KOREANA Autumn 2022 (Vietnamese)

Page 1

Mùa Thu 2022 Vol. 9 No. 3

Bảo tàng mỹ thuật đã trở thành không gian vui chơi mới

Trải nghiệm nghệ thuật được công nghệ hóa

Những phòng trưng bày nghệ thuật có kiến trúc đẹp

Bảo tàng nghệ thuật, nơi, nghệ sĩ sống mãi

MÀU THU 2022 Vol. 9 No. 3

TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC

ISSN 1016-0744
Những
KOREANA
KHÔNGGIANBẢOTÀNGNGHỆTHUẬT
xuthếmới

“Garden” (Làm vườn), triển lãm nghệ thuật truyền thông tại Bảo tàng ARTE Gangneung, tỉnh Gangwon. Ra mắt vào tháng 12 năm 2021, bảo tàng là không gian nghệ thuật truyền thông nhập vai thứ ba do công ty d'strict xây dựng. Các triển lãm tại đây thường nêu bật các đặc điểm bản địa và khu vực bằng công nghệ projection mapping, theo dõi chuyển động và tái tạo xúc giác, làm thay đổi cách thưởng thức nghệ thuật

© d’strict
Hình ảnh chủ đề

Quang cảnh bảo tàng Hàn Quốc đang thay đổi năng động

Tôi là Jeon Eun-kyung, tân Tổng Biên tập của Tạp chí Koreana. Tôi từng công tác với tư cách là nhà báo và tổng biên tập của tạp chí chuyên về xu hướng thiết kế, phong cách sống trong một thời gian dài. Chuyện cách đây đã hơn 10 năm, nhưng tôi từng viết bài phỏng vấn nhà thiết kế cho số chuyên đề về “Nhà thiết kế Hàn Quốc” của Tạp chí Koreana năm 2011. Ngoài ra, với tư cách là một phóng viên, tôi cũng từng đưa tin về nhiều sự kiện và triển lãm khác nhau do Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc - cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc - tổ chức. Khi viết thư Tổng Biên tập, tôi lại được dịp nhớ về mối nhân duyên đặc biệt giữa tôi với Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc và tạp chí Koreana. Điều tôi tò mò nhất khi tham gia sản xuất tạp chí này chính là câu hỏi độc giả của chúng ta là ai? Trong Diễn đàn Hàn Quốc học Toàn cầu KF 2022 diễn ra vào ngày 04 tháng 08 vừa qua, tôi đã được gặp một số độc giả của tạp chí. Hơn 100 chuyên gia Hàn Quốc học đến từ 33 quốc gia trên thế giới đã quy tụ về diễn đàn được tổ chức lần đầu kể từ sau đại dịch với chủ đề “Sự thay đổi và phát triển mô hình Hàn Quốc học ở nước ngoài”. Tôi đã có cơ hội gửi lời chào đến các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Giáo sư danh dự John Duncan đến từ trường đại học California tại Los Angeles - người được xem là học giả đầu ngành của ngành nghiên cứu Hàn Quốc ở nước ngoài - đã tham gia phát biểu đề dẫn. Thông qua các nhà nghiên cứu hiểu về Hàn Quốc từ góc nhìn toàn diện, tôi được quan sát về quê hương Hàn Quốc của mình từ góc độ đa chiều hơn. Tôi trộm nghĩ, những chuyên gia này còn biết về Hàn Quốc sâu rộng hơn mình nữa. Chủ đề của chuyên đề số lần này là “Bảo tàng Hàn Quốc”. Được biết, trong thời gian gần đây, văn hóa Hàn Quốc ngày càng được quan tâm và trong các cuộc triển lãm tại nước ngoài, nhiều tác phẩm mỹ thuật Hàn Quốc cũng được tập trung giới thiệu, trưng bày. Trong khi đó, các bảo tàng Hàn Quốc đang thay đổi từ các gian phòng trưng bày màu trắng truyền thống sang cung cấp trải nghiệm không gian cho người xem. Đặc biệt, các bảo tàng đang ngày càng gần gũi hơn với thế hệ MZ với hình ảnh của một bảo tàng vừa là một sân chơi để nghỉ ngơi và mua sắm vừa là nơi trải nghiệm.

RM, trưởng nhóm của BTS, được biết đến là một người yêu thích văn hóa và nghệ thuật có tầm ảnh hưởng đến mức cho bảo tàng mượn bộ sưu tập của mình. Một điều rõ ràng là khách tham quan tìm đến bảo tàng có độ tuổi ngày càng trẻ, và có vẻ như ngày nay tất cả những người sành điệu đều đến các viện bảo tàng. Các bài chuyên đề sẽ giới thiệu đến chúng ta những hình ảnh bảo tàng đang thay đổi một cách năng động của bảo tàng Hàn Quốc từ Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia đến các bảo tàng tư nhân như Leeum và bảo tàng đường phố với tên gọi media facade. Đây chắc chắn cũng là những địa điểm không thể bỏ lỡ khi các bạn có dịp đến thăm Hàn Quốc.

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Lee Geun

GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP

Lee Jong-kook

TỔNG BIÊN TẬP Jeon Eun-kyung

BAN BIÊN TẬP

Benjamin Joinau

Charles La Shure Jung Duk-hyun Kim Eun-gi Kim Young-na Koh Mi-seok Song Hye-jin Song Young-man

BIÊN TẬP VĂN BẢN Matthias Lehmann

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ji Geun-hwa

TRỢ LÝ BIÊN TẬP Cho Yoon-jung Ted Chan

BIÊN TẬP VIÊN Wang Bo-young

GIÁM ĐỐC NGHỆ THUẬT Kwon Sung-nyeo

THIẾT KẾ Kang Seung-mi Kim Ji-yeon Yeob Lan-kyeong

BAN BIÊN TẬP

PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan TS. Nguyễn Thị Phương Mai TS. Trần Anh Tiến TS. Hoàng Thị Trang

HIỆU ĐÍNH TS. Nguyễn Thị Phương Thúy TS. Cho Myeong Sook

THIẾT KẾ Trần Công Danh

ĐẶT MUA/ PHÁT HÀNH Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang 104 của Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.

DÀN CHỮ VÀ THIẾT KẾ Hong Communications, inc. © The Korea Foundation 2022

Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea FoundationKF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF.

Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả

Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

Chuyên đề

Khônggianbảotàngnghệthuật: Nhữngxuthếmới

04 Bảo tàng nghệ thuật, nơi nghệ sĩ sống mãi Cho Sang-in

12 Những phòng trưng bày nghệ thuật có kiến trúc đẹp

Lee Jun-hee

“The

20 Trải nghiệm nghệ thuật được công nghệ hóa Heo Dae-chan

Bảo tàng mỹ thuật đã trở thành không gian vui chơi mới

Bae Woo-ri

30 36 40 46 50

Tiêu điểm Niềm vui cho đôi tai Kim Geon-pyo

Phỏng vấn Nắm bắt những khoảnh khắc trong phim ảnh Nam Sun-woo

Bảo tồn di sản Nghệ thuật đan dây với sự tĩnh tâm Lee Gi-sook

Những câu chuyện hai nửa bán đảo Triều Tiên Chuyện chưa kể về DMZ Park Mi-kyeong

Trên những nẻo đường Ba góc nhìn về Gangneung Baek Young-ok

Chân dung thường nhật Tiệm bida cung cấp dịch vụ Hwang Kyung-shin

Giải trí Sức mạnh và sự lôi cuốn của những câu chuyện Hàn Quốc Kang Yu-jung

Nghệ thuật ẩm thực Nấm tùng nhun “gói trọn” hương thơm mùa thu Jeong Jae-hoon

Phong cách sống Cơn sốt ăn chay Seo Jung-min

Điểm nhìn Việt Nam Bảo tàng Hàn Quốc: Vẻ đẹp và sức sống từ di sản văn hóa phi vật thể Lê Thị Minh Lý

Mục lục
58 62 66 70 74
Thư Ban Biên tập
chí xuất
theo
Jeju-do
www.koreana.or.kr
Tạp
bản
quý của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si,
63565, Hàn Quốc
© Yoo Sun-tai
Words-Atelier Landscape” Yoo Sun-tai 2011. Màu acrylic trên vải canvas. 130 × 162.2 cm.
26

Đây là lối vào tòa nhà chính của Bảo tàng Nghệ thuật Whanki nằm dưới chân núi Bukak ở Seoul. Được thiết kế với những đường cong mềm mại hòa hợp với cảnh vật xung quanh, phần dưới tòa nhà được làm bằng đá và phần mái hình bán nguyệt được hoàn thiện bằng các tấm đồng phủ chì. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1992 để tưởng nhớ thế giới nghệ thuật của Kim Whan-ki, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động sáng tác của các nghệ sĩ đương đại. Công trình này được trao Giải thưởng Kiến trúc Kim Swoo-geun vào năm 1994.

C

mãi

Bảo tàng nghệ thuật Park No-soo ở quận Jongno và Bảo tàng Nghệ thuật Choi Man-lin ở quận Seongbuk vốn đều là những ngôi nhà mà hai nghệ sĩ này đã sống cả đời, sau đó trở nên nổi tiếng khi được chính quyền quận khai trương thành bảo tàng nghệ thuật. Park No-soo (19272013) là chuyên gia về hội họa truyền thống Hàn Quốc với phong cách vẽ tranh tao nhã đầy chất thiền định, còn Choi Man-lin (1935-2020) là nghệ sĩ điêu khắc thế hệ thứ nhất, người đã khởi xướng trường phái điêu khắc trừu tượng của Hàn Quốc. Ngoài ra còn có Bảo tàng Nghệ thuật Kim Chong Yung ở phường Pyeongchang chuyên tài trợ cho những nghệ sĩ điêu khắc thường bị gạt ra ngoàilềgiớimỹthuật,hoặcBảotàngKimsechoong

Đây là quang cảnh bên trong của tòa nhà triển lãm, nơi có thể chiêm ngưỡng những bức tranh theo phong cách “toàn diện điểm hoạ” đa dạng mà ông đã thử nghiệm vào thập niên 1970.

ở phường Hyochang, Seoul, mang phong cách cổ xưa đậm nét. Kim Chong Yung (1915-1982) là nghệ sĩ điêu khắc trừu tượng tiên phong của Hàn Quốc. Ông theo đuổi nghệ thuật tạo hình thuần túy tràn đầy sức sống dựa trên sự thấu tường của bản thân về tự nhiên và con người. Kim Sechoong (1928-1986) tập trung chủ yếu vào chủ đề tôn giáo. Những bảo tàng nghệ thuật kiểu này thường tổ chức nhiều buổi triển lãm đặc biệt cùng những chương trình giáo dục đa dạng nhằm tôn vinh cuộc đời và thế giới nghệ thuật của

ó hai cách đặt tên cá nhân cho bảo tàng. Cách thứ nhất là đặt tên theo nhà bảo trợ cho bảo tàng, vốn là những nhà sưu tập, như trường hợp Bảo tàng Solomon R. Guggenheim (The Solomon R. Guggenheim Museum) hay Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Whitney (Whitney Museum of American Art). Những bảo tàng này thú vị ở chỗ là chúng ta có thể thấy được triết lý sưu tập của người bảo trợ và khuynh hướng về lịch sử mỹ thuật của các bộ sưu tập. Cách thứ hai là đặt theo tên của nghệ sĩ, như trường hợp Bảo tàng Van Gogh (Van Gogh Museum), Bảo tàng Picasso Paris (Musée Picasso) và Bảo tàng Matisse (Musée Matisse), các bảo tàng này hấp dẫn ở chỗ là chúng giúp người xem hiểu về đặc trưng của từng nghệ sĩ từ nhiều góc độ khác nhau. Ở Hàn Quốc, trong 10 năm qua, các bảo tàng được đặt tên theo tên nghệ sĩ tăng lên rõ rệt. Những bảo tàng này chủ yếu được xây dựng tại quê hương của họa sĩ hoặc ở những nơi có sự liên hệ nào đó với họ.từng cá nhân nghệ sĩ, mang đến cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về

HAI CON NGƯỜI - MỘT TẤM LÒNG

Kim Whan-ki (1913-1974) chắc chắn là một họa sĩ bậc nhất của Hàn Quốc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là “Vũ trụ 05-IV-71 #200” (Universe 05-IV-71#200) đã đạt kỷ lục đấu giá với con số 88 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 13,3 tỷ won) tại Nhà đấu giá Christie, Hồng Kông. Đây là mức giá cao nhất trong số các họa sĩ Hàn Quốc. Nhưng ông được tôn vinh là họa sĩ bậc nhất Hàn Quốc không chỉ nhờ thành tích kỷ lục này. Ông sớm trau dồi họa pháp phương Tây từ thời đi du học Nhật, và thành công trong việc diễn đạt một cách tinh tế về những tình cảm rất Hàn Quốc với những chất liệu về trăng, núi, biển, gốm trắng, hạc, hoa mai...

Khi tiền đồ họa sĩ đang mênh mông, Kim Whan-ki bỏ lại phía sau danh thế và một cuộc sống ổn định để lên đường sang New York năm 1963. Ở đây, ông tiếp xúc chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng của Mỹ và hoàn thành nên những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng mang đậm màu sắc Hàn Quốc dạt dào chất trữ tình. Điều đó chứng tỏ ông là một họa sĩ đã biết từ bỏ bản thân trong quá khứ và chiến thắng chính mình. Đây chính là lý do ông được tôn vinh. Trong toàn cảnh bức tranh theo phong cách toàn diện điểm hoạch của ông, với hàng ngàn điểm được chấm lặp lại, trong vô số các dấu chấm loang mực và trùng lên nhau không có một chấm nào giống chấm nào. Chúng da diết như con mắt của người thương nhớ.

Tọa lạc ở phường Buam, Seoul, Bảo tàng Nghệ thuật Whanki được thiết kế len lỏi trong khu phố bên sườn đồi, với núi Bugak trải dài phía

Foundation·Whanki Museum

KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 5 Chuyên đề 1 Cho Sang-in Phóng viên báo Kinh tế Seoul Dịch. Bùi Phan Anh Thư © Quỹ Whanki · Bảo tàng Nghệ thuật Whanki
Bảo tàng nghệ thuật, nơi nghệ sĩ sống
Các bảo tàng nghệ thuật mang tên nghệ sĩ thường được chính quyền địa phương hoặc các quỹ văn hóa lập nên để tưởng nhớ những
từng để lại
Kim Whan-ki đã tạo dựng nên một thế giới nghệ thuật độc đáo bằng cách kết hợp chủ nghĩa hiện đại phương Tây vào chất trữ tình đậm bản sắc Hàn Quốc. ấn
nghệ sĩ
dấu
đậm nét trong lịch sử nghệ thuật Hàn Quốc, lưu giữ những thành tựu nghệ thuật mà họ theo đuổi suốt
đời, và giúp hoàn thiện danh tiếng của nghệ sĩ đó.
họ cho người thưởng lãm.
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT WHANKI:
© Quỹ Whanki Bảo tàng Nghệ thuật Whanki
© Whanki

Các bảo tàng nghệ thuật mang tên nghệ sĩ thường tổ chức nhiều buổi triển lãm đặc biệt cùng những chương trình giáo dục đa dạng nhằm tôn vinh cuộc đời và thế giới nghệ thuật của những nghệ sĩ ấy, mang đến cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về họ cho người thưởng lãm.

Bảo tàng Nghệ thuật Chang Ucchin thành phố Yangju được khánh thành vào năm 2014 để tưởng nhớ Chang Uc-chin, một trong những họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật hiện đại và đương đại Hàn Quốc. Cũng vào tháng 10 năm đó, BBC đã chọn đây là “một trong tám viện bảo tàng mới vĩ đại nhất”.

“Đứa trẻ.” 1980.

Dầu trên vải. 33,4 × 19,2 cm.

Một trong những bức tranh Chang Uc-chin vẽ đầu thập niên 1980 khi sống ở Suanbo. Những tác phẩm thời kỳ này của ông theo khuynh hướng mang tính gợi hình của những bức tranh phong cảnh sơn thủy.

“Chân dung gia đình.” 1972. Dầu trên vải. 7,5 x 14,8 cm.

Bức tranh này được vẽ vào khoảng cuối thời sống ở Deokso, có cấu trúc đối xứng đặc trưng điển hình trong các tác phẩm của ông.

Chang Uc-chin chủ yếu vẽ các vật liệu thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như nhà cửa, cây cối, trẻ em và chim chóc, thể hiện bản chất cơ bản vốn có trong các đồ vật một cách đơn giản và táo bạo.

sau, khiến toàn cảnh bảo tàng trông như một bức tranh. Sau khi Kim Whan-ki qua đời vào năm 1974, bảo tàng được khai trương vào năm 1992 sau rất nhiều nỗ lực và tặng tranh của phu nhân của ông là bà Kim Hyang-an (1916-2004). Bảo tàng Nghệ thuật Whanki là nơi sở hữu bộ sưu tập tranh điểm chấm có số lượng lớn nhất, trị giá lên đến hàng chục tỷ won.

Kim Hyang-an tên thật là Byeon Dong-rim, là một phụ nữ cấp tiến. Bà kết hôn lần đầu tiên với nhà văn Lee Sang (1910-1937), một cây bút tiên phong trong nền văn học hiện đại Hàn Quốc, nhưng ông mắc bệnh phổi và qua đời khi còn rất trẻ, chỉ mấy tháng sau khi kết hôn. Bảy năm sau tang sự của chồng cũ, thông qua sự giới thiệu của người quen, Byeon Dong-rim gặp gỡ Kim Whan-ki, một người đàn ông cao kều đã góa vợ và đang nuôi ba đứa con. Bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia đình, bà kết hôn với Kim Whan-ki và đổi tên mình thành Kim Hyang-an theo họa danh của ông là “Hyang-an”. Khi Kim Whan-ki cần một bước chuyển về nghệ thuật, bà đề nghị ông đổi chỗ ở đến Paris. Bà đến Paris trước một năm, chuẩn bị sẵn một phòng sáng tác rồi đưa chồng mình đến. Sau khi ông mất, bà lập Quỹ Whanki, mở bảo tàng mỹ thuật mang tên ông ở phường Buam, giữa một nơi gần gũi với thiên nhiên ngay trung tâm thành phố. Bà đã dành trọn phần đời còn lại của mình sống hết lòng và xứng đáng với cái tên của chồng. Tòa nhà chính của Bảo tàng Nghệ thuật Whanki có đặc trưng là hai mái vòm hình bán nguyệt liền kề, khiến tòa nhà trông giống như hình ảnh hai người đứng cạnh bên nhau. Trong những bức tranh Kim Whan-ki vẽ cuối đời, chẳng hạn bức “Cặp đôi 22-IV-74#331” (Duet 22-IV-74#331) năm 1974, có hình ảnh trừu tượng dáng hai người đứng cạnh nhau, vẽ bằng đường thẳng và điểm chấm.

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CHANG

UCCHIN CỦA THÀNH PHỐ YANGJU: NỖI LÒNG VẼ NÊN GIA ĐÌNH

Chang Uc-chin (1917-1990) là một họa sĩ vẽ về gia đình và thiên nhiên rất trong sáng. Năm 1963, ông mở một xưởng vẽ tại khu phố Deokso của Yangju, tỉnh Gyeonggi. Nơi này giúp ông thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, mà lại không quá xa Seoul, nơi gia đình ông sinh sống. Trong 12 năm ở Deokso, ông hoạt động rất sôi nổi, mở được triển lãm cá nhân đầu tiên của mình và tham gia nhiều triển lãm nhóm. Đối với ông, đó là quãng thời gian thử nghiệm tiếp nối thử thách.

Nhờ mối duyên đó, thành phố Yangju đã khánh thành Bảo tàng Nghệ thuật Chang Ucchin năm 2014. 260 tác phẩm do thân nhân họa sĩ quyên tặng tạo điều kiện cho bảo tàng này ra đời. Hai bức bích họa “Bàn ăn” (1963) và “Gia đình động vật” (1964) được dỡ ra khi xưởng vẽ Deokso bị phá bỏ đã trở thành tác phẩm được trưng bày vĩnh viễn ở bảo tàng. Bảo tàng này có màu trắng trang nhã giống với những tác phẩm của Chang Uc-chin, người vốn xem trọng sự giản dị và luôn hét lên rằng “Tôi đơn giản mà”. Kiến trúc sư Chae Song-hee và Laurent Pereira thuộc Công ty Kiến trúc Chae Pereira (Chae Pereira Architects) thiết kế ngôi bảo tàng này với mô-típ chủ đạo là bức “Hổ Thước Đồ” do Chang Ucchin vẽ năm 1984.

Chang Uc-chin thích vẽ tranh cỡ nhỏ. Bức “Chân dung gia đình” (1972) chỉ vừa bằng bàn tay, vẽ một gia đình gồm người cha để râu quai nón, người mẹ mặc quần áo trắng và hai đứa con nắm hai bàn tay lại ngay ngắn chứa vừa vặn trong khung tranh. Có lẽ cả nhà đang ngắm hoàng hôn nên xung quang ngôi nhà tràn một màu đỏ. Hai cây cổ thụ ở hai bên nhà trông như đang bảo vệ cho gia đình này.

Phía trước bảo tàng có một dòng suối trong

lành chảy qua. Vào mùa nóng có nhiều gia đình đến tham quan vui chơi dưới suối, vào mùa xuân và mùa thu nhiều người đến thưởng ngoạn cảnh hoa nở và lá phong thay màu. Chang Uc-chin vốn không ưa không gian đô hội nhộn nhịp, hẳn sẽ rất vừa ý ngôi bảo tàng được bao quanh bởi khung cảnh biến đổi theo mùa như thế này. Với một bố cục siêu thực và táo bạo, đây là một bảo tàng nghệ thuật giúp ta có thể cảm nhận được thế giới tác phẩm của ông, nơi mà thiên nhiên, động vật và con người cùng chung sống hòa bình với nhau.

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT PARK SO KEUN QUẬN YANGGU: QUÊ HƯƠNG TRƯỚC SAU NHƯ MỘT

Họa sĩ Park Soo-keun (1914-1965) mà nhiều người Hàn yêu mến sinh ra ở Yanggu, tỉnh Gangwon. Năm ông 12 tuổi, ông bắt gặp tác phẩm “Hồi chuông chiều” (L'Angélus) của danh họa Jean-François Millet và ông quyết tâm trở thành một danh họa như Millet. Vì quá nghèo nên ông phải tự học vẽ, chứ không dám tơ tưởng du học. Đối với ông, thiên nhiên là người thầy và các giác quan là người cố vấn. Sau chiến tranh Triều Tiên, Park Soo-keun từng làm nghề vẽ chân dung tại một trạm phân phối hàng hóa cho quân đội Hoa Kỳ. Có một giai thoại nổi tiếng rằng tiểu thuyết gia tiêu biểu của Hàn Quốc Park Wan-suh (1931-2011) - người đã khắc họa đậm nét mọi hình tượng đa dạng của xã hội Hàn Quốc như mặt trái của chủ nghĩa tư bản hay sự lỗi thời của thể chế gia đình - đã từng làm việc trong một căn tin thời đó và được Park Sookeun truyền cảm hứng nên đã sáng tác nên tác phẩm đầu tay “Cây trụi lá”.

Park Soo-keun rất thích vẽ cây cối trụi lá. Hình ảnh thân cây trơ trọi ngụ ý sự chờ đợi mùa xuân với những chồi non và những nụ hoa còn đangẩngiấu.Nhữngbứctranhđơnsơvàhiuquạnh

CHUYÊN ĐỀ 1 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 7 6
©
City © Quỹ CHANGUCCHIN © Quỹ CHANGUCCHIN © Kang Woon-gu
The Chang Ucchin Museum of Art in Yangju

của ông thì thầm niềm mong ngóng, hy vọng. Ông sử dụng kỹ thuật vẽ độc đáo bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần thao tác vẽ màu rồi lại phơi khô, tạo nên nhiều lớp màu sần sùi khiến bức tranh khi hoàn thiện trông giống như tượng được tạc trên đá. Mang đường nét khuôn mặt đơn giản mà mờ ảo, các nhân vật trong tranh của ông trở thành hình ảnh phổ quát của thời đại thay vì chỉ mô phỏng biểu cảm chi tiết của một cá nhân cụ thể nào đó. Người mẹ trong tranh có thể hiểu là mẹ tôi, nhưng cũng đồng thời là mẹ của mọi người. Dáng vóc của các nhân vật được vẽ bằng những đường nét tối giản, khiến họ trông cao quý như những bức họa thiêng thời trung cổ.

Bảo tàng Nghệ thuật Park Soo-keun được huyện Yanggu khánh thành vào năm 2002 tại nơi sinh của ông - làng Jeongrim, ấp Yanggu, tỉnh Gangwon. Từ ý tưởng của kiến trúc sư Lee Jongho, người phụ trách thiết kế công trình này, bảo tàng được xây dựng như thể được chạm khắc lên vùng đất rộng, tương tự như những bức tranh của Park Soo-keun. Công trình này mang một vẻ yên ả vô hạn giữa lòng thiên nhiên. Được gia đình và các nhà tài trợ đóng góp dần qua nhiều năm, bộ sưu tập của bảo tàng đến nay đã lên đến hơn 235 tác phẩm. Cựu chủ tịch tập đoàn Samsung, ông Lee Kun-hee (1942-2020) nổi tiếng là một nhà sưu tập tranh, cũng yêu thích các tác phẩm của Park Soo-keun. Ông đã mua lại được bức “Hàn-Nhật” (1959) từ một người nước ngoài tại cuộc đấu giá Christie ở New York vào năm 2003. Gia đình Samsung đã tặng lại cho bảo tàng

Soo-keun vốn

hình ảnh thường dân trên canvas, sau này ông đạt được thẩm mỹ bản địa bằng cách đơn giản hóa bố cục và các đường nét vẽ và bố cục trên các chất liệu thô như đá granit.

Đây là toàn cảnh tòa nhà

Pavilion Park Soo-keun nằm bên trong khu Bảo tàng Nghệ thuật Park Soo Keun quận Yanggu. Tòa này này được Nó được xây dựng vào năm 2014 nhân dịp để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ

Park Soo-keun, và dùng để trưng bày các tác phẩm do các nhà tài trợ quyên góp.

tác phẩm này cùng bốn bức tranh sơn dầu và 14 bức vẽ phác thảo vào năm 2021. Những bức tranh đậm đà sắc quê của ông nay đã về với quê hương.

“Ngày nhàn nhã.” 1959. Dầu trên vải. 33 x 53 cm. Tác phẩm này đã được nghệ sĩ trưng bày tại Triển lãm Nghệ thuật Hàn Quốc lần thứ 8 năm 1959. Ông Lee Kun-hee, cố Chủ tịch Tập đoàn Samsung đã mua nó trong cuộc đấu giá của Christie ở New York vào năm 2003 và gia đình ông đã tặng bức này cho Bảo tàng Park Soo Keun vào năm 2021.

Được xây dựng năm 2002 tại nơi sinh của họa sĩ, bằng cách xếp chồng lên nhau những viên đá granit không đồng đều, Bảo tàng Nghệ thuật Park Soo Keun quận Yanggu thể hiện lại kết cấu trong các tác phẩm của ông. Do tranh của ông có giá cao trên thị trường mỹ thuật nên bảo tàng có ít tranh vào những ngày

“Cây và hai người phụ nữ.” 1956. Dầu trên ván cứng. 27 x 19,5 cm. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Park Soo-keun, một cái cây trơ trụi tượng trưng cho hình ảnh người Hàn sau Chiến tranh Triều Tiên, họ vẫn giữ niềm hy vọng dù sống trong đau thương. Bức tranh này trở thành mô típ cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của Park Wansuh là “Cây trụi lá” (1970).

CHUYÊN ĐỀ 1 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 9 8
© Nhật báo JoongAng © Bảo tàng Nghệ thuật Park Soo Keun quận Yanggu ©
© Bảo tàng Nghệ thuật Park Soo Keun quận Yanggu ©
Park
Bảo tàng Nghệ thuật Park Soo Keun quận Yanggu
Bảo tàng Nghệ thuật Park Soo Keun quận Yanggu
thích vẽ

© Bảo tàng Nghệ thuật Kim Tschang-Yeul tỉnh Jeju

© Bảo tàng Nghệ thuật Kim Tschang-Yeul tỉnh Jeju

Bảo tàng Nghệ thuật Kim Chang-Yeul tỉnh Jeju được mở cửa vào năm 2016 với mục đích tưởng nhớ những thành tựu và tinh thần của Kim Changyeul, một họa sĩ đại diện cho nền mỹ thuật hiện đại Hàn Quốc. Tòa nhà của bảo tàng được lấy cảm hứng từ những giọt nước của người nghệ sĩ, nơi ánh sáng và bóng tối cùng tồn tại. Ngoài các cuộc triển lãm theo kế hoạch về các chuyên đề khác nhau, nơi đây còn tổ chức các chương trình giáo dục cho người dân Jeju.

“Hồi quy.” 2012. Màu acrylic trên vải gai dầu. 195 x 300 cm. Từ giữa thập niên 1980, họa sĩ cho ra mắt một loạt tranh chủ đề “Hồi quy” với nền là sách “Thiên tự văn”, thể hiện triết học và tâm linh phương Đông.

Kim Tschang-yeul tham gia phong trào “chủ nghĩa không chính thức” vào thập niên 1960, trong thời gian đầu, ông cho ra mắt những bức trừu tượng thể hiện những dấu tích đau thương của chiến tranh. Sau khi trình làng những bức tranh giọt nước đầu tiên tại buổi triển lãm ở Paris vào năm 1972, ông đã khám phá sự tạo hình cho những giọt nước bằng cách sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như giấy báo, sợi gai dầu, cát và bảng gỗ.

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT KIM TSCHANG -YEUL TỈNH JEJU: SỰ BẮT ĐẦU HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN

Nơi có thể xem được những bức tranh vẽ giọt nước đầu tiên của của “Danh họa giọt nước” Kim Tschang-yeul (1929-2021) là Bảo tàng Nghệ thuật Kim Tschang-Yeul do tỉnh Jeju lập ra ở huyện Hallim thuộc Jeju. Ông sinh năm 1929 tại Maengsan, tỉnh Pyongannam, nay thuộc Bắc Triều Tiên. Có lời đồn là từ nhỏ ông không chỉ rất thông minh, đến độ ông học được “Thiên tự văn” (quyển sách viết về các hiện tượng tự nhiên và đạo đức nhân loại - chú thích của người dịch) từ ông nội, mà còn có tài vẽ tranh. Năm 17 tuổi, Kim Tschang-yeul bị tình nghi chống cộng, nên đã một mình đi bộ vượt qua vĩ tuyến 38. Sau đó, trong sáu tháng sống ở trại tị nạn tại Seoul, như một kỳ tích, ông đã gặp lại cha mình. Thương cho đứa con trai vượt khó trong sinh tử, cha ông đã cho phép ông vẽ tranh, điều mà trước đây cha ông kịch liệt phản đối. Thế là Kim Tschang-yeul vào Trường Đại học Mỹ thuật của Đại học Quốc gia Seoul. Khi nội chiến nổ ra, thay vì đi quân dịch, ông chọn trường cảnh sát, sau khi tốt nghiệp cao đẳng cảnh sát, ông đi làm việc ở Jeju một năm. Đây cũng chính là mối nhân duyên khiến bảo tàng nghệ thuật mang tên ông có mặt ở Jeju.

Tranh vẽ của Kim Tschang-yeul trong thập niên 1960 đều tăm tối và dấp dính. Những bức tranh này được xếp vào “chủ nghĩa không chính thức” (Art Informel), diễn tả chủ nghĩa hiện sinh

thời hậu chiến bằng một thứ cảm xúc mãnh liệt không rõ hình thù. Cục sơn màu giống như cục nghẹn trong lồng ngực, biến dần thành loại chất lỏng dinh dính rò rỉ ra ngoài từ một lỗ hổng.

Trông chúng giống như những giọt nước mắt máu của người đang âm thầm khóc không thành tiếng vì vết thương chiến tranh. Sau khi được liên tục mời đi các triển lãm ở nước ngoài, ông dọn đến New York rồi sau đó chuyển đến định cư hẳn ở Paris từ năm 1969. Thời đó còn nghèo khó, ông lấy chuồng ngựa làm xưởng vẽ. Vì thiếu nguyên liệu, ông tái sử dụng tấm canvas bằng cách lật mặt sau lên, thấm nước lên đó để tẩy màu đi. Một sáng nọ, ông bắt được khoảnh khắc nghệ thuật khi thấy những giọt nước lấp lánh treo thân sáng rạng trên bề mặt tấm canvas.

Những giọt nước được vẽ trên vải bố trông chân thực đến độ chúng như thể sẽ chảy xuống nếu có người rung lắc bức tranh. Thật ra, đó chỉ là hiện tượng ảo ảnh được tạo nên từ sự hài hòa giữa phần không vẽ và phần đổ bóng, giữa màu trắng và màu vàng. Những giọt nước long lanh ấy tồn tại trong sự dồn ép giữa lực căng mọng và trọng lực chảy, tựa như nghịch lý của một không gian trống rỗng dồi dào. Một bức họa trông dễ dàng nhưng không hề đơn giản chính là lý do khiến ông được vừa được công chúng yêu thích vừa được giới nghệ thuật tôn vinh.

Tòa nhà bảo tàng nghệ thuật này được xây dựng nên theo hình chữ “hồi” (回), với kết câu hình vuông nhỏ chứa trong hình vuông lớn hơn. Ông đã bắt đầu vẽ giọt nước trên “Thiên tự văn”

từ năm ông 60 tuổi với liên tác “Hồi quy”. Điều này ngụ ý về sự quay trở về nguồn cội của mình, kể từ thời khắc đầu tiên khi ông cầm cọ vẽ.

Trong ngày khai trương Bảo tàng Nghệ thuật Kim Tschang-Yeul vào tháng 9 năm 2016, ông nói rằng: “Tôi sinh ra ở Meongsan và đến được Jeju này mà không bị hổ ăn thịt. Nếu tôi không bị cá mập ăn thịt thì tôi có ước mơ sống phần đời còn lại của mình ở đây”. Sau khi ông qua đời, hài cốt ông được chôn dưới gốc cây bên cạnh bảo tàng như di nguyện của ông, tuy không thể trở về phương Bắc nhưng ông vẫn được ở lại Jeju, quê hương thứ hai của mình. Ông sống đời đời cùng với bảo tàng nghệ thuật mang danh ông.

CHUYÊN ĐỀ 1 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 11 10
© Kim Dae-soo

xuất bản Paju, Phòng Trưng bày Nghệ thuật Mimesis được kiến trúc sư người Bồ Đào Nha, Álvaro Siza thiết kế và hoàn thành vào năm 2009. Không gian triển lãm được tạo thành từ nhiều bề mặt cong khác nhau đã loại trừ tối đa ánh sáng nhân tạo, thu hút ánh sáng tự nhiên giúp bạn có thể cảm nhận được bữa tiệc ánh sáng thay đổi theo từng thời khắc. Cung cấp bởi Openbooks, ảnh bởi Fernando Gera

Những phòng trưng bày nghệ thuật có kiến trúc

đẹp

Phòng trưng bày nghệ thuật là một cái bát khổng lồ để lưu giữ và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Bản thân những phòng trưng bày được hoàn thành với tài năng của các kiến trúc sư đẳng cấp thế giới cũng chính là các tác phẩm nghệ thuật. Các công trình kiến trúc đương nhiên được thiết kế theo môi trường xung quanh và cũng là công cụ truyền tải thông điệp mà phòng trưng bày muốn nói lên.

Chuyên đề 2 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 13 Lee Jun-hee Giáo sư Khoa Mỹ thuật Hiện đại, Trường Đại học Konkuk Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai
Tọa lạc tại thành phố

Cung cấp bởi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc, ảnh bởi Namgoong Sun

Nếu bảo tàng là một cuộc hành trình đi về quá khứ thì phòng trưng bày nghệ thuật là một cuộc hành trình về hiện tại. Đó là vì các bảo tàng chủ yếu trưng bày những gì xưa cũ, dấu vết lịch sử văn hóa nhân loại trước thời cận đại thì các phòng trưng bày nghệ thuật trưng bày những điều tương đối mới. Bạn có thể trang trí một bảo tàng không chỉ với di sản văn hóa mà với tất cả mọi thứ tồn tại trên đời. Còn phòng trưng bày nghệ thuật - nơi chuyên tập hợp và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật - cũng là một nhánh của bảo tàng theo nghĩa rộng.

Bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật tuy có vẻ giống nhau nhưng lại hơi khác về tính chất. Cả ở mặt kiến trúc cũng vậy. Bảo tàng có khi là những tòa nhà cũ được cải tạo, chẳng hạn như Bảo tàng Louvre ở Pháp, thế nhưng phòng trưng bày nghệ thuật nhiều khi phải xây mới cho phù hợp với chức năng và mục đích sử dụng, chẳng hạn như Bảo tàng Solomon R. Guggenheim ở New York do Frank Lloyd Wright thiết kế hay Bảo tàng Guggenheim Bilbao, Tây Ban Nha do Frank Gehry thiết kế. Đặc biệt, nhiều phòng trưng bày nghệ thuật do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới thiết kế đã trở thành tài nguyên du lịch quan trọng không khác gì các địa danh nổi tiếng. Vớibềdàylịchsửvàtruyềnthốnghơn5.000năm,cácthành

phố của Hàn Quốc kết hợp hài hòa tuyệt diệu giữa nét truyền thống và hiện đại. Tương xứng với điều đó, có rất nhiều phòng trưng bày nghệ thuật lớn nhỏ trên khắp cả nước. Cũng có rất nhiều phòng trưng bày nghệ thuật được thiết kế bởi các kiến trúc sư nổi tiếng khắp thế giới, và bản thân những nơi này cũng không thua kém gì những tác phẩm độc

tàng có quy mô lớn đến nỗi được chia thành tổng cộng bốn cơ sở. Cơ sở chính ở thành phố Gwacheon, tỉnh Gyeonggi, hai cơ sở ở Seoul và một cơ sở khác ở thành phố Cheongju tỉnh Chungcheongbuk cách Seoul khoảng 130km. Một trong hai cơ sở ở Seoul nằm bên trong cung điện Deoksu (Đức Thọ), nơi sinh sống của các vị vua triều đại Joseon.

Điện Seokjo (Thạch Tạo), một trong những điện chính của cung điện, là một tòa nhà kiểu Âu hoàn thành vào năm 1910 do kiến trúc sư người Anh John Reginald Harding thiết kế và

được xây theo phong cách tân cổ điển. Ban đầu nó được xây dựng làm nơi sinh hoạt (pyeonjeon - tiện điện) và ngủ (chimjeon - tẩm điện) của Hoàng đế Gojong (Cao Tông) nhưng vào năm 1933, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, cung điện đã được chuyển thành bảo tàng và mở cửa đón công chúng. Sau khi trải qua những thăng trầm lịch sử, tòa nhà này hiện đang là Bảo tàng Lịch sử Đại Hàn Đế quốc từ năm 2014. Còn tòa nhà hiện được sử dụng làm cơ sở phụ của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia là Tây quán - tòa nhà phía Tây của điện Seokjo, được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Nhật và xây mới vào năm 1938. Đây là tòa nhà đầu tiên ở Hàn Quốc được xây dựng với mục đích dùng làm phòng trưng bày nghệ thuật ngay từ đầu và có tên gọi là “Phòng trưng bày nghệ thuật Hoàng gia họ Lý (Lý Vương gia)” vào thời điểm xây dựng. Tại đây chủ yếu trưng bày các tác phẩm nghệ thuật cận đại. Mặt khác, cơ sở Seoul nằm ở khu vực trung tâm của Seoul lại được khai trương tương đối gần đây vào năm 2013. Được thiết kế bởi Mihn Hyun-jun, giáo sư Khoa Kiến trúc của Đại học Hongik, tòa nhà nằm ngay bên cạnh cung Gyeongbok (Cảnh Phúc), cung điện hoàng gia triều đại Joseon, và xung quanh cũng có nhiều di tích lịch sử khác. Do bị giới hạn chiều cao công trình ở khu trung tâm nên không gian triển lãm được đặt dưới lòng đất và tuy bề ngoài không hoa lệ nhưng tòa nhà lại có đủ các cơ sở vật chất hiện đại nhất. Tại đây có các không gian triển lãm với quy mô và chức năng khác nhau như phòng triển lãm theo dự án, rạp chiếu phim và cửa hàng nghệ thuật... Nơi đây chủ yếu trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại của các nghệ sĩ đang hoạt động sôi nổi trong và ngoài nước. Cơ sở ở Gwacheon của bảo tàng này cách trung tâm thành phố Seoul một giờ đi tàu điện ngầm là một phòng trưng bày nghệ thuật thân thiện với thiên nhiên. Đặc biệt, nó nổi tiếng với “The More, The Better” (tạm dịch “Càng nhiều càng tốt”, 1986-1988) - tác phẩm tiêu biểu của nghệ sĩ truyền thông Paik Nam-june được lắp đặt ở sảnh chính. Khu vực ngoài trời của bảo tàng là một công viên điêu khắc được bao quanh bởi khu rừng rậm rạp. Vườn bách thú và công viên giải trí rộng lớn nằmngaycạnhbảotàngnêncórấtnhiềugiađìnhđếnthamquan.

Đây là hình ảnh Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia tại Seoul được thiết kế bởi kiến trúc sư Mihn Hyun-Jun và mở cửa vào năm 2013. Tòa nhà khá thấp này không làm tổn hại đến cảnh quan xung quanh với sân khắp nơi giúp ta cảm nhận được không gian mở. Ở phía xa đằng sau có thể nhìn thấy một phần của Jongchinbu (Tông Thân Phủ), nơi xử lý các công việc của thân tộc hoàng gia thời Joseon.

Tòa nhà vốn là Bộ Tư lệnh An ninh Quân đội Hàn Quốc, hiện được sử dụng làm lối vào Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia tại Seoul. Hoàn thành vào năm 1932, công trình này được sử dụng làm trung tâm khám bệnh ngoại trú của Bệnh viện trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Gyeongseong và sau đó được sử dụng làm khu phụ của Bộ Tư lệnh An ninh từ năm 1971 đến năm 2008.

Cung cấp bởi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc, ảnh bởi Myung yi-shick

CHUYÊN ĐỀ 2 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 15 14
QUY MÔ VÀ ĐẲNG CẤP CỦA BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI QUỐC GIA HÀN QUỐC Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia (MMCA, National Museum of Modern and Contemporary Art) trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc sở hữu các tác phẩm nghệ thuật từ thời cận đại đến thời hiện đại. Bảo
lập.

Phòng Trưng bày Nghệ thuật

bao gồm ba tòa nhà

thiết kế bởi các

trúc sư nổi tiếng thế giới Mario Botta, Jean Nouvel và Rem Koolhaas. Trong ảnh là phòng triển lãm nghệ thuật cổ đại M1 do Mario Botta thiết kế trên cơ sở hình tượng hóa vẻ đẹp của gốm Hàn Quốc. Cửa hàng Leeum nằm ngay ở sảnh Phòng Trưng bày Nghệ thuật Leeum mới mở cửa trở lại vào năm 2021 sau quá trình sửa chữa.

Sau khi mở cửa trở lại, nơi đây được chuyển thành cửa hàng theo chủ đề thủ công mỹ nghệ, bán các tác phẩm của nghệ nhân thủ công Hàn Quốc.

Dongdaemun Design Plaza do kiến trúc sư người Iraq, Zaha Hadid thiết kế được biết đến rộng rãi đến mức những nhà nghiên cứu kiến trúc từ khắp nơi trên hế giới đến thăm Seoul để tham quan. Đây là một không gian văn hóa phức hợp tổ chức nhiều sự kiện đa dạng như hời trang, thiết kế và riển lãm mỹ thuật.

Cuối cùng, cở sở tại Cheongju có chức năng lưu trữ và quản lý các bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia, một phần trong số đó được trưng bày cho công chúng thưởng lãm tại một không gian trưng bày nghệ thuật mở được cải tạo từ một nhà máy sản xuất thuốc lá.

THIẾT KẾ CỦA CÁC KIẾN TRÚC SƯ NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

Bảo tàng Nghệ thuật Leeum mở cửa vào năm 2004 là bảo tàng mỹ thuật tư nhân tiêu biểu của Hàn Quốc. Nằm trong khu dân cư cao cấp ở phường Hannam, Seoul, địa chỉ này là sự kết hợp của bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật, nơi chúng ta có thể cùng lúc chiêm ngưỡng các di sản văn hóa quốc gia và các tác phẩm nghệ thuật hiện đại bậc nhất.

Là nơi trưng bày những bộ sưu tập hàng đầu Hàn Quốc, Bảo tàng Nghệ thuật Leeum cũng được đánh giá là công trình kiến trúc đẹp nhất. Nó bao gồm ba tòa nhà được thiết kế bởi ba kiến trúc sư nổi tiếng thế giới, mỗi tòa nhà thể hiện một cá tính khác nhau và cho thấy giá trị kiến trúc của bảo tàng. Cũng có một số người ví nơi này như món cơm trộn (bibimbap), vì các tòa nhà mang những nét đặc sắc khác biệt hòa quyện vào nhau như món bibimbap với các nguyên liệu mang hương vị khác nhau được trộn lẫn.

Bảo tàng M1 là nơi trưng bày các tác phẩm mỹ thuật cổ, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Thụy Sĩ Mario Bottangười đã thiết kế Tháp Kyobo ở Gangnam và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco (SF MOMA) ở San Francisco, Hoa Kỳ. Bảo tàng M2 là nơi trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật đương đại của Leeum do kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel thiết kế. Các công trình tiêu biểu của ông bao gồm Trung tâm Văn hóa Ả Rập ở Paris, Bảo tàng Quốc gia Qatar và Louvre Abu Dhabi... Phòng triển lãm theo dự án còn được gọi là Black Box (Hộp Đen) do kiến trúc sư người Hà Lan Rem Koolhaas -

người hiện được biết đến là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trên thế giới - thiết kế. Ông đã để lại nhiều công trình kiến trúc đặc sắc ở nhiều thành phố trên toàn thế giới như trụ sở chính Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Tại Hàn Quốc, Bảo tàng Nghệ thuật Đại học Quốc gia Seoul (MOA) tại Đại học Quốc gia Seoul cũng là công trình của ông.

Ngoài ra còn có rất nhiều phòng trưng bày nghệ thuật đáng chú ý về kiến trúc ở Seoul. Dongdaemun Design Plazabiểu tượng của Seoul - là một trong số đó, đến mức nhiều người nghiên cứu về kiến trúc từ khắp nơi trên thế giới đến Seoul để xem địa điểm này. Zaha Hadid, kiến trúc sư quá cố người Iraq (mất năm 2016) đã thiết kế công trình này. Bề ngoài của công trình vô cùng ấn tượng vì được xử lý bằng những đường cong mềm mại và không có bất cứ đường thẳng nào. Không giống với những công trình kiến trúc thường thấy, tòa nhà này không có mặt chính và cũng không thể đếm được số tầng, vì vậy có nhận xét cho rằng hình dáng tòa nhà giống con tàu vũ trụ trong phim không tưởng. Tòa nhà cũng thường được so sánh với những tòa nhà cao tầng chọc trời xung quanh vì thiết kế trải rộng đều sang hai bên. Mặc dù không phải là bảo tàng hay phòng trưng bày nghệ thuật chính thức, nhưng đây là một không gian văn hóa phức hợp, thường xuyên tổ chức các sự kiện đa dạng như trình diễn thời trang...

Trong khi đó, thành phố Paju thuộc tỉnh Gyeonggi nằm ở phía tây bắc của Seoul là một đô thị đặc biệt tập trung các khu xuất bản. Ở đây có Bảo tàng Nghệ thuật Mimesis quản lý bởi một nhà xuất bản chuyên về mỹ thuật do kiến trúc sư người Bồ Đào Nha Álvaro Siza thiết kế. Bên ngoài bảo tàng được sơn màu trắng và hoàn thiện với những đường cong mềm mại như từng làn sóng xô khiến nó có thể dễ dàng được nhận ra ngay từ xa. Đúng chất của một bảo tàng mỹ thuật do nhà xuất bản quản lý, ở tầng một là hiệu sách và các không gian triển lãm quy

CHUYÊN ĐỀ 2 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 17 16
Leeum
được
kiến
© Phòng Trưng bày Nghệ thuật
© Phòng Trưng bày
thuật Leeum © TongRo Image
Leeum
Nghệ

Với bề dày lịch sử và truyền thống hơn 5.000 năm, các thành phố của Hàn Quốc kết hợp hài hòa tuyệt diệu giữa nét truyền thống và hiện đại. Tương xứng với điều đó, có rất nhiều phòng trưng bày nghệ thuật lớn nhỏ trên khắp cả nước.

mô khác nhau trong một khối tổng thể

PHÒNG TRƯNG BÀY NGHỆ THUẬT TRONG LÒNG PHONG CẢNH

Toàn cảnh của tòa James Turrell Pavilion ở Bảo tàng SAN. Ẩn mình sâu trong những ngọn núi ở Wonju thuộc tỉnh Gangwon, bảo tàng này được kiến trúc sư người Nhật Bản Tadao Ando thiết kế và mở cửa vào tháng 5 năm 2013.

Tòa nhà chính của Bảo tàng

SAN là tòa nhà chứa đựng

triết lý của kiến trúc sư muốn

kết nối trái đất, bầu trời và con người làm một. Khu

vườn Nước hướng dẫn

du khách đến lối vào của

tòa nhà chính tạo ra ảo giác

bảo tàng đang nổi trên

mặt nước.

Bảo tàng SAN nằm trong Khu nghỉ dưỡng Thung lũng Oak thuộc thành phố Wonju, tỉnh Gangwon do Tadao Ando phụ trách phần kiến trúc và mở cửa vào tháng 5 năm 2013. Bảo tàng đặc biệt nổi tiếng hơn vì được xây dựng để trưng bày các tác phẩm của nghệ sĩ sắp đặt James Turrell, người được biết đến như một nghệ sĩ của ánh sáng và không gian. Đây là không gian văn hóa nghệ thuật tổng hợp quy mô lớn với tổng chiều dài di chuyển để thưởng lãm hơn 2 km. Vào năm 2014, tờ Financial Times của Anh đã trích lời Tadao Ando giới thiệu đó là “một bảo tàng trong mơ không nơi đâu có” (“I wanted to create a garden museum in the sky, a dreamlike museum like no other”). Năm 2016, tạp chí nghệ thuật Singapore “The Artling” đã giới thiệu đây là một “bảo tàng ở châu Á bạn phải đến trước khi chết”. Ẩn mình trong núi, bảo tàng giữ nguyên vẹn cảnh quan xung quanh và có cấu trúc gồm các tòa nhà nối tiếp nhau dọc theo một con đường nhỏ dài 700m từ lối vào đến James Turrell Hall. Nơi này mang đến cho bạn trải nghiệm cùng lúc cả mỹ thuật hiện đại và kiến trúc hiện đại.

Ngôi nhà của Lee Ung-no (Memorial Hall of the House of Goam Lee Ung-no) là một phòng trưng bày nghệ thuật nhỏ được xây dựng vào năm 2011 ở Hongseong - ngôi làng nơi Lee

Ung-no sinh ra và lớn lên - nhằm tưởng nhớ các nhà nghệ thuật đã để lại dấu ấn trong lịch sử mỹ thuật Hàn Quốc. Lee Ung-no (1904-1989) là một họa sĩ theo phong cách nghệ thuật truyền thống. Từng có cuộc sống ổn định của một giáo sư trường đại học mỹ thuật từ khi còn trẻ, nhưng ở tuổi 50, ông đã có một sự thử sức mới. Ông từ bỏ sự nghiệp huy hoàng của mình ở quê nhà và chuyển đến Paris, Pháp, nơi không có bất kỳ mối liên hệ nào. Tại đây, ông đã nhận được sự chú ý của giới nghệ thuật châu Âu với phong cách hội họa giao thoa giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây độc đáo như loạt tác phẩm “Chữ viết trừu tượng” (Abstract Letter) và “Đám đông” (Crowd).

Ngôi nhà tưởng niệm này do kiến trúc sư lão thành người Hàn Quốc Joh Sung-yong thiết kế, giản dị và thanh tao như các tác phẩm của Lee Ung-no với thiên nhiên và con người kết hợp hài hòa. Ngôi nhà của Lee Ung-no có hồ sen hoa nở và cảnh quan sân vườn trước đẹp không kém tòa nhà chính của bảo tàng. Đây là nơi bạn có thể trải nghiệm khung cảnh sinh thái và thân thiện với thiên nhiên, điều không thể cảm nhận được tại các bảo tàng mỹ thuật khổng lồ với quy mô hoành tráng. Các công trình tiêu biểu khác của Jo Sung-yong bao gồm Phòng trưng bày Nghệ thuật Uijae ở Gwangju, Phòng trưng bày Nghệ thuật Soma ở công viên Olympic Seoul và công viên Seonyudo trên sông Hán.

Trong số đó, Phòng trưng bày Nghệ thuật Uijae được xây dựng dưới chân núi Mudeung ở Gwangju vào năm 2001 để tưởng nhớ tinh thần và thành tựu nghệ thuật của Heo Baek-ryeon (1891-1977). Heo Baek-ryeon kế thừa kỹ thuật và tinh thần của hội họa truyền thống, khác với những nghệ sĩ trẻ nổi bật cùng thế hệ với ông hoạt động tại Seoul và theo đuổi phong cách hội họa hiện đại. Không chỉ là một họa sĩ, ông còn thành lập trường kỹ thuật nông nghiệp và có nhiều hoạt động đa dạng như chăm sóc vườn chè. Hòa mình vào cảnh quan nhờ giữ nguyên điều kiện địa hình của con đường mòn leo núi Mudeung, phòng trưng bày nghệ thuật này được đánh giá giống như một bức thủy mặc. Vào năm 2013, núi Mudeung được nâng hạng lên thành công viên quốc gia khiến nơi đây trở thành phòng trưng bày nghệ thuật tư nhân duy nhất nằm trong vườn quốc gia.

CHUYÊN ĐỀ 2 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 19 18
© Bảo tàng
Bảo tàng SAN
SAN ©

Trải nghiệm nghệ thuật được công nghệ hóa

Ứng dụng công nghệ hiện đại đã góp phần thay đổi ý nghĩa của việc thưởng thức nghệ thuật từ “ngắm nhìn” sang “trải nghiệm”. Bên cạnh đó, công nghệ đã phá vỡ không gian giới hạn của phòng trưng bày truyền thống và mở rộng ra khắp thành phố. Công nghệ ngày nay một mặt giao tiếp với thời đại và tạo ra phương thức thưởng thức nghệ thuật mới, mặt khác thay đổi cả cách hiện hữu của phòng trưng bày nghệ thuật.

“Wave” (Sóng là tác phẩm triển lãm nghệ thuật truyền thông tại Bảo tàng Arte ở Yeosu giúp ngườ xem trải nghiệm những đợt sóng ớn ập đến Tác phẩm sử dụng công nghệ anamorphic tạo ảo ảnh quang học ba chiều. Được khai trương vào tháng 8 năm 2021 bảo tàng trưng bày 12 tác phẩm về chủ đề đại dương, tôn lên đặc trưng của thành phố biển Yeosu.

Chuyên đề 3 21 Heo Dae-chan Tổng Biên tập Kênh Văn hóa Nghệ thuật Đa phương tiện AliceOn Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI
© d’strict

Tháng 10 năm 2014, tại Khu tưởng niệm Chiến tranh Hàn Quốc ở Yongsan, Seoul đã tổ chức triển lãm đặc biệt. Với chủ đề “Van Gogh: Thước phim 10 năm”, triển lãm trưng bày các tác phẩm của họa sĩ người Hà Lan Vincent Van Gogh dưới dạng hình ảnh, không phải tranh gốc. Khách tham quan bày tỏ sự thán phục khi thấy các nhân vật trong tranh chuyển động, cây bách đung đưa trong gió và hình ảnh ngôi nhà nơi Van Gogh từng sống trở nên sống động trong không gian ba chiều. Khác với triển lãm nghệ thuật phẳng trước đây, triển lãm trải nghiệm này được hưởng ứng nồng nhiệt đến mức đã kéo dài thời gian trưng bày thêm một tháng. Lý do khiến khách tham quan có cảm giác đắm chìm trong phòng triển lãm chính là nhờ việc sử dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ đồ họa chuyển động, công nghệ trình chiếu 3D Mapping... Đồ họa chuyển động là công nghệ sử dụng chương trình máy tính để tạo hình ảnh động; 3D Mapping là công nghệ chiếu hình ảnh bằng ánh sáng lên bề mặt nào đó như mặt tường tòa nhà hoặc bề mặt các vật thể. Công nghệ này cũng được sử dụng đa dạng trong cả nghệ thuật biểu diễn như hòa nhạc, sân khấu nhạc kịch; công nghệ này đã từng thu hút sự chú ý của khán giả khi được sử dụng trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018.

TRẢI NGHIỆM NGHỆ THUẬT MỚI

Nghệ thuật truyền thông nhập vai (immersive media art) đang được ưa thích gần đây được tiếp sức lớn từ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. Nghệ thuật truyền thông nhập vai sử

dụng nhiều máy chiếu để chiếu hình ảnh lên bề mặt tường, cột và sàn nhà của không gian triển lãm. Trước đây, để thưởng thức tác phẩm trưng bày, khách tham quan thường đứng lùi lại hoặc nhìn từ xa. Thế nhưng, tại khu trưng bày nghệ thuật truyền thông nhập vai, toàn bộ không gian đóng vai trò là bức canvas mang đến cho khách tham quan trải nghiệm ảo giác như thể bị cuốn vào tác phẩm và trở thành một phần trong đó. Trải nghiệm trực quan được mở rộng từ mặt phẳng hai chiều sang không gian ba chiều. Bằng cách này, nghệ thuật truyền thông nhập vai đã thay đổi cách thưởng thức tác phẩm trong phòng triển lãm sang một tầm cao mới. Đặc biệt, nghệ thuật truyền thông nhập vai càng được chú ý hơn nhờ đáp ứng nhu cầu của thế hệ MZ là muốn trở thành chủ thể trong tác phẩm nghệ thuật thay vì chỉ là khách thể tham quan. Do đó, số lượng phòng nghệ thuật trưng bày các tác phẩm sáng tạo nghệ thuật truyền thông nhập vai đang tăng lên; đồng thời, không gian chuyên phục vụ thường trực nội dung trưng bày cũng đang dần xuất hiện. Công nghệ đang làm thay đổi không chỉ cách thưởng thức mà cả không gian trải nghiệm nghệ thuật.

Các không gian chuyên trưng bày nghệ thuật truyền thông nhập vai đang tiên phong trong việc đại chúng hóa các phòng triển lãm nghệ thuật hạng I. Nơi đầu tiên mở cửa đón khách là không gian triển lãm Bunker des Lumières (tạm dịch Hầm ánh sáng) được khai trương tại huyện Seongsan, thành phố Seogwipo, tỉnh Jeju vào tháng 11 năm 2018. Nơi này vốn do công ty viễn thông Korea Telecom (nay là KT) xây dựng năm

“Blue Room” (Phòng xanh), được trưng bày từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022 tại không gian chuyên triển lãm nghệ thuật truyền thông GROUNDSEESAW MYEONGDONG. Được sản xuất bởi studio nghệ thuật truyền thông HABITANT, triển lãm này sử dụng màu xanh dương huyền bí và màu đỏ mạnh mẽ để tạo ra trải nghiệm nghe nhìn mới.

“Wormhole” (Lỗ sâu) trưng bày tại Bảo tàng ARTE ở Jeju và Yeosu, mang đến trải nghiệm đắm chìm trong ảo giác như thể đang du hành xuyên không - thời gian, thu hút sự chú ý của khách tham quan.

1990 để vận hành mạng cáp quang biển nhưng đã dần bị lãng quên từ thập niên 2000 khi thời đại di động mở ra. Sau đó, Công ty Giải pháp Thanh toán Di động TMONET đã sửa sang nơi này thành phòng triển lãm sử dụng công nghệ AMIEX (Art & Music Immersive Experience: trải nghiệm nhập vai nghệ thuật và âm nhạc) và ra mắt công chúng với cái tên “Bunker des Lumières”.

AMIEX là công nghệ chiếu hình ảnh triển lãm bằng cách thêm âm thanh vào công nghệ projection mapping (kỹ thuật dùng ánh sáng, màu sắc để trình chiếu các hình ảnh lên các hình dạng bất thường và các bề mặt không phẳng nhằm tạo các khối hình ảnh tương tác - chú thích của người dịch). Gần 100 máy chiếu được sử dụng để phóng chiếu các hình ảnh lên bề mặt tường, trần, sàn nhà, kết hợp với hàng chục loa phát những bản nhạc hào hùng tạo cảm giác đắm chìm cho khán giả. Triển lãm đầu tiên trong lễ khai trương được trang trí bằng các tác phẩm của danh họa người Áo Gustav Klimt. Nhờ đặc trưng không gian của hầm có đặt trưng chắn sáng và cách âm hoàn toàn giúp khán giả tập trung sâu vào hình ảnh và âm thanh trong hầm. Công ty TMONET cũng cải tạo nhà hát lớn dưới lòng đất Grand Walkerhill Seoul và tổ chức một triển lãm nghệ thuật nhập vai khác là Théâtre des Lumières (tạm dịch Nhà hát ánh sáng) từ tháng 5 năm nay. Nếu Bunker des Lumières xây dựng nội dung chú ý đến kết cấu không gian trải rộng theo chiều ngang, thì Théâtre des Lumières đặt trọng tâm vào việc khai thác hiệu quả chiều cao trên 20m.

ĐIỂM ĐẾN NỔI TIẾNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Sau thành công của Bunker des Lumières, một không gian triển lãm nghệ thuật nhập vai thường trực khác đã mở cửa ở Jeju.

Tháng 9 năm 2020, Công ty Thiết kế Truyền thông Kỹ thuật số d’strict khai trương Bảo tàng ARTE, bổ sung thêm không gian nhập vai hấp dẫn khác tại địa phương. Được cải tạo từ xưởng sản xuất loa, đây là bảo tàng nổi tiếng có quy mô lớn nhất ở Hàn Quốc cho đến nay, với diện tích sàn 1,400 pyeong (tương đương 4,268m2) và chiều cao tối đam. 11 không gian trong bảo tàng trưng bày triển lãm nghệ thuật truyền thông được xây dựng theo chủ đề “đảo”.

d’strict đã khai trương phòng triển lãm thường trực thứ hai với chủ đề về biển trong khu trưng bày quốc tế tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Yeosu (Yeosu World Expo), tỉnh Jeollanam vào tháng 8 năm 2021, và khai trương khu trưng bày thứ ba gần hồ Gyeongpo, thành phố Gangneung, tỉnh Gangwon vào tháng 12 năm 2021. Nơi đây đã tổ chức triển lãm phản ánh đặc điểm địa hình của tỉnh Gangwon và thành phố Gangneung - xương sống của dãy núi Baekdudaegan. Trái ngược với Bunker des Lumières là không gian nhập vai tập trung vào họa sĩ, Bảo tàng ARTE lấy “thiên nhiên” làm chủ đề - điều mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng hiểu và thấu cảm.

Triển lãm của Bảo tàng ARTE kết hợp công nghệ projection mapping với công nghệ theo dõi chuyển động (motion tracking) làm thay đổi tác phẩm trưng bày theo mỗi chuyển động của khách tham quan được cảm biến thông minh ghi nhận. Công nghệ tái hiện cảm giác thực kết hợp hình ảnh với gió, mùi hương, ánh sáng... kích thích cùng lúc nhiều cảm giác, mang đến trải nghiệm tuyệt vời khi xóa mờ ranh giới giữa hiện thực và không gian ảo. Đây là lý do giúp các phòng triển lãm này trở thành “điểm nóng” của khu vực.

CHUYÊN ĐỀ 3 23 22 KHÔNG
GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI
© d’strict © MEDIA & ART

Phòng trưng bày nghệ thuật truyền thông nhập vai, nơi toàn bộ không gian đóng vai trò là bức canvas, mang đến cho khách tham quan trải nghiệm ảo giác như thể bị cuốn vào tác phẩm và trở thành một phần trong đó. Trải nghiệm trực quan được mở rộng từ mặt phẳng hai chiều sang không gian ba chiều.

Triển lãm nghệ thuật truyền thông động học kết hợp hai tác phẩm tiêu biểu của studio nghệ thuật truyền thông tương tác SILO Lab là “Phong Hỏa” và “Diệu Hỏa”. Ánh sáng của đèn lồng nhấp nháy theo điệu nhạc và bóng đèn sợi đốt gắn trên tường phản chiếu sự chuyển động của khách tham quan. Triển lãm đã đi khắp Hàn Quốc kể từ khi ra mắt vào năm 2019.

PHÒNG TRƯNG BÀY NGHỆ THUẬT

LAN TỎA KHẮP THÀNH PHỐ

Tọa lạc tại quận Yongsan, Seoul, HYBE INSIGHT là khu phức hợp đa năng do HYBE quản lý mang đến trải nghiệm nghệ thuật đa dạng cho khách tham quan. Nơi đây tổ chức các cuộc triển lãm kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ. Hình bên là một phần không gian trưng bày ở tầng hầm B2 được thiết kế với chủ đề “khiêu vũ”.

Triển lãm nghệ thuật truyền thông “Mặt trăng” đang trưng bày tại Bảo tàng Arte ở Jeju và Yeosu là điểm chụp ảnh thu hút khách tham quan. Mô hình chú thỏ cao 4m được phóng to vô tận qua gương tạo cảm giác trực quan mới lạ.

d’strict cùng với Khoa Công nghệ Thông tin và Văn hóa của Đại học Quốc gia Seoul đã gây ấn tượng mạnh với dự án projection mapping trên tường tòa nhà trung tâm văn hóa của trường vào tháng 12 năm 2009. Có thể nói dự án hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học này là thí dụ đầu tiên chính thức giới thiệu công nghệ projection mapping tại Hàn Quốc. Dự án đã dùng công nghệ 3D quét các bức tường của tòa nhà và dùng máy chiếu trình chiếu hình ảnh nhằm truyền tải hiệu quả thông điệp rằng toàn bộ thành phố có thể bị nhấn chìm nếu mực nước biển dâng cao do hiện tượng trái đất nóng lên. Điều khiến d’strict ghi dấu trong lòng công chúng là những bữa tiệc sóng khổng lồ mở ra trên bức tường ngoài của SMTown Coex Artium ở phường Samseong, Seoul năm 2020. Mặt tiền truyền thông này được gọi là Nghệ thuật Truyền thông Công cộng “WAVE” (Sóng), mang lại trải nghiệm trực quan mãnh liệt cho người qua đường. Có thể nói dự án này là một thí dụ về việc sử dụng công nghệ để đưa phòng trưng bày nghệ thuật ra đường phố. Trên cơ sở kinh nghiệp của mình, d’strict đã lập đơn vị nghệ sĩ truyền thông mang tên “a'strict” và ra mắt triển lãm đầu tiên “Biển đầy sao” (Starry Beach) tại Phòng Triển lãm Quốc tế phường Sogyeok, Seoul từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2020. a'strict ra mắt công chúng công trình lắp đặt đa phương tiện quy mô lớn và xuất hiện với hình ảnh là một đơn vị sáng tạo nghệ thuật.

Trong khi đó, MEDIA & ART - đơn vị lên kế hoạch và tổ chức triển lãm “Van Gogh: Thước phim 10 năm” - đã khai trương không gian văn hóa phức hợp GROUNDSEESAW và sử dụng chi nhánh Myeongdong, Seoul làm khu dành riêng cho trưng bày nghệ thuật truyền thông từ tháng 4 năm 2021.

Không thể không kể đến Bảo tàng M1 do Công ty Thiết kế Nội dung Nghệ thuật KUNST1 quản lý. Tọa lạc tại thành phố Centum, Busan, bảo tang có tiền thân là phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại chuyên về truyền thông do KUNST1 thành lập, sau đó đổi tên và khai trương lại vào tháng 3 năm nay. Được xây dựng nhiều tầng với tổng diện tích khoảng 700 pyeong (tương đương 2.314m2), phòng trưng bày này được lắp đặt 80 triệu đèn LED trên sàn, trần và tường để dẫn dắt khách tham quan vào trải nghiệm siêu thực.

Gần đây, tác phẩm của những nhà sáng tạo trong nước thể hiện nghệ thuật truyền thông nhập vai đang thu hút sự chú ý. Vượt ra khỏi không gian của phòng trưng bày, họ ra mắt tác phẩm trong các quán cà phê, cửa hàng bán lẻ pop-up (loại cửa hàng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, tại những địa điểm đặc biệt và bất ngờ - chú thích của người dịch), gian hàng flagship (gian hàng của các nhãn hàng và nhà bán lẻ được tuyển chọn, chỉ xuất hiện ở những thị trường trọng điểm nhằm chuyển tải hình ảnh và các giá trị nguyên bản của thương hiệu - chú thích của người dịch)... và lan tỏa nghệ thuật ra không gian xã hội.

CHUYÊN ĐỀ 3 25 24 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG
THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI
NGHỆ
©
© HYBE
SILO Lab
© d’strict
캡션 길이 조정

Bảo tàng nghệ thuật đã trở thành không gian vui chơi mới

ThếhệcoitrọngnhữnggiátrịtrảinghiệmnhưthếhệMZ đãbắtđầunhậnrabảotàngmỹthuậtchínhlànơi manglạichohọnhữngtrảinghiệmvôcùngkhácbiệt. Họchiasẻlênmạngxãhộinhữngbứchìnhphongcảnh xungquanhbảotàngmỹthuật,muanhữngmặthàngở cửahàngbảotàngvàtậnhưởngnótheonhữngsởthích riêngcủamình.Hòavàodòngchảyấy,cácbảotàng mỹthuậtcũngđangnỗlựcthuhútsựchúýcủagiớitrẻ bằngcáckếhoạch,dựánvàsảnphẩmphùhợpthịhiếu.

Theo “Kết quả khảo sát xã hội năm 2021” của Tổng cục thống kê Hàn Quốc, số người từng đi tham quan bảo tàng mỹ thuật trong năm là 19,3%, chỉ giảm 0,3% so với năm 2019. Số liệu này cho thấy trong khi số người tham gia các chương trình âm nhạc, kịch hay nhạc kịch giảm mạnh thì bảo tàng mỹ thuật lại ít chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Và một điều thú vị có thể thấy qua khảo sát này chính là người nằm trong độ tuổi 40, 50 và 60 chiếm tỉ lệ cao trong các buổi triển lãm online, ngược lại những người ở độ tuổi 20-30 lại tham quan triển lãm trực tiếp nhiều nhất. Những người ở độ tuổi 20 và 30, thường được biết đến với tên gọi “thế hệ MZ”, có đặc điểm là luôn tích cực theo đuổi những điều thú vị và trải nghiệm đặc biệt, đồng thời không dè dặt trong việc chia sẻ với người khác. Cách nhìn của họ về bảo tàng mỹ thuật cũng khác với thời của bố mẹ. Ở thế hệ trước, nếu như bảo tàng mỹ thuật là nơi thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và người xem buộc phải giữ phép lịch sự thì đối với thế hệ MZ, nơi này lại là không gian trải nghiệm phong phú như chụp

ảnh, mua sắm và nghỉ ngơi. Tóm lại, bảo tàng mỹ thuật đã trở thành không gian giải trí vô cùng thú vị.

NƠI LÝ TƯỞNG ĐỂ CHỤP ẢNH

Gần đây, ngày càng nhiều bảo tàng mỹ thuật nỗ lực rút ngắn khoảng cách với người xem bằng các chương trình triễn lãm giúp khách tham quan cảm nhận được cả sự thú vị và ý nghĩa tác phẩm điển hình là Bảo tàng Mỹ thuật Daelim. Bầu không khí xưa cũ bao trùm do nó nằm gần cung Gyeongbok và những ngôi nhà hanok nhỏ nhắn nối đuôi nhau trong từng con hẻm nhỏ. Năm 2010, Bảo tàng Mỹ thuật Daelim tổ chức triển lãm “Bên trong Paul Smith” (Inside Paul Smith) giới thiệu bộ sưu tập nghệ thuật của nhà thiết kế thời trang người Anh Paul Smith. Mặc dù gây xôn xao trong dư luận vì đưa thời trang vào bảo tàng, song triển lãm này có ý nghĩa to lớn vì là lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “chụp ảnh check-in” trong bảo tàng. Vào thời điểm đó, bảo tàng vẫn còn là nơi cấm chụp ảnh trong phòng trưng bày, thế nhưng Bảo tàng Mỹ thuật Daelim

chính là nơi đầu tiên cho phép khách tham quan làm việc này. Về sau, tại các buổi triển lãm được tổ chức tại đây, có thể dễ dàng bắt gặp khách tham quan thuộc thế hệ MZ đang mải mê chụp ảnh check-in.

Một lý do khác khiến nơi này đến gần hơn với giới trẻ chính là nội dung triển lãm. Năm 2012, Bảo tàng Mỹ thuật Daelim đã định hình lại bản sắc của bảo tàng theo phương châm “bảo tàng mỹ thuật là nơi cuộc sống hàng ngày trở thành nghệ thuật” chứ không phải tôn vinh loại hình mỹ thuật trừu tượng khó hiểu. Các buổi triển lãm đặc biệt với bộ sưu tập của nhà thiết kế trong lĩnh vực công nghiệp Dieter Rams, nhà thiết kế thời trang Karl Lagerfeld hay nhà thiết kế đồ nội thất Finn Juhl,... đã đủ để ghi dấu về hình ảnh bảo tàng mỹ thuật trong lòng giới trẻ.

Trong các bảo tàng mỹ thuật do Quỹ Văn hóa Daelim điều hành, Bảo tàng D là nơi được nói đến nhiều nhất trên mạng xã hội. Được khánh thành tại phường Hannam năm 2015 nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quỹ Văn hóa Daelim, bảo tàng này đã mời các nghệ sĩ biểu

diễn nghệ thuật ánh sáng đẳng cấp thế giới và tổ chức triển lãm chuyên đề “Thắp sáng không gian - 9 đèn trong 9 phòng” (Spatial Illumination 9 Lights in 9 Rooms) làm chương trình triển lãm khai trương. Sự kiện này đã được giới trẻ, những người luôn nhạy cảm với trải nghiệm mới, đón nhận nồng nhiệt và truyền bá rộng rãi trên mạng xã hội. Thời điểm đó, bảo tàng cho biết những người ở độ tuổi 20 chiếm đến 68% trong tổng số khách đến tham quan.

DỰ ÁN TRIỂN LÃM ĐẦY TÍNH SÁNG TẠO

Bảo tàng D gần đây đã được di dời đến khu vực gần rừng Seoul ở phường Seongsu, Seoul, nơi có giao thông thuận tiện và dễ tiếp cận hơn so với vị trí cũ. Triển lãm đặc biệt “Sao đi nữa, cũng là yêu” (Romantic Days) mở cửa đến cuối tháng 10 năm nay đã cho thấy rõ định hướng của bảo tàng. Khách tham quan có thể tận hưởng những khoảnh khắc và cảm xúc khác nhau của tình yêu thông qua các tác phẩm lãng mạn thuộc nhiều thể loại đa dạng. Điều đáng chú ý là các tác phẩm này được cấu trúc dựa trên những mô-típ từ các

phân cảnh nổi tiếng của bảy bộ phim hoạt hình được yêu thích ở Hàn Quốc.

Tiếp nối Bảo tàng Mỹ thuật Daelim, ngày càng nhiều nơi tổ chức triển lãm về các chủ đề mà thế hệ trẻ có thể dễ dàng hiểu và đồng cảm.

Khi mới khai trương ở phường Buam, Seoul năm 2012, Bảo tàng Mỹ thuật Seoul chỉ tập trung giới thiệu triển lãm cá nhân của các tác gia hội họa hiện đại hoặc các bộ sưu tập của bảo tàng nhưng sau đó đã dần chuyển hướng sang tổ chức những buổi triển lãm có thể thu hút sự đồng cảm của thế hệ MZ. Trong đó, có thể kể đến triển lãm “Nhiệt độ tình yêu” được mở vào nửa đầu năm 2016. Dự kiến chỉ tổ chức trong ba tháng, song do nhận được sự hưởng ứng sâu rộng nên triển lãm đã kéo dài thêm khoảng hai tháng. Sự kiện đã thu hút hơn 90.000 lượt khách tham quan suốt 5 tháng và được đánh giá là đầy sáng tạo trong việc đưa các ca khúc đại chúng nổi tiếng vào tác phẩm mỹ thuật. Vào cuối năm 2021, triển lãm này tiếp tục một lần nữa chào đón khách tham quan bằng cách thay đổi bố cục và hình thức triển lãm tương tự như việc một bộ phim thành

Tác phẩm “Căn phòng đỏ: tình yêu trong không khí” trưng bày tại nhà triển lãm Ground Seesaw Seochon, khai thác chủ đề tình yêu, hẹn hò và tình dục. Được chấm 19 điểm, triển lãm này đặc biệt nổi tiếng vì đã khơi gợi sự tò mò của lứa tuổi thiếu niên. Bức ảnh này chụp không gian nơi tác phẩm của họa sĩ Minzo King được trưng bày.

công sản xuất phần tiếp theo.

“Xã hội cà phê” (Cafe Society) triển lãm đặc biệt năm 2017 lấy chủ đề quán cà phê là nơi để gặp gỡ và nghỉ ngơi, đã nhận được nhiều sự chú ý nhờ bài trí không gian như một quán cà phê. Sau lần thử nghiệm này, Bảo tàng Mỹ thuật Seoul đã trở thành một nơi nổi tiếng mà mọi người nhất định phải đến. Phía sau bảo tàng là biệt thự Seokpajeong, nơi nghỉ mát của Yi Ha-eung (Lý Hạ Ưng, 1821-1898), cha của vua Gojong (Cao Tông) (trị vì 1863-1907), vị vua thứ 26 của triều đại Joseon. Khách tham quan cũng có thể ghé thăm nơi này, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp không dễ gì gặp được ở trung tâm thành phố Seoul cũng là một lý do khác khiến khách tham quan bị thu hút bởi bảo tàng. Thêm vào đó, còn có không gian văn hóa phức hợp Piknic do công ty thiết kế triển lãm Glint xây dựng ở phường Hoehyeon Seoul năm 2018. Nơi này được cải tạo lại từ tòa nhà của một công ty dược được xây dựng vào những năm 1970. Các buổi triển lãm như triển lãm “Ryuichi Sakamoto: Cuộc đời, cuộc đời” (Ryuichi: LIFE,

Chuyên đề 4
27
KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI
Bae Woo-ri Phóng viên Tạp chí Monthly Art Dịch. Nguyễn Phạm Thu Hương © MEDIA & ART
캡션 길이 조정

LIFE) kỷ niệm 40 năm ngày ra mắt của nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ dương cầm Nhật Bản, triển lãm hồi tưởng “Jasper Morrison: Thể tính” (Jasper Morrison: THINGNESS) của nhà thiết kế trong lĩnh vực công nghiệp, và triển lãm đặc biệt “Chú tâm” (Mindfulness) đều đã gây được những tiếng vang lớn. Đặc biệt, triển lãm “Làm vườn” (GARDENING) được tổ chức từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2021, đã phản ánh tích cực phong trào tìm kiếm sự đồng cảm và chữa lành về mặt cảm xúc thông qua thực vật, đến mức xuất hiện một thuật ngữ mới “cây thú cưng”. Triển lãm này đã mang đến một không gian thư giãn trong lành cho những ai đã quá mệt mỏi vì COVID-19.

Mặt khác, “Công ty du hành thời gian Lữ khách thời gian” (TIMEWALKER the timetravel corporation) - một cuộc triển lãm về môi trường sinh thái do Bảo tàng Mỹ thuật Đương đại Busan tổ chức vào năm ngoái cũng nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt. Triển lãm này được tổ chức dưới hình thức giải trí kiểu trò chơi nhằm mục đích phổ biến tình trạng của công viên sinh thái Eulsukdo, nơi từng là địa bàn trú đông lớn nhất của các loài chim di cư ở Hàn Quốc, nhưng hiện hệ sinh thái đang bị tàn phá nghiêm trọng. Bằng cách kết hợp với trò chơi “thoát khỏi phòng giam” vô cùng phổ biến đối với những người ở độ tuổi 20, không gian triển lãm được thiết kế để khách tham quan có thể cùng giải quyết các vấn đề để tìm ra mật mã và di chuyển sang không gian triển lãm tiếp theo.

KHÔNG GIAN MUA SẮM

Tháng 11 năm 2021, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã ra mắt phòng triển lãm “Căn phòng trầm tư” (Room of Quiet Contemplation) để trưng

Cách nhìn của họ về bảo tàng mỹ thuật cũng khác với thời của bố mẹ. Ở thế hệ trước, nếu như bảo tàng mỹ thuật là nơi thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và người xem buộc phải giữ phép lịch sự thì đối với thế hệ MZ, nơi này lại là không gian trải nghiệm phong phú như chụp ảnh, mua sắm và nghỉ ngơi.

bày hai bức tượng Banga Sayu (Tượng Bồ Tát trầm tư) - bảo vật quốc gia của Hàn Quốc. Để kỷ niệm lần ra mắt này, Quỹ Văn hóa Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã lên kế hoạch và bán những sản phẩm thu nhỏ dựa theo mô hình của tượng Banga Sayyu. Những sản phẩm này được giới trẻ gọi với cái tên “mô hình di vật” và chúng nổi tiếng đến mức khan hiếm hàng.

Cửa hàng lưu niệm do các bảo tàng điều hành cũng góp phần vào sự thay đổi cảnh quan của bảo tàng. Tương tự cách mà giới trẻ vẫn đến trung tâm thương mại phức hợp hay cửa hàng biệt lập, việc đến thăm cửa hàng lưu niệm đã trở thành hiện tượng văn hóa mới. Trước đây, người ta đến cửa hàng lưu niệm ở bảo tàng mỹ thuật chủ yếu để mua các tập tranh triển lãm, nhưng giờ đây họ đến nơi này chủ yếu là để tham quan. Khi Bảo tàng Mỹ thuật Leeum mở cửa trở lại vào tháng 10 năm 2021, cửa hàng Leeum trong bảo tàng này đã không bày bán những món hàng thông thường mà bán những món đồ thủ công đầy ấn tượng do chính bàn tay các nghệ sĩ tạo tác,

với chủ đề “bộ sưu tập đầu tiên trong đời”. Đặc biệt, các tác phẩm như “Dư ảnh của khởi đầu” (Afterimage of Beginning) của nghệ nhân trang trí nội thất Choi Byung-hoon hay “Chuỗi nút thắt” (Knot Series) của nhà thiết kế Lee Kwang-ho đã được phát hành dưới dạng đồ nội thất thu nhỏ phiên bản giới hạn, tuy giá hơi cao so với túi tiền giới trẻ song vẫn nhận được những phản hồi tích cực. Điều này không nằm ngoài dự đoán vì nó hoàn toàn khớp với tư duy tiêu dùng của thế hệ MZ - chỉ cần là món đồ quý giá hoặc độc lạ, họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Những sản phẩm nghệ thuật này đem đến sự hài lòng cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác sở hữu tác phẩm nghệ thuật ít nhất một lần trong đời..

SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHÀ SƯU TẬP MỚI

Người nổi tiếng có sức ảnh hưởng nhất trong giới mỹ thuật thời gian gần đây không ai khác chính là trưởng nhóm RM của nhóm nhạc BTS. RM là một người yêu mỹ thuật đến mức đã cho bảo tàng mỹ thuật công lập mượn bộ sưu tập của mình để triển lãm. Khi một bảo tàng nào đó xuất hiện trên tài khoản Instagram của anh, số lượt truy cập bảo tàng đó theo thời gian thực sẽ ngay lập tức tăng lên chóng mặt. Thậm chí còn xuất hiện một câu nói: “Bảo tàng mỹ thuật được chia thành những nơi RM đã đến và những nơi RM chưa đến”. Ngoài ra cũng xuất hiện cụm từ “RM Tour” để chỉ những bức ảnh check-in tại các bảo tàng mỹ thuật mà RM từng ghé thăm. Một vài ý kiến lo ngại khi thấy hiện tượng do các cá nhân có tầm ảnh hưởng tạo nên thế này, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc người có tầm ảnh hưởng lớn giới thiệu những tác giả hoặc những địa điểm mới kém nổi tiếng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực đến giới mỹ thuật.

Như một lẽ tự nhiên, sự quan tâm ngày càng tăng đối với triển lãm và họa sĩ đã dẫn đến việc ngày càng nhiều người tìm mua tác phẩm mỹ thuật. Thế hệ MZ, trong đó có những người đang gánh vác trên vai sự phát triển của thị trường chứng khoán, bất động sản và tiền ảo cũng góp mặt vào thị trường mỹ thuật. Ngoài ra, thế hệ MZ cũng tìm đến các hội chợ nghệ thuật được tổ chức ở Hàn Quốc. “Báo cáo Kiaf SEOUL” năm 2021 do Nhóm Kinh doanh Triển lãm của Hiệp hội phòng trưng bày Hàn Quốc cho biết 53,5% tổng số khách đến tham quan Kiaf Seoul (Korea International Art Fair Seoul, Hội chợ Mỹ thuật Quốc tế Hàn Quốc ở Seoul - chú thích của người dịch) năm ngoái là khách tham quan mới. Và trong số đó, thế hệ MZ chiếm hơn một nửa với 60,4%. Giới trẻ hiện nay không chỉ thưởng thức và tận hưởng các tác phẩm mỹ thuật mà còn rất quan tâm đến việc đầu tư.

Sự xuất hiện của các nhà sưu tập trẻ đang làm thay đổi thị trường mỹ thuật. Có người lo ngại rằng nếu một tác phẩm mỹ thuật chỉ được chú ý vì giá trị đầu tư thay vì giá trị nghệ thuật thì sẽ gây hại cho sự phát triển lành mạnh của thị trường. Song cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những người có xu hướng coi trọng giao tiếp và thể hiện sở thích cá nhân như thế hệ MZ sẽ tác động tích cực đến việc mở rộng thị trường mỹ thuật Hàn Quốc. Ban đầu, thế hệ MZ tham quan bảo tàng mỹ thuật với mục đích đơn giản là chụp ảnh, nhưng giờ đây họ đã thay đổi vị thế, trở thành những nhà sưu tập tiềm năng được chú ý trên thị trường mỹ thuật.

“SF. SF. SF.”, triển lãm đơn đầu tiên của Superfiction vào tháng 10 năm 2016 tại Hannam, Seoul. Superfiction là một văn phòng thiết kế sáng tạo, hợp tác với Print Bakery là một nền tảng kinh doanh mỹ thuật do Phòng Đấu giá Seoul lập ra để phổ biến tác phẩm mỹ thuật đến đông đảo công chúng.

Đặt tại tòa nhà từng là trụ sở của một công ty dược phẩm, không gian dã ngoại pha trộn văn hóa ở Hoehyeon, trung tâm Seoul, rất quen thuộc với giới trẻ. Mái của tòa nhà này là một trong những nơi tuyệt vời nhất để chụp ảnh đăng lên mạng xã hội.

Triển lãm đặc biệt “Những ngày lãng mạn” (Romantic Days) ở Bảo tàng D được mở lại, phản ánh sự say mê phim hoạt hình của những người trẻ trong lứa tuổi đôi mươi và được đánh giá cao vì đã giúp triển lãm nghệ thuật trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn với giới trẻ.

Quỹ văn hóa Bảo tàng

Quốc gia Hàn Quốc đã bán các phiên bản thu nhỏ của tác phẩm điêu khắc “Bồ tát trầm ngâm” (Banga Sayu), và bán hết rất nhanh. Thế hệ trẻ thường đến thăm bảo tàng để mua đồ lưu niệm, và đây cũng là một cách mới để thưởng thức nghệ thuật.

CHUYÊN ĐỀ 4 KHÔNG GIAN BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT: NHỮNG XU THẾ MỚI 29 28
© piknic
printbakery © QUỸ VĂN
©
Văn hóa Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc
©
HÓA DAELIM
Quỹ

Từ Anh tại Trung tâm

Nghệ thuật Namsan vào tháng 10 năm 2020. Đây là buổi biểu diễn thường niên thứ ba trong chương trình “Biểu diễn đọc kịch

Trung Quốc” do Hiệp hội Giao lưu Sân khấu HànTrung tổ chức.

Niềm vui

cho đôi tai Kịch đọc (reading play) - thể loại truyền tải tính văn học của kịch qua chất giọng diễn viên - hiện đang trở nên sôi nổi trong giới sân khấu. Những thực nghiệm mới kết hợp cùng âm nhạc hoặc phim ảnh cũng diễn ra gần đây. Với sức hấp dẫn hoàn toàn khác với loại hình sân khấu vốn có, kịch đọc đang dần trở thành một thể loại kịch độc lập và mở rộng không gian nghệ thuật trình diễn.

Tiêu điểm
Kim Geon-pyo Nhà phê bình sân khấu, Giáo sư Khoa Sân khấu Điện ảnh, Dịch. Lê Thị Phương Thủy Trường Đại học Daegyeong
31 TIÊU ĐIỂM © LeeKangMool
Các diễn viên của Đoàn kịch Quốc gia diễn đọc vở “Người vận động hành lang” của biên kịch gia Trung Quốc

KỊCH LÀ MỘT THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC lấy sân khấu làm tiền đề, nhưng dạo gần đây kịch đọc - hình thức diễn viên đọc kịch bản cho khán giả nghe - đang dần được phổ biến. Khác với các buổi biểu diễn kịch thông thường, kịch đọc chỉ tập trung hoàn toàn vào văn bản mà tối giản hoặc lược bỏ các yếu tố như bố trí sân khấu hay ánh sáng, âm thanh, trang phục... Sau lần đầu tiên ra mắt công chúng thông qua thử nghiệm của đoàn kịch The Readers Theater Company ở New York năm 1945, kịch đọc dần được biết đến rộng rãi hơn. Điều thú vị là ở Hàn Quốc cũng đã từng tồn tại hình thức nguyên thủy của kịch đọc. Jeongisu (truyền kỳ tẩu) là khái niệm chỉ những người hành nghề đọc tiểu thuyết cho công chúng nghe vào cuối thời Joseon (1392-1910). Họ kiếm tiền bằng việc đọc một cách lôi cuốn các tiểu thuyết tiêu biểu được yêu thích thời bấy giờ. Sự hóm hỉnh và khả năng diễn xuất tuyệt vời của họ được cho là đã đem lại nhiều điều thú vị cho khán giả. Gần đây, sách nói đang trở thành xu thế phổ biến, trong khi đó, jeongisu có thể được xem là người đã đi trước thời đại từ lâu rồi. Ban đầu, kịch đọc được tổ chức như một khâu tiền kỳ của việc dàn dựng kịch, với mục đích quảng bá nhằm tìm kiếm nhà tài trợ và dò xét phản ứng của khán giả. Từ đầu những năm 2000, kịch đọc vượt ra khỏi giới hạn của mục đích biểu diễn giới thiệu và trở thành một thể loại độc lập chính thức. Không chỉ có đoàn kịch chuyên nghiệp mà cả những người có cùng sở thích đọc kịch cũng kết hợp lại tổ chức trình diễn.

Đoàn kịch Quốc gia tổ chức tại Nhà hát Baek Seong-hui & Jang Min-ho vào tháng 2 năm nay thì đến thời điểm hiện tại, hai nước đã giới thiệu 50 nhà biên kịch và 50 vở kịch. Ban đầu, dự án này được dàn dựng theo hình thức chỉ tập trung vào phần đọc lời thoại của vở kịch và loại bỏ các yếu tố sân khấu, nhưng dần dần các phương thức biểu đạt sân khấu được bổ sung để giúp vở kịch trở nên thú vị, hấp dẫn hơn. Đặc biệt, những tiết mục của năm nay đã thoát khỏi phương thức đọc đơn thuần của kịch đọc và tiệm cận hơn với nghệ thuật sân khấu.

Cũng có nhiều trường hợp tác phẩm khởi điểm từ kịch đọc được phát triển thành những vở kịch sân khấu hoàn chỉnh. Tiêu biểu là vở kịch đọc “Căn nhà thiếu niên B” của Lee Bo-ram phác họa hình một ảnh thiếu niên 14 tuổi phạm tội giết người khiến gia đình cậu bị xã hội cô lập, được Trung tâm Giao lưu Sân khấu Nhật - Hàn giới thiệu năm 2019, sau đó được đạo diễn Takashi Manabe dàn dựng thành vở kịch hoàn chỉnh biểu diễn chính thức trên sân khấu vào năm 2020. Tác phẩm này được trao Giải Xuất sắc ở hạng mục Sân khấu trong Liên hoan Nghệ thuật Nhật Bản năm đó, được ghi nhận là trường hợp đầu tiên một vở kịch Hàn Quốc được đưa lên sân khấu Nhật Bản và nhận giải thưởng sân khấu danh giá của quốc gia láng giềng này. Ở chiều ngược lại, tại Hàn Quốc, các vở kịch từ Nhật Bản như “Muốn thấy mặt bố mẹ chúng” của Seigo Hatasawa đề cập vấn đề bạo lực học đường và “Sự mạo hiểm của lối sống vĩ đại” của Shiro Maeda vẽ nên câu chuyện

biểu diễn tại Nhà hát Nghệ thuật Myeongdong của Đoàn kịch Quốc gia vào năm 2022. Đạo diễn nổi tiếng người Hàn Quốc Koh Sunwoong đã mang lên sân khấu toàn bộ câu chuyện gốc, hé lộ cuộc đời sóng gió của những khách quen của một trà quán ở Bắc Kinh thời kỳ hiện đại.

tươi tắn của những người trẻ tuổi đều đã được dàn dựng trên sân khấu và nhận đánh giá cao.

NHỮNG CÂU CHUYỆN KHƠI GỢI SỰ ĐỒNG CẢM Chương

đồng

đọc một số tác phẩm đã

chọn lọc kỹ lưỡng phục vụ việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia thuộc vùng văn hóa chữ Hán như Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Buổi diễn thứ năm do Đoàn kịch Quốc gia tổ chức tại Nhà hát Nghệ thuật Myeongdong vào tháng 4 năm nay đã được đón nhận nồng nhiệt đến nỗi vé đặt trước đã nhanh chóng bán hết. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của khán giả Hàn Quốc đối với các vở kịch Trung Quốc.

Hàng chục vở kịch truyền thống và đương đại của Trung Quốc đã được giới thiệu thông qua chương trình biểu diễn đọc kịch này, trong đó “Người cá”, “Lạc đà Tường Tử”, “Một lời thay cho vạn lời”... sau đó đã thành công khi được đưa lên sân khấu. “Người cá” là tác phẩm đầu tay ra mắt năm 1989 của Quá Sĩ Hành - nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong giới sân khấu Trung Quốc hiện nay. Tác phẩm này đã lấy việc câu cá, một sở thích đặc trưng của người Trung Quốc, làm đề tài đểđặtracâuhỏivềtháiđộsốngchânchínhlàgì.“LạcđàTường

33 32 TIÊU ĐIỂM TIÊU ĐIỂM
Nhiều trường học cũng tổ chức biểu diễn đọc kịch nhằm nuôi dưỡng khả năng tư duy và cảm thụ của học sinh. GIAO LƯU QUỐC TẾ THÔNG QUA KỊCH ĐỌC Kịch đọc phát triển như bây giờ nhờ vào nỗ lực của nhiều tổ chức và đoàn thể khác nhau, trong đó có nhiều dự án diễn đọc rất có ý nghĩa của Hội đồng Giao lưu Sân khấu Hàn - Nhật (Korea-Japan Theatre Exchange Council) và
chức biểu diễn. Với sự hỗ trợ của Tổng cục Văn hóa Nhật Bản, Trung tâm Giao lưu Sân khấu Nhật - Hàn do bảy đoàn kịch ở Nhật Bản hợp tác thành lập đã giới thiệu các vở kịch đương đại Hàn Quốc đến khán giả Nhật Bản từ năm 2002. Trong năm đầu tiên, các tác phẩm của những nhà biên kịch hàng đầu của Hàn Quốc như “Tìm kiếm tình yêu” của Kim Gwang-rim, “Cha truyền con nối” của Park Geun-hyung, “Lao động trong vô vọng” của Jang Jin, “Nụ hôn điên cuồng” của Jo Kwang-hwa... đã được trình diễn trong ba ngày ở sân khấu tầng hầm Hội quán Sinh viên tại Suginami, Tokyo. Đáp lại
Một cảnh từ buổi diễn đọc vở “Hai chú chó lang thang” của biên kịch gia tiêu biểu người Trung Quốc Mạnh
châm
người và
Một
Trung tâm Giao lưu Sân khấu Nhật - Hàn (Japan Korea Theatre Communications Center). Trong suốt 20 năm qua, hai tổ chức này đã dịch các vở kịch đương đại của nhau và thường xuyên tổ
điều này, Hội đồng Giao lưu Sân khấu Hàn-Nhật đã đưa ba vở kịch hiện đại Nhật Bản lên sân khấu Nhà hát Quốc gia Byeoloreum của Hàn Quốc vào năm tiếp theo. Nếu tính cả buổi biểu diễn thứ 10 do
Kinh Huy,
biếm nhiều nhóm
xã hội phức tạp của loài người qua cái nhìn của loài chó.
cảnh từ vở “Trà quán”
trình “Biểu diễn đọc kịch Trung Quốc” do Hiệp hội Giao lưu Sân khấu Hàn - Trung (Performing Arts Network of Korea and China) tổ chức cũng rất đáng chú ý. Kể từ năm 2018, hằng
năm Hiệp hội này đều dịch và xuất bản các vở kịch Trung Quốc,
thời tổ chức diễn
được
© LeeKangMool © LeeKangMool

Vở “Vị khách” của Yu Rongjin là một tác phẩm luận đề, đặt câu hỏi vừa nghiêm túc lại vừa hài hước về bản chất của cuộc sống. Năm 2020, các diễn viên của Đoàn kịch Jukjuk đã chuyển tải thông điệp của tác phẩm gốc tại Trung tâm Nghệ thuật Namsan.

Vở “Bắp tay của Judith” được trình diễn vào tháng 3 năm nay thông qua Doosan Art Lab, một đơn vị hỗ trợ sáng

Tử” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên công bố năm 1937 của tiểu thuyết gia Trung Quốc Lão Xá và cũng được xuất bản ở phương Tây với tựa đề “Rickshaw Boy” (Cậu bé kéo xe). Tác phẩm kể về cuộc đời đầy sóng gió của một người phu kéo xe sống trong thời buổi loạn lạc. Vở kịch “Một lời thay cho vạn lời” năm 2018 của đạo diễn Mưu Sâm - người được cho là tiên phong trong kịch thực nghiệm Trung Quốc - diễn giải lại tiểu thuyết cùng tên của Lưu Chấn Vân, nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa tân hiện thực Trung Quốc. Đó là vở kịch tâm lý xã hội mô tả hình ảnh những con người mang tên họ và nghề nghiệp khác nhau, cùng sinh sống và va chạm với nhau trong bối cảnh một làng quê. Khi chương trình này mới triển khai những bước đầu tiên, các vở kịch Trung Quốc còn khá xa lạ với khán giả Hàn Quốc, nhưng sự kỳ vọng đang tăng dần theo năm tháng. Đó là nhờ giọng đọc của các diễn viên đã chuyển tải thành công khả năng thấu tỏ bản chất cuộc sống và cái nhìn ấm áp của các vở kịch, để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả.

THỬ NGHIỆM

nghệ sĩ trẻ, đã đưa tác phẩm “Bắp tay của Judith” lên sân khấu Trung tâm Nghệ thuật Doosan vào tháng Ba vừa qua bằng hình thức kịch đọc âm nhạc rất mới lạ. Vở kịch dựa trên môtíp “Judith chém đầu Holofernes” của Artemisia Gentileschimột nữ họa sĩ thời kỳ Baroque ở Ý - khắc họa quá trình giải quyết nghi vấn tại sao bắp tay của người phụ nữ trong tranh lại khá to. Điều thú vị của phần trình diễn này là đưa âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc vào một câu chuyện lấy bối cảnh ở châu Âu thế kỷ XVII. Các tác giả đã giúp soi tỏ cuộc đời của một nữ họa sĩ và thời đại lúc bấy giờ thông qua các ca khúc và việc diễn tấu đàn gayageum.

VÀ ĐỔI MỚI

Gần đây, kịch đọc đang dần thay đổi diện mạo, với việc diễn viên biểu lộ nhiều cảm xúc hơn, và đạo diễn cũng thêm thắt vào đó cái nhìn của mình. Xu hướng được gọi là “kịch đọc đa chiều” này tận dụng cả các yếu tố biểu đạt của sân khấu như âm nhạc, thiết kế sân khấu, ánh sáng, trang phục... thỉnh thoảng còn kết hợp cả các đoạn phim hay diễn tấu để giúp việc truyền tải vở kịch được phong phú hơn. Nói cách khác, nếu như kịch đọc trước đây chỉ hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải văn bản thì kịch đọc đa chiều sử dụng thêm các hình thức sân khấu nhất định dựa trên cách diễn giải của đạo diễn. Chương trình khai thác kịch mang tên “Sự đồng cảm trong sáng tạo: Kịch” do Đoàn kịch Quốc gia thực hiện từ năm ngoái đã cho thấy những khả năng mới của sân khấu Hàn Quốc. Từ những kịch bản gửi đến chương trình, ban tổ chức áp dụng hình thức kịch đọc đa chiều để chọn ra những vở kịch có khả năng dàn dựng biểu diễn hoàn chỉnh trên sân khấu. Vở “Xe lăn cá vàng” ra mắt khán giả tại Nhà hát Pan ở quận Yongsan, Seoul vào tháng 2 năm nay đề cập đến vấn đề cái tôi nguyên bản giữa kẻ cắp và nạn nhân trong vụ việc đánh cắp tài khoản mạng xã hội. Buổi diễn đọc này có cách dàn dựng sân khấu nổi bật. Đặc biệt, khán giả có thể trực tiếp nhìn thấy hình ảnh mạng xã hội của hai nhân vật được chiếu lên hai bức tường. Thiết kế sân khấu như vậy giúp khán giả hiểu và đồng cảm với tâm lý nhân vật.

Doosan Art Lab, nơi hỗ trợ tác phẩm thực nghiệm của các

35 34 TIÊU ĐIỂM TIÊU ĐIỂM
tạo của Trung tâm Nghệ thuật Doosan. Tạo được cảm xúc nhờ kết hợp thêm diễn tấu đàn gayageum, màn trình diễn đọc kịch này đã mở rộng nền tảng của nghệ thuật biểu diễn với nhiều thử nghiệm mới. Trong khi kịch đọc trước đây chỉ
tập trung vào truyền tải
đa chiều sử dụng thêm các
nhất
©
© Trung tâm Nghệ thuật Doosan
hoàn toàn
văn bản thì kịch đọc
hình thức sân khấu
định dựa trên cách diễn giải của đạo diễn.
LeeKangMool

Nắm bắt những khoảnh khắc trong phim ảnh

Tại phim trường - nơi có nhiều người hợp tác với nhau, nhiếp ảnh gia tĩnh điện ảnh phải một mình đảm đương mọi công việc. Đó là công việc đơn độc nhưng cảm giác thành tựu cũng thuộc về bản thân nhiếp ảnh gia.

Tôi gặp Lee Jae-hyuk, nhiếp ảnh gia đã tung hoành trong lĩnh vực này gần 30 năm, tại một quán cà phê ở Sinchon, Seoul.

Chỉ trong vòng 16 phút đã có 100 triệu won được quyên góp để gây quỹ. Đây là câu chuyện về gây quỹ cho ấn phẩm phiên bản giới hạn của “Những khoảnh khắc của nàng hầu gái” (The Moments: Handmaiden) - bộ sưu tập các bức ảnh tĩnh từ bộ phim “Nàng hầu gái” (The Handmaiden, 2016) của đạo diễn Park Chan-wook. Được tài trợ thành công trên trang web gây quỹ cộng đồng Tumblbug vào mùa xuân năm nay, cuốn sách này khá đồ sộ với 520 trang và có giá cũng không rẻ nhưng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả ngay khi vừa công bố xuất bản. Cuốn sách bao gồm khoảng 400 bức ảnh về phim trường kèm theo những chú thích tỉ mỉ về chuyện hậu trường của bộ phim. Tác giả của tập ảnh này là nhiếp ảnh gia Lee Jae-hyuk.

Lee Jae-hyuk đã làm nghề nhiếp ảnh tĩnh điện ảnh - công việc quyết định ấn tượng đầu tiên cho khán giả về bộ phim - từ thập niên 1990 đến nay. Ghi lại những khoảnh khắc trong phim ảnh bằng cảm quan nghệ thuật độc đáo và sự gan lì của mình, Lee Jae-hyuk là nhiếp ảnh gia được các đạo diễn nổi tiếng tin cậy. Chỉ cần lướt qua bản thành tích nghệ thuật của ông, chúng ta có thể biết được các bộ phim được coi là tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Hàn Quốc trong 20 năm gần đây. Ông đã có mặt từ phim trường của “Ký sinh trùng” (Parasite,2019)của đạo diễn Bong Joon-

-ho, “The Face Reader” (Thuật xem tướng, 2013) của đạo diễn Han Jae-rim, “Gặp phải ác quỷ” (I Saw the Devil, 2010) của đạo diễn Kim Jee-woon cho đến phim trường của “Canh bạc nghiệt ngã” (Tazza: The High Rollers, 2006) của đạo diễn Choi Dong-hoon. Thợ chụp ảnh tĩnh trong điện ảnh là công việc như thế nào?

Đó là người chụp ảnh tại phim trường. Trong quá khứ, các nhân viên của hãng phim tiếp thị phim tại các rạp chỉ bằng những bức ảnh tĩnh trước khi bộ phim hoàn thành. Hiện nay, ảnh tĩnh được dùng để tiếp thị phim trước khi phát hành hoặc quảng bá phim ở thị trường nước ngoài. Có thể nói người chụp ảnh tĩnh là người làm “bao bì” cho bộ phim..

Cơ duyên nào đã đưa anh đến với nghề chụp ảnh tĩnh?

Anh trai tôi bắt đầu làm phim trước. Sau đó, cha tôi gợi ý rằng tôi nên học chuyên ngành giúp ích cho anh trai nên tôi đã học nhiếp ảnh. Tôi bắt đầu công việc này bằng cách chụp ảnh tĩnh tại phim trường của anh trai tôi, và công việc này phù hợp với tôi. Đưa ra phán đoán nhanh chóng phù hợp với tình huống là điều rất thú vị. Có lẽ vì thế tôi đã có thể tiếp tục làm công việc này cho đến bây giờ.

Nhiếp ảnh gia ảnh tĩnh cần những năng lực gì?

Nhiếp ảnh gia ảnh tĩnh cần hiểu rõ quá trình bộ phim được tạo ra. Phải nắm bắt hệ thống phim trường. Bởi vì khác với đạo diễn hoặc các nhân viên khác, nhiếp ảnh gia phải tự làm một mình từ các công đoạn tiền kỳ, chụp ảnh, cho đến hậu kỳ. Luôn muốn ảnh tĩnh trông giống như một cảnh trong phim hơn là một bức ảnh thông thường nên tôi cố gắng tìm cách thể hiện điều đó. Tôi nhớ mình đã rất vui khi nam diễn viên Choi Woo-shik tại phim trường “Ký sinh trùng” xem các bức ảnh tôi chụp và thốt lên “Trông giống y như phim vậy.”

Anh chuẩn bị như thế nào trước khi bước vào phim trường?

Tôi tập trung vào cảm xúc mà mình cảm nhận sau khi đọc kịch bản lần đầu tiên. Tùy thuộc vào cảm xúc đó, tôi sẽ trăn trở màu sắc nào phù hợp với bộ phim. Tôi thuộc tuýp người tìm ý tưởng từ các triển lãm nghệ thuật, bởi vì ngắm tranh trực tiếp tại triển lãm thay vì ngắm trên máy tính hoặc điện thoại di động, giúp tôi thấy được màu sắc một cách phong phú hơn. Trước khi bấm máy “Nàng hầu gái”, việc xem những bức tranh của Picasso ở Paris đã giúp ích cho tôi rất nhiều.

ảnh tĩnh từ bộ phim “Nàng hầu gái” của đạo diễn Park Chan-wook.

37 PHỎNG VẤN Phỏng vấn
Nam Sun-woo Phóng viên Cine21 Dịch. Thân Thị Thúy Hiền Ảnh. Heo Dong-wuk Nhiếp ảnh gia Lee Jaehyuk đã làm công việc chụp ảnh tĩnh, yếu tố quyết định ấn tượng đầu tiên của bộ phim, trong gần 30 năm tại phim trường của các đạo diễn danh tiếng trong và ngoài nước. Mới đây, anh đã xuất bản “Những khoảnh khắc của nàng hầu gái” - bộ sưu tập các bức
© xxxxxxxxxxx

Chụp ảnh tĩnh cho các tác phẩm sử dụng nhiều công nghệ CG hay VFX có khó khăn gì không?

Dù sao đi nữa cũng có rất nhiều màn hình xanh dương và màn hình xanh lục tại phim trường CG (Computer Generated Imagery: mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) và VFX (Visual Effects: hiệu ứng hình ảnh). Tôi phải chụp ảnh làm sao để chúng không lọt vào khung ảnh. Mặc dù góc chụp bị hạn chế nhưng tôi cố gắng tạo ra những cảm xúc mang tính điện ảnh. Ví dụ, trong kịch bản phim “Cuộc chiến xuyên không” (Alienoid, 2022) của đạo diễn Choi Dong-hoon, tôi ngửi thấy mùi phim võ thuật thời xưa. Tôi muốn những bức ảnh tĩnh cũng có cảm giác hoài cổ như vậy.

Tôi cũng chụp ảnh tĩnh cho “Nhất trường xuân mộng” (Life Is But a Dream, 2022) - bộ phim ngắn do đạo diễn Park Chan-wook quay

bằng iPhone. Trong tác phẩm đó, một bức tường LED được sử dụng trong cảnh cao trào.

Bởi vì điều kiện phải chụp ảnh tĩnh bằng iPhone giống như đạo diễn đã sử dụng nó để quay phim, đồng thời với việc cảm thấy hạn chế, tôi đã thực hiện công việc đầy hứng thú.

Từng tham gia các phim trường nước ngoài, anh thu thập được những kinh nghiệm gì?

Tôi từng tham gia “Đồng điệu” (Equals, 2015), “Avengers: Đế chế Ultron” (Avengers: Age of Ultron, 2015) và “Kết thúc, bắt đầu” (Endings, Beginnings, 2019). Mặc dù khác biệt về không gian và ngôn ngữ, nhưng tôi đã cảm nhận được rất nhiều điều khi xem các nhiếp ảnh gia ảnh tĩnh ở Hollywood làm việc. Ngược lại với hầu hết người làm việc trong các đoàn phim đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là trở thành đạo diễn hoặc nhân viên

“Tôi tập trung vào cảm xúc mà mình cảm nhận sau khi đọc kịch bản lần đầu tiên. Tùy thuộc vào cảm xúc đó, tôi sẽ suy nghĩ thử xem màu sắc nào phù hợp với bộ phim. Tôi thường xem nhiều chương trình triển lãm nghệ thuật khác nhau để tìm cảm hứng.”

chính chỉ đạo sản xuất phim tại phim trường, tại Hollywood, có rất nhiều người làm việc một cách thầm lặng ở một vị trí trong thời gian dài. Họ cứ giữ mãi một vai trò như thế trong đoàn phim, nhưng sự thăng tiến nghề nghiệp thể hiện ở sự gia tăng quy mô, cấp độ của từng bộ phim mà họ tham gia. Có thể nói rằng họ cảm nhận được tinh thần nghệ nhân trong nghề nghiệp.

Khi chụp ảnh cho “Kết thúc, bắt đầu”, tôi đã gặp một nhiếp ảnh gia ở độ tuổi 70 - người đã chụp ảnh tĩnh cho “Người đàn bà đẹp” (Pretty Woman, 1990). Dù lãng tai nhưng ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết trên phim trường. Tôi đã nghĩ ước gì sau này, mình cũng có thể làm việc như vậy.

Chắc hẳn anh đã có cảm xúc đặc biệt với tuyển tập ảnh “Những khoảnh khắc của nàng hầu gái”?

Ở phim trường cũng có lúc tôi thấy buồn, đó là khi đạo diễn, diễn viên và nhân viên đều tụ tập để chụp ảnh tập thể, còn tôi không thể xuất hiện trong bức ảnh vì phải cầm máy ảnh. Điều khác khiến tôi buồn là chỉ có một vài trong số rất nhiều bức ảnh tĩnh do mình chụp được phát hành và phần còn lại biến mất. Nhưng khi tuyển tập ảnh này ra mắt, mọi nỗi buồn dường như tan biến. Đây không phải chỉ

là chia sẻ vết tích cuộc sống của tôi với những người khác sao? Không có nhiều ví dụ về sách ảnh chứa ảnh tĩnh của các bộ phim, cho nên đó là một món quà tuyệt vời mà tôi nhận được từ đạo diễn Park Chan-wook. Để nâng cao chất lượng cuốn sách ảnh, chi phí sản xuất khá cao nhưng tôi rất mừng vì sách được nhiều người yêu thích. Một cuộc triển lãm ảnh cũng được tổ chức tại Mit Dem Bauhaus ở Seochon. Điều đó rất có ý nghĩa với tôi - một nhiếp ảnh gia ảnh tĩnh chưa có nhiều cơ hội thể hiện tác phẩm của mình qua sách và triển lãm.

Khi không làm việc, anh thường làm gì? Tôi vốn đi du lịch rất nhiều, nhưng do đại dịch COVID-19, tôi đang chủ yếu du lịch cắm trại ở trong nước. Tôi cũng đi xem triển lãm hoặc xem dồn những bộ phim mà tôi chưa được xem trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, tôi thích những bộ phim tài liệu về thiên nhiên. Tôi chỉ chụp những bức ảnh ẩm thực cho mạng xã hội. Bởi vì tôi tin phải ít chụp ảnh bên ngoài phim trường, tôi mới có thể dồn niềm đam mê cho phim trường. Vì thể lực và khả năng tập trung của tôi không được tốt nên tôi cố gắng tiết kiệm năng lượng.

Một bức ảnh tĩnh từ phim trường “Ký sinh trùng” của đạo diễn Bong Joon-ho. Đây là bộ phim thứ ba với đạo diễn Bong sau “Chuyến tàu băng giá” và “Siêu lợn Okja”.

Cảnh diễn viên Ryu Junyeol thực hiện một màn hành động tại phim trường bộ phim “Cuộc chiến xuyên không” (2022) của đạo diễn Choi Dong-hoon.

Lee Jae-hyuk đã thêm vào các bức ảnh tĩnh màu sắc hoài cổ thường được cảm nhận trong các bộ phim võ thuật thời xưa.

Lee Jae-hyuk chia sẻ anh nghiên cứu nhiều phương pháp khác nhau để thể hiện những bức ảnh tĩnh của mình như thể chúng là một cảnh trong bộ phim, và chủ yếu lấy cảm hứng từ các cuộc triển lãm nghệ thuật.

Anh có thể chia sẻ về kế hoạch tương lai của mình không?

Hiện nay, tôi đang chụp ảnh tĩnh cho “Trò chơi tiền bạc” (Money Game) - loạt phim OTT (Over the Top: dịch vụ truyền hình internetchú thích của người dịch) do đạo diễn Han Jae-rim chỉ đạo diễn xuất. Dựa trên truyện tranh gốc trên mạng, đây là câu chuyện nói về sự hợp tác và đối kháng lặp đi lặp lại của các nhân vật trong những tình huống ngặt nghèo. Tôi luôn chụp ảnh với tâm niệm rằng đây có thể là tác phẩm cuối cùng của mình. Trong khi quay tại phim trường, tôi đã từng bị thương, tôi cũng từng phẫu thuật đầu gối tại phim trường của “Mặt trận” (The Front Line, 2011) của đạo diễn Jang Hun. Bây giờ, mắt tôi cũng đã bị lão hóa. Tôi không biết mình sẽ có thể làm được việc này bao lâu nữa, nhưng tôi muốn dồn sức lực cho phim trường với tâm niệm rằng đây có thể là tác phẩm cuối cùng của mình. Hiện nay, nước ngoài cũng rất quan tâm đến điện ảnh Hàn Quốc, hy vọng rằng những bức ảnh tĩnh mà tôi chụp có thể khiến khán giả nước ngoài mong đợi sức hấp dẫn của văn hóa Hàn Quốc.

39 38 PHỎNG VẤN PHỎNG VẤN
© Lee Jae-hyuk © Lee Jae-hyuk

Nghệ thuật đan dây với sự tĩnh tâm

Nút thắt là một sản phẩm thủ công truyền thống của Hàn Quốc, được sử dụng rộng rãi để trang trí từ vật dụng trong nhà cho đến trang phục hay đồ dùng nghi lễ. Park Seon-keung, người đào tạo truyền nghề nút thắt với gần 40 năm kinh nghiệm, đã kế nghiệp nghề nút thắt truyền thống của gia đình và đang nỗ lực nghiên cứu làm ra các sản phẩm mang hơi thở hiện đại.

Người đào tạo truyền nghề nút thắt Park Seon-keung đã tiếp bước ông ngoại, bà ngoại và mẹ của mình kế nghiệp nghề làm nút thắt truyền thống trong gần 40 năm qua.

Là một nghề thủ công truyền thống của Hàn Quốc, thắt nút (maedeup) đề cập đến kỹ thuật sử dụng các dây tim tạo ra nút thắt dưới nhiều hình dạng khác nhau cho mục đích trang trí hoặc các mục đích thiết thực khác. Dây tim (kkeunmok, còn gọi là dahoe) được tạo ra bằng cách xe hoặc bện nhiều sợi chỉ lại với nhau. Thợ thủ công sở hữu kỹ thuật thắt nút này được gọi là nghệ nhân nút thắt (maedeupjang).

Theo “Đại điển hội thông” (Daejeon hoetong, bộ sách tổng hợp tất cả các luật lệ từ cuối triều đại Goryeo đến triều đại Joseon được biên soạn vào năm 1865), vào thời Joseon, quy trình làm nút thắt được chia nhỏ và đảm trách bởi các nghệ nhân nút thắt hoàng gia, cho thấy công việc này cần sự chuyên nghiệp và tận tâm ở mỗi công đoạn. Từ xa xưa, nút thắt là phụ kiện cần thiết để làm nổi bật vẻ đẹp của hanbok. Thậm chí, những chiếc áo choàng truyền thống mà nam giới mặc ngoài trời (dopo) khi đính nút thắt và tua rua vào thì trông sang trọng hơn hẳn. Những

chiếc nút thắt như vậy cũng không thể thiếu đối với mũ gat (mũ tròn rộng vành dành cho nam giới trưởng thành), quạt cầm tay hay túi may mắn (bok jumeoni). Những chiếc tua và nút thắt dài có thể được gắn vào rèm che bằng vải ngũ sắc trang trí kiệu gỗ, hay các nhạc cụ như trống và đàn nhị (haegeum), để mang lại sự trang nghiêm.

Trong tiệc thôi nôi của một đứa bé, em bé được đeo một dải thắt lưng trang trí bằng các nút thắt. Kiểu nút thắt đồng tâm kết (dongsimgyeol) cũng được dùng trong tứ trụ đơn tử (sajudanja: lá thư với thông tin cơ bản về ngày sinh của chú rể - chú thích của người dịch) do nhà chú rể gửi đến nhà cô dâu khi hôn lễ được ấn định. Ngay cả dây tua dài (yuso) trang trí kiệu quan tài (sangyeo) cũng được đính kèm những nút thắt tinh xảo. Người Hàn Quốc đã sử dụng nút thắt vào nhiều dịp khác nhau trong suốt cuộc đời của họ.

41 Bảo tồn di sản
BẢO TỒN DI SẢN
Lee Gi-sook Tác giả tự do Dịch. Nguyễn Trung Hiệp Ảnh. Lee Min-hee

Đặc trưng của nút thắt truyền thống Hàn Quốc là sử dụng các dây tim đơn sắc để hình thành kiểu dáng, rồi đính tua rua vào để tạo ra những sợi dây đẹp.

Những chiếc nút thắt truyền thống không chỉ được dùng làm vật trang sức mà còn được dùng trang trí nhạc cụ và các vật dụng trong gia đình. Hyangbal, trông giống cái chũm chọe, là một trong những nhạc cụ gõ truyền thống Hàn Quốc, được trang trí bằng các nút thắt và tua rua dài.

Các món đồ trang trí mà bà hợp tác với nghệ nhân vải sợi Shin Ye-sun làm ra và trưng bày tại Hội chợ Xu thế Hàng thủ công và Hội chợ Maison&Objet.

Bộ norigae ba chùm bằng ngọc bích được làm từ các nút thắt hoa cúc, nút thắt cỏ bốn lá và nút thắt nhẫn tròn. Norigae là phụ kiện được gắn vào dây nơ goreum hoặc eo váy chima được dùng làm vật trang sức của phụ nữ Hàn Quốc, qua đó làm tăng thêm vẻ đẹp cho hanbok.

loại túi được trang trí với nhiều kiểu nút thắt, ví như nút thắt chuồn chuồn. Trong quá khứ, những chiếc túi này là vật dụng thiết thực mà già trẻ lớn bé đều cần, đeo trên thắt lưng để đựng những vật dụng nhỏ nhắn. Nhìn chung, túi của phụ nữ được trang trí bằng các nút thắt và tua rua tinh xảo đính trên các loại vải sáng màu, trong khi túi của nam giới đơn giản hơn và tránh trang trí quá nhiều.

MỘT QUYẾT ĐỊNH TỰ NHIÊN

Đối với nghệ nhân Park Seon-keung, nút thắt chính là định mệnh. Năm 1968, khi nút thắt truyền thống được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, người đầu tiên trở thành nghệ nhân bậc thầy là Jung Yeon-su, chính là ông ngoại của bà. Sau đó, vào năm 1976, bà ngoại của bà là Choe Eun-sun được công nhận là nghệ nhân bậc thầy nút thắt thế hệ thứ hai, còn mẹ của bà tên Jung Bong-sub cũng trở thành người nắm giữ kỹ thuật nghệ nhân nút thắt thế hệ thứ ba vào năm 2006. Park Seon-keung, người đang tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình từ mẹ, hiện là “người đào tạo truyền nghề” nút thắt (đây là cấp bậc liền dưới “người nắm giữ kỹ thuật nghệ nhân nút thắt”). Đối với bà, nghệ thuật nút thắt vừa thể hiện lịch sử ba thế hệ của gia đình bà, vừa là dòng chảy trăm năm của một nghề thủ công truyền thống Hàn Quốc từng có lúc trên bờ vực mai một.

“Người ta bảo phường Gwanghui ở Seoul, nơi ông ngoại tôi sinh ra và lớn lên, từng là làng nghề thủ công của những người làm nút thắt cho đến những năm 1930. Là thế hệ cuối cùng ở đó, ông ngoại tôi trở thành nghệ nhân nắm giữ đầu tiên khi nghệ thuật nút thắt được ghi danh vào mục

43 42 BẢO TỒN DI SẢN BẢO TỒN DI SẢN
Các
Courtesy of Park Seon-keung

di sản cấp quốc gia vào năm 1968. Ngọn lửa của nghề thắt nút truyền thống tưởng chừng sắp tắt đã được thổi bùng lại. Thời thế đổi thay, phương thức sản xuất đã được cơ giới hóa, nhưng tôi biết mình cần phải làm việc chăm chỉ để không phụ lòng những nghệ nhân đã nỗ lực hết mình nhằm gìn giữ các phương pháp truyền thống.”

Trong lời tâm sự của nghệ nhân Park - người có vóc dáng nhỏ nhắn thật hợp với hanbok - có sự quyết tâm cao độ. Dù theo học chuyên ngành múa ở đại học nhưng bà đã rẽ theo con đường học nghề từ sớm, chắc hẳn có ảnh hưởng không nhỏ từ hoàn cảnh gia đình. Sinh năm 1964, bà chính thức theo học nghề với bà của mình từ năm 19 tuổi, bên cạnh đó còn nhận được sự chỉ bảo nghiêm ngặt từ mẹ, một người theo chủ nghĩa hoàn hảo.

“Làm nút thắt rất tốn công, vì vậy luôn có những việc nhỏ tôi phụ giúp được. Từ nhỏ, tính tôi nhu mì, lại khéo tay nên các việc lặt vặt luôn do tôi phụ trách. Không phải tôi quyết định học nghệ thuật nút thắt ngay từ đầu, mà dường như khi lớn lên, tự nhiên tôi lại nghĩ đó là con đường của mình. Công việc làm nút thắt rất hợp với tôi bởi lẽ các công đoạn tết chỉ, buộc chỉ thành các kiểu dáng chỉ

qua tay một người. Khi tập trung vào công việc, những phiền não biến mất và tâm tôi an yên hơn.”

THÀNH QUẢ CỦA SỰ NHẪN NẠI

Để làm ra nút thắt thủ công trước tiên cần có dây tim (kkeunmok), nhưng quy trình làm ra dây tim phức tạp và không hề dễ dàng.

“Quy trình làm dây tim bắt đầu từ việc kéo tơ khỏi kén, sau đó trải qua năm hoặc sáu công đoạn chính, mỗi công đoạn đều đòi hỏi tay nghề thành thục. Để có được màu giống nhau chính xác từ mỗi lần nhuộm cũng rất khó. Do đặc điểm của công việc thắt nút bắt đầu từ đoạn giữa và kết thúc cũng ở đoạn giữa nên phải suy tính sao cho thành phẩm không chỉ đối xứng trái - phải mà mặt trước và mặt sau cũng phải giống hệt nhau. Đó là một công việc rất tỉ mỉ, không được xảy ra sai lệch một li nào.”

Có khoảng 30 loại nút thắt với các kiểu dáng khác nhau, chủ yếu được đặt tên theo động vật và thực vật như nút thắt (hình) rùa, chuồn chuồn, gà con, bươm bướm, ong, hoa cúc, hoa mai, hoa sen,... Tên gọi của tua rua, một phần cấu thành nên nút thắt, cũng tương tự như vậy. Có

Hình ảnh bà Park Seonkeung đang dùng khung bện dây (dahoeteul) để xoắn nhiều sợi tơ thành dây tim. Dây tim được tạo ra theo cách này trở thành vật liệu cơ bản của nghề thủ công nút thắt.

nhiều loại tua rua như “tua chân bạch tuộc” với nhiều bó tua tách biệt trông như chân con bạch tuộc, “tua dâu tây” vì có đầu chùm tua giống quả dâu tây, “tua tròn” với hình dạng như ống trụ tròn.

“Để làm ra một chiếc norigae (phụ kiện gắn vào dây nơ goreum - dây buộc ngang áo khoác ngắn jeogori được mặc ở phần thân trên) hoặc eo váy chima trong bộ hanbok nữphải mất ít nhất mười ngày, thậm chí vài tháng đối với một tuyệt tác. Mỗi dây tua đơn đính lên norigae cũng được làm bằng cách xoắn các sợi tơ hàng trăm lần.” Có thể gọi nút thắt là nghệ thuật của những sợi dây được tạo ra dựa trên sự nhẫn nại và kiên trì. Các nút thắt của Trung Quốc thể hiện sự hoa mĩ tuyệt đỉnh với nhiều kiểu dáng khác nhau, còn nút thắt của Nhật Bản tập trung vào chức năng của dây hơn là tính trang trí của bản thân nút thắt. Khác hẳn hai nước ấy, đặc trưng của nút thắt truyền thống Hàn Quốc là sử dụng các dây tim đơn sắc để hình thành kiểu dáng, rồi đính tua rua vào để tạo ra những đường nét đẹp.

“Thỉnh thoảng mọi người hỏi rằng liệu tôi có cảm thấy nhàm chán với việc làm nút thắt trong suốt cuộc đời mình hay không. Dù có những lúc vất vả, nhưng tôi không hề thấy nhàm chán.”

Một nghệ nhân dù có tay nghề cao nhưng cảm thấy nhàm chán với công việc của mình thì không thể gọi là nghệ nhân thực thụ. Lý do khiến bà trở thành người học việc từ sớm, có thể phát triển trong nghề trong gần 40 năm mà không một lần nghĩ đến công việc khác có lẽ là vì bản tính yêu thích công việc mình làm chứ không phải vì tài năng hay may mắn.

“Có một vị khách đặt hàng của tôi hầu như đều đặn mỗi năm. Tôi hỏi vị ấy mua về làm quà phải không, vị ấy đáp là thường đóng khung chúng rồi treo lên tường để ngắm, khi cần thì lấy ra dùng và thích chúng hơn cả tranh vẽ. Những lời nói đó đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi.”

KẾT NỐI VỚI THỜI ĐẠI

Ngoài việc kế thừa truyền thống, nghệ nhân Park cũng nỗ lực kết hợp thẩm mỹ hiện đại trong nghệ thuật của mình. Bà hợp tác với nghệ nhân vải sợi Shin Ye-sun trình làng các món đồ trang trí là những nút thắt phủ lên quả cầu thủy tinh tại Hội chợ Xu thế Hàng thủ công (Craft Trend Fair, 2018-2019) tổ chức tại trung tâm COEX, phường Samseong, Seoul, Hội chợ Maison&Objet (2019-2020) tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Paris Nord Villepinte và sau đó đã nhận được nhiều đánh giá tốt. Đằng sau mục đích đại chúng hóa nghệ thuật nút thắt, bà hiểu rõ hơn ai hết rằng nghề nút thắt truyền thống của tổ tiên đã tồn tại là nhờ sự kết nối với thời đại. Bà học được những bài học cuộc sống từ chính nghệ thuật nút thắt.

“Nếu bạn mắc lỗi dù chỉ với một sợi tơ, bạn phải bắt đầu lại từ đầu. Cứ thế bỏ qua thì cuối cùng một khuyết điểm nhỏ sẽ làm hỏng toàn bộ sản phẩm. Tốt nhất là tháo hết ra và bắt đầu làm lại một cách nghiêm túc.” Năm 20 tuổi khi quyết tâm theo nghề nút thắt, bà nghĩ rằng bản thân đã chọn nghề này. Nhưng khi nhìn lại, bà nhận ra rằng chính nghề đã chọn bà, và thầm cảm ơn định mệnh này.

Tác phẩm “Lưới tua rua đính ba nghìn hạt châu” Mangsul Samcheonju) được trưng bày trong triển lãm “Đế võng trùng trùng” (lưới của Đức Phật vô cùng vô tận, ngụ ý Đức Phật cứu độ thế gian) tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Seongnam vào tháng 8 năm 2021. Vốn mang biểu tượng Phật giáo, tam thiên châu (samcheonju) là một loại norigae được các nữ nhân cung đình sử dụng, nó có ba viên trân châu lớn được xâu kết bằng nút thắt. Sau khi đan lưới tua rua bằng kỹ thuật truyền thống, nghệ nhân Park dùng hạt thủy tinh thay cho ngọc trai để tạo vẻ đẹp hiện đại.

“Người ta nói đây là một công việc rất cô đơn, nhưng tôi may mắn luôn được mẹ dõi theo. Gần đây, khi đơn hàng nút thắt tăng lên, cả anh và em gái tôi đều nghỉ việc chuyên môn để làm việc toàn thời gian cùng tôi với tư cách là người học việc. Tôi thật có phúc khi có ba cô con gái đều thể hiện tài năng và nhiệt huyết với nghề này.”

Nhiều nghệ nhân các nghề thủ công truyền thống đang phải cố gắng xoay sở giữa cơn khủng hoảng ngành nghề mai một. Trong khi đó, bà rõ ràng là một người may mắn khi có các anh em cùng đồng hành trên con đường này và có những cô con gái sẵn sàng kế nghiệp. Trong xưởng của bà tại Trung tâm Đào tạo Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ở phường Samseong, Seoul, các tác phẩm nút thắt của mẹ bà - nghệ nhân bậc thầy Jung Bong-sub, của anh trai Park Hyung-min và em gái Park Seon-hee đang được trưng bày cạnh nhau. Những tác phẩm thoạt trông giống nhưng lại khác nhau dường như cho thấy được tấm lòng tôn trọng phong cách của nhau mà vẫn giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ độc đáo riêng mình.

45 44 BẢO TỒN DI SẢN BẢO TỒN DI SẢN
© Korea Cultural Heritage Foundation

Chuyện chưa biết về DMZ

DMZlàmộtkhotàngcâuchuyện.Vùngbiêngiớiởđó conngườivẫnđangsinhsống.Cưdânđãsốngnơinày trongnhiềunămvớinềnvănhoávàkýứcđộcđáocủa riêngmình.BàParkHan-solđãghilạicuộcsốngcủahọ trong“VềDMZ”(AboutDMZ).Cuốnsáchchứađựng nhữnghìnhảnhsốngđộngchânthậtvềsựchiacắtmà tachưahềbiếtđến.

CUỘC SỐNG KHÔNG DIỄN RA NHƯ TA DỰ TÍNH. Bởi có những điều bất ngờ xảy ra. Park Han sol là một kiến trúc sư và tiến sĩ kỹ thuật. Cô ấy đã học kiến trúc và tạo cảnh quan, nhưng vượt ra ngoài chuyên ngành của mình, cô làm công việc khai thác những câu chuyện phi vật lý hàm chứa trong không gian vật lý. Cô thành lập All About, một công ty biên tập nội dung tập trung vào các vùng miền của Hàn Quốc, và đang thực hiện tạp chí độc lập “Về DMZ” (about DMZ) là dự án đầu tiên của mình. Giờ đây, cô rất hạnh phúc vì đang làm một điều mà trước đây bản thân chưa bao giờ nghĩ đến. Bởi đó là một công việc ghi chép lại từng hồi ức mà không ai có thể biết được, từng không gian mà không nơi nào khác trên thế giới này có được.

NƠI CON NGƯỜI SINH SỐNG

“Nếu bạn tìm kiếm DMZ trên Google, điều đầu tiên xuất hiện là những hình ảnh quân sự tiêu biểu từ Panmunjom (Bàn Môn Điếm) và khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Nhưng nơi đó con người vẫn đang sinh sống. Đồng thời họ vun đắp những ký ức độc đáo của riêng mình. All About là công ty bắt đầu truyền tải những câu chuyện đó. Mặc dù đang điều hành các dự án về nội dung cho các khu vực khác, nhưng chúng tôi dự định xuất bản điểm khởi đầu của mình - “Về DMZ” cho đến cùng.” DMZ (Demilitarized zone khu vực phi quân sự) Bán đảo Triều Tiên là kết quả của Chiến tranh Triều Tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Đây là tên gọi khu vực phi vũ trang và phi chiến tranh được thành lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 khi Quân đội Liên Hợp Quốc, Quân đội Nhân dân Triều Tiên và Quân tình nguyện Nhân dân Trung Quốc đồng ý đình chiến. Về mặt địa lý, đây là khu vực rộng 2km về mỗi phía Bắc và Nam, tính từ Đường phân giới Quân sự dài 248km chia ngang eo bán đảo Triều Tiên. Cuốn sách đầu tiên, “Về DMZ: Cheorwon năng động” (about DMZ, Vol.1: Active Cheorwon) đã làm thay đổi hoàn toàn những thiên kiến của chúng ta. Ở cái vùng đất vốn chỉ được coi là nơi lạnh lẽo và hiu quạnh, lại có những câu chuyện đa dạng và những thú vui phong phú ấy. Cuốn sách thứ hai, “Về DMZ: Paju êm dịu” (about DMZ, Vol.2: Relieve Paju) chứa đựng hình ảnh của một Paju vừa mang bản sắc vùng biên giới, lại vừa là “điểm dừng chân”. Khu vực này là vùng đất ẩm để những đàn chim di cư dừng chân trú ngụ, là điểm du lịch mang lại sự bình thản cho con người phố thị, và cũng là nơi còn giữ lại vết thương của Jangpari thời quân đội Hoa Kỳ đóng quân. “Relieve” được dùng làm phụ đề mang cả hai nghĩa của “bình an” và “loại bỏ

Park Han-sol - Giám đốc điều hành của All About, một công ty nội dung, ghi lại cuộc sống của những ngôi làng và cư dân DMZ với văn hóa và ký ức độc đáo thông qua tạp chí độc lập “Về DMZ”.

khổ đau”. Cuốn sách thứ ba, “Về DMZ: Gojeong tái sinh” (about DMZ, Vol.1: Revive Gojeong) vừa được xuất bản, qua tám tháng đã hoàn thành công đoạn của phần kết, chứa đựng những câu chuyện khác về khu vực biên giới tỉnh Gyeonggi. Mặc dù trong một khoảng thời gian dài thường xuyên tới DMZ để thu thập thông tin và nghiên cứu, đối với cô Park đây vẫn là một “không gian của sự bí ẩn”. Bởi vì càng đi càng thấy tỏ mò, càng gặp càng thấy hứng thú.

“Những ngôi nhà ở làng Minbuk tiếp giáp với Cheorwon DMZ, được gọi theo “số nhà” thay vì địa chỉ. Số 1, số 2, số 3…theo cách như thế này. Làng Minbuk là những ngôi làng được xây dựng ở phía Bắc của Đường kiểm soát dân sự để khai khẩn đất hoang. Giống như những ngôi nhà bình thường khác, mặc dù có địa chỉ, nhưng từ lâu nay đã thuộc quyền quản lý của căn cứ quân sự, để tiện cho việc gọi tên nên đến bây giời vẫn sử dụng “số nhà”. Ngoài ra còn có một kho vũ khí trong làng. Cũng có lần tôi bị gọi đi điểm danh hoặc đi huấn luyện quân sự. Thời gian trước và sau chiến tranh từng

tầng từng lớp vun đắp thành nét văn hoá độc đáo cho ngôi làng này”

Tuyến Geumgangsan nối ga Cheorwon và ga Naegeumgang cũng để lại dấu vết cho làng Minbuk ở Cheorwon. Tuyến Geumgangsan là tuyến đường sắt chạy bằng điện được xây dựng vào những năm 1920 và là tuyến đường sắt du lịch đầu tiên ở Hàn Quốc. Nếu không phải là chiến tranh và chia rẽ, thì có lẽ là tuyến đường sắt này đã không bị cắt đứt. Bên cạnh đường ray xe lửa, các tòa nhà từ thời thuộc địa của Nhật Bản vẫn còn đó như là một đống đổ nát.

“Khác với những gì được biết đến trên các phương tiện truyền thông, thiên nhiên nơi này quả thật không được rộng lớn cho lắm. Trái lại, có một cảm giác của sự hoang tàn. Để theo dõi lẫn nhau từ hai phía nam bắc, họ cố ý đốt hoặc chặt cỏ cây nhằm đảm bảo tầm nhìn. Khung cảnh đẹp nhất mà tôi cảm nhận được là hình ảnh của những đàn sếu. Nhờ con người nơi đây mà mỗi mùa đông những đàn sếu ùa về làng Minbuk ở Cheorwon. Dân làng trồng rấtnhiềulúa,rồisaumùavụthayvìcộtlạithành

47 NHỮNG
CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
Những câu chuyện hai nửa bán đảo Triều Tiên Park Mi-kyeong Nhà văn tự do Dịch. Phạm Hương Giang Ảnh. Han Jung-hyun

từng bó đi bán thì họ để laik những hạt thóc vụn trên ruộng cho đàn sếu đến ăn. Dường như con người và sếu là bạn đồng hành của nhau.”

All About đã đặt tên loại gạo đó là gạo chim sếu và giúp người dân bán gạo. Họ phát triển cùng với cư dân địa phương bằng cách lồng ghép các đặc sản địa phương vào đời sống.

HỒI ỨC CỦA MỖI NGƯỜI, MỖI MỘT CON NGƯỜI

Cô ấy bắt đầu bén duyên với DMZ vào năm 2016 khi còn là sinh viên Khoa Nghiên cứu Môi trường, Đại học Quốc gia Seoul. Vào thời điểm đó, giáo sư hướng dẫn luận văn của cô là người tham gia lập kế hoạch cho dự án văn hóa đô thị Real DMZ Project. Khi theo chân vị giáo sư của mình đến làng Minbuk ở Cheorwon lần đầu tiên, cô ấy đã rất ngạc nhiên trước khung cảnh xung quanh mình. Sinh ra và lớn lên ở Seoul, cô ít có cơ hội về thăm thôn quê, và vì không có anh em nên cô hầu như chưa được tiếp xúc với văn hóa quân đội. Đó là lúc cô nhận ra rằng người bình thường nhất không biết gì về DMZ là chính mình. Cô bỗng thấy tiếc nuối. Cô đã nghĩ rằng nếu ai đó chỉ ra những điều cốt lõi của DMZ, thì một con người bình thường như cô cũng sẽ rất muốn quan tâm đến nơi này.

“Ngày đầu tiên tham gia chuyến tham quan Hòa bình và An ninh DMZ ở Cheorwon, tôi đã muộn màng nhận ra rằng bất kể góc nào nơi đây cũng đều có những câu chuyện về chiến tranh Triều Tiên thời bấy giờ được kể lại. Không một ai nói về thời kỳ hậu chiến. Sau

đó, tôi đến làng Minbuk, nơi có những ký ức về thời gian trước và sau Chiến tranh Triều Tiên trong mọi khía cạnh của cuộc sống của dân làng, những câu chuyện đó khiến tôi muốn viết lại.”

Theo chân giáo sư đến thăm Đài tưởng niệm thảm sát người Do Thái ở Berlin cũng là một nhân duyên để cô ghi lại câu chuyện của DMZ lên tạp chí. Nhật ký và thư của các nạn nhân, những ghi chép rất bình thường hàng ngày nằm trong phòng triển lãm. Kế bên phòng triển lãm treo một bức ảnh gia đình rất lớn. Đó là một bức ảnh gia đình vô cùng bình thường mà nhà nhà đều treo trong phòng khách. Nhưng trong này làm cô chấn động. Đến gần bức ảnh, những dòng chữ hiện lên về cuộc sống của mỗi người đã diễn ra thế nào trong nhiều năm sau đó. Khu triển lãm đã cho thấy, những người được xếp vào nhóm nạn nhân đó, mỗi người, mỗi một con người đều đã từng sống những ngày bình thường như chúng ta. Nước mắt cô rơi. Từ hôm đó, cô quyết định ghi lại những hồi ức của từng người, từng con người sống trong DMZ.

“Thật may mắn. Tôi đã đăng ký tham gia cuộc thi khởi nghiệp trong khuôn viên trường với ba người bạn học cao học và nghiên cứu sinh từ Khoa Nghiên cứu Môi trường của Đại học Quốc gia Seoul, và điều bất ngờ, chúng tôi đã được chọn. Trong 10 đội được chọn đó đều là các công ty khởi nghiệp nổi tiếng. Khi tự hỏi tại sao lại một nhóm non trẻ như chúng tôi lại được chọn thì thật vui mừng vì dường như giá trị của DMZ đã được công nhận. Điều đó giúp tôi khởi nghiệp suôn sẻ.”

NHỮNG ĐIỀU CHƯA AI NÓI

Được thành lập vào năm 2019, All About không chỉ xuất bản “Về DMZ” mà còn tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau như sản xuất hàng hóa, lập kế hoạch triển lãm và điều hành địa điểm cắm trại. Trong đó, khu cắm trại Seoul ở Làng Pyeonghwa, Cheorwon, mang đến trải nghiệm nghỉ lại qua đêm trên Đường kiểm soát dân sự. Hiện tại, khu cắm trại đang được vận hành dưới sự uỷ thác từ thành phố Seoul, nhưng chúng tôi dự định một ngày nào đó sẽ mời nhiều người hơn nữa, tạo không gian riêng để họ có thể nghiên cứu về “hồi ức DMZ”. Không chỉ là DMZ. Mục tiêu của All About là hướng công chúng đến các khu vực chưa được thu hút của Hàn Quốc bằng các sản phẩm thích hợp. Thông qua cái nhìn của một người khác vùng hơn là cái nhìn của người dân bản địa, cô cố gắng giới thiệu văn hóa của vùng và hồi ức của người dân địa phương theo nhiều cách khác nhau.

“Mặc dù chúng tôi đang mở rộng sang các khu vực khác, nhưng DMZ vẫn là lý do chúng tôi tồn tại. Khi đến thăm cư dân vùng biên giới để lấy tin, hầu hết mọi người đều chào đón chúng tôi nồng nhiệt. Không chỉ ở Cheorwon, mà ở Paju và Goseong cũng vậy. Dường như là một niềm an ủi lớn đối với cư dân khi nhận ra rằng ai đó đang tò mò về những câu chuyện mà chưa ai hỏi họ trước đây.”

“Con người vẫn đang sống tại DMZ, thời gian trước và sau chiến tranh từng tầng từng lớp đã vun đắp thành nét văn hoá độc đáo cho ngôi làng này. All About là công ty bắt đầu ghi lại câu chuyện đó và truyền tải đến công chúng. Mặc dù đang điều hành các dự án về nội dung cho các khu vực khác, nhưng chúng tôi dự định xuất bản điểm khởi đầu của mình - “Về DMZ” cho đến cùng.”

Với tầm nhìn thẳng ra núi Geumgang và Triều Tiên, Goseong Myeongpa-ri là một thị trấn biên giới nằm ở cực bắc của Hàn Quốc.

Dân làng địa phương giúp điều hành một địa điểm cắm trại sau khi cải tạo một ngôi trường bỏ hoang ở Làng Minbuk ở Yugok-ri, Cheorwon.

Một

vết của núi Geumgang” chứa đựng những câu chuyện về đỉnh cuối cùng của dãy núi đứng ở Goseong. Nó xuất hiện trong “Về DMA: Goseong tái sinh.”

“Tìm

để cố gắng xuất bản “Về

tái sinh”. Có rất nhiều câu chuyện về tỉnh Goseong. Mặc dù có đường biển dài nhất Hàn Quốc nhưng hơn 70% diện tích là núi nên cuộc sống của cư dân nơi đây rất độc đáo. Núi Geumgang ngàn vạn dặm nối liền với Goseong, vì vậy đây cũng là nơi khiến ta cảm nhận được nỗi đau của sự chia cắt một lần nữa. Myeongpai là ngôi làng ở phía cực bắc Hàn Quốc, đã bị tách khỏi làng Minbuk, ở ngôi làng này có bãi biển Myeongpa, bãi biển phía cuối cùng của Goseong. Sông biển nối nhau như vậy nhưng vùng đất này lại bị chia cắt làm hai. Bản Goseong có tên gọi là “Tái sinh” bởi khu vực này đã xảy ra một loạt các vụ cháy rừng lớn. Tôi đặt tên này với tâm nguyện bước qua nỗi đau và sống lại một lần nữa. Ngoài ra, sự quan tâm về du lịch gián tiếp đến các địa đểm dần gia tăng do COVID-19, thì Goseong bắt đầu nổi lên như một địa điểm thu hút đối với khách du lịch, tựa như một mối liên kết với sự hồi sinh.

49 48 NHỮNG CÂU CHUYỆN
TRIỀU TIÊN NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
HAI NỬA BÁN ĐẢO
Cách đây không lâu, cô bận bịu DMZ: Goseong bài báo tiêu đề kiếm dấu
© xxxxxxxxxxx

Ba góc nhìn về Gangneung

Thật tiếc nếu chỉ gọi Gangneung là một thành phố biển đơn thuần. Ở đó có hồ rộng như biển, nước trong vắt như gương; là quê hương của người mẹ và con trai có thể được xem là đầu tiên và duy nhất trên thế giới cùng được khắc họa chân dung trên tiền giấy. Đồng thời, nơi này cũng là thành phố lan tỏa hương thơm cà phê đặc trưng của Hàn Quốc.

Trên những nẻo đường
Baek Young-ok Nhà văn
Dịch.
Hoàng Thị Trang Ảnh. Han Jung-hyun
51 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

TRONG CHUYẾN DU LỊCH đầu tiên đến Gangneung, tôi và em gái đã từng giấu giày của nhau dưới cát ở bãi biển Gyeongpo rồi bị mất do mải chơi. Tôi nhớ mình chỉ biết dậm chân tức tối đứng nhìn sóng vỗ vì không thể nào tìm ra được vị trí giấu giày trên bãi biển dài tít tắp được miêu tả như “dải lụa trắng trải dài mười lí” theo lời của Jeong Cheol (Trịnh Triệt, 1536-1593) - chính trị gia kiêm nhà văn triều đại Joseon. Lúc đó mặt trời sắp lặn nên chúng tôi đành từ bỏ việc mua giày mới, đi chân không suốt cả buổi tối. Tôi nhớ như in đến tận bây giờ cảm giác những hạt cát ấm áp mơn man lòng bàn chân mỗi nhịp bước đi. Cát ở Gangneung ngày hôm đó như làn da của Gangneung vậy.

Nhà thơ thời trung kì Joseon Heo Nanseolheon (1563-1589) nổi tiếng cả về sắc đẹp lẫn tài nghệ văn chương. Có lẽ vì cuộc sống gia đình không hạnh phúc nên 128 trong số 213 tác phẩm được biết đến của bà đề cập đến mong muốn rời khỏi thế giới này và trở thành thiên thần.

CUNG ĐƯỜNG BỘ THẢNH THƠI

Sau khi trở thành nhà văn, nơi đầu tiên tôi muốn đến ở Gangneung là ngôi nhà nơi sinh ra của Heo Gyun (Hứa Quân, 1569-1618), tác giả tiểu thuyết đầu tiên được viết bằng chữ Hangeul của Hàn Quốc có tên “Honggildongjeon” (Hồng Cát Đồng truyện), và chị gái ông là Heo Nanseolheon (Hứa Lan Tuyết Hiên, 1563-1589). Trong tiểu thuyết của mình, Heo Gyun là một người bên ngoài triều đại Joseon, mơ về “Yuldoguk” (tạm dịch: vương quốc Yuldo), một xã hội lý tưởng nơi mọi người trên thế gian đều sống bình đẳng. Ông đã từng nói: “Bản thân tôi tính cách thẳng thắn, vì vậy không thể chịu được khi người khác làm điều sai trái, cũng như rất dễ bực tức khi thấy nho sinh nói điều ngu ngốc”. Tính cách khẳng khái này cũng từng khiến ông nhiều lần bị bãi nhiệm rồi lại được phục chức. Ông mang sách Công giáo về Joseon, nơi vốn không có chỗ đứng cho nền học thuật nào khác ngoài Tân Nho giáo và cũng giao thiệp với các nhà sư như Seosan Daesa (Tây Sơn đại sư). Nhưng theo cá nhân tôi, điều nổi bật nhất của ông chính là sự tinh tường nhìn thấy được tài năng của em gái mình. Ông tiếc thương cho cuộc đời ngắn ngủi kết thúc ở tuổi 27 của em gái và đã sưu tầm những bài thơ do cô sáng tác thành một tập thơ. Đây là điều vô cùng hiếm thấy trong triều đại Joseon. Tập thơ của Heo Nanseolheon được biết đến sớm hơn ở Trung Quốc.

Trong Công viên Tưởng niệm Heo Gyun và Heo Nanseolheon, có khu rừng thông lớn có thể sánh ngang với rừng thông khu Samreung ở Gyeongju. Thích thú trước hàng trăm cây thông được đánh số riêng từng cây một, tôi đếm từng con số được gắn trên cây và bắt gặp một tấm biển

Bảo tàng ARTE ở Gangneung là khu triễn lãm nghệ thuật nhập vai thứ ba sau hai nơi ở đảo Jeju và Yeosu. “Sấm” (THUNDER) là một trong những tác phẩm đầu tiên được trưng bày tại bảo tàng, người xem có thể trải nghiệm những dòng sét lớn giữa tác phẩm “Sấm”.

Tại vùng đầm lầy hoa súng gai Gyeongpo. Hoa súng gai từng có nguy cơ tuyệt chủng đã được hồi sinh thành công và hiện đang phát triển dày đặc. Con đường mòn dạo bộ đã được dựng lên giữa các đầm lầy. Nơi đây thu hút các sinh vật dưới nước như rái cá và chim di cư quý hiếm.

ghi “Gangneung Baugil” gần cây thông thứ 590. Tìm hiểu thì thấy trong ngôn ngữ địa phương vùng Gangneung, “bau” có nghĩa là đá. Thật trùng hợp, nó giống với tên của một nữ thần trong thần thoại Babylon, người có khả năng khiến mọi người đang lâm chung có thể sống lại chỉ bằng cách vuốt tay lên người họ. Không nói quá nếu gọi con đường này là con đường chữa bệnh.

Bau là con đường trải dài 280km với 17 đoạn nối giữa Daegwallyeong với bờ biển, Okgye với Jumunjin, bốn phía đông, tây, nam, bắc của Gangneung. Thời tiết đẹp để đi dạo nên tôi quyết định rảo bước một vòng. Không lâu sau đó, tôi bắt gặp chiếc cầu có tượng Hong Gil-dong và một bia đá khắc bài thơ “Hoa đỗ quyên” do Heo Nanseolheon sáng tác.

Gia trụ giang lăng tích thạch ki Môn tiền lưu thủy, hoán la y Triêu lai nhàn hệ mộc lan trào Tham khán uyên ương tương bạn phi

Tạm dịch: Nhà chúng tôi nằm ở ven bờ biển Giặt áo quần nơi con nước trước nhà Sáng sáng thảnh thơi buộc chiếc thuyền độc mộc Lòng ghen thầm khi thấy uyên ương có đôi

Đọc xong bài thơ và nhìn xung quanh, tôi nhận ra tòa nhà lớn hiện đại xen giữa cánh đồng lau sậy chính là bảo tàng ARTE. Trung tâm triển lãm nghệ thuật truyền thông nhập vai này đang nhận được nhiều quan tâm của thế hệ MZ với đánh giá “Hiện không có nơi nào hot hơn nơi đây để

chụp ảnh!”. Tình cờ, nó lại nằm gần Công viên Tưởng niệm Heo Gyun và Heo Nanseolheon. Được biết hiện có triển lãm rất khó vào cửa nếu không đặt trước. Nhác thấy không có người xếp hàng vào phòng triển lãm, tôi có chút hoài nghi, bước vào và ngạc nhiên trước cảnh nhiều người bên trong. Từng cánh tay của từng khách tham quan cầm điện thoại và chụp ảnh trông như những thứ trang trí trong phòng triển lãm tối. Cảm giác choáng ngợp của mọi người trước ánh sáng, âm thanh ập đến ở đây giống như một loại hình nghệ thuật trình diễn.

Đang từ ngôi nhà sinh thời của Heo Gyun lại đến bảo tàng ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại khiến tôi nghĩ ra cụm từ “cũ và mới”. Đi giữa nghệ thuật truyền thông lấy thiên nhiên làm mô-típ, tôi có cảm giác mình trở thành người bị mắc kẹt trong thác nước và những con sóng đổ xuống trước mặt, rồi lại trở thành kẻ lang thang trong rừng và đối mặt với chú hổ trắng trong các câu chuyện cổ, và khi tiếng nhạc của bài dân ca Arirang vang lên tôi bỗng trở thành một nhà du hành thời gian đắm chìm trong bầu trời đêm. Thật không tiếc vé vào cổng. Điều này được chứng minh bằng hàng trăm bức ảnh không thể nào không thể ngừng tay nhấn chụp.

Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên hơn nữa chính là làn nước mênh mông không phải của biển mà là một chiếc hồ rộng lớn tôi gặp ở cuối chân cầu sau khi rời bảo tàng. Đối với người từ lâu đã nghĩ Gangneung là thành phố biển như tôi, cảnh chiếc hồ lớn vô tận lại có ở vùng biển này quả là điều đáng kinh ngạc. Đầm phá là khối nước ven biển nhưng được ngăn cách với biển bởi đường bờ hình thành từ quá trình sóng đẩy cát ở bãi biển, hồ Gyeongpo ở Gangneung

53 52 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
© ARTE MUSEUM

ConđườngcàphêởGangneungbắtđầu vàonhữngnăm1980vớichiếcmáybán hàngtựđộngđầutiênxuấthiệnởlàngchài nhỏmangtênAnmok.Sauđó,cácquáncà phêdầnmọclêngiữahàngchụcmáybán càphêtựđộngvớimỗimáylàmộtvịđặc trưng.Giờđây,nóđãtrởthànhphốcàphê tiêubiểucủaGangneung,đượccảngười nướcngoàithườngxuyêntìmtới.

chính là một đầm phá. Thế giới được ngắm nhìn với tốc độ của những bước chân luôn đẹp nhất. Vì có vô vàn khung cảnh chúng ta bỏ sót khi chạy nhưng lại được nhìn thấy khi ta chậm rãi bước đi. Vùng đầm lầy hoa súng gai Gyeongpo xinh đẹp, những chú bướm nhỏ và những chú bọ bay qua, những chiếc bóng in dài thay đổi theo thời gian cũng lưu lại trong tâm trí du khách tùy thuộc vào tốc độ đi bộ của họ. Đó là món quà được ban tặng bởi những bước chân chậm rãi trong một chuyến đi thảnh thơi hơn là cuộc sống bận rộn hàng ngày.

NGÔI NHÀ TRE MÀU ĐEN

Điều gì tiêu biểu nhất trong số những biểu tượng của một quốc gia? Một số người nghĩ đến cây phong của Canada, vũ điệu samba của Brazil hay tháp Eiffel của Pháp, nhưng tôi lại nghĩ đến tiền. Trên tờ tiền có mệnh giá lớn nhất là 100 USD của đồng đô-la - đồng tiền giao dịch chung trên toàn thế giới - có khắc họa gương mặt của Benjamin Franklin (1706-1790) cha đẻ của nước Mỹ. Nếu vậy, trên tờ tiền mệnh giá cao nhất 50.000 won của Hàn Quốc có ảnh của ai? Đó chính là Shin Saimdang (Thân Sư Nhậm Đường, 1504-1551).

Có tất cả năm nhân vật được in trên tiền Hàn Quốc, hai trong số đó là Yulgok Yi I (Lật Cốc Lý Nhị, 1536-1584) -vị tể tướng đồng thời là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của triều đại Joseon - và mẹ của ông - bà Shin Saimdang. Có thể nói đây là trường hợp hai mẹ con đầu tiên và cũng là vô tiền khoáng hậu trên thế giới đều xuất hiện trên tiền. Sau khi Yulgok được chọn là nhân vật xuất hiện trên tờ 5.000 won vào năm 1972, ngôi nhà nơi ông sinh ra có tên Ojukheon (Ô trúc hiên) cũng được tái hiện trên tờ tiền này. Ojuk là loại tre trúc có vỏ màu đen và Ojukheon là tên để chỉ mảnh đất có ngôi nhà làm bằng loại cây đó.

Diện mạo hiện tại của ngôi nhà là kết quả của dự án trùng tu di sản văn hóa của chính phủ Hàn Quốc năm 1996. Sau đó, năm 1998, nó được tích hợp với Bảo tàng Thành phố Gangneung làm phong phú thêm các điểm du lịch lịch sử, văn hóa và di tích của Gangneung, thu hút 800.000 đến 900.000 khách tham quan hàng năm. Những người đứng ở lối vào hướng đến Ojukheon

chụp ảnh bên cạnh các tượng đài kỉ niệm được in trên

Yulgok và Shin Saimdang. Một cặp đôi lấy ra tờ

50.000 won và 5.000 won đã chuẩn bị sẵn để chụp ảnh

trước khu trưng bày tiền tệ. Dạo một vòng nơi sinh

người nổi tiếng cũng giống như bạn đang đi vào thế giới nội tâm của họ. Mưa xuống làm cho màu đen của mái ngói và màu xanh của khu rừng thẫm hơn khiến tâm hồn người qua lại lắng đọng hơn, đâu đó âm thanh trong trẻo của những cành tre đen lao xao trong gió lại làm dịu đi cái nóng.

THÀNH PHỐ CỦA CÀ PHÊ

Phố cà phê Gangneung ra đời vào những năm 1980 với chiếc máy bán hàng tự động đầu tiên ở một làng chài nhỏ có tên Anmok. Những người ghé qua cảng Anmok bắt đầu truyền tai nhau rằng cà phê ở máy bán hàng tự động đặc biệt thơm ngon. Từ đó, các máy bán hàng tự động lần lượt

Ojukheon, nơi sinh của Shin Saimdang và con trai Yi của bà. Đây là một trong những ngôi nhà lâu đời nhất còn tồn tại ở Hàn Quốc. Người mẹ và con trai lần lượt xuất hiện trên tờ tiền mệnh giá 50.000 won và 5.000 won của Hàn Quốc.

Cái tên Ojukheon, là từ ghép của “o” nghĩa là “màu đen” và “juk” nghĩa là “tre”. Tên ngôi nhà được đặt theo cảm hứng từ Hán tự.

Khu vực bãi biển Gyeongpo được chỉ định là Công viên tỉnh Gyeongpo vào năm 1982. Bãi biển Gyeongpo nổi tiếng là bãi biển lớn nhất phía đông Hàn Quốc với khung cảnh tuyệt đẹp kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của hồ Gyeongpo, rừng thông, bãi cát trắng và biển xanh.

55 54 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
đang
tiền
tiền
kỉ
của
niệm
của

Thập niên 1980, phố cà phê dọc bờ biển Anmok được biết đến với danh xưng con đường nhiều máy bán cà phê ngon nức tiếng, sau đó trở thành điểm thu hút khách du lịch vào những năm 1990.

TERAROSA - cái tên mang nghĩa “đất đỏ” vốn là thổ nhưỡng cây cà phê phát triển tốt nhất - khai trương vào năm 2002 với hình mẫu vừa là quán cà phê vừa là nhà máy chế biến. Đây có thể được xem là chiếc nôi hình thành nên cà phê Gangneung với những hoạt động như rang hạt cà phê cao cấp, đào tạo nhân viên pha chế.

được dựng lên trên đường ven bãi biển Anmok. Các chủ máy bán hàng tự động tạo nên hương vị cà phê độc đáo bằng bí quyết riêng và dần dà dán thông tin giải thích lên khắp các máy. Sau đó không lâu, các quán cà phê bắt đầu xuất hiện giữa hàng chục máy bán hàng tự động. Giờ đây, nó đã trở thành phố cà phê tiêu biểu ở Gangneung, được người nước ngoài thường xuyên lui tới. Đối với thế hệ sinh vào những năm 1980, biểu tượng của Gangneung là bãi biển Gyeongpo, nhưng đối với thế hệ MZ, Gangneung là thành phố của cà phê. Có khoảng 500 quán cà phê ở thành phố nhỏ với số dân chỉ hơn 200.000 người. Quán “Bohemian Park Ichu” là xuất phát điểm đưa cà phê Gangneung trở nên nổi tiếng. Nói về lịch sử của cà phê Hàn Quốc, không thể bỏ qua cái tên Park Ichu bởi ông là người đầu tiên dùng nhiệt để rang hạt cà phê xanh. Hương thơm và vị của cà phê thay đổi tùy thuộc vào công đoạn rang; những người còn dè dặt cà phê vì vị đắng đặc trưng của nó đã học được cách thưởng thức cà phê không chỉ bằng vị mà còn bằng hương thơm, nhờ đó cà phê của ông ngày càng nổi tiếng. Quán cà phê Bohemian lần đầu khai trương ở phường Hyehwa và phường Anam bất ngờ chuyển đến Gyeongpo, Gangneung vào năm 2001. Đây thực sự là điều phá cách khi chủ quán chọn mở chi nhánh ở một tỉnh lẻ thay vì ở Seoul. Điều luôn khiến tôi quan tâm là làm thế nào một sự lựa chọn đơn thuần của ai đó lại tạo ra hiệu ứng cánh bướm và thay đổi hoàn toàn đặc điểm của một thành phố.

Giống như Portland ở Mỹ trở thành điểm đến lý tưởng cho những người mệt mỏi với nhịp sống hối hả và nhộn nhịp của các thành phố lớn như New York và Los Angeles, Gangneung dường như là thành phố hoàn hảo vỗ về Park

Ichu vào lòng.

Giờ đây, du khách đến Gangneung sẽ ghé qua các cửa hàng cà phê để mua cà phê hạt như mua một món quà lưu niệm và chụp ảnh trước những chiếc máy rang lớn. Rồi họ sẽ di chuyển sang Bảo tàng Cà phê để tìm hiểu lịch sử cà phê và các giống của loài cây này. Giờ đây, việc chúng ta chọn cà phê hòa tan ngọt ngào để tỉnh táo trong những đêm phải tăng ca liên tục, uống một cốc Americano trên đường

đường đi làm buổi sáng hay nhâm nhi latte khi cảm thấy buồn ngủ hoặc đói nhẹ đã trở thành thói quen hàng ngày. Tình yêu cà phê của người Hàn Quốc đã khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có nhiều quán cà phê nhất khi so sánh tỉ lệ thành phố với các quốc giá khác trên thế giới. Một tách cà phê đã tạo ra một nền văn hóa mới và một thành phố mới chưa từng tồn tại trước đây.

57 56 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
Seoul 215km Gangneung
Các địa điểm du lịch tại Gangneung 1 2 3 4 Bãi
Gyeongpo Nhà Seongyojang, Gangneung Nhà Ojukheon Bảo tàng ARTE Gangneung
biển
Bãi biển Anmok Hồ Gyeongpoho Công viên tưởng niệm Heo Gyun và Heo Nanseolheon Vùng đầm lầy hoa súng gai Gyeongpo Hồ sinh thái Gyeongpo © Shutterstock, Inc.

Tiệm bida cung cấp dịch vụ

Nghỉ hưu sau khi làm việc cho công ty trong 30 năm, Kim Man-yeon đang sống cuộc sống thứ hai với tư cách là chủ quán bida. Việc tạo ra bầu không khí thân thiện và thường xuyên chú ý đến khách hàng chính là yếu tố giúp tiệm bida của ông đánh bại hàng nghìn đối thủ cạnh tranh.

“Hai bàn okdoldae được đặt tại gác Dongheng (Đông Hạnh), điện Injeong (Nhân Chính) và thi thoảng được các đại thần sử dụng.” Điện Injeong là chính điện của cung Changdeok (Xương Đức) và okdoldae là bàn chơi bida. Người “chơi bida với các đại thần” là vua Sunjong (Thuần Tông), vị vua cuối cùng của triều đại Joseon. Ông thích chơi bida đến mức đã định ra ngày thứ hai và thứ năm hàng tuần là “ngày okdol (bida)”. Ghi chép trên được đưa vào sách ảnh “Sunjong Gukjangrok (Thuần Tông quốc táng lục)”, về tang lễ của vua Sunjong khi ông qua đời năm 1926. Năm 1884, một nhà truyền giáo người Mỹ lần đầu tiên lắp đặt bàn bida ở Jemulpo, và môn bida đã du nhập vào triều đình năm 1909. Thời điểm vua Sunjong yêu thích chơi bida tại hoàng cung, các hội quán bida do người Nhật điều hành cũng phát triển mạnh mẽ. Mugungheon, quán bida đầu tiên do người Hàn Quốc khai trương vào năm 1924, tương truyền rằng được sử dụng như một điểm vui chơi giải trí và gặp gỡ của tầng lớp thượng lưu

LỜI CHÀO CHÂN THÀNH

Bước vào con hẻm của Khu phức hợp Kỹ thuật số ở quận Guro, Seoul, ta có thể thấy biển hiệu của các quán bida xếp thành hàng dài. Bốn giờ chiều thứ Sáu, khi cánh cửa của “Quán bida Da Vinci” mở ra, những tiếng hò reo vui mừng nổ ran từ đám đông náo nhiệt. Chủ quán bida, Kim Man-yeon, vừa mới đến và đang đi quanh bàn để chào khách. “Ở khu vực này, mỗi tòa nhà đều có một quán bida. Để thu hút khách, cửa hàng phải có gì đó khác biệt, và điều nhận được phản ứng tích cực

nhất chính là cách chào hỏi. Người bán có thể đi vòng quanh chào hàng với những câu như “Chào quý khách”, “Quý khách có cần gì không?” hoặc hỏi bông đùa “Bạn nghĩ quán bida sẽ bán gì?”

Khi đột ngột bị hỏi câu này, phóng viên đáp lại: “Quán bida bán dịch vụ phải không?” và lập tức được tán thưởng. “Đúng rồi. Đó là một loại dịch vụ. Chỉ chuyên gia bida mới bán bida. Vì khách đến tiệm để được phục vụ nên người chủ hoặc người quản lý phải thường trực và thể hiện thái độ nỗ lực làm việc. Họ phải luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng trước cả khi khách yêu cầu.”

Ông Kim đi làm lúc 4 giờ chiều và tan làm lúc 10 giờ tối khi nhân viên ca tối đến. Lúc này ông cũng không quên nói lời tạm biệt. Họ bắt tay, đập tay và đánh mắt với nhau.

“Khi tuyển một nhân viên mới, điều đầu tiên tôi chia sẻ với họ là cách chào hỏi. Chào hỏi là một cách thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Tôi nghĩ đó là bước đầu của dịch vụ.”

Trước khi mở quán bida, ông đã làm việc ở công ty trong 30 năm. Ông rất nhạy bén với “dịch vụ” nhờ chủ yếu làm ở bộ phận chăm sóc khách hàng trong văn phòng kế hoạch và điều phối của một tập đoàn lớn.

“Tôi làm việc cho một công ty suốt 30 năm và nghỉ hưu năm 2012. Sau hai tháng hưu, tôi cảm thấy khó thích nghi với việc nghỉ ngơi vì đã quen làm việc cả đời. Tôi suy nghĩ về việc thử làm gì đó và hỏi ý kiến con cái. Con gái thứ hai hỏi tôi: “Ba giỏi việc gì nhất?” Tôi đáp rằng tôi giỏi nhiều thứ, từ chơi đàn ghita cổ điển, golf, bowling, cờ vây và bida, nhưng có lẽ bida là sở trường nhất trong số này. Thế là nó khuyến khích tôi vừa làm vừa chơi. Tôi chơi bida

giỏi nhưng không biết cách để vận hành cửa hàng nên đã đến hiệu sách tìm mua một cuốn sách.”

Cuốn sách “Thử mở quán bida xem sao” đã đập vào mắt tôi. Cuốn sách có câu “200 lần thì hưng thịnh, 1,000 thì lần thất bại”. Nếu chơi được 200 điểm, bạn sẽ nỗ lực phục vụ khách hàng, nhưng nếu bạn chơi được 1.000 điểm, bạn sẽ có khuynh hướng dạy họ chơi nên sẽ thất bại.

Tuy nhiên, ông Kim chơi được 1.000 điểm (tiêu chuẩn bida bốn lỗ), đó là năng lực của cơ thủ chuyên nghiệp. Dặn lòng là không được dạy khách chơi, ông bắt tay vào tiếp quản một quán bida. Khi đang trau dồi thêm hiểu biết, ông đã bị quán bida bên cạnh “nẫng tay trên” khách hàng quen vì ở đó có cơ sở vật chất và dịch vụ tốt hơn. Khi lượng khách giảm đến mức sắp sửa không kham nổi tiền thuê mặt bằng, ông Kim quyết định dạy khách hàng chơi bida. Ông bắt đầu đăng tải một chuỗi bài có tiêu đề “Bida là toán học và vật lý” lên một hội những người yêu thích bida nổi tiếng trên internet.

“Ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, bạn học các công thức, nhưng khi vào đại học, bạn học quá trình tạo ra các công thức. Trong sách hướng dẫn bida hiện tại chỉ cung cấp các công thức. Nếu chỉ học thuộc lòng những công thức này thì cũng sẽ nhanh chóng quên đi. Nếu hiểu được nguyên lý của nó thì sẽ có sức sáng tạo. Tôi tập trung vào điều đó. Sau một năm tìm hiểu nguyên lý của các cách chơi bida, tôi đã in từng tờ một đưa cho khách.”

Tình hình có khả quan hơn một chút nhưng tiệm vẫn lỗ. Khi ông đang băn khoăn có

Chân dung thường nhật 59 CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
Hwang Kyung-shin Nhà văn Dịch. Nguyễn Thị Ly Ảnh. Lee Min-hee
Nghỉ hưu sau khi làm việc cho công ty trong 30 năm, Kim Man-yeon đang sống cuộc sống thứ hai với tư cách là chủ quán bida. Ông ấy nói rằng điều quan trọng là phải phục vụ khách hàng bằng cả trái tim.

bida là môn vật lý áp dụng y nguyên các định luật chuyển động của Newton và các góc chuyển động là kiến thức toán học.

đãng để ngồi và hít thở. Tuy nhiên, quán bida của chúng tôi đầy ắp bàn bida thật là không thoải mái. Thay vào đó, tôi đã cố gắng rất nhiều để trang bị cơ sở vật chất tốt. Tôi đã lắp đặt VAR (video hỗ trợ trọng tài) trong mỗi bàn bida, vì vậy nếu có tranh cãi xảy ra trong khi chơi, khách hàng có thể kiểm tra video. Khách hàng có thể chơi bida không giới hạn cho đến sáu giờ tối với giá 11.000 won. Mỗi giờ một lần, tôi kéo xe đồ uống đi xung quanh và hỏi: “Quý khách có cần gì không?”. Tôi không treo đồng hồ trên tường. Nếu treo cái gì lên khách hàng sẽ nhìn, nếu có chữ khách hàng sẽ đọc và sẽ bị phân tâm. Tôi cũng không để chuông gọi phục vụ. Phải phục vụ trước khi khách hàng gọi đúng không?”

Quán bida ngày nào cũng đông đúc khách hàng trên 60 tuổi tận hưởng thời gian nghỉ hưu nhàn rỗi, nhân viên văn phòng sau giờ làm việc và các bạn trẻ vào lúc bình minh.

nên đóng cửa tiệm hay không, một tuyển thủ quốc gia môn bida mà ông quen đã gợi ý dời tiệm đến Khu phức hợp Kỹ thuật số ở quận Guro, Seoul. Khu phức hợp này mới được xây ở khu công nghiệp Guro có nhiều công ty IT san sát nhau, quy tụ hầu hết những người mới bước chân vào xã hội. Dân cư ở đây di chuyển nhiều nên lúc nào cũng đông nghẹt.

“Khi tôi đến vào khoảng sáu giờ tối, mọi người đã xếp hàng dài đến ga tàu điện ngầm và tan ca như một đoàn diễu hành. Lần thứ hai đến thì tôi đã ký hợp đồng luôn.”

Ông đã dẹp quán bida đầu tiên sau hai năm và chuyển đến vị trí hiện tại tám năm trước. Quán rộng 363m2 và có 16 bàn bida. Tiền thuê một tháng là 10 triệu won và doanh số ngày đầu tiên chỉ được 300 nghìn won nhưng chưa đầy nửa tháng đã lên đến con số hơn một triệu won. Ông đã trích 10% doanh thu của năm để tái đầu tư, đổi trang thiết bị và bàn bida. Cửa hàng mở cửa từ 10 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau, nhưng đôi khi đóng cửa lúc 5 giờ sáng nếu có khách. Khách hàng ban ngày chủ yếu là những người trên 60 tuổi tận hưởng thời gian nghỉ hưu nhàn rỗi. Buổi tối sau giờ làm việc, tiệm rất đông khách hàng là nhân viên văn phòng ở độ tuổi từ 30 đến 50. Vào sáng sớm, những người trong độ tuổi từ 10 đến 20 lấp đầy chỗ ngồi. Trung bình mỗi ngày quán bida của ông đón hơn 100 khách hàng.

DỊCH VỤ KHÁC BIỆT

THU HÚT KHÁCH HÀNG

Lần đầu tiên ông Kim học chơi bida là khi tốt nghiệp cấp ba và đang học tại trung tâm ôn thi lại đại học. Khi được hỏi câu ông có chơi tốt từ đầu hay không, ông đã trả lời: “Không có con đường nào trải thảm sẵn cả, đó là cái giá của sự nỗ lực và nghiên cứu.”

“Khi tôi vào đại học năm 1974, lúc đó vẫn chưa có nhiều loại hình văn hóa giải trí. Chỉ có

môn cờ vây hoặc bida. Khoảng 10 năm trước, có một kênh truyền hình tường thuật trực tiếp các trận đấu bida được thành lập, và số lượng người yêu thích bida ngày càng tăng. Khi môn bida được chọn là môn thể thao chính thức của Đại hội Thể thao châu Á Quảng Châu 2010, bida đã được công nhận là một môn thể thao và quán bida, nơi từng là địa điểm giải trí, đã trở thành một cơ sở tập luyện thể thao.” Tỉ lệ thuận với sự gia tăng của số lượng người chơi bida, quán bida cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Sự gia tăng tinh thần “người cao tuổi khởi nghiệp”, những người mơ về cuộc sống thứ hai sau khi nghỉ hưu cũng đóng góp một phần trong đó. Theo Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, tính đến năm 2020, cứ sáu người khởi nghiệp ở độ tuổi trên 60 thì có năm người phá sản. Để tồn tại, bạn phải cung cấp những dịch vụ khác biệt so với người khác.

“Thậttuyệtnếucókhoảngkhônggianthoáng

“Bida là thú vui tiết kiệm nhất lúc tụ tập bạn bè khi về già nghỉ hưu”, ông Kim nói. Bida vừa ít tốn kém vừa giúp vận động trí não nên tốt cho việc phòng bệnh đãng trí. Chuyên mục bida do ông Kim viết đã được xuất bản thành sách và trở nên khá phổ biến trong giới bida. Ông cũng dạy riêng cho những người nghe đồn và tìm tới quán bida.

“Bida là môn vật lý áp dụng y nguyên các định luật chuyển động của Newton và các góc chuyển động là kiến thức toán học”, đây là câu văn được viết trên trang bìa của quyển sách.

Khi lật trang sách, một lộ trình xuất hiện cùng hình ảnh và phương trình Pythagoras. Thật không dễ dàng gì có được niềm vui nhìn thấy năng lực người chơi tăng lên rõ rệt từng ngày nhờ vào việc hiểu mà không phải học thuộc công thức.

Không chỉ bida, ông Kim còn có thể chơi đàn ghita cổ điển, golf, bài tây, cờ vây... ở trình độ hơn nghiệp dư, nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ. Ông quản lý quán từ thứ Hai đến thứ Bảy,

còn Chủ nhật thì ông nghỉ để đạp xe leo núi. “Ước mơ của tôi là có thể chơi đàn ghita cổ điển chúc mừng trong lễ kết hôn của con trai út sinh muộn. Tôi muốn tận hưởng cuộc sống sau khi nghỉ hưu nhiều nhất có thể” Sau 30 năm làm việc, suy nghĩ ban đầu “Mình có nên mở quán bida không?” đã tạo ra nguồn năng lượng mới cho cuộc sống của ông Kim. Đó là cuộc sống thứ hai, nơi vẫn còn rất nhiều điều ông muốn làm và tận hưởng.

“Ở khu vực này, mỗi tòa nhà đều có một quán bida. Để thu hút khách, cửa hàng phải có gì đó khác biệt, và điều nhận được phản ứng tích cực nhất chính là cách chào hỏi. Người bán có thể đi vòng quanh chào hàng với những câu như “Chào quý khách”, “Quý khách có cần gì không?” hoặc hỏi bông đùa. “Bạn nghĩ quán bida sẽ bán gì?”

61 60 CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT
Trong quán bida của ông không có nhiều không gian để ngồi thư giãn, nhưng có những trang thiết bị được chăm chút tỉ mỉ để duy trì tình trạng tốt, và có dịch vụ chăm sóc khách hàng trước khi họ yêu cầu. Đối với Kim Man-yeon, bida không chỉ là văn hóa giải trí mà còn là một môn khoa học. Trong cuốn sách của mình, ông nói,

Sức mạnh và sự lôi cuốn của những câu chuyện Hàn Quốc

Trảiquanhữngkhúcquanhlịchsửphứctạp, HànQuốcđãtrởthànhmộttrongsốítnhữngquốcgia màtínhnăngđộngvànhữngkhátvọngtrongmình luônhừnghựccháynhưlòluyệnkimnóngchảy. Gầnđây,bằngnhiềuconđườngkhácnhau,lịchsửvà nhữngcâuchuyệnđậmchấtHànQuốcđãpháthuy sứcmạnh,nhậnđượcsựchúýcủanhiềungười trênthếgiới.

“Pachinko” (2022)

“Khát vọng đổi đời” (2020)

“Người bản ngữ” (1995)

“VỀ NHÀ LẦN NỮA” (COMING HOME AGAIN, 2019) của đạo diễn Wayne Wang được chuyển thể từ nguyên tác tự truyện cùng tên của tiểu thuyết gia Lee Chang-rae đăng trên The New Yorker ngày 16 tháng 10 năm 1995. “Về nhà lần nữa” kể về thời kỳ gian khổ mà những người nhập cư thế hệ đầu tiên phải trải qua dưới góc nhìn của người con trai khi chăm sóc người mẹ bị ung thư di căn chỉ còn chờ chết.

MỞ ĐẦU CỦA CÂU

CHUYỆN BƯỚC LÊN VŨ ĐÀI THẾ GIỚI Ký ức của tác giả

còn lưu giữ hình ảnh mẹ cặm cụi trong bếp chuẩn bị thịt sườn, giữ cho lớp màng gân quanh xương còn nguyên vẹn để nấu sườn bò đúng chuẩn món Hàn. Mẹ thậm chí không cho con trai bén mảng vào bếp. Bà muốn anh chỉ dồn tâm sức vào việc học, ước mong sau này trưởng thành, anh được xã hội công nhận. Bà hoàn toàn là mẫu người châu Á tảo tần khi nhắc đến hình ảnh người Hàn Quốc nhập cư ở xã hội Mỹ.

Bóng dáng người mẹ được miêu tả trong tự truyện làm tôi nhớ đến nhân vật người bà trong bộ phim “Khát vọng đổi đời” (Minari, 2020) của đạo diễn Lee Isaac Chung. Đó là một người mẹ Hàn Quốc có nghị lực sống mãnh liệt, lòng yêu thương gắn bó với con cái cách riêng và hơn hết là có ý chí sống mạnh mẽ.

Đúng theo ước nguyện của mẹ, Lee Chang-rae tốt nghiệp Đại học Yale và đang khi làm nhà phân tích chứng khoán ở Phố Wall, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay “Người bản ngữ” (Native speaker). Nhờ tác phẩm này, tác giả ngay lập tức được chú ý khi giành sáu giải thưởng lớn của giới văn học Mỹ trong đó có Giải thưởng PEN/Quỹ Hemingway (Hemingway Foundation/PEN Award, giải thưởng hàng năm dành cho trao

Giải trí Kang Yu-jung Nhà phê bình phim, Giáo sư Dịch. Mai Kim Chi 63 GIẢI TRÍ
vẫn
© Apple TV+ © A24 © Riverhead Books

Nấm tùng nhung “gói trọn” hương thơm mùa thu

Trên trái đất tồn tại vô số loại nấm, ước tính có khoảng hơn 2.000 loại nấm con người có thể ăn được. Khi nhắc đến nấm, đầu tiên người Hàn Quốc sẽ nghĩ ngay đến mùa thu, chính là vì nấm tùng nhung.

Loại nấm này sống ký sinh vào các loài cây họ thông, tùng nên còn được gọi là “tùng nhĩ”.

LEE GYO-BO (Lý Khuê Báo), một văn sĩ trong giai đoạn trung kỳ triều Cao Ly đã mô tả rất chi tiết về loại nấm này qua bài thơ “Thưởng thức nấm tùng nhung” trong “Cổ

Luật thi”, quyển 14 “Đông Quốc lý tướng quốc tập”.

(Dịch nghĩa)

Nấm mọc trên đất mùn

Hay có thể mọc ra từ cây

Tất cả nấm mọc lên từ đất mùn

Thường chứa nhiều độc tố

Duy loại nấm này mọc từ cây thông

Luôn được bao bọc dưới các tán lá thông

Vươn mình ra từ trong hơi ấm

Hương thơm trong mát lan tỏa làm sao

Lần đầu tiên lần theo mùi hương tìm thấy

Đã hái một nắm đầy tay

Tin đồn những người ăn dầu thông

Con đường nhanh nhất để trở nên bất tử

Nấm này cũng là linh hồn của cây thông

Há chẳng phải là thuốc hay sao!

VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA

SỰ TUẦN HOÀN HỆ SINH THÁI

Đa số mọi người đều cho rằng nấm là thực vật, nhưng kì thực không phải như vậy. Khác với thực vật, nấm không có

chất diệp lục. Bởi vì không có khả năng quang hợp, nên nấm phải tìm chất dinh dưỡng qua sự trợ giúp của động vật hoặc các loài thực vật khác. Đây chính là lý do người ta nói nấm có đặc điểm giống với động vật.

Nấm mỡ, nấm hương (nấm đông cô) ký sinh vào thân cây gỗ mục, hút dinh dưỡng từ chất hữu cơ đã phân hủy ở thân cây hoặc dưỡng chất còn sót lại từ chất thải của động vật để phát triển. Như nội dung trong bài thơ của Lee Gyubo, không phải tất cả nấm mọc trên gỗ mục và đất mùn đều gây ra ngộ độc. Trái lại, nhờ vào khả năng canh tác nhân tạo, con người đã ăn nhiều loại thực vật sinh trưởng trên đất mùn, gỗ mục. Đầu thế kỷ XIII, người Trung Quốc đã sử dụng khúc gỗ của cây sồi để nuôi nấm hương. Thế kỷ XVII, nấm rơm bắt đầu được nuôi trồng ở Pháp bằng cách sử dụng phân ngựa ủ hoặc phân hữu cơ từ phế phẩm của việc trồng dưa. Nấm đóng vai trò rất quan trọng trong sự tuần hoàn chất dinh dưỡng của hệ sinh thái. Thành tế bào của cây được tạo thành từ các cellulose, hemicellulose và lignin. Đặc biệt, lignin rất khó phân hủy, và nấm là sinh vật duy nhất trên trái đất có thể phân hủy các thành phần cấu tạo nên thành tế bào này. Nấm mốc sẽ ăn thân cây mục, thúc đẩy quá trình phân hủy, giúp cây trở về lại với đất và cây cối lại sinh trưởng trở lại trên chính thổ nhưỡng đó. Nấmtùngnhungsốngcộngsinhvớicâyđangsống,cũng

Nấm tùng nhung đâm chồi nảy lộc dưới bóng cây thông là tặng phẩm của mùa thu. Tuyệt phẩm nấm tùng nhung có vị ngon và hương thơm ngào ngạt không những không trồng đại trà được mà còn nhạy cảm với khí hậu và thu hoạch cũng khó khăn nên giá trị sản phẩm khan hiếm rất cao.

giống như các loại nấm họ thông (boletus edulis), nấm cục (rhizopogon rubescens) và nấm sò (sarcodon aspratum). Nấm nhận khoáng chất trong lòng đất, và cung cấp một phần cho rễ cây. Đổi lại, rễ cây lại tặng đường cho nấm. Sở dĩ nấm tùng nhung chứa nhiều khoáng chất hơn các loại nấm khác có lẽ là do mối quan hệ cộng sinh này.

MÔI TRƯỜNG SINH TRƯỞNG KHẮT KHE

Hầu hết các loại nấm đều không thể nhìn bằng mắt thường, chúng lan tỏa trong lòng đất ở dạng lưới sợi chằng chịt gọi là sợi thể nấm (mycelium). Sợi thể nấm này hút chất dinh dưỡng và nước để tạo thành mô sợi dày đặc hơn gọi là quả thể. Cái chúng ta ăn không phải là sợi thể trong lòng đất mà là quả thể tương ứng với hoa của thực vật. Nấm tùng nhung rất khó trồng vì chúng chỉ mọc trên cây cối còn sống. Chúng sống cộng sinh trên rễ cây thông cách mặt đất khoảng 10cm. Có thể thu hoạch nấm vào mùa hè vì trời có mưa khiến nhiệt độ mặt đất giảm xuống, nhưng đạt chất lượng hảo hạng trong thời điểm tốt nhất là vào thu. Khi nhiệt độ trong lòng đất xuống dưới còn 19°C, các sợi nấm tùng nhung lan rộng ra khắp nơi, quả thể sẽ trồi lên trên mặt đất. Mưa rất cần cho sự phát triển của nấm, nhưng nếu mưa quá nhiều thì sẽ rất nguy hại. Nhiệt độ không được quá thấp, cũng không được quá cao. Tuổi đời cây thông không được già quá hoặc non quá. Ngoài ra, tuy luôn được lá

Nghệ thuật ẩm thực 67 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
Jeong Jae-hoon Dược sĩ, Nhà phê bình ẩm thực Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân Minh họa. Choi Su-jin

Mushrooms are rich in umami, so if you use them in stews or stirfries, even a cook without special cooking skills can be confident that the flavor will deepen. Matsutake mushrooms can be grilled together with meat, fried as jeon, or skewered as sanjeok.

thông rụng bao phủ nhưng nếu độ che phủ quá dày thì nấm sẽ rất khó mọc.

SỰ NỔI TIẾNG CỦA NẤM TÙNG NHUNG

Nấm tùng nhung mọc trong môi trường phải đáp ứng được tất cả điều kiện thích hợp, nên giá không rẻ. Mũ nấm không loe và cuống dài hơn 8cm được định giá rất cao. Những cây nấm có độ dày thân không đồng đều hoặc mũ loe ra dù chỉ một chút đều bị xếp vào sản phẩm loại hai.

Nếu mũ nấm nở to như chiếc ô, giá sẽ thấp hơn nữa. Dù có hình dạng nào thì nấm cũng không khác biệt lắm về mùi vị nhưng chính sự quý hiếm của nấm tùng nhung đã tạo nên sự khác biệt trong đánh giá của mọi người.

Thêm vào đó, giá nấm biến động mạnh tùy theo sản lượng thu hoạch hàng năm. Ở Hàn Quốc, nấm này chủ yếu trồng ở các tỉnh Gangwon và Gyeongsangbuk. Đặc biệt, nổi tiếng nhất là nấm tùng nhung vùng Yangyang, tỉnh Gangwon. Theo bài báo trên JoongAng Ilbo ngày 18 tháng 9 năm 2011, nấm tùng nhung Yangyang loại tốt nhất đạt mức giá cao kỷ lục 1,32 triệu won/kg vào năm 2019. Sự nổi tiếng quá lớn của nấm tùng nhung đã ảnh hưởng đến tên gọi của các loại nấm khác. Các loại nấm như nấm đùi gà, nấm sò, nấm súp lơ, nấm kim, nấm mỡ đều gắn tên “songi” (tùng nhĩ) mặc dù chúng không hề ký sinh trên tùng, thông. Rõ ràng chúng được đặt tên theo sự nổi tiếng của nấm tùng nhung.

THƯỞNG THỨC NẤM TÙNG NHUNG

QUA MÙI HƯƠNG

Nấm tùng nhung chứa các chất dinh dưỡng nổi bật như chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất, nhưng lý do nhiều người tìm mua là vì nấm tùng nhung mang trọn hương thơm của mùa thu. Thời điểm gần Trung thu, những người sành ăn đổ xô đi tìm nấm tùng nhung. Mỗi khi thưởng thức món cơm nấu với nấm tùng nhung, hương thơm trong trẻo của thông ngập tràn khoang miệng. Giờ đây, chúng ta có thể hiểu được câu thơ của Lee Gyu-bo viết cách đây 800 năm, khi thưởng thức nấm tùng nhung, ông cảm tưởng mình như trở thành thần tiên. Nhiều người tìm kiếm nấm tùng nhung vào thu, nhưng thật không may sản lượng nấm đang có xu hướng sụt giảm. Sản lượng thu hoạch hàng năm đạt khoảng 1.300 tấn cho đến năm 1985, nhưng gần đây đã giảm xuống mức trung bình chỉ 219 tấn. Nguyên nhân của sự sụt giảm nhiều này là do rừng thông giảm, biến đổi khí hậu, lá rụng dày đặc và ảnh hưởng của bệnh héo thông do tuyến trùng gây ra. Nghiên cứu của Đại học Oregon, Hoa Kỳ năm 2009 đã phát hiện ra rằng nếu xới đất ở mức độ vừa phải khi trộn đất sau thu hoạch sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng nấm

Cơm niêu nấu từ gạo mới thu hoạch và nấm tùng nhung là bữa tiệc đêm tuyệt vời nhất vào thu. Điểm cần lưu ý là không cho nấm vào ngay từ đầu, cho nấm vào trước khi hơi nước bốc lên hết.

Nếu sử dụng nấm tùng nhung trong các món nước, có thể tăng thêm vị ngọt cho món ăn trở nên thật ngon. Nấm cũng được chế biến trong món lẩu, rất hợp với món súp làm từ tảo bẹ biển hay con ngao và cá ngừ khô lên men.

lượng cao. Không mùi hương của loại nấm nào có thể so sánh được với mùi hương thông tỏa ra dịu nhẹ và thanh tao đặc trưng của nấm tùng nhung tươi.

năm sau, nhưng nếu không xới đất hoặc xới đất quá sâu thì sản lượng có thể sẽ giảm xuống đến 90% vào năm tiếp theo. Điều này cho thấy con người không thể chung sống cùng với tự nhiên nếu vẫn ôm giữ lòng tham của mình.

NẤM MỌC TỰ NHIÊN ĐANG ĐƯỢC NHÌN NHẬN LẠI

Nấm rất giàu glutamic acid và guanylic acid là thành phần tạo vị ngọt. Thêm nấm vào trong các món xào và lẩu, hương vị sẽ rất đậm đà mà không cần kỹ thuật nấu nướng đặc biệt. Ngoài ra, người ta còn nướng nấm ăn kèm khi nướng thịt, trộn với bột trứng và chiên áp chảo để làm jeon hoặc xiên que để làm món thịt xiên nướng và thưởng thức. Có khoảng hơn 400 loại nấm ăn được tại Hàn Quốc. Gần đây, giá trị của các loại nấm mọc tự nhiên trong nước đang được xem xét lại. Ở Hàn Quốc có thể thưởng thức được cả nấm morel và nấm chanterell, vốn là những loại nấm rất được ưa chuộng ở Pháp. Theo nội dung bài viết của chuyên gia ẩm thực Kim Seong-yun trên Joseon Ilbo ngày 18 tháng 10 năm 2018, tên tiếng Hàn của nấm morel là nấm bụng dê (gombo boseot), sinh trưởng vào mùa xuân ở Sinan, tỉnh Jellnanam. Nấm chanterell có thể được tìm thấy trong các chợ truyền thống địa phương dưới nhiều tên gọi khác nhau như nấm mồng gà, nấm hoa dưa chuột, nấm sơn ca.

Tuy nhiên, ít người biết về những loại nấm này nên chúng chỉ được thêm vào khi chế biến jjigae. Hy vọng rằng khi ngày càng có nhiều người biết phân biệt, thưởng thức mùi hương và vị đặc trưng của các loại nấm khác nhau, sự quan tâm và công thức nấu cho các loại nấm mọc tự nhiên

Mũ nấm tùng
ít loe và đỉnh
trắng
nhung càng
chóp có màu
bạc, càng được đánh giá
chất
68 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC 69 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
© TongRo Images © gettyimages KOREA
ở Hàn Quốc sẽ tăng cao.
© gettyimages KOREA

Cơn sốt ăn chay

Một người ăn thịt sao có thể được gọi là người ăn chay? Thế nhưng quy tắc mang tính linh hoạt này lại chính là đức tính thực tế của lối sống “ăn chay bền vững” cần thiết nhất đối với con người ngày nay. Giống như câu nói: “Thế giới cần mười người ăn chay không thuần hơn là một người ăn thuần chay”, giờ đây những suy nghĩ và hành động nhỏ của mọi người đang tập hợp lại để tạo ra sự cộng sinh lành mạnh với trái đất.

KIM YONG-SUB, Giám đốc Trung tâm Dự báo Xu hướng

Trend Insight & Business Creativity, đã dự đoán chế độ ăn chay sẽ trở thành thị hiếu của nhiều người trong cuốn sách “Life Trend 2017” (tạm dịch Xu hướng cuộc sống 2017).

“Trước đây, người ăn chay thường được xem là những người khó tính vô cớ nhưng hiện nay ở Hàn Quốc, chủ nghĩa ăn chay đã và đang được coi trọng như một khẩu vị thời thượng”, ông cho biết, “Điều này có nghĩa việc ăn chay được xem là tiêu chuẩn ăn uống của mỗi cá nhân.”

ĂN CHAY KHÔNG THUẦN VẪN TỐT

Chúng ta thường đánh đồng những người ăn chay đều là “thuần chay” (vegan). Thế nhưng, đây cũng chỉ là một tên gọi thông thường. Nếu phân biệt một cách chính xác thì chế độ ăn uống này có nhiều mức độ khác nhau, một trong số đó là thuần chay - chế độ ăn chay hoàn toàn, chỉ sử dụng thực phẩm từ rau củ và trái cây. Không chỉ có thịt, những người thuần chay cũng loại bỏ các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mài và kể cả trứng ra khỏi bữa ăn. Lacto vegetarian là chế độ ăn chay có sữa, sản phẩm từ sữa và mật ong. Lacto-ovo vegetarian được dùng thêm cả trứng. Người theo chế độ ăn chay bao gồm các loại cá, hải sản và động vật có vỏ gọi là pescatarian, nếu có thịt gia cầm thì gọi là pollotarian. Và chế độ cuối cùng là ăn chay linh hoạt (flexitarian hay semi-vegetarian) là chế độ thỉnh thoảng được sử dụng các loại thịt đỏ như thịt lợn và bò.

Dẫn đầu xu hướng ăn chay trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc hiện nay chính là những người ăn chay linh hoạt.

Tuy ngày thường theo chế độ ăn chay nhưng thỉnh thoảng họ vẫn ăn thịt, vì thế họ còn được gọi là “những người ăn chay

không liên tục”. Những lúc mà họ ăn thịt thường là tiệc liên hoan sau giờ làm. Lý do là vì họ không muốn chỉ vì bản thân mà đầu bếp phải chuẩn bị thực đơn khác hoặc gây rắc rối, khó xử cho những người đi cùng.

Dược sĩ Đông y Lee Hyun-joo, tác giả cuốn sách “30 ngày ăn chay linh hoạt”, đồng thời là người phát động chiến dịch “Ngày thứ Hai không thịt” (Meatless Monday) từ năm 2010, cho biết: “Việc tiêu thụ thịt gây ra nhiều vấn đề về biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, phúc lợi động vật, sức khỏe..., do đó đã có nhiều người muốn ăn chay hơn nhưng việc loại bỏ thịt hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn là điều không hề dễ dàng.” Ông cũng nói thêm “Nếu có nhiều người theo chế độ ăn chay linh hoạt thì lượng thịt tiêu thụ sẽ giảm đi, góp phần bảo vệ trái đất, con người và động vật. Điều này thậm chí còn có hiệu quả tốt hơn so với việc có một người ăn thuần chay.”

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, mỗi tuần chỉ ăn chay một ngày thì sẽ tạo nên khác biệt gì, thế nhưng nếu như 1.830 nhân viên của tòa thị chính Seoul đều ăn 3 bữa/ngày trong 365 ngày (tổng 1.095 bữa), trong đó ăn chay 1 lần/ tuần (tổng 52 bữa) thì nó sẽ mang lại hiệu quả giống như việc trồng 70 nghìn cây thông 30 năm tuổi hoặc giảm 8% lượng điện tiêu thụ trong năm tại trụ sở tòa chị chính.

SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ HỆ MZ

Việc phát triển thành xu hướng của cơn sốt ăn chay trong những năm gần đây chịu tác động củaz thế hệ MZ, những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn thể xã hội ngày nay. Thế hệ MZ có những nguyên tắc riêng khác với thế hệ cũ về nhiều mặt, chú trọng sức khỏe và thực hiện “tiêu thụ

Một số người sẵn sàng ăn chay vì sức khỏe bản thân, một số khác vì môi trường hay phúc lợi động vật. Việc ăn chay không phải là một hành vi khác thường mà được xem như một nét văn hóa khi càng ngày càng có nhiều người đi theo chế độ ăn uống này.

cách sống Seo Jung-min Phóng viên cấp cao chuyên mục văn hóa, báo JoongAng Sunday Dịch. Trần Công Danh 71
Phong
PHONG CÁCH SỐNG
© TongRo Images

theo khái niệm”. Là những người đã tạo ra các từ ngữ mới như “ohaun” (tập thể dục hôm nay), “healthy pleasure” (giải trí lành mạnh), thế hệ MZ rất quan tâm đến thực phẩm từ thực vật thay vì các loại thịt chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa.

Lý do là vì họ yêu thích các loại thực phẩm bền vững, phản ánh quan điểm cho rằng con người, động vật và thực vật phải cùng sinh sống trên trái đất của thế hệ Meaning Out (nghĩa là “bộc lộ khái niệm” hay “sống theo khái niệm”, tên gọi khác của thế hệ MZ - chú thích của người dịch). Các ngành công nghiệp không còn cách nào khác ngoài việc chạy theo nhu cầu của người tiêu dùng.

CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ THỊT

ĐƯỢC MONG ĐỢI

Cơn sốt ăn chay cũng là lý do khiến cho không chỉ các công ty khởi nghiệp về công nghệ thực phẩm mà đến cả những doanh nghiệp thực phẩm truyền thống đều phải chạy theo xu hướng sản xuất các sản phẩm thay thế thịtloại thực phẩm được xem là thức ăn của tương lai. Đó là những thực phẩm được chế biến từ nguyên liệu thực vật nhưng vẫn có hình dáng và cảm giác ăn vào giống như các loại thịt thông thường. Sự xuất hiện và phát triển của các sản phẩm thay thế thịt là kết quả từ nhiều nguyên nhân khác nhau như khí thải carbon, ô nhiễm môi trường, phúc lợi động vật...

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), lượng khí nhà kính được tạo ra từ hoạt động chăn nuôi trên thế giới chiếm đến 14,5% toàn bộ lượng khí thải, trong đó khí nhà kính thải ra từ việc chăn nuôi bò chiếm 65%. Chỉ cần nhìn vào dấu chân carbontổng lượng khí nhà kính, trong đó chủ yếu là carbon dioxide, được tạo ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của con người - có thể thấy thịt bò là loại thực phẩm gây ra nhiều khí thải carbon dioxide nhất (99,48kg carbon dioxide trên 1kg thịt bò). Nếu so sánh với các thực phẩm khác như gạo (4,45 kg), đậu phụ (3,16 kg), cà chua (2,09 kg) hay khoai tây (0,46 kg) thì sự khác biệt là rất rõ ràng. Thế hệ MZ - những người tích cực hoạt động vì môi trường - đã không chút ngần ngại khi tiếp cận các sản phẩm thay thế thịt, bởi lẽ họ nhận thức rõ được mức độ nghiêm trọng của sự phá hủy hệ sinh thái và hiện tượng nóng lên toàn cầu do quá trình sản xuất thịt gây ra. Để thực hiện kinh doanh bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị), các doanh nghiệp thực phẩm tại Hàn Quốc đang tăng tốc phát triển sản phẩm thay thế thịt nhằm chiếm lĩnh thị trường tuy còn nhỏ nhưng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai này. Các công ty khởi nghiệp chuyên về sản phẩm thay thế thịt sau khi cho ra mắt những nhãn hiệu như UNLIMEAT, ALTist WEMEET đã và đang xuất khẩu chúng sang khu vực Mĩ và châu Á. Các doanh nghiệp thực phẩm truyền thống như Shinsegae Food, CJ CheiJedang, Pulmuone và Nongshim cũng đã bắt đầu tham gia vào thị trường sản phẩm thay thế thịt từ năm ngoái.

Do hệ sinh thái biển bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi kim loại nặng và hạt vi nhựa, mối quan tâm đối với sản phẩm thay thế hải sản được làm từ đậu và cà chua cũng ngày càng

Vegan Tiger đang tạo ra chu kỳ tiêu thụ mang tính cộng sinh và có đạo đức nhằm bảo vệ trái đất bằng việc sử dụng các vật liệu bền vững thay vì vật liệu từ động vật, bao gồm cả da lông.

Melixir là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay 100%, sử dụng các nguyên liệu từ thực vật của Hàn Quốc như tre, gạo và trà xanh. Ngoài ra, họ sản xuất hộp đựng bằng các vật liệu có khả năng tái sử dụng.

Bắt đầu từ thực phẩm và lan rộng sang các nhu yếu phẩm đa dạng khác, cơn sốt thuần chay đang phản ánh thị hiếu của thế hệ MZ, những người muốn tham gia vào xu hướng “tiêu thụ có đạo đức” và “tiêu thụ theo khái niệm”. Điều đó cho thấy thay vì lợi ích và sự thỏa mãn cá nhân, họ nghiêm túc và quan tâm đến sức khỏe của bản thân lẫn trái đất.

tăng. Giữa tháng 11 năm ngoái, chuỗi cửa hàng tiện lợi CU đã cho ra mắt hai loại gimbap hình tam giác và gimbap nhân cá ngừ chay xốt mayonnaise, lượng bán ra của sản phẩm này cao gấp bốn lần so với các thực phẩm chay hiện có.

ĂN CHAY ĐI VÀO TRONG ĐỜI SỐNG

Cơn sốt ăn chay không chỉ dừng lại ở thức ăn, các sản phẩm không chứa thành phần động vật đang trở nên phổ biến ở cả những mặt hàng tiêu dùng thông thường khác. Sự xuất hiện của các mỹ phẩm thuần chay chi sử dụng nguyên liệu thực vật tự nhiên có chứng chỉ thuần chay đã hình thành một danh mục mỹ phẩm mới mang tên “clean beauty” (tạm dịch mỹ phẩm sạch) .

Ngày càng có nhiều nhãn hàng thời trang sử dụng da thuần chay được chế tạo từ nguyên liệu thực vật như vỏ dứa, tảo biển, xương rồng, ngô... nhằm bảo vệ các loài động vật bị giết hại để lấy da cũng như giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường từ quá trình thuộc da.

Với khẩu hiệu “cruelty-free” (tạm dịch nhân đạo), Vegan Tiger thương hiệu thời trang thuần chay đầu tiên tại Hàn Quốc, đã trực tiếp chọn lọc các nguyên liệu 100% không chứa thành phần từ động vật và chế tạo thành phẩm bằng đôi tay của những người thợ trong nước. Bằng cách sử dụng sợi rayon thay cho tơ lụa, người ta có thể làm ra những chiếc áo da lông nhân tạo và nhiều kiểu dáng quần áo khác nhau mà không cần sử dụng bất kì nguyên liệu nào từ động vật, chấm dứt nỗi thống khổ của những con thú bị giết hại trong quá trình làm ra chiếc áo da lông. Nhãn hàng da thuần chay WICKED LOVER đã cho ra mắt giày dép và túi xách được làm từ “da xương rồng”, có độ co giãn, độ bền và lực đàn hồi tốt hơn các loại da thông thường, khả năng chống thấm nước tốt và trọng lượng nhẹ hơn. Khái niệm “da thuộc thực vật” cũng đã xuất hiện trong ngành thời trang ở Hàn Quốc. Điều này phản ánh ý chí tập trung vào các nguyên tắc thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, bất chấp việc không thể tránh khỏi sử dụng da động vật. Thuộc da là quy trình biến da động vật tự nhiên thành da thuộc và là công đoạn cần thiết để da động vật có thể dùng được. Da thuộc thực vật là loại da được thuộc bằng hóa chất từ chiết xuất xơ thực vật thân thiện với môi trường thay vì hóa chất crôm chứa các kim loại nặng có hại. Bắt đầu từ thị trường thực phẩm và lan rộng đến các nhu yếu phẩm đa dạng khác, cơn sốt thuần chay đang phản ánh thị hiếu của thế hệ MZ, những người muốn tham gia

vào xu hướng “tiêu thụ có đạo đức” và “tiêu thụ theo khái niệm”. Điều đó cho thấy thay vì lợi ích và sự thỏa mãn cá nhân, thế hệ MZ cân nhắc lựa chọn những cách tiêu dùng có lợi cho xã hội, thậm chí xa hơn là cho thế hệ mai sau; họ nghiêm túc và quan tâm đến sức khỏe của bản thân lẫn trái đất. Mong rằng thành ý này sẽ không chỉ được các công ty sử dụng như một chiêu bài quảng bá, tiếp thị đơn thuần mà sẽ được hồi đáp bằng những nghiên cứu không ngừng nghỉ.

Nối tiếp sản phẩm giày dép và túi xách từ vỏ cây xương rồng gọi là “Cacty”, nhãn hàng WICKED LOVER tiếp tục cho ra mắt túi xách được sản xuất từ “HEMPY”một vật liệu được phát triển để thay thế sợi bông. “HEMPY” được ghép từ chữ “hemp” (sợi thân cây gai dầu) và “recycled polyester” (vải sợi polyester được tái chế từ vỏ chai nhựa cũ), là vật liệu vừa hiệu quả vừa thân thiện với môi trường. Thương

hiệu thời trang thuần chay đầu tiên của Hàn Quốc
Phong cách sống 73 PHONG CÁCH SỐNG 72
© wicked lover © Melixir Inc.
© VEGAN TIGER

BẢO TÀNG HÀN QUỐC: VẺ ĐẸP VÀ SỨC SỐNG TỪ DI SẢN VĂN HOÁ

PHI

VẬT THỂ

ôi mê bảo tàng Hàn Quốc, từ bảo tàng to nhất là Bảo tàng ch sử Quốc gia đến các bảo tàng cộng đồng bé xíu xiu ở Daejeon, Gangneung, Jeonju, Danjin... bởi vì ở mỗi bảo tàng tôi đều có ược những trải nghiệm đa dạng, thú vị về lịch sử, văn hoá Hàn Quốc và đặc biệt là học được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.

XƯA KIA NÓI ĐẾN BẢO TÀNG là người ta thường nghĩ đến quá khứ, sự yên tĩnh và trầm mặc. Ở đó đôi khi thời gian như ngừng trôi. Ngày nay xu hướng Bảo tàng học mới đã cố gắng để làm thay đổi cơ bản nhận thức đó. Nếu có ai hỏi tôi - một người theo nghề bảo tàng đã ngót 50 năm: “Bạn thích bảo tàng ở đâu nhất và vì sao?” Tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng: tôi thích bảo tàng Hàn Quốc. Tôi thích cách mà các bảo tàng Hàn Quốc kết nối lịch sử với hiện tại, quá khứ với tương lai, biến những hiện vật bảo tàng xa lạ thành những trải nghiệm ý nghĩa với cuộc sống, với con người đặc biệt là thế hệ trẻ. Tôi yêu cái cách mà người Hàn Quốc giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể của họ. Ở tất cả mọi nơi, mọi cơ hội khi có thể, từ sân bay, quán ăn đến công sở; từ các nhà văn hoá của cộng đồng đến các công viên. Tất cả đều có chất bảo tàng dù ở trong nhà hay ngoài trời. Di sản không ở đâu xa, di sản ở quanh ta.

ẤN TƯỢNG TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN

Các bảo tàng Hàn Quốc thu hút được công chúng trước hết bởi những thiết kế trưng bày rất đẹp. Nhìn thoáng qua là đã thấy bắt mắt bởi những tông màu trung tính, hài hoà, không quá lạnh và cũng không quá nóng. Một trong những nguyên tắc thiết kế bảo tàng đó là phải chuẩn về màu. Màu sắc tham gia vào việc dẫn dắt câu chuyện, làm nền, tôn vẻ đẹp, sự đáng chú ý của hiện vật trưng bày. Các nhà thiết kế Hàn Quốc rất giỏi trong cách phối màu, tạo ra những gam màu rất bản sắc. Màu ghi, xám trắng, xanh lá cây nhạt là màu chủ đạo của đai, vách trưng bày và sự trong vắt của các tấm kính dày làm tôn lên vẻ đẹp của các bảo vật và các đồ tạo tác. Mỗi trưng bày thể hiện các chủ đề khác nhau bằng những màu khác nhau nhưng bao giờ cũng có một nền màu thống nhất, cùng tông.

Một trong những tiêu chuẩn đánh giá đầu tiên của bảo tàng là sự “thân thiện”. Điều này sẽ phải thể hiện ngay từ lối tiếp cận bảo tàng và

75 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM Điểm nhìn Việt Nam TS. Lê Thị Minh Lý Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam

xuyên suốt. Các bảo tàng Hàn Quốc luôn đạt chuẩn khi có hướng tiếp cận rõ ràng, bãi đỗ xe tiện lợi, đặc biệt là ở cửa vào bảo tàng có quầy lễ tân, bàn thông tin trang nhã, tiện ích và những nhân viên mặc đồng phục lịch sự, đeo biển tên với nụ cười luôn nở trên môi. Ba điểm cộng nữa cho bảo tàng Hàn Quốc đó là quầy lưu niệm, quán cafe và nhà vệ sinh. Museum shop thì ở đâu mà chả có? Tuy nhiên museum shop ở Hàn Quốc thì khác hẳn nhé. Mỗi bảo tàng một phong cách. Bảo tàng nào có sản phẩm lưu niệm của bảo tàng ấy. Nhìn vào museum shop của bảo tàng có thể thấy được sự phát triển của công nghiệp văn hoá Hàn Quốc. Mỗi khi rời Hàn Quốc du khách không quên mang theo về những món quà mà ở đó họ nhìn thấy giá trị di sản văn hoá phi vật thể: búp bê trong trang phục hanbok, khăn lụa in chữ Hangeul, đôi uyên ương bằng gỗ kể câu chuyện nguyện ước trăm năm, món đồ chơi âm nhạc với bài hát Arirang... Thật tuyệt. Giá

to nhất là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đến các bảo tàng cộng đồng bé xíu xiu ở Daejeon, Gangneung, Jeonju, Danjin bởi vì ở mỗi bảo tàng tôi đều có được những trải nghiệm đa dạng, thú vị về lịch sử, văn hoá Hàn Quốc và đặc biệt là học được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những bài học kinh nghiệm tốt nhất của thế giới về xây dựng bảo tàng từ việc chuẩn bị nội dung, phát triển ý tưởng kiến trúc đến việc thi thiết kế công trình, thiết kế trưng bày, xây dựng ngôi nhà và thi công trưng bày. Tất cả được diễn ra trong một kế hoạch tổng thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các chuyên ngành Kiến trúc, Xây dựng, Mỹ

thuật, Bảo tàng học, Lịch sử, Văn hoá và các ngành khoa học khác. Công trình này đã diễn ra trong hơn sáu năm với sự đầu tư rất lớn của Chính phủ Hàn Quốc và vớí sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu của quốc tế.

Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hàn Quốc là một điển hình về trưng bày và diễn giải di sản văn hoá phi vật thể. Hàng chục năm trước khi có Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể thì Bảo tàng Văn hoá Dân gian đã rất thành công trong việc nghiên cứu các loại hình di sản, tư liệu hoá chúng, “vật thể hoá” bằng trưng bày có bối cảnh, mô phỏng để kể câu chuyện đời sống của người dân Hàn Quốc một cách sinh động và vô cùng bản sắc. Bảo tàng này luôn dẫn đầu hệ thống các bảo tàng văn hoá dân gian, bảo tàng nhân học của Hàn Quốc trong nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày và giáo dục di sản. Có lẽ vì thế mà Hiệp hội các bảo tàng Quốc tế ICOM đã chọn Hàn Quốc là nơi tổ chức kỳ hội nghị lớn năm 2004

Gần đây Hiệp hội Bảo tàng quốc tế ICOM vừa thông qua một định nghĩa bảo tàng mới, ở đó các bảo tàng được khuyến khích kể câu chuyện của cộng đồng, di sản văn hoá phi vật thể của họ. Công nghệ sẽ là phương tiện để diễn giải, quảng bá và kết nối các nền văn hoá của nhân loại. Bảo tàng Hàn Quốc luôn tiên phong trong lĩnh vực này.

với chủ đề “Bảo tàng và Di sản văn hoá phi vật thể”. Cũng từ đó mà các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hoá của Hàn Quốc đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hoá nói chung và di sản văn hoá phi vật thể nói riêng gắn với phát triển bền vững. Gần 20 năm phê chuẩn và thực hiện Công ước UNESCO 2003, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu lớn trong việc bảo vệ di sản với sự tham gia của cộng đồng, trong đó các bảo tàng là điểm đến, nơi gặp gỡ, chia sẻ và ước mơ bởi vì mỗi cộng đồng đều nhận thấy bản sắc của chính mình ở đó.

BẢO TÀNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Tôi đặc biệt thích Bảo tàng Kéo co ở thành phố Danjin, một mô hình bảo tàng di sản của cộng đồng, vì cộng đồng và bởi cộng đồng. Kéo co thể thao thì có ở nhiều nước trên thế giới nhưng kéo co nghi lễ thì phổ biến hơn các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Để bảo vệ sự đa dạng và tính độc đáo bản sắc của các loại hình kéo co trong khu vực, để thể hiện sự tôn trọng văn hoá của mỗi quốc gia cũng và khích kệ hợp tác, giao lưu văn hoá mà bốn nước Hàn Quốc, Việt Nam, Philipines và Cambodia đã cùng xây dựng, đệ trình hồ sơ “Tập quán và nghi lễ Kéo co” để đề cử với UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hoá

Phi vật thể Đại diện của Nhân loại. Điều này đã trở thành hiện thực vào năm 2015. Bảo tàng Kéo co ở Danjin được thành lập ở chính nơi có cộng đồng kéo co, có Hiệp hội Kéo co của Hàn Quốc.

Bảo tàng ngày một phát triển, sôi nổi kể từ sau sự kiện vinh danh của UNESCO. Danjin là một trong sáu thành phố ở Hàn Quốc có tập quán kéo co lâu đời. Mỗi cộng đồng Kéo co có cách thực hành nghi lễ khác nhau nhưng bộ dây co của Danjin to nhất và có lễ hội đông người nhất. Hai chiếc dây co có trọng lượng khoảng 40 tấn và dài 90m. Để bện nó người ta làm mất một tháng. Vào hội, họ kéo từ hai phía chân núi lên gặp nhau tại đỉnh núi nơi có bảo tàng, quảng trường lễ hội và bắt đầu nghi lễ kéo co. Một cuộc như thế mất cả buổi với gần 6.000 người tham gia. Mỗi năm chỉ có một lần hội và vì thế câu chuyện kéo co còn được diễn giải trong bảo tàng để du khách đến Danjin biết rằng ở đây có Hội Kéo co, để trẻ em được trải nghiệm kéo co của cộng đồng mình và các cộng đồng khác mỗi ngày. Bảo tàng là trung tâm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng kéo co. Ở đó có hội trường, có phòng họp, phòng làm việc và đương nhiên có các trưng bày về kéo co. Với sự tinh tế, tỷ mỷ và khéo léo của các nghệ nhân nghề thủ công Hàn Quốc, trưng bày đã làm mô hình diễn tả

77 76 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
bảo tàng Việt Nam cũng làm được như thế? ĐA DẠNG LOẠI HÌNH BẢO TÀNG Hai mươi năm trước số lượng bảo tàng Hàn Quốc đã tới hàng nghìn, giờ thì chắc chắn là hơn rất nhiều. Tôi mê bảo tàng Hàn Quốc, từ bảo tàng

quang cảnh kéo co của sáu cộng đồng. Dân biển thì kéo co hình con cua, dân núi cao kéo co hình con rồng, còn dân vùng đồng bằng thì dây kéo co hình con rết…Năm 2019 đoàn Kéo co Ngồi của phường Thạch Bàn, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đã tham gia ngày hội Kéo co Danjin và tặng cho bảo tàng một bộ dây kéo co cùng với các trang phục trình diễn.

Bảo tàng thường xuyên dùng bộ này cho chương trình giáo dục di sản. Từ các bảo tàng lớn đến bảo tàng nhỏ, từ bảo tàng quốc gia đến bảo tàng địa phương, ở Hàn Quốc bảo tàng nào cùng có rất nhiều chương trình giáo dục cho học sinh nhất là cấp tiểu học và trung học. Đây là lĩnh vực mà các bảo tàng Việt Nam cần học hỏi các bạn.

BẢO TÀNG DI SẢN VÀ CÔNG NGHỆ

Hàn Quốc là đất nước của sáng tạo công nghệ. IT đã được ứng dụng trong bảo tàng từ những năm đầu thế kỷ XXI. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi tôi đến Hàn Quốc lần đầu năm 2003 là Bảo tàng Di sản phi vật thể ở Gangneung. Bên cạnh một tổ hợp mô hình rất hoành tráng diễn giải một lễ hội lớn là niềm tự hào của thành phố này bạn sẽ được trải nghiệm việc gửi lời nguyện ước đến thần linh bằng hình thức “hoá vàng” ảo. Bạn đưa hai tay vào hộp tủ công nghệ, một tờ sớ nguyện ước xuất hiện ở lòng bàn tay bạn. Đưa dần tay lên cao tờ sớ nguyện ước trở thành ngọn lửa nhỏ lung linh từ từ bay lên và biến mất. Bạn đã gửi lời nguyện ước thành công. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng đó là một sáng tạo bảo tàng với thông điệp mà ai cũng thích: thần linh luôn bên bạn, lắng nghe và phù hộ bạn. Gần đây Hiệp hội Bảo tàng quốc tế ICOM vừa thông qua một định nghĩa bảo tàng mới ở đó các bảo tàng được khuyến khích kể câu chuyện của cộng đồng, di sản văn hoá phi vật thể của họ. Công nghệ sẽ là phương tiện để diễn giải, quảng bá và kết nối các nền văn hoá của nhân loại. Bảo tàng Hàn Quốc luôn tiên phong trong lĩnh vực này.

79 78 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

HOW TO SUBSCRIBE

Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via e-mail.

SUBSCRIPTION RATES

Postal Address Annual Subscription (airmail delivery included) Back Issues* (per copy)

Korea 1 year 25,000 won 6,000 won 2 years 50,000 won 3 years 75,000 won

East Asia 1 1 year US$45 US$9 2 years US$81 3 years US$108

Southeast Asia 2 1 year US$50 2 years US$90 3 years US$120

Europe and N. America 3 1 year US$55 2 years US$99 3 years US$132

Africa and S. America 4 1 year US$60 2 years US$108 3 years US$144 * For back issues, there is an additional charge for airmail delivery.

1 EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN) 2 SOUTHEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA

3 EUROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)

4 AFRICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS

JOIN OUR MAILING LIST

Be the first to know when the new issue comes out; sign up for the Koreana web magazine notifi cation e-mails by sending your name and e-mail address to koreana@kf.or.kr.

In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (Apple i-books, Google Books and Ama zon).

READER FEEDBACK

We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr. ENJOY

Subscription/Purchase Information
OUR WEBSITE!

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.