5 KHÔNG - 10 CẤM 8 GIẢI PHÁP ATSH TRONG PHÒNG CHỐNG ASF By: NGUYỄN VĂN MINH – Animal Health Manager
5 KHÔNG TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
1. KHÔNG GIẤU DỊCH 2. KHÔNG MUA BÁN, VẬN CHUYỂN LỢN BỆNH, LỢN CHẾT 3. KHÔNG GIẾT MỔ TIÊU THỤ 4. KHÔNG SỬ DỤNG THỨC ĂN THỪA CHƯA QUA XỬ LÝ NHIỆT 5. KHÔNG VỨT HEO CHẾT RA MÔI
TRƯỜNG
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
01 CẤM
- THỨC ĂN THỪA CỦA NGƯỜI - CÁC PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN TỪ NHÀ BẾP Trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp có thể lẫn thịt heo, các sản phẩm chế
biến thịt heo nhiễm virus ASF Sử dụng là thức ăn thừa không được đun nấu cho heo ăn có nguy cơ nhiễm ASF rất cao
Ở Trung Quốc và Việt Nam đã ghi nhận nhiều ổ dịch ASF ở các nông hộ, trang trại nhỏ xảy ra do sử dụng thức ăn thừa không được nấu chín
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
02
CẤM
- ĐƯA THỊT HEO TỪ BÊN NGOÀI VÀO TRANG TRẠI - ĐƯA CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ THỊT HEO VÀO TRẠI Cấm mang thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo ở bên ngoài vào trong trại chăn nuôi. Có thể sử dụng heo nuôi tại trại làm thực phẩm Cần chủ động tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, rõ nguồn gốc cho trại. Nhà ăn bố trí xa khu chăn nuôi, có người nấu ăn riêng cho cán bộ và công nhân làm việc trong trại, có rãnh thoát nước riêng từ nhà bếp vào hố biogas
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
03
e: Fencing
CẤM
X
- ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VÀO TRẠI HEO - NUÔI VÀ THẢ RÔNG CÁC ĐỘNG VẬT KHÁC TRONG TRẠI Cấm các loại động vật hoang dã (lợn hoang, chó, mèo, rơi. Chuột), đặc biệt là heo rừng có khả năng mang mầm bệnh và là động vật mang trùng và
Biosecurity is not only on paper… only living it truyền lây chính. makes the difference!
nly on paper… only living it
Xây dựng tường rào để ngăn chặn động vật từ bên EM-TH-19-0065 ngoài trong trại Nuôi nhốt chó và kết hợp quản lý phòng dịch bên trong trại.
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
04
CẤM
- NGƯỜI CHĂN NUÔI BÊN NGOÀI VÀO TRẠI - NGƯỜI LẠ VÀ TRẠI KHI CHƯA ĐƯỢC PHÉP Cấm người chăn nuôi, người tiếp xúc với heo (người mua bán, vận chuyển heo vào trại. Tất cả người lạ, khách thăm quan trước khi vào chuồng, trại cần phải nghỉ cách ly theo quy định mới được vào trong trại Khi vào trại thực hiện sát trùng, tắm, thay quần áo, dung cụ thiết bị đặt trong tủ UV 5 phút. Thay ủng trước khi vào mỗi chuồng nuôi.
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
05
CẤM
- MANG ĐỒ SINH HOẠT CÁ NHÂN, TÚI XÁCH - MANG THIẾT BỊ CÁ NHÂN VÀO CHUỒNG NUÔI Cần hạn chế mang các dụng cụ, thiết bị cá nhân vào chuồng nuôi nếu không cần thiết.
Các dung cụ, thiết bị cần thiết mang vào (bút, sổ sách, điện thoại) cần phải khử trùng trong tủ UV tối thiểu 5 phút Tuyệt đối không mang theo túi sách, ví vào TỦ UV KHỬ TRÙNG ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN
trong chuồng nuôi.
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
06
CẤM
- XE VẬN CHUYỂN BÊN NGOÀI VÀO KHU VỰC CHĂN NUÔI - ĐẶC BIỆT XE VẬN CHUYỂN PHÂN, HEO Tuyệt đối cấm xe chở heo, chở phân, vỏ bao, xe cám, thuốc vào trong khu vực chăn nuôi. Các xe cung ứng cám, thuốc cần thiết vào trại cần sát trùng kỹ, cách ly theo quy định vào đỗ tại những nơi quy định Xuất bán heo tại cầu cân gần hàng rào xa chuồng nuôi, có điểm rửa – sát trùng trước và sau khi xuất bán heo
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
07
CẤM
- TUYỆT ĐỐI CÁC XE MUA HEO SỐNG, XE MUA HEO LOẠI VÀO TRONG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Xe mua heo từ các thương lái tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, dễ làm lây lan mầm bệnh từ các điểm bán thịt heo - lò mổ – trang trại khác đến trại của mình Trang trại cần bố trí đường dẫn heo ra cầu cân cách xa trại vệ sinh sát trùng trước và sau khi bán. Nên vận chuyển heo bằng xe nội bộ ra điểm bán tập trung rồi bán cho khách sẽ giảm thiểu rủi ro.
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
08
CẤM
- VẬN CHUYỂN HEO GIỐNG, HẬU BỊ THAY ĐÀN TỪ VÙNG DỊCH VÀO TRONG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Heo going, hậu bị thay đàn được nhập vào trại có thể nhiễm mầm bệnh từ trại xuất hoặc trên đường vận chuyển qua vùng dịch vào trại nhận. Tự sản xuất hậu bị thay đàn hoặc cần đóng kín đàn vật nuôi trong thời gian có dịch. Khi bắt buộc phải nhập hậu bị cần nuôi cách ly bên ngoài trại, xét nghiệm – kiểm tra định kz đảm bảo mới cho nhập đàn
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
09
CẤM
- SỬ DỤNG NƯỚC SÔNG, HỒ TỰ NHIÊN LÀM NƯỚC UỐNG CHO HEO Tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh (ASF, FMD, PRRS) rất cao khi sử dung các nước mặt từ sông, suối, hồ chứa tự nhiên. Sử dung nước máy, nước ngầm đã xử lý làm nước dung cho chăn nuôi Nếu bắt buộc phải sử dung nước mặt từ các hồ chứa cần có hệ thống xử lý lọc đảm bảo, trước khi sử dung cho heo cần khử trùng bang Chloramin B
10 ĐIỀU CẤM KỴ TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
10
CẤM
- BÁN HOẶC ĐƯA HEO ỐM, HEO CHẾT - CẤM GIẾT MỔ HEO ỐM, CHEO CHẾT Tuyệt đối không bán hoặc đưa heo ốm, chết ra khỏi trại.
Cần được xử lý ngay trong trại để giảm thiểu rủi do từ xe khách đến mua heo chết đến từ trại khác hoặc vùng có dịch tạo ra nguy cơ lây lan
bùng phát bệnh cho các trang trại khác BÁN – GIẾT MỔ HEO ỐM, HEO CHẾT là HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF
08
Giám sát
GIẢI PHÁP VỀ AN TOÀN SINH HỌC
ĐỐI VỚI DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
An toàn Sinh học
Quản lý ổ dịch
CẦN CHUNG TAY Truyền thông
GIÁM SÁT CỦA
Chẩn đoán
CẢ CỘNG ĐỒNG Huy động nguồn lực
Nghiên cứu Chính sách pháp luật Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF
Áp dụng các biện pháp cho phù hợp
Nhập lợn, tinh
Nguồn
Nhập thực phẩm Chín
Phương tiện vận chuyển Sát trùng
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP Nguồn nước sử dụng
ATSH
Kiểm soát
Tắm, ST
Con người (khách, CN, KT)
PHÒNG CHỐNG
ASF Tủ UV
Không
Vật nuôi khác
Diệt
Dụng cụ cá nhân,…
Côn trùng, chuột Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 1. VỆ SINH SÁT TRÙNG TOÀN TRẠI:
- Phun sát trùng 1 lần/ngày xung quanh trại, nồng độ sát trùng 1/200 (1 lít sát trùng/200 lít nước sạch) hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất - Rắc vôi hoặc dội nước vôi lối đi, hành lang và xung quanh chuồng (2 ngày 1 lần), trước các cổng ra vào trại rắc vôi kéo dài 50 m tính từ cổng trại, 2 ngày 1 lần, rắc phủ kín bề mặt, mưa trôi phải rắc lại ngay.
- Lưu ý: khi phun sát trùng về mặt phải đạt tối thiểu 3 lít/10 m2. Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 2. KIỂM SOÁT PHƯƠNG TIỆN VÀO/RA TRẠI: a. Đối với phương tiện vào trại Các xe đi đúng dịch tễ và cách ly đúng qui định Quản lý, kỹ sư phải kiểm tra Xe vận chuyển heo: đã được rửa sạch toàn bộ và khô, đặc biệt sàn xe – thành xe trước khi vào khu sát trùng ở cổng trại và có biên bản xác nhận sự việc Các phương tiện khác vào trại phải được xịt sạch bùn đất dính ở bánh xe, gầm xe và xung quanh xe trước khi qua cổng sát trùng. Tất cả các phương tiện trước khi vào công trại tiến hành phun kỹ thuốc sát trùng nồng độ 1/200 bằng máy phun áp lực hoặc chạy qua cổng sát trùng toàn bộ các phương tiện: xe vận chuyển heo, xe cám, xe thuốc, xe cán bộ công nhân, kỹ sư ra vào trại. Sau khi phun ướt đẫm thuốc sát trùng toàn bộ phương tiện: bánh xe, gầm xe, trần – nóc và xung quanh xe bắt buộc tất cả các phương tiện phải lùi xe ra ngoài và nghỉ tại trước cổng trại tại vị trí quy định 1 giờ mới được phép vào trại chăn nuôi. Khi vào trại chăn nuôi phải đăng ký tên và biển số xe với bảo vệ b. Đối với phương tiện ra khỏi trại Thực hiện phun sát trùng như khi vào trại. Khi ra khỏi trại cần thông báo điểm đến tiếp theo cho kỹ sư hoặc quản lý trại để theo dõi và kiểm soát. Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 3. KIỂM SOÁT NGƯỜI RA VÀO KHU VỰC CHUỒNG NUÔI:
Tuyệt đối không cho khách, người lạ vào trại chăn nuôi khi chưa có sự đồng ý của cấp trên trực tiếp. Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, chủ trại và khách thăm trại phải thay
quần áo, đi qua sát trùng, thay giày đi ủng khi vào trại chăn nuôi Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, quản lý, nhân viên công ty và khách thăm trại (khi được cho phép) phải bỏ toàn bộ quần áo thường ngày tại cổng, đi qua sát trùng, tắm sạch và thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng bảo hộ trước khi vào khuân viên trại, đồng thời thực hiện ở cách ly bên ngoài tối thiểu 24 giờ (1 ngày), cán bộ, công nhân về nghỉ phép phải cách ly 36 giờ (1.5 ngày) mới
được vào khu chăn nuôi làm việc. Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 3. KIỂM SOÁT NGƯỜI RA VÀO KHU VỰC CHUỒNG NUÔI (tt): Kỹ sư, công nhân và khách đi lại trong khu vực chăn nuôi theo đúng khu vực quy định, không ra vào khu vực không được phép. Khi bước vào chuồng phải nhúng ủng vào chậu sát trùng
đặt trước cửa chuồng nuôi. Khi có dịch bệnh xảy ra cần thực hiện di chuyển trong trại theo hướng dẫn của Quản lý trại và Thú y.
100% đầu các dãy chuồng, tại vị trí cửa ra vào bắt buộc phải có chậu nhúng ủng sát trùng và thực hiện nhúng ủng kỹ trước khi vào và ra khỏi chuồng nuôi. Nước sát trùng thay và rửa chậu 2 lần vào cuối mỗi buổi làm việc, nồng độ sát trùng 1/150. Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 4. KIỂM SOÁT ĐỘNG VẬT NUÔI VÀ CÔN TRÙNG TRUNG GIAN LÂY TRUYỀN MẦM BỆNH: Kiểm soát ruồi, muỗi, chuột, gián: Phun thuốc diệt ruồi, muỗi, gián, bẩy thuốc ruồi đầu mỗi dãy chuồng, đánh thuốc diệt chuột định kz 2 lần/tuần để hạn chế lây lan phát sinh dịch bệnh trong trang trại. Kiểm soát chó mèo, gia súc, gia cầm: tất cả phải được nuôi nhốt có kiểm soát, không được thả rông trong khu vực chăn nuôi. Đặc biệt không được nuôi gia súc, gia cầm trong trại chăn nuôi heo.
Kiểm soát heo rừng, ve mềm tác nhân chính lây truyền bệnh Dịch tả heo châu phi Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 5. KIỂM SOÁT VÀ CHỦ ĐỘNG THỰC PHẨM SỬ DỤNG TRONG TRANG TRẠI:
Không sử dụng thịt heo và sản phẩm chế biến từ thịt heo mua từ bên ngoài làm thực phẩm sử dụng trong trại.
Tuyệt đối không được mua, đưa vào và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc sử dụng cho trại. Tình hình dịch bệnh Dịch tả heo châu phi và Lở mồm
long móng đang diễn ra rất phức tạp nên toàn bộ thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò không được đưa vào và sử dụng trong trại Chủ động nguồn rau xanh tự sản xuất trong trại Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
9 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 6. VỆ SINH SÁT TRÙNG DỤNG CỤ CHĂN NUÔI, THÚ Y a. Dụng cụ chăn nuôi Áp dụng cho tất cả các dụng cụ, thiết bị đưa vào trại Bước 1: Tiến hành sát trùng tại cổng Bước 2: Chờ ít nhất 60 phút, sau đó cho thiết bị vào kho UV để sát trùng lại. Bước 3: Thiết bị, dụng cụ sau khi được sát trùng sẽ được cách ly ít nhất 48 giờ mới được đưa vào sử dụng Bước 4: Sau mỗi lần sử dụng cần tiến hành vệ sinh, sát trùng (trừ thiết bị điện, điện tử) bằng NaOH (xút) tỷ lệ 2% ngâm trong 30 phút. Sau đó phơi khô và xếp gọn vào kho dụng cụ. b. Dụng cụ thú y Không dùng chung dụng cụ chăn nuôi và thú y giữa các dãy chuồng, giữa các chuồng. Trước và sau khi sử dụng cần phải vệ sinh sạch sẽ và ngâm, lau bằng cồn 70 độ, sau đó rửa sạch và lau khô. Kiêm tiêm và xi lanh, dụng cụ ngoại khoa phải đảm bảo số lượng và chất lượng Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 7. XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG CHO HEO: Tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi.
Đối với các trại sử dụng nước mặt (Ao, hồ) phải thường xuyên kiểm ra, kiểm soát tình trạng nguồn nước, đặc biệt tuyệt đối không vứt xác động vật chết xuống ao sử dụng
nước cho chăn nuôi. Tuyệt đối không sử dụng nước sông dùng cho chăn nuôi Nguồn nước sử dụng phải được lọc (cát, hệ thống lọc), để lắng và pha Clorine 4 gam/m3 hàng ngày vào cuối buổi chiều tại thời điểm bơm nước lên bể. Sau khi pha Clorine để tối thiểu 30 phút mới bắt đầu có thể sử dụng cho heo. Vanminh.Nguyen@mavinfarm.com
08 GIẢI PHÁP VỀ ATSH NGĂN NGỪA ASF 8. XỬ LÝ XÁC HEO CHẾT: Tuyệt đối không bán xác heo chết ra khỏi trại hoặc vứt xác heo chết bừa bãi Tiến hành thu gom, chôn lấp/ đốt xác đúng kỹ thuật Thực hiện việc thu gom, nấu hoặc chôn xử lý xác heo chết sau giờ làm việc hàng ngày (sau 17h00). Lưu ý: Đối với trại đang có dịch, xác heo chết, nhau thai phải đưa ra khỏi trại bằng đường sau quạt hút gió. Nấu chín hoặc thiêu đốt tại nơi quy định Nếu chôn lấp: Cần chôn ngay ở trong trại và cách xa nguồn nước • Hố chôn heo có kích thước tuỳ thuộc vào khối lượng xác heo cần chôn, nhưng đảm bảo độ cao lớp đất từ xác heo đến mặt đất tối thiểu 0.5m • Trước khi chôn lấp phải rải một lớps vôi bột dày 5cm ở đáy hố và bề mặt hố chôn, lớp đất phủ trên hố chôn phải dày ít nhất 1m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy gây sụt, lún hố chôn • Sau khi lấp hố nện chặt và theo dõi tình tạng hố chôn có bị đào bới hoặc bốc mùi hay không để xử lý. • Trước khi chôn, lấp cần rạch bụng heo đẻ tránh chướng bụng nổ hố chôn