Tap chi Mavin - Tu Nong trai toi Ban an so II (Quy 1/2018)

Page 1

BẢN TIN Newsletter

Số 2

Quý I/2018

Chuyên đề số 2

Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Nhơn Tân: Độc đáo trại heo tiêu chuẩn châu Âu Sức khỏe cộng đồng là trên hết 2017: Những dấu ấn “lịch sử” Chuỗi giá trị, con đường tất yếu

1 (Lưu hành Nội bộ)

TỪ NÔNG TRẠI TỚI BÀN ĂN


2


TỪ NÔNG TRẠI TỚI BÀN ĂN

BẢN TIN

Newsletter

Số 2 Quý 1.2018

Kính gửi: Quý Bạn đọc! Các bạn đang cầm trên tay Tạp chí Mavin - “Từ Nông trại tới Bàn ăn” số ra thứ 2, Quý I/2018. Số đầu tiên, Tạp chí đã nhận được sự đón chào nồng nhiệt từ Quý Bạn đọc. Từ những công nhân tại các nhà máy hay các trang trại chăn nuôi, tới những đối tác, khách hàng của Mavin đều chia sẻ sự quan tâm sâu sắc tới Tạp chí, mong đợi và chờ đón các số ra tiếp theo. Đó là động lực lớn lao dành cho Ban Biên tập, giúp chúng tôi thêm hào hứng và phấn khởi bắt tay làm số tiếp theo với ước mong đưa Tạp chí trở thành một món ăn tinh thần thật sự ý nghĩa và hấp dẫn. Thật may mắn, số thứ 2 của Tạp chí sẽ đến với Quý Bạn đọc vào những ngày đầu tiên của năm 2018, trong không khí đón đợi Tết Nguyên đán của dân tộc. Vì vậy, Tạp chí sẽ vừa kể lại chặng đường 1 năm vất vả nhưng đáng nhớ của Mavin, vừa gói ghém lời chúc của Mavin tới Quý Bạn đọc cho một năm mới nhiều dự định và thành công. Được chuẩn bị món quà ý nghĩa này là niềm vinh dự của Ban Biên tập. Chúng tôi đã tổng kết năm 2017 với nhiều thăng trầm và thử thách của Tập đoàn Mavin, vui mừng xen lẫn tự hào vì Mavin đã vượt qua một năm “xuống dốc” của ngành chăn nuôi với nhiều thành quả ấn tượng. Tiếp tục sứ mệnh: Tư vấn cho khách hàng mọi thông tin từ “Nông trại tới Bàn ăn”, chúng tôi tiếp tục tổng hợp, biên soạn các thông tin hữu ích và ý nghĩa phục vụ bạn đọc, bổ sung thêm những thông tin, kinh nghiệm liên quan đến vui chơi dịp Tết. Niềm vui được mang đến cho Quý Bạn đọc một món ăn tinh thần những ngày Tết thêm trọn vẹn, ý nghĩa đã lan tỏa tới từng thành viên Ban Biên tập. Nhân dịp này, chúng tôi xin cảm ơn sự khích lệ tinh thần từ Ban lãnh đạo Tập đoàn, sự động viên, ủng hộ từ tập thể cán bộ nhân viên Mavin bằng những bài viết cộng tác cho Tạp chí. Chúng tôi cũng cảm ơn các đối tác, khách hàng trân quý của Mavin đã dành sự ưu ái và quan tâm cho Tạp chí. Chúc Quý Bạn đọc một năm mới an khang, thịnh vượng! Ban Biên tập

Chuyên đề số 2 (Quý I/2018)

>> triển vọng đi tới

4

>> Việt nam sẽ hết thừa heo từ 2018

8

>> Xây dựng chiến lược

và kế hoạch kinh doanh 2018

10

>> đã có premix kháng sinh phòng, đặc trị

các bệnh hô hấp và tiêu hóa trên heo

>> thành lập công ty Mavin aqua

>> từ quá khứ đến tương lai

12

13

18

>> triển vọng nuôi cá rô phi giống

28

>> Mở hướng nuôi gà lông trắng

30

>> hấp dẫn trại heo đen thân

44

thiện

>> trăm món xúc xích vòng quanh

thế giới

3

46

>> Khách hàng Mavin

đi khắp năm châu

50


chuyển động chăn nuôi

Triển vọng đi tới

Ngành chăn nuôi đang chuyển mạnh sang hướng sản xuất hiện đại, hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Năm 2017 đánh dấu cột mốc Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu gà sang Nhật Bản, nhưng cũng trong năm 2017 ghi nhận hiện tượng thịt heo nguồn cung đã vượt cầu, dẫn đến rối loạn giá cả. Năm 2018, ngành chăn nuôi hi vọng sẽ đón nhận nhiều lạc quan. Sản xuất hàng hóa

Trước đây, ngành chăn nuôi Việt Nam chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa, do đó nguồn cung - cầu khá ổn định. Ngoại trừ những dịp lễ tết, dịch bệnh… giá cả có biến động nhiều. Nhưng mấy năm gần đây, khi chăn nuôi đã chuyển sang mô hình trang trại, sản xuất mang tính hàng hóa thì biến động giá cả trên thị trường có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong năm và việc tiêu thụ sản phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào cung - cầu. Vừa qua, trong Hội thảo “Chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị”, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: Chưa bao giờ trong lịch sử, ngành chăn nuôi heo lại rơi vào điểm nghẽn dư thừa nguồn cung như đầu năm 2017. Năm 2017 ghi nhận việc cả hệ thống chính trị ra tay “cứu ngành chăn nuôi” mà cụ thể là cứu người nông dân. Liên tục một năm qua, người nuôi heo rơi vào tình trạng thua lỗ. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam liên tục phát triển, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,5%/năm. Số liệu thống kê đến 1/4/2017 cho thấy, cả nước có khoảng 28,9 triệu con heo, sản lượng thịt hơi đạt 2,2 triệu tấn. Nghịch lý là sản xuất phát triển nhưng đầu ra lại khó khăn do thị trường trong nước đã bão hòa, trong khi xuất khẩu heo tiểu ngạch sang Trung Quốc bấp bênh. Hiện tượng sụt giảm đàn heo vào cuối năm 2017 đã phản ánh thực trạng cung đang lớn hơn cầu và sự bức thiết phải phát triển thị trường cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng.

“Vấp” sự cố

Năm 2017 đã chứng kiến người chăn nuôi điêu đứng vì những sự cố rất nghiêm trọng trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2017 cũng ghi nhận nỗ lực giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Theo Bộ Y tế, từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng 2 lần. Tình hình dịch bệnh, tính đến 24/10/2017, cả nước không còn tỉnh nào phát sinh dịch tai xanh và lở mồm long móng trên heo. Danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi từ 43 loại trước đây, đã cắt giảm còn 15 loại và cũng chỉ được phép sử dụng đến ngày 31/12/2017. Các chuyên gia nước ngoài đều cho biết, chính việc lạm dụng

4

kháng sinh và dùng kháng sinh phổ biến trong chăn nuôi, sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng, sử dụng thuốc an thần trong chăn nuôi… đã khiến thịt heo Việt Nam khó xuất khẩu. Nhu cầu thịt heo xuất khẩu rất lớn, chỉ riêng thị trường Hàn Quốc, năm 2016 nước này phải nhập khẩu các sản phẩm thịt với tổng trị giá lên tới hơn 5 tỷ USD. Nếu các nhà chăn nuôi Việt Nam đảm bảo được các tiêu chí sản xuất sạch, bền vững, chắc chắn thịt heo Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hàn Quốc và nhiều nước khác.

“Nóng” nhập khẩu

Theo Cục Chăn nuôi, 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu thịt heo từ 14 nước với tổng số lượng hơn 4,6 nghìn tấn, kim ngạch hơn 7,8 triệu USD. Cụ thể, nhập khẩu từ Ba Lan gần 1.000 tấn (chiếm 21%), nhập khẩu từ Mỹ hơn 713 tấn (chiếm 15,4%), Đức hơn 608 tấn (chiếm 13,1%); Tây Ban Nha hơn 555 tấn (chiếm 12%), Canada 502 tấn (chiếm 10,8%). Thực phẩm đông lạnh chủ yếu là nhóm hàng thứ phẩm giá rất rẻ (cổ, cánh, chân, đầu, phủ tạng gia súc, gia cầm và thịt trâu…) từ nhiều nước vẫn len lỏi vào Việt Nam. Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu cho biết: “Do sản xuất trong nước vẫn còn nhiều khoảng trống, dẫn đến một số phân khúc thị trường bị thiếu hụt nên sản phẩm nhập khẩu vẫn có chỗ đứng”. Anh Phương, một thương lái chuyên bán thịt bò cho các nhà hàng nói: “Đa số các địa phương đều tập trung nuôi bò sữa, nếu không có thịt bò nhập khẩu thì lấy đâu nguyên liệu cho các quán bò nướng và các quán lẩu?”. Tại TP Hồ Chí Minh, bò Củ Chi được xem là một đặc sản và chỉ tiêu thủ tại huyện Củ Chi, đa số các quán ăn, nhà hàng sử dụng thịt bò, thịt trâu đều phải tìm các nguồn cung nhập khẩu từ Australia, Ấn Độ, Campuchia…

Mở rộng xuất khẩu

Năm 2017 được xem là cột mốc lịch sử khi gà Việt Nam chính thức xuất khẩu vào Nhật Bản. Gà được nuôi tại Đông Nam bộ, nơi dịch bệnh ít xảy ra, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, có thể cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cả về giá và chất lượng. Năm 2018, các doanh nghiệp đều cho biết sẽ phát huy thắng lợi của xuất khẩu gà để từng bước xuất khẩu heo, vịt, gà… sang các nước. Vài năm vừa qua, tình hình dịch bệnh được khống chế, uy tín


Chăn nuôi năm 2018 được hi vọng sẽ tích cực hơn Minh hoạ: Nguyễn Hùng

ngành chăn nuôi Việt Nam cũng tăng lên. Nhiều đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, châu Âu đã tới Việt Nam để hy vọng sẽ tìm được nguồn cung xuất khẩu vào các thị trường này. Sản lượng thịt heo năm 2017 ước đạt 2,75 triệu tấn, đưa Việt Nam lên đứng thứ sáu trên thế giới sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Brazil và Nga. Bài toán xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là xuất khẩu thịt heo là nhu cầu cấp thiết của ngành chăn nuôi trong năm 2018. Giá thịt heo tại thủ phủ miền Đông Nam bộ đang ở mức mức 27.000 - 28.000 đồng/kg, khiến các trang trại thua lỗ 6.000 10.000 đồng/kg. Giải pháp trong năm 2018, Hiệp hội Chăn nuôi các tỉnh thành đều cho rằng cần nghiên cứu xem xét quy hoạch ngành chăn nuôi phù hợp cung - cầu và nâng cao chất lượng ngành chăn nuôi để mở rộng các thị trường xuất khẩu.

Theo Cục Chăn nuôi, hiện nay Bộ NN&PTNT đang sửa chiến lược chăn nuôi theo hướng phát triển chuỗi. Hay tại cuộc hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp Dự thảo Luật chăn nuôi để trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ V năm 2018 và thông qua trong kỳ họp thứ VI năm 2018, cơ sở chăn nuôi phải đăng ký khai báo với UBND cấp huyện và địa điểm do địa phương phê duyệt, nhằm tránh tình trạng dư thừa.

triển Vọng 2018 Các chuyên gia cho biết, để giải quyết những khó khăn trên, việc quan trọng của ngành là xúc tiến tìm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh công tác dự báo, thông tin thị trường. Theo Cục Chăn nuôi, năm 2018, Cục sẽ tăng cường chủ động và tham mưu cho Bộ một số giải pháp khơi thông thị trường nhằm vào một số sản phẩm chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu: thịt heo, thịt gà, trứng vịt, sữa và các sản phẩm từ sữa… Chỉ đạo khơi thông

5

thị trường, chủ động triển khai chính sách thúc đẩy sản xuất trong nước gắn với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo quy trình thực hành tốt nhằm hướng tới xuất, nhập khẩu giống, sản phẩm chăn nuôi. Tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước và định hướng xuất khẩu... nguyễn anh


Từ nông trại TớI Bàn ăn

Bình ổn thị trường thực phẩm tết nguyên đán Tại TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường cam kết không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết (từ ngày 15/1/2018 - 15/3/2018), đồng thời thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm...

giá heo nhích lên Những ngày gần đây, ở miền Bắc, thịt heo nhiều nơi có giá 37.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng so với những ngày trước đó. Giá heo hơi tại miền Nam đã tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Tại các tỉnh miền núi như: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La… nhiều địa phương bán heo giá 37.000 đồng/kg. Mặt bằng chung giá heo hơi tại các tỉnh miền Bắc vẫn ở mức 33.000 35.000 đồng/kg. Riêng khu vực Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên… giá heo hơi là 36.000 đồng/kg với heo siêu đẹp trọng lượng 110 - 120 kg/con. Đồng thời, giá heo hơi miền Nam cũng tốt lên. Trong đó giá heo tại Đồng Nai là 30.000 đồng/kg.

giá sản phẩm tăng tích cực Trong tháng 12, giá các sản phẩm chăn nuôi ghi nhận nhiều diễn biến tích cực. Giá các sản phẩm thủy sản đều ghi nhận tăng, giá cá tra nguyên liệu tăng 600 đồng/kg, giá cá diêu hồng tăng gần 2.000/kg so với tháng trước. Đặc biệt giá gà nuôi thả vườn tại Bến Tre đã tăng khoảng 7.000 đồng/ kg so với tháng trước, người chăn nuôi rất phấn khởi.

Dự báo giá thịt heo tăng trong tết Dự báo đến Tết, giá thịt heo có thể tăng thêm do các cơ sở chế biến đang tập trung giết mổ để sản xuất các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân. Một nguyên nhân khác giúp giá heo dần hồi phục là do đàn heo thịt hiện còn 27,4 triệu con, giảm 5,7% (tính đến hết quý III/2017) so cùng kỳ 2016. Trong khi giá tại các trại vừa nhích lên thì trên thị trường giá thịt heo đã tăng 10 - 15% trong khoảng 1 tháng qua. Theo khảo sát tại các chợ, siêu thị và cửa hàng, giá phổ biến của một số mặt hàng thịt heo: đùi 78.000 - 80.000 đồng/kg, vai 72.000 - 75.000 đồng/kg, fillet 112.000 120.000 đồng/kg, sườn 65.000 đồng/kg…

giá thịt gia cầm tăng từ 2.000 - 10.000 đồng/kg Giá nhiều loại thịt gia cầm đang tăng từ 2.000 - 10.000 đồng/kg. Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, như: An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre… giá gà ta (gà hơi) được bán 85.000 - 90.000 đồng/ kg, gà ta làm sẵn bán lẻ tại nhiều chợ từ 120.000 - 125.000 đồng/kg. Nguyên nhân tăng giá do thời gian qua, nông dân tại nhiều địa phương giảm số lượng đàn vì chăn nuôi không có lời; giá cả đầu ra bấp bênh và dễ gặp rủi ro do dịch bệnh. Nhiều tiểu thương kinh doanh thịt gia cầm dự đoán, giá nhiều loại gia cầm có khả năng sẽ tăng và duy trì ở mức cao trong thời gian tới vì nhu cầu tiêu thụ mạnh vào Tết Nguyên đán 2018.

6


giá một số thực phẩm tháng 12/2017 Gà nấu nấm (nguyên liệu)

39.900 đồng/kg

Má đùi gà

35.900 đồng/kg

Cánh gà

67.900 đồng/kg

Gà H’Mông

121.000 đồng/kg

Gà dai đông lạnh

49.900 đồng/kg

Cá viên gói 500g

31.500 đồng/gói

Lườn cá Hồi gói 500 g

41.800 - 46.500 đồng/gói

Cá trứng đóng gói

89.000 đồng/kg

giá các sản phẩm chăn nuôi từ tháng 10-12/2017 Sản phẩm

đơn vị tính

tháng 10-12/2017

Heo thịt hơi (ĐNB)

Đồng/kg

28.000 - 30.000

Heo thịt hơi (ĐBSCL)

Đồng/kg

27.000 - 29.000

Gà lông màu

Đồng/con 1 ngày tuổi

6.000 - 6.500

Gà thịt lông màu (ĐNB) Đồng/kg Gà thịt lông màu Đồng/kg (ĐBSCL) Gà chuyên thịt Đồng/con 1 ngày tuổi

40.000

Gà thịt (ĐNB)

Đồng/kg

27.000

Gà thịt (ĐBSCL)

Đồng/kg

28.000

Gà chuyên trứng

Đồng/con 1 ngày tuổi

15.000

Vịt Super-M

Đồng/con 1 ngày tuổi

10.000

Vịt thịt Super-M

Đồng/kg

33.000 - 34.000

Vịt bố mẹ Super-M

Đồng/con trống 1 ngày tuổi 32.000

Vịt bố mẹ Super-M

Đồng/con mái 1 ngày tuổi

27.000

Vịt Grimaud

Đồng/con 1 ngày tuổi

15.000

Vịt thịt Grimaud

Đồng/kg

36.000 - 37.000

Vịt bố mẹ Grimaud

Đồng/con trống 1 ngày tuổi 55.000

Vịt bố mẹ Grimaud

Đồng/con mái 1 ngày tuổi

45.000

Trứng gà

Đồng/quả

1.850

Trứng vịt

Đồng/quả

2.100 - 2.300

7

41.000 12.000

thư Mời cộng tác Bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ: Phòng Truyền thông Thương hiệu Tập đoàn Mavin Địa chỉ: tầng 8, tòa nhà Hudland, số 6 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: (024) 320 33 666 (ext 147) Fax: (024) 320 33 111 Email: toan.vu@mavin-group.com Rất mong nhận được sự cộng tác của Quý bạn đọc!


Từ nông trại TớI Bàn ăn

Việt Nam sẽ hết thừa heo từ 2018 Ước tính lượng heo thịt dư thừa trên thị trường sẽ giảm từ 7,05 triệu con năm 2016 xuống còn khoảng 100.000 con năm 2018. Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu Thị trường toàn cầu Ipsos Business Consulting, tổng nguồn cung heo thịt tại Việt Nam ước đạt 41 triệu con năm 2018, dù nhiều trang trại sẽ tái đàn khi thị trường cân bằng hơn. Mặc dù tăng so với năm 2017 nhưng con số này chỉ bằng khoảng 75% năm 2016. Với nhu cầu tiêu thụ, thịt heo nội địa vẫn tiếp tục tăng đều, trong khi nguồn cung sẽ tăng ở mức khống chế, dẫn đến số heo thịt dư thừa trên thị trường có khả năng sẽ giảm từ 7,05 triệu con năm 2016 xuống 200.000 con năm 2017 và chỉ còn khoảng 100.000 con năm 2018. Sản lượng nhập khẩu thịt heo dù chiếm tỷ lệ không đáng kể nhưng có thể sẽ tăng nhẹ trong tương lai nhờ việc xóa bỏ thuế nhập khẩu thịt heo của hiệp định EVFTA và AEC. Tỷ lệ này được ước tính chiếm khoảng 1,2% tổng nguồn cung năm 2018. Theo đánh giá của đơn vị này, đàn heo nái Việt Nam được khống chế tăng ở mức ổn định, nguồn cung so với nguồn ra thị trường của heo thịt sẽ được cân bằng hơn trong tương lai gần, và sẽ đẩy giá heo hơi tại trại tăng trở lại. Tuy nhiên, Ipos cũng đưa ra cảnh báo nếu thiếu chặt chẽ trong cắt giảm đàn nái khiến nhiều trại sẽ đánh giá việc tăng giá này như một dấu hiệu để tái và tăng đàn nái của họ, “vòng khủng hoảng thị trường sẽ tiếp tục diễn biến”. Với tình hình xuất khẩu heo hơi theo đường tiểu ngạch, Ipos cho rằng sẽ khó phục hồi và trở lại lạc quan như trước đây. Tổng số heo hơi xuất khẩu theo đường

8

Lượng heo dư thừa dự kiến chỉ còn khoảng 100.000 con vào năm 2018, so với mức 7,05 triệu con tại năm 2016. Ảnh: Ipsos Business Consulting

tiểu ngạch ước tính vẫn giữ 2,41 triệu con trong năm 2018. Chỉ tính riêng 3 năm gần đây, lượng heo xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt hơn 31 triệu con. Năm 2016, lượng heo xuất tiểu ngạch đạt 12 triệu con, tương đương mỗi ngày xuất 33.000 con. Nguồn cung heo nội địa Trung Quốc thiếu hụt trầm trọng, ảnh hưởng một phần bởi kế hoạch 5 năm - cải tổ quy mô và di dời trang trại nuôi heo ra khỏi khu vực thương mại và đông dân cư của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Vì vậy, các thương lái Trung Quốc tích cực thu mua heo hơi Việt Nam, dẫn đến sự tăng đột biến giá thịt heo hơi Việt Nam tại

trại trong hai năm qua. Tuy nhiên, khi “bong bóng” nhu cầu thịt heo Trung Quốc sụt giảm đã khiến chăn nuôi trong nước rơi vào khủng hoảng. Giá thịt heo liên tục giảm mạnh từ cuối 2016, đến đầu 2017 giá heo hơi xuất chuồng tại một số tỉnh đứng đầu cả nước về chăn nuôi xuống mức 22.000 - 28.000 đồng/kg, giảm 40% với giá bình quân 2016. Theo ước tính của Ipos, việc xuất heo hơi tiểu ngạch năm 2017 chỉ còn khoảng 2,41 triệu con, giảm 80% với 2016. Trong kịch bản tiêu cực, lượng heo hơi xuất đi có thể chỉ đạt 1,17 triệu con. (Sưu tầm)


ăn thịt heo có tốt cho sức khỏe? Các loại thịt đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thịt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, hiểu và sử dụng thịt hợp lý sẽ phát huy tác dụng với sức khỏe. nguồn chính

VitaMin

nhóM

B

Trong đó chủ yếu là B1 tập trung ở phần thịt nạc. Các vitamin tan trong chất béo chỉ có ở gan, thận. Ngoài ra ở gan, thận, tim, não có nhiều Cholesterol và Photphatit. Các loại thịt khác nhau không chỉ hương vị khác nhau, mà còn có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Theo hướng dẫn về chế độ ăn uống cân bằng của người Australia, con người cần phải tiêu thụ những loại thịt nạc và khối cơ hay thịt từ gia súc, cừu, heo, dê và chuột túi để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Thịt nạc đa phần là những khối thịt nằm gần cơ và có tổng lượng chất béo và chất béo bão hòa thấp hơn so với nhiều thực phẩm cung cấp chất béo khác. Chất béo bão hòa hay chất béo no là loại chất béo có trong động vật và thực vật như bơ, một số loại thịt đỏ, trứng và dừa. Theo trang IFLScience, có rất nhiều thông tin trái chiều về loại chất béo này. Một số nghiên cứu kết luận không có bất kì bằng chứng nào về việc chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch. Ngược lại, Hiệp hội Tim mạch Mỹ lại cho rằng, chất béo bão hòa sẽ làm tăng Cholesterol trong máu. Như vậy, điều quan trọng nhất là xác định loại chất béo bão hòa nào tốt và có hại. Chất béo bão hòa đa xuất hiện trên một số loại thực phẩm tốt cho con người như cá hồi, quả óc chó hay hạt lanh. Loại chất béo này gồm hai loại là: Omega-3 và Omega-6. Trong khi đó, chất béo bão hòa đơn là dạng chất béo chúng ta vẫn đang hấp thụ hàng ngày trong những món ăn xào, nấu.

9

Chúng thường có dạng lỏng và dễ thấy nhất chính là dầu oliu.

hiểu rõ thịt đỏ Thịt heo được xem là “lành” nhất trong các loại thịt đỏ. Thịt heo rất phổ biến trong bữa cơm gia đình. Thịt heo có hai loại thịt nạc và thịt mỡ. Thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít, nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ. Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc, ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều Hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau.

tăng cường hệ Miễn Dịch Thịt heo có thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí tuệ, chống trầm cảm và thậm

chí có thể chống ung thư nhờ chứa một hoạt chất có tên axit linoleic. Do mô xơ của thịt heo tương đối mềm và có chứa mỡ nên thịt heo sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia còn cho rằng, ăn thịt nạc heo thường xuyên sẽ có hiệu quả giảm ho và chữa trị táo bón.

Xắt nhỏ thịt Để nấu món thịt heo đúng cách và mang lại dinh dưỡng, thịt heo nên được xắt nhỏ thành nhiều miếng thay vì chế biến thành các dạng thực phẩm ăn liền như xúc xích hay thịt đóng hộp. Thịt xắt nhỏ chứa protein, Vitamin B12, kẽm, sắt và chất béo không bão hòa như Omega-3.

tiêu thụ Vừa đủ Không nên ăn quá 300 - 500 gram thịt heo mỗi tuần, lý tưởng nhất là ăn 2 lần/tuần (khẩu phần mỗi lần ăn từ 100 - 150 gram). pr


NHịP ĐậP MaVin MaVin PHáT TRIểN

Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh 2018 Những ngày đầu tháng 12/2017, các lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Mavin gồm: Giám đốc Khối, Giám đốc Điều hành Nhà máy và Giám đốc Kinh doanh đã tham gia Chương trình Hội thảo kết hợp huấn luyện kỹ năng “Xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2018 - 2023 và Kế hoạch kinh doanh 2018” với sự đồng hành, hướng dẫn của Học viện Phát triển Nguồn nhân lực MCG (ảnh).

c

hương trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ cấp cao của Mavin các kiến thức, công cụ cơ bản nhất để hỗ trợ quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2018 - 2023 và kế hoạch kinh doanh 2018. Các chủ đề Hội thảo, huấn luyện gồm: • Xây dựng bản đồ chiến lược của Tập đoàn với các mục tiêu chiến lược và chỉ tiêu đo lường kết quả • Xây dựng các chỉ tiêu KPI - BSC của Tập đoàn • Xây dựng mô hình tổ chức Tập đoàn • Xây dựng ma trận phân nhiệm QLTS của Tập đoàn • Lập kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí và các chỉ tiêu tài chính Tổng Giám đốc Đào Mạnh Lương phát biểu tại Lễ khai mạc Hội thảo: “Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có Mavin phải chuyên nghiệp hơn, cần có chiến lược rõ ràng hơn. Để làm được điều đó, các lãnh đạo của các Khối và các bộ phận cần được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch, mục tiêu chiến lược, tầm nhìn đến năm 2023. Thông qua chương trình Hội thảo kết hợp huấn luyện này, Ban Điều hành Tập đoàn kỳ vọng có thể cung cấp cho các cấp quản lý cao nhất của các khối Farm - Feed - Vet - Food cách tư duy mới, cách triển khai công việc mới để đưa ra những hành động cụ thể. Mục tiêu sau 5 ngày làm việc tập thể, chúng ta có thể cùng nhau đưa ra tầm nhìn và chiến lược chung cho cả hệ thống đến năm 2023”. Qua 5 ngày đào tạo căng thẳng, Chương trình đã truyền tải các kiến thức, mô hình và công cụ thực tiễn về xây dựng chiến lược và lập kế

10

Trao đổi tại Hội thảo

hoạch kinh doanh như BSC, KPI, RACI... Cùng với đào tạo lý thuyết, các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận, trình bày, phản biện… đã truyền cảm hứng và tạo sự gắn kết cho các thành viên. Với những kiến thức từ khóa đào tạo, các lãnh đạo của các Khối, các Nhà máy đã cùng nhau thống nhất được 20 mục tiêu chiến lược của Tập đoàn tới năm 2023. Sau khóa đào tạo, các khối Farm - Feed - Vet - Food đã họp tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017 và lập kế hoạch hành động năm 2018. Với toàn Tập đoàn, một trong những công việc trọng điểm trong năm 2018 là xây dựng các chỉ tiêu KPI dựa trên 20 mục tiêu chiến lược đã thống nhất tại Chương trình Hội thảo, huấn luyện. pr


MaVin PHáT TRIểN

MaVin thaM Dự apEc 2017 Tuần lễ cấp cao APEC 2017 đã khai mạc tại TP Đà Nẵng từ ngày 6/11/2017, được xem là sự kiện đối ngoại lớn nhất nhiều năm qua. Trong đó, Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit), một trong những sự kiện quan trọng trong tuần lễ cấp cao APEC đã diễn ra từ 8 - 10/11/2017. CEO Summit có 15 phiên họp với sự tham gia của lãnh đạo các nền kinh tế APEC, các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Đây cũng là sự kiện lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam từ trước đến nay. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead - một trong những đại diện tiêu biểu cho cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và Australia nói riêng tại Việt Nam tham dự sự kiện. Tại CEO Summit, ông David John Whitehead đã gặp gỡ nhiều nguyên thủ quốc gia, các “gã khổng lồ” trong giới doanh nghiệp thế giới. Ông cũng dành thời gian để giới thiệu với cộng đồng các doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam về hoạt động của Tập đoàn Mavin tại Việt Nam trong những năm vừa qua và chia sẻ các kế hoạch tâm huyết của Tập đoàn với việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam, đem đến

Chủ tịch HĐQT Mavin chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Australia, ông Malcolm Turnbull

Việt Nam những sản phẩm nông nghiệp tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như sự chuẩn bị đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thế giới.

Mavin austfeed là 1 trong 500 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Việt nam

Mavin austfeed tiếp tục trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam

Nhờ những kết quả kinh doanh xuất sắc, Công ty CP Mavin Austfeed đã vinh dự được đứng trong Bảng xếp hạng PROFIT500 Top 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2017. Trước PROFIT500, Mavin Austfeed cũng được vinh danh trong các Bảng xếp hạng uy tín khác của Vietnam Report như VNR500 (500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam), FAST500 (500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam) trong các năm liên tiếp từ 2013 đến nay. Sau hơn 13 năm hoạt động, sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Mavin Austfeed đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nổi tiếng về chất lượng và an toàn. Mavin Austfeed hiện có 5 Nhà máy thức ăn chăn nuôi được trang bị công nghệ hiện đại đẳng cấp thế giới tại Hưng Yên, Nghệ An, Bình Định và Đồng Tháp với hàng chục chi nhánh kho trên khắp cả nước. Sản phẩm của Mavin Austfeed đã đến tay hàng triệu khách hàng, đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo Vietnam Report, Công ty CP Mavin Austfeed tiếp tục được công nhận là 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Mavin Austfeed đứng trong Bảng xếp hạng này. Năm 2017, thứ hạng của Mavin tăng 74 bậc, là một trong 10 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đại diện Vietnam Report cho biết, Mavin Austfeed là một trong các đơn vị có kết quả hoạt động và sự thăng hạng ấn tượng nhất trong Bảng xếp hạng. Điều đó thể hiện nỗ lực phát triển không ngừng của doanh nghiệp để luôn sáng tạo cải tiến, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đặc biệt trong thời điểm thị trường chăn nuôi khó khăn như năm 2017.

11


NHịP ĐậP MaVin

ra Mắt Xúc Xích cao cấp Bí truyền hương Vị đức Từ 15/1/2018, Công ty TNHH Liên doanh Thực phẩm Mavin - thành viên của Tập đoàn Mavin ra mắt dòng xúc xích cao cấp Mavinia. Mavinia được làm theo công thức bí truyền giúp giữ nguyên hương vị được Hoàng gia Đức yêu thích vào thế kỷ thứ IX. Tại một Hội chợ ẩm thức Bavaria Đức năm 2016, Tập đoàn đã được công nhận sở hữu công thức chuẩn vị nhất và sản phẩm được đặt tên Mavinia như một sự ghi nhận dành cho Tập đoàn. Mavinia có nguyên liệu chính từ thịt của loại heo được nuôi sạch tại các trang trại Mavin. Thịt tươi sạch được xay thô, tẩm ướp với các loại gia vị cao cấp nhập khẩu, sau đó được nhồi trong vỏ là ruột cừu hoàn toàn tự nhiên. Đặc biệt, để tạo ra hương vị khói đặc trưng, Mavinia được xông khói bằng gỗ sồi nhập khẩu từ CHLB Đức. Sản phẩm được áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR, khách hàng có thể yên tâm tìm hiểu về công nghệ sản xuất cũng như chuỗi giá trị sạch “Từ Nông trại tới Bàn ăn” của Tập đoàn.

Mekovet tổ chức hội nghị khách hàng toàn quốc

Ngày 11/12/2017, Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy (Mekovet) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng khu vực miền Bắc với sự tham dự của 70 khách hàng là các đại lý, nhà phân phối lớn của Mekovet. Tham dự còn có ông David John Whitehead, toàn bộ Ban lãnh đạo và các Giám đốc Khối của Tập đoàn Mavin. Tại đây, các khách hàng quan trọng của Mekovet đã giao lưu, chia sẻ với lãnh đạo cấp cao của Mavin về định hướng và cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực dược thú y năm 2018. Dịp này, lãnh đạo Mavin đã phát biểu tri ân và chia sẻ mong muốn được tiếp tục đồng hành với khách

12

hàng trong thời gian tới. Các khách hàng cũng tham gia chương trình bốc thăm may mắn và nhận được nhiều giải thưởng thiết thực và ý nghĩa. Hội nghị tri ân các khách hàng khu vực miền Nam cũng được tổ chức vào 15/12/2017 với sự tham dự của hơn 80 khách hàng tại Trung tâm Hội nghị White Place, TP Hồ Chí Minh. Nhân những dịp này, Mekovet đã phối hợp với đối tác chiến lược Zoetis giới thiệu và ra mắt sản phẩm Triamulox®200, một sản phẩm Premix kháng sinh mới điều trị hiệu quả các bệnh phổ biến về hô hấp và tiêu hóa trên heo đến khách hàng. Sản phẩm nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ khách hàng của Mekovet trên toàn quốc.

đã có premix kháng sinh phòng, đặc trị các bệnh hô hấp và tiêu hóa trên heo Ngày 11/12/2017, tại Hà Nội, Công ty Mekovet đã giới thiệu và ra mắt một loại Premix kháng sinh mới có tên gọi Triamulox®200 có tác dụng tĩnh khuẩn, thuộc nhóm Pleuromutilin, có thể tiêu diệt vi khuẩn ở hàm lượng cao (ảnh). Sản

phẩm sẽ được Tập đoàn Mavin độc quyền phân phối trên toàn Việt Nam, thông qua các đại lý của Mekovet. Bệnh đường hô hấp trên heo là mối quan tâm, lo ngại lớn của người nuôi heo hiện nay. Bệnh có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và khả năng tiêu thụ thức ăn của vật nuôi, trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong cho heo. Một số bệnh phổ biến thường gặp, khó ngăn chặn và kiểm soát như: Viêm phổi địa phương/suyễn heo, hô hấp phức hợp, viêm phổi - màng phổi. Trong khi đó, Bệnh đường ruột trên heo choai, heo vỗ béo là nguyên nhân quan trọng làm giảm khả năng sản xuất và có thể gây tử vong trên heo. Ba bệnh quan trọng nhất (không phải do virus) gây bệnh đường ruột, gồm: Viêm lỵ heo; Viêm kết tràng;


thành lập công ty MaVin aQua Tháng 12/2017, Tập đoàn Mavin thành lập Công ty TNHH Thủy Sản Mavin (Mavin Aqua). Dự án Thủy sản chính thức khởi động với việc ký kết hợp tác chiến lược với Viện Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I (RIA I). Ngoài ra, Mavin cũng trở thành đối tác chiến lược của WorldFish Center, AIT, Central Luzon State University, HAKI, VAA, các Viện Thủy sản, Trường Đại học thuộc Bộ NN&PTNT. Tập đoàn đầu tư hình thành Trung tâm nghiên cứu phát triển giống thủy sản với quy mô cung cấp 500 triệu giống/năm. Các dòng cá rô phi, cá điêu hồng, cá chép chọn giống tốt nhất được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia, Philippines, Thái Lan và Hungary cho sức sinh trưởng, tỷ lệ phi lê, chất lượng thịt và tỷ lệ sống cao nhất. Mavin cũng nghiên cứu ứng dụng các công nghệ nuôi thủy sản tiên tiến nhất trên thế giới nhằm nâng cao năng suất với hiệu quả cao nhất. Mục tiêu đến 2020, Mavin sẽ là đơn vị dẫn đầu tại miền Bắc về cả chế biến thức ăn thủy sản và chăn nuôi thủy sản nước ngọt.

Viêm hồi tràng. Triamulox®200 đã được chứng minh là công cụ hữu hiệu đặc trị các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Sản phẩm đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả tại các nền nông nghiệp chăn nuôi lớn trên thế giới như: Mỹ, Brazil, Anh, Đan Mạch và một số quốc gia châu Âu, có tiêu chuẩn ngặt nghèo vể an toàn vệ sinh thú y như: Thụy Sỹ, Thụy Điển, Phần Lan…

Mavin Food tham gia hội chợ vàng khuyến mại hà nội 2017

13

Nhằm giới thiệu cho người dân Thủ đô các sản phẩm chất lượng cao, sạch và an toàn, từ 24 - 28/11/2017, Mavin Food đã tham gia gian hàng tại Hội chợ vàng khuyến mại Hà Nội 2017 (ảnh). Hội chợ có sự tham gia của gần 300 gian hàng thuộc 170 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các nhóm chủ yếu là: Thực phẩm; thời trang, dệt may; điện máy, đồ gia dụng... với hơn 50.000 sản phẩm giảm giá từ 10% - 50% và khách hàng còn nhận thêm nhiều quà tặng từ doanh nghiệp. Ngoài ra, Hội chợ còn có các gian hàng giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của các làng nghề truyền thống, hợp tác xã nông nghiệp, Sở Công thương các tỉnh, thành phố. Mavin tự hào đem đến Hội chợ những sản phẩm mang tiêu chuẩn châu Âu nhưng vẫn đậm sâu vị á. Các sản phẩm “sạch từ nguồn” đã nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Mavin còn tổ chức các chương trình khuyến mại hấp dẫn, dùng thử sản phẩm miễn phí… tại gian hàng. Các chương trình thu hút đông đảo khách tham quan, mua sắm. Cùng đó, phong cách thiết kế trẻ trung, hiện đại và rất “tây” của Mavin cũng thu hút nhiều khách hàng tham gia và chụp ảnh.

MAVIN 2018:

hiệu quả, chắc chắn, quyết liệt Vào những ngày cuối cùng tháng 12/2017, hai dự án triển khai ERP và KPI được khởi động, với mục tiêu sẽ thay đổi về chất trong hoạt động quản trị, tạo tiền đề cho hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả của Mavin trong các năm tới. Đây được xem là hai dự án “đinh”, quan trọng mà Mavin sẽ quyết liệt thực hiện trong năm 2018. Bên cạnh đó, hàng loạt các kế hoạch, mục tiêu khác được đặt ra đối với từng mắt xích Farm - Feed - Vet Food. Với Farm là việc triển khai rộng rãi dự án cá giống hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị phần số 1 tại miền Bắc về thủy sản nước ngọt. Đối với Feed sẽ là tập trung khai thác các sản phẩm chiến lược để tăng doanh thu và lợi nhuận. Vet là mục tiêu mở rộng và chinh phục thị trường miền Bắc. Đối với Food là đột phá với các sản phẩm mới về xúc xích và thịt sạch. Dù nhiều dự đoán trái chiều về tương lai của ngành chăn nuôi năm 2018 nhưng với phương châm hiệu quả, chắc chắn, quyết liệt, Mavin sẽ chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để “đối đầu”. 2018 là năm mở đầu cho giai đoạn phát triển 2018 - 2023 của Mavin với mục tiêu trở thành 1 trong 10 Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực chăn nuôi.


MaVin PHáT TRIểN

CHUỗI GIá Trị, CoN ĐườNG TấT yếU Ngày 7/12/2017, Mavin chính thức tung ra thị trường sản phẩm thịt sạch, hoàn thiện nhóm sản phẩm Ready to Cook trong chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”. nhiều Dự án hình thành Cũng trong tháng 12, Mavin triển khai hàng loạt các dự án về cá giống, đặt những viên gạch đầu tiên cho hoạt động chăn nuôi thủy sản, bổ sung phần còn thiếu của hệ thống trang trại chăn nuôi Mavin Farm. Hai dự án quan trọng được hoàn thành vào những ngày cuối năm 2017, Mavin tự hào khẳng định là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam cung cấp và sở hữu trọn vẹn chuỗi giá trị Farm - Feed - Vet - Food. Đây là thành công lớn nhất của Mavin năm 2017, sẽ là tiền đề của rất nhiều dự án tham vọng lớn cho Mavin trong các năm tiếp theo. Tại Việt Nam, khái niệm chuỗi giá trị không mới. Sau cuộc khủng hoảng giá heo khốc liệt năm 2017, vấn đề về sản xuất, liên kết chuỗi là giải pháp duy nhất đảm bảo phát triển bền vững ngành chăn nuôi. Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NN&PTNT

đã có lộ trình cho mô hình chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, gồm: hoạt động chăn nuôi và giết mổ, chăn nuôi tại hệ thống các trang trại chăn nuôi khép kín đạt tiêu chuẩn quốc tế; Gia súc được giết mổ theo phương pháp gây mê bằng điện; Sau giết mổ, thịt gia súc sau khi pha lọc, được bảo quản mát và được vận chuyển đến điểm bán bằng xe lạnh, đảm bảo thịt gia súc an toàn đến tay khách hàng. Trong khối doanh nghiệp, đã có nhiều doanh nghiệp theo con đường này, nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn các mắt xích Farm - Feed - Vet - Food như Mavin. Mavin đã bắt đầu hoàn thiện chuỗi từ năm 2011 với việc “lấn sân” rất bài bản sang lĩnh vực chăn nuôi sau khi đã thiết lập vị trí rất vững chắc trong ngành thức ăn chăn nuôi. Để có chất lượng giống tốt nhất, Mavin nhập khẩu heo giống từ Tập đoàn JSR -

Thực phẩm Mavin nổi tiếng nhờ "sạch từ nguồn"

14


“Sứ mệnh của chúng ta là cung cấp giải pháp tổng thể cho khách hàng, không chỉ cung cấp các sản phẩm cụ thể, điều đó chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta nắm trọn vẹn và làm chủ hoàn toàn chuỗi giá trị. Và chắc chắn Mavin sẽ hành động đến cùng, quyết liệt theo đuổi đến cùng mục tiêu này”, ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Mavin khẳng định trong cuộc họp về hoạch định chiến lược kinh doanh của Tập đoàn đến năm 2023. Anh quốc, cho nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh và chỉ tiêu chất lượng được công bố. Toàn bộ quá trình lai tạo, chọn lọc giống sau đó được Mavin quản lý bằng phần mềm di truyền giống chuyên dụng đảm bảo chính xác và tối ưu các đặc tính trội của giống, duy trì phẩm cấp giống. Bên cạnh con giống, Mavin cũng áp dụng công nghệ chăn nuôi khép kín, hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế. Sau chăn nuôi, Mavin tiếp tục mở rộng lĩnh vực hoạt động sang Dược Thú y và Thực phẩm chế biến, với các bước đi chắc chắn và quyết liệt. Hiện, thương hiệu Dược Thú y Cailayvetco dẫn đầu về thương hiệu và mạng lưới tại miền Nam, trong khi thực phẩm Mavin có thị phần số 1 tại miền Bắc và nổi tiếng nhờ “sạch từ nguồn”. Thực tế, sở hữu trọn vẹn chuỗi giá trị Farm - Feed - Vet - Food đã và đang mang lại cho Mavin rất nhiều ưu thế, như: Có thể đảm bảo cam kết về chất lượng sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng nhờ chủ động hoàn toàn về con giống, tiêu chuẩn và quy trình chăn nuôi, chế biến sạch; Tối ưu năng lực sản xuất, tăng hiệu quả và giảm chi phí nhờ sự hỗ trợ chéo giữa các mắt xích trong chuỗi; Hỗ trợ tạo ra lợi nhuận bền vững cho các đối tác chăn nuôi nhờ chủ động được đầu ra sản phẩm…

lợi ích “Kép” Năm 2017, cơn khủng hoảng “thừa" heo quét qua tất cả các tỉnh thành trong nước, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi và các doanh nghiệp liên quan, trong đó có

15

Mavin. Nhờ sở hữu chuỗi giá trị, Mavin đã tối ưu chi phí hoạt động, giảm thiểu các thiệt hại từ khủng hoảng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh, giành giật thị trường bằng các chiêu thức như: giảm giá, hỗ trợ tín dụng, công nợ, giành giật trại… thì Mavin lại củng cố các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng bao tiêu đầu ra sản phẩm, đồng hành cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất… Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta với thế mạnh vượt trội về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ… Người tiêu dùng cũng ngày càng khắt khe và sành sỏi hơn về chất lượng sản phẩm, yêu cầu cao về truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, những thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam như: thiên tai, dịch bệnh, yếu kém trong quy hoạch thị trường, cạn kiệt tài nguyên… sẽ là thách thức chung của tất cả các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam càng phải hoàn thiện hơn năng lực sản xuất, cạnh tranh, cần có chiến lược cạnh tranh phù hợp, chắc chắn và hiệu quả. Xu hướng thiết lập, liên kết chuỗi sẽ là xu hướng chung của thị trường và là con đường tất yếu để các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ ngành nông nghiệp nói chung phát triển bền vững. Đó cũng là con đường tất yếu của Mavin. phòng truyền thông thương hiệu


MaVin MaVin PHáT PHáT TRIểN TRIểN

2017: những Dấu ấn “lịch Sử” Năm 2017 là một năm khó quên của ngành chăn nuôi. Từ đầu tháng 4/2017, cơn bão giá heo chính thức quét qua tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, kéo giá heo giảm ở mức kỷ lục. Mặc dù giá heo đã giảm sâu nhưng đầu ra vẫn tắc nghẽn.

Khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Nghệ An là sự kiện lớn của Tập đoàn

16

c

ác lĩnh vực liên quan cũng không tránh được ảnh hưởng, đặc biệt là ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi với mức suy giảm khoảng 30%. Cạnh tranh trên thị trường vô cùng khốc liệt, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi lâm vào cảnh “thừa nguyên liệu, thiếu đầu ra”. Mavin không nằm ngoài vòng xoáy của cơn khủng hoảng này. Với phương châm hành động: chắn chắn, quyết liệt, hiệu quả, những sóng gió thị trường không cản được sự phát triển của Mavin. Đã có nhiều kế hoạch lớn được thực hiện, nhiều mục tiêu cán đích. Cùng Mavin điểm lại những cột mốc đáng nhớ trong năm 2017, để thấy trong khủng hoảng, Mavin vẫn không ngừng “tỏa sáng”. ngày 18/2/2017: Mavin chính thức khánh thành Nhà máy thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Nghệ An. Với công nghệ hiện đại, Mavin Austfeed Nghệ An được ví là “Đẳng cấp thế giới trong

lòng Nghệ An”. Đây cũng là Nhà máy lớn nhất và hiện đại nhất của Mavin tính đến năm 2017. ngày 19/2/2017: Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Nghệ An, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead đã chính thức đề xuất các dự án phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp hoàn chỉnh “Từ Nông trại tới Bàn ăn” tại tỉnh Nghệ An của Tập đoàn với tổng vốn đăng ký là 80 triệu USD. Kế hoạch này của Mavin đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Australia nói riêng tại Việt Nam. ngày 3/5/2017: Tập đoàn Mavin chính thức thông báo tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình lên Tập đoàn và các Công ty con. Văn phòng Tập đoàn chuyển về Tòa nhà Hudland, số 6 Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là bước chuẩn bị cần thiết để tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của Mavin trong các năm tới.


aaaaaaaa

Ký kết hợp tác chiến lược với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Ký kết hợp tác với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ký kết hợp tác chiến lược với Zoetis

Tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình hoạt động Tập đoàn Mavin

ngày 26/6/2017: Một bước tiến trong lĩnh vực VET của Mavin: Ký kết hợp tác kinh doanh với hãng Dược Thú y nổi tiếng toàn cầu Zoetis, theo đó, Tập đoàn Mavin sẽ là đối tác chiến lược của Zoetis tại Việt Nam, độc quyền phân phối một số sản phẩm vaccine tại Việt Nam. ngày 8/11/2017: Tập đoàn Mavin chính thức đưa vào vận hành Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản hiện đại nhất Việt Nam tại Kim Động, Hưng Yên. Đây là Nhà máy chuyên biệt về thức ăn thủy sản đầu tiên tại Việt Nam và cũng là Nhà máy có sản lượng lớn nhất tại miền Bắc về thức ăn thủy sản. ngày 21/11/2017: Để chính thức khởi động hoạt động chăn nuôi cá giống, Tập đoàn Mavin và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA 1) đã ký kết Biên bản ghi nhớ. Theo đó, với sự tiếp sức về kinh nghiệm và chuyên môn của RIA 1, sẽ là trợ lực hiệu quả để Mavin chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực thủy sản thời gian tới. ngày 23/11/2017: Tập đoàn Mavin đã ký kết Hợp đồng hợp

17

tác giữa với Ngân hàng TMCP Công thương, theo đó Vietinbank sẽ cung cấp các giải pháp tài chính ngân hàng tổng thể, tăng cường năng lực vốn cho hệ thống nhà đại lý của Mavin. ngày 7/12/2017: Mavin khép kín chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” với việc cung cấp sản phẩm thịt heo sạch ra thị trường. Sản phẩm thịt heo của Mavin đảm bảo không kháng sinh, không tăng trọng, sạch từ nguồn và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Khép lại 1 năm nhiều thách thức, Mavin vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững. Những nỗ lực của Mavin tiếp tục được ghi nhận: được nhận danh hiệu Rồng vàng cho Doanh nghiệp FDI xuất sắc nhất, Mavin Austfeed tiếp tục là 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với mức thăng hạng lên 74 bậc so với năm trước. Đặc biệt, lần đầu tiên Mavin Austfeed được công nhận là 1 trong 500 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam. phòng truyền thông thương hiệu


MaVin PHáT TRIểN

Feed là niềm tự hào của Tập đoàn

Từ quá khứ đến tương lai Chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Mavin trong vòng 5 năm trở lại đây đã khiến các thành viên của Mavin xen lẫn hạnh phúc và ít nhiều có những cảm xúc bồi hồi. Là “người trong cuộc”, một thành viên của Mavin sẽ chia sẻ những suy nghĩ và trăn trở về chặng đường mà Mavin đã đi qua và vẽ ra tương lai của Mavin trong các năm tới. Khởi nguồn từ FEED… Khởi nguồn từ một Dự án liên doanh với quy mô khiêm tốn từ năm 2004 nhưng với niềm tin, nhiệt huyết và kiên định chất lượng, Austfeed đã dần có chỗ đứng và ngày càng phát triển. Nhiều năm liền Austfeed liên tục xếp vào hàng ngũ Top 500 Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam, Top 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, Top Doanh nghiệp FDI hiệu quả nhất, Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thành công xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, Austfeed đã sở hữu 5 Nhà

18

máy từ Bắc vào Nam, trong đó có 1 Nhà máy chuyên về chế biến thức ăn thủy sản với quy mô lớn nhất miền Bắc. Từ vị thế vững chắc và kinh nghiệm trong ngành thức ăn chăn nuôi, những lãnh đạo của Austfeed đã nhìn thấy cơ hội rất lớn của ngành chăn nuôi tập trung, quy mô lớn và đã có những chuẩn bị kỹ càng cho bước tiến tiếp theo này. Năm 2011, Mavin chính thức bước chân vào lĩnh vực chăn nuôi heo với thương hiệu Mavin Farm, từng bước khẳng định đây là chiến lược phù hợp xu thế, đúng đắn…

phát triển Với FarM… Khi khẳng định được con đường đến với Farm là đúng đắn từ thời điểm rất sớm, Ban lãnh đạo Austfeed đã có bước đi táo bạo đó là nhập khẩu trực tiếp giống heo cụ kỵ với các đặc tính ưu việt nhất từ Anh bằng máy bay về Việt nam, đây có thể là một bước đi lớn và táo bạo nhưng đầy tự tin của Austfeed mà chưa một doanh nghiệp nào trong ngành thời điểm đó nghĩ tới. Bằng hệ thống con giống cụ kỵ chất lượng cao này, Austfeed từng bước xây dựng hệ thống các trại lớn và quy mô, áp dụng công


sản phẩm thịt heo sạch. Với cam kết thịt sạch 100% do chủ động từ con giống, thức ăn, thuốc và hệ thống trại tiêu chuẩn nên bước đầu sản phẩm được hưởng ứng lớn từ người tiêu dùng.

tiếp tục Khép Kín chuỗi… Với những điều đạt được, những tiềm lực đã có, những nhiệt huyết của Mavin hiện tại, những dự định tiếp theo để hoàn thiện hơn nữa, Tập đoàn Mavin sẽ chắc chắn thành công. Đó là những nỗ lực để hoàn thiện chuỗi giá trị gồm: • Hoàn thiện hệ thống Nhà máy Feed, hướng tới xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. • Tăng quy mô các trại Farm, phát triển hệ thống trại trên toàn quốc, bao gồm cả hệ thống trại gia cầm đẻ và trại cá giống. • Hoàn thiện các sản phẩm chế biến từ heo, cá, gia cầm - mắt xích Food trong chuỗi giá trị của Mavin. • Làm chủ mắt xích Vet, với hệ thống phân phối mạnh tại cả miền Bắc và miền Nam cung ứng các sản phẩm dược thú y chất lượng cao.

tương lai nghệ chăn nuôi khép kín, hiện đại. Hiện Mavin Farm sở hữu một Trung tâm Chẩn đoán Thú y và 5 Trung tâm heo giống hạt nhân công nghệ cao, hợp tác với hàng trăm hộ chăn nuôi trên toàn quốc. Hệ thống trang trại Mavin Farm có trên 2.000 heo ông bà cụ kỵ, 20.000 heo nái sinh sản và 100.000 heo thịt chất lượng cao. Mục tiêu, năm 2020 sẽ tăng lên 50.000 heo nái sinh sản và 250.000 heo thịt chất lượng cao.

cần thiết aniMal hEalth… Khi triển khai hệ thống trang trại chăn nuôi quy mô lớn, khép kín, hiện đại, bài toán đặt ra là hệ thống chăm sóc sức khỏe vật nuôi phải thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Để giải quyết bài toán này, năm 2013 Mavin đã mua lại Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy và dần hoàn thiện các sản phẩm, các gói chăm sóc chuyên nghiệp để phục vụ không chỉ chính hệ thống trang trại của mình mà còn hỗ trợ, tư vấn hiệu quả cho các hộ chăn nuôi. Việc sở hữu và chủ động về con giống, nguồn thức ăn chăn nuôi cũng như các gói chăm sóc sức khỏe vật nuôi đã mang lại cho Mavin một lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác trên thị trường. Trong cuộc khủng hoảng “thừa”

19

heo vừa qua, trong khi đối thủ tập trung giảm giá thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ vốn, Mavin lại chọn giải pháp hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, đẩy hiệu quả chăn nuôi lên cao tối đa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa cho người chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn và cũng là bước đi khác biệt của Mavin.

hoàn thiện chuỗi cung ứng Với FooDS Sở hữu Farm - Feed - Vet, chuỗi giá trị của Mavin “Từ Nông trại tới Bàn ăn” vẫn chưa hoàn thiện. Năm 2014, Mavin chính thức bổ sung mắt xích Food vào chuỗi giá trị của mình. Các sản phẩm được chế biến trực tiếp từ các trại heo của Mavin bao gồm xúc xích, thịt xông khói, dăm bông... đã chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng nhờ nguồn gốc rõ ràng, chế biến an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, nhờ bổ sung Food, Mavin đảm bảo bao tiêu đầu ra cho các hệ thống trang trại hợp tác chăn nuôi, càng củng cố uy tín và niềm tin cho người chăn nuôi, hỗ trợ người chăn nuôi đứng vững trong khủng hoảng giá heo năm 2017. Năm 2017, Mavin khép kín chuỗi giá trị Farm - Feed - Vet - Food của mình bằng các

Năm 2017, Mavin đã đứng trong Top 10 Công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhất toàn quốc. Từ những thành công trong ngành chăn nuôi, sẽ là nền tảng vững chắc để Mavin tiếp tục tiến bước làm chủ toàn bộ chuỗi giá trị nông nghiệp sạch. Các bước tiếp theo theo quan điểm cá nhân tôi có thể là: Phát triển ngành hàng: Rau, củ, quả sạch, cung ứng kết hợp cùng hệ thống Farm và Foods hiện tại trên cơ sở tận dụng các điều kiện sẵn có, thiết lập hệ thống siêu thị Mini Mavin Mart với các sản phẩm sạch thực sự (thịt heo sạch, xúc xích sạch, cá sạch, trứng sạch, gà sạch, rau sạch, quả sạch...) từ nguồn cung ứng bởi các Công ty trong hệ thống Mavin. Làm được như vậy, Mavin chắc chắn sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu về cung ứng chuỗi giá trị nông nghiệp sạch vì Mavin có lợi thế hơn hẳn các đối thủ khác trong bất cứ lĩnh vực nào triển khai là có thể truy xuất nguồn gốc chính xác, hiệu quả. Dịch vụ này được cung ứng chính từ các Công ty thành viên trong Mavin! (Bài viết mang quan điểm cá nhân của tác giả, không thể hiện định hướng chiến lược chính thức của Tập đoàn Mavin!) đào đức cảnh (Giám sát QC, MAC)


MaVin KHáC BIệT

Sức khỏe cộng đồng là trên hết Đó là nội dung chia sẻ của ông Nguyễn Anh Tuấn (ảnh) - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin khi nói về sự khác biệt của thịt sạch thương hiệu Mavin được đưa ra thị trường vào đầu tháng 12/2017.

t

hưa ông, tại sao Mavin khẳng định sản phẩm thịt heo của Mavin sạch và an toàn? Đó là vì sản phẩm thịt heo của Mavin là thịt được cung cấp bởi chính hệ thống công ty của Tập đoàn Mavin theo mô hình chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” của Mavin. Chuỗi giá trị đó gồm 3 mắt xích quan trọng sau: • Con giống tuyển chọn từ nguồn giống tốt nhất trên thế giới: Mavin là Công ty đầu tiên trên thị trường nhập heo giống cụ kỵ (GGP- Great Grand Parent) trực tiếp từ hãng JSR của Vương quốc Anh. Đây là giống heo giống thuần chủng cho chất lượng thịt cao nhất, giàu giá trị dinh dưỡng. Mavin tiến hành lai tạo và phát triển thành các thế hệ heo nái, heo thịt khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và phù hợp thị hiếu và khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam. • Chăn nuôi sạch: heo được chăn nuôi tại hệ thống các trang trại chăn nuôi heo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống chuồng nuôi là chuồng kín, được kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Hệ thống cho ăn và cấp nước uống được áp dụng công nghệ tự động, an toàn sinh học. Thức ăn chăn nuôi sử dụng các nguyên liệu nông sản nhập khẩu từ Mỹ, Argentina, Brazil… có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được sản xuất tại chính các nhà máy sản xuất

Thịt heo sạch đảm bảo được 3 tiêu chuẩn sau: lý học, hóa học và sinh học. Về mặt lý học, thịt heo sạch không có những dị vật nào khác ngoài phần thịt. Về mặt hóa học, thịt heo sạch không có các tồn dư của thuốc kháng sinh hoặc những hóa chất khác. Về mặt sinh học, thịt heo sạch không có ký sinh trùng và vi trùng.

20

thức ăn chăn nuôi của Mavin tại Việt Nam. Thuốc thú y sử dụng cho heo hoàn toàn sử dụng các chế phẩm sinh học được sản xuất tại Nhà máy sản xuất Thuốc Thú y đạt chuẩn WHO-GMP của Mavin tại huyện Cai Lậy, Tiền Giang. • Kiểm soát giết mổ và bảo quản an toàn: Heo được giết mổ tại nhà máy giết mổ hiện đại và được đảm bảo giết mổ theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu. Sau khi pha lọc, thịt heo được bảo quản mát và được vận chuyển đến điểm bán bằng xe lạnh, đảm bảo sản phẩm sạch và an toàn đến tay khách hàng.

đ

ược biết, Mavin kiểm soát giết mổ an toàn, theo tiêu chuẩn súc quyền của liên minh châu Âu, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này? Bạn biết rằng theo cách giết mổ truyền thống phổ biến hiện nay, heo được giết mổ tại các lò mổ, sau đó được chở thẳng đến các chợ truyền thống tiêu thụ. Điều này có 2 vấn đề, thứ nhất, gây đau đớn cho con vật mà trong khi đau đớn, cơ thể con vật sẽ tiết ra các chất độc phản kháng, thứ hai, không đảm bảo an toàn vệ sinh trong giết mổ cũng như quá trình vận chuyển. Mavin áp dụng tiêu chuẩn súc quyền của Liên minh châu Âu, thực hiện giết mổ tại nhà máy hiện đại. Theo đó, heo được gây mê bằng điện, việc giết mổ sẽ không gây đau đớn cho con vật. Điều kiện giết mổ cũng đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối theo quy trình hiện đại như sau: Tắm cho heo bằng nước máy tại lò giết mổ, gây choáng bằng xung điện, trụng nước, cạo lông bằng máy công nghiệp, mổ treo trên dàn treo công nghiệp. Trong vòng hai tiếng sau khi con vật bị sốc điện, quá trình mổ thịt hoàn tất và các nhân viên đưa thịt vào tủ bảo quản. Trong quá trình giết mổ, heo được xối nước liên tục đảm bảo tách các chất độc, chất bẩn ra khỏi phần thịt heo, tránh vi khuẩn vi trùng lây nhiễm từ môi trường. Sau khi giết mổ, heo được pha lọc trong khu vực có điều kiện


vệ sinh sạch sẽ và nhiệt độ tại phòng pha lọc từ 10 - 120 C. Sau khi pha lọc, thịt được đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ từ 0 - 40 C. Xe chở thịt cũng là xe chuyên dụng, có nhiệt độ thùng xe đảm bảo từ 0 - 40 C và được gắn thiết bị theo dõi nhiệt độ từ xa, đảm bảo tại thùng xe luôn được duy trì ở nhiệt độ quy định. Tại điểm bán lẻ, chủ cơ sở phải bảo quản trong tủ trưng bày hoặc tủ bảo quản có nhiệt độ mát từ 0 - 40 C, tiêu thụ trong vòng 2 ngày sau khi giết mổ.

M

ục tiêu của Mavin đối với sản phẩm thịt heo sạch là gì? Mavin là Công ty duy nhất trên thị trường hiện sở hữu đủ 4 lĩnh vực hoạt động chính trong chăn nuôi gồm: Farm - Feed - Vet - Food, bên cạnh đó chúng tôi cũng hoàn thiện thêm các lĩnh vực bổ trợ khác như: Logistic, AgriTech (thiết bị máy nông nghiệp)… Nhờ sở hữu đủ 4 mắt xích này, Mavin có thể cung cấp các sản phẩm thịt sạch và an toàn tuyệt đối. Đây là một kế hoạch mà Mavin ấp ủ từ lâu, một mặt để thực sự khép kín chuỗi giá trị với các sản phẩm Ready to Cook, mặt khác để tận dụng và tối ưu nguồn lực của hệ thống gia tăng doanh thu cho Tập đoàn. Thực tế, trên thị trường hiện chưa có sản phẩm thịt sạch nào được kiểm soát hoàn toàn

tất các các khâu Farm - Feed - Vet - Food như Mavin. Với sản phẩm thịt sạch, Mavin xác định mục tiêu sẽ trở thành Công ty thực phẩm số 1 tại miền Bắc đối với các sản phẩm thịt sạch và xúc xích năm 2018. Trân trọng cảm ơn ông! phòng truyền thông thương hiệu

Từ 7/12/2017, Công ty TNHH Liên doanh Thực phẩm Mavin (Mavin Foods) - một thành viên của Tập đoàn Mavin chính thức cung cấp sản phẩm thịt heo sạch ra thị trường. Với sản phẩm thịt sạch, Mavin là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường kiểm soát được hoàn toàn chất lượng sản phẩm nhờ sở hữu trọn vẹn chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”.

Mavin tự hào sở hữu đủ 4 lĩnh vực trong chăn nuôi gồm: Farm - Feed - Vet - Food

21


MaVin NGHIêN CứU KHOA HọC

MaVin hợp tác chiến lược Với ria i

n

gày 21/11/2017, tại Hà Nội, Tập đoàn Mavin và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA I) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản (ảnh). Tham dự có bà Phan Thị Vân, Viện trưởng RIA I cùng Lãnh đạo các Phân viện và Trung tâm liên quan. Ông David John Whitehead Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, ông Đào Mạnh Lương - Tổng Giám đốc Tập đoàn cùng lãnh đạo các bộ phận liên quan cũng tham dự. Theo Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực như: Nghiên cứu và phát triển giống thủy sản; ứng dụng, khảo nghiệm và phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến của thế giới hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững… Ngoài ra, hai bên cam kết cùng quảng bá các sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản, là kết quả của sự hợp tác chiến lược này. Phát biểu tại đây, bà Phan Thị Vân cho biết, Viện rất ấn tượng về những thành quả của Tập đoàn trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thực phẩm, RIA I rất vui mừng hợp tác với Mavin trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để cùng phát huy lợi thế hai bên. Bà Vân rất mong muốn mời Mavin cùng tham gia các dự án khác của RIA I trong lĩnh vực thủy sản để giúp Mavin tiến nhanh hơn trong lĩnh vực này.

Lãnh đạo Mavin, ông David John Whitehead đã chia sẻ về quy mô của Mavin trên toàn quốc cũng như các dự án của Mavin trong lĩnh vực thủy sản. Ông cũng cho biết lĩnh vực thủy sản là mũi nhọn thứ 2 mà Tập đoàn đầu tư đẩy mạnh trong các năm tới, sau chăn nuôi heo.

MaVin đóng góp thaM luận cho hội nghị thủy Sản Việt naM

n

gày 10/12/2017, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tham vấn - Triển vọng hợp tác nghiên cứu Việt Nam WorldFish trong lĩnh vực thủy sản (ảnh). Hội nghị do Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) và Trung tâm Nghề cá thế giới (WorldFish) đồng chủ trì tổ chức. Hội nghị nhằm giới thiệu về WorldFish và xác lập các mục tiêu chiến lược hợp tác giữa Việt Nam và Worldfish để phát triển bền vững ngành thủy sản Việt nam. Tại đây, TS. Ngô Phú Thỏa, Phó Giám đốc Thủy sản Tập đoàn Mavin, đại diện khối tư nhân, doanh nghiệp đã trình bày về hoạt động nghiên cứu, hợp tác phát triển tại Mavin. Theo TS. Ngô Phú Thỏa, Mavin đã và đang triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, hoàn thiện chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”. Mavin cũng luôn chú trọng hợp tác với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tập đoàn. Mavin đã góp phần giúp người chăn nuôi tiếp cận với công nghệ chăn nuôi mới, thức ăn chăn nuôi chất lượng

22

cao, công nghệ chế biến bảo quản hiện đại, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Các gói giải pháp tổng thể của Mavin đã và đang giúp người chăn nuôi quản lý hiệu quả các khâu sản xuất với chi phí tối ưu. Trong lĩnh vực thủy sản, Mavin hiện là doanh nghiệp duy nhất sở hữu Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi chuyên biệt cho thủy sản, với quy mô lớn nhất tại miền Bắc. Mavin cũng khởi động các dự án nuôi trồng thủy sản tại miền Bắc từ tháng 10/2017. Kết thúc Hội nghị, các mục tiêu chiến lược

cho việc hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản, WorldFish và doanh nghiệp đã được xác định. Mavin cũng cam kết đồng hành cùng Tổng cục Thủy sản và Worldfish nhằm nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt trong di truyền chọn giống thủy sản với con giống chất lượng cao và công nghệ nuôi tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, giúp nâng cao hiệu quả, chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng.


23


FarM MaVin PHáT TRIểN

Nhơn Tân: Độc đáo trại heo tiêu chuẩn châu Âu “Trang trại nuôi heo giống cao cấp Nhơn Tân” của Tập đoàn Mavin được đặt tại thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định). Đây là trại heo hiện đại nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên, với số tiền đầu tư gần 4 triệu USD, đạt tiêu chuẩn châu Âu.

Toàn cảnh trại heo Nhơn Tân

công nghệ chăn nuôi hiện đại Trang trại heo nằm cách quốc lộ 19 khoảng 3 km, nối liền quốc lộ 1A, gần cảng biển, ga tàu chỉ vài chục km. Khu trang trại chính có diện tích 5 ha, 5 ha vành đai và các công trình phụ trợ. Nếu như, khi đến gần khu vực nuôi heo, người ta phải bịt mũi, nhăn mặt vì mùi hôi nhưng khi đến đây, bước chân qua cổng trại, ai cũng ngỡ ngàng khi tận mắt thấy trang trại heo không khác khu sinh hoạt và không kém phần “thơ mộng” với hàng cây, thảm cỏ, hồ nước. Sự đặc biệt này khiến ít ai nhận ra đây là nơi nuôi gần 10.000 con heo các loại. Trang trại được thiết kế, vận hành theo quy trình tự động, khép kín với quy mô 1.200 heo nái (heo GP 600 con, heo PS 600 con), 40 nọc, 500 heo hậu bị giống và hơn 7.000 heo thịt theo tiêu chuẩn GMP. Mỗi loại heo được phân chia, chăn nuôi bằng kỹ thuật, quy trình riêng, gồm 2 trại heo mang thai, 3 trại heo nái đẻ, 1 trại heo nọc, 2 trại heo con cai sữa và 4 trại heo hậu bị giống và thịt.

24

“Trang trại chăn nuôi heo giống cao cấp Nhơn Tân” có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội với tỉnh Bình Định. Việc áp dụng công nghệ chăn nuôi và trình độ quản lý hiện đại đã tạo ra giống heo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thịt chất lượng, đảm bảo an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm.


Heo giống của Mavin được nhập khẩu từ nước ngoài gồm các giống chính như: yorkshire, Landrace, Pietrain, Berkshire. Phẩm cấp heo giống nhập là giống cấp cụ kỵ (GGP) và cấp ông/ bà (GP) được nhập chủ yếu từ các nước Anh quốc, Mỹ, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Australia và Pháp.

• Để “tiêu thụ” số lượng nhau thai heo “khủng” và heo con mới sinh bị chết từ 1.200 con heo sinh sản, trang trại đã đầu tư khu nuôi cá sấu gần 100 con. Trại nuôi không chỉ giải quyết tốt vấn đề môi trường, mà còn là nguồn lợi rất lớn của Công ty. Nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến nhất, năng suất sinh sản tại Nhơn Tân ước đạt 27 heo con cai sữa/nái/năm. Đây là một mô hình mẫu cho phát triển trang trại chăn nuôi heo tại Việt Nam, được nhiều chuyên gia, đoàn nghiên cứu trong và ngoài nước tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài việc đầu tư hệ thống bài bản, hiện đại, Nhơn Tân còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp sinh viên các trường đại học, cao đẳng có điều kiện học tập và thực hành tất cả các quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo từ sản xuất heo con cai sữa đến heo giống hậu bị xuất chuồng. Những nỗ lực này của Nhơn Tân được các cấp chính quyền tại Bình Định đánh giá cao và coi là mô hình điểm về nông nghiệp của tỉnh. Mai XuÂn thuận Trang trại Nhơn Tân Trại Nhơn Tân được đầu tư hiện đại về công nghệ

hình Mẫu đặc Biệt Tại Nhơn Tân, các quy định chung về chăm sóc vật nuôi, phòng chống dịch bệnh theo tiêu chuẩn hệ thống trang trại của Mavin Farm được tuân thủ nghiêm ngặt. Khi bước vào cổng trang trại, là các hố sát trùng được bố trí ở cổng ra vào, đảm bảo 100% phương tiện vào trang trại đều được vệ sinh, sát trùng. Công tác vệ sinh thú y cũng được thực hiện nghiêm ngặt: Định kỳ phun thuốc sát trùng quanh khu chăn nuôi, lối đi trong khu chăn nuôi; Máng ăn, núm uống được vệ sinh hằng ngày và có biện pháp kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm; áp dụng phương pháp “cùng vào, cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng. Tương tự như các trang trại hiện đại khác trong hệ thống Mavin, tại Nhơn Tân, các trại nuôi đều có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ tự động, hệ thống cung cấp thức ăn, vệ sinh chuồng trại tự động. Liều lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn cho heo cũng được máy móc trộn sẵn, định kỳ cung cấp cho heo. Các trại đều có đường dẫn thức ăn tự động đến các chuồng heo. Chế độ ăn trong đó đủ lượng, dinh dưỡng theo trọng lượng, tuổi và phù hợp sức khỏe heo từng ngày. Bên cạnh đó, Nhơn Tân còn có những giải pháp riêng, giúp tăng hiệu quả chăn nuôi như: • Đầu tư hệ thống xử lý chất thải biogas trị giá hơn 2 tỷ đồng, theo đó toàn bộ chất thải đều được đưa vào hệ thống xử lý, tạo ra 30% năng lượng gas cho toàn trang trại. Nước thải được đưa vào hệ thống tưới cho hàng chục hecta cây ăn quả trong vùng.

25

Trang trại sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Mavin Austfeed Bình Định. Nhờ đó, đảm bảo tuyệt đối về an toàn vệ sinh thực phẩm với thịt heo. Việc vận chuyển, định lượng thức ăn được thực hiện bởi hệ thống tự động tiên tiến nhất.


FarM

CHăN NUÔI THủY SảN:

Nước cờ chiến lược đã “nổi” Tháng 12/2017, Tập đoàn Mavin chào đón thành viên mới - Công ty TNHH Thủy sản Mavin (Mavin Aquaculture). Mavin Aquaculture ra đời đã khép kín chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” trong nuôi trồng thủy sản của Mavin và là sự khởi đầu của Mavin trong hành trình chinh phục vị trí số 1 về thủy sản nước ngọt tại miền Bắc. Đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt là bước đi tiếp theo của Mavin sau việc đầu tư xây dựng Nhà máy chuyên về chế biến thức ăn thủy sản đầu tiên tại Miền Bắc. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ, đầm phá rộng, nguồn lợi cá nước ngọt của Việt Nam rất lớn. Mặc dù là “cường quốc” về thủy sản, nhưng nguồn lợi trong lĩnh vực này chưa được khai thác hết. Đặc biệt, nghề nuôi cá nước ngọt hiện vẫn chỉ là thế mạnh của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với con cá tra, ba sa… Đóng góp thúc đẩy ngành thủy sản tại miền Bắc là một tham vọng mà Mavin ấp ủ trong nhiều năm tham gia lĩnh vực nông nghiệp, và cũng là một nhiệm vụ quan trọng Mavin đã xác định phải thực hiện trong năm 2018. Theo kế hoạch, từ năm 2018 Mavin Aquaculture sẽ bắt đầu cung cấp các sản phẩm cá giống nước ngọt với chất lượng cao, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng chủ lực như cá rô phi đơn tính đực, cá điêu hồng, cá chép chọn giống… Sự khác biệt và cũng là thế mạnh của các dòng cá chọn giống của Mavin là sức sinh trưởng nhanh, tỷ lệ phi lê cao, ngoại hình đẹp và chất lượng thịt tốt. Thế mạnh này có được

26

Năm 2018, Mavin Aquaculture sẽ cung cấp sản phẩm cá giống chất lượng cao

nhờ các dòng cá được sản xuất từ nguồn cá bố mẹ chọn giống thế hệ mới nhất và được Mavin nhập trực tiếp từ Malaysia, Philippines, Thái Lan và Hungary. Các thế mạnh đó sẽ mang lại lợi ích cho người nuôi cá thông qua đàn cá có sức sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, từ đó giảm hệ số FCR (lượng thức ăn sử dụng ít đi), rút ngắn thời gian nuôi, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình nuôi. Mavin cũng sẽ triển khai các mô hình nuôi thủy sản tiên tiến tại miền Bắc để cung cấp các sản phẩm thủy sản sạch từ nguồn. Nhờ chủ động về con giống chất lượng cao, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và quy trình phòng ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt, Mavin Aquaculture sẽ là doanh nghiệp duy nhất sở hữu trọn vẹn

chuỗi giá trị trong lĩnh vực thủy sản, hứa hẹn sẽ tạo nên đột phá trong nuôi trồng thủy sản tại miền Bắc. Mavin áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, hiện đại nhất thế giới trong các trại nuôi thủy sản. Mavin sẽ chia sẻ cơ hội làm giàu với người chăn nuôi thông qua cung cấp các gói giải pháp (con giống, thức ăn, công nghệ nuôi, tiêu thụ sản phẩm và chế biến) toàn diện nhằm tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư. Với các kế hoạch đó, dự kiến, các sản phẩm thủy sản sạch của Mavin được nuôi trồng theo công nghệ tiên tiến đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP… sẽ chính thức được chuyển giao đến tay người tiêu dùng miền Bắc vào Quý III/2018. ngô phú thỏa (phó giám đốc Mavin aquaculture)



FarM

Triển vọng nuôi cá rô phi giống Cá rô phi dễ nuôi, ít dịch bệnh, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng. Nghề ương nuôi cá rô phi giống trong những năm gần đây “tái đàn” mạnh mẽ.

Nuôi cá rô phi giống còn rất nhiều cơ hội phát triển Ảnh: Vũ Mưa

28

tiềM năng lớn Cá rô phi là tên gọi chung của khoảng 80 loài cá thuộc ba giống: Tilapia, Sarotherondon và Oreochromis thuộc họ Cichlidae. Trong ba giống thì các loài cá rô phi vằn O. niloticus, cá rô phi xanh O. aureus và cá rô phi hồng Oreochromis sp có khả năng thích ứng tốt trong các điều kiện môi trường nuôi khác nhau, có tốc độ lớn tương đối nhanh, là những loài đang

được nuôi phổ biến nhất trên thế giới thuộc giống Oreochromis. Ở Việt Nam, có nhiều diện tích đất đai, vùng cửa sông, các sông, hồ chứa có điều kiện thích hợp để phát triển loài cá này, nhất là nuôi theo hình thức tập trung, thâm canh năng suất cao phục vụ xuất khẩu. Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc và cá rô phi hồng (Oreochromis sp) được nuôi ở các tỉnh phía Nam.


Trong những năm qua, diện tích nuôi cá rô phi có xu hướng tăng lên. Năm 2015 diện tích nuôi rô phi cả nước đạt 25.748 ha; tổng sản lượng cá rô phi các vùng trên cả nước là 187.800 tấn, giá trị ước đạt 4.200 tỷ đồng, tương đương 200 triệu USD, chiếm khoảng 3% giá trị nuôi trồng thủy sản. Trong đó đã xuất khẩu đi 60 nước, kim ngạch xuất khẩu trên 36 triệu USD. Ba nước nhập khẩu cá rô phi Việt Nam lớn nhất là Mỹ (trên 6 triệu USD), Tây Ban Nha (trên 3 triệu USD), và Colombia (trên 3 triệu USD). Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự kiến năm 2017 sẽ xuất khẩu được 45 triệu USD sang 68 thị trường (chủ yếu EU và Mỹ), tăng 32% so với năm 2016 và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những thời gian tới. Nuôi nhiều và thành công loài cá này có thể kể đến tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh đạt năng suất từ 10 - 12 tấn/ha/vụ, mức lãi ước tính khoảng 70 - 80 triệu đồng/ ha/vụ. Trong chiến lược phát triển của thủy sản Việt Nam lâu nay, bên cạnh mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, cá rô phi vẫn được coi là một thế mạnh mũi nhọn cần tập trung phát triển phục vụ xuất khẩu. Diện tích cá rô phi tăng lên kéo theo nhu cầu về giống cá rô phi tăng theo, đến nay cả nước có 236 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá rô phi và sản xuất được khoảng 250 triệu con giống cung cấp cho thị trường. Hiện, công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực (loại cho năng suất cao nhất) ở nước ta cũng đã làm được và thành công với tỷ lệ đực khá cao như: công nghệ sử dụng hormone, lai xa khác loài mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ. Nghề nuôi cá giống trước đây chỉ sôi động theo mùa, từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 9 âm lịch khi thời tiết bắt đầu lạnh và trời ít mưa. Tuy nhiên, hiện nghề dừng bán cá giống vào 2 tháng là tháng 12 và tháng 1 âm lịch. Số cá con còn lại trong ao sẽ được người nuôi gom lại vào một ao gọi là cá lưu, sang đầu năm sau khi bắt đầu vào mùa, người nuôi cá đã có cá giống để cung cấp ra thị trường. Giá cá rô phi tương đối ổn định, rô phi giống từ 65.000 - 70.000 đồng/kg (khoảng 220 con/kg),

ao thả, xử lý môi trường đến chăm sóc đều phải rất cẩn thận...

đầu tư cơ Sở hạ tầng Trong quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, Bộ NN&PTNT khuyến khích các Viện, trường Đại học và doanh nghiệp nhập giống cá rô phi của nước ngoài về nghiên cứu, chọn tạo giống. Từ đó tiến tới tự sản xuất giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở từng vùng của Việt Nam. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT các tỉnh thực hiện tốt quản lý chất lượng giống cá rô phi tại địa phương theo quy định hiện hành như: kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng cá rô phi trước khi xuất bán. Việc sản xuất giống phải được đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt là các chiến lược giai đoạn ương giống để sản xuất số lượng lớn, cá giống khỏe mạnh, chất lượng cao. Đầu tư mới, nâng cấp và mở rộng quy mô, năng lực các cơ sở sản xuất giống ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình và Thanh Hóa… để cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm trong vùng và các địa phương khác ở miền Bắc. Đầu tư cơ sở sản xuất giống ở Đắk Lắk để cung cấp nhu cầu giống nuôi cho 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Mở rộng quy mô sản xuất cá rô phi đơn tính đực tại Bình Định, Quảng Nam để cung cấp cho các cơ sở nuôi thương phẩm tại địa phương và đáp ứng một phần nhu cầu cá rô phi giống tại miền Bắc vào đầu vụ (tháng 2 - 4 hàng năm). Hình thành vùng sản xuất giống cá rô phi tập trung tại Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ để chủ động sản xuất con giống đảm bảo chất lượng, cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi trong vùng và các vùng khác trên phạm vi cả nước. Cải tạo đàn cá bố mẹ và nâng cao năng lực sản xuất giống cá rô phi tại các trung tâm sản xuất giống thủy sản nước ngọt cấp 1, góp phần chủ động nguồn cá rô phi giống chất lượng tốt cho nhu cầu tại chỗ. KiM tiến

Vẫn Khó Khăn Có thể nói, cá rô phi có nhiều ưu thế nổi bật, nhất là từ khi có các công trình nghiên cứu nâng cao chất lượng giống thành công. Tuy nhiên, ở nhiều tỉnh vẫn còn giống cá rô phi chưa tốt, nuôi chậm lớn, thời gian dài, nhiều cá cái, tiêu tốn thức ăn. Cá rô phi hiện chưa phải là loài thủy sản chủ lực cho xuất khẩu nên các trung tâm giống chưa phát triển mạnh khâu ương giống Với tiềm năng xuất khẩu lớn, việc đặt ra trước mắt là phải cải thiện con giống để cá rô phi có chất lượng tốt, giảm thiểu hao hụt và nâng cao chất lượng sản phẩm. Loại cá giống hiện nay do doanh nghiệp và nông dân tự sản xuất và cung cấp cho thị trường. Mặt khác, nghề sản xuất cá giống đòi hỏi sự chăm chút, tỉ mỉ như nuôi “con mọn”. Cá con rất nhạy cảm vì thế để sản xuất được con cá giống khỏe mạnh, các công đoạn từ chuẩn bị

29

Hải Dương là một trong những tỉnh phát triển mạnh nghề nuôi cá rô phi. Năm 2012, giá trị sản lượng của các các cơ sở ương nuôi cá rô phi dao động trong từ 215 triệu đồng/năm/trại tới 970 triệu đồng/năm/trại, trung bình 590 ± 318,7 triệu đồng/năm/trại. Cá rô phi giống sau một tháng ương từ cỡ 21 ngày tuổi sẽ đạt kích thước trung bình 3,7 ± 0,5 cm/con với bán giá giao động từ 500 - 520 đồng/con.


FARM

Mở hướng nuôi gà lông trắng Nhờ mạnh dạn chuyển hướng làm ăn, đến nay trang trại chăn nuôi của gia đình chị Nguyễn Thị The, ngụ tại xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định phát triển rất khả quan, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng và tạo nguồn lao động cho con em trong vùng.

Chị Nguyễn Thị The chăm sóc đàn gà Ảnh: Hải Đăng

ưu tiên tiến Bộ Khoa học Xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có nhiều hộ gia đình nuôi gà lông trắng, song gia đình chị The được biết đến là một trong những hộ nuôi tiêu biểu với quy mô lớn, số lượng gà mỗi vụ trên 20.000 con. Nhờ có diện tích đất vườn nhà khá rộng rãi,

30

lại đang trồng các loại cây ăn quả lâu năm kết hợp nhiều ao cá nên có điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi gà. Xưa nay người dân địa phương nơi đây chỉ nuôi gà theo hình thức nhỏ lẻ, chưa thực sự đầu tư với quy mô lớn, vì vậy, mô hình trang trại của gia đình chị The được đánh giá là đem lại hiệu quả cao, giúp gia đình thoát nghèo và vươn lên

làm giàu. Thăm một vòng trang trại, có thể thấy, trại gà được xây kiên cố bằng bê tông, khung thép, khép kín. Tường trang trại được thiết kế hệ thống làm mát bằng giấy dùng vào mùa nóng và các hệ thống lò sưởi bằng hiện đại bằng than dùng trong mùa lạnh cùng với những chiếc quạt thông gió, giúp


điều hòa nhiệt độ ổn định. Bên trong trang trại, hệ thống máng nước tự động, khay để thức ăn… được sắp xếp rất hợp lý và phù hợp, tạo không gian nuôi thoải mái. Mỗi lứa gà được nuôi trong khoảng 40 ngày, với trọng lượng trung bình 3,5 kg/con. Chị The chia sẻ: “Xã chỉ có mình tôi nuôi theo mô hình lớn. Xuất phát từ niềm yêu mến con gà và tâm huyết với nghề, nên cái gì tốt nhất, hiệu quả nhất, tôi đều cố gắng đầu tư. Mô hình này tuy chi phí ban đầu khá cao, nhưng lại “ăn chắc” về lâu dài. Toàn bộ quy trình từ nuôi đến cho ăn đều được khép kín nên gà lớn nhanh, đều và hầu như không có bệnh tật gì. Công việc chăm sóc gà cũng khỏe hơn nhiều”. Trại nuôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp tăng sức đề kháng cho vật nuôi như kết hợp xông bồ kết, dùng tỏi và các thảo dược để gà được khỏe mạnh và giảm phụ thuộc vào kháng sinh. Hệ thống chuồng trại được xử lý bằng men vi sinh của Trường Đại học Nông nghiệp. Trang trại hiện có 6 chuồng chính và vừa mở rộng thêm một số chuồng nhỏ xung quanh. Mỗi chuồng đều được trang bị một úm than với chi phí trên 70 triệu/lò, mỗi lứa tiêu thụ gần 30 triệu tiền than. Chi phí này theo chị The, so với dùng điện, giá thành vẫn rẻ hơn rất nhiều, mà lại cho hiệu quả cao.

thành công ắt đến Hiện, trang trại nhà chị The đang nuôi trên 18.000 con gà, lứa 2 tháng vừa rồi được 70 tấn. Lãi đến đâu đầu tư tiếp đến đấy. Ngoài ra, chồng chị còn kết hợp thêm mấy ao nuôi cá chim, ba ba đem về thêm cho gia đình nguồn lãi 50 - 60 triệu mỗi năm. Chị The cho biết, ngày trước chị kiếm sống bằng nghề may, hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại nuôi các con ăn học nên vất vả lắm. Làm một thời gian, mắt chị bị mờ do thường xuyên làm đêm nhiều. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với chồng, chị quyết định nghỉ may và tìm hướng phát triển kinh tế mới là chuyển qua kinh doanh. Thời đó quanh vùng, chưa ai biết nuôi gà công nghiệp như thế nào, mà xung quanh đây, cũng chưa ai chăn nuôi lớn theo hướng nông trại, dân còn thừa lao động nhiều. Xuất phát từ quan điểm “nông dân thì lúc nào cũng phải gắn với chăn nuôi trồng trọt” nhà

31

Phấn khởi trước hiệu quả cao đem lại từ con gà trắng, chị The đã cùng nhiều hộ khác trong xã Hoàng Nam tiếp tục phát huy các thành quả trên. Nếu duy trì phát triển tốt, đảm bảo môi trường nuôi bền vững, giá cả ổn định… vài năm nữa đời sống của người dân nơi đây sẽ giàu lên trên chính mảnh đất quê huơng mình và mô hình nuôi gà trắng ngày một mở rộng, phát triển bền vững.

nào cũng có vài con heo, con gà… nên chị bắt đầu chuyển qua bán cám. Lúc đó, chị nghĩ, nếu mình đã kinh doanh thì phải nắm rõ nhu cầu của bà con, tức là phải biết nuôi, thì mới lấy được cám đáp ứng hiệu quả. Nghĩ là làm, chị bắt đầu xây chuồng ngay cạnh nhà, đầu tư nuôi 250 con gà trắng. Mấy lứa đầu, nhờ chăn nuôi hiệu quả, lãi rất nhiều. Thậm chí, nhiều nhà quanh xã thấy hay nên sang học hỏi và nuôi theo. Tuy nhiên, khó khăn lại một lần nữa đến với gia đình chị. Năm 2003, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng. Nhà chị gần như vỡ nợ, mất hết chỉ sau mấy ngày. Được anh em bạn bè động viên, Nhà nước cho tái sản xuất, một thời gian sau chị lại vực dậy, tay trắng tiếp tục lần hồi dần dần. Lúc này vốn cũng không có nhiều, chỉ có vốn đền bù. Quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, chị The lại bắt đầu nuôi mấy trăm con, rồi vay lãi ngày để lấy cám, bán đất trả nợ.

Nói về những kinh nghiệm trong chăn nuôi, chị The cho biết, dù chỉ là một mô hình chăn nuôi trang trại nhỏ, nhưng để thành công, điều “tiên quyết” phải cần kiến thức, quyết tâm dám nghĩ, dám làm. Không những vậy, muốn tồn tại và phát triển, cần phải có tư duy linh hoạt, sáng tạo, nghiên cứu nắm vững thị trường… có như vậy mới đảm bảo đem lại giá trị thu nhập cao. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào làm trang trại, chị đã chủ động tìm tòi học hỏi kỹ thuật trong chăn nuôi. Do trang trại của chị có diện tích lớn, xung quanh lại có nhiều hộ dân sinh sống và chăn nuôi, nên vấn đề vệ sinh môi trường rất được chị chú trọng, từ khâu xả thải cho đến mùi đều được xử lý kỹ lưỡng, tạo không gian trong lành. Chị tự hào chia sẻ: “Nhiều người bước vào trang trại, rất thích mùi thơm ở đây”. Mai phương


FEED

16

bí mật về thức ăn nuôi heo

Thức ăn có vai trò quan trọng trong nuôi heo, do đó, dinh dưỡng cho heo là điều khiến các nhà sản xuất thức ăn và người nuôi luôn quan tâm, giúp năng suất chăn nuôi như ý muốn.

thành phần thức ăn? Thức ăn cần thiết để nuôi heo cao sản gồm các chất: bột đường, chất đạm, chất béo, chất khoáng và vitamin. Thức ăn nếu thiếu một hay vài chất này trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức tăng trọng của heo. tác dụng của chất bột đường? Chất bột đường không thể thiếu cho sự sinh trưởng của heo. Thức ăn nuôi heo nếu thiếu chất bột đường trầm trọng, heo không được cung cấp đủ nhiệt lượng và nhiệt năng, khiến heo con, heo lứa thường mắc chứng cảm lạnh, cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu nên dễ mắc nhiều bệnh tật. Heo mẹ ăn thiếu chất bột đường sẽ bị chứng viêm vú do cơ thể không đồng hoá được chất đạm để tạo sữa… thức ăn thuộc nhóm chất bột đường gồm những gì? Loại thức ăn này gồm: Gạo, tấm gạo; Cám gạo; Bột bắp vàng; Khoai lang; Khoai mì (sắn). tác dụng của chất đạm trong thức ăn heo Trong khẩu phần ăn hằng ngày của heo, chất đạm đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được. Nếu thức ăn thiếu chất đạm, các tế bào của tất cả các cơ quan trong cơ thể heo sẽ không được nuôi dưỡng và cung cấp đúng mức nên cơ thể heo suy yếu dần, dẫn đến ốm và chết. Chất đạm do thực phẩm cung cấp cho heo hằng ngày đã góp phần tạo

32

Thức ăn cho heo Ảnh: NPB

ra xương, thịt, da, lông, máu huyết, nhờ đó heo sinh trưởng tốt và tăng trọng nhanh. Nên nuôi heo với hai nguồn đạm là đạm động vật và đạm thực vật. những thức ăn nào thuộc nhóm đạm động vật? Đạm động vật dùng nuôi heo được lấy từ cá, thịt dưới dạng bột, gọi là bột cá, bột thịt và sữa bột. những thức ăn nào thuộc nhóm đạm thực vật? Đạm thực vật có nhiều trong khô bánh dầu, đậu xanh, đậu nành… và có số lượng vừa phải trong gạo, tấm gạo, cám, bắp… tác dụng của chất béo trong thực phẩm của heo Tác dụng của chất béo trong thực phẩm nuôi heo là cung cấp nhiệt lượng và nhiệt năng giúp heo sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, không nên cho heo ăn nhiều chất béo, nhất là heo thịt, vì nếu dùng nhiều, heo sẽ mập mỡ và có thể bị bệnh tiêu chảy.

những thức ăn nào chứa nhiều chất béo? Tỷ lệ chất béo trong mày đậu xanh là 13,24%. Bánh dầu phộng chứa 12,40% chất béo, cám nhuyễn: 10,27%, bột thịt: 9,26%, bột cá: 7,2%, bánh dầu dừa: 6,10%. Trong bột bắp, tấm gạo chất béo chỉ đạt dưới 4%. tác dụng của khoáng chất trong thực phẩm nuôi heo Khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng của heo như kiến tạo và bảo vệ các tế bào, giúp cơ thể heo đồng hoá chất bột đường, chất đạm và chất béo. Vì vậy, nếu thiếu khoáng, các cơ quan đều bị suy nhược, năng suất thịt sữa cũng bị giảm và mất dần khả năng đề kháng. Nếu thiếu khoáng, người nuôi dù cho heo ăn đầy đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo… cũng vô ích vì những chất này không được đồng hoá. Do đó, nếu để tình trạng thiếu khoáng kéo dài, heo sẽ suy nhược dần và bệnh tật có cơ hội tốt xâm nhập vào cơ thể. cần trộn những loại khoáng chất gì cho heo?


Hai chất khoáng cần thiết để kiến tạo bộ khung xương của heo là Canxi (Ca) và Phosphore (P). Ngoài ra, còn có nhiều chất khác như muối ăn, lưu huỳnh, Kali và nhiều khoáng chất vi lượng khác như đồng, sắt… những vitamin cần thiết cho heo Heo không có khả năng tự tạo được vitamin nên cần cung cấp đủ lượng vitamin qua thức ăn. Các loại vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng và sinh sản của heo gồm: Vitamin A, Vitamin B; Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E. thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn có tốt không? Loại thức ăn hỗn hợp, còn gọi là thức ăn công nghiệp dành cho nuôi heo có bán nhiều trên thị trường do nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, có thể tin cậy được. Mỗi cơ sở đều có công thức chế biến riêng, đều cân đối đúng mức các thành phần dinh dưỡng để giúp heo mau tăng trọng. Cho heo ăn thức ăn này có nhiều tiện lợi, nhưng có thể tốn phí nhiều nên mức lời không đạt như ý muốn. cách cho heo ăn tốt nhất? Nên cho heo ăn theo bữa và cho ăn đúng giờ. Ví dụ ngày cho ăn 3 bữa thì khoảng cách giữa các bữa ăn phải tương đối đồng đều nhau. Ví dụ bữa sáng cho ăn vào lúc 7 giờ, bữa trưa là 12 giờ, và bữa tối khoảng 17 hoặc 18 giờ. Với heo nái đang nuôi con và heo thịt sắp xuất chuồng nếu cần, cho ăn và bổ sung thêm bữa tối, cách bữa chiều khoảng 3 hoặc 4 giờ. Thức ăn của heo nên trộn sền sệt và không thay đổi thức ăn đột ngột. Nếu cần thay đổi thức ăn, nên thay đổi từ từ, giúp heo

quen dần. Số lượng rau tươi cho heo Rau tươi nói chung là thức ăn cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày của heo mỗi lứa tuổi. Trong các loại rau cỏ, củ quả tươi có hàm lượng nước trên 90% giúp heo không bị táo bón. Rau cỏ tươi có thể cho ăn sau mỗi bữa ăn, hoặc trộn vào thức ăn cho heo. Lượng thức ăn tươi này có thể chiếm đến 1/3 hay 1/2 khẩu phần ăn hằng ngày của heo. có nên tận dụng thức ăn sẵn? Mỗi địa phương thường có sẵn nguồn thức ăn dùng để nuôi heo, trong khi địa phương khác lại không có những thức ăn này. Có vùng quanh năm trồng lúa nhưng không trồng nhiều bắp hoặc khoai sắn. Lại có vùng 4 mùa

chỉ tỉa đậu, trồng rau… Tất nhiên những thức ăn sẵn có tại địa phương lúc nào cũng sẵn có và giá rẻ, vì vậy, nên tận dụng nguồn thức ăn đó để nuôi heo, nên mua những thức ăn cần thiết khác để bổ sung thêm, tính toán khẩu phần ăn cân đối các thành phần dinh dưỡng. Số lượng nước, thời điểm heo uống nước Heo uống rất nhiều nước, nhất là trong mùa nắng hạn. Heo con vừa tách đàn nên uống từ 1 - 2 lít nước/ngày. Loại heo lứa bốn mươi, năm mươi ký uống khoảng 5 lít nước/ ngày. Với heo từ 100 kg trở lên có thể uống từ 7 - 10 lít nước mỗi ngày mới bớt khát. Cần để sẵn nước trong chuồng để heo uống nước tự do ban ngày lẫn đêm. th

giải ô chữ, Quà tặng liền tay Nhân số đặc biệt của Tạp chí Mavin chào năm 2018, Ban Biên tập xin gửi các phần quà ý nghĩa tới 10 bạn đọc nhanh tay đoán trúng ô chữ bên dưới. Hãy cùng thử sức xem chúng ta đã hiểu bao nhiêu về mái nhà Mavin và nhận ngay giải thưởng từ Ban Biên tập! 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

33

1. Một huyện có Trung tâm heo giống hạt nhân công nghệ cao của Mavin 2. Một thương hiệu thức ăn chăn nuôi của Mavin Austfeed 3. 2017 là năm thứ 5 liên tiếp Mavin được đứng trong bảng xếp hạng này 4. Một ngân hàng có hoạt động tài trợ vốn tích cực cho Mavin 5. Một trong những đặc điểm của hệ thống trang trại Mavin Farm 6. Chủ tịch HĐQT Mavin là Phó Chủ tịch của Tổ chức này

7. Một trong những lợi thế cạnh tranh của Mavin 8. Một dự án chiến lược năm 2017 của Mavin 9. Một mắt xích trong chuỗi giá trị của Mavin 10. Một tiêu chí mà các sản phẩm của Mavin đảm bảo cho người tiêu dùng 11. Slogan các sản phẩm thực phẩm của Mavin 12. Một địa bàn mà Mavin sẽ xây dựng Trung tâm gà trứng giống

đáp án ô dọc vàng: ................... ....................................................... ....................................................... ....................................................... Giải thưởng là phần quà trị giá 500.000 đồng cho 10 người trả lời đúng nhất và nhanh nhất ô chữ nói trên. Hãy nhanh tay gửi ngay đáp án về hòm thư toan.vu@mavin-group.com! Đáp án và danh sách người chơi xuất sắc nhất sẽ được đăng tải trên Tạp chí Từ Nông trại tới Bàn ăn số 3 - Quý II/2018


FEED

thịt hEo công nghiệp đòi hỏi Sự công Bằng Mặc dù thịt heo công nghiệp có những ưu điểm riêng, nhưng thực tế, người tiêu dùng thích chọn thịt heo nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp hơn thịt heo nuôi trong các trang trại sử dụng thức ăn công nghiệp.

Người tiêu dùng vẫn có tâm lý chuộng sản phẩm heo hữu cơ Ảnh: Helen Browing

n

gười tiêu dùng vẫn có quan niệm heo sạch là heo chỉ ăn phụ phẩm nông nghiệp, nuôi chậm lớn nên chắc thịt, hương vị thơm ngon, trong khi heo nuôi trong các trang trại, sử dụng thức ăn công nghiệp (gọi chung là heo công nghiệp) thịt có mùi tanh, ăn không thơm ngon. Như vậy có phần thiếu công bằng với thịt heo công nghiệp, làm giảm sức tiêu thụ thịt heo và ảnh hưởng không nhỏ đến nghề chăn nuôi.

34

Không thể phủ nhận thực tế, nhiều chủ trang trại vì ham lợi đã đưa chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, nhằm tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh dịch, kích thích tăng trưởng và tạo nạc cho heo nuôi. Một số nhà sản xuất cám công nghiệp cũng đưa chất cấm vào sản phẩm của mình để người chăn nuôi thấy chất lượng và hiệu quả hơn, sẽ lựa chọn sản phẩm, nhà sản xuất nhờ đó tăng sản lượng bán sản phẩm, tăng doanh thu


và lợi nhuận... Thịt heo nuôi bằng thức ăn có chất cấm không thể thơm ngon và mất an toàn cho người sử dụng đã và đang là vấn nạn hiện nay. Tuy nhiên, không phải hãng cám nào, người chăn nuôi nào cũng nhắm mắt làm liều như vậy. Đặc biệt, với sự vào cuộc rất quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi tập trung và cả thịt heo bán tại các cửa hàng và siêu thị, vấn đề chất cấm trong chăn nuôi đã giảm dần, dù chưa thể khẳng định 100% thịt heo trong các trang trại đều an toàn cho người sử dụng, nhưng nhìn chung đại đa số thịt heo nuôi bằng cám công nghiệp (nhất là các loại cám có thương hiệu lớn) chất lượng thịt chắc chắn được đảm bảo. Có thể dễ dàng nhận ra rằng, con giống thuần chủng, phòng trừ dịch bệnh tốt, uống nước sạch, ăn thức ăn có nguồn gốc đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng... thịt heo trang trại phải là thịt đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngược lại, với heo nuôi trong các trang trại, sử dụng thức ăn công nghiệp, heo nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp chưa đảm bảo về nguồn giống, sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc, ít hoặc không được tiêm phòng dịch bệnh, thời gian nuôi kéo dài 2 - 3 năm... kiểu chăn nuôi quảng canh như vậy sẽ không hiệu quả kinh tế và thịt rất có thể đã nhiễm bệnh, có thể là giun sán. Đây không thể là thực phẩm có nguồn gốc và an toàn. Từ thực tế trên cho thấy, cần đối xử công bằng hơn với thịt heo công nghiệp. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những hãng cám, người sản xuất cung cấp và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Với những hộ nuôi vùng cao, duy trì nghề chăn nuôi theo lối truyền thống bằng sản phẩm heo “cắp nách” cần có chuồng trại cẩn thận, sử dụng nguồn thức ăn, nước uống sạch, phải tiêm phòng đầy đủ, nhất là tẩy giun sán... giúp heo khỏe mạnh, mau lớn, thịt thơm ngon nhưng không chứa dịch bệnh để đưa ra thị trường. Từ những điều trên có thể thấy, phải công bằng hơn với thịt heo nuôi trong các trang trại sử dụng thức ăn công nghiệp, có giải pháp quản lý chặt chẽ, bài trừ tận gốc chất cấm trong chăn nuôi và hướng dẫn nông dân vùng sâu, vùng xa nuôi heo đúng quy trình, đảm bảo thịt heo không nhiễm bệnh... nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển và nói không với thực phẩm bẩn. (Sưu tầm)

35

MAVIN AUSTFEED

hợp tác với VietinBank cung cấp sản phẩm ngân hàng trọn gói Sáng 23/11/2017 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng hợp tác giữa Công ty CP Mavin Austfeed (Mavin Austfeed) với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) (ảnh). Theo nội dung hợp tác, VietinBank sẽ cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ hiện đại cho Mavin Austfeed như: Vốn lưu động, quản lý dòng tiền, thu hộ dịch vụ thẻ, sản phẩm tín dụng, thấu chi, POS… Đặc biệt là hợp tác thiết kế nhiều gói sản phẩm ưu đãi cho các đại lý phân phối của Mavin Austfeed. Thay mặt Ban lãnh đạo Mavin Austfeed, ông Đào Mạnh Lương chia sẻ: Trong chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển của Mavin, VietinBank đã luôn đồng hành cùng đơn vị trong rất nhiều dự án lớn, trong đó phải kể đến việc xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Mavin Austfeed Đồng Tháp tại cụm công nghiệp Cái Tàu Hạ (huyện Châu Thành, Đồng Tháp). Dự kiến Nhà máy sẽ được khai trương đi vào hoạt động từ đầu năm 2018. Qua đây ông Lương cũng dành tình cảm tri ân lớn đến VietinBank, đặc biệt là VietinBank TP Hà Nội cũng như khối bán lẻ đã luôn sát cánh, ủng hộ tuyệt đối để Mavin Austfeed cũng như hệ thống phân phối của Mavin hoạt động thuận lợi. Về phía Vietinbank, ông Phùng Duy Khương tin tưởng, thỏa thuận ký kết sẽ là dấu son quan trọng khẳng định vị thế, uy tín của 2 đơn vị, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác thành công mới giữa hai bên.


AAA VEt MaVin

Phòng trị bệnh tụ huyết trùng trên heo Tụ huyết trùng bệnh truyền nhiễm xảy ra cấp tính ở heo từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi. Bệnh đe dọa và tiềm ẩn ở khắp các địa phương, gây thiệt hại và tổn thất lớn cho việc nuôi heo thịt.

Heo trên 1 tháng tuổi có thể tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng Ảnh: Xuân Phú

36

nguyên nhÂn Bệnh do vi khuẩn gram âm, Pasteurella multocida có dạng cầu trực trùng gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào heo sẽ gây chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên

cơ thể và sau cùng là xâm nhập vào máu gây bại huyết toàn thân. Vi khuẩn P.multocida dễ mẫn cảm đối với các chất sát trùng: dung dịch phenol 5% và Creolin 0,5% giết chết sau 1 phút, dung dịch sulphate đồng 1% sau 3

phút và nước vôi tôi 20% sau 20 phút. Nhiệt độ 70 - 900 C giết chết vi khuẩn sau 5 - 10 phút, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng sau 6 - 8 phút. Ở trong phân P.mutocida sống được gần 1 tháng, ở trong nước với nhiệt độ


5 - 80 C đến 3 tuần và ở trong xác chết chúng tồn tại gần 4 tháng.

đặc điểM Dịch tễ Đây là bệnh truyền nhiễm có thể phát bệnh rải rác hoặc thành dịch tại các địa phương. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi trong vòng đời của heo, phổ biến nhất là heo trong thời kỳ vỗ béo 3 - 6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, khi điều kiện thời tiết thay đổi đặc biệt là vào vụ đông xuân khi độ ẩm cao, mưa phùn gió bấc, chuồng trại ẩm thấp… Bệnh có thể xảy ra ngay sau khi tiêm phòng vaccine dịch tả và đóng dấu… Trong trường hợp này triệu chứng lâm sàng cấp tính xảy ra 3 - 9 ngày sau khi tiêm vaccine. Heo mắc bệnh chủ yếu từ 2 tháng tuổi trở lên. Gà, vịt đều có thể nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng của heo và phát bệnh dẫn đến tử vong cao. Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, lây lan theo đường tiêu hóa là chính, ngoài ra còn qua hô hấp (nhất là hô hấp trên). Sự xâm nhập càng dễ dàng hơn là khi niêm mạc bị tổn thương. Bệnh lan truyền trực tiếp từ con mang mầm bệnh sang con khỏe, qua đường thức ăn, nước uống, chuồng trại vệ sinh kém… Bệnh thường kết hợp thêm các bệnh trên đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm teo mũi truyền nhiễm.

triệu chứng, Bệnh tích Thời gian ủ bệnh có thể trong 1 - 14 ngày, thông thường không quá 2 ngày. Khi bị bệnh heo có thể biểu hiện ở 3 dạng sau: thể quá cấp: Phát ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Trước khi phát bệnh heo khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường, sau đó, đột ngột heo sốt cao, trên 410 C, bỏ ăn; sau vài giờ heo bị kích thích thần kinh, chạy lung tung; vùng bụng, tai, bẹn bị tím tái; vùng hầu, mặt bị phù, viêm họng, chết sau 1 - 2 ngày xuất huyết. Tỷ lệ heo bị mắc bệnh ở thể quá cấp không nhiều. thể cấp tính: Heo có các biểu hiện như sốt cao, ho, ấm vùng ngực, xuất hiện nhiều vệt tím trên da, vùng hầu, niêm mạc tím tái, chảy nước mũi có lẫn máu. Quan sát sau khi mổ cho thấy xuất huyết niêm mạc, các cơ quan phổi gan. Vùng cổ ngực bị phù dưới da, bao tim và vùng xoang bụng tích đầy

37

nước. Heo chết sau 3 - 4 ngày xuất huyết. Khi phẫu thuật thấy viêm phổi thùy lớn, phổi có nhiều vùng bị gan hóa, trên da có những vết bầm đỏ sẫm ở ngực, chân, bụng. Viêm bao tim tích nước có khi xuất huyết. Hạch sưng to, tụ máu, ruột và dạ dày bị viêm, thận tụ máu. thể mãn tính: Đây là thể thường gặp, heo sốt cao 40 - 410 C. Thể này thường kế tiếp sau thể cấp tính. Heo có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, thở nhanh, khò khè, gầy yếu, ho từng hồi, kéo dài, ho nhiều khi vận động, mũi khô hoặc có dịch mũi đặc, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón). Khớp xương bị viêm, sưng nóng, đau, nhất là khớp đầu gối, da đỏ ửng từng mảng, bong vẩy. Những chỗ da mỏng như bụng, tai, dưới đùi, bẹn xuất hiện những đám xuất huyết đỏ. Màng phổi bị dính vào lồng ngực hoặc có những chỗ bị sưng, viêm. Hạch bạch huyết bị bã đậu, có mủ. Khí quản và phế quản tụ máu, xuất huyết.

Chuồng nuôi heo phải phù hợp với từng loại heo và độ tuổi khác nhau, có tường bao, rào chắn. Chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

phòng Bệnh Vệ sinh phòng bệnh Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ... Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng. Heo mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 15 - 20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ.

Hạn chế phương tiện, người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi. Thực hiện các biện pháp khử trùng tiêu độc: Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi; Quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi/10 lít nước) trong chuồng nuôi, môi trường xung quanh; Dùng một số hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh. Tiêm vaccine Khi heo ngoài 1 tháng tuổi có thể tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng hoặc vaccine phòng bệnh trùng đóng dấu. Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và đơn giản nhất. Heo sau khi khỏi bệnh tụ huyết trùng được miễn dịch nhưng không dài và có nguy cơ tái nhiễm vì heo khỏe mang trùng. Bởi vậy với heo nái và đực giống bắt buộc tiêm vaccine tụ huyết trùng 2 lần/năm để phòng bệnh. Với heo con sau cai sữa, mũi đầu tiên tiêm vào lúc 25 - 40 ngày tuổi, mũi 2 tiêm sau một tháng vào giai đoạn vỗ béo. Với các vùng chăn nuôi heo nên tiêm hai đợt đại trà bắt buộc (vào dịp tháng 3, 9 hàng năm), ngoài ra nên tiêm bổ sung thêm 2 đợt xen kẽ giữa 2 đợt đại trà mới đạt chỉ tiêu 100% heo được miễn dịch. Như vậy sẽ hạn chế được tối đa khả năng bùng nổ dịch thụ huyết trùng trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu tại Việt Nam.

điều trị Bệnh nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng hướng sẽ cho kết quả tốt. Dùng một trong số các sản phẩm có chứa kháng sinh trị bệnh vi khuẩn gram âm như: Tetracolovit với liều lượng 2 g/lít nước uống, dùng trong 3 - 5 ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại kháng sinh như Streptomycin, Colistin với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sỹ thú y. Trong khi điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với B Complex C, liều lượng 5 g/kg thức ăn để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi sức khỏe. Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng trang trại 1 - 2 lần bằng vôi, hoặc một số thuốc sát trùng khác. thái thuận


VEt

phổ biến kiến thức chăn nuôi được xây dựng thành quy trình. Bạn cũng lưu ý chủng ngừa đầy đủ và đúng quy trình (theo chỉ định của nhà sản xuất vaccine) các bệnh thường xảy ra trong khu vực chăn nuôi. Ngoài ra bạn có thể dùng các chế phẩm như CL-DOXY 20% hay CL-DOTYL trộn vào thức ăn cho gà để phòng bệnh.

Xin hỏi gà nuôi bị thở khó, khò khè, phải há mồm để thở đồng thời chảy nước mắt, lông xơ là bệnh gì và điều trị như thế nào? Trả lời: Theo mô tả, có thể gà đã mắc bệnh hen. Đây là bệnh viêm nhiễm phức hợp đường hô hấp do nhiều loại mầm bệnh gây ra, các mầm bệnh này có thể hoạt động đơn độc hay kết hợp hoặc kế phát nhau. Ngoài ra, yếu tố môi trường (ẩm độ, nhiệt độ quá cao hay qua thấp, lượng khí độc như NH3, H2S...) cũng là nguyên nhân thuận lợi, tạo điều kiện cho những cơn hen xảy ra trên gà. Để điều trị, trước tiên bạn cần điều chỉnh môi trường chăn nuôi, tách riêng gà có dấu hiệu bệnh để không lây lan sang cả đàn. Đồng thời nên cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi về nhiệt độ, ẩm độ, thông khí. Nên điều chỉnh mật độ gà nuôi cho phù hợp. Cần xem lại khẩu phần ăn và kiểm tra lại quy trình phòng ngừa, chẩn đoán lại để định bệnh cho chính xác, nếu bệnh do virus cần khắc phục triệu chứng bệnh theo thời điểm với bệnh. Nếu nghi là nhiễm khuẩn bạn bên dùng thuốc kháng sinh kết hợp kháng viêm. Để điều trị dứt điểm bệnh, bạn có thể tham khảo các loại thuốc của Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy như sau: * Chọn lựa thuốc kháng khuẩn: - Dùng cho gà đang có dấu hiệu bệnh lý: Chọn 1 trong những chế phẩm sau đây để tiêm gồm: + Genta-Tylo, Thiam-Tylo; Cl-Speclinject, Spiramycin; Marlox. - Dùng cho cả đàn gà có bệnh: Tylo Sul Vit, Bye-Cilox; Enromin 400, Cl-Doxy 20%; Cl-Dotyl, Colispira: * Hỗ trợ cơ thể: B.Complex Super, MKV-Mekovit: * Khi bệnh thuyên giảm: Sử dụng MKV-Growth New để bồi bổ cho đàn gà. Để phòng bệnh, cần tổ chức khu vực chăn nuôi gà theo nguyên tắc: biệt lập, cùng đẩy - cùng chống và tiêu độc môi trường chăn nuôi phải

38

trong đàn có tình trạng heo con bú giảm, đi ngoài phân loãng, da nhăn và gầy dần đi, xin hỏi có phải heo bị tiêu chảy hay không? Trả lời: Chứng tiêu chảy trên heo là tình trạng bệnh thường gặp ở mọi phương thức nuôi. Tiêu chảy trên heo con là một dấu hiệu bệnh lý của các bệnh sau: Hội chứng tiêu chảy thông thường, bệnh cầu trùng, dịch tiêu chảy cấp (PED: porcine epidemic diarrhoea), bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm (TGE: transmissible gastro-enteritis). Trên heo lớn hơn, còn thấy tiêu chảy khi heo bị mắc các bệnh: hồng lỵ do Serpulina hyodysenteriae (swine dysentery), viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens (Clostridial necrotizing enteritis), viêm hồi tràng do Lawsonia intracellularis (porcine enteropathy / ileitis), bệnh dịch tả (classical swine fever)... Đối với heo con, bệnh tiêu chảy có thể do nguyên nhân từ heo mẹ (suy dinh dưỡng hoặc sốt khi mang thai, sốt hoặc sót nhau trong thời gian nuôi con…) hoặc cũng có thể do heo con thể chất heo yếu, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, tập tính của heo con như thích nằm với mẹ, thích nước bẩn… Ngoài ra, cũng có thể do môi trường không phù hợp (lạnh, ẩm, bẩn, nuôi chung với vật nuôi khác), chăm sóc không đúng quy trình (thay đổi thức ăn, stress, thiếu sắt, thiếu Vitamin A-D)… Trước tiên bạn cần xác định và chẩn đoán đúng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp, sau đó xử lý heo bệnh. Lưu ý giữ ấm, khô, sạch là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để điều trị, bạn cần bù nước và chất điện ly, giảm nhu động ruột, cân bằng tập đoàn vi sinh đường ruột, trợ lực, cho thuốc chống cầu trùng, và thuốc kháng khuẩn. Có thể tham khảo một số loại thuốc kháng khuẩn cho heo của Cailayvetco như sau: * Cho heo mẹ: CL-ENRO 50, CL- FLOR 30 * Cho heo đang bệnh: Nếu không sốt: chỉ cần cho uống Bye-Cilox, Apracolis, Cl-Amoxcoli, Ampicoli-B. Nếu có sốt: Cho uống như trên và chọn tiêm 1 trong các loại: T.O.D-Fort, Cl-Flordextra, Cl-Acimoxyl. * Sau khi hết bệnh: bổ sung vào thức ăn với MKV - GROWTH NEW + MKV-MEKOVIT


góc chuyên gia Để phòng bệnh, bạn cần chăn nuôi khép kín, hạn chế tham quan và cho các vật nuôi khác vào chuồng heo, tránh tiếp xúc giữa các bầy heo con và sát trùng hàng ngày khu vực nái nuôi con, phương tiện và tay chân người chăm sóc heo. Bạn lưu ý chủng ngừa đầy đủ và đúng quy trình cho heo mẹ. Võ Văn ngầu Giám đốc Kỹ thuật Mekovet heo có triệu chứng như: sốt, nằm ủ rũ, ho (thường ho nhiều vào sáng sớm hoặc chiều tối), thở mạnh, thở bằng bụng, ngồi thở như chó ngồi. chảy nước mũi, một số con sau 5 - 7 ngày bị chết do suy kiệt, khó thở. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục? Trả lời: Theo mô tả, heo có thể mắc bệnh suyễn, đây là bệnh thường hay xảy ra trên nhiều đối tượng heo nuôi,nhất là vụ đông xuân. Heo nuôi quá dày, chuồng nuôi có nhiều khí độc. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp như ho, hắt hơi. Khi heo mắc bệnh thường còi cọc, chậm lớn, ăn nhiều nhưng không tăng trọng, gây thiệt hại đến năng suất đàn. Phòng bệnh: Cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên và luôn giữ ấm, khô ráo, phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần. Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp. Sử dụng vaccine phòng bệnh định kì cho heo sơ sinh, heo nái và heo hậu bị. Tốt nhất nên tiêm vaccine suyễn cho heo sau sinh 7 - 10 ngày tuổi. Đối với heo hậu bị tiêm phòng trước khi nhập heo về trại để nuôi. Điều trị: Dùng thuốc Gentatylosin + Dexa tiêm liên tục 3 - 5 ngày. Hoặc dùng Flotylan (1 ml/10 - 12 kg trọng lượng, tiêm cách nhật liên tục 3 - 4 mũi). Cũng có thể sử dụng Lincospectin hoặc thuốc Tylan (1 ml/10 kg trọng lượng) tiêm liên tục 3 - 5 ngày. Ngoài ra nếu heo có triệu chứng khó thở nên tiêm bổ sung thêm Bromhexin với lượng 1 ml/10 kg trọng lượng. Tăng cường trợ sức, trợ lực cho heo.

39

chống rét cho vật nuôi mùa lạnh Vào thời điểm chuyển mùa, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp. Vì vậy người nuôi cần lưu ý việc chăm sóc và bảo vệ đàn vật nuôi của mình. Để phòng tránh cho đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại, gia cố chuồng trại đảm bảo đúng kỹ thuật đạt yêu cầu (kiên cố, đảm bảo độ dốc, độ thoáng, hố thu gom phân; chuẩn bị chăn cũ, áo cũ để làm áo cho trâu bò nếu có thể rét trong thời gian tới); chuẩn bị sẵn nguồn thức ăn thô xanh cùng như nguồn thức ăn tinh; đặc biệt thường xuyên theo dõi thời tiết khí hậu và có sự chủ động phòng chống rét cho gia súc và gia cầm. Bên cạnh đó, cán bộ địa phương cần hướng dẫn cho người nuôi những kiến thức cần thiết, cụ thể người chăn nuôi nên thận trọng, tránh tình trạng tăng đàn ồ ạt theo kiểu tự phát mà phải giữ ở mức phù hợp với mật độ chuồng trại và quy mô.


FooD

An tâm quy trình giết mổ chuẩn châu Âu Từ tháng 12/2017, Mavin chính thức đưa sản phẩm thịt heo sạch phục vụ khách hàng. Thịt sạch của Mavin đảm bảo tiêu chí sạch từ nguồn, được Mavin kiểm soát từ khâu chọn giống, chăn nuôi sạch, phòng dịch bệnh tới giết mổ/chế biến an toàn...

Công nhân trong lò mổ hiện đại châu Âu được yêu cầu mặc áo xanh để tạo cảm giác thoải mái cho các chú heo

Mavin áp dụng công nghệ giết mổ theo tiêu chuẩn châu Âu, nhằm hạn chế tối đa quá trình nhiễm khuẩn sản phẩm do tác động từ bên ngoài mà không sử dụng chất bảo quản. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu quy trình và các tiêu chuẩn giết mổ châu Âu để hiểu vì sao Mavin khẳng định thịt heo “sạch từ nguồn”.

40

Quy trình giết mổ gia súc theo đúng tiêu chuẩn châu Âu diễn ra nghiêm ngặt với nhiều bước, đặc biệt chú trọng tới việc giảm nguy cơ chấn thương, đau đớn cho con vật. Tại các nước phát triển, việc giết mổ động vật để làm thực phẩm, sợi và các sản phẩm khác được tiến hành theo tiêu chuẩn, gồm

quá trình sản xuất, vận chuyển thịt và các sản phẩm từ thịt hợp vệ sinh. Ngoài đảm bảo an toàn thực phẩm, mục đích chính của các tiêu chuẩn này còn làm giảm nguy cơ chấn thương, đau đớn cho con vật. Tại lò mổ, vào hôm trước hoặc trong ngày giết mổ, các gia súc như trâu, bò,


cừu, dê và heo được cho ăn, uống nước, nghỉ ngơi. Người ta sẽ tách những con bị ốm hoặc bị thương khỏi nhóm để chữa trị hoặc hưởng cái chết nhân đạo. Trong 24 giờ trước khi con vật bị giết thịt, thanh tra an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra nhằm đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh, có thể cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Trước khi bị giết, con vật được đưa vào trong lò mổ và phòng sốc điện. Căn phòng này tách con vật ra riêng biệt. Chỉ vài giây sau khi con vật được đưa vào phòng sốc điện, người ta dùng thiết bị truyền điện phóng thẳng vào não. Với heo, có thể dùng khí Carbon dioxide trong quá trình giết mổ. Việc sử dụng điện phóng thẳng vào não con vật sẽ khiến heo bất tỉnh và không phải chịu đau đớn trước khi máu chảy. Sau khi bị sốc điện và bất tỉnh, con vật được treo lên móc. Vài giây sau đó, người ta dùng thiết bị chuyên dụng cắt vào động mạch con vật để “tháo máu”. Con vật đã bất tỉnh nên không hề cảm nhận được đau đớn trong quá trình này. Sau quá trình giết mổ, thanh tra an toàn thực phẩm tiếp tục kiểm tra xem thịt có phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của con người không?. Nếu không phù hợp, số thịt này có thể được chế biến làm thức ăn động vật, chế phẩm y tế hoặc đi tiêu hủy. Trong 2 giờ sau khi con vật bị sốc điện, quá trình mổ thịt phải hoàn tất và các nhân viên đưa chúng vào tủ đông lạnh. Quá trình tiếp theo là tiêu diệt các mầm bệnh hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh bên trong thịt. MV

Các nhà máy giết mổ là không chất thải, mọi bộ phận đều được sử dụng cho các mục đích khác nhau, máu sẽ được lưu trữ để sản xuất ga sinh học

41


FooD

hiểu đúng về thịt heo sạch Thịt heo được nhiều người sử dụng hằng ngày. Tuy phổ biến nhưng thịt heo cũng gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nhất. Nếu bạn là người quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình, nên hiểu thế nào thịt heo sạch và làm sao để đảm bảo đó là thịt sạch? Vì sức khoẻ người tiêu dùng nên lựa chọn thịt heo sạch Ảnh: pigfarm

thịt hEo Sạch là gì? Thịt heo sạch đảm bảo 3 tiêu chuẩn sau: mặt lý học, hoá học và sinh học. Về mặt lý học, thịt heo sạch không được có những dị vật nào khác ngoài phần thịt, ví dụ: thịt heo có mẩu kim gãy giắt vào trong thớ thịt do heo bị tiêm thuốc khi còn sống. Về mặt hóa học, thịt heo sạch không có các tồn dư của thuốc kháng sinh hoặc những hóa chất khác như chất tạo nạc Salbutamol có trong thịt do heo được nuôi bằng chất tạo nạc. Thuốc kháng sinh là chất tồn dư phổ biến có trong thịt heo. Thuốc kháng sinh gây độc, điển hình là thành phần Tetracyclin trong thuốc kháng sinh gây bệnh về xương và răng ở thai nhi và trẻ con. Hiện, thịt heo có tồn dư thuốc kháng sinh hầu như phổ biến bởi sử dụng thức ăn chứa kháng sinh hoặc do heo bị tiêm thuốc kháng sinh trước khi giết mổ. Dù việc tiêm kháng sinh cho heo trước khi giết mổ hoàn toàn bị nghiêm cấm nhưng thực tế việc tồn dư thuốc kháng sinh vẫn có trong nhiều mẫu thịt. Các loại hóa chất khác như: các kim loại như: chì, asen, thủy ngân, có trong thịt vì nguồn nước uống bị ô nhiễm hoặc có thể do sử dụng các premix khoáng trong thức ăn vượt quá mức cho phép. Về mặt sinh học, thịt heo sạch không có ký sinh trùng và vi trùng. Hai loại ký sinh trùng thường có là giun bao (Trichinella) và sán dây

42

(Taenia solium). Nếu ăn thịt heo bị nhiễm giun bao, trứng giun bao sẽ vào ruột nở thành giun và qua vách ruột theo máu đi đến các cơ và nằm lại ở cơ gây đau nhức, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chết. Trứng sán dây cùng loại ký sinh trùng thường có trong cơ thịt heo, khi ăn phải thịt này, trứng nở thành sán bám chắc vào thành ruột và tranh giành các chất dinh dưỡng, làm cơ thể gầy yếu. Ngoài ra, các loại vi khuẩn nguy hiểm khác có trong thịt thường là: Salmonella, Campylobacter, E.coli, Listeria monocytogenes, virus đường ruột... có khả năng gây ngộ độc cho người.

5 yếu tố ảnh hưởng Để đảm bảo ba tiêu chuẩn trên cho thịt heo sạch, điều quan trọng đầu tiên bắt đầu từ con giống, chuồng nuôi đến nhà bếp: Giống heo và thức ăn: đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sạch và an toàn. Thuốc và các loại hoá chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi: phải được kiểm tra và kiểm soát để đảm bảo việc sử dụng đúng liều lượng quy định. Nghiêm cấm sử dụng các thuốc kháng sinh, hóa chất có trong danh sách cấm.

Quá trình giết mổ: được cơ quan Thú y kiểm tra và kiểm soát để loại trừ ngay những quầy thịt heo mang mầm bệnh, và kiểm tra vệ sinh để loại trừ mầm bệnh có trên sàn mổ. Quá trình vận chuyển và bày bán: được kiểm tra an toàn về vệ sinh bởi các cơ quan chức năng vì trong vận chuyển cũng có thể xảy ra nguy cơ lây nhiễm nguồn vi khuẩn từ sàn xe hay sạp bày bán; trong quá trình trưng bày, một số nhà cung cấp vì lợi nhuận nhỏ trước mắt có thể sử dụng những hóa chất bảo quản giúp thịt bắt mắt, đánh lừa người tiêu dùng. Các loại hóa chất phổ biến mà nhà cung cấp hay sử dụng là hàn the (borax), ure… Trong nhà bếp: khi chế biến thức ăn, tay chân và dụng cụ nhà bếp như dao, kéo bẩn sẽ làm thịt heo dễ bị nhiễm vi khuẩn. Những vi khuẩn này sản sinh ra độc tố rất khó bị phân hủy dù đã nấu chín. Như vậy người làm bếp và nhà bếp phải sạch sẽ, tay chân không có vết thương hoặc nếu có vết thương phải được băng bó cẩn thận. Để đảm bảo thịt mua là thịt heo sạch, nên tìm hiểu rõ các khâu sản xuất, chế biến. Nếu muốn có nguồn thịt heo sạch, an toàn để ăn hằng ngày, hãy là một người tiêu dùng thông thái. pr


43


thế giớiSự ĐóảNH ĐÂY PHóNG

HấP DẫN TrạI Heo ĐeN THÂN THIệN HOWIE HILL FARM NUÔI 40 CHú HEO ĐEN THEO PHƯơNG PHáP HOàN TOàN Tự NHIêN, THÂN THIệN VớI MÔI TRƯờNG. NHữNG CHú HEO SAU THờI GIAN ĐƯợC CHăM BẵM CHU ĐáO, Sẽ ĐƯợC ĐƯA ĐếN LàM THựC PHẩM TạI NHà HàNG MCLAREN VALE (ADELAIDE, AUSTRALIA).

Bách tuấn (Tổng hợp) (Nguồn ảnh: Howie Hill Farm)

Những chú heo thích "tắm nắng" vào buổi trưa

44

mavin-group


Bà Mel Hage bên đàn heo mới sinh

Chú heo đen được chăm bẵm như thú cưng

Bé Katie bên cạnh chú heo của bố mẹ

45

mavin-group

Những chú heo vô cùng thoải mái say giấc với "chiếc giường" là những ổ rơm êm đềm


THế GIớI Đó ĐÂY

TrăM MóN XúC XíCH VòNG QUANH THế GIớI “Con tàu chở xúc xích sẽ đi khắp trái đất, không có gì có thể ngăn cản được!” Xúc xích là một trong những món ăn có nguồn gốc lâu đời nhất trên thế giới, được tạo ra trong quá trình lưu trữ, bảo quản thực phẩm. Từ 5.000 năm TCN, xúc xích đã được vẽ trên các tranh ảnh xuất xứ từ Ai Cập, Syria, Trung Quốc. Có 2 loại chính là xúc xích khô (quen gọi là xúc xích hun khói) và xúc xích tươi (đã được làm thành hình nhưng chưa qua chế biến). Người ta cho rằng nước Đức là nơi làm ra các món xúc xích ngon nhất. Hiện nay, quốc gia này đã có trên 200 loại được làm từ thịt bê, thịt heo, óc heo. Người Đức tự hào rằng: “Con tàu chở xúc xích Đức sẽ đi khắp trái đất, không gì có thể ngăn cản được!”

Bratwurst - Một loại xúc xích nổi tiếng khắp năm châu của Đức Khi đến Tây Ban Nha, quốc gia của những cuộc đấu bò, bạn có thể nếm thử xúc xích cay Chorizo, vốn là món ăn được hầu hết người dân bản địa yêu thích. Chorizo làm từ thịt heo nhưng có vị rất khác với các loại xúc xích thông thường. Người Tây Ban Nha coi Chorizo như linh hồn của mọi món ăn.

46

Xúc xích cay nổi tiếng tại Tây Ban Nha Nhân Chorizo được làm từ thịt heo thái nhỏ hoặc xay nhuyễn, thêm vào tỏi, thảo dược và nhiều thành phần khác. Điều làm nên sự khác biệt cho loại xúc xích này nằm ở hương vị của paprika - một loại ớt cay ngọt của Tây Ban Nha. Người ta ăn Chorizo rất đơn giản, có thể cắt và ăn ngay, dùng kèm với bánh mỳ hoặc chiên chín đều ngon. Chorizo cũng là thành phần chính trong các món ăn khác như hầm và súp. Còn tại Hungary, loại xúc xích được biết đến nhiều với tên gọi “kolbas”, bởi nó khác biệt hoàn toàn với xúc xích Đức: kích thước lớn hơn, thành phần làm từ 100% thịt ướp đẫm các loại gia vị như ớt bột, muối, tỏi, tiêu, hạt nhục đậu khấu, kinh giới, đường, rượu vang hoặc Cognac. Đây là một trong những món ăn đơn giản khoái khẩu của người phương Tây. Đến nước Anh, bạn sẽ được thưởng thức một loại xúc xích tươi làm bằng thịt bò hoặc heo trộn với gia vị, hành tím, ớt. Xúc xích được mang ra chiên hay nướng đều thoang thoảng thật nhẹ vị chua, tương tự như vị của nem chua. Xúc xích Italy là một trong những loại nổi tiếng thơm ngon và lâu đời nhất. Món này được chế biến với thịt heo xay rất tươi và những gia vị chọn lọc. Đặc trưng của xúc xích Italy là vị ngọt thanh

và hương vị của rau mùi hòa quyện với gia vị làm nên phong cách rất riêng. Những món ăn kèm với xúc xích thường là mỳ spaghetti, pasta, pizza, nướng xiên với ớt chuông và hành tây. Nhiều người cũng gọi món lạp xưởng là “xúc xích Trung Quốc”. Món này được chế biến từ thịt nạc, thịt mỡ heo xay nhuyễn trộn với rượu, đường, dùng diêm tiêu tạo màu đỏ, rồi nhồi vào ruột heo khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Ở Thái Lan có món xúc xích lên men gọi là “nham” được chế biến từ thịt heo nạc, da heo, gạo nấu chín và các gia vị cần thiết được bọc trong lá chuối hoặc vỏ bọc tổng hợp và lên men trong 3 - 5 ngày bằng hệ vi sinh vật tự nhiên, có thể đem chế biến thành các món ăn khác hoặc ăn sống. Dồi - Một biến thể của món xúc xích “made in Vietnam” Riêng ở Việt Nam cũng có món món dồi (dồi chó, dồi heo) rất ngon miệng và hấp dẫn. Đây cũng có thể coi là một biến thể của món xúc xích chế biến được bằng phương pháp dồi đặc trưng phổ biến khắp thế giới.


47


ẩM THựC

cúng gia tiên ngày tết đúng cách Ngày Tết, các gia đình người Việt không thể thiếu mâm cỗ cúng gia tiên (tổ tiên) nhưng tập tục cúng gia tiên có từ bao giờ, cách bày mâm cỗ cúng gia tiên hay trình tự cúng thế nào thì không phải ai cũng biết chính xác. tục cúng gia tiên Cúng gia tiên là cúng tổ tiên trong nhà, là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình “cây có cội nước có nguồn”. Cúng gia tiên là một đạo “Đạo thờ cúng ông bà”, gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là tôn giáo vì không có giáo chủ, môn đệ... mà là “đạo làm người” trong gia đình, lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu. Việc cúng gia tiên thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng gia tiên trong 3 ngày Tết bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương. Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh chưng bánh giầy là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc. Khi cúng, gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, lên đèn, đốt hương, đánh chuông, hai tay chắp lại đưa lên ngang trán và khấn, khi khấn nêu ngày tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện... rồi tùy theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố, nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái. Việc cúng tùy thuộc vào đức tin và đời sống đạo đức của mình.

cách Bày MÂM cỗ cúng gia tiên Mâm cơm truyền thống đầu năm mới của người Việt thường có bốn bát và bốn đĩa. Bốn bát gồm: 1 bát chân giò heo nấu măng, 1 bát miến, 1 bát mọc nấm và 1 bát bóng thả. Bốn đĩa gồm: 1 đĩa thịt gà (thịt heo), 1 đĩa giò (chả), 1 đĩa nem thính (có thể thay bằng đĩa xào) và 1 đĩa dưa muối. Ngoài ra còn có một đĩa xôi (bánh

48

Mâm cơm cúng gia tiên phải được bày đẹp và kính cẩn

chưng) và bát nước chấm, tổng cộng tròn mười món. Mâm cỗ lớn có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Mâm cơm đầu năm của người miền Bắc thường được chuẩn bị rất công phu, kĩ càng. Thịt gà phải là thịt gà trống choai, được chọn lựa cẩn thận: mào gà, hình dáng gà, đặc biệt là cựa gà. Người Việt Nam quan niệm: cựa gà đẹp thì cả năm sung túc, ấm no. Gà được thịt để cúng giao thừa, sau đó chia cho con cháu ăn hưởng lộc. Thịt heo phải chọn được miếng đầy đặn, có đủ nạc, mỡ (thường 1/3 mỡ, 2/3 nạc), dầy mình, vuông vắn. Giò có thể là giò nạc, giò lụa, miếng giò chắc, thơm ngọt. Giò được gói tròn. Trong mâm cơm có bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hòa hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. Âm dương cân bằng, gia chủ mới mạnh khỏe, con cháu ngoan hiền, làm ăn phát đạt. Mâm cơm đầu năm còn có đĩa xôi. Xôi đầu năm mới phải là xôi gấc hoặc xôi đỗ. Màu đỏ của gấc, màu

vàng ruộm của đỗ thể hiện niềm tin, hi vọng của gia chủ vào một năm mới làm ăn thành công, gặp nhiều may mắn.

trình tự cúng 4 ngày tết Tết Nguyên đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng tạ ông vải, với ý nghĩa 4 ngày Tết đã đầy đủ. Sưu tầm


những Món ăn tết truyền thống năM chÂu Tết Nguyên đán cũng là dịp để thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Tại mỗi nước, sẽ có những món ăn truyền thống khác nhau trong dịp đặc biệt này. nEM rán (Việt naM) Nem rán là một trong những món ăn nổi tiếng nhất ở Việt Nam và được xuất khẩu sang một số quốc gia khác. Nguyên liệu để chế biến nem rất đa dạng từ nấm hương, miến, hành củ, rau mùi, trứng, thịt heo hay tôm.

Bánh thuốc (hàn Quốc) Bánh thuốc hay “Yaksik” được làm từ gạo nếp với mật ong, nước tương, táo, hạt dẻ và hạt thông. Món ăn truyền thống này thường được ăn vào năm mới, lễ cưới hay tiệc sinh nhật lần thứ 60, một sự kiện đặc biệt quan trọng với người Hàn Quốc.

Sủi cảo rán (trung Quốc)

Sủi cảo, còn gọi là bánh chẻo là món ăn truyền thống của người Trung Quốc, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt băm, tỏi, nước tương, hành, dấm đỏ, ớt… Ngoài cách hấp thông thường, sủi cảo cũng được rán theo sở thích của từng người.

Bánh cá Dừa (inDonESia) Bánh cá theo phong cách của người dân trên đảo Java có cách chế biến khá đơn giản. Nguyên liệu chính của món ăn này là cá tươi, cùi và nước dừa, tỏi, đường, trứng. Bạn chỉ cần cho xay nhuyễn cá và trộn với các nguyên liệu còn lại rồi nặn thành bánh và cho vào chảo rán. Bánh cá dừa ngon nhất khi ăn kèm với dưa chuột muối.

49

đùi gà riM Mật ong Và cơM Dừa (chÂu á) Đùi gà, mật ong và nước dừa là những thực phẩm bổ dưỡng, rất cần thiết cho cơ thể. Sự kết hợp giữa ba loại thực phẩm này sẽ cho ra món ăn rất thơm ngon và hấp dẫn. Đây là món phổ biến tại nhiều nước châu á, đặc biệt vào Tết Nguyên đán.

gà nướng Xiên Xốt đậu phộng (MalaySia) Vị chua thanh của me, hương thơm của đậu phộng cùng xốt mayonnaise béo nhẹ sẽ khiến từng miếng thịt gà trở nên đậm đà khác lạ. Món ăn thường được thưởng thức cùng cơm trắng. Sưu tầm


GIảI TRí

Khách hàng MaVin đi Khắp năM chÂu Năm 2017 dù khó khăn của ngành chăn nuôi nhưng với Mavin, quyền lợi của khách hàng vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trong các hình thức tri ân khách hàng, các chuyến du lịch luôn được khách hàng yêu thích nhất. Năm qua, những điểm đến hấp dẫn, để lại ấn tượng khó phai cho các khách hàng yêu quý của Mavin như: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia hoặc các địa phương nổi tiếng về nông nghiệp của Việt Nam như các tỉnh miền Tây, hòn đảo du lịch xinh đẹp Phú Quốc… Có khách hàng đã tâm sự với chúng tôi rằng, chưa từng đi du lịch cùng vợ/ chồng vì bận công việc, bận phấn đấu, nhưng nhờ "cầu nối" Mavin, họ đã có những giờ phút thư giãn, thoái mái bên gia đình và đồng nghiệp. Sau các chuyến đi, họ càng thêm tâm huyết với nghề, khẳng định sẽ gắn bó và đồng hành cùng Mavin góp sức xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững. Những chuyến tham quan này, Mavin đã sắp xếp giúp khách hàng được khảo sát các mô hình chăn nuôi tiên tiến của nước bạn, tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới. Khách hàng được tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, học hỏi từ các mô hình kinh doanh tiên tiến, cũng như được tận mắt ngắm những cảnh đẹp mà trước đây chỉ được thấy trên ti vi. Sự yêu thích và hài lòng của khách hàng sau mỗi chuyến đi là động lực lớn của Mavin. Chắc chắn rằng, cùng với Mavin, các khách hàng yêu quý sẽ tiếp tục được đi khắp năm châu bốn bể, 2018 sẽ còn rất nhiều điểm đến thú vị đang chờ đón! phòng truyền thông thương hiệu

Tour đi Australia

Tour Cần Thơ, tháng 8/2017

Tour du lịch tại Nhật Bản tháng 8/2017

Tập huấn trại tại Thái Lan, tháng 11/2017

Tour tham quan Nghệ An và Nhà máy Mavin Austfeed Nghệ An, tháng 2/2017

tổng Biên tập: Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin Ban Biên tập: Phòng Truyền thông Thương hiệu Tập đoàn Mavin tư Vấn nội Dung: Nhà báo Dương Xuân Hùng Lê Thị Bảo Ngọc - Trị sự Hoàng Ngọc Châu - Thư ký Tòa soạn Dương Thảo / Thu Trang - Nội dung Quốc Việt - Dàn trang, chế bản

50




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.