3 minute read
6_1_Deformations and Morphing
6_1_Deformation and Morphing (Biến dạng và biến hình)
Deformation (biến dạng) và Morphing (biến hình) nằm trong số những chức năng mạnh mẽ trong lĩnh vực thiết kế free-form (hình khối tự do). Với deformation, ta có thể twist, shear, blend, … geometry (hình học) và với Morphing, ta có thể deform geometry (biến dạng hình học) từ một hình thái này sang hình thái khác
Advertisement
Hãy xét đến một ví dụ về sự biến dạng đơn giản. Nếu chúng ta có một vật thể như là một quả cầu chẳng hạn, chúng ta sẽ có một bounding-box (cage) bao quanh nó và nếu ta điều chỉnh bounding-box này thì ta có thể biến dạng toàn bộ geometry (trong ví dụ này là quả cầu).
Hình.6.1. Biến dạng bởi Bounding‐box (cage).
Tuỳ theo sự điều chỉnh của chúng ta, chúng ta có thể gọi nó là shear hoặc blend hoặc free deformation. Đối với bất kỳ chức năng deformation nào, chúng ta có thể cần toàn bộ bounding-box, hoặc chỉ một mặt phẳng của nó hay thậm chí chỉ là một điểm để deform (biến dạng). Nếu bạn xem xét kỹ những component (đối tượng) đã biến dạng theo nhiều cách khác nhau trong Grasshopper bạn vẫn có thể dễ dàng nhận thấy hình dạng hình học cơ bản của đối tượng đó trước khi nó biến dạng.
Morphing (biến hình) trong lĩnh vực phim hoạt hình có nghĩa là sự chuyển tiếp từ một bức tranh này đến một bức tranh khác một cách mượt mà và liên tục. Ở đây trong không gian 3D nó có nghĩa là sự biến dạng từ trạng thái hoặc điều kiện này sang một trạng thái hoặc điều kiện khác. Morph (biến hình) một component (đối tượng) trong Grasshopper cũng hoạt động theo cách đó. Có 2 <morph> components, một cái biến dạng vật thể từ một reference box (Bounding Box) sang một target box, cái còn lại hoạt động với một bề mặt cơ bản mà trên đó bạn có thể deform geometry của bạn, trong domain cụ thể của bề mặt và chiều cao của vật thể.
108
Cái đầu tiên là <Box Morph> và cái tiếp theo là <Surface Morph> cả hai đều nằm trong tab Xform dưới section Morph. Với cặp lệnh này, nếu chúng ta sử dụng những box đã biến dạng như là những target boxes thì chúng ta có thể deform bất kỳ geometry nào trong Grasshopper bằng cách kết hợp với component Box Morph.
Như bạn thấy trong hình.6.2 chúng ta có một vật thể được gán vào Grasshopper bằng component <Geometry>. Vật thể này có một bounding-box xung quanh nó mà tôi vẽ ở đây chỉ để minh hoạ. Tôi cũng có thể vẽ một box khác bằng cách liên kết với các giá trị mà ta có thể chủ động điều chỉnh.
Hình.6.2. Vật thể và box chứa đựng
Hình.6.3. Componet <Box morph> (XForm > Morph > Box morph) biến dạng một vật thể từ một reference box sang một target box. Bởi vì tôi chỉ có một geometry tôi gắn nó vào như là một bounding box hoặc reference box và vật thể, nhưng trong trường hợp này, bạn cũng có thể sử dụng component <Bounding box> (Surface > Primitive > Bounding box) để sử dụng làm source box. Tôi tắt chế độ preview của component <Box> để thấy hình dạng sau khi biến hình rõ hơn.
109
Hình.6.4. Bây giờ nếu bạn chỉ đơn giản thay đổi kích thước của target box bạn có thể thấy rằng morphed geometry sẽ thay đổi theo.
Hình.6.5. Ở đây bạn thấy thay vì một box, nếu tôi sản xuất hàng loạt box, chúng tôi có thể bắt đầu morph vật thể nhiều hơn nữa. Như bạn thấy các box được tạo bởi component <series> khác nhau theo trục Y, cũng sẽ tạo ra các vật thể biến hình khác nhau.
110