KOREANA Summer 2022 (Vietnamese)

Page 1

KOREANA

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC Mùa Hè 2022 Vol. 09 No. 2 Cấu trúc không gian làm nên trải nghiệm độc đáo Cung cấp giá trị trải nghiệm đa dạng Những tòa khách sạn song hành cùng lịch sử cận đại Hàn Quốc Quán trọ, cái nôi của văn hóa nghệ thuật Món ăn bổ dưỡng mùa hè ở khách sạn

Mùa Hè 2022 Vol. 09 No. 2

ISSN 1016-0744

Mang đến những trải nghiệm mới mẻ

KHÁCH SẠN


Hình ảnh chủ đề

Tính phi thường nhật của thường nhật

"Cinema" Kim Kang-hee 2017. Digital C-Prints. 62.31 × 41.59 cm.

© Kim Kang-hee

Nhiếp ảnh gia theo chủ nghĩa siêu thực Kim Kang-hee chụp ảnh những phong cảnh đời thường, sau đó sử dụng photoshop để cắt ghép chúng và thêm vào những chỉnh sửa mang tính hội họa. Hiệu ứng siêu thực từ quá trình này làm cho chúng ta có cái nhìn một cách mới mẻ về cuộc sống thường nhật.


Thư Ban Biên tập

Hướng đến một tạp chí chuyên môn được nhiều người muốn sở hữu Lee Jong-kook

Phó Chủ tịch Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc

Koreana đang viết tiếp lịch sử 36 năm kể từ lần đầu phát hành năm 1987. Suốt thời gian qua, tạp chí đã trở thành tạp chí hàng quý đại diện cho văn hóa Hàn Quốc, giới thiệu đến bạn đọc trên khắp thế giới với 11 thứ tiếng khác nhau. Chúng tôi đã tập trung xây dựng tạp chí thành một tạp chí có tính chuyên môn cao giới thiệu về văn hóa và cuộc sống của con người Hàn Quốc với nhiều chủ đề đa dạng và chuyên sâu từ văn hóa truyền thống đến những xu hướng mới nhất như gốm sứ, truyện cổ dân gian, trò chơi dân gian, hanok đến webtoon, BTS và văn hóa giao hàng... Sự quan tâm của thế giới đối với văn hóa Hàn Quốc nói chung, bao gồm K-pop, ẩm thực Hàn Quốc và phim truyền hình vẫn đang không ngừng tăng lên từng ngày. Cùng với đó, thiết nghĩ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để đem đến sự hiểu biết sâu sắc và cân bằng về Hàn Quốc. Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc đang hợp tác cùng nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để xây dựng tạp chí chuyên môn hơn và tiếp cận thêm nhiều độc giả. Chuyên đề của số mùa hè lần này là "Khách sạn". Từ trước đến nay, khách sạn được biết đến là nơi nghỉ ngơi cao cấp, tuy nhiên gần đây chúng đã biến đổi thành không gian văn hóa phức hợp phản ánh xu hướng văn hóa đương đại. Các bài chuyên đề tập trung đến hiện tượng này đồng thời cũng khai thác ý nghĩa và giá trị mang tính thời đại của khách sạn qua các thời kì cận đại và hiện đại. Qua các bài chuyên đề, độc giả sẽ có cơ hội hiểu được ý nghĩa của khách sạn đối với người Hàn Quốc hiện đại. Từ số mùa Thu, Tổng Biên tập và đội ngũ cố vấn mới sẽ được thành lập để thử nghiệm những thay đổi mới trong Koreana. Chúng tôi cũng đã cải tiến webzine để có thể dễ dàng lắng nghe ý kiến của độc giả hơn. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một tạp chí mà độc giả muốn sở hữu, nhưng đồng thời vẫn không làm mất đi tính chuyên môn cao vốn có. Trong tương lai, chúng tôi rất mong nhận được nhiều sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của quý độc giả để Koreana ngày càng hoàn thiện hơn.

Mục lục CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Lee Geun GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP Lee Jong-kook BAN BIÊN TẬP Benjamin Joinau Charles La Shure Jung Duk-hyun Kim Eun-gi Kim Young-na Koh Mi-seok Song Hye-jin Song Young-man BIÊN TẬP VĂN BẢN Jamie Lypka PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ji Geun-hwa TRỢ LÝ BIÊN TẬP Cho Yoon-jung Ted Chan BIÊN TẬP VIÊN Wang Bo-young GIÁM ĐỐC NGHỆ THUẬT Kwon Sung-nyeo THIẾT KẾ Kang Seung-mi Kim Ji-yeon Yeob Lan-kyeong

Chuyên đề

ĐẶT MUA / PHÁT HÀNH Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang 76 của Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.

Khách sạn: Mang đến những trải nghiệm mới mẻ

DÀN TRANG & THIẾT KẾ Hong Communications, inc. © The Korea Foundation 2022 Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của Korea Foundation. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay Korea Foundation. Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

BAN BIÊN TẬP TIẾNG VIỆT PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan TS. Nguyễn Thị Phương Mai TS. Trần Anh Tiến TS. Hoàng Thị Trang HIỆU ĐÍNH TIẾNG VIỆT TS. Nguyễn Thị Phương Thúy TS. Cho Myeong Sook

04

Cấu trúc không gian làm nên trải nghiệm độc đáo

16

Lim Jin-young

10

Cung cấp giá trị trải nghiệm đa dạng

Suh Young-hee

20

Choi Ji-hye

26

Tiêu điểm

Những tòa khách sạn song hành cùng lịch sử cận đại Hàn Quốc Quán trọ, cái nôi của văn hóa nghệ thuật Lee Kwang-pyo Món ăn bổ dưỡng mùa hè ở khách sạn Seong Hye-in Giải trí

Nhạc kịch Hàn Quốc vươn ra thị trường toàn cầu Won Jong-won

Thời hoàng kim của K-melo

Bảo tồn di sản

Nghệ thuật ẩm thực

Jung Duk-jun

Ngọn gió làm từ những ngón tay

Ớt, vị cay của người Hàn Quốc

Lee Gi-sook

Jeong Jae-hoon

Trên những nẻo đường

Phong cách sống

THIẾT KẾ TIẾNG VIỆT Trần Công Danh

Kim Deok-hee

Chợ đồ cũ trở thành văn hóa đời sống Kim Dong-hwan

Những câu chuyện hai nửa bán đảo Triều Tiên

Điểm nhìn Việt Nam

Tiếng động cơ rền vang

Bộ phim về cuộc sống hiện tại của những người thoát ly khỏi Nam Sun-woo Bắc Triều Tiên © Hwang Jeong-hee

Tạp chí xuất bản theo quý của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jeju-do 63565, Korea www.koreana.or.kr

"Cool Vacances" (tạm dịch: Kỳ nghỉ thú vị) Hwang Jeong-hee 2005. Sơn dầu và màu acrylic trên canvas. 60 × 73 cm.

Cuộc sống thường nhật

Bảng hiệu chinh phục trái tim Oh Do-yeob

Khách sạn Hàn Quốc và những thay đổi dưới tác động của COVID-19 Lê Thị An Thu


Chuyên đề 1

Lim Jin-young Giám đốc điều hành OPENHOUSE Seoul, Nhà báo chuyên mục Kiến trúc Dịch. Trần Công Danh

Cấu trúc không gian làm nên trải nghiệm độc đáo

5 Khách sạn Healing Stay Kosmos tại đảo Ulleung là một công trình hình tròn với sáu cánh xoắn vào nhau, giúp sáu căn phòng nghỉ ở đây mang đến những trải nghiệm cảnh quan xung quanh khác nhau.

© Kim Yong-kwan

Gần đây, trải nghiệm không gian đã và đang trở thành chủ đề quan trọng trong nhiều khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng trên khắp Hàn Quốc. Để hiện thực hóa điều này, các kiến trúc sư đang mở rộng khái niệm trải nghiệm nghỉ dưỡng qua các thử nghiệm phong phú và mới mẻ.

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ


CHUYÊN ĐỀ 1

K

hách sạn là công trình gồm những không gian chức năng như tiền sảnh, cơ sở vật chất phụ trợ, hành lang cùng các phòng nghỉ riêng biệt. Khách sạn trong khu nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên và mang đến môi trường nghỉ ngơi thư thái hơn. Giới kiến trúc sư hiện nay đang thử nghiệm những cách tiếp cận mới mẻ với loại công trình này, chẳng hạn như mở rộng chức năng hay thậm chí là nghiền ngẫm lại ý nghĩa thật sự của việc nghỉ dưỡng. Việc các kiến trúc sư trăn trở thử nghiệm đổi mới khách sạn là nhằm mở rộng chức năng của loại công trình này từ chỗ chỉ phục vụ việc ngủ nghỉ trở thành nơi cung cấp những trải nghiệm thật sự độc đáo. Họ khơi dậy cảm xúc thông qua việc cải tạo các công trình cũ kĩ, quen thuộc theo hướng hiện đại, cho ra mắt những kiểu kiến trúc hòa hợp với bản sắc, vị trí địa lý của từng khu vực. Một số khác đưa ra những kiểu phòng nghỉ mới lạ không giống những kiểu phòng nghỉ thường

6 thấy, hoặc tạo ra điểm nhấn khác biệt trên đoạn đường từ ngõ vào khách sạn dẫn đến phòng nghỉ. Ngoài ra, cũng có trường hợp vận dụng nghệ thuật tạo hình cấu trúc để truyền tải những cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, chưa ai từng nghĩ đến. Tất cả những thử nghiệm trên vừa là lời đáp dành cho câu hỏi của các kiến trúc sư về ý nghĩa thật sự của việc nghỉ ngơi, vừa là đề xuất khơi dậy những cảm xúc mà chúng ta muốn có được qua chuyến du lịch. CẢM XÚC THUẦN KHIẾT Hình dạng tròn của mái nhà được lấy cảm hứng từ những núi lửa ở đảo Jeju. Vị trí các phòng nghỉ được sắp xếp không theo một bố cục nhất định kết hợp với mái nhà hình tròn khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh một chùm nho. Toàn bộ khách sạn được xây đơn tầng để không bị tương phản với cảnh quan xung quanh, nhìn từ xa trông giống những ngôi nhà tranh phía

Cửa sổ được đặt thấp ở dưới để hướng mắt khách nhìn xuống mặt đất là một đặc trưng của khách sạn PODO.

Nằm ở khu vực bán sơn địa của Andeokmyeon, đảo Jeju, khách sạn PODO là tác phẩm tiêu biểu của kiến trúc sư Itami Jun với mái nhà hình tròn lấy cảm hứng từ những ngọn núi lửa ký sinh của Jeju, khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh của chùm nho.

7

© PODO Hotel

Việc các kiến trúc sư trăn trở thử nghiệm đổi mới khách sạn là nhằm mở rộng chức năng của loại công trình này từ chỗ chỉ phục vụ việc ngủ nghỉ trở thành nơi cung cấp những trải nghiệm thật sự độc đáo. Tất cả những thử nghiệm này vừa là lời đáp cho câu hỏi của các kiến trúc sư về ý nghĩa thật sự của việc nghỉ ngơi, vừa là đề xuất khơi dậy những cảm xúc mà chúng ta muốn có được qua chuyến du lịch.

sau đồng cỏ lau. Nằm ở một khu vực bán sơn địa thuộc Andeok-myeon, đảo Jeju, khách sạn PODO ("podo" trong tiếng Hàn có nghĩa là quả nho - chú thích của người dịch) không chỉ dung hòa với môi trường bản địa của Jeju mà còn chứa đựng những tình cảm tựa như một ngôi nhà bình dân trên đảo. Nơi đây liên tục đón nhận sự yêu thích của du khách kể từ khi được xây dựng vào năm 2001 và đồng thời là tác phẩm tiêu biểu của kiến trúc sư Itami Jun. Kiến trúc sư Jun Itami đã thiết kế 26 phòng nghỉ và quầy lễ tân như những "chiếc hộp" độc lập và đặt chúng vào các vị trí ngẫu nhiên dưới một mái nhà, khiến khách sạn PODO trông không khác gì ngôi làng nằm dọc theo con đường. Mỗi "chiếc hộp" được bố trí lệch nhau một chút, tạo nên khoảng trống giữa các phòng với những góc độ khác nhau. Các khoảng trống này được hoàn thiện bằng cách lắp kính nhằm mang ánh sáng tự nhiên lẫn cảnh quan xung quanh vào bên trong khách sạn. Để có thể giữ nguyên địa hình vốn có của khu vực, không gian bên trong khách sạn cũng hơi khác với bình thường. Nhờ đó, đoạn đường từ ngõ vào khách sạn cho đến phòng nghỉ mang lại cảm giác chân thật như thể chúng ta đang dạo bước trên những con hẻm của một ngôi làng. Ở giữa hành lang là một giếng trời hình trụ tròn giúp chúng ta có thể quan sát bầu trời. Phía cuối hành lang là một khoảnh sân trong nhỏ nhằm giải phóng thị giác. Tất cả cửa sổ đều được đặt khá thấp, hướng tầm mắt của chúng ta về phía mặt đất thay vì phóng ra phong cảnh xung quanh cũng là một đặc trưng của khách sạn này. Kiến trúc sư Jun Itami có thể mang những khung cảnh và ánh sáng tự nhiên vào không gian tối mờ bên

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

© PODO Hotel

trong chính là nhờ vào khả năng cảm nhận ánh sáng vô cùng đặc biệt của mình. Ngoài ra, quá trình xây dựng khách sạn PODO đều sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên như đá, đất, cây và nước. Là một kiến trúc sư theo đuổi cảm giác ấm áp và vẻ đẹp nguyên sơ những yếu tố vắng bóng trong các công trình hiện đại, ông đã không chỉ dùng đá phiến ma để hoàn thiện sàn nhà hay xây dựng nội thất bằng gỗ mà còn sử dụng galcheon - một loại vải xô đặc trưng của Jeju được nhuộm bằng nước ép trái hồng - để trang trí phần tường bên trong. Việc sử dụng các chất liệu thiên nhiên tại Jeju đã khơi dậy những nét đặc sắc bản địa cũng như cảm giác chân thật nhất về tự nhiên nơi đây. Điều đầu tiên mà kiến trúc sư Jun Itami truyền tải qua công trình này chính là cảm giác như được không gian căn phòng ôm lấy ngay khi vừa mở cửa. Cấu trúc đơn giản và cảm xúc đặc biệt từ những cây gỗ to lớn chống đỡ trần nhà đã góp phần tạo ra sự khang trang, yên tĩnh cho không gian. Hành lang gỗ bên ngoài cửa sổ đóng vai trò như toetmaru (sàn hẹp bằng gỗ dọc hành lang của nhà hanok - chú thích của người dịch), cùng với khung cảnh đằng xa mang lại cảm giác không gian của ngôi nhà truyền thống hanok nhưng theo hướng hiện đại hơn. Đặc biệt, tại những

phòng sinh hoạt trên nền nhà theo kiểu truyền thống Hàn Quốc, thiết kế tinh tế của kiến trúc sư Jun giúp điều chỉnh độ cao của mắt nhìn khi khách ngồi xuống, trần nhà cao không chỉ tạo cảm giác thoải mái về thị giác mà còn đem đến sự ấm áp của ngôi nhà hanok. Tường được làm bằng đất sét và nền nhà ondol được hoàn thiện bằng giấy hanji theo đúng cách thức truyền thống cũng góp phần làm nên bầu không khí đó. Khách sạn PODO là nơi chứa đựng nguyên bản ý tưởng của kiến trúc sư Jun Itami: "Sự xuất hiện dày đặc của các yếu tố thiên nhiên quả thật đã khơi gợi những cảm xúc thuần túy, chân thật mà các công trình kiến trúc ngày nay đang bỏ lỡ". Cảm giác ấm cúng của ngôi nhà hanok, sự biến tấu không gian qua cách bố trí phòng ốc ngẫu nhiên và cảm giác yên tĩnh có được từ chất liệu thiên nhiên là những yếu tố giúp việc nghỉ dưỡng đơn thuần tại khách sạn được mở rộng ý nghĩa, chạm đến những khía cạnh của suy tư. THÀNH TỰU VỀ MẶT KỸ THUẬT Hình thức đơn giản nhưng rõ nét là điều quan trọng tạo nên những trải nghiệm độc đáo về không gian của khách sạn. Để có thể hiện thực hóa điều này, các kiến trúc sư đôi khi cũng phải tiến hành thử nghiệm. Khách sạn Southcape Linear

Suite tại Namhae, tỉnh Gyeongsangnam gây ấn tượng với cấu trúc mút chìa đỡ bao lơn (kiểu cấu trúc nhô ra khỏi bệ đỡ thẳng đứng - chú thích của người dịch) dài 15m đầy táo bạo bằng cách xây dựng tòa nhà hình nét dài, uốn lượn theo đường bờ biển nhấp nhô và theo hình dạng không bằng phẳng của nền đất. Cấu trúc này còn cho phép mỗi phòng nghỉ đều có thể nhìn thấy được đường chân trời rực rỡ của biển Namhae. Hoàn thành năm 2017, Healing Stay Kosmos là khách sạn mang vẻ đẹp hài hòa với môi trường tự nhiên của đảo Ulleung, và trong quá trình xây dựng để tạo ra sự hài hòa đó, công trình này đã đạt được một số thành tựu về mặt kỹ thuật. Dù chỉ là một trong số rất nhiều đảo trên lãnh thổ Hàn Quốc nhưng đảo Ulleung vẫn nổi tiếng nhờ những khung cảnh vô cùng đẹp hình thành từ dung nham núi lửa. Đảo Ulleung không chỉ là một địa điểm huyền bí bởi di chuyển đến đây không hề dễ dàng mà còn là nơi chúng ta có thể chứng kiến cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ ngay giữa biển. Healing Stay Kosmos nằm ở trước núi Chu - một trong những tuyệt cảnh của đảo Ulleung. Để có thể mô phỏng lại vẻ đẹp hùng vĩ của nơi này, kiến trúc sư Kim Chan-joong thiết kế khách sạn như thể đây sẽ là công cụ thiên văn quan sát các hiện tượng của vụ trụ. Khách sạn có


CHUYÊN ĐỀ 1 dựng cơ bản này thành một tòa nhà có các mặt cong không định hình, ông phải cho làm những khuôn đúc ở dạng lập thể và thử nghiệm đúc ngay tại công trường, điều chưa từng xảy ra trước đây dù chỉ một lần. Qua những thử nghiệm táo bạo và kiên trì của kiến trúc sư nhằm ứng dụng UHPC, phần tường ngoài của khách sạn đã được hoàn thành với độ dày 12cm. Ngay cả bên trong, cơ sở hạ tầng về máy móc, thiết bị cũng được bố trí hài hòa với cấu trúc tổng thể giúp hoàn thiện dáng vẻ thanh lịch, tỉ mỉ như thể mọi thứ được nhào nặn bằng chính đôi tay. Sự xuất hiện của một công trình kiến trúc vô cùng tinh tế giữa không gian hùng vĩ của đảo Ulleung đã mang lại nhiều cảm xúc mới mẻ cho tất cả chúng ta. NGHỈ NGƠI NHƯ Ở NHÀ Khai trương vào năm 2021, khách sạn NAMU đặt ra câu hỏi về đơn vị cơ bản nhất của khách sạn. Kiến trúc sư Jeong Jae-heon đã đề xuất những

trải nghiệm lưu trú một cách thoải mái như đang ở nhà ngay tại phòng khách sạn, nơi vốn chỉ dùng để thực hiện những chức năng cơ bản và tối thiểu nhất. Cho đến nay, ông đã thiết kế 20 căn nhà và điểm chung ở các dự án nằm ở sự đa dạng của các không gian ở giữa, liên kết gian chính của ngôi nhà. Chẳng hạn như ông tạo ra một không gian có chiều sâu ở khu vực cửa lớn cũng là lối vào nhà, hay một không gian bán ngoại thất có mái che để liên kết bên trong và bên ngoài của ngôi nhà. Ngoài ra, ông muốn phần sân nhà phải được tận dụng hiệu quả thay vì chỉ để nhìn ngắm nên luôn chú trọng vào sự dịch chuyển giữa sân nhà và phòng khách, kết quả là không gian bên trong và bên ngoài ngôi nhà luôn được bố trí theo cặp. Ngôi nhà được thiết kế theo cấu trúc đơn nhưng các gian liên kết với nhau như thể nhiều căn nhà được xây chung một vị trí, độ cao thấp giữa các gian cũng được làm khác đi để đón ánh sáng từ sân giữa vào. Đây là kết quả của việc ứng dụng theo kiểu

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

9

Khách sạn Southcape Linear Suite tại Namhae, tỉnh Gyeongsangnam đã sử dụng một cách táo bạo cấu trúc mút chìa đỡ bao lơn để tạo nên sự hài hòa với môi trường xung quanh

Khách sạn NAMU do kiến trúc sư Jeong Jae-heon thiết kế nhấn mạnh hơn nữa ý nghĩa của việc nghỉ ngơi bằng cách xây dựng không gian bên ngoài bao quanh bởi các bức tường ở tất cả phòng nghỉ.

© Park Young-chae

dạng hình tròn với sáu cánh xoáy vào nhau theo kiểu xoắn ốc, lấy cảm hứng từ những vòng tròn tạo ra bởi quỹ đạo của mặt trăng và mặt trời. Điều này có nghĩa là phòng nghỉ có dáng thuôn dài và uốn cong, với trần cao được vuốt cong về phía cửa sổ như đang mô phỏng lại hình ảnh của núi Chu. Với trung tâm là chiếc cầu thang hình trụ tròn ở giữa, sáu phòng nghỉ được bố trí quay mặt về các hướng khác nhau. Nhờ đó mà tại mỗi phòng, chúng ta có thể quan sát những khung cảnh đa dạng như núi Chu, bãi đá trên biển, bến cảng, khu rừng... Kiến trúc sư Kim Chan-joong cho biết: "Tôi muốn đặt một chiếc bát thật nhẹ lên phong cảnh hùng vĩ của núi Chu đảo Ulleung". Để hiện thực hóa điều đó, ông đã sử dụng một loại vật liệu mới là bê tông cường độ siêu cao UHPC (ultra-high performance concrete). Ông muốn cho thấy vẻ đẹp tạo hình tinh tế chỉ với một lớp bê tông mỏng mà không cần cốt thép. Tuy nhiên, để biến thứ vật liệu vốn chủ yếu dùng trong công trình xây

8

© Kim Yong-kwan

hiện đại những đặc điểm của nhà truyền thống hanok sao cho phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu. Cũng vì thế mà những công trình do kiến trúc sư Jeong thiết kế đều có sự liên quan mật thiết giữa không gian trong và ngoài nhà. Dù chỉ là những khoảng trống nhưng nó vẫn có chức năng kết nối linh hoạt các gian phòng với nhau giống daecheong của hanok. Những không gian bên ngoài được che chắn làm gợi lên ý nghĩa thực sự của ngôi nhà, điều mà nhiều người Hàn Quốc hiện đại bỏ lỡ bởi họ đã quen với kiểu không gian sinh hoạt trong nhà hiệu quả như căn hộ chung cư. Với xuất phát điểm xem đây là nhà, kiến trúc sư Jeong muốn thiết kế một khách sạn có không gian bán ngoại thất chứa đựng sự sung túc, đủ đầy. Phường Gwangjang, Seoul nơi khách sạn tọa lạc là khu vực hướng ra sông Hán nhưng mang đến cảm giác bừa bộn do vẫn còn một số công trình như những nhà in nhỏ. Để vừa tận dụng lợi thế của vị trí, vừa tách biệt khỏi sự náo nhiệt của trung tâm thành phố, kiến trúc sư đã cho xây một bức tường kiên cố bao quanh khách sạn. Nhờ đó, khi bước vào sảnh của khách sạn, bạn sẽ thấy một khu vực phòng chờ, quầy tiếp tân và không gian chung yên tĩnh, tách biệt với bên ngoài. Dù chỉ là một khách sạn có quy mô nhỏ nhưng tại đây, không gian bên trong với khu vườn bên ngoài vẫn tạo thành một cặp đối xứng. Việc bảo vệ sự riêng tư của từng phòng nghỉ song vẫn mang lại cảm giác bình yên của một ngôi nhà cũng là một trong những vấn đề cần phải giải quyết đối với dự án khách sạn này. Khách sạn NAMU có 24 phòng nghỉ, được thiết kế theo 10 kiểu bố cục và hình thức khác nhau, theo như lời mô tả của kiến trúc sư: "Việc này giống như là xây 10 căn nhà vậy". Mỗi phòng nghỉ

có không gian mở bên ngoài được che chắn lại bằng tường. So với ban công thì kiểu không gian này hiệu quả hơn, là nơi mà khách trú có thể tận dụng để sinh hoạt như tắm ngoài trời hay ngồi thư giãn trên ghế dài. Các bức tường bao xung quanh vừa đảm bảo được sự riêng tư của khách vừa mang lại cảm giác bình yên như thể đang ở trong chính ngôi nhà của mình. Sự tồn tại của không gian bên ngoài đi kèm với phòng nghỉ đã biến việc nghỉ ngơi đơn thuần thành sự trải nghiệm thiên nhiên với gió, ánh sáng và bầu trời. Mỗi tầng đều có không gian bên ngoài phù hợp theo chiều dọc giúp mở rộng tầm mắt quan sát của khách. Qua đó, khách sạn Namu vừa mang đến cơ hội trải nghiệm những điều độc đáo như thế ngay giữa lòng thành phố sôi động, vừa đặt ra câu hỏi về ý nghĩa thực sự của không gian nghỉ dưỡng.


Chuyên đề 2

Choi Ji-hye Nghiên cứu viên, Trung tâm Phân tích Xu hướng Tiêu dùng, Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai Đại học Quốc gia Seoul

Cung cấp giá trị trải nghiệm đa dạng

11

Geoje Belvedere, một khu nghỉ dưỡng nằm ở đảo Geoje, cung cấp chương trình chăm sóc sức khỏe, nơi khách hàng có thể vừa tập yoga vừa nhìn ra biển để có được trải nghiệm thư giãn thực sự.

© Hanwha Hotels & Resorts

Khách sạn đang vượt ra khỏi khái niệm không gian lưu trú đơn thuần và phát triển thành nơi trải nghiệm nhiều phong cách sống khác nhau. Theo xu thế đó, các khách sạn ở Hàn Quốc đang cung cấp nhiều trải nghiệm đa dạng để nó không chỉ là một phần của hành trình mà còn có thể trở thành điểm đến của chuyến du lịch.

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ


CHUYÊN ĐỀ 2

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

12

Hotel Busan và Paradise City đã dựa trên hệ thống phân loại này để đưa ra gói sản phẩm dạng E gồm các hoạt động trải nghiệm đa dạng bên ngoài khách sạn và gói sản phẩm dạng I dành cho thời gian thư giãn và thưởng thức các món ăn ngon trong khách sạn. Chương trình khơi gợi những cảm xúc hoài cổ do máy ảnh cơ mang lại cũng tạo được phản ứng tốt. Các khách sạn của tập đoàn Kolon đã đưa chủ đề retro (hoài cổ) vào các gói sản phẩm mùa xuân năm nay. Gói dịch vụ tặng những chiếc máy ảnh cơ chụp phim đen trắng đã được tái chế kèm theo dịch vụ rửa ảnh đã rất thu hút thế hệ MZ, những người đã quen với máy ảnh điện thoại thông minh. Tuy máy ảnh cơ khá xa lạ với thế hệ MZ nhưng máy ảnh chụp phim dùng một lần vẫn được bán đều đặn do xu hướng retro thịnh hành những năm gần đây. Xu hướng thân thiện với môi trường và ăn chay cũng bắt nguồn từ thế hệ MZ, những người có khuynh hướng lựa chọn sản phẩm theo tiêu chí chủ quan hoặc niềm tin của bản thân. Những đồ dùng tiêu hao trong khách sạn là ví dụ tiêu biểu. Các khách sạn đang tham gia chiến dịch giảm đồ nhựa khi nhu cầu về du lịch thân thiện với môi trường tăng lên. Ngoài ra, họ cũng tạo thêm các thực đơn chay hoặc bán các loại cocktail rau củ để giành được trái tim của những khách hàng trẻ vốn ưu tiên các giá trị bền vững. © WALKERHILL HOTELS & RESORTS

M

KHÁCH SẠN TRỞ THÀNH SÂN CHƠI Khách sạn đang chuyển hướng từ không gian nghỉ ngơi dành cho thế hệ lớn tuổi có điều kiện kinh tế dư dả hoặc giới giàu có

sang sân chơi cho giới trẻ, cụ thể là thế hệ MZ - những người sinh ra từ khoảng đầu thập niên 1980 cho đến đầu thập niên 2000. Họ có đặc điểm sẵn sàng trả tiền cho những gì họ nghĩ là đáng giá. Theo đó, để nắm bắt nhóm đối tượng mới là thế hệ MZ, các khách sạn ở Hàn Quốc đang có xu thế liên tục thử nghiệm các chương trình độc đáo đáp ứng phong cách sống đa dạng và những mối quan tâm chính của họ. Ví dụ, đầu năm nay, Andaz Seoul Gangnam đã tung ra gói dịch vụ chụp ảnh đại diện (profile picture) toàn thân, đáp ứng sở thích chụp ảnh đại diện của thế hệ MZ. Khách sạn hợp tác với studio chuyên chụp ảnh đại diện toàn thân và cung cấp gói dịch vụ giới hạn tên là "Love Yourself" (Hãy yêu lấy chính mình) với 50 phòng chụp. Ảnh đại diện toàn thân không chỉ là một phương tiện thể hiện bản thân mà còn giúp gia tăng sự tự tin thông qua việc giữ gìn cơ thể mình thật khỏe mạnh. Ngoài ra còn có chương trình hocance (hotel + vacance: một từ mới tại Hàn Quốc có nghĩa là "kỳ nghỉ tại khách sạn" chú thích của người dịch) được thiết kế dựa trên MBTI - một hệ thống trắc nghiệm tính cách do hai mẹ con Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers phát triển từ lý thuyết về các loại hình tâm lý của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung. Gần đây, trắc nghiệm này đã trở nên phổ biến đến mức thế hệ MZ sử dụng nó để giới thiệu bản thân. Theo đó, tính cách con người được chia thành khuynh hướng hướng ngoại (dạng E - Extrovert) và khuynh hướng hướng nội (dạng I Introvert) ở bốn khía cạnh tâm lý. Tháng 3 vừa qua, Paradise

thích của người dịch). Khi mới nổi lên cách đây vài năm, hiện tượng này phần nào bị nhìn nhận khá tiêu cực vì không tạo ra thành quả gì, nhưng đối với những người hiện đại luôn sống như thể bị rượt đuổi trong một xã hội cạnh tranh, hành động này trở thành một liệu pháp chữa bệnh khi có sự hậu thuẫn của quan điểm y học cho rằng nó mang lại sự ổn định tâm lý. Nó càng đặc biệt phổ biến hơn khi tình trạng kiệt sức xã hội gia tăng do sự lan rộng của đại dịch COVID-19. Và như vậy, nhiều khách sạn đã tung ra gói sản phẩm "Meong ttaerigi" phản ánh hiện tượng văn hóa của thời đại. Có thể kể đến các gói sản phẩm theo nhiều sở thích đa dạng như "Bada (biển) meong" thảnh thơi thư giãn với âm nhạc trong khi tận hưởng làn gió biển mát mẻ ở ban công của căn phòng nhìn ra biển; "Sori (âm thanh) meong" tìm lại sự bình yên của tâm hồn bằng cách sử dụng độ rung và tần số của chuông xoay Tây Tạng hoặc qua liệu pháp ASMR (autonomic sensory meridian response - phản ứng kinh mạch cảm giác tự chủ); "Sup (rừng) meong" đi bộ trong rừng nguyên sinh hoặc đi bộ trong khu rừng tràn trề mùi hương kháng sinh tự nhiên. Một xu hướng rõ rệt nữa là phát triển khách sạn thành không gian nâng tầm cảm thụ nghệ thuật. Điều này ít nhiều liên quan đến việc gần đây nhu cầu thưởng thức nghệ thuật tăng cao và tầng lớp thưởng thức nghệ thuật ngày càng mở rộng. Paradise City nằm gần sân bay quốc tế Incheon đã nhấn mạnh khái niệm "art-tainment" (nghệ thuật + giải trí) kể từ khi khai trương đến nay. Chỉ cần tham quan một vòng khách sạn là ta có thể hiểu được nghệ thuật hiện đại thông qua việc chiêm ngưỡng từ các tác phẩm của những nghệ sĩ đỉnh cao trong và ngoài nước cho đến các tác phẩm của các nghệ sĩ trẻ được tài trợ bởi Paradise Group. Thế hệ MZ đặc biệt thích chụp ảnh để ghi lại minh chứng những gì bản thân đã trải nghiệm. Do đó, tác phẩm của Yayoi Kusama vốn đã gây tiếng

Các tiện nghi trong phòng nghỉ của Grand Walkerhill Seoul là những sản phẩm thân thiện với môi trường, không thử nghiệm trên động vật. Các phòng ăn thuần chay của khách sạn đặc biệt thu hút thế hệ MZ những người tham gia vào hoạt động tiêu dùng theo định hướng giá trị. Chiến dịch thân thiện với môi trường nhằm giảm lượng rác thải hàng ngày tạo ra từ quá trình lưu trú tại khách sạn cũng là một trong những xu hướng gần đây trong ngành kinh doanh khách sạn. Trong ảnh là một tiện ích thân thiện với môi trường tại khách sạn JW Marriott Dongdaemun Square Seoul được bán giới hạn theo mùa.

© JW Marriott Dongdaemun Square Seoul

onocle, tạp chí được gọi là tạp chí của những hipster (những người theo đuổi đam mê thời trang, âm nhạc, văn hóa theo phong cách của mình và không bị ảnh hưởng bởi trào lưu đại chúng - chú thích của người dịch) đã từng định nghĩa lại khái niệm du lịch tại Hội nghị Chất lượng cuộc sống Monocle (The Monocle Quality of Life Conference) tổ chức ở Madrid, Tây Ban Nha vào năm 2019. Monocle dự đoán rằng trong tương lai, du lịch sẽ trở thành việc nạp năng lượng sáng tạo ngày thường thông qua những trải nghiệm khác thường. Và khách sạn - một phần không thể tách rời với du lịch - cũng như vậy. Xưa nay, khách sạn có vai trò mang lại chỗ ngủ thoải mái tại các điểm du lịch. Khi đi du lịch, thông thường ta sẽ chọn điểm đến trước rồi mới chọn nơi lưu trú. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay nếu khách sạn chỉ có chức năng như vậy là không đủ, bởi vì khách hàng đang hỏi họ sẽ trải nghiệm được những gì ngoài việc ngủ trong khách sạn? Giờ đây, các khách sạn phải cạnh tranh với các trung tâm thương mại, công viên giải trí và thậm chí cả Netflix trong lĩnh vực được gọi là "giải trí". Đối với câu hỏi tại sao phải đi khách sạn, mỗi khách sạn ở Hàn Quốc đều đưa ra những câu trả lời khác nhau để chiếm được trái tim của khách hàng.

NẠP NĂNG LƯỢC TOÀN VẸN Một xu thế nữa gần đây là nhấn mạnh vai trò của khách sạn như một nơi chữa lành và giúp khách hoàn toàn tập trung vào việc nghỉ ngơi, thông qua việc thực hành "meong ttaerigi" nhìn mông lung không suy nghĩ vào đống lửa trại đang cháy hoặc nhìn chăm chăm vào dòng sông đang trôi (nói chung là hành động không phản ứng trước những yếu tố kích thích - chú

13


CHUYÊN ĐỀ 2

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

14

15

© SONO INTERNATIONAL Co., Ltd.

Để nắm bắt nhóm đối tượng mới là thế hệ MZ, các khách sạn Hàn Quốc đang có xu thế liên tục thử nghiệm các chương trình độc đáo đáp ứng phong cách sống đa dạng và các mốiquan tâm chính của họ.

© PARADISE CITY

Tại khách sạn L7 HONGDAE, nằm trong khu Hongdae của Seoul, khách có thể nghe những đĩa than LP theo sở thích của mình. Đây là một dịch vụ mang đặc trưng của khu vực, nơi thường diễn ra các buổi biểu diễn đường phố của nghệ sĩ indie và các sự kiện văn hóa đa dạng.

© Playce Camp Jeju

Tác phẩm nghệ thuật động học của Mioon được đặt tại sòng bạc của khách sạn Paradise City. Với số lượng người biết thưởng thức nghệ thuật ngày càng tăng, vai trò của khách sạn đã mở rộng thành không gian bồi dưỡng khả năng cảm thụ nghệ thuật của con người.

vang từ lúc khai trương đã góp phần đưa khách sạn này thành địa điểm chụp ảnh check-in.

© LOTTE HOTELS & RESORTS

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Cũng cần lưu ý rằng việc kết nối với cộng đồng địa phương trong du lịch đang ngày càng tăng. Ví dụ, Maison Glad Jeju giới thiệu gói tham quan các địa điểm lân cận kéo dài một tiếng kể từ lúc xuất phát tại khách sạn. Điều nổi bật ở đây là chương trình không chỉ bao gồm các điểm du lịch tiêu biểu mà ta thường nhớ ra khi nhắc đến Jeju mà còn bao gồm các địa điểm du lịch địa phương do người dân đảo giới thiệu để cảm nhận bản chất của Jeju. Ngoài ra, khách sạn Gyeongju Kolon đã tung ra một sản phẩm làm nổi bật đặc điểm của vùng cố đô vương quốc Silla cổ đại. Bên cạnh mâm cơm và trà truyền thống trong cung đình được tái hiện trên cơ sở các ghi chép còn lại trong bộ sách "Tam quốc di sử" (1921) thì việc học lịch sử Hàn Quốc cũng là điểm hấp dẫn của gói sản phẩm. Tương tự, khách sạn cộng đồng cũng là một giải pháp thay

thế mới đang nổi lên trong ngành. Khách sạn được thử nghiệm một vai trò mới - vai trò của cứ điểm hình thành cộng đồng kết nối với cư dân địa phương thông qua việc để lưu khách trải nghiệm lịch sử, môi trường tự nhiên, kiến trúc và ẩm thực của địa phương nơi khách sạn tọa lạc. Tiêu biểu phải kể đến Playce Camp Jeju bắt đầu ở Seongsan, Jeju, ngoài việc cung cấp nơi lưu trú và mua sắm đáp ứng sở thích của khách trong độ tuổi 20-30, khách sạn còn đưa ra nhiều nội dung đa dạng tận dụng cả nguồn lực địa phương lẫn cơ sở vật chất khách sạn như nghệ thuật, yoga, viết lách, hoạt động ngoài trời. Chợ trời cuối tuần nơi những nhà sáng tạo địa phương tham gia không chỉ phổ biến với khách của khách sạn mà còn với cả cư dân địa phương. Ngoài ra, càng ngày càng xuất hiện nhiều khách sạn cộng đồng kết nối du khách với cơ sở thương mại và cư dân địa phương như Local Stitch ở Seoul, Nhà khách Bonghwangjae ở thành phố Gongju, tỉnh Chungcheongnam và Village Hotel 18st ở Jeongseon tỉnh Gangwon.

Lối đi dạo trên bãi biển của SOL BEACH SAMCHEOK có những tiện nghi lấy cảm hứng từ đảo Santorini của Hy Lạp để du khách có thể thoải mái ngắm nhìn cảnh biển. Khi "meong ttaerigi" đã trở thành xu hướng, các khách sạn ven biển cung cấp hàng loạt dịch vụ cho phép bạn thư giãn trong làn gió biển mát rượi. Chợ trời Golmok, được tổ chức vào thứ Bảy hàng tuần tại quảng trường ở Playce Camp Jeju. Nơi đây, những người sáng tạo địa phương đến bán các sản phẩm do họ tự làm.


Chuyên đề 3

Suh Young-hee Giáo sư Khoa Lịch sử Hiện đại Hàn Quốc, Đại học Công nghệ Hàn Quốc Dịch. Trần Thị Lan Anh

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

© National Folk Museum of Korea © Seoul Museum of History

© National Folk Museum of Korea

© Bảo tàng Lịch sử Seoul

Từ nửa sau thế kỷ XIX, những khách sạn mang kiến trúc phương Tây đầu tiên xuất hiện ở thành phố cảng Incheon đã chính thức mở đầu cho sự có mặt hàng loạt các khách sạn kiểu phương Tây ở khu vực Jeongdong, Seoul. Những khách sạn phương Tây mới mẻ đối với người dân bán đảo Triều Tiên vào thời kỳ đó không chỉ là nơi tiếp nhận và truyền bá văn hóa phương Tây, mà còn là địa điểm lịch sử lưu giữ những thăng trầm của quốc gia này trong thời cận đại đầy biến động.

© Seoul Museum of History

Những tòa khách sạn song hành cùng lịch sử cận đại Hàn Quốc

17


18

SPECIAL FEATURE 3

N

SỰ SUY TÀN CỦA CÁC KHÁCH SẠN THỜI KỲ KHAI CẢNG GIAO THƯƠNG Các khách sạn có kiến trúc phương Tây ở Incheon dần dần không còn được chú ý và cũng không được xây dựng thêm nữa từ khi tuyến đường sắt Gyeongin nối Incheon với Seoul được khánh thành vào năm 1899. Người nước ngoài khi ấy đến bán đảo Triều Tiên hầu hết đều đi thẳng tàu hỏa đến Seoul, không còn nghỉ chân ở Incheon nữa. Theo tuyến đường sắt nối dài đó, khách sạn Station do W. H. Emberley, người Anh, làm chủ đã khai trương vào năm 1901 trước ga Seodaemun - ga cuối cùng của tuyến tàu hỏa. Cùng thời gian đó, các khách sạn ở khu vực Jeongdong, nơi có cung điện Gyeongun (nay là cung điện Deoksu), bắt đầu mọc lên như nấm sau mưa. Vào thời kỳ đó, có hai khách sạn nổi tiếng là khách sạn Hotel du Palais do một người Pháp là L. Martin điều hành và khách sạn Sontag do Antoinette Sontag (1838-1922) quản lý.

Những khách sạn trong lịch sử cận đại của Hàn Quốc không chỉ là yếu tố trung gian tiếp thu, lan tỏa văn hóa phương Tây sau khi Hàn Quốc mở cửa mà còn trở thành hiện trường lịch sử khi đất nước bị xâm lược.

Bên trong sảnh trưng bày của khách sạn Daebul, khách sạn theo phong cách phương Tây đầu tiên tại Hàn Quốc. Tọa lạc tại Incheon, khách sạn phát triển thịnh vượng vào thời kỳ mở cửa thông thương nhưng sau đó dần đi xuống và bị phá hủy vào cuối thập niên 1970. Sảnh trưng bày do Quỹ Văn hóa Incheon Junggu quản lý đã được mở cửa vào năm 2018 nhằm tôn vinh giá trị lịch sử của nó.

© Quỹ Văn hóa Incheon Jung-gu

KHÔNG GIAN TRIỂN LÃM NỀN VĂN MINH CẬN ĐẠI Người phương Tây bắt đầu đến khu vực này sinh sống từ tháng 5 năm 1883, khi công sứ đầu tiên của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên, Lucius Harwood Foote, tiến hành triển khai hoạt động ngoại giao theo Hiệp ước Hòa bình, Thương mại và Hàng hải Triều - Mỹ được ký kết vào năm 1882. Các quốc gia phương Tây ở Seoul bắt tay vào việc phô trương thanh thế, tạo ra bản sắc riêng của nước mình bằng cách xây dựng những tòa nhà to lớn mang đậm kiến trúc phương Tây. Kể từ đó, phố Công sứ quán (Legation Street) được hình thành. Thay vì thiết kế theo kiến trúc phương Tây, Mỹ lại xây dựng công sứ quán bên trong một tòa nhà hanok theo kiến trúc truyền thống của Hàn Quốc. Xung quanh công sứ quán Mỹ dần xuất hiện các cơ sở giáo dục, bệnh viện, cửa hàng thương mại khiến cho khu vực Jeongdong nhanh chóng trở thành một không gian triển lãm mang đậm kiến trúc của văn minh phương Tây cận đại. Và đương nhiên, các doanh nhân, thương nhân, du khách từ châu Âu khi đến Seoul sẽ tìm đến ngay Jeongdong. Thời gian đầu khi các cơ sở lưu trú vẫn chưa được hoàn thiện, họ nghỉ ngơi ở các tòa công sứ của nước mình, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó các khách sạn và cửa hàng mua sắm đã nhanh chóng đi vào hoạt động nhằm phục vụ đối tượng này. Khu vực Jeongdong trở thành không gian văn hóa mới mẻ thu hút nhiều sự chú ý hơn kể từ năm 1897, khi hoàng đế Gojong (Cao Tông) tuyên bố khẳng định chủ quyền của Đế quốc Đại Hàn (1897-1910). Hoàng đế Gojong rất nỗ lực thúc đẩy các chính sách cận đại hóa và chào đón nồng nhiệt các cố vấn người phương Tây được tuyển dụng làm việc với các vai trò khác nhau, từ cố vấn cấp cao trong các bộ, ngành của cơ quan nhà nước đến các kỹ sư chuyên môn liên quan đến hải quan, điện lực, tàu điện, điện tín, hầm mỏ và đường sắt. Một mặt, các chuyên gia, cố vấn nước ngoài phục vụ cho Đế quốc Đại Hàn thông qua việc chuyển giao văn hóa và thể chế phương Tây. Mặt khác, mỗi người trong số họ đều đại diện cho lợi ích bản thân, dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau.

Khi tiếp quản khách sạn Sontag vào năm 1909, chủ khách sạn người Pháp, J. Bhoer đã phát hành một bưu thiếp ảnh màu của tòa nhà này.

Nhiều chuyên gia, cố vấn phương Tây chọn sinh sống ở Jeongdong và kết hợp với các nhà truyền giáo, nhà ngoại giao lập nên một cộng đồng người nước ngoài dưới chế độ Đế quốc Đại Hàn. Hoàng đế Gojong là người tiên phong trong việc tiếp nhận văn minh phương Tây và nhanh chóng thích nghi với lối sống phương Tây. Ông đã giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng người nước ngoài ở Seoul, đã đưa điện và điện thoại vào cung điện, đã thưởng thức cà phê và rượu sâm banh. Ông thường xuyên tổ chức các buổi tiệc chiêu đãi theo kiểu phương Tây, đặc biệt là tiệc kiểu Pháp trong cung điện nhằm thắt chặt sự giao lưu và xây dựng mối quan hệ ngoại giao với nhân viên và ngoại giao đoàn của các tòa công sứ đóng tại khu vực Jeongdong. Người thiết kế các buổi tiệc chiêu đãi này không ai khác ngoài Antoinette Sontag. KHÁCH SẠN SONTAG Sontag là một phụ nữ người Đức sinh ra ở Alsace, Pháp. Bà có họ hàng với Công sứ Nga Karl Ivanovich Weber (1841-1910) nên đã đi theo ông đến bán đảo Triều Tiên từ năm 1885 và sinh sống ở đây đến năm 1909. Suốt 25 năm sống ở bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh bán đảo này đang cần sự hỗ trợ của Mỹ và Nga nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước không bị rơi vào tay của Nhật Bản và Trung Quốc, bà với vai trò là người giới thiệu văn hóa và ẩm thực phương Tây vào hoàng gia Joseon đã dần dần nhận được sự tin cậy của hoàng đế Gojong và trở thành nhân vật trụ cột trong cộng đồng người phương Tây ở Jeongdong. Chonngdong Club là một nhóm chính trị thân Nga và Mỹ nổi tiếng lúc bấy giờ cũng thường hội họp ở nhà riêng của Sontag. Khoảng năm 1902, khách sạn Sontag được xây dựng và sử dụng như một khách sạn riêng của hoàng gia, đồng thời làm chốn nghỉ ngơi cho các vị khách cấp quốc gia đến thăm bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, khách sạn Sontag còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nhà ngoại giao sinh sống ở khu vực Jeongdong, những người nước ngoài cư trú ở Seoul và thậm chí là những du khách đến đây để gặp gỡ, cùng uống cà phê và đàm đạo. Sau chiến tranh Nga - Nhật, khách sạn Sontag vốn là biểu tượng của nền văn hóa cận đại phương Tây bỗng chốc trở thành một chứng tích lịch sử đau thương của bán đảo Triều Tiên. Vào tháng 11 năm 1905, Ito Hirobumi khi đang lưu trú tại khách sạn Sontag đã thực hiện các hành động cưỡng đoạt chủ quyền bán đảo Triều Tiên. Vào thời điểm này, Sontag về nước trong vòng một năm để nghỉ ngơi, và người thay thế bà quản lý khách sạn là Emma Kroebel. Từ mùa hè năm 1905 đến mùa thu năm 1906, Emma Kroebel đã tận mắt chứng kiến và ghi chép lại sự kiện lịch sử quan trọng. Emma Kroebel cũng phụ trách công tác đón tiếp Alice Roosevelt - ái nữ của tổng thống Mỹ, Theodore Roosevelt - đến Seoul theo lời mời của

19

© Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc

hững khách sạn có không gian hiện đại xuất hiện đầu tiên ở Incheon. Sau khi chính quyền mở cửa thông thương, các nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, doanh nhân và khách du lịch, v.v. lần lượt tìm đến Incheon. Và tất nhiên, việc đầu tiên họ làm là tìm nơi ở lại vài ngày trước khi vào thành phố Seoul. Khách sạn Daebul - khách sạn đầu tiên do một người Nhật tên là Kyutaro Hori quản lý - nằm ngay cạnh chi nhánh ngân hàng Nhật Bản đầu tiên của Incheon. Nó được thiết kế theo phong cách phương Tây, có quy mô ba tầng và là địa điểm nổi tiếng cần phải đến đối với hầu hết du khách nước ngoài vào thời điểm đó. Henry G. Appenzeller, một nhà truyền giáo người Mỹ, người thành lập Học viện Pai Chai, đã chọn lưu trú ở khách sạn Daebul khi đặt chân lên bán đảo Triều Tiên lần đầu tiên vào năm 1885. Ngay bên cạnh khách sạn Daebul là khách sạn Steward, do một người Trung Quốc từng làm quản gia tại Công sứ quán Mỹ điều hành. Và khách sạn này cũng là nơi mà Isabella Bird Bishop - một du khách người Anh - đã lưu lại khi bà đến thăm bán đảo Triều Tiên vào năm 1894.

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

hoàng đế Gojong ngay trước chuyến thăm Seoul của Ito Hirobumi. Hoàng đế Gojong đã tổ chức tiếp đãi trang trọng ái nữ của tổng thống Mỹ với kỳ vọng về sự hỗ trợ của nước Mỹ mà không biết rằng Mỹ trước đó đã bí mật ký thỏa thuận Katsura-Taft ở Tokyo và hứa sẽ ủng hộ Nhật Bản. Hoàng đế Gojong - vị hoàng đế rất tha thiết và nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao với các cường quốc phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ họ - rốt cuộc đã không đạt được kỳ vọng. Từ đó, khách sạn Sontag, vốn là trung tâm giao lưu văn hóa xã hội của người phương Tây ở khu vực Jeongdong dần dần mất đi sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nó. HIỆN TRƯỜNG LỊCH SỬ Khách sạn Railway được khởi công và bắt đầu hoạt động vào năm 1914, là khách sạn tân tiến nhất thời kỳ đó do Cục Đường sắt của Tổng Đốc phủ Triều Tiên trực tiếp quản lý sau khi Đế Quốc Đại Hàn bị thực dân Nhật thôn tính. Khách sạn do kiến trúc sư người Đức, Georg de Lalande, thiết kế bản thảo và có tên gọi chính thức là "khách sạn Joseon". Chính quyền thực dân Nhật xây khách sạn Railway ở Gyeongseong (Seoul ngày nay) xuất phát từ mưu đồ xây dựng một tuyến đường sắt chạy thẳng từ Mãn Châu (Trung Quốc) đến bán đảo Triều Tiên. Kế hoạch này nhằm đón đầu sự gia tăng nhu cầu chỗ lưu trú tại Seoul của những hành khách sử dụng phương tiện đường sắt đến từ Nhật Bản. Họ sẽ xuất phát từ ga Busan, đi qua Sinuju để đến điểm cuối là ga Mãn Châu. Chính quyền thực dân Nhật đã xây dựng và kinh doanh các khách sạn mang kiến trúc phương Tây ở Busan và Sinuiju. Vấn đề là địa điểm để xây dựng khách sạn Railway ở Gyeongseong lại là nơi đặt đàn tế lễ Hwangudan - đàn cúng tế được hoàng đế Gojong cho lập nên khi ông lên ngôi vào năm 1897. Sau khi thôn tính bán đảo Triều Tiên, thực dân Nhật đã phá hủy Hwangudan và xây dựng khách sạn Railway ngay trên chính công trình biểu tượng cho ý chí phát triển, hiện đại hóa của Hàn Quốc. Như vậy, những khách sạn trong lịch sử cận đại của Hàn Quốc không chỉ là yếu tố trung gian tiếp thu, lan tỏa văn hóa phương Tây sau khi Hàn Quốc mở cửa mà còn trở thành hiện trường lịch sử khi đất nước bị xâm lược.


Chuyên đề 4

Hành lang tầng hai của quán trọ Boseong, Di sản văn hóa được đăng ký của Hàn Quốc. Khách sạn là một trong những bối cảnh chính trong tiểu thuyết lịch sử của Jo Jung-rae mang tên "Rặng núi Taebaek".

Lee Kwang-pyo Giáo sư Khoa Giáo dục Đại cương, Đại học Se0won Dịch. Hoàng Thị Trang Ảnh. Lee Min-hee

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

Quán trọ, Cái nôi của văn hóa nghệ thuật

Quán trọ có thể là chốn dừng chân, nghỉ ngơi qua đêm với ai đó nhưng cũng có thể là không gian gợi lại những tháng ngày vất vả, gian nan với một số người. Nơi này cũng từng là cái nôi sáng tác của những nhà nghệ thuật đầy sáng tạo và nhiệt thành. Vốn gắn liền với cuộc sống của thường dân vào thế kỉ trước, hiện nay hầu hết các quán trọ đã biến mất nhưng vài địa điểm còn sót lại sẽ kể cho chúng ta những câu chuyện về ngày tháng xa xưa ấy.

21


CHUYÊN ĐỀ 4

C

NHÀ THƠ SEO JEONG-JU VÀ QUÁN TRỌ BOAN Tháng 11 năm 1936, số đầu tiên của tạp chí "Câu lạc bộ thi nhân" của những nhà thơ cùng chí hướng được xuất bản. Mặc dù được gọi là nhóm cùng chí hướng như họ không có định hướng hay tư tưởng văn học cụ thể. Sau đó một tháng, số thứ hai của tạp chí được phát hành và ngừng xuất bản vĩnh viễn nên không nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, các nhà thơ tham gia vào nhóm như Kim Dong-ri, Yoo Chi-hwan và Kim Kwang-kyun sau này đã trở thành những nhà thơ nòng cốt của văn học Hàn Quốc. Do đó, nhóm được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử văn học Hàn Quốc. Những nhà thơ của Câu lạc bộ thi nhân có khuynh hướng xem trọng tinh thần và cuộc sống con người hơn là theo đuổi nghệ thuật đơn thuần và cảm thụ văn chương nên họ được gọi là "Phái sinh mệnh" (Phái Đời sống). Người biên tập và xuất bản số đầu tiên của tạp chí là nhà thơ trẻ 21 tuổi Seo Jeong-ju, hay còn được biết đến với tên So Chong-ju (1915-2000). Khi đó, ông là sinh viên của Trường Cao đẳng Phật giáo Trung ương (nay là Đại học Dongguk). Trong bài bình biên tập của số đầu tiên, ông đã viết: "Trong phạm vi có thể, chúng tôi quyết định thành lập "Câu lạc bộ thi nhân" tươi mới và trẻ trung ở vị trí đón ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu rọi. Nơi có thể nhìn về tương lai

23

Hiệu sách Boan trên tầng hai của tòa nhà mới bên cạnh quán trọ Boan. Dự đoán được xây dựng vào đầu những năm 1930, tòa nhà lịch sử này là nơi nhà thơ Seo Jeong-ju đã có một thời gian dài lưu trú, làm thơ và lên kế hoạch xuất bản một tạp chí của nhóm nhà thơ cùng chí hướng.

Quán trọ Sudeok, một ngôi nhà tranh với kết cấu hình vuông mở, là nơi ở tạm thời của nhà văn kiêm họa sĩ Na Hye-seok. Sau đó, nó đã được họa sĩ Lee Ung-no mua lại và sử dụng như một phương tiện để trang trải chi phí sinh hoạt và làm phòng vẽ tranh.

© gettyimagesKOREA

ác quán trọ theo phong cách cận đại xuất hiện tại Hàn Quốc sau khi triều đình cho mở cảng thông thương vào năm 1876. Thời kì này, các quán trọ lần lượt được dựng lên quanh các cảng như Busan, Wonsan, Incheon. Đa phần chủ của các quán trọ này là người Nhật Bản và khách sử dụng là người Nhật đến Hàn Quốc. Khoảng 20 năm sau, người Hàn Quốc mới tham gia vào ngành kinh doanh quán trọ. Bước vào những năm 1900, quán trọ xuất hiện tại thủ đô Seoul. Sau năm 1910, quán trọ phổ biến rộng rãi trong thời kì Nhật Bản chiếm đóng. Quán trọ chủ yếu tập trung ở các khu du lịch hoặc những nơi có giao thông, liên lạc thuận tiện. Thời gian đầu, quán trọ được sử dụng kiêm luôn vai trò của một quán rượu nhưng từ những năm 1920, quán trọ được xây dựng và sử dụng như diện mạo ngày nay. Vào thời điểm đó, các quán trọ được yêu thích tại Seoul còn trang bị điện thoại trong các phòng. Quán trọ là nơi du khách dừng chân nghỉ lại qua đêm. Nhiều người chỉ ngủ một đêm rồi lại lên đường nhưng không ít người chọn nơi này làm chốn cư ngụ lâu dài. Ở lâu khách trọ sẽ có nhiều mối nhân duyên và những câu chuyện xung quanh. Một trong số đó là những chuyện kể về văn học và nghệ thuật.

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

22

© Everyday Practice

xa xôi từ quá khứ đen tối phía sau... " Sự tự tin và sức sáng tạo của các nhà thơ trẻ được bộc lộ rất rõ nét. Nhìn vào trang bản quyền ở cuối số đầu tiên của tạp chí, các thông tin liên quan đến công tác xuất bản như biên tập viên kiêm người phát hành, người in, nhà in, nhà xuất bản, số trang và giá niêm yết được ghi rất chi tiết. Tuy nhiên, địa chỉ của Seo Jeong-ju được viết là "3 Tonguidong", vốn là quán trọ Boan ông đang ở. Quán trọ này được cho là được xây dựng vào đầu những năm 1930. Nhà thơ Seo Jeong-ju đã ở đây suốt thời gian dài, ông làm thơ và lên kế hoạch xây dựng tạp chí. Khi câu chuyện này được truyền tai rộng rãi, nhiều người trẻ ôm mộng làm nhà văn, nhà thơ từ vùng nông thôn đã đến quán trọ này ở suốt thời gian dài để ấp ủ ước mơ. Những năm 1970 và đầu những năm 1980 khi áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm, các nhân viên của Nhà Xanh đã nghỉ qua đêm tại đây. Khi đó, đội cảnh vệ của Nhà Xanh đóng quân tại cung Gyeongbok. Quán trọ Boan nổi tiếng là nơi gặp gỡ người thân của quân nhân. Tương truyền vào những ngày khách tập trung đông về quán trọ, mùi thịt gà thơm nức mũi khắp nơi. Đầu những năm 1980, trước khi Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc di dời về Yongsan, nhân viên bảo tàng bận chuẩn bị triển lãm đến tận đêm không thể về nhà cũng lưu lại nơi này nghỉ chân qua đêm. Quán trọ Boan vẫn còn tồn tại nguyên vẹn ở Tonguidong, thủ đô Seoul. Nó nằm ngay trước cổng Yeongchu của cung Gyeongbok, trên đường đến Nhà Xanh. Bảng hiệu với chữ màu xanh da trời trên nền trắng toát lên bầu không khí cổ xưa. Biểu tượng bồn tắm có hơi nước bốc lên nghi ngút cũng được vẽ trên bảng hiệu trông rất đáng yêu. Tồn tại như một quán trọ trong vài thập kỷ, nơi này đã được Quỹ Văn hóa Ilmaek tiếp quản và sử dụng làm trung tâm triển lãm. Đến năm năm 2017, quán trọ được cải tạo thành không gian văn hóa phức hợp mang tên "Boan 1942". Với quán cà phê, hiệu sách cùng không gian tổ chức sự kiện, nơi này đã trở thành một địa danh nổi tiếng ở Seochon. Bước vào quán trọ cũ, người xem sẽ thấy trần nhà được để lộ thiên, vật dụng bằng gỗ cũng được giữ nguyên dáng vẻ

cổ xưa nhằm tạo hiệu ứng khi trưng bày các tác phẩm mỹ thuật. Khung gỗ như đang lơ lửng cao thấp, dây điện và sứ cách điện chằng chịt, những mảng tường đất màu vàng bị bong tróc, giấy dán tường cũ đã phai màu, Sangryangmun (Thượng Lương Văn - bài văn khấn khi bắc khung dựng nhà) từ thời Nhật Bản chiếm đóng... Phong cảnh cung Gyeongbok trải dài qua cổng Yeongchu bên ngoài cửa sổ làm mê hoặc lòng người. NA HYE-SEOK, LEE UNG-NO VÀ QUÁN TRỌ SUDEOK Ở vùng Yesan, tỉnh Chungcheongnam có một ngôi chùa cổ mang tên Sudeok (Thụ Đức). Được biết đến là chùa có từ cuối thời kỳ Baekje (18-660 TCN), nơi này nổi tiếng với điện Daeung (Đại Hùng) được xây dựng vào năm 1308 dưới triều đại Goryeo. Điện Daeung là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất ở Hàn Quốc và hiện được chỉ định là Bảo vật Quốc gia. Cạnh cửa Ilju (Nhất Trụ) của chùa Sudeok là quán trọ Sudeok, được đặt theo tên của chùa. Nơi đây cũng lưu giữ những câu chuyện của các văn nhân. Cuối năm 1937, nhà văn kiêm họa sĩ Na Hye-seok (1896-1948) đã đến chùa Sudeok thăm bạn tên là Kim Ilyeop (1896-1971). Bà tìm đến người bạn đã thành sư cô vài năm trước đó để nhờ giúp đỡ việc xuất gia. Ngoài cùng tuổi, giữa họ còn có nhiều điểm chung. Cả hai đều sinh ra và lớn lên trong gia đình có tư tưởng tiến bộ, nhiều tài năng và năng lực cảm thụ nghệ thuật hơn người. Sang Nhật du học rồi gặp nhau, mang trong mình tư tưởng bình đẳng nam nữ và tự do yêu đương, họ đã trở thành những người đi đầu của hình mẫu người phụ nữ mới ảnh hưởng lên cả một thế hệ. Tuy nhiên, xã hội đã không đôn hậu đón nhận những phụ nữ có tư tưởng đi trước thời đại ấy. Sau nhiều lần yêu và chia tay, năm 1928, Kim Il-yeop đã xuất gia và bắt đầu cuộc sống tu hành tại chùa Sudeok năm 1933. Na Hye-seok cũng không thể vượt qua rào cản của chế độ gia trưởng. Bà mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong hoàn cảnh đó, bà quyết định xuất gia. Qua Kim Il-yeop, bà bày tỏ ý định


CHUYÊN ĐỀ 4

24

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

25

Quán trọ là nơi du khách dừng chân nghỉ qua đêm. Nhiều người chỉ ngủ một đêm rồi lại lên đường nhưng không ít người chọn nơi này làm chốn cư ngụ lâu dài. Ở lâu khách trọ sẽ có nhiều mối nhân duyên và những câu chuyện xung quanh. Một trong số đó là những chuyện kể về văn học và nghệ thuật. Beolgyo, huyện Boseong, tỉnh Jeollanam. Quán trọ Boseong được đặt tại khu trung tâm sầm uất nhất năm 1935 khi khu vực Beolgyo đang ở thời kì đỉnh cao phát triển. Thời Nhật Bản chiếm đóng, Beolgyo là đầu mối giao thông. Bến thuyền chật kín tàu bè và người Nhật thường xuyên ra vào. Một cách tự nhiên, giao thương phát triển, tiền bạc giao dịch tấp nập và người qua lại đông đúc. Kết quả là những băng đảng đầu gấu ra đời. Từ đó mới có câu nói "Đừng khoe khoang tiền của, cũng đường khoe khoang sức mạnh khi đến Beolgyo". Quán trọ Boseong trở thành trung tâm của vùng cùng ga Beolgyo, mặc nhiên người qua lại tấp nập. Sau giải phóng, quán trọ này vẫn được vận hành nhưng đến năm 1988 tạm dừng hoạt động và được sử dụng làm cửa hàng buôn bán. Jo Jung-rae xuất thân từ vùng Suncheon, giáp với Beolgyo. Ông viết tiểu thuyết dựa trên những xung đột bi thảm ở quê hương và các vùng xung quanh. Ông đã làm sống lại vô vàn không gian ở Beolgyo trong tiểu thuyết của mình. Khi tác phẩm bán chạy và được yêu mến, nhiều người cho rằng phải bảo tồn quán trọ Boseong và tận dụng

quy y với sư Mangong (1871-1946) của chùa Sudeok. Tuy nhiên, tương truyền sư Mangong đã một mực từ chối yêu cầu này của bà như sau: "Na Hye-seok không phải là người có duyên quy y". Na Hye-seok vẫn còn luyến tiếc, không thể quay lưng với chùa Sudeok nên đã sống một thời gian dài tại quán trọ Sudeok bên ngoài cửa Ilju. Bà sống ở đây, vẽ tranh bất chấp mọi khó khăn và dạy mỹ thuật cho những người tìm đến mình. Lúc bấy giờ, bà cũng đã ghé thăm chùa Haein ở Hapcheon và vẽ lại phong cảnh vào một bức tranh sau đó tặng cho chủ quán trọ Hongdo đặt ở đường vào chùa Haein. Sau khi rời khỏi chùa Sudeok, quán trọ Sudeok, chùa Haein và quán trọ Hongdo, bà lang bạt khắp nơi và cuối cùng ra đi trong bi kịch vì bệnh tật tại một bệnh viện ở Yongsan, Seoul năm 1948. Kim Il-yeop viên tịch tại chùa Sudeok năm 1971. Thời gian ở quán trọ Sudeok, Na Hye-seok cũng kết thân với họa sĩ Lee Ung-no (1904-1989). Khi đó đã ngoài 30 tuổi nhưng nghe những câu chuyện về thế giới và nghệ thuật từ Na Hye-seok, Lee Ung-no đã khao khát về sự lãng mạn của Paris, Pháp. Ông mua quán trọ năm 1945 để tránh sự quán thúc của đế quốc Nhật Bản và kiếm kế sinh nhai. Các phòng lớn được sử dụng làm phòng vẽ. Sau giải phóng, ông hoạt động nghệ thuật tại Seoul. Trong thời gian chiến tranh giữa hai miền, ông lánh nạn tại quán trọ Sudeok và tiếp tục sáng tác. Sau đó, Lee Ung-no đã để lại một tác phẩm điêu khắc các chữ cái trừu tượng trên tảng đá lớn trong sân quán trọ.

Ông được coi là người đã mở ra một chân trời mới trong các lịch sử mỹ thuật Hàn Quốc nhờ việc liên tục thử nghiệm thể loại và chất liệu. Các tác phẩm chữ cái trừu tượng này được ông bắt đầu sáng tác từ đầu những năm 1960, ban đầu chúng mang khuynh hướng trữ tình nhưng về sau ông đã kết hợp các chữ cái theo quan điểm lập thể, hình học. Tác phẩm điêu khắc chữ cái trừu tượng tại quán trọ Sudeok là tác phẩm thú vị cho thấy dòng chảy của các thử nghiệm mang tính tạo hình như trên. JO JUNG-RAE VÀ QUÁN TRỌ BOSEONG Jo Jung-rae bắt đầu sự nghiệp sáng tác vào năm 1970, tiểu thuyết lịch sử có tên "Rặng núi Taebaek" của ông được xem là một trong những kiệt tác của văn học hiện đại Hàn Quốc. Tác phẩm này được đăng nhiều kì trên một tạp chí văn nghệ năm 1983, sau đó được xuất bản bốn lần với tổng cộng 10 quyển từ năm 1986 đến năm 1989. Lấy bối cảnh là giai đoạn đầy biến động năm 1953 từ sau khi giải phóng năm 1948 đến khi cuộc chiến hai miền và sự chia cắt được định hình, tác phẩm đã khắc họa một cách sinh động cuộc sống của những người dân thường phải sống vất vả giữa những xung đột về mặt tư tưởng. Trong quyển thứ ba của tiểu thuyết có đoạn viết: "Bây giờ là lúc nào mà đội quân lẽ ra phải làm nhiệm vụ dẹp loạn và bình ổn lòng dân lại ngủ ở nhà trọ và ăn ở quán trọ?". Trong tiểu thuyết, cảnh sát trưởng và các thành viên nghỉ chân ở quán trọ có tên Namdo. Tên thật của nơi này là quán trọ Boseong và nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở ấp

Quán trọ Boseong có vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của Beolgyo thời cận hiện đại. Nó đã được ghi nhận là Di sản văn hóa cấp quốc gia vào năm 2004.

Khu trưng bày sách giáo khoa và sách thiếu nhi cũ trong quán cà phê tầng 1 của quán trọ Boseong gợi lên nhiều ký ức xưa cũ.

Để đón khách, ngôi nhà truyền thống phía sau quán trọ Boseong có bảy phòng với hệ thống sưởi sàn ondol.

danh tiếng của nó. Theo đó, nơi này đã được chỉ định di sản văn hóa được đăng ký năm 2004; năm 2008 Cục Quản lý Di sản Văn hóa đã mua lại, sửa chữa, cải tạo và mở cửa trở lại năm 2012. Hiện quán trọ đang được vận hành như một không gian văn hóa phức hợp được trang bị phòng trưng bày, phòng biểu diễn, quán cà phê và khách sạn, và đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch của địa phương.


Chuyên đề 5

Park Mee-hyang Phóng viên chuyên mục Văn hóa Ẩm thực Dịch. Hà Minh Thành

Món ăn bổ dưỡng mùa hè ở khách sạn

27

Gà tần sâm là món ăn mùa hè phổ biến nhất. Sau khi bỏ hết nội tạng của con gà giò (gà tơ) ra thì cho gạo nếp, táo tàu, sâm tươi, tỏi nguyên tép... vào trong đó rồi ninh nhừ.

© TongRo Images

Vào mùa hè khi cơ thể mệt mỏi với thời tiết nóng nực, người Hàn Quốc thường ăn những món bổ dưỡng để lấy lại sức lực. Gần đây, do dư âm của COVID-19 mà mối quan tâm tới sức khỏe đã và đang tăng lên nhanh chóng, cùng với xu hướng tiêu dùng "small luxury" tập trung trong giới trẻ đang trở thành hiện tượng xã hội thì ngày càng nhiều người tìm đến thực đơn được yêu thích của khách sạn cao cấp. Xin được giới thiệu những món ăn bổ dưỡng tiêu biểu mà các khách sạn đua nhau ra mắt thị trường.

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ


CHUYÊN ĐỀ 5

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

28

29

© JOSUN HOTELS & RESORTS Co.

© HOTEL SHILLA CO., LTD.

K

hi mùa hè tới với nhiệt độ trên 30°C, chỉ cần hoạt động một chút thôi cũng khiến chúng ta uể oải thở không ra hơi. Năng suất làm việc cũng giảm sút. Dù có uống nước ngọt mát lạnh thì cơ thể mệt mỏi do nắng nóng cũng không khá hơn. Đồ ăn lạnh có thể tạm thời làm hạ nhiệt cơn nóng nhưng không thể giúp chúng ta tăng cường thể lực. Cần biện pháp để hồi phục năng lượng và bảo vệ cơ thể kiệt sức do nắng nóng mùa hè, nên người Hàn Quốc chủ yếu giải quyết bằng cách chọn các món ăn bổ dưỡng nóng hổi. Món ăn bổ dưỡng - đúng như tên gọi là nói đến "những món ăn tăng cường sức lực và bổ sung dinh dưỡng còn thiếu cho cơ thể". Gà tần sâm (samgeytang), canh cá chạch (chueotang), canh cá đù (mineotang), canh cá chình (jangeotang), canh bào ngư (jeonboktang)... được xếp vào danh mục những món ăn bổ dưỡng chủ đạo. Trong đó, món gà tần sâm gồm thịt gà ninh nhừ với nhân sâm là món đứng đầu danh sách. Thịt gà vốn giàu chất đạm lại cộng thêm một củ nhân sâm được sử dụng làm vị thuốc thì không có thực phẩm sức khỏe nào sánh bằng. Nhiều học giả cho rằng những năm 1960 là thời điểm gà tần sâm bắt đầu trở thành món ăn đại chúng phổ biến. Ngoài ra, vì đặc tính địa lý của Hàn Quốc với ba mặt giáp biển nên còn có rất nhiều món ăn chế biến từ hải sản được coi là đồ ăn bổ dưỡng vào mùa hè. Các khách sạn hiển nhiên không bỏ lỡ xu hướng yêu thích món ăn bổ dưỡng mùa hè. Khi thời tiết bắt đầu nóng dần lên thì họ liền đua nhau trình làng các món ăn bổ dưỡng đặc biệt được chuẩn bị bằng nguyên liệu hảo hạng tuyển chọn khắt khe.

Gần đây, do sự lan rộng của đại dịch COVID-19 mà mối quan tâm tới sức khỏe tăng lên, ngày càng có nhiều người để mắt tới những món ăn bổ dưỡng của khách sạn. Ngay cả món bingsu (chè đá bào) cao cấp của khách sạn cũng gây sốt theo. Các món ăn được yêu thích ở khách sạn còn ra mắt thị trường theo hình thức giản tiện cho gia đình có thể ăn ngay hay đồ ăn sơ chế sẵn (meal kit) với cách chế biến vô cùng đơn giản.

GÀ TẦN SÂM: MÓN ĂN BỔ DƯỠNG TIÊU BIỂU

Chỉ cần tới mùa hè là món gà tần sâm chắc chắn sẽ đứng đầu danh sách các món ăn bổ dưỡng xuất hiện thường xuyên trong thực đơn đặc biệt của khách sạn. Nhưng gà tần sâm ở khách sạn khác đôi chút so với gà tần sâm ở các quán ăn thông thường. Trước tiên, thịt gà rất đặc biệt. Gà được chế biến ở đây hầu hết là loại có chứng nhận gà sạch hay gà ta. Đại đa số là loại gà được nuôi bằng thức ăn nông nghiệp hữu cơ hoặc nuôi thả. Nếu cho thêm bào ngư to bằng lòng bàn tay thì hương vị của biển và lục địa hợp nhất trong một tô gà tần sâm, hòa quyện như nhảy một điệu van. Cách chế biến cũng đặc biệt. Món gà tần sâm thông thường sẽ dùng các nguyên liệu như gạo nếp, hạt dẻ, táo tàu để nhồi vào trong bụng con gà đã làm sạch rồi ninh nhừ. Nhưng khách sạn thì lại tạo ra hương vị đặc biệt theo cách chế biến khác. Thịt gà sau khi xé mỏng sẽ được trộn với bào ngư, sâm tươi, nấm neungi rồi làm chín ở nhiệt độ thấp. Sau đó cho thêm hoàng kỳ, tỏi, táo đỏ... vào rồi ninh kỹ trên 3 tiếng. Bào ngư phong phú đạm và chất vô cơ, sâm tươi và nấm neungi cũng

Súp nhân sâm gà ác bạch phụng (baekbong ogol) được nhà hàng Trung Quốc của khách sạn Shilla cho ra mắt vào năm 2016. Gà ác bạch phụng có lông màu trắng, da và xương màu đen. Từ xưa đã được sử dụng làm nguyên liệu thực phẩm giải nhiệt quý. Thực khách có thể cảm nhận được hương vị của nước dùng thanh đạm mà đậm đà.

Canh cá đù hầm cay kiểu Hàn (mineo maeuntang) là một món ăn ngon miệng do nhà hàng HOMURAN ở khách sạn GRAVITY Seoul Pangyo (Autograph Collection) chế biến. Được làm từ loại sốt đặc chế của nhà hàng, món canh có vị cay, thanh làm nổi bật hương vị của thịt cá. Vương tộc Joseon cho rằng cá đù là loại cá thượng hạng và tốt cho sức khỏe.

là những nguyên liệu nấu ăn nhiều chất dinh dưỡng. Hoàng kỳ, táo đỏ, tỏi... nổi tiếng là những thực phẩm bổ sung sức khỏe. Húp một ngụm nước canh hầm nóng hổi của món gà tần sâm đã ninh nhừ, thực khách sẽ có cảm giác như cái nóng bay đi thật xa. Các món canh (kuk), canh hầm nhiều nước (tang), canh đặc nhiều cái (jjigae) trong đó có món gà tần sâm là những món ăn có nước canh tiêu biểu cho mâm cơm của người Hàn Quốc. Một trong những đặc trưng nổi bật của ẩm thực Hàn Quốc là nước canh. Đến mức còn có những người gọi dân tộc Hàn Quốc là "dân tộc nước canh". Thêm vào đó, câu quán ngữ "Đến cả nước canh cũng không có" được sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày với ý nghĩa là không có lợi ích hay sự chia phần nào xuất hiện để làm thù lao cho công việc nào đó. Điều đó chứng tỏ nước canh là yếu tố căn bản trong văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc. CANH CÁ ĐÙ: MÓN CÁ HẢO HẠNG Canh cá đù cũng là món canh cao cấp tiêu biểu. Thời kỳ đẻ trứng của cá đù là từ tháng 7 đến 9 nên mùa ăn cá đù ngon nhất trong khoảng từ tháng 6 đến 8. Về cơ bản thì cá ngon nhất vào trước mùa đẻ trứng. Cá nhiều thịt hơn, chất dinh dưỡng cũng phong phú hơn. Đó là lý do mà cá đù trở thành món cá mùa hè tiêu biểu. Các món ăn từ cá đù như gỏi cá đù hay canh cá đù lên ngôi trở thành món ăn tiêu biểu cho mùa hè chưa được bao lâu. Đó là từ cách đây khoảng 10 năm, khi cá đù được biết đến thông qua

truyền thông rằng đó là loại cá quý dâng lên mâm cơm của vua chúa thời kỳ Joseon. Do đó, canh cá đù ngay lập tức đã được đưa vào danh sách các món ăn bổ dưỡng của khách sạn hạng sang. Cho cá đù cùng với các loại rau gồm củ cải, cải thảo, hành pa-rô vào nước canh đã được ninh từ tảo bẹ để lấy hương vị rồi đun lên là xong. Khi ăn, thực khách sẽ phải thốt lên "Thật sảng khoái!". Vào ngày nắng nóng, nếu ăn đồ nóng thì mồ hôi sẽ rịn ra lấm tấm trên mặt, và khi ráo mồ hôi ta sẽ cảm thấy dễ chịu. Người Hàn Quốc biểu thị cảm giác đó là sự sảng khoái. Cá đù không chỉ được dùng để nấu canh. Đặc biệt, ở khách sạn, ngoài món canh ra thì người ta còn thường xuyên dùng cá đù làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm bổ dưỡng đa dạng. Trong đó bánh bao (mandu) nhân hải sâm cá đù là món chứa đựng nhiều tình cảm và công sức. Đó là món bánh bao lạnh hình vuông có nhân bên trong là cá đù và hải sâm mà tổ tiên của người Hàn Quốc thường ăn vào mùa hè nóng bức. Bánh bao hải sâm cá đù gồm cá đù, hải sâm, giá đỗ bằm nhỏ để làm nhân và gói bằng vỏ bánh bao rồi hấp chín. Còn có loại bánh bao da cá đù, sử dụng da của cá đù làm vỏ bánh bao. Ngoài ra, nếu cho muối và nêm ướp gia vị vào cá đù đã lên men trong tủ lạnh khoảng 12 tiếng rồi tẩm với trứng và bột mỳ, đem chiên lên thì được món bánh cá đù ngon miệng. Gỏi cá đù sau khi trải qua 6 tiếng lên men cũng là món ăn tuyệt hảo.


CHUYÊN ĐỀ 5

KHÁCH SẠN: MANG ĐẾN NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI MẺ

30

31

Nhu cầu đối với các món ăn này của khách sạn đang tăng cao khi mọi người ngày càng có ý thức về sức khỏe trong khoảng thời gian diễn ra đại dịch.

Set Bingsu thượng hạng của Grand Inter Continental Seoul Parnas. Từ trái qua: "bingsu ngải cứu" được hòa quyện bởi đậu đỏ và sữa đặc với kem ngải cứu, "bingsu xoài táo" phủ đầy xoài táo Jeju, "bingsu chay bơ dừa" được làm từ dừa, đậu phụ và trái bơ.

CANH GÀ LẠNH: MÓN BỔ DƯỠNG ĂN LẠNH Trong các món ăn bổ dưỡng của khách sạn không chỉ có đồ ăn nóng. Món mulhoe với đầy hải sản tươi ngon là ví dụ tiêu biểu. Người ta cho gỏi cá và cơm vào một tô rồi trộn đều lên ăn, có thể tưới thêm nước để ăn cùng vốn là món ăn của các ngư dân. Món ăn này bắt nguồn từ việc những ngư dân đi đánh bắt ngoài biển xa thường trộn cơm với cá không bán được do không còn nguyên vẹn rồi ăn trên tàu. Từ khởi đầu đơn giản ấy của món ăn, khách sạn đã sử dụng các nguyên liệu cao cấp cho ra mắt món gỏi cá hảo hạng. Tùy từng vùng mà nguyên liệu hay gia vị, cách chế biến cũng khác nhau đôi chút. Ví dụ vùng tỉnh Jeolla và đảo Jeju thì dùng tương đậu, vùng tỉnh Gyeongsang thì lại dùng tương ớt để làm gia vị. Mùi vị đương nhiên cũng sẽ khác, nhưng sự biến tấu gia vị là niềm vui của nghệ thuật ẩm thực. Vào thời kỳ Joseon, khi mulhoe là món ăn của thường dân thì ngược lại, canh gà lạnh (imjasutang) lại là món ăn của vương tộc. Đó là món bổ dưỡng ăn lạnh mà các vị vua thời Joseon chủ yếu ăn vào mùa hè. Trước tiên, canh gà lạnh với đồ ăn kèm trang trí năm màu hài hòa nhìn rất đẹp mắt. Thịt gà luộc chín, xé sợi mảnh rồi trộn gia vị. Dưa chuột, trứng tách riêng lòng đỏ và lòng trắng rồi rán thái sợi, ớt, nấm được dùng làm đồ ăn kèm. Cho thịt gà đã tẩm ướp gia vị vào bát, rồi bày các đồ ăn kèm trang trí lên đó. Món này cần chan với nước dùng mát lạnh hấp dẫn được làm từ nước luộc gà và vừng rang giã nhuyễn. Vị thơm bùi đặc trưng của vừng tạo nên vị ngon tuyệt hảo.

© PARNAS HOTEL Co., Ltd.

BINGSU: THỦ LĨNH ĐẠI DIỆN CỦA "SMALL LUXURY" Lý do lớn nhất khiến các đầu bếp của khách sạn nỗ lực tạo ra các món ăn bổ dưỡng đặc biệt cho dù có phải lật tung tìm kiếm tư liệu cổ là để thu hút nhiều thực khách hơn nữa. Có một cách khác để hiện thực hóa mong muốn đó ngoài các món ăn bổ dưỡng. Đó chính là bingsu. Bingsu là món ăn đường phố tiêu biểu, xuất hiện từ thập niên 1930-1940 bởi những người bán nước đá kéo xe tay chở đá lạnh. Họ thêm đậu đỏ hoặc màu thực phẩm lên trên đá xay mịn để bán cho khách hàng và dần dần nó trở nên phổ biến. Sau đó vào những năm 1970, món ăn đường phố này đã có tên trong thực đơn tiêu biểu của các tiệm bánh cao cấp. Cho tới tận thời điểm đó thì nguyên liệu chủ yếu vẫn là đậu đỏ, sữa đặc và đá nhưng đến những năm 1990 thì bắt đầu thêm hoa quả đóng hộp. Bước vào những năm 2000, "bingsu bông tuyết" sử dụng đá bào trông như những bông tuyết, "bingsu bào gỗ" với nguyên liệu là đá bào mỏng như thể được cắt bằng dụng cụ bào gỗ đã nhận được sự yêu thích. Khoảng 7-8 năm trước, phạm vi của bingsu đã thay đổi. Bingsu cao cấp do một số khách sạn tung ra thị trường đã tạo nên cơn sốt và hiện giờ còn dẫn đến trào lưu bingsu mùa hè. Giá cả thì ít cũng gấp 4 lần mà nhiều thì gấp 10 lần phiên bản bingsu thông thường nhưng vẫn thu hút nhiều thực khách nhờ

việc phủ thêm mật ong cao cấp, các loại hoa quả nhiệt đới, các loại quả mọng... Nói cách khác, đặc trưng của bingsu ở khách sạn là lớp phủ thêm được làm từ những nguyên liệu hảo hạng. Đậu đỏ trong bingsu phiên bản khách sạn không phải là đậu đóng hộp mà loại đậu chất lượng tốt được trồng trong nước, nổi trội với vị ngọt dịu. Món bingsu berry của khách sạn Park Hyatt Seoul đã tiên phong cho dòng bingsu cao cấp, nhưng nơi đóng vai trò dẫn dắt làn sóng bingsu như hiện nay lại là Khách sạn Shilla. Bingsu xoài của khách sạn này đầy ắp xoài trong tô tới mức không nhìn thấy đá bào. Thời điểm bấy giờ các khách sạn khác cũng theo khách sạn Shilla cho ra mắt thị trường món bingsu cao cấp, và mức độ nổi tiếng ấy vẫn còn tiếp nối đến tận bây giờ. Tới mức còn xuất hiện câu "Thời của bingsu xoài đã quay trở lại!". Một tô có mức giá đắt đỏ khoảng từ 60.000 đến 80.000 won nhưng vẫn được yêu thích tìm kiếm như trước. Vì lý do như vậy mà nó còn được đặt tên riêng là thủ lĩnh đại diện cho "small luxury" (lối sống tận hưởng những thú vui xa xỉ nhỏ bé - chú thích của người dịch). Bí quyết nổi tiếng của bingsu xoài đương nhiên là nhờ xoài - loại quả nhiệt đới thơm ngon và giàu vitamin. Mỗi khi đưa một miếng vào miệng thì nước xoài lại tứa ra. Hương vị cũng đậm đà so với các loại hoa quả khác. Cũng có người nói rằng đưa lên gần mũi ngửi hương thơm ấy thì tâm trạng dường như thấy dễ chịu hơn. Màu sắc cũng là yếu tố quan trọng trong việc cuốn hút thực khách. Màu vàng đậm của miếng xoài cũng tạo nên sức hấp dẫn về thị giác. Thị giác là yếu tố quan trọng trong vẻ đẹp ẩm thực. Khí hậu trên bán đảo Triều Tiên đang có nhiều sự thay đổi, gần đây người ta thường xuyên nhắc xoài Jeju. Hương vị của nó khác với xoài nhập khẩu. Vì thế các khách sạn nhấn mạnh đặc biệt đến chữ "Jeju". Nhiều người rơi vào cảm giác phiền muộn do COVID-19 kéo dài, bingsu ngọt ngào, mát lịm sẽ làm cho tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn. Đá lạnh tác động tới xúc giác của lưỡi, cùng với đậu đỏ và hoa quả có vị ngọt thơm sẽ làm thay đổi tâm trạng của chúng ta.


Tiêu điểm

Won Jong-won Giáo sư Trường Đại học Soonchunhyang; Nhà phê bình âm nhạc Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm

Nhạc kịch Hàn Quốc vươn ra thị trường toàn cầu Sau khi du nhập vào thị trường Anh, Mỹ vào khoảng năm 2000, gần đây nhạc kịch Hàn Quốc có nhiều nỗ lực tập trung vào các quốc gia châu Á và đạt thành công đáng kể. Việc mở rộng nhiều hình thái đa dạng như lưu diễn, hợp tác, liên kết nhạc kịch tác quyền nước ngoài được kỳ vọng là cơ sở để nhạc kịch Hàn Quốc phát triển thành một làn sóng Hallyu khác trong tương lai.

TIÊU ĐIỂM MẶC DÙ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài khó lường như khủng hoảng kinh tế và đại dịch COVID-19, nhưng nền công nghiệp nhạc kịch trong nước vẫn không ngừng mở rộng cơ sở nền tảng và bước vào giai đoạn trưởng thành. Tính đến trước đại dịch COVID-19, tổng quy mô thị trường biểu diễn trong nước ước tính vào khoảng 400 tỷ won; phần lớn doanh thu đạt được thuộc lĩnh vực nhạc kịch và hòa nhạc. Đặc biệt, thị trường nhạc kịch ước tính trung bình đạt mức 55-60% tổng thị trường biểu diễn, chiếm 80% tổng doanh thu năm 2021. Năm 2001, sau khi vở nhạc kịch "Bóng ma trong nhà hát" (The Phantom of the Opera) phiên bản tiếng Hàn đạt thành công chưa từng có, ngành công nghiệp âm nhạc trong nước đạt tăng trưởng ổn định ở mức 15-17% mỗi năm. Gần đây, trước những hạn chế của thị trường nội địa, các doanh nghiệp trong nước đang tích cực tiến ra thị trường nước ngoài như là một giải pháp; trải qua nhiều thử thách, Hàn Quốc đang dần tiến tới bước ngoặt chuyển từ lượng sang chất. VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ Vào khoảng năm 2000, vươn ra thị trường quốc tế trở thành chủ

33 đề nóng của ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc. Giai đoạn này trùng với thời điểm nhạc kịch tác quyền manh nha thành một lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hóa tại thị trường biểu diễn Hàn Quốc. Điều này thúc đẩy nhận thức về sự cần thiết phải tái sản xuất và tối đa hóa giá trị gia tăng của nội dung nhạc kịch. Trong những ngày đầu du nhập vào thị trường quốc tế, nhạc kịch nguyên tác của Hàn Quốc chủ yếu hướng đến thị trường Anh và Mỹ, cụ thể là những thử nghiệm trong lễ hội biểu diễn tượng trưng cho sân khấu Broadway, West End và Edinburgh. Tiêu biểu có vở nhạc kịch nguyên tác "Hoàng hậu cuối cùng" (The Last Empress) và vở nhạc kịch không lời "Loạn tá liệu" (The Nanta), đây là những tác phẩm trong nước đầu tiên xuất hiện tại sân khấu Broadway và West End. Đặc biệt, sau khi khuấy đảo phòng vé trong nước, vở nhạc kịch "Hoàng hậu cuối cùng" do ACOM sản xuất và công diễn lần đầu vào năm 1995 đã liên tiếp mở màn tại Nhà hát David H. Koch (trước đây là Nhà hát Bang New York) ở Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Lincoln vào năm 1997 và 1998. Năm 2002, vở nhạc kịch được dàn dựng bằng tiếng Anh tại Nhà hát Hammersmith Apollo, ngoại ô London. Tác phẩm này đánh dấu

"Hoàng hậu cuối cùng" là vở nhạc kịch nguyên tác quy mô lớn được công diễn vào năm 1995 nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Hoàng hậu Myeongseong (Minh Thành) . Vở nhạc kịch mang tính lịch sử này là tác phẩm nguyên tác đầu tiên của Hàn Quốc được dàn dựng ở nước ngoài. Sân khấu lộng lẫy và trang phục công phu đã làm say lòng khán giả toàn cầu.

© ACOM


TIÊU ĐIỂM

TIÊU ĐIỂM

34

35

"Đi tìm Kim Jong-wook" là vở nhạc kịch nguyên tác được bán cho Trung Quốc vào năm 2013, tựa đề được đổi thành “Đi tìm mối tình đầu”. Đây là một ví dụ đáng chú ý về việc nhượng quyền biểu diễn tác phẩm Hàn Quốc cho đối tác nước ngoài.

Nhạc kịch trong nước tiến ra thị trường nước ngoài dưới ba hình thức chính: lưu diễn nhạc kịch nguyên tác, lưu diễn nhạc kịch tác quyền nước ngoài, xuất khẩu bản quyền biểu diễn hoặc liên kết sản xuất nhạc kịch nguyên tác với nhân lực và nguồn vốn của nước ngoài. Cảnh trong vở nhạc kịch "Đi tìm Kim Jong-wook" do Nhật Bản dàn dựng vào năm 2016.

Áp phích cho vở nhạc kịch "Đi tìm mối tình đầu" ở Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. (từ trái sang)

© CJ ENM

BA CON ĐƯỜNG VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ Nhạc kịch trong nước tiến ra thị trường nước ngoài dưới ba hình thức chính: lưu diễn nhạc kịch nguyên tác, lưu diễn nhạc kịch tác quyền nước ngoài, xuất khẩu bản quyền biểu diễn hoặc liên kết sản xuất nhạc kịch nguyên tác với nhân lực và nguồn vốn của nước ngoài. Những chuyến lưu diễn nhạc kịch nguyên tác sẽ do đội ngũ sản xuất, diễn viên, nhân viên đoàn kịch trực tiếp đến sân khấu nước ngoài để dàn dựng trong một

thời gian nhất định, chủ yếu truyền tải nội dung bằng phụ đề tiếng Anh. Lấy cảm hứng từ các bài hát nổi tiếng của nhóm hip-hop DJ DOC gồm ba thành viên ra mắt vào năm 1994, vở nhạc kịch jukebox "Run To You" kể về thanh xuân nuôi mơ ước trở thành ca sĩ của ba người trẻ tuổi đã được khán giả Nhật Bản đón nhận nồng nhiệt qua hai đợt biểu diễn tại Osaka năm 2012 và Tokyo năm 2014. Với sự ra mắt của vở "Tuyến tàu điện ngầm số 1" vào năm 2001, số lượng buổi lưu diễn nhạc kịch tại Trung Quốc tăng lên mỗi năm. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn-Trung vào năm 2012, vở "Song hoa biệt khúc" đưa câu chuyện của hai thiền sư Wonhyo (Nguyên Hiểu, 617-686) và Uisang (Nghĩa Tương, 625-702) thời Silla lên sân khấu, được mời biểu diễn. Năm 2013, chuyến lưu diễn kết thúc thành công với sự hưởng ứng của đông đảo người dân tại bốn thành phố Thâm Quyến, Hải Nam, Quảng Châu và Bắc Kinh. Để có thể công diễn tại Trung Quốc, tác phẩm trình làng phiên bản được điều chỉnh phù hợp với khán giả địa phương như thêm một số nhân vật không có trong bản nguyên tác, sử dụng nhạc nền là bài hát dân gian truyền thống của Trung Quốc. Lưu diễn nhạc kịch tác quyền nước ngoài là hình thức thương mại trung gian xuất khẩu các vở nhạc kịch kinh điển được cải biên và diễn đạt lại bằng chất giọng của người Hàn

© CJ ENM

© CJ ENM

tiềm năng thương mại của nhạc kịch nguyên tác, đồng thời đưa ra những cân nhắc gợi ý khi đưa nhạc kịch thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đây là một kích thích lớn đối với giới biểu diễn nghệ thuật, những người mang ước mơ vươn ra thế giới. Vào thập niên 2010, nhạc kịch Hàn Quốc chuyển hướng sang thị trường châu Á. Việc dịch chuyển mở rộng thị trường sang Nhật Bản và Trung Quốc chính thức bắt đầu trong nửa đầu thập niên. Từ năm 2012, có 40 vở nhạc kịch Hàn Quốc được đưa lên sân khấu Nhật Bản chỉ trong ba năm và Nhật Bản nổi lên là thị trường xuất khẩu chủ đạo cho nội dung nhạc kịch Hàn Quốc. Năm 2013, việc khai trương Nhà hát Nhạc kịch Amuse - nhà hát dành riêng cho nhạc kịch Hàn Quốc ở Tokyo - có tác động không nhỏ đến sự gia tăng của các dự án biểu diễn.


TIÊU ĐIỂM

TIÊU ĐIỂM

36

© LIVE Corp.

© LIVE Corp.

Vở "Rimbaud" miêu tả cuộc đời của nhà thơ Pháp, là sản phẩm hợp tác Hàn - Trung được công diễn đồng thời ở cả hai quốc gia vào năm 2018.

37

Quốc. Đặc biệt, có nhiều trường hợp kết hợp với quảng bá người nổi tiếng hoặc kết nối với thử nghiệm mới của Hallyu. Những tác phẩm lưu diễn tiêu biểu vào đầu thập niên 2000 tại Nhật Bản gồm "Jack Đồ Tể", "Ba chàng lính ngự lâm", "Bác sĩ Jekyll và ông Hyde" và tại Trung Quốc có "Nhà thờ Đức bà Paris", "Elisabeth". Vở nhạc kịch "Đi tìm Kim Jong-wook" (Finding Mr. Destiny) tiến vào thị trường Trung Quốc với tựa đề “Đi tìm mối tình đầu” vào năm 2013 thuộc trường hợp xuất khẩu quyền biểu diễn nhạc kịch nguyên tác. Tác phẩm là vở nhạc kịch nguyên tác đầu tiên được dựng thành phim, được chuyển thể phù hợp với cảm xúc và văn hóa của khán giả Trung Quốc; tác phẩm đã thu hút được một lượng khán giả đáng kể, chứng thực tiềm năng của nhạc kịch sân khấu nhỏ. Sau đó, nhiều tác phẩm khác đã đến Trung Quốc như "Cửa hàng rau của bà cô", "My Bucket List - Cuối cùng vẫn phải có nhiều tiền", "Vincent Van Gogh"... Vở nhạc kịch "Rimbaud" của Live - công ty sản xuất nội dung từng đưa vở "Cửa hàng rau của bà cô" và "My Bucket List - Cuối cùng vẫn phải có nhiều tiền" lên sân khấu Nhật Bản và Trung Quốc - kể về cuộc đời của nhà thơ Pháp Rimbaud, là tác phẩm hợp tác Hàn-Trung và được công diễn đồng thời ở hai quốc gia năm 2018. Chỉ một năm sau, Bắc Kinh tái cấp phép cho vở này trước cả Hàn Quốc. Vở "Thịnh yến của công chúa" cũng là tác phẩm hợp tác Hàn - Trung do Tổng Công ty TNHH Phát triển Văn hóa Á Châu Liên Sáng - công ty sản xuất biểu diễn do tập đoàn giải trí Hàn Quốc CJ ENM và Bộ Văn hóa Trung Quốc phối hợp thành lập. Nội dung vở kịch kể về cuộc tranh tài của các đầu bếp đến từ khắp nơi trên thế giới để đánh thức vị giác bị mất của công chúa hoàng gia Trung Quốc

Tác phẩm thể hiện món ăn truyền thống của Trung Quốc qua tiết tấu đặc sắc và âm nhạc hiện đại. TẦM NHÌN DÀI HẠN Năm 2019, ngay trước đại dịch COVID-19, nhạc kịch của Hàn Quốc bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các vấn đề chính trị và tình hình quốc tế. Bất kể những khó khăn trên, nhạc kịch Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển thành một lĩnh vực Hallyu mới. Bởi việc kích hoạt chiến lược OSMU (One Source Multi-use, một nguồn nội dung tạo ra nhiều sản phẩm phụ với nhiều hình thức đa dạng nhằm tối đa hóa giá trị gia tăng - chú thích của người dịch) sẽ mở rộng phạm vi sân khấu hóa các tài nguyên Hallyu theo trình tự hiển nhiên đã được kiểm chứng. Điều quan trọng là ai sẽ mở cánh cửa với những hoạt động nào để mang lại sự thay đổi đột phá.

Với những câu nói ý nghĩa về cuộc sống, "My Bucket List - Cuối cùng vẫn phải có nhiều tiền" đã chu du khắp 23 thành phố ở Trung Quốc, trở thành vở nhạc kịch nguyên tác của Hàn Quốc có số nơi lưu diễn nhiều nhất tại Trung Quốc.


Bảo tồn di sản

Lee Gi-sook

Dịch. Phạm Hương Giang

Ngọn gió làm từ những ngón tay Seonjajang là tên gọi người lưu giữ kỹ thuật làm quạt truyền thống. Kim Dong-sik là nghệ nhân thế hệ thứ tư kế nghiệp gia truyền làm quạt của một gia đình ở Jeonju, tỉnh Jeollabuk. Trải qua hơn 60 năm làm nghề truyền thống, ông đã được công nhận là Seonjajang, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015.

Cộng tác viên tự do Ảnh. Lee Min-hee

BẢO TỒN DI SẢN QUẠT GIẤY là một vật dụng sinh hoạt thiết yếu mùa hè ở thời mà chưa có điều hoà và quạt điện. Ngoài chức năng tạo gió, nó còn là một loại phục sức tùy thân thể hiện địa vị của người mang và sử dụng trong những nghi lễ quan trọng như hôn lễ hay tang lễ. Quý tộc thời Joseon thích quạt gấp hơn quạt tròn, và đặc biệt là quạt hapjuk. Thật thú vị khi ta xòe quạt ra phất lên tiếng gió phần phật khí khái rồi trong chớp mắt gấp soạt lại cất vào tay áo. Người ta vẽ các bức họa trên mặt quạt và mang theo bên mình như tranh trang trí, khi cần thì quạt làm cây gãi ngứa lưng, lúc cấp bách thì trở thành vũ khí. Nó cũng là một vật thiết yếu để che mặt khi nam nữ âm thầm gặp nhau. Quạt giấy Hàn Quốc dựa theo hình dáng được phân loại thành quạt hình tròn (danseon) và quạt gấp có thể kéo ra và thu lại (jeopseon). Từ trọng tâm của quạt là phần tay cầm, các đường cố định nan quạt nối với các nan quạt tỏa ra thành hình mạng nhện. Quạt gấp đa dạng các chủng loại tuỳ thuộc vào số lượng nan quạt cũng như chất liệu, kiểu cách trang trí đế quạt, phụ kiện trang trí. Trong đó, quạt hapjuk, loại quạt được ghép thủ công bởi các vật liệu như như xà cừ, kim loại, sơn mài và ngọc bích, đã được phát triển như một sản phẩm ngoại giao tiêu biểu từ triều đại Goryeo. Vào triều đại Joseon, số lượng nan quạt cũng được giới hạn tuỳ theo địa vị của người

Seonjajang Kim Dong-sik người nối nghiệp đời thứ tư, nói rằng: "Trong khâu làm quạt hapjuk thì việc vót tre sao cho mỏng là công đoạn khó nhất".

39 mang. Phải là trực hệ của hoàng thất mới có thể dùng quạt 50 nan, giới quý tộc sử dụng quạt 40 nan, tầng lớp thấp hơn và dân thường sử dụng quạt ít nan hơn. Theo tuyển tập các phong tục ngày lễ tết "Đông quốc tuế thì ký" do Hong Seok-mo (Hồng Tích Mưu, 17811857) biên soạn, đã ghi chép lại rằng "Vào Tết Đoan Ngọ (ngày 5/ 5 âm lịch) nếu làm quạt Đoan Ngọ dâng tiến thì vua sẽ chia cho tể tướng và các cận thần". Thời đó, đất nước có một cơ quan là Seonjacheong (Phiến tử sảnh) để quản lý và giám sát việc làm quạt, và Jeollagamyeong (trụ sở tỉnh Jeolla cũ) là địa phương tập hợp quạt giấy được làm ở khắp nơi về để tiến vua. CÔNG ĐOẠN GIAN NAN Đang miệt mài làm việc trong nhà xưởng đầy những mảnh tre lớn nhỏ, nghệ nhân Kim Dong-sik cầm ra một đoạn tre đã được vót mỏng. "Quạt hapjuk là quạt được làm bằng cách đính hai thanh vỏ tre đã được vót mỏng vào nhau. Quạt hapjuk rất chắc chắn nên có thể sử dụng gần như vĩnh viễn, không giống như các loại nan quạt của Trung Quốc và Nhật Bản chỉ sử dụng nan vót từ thân trong cây tre. Đây chính là đặc điểm chỉ có ở quạt truyền thống của chúng tôi." Để làm một cây quạt hapjuk phải trải qua 140 - 150 công đoạn. Đầu tiên phải tìm được

loại tre thích hợp. Cây tre trong năm đầu tiên sẽ lớn hết cỡ, sau đó chỉ phát triển bên trong thân, do đó tre phải đủ ba năm mới có độ cứng cáp thích hợp. "Tre mới trồng nhìn rất đẹp, nhưng khi chẻ ra thì bên trong mềm nhũn nên không thể sử dụng được. Cây tre ba năm tuổi là loại thích hợp nhất. Khi độ ẩm cao sẽ bị nhậy nên cần chuẩn bị nguyên liệu cho cả một năm vào mùa khô ráo từ tháng 12 đến tháng 1. Điều này cũng giống như việc khi xây nhà cần sử dụng loại gỗ được khai thác vào mùa đông." Chọn một cây tre có đều màu, cắt khúc vừa với kích thước của quạt, ngâm trong nước năm ngày cho nở ra. Sau đó, lớp vỏ xanh đặc trưng bên ngoài của nan quạt sẽ ngả thành màu vàng đặc trưng của nan quạt. Từ đây bắt đầu các bước trọng tâm. Ngâm phần vỏ ngoài của thanh tre trong nước sôi cho nở ra và vót mỏng thanh tre khoảng từ 0,3 đến 0,4mm. Đến công đoạn này thì lượng tre bị vót đi chỉ còn khoảng 2/3. Công đoạn này là khó khăn nhất trong quá trình làm quạt hapjuk. Phải vót tre mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua được để quạt có thể gấp và mở thật mượt mà, mềm dẻo và tạo ra luồng gió mát mẻ hơn. Phần vỏ thân tre rất chắc chắn và không dễ bị mục nên nếu bảo quản tốt có thể giữ được tới 500 năm. Dùng keo dán úp hai thanh tre đã vót mỏng vào nhau để tạo hình quạt và đem phơi


BẢO TỒN DI SẢN

40

BẢO TỒN DI SẢN Đây là lý do tại sao quạt hapjuk ông làm lại đặc biệt thanh lịch và phong nhã. Tuy nhiên, cũng đã có lúc ông gần như bỏ cuộc vì khó khăn về tài chính. Một lần, ông mắc sai sót khi đứng ra làm bảo lãnh, nên trong tay không còn tiền mua nguyên liệu, thậm chí cả tiền mua cơm mua nước cũng không có. Một người bạn sẵn sàng cho ông mượn tiền và nói một câu mà cả đời này ông chẳng thể quên. "Cậu là người có năng khiếu làm quạt, đừng bao giờ đánh mất nó. Lời nói đó khắc sâu trong tim tôi và có lẽ nhờ vậy tôi đã không bỏ cuộc cho dù có khó khăn thế nào đi nữa."

Kim Dae-sung - con trai nghệ nhân Kim đã hoàn thành nghề vào năm 2019 và bước đi trên con đường như cha mình, kế nghiệp nghề làm quạt truyền thống.

trong khoảng một tuần. Lúc này, trộn theo tỉ lệ 4:6 keo bong bóng cá được nấu từ bong bóng cá đù phơi khô và keo a giao nấu từ xương, gân, da động vật. Phải làm như vậy thì quạt mới không bị bong ra và bền lâu. Khi đã tạo được khung xương quạt thì nghệ nhân dùng công cụ bằng sắt nung nóng khắc những họa tiết dơi, rồng, hoa mai... lên phần nan tre sẽ lộ ra sau khi dán giấy để tăng tính thẩm mỹ. Bước tiếp theo là gọt tỉa vật liệu dùng làm tay cầm, thường là các loại gỗ như gỗ táo, gỗ mun, gỗ bạch dương, rồi hoàn thiện bằng cách đính tre đã vót mỏng lên hoặc trang trí bằng xà cừ và sơn mài. Thời xưa có khi người ta còn trang trí bằng cả ngà voi, xương bò hoặc mai rùa. Sau khi mài nhẵn bóng toàn bộ thì dùng keo phủ đều và dán giấy hanji đã cắt sẵn vào. Cuối cùng cố định phần tay cầm và cài các loại trang sức ở phần đuôi bằng vàng, bạc hoặc đồng, khi đó một chiếc quạt hapjuk đã được hoàn thành. Đến tận những năm 1950, các bước này vẫn được chia thành sáu giai đoạn do sáu nghệ nhân khác nhau đảm nhiệm, vì thời xưa nhu cầu sử dụng quạt rất cao mà việc làm quạt lại công phu nên đòi hỏi nhiều nhân lực.

GIA TỘC LÀM QUẠT HAPJUK LÂU ĐỜI NHẤT Sau khi hoàn thành việc tạo hình khung xương quạt thì việc trang trí quạt được thực hiện riêng biệt ở một nơi khác. Đó là căn phòng mà nghệ nhân Kim tá túc cả ngày chỉ trừ thời gian ăn uống. Những con dao và dụng cụ bằng sắt được sắp xếp gọn gàng trên một bức tường cùng với bàn làm việc nơi khó có thể đếm tính được thời gian, khiến ta có thể cảm nhận ngay được nội công đã trải qua hơn 60 năm. "Thanh gang mỏng này vốn dĩ bản rộng, nhưng sau 20 năm dùng để khắc gọt đã bị mài mòn dần như một cây dũa. Nó do ông ngoại tôi chế tạo và truyền lại cho tôi." Một bức ảnh đen trắng bạc màu treo trên bức tường giữa kệ và khung cửa đập vào mắt tôi. "Người ta nói rằng thời đó tay nghề của ông ấy tốt nhất nên được tiến dâng lên hoàng đế Gojong (Cao Tông) vào cuối triều đại Joseon. May mắn thay, tôi bắt đầu học nghề từ khi còn nhỏ, quan sát ông ngoại làm và thành thục dần mọi kỹ thuật từ cơ bản đến chi tiết." Gia đình nghệ nhân Kim có nghề gia truyền làm quạt hapjuk lâu nhất Hàn Quốc. Đời thứ nhất bắt đầu từ ông cố, đời thứ hai là ông ngoại Rah Hak-cheon trên bức hình đen

trắng kia, đời thứ ba là cậu Rah Tae-sun, và nghệ nhân Kim là đời thứ tư. Ông bắt đầu học làm quạt hapjuk vào năm 1956 khi mới 14 tuổi. Sinh ra là anh cả trong gia đình có tám người con, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông từ bỏ việc học lên cao rồi gần như sống với gia đình nhà ngoại để học nghề. Thuở ấy, làng quê ngoại ông là nơi tụ họp và sinh sống của các nghệ nhân làm quạt, cũng là nơi dồi dào những nguyên liệu chính để làm quạt là tre và giấy hanji làm từ cây dâu tằm. Ở cái thời mà quạt là vật thiết yếu thì chỉ cần chăm chỉ học nghề cũng đủ sống. Ban đầu tôi chỉ làm những việc phụ và học lỏm. Người lớn thấy có vẻ tôi cũng khéo tay, chẻ tre đẹp mà không tốn sức nên đã chính thức dạy nghề cho tôi. Tính tôi thật thà lại làm theo khá tốt những gì đã học nên hay được khen. Nhờ vậy mà tôi học được rất nhiều. Điểm khác biệt giữa một người thợ bình thường và một nghệ nhân có lẽ là "sự quyết tâm". Ông đã quyết chí: "Một khi bắt đầu vào nghề thì phải tạo ra tác phẩm tuyệt mỹ" và mong muốn tái hiện lại cách chế tác tinh xảo học từ ông ngoại và tạo ra quạt của riêng mình. Chiếc quạt của ông khi cầm trên tay, gấp lại thì nhẹ nhàng, mở ra thì thành hình bán nguyệt đối xứng chính xác với nan quạt.

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA Nghệ nhân Kim đang tự tay thực hiện tất cả các công đoạn làm quạt hapjuk. Ông đã cầm cự nhờ lòng tự hào khi làm ra sản phẩm mỹ nghệ, nhưng lại không thể thoát khỏi những lo âu trước sự khủng hoảng về kinh tế. "Nghề làm quạt không đủ sống nên thế hện trẻ không có ý định theo đuổi công việc này. Nói vậy nhưng tôi không thể kết thúc nghề truyền thống này kết thúc ở đời ở của mình được, nên dù con trai đang làm ngành nghề khác thì tôi cũng đã ngầm hỏi con về dự đự định tương lai. Thật may cháu đã nói sẽ sẵn sàng thử sức." Kim Dae-sung - con trai của nghệ nhân Kim bắt đầu bước trên con đường của thế hệ thứ năm từ năm 2007 với một khởi đầu tuy muộn nhưng có lẽ do tiếp xúc từ lúc mới sinh ra nên anh học rất nhanh. Nghệ nhân vừa theo dõi quá trình trưởng thành của con trai đang nối nghiệp, đồng thời đăng ký di sản văn hóa để được công nhận một cách chính thức cho kỹ thuật nghề độc đáo của của Hàn Quốc. Sau ba năm chuẩn bị các hồ sơ liên quan và hệ thống hóa công đoạn chế tạo, cuối cùng ông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Seonjajang thứ nhất" vào năm 2015. Khi trở thành nghệ nhân làm quạt đầu tiên được công nhận thuộc di sản văn hóa phi vật thể, ông trở thành động lực cho số ít nghệ nhân tiếp nối nghề làm quạt truyền thống. Tiếp đó, con trai ông cũng hoàn tất nghề vào năm 2019. Lúc cuộc phỏng vấn sắp kết thúc, một thanh niên vót tre trong phòng hoàn thành công việc và ra chào hỏi. Cậu là cháu của nghệ nhân Kim, con trai của Kim Dae-sung. "Vừa vào đại học, cháu trai tôi đã nói muốn làm thử quạt, nhưng hoàn cảnh của tôi không thể khuyên cháu nên theo hay không."

41 Tâm tư người nghệ nhân vừa có sự tự hào về cháu trai, nhưng vẫn có nét buồn tiếc bởi ngoài con cháu của ông, chẳng có ai đến học làm quạt hapjuk.

Chiếc quạt của ông khi cầm trên tay, gấp lại thì nhẹ nhàng, mở ra thì thành hình bán nguyệt đối xứng chính xác với nan quạt. Đây là lý do tại sao quạt hapjuk ông làm lại đặc biệt thanh lịch và phong nhã.


Những câu chuyện hai nửa bán đảo Triều Tiên

Nam Sun-woo Phóng viên CINE21 Dịch. Nguyễn Ngọc Bích Uyên Ảnh. Lee Min-hee

Bộ phim về cuộc sống hiện tại của những người thoát ly khỏi Bắc Triều Tiên Bắt đầu làm phim vào đầu những năm 2000, đạo diễn Yun Je-ho luôn muốn thoát khỏi những khuôn mẫu và định kiến. Ông luôn cố gắng tập trung khai thác hình ảnh của những nhân vật của hiện tại. Đó là lý do tại sao ông ấy đồng thời làm phim điện ảnh và phim tài liệu. Chỉ trong năm 2021, đạo diễn Yun Je-ho đã cho ra mắt hai bộ phim: phim điện ảnh "Đấu sĩ" (Fighter) và phim tài liệu "Song Hae 1927". "Đấu sĩ" là câu chuyện về Jin-a, cô gái rời khỏi Hanawon - Trung tâm Hỗ trợ Định cư cho Người tị nạn Bắc Triều Tiên - và kiếm sống bằng việc dọn dẹp tại một phòng tập thể hình. Còn bộ phim "Song Hae 1927" nói về ca sĩ kiêm MC Song Hae, người dẫn chuỗi chương trình “Tìm kiếm tài năng âm nhạc” nổi tiếng của đài truyền hình KBS vốn xuất thân từ vùng đất Hwanghaedo thuộc Triều Tiên ngày nay. Những bộ phim này cho chúng ta thấy thế giới nội tâm của họ, vốn là những nhân vật mà chúng ta chưa từng được biết đến. Nhân vật Jin-a vì muốn ở lại Hàn Quốc với thể chất và tinh thần khỏe mạnh mà bắt đầu tập boxing, còn nhân vật Song-hae lại cho ta thấy hình ảnh chân thực về người cha đã mất người con trai của mình trong quá khứ. CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THOÁT LY KHỎI BẮC TRIỀU TIÊN Trong suốt sự nghiệp của mình, đạo diễn Yun đã liên tục thực hiện những bộ phim về người dân ở khu vực biên giới, đặc biệt tập trung khai thác cuộc sống của những người thoát ly khỏi Triều Tiên. Các tác phẩm của ông đi sâu vào nội tâm của nhân vật rồi điềm tĩnh quan sát thực tại. Liên hoan phim hàng đầu trong và ngoài nước rất quan tâm về các bộ phim của ông. Đầu tiên, ông đã giành được giải thưởng lớn tại Liên hoan phim ngắn quốc tế Asiana lần thứ 9 năm 2011 cho bộ phim tài liệu "Điều hẹn ước" (Promise, 2010) kể về câu chuyện của một phụ nữ Trung Quốc gốc Hàn sống với hy vọng gặp lại đứa con trai của mình. Sau đó, Phim tài liệu dài tập mang tên “Madam B” (Mrs.B. A North Korean Woman, 2016) nói về cuộc đời của người phụ nữ Bắc Hàn trốn thoát đến Trung Quốc để tìm kế sinh nhai, đã giành được giải Phim tài liệu xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Moscow và giải thưởng phim tài liệu quốc tế tại Liên hoan phim Zurich lần thứ 12. Bộ phim này có sự kết nối với bộ phim "Những ngày tươi đẹp" (Beautiful Days) - phim điện ảnh đầu tiên của đạo diễn Yun Jae-ho do diễn viên Lee Na

-young đảm nhận vai chính. Đây là tác phẩm được trình chiếu khai mạc cho Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 23, nói về người mẹ thoát ly khỏi Bắc Hàn qua góc nhìn của Zhenchen, một sinh viên đại học xuất thân là người Trung Quốc gốc Hàn. Sau đó, đạo diễn được mời tham dự hạng mục Tuần lễ đạo diễn (Directors' Fortnight) của Liên hoan phim Cannes lần thứ 69 với phim ngắn "Người quá giang" (The Hitchhiker) và hạng mục Thế hệ (Generation) của Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 71 với phim "Đấu sĩ". Thông qua các liên hoan phim trên, ông đã góp phần giới thiệu hình ảnh của người dân sinh sống tại các quốc gia đang bị chia cắt đến những người làm điện ảnh trên toàn thế giới. CUỘC SỐNG DU HỌC Đạo diễn Yun đã thử giao tiếp với công chúng thông qua phim ảnh từ khi du học ở Pháp. Vì muốn rời khỏi khu phố quen thuộc, ông rời Hàn Quốc cùng một người bạn ở độ tuổi 20. Dù đã 20 năm, nhưng ông vẫn nhớ như in ngày ra đi. Đó là ngày 12 tháng 9 năm 2001, một ngày sau vụ tấn công khủng bố 11 tháng 9. Tại sân bay, tất cả các chuyến bay đến Mỹ đều buộc phải dừng lại, ông bước lên chuyến bay đến Châu Âu trong sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Cảm nhận được sự hỗn loạn của thế giới ngay từ khi rời khỏi gia đình, ông đến Nancy, một thị trấn nhỏ nằm ở đông bắc nước Pháp. Tại đây, trong lúc đang theo học ngôn ngữ và du lịch thăm thú mọi nơi, ông và người bạn của mình đã bất ngờ ứng tuyển vào trường nghệ thuật. Sau khi vượt qua kỳ thi thực hành nhờ năng lực nghệ thuật được rèn luyện từ khi ở Hàn Quốc, ông đã trở thành du học sinh mà không hề có kế hoạch trước. "Sống một mình ở vùng đất xa lạ tuy có nhiều điều lo sợ nhưng kỳ thật rất vui. Tôi nghĩ tôi đã sống cuộc sống của chính mình, chỉ nghĩ cho bản thân mình." Tại trường, ngoài vẽ tranh, ông còn trau dồi thêm kiến

Thông qua các bộ phim của mình, đạo diễn Yun Jae-ho liên tục kể về cuộc sống của người dân ở khu vực biên giới, đặc biệt tập trung khai thác cuộc sống của những người thoát ly khỏi Triều Tiên.

NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

43


NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

44

“Tôi thường loại trừ các câu chuyện quá khứ của nhân vật và cố gắng không quá tập trung vào tương lai. Tôi muốn cho mọi người thấy những nhân vật đó đang sống như thế nào trong hiện tại. Vì nếu hôm nay tôi thay đổi thì tôi của tương lai chắc chắn sẽ khác.”

© CINESOPA

thức về các hình thức nghệ thuật làm phim ngắn, nghệ thuật sắp đặt... những thứ giúp ông thêm mở mang tầm mắt. Ngoài ra, việc giao lưu với sinh viên các nước cũng có ảnh hưởng lớn đến ông. Ông bước vào thế giới điện ảnh cũng là do một người bạn người Bỉ đã cho ông mượn một hộp chứa 100 đĩa DVD. Trong hộp có đầy những bộ phim kinh điển những năm 1950 và 1960 của các đạo diễn như François Truffaut, Jean-Luc Godard, Ingmar Bergman và Orson Welles... Một chàng trai trẻ ở độ tuổi đôi mươi, vốn chỉ xem những bộ phim về đánh đấm, đã tiếp xúc với những bộ phim trí tuệ và thể nghiệm. "Tôi đã xem đi xem lại 100 đĩa phim. Thật khó để hiểu được nội dung phim, nhưng những bộ phim này quả thật vô cùng hấp dẫn." Trên hết, đạo diễn Yun cho rằng ông đã phải lòng việc làm phim - công việc không thể hoàn thành một mình. Ông, người từng muốn bắt chuyện với tất cả mọi người, đã tập hợp bạn bè cùng tham gia và bắt đầu trao đổi.

"Madam B" là bộ phim tài liệu nói về cuộc đời của người phụ nữ Bắc Hàn trốn thoát đến Trung Quốc để tìm kế sinh nhai.

© peppermint&company

"Những ngày tươi đẹp" là bộ phim điện ảnh đầu tiên của đạo diễn Yun khắc họa hình ảnh của người mẹ thoát ly khỏi Bắc Hàn qua góc nhìn của Zhenchen, một sinh viên đại học xuất thân là người Trung Quốc gốc Hàn.

© INDIESTORY

"Đấu sĩ" là câu chuyện về Jin-a, cô gái rời khỏi Hanawon, kiếm sống bằng việc dọn dẹp tại một phòng tập thể hình.

CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT HIỆN TẠI Năm 2004, ông cùng bạn bè sản xuất bộ phim đầu tiên, kể về sự rối loạn bản sắc của một phụ nữ Hàn Quốc đang sống tại Pháp với tư cách người nước ngoài. Tác phẩm chứa đựng những câu hỏi mang tính tự truyện của ông. "Tại sao mình lại sống ở đây? Tại sao lại là nơi này mà không phải là nơi nào khác?". Đó đều là những điều ông đã tự hỏi mình từ khi còn nhỏ. Như một lẽ tự nhiên, chàng trai trẻ đến Nancy từ Busan đã mời những nhân vật xuất thân từ cộng đồng người di cư vào phim của mình. Và cũng tự nhiên như thế, ông dần quan tâm đến cuộc sống của những người ly khai khỏi Triều Tiên. Khi tạo ra nhân vật đứng trên lằn ranh biên giới, điều đạo diễn Yun cân nhắc nhất chính là thời gian của họ. Ông đắm mình vào trải nghiệm quá khứ của những người vượt qua biên giới đến nơi ở của họ bây giờ, và nghiền ngẫm xem những trải nghiệm đó đã làm nên con người hiện tại của họ ra sao. "Dù hôm nay chúng ta đang sống, nhưng cuối cùng hôm nay rồi cũng sẽ trở thành hôm qua. Và tùy thuộc vào cách bản thân sống hôm nay mà ngày mai sẽ thay đổi. Vì vậy, tôi thường loại trừ các câu chuyện quá khứ của nhân vật và cố gắng không quá tập trung vào tương lai. Tôi muốn cho mọi người thấy những nhân vật đó đang sống như thế nào trong hiện tại. Vì nếu hôm nay tôi thay đổi thì tôi của tương lai chắc chắn sẽ khác. Đó chính là thông điệp mà tôi muốn truyền tải."

NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

45

Bộ phim "Song Hae 1927" thẳng thắn đề cập đến cuộc đời của Song Hae với hình ảnh đằng sau bức màn sân khấu, chứ không phải hình ảnh của một người nổi tiếng có thâm niên trong nghề.

Nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả phim điện ảnh và phim tài liệu mà đạo diễn Yun thực hiện. Ông đã đồng hành với Madam B trên hành trình nhập cư của cô trong suốt 3 năm ròng khi quay bộ phim "Madam B". Đối với bộ phim "Song Hae 1927", đạo diễn Yun đã phỏng vấn Song Hae suốt bốn tiếng liền vào ngày đầu tiên. Ông muốn đưa những cảm xúc bình dị có được từ việc quan sát những khoảnh khắc thường nhật vào phim. Những người rời khỏi Bắc Triều Tiên nghĩ về điều gì? Họ cảm thấy thế nào khi sống tại Hàn Quốc? Đạo diễn và các diễn viên vẫn thường tự hỏi như thế rồi trả lời. Ông đã thử kết hợp những trải nghiệm của mình và cũng tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người thoát ly khỏi Bắc Triều Tiên. Điều ông luôn muốn tránh là tạo ra những hình ảnh sáo mòn trên truyền thông về những người rời khỏi Bắc Triều Tiên. CÂU HỎI THAY VÌ LỜI GIẢI ĐÁP Phim của đạo diễn Yun Je-ho thường đặt câu hỏi thay vì mang đến cho khán giả câu trả lời. Ông thường kết thúc phim bằng cách soi rọi những khả năng có thể xảy đến với các nhân vật, chứ không đưa ra kết luận rõ ràng. Khán giả không biết được cuối cùng chiếc mũ của hy vọng trong phim "Những ngày tươi đẹp" có thể trở thành hiện thực hay không, họ cũng không biết liệu Jin-a trong "Đấu sĩ" có chiến thắng trong trận boxing không. Ông chỉ cho khán giả thấy những nhân vật trong phim sẽ có ngày mai khác với hôm qua. Họ trở nên tôn nghiêm trên ranh giới này. "Định nghĩa về hạnh phúc khác nhau ở mỗi chúng ta. Tôi cố gắng để các nhân vật trong phim có kết thúc mở nhất có thể. Phải như vậy thì khán giả mới bắt đầu trăn trở về việc làm thế nào những người thoát ly khỏi Bắc Triều Tiên có thể trở nên hạnh phúc ở Hàn Quốc?" Những người thoát ly khỏi Bắc Triều Tiên sau khi xem xong bộ phim sẽ nghĩ gì? Đã có những người xấu hổ trước những

hình ảnh thực tế, cũng đã có những người vui vì câu chuyện của bản thân đã được lắng nghe. Ý kiến họ sau khi xem lại quãng thời gian mà mình từng trải qua trước đây thật muôn màu muôn vẻ. Những nhà hoạt động nhân quyền và sinh viên đang học về hiện thực chia cắt Nam-Bắc xem phim với các góc nhìn khác nhau tùy theo kiến thức nền của họ. Cũng có khán giả nước ngoài chia sẻ và đồng cảm với những trải nghiệm phổ biến ở quốc gia bị chia cắt như Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. "Tôi hy vọng tác phẩm của mình có giá trị với ít nhất một người. Vì chúng ta không biết một người này đang ở đâu và có thể làm gì." Là người tin vào sức ảnh hưởng của bản thân và của những cá nhân khác, khi được hỏi rằng điều gì đã giúp ông duy trì công việc này suốt 20 năm, ông đã trả lời rằng đó chính là "tình yêu". "Dù chiến tranh hay chia cắt, ở đâu có vấn đề ở đó chắc hẳn thiếu thốn tình yêu thương. Vì vậy tôi vẫn tiếp tục làm phim để theo đuổi tình yêu thương". Cuối cùng, chúng tôi đã hỏi ông về ước mơ ngoài phim ảnh của ông. "Có thể đó sẽ là một tương lai rất xa, nhưng tôi mong rằng có một ngày tôi có thể xuất phát bằng xe buýt từ Busan, qua Bình Nhưỡng và Bắc Hamgyong, qua Nga, rồi đến Đức và Paris. Đó có lẽ là mong ước duy nhất của tôi." Nếu một ngày nào đó thống nhất, có lẽ đạo diễn Yun Jeho sẽ làm một phim về con đường di chuyển từ Á sang Âu. Bên cạnh đó, đất nước Hàn Quốc bị chia cắt cũng giống như những bộ phim của ông, đều có kết thúc mở và đều rất đáng để mong chờ.


Trên những nẻo đường

Kim Deok-hee Nhà văn Ảnh. Han Jung-hyun Dịch. Phạm Thị Ngọc, Trần Thị Thùy Linh

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

47

Tiếng động cơ rền vang Đảo Geoje nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên là hòn đảo lớn thứ hai ở Hàn Quốc chỉ sau đảo Jeju. Đây là nơi lưu lại nguyên vẹn những dấu ấn lịch sử đau thương của cuộc chiến tranh Nhâm Thìn hay chiến tranh Triều Tiên, đồng thời đây cũng là nơi ôm trọn trong mình phong cảnh với bờ biển vô cùng tươi đẹp cùng những người nghệ sĩ tài ba của thời đại.

© GEOJE CITY


TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG MÙA XUÂN NĂM NGOÁI, trái tim vốn đóng băng suốt mùa đông của tôi đã tự tan chảy khi nghe dự báo thời tiết rằng hoa anh đào đang nở rộ ở phía Nam. Và con đường ven biển nào đó ở đảo Geoje thẳm sâu trong ký ức tôi lại hiện lên rõ mồn một. Nếu bỏ lỡ thời điểm này, tôi sẽ chẳng thể thấy được những vòm hoa nở rực rỡ đổ bóng trên mặt đất thành những chùm bóng râm lung linh. Nghĩ thế nên tôi vội vàng thu xếp hành lý và lên xe trước khi mặt trời mọc. Thiết bị định vị thông báo sẽ mất khoảng bốn tiếng rưỡi để đi từ Seoul đến đảo Geoje nhưng nếu tôi đi thong thả sáu tiếng chắc có lẽ là đủ. Thật may vì tôi đã chọn đủ nhạc hay để nghe ở trong xe. "Gran Torino" là một ca khúc mà tôi đặc biệt yêu thích trong danh sách nhạc của mình. Nội dung của ca khúc nói về việc lái chiếc xe Gran Torino, một dòng xe "cơ bắp" cũ kỹ nhưng vẫn rất tuyệt vời để xoa dịu tâm trạng mệt mỏi và cô đơn. Engines hum and bitter dreams grow Heart locked in a Gran Torino It beats a lonely rhythm all night long Tạm dịch: Động cơ rền vang và những ký ức đau buồn lại hiện lên Trái tim tôi bị nhốt trong chiếc Gran Torino Nó đập những nhịp cô đơn suốt đêm dài

48

Những tư liệu và bản ghi sống động về đời sống sinh hoạt của tù binh, doanh trại, trang phục... chính là chất liệu biến Công viên Lịch sử của Trại giam Geoje thành địa điểm lý tưởng để giáo dục về lịch sử chiến tranh, đồng thời cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng. Lấy bối cảnh là chiến tranh Triều Tiên năm 1951, bộ phim "Nhóm nhảy nhà tù" khắc họa câu chuyện về một nhóm nhảy được tập hợp bởi các tù binh tại trại giam Geoje nhà tù có quy mô lớn nhất lúc bấy giờ. Cầu Geoga được xây dựng đã thu hẹp khoảng cách giữa Busan và Geoje từ 140km xuống còn 60km, thời gian di chuyển vốn dĩ là 2 giờ 30 phút đã được rút ngắn đáng kể xuống chỉ còn 30 - 40 phút.

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

49

Bài hát là một trong những ca khúc được sử dụng trong bộ phim cùng tên. Khi nghe nó, tôi có cảm giác chiếc xe của mìnhnhư một chiếc Gran Torino giúp vỗ về an ủi tâm hồn tôi vậy. Trong bộ phim, nhân vật Walt Kowalski do diễn viên Clint Eastwood thủ vai là một cựu chiến binh trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ông ấy là một người bảo thủ và độc đoán, bởi những tổn thương tinh thần gây ra sau khi trở về từ chiến tranh, ông ấy đã không thể gần gũi với mọi người. Liệu ông ấy có biết đảo Geoje không nhỉ?

© NEW

© gettyimagesKOREA

CÔNG VIÊN DI TÍCH TRẠI TÙ BINH Đảo Geoje nằm ở phía đông của thành phố Busan và phía tây của thành phố Tongyeong. Mặc dù là một hòn đảo nhưng từ xưa người ta đã không cần đi thuyền mà vẫn có thể đến được nơi này, bởi ở phía tây thành phố Tongyeong có cây cầu Geoje được khánh thành vào năm 1971 và song song đó cây cầu mới Geoje cũng được đưa vào sử dụng năm 1999. Năm 2010, cầu Geoga được hoàn thành tạo thành một con đường bộ nối đến Busan. Eo biển chỗ hai cây cầu nối đảo Geoje với thành phố Tongyeong nổi tiếng có những dòng nước chảy xiết do thủy lưu hẹp lại có nhiều đá ngầm. Trong cuộc chiến tranh Nhâm Thìn (còn gọi là chiến tranh Nhật Bản - Triều Tiên chú thích của người dịch) năm 1952, tướng quân Yi Sunshin (Lý Thuấn Thần, 1545-1598) đã dụ tàu địch đến đây và và dàn một trận pháp hình cánh hạc ở ngoài khơi đảo Hansan nhằm tiêu diệt toàn bộ quân địch. Đây là trận chiến đảo Hansan, một trong ba thắng lợi vĩ đại của cuôc chiến tranh Nhâm Thìn. Thế nhưng cuộc chiến cho dù có vang dội đến đâu thì rốt cuộc cũng vẫn chỉ là chiến tranh thôi. Do đó, nhắc đến lịch sử chiến tranh được ghi dấu trên đảo Geoje thì chúng ta không thể bỏ qua việc xây dựng và vận hành một trại tù binh quy mô lớn trong chiến tranh Triều Tiên. Tháng 9 năm 1950, quân đội Liên hợp quốc dưới sự chỉ huy của tướng Douglas MacArthur đã đổ bộ vào Incheon để tiêu diệt lực lượng quân đội Triều Tiên đang tiến về phía nam. Với thành công của chiến dịch này, thế trận đã bị đảo ngược và ngay sau đó đã xuất hiện một số lượng lớn các tù binh. Và để giam giữ họ, một trại tù binh đã được xây dựng trên khu đất rộng 12 triệu mét vuông, tập trung ở khu vực Gohyeon và Suwol thuộc đảo Geoje. Vào tháng 2 năm 1951, trại tù binh này đi vào hoạt động và tiến hành giam giữ 150.000 lính Triều Tiên, 20.000 lính Trung Quốc, 3.000 quân tình nguyện trong đó có khoảng 300 người là tù nhân nữ. Ngay khi bước vào công viên di tích trại tù binh Geoje, chúng ta sẽ nhìn thấy Công ước Geneva. Đây là công ước quốc tế đặt ra các tiêu chuẩn về đối xử nhân đạo trong chiến tranh. Đặc biệt Công ước Geneva thứ tư được thông qua vào năm 1949 liên quan sâu sắc đến nhân quyền của các tù nhân. Công ước này được áp dụng lần đầu tiên là trong chiến tranh Triều Tiên. Tại phòng trưng bày nằm ở lối vào của công viên di tích, có nhiều cảnh tượng cho thấy các trại tù binh đã nỗ lực vì nhân quyền của các tù nhân. Đặc biệt, người ta nói rằng việc phân phát thức ăn trong trại tốt hơn nhiều khi so với thực trạng cung cấp thức ăn cho


TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

50

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

51

Theo dòng chảy của thời gian, những ghềnh đá nơi đây nhờ sóng đánh mòn mà tạo thành những tảng đá lớn và các tảng đá này lại mòn dần, mòn dần rồi trở thành những hòn sỏi tròn lẳn to như nắm tay. Nghĩ đến quãng thời gian dài đó từ khi tảng đá to dần thành những hòn đá sỏi kia tôi lại thấy cuộc đời mình chỉ như một khoảnh khắc. Khác với những bờ biển đầy cát, tại đảo Geoje, nhiều bãi tắm được bao phủ bởi vô số các viên sỏi y hệt như những hạt ngọc trai đen. Thủy triều xuống, nước biển rút ào ạt len lỏi vào giữa những khe đá tạo nên những tiếng “lộc bộc”. Âm thanh độc đáo này được lựa chọn là một trong 100 âm thanh tự nhiên của Hàn Quốc. Haegeumgang nối liền hai hòn đảo lớn thuộc công viên hải dương quốc gia Hallyeohaesang. Mặt trời mọc trên đá sư tử Haegeumgang là tuyệt cảnh mỗi năm chỉ có thể quan sát vào tháng 3 và tháng 10.

BÃI BIỂN MONGDOL Ở Geoje có rất nhiều bãi biển được tạo nên bởi những hòn sỏi nhỏ (được gọi là mongdol). Bãi biển Hakdong Heukjinju Mongdol (Hòn sỏi nhỏ Ngọc trai đen Hakdong) ở phía đông nam là một trong số đó, hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch. Theo dòng chảy của thời gian, những ghềnh đá nơi đây bị sóng đánh tan vỡ thành những viên đá, rồi những viên đá mòn dần mòn dần trở thành những hòn sỏi tròn lẳn to như nắm tay. Nghĩđến quãng thời gian dài đó, khi tảng đá to mòn dần thành những hòn sỏi tròn lẳn kia tôi lại thấy cuộc đời mình chỉ như một khoảnh khắc. Và chiến tranh cũng là những gì xảy ra trong khoảnh khắc đó. Ở nơi từng con sóng đánh vào bờ dữ dội, những viên sỏi đen bóng như những viên ngọc trai đen lấp lánh dưới ánh mặt trời. Sỏi bao phủ khắp bãi biển, chúng va đập vào nhau và tạo ra âm thanh ồn ào mỗi khi có sóng đánh qua. Điều này có nghĩ a rằng sức mạnh dữ dội của sóng biển đã được phân tán. Khác với những bãi biển đầy cát, những viên sỏi này có chức năng bảo vệ người dân sống ven biển. Người ta lưu truyền một câu chuyện nhỏ về bãi biển này. Một ngày nọ, sau khi một cơn sóng dữ đánh vào bờ, tất cả sỏi trên bãi biển biết mất, chỉ còn lại cát thôi. Người dân vô cùng sợ hãi trước hiện tượng kỳ lạ này, nhưng ngay hôm sau những viên sỏi xuất hiện trở lại cứ như không có gì. Tôi cảm nhận được từ câu chuyện này tình cảm trân quý của người dân nơi đây dành cho những viên sỏi. Họ nỗ lực bằng nhiều cách để ngăn chặn việc khách du lịch bỏ túi một, hai viên sỏi làm kỷ niệm, trong đó có cách ghi lại một câu chuyện lên bảng hướng dẫn đặt ở các bãi biển Mongdol.

© gettyimagesKOREA

© gettyimagesKOREA

những binh sĩ ngoài chiến tuyến. Tuy nhiên, cho dù các tù nhân được chăm sóc tốt đến thế nào thì một điều rõ ràng rằng họ vẫn đang ở trong cuộc chiến tranh. Họ bị cô lập trên một hòn đảo, nơi mà không biết cách quê hương họ bao xa, và trải qua những ngày tháng bị cưỡng bức lao động trong sự kiểm soát nghiêm ngặt. Đôi khi họ còn bị ép buộc thể hiện một hình ảnh vui vẻ, hoà bình nhằm mục đích tuyên truyền đối ngoại. Sau khi xem được những hình ảnh các tù nhân của trại tù binh Geoje nhảy điệu square dance (điệu nhảy có bốn đôi cùng nhảy ở bốn phía, mặt hướng về phía trong lúc bắt đầu - chú thích của người dịch), tiểu thuyết gia Choi Suchol đã viết nên tác phẩm "Điệu nhảy của tù binh" (2016). Đạo diễn Kim Tae-hyung cùng một chất liệu đã mang lên sân khấu vở nhạc kịch "Rho Kisoo" (2015). Và đạo diễn phim điện ảnh Kang Hyoung-chul đã chuyển thể vở nhạc kịch này thành phim "Nhóm nhảy nhà tù" (Swing Kids) (2018). Liệu những người cộng sản bị bắt trong chiến tranh có tự nguyện luyện tập và biểu diễn điệu nhảy dân tộc của nước thù địch hay không? Trong một bức ảnh do Werner Bischof thuộc nhóm nhiếp ảnh báo chí tự do Magnum nổi tiếng trên thế giới chụp năm 1952, các tù nhân đang đeo những chiếc mặt nạ lớn vô cùng kỳ dị và nhảy múa xung quanh thao trường. Phải chăng họ có ý muốn che giấu rằng bản thân đã học điệu nhảy của kẻ thù? Hẳn là họ đang bị những người bạn tù cộng sản bạo hành, chỉ chờ đến ngày được hồi hương. Mà cho dù ngay lúc ấy họ không gặp nguy hiểm gì nhưng nếu bức ảnh bị lan truyền ra ngoài thì rất có thể người thân của họ ở quê nhà sẽ gặp nguy hiểm. Những suy đoán này chúng ta có thể tìm thấy trong các tác phẩm "Điệu nhảy của tù binh", "Rho Kisoo" và "Nhóm nhảy nhà tù". Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể làm gì hơn nữa với những kẻ đã từng chĩa đầu súng về phía mình và làm thế nào để kiểm soát và cảm hóa họ? Đây là một vấn đề khá nhạy cảm và tôi cũng chẳng biết nói gì khác vì thế hệ tôi chưa từng trải qua chiến tranh. Tôi chỉ biết ước mong rằng chiến tranh hay bất kì mối đe dọa và bạo lực tương tự sẽ không tồn tại trên trái đất này. Lần này tôi đã tới đảo Chilcheon, nơi duy nhất ghi lại dấu ấn thất bại của Hàn Quốc trong rất nhiều trận hải chiến

của cuộc chiến tranh Nhâm Thìn. Đứng trong sân nhà tưởng niệm, tôi nhìn dòng nước và đôi lúc vài lần chợt thở dài. Cách nơi đây khoảng 20 phút lái xe là Okpo. Đó là nơi mà thủy quân Joseon của tướng quân Yi Sun-shin lần đầu tiên chiến đấu và đã chiến thắng quân Nhật Bản. "Gran Torino" của tôi đã dẫn tôi đi theo những vết tích của cuộc chiến tranh.


TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

52

Năm 2018, một bưu kiện được chuyển đến văn phòng phía đông của công viên quốc gia Hallyeohaesang thuộc Cơ quan Quản lý Công viên Quốc gia Hàn Quốc. Bên trong có hai viên sỏi và một bức thư. Một cô bé đến từ Mỹ đã mang viên sỏi này về để làm kỉ niệm và sau khi nghe mẹ giải thích, cô đã rất hối hận và quyết định gửi trả lại. Bức thư thể hiện sự chân thành của một cô bé chẳng phải sẽ lay động trái tim du khách một cách thuyết phục hơn nhiều so với tấm biển cảnh báo rằng sẽ bị phạt tiền cho những hành động này hay sao? Tôi nhìn quanh bãi biển và quyết định lên thuyền ra biển để ngắm Haegeumgang. Đây là một hòn đảo nằm sừng sững trên biển và đã sớm được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia số 2 vào năm 1971. Trong số 129 danh lam thắng cảnh được nhà nước công nhận, chỉ có 15 danh thắng thuộc loại hình đảo và bờ biển, và hai trong số đó tập trung ở khu vực Geoje thuộc công viên quốc gia Hallyeohaesang. Đây chính là minh chứng cho thấy cảnh biển nơi đây tuyệt vời đến mức nào.

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

53

Địa điểm du lịch tại đảo Geoje

Cầu Geoga

1 Thành Maemi

Công viên Tưởng niệm Trận hải chiến Chilcheonryang

1

2 Công viên Kỷ niệm Đại Chiến thắng Okpo

2

Bảo tàng Mỹ thuật Yang Dal-seok

3

4

© gettyimagesKOREA

GEOJE - NƠI ĐÃ SINH RA NHỮNG NGHỆ SĨ Với sự hùng vĩ của Haegeumgang khắc sâu trong tim, tôi quay trở lại bến cảng và lại một lần nữa lên đường. Tôi phải đi gặp Yang Dal-seok (1908-1984), một trong những nhà mỹ thuật theo phong cách phương Tây thế hệ đầu tiên ở Hàn Quốc và Yoo Chi-hwan (1908-1967), một tên tuổi lớn trong làng thơ ca Hàn Quốc. Liệu có phải sau khi mất, hai nghệ sĩ này đã trở thành một trong những mỏm đá cao chót vót của Haegeumgang kia chăng? Nơi đầu tiên tôi đến là làng Seongnae, nơi tác giả Yang Dal-seok được sinh ra và trải qua thời thơ ấu của mình. Những bức tranh bích họa dựa trên tác phẩm của ông được vẽ khắp nơi trong làng làm cho tôi cảm thấy như mình đang

© gettyimagesKOREA

Công viên Lịch sử của Trại giam Geoje Nhà tưởng niệm Cheongma

3 Vườn thực vật Oedo-Botania Bãi biển Hakdong Mongdol

Nhà tưởng niệm Cheongma được xây dựng tại nơi sinh của nhà thơ Yu Chi-hwan nhằm tôn vinh ông - cây đại thụ của lịch sử văn học cận đại Hàn Quốc. Nơi đây lưu giữ những ghi chép về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông với bút danh "Cheongma", nghĩa là "con ngựa xanh". Họa sĩ tranh phương Tây Yang Dal-seok (1908-1984) đã khai sinh ra nhiều tác phẩm khắc họa được "hồn quê" lại thấm đượm nét bình dị, trong sáng của vùng nông thôn Hàn Quốc. Bởi vậy mà ông được mệnh danh là "họa sĩ của mục đồng và những chú bò".

bước trong tập tranh. Ở đây còn có rất nhiều bức tranh vẽ trẻ chăn bò. Có những đứa đang hồn nhiên chạy nhảy, quần tụt hẳn xuống, lộ cả mông. Có những đứa đang trồng cây chuối, còn vài đứa khác thì cúi xuống nhìn thế giới qua hai chân. Hành động và biểu cảm của chúng thật là hài hước. Những chú bò uể oải gặm cỏ, sông núi trong xanh, vạn vật thật yên bình. Làm sao mà thế giới được người họa sĩ vẽ nên lại có thể trữ tình và đẹp thơ mộng đến vậy cơ chứ? Người ta nói rằng tác giả Yang Dal-seok từ năm lên chín tuổi đã phải đi làm thuê ở nhà người bác và trở nên thân thiết với những chú bò. Có lần ông ấy làm mất bò khi đang dẫn chúng đi ăn cỏ rồi lúc trở về nhà đã bị mắng rất nặng nề. Đêm đó, ông ấy lùng sục khắp ngọn núi để tìm con bò bị mất, cuối cùng khi tìm thấy nó, ông ấy ôm chặt lấy chân con bò và khóc rất lâu. Liệu có phải những ký ức đau buồn ấy đã khiến người nghệ sĩ mơ về một thế giới không còn những lo toan, sợ hãi chăng? Nhà Tưởng niệm Cheongma là nơi mà tôi có thể gặp một nghệ sĩ khác sinh ra ở Geoje, người đã từng mơ về một thế giới Niết Bàn vô cùng đẹp đẽ. Đó là Yoo Chi-hwan, người luôn khơi dậy và nuôi dưỡng ý chí của mình bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt. Tác phẩm tiêu biểu "Lá cờ" của

Seoul 398km

4 Đồi gió 5 Sinseondae Haegeumgang

Geoje 5

ông có cụm từ mà bất kỳ người Hàn Quốc nào cũng đã từng nghe ít nhất một lần, đó là cụm từ "tiếng reo hò thầm lặng". Bài thơ miêu tả cảnh lá cờ bay phần phật trong gió, luôn được lấy làm ví dụ để minh họa cho tính nghịch lý trong các tiết văn học. Bài thơ "Geojedo Dundeokgol" ngợi ca Geoje được khắc trên tấm bia đặt trong sân của nhà tưởng niệm. Bài thơ vẽ ra hiện thực khắc nghiệt của làng quê một cách chân thực qua mấy dòng thơ. Ở câu thơ cuối ông hứa hẹn: "Khi mặt trời mọc, ta cày ruộng, ta sẽ sống nhân từ đến cuối cuộc đời". Đó không phải là sự thoải mái và khoan dung của một người bình thường. Bút danh của ông là Cheongma, có nghĩ a là con ngựa xanh, tôi đã thử tưởng tượng "con ngựa xanh" ấy băng qua những ngọn núi và cánh đồng của hòn đảo này. Tiếng động cơ rền vang... Tôi ngân nga bài hát như một thói quen và quay trở về nhà. Và tôi đã suy nghĩ. Liệu tôi có

thể hứa hẹn điều gì đây? Liệu tôi có được sự thoải mái và khoan dung chỉ bằng một viên sỏi hay không? "Gran Torino" của tôi đã trả lời bằng tiếng động cơ rền vang. Đừng để bị trói buộc mình vào ngay cả những câu hỏi như vậy.


Chân dung thường nhật

Dịch. Mai Kim Chi

Oh Do-yeob Nhà thơ Ảnh. Han Jung-hyun

Bảng hiệu chinh phục trái tim Kể từ khi khởi nghiệp Công ty Quảng cáo Tổng hợp Design M chế tác bảng hiệu năm 2005, Giám đốc Park Geun-chul vẫn làm việc miệt mài đến tận hôm nay. Ông được khách hàng tin tưởng nhờ thiết kế thu hút ánh nhìn mà không lòe loẹt.

KHI ĐẾN MỘT NƠI XA LẠ, chúng ta thường so sánh các bảng hiệu dọc đường rồi chọn quán. Giữa những cửa hàng bán các món ăn tương tự nhau, người ta thường nghĩ rằng cửa hàng nào có bảng hiệu độc lạ bắt mắt thì hẳn là mùi vị thức ăn sẽ khác biệt. Bảng hiệu vừa là bộ mặt của cửa hàng, vừa thu hút mọi người vào quán. Thực ra bảng hiệu chỉ là ấn tượng ban đầu của cửa hàng. Phép màu của nó chỉ dừng lại ở việc khiến chúng ta mở cửa bước vào quán và mua hàng. Khách hàng có trở lại lần hai, lần ba hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề của đầu bếp, thái độ với khách hàng, sự sạch sẽ và bầu không khí của quán. Tuy bảng hiệu chỉ dẫn lối những bước chân đầu tiên của khách đến quán, nhưng nếu không có dẫn lực đó, cho dù hương vị món ăn có xuất sắc đến đâu cũng không được thế giới biết đến.

Vì vậy có thể coi bảng hiệu là "nước mồi" máy bơm khơi dòng chảy khách hàng. Giám đốc Park Geun-chul như người đổ nước mồi vào máy. CUỘC SỐNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG Dựng ngay lối vào tòa nhà, biển hiệu Design M tuy đơn giản thanh thuần nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ. Tôi bước vào qua cánh cửa đang mở. Một văn phòng yên tĩnh được sắp xếp gọn gàng tinh tươm, quan sát khắp lượt xung quanh cũng không thấy bóng người. Về kích thước, đây là không gian làm việc rộng rãi cho khoảng mười người. "Có ai ở đây không?" Lúc này một gương mặt ló lên giữa hai màn hình máy tính đặt trên bàn đối diện cửa ra vào. Đó chính là giám đốc Park. Quá mải mê thiết kế đơn hàng bảng hiệu nên ông không biết

có người vào. Quê hương của giám đốc Park ở đoạn đầu Hangyelyeong - một vùng đồi cao và sâu thuộc quận Inje tỉnh Gangwon. Nơi này có dòng suối uốn lượn, nước trong vắt đến nỗi có cả cá swiri - một loài cá chỉ sống được ở vùng nước sạch bậc nhất. Sau khi hoàn thành cấp tiểu học, rồi tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông ở làng bên, ông vào học Khoa Kỹ thuật Kiến trúc Đại học Kyungdong ở Goseong, ngoại ô Hangyelyeong. Gia đình ông có ba anh chị em, trên ông có anh trai và dưới là em gái. Sống trong một gia đình nghèo không một tấc đất, tuy vào được đại học nhưng ông phải tự bươn chải học phí. Rồi năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á ập đến. Với mong muốn trở thành quân nhân chuyên nghiệp, ông nộp đơn xin làm hạ sĩ quan nhưng do khủng hoảng kinh

CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT Điều hành công ty sản xuất bảng hiệu Design M từ năm 2005, Park Geun-chul được tín nhiệm nhờ nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu và tạo ra những thiết kế phù hợp thị hiếu khách hàng.

55


CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT tế, tỉ lệ cạnh tranh cao ngoài sức tưởng tượng. Cuối cùng, ông tình nguyện nhập ngũ và hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Sau khi giải ngũ, ông đến Chuncheon làm việc ở nhiều nơi để kiếm tiền học phí. Năm 2002, ông tình cờ xin được việc làm tại một công ty sản xuất và thi công bảng hiệu. Tại đây, ông học thiết kế, chế tác và lắp đặt bảng hiệu. Công việc làm bảng hiệu không chỉ đòi hỏi duy nhất một kỹ năng. Dù chỉ làm một bảng hiệu nhỏ cũng cần nhiều kỹ thuật khác nhau như làm sắt, chiếu sáng, điện. Ngoài kỹ năng thiết yếu là hàn, mài, khoan, người thợ còn phải biết cắt, lắp đặt đường dây điện và phải thông thuộc đặc tính các loại vật liệu. Không những thế, vào thời đó, người ta dùng dây thừng để chằng và kéo lên, lắp đặt những bảng hiệu nặng hàng trăm kí chỉ bằng sức người. Cường độ làm việc thể chất rất cao và mức độ nguy hiểm cũng rất lớn. "Lúc đó, tôi rất sợ. Thời xưa không có các thiết bị như xe thang hay xe nâng người làm việc trên cao như bây giờ. Sau khi kéo tấm biển từ mái những tòa nhà bốn, năm tầng, chúng

56 tôi dựa vào giàn giáo treo để làm việc. Thậm chí bây giờ nghĩ lại, tôi còn thấy chóng mặt". Trung bình một người phải kéo trọng lượng khoảng 100kg. Nếu tấm biển nặng 400kg thì bốn người kéo từ trên cao. Thỉnh thoảng cũng có sự cố. Có lần đã xảy ra tai nạn khi thi công tấm biển dài 30m. Tám người trên tầng thượng cùng kéo và một người leo thang ở bên dưới đẩy tấm biển, nhưng bất thình lình người bên dưới bị trượt ngã từ độ cao tầng ba. "Chốt tầng hai của thang bị lỏng ra khiến anh ấy trượt chân. Đó là một người bạn mới kết hôn chưa bao lâu... Vì tai nạn đó mà đến giờ anh vẫn phải chống nạng." Giám đốc cũng cho tôi xem ngón cái bàn tay trái của mình. "Tôi cũng không gập được ngón tay cái. Nó bị đứt gân khi đang khoan." Ở ngón tay giữa của anh cũng hằn rõ vết thương do găng tay bị cuốn vào lưỡi khoan. TỰ ĐỨNG ĐỘC LẬP Lương tháng thời ông làm nhân viên công ty bảng hiệu là từ 850.000 đến 900.000 won. Khoảng

năm 2003, với mức thu nhập đó, ông sống trong một phòng trọ trả tiền theo tháng. Tiền cọc là 500.000 won và tiền thuê hàng tháng 300.000 won. Ông đi làm để kiếm tiền trang trải học phí, nhưng sau khi trả tiền thuê nhà hàng tháng thì tài khoản ngân hàng của ông trống rỗng. Cho dù có quay lại học đại học, tương lai cũng không đảm bảo. Chàng trai Park Geun-chul khi đó nghĩ, tốt hơn là nhanh chóng học nghề rồi ra làm riêng chắc sẽ khá hơn. Thời còn là nhân viên, ông cũng học lỏm được việc chỉnh sửa thiết kế. Phần còn thiếu, ông mua sách tự học. Thiết kế đầu tay của Park Geun-chul cách đây 20 năm là bảng hiệu cho một quán chân gà. Bảng hiệu này đến giờ vẫn còn thấy nhan nhản ở Chuncheon. Nhờ kinh doanh phát đạt mà thương hiệu này đã có hơn 20 cửa hàng chỉ riêng ở Chuncheon. "Bây giờ nhìn lại tôi nghĩ phông chữ hay hình vẽ của thiết kế này có phần quê mùa. Nhưng tôi tự hào 20 năm trôi qua kể từ thiết kế đầu tay, mình vẫn có thể làm bảng hiệu." Công ty hiện tại được thành lập vào năm

Việc chế tác bảng hiệu liên quan nhiều kỹ thuật như làm sắt, ánh sáng và điện. Ngoài ra người thợ còn phải thực hiện những việc nguy hiểm như lắp đặt đường dây điện, làm việc trên thang… nên phải luôn chú ý đến sự an toàn.. Quán chân gà mà Park Geun-chul thiết kế bảng hiệu đầu tiên cách đây 20 năm giờ đã làm ăn phát đạt, riêng ở Chuncheon có hơn 20 cửa hàng. Đến giờ, mỗi khi có cửa hàng mới được thành lập, ông vẫn trực tiếp làm bảng hiệu cho họ.

CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT

57

2005. Làm công ăn lương thì tương lai mịt mờ, ông mở một văn phòng nhỏ và bước vào ngành biển hiệu với vũ khí chỉ là một quyển nhật ký. Có thể thấy nhiều cuốn nhật ký khác nhau được xếp chật cả giá sách sau lưng giám đốc Park. Năng lực nghề làm bảng hiệu của ông được đo bằng số lượng của những quyển nhật ký. Những yêu cầu của khách hàng và cả chi tiết thanh toán cũng được ông ghi chép lại một cách tỉ mỉ. Lật thử vài trang, ta như được song hành với những bước chân của ông qua chặng đường quá khứ. Ở đó chứa đựng vẹn nguyên những tấm bảng hiệu được tạo bởi bàn tay pha lẫn mồ hôi, nước mắt của ông suốt hàng chục năm qua. Ông là người có trực giác tốt. Chúng ta có thể cảm nhận điều này qua các thiết kế của ông. Với cảm thức bồi đắp qua thực tế, ông nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để chọn ra ý tưởng thiết kế. M - tên công ty cũng vậy. Ông không quá đắn đo chọn tên gọi hàm chứa ý nghĩa to tát. Khi tự hỏi "Tên công ty là gì được nhỉ?", ông thấy logo thương hiệu được in trên thẻ tín dụng của mình. "A, đây rồi!". Đó chính là chữ "M". TRỰC GIÁC VÀ TÂM HỒN RỘNG MỞ Có nhiều trường hợp nhà văn sáng tác hay nhà thiết kế vẽ bìa sách sửa tới sửa lui rồi lại quay về với ý tưởng ban đầu. Khi nhà thơ làm thơ cũng vậy, cảm xúc ban đầu khiến trái tim rung động nên thơ mới là điều quan trọng. Cứ chỉnh sửa bản thảo nhiều lần mà quên mất cảm xúc, rất có thể thiết kế đó phải vo lại bỏ đi. Vì vậy đừng đánh mất trực giác của giây phút ban đầu. Ở điểm này, Park Geun-chul là một nhà quảng cáo có tài thiên bẩm. Ông có trực giác vượt trội hơn cả logic, tri thức và lý trí. Mặc dù thấm thoắt đã mười lăm năm trôi qua, công ty hoàn toàn không mang cảm giác phai màu, vẫn tỏa rạng như ánh nắng hè, điều này ắt hẳn đều bắt nguồn từ trực giác của ông. Khi có đơn yêu cầu của khách, ông đến tận nơi để khảo sát. Ông vừa vạch ra trong đầu một bảng hiệu sao cho hài hòa với cảnh quan xung quanh, vừa cân nhắc tạo điểm nhấn sao cho nó thật nổi bật. Bắt mắt mà không lòe loẹt, đó là tiêu chuẩn mà ông theo đuổi. Tuy có lúc thiết kế của mình không được đón nhận, nhưng ông không khăng khăng cố chấp. Nhanh chóng nắm bắt tâm tư của khách hàng, ông lại bắt tay vào việc chế tác. Ông là một nhà thiết kế có tâm hồn khoáng đạt. Trực giác và tâm hồn cởi mở là tài sản quý báu giúp ông duy trì doanh nghiệp. Lúc đầu, ông khởi nghiệp nhờ mối quan hệ quen biết của những người đồng hương, bây giờ công ty đã khẳng định được tên tuổi đến

Tuy có lúc thiết kế của mình không được đón nhận, nhưng ông không khăng khăng cố chấp. Nhanh chóng nắm bắt tâm tư của khách hàng, ông lại bắt tay vào việc chế tác. Ông là một nhà thiết kế có tâm hồn khoáng đạt. mức việc kinh doanh vẫn thuận lợi dù không cần phải quá nỗ lực quảng bá. Ông cũng không cần tuyển nhân viên kinh doanh riêng. Những biển hiệu ông trực tiếp thiết kế và thi công ngót nghét hai chục năm qua đang thực hiện nhiệm vụ của cả thiên binh vạn mã. Ở đây mối quan hệ tin tưởng vô hạn được vun đắp khi ký kết với mỗi khách hàng cũng góp một phần quan trọng. "Tại sao ông tích lũy được chữ tín như vậy?". Chính ông cũng không biết. Đơn giản bản thân ông đã sống một cuộc sống giản dị và thanh thuần như cỏ cây miền sơn cước, như dòng nước suối trước nhà nơi quê hương Gangwon của mình. Đôi khi ông nhận được cả những đơn hàng đau lòng, do khách ngừng việc kinh doanh và yêu cầu treo băng rôn "Cho thuê mặt bằng". Với những quảng cáo như vậy, ông không nỡ lấy tiền khách, chỉ thi công rồi lặng lẽ quay về. Giám đốc Park làm kinh doanh mà không nhiều tham vọng. Ông không có kế hoạch mở rộng kinh doanh. Đó đơn giản là sự

đảm bảo với những khách hàng đã tin tưởng tìm đến ông như suốt 20 năm qua, rằng ông sẽ sống mà thiết kế với sự chân thành và thi công một cách tận tâm tận lực. Kết thúc cuộc phỏng vấn, tôi cùng giám đốc Park đến nơi lắp đặt bảng hiệu cho quán bạch tuộc. Đeo thắt lưng nặng những dụng cụ, không chút do dự, ông leo lên bệ tác nghiệp trên cao của xe nâng. Hoàn thành việc đi dây điện cho bảng hiệu và đóng nắp hộp chữ, mồ hôi trên trán ông chảy ròng ròng. Nơi giọt mồ hôi rơi xuống hôm nay cũng nở rạng hoa niềm tin giữa ông và khách hàng.


Giải trí

Jung Duk-hyun Nhà phê bình văn hóa đại chúng Dịch. Nguyễn Trung Hiệp

GIẢI TRÍ

59

Thời hoàng kim của K-melo © Studio Dragon

© Studio Dragon

Gần đây trên Netflix, các phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc liên tục trở thành tiêu điểm đến mức có thể gọi đây là thời kỳ hoàng kim của K-melo. Sự thay đổi giá trị quan của thế hệ MZ (những người sinh năm 1980 - 2010) được phản ánh rõ trong phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc khiến cho các bộ phim này nhận được thiện cảm từ khán giả trong nước lẫn khán giả quốc tế.

© SLL

"Tuổi hai lắm, tuổi hai mốt" (2022)

“Điệu cha-cha-cha làng biển” (2021)

"Ba mươi chín" (2022)

HẦU HẾT những tác phẩm gây sốt toàn cầu gần đây trên Netflix như "Vương triều xác sống" (Kingdom, 2019), "Trò chơi con mực" (Squid Game, 2021), "Bản án từ địa ngục" (Hellbound, 2021), "Ngôi trường xác sống" (All of Us Are Dead, 2022)... là "phim thể loại" (thuật ngữ chỉ phim cố ý xây dựng các tình tiết tiêu biểu của một thể loại cụ thể nhằm thu hút khán giả vốn đã quen thuộc với thể loại đó - chú thích của người dịch). Vì vậy, rất dễ ngộ nhận rằng đại đa số phim truyền hình Hàn Quốc đều tập trung vào phim thể loại, nhưng thực tế lại khác. Ví dụ, giữa lúc "Trò chơi con mực" tạo nên cơn sốt toàn cầu, tác phẩm "Điệu cha-cha-cha làng biển" (Hometown ChaCha-Cha, 2021) kể về câu chuyện tình yêu chớm nở ở một ngôi làng ven biển đã chiếm giữ top 10 Netflix trong thời gian dài (theo FlixPatrol, chuyên trang thống kê xếp hạng dịch vụ nội dung trực tuyến). Ngay sau đó, khi "Bản án từ địa ngục" của đạo diễn Yeon Sang-ho tạo ra một cơn sốt khác, bộ phim cổ trang tâm lý tình cảm lấy bối cảnh hoàng cung "Luyến mộ" (The King's Affection, 2021) của đài KBS cũng đã lọt vào Top 10 Netflix. Xu hướng này tiếp tục cho đến gần đây, và một thuật ngữ mới được gọi là "K-melo", phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc, đã ra đời. GIÁ TRỊ QUAN ĐÃ THAY ĐỔI K-melo không phải mới xuất hiện gần đây. Nó đã manh nha rất lâu trước đây, từ thời điểm bộ phim truyền hình dài 20 tập "Bản tình ca mùa đông" (Winter Sonata, 2002) của đài KBS chiếm trọn trái tim khán giả Nhật Bản và mở ra làn sóng Hàn lưu. Thể loại chủ đạo thật sự của phim truyền hình Hàn Quốc


GIẢI TRÍ một người "vô công rỗi nghề", làm tất cả những việc khó nhằn trong làng để kiếm sống. Bộ phim này chứa đựng những giá trị trái ngược với câu chuyện Lọ Lem vốn phóng chiếu những tham vọng thế tục. Hay "Mùa hè yêu dấu của chúng ta" (Our Beloved Summer, 2021), phát sóng trên đài SBS năm ngoái và rất được yêu thích, là câu chuyện của cặp đôi đã chia tay nhưng gặp lại nhau trong một buổi quay phim tài liệu về chính họ. Bộ phim này tập trung khắc họa những xúc cảm giữa hai người hơn là hoàn cảnh thực tại của họ. Điểm chung của những tác phẩm này là các nhân vật chính không quá ám ảnh bởi sự thành công hay giàu có. Họ coi trọng những hạnh phúc bình dị trải qua trong cuộc sống hàng ngày hơn là thành công hay cạnh tranh. Sự thay đổi giá trị quan mà phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc phản chiếu nhận được sự đồng cảm của công chúng toàn cầu, chúng ta có thể nói đây là "sự thay đổi của thời đại" mà mọi người trên thế giới đang phải đối mặt. ĐA DẠNG SỞ THÍCH VÀ MỐI QUAN HỆ Khác với thế hệ lớn tuổi chủ yếu sống với ký ức, giới trẻ Hàn Quốc quan tâm đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đã qua rồi cái thời một tấm danh thiếp chứng tỏ giá trị của người sở hữu, ngày nay mọi người tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống thông qua những thị hiếu không liên quan gì đến công việc. Những bộ phim truyền hình như "Những bác sĩ tài hoa" (Hospital Playlist, 2020) thể hiện rõ giá trị quan mới của thế hệ MZ. Các bác sĩ chăm chỉ chăm sóc bệnh nhân tất cả các ngày trong tuần nhưng đến cuối tuần thì cháy hết mình với các

61

"Ba mươi chín" là phim truyền hình lãng mạn tâm lý xã hội đề cập đến câu chuyện sâu sắc về tình bạn, tình yêu và cuộc sống của ba người bạn sắp bước sang tuổi 40. Hai nhân vật nữ chính trong "Tuổi hai lăm, tuổi hai mốt" phát triển mối quan hệ từ đối thủ đấu kiếm thành bạn bè thân thiết có một không hai, đồng thời, họ cũng không phụ lòng và luôn ủng hộ lẫn nhau. Lấy bối cảnh một ngôi làng ven biển, "Điệu cha-cha-cha làng biển" miêu tả tình yêu của nữ chính là cô nàng nha sĩ theo chủ nghĩa hiện thực và nam chính là chàng trai tài năng nhưng tay trắng, cũng như tình cảm xóm giềng ấm áp.

© SLL

chính là phim tâm lý tình cảm. Sự xuất hiện của nền tảng dịch vụ OTT (over-the-top, dịch vụ truyền thông cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua internet - chú thích của người dịch) toàn cầu đã trở thành bàn đạp để K-melo vươn ra ngoài châu Á. Dường như phim tâm lý tình cảm xưa và nay không có nhiều khác biệt vì vẫn đề cập đến những câu chuyện tình yêu sáo rỗng, nhưng chúng ta có thể thấy vài thay đổi cơ bản. Sự thay đổi này là do giá trị quan và cảm xúc của khán giả đã khác biệt so với trước và những thay đổi đó đang được phản ánh qua các bộ phim. Đặc biệt, thế hệ MZ - khán giả chính của phim tâm lý tình cảm - mong muốn một cuộc sống cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, thích theo đuổi hạnh phúc hơn là thành công, tìm thấy ý thức về bản thân trong các mối quan hệ xã hội khác nhau. Chính khuynh hướng này đã và đang ảnh hưởng đến K-melo. Thay đổi lớn nhất là sự vắng mặt gần như hoàn toàn của công thức chuyện tình nàng Lọ Lem, vốn là đặc trưng của phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc. Câu chuyện về chàng hoàng tử phiên bản hiện đại xuất hiện và nâng đỡ một người phụ nữ đang kiên trì chống chọi với cuộc sống khó khăn để tiến dần trên bậc thang xã hội đã không còn thu hút sự quan tâm của công chúng nữa. Thay vào đó, ngày càng có nhiều câu chuyện xoay quanh nhân vật nam và nữ môn đăng hộ đối tiến đến tình yêu khi cùng nhau sẻ chia sở thích, giá trị quan và lối sống. Ví dụ, nhân vật nữ chính trong "Điệu cha-cha-cha làng biển" là cô nàng nha sĩ có khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa mạnh mẽ, rời bỏ cuộc sống ở thành phố để trở về làng quê ven biển mở bệnh viện. Sau đó, cô rơi vào lưới tình với nam chính,

GIẢI TRÍ

60

hoạt động của ban nhạc. Thay vì mơ ước thành công ở cương vị bác sĩ, họ tìm thấy hạnh phúc khi tận hưởng những gì họ yêu thích. Một đặc điểm nữa là phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc đã chuyển từ việc chỉ tập trung vào mối quan hệ nam nữ sang bắt đầu khai thác nhiều loại quan hệ khác. Các bộ phim tâm lý tình cảm điển hình trước đây chủ yếu khắc họa mối quan hệ cạnh tranh của các nhân vật nữ xoay quanh một nhân vật nam chính. Tuy nhiên, bộ phim "Ba mươi chín" (Thirty-Nine) của kênh JTBC, phát sóng tập cuối vào tháng 3 năm nay, tập trung nhiều hơn vào tình chị em do ba nữ chính thể hiện hơn là chuyện tình lãng mạn. Khi khán giả mong đợi nhiều hơn một câu chuyện tình yêu từ những phim tâm lý tình cảm, một số phim thể hiện diện mạo mới như là phim tâm lý xã hội xuất hiện. Trong phim "Tuổi hai lăm, tuổi hai mốt" (Twenty Five Twenty One, 2022) của tvN, nữ chính Na Hee-do và Ko Yu-rim cho thấy cách họ phát triển mối quan hệ từ đối thủ đấu kiếm thành bạn bè thân thiết có một không hai, đồng thời, họ cũng không phụ lòng và luôn ủng hộ lẫn nhau. Bên cạnh đó, "Điệu cha-cha-cha làng biển" chứa đựng tình cảm ấm áp khó cảm nhận được trong các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân. Mặt khác, trong các bộ phim tâm lý tình cảm trước đây, khía cạnh công việc thường được phác họa đơn giản để làm nền, nhưng các phim gần đây mô tả công việc một cách chi tiết hơn, mang lại cảm giác thực tế hơn.

Sự thay đổi giá trị quan mà K-melo đang phản chiếu nhận được sự đồng cảm của công chúng toàn cầu, chúng ta có thể nói đây là "sự thay đổi của thời đại".

© Studio Dragon

© Studio Dragon


Nghệ thuật ẩm thực

Jeong Jae-hoon Dược sĩ, Nhà phê bình ẩm thực Minh họa. Choi Su-jin

NGHỆ THUẬT ẨM THỰC

63

Dịch. Mai Như Nguyệt

Ớt, vị cay của người Hàn Quốc Ớt thuộc họ cà là loại gia vị được trồng phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay, đồng thời được ¼ dân số thế giới ưa thích. Đây là loại gia vị quan trọng được sử dụng nhiều trong ẩm thực Hàn Quốc và người Hàn Quốc thuộc diện ưa thích vị cay của ớt.

Ớt đỏ - một thành phần rất quan trọng trong ẩm thực Hàn Quốc. Nó phổ biến đến mức được coi là vị cay của người Hàn Quốc.

ỚT LÀ LOẠI GIA VỊ được trồng phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay. Ở Nam Mỹ nơi bắt nguồn của ớt, người dân đã ăn ớt từ 7.000 năm trước công nguyên, và việc trồng ớt bắt đầu khoảng 3.500 năm trước công nguyên. Sau khi du nhập vào châu Âu vào cuối thế kỷ XV, đến nửa sau thế kỷ XVI, nhờ các thương nhân người Bồ Đào Nha, ớt nhanh chóng có mặt ở Ấn Độ, châu Á, châu Phi… Ớt được phỏng đoán đã du nhập vào Hàn Quốc trong giai đoạn này. Sản lượng ớt ở châu Á tăng lên nhanh chóng, đồng thời về sau còn xuất khẩu ngược lại sang các nước châu Âu. THANG ĐO ĐỘ CAY CỦA ỚT Ớt là một loại gia vị và điểm đặc biệt là nó có thang đo độ cay. Chỉ số đo độ cay Scoville, được phát minh vào năm 1912 bởi dược sĩ người Mỹ, Wilbur Scoville, là một trong những phương pháp chỉ ra độ cay của ớt. Mặc dù hiện nay người ta có thể đo chính xác hơn hàm lượng capsaicin, một thành phần tạo vị cay trong ớt, nhưng chỉ số Scoville vẫn còn được sử dụng. Capsaicin tinh khiết tương ứng với độ cay 16 triệu SHU (Scoville Heat Units - đơn vị nhiệt Scoville). Đơn vị SHU biểu thị hàm lượng ớt cần phải pha loãng để loại bỏ vị cay, chỉ số này càng cao thì càng cay. Trong số các loại quả thuộc họ ớt, có loại ớt hầu như không có vị cay như ớt chuông xanh, nhưng từ ớt Jalapeno (2.500 - 10.000 SHU) hay ăn ở dạng ngâm ta sẽ bắt đầu cảm nhận được vị cay ở mức trung bình. Trước đây, giống Habanero (350.000 - 580.000 SHU) được coi là khá cay, nhưng hiện nay người ta đã nhân nó thành các giống mới có độ cay mạnh hơn, chẳng hạn như Bhut Jolokia (855.000 - 1,5 triệu SHU) và Trinidad Moruga Scorpion (1,5 - 2 triệu SHU). Có nhiều người ăn được những loại ớt cực cay này, thậm chí còn thi xem ai ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, thành phần tạo cay trong ớt không tác động đến các loài chim. Bởi vì chim không có cơ quan cảm nhận vị cay của capsaicin. Nhờ đó, chim đóng vai trò ăn ớt và phát tán hạt giống. Cũng có người lên ý tưởng dùng capsaicin trong ớt để làm bẫy với hiệu quả cao, ngăn chặn động vật có vú phá lương thực, nhưng thực tế, các loài gặm nhấm như sóc thường tránh ăn sau khi nếm thử ớt. CẢM GIÁC KÍCH THÍCH Lý do mọi người ưa thích vị cay đến mức tổ chức cuộc thi ăn ớt là vì vị cay của ớt mang đến cảm giác kích thích giống

như khi đi tàu lượn siêu tốc. Đây chính là phát hiện của Giáo sư David Julius thuộc Đại học California, một trong những người đồng nhận giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 2021. Dựa theo nghiên cứu của ông, các thụ thể TRPV1 (transient receptor potential vanilloid 1) cảm nhận được độ nóng trong capsaicin. Nói một cách đơn giản, vị cay của ớt sẽ kích thích cảm giác nóng, tạo ra ảo giác như đang bị bỏng. Những người vút lên lao xuống quay cuồng trên tàu lượn siêu tốc và những người nhai ớt cay đến chảy nước mắt đều cảm nhận sự kích thích như nhau. Tuy nhiên, giữa hai cảm giác này cũng có chút khác biệt. Cảm giác hồi hộp sẽ biến mất khi rời khỏi tàu lượn, nhưng cảm giác cay thì cứ còn mãi trong miệng, có khi còn gây bỏng rát đau đớn. Người ta có thể thêm chiết xuất ớt hoặc capsaicin vào kem hoặc miếng dán để làm giảm đau cơ, đau khớp. Kích thích tố gây cay sẽ khiến cảm giác đau lặp đi lặp lại đến mức làm cạn kiệt các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cơn đau, từ đó giảm cảm giác đau. Mặt khác, ở những vùng càng nóng, người dân càng có có xu hướng ăn nhiều đồ cay. Sau khi ăn những món được nêm tiêu, tỏi, gừng để tạo vị cay và kích thích vị giác, cơ thể người sẽ phản ứng như khi đang ở trong một căn phòng nóng. Mồ hôi sẽ đổ để giảm nhiệt độ cơ thể và lượng máu đổ về da tăng lên. Kết quả là nhiệt độ bề mặt da giảm xuống và bạn cảm thấy mát mẻ. Đây là bí quyết "lấy nhiệt trị nhiệt"- ăn đồ cay và nóng vào những ngày mùa hè nóng bức của người Hàn . Tuy nhiên, mối quan hệ giữa khí hậu và việc tiêu thụ ớt không nhất quán, nên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về lý do tại con người chúng ta thích ăn cay. Vì ớt sinh trưởng tốt ở nơi có khí hậu ấm áp nên khó trồng ở các nước lạnh, và đây cũng có thể là lý do khiến việc sản xuất và tiêu thụ ít đi. Hơn nữa, điều này cũng không có nghĩa người ta không ăn thức ăn cay vào mùa đông. Kimchi mà người Hàn Quốc ăn vào mùa đông cũng là món ăn cay, nhưng trong quá trình lên men và ngấm gia vị thì vị cay dần dịu hơn. Capsaicin có thể đã bị pha loãng trong nước ngâm kim chi, khiến cho độ cay giảm đi, hoặc capsaicin bị phân hủy thành hỗn hợp nước ít cay hơn nhờ sự lên men của vi sinh vật. Năm 2015, nhóm nghiên cứu của giáo sư Kim Soo-ki tại Đại học Konkuk đã phát hiện ra vi sinh vật phân hủy capsaicin trong món ớt ngâm - thực phẩm lên men truyền thống của Hàn Quốc.


NGHỆ THUẬT ẨM THỰC

64

© gettyimagesKOREA

© TongRo Images

Tương ớt đỏ (gochujang) là một loại gia vị truyền thống của Hàn Quốc - được làm bằng cách trộn với bột nếp, mạch nha và bột đậu nành lên men.

65

xào cũng đã bắt đầu trở nên phổ biến vào các thập niên 1950 - 1960. Đến đây, chúng ta có thể xác nhận lại sự thật rằng con người thích vị cay chung quy cũng là do sự kích thích. Con người sinh ra đã ưa chuộng vị ngọt - hương vị tượng trưng cho niềm vui thuần khiết, nhưng họ phải dần làm quen với vị cay khi lớn lên rồi mới yêu thích nó - hương vị đem lại cảm giác phấn chấn. Vị cay cay, ngọt ngọt của ớt và đường là vị tràn đầy sức sống của tuổi trẻ. Hiện nay, những món ăn mới, không quá cay đang được ưa chuộng. Rosé tteokbokki là một ví dụ điển hình. Nước không thể làm mất hoàn toàn vị cay vì capsaicin hòa tan trong chất béo. Đạm casein có rất nhiều trong các sản phẩm sữa như pho mát mozzarella, kem tươi và liên kết tốt với chất béo. Đây là lý do tại sao uống sữa hoặc sữa chua sau khi ăn đồ cay có thể giảm cảm giác bỏng rát. Tương tự như vậy, kem tươi trong món Rosé tteokbokki hòa tan capsaicin, làm giảm cảm giác nóng và giúp ta có thể thưởng thức trọn vẹn vị cay. Việc này lý giải tại sao các món ăn Hàn Quốc như sườn gà xào phô mai (cheese dakgalbi) và gà nướng cay phô mai (cheese buldak) rất phổ biến ở nước ngoài. Bởi vì ngay cả những người không quen với vị cay cũng có thể dễ dàng ăn những món này.

Gochujang tteokbokki, được làm bằng cách thêm đường vào tương ớt đỏ, xuất hiện trong chiến tranh Triều Tiên và đã phát triển thành một món ăn nhanh phổ biến với nhiều phiên bản khác nhau.

Dễ trồng cũng có nghĩa là dễ tiếp cận với công chúng. Từ thời xưa, ớt đã là loại gia vị cay mà ai cũng có thể mua được. Nhờ vậy, tuy một số người không thích vị cay của ớt nhưng đa số người Hàn Quốc vẫn có thể thoải mái theo đuổi hương vị yêu thích của họ.

© TongRo Images

ĐA DẠNG TRONG CÁCH DÙNG Tại Nam Mỹ - cội nguồn của ớt, ớt được sử dụng theo nhiều cách đa dạng và phức tạp. Ở Mexico, người ta sử dụng nhiều loại ớt đến mức tên gọi từng loại ớt khi còn tươi và khi được làm khô cũng khác nhau. Nếu phơi ớt dưới ánh nắng mặt trời, các hợp chất trong ớt phản ứng với nhau và tạo ra mùi hương mới. Ẩm thực Mexico luôn có các quy tắc về việc phải cho ớt gì vào món nào. Người ta cho ớt khô guajillo được làm từ ớt mirasol tươi phơi khô dưới nắng và làm bật dậy vị ngọt với mùi hun khói vào các món yamali, enchilada và salsa. Ớt khô ancho vốn được làm từ ớt poblano, được ngâm rồi nghiền hoặc cứ để nguyên dạng khô và cho vào nước sốt mole. Ớt được cho vào món ăn thì không chỉ đơn thuần làm tăng vị cay mà còn đem lại nhiều vị đa dạng như vị ngọt, mùi hun khói, mùi hương trái cây. Nếu xay ớt cho vào nước sốt thì chất xơ pectin sẽ tạo ra kết cấu mềm mịn, đặc sệt cho sốt. Vị cay của ớt nhận được sự yêu mến của mọi người nhiều đến mức hiện nay, nó được coi là hương vị của người Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong quá khứ không phải ai cũng chào đón nó. Những người theo chủ nghĩa cải thiện cuộc sống, hướng đến việc hiện đại hóa theo kiểu phương Tây trong những năm 1920-1930 đưa ra quan niệm thức ăn cay và mang tính kích thích không phải là biểu hiện của sự tiến bộ, phải giảm các thức ăn này đi. Tuy nhiên, công chúng thì khác. Họ đã biến tấu công thức nấu để có thể thưởng thức nhiều hơn vị cay mà họ yêu thích. Trong giai đoạn này, đường và ớt bột đã được kết hợp. Ví dụ, cho đến trước những năm 1950, tteokbokki vẫn là món ăn không cay. Người nấu cho thịt vào bánh gạo, ướp với nước tương rồi xào. Tuy nhiên, ngay sau chiến tranh Triều Tiên đã xuất hiện món tteokbokki cay cay, ngọt ngọt với gia vị gồm đường và tương ớt trộn lẫn. Khi món tteokbokki nêm gia vị tương ớt trở nên phổ biến, món tteokbokki nấu bằng nước tương cũ đã bị gạt sang một bên. Những món ăn hiện nay vẫn còn được ưa thích như bạch tuộc xào và thịt heo

NGHỆ THUẬT ẨM THỰC

Kimchi - thực phẩm lên men truyền thống tiêu biểu của Hàn Quốc. Kimchi có chứa bột ớt đỏ và nó thay đổi tùy theo khu vực, nguyên liệu và phương pháp chế biến.

TÌNH YÊU MANG TÍNH ĐẠI CHÚNG Columbus đã mang ớt đến châu Âu và nghĩ rằng loại cây này có liên quan đến tiêu, vì vậy nó được đặt tên là "chilli pepper". Tuy nhiên, ớt là quả của cây thuộc họ cà, khác với hạt tiêu vốn là quả của dạng cây dây leo. Vị cay của ớt xuất phát từ capsaicin, nhưng vị cay của tiêu là do piperine. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa hai loại gia vị này. Ở châu Âu thời trung cổ, tiêu là một loại gia vị rất quý hiếm, và món ăn sẽ trở nên xa xỉ hơn nếu được rắc thêm tiêu. Vào thế kỷ XVII, khi tiêu được nhập khẩu với số lượng lớn, tầng lớp thượng lưu châu Âu lại bắt đầu tìm kiếm những món ăn có hương vị tinh tế và nhẹ nhàng. Việc tầng lớp thượng lưu châu Âu ăn thức ăn có nêm tiêu như một cách phân biệt bản thân với tầng lớp thấp hơn đã làm thay đổi hương vị ẩm thực ưa chuộng của họ. O Ớt thì không như vậy. Khác với hồ tiêu là loại cây cận nhiệt đới, ớt phát triển tốt ngay cả ở vùng khí hậu ôn đới. Dễ trồng cũng có nghĩa là dễ tiếp cận với công chúng. Đã có

thời, có một số người chê vị cay của ớt, nhưng vì nó là một loại gia vị có thể được tiêu thụ một cách đại trà nên hầu hết người Hàn Quốc đều có thể thoải mái theo đuổi hương vị yêu thích của mình. Quả ớt đã cho chúng ta thấy chính sự đông đảo của quần chúng chứ không phải giới thượng lưu ít ỏi đã làm nên văn hóa ẩm thực Hàn Quốc ngày nay.


Phong cách sống

Kim Dong-hwan Phóng viên Nhật báo Segye Dịch. Phan Như Quỳnh

Chợ đồ cũ trở thành văn hóa đời sống Văn hóa mua bán đồ cũ bắt đầu bén rễ ở Hàn Quốc khi nền tảng giao dịch đồ cũ tên là Joonggonara ra mắt năm 2003. Thêm vào đó, sau khi ứng dụng dựa trên khu vực cư trú tên là Danggeun Market ra đời năm 2015, giao dịch đồ cũ được định vị như một nét văn hóa và thái độ tiêu dùng mới.

PHONG CÁCH SỐNG

67

Màn hình phần mềm Karrot, phiên bản quốc tế của Danggeun Market, khả dụng tại bốn quốc gia Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản từ tháng 5 năm 2022.

© Danggeun Market Inc.

Yes, they are!

Hi, are the shoes available? "HAI STICKER trên bánh mì Pokémon là 3.000 won. Tôi giao dịch trực tiếp." Bánh mì, có thể được mua với giá 1.500 won tại các cửa hàng tiện lợi, gần đây đã trở thành một chủ đề nóng trên nền tảng giao dịch Danggeun Market (tạm dịch: Chợ Cà Rốt). Người ta muốn sưu tập các sticker có trên túi bánh mì Pokémon, vốn nổi tiếng ở Hàn Quốc vào cuối thập niên 1990, đã được phát hành lại lần đầu tiên sau 20 năm. Trên nền tảng này người ta không chỉ mua bán trao đổi hàng hóa. Vào năm mới, họ còn chia sẻ những lời "chúc mừng năm mới" hay những kỷ niệm thời thơ ấu.

I’ll reserve them for you.

I’d be interested in buying.

SỰ LAN TỎA GIAO DỊCH CŨ Danggeun Market chủ trương xây dựng cộng đồng mua bán không thông qua trung gian giữa những người ở cùng một khu vực cư trú, nhưng khi mới xuất hiện nó ít được biết đến vì bị cổng thông tin buôn bán trực tiếp đồ cũ Joongongnara (tạm dịch: Thế giới đồ cũ) của Naver làm cho lu mờ. Vào thời điểm đó, Joongongnara, đã có hơn 10 triệu thành viên, được định vị là nền tảng giao dịch đồ cũ quy mô lớn nhất Hàn Quốc. Tuy nhiên, Danggeun Market hiện là nền tảng lớn đang tăng trưởng mạnh với 23 triệu người đăng ký, đứng ở vị trí trung tâm của văn hóa giao dịch đồ cũ trong nước. Hơn nữa, dưới tên "Karrot" (hình thức chơi chữ của từ "carrot", tiếng Anh của "danggeun" chú thích của người dịch), nền tảng này cũng đã thâm nhập thị trường Anh, Mỹ, Canada và Nhật Bản từ năm 2019. Ứng dụng có đặc điểm là được thiết kế để người dùng giao dịch trực tiếp với cư dân trong bán kính 6km quanh khu vực sinh sống và vận hành dựa trên độ tin cậy của giao dịch.

Căn cứ trên số hộ gia đình ở Hàn Quốc (20,92 triệu hộ) do Tổng cục Thống kê công bố năm 2020, hầu như mỗi gia đình đều có một người là thành viên của Danggeun, đến mức xuất hiện từ vựng mới để hỏi xem ai đó có phải là người dùng trên chợ Danggeun: "Bạn là Danggeun phải không?". Số lượng người dùng hàng tháng (MAU) cũng tăng từ 500.000 người năm 2018 lên 1,8 triệu người năm 2019 và từ 4,8 triệu người năm 2020 lên 17 triệu người vào tháng 3 năm 2022. Nhiều người đang sử dụng nền tảng này hàng ngày, nhưng có thể thấy COVID-19 cũng góp phần lan tỏa nhanh chóng các giao dịch đồ cũ như thế này. Trong đại dịch, khoảng cách di chuyển của người dân bị hạn chế khiến bán kính sinh hoạt bị thu hẹp vào khu vực cư trú. Hơn nữa, khi thời gian ở nhà tăng lên, mọi người cũng có khuynh hướng sắp xếp lại nhà cửa và loại bỏ những thứ không cần thiết. Tâm lý tiêu dùng cũng thay đổi, ngày càng có thêm nhiều người cân nhắc so sánh giữa tính năng và giá cả hơn trước.


PHONG CÁCH SỐNG GIAO LƯU GIỮA CƯ DÂN TRONG KHU PHỐ “Xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 cho chuyên gia cho kết quả dương tính. Tôi nên làm gì?" Ai đó vội vàng đăng bài viết lên bảng tin của nhóm khi nhận kết quả xét nghiệm, một người dùng đã trả lời: "Bạn có thể mua thuốc tại hiệu thuốc được chỉ định thông qua biện pháp điều trị gián tiếp" và người dùng khác trả lời: "Bạn có đau nhiều không? Hy vọng bạn sớm khoẻ lại". Người hỏi và người trả lời là cư dân của cùng một khu phố. Đây là một trong những dịch vụ của Danggeun Market, bảng tin "Đời sống khu phố", cho phép cư dân hỏi và giải quyết vấn đề cùng nhau. Do lượng người dùng tăng nên tính đến cuối năm ngoái, số lượng bài viết trên bảng tin này đã tăng gấp 2,1 lần so với quý 4 năm trước. Trường hợp phát hàng miễn phí đã tăng 82% đặt 3,88 triệu trường hợp so với cùng kì. Nhờ tăng cường tính năng chia sẻ những câu chuyện cảm động cũng được lan tỏa. Chợ Danggeun chỉ định ngày 11 hàng tháng là "Ngày chia sẻ" và tiết lộ câu chuyện tốt đẹp đã xảy ra giữa các thành viên.

68 Danggeun Market, một nền tảng giao dịch đồ cũ dựa trên khu vực cư trú, đã trở nên phổ biến và tạo ra thói quen hỏi “Bạn có phải là Danggeun không?” mỗi khi mua bán.

Có một nhà ở tầng dưới bị hỏa hoạn. Gia đình đã kịp thoát ra ngoài an toàn và không ai bị thương, nhưng tòa nhà bị hư hỏng nặng nên họ phải sống ở ngôi nhà tạm do ủy ban phường cấp trong ba tháng. Không kịp chuẩn bị đồ dùng sinh hoạt đầy đủ do rời đi quá vội vàng, họ đã liên lạc với người đăng bài tặng đồ dùng miễn phí trên Danggeun. Tác giả bài đăng, người biết được câu chuyện của gia đình, ngoài những vật dụng đã đồng ý cho đi, còn tặng thêm các món ăn phụ, đồ dùng trẻ em và cả phiếu quà tặng. Mặt khác, dịch vụ làm tăng sự gắn kết giữa chủ doanh nghiệp nhỏ và cư dân trong khu vực cũng rất hữu ích. Ưu đãi giảm giá chỉ dành riêng cho cư dân khu vực mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với sự phục hồi kinh tế địa phương.

PHONG CÁCH SỐNG

69

Những người dành nhiều thời gian ở nhà do COVID-19 đã sắp xếp các vật dụng không cần thiết và tạo lập phong cách sống giảm thiểu tiêu thụ.

Không chỉ giao dịch đồ cũ, các tính năng "Đời sống khu phố", "Cuộc sống quanh ta" còn có khuynh hướng tạo nên cộng đồng sinh hoạt địa phương.

© Danggeun Market Inc.

© TongRo Images

Giao dịch giữa những người láng giềng có thể tin tưởng được đã làm tăng độ tin cậy của Danggeun Market. Ngoài ra, các dịch vụ khuyến khích đưa "tình cảm vào trong đời sống khu phố" được hưởng ứng nồng nhiệt và làm hồi sinh cộng đồng mua bán đồ cũ, tạo ra một vòng lặp có ý nghĩa đối với kinh tế địa phương.

© Danggeun Market Inc.

TẠO DỰNG LÒNG TIN Người dùng Danggeun không phải lúc nào cũng gặp những điều tốt đẹp. Vì số lượng thành viên đông nên thường phát sinh thiệt hại do lừa đảo. Đôi khi có vụ việc đi trái với đạo đức xã hội. Chẳng hạn, khi những biện pháp phòng dịch như giấy chứng nhận tiêm chủng, hệ thống xác nhận bằng giọng nói được triển khai vào năm ngoái, có người không tiêm chủng đã đăng bài muốn mua mã số điện tử cá nhân của người đã tiêm chủng để sử dụng các cơ sở vật chất công cộng. Cũng có trường hợp rao bán bộ kít xét nghiệm nhanh mang kết quả dương tính với COVID-19 cho những người muốn xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) hoặc muốn ở nhà nghỉ ngơi. Truyền thông cũng đưa tin về những vụ việc lấy ảnh của người không liên quan để rao bán dâm. Xu hướng giao dịch giữa các cá nhân trong cùng khu vực sinh sống do chợ Danggeun tạo ra đã thu hút sự chú ý như một mô hình kinh doanh mới. Điểm mấu chốt của mô hình này là xây dựng và duy trì một môi trường mà người dùng tin tưởng lẫn nhau. Vì mục tiêu này, chợ Danggeun sử dụng công nghệ Machine Learning để kiểm tra nội dung bất hợp pháp. Tin nhắn cảnh báo sẽ xuất hiện trong cửa sổ

trò chuyện ngay khi người giao dịch đưa ra số điện thoại khác với thông tin đăng ký hoặc chia sẻ thông tin liên quan đến tội phạm. Nếu bạn trò chuyện với người đã bị xử phạt vì gian lận bán hàng, bạn sẽ được cảnh báo về điều này để ngăn ngừa nguy cơ thiệt hại. Hệ thống cũng hạn chế việc sử dụng dịch vụ của người bị phát hiện có các hành vi bất thường. Ngoài ra, nền tảng cũng đang nỗ lực kết hợp với các cơ quan như sở cảnh sát, cục an toàn thực phẩm và dược phẩm v.v... để tạo dựng môi trường an toàn. Việc đẩy mạnh giao dịch đồ cũ giúp tạo ra bầu không khí tái sử dụng tài nguyên. Chợ Danggeun cho rằng họ đã giúp giảm 7,2 triệu tấn khí thải tương ứng với việc trồng khoảng 52,4 triệu cây xanh. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social and Governace - bộ chuẩn dùng để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng chú thích của người dịch) đang phổ biến trong các doanh nghiệp ngày nay. Những sự kiện ăn theo các chợ đồ cũ ngoài trời vốn đã phát triển mạnh ở Bắc Mỹ cũng đang được tổ chức rộng rãi, phổ biến.


Điểm nhìn Việt Nam

Lê Thị An Thu Giảng viên, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Quốc tế

ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

71

Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Khách sạn Hàn Quốc và những thay đổi dưới tác động của COVID-19 Bắt đầu từ những năm 2000, chính phủ Hàn Quốc tập trung quảng bá và phát triển du lịch sau thành công của những bộ phim Hàn đình đám. Du khách đổ về Hàn Quốc ngày càng nhiều. Và khách sạn là nơi họ dừng chân nghỉ ngơi trong hành trình trải nghiệm này. Không ngoa khi nói đối tượng phục vụ của khách sạn Hàn Quốc chủ yếu là khách du lịch nước ngoài.

CÓ THỂ NÓI ngành du lịch chiếm tỉ trọng lớn trong các ngành nghề dịch vụ của nền kinh tế Hàn Quốc. Bắt đầu từ những năm 2000, chính phủ Hàn Quốc tập trung quảng bá và phát triển du lịch sau thành công của những bộ phim Hàn đình đám như "Trái tim mùa thu", "Bản tình ca mùa đông"... Hàng ngàn, hàng vạn khách du lịch say mê K-drama, K-pop từ khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và cả Việt Nam... tìm đến Hàn Quốc để du lịch, khám phá và trải nghiệm những địa danh xuất hiện trên phim và các nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc. Du khách đổ về Hàn Quốc ngày càng nhiều. Và khách sạn là nơi họ dừng chân nghỉ ngơi trong hành trình trải nghiệm này. Không ngoa khi nói đối tượng phục vụ của khách sạn Hàn Quốc chủ yếu là khách du lịch nước ngoài. Trong bài viết này, người viết sẽ giới thiệu một vài đặc điểm của khách sạn Hàn Quốc trên quan điểm so sánh với khách sạn Việt Nam tập trung vào nhóm khách sạn 3 sao và một vài thay đổi của ngành khách sạn Hàn Quốc hiện tại trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

© HAPS KOREA

NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA KHÁCH SẠN HÀN QUỐC VÀ KHÁCH SẠN VIỆT NAM Nhìn chung khách sạn Hàn Quốc có thiết kế hiện đại, dịch vụ chỉn chu, đặc biệt, nhiều khách sạn Hàn Quốc có sự kết hợp độc đáo về mặt kiến trúc như mang không gian nhà cổ hanok Hàn Quốc vào trong cấu trúc tổng thể, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại và mang nét độc đáo riêng. Điển hình

là khách sạn Shilla nằm gần tháp Namsan, với hệ sinh thái khách sạn, nhà hàng và siêu thị miễn thuế; có kết cấu mái nhà cổ Hanok với chất liệu gỗ và ngói ở phía trước sảnh để tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách nước ngoài. Trong khi đó nhóm khách sạn 3 sao ở Hàn Quốc nổi tiếng với chuỗi The Designers Hotel với thiết kế đẹp mắt và ấn tượng. Phân khúc khách sạn 3 sao tại Hàn Quốc sẽ có những điểm khác biệt so với khách sạn tại Việt Nam như sau. Thứ nhất là kích thước phòng ốc. Nếu cùng phân khúc, khách sạn Hàn Quốc sẽ có kích thước phòng bé hơn khách sạn Việt Nam một chút, khiến du khách người Việt có cảm giác phỏng nhỏ và hẹp. Tuy nhiên, nội thất bên trong lại rất hiện đại và chỉn chu. Đặc biệt khách sạn Hàn Quốc khá chú trọng phòng vệ sinh nên phòng vệ sinh luôn sạch sẽ và có hệ thống vòi xịt, xả nước tự động. Thứ hai là hệ thống sưởi và làm mát. Vì khí hậu bốn mùa rõ rệt nên khách sạn Hàn Quốc luôn được trang bị hệ thống sưởi vào mùa đông và máy lạnh vào mùa hè. Mùa đông có hệ thống sưởi dưới sàn nhà, mùa hè có hệ thống máy lạnh âm trần. Ở Việt Nam, đặc biệt khách sạn khu vực phía Nam chỉ có hệ thống máy lạnh để phục vụ khách lưu trú. Do vậy, khi sang du lịch Hàn Quốc vào mùa thu hoặc đông, khách du lịch Việt Nam đôi khi sẽ lúng túng khi sử dụng hệ thống sưởi ấm trong phòng. Thứ ba là dịch vụ dọn phòng. Bộ phận phục vụ phòng rất tôn trọng sự riêng tư của khách lưu trú. Lễ tân luôn kiểm tra

Bên trong khách sạn Shilla tại thủ đô Seoul


ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

72

© BOOKING.COM

Bên trong khách sạn Hotel Designers Dongdaemun Khách sạn Hotel Designers tại Seoul, một trong những chuỗi khách sạn 3 sao nổi bật tại thủ đô Seoul. Khách sạn Hotel Designers Dongdaemun (trên), khách sạn Hotel Designers Geondae (dưới)

Với chính sách mở cửa du lịch trở lại, nền du lịch Hàn Quốc nói chung và ngành khách sạn Hàn Quốc nói riêng đang trên đà hồi phục, và sẽ phát triển sôi động náo nhiệt hơn trong tương lai gần để đón tiếp nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế, trong đó có Việt Nam.

ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

73 camera hành lang và thẻ phòng khách gửi tại quầy để xác minh khách còn ở trong phòng hay đã rời khỏi phòng để báo bộ phận trực vệ sinh đến dọn vệ sinh phòng ốc mà không cần phải gõ cửa phòng làm phiền khách khi khách đang lưu trú. Giờ dọn phòng sẽ linh động theo thời gian khách không có mặt tại phòng. Do đó, sẽ không có tình trạng bộ phận dọn phòng gõ cửa khi khách đang cố ngủ nướng vào buổi sáng. Đây có thể được xem là điểm cộng khá lớn của khách sạn Hàn Quốc vì đã tạo ra cảm giác riêng tư cho khách lưu trú, tránh làm phiền khách, bằng cách phối hợp giữa bộ phận lễ tân và bộ phận trực phòng thông qua hệ thống camera hành lang để xử lý linh hoạt. Điểm khác biệt thứ tư xuất phát từ văn hoá và nếp sống khác nhau. Khách sạn Hàn Quốc thường sẽ tích hợp thêm khu vực tắm sauna, xông hơi. Vốn là loại hình thư giãn phổ biến của người Hàn Quốc hay Nhật Bản, sauna là bồn nước nóng xông hơi lớn pha tinh dầu hoặc nước khoáng nóng, có nơi tắm rửa kì cọ... để người sử dụng có thể thư giãn trong làn nước ấm nóng. Thường khu vực tắm sauna được bố trí ở tầng hầm, phục vụ nhu cầu xông hơi của không những khách lưu trú mà còn cả người dân bên ngoài. Trái với Hàn Quốc, nhiều khách sạn Việt Nam cung cấp dịch vụ spa thư giãn. Loại hình spa thư giãn này của Việt Nam khác với sauna của Hàn Quốc ở chỗ có nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ như bấm huyệt, mát xa, spa chăm sóc da, cơ thể. Ngoài ra, một số khách sạn Việt Nam còn phục vụ dịch vụ spa tại phòng riêng cho khách lưu trú, mang đến sự tiện lợi nhất định. Điểm khác biệt có thể được xem là cuối cùng giữa khách sạn Việt Nam và Hàn Quốc được tìm thấy trong các bữa ăn sáng tại khách sạn. Nếu như khác biệt về phòng ốc vẫn chưa thật sự nổi bật thì những khác biệt về văn hóa ẩm thực hai nước sẽ được khách lưu trú cảm nhận thật rõ ràng khi thưởng thức buffet sáng tại khách sạn. Buffet sáng tại khách sạn Hàn Quốc đơn giản với các món như cơm chiên hoặc cơm trắng, cơm cuộn kimbap, súp cháo trắng, miến trộn và một số loại kim chi, rong biển ướp gia vị và có ít bánh mì lát, trứng luộc; còn bufftet sáng tại khách sạn Việt Nam lại đa dạng hơn với các món nước đặc trưng tiêu biểu như bún, phở, các món bánh ướt, bánh cuốn... và không thể thiếu chả giò, chả lụa ăn kèm nước mắm đặc trưng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. NHỮNG THAY ĐỔI TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 Dù có không ít khác biệt nhưng khách sạn Hàn Quốc và Việt Nam đều phải chịu đựng những ngày tháng đen tối do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Cuối tháng 2 năm 2020, chính phủ Hàn Quốc chính thức đóng cửa ngừng đón khách du lịch, hạn chế xuất nhập cảnh để ngăn chặn COVID-19 lây lan. Đây cũng chính là thời kì đen tối của ngành du lịch Hàn Quốc nói chung và ngành khách sạn nói riêng. Từ những khách sạn lớn 5 sao đến những khách sạn nhỏ 2-3 sao đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều khách sạn phải đóng cửa và chuyển sang mô hình phòng trọ, phòng cho thuê dài hạn dành cho khách bản địa. Ở Hàn Quốc, để thuê nhà cần phải đặt cọc một số tiền rất lớn. Số tiền cọc càng lớn thì tiền thuê nhà càng rẻ. Trường hợp các nhà trọ bình dân, người thuê sẽ phải cọc 1 triệu won (khoảng 770 USD) và đóng tiền thuê nhà hàng tháng khoảng 350.000 won (tương đương 270 USD). Nếu tiền cọc tăng, giá thuê nhà hàng tháng có thể giảm bớt. Trong giai đoạn dịch, nhiều khách sạn đã chuyển qua hình thức cho thuê từ một đến sáu tháng với tiền đặt cọc ít


ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

74

ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

75

© NAVER.COM © AGODA.COM

Các món ăn sáng tại khách sạn Hotel Designers Seoul

© NAVER.COM

hơn để cạnh tranh với mô hình cho thuê nhà ngắn hạn sẵn có. Khách lưu trú gần như chỉ cần cọc 1 tháng tiền khách sạn là có thể thuê ở dài hạn. Các khách sạn không chỉ áp dụng loại hình kinh doanh mới này cho khách bản địa, mà còn áp dụng cho khách là du học sinh hoặc người đi công tác ngắn hạn, với đơn vị tính chi phí lưu trú là một tháng. Trước đại dịch, khách sạn 3 sao và 4 sao của Hàn Quốc không chủ trương đón khách lưu trú theo giờ. Tuy nhiên sau khi dịch bùng phát, một số khách sạn 3 sao và 4 sao Hàn Quốc đã phải thay đổi, áp dụng luôn hình thức kinh doanh lưu trú theo giờ để phục vụ nhu cầu bản địa, nâng cao doanh thu trước tình hình khách du lịch nước ngoài thưa thớt. Cũng giống như nhiều nước khác, giai đoạn này một số khách sạn chuyển sang hình thức cung cấp dịch vụ cách ly cho khách lưu trú trong và ngoài nước. Đối với hình thức này, thời gian lưu trú là 7 ngày hoặc 14 ngày tuỳ theo thời điểm áp dụng quy định của chính phủ. Các khách sạn phục vụ đối tượng cách ly luôn được khử khuẩn và kiểm tra dịch tễ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cho cả nhân viên và người sử dụng. Ngoài ra, dịch vụ ăn uống dành cho khách lưu trú cách ly cũng được cung cấp tận phòng. Mặc dù đã linh hoạt chuyển đổi sang những hình thức trên,

ngành khách sạn nói riêng và du lịch nói chung vẫn tổn thất quá lớn. Trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều chính sách kích cầu du lịch. Từ đầu năm 2022, công tác cấp visa du lịch cho khách từ một số quốc gia đã tái khởi động. Đến tháng 6 năm 2022, Hàn Quốc chính thức cấp lại visa du lịch cho du khách Việt Nam. Thời điểm này, giá lưu trú của khách sạn ở Hàn Quốc vẫn tương đối thấp để tăng thời gian lưu trú của khách cũng như để cân bằng cán cân cung–cầu. Theo khảo sát, hiện tại khách sạn Hotel Designers ở Dongdaemun, với gói lưu trú bảy ngày, chỉ có mức 50.000 won (tương đương 38 USD/ngày). Đây là mức chi phí lưu trú khá rẻ đối với khách sạn có vị trí ở khu vực trung tâm, ngay bên ga tàu điện ngầm và trung tâm mua sắm của khu vực Dongdaemun, thủ đô Seoul. Với chính sách mở cửa du lịch trở lại, nền du lịch Hàn Quốc nói chung và ngành khách sạn Hàn Quốc nói riêng đang trên đà hồi phục, và sẽ phát triển sôi động náo nhiệt hơn trong tương lai gần để đón tiếp nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế, trong đó có Việt Nam.


Subscription/Purchase Information A JournAl of the eAst AsiA foundAtion

How to Subscribe

Join Our Mailing List

Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via e-mail.

Subscription Rates

Postal Address

Annual Subscription (airmail delivery included)

Korea

East Asia 1

Southeast Asia 2

Europe and N. America 3

Africa and S. America 4

1 year

25,000 won

2 years

50,000 won

3 years

75,000 won

1 year

US$45

2 years

US$81

3 years

US$108

1 year

US$50

2 years

US$90

3 years

US$120

1 year

US$55

2 years

US$99

3 years

US$132

1 year

US$60

2 years

US$108

3 years

US$144

Back Issues* (per copy) 6,000 won

US$9

* For back issues, there is an additional charge for airmail delivery.

1

EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)

2

SOUTHEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA

3

EUROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)

4

AFRICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS

Be the first to know when the new issue comes out; sign up for the Koreana web magazine notification e-mails by sending your name and e-mail address to koreana@kf.or.kr. In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (Apple i-books, Google Books and Amazon).

Reader Feedback

We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.

Enjoy Our Website!

We Help Asia Speak to the World and the World Speak to Asia. In our latest issue:

2 Years On

Asia’s Ongoing Covid Struggles & Global Health Reforms Needed

covid-19’S endUring impact: eSSaYS BY

plUS

Kavita Singh & Nikita Limbu; Yanzhong Huang & Samantha Kiernan; Sen Nguyen; James Panichi; Charles E. Morrison; Simone Villa, Ariel Pablos-Méndez, Giorgia Renne & Mario C. Raviglione; Eduardo Pedrosa; Anyu Lee & Fujian Li; James Gannon

lyle goldstein What Russia’s war in Ukraine means for its relations with China — and for Taiwan’s future

in focUS: hUrdleS to political reform in indoneSia

Book reviews Taiwan’s historical nationalism; Beijing’s diplomacy with New Delhi; the last five Chinese leaders compared; plus 12 more recommended new titles.

All eyes are on President Joko Widodo amid fears that the country’s vulnerable democratic roots are pulling loose

rajiv narayan Afghanistan’s Taliban 2.0 and its impact Swagato ganguly 75 years of India in the Indo-Pacific Bertil lintner Myanmar’s tragedy has no end in sight

US$15.00 W15,000 a JoUrnal of the eaSt aSia foUndation | WWW.gloBalaSia.org | volUme 17, nUmBer 1, march 2022

Asia’s Ongoing Covid Struggles

2 Years On The Global Health Reforms Needed

Learn more and subscribe to our print or online editions at

www.globalasia.org

News, archives and analysis at www.globalasia.org

Try our digital edition: Read on any device. Issues just $5.99 each or $19.99 per year. Download the free Magzter app or go to www.magzter.com



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.