KOREANA
VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC Mùa Đông 2021 Vol. 35 No. 4 Sự phát triển hướng tới tương lai Hanok trở thành mô típ của kiến trúc hiện đại Vị khách dưới mái hiên Đa dạng hóa công năng kiến trúc hanok
Mùa Đông 2021 Vol. 35 No. 4
ISSN 1016-0744
HANOK
Không gian của cải tiến
Hình ảnh Hàn Quốc
Mơ ước hòa bình Kim Hwa-young
Nhà phê bình văn học; thành viên Viện Nghệ thuật Hàn Quốc Dịch. Phạm Hương Giang
© Park Jong-woo
MÙA XUÂN những năm 1960, khi còn làm nhiệm vụ tại hàng rào Khu phi quân sự, tôi thỉnh thoảng hay tìm đến con sông không dấu chân người gần đó và đắm mình trong khung cảnh tươi đẹp cho đến khi đôi mắt chói lòa. Hoa đỗ quyên hồng nở rộ dưới vách đá, đám cỏ dại mọc um tùm ven hàng rào hình chữ nhật trên bờ sông, nơi trước chiến tranh đã từng có những ngôi làng, hoa đào và hoa mở nở lác đác chỗ này chỗ kia. Cho đến bây giờ, khi người lính sinh viên thuở đó đã bước vào tuổi xế chiều, Nam Bắc vẫn trong chia cắt, đối đầu. Nhưng bao trùm lấy sự tĩnh mịch ấy, bờ sông bên kia hoa vẫn nở và trái vẫn đơm từng mùa. Theo Hiệp định đình chiến có hiệu lực từ ngày 27 tháng 7 năm 1953, ba năm sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, hai miền đã vạch ra Đường phân giới quân sự (MDL) dài khoảng 240 ki-lô-mét từ đông sang tây, chia đôi bán đảo Triều Tiên. Từ đó, một vùng đệm được thiết lập để ngăn chặn các cuộc đụng độ quân sự trong phạm vi hai ki-lô-mét ở cả hai miền tính từ đường phân giới. Đó chính là Khu phi quân sự Bán đảo Triều Tiên, trải rộng trên diện tích khoảng 907 kilô-mét vuông, nơi mỗi bên đều xây những hàng rào sắt cao chót vót và quân đội Nam Bắc vẫn trong thế đối đầu. Mặc dù các hoạt động quân sự bị cấm nhưng khu vực trải đầy bom mìn này lại là không gian đụng độ sát phạt duy nhất trên thế giới còn tồn tại những di sản nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh. Tại Đường phân giới Quân sự có một khu vực hình tròn bán kính 400 mét do quân đội Nam Bắc Triều Tiên và Liên Hợp Quốc cùng
bảo vệ, đồng thời, khu Bàn Môn Điếm nổi tiếng ngày nay vẫn đang thu hút sự chú ý của thế giới. Ngoài ra, bên ngoài Khu phi quân sự khoảng 10 ki-lô-mét theo hướng bắcnam, người ta còn dựng hàng rào sát để ngăn chặn sự qua lại, ra vào của người dân, gọi là Đường kiểm soát quân sự. Tuy nhiên, theo Hiệp định đình chiến, bên trong khu vực này vẫn có cư dân sinh sống tại làng Daeseong của miền Nam và làng Kijong của miền Bắc. Không có sự sống con người, Khu phi quân sự có số lượng di sản thiên nhiên vô cùng phong phú và hệ sinh thái đa dạng lớn nhất cả nước. Đây là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật có vú và loài chim có nguy cơ tuyệt chủng. Vào những ngày đầu tháng 10, hàng nghìn con sếu trắng tìm đến đồng bằng Cheolwon phía Bắc Đường kiểm soát Dân sự để tránh cái lạnh giá của Siberia và nhặt những bông lúa rơi rụng trên cánh đồng. Đầu tháng 11 là lúc chim hạc, loài chim được xem là mang đến điểm tốt lành nhất của dân tộc Hàn Quốc, tìm về đây. Chẳng có đôi cánh nào như tôi, chỉ biết ngước nhìn những đàn chim di cư hàng nghìn con bay xuống vùng biên giới Nam Bắc Triều Tiên như một bức tranh, và rồi vẽ lên một giấc mơ về ngày thống nhất chưa có lời hẹn trước. Khi ấy, bên trong đường rào sắt kia sẽ trở thành công viên sinh thái hoà bình.
Thư Ban Biên tập
Mục lục
Tìm về cội nguồn của văn hóa
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Lee Geun
Lee Kyong-hee
GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP Kang Young-pil
Tổng Biên tập
TỔNG BIÊN TẬP Lee Kyong-hee
Thế giới dường như đã bắt đầu yêu thích sức mạnh tiềm ẩn của văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc. Lần đầu tiên, những nội dung văn hóa Hàn Quốc nổi tiếng trên khắp thế giới, từ các tác phẩm điện ảnh đoạt giải Oscar như "Ký sinh trùng", "Khát vọng đổi đời" cho đến các loạt phim trên Netflix như "Trò chơi con mực" và "Bản án từ địa ngục". Cơn sốt toàn cầu đến từ nhóm nhạc BTS giờ đây tựa như một điều quá đỗi tự nhiên. Giữa lúc thế giới đang cuồng nhiệt với văn hóa Hàn Quốc, vào tháng 10, Ban Biên tập tạp chí Koreana đã đi khảo sát vài địa điểm trên cả nước để chuẩn bị cho mục chuyên đề "Hanok - Không gian của cải tiến" cho số mùa Đông. Trong chuyến đi lần này, chúng tôi đã gặp gỡ những người vô cùng trân quý, đang âm thầm nỗ lực làm sống lại và bảo tồn những giá trị văn hóa nhà ở truyền thống Hàn Quốc. Từng bị nhiều người quay lưng vì bất tiện, nhưng mới gần đây thôi, hanok đang được "sống lại" bằng nhiều hình thức đa dạng. Đây không chỉ là cuộc "cải tử hoàn sinh" đơn thuần mà cả chức năng và phong cách của hanok cũng đã được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu hiện đại. Với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, các tác giả của những bài chuyên đề đã tìm kiếm nguyên nhân giúp hanok có thể liên tục tái sinh. Chuyên đề lần này bắt đầu với câu chuyện của bà Cha Jeong-geum sống tại Byeolgyo, tỉnh Jeollanam. Tại quê hương của người chồng quá cố Han Sang-hun, bà tiếp tục công việc mà chồng bà đã bắt đầu, đó là kinh doanh trà hữu cơ và đồ gốm. Bà hết lòng vui mừng, chào đón chúng tôi đến thăm và thậm chí còn nhiệt tình tạo dáng để chúng tôi tác nghiệp dù công việc này khá mất thời gian. Ngoài ra, chúng tôi còn được mời tham gia làm bánh gạo cùng với các cháu gái của bà bên dưới mái nhà hanok xinh đẹp. Vào những năm 1980, ông Han Sang-hun mua một căn nhà hanok đang có nguy cơ bị phá dỡ tại Seoul và đã di dời nó. Tọa lạc cách đó 10 phút đi xe, bảo tàng Deep Rooted Tree là nơi tưởng niệm ông Han Chang-ki - anh trai của Han Sang-hun. Bên trong bảo tàng cũng có một ngôi nhà hanok được xây dựng vào năm 1922 tại Gurye và sau đó được ông Han Changki di dời đến đây. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 6.500 di vật dân gian được thu thập bởi ông Han Changki, người nổi tiếng với tư cách là nhà xuất bản tạp chí "Cây rễ sâu" (Deep Rooted Tree). Mặc dù chỉ xuất bản trong một thời gian ngắn, nguyệt san này đã có đóng góp to lớn trong việc quảng bá văn hóa dân gian Hàn Quốc trong thập niên 1970, khi Hàn Quốc tập trung vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Có thể thấy rằng di sản của anh em nhà họ Han - những con người luôn yêu quý văn hóa dân tộc bản địa Hàn Quốc đã cắm rễ vô cùng chắc chắn.
BAN BIÊN TẬP Han Kyung-koo Benjamin Joinau Jung Duk-hyun Kim Eun-gi Kim Hwa-young Kim Young-na Koh Mi-seok Charles La Shure Song Hye-jin Song Young-man BIÊN TẬP VĂN BẢN Jamie Lypka PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ji Geun-hwa TRỢ LÝ BIÊN TẬP Cho Yoon-jung Ted Chan BIÊN TẬP VIÊN Lee Ji-hye GIÁM ĐỐC NGHỆ THUẬT Kim Ji-yeon THIẾT KẾ Yeob Lan-kyeong BAN BIÊN TẬP
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan TS. Nguyễn Thị Phương Mai TS. Trần Anh Tiến TS. Hoàng Thị Trang
ĐẶT MUA/ PHÁT HÀNH Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US $9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang 104 của Koreana để biết giá đặt mua cụ thể. IN VÀO MÙA ĐÔNG 2021 TaraTPS 1st Factory 245 Sangjiseok-gil, Pajusi, Gyeonggi-do, Hàn Quốc www.taratps.com Tel: 82-31-945-1080
Chuyên đề 04
06
Sự phát triển hướng tới tương lai
12
Hanok trở thành mô típ của kiến trúc hiện đại
Thử sức với nhạc kịch jukebox Hàn Quốc Won Jong-won
Bảo tồn di sản
Những bông hoa không tàn phai
Lee Jung-eun
Những câu chuyện hai nửa bán đảo Triều Tiên
Vượt qua định kiến và phân biệt đối xử Trên những nẻo đường
Vị ngọt thanh của những lớp thời gian trộn lẫn Park Sang
55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jeju-do 63565, Hàn Quốc www.koreana.or.kr
Kim Do-young 2019. Tranh mực và màu trên giấy thường. 63 × 63 cm.
Đa dạng hóa công năng kiến trúc hanok
Chân dung thường nhật
Bình luận nghệ thuật
THIẾT KẾ Trần Công Danh
22
Tiêu điểm
Ha Kye-hoon
HIỆU ĐÍNH TS. Nguyễn Thị Phương Thúy TS. Cho Myeong Sook
“Cuộc sống thường nhật tại nhà hình chữ ㄷ”
Kim Deok-hee
Lee Kang-min
Bộ sưu tập của Lee Kun-hee được công bố và giới thiệu đến công chúng
Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc
Vị khách dưới mái hiên
Seo Yoon-young
Kim Hak-soon
Tạp chí xuất bản theo quý của
16
Cho Jung-goo
© The Korea Foundation 2021 Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation KF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF. Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
Hanok: Không gian của cải tiến
Hương vị gợi nhớ ký ức
Hwang Kyung-shin
Giải trí
Điều phải bảo vệ trên cả lý tưởng Kim Seong-hoon
Nghệ thuật ẩm thực
Cá trích: Quà tặng mùa đông của biển cả Jeong Jae-hoon
Phong cách sống
Phương thức học tập mới Kim Hyo-jeong
Điểm nhìn Việt Nam
Huyền thoại đảo Jeju Trương Hòa Bình
Chuyên đề
5
Hanok
Không gian của cải tiến
Khu vực anchae trong hanok của ông Han Sanghun. Ban đầu ngôi nhà nằm ở phường Hannam, Seoul. Vào đầu thập niên 1980, nó được tháo dỡ và di chuyển hơn 300 km đến Beolgyo, tỉnh Jeollanam, nơi nó được lắp ráp lại. Việc không có đinh hoặc vữa trong hanok giúp giảm thiểu tác động của việc di dời.
Chuyên đề 1
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
Cho Jung-goo Giám đốc công ty guga Urban Architecture Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai
7
Sự phát triển hướng tới tương lai
© Park Young-chae
Nhà hanok ngày nay có rất nhiều sắc màu và đa dạng hình thái, từ những ngôi nhà cổ kính với kiểu dáng truyền thống đến những ngôi nhà mang dáng dấp đô thị được xây dựng trong những thập niên 1930-1970, và những ngôi nhà cải tiến bên trong để không gây bất tiện cho cuộc sống hàng ngày trong thời hiện đại. Hơn thế nữa, hiện nay còn xuất hiện cả những ngôi nhà mang tính thử nghiệm sáng tạo lấy cảm hứng từ tinh hoa của hanok. Tọa lạc tại phường Yeoncheon, quận Seodaemun, Seoul, ngôi nhà này được cải tạo từ một hanok kiểu đô thị vào những năm 1930. Để tận dụng tối đa không gian nội thất chật hẹp, một phần sân đã được biến thành phòng khách bằng cách lắp đặt mái kính lên trên.
© Park Young-chae
Khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và mật độ dân số tăng cao từ những năm 1920, hanok kiểu đô thị được xây trên những mảnh đất lớn phân lô xuất hiện như một giải pháp cho vấn đề nhà ở của người dân. Không giống như hanok truyền thống có các tòa sarangchae dành cho khách, tòa anchae dành cho chủ nhân và khu haengnangchae tách biệt dành cho người hầu, hanok đô thị thường được xây dựng theo hình chữ ㄷ hoặc hình ㅁ với sân ở giữa. Tại ngôi nhà ở phường Cheonyeon với cấu trúc hình chữ ㄷ điển hình này vẫn còn lại không khí của một hanok cổ xưa.
C
ác ngôi nhà hanok cho đến tận thập niên 1960, 1970 vẫn lấp đầy đô thị đã trải qua nguy cơ bị biến mất bởi các khu chung cư và nhà ở hiện đại được xây dựng lên. Thế nhưng gần đây rộ lên một trào lưu mới. Người ta chuộng hanok stay (khách sạn xây theo kiến trúc hanok - chú thích của người dịch) - nơi có thể tận hưởng được hương vị của ngôi nhà xưa có xà nhà lộ ra hơn là khách sạn kiểu phương Tây, đồng thời họ cũng xem quán cà phê hanok là nơi "đẳng cấp" hơn những quán cà phê bình thường. Nhiều cặp vợ chồng trẻ ngày nay mơ ước nuôi dạy con cái trong sân hanok đầy nắng và tận hưởng một cuộc sống thảnh thơi. Mọi người mê mẩn hanok đến vậy trước hết là bởi sức hút của sân - không gian giúp con người cảm thấy gần gũi hơn với các mùa và thực hiện được nhiều hoạt động đa dạng, trong đó bao gồm cả việc nhà và nghỉ ngơi. Tiếp theo là chất liệu. Định nghĩa một cách đơn giản về mặt kiến trúc, hanok là "một ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ, đá, đất và giấy với trung tâm là sân". Không gian bao bọc con người được tạo bởi một phần của thiên nhiên - đó chính là giá trị mê hoặc rất đáng chú ý thời hiện đại. Những yếu tố khác nữa là phòng, và không gian sảnh giữa các phòng gọi là maru. Maru mang lại cảm giác của không gian mở, sáng sủa và mát mẻ, còn phòng tạo cảm giác không gian thoải mái và ấm áp. Nét hài hòa được tạo nên bởi maru - không gian của mùa hè đặt cạnh phòng - không gian của mùa đông trong cùng một công trình kiến trúc là sự kết hợp sáng tạo hiếm thấy vô cùng. Hanok thời nay đang thay đổi theo hướng kết hợp với
công nghệ kiến trúc thế kỷ XXI, lối sống hiện đại và văn hóa đương đại. Hanok hiện đại bao gồm cả hanok được cải tạo gợi ra một phong cách sống mới, hoặc hanok "lai" kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp cũ đa dạng và những ngôi nhà tuy xây kiểu phương Tây nhưng lại tỏa ra cái tình của hanok đang mọc lên ở khắp mọi nơi. Từ góc độ một kiến trúc sư, tôi muốn nói về một số khía cạnh có ý nghĩa của sự phát triển thể hiện trong hanok qua những ngôi nhà mà tôi và các đồng nghiệp đã thiết kế trong thời gian qua.
CÂN BẰNG VỚI CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
Được xây dựng vào năm 1939 tại phường Yeoncheon, quận Seodaemun, Seoul, ngôi nhà này đã bị bỏ trống, không có người ở trong nhiều năm. Dường như ngôi nhà được dựng bởi thợ mộc có tay nghề cao nên mặc dù một phần mái bị sập nhưng tỷ lệ vẫn hài hòa, kết cấu vẫn vững chãi và tình trạng bảo quản cũng rất tốt. Gia đình chủ nhân mới của ngôi nhà này có tất cả năm người gồm hai vợ chồng và con cái nên nhà khá chật, không đủ không gian mong muốn dành cho mỗi người. Vì vậy, ban đầu chúng tôi định tháo dỡ một số bộ phận, đưa phòng ngủ và phòng khách của hai vợ chồng xuống tầng hầm nhưng kế hoạch này không phù hợp với một gia đình đã quyết định sống trong ngôi nhà này vì hài lòng với nét cổ xưa và sân của ngôi nhà hanok cũ. Tôi đã trăn trở về việc làm thế nào để gia chủ tận hưởng được cuộc sống thoải mái và đầy màu sắc trong khi vẫn cảm nhận được không khí của một hanok. Và rồi tôi quyết định biến không gian giữa các phòng thành trung
CHUYÊN ĐỀ 1 tâm của sinh hoạt gia đình là điều đương nhiên, nhưng việc biến mảnh sân vốn là cốt lõi của một hanok ở đô thị thành phòng khách là một sự phá cách trái với nguyên tắc nên tôi đắn đo vô cùng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng gia đình vẫn có thể cảm nhận đầy đủ không khí của một hanok khi dành thời gian ở trong khu vực sân nay đã trở thành phòng khách được che bằng mái kính. Chúng tôi lắp mái hiên bên ngoài giếng trời để điều chỉnh ánh sáng mặt trời theo thời tiết và lắp mặt gỗ lên bục đá để mọi người có thể ngồi hoặc nằm. Cải tạo ngôi nhà này là một quá trình dung hòa quá khứ với cuộc sống hiện tại. Sàn nhà được hạ xuống để gia chủ cao lớn có thể di chuyển thoải mái, các cửa sổ cũ được tháo dỡ một phần và được sửa bằng cách đắp thêm các vật liệu mới. Do không thể không đào bới khi thi công đường thoát nước nên chúng tôi đã dỡ nền gạch cũ, đục vữa bám ở từng viên gạch ra và lát lại. Phòng tắm ban đầu là nhà bếp và cũng là không gian đòi hỏi nhiều nỗ lực nhất. Chúng tôi vẫn để nguyên các thanh gác mái phía trên, mạ lại chiếc bồn tắm làm bằng thép không gỉ sản xuất từ thập niên 1960 và dời nó từ khu vực để các chum sành vào phòng tắm.
SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT PHONG CÁCH MỚI Nakrakheon (樂樂軒 - Lạc Lạc hiên) là một ngôi nhà nằm ở giữa làng Hanok Eunpyeong ở Seoul, nơi có thể nhìn ra toàn cảnh núi Bukhan. Gần đó có một đầm lầy xanh mát, có loài cóc miệng hẹp sinh sống và một cây họ du rất lớn. Ban đầu, chúng tôi nghĩ sẽ bố trí nhà hình chữ ㄷ giống hanok thông thường ở đô thị, nhưng với kết cấu hướng nội này rất khó để thể hiện ngôi nhà có tầm nhìn đẹp theo mong muốn của hai vợ chồng. Vì vậy, chúng tôi thiết kế tầng hai gồm có phòng ăn ở phần gác nhô ra ngoài, sảnh trước ba gian, cùng phòng ngủ và phòng tắm, thay đổi tất cả theo kết cấu hướng ngoại để có thể thấy được khung cảnh bên ngoài từ hầu hết mọi không gian. Quan niệm kiến trúc trong ngôi nhà này rất rõ rệt, đó
8 là xem hanok là chủ đề quan trọng của kiến trúc hiện đại chứ không phải của kiến trúc truyền thống. Để dựng nên một ngôi nhà có thể hòa nhịp với cuộc sống hiện đại mà trong đó các yếu tố truyền thống và kiến trúc hiện đại được kết hợp linh hoạt, chúng tôi muốn thử nghiệm một kiểu không gian mới - nơi hai lối sống khác nhau cùng tồn tại ở trên và dưới. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đã nâng sàn hiên nhà lên cao theo cấu trúc pilotis (tương tự cột nhà sàn - chú thích của người dịch) để tạo ra chỗ đậu xe, không gian chứa đồ vật và cửa ra vào vốn không có ở hanok truyền thống. Chúng tôi cũng đã dùng sân vườn trũng (sunken), giếng trời và cầu thang ở tầng một tạo nên sự phân tầng một cách tự nhiên, biến nơi đây thành không gian cư trú kiểu hiện đại khác với tầng hai.
THỬ NGHIỆM HANOK LAI
Trung tâm Văn hóa Hanok Hadong là một khu dành cho khách lưu trú nằm ở phía sau nhà Choi Champan tại Pyeongsa-ri, Gyeongnam, nổi tiếng là bối cảnh của tiểu thuyết sử thi "Đất" của nhà văn Park Kyung-ree (1926-2008), người đã ghi dấu ấn trong lịch sử văn học hiện đại Hàn Quốc. Cảnh quan tự nhiên thật đẹp với xa xa phía nam là sông Seomjin, đồng bằng Pyeongsa-ri và những dải núi xa gần bao bọc bốn phía. Tuy đây không phải là ngôi nhà xây để ở, nhưng tòa nhà quản lý nơi đây là công trình kiến trúc kết hợp giữa kết cấu gỗ truyền thống và kết cấu gỗ nặng hiện đại, cùng với cảm giác không gian trong suốt thu phong cảnh xung quanh vào trong nhà, cả không gian bên trong và bên ngoài đều mang hơi hướng hiện đại khác với hanok trước đây. Ví dụ như để khoảng không gian trước các phòng của hanok truyền thống có thể trở thành không gian mở hoàn toàn trước cảnh quan, sảnh tiếp tân được lắp đặt hệ thống cửa với cánh cửa có thể đẩy hẳn vào trong để rừng tre trải dài trước mặt và không có xà ngang ở trần nhà tạo cảm giác thoáng mát. Nói cách khác, đây là một tác phẩm đã tìm ra giải pháp mỹ học của hanok truyền thống
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
9
Tọa lạc tại Làng Eunpyeong Hanok, Lạc Lạc Hiên có tầng một với cấu trúc hiện đại và tầng hai với hình thái hanok truyền thống được nối với nhau bằng cầu thang. Ngôi nhà với hai không gian có chức năng và tính chất khác nhau cùng tồn tại gợi ra một phong cách mới của hanok hiện đại.
Nằm trong khu nhà ở Paju ở tỉnh Gyeonggi, Paju k House không phải là một hanok mà nó là một ngôi nhà phảng phất hơi hướng của một hanok. Bằng cách bố trí các gian nhà trên một đường thẳng theo hình dạng của khu đất kéo dài từ đông sang tây, ngôi nhà được thiết kế để ta có thể cảm nhận sự thay đổi của các mùa với ánh sáng ngập tràn.
Một đặc điểm nổi bật khác của Paju k House là phòng khách, trong đó các cột trụ, xà gồ, xà nhà được thay thế bằng các kết cấu khung gỗ tạo cảm giác rộng mở như không gian sảnh trước các phòng của một ngôi nhà dân dã truyền thống.
Hanok thời nay đang biến đổi dáng dấp, tích hợp công nghệ kiến trúc thế kỷ XXI, lối sống của con người hiện đại và nền văn hóa đương đại. © Park Young-chae
© Ahn Hong-beom
CHUYÊN ĐỀ 1
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
10
11
Ngôi nhà hanok hai tầng quen thuộc từ lúc nào Một trong những lý do khiến kết cấu nhà hai tầng không phổ biến trong kiến trúc truyền thống Hàn Quốc là việc áp dụng ondol cho tầng trên rất khó khăn. Ngoài ra, mật độ thành phố trong quá khứ cũng không cao khiến người ta không cảm thấy cần thiết phải tận dụng không gian ba chiều cũng là một nguyên nhân quan trọng. Tuy nhiên giờ đây ngôi nhà hanok hai tầng không gặp bất cứ vấn đề gì về kỹ thuật hoặc kết cấu và đang ngày càng thu hút sự chú ý cho mục đích sử dụng cả về dân dụng lẫn thương mại.
© Park Young-chae
Hemel, một quán cà phê hai tầng được xây theo kiểu vọng lâu ở Làng Hanok thành phố Sejong. Cổng vào có hình trăng tròn đã trở thành biểu tượng của quán cà phê.
mở ra không gian để tận hưởng phong cảnh thiên nhiên bằng phương thức cũ và thiết kế lai. Hãy thử tưởng tượng hanok của tương lai có khi đi xa hơn hiện nay, trở thành một ngôi nhà với mái ngói không kết cấu gỗ truyền thống hoặc thậm chí trở thành một hình thức khác mà đến cả mái ngói cũng không còn.
HANOK CỦA TƯƠNG LAI
Paju k House là một ngôi nhà nằm giữa khu dân cư. Vợ chồng chủ nhà từ lâu đã ấp ủ ý tưởng và yêu cầu chúng tôi thiết kế "một ngôi nhà không phải là hanok nhưng cảm nhận được tinh thần của hanok" . Chúng tôi đã bố trí phòng ngủ của hai vợ chồng, phòng khách, phòng ăn và nhà bếp trải dài ở mặt trước ngôi nhà theo đường thẳng để thuận lợi cho việc đón ánh sáng mặt trời. Chúng tôi bố trí thêm một phòng kính và phòng tiện ích ở phía trước khu bếp. Bằng cách đó, nơi đây đã trở thành ngôi nhà hài hòa với hình dáng mảnh đất trải dài từ đông sang tây, tràn ngập ánh sáng và giúp ta cảm nhận được sự thay đổi của các mùa dù ở vị trí nào. Ngoài ra, chúng tôi đã thay thế các cột, sườn và vì kèo của phòng khách bằng các khung kết cấu gỗ nặng để thực hiện ý đồ tạo nên phòng khách có không gian thông suốt, xóa nhòa ranh giới giữa bên trong và bên ngoài, giúp ta cảm nhận được sự thư thái, sang trọng cũng như vẻ đẹp truyền thống của mặt tiền ba gian. Hệ thống cửa sổ
được ẩn sau cấu trúc bằng gỗ, và cửa sổ phía trên được xử lý trong suốt để làm cho dòng chảy của xà nhà xuất hiện không bị gián đoạn. Đây không phải là ngôi nhà xây bằng kiến trúc hiện đại bắt chước hình dáng của hanok. Có thể nói đây là ngôi nhà với sự tồn tại của mảnh sân được tính đến ngay từ đầu rồi mới thêm vào tính thẩm mỹ truyền thống và cảm giác hiện đại về không gian khi xây. Xét ở điểm này, đây có thể là hình ảnh của một trong những "hanok tương lai". Sau khi ngôi nhà hoàn thành, gia chủ chuyển đến ở và nhận xét: "Tôi cảm thấy như mình đang thực sự sống trong hanok". Nghe được điều đó, chúng tôi rất tự hào vì đã hoàn thành một ngôi nhà mang vẻ thư thái và nét đẹp giống hanok theo đúng kế hoạch ban đầu.
Đây là tòa nhà quản lý của Trung tâm Văn hóa Hanok Hadong, một khu nhà dịch vụ ở Hadong, tỉnh Gyeongsangnam, bối cảnh của tiểu thuyết sử thi "Đất" của Park Kyung-ree. Tòa nhà này được thiết kế để tạo cảm giác hiện đại khác với hanok trước đây bằng cách kết hợp cấu trúc gỗ truyền thống và cấu trúc khung gỗ nặng hiện đại, đồng thời tích cực ứng dụng nguyên lý "phong cảnh mượn" kéo khung cảnh bên ngoài vào trong nhà.
Bên trong Bakery Cafe Mannamil mới mở gần đây đối diện với Hemel.
© Yun Jun-hwan
© Ahn Hong-beom
Trong hanok dùng để ở, không gian trên tầng hai chủ yếu được sử dụng làm không gian giải trí như phòng làm việc, phòng gia đình hoặc phòng dành cho sở thích là những nơi khó có được trong các hanok trước đây. Ngôi nhà hanok ở phường Chebu, quận Jongno, Seoul với tầng hai đang được sử dụng làm phòng làm việc của chủ nhà là một ví dụ điển hình. Mặt khác, trong trường hợp khung cảnh xung quanh đẹp thì hanok cũng đóng vai trò của một vọng lâu ngắm cảnh. Là một kiến trúc sư, điểu tôi cho là quan trọng
trong thiết kế nhà hanok hai tầng là tạo ra một ngôi nhà có tổng thể hài hòa bằng cách nâng tầng hai lên một vị trí thích hợp mà vẫn duy trì cảm giác của một hanok một tầng với sân bao quanh bởi mái hiên. Trong khi đó, hai tòa nhà thương mại được xây dựng gần đây ở Làng Hanok Sejong đã được lên kế hoạch theo một khái niệm và hình thái khác hẳn hanok từ trước đến nay. Cafe Hemel có nghĩa là "Thiên đường" trong tiếng Hà Lan, được thiết kế để có thể nhìn thấy rõ vọng lâu trên tầng hai từ đường phố có xe cộ đi lại, và
không gian ở tầng hầm với cầu thang được tạo hình và sân vườn trũng tạo cảm giác hiện đại. Đặc biệt, cổng chính được thiết kế như cổng trăng tròn là biểu tượng của quán nổi tiếng đến nỗi hầu như tất cả khách nào đến cũng chụp ảnh kỷ niệm. Tiếp theo Hemel, Mannamill được xây dựng bên kia đường là quán cà phê kèm bánh ngọt (bakery café) với bếp làm bánh ở tầng hầm rộng rãi, có thang máy từ tầng hầm lên tầng hai để ai cũng có thể di chuyển thuận tiện. Điểm nổi bật nhất của tòa nhà này là mặt tiền được thiết kế để
Người ta đã thực hiện nhiều thử nghiệm đối với hanok dùng làm cơ sở thương mại kể từ cuối những năm 2000. Mannamil kết hợp giữa kiến trúc gạch và kiến trúc gỗ đã cho thấy hình ảnh phát triển của quán cà phê hanok.
Chuyên đề 2
Seo Yoon-young Phóng viên chuyên mục Kiến trúc Dịch. Nguyễn Thị Ý Nhi, Nguyễn Ngọc Bích Uyên
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
13
Hanok trở thành mô típ của kiến trúc hiện đại Nhà hanok còn được xem là nguồn cảm hứng sáng tác cho các kiến trúc sư hiện đại. Nhiều nhà kiến trúc đã đạt được thành tựu đặc sắc về mặt thẩm mỹ nhờ nỗ lực kết hợp kiến trúc hiện đại với mô típ về kiểu dáng hay bố cục mặt phẳng của hanok. Một số khác tìm kiếm các thiết kế mới qua việc nắm bắt bản chất của loại hình nhà ở truyền thống đôc đáo này.
Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc, trong bức ảnh cũ này, có đặc trưng là mái hiên cong bằng bê tông giống cấu trúc của hanok. Năm 1965, ba năm sau khi hoàn thành, Kim Chung-up đã được chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Quốc gia. Do việc mở rộng, cải tạo trong thời gian qua, mái nhà đã mất đi hình dáng ban đầu.
N
ăm 1965, , Kim Chung-up (1922-1988), kiến trúc sư trẻ ngoài 40 tuổi người Hàn Quốc, đã được chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Quốc gia (Chevalier de l'ordre national du Mérite). Đó cũng chính là năm người thầy của ông, người được mệnh danh là cha đẻ của kiến trúc cận đại - Le Corbusier qua đời. Sau giải phóng năm 1945, ông Kim vừa là kiến trúc sư người Hàn Quốc duy nhất được Le Corbusier trực tiếp truyền nghề, vừa là người tiên phong dẫn dắt giới kiến trúc Hàn Quốc. Về nước sau khoảng thời gian làm viêc tại văn phòng của thầy mình tại Pháp từ năm 1952 đến năm 1965, ông luôn trăn trở về viêc làm thế nào để lồng ghép kiến trúc cân đại vào mảnh đất đã bị tàn phá hoàn toàn bởi Chiến tranh Triều Tiên. Đồng thời, ông cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào để phục hồi kiến trúc truyền thống Hàn Quốc. Có thể nói, công trình Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc năm 1960 chính là thiết kế tiêu biểu, là thành quả đầu tiên cho hành trình tìm kiếm lời giải về những vấn đề trên của ông.
CẠNH MÁI NHÀ CONG
© Ahn Hong-beom
Lúc bấy giờ, chính phủ Hàn Quốc tiến hành các dự án tái tạo kiến trúc truyền thống bằng cách sử dụng các khối bê tông mô phỏng lại hình dáng bên ngoài của hanok. Tuy nhiên, Kim Chung-up đã không phạm phải sai lầm này. Thay vào đó, ông đã hồi sinh tính thẩm mỹ và cấu trúc không gian độc đáo của hanok. Hanok có đặc điểm "chia gian" về mặt cấu trúc. Mỗi tòa được chia thành các gian như sarangchae, anchae,
© Kim Chung Up Architecture Museum
Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Gyeongnam ở thành phố Jinju, mô típ tòa nhà lớn bằng gỗ truyền thống được thiết kế với kiểu trụ entasis và trang trí kỳ công, do kiến trúc sư Kim Chung-up (1922 -1988) - thế hệ kiến trúc sư hiện đại đầu tiên của Hàn Quốc trong thế kỷ XX thiết kế. Hoàn thành vào năm 1988, tòa nhà này được xây dựng theo xu hướng hiện đại thay vì tái hiện theo phong cách truyền thống.
haengnangchae và byeolcha; trong đó, sarangchae là gian chính trong nhà, dành cho ông chủ, anchae là gian trong, dành cho bà chủ. Nếu sarangchae - nơi chủ gia đình tiếp đón khách, mang tính mở thì anchae - nơi sinh hoạt của các thành viên trong nhà lại có tính riêng tư. Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc cũng được xây dựng theo nguyên tắc chia gian trên với hai tòa nhà - tòa hành chính và tòa nhà công vụ.
CHUYÊN ĐỀ 2 Ông còn điểm xuyết mái hiên với các đường cong cao, trang nhã. Phần mái mỗi tòa tách biệt hoàn toàn khỏi phần thân và được sử dụng như một yếu tố tạo hình. Đường cong mái hiên được tái hiên bằng bê tông, kiểu dáng như đang bay lượn. Tuy nhiên, hình dáng mái của tòa hành chính và tòa nhà công vụ lại có sự khác biệt. Nếu phần mái của tòa hành chính cong vút trông như đôi cánh đang dang rộng thì phần mái của tòa nhà công vụ lại bằng phẳng hơn mang lại cảm giác vững chãi. Điều này mô phỏng lại cấu trúc của hanok truyền thống với anchae chú trọng vào tính thuận tiện trong sinh hoạt và sarangchae, gian phòng được xây phía ngoài, lại được trang trí lộng lẫy. Đúng với tên gọi, Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc là một kiệt tác vừa thể hiện vẻ đẹp đậm chất Hàn Quốc qua phần mái mang tính biểu tượng và tầm nhìn to lớn, vừa thể hiện trọn vẹn chủ nghĩa chức năng hiện đại qua phần thân đã được học hỏi từ kiến trúc sư người Pháp Le Corbusier.
Kiến trúc thường được coi là chiếc bát chứa đựng cuộc sống. Nếu vậy, chiếc bát đó phải sạch trước khi chứa đựng bất kỳ điều gì.
khối bê tông bên ngoài". Làm thế nào những khối bê tông thô cứng có thể tái hiện được vẻ đẹp của hanok? Điều này khả thi vì ông đã tìm thấy bản chất của hanok từ bên trong chứ không chỉ qua diên mạo bên ngoài. Câu trả lời cho câu hỏi này có thể tìm thấy ở Sujoldang, ngôi nhà biệt lập được xây dựng ở phường Nonhyeon, Seoul năm 1992. Ngôi nhà này cũng thu hút sự quan tâm của công chúng vì chủ nhân của nó chính là giáo sư kiêm nhà sử học nghệ thuật Yu Hong-june, tác giả của quyển sách bán chạy nhất những năm 1990 với tựa đề "Hành trình khám phá di sản văn hoá của tôi". Vốn dĩ hanok xưa có một khoảng sân trong rộng rãi, các gian nhà được bố trí ở phía trước và phía sau của phần sân này. Đến thời cận đại, khi quá trình đô thị hóa ngày càng lan rộng, rất khó tìm được một mảnh đất đủ lớn để xây theo cách bố trí này. Từ những năm 1920-1930, những ngôi nhà hanok kiểu đô thị, còn được gọi là "nhà hình chữ ㅁ" đã bắt đầu được xây dựng ở vùng Bukchon, Seoul. Sở dĩ nó có tên gọi đặc biệt như trên là vì sân vườn hanok được bao bọc xung quanh bởi các gian nhà, trông giống như chữ ㅁ khi nhìn từ trên cao xuống. Trong kiến trúc này, kiến trúc sư Seung đặc biệt chú ý đến phần sân trong. Bên ngoài Sujoldang được xây bằng bê tông nên khi nhìn từ ngoài vào, không ai nghĩ đó chính là hanok. Tuy nhiên, khi vào trong, sự ngờ vực lập tức bị xóa bỏ trước cấu trúc không gian đặc trưng kiểu hanok. Lấy phần sân làm trung tâm, Sujodang có tầng một với phòng khách và 1 Thuật ngữ chỉ nghệ thuật trang trí trên bề mặt vật liệu gỗ của các tòa kiến trúc cổ Hàn Quốc, nổi bật với nhiều màu sắc (thường là năm màu) cùng các hình dạng, họa tiết khác nhau mang những ý nghĩa tượng trưng riêng.
Ngôi nhà ở phường Nonhyeon, Seoul do kiến trúc sư Seung Hyo-sang (còn gọi là Seung H-Sang) thiết kế. Khác với bên ngoài được hoàn thiện bằng bê tông, bên trong được thiết kế để tất cả các không gian đều hướng về phía sân trong, mang lại cảm giác của một hanok truyền thống được xây theo hình chữ ㅁ với sân ở trung tâm. Được đặt tên là Sujoldang, ngôi nhà được xây dựng vào năm 1992.
Mahk House một không gian văn hóa phức hợp mở cửa vào năm nay ở phường Tongui, quận Jongno, Seoul, là nơi kiến trúc sư Cho Byoung-soo tu sửa lại từ căn hanok lâu đời. Toàn bộ tường trong ngôi nhà ban đầu đã bị phá, ranh giới giữa bên trong và bên ngoài bị xóa bỏ. chỉ còn giữ lại mái và cột.
Hãy thử tưởng tượng về cách thức di chuyển từ phòng ngủ chính đến phòng khách trong ngôi nhà hanok hình chữ nhật này. Ta mở cửa phòng ngủ chính rồi bước ra bên ngoài, đi ngang qua đại sảnh rồi mang giày ở bậc thềm đá. Sau đó, ta di chuyển qua sân trong để đi đến bậc thềm đá gắn liền với hành lang của phòng khách, sau đó cởi giày rồi bước vào bên trong. Hướng di chuyển khá lòng vòng, đồng thời, hành động tháo và mang lại giày cũng lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, đây chính là điểm làm cho ta cảm giác không gian trong nhà rộng lớn hơn. Đối với các căn hộ cá nhân, mở cửa phòng chính, ta sẽ thấy ngay phòng khách ở trước mặt và các phòng khác cũng liền kề nên hướng di chuyển thuận tiện hơn. Nhưng cũng chính điều này tạo nên cảm giác không gian chật hẹp và tù túng. Ngoài ra, sân trong của hanok cũng đóng vai trò như một không gian đệm, giữ được sự riêng tư nhất định ngay cả khi gia đình nhiều thành viên cùng sinh sống. Giữa phòng ngủ chính và phòng khách có đại sảnh lớn và sân vườn nên dù bố chồng và con dâu sống chung một nhà cũng không cảm thấy quá bất tiện. Có thể nói, Sujoldang là ngôi nhà tận dụng được những điểm tinh túy nhất của hanok. SỰ MỞ RỘNG Nhà Mahk, được kiến trúc sư Cho Byoung-soo cải tạo từ nhà hanok cổ ở phường Tongui, quận Jongno, Seoul là nơi ta có thể chiêm ngưỡng khả năng biến đổi vô hạn của Hanok. Nếu ở phương Tây, các phòng trong nhà được đặt tên theo chức năng và mục đích sử dụng như
15 phòng đọc sách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng thay quần áo thì ở hanok, các phòng không được quy định chức năng cụ thể. Không gian trong hanok được sử dụng linh hoạt, chỉ cần trải chăn nằm ngủ thì căn phòng lập tức trở thành phòng ngủ, mở bàn ra ngồi học sẽ trở thành phòng học; còn nếu đặt bàn ăn, sau đó, các thành viên trong gia đình cùng ngồi quây quần dùng bữa thì căn phòng sẽ trở thành phòng ăn. Theo đó, phòng khách của sarangchae thường được chia thành phòng trên và phòng dưới, nhưng vào những ngày có nhiều khách đến thăm, cửa trượt ngăn cách hai phòng được kéo ra, biến chúng trở thành một căn phòng lớn. Đôi lúc, cả phòng ngủ và đại sảnh đều sẽ được tận dụng mỗi khi nhà có đám tiệc. Cho Byoung-soo đặc biệt lưu tâm đến đặc tính mở rộng không gian, vì thế ông đã loại bỏ hầu hết các bức tường phân cách và chỉ giữ lại mái nhà và cột của ngôi nhà cổ hơn 100 năm này. Vị trí vốn dĩ của cánh cửa trượt được thay bằng vách ngăn bằng nhựa cường lực và rèm bằng ni lông dày, bao quanh các bức tường. Khi rèm cửa bằng nhựa được cuộn lên, ta sẽ không phân biệt được trong nhà hay ngoài trời. Nhà Mahk trước đây từng là nhà để ở, tuy nhiên hiện tại nó đã trở thành một không gian văn hoá phức hợp, được sử dụng làm phòng triển lãm và quán cà phê. Nơi này cũng được sử dụng để tổ chức những buổi hòa nhạc và biểu diễn. Kiến trúc thường được coi là chiếc bát chứa đựng cuộc sống. Nếu vậy, chiếc bát đó phải sạch trước khi chứa đựng bất cứ điều gì. Nhà Mahk chính là ví dụ điển hình cho ta thấy được đặc điểm như chiếc bát mà người dân thường hay sử dụng, đổ nước vào sẽ thành bát nước, đổ rượu vào sẽ thành bát rượu. Đặc biệt, ngôi nhà này mang ý nghĩa ở chỗ, nó được cải tạo lại từ một ngôi nhà cổ. Khác với căn hộ chung cư sử dụng các bức tường được xây bằng bê tông làm cột trụ chống đỡ, hanok có cấu trúc lấy cột làm giá đỡ nên chỉ cần không đụng đến các cột, ta có thể cải tạo lại bất kỳ không gian nào. Ngày nay, nhiều người phá bỏ những ngôi nhà hàng chục năm tuổi để xây mới. Lý do không phải vì những ngôi nhà cổ này đã xuống cấp trầm trọng, mà vì chúng được xây dựng theo trào lưu của thời kỳ trước nên đã lỗi thời và trở nên bất tiện sau thời gian dài sử dụng. Quá trình phá bỏ này không chỉ gây lãng phí tài nguyên nghiêm trọng mà còn khiến một số lượng lớn nguyên vật liệu xây dựng trở thành phế thải. Giờ đây, khi việc tái chế tài nguyên đang trở thành vấn đề quan trọng trên toàn thế giới, nhà Mahk của Cho Byung-soo càng có thêm ý nghĩa to lớn. © Ha Ji-kwon
SÂN TRONG Giai đoạn Hàn Quốc đang miệt mài hướng đến tăng trưởng kinh tế và mở rộng tầm ảnh hưởng, kiến trúc sư Seung H-Sang lại đi ngược xu thế, theo đuổi khái niệm "Mỹ học của người nghèo". Không cần những trang trí phức tạp, ông khắc họa vẻ đẹp mộc mạc chỉ bằng "những
hai phòng ngủ, tầng hai gồm ba phòng ngủ, tất cả các phòng đều hướng về sân trong. Ngoài ra, hướng di chuyển trong nhà được thiết kế khá bất tiện cho việc sinh hoạt. Những người quan niệm di chuyển trong nhà phải thuận tiện, thoải mái chắc hẳn sẽ hoài nghi khi thấy cấu trúc của ngôi nhà này.
© Kim Jae-kyeong
GIÁ ĐỠ VÀ CỘT
Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Gyeongnam hoàn công vào năm 1988, được xây dựng dựa trên thiết kế đạt giải trong cuôc thi tuyển chọn năm 1981. Đây cũng chính là tác phẩm mà Kim Chung-up lấy cảm hứng từ mô típ nhà hanok. Tọa lạc tại thành phố Jinju, tỉnh Gyeongsangnam, tòa nhà đặc biệt nổi bật với cột và giá đỡ. Phần giá đỡ giữa mái nhà và các cột trong nhà gỗ hanok truyền thống thường có vẻ ngoài rất lộng lẫy, được điêu khắc uốn lượn phức tạp hoặc trang trí họa tiết dancheong1 . Dưới phần mái trải rông của tòa nhà là các côt trụ được làm theo phong cách hiên đại, trừu tượng, thay vì theo phong cách truyền thống. Những phần uốn lượn được đơn giản hóa, khiến khi nhìn từ xa, các côt trụ trông giống người phụ nữ đang đội một cái chum trên đầu hoặc giống người đang giơ cao hai tay reo hò. Ngoài ra, các dãy cột thẳng tắp dưới phần mái tái hiên kiểu dáng cột heulrim của kiến trúc gỗ truyền thống. Cột heulrim khác với những cột hình trụ ở điểm đường kính phần trên và dưới của cột khác nhau. Kiểu cột baeheulrim sẽ phình to tại điểm 1/3 của chân cột, còn kiểu cột minheulrim lại phình to ở phần chân cột so với phần đầu. Thông thường cột heulrim được sử dụng ở các công trình có quy mô lớn như cung điện, đền đài, giúp đem lại cảm giác chãi hơn khi nhìn từ xa so với các loại cột hình trụ có đường kính đồng nhất. Có thể nói Tr ung tâm Văn hóa Nghệ thuật Gyeongnam, nơi chủ yếu dùng tổ chức các buổi công diễn, đã được lấy cảm hứng từ nơi chuyên dùng tổ chức yến tiệc Gyeonghoeru (Khánh hội lâu) của cung Gyeongbok. Các cột bằng gỗ quý của Gyeonghoeru có hình dáng như cột minheulrim với phần đầu nhỏ và phần chân rộng.
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
14
Chuyên đề 3
Kim Deok-hee Tiểu thuyết gia Dịch. Trần Công Danh / Ảnh. Ahn Hong-beom
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
17
Vị khách dưới mái hiên Ngày nay, hanok thường được biết đến là một "di sản văn hóa". Tuy nhiên, rất nhiều phương án đang được tìm tòi, nghiên cứu với mục đích làm sống lại những giá trị của hanok và lan tỏa chúng đến mọi người. Đặc biệt, hanok stay - dịch vụ trải nghiệm nghỉ qua đêm trong nhà cổ - đang ngày càng phổ biến, nhận được sự hưởng ứng đông đảo không chỉ từ những người ở độ tuổi trung niên có hoài niệm về hanok mà cả những bạn trẻ. Một trong những địa điểm cung cấp dịch vụ này chính là khu nghỉ dưỡng Gurume tọa lạc tại thành phố Andong, tỉnh Gyeongsangbuk. Ngồi ở toetmaru của Tê Vân Đình (tạm dịch: ngôi nhà trên mây) ở khu nghỉ dưỡng Gurume, Andong có thể tận hưởng khung cảnh xa xa đằng sau bức tường đá thấp. Nơi đây từng là vọng lâu được xây vào những năm 1840 bởi quan văn Yi Eon-sun (Lý Ngạn Thuần) hậu duệ đời thứ 9 của Toegye Yi Hwang (Thoái Khê Lý Hoảng), một học giả của Tân Nho giáo vào giữa triều đại Joseon, sau đó được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 2008.
M
ùa thu năm ngoái, tôi đã có cơ hội nghỉ qua đêm trong một căn nhà hanok lâu đời. Tết Trung thu vừa qua chưa lâu, bầu trời càng ngày càng cao vời vợi. Trong lúc tôi còn mãi tưởng tượng đến cảnh ngồi trên sàn nhà hanok và tận hưởng khí trời mùa thu, dòng thời gian vốn chậm rãi đã thấm thoắt trôi đi, thoáng cái đã đến gần ngày hẹn. Từ lúc quyết định sẽ nghỉ một đêm ở hanok, tôi đã bắt đầu lần tìm về những ký ức xưa cũ. Khi còn rất nhỏ, đã có một khoảng thời gian ngắn tôi sống tại nhà ngoại. Nó có vẻ không giống một căn nhà mái ngói sang trọng, nhưng cũng chẳng phải là ngôi nhà tranh quá đơn sơ. Lấy cớ hỏi thăm, tôi gọi điện thoại hỏi cậu mình thì biết được, dù mái lợp bằng tranh nhưng căn nhà vẫn được kết cấu bằng cột và xà ngang như những ngôi chùa. Khi đã chắc chắn mình nhớ chính xác, tôi dần dần hình dung lại chi tiết hơn một vài khung cảnh. Sàn nhà ở đại sảnh bị bào mòn đến nhẵn thín và bóng loáng, nếu mang tất mà chạy trên đó sẽ cảm thấy hồi hộp như thể chạy trên băng. Ngẩng đầu nhìn lên phía dưới mái hiên sẽ bắt gặp một chiếc tổ én bao bọc những chú chim non lúc nào cũng yên lặng ẩn nấp, nhưng hễ chim mẹ mang thức ăn về là chúng sẽ đồng loạt chĩa mỏ ra ngoài ầm ĩ đòi ăn. Hình ảnh bếp lò không ngừng “nuốt” những thanh củi mỗi khi nấu cơm cũng hiện lên trong tâm trí tôi, đan xen với hình ảnh con
bò đang chậm chạp nhai cỏ khô trong chuồng. Có vẻ bữa ăn của con bò được chuẩn bị trước cả bữa cơm gia đình. Cứ như thế, những hình ảnh bên ngoài ngôi nhà thi thoảng hiện về trong tâm trí tôi, nhưng ký ức về bên trong ngôi nhà lại nhạt nhòa và mơ hồ.
BẢY NGÔI NHÀ CỔ
Đến thành phố Andong khi sắp 2 giờ chiều, tôi vội vàng ăn trưa rồi tiếp tục lái xe. Trên đường đến khu nghỉ dưỡng Gurume, vì tiện đường nên tôi tranh thủ ghé thăm đập Andong, một con đập rất lớn ở gần đó. Sau một vòng lái xe nhìn ngắm vài địa điểm du lịch như thể đang đi thị sát, cuối cùng cũng đã đến giờ nhận phòng. Tôi đưa xe vào bãi đậu rồi gọi điện cho khu nghỉ dưỡng thông báo mình đã đến nơi. Không lâu sau, một chiếc xe điện giống như loại xe thường chạy trên sân gôn từ đâu đó xuất hiện. Nhân viên phục vụ chất hành lí của tôi lên xe, mời tôi ngồi ở ghế sau và bắt đầu thuyết minh về khu nghỉ dưỡng trong lúc đưa tôi đi tham quan một vòng nơi này. Dọc theo con dốc của thung lũng có bảy ngôi nhà hanok cổ được xây từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX và ba, bốn ngôi nhà hanok mới. Những ngôi nhà cổ vốn dĩ không nằm ở đây, nhưng khi đập Andong được xây dựng vào 50 năm trước, người ta e ngại sau khi đập được hoàn thành thì những ngôi nhà này sẽ bị nhấn chìm trong
CHUYÊN ĐỀ 3
18
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
Trong ngôi nhà của mình tại Seoul, tôi rất ít khi nằm trên sàn nhà. Vì thế, diện tích tiếp xúc giữa cơ thể tôi và ngôi nhà chỉ bé bằng lòng bàn chân. So với đó, hanok là không gian mà tôi có thể chạm vào bằng toàn bộ thân thể.
Khu nghỉ dưỡng Gurume là tập hợp bảy ngôi nhà cổ có từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX ở khu vực Andong, sau được di dời và phục dựng dọc theo sườn núi thoai thoải và sử dụng làm khách sạn. Chăn và nệm chuẩn bị cho khách là loại được nhồi bông vào bên trong lớp vải cô-tông. Vải dệt từ sợi bông này được ưa chuộng bởi cảm giác thô ráp khi chạm vào da thịt, là loại vải phổ biến nhất được dùng làm ga giường trong quá khứ.
thể mặc sức khoe sắc. Nếu là một họa sĩ, có lẽ tôi đã không thể cầm lòng được mà nhấc cọ vẽ lại khung cảnh đẹp đẽ này. Sau khi đi loanh quanh đến thấm mệt, tôi trở vào trong nhà, để cửa mở rồi ngồi ở đại sảnh một lúc. Nếu xem toetmaru1 là hành lang thì đại sảnh không khác gì một phòng khách. Hình như tôi đã rất thích không gian đại sảnh khi còn sống ở nhà ngoại. Ký ức về những ngày hè vừa nằm dài trên chiếc sàn gỗ rộng để làm dịu cái nóng, vừa ngửi mùi hương của gỗ hiện lên trong tâm trí. Mùa này trời đang mát dần nên cũng chẳng cần phải mở hết các cửa từ mọi hướng để làm ráo mồ hôi, chỉ cần để mở cửa ra vào là đủ. Bên ngoài cửa là hành lang bao quanh, xa hơn nữa là khoảng sân, hàng rào và vườn cây của khu nghỉ dưỡng trải ra như thể một bức tranh. Từ hành lang ngoài cửa, một cơn gió thổi ngang qua đại sảnh. 1 Phần sàn nhà ở bên ngoài phòng và liên kết các phòng đến đại sảnh của hanok
nước nên đã di dời chúng đến vị trí hiện tại. Một trong những đặc trưng lớn của hanok là có thể được lắp ráp lại như ban đầu nếu khâu tháo dỡ vật liệu được làm cẩn thận, thậm chí phần gỗ khi được bảo quản tốt thì vẫn có thể tái sử dụng để xây nhà mới. Tôi tự hình dung ra toàn bộ quá trình những ngôi nhà ở trước mắt được tháo dỡ một cách cẩn trọng, vận chuyển đến đây và xây lắp để trở thành như hiện tại. Nếu có cơ hội, tôi rất muốn một lúc nào đó được tận mắt chứng kiến công việc tựa như phép thuật kì diệu này. Sau khi kết thúc chuyến tham quan, chúng tôi di chuyển xuống thung lũng và đến nơi mà tôi sẽ nghỉ lại qua đêm. Đó là ngôi nhà mang tên "Khê Nam Cố Trạch" (tạm dịch: căn nhà cổ ở phía nam con suối). Đằng sau cánh cổng được đan bằng cành cây cao tầm hàng rào là một khoảng sân ngoài đã được sửa sang bằng phẳng và sạch sẽ; băng qua hết khoảng sân này và mở cửa lớn ra sẽ thấy tiếp một khoảnh sân trong nhỏ nhắn. Lấy sân trong làm trung tâm, các gian nhà sarangchae, anchae và phòng giữa được bố trí xung quanh theo hình dạng chữ ㅁ (mi-eum). Tôi được sắp xếp nghỉ ngơi tại sarangchae, trong khi anchae đã có một gia đình đang ở và phòng giữa vẫn còn trống. Sarangchae vốn là nơi chủ nhà dùng để sinh hoạt và tiếp khách. Giống như các hanok khác,
sarangchae ở đây cũng là không gian độc lập, bao gồm một phòng lớn, đại sảnh và một phòng nhỏ liên kết với nhau theo chữ ㄱ (gi-yeok). Tại không gian này, những người đàn ông sinh sống trong nhà sẽ tiếp đãi khách, hỏi thăm cũng như cùng trao đổi về các việc lớn nhỏ trong làng. Có lẽ vì là nơi người ngoài thường xuyên lui tới nên so với toàn bộ căn nhà, sarangchae mang lại nhiều cảm giác sinh động hơn. Sau khi cất hành lý, tôi muốn nhìn ngắm thật kỹ ngôi nhà lúc trời còn sáng nên đã ra ngoài đi dạo. Hình dạng của mái và hiên nhà mộc mạc nhưng không nhàm chán, họa tiết chạm khắc trên tường và cửa rất tỉ mỉ mà không hề rối mắt. Tôi bỗng dưng cảm thấy tò mò rằng điều gì trong tâm trí, tinh thần của ông cha ta đã khiến họ xây nên những ngôi nhà như thế này. Tôi lùi ra xa hơn một chút vì muốn nhìn thấy toàn cảnh. Trong lúc đứng chỗ này chỗ kia để ngắm nhìn, tôi đã tìm ra vị trí đứng để có thể nhìn thấy khung cảnh đẹp nhất. Đó là hình ảnh mặt bên của căn nhà với những bông hoa cúc nở thành từng bụi. Ngôi nhà tuy toát lên vẻ cao quý nhưng vẫn không thể khiến những bông hoa đồng nội mùa thu phải cảm thấy e thẹn. Giống như bầu trời trong trẻo, ngọn núi xanh biếc và cơn gió nhẹ nhàng, ngôi nhà đã trở thành cảnh nền trầm tĩnh để bông hoa đồng nội có
Ước đoán xây dựng vào những năm 1800, Khê Nam Cố Trạch có cấu trúc theo hình dạng chữ ㅁ (mi-eum) và là kiểu nhà của giới thượng lưu điển hình ở khu vực Andong. Sarangchae nằm ở bên phải cổng chính, phía sau khoảng sân trong là anchae với phần đại sảnh khá rộng. Đây là ngôi nhà được xây bởi Yi Gwi-yong (Lý Quân Dung) - phụ thân của Yi Eon-sun (người xây Tê Vân Đình) và là nhà chính của gia tộc; được di dời đến địa điểm hiện tại đồng thời với Tê Vân Đình.
Khác với phòng khách sử dụng hệ thống sưởi ondol truyền thống, phòng tắm được cải tạo theo hướng hiện đại để đáp ứng tiện nghi cho khách. Bồn tắm, vòi sen được lắp đặt và các vật dụng tắm gội được cung cấp giống như những khách sạn thông thường.
19 SỨC NẶNG CỦA TẤM CHĂN Khi thấy mặt trời sắp lặn, tôi ra khỏi khu nghỉ dưỡng đi ăn rồi về. Đề phòng trời trở lạnh, tôi đã bật sẵn lò sưởi nên khi quay lại cả gian nhà đã ấm hẳn lên. Đó là nhờ hệ thống sưởi độc đáo ondol (hay còn gọi là gudeul) đã sưởi ấm toàn bộ căn nhà bằng cách làm nóng sàn nhà. Bụng đã no nhưng khi sức nóng tỏa lên từ lòng bàn chân, tất cả cảm giác mệt mỏi của một ngày dường như ùa về. Tôi còn chẳng thèm trải nệm ra mà nằm hẳn trên nền nhà. Ở nhà mình tại Seoul, tôi rất ít khi nằm trên sàn nhà, vì trong phòng khách có sô-pha và trong phòng ngủ có giường. Vì thế, diện tích tiếp xúc giữa cơ thể tôi với ngôi nhà chỉ bé bằng lòng bàn chân. Ngược lại, hanok là không gian mà tôi có thể chạm vào bằng toàn bộ thân thể. Nằm trên sàn nhà, tôi trải nghiệm được những cảm giác đang được truyền đến cơ thể thông qua mông, lưng và sau gáy. Bên dưới lớp lót sàn là hệ thống sưởi ondol được đắp từ đất mịn. Không biết có phải tại vì tâm trạng của tôi hay không mà dường như một nguồn năng lượng của tự nhiên tỏa ra từ đất đang dâng trào nơi đây. Tôi quyết định đi tắm trước khi cơ thể hoàn toàn rã rời. Lấy đồ vệ sinh cá nhân đi vào phòng tắm, tôi chợt nhận ra nơi này không khác gì khách sạn cao cấp. Một cảm giác kì lạ xuất hiện, như thể tôi vừa đột ngột vượt thời gian từ quá khứ đến hiện tại, khiến tôi lúng túng trong chốc lát. Nước nóng nhẹ, áp lực nước vừa đủ đã giúp tôi xua tan hoàn toàn những mệt mỏi sau một ngày dài. Sau khi trở lại phòng và lau khô người, tôi bắt đầu trải chăn nệm ra. Dù đã thông báo tôi sẽ ở một mình nhưng họ vẫn chuẩn bị những hai tấm nệm dày. Có lẽ họ lo nền nhà cứng sẽ khiến tôi cảm thấy bất tiện nên đã chuẩn bị chăng? Tất cả chăn gối đều được làm theo cách
CHUYÊN ĐỀ 3
20
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
Các địa điểm hanok stay hấp dẫn
truyền thống, nhồi bông vào bên trong lớp vải cô-tông. Tôi thích cảm giác nặng trĩu và thô ráp của tấm chăn đắp trên cơ thể mình. Dường như không phải tôi đắp chăn mà chiếc chăn đang ôm chặt lấy tôi vậy. Đây cũng là lúc những ký ức nhạt nhòa bắt đầu ùa về. Đó là hình ảnh bên trong nhà ngoại khi tôi còn nhỏ. Dường như tôi đã hiểu được lý do vì sao những ký ức của mình lại tối đen như vậy. Vì đó cũng là màu sắc bao phủ căn phòng của nhà ngoại khi ấy. Giấy dán tường đã cũ, giấy lót sàn cũng ngả sang màu nâu đỏ do bị đốt nóng bởi hơi lửa tỏa ra từ hệ thống đá sưởi. Giấy dán trên cửa phòng do chất lượng không tốt nên rất dày và sần sùi. Ngược lại, bên trong khu nghỉ dưỡng tôi đang ở lại rất sáng sủa. Tường được dán giấy sạch sẽ, đèn được lắp đặt âm đâu đó trong mép trần khiến tôi có cảm giác như ngôi nhà đang tự phát ra ánh sáng. Các kết cấu bằng gỗ chống đỡ cho căn nhà như là khung cửa, tường và trần có lẽ vì không gặp phải mưa gió nên đều còn nguyên vẹn, ánh đèn vàng tỏa đều, nhẹ nhàng khắp cả phòng. Nhân lúc suy nghĩ, tôi lật tấm chăn ra, đứng lên và đi về phía trước cửa phòng. Tôi kéo cửa ra một khoảng vừa phải, dùng ngón tay búng nhẹ lên giấy dán cửa. Từ vị trí ở giữa khung cửa lùa, âm thanh như tiếng trống phát ra trong trẻo nhưng cũng rất sâu lắng.
Đối với những ai có suy nghĩ lãng mạn về nhà truyền thống của Hàn Quốc nhưng chưa sẵn sàng để chuyển vào sống dài lâu, hanok stay (khách sạn hanok) sẽ mang đến cơ hội để bạn tận hưởng bầu không khí ở đó. "Youn’s Stay", chương trình truyền hình thực tế trên kênh tvN vào đầu năm 2021, có sự xuất hiện của nhóm nghệ sĩ nổi tiếng vận hành một nhà khách hanok đã thu hút sự quan tâm của công chúng về trải nghiệm nghỉ dưỡng trong nhà truyền thống. Xu hướng retro gần đây cũng đã khiến nhiều người trẻ tìm đến hanok stay hơn. Sau đây là ba địa điểm nổi tiếng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời với hanok. BẢO TÀNG VÀ KHÁCH SẠN AWON
(www.awon.kr)
HƠI ẤM CỦA GIA ĐÌNH
Giữa hai không gian rất khác nhau là thế, đâu là điểm chung đã làm sống dậy trong tôi những ký ức mà bản thân trước đây chưa bao giờ nghĩ đến? Chắc chắn là tấm chăn rồi. Chính cảm giác như tấm chăn ôm chặt cơ thể đã nhắc tôi nhớ về hơi ấm của gia đình. Dù sống trong căn phòng cũ kĩ và tăm tối, tôi đã cảm thấy rất hạnh phúc và vui vẻ. Tôi rất thích món gangdoenjang2 và kalguksu3 do bà ngoại nấu. Sau bữa ăn, ông tôi thường kê chiếc gối gỗ dựa vào tường và hút thuốc. Nếu bà cằn nhằn về việc hút thuốc ở nơi có cháu nhỏ, ông sẽ âm thầm mang chiếc gối gỗ đó ra ngoài sảnh. Mỗi khi buồn chán, tôi lại mang hết đống băng cát-sét mà các cậu của tôi sưu tầm ra để chơi đô-mi-nô. Tôi thậm chí còn cho băng vào hộp lộn xộn để đùa các cậu, nhưng tôi cũng chẳng biết trò đùa đấy có tác dụng gì không. Ông bà ngoại đã mất cách đây khá lâu, giờ đây mỗi năm tôi cũng chỉ thăm hỏi cậu mợ một hai lần, nghĩ lại thấy ký ức của thời thơ ấu mà cứ như việc đã xảy ra từ kiếp trước. Tiếng cười của những vị khách trọ trông như một gia đình vọng ra từ anchae, vượt qua cả sân trong vọng đến chỗ tôi. Vài suy nghĩ bất chợt nảy ra trong đầu, tôi vội kéo cái bàn nhỏ lại gần, đặt chiếc laptop lên và gõ vài câu. Dường như giá trị của hanok bộc lộ rõ hơn khi có hình ảnh của gia đình. Ngỡ rằng có rất nhiều thứ để viết ra, nhưng cảm giác hồi hộp, phấn khích tại một không gian xa lạ khiến tôi không tài nào sắp xếp được các ý tưởng. Để chiếc laptop tại đó, tôi đi ra ngồi trên maru.
2 Món ăn gần giống doenjang-jjige (canh tương đậu) nhưng được chế biến đặc và mặn hơn. 3 Món mì của Hàn Quốc, sợi mì được làm thủ công và cắt bằng dao.
21
Ngôi nhà cổ của Bảo tàng & Khách sạn AWON ở Wanju, tỉnh Jeollabuk được xây dựng cách đây khoảng 250 năm và di dời đến vị trí hiện tại năm 2006. Khu trưng bày là một tòa nhà kiểu hiện đại nằm ở lối vào nhưng vẫn hòa hợp với không gian truyền thống. Nơi đây trở nên nổi tiếng sau khi nhóm nhạc BTS đến ghi hình và chụp ảnh cho "2019 BTS Summer Package in Korea". Xung quanh khách sạn ngập tràn vẻ đẹp của tự nhiên, bao gồm cả khung cảnh hùng vĩ của núi Jongnam ở phía sau. Tọa lạc tại làng hanok Oseong, Bảo tàng & Khách sạn AWON còn mang đến cho du khách nhiều điều thú vị khác.
Trái với cái se lạnh của đêm thu, cảm giác cơ thể được sưởi ấm thật là sảng khoái. Trong lúc thử tìm những chòm sao trong số rất nhiều ngôi sao chi chít trên bầu trời, một cái gì đó có hình thù như chiếc lá thon dài treo ở cuối mái hiên thu hút ánh nhìn của tôi. Tò mò với hình dáng kỳ lạ ấy, tôi đứng dậy xem và nhận ra đó không phải chiếc lá mà là một chú bọ ngựa. Trong trạng thái treo ngược, đầu của chú ta ngẩng lên, hướng về phía bầu trời xa xăm bên ngoài mái hiên và hoàn toàn không động đậy. Không biết nó đã như thế tự bao giờ. Tôi đứng đó và tưởng tượng về tâm trạng của chú bọ ngựa ấy, đến khi cơ thể lạnh nổi hết da gà thì mới đi vào trong phòng. Đắp chăn và nằm xuống, trong đầu tôi vẫn nghĩ đến hình ảnh con bọ ngựa chăm chú nhìn bầu trời một mình suốt một hồi lâu, để rồi cơ thể chìm vào giấc ngủ từ lúc nào không biết.
Bên trong khu nghỉ dưỡng có những con đường đi dạo nằm giữa các ngôi nhà. Rảo bước dọc theo con đường ấy, chúng ta có thể vừa so sánh hình dáng đa dạng của những ngôi nhà truyền thống qua các thời kỳ, vừa thưởng thức phong cảnh xung quanh.
LÀNG NGHỆ THUẬT JIRYE
(www. jirye.com)
Được xác định là trung tâm sáng tạo nghệ thuật của tỉnh Gyeongsangbuk, ngôi nhà được xây dựng vào thế kỷ XVII để làm nhà chính của gia tộc hậu duệ của Kim Bang-geol (Kim Bang Kiệt, 1623-1695), một vị quan thời Joseon. Khi công trình đập Imha khởi công năm 1984, đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm trong nước, nhà chính, nhà thờ, trường làng và một số căn nhà khác đã được di dời đến một thung lũng phía sau làng. Từ năm 1989, nơi đây bắt đầu cung cấp dịch vụ ở trọ với cái tên Làng Nghệ thuật Jirye. Khung cảnh tuyệt đẹp của hồ Imha với làn sương mù từ mặt nước đã biến ngôi làng trở thành địa điểm chụp ảnh nổi tiếng trong giới trẻ.
HYEHWA 1938
(www.hyehwa1938.com) Hyehwa 1938, cách cung Changgyeong ở Seoul khoảng 15 phút đi bộ, là ngôi nhà hanok được xây dựng năm 1938 trong khu đô thị. Nơi đây đã được tu sửa để làm nhà khách, các cấu trúc cơ bản đều được bảo tồn nhưng vẫn mang cảm giác hiện đại thông qua những yếu tố thiết kế đầy sáng tạo. Vị kiến trúc sư đảm trách tu sửa công trình đã vận hành việc kinh doanh từ năm 2017. Đây được xem là một địa điểm trải nghiệm hanok stay hiếm hoi ngay trong lòng Seoul. Vì toàn bộ ngôi nhà chỉ có thể cho một nhóm khách thuê nên nơi đây thường dùng để tổ chức kỷ niệm những dịp đặc biệt. Một địa điểm du lịch khác là Trung tâm Dịch vụ Công cộng Hyehwa, cũng là trung tâm đầu tiên đặt trong một ngôi nhà hanok.
Chuyên đề 4
Lee Kang-min Giáo sư Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc Dịch. Bùi Phan Anh Thư / Ảnh. Ahn Hong-beom
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
23
Đa dạng hóa công năng kiến trúc hanok Gần đây, công năng của nhà truyền thống hanok ngày càng trở nên đa dạng. Phong cách thiết kế và kỹ thuật kiến trúc hanok được áp dụng để xây dựng nhiều khu lễ tiệc, khu biểu diễn, công trình văn hóa và cả những công trình công cộng như thư viện, tạo ấn tượng đặc sắc. Đặc biệt, nhờ chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, những công trình giáo dục và thương mại mang phong cách hanok ngày càng tăng lên đáng kể, dần làm thay đổi nhận thức của công chúng về hanok.
Đ
ầu thế kỷ XX, khi các tòa nhà theo phong cách phương Tây bắt đầu được xây dựng với những vật liệu mới như cốt thép, bê tông, kính cùng hình thù khác lạ, những tòa nhà xưa cũ như văn phòng chính quyền, nhà khách và trường học Nho giáo tại Hàn Quốc bắt đầu được tu sửa để dùng vào mục đích mới. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kỹ thuật và không gian trong kiến trúc truyền thống, những thử nghiệm đó sớm bị gián đoạn, đa phần các tòa nhà này nhanh chóng được thay thế bằng kết cấu bê tông cốt thép hoặc gạch. Trong quá trình hiện đại hóa bắt đầu sau khi Hàn Quốc thoát khỏi chế độ thực dân năm 1945, khi xã hội đề cao sứ mệnh kế thừa truyền thống, hanok được tái tạo bằng bê tông thay vì bằng gỗ. Hiện tượng này ở Hàn Quốc và Triều Tiên không khác gì nhau, các công trình kiến trúc hoành tráng như Tòa nhà Lưu niệm Độc lập (1987) ở Hàn Quốc và Nhân dân Đại học Tập đường (1982) ở Triều Tiên đều được xây theo kiểu hanok bằng bê tông. Tuy nhiên, những tòa nhà này không được đánh giá cao, vì chúng khác với xu hướng
kiến trúc quốc tế hoặc xa rời với đời sống thường nhật của người dân. Hanok vốn từng bị quay lưng nhưng ngày nay càng được yêu thích vì điều kiện xã hội từ sau thập niên 2000 đã khác trước rất nhiều. Thu nhập quốc dân tăng kéo theo nền kinh tế dần trở nên sung túc, văn hóa truyền thống được quan tâm nhiều hơn nhờ vào sự phát triển của công nghiệp văn hóa đại chúng. Đồng thời, nguồn cung nhà ở mở rộng dẫn đến nhu cầu về loại hình nhà ở trong xã hội đa dạng hơn rất nhiều. Tất cả những điều này khiến xã hội có dịp nhìn lại ưu điểm của hanok, hình thành xu hướng chuộng hanok và đẩy lên cao trào chưa từng có tiền lệ. Nhằm quảng bá danh tiếng và thu hút người nhập cư, một số chính quyền địa phương đã khuyến khích phát triển các khu xây dựng và hỗ trợ kinh phí xây các công trình kiểu hanok. Các cơ quan chính phủ và nhà nước như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ịch, Bộ Ngoại giao và Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc cũng có nhiều nỗ lực để mở rộng đất cho kiến trúc hanok dụng võ. Kết quả là kiến trúc hanok hiện đang được xây dựng không
chỉ trong nhà ở mà còn trong nhiều công trình với mục đích sử dụng đa dạng như trung tâm thương mại, giáo dục và văn hóa. Trong bối cảnh mới của thế kỷ XXI, hanok đã bắt đầu khám phá tính chân thực của vật liệu và các phương pháp cấu trúc truyền thống. Khi xây dựng những ngôi nhà hanok bằng gỗ thay vì bê tông, công dụng của vật liệu tự nhiên và tình cảm ẩn chứa trong không gian truyền thống đã được khơi dậy theo quan điểm của con người hiện đại. Sự thoải mái và cảm giác khỏe khoắn đặc thù do hanok mang lại đang được đánh giá cao ở những công trình công cộng đặc biệt dành cho người cao tuổi, trẻ em hay những người sức khỏe yếu như nhà trẻ, trường học, hội quán làng, xã hoặc bệnh viện. Trong tương lai, kế hoạch xuất khẩu không gian hanok, mà đứng đầu là các trung tâm văn hóa ở nước ngoài và những không gian mang tính ngoại giao, dự kiến sẽ được thực hiện cụ thể. Nào, bây giờ chúng ta cùng theo dõi một số công trình thực tế xem lối kiến trúc hanok đang được ứng dụng trong các lĩnh vực đa dạng ra sao nhé!
Nhà thờ Ganghwa thuộc Giáo hội Anh giáo Hàn Quốc
Công trình kiến trúc Cơ Đốc giáo của Hàn Quốc thời kỳ đầu được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic với hình chóp nhọn chọc trời, tiêu biểu có Nhà thờ Công giáo Myeongdong (1898). Tuy nhiên, một số nhà thờ ở địa phương lại được xây dựng theo phương thức cải tiến cấu trúc và phong cách của hanok, trường hợp điển hình là Nhà thờ Anh giáo Ganghwa (1900). Linh mục Mark Napier Trollope, người chỉ huy kiến trúc, đã từng kỳ vọng rằng sự tham gia tình nguyện của các tín hữu sẽ giúp hình thành lối kiến trúc đặc trưng của Cơ Đốc giáo Hàn Quốc, tương tự như việc hình thành kiến trúc Cơ Đốc giáo thời kỳ đầu. Như vậy, với nền tảng là sự đóng góp của các tín hữu, một thánh đường kiểu hanok độc đáo có lối đi dài và mái hình bát giác đã được hiện thực hóa qua trình độ kỹ thuật của những thợ mộc cung đình và kỹ sư chuyên về
gạch từ Trung Quốc sang, kết hợp với sắt thép và đồ trang trí nhập khẩu từ Anh. Ngày nay vẫn còn lại ở một số nơi có công trình nhà thờ kiểu hanok đã được bản địa hóa theo lối kiến trúc chiết trung Đông Tây đầu thế kỷ XX. Nhà thờ Geumsan (1905)
ở Gimje được thiết kế có nhà nguyện và lối vào cho riêng nam và nữ, phản ánh truyền thống của Nho giáo. Thánh đường Nabawi (1906) ở Iksan thì lại được xây dựng với hình dáng một ngọn tháp cao trên mái tòa nhà hanok, sau này nhiều phần đã được xây lại bằng gạch.
CHUYÊN ĐỀ 4
Namsan Gugakdang ở Seoul
Công trình Namsan Gugakdang (2007) ở Seoul được thiết kế bởi bà Kim Yong-mi thuộc công ty Kiến trúc Geumseong, là một tòa nhà hanok thấp được xây dựng bằng gỗ thông lấy từ núi Taebaek. Để giữ nguyên bầu không khí của Làng Hanok Namsangol mở cửa năm 1988, Namsan Gugakdang đã được thiết kế gồm một số nhà hanok đơn tầng được tận dụng làm sảnh, văn phòng và phòng trải nghiệm cùng hướng về sân chung. Sân khấu biểu diễn quy mô lớn với 330 chỗ ngồi được thiết kế dưới lòng đất. Không gian biểu diễn dưới lòng đất có thể được tiếp cận thông qua sân sau, nơi này có khu vườn trũng Chimsangwon (Thẩm sàng viên) thấp hơn mặt đất. Khu vườn dưới lòng đất này mang lại cảm giác thân thuộc nhờ những bồn trồng hoa được sắp xếp kiểu bậc thang theo độ dốc lối đi và bài trí thêm những cái chum vại. Khách đến thăm cho biết cảnh đêm Seoul nhìn từ nơi đây mang vẻ đẹp thật đặc biệt.
Namsan Gugakdang nhận nhiều lời khen do khắc họa vẻ đẹp kiến trúc trang nhã và giản dị nhờ sử dụng kỹ thuật truyền thống. Từ kỹ thuật đến vật liệu và màu sắc đều tận dụng từ những lợi thế của vùng. Một công trình khác của cùng công ty thiết kế mang tên Phòng triển lãm Di vật Yun Seon-do (2010) ở Haenam (tỉnh Jeollanam), cũng gồm tòa hanok đơn tầng trên mặt đất, không gian triển lãm được bày trí dưới tầng hầm
và sân được đào sâu để khai thác ánh sáng. Cả hai tòa nhà đều là những công trình điển hình trong việc kết hợp các không gian văn hóa quy mô lớn dưới lòng đất mà vẫn giữ được quy mô và kết cấu không gian truyền thống của hanok.
Mua lại một ngôi nhà hanok và một ngôi nhà kiểu Nhật Bản trên phố Samdeok, Daegu, bác sĩ Lim Jaeyang kết hợp và nâng cấp chúng thành công trình Bệnh viện khoa Ngoại của bác sĩ Lim Jae-yang (2012). Công trình này đạt được sự hài hòa với cảm giác yên bình của khu phố cổ nhờ nỗ lực giữ lại tối đa hình dạng và bố cục vốn có của các
tòa nhà. Bệnh nhân đến đây trước hết sẽ đăng ký khám tại khu giếng trời được trang trí như một nhà kính ở một bên sân sau đó họ thay quần áo y tế và chờ đến lượt tại đại sảnh để được điều trị. Ngôi nhà kiểu Nhật Bản được sử dụng như một căn nhà phụ mang lại ấn tượng sâu sắc về không gian nên khá lôi cuốn và được sử dụng với nhiều chức năng
như giải lao, ở lại, làm bánh... Tại Seoul, vào năm 2005, một bệnh viện Nha khoa đã được mở tại một căn Hanok ở phố Gahoe, quận Jongno. Ở đây, hai ngôi nhà hanok nhỏ được kết hợp lại theo thiết kế truyền thống, mảnh sân được tái cấu trúc thành giếng trời làm không gian cho bệnh nhân ngồi chờ khám.
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
25
© Park Young-chae
Bệnh viện khoa Ngoại của bác sĩ Lim Jae-yang
24
Sảnh tiệc phong cách hanok Phoenix Springs Country Club (2009) ở Pyeongchang, do kiến trúc sư Hwang Doo-jin thiết kế, được quy hoạch với hai tòa hanok đối diện nhau từ trái sang phải với một khoảng
sân rộng ở giữa. Một tòa đem đến cảm giác của một cung điện hoặc một ngôi đền, còn tòa còn lại thể hiện hình ảnh của dinh thự cao cấp. Nếu mở cả cửa lớn và cửa sổ của cả hai tòa nhà đối diện nhau này, khu
vực sân có thể tổ chức cả sự kiện lớn kết nối từ trong ra ngoài. Hội trường này được dựng lên với những cây cột baeheullim trên nền đá được mài dũa gọn ghẽ và có mái che kiên cố, những viên gạch vuông sậm màu lát trên sàn để tái sinh cách thức của một tòa hanok cổ xưa. Đồng thời, đây là một phát kiến rất hiện đại, không giống kiểu mái ngói truyền thống, khi họ không đắp đất lên mái ngói mà lại tạo ra một không gian trống để lắp đặt các thiết bị khác nhau trong đó và che mái hành lang nối hai tòa nhà bằng kính trong suốt, tạo nên một cảm giác mới lạ. Những tòa hanok được sử dụng làm sảnh tiệc cần tính sang trọng hoặc dãy phòng khách sạn như trên thì thường có xu hướng chọn phong cách hoa lệ có quy mô lớn.
Sảnh tiệc phong cách hanok, Phoenix Springs Country Club
© Park Young-chae
CHUYÊN ĐỀ 4
HANOK: KHÔNG GIAN CỦA CẢI TIẾN
26
27
Thư viện kiểu hanok của trường Tiểu học Jeongsu Trường Tiểu học Jeongsu, nằm ở Jeongneung, ngoại ô phía bắc Seoul, đã thu hút nhiều sự chú ý khi xây dựng một thư viện (năm 2020) và các phòng học đặc biệt xây dưới dạng hanok. Trong quá trình xây dựng, học sinh, giáo viên và phụ huynh tập hợp lại để cùng hình thành ý tưởng về các không gian tòa nhà và đặt cho chúng tên gọi mang ý nghĩa đặc biệt thể hiện tình yêu dành cho chữ Hangeul: "Hansolgak" cho thư viện và "Narijae"
Hành lang hình tròn của Buyeo Lotte Resort quay đầu. Để cấu tạo nên tòa nhà hình tròn hoàn hảo, họ thiết kế chuẩn từng chi tiết tất cả các bộ phận và hình dạng của kết cấu cho khớp với độ cong đã được tính toán kỹ, chúng được cắt sẵn tại xưởng và mang đến lắp ráp tại công trình. Tòa vọng lâu được đặt giữa sảnh thềm của khu nghỉ dưỡng nối từ hành lang và chính diện của tòa nhà chính cũng thể hiện được sự hài hòa tự nhiên giữa truyền thống và hiện đại theo quy hoạch kiểu hanok.
© Kim Jae-kyeong
Khu nghỉ dưỡng Buyeo Lotte (2010) xây dựng trong Khu Di tích Lịch sử Baekje được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2015, khơi dậy trí tưởng tượng về lịch sử nhờ những di tích cổ đại. Là sản phẩm hợp tác giữa hai kiến trúc sư Kim Seung-hoy và Cho Jung-goo, công trình là sự gặp gỡ đầy ngoạn mục giữa những tòa nhà hiện đại thanh thoát tươi mới với những tòa hanok được tái cấu trúc theo hình kỷ hà. Đặc biệt, hành lang tròn đường kính lớn nằm ở trung tâm lối vào khu nghỉ dưỡng tạo nên một cảnh quan đặc biệt từ bên trong vòng quay cho xe
cho lớp học đặc biệt. Hai tòa nhà được nối với nhau bằng một hành lang dài kiêm chức năng của mái che nắng cho những học sinh chạy quanh sân chơi có thể vào nghỉ ngơi bất cứ lúc nào. Trong thư viện, hai tầng được mở trong nhà để tạo thành các kệ sách sắp xếp theo hình bậc thang, và phòng học đặc biệt có phần bậc thềm nối dài bằng gỗ được mở rộng ra để ai cũng có thể ngồi lên và trò chuyện. Bộ Giao thông Địa chính có chương
Tiêu điểm
Ha Kye-hoon Nhà phê bình mỹ thuật Dịch. Nguyễn Thị Ly
Bộ sưu tập của Lee Kun-hee được công bố và giới thiệu đến công chúng
TIÊU ĐIỂM
29
Sau khi cố chủ tịch Lee Kun-hee của tập đoàn Samsung qua đời, khoảng 23.000 tác phẩm nghệ thuật cận hiện đại mang giá trị lịch sử nghệ thuật mà cá nhân ông sở hữu được hoàn trả lại cho xã hội. Những buổi triển lãm đặc biệt gồm các tác phẩm do hai bảo tàng quốc gia chọn lựa trong số trên đã thu hút sự quan tâm của công chúng. THÁNG 10 NĂM 2020, khi chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee qua đời sau cơn hôn mê vì nhồi máu cơ tim cấp tính, công chúng tỏ ra vô cùng quan tâm đến những tác phẩm nghệ thuật mà ông để lại. Bộ sưu tập những tác phẩm nghệ thuật của gia đình Samsung bắt đầu từ cha của Lee Kun-hee - chủ tịch Lee Byung-chul - người sáng lập ra tập đoàn. Vợ chồng chủ tịch Lee Kun-hee đã mở rộng một cách đáng kể quy mô bộ sưu tập được thừa kế từ cha. Một phần trong số đó đã được giới thiệu đến công chúng qua các buổi triển lãm của Bảo tàng Mỹ thuật Ho-Am hay Bảo tàng Mỹ thuật Leeum được điều hành bởi Quỹ Văn hóa của Tập đoàn Samsung. Tuy nhiên, toàn bộ quy mô hay danh mục chi tiết của bộ sưu tập chưa từng được công khai nên đây luôn là chủ đề quan tâm của công chúng. Một số người đã đánh giá bộ sưu tập được gọi là "Bộ sưu tập Lee Kun-hee" có giá trị văn hóa cao hơn các tác phẩm đang lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc và Bảo tàng Mỹ thuật đương đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA). Cũng có ý kiến cho rằng giá trị của chúng ước tính hơn hàng nghìn tỷ won. Tháng 4 năm 2021, gia đình Samsung đã chính thức công bố sẽ hoàn trả lại khoảng 23.000 tác phẩm nghệ thuật và di sản văn hóa thuộc sở hữu cá nhân của Chủ tịch Lee cho xã hội. Các tác phẩm nghệ thuật cổ sẽ được quyên tặng cho Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, các tác phẩm nghệ thuật của các vĩ nhân trong và ngoài nước sẽ được quyên tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật đương đại Quốc gia Hàn Quốc. Để kỷ niệm sự kiện này, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức buổi triển lãm đặc biệt mang tên "Cùng thưởng thức di sản văn hóa vĩ đại - Triển lãm những kiệt tác do Cố chủ tịch Lee Kun-hee quyên tặng" từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 26 tháng 9 năm 2021. Bảo tàng Mỹ thuật đương đại Quốc gia Hàn Quốc cũng tổ chức "Triển lãm đặc biệt MMCA Lee Kun-hee: Những kiệt tác nghệ thuật Hàn Quốc" từ ngày 21 tháng 7 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022.
"Inwangjaesekdo" Jeong Seon (1676-1759). 1751. Mực trên giấy. 79.2 × 138 cm. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Jeong-son thời hậu kì Joseon khắc họa phong cảnh mùa hè của núi Inwang, Seoul với sương mù giăng kín sau cơn mưa. Sinh ra và lớn lên ở vùng núi
Inwang, tác giả đã ghi lại hình ảnh ngọn núi thân thuộc bằng những nét vẽ tự tin. Là một trong những tác phẩm cuối đời của tác giả, bức họa này đã phát triển xu hướng vẽ tranh phong cảnh hiện thực bằng cách nhìn và họa trực tiếp phong cảnh thực, vượt qua ranh giới khái niệm vẽ tranh phong cảnh truyền thống.
TIÊU ĐIỂM
30
TIÊU ĐIỂM
31
"Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát đồ" (bên phải) Thế kỷ XIV. Màu trên lụa. 93.8 × 51.2 cm. Quan Âm Bồ Tát ngàn tay được biết đến qua việc cứu rỗi chúng sinh bằng vô số tay và mắt. Mặc dù Phật giáo Hàn Quốc có lịch sử tín ngưỡng lâu đời về Quan Âm Bồ tát ngàn tay nhưng “Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát đồ” là tác phẩm duy nhất truyền tải hình ảnh của Quan Âm Bồ Tát. Quan Âm Bồ Tát ngàn tay trong bức tranh này có 11 khuôn mặt và 44 bàn tay, mỗi bàn tay cầm một đồ vật với ý nghĩa tốt lành.
DI SẢN VĂN HÓA CẤP QUỐC BẢO
Trước khi quyên góp cho quốc gia, một phần bộ sưu tập của cố chủ tịch Lee Kun-hee đã được trao tặng cho các bảo tàng mỹ thuật địa phương theo đặc thù của tác phẩm. Ví dụ như các bức tranh của họa sĩ Kim Hwan-ki (1913-1974) và Chun Kyung-ja (1924-2015) xuất thân từ tỉnh Jeollanam đã được trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh Jeollanam; tác phẩm của họa sĩ Lee In-seong (1912-1950) và Seo Dong-jin (1900-1970) xuất thân từ thành phố Daegu, tỉnh Geoyngsangbuk được quyên góp cho Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Daegu, hàng chục tác phẩm của Park Soo-kun (1914-1965) xuất thân từ Yanggu, tỉnh Kangwon lần lượt được trao lại cho Bảo tàng Mỹ thuật Park Soo-kun quận Yanggu. Khoản quyên tặng có ý nghĩa hơn hết là các di vật được chuyển đến Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc và Bảo tàng Mỹ thuật đương đại Quốc gia Hàn Quốc. Vì đó đều là những tác phẩm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Hàn Quốc bao gồm cả những di sản văn hóa cấp bảo vật quốc gia. Trước tiên, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã được trao tặng một kho di vật đồ sộ khoảng 21.600 hiện vật từ thời tiền sử đến triều đại Joseon như đồ đất nung, đồ gốm, các tác phẩm điêu khắc, các bức thư họa, đồ gỗ. Trong triển lãm lần này, có khoảng 77 kiệt tác thể hiện giá trị thẩm mỹ cao nhất và kỹ
nhất và kỹ thuật vượt trội thời bấy giờ được lựa chọn và giới thiệu rộng rãi đến công chúng. Trong buổi triển lãm, các tác phẩm tiêu biểu gồm "Inwangjaesekdo" (Nhân vương tễ sắc đồ) được họa sĩ Jeongson (1676 -1759) vẽ năm 1751 thời kì hậu Joseon, những bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng là báu vật quốc gia, cùng với bức tranh Phật giáo thời Goryeo "Jeonsookwanambosaldo" (Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát đồ) vẽ chi tiết hình ảnh mỹ lệ của Bồ tát. Trong số các tác phẩm này, thu hút ánh nhìn nhất chắc chắn là "Inwangjaesekdo". Tái hiện hình ảnh sau cơn mưa của núi Inwang - ngọn núi nằm ở bên trái cung Gyeongbok, tác phẩm này được sáng tác cùng thời với những bức họa phong cảnh dần được quan tâm khi những chuyến du lịch quy mô lớn - Grand tour từ châu Âu đến Ý trở nên thịnh hành. Bức tranh này có thể so sánh với các tác phẩm của họa sĩ tranh phong cảnh người Anh Richard Wilson vẽ trong chuyến thăm nước Ý năm 1750. Mặc dù có sự khác biệt về màu mực giữa tranh mực và tranh sơn dầu nhưng nếu tác phẩm của Wilson tái hiện trung thành bầu không khí thanh bình mộc mạc dựa trên việc miêu tả màu sắc chân thực thì "Inwangjaesekdo" sánh tầm ở chỗ nó miêu tả khung cảnh sinh động của núi Inwang khi sương mù tan ngay sau cơn mưa bằng sự tương phản kì lạ được tạo ra bởi độ đậm nhạt của mực vẽ
"Thủy Nguyệt Quan Âm đồ" (bên trái). Thế kỷ XIV. Màu trên lụa. 83.4 × 35.7 cm. “Thủy nguyệt Quan Âm đồ” là tên gọi khác của Quan Âm Bồ Tát, có nghĩa là cứu nhiều người giống như mặt trăng trên trời được phản chiếu xuống làn nước trong vắt ở nhiều nơi khác nhau. Người xem có thể cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của các bức tranh Phật giáo Goryeo trong sự hài hòa của các hoa văn và màu sắc tinh tế phản chiếu dưới lớp áo trong suốt của Quan Âm Bồ Tát.
"Cực lạc" (bên phải) Baik Nam-soon (1904-1994). Khoảng năm 1936. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Tám mặt bình phong. 173 × 372 cm. Tác phẩm quy mô lớn này của Baik Nam-soon, một nữ họa sĩ Hàn Quốc thế hệ đầu tiên theo học hội họa phương Tây ở Tokyo và Paris, gợi nhớ đến Arcadia ở phương Tây và thiên đường của phương Đông, đồng thời gợi nhớ đến sự kết hợp không tưởng giữa Đông và Tây. Tác phẩm được đánh giá là đáng suy ngẫm về các dung hợp và biến đổi các chất liệu và kỹ thuật hội họa phương Đông và phương Tây. Sau khi chồng bà là họa sĩ Lim Yong-ryun (1901-?) mất tích trong chiến tranh Triều Tiên, bà đã chuyển đến Hoa Kỳ cùng các con vào năm 1964 và các hoạt động nghệ thuật của bà sau đó không được nhiều người biết đến ở Hàn Quốc.
"Chơi bi" Chang Ucchin (1917-1990). 1938. Tranh sơn dầu trên vải canvvas. 65 × 80.5 cm. Chang Ucchin nổi bật với phong cách đơn giản hóa các vật liệu đơn sơ thường thấy trong cuộc sống hàng ngày như nhà cửa, cây cối, chim chóc và thể hiện chúng mang tính hoạt họa. Tác phẩm này đã được gửi đến một cuộc triển lãm do Choseon Ilbo tổ chức và là tác phẩm đầu tay tiêu biểu được nhận giải thưởng cao nhất của tác giả. Mặc dù việc mô tả chi tiết đã bị lược bỏ nhưng cấu trúc hình ảnh vẫn được sắp xếp đẹp. Tác phẩm đánh dấu một giai đoạn sáng tác trước khi phong cách hội họa phong cảnh độc đáo của ông bắt đầu được biết đến một cách rộng rãi.
TIÊU ĐIỂM
TIÊU ĐIỂM
32
33
và sự linh hoạt điêu luyện của bút lông.
GIÁ TRỊ MANG TÍNH LỊCH SỬ MỸ THUẬT
© Whanki Foundation · Whanki Museum
"Những cô gái và cái chum" Kim Whanki (1913-1974). Thập niên 1950. Tranh sơn dầu trên vải canvas. 281.5 × 567 cm. Những người phụ nữ khỏa thân và bình sứ trắng, hạc, hươu là mô típ mà Kim Hwan-ki rất thích vẽ từ cuối những năm 1940 đến năm 1950. Tác phẩm này tạo ra các bức tranh tường có quy mô lớn với các hình cách điệu, đồ vật và động vật được sắp xếp trên nền tông màu pastel mang lại nét trang trí mang tính thoát tục.
"Cấu trúc" Lee Ungno (1904-1989). 1971. Màu trên vải. 230 × 145 cm. Lee Ungno là một nghệ sĩ đã mở ra một chân trời mới trong lịch sử mỹ thuật Hàn Quốc thông qua những thử nghiệm vô tận giữa các thể loại và chất liệu. Những thử nghiệm mang tính hình thức của ông thể hiện rõ trong loạt tác phẩm mang tên "Văn tự trừu tượng" được sáng tác đầu những năm 1960. Khác với những tác phẩm thời kỳ đầu thể hiện khuynh hướng trữ tình, trong tác phẩm này các nhân vật được kết hợp mang tính lập thể và trừu tượng hơn.
"Tác phẩm" Yoo Young-kuk (1916-2002). 1974. Tranh sơn dầu trên vải canvas. 136 × 136.5 cm. Yoo Young-kuk liên tục cho ra mắt các tác phẩm lấy mô típ ngọn núi từ đầu những năm 1960. Đối với ông, núi là nguyên mẫu của vẻ đẹp chứa đựng sự bí ẩn và thiêng liêng của thiên nhiên, đồng thời, chúng là cầu nối để thử nghiệm các yếu tố hội họa như hình thức và màu sắc. Ra đời vào thời điểm bước ngoặt trong hành trình vẽ tranh của tác giả, bức tranh này cho thấy hình thức và màu sắc đang thay đổi từ sự trừu tượng tuyệt đối hiện có sang một hướng tự do hơn.
Trong nửa đầu thế kỷ 20, Hàn Quốc đã trải qua thời kì hỗn loạn và điêu tàn khi bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh sau sự thống trị của thực dân và chia rẽ dân tộc. Vì vậy, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã bị phá hủy hoặc thất lạc trước và sau thời kì này dẫn đến tài liệu nghiên cứu lịch sử mỹ thuật tương đối hạn hẹp. Do đó, buổi triển lãm này được đánh giá cao khi ra mắt một lượng lớn các tác phẩm vượt qua nghịch cảnh, thiếu thốn và ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong những tác phẩm được trưng bày, các tác phẩm như "Cõi cực lạc" của Baek Nam-soon (1904 -1994), "Chơi bắn bi" của Jeong Ok-jin (1917-1990) và "Tiếng vang" của Kim Hwan-ki đặc biệt được quan tâm. Được vẽ bằng sơn dầu trên tám bức bình phong truyền thống của Hàn Quốc, "Cõi cực lạc" thể hiện sự gặp gỡ mang tính hình thức của nghệ thuật phương Đông và phương Tây. Đây gần như là tác phẩm lớn duy nhất của tác giả Baek Nam-soon được phát hiện cho tới hiện tại. "Chơi bắn bi" là tác phẩm của Jang Ok-jin, người mà trong độ tuổi hai mươi chủ yếu vẽ những tác phẩm đơn giản và thuần khiết gửi tham gia một cuộc thi do tòa soạn báo tổ chức và đoạt giải thưởng. Không giống như những tác phẩm thời kỳ đỉnh cao của tác giả, nó được ghi nhận là tác phẩm đầu tiên có giá trị miêu tả của hình thức tranh phong tục theo chủ nghĩa hiện thực. Bức tranh biếm họa "Tiếng vang" được Kim Hwan-ki sáng tác năm 1973, một năm trước khi ông qua đời sau thời gian dài sáng tác ở Niu-Oóc từ năm 1963. Là một trong những kiệt tác trong thời kì hoàng kim của tác giả, tác phẩm đang nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng, gần đây được đấu giá lên đến hàng nghìn đô-la tại các cuộc đấu giá không chỉ ở trong nước mà còn ở Niu-Oóc và Hồng Kông.
MỞ CỬA TRIỂN LÃM
Sự quan tâm của xã hội đối với những tác phẩm do gia đình Chủ tịch Lee Kun-hee quyên tặng lần này có thể nhìn thấy qua tình hình tham quan ở cả hai cuộc triển lãm. Ngoài sự hiếu kỳ của công chúng đối với những tác phẩm thuộc sở hữu của người giàu nhất Hàn Quốc, chính sự hồi sinh của văn hóa bên cạnh thu nhập quốc dân tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây đã khiến nó trở thành chủ đề nóng trong giới nghệ thuật. Ngay cả những người dân bình thường ít quan tâm đến nghệ thuật, đặc biệt là giới trẻ cũng hướng đến Bảo tàng Mỹ thuật đương đại. Không chỉ sự có mặt của RM trưởng nhóm nhạc BTS - vốn được biết đến là người thường xuyên tới các buổi triển lãm, mà cả sự lui tới của những nghệ sĩ nổi tiếng trong lòng giới trẻ cũng có mang đến ảnh hưởng không nhỏ. Cả hai cuộc triển lãm đều cân nhắc tình hình dịch bệnh COVID-19 nên chỉ mở cửa cho những người đặt trước với số lượng hạn chế. Vì vậy, cuộc cạnh tranh đặt vé vào cổng ngày càng nóng lên và cũng đã xuất hiện vé chợ đen. Văn hóa tham quan các bảo tàng mỹ thuật ở Hàn Quốc bắt đầu từ việc thành lập Hội triển lãm Mỹ thuật
Bộ sưu tập mà Cố chủ tịch Lee Kun-hee quyên tặng cho MMCA gồm 1.488 tác phẩm. Không chỉ là khoản quyên tặng có quy mô lớn nhất trong lịch sử của Bảo tàng, việc này còn có ý nghĩa hơn rất nhiều ở chỗ nó bao gồm những tác phẩm quan trọng và quý giá của đầu thế kỷ 20. Joseon vào năm 1922 tương tự như hình thức họp mặt văn nghệ sĩ của châu Âu, tới nay đã gần một thế kỷ. Thời đó, việc xem triển lãm được xem là một hoạt động đặc biệt đòi hỏi nhiều kiến thức về văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, gần đây nhận thức xã hội đã dần thay đổi. Xem triển lãm và giải trí tại các nơi đặt cạnh địa điểm triển lãm là hoạt động quan trọng thường ngày đang lan truyền nhanh chóng trong giới trẻ. Đúng dịp này, những tác phẩm quyên tặng của chủ tịch Lee Kunhee được giới thiệu rộng rãi, góp phần lan tỏa sức nóng của xu hướng trên.
"Con đường đi bộ màu vàng" Chun Kyung-ja (1924-2015). 1983. Màu trên giấy. 96.7 × 76 cm. Chun Kyung-ja, người yêu thích vẽ hoa và phụ nữ, đã tạo ra cảm giác mơ mộng trên tranh thông qua kỹ thuật sử dụng bột màu truyền thống phương Đông và các đặc tính của giấy. Bức tranh được hoàn thành theo phong cách riêng của bà dựa trên màu sắc đẹp và chất trữ tình văn học, phỏng theo hình mẫu là cô con dâu lớn của mình.
Bình luận nghệ thuật
Won Jong-won Nhà phê bình âm nhạc; Giáo sư, Khoa Truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Soonchunhyang Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm
BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT
35 "Gwanghwamun Sonata" là vở nhạc kịch jukebox dựa trên những bản hit ballad của Lee Young-hoon (1960-2008), nhà soạn nhạc nổi tiếng của những năm 1980 và 1990. Thiết kế sân khấu có Gwanghwamun - cổng chính của cung điện Gyeongbok, và con đường dọc theo bức tường của cung điện Deoksu. Tất cả tạo nên bối cảnh cho lời bài hát của Lee Young-hoon, gợi lên nỗi nhớ trong lòng những người yêu mến bài hát của ông.
Thử sức với nhạc kịch jukebox Hàn Quốc Bản pop ballad của Lee Young-hoon (1960-2008) từng lay động cảm xúc của thế hệ trẻ những năm 1980-1990 đang là ca khúc được nhiều người yêu thích gần đây. Vở nhạc kịch "Gwanghwamun Sonata" quy tụ những bản nhạc này đã được đưa lên sân khấu lần thứ ba trong mùa thu năm nay và thu được nhiều thành công tại phòng vé.
cập đến âm nhạc đại chúng của Hàn Quốc trong những năm 1980 và 1990. Ông đã để lại rất nhiều bản hit giống như Midas trong thần thoại Hy Lạp có thể biến mọi thứ thành vàng chỉ với một cái chạm tay. Từ bài hát được dùng làm tiêu đề "Gwanghwamun Sonata" (1988) đến các bài "Khi tình yêu đi qua" (1987), "Đứng dưới bóng cây ven đường" (1988), và "Tình yêu xưa" (1991) được sử dụng trong tác phẩm là những kiệt tác thời đại khiến tất cả khán giả đều ngân nga nhẩm theo. Giống như hầu hết các vở nhạc kịch jukebox được công chúng yêu thích, tác phẩm này đã thành công trong việc khơi gợi tối đa sự hoài niệm. Nó thu hút không chỉ những người mê nhạc kịch mà còn cả những người yêu thích nhạc của Lee Young-hoon đến sân khấu kịch. Khi màn sân khấu buông xuống và khán phòng vang lên bản nhạc nổi tiếng "Hoàng hôn đỏ" (1988) của Lee Young-hoon được nhóm nhạc thần tượng Big Bang biên đạo lại, khán giả khó có thể ngồi yên trên ghế. Họ hưởng ứng, hát theo cổ vũ, đồng thời trải nghiệm một cảm xúc rất đặc biệt do loại hình sân khấu này tạo ra.
BA PHIÊN BẢN
© CJ ENM
HAI LOẠI HÌNH âm nhạc trình diễn thịnh hành gần đây là phim âm nhạc (movical) dựa trên các bộ phim nổi tiếng trong những năm trước và nhạc kịch jukebox với dòng nhạc đại chúng vang bóng một thời. "King Kong" với hình tượng chú khỉ Gorilla khổng lồ bước lên sân khấu và "Mary Popppins" dựa
trên bộ phim nguyên tác cùng tên của đạo diễn Robert Stevenson (1905-1986) là những bộ phim âm nhạc tiêu biểu nhất. "Jersey Boys" theo dòng nhạc của ban nhạc Mỹ Four Seasons và "Mamma Mia" liên tục giữ vị trí bản hit của nhóm nhạc Thụy Điển ABBA là những điển hình của dòng nhạc kịch jukebox
luôn có sức hút đối với công chúng. Nhạc kịch jukebox còn được gọi là nhạc pop trình diễn lấy nhạc đại chúng làm nội dung biểu diễn trên sân khấu. Nhiều tác phẩm nhận được sự yêu mến của khán giả trên thị trường sâu khấu quốc tế. Làn sóng nhạc kịch jukebox cũng bắt đầu
lan tỏa khắp thị trường nội địa Hàn Quốc. Đáng chú ý là vở "Gwanghwamun Sonata" đã được lưu diễn khắp nhiều địa phương sau khi xuất hiện trên sân khấu Nhà hát Opera của Trung tâm Nghệ thuật Seoul từ tháng 7 đến tháng 9 vừa qua.
HÁT KHI HẠ MÀN Tác phẩm này thuộc dòng nhạc tribute (nhạc tôn vinh các huyền thoại âm nhạc). Những bài hát do nhạc sĩ Lee Young-hoon sáng tác và ca sĩ Lee Mun-sae biểu diễn đã được chọn làm nhạc kịch. Nếu không nhắc đến nhạc sĩ Lee Young-hoon sẽ rất khó để đề
"Gwanghwamun Sonata" có đến vài phiên bản. Phiên bản đầu tiên dàn dựng các bài hát của Lee Young-hoon thành nhạc kịch là của đạo diễn nhạc kịch nổi tiếng Lee Gi-na, được công diễn tại Nhà hát lớn của Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Sejong năm 2011. Nghe nói rằng chính Lee Young-hoon đã tạo ra cốt truyện cơ bản của vở nhạc kịch khi ông đang mắc ung thư giai đoạn cuối. Kể về một chuyện tình tay ba, tác phẩm nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới khán giả trung niên và gặt hái thành công phòng vé hiếm có đối với một vở nhạc kịch sáng tạo được biểu diễn trên sân khấu lớn. Vở này còn được diễn lại tại Trung tâm Nghệ thuật LG ngay năm sau đó.
BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT "Gwanghwamun Sonata 2" do Kim Kyujong đạo diễn là phần ngoại truyện của phiên bản trước, tập trung biểu diễn trực tiếp tại các sân khấu nhỏ. Mỗi nhạc công đứng ở một ô trong sân khấu lưới hình bàn cờ, làm tăng sức hấp dẫn âm nhạc của vở diễn. Phiên bản này mang sắc thái của những buổi hòa nhạc, đã từng được biểu diễn tại một số thành phố ở Trung Quốc như Thượng Hải, Hàng Châu, Nam Xương, Phúc Kiến... Phiên bản "Gwanghwamun Sonata" biểu diễn trong năm nay được nhà biên kịch kiêm đạo diễn nổi tiếng Ko Seon-woong viết mới và Lee Gi-na trở lại đạo diễn. Thông qua câu chuyện nhân vật chính sắp chết trở về quá khứ tìm lại tình yêu đích thực, vở nhạc kịch thể hiện sự đan xen lẫn lộn giữa ảo tưởng, ký ức và hiện thực. Công diễn lần đầu tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Sejong năm 2017 và diễn lần hai năm 2018, phiên bản lần ba này là tác phẩm bất hủ với sân khấu mang đậm phong cách riêng, thể hiện sự mơ mộng nhưng cũng đầy đam mê của đạo diễn nổi tiếng. Tác phẩm được đánh giá là đã thể hiện thành công sức hấp dẫn bất tận của âm nhạc Lee Young-hoon. Đặc biệt, khâu chọn và phân vai diễn không phân biệt giới tính cũng là một chủ đề tiêu điểm. Có thể nói yếu tố thành công chính của tác phẩm đến từ chiến lược tiếp thị và việc lựa chọn thời điểm công diễn phù hợp, ê-kíp sản xuất tài năng với sự tham gia diễn xuất của các ca sĩ, diễn viên tên tuổi, sự phối hợp ăn ý giữa đạo diễn và biên đạo nhạc, thiết kế sân khấu vượt trội...
NHẠC SĨ LEE YOUNG-HOON Lee Young-hoon ngay từ đầu chưa gia nhập vào giới âm nhạc đại chúng. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình trong vai trò là nhà soạn nhạc nền cho các vở kịch, chương trình truyền hình và màn múa biểu diễn. Giữa độ tuổi 20, ông mở rộng lĩnh vực sang âm nhạc đại chúng. Trong khoảng thời gian này, ông gặp Lee Moon-sae
36 vốn khởi nghiệp với vai trò là ca sĩ kiêm MC từ năm 1978 và đã phát hành album thứ hai nhưng lại nổi tiếng với vai trò là người chọn và phát bản thu âm trên đài phát thanh hơn là ca sĩ. Hai ông bắt tay hợp tác và ca khúc chủ đề "Anh chưa biết" trong album thứ ba của Lee Moon-sae phát hành năm 1985 trở nên nổi tiếng đến mức chiếm vị trí quán quân trong năm tuần liên tiếp trên chương trình âm nhạc truyền hình. Không chỉ bài hát này, mà đa số các bài hát ghi trong đĩa đều đạt bản hit. Từ đó, Lee Young-hoon nổi lên như một nhà soạn nhạc và nhạc sĩ tiểu biểu của nền âm nhạc đại chúng Hàn Quốc. Album thứ tư của Lee Moon-sae "Khi tình yêu đi qua" phát hành hai năm sau đó là một trong 100 album nhạc pop hàng đầu của Hàn Quốc, đạt mốc bán 2,8 triệu bản. Hai ông cùng tiếp tục đồng hành đến album thứ 13 của Lee Moon-sae mang tên "Chương thứ 13" phát hành năm 2001. Trong thời gian ít qua lại hợp tác với Lee Moon-sae, ông tham gia soạn nhạc cho các bộ phim điện ảnh, truyền hình, hoặc biến tấu những bài hát đã soạn cho Lee Moon-sae và phát hành album nhạc giao hưởng. Đến nay, tượng đài tôn vinh những bài hát của ông được dựng trên đường Jeongdong, cung Deoksu, Seoul trở thành một nơi hội tụ nhiều xúc cảm lạ đối với những ai đang còn lưu giữ ký ức về thời đó.
ƯU THẾ CỦA SỰ QUEN THUỘC
Ở Hàn Quốc, "Mamma Mia!" được dùng như tên gọi thể hiện toàn bộ đặc trưng của nhạc kịch jukebox, nhưng nếu chia nhỏ loại hình này ra sẽ có nhiều chuyện để nói. Tùy theo đặc trưng, nhạc kịch jukebox được chia thành hai loại: loại compilation (tuyển tập) tổng hợp nhiều bản nhạc đại chúng đa dạng về thời gian sáng tác, chủ đề hoặc thể thức âm nhạc, chẳng hạn như "Rock of Age" hội tụ các bản nhạc rock nổi tiếng trong thập niên 1980 và nhạc tribute chỉ sử dụng nhạc phẩm của riêng một nhà soạn nhạc giống như
vở "Gwanghwamun Sonata". Nếu như nhạc compilation có ưu điểm là có thể tự do sử dụng nhạc của nhiều nhạc sĩ khác nhau theo chủ đề của câu chuyện, thì nhạc tribute có sức hấp dẫn không chỉ đối với những người yêu thích nghệ thuật biểu diễn hiện nay mà còn cả những người hâm mộ nhạc của nghệ sĩ trước đó. Dĩ nhiên, sự quan tâm của khán giả sẽ tăng lên gấp bội nếu nhạc sĩ hay nhà soạn nhạc không còn hoạt động hoặc đã qua đời. Lý do khiến thể loại phim ca nhạc hoặc là nhạc kịch jukebox, đặc biệt là nhạc tribute được yêu mến rất đơn giản. Trước hết là bởi, khán giả có thể phần nào thoát khỏi gánh nặng khi phải cùng lúc tiếp nhận những bài hát và câu chuyện xa lạ. Thực tế, việc phải nghe hàng chục bài hát mới trên một sân khấu chỉ kéo dài hơn hai, ba tiếng đồng hồ là điều không hề dễ dàng. Nhà soạn nhạc mong muốn phát huy hết tài âm nhạc của mình để giúp cho khán giả thưởng thức nhiều giai điệu đẹp, nhưng có thể làm cho khán giả khó tiêu hóa. Chính vì lý do này mà các nhà soạn nhạc đã dành nhiều nỗ lực biến tấu giai điệu chính hoặc tạo nên những bài hát chủ đề trước khi công diễn để ghi dấu trong lòng công chúng. Theo đó, nhạc kịch jukebox là một loại hình nhạc biểu diễn có nhiều ưu điểm. Trước tiên, những ca khúc xuất hiện trên sân khấu đều đã quen thuộc với khán giả. Thêm vào đó, sự sống động và linh hoạt của mỗi lần biểu diễn trực tiếp trên sân khấu vượt xa việc nghe thiết bị của dàn âm thanh trong phòng khách hoặc một chiếc loa nhỏ đặt trên bàn làm việc. Đây chính là lý do vì sao nhạc kịch jukebox thu hút không chỉ những người yêu thích nghệ thuật biểu diễn mà còn cả những người hâm mộ âm nhạc luôn dõi theo bài hát gốc hoặc nghệ sĩ. Ngoài ra, việc sử dụng nội dung có mức độ đại chúng cao có thể giảm bớt gánh nặng và rủi ro phòng vé đối với người sản xuất.
BÌNH LUẬN NGHỆ THUẬT
37
Nữ diễn viên nhạc kịch Cha Ji-yeon, người dẫn chuyện trong vai trò hướng dẫn viên du hành thời gian, đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho màn thể hiện bùng cháy của mình. Phiên bản mới nhất của vở nhạc kịch "Gwanghwamun Sonata" được viết bởi nhà biên kịch và đạo diễn Ko Sun-woong, pha trộn giữa ký ức, hiện thực và giả tưởng, do Gina Lee đạo diễn.
Trong một đoạn hồi tưởng về những năm 1980, khi những người trẻ xuống đường phản đối chế độ độc tài quân sự, ca sĩ kiêm nhạc sĩ nhạc rock Yoon Do-hyun đã chơi đàn piano và hát bản hit của Lee Young-hoon "Người yêu cũ của tôi" (1988).
Giống như hầu hết các vở nhạc kịch jukebox được công chúng yêu thích, "Gwanghwamun Sonata" đã thành công trong việc khơi gợi tối đa sự hoài niệm. © CJ ENM
Bảo tồn di sản
Lee Jung-eun Giám đốc thương hiệu thủ công mỹ nghệ Cheyul Dịch. Nguyễn Trung Hiệp / Ảnh. Ahn Hong-beom
BẢO TỒN DI SẢN
39
Những bông hoa không tàn phai Hoa giấy, được chế tác bằng cách nhuộm hanji (giấy truyền thống Hàn Quốc) với thuốc nhuộm tự nhiên, là một trong những nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một và hoa tươi thay thế do thời gian và chi phí sản xuất tốn kém. Bước vào nghề làm hoa giấy từ đầu những năm 1980, nhà sư Seokyong đã và đang nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc khôi phục và quảng bá hoa giấy truyền thống vốn được sử dụng trong các nghi lễ Phật giáo.
Những búp sen làm bằng giấy hanji, giấy dâu tằm truyền thống của Hàn Quốc, được nhuộm với ngải cứu và tạo nếp gấp li ti. Để làm hoa giấy truyền thống, hanji được nhuộm màu bằng thuốc nhuộm tự nhiên, cấp ẩm, sau đó tạo họa tiết bằng các kỹ thuật xếp nếp, gấp giấy, cuộn giấy và kéo giãn giấy. Khó nhất là khâu tạo nếp gấp, theo đó những nếp gấp tinh xảo được tạo ra trên giấy bằng cách dùng dao sắc ấn vào.
BẢO TỒN DI SẢN HOA GIẤY được sử dụng rộng rãi trong tất cả nghi lễ Phật giáo và Shaman giáo (hầu đồng). Ngoài ra, nó còn được dùng để trang trí lộng lẫy các nghi lễ trong cung đình nhằm nguyện cầu quốc thái dân an. Không chỉ vậy, hoa giấy còn được sử dụng phổ biến trong những nghi lễ dân sinh như hôn lễ hay tang lễ. Ngày nay, tuy vị thế vốn có của hoa giấy đang bị thay thế bởi hoa tươi, thứ có thể trồng với số lượng lớn trong nhà kính ngay cả giữa mùa đông, nhưng người ta vẫn còn sử dụng hoa giấy trong các đại lễ Phật môn.
40 Điều này có lẽ là vì hoa mang biểu tượng tôn giáo trong đạo Phật. Tương truyền, Phật Thích Ca Mâu Ni đã giơ một bông hoa sen lên nhằm truyền thụ Phật pháp cho Tôn giả Ca Diếp (Mahākāśyapa), và đa số kinh điển Phật giáo ví hoa sen với phẩm tính giác ngộ. Từ "jangeom" (莊嚴 - trang nghiêm) trong tiếng Hàn có nghĩa là "uy nghi" và "nghiêm trang", còn trong Phật giáo, từ này dùng để chỉ việc trang trí đạo tràng (pháp tọa) bằng hoa để cúng dường Đức Phật. Việc gấp hoa giấy trong đền chùa cũng khởi nguồn từ truyền
thống cho rằng hái hoa là hành động sát sinh. Có một nhà sư đã thực hành công việc "uy nghi và nghiêm trang" này như một phép tu tập trong 40 năm qua. Đó chính là nhà sư Seokyong, người đã và đang nỗ lực không ngơi nghỉ kể từ cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 2008 để quảng bá nghề hoa giấy truyền thống đến công chúng. Những nỗ lực và tài nghệ xuất sắc của ông được công nhận thông qua danh hiệu "Nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật nghề thủ công hoa giấy" thuộc danh mục "Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Gyeonggi" năm 2017.
NHUỘM MÀU TỰ NHIÊN
Bất kỳ ai lần đầu tiên nhìn thấy những bông hoa giấy của sư Seokyong đều phải thốt lên trước màu sắc vi diệu và sự tinh xảo vượt ngoài sức tưởng tượng. Chỉ có sự lao động chăm chỉ và kiên trì bền bỉ mới có thể tạo ra vẻ đẹp như vậy bằng bàn tay của con người. Sư Seokyong xem việc chế tác hoa giấy như một hành trình tu tập vì đó là một quá trình không hề giản đơn, thậm chí phải mất một năm mới hoàn thành một bông hoa tính từ lúc bắt đầu chuẩn bị nguyên vật liệu. Mỗi công đoạn kể từ sau khi nhuộm giấy hanji bằng các loại thuốc nhuộm tự nhiên khác nhau, gấp giấy thành những nếp gấp nhỏ để làm cánh hoa, tạo hình cành hoa bằng nan tre đều hết sức phi thường. Chỉ riêng keo dùng để kết dính cũng mất hơn sáu tháng mới làm xong. Đầu tiên, ngâm các nguyên liệu như lúa mì hoặc gạo nếp vào nước. Khi bọt nổi lên, đổ lớp nước này rồi thay nước nhiều lần trong vòng ba đến sáu tháng cho đến khi loại bỏ tất cả các thành phần của hạt lúa, chỉ còn lại lớp hồ bám dính. Cuối cùng, lặp lại quá trình này một lần nữa để có được loại keo dán giúp giấy tránh bị sâu mọt.
Sư Seokyong đang kết hoa mẫu đơn với những nếp gấp tinh xảo. Những nỗ lực và tài nghệ xuất sắc của ông trong việc hồi sinh nghề thủ công truyền thống này trong bốn thập kỷ đã được công nhận bằng việc ông được phong là “Nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật nghề thủ công hoa giấy” thuộc danh mục "Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Gyeonggi" năm 2017.
Nhiều loại dao, dùi và búa được sử dụng để làm hoa giấy. Búa và dao hình con cá dùng tạo hình cành hoa giấy bằng nan tre hoặc nhành hoa hồ chi (hoa hagi), còn dùi chủ yếu dùng cố định cánh hoa cúc.
BẢO TỒN DI SẢN "Để phục vụ cho Yeongsanjae (Linh Sơn trai), một nghi lễ Phật giáo được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2009, thường được tổ chức từ ba đến năm ngày, tôi đã chuẩn bị hoa giấy từ một năm rưỡi trước đó. Nhìn những bông hoa giấy được đốt cháy sau lễ, tôi tự nhủ với lòng đây là lần cuối, tôi sẽ không làm hoa giấy thêm lần nào nữa, nhưng cuối cùng rồi tôi cũng lại chuẩn bị cho trai lễ tiếp theo." Công đoạn chính thức đầu tiên để làm hoa giấy là nhuộm màu. Để tạo màu cho cánh hoa, sư Seokyong thu thập nguyên liệu và đem phơi khô từ một năm trước. Màu xanh lam được lấy từ cây chàm, màu đỏ từ gỗ sappan (tô mộc), màu vàng từ quả dành dành, màu xanh lá từ cây ngải cứu, màu tím từ nho rừng và cây tử thảo (địa tiêu). Ngoài ra, màu vàng nhạt được chiết xuất từ hành tây và màu đỏ tươi từ hoa nghệ tây. Nguyên liệu tốn nhiều công sức nhất là chàm và hoa nghệ tây. Quá trình nhuộm màu chàm trải qua quy trình lên men cỏ chàm để chiết xuất màu rất phức tạp đến mức nó được bảo tồn là Di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Hàn Quốc, và hoa nghệ tây cũng là một nguyên liệu khó xử lý. Dù tạo màu gì, quy trình vẫn lặp lại nhiều lần các bước nhúng giấy vào thuốc nhuộm rồi lấy ra, để khô rồi lại nhúng vào. Khổ công như vậy là để có thể tạo ra bông hoa giấy trông giống như hoa tươi. "Công đoạn nhuộm màu chủ yếu thực hiện vào mùa xuân, mặc dù có thể thực hiện vào bất cứ mùa nào khi cần thiết. Lý do là vì giấy phơi khô ráo tốt nhất vào tháng Ba hoặc tháng Tư."
CẤP ẨM VÀ TẠO NẾP
Theo sư Seokyong, điều quan trọng nhất trong quá trình làm hoa giấy là điều chỉnh cho phù hợp nhất tình trạng của giấy trước khi tạo hình cánh hoa. Bởi lẽ, nếu giấy khô, các nếp gấp trên cánh hoa sẽ nhanh chóng bị duỗi thẳng, còn nếu giấy ẩm, rất khó xếp nếp. Quá trình mà sư Seokyong gọi là “cấp ẩm” này thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng đòi hỏi sự cảm nhận của các đầu ngón tay có được nhờ kinh nghiệm lâu năm. Đầu tiên, nhúng ướt một chiếc khăn trong nước, vắt kỹ sau đó trải ra mặt bàn và đặt một tờ giấy lên trên. Tiếp đến đặt một chiếc khăn khác lên trên tờ giấy, rồi lại đặt một tờ giấy nữa lên trên chiếc khăn, cứ thế xếp chồng xen kẽ nhau, dùng túi nhựa bọc lại và bảo quản trong phòng ấm khoảng một hai giờ đồng hồ. Sau đó, dùng tay sờ vào, ta có thể kiểm tra
41 xem giấy đã có thể xếp nếp được chưa. Phải gấp từ giấy có độ ẩm thích hợp như thế thì hoa mới duy trì được hình dáng trong suốt 10 hay 20 năm sau. "Không thể gấp hoa vào ngày mưa. Nếu buộc phải tiến hành, phải giảm độ ẩm bằng cách thắp sáng phòng. Vào ngày hè nóng nực, thậm chí không thể bật quạt vì sợ giấy khô. Điều này là do giấy hanji rất nhạy cảm với độ ẩm. Giấy khi chạm tay vào có cảm giác hơi cứng là thích hợp nhất để tạo nếp." Các loại hoa thầy làm nhiều nhất là mẫu đơn, thược dược, hoa cúc và hoa sen để điểm tô cho bàn thờ Phật. Trong dân gian, mẫu đơn và thược dược tượng trưng cho vinh hoa phú quý nhưng trong Phật giáo lại đại diện cho Phật tâm và được bàì trí ở bàn thờ trên. Bàn thờ giữa được nghiêm sức bằng hoa cúc và hoa sen trắng, còn bàn thờ dưới chủ yếu bằng hoa sen thường. Bước đầu tiên để làm cánh hoa là gấp giấy và xếp nếp. Lúc này, bốn kỹ thuật chính được sử dụng gồm xếp nếp, gấp giấy, cuộn giấy và kéo giãn giấy. Trong số đó, khó nhất là khâu tạo những nếp gấp tinh xảo bằng cách dùng dao sắc ấn liên tục xuống giấy hanji. Đây là công việc đòi hỏi sự tập trung cao
độ vì chỉ cần hơi quá lực thì giấy sẽ rách. "Có lần, một vị khách tham quan triển lãm hỏi tôi mua loại giấy xếp nếp như vậy ở đâu. Nếu chọn cách dễ dàng hơn, tức là sử dụng giấy xếp bán sẵn, tôi không bao giờ có thể làm ra những bông hoa giấy trông giống như những hoa thật ngoài tự nhiên. Từng ngón tay tôi đau buốt sau nhiều giờ liền xếp nếp giấy, nhưng tôi lặp đi lặp lại từng công đoạn này và nghĩ mình đang thực hành tinh tấn."
HỒI SINH NGHỀ HOA GIẤY TRUYỀN THỐNG
Nếu được bảo quản đúng cách, những bông hoa giấy này có tuổi thọ đến hàng nghìn năm, nhưng trên thực tế hiếm có hoa nào còn sót lại. Hoa giấy sẽ được đốt hết sau các buổi lễ, vì vậy các nguyên mẫu của hoa giấy truyền thống chỉ được lưu truyền qua tư liệu và tranh vẽ. Hơn nữa, cũng không có tài liệu nào mô tả cách chế tác loại hoa đặc biệt này. Đầu thập niên 1980, thầy Seokyong đã được nhà sư Chungwang, ở chùa Guin (Cứu Nhân tự), trụ sở của tông phái Phật giáo Cheontae (Thiên Thai tông), nằm ở Danyang, tỉnh Chungcheongbuk chỉ dẫn kỹ thuật làm một số
Điều quan trọng nhất trong quá trình làm hoa giấy là điều chỉnh tình trạng của giấy sao cho phù hợp nhất trước khi tạo hình cánh hoa. Bởi lẽ, nếu giấy khô, các nếp gấp trên cánh hoa sẽ nhanh chóng bị duỗi thẳng, còn nếu giấy ẩm, sẽ rất khó xếp nếp.
BẢO TỒN DI SẢN
42
BẢO TỒN DI SẢN
43
“Tràng hoa Phật Đầu hoa hình quạt” 220 ×180 cm. Một kiểu nghiêm sức hoa giấy truyền thống với số lượng hoa tăng dần từ dưới lên trên. Phật Đầu hoa (nghĩa đen là “đầu của Đức Phật”), một loài hoa cẩm tú cầu, nở trên cây thường thấy trong khuôn viên chùa trong dịp Lễ Phật Đản.
“Tràng hoa mẫu đơn hình chóp nón” 200 × 85 cm. Tràng hoa mẫu đơn này phục hiện những bông hoa giấy xuất hiện trong bức tranh “Cam lồ tránh họa” (甘露幀畵) được lưu giữ tại chùa Yakusenji ở tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Được vẽ ở Hàn Quốc năm 1589 vào giữa thời đại Joseon, nó được biết đến là bức tranh “Cam lồ tránh họa” cổ nhất còn lưu giữ.
Tác phẩm này thể hiện Thế giới Liên hoa tạng (蓮華藏世界), tượng trưng cho cõi Tịnh độ. Để miêu tả chân thực hoa sen, sư Seokyong đã quan sát quá trình nở và tàn của hoa trong ba đêm bốn ngày liên tiếp.
loại hoa giấy vốn khó khăn lắm mới được truyền thừa qua đền tự. Sau khi bước vào nghề làm hoa giấy, nhà sư Seokyong đã đi khắp đất nước Hàn Quốc để học hỏi một số nghệ nhân còn sống với mục đích hồi sinh lại nguyên bản của nghề làm hoa giấy truyền thống vốn đã bị mai một. Mặt khác, thầy ngâm cứu hoa giấy trong các nguồn sử liệu có từ thời Goryeo (918-1392) và Joseon (1392-1910). Hoa giấy được tìm thấy nhiều nhất trong các bức Phật họa. Trong số đó, các bức “Cam lồ tránh họa” (甘露幀畵) với nội dung cầu nguyện cho những linh hồn sa vào địa ngục được tái sinh về cõi vãng sanh cực lạc thể hiện khá rõ nét các mẫu hoa giấy. Dựa vào đó thầy đã phục nguyên nhiều mẫu hoa giấy. Thầy cho biết có khoảng 60 loại hoa giấy truyền thống trong các tích, thoại, và cho đến nay bản thân mới khôi phục khoảng 25 loại, do đó, nhiệm vụ của thầy là tìm ra những loại còn lại. Nhà sư còn đặc biệt nâng niu một quyển sách chứa đựng thông tin thời đại của 100 năm trước, bởi trong đó có một bức ảnh đen trắng quý báu. "Tôi từng đến thăm Thụy Điển vào giữa những năm 2000 khi đang làm trụ trì chùa Gogwang thuộc tông phái Cheontae ở Côpen-ha-ghen, Đan Mạch. Trong một hiệu sách ở đó, tôi vô tình phát hiện ra cuốn sách
du ký đến Joseon có tên "I. KOREA" (tạm dịch "Tôi. Hàn Quốc", NXB. Elanders Boktryckeri Aktiebolag, 1912) do phóng viên William Anderson Grebst viết. Tôi vui sướng khôn xiết khi tìm thấy trong cuốn sách một bức ảnh chụp bụi hoa mẫu đơn bằng giấy xếp." Trong thời gian qua, sư Seokyong đã tổ chức triển lãm ở nhiều nước như Đan Mạch, Ca-na-đa, Nhật Bản, Bỉ và Hoa Kỳ, v.v... để quảng bá hoa giấy truyền thống ra nước ngoài. Đặc biệt, tại Lễ hội Văn hóa hạt Charles lần thứ 24 được tổ chức tại hạt Charles, bang Maryland, Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2014, thầy đã dựng một gian hàng trải nghiệm làm hoa giấy và nhận được sự hưởng ứng đông đảo của người dân địa phương. Tháng 7 năm 2017, hơn 30 tác phẩm đã được triển lãm tại Lễ hội Văn hóa Hoa Kỳ Hàn Quốc "Korean Art & Soul" (tạm dịch "Linh hồn và Nghệ thuật Hàn Quốc") tại Oasinh-tơn lần thứ 12 do Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Hoa Kỳ - Hàn Quốc tổ chức. Tràng hoa hình quạt (hoa cắm thành hình chiếc quạt) nhiều màu sắc và uy nghi với chiều cao 2m và tràng hoa hình chóp nón (hoa cắm thành hình chóp nón) được làm từ hơn 250 bông hoa đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách tham quan. "Vào thời điểm đó, Chủ tịch Hội đồng
quản hạt Peter Murphy của hạt Charles đến gặp tôi, nói rằng ông ấy rất ấn tượng và lấy huy hiệu của hạt đang đeo trên cổ áo gắn vào áo choàng của tôi. Các phóng viên có mặt tại sự kiện đã rất ngạc nhiên." Hiện tại, sư Seokyong đang thuê một căn nhà ở Icheon, tỉnh Gyeonggi để làm xưởng chế tác hoa giấy. Nhờ hoa giấy được công nhận là di sản văn hóa mà thầy có được điều kiện tối thiểu để đào tạo người học việc, nhưng thầy vẫn đang trong hoàn cảnh không mấy dễ dàng. Thầy bày tỏ: "Tôi chỉ mong có một không gian ổn định để có thể chuyên tâm vào hoạt động chế tác và nhiều người có thể đến học nghề làm hoa giấy này."
Những câu chuyện hai nửa bán đảo Triều Tiên
Kim Hak-soon Nhà báo, Giáo sư thỉnh giảng Khoa Truyền thông, Đại học Korea Dịch. Thân Thị Thúy Hiền / Ảnh. Han Sang-moo
Vượt qua định kiến và phân biệt đối xử
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN "THỰC RA, tôi đến từ Triều tiên." Những người tị nạn Triều Tiên đang có cuộc sống ổn định tại Hàn Quốc phải can đảm lắm mới có thể nói ra điều này. Bởi vì trong xã hội Hàn Quốc, định kiến và sự phân biệt đối xử với người Triều Tiên vẫn còn nặng nề. Sabujak là chương trình phát thanh trên Internet do các sinh viên đại học Hàn Quốc dàn dựng cách đây ba năm nhằm phá bỏ định kiến và tình trạng phân biệt đối xử này. Tên chương trình phát thanh hiếm hoi này là chữ viết tắt trong tiếng Hàn, có nghĩa là "cuộc trò chuyện nhỏ được thực hiện cùng với những người bạn Triều Tiên".
Tự nhận là cầu nối giữa người dân Triều Tiên và Hàn Quốc, "Sabujak" là chương trình phát thanh podcast do sinh viên các trường đại học thực hiện. Với đặc tính là phương tiện phát thanh không công khai danh tính, chương trình này làm giảm cảm giác đề phòng của người tham dự vốn là người tị nạn Triều Tiên, đồng thời giúp họ tiếp cận với xã hội Hàn Quốc thông qua những cuộc trò chuyện thẳng thắn hơn.
NHỮNG BIỆT DANH THÚ VỊ
Mời các vị khách xuất thân từ Triều Tiên đến trò chuyện, phương châm của chương trình phát thanh podcast này là kể về cuộc sống của những người tị nạn Triều Tiên "một cách chân thực, không thêm mắm thêm muối". Mục đích là để xóa bỏ thành kiến đối với những người tị nạn Triều Tiên và thu hẹp khoảng cách tâm lý giữa người dân Triều Tiên - Hàn Quốc thông qua sự đối thoại thẳng thắn. Đội ngũ sản xuất chương trình muốn xây dựng một xã hội Hàn Quốc mà trong đó, các thành viên biết chấp nhận sự khác biệt của nhau một một cách tự nhiên, khi ai đó nói rằng "Tôi đến từ Triều Tiên", đối phương có thể nói "Vậy à? Tôi đến từ Daegu." Chương trình phát thanh này đặt biệt dành cho những khách mời đắn đo khi tiếp xúc với truyền thông vì lo ngại cho gia đình của họ còn lại ở Triều Tiên. Ví dụ, họ được đặt những biệt danh như "nấm thông Kyongsong" và "cơm khoai tây Hyesan", biệt danh trước nghĩa là khách mời nhớ nấm thông của quê hương mình ở Kyongsong, tỉnh Hamgyong Bắc, biệt danh sau nghĩa là khách mời xuất thân từ thành phố Hyesan, tỉnh Ryanggang - nơi người dân thích ăn cơm khoai tây. Người dẫn chương trình cũng sử dụng biệt danh được tạo bằng cách thêm tên của khu vực xuất thân và món ăn yêu thích của mình, ví dụ như "cơm canh thịt heo Busan". Đây là cách những người thực hiện chương trình đưa ra nhằm xây dựng bối cảnh cho khách mời có thể tiết lộ quê quán của họ một cách tự nhiên và trò chuyện một cách không ngần ngại. Sự cân nhắc này cũng giúp ích cho việc tìm kiếm khách mời. Hầu hết những người tị nạn Triều Tiên đều ngại tiết lộ quê quán của họ trước khi xuất hiện, nhưng trong cuộc trò chuyện, họ rất vui vẻ khi nhớ về quê hương của mình. Không chỉ vậy, nhờ chương trình, họ có được sự tự tin để sống trong xã hội Hàn Quốc, và đây cũng là động lực để họ có thể công khai lai lịch một cách
© Sabujak
Đa số các khách mời của 'Sabujak' muốn giấu tên, nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp công khai danh tính hoặc gương mặt của mình. Park Ye-young, Giám đốc Liên hiệp Hàn Quốc Thống nhất, tham gia ba phần
phát sóng từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 với biệt danh ‘cua lông ngựa Kim Chaek’. Từ trái sang phải: Park Sae-ah, Ahn Hye-soo thành viên ‘Sabujak’ và Giám đốc Park Ye-young - khách mời
45 tự nhiên. "Sau khi ghi hình, các khách mời nói rằng: "Tôi đã cố gắng quên đi và phủ nhận những ký ức của mình tại Triều Tiên, nhưng qua câu chuyện hôm nay, tôi đã chấp nhận bản thân mình của thời điểm đó hơn". Khi ấy, chúng tôi cảm thấy hài lòng khi nghĩ rằng các chương trình phát thanh của mình đã tác động tích cực dù chỉ là điều rất nhỏ." Đây là lời chia sẻ của Park Se-ah - thành viên của đội ngũ sản xuất. Là sinh viên năm thứ ba Khoa Giáo dục học, Trường Đại học Yonsei, Park bắt đầu quan tâm đến các vấn đề người tị nạn Triều Tiên sau khi tư vấn cho con em của người người tị nạn Triều Tiên thời trung học và đã nộp đơn tham gia chương trình phát thanh này. Những ngày đầu phát sóng của chương trình được phụ trách bởi Park Byung-sun - sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh thuộc Trường Đại học Yonsei. Hiện nay, cậu đang làm việc cho một công ty tư vấn và không tham gia vào hoạt động phát thanh nữa. "Ban đầu, tôi bắt đầu chương trình với hy vọng rằng khi nghe được câu chuyện của những người tị nạn Triều Tiên dưới dạng podcast, người Hàn Quốc sẽ có thể đối xử với họ một cách gần gũi, hòa thuận mà không cảm thấy xa cách. Tôi nghĩ rằng mình không thể bỏ mặc khi biết những người tị nạn Triều Tiên chung sống trong xã hội Hàn Quốc đang gánh chịu sự phân biệt đối xử và định kiến. Vì vậy, tôi đã đi đến kết luận rằng phải thực hiện một chương trình phát thanh kể lại câu chuyện của những con người này một cách chân thực, không thêm không bớt." Sabujak được phát thanh lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2018 sau năm tháng chuẩn bị bởi "Tri âm" - dự án câu lạc bộ Trường Đại học Yonsei thuộc Enactus. Enactus là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu được thành lập bởi Viện Lãnh đạo Quốc gia Hoa Kỳ (National Leadership Institute) năm 1975 và "Tri âm" là từ ẩn dụ chỉ những người bạn thân có thể thông hiểu nhau. Từ tháng 8 năm 2020, Dự án không dừng lại ở Trường Đại học Yonsei mà đã mở rộng phạm vi hoạt động như một câu lạc bộ liên hiệp sinh viên cùng với Trường Đại học Thiên Chúa giáo, Trường Đại học Sogang, Trường Đại học Quốc gia Seoul, Trường Đại học Nữ Sungshin, Trường Đại học Nữ Ewha và Trường Đại học Chungang. NHỮNG KHÁCH MỜI ĐẶC BIỆT Hiện tại, đội ngũ sản xuất có tổng cộng chín người, mỗi đội bao gồm ba người thay phiên nhau thực hiện chương trình phát sóng. Các thành viên trong nhóm không phân chia vai trò, tất cả đều lần lượt phụ trách tìm khách mời, dẫn chương trình, biên tập và đạo diễn, và quá trình ghi âm được thực hiện tại studio Spring Sunshine gần Trường Đại học Hongik. Chương trình được thực hiện theo phương thức: ngày đầu tiên kể về ẩm thực của quê hương và cuộc sống tại Triều Tiên, ngày thứ hai kể về quá trình đào thoát khỏi Triều Tiên, và ngày thứ ba kể chuyện về quá trình ổn định cuộc sống tại Hàn Quốc. Trong giai đoạn đầu, chương trình tập trung truyền tải "những tiếng nói chưa được biết đến" của những người tị nạn Triều Tiên, nhưng hiện nay, họ đang cố gắng kể "câu
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
46
47
Phương châm của podcast này là kể về cuộc sống của những người tị nạn Triều Tiên ‘một cách chân thực, không thêm mắm thêm muối’. Mục đích là để xóa bỏ thành kiến đối với những người tị nạn Triều Tiên và thu hẹp khoảng cách tâm lý giữa người dân Triều Tiên - Hàn Quốc thông qua sự đối thoại thẳng thắn.
© Sabujak
Là đài phát thanh podcast của sinh viên, "Sabujak" cố gắng giới thiệu những câu chuyện đặc biệt về cuộc sống của những người tị nạn Triều Tiên một cách chân thực, không phóng đại hoặc đánh đồng một cách khiêu khích. Các chương trình phát sóng chủ yếu được ghi âm sẵn và quá trình thu âm được thực hiện tại studio Spring Sunray gần Trường Đại học Hongik. Từ trái sang phải: Ahn Sung-hyeok, Ahn Hye-soo và Park Se-ah - các thành viên của "Sabujak".
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
© Project jieum
chuyện về cộng đồng của chúng ta". Khi một khách mời được chọn, qua buổi phỏng vấn trước, đội ngũ sản xuất sẽ thiết kế mạch chuyện nhưng không chuẩn bị trước kịch bản. Để tạo bầu không khí tự nhiên, người dẫn chương trình cũng có thời gian làm quen trước với khách mời qua cuộc trò chuyện video trực tuyến. Thời gian đầu, khách mời chủ yếu là sinh viên, bởi vì đội ngũ thực hiện chương trình dễ dàng tìm được khách mời trong số bạn bè đồng trang lứa với mình. Giờ đây, nhờ lời giới thiệu của khách mời và lời truyền miệng, nhiều khách mời ở nhiều lứa tuổi khác nhau có thể xuất hiện trong chương trình. Trong số đó, một khách mời là doanh nhân đã để lại ấn tượng sâu sắc cho đội ngũ sản xuất. Ở Triều Tiên, vốn là một người môi giới, ông đã đào thoát khỏi Triều Tiên từ khi 15 tuổi và bị Cơ quan An ninh Quốc gia Triều Tiên truy nã. Ông có thể tự do chia sẻ những câu chuyện thú vị nhờ tính chất của podcast là không thấy mặt của khách mời. Một khách mời ấn tượng khác là 'thịt băm Kilju' - một học sinh trung học phổ thông. Sinh ra và lớn lên tại huyện Kilju, tỉnh Hamgyongbuk - nơi có bãi thử hạt nhân Punggye-ri, cậu trốn khỏi Triều Tiên năm 2013 khi mới 14 tuổi và đặt chân đến Hàn Quốc năm sau đó. Dù hiếm hoi nhưng đã có những khách mời công khai tên thật của mình. Tìm đến Hàn Quốc sau một thời gian đi xuất khẩu lao động ở châu Âu, Na Min-hee là một
khách mời với những câu chuyện hiếm có. Cô vốn là con của gia đình thượng lưu ở Bình Nhưỡng, sinh ra trong một gia đình có thành phần xuất thân tốt nên có cuộc sống sung túc. Đã ổn định cuộc sống tại Seoul và đang làm phóng viên cho Donga Ilbo, Joo Seong-ha cũng từng xuất hiện trong chương trình này. Giám đốc Liên hiệp Hàn Quốc Thống nhất Park Ye-young - người đã tiết lộ tên thật của mình cùng với biệt danh "cua lông ngựa Kim Chaek" - cũng là một trong những vị khách mời đặc biệt. Ahn Hye-soo - thành viên của đội ngũ sản xuất, nhớ lại: "Chúng tôi được tiếp sức khi giám đốc Park nói rằng ông ấy rất biết ơn các sinh viên Hàn Quốc đã điều hành podcast xuất phát sự quan tâm đến dân tộc Hàn và sự thống nhất". Có ông nội xuất thân từ tỉnh Hwanghae, Triều Tiên, Ahn đã tình nguyện làm thành viên của đội sau khi nghe tin về chương trình này từ một sinh viên năm 4 của Khoa Luật, Trường Đại học Nữ Sungshin. Từ mùa 3 bắt đầu được phát sóng vào tháng 9 năm 2019, đội ngũ sản xuất có sự tham gia của các sinh viên xuất thân là người tị nạn Triều Tiên trong vai trò nhân viên. Đó là trường hợp của Ahn Seong-hyeok - sinh viên năm thứ 4 Khoa Chính trị Ngoại giao, Trường Đại học Yonsei - và Park Beom-hwal - sinh viên năm thứ 2 Khoa Giáo dục Thể chất, Trường Đại học Quốc gia Seoul. Ahn - vốn sống ở Chongjin, tỉnh Bắc Hamgyong, đã đào thoát và đến Hàn Quốc cùng cha mẹ tháng 12 năm 2011 - hiện
Trong tuyển tập "Tôi sẽ sống bình thường nhưng đặc biệt", các món ăn mới lạ của Triều Tiên được giới thiệu với công thức kèm theo hình ảnh minh họa, 12 khách mời trong cuốn sách giới thiệu món ăn của quê hương mình và kể về những trải nghiệm, kỷ niệm liên quan tới món ăn đó.
Bình luận là kênh liên lạc quan trọng nhất của chương trình phát sóng podcast này. Bản tin thẻ (card news) tóm tắt các nội dung phát sóng hàng tuần cũng được đăng tải trên Instagram của chương trình.
là người đứng đầu của chương trình phát thanh này. "Tôi đã tham gia chương trình này từ lời đề nghị của một người bạn. Vì cuộc sống hàng ngày bận rộn, các khách mời không thể thường xuyên nghĩ về quê hương nơi họ đã ra đi; tôi cảm thấy vui nhất khi họ nhớ lại những kỷ niệm xưa khi tham gia chương trình của chúng tôi." VÌ SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC Hiện mùa 7 đang phát sóng đã bắt đầu từ tháng 8 năm 2021. Mùa phát sóng được tính theo học kỳ ở trường đại học. Chương trình đang được hỗ trợ phí thuê phòng thu và chi phí phát thanh trực tiếp từ các tổ chức như Quỹ Wooyang, Trung tâm Văn hóa liên Triều và Viện Cải cảch Giáo dục thuộc Trường Đại học Yonsei. Là một chương trình quen thuộc của những người tị nạn Triều Tiên, tính đến tháng 9 năm 2021, podcast này đã tích lũy được 200.000 lượt xem. Thính giả phản hồi bằng bình luận và gửi tin nhắn trực tiếp trên Instagram của chương trình. Nhờ rất nhiều lời khích lệ và động viên, đội ngũ sản xuất - những tình nguyện viên không nhận thù lao đã có được lòng nhiệt tình và dạn dĩ. Vào tháng 2 năm 2021, chương trình này đã xuất bản sách "Tôi sẽ sống bình thường nhưng đặc biệt" - tuyển tập những câu chuyện của 12 trong số các khách mời mùa 1 và mùa 2. Cuốn sách bao gồm câu chuyện về động cơ đào thoát, quá trình ổn định cuộc sống tại Hàn Quốc sau
cuộc đào thoát và những khó khăn của họ. Đội ngũ sản xuất của Sabujak cho biết, khi nói chuyện với các khách mời, họ đã phát hiện ra rằng người Hàn Quốc đã đánh đồng những người tị nạn Triều Tiên. Ban đầu, ngay cả bản thân đội ngũ sản xuất cũng cho rằng những người tị nạn Triều Tiên đều suy nghĩ tương tự nhau và có thể gom họ vào chung một phạm trù. Ngược lại, các khách mời không đánh đồng những người thực hiện chương trình là người Hàn Quốc. Họ coi mỗi người như một cá thể có tính cách và đặc điểm riêng. Qua những cuộc gặp gỡ với nhiều khách mời khác nhau, đội ngũ sản xuất dần thay đổi, hiện giờ, họ đang cố gắng khắc họa đến thính giả những người tị nạn Triều Tiên một cách cá nhân hóa thay vì khái quát thành một hình ảnh đặc biệt. "Ở trường, khi tham gia buổi học thảo luận về sự thống nhất hai miền Nam - Bắc, các sinh viên thường chia thành 2 nhóm tán thành và phản đối. Tôi đau lòng nhất khi thế hệ trẻ gọi nhau là kẻ thù. Tôi muốn kể câu chuyện của những người tị nạn Triều Tiên trong một thời gian dài hơn để chương trình phát thanh của chúng tôi có thể trung thực đóng vai trò như một cầu nối để hai miền Nam - Bắc Hàn hiểu nhau hơn", Ahn Seong-hyeok cho biết.
Trên những nẻo đường
Park Sang Nhà văn Dịch. Hoàng Thị Trang / Ảnh. Ahn Hong-beom
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
49
Vị ngọt thanh của những lớp thời gian trộn lẫn Thành phố Gunsan thuộc tỉnh Jeollabuk là trung tâm vận chuyển lương thực lớn nhất Hàn Quốc với những dải đồng bằng rộng lớn trải dài xung quanh. Từng là trung tâm của đổi mới cũng là nơi chứng kiến nạn vơ vét đến tận cùng của thực dân, nơi đây vẫn còn mang trong lòng nhiều dấu tích lịch sử. Với rất nhiều câu chuyện vẫn còn vẹn nguyên nhịp thở, Gunsan đã và đang kiên cường chống lại tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự chuyển mình của một thành phố hiện đại.
Vào đầu những năm 1900, văn hóa ngoại lai, đặc biệt là văn hóa của Nhật Bản đã du nhập vào Hàn Quốc qua thành phố Gunsan, nằm ngay thượng nguồn Biển Tây (Hoàng Hải). Sự tiếp xúc đã để lại những vết tích vẹn nguyên, một số còn gợi lại kí ức đau thương của dân tộc. Nhưng chính điều đó mang lại sức quyến rũ độc đáo của Gunsan, khiến thành phố trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc.
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
50
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
51
TA THƯỜNG BẢO cái gì đó "giống món jjamppong" khi thấy chúng được trộn lẫn vào nhau. Bát mì jjamppong đỏ tươi được làm bằng cách xào đều hỗn hợp rau, hải sản và thịt; sau đó, đun với nước dùng là sự pha trộn của ẩm thực Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Gunsan, quá khứ và hiện tại cũng trộn lẫn như món đặc sản của thành phố này. Không có gì lạ khi tôi nghĩ đến bát jjamppong nóng hổi trên hành trình tìm đến Gunsan. Đi tàu cao tốc đến Iksan, tôi ngửi thấy mùi khá lạ khi chuyển sang tàu thường để về Gunsan. Có lẽ đó là mùi của thời gian bị trộn lẫn khi trước mắt tôi là con tàu cũ với lớp sơn đã bị bong tróc đôi phần. Ngồi trên con tàu đang lăn bánh ken két, ì ạch tiến về phía trước, tôi có cảm giác như đang thực sự đối mặt với cỗ máy thời gian tưởng tượng trong đầu.
DU HÀNH THỜI GIAN
Được xây dựng bởi một nhà sư Nhật Bản vào năm 1909, chùa Dongguk là ngôi đền theo phong cách Nhật Bản duy nhất còn sót lại ở Hàn Quốc. Vật liệu xây dựng được mang đến từ Nhật Bản, diện mạo ban đầu của mỗi điện, bao gồm cả chính điện, vẫn được bảo tồn tốt với vẻ ngoài bình dị không trang trí công phu.
Tòa nhà này từng là tòa chính của Cơ quan Hải quan Gunsan từ năm 1908 đến năm 1993, xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển. Hiện tại nơi này được sử dụng làm bảo tàng. Đây là một trong ba ví dụ tiêu biểu của dấu ấn kiến trúc cổ điển phương Tây ở Hàn Quốc. Nơi này đã được công nhận là Di sản Văn hóa Hiện đại.
Chắc vì vậy mà tôi muốn ghé qua làng cheolgil (làng đường sắt), ở phường Gyeongam, Gunsan trước tiên. Đây là nơi thời gian bị nhét quanh các đường ray hiện không còn được sử dụng. Đã từng có tuyến tàu vào tận trung tâm, đều đặn chuyển gỗ và giấy giữa ga Gunsan và nhà máy giấy trong làng. Nhưng cách đây rất lâu, đường tàu này đã ngừng hoạt động. Thời gian cũng đứng yên lắng đọng tại nhiều nơi trong thành phố. Đồng phục học sinh những năm 60-70, những món ăn vặt và đồ tạp hóa thời đó vẫn còn hiện hữu vẹn nguyên. Hiện tại, nơi này khá yên tĩnh vì thiếu bước chân du khách do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhưng thật ngạc nhiên khi tôi dễ dàng bị cuốn vào quá khứ rồi dành một lúc lâu đi bộ dọc đường ray để tận hưởng cảm xúc kì lạ này. Mùi thời gian bay lên, xộc thẳng vào mũi. Nó giống với mùi của gỗ hoặc giấy còn bám lại trên đường ray đã bị hoen gỉ. Ra khỏi làng đường sắt, tôi đi ăn món jjamppong trước khi chính thức đắm mình thưởng ngoạn Gunsan. Nhiều nhà hàng jjamppong trứ danh cả nước vốn xuất phát ở Gunsan. Nhà hàng jjamppong mà tôi đến có tên "Binhaewon". Món "cheongtangmyeon" ở đây có truyền thống 70 năm như tuổi đời của tòa nhà mà nó tọa lạc vốn được công nhận là di sản văn hóa. Đây là món jjamppong dễ ăn ngay cả đối với người không ăn được cay. Cảm giác thư thái lan tỏa chỉ sau một thìa nhờ bát nước dùng đậm đà vị hải sản tươi sống. Quả là hương vị đã được cô đọng theo thời gian. Sự cổ kính của không gian như làm tăng thêm bầu không khí hoài cổ và thức ăn là món quà hoài niệm sâu sắc. Mùi của những giờ đầu khi tôi mới đặt chân Gunsan là mùi giấy chất chồng nơi đường ray, thì mùi thứ hai chính là mùi của món jjamppong. Gunsan từ lâu đã là thành phố sản xuất nhiều lương thực và sầm uất nhất Hàn Quốc. Lót dạ xong, tôi quyết định tìm đến khu phố cận đại, nơi có thể chiêm ngưỡng những tòa nhà xây vào thời cận đại và trải nghiệm nguồn năng lượng phiên bản quá khứ của thành phố. Tham quan một lượt Bảo tàng Kiến trúc cận đại và Bảo tàng Lịch sử cận đại, tôi ngạc nhiên trước những nhịp thở vẫn còn vẹn nguyên và nhận ra lịch sử và thời
Đây là ngôi nhà cổ của Keisaburo Hirotu, một thương nhân Nhật Bản. Ông trở nên giàu có nhờ kinh doanh cửa hàng đồ khô ở Gunsan. Kiến trúc đậm nét samurai điển hình của Nhật Bản những năm 1920 vẫn giữ nguyên diện mạo ban đầu. Khu vườn rộng và ngoại thất xa hoa mang đến phong cách sống của tầng lớp thượng lưu Nhật Bản thời bấy giờ.
gian còn in dấu trên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Vì sao những thứ đã cũ nát, phai màu theo thời gian đến giờ vẫn đẹp? Khung cảnh cận đại của khu phố giờ đây giống như mô hình không gian và thời gian với vô số góc độ và khoảnh khắc trộn lẫn. Tôi có thể cảm nhận được vẻ đẹp kiến trúc nhỏ nhất trong quá trình thay đổi mang tính hoài cổ của khu phố trường tồn theo thời gian này. Từ xa cũng có thể nhận ra nền kiến trúc thời đó đã biết theo đuổi cái đẹp chứ không đơn thuần tập trung vào công năng của các công trình. Tòa nhà mang đậm vẻ đẹp tao nhã chính là trụ sở cơ quan thuế Gunsan. Gunsan có sông Geum chảy qua và đổ ra biển, xung quanh còn có "Jochang"1 là kho dự trữ thóc lúa, lương thực được vận chuyển bằng tàu thuyền. "Jochang" có từ thời Goryeo nhưng khi thực dân Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên, nơi này được dùng làm trung tâm vận chuyển lương thực cống nạp cho chính quốc. Tâm trạng tôi có chút phức tạp khi đứng trước tòa nhà vốn là cửa ngõ chuyên dụng để chất dỡ lương thực vào thời thực dân đô hộ. Người Đức thiết kế, người Nhật xây dựng với tường xây bằng gạch đỏ của Bỉ, cửa sổ lắp theo phong cách Romanesque2, lối vào xây theo kiến trúc Anh và phần mái mô phỏng theo kiểu Nhật. Đây thực sự là tòa nhà phong cách jjamppong tiêu biểu ở Gunsan.
SỰ HÀI HÒA KHÁC LẠ
Nằm không xa khu phố cận đại là Dongguk tự - ngôi đền theo phong cách Nhật Bản được xây dựng từ thời Nhật chiếm đóng, hiện được sử dụng như một ngôi chùa của Hàn Quốc. Cảm giác thật lạ lẫm khi tôi đứng trước ngôi đền nhỏ nhìn ngay đã thấy đậm chất Nhật Bản này. Như đang phản ánh chủ nghĩa tối giản của Nhật Bản, chính điện với trang phục duyên dáng không phụ kiện và tóc lấy từ rừng tre 100 tuổi dưới chân núi Wolmyeong tạo nên 1 Phiên âm Hán Việt là "tào thương" có nghĩa là vựa thóc gạo vận chuyển, giao dịch chủ yếu bằng đường thủy. 2 Phong cách kiến trúc ra đời vào thế kỷ thứ XI tại Trung và Tây Âu, là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc La Mã cổ đại, Byzantine và phong cách truyền thống của địa phương.
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG tổng thể với gu thời trang khá ổn. Trông rất hài hòa với thiên nhiên và không tạo cảm giác chói mắt. Sân chùa có bức tượng cô gái trẻ được dựng lên để tưởng nhớ những hành động tàn bạo mà thực dân Nhật đã gây ra đối với phụ nữ trên bán đảo Triều Tiên. Thời đó, địa chủ Nhật Bản đã bóc lột nông dân Gunsan để vơ vét thêm lúa gạo. Những người nông dân bị áp bức đã phản kháng và vùng lên mạnh mẽ do không thể chịu đựng nỗi thống khổ triền miên. Suốt thời gian lưu lại trong khuôn viên tĩnh mịch của một công trình tôn giáo mang trong mình một giai đoạn lịch sử khó khăn, nhưng kì lạ thay, tôi lại có cảm giác giải thoát kỳ lạ. Cảm giác như những hận thù quá khứ đã bay hơi hoàn toàn và đạt đến sự giải thoát. Có lẽ vì vậy mà tôi nghĩ rằng những thứ còn lại trong ngôi đền này không phải là sự gượng gạo, mà là sự hài hòa. Tôi cũng có cảm giác tương tự khi đến ngôi nhà được xây theo phong cách Nhật Bản ở phường Sinheung. Chỉ là ngôi nhà của gia đình Nhật Bản giàu có từng sinh sống, nhưng đây lại là nơi đầy quyến rũ với những vết tích oằn mình chống chọi với cơn bão thời gian. Tâm lý theo đuổi cái đẹp thời đó vẫn còn in dấu qua khu vườn trang trí xinh xắn và các gian chính với cửa sổ. Những bức tường cũ kỹ, những con hẻm nhỏ hẹp và những cánh cổng sắt hoen gỉ tại phường Wolmyeong gần đó mang đến cho tôi một cảm giác khá mơ hồ. Nhìn những dấu tích còn lưu lại sau khi đã trải qua giai đoạn đầy biến động của lịch sử, tôi nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chúng trong suốt thời gian dài như vậy. Thật an lòng khi chứng kiến sự trầm mặc của những điều luôn vẹn nguyên khi vũ trụ đang giãn nở và biến đổi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Vẫn đang say với những nét quyến rũ của chuyến du hành thời gian, tôi hướng đến tiệm bánh lâu đời nhất Hàn Quốc có tên Yiseongdang. Đây là tiệm bánh được mở để bán cho người Nhật, những người đã tiếp xúc với hương vị bánh mì phương Tây trước người Hàn. Sau thất bại của chế độ thực dân, người Hàn Quốc đã tiếp quản và kinh doanh đến tận bây giờ. Nếm thử bánh mì đậu đỏ và bánh mì rau nổi tiếng của cửa hàng, hương vị quá khứ và hiện tại hòa quyện trên đầu lưỡi tôi. Gunsan quả là nơi mà bánh mì cũng trở thành phương tiện du hành thời gian. Ngay cả người không thích bánh mì như tôi cũng đã ăn vài cái ngay tại chỗ. NHỮNG VẾT TÍCH TRONG VĂN HỌC "Đất nước gì mà ngày càng tàn lụi thế này? Nhà nước làm gì cho tôi mà sao bọn chúng dám bán đất của chúng ta cho bọn Nhật khốn kiếp kia? Này mà là đất nước à?" "Chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi, nhà nước sẽ xử lý để các anh không thấy uất ức." "Được rồi, từ hôm nay ta là người sống không chính quyền. Chết tiệt. Nhà nước cũng phải làm gì để người dân thấy biết ơn thì người ta mới tin và theo chứ. Bảo độc lập rồi giờ lấy đất bán cho bọn kia thì phải nhà nước không?" Đây là đoạn cuối trong tiểu thuyết "Chuyện cánh đồng lúa" (1946) của nhà văn Chae Man-sik (1902 -1950).
52 Lịch sử đặc biệt của Gusan theo tôi từ lúc đặt chân đến thành phố khiến tôi nhớ ngay đến đoạn này trong số rất nhiều tác phẩm của nhà văn khi đứng trước Bảo tàng Văn học Chae Man-sik. Bảo tàng Văn học Chae Man-sik giúp người xem cảm nhận sâu sắc thế giới tác phẩm của nhà văn với bộ sưu tập hơn 200 tác phẩm mà ông đã sáng tác bao gồm tiểu thuyết, kịch, bài phê bình và tùy bút trong suốt 30 năm. Sinh ra ở Gunsan, nhà văn Chae Man-sik có ngòi bút châm biếm sắc sảo hiện thực xã hội trước và sau giải phóng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông mang tên "Chuyện cánh đồng lúa" bắt đầu bằng cảnh gia đình nhân vật chính bị chính quyền buộc tội tham gia phong trào nông dân Donghak3 (1894) với câu tra vấn: "Ông muốn bị phạt hay muốn nạp ruộng?". Nhân vật chính đau đớn tột cùng khi bị cướp mất hơn nửa số ruộng tích cóp được nhờ mồ hôi xương máu của tổ tiên. Khi quân Nhật chiếm đóng Joseon, kiệt quệ vì không còn sức làm nông, ông đành bán phần đất còn lại cho người Nhật. Ông nghĩ rằng nếu Đế quốc Nhật Bản sụp đổ, đất của mình sẽ trở về tay mình. Tuy nhiên, sau giải phóng, chính quyền tiếp quản tài sản của Đế quốc Nhật đã lấy đất và bán lại cho người khác khiến ông không thể giành lại. Nhân vật chính được xây dựng là người suốt đời luôn bị kẻ khác chiếm đoạt của cải và với ông không có niềm 3 Phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình, chế độ phong kiến và các thế lực áp bức, bóc lột nông dân nổ ra năm 1894.
Thị trấn đường sắt Gyeongam với vô số món ăn và trò chơi thịnh hành trong quá khứ gợi nhớ những kỷ niệm ngọt ngào. Dạo gần đây nhờ bom tấn "Trò chơi con mực" công chiếu trên Netflix, món kẹo đường đang rất được ưa chuộng. Đường tàu không còn hoạt động dài 2,5 km ở Thị trấn đường sắt Gyeongam. Khách du lịch mặc đồng phục học sinh thời xưa đi dọc con đường mòn cạnh những ngôi nhà và cửa hàng cổ kính, hồi tưởng lại thời học sinh. Dạo quanh thành phố, du khách sẽ bắt gặp tranh bích họa tô điểm cho những con hẻm ngoằn ngoèo. Các khu chụp ảnh lạ mắt được bố trí tại những điểm du lịch nổi tiếng, nhiều tranh bích họa đơn giản lại mang đến cảm giác ấm áp.
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
53
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
54
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
55
Các địa điểm tham quan tại Gunsan Bảo tàng văn học Chae Man-sik
Sông Geum
Cơ quan Hải quan Gunsan (cũ) Bảo tàng Lịch sử cận đại Gunsan Bảo tàng cận đại Gunsan 1 Công viên Hải dương Jinpo Nhà hàng Trung Hoa Binhaewon
4 Tiệm chụp ảnh Chowon
2 Cửa hàng bánh Lee Sung Dang
Làng Mural
vui mang tên độc lập. Tác phẩm thể hiện rõ nét sự hỗn loạn của thời kì quá độ và sự uất ức, hoài nghi của những con người đang sống trong thời kì chính quyền gần như sụp đổ qua nhân vật chưa từng sống trong một đất nước có nhà nước đúng nghĩa. Chính giá trị nghệ thuật xuất sắc trên đã khiến các tác phẩm của nhà văn Chae Mansik được xem là một di sản văn hóa của thành phố Gunsan. Nhà văn Chae Man-sik thuộc số ít nhà văn "tự kiểm điểm" nghiêm túc trong số những cây bút có cảm tình với Đế quốc Nhật. Sau giải phóng, ông xuất bản tiểu thuyết
Bảo tàng văn học Chae Man-sik, tái hiện cuộc đời và trưng bày tác phẩm của một trong những nhà văn lớn của Hàn Quốc thế kỷ XX. Nơi này gồm phòng triển lãm, thư viện, phòng nghe nhìn, công viên và đường mòn đi bộ ngoài trời theo chủ đề văn học.
"Kẻ tội đồ của nhân dân" (1948-1949), thể hiện rõ tư tưởng này của mình. Vì lí do đó mà các tác phẩm củaông vẫn được lưu giữ cùng với các di sản thời cận đại của Gunsan mà không bị phá hủy. Nhiều lớp thời gian trộn lẫn trong mọi ngóc ngách của Gunsan. Thời xa xưa của đất nước đã sụp đổ, những ngày Nhật Bản chiếm đóng, thời kì cận đại sau khi giành được độc lập và giai đoạn thành phố tất bật trong công cuộc công nghiệp hóa. Một thành phố lâu đời với những lớp thời gian trộn lẫn đan xen còn lưu lại nhiều dấu tích cho tôi một cảm giác rất đặc biệt.
3 Chùa Dongguk
1
Seoul
Nhà Hirotsu
207,4km
Gunsan Nhà thờ Dunyuldong
2
Trước khi quay lại ga Gunsan, tôi dừng chân ở cửa hàng bánh hotteok có tên Jungdong, nơi nổi tiếng với món bánh này suốt 70 năm. Hotteok là loại bánh làm từ bột mì với lớp vỏ mỏng và nhân đường. Tương truyền đây là món được truyền bá sang Hàn Quốc từ thời nhà Thanh. Hotteok thường được bôi dầu và nướng nhưng hotteok ở đây là món nướng lò. Thoáng chếnh choáng trong vị ngọt mà không ngậy của hottek, tôi chuyển hướng về phía đường ray để quay về với thực tại. Vị ngọt thanh được lịch sử gửi gắm. Đúng như vị của Gunsan.
Thị trấn đường sắt Gyeongnam
3
Jjamppong, món mì cay kết hợp giữa ẩm thực Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, là món ăn đặc trưng của nhà hàng Binhaewon. Nơi đây còn được biết đến là địa điểm quay bộ phim "Đội quân siêu trộm" (The Thieves, 2012), một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh Hàn Quốc.
Tại cửa hàng bánh hotteok Jungdong, bánh có nhân là hỗn hợp đường dẻo gồm lúa mạch nếp nổi tiếng của Gunsan, đậu đen, gạo đen và hạt vừng đen, có vị nhẹ và mặn.
4
Chân dung thường nhật
Hwang Kyung-shin Tác giả Dịch. Mai Như Nguyệt / Ảnh. Ha Ji-kwon
Hương vị gợi nhớ ký ức Hương vị và nguyên liệu của món ăn có thể thay đổi đôi chút tùy theo vùng và thời kỳ, nhưng có một sự thật không thay đổi đó là món bánh tteokbokki luôn là món ăn mang tính tiềm thức của người Hàn Quốc. Đây là nơi không thể không nhắc đến trong danh sách các cửa hàng tteokbokki ngon ở Seoul, lưu giữ hương vị của mẹ chồng nấu ngày xưa và suốt 40 năm đã tạo ra kí ức ấm áp cho rất nhiều thực khách.
NẾU ĐÃ LÀ NGƯỜI HÀN QUỐC thì món tteokbokki luôn là một phần trong kí ức của bất cứ ai. Dù thời gian có trôi đi lâu đến thế nào đi chăng nữa, mùi hương thơm ngon của món ăn này tỏa ra từ con hẻm nhỏ lúc tan học về nhà luôn là kí ức không bao giờ quên được trong lòng mỗi người. Tương truyền món tteokbokki sốt tương ớt ngày nay chúng ta thường ăn được làm lần đầu bởi cụ Ma Bok-rim (1920-2011). Trước đó nó chỉ là món bánh gạo được cắt miếng vừa ăn, nấu cùng nhiều loại rau và nêm nếm với nước tương. Theo sách nấu ăn "Thị nghị toàn thư" (是議全書) được viết vào thời hậu kỳ Joseon thế kỷ 19 của một tác giả chưa rõ danh tính thì "món ăn cung đình được làm bằng cách xào bánh gạo trắng cùng thịt thăn bò, dầu mè, hành, nấm" được gọi là tteokjjim hoặc tteok japche. Làm cách nào mà một món ăn quý được làm từ những nguyên liệu cao cấp lại trở thành món ăn mang tính đại chúng như hiện nay? Năm 1953 ngay sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, cụ Ma đã đãi khách quý ở một nhà hàng Trung Quốc. Đúng lúc cửa hàng vừa khai trương nên đã mời bánh gạo tất cả các bàn trong quán. Cụ Ma lỡ tay làm rơi miếng bánh gạo vào bát mì sốt tương đen
và khi ăn lại thấy ngon bất ngờ. Cụ trộn bánh gạo với tương ớt thay sốt tương đen vốn mắc tiền và làm ra món tteokbokki có vị hơi cay. Cụ đã mở cửa hàng bán tteokbokki làm từ sốt tương đen trộn với tương ớt bán tại phường Sindang, quận Jung, Seoul và đến năm 1970 nó được xem là món ăn vặt quốc dân. Thời đó, khu này rất nhiều cửa hàng bán đồ ăn vặt cho thanh thiếu niên, trong số đó còn có quán tuyển cả nhạc công chơi nhạc theo yêu cầu. Trên đường từ trường về nhà được nghe các bài nhạc yêu thích và chia nhau ăn tteokbokki là thú vui của thanh thiếu nhiên thời đó. KẾ SINH NHAI CỦA MỘT GIA ĐÌNH Mẹ chồng của cô Kim Jin-sook đã bắt đầu bán tteokbokki ở chợ tại phường Galhyeon, quận Eunpyeong, Seoul từ năm 1980. Đó là quán lề đường và thậm chí còn không có bảng hiệu. "Mẹ chồng tôi năm nay đã 92 tuổi và khi bắt đầu mở quán thì bà đã 45-46 tuổi, còn chồng tôi 11 tuổi. Xung quanh đó có đến ba trường nữ trung học nên có rất nhiều học sinh. Thời đó, trường học chưa phục vụ ăn trưa tại trường nên học sinh đến ăn tteokbokki vào giờ ăn trưa rất nhiều. Nhiều thế
hệ học trò đã tốt nghiệp nhưng vẫn quay về tìm tới quán nhà tôi. Vì vậy, quán lúc nào cũng đông nghẹt khách. Nhà chồng tôi nhiều miệng ăn nhưng mẹ chồng đã nuôi cả nhà từ việc kinh doanh món ăn này." Năm 1992, cô Kim kết hôn với chú Kim Wan-yong là người con trai thứ tư trong gia đình chồng. 10 năm trước, mẹ chồng cô không thể buôn bán một mình sau ca phẫu thuật khớp hông, cả gia đình đã tranh thủ thời gian ra giúp bà một tay. Chồng cô nghỉ việc, bắt đầu ra quán giúp mẹ kinh doanh rồi một ngày chú đề nghị "Mình có muốn ra làm với tôi không?" Lúc đó đứa con trai nhỏ đang học lớp ba của họ vừa hay cũng vào kỳ nghỉ hè nên cô cũng rảnh hơn. Theo ra quán và phụ việc tầm một tuần, mẹ chồng - người luôn tận tình hướng dẫn - đã liên tục hỏi cô là có muốn làm luôn không. Cô vội nhận lời đề nghị từ mẹ chồng mà không biết công việc thật sự thế nào, thế mà mối duyên với việc này đã kéo dài đến tận hôm nay. Vào năm 2015, cửa hàng hiện tại đã được dựng lên tại vị trí chợ cũ sau khi chợ bị xóa bỏ do dự án quy hoạch của thành phố. Bảng hiệu "Tteokbokki của bà - chợ Galhyeon" cũng lần đầu tiên được treo lên từ dạo ấy.
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
57 Vợ chồng Kim Jin-sook và Kim Wan-yong, chủ cửa hàng "Tteokbokki của bà - chợ Galhyeon” đã tiếp quản cửa hàng của mẹ chồng vốn bắt đầu kinh doanh từ 40 năm trước. Mỗi ngày họ đều nỗ lực hết mình để phục vụ những vị khách không quên được hương vị ngày xưa.
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
58
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
59
Bí quyết để làm được món tteokbokki ngon giữ chân khách hàng nằm ở tỷ lệ của các nguyên liệu làm nước sốt, mức lửa và thời gian nấu. Nguyên liệu có ngon đến đâu mà tỷ lệ không chính xác hoặc nhiệt độ và thời gian không đúng thì vô tác dụng.
The complex that Lee manages includes 10 buildings with 510 households, yet is small compared to neighboring complexes. It is located in a forest of high-rise housing that constitutes one of the core residential districts of central Seoul’s western edge.
Cửa hàng “Tteokbokki của bà - chợ Galhyeon” nổi tiếng đối với những người ưa thích món tteokbokki nhờ vào hương vị không đổi qua năm tháng. Cô Kim Jin-sook vẫn luôn giữ gìn bí quyết làm nước sốt do bà Jin Yang-geun - mẹ chồng cô tạo ra từ năm 1980 lúc mới mở cửa hàng.
"Lúc đó, mẹ chồng tôi đã ngoài tám mươi nhưng không thích bị gọi là bà", cô Kim cười và nhớ lại. "Kể từ lúc đó, cả hai vợ chồng tôi đã cùng bán quán. Thực đơn vẫn giữ như khi mẹ chồng bán ở chợ, gồm có bánh gạo tteokbokki, dồi sundae, hai loại bánh xếp, trứng gà luộc, kimbab loại bé chiên giòn." Cách chế biến về cơ bản vẫn kế thừa từ công thức của mẹ chồng truyền lại, nhưng tỉ lệ nước sốt đã thay đổi đôi chút. Vị cay xé nồng đã được giảm bớt, trở nên dịu nhẹ hơn. Giờ đây, vị ít ngọt hơn, ít mặn hơn và ít cay hơn. Vì chú trọng đến sức khỏe và vệ sinh nên cô chú rất cẩn thận trong việc lựa chọn nguyên liệu tốt. Chồng cô ra quán lúc bảy giờ sáng. Công đoạn sắp xếp những đồ dùng nhà bếp đã được rửa hôm trước, sau đó nấu nước hấp dồi, luộc trứng và chuẩn bị những thứ cơ bản mất khoảng một tiếng đồng hồ. "Bột mì làm món tteokbokki hay bị dính lại nên việc tách từng cái một là việc rất vất vả. Cũng có loại bánh tteok rời từng cái một nhưng vị của loại đó kém hẳn. Nếu chúng tôi chịu khó gỡ thì khách hàng có thể ăn được bánh
ngon hơn. Một khay bánh tteok cắt ra được 324 cái, mỗi ngày tôi bán tầm mười khay thế này." Sau hai tiếng chuẩn bị, đến chín giờ quán bắt đầu mở cửa. Cô Kim tầm mười giờ sẽ đến quán. Giữa hai vợ chồng không có sự phân công công việc rõ ràng. Cả hai đều cùng nấu và đón khách. "Một trong hai người dù không đến thì cũng phải buôn bán cho nên cả hai đều phải biết làm tất cả mọi việc." GIỮ GÌN BÍ QUYẾT Việc quan trọng nhất trong quá trình chế biến là "luộc nước đầu". Tteok được tách rời từng miếng bằng tay, cho vào nước đang sôi luộc sơ, sau đó thì chuyển sang nồi chuyên để nấu tteokbokki. Nếu công đoạn này không được làm cẩn thận thì bánh tteok sẽ bị bở hoặc bị dai. Mấu chốt nằm ở việc nhận biết chính xác trạng thái của bánh tteok mỗi ngày khác nhau chút ít và điều chỉnh lại nhiệt độ và thời gian nấu cho phù hợp. "Mọi người hay nói đùa "hay nghỉ làm công ty về mở cửa hàng bán tteokbokki" nhưng thực ra việc buôn bán này vất vả hơn
mọi người nghĩ nhiều." Bí quyết để làm được món tteokbokki ngon giữ chân khách hàng nằm ở tỷ lệ các nguyên liệu làm nước sốt, mức lửa và thời gian nấu. Nguyên liệu có ngon đến đâu mà tỷ lệ không đúng, hoặc nhiệt độ và thời gian không đúng thì vô tác dụng. Toàn bộ quá trình chi tiết này đều học từ mẹ chồng nên đây là bí quyết kinh doanh của gia đình. Trong nước sốt có khoảng hơn mười loại nguyên liệu trong đó bao gồm những thứ dễ đoán như ớt bột, ớt tương, mật ngô. Phần tteokbokki một người ăn là 3,500 won, tăng thêm 500 won so với thời điểm trước tháng tư năm ngoái. "Mỗi năm nếu mức lương tối thiểu tăng thì giá thực phẩm cũng tăng theo nên giá bán không tăng cũng không được. Tuy nhiên, vì tteokbokki là món ăn vặt chứ không phải ăn như bữa chính nên không dễ tăng giá. Suy nghĩ mãi cuối cùng sau sáu năm rưỡi chúng tôi mới tăng lên 500 won." Cô Kim gọi phần một người ăn là "dây chun". Thường thì phần ăn này có 17-18 miếng bánh tteok cùng với chả cá nhưng nếu là học sinh hoặc người lao động chân tay thì
cô thường cho thêm. Dạo gần đây, bàn ăn trong cửa hàng chưa đầy 10 pyeong (3.306m2) này đã được xếp gọn vào một góc. Quán không nhận khách ăn tại chỗ đã được một năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Góc tiệm nơi đặt nồi cơm điện nhỏ và bếp điện cũng là nơi vợ chồng cô tranh thủ ăn sáng cũng là ăn trưa. Sau khi lót dạ bằng đồ ăn nhẹ vào buổi tối thì họ đóng cửa tiệm vào lúc tám giờ tối. Dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc xong thì trở về nhà, lúc này cũng đã mười giờ đêm. Ăn cơm tối trễ rồi đi ngủ là những việc thường nhật của vợ chồng họ. "Mỗi tuần, chúng tôi đều nghỉ bán ngày thứ hai. Kể từ khi mở quán thì ngoài ngày nghỉ cố định này, chúng tôi chỉ mới đóng cửa ba ngày. Đó là ngày sau hôm tôi phẫu thuật, hôm con trai tôi nhập ngũ và hôm nó xuất ngũ. Thỉnh thoảng cũng có lúc muốn nghỉ tí nhưng do đã tự hứa với khách rồi. Không chỉ có khách sống ở khu này mà khách từ khắp nơi trên cả nước cũng tranh thủ tìm đến đây để thưởng thức món của cửa hàng nên tôi rất áy náy nếu họ đến mà đi về tay không. Vào ngày nghỉ, tôi cũng không
làm gì khác ngoài mấy việc dọn dẹp nhà cửa mà cả tuần không làm được và đi bệnh viện để chữa bệnh hội chứng ổng cổ tay. Đúng là bệnh nghề nghiệp."
NỖ LỰC HẾT MÌNH TỪNG NGÀY
Tất nhiên, hầu hết các khách hàng đều rất thân thiện và tình cảm. Họ mua nước ngọt đem đến cho cô chú vào những ngày trời nóng bức, hoặc đem tặng cô chú những loại rau hái trong sân nhà. Sau khi vướng phải những việc không hay đó thì vợ chồng cô luôn tự nhủ là “nếu khách có nói gì đi chăng nữa thì cũng phải chấp nhận vô điều kiện. "Có những khách hàng còn nhớ cả mẹ tôi, họ cũng dẫn con cái tới cửa hàng nữa. Cũng có những người họp lớp thời tiểu học rồi cùng nhau tới quán. Những vị khách đó đến quán không phải để ăn tteokbokki mà là tìm lại kí ức một thời. Nhìn vào họ, tôi học được tấm lòng ấm áp và cách sẻ chia. Tôi nghĩ đây chính là cách mà mọi người đang sống với nhau." Vì vậy, cô Kim cảm thấy rất tiếc nuối khi nghĩ đến việc nột ngày nào đó quán sẽ không còn nữa. Cô chú đã lên kế hoạch sẽ bán thêm
Tteokbokki là món ăn mang tính tiềm thức của người Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi. Những miếng tteok trắng được luộc sơ, cho vào nước sốt tương ớt cùng với nhiều loại rau, chả cá rồi nấu trên lửa nhỏ.
10 năm nữa rồi đóng cửa tiệm. Tiếc nuối thì cũng có đó nhưng họ không muốn đẩy công việc mệt nhọc này cho các con. Nếu những người con sau khi thử làm việc công sở hay bất kì việc nào khác mà chúng muốn nhưng cuối cùng lại muốn đi bán tteokbokki thì biết đâu chừng quán sẽ vẫn cứ mở bán. Phần tteokbokki đầy ắp dành cho khách phương xa được chuẩn bị cẩn thận từ khâu lựa chọn từng loại nguyên liệu từ sáng sớm tinh mơ và nấu chuẩn vị trên chảo nóng không chỉ là món ăn làm dịu cơn đói của thực khách mà nó còn giúp tìm lại kí ức, sưởi ấm trái tim họ. Vợ chồng cô Kim tuy mệt mỏi nhưng ngày ngày luôn nỗ lực hết mình để lưu giữ hương vị của kí ức mà mẹ chồng từng phục vụ mọi người.
Giải trí
Kim Seong-hoon Phóng viên Tạp chí CINE21 Dịch, Phạm Hoa Mai
GIẢI TRÍ
61
Điều phải bảo vệ trên cả lý tưởng Bộ phim "Thoát khỏi Mogadishu" kể lại một cách sinh động câu chuyện có thật của những nhân viên đại sứ quán hai miền Nam Bắc của bán đảo Triều Tiên cùng nhau sống sót sau cuộc nội chiến ở Somalia 30 năm trước. Chủ nghĩa nhân văn theo cách của đạo diễn Ryoo Seung-wan đã khắc họa sự bất lực của lý tưởng và thể chế trước bản năng sinh tồn.
COVID-19.
MỐI DUYÊN NHƯ ĐỊNH MỆNH "Thoát khỏi Mogadishu" dựa trên một câu chuyện có thật kịch tính hơn cả phim điện ảnh. Ngày 30 tháng 12 năm 1990, các cuộc biểu tình chống lại chế độ độc tài của Tướng Barre ở Mogadishu, thủ đô của Somalia đã dẫn tới đảo chính và nội chiến. Khi đó, các nhân viên của hai đại sứ quán Hàn Quốc và Triều Tiên vốn từng không ngừng công kích và âm thầm hoạt động chống lại nhau, đã cùng hợp sức đào thoát thành công khỏi Mogadishu - nơi cả hai nước đều đặt cơ quan đại diện. Đạo diễn Ryoo tình cờ được nghe về sự kiện xảy ra ở Somalia, quốc gia Đông Phi, vào năm 1991 từ một người em khóa sau đến thăm văn phòng của anh, vừa hay cũng là lúc Dexter Studios, nơi sản xuất loạt phim "Thử thách thần chết: Giữa hai
© Lotte Entertainment
"Có lẽ cũng phải chuẩn bị làm "Chiến dịch Phép màu" thành phim." Đó là câu trả lời tôi nhận được kèm với biểu tượng mặt cười sau khi gửi bài báo liên quan đến hoạt động "Chiến dịch Phép màu" mới đây cho đạo diễn Ryoo Seung-wan trong lúc anh đang gấp rút quay bộ phim "Buôn lậu". Tháng 8 vừa qua, Kabul trở nên hỗn loạn sau khi Mỹ rút quân và lực lượng Taliban tái chiếm. Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ những người dân thường Afghanistan từng hợp tác với họ cùng gia đình thoát khỏi Kabul. Động thái này đã nhận được nhiều sự ủng hộ bởi nó cho thấy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế của Hàn Quốc. Khi theo dõi chiến dịch này, tôi bỗng nhớ đến bộ phim "Thoát khỏi Mogadishu" (Escape from Mogadishu; 2021) của đạo diễn Ryoo Seung-wan, một bộ phim đã thu hút 3 triệu khán giả tới rạp ngay cả trong bối cảnh giãn cách xã hội do đại dịch
Cao trào của bộ phim "Thoát khỏi Mogasidhu" là khi các bên đối đầu dồn vào bốn chiếc xe và né tránh tiếng súng khi họ chạy qua thủ đô Somali. Phần lớn các cảnh quay không có sự trợ giúp của đồ họa máy tính, được quay ở Essaouria, Maroc, nơi giống Mogadishu.
thế giới" (Along with the Gods: The Two Worlds) đang chuẩn bị đưa sự kiện này vào phim điện ảnh. Khi ấy anh đang làm hậu kỳ cho bộ phim "Chạy đâu cho thoát" (Veteran; 2015). Vài năm sau đó, Dexter Studios mời anh làm đạo diễn cho bộ phim này. Đạo diễn Ryoo nói: "Tôi đã rất tò mò về câu chuyện có thật này nên đã tìm các nội dung báo chí lúc đó cũng như các tài liệu liên quan để xem. Đó là một câu chuyện rất kịch tính nên tôi
nghĩ bất kể là ai được chọn làm đạo diễn phim này, cũng mong sẽ làm thật hay". Và rồi đạo diễn và phim đã gặp nhau "như định mệnh" như thế. Điều thu hút anh hơn cả về sự kiện này là "những nhà ngoại giao Hàn Quốc và Triều Tiên cùng chạy trốn khi ấy không phải là lực lượng đặc công hay nhân viên tình báo mà thực sự chỉ là những người dân bình thường". "Việc những người bình thường phải đối mặt với một tình huống gay cấn, kịch
tính khiến tôi cảm thấy hứng thú và nghĩ mình có thể thử một cách tiếp cận điện ảnh nào đó mới mẻ, khác với các bộ phim trước. Đó chính là động lực khiến tôi lay động", đạo diễn Ryoo giải thích. Anh đã tìm kiếm lại các thông tin về câu chuyện có thật này và chuyển thể thành phim. SỰ ẤM ÁP TRONG CHIẾN TRANH LẠNH Bộ phim kể về quãng thời gian khoảng một tháng kể từ đầu tháng 12 năm 1990 tới khi
GIẢI TRÍ
GIẢI TRÍ
62
và Triều Tiên ở nửa đầu bộ phim. Đại sứ Hàn Quốc và Triều Tiên cạnh tranh nhau gặp Tổng thống, Bộ trưởng cũng như các quan chức chính phủ Somalia để vận động hành lang một cách quyết liệt. Tuy có câu "Ngoại giao cũng phải giữ phẩm giá như một người phải có nhân cách hay quốc gia phải giữ phẩm cách", nhưng họ cũng chẳng ngần ngại dùng mưu kế để có thể lấy được lá phiếu ủng hộ của nước thành viên nhằm gia nhập Liên Hợp Quốc. Lúc bây giờ đang vào giai đoạn thoái trào của Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên chiếm ưu thế về sức ảnh hưởng trên trường quốc tế như lời của đại sứ Triều Tiên trong phim: "Đã chuẩn bị nền tảng ở châu Phi trước Hàn Quốc tận 20 năm". Đại sứ Hàn Quốc hết lần này đến lần khác mắc vào bẫy của đại sứ Triều Tiên khiến mọi việc xôi hỏng bỏng không. Nửa đầu bộ phim, đạo diễn định hình xây dựng tỉ mỉ các nhân vật chính đồng thời tập trung mô tả diễn tiến nội chiến ở Somalia. Đạo diễn Ryoo đã giải thích ý đồ đó như sau: "Tôi nghĩ rằng để khán giả nhập tâm vào nhân vật và cùng trải nghiệm hoàn cảnh chiến tranh thì ít nhất phim phải thể hiện một
cách chân thực quá trình diễn ra cuộc nội chiến. Tôi đã rất hồi hộp cho tới khi bộ phim được công chiếu. Người làm phim hiểu rất rõ các sự kiện diễn ra trong phim nhưng với khán giả, đó lại là trải nghiệm lần đầu. Tôi lo không thể truyền tải chính xác bối cảnh lịch sử vốn dĩ không thân thuộc với họ. May mắn là hình như khán giả đã hiểu được bối cảnh nội chiến trong phim mà không gặp khó khăn gì." Trục vốn nghiêng về phía Triều Tiên dần lấy lại cân bằng từ giữa phim khi phe nổi dậy bắt đầu một cuộc chiến thực sự. Cuộc đảo chính với các vụ đánh bom khủng bố, người dân loạn lạc, quân đội tiến vào Mogadishu và nắm quyền kiểm soát đất nước được miêu tả một cách tỉ mỉ. Và rồi, cuộc chiến ngoại giao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên dần chuyển thành kịch bản chạy trốn chạy khỏi Mogadishu. Đại sứ Hàn Quốc đã nắm những bàn tay đưa lên với lời thỉnh cầu "Hãy giúp đỡ chúng tôi" của nhân viên Đại sứ quán Triều Tiên, và rồi từ đó Nam Bắc cùng nhìn về một hướng. Trong cơn loạn lạc, họ không còn thời gian và tâm trạng để lo lắng mình có thể
CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN THEO PHONG CÁCH RYOO SEUNG-WAN Cảnh hơn 20 nhân viên Đại sứ quán Hàn Quốc và Triều Tiên chia nhau lên bốn chiếc xe, vượt qua những làn đạn dày đặc và bom xăng để chạy trốn tới Đại sứ quán Ý ở nửa sau bộ phim có thể xem là điểm nhấn và cũng là phân đoạn kinh điển phản ánh nguyên vẹn chủ nghĩa nhân văn theo phong cách của đạo diễn Ryoo Seung-wan. Không giống những chiếc Ford Mustang lao trên đường phố Myeongdong, Seoul trong bộ phim "Chạy đâu cho thoát" của đạo diễn Ryoo trước đây, những chiếc xe trong phim với "những túi cát và sách treo lủng lẳng" không thể tăng tốc nhưng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ. Có lẽ cảm giác hồi hộp thực sự sống động đến từ việc đạo diễn đã khiến cho khán giả có cảm giác như đang cùng nhân vật ngồi trên những chiếc xe đó. Đạo diễn Ryoo nói: "Với nguyên tắc trung thành với hiện thực, điều tôi trăn trở nhất là không được tạo cảnh choáng ngợp. Để có thể truyền tải cảm giác sợ hãi, bấn loạn của các nhân vật đang lao qua làn đạn xối xả và bom
Cảnh quay cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa các nhà ngoại giao của hai miền Nam Bắc. Kim Yoon-seok (trái) thủ vai Đại sứ Hàn Quốc đối đầu với người đồng cấp Triều Tiên do Heo Joon-ho thủ vai.
© Lotte Entertainment
© Lotte Entertainment
cuộc nội chiến bắt đầu vào ngày 30 cùng tháng và kéo dài đến ngày 12 tháng 1 năm 1991, khi các nhà ngoại giao Hàn Quốc và Triều Tiên thoát khỏi Mogadishu. Đạo diễn Ryoo xây dựng mới tuyến nhân vật và tình tiết một cách kịch tính trên quan điểm trung thành với bối cảnh, diễn tiến và kết cục của sự kiện lịch sử. Đó cũng là công việc vất vả nhất của anh khi dựng kịch bản cho bộ phim này. Đạo diễn Ryoo nhớ lại: "Đó là khoảng thời gian mà tình hình chính trị và xã hội ở Somalia có nhiều thay đổi nhanh chóng, mấu chốt là phải làm thế nào để thể hiện được sự hỗn loạn trong thời khắc này và khắc họa hình ảnh các nhân viên đại sứ quán Hàn Quốc và Triều Tiên cùng nhau trải qua 12 ngàytrong tòa nhà của đại sứ quán Hàn Quốc." Trong phim, có thể thấy hai cuộc chiến diễn ra đan xen ở nửa đầu và nửa cuối phim. Phong cảnh thủ đô Mogadishu nhìn từ biển vào trên nền nhạc hùng tráng theo phong cách châu Phi - phân cảnh mở đầu chưa từng gặp ở bất kỳ bộ phim Hàn Quốc nào mở ra cuộc chiến ngoại giao giữa Hàn Quốc
bị quy là chuyển đổi tư tưởng theo Hàn Quốc hay vi phạm Luật An ninh Quốc gia do tiếp xúc với người Triều Tiên. Thể loại phim chạy trốn lần này không phải là lần thử sức đầu tiên của đạo diễn Ryoo. Một tác phẩm khác của ông mang tên "Đảo địa ngục" cũng khắc họa cuộc chạy trốn tập thể của những người Triều Tiên bị cưỡng ép lao động ở nửa sau của phim. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là nếu như cuộc chạy trốn đó là sản phẩm dựa trên trí tưởng của đạo diễn thì ở "Thoát khỏi Mogadishu" nó được khắc họa dựa trên câu chuyện có thật. Trước đó, Hollywood cũng có các phim cùng thể loại chạy trốn dựa trên câu chuyện có thật như "Diều hâu gãy cánh" (Black Hawk Down; 2001) với bối cảnh Somalia ở cùng thời kỳ hay phim "Chiến dịch sinh tử" (Argo; 2012) với nội dung kể về đặc vụ CIA của Mỹ xuyên thủng hàng bảo vệ nghiêm ngặt của Iran để giải cứu các nhân viên của đại sứ quán Mỹ. Khác với hai phim mô tả chiến dịch của một quốc gia giải cứu người dân nước mình khỏi khủng hoảng chính trị ở một quốc gia khác kể trên, "Thoát khỏi Mogadishu" kể về câu chuyện những nhà ngoại giao của hai đất nước thù địch trong Chiến tranh Lạnh cùng đoàn kết hợp sức đào thoát khỏi thủ đô của nước sở tại mà không có sự giúp đỡ của chính phủ khi thông tin liên lạc bị cắt đứt, an ninh không được đảm bảo do nội chiến.
63
Đạo diễn Ryoo Seung-wan đã giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Giải thưởng của Hiệp hội các nhà phê bình phim Hàn Quốc năm 2021 vào ngày 10 tháng 11 với phim "Thoát khỏi Mogadishu". Phim cũng đã được chọn là tác phẩm đại diện Hàn Quốc tranh tài trong hạng mục Phim truyện quốc tế hay nhất tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 94, dự kiến tổ chức vào tháng 3 năm 2022.
Đại sứ Hàn Quốc đã nắm những bàn tay đưa lên của nhân viên Đại sứ quán Triều Tiên, và rồi từ đó Nam Bắc cùng nhìn về một hướng. Trong cơn loạn lạc, họ không còn thời gian và tâm trạng để lo lắng mình có thể bị quy là chuyển đổi tư tưởng theo Hàn Quốc hay vi phạm Luật An ninh Quốc gia do tiếp xúc với người Triều Tiên. xăng thì thủ pháp nhấn mạnh vào chi tiết gây hồi hộp quan trọng hơn việc tạo ra những hình ảnh choáng ngợp. Do đó, tôi cho máy quay tập trung khắc họa tình huống bên trong xe hơn là hình ảnh bên ngoài. Hơn hết, để khán giả có thể nhập tâm, cảm giác như đang đi trên xe thì phần âm thanh cần phải thể hiện sống động. Đội ngũ âm thanh đã rất vất vả để tạo dựng tiếng xe ô tô và tiếng súng bắn như thật trong phòng thu." Phân cảnh ngạt thở khi bốn chiếc xe chở đầy người ì ạch chạy trốn khỏi sự truy kích của quân nổi dậy được máy quay ghi lại một cách ấn tượng mà không hề có những cảnh quay cận nhân vật như thông thường hay nhạc giao hưởng để lấy nước mắt khán giả. Ngoài ra, cảnh những nhân vật hai miền Nam Bắc chào tạm biệt nhau trên chiếc máy bay thoát khỏi Somalia cũng được mô tả một cách cô đọng và chân thực. Đạo diễn Ryoo nói: "Các diễn viên đã khóc rất nhiều khi quay phân cảnh đó trong máy bay. Vì là phân cảnh sau của bộ phim, nên cảm xúc có lẽ đã được đẩy lên cao trào. Thực tế, họ đã cùng nhau trải qua cảm giác hồi hộp suốt quãng thời gian dài. Để phân cảnh có được
sức mạnh như đang tiếp diễn chứ không phải là một câu chuyện đã kết thúc trong quá khứ, tôi thấy để lại chút dư vị cho khán giả quan trọng hơn đem lại cảm giác giải tỏa tâm lý. Mọi người đều hiểu trong tình huống đó phải thể hiện cảm xúc và ý nghĩa gì". Trong phân cảnh các nhân viên Đại sứ quán Hàn Quốc và Triều Tiên cùng nhau ăn bữa tối lần đầu tiên ở giữa phim, chi tiết phu nhân đại sứ Triều Tiên dùng đũa của mình để giúp phu nhân đại sứ Hàn Quốc gắp miếng lá vừng khiến người xem nghẹn ngào khi tình đoàn kết vượt lên trên ý thức hệ. Có lẽ cũng vì lý do đó mà cảnh phim này gợi nhớ cảnh các binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên chia sẻ tình bạn qua chiếc bánh chocopie trong bộ phim "Khu vực an ninh chung JSA" (Joint Security Area; 2000) của đạo diễn Park Chan-wook. Ý chí phải sống sót là dù trải qua hoàn cảnh tuyệt vọng đến đâu bằng bất cứ giá nào, chủ nghĩa nhân văn coi tính mạng của con người quan trọng hơn cả thể chế và lý tưởng - đây là thông điệp mà đạo diễn Ryoo đã theo đuổi từ cách đây rất lâu.
Nghệ thuật ẩm thực
Jeong Jae-hoon Dược sĩ, Nhà phê bình ẩm thực Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân / Minh họa. Park So-jung
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
65
Cá trích Quà tặng mùa đông của biển cả Từ rất lâu, cá trích là loại cá đã trở thành thực phẩm chính đối với con người khắp nơi trên thế giới. Gần đây, món gwamegi với cá trích được hong khô bằng gió biển sau đó cuốn ăn kèm các loại rau tỏi, rong biển và lá kim là món ăn đặc trưng tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, có nhiều cách chế biến truyền thống vẫn được lưu truyền. Độ dai, dẻo và vị thơm ngon, béo ngậy khiến món này được xếp vào hàng món ăn “tuyệt phẩm” trong mùa đông.
NGƯỜI HÀN QUỐC có câu "Muốn ăn ngon thì ăn cá trích, ăn nhiều thì ăn cá minh thái". Cá tuyết, cá minh thái và cá trích là ba loại cá phổ biến trên bàn ăn của người Hàn Quốc, trong đó cá trích được xem là đệ nhất mĩ vị. Cá trích có nghĩa là "cá thân xanh" với nhiều loại khác nhau, sống thành từng đàn lớn trong môi trường nước mặn. Loại cá trích được tiêu thụ nhiều ở Bắc Âu là cá trích Đại Tây Dương (Clupea Harengus), còn ở Đông Bắc Á và Bắc Mỹ cá trích Thái Bình Dương (Clupea pallasii) được đánh bắt nhiều nhất. Những loại cá thịt trắng như cá tuyết hay cá minh thái có ít mỡ, nhưng ngược lại, mỡ cá trích lại rất béo, nhiều nhất có thể chiếm đến 20%. Cá trích là loài cá sống vùng nước lạnh, từ đông đến xuân là mùa sinh sản và từ cuối thu là giai đoạn cá bắt đầu béo. Ngoài ra, cá trích còn chứa nhiều amino axit tạo vị ngọt như glycine và alanin. Trong sách về phả hệ đầu tiên của các loài cá tại Hàn Quốc mang tên "Ngưu hải di ngư phổ" (tựa đề tiếng Anh là Rare Fish in the Jinhae Sea, tạm dịch: Loài cá hiếm ở biển Jinhae) do Kim Ryeo (1766-1821) viết năm 1803 có bàn về vị cá trích như sau: "vị ngọt và mềm, nướng ăn rất
ngon". Park Chan-il (1965-) nhà văn kiêm đầu bếp cũng đã có trải nghiệm tương tự về hương vị của cá trích. Trong sách "Một nửa ký ức là hương vị", ông đã hồi tưởng lại món cá trích nướng khi ăn cùng bạn bè ở quán cá sống tại vùng biển Sokcho như sau: "trong gió lạnh khắc nghiệt của ngày đông, thịt cá trích rắc ít muối hạt, nướng trên bếp than hồng, thật mềm và ngọt".
CÁCH CHẾ BIẾN
Có nhiều cách khác nhau để thưởng thức món cá trích. Ở bờ biển Đông - khu vực khai thác chính, người dân thường ăn món cá trích sống hoặc gỏi cá trích cay; đôi khi lại ninh thịt cá trích luộc chín đã được rây qua sàng và gạo tẻ làm cháo hoặc thưởng thức món cá trích hầm bằng cách áo bên ngoài cá lớp bột mì và trứng, áp chảo và om với nước tương đậu nành. Người dân tỉnh Gyeongsang dọc theo bờ biển đông nam lại chuộng món canh cá trích nấu kiểu jigae1. Trong khi đó, có ghi chép rằng khi nấu một lượng lớn cá trích, người tỉnh Jeolla ở phía tây nam lại đổ nước vào lò nung, đun sôi, hấp cá bằng hơi và chấm ăn cùng tương ớt. Nhưng thực tế, ăn nướng mới có thể thưởng thức được trọng vẹn hương vị
Cá trích là loài cá quen thuộc với mọi người trên thế giới. Cá lưng xanh gầy, màu trắng bạc từ tâm đến bụng, sống thành đàn ở các dòng biển lạnh có nhiệt độ từ 2-10oC và độ sâu nước dưới 150 mét. Sản lượng cá trích ở vùng biển Hàn Quốc rất bất thường, nhưng sản lượng đánh bắt trong mùa đông khá tốt.
của cá trích. Rắc thêm ít muối hạt lên cá rồi nướng cho hơi vàng thì sẽ được món cá trích nướng mềm, ngọt và thơm ngon. Đầu bếp Park Chan-il đã giải thích rằng: "cá trích là loại cá nhiều mỡ, nếu nướng lên, mỡ thấm đều khắp, vị ngon không thể nào cưỡng lại được". Trong cá biển có chứa trimethylamine oxide (TAMO), là một hợp chất nitơ phi protein (non-protein nitrogen - NPN), giúp duy trì sự cân bằng giữa nồng độ muối trong cơ thể và nước biển. Hợp chất TAMO dưới tác dụng của vi sinh vật, nếu bị phân hủy thành trimethylamine (TMA - một amin dễ bay hơi) sẽ tạo mùi tanh. Mùa đông, cá trích béo chứa nhiều axit béo không bão hòa đa (polyhydric fatty acid) nên rất dễ bị ôi thiu. Từ đó, mùi tanh cũng nặng mùi hơn nên người Hàn Quốc thường khuấy thêm tương đậu nành khi nấu món canh cá trích kiểu jigae hay phết tương đậu nành lên cá khi nướng nhằm làm giảm vị tanh. Lý do là vì thành phần trong tương đậu nành giúp làm dịu vị tanh và chất đạm - thành phần chính trong tương - khi kết hợp với thành phần tạo mùi tanh sẽ ngăn chặn sự bay hơi. Tuy nhiên, sau thập niên 1990, các công thức chế biến cá trích đa dạng trở nên khó tìm. Trên thực tế, Nhật
báo Dong-a số ra ngày 27 tháng 1 năm 1996 đã đăng bài "Gần đây hầu như không thể thấy các món ăn của vùng Gyeonggi như canh cá trích, cá trích kho, mắm cá trích, cá trích luộc". Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cho việc thưởng thức các món cá trích đa dạng ngày càng khó khăn là do cá trích lúc có, lúc không. Sản lượng đánh bắt cá trích lên xuống thất thường từ nhiều năm trước. Bắt được cá trích bơi thành đàn lớn bơi theo dòng nước lạnh luôn được xếp vào một trong những vụ đánh bắt cá lớn nhất. Nhưng cũng có lần trong suốt hơn 10 năm, không có bất cứ thông tin gì về việc ngư dân đánh được đàn cá trích. Trong sách ghi chép lại những điều chứng kiến trong giai đoạn chiến tranh Nhâm Thìn Oa loạn mang tên “Trừng bí lục” (tiêu đề tiếng Anh là A Record of Penitence and Warning) của tác giả Ryu Seongryong (1542-1607) có nội dung sau: "Cá ở biển Đông nay lại bắt được ở cả biển phía tây và đã dần dần di chuyển đến cả sông Hàn. Tại vùng biển Haeju - vốn là nơi sinh trưởng của cá trích - lại gần như không được thấy hơn 10 năm qua. Cá di chuyển đến biển Liaodong (Liêu Đông) và sinh sản tại đây nên người dân Liadong gọi cá
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
66
Mùa đông ở vùng Yeongdeok, tỉnh Gyeongsangbuk và các làng ven biển khác dọc Biển Đông. Đây là mùa người dân bận rộn phơi cá trích. Với những chiếc đầu bị cắt bỏ, những con cá được đông lạnh và rã đông tự nhiên trong gió biển lạnh giá. Kết quả là món gwamegi mặn mà không có mùi tanh nồng.
© Getty Images Korea
trích là “tân ngư” (loại cá mới). Yi Su-gwang (1563-1629) cũng đưa ra lời giải thích tương tự trong sách bách khoa toàn thư mang tên "Jibong lưu thuyết" (Topical Discussions of Jibong) được viết năm 1614 cùng kỳ. Cá trích vốn luôn được đánh bắt nhiều ở vùng biển tây nam vào mùa xuân, đã không sinh sản suốt 40 năm. Tuy nhiên, trong "Loạn trung nhật ký" (War Diary) của tướng quân Yi Sun-sin (1545-1598) có ghi chép việc đánh bắt cá trích làm quân lương. Nhà thực học Yi Ik (1681-1764) đã trích dẫn "Trừng bí lục" của Ryu Seong-ryong và sau đó đã giải thích hiện tượng này trong sách "Tinh hồ tái thuyết" (Miscellaneous Explanations of Seongho). Thời điểm Ryu Seong-ryong viết "Trừng bí lục", cá trích chỉ có ở biển Haeju, tỉnh Hwanghae nhưng bây giờ có thể đánh bắt trên khắp các vùng biển của Triều Tiên thời bấy giờ. Yi Ik ghi lại: "Hàng năm đến mùa thu, cá trích sinh sản tại vùng biển của tỉnh Hamgyeong" và "Khi xuân về, cá trích dần di chuyển đến khu vực biển tỉnh Jeolla và Chungcheong. Giữa mùa xuân và mùa hè, cá trích lại sinh sản tại Hwanghae, di chuyển về phía tây, kích thước cá trích bé hơn và phổ biến nên không ai không ăn loại cá này".
© Jeon Jae-ho
MÓN GWAMEGI Yi Ik đã dự đoán sản lượng khai thác có sự thay đổi lớn theo thời kỳ và ngay cả khu vực đánh bắt cũng thay đổi là do cá trích sống thuận theo sự biến đổi của phong thổ và khí hậu. Tuy đây là câu chuyện của 250 năm trước nhưng dự đoán của Yi Ik đã đúng. Theo kết quả phân tích sản lượng đánh bắt cá trích vùng duyên hải bán đảo Triều Tiên của Viện Khoa học Thủy sản Quốc gia Hàn Quốc giai đoạn 1970-2019, tại vùng biển Đông nhiệt độ càng tăng
thì sản lượng đánh bắt càng nhiều; ngược lại, sản lượng đánh bắt của vùng biển phía tây lại tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của nước. Theo nghiên cứu này, sản lượng khai thác cá trích trong 50 năm qua rất không ổn định. Đầu thập niên 1970, sản lượng khai thác đạt trên dưới 5.000 tấn, đến giữa thập niên 1970 lại giảm xuống dưới 1.000 tấn. Cuối thập niên 1980, sản lượng tăng trưởng trở lại và đạt đỉnh điểm 20.000 tấn vào năm 1999, sau đó lại rơi xuống dưới 2.000 tấn vào năm 2002. Giữa thập niên 2000, lượng khai
SỰ TRỞ LẠI CỦA CÁ TRÍCH Cá trích đã quay trở lại. Năm nay, chúng đang được đánh bắt nhiều tại vùng biển Hàn Quốc. Thành phố Samcheok tỉnh Gangwon, đang nghiên cứu nhiều cách chế biến cá trích đa dạng như làm chả cá, kho, chiên... nhằm đẩy mạnh lượng tiêu thụ loại cá đặc biệt này. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy sản Quốc gia Hàn Quốc, sau thập niên 2000 sản lượng đánh bắt cá trích tăng lên chủ yếu là do nhiệt độ nước ở biển Đông trở nên ấm hơn kéo theo sự gia tăng số lượng cá thể cá trích. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kết quả này không đồng nghĩa với việc ủng hộ khai thác cá
© Shutterstock
thác tăng nhanh trở lại, đạt 45.000 tấn năm 2008. Sản lượng đánh bắt cá trích lại tiếp tục lập kỷ lục vào năm sau đó. Chương trình thời sự của đài KBS phát sóng ngày 20 tháng 12 năm 2009 đã đưa tin cá trích từng biến mất đã quay trở lại. Vốn là loài cá sống theo dòng hải lưu lạnh nhưng cá trích không chỉ được đánh bắt nhiều ở biển Đông mà còn ở khắp các vùng bờ biển nước ấm phía đông nam và phía nam; đồng thời, món gwamegi cá trích được chế biến trở lại tại khu vực Yeongdeok, tỉnh Gyeongsangbuk cũng đã được đưa tin. Sau thập niên 1960 khi cá trích trở nên khan hiếm, ở vùng ven biển tỉnh Gyeongsangbuk món gwamegi chủ yếu làm từ cá thu đao, trong khi món này trước đây vốn dĩ được làm từ cá trích phơi khô. Một chuyên mục do nhà ngư học Jeong Mun-gi (1898-1995) viết trên Nhật báo Dong-a số xuất bản ngày 9 tháng 5 năm 1939 đã giải thích: "Tại tỉnh Gyeongsangbuk - nơi cá trích sinh sản nhiều - người ta gọi cá trích khô là "gwamigi", là hải sản quan trọng được xem như đặc sản của vùng". Tương tự, vào những năm 1930, vùng bờ biển tỉnh Gyeongsangbuk là nơi khai thác chính cá trích. Dạo gần đây, gwamegi thường được cuốn ăn kèm với các loại tảo biển như rong biển, lá kim, tảo bẹ hay rau xanh như cải thảo, nhưng trước đây cá trích thường được nướng hoặc nấu canh ngải cứu. Không rõ tên gọi "gwamegi" bắt nguồn từ đâu. Vào thời hậu Joseon, nhà thực học Seo Yu-gu (1764~1845) trong cuốn sách “Điền ngư chí” (Record of Hunting and Fishing) đã giải thích món cá trích khô thời bấy giờ thường không rạch và phanh phần lưng cá mà sẽ được xâu nguyên con bằng sợi rơm và hong khô dưới ánh nắng mặt trời. Seo Yu-gu đã đưa ra giả thuyết rằng đôi mắt cá trích trong suốt và có thể xuyên qua bằng sợi rơm nên gọi là "quán mục". Cũng có giả thuyết cho rằng từ này đã bị biến đổi và trở thành "gwamegi" như hiện nay. Gwamegi được làm khô theo cách "phơi nguyên con" còn rất ít nhưng vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Cách phổ biến là xẻ bụng, bỏ xương và nội tạng, cắt hai bên thân cá và hong khô ngắn ngày trong gió biển, được gọi là "phơi baejiki". Gwamegi làm theo cách phơi nguyên con mất nhiều thời gian để thành phẩm. Ngoài ra, cá trích nhiều mỡ, thân dày và to hơn cá thu đao nên phơi khô sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu phơi khô cá thu đao nguyên con mất tầm nửa tháng, thì cá trích nguyên con phải mất hơn một tháng. Tuy nhiên, thời gian phơi càng lâu, vị cá lại càng đậm đà; đặc biệt gwamegi phơi nguyên con vào giữa mùa đông thường có trứng cá trong bụng nên vị ngon hơn rất nhiều.
Cá trích được phơi khô trong gió biển lạnh được gọi là gwamegi, một món ngon mùa đông với độ dai mềm và vị mặn, béo ngậy. Những miếng cá trích khô nhỏ, vừa ăn được cuốn kèm với rong biển hoặc lá kim cùng với tỏi, ớt và tỏi thái lát.
67
Ăn nướng mới có thể thưởng thức được trọn vẹn vị ngon của cá trích. Nếu rắc thêm muối biển và nướng cho hơi vàng thì cá trích sẽ rất mềm, ngọt và thơm ngon. trích ở Bắc Đại Tây Dương đã sụt giảm nghiêm trọng do do nạn đánh bắt quá mức, thiết nghĩ Hàn Quốc cũng cần có lệnh cấm đánh bắt cá trích con. Chúng ta cần nhớ rằng nạn đánh bắt quá mức đã khiến sản lượng khai thác cá trích sụt giảm nghiêm trọng về mức "0 tấn" ở Na Uy vào năm 1970 và sau đó, phải mất đến 20 năm mới hồi phục được trở lại như mức trước đây. Vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa rõ về việc cá trích sống thành đàn thế nào, di cư ra sao. Mặc dù cá trích đã quay trở về biển Đông Hàn Quốc nhưng các khu vực lân cận như vùng biển Hoàng Hải của Trung Quốc và Hokkaido của Nhật Bản vẫn chưa đánh bắt được nhiều cá trích. Chúng ta chưa biết rõ lí do của hiện tượng này. Do đó, thay vì đánh bắt một cách vô tội vạ, chúng ta cần có thái độ quan sát dõi theo cá trích và tự nhiên bằng lòng biết ơn.
Khi ăn món cá trích nướng, vị thơm ngon của cá sẽ tăng lên tối đa, thịt cá béo mềm và tan chảy trong miệng thực khách. Mặt khác, sẽ hơi khó ăn vì cá có rất nhiều xương nhỏ. Đánh vảy cá trích đã rửa sạch, rạch vài đường trên đó và rắc muối. Nướng cá cho đến khi thịt chuyển sang màu vàng và có vị ngọt và mặn là có thể dùng được.
Phong cách sống
Kim Hyo-jeong
PHONG CÁCH SỐNG
Phóng viên tuần san Chosun Dịch. Phan Như Quỳnh
69
Phương thức học tập mới
© THENEWWAYS
Study cafe là không gian khách có thể học tập tự do lại vừa có thể thưởng thức đồ ăn nhẹ và thức uống miễn phí. Nhiều người học ở đây một mình hoặc cùng nhóm bạn. Những địa điểm này bắt đầu xuất hiện khoảng 10 năm trước tại Hàn Quốc và đang trở nên thịnh hành hơn do ảnh hưởng của COVID-19. Ai là người điều hành hay sử dụng study cafe và lý do vì sao nó trở nên phổ biến như vậy?
© TRISYS
PARK JEONG-EUN hiện là sinh viên năm 4 hoa Chính trị Ngoại giao, Trường Đại học Inha ở thành phố Incheon. Park thường sử dụng phòng đọc thư viện trường, vì thư viện rất thuận tiện do không cần đi xa lại vừa dễ tìm tài liệu vừa có thể học cùng các bạn cùng khoa. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, phòng đọc đã bị đóng cửa hoàn toàn từ năm 2020. Park đành chuyển địa điểm học sang một study cafe gần nhà, nhưng cô cảm thấy rất lạ lẫm vì đã quen với không khí yên tĩnh của phòng đọc sách hay thư viện. "Lúc đầu, tôi không quen với những tiếng động nhỏ xung quanh. Thế nhưng, càng ngày tôi càng thích nghi với những đặc điểm của study cafe, nơi vừa có ít hạn chế trong hành động của người học nhưng lại là nơi rất hiệu quả để học tập. Vì tập trung tốt hơn, gần đây tôi cố tình đến đây học. Thật tuyệt nếu ngày COVID-19 kết thúc, chúng tôi có thể sử dụng lại phòng đọc thư viện đến sớm. Nhưng khi đó, có lẽ tôi sẽ cũng đến đây cùng các bạn của mình." Lee So-mi, đang làm thiết kế nội dung cho một công ty nước ngoài. Làm việc tại nơi cả gia đình cùng sinh hoạt không chỉ bất tiện mà còn kém hiệu quả do không không gian chật hẹp. Lee đã thử làm việc trong một quán cà phê được vài tháng, nhưng việc chỉ gọi đồ uống để đấy rồi chiếm lấy chỗ ngồi khiến cô phải bận tâm đến ánh nhìn của những người xung quanh, chưa kể việc tìm một quán cà phê phù hợp vào những ngày họp trực tuyến là rất khó khăn. Tuy nhiên đối với Lee, study cafe giống như một thế giới mới. Vừa có thể làm việc một cách yên tĩnh nhưng khi có cuộc họp trực tuyến vẫn có thể vào phòng riêng yên tâm trao đổi. Mức giá tiết kiệm và có thể thanh toán theo đơn vị ngày cũng là một ưu điểm đối với người không đi làm theo lịch cố định như Lee.
TĂNG TRƯỞNG THEO CẤP SỐ NHÂN
Gần đây, các cửa hàng tiện lợi, quán cà phê và study cafe có mặt khắp nơi tại các thành phố lớn tập trung đông dân cư ở Hàn Quốc. Giai đoạn đầu khi study cafe mới xuất hiện, nó chủ yếu được thanh thiếu niên độ tuổi 10-20 từ học sinh cấp 2 đến sinh viên đại học và những người đang tìm việc sử dụng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nơi nào cũng có study cafe và độ tuổi người dùng cũng ngày càng đa dạng hơn. Đặc biệt, dưới ảnh hưởng của COVID-19, các cơ sở kinh doanh gồm cả quán cà phê đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trái lại, study cafe đã trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết trong lúc các thư viện công cộng, thư viện trường đại học buộc phải đóng cửa và chính sách làm việc tại nhà được áp dụng rộng rãi. Sự tù túng về mặt không gian trở nên tồi tệ hơn do giãn cách xã hội và những thói quen hàng ngày lặp đi lặp lại trong một địa điểm cố định dễ khiến mọi người trì trệ, vẫy gọi họ đến với study cafe. Hầu hết các chỗ ngồi được thiết kế trên bàn mở, có vách ngăn thấp. Độ cao vách ngăn vừa tầm, khó có thể nhìn lướt qua sách của người bên cạnh, nhưng cũng không hoàn toàn ngắt kết nối với xung quanh. Có chỗ trang bị một chiếc bàn nhỏ để người học sử dụng một mình, và có những chỗ có chiếc ghế cao với một chiếc bàn hẹp giống với vị trí ngồi ngay cạnh cửa sổ trong quán cà phê. Ngoài ra, còn có những chỗ ngồi mà xung quanh là bốn bức tường, đóng cửa lại là có thể học một mình. Những người sử dụng máy tính xách tay có thể đến "notebook zone", nơi họ thoải mái gõ bàn phím dù phát ra tiếng ồn. Thật tiện lợi vì khách hàng có thể tự do lựa chọn mức giá sử dụng. Người sử dụng có thể nạp thêm tối thiểu hai giờ, tối đa 150 giờ; ngoài ra có thể sử
Các study cafe bắt đầu xuất hiện tại các thành phố lớn khoảng một thập kỷ trước và ngày càng tăng. Sau đó, dưới ảnh hưởng của COVID-19, study cafe đã có sự tăng trưởng đột biến khi trường học và văn phòng buộc phải đóng cửa, sinh viên và nhân viên công ty phải tìm không gian an toàn để làm bài tập cá nhân và hoạt động nhóm. Các chỗ ngồi thường được ngăn bởi tấm chắn bằng thủy tinh mờ để tạo ra không gian làm việc ít bị cô lập hơn. Hầu hết các study cafe đều không có nhân viên làm việc tại chỗ và cố gắng tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách quảng cáo các ưu đãi đặc biệt. Nhiều study cafe phục vụ đồ ăn vặt ngon. Một số thậm chí còn phát triển thực đơn ăn vặt theo mùa cho khách hàng.
PHONG CÁCH SỐNG
70
PHONG CÁCH SỐNG
71
Nhìn chung, study cafe được vận hành như một quán cà phê không nhân viên và các dịch vụ như thanh toán, nhận phòng, trả phòng, quản lý điểm tích luỹ và di chuyển chỗ ngồi v.v… có thể được tiến hành thông qua một ki-ốt, điều này phù hợp với văn hoá tiêu dùng không tiếp xúc trực diện như hiện tại. Tại lối vào, cửa sẽ tự động mở khi hoàn tất khâu kiểm tra thân nhiệt và xác nhận phòng đặt. rộng rãi giúp study cafe với chi phí nhân công thấp và quản lý thuận tiện đã nổi lên như một loại hình mới trên thị trường khởi nghiệp. Yoon Hyung-jun, giám đốc Trisys - công ty điều hành nhượng quyền thương mại Basic Study Café cho biết: "Các study cafe đã tăng đáng kể về số lượng từ năm ngoái do cường độ lao động thấp, chi phí nhân công tiết kiệm và nguồn cầu duy trì ổn định đang là một loại hình khởi nghiệp có triển vọng lớn trên thị trường. Đặc biệt, hình thức này áp dụng hệ thống điều hành không người, dễ quản lý nên được các chủ doanh nghiệp ưa chuộng." Trên thực tế, giám đốc Kim Sin-ae cho biết: "Hiện tại, quán đóng cửa lúc 10 giờ, vì vậy, doanh thu bị giảm đáng kể, nhưng nếu mở cửa 24/24, doanh thu sẽ tốt hơn so với việc vận hành trung tâm dạy thêm. Tôi nghĩ thay đổi loại hình kinh doanh là quyết định đúng đắn của mình."
Khách hàng trả trước để sử dụng một khoảng thời gian cố định tại một ki-ốt trước khi vào study cafe. Họ được tự do ngồi trên bàn sử dụng chung hoặc trong khu vực tiếp khách cá nhân được trang bị các tấm chắn bằng nhựa cường lực. Hầu hết các bàn đều có ổ cắm điện để người dùng thuận tiện sử dụng.
© INGStroy Inc.
THAY ĐỔI VĂN HÓA HỌC TẬP
Tất nhiên, COVID-19 không phải là lý do duy nhất làm thịnh hành các study cafe. Nhìn sâu vào văn hóa học tập đã và đang thay đổi của người Hàn Quốc trong suốt thời gian dài vừa quá, chúng ta sẽ dễ hiểu hơn về cơn sốt này. Nếu là người Hàn Quốc ở độ tuổi trên 30, ai cũng ít nhất một lần đến phòng đọc khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Phòng đọc ở mỗi khu phố là không gian học tập do tư nhân điều hành còn thư viện là không gian học tập công cộng. Phòng đọc của thư viện có không khí yên tĩnh tương tự như phòng đọc tư, nên ngay cả tiếng đóng mở cửa cũng làm cho nhiều người khó chịu. Hiện trạng này là hệ lụy từ thói quen học tập chú trọng vào việc học thuộc lòng trong môi trường yên tĩnh suốt một thời gian dài của học sinh Hàn Quốc. Vào triều đại Joseon (1392– 1910), các sĩ tử trẻ đã lên núi ẩn cư và dồn hết ôn thi để đỗ đạt kì thi khoa cử. Ngày nay, nhiều người như sinh viên đại học, viên chức nhà nước, người chuẩn bị đi xin việc v.v… vẫn luôn tìm kiếm một địa điểm riêng tư để học tập. Không ít người đã chuyển đến nơi gọi là "gosichon" để tập trung ôn luyện. Thế nhưng, bước vào những năm 2010, hình thức học tập bắt đầu thay đổi. Ở trường đại học, tỷ trọng bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ giảm xuống và các "bài tập nhóm" dần tăng lên. Kỹ năng đặt vấn đề và quá trình giải quyết vấn đề của sinh viên trở nên quan trọng hơn việc đọc và giải đề thi một cách
Một vài study cafe phát triển thực đơn các món ăn vặt riêng để tạo doanh thu. Một số địa điểm gần trường học phục vụ đồ ăn nhẹ và đồ uống miễn phí cho khách hàng là sinh viên.
đơn thuần. Giờ đây, một mình học thuộc lòng ở nơi yên tĩnh không còn đủ, sinh viên cần một không gian học tập trong đó nhiều người có thể trao đổi và thảo luận. Có lẽ đó là xu thế tự nhiên khi các sinh viên khi rời khỏi phòng đọc hoặc thư viện, nơi bầu không khí bị hạn chế và chuyển đến các study cafe, nơi cho phép phát ra tiếng ồn và sự tự do.
ĐỊA ĐIỂM HỌC TỐI ƯU
Trong trào lưu này, các quán cà phê thông thường cũng nở rộ. Những từ mới đã được tạo nên như "cagongjok" (người học tập ở quán cà phê) và "coffice" (coffee + office) để chỉ những người làm việc tại quán cà phê. Trên thực tế, study cafe là địa điểm không chỉ thanh niên mà nhiều lứa tuổi cũng tìm đến. Giám đốc Kim Sinae cho biết: "Tất nhiên, sinh viên và nhân viên văn phòng là đối tượng sử dụng chủ đạo nhưng nhiều vị khách lớn tuổi cũng tìm đến đây. Có vẻ như nhóm tuổi học tập để tập trung phát triển bản thân hoặc để thi lấy chứng chỉ đã trở nên đa dạng hơn. Suy nghĩ lạc hậu rằng học tập là việc của thanh niên đã dần biến mất khi cô điều hành một study cafe."
© TRISYS
dụng mức giá cố định. Khi cầu tăng thì cung cũng tăng theo. Giám đốc Kim Sin-ae đã khai trương "Basic Study Cafe" ở thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi vào tháng 2 năm 2021 khi COVID-19 ở giai đoạn đỉnh điểm. Thời điểm đó, chỉ có một study cafe trong khu phố nơi giám đốc Kim đặt địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ trong vòng nửa năm, study cafe đã mọc lên như nấm sau mưa với khoảng cách các nơi chỉ cách nhau năm phút đi bộ và hiện giờ có hơn mười study cafe cạnh tranh trong cùng một khu phố. "Tình hình mỗi tháng lại có ít nhất một quán khai trương. Tôi nghĩ thị trường đã bão hòa, nhưng cơn sốt có triển vọng sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian nữa. Ngay cả sau khi đại dịch kết thúc, tỷ lệ sử dụng chắc sẽ duy trì ở mức cao. Sẽ luôn có sinh viên theo học bởi vì quán cà phê học tập đủ sức hấp dẫn đối với họ. Thay vào đó, trong tương lai, mỗi quán sẽ phải tận dụng những điểm đặc biệt của mình để có được sức cạnh tranh." Giám đốc Kim đã đưa ra dự đoán trên theo kinh nghiệm điều hành một trung tâm dạy thêm suốt 16 năm ở quận Mapo, Seoul. COVID-19 bùng phát khiến doanh thu trung tâm giảm mạnh, buộc phải đóng cửa. Sau một thời gian cân nhắc, cô bắt đầu kinh doanh study cafe vốn có tính chất giống như trung tâm dạy thêm trên bình diện cung cấp không gian học tập chủ yếu hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên. "Điều hành trung tâm dạy thêm gây nên áp lực tinh thần lớn do phải trực tiếp tiếp xúc nhiều người, còn vận hành study cafe lại mang đến nhiều vất vả về mặt thể chất. Căng thẳng giảm hẳn do hầu hết các tương tác với khách hàng đều không trực diện. Tiệm mở cửa 24/24 trước khi có luật cấm kinh doanh sau 10 giờ của chính phủ, việc quản lí cũng đơn giản bao gồm đến dọn dẹp vào sáng và tối, chuẩn bị trà, đồ uống… Dạo này, quán đóng cửa lúc 10 giờ nên tôi dọn dẹp ngay sau khi đóng cửa. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, yếu tố vệ sinh được nhiều người quan tâm nên tôi cũng chú ý nhiều đến việc giữ vệ sinh sạch sẽ. Tôi thường xuyên kiểm tra camera nội bộ để xem khách đến có tuân thủ nghiêm túc phòng dịch cá nhân hay không. Dù không có người quản lý đi chăng nữa, chất lượng của tiệm cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào bàn tay và đôi mắt của người quản lý." Hệ thống học tập và làm việc trực tuyến được áp dụng
Điểm nhìn Việt Nam
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
Trương Hòa Bình
Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Việt Nam
Huyền thoại đảo Jeju Đảo xa hoang vắng Thiếu những bóng người Tôi đến đảo Jeju ngàn trùng Sóng vỗ Huyền thoại lung linh Cho đời câu hỏi Vì sao nơi đây có nhiều gió, Đá Và những người phụ nữ?
© HOTELS.COM
Đảo Jeju là điểm đến làm say đắm khách du lịch với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, kì vĩ. Sức hấp dẫn, quyến rũ này còn đến từ chính những con người và cuộc sống bình dị của họ nơi đây. Vốn dành nhiều tình cảm yêu mến cho đất nước và con người Hàn Quốc, trong chuyến thăm đảo Jeju vào tháng 8 năm 2015, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã sáng tác bài thơ này.
Đảo Jeju Ngày xưa ấy Có rất nhiều Những người đàn ông Và những chàng trai trẻ Bất chấp hiểm nguy Sóng vỗ Muôn trùng Giữa phong ba Thét gào Bão tố Cuộc sống cơ cầu Hạnh phúc mong manh Vắt sức lực Biển sâu Đánh bắt Cho vợ con Ngày đêm bớt lo âu Cho mẹ già Cuộc sống đảo xa Thương những mảnh đời Vất vả
© VISITJEJU
Gió biển Luôn thét gào Kể lại Chuyện ngày xưa Hòn Vọng phu Đá lặng đứng Mắt đau đáu Nhìn ra Biển cả Cô phụ ngậm ngùi Quên thời gian Còn đứng đó Trông chồng Và hy vọng Một ngày mai Phu phụ Tương phùng Trên hiện thực
73
Âm sắc nhịp nhàng của thể thơ tự do khiến người đọc như đang đứng ở đảo Jeju nghe sóng biển rì rào và gió lao xao thì thầm câu chuyện về huyền thoại đảo và cuộc đời của những con người chân chất nơi miền biển bình yên. Người vợ chờ chồng Con trẻ mong cha Ai ra khơi xa Ai chìm đáy biển Ra đi mãi mãi không về Và cứ thế Jeju Dần thiếu Bóng những người đàn ông Và những chàng trai trẻ Hoang vắng lạnh lùng Đảo hóa cô đơn
Và từ đây... Có chiều cao 20m, chu vi 10m, Oedolgae Gió nhiều hơn nữa là một tảng đá được hình thành bởi núi lửa Trái tim se buốt và được "chạm khắc" bởi sự xói mòn của sóng. Đá núi càng nhiều Vì nằm cách xa đất liền Đá biết nhớ thương và cô đơn giữa biển nên Oedolgae được ví Những người vợ giống như hình ảnh người vợ đang chờ Những cô gái trẻ chồng trở về từ chuyến câu cá. Người vợ thay chồng Con gái thay cha Lại ngụp lặn Biển sâu đánh bắt Mặc thời gian Trôi mãi lạnh lùng Những thân phận Cô đơn vợ góa Thiếu nữ ngậm ngùi Ai hái nụ tầm xuân Hãy giữ mãi Lung linh huyền thoại Ta yêu rồi Yêu mãi Jeju ơi! Hàn Quốc, 22/8/2015