Tạp chí Mavin - Từ Nông trại tới Bàn ăn số 3 (Quý II.2018)

Page 1

Số 3

Quý II/2018

Chuyên đề số 3

Công nghệ 4.0

Nhà máy đầu tiên ứng dụng công nghệ 4.0 tại ĐBSCL Tập đoàn Mavin sẽ đầu tư 1.600 tỷ đồng vào Đồng Tháp Nuôi cá công nghệ Mỹ: năng suất gấp 3 lần Tập đoàn Mavin tiếp Thứ trưởng Bộ Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia 1


2


TỪ NÔNG TRẠI TỚI BÀN ĂN

BẢN TIN

Newsletter

Số 3 Quý II/2018

Thân gửi: Quý bạn đọc!

Các bạn đang cầm trên tay Tạp chí Mavin - Từ Nông trại tới Bàn ăn số thứ 3, Quý II/2018. Ban Biên tập rất vui khi nhận được sự ủng hộ và khích lệ từ các Quý bạn đọc trong hai số phát hành trước đây, đặc biệt số gần đây nhất đã phải tăng số lượng in ấn gấp đôi để phục vụ nhu cầu bạn đọc. Tới hết Quý I/2018, những khó khăn của người chăn nuôi vẫn chưa qua. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành, Tập đoàn Mavin cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là giá nguyên liệu tăng trong khi người chăn nuôi ngày càng dè dặt trước sự lựa chọn các thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp, họ cũng có xu hướng hoạt động cầm chừng để chờ sự khởi sắc của ngành chăn nuôi. Dù vậy, nhờ nền tảng chắc chắn mà Mavin đã có và sở hữu trọn vẹn chuỗi giá trị “từ Nông trại tới Bàn ăn”, đã giúp Mavin tiết giảm chi phí và tối ưu hiệu quả hoạt động. Trong Quý đầu tiên năm 2018, các dự án mới vẫn được Mavin gấp rút hoàn thiện đưa vào hoạt động phục vụ khách hàng. Đặc biệt trong số đó là Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp, một “nút thắt” quan trọng để Mavin khép kín chuỗi giá trị của mình tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2018. Bên cạnh đó, Mavin tiếp tục khẳng định vị trí trong 500 doanh nghiệp lớn nhất về quy mô và lợi nhuận, đồng thời là 1 trong 20 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Những đóng góp của Mavin đã được khách hàng và cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước ghi nhận bằng nhiều giải thưởng uy tín. Tạp chí Mavin - Từ Nông trại tới Bàn ăn vinh dự là cầu nối thông tin giữa Tập đoàn Mavin tới Quý bạn đọc, sẽ ghi lại toàn bộ những cố gắng và nỗ lực đó của Mavin để phục vụ xã hội và khách hàng. Tạp chí cũng sẽ đóng vai trò tư vấn, giới thiệu những mô hình thành công, hiệu quả giúp khách hàng tham khảo, học hỏi và thực hiện ước mơ làm giàu từ nông nghiệp. Trên hết, chúng tôi mong rằng Tạp chí sẽ trở thành người bạn đồng hành tin cậy của các Quý khách hàng, đối tác, người chăn nuôi của Tập đoàn Mavin trên khắp cả nước, cùng chung tay xây dựng ngành nông nghiệp Việt Nam bền vững. Thân ái! Ban Biên tập

>> Thị trường chăn nuôi không

"dậm chân tại chỗ"

>> Tập đoàn Mavin tham dự Hội thảo

Nông nghiệp thông minh

10

>> Thành lập Công ty CP Mavinvet

11

>> Mavin nhận Bằng khen "Điển hình liên

kết sản xuất nông nghiệp"

12

>> Trại heo Lệ Xá - động lực lớn

cho chăn nuôi

>> Tìm lời giải xử lý chất thải chăn nuôi

20 24

>> Dược Thú y Cai Lậy bứt phá

từ thách thức

32

>> Phòng trị bệnh xuất huyết

trên cá trắm cỏ

34

>> Mavin Food 2018:

Năm bản lề cất cánh

>> Thị trường thịt heo

3

4

36

cần những cú huých

38

>> Nuôi bò sữa bằng tình yêu

46


chuyển động chăn nuôi

Thị trường chăn nuôi không “dậm chân tại chỗ” Ngành chăn nuôi được coi là trụ đỡ của nông nghiệp với nhiều lợi thế lâu đời. Tuy nhiên phương thức sản xuất kiểu nhỏ lẻ, manh mún và những thói quen “đánh nhanh thắng nhanh” đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của ngành. Vượt qua những khủng hoảng về giá heo và hạn chế năm 2017, năm 2018 ngành chăn nuôi nói chung và tình hình tiêu thụ thịt heo nói riêng dự báo sẽ “sáng sủa” hơn. Tình hình chung

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, chăn nuôi gia súc trong quý I/2018 gặp khó khăn do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ tháng 1 đến đầu tháng 2. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt do dịch bệnh được kiểm soát, giá bán ổn định, sản phẩm chăn nuôi đảm bảo nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và sau dịp Tết Nguyên đán 2018. Riêng chăn nuôi heo, mặc dù giá thịt heo hơi trong tháng 2 và đầu tháng 3/2018 tăng nhẹ, đến giữa tháng 3 giá theo xu hướng giảm và hiện nay đã phục hồi nhưng vẫn không đảm bảo cho người chăn nuôi có lãi nên quy mô đàn tiếp tục giảm. Ước tính, đàn gia cầm tăng 6,6%; đàn heo giảm 6,2%. Thịt gia cầm hơi xuất chuồng tăng 6,8%; riêng sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng giảm 1,2%. Tính đến hết tháng 3/2018, cả nước không còn dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh và dịch lở mồm long móng.

Diễn biến thị trường

Thịt heo Mặt hàng thịt heo là chủ lực của ngành chăn nuôi, hiện nay thị trường Trung Quốc hồi phục, hiện đàn heo nái đạt khoảng 40 triệu con, cơ bản đáp ứng nhu cầu heo giống cho hoạt động sản xuất của Trung Quốc; Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cường kiểm soát biên mậu, siết chặt việc xuất nhập khẩu qua biên giới. Trong khi đó các thị trường khác trên thế giới đều tăng trưởng trong quý I, như Mỹ (dự báo tăng 4,3%), Brazil hay EU cũng có sự tăng trưởng nhất định. Tại thị trường nội địa, sau Tết, tiêu thụ trong nước ổn định, nhu cầu không tăng, trong khi hoạt động phát triển sản xuất được duy trì (tuy đàn heo có giảm) nên nguồn cung không bị thiếu hụt. Vì thế, giá heo hơi tuần cuối tháng 3 có xu hướng giảm.

4

Gia cầm Theo tổng hợp nguồn tin từ một số doanh nghiệp, do ảnh hưởng của giá thịt heo giảm; nguồn cung gia cầm ổn định nhưng lại có dấu hiệu lớn hơn nhu cầu sản xuất, tiêu thụ, nên giá thịt gia cầm hơi, nhất là gà công nghiệp lông trắng trong tháng 3 giảm so với tháng 1, tháng 2 và so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, đối với gà lông màu nuôi thả vườn, so với cùng kỳ năm 2017, giá sản phẩm cao hơn nhiều (bình quân trong tháng 3/2018 tăng 34% so với cùng kỳ năm 2017).

Triển vọng

Thị trường chăn nuôi thế giới trong năm 2018 với triển vọng phát triển tốt, giá thịt heo hơi dự báo sẽ tăng; sản lượng thịt heo nhập khẩu cũng sẽ tăng so với năm trước nhờ việc xóa bỏ thuế nhập khẩu thịt heo theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Thị trường Trung Quốc Năm 2018 dự báo kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng kéo theo nhu cầu nhập khẩu nông lâm thủy sản phục vụ sản xuất và tiêu dùng cũng sẽ tăng, nhất là các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn như: thủy sản, rau quả, sữa, thịt heo. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý chặt chẽ nhập khẩu thương mại biên giới. Hiện nay, thịt heo sống và thịt heo của Việt Nam chưa được cấp phép xuất khẩu vào Trung Quốc, nên để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp Bộ, ngành và doanh nghiệp, đối tượng tham gia lĩnh vực chăn nuôi. Thị trường ASEAN Với lợi thế như thời gian vận chuyển ngắn, chi phí thấp


Hiện, nguồn cung gia cầm tương đối ổn định Ảnh: MF

5

hơn so với các thị trường Mỹ, EU... nên tiềm năng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi (thịt sống, sản phẩm từ thịt, trứng đã qua chế biến) của Việt Nam sang các nước như: Philippines, Singapore, Myanmar là rất lớn. Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc Theo các Hiệp định FTA giữa Việt Nam với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhiều mặt hàng sẽ được ưu đãi thuế bằng 0%. Trong đó có sản phẩm chăn nuôi như: thịt gà, thịt heo chế biến sẵn, trứng gà, sữa... Đây là những sản phẩm của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu. Để thực hiện việc chăn nuôi đạt hiệu quả hơn, tiêu thụ khởi sắc hơn, ngành chăn nuôi trong năm 2018 cần có sợ phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi. Đồng thời kiểm soát chặt các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, nhập khẩu, phân phối và sử dụng thức ăn có chứa kháng sinh, hóa dược... Bùi Hải Nguyên (Cục Chăn nuôi)

T

heo Cục Chăn nuôi, để có thực phẩm sạch từ nguồn, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và hướng tới xuất khẩu, cần đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai kế hoạch kiểm soát chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi năm 2018 do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông triển khai tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người chăn nuôi cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm...


từ nông trại tới bàn ăn

Kiểm soát chặt việc tăng đàn heo Theo Bộ NN&PTNT, nguồn cung thịt heo trên thị trường vẫn đang vượt so với nhu cầu, nhưng, hiện giá heo chỉ thấp quanh khoảng 29.000 - 35.000 đồng/kg. Nhìn sang thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc hiện đang tăng mạnh nguồn cung nội địa. Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Thịt heo được “giải cứu” với nhiều biện pháp, trong đó chủ yếu nhằm kiểm soát việc tăng đàn, tìm đầu ra cho thịt heo. Kết quả, đến nay đàn heo nái đã giảm 500 nghìn con, tương đương giảm khoảng 20% so cùng kỳ năm trước.

kg. Một số địa phương khác như: Hưng Yên, Ninh Bình, giá heo cũng tăng 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên vẫn có vài nơi như: Bắc Giang, giá heo giảm 1.000 đồng/kg, Yên Bái cũng có mức giảm tương ứng và dao động quanh 32.000 đồng/kg. Tại Sơn La, giá heo hơi giảm 3.000 đồng/kg xuống còn 33.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam tăng nhẹ Tại các tỉnh phía Nam, giá heo hơi nhiều nơi được ghi nhận có mức tăng nhẹ. Cụ thể, tỉnh có mức tăng nhiều nhất là Bến Tre, giá heo tăng 2.000 đồng/kg, từ 29.000 đồng/kg lên 31.000 đồng/kg, Đồng Tháp tăng từ 29.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hậu Giang cùng tăng 1.000 đồng/kg, dao động quanh mức 31.000 đồng/ kg. Đồng Nai là địa phương có mức tăng thấp nhất (500 đồng/kg). Khu vực miền Trung và Tây Nguyên giá heo cũng có thay đổi tuy nhiên theo chiều hướng đi xuống. Cụ thể tỉnh Nghệ An giá heo giảm từ 34.000 đồng/ kg xuống còn 33.000 đồng/kg. Hà Tĩnh có mức giảm nhiều hơn (khoảng 1.500 đồng/kg), giá heo hơi hiện đang dao động quanh mức 31.000 32.000 đồng/kg.

Giá trứng gia cầm giảm Nuôi heo thua lỗ, dân đổ xô nuôi gà vịt Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, có khoảng 50% trang trại nhỏ lẻ trong tỉnh phải “treo chuồng”, bỏ nghề do thua lỗ. Trong số này, một số ít chuyển sang chăn nuôi heo thuê cho các doanh nghiệp FDI, còn phần lớn chuyển sang nuôi gà, vịt để tránh bỏ không chuồng trại. Mặc dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng có thể khẳng định số hộ chăn nuôi heo cải tạo chuồng trại chuyển sang các loại gia cầm gần đây tăng đột biến. Việc nhiều hộ trong tỉnh chuyển sang nuôi gà, khiến tổng đàn gà tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2017, số lượng gà trên địa bàn tỉnh đạt hơn 19,4 triệu con, tăng gần 11% so với cuối năm 2016. Hai tháng đầu năm 2018, số lượng các hộ chuyển sang nuôi gà vẫn tiếp tục tăng. Điều này dễ dẫn tới nguy cơ chăn nuôi gia cầm “vỡ trận” do cung vượt cầu.

Giá thịt heo bình ổn ở mức thấp Tròn 1 năm sau đợt “giải cứu” thịt heo, đến nay dù được cho là đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng người chăn nuôi vẫn phải bán heo với giá thấp. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, giá heo hiện đang quanh mốc 29.000 30.000 đồng/kg, trong khi nguồn cung thịt heo ra thị trường vẫn vượt so với nhu cầu. Cụ thể, giá heo tại miền Bắc tăng nhẹ khoảng 1.000 - 3.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 3/2018 , phổ biến từ 31.000 - 35.000 đồng/

6

Giá trứng trên địa bàn Hà Nội hiện đang có xu hướng giảm 500 1.000 đồng/quả so với trước Tết. Cụ thể, trứng vịt quả to giá bán lẻ từ 2.500 - 2.800 đồng/quả, loại nhỏ hơn giá 2.300 - 2.500 đồng/quả; trứng gà ta từ 4.000 - 4.500 đồng/quả; trứng gà công nghiệp từ 2.000 - 2.200 đồng/quả; trứng vịt lộn giá từ 3.200 - 3.500 đồng/quả… Giá trứng giảm nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung đang rất dồi dào. Bên cạnh đó, sau Tết, lượng trứng tồn đọng trong Tết vẫn còn, trong khi đó nhu cầu mua trứng gia cầm giảm. Đáng chú ý, thời gian gần đây, giá thịt heo giảm mạnh, cũng làm ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của người dân.


Giá các sản phẩm chăn nuôi từ tháng 3 - 4/2018 Sản phẩm

Đơn giá

Đơn vị tính

Heo siêu

30.000 - 34.000

Đồng/kg

Heo lai đẹp

27.000 - 29.000

Đồng/kg

Heo lai

25.000 - 27.000

Đồng/kg

Gà thịt công nghiệp

25.000 - 29.000

Đồng/kg

Gà thịt lông màu

43.000 - 52.000

Đồng/kg

Gà mía Sơn Tây

62.000 - 63.000

Đồng/kg

Gà ta nuôi thả vườn

68.000 - 72.000

Đồng/kg

Gà lai chọi

66.000 - 71.000

Đồng/kg

Gà Đông Tảo lai

65.000 - 70.000

Đồng/kg

Gà Ai Cập đẻ loại

25.000 - 30.000

Đồng/kg

Vịt bầu cánh trắng

28.000 - 32.000

Đồng/kg

Trứng gà Ai Cập hoa mơ

1.400 - 1.500

Đồng/quả

Trứng gà công nghiệp

1.150 - 1.250

Đồng/quả

Trứng gà Ai Cập trắng

1.300 - 1.400

Đồng/quả

Trứng thường

1.800 - 2.000

Đồng/quả

Trứng vịt lộn

2.000 - 2.600

Đồng/quả

Giá giống các sản phẩm chăn nuôi tháng 3/2018 Sản phẩm

Giá

Đơn vị tính

400.000 - 650.000

Đồng/con

Heo lai (22 - 30 kg/con)

33.000 - 40.000

Đồng/kg

Gà lông màu

12.000 - 13.000

Đồng/con

Gà Ai Cập

13.500 - 15.000

Đồng/con

Gà lai chọi

9.000 - 13.000

Đồng/con

Vịt thịt

5.000 - 7.000

Đồng/con

Heo siêu xách tai

7

Thư mời cộng tác Bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ: Phòng Truyền thông Thương hiệu Tập đoàn Mavin Địa chỉ: tầng 8, tòa nhà Hudland, số 6 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: (024) 320 33 666 (ext 147) Fax: (024) 320 33 111 Email: toan.vu@mavin-group.com Rất mong nhận được sự cộng tác của Quý bạn đọc!


từ nông trại tới bàn ăn

Điện Biên

Nhu cầu tiêu thụ cá rô phi thương phẩm ổn định

hiếm, giá cũng tăng cao do nhu cầu tiêu thụ lớn. Hiện, giá mặt hàng này đã tăng lên mức 500.000 - 560.000 đồng/kg, tại một số cửa hàng chuyên bán hải sản, giá đã tăng lên 580.000 - 600.000 đồng/kg.

kg; cá chim trắng vây vàng dao động từ 120.000 - 135.000 đồng/kg; cá chẽm loại 1,5 - 2 kg trên dưới 110.000/kg, cá mú lai khoảng 300.000 đồng/ kg (tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg). Với mức trên, giá thủy sản nuôi trồng đã tăng 30% - 50% so với mức trung bình năm ngoái.

Giá cá chẽm thương phẩm tăng nhẹ

Cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Điện Biên. Nông dân trong toàn tỉnh đã tận dụng triệt để diện tích mặt nước tại các ao, hồ, khe suối để nuôi thủy sản với mục đích khác nhau, từ phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình đến tạo hàng hóa để bán. Theo ông Khoáng Văn Pháng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, một hộ nuôi lâu năm cho biết: Thời điểm tháng 3 - 4 dương lịch, gia đình tôi bắt đầu thu hoạch cá. Các thương lái và nhiều khách hàng ở ngoài huyện đến thu mua tận ao, nên sản phẩm của gia đình lúc nào cũng ổn định và không lo rớt giá so với các tỉnh dưới xuôi. Cũng theo khảo sát, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá rô phi trên thị trường khá ổn định, giá cá dao động từ 100.000 - 130.000 đồng/kg. Đây là mức giá tương đối tốt, bà con vẫn có lãi khá.

8

Trong 3 tháng đầu năm 2018, giá cá chẽm nuôi trong nước tương đối ổn định, tại một số vùng, giá cá thương phẩm tăng nhẹ. Cụ thể, giá cã chẽm tại Đà Nẵng hiện đạt mức 130.000 - 140.000 đồng/ kg, trung bình 3 tháng đạt mức tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg; tại TP Hồ Chí Minh, giá ở mức khá cao, dao động từ 140.000 - 150.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ… giá cá chẽm thương phẩm dao động 115.000 - 120.000 đồng/kg, giảm 6.000 - 8.000 đồng/kg so với tháng 2/2018. Thị trường nuôi cá chẽm cũng khá sôi động, đơn cử tại Khánh Hòa, cá chẽm giống (cỡ 1,5 cm) có giá 40.000 - 50.000 đồng/kg.

Khan hiếm nguồn cung, cá chình được giá

Nhiều loại cá được giá

Xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) mỗi năm cung cấp hàng trăm tấn cá cho thị trường khu vực Phong Nha và tỉnh Quảng Bình. Hiện toàn xã Sơn Trạch có 379 hộ nuôi cá lồng trên sông Son với gần 700 lồng nuôi các loại cá như: trắm cỏ, mè, rô phi. Đây cũng là quê hương của loài cá chình ngon nổi tiếng. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản lượng cá tự nhiên bị sụt giảm nghiêm trọng do nhiều người đánh bắt theo lối tận diệt khiến cá chình trên thị trường khan

Sau nhiều năm long đong vì tình trạng xả thải khiến thủy sản nuôi lồng bè chết hàng loạt, từ đầu năm 2018 cho tới nay, giá thủy sản nuôi lồng bè tăng mạnh khiến ngư dân làng bè Long Sơn (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vô cùng phấn khởi. Nhiều ngư dân của xã đảo cho biết, từ đầu năm đến nay, giá cá nuôi lồng bè tăng khá cao, có loài tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Hiện cá bớp được thương lái thu mua với giá từ 175.000 - 185.000 đồng/kg, tăng bình quân 50.000 đồng/

Bà rịa - Vũng Tàu

Giá cá thát lát cườm tăng So với những năm trước đây, giá cá thát lát cườm chỉ khoảng 38.000 đồng/kg khiến người nuôi thua lỗ thì hiện nay, giá đã tăng lên 70.000 - 74.000 đồng/kg, người nuôi lãi khá. Cụ thể, đối với cá bột được nuôi 2 - 3 tháng làm giống, giá ổn định ở mức 2.000 - 3.000 đồng/con; Cá giống cỡ 6 - 8 cm rất hiếm, có giá từ 2.000 - 2.500 đồng/ con. Riêng với cá thương phẩm, trọng lượng từ 0,5 - 0,8 kg/con, có giá từ 70.000 - 74.000 đồng/ kg. Theo ông Trần Văn Mưa, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang, người có trên 10 năm kinh nghiệm ương giống cá Nàng Hai chia sẻ, “Mỗi năm, tôi bán cho các trại giống ở Hậu Giang trên dưới 2 triệu con giống, với giá 2.000 - 3.000 đồng/ con. Mặc dù vốn ban đầu bỏ ra khá lớn, chi phí mỗi năm khoảng 3 tỷ đồng nhưng lợi nhuận khá cao, khoảng 700 triệu đồng”.


Giá một số loài thủy sản nước ngọt từ tháng 3 - 4/2018 Mặt hàng Cá chẽm Cá bớp Cá mú chấm Cá mú tạp Cá tra thịt trắng Cá điêu hồng Cá lóc Cá sặc rằn Cá rô đầu vuông Cá rô phi Cá trắm đen Cá mè Cá quả

Quy cách 0,8 - 1,6 kg 1,5 kg/con 3 kg/con Loại I Loại II 300 - 1000 gam 0,5 kg/con 6 con/kg 3 - 5 con/kg 0,5 - 1 kg/con 3 - 4 kg/con 0,7 - 1 kg/con

Giá 140.000 - 160.000 165.000 - 175.000 145.000 - 160.000 145.000 - 150.000 31.000 - 33.000 29.000 - 30.000 34.000 - 36.000 36.000 - 38.000 36.000 - 37.000 30.000 - 32.000 45.000 - 55.000 180. 000 40. 000

Địa phương Khánh Hòa Khánh Hòa Khánh Hòa Khánh Hòa

0,8 - 1 kg/con

90. 000

Hà Nam

Đồng Tháp Đồng Tháp Đồng Tháp Đồng Tháp Đồng Tháp Hải Phòng Hà Nam Hà Nam

Bảng giá giống thủy sản tháng 3 - 4/2018 Mặt hàng Cá he Cá rô đầu vuông bột Cá lóc Cá lăng Cá thát lát cườm Cá điêu hồng Cá chép Cá chim trắng Cá trôi

Giá 50. 000 45. 000 160.000 - 168.000 2. 600 2.000 - 3.000 24.000 - 25.000 50.000 - 55.000 250 43. 000

Đơn vị tính Đồng/kg; 50 con/kg Đồng/kg, 200 con/kg Đồng/kg; cỡ 1.200 con/kg Đồng/con Đồng/con Đồng/kg; 80 con/kg Đồng/kg; 200 con/kg Đồng/con Đồng/kg; 200 con/kg

Địa phương An Giang Cần Thơ Đồng Tháp Khánh Hòa An Giang Đồng Tháp Cần Thơ Cần Thơ Cần Thơ

Giá một số mặt hàng thủy sản tại chợ và ao ngày 10/3 - 2/4/2018 Mặt hàng

Ngày

Giá (đồng/kg)

Cá lóc đồng tại ao

2/4/2018

150.000

Cá lóc nuôi tại ao

31/3/2018

40.000

Cá rô tại ao

31/3/2018

28.000

Cá điêu hồng tại ao

29/3/2018

33.000

Cá lóc đồng tại ao

29/3/2018

120.000

Cá lóc nuôi tại ao

27/3/2018

37.000

Cá rô tại ao

22/3/2018

22.000

Cá sặc rằn tại ao

10/3/2018

50.000

9


nhịp đập Mavin Mavin phát triển

Tập đoàn Mavin tham dự Hội thảo Nông nghiệp thông minh Ngày 25/1/2018, tại Đồng Tháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead đã thay mặt cho Tập đoàn Mavin và cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư Australia tham dự và phát biểu tại Hội thảo Nông nghiệp thông minh - Cơ hội và thách thức với nông nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin trả lời phỏng vấn các báo nước ngoài tại Hội Thảo

H

ội thảo thu hút khoảng 150 đại biểu đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ; đoàn Đại sứ quán Australia, các chuyên gia nước ngoài; các trường đại học, Viện Nghiên cứu; các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long; doanh nghiệp, hợp tác xã… Nội dung chính của Hội thảo bàn về các vấn đề như: hiện trạng ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long; kinh nghiệm về chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Australia; nhu cầu của các doanh nghiệp nông nghiệp và giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý sản xuất; ứng dụng tiếp thị số và thương mại điện tử để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại Hội thảo, Ông David John Whitehead cho biết, Mavin đã và đang đầu tư rất nhiều cho công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn. Mavin đang sở hữu các trung tâm heo giống hạt nhân, nhà máy thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y, chế biến thực phẩm… với trình độ tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ hiện đại nhập khẩu toàn bộ từ châu Âu. Tại Đồng Tháp, Mavin đã đầu tư và sắp đưa vào hoạt động Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi lớn nhất và hiện đại nhất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mavin cũng có kế hoạch đầu tư một

10

“Ứng dụng công nghệ cao đã và đang giúp Mavin tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, có thể truy xuất được nguồn gốc đến tay người tiêu dùng với các trải nghiệm đặc biệt về chất lượng sản phẩm và dịch vụ”, Chủ tịch Tập đoàn Mavin nhấn mạnh tại Hội thảo

Trung tâm heo giống hạt nhân công nghệ cao, Nhà máy chế biến thực phẩm tại Đồng Tháp với tổng vốn đầu tư toàn bộ cho khu vực này lên tới 1.600 tỷ đồng.


Mavin Austfeed là 1 trong 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Theo thông báo của Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), năm 2018, Công ty CP Mavin Austfeed tiếp tục đứng trong Bảng xếp hạng FAST500 và là 1 trong 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 8 Bảng xếp hạng này được công bố và cũng là năm thứ 8 liên tiếp Mavin Austfeed được xếp hạng với thứ bậc ngày càng tăng cao. Đặc biệt năm nay, Mavin Austfeed đứng thứ 16/50 doanh nghiệp, là 1 trong số ít các công ty thức ăn chăn nuôi được xếp hạng. Bảng xếp hạng FAST500 được Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam

Report) và Báo VietnamNet - Bộ Thông tin Truyền thông công bố dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report. FAST500 ghi nhận những thành quả kinh doanh xuất sắc của các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên tiêu chí về tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trong giai đoạn 3 năm liên tiếp. Những doanh nghiệp có tên trong FAST500 được đánh giá là những doanh nghiệp năng động, có tăng trưởng nhanh và bền vững nhất, góp phần tích cực vào công cuộc khôi phục nền kinh tế nước nhà và từng bước hội nhập vào xu thế phát triển của khu vực và thế giới.

Đây là lần thứ 5 liên tiếp Mavin Austfeed đứng trong Bảng xếp hạng này. Năm 2017, thứ hạng của Mavin Austfeed tăng 74 bậc và là 1 trong 10 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đại diện Vietnam Report cho biết, Mavin Austfeed là một trong các đơn vị có kết quả hoạt động và sự thăng hạng ấn tượng nhất trong Bảng xếp hạng. Điều đó thể hiện nỗ lực phát triển không ngừng của doanh nghiệp để luôn sáng tạo cải tiến, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đặc biệt trong thời điểm thị trường chăn nuôi khó khăn như năm 2017.

Thành lập Công ty CP Mavinvet

Mavin Austfeed nhận giải thưởng VNR500 Ngày 19/1/2018, tại Khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Công ty CP Mavin Austfeed đã được trao tặng giải thưởng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm 2017 (ảnh). Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin thay mặt Mavin Austfeed nhận giải thưởng uy tín này.

11

Ngày 26/2/2018, Công ty CP Mavinvet (Mavinvet) được cấp Giấy phép kinh doanh chính thức. Mavinvet là thương hiệu về chăm sóc sức khỏe vật nuôi của Tập đoàn Mavin. Mavinvet được thành lập để nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu và phân phối dược phẩm thú y, thủy sản và chế phẩm sinh học dùng trong thú y theo tiêu chuẩn GMP-WHO. Mavinvet sẽ cung cấp một giải pháp toàn diện cho nông dân để ngăn ngừa, chữa bệnh và tạo ra giá trị gia tăng cho người chăn nuôi. Hiện, Tập đoàn Mavin đã đầu tư vào Công ty CP Mavinvet và Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy.


nhịp đập Mavin

Mavin nhận bằng khen “Điển hình liên kết sản xuất nông nghiệp” Ngày 6/2/2018, tại Hà Nội, Công ty CP Mavin Austfeed đã được Bộ NN&PTNT tuyên dương và trao tặng Bằng khen “Điển hình liên kết sản xuất nông nghiệp” (ảnh). Ðến dự, có đồng chí Vương Ðình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương. Lễ tuyên dương có 75 điển hình gồm: 25 nông dân, 25 doanh nghiệp và 25 hợp tác xã đã có thành tích tốt trong việc tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả thiết thực cho ngành nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, Mavin Ausfeed đứng trong top 7 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi nhận được Bằng khen của Bộ NN&PTNT. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, 75 tổ chức, cá nhân được tôn vinh tại buổi lễ là một phần của 11 nghìn hợp tác xã, gần 6 nghìn doanh nghiệp, 86 triệu bà con nông dân, không chỉ thể hiện quyết tâm thông qua mô hình liên kết sản xuất hàng hóa tốt hơn mà còn là giải pháp, xu hướng kinh tế, hướng nông sản hội nhập sâu hơn, giá trị hơn. Chính sự liên kết này đã góp phần đắc lực thúc đẩy chương trình thứ hai của ngành nông nghiệp là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Trước đó, Mavin Austfeed cũng đã được công nhận là 1 trong 500

doanh nghiệp có quy mô và lợi nhuận lớn nhất Việt Nam. Với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, Mavin Austfeed đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” của Tập đoàn Mavin, bao gồm: con giống, chăn nuôi công nghiệp, thức ăn chăn nuôi, dược thú y và chế biến thực phẩm. Hiện Mavin Austfeed sở hữu 5 nhà máy thức ăn chăn nuôi với công suất thiết kế hơn 2 triệu tấn mỗi năm, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tập đoàn Mavin là Công ty có vốn đầu tư Australia xuất sắc nhất Ngày 23/3/2018, tại TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Mavin đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia Việt Nam (Auscham) trao tặng danh hiệu Công ty có hoạt động xuất sắc nhất năm 2018 (ảnh). Mavin đã vượt qua hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Australia tại Việt Nam, trở thành Công ty dẫn đầu trong hạng mục giải thưởng này. Giải thưởng “Công ty có hoạt động xuất sắc nhất” (Business Excellency) là một sáng kiến của Auscham nhằm vinh danh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất trong lĩnh vực hoạt động của mình tại Việt Nam, được công nhận rộng rãi là “người đi đầu” trong ngành. Ngoài giải thưởng này, Auscham cũng ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp trong các khía cạnh: phát triển bền vững, cải tiến sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng… Các doanh nghiệp đạt giải đã phải trải qua các vòng đề cử, bình chọn được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm ngặt và minh bạch của Auscham. Tập đoàn Mavin là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Australia, thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 2004. Trong mỗi mắt xích hoạt động, Mavin đều đạt được những thành tích đáng ghi

12

nhận: 1 trong 10 thương hiệu thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam, 1 trong 3 doanh nghiệp dẫn đầu về chăn nuôi heo, 1 trong 3 thương hiệu thực phẩm dẫn đầu tại miền Bắc, thương hiệu dược thú y duy nhất của Việt Nam...


Tập đoàn Mavin sẽ đầu tư 1.600 tỷ đồng vào Đồng Tháp

Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin cho biết, Mavin đã đầu tư và dự kiến từ tháng 5/2018 sẽ đưa vào hoạt động Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi trên diện tích gần 50.000 m2, công suất 450.000 tấn sản phẩm/năm tại cụm công nghiệp Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, Đồng Tháp. Đây là Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi lớn nhất và hiện đại nhất Đồng bằng sông Cửu Long tính đến hiện tại. Mavin cũng có kế hoạch đầu tư một Trung tâm heo giống hạt nhân công nghệ cao tại huyện Cao Lãnh, quy mô 43 ha, công suất 5.000 heo giống. Ngoài ra, Mavin cũng sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đồng Tháp. Tổng vốn đầu tư của Mavin tại Đồng Tháp ước đạt 1.600 tỷ đồng. Ông David John Whitehead cho biết, chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, thông thoáng, trong đó có thủ tục hành chính nhanh gọn, sự ủng hộ của các cấp chính quyền và người dân địa phương là yếu tố đặc biệt quan trọng để Tập đoàn lựa chọn Đồng Tháp là địa điểm nằm trong kế hoạch nghiên cứu đầu tư.

Tập đoàn Mavin hợp tác với RIA 2 Ngày 10/4/2017 tại Hà Nội, Tập đoàn Mavin và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy

13

sản II (RIA 2) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản. Tham gia ký kết có ông Nguyễn Văn Sáng, Giám đốc RIA 2 và ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin. Theo nội dung Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ hợp tác về: Nghiên cứu và phát triển giống thủy sản; Nghiên cứu phát triển các sản phẩm của Tập đoàn Mavin và RIA2 trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; Phối hợp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến của thế giới, hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản

bền vững… Tại đây, ông David John Whitehead đã chia sẻ định hướng của Tập đoàn về phát triển nuôi trồng thủy sản. “Thủy sản là mũi nhọn thứ 2 sau chăn nuôi heo của Tập đoàn và sẽ được đẩy mạnh trong các năm tới để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu tại miền Bắc về chế biến thức ăn thủy sản và nuôi trồng thủy sản nước ngọt”. Ông David John Whitehead nhấn mạnh. RIA 2 thuộc Bộ NN&PTNT, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, hợp tác quốc tế, tư vấn và dịch vụ về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng; khai thác thủy sản; chế biến thủy sản tại các tỉnh miền Nam. Trước đó, tháng 11/2017, Tập đoàn cũng đã ký kết hợp tác với Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản I (RIA 1) để nghiên cứu và phát triển các giống thủy sản nước ngọt. Việc tiếp tục hợp tác với RIA 2 sẽ bổ sung năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm

của Mavin tại các địa bàn phía Nam, hỗ trợ Mavin thực hiện mục tiêu khép kín chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” trong lĩnh vực thủy sản.

Tập đoàn Mavin nhận giải thưởng Rồng vàng 2018

Ngày 14/4/2018, tại Liên hoan các doanh nghiệp Rồng vàng và Thương hiệu mạnh Việt Nam 2017 - 2018, Tập đoàn Mavin đã nhận giải thưởng Rồng vàng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất sắc nhất tại Việt Nam. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Tập đoàn nhận giải thưởng này. Liên hoan các doanh nghiệp Rồng vàng và Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, được khởi xướng từ năm 2001, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp lớn, có kết quả hoạt động tốt, phát triển nhanh, bền vững, có đóng góp tích cực cho cộng đồng, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền lợi người lao động. Năm 2018, với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đòn bẩy tăng trưởng kinh tế”, Liên hoan được tổ chức gồm một chuỗi các sự kiện gồm: Diễn đàn CEO, Gala Dinner và Lễ trao giải Rồng vàng và Thương hiệu mạnh trong các ngày 13 - 14/4/2018 tại khách sạn JW. Marriot, Hà Nội. Đặc biệt, năm 2018, Liên hoan cũng kỷ niệm 30 năm mở cửa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Rồng vàng đã ghi nhận những nỗ lực của Mavin trong việc chung tay phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.


Mavin phát triển

Nuôi cá công nghệ Mỹ Năng suất gấp 3 lần Mô hình nuôi cá sông trong ao (IPA - InPond Raceway Aquaculture) không còn xa lạ với người nuôi cá ở các tỉnh như: Nghệ An, Hưng Yên, Hải Dương, nhờ các hiệu quả rõ rệt như hệ số thức ăn giảm, tỷ lệ rủi ro dịch bệnh thấp, cá tăng trọng nhanh, năng suất cao gấp 3 - 4 lần, sản phẩm luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... IPA là gì và tại sao hiệu quả cao như vậy?

Điểm then chốt trong mô hình IPA là tạo ra các dòng chảy liên tục ngay trong hệ thống bể/ao nuôi. Những chiếc máy sục khí cùng hệ thống phụ trợ ở đầu các bể sẽ đẩy nước luôn lưu thông tạo thành 1 dòng sông nhỏ trong ao, cá trong bể sẽ hình thành thói quen vận động và bơi ngược dòng 24/24h. Mô hình này sử dụng hệ thống cho ăn tự động, đảm bảo kiểm soát lượng thức ăn theo từng giai đoạn nuôi và toàn bộ cá trong hệ thống nuôi luôn được ăn đầy đủ. Khác biệt so với phương pháp truyền thống, công nghệ nuôi cá sông trong ao “buộc” cá phải vận động, từ đó giúp cá tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh. Nhờ đó, năng suất, chất lượng thịt cá và hiệu quả chăn nuôi cao hơn nhiều lần so với mô hình nuôi truyền thống. IPA còn được gọi là công nghệ nuôi thủy sản không thay nước trong khi vẫn đảm bảo kiểm soát môi trường chăn nuôi và phòng ngừa dịch bệnh. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các mô hình nuôi cá truyền thống chưa quản lý tốt nước thải và chất thải trong ao nuôi khiến cá có mùi bùn (earthy-musty off-flavors), không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm, không thích hợp làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, việc thay nước liên tục trong quá trình nuôi, nước thải và bùn thải được xử lý đơn giản hoặc được đổ thẳng ra sông, gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, với mô hình truyền thống, nước được lấy trực tiếp từ sông hoặc biển, không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ là nguyên nhân mang mầm bệnh từ môi trường vào ao, đầm nuôi. Khác với mô hình nuôi cá truyền thống, ưu điểm lớn nhất của công nghệ IPA là thu hồi, xử lý được chất thải, không cần thay nước trong

14

Tiến sỹ Jesse Chapell, người phát minh ra công nghệ IPA đào tạo tại Tập đoàn Mavin

suốt quá trình nuôi và sau nhiều vụ nuôi, có thể áp dụng cho cả sản xuất giống lẫn nuôi thương phẩm. Nhờ đó, có thể sản xuất được sản phẩm đạt yêu cầu an toàn thực phẩm trong nước và xuất khẩu (đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, ASC, BAP…), hạn chế mùi bùn, tăng chất lượng cơ thịt cá. Các điểm chính trong kỹ thuật chăn nuôi IPA Trong ao làm trục sông có tường bê tông, bở đất hoặc bạt nhựa ngăn nước; trong sông có sóng, có dòng chảy tuần hoàn để nước luôn lưu chuyển khắp ao, vừa thường xuyên đẩy gom chất thải từ cá xuống bể lắng cho máy hút dọn mỗi ngày, vừa đảm bảo môi trường nước ao nuôi luôn sạch. Diện tích thực nuôi thả cá “sông trong ao” rất nhỏ (khoảng 1/10 diện tích ao đưa vào sử

dụng), nên mật độ nuôi thả cá rất cao, thuận lợi cho quản lý và chăm sóc. Đoạn “sông trong ao” nuôi cá có đáy thảm bê tông cứng, có máy tạo sóng, máy sục khí, máy quạt nước, máy hút chất thải đáy... đảm bảo đủ điều kiện sống tối ưu cho cá. Mỗi sông ao chỉ nuôi 1 loại cá (không nuôi thả lồng ghép nhiều loại cá). Cho cá ăn liên tục 3 - 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều) trong suốt quá trình nuôi (không có ngày ngừng cho ăn để cá tận dụng thức ăn thừa như cách nuôi truyền thống), lượng thức ăn bằng 3 - 5% tổng trọng lượng cá. Chỉ dùng thức ăn công nghiệp sạch, kết hợp với men tiêu hóa và Vitamin C. Chú ý, đảm bảo đủ nguồn điện ổn định để vận hành máy móc thiết bị.


Năng suất gấp 3 lần nuôi truyền thống

Trong khi phần lớn người chăn nuôi nói chung, người nuôi cá nói riêng đều thua lỗ hoặc gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm thì, HTX Thủy sản VietGAP Hòa Phong (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên), một đối tác chăn nuôi theo công nghệ IPA của Tập đoàn Mavin, vẫn luôn có lãi cao, sản phẩm thu hoạch tới đâu được khách hàng tiêu thụ "sạch sẽ" tới đó. Có được kết quả này là do HTX đã áp dụng thành công quy trình chăn nuôi cá theo mô hình “sông trong ao”. Bà Vũ Thị Thắm, Chủ nhiệm HTX Thủy sản VietGAP Hòa Phong biết: Chăn nuôi cá công nghệ Mỹ cho hiệu quả rất cao như: hệ số sử dụng thức ăn giảm, tỷ lệ dịch bệnh thấp, cá tăng trọng nhanh, chu kỳ chăn nuôi ngắn, sản phẩm luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, năng suất cao hơn 3 lần so với cách nuôi cá truyền thống ở nước ta, sau thu hoạch cá cho phép thả con giống nuôi mới luôn mà không cần xử lý đáy ao. Thực tế, kết quả sản xuất trên 2 ao theo công nghệ Mỹ của Hòa Phong rất thuyết phục: Thả 2,7 vạn con giống cá diêu hồng, trọng lượng giống 3 con/1kg, sau 4 tháng thu hoạch được 10 tấn cá/ao công nghệ Mỹ (năng suất cao gấp 3 lần cách nuôi cũ).

Tập đoàn Mavin: tiên phong ứng dụng bài bản IPA

Tập đoàn Mavin là doanh nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ứng dụng bài bản và quy mô công nghệ nuôi cá “sông trong ao” trong nuôi trồng thủy sản, với quyết tâm mang lại các sản phẩm thủy sản “sạch từ nguồn”, cho hiệu quả chăn nuôi cao, giúp người chăn nuôi làm giàu từ nông nghiệp. Hiện nay Mavin có hệ thống các trại giống trải rộng khắp 15 tỉnh, thành trên khắp cả nước. Hợp tác với Mavin, tùy theo khả năng và điều kiện tài chính, đối tác có thể lựa chọn hình thức trại thuê hoặc trại gia công và được hỗ trợ về mặt tài chính nhờ mối liên kết chặt chẽ của Mavin với hệ thống ngân hàng. Ngoài việc được tư vấn kỹ thuật xây dựng bể/ao nuôi theo tiêu chuẩn công nghệ “sông trong ao”, đối tác sẽ được Mavin hỗ trợ lắp đặt công nghệ cho ăn tự động, tư vấn về con giống,

15

Theo bà Vũ Thị Thắm, nuôi cá theo công nghệ IPA, nước ao luôn sạch, cá nuôi không tiếp xúc với bùn, nên bụng cá không có màng đen gây mùi tanh hôi như cá nuôi truyền thống, thịt thơm ngon, săn chắc, được nhiều bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp tin tưởng đặt hàng mua trước. Chất thải của cá hút từ bể lắng đáy bể nuôi hàng ngày, sau khi se khô được dùng bón cho cây trồng rất tốt. thức ăn chăn nuôi sạch, phương pháp phòng chống dịch bệnh… Nhờ sở hữu trọn vẹn chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”, Tập đoàn Mavin cũng sẽ hỗ trợ đối tác bao tiêu sản phẩm đầu ra, đảm bảo lợi nhuận và thu nhập tăng trưởng bền vững.

Các đối tác cần tìm hiểu về mô hình nuôi cá “sông trong ao” và mong muốn bắt tay hợp tác với Tập đoàn Mavin, kính mời liên hệ: Mavin Aquaculture Hợp tác chăn nuôi: 0964 440 298, cá giống: 0979 892 282


Mavin Mavin phát phát triển triển

Mavin tạo lợi thế cạnh tranh từ công nghệ 4.0 Chia sẻ với báo chí, ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin cho rằng, vị thế hiện nay của Mavin trên thị trường có được hoàn toàn nhờ sớm đón làn sóng công nghệ cao để làm chủ hoàn toàn chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”.

Nhờ đón đầu công nghệ cao, Mavin đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi

16

Máy móc làm chủ

Thực vậy, với sự đầu tư quyết liệt về công nghệ trong gần 15 năm hoạt động, Mavin luôn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng 30%/năm, riêng mảng chăn nuôi tăng trưởng từ 150 - 200% mỗi năm. Trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi - lĩnh vực cốt lõi trong hoạt động của Tập đoàn, Mavin dành sự đầu tư rất lớn cho công nghệ. Tại 5 nhà máy của Mavin đều sử dụng dây chuyền sản xuất mới nhất của hãng Buhler, Thụy Sỹ. Nhờ công nghệ hiện đại, trình độ tự động hóa cao, điều khiển bằng phần mềm đã giúp các nhà máy của Mavin giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhân công, đảm bảo sự chính xác và hiệu quả. Đặc biệt, các

nhà máy đều được thiết kế tách biệt giữa khu sản xuất và khu đóng gói, tránh sự lây nhiễm chéo và đảm bảo an toàn vệ sinh. Các nhà máy cũng tối ưu hiệu quả hoạt động, tận dụng ánh sáng tự nhiên, bố trí hợp lý các thiết bị điện giúp giảm chi phí nhiên liệu… Ông Romeo Camenisch, Giám đốc khu vực châu Á - Tập đoàn Buhler cho biết, tầm nhìn và cách tiếp cận của Mavin để thực hiện mục tiêu trở thành thương hiệu đẳng cấp thế giới trong ngành thức ăn chăn nuôi đã gây ấn tượng mạnh cho Hãng Buhler. “Chính sự cởi mở với công nghệ hiện đại và tinh thần tiên phong khác biệt sẵn sàng áp dụng hệ thống và quy trình mới sẽ giúp Mavin trở thành doanh nghiệp hàng


“Tại Tập đoàn Mavin, ứng dụng công nghệ được coi là một yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh của Mavin trong gần 15 năm hoạt động. Với tư duy ứng dụng công nghệ cao đã giúp Mavin tạo ra được các sản phẩm nông nghiệp sạch sẽ, an toàn, có thể truy xuất được nguồn gốc với chất lượng cao. Công nghệ cao cũng giúp Mavin giảm được chi phí sản xuất, vận hành, tăng năng suất lao động và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead khẳng định.

đầu trong ngành thức ăn chăn nuôi”, ông Romeo Camenisch nhấn mạnh. Hiện Mavin đang là 1 trong 10 Công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhất trên thị trường. Tổng công suất các nhà máy của Mavin trên toàn quốc hiện nay có thể đạt trên 1 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. Nhờ làm chủ công nghệ, Mavin có thể giảm chi phí sản xuất trong khi vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong lĩnh vực chăn nuôi, Mavin là Công ty đầu tiên ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống trang trại của Mavin được tổ chức theo quy chuẩn thống nhất, chuồng trại khép kín, kiểm soát hoàn toàn bằng công nghệ computer. Mavin cũng tiếp thu tư duy tiên tiến trong các trang trại chăn nuôi như: ứng dụng hệ thống cho ăn tự động, hệ thống vệ sinh chuồng trại và xử lý môi trường tự động, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ tự động... Liều lượng dinh dưỡng cũng được máy móc trộn sẵn, định kỳ và tự động cung cấp cho heo. Chế độ ăn được tính toán hoàn toàn bằng máy, đảm bảo đầy đủ theo trọng lượng, tuổi và phù hợp sức khỏe của heo từng ngày.

Trách nhiệm với môi trường

Nhờ công nghệ hiện đại và quy trình nuôi tiên tiến, chặt chẽ, 100% trang trại của Mavin đảm bảo an toàn sinh học, thân thiện với môi trường. Hiện nay Mavin sở hữu 1 Trung tâm chẩn đoán thú y, 4 Trung tâm heo giống hạt nhân công nghệ cao, hợp tác với 50 trang trại trên toàn quốc, mỗi năm cung cấp trên 2.000 heo ông bà cụ kỵ, 20.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt chất lượng cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện Mavin là 1 trong 3 Công ty lớn nhất trên thị trường về sản lượng heo thịt và là đối tác chăn nuôi số 1 của bà con nông dân. “Nhờ công nghệ chăn nuôi hiện đại, phương thức quản lý khoa học đã đảm bảo chăn nuôi luôn cho kết quả chắc chắn với chất lượng cao nhất”, Chủ tịch Tập đoàn Mavin cho biết.

17

Trong lĩnh vực thực phẩm chế biến, Mavin là Công ty ứng dụng công nghệ hiện đại nhất tại miền Bắc với các trang thiết bị nhập khẩu hoàn toàn từ CHLB Đức. Nhà máy thực phẩm chế biến của Mavin được Tổ chức đánh giá Tuv-Nord của CHLB Đức cấp chứng chỉ ISO 9001-2005, ISO:22000 và HACCP. Những sản phẩm mang “bí quyết châu Âu, đậm sâu vị Á” và “sạch từ nguồn” của Mavin hiện nay đang được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong lĩnh vực dược thú y, Mavin cũng đầu tư Nhà máy tại Cai Lậy, Tiền Giang với các trang thiết bị đạt chuẩn WHO-GMP, gồm 4 dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động, phục vụ nhu cầu của người chăn nuôi về phòng ngừa và chăm sóc cho vật nuôi. PR


Mavin phát triển

Chuyên gia thức ăn chăn nuôi đào tạo kỹ năng sản xuất Từ ngày 5 - 16/3/2018, chuyên gia về công nghệ thức ăn chăn nuôi Ernst Nef đã có mặt và đào tạo tại các Nhà máy Mavin Austfeed. Dưới đây là một số hình ảnh tại khóa đào tạo. Khóa đào tạo diễn ra 7 ngày với sự tham gia của toàn bộ cán bộ quản lý khối sản xuất và vận hành nhà máy của Mavin Austfeed trên toàn quốc với chủ đề chủ đề “Kiểm soát vận hành và tiết kiệm năng lượng hiệu quả”. Chuyên gia cũng đã tham quan các Nhà máy Feed tại Hưng Yên, Đồng Tháp, trực tiếp kiểm tra hệ thống máy, dây chuyền sản xuất và có các tư vấn hữu ích cho khối sản xuất của Mavin.

Đào tạo kiến thức về dinh dưỡng chăn nuôi Từ ngày 4 - 6/4/2018, tại Nhà máy Mavin Austfeed Hưng Yên, chuyên gia về dinh dưỡng Thái Lan, bà Somsri Vanitchasakulbut đã tham gia chương trình đào tạo kiến thức cho toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty với chủ đề “Kiến thức về nguyên liệu thô trong sản xuất thức ăn chăn nuôi” (ảnh). Tham gia khóa đào tạo có các cán bộ về dinh dưỡng, quản lý chất lượng, người thu mua đến từ các Nhà máy của Mavin Austfeed trên toàn quốc. Chương trình đào tạo 3 ngày với sự hướng dẫn của chuyên gia Somsri đã giúp các cán bộ liên quan của Mavin Austfeed nắm thêm các kiến thức về dinh dưỡng và chất lượng của nguyên liệu thô trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm và công tác thu mua nguyên liệu.

18


19


farm

Trại heo Lệ Xá Động lực lớn cho chăn nuôi Là một trại nuôi heo nhưng Lệ Xá (xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) lại giống với một khu sinh thái với khung cảnh dịu mát. Dọc đường vào trại heo là hồ nước và những hàng hoa khoe sắc đủ màu. Những công nhân đang trồng trọt bên những luống rau xanh mướt như một hoạt động thư giãn cuối ngày.

Trại heo Lệ Xá được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật của Mavin Farm Ảnh: Vũ Mưa

Trang trại khép kín

Đón chúng tôi, anh Nguyễn Vinh Quang - chủ trại hồ hởi khoe về trang trại heo có công suất 3.000 con heo thịt, thành quả sau nhiều năm tâm huyết đối với chăn nuôi để phát triển quê hương Hưng Yên của mình. Anh Quang là một giảng viên đại học về kỹ thuật quân sự và là một đại tá quân đội, nhưng có nhiều tâm tư với ngành nông nghiệp. Anh đã đi nhiều nơi, nghiên cứu nhiều mô hình phát triển nông nghiệp ở các nước phát triển và mong mỏi phải làm gì đó để phát triển nông nghiệp nước nhà và đóng góp cho quê hương.

20

“Việt Nam có rất nhiều lợi thế về nông nghiệp và đã có chính sách đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính nhưng vẫn chưa thực hiện được. Trong khi ở các nước khác, hầu như không có điều kiện thuận lợi về tự nhiên nhưng nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật nên có nền nông nghiệp rất phát triển. Trên thế giới, đã có nhiều bài học về khủng hoảng kinh tế, sau đó các nước đều quay trở lại với nông nghiệp vì đó mới là ngành phát triển bền vững nhất”. Anh Quang chia sẻ cho chúng tôi lý do mà anh chọn chăn nuôi, chọn nông nghiệp để gửi gắm tâm tư xây dựng quê hương mình. Hồi tưởng lại thời gian mới bắt đầu, anh cho biết: “Năm 2014, Luật đất


Anh Quang tự tin khẳng định: “Thực tế, dù thị trường cho biến động nhưng thu nhập của trại không bị ảnh hưởng. Thu nhập của trang trại không lệ thuộc vào giá cả thị trường lên hay xuống mà phụ thuộc chính vào kết quả sản xuất cao hay thấp. Thực chất khi tham gia vào mô hình hợp tác, liên kết, trang trại chỉ là một mắt xích trong các mắt xích chủ chốt khác để tạo ra một chuỗi giá trị về thực phẩm sạch của Mavin. Công việc chính của trang trại là chăm sóc heo luôn khỏe mạnh, xử lý tốt mối quan hệ với chính quyền và địa phương”. đai có hiệu lực, khu vực này là những mảnh đất công điền chung, trồng được cây lúa to nhưng bông lại nhỏ, năng suất không cao, người dân không ai nhận, tôi đã thu gom lại toàn bộ 5 ha và dự định làm mô hình vườn ao chuồng. Nhưng khi bắt tay vào làm, tôi nhận thấy nếu chỉ có một mình thì khó làm lớn, không hợp tác sẽ không thể có một mô hình chăn nuôi chuẩn chỉnh được. Tôi đã gặp nhiều công ty chăn nuôi, tìm hiểu kỹ mô hình hợp tác phát triển chăn nuôi trước khi chọn cho mình một mô hình phù hợp nhất”. Như một cơ duyên, anh Quang chọn Mavin ngay sau lần gặp đầu tiên: “Điểm làm tôi yên tâm nhất về Mavin đó là sự “đàng hoàng”, cách làm việc phù hợp và đúng những gì mà tôi mong đợi”. Trại heo Lệ Xá được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật của Mavin Farm, hoàn toàn khép kín, đảm bảo quy trình sát trùng và diệt khuẩn chặt chẽ, có hệ thống cho ăn tự động… Trước khi vào thăm trại heo, khách tham quan phải đảm bảo trong vòng 48 giờ trước đó không tiếp xúc với bất kỳ nguồn thịt sống nào, khi vào trại phải trải qua quy trình sát trùng để đảm bảo không mang mầm bệnh cho vật nuôi. Lệ Xá có tổng cộng 6 chuồng nuôi, mỗi chuồng là 500 heo thịt và chỉ có 4 công nhân vận hành. Chúng tôi rất bất ngờ vì các chuồng nuôi đều rất sạch sẽ, hầu như không có mùi hôi như các trại nuôi truyền thống. Đặc biệt, phía sau trang trại, hệ thống biogas và xử lý chất thải được anh Quang dày công nghiên cứu là một điểm nhấn khác của Lệ Xá. “Toàn bộ chất thải rắn của trang trại được ép và bán cho các hộ chăn nuôi rau hữu cơ. Tôi cho rằng các trại chăn nuôi nên nghiên cứu và vận dụng quy trình xử lý chất thải này, vừa đảm bảo không gây ô nhiễm, vừa là nguồn phân bón rất hữu ích cho các hộ trồng rau sạch”. Thực vậy, dù chăn nuôi 3.000 con heo trên một trang trại với 3 mặt là hồ nước nhưng anh Quang tự hào chưa bao giờ xả thải, nước hồ luôn trong xanh và sạch sẽ. Anh Quang là 1 trong gần 100 tỷ phú chăn nuôi khác đang hợp tác với Mavin. Theo mô hình này, anh chịu trách nhiệm xây dựng trang trại theo

21

quy chuẩn, sau khi hoàn thiện Mavin nghiệm thu và chuyển con giống, vật tư vào sản xuất, quản lý và vận hành hoạt động của trang trại, còn các chủ trại như anh Quang chịu trách nhiệm đảm bảo về quan hệ chính quyền, đảm bảo hoạt động trại an toàn. “Điều làm tôi hài lòng nhất về mô hình hợp tác này là tôi không cần phải nắm vững về quy trình hay kỹ thuật chăn nuôi, đó là việc của những nhà chăn nuôi chuyên nghiệp như Mavin. Tôi có nhiều thời gian để làm những việc khác, một tuần vài lần về thăm và sắp xếp công việc của trại. Thu nhập đều đặn và rất ổn định”, ông chủ trại heo thịt 3.000 con cho biết.

Thu nhập ổn định

Điểm khó khăn nhất của mô hình hợp tác này, theo anh Quang, đó là về vốn đầu tư cần đủ để xây dựng được trại theo tiêu chuẩn kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp để đảm bảo hiệu quả và năng suất. Mới đây, anh đã quyết định đầu tư thêm hơn 1 tỷ để trang bị mô hình cho ăn tự động. Tuy nhiên, anh cho biết đây là một quyết định cần thiết vì so với cho ăn thủ công, cho ăn tự động giúp giảm rất nhiều rủi ro và chi phí như: giảm tiếp xúc trực tiếp với con người, hạn chế dịch bệnh, đồng thời chi phí nhân công cũng giảm xuống. Trại Lệ Xá hiện được vận hành chỉ bởi 4 công nhân và nếu tiếp tục tối ưu hóa, theo anh Quang, chỉ cần 3 công nhân là đủ. “Đã hợp tác với nhau hai bên phải có cùng ý chí. Khi Công ty có khó khăn, những hộ chăn nuôi cũng cần biết chia sẻ, không nên chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Đó là điều quan trọng để hai bên cùng phát triển bền vững”, anh Quang chia sẻ về hợp tác với Mavin. Anh Quang là một trong gần 100 đối tác chăn nuôi khác tin tưởng và cùng chia sẻ đam mê làm nông nghiệp với Mavin. Thực tế, ngay cả khi thị trường chăn nuôi khó khăn như năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 vừa qua thì mối liên kết hai bên càng thêm bền chặt. Trại heo Lệ Xá là mô hình chăn nuôi điển hình của tỉnh Hưng Yên, được rất nhiều người chăn nuôi đến tham khảo và học hỏi kinh nghiệm. Thu nhập của anh Quang từ mô hình này đều đặn mỗi tháng vài trăm triệu đồng. Anh Quang cũng đang nghiên cứu mô hình hợp tác chăn nuôi thủy sản với Mavin để khai thác diện tích ao xung quanh trang trại Lệ Xá. “Chăn nuôi phát triển chắc chắn sẽ tạo động lực cho các ngành nông nghiệp khác phát triển”, tỷ phú chăn nuôi heo của Mavin khẳng định. Nguyễn Quý Hanh - Mavin Farm


farm

Mavin Aquaculture

Khép kín chuỗi giá trị thủy sản Ngày 30/3/2018, Mavin Aquaculture đã xuất bán mẻ cá giống đầu tiên. Đây là kết quả sau nhiều tháng nghiên cứu và phát triển của các chuyên gia thủy sản của Mavin với mong muốn cho ra đời những giống cá chất lượng tốt nhất, năng suất cao nhất. tại Việt Nam ứng dụng bài bản công nghệ nuôi cá sông trong Ra mắt các sản phẩm cá giống chỉ là ao (IPA) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi. bước đi đầu tiên của rất nhiều kế Hiện nay Mavin đã mở rộng hợp tác chăn nuôi với rất hoạch của Mavin Aquaculture nhiều trang trại lớn tại Hải Dương, Hưng Yên, Gia Lai, để khép kín chuỗi giá trị Đồng Tháp... và dự kiến sẽ chính thức cung cấp các “Từ Nông trại tới Bàn ăn” sản phẩm cá thịt thương hiệu Mavin trong quý trong lĩnh vực thủy sản, III/2018. gồm: cá giống, chăn Mavin áp dụng quy trình chăn nuôi thủy sản nuôi, thức ăn thủy tiên tiến, được kiểm soát chặt chẽ về dinh sản và chế biến thực dưỡng và phòng chống dịch bệnh với các sản phẩm. phẩm thức ăn chăn nuôi và dược thú y của Dự án Thủy sản chính các đơn vị thành viên của Tập đoàn của Tập đoàn Mavin Mavin. Nhờ vậy, Mavin có thể chủ động và cam được khởi động kết cao nhất về chất lượng đáp ứng được nhu năm 2017 với việc cầu khắt khe của bà con chăn nuôi. thành lập Công ty Sau cá giống và cá thịt, TNHH Thủy sản Mavin Mavin sẽ khép kín chuỗi (Mavin Aquaculture) giá trị “Từ Nông trại và mục tiêu tham vọng tới Bàn ăn” với là trở thành Công ty dẫn các sản phẩm đầu về thủy sản nước ngọt Việc thành lập Mavin Aquaculture và sự kiện xuất bán mẻ cá giống đầu tiên đánh thực phẩm tại miền Bắc cả về nuôi trồng dấu bước ngoặt lớn của Tập đoàn Mavin chế biến từ và thức ăn chăn nuôi. Mavin trong lĩnh vực thủy sản cá. Nhà Aquaculture có đội ngũ cán bộ nhân máy thực viên là những tiến sỹ, kỹ sư nhiều kinh nghiệm p h ẩ m về thủy sản tại Việt Nam và cũng là đối tác chiến lược chế biến của các đơn vị đầu ngành về thủy sản trong và ngoài M a v i n nước như: WorldFish Center, AIT, Central Luzon State Food tại University, HAKI, VAA, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Hà Nam, sản I (RIA 1), RIA 2…. là đơn vị sẽ Mavin Aquaculture sở hữu Trung tâm Nghiên cứu nghiên cứu Phát triển giống Thủy sản Tứ Kỳ (Hải Dương) với quy mô phát triển và 10.000.000 giống/năm, cung cấp các loại các giống như: sản xuất các cá rô phi, cá điêu hồng, cá chép chọn giống được nhập khẩu sản phẩm này trực tiếp từ Malaysia, Philippine, Thái Lan và Hungary. Cá trong thời gian tới. giống mang thương hiệu Mavin có sức sinh trưởng cao, tỷ lệ fillet, chất lượng thịt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Mavin Trong lĩnh vực chăn nuôi, Mavin là Công ty đầu tiên và duy nhất Aqua Team

22


23


farm Mavin phát triển

Tìm lời giải xử lý chất thải chăn nuôi Theo thống kê, lượng chất thải chăn nuôi phát sinh những năm qua trung bình khoảng 75 triệu tấn/ năm, trong đó, có đến 40% không được xử lý. Giải pháp để hướng đến chăn nuôi bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn là điều đặt ra cho các nhà quản lý.

Lượng chất thải trong chăn nuôi rất lớn Ảnh: Vũ Mưa

Chất thải không qua xử lý xả thẳng môi trường

Theo thông báo mới nhất của ngành, hiện tại Việt Nam có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, chăn nuôi heo có khoảng 4 triệu hộ, chăn nuôi gia cầm khoảng 8 triệu hộ, với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con heo và 8 triệu con gia súc. Có khoảng 40% chất thải không qua xử lý thải ra môi trường, 60% còn lại được xử

24

lý, tuy nhiên phần lớn nước thải xử lý chưa đạt quy chuẩn cho phép. Mỗi năm, khối lượng chất thải chăn nuôi khoảng 84,5 triệu tấn thải rắn và 50 triệu m³ chất thải lỏng. Nguyên nhân chính được xác định gây ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều nước, chất thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học xuống nguồn nước...


Tuy nhiên, qua thực tế ở Việt Nam, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi đang còn nhiều bất cập: bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi; thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền và sự đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp, bền vững, giúp vừa xử lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ sung, tạo động lực cho người dân áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Theo rà soát của Cục Chăn nuôi, hiện, phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi phổ biến vẫn là ủ phân compost - sản xuất phân vi sinh, đệm lót và chế phẩm sinh học, nuôi trùn quế làm thức ăn chăn nuôi… Đặc biệt, cả nước hiện đã xây dựng được 467.231 bể khí sinh học (biogas). Đây là giải pháp đơn giản và phù hợp trong xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thành phần gây ô nhiễm sau xử lý bằng hệ thống biogas qua phân tích vẫn còn rất cao.

Quy hoạch theo lộ trình

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, thời gian tới cần quản lý quy hoạch chăn nuôi theo lộ trình, xóa bỏ dứt điểm các loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực. Quy định chặt chẽ về quy trình thủ tục, yêu cầu kỹ thuật lưu giữ, quản lý và xử lý nhằm tái chế chất thải chăn nuôi thành thức ăn thủy sản hoặc phân bón; đồng thời, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường riêng cho lĩnh vực chăn nuôi. Để giải quyết bài toán chất thải trong chăn nuôi, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh cho rằng, cần luật hóa các vùng cấm chăn nuôi, bảo vệ môi trường thông qua lộ trình dừng chăn nuôi. Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để các tỉnh vành đai cung cấp thực phẩm cho đô thị lớn, tiến tới loại bỏ giết mổ gia súc, gia cầm tại nội đô. Bên cạnh đó, cần sớm rà soát quy hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung, xa khu dân cư… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - TS Bùi Thế Cử cho biết: phần lớn các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ không có đủ điều kiện về tài chính để thực hiện đầu tư, vận hành các công trình xử lý chất thải đạt quy chuẩn về môi trường. Trong khi đó, ngân sách nhà nước của tỉnh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế cho hoạt động bảo vệ môi trường. Ông Bùi Thế cử kiến nghị Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến về xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với từng quy mô chăn nuôi. Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, chế biến chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ để phục vụ phát triển nông nghiệp sạch. Còn theo một số ý kiến khác, cần triển khai các nghiên cứu về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả xử lý cao và chi phí đầu tư phù hợp, kỹ thuật tách phân rắn để ủ compost và các công trình xử lý sau biogas trước khi xả thải vào môi trường. Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính theo hướng dễ tiếp cận đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi có xây dựng công xây công trình khí sinh học; trợ giá tiêu thụ sản phẩm

25

phân compost từ chất thải, trợ giá tiêu thụ điện với các trang trại có sử dụng hệ thống phát điện từ khí biogas, phát triển sạch (CDM). Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và kịp thời nhằm tăng cường sử dụng nguồn khí sinh học từ các công trình khí sinh học phục vụ cho phát điện, chạy động cơ góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm phát thải khí nhà kính. Được biết, sắp tới Luật Chăn nuôi sẽ được đưa ra trình tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2018, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Khi phát triển tới một giai đoạn nào đó, người ta sẽ phải chú trọng nhiều hơn tới bảo vệ môi trường. Dù chưa phải đã muộn, nhưng đây là giai đoạn mà vấn đề môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ hơn. Theo đó, trong Dự thảo Luật Chăn nuôi tới đây sẽ quy định nghiêm ngặt về ngưỡng phát thải, cũng như trách nhiệm của người chăn nuôi, tạo hành lang pháp lý cho công tác thanh kiểm tra giám sát hoạt động xả thải có ảnh hưởng tới môi trường. Luật mới cũng sẽ có nhiều chính sách khuyến khích chăn nuôi hữu cơ và an toàn sinh học - hai mô hình được đánh giá là “hòa hợp với thiên nhiên”. Ngay cả các loại hóa chất xử lý môi trường cũng sẽ được đưa vào danh mục sản phẩm có điều kiện, phải đăng ký và tổ chức khảo nghiệm thành công mới được đưa vào sử dụng. Ngọc Hà

Hiện nay Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/ BTNMT hiện nay quá cao so với trình độ công nghệ và điều kiện kinh tế của nông hộ. Đây là nguyên nhân khiến rất ít cơ sở chăn nuôi đáp ứng được yêu cầu.


feed

Nhà máy vận hành hoàn toàn tự động, quy trình sản xuất chính xác và hiệu quả

Nhà máy đầu tiên ứng dụng công nghệ 4.0 tại ĐBSCL Tháng 5/2018, Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp, Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi thứ 5 của Tập đoàn Mavin chính thức đi vào hoạt động tại cụm công nghiệp Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Sự kiện này đánh dấu nhiều bước ngoặt của Tập đoàn trong việc tạo lập chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”. Vận hành hoàn toàn tự động

Khởi công từ đầu năm 2017, với tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu châu Âu, Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp được xây dựng trên diện tích gần 50.000 m2, là Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi lớn nhất và hiện đại nhất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Nhà máy đặt tại tại huyện Châu Thành, là đầu mối giao thương của khu vực, tiện lợi trong vận chuyển bằng đường bộ và đường sông đi các tỉnh miền Tây và các nước láng giềng như Campuchia… Mavin Austfeed Đồng Tháp có hệ thống nhà xưởng được xây dựng theo công nghệ mới của CHLB Đức đảm bảo thoáng mát, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng. Quá trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng như: HACCP, ISO: 9001: 9002. Đây cũng là Nhà máy đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ứng dụng công nghệ 4.0 trong toàn bộ quá trình sản xuất với dây chuyền, thiết bị máy móc nhập khẩu hoàn toàn từ Thụy Sỹ, ứng dụng tư duy sản xuất đổi mới và hiện đại. Nhà máy vận hành tự động, điều khiển bằng máy tính được lập trình sẵn từ phòng điều khiển trung tâm với rất ít sự can thiệp của con người. Với hệ thống máy móc tối tân nhất trong công nghệ nghiền, trộn, ép viên, ép đùn, sản xuất premix… các

26

Đội ngũ kinh doanh Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp

sản phẩm của Mavin Austfeed Đồng Tháp đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối, cực kỳ chính xác và đồng đều về chất lượng. Tập đoàn Mavin là Công ty duy nhất trên thị trường hiện nay đầu tư và áp dụng công nghệ tự động trong khâu nhập và xử lý nguyên liệu. Theo đó, nguyên liệu được hút trực tiếp từ ghe/tàu, kiểm tra kỹ càng bằng công nghệ tách tạp chất tối tân và dự trữ trong các silo hiện đại với linh kiện nhập khẩu 100% từ châu Âu đảm bảo điều kiện lý tưởng về nhiệt độ, độ ẩm và áp suất. Nguyên liệu được đưa vào sản xuất theo chu trình hoàn toàn tự động và phối trộn theo công thức được thiết lập


Hệ thống cầu cảng công suất lớn

Robot đóng bao tự động

sẵn đảm bảo sự đồng đều và chính xác tuyệt đối. Nhà máy có hệ thống cầu cảng đường sông diện tích rộng có thể cập bến một lúc nhiều ghe/tàu và là Nhà máy duy nhất hiện nay đầu tư công nghệ nhập/xuất hàng hoàn toàn tự động. Tại cảng nhập hàng, nguyên liệu được hút thẳng từ tàu vào các silo dự trữ và chia thẳng tới kho xá, khu nhập liệu theo chu trình tự động, đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục. Tại cảng xuất hàng, thành phẩm được chuyển tự động trên các băng tải công suất lớn trực tiếp đến ghe/tàu, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, thuận tiện cho khách hàng. Với công suất thiết kế 450.000 tấn/năm, vận hành theo công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn thế giới, Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người chăn nuôi Đồng bằng sông Cửu Long về các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh với giá thành hợp lý nhất.

Dự án công nghệ cao trọng điểm tại Đồng Tháp

Ứng dụng công nghệ cao đang được tỉnh Đồng Tháp quan tâm, tạo điều kiện thu hút nhằm tạo cú huých cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư được tổ chức tại TP Cao Lãnh vào cuối năm 2017, tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư và chứng nhận cam kết đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 24.000 tỷ đồng cho hơn 40 doanh nghiệp. Trong đó, tổng vốn đăng ký của Tập đoàn Mavin là 1.600 tỷ đồng, bao gồm: Nhà máy sản xuất Thức ăn Chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp có diện tích gần 50.000 m2, công suất 450.000 tấn sản phẩm/mỗi năm tại cụm công nghiệp Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, với tổng mức đầu tư là 675 tỷ đồng; Dự án Trung tâm giống heo công nghệ cao tại huyện Cao Lãnh, quy mô 43 ha, công suất 5.000 heo giống, tổng mức đầu tư là 440 tỷ đồng và Dự án Nhà máy Thực phẩm Chế biến. Dự án Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi được Mavin triển khai đầu tiên, được xếp vào các dự án công nghệ cao trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp đi vào hoạt động trong năm 2018. Sự kiện khánh thành Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp cũng là 1 trong 3 sự kiện trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp

27

trong năm 2018 bên cạnh các sự kiện: Khánh thành cầu Cao Lãnh, Ký kết Biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa tỉnh Đồng Tháp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia Việt Nam.

Nút thắt “Nam tiến”

Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp là nút thắt quan trọng cho quá trình hoàn thiện “chuỗi giá trị” của Mavin tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và miền Nam nói chung. Nhà máy góp phần tăng cường năng lực cung ứng hàng hóa, tối ưu sản xuất của Mavin và tạo điều kiện để Mavin cung cấp cho người chăn nuôi phía Nam các sản phẩm thức ăn chăn nuôi với chi phí hợp lý nhất. Song song với việc đưa vào hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi, Mavin cũng đã xúc tiến mở rộng các trang trại chăn nuôi heo, thủy sản tại miền Nam. Như vậy, người chăn nuôi sẽ được tiếp cận đầy đủ các hỗ trợ kỹ thuật của Mavin trong một liên kết chặt chẽ và hoàn chỉnh gồm: con giống - thức ăn chăn nuôi - thuốc thú y - thực phẩm chế biến. Đó cũng là sự khẳng định cam kết sẽ luôn đồng hành bền vững cùng nhà chăn nuôi thông qua những nỗ lực khép kín và liên kết chặt chẽ chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” trên toàn quốc của Mavin. Mavin Austfeed đồng tháp

Mavin Austfeed Đồng Tháp là nhà máy đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long đầu tư công nghệ tự động trong khâu đóng bao thành phẩm. Nhà máy trang bị hệ thống cân, đóng bao, may bao và chất pallet bằng 3 robot nhập khẩu nguyên chiếc từ châu Âu. Tự động hóa giúp công đoạn ra bao đạt năng suất cao, chính xác tuyệt đối và cũng giảm chi phí nhân công.


feed

Tập đoàn Mavin

Tiếp Thứ trưởng Bộ Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Ngày 4/4/2018, tại Hưng Yên, Mavin Austfeed vinh dự đón tiếp ông Mark Coulton, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia và các cán bộ Đại sứ quán Australia đến tham quan và làm việc. Dưới đây là một số hình ảnh chuyến tham quan.

Chuyến tham quan Nhà máy Mavin Austfeed nằm trong chương trình làm việc của Thứ trưởng Mark Coulton từ ngày 3 - 6/4/2018 tại Việt Nam. Thứ trưởng Australia và các cán bộ Đại sứ quán đã đến hai Nhà máy của Mavin tại Hưng Yên gồm: Nhà máy Chế biến Thức ăn Thủy sản (huyện Kim Động) và Nhà máy Chế biến Thức ăn Gia súc (huyện Khoái Châu). Thứ trưởng đã trực tiếp tham quan dây chuyền máy móc, nghe giới thiệu về quy trình sản xuất các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Đoàn tham quan cũng được Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead giới thiệu về quá trình thành lập và phát triển của Tập đoàn Mavin trong gần 15 năm qua. Phát biểu với các cán bộ nhân viên Mavin Austfeed, Thứ trưởng chia

28

sẻ: “Tôi rất cảm kích trước sự đón tiếp nồng hậu của Mavin. Tôi cũng làm nông nghiệp tại Australia nên rất hứng thú với lĩnh vực của Mavin và thực sự ấn tượng về quy mô, chất lượng, đặc biệt là sự phát triển của Mavin trong các năm qua. Tôi hy vọng, 10 năm nữa, khi tôi có cơ hội trở lại, Mavin sẽ phát triển hơn nữa!”. Trong 15 năm hoạt động, Tập đoàn Mavin tự hào luôn đóng vai trò kết nối giữa Australia và sự phát triển của Việt Nam. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead hiện là Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia tại Việt Nam và cũng đang đóng vai trò quan trọng kết nối đầu tư nước ngoài tại các tỉnh Nghệ An, Đồng Tháp…


29


feed

Bao giờ thắng trên sân nhà? Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến cho ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do thiếu sức cạnh tranh, bài toán “nội địa hóa” thức ăn chăn nuôi đã được bàn đến nhiều nhưng thực tế không nhiều doanh nghiệp Việt Nam mặn mà với lĩnh vực này do khó cạnh tranh với các đối thủ là các công ty thức ăn hàng đầu thế giới.

Phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài nên giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn biến động

30

Giá phập phù

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2018, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đạt 336 triệu USD, tăng hơn 48% so với tháng trước đó và tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tăng mạnh từ Brazil với mức tăng 801%, Đức 222,3%... Nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ cũng

tăng 182% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể nhập lúa mỳ nhập 727.000 tấn (chủ yếu từ Nga 49%), nhập ngô 959.000 tấn (nhập từ Argentina chiếm 63%), đậu tương 24.000 tấn. Điều đáng nói là Việt Nam đang phải nhập khẩu ngô từ Thái Lan. Trong tháng 1/2018, Việt Nam nhập khối lượng ngô tăng 1,5 lần so với cùng kỳ

năm 2017 nhưng trị giá lại tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên, sang tháng 2/2018 thì nhập khẩu lại sụt giảm thê thảm, đạt 244 triệu USD, giảm 27,37% so với tháng trước đó và giảm 30,62% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã chi 581 triệu USD nhập khẩu thức


ăn chăn nuôi và nguyên liệu, giảm 4,93% so với cùng kỳ năm trước đó. Sau Tết nguyên đán tới nay, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản nói chung đều có dấu hiệu tăng. Các chuyên gia cho biết các công ty sản xuất thức ăn tại Việt Nam đa số không có lượng cám dự trữ nhiều, thường “nước đến chân mới nhảy” do vậy khi nguồn nguyên liệu thế giới tăng thì lập tức ảnh hưởng đến giá kinh doanh trong nước, nhất là những dịp đầu năm. Tại nhiều tỉnh thành, khi người chăn nuôi phản ảnh việc thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng, các đại lý đều giải thích là do nguồn nguyên liệu nhập tăng nên nhà máy buộc phải tăng bất chấp việc giá cả tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của bà con nông dân không được cải thiện là bao.

Ước mơ tự chủ?

Việc khan hiếm nguyên liệu, giá nguyên liệu tăng đã được dự báo hàng thập kỷ qua, song việc xây dựng các vùng nguyên liệu cho chăn nuôi diễn ra rất chậm chạp. Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 2/2018 đạt 111 nghìn tấn với kim ngạch đạt 25 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng đầu năm 2018 lên 781 nghìn tấn, với trị giá 185 triệu USD, tăng 31,1% về khối lượng và tăng 52,82% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 2/2018 đạt 97 nghìn tấn với giá trị hơn 40 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2018 lên hơn 276 nghìn tấn và 116 triệu USD, tăng 31,45% về khối lượng và tăng 25,91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến cho ngành chăn nuôi Việt Nam thiếu chiều sâu, thiếu nội lực và giảm sức cạnh tranh trên trường quốc tế và xu hướng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nguồn nhập khẩu tiếp tục áp đảo với tăng trưởng chóng mặt. Khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 2/2018 đạt 537 nghìn tấn với giá trị đạt 104 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2018 đạt 1,4 triệu tấn và 282 triệu USD, tăng 22,22% về khối lượng và tăng 15,65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

31

Để phát huy nội lực?

Thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được đánh giá đứng thứ 17 trên thế giới nhưng 60 - 70 % thị phần thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là một trong những lý do khiến việc nhập khẩu nguyên liệu tăng mạnh. Rõ ràng các công ty nước ngoài không có điều kiện cũng như tiềm lực để xây dựng các vùng trồng trọt cung cấp nguyên liệu tại Việt Nam và việc nhập khẩu nguyên liệu là cách nhanh nhất để các nhà máy ngoại vận hành với công suất lớn. Nếu như một công ty Việt Nam được phát triển dựa trên nguyên tắc lợi ích hài hòa giữa chăn nuôi và trồng trọt thì một công ty nước ngoài chủ yếu phát triển dựa trên nguyên tắc lợi nhuận và thương hiệu cũng như giá trị cổ phiếu. Những năm gần đây các công ty sản xuất thức ăn ngoại tiếp tục ồ ạt đến Việt Nam, song vùng nguyên liệu hầu như không phát triển đáng kể. Điển hình như cuối tháng 1/2018, tại khu công nghiệp Đồng Văn II (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 5 của mình với công suất 320.000 tấn/năm. Các tập đoàn lớn về lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam trong

đó Công ty Cổ phần C.P Việt Nam (Thái Lan) đang dẫn đầu về cung cấp thức ăn chăn nuôi, với gần 20% sản lượng đưa ra thị trường, tiếp đến là Công ty TNHH Cargill Việt Nam (Mỹ) chiếm trên 8%. Song sản xuất thức ăn cũng chứa đựng những rủi ro không nhỏ. Nửa đầu năm 2017, khi thị trường thịt heo bị ế ấm, phải giải cứu. C.P. Việt Nam đã hứng chịu thua lỗ lớn nhất trong lịch sử với việc giảm mức lãi từ 3.300 tỷ của nửa đầu năm 2016 xuống lỗ 2.100 tỷ (95 triệu USD) vào nửa đầu năm 2017. Người chăn nuôi e ngại việc các công ty thức ăn thua lỗ sẽ góp phần khiến giá thức ăn tăng lên và lợi nhuận của người chăn nuôi cũng vì thế giảm đi. Việc Việt Nam phải bỏ ra hơn 5 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi mỗi năm đã từ lâu trở thành chủ đề trong các cuộc hội nghị, hội thảo. Việt Nam đã có các doanh nghiệp lớn tham gia thị trường thức ăn chăn nuôi như Hòa Phát, Tập đoàn Masan (MSN)… chiếm 23% thị phần. Song các doanh nghiệp này cũng phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu. Trần Anh

Một Phó Giám đốc công ty thức ăn có vốn nước ngoài cho biết: “Nguyên tắc của công ty chúng tôi và các công ty nước ngoài tại Việt Nam là nguồn nguyên liệu nào rẻ, chất lượng thì sẽ nhập, không quan tâm sản phẩm từ nước nào. Nếu nguồn nguyên liệu tại Việt Nam rẻ và ổn định, chúng tôi lẽ nào không sử dụng?”.


vet

Dược Thú y Cai Lậy Bứt phá từ thách thức Năm 2017, tình hình chăn nuôi gặp nhiều biến động, đặc biệt là giá thịt heo giảm sâu khiến người chăn nuôi heo cả nước thua lỗ nặng. Những khó khăn của người chăn nuôi cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp liên quan trực tiếp như Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy (Cailayvetco). Tăng trưởng ngoạn mục

Năm qua, Công ty đã nỗ lực vượt qua khủng hoảng ngành, đạt được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ và tăng trưởng 130% so với cùng kỳ năm trước. Có được điều đó là quyết tâm vươn lên, biến thách thức thành cơ hội của toàn thể cán bộ nhân viên Cailayvetco. Cailayvetco tiền thân từ Công ty Chăn nuôi Thú y Cai Lậy, được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập Trạm Thú y huyện Cai Lậy và Liên hiệp Xí nghiệp Chăn nuôi huyện Cai Lậy. Trên 25 năm phát triển, Cailayvetco đã vươn mình phát triển thành một trong những thương hiệu thuốc thú y uy tín và được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Năm 2013, Cailayvetco hợp tác chiến lược với Tập đoàn Mavin, một doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Với sự tiếp sức của Mavin, Cailayvetco đã có những đổi thay tích cực, với chiến lược phát triển bài bản, chỉ trong thời gian ngắn Công ty đã có những bứt phá mạnh mẽ trong kinh doanh. Hiện Cailayvetco sở hữu nhà máy sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn WHO GMP tại Cai Lậy, Tiền Giang, gồm 4 dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động với các loại thuốc tiêm, thuốc uống và thuốc bột với tổng đầu tư trên 90 tỷ đồng. Công nghệ đạt chuẩn là nền tảng đảm bảo các sản phẩm của Cailayvetco có chất lượng cao, hiệu quả cho người chăn nuôi, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Một số sản phẩm

32

Năm 2017 Công ty Cailayvetco có nhiều kết quả nổi bật

của Cailayvetco đã rất quen thuộc và phổ biến với người chăn nuôi như: Pen-Strep, Oxytoxin, Bye-Cilox, Cl-Calcimix… Một số sản phẩm được sản xuất theo công nghệ cao, hiện đại cũng được người chăn nuôi đánh giá cao như: Mekosal, Cataxim, Mekoflox LA, Cl-Amoxgen… Nhờ đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương và cả nước, Cailayvetco đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng danh giá và uy tín như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Bông lúa vàng - Thương hiệu vàng chất lượng, Quả cầu vàng chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn… Chính những nền tảng vững chắc đó đã giúp Cailayvetco vượt qua một năm nhiều thách thức.

Mục tiêu lợi nhuận 150 tỷ đồng

Theo ông Vũ Tiến Đạt, Tổng Giám đốc Cailayvetco, 2017 là năm rất khó khăn đối với Cailayvetco. Để có kết quả hoạt động này là sự phấn đấu và tinh thần vượt khó của toàn thể Công ty. “Cailayvetco đã liên tục có các điều chỉnh để biến thách thức thành cơ hội phát triển. Có thể kể đến một số chính sách đã phát huy ngay hiệu quả như: Sản xuất lô lớn, tận dụng hết công suất máy móc để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, nhân công; Xây dựng đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp và sâu sát, tái cơ cấu khách hàng; Đào tạo liên tục về kỹ năng bán hàng, kiến thức bệnh học cho


Kết quả hoạt động kinh doanh của Cailayvetco trong năm 2017 như sau: Tổng doanh thu bán hàng đạt 141 tỷ đồng, hoàn thành 113,08 % kế hoạch và vượt 130% so với năm trước. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt trên 1 tỷ đồng, tăng trưởng 34% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 315,5 triệu đồng, tăng trưởng 11%.

Ngày 9/4/2018, tại khu phố 1, phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2018. Phiên họp có sự tham dự của 10 cổ đông đại diện sở hữu 4.515.758 cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm tỷ lệ 90 % trên vốn điều lệ Công ty. Các nội dung được báo cáo và thông qua tại Đại hội đồng cổ đông gồm: Báo cáo của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và Ban Kiểm soát về hoạt động năm 2017 và kế hoạch năm 2018, thông qua báo cáo tài chính năm 2017 đã kiểm toán, thông qua kế hoạch lựa chọn đơn vị kiểm toán cho báo cáo tài chính năm 2018. Đại hội đồng cổ đông cũng tiến hành các thủ tục để bầu bổ sung thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2021.

đội ngũ kinh doanh để tư vấn khách hàng tốt hơn… Công ty cũng thường xuyên tổ chức các Hội nghị khách hàng, Hội thảo chuyên đề về bệnh thường gặp trong chăn nuôi để tư vấn, hỗ trợ khách hàng kịp thời, tăng cường cơ hội giới thiệu các sản phẩm thuốc của Công ty”, ông Đạt cho biết. Đặc biệt, năm 2017, Cailayvetco tiếp tục là doanh nghiệp đạt chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao", chứng tỏ sự yêu mến và tín nhiệm của người chăn nuôi với thương hiệu thuốc thú y hơn 25 năm tuổi của Việt Nam. Năm 2017, một sự kiện quan trọng đối với ngành dược thú y Việt Nam, đó là việc Tập đoàn Mavin ký kết Hợp đồng hợp tác

33

Dây chuyền máy móc của Cailayvetco được đầu tư hiện đại, tiên tiến

chiến lược với Zoetis, hãng dược thú y toàn cầu, trở thành đối tác phân phối độc quyền các sản phẩm vaccine của Zoetis tại Việt Nam. Các sản phẩm vaccine của Zoetis được phân phối rộng rãi tại hệ thống bán hàng của Cailayvetco. Tiếp đó, vào tháng 12/2017, Zoetis và Cailayvetco đã cùng nhau giới thiệu sản phẩm Triamulox 200, một Premix kháng sinh có tác dụng tĩnh khuẩn, thuộc nhóm Pleuromutilin, có thể tiêu diệt vi khuẩn ở hàm lượng cao, chuyên trị các bệnh thường gặp về hô hấp và tiêu hóa trên heo. Sản phẩm đã gây tiếng vang lớn và được bà con chăn nuôi đón nhận. Năm 2018, dự báo thị trường chăn nuôi vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Dù vậy, Công

ty vẫn tự tin vào sự tăng trưởng của ngành và đặt ra cho mình mục tiêu phải tiếp tục tăng trưởng, luôn là người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng. Về mặt kinh doanh, Cailayvetco đặt mục tiêu đạt 150 tỷ đồng, lợi nhuận tăng trưởng 2%. Công tác nghiên cứu phát triển, quản lý Chất lượng sẽ là các trọng tâm mà Công ty sẽ chú trọng trong năm 2018 để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng chiến lược sản phẩm tốt và có chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực tiếp tục là ưu tiên để Cailayvetco có được những cán bộ nhân viên có trình độ và năng lực chuyên môn cao, phục vụ nhu cầu phát triển. Cailayvetco


vet

Phòng trị bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ Bệnh do virus gây ra nên chưa có phác đồ điều trị hữu hiệu. Bởi vậy, các biện pháp phòng bệnh là hết sức cần thiết. Nguyên nhân

Bệnh do Reovirus gây ra. Đây là dạng virus có cấu trúc acid Nucleic nhân là ARN không có vỏ, hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5:3:2, có 92 capsomer (Chen và Jiang, 1984; Chen và CTV 1985; Hong và CTV 1985), đường kính khoảng 60 - 70 nm.

Triệu chứng

Cá bị bệnh da màu tối sẫm, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Cá chết có hiện tượng mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Các biểu hiện bệnh trên cá giống thường xuất hiện sớm, điển hình vây đuôi chuyển màu đen, bề ngoài thân tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện hai dải sọc màu trắng. Cá bệnh nặng bề ngoài thân xuất huyết hơi đỏ, tơ mang xuất huyết thành mà hơi trắng và dính bùn. Một số cá có triệu chứng hậu môn viêm đỏ. Dấu hiệu bên trong: Trên da cá xuất hiện các đốm xuất huyết, bệnh nặng, cơ toàn thân xuất huyết đỏ tươi, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh. Mổ khám cơ quan nội tạng quan sát thấy, ruột xuất huyết tương đối rõ ràng, ruột cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử. Trong ruột không có thức ăn. Gan xuất huyết có đốm màu trắng. Khoang bụng xuất huyết. Cá trắm cỏ bị bệnh trên hai tuổi xuất huyết không rõ ràng, thường gặp xuất huyết đường ruột. Bệnh kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột hoại tử và chứa hơi. Bệnh biểu hiện ở các thể: Cấp tính: Bệnh phát triển rất nhanh và trầm trọng, cá bị bệnh sau 3 - 5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết khoảng 60 - 80%, nhiều ao, lồng

34

chết 100%. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống cỡ 4 - 25 cm, đặc biệt cá giống cỡ 15 - 25 cm (0,3 - 0,4 kg/con) mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dày như cá lồng và ương cá giống. Mãn tính: Bệnh phát triển tương đối chậm, cá chết rải rác. Xuất hiện trong suốt mùa phát bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở ao cá giống diện tích lớn nuôi thưa.

Đặc điểm dịch tễ

Mùa vụ: Bệnh thường xuất hiện vào cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5), mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) khi nhiệt độ nước 25 - 300C bệnh xuất hiện nhiều và gây cá chết hàng loạt. Theo các nhà nghiên cứu của Trung Quốc (1999), khi nhiễm bệnh nhân tạo, ở 280C sau khi tiêm mầm bệnh từ 4 - 7 ngày cá sẽ phát bệnh, ngâm 7 - 9 ngày cá mới phát bệnh. Đường lây lan: Mầm bệnh virus chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát tán ở trong nước, các chất thải của cá mang virus và cá bệnh bao gồm phân, dịch bài tiết và nhớt ngoài thân đều có virus tồn tại, động vật thủy sinh khác nhiễm virus như: ốc trai, ếch và động vật phù du... Nguyên nhân bệnh lan rộng chính là nguồn nước nhiễm mầm bệnh virus không tiêu độc đã truyền từ

thủy vực này sang thủy vực khác. Các thực vật thủy sinh mang virus trong ao bệnh như: bèo tấm, cỏ nước, rong… cho cá trắm cỏ khỏe ăn, cũng có thể làm cho cá cảm nhiễm bệnh. Qua quan sát kính hiển vi điện tử, trứng của cá bố mẹ cũng có thể mang virus.

Phòng trị bệnh

Cần áp dụng đầy đủ biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Cải tạo ao trước khi nuôi và thường xuyên cải thiện môi trường trong quá trình nuôi bằng vôi nung (CaO) liều lượng 2 kg/100 m3 nước. Một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hòa ra nước té đều khắp ao. Vào mùa vụ của bệnh nên sử dụng thuốc KN-04-12 trộn vào thức ăn cho cá. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá/1ngày), cá thịt 2 g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/1 ngày). Hoặc có thể dùng Vitamin C cho cá ăn với liều lượng 30 mg/1 kg cá/ngày (30 g/100 kg cá/ngày), cho ăn liên tục. Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị. Khi phát hiện bệnh, cần khoanh vùng để tiêu huỷ đàn cá bệnh và có biện pháp tẩy trùng ao nuôi kịp thời tránh lây lan những vùng nuôi xung quanh. Nguyễn An


Kinh nghiệm chống nóng cho heo

Thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè, nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến đàn vật nuôi nói chung và đàn heo nói riêng. Bởi vậy, kinh nghiệm chống nóng là điều kiện cần thiết giúp hạn chế những bất lợi và giúp đàn vật nuôi phát triển tốt.

Chuồng trại

Đối với việc phòng chống nóng cho heo thì khâu thiết kế chuồng trại là khâu quan trọng nhất. Chuồng cách xa khu dân cư, không quá ồn ào. Thiết kế chuồng cao ráo, mái hiên cách mặt đất 2 m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió để lưu thông không khí khi cần thiết. Hướng chuồng tốt nhất là hướng đông nam hoặc đông tây nhằm tránh bức xạ mặt trời. Nền chuồng nên làm bằng bê tông sẽ mát hơn vào mùa nóng, độ dốc 2 - 3%. Thường xuyên dọn phân sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc lên (1 ngày nên dọn và thay nước mới ít nhất 2 - 3 lần).

Giảm mật độ nuôi

Trong mùa hè nên giảm mật độ nuôi, điều này là rất quan trọng vì thời tiết nắng nóng bản thân heo sẽ thải ra nhiều khí, chất thải độc. Vì vậy môi trường chăn nuôi ô nhiễm rất nặng. Heo nái có chửa nên nuôi ở diện tích chuồng nuôi 3 - 4 m2, heo thịt cần 2 m2/con.

Hệ thống làm mát

Hệ thống quạt thông gió và giàn mát lắp đặt hợp lý (nên theo hướng dẫn của kỹ sư thiết kế chuồng trại) sao cho thông thoáng nhất và giảm được lượng khí độc lưu thông trong chuồng. Quạt thông gió: Nên đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi, độ cao của quạt ở ngang tầm lưng của gia súc. Mục đích của quạt là làm giảm ẩm độ, các khí CO2, NH3... có trong chuồng nuôi. Không treo quạt trên trần nhà, trên cao thổi xuống vì không khí thổi từ trên xuống là không khí nóng, hiệu quả chống nóng cho heo thấp. Đối với chuồng nuôi heo kín thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi, tránh trường hợp mất điện, cần cải tạo cho thông thoáng hoặc đặt quạt hút gió để tăng cường đối lưu không

35

khí, giảm nhiệt độ và khí độc trong chuồng. Phun mưa: Là hệ thống phun mưa lên nóc chuồng nuôi, nhằm giảm nhiệt độ mái chuồng lúc trời nắng to. Bố trí hệ thống vòi phun nước phía đầu dàn mát và trên mái để làm mát cho cả trong và ngoài dãy chuồng, phun vào thời điểm nóng nhất trong ngày, khoảng từ 10 - 11 giờ cho đến 3 - 4 giờ chiều.

Chăm sóc

Mùa hè cần tăng số máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho heo không phải mất quá nhiều công sức hay chen chúc để ăn. Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo trong khoảng 22 - 250C; độ ẩm 75%. Hạn chế tối thiểu sự dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi: dùng nhiệt kế và ẩm kế để trong chuồng để theo dõi. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 250C thì có thể phun mưa… độ ẩm xuống thấp quá thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng. Đảm bảo tắm mát cho lợn từ 1 - 2 lần/ngày, tăng cường thêm vòi uống, giãn thưa mật độ nuôi heo trong ngày nhiệt độ cao. Cho heo ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn và bổ sung thêm rau xanh. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng: Virkon, Han-Iodine, Benkocid. Định kỳ phun

thuốc diệt côn trùng để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè Tránh vận chuyển heo trong thời điểm nắng nóng, nên vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi vận chuyển cần đảm bảo mật độ hợp lý để heo thoải mái, tránh ngột ngạt. Thường xuyên phát hiện sớm heo ốm, heo bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan bùng phát dịch bệnh. Cần quan tâm nhất là các bệnh về đường hô hấp, đường ruột, chủ động cho heo uống bổ sung các loại thuốc ở liều phòng bệnh. Trong những ngày nắng nóng tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin. Tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần. Năng nóng kéo dài, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát trong ngày, tránh khung giờ cao điểm 9 - 15 giờ. Cho ăn chia làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần ăn ít nhưng tăng số bữa. Đảm bảo thường xuyên có đủ nước mát cho heo uống. Cho uống đủ nước sạch, mát bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn (0,1- 0,3 g/kg trọng lượng/ ngày), đường glucose (0,5 - 1g/kg trọng lượng/ ngày) hoặc chất điện giải trộn vào thức ăn hay pha nước uống. Không làm ẩm ướt nền chuồng. Tốt nhất nên lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch. Giai đoạn heo con theo mẹ, lưu ý khi tắm cho heo mẹ không được làm heo con cũng như ô chuồng của heo con ẩm ướt, sẽ rất dễ phát sinh mầm bệnh. Tiêm đầy đủ các loại vaccine như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh... Thái Thuận


aaa foodMavin

Mavin Food 2018 Năm bản lề cất cánh Trong quý II/2018, dự kiến gần 20 tấn thịt heo sạch của Mavin sẽ chính thức được “xuất ngoại”. Như vậy, Mavin sẽ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thịt heo sạch chính ngạch ra nước ngoài.

Năm 2018, dự kiến Mavin Food có nhiều hoạt động kinh doanh khởi sắc

Đó là một sự kiện mang tính “bước ngoặt” của ngành chăn nuôi Việt Nam, và cũng là một sự kiện quan trọng đối với hoạt động thực phẩm chế biến của Mavin. Hiện nay, các nội dung của hợp đồng xuất khẩu đang được thương thảo và chốt những điều khoản cuối cùng giữa Mavin với đối tác nước ngoài.

Ông Lê Thanh Bình - Giám đốc Điều hành Mavin Food đang tư vấn cho khách hàng về sản phẩm xúc xích mới Mavinia

Thịt sạch từ nguồn

Mavin Food - đơn vị thành viên thực hiện hợp động xuất khẩu thịt là mắt xích cuối cùng trong chuỗi giá trị hoàn chỉnh của Tập đoàn Mavin (gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, chăn nuôi, thú y và chế biến thực phẩm) chính thức hoạt động từ năm 2014. Nhà máy Thực phẩm Mavin Food tại khu Công nghiệp Đồng Văn II - Duy Tiên - Hà Nam, có diện tích 10.000 m2 với công suất đạt 10.000 tấn/năm. Xác định đây sẽ là mắt xích quyết định niềm tin và sự lựa chọn của người tiêu dùng, Mavin đã nhập khẩu và lắp đặt công nghệ sản xuất hiện đại nhất của CHLB Đức và sớm áp dụng

36

quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được TUNOV (Đức) xác nhận với các chứng chỉ uy tín như ISO: 22000 và HACCP. Mavin Food sử dụng nguyên liệu thịt sạch được nuôi từ chính hệ thống trang trại của Tập đoàn Mavin với


aaaaaaaa

Sản phẩm thịt heo sạch của Mavin được khách hàng biết đến nhờ ngon sạch và an toàn vì sức khỏe của khách hàng. Chất lượng và sự an toàn của sản phẩm thịt heo cũng đã chinh phục các đối tác nước ngoài sau khi tìm hiểu, tham quan mô hình chăn nuôi, chế biến sạch của Mavin.

quy trình chăn nuôi tiên tiến, phòng ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt. Đặc biệt, Mavin Food là một trong số ít các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn giết mổ an toàn. Thực tế, đa số thịt trên thị trường được giết mổ theo cách truyền thống tại các lò mổ tập trung, điều này khó đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời theo các nghiên cứu khoa học khi giết mổ theo cách này sẽ gây đau đớn cho con vật, do vậy con vật sẽ tiết ra những chất độc hại không an toàn cho sức khỏe con người. Tiếp cận theo cách nhân văn và an toàn, toàn bộ các sản phẩm thịt của Mavin được giết mổ theo tiêu chuẩn châu Âu, theo đó, chú trọng 2 nguyên tắc: hạn chế tối đa nhiễm khuẩn sản phẩm mà không dùng đến chất bảo quản; và giảm chấn thương, đau đớn cho con vật. Nhờ sự cam kết về chất lượng, thực phẩm ngon sạch và an toàn, thương hiệu Mavin Food nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường miền Bắc. Năm 2017, sau hơn 3 năm hoạt động, Mavin Food vươn lên đứng trong Top 3 thương hiệu thực phẩm dẫn đầu tại miền Bắc. Các sản phẩm xúc xích mang “bí quyết châu Âu, đậm sâu vị Á” như Berliner, Hotdog, Vealino, Mavinia… đã và đang thuyết phục các khách hàng khó tính nhất. Hiện nay, để củng cố thêm niềm tin của khách hàng, Mavin cũng áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc cho phép khách hàng truy xuất được nguồn gốc của tất cả các sản phẩm.

37

Đại diện Mavin Food tặng quà Tết cho nhà phân phối Diệu Bình (Hà Nội)

Đào tạo kỹ năng phỏng vấn và tuyển dụng cho các cấp quản lý Mavin Food

Bước tiến vững chắc

Sau khi ổn định thị trường đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến đặc biệt là xúc xích, năm 2017, Mavin Food bổ sung thêm sản phẩm thịt tươi trong danh mục sản phẩm của mình. Đây là một bước tiến quan trọng, giúp hoàn chỉnh và khép kín chuỗi giá trị của Tập đoàn Mavin. Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên nhanh chóng được quyết định, đó là một minh chứng quan trọng cho thấy cam kết của Mavin đối với chất lượng sản phẩm để đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn. Sau 3 năm có thể coi là tăng trưởng

“nóng”, năm 2017 Mavin Food thực hiện tái cơ cấu bộ máy nhân sự, cải tiến lại các quy trình để sẵn sàng cho những kế hoạch tham vọng khác. Đã có nhiều thay đổi, xáo trộn trong tổ chức nhưng đó được đánh giá là điều cần thiết để tạo ra những bước tiến lớn hơn. Năm 2018 được xác định là năm Mavin Food chú trọng cho công tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự phù hợp, tái cấu trúc hoạt động và danh mục sản phẩm hướng tới sự hiệu quả. Đây là năm được kỳ vọng sẽ là năm bản lề, tạo nền tảng cho sự “cất cánh” của Mavin Food trong các năm tới. MV Food


food

Thị trường thịt heo Cần những cú huých Việt Nam là cường quốc sản xuất thịt heo nhưng việc tiêu thụ trong nước cung vượt cầu, xuất khẩu ỳ ạch khiến cho ngành chăn nuôi quan trọng bậc nhất này đang lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Sản phẩm thịt heo cần sự đột phá về thị trường

Nuôi rồi bán cho ai?

Sản lượng thịt heo năm 2017 ước đạt 2,75 triệu tấn khiến Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Brazil và Nga. Có thể nói, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam luôn không có đối thủ trong chăn

38

nuôi heo. Song điều đó có thể lại là một “gót chân Asin” khi Việt Nam rất dễ bị rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Theo thống kê, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt gần 12 triệu con heo (33.000 con/ngày), nhưng đột ngột năm 2017, xuất khẩu heo tiểu

ngạch sang Trung Quốc gần như bị tê liệt. Dù việc làm ăn tiểu ngạch và thông qua các thương lái Trung Quốc là con dao hai lưỡi, khi đối tác thường chọn những thời điểm mà hàng hóa từ Việt Nam dồi dào nhất để “biến mất”, khiến việc tiêu thụ đình đốn và đối tác Việt Nam thua lỗ nặng. Với ngành


chăn nuôi heo cũng rơi vào cảnh khốn đốn cung vượt cầu khi Trung Quốc đột ngột không mua heo Việt Nam theo cách thức bất ngờ không báo trước. Xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam chủ yếu là heo sữa, với lượng xuất khẩu năm 2017 chỉ được gần 19.475,1 tấn, kim ngạch 78,38 triệu USD, giảm 54% về lượng và 22,7% về giá trị kim ngạch so với năm trước đó. Rất nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam không mở rộng thị trường xuất khẩu thịt heo nói riêng và các sản phẩm chăn nuôi nói chung? Bài toán xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt trong chăn nuôi heo.

Thị trường phục hồi chậm

Báo cáo quý I/2018 của Bộ NN&PTNT, thời điểm trước Tết, giá thịt heo hơi bán cho thương lái tăng khá, song do ảnh hưởng “dư chấn” của việc Trung Quốc đóng cửa nhập khẩu thịt heo năm trước đó đã khiến người dân không mặn mà với ngành chăn nuôi tiềm năng này. Ước tính tổng đàn heo cả nước đã giảm hơn 6% so năm 2017. Ước sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng quý I giảm 1,2% so cùng kỳ năm trước. Theo kết quả điều tra ngày 1/1/2018, một số tỉnh có mức giảm sản lượng lớn là Bắc Ninh giảm 8%, Thái Nguyên 11%; Thanh Hóa giảm 8,6%; Hà Tĩnh giảm 7%, Tây Ninh giảm 30,5%, Long An giảm 34%, Tiền Giang giảm 19,7%. Đáng lo ngại là mặc dù đàn heo giảm nhiều, nhưng giá bán vẫn không nhích lên mà tiếp tục hạ trong cuối quý I. Trong tháng 3/2018, giá heo hơi trên địa bàn cả nước có xu hướng giảm. Giá heo tại miền Bắc giảm khoảng 1.000 - 3.000 đồng/kg, dao động phổ biến từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, sức mua khá chậm. Do việc tiêu thụ thịt heo chủ yếu trông vào thị trường nội địa mà thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đang biến chuyển nhanh với việc người dân dùng thịt gà và thịt bò nhiều hơn, giúp việc tiêu thụ hai mặt hàng này khá tốt, nhưng gián tiếp khiến tăng trưởng tiêu thụ thịt heo ảnh hưởng đáng kể. Quý I, đàn bò tăng 2,8% so với

39

cùng kỳ năm 2017; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 3,2%. Điều này khiến cho việc phục hồi thị trường thịt heo càng trở nên khó khăn hơn.

Đa dạng hóa thị trường

Cục Chăn nuôi cho biết, đàn heo nái đã giảm 500 nghìn con, tương đương giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Điều này giúp cân đối cung cầu, khiến Việt Nam

Theo Cục Chăn nuôi, dự kiến năm 2018, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 5,4 triệu tấn, tăng 3,8%; Sản lượng thịt heo hơi đạt trên 3,85 triệu tấn tăng 3,1% so với năm 2017; sản lượng trứng các loại khoảng 11,58 tỷ quả tăng 8,8%; Sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1.091 nghìn tấn tăng 7,8%; Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 22 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2017.

tránh được khủng hoảng thịt heo như thời điểm này năm 2017, tuy nhiên điều này lại phủ một tinh thần khá ảm đạm lên ngành chăn nuôi heo. Người chăn nuôi mong muốn đàn heo ngày càng tăng trưởng, không muốn treo chuồng, giảm đàn. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ

(USDA), đàn heo của Trung Quốc sẽ tăng hơn 27 triệu con trong năm 2018. Nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc giảm 27% xuống còn 1,6 triệu tấn, so với mức nhập khẩu cao kỷ lục (2,18 triệu tấn) được ghi nhận vào năm 2016. Như vậy rõ ràng Việt Nam không thể xem Trung Quốc là một thị trường tiềm năng xuất khẩu thịt heo như những năm trước đây và việc đa phương hóa, đa dạng hóa xuất khẩu thịt heo sẽ là bài toán cho ngành chăn nuôi. Một số công ty châu Âu đã và đang có mặt tại Việt Nam để xúc tiến việc xuất khẩu thịt heo Việt Nam ra một số nước ngoài châu Á. Tác giả viết bài viết này cũng gặp rất nhiều chuyên gia chăn nuôi và các chuyên gia nghiên cứu thị trường heo từ châu Âu đã đến tham gia vào các hội chợ triển lãm chăn nuôi heo tại Việt Nam. Các chuyên gia này đều ngạc nhiên khi thấy Việt Nam đang là cường quốc chăn nuôi heo đứng thứ 6 thế giới, nhưng chỉ loay hoay xuất khẩu sang Trung Quốc mà bỏ quên các thị trường lớn khác trên thế giới. Kinh nghiệm xuất khẩu thịt gà sang Nhật cho thấy, ngành chăn nuôi Việt Nam hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường quốc tế nếu vấn đề chăn nuôi phục vụ xuất khẩu được đặt ra nghiêm túc, triển khai quyết liệt. Các chuyên gia đều cho biết rằng, con giống, công nghệ, thức ăn, nhà máy chế biến… từ các nước tiên tiến luôn sẵn sàng được chuyển giao cho người chăn nuôi Việt Nam. Bởi vậy, vấn đề xuất khẩu thịt heo ra các thị trường ngoài Trung Quốc là điều hoàn toàn có thể thực hiện nếu được chỉ đạo quyết liệt và được triển khai đồng bộ theo các quy trình chăn nuôi khép kín, truy xuất nguồn gốc và xây dựng các vùng nuôi sạch bệnh. Bộ NN&PTNT nhiều lần khẳng định Việt Nam đang nỗ lực xuất khẩu thịt heo ra các thị trường trên thế giới và chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Dư luận mong mỏi, sau mặt hàng thịt gà thì mặt hàng thịt heo Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, châu Âu… tương xứng với truyền thống và tiềm lực của ngành chăn nuôi heo đang đứng vị trị thứ 6 thế giới. Nguyễn Anh


food

6

điều cần biết về thịt mát và thịt đông lạnh

Để tránh việc mua thức ăn ngoài chợ lúc chiều muộn toàn hàng ôi, dập nát... người tiêu dùng thường mua thực phẩm tươi một lần trong tuần, sau đó dự trữ trong ngăn đá tủ lạnh. So với hàng đông lạnh, điều này có khác nhau không?

Thịt cá đông lạnh từ siêu thị khác hoàn toàn thịt cá tươi mua ngoài chợ đem bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Thịt đông lạnh mua ngoài siêu thị là hàng cấp đông (quick freezing), là làm đông lạnh cấp tốc. Thực phẩm được làm lạnh thật nhanh sao cho trung tâm miếng thịt có độ lạnh khoảng - 200C là được. Sau đó miếng thịt được đem trữ đông ở - 160C. Đó cũng là nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh ở nhà. Trong khi đó, thịt cá tươi mua ngoài chợ đem về bỏ ngăn đá tủ lạnh là sự làm đông chậm. Để trong môi trường này, sản phẩm có thể đông cứng được nhưng thời gian tiêu tốn có thể lên đến cả ngày, tùy vào kích cỡ của sản phẩm. Việc đông nhanh, đông chậm chỉ khác nhau về cách thức, thời gian, cuối cùng miếng thịt, con cá cũng đông cứng. Như vậy độ an toàn có khác nhau? Thịt đông nhanh hay đông chậm, độ an toàn đều như nhau, nếu trước khi làm đông đều được vệ sinh sạch sẽ như nhau. Nhưng về chất lượng sản phẩm sẽ rất khác nhau. Thịt làm đông chậm thì tinh thể nước đá có điều kiện phát triển to ra. Tinh thể to, sắc cạnh sẽ đâm toạc màng tế bào, nên khi rã đông, thực phẩm sẽ thất thoát nhiều nước cốt (natural juice), dinh dưỡng kém đi, thịt cá trở nên dai và nhạt nhẽo. Còn hàng đông nhanh, tức là cấp đông, nhiệt độ được hạ thật nhanh để trung tâm miếng thịt đạt tới - 180C càng sớm càng tốt. Muốn lạnh thật nhanh thì nhiệt độ của máy cấp đông phải cỡ - 400C. Điều này chỉ thực hiện được ở các nhà máy.

40

Thịt đông lạnh

Thời gian làm lạnh càng nhanh, những tinh thể nước đá li ti trong thực phẩm không phát triển to được, nên khi rã đông, thất thoát “nước cốt” ít hơn, chất lượng thịt cá gần giống đồ tươi hơn. Thực phẩm đông lạnh để quá lâu sẽ tích tụ những mầm mống gây bệnh, trong đó bao gồm các vi khuẩn, virus, các chất độc hại… Từ đó sẽ gây bệnh cho cơ thể? Điều này có đúng không? Điều này không đúng. Ở nhiệt độ - 150C sẽ không có vi sinh vật nào, từ vi khuẩn, men, đến nấm mốc… có thể phát triển nổi. Vi sinh vật chỉ tạm ngừng phát triển, chứ không chết. Nhưng khi rã đông, ở nhiệt độ thích hợp, vi khuẩn sống lại và tiếp tục sinh sôi nảy nở. Do đó, thực phẩm đông lạnh chỉ được xem là an toàn nếu khâu chế biến ở nhà máy được vệ sinh, sát khuẩn , kiểm soát vi sinh… tốt trước khi đem cấp đông. Một nghiên cứu cho thấy thực phẩm đông lạnh, nhất là thịt đông lạnh, chứa độc tố gây ung thư rất cao, bởi việc để đông lạnh quá lâu khiến cho thực phẩm bị phân hủy và “nhiễm” các chất độc gây ung thư?

Điều này là không đúng. Cần phải làm rõ, có độc tố trước khi làm đông lạnh hay không. Thịt đông lạnh tồn trữ lâu thì đúng là có sự biến đổi về phẩm chất, nhưng không liên quan đến an toàn. Thịt được trữ đông lâu có bị mất chất dinh dưỡng hay không? Với thịt cá, thì các vitamin A, B thất thoát ít, nhưng vitamin C và E mất khá bộn khi trữ đông ở thịt. Một điểm ít người để ý, đó là ẩm độ ở môi trường trữ đông thấp hơn ẩm độ ở thực phẩm, nên nước sẽ thoát hơi ra khỏi miếng thịt khi trữ đông, làm thịt cá bị khô, dai. Từ chuyên môn gọi là hàng “cháy lạnh” (freezer burn). Sự “cháy lạnh” càng thúc đẩy thêm quá trình oxid hóa dầu mỡ và biến tính protein. Sự mất nước này cũng làm các sắc tố hemoglobin và myoglobin ở thịt bị thay đổi, làm màu của sản phẩm trở nên sậm lại và tái đi. Thịt cá bị “cháy lạnh”, độ dinh dưỡng có kém đi, “ngoại hình” cũng khó coi, nhưng cũng không ảnh hưởng đến an toàn. Vì vậy không nên trữ đông quá lâu, tốt nhất là nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo dinh dưỡng. Thời gian sử dụng tính từ lúc cấp đông nên để bao lâu là tốt nhất? Tùy loại hàng, cách đóng gói và trữ đông tốt, tuổi thọ hàng đông lạnh từ 1 - 2 năm, có khi lâu hơn. Với thịt cá đông lạnh, nên mua hàng mới, khoảng 6 - 8 tháng trở lại. Nhưng cũng lưu ý, hàng đông lạnh mua về phải bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Mavin (Tổng hợp)


41


mavin với cộng đồng

Mavin Austfeed Nghệ An

Tổ chức chương trình “Tết sum vầy”

N

gày 26/1/2018, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Mavin Austfeed Nghệ An đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy 2018” cho toàn thể đoàn viên (ảnh). Tham gia chương trình có Đại diện Ban Lãnh đạo Công ty và hơn 80 đoàn viên đại diện cho người lao động. Trong năm 2017, Công đoàn cơ sở Công ty đã tổ chức thành công nhiều hoạt động nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho đoàn viên như: tổ chức giao lưu bóng đá, tổ chức sinh nhật cho đoàn viên, phối hợp cùng Công ty tổ chức du lịch teambuilding, thăm hỏi đoàn viên ốm đau, vận động quyên góp ủng hộ đoàn viên gặp nạn, tặng quà Tết Trung thu và các dịp lễ tết… Phát biểu tại chương trình “Tết sum vầy 2018”, ông Lê Trung Thành - Giám đốc Điều hành Mavin Austfeed Nghệ An ghi nhận kết quả mà Công đoàn cơ sở đã thực hiện trong năm qua góp phần mang lại lợi ích chung cho Công ty, đồng thời cũng gửi gắm những lời chúc tốt đẹp đến toàn thể cán bộ công nhân viên nhân dịp năm mới sắp đến. Đại diện Ban chấp hành Công đoàn, Chủ tịch Công đoàn đã cảm ơn Ban

lãnh đạo Công ty đã luôn đồng hành, ủng hộ Công đoàn cơ sở trong các hoạt động tập thể. Dịp này Ban Chấp hành đã trao 5 suất quà cho 5 đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, là món quà động viên về tinh thần để đoàn viên đón năm mới tràn đầy niềm phấn khởi. Chương trình “Tết sum vầy 2018” đã diễn ra thành công tốt đẹp, mang tinh thần đoàn kết ấm áp trong sự hưởng ứng nhiệt tình của các đoàn viên.

Mavin trao quà Tết cho các hộ nghèo Ngày 27/1/2018, tại Hội nghị tổng kết công tác và trao quà Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 của Hội chữ Thập đỏ huyện Khoái Châu, (Hưng Yên) Công ty CP Mavin Austfeed đã trao 50 suất quà cho các hộ nghèo của huyện (ảnh). Ông Đào Mạnh Hòa, Phó Tổng Giám đốc Mavin Austfeed đã đại diện Công ty trực tiếp tặng quà cho bà con có mặt trong buổi lễ. Trong gần 15 năm hoạt động, Mavin Austfeed luôn quan tâm và chia sẻ với cộng đồng, đặc biệt là với những địa phương nơi đặt nhà máy, kho bãi của Mavin. Bên cạnh đóng góp phát triển kinh tế, tạo việc làm cho các địa phương, tinh thần tương thân, tương

42

ái, lá lành đùm lá rách luôn được nêu cao trong hoạt động của Mavin vì sự phát triển giàu mạnh của đất nước. Tại Hưng Yên, Mavin Austfeed là một trong các doanh nghiệp có nhiều đóng góp

cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều năm liền được biểu dương về công tác nộp thuế và cũng được ghi nhận nhờ các đóng góp về vật chất và tinh thần cho công tác từ thiện xã hội.


43


Thế thế giới giới đó đây

Alibaba giúp phát triển trí tuệ thông minh trong nuôi heo “Gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp nông dân sản xuất ra loại thịt heo an toàn và thơm ngon.

T

rong nhiều thế kỷ qua việc nuôi heo tại Trung Quốc chủ yếu dựa vào các mô hình chăn nuôi nhỏ, của từng hộ nông dân, ngay trong sân vườn. Tuy nhiên từ những năm 1980, Trung Quốc đã chuyển đổi sang mô hình nuôi công nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân. Hiện nay, một nửa số heo trên thế giới (khoảng 700 triệu con) đều được sản xuất và giết mổ tại Trung Quốc, phần lớn là trong các trang trại khổng lồ. Vì vậy, để quản lý đàn gia súc này hiệu quả, người nông dân Trung Quốc buộc phải áp dụng những kỹ thuật cao vào chăn nuôi, một trong số đó là sử dụng trí tuệ nhân tạo. Đầu tháng 3/2018, Alibaba đã ký hợp đồng với tập đoàn Dekon Group và đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi Tequ Group để phát triển, triển khai các hệ thống chăn nuôi heo bằng AI. Theo báo cáo của các nhà phân tích, bản hợp đồng này có giá trị hàng chục triệu USD. Mục đích chính là phát triển công nghệ thị giác máy (machine vision) để thay thế công nghệ nhận dạng qua thẻ tần số vô tuyến (RFID) thường được dùng để kiểm soát heo trong các trang trại hiện nay. Thẻ RFID được gắn lên từng con để theo dõi mỗi cá thể, tuy hiệu quả công nghệ này khá đắt đỏ và mất nhiều thời gian quản lý. Với hàng triệu con heo được nuôi trong các trang trại mỗi năm, sử dụng thẻ RFID không phải là phương pháp tối ưu. Đại diện truyền thông Tập đoàn Tequ Group cho biết: “Nếu nuôi khoảng 10 triệu con, người nông dân không thể đếm được có bao nhiêu heo con được sinh ra mỗi khi kỳ sinh đẻ đến”. Để giải quyết vấn đề này, công nghệ thị giác là biện pháp tối ưu. Việc theo dõi sẽ được tiến hành qua các camera được lắp đặt trên mỗi chuồng và rà soát bằng các hình xăm số trên

44

Alibaba sẽ đi tiên phong trong việc ứng dụng AI vào sản xuất và chăn nuôi tại Trung Quốc

Đại diện của Alibaba chia sẻ: “Một mặt chúng tôi muốn giúp giảm chi phí chăn nuôi và góp phần cải cách nông nghiệp, mặt khác, chúng tôi cũng muốn phát triển AI để có thể sản xuất thịt heo an toàn và thơm ngon”. Alibaba giúp phát triển trí tuệ thông minh trong chăn nuôi heo. thân mỗi con. Ở mức độ cơ bản hệ thống này có thể kiểm soát được số lượng heo trưởng thành và heo con trong mỗi trang tại. Đồng thời, AI có thể phân tích dữ liệu để thông báo với người nông dân những cá thể có thể đẻ tự nhiên hoặc bị sinh khó. Đây mới chỉ là những nghiên cứu

bước đầu, Alibaba đặt mục tiêu công nghệ này có thể đưa ra được các phân tích tinh vi hơn nữa. Ví dụ, bằng việc tích hợp thông số thân nhiệt đo được từ các cảm biến hồng ngoại với chỉ số di chuyển của heo mỗi ngày, AI sẽ phân tích, đánh giá được sức khỏe của từng con. Ngoài ra, kết nối hệ thống với thiết bị nhận diện giọng nói còn được coi là công nghệ thông minh hơn. Thiết bị này sẽ thông báo cho người nông dân biết khi bất kỳ chú heo con nào đang bị mẹ đè lên thông qua tiếng kêu của nó (Alibaba khẳng định hệ thống này sẽ làm giảm tỷ lệ chết ở heo con xuống còn 3% mỗi năm). Một công nghệ khác sẽ cố gắng để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trong đàn bằng cách ghi âm lại tiếng ho của heo. Một đại diện của “gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc cho biết chúng tôi muốn dùng trí tuệ nhân tạo để sản xuất ra loại thịt heo an toàn và thơm ngon. Vi Vũ (Theo The Verge) Nguồn: VnExpress


Khi gà thi “hoa hậu” Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Singapore, ông Ernest Goh đã ghi lại những khoảnh khắc thú vị tại cuộc thi “hoa hậu” gà được tổ chức tại Malaysia. Ernest Goh được biết đến như một nghệ sĩ nhiếp ảnh về động vật hoang dã với những góc chụp độc đáo và cuốn hút. Cuốn sách mới nhất của ông là những loạt ảnh được ghi lại ở Malaysia, trong một cuộc thi sắc đẹp của những chú gà. Tại đây, ông gặp một giống gà tên gọi Ayam Seramas, những giống gà quý từ phía Tây đảo Penang... Cuốn sách mang tên “Cocks: The Chicken Book” với nội dung hướng đến là giá trị của những chú gà không chỉ dừng lại ở việc làm thức ăn, mà hãy trân trọng chúng như những con người. Nghĩa Dương (Sưu tầm)

45


phóng sự ảnh

Nuôi bò sữa bằng tình yêu Nằm ở Higginsville, Missouri, Mỹ, trang trại Heins do Chris Heins, 35 tuổi quản lý. Trang trại có khoảng 650 chú bò, sản xuất khoảng 6.000 gallon sữa/ngày. Nhà máy sữa chính được xây dựng từ năm 2012 với các trang thiết bị tiêu chuẩn gồm: một phòng vắt sữa công cộng, bể chứa sữa và văn phòng, ba trại chăn nuôi tự do để nuôi bò. Phòng vắt sữa có hai cửa hàng bán đồ ăn

Vợ chồng chủ trang trại Heins

46

nhanh Westfalia-Surge với các cửa riêng lẻ để sắp xếp các chú bò ở vị trí vắt sữa chính xác. Một người có thể vắt được sữa của 100 chú bò trong một giờ nhờ các thiết bị hiệu quả và tiên tiến của trang trại. Heins cho biết: “Khi thiết kế sản phẩm sữa mới của mình, chúng tôi đã thiết kế hướng đến tình yêu với động vật và sự thân thiện với môi trường”.

Ngoài ra, gia đình Heins đã làm việc với dịch vụ Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên để tạo ra một hệ thống quản lý chất thải thân thiện với môi trường. Hệ thống này nằm cách tất cả các hộ dân xung quanh nửa dặm và có hệ thống thoát nước cũng như khu vực lắng cát để giúp quản lý mùi hôi và tránh tràn chất dinh dưỡng. Nghĩa Dương (Theo Farm Flavor)


Chuyến tham quan trang trại của trẻ em trong vùng

Cổng vào trang trại gia đình

Các sản phẩm bánh và sôcôla được làm từ trang trại

47

Anh Chris Heins, chủ trang trại mang tên mình


ẩm thực

Làm gì để thực phẩm sạch được nhân rộng? Trong bối cảnh thực phẩm chứa các hóa chất có hại đang tràn lan, người tiêu dùng từ thành phố đến nông thôn tìm nhiều cách để “săn” thực phẩm sạch, nhu cầu sử dụng và phổ biến thực sạch cần thiết hơn bao giờ hết. Khó chọn thực phẩm sạch?

Nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, để có được thực phẩm “sạch”, vấn đề quan trọng hàng đầu là nguyên liệu dùng cho nuôi trồng phải sạch. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, hiện nay chưa thể kiểm soát hết các chất cấm, chất độc hại được dùng trong chăn nuôi và chế biến thực phẩm, mặc dù đã có những hỗ trợ về máy móc và những đề án về kiểm soát đầu vào đầu ra thực phẩm sạch. Trong số các loại thực phẩm người dân ăn hàng ngày, phổ biến nhất là thịt heo, gà, bò, cá... Nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng cao, trong khi việc chăn nuôi tự nhiên của các hộ gia đình chỉ đáp ứng tỷ lệ rất nhỏ, đa số nguồn cung hiện nay do chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đối với các trang trại chăn nuôi, nhu cầu về thức ăn hàng ngày rất lớn, hầu hết được mua từ các công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tâm sự của những hộ chăn nuôi đều cho rằng, người chăn nuôi chỉ là một mắt xích trong chuỗi chăn nuôi, có nguyên liệu sạch thì mới nuôi ra được những con heo đạt chất lượng tiêu chuẩn, an toàn.Một người nuôi ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết: “Người chăn nuôi chúng tôi không biết hết được những gì trong thức ăn chăn nuôi, chỉ mua và dùng theo thói quen. Chỉ cần đoàn kiểm tra đến lấy mẫu xét nghiệm mà có chất cấm nào đó là chúng tôi bị xử lý bằng nhiều hình thức. Có khi lỗi đâu phải do người chăn nuôi, nhiều khi nhà sản xuất cám trộn chất cấm vào, chúng tôi làm sao kiểm soát được? Những người khác lại tâm sự, chúng tôi đều mong các cơ quan có thẩm quyền sớm quy hoạch, sắp xếp lại thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi, chỉ cho phép những

48

doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, cung cấp cám Minh họa: Nguyễnkết Hùng sạch, có cam bảo đảm chất lượng cám...

Cần chính sách

Định hướng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Với mục tiêu quan trọng là hướng người tiêu dùng sử dụng thực phẩm “sạch”, ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tích cực triển khai chăn nuôi theo chuỗi khép kín trên cơ sở liên kết nhóm hộ thành HTX, doanh nghiệp cổ phần nhằm kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, tiêu thụ. Trước mắt, Bộ NN&PTNT tích cực triển khai chương trình hỗ trợ về: Phòng chống dịch, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá thịt “sạch”... tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, sau đó, sẽ nhân rộng tới các tỉnh, thành trong cả nước. Còn theo TS. Ngô Thị Kim Cúc, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Nhà nước cần thông tin về thị trường, thu thập thông tin, nghiên cứu, đưa ra dự báo về cung cầu thị trường, nhất là thị trường thế giới. Nhà nước phải có vai trò mở rộng thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định với các nước, các khối...

Từ đó, Nhà nước dự báo, đưa ra những quy hoạch sản xuất và thông tin cho người dân biết. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho nông dân hoặc những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp. Nhà nước phải có giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo nông dân một cách thiết thực; đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện trên từng địa bàn cụ thể… Mặt khác, cần có những chương trình, Đề án dành cho vấn đề thực phẩm sạch nhiều hơn nữa để có thực phẩm sạch từ nguồn, từ những trang trại chăn nuôi. Hiện ngành nông nghiệp và chăn nuôi gắn liền với đất đai, do vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tích tụ ruộng đất mạnh hơn để hình thành khu vực sản xuất lớn tập trung. Cùng với đó là tăng cường công tác nghiên cứu chọn tạo, lưu giữ, bảo vệ giống tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt cũng như phát triển mạnh các công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến... trong ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng theo hướng xanh, sạch và bền vững. Kim Phượng


49


giải trí

Hành trình tất niên 2017, chào xuân 2018 tại Mavin

Trong không khí chào năm mới 2018 và đón Tết cổ truyền Mậu Tuất, từ 27/1 - 12/2/2018 đã diễn ra các chương trình Tất niên và Chào xuân 2018 trên toàn quốc của các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Mavin. Dưới đây là một số hình ảnh.

Tất niên 2017 đầy ấm áp tại Mavin

• Khối Food: Được tổ chức vào ngày 27/1/2018 tại Nhà máy Mavin Food, khu Công nghiệp Đồng Văn II, Hà Nam. • Khối Aqua, VET: Diễn ra vào ngày 2/2/2018 tại Nhà máy Chế biến thức ăn Thủy sản Mavin, Lương Động, Kim Bằng, Hưng Yên. • Khối Farm: Diễn ra vào ngày 3/2/2018 tại Nhà hàng Phố Hiến, TP Hưng Yên • Khối Feed: Diễn ra tại Nhà máy Mavin Austfeed Bình Định ngày 3/2/2018, Nhà máy Mavin Austfeed Hưng Yên ngày 7/2/2018, Nhà máy Mavin Austfeed Nghệ An ngày 10/2/2018.

50

Tham dự các buổi tiệc tất niên có thành viên của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc và các Giám đốc Khối của Tập đoàn Mavin cùng hơn 2.000 cán bộ, nhân viên Mavin trên khắp cả nước. Năm 2017 khép lại với bộn bề lo toan với toàn hệ thống Mavin. Dù nhiều thách thức, gánh nặng nhưng cuộc khủng hoảng giá thịt heo không làm chậm bước chân của toàn hệ thống. Tập đoàn Mavin vẫn tăng trưởng 30% và bứt phá với sự ra đời của Khối Thủy sản, các sản phẩm thịt heo sạch từ nguồn, tái cấu trúc thành công mô hình tổ chức Tập đoàn. Hành trình tất niên 2017 và chào xuân 2018

nhằm tri ân mỗi thành viên Tập đoàn Mavin đã có một năm cố gắng vì sự phát triển không ngừng của Mavin, và cũng là dịp để tập thể Mavin sát lại bên nhau, xiết chặt tay nhau cùng đón chào năm mới. Mỗi cán bộ, nhân viên đã có những phút giây thư giãn thực sự bên đồng nghiệp của mình, cùng trao nhau những nụ cười và nâng ly chúc nhau những lời tốt đẹp nhất. Những buổi tiệc tất niên đọng lại trong mỗi thành viên Mavin tinh thần đoàn kết, hứng khởi, sẵn sàng cho năm 2018 nhiều dự định và tham vọng của Tập đoàn. Tại các buổi tất niên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead đã phát biểu bằng tiếng Việt với toàn thể các cán bộ nhân


viên như sau: “Năm 2017 là một năm khó khăn cho Tập đoàn chúng ta, và tôi muốn cảm ơn tới tất cả các bạn vì những cố gắng trong năm vừa qua. Bước sang năm 2018, tôi muốn nói với các bạn rằng, đừng làm việc chăm chỉ hơn, mà hãy làm việc hiệu quả hơn, chúng tôi sẽ làm tất cả để hỗ trợ các bạn. Chúng ta là một doanh nghiệp lớn với hơn 2.000 nhân viên trên khắp cả nước. Hãy tự hào rằng các bạn là một phần của Tập đoàn Mavin!”.

Đặc biệt, trong các tiệc tất niên của các Nhà máy MAC, MAQ, tiết mục nhảy “Mavin ơi” nhận được sự cổ vũ nhiệt tình và được khán giả vô cùng yêu thích. Các cán bộ Mavin Austfeed trở thành những “người mẫu biểu diễn catwalk” trong bộ trang phục biến tấu từ các vỏ bao cám của Austfeed, vừa trình diễn và hát vang: “Mavin ơi, Mavin ơi, tự hào hát mãi lên Mavin ơi…!”

Tổng biên tập: Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin Ban Biên tập: Phòng Truyền thông Thương hiệu Tập đoàn Mavin Tư vấn nội dung: Nhà báo Dương Xuân Hùng Lê Thị Bảo Ngọc - Trị sự Hoàng Ngọc Châu - Thư ký Tòa soạn Dương Thảo / Thu Trang - Nội dung Quốc Việt - Dàn trang, chế bản

51



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.