NCKH - KHÔNG GIAN KHÁN PHÒNG DÀNH CHO HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆT THUẬT TRONG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Page 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KIẾN TRÚC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHÔNG GIAN SÂN KHẤU VÀ KHÔNG GIAN KHÁN GIẢ DÀNH CHO HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TRONG TRUNG TÂM VĂN HÓA

Nhóm GVHD: Th.S.KTS. TRẦN ĐÌNH NAM

SVTH: PHAN KHƯƠNG CHÍ TÂM

MSSV: 18510101309

Lớp: KT18A5

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

MỤC LỤC

PHẦN A: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Nội dung định hướng nghiên cứu

6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM VĂN HÓA

1.1. Lịch sử hình thành phát triển công trình trung tâm văn hóa

1.2. Các định nghĩa và khái niệm

1.3. Phân loại trung tâm văn hóa

1.4. Xu hướng kiến trúc trung tâm văn hóa trên thế giới và Việt Nam

2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA

VĂN HÓA

2.1. Cơ sở xác định quy mô thiết kế

CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM

2.1.1. Tiêu chuẩn xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất

2.1.2. Tiêu chuẩn tính toán diện tích các không gian trong trung tâm văn Hóa

2.1.3. Tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật

2.2. Các đặc điểm chính của công trình trung tâm văn hóa

2.2.1. Tổ chức quy hoạch tổng mặt bằng

2.2.2. Các bộ phận chức năng của trung tâm văn hóa

2.2.3. Sơ đồ phân khu chức năng của trung tâm văn hóa

2.2.4. Sơ đồ dây chuyền sử dụng của trung tâm văn hóa

2.2.5. Yêu cầu thiết kế các bộ phận chức năng

2.3. Đặc điểm hình thức thẩm mỹ kiến trúc của công trình trung tâm văn hóa

2.3.1. Yếu tố nhận diện công trình trung tâm văn hóa

2.3.2. Giải pháp thiết kế

2

2.4. Các yêu cầu kỹ thuật

2.4.1. Kết cấu vượt nhịp lớn

2.4.2. Các yêu cầu kỹ thuật đặc thù

2.4.2.1.thônggió- điều hòa không khí và tiếng ồn

2.4.2.2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

2.4.2.3. Hệ thống chiếu sáng, kỹ thuật điện và thông tin liên lạc, viễn thông

2.4.2.4. Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị kỹ thuật vệ sinh

2.4.2.5. Hệ thống thang thoát hiểm

2.4.2.6. Yêu cầu về công tác hoàn thiện

3. CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN SÂN KHẤU VÀ KHÔNG GIAN KHÁN GIẢ

DÀNH CHO HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TRONG TRUNG

TÂM VĂN HÓA

3.1. Lịch sử hình thành không gian khán phòng

3.2. Không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật

3.2.1. Không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật:

3.2.2. Quan hệ giữa sân khấu và khu khán giả trong không gian biểu diễn dành cho

hoạt động nghệ thuật

3.2.3. Một số hoạt động biểu diễn nghệ thuật Tại Việt Nam

3.2.4. Phân loại hình thức không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật

3.2.4.1. Phòng khán giả

3.2.4.2.Nhàhát

3.2.5. Phân hạng, phân cấp khán phòng biểu diễn

3.2.6. Đặc điểm không gian khán phòng cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật

3.2.6.1. Đặc điểm tổ chức không gian và hình thể khán phòng

3.2.6.2 . Đặc điểm khán phòng biểu diễn ngoài trời

3.3. Không gian Sân khấu

3.3.1. Khái niệm:

3.3.2. Tạo lập hình thể Sân khấu biểu diễn

3.3.2.1. Sân khấu Endstage

3

3.3.2.2. Sân khấu tương tác ( Thrust Stages )

3.3.2.3. Sân khấu tròn ( Theatres in-the-round)

3.3.2.4.Sân khấu dạng đấu trường ( Hippodromes )

3.3.2.5. Sân khấu dạng vòm ( Proscenium stage)

3.3.2.5. Sân khấu black-box

3.3.3.Yêu cầu thiết kế

3.3.3.1.Tiêu chuẩn phụ trợ sân khấu

3.3.3.3.Trangâm

3.3.3.4. Chiếu sáng

3.3.3.5.Âmthanh

3.4. Không gian phòng khán giả

3.4.1. Khái niệm

3.4.2. Tạo lập hình thể Phòng khán giả

3.4.2.3. 3/4Arena – Kiểu 3/4 Đấu trường

3.4.2.4. Các bố cục âm học tùy chọn khác

3.4.3. Yêu cầu thiết kế

3.4.3.2. Tiêu chuẩn về phụ trợ khán giả

3.4.3.3.Trangâm

3.4.3.4. Chiếu sáng

3.4.3.5.Âmthanh

3.4.3.6. Xu hướng thiết kế phòng khán giả

3.5. Xu hướng thiết kế

3.5.1. Sử dụng công nghệ cao khi trình diễn

3.5.3. Thiết kế theo xu hướng hiện đại

3.5.4. Thiết kế bền vững

3.5.5. Cải tạo không gian

PHẦN C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

2. Kết luận, đánh giá

4

3. Kiến nghị, đề xuất các vấn đề đã đặt ra

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN A: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Đời sống văn hóa tinh thần của con người tại Thành phố Hồ Chí minh

ngày càng tăng cao

- Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về văn hóa với hệ thống thiết chế

văn hóa khá đầy đủ, đa dạng từ thành phố đến cơ sở. Thành phố Hồ Chí Minh cùng

cả nước đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản

trong đời sống xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho đất nước. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, thành phố là nơi khởi đầu và thực hiện nhiều phong trào có ý nghĩa lớn, có tính lan tỏa rộng rãi. Từ đó, đời sống văn hóa của nhân dân thành phố không ngừng được nâng cao. Các thiết chế văn hóa được xây dựng, phục vụ cho các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí. Người dân được thụ hưởng từ sự đầu tư

của nhà nước.

1.2. Hoạt động nghệ thuật càng được quảng bá, phổ cập rộng rãi đến người thành phố.

- Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau vì vậy đến nay chưa có một khái niệm đầy đủ, chính xác. Mỗi khái niệm đưa ra chỉ bao hàm được một khía cạnh nào đó. Nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật tổng hợp, là một công trình tập thể. Trong hệ thống văn bản luật của nhà nước cũng nêu rõ biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện

hình tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc…

1.3. Phát triển nghệ thuật biểu diễn đi đúng hướng dân tộc, khoa học, đại chúng

5

Một trong những lĩnh vực hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội ở nước ta, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhiều người đó là hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sự tác động của khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, của quá trình giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế đã đưa nghệ thuật biểu diễn không chỉ trở thành sản phẩm tinh thần đáp ứng nhu cầu của quần chúng mà còn trở thành một bộ phận của kinh tế thị trường phát triển năng động, sáng tạo. Phát triển nghệ thuật biểu diễn đi đúng hướng dân tộc, khoa học, đại chúng

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Biểu diễn nghệ thuật góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần ở

TP.HCM.

Xây dựng trung tâm văn hóa để gìn giữ và bảo tồn các những giá trị văn hóa tinh

thần của xã hội hiện đại. Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ngày càng đáp ứng kịp thời, linh hoạt thị hiếu, nhu cầu khác nhau của công chúng. Từ đó mọi người ở thành phố

mới đều hiểu được giá trị văn hoá tinh thần , góp tạo sinh khí và sắc thái mới cho

đời sống tinh thần xã hội.

2.2. Thiết kế không gian dành cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại thành

phố Hồ Chí Minh

Thiết kế các không gian khán phòng biểu diễn trong công trình kiến trúc trung tâm văn hóa truyền thống để người dân thành phố có hứng thú để

đến giao lưu và thưởng thức các hoạt

động Biểu diễn nghệ thuật sau một ngày hay một tuần bận rộn với công việc ở nơi đây.

Hình 1.1. Nhà hát Thành phố: Lạc vào thế giới nghệ thuật mộng mơ giữa Sài Gòn (internet)

6

2.3. Nghiên cứu cách thiết kế nhận diện các đặc trưng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong không gian trung tâm văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu những đặc trưng nổi bật của các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở thành

phố Hồ Chí Minh để rút ra giải pháp thiết kế các không gian trong công trình lột tả

được các đặc điểm để phục vụ hoạt động biểu diễn nghệ thuật đến với khán giả .

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Trên toàn quốc có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, có khoảng gần 10.000 nghệ sĩ, người mẫu, trong đó có khoảng 1/3 ngoài công lập.

- Nghiên cứu những đặc điểm về lịch sử, văn hóa, lối ứng xử của cộng đồng của tổ chức biểu diễn nghệ thuật và khán giả ở thành phố Hồ Chí Minh

- Nghiên cứu về các loại hình không gian biểu diễn dành cho hoạt động biểu diễn

nghệ thuật

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu ở các khu vực có hoạt động biểu diễn nghệ thuật phát triển và cư dân

đông đúc là khu vực Quận 1, quận 5 và Quận

10 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 1.2. Minh hoạ phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp lịch sử

Thu thập các tài liệu chính thống từ sách báo, trang mạng liên quan đến lịch sử phát

triển của hoạt động biểu diễn ở các tỉnh để thu thập tài liệu phù hợp.

7

4.2. Phương pháp chọn lọc và tổng hợp các nguồn tài liệu

Chọn lọc và tổng hợp các tư liệu nghiên cứu khoa học, các văn bản và tài liệu chính

thống để làm cơ sở cho việc phân tích dữ liệu có khoa học.

4.3. Phương pháp phân tích công trình

Tìm kiếm các công trình trung tâm văn hóa tiêu biểu trong nước và trên thế giới để

phântích những ý tưởng, đặc điểm nổi bật để thấy được cách tiếp cận và xu hướng

thiết kế ngày nay.

4.4. Phương pháp chuyên gia

Hỏi thăm và khảo sát ý kiến của những chuyên gia uy tín hàng đầu trong việc nghiên cứu khán phòng biểu diễn và thiết kế kiến trúc trung tâm văn hóa.

4.5. Phương pháp trải nghiệm

Khoanh vùng và đi khảo sát thực tế các khu vực có nhiều hoạt động nghệ thuật, trải nghiệm các không gian biểu diễn nghệ thuật để thu thập kiến thức chuyên sâu và

thực tế.

5. Nội dung định hướng nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu không gian dành cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Phân tích và đưa ra giải pháp thiết kế thích hợp các không gian biểu diễn nghệ thuật

đến mọi người phù hợp với điều kiện và bối cảnh đô thị.

5.2. Hình thức thẩm mỹ của công trình trung tâm văn hóa

Phân tích các công trình trung tâm văn hóa đặc trưng trên thế giới và Việt Nam để

thấy được xu hướng thiết kế hình thức thẩm mỹ công trình trung tâm văn hóa ngày nay.

5.3. Thiết kế nhận diện các đặc trưng của không gian dành cho biểu diễn nghệ

thuật ở trung tâm văn hóa.

Phân tích các đặc trưng nổi bật của hoạt động biểu nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí

Minh về kiến trúc,hình thức biểu diễn , loại hình biểu diễn và đời sống vật chất tinh

thần, từ đó đề xuất các giải pháp thiết kế không gian có đặc trưng riêng để nhận

diện đặc điểm từng không gian.

8

6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài

- Kiến trúc và hiện tượng cộng sinh văn hóa (2020) - PGS.TS Lê Thanh Sơn, nhà xuất bản xây dựng.

- Cơ sở âm học (2010), NXB Xây Dựng - Việt Hà, Nguyễn Ngọc Giả

-TheaterPlanning-/GeneLeitermann

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM VĂN HÓA

1.1. Lịch sử hình thành phát triển công trình trung tâm văn hóa [6],[21]

Xuất hiện các công trình tụ điểm văn hóa như hang đá, các dãy cột đá và các vòng cung đá cổ. Đây là những tụ điểm thường diễn ra các hoạt động tôn giáo, các lễ hội, các hoạt động văn hóa chính của người xưa.

Thời kỳ sơ khai

Xuất hiện nhiều công trình tụ điểm văn hóa tập trung lớn như các đền Hy Lạp, đấu trường La Mã... Sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tôn giáo hay thể thao ngày càng dần hình thành và phổ biến rộng rãi ở các địa phương.

Thời kỳ cổ đại

9

Các hình thái sơ khai của nhà văn hóa như các nhà cộng đồng, đình làng, nhà rông được hình thành và phát triển rộng rãi với mục đích sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt giao lưu văn hóa của từng dân tộc hay nhóm cộng đồng, ngoài ra còn dùng với chức năng hành chính.

Thời kỳ trung

đại ở Việt Nam

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, kiến trúc phương Tây được du nhập với sự phát triển của vật liệu xây dựng hiện đại, các công trình trung tâm văn hóa ở các thành phố và các tỉnh mang kiến trúc phương Tây, kiến trúc Đông Dương hoặc chiết trung.

Cuối thế kỷ 19 -

Đầu thế kỷ 20

Với sự phát triển của kiến trúc hiện đại và vật liệu xây dựng mới, các công trình trung tâm văn hóa có quy mô lớn hơn với đường nét hiện đại, tối giản, chủ yếu khai thác tối đa công năng công trình.

Cuối thế kỷ 20

Đầu thế kỷ 20 -

Ngày nay

Với trào lưu kiến trúc đương đại với sự đa dạng trong bố cục tạo hình và tiến bộ khoa học kỹ thuật, công trình trung tâm văn

hóa ngày càng lớn và hiện đại với các không gian đa dạng,

10

phong phú, tổ chức nhiều hoạt động, thiết kế bắt mắt và thu hút.

1.2.1. Định nghĩa thể loại công trình văn hóa [24],[25],[26]

- Nhà văn hóa là nơi tổ chức các sự lớn nhỏ như văn nghệ các cấp, đại hội thể thao, chương trình tập huấn, công tác tuyên truyền, hội nghị,… Đây là địa điểm để người dân địa phương sinh hoạt tập thể, cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa để tăng tính đoàn kết tập thể. Nhà văn hóa mang nét đặc trưng riêng của từng địa phương, khu vực.

- Cung văn hóa là tên gọi dành cho những tòa nhà lớn dùng để sinh hoạt câu lạc bộ

tại Liên Xô cũ và các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa ngày trước cũng như hiện

tại, trong đó có Việt Nam. Cung văn hóa được điều hành bởi các đoàn hội, câu lạc bộ

của thành phố, địa phương.

- Trung tâm văn hóa là một tổ chức, tòa nhà hoặc khu phức hợp quảng bá các hoạt

động văn hóa và nghệ thuật đến người dân địa phương và du khách quốc tế. Các trung

tâm văn hóa có thể được điều hành bởi các tổ chức nghệ thuật cộng đồng ở khu vực

lân cận, các cơ sở tư nhân, do chính phủ tài trợ hoặc các nhà hoạt động.Trungtâm

văn hóa còn có chức năng nghiên cứu, lưu trữ và hội thảo.

1.2.2. Khái niệm trung tâm văn hóa dân tộc

Trung tâm văn hóa dân tộc là một trung tâm văn hóa cấp thành phố, tổ chức các

hoạt động giao lưu văn hóa các dân tộc như hội chợ, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật,...

11
1.2. Các định nghĩa và khái niệm

để phát triển và quảng bá văn hóa dân tộc đến người dân và du khách trong và ngoài nước.

1.3. Phân loại trung tâm văn hóa [3]

Trung tâm văn hóa được phân loại theo bảng 1:

Bảng 1 - Phân loại trung tâm văn hóa

1.3.1. Phân loại theo cấp

quản lý

- Trung tâm văn hóa cấp

nhà nước

- Trung tâm văn hóa cấp

thành phố

- Trung tâm văn hóa cấp

tỉnh

- Trung tâm văn hóa cấp

quận, huyện

1.3.2. Phân loại theo đối tượng sử dụng

- Trung tâm văn hóa văn hóa công cộng

- Trung tâm văn hóa theo nhóm cộng đồng: Phụ nữ, thanh niên, thiếu nhi

1.3.3. Phân loại theo loại hình sinh hoạt

- Trung tâm văn hóa với nội dung hoạt động thông

thường

- Trung tâm văn hóa với

nội dung hoạt động mang tính chất đặc trưng của vùng miền.

- Trung tâm văn hóa sinh hoạt tôn giáo.

1.4. Xu hướng kiến trúc trung tâm văn hóa trên thế giới và Việt Nam [22]

1.4.1. Xu hướng lấy con người làm yếu tố chủ đạo

Không gian kiến trúc cộng hưởng với con người và thiên nhiên trong bối cảnh đô thị và xã hội tại thời điểm đó. Không gian kiến trúc chỉ trở nên hoàn thiện khi có con người sử dụng hay tập trung như một tụ điểm văn hóa, tạo thành một cộng đồng

lớn với không khí sôi nổi góp mặt cho hồn công trình.

Ví dụ, trung tâm văn hóa Nam Ningbo Yinzhou, Trung Quốc có vị trí tọa lạc ở phần

đầu nơi trung tâm giao lưu của Con đường Tơ lụa trên biển. Chính đám đông trong

12

không gian công cộng lớn ngoài trời hoàn thiện ý đồ thiết kế kiến trúc.

Hình 1.3, 1.4: Trung tâm văn hóa Nam Ningbo Yinzhou, Trung Quốc Trung tâm văn hóa MÉCA ở Bordeaux, Pháp- Chỉ cần thấy đám đông tụ tập hằng

ngày ở không gian mở của công trình là đã nhận biết được đây là một công trình văn hóa công cộng, luôn chào đón mọi người đến sinh hoạt, giao lưu.

Hình 1.5, 1.6: Trung tâm văn hóa MÉCA ở Bordeaux, Pháp

1.4.2. Xu hướng biểu tượng

Đây là một xu hướng phổ biến trên thế giới, thiết kế hình khối hay không gian của

công trình trung tâm văn hóa mang tính biểu tượng, có thể là biểu tượng của thành

phố, biểu tượng chung trong hệ thống hạ tầng, quy hoạch đô thị hay biểu tượng tôn giáo, đảng phái, biểu tượng của một cộng đồng.

Ví dụ, Trung tâm văn hóa hồi giáo ở Trung Quốc - Công trình hiện đại với nhiều

yếu tố truyền thống từ hình khối đến chi tiết, mang đậm nét biểu tượng tôn giáo và

lịch sử địa phương.

13

Hình 1.7, 1.8: Trung tâm văn hóa hồi giáo ở Trung Quốc

Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev, Baku, Azerbaijan - Với đường nét uốn lượn ấn

tượng, công trình gắn liền với hệ thống quy hoạch đô thị và cảnh quan thành phố

Baku và là công trình biểu tượng của quốc gia.

Hình 1.9, 1.10: Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev, Baku, Azerbaijan

1.4.3. Xu hướng công năng

Đây là một xu hướng phổ biến với việc xử lý thẩm mỹ hình khối kiến trúc mang đặc

điểm đặc trưng và nổi bật của công năng chính của công trình, là một phong cách

trực quan, dễ hiểu và dễ vận dụng.

Ví dụ, Trung tâm văn hóa Zinder, Hà Lan có mặt đứng với lớp vỏ bao che sáng bóng, sôi nổi, có nhịp điệu, phản ánh công năng của công trình là nơi thường xuyên tổ chức nghệ thuật ca hát, nhảy múa, các lớp học biểu diễn và tổ chức hòa nhạc.

14

Hình 1.11, 1.12: Trung tâm văn hóa Zinder, Hà Lan

Nhà thiếu nhi quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Công trình biểu hiện hình ảnh của cái nôi hay cái tổ chim như một nơi để nuôi dưỡng, giáo dục cho trẻ em, mang dáng vẻ nhẹ nhàng, thân thiện mà thu hút. Các không gian chức năng thiết kế bài bản, thích hợp cho trẻ em sử dụng.

Hình 1.13, 1.14: Nhà thiếu nhi quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM VĂN

HÓA

2.1. Cơ sở xác định quy mô thiết kế

2.1.1. Tiêu chuẩn xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất

2.1.1.1. Tiêu chuẩn xác định quy mô sử dụng đất [1]

Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu của công trình trung tâm văn hóa được xác định trong

Bảng 2

Bảng 2 - Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu của trung tâm văn hóa

15

Cấp của trung tâm văn hóa

Trung tâm văn hóa cấp đô thị

Trung tâm văn hóa cấp đơn vị ở

Trung tâm văn hóa ở khu vực trung tâm

các đô thị có quỹ đất hạn chế

Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu

0.8m2/người

3ha/côngtrình

5.000m2/côngtrình

2.500m2/côngtrình

- Diện tích đất xây dựng trung tâm văn hóa được xác định trong Bảng 3:

Bảng 3 - Diện tích đất xây dựng trung tâm văn hóa

2.1.1.2. Tiêu chuẩn xác định cơ cấu sử dụng đất [3]

Tiêu chuẩn xác định cơ cấu

16
Tên gọi Sức chứa phòng khán giả (người) Diện tích xây dựng (ha) Loại lớn từ 400 đến 500 từ 0,8 đến 1,0 Loại trung bình từ 200 đến 300 từ 0,6 đến 0,7 Loại nhỏ từ 100 đến 200 từ 0,4 đến
0,5
sử dụng đất được xác định ở bảng 4: Bảng 4 - Diện tích đất xây dựng trung tâm văn hóa Các khối chức năng Khối hoạt động quần chúng Khối học tập Khối công tác chuyênmôn Khối quản lý hànhchính cơ cấu sử dụng đất (%) 50 35 10 5

2.1.2. Tiêu chuẩn tính toán diện tích các không gian trong trung tâm văn hóa [3], [4]

Tiêu chuẩn tính toán diện tích các không gian được thể hiện ở bảng 5

Bảng 5 - Diện tích các không gian trong trung tâm văn hóa

Khối chức năng Các phòng chức năng Diện tích (m2)

Phòng khán giả 0,7- 1,0/chỗ ngồi

Khán phòng diễn xướng 0,8- 1,2/chỗ ngồi

Phòng vui chơi giải trí:

- Phòng giải trí loại lớn

- Phòng giải trí loại trung bình

- Phòng giải trí loại nhỏ

Khối hoạt động quần chúng

Khối học tập

70 50 30

Phòng khiêu vũ 160-220

Phòng triển lãm (phòng trưng bày, phòng truyền thống) ≥ 65

Gian ẩm thực:

-Cácgianhàng 3

Phòng sinh hoạt câu lạc bộ ≥ 30

Phòng đọc sách, thư viện ≥ 50

Phòng luyện tập tổng hợp 6m2/người

Phòng học ≥ 1,4m2/người

Phòng dạy mỹ thuật 2,8m2/người

17

Khối công tác chuyênmôn

Phòng mỹ thuật 24-32

Phòng âm nhạc 16-32

Ban nghệ thuật biểu diễn 50-80

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ 10 – 12

Phòng y tế 10 – 12

2.1.3. Tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật

- Tỷ lệ diện tích đất xây dựng cho các khu chức năng chính của trung tâm văn hóa

được xác định ở bảng 6: [3]

Bảng 6 - Tỷ lệ diện tích đất xây dựng trong trung tâm văn hóa

Hạng mục xây dựng Tỷ lệ diện tích đất xây dựng (%) Công trình kiến trúc

Giao thông nội bộ

- Quy mô số người được xác định ở bảng 7: [2]

Bảng 7 - Hệ số không gian sàn trong trung tâm văn hóa

Không gian sử dụng Hệ số không gian sàn (m2/người)

Quảng trường, không gian giao lưu, hội trường, câu lạc bộ

Phòng học, phòng đọc

18
30 % đến
%
25 % đến
15
đến
35
Sân tập ngoài trời
30 % Cây xanh, sân vườn
%
20 %
10%
1,0
1,5

Khu triển lãm, trưng bày

- Diện tích đậu xe được xác định ở bảng 8: [1]

Bảng 8 - Diện tích đậu xe trong trung tâm văn hóa

Các loại xe

Diện tích cho một chỗ để phương tiện trong bãi để xe (m2/xe)

Tỷ lệ các loại phương tiện giao thông trong bãi để xe (%) Xêôtô 25 ≥5

Số xe ô tô = S(sàn sử dụng)/100m2

Tổng diện tích đậu xe của công trình = số ô tô tính toán x 25 m2/ôtô

2.2. Các đặc điểm chính của công trình trung tâm văn hóa

2.2.1. Tổ chức quy hoạch tổng mặt bằng

2.2.1.1. Yêu cầu quy hoạch tổng mặt bằng [3]

19
5 Thư
7
viện
Xemôtô,xemáy 3 60-70
20-35
Xe đạp 0,9

Hình 2.1: Mặt bằng quy hoạch tổng thể trung tâm văn hóa

- Trước lối ra vào của trung tâm văn hóa (nơi có phòng biểu diễn) cần có bãi đỗ xe và nơi tập kết người, tiêu chuẩn diện tích là 0,3 m2/chỗ ngồi. Chiều rộng đường phân tán khán giả cần tính toán phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1 m/500 khán giả.

2.2.1.2. Đặc điểm khu đất xây dựng [3]

- Khu đất xây dựng trung tâm văn hóa phải nằm trong quy hoạch chung được duyệt, phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiện tại của địa phương và khả

năng phát triển trong tương lai;

- Có hệ thống giao thông thuận tiện, đảm bảo cho công tác xây dựng và đáp ứng

được yêu cầu hoạt động của trung tâm văn hóa trong tương lai;

- Môi trường sạch đẹp phù hợp với các hoạt động văn hóa, thể thao, học tập, rèn

luyện;

Khu đất ở vị trí cao ráo, thoáng mát, ít tốn kém cho biện pháp xử lý đặc biệt về nền

móng công trình hoặc thoát nước khu vực.

20

2.2.1.3. Bán kính phục vụ [3]

- Trung tâm văn hóa phải được bố trí ở khu vực trung tâm quận, huyện với bán kính

phục vụ quy định trong Bảng 9:

Bảng 9 - Bán kính phục vụ của trung tâm văn hóa

Loại nhà văn hóa thể thao

1. Đối với các quận

2. Đối với các huyện

Bán kính phục vụ (m)

2000-3500

3500-5000

- Nên bố trí trung tâm văn hóa gần các công trình văn hóa, thể thao khác và phải

tính tới khả năng phối hợp giữa các công trình để tạo thành các tổ hợp văn hóa- thể thao của đô thị.

- Các công trình dịch vụ, công cộng trong đơn vị ở cần đảm bảo bán kính phục vụ không quá 500m. Riêng đối với khu vực có địa hình phức tạp, mật độ dân cư thấp

bán kính phục vụ của các loại công trình này không quá 1.000m.

- Phải tuân theo các quy định về khu bảo vệ và khoảng cách ly an toàn đối với các công trình xây dựng. Khoảng cách ly vệ sinh tối thiểu của trung tâm văn hóa được quy định Bảng 10:

Bảng 10 - Khoảng cách ly vệ sinh đối với trung tâm văn hóa

Tên công trình Khoảng cách ly tối thiểu (m)

- Bệnh viện 1000

- Nghĩa trang, bãi rác 2000

- Nhà máy có độ độc hại cấp I 1000

- Nhà máy có độ độc hại cấp II 500

21

- Nhà máy có độ độc hại cấp III 300

- Nhà máy có độ độc hại cấp IV 100

- Nhà máy có độ độc hại cấp V 50

CHÚ THÍCH: Nếu công trình ở cuối hướng gió chủ đạo thì khoảng cách này cần

được tính toán cho thích hợp.

2.2.2. Các bộ phận chức năng của trung tâm văn hóa [3]

Các bộ phận chức năng của trung tâm văn hóa được thể hiện ở bảng 11:

Bảng 11 - Các bộ phận chức năng của trung tâm văn hóa

Khối hoạt động

quần chúng Khối học

- Khu ẩm thực

- Khán phòng

biểu diễn

- Nhà hàng

- Khu giải trí -

Triển lãm

-Thưviệntra

cứu

- Các phòng

học

- Phòng tập

Khối công tác chuyên môn

- Các phòng công

tác nghệ thuật

- Các phòng nghiệp

vụ

- Phòng ban ẩm

thực

Khối quản lý

hành chính

- Bộ phận

quản lý

- Các phòng

phụ trợ

- Bãi xe

- Kho bãi

- Bộ phận

kỹ thuật

22
tập
Khối kỹ thuật
23
2.2.3. Sơ đồ phân khu chức năng của trung tâm văn hóa 2.2.4. Sơ đồ dây chuyền sử dụng của trung tâm văn hóa 2.2.4.1. Sơ đồ dây chuyền sử dụng khối hoạt động quần chúng
24
2.2.4.2. Sơ đồ dây chuyền sử dụng khối học tập 2.2.4.3. Sơ đồ dây chuyền sử dụng khối công tác chuyên môn 2.2.4.4. Sơ đồ dây chuyền sử dụng khối quản lý hành chính

2.2.5. Yêu cầu thiết kế các bộ phận chức năng

2.2.5.1. Không gian tổ chức lễ hội

- Không gian lễ hội ngoài trời: Không gian rộng lớn, kết hợp cảnh quan cây xanh, mặt nước. Có thể tổ chức theo dạng tuyến hoặc tập trung. Cách bố cục không gian

lễ hội được thể hiện ở hình 2.2 đến 2.7:

Hình 2.2: Tuyến bên cạnh công trình

Hình 2.3: Tuyến giữa 2 khối công trình

Hình 2.4: Tuyến bao xung quanh công trình

Hình 2.5: Không gian sân trong công trình

Hình 2.6: Cụm bên ngoài công trình

Hình 2.7: Nhiều cụm tự do

- Không gian lễ hội trong nhà kết hợp với không gian sinh hoạt, giao lưu đa năng hoặc phòng khán giả tùy theo chủ đề và quy mô lễ hội.

2.2.5.2. Các khu công cộng [3],[7]

- Không gian sinh hoạt, giao lưu: Thiết kế không gian nhịp lớn để tránh quá nhiều

cột, không gian mở, thoáng mát, thoát nhiệt tốt, có thể tiếp cận từ nhiều phía.

- Phòng vui chơi giải trí:

+ Căn cứ vào nội dung hoạt động và nhu cầu thực tế để thiết kế hình dáng và bố

cục. Có thể thiết kế kèm theo phòng quản lý và kho.

+ Trường hợp quy mô của phòng giải trí lớn thì nên tách riêng phòng giải trí của trẻ

em và phòng giải trí của người lớn. Bên ngoài phòng giải trí trẻ em nên kết hợp khu

25

vực sân chơi.

- Phòng khiêu vũ: cần thiết kế không gian gửi mũ áo, gian hút thuốc và kho nhỏ.

Tiêu chuẩn diện tích của không gian này là 2 m2/người. Phòng khiêu vũ cần có 2

cửa mở trực tiếp với bên ngoài, hoặc hành lang.

- Phòng trà: cần có không gian chuẩn bị, trong đó có bố trí chậu rửa, thiết bị đun nước.

- Phòng giao tiếp: Nền sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt. Được trang trí nội thất và ánh sáng tốt. Phải có khả năng cách âm, chống ồn, lan truyền âm thanh ảnh

hưởng đến các khu vực khác.

- Không gian trưng bày

+ Bao gồm: phòng trưng bày, hành lang triển lãm và kho

+Phòng trưng bày cần sử dụng chiếu sáng tự nhiên gián tiếp và ánh sáng nhân tạo

và tránh ánh sáng lóa và ánh sáng chiếu thẳng;

+ Chiều rộng và chiều cao lối ra vào của phòng trưng bày, hành lang cần phù hợp

với các yêu cầu về thoát người, đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển tranh ảnh và

đồ triển lãm;

+ Đường đi trong các gian trưng bày bố trí thuận tiện cho giao thông. Vị trí đặt các

tủ trưng bày và thiết bị chiếu sáng phải được sắp xếp có tính linh hoạt cao.

+ Các loại hình trưng bày và đặc điểm của nó được thể hiện ở bảng 12:

Bảng 12 - Các loại hình trưng bày trong không gian trưng bày

Các loại trưng bày Đối tượng Đặc điểm

Thường không có ghi chú

Trưng bày thường là

hoặc ghi chú rất ít và tóm

Vật phẩm trưng bày là

đối tượng trung tâm

những vật dụng có giá trị

hoặc những vật phẩm độc

đáo

lược. Và những vật phẩm

trưng bày thường mang tính

thẩm mỹ riêng biệt và có nét

độc đáo riêng

26

Người xem là đối

tượng trung tâm

Thường tập trung cho cá

nhân hay các nhóm nhỏ

tham quan triển lãm các

vật phẩm trưng bày

Vật phẩm được trưng bày

Thường tạo nên nhiều sự

tương tác và có thể đóng vai

trò như triển lãm

Trưng bày theo hình

thức tường thuật

thường đi theo một câu

chuyện hay một chủ đề

nào đó

Trưng bày dành cho

nhiều đối tượng trong

cộng đồng

Mọi đối tượng có thể truy cập, mang tính cộng đồng, có thể tương tác với hiện vật.

Trưng bày mang tính

chất quốc gia

Vật phẩm có giá trị quốc gia về dân tộc, văn hóa, chính trị,...

Thường mang tính giáo dục cao

Phù hợp trung tâm triển lãm

của cộng đồng và thường bao gồm cả một số dịch vụ xã hội

Thể hiện mục tiêu và nguyện vọng của một quốc gia và quảng bá một phần hình ảnh của đất nước đó và mang tính chất chính trị

- Phòng hoạt động riêng cho trẻ em, người già: Bố trí tại nơi có lối ra vào an toàn, thuận tiện. Phòng hoạt động của trẻ em cần trang trí vui nhộn, màu sắc tươi sáng phù hợp với đặc điểm và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

- Khu vệ sinh: Được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng. Nên

bố trí kết hợp ở các nút thang. Bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người

khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng. Phải ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên cho

các khu vệ sinh.

2.2.5.3. Khán phòng biểu diễn [5],[8],[9]

- Khán phòng 100 chỗ. Phục vụ biểu diễn các loại hình diễn xướng dân tộc.

27

- Tiêu chuẩn khối tích từ 5 - 7 m3/khán giả

- Tiêu chuẩn diện tích cho các không gian thuộc phần khán giả được quy định trong

Bảng 13.

Bảng 13 - Tiêu chuẩn diện tích đối với phần khán giả Không gian chức năng

Tiêu chuẩn diện tích (m2/khán giả)

1.Phòngkhán giả (bao gồm cả diện tích các tầng gác, các ban công, các lô) Từ 0,8 đến 1,2

2.Phòngbánvé 0,05

3. Sảnh vào Từ 0,15 đến 0,18

4. Nơi gửi mũ áo

5. Hành lang phân phối khách 0,20

6. Sảnh nghỉ 0,30

7. Khu vệ sinh 0,03 - Sàn diễn nằm sau màn chính sân khấu, chiều rộng bằng chiều rộng tiền đài, rộng

thêm mỗi bên một dải rộng 85 cm. Chiều sâu mặt diễn tính từ màn chính sân khấu

tới màn đáy sân khấu tính bằng 3/4 chiều rộng sàn diễn. Chiều cao mặt sàn diễn so

với mặt sàn trước hàng ghế đầu tiên từ 0,95 m đến 1,15 m. Mặt sàn diễn phải bằng

gỗ dày 4cm, bằng phẳng, không có khe hở, cấu tạo sàn đòn gánh đàn hồi, có độ dốc

từ 1 % đến 1,5 %. Sàn kết cấu chịu lực bằng bê tông hoặc thép. Nếu có sàn quay,

sàn trượt thì khe hở không lớn hơn 1 cm, hai bên mép phải cao bằng nhau. Các kích

28
0,03

thước trên mặt bằng sàn diễn được thể hiện ở hình 2.8.

Kích thước tính bằng centimet

Hình 2.8: Mặt bằng sàn diễn

- Các đường biên trong phòng diễn xướng được thể hiện ở hình 2.9 và 2.10:

Hình 2.9: Đường biên xa nhất Hình 2.10: Các đường biên góc

29

- Các dạng mặt bằng khán phòng diễn xướng:

- Không gian phía trước sân khấu có kích thước được xác định ở hình 2.11 và quy tắc

thiết kế ban công (nếu có) được thể hiện ở hình 2.12.

Hình 2.11: Không gian trước sân khấu

Hình 2.12: Thiết kế ban công

30
31
- Kích thước các hàng ghế và tia nhìn được xác định ở hình 2.13. Hình 2.13: Kích thước các hàng ghế và tia nhìn

2.2.5.4. Khối học tập [3]

- Thư viện tra cứu gồm: phòng đọc, phòng tư liệu, kho sách báo; + Phòng đọc sách cần đặt ở nơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng, tránh ánh sáng lóa và ánh sáng chiếu thẳng. Cửa sổ lấy ánh sáng nên có thiết bị che nắng; + Nên tách phòng đọc trẻ em riêng.

- Lớp học nấu ăn ẩm thực dân tộc: Bếp ở nơi thoáng mát, thoát nhiệt và khói tốt.

- Lớp học ngôn ngữ dân tộc: gồm phòng học nhỏ (khoảng 40 người) và phòng học lớn (Khoảng 80 người);

+ Lớp học bố trí có cửa sổ mở theo trục Bắc -Nam;

+Ánhsáng gián tiếp, không gian thoáng mát.

- Phòng luyện tập tổng hợp:

+ Phòng luyện tập tổng hợp cần bố trí ở vị trí hợp lý, không làm ảnh hưởng đến các

phòng lân cận;

+ Cần bố trí khu vệ sinh, phòng tắm cho người đến tập, trường hợp cần thiết phải có

kho;

+Trong phòng tập các môn: múa, thể dục thẩm mỹ, thể hình, thể dục nghệ thuật và

một số môn đặc thù dọc theo tường cần bố trí tay vịn, lan can để tập luyện. Trên mặt

tường không bố trí cửa và cần đặt gương soi toàn thân;

+ Số người luyện tập không lớn hơn 25 người/ca tập;

+ Chiều cao phòng xác định dựa trên yêu cầu sử dụng, nhưng không thấp hơn 3,6 m;

+ Mặt sàn của phòng luyện tập tổng hợp nên sử dụng loại sàn gỗ;

+ Cửa ra vào nên làm bằng cửa cách âm.

2.2.5.5. Khối công tác chuyên môn [3]

- Phòng mỹ thuật: Nên đặt hệ dây treo tường (treo tranh ảnh), thiết bị che ánh

sáng, chậu rửa.

- Phòng âm nhạc: Bố trí từ 1 đến 2 phòng dạy đàn, và phải tính đến yêu cầu về

chất lượng âm thanh trong phòng và cách âm

- Phòng ghi âm, ghi hình: Cần bố trí ở nơi yên tĩnh trong nhà văn hóa - thể thao;

32

+ Trang trí nội thất của phòng ghi âm, ghi hình và phòng điều khiển cần đảm bảo chất lượng âm thanh.

+ Trên tường ngăn giữa phòng ghi âm với phòng điều khiển cần có cửa quan sát cáchâm.

2.2.5.6. Khối quản lý hành chính [3]

- Có vị trí thuận tiện liên hệ với bên ngoài và quản lý bên trong.

- Bộ phận quản lý: Phòng làm việc được bố trí theo không gian mở, đa năng, linh hoạt, đủ diện tích và chỗ làm việc theo số người, có dây chuyền làm việc hợp lý, đảm bảo thuận tiện trong việc điều hành, phối hợp công tác. Tiêu chuẩn diện tích cho các chức danh cán bộ công chức được xác định hợp lý, phù hợp với tính chất công việc đảm nhận.

- Chiều cao thông thủy: 3m

2.2.5.7. Khối kỹ thuật [3]

- Bãi xe: bố trí ở ngoài trời hoặc có nhà riêng. Khu để xe có thể bố trí trong tầng hầm. Khi thiết kế để xe trong tầng hầm nên có hai cửa đường dốc và đặt cách xa nhau, không nên nhỏ hơn 25m để bảo đảm an toàn và tránh gây ùn tắc.

- Bộ phận kỹ thuật: Các phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, thông gió, điều hoà khôngkhí, phòng cháy chữa cháy cần có cửa ra vào độc lập, bố trí ở các vị trí thuận

lợi để dễ dàng vận hành hệ thống hàng ngày cũng như khi có sự cố của trung tâm.

2.3. Đặc điểm hình thức thẩm mỹ kiến trúc của công trình trung tâm văn hóa

2.3.1. Yếu tố nhận diện công trình trung tâm văn hóa

- Không gian lớn tập trung đông người là đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở công trình

trung tâm văn hóa. Các không gian mở lớn có thể có hoặc không có mái che, có thể

33

tạo các hình thức đa dạng.

Hình 2.14: Trung tâm văn hóa MÉCA, Pháp

Hình 2.15: Trung tâm văn hóa Basra, Iraq

Hình 2.16: Trung tâm văn hóa Changsha Meixihu, Trung Quốc

- Hình thức kiến trúc mang tính truyền thống của địa phương thông qua các đặc điểm chi tiết, vật liệu, màu sắc, hình khối hay những đặc trưng của kiến trúc địa phương hoặc kiến trúc tôn giáo.

Hình 2.17: Trung tâm văn hóa Thường Châu, Trung Quốc

Hình 2.18: Trung tâm văn hóa Kerala, Ấn Độ

Hình 2.19: Trung tâm văn hóa Hồi giáo, Trung Quốc

34

- Công trình thường có hình khối lớn, bắt mắt và nổi bật so với cảnh quan đô thị xung

quanh, hình thức đa dạng,có tính sáng tạo cao.

Hình 2.14: Trung tâm văn

hóa Audrey Irmas, Hoa Kỳ

2.3.2. Giải pháp thiết kế

Hình 2.15: Trung tâm

văn hóa Pompidou,

Pháp

Hình 2.16: Trung tâm

văn hóa Taikang, Trung

Quốc

- Phong cách tối giản: Đây là phong cách phổ biến với hình khối đơn giản mà tinh

tế, dễ thi công và tiết kiệm. Điểm gây ấn tượng mạnh thường nằm ở vỏ bao che hay

vật liệu ngoại thất.

Hình 2.17: Trung tâm văn

hóa Beichen Central Park, Trung Quốc

Hình 2.18: Trung tâm văn

hóa Ataturk, Istanbul

Hình 2.19: Trung tâm văn

hóa Manila, Philippine

35

- Phong cách hình học: Đây là phong cách khá phổ biến với sự đa dạng và sáng tạo cao trong thiết kế khối hình học để thể hiện ý đồ của kiến trúc sư cũng như tạo điểm nhấn đặc trưng.

Hình 2.20: Trung tâm Văn

hóa Thường Châu, Trung

Quốc

Hình 2.21: Trung tâm văn hóa Stjørdal, Na

Hình 2.22: Trung tâm văn hóa Bezana, Đức

- Phong cách kiến trúc tham số: là giải pháp sử dụng công nghệ máy tính để thiết

kế hình khối kiến trúc dựa theo các thuật toán, từ đó hình khối công trình trở nên đa

dạng và phức tạp. Đây là giải pháp tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao.

Hình 2.23: Trung tâm

Văn hóa Heydar Aliyev, Azerbaijan

Hình 2.24: Trung tâm

Văn hóa Changsha

Meixihu, Trung Quốc

Hình 2.25: Trung tâm

văn hóa Vịnh Tô Châu, Trung Quốc

36
Uy

- Phong cách truyền thống: Là phong cách kiến trúc sử dụng các yếu tố truyền thống của địa phương hay của tôn giáo để tạo ý tưởng thiết kế, có thể là thuần truyền thống hoặc hiện đại pha lẫn truyền thống.

Hình 2.26: Trung tâm

văn hóa Hồi giáo, Trung Quốc

Hình 2.27: Trung tâm

văn hóa Kerala, Ấn Độ

Hình 2.28: Trung tâm

văn hóa dân gian, Trung Quốc

- Hình thức vỏ bao che: Trung tâm văn hóa có thể sử dụng đa dạng các loại hình vỏ bao che từ đơn giản đến phức tạp để làm điểm nhấn cho công trình, đồng thời thể hiện

ý tưởng thiết kế đặc trưng. Họa tiết vỏ bao che có thể đồng đều hay phân bố đặc rỗng ngẫu nhiên.

Hình 2.29: Trung tâm

văn hóa Basra, Iraq

Hình 2.30: Trung tâm

văn hóa Jaber AlAhmad, Kuwait

Hình 2.31: Nhà văn hóa sinh viên, TPHCM

- Xử lý vật liệu: Việc sử dụng các loại vật liệu ấn tượng cũng có thể tạo điểm nhấn

ý tưởng kiến trúc của công trình văn hóa, có thể là vật liệu truyền thống hay vật liệu

37

công nghệ mới, ánh sáng cũng là một loại chất liệu có thể khai thác cho thẩm mỹ công trình.

Hình 2.32: Trung tâm

văn hóa Raif Dinçkök

Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ -

Vật liệu sắt

2.4. Các yêu cầu kỹ thuật

Hình 2.33: Trung tâm

văn hóa Porto Seguro, Brazil - gỗ, Bê tông

2.4.1. Kết cấu vượt nhịp lớn [10]

Hình 2.34: Trung tâm văn

hóa The Shed, Hoa KỳETFE

- Kết cấu khung phẳng: Là kết cấu khung phẳng có thể vượt nhịp 40 -90m.

Hình 2.35: Mặt cắt kết cấu Hình 2.36: Phối cảnh kết cấu khung phẳng khung phẳng

38

- Kết cấu dầm phẳng: Kết cấu dầm phẳng có thể vượt nhịp 40 - 80m

Hình 2.37: Các dạng kết cấu dầm phẳng

- Kết cấu console phẳng: Là kết cấu dầm phẳng chịu lực 1 bên, có thể vươn đến 100m.

Hình 2.38: Bản vẽ kết cấu console phẳng Hình 2.39: Phối cảnh kết cấu console phẳng

39

- Kết cấu vòm dầm phẳng: Là kết cấu dầm phẳng dạng hình cong. Kết cấu này có

thể vượt nhịp lên đến 150m.

Hình 2.40: Bản vẽ kết cấu vòm dầm

phẳng

Hình 2.41: Phối cảnh kết cấu vòm dầm phẳng

- Kết cấu vòm khung phẳng: Là kết cấu khung phẳng dạng vòm, có thể vượt nhịp

đến 150m.

Hình 2.42: Bản vẽ kết cấu vòm khung

phẳng

Hình 2.43: Phối cảnh kết cấu vòm khung phẳng

40

- Mái coupole: Mặt bằng hình tròn hoặc đa giác đều, gồm 4 loại:

Hình 2.44: Hình 2.45: Hình 2.46: Hình 2.47:

Couple sườn Coupole sườn vòng Coupole lưới Coupole có sườn dầm

- Kết cấu giàn không gian: Gồm 4 dạng

Hình 2.48: Giàn không gian phẳng Hình 2.49: Giàn không gian vòm

Hình 2.50: Giàn không gian coupole Hình 2.51: Giàn không gian tự do

41

2.4.2. Các yêu cầu kỹ thuật đặc thù

2.4.2.1. Hệ thống thông gió - điều hòa không khí và tiếng ồn [3]

- Trong trung tâm văn hóa phải thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho những phòng có số lượng người tập trung đông như: phòng khán giả, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng giải trí lớn, phòng đa năng để đảm bảo yêu cầu vệ sinh và chống nóng về mùa hè.

- Tận dụng tối đa thông gió tự nhiên cho các không gian mở và các phòng ốc.

Hình 2.52: Thông Hình 2.53: Thông Hình 2.54: Thông gió đứng gió 1 phía gió xuyên phòng

- Khi thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí cho nhà văn hóa - thể thao phải

bảo đảm nhiệt độ tính toán trong nhà của các phòng theo quy định trong Bảng 14:

Bảng 14 - Nhiệt độ tính toán trong một số phòng của nhà văn hóa - thể thao

Tên phòng Nhiệt độ trong phòng (oC

1. Phòng khán giả, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng đọc sách, lớp học, phòng làm việc, phòng giải trí.

2. Phòng thể thao

3. Phòng luyện tập tổng hợp

Từ 20 đến 25

Từ 18 đến 20

Từ 22 đến 25

- Các phòng khán giả dưới 400 chỗ và tất cả các phòng học, làm việc phải thiết kế thông gió tự nhiên và có hệ thống quạt trần.

42

- Các khu vệ sinh cần có thiết bị thông gió, hút thải cục bộ.

- Cấp tiếng ồn cho phép trong các loại phòng không lớn hơn quy định trong Bảng 15:

Bảng 15 - Cấp tiếng ồn cho phép trong nhà văn hóa - thể thao

Tên phòng Cấp tiếng ồn cho phép (dB)

1. Phòng âm nhạc (phòng có yêu cầu yên tĩnh cao) 30

2. Phòng học, phòng đọc sách 50

3. Phòng vui chơi giải trí 55

2.4.2.2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy [3]

- Khoảng cách xa nhất đến lối thoát nạn là 25m.

- Bậc chịu lửa của trung tâm văn hóa được quy định trong Bảng 16:

Bảng 16 - Bậc chịu lửa của nhà văn hóa - thể thao

Số tầng cao Bậc chịu lửa

Lớn hơn hoặc bằng 3 tầng

Nhỏ hơn 3 tầng

Lớn hơn hoặc bằng bậc II

Bậc III

- Các phòng biểu diễn, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng giải trí, phòng đa

năng nên bố trí tại tầng 1 và có lối ra vào trực tiếp.

- Chiều rộng thông thủy của hành lang trong trung tâm văn hóa không nhỏ hơn quy

định trong Bảng 17:

Chú thích: Chiều rộng thông thủy Khoảng cách giữa hai mép tường đối diện, hoặc là

khoảng cách giữa hai mép cột (nếu có) đã hoàn thiện.

43

Bảng 17 - Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất của hành lang trong trung tâm văn hóa Bộ phận Hành lang giữa phòng đặt ở hai bên (m)

Hành lang bên phòng đặt ở một bên (m)

1. Khối hoạt động quần chúng 2,1 1,8

2. Khối học tập 1,8 1,5

3. Khối công tác chuyên môn 1,5 1,2

- Tất cả các cửa trên lối thoát người đều phải mở ra ngoài hành lang. Không được dùng cửa quay, cửa xếp, cửa đẩy.

- Chiều rộng cửa ra vào chính của phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng vui chơi giải trí lớn không nhỏ hơn 1,5 m.

- Những nơi tập trung đông người ở sảnh, cầu thang, đường thoát người cần bố trí đèn chiếu sáng sự cố và bảng hiệu chỉ dẫn phân tán.

2.4.2.3. Hệ thống chiếu sáng, kỹ thuật điện và thông tin liên lạc, viễn thông [3]

- Tận dụng triệt để chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp cho các phòng: phòng tập thể thao, phòng học, phòng triển lãm, phòng đa năng. Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cần áp dụng các hình thức chiếu sáng sau:

+ Chiếu sáng bên qua cửa sổ các tường bao che;

+ Chiếu sáng bên qua mái, cửa mái qua lỗ lấy sáng ở mái và các lỗ sáng ở vị trí cao

của nhà;

+ Chiếu sáng hỗn hợp (kết hợp chiếu sáng bên và chiếu sáng bên).

- Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các phòng phải đảm bảo độ đồng đều nhỏ

nhất:

+ 0,7 cho chiếu sáng bên;

44

+ 21 cho chiếu sáng hỗn hợp (tỉ số giữa độ rọi lớn nhất và nhỏ nhất).

- Các phòng có chức năng chính trong nhà văn hóa - thể thao cần được ưu tiên chiếu sáng tự nhiên. Tỷ lệ diện tích cửa sổ với diện tích sàn của phòng không nhỏ hơn quy

định trong Bảng 18:

Bảng 18 - Tỷ lệ diện tích cửa sổ với diện tích sàn để tính chiếu sáng tự nhiên

Tên phòng Tỷ lệ diện tích cửa sổ/diện tích sàn

1. Phòng triển lãm, Phòng đọc sách 1/3

2. Phòng mỹ thuật

3. Phòng vui chơi giải trí, giao tiếp 1/5

4. Phòng văn nghệ, âm nhạc, múa, kịch

5. Phòng học

6. Phòng luyện tập tổng hợp

- Cần có biện pháp và thiết bị làm giảm độ chói mắt hoặc không bị lóa do ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu khi có mặt trời.

- Tất cả các không gian trong trung tâm văn hóa phải được thiết kế chiếu sáng nhân tạo. Độ chiếu sáng nhỏ nhất trên mặt phẳng tính toán quy ước được quy định trong

Bảng 19:

Bảng 19 - Độ rọi chiếu sáng nhỏ nhất trên mặt phẳng tính toán

45

1.Cácphòng

biểu diễn

- Phòng khán giả

- Sân khấu

-Phònghóatrang

- Máy chiếu

2. Phòng giải trí

- Phòng giải trí

- Phòng khiêu vũ, phòng trà

từ 75 đến 150

từ 50 đến 100

từ 50 đến 100

từ 20 đến 50

từ 50 đến 100

từ 50 đến 100

3. Phòng triển lãm - Phòng triển lãm, hành lang từ 75 đến 150

Sân khấu cần

có chiếu sáng

làm việc

4.Cácphòng

đọc - Phòng đọc từ 75 đến 150

5. Các phòng học tập

- Phòng làm việc mỹ thuật

- Phòng chụp ảnh

-Phòngghiâm

-Cácphòngkhác

-Phòng luyện tập tổng hợp

Nên bố trí

chiếu sáng cục

bộ

Nên bố trí

chiếu sáng cục

bộ

từ 75 đến 150

từ 75 đến 150

từ 50 đến 100

từ 50 đến 100

từ 75 đến 150

Nên bố trí chiếu sáng cục

bộ

6.Cácphòng

làm việc

chuyênmôn

- Lớp học thường

- Lớp học lớn

- Lớp học mỹ thuật

từ 75 đến 150

từ 75 đến 150

200

CHÚ THÍCH: Mặt phẳng tính toán quy ước để thiết kế chiếu sáng là mặt phẳng

cáchsàn0,8m.

46
trung bình (lux) Ghi chú
Tên phòng Độ chiếu sáng

- Thiết bị phân phối điện cần bố trí ở nơi dễ quản lý, có đường ra vào thuận tiện.

- Thiết kế điện trong nhà văn hóa - thể thao cần tính đến khả năng các phòng hoạt

động đa chức năng và tăng thêm số lượng thiết bị.

- Đường dây trong các phòng cần đi ngầm và bố trí phù hợp với các thiết bị sử dụng

điện khácnhau.

- Việc lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện tuân theo quy định an toàn cháy

nổ.

- Những vị trí cao của công trình cần có hệ thống chống sét.

2.4.2.4. Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị kỹ thuật vệ sinh [3]

- Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước và thiết bị kỹ thuật vệ sinh cho trung tâm văn hóa phải tuân theo quy định trong TCVN 4513 và TCVN 4474.

- Nước cấp cho trung tâm văn hóa phải được lấy từ hệ thống cấp nước chung.

Trường hợp ở những nơi không có hệ thống cấp nước đô thị, cho phép tận dụng các

nguồn nước tự nhiên để sử dụng nhưng phải được xử lý bằng các biện pháp lắng, lọc.

- Khi thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước bên trong phải tính theo tổng lưu

lượng dùng nước lớn nhất của mọi yêu cầu sử dụng.

- Cho phép thiết kế hệ thống cấp nước nóng cục bộ cho các phòng có nhu cầu cần

thiết phục vụ học tập.

2.4.2.5. Hệ thống thang thoát hiểm [2]

Cầu thang và buồng thang bộ dùng để thoát nạn được phân thành các loại sau:

- Các loại cầu thang bộ:

+ Loại 1 – cầu thang bên trong nhà, được đặt trong buồng thang;

+ Loại 2 – cầu thang bên trong nhà, để hở;

+ Loại 3 – cầu thang bên ngoài nhà, để hở.

- Các loại buồng thang bộ thông thường:

+L1 – có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng (để hở hoặc lắp kính);

47

+ L2 – được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái (để hở hoặc lắp kính).

- Chiều rộng thang thoát hiểm từ 0,9 -2,4m

Hình 2.55: Các loại thang thoát hiểm

2.4.2.6. Yêu cầu về công tác hoàn thiện [3]

- Công tác hoàn thiện cần tuân theo quy định trong TCVN 5674 và đảm bảo yêu cầu thíchdụng, bền vững và mỹ thuật.

- Yêu cầu về phòng chống mối phải tuân thủ các quy định trong TCVN 7958:2008.

- Cần bố trí các thùng rác công cộng đảm bảo thuận tiện khi sử dụng, đảm bảo khoảng cách và vệ sinh môi trường.

- Sàn của phòng khán giả phải chống trơn, trượt và quét dọn dễ dàng. Trong các phòng kỹ thuật thì mặt sàn phải ốp và lát bằng vật liệu không cháy.

- Các phòng hoạt động quần chúng cần sử dụng vật liệu lát nền dễ cọ rửa, lau chùi, chịu mài mòn. Phòng hoạt động của trẻ và người già cần sử dụng sàn gỗ.

- Tường và sàn trong khu vệ sinh phải có lớp chống thấm. Chiều cao lớp quét chống thấm tính từ mặt nền hoặc sàn hoàn thiện từ 1,0 m đến 1,2 m cho các phòng khu vệ sinh và 1,5 m cho phòng tắm.

- Ở khe cửa ra vào phòng khán giả, phòng khiêu vũ, phòng ghi âm phải có điện cách

48

âm. Cửa của khối hoạt động quần chúng, khối học tập không được làm ngưỡng cửa.

- Công tác hoàn thiện công trình gồm: sơn, lát, trát, ốp… phải đáp ứng các yêu cầu

kỹ thuật, mỹ thuật và sử dụng. Cần kết hợp đồng bộ trang trí nội thất, ngoại thất,

đường xá, cây cảnh, sân vườn.

- Trường hợp mái của trung tâm văn hóa được sử dụng làm nơi hoạt động ngoài trời thì phải có lan can chắn các cạnh trống của mái. Chiều cao lan can bảo vệ không

nhỏ hơn 1,2 m. Khi lan can bằng kim loại thì các chi tiết của lan can không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của người sử dụng.

3. CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN SÂN KHẤU VÀ KHÔNG GIAN KHÁN GIẢ DÀNH CHO HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

TÂM VĂN HÓA

3.1. Lịch sử hình thành không gian khán phòng

Các thính phòng bắt đầu xuất

hiện tại các thành phố lớn ở Mỹ

nhưng không thành công về

mặt kỹ thuật trong những năm

1920 và năm 1930 đã mở

Những năm

1920 và 1930

đường cho sự xuất hiện của

khán phòng đa chức năng.

TRONG TRUNG

Những năm

1940

Trong suốt thập kỷ này, các ngành công nghiệp chế tạo và xây

dựng tập trung vào các nỗ lực chiến tranh. Do đó, rất ít thính

phòng được xây dựng trong những năm 1940.

49

Những năm

1950 và 1960

Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, công chúng ngày càng mong muốn sự bình đẳng trong việc phân chia vị trí chỗ ngồi trong khán phòng. Loại bỏ các rào cản giai cấp

Một loại khán phòng đa năng mới ra đời vào những năm 1970 và 1980, đã có sự cải thiện về mặt hình ảnh và sân khấu, nhưng chưa cải thiện về mặt âm thanh. Khán phòng đa năng tương tự với âm thanh sub-par có thể được tìm thấy ở phía bắc Alberta, Canada và Tokyo, Nhật Bản.

Những năm

1970 và 1980

- Đầu tiên liên quan đến một vỏ dàn nhạc phức tạp được gọi là

TheConcertHallShaper.

- Hướng thứ hai sử dụng một hệ thống thang máy đôi để đưa dàn nhạc đi qua phần phía trước sân khấu và đi vào hội trường để khán phòng có thể hoạt động như một phòng hòa nhạc.

Những năm 1990

- Cách tiếp cận thứ ba đặt một vỏ dàn nhạc đã sửa đổi phía sau phần trước sân khấu (proscenium) và xung quanh ban nhạc để chiếu, hòa trộn và hỗ trợ thính giác trên sân khấu.

50

Năm 1998Ngày nay

Bass Performance Hall, TX, 1998. Công nghệ âm thanh tại đây có thể điều chỉnh hoàn toàn, đây là một nét đặc trưng được thiết kế trong một hội trường cổ điển.

3.2. Không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật

3.2.1. Không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật:

- Không gian biểu diễn gồm có 2 phần không gian: phần cho diễn viên biểu diễn và

phần cho người xem. Dù cấu tạo thô sơ hay hoàn chỉnh thì 2 không gian đó cũng tạo nên1không gian biểu diễn - đây là khái niệm quan trọng nhất trong khán phòng biểu diễn

- Hoạt động biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Sân khấu, âm nhạc, múa và các hình thức diễn xướng dân gian từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới.

- Khán phòng biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật là không gian được xây dựng giúp khán giả nghe và xem chương trình một cách tốt nhất. Khán phòng được xây dựng gồm 2 phần : Sân khấu và khu khán giả.

51

Hình 3 1. Không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật.

3.2.2. Quan hệ giữa sân khấu và khu khán giả trong không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật:

- Sân khấu: Là phần không gian phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho việc hoạt động biểu diễn. Nơi đây diễn ra các hoạt động nghệ thuật được trình bày bởi diễn viên, nghệ nhân, nghệ sĩ bằng các hoạt động nghệ thuật. Phần sân khấu thường kèm theo

phần hỗ trợ sân khấu

- Phần khán giả: Là phần không gian phục vụ cho hoạt động xem biểu diễn. Đối tượng

phục vụ ở đây là khán giả.

- Quan hệ giữa sân khấu và khu khán giả là ý tưởng về không gian kiến trúc các công

trình biểu diễn xuất phát từ quan hệ giữa không gian và con người: khán phòng (khán giả) - sân khấu (diễn viên).

- Mối quan hệ này xác định theo yêu cầu xã hội, sự sáng tạo của kiến trúc sư và đặc

điểm nghệ thuật của loại hình nghệ thuật trình diễn.

52

Hình 3.2 Quan hệ giữa sân khấu và khu khán giả trong không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật.

3.2.3. Một số hoạt động biểu diễn nghệ thuật Tại Việt Nam:

Chủ yếu phát triển ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sân khấu diễn xướng thường là ở sân đình vào các dịp lễ tết.

Chèo

Phong cách của cải lương là các nhạc khí dân gian kết hợp với giọng hát dân ca, tạo nên nét đặc trưng khác biệt và cũng là điểm thu hút khán giả.

Cải lương

53

Hát Xoan

Tuồng thường kể lại những tích truyện lịch sử, về các danh tướng, các biến cố của các triều đại. Thường người diễn được trang điểm rất nổi bật, “cá tính hóa” với các màu sắc để phân biệt vai diễn: màu đỏ là trung thần, xám là nịnh thần, xanh lục là hồn ma và đen là người thật thà. Cách nhá chữ, ngắt chữ, lên, xuống giọng cho phù hợp với tính cách nhân vật đã tạo nên nhiều lối nói khác nhau như bóp, ai, đạp, xuân nữ… Khi nói sẽ có nhạc hòa theo.

Hát ca trù (hát ả

đào)

Hát xoan là loại hình nghệ thuật dân gian xuất phát từ đất tổ vua Hùng – Phú Thọ. Hát xoan là sự phối hợp nhịp nhàng của hát, múa, diễn xuất, thường biểu diễn trong các lễ hội đầu năm, khi mùa xuân đến.

Thường có các phường hát ả đào, phục vụ các khách chủ yếu là những người có chức quyền, thuộc giới thượng lưu. Thể loại này là hát nói kết hợp nhịp trống và phách, chủ yếu nói về tình yêu nam nữ, các cuộc tình ngang trái…

54
Tuồng

Là lối hát đối đáp giữa nam và nữ. Thường các buổi hát quan họ được tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu khi có lễ hội, hát đối đáp giữa hai người nam – nữ hoặc giữa các cặp nam – nữ với nhau. Nội dung các khúc hát nói về tình cảm đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước.

Dân ca

quan họ

Bắc Ninh

Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam

Nghệ

thuật

Múa rối

nước

3.2.4. Phân loại hình thức không gian biểu diễn dành cho hoạt động nghệ thuật

- Không gian biểu diễn haykhán phòngbiểudiễndành cho hoạt động nghệthuật

được chia ra làm 2 loại: Nhà hát và Phòng khán giả.

3.2.4.1. Phòng khán giả: - Phòng khán giả đa năng : Phòng khán giả đa năng :

phục vụ biểu diễn nghệ thuật và và có thể các mục đích khác như hội nghị liên hoan khiêu vũ, thi đấu thể thao trong nhà

55

- Phòng khán giả cho một thể loại nghệ thuật : như rạp chiếu phim (nghệ thuật

điện ảnh), nhà hát (nghệ thuật sân khấu), rạp xiếc, hòa nhạc

3.2.4.2. Nhà hát:

-Nhà hát đa năng: phục vụ biểu diễn và thưởng thức các thể loại nghệ thuật sân

khấu.

- Nhà hát chuyên dụng: chỉ dùng (hoặc chủ yếu dùng cho 1 loại hình nghệ thuật sân

khấu:

+ Nhà hát kịch nói

+ Nhà hát ca kịch - vũ kịch (opera -ballet)

+Nhàhátchèo

+ Nhà hát tuồng

+ Nhà hát cải lương

+ Nhà hát múa rối

- Nhà hát của một đoàn: nhà hát riêng của một đoàn nghệ thuật, thuộc sở hữu của đoàn đó và chỉ phục vụ đoàn đó luyện tập, chuẩn bị và biểu diễn

- Nhà hát thể nghiệm: nhà hát của các trường nghệ thuật các viện nghiên cứu, được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, thể nghiệm, sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn.

3.2.5. Phân hạng, phân cấp khán phòng biểu diễn: TheoTCVN9369:2012

3.2.5.1. Phân hạng công trình :

- Nhà hát được phân chia ra các hạng khác nhau theo quy mô sân khấu (diện tích sàn diễn và quy mô phòng khán giả. Cấp công trình được lấy theo quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị

Bảng 20. Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu

56
57
nhà hát Diện tích sàn diễn ���� Cấp công trình
Hạng I Lớn hơn 100 Cấp I
Hạng II Từ 61 đến 100 Cấp II
Hạng III Nhỏ hơn 60 Cấp III
Phòng khán giả được phân hạng phòng khán giả theo quy mô Bảng 21. Phân hạng phòng khán giả theo quy mô Hạng nhà hát Quy mô phòng khán giả ghế Cấp công trình 1. Phòng khán giả ngoại cỡ trên1500 Cấp đặc biệt 2. Phòng khán giả cỡ A Từ 1 201 đến 1 500 Cấp đặc biệt
Phòng khán cỡ B Từ 801 đến 1 200 Cấp I 4. Phòng khán giả cỡ C Từ 401 đến 800 Cấp I 5. Phòng khán cỡ D Từ 251 đến 400 Cấp II 6. Phòng khán giả cỡ E Nhỏ hơn 250 Cấp III
Hạng
1.
2.
3.
-
3.

3.2.5.2. Phân cấp công trình:

- Phân cấp công trình nhà hát và phòng khán giả theo độ bền vững và an toàn cháy nổ

Bảng 22. Yêu cầu phân cấp công trình nhà hát - phòng khán giả

Hạng nhà hát và phòng khán giả

Yêu cầu về cấp công trình Cấp công trình Độ bền vững Bậc chịu lửa

1. Phòng khán giả ngoại cỡ, cỡ A Cáp đặc biệt Niên hạn sử dụng trên 100 năm Bậc I

2. Nhà hát hạng I, phòng khán giả cỡ B , C Cấp I

3. Nhà hát hạng II , phòng khán giả cỡ D Cấp II

4. Nhà hát hạng III, phòng khán giả cỡ E Cấp III

Niên hạn sử dụng trên 100 năm Bậc I hoặc bậc II

Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm Bậc II hoặc bậc III

Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến 50 năm Bậc III hoặc bậc IV

3.2.6. Đặc điểm không gian khán phòng cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật

3.2.6.1. Đặc điểm tổ chức không gian và hình thể khán phòng: được phân chia làm 4 loại:

- Loại đầu tiên thường bắt gặp ở những nhà hát kịch, kiến trúc có thể thay đổi để phù hợp với những loại hình trình diễn khác nhau.

- Loại thứ hai là một không gian khán phòng chứa nhiều hơn một loại hình sử dụng và yêu cầu sự thích nghi về mặt vật lý

58

- Loại thứ ba là các hội trường đa dạng, nơi các loại hình sử dụng khác nhau diễn ra trong cùng một khu vực. Nó tương tự như loại thứ hai, nhưng cách bố trí chỗ ngồi và

sức chứa cũng có thể được sửa đổi

- Loại cuối cùng vừa sử dụng để trình diễn nghệ thuật vừa sử dụng được với các hoạt

động khác, ví dụ như các môn thể thao trong nhà, hội nghị và giảng đường.

hình33.Minh hoạ tổ chức khán phòng có thể thay đổi: chỗ ngồi và sân khấu (trái) và

sân khấu đa chức (phải)

3.2.6.2 . Đặc điểm khán phòng biểu diễn ngoài trời:

- Dễ dàng tùy chỉnh kích thước: Sân khấu ngoài trời có thể dễ dàng bổ sung thêm chỗ

ngồi, Có thể tăng - giảm phạm vi biểu diễn

- Mở rộng tầm nhìn và không gian: Không gian không giới hạn cho phép lấy ánh sáng

tự nhiên khá tốt.Có khả năng linh hoạt trong thiết kế concept biểu diễn

- Độ khuếch tán âm thanh cần được tính toán kỹ : Vị trí bố trí loa, xác định phạm vi biểu diễn là những thao tác đầu tiên trong việc thiết kế khán phòng biểu diễn ngoài

trời

59

- Lợi dụng độ dốc từ tự nhiên : Các vị trí ghế ngồi khán giả hoàn toàn có thể dựa trên

độ dốc tự nhiên (phù hợp với địa điểm cụ thể) để bố trí

3.3. Không gian Sân khấu

3.3.1. Khái niệm:

- Là một trong những khu vực chính của toàn bộ hội trường thường vì vậy phần sân

khấu ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng của một khán phòng

- Sân khấu của khán phòng thường có mặt sân khấu là hình chữ nhật hoặc hình

vuông để phù hợp với các buổi hội nghị hay tọa đàm. Với mỗi mục đích khác nhau

sân khấu sẽ cần kích thước và chiều cao khác nhau nên các sân khấu của khán

phòng thường được làm rộng sẵn để phù hợp với nhiều mục đích.

3.3.2. Tạo lập hình thể Sân khấu biểu diễn

3.3.2.1. Sân khấu Endstage:

- Sân khấu có một bục lớn hình chữ nhật ở một đầu của khán phòng, khán giả ngồi theo dãy ghế hàng ngang đối diện.

-Sân khấu Endstage thường sử dụng trong các phòng hội trường đa chức năng mà ở đócác chương trình nghệthuật chỉ chiếmmột phầnnhỏcông năng sử dụng. Dokhông cần dùng đến rèm nên các sân khấu này còn được gọi là sân khấu mở hay sân khấu khépkín(endstage,openstage).

hình34Không gian sân khấu EndStage . Nguồn internet

60

3.3.2.2. Sân khấu tương tác ( Thrust Stages ) :

- Sân khấu tương tác thường có các hàng ghế khán giả ngồi xung quanh ba cạnh sân khấu.

- Các sân khấu dạng này sẽ giúp thúc đẩy tính tương tác giữa các màn trình diễn của diễn viên và khán giả, đặc biệt hiệu quả với những vở kịch chỉ có một vài diễn viên.

Hình3.5. Không gian sân khấu Thrust Stages . Nguồn Internet

3.3.2.3. Sân khấu tròn ( Theatres in-the-round ) : Khu vực biểu diễn nằm ở vị trí trung tâm của khán phòng và bao quanh bởi các hàng ghế khán giả. Sân khấu có thể

được bố trí ở dưới thấp, các hàng ghế dốc cao dần về phía sau, hoặc sân khấu cao hơn hẳn và các hàng ghế ở trên mặt phẳng.

61
Hình3.6.Không gian sân khấu Theatres in-the-round . Nguồn Internet

3.3.2.4.Sân khấu dạng đấu trường ( Hippodromes ) : Sân khấu dạng này tương tự như rạp xiếc, khu vực biểu diễn ở trung tâm và ghế khán giả xếp thành các vòngtròn đồng tâm bao quanh. - Các rãnh sâu bao quanh sân khấu hoặc các màn hình ở dưới thấp sẽ phân tách khu vực sân khấu và khu vực khán giả.

Hình3.7. Không gian sân khấu Hippodromes . Nguồn Internet

3.3.2.5. Sân khấu dạng vòm ( Proscenium stages)

- Phần sân khấu khá sâu, thường thu lại về phía sau. Ở một vài nhà hát, đôi khi phần

trước sân khấu nhô ra khá rộng về phía khán giả (khu vực này gọi là forestage) để

cho phép người biểu diễn đến gần hơn với khán giả của mình.

Hình3.8.Khônggiansânkhấu Proscenium stages . Nguồn Internet

62

3.3.2.5. Sân khấu black-box : Không gian biểu diễn của sân khấu black-box khá linh hoạt với nhiều cách bố trí sân khấu và ghế ngồi khác nhau, có thể mở rộng để phục vụ cho nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn cần nhiều diện tích.

- Nội thất trong nhà hát được sơn đen để bỏ qua các chi tiết rắc rối, phức tạp.

Hình39. Không gian sân khấu black-box . Nguồn Internet

3.3.3.Yêu cầu thiết kế:

3.3.3.1. Tiêu chuẩn phụ trợ sân khấu: Các không gian ngay liền kẻ sàn diễn, nằm trong khu vực sân khấu và trực tiếp phục vụ buổi diễn. Các không gian phụ trợ bao gồm: Tiền đài - Hỗ nhạc - Các sân khấu phụ, thiên kiểu, gầm sân khấu.

- Tiền đài Phần diện tích sàn diễn mở rộng về phía khán giả. Khi đóng màn chính thì tiền đài nằm ở phía trước màn chỉnh.

- Hố nhạc Phần không gian nằm giữa sân khấu và khán giả, được làm sâu xuống để ban nhạc biểu diễn.

+ Diện tích hố nhạc cho các thể loại nhà hát được tính khác nhau và được quy định trong Bảng 7. Tiêu chuẩn diện tích tính cho mỗi nhạc công là 1,2 m2, riêng cho piano là4,5m2.

- Các sân khấu phụ Bao gồm các không gian có kích thước tương đương với sàn

diễn để phục vụ việc vận chuyển và xếp dọn các đạo cụ, bài trí sân khấu cũng như

phục vụ các thủ pháp sân khấu khác. Các sân khấu phụ nằm ở bên phải, bên trái và

phía sau sân khấu chính. Sân khấu phụ phía sau gọi là hậu đài. Dưới sân khấu chính

có cảm sân khấu.

63

+ Hai sân khấu phụ ở bên phải và trái sân khấu có diện tích, kích thước tương đương với sân khấu chính. Chiều cao sân khấu phụ bằng chiều cao tiền đài chính cộng thêm 2,4 m. Trên suốt chiều cao đó không được có kết cấu cố định hoặc đường dây ngăn cản chuyển dịch ngang của các bài trí, phông cảnh từ sân khấu chính sang các sân khấu phụ.

+Sân khấu sau (hậu đài): có diện tích, kích thước tương đương sân khấu chính, chiều cao cũng bằng chiều cao tiền đài cộng thêm 2,4 m, đủ để lùi các bài trí phông cảnh từ sân khấu chính ra phía sau không có kết cấu cố định ngăn cản.

Hình.3.10. bố cục sân khấu

- Gầm sân khấu: nếu có bố trí các thiết bị mâm quay, sàn trượt, bàn nâng hạ thì chiều cao phụ thuộc thiết kế cụ thể của các thiết bị đó. Nếu gầm sân khấu chỉ để bố trí các giá cất các phông màn dạng cuộn và bố trí lối đi ra hố nhạc thì chiều cao thông thủy

không nhỏ hơn 2,1 m. Các lối đi phải có lan can hai bên. Cần có ít nhất hai cửa ra vào

gầm sân khấu ở hai phía đối diện nhau, chiều rộng mỗi cửa không nhỏ hơn 1,2 m.

Sàn và tường gầm sân khấu phải bảo đảm ngăn không cho nước ngầm chảy vào. Tất

cả mọi dây điện và dây thông tin đi dưới gầm phải là cáp chì hoặc cáp cao su tuyệt

đối an toàn, cách nước, cách ẩm và không bị côn trùng, chuột bọ phá hoại. Các thiết

bị điện, động cơ, đường dây, ổ cắm, đầu nối... phải tính đến trường hợp bị ngập nước

64

- Thiên kiều (khoang treo): chiều cao thiên kiều (H) tính từ mặt sàn sân khấu tới

mặt dưới kết cấu mái là:

Trong đó:

h: chiều cao tiền đài lấy

bằng 2 m;

p: Chiều cao kết cấu hệ

thống dàn thưa;

Khoảng không gian để

mắc puli, cáp dưới dàn

thưa lấy bằng 0,5 m;

Chiều cao thông thủy từ

mặt dàn thưa tới mặt

dưới kết cấu mái, là

không gian để đi lại, thao tác lấy bằng 2,1 m.

Hình311 Chi tiết mặt

cắt sân khấu

H=2h+p+0,5m+2,1m(1)

- Dàn thưa: toàn bộ hệ thống kết cấu chịu lực và sàn, hành lang phải bằng thép. Xung quanh các sàn, hành lang phải có diềm cao 10 cm, độ rộng khe hở trên sàn không lớn hơn 1 cm, để phòng vật rơi lọt xuống sân khấu. Chiều cao thông thủy trên dàn thưa là2,1m.

- Chiều rộng các hành lang thao tác không nhỏ hơn 0,6 m. Tại các vị trí có mắc đèn chiếu không nhỏ hơn 1,2 m. Chiều cao thông thủy hành lang thao tác không nhỏ hơn

2,1 m, trừ hành lang cao nhất nằm ở tường sau thiên kiều có chiều cao thông thủy 1,6

m. Kết cấu chịu lực và sàn hành lang thao tác phải bằng bê tông hoặc thép, có chống

trơn, không có khe hở lớn hơn 1 cm và hai bên mép phải có diềm cao 10 cm

3.3.3.3. Trang âm

65

- Trần của sân khấu thường được hoàn thiện bằng các vật liệu có tính phản chiếu ánh

sáng và phản xạ âm tốt giúp hỗ trợ tốt nhất cho các buổi ca nhạc hay vở kịch. Thường

được làm góc nghiêng để tăng sự phản chiếu đến cho khán giả

- Sàn thường được làm bằng bê tông hoặc hoàn thiện hoặc bằng ván gỗ cứng tự nhiên

kết hợp với đèn trần của sân khấu tăng sự phản chiếu âm thanh và ánh sáng. Thường

ứng dụng nhiều trong các vở kịch hay ca nhạc

- Tưởng phía sau sân khấu thường được hoàn thiện bằng gạch xây cứng và sơn màu

tối. có thể gắn rèm, màn chiếu hoặc trang trí tùy mục đích sử dụng.

3.3.3.4. Chiếu sáng

- Yếu tố ánh sáng luôn là vấn đề quan trọng trong thiết kế hội trường đa năng Để đảm bảo tính đa dụng, thực dụng của hội tường đa năng với nhiều mục đích khác nhau cần có hệ thống ánh sáng đầy đủ và phù hợp Ánh sáng là một trong những yếu tố then chốt giúp làm tăng tầm nhìn trong các buổi hội đàm, tăng cảm xúc trong các buổi kịch diễn hay hòa nhạc….

- Đa số các khán phòng đa năng đều sử dụng 2 mảng ánh sáng chính là ánh sáng tổng thể (chiếu sáng không gian) và ánh sáng sân khấu (chiếu sáng cho sân khẩu, nơi diễn ra các hoạt động chính). Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng trong hội trường cần đảm bảo 300 – 500 lux. Được chia ra làm các nguồn sáng nhỏ như sau:

Ánh sáng bề mặt sân

khấu

- Đèn sân khấu hội trường đa năng nhìn chung thường áp dụng hình chiếu trọng điểm, do thường dùng cho các cuộc họp, báo cáo, hội giảng, đào tạo nên cần tăng cường chiếu sáng cho các khu vực trọng điểm này. Đồng thời, cần xem xét kích thước và khoảng cách của hội trường đa năng để chiếu sáng và chiếu sáng, đảm bảo đạt được hiệu quả chiếu sáng bề mặt, độ rọi đủ sáng, các điểm sáng đều và mềm mại, và khuôn mặt của mọi người được chiếu sángrõràngvàsángbóng.

66

Đèn sân khấu và đèn nền

- Đèn trần của sân khấu hội trường đa chức năng được bố trí phía trên trần. Cứ 1,2M-2,0M thì có một đèn trần. Đèn trần đầu tiên và đèn bề mặt được kết nối với nhau để chiếu sáng khu vực biểu diễn chính. Khi kết nối, hãy chú ý đến chiều cao của các đối tượng chính. Vị trí sử dụng là đèn chiếuđiểmcốđịnh,lựachọnmộtsốloạiđènđểtăngcường chiếu sáng điểm tựa khu vực biểu diễn; các dãy đèn thứ hai đến thứ bảy có thể được chiếu trực tiếp phía sau sân khấu theo nhu cầu của buổi diễn, cũng có thể chiếu thẳng đứng xuống dưới, hoặc có thể chiếu về phía trước như một đèn nền; Chiếu sáng của mô hình nhân vật sân khấu và không gian khung cảnh. Các dãy đèn phía trước và phía sau được kết nối với nhau giúp cho khu vực biểu diễn sân khấu có được màu sắc và độ sáng đồng đều hơn.

- Khoảng cách chụp của ánh sáng phụ sân khấu hội trường đa năng từ gần đến xa, góc chiếu từ gần đến xa. Có rất nhiều thay đổi. Ánh sáng lên đối tượng từ một hoặc cả hai mặt có thể nhấn mạnh và làm nổi bật đường viền của mặt bên, thích hợp cho việc làm nổi, tập trung vào nhân vật, v.v… Nó có tác dụng làm tăng hiệu ứng của âm thanh. Ánh sáng hai bên có thể thể hiện ánh sáng bên với các đặc điểm riêng biệt, nhưng tỷ lệ ánh sáng của ánh sáng phụ phía trước và ánh sáng bên cần được điều chỉnh để có được hiệu ứng mô hình hoàn chỉnh hơn

67
Đèn- ánh sáng bên

Đèn- ánh sáng hiệu ứng

- Đèn chiếu sáng sân khấu hội trường đa chức năng từ các phòng bố trí ở cả hai bên khán phòng đến sân khấu, làm mô hình ánh sáng theo hướng xiên của mặt trước sân khấu, để nâng cao cảm giác ba chiều của nhân vật và cảnh vật, đồng thời hình thành hiệu ứng ánh sáng mặt trước. Góc chiếu của đèn hắt thấp hơn góc chiếu của đèn bề mặt và khoảng cách chiếu ngắn hơn so với đèn bề mặt. Các yêu cầu của đèn điện tương tự như đối với ánh sáng bề mặt và chùm tia chiếu không thể tràn ra ngoài phần trước sân khấu.

- Đèn hiệu ứng sân khấu hội trường đa chức năng được sử dụng cho các buổi biểu diễn buổi tối thông thường. Chúng chủ yếu được bố trí trên các cột đèn trên cao phía trên sân khấu. Tín hiệu DMX được sử dụng để kết nối với bảng điều khiển máy tính. Có thể điều chỉnh góc chiếu, độ sáng, thay đổi kiểu, kích thước chùm tia, màu sắc và các chức năng khác của đèn tùy ý. , Nó có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thay đổi của đèn máy tính kỹ thuật số trong các buổibiểu diễn khác nhau.Gobo cóthểthay thế cóthểđược sử dụng để chiếu nhiều loại đồ họa đầy màu sắc và thậm chí cả các trang trình bày (Gobo là một stencil (khuôn tô) hoặc phụ kiện tạo mẫu sử dụng ánh sáng). Hiện nay nó thường được sử dụng để thay đổi mô hình sân khấu và thay đổi chùm tia. Để có màn trình diễn tốt hơn, bạn có thể mô phỏng các cảnh thực của thiên nhiên và cấu hình máy kỹ thuật số, máy tạo tuyết, máy bong bóng hai bánh lớn, v.v. trên sân khấu.

68
Đèn- ánh sáng hắt
Âm thanh
3.3.3.5.

- Vỏ âm thanh - Phải được sử dụng trên sân khấu. Những điều này sẽ chuyển đổi sân

khấu sân khấu thành một nền tảng phòng hòa nhạc được kết hợp âm thanh với khán

phòng- Các cấu trúc này che chắn khả năng hấp thụ âm thanh trên sân khấu và kết

nối âm thanh khu vực sân khấu với khán phòng. - Thùng loa âm thanh tăng cường

khả năng nghe thấy nhau của những người biểu diễn (bằng cách cung cấp phản xạ

sớm), chiếu âm thanh về phía khán giả và tăng cường độ âm thanh. - Các tháp vỏ

phản âm được đặt trên sàn sân khấu, tạo thành các bức tường phía sau và bên hông

bao bọc các nghệ sĩ biểu diễn và các tấm trên cao được treo phía trên sân khấu bằng

hệ thống giàn. Vỏ âm thanh toàn sân khấu là giải pháp lý tưởng cho các buổi biểu diễn âm nhạc trên sân khấu nguyên sinh

- Những thiết bị trong hệ thống âm thanh Thiết bị âm thanh đầu vào: Micro chuyên

dụng, các loại nhạc cụ Thiết bị xử lý âm thanh trung tâm: Tùy chọn theo nhu cầu của

người dùng Thiết bị âm thanh đầu ra: Loa hội trường, loa sân khấu có công suất và

kích thước lớn

3.3.3.6. Xu hướng thiết kế sân khấu

- Sân khấu đa chức năng phù hợp cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật:ví dụ nhà hát

Han Show ở Vũ Hán - tuy là nhà hát nhưng công trình có thể thay đổi không gian, biến đổi thành nhiều loại hình khác nhau. công trình được thiết kế để có thể thay đổi

được quy mô và tính chất của sân khấu cũng như thay đổi quy mô số chỗ ngồi khán

giả

hình . . Mặt bằng chỗ ngồi và sân khấu thay đổi phù hợp với loại hình biểu diễn

hình . . Sân khấu biểu diễn nghệ thuật truyền thống

Hình . . Sân khẩu thay đổi tạo thành một mặt nước rộng lớn

69
hình hình hình

Hình3.12. Sân khấu proscenium đa chức năng với những khối sàn có thể di chuyển

và khu vực khung sân khấu linh hoạt

a) các khối sàn xếp bằng nhau tạo sân khấu cho các loại hình diễn kịch, nhạc kịch,...

b) các khối sàn phía trước sân khấu được hạ xuống làm hàng ghế khán giả

c) các khối sàn phía trước sân khấu được hạ xuống thấp nhất để tạo thành hố dàn nhạc trong trình diễn opera

d) các khối sàn phía trước sân khấu được hạ xuống và phía sau sân khấu được nâng

lên để khán giả ngồi, chính giữa sân khấu được nâng lên làm sân khấu trung tâm.

e) các khối sàn được nâng lên dần cùng với phần trần sân khấu được hạ thấp xuống

để phục vụ cho việc trình diễn giao hưởng, hợp xướng.

3.4. Không gian phòng khán giả

3.4.1. Khái niệm

3.4.2. Tạo lập hình thể Phòng khán giả:

70

- Hình dạng của khán phòng không bắt buộc theo khuôn khổ nhưng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để đáp ứng được tính đa năng của khán phòng. sau đây là một số cách sắp xếp phòng khán giả

3.4.2.1. End Stage–Đồng hướng, liền mạch

- Các thiết kế trong nhóm 1 là những bố cục sắp xếp ghế ngồi một chiều, tiếp cận sân khấu theo cùng một hướng.

Hình3.13.14.Khônggiankhu khángiảdạngđồnghướng, liền mạch. NguồnInternet

3.4.2.2. Wide Fan – Bố cục âm học hình quạt

- Bố cục này thường theo những dạng hình học cong, trải rộng về chiều ngang như

hình quạt, vòng cung. Hệ thống ghế ngồi khi đó sẽ được sắp xếp theo một góc cố

định từ sân khấu, thường là 130 độ.

Hình 3.15. Không gian khu khán giả dạng bố cục âm học hình quạt. Nguồn Internet

-KTS thường áp dụng kiểu thiết kế này trong các công trình Nhà hát quy mô lớn, Phòng hòa nhạc – thính phòng, Hội trường. Công năng về âm học khá hiệu quả bởi

71

hình thức quạt (vòng cung) khiến âm thanh lan tỏa đều hơn, dội lại âm đến tai người nghe, phù hợp cho những buổi thuyết trình, trình diễn âm nhạc, hòa nhạc với dàn giao hưởng…

3.4.2.3. 3/4 Arena – Kiểu 3/4 Đấu trường

- Thiết kế này lấy cảm hứng từ những Đấu trường Roma cổ, tuy nhiên hệ thống ghế ngồi chỉ chiếm 3/4 bố cục, khoảng từ 180- 270 độ tính từ sân khấu trung tâm. Điểm

mạnh của ¾ Arena là tính thuần âm học – mang lại sự tương tác và kết nối chân thực giữa người biểu diễn và khán giả.

Hình 3.16.17 Không gian khu khán giả dạng bố cục kiểu đâu trường. Nguồn Internet

3.4.2.4. Các bố cục âm học tùy chọn khác

- Mặc dù ba nhóm trên là những hình thức thiết kế không gian âm học điển hình, nhưng không phải là duy nhất.

- Vineyard Style (Kiểu vườn nho) với hình thức bố trí chỗ ngồi theo tầng ở các cấp

độ khác nhau, thậm chí là phía sau của sân khấu, ví dụ như công trình Hamburg

Elbphilharmonie – Đức

- Kiểu kết hợp – Ví dụ: Bijlmer Park – Hà Lan, là sự biến tấu giữa End Stage và 3/4 Arena, mang lại tính linh hoạt theo từng nhu cầu sử dụng khác nhau

72
Hình3.15.HamburgElbphilharmonie – Đức Hình3.16.BijlmerPark – HàLan

3.4.3. Yêu cầu thiết kế

3.4.3.2. Tiêu chuẩn về phụ trợ khán giả: Các không gian chức năng phụ trợ - phục

vụ khán giả: Các phòng phụ trợ: y tế - cấp cứu, bảo vệ, phòng nhân viên và một số

phòng chức năngkhác

- Quầy gửi mũ áo: chiều dài quầy gửi mũ áo tính theo tiêu chuẩn 1m/150 người (tính cho 50% Số khán giả). Chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,3 m. Chiều cao thông

thủy nơi đặt mặc áo không nhỏ hơn 2 m. Hoạt động ở khu vực gửi mã ảo không được ngăn trở luồng chính của khán giả ra vào.

- Đối với phòng khán giả cỡ C trở lên phải có phòng y tế cấp cứu riêng. Đối với phòng

khán giả cỡ nhỏ hơn có thể bố trí nơi cấp cứu tại một phòng chức năng khác. 6.2.3. Phòng cấp cứu phải nằm ở tầng trệt, đặt tại khoảng giữa hai phần sân khấu và khán giả, Có lối đi thuận tiện từ cả hai bộ phận nói trên, kể cả khi phải khiêng bằng cá.

- Phòng y tế - cấp cứu: Có lối trực tiếp chuyển bằng cáng ra xe cứu thương không xuyên qua các sảnh và các không gian Công Cộng. Phòng y tế - cấp cứu phải có điện thoại riêng nói ra ngoài và điện thoại nội bộ nối với các bộ phận trong nhà hát.

- Phòng phát thanh, truyền hình có diện tích từ 25 m2 đến 40 m2, bố trí tại điểm có tầm nhìn bao quát sân khấu và phòng khán giả. Có điện thoại nói với mạng điện thoại thành phố và điện thoại nội bộ.

- Phòng hút thuốc tính với tiêu chuẩn diện tích 0,5 m2/người, tính cho 10 % Số khán giả. Phòng hút thuốc phải có sàn bằng vật liệu không bắt cháy và thông gió để thải khói ra ngoài trời.

3.4.3.3. Trang âm

- Trần hội trường: Ốp trần nên dùng các chất liệu cứng có bề mặt nhẵn, khả năng phản xạ âm tốt như thạch cao, gỗ, kim loại, ... giúp khán giả ở xa nghe được rõ mọi âm thanh, nhẹ nên dễ dàng ốp lên trần. Thạch cao còn có thiết kế đặc biệt, đẹp mắt, tạo thêm tính thẩm mỹ cho trần hội trường.

- Trần cao trong khu vực khán giả cũng có thể là một cái bẫy âm thanh (tức là nó có thể hấp thụ quá nhiều âm thanh). - Các tấm trần phản quang ('mây âm') lơ lửng trên khu vực ghế ngồi của khán giả phản xạ âm thanh xuống phía khán giả, Hình 12. -Các

73

tấm được đặt cách nhau để cho phép âm thanh đi vào âm lượng phía trên các tấm.Các phản xạ sau đó từ âm lượng này tăng cường độ vang và tạo ra sự bao bọc của khônggianâmthanh.- Trần di động có thể điều chỉnh thể tích khối của khán phòng cho buổi biểu diễn đã cho,

- Sàn : Sàn hội trường nên dùng thảm trải sàn, nếu sử dụng sàn gỗ thì để tiêu âm tốt

nhất thì nên gắn thêm lớp lót đàn hồi như sợi, cao su, PVC… dưới lớp gỗ.

- Tường 2 bên của hội trường, vật liệu cách âm tốt ,nên sử dụng là xốp, XPS, mút xốp gai, mút xốp trứng. Tường phía sau hội trường dùng bông khoáng, mút gai, mút trứng,.. sẽ tốt cho bạn trong việc tiêu âm.

- Các tấm - vật liệu hấp thụ âm thanh Tấm hấp thụ được làm bằng vật liệu mềm và xốp. Chỉ hệ thống trần treo có thể không hiệu quả trong việc ngăn âm vang, thay vào

đó là các công nghệ cách âm mới như sử dụng tấm len treo đặt cách nhau khoảng nhất

định

3.4.3.4. Chiếu sáng:

- Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo yêu cầu về độ rọi cho các không gian phòng khán

giả, được quy định trong Bảng 16 TCVN: 9369:2012

Bảng 23. Bảng 16 . Độ rọi tối thiểu bên trong công trình

Độ rọi tối thiểu trong trường hợp quan sát ( lux )

Thường xuyên Theo chu kỳ Không lâu

Đèn huỳnh quang Phòng khán giả nhàhát 150 75 100 50 75 30

Đèn nung sáng

74
phòng
Loại
Đèn huỳnh quang Đèn nung sáng Đèn huỳnh quang Đèn nung sáng

- Cho phép thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho phòng khán giả qua cửa mái, lỗ lấy ánh sáng ở vị trí cao của phòng khán giả.

- Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải dần dần, bảo đảm không làm lóa mắt khán giả. Thiết bị điều khiển chiếu sáng cần đặt tập trung trong phòng bảng điện.

- Phải thiết kế chiếu sáng để phân tán người ở phòng khán giả. Trị số độ rọi nhỏ nhất trên mặt nền (hoặc sàn) các lối đi bậc thang v.v... không được nhỏ hơn 1 lux ở trong nhà và 2 lux ở ngoài nhà.

- Phải đặc biệt chú ý đến các giải pháp chống sét, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm

ứng điện từ và chống điện áp cao của sét lan truyền theo hệ đường dây cấp điện hạ áp trong công trình. Giải pháp thiết kế chống sét được lấy theo TCVN 9385 : 2012. 3.4.3.5. Âm thanh

- Yêu cầu âm thanh Âm thanh cần đảm bảo phủ đều, để mọi người trong hội trường nghe được rõ ràng. Không được có hai âm thanh phản xạ tiếp theo nhau, với độ chênh

lệch 0.05 giây ở bất kỳ điểm nào trong phòng khán giả. Độ vang âm thanh thực tế

trong phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất. Âm thanh

cần có chất lượng tốt, không có tạp âm, tiếng rõ ràng, không bị vang, rè. Loa cần đặt

tại vị trí hợp lý, hướng về phía khán đài. Nguyên tắc để xác định được vị trí đặt loa

Để tránh tiếng dội của âm trầm loa cần được đặt cách xa sàn nhà và tường Để kiểm

tra khoảng cách các loa đã phù hợp hay chưa có thể dùng tai nghe, sao cho hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý. Đặt loa hướng về phía khán giả, khán đài trong hội

trường Tâm của màng hoa nên đặt tương đương với chiều cao ngang tai của khán giả trong hội trường

3.4.3.6. Xu hướng thiết kế phòng khán giả

- Khán đài di động: Tối ưu hóa không gian đa năng với hệ thống ghế khán đài di động.

Các ưu điểm:

-thời gian chuyển đổi nhanh chóng

- nhiều loại hình có thể sử dụng được với các chức năng khác nhau như: khán phòng, hội trường, tầng phẳng,... được xây dựng với hệ thống kết cấu tiên tiến, sàn vững

chắc

75

Hình3.17 Xu hướng thiết kế khu khán giả đa năng, linh động . Nguồn Internet

3.5. Xu hướng thiết kế

3.5.1. Sử dụng công nghệ cao khi trình diễn

- CÔNG NGHỆ HOLOGRAM Có thể nhìn 3D mà không cần kính, công nghệ

Hologram này chính là tạo ra một ảnh 3 chiều lơ lửng trong không khí mà không

cần đến màn chiếu, giúp người xem quan sát hình ảnh nổi 360 độ mà không cần sử

dụng đến bất kỳ loại kính đeo chuyên dụng nào.

Hình3.18.19. Công nghệ Hologram dùng trình diễn nghệ thuật

76

3.5.2. Thiết kế dựa trên yếu tố lịch sử, văn hóa, quốc gia

-NhàhátHanShowThiếtkếdựatrênhìnhtượng

đèn lồng giấy truyền thống của Trung Quốc, do đó biệt danh của nó là 'Đèn lồng đỏ'. Mục đích là

để tái tạo một biểu tượng văn hóa lâu đời Trung

Quốc khi người ta nhìn ngay vào công trình này

là có thể hình dung ra ngay.

Hình3.20. Yếu tố lịch sử tác động đến công trình văn hóa . nguồn Internet

3.5.3. Thiết kế theo xu hướng hiện đại

TaichungNational Theatre Kiến trúc sư Toyo Ito đã phá vỡ mọi quy tắc phòng hòa

nhạc truyền thống về cấu trúc kín, tạo ra một nhà hát được cấu tạo gần như hoàn toàn

bằng những bức tường cong

Hình3.21.22.23.TaichungNationalTheatre/ Toyo Ito

3.5.4. Thiết kế bền vững

Công trình kết hợp không gian xanh mang lại yếu tố thiên nhiên, hòa hợp với môi

trường

77
Hình 3.24.25.26. Sloping Green Roof Tops Submerged Multipurpose Hall on Jeju Island

3.5.5. Cải tạo không gian

- Sử dụng các công trình có sẵn ( nhà kho , bể nước,... ), các công trình bỏ hoang có

tuổi đời lịch sử,... cải tạo thành các khán phòng biểu diễn địa phương.

Ví dụ St Ann’s Warehouse New York, US Cải tạo một nhà kho thuốc lá từ những năm 1840 trở thành một cơ sở biểu diễn nghệ thuật có không gian rạp hát đa năng với sức chứa 300–700 người.

Hình3.27.28. St Ann’s Warehouse New York, US PHẦN C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Thông qua việc tổng hợp các cơ sở thiết kế và phân tích đánh giá xu hướng thẩm mỹ côngtrìnhtrungtâm văn hóa, cùng với việc tìm hiểu các đặc trưng của không gian khán phòng dành cho biểu diễn nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó suy ra

những kết luận chung về cách thiết kế, nhận diện, đặc điểm không gian kiến trúc đáp

ứng được các yêu cầu cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đó để làm tiền đề cho việc thiết trung tâm văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Kết luận, đánh giá

2.1. Biểu diễn nghệ thuật góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần ở

TP.HCM.

Qua việc tìm hiểu các đặc trưng, xu hướng thiết kế của không gian dành cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Ta thấy được tầm giá trị quan trọng của việc đưa những giá trị văn hóa tinh thần vào không gian kiến trúc hoàn toàn cần thiết. Chúng ta cần

78

phải gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc biệt là giá trị tinh thần vốn có tại

TP. Hồ Chí Minh qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

2.2. Thiết kế không gian dành cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại thành

phố Hồ Chí Minh

Tại bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh , cần phải thiết kế không gian dành cho hoạt

động biểu diễn nghệ thuật có phòng cách hiện đại, mang xu hướng mới , phù hợp

nhu cầu xem biểu diễn của con người trong khu vực nhưng vẫn dáp ứng được các yêu cầu thiết kế, kỹ thuật, đặc điểm phù hợp ứng với từng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Nghiên cứu cách thiết kế nhận diện các đặc trưng hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong không gian trung tâm văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh.

Qua nghiên cứu cách thiết kế nhận diện nét nổi bật của từng thể loại nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh. Ta rút ra được các đặc điểm, yếu tố có thể áp dụng vào

trong thiết kế các không gian khán phòng dành cho hoạt động biểu diễn trong công

trình văn hóa tại thành phố Hồ Chí minh.

3. Kiến nghị, đề xuất các vấn đề đã đặt ra

- Nhiều thiết kế công trình văn hóa truyền thống bao gồm những không gian không

được sử dụng cho những phần lớn trong ngày. Phòng tập thể dục, khán phòng, nhà

hát và phòng âm nhạc lớn phục vụ mục đích của họ trong vài giờ và đôi khi sau giờ

sử dụng cho các sự kiện, nhưng thời gian còn lại họ thường ngồi trống. Khi không

có người sử dụng, những không gian rộng lớn này vẫn tiêu tốn tài nguyên, chẳng

hạn như điện và nhiệt hoặc điều hòa không khí. Xây dựng một không gian khán

phòng dành cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật đa chức năng sẽ có thể giảm chi phí

tiện ích, chi phí xây dựng và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của không gian.

Và những nghi ngờ trước đây về tính khả thi và tiện nghi của các khán phòng đã

được giải quyết bằng các giải pháp thiết kế và vật liệu hiện đại, làm cho những

không gian này trở nên hấp dẫn và thiết thực đối với các trường học ngày nay.

79

- Khán phòng đa chức năng sẽ là xu hướng được nhắm tới nhất cho tương lai vì thích

hợp với nhu cầu sử dụng linh hoạt, đa dạng. Kiến trúc sư phải nắm rõ cốt lõi về

nguyên lí cũng như kết cấu rồi mới kết hợp với concept, ý tưởng sáng tạo, để tạo nên

công trình đặc sắc, biểu tượng, trở thành điểm nhấn cho thành phố và cộng đồng nghệ thuật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]QCVN01:2021- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng, Bộ Xây

Dựng

[2]QCVN06:2020- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công

trình, Bộ Xây Dựng

[3]TCVN9365:2012- Tiêu chuẩn quốc gia về Nhà văn hóa thể thao, Bộ Xây Dựng

[4]TCVN4601:2012- Công sở cơ quan hành chính nhà nước, Bộ Xây Dựng

[5]TCVN9369:2012- Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát, Bộ Xây Dựng

[6] Huỳnh Duy Khang (2020), Chuyên đề nghiên cứu Trung tâm giao lưu văn hóa

[7] Nguyễn Đình Vinh (2020), Sự thay đổi về hình thức trưng bày và những khái niệm mới về trưng bày, Đại học kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

[8] Việt Hà, Nguyễn Ngọc Giả (2010), Cơ sở âm học, NXB Xây Dựng

[9] Hồ Đình Chiêu, giáo trình cơ sở âm học kiến trúc, Đại học kiến trúc Thành phố

Hồ Chí Minh

[10] Trần Quốc Hùng, giáo trình kết cấu vượt nhịp lớn, Đại học kiến trúc Thành phố

Hồ Chí Minh

[11]TCXDVN264:2002:Nhàvàcôngtrình- nguyên tắc cơ bản xây dựng công

trình để đảm bảo tiếp cận sử dụng

[12] Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 355:2005 về tiêu chuẩn thiết kế nhà

hát-phòng khán giả yêu cầu kỹ thuật design do Bộ Xây dựng ban hành

[13] Cách bố trí không gian âm học phòng khán giả / Duc Anh -Kienviet.net

[14] Một số loại sân khấu trong nhà hát -BackstageNews

80

[15] Quản lí nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật -Tác giả : Phạm

Phương Thùy

Tiếng Anh

[16]TheatreHistoryTimeline/ErikJelezarov

[17]Historyoftheatre/wikipedia

[18]RoutledgeHandbookofAsianTheatre-TheOriginsofAsianTheatrical Traditions-DevelopmentsinAsi

[19]KunalMathur,10thingstorememberwhiledesigningculturalcenters, RethinkingTheFuture

[20]AyadKAlmaimani,NawariNawari(2015),BIM-DrivenIslamicConstruction Trang web

[21] vi.wikipedia.org/wiki/Cung_văn_hóa

[22]doanhnhanvn.vn/tintuc/meey-land-thiet-ke-nha-van-hoa

[23]en.wikipedia.org/wiki/Cultural_center

[24]https://bit.ly/3Y4BOih

[25]https://bit.ly/3P6Mf0F

[26]https://bit.ly/3Hj50w7

81

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.