KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU Deconstruction in
Architecture KTS THÁI VŨ MẠNH LINH
Deconstruction in Architecture
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU I. Sự hình thành kiến trúc giải tỏa kết cấu II. Quá trình phát triển III. Đặc trưng kiến trúc giải tỏa kết cấu IV. Các kiến trúc sư tiêu biểu V. Lời kết
I. Sự hình thành kiến trúc giải tỏa kết cấu 1. Vào cuối những năm 1980, chủ nghĩa Hậu Hiện đại đã lùi bước, một xu hướng kiến trúc mới nổi lên với cái biệt danh đầy ấn tượng “Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu” (Deconstructionism)
Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee - Santiago Calatrava
Chủ nghĩa tối thượng năng động – sơn dầu 1915
2. Kiến trúc giải tỏa kết cấu có mối quan hệ sâu xa với các ngành nghệ thuật khác tương đồng như nghệ thuật Hội họa trừu tượng sản phẩm của thời đại cơ khí và máy móc, nghệ thuật phi hình tượng, từ giã nghệ thuật truyền thống già nua. Những kiến trúc sư theo lối kiến trúc này luôn có phong cách riêng biệt với biểu hiện của tinh thần tự do, sự sáng tạo không giới hạn. KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
II. Quá trình phát triển
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
II. Quá trình phát triển Xu hướng Giải tỏa kết cấu đã tồn tại từ khá lâu-cùng thời kỳ với Bauhaus. Sau khi kiến trúc hiện đại suy yếu, kiến trúc kết cấu Nga trở lại với quan điểm sáng tác mới đã đẩy kiến trúc Giải tỏa kết cấu lên một tầm cao mới. Kiến trúc Giải tỏa kết cấu được hiểu theo hai xu hướng: + Kiến trúc Giải tỏa kết là một bộ phận của kiến trúc Hậu Hiện đại, xem xét lại những giá trị của kiến trúc Hiện Đại để từ đó bù vào những khiếm khuyết của kiến trúc trong quá khứ. Mục tiêu nhằm tìm ra cách giải thích mới, thông qua các truyền thống cũ nhưng tương thích với sự đa nghĩa, phức tạp của xã hội + Kiến trúc Giải tỏa kết cấu là một phong cách kiến trúc mới, không là bộ phận của kiến trúc Hậu Hiện Đại. Kiến trúc Giải tỏa kết cấu đi ngược lại hướng đi của kiến trúc Hậu Hiện Đại với chủ trương khai thác chủ đề có sẵn từ lịch sử nhằm tăng tính giao tiếp, thân thuộc với quần chúng. Tìm ra một ngôn ngữ biểu hiện mới để nhằm đạt đến một hình thức sinh ra từ trí tưởng tượng, và kết quả cuối cùng có được của cái toàn thể: sự hoàn hảo bị xáo trộn.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
III. Đặc trưng kiến trúc giải tỏa kết cấu 1. Các tác phẩm Giải Toả Kết Cấu làm cho người ta có cảm giác sụp đổ, tan vỡ, những chi tiết kiến trúc được dàn xếp méo mó, tan hoang tạo cho các công trình dường như không đứng vững mà đang sập xuống. 2. Hình thức rối loạn, không có trật tự và hỗn độn của các khối hình học phức tạp đan xen nhau, bị cắt vát, bo cạnh tròn, xoắn, uốn... 3. Mặt bằng của những công trình là sự tổng hợp các đường nét chồng chéo lên nhau không theo một trật tự nhất định, tạo cảm giác hoang dại và vỡ nát.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
IV. Các kiến trúc sư tiêu biểu
Santiago Calatrava Daniel Libeskind
Frank Owen Gehry
Zaha Hadid
Rem koolhaas KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
DANIEL LIBESKIND Daniel Libeskind là KTS tài ba được biết đến với rất nhiều các công trình kiệt xuất. Là người Mỹ gốc Do Thái, ông đã từng nếm trải những đau thương của người dân Do Thái dưới bàn tay diệt chủng tàn bạo của Đức Quốc Xã. Chính vì vậy, những bảo tàng do ông thiết kế cũng là những tác phẩm lớn của kiến trúc bảo tàng đương đại. Ông được coi là người phục hưng kiến trúc bảo tàng bởi những cách tân trong thiết kế cả về mặt tư tưởng lẫn hình thức.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
BẢO TÀNG DO THÁI TẠI BERLIN VÀ NHỮNG “NHÁT CẮT LỊCH SỬ” Nằm ở mảnh đất thuộc Đông và Tây Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ. Bề ngoài của bảo tàng là một lớp kim loại mạ kẽm, có thể sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu xanh rêu mốc bởi ảnh hưởng thời tiết. Điều đó không nằm ngoài ý đồ của tác giả rằng quá khứ sẽ ngủ yên, thời gian rồi sẽ xoa dịu mọi nỗi đau. Tòa nhà không có cửa chính, lại càng không có cửa sổ. Thay vào đó là những nhát cắt hình học không theo quy tắc trên bề mặt mạ kẽm. Chúng được ví như những vết cắt, những vết thương còn hằn lại trên da thịt của lịch sử mà người Do Thái đã phải chịu đựng.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Mặt bằng
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
BẢO TÀNG CHIẾN TRANH HOÀNG GIA - MANCHESTER (ANH) Ý tưởng cho toà nhà này xuất phát từ hình tượng các mảng của một quả cầu bị vỡ sau đó được ráp lại. KTS Libeskind đem đến cho toà nhà sự phân chia thành ba phần lớn. Mỗi mảnh vỡ tượng trưng cho một phần của trái đất: trời, đất, nước tương đồng với nó là vị trí bố trí các mảng về chiến tranh như không chiến, thuỷ chiến và lục chiến.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
SANTIAGO CALATRAVA Santiago Calatrava (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1951) là một kiến trúc sư người Tây Ban Nha nổi tiếng trên toàn thế giới vì chất thơ, vẻ đẹp hữu cơ giàu tính điêu khắc của kết cấu kiến trúc. Ông đã nhận được Huy chương vàng AIA. “Đa tài, đa ngành như Santiago Calatrava” Calatrava cho biết ông coi kiến trúc là “ngành vĩ đại nhất trong tất cả ngành nghệ thuật” bởi vì nó bao hàm trong đó cả các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa và điêu khắc.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas (19891994) Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas nằm ở phía Bắc, cách thành phố Lyon 30km, là tuyến đường sắt nối mạng toàn châu Âu và sân bay Lyon. Nhà ga rộng 5.600m2, gồm hai phần chính: phòng đợi và mái che 6 tuyến đường sắt dài 500m. Ý tưởng bắt nguồn từ hình ảnh cánh chim khổng lồ, sải cánh 120m, rộng 100m, cao 40m. Hình thức kết cấu & vật liệu thép kính hiện đại, thể hiện chất sinh học kiến trúc, ngôn ngữ hình tượng lung linh và công trình kỳ vĩ. Ông dùng hai thuật trình diễn hiện đại, bộ khung xương kết cấu cho phần lưng và cánh chim trùng với những nét mang ý nghĩa của hình tượng; và thuật biến điệu của hình ảnh thị giác tạo nên hiệu quả động ảo thể hiện sự liên hệ với thiên nhiên.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Nghiên cứu ý tưởng
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Nhà hoà nhạc Tenerife (đảo Canary, Tây Ban Nha) (1991-2003) Người ta ví nhà hát này là con mắt khổng lồ đang chớp mi trước đại dương, là những cánh buồm đang chuẩn bị ra khơi, là chiếc lá huyền thoại trong cổ tích xa xưa… Mỗi cảm nhận đều nói lên sự tinh tế và mê hoặc trong sáng tác của ông. Với các khối cong bêtông uốn quyện nhau, tiếp nối nhau trong các quỹ đạo phát triển, để lại trong cảnh quan những biến điệu tạo hình mới lạ, các mặt cong nội thất được giải phóng bằng một hệ thống phản âm dạng gấp nếp. Phần trên các gấp nếp là hệ các mặt tam giác trổ đều các băng ánh sáng. Tất cả chụm lại trên đỉnh và ánh sáng ùa vào nội thất, bùng ra như pháo hoa.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
ZAHA HADID Zaha Hadid sinh ngày 31 tháng 10 năm 1950) là một nữ kiến trúc sư nổi tiếng người Anh gốc Iraq , theo trường phái Kiến trúc giải tỏa kết cấu. Sinh ra ở Baghdad, Iraq, bà nhận bằng cử nhân toán học tại Đại học Hoa Kỳ ở Beirut, Liban, trước khi theo học tại Trường kiến trúc London (Architectural Association School of Architecture). Bà cũng là một nhà thiết kế nội thất có danh tiếng, bao gồm khu Trí tuệ (Mind Zone) tại Vòm Thiên niên kỉ của kiến trúc sư Richard Roger tại London.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Trung tâm mua sắm Galaxy Soho – Trung Quốc (2009-2012) Công trình Galaxy SOHO (tên gọi ban đầu là Chaoyangmen SOHO III) tại trung tâm Bắc Kinh của Công ty TNHH SOHO Trung Quốc là Tổ hợp rộng 330.000 m² bao gồm Khu vực dành cho Văn phòng, khu bán lẻ, khu vui chơi giải trí và khu vực đỗ xe. Nơi đây là một phần của trung tâm thành phố Bắc Kinh. Ý tưởng của thiết kế được lấy cảm hứng từ ruộng bậc thang Trung Quốc cổ đại. Thiết kế này là sự tổng hợp của công nghệ kỹ thuật số hiện đại và cảnh quan tự nhiên. Cả tòa nhà như ruộng bậc thang trên các ngọn núi, kết nối các khối khác nhau và tạo thành tổng thể hấp dẫn trong cảnh quan đô thị.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Mặt bằng tổng thể
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Viện Sleuk Rith: Bảo tàng tội ác diệt chủng Khmer Đỏ (2014)
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Dự kiến được khởi công vào năm 2015, Viện Sleuk Rith là quần thể gồm bảo tàng, trung tâm nghiên cứu, công viên tưởng niệm và một trung tâm tư liệu lớn. Khu quần thể này gồm 5 tòa tháp bằng gỗ cao từ 3 đến 8 tầng đan xen nhau, mang dáng vẻ hình học và có hàng rào liên thông giống với khu quần thể đền Angkor nổi tiếng, bao quanh đó là các hồ nước.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Frank Gehry (tên khai sinh là Frank Owen Goldenberg; sinh ngày 28 tháng 2 năm 1929) là một kiến trúc sư Hậu Hiện đại nổi tiếng hành nghề tại California, Mỹ. Ông sinh ra tại Toronto, Canada trong một gia đình người Do Thái gốc Ba Lan. Bố ông làm nghề buôn bán vật liệu, mẹ là một một người yêu âm nhạc. Những đặc điểm mà đã góp phần tạo dựng nên sự nghiệp của ông sau này. Các công trình của ông nổi tiếng bằng các đường cong tròn trịa, thường bọc bằng những vật liệu kim loại phản xạ.
FRANK OWEN GEHRY
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Bảo tàng Guggenheim Bilbao Bảo tàng Guggenheim Bilbao là một bảo tàng nghệ thuật hiện đại và đương đại, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ gốc Canada Frank Gehry. Đây là tác phẩm được ngưỡng mộ nhất của kiến trúc đương đại, công trình đã được ca ngợi như là một "khoảng khắc tín hiệu trong văn hóa kiến trúc", bởi vì nó đại diện cho "một trong những khoảnh khắc hiếm hoi khi các nhà phê bình, học giả và công chúng nói chung đã được hoàn toàn thống nhất về điểm gì đó ". Bảo tàng được xây dựng thường xuyên nhất được bầu chọn là một trong những công trình quan trọng hoàn thành từ năm 1980 trong World Architecture Survey giữa các chuyên gia kiến trúc.
Bảo tàng Guggenheim Bilbao
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Guggenheim Billbao trong mắt những người gièm pha Basque là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc. Đây là tuyệt tác của Frank Gehry, kiến trúc sư người California. Rực rỡ, sôi nổi, hào nhoáng, khác thường, là tâm điểm chú ý của các nhà phê bình, chính trị gia, nhà kinh tế và nghệ sĩ. Công trình hoạt động và đạt lợi nhuận đầu tiên sau 4 năm hoàn tất việc chi trả chi phí xây dựng cho chỉnh phủ Basque.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Cung hòa nhạc Walt Disney - Los Angeles Cung hòa nhạc Walt Disney nằm tại 111 Đại lộ South Grand tại khu Kinh doanh Los Angeles. Cung hòa nhạc Walt Disney có sức chứa 2.265 người, là niềm tự hào của Los Angeles khi trở thành trung tâm hòa nhạc hoàn hảo nhất thế giới cả về âm học lẫn kiến trúc. Dự án này cũng đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp kiến trúc của Gehry. Đây là công trình kiến trúc với kết cấu bằng thép có tổng diện tích lên đến 89.300m2. Hình dáng bên ngoài của cung hòa nhạc mang dáng dấp một chiếc thuyền đang lướt trên đại dương với những cánh buồm căng bạt gió. Xung quanh là các bức tường nghiêng, bề mặt dốc và cong, trên mái được gấp nếp với chất liệu bao bọc chủ yếu là thép không gỉ sáng loáng và có sức chịu lực cao. KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
REM KOOLHAAS Sinh ngày 17-11-1944 ở Rotterdam, Hà Lan. Là phóng viên và nhà biên kịch, đã từng theo học kiến trúc tại Trường Kiến trúc London. Là một thành viên chính của hãng thiết kế kiến trúc Office for Metropolitan Architecture (OMA). Là giáo sư hướng dẫn thực hành về kiến trúc và thiết kế đô thị tại Đại học Harvard. Ông đã được nhận giải thưởng Pritzker năm 2000.
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
“Casa da musica” - nhà hát thành phố Porto Đây là một trong những công trình nổi bật, ấn tượng của kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Hà Lan Rem Koolhaas và văn phòng kiến trúc OMA “Casa da Musica” là biểu tượng kiến trúc của Porto (Bồ Đào Nha) nhân dịp thành phố được chọn là trung tâm văn hoá của châu Âu năm 2001. Hình dáng của nhà hát hết sức độc đáo, biểu lộ sự đối nghịch giữa vẻ ngoài đồ sộ hoành tráng và nét đẹp đơn giản tinh tế, vừa tự nhiên rõ ràng mà lại rất lãng mạn huyền bí, một phong cách thiết kế không thể nhầm lẫn của Koolhaas. Nó cũng là kết quả của việc nghiên cứu kết cấu kỹ lưỡng và sử dụng hiệu quả vật liệu bêtông trắng. Lớp tường bêtông dày 40cm được tính toán để sử dụng rất hợp lý ngay cả ở những chỗ tường nghiêng (có chỗ lên tới 48° so với chiều ngang), đảm bảo cả về mặt kỹ thuật cũng như vẻ đẹp hoàn thiện của công trình. KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
Tòa nhà trụ sở CCTV là một tòa nhà chọc trời được hoàn thành tháng 7 năm 2008 ở Bắc Kinh, Trung Quốc với chức năng là trụ sở mới của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). Đây là một trong số các công trình lớn theo kiến trúc hiện đại (như Sân vận động quốc gia hay Nhà hát lớn quốc gia) được hoàn thành tại Bắc Kinh trùng với dịp thành phố này tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2008. KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE
V. Lời kết Chủ nghĩa Giải toả kết cấu trong nghệ thuật và kiến trúc trong một thời gian nhất định cũng đã đột phá và trở thành một đối trọng của nghệ thuật và kiến trúc mới. Tư tưởng của Chủ nghĩa kết cấu trên diễn đàn triết học thế kỷ XX vốn có ánh hưởng lớn lao. Đó là một cách nhận thức sự vật và phương pháp luận nghiên cứu sự vật theo quan niệm: “Phương thức tổ chức và phương thức liên kết các yếu tố của sự vật luôn luôn có tính hệ thống và tính tương đối ổn định”, “Hai yếu tố trở lên kết hợp và tổ chức lại theo một phương thức nhất định, cấu thành một chỉnh thể của một hệ thống, mối quan hệ xác định của hai yếu tố đó chính là kết cấu”. Ngọn gió chủ nghĩa giải toả kết cấu thổi qua và phần nào thức tỉnh những tư duy mới mà nhân loại đang dần tìm kiếm
KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU - DECONSTRUCTION ARCHITECTURE