cách huyện lỵ Yên Lạc 1.5km về phía Đông, cách tỉnh lỵ VSTK - 3523


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Vĩnh Yên (tĩnh Vĩnh Phúc) 8.5km về phía Nam theo đường chim bay và cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Bắc. 240

Tin tức xấu từ Vĩnh Yên gửi về Sài Gòn trong khi tướng Cao ủy de Lattre đang mở cuộc họp báo vào lúc 04 giờ chiều ngày 14/01/1951 để trình bày về biến cố quân sự mới xảy ra sáng nay ở Cẩm Lý. De Lattre ngưng ngay cuộc họp báo để tự mình lo giải quyết chuyện ‘rắc rối’ ở Vĩnh Yên. Đương sự cắt cử ngay đại tá Redon tới thẳng Vĩnh Yên để lo việc phối hợp hành động của các đơn vị Pháp đang có sẵn ở đó. Một giờ sau, Redon cùng tướng tư lệnh Salan cùng tới Vĩnh Yên bằng máy bay trinh sát Morane giữa những tiếng súng liên thanh ồn ào xung quanh. Nguyên cả buổi chiều và suốt đêm 14/01/1951 đến 3 giờ sáng, De Lattre đã nghiên cứu tình hình và đưa ra những quyết định táo bạo giống như đương sự đã thi hành 15 ngày trước đây để tăng viện ngay cho Vĩnh Yên bằng cách ra lệnh trưng dụng tất cả mọi phương tiện cần thiết để chận đứng quân CSVM: - Rút binh đoàn Cơ Động II của trung tá De Castrie khỏi quân khu Lục Nam để đưa ngay sang chiến trường Vĩnh Yên. - Hối thúc đại tá Allard từ Sài Gòn trưng dụng 05 tiểu đoàn quân trừ bị lấy từ Trung Việt và Nam Việt cùng với tất cả quân dụng cần thiết, phương tiện vận chuyển kể cả đường hàng không dân sự để chuyển ngay số quân nầy ra vùng đồng bằng Bắc Việt. -Ra lệnh cho đại VSTK - 3524


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

tá tư lệnh không quân Misricourt xử dụng bom xăng đặc napalm của Hoa Kỳ vừa cập cảng Hải Phòng và huy động toàn bộ máy bay để dội bom vào các đơn vị bộ đội CSVM tại Vĩnh Yên. - Để phòng ngừa CSVM dụng kế lôi kéo quân Pháp tập trung toàn lực về Phúc Yên để tung quân từ hướng Tam Đảo đánh chiếm Hà Nội, De Lattre đã ra lệnh tập trung một binh đoàn quan trọng bộ binh và xe bọc sắt dưới quyền chỉ huy của đại tá Beaufre án ngữ phía Bắc tỉnh thành Hà Nội, quy hướng về phía cầu sông Thanh Thủy. 241Sáng ngày 14, trong khi Binh Đoàn I Cơ Động không thể tới được vùng phía Nam Vĩnh Yên vì bị Tr.Đ.102 chận đánh thì hàng không dân vận của Pháp đã chở tới phia trường Gia Lâm những đơn vị quân nhảy dù đầu tiên và sẽ tiếp tục công tác không vận nầy trong vòng 03 ngày. Vũ khí, đạn dược Pháo binh bổ xung đã được thả dù xuống Vĩnh Yên. Tuy nhiên quân tăng viện chỉ có thể tiếp ứng Vĩnh Yên vào ngày hôm sau (15/01). Tại tổng hành dinh, đại tá Redon và Vanuxem lo âu nếu CSVM tấn công trong đêm nay (14/01) thì quân Pháp không thể chống trả nổi biển người của CSVM tràn ngập. Tuy nhiên, quân CSVM lại bỏ qua một thời cơ hiếm có, không tấn công Vĩnh Yên trong suốt đêm 14/01/1951, khiến cho quân Pháp phân vân, ngạc nhiên. Từ sáng ngày 15/01/1951, phía quân Pháp đã được tăng viện cho nên co thể sắp xếp và phối trí lại để chủ động đối kháng một cách hiệu quả những đợt tấn cộng sắp tới của quân CSVM.242 Sáng sớm ngày 15/01/1951, BĐCĐ.I của Pháp hành quân mở đường thuộc địa RC2 nhắm về hướng xã Quất Lưu nơi có ổ phục kích của ĐĐ.308 CSVM. Vừa khởi sự tiến quân trên đường thuộc địa RC2 thì BĐCĐ.I đã bị Tr.Đ.102 CSVM chận đánh. Trận chiến khốc liệt với chiến thuật biển người của CSVM nhưng với hàng lọat đợt dội bom Napalm và không kích của không quân Pháp, ĐĐ.308 phải rời bỏ điểm phục kích rút về thị xã Hương Canh rồi chia quân bao vây 02 đại đội của BĐCĐ.I nhưng rồi quân CSVM cũng phải rút lui về xã Quất Lưu vào sụp tối vì không chịu nổi sức dội bom Napalm liên tục của không quân Pháp. Tuy nhiên mãi đến chiều tối, BĐCĐ.I của Pháp mới tới được Vĩnh Yên. Buổi chiều cùng ngày, De Lattre và tướng Salan dùng máy bay trinh sát Morane đáp thẳng xuống tiền tuyến mặt trận Vĩnh Yên vào lúc buổi chiều rồi mới về bộ chỉ huy thị xả Vĩnh Yên. Sau khi họp toàn bộ tham mưu quân sự hiện diện nơi chiến tuyến Vĩnh Yên, tướng De Lattre đã theo lời yêu cầu của đại tá Redon để hứa cho tăng viện thêm quân binh cho Vĩnh Yên. Sau khi trở về Hà Nội, De VSTK - 3525


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Lattre đã gửi thêm quân và trọng pháo cho Vĩnh Yên nhiều hơn con số mà đại tá Randon yêu cầu. 243 Đêm 15, sáng 16 tháng 01, BĐCĐ.I và BĐCĐ.III chia làm 3 hướng đánh chiếm đồi 101, 210 (núi Đanh) , đồi 157, đồi 47 (Đình Ấm). Quân CSVM bị đánh bật ra khỏi các đỉnh đồi và biến mất nhưng rồi lại tái xuất hiện vào buổi chiều để tái chiếm đồi 157 và các ngọn đồi ở núi Đanh nhưng không thành công phải rút lui vì bị trọng pháo, máy bay oanh kích và dội bom Napalp cùng với sự kiên trì bám trụ chống trả của 02 Binh Đoàn Cơ Động I và III của Pháp. Đêm 15, sáng 16 tháng 1, GM1 và GM3 chia làm 3 hướng đánh chiếm núi Đanh - dải núi đất chạy dài ở phía bắc và Đông Bắc thị xã Vĩnh Yên 6–7 km. Hai binh đoàn này cùng tiến công cố gắng đánh bật quân Việt Minh ra khỏi các cao điểm ở phía bắc. Vào đầu buổi chiều 16/01/1951, các binh đoàn của VSVM lại tái xuất hiện ở phía Đông- Bắc dãy núi Đanh, tập trung quân trên các ruộng lúa làng Xuân Quang. Tại sở chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo đặt ở xã Khuôn Chu, huyện Đại Từ dưới chân dãy núi Tam Đảo, tướng Võ Nguyên Giáp đã giao nhiệm vụ cho đại đoàn ‘Thép’308 phối hợp với đại đoàn 312 tổng phản công toàn diện trên khắp mặt trận để tái chiếm các đỉnh đồi do quân Pháp đang tạm chiếm đóng nhưng chưa được tổ chức phòng vệ kiên cố nhất là các ngọn đồi quan trọng 201, 101 và 47, 157. Quân CSVM bắt đầu tấn cong vào lúc 9 giờ đêm 16/01/1951. Các trận đánh lớn diễn ra ở đồi 101 và 210 (Núi Đanh), quân Pháp phải dùng máy bay ném bom Napalp trợ giúp, QCSV dùng chiến thuật biển người đánh giáp lá cà (cận chiến) để tái chiếm đồi 101 và 47. Quân Pháp vẫn chiếm giữ được các cao điểm 210 và 157 ở hai cánh. Lực lượng của Đại đoàn 308 và 312 cố gắng tấn công hai cao điểm nầy nhưng không đạt kết quả vì sức kháng cự mãnh liệt của quân Pháp được hổ trợ bởi pháo binh và không quân dội bom Napalm. Sáng ngày 17/01/1951, CSVM chiếm điểm cao 101, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn Maroc, thừa thế chiếm cao điểm 47, tuy kiểm soát được tuyến giữa nhưng lực lượng đã bị tiêu hao nhiều. Quân Pháp vẫn chiếm giữ được các cao điểm 210 và 157 ở hai cánh. Ở điểm cao 210, lực lượng của Đại đoàn 308 cố gắng tấn công nhưng không đạt kết quả. Trưa ngày 17/01/1951, quân Pháp một lần nữa dốc sức cố gắng đánh bật quân Việt Minh ra khỏi các cao điểm. Toàn bộ các binh đoàn GM1, 2, 3 đều được huy động, cộng với sự chi viện tối đa của không quân, bom napalm cũng được sử dụng. Do quân Việt Minh chưa quen VSTK - 3526


1

2

3

chiến đấu phòng thủ, lại thêm các điểm cao mới chiếm được đều chưa có công sự vững chắc, đội hình đều ở thế trống trải nên bị tổn thất nặng nề bởi bom Napalm và đạn trọng pháo của quân Pháp. 243bis

Bom lửa Napalm (Nguôn ảnh: http//www.ecpad.fr/la-bataille-du-tonkin23) 4

5

6

7

8

Nhận thấy việc cố gắng tấn công Vĩnh Yên không còn kết quả, lúc 2 giờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 1951, Bộ chỉ huy của tướng Giáp phải hạ lệnh kết thúc chiến dịch. Các đơn vị bộ đội CSVN rút lui toàn bộ. Đến sáng ngày 18/01/1951 thì quân Pháp đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Vĩnh Yên. *

VSTK - 3527


Khảo Luận 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Trong trận chiến thắng ở Cao Bằng và đường Thuộc địa RC4, Võ Nguyên Giáp và các tướng lãnh khác của CSVM chỉ là những viên tư lệnh có quân nhưng lại không có quyền ra lệnh và chỉ huy trực tiếp quân của mình vì đã có cố vấn quân sự Trung Quốc Trần Canh mưu toan mọi việc. Tệ hại hơn nữa, họ còn phải tuân hành những trách vụ do Trần Canh đặt đễ và sai phái. Có thể nói rằng, chiến thắng biên giới 1950 ở Cao Bằng, Đông Khê, Lạng Sơn và đường Thuộc địa RC4 là chiến thắng của các tướng tá của CSTQ nhưng bằng xương và máu thịt của bộ đội CSVM. Đừng nói rằng các cấp tướng tá của CSVM không biết tự ái bởi vì có lúc họ đã thẳng thừng chống đối tướng Trần Canh ngay khi khởi đầu chiến dịch biên giới nhưng rốt cuộc rồi họ cũng phải cuối đầu tuân hành mệnh lệnh của viên tướng cố vấn ngoại quốc nầy mặc dù cũng có mặt của Võ Nguyên Giáp ở đó. Tâm trạng uất nghẹn sôi sục của một tướng đầu lãnh như Võ Nguyên Giáp ở vào hoàn cảnh như thế nhất định phải là một hỏa diệm sơn vì cảm thấy mình bị bất lực và bị sĩ nhục, phải ngậm đắng nuốt cay trước hàng quân binh của mình. Sau nầy, Võ Nguyên Giáp không viết lách một cách ‘thậm xưng’ – như thường làm để vinh danh chiến thắng các trận đánh trong chiến dịch biên giới 1950 bởi vì đó không phải là chiến thắng của Võ Nguyên Giáp. Tướng Trần Canh trở về Trung Quốc một cách vội vã, đột ngột sau khi kết thúc chiến dịch biên giới phải chăng là vì muốn tránh tình trạng trong một rừng không thể có 2 con hổ tranh nhau làm chúa sơn lâm? Và phải chăng muốn chứng tỏ cho các cấp bộ đội CSVM dưới quyền mình là chúa sơn lâm ở Bắc Việt cho nên Võ Nguyên Giáp bằng mọi giá phải phát động chiến dịch Trần Hưng Đạo bất cần mọi cố vấn, can ngăn của các cố vấn quân sự cao cấp của CSTQ? Vương Nghiên Tuyền là thành viên đoàn cố vấn của Trần Canh trong chiến dịch biên giới 1950, rồi làm cố vấn sư đoàn 308 cho đến năm 1953 đã viết trong hồi ký của mình như sau: Sau chiến dịch biên giới, đã phá vỡ bao vây từ phía đông, phía bắc của quân Pháp đối với căn cứ địa chủ yếu Việt Bắc (vùng Thái Nguyên, Truyên Quang, Bắc Cạn), nhưng vùng núi rộng lớn Lai Châu, Sơn La, Tây Bắc Việt Nam, Nghĩa Lộ, Phù Yên, Tây Yên Bái v.v. và vùng núi rộng lớn của Lào vẫn trong tay quân Pháp; quân Pháp vẫn đóng trên các điểm cao đe doạ căn cứ địa Việt Bắc từ phía tây, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam ở phía nam căn cứ địa, là vùng tập kết chủ lực của quân Pháp, căn cứ địa Việt Bắc, trụ sở cơ quan đầu não của Đảng, chính quyền, quân đội Việt Nam vẫn trong vòng uy hiếp của quân Pháp, vẫn chưa phải là hậu phương ổn định, an toàn. Vì vậy, Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Chủ tịch Mao Trạch Đông từ năm 1951 thông qua Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đã nêu ra kiến nghị với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam phát triển lên vùng núi Tây Bắc Việt Nam và vùng núi Thượng Lào, nhưng không được phía Việt Nam chấp nhận. VSTK - 3528


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ ở Bắc Bộ Việt Nam và vùng núi rộng lớn Sầm Nứa, Xiêng Khuang, Phông Xa Lì v.v.. của Thượng Lào là vùng chiến lược và hậu phương quan trọng của quân Pháp, nhưng binh lực tương đối ít, tương đối yếu – là vùng yếu của quân Pháp. Trong tình hình trên về tổng thể quân Pháp vẫn chiếm ưu thế, quân đội Việt Nam vẫn ở thế yếu, căn cứ địa chủ yếu Việt Bắc vẫn chưa ổn định, không thể trở thành hậu phương an toàn, để làm suy yếu quân Pháp phát triển lực lượng chống Pháp, mở rộng vùng giải phóng xây dựng căn cứ địa Việt Bắc ổn định, xây dựng hậu phương an toàn, rộng lớn cho chiến tranh chống Pháp, thúc đẩy cuộc kháng chiến toàn quốc phát triển thắng lợi, thì hướng tấn công chủ yếu, hướng phát triển của quân đội Việt Nam đặt ở Tây Bắc và vùng núi Thượng Lào, nơi địch yếu về chiến lược về bố trí, hay là đặt ở nơi đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam nơi mà địch khá mạnh về chiến lược, về bố trí và sẵn sàng chống lại?. Theo tình hình chung, phải nói rằng sự lựa chọn này không khó, nhưng trong cán bộ lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ thì trở thành vấn đề tương đối nan giải. Chiến dịch biên giới kết thúc thắng lợi, tình hình chiến tranh chống Pháp ở miền Bắc Việt Nam rất tốt, quyền chủ động nằm trong tay quân đội Việt Nam, ở mức độ khá lớn. Nhưng làm thế nào để giữ vững quyền chủ động, phát triển tình hình tốt hơn, vẫn chưa phải là việc dễ dàng ở Việt Nam lúc bấy giờ. Do có những cán bộ lãnh đạo Việt Nam không muốn chấp nhận kiến nghị phát triển lên vùng núi Tây Bắc Việt Nam, bị tư tưởng “tốc thắng” chi phối, đặt trọng điểm tấn công chiến lược vào vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, từ tháng 12/1950 đến 6/1951, sử dụng bộ đội chủ lực liên tiếp mở ba chiến dịch.

32

Tăng cường công tác chính trị tư tưởng cho bộ đội đi sâu tiến hành giáo dục chính trị cơ bản, đó là kiến nghị của cố vấn Trung Quốc được nhiều lần nêu ra kể từ khi bắt đầu công tác giúp đỡ quân đội Việt Nam tháng 8/1950, là kiến nghị mà đồng chí Trần Canh nhiều lần nhấn mạnh trong công tác giúp đỡ quân đội Việt Nam ở Việt Nam năm 1950, nhưng năm 1950, 1951 không được phía Việt Nam coi trọng, thậm chí có cán bộ lãnh đạo không đồng ý. (Hồi Ký Cố Vấn Trung Quốc: Tổng kết 10 điểm về phương hướng chiến lược của Vương Nghiên Tuyền, VẤN ĐỀ PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN

33

PHỦ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM CHỐNG PHÁP).

25 26 27 28 29 30 31

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

Qua hồi ký kể trên của cố vấn quân sự CSTQ Vương Nghiên Tuyền thì rõ ràng là chính các cán bộ lãnh đạo Quân đội Nhân Dân Việt Nam mà Võ Nguyên Giáp là Tổng tư lệnh, đã nhất quyết chủ trương thực hiện các chiến dịch tấn công vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam từ tháng 12/1950 đến tháng 06/1951, không cần đến sự cố vấn, ngăn cản của các cố vấn quân sự cao cấp của CSTQ. Vì danh dự của quân đội CSVM? Để thỏa mãn dục vọng cá nhân? Để được lừng danh, nổi tiếng? Và khi tự ý làm một mình, Võ Nguyên Giáp đã thất bại, biến chiến trường Vĩnh Yên thành một lò nướng thịt bộ đội CSVM vì áp dụng một cách không thương tiếc và mù quáng chiến thuật biển người dưới làn bom đạn Napalm khủng khiếp của quân đội thực dân Pháp. Mặc dù chiến dịch Trần Hưng Đạo 1951 của CSVM thất bại hoàn toàn và bị thiệt hại nặng nề nhất là trong trận chiến Vĩnh Yên nhưng cơ quan truyền thông của đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục cho đây là một thắng lợi lớn của bộ đội CSVM ở mặt trận Vĩnh Yên: VSTK - 3529


Quân dân Vĩnh Phúc trong chiến dịch Trần Hưng Đạo344

1

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48

Ngày 3-1-1951, hội nghị cán bộ Bộ chỉ huy chiến dịch, sau khi phân tích tình hình đã đề ra quyết tâm cho đợt tác chiến mới. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định vẫn chọn Vĩnh Phúc là hướng tiến công chủ yếu, Đại đoàn 308, 312 và các tiểu đoàn bộ đội địa phương được giao nhiệm vụ tác chiến. Phương châm đánh địch được xác định là “đánh điểm diệt viện”. Triển khai kế hoạch chiến đấu mới, quân dân Vĩnh Phúc (Vĩnh Phú-Phúc Yên) tiếp tục bám sát nhiệm vụ cùng bộ đội chủ lực đánh địch thắng lợi. Ngày 13-1-1951 tiến đánh đồn Bảo Chúc, đây là một cứ điểm mạnh, vững chắc làm tiền đồn phía bắc thị xã Vĩnh Yên, đến ngày 14 ta mới tiêu diệt được, lực lượng địch đi ứng cứu bị ta tiêu diệt truy quét tới sát cửa ngõ thị xã Vĩnh Yên. Ở các hướng tiến công khác, quân ta trên đà thừa thắng nhanh chóng hạ một loạt đồn bốt: Tam Lộng, Quất Lưu, Mậu Thông, Mậu Lâm… áp sát xuống đường số 2. Ở Hương Canh bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã tiến đánh mạnh tiêu diệt và bức rút một số tháp canh, diệt viện nhỏ, tiến sát sân bay thị xã. Trước thế tiến công ồ ạt mạnh mẽ của ta, địch vô cùng hoang mang, chỉ huy Bắc bộ Xa lăng(Salan) vội điều thêm lực lượng ứng cứu cho mặt trận Vĩnh Phúc, Tát xi nhi (Tassigny) vừa trở về Sài Gòn tức tốc quay ra Hà Nội đích thân lên Vĩnh Yên để chỉ đạo, trấn an tinh thần binh lính. Ngày 14-1-1951, quân ta tiến hành bao vây thị xã Vĩnh Yên và đánh địch tăng viện giải vây cho thị xã. Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt, địch dùng máy bay, xe cơ giới, bom và các loại đạn pháo đánh trả ta quyết liệt. Trong bom đạn, bộ đội và quân dân đã bám sát từng cánh quân đánh địch, ngày 15-1 ta chặn đánh địch ở Ngoại Trạch (Bình Xuyên), Khai Quang, Mậu Thông (Tam Dương) loại khỏi vòng chiến đấu 250 tên, đồng thời hạ hàng loạt vị trí của địch, tiếp tục áp sát thị xã Vĩnh Yên. Sau một thời gian chuẩn bị gấp rút, ngày 16-1-1951 đã diễn ra trận kịch chiến giữa ta và địch ở điểm cao 101 và 210 (Núi Đanh) nằm ở phía Đông bắc thị xã Vĩnh Yên. Địch phải dùng máy bay ném bom cứu nguy cho đồng bọn. Ta đã dùng thủ pháo, lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch, tiêu diệt và bắt sống nhiều tù binh. Ngày 17-1-1951, ta tiếp tục đánh địch ở đồi 41 (Bảo Sơn), đồi 47 (Đình Ấm) tiêu diệt 127 tên địch, bắt sống một quan hai và một số tù binh làm cho binh đoàn ứng chiến của địch bị tổn thất nặng, số còn lại buộc phải rút về cố thủ ở thị xã Vĩnh Yên. Phối hợp với chiến trường chính, ở vùng tạm chiếm, quân dân Vĩnh Phúc cùng với bộ đội chủ lực đánh phá các tháp canh, lô cốt của địch ở Vân ổ, Phú Đa, Tứ Trưng, Hưng Lục (Vĩnh Tường), Giã Bàng (Yên Lạc), làm tan rã nhiều ban tề nguỵ phản động. Ở Đa Phúc, Kim Anh phong trào phá tháp canh, diệt tề, trừ khử phản động đã làm cho bộ máy ngụy quyền bị tan rã ở nhiều nơi. Chiến dịch Trần Hưng Đạo kết thúc, bên cạnh những tổn thất hy sinh, quân dân Vĩnh Phúc đã giành được thắng lợi lớn, tiêu diệt 2.565 tên, bắt sống 1.577 tên, trong đó hai binh đoàn cơ động gồm phần lớn là quân Âu- Phi tinh nhuệ bị tiêu diệt, ta thu 1.478 súng các loại, phá 32 tháp canh, lô cốt, làm tan rã 219 ban tề nguỵ phản động, phá huỷ 12 xe quân sự. Hệ thống phòng thủ của địch trên tuyến đột xuất bị ta phá vỡ, giải phóng 9 xã, 3 thôn, đồng thời mở rộng cơ sở kháng chiến ra 353 thôn. Bên cạnh thắng lợi về quân sự, trong chiến dịch Trần Hưng Đạo quân dân Vĩnh Phúc đã huy động hàng vạn ngày công làm nhiệm vụ tải đạn, tải thương, đưa đón bộ đội và cung cấp kịp thời nhiều lương thực, thực phẩm cho bộ đội chiến đấu. Qua thực tiễn chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo chiến đấu. Lực lượng vũ trang địa phương được rèn luyện trưởng thành qua thực tiễn chiến đấu. Ngô Chí Tuệ VSTK - 3530


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

4.3 - Phòng tuyến de Lattre và Mặt trận Mạo Khê-Đông Triều Sau mặt trận Vĩnh Yên, trong khi tướng De Lattre gắp rút nhanh chóng hoành thành phòng tuyến bunkers và thúc hối Bảo Đại động viên thành lập quân đội riêng của chính quyền Quốc Gia Việt Nam thì Võ Nguyên Giáp chưa chịu chấp nhận mình là tướng bại trận, để rồi lại nhất quyết đánh vỡ phòng tuyến bunkers của De Lattre chung quanh vùng đồng bằng sông Hồng ở mốt hướng khác qua một chiến dịch mới của CSVM gọi là chiến dịch Hoàng Hoa Thám. Trong khi vắng mặt tướng De Lattre, cuối tháng 03/1951 Giáp ra lệnh cho các đại đoàn CSVM chuyển quân về rìa vùng kiểm soát của quân Pháp trong lãnh vực thị xã Hải Phòng để chọc thủng phòng tuyến các binh đoàn của Pháp ở phía Đông. Bộ đội của Giáp tiến sát tới địa điểm Mạo Khê cách Hải Phòng khoảng 15-20 dậm về hướng bắc-đông-bắc. Trong khi đó thì ở hướng Tây, hai ĐĐ.304 và 320 gây áp lực tiến quân về hướng Hà Nội theo thế gọng kiềm. Trong chiến dịch nầy, CSVM đưa ra 2 phương án để chọn lựa.Phương án 1: đánh điểm yếu để dụ và tiêu diệt số quân nhỏ tiếp cứu của Pháp từ Quảng Yên, Uông Bí lên.- . Phương án hai là đánh các vị trí lớn hơn (Uông Bí, Bí Chợ, Tràng Bạch, Mạo Khê), đồng thời sẵn sàng đánh viện từ Phả Lại, Quảng Yên lên. Theo phương án này, quân Pháp có thể tiếp viện nhanh hơn, lớn hơn, nhưng CSVM vì chưa nắm chắc tình hình quân sự của đối phương ở các điểm lớn vì thế CSVM chưa chắc có thể đánh thắng. Vì vậy, đợt đầu ra quân CSVM chọn phương án 1 đồng thời tiếp tục theo dõi sát tình hình quân sự của Pháp nếu điều kiện có lợi thì chuyển sang phương án 2. Qua tin tức thám báo, tướng Salan đã biết được ý đồ của quân CSVM: “Công đồn, đã viện”, tức là đánh đồn bót trước với chủ đích thu hút viện binh của địch lọt vào ổ phúc kích để tiêu diệt. Đồn lớn và quan trọng thì viện binh của đối phương phải nhiều và rầm rộ. Salan quyết định rút một phần quân trù bị để chuyển sang tăng cường tuyến phòng vệ mặt phía Đông vì có đồn lớn quan trọng Mạo Khê. Các chiến VSTK - 3531


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

hạm và phóng pháo hạm của Pháp cũng được điều động đến ứng chiến trên sông Đá Bạc (thượng nguồn sông Bạch Đằng, thông với sông Kinh Thầy), sông Bạch Đằng và ngoải khơi bở biển Đông Triều. Đêm 23 tháng 3, CSVM mở màn đợt 1 chiến dịch Hoàng Hoa Thám còn được gọi là chiến dịch đường liên tỉnh RP18 bằng cách liên tiếp tất cả tất cả các tiền đồn của Uông Bí nằm dọc trên đường liên tỉnh PR18 bảo vệ hệ thống dẫn nước ngọt từ Vàng Danh về Hải Phòng: CSVM suy định rằng nguồn nước ngọt duy nhất bị đe doạ sẽ buộc quân ứng chiến của Pháp từ Quảng Yên, Uông Bí phải kéo tới để lọt vào trận địa phục kích và bị tiêu diệt bởi các trung đoàn của 2 đại đoàn 308, 312. Tướng Salan không đưa quân tiếp cứu đường PR18 như CSVM hy vọng nhưng đã chuẩn bị bom napalm và trọng pháo từ các chiến hạm để chờ cho QCSVM tập trung quân. Chờ ba ngày, không thấy phản ứng mạnh của quân Pháp, CSVM đánh tiếp những cứ điểm lớn trên đường 18 xung quanh Uông Bí. Khi CSVM chuẩn bị tấn công thị xã Uông Bí thì quân Pháp trú phòng ở đó đã rút quân hết về Quảng Uyên kể từ ngày 28/01/1951. Do chưa thấy quân viện của Pháp, Võ Nguyên Giáp quyết định tiêu diệt Mạo Khê, vị trí then chốt trên con đường tiến về Đông Triều và ra đường số 5, nhằm buộc quân Pháp sử dụng quân ứng viện. Trung đoàn 209 được giao nhiệm vụ đánh Mạo Khê Mỏ, trung đoàn 36 đánh thành phố Mạo Khê dưới sự chỉ huy chung của Đại đoàn 312. Từ Paris, Tướng De Lattre trở về Hà Nội vào buổi chiều ngày 28/01/1951 để tự mình điều khiển các chiến trường đang diễn ra và nhận định rằng CSVM sẽ không tiến công thêm để đánh chiếm Hải Phòng nếu đồn binh Mạo Khê chưa bị hạ. De Lattre quyết định thành lập một binh đoàn can thiệp cùng với một tiểu đoàn lính nhảy dù ở Phả Lại dưới quyền chỉ huy của Đại tá Sizaire để bằng mọi giá bám trụ Đông Triều và nhất là hầm mỏ Mạo Khê.245 Đêm 28 rạng ngày 29, quân CSVM ồ ạt biển người tấn công đồn Mỏ Mạo Khê nhưng bị đại đội quân binh trong đồn dưới quyền VSTK - 3532


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

chỉ huy của một sĩ quan người bản xứ Việt Nam đã chống trả suốt đêm với sự yểm trợ của trọng pháo từ các tàu chiến ngoài khơi Đông Triều, các tuần giang đỉnh (DINASSAUT) phung lửa Napalm và sung cối từ sông Đá Bạc/Bạch Đằng bắn vào. Khi trời sáng, máy bay săn giặc Pháp bay tới không kích và thả bom Napalm để giải vây quân CSVM. Có thêm tiểu đoàn lính nhảy dù đến tiếp cứu và đụng trận với quân CSVM, một nửa đại đội quân còn lại trong đồn mõ Mạo Khôi mới có thể tìm đường rút lui về đồn phố Mạo Khê. 246 Đêm 30 tháng 3, trung đoàn 36 CSVM sau khi đột nhập vào Mạo Khê Phố thấy quân Pháp rất đông, có cả xe tăng và xe bọc thép lội nước. Trận chiến kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, quân CSVM bị thiệt hại nặng phải rút lui vì hỏa pháo của xe tăng, của xe bọc thép lội nước quá mạnh cộng với sự hiện diện của tiểu đoàn 6 lính cảm tử nhảy dù (6eBPC) và binh đoàn can thiệp của đại tá Sizaire. Trước khi trận chiến nầy khởi phát, bộ chỉ huyCSVM biết được tin là quân Pháp đã tăng cường mạnh mẽ để bảo vệ phố Mạo Khê nhưng lệnh ngừng tấn công Phố Mạo Khê tới quá trễ. Đợt I tấn công Mạo Khê của CSVM bị thất bại và phải chấm dứt. Tuy nhiên, Võ Nguyên Giáp vẫn ngoan cố chuẩn bị tấn công đợt II. Những mục tiêu được chọn lần này đều nằm trên đường 17. Đêm ngày 4 tháng 4 năm 1951, CSVM nổ sung tấn công đột phá các ứ điểm của Pháp hướng Tây-Bắc Đông Triều: Trung đoàn 88 đánh Bãi Thảo thất bại. Trung đoàn 209 đánh Hoàng Gián cũng thất bại. Trung đoàn 98 đánh Hà Chiêu không thành công. Trung đoàn 102 đánh Bến Tắm cũng không thành công,. Do tổ chức thiếu chu đáo, nên nổ súng chậm, trời sáng, viện quân Pháp xuất hiện, quân CSVM buộc phải rút đi hết. 247 Võ Nguyên Giáp lập tức ra lệnh dừng chiến đấu và kết thúc chiến dịch Hoàng Hoa Thám. Ngày 7/4/1951, chiến dịch Hoàng Hoa Thám kết thúc. Khảo Luận Thêm một lần nữa bộ đội CSVM - còn được gọi là bộ đội Nhân Dân Việt Nam (BĐNDVN) – đã tự biểu hiện cho thấy về năng lực yếu kém của họ khi phải đối đầu với quân Pháp trong các trận chiến trực diện và công khai mặc dù Võ Nguyên Giáp đã cẩn thận chỉ tung quân biển người để tấn công đột phá vào ban đêm và chỉ nhắm vào những cứ điểm của Pháp có vị thế gần với căn cứ an toàn của CSVM ở Đông Triều để có thể khởi phát đúng lúc và rút lui VSTK - 3533


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 13 14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26 27 28 29 30 31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

kịp thời theo phương châm đánh mạnh, rút nhanh theo chiến thuật du kích, công đồn đã viện. Sắc thái chiến trường giữa quân đội Pháp và bộ đội CSVM trái ngược nhau: một bên thì chuyên nghiệp trong các trận đánh công khai và kéi dài dưới đồng bằng còn bên kia thì dùng rừng núi để ẩn náo và chỉ xuất hiện bất ngờ để đánh nhanh, đánh mạnh rồi rút lui. Bộ đội CSVM có sức mạnh biển người, quân Pháp có sức mạnh biển lửa của bom Napalm và đạn trọng pháo. Chính Võ Nguyên Giáp phải thú nhận rằng: “Thất bại của các trận đánh không phải do quân đồn trú của địch có công sự phòng ngự vững chắc hoặc kiên quyết đối phó, mà chỉ vì chúng đã dựng lên một hàng rào lửa bằng đại bác quanh cứ điểm, ngăn những đợt xung phong của ta”. (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24429.50.html) : Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nxb QĐND H. 1991, tr.463.)

Trong một báo cáo về các chiến dịch quân sự của CSVM, Võ Nguyên Giáp đã vạch rõ những sai lầm nghiêm trọng như sau: Thiếu sót nổi bật trong chỉ đạo, chỉ huy tác chiến chiến dịch là không nắm vững tình hình địch cả trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hành chiến đấu từng đợt, cho nên cấp chiến dịch xử trí nhiều tình huống không chính xác. Cấp chiến đấu, ngoài khuyết điểm không chủ động trong công tác nắm địch cụ thể ở mỗi mục tiêu tiến công, còn không nắm vững tình hình phát triển của bộ đội trong quá trình diễn biến chiến đấu, nên mệnh lệnh không chính xác, không dứt điểm nhiều mục tiêu, hạn chế khả năng kéo viện binh địch ra và làm tăng thêm thương vong của ta. Việc quán triệt phương châm đánh điểm diệt viện cũng không đầy đủ nên bộ đội không có nhiều cơ hội diệt viện binh địch. Mặt khác, địch nhất định không tung những binh đoàn cơ động vào khu vực này để tránh một cuộc đụng độ ở vùng rừng núi, kiên nhẫn chờ quân ta cạn lương thực rút lui. Song, “nguyên nhân chính là ở trong sự chuẩn bị chiến trường thiếu sót, là ở trong sự chấp hành mệnh lệnh của cán bộ có khuyết điểm.248

Báo chí và dư luận Pháp ca ngợi chiến công quân đội viễn chinh Pháp nhưng họ cũng thắc mắc tại sao tướng De Lattre không thừa thắng truy kích càng quét để tiêu diệt tận gốc đối phương nhưng họ cố tình quên đi một điều là ở Đông Dương, thắng trận trên chiến trường không phải thắng cuộc chiến Đông Dương vì đây không phải là một cuộc chiến quân sự thuần túy và theo tướng tầm nhìn của De Lattre thì mãnh lực sừng sỏ của bộ đội CSVM không phải là yếu tố đáng sợ nhất thời đối với người Pháp ở Đông Dương bởi vì họ có thể bị đánh bại và họ đang bị đánh bại. Mối nguy hiểm dài lâu làm tướng De Lattre phải bận tâm chính là cuộc chiến tranh du kích-mà CSVM gọi là chiến tranh nhân dân hiện đang gây áp lực cho quân đội viễn chinh Pháp trên khắp miền châu thổ sông Hồng ở Bắc Việt. nhất là ở phía Nam thành phố Hải VSTK - 3534


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Phòng với sự quấy phá thường xuyên của trung đoàn 42 ở Liên Khu III của CSVM. Để chia gánh nặng phòng giữ các tỉnh thành và thị trấn quan trọng ở Bắc Việt, De Lattre đã phân chia trách nhiệm quân sự cho ba quân khu ở Bắc Việt: quân khu phiá Nam đặt tổng hành dinh ở Nam Định; quân khu phía Bắc đặt tổng hành dinh ở Hải Dương và quân khu phía Tây đạt tổng hành dinh ở Hà Nội. Mặc dù đã phân chia vùng trách

nhiệm quân sự cho các tướng lãnh thuộc quyền. Tuy nhiên, mặc dù mối đe dọa ở hướng Bắc tạm ổn định nhưng vùng lãnh thổ rộng lớn 1200km2 từ Ninh Giang ra tới biển vẫn còn có sự xuất hiện khuấy phá thường xuyên của Trung đoàn 42 CSVM. Do đó De Lattre đã tung ra một số lượng lớn bộ binh, 4 cơ đội pháo binh, 2 giang đỉnh vận tãi Dinassaut và nhiều xe bọc thép đặt dưới quyền chỉ huy của tướng De Linarès và tướng De Berchoux để mở ra hai chiến dịch liên tiếp chiến dịch Méduse và chiến dịch Reptile với mục đích càn quét trung đoàn 42 và các đơn vị du kích địa phương yễm trợ của CSVM. Kết quả: Trung đoàn 42 chạy thoát về phía Nam, không bị thiệt hại nhiều. 248

Nguồn hình: http://ios.mobapp.ina.fr/histoire-et-conflits/indochine-et-vietnam/video/AFE85004053/laguerre-en-indochine.fr.html 20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

Bề ngoài thì CSVM đã thất bại trong chiến dịch tấn công Đông Triều. Tuy nhiên không có gì để tin rằng Võ Nguyên Giáp muốn tấn công đột phá tuyến phòng ngự Bunkers của De Lattre để rồi ồ ạt tiến chiếm Hải Phòng như dư luận quần chúng ở Hà Nội suy đoán. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám của Võ Nguyên Giáp có thể là một mưu lược lôi kéo các lực lượng cơ động và hiện đại của quân đội viễn chinh Pháp phải bận tâm lo toan về mặt bình định trị an cho các vùng đồng bằng song Hồng và như thế sẽ giúp cho Võ Nguyên Giáp rãnh tay củng cố và phát huy đoàn ngũ quân đội nhân dân du kích của CSVM và để rồi sau khi tự phê, tự kiểm sự thất bại của chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Võ Nguyên Giáp sẽ quay về chiến lược trường kỳ chiến tranh giống như trùm VSTK - 3535


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

CSTQ Mao Trạch Đông đã áp dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Phiệt Nhật và loại trừ các phần tử Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.249 Tướng De Lattre ưu tư mặc dù hiện tại quân Pháp đã có những trận thắng lớn “ngoài dự liệu” nhưng kẻ địch CSVM vẫn chưa phải là thất bại hoàn toàn, dứt khoác, vĩnh viễn và càng lúc càng mạnh thêm, càng táo bạo hơn sau mỗi lần thất trận. Những chiến thắng quân sự đơn thuần không thể mang tới cho De Lattre một giải pháp lâu dài để giải quyết sự tranh chấp. Bên cạnh giải pháp quân sự, De Lattre cho rằng cần có những giải pháp khác kèm theo và đó là sự tham dự hoàn toàn của nhân dân Việt Nam và sự tiếp trợ tích cực của Hoa Kỳ. Cùng với những sự giao tranh hiện có, De Lattre giành nổ lực ưu tiên cho một giải pháp chính trị. Nhân dân và chính quyền Quốc Gia Việt Nam của Bảo Đại đến nay vẫn còn thờ ơ và tiếp tục đứng ngoài cuộc chiến chống trả làn sóng đỏ CSCM. Thái độ nầy sở sĩ hiện hữu là vì Việt Nam chưa được người Pháp trao trả độc lập toàn vẹn và chủ quyền quốc gia Việt Nam bị quá gò ép trong cái gọi là Liên Hiệp Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp khiến cho sư đoàn kết các lực lượng quốc gia chân chính không Cộng sản khó có thể thực hiện được. Những sự kèn cựa, trả giá chính trị của chính phủ Pháp để trao trả chủ quyền độc lập thực sự và toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia Việt Nam chính là những nguyên nhân chính yếu làm nẩy sinh ra thái độ thờ ơ, đứng bên lề của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam đối với cuộc chiến hiện nay của người Pháp và CSVM mà còn tệ hại hơn nữa lại có thêm những phần tử quốc gia ngầm ủng hộ cho CSVM một cách gián tiếp, nếu không nói là cố tình, “ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản” để chống đối chính quyền quốc gia của Bảo Đại mặc dù bọn họ đang nằm trùm chăn dưới bóng dù che chở của người Pháp. Thái độ nầy có lợi cho CSVM, giúp cho đối phương có thể len lỏi vào nhân dân để thâm nhập và hành động khuấy phá một cách “thông dong” vô tội vạ phía sau lưng lực lượng của quân đội viễn chinh Pháp vốn đang bị chia cắt tản mát khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và trên vùng đất Bắc Việt nói riêng. Muốn tránh khỏi tình trạng nầy, chinh quyền của Bảo Đại phải có được năng lực kiểm soát dân chúng thực sự để tách rời dân chúng ra khỏi ảnh hưởng của CSVM.

*

VSTK - 3536


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Sau chiến tháng trận Mạo Khê, De Lattre thấy cần phải đánh một đòn tâm lý để thu hút sự quan tâm của quần chúng Việt Nam. De Lattre đã từng ve vảng mời quốc trưởng Bảo Đại ra Hà Nội thăm viếng dân tình Bắc Việt chung với mình rưởng kể từ lúc mới diện kiến với Bảo Đại lần đầu khi mới nhậm chức Thống Đốc kiêm Tổng Tư Lệnh quân đỗi viễn chinh Pháp ở Đông Dương nhưng Bảo Đại đã khéo léo thối thoát chối từ lấy lý do là sợ dư luận kết mình án là tai sai của thực dân Pháp và hơn nữa sẽ làm giảm giá trị hình ảnh uy quyền của một vị quan thống đốc Đông Dương.250 Thái độ có vẻ như bất hợp tác của quốc trưởng Bảo Đại khiến cho De Lattre phải ngỡ ngàn và quy hướng sang thủ tướng Trần Văn Hữu. Nhân dịp thủ tướng Hữu tướng ra Hà Nội để chủ tọa và tham dự lễ giổ tổ Hùng Vương tổ chức vào gày 19/04/1951, De Lattre mời thủ tướng Hữu đi theo để ủy lạo binh sĩ Việt-Pháp ngoài mặt trận Vĩnh Yên và thị sát các công trình vành đay trắng Bunkers của De Lattre đã được xây dựng từ ba tháng trước đến nay. Sau buổi ăn tối ở Vĩnh Yên, với sự có mặt của thủ tướng chính phủ Trần Văn Hữu, De Lattre đã đọc một bài diễn văn chính trị đáng chú ý để công khai thừa nhận nền độc lập quốc gia Việt Nam do quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Trần Văn Hữu đứng đầu chính phủ: “Sự yểm trợ của quân đội Pháp chỉ bao gồm ý nghĩa muốn trao lại cho nước Việt Nam- đang tiến triển trong nền độc lập của mình- thời gian và những phương tiện để đủ vững mạnh mà tự bảo vệ, để huy động được tất cả mọi tiềm lực của quốc gia.” Khi đáp lời, thủ tướng Hữu đã hưởng ứng diễn văn của De Lattre rồi công khai tuyên bố rằng CSVM là kẻ thù chung của Pháp-Việt và chính phủ Quốc Gia Việt Nam sẽ tham dự cuộc chống Cộng Sản Việt Minh một cách không nhân nhượng. Lời

tuyên bố nầy của thủ tướng Hữu được coi như là một sự tuyên chiến một cách cương quết của chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo để đối đầu với chính quyền CSVM của Hồ Chí Minh. Và Muốn có sự VSTK - 3537


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

chuẩn phê củ quốc trưởng Bảo Đại về lời “tuyên chiến” của thủ tướng Hữu ở Vĩnh Yên, De Lattre đã đáp máy bay đi Đà Lạt gặp Bảo Đại từ 05/05/ đến 07/05/1951 và cả hai nhân vật nầy đã xác nhận sự thỏa thuận đồng ý với nhau về việc thành lập thực hiện ngay sự thành lập quân đội riêng cho Quốc gia Việt Nam. 251 Sau khi làm hòa với quốc trưởng Bảo Đại, Delattre đã lên đường sang Hoa Kỳ để thúc đẫy chương trình viện trợ quân sự cho Đông Dương và chương trình thành lập quân đội riêng cho Quốc Gia Việt Nam trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của De Lattre nghĩa là dùng người Việt Nam để đánh người Việt Nam, biến chiến trường Việt Nam trở thành một cuộc nội chiến. Kể từ đó, chính quyền Việt Nam và quân đội riêng của quốc gia Việt Nam bị CSVM gọi là Ngụy Quyền và Ngụy Quân.

Quốc trưởng Bảo Đại trao gươm mãn khóa cho một thủ khoa của một khóa huấn luyện sĩ quan Đà Lạt/ Quốc Gia Việt Nam

* 13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

4.4 – Mặt trận Sông Đáy Trong khi Tướng Cao Ủy Đông Dương De Lattre đang bận tâm xếp đặt những vấn đề chính trị cho quốc Gia Việt Nam thì CSVM chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác tại vùng đồng bằng sông Hồng khiến cho De Lattre lại phải một lần nữa bận trí giải quyết những vấn đề quân sự. Sau vụ thất trận ở Đông Triều, Võ Nguyên Giáp cho bộ đội CSVM rút lui về trú ẩn và bồi dưỡng bổ xung quân số ở các vủng trung du Bắc Việt trong vòng một tháng. Sau đó các Đại đoàn VSTK - 3538


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

đoàn chủ lực của Giáp đã bí mật len lỏi di chuyển vòng theo phía Tây bên ngoài vòng đay trắng De Lattre để xuống vùng phía Tây Nam đồng bằng song Hồng mà bộ tham mưu của Pháp chẳng hay biết được một điều gì. Mãi cho tới cuối tuần thứ 3 của tháng 05/1951 cục tình báo Pháp (Phòng Nhì: 2è. Bureau) mới khám phá ra được và biết rằng một số binh đoàn quan trọng của CSVM đã len lỏi vượt qua sông Đáy xâm nhập vào vùng phía Nam thành phố Phủ Lý/ tỉnh Hà Nam. Trung đoàn 64/ĐĐ.320 được phái đến tăng cường các căn cứ bộ đội CSVM trong lãnh vực tỉnh Thái Bình bên cạnh Trung Đoàn 42 biệt lập. Trong khi đó ĐĐ.308 kéo quân tới Phủ Nho Quan phía tây bắc tỉnh Ninh Bình và ĐĐ.304 bao quanh thị trấn Chi Nê /huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình giữa Phủ Lý và Ninh Bình. Sâu xuống phía Nam, ĐĐ.320 uy hiếp Phát Diệm. Tuy vậy, khi bắt đầu tấn công vào đêm 28 rạng ngày29/05/1951 CSVM đã nấm được một phần nào yếu tố bất

ngờ bởi vì tư lệnh quân sự của Pháp ở vùng Nam là đại tá Gambiez đã quá tin vào khả năng thám báo tin tức của đội dân quân Công giáo chống cộng của giám mục ở địa phận Phát Diệm. Khi quân Pháp khám phá ra thì chiến dịch Quang Trung đã khởi sự ác liệt đáng sợ. Kế hoạch VSTK - 3539


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

tấn công lần nầy của CSVM là 2 đại đoàn 304, 308 từ bên ngoài phòng tuyến De Lattre đánh vào các mục tiêu trong vùng Phủ Lý, Ninh Bình và bộ đội du kích đốt phá các đường giao xa thông liên lạc của Pháp bên trong vùng đồng bằng sông Hồng. Một mục tiêu khác có tính cách kinh tế rất quân trọng cho CSVM: thu đoạt vụ gặt mùa lúa tháng 05 để tiếp tế cho bộ đội của họ đang thiếu lương thực trầm trọng. CSVM đánh bất ngờ, gây thiệt hại đáng kể cho quân Việt-Pháp trong 48 tiếng đồng hồ kể từ khi bắt đầu nổ súng. Đêm 28 rạng ngày 29, biển người đại đoàn 308 tràn ngập quân biệt động của Pháp trú đóng tại nhà thờ Đại Phong Ninh Bình. Các đồn bót ở về hướng Nam Ninh Bình của đội dân quân Công giáo lần lượt bị quân của Trung đoàn 102/308 CSVM triệt hạ thảm khóc. Phía Bắc Phủ Lý, đại đoàn 304 CSVM xâm nhập sâu vào bên trong phòng tuyền De Lattre, tiêu diệt nhiều đồn bót, cắt đứt các tuyến đường giao thông nối liền hai tỉnh Nam Định-Ninh Bình và đại đoàn 320 đánh sâu xuống các đồn

Nhà thờ Đại Phong sau khi được đại đội biệt động quân Pháp François giải tỏa

(http://cdojaubert.canalblog.com/archives/2007/09/21/9388633.html) Le rocher de Ninh-Binh - (Yng Guy) - Les viets seraient obligés de déployer toutes leurs forces pour faire sauter le verrou de Ninh-Bionh. Mia il est certain que leurs unités, actuellement stationnées au repos autour de Nho-Quan et dans la région de Chiné, sont nombreuses et fort bien équipées. Cette concentration de moyens est pour nous une menace permanente. (Vanden, le commando des tigres noirs, de Bernard Moinet) Les trois casemates (pháo đài nhỏ) installées au somet du piton et l'obstacle naturel du Day peuvent interdire à l'ennemi de tenter ce qui serait pour lui une véritable marche à la mort, avant d'atteindre les rizières qui mènent à Nam-Dinh. VSTK - 3540


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

bót ở khu kháng chiến Công Giáo nằm trong địa phận Phát Diệm. Cuộc tấn công lần nầy vào Ninh Bình gây xôn xao ở Hà Nội. Đêm 29/05/1951, tướng De Lattre lập kế hoạch đât nhưng tuyến quân sự để phản công. Các tuyến dường bộ giao thông đi về phía Nam đều bị bộ đội du kích CSVM cắt đứt. Cuộc hành quân giải tỏa Ninh Bình chỉ có thể thực hiện bằng đường sông và không vận. Vận tải hạm há mồm Dinassaut của giang đoàn thứ 3 ở Nam Định được xử dụng để chuyển 01 tiểu đoàn bộ binh truy kích và 01 tiểu đoàn quân xung kích đến tiếp cứu mặt trận Ninh Bình. Con trai của tướng De Lattre chỉ huy một đại đội của tiểu đoàn quân biệt kích (Biệt động quân) vừa kể có nhiệm vụ trấn giữ núi Gối Hạc cách núi Non Nước khoảng 100 mét ở phía đông-nam sông Đáy. Các binh đoàn cơ động trừ bị được tướng Linarès đưa đến Ninh Bình và phủ Lý. Hai tiểu đoàn lính nhảy dù xuống hướng Bắc Ninh và Thái Bình. Đêm 29 tháng 5, tiểu đoàn 54 và 29, trung đoàn 102 Đại đoàn 308 tiến công diệt hai vị trí Non Nước và Gối Hạc. Lợi dụng thế núi hiểm trở bốn bề vách đứng, quân Pháp đã biến Non Nước thành một vị trí bảo vệ thị xã với hai tầng phòng ngự. Chân núi có tường khoét lỗ châu mai xung quanh kết hợp với hàng rào thép gai; lối lên duy nhất là con đường bậc thang uốn cong bên vách đá. Cách núi Non Nước 100 mét là núi Gối Hạc, đứng án ngữ con đường vào thị xã Ninh Bình. Đêm 29/05/1951 CSVM xâm nhập vào tinh Ninh Bình. Sau khi pháo kích bằng sung cối, trung đoàn 88 bắt đầu tấn công tràn ngập vào vị trí Gối Hạc và Non Nước nhưng bị quân xung kích bám trụ chống giữ suốt đêm cho đến sáng hôm sau thì được binh đoàn cơ động I tiếp ứng và giải vây, đẩy lui quân CSVM; quân CSVM để lại nhiều xác chết cùng với tù binh. Trung úy Bernard De Lattre bị tử trận. Trong tướng De Lattre đưa xác con trai về Pháp thì mặt trận sông Đáy do tướng Linarès chỉ huy. Quân CSVM tạm rút lui và chỉ còn tấn công những đồn nhỏ cô lập lẻ tẻ. VSTK - 3541


(http://www.fondationmarechaldelattre.fr/images/phototek/Indochine%201946-1954.pdf)

Bài đọc thêm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

20

21

22

23

24

25

26

Trước tình hình đó, chỉ huy khu nam đồng bằng, đại tá Găm-bi-ê (Gambiez) lập tức điều động lực lượng dự bị của khu về phía sông Đáy. Tiểu đoàn bộ binh 1 và 2, đại đội biệt kích của hải quân được hải đoàn 3 chở gấp về Ninh Bình. Con trai của Đờ Lát là Béc-na (Benrnard), chỉ huy một đại đội trong tiểu đoàn này đến chiếm lĩnh những mỏm núi đá ở phía đông nam sông Đáy. Đêm 29 tháng 5, tiểu đoàn 54 và 29, trung đoàn 102 Đại đoàn 308 tiến công diệt hai vị trí Non Nước và Gối Hạc. Lợi dụng thế núi hiểm trở bốn bề vách đứng, quân Pháp đã biến Non Nước thành một vị trí bảo vệ thị xã với hai tầng phòng ngự. Chân núi có tường khoét lỗ châu mai xung quanh kết hợp với hàng rào thép gai; lối lên duy nhất là con đường bậc thang uốn lượn bên vách đá. Lực lượng bảo vệ đồn khoảng hai đại đội. Cách Non Nước 100 mét là núi Gối Hạc, đứng án ngữ con đường vào thị xã. Trước khi ta nổ súng đánh Non Nước, viện bình địch mới từ Nam Định đến Gối Hạc, đã chia nhau đóng trên hai mỏm núi đá vôi tại đây. 2 giờ 15 phút ngày 30 tháng 5, được pháo binh chi viện, tiểu đoàn 54 sử dụng hai đại đội tiến công từ hai hướng vào cứ điểm Non Nước. Bằng chiến thuật tổ ba người dùng thang vượt vách đá, khắc phục vật cản, bộ đội ta nhanh chóng thọc sâu chia cắt đánh chiếm từng hầm ngầm, lô cốt, ngách hang. Đến rạng sáng ta làm chủ trận địa, diệt gần 200 địch, bắt sống chỉ huy. Cùng lúc, tiểu đoàn 29 tiêu diệt quân địch trên một mỏm núi ở Gối Hạc, địch ở mỏm bên bỏ chạy. Chỉ trong một đêm bộ đội ta đã tiêu diệt bốn đại đội địch, trong đó có tên quan hai Béc-na. (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=24429.50)

Trong 2 đêm 04 và 05/06/1951, đại đoàn 308 CSVM tấn công các đồn bót vòng đay Phát Diệm Ninh Bình. Đây là lần đầu tiên quân CSVM dùng đại bác 75 ly không giật để công phá tường đồn quân CSVM bị hỏa pháp của giang đỉnh Dinassaut và sự phản công của tiểu đoàn 7 lính dù cho nên phải rút lui. Trong 2 đêm 06 và 07/6/1951 trung đoàn 36 thiện chiến của đại đoàn 308 CSVM lại tấn công đồn Khánh Cư thuộc huyện Yên VSTK - 3542


1

2

3

4 5 6 7 8

9

10

11

12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Khánh (Chùa Cao/Yên Cự Hạ)* cách tỉnh Ninh Bình 8km về hướng đông-nam nhưng lại bị lính dù trú phòng cấm cự cho đến ang thì phải rút lui vì có quân biệt kích của Pháp đến tiếp ứng. 252 (Yves Gras, p408) ___________ * Cứ điểm Chùa Cao thuộc xã Yên Cư, huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Đây là 1 ngôi chùa đã bị quân Pháp biến thành pháo đài, cứ điểm chiếm đóng kiên cố, nằm ở phía nam và đông nam thị xã Ninh Bình, cạnh quốc lộ số 10, ven sông Đáy, trên đường đi Phát Diệm, được coi là vị trí bảo vệ vành ngoài cho giáo khu Phát Diệm. Cứ điểm nằm bên cạnh dòng sông Đáy, vừa là vật cản tự nhiên vừa là con đường thủy tiếp tế rất thuận lợi, xung quanh phía tây là vùng ruộng lúa nước rất khó tiếp cận.

Bị thất bại nhiều lần, quân CSVM phải rút quân vào các vùng núi đá vôi phía tây sông Đáy: khu vực tư Phủ Lý tới Phát Diệm vắng bóng quân chủ lực CSVM chỉ còn một vài đơn vị bộ đội du kích không đáng kể. Trong sách Hồi Ký Cố Vấn Trung Quốc, Vương Nghiên Tuyền đã phê luận như sau: Ba chiên dịch (Vĩnh Yên,Mạo Khê ,Sông Đáy), nói trên đều tiến hành ở ven đồng bằng Bắc Bộ, trên cái gọi là “phòng tuyến boongke” của quân Pháp, hơn nữa lại tiến hành từ điểm khởi đầu và điểm kết thúc ở mặt chính và hai bên sườn của “phòng tuyến boongke” dựa vào sông, ven biển nói chung là chiến dịch tiến công cứng chạm cứng. Vì vậy kết quả của ba chiến dịch đều không lý tưởng, hơn nữa, càng đánh càng không lý tưởng. Những cứ điểm cần đánh, một số không đánh được, mà dù cho đánh được, tuyệt đại bộ phận cũng không củng cố nổi, được rồi lại mất. Trong kế hoạch đánh viện binh có cái không đánh được, có cái đánh được nhưng rất ít khi trở thành tiêu diệt chiến. Nói chung lại, cả ba chiến dịch không đạt được mục đích tiêu diệt số lượng lớn sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, phát triển tình hình rất tốt do chiến dịch biên giới tạo ra. Hồi kí cố vấn Trung Quốc Tổng kết 10 điểm về phương hướng chiến lược của Vương Nghiên Tuyền VẤN ĐỀ PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM CHỐNG PHÁP

Bài đọc thêm:

(http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=24429.50) 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Ngày 3 tháng 6, trung đoàn 36 Đại đoàn 308 hai lần đánh viện, bắn chìm một canô, diệt gần 100 địch trên sông Đáy và diệt hơn 100 tên hành quân trên đường Ninh Bình đi Yên Phúc Thượng. Ngày 4 tháng 6, trung đoàn 88 Đại đoàn 308 tiến công Chùa Cao (Yên Cự Hạ). Đây là cứ điểm có công sự bằng gạch và xi măng khá kiên cố và do một đại đội com-măng-đô chiếm giữ. Được pháo binh chi viện từ xa, địch ngoan cố dựa vào công sự để chống cự. Bộ đội ta chiếm được phần lớn cứ điểm thì trời sáng. Địch đưa hải đoàn 3 và tiểu đoàn dù 7 theo đường sông tới giải vây. Trận này ta chỉ diệt được một trung đội địch, nhưng ta hy sinh 29 người, bị thương 174 người và mất tích 85 người. Đêm 6 tháng 6, ta tập trung 5 tiểu đoàn tiến công lần thứ hai, cũng không chiếm được cứ điểm và bị thương vong nặng (69 người hy sinh, 258 người bị thương). Đây là tổn thất lớn nhất của trung đoàn trong một trận đánh. Vì thủ đoạn đối phó của địch đã thay đổi, với khả năng bắn chính xác của pháo binh, địch đã tập trung pháo ngăn chặn những đợt tiến công ban đêm của ta, chờ tới VSTK - 3543


1 2

lúc viện binh và không quân kịp can thiệp. Pháp đã phát huy tối đa sức mạnh không quân và pháo binh ở đồng bằng.

* Bài đọc thểm:

(http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1262&Itemid=5)

TRẬN CHÙA CAO (4 - 6.6.1951) 3 4 5 6 7 8

Trận tiến công của Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam vào cứ điểm Chùa Cao/ Yên Cự Hạ (Yên Khánh - Ninh Bình) do 160 quân Pháp đóng giữ trong đợt 2 Chiến dịch Quang Trung (28.5 - 20.6.1951). Trận đánh không thành công. Sau đó ta tiếp tục tiến công, sử dụng Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 đánh lần thứ hai và giành được thắng lợi. *

Bài đọc thêm:

(http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/89/70/80/80/80/364/Default.aspx)

Đánh địch ở đồng bằng 55 năm trước 9 10 11 12

13 14 15 16 17 18 19

20 21 22 23 24 25

26 27 28 29 30 31 32

Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan khối ngụy quân, thúc đẩy chiến tranh du kích phát triển, giành giật kho người, kho của ở đồng bằng Bắc Bộ, tháng 41951, Bộ Chính trị Đảng ta quyết định mở chiến dịch Quang Trung đánh địch trên địa bàn 3 tỉnh Hà Nam-Nam Định-Ninh Bình. Địa bàn chiến dịch Quang Trung nằm ở bốn Khu: Phủ Lý, Nam Định, Phát Diệm, Thái Bình do tên đại tá Găm-bi-ê chỉ huy. Chiếm đóng Hà Nam Ninh có 4 tiểu đoàn và 27 đại đội ngụy binh. Một tiểu đoàn bộ binh thuộc địa đóng vai trò quân cơ động địa phương. Một tiểu đoàn lính Ma-rốc sẵn sàng ứng cứu ở Phủ Lý. Giải đất hẹp, liên khu Nam địch đóng trên 100 vị trí, có trên 20 vị trí có từ một đại đội trở lên, còn lại có từ 1 đến 2 trung đội. Tại phân khu Phát Diệm, địch bố phòng 50 vị trí, có 9 vị trí từ 1 đại đội trở lên. Về phía ta, mặt trận sử dụng 3 đại đoàn bộ binh chủ lực: 320, 308 và 304, hai trung đoàn 42 và 46, năm đại đội pháo binh, một số đơn vị công binh, trinh sát, bộ đội địa phương liên khu 3 phối hợp đánh phá giao thông trên đường 5, 1, 6, 22, 10, 21, đê sông Hồng... Đại đoàn 320 do đồng chí Văn Tiến Dũng làm đại đoàn trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy. Đại đoàn 308 do đồng chí Vương Thừa Vũ làm đại đoàn trưởng, đồng chí Song Hào làm Chính ủy... Ngày 25-5-1951, Bộ chỉ huy chiến dịch phổ biến giao nhiệm vụ. Đêm 28-5-1951 toàn mặt trận nổ súng. Trên hướng chủ yếu, tại thị xã Ninh Bình, tiểu đoàn 79 của đại đoàn 308 trong 30 phút đã chiến đấu, tiêu diệt gọn 1 đại đội thủy quân lục chiến Pháp ở nhà thờ Đại Phong. Đêm 29-5, tiểu đoàn 53, trung đoàn 102 đánh Non Nước và Gối Hạc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; xuất hiện tổ ba người Giáp Văn Khương, Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Văn Giá dũng cảm, mưu trí thọc sâu chia cắt địch, diệt hỏa điểm, chiếm lô cốt... tiêu biểu cho cách đánh tổ ba người trong công kiên. VSTK - 3544


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34 35 36 37 38 39

Con trai của tướng Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi là Béc-na Đờ Lát chỉ huy đồn bị chết trận ở Gối Hạc. Đây cũng là cách đánh "nở hoa trong lòng địch", đánh vào chỗ yếu nhất của đối phương do tướng Vương Thừa Vũ chỉ đạo, còn được áp dụng mãi về sau này. Đại đoàn 304 dùng trung đoàn 9, 66, 57 hạ được 6 vị trí, diệt 300 địch. Riêng trận Chùa Cao và Lan Khê bộ đội ta đánh không thành. Trên hướng Hà Nam, đại đoàn 320 nổ súng đồng loạt, khiến cho địch ở Đoan Vĩ hoảng sợ phải tháo chạy. Hai trung đoàn 48, 64 đánh địch ở Thanh Liêm. Một mũi thọc sâu luồn vào Bình Lục, bất ngờ tiến đánh bốt Quắn, diệt 120 tên địch, thu toàn bộ vũ khí. Phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích tỉnh Hà Nam cùng đánh địch mạnh ở Hương Cát, Thần Lữ, Ngọc Thị... phá giao thông, diệt tề, hạ bốt. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ đêm 28-5 đến 31-5 bộ đội ta đã tận dụng yếu tố bất ngờ, tấn công bức rút 96 vị trí lớn nhỏ, phá tan một mảng lớn ngụy quyền, mở rộng khu du kích ở Ninh Bình và Hà Nam, làm rạn nứt phòng tuyến sông Đáy, giành thắng lợi giòn giã về quân sự và chính trị... Nhưng ưu thế của ta không giữ được lâu. Mặc dầu bị đánh vào nơi xung yếu, nhưng quân Pháp có điều kiện cơ động thuận lợi đã nhanh chóng điều quân ứng cứu GM1, GM4 từ Hà Nội xuống Ninh Bình, Phủ Lý, cùng phi pháo... chiếm lại những vị trí đã mất. Quân ta mất dần yếu tố bất ngờ, tiếp tế khó khăn, sức chiến đấu giảm sút. Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận quyết định mở tiếp đợt hai tiến công vào quân địch. Nhưng ngày 4-6 trung đoàn 88 tiến công Chùa Cao không hoàn thành được nhiệm vụ do một số cán bộ chủ quan, dao động trong chiến đấu. Ngày 6-6 các trung đoàn 9 và 57 của đại đoàn 304 đánh Cầu Bút Ngọc Cầm và Núi Sậu cũng không dứt điểm. Ở Hà Nam, khi đại đoàn 320 chuẩn bị tiến công Núi Gà thì ngày 3-6, một tiểu đoàn địch bao vây đánh vào 1 đại đội của trung đoàn 64 ở Đông Lương. Các chiến sĩ ta đánh trả, phá vòng vây, diệt 200 tên địch, quân ta thương vong một tiểu đội. Từ thực tế chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ đại đoàn 320 ở mặt trận này đã giúp nhà văn Phù Thăng viết cuốn tiểu thuyết "Phá vây" sau này. Hình thức đánh địch ở mặt trận thời gian này cũng chuyển sang một hướng mới: đẩy mạnh chiến tranh du kích, bảo vệ mùa màng, củng cố và khuếch trương thắng lợi chính trị, phát triển ngụy vận, tranh thủ tiêu diệt sinh lực địch, chống càn quét... Một lực lượng lớn quân ta được rút ra. Chỉ để lại trung đoàn 36 của đại đoàn 308, trung đoàn 9 của đại đoàn 304 và trung đoàn 64 của đại đoàn 320 ở lại chiến đấu cho đến ngày 20-6-1951 thì kết thúc chiến dịch. Do tác chiến ở vùng đồng bằng, mặc dầu đã chọn nơi địch sơ hở, yếu nhất để đánh, nhưng đại đoàn 308 và 304 vẫn chưa quen chiến đấu tập trung ở vùng địa hình đông dân (chỉ có đại đoàn 320 có kinh nghiệm thọc sâu vào vùng địch hậu để phá khối ngụy, tề...) nên kết quả chiến thắng của chiến dịch Quang Trung bị hạn chế. Nhưng đó cũng chính là những bài học cho bộ đội ta trưởng thành qua từng chặng đường để đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và vinh quang. NGUYỄN HỒNG HÀ

* 40

VSTK - 3545


1

2

3

4

5

6

7

8

9

Mặc dù đã thất bại ở mặt trận Sông Đáy nhưng bên trong đồng bằng sông Hồng với phòng tuyến bunkers của De Lattre bao bọc vẫn bị các lực lượng bộ đội du kích CSVM phá rối, với trung đoàn 42 và 64 đang tiến về Thái Bình và Hưng Yên và gần đây, một tiểu đoàn của trung đoàn 48 CSVM thuộc đại đoàn 320 đã xâm nhập vào xả Cẩm Chế huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương tại một địa điểm có tên gọi là Chợ Cháy đe dọa Binh Đoàn I cơ động của Pháp khiến cho binh đoàn nầy không còn có thể là binh đoàn giao liên giữa Hà Nội với mặt trận sông Đáy.

10 11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Ngay từ lúc trở về Bắc Việt sau khi chôn cất con trai ở Pháp, ngày 08/06/1951 tướng De Lattre nhất quyết triệt hạ căn cứ của Trung đoàn 48 ở Chợ Cháy. Ngày 18/06/1951, mặc cho mưa gió giông bảo, 6 tiểu đoàn quân binh của Pháp đã bao vây huyện Thanh Hà và tiến lần vào mục tiêu Chợ Cháy, chiến đấu từng làng một dưới mưa bảo nhưng cũng không thể ngăn chận được đường rút lui của Trung đoàn 48 CSVM và vượt thoát về phía Nam trong đêm 19 xuyên qua các đồng ruộng, đầm lầy ngập nước vì mưa lũ. Trận Sông Đái chấm dứt với sự chiến thắng của quân đội viễn chinh Pháp nhưng thực sự thì phía Pháp không thành công một cách trọn vẹn bởi vì ngoài ý đồ thử sức để đánh giá khả năng tác chiến của các binh đoàn chủ lực của mình trong các trận đánh công đồn đã viện, VSVM có một mục tiêu quan trọng khác trong các chiến dịch của họ là cầm chân quân Pháp để luồn lách xâm nhập các vùng đồng bằng 6 tiểu đoàn chủ lực vào tỉnh Thái Bình và Hưng Yên, những nơi mà quân Pháp chưa bao giờ có thể bình định thành công, để thu đoạt lúa gạo để chở ra vùng giải phóng của CSVM.253 Cũng qua trận chiến Sông Đáy người Pháp mới thấy rõ được thực lực yếu kém của các tổ chức Lực lượng vũ trang Công Giáo tự trị của hai Giám mục Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi ở giáo phận Phát Diệm và Bùi Chu. Chính người Pháp đã huấn luyện, gây dựng và cung ứng vũ khí cho 2 giáo phận để thành lập 2 đội binh cơ động tự trị hoàn toàn là người công giáo, không theo lệnh và luật pháp của chính quyền Quốc Gia Việt Nam mặc dù các giáo phận nầy nằm trong vùng quốc gia kiểm soát nhưng lại liên minh với quân đội Pháp để chống CSVM. Trước đây, ngày 25 tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh đích thân đến Phát Diệm, chính thức mời Giám mục Phát Diệm làm Cố vấn tối cao

38

VSTK - 3546


15

của Chính phủ lâm thời ở Hà Nội. Hai đội binh nầy chịu đồng hóa vào quân đội Quốc Gia Việt Nam vào đầu năm 1951 để hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ nhất là những sự cử nhiệm viên chức đầu tỉnh Phát Diệm, Bùi Chu phải là người Công giáo với sự đồng ý của hai giám mục. Sự đồng hóa chỉ là miễn cưỡng và hình thức, trên thực tế, hai giáo phận nầy vẫn tiếp tục giữ nguyên tình trạng độc lập và tự trị của mình. Trong hai ngày bộ đội CSVM tấn công các đồn bót ở Phát Diệm, các quân binh của lực lượng Công Giáo tự trị đã không nhiệt tình chống trả và thường chịu thua rút lui khỏi các đồn bót một cách nhanh chóng. Nếu không có sự tiếp ứng kịp thời của quân Pháp và các lực lượng trú phòng Việt-Pháp thì mặt trận chống đở phía Tây Phát Diệm đã bị CSVM chiếm mất. Kể từ sau trận Sông Đáy, tướng De Lattre quyết định việc bố phòng lại tất cả quân khu, tiểu khu quân sự ở Bắc Việt mà việc chính yếu là lực lượng quân đội Pháp phải trực tiếp trách nhiệm và chỉ huy kể cả 2 tiểu khu Phát Diệm và Bùi Chu.254

16

5 – Cao Ủy Đông Dương De Lattre thực hiện chương trình cải tổ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

nền hành chánh, quân sự của chính quyền Quốc Gia Việt Nam

Những chiến thắng liên tiếp của tướng De Lattre đã tạo ra một không hòa hoan và hiểu biết đối với chính quyền Quốc Gia Việt Nam của Bảo Đại. Tuy nhiên, thành phần nội các chính phủ của thủ tướng Trần Văn Hữu chưa đạt được tiêu chuẩn đoàn kết nhiều thành phần Quốc Gia chống cộng sản cho nên chưa có được những chính sách đồng nhất bên trong nội bộ nhất là về mặt hợp tác ngay thẳng và bình đẳng với chính quyền Pháp ở Đông Dương. Thủ tưởng Trần Văn Hữu đã một lần cải tổ nội các vào tháng 02/1952 nhưng vẫn chưa làm hài lòng nhóm đảng Đại Việt, giáp phái Cao Đài và thành phần Công Giáo do Nguyễn Đệ đại diện. De Lattre đã thúc đẫy thủ tướng Trần Văn Hữu loại trừ những phần tử bất mãn và chống đối trong nội các đưa đến việc trục xuất thành phần đảng Đại Việt cực đoan bằng qua việc thay thế thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí và thay vào đó một thành phần quốc gia ôn hòa hơn là bác sĩ Đặng Hữu Chí. Nhân dịp nầy, giám đốc công an mật vụ Nguyễn Văn Tâm đã thẳng tay bắt nhốt và loại trừ các đảng viên đảng Đại Việt đang có chức phận trong chính quyền quốc gia Việt Nam. Tại miền Trung, Thủ hiến Phan Văn Giáo lộng quyền không tuân hành đường lôi chung của chính phủ khiến De Lattre phải đề nghị Bảo Đại phải cất chức Giáo. Trần Văn Hữu một đối thủ thuộc thành phần công giáo của Giáo là Trần Văn Lý thay thế.

38

VSTK - 3547


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Theo cái nhìn của tướng De Lattre thì giáo phái Cao Đài là thành phần tham vọng quyền lực nhiều hơn so với các đảng phái quốc gia khác. Với việc tướng Trịnh Minh Thế Tham mưu trưởng quân đội giáo phái Cao Đài bỏ vùng Quốc gia mang theo hơn một tiểu đoàn binh sĩ đi vào mật khu riêng khiến cho tướng De Lattre càng thêm khó chịu bực bội và cho rằng đây chỉ là hành động gây áp lực để đòi thêm quyền hạn trong chính quyền Quốc Gia Việt Nam. Sau những cuộc hành quân càn quét và bình định của Pháp qua 2 chiến dịch Méduse và Reptile, chính quyền Quốc Gia Việt Nam đã bắt đầu có những hành động chính trị và quân sự để củng cố quyền hạn của mình và làm tình hình thay đổi một cách đáng kể chẳng hạn như sau vụ Bùi Chu-Phát Diệm, chính quyền đã ra lệnh cấm nghiêm nhặt mọi sự giao thông liên lạc và buôn bán giữa vùng chính quyền kiểm soát và vùng tạm chiếm hay mật khu của CSVM cận kề 2 giáo xứ nầy có ý nghĩa như là một hình thức phong tỏa kinh tế đối phương. An ninh tại các vùng vừa được quân đội Pháp bình định được đặt dưới quyền hạn rộng rãi của trùm mật vụ Công An và Cảnh Sát Nguyễn Văn Tâm khiến cho các nhóm du kích CSVN nằm vùng phải e dè nằm yên không để lộ hình tích một cách tự do thoải mái như trước đây. Chính sách của cao ủy Đông Dương De Lattre là không nên chèn ép chính quyền Quốc Gia một cách ép buột nhưng chỉ cần làm sáng tỏ cho thấy rằng người Pháp không còn có thể gánh vác lấy một mình để ngăn chặn toàn thể nước Việt Nam không bị nhuộm đỏ bởi CSVM đang được 2 khối CS sừng sỏ Nga- Hoa trợ giúp dồi dào. Vì thế, toàn dân Việt Nam phải tham gia vào chiến cuộc nầy chứ không thể dửng dung đúng ngoài nhìn binh lính Pháp phải hy sinh như hiện nay bởi vì đây là chiến tranh của người Việt Nam chứ không còn thuần túy là chiến tranh của người Pháp như trước đây. Để đánh động tinh thần quân đội quốc Gia Việt Nam, De Lattre đã dung chiến dịch tâm lý để khích đông tổi trẻ Việt Nam trong vùng Quốc Gia: trong một buổi lễ phát phần thưởng cho học sinh ưu tú của trường Chasseloup Laubat, De Lattre đã đọc bài diễn văn, trong đó có đoạn văn như sau: “Các em phải hành động như những người lón, nghĩa là nếu các em là Cộng sản thì hãy vào mật khu với CSVM bởi vì ở đó là nơi có những kẻ chiến đấu VSTK - 3548


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

mù quán vì một mục tiêu xấu. Nếu các em là những người yêu nước thì hãy chiến đấu cho nước mình bơi vì cuộc chiến nầy chính là cuộc chiến của các em. Nước Pháp hiện giờ chỉ chú trọng vào việc thực hiện có giới hạn lời hứa của mình đối với nước Việt Nam cũng như thi hành phần nhiệm vụ của mình đối với thế giới Tự do trong cuộc chiến chống hiểm họa Cộng Sản. . . .Quân đội Quốc Gia là biểu tượng nền độc lập của nước Việt Nam. Quân đội chỉ có thể khai triển với điều kiện là phải có những cấp chỉ huy điều khiển mà chỉ có các em mới có thể thực hiện được điều kiện nầy ….Các em là những thành phần được ưu đãi học hành, các em cũng phải đổi lại sự ưu đãi nầy bằng cách nhận lấy trách nhiệm hàng đâu trong quân ngủ.” 255 Thái độ quần chúng ở Sài Gòn không còn thờ ơ với tình hình của đất nước hiện hay biểu tình chống đối khiến cho De Lattre phấn khởi: tại Sài Gòn, ngày 06/06/1951, Q.T. Bảo Đại chủ tọa lễ long trọng kỷ niệm trước đại diện của 3 miền Nam-Trung-Bắc và các sắc tộc thiểu số. Mỗi đại diện mang theo một nhúm đất của địa phương mình để trộn vào một lư bình đạt trên bàn thờ Tổ Quốc. Hơn 3 vạn người đã đến trong dịp nầy để chứng kiến các binh đoàn quân đội Quốc Gia Việt Nam diễn hành bất chấp mọi hăm dọa khủng bố của đặc công CSVM nằm vùng. Điều làm cho De Lattre càng vui mừng hơn chính là việc Q.T. Bảo Đại đã bắt đầu có thái độ hòa dịu, tin tưởng hợp tác với đương sự qua sự hiện diện của quốc trưởng Quốc Gia Việt Nam bên cạnh Cao Ủy Đông Dương trong ngày lễ độc lập 14/07 của nước Pháp với cuộc diễn hành của 12,000 quân binh Pháp - Việt trên bờ hồ Hoàn Kiếm trong đó có nhiều tiều đoàn của quân đội Quốc Gia Việt Nam trước một số dân chúng kỹ lục hơn trăm ngàn người dân khắp nơi tụ hội về Hà Nội để xem rồi tự giải tán một cách êm đẹp.256 Tướng Cao Ủy Tòa quyền ở Đông Dương De Lattre de Tassigny đã thành công nhiều mặt nhất chiếm được lòng tin và thiện cảm người dân Việt Nam không Cộng Sản, một điều mà từ trước đến nay chưa có một Cao Ủy Đông Dương nào, chưa có một tướng tá hay đô đốc nào của nước Pháp làm được. Tuy vậy, De Lattre không chủ quan quá mức về sự thành công của mình mà cũng không quá ảo tưởng về tình hình quân sự hiện tại khi phải nhìn về tương lai với sự đe dọa đáng sợ của khối Cộng sản khổng lồ Trung Quốc một khi chiến tranh Cao Ly đã được giải quyết. Nước Pháp không thể mà cũng không đủ khả năng chiến đấu đơn độc một mình để chống Cộng Sản ở Đông Dương. Ngay cả trong trường hợp không có sự can dự trực tiếp của CSTQ vào cuộc chiến ở Việt Nam giống như ở Cao Ly thì người Pháp cũng không thể VSTK - 3549


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

nào tìm ra được một giải pháp ngắn hạn nhưng hữu hiệu để tiêu diệt hết một bộ đội CSVM di động như chất lỏng đang len lỏi lan tràn khắp nơi với sự phù hộ che dấu của rừng núi, địa hình trắt trở ở Bắc Việt giúp cho bộ đội của họ khi lui về thế phòng ngự thì khó có thể bị quân binh của Pháp truy lùng càn quét bằng bôm đạn hay bằng máy bay, tàu chiến, giang đỉnh há mòm hay bằng xe bọc sắt hạng nặng. Quân đội viễn chinh Pháp có thể tiêu diệt nặng nể bộ đội CSVM chỉ khi nào các đơn vị hay lực lượng chủ lực của họ trong những trận địa rộng lớn cần phải tập trung thật nhiều quân để tấn công biển người quân Pháp. Về mặt bình định thì có thể thực hiện được phần nào bằng cách chận đứng và cắt đứt nguồn tiếp vận nhân lực và kinh tế qua trung gian của dân chúng trong những vùng xôi đậu ninh chưa được phục hồi vững chắc. Tuy nhiên, với sự tiến bộ và phát triển của chính quyền Quốc Gia Việt Nam với chương trình quy động nguồn tài lực và nhân lực hiện nay thì chương trinh bình định rất có triển vọng thành công và hiển nhiên là phải chấp nhận một cuộc đối đầu trường kỳ lâu dài như CSVM đã chọn lựa và đang áp dụng. Đối với cá nhân của De Lattre thì đã có sự lựa chọn dứt khoác: Không thương lượng với VMCS và đã tuyên bố thẳng thừng với tổng thống Pháp Vincent Auriol rằng nếu chính phủ Pháp muốn đương sự đề xuất ra một cuộc thỏa hiệp hòa bình với CSVM vào lúc nầy thì đương sự sẽ từ chức ngay tức khắc.257 Như vậy dự kiến của De Lattre là người Pháp phải bám giữ Đông Dương và nước Pháp có thể giải quyết cuộc chiến nầy qua sự trợ giúp của Hoa Kỳ mặc dù De Lattre biết rằng hiện giờ Hoa Kỳ vẫn còn nghi kỵ về việc Pháp chưa muốn trả độc lập thực sự cho các quốc gia Đông Dương và chỉ viện trợ cầm chừng nhỏ giọt để người Pháp tiếp tục chiến đấu nhưng không thể nào thắng cuộc. De Lattre cần phải giải tỏa mối nghi kỵ nầy cho nên đã nhất quyết sang tận Hoa Thịnh Đốn ở Hoa Kỳ để giải độc và thuyết phục những nhân vật trọng yếu trong chính quyền của tổng thống Truman về chính sách của Pháp đối với quốc gia Việt Nam hiện nay là trung thực không có hậu ý xấu. 5.1 – Chuyến Mỹ du của De Lattre

Tướng De Lattre rời Sài Gòn đi Paris ngày 28/07/1951 để chuẩn bị cho chuyến Mỹ du của mình sẽ kéo dài từ 13/08 đến 18/09/1951. Trước đó, vào tháng 02/1951 Hồ Chí Minh thấy đã đến lúc cần cho đảng CSVM có một diện mạo hấp dẩn và đễ che đậy lớp da màu đỏ của VSTK - 3550


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

đảng CSCVM nhưng lại gián tiếp cho thấy đây là một bộ mặt thật CS Mác-Lênin nhưng là một đảng của những người Lao Động thuần túy, thanh lọc những phần tử CS có xu hướng Quốc Gia địa phương không còn được đảng CSVM ở Bắc Việt tin tưởng về khả năng lãnh đạo một chủ nghĩa CS chân chính và tất cả mọi tổ chức ăn theo luộm thuộm khác đã có từ năm 1945: từ nay chỉ có một đảng duy nhất: Đảng Lao Động, một đảng CS thuần túy đang đe dọa nước Việt Nam và toàn vùng Đông Nam Á Châu. Đây chính là một trong những chứng cớ và lý do thuyết phục để De Lattre làm hành trang mang theo trong chuyến du hành sagg Hoa Kỳ. Ngoài cơn ác mộng biển người CSTQ tràn sang VM và khắp các vùng Đông Nam Á Châu sau trận chiến Triều Tiên cũng là một nguy cơ nhãn tiền tướng để De latte có thể đánh động tâm lý lo âu phòng xa của dân chúng Hoa Kỳ từ phía bên kia Thái Bình Dương. Ở Hoa Thịnh Đốn, ở Nữu Ước, tướng De Lattre đã được dân chúng Hoa Kỳ đón tiếp nồng nhiệt gây ngạc nhiên cho dư luận khắp năm châu. De Lattre đã gặp tổng thống Truman, hội kiến giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ, với Hồng y Spellman., nói chuyện trên đài phát thanh, trên đài truyền hình, đối diện thật gay cấn với các cuộc họp báo, phỏng vấn, bấu ở đâu De Lattre Đa bảo vệ và thành công một cách ngoạn mục luận án Chiến Tranh chống CS ở Việt Nam và Đông Dương của mình và còn tuyên bố một cách tin tưởng mọi việc sẽ dược thu xếp ổn thỏa vào cuối năm 1953 với điều kiện là không có sự can dự trực tiếp của CSTQ. Trong một bản tuyên bố chung với tướng De Lattre, Hoa Kỳ đã hứa rằng sẽ cứu xét lại chương trình viện trợ và sẽ đẩy nhanh hơn tiến trình cung cấp viện trợ cho quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương và cho việc thành lập quân đội Quốc Gia Việt Nam của Q.T. Bảo Đại. Trước khi trở lại Đông Dương, De Lattre đến Luân Đôn/Anh Quốc để lập lại những gì mà đương sự đã làm để gặt hái được sự ủng hộ của nhân dân cùng với chính phủ Hoa Kỳ và bây giờ kết quả ở Luân Đôn cũng có một mức ngang bằng ngoạn mục như thế. Sau đó, De Lattre còn ghé qua Rô Ma diện kiến Giáo Hoàng Pius XII để trình bày tình hình đặc biệt của những tín đô Công Giáo ở Việt Nam để mong được giáo hoàng tạo ảnh hưởng đối với họ trong công cuộc chống cộng sản chung với người Pháp và chính quyền Quốc Gia Việt Nam. Giáo hoàng Pius XII hứa sẽ phái ngay sang Việt Nam một khâm mạng tòa thánh là đức Hồng Y Dooley. Một đại hội các giám mục và tổng Giáo mục được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28/10/1951 dưới sự chủ tọa của Hồng Y khâm mạng Tòa Thánh Rôma Dooley để thành lập một mặt trận Công VSTK - 3551


1

2

3

4

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31

Giáo Đoàn Kết nhằm quy tụ về một mối 2 triệu tín đô Công Giáo ở Việt Nam để ủng hộ Q.T. Bảo Đại.257bis. Trong bức thư chung đề ngày 09/12/1951 của đại hội là người ta thấy có tên 2 giám mục của giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm và có đoạn viết như sau: Animé par le sentiment de notre grave responsabilité devant Dieu et d'une grande affection pour vous tous, nos très chers frères, nous estimons qu'il est de notre devoir de vous mettre en garde contre le très grand danger du communisme athée, qui est le plus grand danger existant de nos jours. Le communisme est la négation de Dieu, la négation de toute religion, la négation de l'existence d'une âme immortelle, la négation des droits de la personne humaine et de la famille. Il y a la plus entière opposition entre l’Église Catholique et le communisme à tel point que notre Saint Père le pape a déclaré qu'il est absolument impossible d'être à la fois communiste et catholique et que tout catholique qui adhère au parti communiste est par le fait même séparé de L’Église. Non seulement, il vous est interdit d'adhérer au Parti Communiste, mais vous ne pouvez pas coopérer avec lui ou faire quoi que ce soit qui puisse de quelque facon amener le Parti Communiste au pouvoir. Dịch:

Tác động bởi trách nhiệm nặng nề của chúng tôi trước Chúa và với một tình yêu lớn dành cho anh em, chúng tôi thấy cần phải nhắc nhở các anh em hãy cảnh giác trước hiểm họa Cộng sản vô thần là một hiểm họa lớn nhất trong thời đại chúng ta, Cộng sản chối bỏ Chúa, chối bỏ tín ngưỡng, chối bỏ linh hồn bất diệt, chối bỏ nhân quyền và gia đình. Lại còn có sự chống đối toàn diện ác liệt giữa Cộng sản và giáo hội, đến nỗi đức thánh Cha đã phải tuyên bố quyết liệt rằng không thể nào có thể vừa là Công giáo vừa là Cộng sản. Và người Công giáo khi gia nhập đảng Cộng sản, bằng hành vi ấy đã xa lìa giáo hội. Không những anh em bị cấm không được gia nhập đảng Cộng sản, mà anh em còn không được cộng tác để làm bất cứ điều gì để có thể đưa đảng ấy lên cầm quyền. Hiểm họa quá lớn và những hậu quả rất ghê sợ, nên chúng tôi cũng buộc lòng phải cảnh giác anh em trước những lèo lái hay xảo thuật Cộng sản đã dùng để lừa bịp dân chúng chỉ nhằm chiếm đoạt được mục tiêu của họ. 258

GM Tadeo Lê Hữu Từ - Phát Diệm

GM. Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi

5.2 – Trận đánh Nghĩa Lộ 32

33

34

35

36

Trong khi vắng mặt dài hạn của tướng De Lattre , tướng Salan đã dược ủy nhiệm quyền Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Tại Nam Việt, tướng Chanson Ủy viên chính phủ Pháp ở Nam Việt (Thống đốc Nam Kỳ) và Thủ hiến Nam Việt Thái Lập Thành bị khủng bố ám sát chết tại Sa Đéc ngày 31/07/1951.Theo dư luận của VSTK - 3552


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

người Pháp thì kẻ khủng bố là một thuộc hạ của tướng Cao Đài ly khai Trịnh Minh Thế. Sau khi Chanson chết thì tướng Salan kiêm luôn chức vụ Uỷ viên chính phủ và Chỉ huy quân Pháp tại Nam Việt. Mùa Hè, từ 24/08/1951 tướng Salan đã tiếp tục thực hiện các chiến dịch càn quyết và bình định do tướng Chanson đã hoạch định trước khi bị ám sát ở Sa Đéc nhằm mục đích tái chiếm mật khu Đồng Tháp Mười (la Plaine des Joncs Đồng Cỏ Lát hay Đồng Cỏ Bàng) vùng đồng bằng sôn Cửu Long, tịch thu 80 tấn muối, 2,300 tấn thóc, phá hủy 3,700 nhà lá.259 Một cuộc hành quân bình định khác được thực hiện nhắm vào một chiến khu của CSVM ở về phía Đông Bắc tỉnh Biên Hòa (Chiến khu D) từ ngày 09 đến 13/08/1951 để tiêu diệt tổng hành dinh Nam bộ của tướng CSVM Nguyễn Bỉnh và Trần Văn Trà. Tuy nhiên tướng Nguyễn Bình đã bị Đảng Lao Động bị gọi về Việt Bắc trình diện. Trên đường ra Bắc xuyên qua phía Đông Bắc của lãnh thổ Cao Miên gần tỉnh Stung Treng, Nguyễn Bình bị phục kích và sát hại. Một cán bộ CS chính thống là Lê Duẫn thay thế. 260

http://www.fondationmarechaldelattre.fr/images/phototek/Indochine%201946-1954.pdf 17

18

19

20

21

22

23

24

25

Kể từ 25/09/1951, tướng De Linarès đã mỡ hàng loa65t chiến dịch càn quét ở vùng châu thổ Bắc Việt tùy theo thời cơ. Chiến dịch Trái chanh/ Citron trên một vùng rộng 100 km2 ở phía Bắc sông Luộc (Canal des Bambous), phía tây Ninh Giang để truy lùng trung đoàn 42 và 2 tiểu đoàn du kích CSVM nhưng không đạt được kết quả. Ngày 30/09/1951 tướng De Linarès đích thân chỉ huy cuộc hành quân Trái Quít /Mandarine kéo dài đến o8/10/1951 để truy lùng trung đoàn 42 CSVM nhưng chỉ khiến cho trung đoàn bị phân tán chứ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn và vĩnh viễn. 260bis VSTK - 3553


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Kể từ giữa tháng 09/1951, tình báo quân sự của tướng ủy nhiệm Raoul Salan đã phát giác được ý đồ của CSVM đang chuẩn bị mở ra một chiến dịch tấn công trong vùng Tây Bắc mà mục tiêu là thị trấn Nghĩa Lộ khoảng 80 km về phía tây nam với đa số dân là sắc tộc Thái hiện do quân Pháp đóng giữ. Đại đoàn 312 của thượng tá Lê Trọng Tấn đa số là những người Thổ chưa có kinh nghiệm chiến trường đã vượt qua thung lũng sông Hồng đưa quân CSVM vào vùng Yên Bái.261 Nghĩa Lộ nằm ngay trên trục giao mà CSVM có thể dụng để chuyển vận tiếp tế từ Trung Quốc qua Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên Phủ. Quân Pháp ở đây có hai đơn vị trấn giữ, chia ra Đồn thượng trên ngọn đồi cao nhìn xuống thị trấn và Đồn hạ, một đồn thấp nằm ngay trong thị trấn.* Đây là dấu hiệu khởi sự chiến dịch Lý Thường Kiệt của CSVM ờ phía Tây Bắc để thu hút các binh đoàn cơ động trừ bị của Pháp lên miền thượng du núi rừng của sắc tộc Thái để các binh đoàn chủ lực khác của họ có thể xâm nhập dễ dàng hơn vào các vùng Đồng bằng sông Hồng bên trong phòng tuyến De Lattre. Như vậy, trận chiến nới rộng lên miền núi sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho trận chiến giành dân ở vùng đồng bằng. Tướng Salan thấy cần phải phòng thủ thị trấn Nghĩa Lộ do đó đã tăng cường tiểu đoàn I lính Thái để mở một khu vực an ninh từ 14/09/1951 để 2 tiểu đoàn lính nhảy dù sẽ được thả xuống can thiệp trong tương lai.262 Chiến dịch Lý Thường Kiệt khởi động vào ngày 25/09/1951. Đại đoàn 312 với sự phối hợp giữ an ninh hộ tống của quân du kích địa phương đã chia thành 2 cánh quân rời vùng Yên Thế tiến quân đến Nghĩa Lộ theo thế gọng kềm. Cánh quân I gồm có bộ chỉ huy hành quân với 2 trung đoàn 141 và 209 cùng với đơn vị pháo binh di chuyển từ hướng hướng Tây rất khó khăn trên một con đường mòn bỏ hoang để tiến Tây rất khó khăn trên một con đường mòn bỏ hoang để tiến xuống phía Bắc lòng chảo Nghĩa Lộ (cánh đồng Mường Lò). Cánh quân thứ II là Trung đoàn 165 VSTK - 3554


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

từ hướng Yên Bái tới Nghĩa Lộ bằng đường Liên tỉnh RF3. Cả hai cánh quân đều di chuyển rất chậm vì đường lầy lội trơn trợt và chỉ di chuyển về đêm cho nên mỗi ngày chỉ đi được vài cây số. Trận đánh mở màn vào đêm 01/10/1951. Trung đoàn 165 tấn công hai tiền đồn ngoại biên của Nghĩa Lộ. Quân đồn trú Thái kháng cự mãnh liệt nhưng bị biển người CSVM tràn ngập. Hướng Bắc lòng chảo Nghĩa Lộ bị mở ngõ, Tr.Đ. 165 CSVM tiến xuống thị trấn Nghĩa Lộ để bắt liên lạc và tấn công với cánh quân I cùng một lúc vào vào trung tâm thị trấn. Tuy nhiên, Tr.Đ.165 vì phải mất thời gian chiến đấu triệt hạ đồn Cả Vinh nên đã không kịp tới được Sơn Búc như dự định để hợp đồng với tấn công cùng một lúc với cánh quân thứ I như kế hoạch đã dự định. Tr.Đ.165 và cánh quân I còn cách xa nhau khoảng 25 km. Chính ngay vào lúc nầy tướng Salan đã cho thả tiểu đoàn VII nhảy dù xuống Gia Hội, cách Nghĩa Lộ 20km về hướng Tây Bắc để tấn công sau lưng cánh quân I của CSVM. Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đại đoàn 312 không thể chở đợi Tr.Đ.165 lâu hơn nữa, ra lệnh cho cánh quân I tấn công trung tâm Nghĩa Lộ vào buổi tối 02/10/1951 bằng Tr.Đ.141 và 01 tiểu đoàn của Tr.Đ.209; phần lớn còn lại của Tr.Đ.209 được phối trí đón đánh cầm chân tiểu đoàn VII lính dù của Pháp.

Tr.Đ.141 bị quân bố phòng trung tâm Nghĩa Lộ chống cự mãnh liệt suốt đêm 02 đến rạng sang 03/10/1951 nên phải ngừng tấn công trong khi đó, vào sáng ngày 03/10/1951, tiểu đoàn I lính dù bị cánh quân I VSTK - 3555


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

của Lê Trọng Tấn vây hãm ở hướng Tây-Nam cách Gia Hội 8 km nhưng phải rút lui vì sức kháng cự của lính dù quá dũng mãnh. Chiều ngày 04/10/1951, tướng Salan cho tăng cường thêm tiểu đoàn II lính dù nhảy xuống Gia Hội. Để bảo vệ hướng tấn công của T.Đ.II và tiểu đoàn VIII lính dù tiến về phía Khâu Vác.Tướng Lê Trọng Tấn vội vã rút về 01 tiểu đoàn quân của Tr.Đ.209 đang cùng Tr.Đ141 tiến về trung tâm Nghĩa Lộ. Vào lúc đó thì Tr.Đ.165 ở phía Tây chỉ mới bắt đầu tấn công vào Sơn Búc. Tình thế khó khăn được báo cáo về hành dinh của Nguyên Giáp nhưng Giáp vẫn ra triệt hạ Nghĩa Lộ bằng mọi giá. Tất cả cuộc tấn công tiếp theo của CSVM trên khắp p mặt trận Nghĩa Lộ và Sơn Búc đều không thành công từ đêm 04 rạng ngày 05/10/ 1951. Tướng Salan lại gửi thêm tiểu đoàn X lính dù người bản xứ để tăng viện. 263 Chiều ngày 07/10/1951, Lê Trọng Tấn báo cáo đại đoàn 312 đã cạn lương thực và đạn dược, dân công chiến trường bỏ trốn.

16 17

18

19

20

21

22

23

24

Ngày 10/10/1951, đại đoàn 312 CSVM bắt đầu rút lui về phía Yên Báy. Võ Nguyên Giáp lại thất bại mặc dù vắng mặt De Lattre và không có phần can dự của các binh đoàn bộ binh cơ động G.M (G.M: Groupes Mobiles) của Pháp. Đây là một chiến thắng đặc biệt đối với tướng Salan bởi vì chỉ cần huy động 3 tiểu đoàn quân nhảy dù thuộc quân số tổng trừ bị của Pháp ở Bắc Việt và một tiểu đoàn quân sắc tộc Thái đồn trú ở Nghĩa Lộ mà Salan đã có thể bẻ gãy được chiến dịch Lý Thường Kiệ đế tiến chiếm Nghĩa Lộ với hơn 10 tiểu đoàn quân chủ lực CSVM. 264 Bài đọc thêm:

CHIẾN DỊCH LÝ THƯỜNG KIỆT (Tiến công, từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 31 tháng 10 năm 1951) 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Chiến dịch đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Quang Huy lên Ca Vịnh, Ba Khe, Sài Lương và từ Phong Tô qua Bình Lư tới Than Uyên. Chiến dịch đạt được các yêu cầu đặt ra, làm thay đổi cục diện ở Tây Bắc, góp phần vào thắng lợi chung của chiến cuộc Đông Xuân 19511952. Nhưng chiến dịch cũng bộc lộ những khuyết điểm chính là: công tác chuẩn bị thiếu chặt chẽ, không giữ được bí mật nên sớm bị địch phát hiện được ý định. Chúng đã cho rút lực lượng đóng tại các vị trí ngoại vi về tăng cường để giữ Nghĩa Lộ (một tiểu đoàn). Việc điều hành chiến dịch giao hoàn toàn cho Đại đoàn 312 đảm nhiệm. Đại đoàn chưa quen điều hành nên gặp khó khăn, lúng túng. Các cơ quan cấp trên chưa thấy hết khó khăn của đại đoàn, do đó việc giúp đỡ của Bộ Tổng tham mưu VSTK - 3556


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11

cho đại đoàn còn ít. Về nguyên nhân khuyết điểm, đồng chí Lê Trọng Tấn, Tư lệnh đại đoàn cho rằng: “việc di chuyển bộ đội quá chậm, nên địch đã biết và chuẩn bị đối phó. Từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ, ta mất năm ngày hành quân vất vả, nhưng địch tăng cường quân dù từ Hà Nội lên chỉ mất một giờ! Tây Bắc là địa hình rừng núi, nhưng trong thực tế, bộ đội ta đánh nhau với quân dù trên đồng ruộng ban ngày như ở chiến dịch Trung Du, có pháo binh và không quân yểm trợ, chúng vẫn gây cho ta nhiều khó khăn thiệt hại. Ở địa bàn này tiếp tế cho bộ đội bằng quang gánh của dân công trên hàng trăm ki-lô-mét vẫn là vấn đề nan giải. Trước khi mở chiến dịch đại đoàn chưa nhìn thấy hết những khó khăn này”. 265

* 5.3 – Chiến thắng mặt trận Hòa Bình của De Lattre, một chiến thắng vắng bóng đối thủ 12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Vào cuối tháng 10/1951, tướng De Lattre trở về Đông Dương ngay sau khi tướng Salan chiến thắng mặt trận Nghĩa Lộ. De Lattre say men chiến thắng liền nghĩ rằng đã tới lúc Pháp phải chủ động khởi xướng chiến lược lôi kéo địch quân phải chấp nhận đối đầu với quân Pháp trên trận tuyến do Pháp lựa chọn. Đây là một chiến lược nguy hiểm và táo bạo của De Lattre khiến cho cho các tướng lãnh thuộc quyền đang chủ trương bám trụ miền đồng bằng sông Hồng qua các chiến dịch càn quét và bình định thay vì chủ trương tấn công với quy mô rộng lớn nhằm mục đích tiêu diệt các binh đoàn chủ lực của CSVM bên ngoài vòng đay phòng thủ De Lattre. Giữa sự dẻ dặt và sự táo bạo, De Lattre chọn sự táo bạo. Các tướng lãnh thuộc quyền kể cả tướng Salan đều phải ép lòng ngơ ngẩn tuân theo sự chọn lựa của tướng Tổng tư lệnh quân đội của họ ở Đông Dương. Có rất nhiều động lực thúc ép về mặt chính trị cũng như về mặt quân sự khiến cho tướng De Lattre phải đi đến quyết định như thế. Tại Pháp đã có dư luận ở Quốc Hội cho rằng De Lattre thụ động, không có thế công mà chỉ chờ Việt minh tấn công rồi chống đỡ. Mặt khác cuộc bàn cãi sắp tới tại quốc hội Pháp về dự chi ngân sách chiến tranh Đông dương khiến chính phủ Pháp cần phải có một thắng lợi quân sự ngoạn mục ở Đông Dương để hỗ trợ Ngân sách quân sự nguyên vẹn, không xén bớt ngân sách do chính phủ đưa ra để Quốc Hội phê chuẩn. Ngoài ra còn một yếu tố tâm lý mà ít có dư luận để ý tới: đó là tình trạng của một người biết rằng mình không còn sống được thêm bao lâu nửa cho nên muốn làm một điều gì đó để đời và đó là tâm trạng của De Lattre

36

VSTK - 3557


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

đang mang một chứng bệnh ung thư quái ác không có thuốc chữa trị. Bên cạnh đó, De Lattre còn có một sự tin tưởng chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ đứng sát cạnh đưa tay giúp đỡ tới cùng công trình quân sự của mình và một chiến thắng có tầm cỡ sẽ có một tác động gây niềm tin mạnh mẽ cho Hoa Kỳ cũng như chính phủ và nhân dân của nước Pháp tin tưởng về khả năng của đoàn quân viễn chính Pháp đang chiến đấu với CSVM ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhiều phương án tấn công được bộ tham mưu đem ra bàn luận với De Lattre Không thể chọn phương án đánh lấy lại Lạng Sơn bởi vì quá xa trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng mà lại sát kề bên biên giới với Trung quốc. Hai mục tiêu Thái Nguyên và Phú Thọ cũng được đưa ra bàn luận ve đề nghị. Cuối cùng, theo đề nghị của tướng Salan, De Lattre chọn mục tiêu Hòa Bình để tấn chiếm với 2 lý do như sau: (i)- Mục tiêu chiến trường phải quen thuộc với quân CSVM để dẫn dụ họ khởi động tấn công nhưng đồng thời chiến trường đó có một địa hình thuận lợi cho đoàn quân viễn chinh Pháp có thể xử dụng tối đa sức mạnh hỏa lực hiện đại của mình. Hòa Bình, thủ phủ của sắc tộc người Nùng, là đầu mối các tuyến giao thông đường bộ và thủy lộ rất trọng yếu đối với CSVM vì nó nối hành lang Đông Tây chạy dài từ Việt Bắc đến Thanh Hóa rất cần thiết cho việc tiếp vận bằng nhân lực dân công. (ii)- Mặc dù xứ Nùng là vùng rừng núi khó khăn di chuyển nhưng lại được lợi thế ở gần đồng bằng và nhất là có hai tuyến giao thông khả dụng : a/ đường Thuộc địa R.C.6 và b/ sông Đà. Đường R.C.6 xuyên ngang qua một dãy núi vôi với rừng cây um tùm bao trùm các sườn núi rất có lợi cho bộ đội CSVM phục kích nhưng Hòa Bình chỉ cách đồng bằng 20km và Hà Nội 60km tức là trong tầm hoạt động hữu hiệu cho không quân oanh tạc và tìm kích. Sông Đà khá dài nhưng các tàu chiến của Pháp có thể yểm trợ tiếp số lớn quân bị vận và hỏa lực cho mặt trận Hòa Bình. Từ năm 1946, Pháp đã tái chiếm Hòa Bình bằng lực lượng nhảy dù nhưng rồi phải bo Hòa Bình và rút quân trong hỗ loạn vào tháng 10 VSTK - 3558


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

1950 sau khi CSVM thắng các trận đánh trên đường Thuộc Địa R.C. Sau đó, Hòa Binh lạc hậu của CSVM chỉ có những đơn vị dân quân địa phương yếu kém trú phòng chống giữ. Những binh đoàn chủ lực của VM thì quá xa: Đ.Đ.308 ở Phú Thọ, Đ.Đ.312 ở Yên Báy. Đây là một trận chiến không cân xứng, một trận chiến vắng mặt đối thủ. Trận chiến có hao 2 cuộc hành quân: Cuộc hành binh “Tulipe” ngày 10/11/1951, với 12 tiểu đoàn bộ binh và 5 cụm pháo binh của Pháp bất thần chiếm Chợ Bến để cắt tỉnh lộ R.P.21, đường di chuyển của bộ đội CSVM từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Đoàn quân thiết giáp của đại tá de Castries tiến công hướng Nam để bảo vệ hành lang tuyến đuờng R.P.21 đưa tới Chợ Bến, toán quân biệt kích tiến công hướng Tây cùng một tiểu đoàn dù nhảy thẳng xuống ruộng lúa gần Chợ Bến vào lúc buổi sang cùng ngày, ba mặt cùng tiến vào Chợ Bến. Nhiều cuộc hành binh đoàn yễm trợ khác của Pháp cũng đang diễn ra ở hướng Đông và hướng Nam Chợ Bến. CSVM chỉ kháng cự dọc theo tỉnh lô R.P.21 nhưng bị không quân oanh kích và hỏa pháo mạnh của Pháp can thiệp cho nên phải rút lui. 5 giờ chiều cùng ngày 911 thì Pháp kiểm soát được khắp vùng Chợ Bến. Sau khi đã tiến chiếm Chợ Bến, Pháp thi tiếp tục cuộc hành quân thú 2 được gọi là hành quân Bông Sen /Lotus từ ngáy 13/11/1951 do tướng Raoul Salan chỉ huy. Cũng giống như cuộc hành quân Tulipe, CSVM không kháng cự mà chỉ rútlui khi quân Pháp chiếm Tu Vũ rối vào ngay thị trấn tỉnh Hòa Bình. Ngày 15/11/1951 Salan tuyên bố quân Pháp đã chiếm Hòa Bình, khóa cửa ngõ tiếp vận của bộ đội CSVM. Chiều ngày 15/11, De Lattre đích thân chủ trì cuộc họp báo tại Hà Nội loan tin chiến thắng Hoà Bình và tuyên bố: “Tiến công Hoà Bình đã gây khó khăn lớn cho đối phương. Tiến công Hoà Bình có ý nghĩa chiến lược là chúng ta đã buộc đối phương phải xuất trận. Trận Hoà Bình có ảnh hưởng quốc tế lớn. Ngày 19/11/1951.266

Prise de Hoa Binh par les troupes françaises au Vietnam14 novembre 1951 (http://www.live2times.com/1951-prise-de-hoa-binh-par-les-troupes-francaises-au-vietnam-e--2502/)

VSTK - 3559


* 5.4 - Trận Chiến Hòa Bình 1951-1952: CSVM phản công

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Ngày 19/11/1951,trước lên đường trở về Pháp để chữa bệnh, đích thân tướng De Lattre tới để thị trấn Hòa Bình để ủy lạo và từ biệt đoàn quân viễn chinh Pháp. Dù đang bị cơn bệnh nặng hành hạ, nhưng De Lattre và tươi cười đi duyệt binh gắng huy chương và bắt tay khen ngợi các tướng lãnh thuộc quyền trước khi đưa ra các chỉ thị cần thiết phải làm. Chuyến ra đi lần nầy, De Lattre sẽ không còn có dịp để trở lại Đông Dương nữa để xem kết quả củ công trình đang làm. De Lattre đã thực hiện những gì mà ông cần phải làm để xoay đổi tình thế trong cuộc chiến ở Bắc Việt và ở Đông Dương, phần vụ của ông kể như đã hoàn tất. Phần còn lại phải làm thì đã có đội quân viễn chinh và các tướng lãnh đang phấn khởi lên tinh thần của ông sẽ làm bởi vì theo ông thì “việc giải quyết vấn đề Đông Dương không là bổn phận của một cá nhân nhưng là bổn phận của cả một quốc gia.”267(Yves Gras, p.427). Bà quả phụ De Lattre sau nầy đã kể lại rằng, một nổi ưu tư còn ám ảnh tướng De Lattre khi ông một mình ra mặt trận Hòa Bình ngày 19/11/19511 để ủy lạo binh sĩ Việt-Pháp nhưng lại không có Quốc trưởng Bảo Đại song hành cùng ông trong dịp nầy. VSTK - 3560


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

De Lattre đánh điện về qua trung gian tướng Salan yêu cầu quốc trưởng Bảo Đại du hành ra Hòa Bình để ủy lạo nâng cao tinh thần binh sĩ Việt - Pháp vừa gặt hái được chiến thắng. Cuộc viếng thăm nầy sẽ tạo ra một hiệu quả thuận lợi to lớn trên bình diện tâm lý và chính trị. Quốc trưởng Bảo Đại đã lên đường ra Hà Nội vào ngày 29/11/1951 và ngay sau đó đã cùng tân thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Văn Tâm ra thị trấn Hòa Bình vào ngày hôm sau. De Lattre đã hoan hỉ tâm sự với vợ rằng: ‘Rốt cuộc rồi tôi cũng thuyết phục được ngài Quốc Trưởng. Quốc Trưởng ra tận chiến trường để ủy lạo quan binh của ngài. Ngài Quốc trưởng bây giờ đang ở trên cùng một con thuyền với họ.’ Và đó là niềm thỏa chí cuối cùng trong cuộc đời của tướng De Lattre. 268 Sau cuộc thất bại ở mặt trận sông Đáy CSVM tiếp tục lên kế hoạch cho chiến dịch Đông Xuân 1951-1952 nhằm tái lập những căn cứ trong vùng quân khu III đã bị tàn phá qua cuộc hành quân truy lùng và càn quét Mandarine/Trái Quit của quân Pháp. Võ Nguyên Giáp có ý đồ sẽ cho thâm nhập hầu hết các binh đoànchủ lực CSVM vào miền đồng bằng sông Hồng sau khi đã thu hút một bộ phận lớn đoàn quân trù bị thiện chiến của Pháp lên các miền xứ Thái. Đại đoàn 316 CSVM hoạt động ở phía Bắc đồng bằng cho đến sát các bờ lưu vực sông Bambou. Đ.Đ. 320 hoạt động ở phía nam và được Đ.Đ.304 hỗ trợ ở phía Tây. Các Đ.Đ.308 và 302 hoạt động trong vòng bí mật hướng về Hà Nội. Quân Pháp đánh chiếm Hòa Bình làm đảo lộn kế hoạch ĐôngXuân của CSVM. Sự hiện diện thường trực của quân Pháp ở các xứ người Mường là một hăm dọa thách thức, gây khó khăn cho những chiến lược chuyển vận hành quân của bộ đội CSVM và đây chính là dự kiến bề ngoài mà tướng De Lattre làm mồi khiến cho các binh đoàn chủ lực lớn CSVM phải ra mặt chĩa mũi dùi về phía Hòa Bình để cho máy bay, bom napalm thui đốt và đạn trọng pháo từ các tàu chiến của Pháp nghiền nát. Không biết Võ Nguyên Giáp có rơi vào cái dự kiến giã tạo VSTK - 3561


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

hay không nhưng Võ Nguyên Giáp đã chấp nhận sự thách thức của tướng De Lattre mặc dù có sự cản ngăn của cố vấn quân sự của CSTQ Mai Gia Sinh bởi vì Võ Nguyên Giá nghĩ rằng đây là sự tái diễn của một chiến trường tương tự như chiến trường Cao Bằng và đường Thuộc Địa R.C.4 mà quân Pháp đã bị đại bại và mang tai tiếng vào tháng 10/1950. Võ Nguyên Giáp khởi động tấn công Hòa Bình từ 21/11/1951 với 2 hai đại đoàn 304 và 312 chuyển quân về hướng Hòa Bình. Tuy nhiên Đ Đ.312 Khi còn cách Hòa Bình khoản 70 km về hướng Tây Bắc thì đụng đầu một tiểu đoàn quân người Thái của Pháp đang hành quân càn quét các dân quân du kích của CSVM khiến cho đại đoàn nầy phải bị chậm bước một tuần lễ. 269 Trong khi đó thì Pháp xây một chiến lũy chung quanh sân bay của thị trấn Hòa Bình ở một lòng chảo bao bọc bởi nhiều ngọn núi đá vôi cùng với 05 tiểu đoàn bộ binh và một cơ đội pháo binh trú đóng. Ngoài ra, để canh phòng 2 tuyến giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng nối liền với vùng đồng bằng, Pháp tăng cường thêm trong phạm vi lòng chảo 05 tiểu đoàn đóng dọc theo sông Đà, 04 tiểu đoàn và một cơ đội xe bọc sắt dọc trên đường Thuộc Địa R.C.6 cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị công binh và pháo binh từ Xuân Mai qua Kẽm (xóm Kẽm, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (cách Hà Nôi 60 km đường QL6), Xóm Pheo (Xóm Pheo, một tiền đồn cách 5 km về phía tây-bắc Hoà Bình) để tới Thị xã Hòa Bình. (đường R.C.6 từ Hà Đông qua Xuân Mai tới Hoà Bình, dài khoảng 60 km ). Hệ thống phòng thủ nầy gồm có nhiều đồn bót dọc đường RC.6 và 7 đồn bót dọc 2 bên bờ sông Đà trong đó có 2 đồn lớn quan trọng ở Đồi Đá Chông (Pháp gọi là đồi Notre Dame) (ấp Đá Chông xã Bất Bạc, huyện Ba Vì/Sơn Tây) ở hướng đông-bắc và xã Tu Vũ hướng Tây-Nam (huyện Thanh Thúy/Phú Thọ). 5.4. 1- Trận tấn công của CSVM vào cứ điểm Tu Vũ Ngày 10/12/1951, trung đoàn 88 của Đại đoàn 308 được tăng cường một tiểu đoàn của trung đoàn 36 và tám khẩu sơn pháo 75mm, cùng một đại đội súng phòng không 12,7mm tiến công cứ điểm Tu Vũ, một cứ điểm phòng ngự then chốt của phân khu sông Đà. Cứ điểm này do tiểu đoàn I lính Bắc Phi và một đại đội thuộc tiểu đoàn VI bản xứ sắc tộc người Mường với xe tăng, xe thiết giáp chốt giữ. Cứ điểm được cấu trúc kiên cố, chia làm ba khu, xung quanh được phát quang rộng 100 mét rộng 100 mét và những lớp rào, bãi mìn rộng 24 mét. VSTK - 3562


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

Khu C tách khỏi khu A và B bằng ngòi Lát, do một đại đội đóng giữ, có một lô cốt lớn và 07 ụ chiến đấu. Khu A có một đại đội bộ binh, 06 ụ chiến đấu bao quanh một lô cốt lớn, được trang bị hoả lực mạnh (trọng liên 12,7mm, ĐKZ57mm, cối 81mm). Khu B có sở chỉ huy tiểu đoàn và 02 đại đội bộ binh được trang bị đại pháo không giật 57mm, pháo 37mm, có một lô cốt lớn và nhiều ụ chiến đấu. Tu Vũ còn được sự yểm trợ của 19 khẩu pháo từ Đá Chông, Đá Chẹ. Vào lúc 08 giờ tối ngày 10/12/1951 trung đoàn 88 CSVM chia làm ba hướng tiến xuống chiếm lĩnh trận địa tiến công. Tiểu đoàn 29 (có sở chỉ huy trung đoàn đi cùng) chiếm lĩnh khu B. Tiểu đoàn 23 chiếm lĩnh phía bắc khu A, tiểu đoàn 322 chiếm lĩnh hướng nam khu C. Các loại hoả lực trong cứ điểm bắn ra ngăn chặn, trọng pháo từ các vị trí núi Chẹ, Đá Chông, tạo thành một vành đai lửa bao quanh cứ điểm Tu Vũ.

VSTK - 3563


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=2723.70 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

Các cánh quân của CSVM biển người xóc tới không cần sợ thiệt hại sinh mạng, tìm mọi cánh tiến sát cứ điểm. Một đại đội cảm tử CSVM lợi dụng khoảng ngừng giữa những loạt pháo, nhanh chóng tiến sát cận hàng rào khu A. Các đơn vị khác đều bị dạn trọng pháo của Pháp chặn lại. Tiểu đoàn 322 của Trung đoàn 88 nổ súng đúng giờ quy định chiếm được khu C. 02 giờ sáng ngày 11/12/1951, CSVM pháo kích bắn sập ba lô cốt và dùng mìn bộc phá giật tan hang hàng rào dây thép gai, phá bãi mìn và xung phong vào khu A. Tại khu B, đại đội 23, tiểu đoàn 23 đã dùng kìm kéo cắt rào dây thép gai, xung phong vào đồn, diệt sáu ụ súng. Trong 5 giò chiến đấu quân Pháp hoàn toàn bị bất ngờ vì qua tin tưởng vào sự yểm trợ của trọng pháo từ dồi Đá Chong và Đá Chẹ nhưng bộ đội CSVM vẫn xuất hiện giữa cứ điểm và chiếm sở chỉ huy Số quân Pháp sống sót vội rút lui ra phía bờ sông. 05 giờ sáng ngày 11/12/1951 quân CSVM hoàn toàn làm chủ Tu Vũ và rút quân khỏi cứ điểm vừa mới chiếm. 3 giờ 30 phút ngày 11-12-1951, QĐNDVN làm chủ hoàn toàn trận địa. Chiến thắng Tu Vũ đã làm rung chuyển tuyến phòng thủ sông Đà của quân đội Pháp. Việt Minh hoàn toàn làm chủ tả ngạn sông Đà, khai thông đường vận chuyển từ hậu phương Việt Bắc tới Hòa Bình. Sau đó, CSVM lại đánh phá vùng núi Ba Vì và phục kích tiêu diệt các đoàn tàu tiếp viện trên sông Đà từ Hòa Bình trên sông Đà lên phía Bắc. Cả một dãy dài hạ lưu sông Đà từ Hòa Bình trở đi và vùng núi Ba Vì đã không còn trong vòng tay kiểm soát của quân Pháp nữa. 5.4.2 - Trận tấn công của CSVM đường R.C.6

24

25

26

Bây giờ tướng Giáp chuyển hướng tấn công vào tuyến đường Thuộc địa R.C.6. Trong khi đặt nhiều trọng tâm cho việc lấy lại quyền kiểm soát hạ lưu sông Đà bằng cách triệt hạ cứ điểm ‘chận cổ họng’ Tu VSTK - 3564


1

2

3

4

5

6

7

8

Vũ thì ở thị trấn Hòa Bình và đường R.C.6 CSVM chỉ có những hoạt động dân quân du kích hay du kích địa phương phá rối các đồn bót cô lập hẻo lành và phục kích những đoàn xe tiếp vận của Pháp. Tình trạng nầy bắt đầu chuyển biến kể từ tháng 01/1952 khi đại đoàn 312 CSVM được lệnh di chuyển sang phía đường R.C.6 để tăng cường cho 02 đại đoàn 304, 312 và 02 trung đoàn 36, 88 của đại đoàn 308. Trung đoàn 36 ở ngoài rìa lòng chảo Hòa Bình và trung đoàn 88 ở hướng Tây Xóm Pheo.

Các cứ điểm phòng thủ của Pháp sau khi chiếm Hòa Bình 9

10

11

12

13

14

Đường R.C.6 từ Hà Nội sang phía Tây và được Pháp giữ an ninh cho tới làng Xuân Mai. Từ Xuân Mai trở đi con đường nầy xuyên qua các đồi núi rừng rậm với nhiều ghềnh thác, sông lạch, thung lũng đến Xóm Pheo-Bến Ngọc rồi vòng theo hướng Nam song song với sông Đà. Các đoàn xe tiếp vận tới Bến Ngọc phải dùng phà chở ngang qua sông Đà để tới thị Trấn Hòa Bình. VSTK - 3565


1

2

3

4

5

6

7

Như thường lệ, CSVM dùng chiến thuật công đồn đã viện, tấn công các đồn bót theo cách tiền pháo hậu xung và phục kích tiêu diệt quân tiếp viện. Ngày 31/12/1951, Tr.Đ.9 CSVM tấn công suốt đêm vào đồn Trung Du do một đại đội lính Lê Dương trú đóng, cách xóm Pheo 2km về hướng Đông, để lại chiến trường 190 tử thi vào sáng hôm sau. Đây chỉ là trận đánh mở màn. Trong đêm 07 rạng ngày 08/01/1952, Trg.Đ.88 CSVM tung 4 tiểu đoàn để tấn công các cứ điểm đồn bót của VSTK - 3566


1

2

3

4

5

6

Pháp ở Xóm Pheo, một tiền đồn cách 5 km về phía bắc Hoà Bình do thiếu một thiếu tá Pháp và tiểu đoàn 2 Lê dương trấn giữ. CSVM. Ba tiểu đoàn CSVM tập trung3/4 hỏa lực về cứ điểm Tây Bắc Xóm Pheo, 1/4 còn lại tấn kích các cứ diểm ở những hướngkhác. Bị sức kháng cự dũng mãnh của các lính Lê Dương thiện chiến, Tr.Đ. 88.CSVM phải rút lui vào rừng sâu để lại gần 800 tử thi.269 bis

7

http://www.linternaute.com/voyage/temoignage/temoignage/126534/la-riviere-noire-au-viet-nam/

Bài đọc thêm:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=223.15;wap2 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Sau này, nguyên nhân thất bại rút ra là do sự chủ quan của cán bộ, chiến sĩ. Những trận thắng của đợt 1 chiến dịch làm cho bộ đội chủ quan, khinh địch, cho rằng địch hoang mang, dễ đánh nên chuẩn bị trận đánh không đầy đủ. Việc nghiên cứu địa hình tiến hành sơ sài, chỉ xem xét các vật nổi, không phát hiện được các vũng lầy, ao nước gây ảnh hưởng đến đội hình tiến công, mũi thứ yếu lúc xung phong gặp vách đồi dựng đứng, không tiến lên được... Cũng do khinh địch nên đơn vị hoả lực không mang đạn dự trữ, bộ binh vứt bỏ bớt bộc phá, thủ pháo, khi triển khai không đào công sự cá nhân, nói chuyện hút thuốc làm lộ vị trí.... Khi đánh vào bên trong, do thiếu hoả lực phòng không và chống tăng nên đơn vị bị phi pháo và xe tăng địch phản kích gây tổn thất lớn. Đến sáng, trung đoàn phải cho đại đội dự bị vào chặn hậu và gọi pháo yểm hộ cho bộ đội rút lui. Nhưng pháo binh không hiểu ý, thay vì bắn chặn từng bước lại cấp tập liên tục hết cơ số trong vài chục phút rồi ngừng nên không chặn được địch, đại đội chặn hậu bị xe tăng bao vây tiêu diệt đến người cuối cùng....

Sau sự tấn công thất bại vào Xóm Pheo, bộ chỉ huy hành quân của CSVM thay đổi chiến lược: không tiếp tục dùng biển người để tấn công các đồn bót Pháp để gánh chịu quá nhiều thiệt hại về nhân mạng của các đơn vị chủ lực và kể từ đây sẽ siết chặt bao vây chung quanh thị trấn Hòa Bình bằng cách cố gắng ngăn chận các hoạt động không vận của Pháp bằng từ sân bay Hòa Bình bằng cách bám trụ ngay trên tuyến đường R.C.6 để cắt đứt đường nầy và cô lập hóa thị trấn Hòa Bình. Ngày 08/01/1952, một số lớn bộ đội CSVM xuất hiện chung quanh vòng ngoài lòng chảo , suốt dọc hai bờ sông Đà và trực diện với cứ VSTK - 3567


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

điểm Xóm Pheo. Vùng đất sân bay của thị trấn Hòa Bình bị CSVM pháo kích dữ dội bằng sung cối hết trọn một ngày và tiêu hủy 04 máy bay và làm hư hại 04 chiếc khác. Ngày 9/01/1952, các đơn vị của Đ.Đ.304 tấn công tiến chiếm các điểm cao trên các ngọn núi đá vôi và ở hẻm núi Kẽm. Các lực lượng Pháp của tiểu khu không thể đẫy lùi quân CSVM. Đường R.C.6 bị cắt đứt hoàn toàn. Các đồn bót cứ điểm dọc theo đường nầy bị cô lập. Thị trấn Hòa Bình bị CSVM bao vây uy hiếp thực sự. 270 Trước tình hình nguy kịch cho thị trấn Hòa Binh như thế, tướng Salan đã phải vội vã phản ứng bằng cách gửi tới ngay chiến trường Hòa Bình và đường R.C.6 những đơn vị tiếp viện đúng như sự mong muốn của Võ Nguyên Giáp vì tướng Giáp nghĩ rằng đây là trường hợp của đường Thuộc địa R.C.4 và tỉnh Cao Bằng trước đây. Tuy nhiên, người chỉ huy chiến dịch Speculum giải tỏa đường R.C.6 là một đại tá quân lính dù có gan dạ và có nhiều kinh nghiệm chiến trường: đại tá Gilles. Các cuộc tấn công và phản công giữa đôi bên dọc trên đường R.C.6 kéo dài gần một tháng kể từ ngày 10 đến ngày 30/01/1952 để quân binh của đại tá Gilles giải tỏa và thông lưu con đường nầy từ thung lũng Kẽm tới Xóm Pheo và Hòa Bình nhưng Pháp phải đỗ quân vào chiến trận nầy 1/3 lực lượng cơ động thiện chiến rất cần cho các chiến dịch hành quân càn quét và bình định miền đồng bằng sông Hồng bên trong vòng đay trắng của De Lattre. Tướng Giáp ra lệnh ngưng chiến dịch tấn công đường R.C. 6 để bổ xung quân số cho các đại đoàn CSVM 304, 308, 312 và bao vây thị trấn Hòa Bình.271

25

VSTK - 3568


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

II – TÌNH HÌNH QUÂN SỰ TỪ 01 - 01–1952 ĐẾN ĐẦU THÁNG 12 - 1952

1 – Tỉnh Hòa Bình di tản

Chủ tâm của De Lattre là kéo các Đ.Đ chủ lực của CSVM di chuyển về vùng trung du núi rừng Hòa Bình để trống chỗ ở miền đồng bằng sông Hồng cho các đoàn quân binh cơ động của Pháp bình định càn quét các nhóm dân quân du kích. Tuy nhiên, tướng Giáp đã không đưa hết các Đ.Đ chủ lực của mình hướng về phía Hòa Bình và sông Đà bởi vì trong khi những Đ.Đ chủ lực 304, 306 đang chủ động các chiến trường Tu Vũ và vùng núi Ba Vì ở phía Tây Bắc thì tướng Giáp lại điều động Đ.Đ 320, xâm nhập vào phía cực Nam đồng bằng sông Hồng, bên trong vòng đay phòng tuyến De Lattre về hướng Phát Diệm trong khi Đ.Đ.316 xâm nhập vào phía Bắc hướng về Bắc Ninh.272 Hiện giờ quân Pháp kiểm soát đường R.C.6 và chiếm đóng thị trấn Hòa Bình nhưng tướng Salan suy định rằng CSVM đang có dấu hiệu mở cuộc tấn công khác vào Hòa Bình. Trong khi quân Pháp đang tạm làm chủ tình hình trên tuyến thủy lộ sông Đà nhưng cũng không mang tới được một ít lợi thực tiễn nào bởi vì các đoàn tàu tiếp vận của Pháp trên con sông nầy vẫn thường xuyên bị phục kích, và quân binh của phải chiến đấu cùng cực ròng, rã 20 ngày, hao binh, thiệt quân cụ mới mở lại được tuyến đường 60km Hà Nội-Xuân Mai-Xóm Pheo nhưng cũng không phải là an toàn 100%. Điều tệ hại hơn nữa là là cái quá đắt để giữ tuyến đường bộ nầy khả dụng cho binh đội Pháp. Điều quan trọng hơn hết, là dự kiến của tướng De Lattre dụ mồi các Đ.Đ.CSVM vào thế trận Hòa Bình để dự một trận đấu sức theo ý của Pháp xếp đặt thì nay lại trở thành cái gậy ông đập lưng ông: chính tướng Võ Nguyên Giáp đã thành công trong chiến lược dụ mồi nhiều binh đoàn cơ động thiện chiến của Pháp đi vào vũng lầy Hòa Bình và cái máy nghiền thịt R.C.6. Bây giờ thì tướng Salan đã tỉnh cơn mộng do tướng De Lattre bày ra. Salan quyết định bỏ Hòa Bình để đưa quân về tăng cường vùng đồng bằng sông Hồng và vùng cao nguyên người Thái. Cuộc di tản Hòa Bình và sông và các đồn bót dọc bờ dông Đà được đặt tên là chiến dịch Amaranth (Hoa không tàn) với sự đồng ý của tân Cao Ủy Pháp ở Đông Dương J. Letourneau từ 05/02/1952.273 Cuộc di tản nầy khó khăn và nguy hiểm hơn cuộc di tản bi thảm ở Cao Bằng trước đây bởi vì cuộc rút quân, chiến cụ, kho tàng quân sự và một số đông dân chúng từ Hòa Bình phải vượt ngang qua sông Đà để tiến vào con đường R.C.6 vẫn còn đầy dẫy bộ đội CSVM mai phục.

VSTK - 3569


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

Cuộc di tản Cao Bằng được chuẩn bị từ ngày 17/01/1952 bằng cuộc hành quân mở đường R.C.6 do tướng Linarès chỉ huy. Đại tá Gilles được Sanlan giao trách nhiệm chỉ huy chiến dịch di tản và trung tá Ducourneau chỉ huy hậu trạm tại thị trấn Thái Bình. Đại tá Giiles giao cho binh đoàn cơ động GM1 mở cuộc hành quân tảo thanh lãnh vực núi rừng phía đông R.C.6 song song với sông Đà từ Xóm Pheo xuống tới Bến Đà giang (Bến Ngọc) nhằm bảo vệ an ninh cho cuộc di tản vào giai đoạn vượt ngang qua sông Đà, một giai đoạn nguy hiểm nhất nhưng chỉ gặp sức kháng cự của bộ đội CSVM của trung đoàn 141 vào buổi xế chiều ngày 17/01/1952 nhưng đã bị quân trung đoàn 6 Bắc Phi của Pháp đánh lui. Đoàn quân vượt sông vào lúc 7 giờ tối ngày 22/02/1952 và mặc dù bị CSVM pháo kích nhưng cuộc vượt sông đã sang qua Bến Ngọc trên bờ hữu ngạn sông Đà nhanh hơn giờ giấc dự trù cho kế hoạch vượt sông. Dưới tằm đạn pháo kích, phục kích của CSVM từ Xóm Pheo đến đèo Kẽm, hơn 1.000 dân Mường, 20.000 binh sĩ cùng các chiến cụ, đạn dược khí giới sau khi vượt qua sông, về tới Xuân Mai vào nửa đêm 23/02/1952. Đoàn quân chặn hậu của Pháp bị thiệt hại hàng trăm quân số nhưng Salan phấn khởi với sự tổn thất như thế được Salan coi là nhẹ.274 2 - Quân đội Quốc Gia Việt Nam

Ngày 13/10/1950, Pháp yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ hơn 3 tỷ mỹ kim để võ trang cho 18 tiểu đoàn quân sĩ Việt Nam. 275 Ngày 05/11//1950, khánh thành trường võ bị Liên quân Đà Lạt. Cũng trng ngày nầy một cuộc họp tại Đà Lạt với bộ trưởng Thuộc Địa Pháp Letourneau, tướng Juin, Q.T. Bảo Đại, Thủ tướng Trần Văn Hữu, trung tướng Phan Văn Giáo để thỏa thuận đưa ra quyết định thành lập quân đội Quốc Gia Việt Nam 115,000 người với quân trang, quân dụng của Hoa Kỳ viện trợ. Pháp cho mượn sĩ quan trong giai đoạn đầu. Kinh phí do ngân sách của Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đài thọ. 275bis

30

31

32

33

34

35

36

Tính đến ngày 03/03/1951, Quốc Gia Việt Nam đã thành lập được 26 tiểu đòan. 276 Ngày 14/05/1951. Q.T. Bảo Đại ban hành dụ số 8 bộ luật quân sự Việt Nam. 277 Ngày 25/06/1951, dụ số 9 thiết lập ngành không quân Quốc Gia Việt Nam kể tứ 01/07/1951. 278 VSTK - 3570


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Ngày27/07/1951, thủ tướng ban hành nghị định số 9 kiểm tra dân số để động viên gọi nhập ngũ hoặc trưng tập 60,000 tân binh từ 18 đến 60 tuổi kể cả các Y,Nha, Dược sĩ. Thanh niên từ 20 đến 28 tuổi có bằng Cao đẳng tiểu học trở lên sẽ được theo các lớp sĩ quan trừ bị. 279 Ngày 07/08/1951, một trường Quân Y của Quốc Gia Việt Nam được thiết lập tại Hà Nội qua nghị định số 111/QP/NĐ.280 Ngày 28/08/1951, hội đồng các thủ hiến Quốc Gia Việt Nam họp tại Sài Gòn để ấn định thể thức gọi nhập ngũ 15,000 thanh niên.281 Ngày 16/10/1951, gọi nhập ngũ 15,000 thanh niên để được huấn luyện quân sự cấp tốc trong vòng 1,002 tháng trong số đó có khoản 1,000 có bằng trung học đệ nhất cấp trở lên theo học trường huấn luyện sĩ quan Nam Định và trường sĩ quan Thủ Đức. 282 Ngày 08/11/1951, hai trại tân binh quân dịch được thiết lập ở Bắc Ninh và Quảng Yên. Mỗi trại chứa được 3,000 tân binh. Ngày 22/11/1951, tòa án quân sự được thiết lập tại Sài Gò qua Sắc Luật số 79/QP. 284 Ngày 01/01/1952, Hải quân Quốc Gia Việt Nam được thành

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

lập.

285

Ngày 06/02/1952, trung tá không quân Nguyễn Văn Hinh, được thăn thiếu tướng và đực cử làm Tổng Tham Mưu trưởng quân đội Quốc Gia Việt Nam. 286 Ngày 29/02/1952, thủ tướng Pháp Edgar Faure trình bày trước quốc hội rằng vì chính phủ phải thêm chi phí quân sự ở Đông Dương cho nên chính phủ cần phải gia tăng ngạch mức thuế ở Pháp. Quốc hội Pháp không chấp thuận, nội các của E.Faure sụp đỗ và được thay thế bằng nội các của tân thủ tướng Antoine Pinay. Letourneau được cử làm Cao Ủy và tướng Salan làm tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Ngân sách quân sự của Pháp cho Đông Dương vào năm 1951 là 308 triệu quan và năm 1952 là 435 triệu quan. 287 Khảo luận

32

33

Vấn đề khó giải quyết trong tiến trình thành lập quân đội Việt Nam không phải là vấn đề không có binh lính Việt Nam nhưng chính là tình trạng VSTK - 3571


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

không có thành phần chỉ huy cốt cán quân sĩ Việt Nam từ cấp trung sĩ trở lên đến các hàng cấp úy và cấp tá và tình trạng thiếu trang thiết bị để cung ứng cho các đơn vị quân đội Việt Nam mới được thành lập. Vấn đề khẩn trương là sự khiếm khuyết cấp chỉ huy từ đơn vị tiểu đoàn trở lên đến trung đoàn hay sư đoàn quân đội Việt Nam. Có thể huấn luyện trong vòng ngắn hạn vài tháng các sĩ quan chuẩn úy hay thiếu úy để chỉ huy cấp trung đội hay đại đội nhưng không có trườnghvõ bị nào, ngay cả khắp thế giới, có thể đào tạ sĩ quan cấp từ cấp đại úy hay thiếu tá trong vòng vài tháng hay một năm để chỉ huy từ cấp tiểu đoàn trở lên. Ngay cả cấp chỉ huy các đơn vị lớn từ trung tá, thiếu tướng trở lên lại còn khó giải quyết hơn. Ngoại trừ trường hợp của tướng dân Tây Nguyễn Văn Hinh thì không còn có người Việt Nam nào khác. Do sự khiếm khuyết như vậy cho nên mới có những cấp chỉ huy cấp cao của Pháp hiện diện trong các đơn vị quân đội Quốc Gia Việt Nam và vì thế trong các chiến dịch lớn, thực tế các sĩ quan người Việt vẫn phải chịu đặt dưới sự chỉ huy của các sĩ quan cao cấp quân đội Pháp mà CSVM thường tuyên truyền là “quân ngụy đánh thuê cho ngoại quốc ở Việt Nam”. Có nhiều dấu hiệu bề ngoài khiến cho dư luận người ngoại quốc và Việt Nam có cái nhìn về Quân đội Quốc Gia Việt Nam giống như sự tuyên truyền của CSVM chẳng hạn như huấn luyện viên quân sự là người Pháp,, các trung tâm huấn luyện sĩ quan dược tổ chức giống như các trường huấn luyện quân sự của Pháp ngay cả cách tuyển chọn sinh viên học sinh để đưa vào các chức vụ quân sự tại các chi khu hay tiểu khu cũng theo hình thức tổ chức của Pháp. Từ lúc khởi đầu, tổ chức quân đội Quốc Gia Việt Nam đã mang hình dáng một quân đội của Pháp và trở thành một tổ chức phụ dung của quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Điều nầy là hiệu quả của hiệp ước Élysée ký kết giữa Q.T. Bảo Đại và tổng thống Pháp Vincent Auriole. Hiệp ước Élysée ghi rõ: "Trong thời chiến, toàn thể quân đội Việt Nam và Liên hiệp Pháp được đặt chung dưới quyền chỉ huy của Uỷ ban quân sự mà Tư lệnh sẽ là một sĩ quan Pháp có một Tham mưu trưỏng phụ tá." Đó là hình thái của quân đội Quốc Gia Việt Nam vào đầu năm 1952 nhưng đây cũng là một bước tiến đáng kể có tính cách khẳng định bởi vì quân đội nầy không còn giống như từ lúc mới được thành hình vì bị lệ thuộc quá nhiều vào quân đội viễn chinh Pháp. Hiện giờ, mặc dù vẫn còn chịu đặt dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Pháp, nhưng quân đội Việt Nam có những nếp sống, sinh hoạt, cung cách riêng của mình khiến cho các chức quyền quân sự Pháp khó chịu và từ những thực tế nầy, quân đội Quốc Gia Việt Nam trở thành một thực tế chứ không phải luôn luôn là ngụy quân đánh thuê cho Pháp. 288 *

39

VSTK - 3572


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

2.3 - Trận chiến ở vùng đồng bằng Bắc Việt

Pháp đã đựng lên vòng đay trắng De Lattre để gìn giữ kho gạo thóc và nhân lực của đồng bằng Bắc Việt không bị quân CSVM từ bên phía ngoài vòng đay xâm nhập vào để lấy nguồn gạo thóc để nuôi quân và thanh niên để bổ xung quân số. Nhưng CSVM vẫn tiếp tục chiến đấu ngay giữa lòng vòng đay trắng của quân Pháp và chỉ cần có một trung đoàn bộ đội chủ lực và các đội dân quân du kích trong mỗi tỉnh cũng đủ để cho quân Pháp phải luôn bận tâm canh phòng và hành quân truy lùng, bình định. Quân Pháp cùng với quân của chính quyền Quôc Gia Việt Nam kiểm soát các tỉnh thành và các trục giao thông quan trọng. Hệ thống kiểm soát bố phòng bằng đồn bót kết tỏa như một mạn lưới nhện. Mỗi đồn bót phụ trở thành một đơn vị quân sự có nhiệm vụ canh phòng một vùng đất để truy lùng và tiêu diệt quân du kích CSVM, để mở đường cho các đoàn xe tiếp vận, để hành quân thám báo thu đoạt tin tứ, bảo vệ dân chúng, áp dụng công tác hành chánh quản trị các nơi vừa được bình định. Về đêm, quân đồn trú phải ra ngoài phạm vi kiểm soát của đồn để phục kích ngăn ngừa sự đột xuất của CSVM. Tuy nhiên, quân trú đóng cho mỗi đồn bót phụ lại quá ít để đảm đương hằng khối công tác khó nhọc nguy hiểm như thế cho nên quân binh mệt mỏi, lo âu và trở nên tiêu cực, làm việc lấy lệ và tìm cách tự hộ thân khi được cắt cử công tác vào ban đêm. Cho nên, quân Pháp-Việt trong các đồn bót chỉ có thể làm chủ vùng trách nhiệm được giao phó vào ban ngày nhưng vào lúc ban đêm thì chính CSVM làm chủ, ra mặt đốt phá, tấn công đồn bót và rút lui vào lúc hừng sáng để chôn dấu vũ khí rồi lẫn lộn vào với dân chúng quanh vùng và người dân trở thành các căn cứ an toàn cho bộ đội du kích CSVM: ban ngày du kích cũng ra đồng lam lũ làm ruộng như những người nông dân bình thường, nhưng về đêm thì dùng súng để hạ đồn, tiêu diệt địch. Người dân quê thực sự phải chịu ách một cổ hai tròng. Ban ngày làm dân công cho quân đội Pháp, ban đêm phải phục dịch cho bộ đội du kích CSVM. Hệ thống đồn bót của vòng đay trắng De Lattre được phối trí trên 3 khu: (i) khu phía Tây có bót đồn lớn chỉ huy ở Hà Nội, (ii) khu phía Nam ở Nam Định và (iii) khu phía Bắc ở Hải Dương kiêm luôn vùng Hải Phòng. Mỗi khu lại chia ra thành nhiều đồn chánh đặt tại mỗi tiểu khu (quận , Huyện) hoặc đồn nhỏ ở mỗi chi khu (Xã). Đồn chánh cấp tiểu khu là cơ quan đầu não quân sự điều động và yểm trợ cho các đồn phụ và các đồn nhỏ ở vùng xa hẻo lánh. Nhiệm vụ quan trọng hơn hết của đồn chánh là yểm trợ pháo binh và tiếp viện cho các đồn bị bộ đội du kích CSVM tấn công. Các quyết định tiếp viện từ tiểu khu cho các VSTK - 3573


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

đồn nhỏ thường chậm trễ vì có quá nhiều điện vô tuyến gọi về kêu cứu hằng đêm ngay cả trường hợp chỉ là sự nghi ngờ cho rằng CSVM sắp tấn công đồn. Vì vậy, thông thường khi đội quân tiếp viện tới nơi thì bộ đội CSVM đã rút đi hết. Các cuộc hành quân truy lùng, bình định cấp tiểu khu cũng rất khó khăn vì bộ đội du kích CSVM thường lẫn lộn với dân chúng mà dân chúng thì không dám tố cáo chỉ mặt vì sợ bị CSVM trả thù sát hại về đêm. Nếu những cuộc hành quân truy lùng, bình định thường xuyên của các tiểu khu tạo ra một tình trạng bất an, lo sợ cho các bộ đội du kích nằm vùng đến một mức độ nào đó thì các binh đoàn chủ lực CSVM sẽ được gọi tới để tiếp cứu. Sự xuất hiện bí mật của các binh đoàn chủ lực CSVM để tái thiết lập hay xây dựng những căn cứ kháng chiến gọi là căn cứ địa hay chiến khu của quân dội nhân dân và nhiều căn chiến khu như thế sẽ trở thành một hệ thống làng mạc riêng của CSVM với những hầm trú ẩn, những kho chứa đựng vũ khí đạn dược, các chốt báo động bí mật. Các làng nầy ban ngày là một làng bình thường hiền hòa nhưng lại chính là những địa điểm tụ quân hay rút quân, những nơi để quân CSVM bồi dưỡng sau những trận chiến đấu với quân Pháp-Việt. Sự hiện hữu của những làng mạc chiến khu của CSVM lan tràn khắp nơi bên trong vòng đay trắng De Lattre g sẽ làm nghiêng lệch cán cân lực lượng quân sự giữa 2 phe trên đồng bằng Bắc Việt và quân đội Pháp-Việt phải đảm đương nhiều hơn những cuộc hành quân truy kích, bình định và cần phải huy động nhiều hơn các binh đoàn cơ động hay tổng trừ bị của quân đội Pháp-Việt. Vào tháng 02/1952, tình hình quân sự ở vùng đồng bằng sông Hồng đang lâm vào tình trạng như vừa kể trên với sự xuất hiện của đại đoàn 320 ở khu phía Nam và đại đoàn 316 ở khu phía Bắc. Nhiệm vụ của hai đại đoàn nầy là tái lập những cơ cấu nền tảng chính trị và quân sự cho liên khu III của CSVM gọi là những chiến khu cách mạng hay những chiến khu của quân đội nhân dân Việt Nam mà người ta đã tin rằng những chiến khu đó đã bị tiêu diệt qua hai chiến dịch truy lùng và bình định Méduse và Mandarine của quân đội Pháp trước đây. 289 Như vậy có thể nói rằng, trận chiến ở vùng đồng bằng Bắc Việt giữa CSVM và quân đội Pháp-Việt là một trận chiến tranh giành dân chúng và lúa gạo, một trận chiến mang tính cách chính trị, kinh tế nhiều hơn là quân sự bởi vì người dân quê Bắc Việt không biết mình phải theo phe nào cho nên đành phải nhận chịu số phận một cổ hai tròng. Chỉ khi nào phía Việt Pháp có thể bảo đảm an toàn cho người dân quê VSTK - 3574


1

2

3

4

5 6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

thoát khỏi các hình thức khủng bố hăm dọa của CSVM thì lúc đó các chiến khu của CSVM sẽ có thể bị biến mất. 4 - Chiến dịch càn quét của quân đội Pháp-Việt trong vùng đồng bằng sông Hồng 4.1 - Cuộc hành quân Crachin (Mưa Phùn) ở Thái Ninh, Thụy Anh Phía Đông-Bắc tỉnh Thái Bình

Khi mặt trận Hòa Bình đang tiếp diễn thì Pháp đã mở ra cuộc hành quân Crachin (Mưa Phùng) từ 16 đến 27/02/1952 và từ 16/03/1952 hành quân Ouragan (Giông Tố) ở phía đông-bắc tỉnh Thái Bình với 2 binh đoàn cơ động GM4 và GM7 để truy kích trung đoàn 52 và một tiểu đoàn của trung đoàn 48 thuộc đại đoàn 320 CSVM nhưng quân Pháp không gặt hái được kết quả nào.290 (Yves Gras, p.456). Tình hình ở vùng phía Nam đồng bằng càng ngày càng trơn nên xấu thêm. Tình hình ở phía Nam cũng giống như thế kể từ tháng 12/1951 vì sự xuất hiện các đơn vị của đại đoàn 316 trong vùng tỉnh Bắc Ninh. Trung đoàn 98 đã xâm nhập vùng sông Nhanh và đưa hoạt động du kích trên tuyến đường đường Hà Nội-Hải Phòng. Vào cuối tháng 02/1952, một chiến khu CSVM đã dược thiết lập xong giữa Bắc Ninh-Hà Nội.

33

Sau chiến trận tỉnh Hòa Bình, tướng Salan dồn nổ lực mở các cuộc hành quân quy mô để càn quét các chiến khu của bộ đội du kích CSVM trong vùng đồng bằng sông Hồng. Có thêm các binh đoàn cơ động Pháp vừa rút khỏi Hòa Bình, kể từ tháng 03/1952, tướng De Linarès bắt đầu tổ chức những cuộc hành quân càn quét để đẫy lùi 2 đại đoàn 320 và 316 của CSVM ra khỏi vòng đay trắng De Lattre. 4.2 - Cuộc hành quân

34

Amphibie và Mercure

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

35

36

37

38

Trong cuộc hành quân Amphibie, với 15 tiểu đoàn quân binh, tướng Berchoux bao vây trung đoàn 64 VSTK - 3575


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

CSVM ở tiểu khu Lý Nhân, phía nam tỉnh Hưng Yên. Quân CSVM bị thiệt hại nặng nhưng trung đoàn 64 chạy thoát, nhiều chiến khu của CSVM trong các làng mạc bị phá hủy. Tướng Linarès quyết định chuyển hướng hành quân càn quét về phía Đông tỉnh Thái Bình đang có đại đoàn 320 vừa mới xuất hiện trong vùng tam giác nơi cửa sông Diêm Hộ, sông Hồng và bờ biển. Chiến dịch hành quân được gọi là Mercure /Thủy Ngân. Đích thân tướng Linarès chỉ huy chiến dịch nầy.Với 5 binh đoàn cơ động và 3 tiểu đoàn lính dù, máy bay, bom Napalm, pháo binh, xe bọc sắt, tuần thám hạm và nhiều tàu chiến ngoài biển, 2 giang đỉnh Dinassaut, công binh chiến đấu giàn quân hình vòng cung hướng ra mặt biển phía đông để bao vây và đánh thúc khiến cho quân CSVM phải rút lui ra phía bờ biển. Đại đoàn 320 CSVM do tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy phải rút lui về một vùng trên bờ sông tổng Bích Du thuộc xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nhưng bị 2 tiểu đoàn lính Mường của Pháp phát hiện, chận đánh và bao vây. Một số bộ đội chạy thoát số còn lại kháng cự thật quyết liệt đến sáng ngày 30/03/1952 thì máy bay B26 tới dội bom lửa Napalm cùng với pháo binh bắn chụp đầu suốt ngày với bốn đợt xung phong cận chiến của lính Mường, nhưng vẫn phải kéo dài trận chiến cho đế tối. Khi quân Mường của Pháp làm chủ tình hình ở Bích Du thì đã có hơn trăm xác chết và bắt được hơn 300 tù binh CSVM. Số còn lại thoát chạy ra phía biển nhưng lại bị pháo binh và các tàu chiến bắn theo truy kích. Quân Pháp lại bắt được thêm rất nhiều tù binh.. Bộ chỉ huy và đơn vị súng nặng của đại đoàn 320 chạy thoát về phía Nam sông Hồng và ra khỏi vòng đay trắng De Lattre. Trung đoàn 48 độc lập cũng chạy thoát.

* 27 28

29 30 31 32 33 34

35 36 37 38 39 40

Sông Diêm Hộ, một con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Hồng chảy trong tỉnh Thái Bình Sông được tách ra từ sông Luộc tại địa phận xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Phụ) chảy ngoằn ngoèo theo hướng Đông Nam qua huyện Quỳnh Phụ, xã Đông Kinh huyện Đông Hưng đến địa phận xã Thái Giang (Thái Thụy) sông đổi hướng chảy theo hướng Tây Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Diêm Hộ (phía nam thị trấn Diêm Điền - Thái Thụy). Sông có tổng chiều dài khoảng hơn 40 km, đi qua và làm một phần ranh giới tự nhiên giữa các huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng, Đông Hưng và Thái Thụy, sông có bề ngang rộng ở đoạn chảy qua huyện Thái Thụy và chia đôi huyện Thái Thụy thành hai địa phận có diện tích tương đương nhau

VSTK - 3576


Tiểu đoàn I lính Mường và Nhà thờ giáo xứ Bíchh Du (http://www.souvenirfrancais-issy.com/categorie-10306016.html) (http://www.giaoxugiaohovietnam.com/ThaiBinh/01-Giao-Phan-ThaiBinh-BichDu.htm) 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

4.3 - Cuộc hành quân Porto, Polo, và Turco

Ngày 14/04/1952, tướng Cogny tư lệnh quân sự khu Bắc chịu trách nhiệm hành quân càn quét vùng đồng bằng Bắc Ninh.. Thay vì khởi sự bằng việc tung ra một vòng bao vây rộng lớn, Cogny thi hành liên tục nhiều công tác thám báo hiện tình và vị trí tụ quân của CSVM.Giai đoạn đầu của chiến dịch càn quét của tướng Cogny có tên là chiến dịch Porto để chiếm đóng một cách ồ ạt và nhanh chóng một vùng đất tam giác đều trong tiểu khu Thuận Thành với ba cạnh là sông Đuống ở hướng Bắc, đường xe lửa ở hướng Nam và đường liên tỉnh R.P.38 ở hướng Đông với mục đích chính là giải tỏa đường liên tỉnh R.P.38 nối kết tuyến đường Hà Nội-Hải Phòng tới sông Đuống. Trung đoàn 98 chủ lực của CSVM cho rằng đây là một cuộc hành quân càn quét của quân Pháp cho nên di chuyển sang ẩn náo nơi chiến khu của quân du kích ở phía Bắc sông Đuống và chờ đợi

VSTK - 3577


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

đánh bọc hậu quân Pháp. Tướng Cogny vào ngày 18/04/1952 thực hiện giai đoạn II bằng chiến dịch Polo, huy động một lực lượng lớn các binh đoàn cơ động xuất quân cầu sông Đuống trên đường thuộc địa R.C.1 tới thị trấn Bắc Ninh để hành quân càn quét theo hướng Tây-Bắc, Đông Nam các khu vực nằm giữa sông Đuống và đường Thuộc Địa R.C.1 (tức là khu vực của 2 quận Quế Võ và Tiên Du). Đoàn hành quân đụng độ thẳng với Trung đoàn 98 CSVM suốt buổi chiều và mất liên lạc suốt đêm. Để chận đường rút lui của trung đoàn 98, tướng Cogny liền thực hiện ngay giai đoạn III bằng chiến dịch Turco, hành quân lúc sáng sớm ngày 19 từ tỉnh lộ R.P.18 theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và một đoàn quân khác từ hướng Nam Bắc Ninh đánh lên hướng Bắc. Trung đoàn 98 CSVM bị quân Pháp 3 mặt giáp công. Chiều ngày 20, trung đoàn 98 dốc toàn lực chiến đấu tại các làng Yên Giả và La Miệt để thoát vòng vây nhưng bị pháo binh pháp đánh chận nên phải tản quân lẫn tránh vào vùng đồng ruộng và các làng mạc. Vào 3 giờ sáng ngày hôm sau thì ngưng tiếng súng bắn trả của trung đoàn 98. Một số chạy thoát về bờ sông Đuống để làm mồi cho pháo binh, xe bọc sắt và máy bay dội bom Napalm. Đến đêm 21, trung đoàn 98 CSVM hoàn toàn bị tiêu diệt.291. Tuy nhiên trung đoàn 42 CSVM vẫn thoát được trong chiến dịch quy mô Turco nầy. Sau chiến dịch Turco thắng lợi, các binh đoàn cơ động GM của Pháp lần nầy dưới quyền chỉ huy của đại tá Gilles chuyển hướng tiến quân về phía tả ngạn sông Hồng để thực hiện một chiến dịch càn quét quy mô khác có tên gọi là Dromadaire để truy lùng trung đoàn 42. Phương cách hành quân áp dụng để đánh tan trung đoàn 98 lại được đem ra áp dụng nhưng không thành công đối với ‘trung đoàn ma mảnh 42’. Tiếp theo sau những cuộc hành quân càn quét thì quân Pháp lại phải tiếp tục thực hiện những chiến dịch bình định các vùng vừa mới tái chiếm và phải xây dựng ngay bộ phận hành chánh cai trị và quân đội trú phòng để bảo đảm an ninh tại các nới đó. Do đó, bộ tư lệnh quân khu của Pháp sẽ phối hợp với chính quyền quốc gia Việt Nam để thiết đặt tại mỗi đơn vị lãnh thổ vừa mới được bình định một tổ chức hỗn hợp Hành Chánh Quân Sự tạm thời gọi là Đội Hành Chánh Tác Chiến Lưu Động Groupement administratif mobile opérationel viết tắt là GAMO hoàn toàn do người Việt Nam không Cộng Sản điều hành và quản trị.. Về hành chánh cảnh sát, xã hội, y tế, kinh tế, giáo dục, tuyên VSTK - 3578


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

truyền thì giao cho một công chức Hành chánh trẻ người Việt có ngạch trật ngang hàng với cấp chỉ huy quân sự tiểu khu. Phần giữ gìn an ninh quân sự được giao cho một đại đội Bảo Chính Đoàn (Gardes du Nord Viêt-Nam). Về nhân sự Ban GAMO gồm chung tất cả khoản 150 người tình nguyện. Nhiệm vụ chính yếu của ban GAMO là khám phá CSVM còn nằm lại trong vùng, ngăn ngừa không cho dân quân du kích CSVM quay trở lại quấy rối dân chúng đêm ngày đồng thời lôi kéo và bảo vệ người dân trở về sống bình thường cho đến khi đơn vị lãnh thổ đó được trao lại cho chức quyền Hành chánh Quân sự của Quốc Gia Việt Nam.292 GAMO khởi đầu áp dụng vào tháng 07/1952 trên tuyến Hà NộiHải Phòng và gặt hái được kết quả mong muốn sau khi một chiến dịch bình định có tên là Boléro. Chính đoàn quân cơ động Pháp-Việt thực hiện chiến dịch bình định rồi bảo vệ cho việc thiết đặt xong GAMO. Tuy nhiên chương trình GAMO lại bị chậm trễ và trở thành thứ yếu khi có các cuộc hành quân lớn của Pháp-Việt và sẽ bị gát lại như ngọn đèn chong sắp tắt trong suốt chiến dịch mùa hè 1952-1953. 293 Bài đọc thêm:

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=5&leader_topic=79&id=BT1021231600

Trận Bắc Ninh POLO-PORTO-TURCO 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32

33 34

Trận càn Pôlô - Poóctô - Tuyếccô nhằm vào các khu căn cứ du kích Gia Thuận, Tiên - Quế - Võ và Yên Phong. Đây là một trận càn lớn và ác liệt nhất, kéo dài 16 ngày đêm (bắt đầu từ ngày 14-4 đến ngày 1-5-1952), địch tập trung lực lượng lớn để tiêu diệt bộ đội chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương, xoá khu căn cứ du kích và các làng chiến đấu, triệt phá kinh tế, bắt thanh niên đi lính, củng cố bộ máy ngụy quyền tay sai phản động nhằm lấy lại thanh thế sau thất bại ở Hoà Bình. Nhằm thực hiện âm mưu đó, địch đã huy động 5 binh đoàn cơ động phối hợp cùng lực lượng tại chỗ với tổng quân số lên tới 2 vạn tên, trang bị 50 khẩu pháo, hàng chục máy bay các loại, cùng 500 xe bọc thép, xe lội nước, xe tải và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác để tiến hành cuộc càn quét. Sáng ngày 14-4-1952, Binh đoàn cơ động số 3 từ Cẩm Giàng (Hải Dương) tiến theo trục đường số 38 hợp vây với Binh đoàn cơ động số 7 từ cầu Đuống dọc theo đê sông Đuống về Lạc Thổ (Thuận Thành), đánh dọc theo đường số 38 xuống ngã tư Đông Côi. Với quân đông, hoả lực mạnh, địch thực hiện chiến thuật “Bao vây, hợp điểm” hòng tiêu diệt các lực lượng vũ trang của ta. Chúng cho xe tăng và bộ VSTK - 3579


1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21

binh tiến dọc đê sông Đuống và đường 38, hình thành thế bao vây khép kín các làng kháng chiến của ta. Tại thôn Nghi An (xã Chạm Lộ) một trung đoàn địch có xe tăng và pháo binh yểm trợ đã tấn công vào làng. Tiểu đoàn 215 và 439 (Trung đoàn 98) cùng du kích Nghi An đã chiến đấu dũng cảm đánh bật nhiều đợt tấn công của địch, diệt 140 tên địch. Lực lượng vũ trang và nhân dân các xã đã phối hợp đánh địch quyết liệt tại: Ái Quốc (Gia Lâm); Á Lữ, Đông Côi (Thuận Thành), tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch. Sau hai ngày càn quét ở nam sông Đuống, địch đánh hơi thấy lực lượng chủ lực đã rút sang Bắc phần. Do đó, chúng quay sang càn khu căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ. Lúc này Binh đoàn cơ động số 3 của địch điều lên đường số 18 từ Phố Mới đến thị xã Bắc Ninh, Binh đoàn cơ động số 2 án ngữ từ quốc lộ 1A đến đường số 38 đoạn từ Vĩnh Kiều đến Lạc Thổ. Binh đoàn cơ động số 1 chốt giữ khu vực Phả Lại và sẵn sàng cơ động khi phát hiện thấy chủ lực ta là tập trung tiêu diệt. Về phía ta, Trung đoàn 98 chuyển quân từ Quế Ổ, Đô Đàn, Đức Tái sang Trung Mầu, Dũng Vi, Thịnh Liên, nhằm đánh lạc hướng địch và có kế hoạch để đánh vu hồi sau lưng địch. Sáng ngày 18-4-1952, địch điều 2 tiểu đoàn thuộc Binh đoàn cơ động số 3 tiến vào bao vây Trung Mầu, Thịnh Liên và tăng cường cho đồn Vân Trinh, Vân Khám để chặn đường rút quân của ta về Quế Dương. Cùng ngày Binh đoàn cơ động số 7 của địch được điều đến Nghĩa Chỉ, rải quân dọc bờ bắc sông Đuống.

22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32 33

34 35 36 37 38 39 40 41

42 43 44 45 46 47 48 49

Trong 2 ngày 18 và 19-4-1952, địch đã huy động lực lượng lớn hòng bao vây và tiêu diệt chủ lực của ta. Nhưng các đợt tấn công của chúng đều bị bẻ gãy. Một số trận đánh ác liệt diễn ra ở Đại Đồng, Phù Chẩn, Tri Phương,Liên Bão, Hoàn Sơn (Tiên Du), địch bị diệt hơn 600 tên (theo báo cáo của địch ngày 18-4-1952). Đêm ngày 18-4-1952, Trung đoàn 98 bí mật vượt sang Quế Dương. Sau khi tiêu diệt một số sinh lực của địch ở phía nam Tiên Du, Tỉnh uỷ Bắc Ninh chủ trương cho phân tán Tiểu đoàn 18 (1 đại đội vượt sông Đuống sang Gia Lương, 1 đại đội được phân tán để phối hợp cùng du kích ở lại căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ, 1 đại đội phối hợp với Tiểu đoàn 433 để vượt sang phía bắc đường số 18). Sáng ngày 20-4-1952, địch cho máy bay trinh sát các trận địa của bộ đội ta. Chúng dùng đạn khói chỉ điểm mục tiêu cho pháo binh tập trung bắn phá. Hàng chục lượt máy bay ném bom xuống các làng thuộc khu du kích Tiên Quế - Võ. Binh đoàn cơ động số 2 tiến vào Thị Thôn, Mão Thôn. Binh đoàn cơ động số 7 vòng qua chợ Trì vào án ngữ đường số 20. Binh đoàn cơ động số 5 đánh vào Yên Giả, Mộ Đạo, Đông Dương, Phương Lưu, La Miệt. Binh đoàn cơ động số 1 từ Phả Lại tiến công vào các làng Trác Nhiệt, Mai Ổ, Trúc Ổ. Quân địch tập trung lực lượng lớn và hoả lực mạnh oanh tạc dữ dội trên một diện rộng thuộc phía nam huyện Quế Dương. Trung đoàn 98 phối hợp cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích các xã đã dựa vào làng chiến đấu, công sự vững chắc, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch. Chỉ tính riêng ngày 20-4-1952, quân địch bị tiêu diệt 600 tên. Tuy nhiên, ta cũng tổn thất đáng kể, cả về người và vũ khí. Để tránh cuộc đối đầu chênh lệch về lực lượng, Bộ chỉ huy Trung đoàn 98 quyết định thực hiện kế hoạch chuyển quân về Yên Dũng (Bắc Giang). VSTK - 3580


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

Tối ngày 20-4-1952, lực lượng còn lại ở Quế Võ đã phối hợp cùng du kích địa phương với sự hỗ trợ của nhân dân tiếp tục chiến đấu. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra rất gay go và quyết liệt, quân ta bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch. Đến gần tối, tình hình trở nên căng thẳng, quân ta bị thương vong một số, so sánh lực lượng không có lợi cho ta. Địch khép chặt vòng vây, tập trung hoả lực, bom, pháo bắn vào các điểm hoả lực của ta, bộ binh địch tổ chức nhiều mũi tiến công vào các làng. Cuộc chiến giáp lá cà diễn ra ở nhiều nơi, quân ta chiến đấu kiên cường, giữ vững trận địa. Đến gần tối, để bảo toàn lực lượng, quân ta phân tán thành nhiều tốp nhỏ vượt vòng vây sang căn cứ du kích Chí Linh, Nam Sách (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh). Trong trận càn Pôlô - Poóctô - Tuyếccô, địch đã tàn phá 20 làng chiến đấu của khu căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ, bắt hơn 1.000 thanh niên, 7.000 dân về tập trung ở thị xã Bắc Ninh. Chúng đã phá huỷ hơn 2.000 mẫu lúa, bắn giết hàng trăm trâu bò, gây tâm lý hoang mang lo sợ trong nhân dân. Trung đoàn 98 đã phải đương đầu với lực lượng địch khá đông, hoả lực mạnh, mặt khác cũng do những yếu tố về đánh giá tình hình địch của ta chưa đúng nên ngay từ đầu Trung đoàn 98 đã ở vào thế bị động.

5 – Tình hình quân sự ở Nam Việt Sự cân bằng lực lượng quân sự giữ CSVM và liên quân Pháp-Việt không có dấu hiệu phát triển tại những vùng lãnh thổ khác ở Đông Dương kể từ năm 1951. CSVM cố bám giữ chiến lược du kích một cách dai dẳng nhằm mục đích làm giảm mất đi một nửa lực lượng quân đội viễn chinh của Pháp và của quốc gia Việt Nam. Trong khi đó thì ngoài các lực lượng dân quân du kích, CSVM chi chi tung ra vài chục tiểu đoàn bộ đội chủ lực với khả năng tác chiến mạnh yếu không đồng nhất. Trong khi du kích CSVM hoành hành với cường độ mạnh hay yếu khắp nơi thì cũng có một vài vùng lãnh thổ phát sinh ra những trận chiến đặc biết rất địa phương: đó là vùng Đồng Tháp Mười ở Nam Việt và một phần dường thuộc địa RC1 giữa Huế và Quảng Trị. 5.1- Đồng Tháp Mười

Ở Nam Việt, với quân số Pháp giới hạn mà còn phải gửi quân tăng cường ra Bắc để cho các cuộc hành quân càng quét và bình định, các chiến trường, tướng Bondis tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Nam Việt không thể bảo đảm nhiều cho việc bảo vệ an ninh và làm cho tình hình quân sự trở nên khả quan hơn. Việc đối phó với khoản 50,000 quân chủ lực và du kích CSVM cũng không thể tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng. Tướng Bondis tiếp tục áp dụng kế hoạch của tướng Chanson để bao vây vùng Đồng Tháp Mười bằng các đồn bót vòng ngoài rồi hành quân Zéphir-Gió Mát 294 càng quét sâu vào bên trong từ hướng sông Vàm Cỏ Tây qua hướng kênh Tổng Đốc Lộc tới địa giới của tỉnh Cao Lãnh về hướng Nam để truy kích bộ đội CSVM ra khỏi các vùng trung tâm của Đồng Tháp Mười. Các cuộc hành quân VSTK - 3581


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

nầy đã giải tỏa được kênh Tổng Đốc Lộc lập lại việc chuyển vận lúa gạo từ Vĩnh Long, Sa Đéc bằng một tuyến thủy lộ ngắn nhất chở đến các nhà máy xay ở lên vùng Chợ Lớn. Bộ đội CSVM phải phân tán mỏng và rút sâu vào tận trung tâm Đồng Tháp. Trung đoàn Đồng Tháp CSVM bị phân tán, chỉ có tiểu đoàn 307 phải rút lui về vùng đầm lầy Cà Mau vào tháng 05 1952. Mật khu Đồng Tháp chỉ còn 2 tiểu đoàn CSVM 309 và 311. Ngoài ra, quân đội viễn chinh Pháp dưới quyền của tướng Bondis còn phải thực hiện nhiều cuộc hành quân truy kích bộ đội Cao Đài ly khai của tướng Trình Minh Thế ở một mật khu phía Nam tỉnh Tây Ninh. Mặc dù phải đối diện nhiều khó khan, nhưng tình trạng quân sự ở Nam Việt chưa có cãi thiện phần nào từ cuối năm 1951 và đầu năm 1952. Sức kháng cự và khả năng công kích quy mô của bộ đội CSVM đã giảm sút và yếu thế và chỉ có thể thực hiện một vài công tác đặc công dể gây tiếng vang như phá sập cầu Bến Lức vào tháng 03/1952 và tấn công cảm tử vào trung tâm dưỡng quân của quân đội Pháp ở Vũng Tàu vào ngày 21/07/1952.295, sát hại 3 sĩ quan, 5 hạ sĩ quan, 2 phụ nữ, 6 trẻ em Pháp, 4 trẻ em Việt. 296 Bài đọc thêm:

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=5&lea der_topic=79&id=BT7121133377 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Để đẩy mạnh hoạt động trong lòng địch, nhằm phát triển phong trào thị xã, Tỉnh ủy Bà Rịa - Chợ Lớn chủ trương tăng cường lực lượng vũ trang về thị xã Cấp. Trong một thời gian ngắn, lực lượng vũ trang thị xã đã trinh sát nắm chắc quy luật hoạt động của địch tại Trung tâm an dưỡng Võ Biền Pháp (Centre de Repos/FFVS. Nay là Khách sạn A,B,C khu Lam Sơn thành phố Vũng Tàu). Trận này do đồng chí Trần Ngọc Hiến (biệt động đội) chỉ huy trưởng và Nguyễn Văn Thành chỉ huy phó. Đây là khu an dưỡng dành riêng cho sĩ quan người Pháp thuộc các đơn vị đóng ở phía Nam Việt Nam đến nghỉ. Trung tâm an dưỡng FFVS nằm trên một khu đất cao hơn mặt đường một mét, lưng tựa vào Núi Lớn, quay mặt ra hướng biển Đông; phía Bắc nhà nghỉ có một đồn lính Cao Đài, luôn luôn có khoảng một trung đội túc trực; phía Đông là trung tâm truyền tin của quân đội Pháp. Nhiều cơ sở của Công an xung phong thị xã Cấp phục vụ tại đây như anh Nguyễn Văn Tho - bồi bàn, Nguyễn Văn Thư - làm bếp, Lê Minh Hoàng - thợ hớt tóc, Lê Văn Báu (tức Năm Bộ), Năm Du, vợ chồng ông Quảng, bà Khuê đã cung cấp quy luật hoạt động của địch ở trung tâm nghỉ mát. Để đảm bảo chắc chắn cho trận đánh thắng lợi, lực lượng trực tiếp tham gia đã lập sa bàn ở căn cứ Phú Mỹ, dự kiến các tình huống có thể xảy ra để thực tập liên tục trong 3 ngày. Phương án đánh trung tâm an dưỡng sĩ quan Pháp của thị đội Cấp được đồng chí Lương Văn Nho, Tỉnh đội phó kiêm Tham mưu trưởng Tỉnh đội góp VSTK - 3582


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

ý kiến và phê duyệt, lực lượng chính tham gia trận đánh là thị đội Cấp, phối hợp với Công an xung phong huyện Vũng Tàu và Công an thị xã Cấp. Đêm 20 tháng 7 năm 1952, lực lượng tham gia trận đánh đã xuất phát từ căn cứ Bà Trao (Núi Nứa) dùng ghe đổ bộ lên Bãi Dâu, ém quân trên Núi Lớn trước một ngày. Đúng 19 giờ 30 phút tối 21 tháng 7 năm 1952, tất cả được cải trang bằng trang phục của lính Cao Đài, chia làm hai mũi tiếp cận mục tiêu. Một bộ phận được bố trí án ngữ các ngả đường vòng quanh chân núi, có nhiệm vụ yểm trợ, chặn viện binh từ vòng ngoài khi trận đánh diễn ra. Hai tổ khác có nhiệm vụ sử dụng hỏa lực khống chế khu vực xung quanh và đánh lạc hướng địch. Hai chiến sĩ công an xung phong Phạm Văn Tám và Nguyễn Văn Ba được bổ sung vào mũi xung kích số một của Thị đội Cấp, tiến công thẳng vào hướng cửa sau. Trận đánh diễn ra chưa đầy 15 phút. Bọn địch hoàn toàn bị bất ngờ, nên không kịp ứng cứu. Biệt động phối hợp với Công an xung phong đã đánh một trận xuất sắc, loại khỏi vòng chiến đấu 22 tên trong đó có một tên cấp đại tá, hai trung tá, còn lại là cấp úy. Lực lượng ta rút về hậu cứ an toàn. Trong lúc địch dồn ta vào thế bị động đối phó trên chiến trường thì trận đánh táo bạo vào Trung tâm an dưỡng của sĩ quan Pháp đã gây ảnh hưởng lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm cao, tư tưởng chủ động tiến công địch, mưu trí sáng tạo của biệt động và Công an Vũng Tàu. Sau trận ta tập kích Centre de Repos, giặc Pháp tăng cường mật vụ, mở nhiều cuộc hành quân càn quét, lùng bắt cán bộ, triệt phá cơ sở cách mạng. Chúng đổ quân càn quét nhiều trận ở khu vực 8 (Cửa Lấp), Long Tân, Long Phước, Phú Mỹ, Bà Trao, bắt và giết nhiều người dân thường. Chiến công tập kích hang ổ giặc tại Trung tâm an dưỡng của sĩ quan Pháp có tiếng vang lớn trên toàn chiến trường Đông Dương, khiến tinh thần binh sĩ Pháp hoang mang, rệu rã. Tướng Xa - lăng Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương phải đích thân đến Vũng Tàu để động viên binh sĩ. Báo chí ở Nam Kỳ lúc đó đã đưa tin: “Sự kiện nhà nghỉ mát đã gây náo động tinh thần dân chúng, mặc dù bọn địch tìm mọi cách thu nhỏ lại sự quan trọng của trận đánh này. Nhưng sự hiện diện của tướng Salan, Bondis và Thống đốc Hồ Quang Hoài cùng nhiều nhân vật quan trọng Pháp và bù nhìn khác trong buổi đưa tang nạn nhân cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này” *

5.2 - Đường Thuộc Địa RC1/ Huế - Quảng Trị

Ở Trung Việt, các hoạt động của dân quân du kích gia tăng kể từ đầu năm 1952 hăm dọa kinh thành Huế và Quảng Trị, Đông Hà. Những cuộc phục kích đẫm máu trên những tuyến đường tiếp vận hướng về phía quốc gia Lào khiến cho quân Pháp phải đưa nhiều tiểu đoàn lính dù đến để truy kích và càng quét. Vào khoản cuối năm 1951 và đầu năm 1952, đại đoàn CSVM 325 đã khởi động các trung đoàn chủ lực đánh phá nhiều nơi. Đặc biệt là trung đoàn 101 hỗ trợ cho dân quân du kích hoạt động đến gần hành lang lãnh thổ của kinh thành Huế. Trung đoàn 18 tiến công phía Bắc thị trấn Đông Hà. Trung đoàn 95 tấn công đồn Nam Đồng cách tỉnh Quảng Trị 15 km về hướng Tây Bắc vào ngày 17/03/1952. Với sự tiếp viện quân số, quân dụng từ Bắc Việt và Nam Việt, tướng tư lệnh quân dội Pháp ở Trung Kỳ Leblanc mở các chiến dịch Sauterelles từ ngày 25/08/1952 và Caiiman ngày 04/09/1952 để bao vây và truy kích VSTK - 3583


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Trung đoàn 101 CSVM. Đến chiều ngày 05/09/1952, Trung đoàn 101 CSVM hoàn toàn bị tiêu diệt. Điều nầy giúp cho các binh đoàn bộ binh Pháp Việt được rãnh tay thực hiện các cuộc hành quân bình định ở vùng phía Nam tỉnh Thừa Thiên. 297 * 6 – Chiến trận trên vùng trung du Bắc Việt

Vào tháng 09/1952, chiến tranh Đông Dương lần thứ I đã được 7 năm kể từ lúc Võ Nguyên Giáp khởi động cuộc chiến ở Hà Nội vào tháng 09 năm 1947. Đến nay, Võ Nguyên Giáp không còn có tham vọng và tự mình quyết định không cần đến sự ngăn cản của các cố vấn quân sự CSTQ trong việc đọ sức với đoàn quân viễn chinh Pháp ở Dông Dương để tìm một chiến thắng nhanh chóng và chung cuộc với sự viện trợ ồ ạt của CSTQ kể từ năm 1950. Rõ ràng là bộ đội CSVM dưới quyền của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không dủ khả năng để đối đầu với xe tăng, tàu bò, phi cơ và bom lửa Napalm của quân đội Pháp nhất là trong những trận chiến lớn công khai ở các vùng đồng bằng Bắc Việt. Những thất bại liên tiếp trong năm 1951 cùng với sự can thiệp từ Bắc Kinh qua các lời phê phán và phúc trình của các cố vấn quân sự Trung Quốc, CSVM đành phải chịu nghe theo để thối lui và gát lại những tham vọng không thể với tới và trở về đúng với cương vị và khả năng thực tế của mình. Sự cuồng nhiệt hy sinh và biển người đổ máu của các cán binh CSVM không đủ để bù đắp cho sự yếu kém vật chất, chiến cụ tân tiến và hiệu nghiệm của Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội viễn chinh Pháp. Quay trở về với chiến lược chính thống bằng chiến thuật tấn công gián tiếp, tướng Võ Nguyên Giáp dự kiến một kế hoạch dụ quân Pháp lên miền cao nguyên xa cách với các căn cứ quân sự ở đồng bằng để di vào một trận địa bất lợi rừng núi, không còn ưu thế về pháo binh, máy bay để yểm trợ các binh đoàn bộ binh cơ động. Quân Pháp chỉ có thể chấp nhận mặt trận cao nguyên đầy bát lợi để rồi bị tiêu hao lực lượng và kéo theo hậu quả là làm yếu đi vị thế sống còn của họ ở miền đồng bằng sông Hồng hoặc là không chấp nhận đi vào bẫy rập của CSVM để gánh lấy hậu tai tiếng bất lực vì không chống giữ được vùng cao nguyên Bắc Việt. 6.1 - Phân khu Nghĩa Lộ của Pháp thất thủ

Sau thất bại của chiến dịch Lý Thường Kiệt hồi tháng 10-1951, CSVM vẫn không bỏ ý định chiếm Nghĩa Lộ bởi đây là nút chặn quan VSTK - 3584


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

trọng trên đường tiếp tế vùng tây bắc. Nghĩa Lộ nằm ngay trên trục giao mà CSVM có thể dụng để chuyển vận tiếp tế từ Trung Quốc qua Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên Phủ. Quân Pháp ở đây có hai đơn vị trấn giữ, chia ra Đồn thượng trên ngọn đồi cao nhìn xuống thị trấn và Đồn hạ, một đồn thấp nằm ngay trong thị trấn. Rút kinh nghiệm thất bại lần trước, lần nầy để tấn công Nghĩa Lộ, Võ Nguyên Giáp có một kế hoạch tấn công huy mô hơn bằng cách tung 2 đại đoàn chủ lực CSVM để đánh chiếm cho bằng được địa điểm nầy trong khi tướng Salan đang bận tâm củng cố việc phòng vệ miền đồng bằng sông Hông và lơ là việc bố phòng hướng Tây Bắc vùng cao nguyên xứ Thái tự trị (Zone autonome du Nord West/ZANO). Qua tin tức thu nhặt được về tình trạng nguy hiểm đang xảy ra cho các đồn bót xung quanh Nghĩa Lộ, ngày 16/10/1952, tướng de Linarès đã cho tiểu đoàn 6 quân nhảy dù thả xuống đồn Tú Lệ cách đồn Gia Hội 10 km về hướng TâyNam để cùng quân trú phòng của đồn nầy chuẩn bị phản công quân CSVM.

VSTK - 3585


1

2

3

4

5

Chiều ngày 17/10/1952 vào buổi chiều, đại đoàn CSVM 308 bất chợt tấn công Nghĩa Lộ : trung đoàn đoàn 308 tấn công đồn trên đồi cao và trung đoàn 88 tấn công đồn thấp trong thị trấn. Vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 18/10/1952, sau 12 giờ chiến đấu ác liệt 2 cứ điểm kiên cố nhất của Pháp ở phân khu Nghĩa Lộ đã bị xóa sổ.

(http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/211518/print/Default.aspx)

Toàn bộ Ban chỉ huy Phân khu Nghĩa Lộ của Pháp bị quân CSVM bắt làm tù binh trong trận tấn công ngày 17-10-1952.

Đêm 18/10/1952, quân CSVM tiếp tục tiến công vị trí Cửa Nhì. Quân Pháp ở Gia Hội vội rút lên Tú Lệ. Trong khi đó thì Trung đoàn 165 CSVM đã tấn công đồn Tú Lệ 3 lần nhưng bị quân dù đẫy lui. Đoàn bại binh Pháp từ đồn Gia Hội chạy đến Tú Lệ vào đêm 19/10/1952. Sáng ngày 20/10, chỉ huy trưởng tiểu đoàn lính dù ở Tú Lệ liền ra lệnh tất cả bỏ đồn Tú Lệ để rút lui về căn cứ quân sự Pháp ở Na Sản theo lệnh của tướng Sa Lan từ Hà Nội. Bộ đội sư đoàn 312 bám sát truy kích đoàn bại binh Pháp Quân. Trú phòng người Thái ở đồn Mường Cheng bám trụ cố gắng ngăn cản sự truy kích của QCSVM nhưng rồi cũng phải bỏ đồn rút lui theo sau khi đã bị thiệt hại gần nửa quân số. Ngày 22/10/1952, tiều đoàn 6 lính dù và bại binh Pháp vượt qua sông Đà và đến Nà Sản sau khi phải qua hai ngày đêm thoát chạy không ngừng nghĩ.

* VSTK - 3586


http://www.yenbai.gov.vn/vi/Pages/chitietchienthangnghialo.aspx

Nghĩa lộ sau trận c Nguồn ảnh: http://idata.over-blog.com/2/36/30/43//TULE-1.jpg

Tiểu đoàn 6 lính dù tăng cường đồn Tú Lệ

Chờ quân CSVM tấn công

VSTK - 3587


Đồn Tú Lệ sau một đợt tấn công của quân CSVM

(http://bataillonbigeard.wifeo.com/1952.php)

Bài đọc thêm : (http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=18222&print=true)

Nhớ về chiến thắng Tây Bắc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Ngày 14 tháng 10 năm 1952, chiến dịch Tây Bắc mở màn. Để tạo thế cho Đại đoàn 308 vào sâu chiếm lĩnh trận địa bao vây tiêu diệt Sở chỉ huy Phân khu Nghĩa Lộ, các trung đoàn bạn đánh trước một số vị trí: Trung đoàn 174 đánh Ca Vịnh, Trung đoàn 141 đánh Sài Lương, quân địch ở các vị trí này bỏ chạy. Trung đoàn 98 tiêu diệt vị trí Gia Phù. Ngày hôm sau (ngày 15-10-1952), Ti-ri-ông, Chỉ huy trưởng Phân khu Nghĩa Lộ đưa một đại đội Ta-bo (lính Ma rốc) vừa được tăng cường đi sục sạo ở Khau Vác, bị một đơn vị của Đại đoàn 312 tiêu diệt gọn tại Nậm Mười. Ngày 16-10, các vị trí địch ở Thượng Bằng La, Ba Khe rút chạy. Bộ Chỉ huy Pháp ở Hà Nội thấy tình hình nghiêm trọng vội ném tiểu đoàn dù số 6 (6 è BPC) do Bi-gia (Bigeard) chỉ huy xuống Tú Lệ để chặn đường tiếp tế của quân ta, giữ Sơn La và giải tỏa cho Nghĩa Lộ. Chúng cũng tăng cường tiểu đoàn 3 Lê Dương (3/3 REI) lên Nà Sản để bảo vệ Sơn La. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho Đại đoàn 308 nhanh chóng tiến vào bao vây chặt quân địch ở Nghĩa Lộ, không cho chúng rút chạy về Sơn La và nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch. Ngày 17-10, hai trung đoàn 102 và 88 từ đỉnh cao 1.500 mét đổ xuống tiến vào chiếm lĩnh trận địa bao vây Nghĩa Lộ. Lợi dụng sương mù, Trung đoàn 102 cùng với pháo binh và súng phòng không chiếm VSTK - 3588


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

lĩnh những điểm cao đối diện với Pú Chạng, đợi lệnh nổ súng, Trung đoàn 88 chờ trời tối sẽ tiến vào Nghĩa Lộ phố. Trong lúc đó, Trung đoàn 36 đã bao vây Cửa Nhì Đúng 14 giờ 30, ngày 17-10, pháo binh ta bắn phá trận địa pháo 105 ly của địch ở Nghĩa Lộ phố, tạo điều kiện cho Trung đoàn 102 từ 3 hướng chia làm nhiều mũi tiến đánh Pú Chạng. Ba tốp máy bay Hen Cát và một tốp B26 xuất hiện trên bầu trời, ném bom na pan và bom phá vào đội hình xuất phát xung phong làm 34 cán bộ, chiến sĩ bị thương, trong đó có trung đoàn phó Hùng Sinh. Bộ đội phòng không nghênh chiến, bắn rơi 2 chiếc Hen Cát. Đại đội chủ công 267 lọt vào đồn, nhanh chóng thọc sâu chia cắt quân địch. Đến 20 giờ, cùng ngày, Trung đoàn 102 tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Pú Chạng. Ta bắt sống 177 địch trong đó có viên quan tư Tiriông. Trong lúc quân ta thu dọn chiến trường, máy bay địch lại ném bom xuống trận địa. Cứ điểm Pú Chạng bị tiêu diệt sớm; Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ ra lệnh cho Trung đoàn 88 chiếm lĩnh trận địa dưới ánh pháo sáng và đèn dù của máy bay địch, đến 3 giờ sáng ngày 18-10 thì nổ súng. Giai đoạn mở của đột phá diễn ra rất gay go. Bộ đội ta vừa đối phó với máy bay, và khẩn trương diệt các ổ đề kháng của địch trong cứ điểm. Đến 8 giờ sáng ngày 18-10, Trung đoàn 88 tiêu diệt hoàn toàn vị trí Nghĩa Lộ phố, bắt 235 tên địch trong đó có cả tên Đại úy Bác-be (Barbère), Chỉ huy quân tăng viện. Ta thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng, trong đó có 2 khẩu pháo 105 và hàng nghìn viên đạn pháo. Tại Cửa Nhì, địch cũng dùng máy bay thả bom na-pan xuống trận địa bao vây của ta. Bộ đội ta có đồng chí trúng na-pan đã lăn mình dập lửa rồi tiếp tục vây ép địch. Nắm đúng thời cơ lúc quân địch chuẩn bị rút chạy, trung đoàn trưởng Hồng Sơn ra lệnh tấn công. Trận đánh diễn ra nhanh, gọn. Trong đêm 18-10-1952, Trung đoàn 36 diệt đồn Cửa Nhì, bắt sống 80 tên trong đó có 2 tên sĩ quan chỉ huy. Đại đoàn 308 đã hoàn thành nhiệm vụ. Cả 3 trung đoàn đều lập công xuất sắc. Trong khi Đại đoàn 308 tiêu diệt Sở chỉ huy Phân khu Nghĩa Lộ thì trên các hướng khác, Trung đoàn 98 tiêu diệt Sở chỉ huy Tiểu khu Phù Yên. Quân địch ở Vạn Yên rút chạy. Trên hướng Bắc, dưới áp lực của Đại đoàn 312, quân địch ở Gia Hội rút chạy về Tú Lệ, nhập với tiểu đoàn dù tháo chạy về phía sông Đà. Trung đoàn 165 đuổi địch suốt 5 ngày đêm, diệt và làm tan rã hàng trăm quân địch. Ngày 23 tháng 10, Đại đoàn 312 đã có mặt ở bờ sông Đà. Phía mũi vu hồi chiến dịch đánh vào phía sau lưng địch ở Lai Châu Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148) từ Lào Cai tiến vào Quỳnh Nhai đánh tan một tiểu đoàn ngụy và một tiểu đoàn Tabo tới cứu viện. Sau 10 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 14-10 đến ngày 23-10-1952), ta đã giải phóng một khu vực rộng lớn vùng hữu ngạn sông Thao, tả ngạn sông Đà từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai, làm chủ con đường 13 nối liền Yên Bái với Nghĩa Lộ. Phân khu Nghĩa Lộ và Tiểu khu Phù Yên bị tiêu diệt. Ta diệt 500 quân địch, bắt sống trên 1.000 tên, trong đó có 300 lính Âu Phi, nhiều sĩ quan, chỉ huy các cấp. Đợt một chiến dịch kết thúc thắng lợi! VSTK - 3589


6.2 – Cụm Chiến lũy Nà Sản 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Cao nguyên Nà Sản là một trong hai cao nguyên lớn thuộc tỉnh Sơn La, trên địa bàn rộng khoảng hơn 20km2 thuộc các xã Chiềng Mung, Hát Lót, Chiềng Mai, Mường Bon. Có độ cao trung bình 600 700m, có địa hình tương đối bằng phẳng, rộng, đồi núi thấp, có vị trí chiến lược cho việc phát triển kinh tế, giao thông và quốc phòng. Với vị trí đặc biệt thuận lợi, ngay từ những năm quay lại xâm chiếm Sơn La, Tây Bắc, Pháp đã cho xây dựng sân bay vận tải, làm cầu hàng không vận chuyển để tiếp tế lương thực và các phương tiện quân sự cho khu quân sự vùng Tây Bắc. Sau khi phân khu Nghĩa Lộ bị CSVN chiếm mất, Salan quyết định rút những đồn bót nhỏ cô lập về căn cứ quân đội ở Nà Sản để biên căn cứ nầy thành mộ cụm chiến lũy và một số đồn bót vây quanh tạo thành một nút chặn tuyến đường giao thông giữa miền cao nguyên quốc gia Lào và vùng đồng bằng Bắc Việt. Cụm chiến lũy Nà Sản được xây dựng thuộc địa phận xã Chiềng Mung, theo trục quốc lộ 6 và đường liên tỉnh R.P.41, trên diện tích 10km2, bao quanh bởi hai dẫy núi: Pú Hồng và bản Vạy. Ở giữa là khu trung tâm nằm trong thung lũng trải rộng có sở chỉ huy, sân bay vận tải, hệ thống kho chứa lương thực, vũ khí... Cụm chiến lũy được xây dựng theo hình vòng cung khép kín, có 17 đồn bót liên hoàn, phía Bắc có các cụm Pú Cát, Pú Hồng, Nà Si; Phía Nam có cụm núi Na Sam, bản Cưởm, bản Vạy, Cừ Nhừm. Các dãy núi có độ cao trung bình khoảng 750m, trong đó có núi Pú Hồng cao trên 1.000m. Chiến lũy trung tâm dùng làm cơ sở tham mưu và chỉ huy các cuộc hành quân với sân bay vận tải cũ được xây dựng lại kiên cố hơn tại bản Nà Sản, bản Lầu, bản Hời, bản Cưởm, cách đường 41 (Quốc lộ 6) khoảng 500 - 1.000m. Sân bay cùng các kho dự trữ quân nhu, vũ khí, hệ thống đồn bốt, trọng pháo, cao xạ 105mm cùng hệ thống giao thông hào kiên cố trên các cứ điểm quan trọng Pú Hồng, Nà Si, bản Vạy, Cừ Nhừm, bản Hời, bản Cưởm, bản Cút, bản Lầu tất cả tạo thành một vành đai khép kín, bảo vệ khu trung tâm bản doanh chi huy Nà Sản. Có các binh chủng sau: 8D lính dù, 1D pháo binh, 8C độc lập, 1D công binh và 1 sân bay ở khu trung tâm. Khu trung tâm gồmcó: sân bay vận tải có chiều dài 1.100m, đầu sân bay ăn thông vào hành dinh chỉ huy, liên lạc, điều hành các cuộc VSTK - 3590


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

hành quân với các cứ điểm đồn bót bao quanh; các cứ điểm trong sân bay được xây đấp kiên cố như: Các đường chiến hào nối liền với giao thông hào với những vòng dây thép gai dày đặc, gắn liền với 3 đại đội pháo binh 105mm bố trí theo hình tam giác, có ba trận địa pháo (3 đại đội, mỗi đại đội 4 khẩu pháo), mỗi khẩu cách nhau 20 - 30m, có hầm chứa đạn, khu công sự ẩn nấp và chiến đấu của pháo thủ. Trung tâm chỉ huy hành quân được xây dựng nằm sâu dưới lòng đất hơn 3m với diện tích 32m2, trên tường được vã và trát bằng vật liệu bê tông thô gồm đá vụn, cát và xi măng, nóc được lợp bằng tấm sắt dùng để lót đường băng sân bay. Cửa hầm bằng gỗ được mở liền với hệ thống đường giao thông hào ra sân bay và nối với sở chỉ huy che bằng vải bạt dày như hình mái nhà, phía ngoài vòm mái của sở chỉ huy được đắp đất và các bao cát cao 1m. Các công sự đồn bót được xây dựng trên các điểm cao xung quanh đại đồn trung ương và cấu trúc gồm có: Công sự có từ 1 - 3 chiến hào cách nhau từ 15 - 20m; đặc biệt cứ điểm cao Pú Hồng chiến hào được xây dựng khép kín thành một vòng tròn, không đứt đoạn trên đỉnh núi, chiều rộng là 80 - 90cm, sâu 1m, bên trong có các ụ chiến đấu được đắp bằng đất hoặc bao cát, xung quanh được bao kín bằng hàng rào dây thép gai, phía ngoài chặt cây, tre, gỗ ngổn ngang để cản đường tiến công của bộ đội CSVM. 298

Đào hầm xây dựng cứ điểm Nà Sản (Nguồn ảnh:http://amalep.free.fr/le/faits/na-san/images/travaux.htm)

VSTK - 3591


Máy bay chuyển vận vật liệu xây cất cụm chiế lũy Nà Sản (Nguồn: http://amalep.free.fr/le/faits/na-san/images/na-san08.htm) 1

2

3

4

5

6

7

8

9

Các cứ điểm xây dựng trên các điểm cao xung quanh đồn lớn trung tâm với cấu trúc như sau: Công sự, có từ 1 – 3 đoạn chiến hào mỗi đoạn dài khoảng 10 - 15m, khoảng cách giữa các chiến hào từ 15 20m, chỉ có cứ điểm Pú Hồng chiến hào được xây dựng khép kín thành một vòng tròn, không đứt đoạn trên đỉnh núi. Chiều rộng là 80 - 90m, sâu 1m, bên trong có các ụ chiến đấu được đắp bằng đất hoặc bao cát, xung quanh được bao kín bằng hàng rào dây thép gai, phía ngoài hàng rào cho chặt cây tre, gỗ ngổn ngang để cản đường tiến công quân CSVM.

Một đôn cao điểm Nà Sản trên đỉnh núi Pú Hồng và Bản Vại (?) http://amalep.free.fr/le/faits/na-san/images/na-san08.htm

Lính Lê Dương đang đào hầm đấp lũy Nà Sản http://amalep.free.fr/le/faits/na-san/images/na-san04.htm

VSTK - 3592


http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2012/10/Dossier-Na-San-V1_relecture-ab.pdf

Sân bay Nà Sản * 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Tại sao Nà Sản? Theo Salan thì địa thế nầy có một sân bay thuận lợi cho loại máy bay vận tải Dakota có thể xử dụng quanh năm và việc bố phòng cũng được tổ chức dễ dàng với các đồi núi vây quanh. Nà Sản chỉ cách Hà Nội 90km đường chim bay tức là chỉ mất khoản 40 phút để tiếp vận bằng đường bay. Máy bay tìm kích và phóng pháo cũng có một tầm hoạt động thích hợp. Khu vực sân bay sẽ đực lót bằng những tấm vĩ thép có lỗ. Nà Sãn nằm chắn ngay trên tỉnh lộ RP41 cắt ngang tuyến giao thông để bảo đảm cho các đoàn xe vận tải và chiến xa di chuyển từ phía Bắc Trung Việt đến Lai Châu và Điện Biên Phủ. S.M. Bao-Daï me demande à se rendre sur les lieux. Je l'y conduis le 28 novembre à 10 heure trente. De cette visite il conserve une impression de puissance et de force. Il me dit : - "S'ils viennent s'y frotter, ils y laisseront des plumes. Souhaitons que Giap commette l'erreur d'y venir !…" Récit du Général Raoul Salan Extraits de "MÉMOIRES FIN D'UN EMPIRE" du Général Raoul Salan P. 348 et suivantes. http://amalep.free.fr/le/faits/na-san/recit.htm

6.3 – Hành quân Lorraine 299 12

13

Tám tháng sau khi đã thành công trục xuất quân đội viễn chinh Pháp ra khỏi Hòa Bình, tướng Giáp lại tấn công một lần nữa để triệt hạ VSTK - 3593


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

và làm chủ phân khu Nghĩa Lộ rồi tiếp tục điều động những đại đoàn chủ lực 308, 312, 316 và một trung đoàn trọng pháo thuộc đại đoàn 351 để tiến chiếm các thị trấn phía Nam đồng thời trung đoàn 148 án ngữ phía Đông Bắc để chận đường các lực lượng tăng viện của quân đội Pháp. Chỉ trong vòng 10 ngày, CSVM không những đánh chiếm được phân khu Nghĩa Lộ mà còn có thể tiến chiếm một số phân khu khác trong các tình Sơn La và Lai Châu đang được quân Pháp bảo vệ. Để chận đứng những mất mát tiếp theo, tướng Salan liền mở ra chiến dịch hành quân Lorraine để giải tỏa áp lực của CSVM trên vùng cao nguyên Tây Bắc xứ Thái đồng thời để đánh lạc hướng sự chú ý của CSVM về công trình củng cố và thiết lập cụm chiến lũy Nà Sản đang được tướng Salan trao trọng trách cho đại tá Jean Gilles thực hiện một cách khẩn trương. Chiến dịch Lorraine do tướng De Linarès chỉ huy bắt đầu từ 28/10/1952 đến 08/11/1952. Mục tiêu của chiến dịch nầy là lôi kéo các đại đoàn chủ lực CSVM đang tiến quân ồ ạt ở hướng Tây Bắc phải phân tán để quay trở qua giải cứu tỉnh Phú Thọ, Yên Bái ở phía Đông Bắc. Quân Pháp gồm có 2 bing đoàn cơ động GM1, GM4 theo lộ trình đường thuộc địa RC2 từ Trung Hà, Việt Trì theo đường sông và đường số 2 tiến lên chiếm đóng Phú Thọ rồi tiếp tục tiến lên tiểu khu Phủ Doãn mà chỉ gặp sức kháng cự kháng cự yếu của trung đoàn 176, cùng với một tiểu đoàn của trung đoàn 146 và bộ đội địa phương của CSVM. Ngày 09/11/1952 quân Pháp cho quân nhảy dù xuống Phủ Doãn (thị trấn Đoan Hùng) và từ Phủ Doãn quân Pháp chia thành 2 cánh quân hướng sang Yên Bái và Tuyên Quang. Trái với dự kiến của tướng Salan, CSVM không đưa một số lớn bộ đội chủ lực của các đại đoàn hiện đang có mặt ở phía Tây Bắc sang cứu nguy Phú Thọ và Yên Bái mà chỉ giao cho nhiệm vụ nầy cho trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) phối họp với trung đoàn 176, tiểu đoàn 146 và dân quân du kích địa phương phản công chiến dịch Lorraine. Đồng thời tướng Giáp cũng ra lệnh cho 2 đại đoàn 304 và 320 CSVM đánh phá phòng tuyến De Lattre ở hai hướng phía Bắc và phía Nam sông Hồng đang bị trống vì quân cơ động và nhảy dù Pháp được đua đi cung ứng cho chiến dịch Lorraine. Tướng Salan thấy rằng chiến dịch Lorraine không đạt được ý định mong muốn cho nên ra lệnh rút lui về bên trong phòng tuyến De Lattre và trên đường rút lui đã bị quân CSVM phục kích tấn công vào ngày 17 và 18/11/1952 ở đoạn đường RC2 từ Châu Mường (Chân Mộng) đến Trạm Thản, thiệt hại nặng nề cho cả đôi bên.

VSTK - 3594


1

2

3

Đêm 15 và 16-11-1952, quân CSVM vượt sông Đà sau gần một tháng chiến đấu, đã đánh chiếm toàn tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản) và một phần quan trọng tỉnh Lai Châu.

Chiến dịch Lorraine Nguồn bản đồ: http://indochine54.free.fr/ops/lorraine.html

* Bài đọc thêm:

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=18222&print=true

Nhớ về chiến thắng Tây Bắc 4 5 6

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Sau nửa tháng hành quân, cuộc hành binh Lo-ren với 3 vạn quân Pháp đánh lên Phú Thọ không mang lại cho chúng kết quả mong đợi. Ở Tây Bắc, quân ta vượt sông Đà, tiếp tục tiến công địch. Ở đồng bằng Bắc Bộ, nắm thời cơ lúc đại bộ phận quân cơ động bị địch giam chân ở Phú Thọ, hai đại đoàn 320 và 304 tiến sâu vào vùng hậu địch trống rỗng như trong chiến dịch Hòa Bình cuối năm 1951. Trong vòng 10 ngày, từ ngày 5 đến ngày 15-11-1952, chỉ tính riêng bên tả ngạn sông Hồng đã có tới 34 vị trí từ một trung đội đến một đại đội địch bị quân ta tiêu diệt, 16 vị trí rút chạy và 29 vị trí bị bao vây. Sáng ngày 14-11-1952, quân ta đánh vào Phát Diệm, bắn chìm 3 tàu địch và tiêu diệt 3 đại đội đồn trú. Bộ Chỉ huy Pháp ở vào tình thế buộc phải rút quân về cứu nguy cho đồng bằng Bắc Bộ. Cũng có thể chúng đã phát hiện có một bộ phận chủ lực ta ở Tây Bắc đã quay về. VSTK - 3595


1 2 3 4 5

6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17

18 19 20 21 22 23 24 25

26 27 28

29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

43 44

Chiều ngày 14-11-1952, Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Tướng Sa-lăng ra lệnh rút quân. Lúc này, Trung đoàn 36 đã kịp về đến đất Phú Thọ. Trung đoàn 36 đã mở một cuộc hành quân thần tốc đi liên tục 4 ngày 3 đêm từ Cửa Nhì về đến Phú Thọ. Bộ đội hành quân thâu đêm suốt sáng. Theo kế hoạch ban đầu, Trung đoàn trưởng Hồng Sơn đã thống nhất với Chỉ huy trưởng Mặt trận Phú Thọ Vũ Hiển, Trung đoàn 36 sẽ đánh đồn địch ở Vân Mộng. Qua sông Hồng, trung đoàn đi đến khu vực Tăng Mỹ giấu quân bí mật, không chạm trán với quân địch đi càn quét, tích cực chuẩn bị cho trận đánh đồn Vân Mộng sẽ diễn ra vào tối 16-11-1952. Đúng vào lúc ấy, ngày 16-11-1952, trung đoàn nhận được tin địch rút. Điện của tiền phương Bộ Tổng Tư lệnh: “Địch bắt đầu rút. Sơn Đông tìm cách đánh ngay” (Sơn Đông là bí danh của Trung đoàn 36 trong chiến dịch Tây Bắc). Trinh sát của Trung đoàn 36 phái đi trước quay về báo tin: Từ sáng đến chiều 15-11, có 90 xe địch từ Đoan Hùng về Phú Hộ. Trung đoàn trưởng Hồng Sơn chỉ huy trung đoàn đã nhiều năm, biết rất rõ năng lực của trung đoàn: tích cực, chủ động, cơ động linh hoạt, đã đánh là thắng, đã đánh là quyết định chiến trường. Đó là truyền thống Quân Tiên Phong. Trung đoàn trưởng chuyển quyết tâm tác chiến từ đánh đồn sang phục kích đánh địch rút lui. Thời gian rất gấp, phải đánh ngay sáng hôm sau 17-11, không để cho địch rút quá xuống dưới, địa hình trống trải khó đánh. Khu vực được chọn để phục kích là đoạn đường số 2 từ Chân Mộng đến Trạm Thản. Cán bộ quân sự đi trước, vừa đi vừa hình thành kế hoạch tác chiến, vừa đi vừa giao nhiệm vụ; Tiểu đoàn 80 chặn đầu, Tiểu đoàn 89 khóa đuôi, gọi Tiểu đoàn 84 về làm dự bị. Địch chốt 3 đồn ở Vân Mộng, Châu Mộng, Năng Yên. Đoàn cán bộ quân sự do Trung đoàn trưởng Hồng Sơn, các tiểu đoàn trưởng Cao Lưu, Mai Xuân Tân dẫn đầu đang tìm đường mòn ra đường số 2 thì từ một bụi cây, một ông già tay cầm rìu xuất hiện, nói khẽ: “Bộ đội đi đâu? Đồn Năng Yên kia! Nói to nó nghe thấy!”. Đó là cụ Nguyễn Văn Kính quen gọi là ông già “Lán than” chuyên chặt củi đốt than. Cụ dẫn đoàn cán bộ tránh đồn địch, đi ra đường số 2. Trung đoàn trưởng chỉ khu vực bố trí cho các đơn vị, giao nhiệm vụ tại thực địa. Ông già Lán than dắt tiểu đoàn trưởng Cao Lưu và Tiểu đoàn 89 ra nơi ém quân. Phía tiểu đoàn 80 có đồng chí Bình dân quân xã dẫn đường. Những người đi sau cùng xóa sạch dấu vết. Trận địa phục kích được hình thành trước 5 giờ sáng. Tiết đông lạnh lẽo, trời đầy mây, gió thổi rào rạt. Các chiến sĩ 36 thu mình dưới tán lá rừng đào công sự, chờ giặc đến. Chỉ có vài tổ cảnh giới bí mật bám đường. Về phía địch, binh đoàn lính dù do Đơ Cuốc-nô chỉ huy đã rút an toàn về tới Việt Trì chiều 15-11. Lực lượng còn lại tập kết tại Đoan VSTK - 3596


1 2 3

4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

Hùng, sáng 17-11 bắt đầu rút, GM4 đi đầu do Kéc-ga-va-rat chỉ huy. GM1 đi sau do Bát-tia-va-ni chỉ huy. Mỗi đơn vị đều có pháo binh riêng, có xe tăng thiết giáp yểm trợ riêng. Từ đồn Chân Mộng, hai đại đội lính thuộc địa An-giê-ri sục sạo hai bên đường. Địch bắt được 2 chiến sĩ cảnh giới của ta. Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Chương bị thương nặng ngất lịm, địch cho là đã chết. Giặc tra tấn dã man chiến sĩ Lê Văn Hiến nhưng đồng chí nhất định không khai, chỉ nhận là du kích xã. Chính nhờ tinh thần anh dũng này mà ta đã bảo vệ được bí mật trận đánh. Đoàn cơ giới địch nặng nề rời Chân Mộng đi vào thung lũng. Chúng xua đẩy một số đồng bào ta bị bắt đi đầu làm bia đỡ đạn. Chờ cho số đồng bào và bộ phận đi đầu vượt qua trận địa, Trung đoàn trưởng Hồng Sơn hạ lệnh đánh. Kèn lệnh vang lên, toàn trận địa nổ súng. Địch bị hoàn toàn bất ngờ. Ngay từ loạt đạn đầu, hàng chục xe địch bốc cháy, hàng trăm tên địch trúng đạn. Quân ta từ các cánh rừng hai bên đường số 2 tràn xuống, xông vào đội hình xe và binh lính địch đang hoảng loạn, diệt địch. Đội hình địch bị đánh vào khúc giữa. Số xe đi đầu (40 chiếc) chạy thoát về Phú Hộ. Số đi sau chùn lại ở đồn Chân Mộng. Ta đánh nhanh rút nhanh, bắt tù binh, thu vũ khí. Đốt xe xong, ta lui quân, chỉ để lại một lực lượng nhỏ kiềm chế. Suốt ngày 17-11, địch co lại ở đồn Chân Mộng không dám cựa, đến sẩm tối, chúng bí mật rút chạy. Nhưng thật bất ngờ, vào lúc đó, Tiểu đoàn 84 xuất hiện. Tiểu đoàn 84 đi đánh địch ở Đồn Vàng nhưng địch ở đó đã rút. Tiểu đoàn trưởng Sơn Mã cho hành quân cấp tốc theo hướng có tiếng súng nổ. Gặp đoàn xe đi cuối, Sơn Mã ra lệnh đuổi theo trong đêm. Đường số 2 đầy xác lính địch và xe cháy làm cho Tiểu đoàn 84 càng hăng say truy kích. Tiểu đoàn trưởng Sơn Mã dẫn đầu bị trúng đạn hy sinh. Chiến sĩ Trần Văn Thoa căm thù đuổi theo dùng thủ pháo diệt xe. Tiểu đoàn 84 đuổi kịp địch, đánh vào những xe đi cuối ở Trạm Thản. Trận phục kích Chân Mộng – Trạm Thản kết thúc lúc 9 giờ tối ngày 17 tháng 11 năm 1952. Kết quả: ta diệt 400 địch, bắt sống 84 tên, bắn cháy 44 xe cơ giới có 17 thiết giáp, thu 1 xe tăng còn nguyên vẹn. *

34

VSTK - 3597


1

6.4 – Trận chiến Nà Sản

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Vào đầu buổi tối 13/11/1952 trung đoàn 88 của Đ.Đ.307 tấn công thử nghiệm và cứ điểm #8 hai lượt nhưng bị liên quân Pháp Việt đồn trú đẫy lùi. Từ 25/11/1952 đế 30/11/1952 bộ đội CSVM tấn công vào nhiều cứ điểm để thăm dò khả năng phòng thủ của các cụm cứ diểm Nà Sản. Từ cuối tháng 11 đến 01/12/1952, buổi tối 30/11, CSVM tấn công và tràn ngập 2 cứ điểm #22bis (Tiểu đoàn 115/ Trung đoàn 165/ Đại đoàn 312) và #24 (Trung đoàn 102/ Đại đoàn 308) ở hai cánh Đông và Tây do các đơn vị lính người Thái trú phòng canh giữ. Vào buổi sáng hôm sau tiểu đoàn 2 lính Lê Dương tái chiếm cứ điểm #22bis. Từ 7 giờ VSTK - 3598


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

sáng trong ngày, máy bay 26 dội bom, trọng pháo và đại liên pháo kích dữ dội vào ngọn đồi #24 cho đến 2 giờ chiều thì tiểu đoàn 3 lính dù bản xứ mới tái chiếm lại #24.300 Đêm 01/12 đến 02/12/1952, quân CSVM tấn công toàn diện cụm Chiến Lũy Nà Sản và tập trung mạnh vào hai cứ điểm #26 ở phía cực Tây và #21bis ở phía cực Đông. Vào lúc 03 giờ sáng 02/12/1952, trung đoàn 209/đại đoàn 312 tiến sát vòng rào cứ điểm #21bis nhưng bị quân trú phòng đẫy lui. Cứ điểm # 26 bị xung phong tấn công biển người 4 lần bởi trung đoàn 174 với sự tăng cường của 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 88/308 nhưng đã bị quân Lê Dương trú phòng kháng cự kiên cường với sự yểm trợ của trọng pháo cùng với sự soi sáng của hỏa châu khắp nền trời suốt đêm. Ngày 02/12/1952, trung tâm chi huy của cụm chiến lũy Nà Sản bị pháo kích dữ dội bằng các loại súng cối để xung phong biển người nhưng đã bị dàn trọng pháo của Pháp bắn trực xạ với một hỏa lực khủng khiếp ngăn cản mọi đợt xung phong của CSVM. Đến trưa ngày 03/12 thì quân CSVM vì không còn đủ đạn dược phải ra lệnh ngừng tấn công để chuẩn bị rút lui toàn diện vào đêm 06 rạng ngày 07/1952. 301

Nguồn: http://www.flottille9f.net/cd/sb2c-11.htm 19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Công tác không vận và phóng pháo của phi đội chiến đấu hải quân của 9F Pháp từ hàng không mẫu hạm Arromanches ngoài khơi Cát Bí bay tới đã luân phiên nhau thực hiện một cách liên tục và hữu hiệu để chận đứng mọi cuộc tấn công biển người của bộ đội CSVM vào cụm chiến lũy Nà Sản Phóng pháo cơ PB4y Privateers 8f dội bom suốt đêm 01/12 đến sáng ngày 02/12/1952.Từ 07 giờ sáng 02/12 thì đến phiên máy bay B26, rồi đến máy máy bay săn giặc Hellicat và 2SB2C thả bom Napalm và bắn truy kích. Trận chiến toàn diện của CSVM vào cụm chiến lũy Nà Sản chỉ kéo dài thêm được 48 tiếng đồng hồ rồi bắt buộc phải rút lui toàn bộ với một VSTK - 3599


1

2

thiệt hại nặng nề: 1,544 tử trận, 1,932 bị thương và bị bắt làm tù binh.302

(http://www.ecpad.fr/wp-content/uploads/2012/10/Dossier-Na-San-V1_relecture-ab.pdf)

Cứ điểm Pú Hồng ngày 13/12/1952 Bài đọc thêm: http://dsvh.sonla.gov.vn/index.php?module=quangba&act=chitietdisan&id=114

3

Đợt 3: (Từ ngày 30/11 đến 2/12/1952)

4

Tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản

5 6 7 8 9 10

Địch co cụm về Nà Sản gồm: 8 tiểu đoàn bộ binh và dù (trong đó có 4 tiểu đoàn lê dương tương đối còn nguyên vẹn); 2 tiểu đoàn Bắc Phi, 2 tiều đoàn nguỵ người Thái mới khôi phục; Một tiểu đoàn pháo binh 105mm (12 khẩu) 1c công binh, Sở chỉ huy của tên đại tá Jin; Tổ chức thành 28 điểm tựa (chủ yếu là cấp đại đội; 2 là cấp tiểu đoàn thiếu; 2,3 là cấp đại đội tăng cường và 4 điểm tựa cấp trung đội). VSTK - 3600


1 2 3 4

5

Lực lượng ta gồm: 6 trung đoàn của 3 đại đoàn 308, 312, 316, một tiểu đoàn của trung đoàn 165 hướng phối hợp Y13; 1 tiểu đoàn cối 120mm (6 khẩu) 2 đại đội sơn pháo 75mm (6 khẩu), 2 đại đội phòng không 13,2mm (8 khẩu). Trên cơ sở các tin tức thu thập được, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định:

6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24

25

26 27 28 29

30 31 32 33 34 35 36 37 38

- Địch có số lượng nhiều đó là chỗ mạnh của chúng, bố trí thành nhiều cứ điểm có thể yểm hộ lẫn nhau, kết thành nhiều vòng vây xung quanh sân bay, dựa vào pháo binh và nhất là không quân, địch hy vọng dựa vào không quân tiêu hao, ngăn chặn tiếp tế ta từ xa, song chỗ yếu căn bản là công sự dã chiến, vị trí bị cô lập. - Về ta: Thương vong đợt 1 -2 tương đối ít, song do hành quân, truy kích đường dài, sức khoẻ bị giảm sút, quân số chiến đấu hao hụt chưa được bổ sung, đường tiếp tế ngày càng dài, khó khăn tăng thêm, tuy lực lượng chúng ta không ưu thế hơn địch, nhưng vẫn cao hơn hẳn địch nhất là tinh thần, khí thế quyết tâm tiêu diệt địch, vì vậy, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết tâm: "Tập trung lực lượng mở đợt tiến công thứ 3 tiêu diệt địch ở Nà Sản giành toàn thắng cho chiến dịch". Những trận đánh vào cứ điểm Nà Sản không phải là một cuộc chiến đơn giản, đánh cho xong để kết thúc đợt 3. Nó là một đợt tác chiến của chiến dịch, quan trọng không kém những đợt trước mà còn quan trọng hơn các đợt trước. Nó không đơn giản và giống như tác chiến ở đợt 1 và 2. Vì đây là một trận công kiên lớn, địch đã khác trước về cách bố trí cũng như về lực lượng. - Nhiệm vụ của các đơn vị: + Đại đoàn 308 được phối hợp thuộc tiểu đoàn 115 mặt trận Y13 tiêu diệt Pú Hồng và Gò Hời. + Đại đoàn 316 tiêu diệt Na Sam. + Đại đoàn 312 tiêu diệt Bản Vạy và Cừ Như. Sau 7 ngày chuẩn bị, đêm 30/11 đợt 3 chiến dịch mở màn bằng 2 trận thắng ròn rã. Trong vòng 1 giờ, Trung đoàn 102 đại đoàn 308 đã tiêu diệt một đại đội tăng cường lính Âu Phi ở Pú Hồng. Diệt 30 tên, bắt 62 tên, trong đó có tên đại uý Me Tét (Me Tais) chỉ huy Pú Hồng. Cùng đêm đó, tiểu đoàn 115, thuộc trung đoàn 165, đại đoàn 312 trên mặt trận phối hợp cũng tiêu diệt 1 đại đội Thái ở Gò Hời, bắt 70 tên có tên trung úy nguỵ. Đêm hôm sau 1/12 trung đoàn 174 đại đoàn 316 và trung đoàn 209, đại đoàn 312 đã không thành công trong trận đánh Na Si - Bản Vạy.

39 40 41 42 43 44 45 46

47

Sáng ngày 1/12 gần 2 tiều đoàn lê dương dưới sự yểm hộ của phi pháp đã phản kích quyết liệt tên Pú Hồng. Ta chỉ có một đại đội đã qua chiến đấu, chưa kịp củng cố công sự, song với tinh thần ngoan cường, dũng cảm đã bẻ gẫy 4 đợt phản kích của địch, diệt 120 tên, cuộc chiến đấu diễn ra quá chênh lệch về lực lượng, về hoả lực chi viện … Mãi 14 giờ địch mới chiếm được Pú Hồng. Ta bắn rơi một máy bay B56 (sic!), bắn cháy 3 máy bay (2 Đa Kô Ta, 1 Mo Ran) khi chúng xuống sân bay. Cùng ngày địch ra chiếm lại Gò Hời (ta không giữ Gò Hời).

VSTK - 3601


1 2 3 4 5

6 7 8 9 10 11 12 13

Trước tình hình không thuận lợi. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển sang bao vây, cô lập Nà Sản, củng cố vùng giải phóng rộng lớn, rút quân về hậu phương củng cố lại lực lượng chuẩn bị cho nhiệm vụ mới. Kết quả đợt 3 chiến dịch: Ta thắng 2 trận Pú Hồng, Gò Hời và 2 trận không thắng Nà Si, Bản Vạy. Ta đã tiêu diệt hơn 500 tên, bắt 162 tên trong đó có 1 đại uý, 1 trung uý, bắn rơi một máy bay, bắn cháy 3 máy bay, ngoài ra địch còn bị thiệt hại trong sân bay do pháo ta bắn và kiềm chế, thiệt hại ở Nà Si, Bản Vạy mà ta không có điều kiện nắm được. Điều quan trọng hơn nữa là địch đã chi hàng trăm triệu đo la cho cái gọi là "Tập đoàn cứ điểm". "Con nhím" Na Sam "để ngăn sóng" hòng cố giữ lấy Tây bắc, song cuối cùng đã phải tháo chạy. Thay vào đó là thắng lợi to lớn của chiến dịch Tây Bắc 1952, giải phóng được toàn bộ khu Tây Bắc.

* 14

6.5 – Trận chiến Mộc Châu

15

VSTK - 3602


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Trong khi Salan tăng cường phòng thủ Nà Sản đề phòng CSVM kéo quân tới tấn công địa điểm đó, thì đêm 7-11-1952 trung đoàn 174 thuộc đại đoàn 316 CSVM được tăng cường thêm tiểu đoàn 215, 439 của trung đoàn 98 và tiểu đoàn 888 của trung đoàn 176 cùng tăng cường thêm một đại đội pháo binh 75mm, một đại đội súng cối 120mm vượt sông Đà, tiêu diệt vị trí Bản Hoa (Bằng Hòa). Đêm tiếp theo tiêu diệt vị trí Ba Lay (Tà Lại). Ngày 18/11/1952 tiêu diệt vị trí Hát Tiêu, Mường Lụm. Quân Pháp bỏ Tạ Khoa chạy về Cò Nòi. Đại đoàn 308 truy kích phòng tuyến quân Pháp trên bờ sông Đà. Ngày 19/11/1952, CSVM đánh vào Mộc Châu, chiếm các lô cốt trận địa pháo. Quân Pháp ở Chiềng Pan, sông Con, Tạ Khoa vội vã bỏ đồn rút qua rừng về phía Xuân Nha, vượt biên giới Việt-Lào để đến Sầm Nứa. Đồng thời CSVM cũng tấn công Quỳnh Nhai giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, buộc quân trú phòng Pháp ở thị xã Sơn La phải rút lui về Nà Sản: CSVM kiểm soát đoạn đường thuộc địa R.C.6 từ Mộc Châu-Yên Châu đến Cò Nòi-Hát Lót và Sơn LaThuận Châu và Tuần Giáo-Điện Biên Phủ.

VSTK - 3603


VSTK - 3604


III – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ TỔNG QUÁT TRONG THÁNG 12-1952 VÀ ĐẦU NĂM 1953 1

2

3

4

5

6

7

8

9

Sau trận chiến Nà Sản, thế quân bình lực lượng quân sự đã có thay đổi giữa hai hai bên tham chiến nơi vùng Cao Nguyên Tây Bắc xứ Thái.. Quân đội Pháp-Việt đã thu hái được một thắng lợi lớn nhưng vẫn chưa có thể lấy lại được một phần lãnh thổ đã bị CSVM tiến chiếm. Những đơn vị bộ đội chủ lực của CSVM như Đ.Đ.316, một phần của Đ.Đ.312 và T.Đ.148 vẫn còn có mặt tại chỗ. Những đơn vị chủ lực nầy hợp đồng cùng với những đơn vị chủ lực đóng chốt trên các trục đường Tuần Giáo-Điện Biên Phủ và Mộc Châu-Mường Hét tức là hai trục giao thông chính để từ Bắc Việt đi sang nước Lào. 1 – Chính sách giậm chân tại chỗ của chính phủ Pháp

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Quân đội viễn chinh Pháp với tình trạng chiến thắng quân sự như thế nhưng lại không có một triển vọng nào khác trong tương lai khiến cho chính quyền hiện hữu của Pháp ở Paris lại phải quay trở lại một câu hỏi cơ bản mà trước đây các chính quyền của họ trong quá khứ đã từng đặt ra: liệu rằng nước Pháp có thể nào tự mình áp đặt một giải Pháp cho Đông Dương bằng bạo lực quân sự hay không? Phải chăng đã đến lúc thương lượng để mang lại một nền hòa bình chân chính do các bên trong cuộc chiến đồng ý và thỏa thuận Những đường hướng và phương cách đã và đang được chính quyền Pháp ở Đông Dương được áp dụng đã tỏ ra yếu kém để có thể chấm dứt cuộc chiến một cách tốt đẹp. Chiến thắng của Pháp ở mặt trận Nà Sản chẳng giải quyết được gì hết vì kết quả của nó mang lại chỉ là sự xoa dịu tạm thời cho một lo âu bối rối kéo dài không dứt của người Pháp ở Đông Dương vì họ luôn luôn phập phòng lo sợ điều xấu hơn nữa sẽ nối tiếp xảy ra. Dư luận dân chúng ở Pháp đang bị xôn xao bất ổn và đau khổ vì quân đội viễn chinh của họ đã thất bại không giữ nổi thị trấn Hòa Bình và phải rút lui khỏi miền trung du xứ Thái ở Bắc Việt để rồi co cụm về chiến lũy Nà Sản ngồi chờ sự xuất đầu lộ diện của CSVM. Liệu quân đội Pháp ở Đông Dương có thể nào luôn đặt mình dưới một tình trạng chờ đợi một sự tấn công mới của một địch thủ mà cứ sau mỗi lần bị thất bại thì lại càng trở nên khôn ngoan, kiên trì và mạnh bạo hơn lên? Hằng năm, cứ mỗi lần dự thảo ngân sách của chính phủ Pháp ở Paris được đưa ra bàn luận trước quốc hội để chuẩn phê thì vấn đề chi phí quân sự cho chiến tranh Đông Dương lại được bàn tán sôi nỗi lôi

35

VSTK - 3605


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

kéo theo những dư luận bất lợi của báo chí đối với chiến cuộc đang kéo dài không dứt vá quá tốn kém ở Việt Nam. Đây là dịp để dư luận ở Pháp gây áp lực dể chính quyền Pháp ở Paris tìm một giải pháp hòa bình danh dự bằng mọi giá kể cả thương lượng riêng với CS Trung Quốc và CS Liên Sô hoặc yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp. Đảng Xã Hội thiên Cộng của Pháp còn đi xa hơn để đòi hỏi là người Pháp phải đơn phương thương lượng trực tiếp với CSVM. Trong khi đó, mặc dù đang bị Hoa Kỳ làm áp lực tạm ngưng viện trợ với lý do là bận rộn mùa bầu cử ở Hoa Kỳ, Cao ủy Đông Dương Letourneau vẫn tiếp tục chủ trương cứng rắn của De Lattre de Tassigny không nhân nhượng đối với CSVM ở Đông Dương và cho rằng thương lượng với họ vào lúc nầy là phản bội sự hy sinh xương máu của quân binh viễn chinh Pháp và phá họai chương trình Việt Nam hóa chiến tranh hiện tại. Ngày 15/12/1952, chính phủ Pháp hiện tại đưa vấn đề Đông Dương ra trước Đại Hội Đồng của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương NATO, (North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) một tổ chức quân sự chống Cộng Sản Quốc Tế mà Mỹ và Pháp là thành viên và qua một nghị quyết đề ngày 17/12/1952, tổ chức nầy đã dứt khoác tỏ thái độ ủng hộ chính sách của nước Pháp chống bạo lực Cộng Sản ở Đông Dương và kêu gọi các quốc gia thành viên của NATO hãy cùng với Hoa Kỳ yểm trợ công cuộc chống hiểm họa của gây hấn trực tiếp hay gián tiếp của CS ở bất cứ nơi nào trên thế giới chứ không phải chỉ riêng tại các quốc gia hội viên của NATO mà đa số là các quốc gia ở Âu Châu bởi vì đây là một sự đóng góp thiết yếu của NATO để gìn giữ nền an ninh chung của cộng đông thế giới chứ không phải chỉ là đơn thuần chống hiểm họa xâm lăng của CS đến từ phía Liên Sô và Đông Đức như mục tiêu khởi thủy của tổ chức nầy đã đề ra khi vừa mới được thành lập vào năm 1949.303 Ngoại trưởng Pháp Robert Schuman đã khôn khéo vạch ra những hậu quả của cuộc chiến tranh ở Đông Dương hiện nay chẳng những gây ảnh hưởng cho cộng đồng Tổ Chức Bắc Đại Tây Dương về mặt chiến lược mà còn cả về các mặt chính trị, kinh tế, tài chánh nữa. Sau khi thẳng thẳng thắng thú nhận là nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn ở Đông Dương, Schuman nhấn mạnh rằng những gánh nặng về tài chánh của nước Pháp cho chiến sự ở Đông Dương có ảnh hưởng đến sự góp phần của nước Pháp để cùng chung với các thành viên khác của NATO phòng giữ Âu Châu và điều hướng chính sách của nước

39

VSTK - 3606


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Pháp đối Cộng sản Đông Đức . Để đánh đổi với sự thú nhận chân thật nầy, Schuman chỉ yêu cầu NATO đưa ra một tuyên cáo chung về tinh thần đoàn kết của toàn thể các quốc gia thành viên của tổ chức nầy. Quốc Vụ Khanh phụ trách các quốc gia Liên Hiệp Đông Dương Jean Letourneau cũng đăng đàn kêu gào các thành viên NATO chia xẻ trách nhiệm quân sự với nước Pháp ở Đông Dương. Cuộc tranh cãi diễn ra rất khẩn trương trong buổi đại hội của NATO ở Paris. Đa số thành viên xác nhận tầm quan trọng của công cuộc chiến đấu của nước Pháp ở Đông Dương vì lợi ích chung của các thế lực không CS ở phương Tây và như đã biết trước, họ chỉ thông cảm và chia xẻ cho nước Pháp bằng nước bọt ngoại trừ Hoa Kỳ trình bày đường hướng viện trợ cho 3 quốc Gia và chính quyền nước Pháp ở Đông Dương. thông cảm nổi khó khăn của nước Pháp. Chẳng những thế lại còn có thành viên phản đối và ngăn cản không muốn trách nghiệm quân sự của NATO đi ra ngoài phạm vi khuôn khổ đã được quy định từ lúc mới được thành lập. Rốt cuộc, Đại Hội Đồng NATO ngừng tranh luận để thông qua nghị quyết do ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Acheson đề nghị. 304 Nội dung của Nghị quyết nầy như sau: Nghị quyết của Đại Hội Đồng Minh Ước Bắc Đại Tây Dương NATO ngày 16-12-1952 IV The First Stage 1949-1952 .......... 26. . . . . .at the December Ministerial meeting of 1952, the French Delegation introduced a Resolution on Indo-China (CM(52)140) (http://www.nato.int/archives/docu/d630502e.htm) 26…Vào phiên họp của Ban Chấp Hành năm 1952, phái đoàn Pháp đã đưa ra một Nghị quyết về vấn đề Đông Dương (số CM952)140. --------Đại Hội Đồng Tổ Chức Bắc Đại Tây Dương họp tại Paris từ ngày 15 đến 18/12/1952 Thông cáo chung Chủ tịch: O.B.Kraft, Tổng Trưởng Ngoại Giao của Đan Mạch Đề cương chi tiết Phúc trình của Tổng Thư Ký- Phúc trình của Ủy ban Quân Sự Duyệt xét thường niên và và hạ tầng cơ sở - Nghị quyế thông qua vấn đề hợp tác kinh tế, vấn đề Đông Dương và về đề án Phòng thủ Cộng đồng Âu Châu. ...... ... ......... 11. . . . . . .Đại Hội Đồng thông qua những nghị quyết (văn bản đính kèm) về vấn đề Đông Dương và vấn đề Phòng thủ Cộng Đồng Âu Châu. VSTK - 3607


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26

27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48

Những Nghị Quyết: 1. . . . . . . 2. . . . . . . 1- Đông Dương Tổ Chức Bắc Đại Tây Dương: Nhận định rằng kháng chiến chống lại sự gây hấn trực tiếp hay gián tiếp trên bất cứ phần đất nào của thế giới là một sự đóng gốp thiết yếu cho nền an ninh chung của thế giới tự do; Trong phiên họp ngày 19/12 ở Paris, sau khi đã được thông tri về những biến chuyển mới nhất tình hình chính trị và quân sự ở Đông Dương; Đại Hội Đồng nhiệt liệt bày tỏ sự ngưỡng mộ về công cuộc chiến đấu anh dung và trường kỳ của các lực lượng Pháp và quân đội các Quốc gia Liên Hiệp chống lại cuộc gây hấn của Cộng Sản; và Ghi nhận rằng công cuộc chiến đấu của các quốc gia ở vùng Đông Nam Á cũng như ở Triều Tiên hòa hợp với những mục tiêu và lý tưởng của cộng đồng chung Bắc Đại Tây Dương; Và vì thế, Đại Hội Đồng chấp nhận rằng chiến dịch đã được các lực lượng của Liên Hiệp Pháp tiến hành ở Đông Dương xứng đáng được sự tiếp tục trợ giúp từ các quốc gia thành viên của Tổ Chức Bắc Đại Tây Dương.

(Nguồn: http://www.nato.int/docu/comm/49-95/c521218a.htm) North Atlantic Council Paris 15th-18th Dec 1952 Final Communiqué Chairman: Mr. O.B. Kraft, Foreign Minister of Denmark -----------------------------------------------------------------------------Synopsis Secretary General's Report - Military Committee's Report - Annual Review and Infrastructure - Resolutions approved on economic cooperation, on Indo-China and on the proposed European Defence Community. ……. 11. ….During the past eight months, the Council have regularly exchanged views and information on political problems affecting their common interests. At this meeting the Council paid particular attention to the struggle in Indo-China, to the European Defence Community Treaty, and to the situation in Eastern Germany. They noted in particular that, despite the Soviet Union's repeated declarations favouring a German peace treaty and German unification, no reply had been received to the proposals of the United Kingdom, France and the United States sent three months ago. The Council also received a progress report upon the work of the Interim Commission of the European Defence Community. The Council adopted resolutions (the text of which are attached) on Indo- China and the European Defence Community. Resolutions 1. . . . . . . 2 ...... 1. Indo-China VSTK - 3608


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

The North Atlantic Council: Recognizes that resistance to direct or indirect aggression in any part of the world is an essential contribution to the common security of the free world; Having been informed as its meeting in Paris on the 16th December of the latest developments in the military and political situation in Indo-China; Expresses its wholehearted admiration for the valiant and long continued struggle by the French forces and the armies of the Associated States against Communist aggression; and Acknowledges that the resistance of the free nations in Southeast Asia as in Korea is in fullest harmony with the aims and ideals of the Atlantic Community; And therefore agrees that the campaign waged by the French Union forces in Indo-China deserves continuing support from the NATO governments. *

Đó chỉ là một lời kêu gọi suông và cho có hình thức. Trên thực tế chỉ có Hoa Kỳ gánh vác việc viện trợ vật chất, tiền của cho chiến tranh Đông Dương và cho các nước Âu Châu tái thiết sau thế giới chiến tranh II trong đó có nước Pháp. Ngoài ra nước Pháp cũng có nhận thêm phần viện trợ của Hoa Kỳ giành cho Đông Dương để chận đứng làn sóng CS. Tuy nhiên, ngước Pháp cho rằng mình đã tiêu xài hơn gắp đôi so với phần viện trợ của Hoa Kỳ giành cho Pháp ở Đông Dương lại còn kèm thêm xương máu của người Pháp đang đỗ ra ở nơi đó. Mặc dù vậy, nước Pháp lại có lợi về mặt kinh tế với số vốn ngoại tệ đồng Mỹ Kim không những để trang trải chi phí chiến tranh mà còn có thể dùng số ngoại tệ đó để đầu tư và mại dịch ở ngoại quốc và giúp cân bằng các ngân khoản chi tiêu có nghĩa là biến quân đội thành một sự bành kỹ nghệ. Chính vì lẽ nầy mà người Pháp cứ nhất quyết ngăn cản không để cho Hoa Kỳ viện trợ thẳng cho các quốc gia Liên Hiệp Đông Dương.305 Trong khi đó thì cố gắng có hiệu lực về mặt quân sự của ba quốc gia Đông dương càng ngày càng gia tăng. Quốc Gia Việt Nam và Quốc Gia Cao Miên đã tỏ rõ một ý chí kiên định để đặt quân đội riêng của mình vào cuộc chiến đồng thời cũng gia tăng trách nhiệm và tính cách độc lập của họ đối với quyền tổng lãnh quân sự của người Pháp. Ở Việt Nam thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đã quản trị và điều hành chính quyền Quốc Gia một cách hữu hiệu bằng cách liên minh với đảng Đại Việt, đặt một đảng viên cao cấp của đảng nầy là Nguyễn Hữu Trí vào chức vị thủ hiến Bắc Việt. Từ đầu năm 1952, quân đội Quốc Gia Việt Nam đã lên tới mức 150,000 để xử dụng trong các cuộc hành quân tiểu trừ loạn quân CSVM và ước tính rằng trong trong VSTK - 3609


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

vòng 2 năm thì quân đội Quốc Gia Việt Nam sẽ đủ quân số và khả năng để thay thế quân đội viễn chinh Pháp. Quốc trưởng Bảo Đại lại càng muốn đi nhanh hơn để có thể kiểm soát trực tiếp tất cả những hoạt động của quân đội Quốc Gia Việt Nam. Vào cuối tháng 11/1952, nhân một cuộc còn quân viễn chinh Pháp thì lo việc thanh sát cụm chiến lũy Nà Sản, Q.T đã đề nghị với tướng Salan rằng sẽ động viên thêm 40,000 tân binh vào đầu năm 1953 như đã dự trù trong kế hoạch. Bảo Đại muốn có một quân đội thực sự riêng và chiến đấu cho Quốc Gia Việt Nam. Theo sự dề xuất của tướng tổng tham mưu trưởng QĐQGVN Nguyễn Văn Hinh thì ưu tiên là việc huấn luyện thành lập những đơn vị khinh binh chủ lực hoàn toàn Việt Nam và dưới sự chỉ huy của sĩ quan và hạ sĩ quan Việt Nam trong các các cuộc hành quân bình định để cho quân đội viễn chinh Pháp rãnh tay thực hiện những chiến dịch lưu động càn quét và truy kích CSVM. Bên cạnh các đơn vị hiện dịch và trừ bị chủ lực, quân đội Quốc Gia cần phải có ngay một đoàn ngũ quân sự đặc biệt có khả năng hoạt động ngay trên các mật khu hay căn cứ hậu cần của du kích CSVM. Tổng Trưởng Quốc Quốc Phòng Nghiêm Văn Tri trong nội các Nguyễn Văn Tâm đề nghị một kế hoạch khẩn cấp huấn luyện và thành lập đợt đầu tiên 54 tiểu đoàn khinh binh, 14 đại đội trọng pháo, 19 cơ đội quân vận để có thể tham dự chiến trường kể từ tháng 10/1952. Ngày 24/02/1953, Ủy Ban Tối Cao Pháp Việt gồm có Q.T Bảo Đại, Cao Ủy Letourneau, thủ tướng Tâm, tướng Hinh và Salan, tổng trưởng nhiệm chức cùng với bộ trưởng phụ tá Quốc Phòng Lê Quang Huy và Nguyễn Đệ họp tại Đà Lạt để chuẩn nhận kế hoặc quân sự do tướng Hinh đề nghị. (vào thời điểm nầy, tổng trưởng Quốc phòng Nghiêm Văn Tri đã từ chức từ ngày 08/01/1953). Kể từ tháng 11/1952, quân lực Quốc Gia Việt Nam hoàn toàn nhận lãnh trách nhiệm quân sự tại các tỉnh Hưng Yên ở Bắc Việt, các tỉnh Tân An, Gò Công và Bến Tre ở Nam Việt.306 Tình trạng quân sự ở Cao Miên cũng giống như ở Việt Nam, Quốc Trưởng Norodom Sihanouk cũng đã có những đơn vị quân đội khinh binh riêng cho quốc gia Cao Miên. Viện trợ tài chánh của Hoa Kỳ cho 3 Quốc Gia Đông Dương và các nổ lực quân sự của các quốc gia nầy cùng với viện trợ của Hoa Ky tiến triển một cách thuận lợi như người Pháp mong muốn nhưng đồng thời nó cũng kéo theo những yêu sách mới về vấn đề độc lập thực sự của 3 quốc gia nầy trên bình diện chính trị và quân sự tách xa những VSTK - 3610


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

thỏa ước ký kết vào năm 1949 và chủ trương cũng như chính sách của khối của Liên Hiệp Pháp và người Pháp bắt đầu cảm nhận được rằng các quốc gia Đông Dương đang mưu tìm một nền độc lập thực sự bằng cách dựa thế Hoa Kỳ để tống xuất người Pháp ra khỏi Đông Dương. Trong khi đó thì sự vắng mặt thường xuyên và dài hạn của Cao ủy Đông Dương Letourneau đã gây trở ngại và khó khăn không ít cho tướng Salan vì thiếu đường hướng chỉ đạo chính trị cho việc thực hiện kế sách của tướng De Lattre để lại nhưng lại không có một Cao Ủy De Lattre. 307 Thiếu ngân quỹ để cung ứng phương tiện và súng đạn đầy đủ cho chiến trường chống cộng sản VM ở Đông Dương vì quốc hội Pháp cản trở mà lại không muốn thương lượng với kẻ địch, chính trường Pháp ở Paris đang đi vào một ngõ hẹp không lối thoát. Để thoát khỏi bế tắt và khủng hoảng chính trị vì vấn đề Đông Dương, chính quyền của thủ tướng Pháp Pinay trước khi bị sụp đỗ đã manh nha tiếp xúc lần đầu tiên với đại diện của CSVM trong một Hội Nghị Văn Hóa được tổ chức ở thủ đô Băng Đung/Miến Điện vào ngày 26/02/1953 qua trung gian đại diện Ngoại giao của Quốc Gia Việt Nam ở Paris là hoàng thân Bửu Hội với sự thỏa thuận đồng ý của Q.T. Bảo Đại, tổng thống Pháp Auriol cùng với sự đồng ý miễn cưởng của Cao Ủy Letourneau. Cuộc tiếp xúc đã không mang lại một kết quả thực tế nào. Nội các Pinay bị giải tán vào ngày 19/12/1952 và thay thế bởi nội các của René Meyer kể từ đầu tháng 01/1953 nhưng chính sách đối với Đông Dương vẫn chưa có gì thay đổi. 308 2 – Cuối chặn đường tới hỏa ngục Điện Biên Phủ

Sau chiến dịch hành quân Lorraine, quân Pháp lại áp dụng câu châm ngôn thua keo này, ta bày keo khác để tiếp tục thực hiện những chu kỳ hành quân càn quét, truy kích, bình định để rồi cũng bị quân CSVM phản công, phục kích, rút chạy, cố thủ, lực lượng cơ động bị phân tán khắp nơi để đối phó với các đại đoàn chủ lực xâm nhập cùng với dân quân du kích CSVM quấy rối ngay bên trong phòng tuyến De Lattre ở phía Nam tại các tỉnh, đồng thời quân cơ động của Pháp cũng phải đối phó với áp lực nặng nề của CSVM ở phía Đông Thái Bình, rồi ở phía Bắc gần Hưng Yên, ở trung du Tây Bắc xứ Thái sát biên giới Việt-Lào và nhiều nơi khác trên khắp lãnh thổ Bắc Việt như Thanh Hóa, Thái Bình. Ở Trung Việt, CSVM thuộc liên khu V đánh chiếm nhiều đồn bót chung quanh An Khê trong tỉnh Qui Nhơn khiến cho VSTK - 3611


1

2

3

4

5

6

Pháp lại phải chia quân bình định vào đầu năm 1953 để giải vây thị trấn An Khê. 309 Trước mắt đối vớ CSVM cũng như với Pháp, mặt trận yếu giữa đôi bên hiện nay vẫn là mặt trận ở phía Tây và Tây Bắc Bắc Việt với 2 trọng điểm là Sầm Nứa và Điện Biên Phủ. 2.1 - Trận đánh Sầm Nứa

Tiếp vận bằng xe đạp,

bằng xe vận tải Molotova

Súng cao xạ phòng không

(http://aviateurs.e-monsite.com/pages/1946-et-annees-suivantes/des-chinois-sur-la-rp41.html) 7

8

9

10

11

12

13

Trong 3 tháng đầu năm 1953, CSVM đã nỗ lực chuẩn bị các đại đoàn chủ lực và công tác tình báo dọ thám tình hình mặt trận. Nhờ có sự viện trợ của CSTH, các binh đoàn chủ lực CSVM đã được trang bị thêm nhiều đơn vị trọng pháo, cao xạ phòng không 37 li và nhiều xe vận vận tải quân sự

Tuyến đường tiếp vận R.P13 và R.P.41 của CSVM VSTK - 3612


(Nguồn: http://dienbienphu.xooit.com/t2700-Les-maquis-autochtones.htm) 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Molotova đồng thời thiết đặt các căn cứ hậu cần và tiếp vận trên trục Hòa Bình- Huyện lỵ Kim Bôi (Chợ Bồ)- SuốiRút-Mộc Châu-Cò Noi bằng tỉnh lộ 41. Tuyến đường tiếp vận thứ hai từ Yên Bái theo tỉnh lộ 13 vượt sông Hồng đến Cò Noi để chuyển đến các dại đoàn đóng chốt trên ngả ba tuyến đường Sơn La-Tuần Giáo- Lai Châu-Điện Biên PhủMường Hét đi đôi với các công tác khảo sát địa hình, sửa đắp đường xá dẫn đến Sầm Nứa và từ Sầm Nứa đi qua Trấn Ninh. Trong khi chờ đợi một cuộc tấn công mới của CSVM, binh đoàn biệt kích dù hỗn hợp G.C.M.A.của Pháp được lệnh không vận đến vùng phía Bắc nước Lào với mục đích chiêu dụ nhiều nhóm sắc tộc người Thái-Mèo chuyên sinh sống bằng nghề trồng trọt và sản xuất nha phiến thiết lập những vùng tự trị kháng chiến chống bộ độ du kích CSVM ở tỉnh Sầm Nứa và 3 vùng khác kể từ cụm chiến lũy Nà Sản giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên Phủ. Quân đội Pháp cung cấp vũ khí, đạn dược và dụng cụ truyền tin và quân đội Pháp phải dùng máy bay và hộ tống để chuyên chở số lượng nha phiến do các bộ lạc sắc tộc Mèo sản xuất để bán cho đầu lĩnh xã hội đen Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) ở Chợ Lớn. 310 Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp đã dự đoán được ý đồ động binh của CSVM kể từ đầu tháng 03/1953 với 8 tiểu đoàn bộ đội chủ lực (Đ.Đ.304) chia thành 3 cánh quân dưới quyền chỉ huy của tướng Hoàng Sâm phát xuất từ đồng bằng thung lũng sông Mã tiến theo hình vòng cung về hướng tỉnh Sầm Nứa cách 30 km về hướng Bắc. Cùng một lúc, hai cánh quân khác của CSVM một từ Điện Biên Phủ tiến xuống tỉnh Louang Prabang và một từ Thanh Hóa hướng tới bình nguyên Trấn Ninh. Với nguồn tin tình báo như thế, tướng Sal thấy rằng Sầm Nứa do 3 tiểu đoàn quân dù của Lào đóng giữ sẽ là một mục tiêu chịu áp lực nặng nhất của các binh đoàn chủ lực của CSVM. Mặt khác, địa hình của tỉnh Sầm Nứa không phù hợp cho việc tổ chức một cụm chiến lũy có sân bay tiếp vận như ở Nà Sản. Vì thế, Salan quyết định sẽ rút hết quân Pháp vế Cánh Đồng Chum vì nơi đây sẽ được tổ chức và xây đắp thành một cụm chiến lũy với một sân bay dã chiến cho loại máy bay vận tải Dakota giống như cụm chiến lũy Nà Sản. Kế hoạch nầy của Salan được giữ bí mật tuyệt đối cho đến phút chót cho đến khi các binh đoàn chủ lực CSVM tiến gần đến cách Sầm Nứa 30 km thì Salan mới bất ngờ truyền lệnh rút hết quân Pháp-Lào về Cánh Đồng Chum, dụ cho quân CSVM truy đuổi theo đến cụm chiến lũy nầy. Trong khi công tác xây dựng cụm chiến lũy Cánh Đồng Chum được tiến hành khẩn trương thì tướng Salan yêu cấu Hoa kỳ cung cấp ngay cho chiến trướng tương lai VSTK - 3613


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

nầy 6 phi cơ vận tải loại lớn C-119 để bổ túc vào số 21 phi cơ Dakota hiện có ở phi trường Xiêng Khouang từ tháng 12/1952. 311

Cũng nằm trong kế hoạch phòng bị chờ cuộc tấn công lớn sắp tới của CSVM trên lãnh thổ nưóc Lào, từ 29/03/1953 tướng Salan ra lệnh tổ chức 2 cuộc hành quân quấy rối phía sau lưng các đơn vị quân binh của CSVM với mục đích cầm chân hai Đ.Đ 304 và 320 ở Thanh Hóa. Ở vùng xứ Thái, lính dù Pháp được không vận xuống vùng Mộc Châu. Một cuộc hành quân khác của tướng De Linarès ở vùng Mường Hét và chạm trán dữ dội với Đ.Đ. 308 CSVM ở Tạ Khoa và Vạn Yên cho nên De Linarès phải cho lui quân biệt kích người Thái-Mèo về cụm chiến lũy Nà Sản. 312 2.2 – Các trận chiến ở Thượng Lào

Ngày 8-4-1953, các đại đoàn chủ lực CSVM khởi động hành quân sang chiến trường Thượng Lào theo ba cánh: Cánh chủ yếu gồm các VSTK - 3614


1

2

3

4

5

6

7

8

Đại đoàn bộ binh 308, 312 (2 trung đoàn), 316 (1 trung đoàn), từ Mộc Châu theo đường 6 tiến quân lên biên giới Việt-Lào sang Sầm Nưa. Tướng Võ Nguyên Giáp và hoàng thân Xu-pha-nu-vông của CS Pathet Lào cùng đi với các đại đoàn CSVM ở cánh chủ yếu sang Lào. Cánh thứ hai gồm Đại đoàn Bộ binh 304 do tướng Hoàng Sâm chỉ huy cùng với bộ đội CS Pathet Lào, từ Nghệ An theo đường số 7 tiến sang Xiêng Khoảng.. Cánh thứ ba gồm Trung đoàn bộ binh 148, từ Điện Biên tiến vào lưu vực sông Nậm U, uy hiếp Louang Prabang.

Võ Nguyên Giáp và Soupha Nouvong

Tướng Hoàng Sâm

(Nguồn

ảnh: http://www.baomoi.com/Chien-dich-Thuong-Lao--Mot-bieu-tuong-cua-lien-minh-chien-dau-Viet-Lao/122/8244790.epi) và (Nguồn ảnh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_S%C3%A2m) 9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

Đã nấm được tin tức về các cuộc động binh của CSVM, từ Hà Nội chờ giờ hành động để ra lệnh rút quân Pháp và quân hoàng gia Lào ra khỏi tỉnh Sầm Nứa để kéo quân CSV M về hướng cụm chiến lũy Đồng Chum-Xiêng Khouang. Ngày 05/04/1953, khi biết quân CSVM chỉ còn cách Sầm Nứa một ngày đường, Salan ra lệnh cho trung tá Maleplatte tiểu khu trưởng quân sự Sầm Nứa rút quân hết về Cánh Đồng Chum kéo theo cả vợ con gia đình của tiểu đoàn 8 Hoàng gia Lào. Tiểu đoàn số 8 Hoàng gia Lào trên đường rút lui khỏi Sầm Nứa bị quân CSVM đuổi theo truy kích nên bị thiệt hại rất nhiều, phải len lỏi trong rừng, mãi đến 8 ngày sau nhờ có một đại đội dù nhảy xuống tiếp cứu, 300 người sống sót mới thoát được về Cánh Đồng Chum. Một số khác được quân biệt kích Mèo VSTK - 3615


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

giúp đỡ, cuối cùng phân nửa số quân trú phòng tại Sầm Nứa thoát được, còn thì bị tử trận, hoặc bị bắt, hay đầu hàng. Tiếp tục truy kích, quân CSVM đêm 13-4, đuổi kịp và tiêu diệt bộ phận cuối của quân đội Pháp ở Mường Hàm, chiếm đóng tỉnh Sầm Nứa. Ngày 14/04/1953, Trung đoàn 98 thuộc Đ.Đ.316 CSVM truy kích và đánh quân đội Pháp ở Nà Nọng, cách Sầm Nứa 30 km), diệt và bắt gần 300 tù binh. Ngày 16/04/19534, đuổi kịp bộ phận đi đầu ở Hứa Mường, cách Sầm Nứa 60 km, đuổi quân đội Pháp đến sát Cánh đồng Chum. Hướng tỉnh lộ R.P.7, quân CSVM bao vây tiến công Noọng Hét, buộc quân đội Pháp rút chạy khỏi Bản Xan, Xiêng Khouang về Cánh Đồng Chum. Trong số hơn 1,700 quân binh Pháp-Lào trên đường rút lui khỏi Sầm Nứa chỉ còn khoản hơn 200 tàn binh chạy thoát. Một số quân Pháp-Lào mất tích cộng thêm với quân số Lào đào ngủ để quay về với vợ con cò kẹt lại ở Sầm Nứa. Trong những ngày cuối tháng 04/1953, ba đại đoàn CSVM bao vây cụm chiến lũy Cánh Đồng Chum nhưng không thể tấn công được vì cụm chiến lũy nầy quá kiên cố cho nên bỏ cuộc và rút lui quân kể từ thượng tuần tháng 05/1953.312bis (Yves Gras, p.p.497498) sau khi thiết lập chính quyền CS Pathet Lào ở tỉnh Sầm Nứa để hoàng thân CS Pathet Lào Soupha-Nouvong cai trị. Ngày 18/05/1953. quân Pháp phản công chiếm lại Louang Prabang. Hướng Phong Xalì-Mường Sài, Trung đoàn 148 và 98 CSVM chiếm Mường Ngòi, Bản Sẻ, Pắc Soòng, Nạm Bạc, uy hiếp Louang Prabang. Nhưng vì tướng Salan cho tăng cường phòng giữ tối đa thủ đô Louang Prabang cho nên quân CSVM quay trở về tấn công vào ngày 18/05/1953 cứ điểm Mường Khoa. Chiến dịch Thượng Lào của CSVM từ 13/04/1953 đến 18/5/1953) không thành công như mong muốn chỉ giải phóng được tỉnh Sầm Nứa để lập một chính quyền CS Lào ở đó. *

VSTK - 3616


IV/ CỔNG VÀO HỎA NGỤC ĐIỆN BIÊN PHỦ 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Chiến tranh ở Bắc Việt và ở Thượng Lào giữa Pháp và CSVM kéo dài dây dưa khiến cho các cường quốc ở Âu Châu bất ổn và cũng khiến cho Hoa Kỳ phải tăng thêm viện trợ quân sự cho quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Những thành công của tướng Salan đẫy lùi các trận tấn công biển người quy mô của CSVM không đủ thuyết phục để chính phủ và quốc hội Pháp chấp thuận gia tăng kinh phí cho chiến cuộc ở Đông Dương với lý do là quân đội viễn chinh Pháp hiện giờ giống như một con nhím ù lì, chỉ biết khép mình nằm một chỗ với tấm da tua tủa kim nhọn sắc bén để chờ đợi chống trả các loại thú rừng hung hăng nhảy tới bắt mồi ăn thịt. Tháng 11/1952, thủ tướng Pháp Pinay đã phải yêu cầu tướng Salan nghiêm xét tình hình quân sự nhằm thực hiện một kế hoạch khả thi để có thể trong một thời gian ấn định dứt khoác mang trở lại vị thế cân bằng ổn định cho Đông Dương. Vào tháng 03/1953, tướng Salan đã đệ trình cho tân thủ tướng Pháp René Mayer một Kế hoạch hành động để theo đuổi việc chống trả CSVM trong vòng 2 năm 6 tháng, một thơi hạn cần thiết để quân đội Quốc Gia Việt Nam có thể lớn mạnh và đủ khả năng thay thế quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam. Trong phần mở đầu của bản kế hoạch, tướng Salan trình bày tình thế trở nên khó khăn hơn mặt dù kẻ địch đã có dấu hiệu mệt mỏi nhưng cán cân thắng bại giữa đôi bên chưa thể nghiên về phía Pháp vì đối phương dựa vào sự viện trợ của CSTQ và còn có thể vừa bám trụ giữ vững các căn cứ du kích địa phương ngay trong lòng các khu an toàn do Pháp kiểm soát lại vừa có thể thực hiện những tận đánh lớn có hiệu quả ngang ngửa với khả năng của quân đội Pháp và còn có ưu thế vượt trội hơn về quân số để áp dụng chiến thuật biển người trong khi đó thì việc thay thế quân binh cho quân đội viễn chinh Pháp hiện giờ chỉ có thể dựa và tùy thuộc vào tiến trình nhanh hay chậm của chương thành lập quân đội riêng và độc lập của Quốc Gia Việt Nam và của 2 quốc gia khác của Đông Dương. 1 - Ba Quốc Gia Đông Dương Việt, Miên, Lào Việc thành lập phát triển quân đội riêng của 3 quốc gia Đông Dương để chi xẻ gánh nặng chiến tranh khiến cho các Quốc Gia nầy càng tin tưởng mãnh liệt hơn rằng không còn có một lý do chính đáng VSTK - 3617


5

nào để người Pháp không trao trả hoàn toàn độc lập thực sự cho họ mà ngược lại cứ tiếp tục và nhất định kiềm hãm họ trong Khối Liên Hiệp Pháp với lý do rằng Hiến pháp của nước Pháp đã ấn định như thế. Tình trạng nầy lại dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị giữa Pháp và 3 Quốc Gia Đông Dương.

6

1.1 – Tuyên bố đơn phương của vua Cao Miên Norodom Sihanouk

1

2

3

4

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

ngày 20/04/1953 để cảnh cáo Pháp và phản ứng đơn phương của chính phủ Pháp

Cuộc khủng hoảng nầy khởi phát vào tháng 04/1953 bởi cựu hoàng Norodom Sihanouk, quốc trưởng Quốc gia Cao Miên cũng đang bị làn sóng đỏ CS trá hình dưới danh nghĩa một đảng dân chủ trong quốc hội Cao Miên khuấy động, khủng bố khắp nơi. Để cứu vãn tình thế, vua Cao Miên đã giải tán quốc hội vào ngày 13/01/1953, một mình nấm giữ chính quyền, ra lệnh bắt giam nhiều đảng viên đảng Dân Chủ Cao Miên trá hình. Tháng 04/1953, Quốc trưởng Sihanouk sang Pháp để trình bày với tổng thống Pháp rằng chủ trương của chính phủ Pháp nhằm giữ chân nước Cao Miên trong khối Liên Hiệp Pháp là không còn hợp thời với thực tế nữa. Nếu nước Pháp muốn Quốc Gia Cao Miên tiểu trừ CS Cao Miên Issarak của Sơn Ngọc Thành do CSVM bảo trợ và để kết hợp tất cả các đoàn thể Quốc Gia không CS thì nước Pháp phải trao trả ngay độc lập hoàn toàn về ngoại giao, quân sự và kinh tế cho Cao Miên. Và như thường lệ, người Pháp lại lấy cớ rằng Hiến pháp của họ không cho chính phủ Pháp làm như thế. Sihanouk tức giận bỏ sang Canada vào ngày 13/04/1953 rồi sang Mỹ tuyên bố với phóng viên báo chí New York Times vào ngày 20/04/1953 rằng trong vòng vài tháng tới đây nếu nước Pháp không nới rộng nền độc lập hoàn toàn như người dân cho Cao Miên mong muốn thì bắt buộc nước nầy phải nổi dậy chống chính quyền quốc gia hiện tại và đi theo phong trào kháng chiến của VM do CS lãnh đạo.313 Vua trẻ Norodom Sihanouk (1941)

VSTK - 3618


*(Xem chú thích 314 )

VSTK - 3619


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

* Trong khi đang bối rối với chiến sự ở Việt Nam, chính phủ Pháp lại càng mất tinh thần nhiều hơn vì lời tuyên bố hăm dọa của cựu hoàng Cao Miên Sihanouk trước dư luận Mỹ và thế giới. Trong tình trạng khốn đốn như thế, thủ tướng Pháp René Meyer đã đưa ra hai biện pháp nghiêm trọng: ngày 09/05/1953 cử tướng Henri Navarre thay thế tướng Salan sau khi cử tướng Lechères tư lệnh không quân Pháp sang Hà Nội thanh sát chiến trường Đông Dương và gặp tướng Salan ở Hà Nội vào cuối tháng 04/1953.315 (tướng Salan chấm dứt nhiệm vụ thực sự kể từ 28/05/1953). Chỉ 2 ngày sau, ngày 11/05/1953, chính phủ Pháp ở Paris đơn phương, không cần tham vấn các quốc gia Đông Dương, phá giá VSTK - 3620


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

hối xuất đồng bạc Đông Dương đối với đồng quan Franc của Pháp $1 ĐD. = $10 Fr. Trước đó $1 ĐD = $17 Fr. Dân chúng xôn xao hoảng hốt, giá vàng gia tăng. Trong khi đó thì Q.T. Cao Miên Sihanouk cứ đinh ninh rằng chính phủ Pháp đã chịu thua những đòi hỏi của mình qua hiệp ước ký kết ngày 09/05/1953 với thủ tướng Hoàng Gia Cao Miên Penn Nouth cho nên đã hân hoang quay trở lại thủ đô Phnom Penh vào ngày 16/05/1953 mà không hề ngờ rằng nội các của René Meyer sẽ bị sụp đỗ năm ngày sau đó. Để tạo áp lực với chính phủ của Pháp, Q.T Sihanouk bất thần rời khỏi thủ đô Cao Miên để sang Thái Lan vào ngày 14/05/1953 để tìm hậu thuẫn của nước nầy vì cho rằng người Pháp vẫn còn ngoan cố khăng khăng ôm giữ các điều khoản trong bản hiệp ước ký kết với thủ tướng Penn Nouth ngày 16/05/1953. Không thể tìm được sự hỗ trợ của Thái Lan, Q.T. Sihanouk cũng bất thần quay trở về Cao Miên nhưng không về thủ đô Phnom Penh mà lại đến hành dinh ở Battambang và tuyên bố chỉ trở về thủ đô khi nào nước Cao Miên hoàn toàn độc lập và cảnh cáo rằng nếu không có được một giải pháp hòa bình thỏa đáng như ý muốn của mình thì Sihanouk sẽ tìm những con đường khác cho dù phải hy sinh cả sự hiện hữu của mình.316 1.2 – Phản ứng của chính quyền Quốc Gia Việt Nam

Ngày 25/05/1953, Q.T. Bảo Đại phản đối với Cao ủy Letourneau về hành động đơn phương phá giá đổng bạc Đông Dương và thay thế tướng Salan mà không tham khảo ý kiến với Quốc Gia Việt nam rồi cũng theo chiều hướng của Q.T. Sihanouk, Q.T. Bảo Đại yêu cầu người Pháp cần phải xét lại vai trò của tổ chức Liên Hiệp Pháp đối với Quốc Gia Việt Nam đồng thời cũng yêu cầu Pháp từ bỏ độc quyền quân sự và ngoại giao. Sự phản đối của Q.T. Bảo Đại vô ích bởi vì nội các René Mayer đã bị sụp đỗ kể từ 21/05/1952 và Letourneau chỉ còn giữ chức Cao Ủy hư vị để chờ người mới của tân chính phủ Pháp đến thay thế. 317 (B.Đ, tr.312). Cuộc khủng hoảng nội các Pháp kéo dài hơn một tháng. Ngày 06/06/1953 thủ tướng Quốc Gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm đọc một diễn văn công kích chế độ Liên Hiệp Pháp và đòi Pháp hủy bỏ các tòa án hỗn hợp, bãi bỏ các hiệp định liên quốc ràng buộc 3 nước Đông Dương với Pháp trên các mặt kinh tế, quan thuế, ngoại giao, quân sự. trao lại cho Quốc gia Việt Nam các tiểu khu quân sự và nhất là trả lại cho Q.T. toàn quyền chức vụ Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Lực Quốc Gia Việt Nam. 318 VSTK - 3621


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Joseph Laniel nhậm chức chủ tịch nội các chính phủ Pháp vào ngày 26/06/1953 tuyên bố rằng nội cách chính phủ của đương sự sẽ không e ngại tiêu hao sinh lực để mưu tìm liên tục hòa bình, chấm dứt chiến tranh hoặc là qua phương cách thương thảo tiếp ngay sau khi hiệp ước đình chiến ở Cao Ly được ký kết hoặc là qua bất cứ hình thức thương thảo nào có sự đồng ý của ba quốc Gia Đông Dương. Đây là lần đầu tiên một chủ tịch hội đồng nội các của Pháp đã phát biểu một chương trình chấm dứt chiến tranh Đông Dương bằng con đường thương thảo. 319 2 - Thông Tư 03/07/1953 của tân chính phủ Pháp Đối đầu với những vấn đề rắc rối về chính trị và quân sự hiện tại ở Đông Dương, tân thủ tướng Pháp Laniel giải nhiệm Cao ủy Đông Dương kiêm bộ trưởng phụ trách các vấn đề Đông Dương Letourneau Ngày 03/07/1953, Laniel gửi thông tư cho ba quốc gia Đông Dương tuyên bố rằng nước Pháp thực lòng chuẩn bị để trao trả độc lập toàn

Bản văn tiếng Pháp

VSTK - 3622

320


1

2

3

vẹn cho 3 nước nầy và sẵn sàng thương thảo song phương với mỗi Quốc Gia Đông Dương trên nền tảng bình đẳng để thiết lập những mối liên hệ.321

Bản tiếng Anh: p.p.634-635.(322) 4

5

6

7

Và để tỏ thiện chí, trong cùng ngày 03/07/1953, thủ tướng Laniel bãi bỏ chức vụ Cao ủy Đông Dương để cử nhiệm Maurice Dejean cựu đại sứ Pháp ở Nhật giữ chức phụ tá thủ tướng về các vấn đề Đông Dương. VSTK - 3623


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Ngày 06/07/1953, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Hoa Kỳ hoan hô và sẽ ủng hộ tối đa lời tuyên bố trong thông tư ngày 03/07/1953 của nước Pháp.323 (Reported in The Newyork Times, July 7, 1953, p.3./ note #8, Cameron, p. 187). Tiếp theo là cuộc du hành của tổng trưởng Ngoại giao Pháp Georges Bidault sang Hoa Thịnh Đốn để họp bàn với bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Dulles cùng với bộ trưởng quyền nhiệm Ngoại giao của Anh quốc về kế hoạch quân sự của tướng Navarre sẽ thực hiện ở Đông Dương.324 (Cameron, doc. No. 86, p.202). Ba cường quốc tư bản nầy cũng quyết định mời CS Liên Sô tham dự một hội nghị tứ cường để giải quyết những vấn đề Âu Châu. Đây là bước đầu để đi đến hội nghị tứ cường ở Berlin/Đông Đức rồi tiến đến là hội nghị Geneva để giải quyết chiến tranh Đông Dương. Các cuộc thương thảo song phương của chính phủ Pháp với mỗi quốc gia Đông Dương được thực hiện ngay. Thương thảo Pháp-Lào suông sẻ và Pháp muốn các cuộc thương thảo với Cao Miên và Việt Nam cũng sẽ có kết quả giống như ở Lào. Tuy nhiên các cuộc thương thảo song phương giữa Pháp với Cao Miên, cũng như với Việt Nam đã gặp trở ngại nghiêm trọng: 2.1 – Hội Đàm giữa Pháp và Quốc Gia Cao Miên: Trong khi thương lượng với phái đoàn Cao Miên, Pháp yêu cầu được quyền kiểm soát quân sự mạn phía Đông sông Mê Kong trên các vùng đất kề cận với biên giới Nam Việt-Cao Miên (Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu) vì vùng nầy thường được CSVM dùng làm căn cứ hậu cần và dưỡng quân. Thủ Tướng Miên không chấp nhận và ngày 11/09/1953 đưa ra một bản kêu gọi quân CS Cao Miên Issarak được CS Việt Minh hãy liên kết với đảng Sangkum do Norodom Sihanouk lập ra ở Battambang và Siemreap. Đối với sự hiện diện của CSVM trên lãnh thổ Cao Miên bản kêu gọi nói rằng mặc dù Cao Miên không phải là CS nhưng Cao Miên sẽ không có lý do gì để theo các phe phái chống lại chủ nghĩa CS nếu VM không dùng bạo lực để áp đặt chủ nghĩa nầy lên nhân dân Cao Miên. Ngoài ra thủ tướng Miên cũng kêu gọi Pháp phải đồng ý để cho những tiểu đoàn quân lính người Cao Miên trong hàng ngủ quân đội Pháp chuyển về với hàng ngủ quân đội của đảng Sangkum. Bản thông điệp của thủ tướng Cao Miên Penn Nouth gửi cho CS Cao Miên Issarak Kmer và CS Việt Minh đề ngày 10/09/1953 với ấn ký chuẩn phê của vua Norodom Sihanouk được Thông Tấn Xã Khmer Rouge phát thanh ngày 11/09/1953 và được tòa Đại sứ Hoa Kỳ VSTK - 3624


1

2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

ở Sài Gòn lược dịch ra tiếng Anh để gửi về Hoa Thịnh Đốn bằng công điện số 438 ngày 12/09/1953 công điện như sau: 325 http

Tạm dịch: Sau đây là bản lược dịch thông điệp của Thủ Tướng Cao Miên Penn Nouth gửi cho Issarak Khmer-Việt Minh và Việt Minh ngày 10/09, như đã được Hảng Thông Tấn Khmer phát thanh vào ngày 11/09. Bản tuyên bố nầy đã được ấn ký chuẩn phê của nhà Vua.. “Chính phủ hoàng gia thông cáo nền độc lập toàn vẹn của Cao Miên đang trong tiến trình thực hiện; quyền hạn tư pháp và cảnh sát đã được trao trả cho nhân dân Cao Miên kiểm soát và quyền hạn quân sự cũng sắp được trao lại trong một thời hạn ngắn sắp tới. “Chiểu chi, lý tưởng độc lập của dân tộc Cao Miên đã được thực hiện, các người không còn có lý do chính đáng nào để đứng ngoài vòng cộng đồng quốc gia. Sự từ khước không chịu thu xép lại của các người khiến cho chính phủ không thể nâng cao mức sống của dân chúng và để lộ ra những hành động nhằm phục vụ tham vọng cá nhân của các người trên sự hao tốn của quốc gia. Chính phủ tuyên hứa ân hồng cho các lầm lỗi đã qua của các người để cho các người được trở thành những công dân tự do. Vào ngày 01/10, nếu các người không chịu hồi chánh, chính phủ sẽ dùng biện pháp mạnh được áp dụng để chống các bọn phiến loạn, bởi vì từ lúc đó chính quyền trừng trị những kẻ phản quốc. Việt Minh, nhân dân Cao Miên đã đạt dược nền độc lập mà các người mưu đồ giúp đỡ để thực hiện.. Mặc dù mặc dù Cao Miên không phải là CS nhưng Cao Miên sẽ không có lý do gì để theo các phe phái chống lại chủ nghĩa CS nếu VM không dùng bạo lực để áp đặt chủ nghĩa nầy lên nhân dân Cao Miên. Chủ nghĩa Cộng sản lấy cớ VSTK - 3625


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

là giáo dục và mang hòa bình đến cho nhân dân Cao Miên. Chính phủ Hoàng gia lưu ý các người rằng quốc gia Cao Miên đang có một hiến pháp, một trong những hiến pháp dân chủ tốt đẹp nhất trên thế giới. “Quốc gia Cao Miên sẽ có được những cuộc bầu cử tự do càng sớm càng tốt nhưng chỉ khi nào Issarak và Việt Minh để cho Cao Miên có đầy đủ thời gian hòa bình. “Các người phải lưu ý rằng các Sư sải và nhân dân Cao Miên chẳng có dây dưa dính líu gì đến chủ nghĩa Cộng sản mà cũng không cần có một nền hòa bình giả tạo bắt nhân dân Cao Miên phải chấp nhận Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông kể luôn cả Staline là những kẻ chủ nhân của họ. “Đối với Việt Minh, Cao Miên không có quyền gì để thắc mắc về nội tình của các người ở Việt Nam, Cao Miên chỉ đòi hỏi các người hãy rời khỏi đất nước nầy và để cho nhân dân chúng tối sống một cuộc đời tự do. Chúng tôi không một mảy may nào mong muốn can thiệp vào việc nội bộ của các nước khác cho đến khi nào đất nước của chúng tôi cũng được hưởng một sự đối xử hổ tương như thế.

Ngày 12/09/1953, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đánh điện tín gửi về bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để nhận định về tình hình nước Cao Miên như sau:

17

18

19

20

21

22

23

24

25

. . . .Bản tuyên cáo của thủ tướng Penn Nouth với chữ ký chuẩn y của vua Sihanouk công khai đặt nước Cao Miên vào những hàng ngũ trung lập và có hiệu quả là kêu gọi CS Việt Minh và các phần tử CS Issarak liên kết với mặt trận Dân Tộc của chính quyền hoàng gia hiện tại của Cao Miên, bởi vì chính nầy tuyên hứa “một cuộc bầu cử Tự do và Dân chủ” và ban một thời hạn khoan hồng cho đến 01/10/1953. Tuyên bố như thế tách biệt Cao Miên với những cuộc hành quân của Việt Minh ở Việt Nam. Hình thức tuyên bố nầy xuất hiện ngay vào lúc chính quyền Cao Miên dự cuộc thương thảo vấn đề quân sự với chính VSTK - 3626


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

phủ Pháp ở Paris và ra điều kiện rằng các quân binh người Cao Miên hiện đang tại ngũ trong các đơn vị quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương không được phép tham dự các cuộc hành quân bên ngoài ranh giới của nước Cao Miên. Sự đòi hỏi nầy mâu thuẫn trực tiếp với lời cam kết của vua Cao Miên với vua Lào rằng các đơn vị binh đội người Cao Miên có thể được xử dụng để phòng chống phía Nam nước Lào.325 Trong hồi ký của mình, chính N.Sihanouk cũng công nhận có rất nhiều phần tử chỉ huy và đơn vị bộ đội CS Issarak và quân lính Cao Miên trong các tiểu đoàn quan viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã trở về liên kết với phong trào Sangkum của Sihanouk ở Siemreap và Battambang: 326

Sự kêu gọi của Thủ tướng Cao Miên bị báo chí Hoa Kỳ và Pháp thổi phòng đánh giá như là một sự đe dọa gây áp lực với Pháp đã gây phản ứng sôi nổi dư luận dân chúng và chính giới Hoa Kỳ vì thái độ đi nước đôi của chính quyền Cao Miên: muốn nhận viện trợ của Hoa Kỳ nhưng lại hòa dịu không dứt khoác chống CSVM ở Đông Dương khiến cho chính phủ Hoa Kỳ phải lên tiếng cảnh cáo và đánh tiếng sẽ ngưng tất cả viện trợ cho Cao Miên. 326 bisSau khi đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn và một nghị sĩ Quốc Hội sang gặp trực tiếp, thủ tướng Penn Nouth đã biện hộ cho rằng báo chí Hoa Kỳ đã đăng tải không xác thực nhằm mục đích chính trị và hơn nữa chính đại diện ngoại giao Hoa Kỳ ở Cao Miên cũng đã tuyên bố với ngoại trưởng Cao Miên đã hăm dọa rằng Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ cho Cao Miên nếu bản tuyên bố của Penn Nouth không được rút bỏ. Lời tố cáo nầy đã bị người đại diện ngoại giao Hoa Kỳ (cũng có mặt trong buổi hội kiến) bác bỏ. Ngay cả Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn cũng thấy có lẽ cần nên khuyến cáo với nhà vua và chính quyền Cao Miên rằng nếu không chịu hợp tác với tư lệnh quân sự tối cao Pháp và với các quốc gia láng giềng ở Đông Dương thì Hoa Kỳ có thể ngưng viện trợ cho Cao Miên và giành phần viện trợ nầy gia tăng thêm cho các quốc gia chống Cộng Sản.327 VSTK - 3627


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

Cuối cùng rồi Thỏa hiệp Pháp-Cao Miên cũng đã được ký kết vào ngày 17/10/1983 mà theo đó vấn đề chỉ huy quân đội riêng của Cao Miên được trao lại cho chính phủ Hoàng gia Cao Miên và quân đội Viễn Chinh Pháp đươc quyền kiểm soát vùng tả ngạn sông Mê Kong. 2.2 – Hội Đàm giữa Pháp và Quốc Gia Việt Nam: Ngày 03/07/1953, Paul Laniel gửi thông tư cho ba quốc gia Đông Dương tuyên bố rằng nước Pháp thực lòng chuẩn bị để trao trả độc lập toàn vẹn cho 3 nước nầy và sẵn sàng thương thảo song phương với mỗi Quốc Gia Đông Dương trên nền tảng bình đẳng để thiết lập những mối liên hệ. 326ter. Theo Q.T. Bảo Đại từ trước tới nay không muốn thương lượng như thế rồi đến nay, tình thế khẩn trương, người Pháp lại muốn trao gánh nặng chiến tranh hết cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam cho nên P.Laniel mới tuyên bố như thế. Vì thế , Bảo Đại nhất định đích thân cùng với thủ tướng Nguyễn Văn Tâm sang Pháp để tham dự cuộc thương thảo do Laniel đề nghị. Trong hai ngày 27, 28/08/1953, Q.T.Bảo đại đã tuyên bố với các yếu nhân của chính phủ pháp rằng lời tuyên bố nầy của thủ tướng Pháp chỉ nhằm thỏa mãn những sự đòi hỏi của vua Cao Miên còn Quốc Gia Việt Nam thì chưa có quyết định gì đối với chính sách của Pháp hiện tại và lời tuyên bố như thế chỉ làm cho tình thế chính trị lẫn quân sự thêm rối ren trong khi chính phủ Quốc Gia Việt Nam đang phải đối đầu cùng một lúc với sự kình chống của các giáo phái về việc hợp nhất; đối đầu với bọn địa chủ phản đối chương trình cãi cách chế độ ruộng đất; với tập đoàn phong kiến thủ cựu không muốn có chế độ dân chủ trên đất nước nầy; với những thành phần người Việt Quốc Gia không Cộng Sản không ngừng chỉ trích chính quyền Nguyễn Văn Tâm đang làm tay sai cho Pháp; với thành phần các khuynh hướng Cộng Hòa đang nghi ngờ là chính quyền hiện tại đang lăm le phục hối chế độ quân chủ độc tài phong

30

VSTK - 3628


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

kiến; đối đầu với các cung cách phục vụ của vị Cao ủy Đông Dương không ngừng tìm đủ cách để giới hạn những điều khoản trong thuận ước đã được ký kết giữa Pháp-Việt…Trong khi mà chinh quyền Quốc Gia Việt Nam đang tận lực tạo lập một quân đội mới để đảm nhiệm công cuộc chiến tranh chống CSVM thì lời tuyên bố của thủ tướng Pháp đã xúi giục cho nhóm đối lập kết thành phe phái để gây áp lực chính quyền Quốc Gia Việt Nam hiện tại. Có những lúc Q.T. Việt Nam nghĩ rằng người Pháp muốn đỗ trách nhiệm thất bại trong cuộc chiến ở Việt Nam lên vai mình nhưng nhưng Q.T lại nhấn mạnh rằng chỉ riêng có cá nhân của Bảo Đại và những hành động đã qua của người Pháp ở Việt Nam mới là những kẻ phải gánh chịu trách nhiệm. Thủ tướng Laniel tuyên bố “Nước Pháp muốn kiện toàn một nền độc lập và chủ quyền ….: La France veut parfaire l’indépendance et la souveraineté….” để tránh né phải nhắc đến một nền độc lập giả tạo không kiện toàn mà nước Pháp đã cố tình ban phát cho nhân dân Việt Nam từ trước tới nay.328 Vài ngày sau, Pháp đã qua trung gian của tướng Decoux đến gặp Bảo Đại ở Cannes để yêu cầu cho tập hợp và thành lập ở Sài Gòn một Đại Hội Quốc Dân bao gồm tất cả các thành phần khuynh hướng chính trị và tôn giáo của Quốc Gia Việt Nam để có một tiếng nói chung trong việc thương lượng với nước Pháp. Đây là một điều trùng hợp bất ngờ bởi vì trước đây không lâu thống đốc tiểu bang Illinois, ứng viên tổng thống Hoa Kỳ 1952 Adlai Stevenson đã lên Ban-Mê-Thuột để yêu cầu Q.T.Bảo Đại tổ chức một đại hội như thế và truớ khi lên dường sang Pháp, một nhóm nhân sĩ, thân hào trong đó có ông Ngô Đình Nhu cũng đến yêu cầu Q.T. Bảo Đại tổ chức đại hội nầy. Bảo Đại nhận lời nhưng không tự mình mà cũng không chỉ thị thủ tướng Tâm trở về nước nhưng lại giao trách nhiệm triệu tập Đại Hội Quốc Dân cho hàng thân Bửu Lộc. Đại Hội gồm 200 đại biểu chọn trong các đảng phái, đoàn thể tôn giáo, kinh tế, xã hội... tụ họp từ 15 đến 17/10/1953 chủ tọa bởi cựu thủ tướng Trần Trọng Kim để phát biểu về hai vấn đề: 1) chủ quyền quốc gia phải được tới mức nào? 2) thể thức hợp tác với Pháp ra sao? Qua những cuộc thảo luận sôi nổi của hội viên, có 4 nghị quyết đã được thông qua cuộc Đại Hội nầy: Nghị quyết I ngày 15/10/1953: Tuyên bố về nền Độc Lập của Quốc Gia Việt Nam. Nghị quyết II ngày 16/10/1953: Thể thức Liên Hiệp với Pháp. Nghị quyết III ngày 17/10/1953: Yêu cầu Bảo Đại lựa chọn những đại biểu để thương lượng với Pháp trong tương lai. Nghị quyết IV ngày 17/10/1953 tín nhiệm hoàng đế Bảo Đại. VSTK - 3629


1

2

3

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Sau đây là Nghị quyết số II ngày 16/07/1953 chưa được sửa đổi đã gây ngỡ ngàn và phẫn nộ cho chính giới Pháp ở Paris: 329

Trong Nghị quyết nầy toàn thể Đại Hội quyết định: Điều 1: Không tham gia khối Liên Hiệp Pháp. Điều 2: Sau khi đã thu hồi tất cả những chủ quyền hiện còn do người Pháp nấm giữ và sau khi đã làm sang tỏ những vấn đề có liên cơ cấu phát hành tiền trước đây , tức là gân Hàng Đông Dương, quốc gia Việt Nam sẽ ký kết với Pháp những hiệp ước liên minh bình đẳng cần thiết cho nước Pháp và Việt Nam trong một thời hạn ấn định ,và trong những hoàn cảnh được xác định rõ rệt. Điều 3: Tất cả những sự thương lượng, những đề nghị, những quyết định trên tất cả những nghị hội quốc tế về vấn đề Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam quyết định. Điều 4: Tất cả những hiệp ước vừa đề cập ở phần trên phải được Đại Hội Đồng Quốc Hội Việt Nam biểu quyết toàn thể thông qua để các hiệp ước để có hiệu lực chấp hành.

Xem đây là một hành vi bội phản của Việt Nam đối với cố gắng của Pháp ở Việt Nam, chính phủ Pháp ngỡ ngàng và bất mãn đưa ra trình bày trước Quốc Hội Pháp và phản kháng với Bảo Đại bằng công hàm chất vấn về Điều 2 trong Nghị quyết số II của Đại Hội Quốc Dân ở Việt Nam. Bảo Đại nói với tướng Decoux đây không phải sáng kiến của Bảo Đại để triệu tập Đại Hội mà chính là sáng kiến của người Pháp. Tuy nhiên tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã can thiệp và khuyến cáo nhiều thành viên tham dự trong Hội Đồng Quốc Dân cần lên tiếng để sửa đổi lại lời ăn tiếng của Điều 1 trong bản quyết nghị II.330

VSTK - 3630


1

2

3

4

5

Và Điều 1 đã được sữa đổi như sau: Điều 1: Việt Nam độc lập không thể tham gia Khối Liên Hiệp Pháp dưới hình thức hiện thời. Điều thứ 2, 3 và 4 cũng được sửa đổi. Đầu tháng 11/1953, Q.T. Bảo Đại trở về hành dinh ở Ban Mê Thuột và tuyên bố giải tán Đại Hội Quốc Dân sau khi tiếp kiến các đại diện của ban thường vụ của Đại Hội nầy. Sau đây là toàn văn bốn Nghị Quyết sau khi đã được sửa đổi của Đại Hội Quốc Dân từ 1-17/10/1953 tại Sài Gòn do cựu thủ tướng Trần Trọng Kim chủ tọa: 331 VSTK - 3631


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tướng Yves Gras nhận định rằng: rõ ràng là những phần tử Quốc Gia cực đoan trong Đại Hội Quốc Dân nầy nhất là những thành phần Quốc Gia gốc miền Bắc chẳng những chống Pháp mà cũng chống luôn cả hoàng đế Bảo Đại nấm chính quyền Quốc Gia Việt Nam. Tuy nhiên đối với Bảo Đại thì yếu tố chủ yếu cho chủ quyền độc lập của quốc Gia Việt Nam chính là quân đội riêng của Quốc Gia Việt Nam bởi vì chiến tranh ở đây chỉ có thể chấm dứt bằng một sự cố gắng giải quyết về mặt quân sự và nếu không có sự tham gia chiến đấu của quân đội quốc gia Việt Nam thì sẽ không có Quốc Gia Việt Nam. Đây là một cái nhìn thực tế vấn đề chiến tranh Việt Nam mà Bảo Đại cho rằng những kẻ làm chính trị hiện nay của Việt Nam không chịu hay không thể nhìn thấy. Do đó khi gặp lại riêng tổng thống Pháp Auriol vào ngày 28/08/1953, và VSTK - 3632


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18 19 20 21 22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Thống Pháp nêu ra lý do gần hết nhiệm kỳ tổng thống 332(Yve Gras, p.510) tức là ngụ ý vấn đề ba quốc gia Đông Dương cần phải được giải quyết ngay trong thời gian Auriol còn ngồi trên ghế tổng thống của nước Pháp, không thể trù trừ thêm nữa. Bảo Đại thất vọng: “Bản chức yêu cầu ngài tổng thống chỉ có một điều: hãy tuyên bố bảo đảm rằng nước Pháp sẽ tiếp tục ủng hộ trợ giúp cho quốc gia Việt Nam của chúng tôi trong cuộc chiến đấu chống Việt Minh.” 333 Ngày 27/10/1953, khi trình bày chính sách của chính phủ Pháp trước Quốc Hội, trước tiên thủ tướng Laniel trình bày đáp ứng của chính phủ Pháp đối với những nghị quyết của Đại Hội Quốc Dân Việt Nam đặc biệt là nghị quyết số II về mối liên hệ giữa Việt Nam với nước Pháp trong đó thủ tướng Laniel cảnh cáo chính quyền Quốc Gia Việt Nam không nên có thái độ thách thức với Pháp về những công trình mà người Pháp đã thực hiện không phải chỉ riêng đối với những gì mà Pháp đã có trách nhiệm hổ tương mà luôn cả vấn đề trách nhiệm quân sự mà Liên Hiệp Pháp đang gánh gồng. Kế đến Laniel đề cập đến chính sách của chính phủ về chủ trương thương lượng hợp thời đúng lúc ngay sau khi cuộc ngưng chiến ở Cao Ly đã được thực hiện. “Đã nói nhiều quá về chiến tranh rồi, nước Pháp chúng ta phải thương lượng. Nước Pháp đang làm cho mình bị kiệt lực một cách vô ích trong cuộc chiến bất bình thường nầy. Điều khôn ngoan là chận đứng sự sụp đỗ càng sớm càng tốt. . . . .Trong ý hướng đó, chính phủ Pháp đang sẵn sàng, kể từ ngay ngày hôm nay, tận dụng tất cả mọi dịp tốt để kiến tạo hòa bình ngay trên lãnh vực địa phương Đông Dương hay trên địa bàn quốc tế.” 334

Trong khi đó, ngày 18/10/1953, trong một buổi họp ở Luân Đôn1 giữa các Ngoại trưởng Anh, Pháp, Hoa Kỳ, ngoại trưởng Pháp Bidault đã tường trình về những thành quả quân sự của quân đội Pháp ở Đông Dương và diễn tiến về những cuộc thương thảo với ba quốc Gia Đông Dương để thực hiện lời công bố ngày 03/07/1953 của chính phủ Pháp. Cả ba ngoại trưởng đều nhất trí rằng thành công trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương sẽ là một bước tiến cần yếu để tái lập hòa bình cho vùng Á Châu với sự khởi đầu là cuộc đình chiến ở Cao Ly. 335

VSTK - 3633


Chương 7 HỎA NGỤC ĐIỆN BIÊN PHỦ & HỘI NGHỊ ĐÌNH CHIẾN GENEVA (TỪ THÁNG 11-1953 ĐẾN THÁNG 05-1954) 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

I - TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT TRƯỚC HỘI NGHỊ GENEVA

Mặc dù đã có những cuộc nghị đàm thương lượng về vấn đề Đông Dương đã thường xảy ra ngay sau khi hiệp định đình chiến Cao Ly được ký kết vào tháng 07/1953 nhưng kể từ đầu tháng 03/1953 thì Hòa Bình ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn xa xôi mù mịt. CSVM đang mở những cuộc tấn công mới ở Bắc Việt và trên lãnh thổ quốc gia Lào và để đối kháng lại, quân đội viễn chinh Pháp đã mở ra những cuộc hành quân từ tháng 07 đến tháng 11/1953 liên tiếp để càng quét và tiến chiếm những vùng lãnh thổ đang bị CSVM kiểm soát. Tình hình chính trị thay đổi vào cuối tháng 11/1953 khi CSVM tự động tỏ ý muốn đàm phán riêng với Pháp. Điều nầy đã tạo thêm sự thúc ép của 4 cường quốc Anh, Pháp, Mỹ và Liên Sô mở ra một Hội Nghị ở thủ đô Berlin của nước Đức từ 25/01/1954 đến 18/02/1954 để bàn thảo về vấn đề giải quyết chiến tranh Cao Ly và Đông Dương. Một Hội Nghị về Đông Dương sẽ được tổ chức ở Geneva - Thụy Sĩ. Trong thông cáo chung kết thúc hội nghị nầy vào ngày 18/02/1954 có đoạn viết về Cao Ly và Đông Dương như sau: (a) . . . . . . . . . . . . . Xét rằng bằng các phương cách hòa bình, sự tạo lập một quốc gia Cao Ly thống nhất và độc lập sẽ là một yếu tố mơ ước để làm giảm đi tình hình căng thẳng thế giới và tái lập hòa bình trong những phần lãnh thổ khác ở Á Chấu. Đề xuất rằng một hội nghị của các đại biểu của Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Liên Bang Sô Viết Xã Hội Cộng Hòa, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Hòa Cao Ly, Dân Chủ Cộng Hòa Cao Ly và của những quốc gia tham chiến khác ở Cao Ly. Có ý tham gia hội nghị, sẽ họp với nhau ở Geneva vào ngày 26/04/ nhằm mục đích đi đến việc giải quyết một cách hòa bình vấn đề Cao Ly. Thỏa thuận rằng vấn đề tái lập hòa bình ở Đông Dương cũng sẽ được bàn thảo trong hội nghị nầy bởi Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Liên Sô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cùng với những Quốc Gia khác sẽ được mời gọi tham dự hội nghị. . . . . .. . . . . …. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 336

35

36

VSTK - 3634


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19 20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

Tuy nhiên, vào mùa Xuân 1954, trong khi Hội Nghị Geneva sắp mở ra thì mọi hy vọng hòa bình bị xáo động mãnh liệt với tình hình quân sự càng lúc càng trở nên tồi tệ vì chiến trận Điện Biên Phủ cùng với sự đe dọa can thiệp của Hoa Kỳ yểm trợ quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đặc biệt là ở Việt Nam. Chính sách thay đổi của CSVM được nhận thấy qua lời tuyên bố của Lê Đình Thám đại biểu chính quyền Hồ Chí Minh trong ngày khai mạc Hội Nghị Hòa Bình Thế giới được tổ chức từ ngày 23/11/1953 tại Vienna thủ đô của nước Áo như sau: “Chiến tranh Cao Ly đã được chấm dứt trên căn bản thương lượng hòa bình. Chận đứng chiến tranh ở Việt Nam qua các cuộc thương thảo hòa bình là hoàn toàn cần thiết và có thể thực hiện được. Nhân dân Việt Nam nóng lòng ao ước hòa bình, bênh vực cho một cuộc chấm dứt chiến tranh Việt Nam và một giải pháp hòa bình cho vấn đề Việt Nam qua những phương thức thương nghị.”337

Ngày Chúa nhật, 29/11/1953, báo Expressen của Norway (Thụy Điển), đăng một điện tín trình bày cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh đề xuất thương lượng với Pháp. Nội dung bản điện tín phỏng vấn như sau:338 Hỏi: Cuộc thảo luận ở Quốc hội Pháp đã chứng tỏ rằng một số lớn nhân vật chính trị của Pháp muốn dàn xếp một cách hoà bình vấn những đề xung đột ở Việt Nam bằng cách thương lượng trực tiếp với Chính phủ Việt Nam. ý nguyện đó đang lan truyền khắp trong nhân dân Pháp. Chính phủ của Ông và cá nhân Ông hoan nghênh ý nguyện đó hay không? Trả lời: Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí anh dũng chiến đấu gần tám nǎm nay chống kẻ xâm lược, để bảo vệ nền độc lập và quyền tự do được sống hoà bình. Hiện nay nếu những người thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc kháng chiến ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, nếu Chính phủ Pháp đã rút được một bài học trong cuộc chiến tranh mà họ đã và đang tiến hành từ mấy nǎm nay, muốn điều đình ngừng chiến ở Việt Nam và giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách thương lượng hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó. Hỏi: Một sự ngừng bắn hoặc một cuộc đình chiến có thể có được không?

VSTK - 3635


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

Trả lời: Một cuộc đình chỉ các hành vi thù địch có thể thực hiện được với điều kiện là Chính phủ Pháp chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của họ ở Việt Nam. Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật lòng tôn trọng nền độc lập chính danh của nước Việt Nam. Hỏi: Nếu một nước trung lập đứng ra dàn xếp một cuộc gặp nhau giữa Ông và những người đại diện của Tư lệnh tối cao của đối phương không? Nước Thụy Điển có thể đứng ra trách nhiệm làm việc đó hay không? Trả lời: Nếu có những nước trung lập nào muốn cố gắng để xúc tiến việc chấm dứt những sự thù nghịch ở Việt Nam bằng cách thương lượng, thì những nước đó sẽ được hoan nghênh Tuy nhiên, việc thương lượng cho một cuộc đình chiến chủ yếu là một điều quan tâm giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Pháp. Hỏi: Theo ý Ông, có phương hướng nào khác để chấm dứt những cuộc thù nghịch tranh không? Trả lời: Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đem lại tai họa cho nhân dân Việt Nam đồng thời cũng làm cho nhân dân Pháp đau khổ nhiều, cho nên nhân dân Pháp đang đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đối với nhân dân Pháp và các chiến sĩ vì hoà bình của nước Pháp, bản chức xưa nay vẫn thông cảm và quý mến. Hiện nay chẳng những nền độc lập của Việt Nam bị nguy hại nghiêm trọng mà ngay cả nền độc lập của nước Pháp cũng bị đe dọa. Đế quốc Hoa Kỳ một mặt thúc giục những kẻ thực dân Pháp tiếp tục và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, và như thế làm cho Pháp càng đánh càng yếu đi với hy vọng thay thế địa vị Pháp ở Đông Dương; một mặt khác đế quốc Hoa Kỳ lại bắt buộc Pháp phê chuẩn bản điều ước về việc phòng thủ ở châu Âu, tức là để cho chủ nghĩa quân phiệt Đức sống lại. Vì thế, cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp cho độc lập, dân chủ, hoà bình cho nước Pháp và cho việc đình chỉ chiến tranh ở Việt Nam chính là một trong những nhân tố quan trọng để giải quyết vấn đề Việt Nam bằng những phương cách hòa bình.

Sau đây là văn bản tiếng Anh trích đăng từ sách “Ho Chi Minh, Selected Works. NXB. Foreign Languages Publishing House, (19611962), Tập.III, tr.tr.408-410 và được Allan W.Cameron đăng lại trên sách Viet-Nam Crisis nơi các trang 233 - 234: VSTK - 3636


Khảo Luận 1

2

3

4

5

Cần lưu ý rằng, bản phỏng vấn bằng tiếng Anh nầy cũng được nhà xuất bản Foreign Languages Publishing House của nhà nước CSVN đăng lại trong tập sách “Hồ Chí Minh Selected Writings, phát hành ở Hà Nội 1973 nơi các trang 153-154 dưới đề tựa ‘Replies To a Swedish Correspondent (November 1953)’ với cách hành văn có nhiều thay đổi so với bản Anh Văn VSTK - 3637


1

2

3

4

5

6

năm 1961-1962. Những sự sửa đổi, cắt bỏ hoặc làm biến dạng những tài liệu văn thư lịch sử do đảng CSVN phát hành qua nhiều giai đoạn thời gian khác nhau khiến cho giá trị xác tín của những tài liệu đó rất đáng bị dị nghị khi được dùng đến để tham chiếu trong việc chép sử Việt Nam thời hiện đại. Tình trạng nầy vẫn còn tiếp tục, làm mất giá trị, uy tính và niềm tin đối với nền Văn Hóa và Sử Học của đất nước Việt Nam hiện nay.

339

*

VSTK - 3638


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

Vào đầu tháng 12/1953, trong khi quốc hội của Dân Chủ Cộng Hòa Việt Minh hợp lần đầu tiên để thông qua luật cãi cách ruộng đất theo mô hình của Cộng sản và HCM lại tái xác định ý muốn hòa đàm với Pháp thì ở Bermuda tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, thủ tướng Pháp Laniel và thủ tướng Anh Churchill mở hội nghị hợp bàn về Đông Dương đã đưa ra một thông cáo chung vào ngày 07/12/1953 trong đó có đoạn viết về Đông Dương như sau: 340

II- KẾ HOẠCH CỦA TƯỚNG NAVARRE

Năm 1953 là năm thứ bảy của một nước Pháp trong tình trạng chiến tranh toàn diện với những kết quả càng lúc càng trở nên tồi tệ bi quan dưới cái nhìn của những kẻ hiếu chiến. Dư luận quần chúng thì lững lờ giữa chán chường và lạnh nhạt thờ ơ. Trên thực địa, báo cáo từ các lực lượng chiến đấu càng lúc càng trở mù mịt tối tăm. Tháng 05/1953 thủ tướng Pháp đã phải cắt cử tướng Henri Navarre thay thế tướng Raoul Salan trong chức vụ tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Navarre chẳng có được một kiến thức hoặc kinh nghiệm gì về Đông Dương ngoài câu nói không phấn khởi chút nào “tình hình ở bên đó rất xấu” phát ra từ cửa miệng của thủ tướng Pháp và nhiệm vụ của tân tổng tư lệnh quân sự Đông Dương là “tìm một lối ra danh dự” cho chính phủ Pháp. Một lối ra danh dự bằng cách nào? Chính phủ Pháp không đưa ra một chỉ thị hay chính sách nào để thực hiện lối ra đó mà lại còn khuyến cáo Navarre rằng “không được xin tăng viện” từ Paris.341 VSTK - 3639


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Vào lúc đến nhậm chức ở Sài Gòn, tướng Navarre đã phải đối diện ngay với sự hồi hương của một số tướng, tá, sĩ quan Pháp đầy kinh nghiệm về Đông Dương và các chiến trường ở Việt-Miên-Lào kể từ thời của tướng Cao Ủy Đông Dương De Lattre de Tassigny. Chỉ còn lại một mình tướng tư lệnh vùng Bắc châu thổ sông Hồng bằng lòng ở lại Bắc Việt thay thế tướng de Linarès để giữ chức vụ tư lệnh các lực lượng quân sự diện địa ở Bắc Việt ( (F.T.N.V). Ngoài ra, sau khi nội các ủa Reneé Mayer bị đỗ, Cao Ủy Đông Dương Le Tourneau cũng phải trở về Pháp khiến cho Navarre lại càng thêm lạc lõng bất định vì phải đơn độc tìm lấy phương hướng để chu toàn nhiệm vụ quân sự của mình.342 Sau khi đi thanh sát nhiều vùng trận địa và nhiều đơn vị quân đội Pháp ở Bắc Việt trong nhiều tuần lễ, tướng Navarre đã chú tâm thảo phát một bản tổng kết về tình thế quân sự đen tối ở Bắc Việt. Theo nhận định của Navarre thì quân viễn chinh Pháp tham chiến ở Bắc Việt hiện giờ chỉ biết bận tâm lo nghĩ cho sự kéo dài bền bỉ trận chiến hơn là ý muốn bước ra khỏi trận chiến đó. Đoàn quân viễn chinh Pháp đang bị kiềm hãm, cùn gỉ, đã mất đi ý hướng chống trả và tính cách cơ động chiến lược của nó. Với những nhận định như vậy, tướng Navarre đưa ra một kế hoạch phục hồi quyền chủ động quân sự của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Vì không có một chỉ thị rõ ràng minh bạch từ chính phủ Pháp, tướng Navarre phải tự mình xác định tình hình chính trị và nhất là xác định các mục tiêu của cuộc chiến để phát thảo một kế hoạch quân sự cần thiết. Vì thế, Navarre đã tự ý diễn đạt lời chỉ thị mơ hồ của cựu thủ tướng Pháp René Mayer “tìm mốt lối ra danh dự” đồng nghĩa với “một chiến tháng quân sự toàn vẹn” hay ít nữa là “phải làm suy yếu tiềm lực quân sự của đối phương để buộc họ phải đi vào cuộc thương thảo qua những điều kiện có lợi cho Pháp.”343 Một tháng sau khi sang Đông Dương, tân tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã căn cứ trên bản kế hoạch quân sự của tướng Raoul Salan phát thảo vào tháng 03/1953 để đệ trình lên chính phủ Pháp ở Paris một tập tài liệu bao gồm những phân tích tình hình kèm theo một loạt đề nghị gồm có 2 phần: phần chính trị và phần quân sự. 1 / Phần chính trị: Phần đề nghị nầy được phát thảo dưới hình thức một số điều kiện chính trị cần phải thực hiện để hỗ trợ cho kế hoạch quân sự.

VSTK - 3640


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

(i) Điều kiện chính trị tiên quyết là sự xác định dứt khoác và rõ ràng những mục đích quân sự của Pháp ở Đông Dương. Điều nầy từ trước đến nay chưa bao giờ được thực hiện và cuộc chiến hiện nay vốn đã và đang xảy ra trong một tình trạng hoàn toàn bất định và mơ hồ đối với dư luận quần chúng của nước Pháp cũng như đối đối với tinh thần chiến đấu của đoàn quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương bởi vì họ thấy rằng những mục tiêu nguyên thủy để họ bám giữ chiến tranh Đông Dương ngày nay đã bị tan biến mất rồi vậy mà vẫn tiếp tục hy sinh xương máu và tiền bạc của nhân dân nước Pháp để làm gì? Tình trạng bất đinh và mơ hồ nầy cũng tác động sâu sắc đối với các đồng minh của Pháp là Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Dương vì không có một đường ranh giới chính trị rõ ràng trong một mục tiêu chiến đấu chung tức là chống lại và ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản mà CSVM là chủ chốt. Pháp dùng viện trợ Hoa Kỳ để chống Cộng Sản, để giải thoát các quốc gia Đông Dương không bị nhuộm đỏ hay là chỉ dùng viện trợ của Hoa Kỳ để nhằm mục đích bám giữ vị thế độc tôn vùng đất Đông Dương dưới chiêu bài Liên Hiệp Pháp, để tiếp tục kiềm hãm cao trào đòi quyền độc lập tự chủ hoàn toàn của các quốc gia không theo chủ nghĩa Cộng Sản trên vùng đất nầy? Đối với các quốc gia không Cộng Sản ở Đông Dương thì CSVM là kẻ nội thù và người Pháp ở Đông Dương vẫn tiếp tục là kẻ thực dân xâm lược ngọai thù. Như vậy có nghĩa là mục đích quân sự của Hoa Kỳ và của các quốc gia liên hiệp lâm thời Việt, Miên Lào của Pháp ở Đông Dương có phần nào đồng điệu với nhau và cũng có phần đi ngược lại với đường hướng hiện thời của nước Pháp về Đông Dương. Đối với Pháp, lại còn có thể hình dung được một mục đích quân sự khác: chỉ cần hợp tác với chính sách của Hoa Kỳ ngăn chận sự lan tràn của Cộng Sản xuống vùng Đông Nam Á Châu và như thế nước Pháp phải từ bỏ mọi quyền lợi của mình trên phần đất Đông Dương. Nếu thế thì sẽ có câu hỏi: nước Pháp phải hy sinh xương máu với mục đích gì ở Đông Dương nếu không phải là củng cố các vị thế của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương và quyền lợi của Anh quốc ở Mã Lai, Úc và Tân Tây Lan? Hay nói cách khác, nếu nước Pháp tiếp tục cuộc chiến đơn độc dưới chiêu bài chống CS của Mỹ thì không khác gì nướng sẵn hạt dẻ trên lò lửa nóng để cho người khác tới ăn. Giữa hai mục đích chiến tranh khả thể như trên không có sự dung hợp lẫn nhau bởi vì mỗi mục đích phải tương ứng với một đường hướng chính trị khác nhau và ngay cả chiến lược áp dụng cho mỗi trường hợp cũng khác nhau. VSTK - 3641


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Như vậy, người Pháp chỉ có 2 định nghĩa về mục tiêu chiến tranh của mình ở Đông Dương: - Nhất định bám giữ Đông Dương bằng mọi giá. Hậu quả của quyết định nầy: chiến tranh Đông Dương là chiến tranh riêng giữa Pháp và CSVM ở Đông Dương và Pháp phải có bổn phận tái chiếm hoàn toàn các lãnh thổ ở Đông Dương đang bị CSVM kiểm soát và Pháp sẽ không được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cũng như không thể nào tìm được sự cộng tác chân thành của những người dân Đông Dương không Cộng Sản. - Ngược lại, nếu nước Pháp từ bỏ hết mọi quyền lợi có tính cách thực dân của mình bằng cách trao trả hoàn toàn độc lập tự chủ cho các nước bị thuộc ở Đông Dương và hợp lực với Hoa kỳ trong chiến lược chận đứng làn sóng đỏ CS lan tràn xuống vùng Đông Nam Á thì không có lý do gì nước Pháp và quân đội Pháp phải đảm nhận vai trò chính yếu trong công cuộc chống Cộng Sản do Hoa Kỳ đề xướng. Nói tóm lại về mặt chính trị, có rất nhiều vấn nạn cần phải được làm sáng tỏ qua các định nghĩa về mục đích chiến tranh của người Pháp ở Đông Dương. Đối với các nhân vật chính quyền ở Pháp hiện nay thì họ đang mang nặng một ý niệm tiêu cực duy nhất và rõ rệt: “Nước Pháp cần phải rút ra một cách nhanh chóng khỏi vũng lầy Đông Dương.” (ii) Điều kiện chính trị thứ nhì mà Navarre yêu cầu là phải tạo ra sự thống nhất hành động chính trị và quân sự của chính quyền Pháp ở Sài Gòn và chính quyền Pháp ở Paris. (iii) Điều kiện chính trị thứ ba mà tướng Navarre yêu cầu là phải thực hiện cho bằng được sự tham dự nhiệt tình về mặt quân sự của 3 quốc gia không Cộng Sản ở Đông Dương bằng cách nước Pháp trao trả tối đa và thực sự chủ quyền độc lập cho các quốc gia nầy. Bởi vì chỉ khi nào ước vọng độc lập của họ đã được thực hiện thì mới có thể khích động được lòng ái quốc tham gia chiến đấu nhằm bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia của họ. Nước Pháp và Hoa Kỳ cần phải có những bảo đảm cần thiết cho nền độc lập của các quốc gia Đông Dương.344 2 / Phần kế hoạch quân sự: Tướng Navarre xác nhận rằng nhiệm vụ của mình chỉ là tìm những những cách thức tạo ra những điều kiện quân sự tùy thuộc vào một giải pháp chính trị danh dự do chính quyền của nước Pháp quyết định và lựa chọn hợp thời đúng lúc. Đương sự chưa bao giờ hy vọng hay hứa hẹn nhiều hơn mà cũng không có những tham vọng to lớn hơn VSTK - 3642


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

nào khác như dư luận báo chí đã gán ghép như thế khi họ viết lách một cách không chính xác rằng đương sự đã đưa ra một kế hoạch “để chiến thắng”.345 Một cách tóm tắt, kế hoạch quân sự của Navarre là nhằm mục đích chứng tỏ cho CSVM thấy rằng nếu người Pháp không thắng nổi trận chiến nầy thì CSVM cũng không thể có một hy vọng nào thắng thế bằng súng đạn và phải chịu nhượng bộ. Đây không phải là suy tưởng của tướng Navarre mà là của bộ trưởng quốc phòng Pleven trong chính phủ Pháp ở Paris đã nêu ra trước đây trong một buổi hợp nội các chính phủ với sự có mặt của tướng Navarre và không có một bộ trưởng nào có mặt trong buổi họp lên tiếng phản đối. Navarre nhận định rằng, những yếu nhân chính trị hoặc một vài giới chức quân sự trụ trì ở Paris hầu hết như là dốt đặc về những sự việc xảy ra ở Đông Dương lại hay bàn ra tán vào rằng cần phải co cụm lại để tập trung những phương thức đập tan mơ tưởng của CSVM đánh bại quân Pháp. Họ luận bàn ở Paris rằng quân Pháp nên tập trung lực lượng vào một số vùng đồng bằng hữu ích được chọn lựa (Hải Phòng, Hà Nội) hơn là phân tán khắp nơi trên các vùng đất Đông Dương. Kẻ khác thì đề nghị bỏ rơi hoàn toàn Bắc Việt cho CSVM và đóng giữ quân Pháp từ vĩ tuyến thứ 18 trở vào Nam Việt. Cũng có kẻ lại đề nghị rút quân Pháp hết ra khỏi Đông Dương. Tất cả đều là những chủ trương co cụm và rút chạy bất cần hậu quả sẽ xảy ra sau đó. Các giải pháp như thế, có thể được chấp nhận trong cuộc chiến tranh kiểu châu Âu. Ở Đông Dương, thì khác hoàn toàn. Rút lui có nghĩa là giúp cho CSVM cơ hội củng cố nhân lực và phương tiện chiến tranh. Là kích thích thêm tinh thần phấn khởi của họ, đến mức độ không thể nào thỏa hiệp được nữa. Điều này cũng sẽ khiến cho người Pháp không thể nào thành lập được các Quân đội Liên hiệp, vì các lý do tinh thần cũng như nguồn nhân lực để tuyển mộ binh lính. Có nghĩa là có thể tạo ra mầm móng cho các cuộc nổi loạn, những sự đào ngũ hàng loạt ngay trong lòng các lực lượng Viễn chinh, đã được “da vàng hóa” khá nhiều rồi, các lực lượng người bản địa lẽ ra phải được thay thế bằng viện quân gửi từ Pháp. Bất cứ một sự rút lui nào cũng sẽ lôi kéo theo sự sụp đổ khác, cuối cùng chỉ có thể giữ được một vài căn cứ như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, là những căn cứ rất khó bảo vệ, vì chúng nằm bên cạnh bờ biển trong khi cả nước đều quay lại đối mặt với người Pháp.346 Tướng Navarre viết: VSTK - 3643


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

“Dans le cadre de la politique que nous suivions, tout recul était impossible. Il eȗt sonné le glas de l’Union française et rendu inéluctable, à bref délai, notre départ définitif. La condition militaire d’une solution politicle honorable de la guerre ne pouvait donc être que le maintien de nos positions et, dans toute la mesure du possible, leur amélioration. C’est la thèse qui fut, sinon adapté - car ce ne fut jamais écrit - dumoins admise en fait par le Gouvernment.” 347 “Trong khuôn khổ của những chính trị mà chúng ta đang theo đuổi, tất cả mọi sự rút lui đều không thể làm được. Nó sẽ là hồi chuông báo tử cho khối Liên hiệp Pháp, và tất yếu dẫn đến sự ra đi vĩnh viễn của nó. Điều kiện quân sự cho một giải pháp chính trị trong danh dự là duy trì các vị trí chúng ta đang giữ, cải thiện tình trạng của chúng với tất cả các nỗ lực tối đa mà chúng ta có thể làm được. Đây là một phương án nếu không phải là chính thức – bởi vì nó chưa bao giờ được viết ra cả - thì ít nhất cũng được Chính phủ chấp nhận trên thực tế.”

Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài từ bảy năm qua (từ 1947) nhưng tướng Navarre không thể nào tìm thấy được những yếu tố tham khảo cần yếu rút ra từ những kế hoạch của các chức quyền dân sự và quân sự Pháp trước đây ở Đông Dương lưu lại để phát thảo kế hoạch quân sự cho tình thế hiện tại. Kể từ sau thời tướng Cao Ủy de Lattre de Tassigny, cuộc chiến chỉ có vẽ như là những nhiệm vụ và bổn phận hành quân tùy theo kinh nghiệm rút tỉa ra từng ngày nầy qua ngày khác chứ không dựa trên một chương trình lâu dài nào trên bình diện tổ chức và tiếp vận cho các lực lượng chiến đấu. Sự bận tâm lo lắng về sự chịu đựng kéo dài chiến tranh nhiều hơn là ý hướng thoát ra khỏi trận chiến nầy. Không có một đường hướng chỉ đạo quân sự nào khác hơn ngoại trừ một bản kế hoạch quân sự của tướng Salan đã phát thảo theo chỉ thị của cựu Cao ủy Đông Dương Letourneau một vài ngày trước khi tướng Navvarre tới Đông Dương. Kế hoạch quân sự của tướng Salan được thực hiện ngay sau khi Le Tourneau sang Hoa Thịnh Đốn để yêu cầu Hoa Kỳ tăng viện quân sự cho đoàn quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch quân sự của Salan gồm có 1 phần gọi là những cuộc hoạt động quân sự và một phần gọi là tổ chức các lực lượng quân sự. Kế hoạch nầy mặc dù đã được đệ trình được chính phủ Pháp duyệt xét và chưa có lệnh cho áp dụng nhưng đối với tướng Navarre là một tập tài liệu nền tảng rất hữu ích cho công tác phát thảo kế hoạch quân sự VSTK - 3644


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25 26 27 28 29 30 31 32 33

34 35 36 37 38 39

của mình. Phần nầy được phát thảo dưới hình thức một thời khóa biểu hành động qua hai giai đoạn: (i) Giai đoạn thứ nhất 1953-1954: Ổn định và cũng cố mối liên hệ giữa các binh đoàn quân viễn chinh Pháp để cầm chân quân CSVM nhưng không biểu dương lực lượng bằng các trận chiến trực diện và tổng lực với bộ đội CSVM. (ii) Giai đoạn thứ hai 1954-1955: quân Pháp tái chiếm lãnh thổ do CSVM đang kiểm soát bằng cách thu hút địch quân vào các trận địa lớn để gây tổn hại nặng nề cho cho bộ đội của họ khiến cho CSVM phải chịu ngồi vào bàn đàm phán hòa bình. Ý tưởng cơ bản của kế hoạch hành động trong chiến dịch 1953 1954, được xem như là đỉnh điểm nguy hiểm nhất, quân Pháp phải né tránh những trận đánh tổng lực với Binh đoàn Tác chiến Việt Minh và hình thành Binh đoàn Tác chiến của Pháp. Trái lại, trong chiến dịch 1954 - 1955, khi Binh đoàn cơ động của Pháp có được quân số và sự huấn luyện nhất định, quân Pháp sẽ tiến hành các trận đánh lớn hơn. Trong hai giai đoạn nầy cần đẫy mạnh kế sách Việt Nam hóa chiến tranh qua chương trình tạo dựng quân đội Quốc Gia Việt Nam cho chính quyền của quốc trưởng Bảo Đại; và chỉ khi nào thực hiện được ưu thế quân sự đối với CSVM qua các phương tiện hiện có được cấp phát cho quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương thì lúc đó mới bắt đầu mở các cuộc đàm phán. Tướng Navarre đã tóm lược kế hoạch của mình như sau: “Nói tóm lại, kế hoạch chung được tôi đệ trình lên Chính phủ - theo tôi biết là kế hoạch đầu tiên từ khi cuộc chiến tranh này bùng nổ - bao gồm nhiều kế hoạch riêng biệt: sự chi viện từ Chính quốc bằng những phương tiện trên bộ, trên không và trên biển; kế hoạch sắp xếp lại quân lực; kế hoạch cơ động hóa các đơn vị có những nhiệm vụ chiến thuật (kế hoạch này dựa trên cơ sở một kế hoạch bình định); kế hoạch phát triển các lực lượng quân đội quốc gia; những kế hoạch khác nhau nói trên đều nhằm mục đích tiến tới việc thành lập một Binh đoàn Tác chiến. “Toàn bộ kế hoạch được kéo dài từ năm 1953 sang năm 1954 - 1955, tạo thành một tổng thể không tách rời nhau được, vì sự thành công của từng kế hoạch tùy thuộc chặt chẽ vào sự thành công các kế hoạch khác. Cái tổng thể này còn phải dựa trên những điều kiện có tính cách chính trị: xác định mục đích chiến tranh, sự thống nhất giữa các hoạt động chính trị và quân sự, việc lôi cuốn các Quốc gia Liên kết vào cuộc VSTK - 3645


1 2

chiến. Kế hoạch tác chiến chỉ là công đoạn cuối của tất cả những việc nói trên.

3 4 5 6 7 8

9 10 11 12 13

14 15 16 17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

“Tôi biết rất rõ rằng việc xây dựng kế hoạch này dựa trên những cơ sở không vững chắc. Tuy nhiên không may là không có một cơ hội nào khác để rút khỏi cuộc chiến Đông Dương trong danh dự. Do đó, dù không có nhiều hy vọng, nhưng vẫn phải tiến hành. Tôi đang tìm cách thay đổi định mệnh. “Từ đây trở đi ý chí của chính phủ Pháp để lãnh đạo mạnh mẽ cuộc chiến này với một nghị lực cao và sự liên tục là một điều kiện cần và đủ để đi đến thành công - tôi vẫn còn tin tưởng vào một sự thành công như vậy. Cho đến lúc này thì chính phủ vẫn chưa có một sự lãnh đạo đúng đắn đúng nghĩa cho cuộc chiến tranh này. “Các cuộc tranh luận trong chính phủ mà tôi có dịp dự ở Paris đã không tạo cho tôi có một ảo tưởng nào về vấn đề này, song cuối cùng tương lai đã chứng minh cho tôi thấy lại vẫn còn giữ quá nhiều ảo tưởng. 348

Mãi cho đến 2 tháng sau, vào ngày 13/11/1953 Hội Đồng Quốc Phòng của chính quyền Pháp ở Paris mới đáp ứng một cách tiêu cực những kế hoạch do tướng Navarre xướng xuất để yêu cầu đương sự hãy diều chĩnh những kế hoạch nầy cho phù hợp với những phương tiện đã được cung ứng và còn chỉ thị bằng văn từ vào ngày 21/11/1053 rằng mục đích mà nước pháp đang theo đuổi khiến cho CSVM phải chấp nhận rằng họ không thể nào gặt hái được một chiến thắng bằng quân sự ( …d’amener l’adversaire à reconnaitre qu’il était dans l’impossibilité de remporter une decision décision)349. Chỉ thị nầy gửi tới Sài Gòn vào ngày 04/12/1953 tức là vào thời điểm mà tướng Navarre đã thực hiện xong cuộc hành quân chiếm đóng Điện Biên Phủ và quyết định thách thức một cuộc chiến tổng lực quy mô với CSVM.350 III – KẾ HOẠCH CỦA CSVM ĐỐI PHÓ KẾ HOẠCH NAVARRE. 1/ Cuộc họp quân sự của CSVM ở Tín Keo

Ngày 13/08/1953 trung ương đảng Lao Động CSVN thông báo cho CSTQ tình hình mới quân Pháp rút khỏi Nà Sản cùng với chiến dịch Thượng Lào chấm dứt và đề nghị CSTQ giúp đề xuất ý kiến đối vấn đề nhận thức tình hình và phương hướng tác chiến trong tương lai Ngày 22/ 08/1953, với sự hiện diện của La Quý Ba (罗贵波, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cố vấn Cán chính tại chiến khu Việt Bắc) bộ Tổng tham mưu bộ đội CSVM báo cáo với Tổng quân ủy Võ VSTK - 3646


1

2

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nguyên Giáp và xuất trình một đề án tác chiến cho chiến dịch ĐôngXuân 1953-1954 của CSVM với 4 nhiệm vụ: 1. Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở bên trong vùng đất do Pháp kiểm soát để phá tan âm mưu bình định của Pháp, phá kế hoạch của Pháp mở rộng quân đội Quốc Gia Việt Nam của chính quyền Bảo Đại. 2. Bộ đội chủ lực CSVM sẽ dùng phương thức hoạt động thích hợp tiêu diệt từng bộ phận sinh lực của Pháp, có thể tác chiến lớn trên chiến trường đồng bằng để rèn luyện bộ đội CSVM. 3. Có kế hoạch bố trí lực lượng tiêu diệt quân Pháp khi họ đánh ra vùng tự do của CSVM. 4. Tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các chiến trường khác để phân tán quân chủ lực của Pháp. Về việc phối trí các lực lượng bộ đội, CSVM dự kiến: - Đại đoàn 316 và trung đoàn 148 trách nhiệm mặt trận Tây Bắc và Thượng

13 14 15 16 17 18 19 20 21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

Lào. - Đặt từ 2 tới 3 đại đoàn bộ đội chính quy và bộ đội địa phương cho mặt trận ở miền Trung du. - Mặt trận vùng Hữu Ngạn Liên Khu 3 sẽ gồm có 2 đại đoàn; một bộ phận lấy ra từ 2 đại đoàn nầy dùng để phá rối hậu phương của quân Pháp. - Mặt trận Tây Nguyên sẽ do các trung đoàn chủ lực bộ đội CSVM của Liên Khu 5 nhận trách nhiệm.

Nhận định về đề án tác chiến cho chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, một cố vấn quân sự của CSTQ lúc đó là trung tướng Dư Hóa Thầm (武安和, tham mưu trưởng quân đoàn, cố vấn các binh chủng)351 viết rằng Tổng quân ủy Võ Nguyên Giáp đã chuyển hưóng tấn công chính của tác chiến mùa đông sang vùng đồng bằng sông Hồng, từ bỏ kế hoạch đã định đánh lấy Lai Châu, rút bộ đội bao vây Nà Sản về vùng Thanh Hóa. La Quý Ba báo cáo tình hình nầy về trung ương đảng CSTQ.

La Quý Ba

Ngày 27 và 29/08/1953, trung ương đảng CSTQ gửi hai bức điện cho La nhấn mạnh Việt Nam cần giữ nguyên kế hoạch ban đầu, tức là tập trung vào Tây Bắc và Lào. Bức điện ngày 29-8 viết: “Bằng cách tiêu diệt kẻ thủ ở khu vực Lai Châu, giải phóng khu miền bắc và trung Lào, và rồi mở rộng chiến trường sang miền nam Lào và Campuchia để đe dọa Sài Gòn. Làm như vậy thì Việt Minh có thể ngăn chặn bớt nguồn lính ngụy , nguồn tài chính, phân tán binh lực quân Pháp, đẩy chúng vào thế bị động đồng thồi mở rộng lực lượng bộ đội CSVM, chủ động tiêu diệt địch ở khắp nơi và từng bước làm suy yếu địch.” Lãnh đạo VSTK - 3647


1

2

3

4

CSTQ cho rằng đó là điều kiện tiên quyết để đánh lấy đồng bằng Bắc Việt và cuối cùng sẽ đánh bại Pháp ở Đông Dương. Hiện thời, CSTQ nhấn mạnh giống như chỉ thị rằng CSVM cần chiếm Tây Bắc và miền bắc Lào trước khi tiến về phía Nam.

10

Đầu tháng 10/1953, hầu hết các cán bộ cao cấp của trung ương đảng CSVM đến Tín Keo352 dự cuộc họp bàn kế hoạch tác chiến ĐôngXuân kể trên do Tổng Bí Thư Bộ Chính Trị đảng Lao Động353 triệu tập. Hiện diện trong cuộc họp bàn quân sự nầy có Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái. Tướng Trần Đăng Ninh bệnh không thể đến dự.

11

Trong sách Điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử354, Võ Nguyên Giáp

5

6

7

8

9

12

13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24 25

26

27 28 29 30 31 32

33 34 35 36 37

38 39 40 41

viết: “ Hạ tuần tháng Chín năm 1953, các đồng chí Trung Quốc chuyển cho ta một bản kế hoạch Nava với cả bản đồ do cơ quan tình báo của bạn thu thập được. Nava chủ trương xúc tiến chính sách mới của Chính phủ Pháp là trao "chủ quyền" và "độc lập" cho các quốc gia liên kết, nhằm phát triển các "quân đội quốc gia" thành một lực lượng lớn mạnh. Đây là cách duy nhất giúp Pháp giải quyết vấn đề quân số thiếu hụt, không thể lấy thêm từ chính quốc, đồng thời tạo điều kiện cho Nava gấp rút tổ chức một lực lượng cơ động chiến lược mạnh để thoát khỏi tình trạng phòng ngự bị động, tiến tới giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Pháp dựa vào Mỹ để tiếp tục chiến tranh vì lợi ích của bản thân mình, chứ không phải để cho Mỹ thay thế Pháp ở Đông Dương. Muốn được như vậy đội quân viễn chinh phải giành được một thắng lởi quân sự quyết định. “ Kế hoạch Nava về đại thể chia làm hai bước: - Trong Thu Đông năm 1953 và mùa Xuân năm 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến công của ta; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng ba tỉnh tự do ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng quân ngụy và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của ta. - Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc ta phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu ta khước từ, quân cơ động chiến lược của địch sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực ta. Để có đủ lực lượng thực hiện kế hoạch, Nava chủ trương dùng ba biện pháp: phát triển các "quân đội quốc gia" theo quy mô rộng lớn; rút một bộ phận lực lượng chiếm đóng tăng cường cho lực lượng cơ động chiến lược; xin tăng viện từ Pháp sang. VSTK - 3648


1 2 3 4 5 6

7

8 9 10

11

12

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

34

35

36

37

38

39

40 41

42

“ Sau này ta biết thêm, Nava dự tính tổ chức ngay trong năm 1953, 84 tiểu đoàn khinh quân ngụy, và năm 1954, sẽ tăng lực lượng này lên gấp đôi, 168 tiểu đoàn. Như-vậy, quân ngụy sẽ có gần 30 vạn, không kể số quân ngụy nằm trong quân viễn chinh. Về lực lượng cơ động chiến lược, Nava dự định trong thời gian 1953-1954, sẽ xây dựng 27 binh đoàn cơ động, trong đó có 1 sư đoàn quân nhảy dù. Tôi và anh Thái cùng bàn vơ “. . . . . . “ Tôi và anh Thái cùng bàn bạc với các đồng chí cố vấn xây dựng một kế hoạch đánh địch ở nhiều hướng buộc địch phải phân tán đối phó, nhằm trước hết là phá thế tập trung binh lực của địch ở đồng bằng.

Trong cuộc họp ở Tín Keo, Tổng quân ủy Võ Nguyên Giáp đề nghị một kế hoạch quân sự như sau: - “Giữ vững và phát huy quyền chủ động bằng cách dùng một bộ phận quân chủ lực, kết hợp với lực lượng địa phương, mở cuộc tiến công vào những hướng chiến lược hiểm yếu mà đối phương tương đối yếu nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, giải phóng đất đai, buộc đối phương phải phân tán quân cơ động để đối phó. - “Trên chiến trường Bắc Việt, sẽ mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt quân Pháp đang chiếm đóng Lai Châu, uy hiếp đối phương ở Thượng Lào. - “Hướng thứ hai, là Trung Lào. - “Hướng thứ ba, là Hạ Lảo. Quân giải phóng Pa thét Lào phối hợp với bộ đội CSVM mở cuộc tiến công vào hai hướng này, nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương và giải phóng đất đai. - “Hướng thứ tư, là bắc Tây Nguyên. Vùng tự do ba tỉnh Liên khu 5 sẽ là mục tiêu chính những cuộc tiến công đánh chiếm trong mùa khô này. Đưa phần lớn bộ đội chủ lực của Liên khu 5 đánh lên vùng rừng núi bắc Tây Nguyên. - “Với các chiến trường Nam Bộ, Cực Nam Trung Bộ và chiến trường sau lưng đối phương ở đồng bằng Bắc Bộ, đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa kìm chân , vừa tranh thủ tiêu diệt sinh lực đối phương trong khi đối phương phải điều quân cơ động đối phó ở các hướng khác. - “Tại chiến trường Bắc Việt, lập kế hoạch bảo vệ vùng tự do, giấu một số đơn vị mạnh ở những vị trí cơ động, kịp thời tiêu diệt quân Pháp đánh ra Bắc Việt... - “Chỉ cần phá vỡ thế tập trung binh lực của quân Pháp tức là đã làm thất bại về cơ bản kế hoạch Na va. (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử s.đ.d.)

Tuân hành chỉ thị của họ Mao và đề nghị của nhóm cố vấn CSTQ, HCM và CSVM phải chọn Tây Bắc làm địa bàn chính để chiếm Lai Châu và bỏ kế hoạch tấn kích vùng đồng bằng sông Hồng. Chính đích thân chủ tịch đảng CSTQ Mao Trạch Đông đã đưa ra những chỉ thị và đề nghị như thế qua trung gian của La Quý Ba. Điều nầy đã được tướng CSTQ Dư Hóa Thầm viết ra qua một cuộc gặp mặt và đối thoại giữa Mao Trạch Đông và tướng CSTQ Vi Quốc Thanh: “ Chủ tịch, Bành tổng và đồng chí Vi Quốc Thanh đến ”. “ Mời các đồng chí vào ”. Mao Trạch Đông nói.

VSTK - 3649


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

27

28 29

Vi Quốc Thanh theo sát Bành Đức Hoài bước vào phòng sách cũng là phòng tiếp khách của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông bắt tay từng đồng chí và mời họ ngồi. Bành Đức Hoài nói : “ Chủ tịch, đồng chí Vi Quốc Thanh gần đây sắp trở lại Việt Nam, lần này đến xin Chủ tịch chỉ thị trực tiếp ”. Mao Trạch Đông : “ À ! Tôi cũng đang muốn gặp các đồng chí cùng bàn tình hình và chiến sự của Việt Nam ”. Sau đó, Người nói với Vi Quốc Thanh : “ Đồng chí đã xem kế hoạch quân sự của Navarre chưa ? ”. Vi Quốc Thanh trả lời : “ Bộ Tổng Tham mưu có cho tôi xem rồi ”. Mao Trạch Đông lại hỏi : “ Đồng chí có ý kiến gì không ? ”. Vi Quốc Thanh trả lời : “ Đây là sự tiếp tục của kế hoạch De Lattre, tiền nhiệm của ông ta. Điểm chung của họ là ra sức phát triển ngụy quân, thay quân Pháp chốt giữ cứ điểm, dùng người Việt đánh người Việt, làm cho quân Pháp có thể tập trung tổ thành lực lượng đột xuất làm nhiệm vụ tác chiến cơ động, để giành lại quyền chủ động chiến tranh. Ông ta nêu ra, trước hết giành thế thủ ở Bắc Bộ và ráo riết càn quét và tiến công ở Nam Bộ và Trung Bộ, sau khi ổn định hậu phương chiến lược, ông ta sẽ tập trung binh lực quyết chiến với chủ lực quân đội Việt Nam ở Bắc Bộ. Phương châm quân sự Nam trước Bắc sau này là sự phát triển của Navarre cũng là do tình thế bắt buộc ông ta như vậy ”. Mao Trạch Đông hỏi tiếp : “ Cuối tháng 8 Trung ương có điện cho La Quý Ba, đồng chí đã xem chưa ? ”.

30

Bành Đức Hoài trả lời :

31

“ Tôi đã cho người đưa đồng chí xem rồi ”.

32

Vi Quốc Thanh nói :

33 34 35 36

37

38 39 40

41

“ Phương châm chiến lược của Trung ương vạch ra cho Việt Nam mâu thuẫn gay gắt với kế hoạch của Navarre. Thực thi phương châm chiến lược này sẽ hoàn toàn đập tan tính toán chỉ tính đến một phía của Navarre”. Mao Trạch Đông nói : “ La Quý Ba điện về nói Hồ Chí Minh tán thành kiến nghị đó, Bộ Chính trị cũng đã ra quyết định, nhưng kế hoạch tác chiến mùa đông của quân đội Việt Nam vẫn chần chừ chưa vạch ra được là sao ? ”. Vi Quốc Thanh nói : VSTK - 3650


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

14

15 16 17 18 19 20 21

22 23 24

25 26

27 28

29 30 31 32 33

34 35 36 37 38 39 40 41

42 43 44

“ Trước chiến dịch Tây Bắc năm ngoái, trong cán bộ trung, cao cấp quân đội Việt Nam, có thể nói là đa số người không muốn đi Tây Bắc tác chiến. Chủ yếu là sợ gian khổ, sợ khó khăn, thiếu tầm nhìn chiến lược, cho rằng Tây Bắc đất rộng người thưa, là nơi nghèo, có giải phóng cũng không có ý nghĩa lớn bao nhiêu. Người phụ trách chủ yếu Tổng cục hậu cần quân đội Việt Nam lại nói Đoàn cố vấn tích cực chủ trương giải phóng Tây Bắc là vì có lợi cho Trung Quốc, có thể tiêu diệt tận sào huyệt tàn quân phỉ Quốc dân đảng ở đó, không quấy rối biên giới Vân Nam Trung Quốc nữa. Họ cho rằng, chỉ có giải phóng đồng bằng sông Hồng thì mới đã nghiện, mới có thể giành được kháng chiến thắng lợi. Qua làm công tác tư tưởng này lúc bây giờ về cơ bản được uốn nắn. Bây giờ quân địch đã rút khỏi Nà Sản, họ lại để mắt chằm chằm vào sông Hồng. Đó là bệnh cũ tái phát ”. Mao Trạch Đông nói : “ Chà ! Họ muốn đi đường thẳng. Nhưng e rằng đường này không đi nổi. Trước mắt điều kiện đánh đồng bằng sông Hồng chưa chín muồi. Vẫn phải đi một ít đường quanh co khúc khuỷu, mới có thể đến đích. Điều đó đã được thực tiễn mấy chục năm cách mạng của Trung Quốc chứng minh. Tôi thấy cách mạng Việt Nam cũng không thể đi đường thẳng. Sau khi đồng chí trở sang, phải làm nhiều công tác giải thích thuyết phục cán bộ cao cấp của Quân đội Nhân dân ”. Vi Quốc Thanh chú ý lắng nghe mỗi lời nói của Mao Trạch Đông, và ghi lại vào quyển nhật ký bằng những từ ngữ giản đơn mà chỉ có đồng chí mới hiểu hết được ý nghĩa. Mao Trạch Đông nói tiếp : “ Tôi thấy hướng tác chiến của Việt Nam trong suốt thời kỳ từ nay về sau là nên hướng vào Trung, Nam Bộ ”. “ Để thực hiện kế hoạch chiến lược này, trước mắt cần áp dụng một số biện pháp thiết thực. Tôi nghĩ đến ba biện pháp thế này : - Một là dùng hai đại đoàn bộ binh và nửa đại đoàn pháo binh, trước tiên giải quyết địch ở Lai Châu, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, căn cứ chiến lược quan trọng này. Sau đó chuyển quân sang Thượng Lào, mở thêm chiến trường Thượng Lào. Đồng thời với tiến quân lên Tây Bắc, đưa một bộ phận binh lực xuống Trung Lào và Hạ Lào. - Hai là kiên quyết khai thông con đường Nam tiến (chỉ con đường từ nam Liên khu 4 Trung bộ lên Trung, Thượng Lào, qua quốc lộ 9 đến Tây Nguyên), đó là đường giao thông huyết mạch của bộ đội, đánh xuống phía nam sau này, quan hệ rất lớn đến tình hình chiến sự tương lai. Nên đo đạc thật nhanh, xây dựng kế hoạch, chia giai đoạn hoàn thành. Có thể nói với các đồng chí Việt Nam, thái độ đối với làm đường tức là thái độ đối với chiến tranh. Làm đường không tích cực, không nghiêm túc tức là không tích cực, không nghiêm túc giành lấy thắng lợi chiến tranh. - Ba là liên khu Việt Bắc, Liên khu 3, 4 mỗi nơi nên điều động một số cán bộ đảng, chính quyền, quân đội đến Trung, Hạ Lào và Nam Bộ Việt Nam làm công tác mở vùng mới, làm cho bộ đội đánh được nơi nào, thì củng VSTK - 3651


1 2 3 4 5

6

7 8 9

10

cố nơi ấy. Giống như thời kỳ sau chiến tranh giải phóng, chúng ta điều động cán bộ miền Bắc theo Đại quân xuống miền Nam. Nói tóm lại, ba biện pháp này tức là 12 chữ: hai đại đoàn rưỡi, một đường quốc lộ, ba lớp cán bộ”. Nói xong Mao Trạch Đông đưa ánh mắt thăm dò nhìn vào hai người Bành Đức Hoài và Vi Quốc Thanh. Vi Quốc Thanh nói : “ Chỉ thị của Chủ tịch rất quan trọng. Sau khi tôi sang, sẽ truyền đạt tỉ mỉ cho phía Việt Nam và các đồng chí cố vấn, nghiêm chỉnh quán triệt chấp hành ”. Mao Trạch Đông nói :

11

“Có thể nói với các đồng chí Việt Nam, đó là kiến nghị của tôi ”.

12

2/ Kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của CSVM

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

- Bước 1: Hướng chính Tây Bắc, sử dụng đại đoàn bộ đội chủ lực để tiêu diệt quân Pháp ở Lai Châu, đánh chiếm hoàn tòa khu Tây Bắc - Bước 2: Phối hợp giữa đại đoàn 316 với trung đoàn 148 của khu Tây Bắc cùng với quân CS Pathet Lào và quân tình nguyện du kích địa phương đánh chiếm tỉnh Phong Xa Ly. - Mở rộng vùng giải phóng ở Trung và Hạ Lào do các trung đoàn 66/304 và trung đoàn 101/325 phụ trách đánh phá. - Hướng Tây Nguyên do 2 trung đoàn 108 và 803 chủ lực của Liên khu 5 đảm trách chiếm bàn đạp Tây Nguyên. Ở Trung Du và đồng Bằng Bắc Việt đại đoàn 320 và các trung đoàn chủ lực của Liên khu 3 sẽ đánh phá các tuyến đường giao thông và thu hẹp phạm vi kiểm soát của quân Pháp. -Đại đoàn 325 đặt 2 trung đoàn 101 và trung đoàn 18 hoạt động ở Bình –Trị-Thiên và trung đoàn 95 cơ động ra Nghệ An để trù bị. Tướng Giáp chưa bắt đầu thi hành kế hoạch Đông Xuân nầy theo chỉ thị của các cố vấn quân sự CSTQ thì Navarre đã nhanh chóng ra tay trước. 355 3/ Thực hành kế hoạch Navarre Như đã trìh bày ở các phần trước, tháng 05/1953, tướng Henri Navarre

32

VSTK - 3652


1

2

3

4

5

6

đảm trách việc chỉ huy quân Pháp ở Đông DươngĐương sự đề nghị chiến lược ba bước: bảo đảm kiểm soát vùng đồng bằng sông Hồng trong mùa thu đông 1953-54, bình định các khu do đảng Cộng sản kiểm soát ở miền trung và nam Việt Nam trong mùa xuân 1954 và mở tổng phản kích tiêu diệt cứ địa chính của CSVM tại Bắc Việt.

3.1- Kế hoạch Navarre bị tiết lộ Trong sách Agonie de L’Indochine, tướng Navarre viết:

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27

28 29 30 31 32 33 34 35 36

37 38 39 40 41 42

“Ngày 30 tháng 7 năm 1953, tuần báo France-Observateur đăng một bài báo ký tên Roger Stéphane có tựa là “Một cuộc chiến đáng nghi ngờ”. Trong bài báo này tác giả phơi bày về cơ bản những gì đã được phát biểu trong buổi họp sáu ngày trước đó tại Ủy ban Quốc phòng ngày 24 tháng 7, về vấn đề bảo vệ nước Lào. Bài báo viết như sau: “Tướng Navarre đã khẳng định nếu các biện pháp này (ám chỉ “kế hoạch Navarre”), được phối hợp với một chiến lược phù hợp, chúng có khả năng tạo điều kiện cho việc bảo vệ một cách hiệu quả vùng châu thổ sông Hồng và tình hình an ninh bên trong (trấn áp những cuộc xâm nhập) vào khoảng tháng 6 năm 1954. Khi một bộ trưởng lưu ý là cuộc chiến tranh không thể chỉ giới hạn ở vùng châu thổ sông Hồng và Nam Bộ, tướng Navarre khẳng định là không thể bảo vệ một cách chắc chắn những vùng khác. Ông nhìn nhận rằng không thể bảo vệ nước Lào chống lại một cuộc tiến công có khả năng xảy ra của đối phương”. “Ngay khi bài báo được đưa cho tôi xem tại Sài Gòn, vào đầu tháng 8, tôi đánh giá đây là một thông tin vô cùng quan trọng đã được cung cấp cho đối phương. Có thông tin quý giá nào với đối phương bằng việc báo chí cung cấp cho họ biết chúng ta đang lo sợ nhất về hoạt động nào của họ? Việc này giống như hướng dẫn cho một tay chơi bài biết nước kẹt của ta ở đâu, hoặc là báo cho kẻ trộm biết mã số của tủ tiền. Phản ứng đầu tiên của tôi là yêu cầu có sự điều tra pháp lý. “Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ tôi thấy làm như vậy lại là cách tốt nhất xác nhận cho Bộ Chỉ huy Việt Minh thấy tính chính xác của thông tin này. Họ đánh giá tầm quan trọng của thông tin tuỳ theo mức họ tin cậy ông Stephane trên tư cách chỉ điểm của họ. Vì không biết gì về tay nhà báo này, không biết mối quan hệ của ông ta với các nhà chính trị hàng đầu, cũng như mọi liên hệ của ông ta với những người chỉ điểm của địch ở Paris, tôi nghĩ là có thể Bộ Chỉ huy đối phương không quan tâm đến những thông tin này do đó không nên chứng tỏ cho họ thấy tầm quan trọng của nguồn thông tin trên bằng việc khởi tố tác giả bài báo. “Bài báo của tờ France-Observateur đóng vai trò như thế nào trong quyết định của Việt Minh tấn công nước Lào? Tôi không thể có được một sự giải đáp chính xác công khai cho câu hỏi này. Cái tôi có thể nói là mọi việc đã diễn tiến như thể Bộ Chỉ huy quân địch biết được các nguồn thông tin rất chính xác, và tôi tin rằng thông tin mà ông Stephane đã tiết lộ có thể được những nguồn tin khác xác nhận thêm - là một trong nhiều VSTK - 3653


1 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

yếu tố, nếu không là yếu tố quyết định, để Việt Minh đưa ra quyết định của họ.

Điều nầy cho thấy là tướng Nazarre chỉ nghi ngờ rằng kế hoạch nầy đã bị tiềt lộ từ đảng CS Pháp và phe Xã Hội cánh tả Pháp qua trung gian tờ báo France-Observateur và CSVM có thể chỉ có tin tức nầy qua bài viết của Roger Stéphane. Trên thực tế, mặc dù có sự tiết lộ trên tờ báo vừa kể nhưng cho đến lúc nầy(30/07/1953) CSVM thực sự vẫn chưa biết gì về kế hoạch của tướng Navarre và Võ Nguyên Giáp cũng đang tự động một mình dự thảo một kế hoạch đánh phá vùng đồng bằng Bắc Việt bên trong phòng tuyến Delattre de Tassigny. Kế hoạch nầy của Võ Nguyên Giáp rất phù hợp với dự đoán trong kế hoạch của tướng Navarre: đương sự muốn lôi kéo các binh đoàn bộ đội chủ lực và du kích CSVM lộ diện ở miền đồng bằng Bắc Việt để quân Pháp có thể dùng các ưu thế kỹ thuật quân sự mà tiêu diệt. Tuy nhiên, trong khi các cố vấn quân sự CSTQ đã có trong tay kế hoạch của Nazarre và qua lệnh truyền của Mao Trạch Đông bắt buộc HCM và Võ Nguyên Giáp phải từ bỏ kế hoạch đánh phá vùng đồng bằng Bắc Việt để dồn nỗ lực quân sự “trước tiên giải quyết địch ở Lai Châu, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, căn cứ chiến lược quan trọng này. Sau đó chuyển quân sang Thượng Lào, mở thêm chiến trường Thượng Lào. Đồng thời với tiến quân lên Tây Bắc, đưa một bộ phận binh lực xuống Trung Lào và Hạ Lào” thì tướng Navarre bắt đầu thực hiện những bước đầu trong kế hoạch của mình. 3.2- Các cuộc hành quân của Pháp từ mùa Hè 1953 Ngay từ tháng 06/13, những cuộc hành quân tiến công của Pháp có tính địa phương được phát động trên toàn lãnh thổ Đông Dương, được tiến hành với những đơn vị cơ động và chỉ rút đi sau khi đã tái lập được sự ổn định của các lực lượng Pháp bị xáo trộn vì chiến dịch 1952-1953 của CSVM. Trong vùng đồng bằng Bắc Việt, mục đích chính của các cuộc hành quân này là: - Ổn định vùng Bùi Chu, một vùng ở phía nam đồng bằng Bắc Việt, Pháp đã quyết định chuyển cho nhà cầm quyền Quốc Gia Việt Nam đảm trách. Để làm việc này, trước hết quân Pháp phải giải phóng vùng nầy khỏi tay những đơn vị chủ lực và địa phương du kích của CSVM. - Giải tỏa vùng Hải Phòng bằng cách tiêu diệt tổng thể những căn cứ địa CSVM bên trong các vùng lận cận. - Hành quân tảo thanh vùng phía tây. VSTK - 3654


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Tại miền Trung, tiến chiếm “Phố không vui”, một vùng địch ngay trong lòng lãnh thổ do quân Pháp kiểm soát giáp phía bắc thành phố Huế, đồng mở rộng vùng kiểm soát lãnh thổ chung quanh Phan Thiết. Hành quân càn quét phía sau lưng CSVM trong vùng cao Bắc Bộ: - Rạng sang ngày 17/ 07/1953, 2 tiểu đoàn lính dù không vận thành công trong việc tiêu diệt các kho dự trữ của CSVM trong vùng Lạng Sơn. Cuộc hành quân này quá nhanh chóng và bất ngờ khiến cho bộ đội trú phòng của CSVM trở tay không kịp: - một tiểu đoàn đánh thẳng vào thị trấn Lạng Sơn còn tiểu đoàn thứ nhì đột phá các cơ sở hậu cần. Đến 4 giờ chiều, quân dù của Pháp hoàn lảm chủ thị trấn Lạng Sơn. - Vào tháng 10, ta tiến hành một cuộc hành quân không vận rất dũng cảm vào Lào Cai với sự hỗ trợ của lực lượng biệt kích địa phương do Pháp tuyển chọn và huấn luyện: song song với những hoạt động thuần túy quân sự, Pháp tiến hành việc thành lập các đơn vị biệt kích được tuyển từ những nhóm dân cư người Thái và nhất là người Mèo. Các đơn vi biệt kích nầy chỉ trong một thời gian ngắn đã gây ra sự lo lắng cho bộ đội CSVM, và cũng nhờ vậy quân Pháp đã tái chiếm một số vùng lãnh thổ. Hơn nữa, từ ngày 8 đến 13 tháng 8, Navarre cho phép quân Pháp di tản bằng đường hàng không ra khỏi căn cứ Nà Sản theo như đề nghị của tân tư lệnh quân đội Pháp là Cogny ở Bắc Việt sau khi Navarre biết được từ các nguồn tin tình báo đáng tin cậy là bộ đội CSVM đang chuẩn bị tiến công Nà sản vào cuối mùa hè. Cuộc hành quân di tản của Pháp đã tiến hành một cách rất bất ngờ và thành công. Tướng Cogny đã đặt yêu cầu di tản khỏi Nà Sản, ngay sau sau khi được tướng Navarre cử nhiệm chỉ huy quân sự ở Bắc Việt. Việc rút bỏ Nà Sản tạo ra một điểm bất lợi rất nghiêm trọng cho quân Pháp. Nó mở ngỏ vùng Lai Châu và tạo điều kiện cho CSVM có một trục giao thông, đi ngang Tuần Giáo, Điện Biên Phủ và thung lũng Nậm U dẫn đến Luang Prabang. Vì vậy, tướng Cogny đã nhấn mạnh rằng để bù lại việc này quân Pháp phải chiếm giữ Điện Biên Phủ. Navarre nhận đề nghị nầy. Tại Thượng Lào, vào tháng 9 quân Pháp tiến hành việc tảo thanh nhằm giải tỏa áp lực cho căn cứ Pháp-Lào đóng sâu trong vùng cánh đồng Chum, và mở một cuộc hành quân quan trọng để giải vây cho vùng Đông Bắc Luang Prabang cùng những thung lũng vùng Nậm U và Nậm Sương. Cuộc hành quân này nhằm mục đích chuẩn bị cho một hành VSTK - 3655


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

động tiến chiếm Điện Biên Phủ sau này là một quyết định đã được nhất trí sau khi Pháp rút khỏi Nà Sản.356 3.3- Cuộc hành quân Mouette/ Hải Âu và Pélican/ Bồ Nông Vào cuối mùa Hè, CSVM đang chuẩn bị thực hiện kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 theo chỉ thị của Mao Trạch Đông và khuyến cáo của các cán bộ cố vấn quân sự cao cấp CSTQ: ở Trung Du và đồng Bằng Bắc Việt đại đoàn 320 và các trung đoàn chủ lực của Liên khu 3 sẽ đánh phá các tuyến đường giao thông và thu hẹp phạm vi kiểm soát của quân Pháp. Những dấu hiệu động quân và di chuyển các đơn vị bộ đội CSVM qua các nguồn tin tình báo đã khiến cho tướng Navarre tin chắc rằng CSVM sẽ dùng nỗ lực lớn lao để tổng tấn công vùng đồng bằng Bắc Việt bên trong phòng tuyến Delattre, cắt đứt trục giao thông Hà Nội-Hải Phòng. Navarre chỉ hành động theo dự đoán chứ không biết rằng đây là một bước thứ yếu trong kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 của CSVM do CSTQ áp đặt. Theo ước đoán của Navarre thì bộ đội CSVM trước hết sẽ sử dụng đại đoàn 320, với sự hổ trợ của Trung đoàn 42 đang hoạt động thường xuyên phía sau phòng tuyến các lực lượng quân viễn chinh Pháp, sẽ xâm nhập vùng Hưng Yên. Hai tuần kế tiếp ở hướng Bắc CSVM sẽ tung ra các Đại đoàn 308, 312, 351 để tấn công Vĩnh Yên và Bắc Ninh nhằm cắt đứt tuyên giao thông Hải Phòng-Hà Nội. Ở phía Nam, đại đoàn 304 sẽ đánh vào vùng Phát Diệm, Bùi Chu. Navarre cho rằng đây là một sự uy hiếp rất nghiêm trọng của CSVM đè nặng lên vùng châu thổ và để đối phó với sự uy hiếp nầy Navarre thực hiện nhiều biện pháp quan trọng. Trong số các biện pháp nầy đáng kể nhất là cuộc hành quân Mouette/ Chim Hải Âu vào ngày 15/10/1953 nhằm mục đích chận đón cuộc tiến công của Đ.Đ 320 và loại ra khỏi vòng chiến hoặc ít nhất là phá hủy những cứ điểm bàn đạp tiến công mà Đ.Đ nầy đã xây dựng được trong vùng Phủ Nho Quan. Tất cả những lực lượng cơ động cần thiết của Pháp đã được tập trung trong vùng châu thổ một binh đoàn gồm 8 binh đội cơ động, hai binh đội thiết giáp, hai binh đội thủy bộ và những đơn vị tổng trừ bị quan trọng đã được tập hợp giữa ngày 10 tháng 9 và 15 tháng 10. Pháp bắt đầu mở nhiều cuộc hành quân lớn càn quét các căn cứ được các trung đoàn CSVM xây dựng khi xâm nhập vào đồng bằng, để chuẩn bị đón những Đại đoàn chủ lực từ bên ngoài tiến vào bên trong phòng tuyến Delattre. Đặc biệt là cuộc hành quân “Brochet” kéo dài từ ngày 20 tháng 9 đến 10 tháng 10 tại Thái Bình và Ninh Bình đã thành VSTK - 3656


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

công trong việc phá hủy một phần những cứ điểm mà trung đoàn 42 CSVM - một trung đoàn xâm nhập năng động và nguy hiểm nhất trong các trung đoàn xâm nhập vào - đã tổ chức. Mặc dù vậy,trung đoàn nầy vẫn chưa bị quân Pháp hoàn toàn loại ra khỏi vòng chiến. Một cuộc hành quân nghi binh có tên là Pe1lican/ Chim Bồ Nông cũng được thực hiện cùng một ngày với Mouette bằng cách cho tàu chiến Pháp biểu dương hỏa lực và cho đổ bộ quân và biệt kích xuống bờ biển Thanh Hóa như là sẽ trú đóng lâu dài, đe dọa một cuộc xâm chiếm của quân Pháp bằng đường biển đồng thời để cầm chân Đ.Đ 304 của CSVM.

Ngày 06 và 07/11/1953 Navarre ra lệnh kết thúc cuộc hành quân Mouette. Kể từ đầu tháng 11/1953, Đ.Đ 302 CSVM do tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy dã có 1,081 tử trận, 182 bị bắt làm tù binh, hơn 2,500 bị thương và hầu hết các căn cứ hậu cần CSVM bị thiêu hủy.357 Navarre tuyên bố đã bẻ gãy được cuộc tấn công của CSVM vào vùng Đồng bằng Bắc Việt ngay ở bước chuẩn bị chưa động binh trong kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của các cố vấn quân sự TQ để tướng Giáp thi hành.: “ Après vingt jours d’efforts inutiles, la Division 320, ayant environ 3,000 hommes hors de combat, dont plus de 1,200 tués, renonça à poursuivre ses contre-attaques et nous laissa maître du terrain. Des renseignements sȗrs nous apprirent que le commandement vietninh la considérait comme inapte à toute action offensive avant deux mois. Nous avons ‘cassé les jambes’ de l’attaque en préparation. Un inconstestable succès avait donc été obtenu.” : Sau hai mươi ngày cố gắng bất thành vì lý do đã bị loài khỏi vòng chiến khoảng 3000 người trong đó có hơn 1200 chết sư đoàn 320 phải từ bỏ các cuộc phản công và chúng ta đã làm chủ chiến trường. Những thông tin tình báo đáng tin cậy cho biết Bộ Chỉ huy Việt Minh đánh giá rằng là bất cứ một cuộc tiến công nào trong thời gian hai tháng trước mắt là không phù hợp. Ta “đập gãy chân” cuộc tiến công ngay ở bước chuẩn bị của nó. Chúng ta có được một chiến thắng không thể tranh cãi.”358 Ngược lại, Võ Nguyên Giáp tuyên bố rằng: “Sau hơn 20 ngày, hàng ngàn quân Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu mà không gặt hái được gì, Navarre phải ra lệnh rút lui.”359

35

VSTK - 3657


Bài đọc thêm

1

2 3

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&l eader_topic=981&id=BT421238522

Chương VIII

4

5

Đứng trước những cố gắng cuối cùng của Pháp - Mỹ Và trên thực tế, Tướng Nava đã "ra tay trước".

6

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Lần xuất quân đầu tiên là cuộc hành binh Chim én (Hirondelle) do Cônhi đích thân điều hành, tập kích một chân hàng của ta ở bắc thị xã Lạng Sơn, ngày 17-7. Việc chuẩn bị ra quân được ngụy trang bằng cuộc duyệt binh ở Hà Nội nhân ngày 14-7 (Quốc khánh Pháp) để tập trung máy bay và quân dù. Cấp chỉ huy đại đội chỉ được phổ biến kế hoạch và nhiệm vụ một giờ trước khi cất cánh. Tóm lại là giữ bí mật đến cùng. Hồi đó, các báo Lơ Phigarô, Nước Pháp - người quan sát cũng như sau này Rôcôn (tác giả cuốn Tại sao Điện Biên Phủ) và Mécglen (tác giả cuốn Cuộc chiến tranh bất thình lình) đều nói đến kết quả cuộc tập kích này, trái hẳn với những gì được thông báo trên Đài Phát thanh Con nhạn của quân viễn chinh. Đại ý sách, báo Pháp viết: Vì sợ bị phục kích, không dám tiến sâu vào phía trong hang nên hai tiểu đoàn dù chỉ phá hủy được một số lương thực và vài chiếc ôtô vận tải đỗ bên đường. Sợ ở lâu bất lợi nên 13 giờ hôm đó (17-7) quân dù vội vã rút. Rõ ràng do lúng túng trong việc điều tra lực lượng và sự vận chuyển của đối phương nên quân dù đã vồ hụt. Các thông báo chính thức trong chiến tranh về thành tích, kết quả, bao giờ cũng chứa đựng những vấn đề tế nhị, đòi hỏi hết sức thận trọng. Đòn ra tay thứ hai của Tướng Nava là cuộc hành binh Camargue ở vùng Hải Lăng - Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) nhằm "cất vó" Trung đoàn 95, khai thông trục đường Quảng Trị - Đà Nẵng. Binh lực khá lớn đến nỗi báo chí Pháp gọi đây là một trong những chiến dịch lớn nhất Đông Dương. Nhưng rồi, như tác giả Bécna Phôn viết trong cuốn Con đường không vui: Đứng trước một binh lực như vậy, lại bị ép giữa xe bọc thép ở phía tây, quân đổ bộ và xe lội nước ở phía đông, rõ ràng Trung đoàn 95 hình như ít có hy vọng thoát khỏi vòng vây. Nhưng rồi các đoàn xe luôn luôn rơi vào những trận địa phục kích của những người lính bận đồ đen của Trung đoàn thiện chiến 95 từ 2 năm nay đã lọt vào hoạt động ở phía sau quân Pháp. Gió biển như những quả đấm vô hình trên không trung đánh vào quân dù khiến cho đội hình phân tán... ở dưới đất thì thỉnh thoảng một tên lính bộ binh đang lội trên đầm lầy bỗng rú lên một tiếng rùng rợn rồi lăn ra. Người ta xúm lại vực hắn thoát ra khỏi bùn và nước, chân hắn vẫn lủng lẳng một bàn chông. VSTK - 3658


1 2 3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

27 28 29 30 31 32 33

Đến khi có lệnh xiết chặt vòng vây thì đối phương đã lợi dụng những ngòi lạch để phản kích và dồn ép quân Pháp sát kênh Vân Trình, trên cả một đoạn dài hơn 10 km. Cuối cùng, đàn cá đã lợi dụng những mảng lưới rách (ý nói những khoảng cách do kênh rạch tạo ra ở phía tây nam) để vượt ra ngoài... Sau 36 giờ, cuộc hành binh Camargue đã lộ rõ chiều hướng thất bại, buộc phải kết thúc. Và cuối cùng là lời bàn của Bécna Phôn: Với một sự châm biếm đúng với nghĩa đen của nó, quãng đường này (dọc kênh Vân Trình) đã được mang một cái tên rất sát: Con đường không vui. Hơn hai tháng sau, trung tuần tháng 10, đến đòn ra tay thứ ba ở tây nam Ninh Bình - cuộc hành binh Hải âu (Mouette), với binh lực 32 tiểu đoàn các loại, nhằm "tìm và đánh què Sư đoàn 320", đồng thời một bộ phận được tách ra hình thành cuộc hành binh khác mang tên Con bồ nông (Le pélican), có hải quân hỗ trợ đổ bộ vào bờ biển Thanh Hoá nhằm "giam chân không cho Sư đoàn 304 thâm nhập vào phía nam đồng bằng". Giữa lúc ở Pari có dư luận nói rằng Tướng Nava đã giành quyền đánh trước, với sự chứng giám của Phó Tổng thống Mỹ Níchxơn (Richard Nixon - đang có mặt ở Bắc Bộ) thì tờ báo cánh hữu Thế giới (Le Monde) số ra ngày 27-10-1953 bỗng đưa ra những lời bình luận tai hại: "Nhiều người trong Chính phủ biết rõ rằng, những tin tức tung ra mấy tuần nay về tình hình chiến sự ở Việt Nam là không đúng sự thật. Những lời lẽ tuyên truyền quá đáng đó chỉ nhằm gây một không khí thuận lợi cho việc vay tiền Mỹ. Bởi vì, về binh lực, chỉ trong khoảng 20 ngày qua quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng. Cứ theo đà này thì quân tăng viện chỉ đủ bù vào số quân bị tổn thất". Trong thư khen đề ngày 7-11-1953 gửi Đại đoàn 320 về chiến thắng tây nam Ninh Bình, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp viết: Mặc dầu quân địch tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ, huy động nhiều pháo binh, cơ giới, không quân, các đồng chí đã chiến đấu anh dũng, ra sức khắc phục khó khăn, nắm lấy những cơ hội tốt, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch và buộc chúng phải rút quân khỏi vùng tự do của ta. *

34

35

36

37

38

39

40

41

4/ Sự thay đổi kế hoạch quân sự của CSVM

Trong khi tướng Navarre thực hiện các chiến dịch quân sự càn quét để phá vỡ kế hoạch quân sự Đông 1953 của Võ Nguyên Giáp chủ trương đặt lực lượng chủ yếu bộ đội CSVM vào tấn công các phòng tuyến Delattre ở châu thổ sông Hồng thì tướng Vi Quốc Thanh của CSTQ trở qua Việt Nam mang theo chỉ thị của chủ tịch CSTQ Mao Trạch Đông về đường hướng mà CSVM phải theo trong việc hoạch định kế hoạch quân sự chống lại kế hoạch quân sự của Navarre. VSTK - 3659


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

Ngày 27/11/1953, Vi Quốc Thanh cùng đi với Võ Nguyên Giáp đến một vị trí nằm trong một rừng trúc để gặp Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Vi Quốc Thanh trao cho HCM chỉ thị của họ Mao về chiến lược Nam tiến và những biện pháp quan trọng kèm theo ý kiến của Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Bành Đức Hoài về phương pháp tác chiến và vấn đề xây dựng bộ đội CSVM hiện nay và trực tiếp đưa cho HCM bản tiếng Pháp kế hoạch quân sự Navarre. Trong cuộc gặp mặt nầy, Hồ Chí Minh đã yêu cầu Vi Quốc Thanh: “Việc nầy giao cho đồng chí ” phải đích thân giúp Võ Nguyên Giáp vạch ra kế hoạch tác chiên thật nhanh, đưa Bộ chính trị đảng Lao Động CSVM thảo luận và thông qua. Với sự giúp đỡ trực tiếp của Vi Quốc Thanh và cố vấn về công tác tham mưu Mai Gia Sinh, kế hoạch tác chiến tấn công mùa đông 19531954 của bộ đội CSVM được vạch ra rất nhanh để thay thế hoàn toàn kế hoạch quân sự Đông Xuân 1953-1954 trước đây do Võ Nguyên Giáp đã dự tính.* Ngày 03/11/1953, bộ chính trị trung ương đảng Lao Động của CSVM thảo luận và thông qua toàn vẹn kế hoạch mới nầy. Vi Quốc Thanh đã điện báo cáo cho quân ủy trung ương đảng CSTQ nội dung chủ yếu của kế hoạch và được chấp thuận. Những điểm chủ yếu của kế hoạch nầy là: “Trước hết tiêu diệt địch ở vùng Lai Châu, giải phóng miền Bắc và miền Trung nước Lào, sau đó từng bước đẩy chiến trường sang Nam Lào và Cao Miên, uy hiếp Sài Gòn. Làm như vậy, thì có thể rút thu hẹp nguồn lính ngụy, nguồn tài chính, phân tán binh lực quân Pháp, đẩy chúng vào bị động, đồng thời mở rộng bản thân Quân đội Nhân dân, chủ động tiêu diệt địch ở khắp nơi và từng bước làm suy yếu địch. Đó là điều kiện tiên quyết để đánh lấy đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Thực hiện kế hoạch chiến lược này đủ để đánh bại ách thống trị thực dân của đế quốc Pháp ở Việt Nam, Lào, Cao Miên. Nhưng cần phải chuẩn bị khắc phục mọi khó khăn, cần phải tính toán lâu dài ”.360 Sự thay đổi kế hoạch quân sự nầy của CSVM tạo sự bất ngờ cho tướng Navarre. Qua những nguồn tin tình báo thì Navarre thấy rằng: “Từ cuối tháng 10/1953 Bộ chỉ huy Việt Minh đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch hành động của họ. Cuộc tiến công của họ vào vùng châu thổ của họ ít nhất cũng tạm thời bị phá hủy và phía người Pháp thấy họ có hai

VSTK - 3660


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

hướng hoạt động khác nhau, một hướng quan trọng nhất là họ tiến về vùng Thượng du Bắc Việt và Bắc Lào, còn một hướng kia thì đi về vùng trung tâm của bán đảo Đông Dương trong khi mà những dấu hiệu xuất hiện chuẩn bị tấn công vào vùng Tây nguyên bởi các bộ đội của LKV (Liên Khu V).”361 ( Từ đó, Navarre đã đưa ra nhiều suy đoán để giải thích về sự thay đổi bất ngờ kế hoạch quân sự Đông-Xuân 1953-1954 của CSVM. Một trong các suy đoán của Navarre là CSVM đã chịu một áp lực nào đó của CS Trung Quốc và thậm chí là của CS quốc tế Liên Sô để chuyển các nổ lực vào vùng sông Cửu Long hơn là nhắm vào vùng châu thổ Bắc Việt và từ suy đoán nầy Navarre lại đi đến một hệ luận rằng việc thay đổi nầy phù hợp với chiều hướng phát triễn của chủ nghĩa Cộng sản nhắm vào các nước Miến Điện và Ấn Độ thông qua các quốc gia có sắc dân Thái (như miền thượng du Bắc Việt, Lào, Xiêm).362 Như vậy, có nghĩa là Navarre đã không hay biết gì về việc CSTQ nhúng tay trực tiếp vào những kế hoạch quân sự của CSVM trong tương lai. 5/ Chiến trận mở màng Điện Biên Phủ: chiến trường miền

Tây Bắc Đông Dương Từ mùa Hè năm 1953, những binh đoàn chủ lực của bộ đội CSVM đang đóng vai quan trọng trong việc kiểm soát miền thượng du Bắc Việt. Tại vùng nầy liên quân Pháp-Việt chỉ còn trú đóng ở Lai Châu và một vài địa điểm nút chận khác do các đội biệt kích -do Pháp tuyển mộ, huấn luyện- trấn giữ. Để tái lập an ninh và củng cố tiềm năng chiến đấu của quân Pháp tại vùng nầy đồng thời để bảo vệ vùng Bắc Lào, Navarre đã dự trù rằng sau khi quân Pháp rút lui khỏi cứ điểm Nà Sản, Navarre sẽ mở một cuộc hành quân càn quét được dự trù tiến hành vào tháng 12/1953 hoặc vào đầu năm 1954 để kiểm soát vùng Điện Biên Phủ vốn được Navarre xem là một điểm chiến lược quan trọng nhưng hiện do bộ đội CSVM chủ yếu kiểm soát. Tuy nhiên vì thiếu phương tiện quân cụ và quân số cho nên Navarre phải trì hoãn chưa thể thực hiện kế hoạch hành quân càn quét nầy.

37

Trong những ngày đầu tháng 11/1953, cơ quan tình báo Pháp đã phát hiện được dấu hiệu động binh của bộ đội CSVM chuẩn bị tấn công thẳng vào Lai Châu hiện do quân Pháp chiếm đóng kể từ tháng 09/1953 và những vùng tự trị kháng chiến sắc tộc người Mèo chống bộ độ du kích CSVM ở tỉnh Sầm Nứa và 3 vùng khác kể từ cụm chiến lũy Nà Sản giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên Phủ. (Quân đội Pháp cung cấp vũ khí, đạn

38

dược và dụng cụ truyền tin , phải dùng máy bay chuyên chở và hộ tống số lượng nha phiến

32

33

34

35

36

VSTK - 3661


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

do các bộ lạc sắc tộc Mèo sản xuất bán cho đầu lĩnh xã hội đen Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) ở Chợ Lớn.) 363 Sư đoàn 316 CSVM từ phía Nam tỉnh Hòa Bình đã động

binh kể từ giữa tháng 11/1953 hướng lên miền Thượng du các xứ của người Thái ở Bắc Việt. Tại vùng nầy đã có sẵn trung đoàn TĐ.176, một trong những trung đoàn của SĐ.316. Tình báo tham mưu quân sự Pháp ước đoán là trung đoàn nầy sẽ tới ngả ba Tuần Giáo giữa trung tuần tháng 11/1953 để nhắm vào mục tiêu đầu tiên có thể là là Lai Châu rồi kế đến là xuất quân từ Điện Biên Phủ để tiến vào Bắc Lào. Pháp không biết phần còn lại của SĐ 316 sẽ hành động ra sao, đồng bằng hay thượng du? Trong tình trạng hoang mang thắc mắc chưa nắm chắc được kế hoạch động binh thực sự của CSVM, tướng Navarre quyết định phải ra tay trước để chận đứng mưu đồ của SĐ 316 bằng cách tăng cường thêm quân phòng bị cho vùng dân tộc Thái và bảo vệ cho tỉnh Luang Prabang của quốc gia Lào.364 Theo tài liệu ngày nay của Đảng CS Việt Nam tiết lộ thì kế hoạch động binh của Võ Nguyên Giáp như sau:

17

365 18

Chương VIII Đứng trước những cố gắng cuối cùng của Pháp - Mỹ

19 20

21 22 23 24 25

26 27 28 29

- Trên hướng chính Tây Bắc, trong bước 1, Đại đoàn 316 tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng toàn khu Tây Bắc, sau đó sẽ cùng chủ lực của khu Tây Bắc là Trung đoàn 148, bộ đội tình nguyện và Quân giải phóng Lào giải phóng tỉnh Phongxalỳ (Thượng Lào). - Trên hướng Trung Lào và Hạ Lào, hai trung đoàn 66 (của 304) và 101 (của 325) phối hợp với bạn mở rộng vùng giải phóng, bẻ gãy "tuyến cấm" Viên Chăn - Đèo Ngang, đánh thông hành lang tiến sâu xuống phía nam Lào.

30 31 32 33

- Đưa hai trung đoàn chủ lực của Liên khu 5 lên mở rộng vùng giải phóng ở bắc Tây Nguyên, phá âm mưu địch uy hiếp và đánh chiếm vùng tự do của Liên khu 5.

34 35 36 37 38 39 40 41 42

- Phối hợp giữa lực lượng vũ trang địa phương với Đại đoàn 320 và các trung đoàn chủ lực của Liên khu 3, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu hao tiêu diệt địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của chúng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là đánh giao thông, phá hủy các phương tiện vận chuyển, cùng các chiến trường sau lưng địch ở khắp Bắc, Trung, Nam kìm chân địch, hạn chế khả năng chi viện của địch lên các hướng rừng núi đang bị chủ lực ta tiến công, phối hợp kịp thời với các đại đoàn chủ lực ở mặt trận

43

VSTK - 3662


1

2 3 4 5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

phía trước. - Các đại đoàn chủ lực còn lại (kể cả Đại đoàn công pháo 351) bí mật trú quân trên các địa bàn cơ động ở trung du, sẵn sàng đánh địch nếu chúng tiến công ra vùng tự do của ta và cũng sẵn sàng cơ động đi tác chiến ở các chiến trường khác.

Hiển nhiên kế hoạch quân sự vừa trích dẫn trên đây không phải là do Võ Nguyên Giáp tự quyết định đặt ra nhưng đây chính là kế hoạch của các cố vấn quân sự cao cấp CSTQ làm việc bên cạnh đảng CSVM theo chỉ thị của Mao Trạch Đông và tướng Navarre đã không đủ tin tức tình báo quân sự để ứng phó một cách chính xác và hữu hiệu. Phản ứng của Navarre chỉ có tính các bột phát nhất thời khi đương sự quyết định tấn kích Điện Biên Phủ hiện đang chịu dưới sự kiểm soát của một đơn vị nhỏ bộ đội địa phương CSVM. Ngày 02/11/1953, Navarre ra lệnh cho tướng Cogny chuẩn bị hành quân không vận tiến chiếm Điện Biên Phủ trước ngày 01/12/1953 trong một khoảng thời gian đúng lúc và kịp thời để ngay sau đó tổ chức chức Điện Biên Phủ thành một cứ điểm “địa-không” phòng thủ vững chắc của quân Pháp nhằm bảo trợ cho kế hoạch quân Pháp rời bỏ tỉnh Lai Châu trước khi ĐĐ. 316 CSVM kéo tới đầy đủ tại khu vực nầy. Lý do mà Navarre đưa ra để tiến chiếm Điện Biên Phủ là không thể cố giữ Lai Châu vì địa hình phức tạp đặc biệc của tỉnh nầy không thể tổ chức thành một cứ điểm hữu hiệu để chống trả với những binh đoàn lớn mạnh của CSVM và nhất là làm chủ Điện Biên Phủ để bảo vệ CSVM tiến vào lãnh thổ quốc gia Lào.366 Quyết định nầy của Navarre đã gặp sự bất đồng ý kiến của nhiều thành phần chỉ huy quân sự cao cấp dưới quyền như tướng Dechaux và tướng Gilles khi họ được Navarre chỉ định chỉ huy chiến dịch tiến chiếm Điện Biên Phủ nhưng Navarre vẫn giữ nguyên quyết định của mình. Tướng Cogny tư lệnh quân sự Bắc Việt không có ý kiến.367 Chiến dịch hành quân tiến chiếm Điện Biên Phủ khởi phát vào ngày 20/11/1953. Ngày 20 tháng 11, đúng theo dự kiến, một lực lượng gồm ba tiểu đoàn dù nhảy xuống Điện Biên Phủ, chiếm cứ điểm, đè bẹp một cuộc kháng cự quyết liệt của một tiểu đoàn địa phương Việt Minh, hoàn toàn bị bất ngờ. Đến ngày 21 – 22/11, lực lượng này được sự chi viện của ba tiểu đoàn dù khác cùng với một đơn vị pháo binh. Ngày 22/11, họ đã bắt được liên lạc với Lai Châu. Ngày 24 sân bay được mở trở lại. Cuộc hành quân được tướng Gilles chuẩn bị và thực hiện một cách hoàn hảo.368 VSTK - 3663


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Ngay sau khi chiếm được Điện Biên Phủ, Navarre bắt đầu cho tiến hành xây dựng một cứ điểm cho một lực lượng từ 5 đến 6 tiểu đoàn, và có thể tăng lên 10 đến 12 tiểu đoàn, tùy theo tính cách quan trọng của các lực lượng của bộ đội CSVM mà quân Pháp đồn trú ở Điện Biên Phủ phải đối đầu. 6/ CSVM nhập trận thách thức của Navarre Theo Navarre kể lại thì quân Pháp ở Lai Châu đã được rút khỏi vào ngày 8 tháng 12, để di chuyển về căn cứ Điện Biên Phủ, một phần bằng đường bộ, một phần bằng đường không. Theo nhận định chủ quan của Navarre thì CSVM không thể nào có đủ khả năng huy động một số binh lực đông đúc ở vùng Tây Bắc xứ Thái rừng dày đặc núi hiểm trở ngoài ĐĐ 316 đã có tại khu vực nầy. Trong một huấn lệnh cá nhân Navarre, Agonie de L’Indochine,

369

http://www.archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=252&listId=c2d480fbe285-4961-b9cd-b018b58b22d0&ws=content

Các đoàn dân công vùng bị chiếm Liên khu III, khu VI và Việt Bắc nối tiếp nhau chuyển gạo ra mặt trận để bộ đội ăn no, đánh thắng, năm 1954. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Tài liệu ảnh Phông Bộ Ngoại giao, hồ sơ 3142

VSTK - 3664


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

và bí mật ngày 03/12/1953, Navarre uớc đoán rằng cho cho đến cuối tháng 12/1953 một đại đoàn bộ đội CSVM hiện nay mới có thể được tăng viện một cách đáng kể.370 Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề tiếp vận quân binh, quân nhu và quân cụ lên vùng Tây Bắc, ngày 06/12/ 1953 Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh toàn dân thi hành nghĩa vụ dân công chiến trường Điện Biên Phủ tập hợp một lực lượng dân công lớn hơn các chiến dịch trước rất nhiều. CSVM đã phục hồi và làm mới hệ thống đường giao thông từ biên giới Trung Quốc đến Điện Biên Phủ đồng thời xây dựng tại Tuần Giáo một căn cứ hậu cần rất lớn. và đánh tan ước đoán chủ quan của tướng Navarre: với 75,000 dân công chiến trường, Giáp đã có thể điều động và tập trung vào xứ Thái hơn 04 đại đoàn chủ lực bao gồm một Đ.Đ trọng pháo với đầy đủ đạn dược và quân nhu, quân cụ có thể yểm trợ cho một trận chiến kéo dài trên 50 ngày.371 Trong những ngày kế tiếp, Pháp nhận được thông tin liên tiếp về sự di chuyển về vùng Thượng du của các sư đoàn 316, 308 và 312, sau đó là một số đơn vị của sư 304 (một, rồi hai trung đoàn) và cuối cùng là sư đoàn nặng 351. Một số lượng lớn các trang thiết bị và đồ tiếp tế từ Trung Quốc đã được báo cáo. Từ đầu tháng giêng, Binh đoàn Tác chiến Việt Minh đã tập trung quanh Điện Biên Phủ, và ngày càng có nhiều dấu hiệu của một cuộc tiến công. Về phía Pháp, Navarre tăng cường đến mức tối đa quân số được dự kiến cho lực lượng đồn trú, và mọi thứ đã được thực hiện để đảm bảo phòng thủ thắng lợi.

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Song song với những nỗ lực phòng thủ trên, Navarre cho tiến hành một loạt các cuộc hành quân không vận, xuất phát từ thung lũng sông Mêkông Thượng nguồn nhằm mục đích cắt đặt một lực lượng nhằm bảo vệ vùng Bắc Lào trong trường hợp quân CSVM sẽ bỏ qua Điện Biên Phủ và tiến về Luang Prabang; đồng thời làm bàn đạp cho các cuộc tiến công của quân Pháp nhằm hỗ trợ Điện Biên Phủ.372 Theo Võ Nguyên Giáp viết lại trong tập sách Điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử thì trung tuần tháng 11 năm 1953, theo kế hoạch của CSTQ và CSVM, đại đoàn 316 từ địa điểm trú quân tại Thanh Hóa tiến lên Tây Bắc. Từ đầu tháng 11, bộ phận chuẩn bị chiến trường của 316, do tham mưu trưởng Vũ Lập dẫn đầu, đã lên đường. Ngày 15 tháng 11 năm 1953, Đ.Đ 316 vượt sông Đà. Trong thực tế, đây chỉ là VSTK - 3665


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

cuộc hành quân của cơ quan chỉ huy đại đoàn cùng với trung đoàn 174 về Thạch Thành, Thanh Hóa chỉnh huấn sau chiến dịch Thượng Lào. Hai trung đoàn khác của 316 vẫn không rời địa bàn Tây Bắc. Trung đoàn 98 ở lại Sầm Nứa một thời gian, giúp Pathet Lào củng cố căn cứ địa, quay về Sơn La vào tháng 9 năm 1953. Trung đoàn 176 được trao nhiệm vụ đánh phá quân Pháp trấn đóng dọc hai bờ sông Đà đang quấy rối hậu phương của CSVM Tối ngày 20/11/1953, Võ Nguyên Giáp nhận được tin một số tiểu đoàn dù của Pháp đã nhảy xuống Điện Biên Phủ. Tại đây, trong thời gian này chỉ có một tiểu đoàn cùng với trung đoàn bộ của trung đoàn độc lập 148 CSVM đang đóng quân. Cuộc hội ý Tổng quân ủy do Võ Nguyên Giáp đứng đầu được triệu tập ngay và đã đưa ra nhận định rằng tình báo Pháp đã phát hiện 316 đang tiến quân lên Tây Bắc. Pháp thấy Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp, nên đưa một bộ phận lực lượng lên Tây Bắc đối phó. Điều nầy CSVM đã dự kiến từ cuộc họp Bộ Chính trị ở Tỉn Keo: nếu Tây Bắc bị uy hiếp thì quân Pháp sẽ tăng viện lên hướng này, hoặc đánh rộng ra vùng tự do để phá cuộc tiến công của bộ đội CSVM. Vì thế, CSVM cần xúc tiến nhanh việc đánh Lai Châu, không để cho quân Pháp đóng ở Lai Châu di tản rút lui về Điện Biên Phủ. Mệnh lệnh của Giáp quy định đại đoàn 316 tổ chức thành những tiểu đoàn hành quân cho nhanh, chậm nhất ngày 06 tháng 12 năm 1953 phải có mặt ở Tuần Giáo. Riêng đại đoàn 304 (thiếu một trung. đoàn) ở Thanh Hóa, được lệnh hành quân ngay lên hướng Tây Bắc làm nhiệm vụ nghi binh, rồi bí mật luồn rừng quay về Phú Thọ. Giáp dự kiến không không nên điều nhiều đại đoàn lên Tây Bắc vì làm như thế quân Pháp có thể tiến công ra vùng tự do để kéo quân CSVM về cứu viện đồng bằng. Tướng Cogny gắp rút thực hiện cuộc di tản có tên là chiến dịch Polluxra để rút hết 3 tiểu đoàn quân chính quy Pháp khỏi căn cứ quân sự Lai Châu vào ngày 08/12/1953 bằng không vận về căn cứ Điện Biên Phủ. Riêng 25 đại đội quân Thái biệt kích dù hỗn hợp do Pháp tổ chức, huấn luyện để thi hành các công tác hoạt động phản du kích CSVM thì không đủ thời gian tập trung về trung tâm quân sự Lai Châu và chỉ được lệnh phải tự lo liệu, băng rừng vượt suối đề rút lui về điện Biên Phủ nhưng bị bộ đội của ĐĐ 316 CSVM truy kích và tiêu diệt hầu như là hoàn toàn chỉ còn lại 10 quân binh người Pháp và 175 biệt kích tới được căn cứ Điện Biên Phủ.373 VSTK - 3666


1

2

3

Ngày 12 tháng 12 năm 1953, tiểu đoàn 439 của trung đoàn 98 bộ đội CSVM vào thị xã Lai Châu. Đèo Văn Long, "quốc vương" của xứ Thái tự trị, cùng với gia đình đã được máy bay Pháp đưa về Hà Nội.

Xe đạp thồ, dùng chuyên chở lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ của CSVM, có thể trọng tải từ 80kg ltới 213kg.

* 4

VSTK - 3667


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

IV – ĐƯỜNG VÀO ĐỊA NGỤC ĐIỆN BIÊN PHỦ 1/ Chiến lược của VM phân tán các binh đoàn cơ động của Pháp

Trong những tuần lễ cuối của tháng 12/1953, CSVM quyết định chọn Điện Biên Phủ làm trận địa chiến lược trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1955 do Võ Nguyên Giáp làm bí thư đảng ủy kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ thực hiện kế hoạch tác chiến theo đường hướng của cố vấn quân sự cao cấp CSTQ do Vi Quốc Thanh đại diện bên cạnh Võ Nguyên Giáp. Các Đại Đoàn 316, 308 CSVM nhận lệnh động binh tiến xuống phía Nam bao vây lòng chảo Điện Biên Phủ.374 Nhằm phân tán các lực lượng cơ động của Pháp trước khi mở màn trận chiến then chốt Điện Biên Phủ, từ tháng 11/1053, bộ chỉ huy tiền phương CSVM trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 đã phối trí trong vùng lãnh thổ Vinh/ miền Trung Đông Dương một lực lượng bộ đội tác chiến quan trọng gồm có trung đoàn 66 /ĐĐ.304 cùng với 2 trung đoàn 18 và 101/ĐĐ.325. Sự phối trí nầy khiến cho tướng Navarre bối rối không thể ước đoán được ý đồ chính yếu và thực sự của CSVM có phải là nhắm vào vùng phía Bắc Trung Việt (Vinh-Đồng Hới) hay là nhắm vào các tuyến đường Giao thông của quân Pháp lên phía Bắc Lào xuyên qua thung lủng sông Mékong (vùng thung lũng sông Cửu Long về phía Thakek và Seno).375 Cùng lúc ấy, lực lượng bộ đội CSVM của Liên khu V chuẩn bị một cuộc tiến công đánh vào Tây Nguyên, có khả năng uy hiếp các đường giao thông liên lạc của quân Pháp với vùng Bắc Lào dọc theo thung lũng sông Cửu Long (vùng Paksé - cao nguyên Bolovens). Trong tình trạng sẽ phải đối đầu với nhiều mũi tấn công lan tràn khắp nơi như Navarre đang dự đoán một cách không chính xác như thế, đương sự đã quyết định thành lập một Tổng Hành Dinh Duy Nhất cho vùng lãnh thổ Trung Việt bao gồm cả quyền chỉ huy quân sự các vùng lãnh thổ Trung, Nam Lào và vùng Tây nguyên dân tộc thiểu số Việt Nam trước do tướng Leblanc và sau là tương Bourgund làm Tư Lệnh. Để đối phó và lôi kéo bộ đội CSVM xâm nhập xa xuống phía Nam Lào, Navrre đã cho thiết lập một cứ điểm phòng thủ có đường bay không vận ở Seno trên đường thuộc địa RC9 gần thị trấn Savannakhet và điều động binh đoàn cơ động số GM2 từ Bắc Việt đến trú đóng cứ điểm nầy. Navarre dự liệu rằng sẽ để cho bộ đội CSVM tiếng xa xuống vùng Trung Lào cách xa các căn cứ hậu cần của họ và quân Pháp xuất phát từ cứ VSTK - 3668


1

2

3

4

5

6

7

điểm Seno để tấn công trong khi bộ đội CSVM kiệt lực vì hành trình cuộc hành quân khổ cực bộ khổ cực quá xa. Tuy nhiên, tư lệnh Tổng Hành Dinh Duy Nhất Bourgund vì quá lo xa cho nên đã quyết định chận đứng các cuộc tiến công của CSVM từ xa ngay khi bộ đội của họ xuất hiện từ vùng đồi núi đá vôi trên dãy Trường Sơn cho nên đương sự đã trải quân Pháp thành những nút chận tiền sát phân tán mỏng khắp nơi chung quanh thị trấn Thakhet không thể liên lạc trợ cứu lẫn nhau.376 1.1 Chiến trường miền Trung và Nam Lào

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Cuộc tiến công của CSVM bắt đầu ngày 20/12/1953 do Đ.Đ.325 được tăng cường tiến phát theo hướng Vinh –Thakhet bằng cách băng rừng, vượt suối, trèo non bên sườn đông của dãy Trường Sơn theo các con đường mòn hoang địa, tránh né sự phát hiện của máy bay trinh sát của Pháp. Những nút chận tiền sát của Pháp phân tán mỏng khắp nơi chung quanh thị trấn Thakhet không phải là đối thủ của Đ.Đ.325 CSVM cho nên đã bị đè bẹp tan nát từ ngày 20 đến 25/12/1953 khiến cho toàn bộ quân binh của Pháp ở Thakhet phải rút chạy về Seno. Ngày 26/12/1953 CSVM và CS Pathet Lào tiến chiếm thị trấn Thakhet. Cứ điểm Seno của Pháp bị đe dọa trầm trọng. Dư luận báo chí ở Pháp hô hoán lên rằng Đông Dương đã bị cắt hai. Tướng Navarre lại bắt buộc phải dùng không vận để điều động thêm một binh đoàn cơ động GM khác và một đơn vị quân nhảy dù GAP từ Bắc Việt đến tăng cường cứ điểm Seno. Như vậy Seno với một căn cứ không quân lớn là cứ điểm thứ 3 sau cứ điểm Delattre và cứ điểm Điện Biên Phủ mà Navarre phải phân tán lực lưọng cơ động để trú đóng. Ý đồ của CSVM khi tấn công Trung Lào chi cần được như thế, không cần phải tiến xa hơn xuống phía Nam Lào. VSTK - 3669


1

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

26

Võ Nguyên Giáp đã kể lại chiến trường miền Trung và Nam Lào như sau: Ngay từ cuối tháng 11 năm 1953, địch đã phát hiện một lực lượng lớn bộ đội ta đang tiến về hướng Trung Lào. Ngày 1 tháng 12, Nava vội vã rút binh đoàn cơ động số 2 (GM 2) tử đồng bằng Bắc Bộ vào bịt các cửa ngõ hai tỉnh: Khăm Muộn và Xavanakhét, chủ yếu là ba con đường số 8, số 9, và số 12 nối liền Việt Nam với Trung Lào. Địch phân tán binh lực là điều đáng mừng cho ta. Tuy nhiên, định sớm đề phòng sẽ gây những khó khăn cho ta khi khởi đầu chiến dịch. Quyết định mở một mặt trận ở Trung, Hạ Lào trong Đông Xuân này, chúng ta đã chọn đúng khu vực xung yếu mà địch không thể bỏ. Tôi theo dõi từng ngày bước đi của cánh quân theo những lộ trình khác nhau. Nếu bây giờ, phối hợp với Tây Bắc, một cuộc tiến công khác đồng thời nổ ra tại Trung Lào tạo được áp lực mạnh, chắc chắn Na va sẽ phải tiếp tục phân tán lực lượng cơ động về hướng này. . . . . . . . . . . . .. . . Cũng trong hai ngày 23 và 24, một đơn vị bộ đội ta và bộ đội bạn tiến công Lại Sao, Căm Cớt, diệt một loạt vị trí dọn đường số 12, giải phóng thị xã Nhommarát, tiến vào Thà Khẹc. Toàn tỉnh Khăm Muộn với 40.000 kilômét vuông và hàng chục vạn dân được giải phóng. Cùng lúc trên mặt trận điện Biên Phủ ta chốt chặn được quân địch ở Pom Lót, tin vui từ mặt trận Trung Lào dồn dập bay về. Phòng tuyến Trung Lào tan vỡ. Trước tình thế đông Dương bị cắt làm đôi", Nava vội điều thêm một binh đoàn cơ động và một binh đoàn không vận từ đồng bằng Bâc Bộ vào, tổ chức Xênô, nằm trên đường số 9 gần Xavanakhét, thành một tập đoàn cứ điểm với 10 tiểu đoàn.377

27

28

29 30 31 32 33 34 35 36

37

38

39

40

41

42

Thừa thắng xóc tới, từ 05/01/1954 đến 09/01/1954 bộ đội CSVM tiến công đánh vào Seno nhưng bị lực lượng cơ động của Pháp chận đứng và truy đuổi khiến họ phải rút lui ra khỏi thị trấn Thaket và trục giao thông trên sông Mékong cùng tuyến đường bộ RC.13 dọc theo con sông nầy để cho quân Pháp khai thông tuyến đường giữa Trung và Bắc Lào. Tuy nhiên, tướng Navarre thú nhận rằng việc tăng cương các binh VSTK - 3670


1

2

đoàn cơ động cho căn cứ Seno đã làm suy yếu nghiêm trọng các lực lượng nồng cốt của Pháp đóng trú ở những nơi khác.

3

1.2 Chiến trường Tây Nguyên và cuộc hành quân Atlante

4

1.2.a Cuộc hành quân Atlante

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

Cũng nằm trong kế hoạch chia cắt và phân tán các binh đoàn cơ động GM của Pháp, bộ đội CSVM ở Liên Khu V mở một cuộc tấn công vào phía bắc Tây Nguyên Trung Việt vào ngày 28/01/1954.

Tại chiến trường Liên khu V, ngày 20/01/1954, Navarre thực hiện cuộc hành quân Atlante. Cuộc hành quân nầy trước hết là giải tỏa căn cứ An Khê đang bị CSVM uy hiếp nặng nề kể từ 13/01/1954 và các nút giao thông quan trọng tại Pleiku và trong vùng đồng bằng duyên hải Trung Việt, đánh chiếm Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên; đánh chiếm Quy Nhơn và toàn tỉnh Bình Định; đánh chiếm thị xã và toàn tỉnh Quảng Ngãi tức là đánh chiếm toàn bộ vùng Liên Khu V do CSVM kiểm soát. Trong đợt hành quân khởi đầu, quân Pháp dùng toàn lực của nhiều binh đoàn cơ động GM để tiến giải tỏa An Khê, tiến chiếm Tuy Hòa và Phú Yên. 1.2.b Chiến trường Bắc Tây Nguyên Mặc dù đang phải chịu áp lực nặng nề của quân Pháp trong cuộc hành quân Atlante, nhưng bộ đội CSVM ở Liên Khu V phải tuân hành quân lệnh của Tổng quân Ủy Võ Nguyên Giáp thi hành nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên trong Đông Xuân 1953-1954 là phát triển vào Tây Nguyên, trước hết là phía bắc trong khi tiếp tục củng cố và bảo vệ các vùng do CSVM kiểm soát ở Liên Khu V. Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Kom Tum và Gia Lai, địa hình rừng núi hiểm trở, dân cư thưa thớt. Khu vực này có các đường giao thông số 5, 14, 19 nối bắc Tây Nguyên với VSTK - 3671


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

các tỉnh phía đông và phía nam. Bắc Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, uy hiếp trực tiếp vùng căn cứ địa của CSVM ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tiến công vào bắc Tây Nguyên CSVM có điều kiện mở rộng căn cứ địa do về phía tây, uy hiếp toàn bộ vùng Tây Nguyên, Hạ Lào và đông Cam Pu Chia của quân Pháp. Do đó, các lực lượng bộ đội CSVM Liên Khu V đã mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên từ 26/01/1954. Cuộc tiến công nhanh chóng của bộ đội CSVM Liên Khu V vào hai tỉnh Gia Lai, Kontum khiến cho các lực lượng quân đội đồn trú của Pháp ở 2 nơi nầy phải rút chạy về Pleiku, buộc tướng Navarre tạm ngưng cuộc hành quân Atlante để rút quân lên giải tỏa và củng cố cứ điểm Pleiku. 12

13

14

15

16

17

Tóm lại, nếu không kể các chiến trường ở Nam Việt, CSVM đã thành công trong chiến lược phân tán mỏng các đoàn binh cơ động của Pháp khắp nơi nhằm cô lập hóa cứ điểm Điện Biên Phủ trước khi khởi động tiến công toàn diện cứ điểm nầy. Trong tháng 2 năm 1954, lực lượng cơ động của Pháp đã buột phải phân tán ra nhiều nơi: VSTK - 3672


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

Tại Trung và Hạ Lào: có binh đoàn cơ động Quốc Gia Việt Nam (QGVN) số 51 của uốc trưởng Bảo Đại, và những tiểu đoàn rút từ binh đoàn cơ động số 1, số 5 và binh đoản cơ động dù ở Bắc Bộ (GMI, GM5, GM Pa ra). Navarre thành lập thêm một tập đoàn cứ điểm tại Seno, với tên gọi là "Binh đoàn tán chiến trung Lào" (GOML), và sau đó, một tập đoàn cứ điểm mới tại Saravane, Hạ Lào. Tại Thượng Lào: có binh đoàn cơ động số 7, tiểu đoàn 1 dù thuộc địa, tiểu đoàn 10 Tabor, trung đoàn 11 bộ binh thuộc địa, tiểu đoàn 4 trung đoàn 4 bộ binh thuộc địa (GM7, 1er BPC, 10è Tabor, 11è RIC, 414è RIC), tiểu đoàn 301 khinh quân QGVN. Trong số này có 8 tiểu đoàn cơ động mới điều từ Bắc Việt sang. Navarre lập thêm hai tập đoàn cứ. điểm ở Louang Prabang và Mường Sài. Tại Tây Nguyên, có 5 binh đoàn cơ động: binh đoàn cơ động 100 (GMI00) mới từ Triều Tiên về, binh đoàn cơ động 21 (GM21) từ Nam Việt ra, binh đoàn cơ động 11 (GM11) từ Bình Trị Thiên vào, các binh đoàn 41, 42 (GM41, GM42) vốn ở tại chỗ. Thêm một tập đoàn cứ điểm nữa đang xuất hiện ở An Khê. Tại đồng bằng Liên khu 5 có 16 tiểu đoàn, trong đó có binh đoàn cơ động số 10 (GM.I0) mới từ Pháp sang. Tại Điện Biên Phủ: có binh đoàn tác chiến Tây Bắc 2 tiểu đoàn và 7 đại đội) gồm những tiểu đoàn được lựa chọn trong số những đơn vị ưu tú nhất, được coi là "ngọn giáo" (fer de lance) của đội quân viễn chinh.

33

Tại đồng bằng Bắc Việt, nơi tập trung khối cơ động - nổi tiếng của Navarre hồi đầu mùa khô, chỉ còn lại 3 binh đoàn cơ động. Phần lớn những đơn vị của các binh đoàn này cũng không còn là cơ động, vì phải chia ra để bảo vệ những khu vực, tuyến đường quan trọng Có thể nói chín phần mười trong tổng số 82 tiểu đoàn cơ động chiến lược và chiến thuật của Navarre đã phân tán khi trận đánh chính chưa nổ ra. Quá nửa lực lượng cơ động chiến lược (23/44 tiểu đoàn) mà Navarre tập trung ở đồng bằng Bắc Việt đã bị chia năm xẻ bảy trên các chiến trường rừng núi Bắc và Trung Việt, Trung và Hạ Lào. Chừng 20 tiểu đoàn còn lại không còn phát huy được khả năng cơ động vì phải rải ra khắp đồng bằng Bắc Việt để bảo vệ các đường giao thông chiến lược, hải cảng, quân cảng và các trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế.

34

2/ Hội nghị Geneva và chiến dịch Điện Biên Phủ của CSVM

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

35

2.1 Tại sao Điện Biên Phủ ?

36

VSTK - 3673


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

2.1a / Điện Biên Phủ với Kế hoạch Navarre

Ngày 24/07/1953, một Ủy ban Quốc Phòng của nước Pháp họp tại Paris và quyết nghị rằng nước Pháp phải giành ưu tiên tối đa trong việc bảo vệ quốc phòng cho Quốc Gia Lào đã gia nhập khối Liên Hiệp Pháp trước nhất đang bị CSVM và CS Pathet Lào hăm dọa trầm trọng bởi vì nếu Pháp không bảo vệ được Lào thì 2 quốc gia khác thân Pháp ở Đông Dương là Quốc Gia Việt Nam và Cao Miên sẽ tách rời khỏi khối Liên Hiệp Pháp. Kế đến Lào và chính phủ Pháp ký kết Hiệp định Hữu Nghị 28/10/1953 trong đó Lào cam kết sẽ luôn là một thành viên trung tính của khối Liên Hiệp Pháp và nước Pháp, chủ tịch của tổ chức nầy, có bổn phận phải bảo vệ quốc phòng cho các thành viên của mình. Thi hành lệnh truyền từ chính phủ Pháp ở Paris phải là phải bảo vệ Quốc Gia Lào với bất cứ phương tiện nào mà Navarre hiện có ở Đông Dương, Navarre địa mở cuộc hành quân không vận Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20/11/1953. Dư luận quần chúng khắp nơi vào lúc đó đã cho rằng Navarre không có chủ định sửa dang biến đổi đồn binh biên cương nầy thành một chiến lũy quân sự rộng lớn và kiên cố để khiêu khích bộ đội biển người CSVM xuất hiện ra khỏi rừng núi xuống vùng đồng bằng thung lũng Mường Thanh để rồi bị tiêu diệt bởi phi cơ săn giặc, bom lửa Napalm, pháo binh và xe tăng bọc sắt của Pháp. Thực sự thì Điện Biên Phủ vào lúc nầy theo kế hoạch của Navarre chỉ là một tiền đồn nút chận quân sự theo lệnh của chính phủ Pháp từ Paris để đóng cửa, ngăn chận CSVM xâm nhập vào vương quốc Lào. Trong sách Victory at Any Cost, tác giả Cecil B.Currey388 viết rằng tân tổng tư lệnh quân sự Pháp ở Đông Dương Navarre bị ám ảnh là phải làm sao đánh bại CSVM ngay trên đất nước Việt Nam của họ và đồng thời cũng chận giữ họ không được đụng tới Vương quốc Lào. Đương sự nghĩ rằng có thể thực hiện hai mục tiêu nầy bằng cách thiết đặt một trọng điểm “neo tàu”, một loại trung tâm hành quân mà từ đó quân Pháp kiểm sóat và hành quân càn quét các đơn vị bộ đội CSVM của Võ Nguyên Giáp. Một điểm neo tàu như thế ở Điện Biên Phủ sẽ uy hiếp cạnh sườn CSVM phía Tây Bắc Bắc Việt, phân tán lực lượng các bộ đội của tướng Giáp giàn trãi ra giữa vùng đồng bằng và thượng du Bắc Việt và bảo vệ Thượng Lào khiến cho CSVM không thể tiếp vận chuyển quân nhu, súng đạn và bộ đội từ lãnh thổ Việt Nam vào Thượng Lào đồng thời chận cắt nguồn lợi nha phiến mà CSVM thu hoạch từ Thượng Lào để tài trợ cho việc mua sắn súng đạn cung ứng cho bộ đội của Giáp. Trong trận chiến chống lại du kích CSVM từ khởi đầu, quân đội viễn chinh của Pháp đã từng có nhiều lần chiếm giữ và trú đóng tại tiền đồn nầy VSTK - 3674


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

với số lượng cần quân số đủ cho một đồn bót tiền sát thông thường và tiền đồn nầy chỉ mới được quyết định củng cố thành một cứ điểm quân sự quan trọng có thể trú đóng một số lượng quân binh lên đến hằng chục trung đoàn cơ động của Pháp. 2.1 / Điện Biên Phủ với Kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 của CSVM và CSTQ Trong kế hoạch Đông-Xuân của CSTQ và CSVM vào lúc sắp khởi đầu thực hiện không có dự trù chiến dịch đánh chiếm hay bao vây Điện Biên Phủ bởi vì tiền đồn nầy đang do bộ đội CSVM trú đóng và kiểm soát quanh vùng đó. Trong các mục tiêu của chiến dịch Đông Xuân, việc giải phóng hoàn toàn vùng Tây Bắc mà trọng tâm là bao vây và tấn công căn cứ quân sự của Pháp và chiếm đóng tỉnh Lai Châu.

Theo tài liệu ngày nay của Đảng CS Việt Nam tiết lộ thì kế hoạch động binh của Võ Nguyên Giáp về hướng Tây Bắc như sau: 389 Chương VIII Đứng trước những cố gắng cuối cùng của Pháp - Mỹ

15 16 17 18 19

20 21 22 23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

- Trên hướng chính Tây Bắc, trong bước 1, Đại đoàn 316 tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng toàn khu Tây Bắc, sau đó sẽ cùng chủ lực của khu Tây Bắc là Trung đoàn 148, bộ đội tình nguyện và Quân giải phóng Lào giải phóng tỉnh Phongxalỳ (Thượng Lào). - Trên hướng Trung Lào và Hạ Lào, hai trung đoàn 66 (của 304) và 101 (của 325) phối hợp với bạn mở rộng vùng giải phóng, bẻ gãy "tuyến cấm" Viên Chăn - Đèo Ngang, đánh thông hành lang tiến sâu xuống phía nam Lào.

Trong những ngày đầu tháng 11/1953, cơ quan tình báo Pháp đã phát hiện được dấu hiệu động binh của CSVM chuẩn bị tấn công thẳng vào Lai Châu hiện do quân Pháp chiếm đóng kể từ tháng 09/1953 và những vùng tự trị kháng chiến sắc tộc người Mèo chống bộ độ du kích CSVM ở tỉnh Sầm Nứa và 3 vùng khác kể từ cụm chiến lũy Nà Sản giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên Phủ. Sư đoàn 316 CSVM từ phía Nam tỉnh Hòa Bình đã động binh kể từ giữa tháng 11/1953 hướng lên miền Thượng du các xứ của người Thái ở Bắc Việt. Tại vùng nầy đã có sẵn trung đoàn TĐ.176, một trong những trung đoàn của SĐ.316. Tình báo tham mưu quân sự Pháp ước đoán là trung đoàn nầy sẽ tới ngả ba Tuần Giáo giữa trung tuần tháng 11/1953 để nhắm vào mục tiêu đầu tiên có thể là Lai Châu rồi kế đến là xuất quân từ Điện Biên Phủ để tiến VSTK - 3675


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

vào Bắc Lào. Pháp không biết phần còn lại của SĐ 316 sẽ hành động ra sao, đồng bằng hay thượng du? Trong tình trạng hoang mang thắc mắc chưa nắm chắc được kế hoạch động binh thực sự của CSVM, tướng Navarre quyết định phải ra tay trước. Ngày 02/11/1953, Navarre ra lệnh cho tướng Cogny chuẩn bị hành quân không vận tiến chiếm Điện Biên Phủ trước ngày 01/12/1953 trong một khoảng thời gian đúng lúc và kịp thời để ngay sau đó bảo trợ cho kế hoạch quân Pháp rời bỏ tỉnh Lai Châu trước khi ĐĐ. 316 CSVM kéo tới đầy đủ tại khu vực nầy. Lý do mà Navarre đưa ra để tiến chiếm Điện Biên Phủ là không thể cố giữ Lai Châu vì địa hình phức tạp đặc biệt của tỉnh nầy không thể tổ chức thành một cứ điểm hữu hiệu để chống trả với những binh đoàn lớn mạnh của CSVM và nhất là Pháp cần phải làm chủ Điện Biên Phủ để bảo vệ CSVM tiến vào lãnh thổ vương quốc Lào.390 Ngay sau khi chiếm được Điện Biên Phủ, Navarre bắt đầu cho tiến hành xây dựng một cứ điểm cho một lực lượng từ 5 đến 6 tiểu đoàn, và dự trù có thể tăng lên 10 đến 12 tiểu đoàn, tùy theo tính cách quan trọng của các lực lượng của bộ đội CSVM mà quân Pháp đồn trú ở Điện Biên Phủ phải đối đầu trong tương lai. Việc Pháp đánh chiếm Điện Biên Phủ đã gây ngạc nhiên và bất ngờ và làm đảo lộn đáng kể kế hoạch ĐôngXuân 1953-1954 của CSVM và CSTQ. Do đó kế hoạch áp dụng cho chiến dịch Tây Bắc của CSVM lại phải chấn chỉnh và được Võ Nguyên Giáp viết lại trong sách Điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử như sau: - Bắt đầu chiến dịch Tây Bắc: 26/011/195, chia thành 2 đợt: - Đợt 1: ĐĐ 316 đánh Lai Châu, kết thúc vào cuối tháng 01/1954. Nghĩ ngơi 20 ngày rồi tiếp đánh và tái chiếm Điện Biên Phủ. - Đợt 2: Tấn công Điện Biên Phủ, khởi đầu tháng 02/1945 với chủ trương đánh nhanh thắng nhanh. Ước tính trong vòng 45 ngày sẽ kết thúc vào đầu tháng 04/1945 rồi tiến quân xuống uy hiếp thủ đô Lào Luanprabang. Từ cuối tháng 11/1953 cùng với cuộc tiến quân lên Tây Bắc, một cánh quân khác của CSVM cũng đã lên đường tiến vào Trung và Hạ Lào.

* VSTK - 3676


1

2

Ngày 08/12/1953, tướng Cogny quyết định rút hết quân chính quy Pháp ra khỏi Lai Châu bằng đường hàng không. Các lực lượng hậu cần VSTK - 3677


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

và tiếp vận được rút đi một phần bằng đường bộ. Số quân biệt kích rút chạy về Điện Biên Phủ bằng đường rừng để tập trung về một nơi cố thủ duy nhất và từ nơi nầy có thể mở những cuộc tiến công mạnh làm chậm sự chuẩn bị của CSVM.. Việc rút quân của Pháp bỏ ngõ Lai Châu lại gây một bất ngờ khác cho CSVM và CSTQ: Quân của Đ.Đ316 tái chiếm Lai Châu mà không cần phải đánh trận và ngay sau đó bao vây, chuẩn bị tấn công Điện Biên Phủ. Ngày 08/12/1953 Navarre cử đại tá De Castries thay thế tướng Gilles trong nhiệm vụ chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ và thành lập một bộ tham mưu cấp sư đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của De Castries cùng với một bộ phận liên lạc không quân hoạt động bên cạnh bộ tham mưu nầy.390 bis Hạ tuần tháng 12/1953, bộ Chính trị CSVM quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông-Xuân 1953-1954. Đại đoàn 316 và 308 bao vây Điện Biên Phủ. Kế hoạch đặt ra và mọi người tán thành là đánh nhanh,thắng nhanh, không để cho quân Pháp có thêm thời gian củng cố thêm cứ điểm Điện Biên Phủ hoặc có đủ thời gian để di tản giống như trường hợp Pháp đã di tản khỏi cứ điểm Nà Sản trước đây. Cố vấn quân sự tối cao CSTQ Vi Quốc Thanh đề xuất rằng nếu trọng pháo và pháo cao xạ của bộ đội CSVM có thể bất ngờ khống chế được sân bay và kiềm chế hỏa Pháo của Pháp thì CSVM có thể áp dụng cách đánh nhanh thắng nhanh, chủ lực một cú đột phá, chọc thẳng vào trong lòng bộ chỉ huy của quân Pháp, tiêu diệt trước cơ quan chỉ huy đầu não, hủy phá pháo binh và quân trừ bị của Pháp rồi sau đó đánh từ trung tâm đánh ra để giải quyết nhanh chóng chiến trận. Võ Nguyên Giáp tán thành ý kiến nầy và dự định khoảng 20/01/1954 mở cuộc tấn công.391 Ngày 20/12/1953, Giáp ra lệnh cho bộ tư lệnh Đ.Đ nặng 351, các trung đoàn trọng pháo 105 và cao xạ tiến gắp về phía Điện Biên Phủ theo tuyến đường mòn Tuần Giáo-Điện Biên Phủ đầy mìn bẫy, bom nổ chậm và máy bay tuần thám xạ kích của Pháp (Võ Nguyên Giáp, ĐBP- Điểm Hẹn Lịch Sử). Tuy nhiên mặc dù có thêm ĐĐ 312 gúp mở đường kéo súng trọng pháo nhưng do núi cao vực sâu, địa hình đường xá phức tạp cho nên công tác đặt trọng pháo vào các vị trí pháo kích an tòan và thích hợp đang tiến triển khó khăn và chậm chạp, không thể đưa vào trận địa truớc ngày 20/01/1954, do đó CSVM không thể không kéo lùi thời gian khởi đầu chiến đấu. VSTK - 3678


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Võ Nguyên Giáp viết: “Sau bảy đêm, pháo vẫn chưa tới vị trí quy định. Thời gian nổ súng dự định ngày 20 /01/1954, phải lùi lại năm ngày. Chúng ta chưa lường hết trở ngại khi dùng sức người kéo những khối thép nặng hai tấn qua những dốc cao 30,40 độ, có chỗ lên tới 60 độ, lại bị máy bay và pháo địch cản trở.”392 Phía quân Pháp, Navarre mơ hồ rằng CSVM ngày 20/01/1954 chỉ chuẩn bị cho cuộc tấn công Điện Biên Phủ vào ngày khởi sự 25 hoặc 26 chứ không rõ là ngày tấn công chính thức được ấn đinh là ngày 20/01 nhưng vì trở ngại trong việc vận chuyển pháo binh cho nên tướng Giáp phải đình lại ngày khởi đầu tấn công là 25/01 rồi lại phải đìnhh thêm 24 giờ đồng hồ nữa vì tinh tức tấn công của CSVM đã bị quân Pháp biết được. Trong khi đó thì tướng Navarre cũng lại biết không rõ rệt rằng CSVM quyết định hoãn cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ để dồn lực lượng tiến công vào vùng Thượng Lào. Sự thật thì CSVM và cố vấn cao cấp của CSTQ Vi Quốc Thanh sau khi suy nghiệm tình hình thực tại kiên cố và hùng mạnh của chiến lũy Điện Biên Phủ cũng như nhận định rằng khả năng và kinh nghiệm tác chiến yếu kém của bộ đội CSVM hiện nay không thể áp dụng phương châm đánh nhanh thắng nhanh như đã dự trù và cần phải thay đổi sang đánh chắc thắng chắc, đánh từ ngoại vi vào trung tâm. Muốn như vậy phải chuẩn bị tác chiến thời gian dài, các công tác chuẩn bị phải làm thêm, không thể mở tấn công ngay. Võ Nguyên Giáp, viết rằng quyết định đình hoãn và thay đổi cách tấn công vào Điện Biên Phủ là do mình chủ trương và đề nghị với Vi Quốc Thanh. Còn CSTQ thì cho đây là quyết định sáng suốt của Vi Quốc Thanh mà Võ Nguyên Giáp phải nghe theo.393 Ngày 05/02/1954, các đơn vị CSVM thực hiện xong lệnh rút lui các các đơn vị trọng pháo để cho các ĐĐ 316, 312 và TĐ sơn pháo 675 trong vòng một tuần bắt dầu từ ngày 10/02 thực hiện những tuyến Sơn Pháo75mm đường khác để di chuyển trọng pháo lên 3 đỉnh núi Pú Hồng Mèo và Pú Tà Cọ. Sau đó khoét núi, đào hầm ngụy trang che dấu các khẩu trọng pháo.394 Đến thượng tuần tháng 3/1954, CSVM bao vây Điện Biên Phủ đã VSTK - 3679


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

gần 3 tháng trong khi vẫn tiếp tục tiến hành chuẩn bị, đào hầm, đắp lũy, xếp đặt các vị trí trọng pháo trên các đồi núi bao quanh, thực hiện các đường giao thông hào như ổ nhện giăng tơ để áp dụng chiến thuật đánh áp sát vào cứ điểm điểm nầy. Quyết định của tướng Navarre bám trụ căn cứ Điện Biên Phủ và biến địa điểm nầy thành một căn cứ quân sự để thách thức CSVM chấp nhận cuộc đối đầu trực diện và công khai đã được hầu hết các giới chức quân sự cao cấp dưới Trọng pháo M101 quyền của đương sự cũng như các tướng lãnh của Mỹ và Anh và nhiều giới chức chính trị trong chính quyền Pháp ở Paris và London sau khi đến thăm viếng và thanh sát đều đánh giá cao tác phẩm “Con Nhím Cuộn Mình” của Navarre và họ đã chủ quan rằng tin tưởng CSVM sẽ bị thảm bại nếu đưa bộ đội đến tấn công vào phòng tuyến nầy. Bộ đội CSVM kéo trọng pháo lên núi395 Tuy nhiên, trên bình diện chiến lược và chiến thuật Navarre cảm thấy rằng tình trạng an toàn của chiến lũy Điện Biên Phủ sẽ trở nên bắp bênh nguy hiểm vì hỏa pháo của Đại Đoàn nặng công pháo 351 và các trung đoàn 105 CSVM đang được thiết đặt bao quanh cứ điểm Điện Biên Phủ nằm trong lòng chảo Mường Thanh. Navarre không thể nào ước lượng được rằng với sự cố vấn kinh nghiệm của CSTQ trút ra từ chiến trường Cao Ly bộ đội CSVM lại có thể đưa các loại súng nặng trên duới 2 tấn lên đồi núi dốc cao hiểm trở bằng sức người. Đã có lúc Navarre nghĩ tới một kế hoạch bí mật với tướng Cogny và đại tá Crèvecœur triệt thoái Tập Đoàn Hành Quân Tây Bắc G.O.N.O ra khỏi Điện Biên Phủ trước khi các phương tiện không vận chiến thuật ở nơi nầy chưa bị pháo binh của CSVM triệt hạ. Mức độ lo âu của Navarre cũng được tỏ bày một cách rõ ràng hơn trong một bức công văn đề ngày 10/01/1954 gửi về chính phủ Pháp ở Paris để thú nhận rằng cuộc bao vây Điện Biên Phủ của CSVM có thẻ sẽ nghiêm trọng hơn là đương sự đã dự phòng để yêu cầu tăng viện thêm máy bay thả bom loại B26. Mới hai tuần trước đây, đương sự đã tự tin rằng kế hoạch Điện VSTK - 3680


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Biên Phủ có hy vọng thành công 100% trong trường hợp bị CSVM tấn công mà chưa chuẩn bị đầy đủ pháo binh tham chiến.396 2.2 / Hội Nghị Geneva và Điện Biên Phủ

Trong khi ở Đông Dương chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 CSVM và tướng Navrre chuẩn bị kế hoạch cho trận chiến Điện Biên Phủ thì một tiến trình tìm kiếm Hòa Bình đang triễn khai một cách đơn phương ở Pháp song song với tiến trình quân sự của tướng Navarre mà không cần thông báo hay tham khảo ý kiến của đương sự. Chánh phủ Pháp ở Paris đã hành động một cách tách biệt không cần đếm xỉa gì đến bất cứ một hình thức phối hợp nào giữa chính trị và sách lược quân sự. Tiếp theo Hiệp định ngừng bắn Triều Tiên ngày 27/07/1953, một hội nghị chính trị phải được tổ chức trong vòng 3 tháng sau. Thủ tướng Pháp Laniel cho rằng Hội Nghị nầy có thể là một dịp thuận tiện để bàn bàn định việc giải quyết vấn đề Đông Dương. Đây cũng là điều mong muốn của Hoa Kỳ. Liên Sô thì cũng đánh tiếng qua trung gian báo chí và truyền thanh rằng họ cũng đang muốn có một giải pháp Hòa Bình cho Đông Dương. Ngày 16 /10/1953, Quốc dân Đại Hội nhóm họp tại Sài Gòn biểu quyết chống Liên Hiệp Pháp, đòi Pháp phải trao tra cho Quốc Gia Việt Nam độc Lập hoàn toàn và đứng ngoài tổ chức Liên Hiệp Pháp và chỉ ký với Pháp một Hiệp Ước Liên Minh bình đẳng mà thôi. Dư luận Pháp sôi nổi, thất vọng, chán nản về thái độ của bày Pháp của các đại biểu khiến hoàng thân Bửu Lộc phải từ Pháp về Việt Nam ngay để can thiệp với Đại Hội. Quốc trưởng Bảo Đại bị chính phủ Pháp chất vấn và yêu cầu giải thích nầy (Đoàn Thêm, tr.135) Biến cố bất thân thiện nầy của Việt Nam lại càng thúc đẩy chính phủ Pháp giải quyết nhanh chóng cuộc chiến Đông Dương đặc biệt là cuộc chiến giằng co với CSVM ở Việt Nam. Navarre được tham khảo ý kiến và trả lời với tổng thống Pháp Vincent Auriol vào ngày 01/01/1954 rằng: Bây giờ chưa phải là lúc thuận lợi để mở ra cuộc thương thảo với CSVM và rằng tình hình quân sự Pháp ở Đông Dương sẽ mạnh và khả quan hơn vào mùa Hè sắp tới để hỗ trợ cho cuộc thương thuyết.397 Ngày 29/11/1953, một tờ báo Thụy Điển đăng tải lời tuyên bố của HCM cuối tháng 10/1953, sau khi thủ tướng Pháp Laniel tuyên bố tại Quốc Hội về ý muốn nghị hòa của Pháp. HCM sẵn sàng cứu xét mọi đề nghị của Pháp về việc đình chiến nhưng chỉ điều đình với Pháp mà thôi.398 Nhưng chính phủ Pháp không muốn thương lượng song phương

38

VSTK - 3681


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32 33 34 35 36 37 38 39

như HCM gợi ý nhưng phải thương lượng trong một môi trường thích hợp nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề ở vùng Á Châu như thủ tướng Pháp đã đề xuất và được Anh Quốc và Hoa Kỳ trong Hội Nghị ở Bermudes vào ngày 07/12/1953 nhưng chưa đưa ra một giải pháp nào. Theo đề nghị tiếp theo của Pháp, Anh,Pháp, Mỹ sẽ mở một hội nghị 4 nước ở thủ đô nước Đức Berlin vào ngày 04/01/1954.399 Trong giai đoạn nầy, tình hình chính trị Quốc Gia Việt Nam của quốc trưởng Bảo Đại đang lâm vào tình trạng khủng hoảng khó giải quyết vì cá phe phái không Cộng sản, các nhóm vũ trang ly khai như Bình Xuyên, Hòa Hảo,khối công giáo không chịu họp tác với chính quyền củ thủ tướng Nguyễn Văn Tâm. Bảo Đại phải thay thế Nguyễn Văn Tâm và cắt cử hoàng thân Bửu Lộc lập tân nội các để đoàn kết các hàng ngủ quốc gia không cộng sản nhưng vẫn không thực hiện để ổn định tình hình rối ren chia rẽ hiên tại chỉ có lợi cho CSVM. Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Sô tại Berlin/Đức mở ra vào ngày 25/01/1954 nhưng vấn đề Đông Dương cũng vẫn bế tắc chưa có cách giải quyết. Vấn đề khó khăn là cần phải có sự hiện diện của CS Trung Quốc nếu muốn giải quyết những vấn đề ở vùng Á Châu. Hoa Kỳ không muốn có sự tham dự của CSTQ. Sau cùng, bốn nước đi đến thỏa thuận sẽ mở một Hội Nghi giải quyết vấn đề Triều Tiên ở Geneva khởi sự từ 26/04/1954 với sự tham dự của Trung Quốc và đồng thời giải quyết vấn đề tái lập hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Về mặt chính trị, đây là một hành động đi thụt lùi xấu hổ, mất danh dự của chính phủ Pháp hiện tại khi họ là thủ phạm đề xuất việc thương lượng với đồng minh của CSVM là CSTQ và CS Liên Sô tại Hội nghị 5 nước sắp diễn ra ở Geneva để chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Thực tế thì người Pháp đã bị CSVM đánh bại trên chiến trường Đông Dương kể từ lúc nầy chứ không cần phải chờ đợi cho đến khi cứ điểm Điên Biên Phủ của tướng Navarre hoàn toàn thất thủ và sụp đỗ. Tướng Navarre ngỡ ngàn thất vọng viết rằng: Việc thông báo họp hội nghị Genève đã là một thảm họa về mặt quan điểm quân sự. Nó phá vỡ tan nát tinh thần và sức mạnh của quân đội Quốc Gia Việt Nam và làm mất đi tất cả nhưng hy vọng người Pháp chúng ta về một giải pháp thuận lợi cho vấn đề Đông Dương. Nó thúc đẩy Việt Minh quyết định đánh dứt điểm cuộc chiến bằng mọi giá, và Trung Quốc quyết tâm trợ giúp họ với quy mô vượt qua mọi dự đoán. Nó thúc đẩy Việt Minh tấn công Điện Biên Phủ, và sự thất thủ của cứ điểm này là một việc rất có khả năng xảy ra. . . . . vì không có gì VSTK - 3682


1 2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

thảm hại hơn cho tinh thần của một quân đội đang phải chiến đấu, trong không khí kéo dài của các cuộc thương thuyết về hòa bình.400

Thủ tướng CSTQ Chu Ấn Lai đã đánh điện hỏi cố vấn quân sự tối cao Vi Quốc Thanh rằng: “Để giành chủ động về ngoại giao có thể tổ chức đánh mấy trận thắng đẹp ở Việt Nam như trước khi đình chiến ở Triều Tiên không?”. Ngày 03/03/1954, sau khi nhận được chỉ thị đó của Chu Ấn Lai, Vi Quốc Thanh chỉ thị cho CSVM cần phải nổ lực lớn nhất, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ để phối hợp với đấu tranh đàm phán ở hội nghị Geneva. Và quyết định ngày 13/03/1954 bắt đầu nổ súng tấn công Điện Biên Phủ.401

*

VSTK - 3683


1

V/ ĐỊA NGỤC ĐIỆN BIÊN PHỦ

2

1/ Địa thế cứ điểm ĐBP

3

4

5

6

7

Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu là một vị trí chiến lược quan trọng ở Tây Bắc Bắc Việt và Đông Dương. Vùng đất này tiếp giáp với Thượng Lào với những trục giao thông về phía nam xuống Trung, Hạ Lào, sang phía tây tới Thái Lan, Miến Điện, phía bắc sang Trung Quốc. Đây là vùng đông dân, trù phú, có cánh đồng rộng nhất ở Tây Bắc.

8

VSTK - 3684


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Thực dân Pháp đã chiếm Điện Biên Phủ từ năm 1888. Lai Châu vốn là một trong bốn đạo quan quân khu của Pháp. Từ năm 1939, Điện Biên Phủ đã có một sân bay dã chiến. Khi Phát xít quân phiệt Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, hàng ngàn bại quân Pháp đã chạy ngang qua Lai Châu để thoát thân sang miền Nam Trung Hoa. Năm 1945, quân Nhật rồi quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ) của Tưởng Giới Thạch đã từng trú đóng ở Điện Biên Phủ. Sau khi CSVM ký tạm ước ngày 6 tháng 3 năm 1946 với Pháp, Pháp đã đưa quân trở lại vùng này để thay thế quân tiếp quản quân THQDĐ. Sau ngày CSVM cướp chính quyền vào tháng 08/1945, Điện Biên Phủ vẫn dưới quyền kiểm soát của thực dân Pháp, và kế đến bị CSVM tiến chiếm từ cuối chiến dịch Tây Bắc năm 1952 và đặt trung đoàn 148 trú đóng cho đến khi tướng Navarre ra lệnh mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm. Ngày 20/11/1953, đúng theo dự kiến, một lực lượng gồm ba tiểu đoàn dù nhảy xuống Điện Biên Phủ, bất ngờ chiếm cứ điểm, đè bẹp cuộc kháng cự quyết liệt của trung đoàn 148 CSVM. Đến ngày 21 và 22/11/1953, lực lượng lính nhảy dù này được sự tăng viện thêm ba tiểu đoàn lính dù khác cùng với một đơn vị pháo binh. Ngày 22/11/1953, quân Pháp đã bắt được liên lạc với nhau từ Lai Châu. Ngày 24/11 sân bay Lai Châu được mở trở lại. Cuộc hành quân được tướng Gilles chuẩn bị và thực hiện một cách hoàn hảo để rồi sau đó Navarre quyết định biến nơi nầy thành một chiến lũy kiên cố và hiện đại thách đấu với Võ Nguyên Giáp. Có thể nói đây là chiến trường đầu tiên giữa 2 phe Tư Bản và Cộng Sản. 2/ Tổ chức phòng thủ ĐBP Cứ điểm Điện Biên Phủ chia thành ba khu riêng có thể yểm trợ cho nhau. Mỗi khu đều có khả năng phòng ngự độc lập. gọi là "trung tâm đề kháng phức hợp", có lực lượng bing đoàn cơ động, hỏa lực riêng, hệ thống công sự vững chắc, chung quanh là hào giao thông và hàng rào dây thép gai, khả năng phòng ngự vững mạnh. Mỗi một phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng kiên cố như vậy. Mỗi trung tâm đề kháng riêng, cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm, đều có hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, hệ thống công sự phụ (hàng rào, bãi dây thép gai, bãi mìn), hệ thống hỏa lực rất mạnh. Phân khu trung tâm là bộ phận quan trọng nhất, tập trung hai phần ba lực lượng của Pháp, có nhiều trung tâm đề kháng yểm trợ cho nhau, bao bọc lấy Tổng hành dinh chỉ huy, các căn cứ hỏa lực và căn cứ hậu VSTK - 3685


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

cần, đồng thời bảo vệ sân bay. Phía đông cứ điểm ĐBP có một hệ thống cao điểm rất lợi hại, đặc biệt là những ngọn đồi của các khu Béatrice (Him Lam), Dominique, Éliane. Những cao điểm này giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ phân khu vừa kể. Trung tâm Tổng hành dinh tham mưu nằm chung quanh sân bay Mường Thanh, có 5 cụm cứ điểm bao bọc: Huguette gồm một số cứ điểm nằm ở tây sân bay, hữu ngạn sông Nậm Rộm; Claudine gồm những cứ điểm nằm ở nam sân bay, hữu ngạn sông Nậm Rộm; Éliane, gồm những cứ điểm ở phía đông phân khu trung tâm, tả ngạn sông Nậm Rộm; Dominique, gồm những cứ điểm ở đông sân bay, tả ngạn sông Nậm Rộm; và Epervier, Hành dinh tổng tham mưu chỉ huy toàn thể các cụm cứ điểm của ĐBP. Ở phía bắc, có phân khu bắc, gồm các cụm cứ điểm: Đồi Gabrielle (Độc lập) nằm cách xa khu trung tâm 4 kilômét, Anne-Marie (Bản Kéo) nằm gần sân bay Mường Thanh. Đồi Độc lập có nhiệm vụ án ngữ phía bắc, ngăn chặn con đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Trung tâm cụm cứ điểm Him Lam, tuy thuộc khu trung tâm hành dinh chỉ huy, nhưng cùng với các vị trí Đồi Độc lập, Bản Kéo là những vị trí ngoại vi đột xuất nhất của cứ điểm ĐBP, án ngữ phía đông bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của bộ đội CSVM từ hướng Tuần Giáo vào. Ở phía nam cứ điểm ĐBP là phân khu Isabelle, còn gọi là phân khu Hồng Cúm, có nhiệm vụ ngăn chặn CSVM tiến công từ phía nam lên, đồng thời giữ đường liên lạc với Thượng Lào. Hỏa lực pháo binh của Pháp tại cứ điểm ĐBP được bố trí thành hai cơ đội: một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm, có thể yểm trợ lẫn cho nhau, và cho tất cả các khu khác mới khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm ĐBP, ở mỗi trng tâm đề kháng của cứ điểm ĐBP còn có hỏa lực riêng, bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa, và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những khu cứ điểm chung quanh. ĐBP có hai sân bay. Sân bay chính ở Mường Thanh, và sân baydự bị ở Hồng Cúm, nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiến máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 - 150 tấn. Cuộc chiến đấu ở ĐB P sẽ diễn ra trên cả địa hình đồi núi và đồng bằng. Những cứ điểm nằm trên dãy đồi phía đông, tạo thành bức bình phong chc chở vững chắc cho khu trung tâm của cứ điểm. VSTK - 3686


1

2

3 4 5 6 7 8 9

Tướng Navarre đã chủ quan tử hào về công trình ĐBP của mình như sau: Hệ thống hàng rào dây thép gai dày từ 50 đến 75m bao quanh mỗi cụm cứ điểm, từng điểm tựa bên trong cụm. Hệ thống dây thép gai còn được dùng để ngăn chặn các hành lang mà đối phương có thể xâm nhập vào. Các chướng ngại vật này còn được củng cố bằng các bãi mìn, bộc phá, Na-palm. Cho đến trước khi cuộc tấn công của VM diễn ra, cứ điểm Điện Biên Phủ là một hệ thống phòng thủ mạnh nhất, chưa bao giờ có tại Đông Dương.

14

Không một nhân vật có thẩm quyền nào dù là dân sự hay quân sự, dù là bộ trưởng1 Pháp hay nước ngoài, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp hay tướng lãnh Hoa Kỳ đến thăm Điện Biên Phủ mà không bị choáng ngợp bởi sức mạnh phòng thủ của nó, và họ đã thể hiện sự hài lòng đối với tôi. 402

15

3/ Chiến trận Điện Biên Phủ

16

3.1 CSVM tấn công mở đầu

10 11 12 13

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Giai đoạn-1 (từ 13 đến 15/03/1954)

Các đơn vị bộ đội CSVM được phân định công tác như sau: Đại đoàn 312 (thiếu trung đoàn 165 tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Béatrice/ Him lam. Trung đoàn 165 (312) và trung đoàn 88 (308) tiêu diệt trung tâm đề kháng Gabrielle/ Đồi Độc I.ập. Trung đoàn 36 (308) tiêu diệt trung tâm đề kháng Anne Marie/ Bản Kéo. Trung đoàn 57 (304) kiềm chế pháo binh địch ở Isabelle/Hồng Cúm. Đại đoàn công pháo 351 tập trung toàn bộ hỏa lực pháo binh trực tiếp yểm trợ cho bộ binh tiến công, kiềm chế pháo binh Pháp, tập kích vào cơ quan chỉ huy ở Mường Thanh, sân bay và các kho tàng. Trong đêm 13 rạng 14, Việt Minh tấn công mạnh vào Béatrice và tìm cách đánh vào Gabrielle. Trong khi Gabrielle đang hết sức kháng cự được, nhưng Béatrice đã thất thủ sau vài giờ chiến đấu. Lý do sụp đổ nhanh chóng của một cụm cứ điểm Gabrielle do một tiểu đoàn Lê Dương rất thiện chiến trấn đóng (tiểu đoàn III/13 D.B.L.E) là vì tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó và người chỉ huy khu vực phòng thủ phụ trách nơi đóng quân của họ bị chết ngay trong đợt pháo kích đầu tiên. Đạn pháo binh bắn trúng hầm trú ẩn của họ, xuyên ngang qua lỗ châu mai quan sát. Việc phòng thủ như rắn mất đầu: pháo binh phản pháo không được hướng dẫn chính xác và các cuộc phản công không mang lại kết quả. VSTK - 3687


1

2

3

4

5

6

7

8 9 10 11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Đêm hôm sau (ngày 14 rạng 15), “Gabrielle” (do tiểu đoàn V/7 RTA trấn giữ) bị tấn công mạnh. Cuộc tấn công được mở đầu vào lúc 20 giờ. Sử dụng các đơn vị mới, bộ đội CSVM biển người gắp 5 lần quân của Pháp đã tràn vào được mặt đông bắc. Tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó Pháp bị thương nặng. Việc phòng thủ mất người chỉ huy và địch quân tràn ngập cứ điểm. Gabrielle cũng thất thủ. Võ Nguÿên Giáp viết: Để bảo đảm nguyên tắc "trận đầu phải thắng", tham mưu đã bố trí một lực lượng mạnh hơn quân địch gấp 3 lần, nếu kể cả lực lượng dự phòng, gấp 5 lần, có kế hoạch phòng pháo, phòng không, phòng địch phản kích, dự kiến các tình huống cơ bản và cách xử lý trong quá trình diễn biến chiến đấu. 403

Một đại đội trú đóng của Pháp thoát khỏi và tiếp tục bám trụ ở một phần phía nam của cụm cứ điểm. Một cuộc phản công với xe bọc sắt yểm trợ xuất phát từ cụm trung tâm được gửi tới vào lúc 5 giờ 30. Vào lúc 7 giờ, mũi phản công này đã đến được dốc của phía nam “Gabrielle”, nhưng trước sự chống trả quyết liệt của bộ đội CSVM, cuộc phản công của Pháp đã không tái chiếm lại được phần trung tâm của cụm cứ điểm Gabrielle mà chỉ cứu được tàn quân của lực lượng đồn trú. Sự sụp đổ của hai cụm cứ điểm vòng bên ngoài đưa đến hậu quả rất nghiêm trọng cho quân Pháp: Vòng bảo vệ phía bắc và đông bắc bị CSVMN chiếm đóng, chuyển pháo binh, cao xạ đến gần cụm cứ điểm trung tâm hơn. Quân Pháp thiệt hại rất nặng nề, tiêu hao một lượng đạn dược rất quan trọng.404 3.2 Chuẩn bị cho cuộc tấn công đợt 2 Giai đoạn-2 (từ 17 đến 30/03/1954)

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Sau khi chiếm đóng Béatrice và Gabrielle, ngày 17/03/1953 CSVM mở buổi họp sơ kết đợt 1 và dù bị thiệt hại lớn trong tấn công đợt 1 vẫn tiếp tục chuẩn bị kế hoạch tấn công Anne Marie song song với công tác phóng thanh tuyên truyền địch vận kêu gọi quân binh Thái của Pháp ở cụm Anne Marie bỏ ngủ. Đại đoàn 351 được giao trách nhiệm tấn công cụm Anne Marie. Thời gian chuẩn bị là 10 ngày. Trong khi đó thì Navarre tăng viện thêm 2 tiểu đoàn quân nhảy dù theo yêu cầu của tướng Cogny để bù đắp thiệt hại về quân số đồng thời, do tình hình dao động tâm lý trong các tiểu đoàn binh lính Thái của Pháp và ảnh hưởng của việc phóng loa tuyên truyền địch vận của CSVM khiến cho nguyên cả một tiểu đoàn quân Thái bỏ đơn vị chạy trốn vào VSTK - 3688


1

2

3

4

rừng. Do đó ngày 18/03/1953 đại tá De Castries tá tư lệnh chiến lũy ĐBP đã ra lệnh bỏ ngõ 2 tiền đồn phòng thủ hướng bắc của cụm cứ điểm Anne Marie còn lại 2 tiền đồn nam của cụm cứ điểm nầy sáp nhập với cụm cứ điểm Huguette: Anne Marie chưa vào trận thì đã bị mất.405

11

Đường bay không vận Mường Thanh trở thành vô dụng kể từ 26/03/1953vì đạn pháo kích gần của CSVM từ các cụm cứ điểm đã bị CSVM chiếm giữ. Đồng thời các giao thông hào của CSVM càng ngày càng tiếp cận gần sát hơn với khu trung tâm cứ điểm ĐBP còn lại của Pháp. Các cuộc tiếp vận quân binh, súng óng đạn dược cho quân trú phòng của Pháp trở thành khó khăn nguy hiểm vì pháo binh và cao xạ của CSVM.

12

Giai đoạn-3 (từ 30/03 đến 05/04/1954)

5

6

7

8

9

10

19

Vào tối ngày 31/03, CSVM dùng chiến thuật biển người mở một cuộc tấn kích khóc liệt ở mặt trận phía đông sông Nạm Rộn chọc thủng nhiều phòng tuyến trung tâm hành dinh của quân Pháp qua 7 lần xung phong cận chiến nhưng bị pháo binh và không quân Pháp đã đẫy lùi vào ngày 04/1954. Ngày 03/04/1954, Navarre phải tăngviện thêm một tiểu đoàn lính dù để bù đắp các tổn thất và giải tỏa phần nào áp lực bị bao vây.

20

Giai đoạn-4 (từ 05/04 đến 30/04/1954)

13

14

15

16

17

18

21

22

23

24

25

CSVM gia tăng áp lực tấn công các cụm phòng ngự trung ương của Pháp ở phía đông và từ từ khống chế vòng vây cứ điểm bằng hỏa lực phòng không. Tình hình thương binh của Pháp trở nên nghiêm trọng. 3.3 CSVM tấn công đợt 3 Giai đoạn-5 (từ 01 /05 đến 08/05/1954)

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

Giai đoạn 5 là cuộc tổng tấn công của CSVM trên tất cả các phòng tuyến và sự thất thủ của tập đoàn cứ điểm ĐBP của Pháp. Các đường hào áp sát để làm bàn đạp xung phong tấn kích của CSVM càng lúc càn tiến gần vào trung tâm hành dinh của Pháp. Ngày 01/055, CSVM tung ra một cuộc tổng tấn công. Sau những trận đánh kéo dài suốt ngày, tất cả vùng ngoại vi của cụm trung tâm bị tràn ngập. Các cuộc phản công của Pháp chỉ có thể chiếm lại một số vị trí nhỏ. Tướng Navarre theo lời yêu cầu của tướng Cogny đã cho tăng viện thêm một tiểu đoàn lính dù vào ngày 02/05/1954 nhưng bị hao mất phân nửa khi bọc dù đang còn lơ lửng trên không đầy ngật đạn cao xạ của CSVM từ dưới bắn lên VSTK - 3689


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Yên tĩnh tương đối đã diễn ra từ ngày 03 đến ngày 06/ 05 nhưng đêm 06 rạng ngày 07/05, toàn bộ tập đoàn cứ điểm lại bị biển người bộ đội CSVM dồn nhiều lực lượng cùng với những dàn trọng pháo từ mặt phía đông tấn công khốc liệt ở khắp vòng chu vi của trung tâm tổng hành dinh của Pháp và pháo kích khủng khiếp vào cụm cứ điểm Isabelle tiêu hủy hầu hết dàn trọng pháo ở đó. Tình hình trở nên tuyệt vọng suốt ngày 07/05/1954. Các đợt xung phong thí người của bộ đội CSVM hết đợt nầy tới đợt khác không suy giảm chút nào. Cụm trung tâm của Điện Biên Phủ thất thủ ngày 07/05/1953 khoảng giữa 17 giờ và 19 giờ.

12 13

14

15

16

17

18

19

20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

Lực lượng đồn trú tại “Isabelle” tìm cách mở đường máu khi chiều tối nhưng thất bại. Liên lạc vô tuyến với cụm Isabell chấm dứt vào lúc 02 giờ sáng ngày 08 tháng 05 /1953. Theo tướng Navarre kể lại thì quân Pháp bị thiệt hại 16,000 người trong số đó có 15,500 tử trận và 4,000 bị thương. Số còn lại bị CSVM bắt làm tù binh. Với chiến thuật biển người, thương vong về nhân mạng của CSVM nhất định là phải cao hơn thương vong của Pháp. Võ Nguyên Giáp viết: 5 giờ 30 chiều, 312 báo cáo lên: "Toàn bộ quân địch tại khu. trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng Đờ Cát" ……………. 24 giờ, anh Lê Chưởng gọi điện thoại báo cáo đã bắt được toàn bộ quân địch ở Hồng Cúm, trong đó có cả Lalăng, chỉ huy phó của tập đoàn cứ điểm, đặc trách phân khu Hồng Cúm. Sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt, chiến dịch lịch sử đã thu được toàn thắng. Tôi ngả mình trên chiếc đệm cỏ tranh thao thức mãi không sao ngủ được. Giờ này, Bác và Trung ương đã được tin. Ngày mai, chắc bộ đội sẽ nhận được thư khen của Bác. Anh Phạm Văn Đồng đã có mặt ở Giơnevơ, sẽ có một tư thế mới để bước vào hội nghị. Các đồng chí của ta và các đồng chí Liên Xô, Trung Quốc đều mong đợi tin này hàng giờ...407

VSTK - 3690


TẠM KẾT TẬP 11 1

2

3

4

NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA SỰ THẤT THỦ ĐIỆN BIÊN PHỦ408 Sau đây là toàn văn đoạn viết của tướng Navarre về những nguyên nhân và hậu quả của sự thua trận của Pháp ở phòng tuyến Điện Biên Phủ: 1/ NGUYÊN NHÂN

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Chắc chắn là những thiếu sót và sai lầm có thể tìm thầy trong trong quan điểm và tổ chức phòng thủ cũng như trong việc điều hành trận đánh. Việc phân chia lực lượng đồn trú tại tập đoàn cứ điểm, giữa các cụm cứ điểm bên ngoài và cụm cứ điểm trung tâm là có thể dị nghị. Một số đơn vị kém cỏi (nhất là các tiểu đoàn Thái) lẽ ra dã phải được thay thế bằng những đơn vị vững vàng hơn rút từ vùng châu thổ trước khi trận chiến xảy ra. Thật sự đã có một sự lạm dụng quân dụng trong việc xết đặt chi cắt cắt cụm công trình phòng thủ bên trong, đã khiến gây trở ngại cho các cuộc phản công. Một số hệ thống hầm địa điểm được xây dựng không đủ kiên cố và không chịu nổi hỏa lực của pháo binh và súng cối nặng. Việc sử dụng lực lượng trừ bị là một điều đáng bị phê phán. Việc chuẩn bị chiến đấu chống lại pháo binh và hỏa lực phòng không của đối phương không đầy đủ, do sự lạc quan quá đáng của các chuyên viên kỹ thuật, do đánh giá đối phương qua cách nhìn chủ quan của mình cho nên đã đánh giá quá thấp khả năng của đối phương. Ở một số lĩnh vực, Bộ Chỉ huy ở Hà Nội đã không có được một sự chỉ đạo kiên quyết đối với Bộ Chỉ huy nơi tập đoàn cứ điểm. Cuối cùng là sự phối hợp hành động giữa lực lượng trên bộ và trên đã được thực hiện một cách kém sút từ các cơ quan tham mưu tại Hà Nội. vốn không thực sự “cùng sống” với trận chiến. Thiếu sót và sai lầm nói trên một phần là trách nhiệm của Ban Chỉ huy tập đoàn cứ điểm, một phần là của Bộ Chỉ huy Không quân, nhưng chủ yếu là của Bộ Chỉ huy lực lượng trên bộ tại Bắc Bộ, được phân công chuẩn bị và điều hành trận chiến. Với tư cách là Tổng tư lệnh quân đội tại Đông Dương, bản chức chịu trách nhiệm trên toàn cuộc diện.. Cho dù có nghiêm trọng đến mức độ nào, các thiếu sót và sai lầm đó cũng không vượt qua mức độ của những sự không hoàn thiện không thể tránh khỏi trong bất cứ một chiến dịch quân sự VSTK - 3691


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

nào, và thông thường các thiếu sót và sai lầm đó chỉ có một ảnh hưởng nhỏ đến vấn đề xảy ra trận chiến. Nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ Điện Biện Phủ nằm ở những nơi khác. Nguyên đo đầu tiên là sự thiếu phương tiện. Lực lượng trên bộ của chúng ta không đầy đủ. Chúng ta thiếu từ 6 đến 8 binh đoàn cơ động để các binh đoàn nầy tự họ có thể tiến hành riêng một cuộc hành quân giải vây có hiệu quả. Bởi vậy chúng ta phải đã trả giá sớm đối với những gì ta để cho lực lượng Việt Minh trong quá khứ. Khốn thay, phẩm chất chiến đấu của các lực lượng không bù đắp được sự yếu kém về số lượng. Những đơn vị chiến đấu của chúng ta bị đanh bạt trong một khuôn khổ yếu kém quá nhiều. Đa số các sĩ quan và hạ sĩ quan không đủ kinh nghiệm trong việc thực hành việc chỉ huy binh đội. Binh đội nầy được huấn luyện rất sơ sài. Tỷ lệ lính Việt Nam quá cao, ngay cả trong các tiểu đoàn giỏi nhất. Sự giảm sút phẩm chất tác chiến của quân đội, nhất là trong bộ binh đã lộ rõ qua các trận đánh ác liệt. Và cũng ở đây, ta lại phải trả giá cho những sai lầm chồng chất trong quá khứ, chính là từ ý muốn tiến hành chiến tranh với ít chi phí nhất. Phương tiện về không quân của chúng ta lại càng thiếu thốn hơn nữa, đến mức mà những yêu cầu xin tăng cường của tôi đã không được thỏa mãn, hoặc là được cung ứng một cách quá trễ. Nếu những tăng cường trên đây được câp phát đúng lúc thì nó đã có thể tạo ra những điều kiện tốt hơn cho trận chiến, bởi vì việc thiết đặt và lưu giữ những phương tiện đối địch nếu không cản trỡ được thì ít nhất nó cũng làm chậm trễ việc đưa vào sử dụng và lưu giữ các trang thiết bị chiến tranh tương ứng của đối phương. Sự chi viện này đã được thực hiện một cách hấp hối, không theo một kế hoạch nào, thì nó đã chẳng có tác dụng gì cả. Hơn nữa, một khi sự gia tăng chi viện khổng lồ của Trung Quốc đã được phát động thì chúng ta phải cần đến một lực lượng không quân mạnh hơn gắp mười lần, mới có thể hành động một cách có hiệu quả được. Chỉ có Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mới có khả năng cung cấp các yêu cầu này, và vô ích thay, như người ta thấy điều nầy đã được yêu cầu như thế nào rồi. Sự gia tăng ồ ạt viện trợ từ Trung Quốc là một nguyên do khác của thất thủ Điện Biên Phủ. Hiện tại, đây là hình thức chiến tranh hoàn toàn mới ở Đông Dương mà chúng ta phải đối phó và nó đã làm cho chúng ta bị bất ngờ. Thật vậy, sự nhận thức không thể đo lường trước về sức mạnh huỷ diệt của pháo binh và súng cốilàm xúc động choáng váng cho binh quân binh chưa được chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần. Giống như vào năm 1940, lực lượng chiến đấu của chúng ta đã bị máy bay Stukas của phát xít Đức khóa ghì chặt tại chỗ dưới đất, binh lính của chúng ta tại Điện Biên Phủ đã bị thua sút khá lâu về mặt tinh thần. Họ phản ứng nhanh nhưng đã quá trễ để ngăn chặn sự sụp đổ, hay để có thể tái chiếm những VSTK - 3692


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

điểm chính đã bị mất; sự thất thủ của những cứ điểm này đã có ảnh hưởng đến toàn bộ cục diện về sau của trận chiến. Pháo binh của ta đã bị tước mất phương tiện quan sát trận địa vì hỏa lực phòng không (cao xạ) của đối phương và bị mất phương hướng hoạt động vì pháo mặt đất (sơn pháo và trọng pháo) của họ. Được kẻ địch sử dụng theo cách thức mà pháo binh ta không được chuẩn bị trước để đối phó nên chúng ta đã bất ngờ nhận được rằng pháo binh của chúng ta hoàn toàn bất lực và bây giờ không còn là yếu tố đem lại ưu thế trên chiến trường Đông Dương giống như từ trước cho đến nay. Tâm trạng này cũng có thể được nhận thấy trong các lực lượng không quân khi bị đối diện thình lình với một hỏa lực phòng không mạnh không ngờ tới và chúng ta bắt bị buộc phải giải quyết nhanh những vấn đề mới xuất phát như phải thả dù ở độ cao kèm theo sự bao che hộ tống cho việc thả dù. Phải mất một thời gian để không quân để thích ứng một cách hữu lý và thực tế. Hiệu lực của không quân, đã yếu kém vì thiếu thốn phương tiện tác chiến, lại càng bị sút giảm thêm nữa. Như vậy, tại Điện Biên Phủ có xảy ra sự bất ngờ, nhưng sự bất ngờ này không phải do lỗi của các cơ quan tình báo quân đội ở tĐông Dương. Các cơ quan này đã hoạt động một cách đúng đắn trong khả năng mà họ có thể làm được. Nhưng khả năng đó có các giới hạn: gần như họ hoàn toàn không biết được tất cả những điều gì đã xảy ra ở Trung Quốc, và điều gì đuợx khám phá ra từ những cơ quan dốt nát khác vốn chẳng biết gì về những ý định của Việt Minh, ngoại từ sự việc xảy ra ngay tức khắc. Tình trạng không biết rõ hoạt động của đối phươngkể trên là một điều bình thường nếu nó được cân bằng từ phía bên kia nếu họ cũng không biết rõ gì về hoạt động của chúng ta. Nhưng không may, sự thật không đúng như thế, vì tin tức của chúng ta lại được chính báo chí của chúng ta cung cấp cho kẻ địch hoặc là vì sự tiết lộ như cả một thác nước “Niagara” tràn ngập ngay từ cấp chính quyền ở Pháp. Mặc dù vậy, chúng ta luôn luôn biết được tin tức chính xác về những gì đang xảy ra bên phía đối phương hay bấ cứ những điều gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian vài tuần, không thể biết được là chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai xa. Trong tình hình như vậy, đã trở thành một định luật trong các cuộc chiến tranh, việc chuẩn bị cho trận đánh tại Điện Biên Phủ đã được vạch ra trên cơ sở sự suy định bằng cảm nhận về “địch thủ tương lai” mà chúng ta sẽ phải đối mặt. Sức mạnh của địch thủ này được suy đoán bằng cách nhân lên trong một phạm vi mà ta nghu4 rằng hợp lý, những gì ta biết về “địch thủ hiện tại” có nghĩa là sức mạnh của Việt Minh vào tháng 11.1953. Khi xây một cây cầu 10 tấn, người ta phải dự kiến mức độ an toàn lên đến 15 hoặc 20 tấn nhưng không bao giờ mức độ này lên đến 100 hay 150 tấn. Đây là công việc ta đã làm. Nếu sức mạnh của quân địch chỉ cấn tăng lên VSTK - 3693


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

nhân lên gấp hai hay ba lần, chúng ta phải chịu đựng một sự khủng hoảng, vì nó đã vượt quá khả năng của những phương tiện ta đang có. Thế nhưng, sức mạnh của Việt Minh đã được tăng lên một bậc số lớn hơn rất nhiều trong nhiều lĩnh vực như: khả năng vận chuyển và sửa chữa các tuyến giao thông vận tải, hỏa lực của pháo binh mặt đất và phòng không. Chính trong lĩnh vực phòng không chúng ta đã gặp một sự bất ngờ nghiêm trọng nhất. Chúng ta biết rất rõ về sự có mặt của một lực lượng pháo mặt đất và pháo phòng không Việt Minh, sự quan trọng của nó, và những loại đạn dược nó có. Chúng ta đã suy diễn rằng số lượng pháo mặt đất và phòng không cùng các loại đạn được sẽ được gia tăng một cách mạnh mẽ và cho rằng sự gia tăng này chỉ ở trong một mức giới hạn. Trên thực tế, sự giới hạn nầy đã bị vượt trội quá lớn đã tạo ra sự bất ngờ.

15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Người ta nói: “Chỉ huy có nghĩa là biết nhìn trước”. Đúng vậy, bởi vì nếu người chỉ huy chỉ nhìn thấy trước dự những điều tồi tệ nhất thì đương sự sẽ tự co rút sẽ không dám hàng động gì cả. Mà không hành động trong kỳ hạnthì sớm muộn sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn là hành động. Nếu có điều tồi tệ nhất đã diễn ra, nếu có những dự kiến của chúng ta đã hoàn toàn bị đảo lộn chính là tại vì chính phủ không tham khảo ý kiến của Bộ Chỉ huy mà lao vào bánh xe guồng máy tai hại của hội nghị Genève. Quyết định thiếu suy nghĩ của chính phủ họp hội nghị đúng vào thời điểm mà trò chơi quân sự của chúng ta đã được bày biện và không còn có thể điều chỉnh được nữa đã làm thay đổi tất cả dữ kiện của vấn đề. Năm vừa rồi, nếu không có hội nghị Genève, Bộ Chỉ huy Việt Minh đã không muốn đưa Binh đoàn Tác chiến của họ vào một cuộc tấn công kéo dài tại Nà Sản và cánh đồng Chum., họ sẽ không dám mạo hiểm tung Binh đoàn Tác chiến của họ và bị tiêu để tìm kiếm một thắng lợi không rõ ràng. Và cũng chưa bao giờ họ nhận được từ Trung Quốc sự viện trợ to lớn như vậy, bởi vì Trung Quốc lo ngại bị lôi cuốn vào một guồng máy tranh chấp tổng đại tỏng. Chính hội nghị Genève, khi tạo cơ hội cho Việt Minh đạt được một nền hòa bình nhanh chóng và thắng lợi, đã kích động sức mạnh tinh thần của họ. đến mức thúc dục họ chấp nhận mọi sự rủi ro để nảo bảo đảm thành công vang dội chắc chắn từmột cho sự may mắn không mong đợi. Chính vì có hội nghị Genève là nguyên mà Trung Quốc viện trợ ồ ạt cho Việt Minh nhằm tạo tư thế thuận lợi cho các nhà thương thuyết của họ, một sự viện trợ ồ ạt không bị trỡ ngại, đã khiến cho phương tiện chiến tranh của ta bất ngờ bị đối phương vượt trội ở địa điểm quyết định của cuộc chiến. Ngày quyết định mở hội nghị Genève cũng là tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị đóng dấu ấn gắn xi niêm phong. VSTK - 3694


2/ HẬU QUẢ 1 2 3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

24 25

26 27 28 29

30 31 32 33 34 35 36 37 38

Trong vòng 56 ngày đêm chiến đấu không khoan nhượng bộ binh của ta tại Điện Biên Phủ chứng tỏ cho thế giới thấy phẩm chất chiến đấu của những chiến sĩ tiền bối chúng ta đã từng tham chiến ở Camerone, Sidi Brahm và Verdun luôm luôn là phẩm chất của chúng ta. Trong vòng 56 ngày, các chiến sĩ vùng trời của cả binh chủng không quân và hải quân, đã tham gia chiến đấu sâu rộng trong thời tiết xấu, bay ngang qua các hàng rào lửa dày đặc và đầy nguy hiểm sát hại. Phẩm chất anh dũng này không thua kém gì các chiến hữu bộ binh của mình. Đối với tất cả các chiến sĩ nói trên, báo chí Pháp và nước ngoài đã dành cho họ một lòng cảm phục không giới hạn. Một tờ báo đã viết: “ Một lực lượng khác, dưới quyền chỉ huy của những tư lệnh khác thì đã đầu hàng lâu rồi”. Một tờ khác: “Không thể tìm thấy ở một nơi nào khác trong các quy ước quân sự một trường hợp bi phong tỏa lâu dài đến như vậy do một lực lượng phòng thủ với quân số ít ỏi trên một địa thế trần trụi và không có một chút hy vọng nào để có thể rút lui. Đây là một chiến tích độc đáo”. Tờ New York Times viết: “Đây là một trận đánh đến hơi thở cuối cùng theo truyền thống anh hùng của nước Pháp. Đây là một trận đánh mà con người ở đấy đã là chứng tích sự gan dạ cao độ của mình và đã làm sống lại niềm tin của chúng ta không phải chỉ có niềm tin vào nước Pháp, mà còn là niềm tin vào tinh thần bấ khuất của con người”. Một trang sử mới về sự vinh quang vừa được viết về quân đội của chúng ta. Trong một thời gian ngắn trang sử vinh quang đó đã khôi phục tinh thần quốc gia của quảng đại quần chúng Pháp vốn dỉ đã bị tổn hao từ lâu. Lẽ ra một chính phủ xứng đáng với chức danh vinh quang đó đã có thể khai thác được sự bừng tỉnh này. Các chiến sĩ ở Điện Biên Phủ không phải chỉ có cứu vãn danh dự. Họ đã bảo vệ nước Lào trước một cuộc xâm lược. Họ đã xoay chuyển tình thế không cho phần lớn các lực lượng cơ động của Việt Minh tiến về vùng châu thổ, miền Trung và miền Nam Đông Dương. Họ ngăn cản quân địch giành được chiến thắng trên một chiến trường có tính cách sống còn và quan trọng hơn Điện Biên Phủ, một điều mà kẻ địch rất cần tại Genève. Hơn nữa, những binh lính này đã gây cho đối phương những thiệt hại đến mức họ không còn khả năng quay trở lại chiến trường trong vòng nhiều tháng.

39 40 41 42

Vậy là lực lượng đồn trú đã hoàn thành nhiệm vụ của họ. Họ đã đăng ký vào sổ truyền thống ghi chep những cứ điểm phòng thủ lớn của mọi thời đại cò nhiệm vụ vinh quang là ngăn cản hướng VSTK - 3695


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26

27 28 29

tiến chủ yếu của địch quân, vô hiệu hóa một lực lượng đối phương lớn hơn rất nhiều ngay tại các vách rào phòng thủ bị phong tỏa. Trong lịch sử, rất nhiều cứ điểm phòng thủ kiên cố như thế đã phải thất thủ. Mayence, năm 1793, do 22.000 quân của Kléber phòng thủ đã thất thủ sau khi cầm chân 45.000 quân Áo Phổ trong vòng 4 tháng. Plevna, năm 1877, do 35.000 quân Thổ Nhĩ Kỳ cố thủ, đã phải đầu hàng sau khi ngăn chặn đường tiến của quân Nga vào vùng Balkans trong vòng 5 tháng. Cuối cùng quân Nga đã chiếm được sau khi thiệt hại mất 44.000 người. Vào năm 1914, tướng Léman đã chỉ huy việc phòng thủ thành Liège, cuối cùng cũng phải thất thủ sau mười ngày chiến đấu chống những lực lượng lớn hơn rất nhiều. Nhưng việc cố thủ này đã tạo điều kiện cho quân đội Bỉ có thể rút lui trong trật tự. Sébastopol, vào năm 1942, thất thủ sau khi đã làm chậm lại chiến dịch mùa hè của quân Đức trong vòng một tháng đang muốn tiến từ Wehrmacht về Stalingrad. Do đã “hoàn thành nhiệm vụ”, nên không một vụ thất thủ nào tại các trận địa kể trên bị xem là một thảm họa đua tới việc kết thúc cuộc chiến. Nhưng cuộc chiến Đông Dương không như những cuộc chiến khác. Đây là một cuộc chiến mà đất nước không thấy được quyền lợi quốc gia, vì đã quá mệt mỏi, vì người ta để cho họ nghĩ là cuộc chiến không còn mang một ý nghĩa nào cả. Đây là một cuộc chiến mà số đông các chính trị gia chỉ muốn tìm một cái cớ để chấm dứt nó. Do đó, Điện Biên Phủ đã tự nó bố cáo là những hậu quả của sự thất thủ sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với ý nghĩa về sự phản công quân sự mà chúng ta vừa mới gánh chịu.

Generals Navarre and Gilles

General Henri-Eugene Navarre, commander of French forces in Indochina, talks with Brigadier General Jean Gilles, commander of airborne forces http://www.corbisimages.com/stock-photo/rights-managed/BE031182/general-henri-navarre

VSTK - 3696


VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN

Quyển 12 (Từ trang 3699 đến trang )

VIỆT NAM 1946 – 1956 PHẦN II HIỆP ĐỊNH GENEVA &

HAI NƯỚC VIỆT NAM

VSTK - 3697


1

VSTK - 3698


CHÚ GIẢI Bộ đội chính quy: tức là bộ đội “Vệ quốc quân” của Vỏ Nguyên Giáp. Porter,Garet, Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions, Earl M.coleman Enterprises, Inc., Publishers, NY, 1979, tr.tr.133-134 : 1 2

Quân lệnh 19-12-1946 của Võ Nguyên Giáp: Các sĩ quan Vệ Quốc Quân, Các Tư lệnh các đơn vị và cán binh Tự Vệ cùng với các lực lượng dân quân Tự Vệ, Vào lúc 8 giờ đêm hôm nay, ngày 19-12-1946, bộ đội của Pháp đã gây hấn nghịch thù trong thủ đô của nước Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam. "Tổ quốc lâm nguy! Giờ chiến đấu đã đến! Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh là Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ ở Trung-Nam-Bắc: Nhất tề đứng dậy, Xóc tới mặt trận Giết giặc xâm lược và cứu nước của chúng ta. Hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng trong cuộc kháng cự cho nền độc lập và toàn viện lãnh thổ của Tổ Quốc. Cuộc kháng chiến sẽ kéo dài và rất gian khổ, nhưng chính nghĩa ở về phía ta, và chúng ta nhất định sẽ thắng. Hãy Tiêu diệt bọn thực dân Pháp! Nước Việt Nam độc lập và toàn vẹn muôn năm. Kháng chiến thắng lợi muôn năm. Quyết chiến!" Quân lệnh nầy của Võ Nguyên Giáp được Gareth Porter dịch ra Anh ngữ như sau: Order for Nationwide Resistance Officers of the National Guard, Commanders of Units and members of self-defence militia and self-defense forces, At 8 o’clock tonight, December 19,1946, the French troops have provoked hostilities in the capital of the Democratic Republic of Viet-Nam. The fatherland is in danger! The hour of combat has come.In accordance with the order of Chairman Ho and the Government, as Minister of National Defense, I order all soldiers of the National Guard and self defense militia in the center, South and North to: Stand up in unison Dash into battle, Destroy the invaders and save the country. Sacrifice to the last drop of blood in the struggle for the Independence and Unification of the Fatherland. The resistance will be long and extremely hard, but the just cause is on ours side, and we will definitely be victorious. Annihilate the French Colonialists! Long live independance and unified Viet-Nam! Long live the victory of the resistance!Determine to fight!

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946: Viện Bảo Tàng Lịch Sử. Nguồn: http://www.baomoi.com/Mua-dong-1946--Nhung-hinh-anh-khong-the-naoquen/121/7565734.epi 3

4

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic= 7&leadertopic=&id=BT2650334230. Cũng xem:http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/ vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=7&leader_topic=&id=BT2650334230 Cũng xem: Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946 : Văn Kiện Đảng Toàn Tập 8, tr. 103. (Ấn bản Úc Châu, 2011). VSTK - 3699


Currey, Cecil B., Victory at any cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, tr.135. (Brassey’s Inc., Washington, London, 1997.) 6 Fond, Julien J., Traiter à Tout Prix, (NXB Robert Laffont,Paris , 1971), tr. 327. 7 Tchad, officially known as the Republic of Chad, is a landlocked country in Central Africa. It is bordered by Libya to the north, Sudan to the east, the Central African Republic to the south, Cameroon and Nigeria to the southwest, and Niger to the west. France conquered the territory by 1920 and incorporated it as part of French Equatorial Africa. 8 Đường Đê Parreau :Theo bản đồ Thăng Long đời Hồng Đức (1470 - 1497) thì đây chính là một trong hai dãy tường thành phía Bắc (tường kép) của toà thành Thăng Long. Đường này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc nhiều thôn làng cổ. Đầu phía Đông là thôn Xuân Sơn, tiếp đến thôn Hữu Tiệp, phía Tây là thôn Vĩnh Phúc.Thời Pháp thuộc, đường này gọi là De Parreau - Digue Parreau (đọc như Đê Pa-rô Đi-gơ Pa-rô). Được đặt theo tên của Ensèbe Irènée Parreau - Đốc lý đầu tiên của Hà Nội thời Pháp (1883). Dân chúng ở đây thường gọi là Đường Thành. Hiện nay, đường mang tên Hoàng Hoa Thám. 5

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Hoa_Th%C3%A1m_(%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_H%C3% A0_N%E1%BB%99i

Nhà máy sản xuất bia Brasserie Hommel; Bia - Đá Đông Dương (tên tiếng Pháp là Brasserie et glacière de I'Indochine, viết tắt là B.G.I.). Năm 1890, Nhà máy Bia Hommel bắt đầu xây dựng trên núi Voi đường Hoàng Hoa Thám (nay là Công ty Bia Hà Nội), sau hai năm thì hoàn thành. Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Hoa_Th%C3%A1m_ 9

(%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_H%C3%A0_N%E1%BB%99i

Fond, Julien J., Traiter à Tout Prix, s. đ.d., tr.tr., 327-328. Trích từ bài viết của Đỗ Sâm trên mạng Internet của Quân Dội Nhân Dân: Tết trong vòng vây. Nguồn: http://www.qdnd.vn/qdndsite/viVN/61/43/314/317/317/173366/Default.aspx 10 11

Franchini, Philippe, Les Guerres d’Indochine, de la conquête Francaise à 1949. Ấn bản Tallandier (Paris, 2011), tr. 545. 12

13

Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952. Duseuil (Paris, 1952), tr. 358.

14

Franchini, Philippe, Les Guerres d’Indochine, de la conquête Francaise à 1949, s.đ.d., tr.tr. 541-542.

15 16 17 18 19 20

Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.tr. 358, ghi chú 1. Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.tr. 361. Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.tr.tr. 362-163. Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, NXB Plon, Paris, 1979, tr.161. Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.165. Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.tr.166-167..

Vǎn kiện Đảng 1945-1954, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1978, t.1, tr. 104. Cũng xem: Văn Kiện Đảng Toàn Tập. Tập 8 (1945-1947), Ấn bản Úc Châu, 2011, tr.100. 22 Vǎn kiện quân sự của Đảng, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1976, t. 2, tr. 69-71.. Cũng xem: Văn Kiện Đảng Toàn Tập. Tập 8 (1945-1947), Ấn bản Úc Châu, 2011, tr.tr.104-105.. 23 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, NXB. Gallimard/Julliard, (France, 1988), tr. 323. 21

24 25 26 27 28

Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 324. Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 324-326. Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.tr 364-365. Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 326-327. Gen, Gras, Yve, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.169.

VSTK - 3700


Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 331-334. Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 335, 336. 31 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 337-343. 32 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 343. 33 S.M Bao Dai, Le Dragon d’An Nam, NXB. Plon, (Paris,1980), tr.172. Cũng xem: Devillers, Philippe, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d., tr. 367. 34 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 345, 346, 347. 35 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 348-349. 36 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.tr.tr. 378-379. 37 Hoàng Minh Giám, Hồi Ký: Những ngày vận nước nghìn cân treo sợi tóc, Nguồn: http://dvt.vn/20111020114344320p93c97/gs-hoang-minh-giam-ke-ve-nhung-ngay-van-nuocnghin-can-treo-soi-toc-phan-10.htm 29 30

Hoàng Minh Giám tại Hội nghị Fontainebleau năm 1946 (người ngồi đầu tiên tử trái sang). Nguồn ảnh: http://dvt.vn/20110908052847987p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-ve-nhung-ngay-vannuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-5a.htm .Toàn bộ Hồi Ký của Hoàng Minh Giám có thể lấy xuống từ mạng Internet DVT.vn “Doanh Nhân Việt Nam Toàn Cầu” theo các links sau đây: Hoàng Minh Giám kể về những ngày vận nước “nghìn cân treo sợi tóc” :

- (phần 1) (11/08) http://dvt.vn/20110811020251814p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-1.htm - (phần 2) (17/08) http://dvt.vn/201108170318192p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-ve-nhungngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-2.htm - (phần 3) (25/08) http://dvt.vn/20110819104124229p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-3.htm - (phần 4) (02/09) http://dvt.vn/20110902100856701p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-4.htm - (phần 5A) (08/09) http://dvt.vn/20110908052847987p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-5a.htm - (phần 5B) (16/09) http://dvt.vn/20110916093824488p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-5b.htm - (phần 6) (22/09) http://dvt.vn/20110922105316171p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-6.htm - (phần 7) (30/09) http://dvt.vn/20110922105316171p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-6.htm - (phần 8) (07/10) http://dvt.vn/20111007025855843p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-8.htm - (phần 9) (13/10) http://dvt.vn/20111013034658735p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-9.htm - (phần 10) (20/10) http://dvt.vn/20111020114344320p93c97/gs-hoang-minh-giam-ke-venhung-ngay-van-nuoc-nghin-can-treo-soi-toc-phan-10.htm 38 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.tr.380. 39 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.tr.380. VSTK - 3701


40 41

Gras, Yve, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.tr.172-173. Hoàng Minh Giám, Hồi Ký: Những ngày vận nước nghìn cân treo sợi tóc, Nguồn: (phần 9)

(13/10) http://dvt.vn/20111013034658735p0c93/gs-hoang-minh-giam-ke-ve-nhung-ngay-van-nuocnghin-can-treo-soi-toc-phan-9.htmCũng xem: Gras, Yve, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr. 174

Devillers, Philippe, Saigon-Paris-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 354-355. Hammer, Ellen J., The Struggle For Indochina. NXB.Stanford University Press,Cal. 1954, tr.tr. 207-208. 44 Franchini, Philippe, Les Guerres d’Indochine, de la conquête Francaise à 1949, s.đ.d., tr. 42 43

Cũng xem: Hammer, Ellen J., The Struggle For Indochina, s.đ.d., tr. 209, chú thích số 13. Chỉ Thị T.Ư, ngày 22-5-1947 : Văn Kiện Đảng Toàn Tập 8, tr. 113. (Ấn bản Úc Châu,2011). Cũng xem: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic= 566 45

191&subtopic=7&leader_topic=&id=BT2650333664 46 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.tr. 390-391. 47 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d., tr.tr. 167-168, 170-171. 48 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d., tr.114 : Tuyên cáo ngày 18/08/1945 của Bảo Đại gửi tướng De Gaulle 49 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d., tr.tr. 178-179. 50 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.tr.tr. 400-401. 51 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d., tr.175. 52 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr. 380. 53 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d., tr.180. Cũng xem: Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr. 402. 54 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d., tr. 181. 55 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr. 403. 56 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.tr. 184-185. 57 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr. 186. 58 Hammer, Ellen J., The Struggle For Indochina, s.đ.d., tr. 213. 59 Porter, Garet, Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions, s.đ.d. tr.tr. 163-164, tài liệu số 109. 60 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, tr.182. 61 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, tr.183. 62 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, tr.184. 63 Dalloz, Jacques, La Guerre d’Indochine 1954-1954. Editions du Seuil, 1978, tr. 132. 64 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 356. 64bis Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.tr.tr. 417-418. 65 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d., tr.tr. 185-186. 66 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d., tr.tr. 188-189. 67 Pagraper: Dấu kiểm thự thường gọi là ký tên tắt ở phía dưới một văn thư trước khi văn thư nầy được ký tên một cách hợp pháp và chính thức bởi một người có thẩm quyền ký tên văn thư đó. Người ghi dấu kiểm thự và người ký tên thực sự trên văn thư có thể là 2 người khác nhau hoặc có thể chỉ là cùng một người. Bản văn mang dấu chỉ kiểm thự chỉ được xem như là một bản văn sơ thảo không có hiệu lực chấp hành. Dấu chỉ kiểm thự nhằm mục đích thông báo cho những người đọc bản văn nầy biết rằng người ký dấu chỉ kiểm thự đã đọc qua bản văn chứ không phải là đã chấp nhận tất cả nội dung của bản văn. 68 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, tr.190. VSTK - 3702


S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, tr.192. Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 357. 71 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d , tr.193,194,195,196. 72 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 357. 73 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr. 196. 74 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 425. 75 . S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s. đ.d., tr.tr. 197-198. 76 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr.tr. 198-199. 76bis S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr 199. 77 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr.tr. 199-200. 78 Devillers, Philippe, Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952, s. đ.d., tr.430, chú thích 1. 79 Devillers, Philippe, Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952, s. đ.d., tr.431. 80 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr.tr. 202-204. 80 bis S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr.tr. 202-204. 81 UDOFI: l’Union pour la Défense de l’Oeuvre Franҫaise en Indochine: (Hiệp Hội Bảo Vệ Sự Nghiệp của người Pháp ở Đông Dương) s’était fondée à l’hotel de Ville de Saigon à l’issue d’une Réunion, une sorte de Fédération des associations de colons et de petits fonctionnaires francais, l’Union pour la Défense de l’Oeuvre Francaise en Indochine, aux destinées de laquelle allait présider M. de Lachevrotière. Theo Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr. 318. 82 Hammer, Ellen J., The Struggle For Indochina, s.đ.d., tr. 225. 83 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.tr. 434-435. 84 Devillers, Philippe, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.439. 85 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr.tr. 209-211. 86 Nouvelles D’Outre-mer, Indochine. Bulletin d’information de la France d’outre-mer, no 126, ngày 15/12/1948, tr. 20. 87 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr. 217. 88 ‘Ratification d’Accords Franco – Viêtnammiens, FrancoCambodians et Franco-Laotians’. Mr.Dronne, Rapporteur de la Commission de la France D’Outre-Mer. Journal Officiel, số phát hành 13/1950, tr.tr.454-457. 89 Devillers, Philippe, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952 , s.đ.d., tr. 441. 90 Hammer, Ellen J., The Struggle For Indochina, s.đ.d., tr. 231- 232. 91 Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày (1945-1964), NXB. Xuân Thu, Sài Gòn (1960), 69 70

1

q.1, tr.50.

Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.237. Bulletin d’Information d’Outre-mer de la France (BIOF) số:125, tr.22. 92c BIOF, s.đ.d.,số: 127, tr.27.) 92d BIOF, s.đ.d., số: 128, tháng 02/1949, tr.20. 92

92a

92e 92f 93

Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày (1945-1964),s.đ.d., q.1, tr.51

BIOF, s.đ.d., số: 128, tr.21. Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 342.

Nguồn: http://digicoll.library.wisc.edu/cgibin/FRUS/FRUSidx?type=goto&id=FRUS.FRUS1948v06&isize =text&submit=Go+to+page&page=43 93a

93b

Nguồn http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-idx?type=goto&id= VSTK - 3703


FRUS.FRUS1948v06&isize=text&submit=Go+to+page&page=43 (OK) 93c Nguồn: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUSidx?type=turn&entity= FRUS.FRUS1948v06.p0057&id=FRUS.FRUS1948v06&isize=text (OK) 93d Nguồn: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-idx?type=turn&entity= FRUS.FRUS1948v06.p0057&id=FRUS.FRUS1948v06&isize=text [p.p.43-49] (OK) 93e Nguồn: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-idx?type=turn&entity= FRUS.FRUS1947v06.p0139&id=FRUS.FRUS1947v06&isize=text. [Trang 125.] (OK) 93f Nguồn: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-idx?type=turn&entity= FRUS.FRUS1949v07p1.p0020&id=FRUS.FRUS1949v07p1&isize (OK) 94 đúng phải là điều 77 Hiến pháp của nước Pháp. 95 Nguồn: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-idx?type=turn&entity= FRUS.FRUS1949v07p1.p0021&id=FRUS.FRUS1949v07p1&isize=text (OK) 96 Nguồn: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-idx?type=turn&entity= FRUS.FRUS1949v07p1.p0023&id=FRUS.FRUS1949v07p1&isize=text (OK) 96 bis BIOF, s.đ.d., số 129, tháng 03/1949, nơi các trang 21-22. 97 tức là Hiến Pháp ngày 27/10/1946 cùa đệ IV Cộng Hòa Pháp Quốc. Nguồn: http://fr.wikisource.org/wiki/Constitution_du_27_octobre_19460 98 - như trên- (chú giải 97) 99 - như trên- (chú giải 97) : không có số 99 100 Porter,Garet, Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions, s đ.d., tr.tr. 184-193, tài liệu số 125:

S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d., tr.199. P.Devillers, Histoire du Viet Nam, s.đ.d., tr.443. 103 Gen, Yves Gras Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.261. 104 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.261. 105 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d.,tr.220. 106 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.261. 107 Nguồn:http://fr.wikisource.org/wiki/Loi_N%C2%B049733_du_4_juin_1949_modifiant_ le_statut_de_la_Cochinchine_dans_l%E2%80%99Union_fran%C3%A7aise 108 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d.,tr.tr. 218-219. 109 Xem chú giải 97. 110 Devillers, Philippe, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 331-334. 111 Ellen.J. Hammer, The Struggle For Indochina, s.đ,d., trang 245. 112 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d.,., tr.tr. 226-227. 113 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d., tr.227. 114 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., p.271. 115 BIFO, s.đ.d.,số 134, tháng 08/1949, tr.23-24. 115bis BIFO, s.đ.d., số 134, tháng 08/1949, tr.24. 117 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d.,tr.238.và Đoàn Thêm, Q.1, tr.57. 118 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d., tr.tr. 238-239,. Cũng xem: Tập Tin BIFO số 134, tháng 08/1949, tr. 25. 101 102

VSTK - 3704


Ellen J.Hammer, The Struggle For Indochina, s.đ,d., tr.246. Philippe Franchini, Les Guerres d’Indochine, de la conquête Franҫaise à 1949, tr.625. 121 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d.,tr.243 hay Franchini, tr.626. 122 Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày (1945-1964),q.1, tr.57. 123 BIFO, s.đ.d.,số 135, tháng 09/1949, tr.20. 124 Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày (1945-1964), q.1,tr.58. 125 BIFO, s.đ.d.,số 136, tháng 10/1949, tr.15) 126 Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương, ngày 12 tháng 8 năm 1949, về phá âm mưu chiếm đóng trung du của địch và tích cực chuẩn bị chiến dịch thu đông 1949. Nguồn: 119 120

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=7& leader_topic=81&id=BT2550351027

S.M. Bảo Đại Le Dragon D’Annam, s.đ.d.,. tr.246. Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.tr. 275-279. 129 S.M. Bảo Đại Le Dragon D’Annam, s.đ.d., tr.244: “Les fuites ont d’ailleurs eu lieu dans trois directions: vers certaines personnalités politiques francaises, vers le Viet Minh, mais aussi vers un groupe Vietnamien en liaison avec le général Xuân”. 130 Cũng xem Philippe Franchini, Les Guerres d’Indochine, de la conquête Franҫaise à 1949, tr.634. 131 BIFO, s.đ.d., số 136, tháng 10/1949,tr.17. 131bis BIOF, s.đ.d., số 136, tháng 10/1949, tr.16. 132 BIOF, s.đ.d., số 136, tháng 10/1949, tr.16. 133 Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày (1945-1964),q.1, tr.60. 127 128

Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Ta%C4%91%C3%AA%C3%B4_L%C3%AA_H%E1%BB %AFu_T%E1%BB%AB 134

Nguồn:1/http://www.montfort.org.br/old/index.php?secao=documentos&subsecao= decretos&artigo=anticomunis)mo&lang=eng). 2/(http://www.ewtn.com/library/CANONLAW/burkcompol.HTM 136 Giáo Hoàng Pius XII, http://www.vatican.va/archive/ENG1104/__P39.HTM 137 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d. tr.280 138 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d., tr.247. Cũng xem: Báo Cứu quốc, số 1386, ngày 1-11-1949. 139 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.280. 140 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.281. 141 BIOF, s.đ.d., số 137, Nov/1949,tr.26. 142 S.M. Bảo Đại, Le Dragon D’Annam, s.đ.d.,tr.249. 143 BIOF, s.đ.d.,số 138, Dec, 1949, tr.20. 144 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr. 282. 145 Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày (1945-1964), q.1, tr.61. 146 Sách: Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật,Hà Nội, 1958, t.1, tr. 324. Cũng đọc: Hồ Chí Minh toàn tập 5 (1947-1949), xuất bản lần thứ hai, Hà Nội 2000: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, trang... 147 Trả lời trước ngày 20-4-1949. Báo Cứu quốc, số 1222. Theo sách Hồ Chí Minh toàn tập số 5 (1947-1949), xuất bản lần thứ hai, Hà Nội 2000: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, trang ... 148 BIOF, s.đ.d., số 139, tháng 01/ 1950, tr. 30. 149 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.tr. 282-283. 150 Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.283. 135

VSTK - 3705


BIOF, s.đ.d., số 139, tháng 01/ 1950, tr. 31. Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=2hBL0k0tkOIhay:http://www.binhduong.gov.vn/ vn/sobannganh_detail.php?id=5125&idcat=143&idcat2=144 153 Nguồn: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=464.20 154 Yang Kuisong, “Changes in Mao Zedong’s Attitude towards the Indochina War, 19491973”, Working Paper No. 34 Translated by Qiang Zhai. Washington, D.C. February 2002 151 152

COLD WAR INTERNATIONAL HISTORY PROJECT. 155

Kajian Malaysia, Vol. 27, No. 1 & 2, 200. VIETNAM IN 1948: AN INTERNATIONAL HISTORY Ang Cheng Guan National Institute of Education Nanyang Technological University, Singapore tr.tr..77-78. PERSPECTIVE:

Nguồn: http://www.diendan.org/the-gioi/hoi-ki-co-van-trung-quoc-1 (La Quý Ba, người được Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc bí mật cử sang Việt Nam đầu năm 1950 làm đại diện liên lạc giữa Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Ương Ðảng Cộng Sản Ðông Dương, sau này là Ðại Sứ đầu tiên của Cộng Sản Trung Quốc ở Việt Nam.) 156

William J.Duiker, HO CHI MINH, a Life, s.đ.d.tr. 421. William J.Duiker, HO CHI MINH, a Life, s.đ.d.tr. 421. 159 Nguồn: http://vietnamese.ruvr.ru/2011/10/20/59043304.html 159bis Nguồn: http://www.diendan.org/the-gioi/hoi-ki-co-van-trung-quoc-2 160 William J.Duiker, HO CHI MINH, a Life, s.đ.d.ghi chú số 31 nơi trang 649, J.Duiker viết: Phỏng vấn với Đỗ Quang Hùng tại Hà Nội ngày 15/12/1990 161 William J.Duiker, HO CHI MINH, a Life, s.đ.d.tr. 422. 162 DOCUMENT No. 1, Cable, Stalin [Kuznetsov] to Mao Zedong [via Terebin], 15 June 1947 [Source: Arkhiv Prezidenta Rossiiskoi Federatsii (APRF),Fond (F.) 39, Opis (Op.) 1, Delo (D.) 31, List (L.) 23.Reprinted in Andrei Ledovskii, Raisa Mirovitskaia andVladimir Miasnikov, Sovetsko-Kitaiskie Otnosheniia, Vol.5, Book 1, 1946-February 1950 (Moscow: PamiatnikiIstoricheskoi Mysli, 2005), p. 327. Translated for CWIHPfrom Russian by Sergey 157 158

S. Radchenko.] Nguồn: http://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/CWIHPBulletin16_p2.pdf 163 DOCUMENT No. 2 Cable, Stalin [Kuznetsov] to Mao Zedong [via Terebin], 1 July 1947

[Source: APRF: F. 39, Op. 1, D. 31, L. 24. Reprintedin Andrei Ledovskii, Raisa Mirovitskaia and VladimirMiasnikov, Sovetsko-Kitaiskie Otnosheniia, Vol. 5, Book 1,1946-February 1950 (Moscow: Pamiatniki IstoricheskoiMysli, 2005), p. 333. Partly reprinted in Odd Arne Westad,Decisive Encounters: The Chinese Civil War, 1946-1950(Stanford: Stanford UP, 2003), p. 167. Translated for CWIHPfrom Russian by Sergey Radchenko.] Nguồn: (http://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/CWIHPBulletin16_p2.pdf) 164 Gao Gang , Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Gao_Gang 165 Du Yuming, Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Du_Yuming 166 Nguồn:

http://www.vinhanonline.com/index.php?option=com_content&view=article&id=

594:bien-nien-lich-su-the-gioi-the-ky-xix&catid=58:lich-su-the-gioi&Itemid=182 167 1860, Beijing – Russia, Nguồn: http://www.chinaforeignrelations.net/node/234 168 Nguồh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Priamurye 169

DOCUMENT No. 5, Cable, Stalin [Kuznetsov] to Mao Zedong [via Terebin], 20.April 1948. DOCUMENT No. 6, Cable, Terebin to Stalin, 22 April 1948 171 DOCUMENT No. 9, Cable, Filippov [Stalin] to Mao Zedong, 10 May 1948 170

172

Xem ghi chú #7, trang 112 Cold War International History Project Bulletin, Issue 16,

VSTK - 3706


http://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/CWIHPBulletin16_p2_1.pdf: Among foreign visitors whom Stalin received while vacationing in the vicinity of the Black Sea were, for example, Averell Harriman (in August 1945), Khorloogiin Choibalsan (August 1947), and Zhou Enlai (October 1950). 173 “At the time the Kuomintang tried to 'internationalise' its 'peace offensive.' The Ministry of Foreign Affairs of the Nanjing Government appealed to the Governments of the USA, England, France and the USSR putting forward a proposal that they mediate in a peace settlement between the Kuomintang and the CPC.” Nguồn: http://www.revolutionarydemocracy.org/rdv3n2/maostal.htm or Academician C.L. Tikhvinsky: 'Continue Your Glorious War of Liberation' on web site Revolutinary Democracy. Nguồn: http://www.revolutionarydemocracy.org/rdv3n2/index.htm 173bis The Correspondence of J.V. Stalin with Mao Zedong in January 1949 and Murray, CWIHP Working Paper No. 12, 9. 174 Stalin to Mao Zedong 10 January 1949, COLD WAR INTERNATIONAL HISTORY PROJECT BULLETIN, Issues 6 - 7 Woodrow Wilson International Center for Scholars, Washington, D.C. Winter 1995/1996. Nguồn: http://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/CWIHP_Bulletin_67.pdf 175

Mao Zedong to Stalin, 13 January 1949, COLD WAR INTERNATIONAL HISTORY PROJECT Issues 6 - 7 Woodrow Wilson International Center for Scholars, Washington, D.C. Winter 1995/1996. Nguồn: http://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/CWIHP_Bulletin_6BULLETIN,

7.pdf

BIOF, s.đ.d., số 138/ Dec.1949, tr.19. BIOF s.đ.d., số 138, tr. 21. Cũng xem: S.M. Bảo Đại Le Dragon D’Annam, s.đ.d., tr.248. 177bis Đoàn Thêm, s.đ.d., tr.tr.58, 59). 176 177

Hội nghị thượng đĩnh Cairo-Ai Cập: diễn ra từ ngày 22 đến 26-11-1943 tại Cairo, Ai Cập. Hội nghị lập thành một Khối Đồng Minh trong cuộc kháng chiến chống Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2 và đưa ra những giả pháp quyết định về châu Á sau cuộc chiến. Tham dự hội nghị này có tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill và tổng tư lệnh Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch. Stalin từ chối tham dự vì lo ngại sự có mặt của Tưởng Giới Thạch tại hội nghị này sẽ gây kích động giữa Liên Xô và Nhật Bản. Bởi vì trước đó vào năm 1941, Nga-Nhật ký kết thoả thuận không xâm phạm lẫn nhau trong thời hạn 5 năm do đó mà vào năm 1943, Nhật đang trong tình trạng chiến tranh với Trung Quốc, Anh và Hoa Kỳ nhưng Stalin vẫn tiếp tục duy trì tình trạng hoà bình với Nhật. Và một bản tuyên bố Cairo được kí vào ngày 27 tháng 11 năm 1943 rồi được phát trên sóng với tên gọi Bản tuyên cáo Cairo (Cairo Communiqué) vào ngày 1 tháng 12 năm 1943, nêu rõ ý sách lược của Khối Đồng Minh về việc tiếp tục áp dụng bạo lưc quân sự cho đến khi nào Nhật Bản chịu đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên ngay sau cuỗc họp mặt nầy, tổng thống Mỹ Roosevelt và thủ tướng Anh Churchill cũng họp bàn với Stalin ở nước Ba Tư (Iran) trong khuôn khổ Hội nghị Teheran từ 2711-1943 đến 02-12-1943. Trong hội nghị nầy Srtalin chấp thuận gia nhập vào khối Đồng Minh Hoa kỳAnh-Trung Hoa để tuyên chiến với Nhật sau khi phát xít Đức đầu hang đồng minh ở Âu Châu. 178

Iosif Vissarionovich Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại hội nghị Teheran Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_ngh%E1%BB%8B_Tehran

Bản tuyên cáo Cairo (Cairo Communiqué) THE COMMUNJNIQUI AND ITS RELEASE Cairo Legation Records Final Text of the Communique' VSTK - 3707


PRESS COMMUNIQUET President Roosevelt, Generalissimo Chiang Kai-Shek and PrimeMinister Churchill, together with their respective military and diplo-matic advisers, have completed a conference in North Africa. Thefollowing general statement was issued: "The several military missions have agreed upon future military operations against Japan. The three great Allies expressed their resolve to bring unrelenting pressure against their brutal enemies by sea, land and air. This pressure is already rising. "The three great Allies are fighting this war to restrain and punish the aggression of Japan. They covet no gain for themselves and have no thought of territorial expansion. It is their purpose that Japan ,shall be stripped of all the islands in the Pacific which she has seized -or occupied since the beginning of the first World War in 1914, and that all the territories Japan has stolen from the Chinese, such as Manchuria, Formosa, and the Pescadores, shall be restored to the Republic of China. Japan will also be expelled from all other terri- tories which she has taken by violence and greed. The aforesaid three great powers, mindful of the enslavement of the people of Korea, are determined that in due course Korea shall become free and independent. "With these objects in view the three Allies, in harmony with those of the United Nations at war with Japan, will continue to persevere in the serious and prolonged operations necessary to procure the unconditional surrender of Japan." __________ This is the agreed text as it was given by Hopkins to Kirk on the afternoon-of November 26, 1943; see the memorandum by Kirk, infra. For earlier draftsof the communique, see- ante, pp. 399-404. The communique was released tothe press by the White House on December 1, 1943, and was printed, with slighteditorial variations, in the Department of State Bulletin, vol. ix, December4, 1943, p. 393.

(Nguồn: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUSidx?type=goto&id= FRUS.FRUS1943CairoTehran&page=448&isize=textB.) Bí mật Giữ cho đến thời điểm quy định mới được công bố Xin hãy bảo vệ tài liệu này tránh khỏi việc bị công bố sớm. Bản thông cáo sau đây sẽ được tự động công bố vào lúc 7 giờ 30 phút tối, giờ Eastern War, thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 1943. Phải áp dụng các biện pháp đề phòng đặc biệt để giữ bản thông cáo này hoàn toàn bí mật cho đến lúc tự động công bố. Trước thời điểm công bố, không được phép tiết lộ nội dung tài liệu; bất cứ người nào nhận được tài liệu cũng không được suy đoán hoặc bàn luận về nội dung của nó. Các bình luận viên radio và phát thanh viên đưa tin được đặc biệt khuyến cáo không được phỏng đoán nội dung trước giờ công bố tài liệu. Stephen Early Thư kí tổng thống Tổng thống Roosevelt, Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch và Thủ tướng Churchill, cùng với các vị cố vấn quân sự và ngoại giao tháp tùng từng người, đã hoàn tất một cuộc hội nghị tại Bắc Phi. Tuyên bố chung sau đây được đưa ra: "Các phái đoàn quân sự đã đồng ý tiến hành các chiến dịch quân sự trong tương lai nhằm chống lại Nhật Bản. Ba Đồng Minh Vĩ Đại bày tỏ quyết tâm gây áp lực quân sự liên tục lên kẻ thù hung bạo ở trên biển, trên đất liền và trên không. Áp lực này đã bắt đầu gia tăng. "Ba Đồng Minh Vĩ Đại đang chiến đấu để ngăn cản và trừng phạt cuộc xâm lăng của Nhật Bản. Họ không ham muốn lợi ích gì cho bản thân và không nghĩ đến việc bành trướng lãnh thổ. Mục tiêu của họ là hất cẳng Nhật Bản ra khỏi tất cả các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương mà nước này đã cưỡng chiếm hoặc chiếm đóng từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu vào năm 1914, và tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt từ người Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ phải được trao trả cho Trung Hoa Dân Quốc. Nhật Bản cũng sẽ bị trục xuất khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà nước này đã chiếm được bằng vũ lực và lòng tham. Nhận thức được ách nô lệ mà nhân dân Triều Tiên đang phải chịu đựng, ba cường quốc trên đây kiên định rằng Triều Tiên phải được tự do và độc lập. VSTK - 3708


"Hướng tới các mục tiêu trên, phù hợp với những mục tiêu của Liên hiệp các Quốc gia đang chiến đấu chống Nhật Bản, Ba Đồng Minh sẽ tiếp tục kiên trì tiến hành các chiến dịch nghiêm túc và kéo dài cần thiết để giành được một sự đầu hàng vô điều kiện từ Nhật Bản.".

(Nguồn: http://www.ndl.go.jp/constitution/e/shiryo/01/002_46/002_46_001l.html)

BIOF, s.đ.d., số 138, tr. 22. BIOF, s.đ.d., số 138, tr. 22. Cũng xem Đoàn Thêm, s.đ.d.,tr.61. 181 BIOF, s.đ.d., số 138, tr. 22. 182 BIFO, s.đ.d., sõ 138, tr. 25. 182 bis BIFO, s.đ.d., sõ 139, tr. 25. Cũng xem: Đoàn Thêm, s.đ.d.,tr.63. 183 BIOF, s.đ.d., số 138, tr. 26. 184 BIOF,s.đ.d., số 138, tr. 26. Cũng xem: Đoàn Thêm, s.đ.d.,tr.60. 185 -Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến thựcdân Pháp (1945- 1954), Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.I, tr.421-425. -Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.97-105. 179 180

Nguồn: “Năm 1949”. Báo Điện Tử Cộng Sản Việt Nam, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/ VSTK - 3709


tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT28121235332

-Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994. t.I, tr.422. -Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.88-96. Nguồn: “Năm 1949”. Báo Điện Tử Cộng Sản Việt Nam, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/ 186

tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT28121235 332

Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d.,tr.267. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, t.10, tr.270-274 hay tr.tr. 202-206/ Ấn bản Úc Châu/2011. Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic= 191&subtopic=7&leader_topic=81&id=BT2550351027 189 http://blog-dlf-hier-et-aujiurd-hui.over-blog.com/pages/Indochineseconde_partie3804272.html1948- Cũng xem Gen, Yves Gras, Histoire de la Guerre d’Indochine, s.đ.d., tr.tr. 238-239. 190 Sept Pagodes/Phả Lại là một thị trấn nằm trên địa điểm tụ hội của 3 con sông: Sông Cầu phát nguyên ở miền Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn, Sông Thương ở miền Lạng Sơn và sông Lục Nam. Ba con sông nầy hợp lưu chung với nhau tạo ra sông Thái Bình. Khỏi Phả Lại không xa, sông Thái Bình cũng phân ra nhiều cửa mà chảy ra Vịnh Bắc Kỳ như cửa Nam Triệu, Cửa Cấm, cửa Lạch Trẫy, cửa Vạn Úc, cửa Thái Bình. (Địa Dư Các tỉnh Bắc Kỳ, s.đ.d., tr.11). 191 Gen. Yvves Gras, s.đ.d., tr.tr. 275, 276. 192 Gen. Yvves Gras, s.đ.d., tr. 276. 187 188

193

-Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.I, -Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.I, tr.429 Gen. Yves Gras, s.đ.d.,tr. 276. Gen.Yves Gras, s.đ.d.,tr.tr.283, 284, 285. 195bis Gen.Yves Gras, -nt196 Nguồn : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24429.10.html CHIẾN DỊCH LÊ LỢI (Tiến công, từ 25 tháng 11 năm 1949 đến 30 tháng 1 năm 1950. 197 Gen.Yves Gras, s.đ.d.,tr.tr.283, 284, 285. 198 BIFO, s.đ.d., sõ 137/Nov.1949, tr.25. 199 Gen. Yves Gras, s.đ.d., tr. 286. 201 Gen. Yves Gras, s.đ.d., tr. 287. 202 Gen. Yves Gras, s.đ.d., tr. 287. 203 Gen. Yves Gras, s.đ.d., tr.tr. 289- 290. 204 Gen. Yves Gras, s.đ.d., tr. 290. 205 Gen. Yves Gras, s.đ.d., tr.tr., 305-306. 205 Gen. Yves Gras, s.đ.d., tr.tr., 306-309. 206 Gen. Yves Gras, s.đ.d., tr. 308.. 207 BIFO, s.đ.d., sõ 142/Avril/1950, tr. 29. 208 BIFO, s.đ.d., sõ 142/Avril/1950, tr.24. 209 BIFO, s.đ.d., sõ 142/Avril/1950, tr.tr. 23-24. 210 BIFO, s.đ.d., sõ 143/Mai/1950, tr.23. Cũng xem: Đoàn Thêm, Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày (1945-1964),s.đ.d., q.1, tr.69. 211 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr.tr. 256-257. 212 S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr. 257, 258. 194 195

VSTK - 3710


213 214 215

S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, s.đ.d.,tr. 259. Philippe, Devilers, Histoire du Viê-Nam , s.đ.d., tr. 456. Gen. Yvves Gras, s.đ.d., tr.tr., 324,325,326.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Bi%C3%AAn_ gi%E1%BB%9Bi_thu_%C4%91%C3%B4ng_1950 216 217

Gen. Yves Gras, s.đ.d.,tr. 326.

218 Nguồn: 219

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30684&cn_id=420215

Harrisson E. Salisbury, The New Emperors, ‘Mao’s Feud with Stalin’, Avon Book, NY.

1992, p.p.83-89. 220

Nguồn : http://www.chinaforeignrelations.net/node/242

‘TREATY

OF FRIENDSHIP AND

ALLIANCE BETWEEN THE REPUBLICOF CHINA AND THE U.S.S.R -Moscow, August 14, 1945’. Cũng xem: New York Times/August 26,1945: ‘AGREEMENT OF ALLIANCE AND FRIENDSHIP BETWEEN THE U.S.S.R. AND CHINA.’ Nguồn :http://www.ibiblio.org/pha/policy/1945/1945-08-

26a.html 221 Chen Jian, Mao’s China & The Cold War. The University of North Carolina Press, USA, 2991, p.27. 222 Nguồn : http://digitalarchive.wilsoncenter.org/document/113440 223 Robert C.North, Moscow & Chinese Communists, Stanford University, Cal., USA, Sec.Ed., p. 222. 224 Allan W.Cameron, s.đ.d., p.p.148-149, documents 68, 69. 225 Allan W.Cameron, s.đ.d., p.p 150-152, Doc.70. 226 S.M.Bao Đai, s.đ.d., p.p.260- 261. 227 Allan W.Cameron, s.đ.d., p.139, document 72. 228 S.M.Bao Đai, s.đ.d.,p.p. 262. cũng xem : Allan W.Cameron, s.đ.d., p. 140). Và Yves Gras, s.đ.d., p.358. 229 Gen. Yves Gras, s.đ.d., p.354. 230 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 356-357. 231 BIFOM, s.đ.d., no.149/DEC.1950, p.p. 20- 21. 232 BIFOM, s.đ.d., no.149/DEC.1950, p.p. -,4. 232bis

http://parallelnarratives.com/vietnam-notebook-first-indochina-war-meat-grinder-war-1951-1953

233 234

Gen. Yves Gras, s.đ.d., p. 364-365 http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=163996

B.Faull, Street Without Joy, s.đ.d.,p.33. 236 B.Faull. Street Without Joy, s.đ.d., p.35. 237 http://www.cgsc.edu/CARL/docrepository/FrenchAlgeria.pdf 237 bis Gen.Yves Gras, s.đ.d.,p.372. 238 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.373-374. 239 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 377-378. 240 * Đồng Đậu nằm trên gò Đồng Đậu, thuộc thôn Đông Hải, xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, nay là thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, có tọa độ 22025’ vĩ độ Bẳc, 114071’58” kinh độ Đông, cách huyện lỵ Yên Lạc 1.5km về phía Đông, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên (tĩnh Vĩnh Phúc) 8.5km về phía Nam theo đường chim bay và cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Bắc. 241 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 378. 242 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.379. 243 & 243bis (Gen.Yves Gras,.p. 379-380. 244 Gen.Yves Gras, p.380, 381. Cũng xem Bernard Faull: OPERATIONS IN NORTH VIETNAM, 1950-1952 và Philip B. Davidson, Viêtnam at War, the History 1946-1975. 244 Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Bài chi tiết: Trận Vĩnh Yên. Nguồn tin : 235

(http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30387&c)n_id=163996) 245

Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.401. VSTK - 3711


Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.401. Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.402. 248 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24429.50.html) Báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch và tổng kết kinh nghiệm trong các chiến dịch lớn, Bộ Tổng tham mưu Xb 1963, t. 1, tr.205. 249 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.403-404. 250 Bảo Đại, s.đ.d., tr.tr. 267-268. 251 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 404-405. 252 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.408. 253 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.409. 254 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.409. 255 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. p.409-412. 256 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 412-413. 257 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.414. 257bis (Yves Gras,s. đ.p.p. 416-417). 246 247

258

http://www.nuvuongcongly.net/hinh-anh-tu-lieu/t%C6%B0-li%E1%BB%87u/th%C6%B0-chung-cac-gmdong-d%C6%B0%C6%A1ng-1951-va-th%C6%B0-chung-cac-gm-mi%E1%BB%81n-nam-1960/

Đoàn Thêm, s.đ.d., Q.I, tr.9. Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.415-416, 418. 260bis Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 419-422. 261 Gen.Yves Gras,., p.418. 262 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.419. 263 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 422-423. 264 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.423. 265 Hồ sơ 412, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng : http:// www.vnmilitaryhistory.net/ index.php/topic,24429.60.html. 266 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.426-427. 267 Gen.Yves Gras, p.427. 268 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.435. S.M. Bao Dai, s.đ.d., p. 291- 292. 269 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.430. 269 bis Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.438-349. 270 Gen.Yve Gras, s.đ.d.,p.p.438-439. 271 Bernard B.Fall, s.đ.d., p. 59, Yves Gras, p.p.440-442. 272 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.434-435. 273 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.451. 274 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 452-454. 275 Đoàn Thêm s.đ.d., Q1, tr.78. 275bis Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr.80. 276 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr.88. 277 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr.93. 278 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr.96. 279 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr. 97. 280 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr.98. 281 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr. 99. 282 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr. 101. 283 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr. 101. 284 Đoàn thêm, s.đ.d., Q1, tr. 102. 285 Đoàn thêm, s.đ.d., Q2, tr. 107. 286 Đoàn thêm, s.đ.d., Q2, tr. 107. 287 Đoàn thêm, s.đ.d., Q2, tr. 107. 288 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 444-445. 289 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 446-450. 259 260

VSTK - 3712


Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.456. Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 456-459. 292 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 460-461. 293 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 462. 294 (04/07/1952) : Đoàn thêm, s.đ.d.,, Q.II, tr.113. 295 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.462-464. 296 Đoàn thêm, s.đ.d., Q.II. tr.114. 297 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.455-456. 298 Nguồn: http://thuviensonla.com.vn/index.php/news/Di-tich-lich-su/Tap-doan-cu-diem-NaSan-180/) Tập đoàn cứ điểm Nà Sản. 299 http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Na_San 300 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.486. 301 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.486. 302 Nguồn: http://www.flottille9f.net/cd/sb2c-11.htm. 303 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 488. 304 Jenny Raflik, La contrainte occidentale sur la politique indochinoise de la France, 19501954. Nguồn: http://www.diploweb.com/forum/raflik07053.htm 305 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 489. 306 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 490,-491/note #1. 307 Gen.Yves Gras, s.đ.d.,, p. 491. 308 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 492. 309 Gen.Yves Gras, s.đ.d., pp. 492-493. 310 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.492-494. 311 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 494-495. 312 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.495. 312bis Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.497-498. 313 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.501-502; S.M. Bao Đai. p.311. 314 http://norodomsihanouk.info/history/doc_1732.html 315 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.498. 316 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 507-508. 317 S.M.Bao Đai, , s.đ.d., tr.312. 318 Đoàn thêm, s.đ.d., 1945-1964, tr.129. 319 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 502; cũng xem: S.M. Bao Đai, p 312. 320 Nguồn: http://norodomsihanouk.info/history/doc_1732.html 321 Allan W.Cameron, Viet Nam Crisis, doc.no.85, p.199. Cũng xem Yves Gras, p.508. 322 Nguồn: Bản tiếng Anh http://images.library.wisc.edu/FRUS/EFacs2/1952-54v13p1/ 290 291

reference/frus.frus195254v13p1.i0010.pdf 323

Reported in The Newyork Times, July 7, 1953, p.3./ note #8, Cameron, p. 187. Allan W.Cameron, s.đ.d., doc. No. 86, p.202. 325 Nguồn: U.S.Policy in 1953-Foreign Relations, 1952-1954, Vol. XII, p. 798. Hay : 324

http://images.library.wisc.edu/FRUS/EFacs2/195254v13p1/reference/frus.frus195214v13p1.i0010.pdf

Nguồn: http://norodomsihanouk.info/history/doc_1732.html Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.509. 326ter Allan W.Cameron, Viet Nam Crisis, , s.đ.d., doc.no.85, p.199. Cũng xem Yves Gras, p.508. 327 Nguồn : U.S.Policy in 1953-Foreign Relations, 1952-1954, Vol. XII, p. 806. 326

326 bis

(http://images.library.wisc.edu/FRUS/EFacs2/195254v13p1/reference/frus.frus195214v13p1.i0010.pdf) 328 329

S.M.Bao Dai, , s.đ.d., p.314. Nguồn: http

330

Nguồn:http://images.library.wisc.edu/FRUS/EFacs2/1952-54v13p1/reference/frus.frus195254v13p1.i0010.pdf p.p 835-836

VSTK - 3713


S.M.Bao Đai, , s.đ.d., p.p.315-316. Cũng xem: Yves Gras, p.p.509-511, hay: Allan.W. Cameron, p.188 (lecture) và Allan W.Cameron, Viet Nam Crisis, doc.no.85, p.199. Cũng xem Yves Gras, p.508. Cũng xem:. Allan.W.Cameron, Viêt-Nam Crisis. A Documentary History. 331

Volume I: 1940-1956, Document No.91, p.p.207, 208, 209. Và : http:// images.library.wisc. edu/FRUS/EFacs2/195254v13p1/reference/frus.frus195254v13p1.i0010.pdf (trang: 826.)

Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.510. S.M.Bao Dai, s.đ.d., p.315. 334 A.W. Cameron, s.đ.d., doc. 92, p.p. 209-210, 212-14. 335 A.W. Cameron, s.đ.d., p.p. 188-189. 336 A.W. Cameron, s.đ.d., doc. 99, p.p. 229-230. 337 A.W. Cameron, s.đ.d.p. 218. 338 A.W. Cameron, s.đ.d., doc. 93, p. 223. 339 Hồ Chí Minh, Selected Writings (1920-1969). NXB Foreign Languages Publishing House (HANOI – 1973), tr.tr.153-154 340 A.W. Cameron, s.đ.d.p. 218. Hay: http://images.library.wisc.edu/FRUS/EFacs2/195254v13p1/reference/frus.frus195254v13p1.i0010.pdf 341 Alain Ruscio, Le Plan de Navarre. Nguồn: http://chrhc.revues.org/1420#tocfrom1n1 “Cahier d’Histoire, La fin de la guerre d’Indochine (1953-1954) vue par L’Humanité) 342 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p.511-512. 343 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 512. 344 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954). Librairie Plon, (Paris, 1956), p.p. 62-71. (Bản dịch tiếng Việt từ Internet http://vnmilitaryhistory.net/index.php/topic.189380.html) 345 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.72. 346 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr.72-73. 347 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.73. 348 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 87-88. 349 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 514. 350 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p. 514. 351 Vu Hoá Thầm là bút danh của Vương Chấn Hoa, thư kí của Vi Quốc Thanh. Bài này, do đó, là cách viết lại lịch sử từ quan điểm của trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Đây là phần 3 của tập hồi ký GHI CHẾP THỰC VỀ VIỆC ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (nxb Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002, do Dương Danh Dy dịch và hiệu đính). Vai trò của Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) qua lời kể của viên thư kí ĐỒNG CHÍ VI QUỐC THANH TRONG VIỆN TRỢ VIỆT NAM ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP (http://www.diendan.org/the-gioi/hoi-ki-co-van-trung-quoc-3). 352 Tín Keo: thôn Lục Giã, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (căn cứ địa Việt Bắc của CSVM). 353 Đảng Lao Động: trước là đảng Cộng Sản Đông Dương. 354 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử. Nguồn: http://vnthuquan.net/truyen/ truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237ntn3n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn 355 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử., s. đ.d. 356 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 156-157. 357 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 518-519. 358 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.161. 359 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử., s. đ.d. 332 333

360

GHI CHẾP THỰC VỀ VIỆC ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (nxb Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002, do Dương Danh Dy dịch và

hiệu đính), s.đ.d. 361 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.161. 362 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 161-162. 363 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p. 492-494. 364 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.520 VSTK - 3714


1

365

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_top ic=981&id=BT421238522

Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.169. Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.522. 368 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.201. 369 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.170. 370 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.523. 371 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p525-526. 372 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.170. 373 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.526. 374 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử., s. đ.d. 375 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 171-172. 376 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.p534. 377 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử., s. đ.d. 388 Cecille B Currey, Victory at any cost. Potomak Books, Washington D.C 1997, p. 184-185. 366 367

389

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic= 981&id=BT421238522

Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.169. Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.205. 391 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử., s. đ.d. 392 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử., s. đ.d. 390

390bis

393

GHI CHẾP THỰC VỀ VIỆC ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (nxb Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002, do Dương Danh Dy dịch và

hiệu đính), s.đ.d. 394 Lê Trọng Tấn 1994:331-332. Đây là kinh nghiệm TC ở Triều Tiên; Giáp, Điện Biên Phủ, 2001:151 (http://vietnamvanhien.net/tudienbienphu.html) 395

nguồn:http://kienthuc.net.vn/vu-khi/phao-binh-vn-o-dien-bien-phu-1954-manh-co-nao-227743.html

Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.530. Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.539. 398 Đoàn thêm, s.đ.d., Q2, tr. 138 399 Gen.Yves Gras, s.đ.d., p.539. 400 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.299. 396 397

401

GHI CHẾP THỰC VỀ VIỆC ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (nxb Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002, do Dương Danh Dy dịch và

hiệu đính), s.đ.d. 402 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 216-217. 403 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử., s. đ.d. 404 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 221-222. 405 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 222-223. 406 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 228-229. 407 Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử., s. đ.d. 408 Henri Navarre, Agonie de l’Indochines (1953-1954), s.đ.d,. tr.tr. 251-258.

*

VSTK - 3715


VSTK - 3716


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.