KOREANA Winter 2023 (Vietnamese)

Page 1

Cách

Quốc?

KOREANA ISSN 1016-0744
VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT HÀN UỐC
người đã tạo ra nền nghệ thuật truyền thông của
Mùa Đông 2023 Vol. 10 No. 4 Ai là
Hàn
thức sinh tồn của thể loại nghệ thuật tạo hình
do doanh nghiệp bắt tay với nghệ thuật
nghệGiá trị vì con người Mùa Đông 2023 Vol. 10 No. 4 Nghệthuật&Côngnghệ Những đột phá mới
Công

Dự án nghệ thuật sắp đặt Roadscape MMXXX của IVAAIU City được trưng bày tại

ZER01NE DAY 2021, lễ hội tài năng sáng tạo được tài trợ bởi Hyundai Motor Company. Sự kiện đã vẽ ra cảnh quan thành phố vào năm 2030, nơi những con đường tràn ngập ô tô điện không người lái. IVAAIU City là một nhóm sáng tạo truyền thông mới được thành lập vào năm 2013. Tên nhóm là viết tắt của các từ Idea (ý tưởng), Vision (hình ảnh), Audio (âm thanh), Architecture (kiến trúc), Infrastructure (cơ sở hạ tầng) và Urbanism (chủ nghĩa đô thị). Nhóm trình bày các tác phẩm số hóa tích hợp sáu yếu tố này.

© ZER01NE Hình ảnh chủ đề

Làn sóng mới của

nghệ thuật và công nghệ Hàn Quốc

Jeon Eun-kyung

Tổng Biên tập

Tôi có một tác phẩm của “teamVOID” - nhóm nghệ thuật truyền thông được giới thiệu trong chuyên đề đặc biệt của số báo này. Tôi đã đến xem triển lãm “Factories” diễn ra tại phòng tranh ONE AND J. Gallery từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2022 và mua một tác phẩm có tên “38 đường cong” (38 Curves) với giá 1 solana (SOL). Đây là một tác phẩm NFT (một loại tài sản kỹ thuật số được mã hóa và lưu trữ trên blockchain – chú thích của người dịch) và khi bạn mua nó, cánh tay robot sẽ bắt đầu phác họa ra 38 đường cong. Tôi luôn nghĩ rằng NFT là một nền tảng phân phối chứ không phải là một thể loại nghệ thuật, vì thế mà việc sử dụng NFT làm phương tiện để kết nối thế giới ảo (phi vật chất) với hiện thực (vật chất) khiến tôi thấy rất thú vị. Số báo này cũng giới thiệu nhóm biểu diễn nghe nhìn “Tacit”, và những thành viên của nhóm sản xuất nghe nhìn “eobchae”, họ đều là nghệ sĩ yêu thích của tôi.

Trên thực tế, mối quan hệ đồng hành giữa nghệ thuật và công nghệ không phải là một điều mới mẻ. Chỉ là các nghệ sĩ của thế kỷ XXI sử dụng rô bốt, trí tuệ nhân tạo (AI), ChatGPT, thuật toán hay là vật liệu mới thay cho cọ vẽ. Đó là hiện tượng tự nhiên. Hơn nữa, với sự phát triển mạnh của “nội dung do người dùng sáng tạo” (User Generated Contents - UGC), thời đại ngày nay là thời đại mà ranh giới truyền thống giữa người sáng tạo và người thưởng thức bị xóa nhòa. Tôi tự hỏi sự phát triển của công nghệ sẽ thay đổi văn hóa sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật như thế nào trong tương lai.

Hiện tại ở Hàn Quốc, nhiều cơ quan và doanh nghiệp như Seoul Mediacity Biennale của Bảo tàng Nghệ thuật Seoul, Trung tâm Nghệ thuật Nabi, Trung tâm Văn hóa Châu Á Quốc gia, Trung tâm Nghệ thuật Nam June Paik, Zer01ne Day của Hyundai Motor và Paradise Art Lab của Quỹ Văn hóa Paradise đang giữ vai trò lớn trong nền nghệ thuật truyền thông Hàn Quốc. Số này sẽ giới thiệu các nghệ sĩ và doanh nghiệp Hàn Quốc đang xây dựng nền nghệ thuật và công nghệ ngày nay, bắt đầu với Nam June Paik, người tiên phong trong nghệ thuật truyền thông.

Tái bút: Chúng tôi ra mắt chuyên mục mới dành để phỏng vấn các kiến trúc sư hàng đầu của Hàn Quốc. Đầu tiên, chúng tôi muốn giới thiệu Cho Byoung-soo, người được mệnh danh là “kiến trúc sư của đất”. Cũng có phần đáng tiếc khi các bức ảnh không thể hiện được hết sự quyến rũ và cảm xúc của các tác phẩm tiêu biểu của ông. Mong quý bạn đọc cùng chờ đợi chuỗi bài phỏng vấn các kiến trúc sư sở hữu ngôn ngữ kiến trúc đậm nét Hàn Quốc.

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Kim Ghee-whan

GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP

Lee Jong-kook

TỔNG BIÊN TẬP

Jeon Eun-kyung

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Robert J. Fouser

BAN BIÊN TẬP

Je Baak

Benjamin Joinau

Kang Yu-jung

Kim Sang-kyun

Kim Yoon-ha

Lim Jin-young

Park Hye-jin

Park Kyung-sik

Park Sang-hyun

Seong Hye-in

BIÊN TẬP BẢN SAO

Matthias Lehmann

Jamie Lypka

BIÊN TẬP VIÊN

LIÊN KẾT

Ji Geun-hwa

TRỢ LÝ BIÊN TẬP

Daniel Bright

Ted Chan

BIÊN TẬP VIÊN

Wang Bo-young

GIÁM ĐỐC

NGHỆ THUẬT

Kwon Sung-nyeo

THIẾT KẾ

Kang Seung-mi

Kim Ji-yeon

Yeob Lan-kyeong

BAN BIÊN TẬP

TIẾNG VIỆT

PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

TS. Trần Anh Tiến

HIỆU ĐÍNH TIẾNG VIỆT

TS. Lê Thị Phương Thủy

TS. Trần Tịnh Vy

TS. Nguyễn Thị Phương Thúy

ThS. Nguyễn Đình Minh Khuê

THIẾT KẾ & DÀN TRANG

TIẾNG VIỆT

Trần Công Danh

ĐẶT MUA/PHÁT HÀNH

Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và

US$9 tại các khu vực

khác. Vui lòng tham

khảo trang bìa cuối của

Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.

THIẾT KẾ & SẢN XUẤT Hong Communications, inc.

© The Korea Foundation 2023

Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF) giữ

bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự

đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF. Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

tập
Thư Ban Biên
Published quarterly by The Korea Foundation 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jeju-do 63565, Korea www.koreana.or.kr This magazine is printed using soy ink on FSC® certified printing paper for our future generations. Sự bất đồng thống nhất. Nsyme. 2022. Ảnh kỹ thuật số. Được tạo bởi nhà phát triển phần mềm và nghệ sĩ truyền thông mới Nsyme bằng cách sử dụng công cụ AI, hình ảnh mô tả sự va chạm của các hành tinh, tạo ra năng lượng mới theo phong cách năng động và mộng mơ.

nền nghệ thuật truyền thông của Hàn Quốc? Heo Dae-chan

26 Tiêu điểm

Hành trình hồi hương của di sản văn hóa Doh Jae-kee

Phỏng vấn

Công việc giá trị nhất trên đời

Cho Yong-ho

Bảo tồn di sản

Vẻ đẹp tự nhiên toát ra từ sự cân đối

Lee Gi-sook

Lối sống xanh

Nhà máy Kokkiri và vòng tuần hoàn

của các món đồ chơi Yoo Da-mi

Trên những nẻo đường Muju, mặt đối lập của lối sống

“ppalli ppalli” Hàn Quốc Kwon Ki-bong

Giải trí

Thế giới mới của “ppong”

do 250 tạo nên Lim Hee-yun

Nghệ thuật ẩm thực

Bindaetteok - Món ăn của niềm vui, nỗi buồn và sự lãng mạn Hwang Hae-won

Phong cách sống Khám phá sở thích dùng đồ

văn phòng phẩm Lee Seung-yeon

Điểm nhìn Việt Nam

Xây dựng lại công trình lịch sử

với ứng dụng công nghệ hướng tới

thế hệ mê chia sẻ hình ảnh

Phạm Hoa Mai

Mục lục
60
Chuyên đề Nghệ thuật & Công nghệ Nhữngđộtphámới 04
người
ra
10
thứcsinhtồncủathểloại nghệthuậttạohình Cho Sae-mi 16 Lý do doanh nghiệp bắt tay với nghệ thuật
22 Công nghệ
Giá trị vì con người Choi Ho-seob 30 36 40 44 52 56 64
Ai là
đã tạo
Cách
Cho Sang-in
-

là người đã tạo ra nền nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc

Chuyên đề 1 © Ayoung Kim
Heo Dae-chan Tổng Biên tập, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Truyền thông Aliceon Dịch. Trương Thị Thúy Quỳnh
Ai

Hàng chục năm trước đây, nghệ thuật truyền thông vẫn còn là một khái niệm xa lạ cần được giải thích xem đó là gì, và nằm ngoài phạm vi của lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, nghệ thuật truyền thông bỗng chốc đã trở thành trung tâm của văn hóa nghệ thuật.

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 5
Quả cầu của vũ công giao hàng. Kim A-young. 2022. Video đơn kênh. 25 phút. Nội dung câu chuyện kể về một người phụ nữ làm việc tại một công ty dịch vụ giao hàng tận nơi đã gặp gỡ bản thể khác của chính mình. Kim A-young là nghệ sĩ truyền thông chuyên khai phá những chủ đề về sự di cư, người tị nạn và những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng như video, VR, trình diễn.

Tháng 6 năm nay, một tin vui đã đến từ nước Áo. Tại

Ars Electronica, một lễ hội có độ nhận diện và tầm

ảnh hưởng cao trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thông, nghệ sĩ Kim A-young đã nhận giải thưởng Golden Nica với tác phẩm “Quả cầu của vũ công giao hàng” (Delivery Dancer’s Sphere). Giải thưởng này còn có ý nghĩa hơn cả khi nó là lần

đầu tiên một người Hàn Quốc nhận được giải đặc biệt của Prix Ars Electronica – một cuộc thi cạnh tranh quốc tế được tạo ra vào năm 1987.

Cùng thời điểm đó, nghệ sĩ Kang Yi-yun cũng được chọn vào dự án “Made of Makers” do Jaeger-LeCoultre điều hành. Đây là chương trình hợp tác với các nhà sáng tạo và nghệ nhân nổi tiếng của Jaeger-LeCoultre - thương hiệu đồng hồ có lịch sử 190 năm. Cô đã đáp lại chủ đề “Tỷ lệ Vàng” năm nay bằng một tác phẩm mang tên “Khởi nguồn” (Origin), và đây cũng là lần đầu tiên một tác giả châu Á được lựa chọn.

Dạo gần đây, ngày càng có nhiều trường hợp các nghệ sĩ nghệ thuật truyền thông của Hàn Quốc nhận được sự chú ý trên toàn thế giới. Đây không phải là chuyện bất ngờ chỉ sau một đêm. Điều này có thể xảy ra là nhờ vào những người đã tiên phong khai phá nghệ thuật truyền thông - một lĩnh vực vốn từng rất xa lạ, và những trợ thủ đắc lực đã hỗ trợ cho các nhà sáng tạo một cách có hệ thống. Nền móng mà họ xây dựng nên vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nền tảng sáng tạo cho các nghệ sĩ trẻ ngày nay.

NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG

Nếu chọn ra một nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông hơn bất cứ ai khác với trí tưởng tượng mới mẻ thì đó chắc chắn sẽ là Nam June Paik (1932-2006) Ông từng học triết học châu Âu và âm nhạc hiện đại tại Đức, bên cạnh đó cũng bắt đầu quan tâm đến nghệ thuật sử dụng phương tiện truyền thông mới trong quá trình giao lưu với các nhà nghệ thuật tiên phong cùng thời. Ông đã bộc lộ điều đó với thế giới thông qua Triển lãm Âm nhạc - TV điện tử

(Exposition of Music - Electronic Television, 1963) tại Phòng Trưng bày Galerie Parnas ở Wuppertal, Đức. Khởi đầu với buổi triển lãm này, ông đã chính thức theo đuổi con đường trở

thành một nghệ sĩ truyền thông, và thông qua việc tự mình chế tạo TV cũng như làm video, ông đã phá vỡ thế độc quyền của các phương tiện thông tin đại chúng chỉ truyền và nhận thông tin một chiều. Kể từ đó, ông ấy đã kết hợp các cảnh quay video, điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt, phát triển nên một cỗ máy phối lại những hình ảnh - video độc đáo của riêng mình được gọi là synthesiser (tạm dịch: bộ tổng hợp video) và bên cạnh đó, tiếp tục các bước đi nổi bật của bản thân trong việc kết nối âm nhạc và cơ thể. Trong quá trình này, ông đã dự đoán được về một thế giới cybernetic (tạm dịch: điều khiển học) nơi con người và máy móc cùng tồn tại và có quan hệ

tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Ngoài ra, ông còn nghiên

cứu về tình hình truyền thông kỹ thuật số nhằm thử nghiệm giao tiếp và kết nối đa phương. Đó cũng chính là

thời điểm Good Morning Mr. Orwell, một chương trình

truyền hình vệ tinh trực tiếp kết nối New York và Paris

được phát sóng, nhằm châm biếm những dự đoán tương lai

mang tính chất phản địa đàng trong tác phẩm “1984” của

George Orwell. Mặc dù những hoạt động và tuyên bố của

ông là sự dự đoán gần giống với tiên tri, nhưng chúng vẫn

được gợi nhớ và nhắc lại cho đến tận bây giờ vì đã tạo nên

một tiếp điểm rõ ràng với tương lai.

Mặt khác, Park Hyun-ki (1942-2000), một trong những

người tiên phong trong lĩnh vực video art (tạm dịch: nghệ thuật thu và phát hình ảnh động) trong nước vào những

năm 1970, lại sử dụng TV theo một phương thức khác với Nam June Paik. Ông đã cho thấy những tác phẩm sắp đặt mà trong đó TV và các vật thể tự nhiên như đá hoặc cây cối được xếp chồng lên nhau. Đá và cây được chiếu trên màn hình TV, tạo thành cảnh tượng thực tế và thế giới ảo liên kết với nhau. Thông qua đó, ông đã đặt ra cho chúng ta câu hỏi “thực tại” là gì, và mở rộng nhận thức cũng như thị giác của mọi người. Điều đáng chú ý là ông đã kết hợp nó với phương pháp xây dựng truyền thống của Hàn Quốc có tên gọi “xếp chồng”, hay còn được hiểu là phương pháp luận kiến trúc. Hiện hữu trong đó là một chiến lược mang lại sự mới mẻ và gợi mở thông qua xung đột giữa hai phương tiện

Không tên (Tháp đá TV). Park Hyun-ki. 1980. TV, 17 mẩu đá. Kích thước ngẫu nhiên.

Đây là một trong những

tác phẩm tiêu biểu của Park Hyun-ki, nghệ sĩ được mệnh danh là “người tiên phong trong nghệ thuật video Hàn

Quốc”. Tác phẩm đã

tổng thể hóa nên những

ranh giới phân chia giữa tự nhiên và nhân tạo, giữa thế giới thực tại và hư cấu.

CHUYÊN ĐỀ 1 6
Cung cấp bởi Bảo tàng Nghệ thuật Busan

Sự trở lại của Thành Cát

Tư Hãn. Nam June Paik.

1993. 1 màn hình TV CRT, 10 vỏ TV bọc thép, ống

neon, xe đạp, mũ lặn, trụ bơm xăng, ống nhựa, áo choàng, dây thừng, video đơn kênh, màu sắc, chế độ im lặng, LD. 217 × 110 × 211cm.

Tác phẩm này tượng trưng

cho thực trạng Con đường tơ lụa nối liền phương Đông và phương Tây trong quá khứ đã được thay thế bằng đường cao tốc điện tử băng thông rộng ở thời hiện đại.

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 7 © Di sản của Nam June Paik, cung cấp bởi Trung tâm Nghệ thuật Nam June Paik

Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường nghệ thuật truyền thông đã làm dấy lên mối lo ngại rằng các tác phẩm kitsch hoặc chỉ nổi tiếng nhất thời được sản xuất hàng loạt.

Nhưng điều quan trọng là tìm ra các vấn đề về bản chất như ý nghĩa đương đại, khả năng và rủi ro liên quan đến các công nghệ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường nhật của chúng ta ngày nay

mang tên nền văn minh và thiên nhiên. Góc nhìn này vẫn còn hữu hiệu trong nghệ thuật truyền thông ngày nay.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

Năm 2000 là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử nghệ thuật truyền thông Hàn Quốc. Bởi lẽ đây là năm có sự góp mặt của Seoul Mediacity Biennale tại Bảo tàng Nghệ thuật Seoul, Trung tâm Nghệ thuật Nabi - nơi đã mở cửa lại Bảo tàng Nghệ thuật SK Walkerhill, và Rạp phim Nghệ thuật Ilju nằm trong tòa nhà Bảo hiểm Nhân thọ Heungkuk ở Gwanghwamun, Seoul.

Seoul Mediacity Biennale, khởi đầu với tên gọi Media_City Seoul, mới đó mà đã tới triển lãm lần thứ 12 vào năm nay. Đây là một sự kiện cộng đồng tập trung vào tính đương đại cũng như tính thực nghiệm của nghệ thuật trong những thay đổi về môi trường truyền thông và vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Mặc dù có một số thăng trầm do mục đích mang tính chính sách nhằm phổ biến rộng rãi sự phát triển kỹ thuật nhanh chóng và công nghệ thông tin truyền thông của Hàn Quốc vào thời điểm tổ chức sự kiện, thế nhưng nó đã góp phần nâng cao nhận thức trong công chúng về ý nghĩa và dòng chảy của một lĩnh vực nghệ thuật hiện đại

như nghệ thuật truyền thông.

Với tư cách là một cơ quan chuyên môn về nghệ thuật truyền thông, Trung tâm Nghệ thuật Nabi khởi động cùng năm là nơi đã cho mở lại Bảo tàng Nghệ thuật Walkerhill - địa điểm vốn có đã từng nhào nặn qua các thể loại nghệ thuật truyền thống. Trung tâm hỗ trợ người sáng tạo bằng cách xem xét các công nghệ tân tiến nhất dưới góc nhìn phản biện. Vào đầu thế kỷ XXI khi nghệ thuật truyền thông vẫn còn xa lạ, trung tâm đã giữ một vị trí quan trọng như một mạng lưới nơi những người tiên phong theo đuổi sự mới mẻ cùng tụ họp lại, nhận biết sự tồn tại của nhau, được tiếp thêm sức mạnh và triển khai các hoạt động đa dạng. Đặc biệt, cộng đồng nghệ thuật truyền thông INP (Interactivity & Practice) được thành lập dưới sự hỗ trợ của trung tâm này vào đầu những năm 2000, đang ở giai đoạn có khá nhiều nghệ sĩ trụ cột hoạt động rất sôi nổi hiện nay đến gia nhập. Có thể nói đây là cơ sở quan trọng đặt nền móng cho tính đa dạng của nghệ thuật truyền thông ngày nay.

Rạp phim Nghệ thuật Ilju cũng được mở cửa trong cùng năm, là một tổ chức tương tự như Trung tâm Nghệ thuật Nabi, cung cấp nguồn lực và mạng lưới cho lĩnh vực nghệ thuật truyền thông vốn còn thiếu nền tảng và hiểu biết vào thời

Những tầng phổ quát. Zin Ki-jong, Cha Donghoon, Kang Ji-young. 2023. Video đơn kênh. Độ dài 6 phút 36 giây. Một trong những tác phẩm thuộc triển lãm

“Pale Blue Dot” được tổ chức tại Phòng Trưng bày KF XR từ tháng 5 đến tháng 10 năm ngoái. Đây là tác phẩm khảo sát tính đa dạng sinh học và tính bền vững thông qua phương tiện máy in 3D ảo tiên tiến nhất và đồ gốm truyền thống. Triển lãm này được tổ chức để kỷ niệm ngày khai trương Phòng triển lãm KF XR, trưng bày nhiều nội dung khác nhau như VR, AR và nghệ thuật tương tác với chủ đề môi trường.

CHUYÊN ĐỀ 1 8
© Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc

Argos. Kim Yunchul. 2018. Ống Geiger Müller, thủy tinh, nhôm, vi điều khiển. 48 × 40 × 40cm.

Một trong những tác phẩm tại triển lãm

“Cabinet of the Ephemeral - Collecting Media Art” do Trung tâm

Nghệ thuật Nabi tổ chức vào tháng 9 năm 2023 với mục đích tập hợp những tác phẩm nghệ thuật truyền thông. Công trình này là một cỗ máy dò hạt phân tử muon gồm 41 kênh, thể hiện phản ứng bằng cách nhấp nháy đèn flash bất cứ khi nào phát hiện hạt muon phóng ra trong vũ trụ. Kim Yuncheol là một nghệ sĩ chuyên khai phá tiềm năng nghệ thuật của cơ học chất lưu và siêu vật liệu.

Drawing Suit 02. Lee Inkang. 2022. Bộ đồ vẽ truyền động đa phương từ xa sử dụng công nghệ khung xương ngoài dạng đeo, trình diễn, video ba kênh. 15 phút.

Lee In-kang, cũng là một võ sĩ quyền anh nghiệp dư, đang không ngừng thử nghiệm để mở rộng tiềm năng cơ thể con người bằng cách kết hợp với các máy móc dựa trên trải nghiệm bị chấn thương mà chính anh đã từng trải qua. Bức ảnh là một tác phẩm triển lãm từ lễ hội “Unfold X 2022” do Quỹ Văn hóa Seoul tổ chức, cho thấy thực trạng sáng tạo nghệ thuật mới dựa trên công nghệ tiên tiến. Đây là tác phẩm mã hóa dữ liệu các chuyển động để tạo ra một bản vẽ mới thông qua sự phối

điểm đó. Nó bao gồm một thư viện truyền thông trưng bày các phân tích về văn hóa kỹ thuật số, một kho lưu trữ được tạo ra để thu thập và cho phép tham khảo các tài liệu video cũng như ấn phẩm liên quan đến nghệ thuật truyền thông và một studio hỗ trợ các thiết bị truyền thông mà các cá nhân khó sở hữu, đồng thời vận hành các chương trình đào tạo về công nghệ tương ứng. Cho đến trước khi đóng cửa vào năm 2006, nơi này đã tập trung dồn lực vào việc khám phá tiềm năng cộng đồng của nghệ thuật truyền thông và tiến hành hỗ trợ thực tế cho các nhà sáng tạo. Chương trình “Media Raiders” nhằm tìm

kiếm và hỗ trợ các tác giả mới nổi hoạt động tại đây đã chắp cánh cho những người có năng lực.

CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐA DẠNG

Trung tâm Văn hóa Châu Á Quốc gia được khai trương tại Gwangju, Jeollanam-do vào năm 2015 với mục đích giao lưu và kết nối văn hóa Châu Á, hiện đang vận hành một cơ quan sáng tạo phức hợp có tên là Trung tâm Sáng tạo - sản xuất (Asia Culture Research Center) thuộc Viện Sáng tạo Văn hóa. Nơi đây

South Jeolla Province, with the goal of promoting cultural exchangeandcollaborationwith

nghiên cứu, sản xuất, trưng bày và phân phối các nội dung văn hóa nghệ thuật được thể hiện và liên kết một cách sáng tạo các công nghệ tiên tiến, tính đa dạng văn hóa và truyền thống Á châu. Nó còn hoạt động như một nền tảng để các nhà nghệ thuật, nhà thiết kế, kỹ sư và nhà nghiên cứu có thể phát triển ý tưởng của họ.

Mặt khác, “Cuộc thi Ý tưởng Da Vinci” đã được khởi động vào năm 2010 tại Xưởng Nghệ thuật Geumcheon (Seoul), một trong những không gian sáng tạo nghệ thuật do Quỹ Văn hóa Seoul điều hành. Đây là dự án hỗ trợ ý tưởng sáng tạo dựa trên công nghệ, và không giống như những dự án hỗ trợ của các tổ chức khác, điểm độc đáo của nó là tuyển chọn các ý tưởng công nghệ có khả năng công nghiệp hóa. Kể từ năm 2014, nơi đây đã chủ trương ủng hộ các lễ hội nghệ thuật truyền thông và tổ chức nhiều chương trình đa dạng, bao gồm các bài giảng, sự kiện khai mạc, workshop cũng như mời các nghệ sĩ nước ngoài. Hiện tại, dự án không chỉ giới hạn ở Xưởng Nghệ thuật Geumcheon mà còn có chức năng như một nền tảng nghệ thuật tổng hợp khi Quỹ Văn hóa Seoul trở thành nòng cốt, vận hành đổi mới lại thành dự án “Unfold X” để cho thấy thực trạng về công việc sáng tạo nghệ thuật mới dựa trên công nghệ tiên tiến.

Ngoài ra, Trung tâm nghệ thuật Paik Nam June, Zer01ne Day của Doanh nghiệp xe hơi Hyundai và Phòng thí nghiệm Nghệ thuật Paradise của Quỹ Văn hóa Paradise cũng đang góp phần làm phong phú thêm nền nghệ thuật truyền thông trong nước.

Giờ đây sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường nghệ thuật truyền thông đã làm dấy lên mối lo ngại rằng các tác phẩm kitsch hoặc chỉ nổi tiếng nhất thời được sản xuất hàng loạt. Nhưng điều quan trọng là tìm ra các vấn đề về bản chất như ý nghĩa đương đại, khả năng và rủi ro liên quan đến các công nghệ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường nhật của chúng ta ngày nay. Nghệ thuật truyền thông vẫn có ý nghĩa như một hoạt động nghệ thuật trực quan hóa quá trình và kết quả khám phá đó. Nghệ thuật truyền thông đã và vẫn đang là tiền tuyến trong nghệ thuật. Và nơi mà nó đang thực hiện chức năng một cách chặt chẽ chính là Hàn Quốc.

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 9
hợp giữa nghệ sĩ và người tham gia. Cung cấp bởi Trung tâm Nghệ thuật Nabi; Ảnh của Hiệp hội Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố Seoul © Quỹ Văn hóa Seoul

Cách thức sinh tồn của thể loại nghệ thuật tạo hình

Chuyên đề 2 Cho Sae-mi Nhà phê bình mỹ thuật Dịch. Trần Công Danh
© Perigee Gallery

Kỹ thuật luôn là vấn đề quan trọng trong nghệ thuật thị giác. Lý do là vì kỹ thuật làm thay đổi hình thức và nội dung của nghệ thuật, thậm chí làm thay đổi định nghĩa về nghệ thuật. Hiện nay, khi hệ sinh thái kỹ thuật số đã trở nên vững chắc hơn, các thể loại nghệ thuật phụ thuộc vào phương thức sáng tạo analog như hội họa, điêu khắc, thủ công mỹ nghệ đang dần thoát khỏi những quy phạm vốn có và chuyển đổi để đón nhận công nghệ kỹ thuật số.

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 11
Toàn cảnh buổi triển lãm cá nhân “Autopilot” của nghệ sĩ Jackson Hong diễn ra tại Phòng Triển lãm Perigee tọa lạc ở Seocho-dong, Seoul vào năm 2016. Anh cho ra mắt những tác phẩm dao động giữa ranh giới của thiết kế và mỹ thuật thuần túy, các công trình nghệ thuật của anh mang đến những ý nghĩa mới mẻ về xã hội, chính trị và kinh tế.

Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào lĩnh vực nghệ thuật tạo hình bắt đầu từ những năm 1990, khi Apple phân phối rộng rãi dòng máy Macintosh (tên gọi cũ của nhãn hiệu máy tính Mac ngày nay – chú thích của người dịch). Vào thập niên 2000, giới nghệ thuật tạo hình đón nhận công nghệ CNC (Computer Numerial Control, một phương pháp sản xuất trừ, tạo ra các thiết kế có hình dạng tùy chỉnh từ phôi thông qua điều khiển máy tính – chú thích của người dịch), máy in 3D và tiếp tục mở ra một bước ngoặt mới sau năm 2020, khi trình tạo hình ảnh AI (AI Image Generator) được thương mại hóa. Kỹ thuật số thông tin hóa và đồng thời phi vật chất hóa thế giới. Vì vậy, thoạt nhìn, những tác phẩm nghệ thuật tạo hình - chú trọng vào việc tạo ra tính vật chất thông qua vật chất hóa - dường như đi ngược lại xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, các thể loại nghệ thuật cổ điển cũng tích cực phê bình kỹ thuật và tìm kiếm giải pháp bằng cách diễn giải lại. Đặc biệt, công nghệ kỹ thuật số phụ thuộc vào dữ liệu giúp tăng hiệu quả làm việc và giảm cường độ lao động nên việc các nghệ sĩ đương đại đón nhận công nghệ này là

hiện tượng hết sức tự nhiên. Trong số những tác giả trẻ sinh vào những năm 1980-1990, khá nhiều người đã và

đang thử nghiệm giới hạn của công nghệ kỹ thuật số và cho ra đời những tác phẩm độc đáo.

Điều đáng chú ý ở đây là ranh giới giữa các thể loại

đang bị xóa nhòa do sự ứng dụng của công nghệ. Điều này

được xem như là mối đe dọa đối với sự tồn tại độc lập của thể loại nghệ thuật truyền thống nhưng trái lại, nó cũng đặt ra câu hỏi về định nghĩa của nghệ thuật cũng như làm phong phú thêm những điều kiện tồn tại của nghệ thuật. Hội họa trở thành điêu khắc, điêu khắc trở thành dữ liệu và thủ công trở thành hội họa. Các tác phẩm thoát khỏi những quy phạm của mỹ thuật truyền thống vốn xem trọng chất liệu và phương pháp, có thể chuyển hóa tự do giữa vật thể và dữ liệu, giữa kỹ thuật số và analog cho thấy thực trạng của những thể loại truyền thống trong thời hiện đại.

(Từ trái qua theo chiều kim đồng hồ)

Nhân ngư hoàng kim. Kim Han-saem. 2022. Thủy tinh, vàng lá, mực in Pigment, nhựa resin, đá thạch anh. 7.5 x 7.5 x 6cm.

Xông vào. Kim Hansaem. 2022. Thủy tinh, vàng lá, mục in Pigment, nhựa resin, đá mookaite. 5 x 9.5 x 8cm.

Ác ma trong lớp sắt. Kim Han-saem. 2021. Nhôm lá, mực in Pigment, nhựa resin, 97 x 80 x 11cm.

Bảo thạch trong rừng Kim Han-saem. 2021. Nhựa acrylic, vàng lá, mực in Pigment, nhựa resin. 54 x 31 x 16cm.

Kim Han-saem cụ thể hóa những tiểu văn hóa mà anh ấy tiếp xúc một cách tự nhiên trong quá trình trưởng thành, trong đó có những câu chuyện kỳ ảo (fantasy) thời trung đại, thành đồ họa pixel và dữ liệu trong quá trình này

được chuyển hóa thành vật chất có thể cảm nhận được.

CHUYÊN ĐỀ 2 12
© Kim Han-saem

PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ DỮ LIỆU

Kim Han-saem tốt nghiệp đại học chuyên ngành hội họa. Trong một cuộc phỏng vấn, anh cho biết “Tôi không quen vẽ tranh sơn dầu trên vải canvas”. Là con người sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, anh ấy đã quen với việc vẽ trên máy tính hơn. Sau khi tốt nghiệp, anh vẫn quyết định dùng những phương pháp quen thuộc với bản thân. Họa sĩ Kim thiết kế các bản vẽ kỹ thuật số của mình ở định dạng game nhập vai (RPG) đồ họa 16 bit. Trước tiên, anh vẽ tranh bằng phần mềm máy tính và in dữ liệu đó ra giấy. Sau đó, bằng cách kết hợp ấn phẩm với các vật liệu in như đá, thủy tinh hay gỗ MDF, dữ liệu được truyền từ thế giới kỹ thuật số sang môi trưởng analog. Anh đích thân tạo ra các khung hoặc tấm bảng gắn vào tác phẩm in của mình, cùng với bức tranh tạo nên câu chuyện của tác phẩm. Cách thức sáng tạo mang tính thủ công của anh đem lại trải nghiệm về xúc giác cho người xem. Về phương diện này, tác phẩm của họa sĩ Kim được gọi là những “dữ liệu có thể chạm vào” và do đó chiếm một vị thế rất đặc biệt.

Từng theo học chuyên ngành thiết kế công nghiệp, Jackson Hong là một nghệ nhân vượt qua ranh giới giữa kỹ thuật số và mỹ thuật. Anh thường khám phá tính khả biến của sự vật có thể được diễn giải khác nhau tùy vào bối cảnh cũng như mối quan hệ giữa sự vật và con người. Ngoài ra, anh cũng quan tâm đến việc thị giác hóa phương thức chế tạo sự vật, và điều này sẽ khả thi khi một tác phẩm có nền tảng là dữ liệu. Cũng giống như nhà thiết kế công nghiệp, anh xây dựng dữ liệu trước và sau đó biến nó thành hiện thực. Thế nhưng ngược đời thay, dữ liệu này được tạo ra thông qua một quy trình đòi hỏi tinh thần của người thợ thủ công và công nghệ kỹ thuật. Những tấm thép được cắt bởi máy CNC dựa theo dữ liệu và sau đó được các bàn tay của kỹ sư uốn cong và hàn để tạo ra hình dạng. Dữ liệu trong tác phẩm của Jackson Hong là một công cụ hoàn hảo nhưng đồng thởi cũng thể hiện ý đồ của tác giả trong việc tự do sáng tác, không chịu ràng buộc bởi các

Khung cảnh triển lãm

“Trò chơi tìm đồ của Jackson Hong” (Drawing and Playing with Jackson Hong) tổ chức vào năm 2018 tại Bảo tàng Mỹ thuật BukSeoul. Trong buổi triển lãm hướng đến đối tượng là trẻ em này, tác giả đưa ra cách thức suy nghĩ sáng tạo và thoát khỏi những quan niệm cố hữu bằng cách đảo ngược mục đích sử dụng của đồ vật.

trật tự và quy phạm nghiêm ngặt. Chẳng hạn như chuỗi tác phẩm “Cross Hatching” là những bản vẽ được chế tác bằng cách sử dụng lỗi kỹ thuật số một cách có chủ ý. Điều này nhằm chống lại sự chuẩn hóa và hoàn hảo tuyệt đối, cũng như đưa ra những cách hiểu khác nhau. Vì thế, bản vẽ của anh là những tác phẩm mang tính độc lập, vượt xa ngoài những chức năng đơn giản và có thể được gọi là những tia X trong trí tưởng tượng.

PHƯƠNG THỨC IN 3D

Từng theo học chuyên ngành điêu khắc, nghệ nhân Kim Jimin trong suốt thời gian qua đã trình làng một phương pháp sáng tạo nghệ thuật bằng cách khâu các nhãn hiệu lại với nhau một cách thủ công và có phần tốn công sức. Gần đây, khi lấy hiện tượng tâm lý của xã hội tiêu dùng làm chủ đề cho tác phẩm. anh đã thay đổi hình thức tác phẩm từ analog sang kỹ thuật số. Đặc biệt, đối với “Dự án MANJOY” thì kỹ thuật in 3D là một chiến lược vô cùng hiệu quả. Anh sử dụng kỹ thuật số để nhanh chóng tạo ra hàng loạt icon có hình dạng giống nhau và nhờ đó có thể thể hiện chúng theo nhóm, qua đó truyền tải thông điệp, chủ đề một cách hài hước. Tuy nhiên, kỹ thuật in 3D không thể làm tất cả mọi thứ nên anh ấy cũng kết hợp vào các phương pháp chế tác điêu khắc truyền thống. Chẳng hạn như trong chuỗi tác phẩm “Skull”, anh tạo ra bản gốc bằng kỹ thuật tạc tượng truyền thống, sau đó chuyển bản gốc này sang dữ liệu kỹ thuật số bằng máy quét 3D và cho ra tác phẩm khác là “Coloring N. 108”. Anh cũng áp dụng dữ liệu tương tự cho những tác phẩm cỡ lớn như “Inside Out”. Đó là nhờ dữ liệu kỹ thuật số có thể được in ra ở bất kỳ tỷ lệ nào.

Mặt khác Oh Se-rin, một nghệ nhân tìm tòi nghiên cứu về hội họa phương đông và công nghệ mỹ thuật kim loại, đã kết hợp nhiều yếu tố, kỹ thuật đa dạng và tạo ra hiệu ứng thị giác siêu thực. Diễn ra vào năm ngoái tại phòngtriểnlãmFOUNDRYSEOULtọalạcởItaewon,Seoul,

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 13
Ảnh chụp bởi Kim Sang-tae, cung cấp bởi Bảo tàng Mỹ thuật Buk-Seoul

Các tác phẩm thoát khỏi những quy phạm của mỹ thuật truyền thống vốn xem trọng chất liệu và phương pháp, có thể chuyển hóa tự do giữa vật thể và dữ liệu, giữa kỹ thuật số và analog cho thấy thực trạng của những thể loại truyền thống trong thời hiện đại.

“Boong-ke ở nhiệt độ trong rừng” (Forest Temperature Bunker) là triển lãm cá nhân được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa các tác phẩm gốm sứ và sản phẩm in 3D. Những tác phẩm trưng bày giải thích một cách ẩn dụ mâu thuẫn của con người đối với vấn đề môi trường nhưng vẫn liên quan mật thiết với chủ đề “Sự mô phỏng và mưu mẹo” ở các tác phẩm trước. Các tác phẩm của cô khi nhìn từ xa rất khó để phân biệt đâu là tác phẩm gốm sứ và đâu là sản phẩm in 3D. Cô đã sử dụngdữliệumôhìnhhóakhônggiannguồnmởtrêninternet

Dự án MANJOY. Kim Jimin. 2021. Dây tóc PLA, dây thép không gỉ, lắp ráp tùy biến. Quang cảnh buổi triển lãm cá nhân “ENVy7” của nghệ sĩ Kim Ji-min tổ chức tại UARTSPACE, Cheongdam-dong, Seoul năm 2021. Gần đây anh sử dụng kỹ thuật in 3D và cho ra mắt những tác phẩm trào phúng về nhu cầu tiêu dùng của xã hội hiện đại.

Oh Se-rin là một nghệ sĩ đã quan sát cách thức “bản gốc” được sao chép và biến đổi trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Gần đây, chủ đề trong tác phẩm của cô được mở rộng bằng cách kết hợp kỹ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống với kỹ thuật tối tân. Trong hình là buổi triển lãm cá nhân “Boongke ở nhiệt

CHUYÊN ĐỀ 2 14
độ trong rừng” tổ chức năm 2022 tại
Triển lãm
Seoul.
Phòng
FOUNDRY SEOUL, Itaewon,
Courtesy of Kim Ji-min © Roh Kyung

để thực hiện in 3D. Dữ liệu được kết hợp và thay đổi thông qua phần mềm 3D, sau đó được in bằng máy in FDM (Fused, Deposition Modeling, phương pháp sáng tạo bằng cách nung chảy vật liệu ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ nóng chảy và vẽ các đường nét có độ dày nhất định). Sản phẩm trông có vẻ siêu thực nhưng đó là vì các yếu tố có độ phân giải khác nhau được in trong cùng điều kiện.

DỆT NÊN CÁC PIXEL

Cha Seung-eun diễn giải lại kỹ thuật dệt truyền thống bằng bối cảnh hiện đại. Người nghệ sĩ theo chuyên ngành nghệ thuật vải sợi và hội họa tự giới thiệu bản thân là “người đang thực hiện công việc tái tạo các tác phẩm được quan tâm thuộc hội họa trừu tượng thế kỷ XX bằng phương pháp dệt”.

Một tác phẩm tiêu biểu của cô là “Sudden RulesBay-2”, sự trộn lẫn giữa “The Bay” của họa sĩ theo chủ nghĩa trừu tượng Mỹ Helen Frankenthaler và “Quy tắc bất ngờ” (Subitement la Loi) của họa sĩ Hàn Quốc Rhee Seundja. Cô chuyển tác phẩm của Rhee Seund-ja thành dữ liệu, sau đó thiết kế lại thành dữ liệu dệt theo cấu trúc bề mặt của pixel và xuất ra sản phẩm bằng máy dệt Jacquard. Cô tiếp tục áp dụng kỹ thuật vẻ vết ố lên vải canvas của Frankenthaler vào các tác phẩm in. Đây cũng là thử nghiệm nhằm cho phép tác giả cho phép trật tự và sự ngẫu

Sudden Rules-Bay-2

Cha Seung-eun. 2017. Sợi polyester, thuốc nhuộm. 230 x 455cm. Thoạt nhìn, tác phẩm của Cha Seung-eun có vẻ là một bức tranh phẳng, nhưng khi xem xét kỹ hơn thì tác phẩm ấy được tạo ra bằng kỹ thuật dệt. Nghệ sĩ Cha một mặt nhìn lại những di sản của mỹ thuật thế kỷ XX, mặt khác khám phá yếu tố tạo nên những tác phẩm hội họa trừu tượng có ý nghĩa ngày nay bằng cách vượt qua ranh giới giữa phương Đông và phương Tây, thị giác và xúc giác, tinh thần và vật chất.

nhiên cùng tồn tại trong một không gian thông qua kỹ thuật dệt và nhuộm vải. Những câu hỏi về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và kỹ thuật dệt cũng rất quan trọng trong những tác phẩm của cô. Nghệ sĩ Cha chuyển đổi ngôn ngữ thành dữ liệu, mã hóa và sử dụng chúng vào việc dệt vải. Chẳng hạn như cô đã dùng một thiết bị chuyển đổi và mã hóa những câu như “Before your birth” (tạm dịch Trước khi bạn sinh ra) hay “Your love is better than life” (tạm dịch Tình yêu của bạn tuyệt vời hơn cuộc sống), thiết kế dữ liệu đó trên một bản dệt nháp và sau đó bắt đầu dệt chính thức. Đây được xem là một thử nghiệm nhằm xóa nhòa ranh giới giữa ngôn ngữ và nghệ thuật.

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 15
© Cha Seung-ean

Lý do doanh nghiệp bắt tay với nghệ thuật

Nam June Paik, nhà sáng tạo video art (nghệ thuật băng hình) sử dụng truyền hình làm công cụ nghệ thuật, cho rằng: “Nghệ thuật thì ngắn, còn cuộc đời

thì dài”. Nghệ thuật phụ thuộc vào công nghệ có thể hiểu là sẽ hết thời ngay khi công nghệ tiên tiến hơn xuất hiện. Thêm vào đó, lời tuyên bố này cũng có nghĩa rằng không còn công nghệ hay nghệ thuật nào độc đáo và vĩnh cửu. Theo đó, giờ đây công nghệ đã bắt tay với nghệ thuật, nghệ thuật có bước nhảy vọt nhờ công nghệ. Với tên gọi media art (nghệ thuật truyền thông), nghệ thuật đã vượt qua ranh giới giữa các thể loại và xóa bỏ những hạn chế của từng lĩnh vực. Các doanh nghiệp đôi khi còn tham gia vào sự đổi mới loại hình nghệ thuật này.

TRIẾT

LÝ DOANH NGHIỆP

Paradise City nằm trên đảo Yeongjong, thành phố Incheon, Hàn Quốc là khu nghỉ dưỡng sang trọng. Vào một ngày tháng 9 năm 2023, một thiên thạch rơi xuống quảng trường trong khu nghỉ dưỡng này. Khi đeo kính thực tế ảo VR, chúng ta có thể quan sát thiên thạch rõ hơn và cảm nhận được không gian rộng lớn của vũ trụ; đồng thời có thể trải nghiệm âm nhạc và ánh sáng nhờ phân tích bước sóng của các khoáng chất tạo nên thiên thạch. Một hệ sinh thái mới hình thành xung quanh thiên thạch rơi; các chủ thể trí tuệ nhân tạo nhấp nháy thể hiện sự tồn tại thông qua chuyển động của ánh sáng để đáp lại sự chuyển động hoặc âm thanh của quan khách. Đó là tác phẩm “Sinh quyển” của nhóm Roomtone, gồm tác giả Kim Dong-wook và Jeon Jin-kyung, tác phẩm “Đánh giá thiên thạch” của Park Keun-ho và tác phẩm “Tín hiệu sóng truyền vào vũ trụ” của Yun Je-ho. Các tác giả đã tham gia Hội chợ Phòng Thí nghiệm Nghệ thuật Paradise (Paradise Art Lab Festival) năm 2023.

Từ năm 2018, Quỹ Văn hóa Paradise đã triển khai dự án “Phòng Thí nghiệm Nghệ thuật Paradise”. Dự án là nơi khám phá và đưa ra những khả năng trong tương lai cho nghệ thuật đương đại; đồng thời, hỗ trợ sáng tạo, sản xuất và phân phối các tác phẩm tương tác nhằm đối thoại và giao lưu với công chúng. Tại sao một doanh nghiệp nghỉ dưỡng lại tài trợ cho nghệ thuật truyền thông? Lý do là bởi

Vị khách tại Paradise

Jeon Byeong Sam. 2023. Công nghệ trình chiếu

Projection Mapping trên lớp tròn. Đường kính

300cm.

Tác phẩm được trưng bày tại Hội chợ Paradise

Art Lab năm 2023, giới thiệu sinh vật ngoài hành tinh ảo được phóng to 3 tỉ lần với kích thước đường kính 3m. Paradise Art Lab là một sự kiện do Quỹ Văn hóa Paradise tổ chức nhằm chọn ra các tác phẩm mang đến sự thú vị và kinh ngạc thông qua sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ.

Chuyên đề 3 Cho Sang-in Phóng viên chuyên đề mỹ thuật Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm

Hiện có nhiều trường hợp doanh nghiệp Hàn Quốc tài trợ hoặc hợp tác với các nghệ sĩ để thực hiện triết lý doanh nghiệp hoặc tăng giá trị thương hiệu. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật, nghệ sĩ có thể thể hiện sự sáng tạo và công chúng có thể tạm thời thoát ly khỏi thực tại thông qua những trải nghiệm nghệ thuật mới.

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 17
© Quỹ Văn hóa Paradise

Đánh giá thiên thạch

Park Keun-ho (nghệ danh Chim Sẻ). 2023. Hạt pha lê, khung sắt, motor, đèn LED. 600×240×240cm. Với giả thiết một thiên thạch ảo rơi xuống, tác phẩm được lắp một mô đun tinh thể và ánh sáng cộng hưởng với các hạt năng lượng để tìm hiểu xem thiên thạch tỏa ra năng lượng như thế nào. Đây là tác phẩm tham gia Hội chợ Paradise Art Lab 2023. Park Geun-ho (nghệ danh Chim Sẻ) chủ yếu trình bày các tác phẩm truyền thông lấp đầy không gian bằng các vật liệu.

CHUYÊN ĐỀ 3 18
© Quỹ Văn hóa Paradise
Teaser for 2023 Paradise Art Lab.

Bản thân sự phát triển công nghệ chỉ tạo ra môi trường chức năng, chính nghệ thuật mới tạo ra không gian văn hóa. Đây là lý do khiến các doanh nghiệp

có thế mạnh về công nghệ kêu gọi “trải nghiệm mới” thay cho lối diễn đạt sáo mòn là “tiên tiến”.

khái niệm “nghỉ dưỡng” mà tập toàn Paradise Group

hướng đến không đơn thuần chỉ là việc vui chơi và nghỉ ngơi. Triết lý doanh nghiệp thấm đượm niềm tin rằng trải nghiệm nghệ thuật tại các khu nghỉ dưỡng có thể truyền cảm hứng và lay động lòng người.

TRẢI NGHIỆM MỚI

Cùng thời điểm đó, Hội chợ Nghệ thuật toàn cầu Frieze Seoul (Hội chợ nghệ thuật đương đại quốc tế Seoul – chú thích của người dịch) và KIAF Seoul (Hội chợ Mỹ thuật

Quốc tế Hàn Quốc ở Seoul – chú thích của người dịch)

đang diễn ra sôi nổi tại COEX ở quận Gangnam-gu, Seoul.

Trong số hàng nghìn kiệt tác đắt giá, một tác phẩm lấp lánh đã đặc biệt thu hút tầm mắt của quan khách. Đó là

bức tranh chấm (dot paitings) của Kim Whanki (1913-1974), bậc thầy của nghệ thuật trừu tượng Hàn Quốc,

Sinh quyển. Roomtone. 2023. Cài đặt VR và video. 4 phút. Tác phẩm thực tế ảo mới

của nhóm Roomtone gồm thành viên Kim Dong-wook và Jeon Jin-kyung, là một trong những tác phẩm

được trưng bày tại Hội chợ Paradise Art Lab năm 2023. Tác phẩm giải nghĩa mối liên hệ giữa con người và vũ trụ thông qua hình

ảnh ẩn dụ và chuyện kể. Roomtone sử dụng thực tế ảo và trò chơi kỹ thuật

số làm phương tiện, tập trung vào trải nghiệm sống

động xảy ra giữa các giác quan thực và ảo.

được hồi sinh trên màn hình ti vi OLED (điốt phát sáng hữu cơ) của hãng LG Electronics. Bức “14-III-72 #223”, bao gồm các chấm đỏ tạo thành nhiều vòng tròn đồng tâm, tỏa sáng rực rỡ trên màn hình ti vi OLED không dây siêu lớn, trong phút chốc thu hút quan khách nhờ cảm giác đắm chìm vượt qua giới hạn về độ rõ nét và khoảng cách. Lúc sinh thời, Kim Whanki luôn chú ý đến bước sóng, âm thanh, chuyển động do màu sắc và hình ảnh tạo nên; chắc hẳn ông sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tác phẩm này. LG OLED của LG Electronics đã tham gia với tư cách là đối tác chính của Hội chợ Frieze Seoul năm nay. Đó là một sự kiện đầy kinh ngạc. Lý do là bởi Deutsche Bank, công ty tài chính toàn cầu vốn là nhà tài trợ chính cho Frieze suốt 20 năm, đã bất ngờ từ bỏ vị trí. Hầu hết các đối tác lâu năm của các hội chợ nghệ thuật là các ngân hàng, chẳng hạn như UBS tài trợ cho Art Basel và Deutsche Bank tài trợ cho Frieze. Đó là do tầng lớp mua tác phẩm nghệ thuật và khách hàng VIP của ngân hàng đều là người thuộc nhóm có tài sản ròng cao trong khi giá trị của tác phẩm nghệ thuật như một tài sản đầu tư cũng cao. Tại sao một công ty điện tử công nghệ như LG OLED - không phải là doanh nghiệp tài chính, lại bắt tay với nghệ thuật? Điều này liên quan đến thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại bước chuyển đổi lớn trong ngành sản xuất.

“Các công ty chỉ bán sản phẩm không thể tồn tại thêm nữa. Giờ đây, các doanh nghiệp cần bán văn hóa độc đáo của chính mình. Có nhà kinh tế nói rằng các công ty chỉ kinh doanh sản phẩm sẽ trở thành nhà thầu phụ cho các công ty kinh doanh văn hóa.” Giám đốc Seo Jin-seok, phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 19
© Quỹ Văn hóa Paradise

Busan sau khi chủ trì hoạt động khai trương Bảo tàng Nghệ thuật Ulsan - nơi chuyên trách về nghệ thuật truyền thông, đã đưa ra quan điểm và bàn luận về “Kỷ nguyên của NeoBauhaus (trường phái kết hợp thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật theo hướng tối giản, tinh tế và tiện nghi – chú thích của người dịch)”. Điều này có nghĩa là phong cách Bauhaus đầu thế kỷ XX với những nỗ lực kết hợp nghệ thuật thẩm mỹ và công nghệ chức năng đã tái xuất trong kỷ nguyên công nghệ mới. Ông nhấn mạnh: “Khi sự phát triển công nghệ xuất hiện thực tế trước mắt chúng ta cũng là lúc chúng thay đổi chính cuộc sống của chúng ta” và “khi công nghệ được trình diễn qua các trang thiết bị, chúng không chỉ có vai trò về mặt kỹ thuật và chức năng mà một khi đã thâm nhập thì càng đi sâu hơn vào cuộc sống của chúng ta cùng với khả năng cảm thụ nghệ thuật”. Bản thân sự phát triển của công nghệ chỉ tạo ra môi trường chức năng, chính nghệ thuật mới tạo ra không gian văn hóa. Đây là lý do khiến các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ kêu gọi “trải nghiệm mới” thay cho lối diễn đạt sáo mòn là “tiên tiến”.

Chúng ta có thể bắt gặp các trường hợp sử dụng OLED mỏng và trong suốt ngay tại bảo tàng. Đó là triển lãm

“Hành trình vĩnh cửu - chương trình đồng hành đặc biệt: Đồ gốm tượng hình và Đồ gốm trang trí bằng đất sét” trưng bày một số lượng lớn đồ gốm là đồ mộ thời kỳ Silla và Gaya cổ đại do Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở quận Yongsan-gu, Seoul tổ chức từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2023. Bảo tàng đã lên kế hoạch triển lãm và được tài trợ màn hình LG OLED trong suốt. Khi cuộc sống thường ngày của con người cách đây 1.600 năm được chiếu lên mànhìnhdày17mmnhưthểkínhtủtrưngbày,cả ngườilớn

và trẻ nhỏ đều kinh ngạc và muốn đến gần. Chúng ta có thể thấy cảnh bức tượng bán thân của thần Zeus ẩn hiện qua những đám mây lóe tia chớp nhờ công nghệ của LG

OLED tại Phòng Triển lãm Hy Lạp và Rome - phòng triển lãm thường trực của bảo tàng. Với mong muốn thúc đẩy sự hội tụ giữa công nghệ tiên tiến và nghệ thuật cũng như nâng cao giá trị thương hiệu, LG Electronics đã ký kết “Quan hệ đối tác toàn cầu LGGuggenheim” (Art & Technology Initiative) với Bảo tàng

Guggenheim ở New York, Hoa Kỳ trong vòng 5 năm, đến năm 2027 và thành lập “Giải thưởng LG Guggenheim” (LG Guggenheim Award). Hàng năm, giải thưởng sẽ bình chọn và trao 100.000 USD cho tác giả có tác phẩm nghệ thuật sáng tạo sử dụng công nghệ mới.

SỰ TIẾN BỘ CỦA MÔI TRƯỜNG

Samsung Electronics đã sử dụng sức mạnh công nghệ để mang những bức tranh nổi tiếng từ các bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng vào không gian nhà ở. Đó chính là ứng dụng

“Samsung Art Store”, dịch vụ đăng ký xem các tác phẩm nghệ thuật bằng cách sử dụng The Frame, một trong những dòng ti vi phong cách sống của Samsung Electronics. Dịch vụ cung cấp khoảng 2.300 tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thể loại như ảnh chụp, ảnh đồ họa, nghệ thuật kỹ thuật số với độ phân giải 4k... bao gồm các bức tranh nổi tiếng thuộc sở hữu của các bảo tàng và phòng trưng bày thế giới như Bảo tàng Prado của Tây Ban Nha, Phòng Trưng bày Belvedere của Áo... Đây là chiến lược nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nghệ thuật thông qua năng lực công nghệ truyền hình, giúp nghệ thuật gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày.

Khách tham quan đến

Phòng Trưng bày Shout tại trung tâm mua sắm

Hysan Place, Hồng Kông

và tham quan triển lãm nghệ thuật kỹ thuật số

“The Frame Digital Art Gala” bằng ti vi phong cách sống The Frame của Samsung Electronics.

Triển lãm được tổ chức

từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2022 với sự phối

hợp giữa Samsung Electronics và Shout Gallery.

CHUYÊN ĐỀ 3 20
© Samsung Electronics

Vibration Club 2020. Oh Do-hahm. 2020. PVC bóng khí, đầu dò xúc giác, máy lắc âm trầm, bộ khuếch đại có kích thước thay đổi. Một trong những tác phẩm được trưng bày tại

Open Studio vào năm 2020 được tổ chức bởi ZER01NE - công ty nền tảng tài năng sáng tạo do Tập đoàn Hyundai Motor tài trợ. Nghệ sĩ Oh Doham hoạt động trong nhiều lĩnh vực như âm nhạc, tổ chức biểu diễn và mỹ thuật - đã trình làng thiết bị cho phép thưởng thức âm nhạc bằng xúc giác thông qua chuyển động rung. Lấy cảm hứng từ cách người khiếm thính thưởng thức âm nhạc thông qua độ rung động của chiếc loa gắn vào đệm giường.

Không thể không nhắc đến Hyundai Motor Companydoanh nghiệp công nghệ hợp tác với nghệ thuật truyền thông. Doanh nghiệp có hẳn bộ phận Art Lab, chuyên chia sẻ quan điểm xuyên quốc gia và bàn luận về sự thay đổi của thời đại. Công ty đang triển khai dự án “Phòng Thí nghiệm Công nghệ + Nghệ thuật LACMAP” hợp tác với Bảo tàng

Nghệ thuật Đương đại LA, Hoa Kỳ và dự án “Bloomberg

Art + Technology” hợp tác với Công ty Truyền thông

Bloomberg Media. Doanh nghiệp đang tạo dựng danh

tiếng với chương trình giải thưởng VH Awards và nền tảng

tài năng sáng tạo ZER01NE hỗ trợ nghệ sĩ truyền thông

sáng tác và tổ chức triển lãm, chương trình “Hyundai Blue

Prize Art+Tech” hỗ trợ người giám tuyển nghệ thuật (art curator – chú thích của người dịch) truyền thông. Nhận định về sự tài trợ này, một nhà quản lý của Hyundai Motor cho biết: “Công nghệ không còn là công cụ đơn thuần mà đang tiến hóa với tư cách là môi trường xung quanh chúng ta; yêu cầu thời đại đặt ra là cần tái xác lập mối quan hệ giữa con người và máy móc” và “với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo gần đây, việc đặt ra câu hỏi sáng tạo trở nên quan trọng hơn hết. Theo đó, cần nhìn lại hiện tại và chuẩn bị cho tương lai tại nơi giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ”.

Các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên năng lực công nghệ trước đây giờ đang chú ý đến những thay đổi vượt qua công nghệ. Giáo sư Han Yeo-hoon chuyên nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng và hiệu ứng nghệ thuật cao cấp thuộc Viện Sau đại học Kinh doanh Văn hóa và Nghệ thuật, Đại học Hongik, phân tích: “Trước năm 2000, các doanh nghiệp cạnh tranh về tính năng nhưng hiện nay, khoảng cách công nghệ đang thu hẹp dần; chỉ có ‘sự đổi mới hoàn toàn’ mới tạo nên sự khác biệt” và “các nghệ sĩ đương đại không còn tập trung vào việc tái hiện công nghệ chú trọng về mặt kỹ thuật nữa mà sử dụng công nghệ để thể hiện triết lý và giá trị của bản thân qua những tác phẩm với hình thức mới. Điều này tương đồng với khái niệm ‘đổi mới’ của doanh nghiệp”. Ông cho biết: “Nếu áp dụng công nghệ OLED vào sản phẩm thì chỉ giới hạn ở ti vi, nhưng khi phối hợp công nghệ với tác phẩm sẽ có tính khả thi hơn”; đồng thời “cần trí tưởng tượng và quá trình sáng tạo có sử dụng công nghệ nếu muốn đổi mới công nghệ một cách hấp dẫn. Một khi nghệ sĩ đảm nhận vai trò này thì phạm vi áp dụng công nghệ sẽ vô tận”. Đây chính là lý do khiến việc nghệ thuật hợp tác với công nghệ tỏa sáng hơn.

NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI 21
© ZER01NE

Công nghệ – Giá trị vì con người

Kỹ thuật số giúp hiện thực hóa trí tưởng

tượng của con người, mang lại nguồn cảm xúc và những bất ngờ. Trong bối cảnh ấy, các công ty Hàn Quốc với sự phát triển hệ

sinh thái nội dung văn hóa nghệ thuật dựa trên năng lực công nghệ vượt trội đang

thu hút sự quan tâm, chú ý.

Nhờ sức mạnh của sự phát triển công nghệ, kỹ thuật

số giờ đây đã trở thành trung tâm của tất cả các quá

trình từ ươm mầm, sáng tạo đến tiêu thụ các nội dung

văn hóa nghệ thuật. Một nội dung nào đó có trở thành xu hướng chủ đạo hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng một trong những yêu cầu quan trọng nhất là làm thế nào để tiếp cận được công chúng. Điều phát triển đáng chú ý nhất trong những năm gần đây là khái niệm về không gian. Phần lớn nội dung văn hóa và nghệ thuật đã chuyển sân khấu sang thế giới kỹ thuật số, và cảng trở nên cao độ hóa hơn trong đời sống thường nhật “không đối mặt” từ đại dịch COVID-19. Trung tâm của bước chuyển ấy là các thiết bị di động và vũ trụ ảo.

THẾ GIỚI ẢO

K-pop là nội dung đang thu hút sự chú ý không chỉ ở Hàn

Quốc mà trên toàn thế giới hiện nay. Các sân khấu ngày càng được trang trí tinh xảo hơn khi người hâm mộ trên toàn thế giới có thể quan sát được những chuyển động dù là nhỏ nhất của các nghệ sĩ. Hơn nữa sân khấu không chỉ đơn thuần là bối cảnh của buổi biểu diễn mà còn đóng vai trò như một phương tiện để thể hiện trí tưởng tượng. Công nghệ XR (eXtends Reality, thực tế mở rộng) được ứng dụng vào các sân khấu này. XR là công nghệ tạo môi

trường ảo trên nền sân khấu bằng cách lắp đặt màn hình LED cực lớn trong studio. Thông qua đó, các nghệ sĩ có thể tự do đi di chuyển đến các địa danh ở nước ngoài cũng như ngoài vũ trụ và không gian tưởng tượng trong tương lai. Khi máy quay di chuyển, phông nền cũng tự điều chỉnh theo. Điều này khiến cho người xem có cảm giác như đang thực sự ở trong không gian đó. METALOCAT, công ty cung cấp giải pháp sản xuất nội

dung nhập vai, đã thu hút sự chú ý bằng cách trang trí các

sân khấu ảo cho cảm giác như thật trong các chương trình giải trí của đài MBC như Show! Music Core, The King of Mask Singer, v.v... nhờ đó mà ê-kíp sản xuất đã giảm được gánh nặng phải tạo ra nhiều dàn sân khấu mới, và kỹ thuật hình ảnh cũng trở nên táo bạo hơn.

Không gian ảo dựa trên XR đang được phát triển một cách đáng kể trong lĩnh vực sản xuất nội dung. Có một “phim trường ảo” trong Trung tâm CJ ENM Studio nằm ở Paju, tỉnh Gyeonggi-do. Studio này được trang bị màn hình

LED lớn quanh tường và trần nhà, đồng thời là cơ sở có

trang thiết bị tiên tiến nhất tạo ra nhiều bối cảnh cần thiết

để quay video trên nền màn hình LED. Vì bối cảnh thực tế

được đưa vào mà không cần quay trực tiếp taị điểm nên công nghệ này giúp giảm thời gian và chi phí sản xuất. Trên hết, sự phát triển vượt bậc về chất lượng nội dung đã

làm tăng kỳ vọng về một dạng nội dung hoàn toàn khác so với trước đây.

Một xu hướng đáng chú ý khác là hiện tượng hư cấu hoá nội dung. Sử dụng đồ họa và công nghệ để tạo nên các nhân vật ảo trong phim điện ảnh và phim truyền hình đã khá quen thuộc, song sự tỉ mỉ, công phu của việc này luôn là một gánh nặng đối với các nhà sản xuất. Dexter Studios, một công ty chuyên về kỹ xảo sản xuất và lập kế hoạch nội dung, đã chứng tỏ chuyên môn công nghệ VFX của mình trong các tác phẩm như phim gốc của Netfix “Con tàu Chiến Thắng” (Space Sweepers, 2021) do Jo Sung-hee đạo diễn, “Cuộc chiến xuyên không” (Alienoid, 2022) do Choi Dong-hoon đạo diễn và “Nhiệm vụ cuối cùng” (The Moon, 2023) do Kim Yong-hwa đạo diễn. Công ty đã khẳng định

được rằng cốt lõi của thể loại khoa học viễn tưởng phụ thuộc vào trí tưởng tượng, nhưng việc thể hiện ra ý tưởng đó

Chuyên đề
Choi Ho-seob Nhà báo chuyên mục Công nghệ Thông tin Dịch. Phạm Hương Giang
4
23 NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI Nền tảng âm nhạc Meta của Verses Hệ thống âm nhạc Meta của công ty khởi nghiệp công nghệ âm nhạc Verses là một ứng dụng di động được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, cho phép người nghe nhạc điều chỉnh câm nhạc của nhạc sĩ theo sở thích của họ trong không gian vũ trụ ảo. Ứng dụng nhận được Giải thưởng Sáng tạo CES 2023 này đã thay đổi mô hình nghe nhạc theo phương hướng tương tác và cho phép người nghe điều chỉnh và tương tác âm nhạc của các nhạc sĩ. © Verses

một cách chân thực như thế nào mới chính là điều quan trọng để biến nó thành một sản phẩm văn hóa chất lượng cao.

Không thể bỏ qua việc ảo hoá nội dung văn hóa đại chúng. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2018, Zepeto đã phát triển ổn định như một nền tảng vũ trụ ảo. Đây là nền tảng xã hội dựa trên hình đại diện 3D do NAVER Z vận hành, cung cấp dịch vụ cho phép người dùng tạo hình đại diện thể hiện cá tính của họ trong không gian ảo và giao tiếp với người khác mà không bị giới hạn về không gian. Vì

đối tượng sử dụng chính là giới trẻ ở độ tuổi 20, 30 nên các công ty trong và ngoài nước đang tích cực sử dụng không gian ảo của ZEPETO để nâng cao nhận thức về thương hiệu.

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) SÁNG TẠO

Kể từ khi máy tính ra đời, nhiều thứ do con người tạo ra đã được chuyển đổi sang dạng kỹ thuật số. Giấy đã được chuyển sang màn hình cảm ứng và bút đã được thay thế bằng bàn phím và bút cảm ứng. Nếu như lâu nay, việc chuyển phương thức nhập thông tin analog sang kỹ thuật số

Hình đại diện của người

dùng đang chụp hình kỷ

niệm tại Hyundai Motorstudio, một trung

tâm trải nghiệm thương

hiệu được Hyundai Motor Company xây dựng tại

ZEPETO vào năm 2022.

METALOCAT là công ty cung cấp các giải pháp

sản xuất nội dung thực tế

ảo, tách ra độc lập vào

năm 2023 sau quá trình

đào tạo một năm từ khi

được lựa chọn là công ty khởi nghiệp trực thuộc đài

MBC vào tháng 1 năm

2022. Bức ảnh là một

cảnh trong chương trình

giải trí King of Mask Singer

của đài MBC mà

METALOCAT tham gia sản

xuất. Họ đã sử dụng phần

mềm trò chơi 3D để dựng sân khấu ảo.

đã trở nên quen thuộc, thì ngày nay, người ta còn dùng cả trí tuệ nhân tạo để thể hiện ý tưởng và sự sáng tạo. Hội họa là lĩnh vực chứng kiến nhiều sự thay đổi nhất trong cơn sốt AI tạo sinh bắt đầu từ năm ngoái. Khi đã được học về vô số tranh vẽ, mô hình học máy (Machine Learning Model) đã

đạt đến trình độ mô phỏng được những kiệt tác của các nghệ sĩ nổi tiếng. Ngoài ra, nó không chỉ vẽ đẹp theo phong cách hội hoạ bạn mong muốn mà đôi khi còn tạo ra những bức ảnh chân thực đến mức không thể phân biệt

được với ảnh thực tế.

Nền tảng Karlo do công ty công nghệ AI Kakao Brain ra mắt, là mô hình vẽ trí tuệ nhân tạo được tạo ra bằng công nghệ của Hàn Quốc. Dịch vụ này đang thu hút sự chú

ý trên toàn thế giới bằng việc cho ra đời những tác phẩm

chất lượng cao. Kakao Brain đã phát triển mô hình sáng

tạo của riêng mình để tạo ra hình ảnh độc đáo của Kalman, đồng thời cũng phát triển tập dữ liệu COYO của riêng

mình để đào tạo mô hình này và phát hành nó dưới dạng

nguồn mở.

Nghịch lý thay, sở dĩ những bức tranh được vẽ bằng trí tuệ nhân tạo lại thu hút được sự chú ý lại là vì tính sáng tạo. Những bức tranh của Karlo vượt xa trí tưởng tượng của con người, khơi dậy sự ngưỡng mộ. Vì lý do này mà đối với các bức tranh được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, và thậm chí là những bức tranh được công nhận là tác phẩm và được trao giải thưởng, người ta đang tranh cãi rằng liệu bản quyền của các tác phẩm ấy thuộc về nhà phát triển AI hay người dùng.

Trong khi đó, Verses là công ty cung cấp nền tảng âm nhạc tập trung vào trí tuệ nhân tạo có tên Meta Music System. Người dùng gặp gỡ các nghệ sĩ trong không gian metaverse, trò chuyện với họ và thưởng thức âm nhạc trong khi tương tác với các nghệ sĩ ấy. Đây không chỉ là công cụ để chuẩn hóa âm nhạc, mà còn là dịch vụ cho phép người dùng tham gia trực tiếp vào việc sản xuất các video ca nhạc. So với hình thái AI viết mã, soạn và phối nhạc trước đây, công cụ này là một bước tiến lớn khi tích hợp thêm khả năng cho phép người dùng tham gia và phát triển

CHUYÊN ĐỀ 4 24
© Hyundai Motor Group © METALOCAT

Cảnh quay nội dung video

đang được thực hiện tại phim trường ảo của CJ

ENM. Tại đây, người ta đã

lắp đặt một bức tường

LED chính hình bầu dục có đường kính 2m, cao 7m và một bức tường hình chữ nhật dài 20m, cao 3,6m. Lợi thế lớn của trường quay là có thể triển khai nhiều hình nền khác nhau cần thiết để quay video trên màn hình LED, do đó không cần phải lặp lại công đoạn lắp đặt và tháo dỡ bối cảnh quay phim.

tác phẩm. Đó là việc mở rộng trọng tâm của âm nhạc từ thưởng thức đến tham gia.

GIÁ TRỊ CỦA CÔNG NGHỆ

Mục đích cuối cùng của việc kết hợp nội dung văn hóa, nghệ thuật với công nghệ là để thể hiện khả năng sáng tạo phong phú hơn. Rào cản đối với âm nhạc biến mất nhờ âm nhạc MIDI và khi web trở nên phổ biến hóa, bất kỳ ai cũng có thể vẽ webtoon và trở thành tác giả. YouTube mang đến cho những người bình thường cơ hội được đứng trên sân khấu, còn vũ trụ ảo mang đến một không gian nơi khán giả có thể thưởng thức một cách trực tiếp mà không có một giới hạn nào.

Công nghệ có một hướng phát triển rất rõ ràng. Chúng tôi đang đi theo hướng mở rộng phạm vi sản xuất và thưởng thức để bất kỳ ai cũng có thể tham gia, sáng tạo và

thưởng thức nghệ thuật. Internet được tạo ra với mục đích ban đầu là để phá bỏ sự tồn tại của các giai cấp và các rào cản. Chính vì vậy, cũng là đương nhiên khi ngành công nghiệp văn hóa, cũng như nhiều ngành khác, đi theo xu hướng này.

Ý nghĩa của văn hóa, nghệ thuật chính nằm ở việc phá bỏ ranh giới giữa người sáng tạo và người thưởng thức, giúp mọi người có cơ hội thể hiện mình một cách bình đẳng và tự do. Bởi vì suy cho cùng tất cả các tác phẩm và nội dung đều tạo ra giá trị thông qua con người. Phát triển mạnh mẽ hơn khi càng có nhiều người tiếp xúc với các tác phẩm, thấu hiểu được tâm ý của người sáng tạo và từ đó thể hiện ý tưởng ấy theo những cách khác nhau.

Công nghệ có một hướng phát triển rất rõ ràng. Chúng tôi đang đi theo hướng mở rộng phạm vi sản xuất và thưởng thức để bất kỳ ai cũng có thể tham gia, sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, thay vì chỉ có một số ít chuyên gia và người hâm mộ sáng tác và thưởng thức nghệ thuật.

25 NGHỆ THUẬT & CÔNG NGHỆ: NHỮNG ĐỘT PHÁ MỚI
© CJ ENM

Hành trình hồi hương của di sản văn hóa

Có khoảng 229.000 di sản văn hóa Hàn Quốc đang thất tán ở nước ngoài (tính đến tháng 1 năm 2023).

Trong số đó, kể từ khi thành lập (tính đến tháng 8 năm 2023), Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài đã thu hồi được 1.200 cổ vật thông qua hình thức hiến tặng, đấu giá. Trong số đó, nhiều cổ vật có giá trị được công nhận là bảo vật quốc gia.

Tiêu điểm Doh Jae-kee Phóng viên báo Kyunghyang Dịch. Lê Thị Phương Thủy

Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6. Ước tính được chế tác vào thế kỷ XIV.

Được chép tay nạm vàng và bạc trên giấy

dó. Kích cỡ 27,6 × 9,5cm (khi gấp), 27,6 × 1.070cm (khi mở), độ dày 1,65cm.

“Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6” là tả kinh Goryeo

được thu hồi từ Nhật Bản

vào tháng 3 năm 2023, gồm “Biện tương đồ” và “Kinh văn” ghi lại nội dung chính của kinh Phật. Tả kinh là việc biên chép lại kinh điển Phật giáo. “Kinh

Diệu pháp liên hoa” là

cuốn kinh thuyết giảng rằng con đường trở thành

Phật luôn mở ra cho mọi

người, nó có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng Phật giáo ở Hàn Quốc.

THÁNG 7 VỪA QUA, Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài (OKCHF) đã nhận được khoản đóng góp tổng cộng là 1.516 cổ vật bao gồm các tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại, cùng những bức ảnh do chính cặp vợ chồng người Mỹ là Gary Edward Mintier và Mary Ann Mintier chụp lại. Các cổ vật này được hai vợ chồng sưu tầm, ghi lại bằng hình ảnh về một nền văn hóa Hàn Quốc mê hoặc trong quá trình sinh sống tại Seoul và Busan từ năm 1969 đến năm 1975.

Trong số đó có cả những cổ vật giúp chúng ta khám phá sự đa dạng của hội họa thời kỳ hiện đại, kèm những tư liệu vô cùng quý hiếm còn sót lại đến ngày nay. Đặc biệt, những tấm ảnh ghi lại sinh hoạt đời thường và phong cảnh của Busan vào những năm 1970 là tư liệu quý, tái hiện bức tranh sinh động của lịch sử hiện đại Hàn Quốc. Để kỷ niệm điều này, Bảo tàng Busan đã tổ chức cuộc triển lãm đặc biệt trong một tháng mang tên “Busan năm 1970, góc nhìn đặc biệt trong cuộc sống đời thường”.

HIẾN TẶNG TỰ NGUYỆN

Được thành lập vào năm 2012, Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài tiến hành điều tra thực trạng di sản văn

hóa Hàn Quốc bị lưu lạc ra nước ngoài trong một thời gian dài vì nhiều lý do khác nhau, đồng thời hỗ trợ các bảo tàng hoặc phòng trưng bày nghệ thuật địa phương trong công tác bảo tồn, quản lý, nghiên cứu và sử dụng cổ vật được tốt hơn. Mặt khác, cơ quan này có trách nhiệm thu hồi di sản văn hóa thông qua nhiều phương thức như kêu gọi đóng góp, đấu giá. Theo Quỹ, tính đến tháng một năm 2023, di sản văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài lên đến 229.655 cổ vật tại 27 quốc gia. Trong đó, Nhật Bản được xem quốc gia đang nắm giữ số lượng di sản văn hóa Hàn Quốc nhiều nhất với 95.000 cổ vật, Mỹ có khoảng 65.000 cổ vật. Quá trình thu hồi di sản văn hóa ở nước ngoài rất phức tạp và khó khăn. Nếu một cá nhân, tổ chức hay quốc gia nước ngoài đang sở hữu hiện vật từ chối việc trả lại thì khả năng thu hồi thấp. Ngay cả khi cổ vật bị đưa ra nước ngoài bất hợp pháp vẫn rất khó để thu hồi nếu xét đến Luật pháp quốc tế hiện hành. Vì vậy, hình thức thu hồi cổ vật chủ yếu được thực hiện thông qua sự hiến tặng tự nguyện của các cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia; hoặc được trao trả theo thỏa thuận ngoại giao; mua trong phiên đấu giá hoặc giao dịch cá nhân; trao trả trên thực tế dưới hình thức cho thuê dàihạn.Trongsố đó,cáchthuhồidisảntheohìnhthứchiến

27 TIÊU ĐIỂM
© Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc

Cung cấp bởi Cục Di sản Văn hóa

Đại đông dư địa đồ. Thế kỷ XIX. Kích cỡ 30 × 20cm (mỗi cuốn), khoảng 6.7 × 4m (khi mở).

“Đại đông dư địa đồ” là

bản đồ toàn lãnh thổ gồm 22 cuốn, do Kim Jeong-ho - nhà địa lý thời Joseon

chế tác và xuất bản lần

đầu tiên vào năm 1861, sau đó được ông chỉnh

sửa một phần nội dung, tái

bản lại vào ba năm sau.

Bản đồ thu hồi lần này có

đặc điểm là cung cấp thông tin địa lý chi tiết hơn

bằng cách thêm nội dung

“Đông dư đồ” - một bản

đồ toàn lãnh thổ khác cũng do Kim Jeong-ho chế tác vào năm 1864. Tính cả phần mục lục thì nó có

tổng cộng 23 cuốn.

tặng nhờ vào thiện chí của chủ sở hữu là phổ biến nhất. Kể

từ khi thành lập, tính đến tháng 8 năm 2023, Quỹ Di sản

Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài đã thực hiện 1.204

chuyến hồi hương di sản văn hóa, thu hồi 2.482 cổ vật, phần lớn trong số đó được trở về nhờ vào hiến tặng. Việc đem tài sản do bản thân lao tốn tiền bạc, thời gian và công sức sưu tầm biến thành tài sản công là một nghĩa cử cao đẹp.

Trong số di sản văn hóa được hiến tặng như vậy, có những cổ vật được công nhận giá trị lịch sử, học thuật, nghệ thuật và trở thành di sản văn hóa quốc gia. Một trường hợp tiêu biểu là tấm bia sứ Buncheong của Yi Seonje có khảm dòng chữ “năm Cảnh Thái thứ 5”, được chỉ định là bảo vật quốc gia vào năm 2018. Đây là tấm bia mộ (ghi lại tên, thân phận, công lao của người đã khuất) của Yi Seon-je, một học giả nghiên cứu tại Jiphyeonjeon - cơ quan nghiên cứu học thuật thời Joseon. Cổ vật này được công nhận là bảo vật của quốc gia do được đánh giá là thể hiện

được nét đặc trưng bia đá thời bấy giờ. Cổ vật này đã trở về

Hàn Quốc vào năm 2017, khi người vợ Todoroki Kunie bày tỏ ý muốn hiến tặng sau sự ra đi của người chồng

Todoroki Tatashi - một nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật

người Nhật.

NHỮNG

CỔ VẬT QUÝ HIẾM

Trong số các di sản hồi hương năm nay, đáng chú ý nhất là “Đại đông dư địa đồ” - bản đồ bán đảo Triều Tiên được chế tác vào cuối thời Joseon (1392 - 1910) và “Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6” - di vật từ thời Goryeo (918-1392). “Đại đông dư địa đồ” là bản đồ toàn lãnh thổ được chế tác lần đầu tiên bởi Kim Jeong-ho (Kim Chính Hạo, 1804?-1866?), một nhà địa lý đồng thời cũng là người chuyên vẽ bản đồ thời Joseon, bằng cách khắc lên mộc bản vào năm 1861 và được chỉnh sửa lại một phần nội dung vào ba năm sau đó. “Đại đông dư địa đồ” được thu hồi về lần này là bản sửa đổi từ bản in khắc gỗ năm 1864 của Kim Jeong-ho, có kèm thêm thông tin từ một bản đồ khác của ông là “Đông dư đồ”. Nó càng mang ý nghĩa đặc biệt khi có phần bố cục và nội dung khác với “Đại đông dư địa đồ”

thuộc sở hữu của các tổ chức tại Hàn Quốc. Sự hiện diện của tấm bản đồ này đã được xác nhận khi một nhà sưu tầm người Nhật đem nó rao bán, còn Quỹ Di sản Văn hóa Hàn

Quốc ở nước ngoài đã thu hồi thông qua đấu giá.

“Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6” là bản biên chép một phần “Kinh Diệu pháp liên hoa” trên giấy. Kinh điển

được chép lại cẩn thận trên giấy, trang trí trang trọng, được gọi là “tả kinh” (biên chép kinh Phật). Tả kinh này được tạo ra bằng cách nhuộm giấy dó với màu nước chàm – một nguyên liệu nhuộm màu tự nhiên truyền thống của Hàn

Quốc vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, sau đó phết thêm một lớp keo dán truyền thống để viết chữ, vẽ tranh bằng bột vàng và bột bạc lên trên. Cổ vật quý hiếm này được trả về Hàn Quốc khi nhà sưu tập người Nhật bày tỏ muốn bán lại cho Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài.

Năm 2022 vừa qua có tổng cộng 10 hiện vật được thu hồi về, trong số đó, “Nhật ảnh viên cầu” - một chiếc đồng hồ mặt trời cầm tay vào thế kỷ XIX, đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Cổ vật này là đồng hồ mặt trời hình cầu dạng cầm tay được xác nhận đầu tiên ở Hàn Quốc, thể hiện trình độ công nghệ khoa học cao của thời Joseon. Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài đã thành công đưa cổ vật này về Hàn Quốc sau khi một nhà sưu tập tư nhân đem nó ra đấu giá tại Hoa Kỳ.

DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA

Trong số các di sản văn hóa được Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài thu hồi gần đây, “Độc thư đường khế hội đồ” - tác phẩm vào thế kỷ XVI và “Văn tổ phi thần trinh vương hậu vương thế tử tần sách phong trúc sách” (Trúc thư sắc phong hoàng hậu Shinjeong làm vợ thế tử Hyomyeong) đã được công nhật là bảo vật quốc gia vào năm 2023. “Khế hội đồ” là bức tranh mô tả cảnh họp mặt kèm thông tin của những người tham dự.

28 TIÊU ĐIỂM
“Độc thư đường khế hội đồ” được đem về từ nước Mỹ vào năm ngoái, bức tranh được cho là từ các quan thần vẽ lại vào năm 1531 để kỷ niệm cuộc hội

Nhật ảnh viên cầu. 1890. Đồng, sắt. Cao 23,8cm, đường kính hình cầu 11,2cm.

Không giống với những

đồng hồ mặt trời thời

Joseon thường có hình bán cầu, “Nhật ảnh viên cầu” có cột trụ dựng trên chiếc đế hình cánh hoa, bên trên đặt quả cầu hình tròn. Đây là cổ vật quan trọng thể hiện trình độ phát triển khoa học công nghệ thời bấy giờ. Di sản văn hóa này được mua lại thông qua phiên đấu giá ở Mỹ vào tháng 3 năm 2022.

Trúc thư sắc phong hoàng hậu Shinjeong làm vợ thế tử Hyomyeong. 1819. Tre, đồng thau, lụa. 25 × 102cm.

Được chế tác vào năm

Hoàng hậu Shinjeong được sắc phong làm thái tử phi của thế tử Hyomyeong, cổ vật cho thấy diện mạo một trúc thư điển hình của hoàng gia Joseon, cũng như tính nghệ thuật vượt trội của một sản phẩm thủ công. Hiện vật ghi lại thông tin cá nhân của người nhận sắc phong, kèm những lời răn khuyến khích làm việc tốt, tránh xa điều xấu.

ngộ của họ. Hiện vật này cũng được thu hồi thông qua phiên đấu giá tại Mỹ với chủ sở hữu là người Nhật.

Trong khi đó, “Trúc thư sắc phong hoàng hậu

Shinjeong làm vợ thế tử Hyomyeong” thuộc sở hữu của nhà sưu tập tư nhân người Pháp, đã được một doanh nghiệp Hàn Quốc mua trong phiên đấu giá vào năm 2018 rồi tặng lại cho Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài. Trúc thư là dạng văn kiện khắc lệnh vua lên các thẻ tre, dùng khi sắc phong hoàng thế tử, hoàng thế tử phi, hoàng thế tôn. Cuốn sách này được chế tác vào năm 1819, khi Hoàng hậu Shinjeong (Thần Trinh) - mẹ vua Heonjong (Hiến Tông, trị vì 1834-1849) được phong làm thế tử phi của thế tử Hyomyeong. Hiện vật này là biểu tượng cho nghi lễ quan trọng của hoàng gia Joseon, thể hiện tính nghệ thuật vượt trội và phẩm cách văn hóa hoàng gia. Đặc biệt, hiện vật này vốn nằm ở Oegyujanggak (Ngoại khuê chương các), đảo Ganghwa - nơi lưu giữ thư tịch của hoàng gia Joseon được cho là đã bị thiêu cháy cùng với các thư tịch khác trong cuộc Byeongin Yangyo (Bính Dần dương nhiễu) năm 1866, nên chuyến hồi hương của nó càng gây được tiếng vang.

Các di sản văn hóa trở về quê hương theo nhiều cách khác nhau, được lưu giữ trong các cơ quan chuyên ngành như bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật sau khi trải qua quá trình điều tra, nghiên cứu và bảo tồn khoa học của các chuyên gia. Từ đó, các cổ vật được bảo tồn, quản lý, sử dụng như một nguồn tư liệu lịch sử, văn hóa quý giá dành cho nghiên cứu, triển lãm và giáo dục.

Hình thức thu hồi cổ vật chủ yếu được thực hiện thông qua sự hiến tặng tự nguyện của các cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia; hoặc được trao trả theo thỏa thuận ngoại giao; mua trong phiên đấu giá hoặc giao dịch cá nhân; trao trả trên thực tế dưới hình thức cho thuê dài hạn. Trong số đó, cách thu hồi di sản theo hình thức hiến tặng nhờ vào thiện chí của chủ sở hữu là phổ biến nhất.

29 TIÊU ĐIỂM
© Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc © National Palace Museum of Korea
Phỏng vấn Cho Yong-ho Nhà báo chuyên mục văn hóa, UPI News Ảnh. Heo Dong-wuk Dịch. Phan Như Quỳnh (Từ trái sang) “Chú thỏ bị nguyền rủa” được tái bản năm 20222 tại nhà xuất bản truyện khoa học viễn tưởng Arzak Livres tại Hàn Quốc; “Chú thỏ bị nguyền rủa” bản dịch tại Mỹ do nhà xuất bản Algonquin Books ra mắt năm 2022; “Chú thỏ bị nguyền rủa” được tái bản năm 2023 tại Rabbit Hole, thương hiệu chuyên về văn học của Doanh nghiệp Nội dung Tri thức Influential; “Nói về nỗi đau” - tiểu thuyết mới phát hành năm 2023 bởi nhà xuất bản Dasan; “Chú thỏ bị nguyền rủa” bản dịch tại Anh được phát hành năm 2021 bởi nhà xuất bản Honford Star © xxxxxxxxxxx © Algonquin Books © Influential Inc.

Công việc giá trị nhất trên đời

Bora Chung là một tiểu thuyết gia khắc họa nỗi bất an và sợ hãi rình rập trong cuộc sống thường ngày có tính chất siêu thực. Những tác phẩm ăn khách của cô đã mang đến niềm vui cũng như sự an ủi ấm áp cho độc giả. Tác giả chính thức ra mắt các phẩm đầu tiên kể từ đầu thập niên 2000. Gần đây, cô đã xuất bản tiểu thuyết thứ tư mang tên “Nói về nỗi đau” (About Pain), với bối cảnh về một thế giới phát minh ra loại thuốc mới có thể giúp xoa dịu nỗi đau.

31 PHỎNG VẤN
© Dasan Books © Honford Star Ltd.

NĂM 2022, tuyển tập tiểu thuyết “Chú thỏ bị nguyền rủa” (Cursed Bunny) của tác giả Bora Chung đã được đề cử vào Danh sách rút gọn của Giải Booker Quốc tế (International Booker Prize Shortlist) - một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới. Bên cạnh đó, trong năm nay, bản dịch tại Mỹ của tác phẩm cũng được đề cử tại Giải thưởng Sách Quốc gia về Văn học Dịch (National Book Award Finalist for Translated Literature).

Mười tác phẩm của tuyển tập tiểu thuyết này được đánh giá là sự miêu tả rùng rợn về nỗi sợ hãi và áp lực trong cuộc sống hàng ngày thông qua các thể loại như kinh dị, giả tưởng và khoa học viễn tưởng. Năm năm sau khi xuất bản, cuốn sách này đã trở thành sách bán chạy nhất tại các hiệu sách tại Hàn Quốc là một tác phẩm gây xôn xao dư luận.

Bora Chung sinh ra ở Seoul vào năm 1976, sau khi tốt nghiệp Đại học Yonsei, cô nhận bằng thạc sĩ về nghiên cứu khu vực Nga - Đông Âu tại Đại học Yale ở Hoa Kỳ, đồng thời cô cũng nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Indiana sau khi viết luận văn về văn học Nga và Ba Lan. Sau khi về nước, cô chính thức bắt đầu hoạt động sáng tác tiểu thuyết và xuất bản nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn. Gần đây, cô đã dừng việc giảng dạy ở trường đại học và hoạt động tích cực với tư cách là một tiểu thuyết gia chuyên nghiệp.

Một ngày tháng 9, tôi đã gặp tác giả tại một quán cà phê ở lối vào Hongdae, Seoul, đó là lúc cô vừa trở về nước sau khi kết thúc buổi thảo luận với các nhà văn quốc tế trong chuyến tham dự Liên hoan Văn học Quốc tế Berlin (Berlin International Literature Festival) ở Đức.

Vào năm ngoái, tác phẩm “Chú thỏ bị nguyền rủa” đã

nhận được sự quan tâm lớn sau khi trở thành ứng cử viên trong danh sách rút gọn của Giải Booker Quốc tế. Kể từ

đó, sự thay đổi lớn nhất của nhà văn là gì?

Độc giả trên toàn thế giới đã trực tiếp chia sẻ cho tôi biết cảm nhận của họ thông qua mạng xã hội. Tất cả độc giả đến từ các quốc gia nói rằng họ rất sợ việc đi vệ sinh.

Bởi vì trong tiểu thuyết “Cái đầu” (The Head) - một tác phẩm trong tuyển tập - có xuất hiện cảnh tượng cái đầu

trong bồn cầu. Ngoài điều này thì dường như không có nhiều thay đổi, tuy nhiên nó khiến tôi suy nghĩ nhiều hơn đến đề tài.

Các độc giả trên thế giới đã đón nhận “tính kỳ ảo” xuất hiện trong tiểu thuyết của nhà văn như thế nào?

Trong Liên hoan Văn học Quốc tế Berlin lần này, tôi đã tham gia hai hạng mục là Kinh dị và Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Cả hai đều bao gồm những buổi tọa đàm với các tác giả khác, và tôi có cơ hội kể rất nhiều chuyện ma. Trong sử sách Hàn Quốc như “Tam quốc sử ký” hay “Tam quốc di sự” được biên soạn từ thế kỷ XII - XIII thường xuyên xuất hiện những câu chuyện kỳ lạ và động vật huyền bí. Dù là ngày xưa hay ngày nay thì lối tư duy của con người dường như giống nhau. Những câu chuyện như thế này không chỉ rất thú vị mà còn khiến chúng ta như thể được mở mang tầm mắt. Tôi cũng có dịp kể chuyện về ma quỷ trong các sự kiện ở Singapore và Malaysia và mọi người đều rất hào hứng. Các độc giả phản

Ngày

32 PHỎNG VẤN
thỏ bị
rủa” khi tham dự
được
chức
trường
bị
2017
đã được
tiếng
được
Quốc
2021 theo đề xuất của dịch giả Anton Hur, và tác phẩm này đã được đề cử cho hạng mục Giải Booker Quốc tế vào một năm sau đó.
22 tháng 5 năm 2022, tác giả Bora Chung đã mặc chiếc áo phông giống với Anton Hur, một dịch giả của “Chú
nguyền
Giải Booker
tổ
tại Hội
Queen Elizabeth, Trung tâm Southbank London. Tác phẩm “Chú thỏ
nguyền rủa” năm
của Bora Chung
dịch sang
Anh và
xuất bản tại Honford Star, Anh
vào năm
© Shutterstock; Photo by Andrew Fosker
33 PHỎNG VẤN
34 PHỎNG VẤN

Các tiểu thuyết của Bora Chung nhìn chung khá kỳ quái và khác thường, nhưng những câu chuyện đó xuất phát từ sự phẫn nộ của tác giả về những tình huống phi lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

hồi rất tích cực trong những phiên hỏi đáp. Họ dành nhiều

sự quan tâm đến tình hình ở Hàn Quốc cũng như đặt những câu hỏi hay.

Tính kỳ ảo của Hàn Quốc có gì đặc sắc so với các quốc gia khác?

Dù chất liệu và đề tài trong văn chương khác nhau nhưng khắp nơi người ta đều cho rằng hiện tượng siêu việt có khả năng xảy ra trong thực tế. Từ điểm này, để tìm ra màu sắc riêng của Hàn Quốc chỉ có thể là bối cảnh Hàn Quốc mà thôi. Nếu không như vậy thì có lẽ độc giả trên thế giới đã không thể đồng cảm với tiểu thuyết của tôi.

Việc có bà ngoại thích tiểu thuyết trinh thám và tuổi thơ lớn lên cùng bộ phim truyền hình “Quê hương huyền thoại” (Korean Ghost Stories, 1977-1989) - bộ phim xuất hiện hình ảnh ma quỷ, liệu có ảnh hưởng đến tác phẩm của nhà văn không?

Chắc chắn là có rồi. “Quê hương huyền thoại” là bộ phim về những sự việc kỳ lạ xảy ra cùng sự xuất hiện của ma quỷ ở một nơi nào đó. Vì nó hấp dẫn nên khi còn nhỏ, tôi đã rất thích xem. Cuốn tiểu thuyết “Hồ ly” được xuất bản vào mùa xuân năm nay là câu chuyện của một người đàn ông bị cáo mê hoặc, mặc dù có sự xuất hiện của một con vật có chín đuôi trong tưởng tượng là cửu vĩ hồ giống như trong phim, nhưng tôi lại nghĩ câu chuyện khác ở chỗ nó được tái hiện thông qua bối cảnh hiện đại.

Là một nhà văn theo chủ nghĩa dấn thân, cô có nghĩ rằng chỉ viết lách thôi là chưa đủ để thay đổi thế giới? Tôi nghĩ là như vậy. Năm ngoái, tôi biết tin mình được đề cử Giải Booker Quốc tế khi vừa kết thúc cuộc biểu tình

phản đối chiến tranh Ukraine trước Đại sứ quán Nga. Tôi là người luôn nỗ lực không ngừng để tránh việc ngồi một chỗ rồi tưởng tượng ra mọi thứ trong đầu. Và tôi tin rằng một trong những chức năng của văn học là mang lại sự an ủi cho độc giả. Với tư cách là một nhà văn cùng với tham vọng của mình, tôi hy vọng rằng tác phẩm của tôi có thể gợi lên trong độc giả những cung bậc cảm xúc phức tạp nhất có thể. Việc bạn sử dụng tính kỳ ảo như một công cụ, có nhất quán với việc tác giả theo chủ nghĩa hiện thực không? Một trong những

“Đốivớitôi,việcviếttiểu thuyếtcũnglàmộtcáchriêng

với tôi, việc viết tiểu thuyết cũng là một cách riêng để cố gắng hiểu những điều mà tôi không thể lí giải được”.

Cho đến nay, nhà văn đã biên dịch khá nhiều tác phẩm của Nga và Phần Lan. Vậy việc biên dịch đó có đóng góp phần nào cho việc viết tiểu thuyết không?

Tôi đã làm công việc biên dịch trong thời gian dài, nhờ đó tôi cũng học được nhiều về cách thức viết tiểu thuyết. Trước tiên, vì phải chuyển câu sang tiếng Hàn nên điều này giúp tôi cải thiện khả năng viết của mình. Hơn nữa, việc này khiến tôi phải tư duy kỹ lưỡng hơn về các yếu tố quan trọng như phương thức mô tả nhân vật, các quan điểm mới hay việc triển khai cốt truyện. Đặc biệt, tôi đã bị ảnh hưởng nhiều từ văn học Nga, Slav vào thời kỳ mà mọi thử nghiệm mới đều được chú ý.

Nhà văn mong muốn các độc giả trên thế giới sẽ đọc tác phẩm của bạn theo cách như thế nào?

Sẽ không có tác giả nếu như không có độc giả. Do đó, mỗi khi gặp các độc giả mới tôi cũng có cảm giác mình trở thành một tác giả khác. Cảm ơn tất cả các bạn rất nhiều. Tác phẩm “Chú thỏ bị nguyền rủa” đã được dịch ở nhiều nước, hy vọng độc giả hãy tin tưởng các dịch giả và đừng suy nghĩ nhiều đến điểm khác biệt giữa bản dịch với nguyên tác.

Nhà văn có kế hoạch thế nào cho những thể loại mới trong tương lai?

Có lẽ tôi vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi một thế giới không tưởng. Tôi dự định sẽ viết về việc làm thế nào để tạo nên một xã hội an toàn và hạnh phúc hơn cho tất cả mọi người. Đối với tôi đó là công việc có giá trị nhất. Và tất nhiên tôi cũng dự định sẽ tiếp tục viết truyện ma.

35 PHỎNG VẤN
đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là nó phản ứng vô cùng hiện thực đối với sự kiện kỳ lạ. Khi tôi viết về con người, dường như không thể tránh khỏi việc kết thúc sẽ dẫn đến những vấn đề hiện thực. “Đối
đểcốgắnghiểunhữngđiều màtôikhôngthể
giảiđược.”

Seo Heun-kang Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân

Bảo tồn
Ảnh.
di sản Lee Gi-sook Tác giả tự do

Vẻ đẹp tự nhiên toát ra từ sự cân đối

Nội thất đồ gỗ Hàn Quốc có đặc tính lột tả được

hết thảy vẻ đẹp của thiên nhiên khi sử dụng đường

vân gỗ thay vì màu sắc sặc sỡ hay chạm khắc cầu kỳ.

Vào năm 2010, Park Myeong-bae được công nhận

là nghệ nhân nắm giữ kỹ năng somokjang (nghề mộc) thuộc di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, kế thừa những kỹ thuật chế tác nội thất gỗ

truyền thống, đã tái hiện lại vẻ đẹp hài hoà với quy trình thiết kế tỉ mỉ.

THỢ MỘC CHẾ TÁC GỖ thường phân ra làm hai, một là

daemok - thợ xây dựng các công trình bằng gỗ và hai là

somok - thợ chế tác đồ nội thất hay đồ gia dụng khác. Những nghệ nhân làm rương, tráp (hộp), bàn, v.v. dựa trên kỹ thuật thủ công truyền thống được gọi là somokjang.

Khác với triều đại Goryeo (918-1392) vốn nổi tiếng với nghề thủ công tinh xảo, thủ công mỹ nghệ trong thời Joseon (1392-1910) lại nổi bật bởi sự đơn giản và tinh tế dưới ảnh hưởng của Nho gia. Tác phẩm của nghệ nhân bậc thầy Park Myung-bae là đại diện điển hình cho nội thất đồ gỗ của triều đại Joseon nhưng tinh tế hơn nhờ chất liệu sử dụng cho hwajangpan (miếng gỗ dán mặt trước của đồ nội thất). Tác phẩm của nghệ nhân Park nhận được lời khen ngợi vì mang tính hiện đại trong khi vẫn trung thành với truyền thống qua sự kết hợp hài hòa giữa đường nét đơn giản và hoa văn sinh động trên tấm gỗ.

“Đối với thợ mộc, tấm gỗ không có yongmok (thớ gỗ đẹp và phân bổ không đều – chú thích của người dịch) thì chẳng khác gì kẹo kéo rỗng (ý chỉ món đồ chỉ có vẻ ngoài, còn lại vô dụng). Thớ gỗ đẹp hơn bất cứ thứ gì nhân tạo. Nó tự nhiên đến mức không bao giờ cảm thấy nhàm chán nhìn vào. Vì đồ nội thất truyền thống không trang trí hay chạm khắc nên điều quan trọng là phải thể hiện được vẻ đẹp vốn có của thớ gỗ tự nhiên.” Đây cũng là lý do nghệ nhân Park rất yêu

Nghệ nhân bậc thầy Park

Myeong-bae đang tập trung chăm chú vào công việc chế tác tại phòng xưởng riêng toạ lạc tại phố Yongin, vùng

Gyeonggi-do. Những tác phẩm của nghệ nhân Park được chế tác từ các bản thiết kế tỉ mỉ, thể hiện rõ nét đặc trưng đơn giản và trang nhã của nội thất đồ gỗ truyền thống Hàn Quốc.

của cây Zelkova lá gai lâu năm trông như những con rồng quấn cuộn vào nhau. Như lời nghệ nhân bộc bạch, hoa văn trên tấm gỗ cây Zelkova tạo ra đẹp như một bức tranh sơn thủy

KỸ THUẬT VÀ SỰ SÁNG TẠO

Thông thường để được phong danh hiệu người bảo vệ di sản một lĩnh vực nào đó thuộc di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phải là những nghệ nhân trải qua quá trình huấn luyện chuyên sâu trong thời gian dài từ người kế thừa, thực hành và truyền dạy di sản dưới sự hướng dẫn của một nghệ nhân bậc thầy trong nghề. Tuy nhiên, không giống với điều này, nghệ nhân Park không có phả hệ truyền thừa. Điểm đặc biệt là nghệ nhân Park không được truyền dạy kỹ thuật như một môn đồ của somokjang. Năm 1971, lúc 21 tuổi, nghệ nhân Park bước đầu nhanh chóng được công nhận năng lực khi đạt giải nhất hạng mục thủ công mỹ nghệ tại hội thi tay nghề toàn quốc. Năm 1989, với tác phẩm mogniban (cái khay bằng gỗ dùng để đựng thức ăn – chú thích của người dịch), ông giành được giải Daesang tại Cuộc thi Thủ công Mỹ nghệ Đông Á do báo Dong-A Ilbo tổ chức. Đến năm 1992, ông nhận được Giải thưởng Tổng thống cho tác phẩm tủ treo y phục tại Triển lãm Nghệ thuật Thủ công Truyền thống

37 BẢO TỒN DI SẢN
thích thớ gỗ
do Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc tổ chức. Tác phẩm này mất một năm chỉ để xây dựng bản thiết kế, chế tác gỗ thông làm ván và nung lên bằng mỏ hàn để tạo ra

màu sắc độc đáo. Đây là phương pháp mà nghệ nhân Park suy ngẫm ra.

“Vốn dĩ kỹ thuật này thường sử dụng cây Paulownia (loại cây gỗ bản địa của Hàn Quốc – chú thích của người dịch). Ván gỗ cây Paulownia sau khi được nung lên bằng que hàn, dùng chổi hoặc rơm cọ xát, những phần mềm trổ ra đốm đen, phần cứng ít trổ đen hơn, tạo thành hoa văn như các vân gỗ. Vì hoa văn đơn giản và trang nhã nên từ xa xưa, kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong chế tác đồ nội thất sarangbang (phòng dành cho nam giới tiếp khách trong nhà hanok – chú thích của người dịch). Tôi đã áp dụng kỹ thuật này lên tấm gỗ cây thông để tạo ra những hoa văn thanh nhã và giành được giải thưởng lớn này.” Nghệ nhân Park đã chế tác một bộ sản phẩm nội thất cho phòng trưng bày Hàn Quốc tại Viện Bảo tàng Vatican, và đồ nội thất trong sarangbang cho Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại các thành phố lớn trên thế giới, bao gồm Los Angeles và Washington D.C, Berlin (Đức), Warsaw (Ba Lan), Osaka (Nhật Bản), v.v. Nghệ nhân Park cũng giám sát việc chế tác khoảng 100 sản phẩm nội thất trong quá trình trùng tu cung Unhyeon (Vân Hiện) ở Seoul - nơi hoàng đế Gojong (Cao Tông, trị vì 1863-1907) sinh ra. Điều này có được là nhờ vào kiến thức phong phú và tay nghề vượt trội của nghệ nhân về kỹ thuật chế tác nội thất gỗ truyền thống.

NHÂN DUYÊN ĐẶC BIỆT

Tuy không có sự truyền thừa, nhưng nghệ nhân Park cũng có mối nhân duyên đặc biệt đáng để ông gọi là thầy. Ông Park sinh vào năm 1950, tại Hongseong, tỉnh Chung cheongnam-do. Vì hoàn cảnh gia đình, sau khi tốt nghiệp tiểu học, ông không đủ điều kiện

“Vì đồ nội thất truyền thống

không trang trí hay chạm

khắc nên điều quan trọng là

phải thể hiện được

vẻ đẹp
có của vân gỗ tự nhiên.”

Nội thất đồ gỗ truyền thống Hàn Quốc không sử dụng đinh hay chất kết dính, mà sử dụng phương pháp cắt rãnh trên gỗ và ghép chúng khớp lại với nhau. Thời trẻ, nghệ nhân Park đã tìm đến các thợ mộc nổi danh, học hỏi được khoảng 70 phương pháp cắt ghép gỗ khác nhau.

tuổi, ông đến Seoul và qua sự giới thiệu của người anh họ vốn là thợ mộc, ông đã vào làm tại phòng xưởng thủ công

của giáo sư Choi Hoe-gwon, khoa Thủ công Mỹ nghệ của Trường Đại học Nghệ thuật Seorabeol (nay là Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Chung-Ang). Kết quả là ông

Park lần đầu tiên được tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật chế tác thủ công gỗ, thay vì sản phẩm nội thất được sản xuất và buôn bán thương mại.

“Trước đây, các giáo sư hay sinh viên chuyên ngành thường chỉ thiết kế, còn xưởng chế biến gỗ phần nhiều đảm nhận việc sản xuất thành phẩm. Tôi đảm nhận chạy việc vặt trong phòng xưởng của giáo sư Choi và quan sát chăm chú toàn bộ quá trình từ khi lập kế hoạch đến khâu hoàn thiện tác phẩm. Tuy không thể theo học tại trường đại học nhưng tôi đã học được rất nhiều tại phòng xưởng của giáo sư.”

Vài năm sau đó, giáo sư Choi di cư sang Canada, đóng cửa phòng thủ công, ông Park đã phải suy ngẫm về con đường đi của bản thân.

“Tôi nghĩ thủ công mỹ nghệ hiện đại chú trọng vào phong cách nghệ thuật của cá nhân, không phù hợp với tôi.

Do vậy, tôi đã chuyển sang làm đồ nội thất truyền thống vốn đòi hỏi sự khéo léo của nghệ nhân.”

Tại thời điểm đó, nghệ nhân Park tìm đến các thợ mộc nổi tiếng để học các kỹ thuật mộc truyền thống và tiếp thu hơn 70 phương pháp cắt ghép gỗ (kết cấu), cắt rãnh trên gỗ và ghép chúng lại với nhau mà không cần dùng đinh. Những phương pháp này cực kì quan trọng trong nghề mộc truyền thống bao gồm kỹ thuật sấy khô và xử lý gỗ lâu năm để thông khí. Sau khi học hỏi thành thạo các kỹ năng cần thiết để trở thành Tiểu mộc tượng, nghệ nhân Park bắt

đầu làm việc độc lập ở độ tuổi 30 vào năm 1980.

BẢN THIẾT KẾ TỐT NHẤT

Không lâu sau khi thành lập phòng xưởng riêng, nghệ

nhân Park đã gặp được Choi Soon-woo (1916-1984), lúc đó là giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Cuộc gặp gỡ này là bước ngoặt lớn trong cuộc đời làm nghề thủ công mỹ nghệ của ông. Giám đốc Choi là người đặt nền móng cho lịch sử mỹ thuật Hàn Quốc, trở thành vị thầy lớn truyền đạt cho ông Park triết lý và hiểu biết sâu sắc về nghề thủ công truyền thống. Qua

để
cao. Năm 18 38 BẢO TỒN DI SẢN
học lên
vốn
sự hướng dẫn của giám đốc Choi, nghệ nhân
Park

đã mở rộng tầm mắt trước vẻ đẹp cân đối của đồ nội thất truyền thống. Đồ nội thất của Hàn Quốc, mặt trước được chia thành các khung và ốp các tấm gỗ có hoa văn tinh tế trên bề mặt phân chia.

Hàn Quốc với khí hậu bốn mùa nên sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa mùa hè và mùa đông rất lớn. Do vậy, nếu sử dụng các tấm gỗ nguyên khối có thể dẫn đến cong vênh theo thời gian nên phải chia ra thành nhiều phần. Mặc dù chia bề mặt theo tính năng nhưng lại tạo ra cảm giác cân đối về mặt thẩm mỹ. Câu hỏi đặt ra là phân chia bề mặt theo tỷ lệ như thế nào đã trở thành mối quan tâm trong việc thiết kế.

Vào năm 1984, khi trang trí gian phòng trong truyền thống của Cheongwadae (Nhà Xanh), nghệ nhân Park đã nhận được sự hướng dẫn cặn kẽ từ giám đốc Choi, từ việc lựa chọn gỗ đến thiết kế chú ý đến tỷ lệ, hình thức và quy trình chế tác. Giống như các sĩ đại phu (giới quý tộc) triều đại Joseon đã từng mời những thợ mộc tay nghề cao đến làm việc và chế tác đồ nội thất phù hợp với không gian ngôi nhà của họ, nghệ nhân Park cũng hợp lực với giám đốc Choi để hồi sinh nguyên vẹn đồ nội thất triều đại Joseon. Dù mối nhân duyên không kéo dài được lâu bởi sự ra đi đột ngột của giám đốc Choi, nhưng cho đến bây giờ, ông Park vẫn tuân thủ việc tạo ra các bản thiết kế chi tiết cho từng món đồ nội thất, giống như cách ông đã làm việc với giám đốc Choi.

“Khi vẽ một bản thiết kế nội thất với kích thước thật, tôi thường dán bản vẽ lên tường và nhìn đi nhìn lại mãi. Do đó, tôi có thể thấy những thứ mà ngày hôm qua không thể thấy, và những thứ hôm qua thấy có vẻ ổn nhưng hôm nay lại hiện ra trong tầm mắt cái cần phải sửa. Tôi mất nhiều thời gian chỉnh sửa và vẽ đi vẽ lại nhiều lần để tạo ra bản thiết kế tốt nhất.”

Quá trình thiết kế nghiêm ngặt của nghệ nhân Park đã giúp những đồ nội thất của ông được nhiều người đánh giá cao nhờ thiết kế tỉ mỉ và vẻ đẹp hài hòa, không cong vênh. Nghệ nhân Park giữ vững niềm tin vào việc cam kết tái tạo hơn là sao chép và cho đến hiện tại ông vẫn tiếp tục phác thảo và thiết kế bất cứ khi nào có thời gian. Trong những năm qua, ông đã đào tạo 19 học viên được chứng nhận, trong đó có hai cô con gái của ông và nhiều học viên khác. Ông cũng duy trì sự cống hiến cho cuộc triển lãm thường niên “Nghệ nhân bậc thầy Park Myung-bae và các đệ tử”, kỷ niệm lần thứ 18 diễn ra vào năm nay. Với trăn trở không ngừng, ông Park suy ngẫm cách để làm thế nào để phát triển và lan tỏa hơn nữa nghề thủ công truyền thống.

Kệ sách bốn tầng toát lên vẻ đẹp lộng lẫy tinh tế nhờ vào đường vân gỗ và sự phân chia đơn giản bề mặt trước. Đồ nội thất truyền thống phân chia mặt trước thành nhiều phần để ngăn ngừa không bị biến dạng hoặc hư hỏng do độ co giãn và phồng xệp của tấm gỗ. Nhờ điều này, đã làm nổi bật vẻ đẹp vốn có về hình thức và tỷ lệ của sản phẩm.

Nghệ nhân Park sử dụng vân gỗ tuyệt đẹp cho hwajangpan trên một chiếc rương đơn để đầu giường, sử dụng bảo quản vật dụng. Đàn ông thường sử dụng để lưu giữ tài liệu quan trọng, trong khi phụ nữ dùng để cất giữ những bộ quần áo đơn giản.

Rương quần áo với một nửa phần trên của mặt trước là nắp cửa mở ra mở vào. Đó là nội thất không thể thiếu trong mỗi gia đình không phân biệt giàu nghèo, và mang đặc trưng riêng của từng vùng miền. Bức ảnh này cho thấy trang trí bản lề hình dạng bình hồ ly ở trung tâm của mặt trước là chiếc rương của vùng đảo Ganghwa.

39 BẢO TỒN DI SẢN

Nhà máy Kokkiri và vòng tuần hoàn

của các món đồ chơi

Đồ chơi không chỉ là món tiêu khiển thông thường

mà còn là phương tiện thiết yếu để phát triển thể chất và tình cảm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên đồ chơi

cũng là món đồ dễ dàng được mua và khi không còn hứng thú cũng dễ dàng bị vứt đi. Do các tác nhân

như ô nhiễm môi trường hay biến đổi khí hậu, nhận thức về vấn đề sử dụng nhựa dần được nâng cao,

cũng như đòi hỏi con người phải nghiêm túc nghiên

cứu từ việc mua sắm đồ chơi khi phần lớn chúng

được làm từ nhựa, đến các giải pháp thu gom và xử

lý đồ chơi qua sử dụng.

Lối sống xanh Yoo Da-mi Biên tập Dịch. Phạm Công Bảo Duy

Nhà máy đồ chơi Kokkiri

đang làm ra các tạo hình

nghệ thuật động vật làm

từ bộ phận tháo rời trong

đồ chơi cũ nhằm báo

động tính nghiêm trọng

của vi nhựa. Tên tác

phẩm này là “Đàn cá hồi”.

NGƯỜI LÀM CHA MẸ đều mong muốn cho con mình tất

cả những gì mà con thích. Nhưng do các vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nhận thức của con người về việc tiêu thụ sản phẩm nhựa ngày càng được nâng cao.

Ta phải quan tâm xem xét tác động của việc sử dụng sản phẩm nhựa đối với môi trường ở mọi khía cạnh của đời sống như ăn uống, may mặc, giải trí. Món đồ chơi mà con em đang dùng cũng không là ngoại lệ.

ĐỒ CHƠI TRỞ THÀNH PHẾ THẢI

Phần lớn các món đồ chơi trẻ em đang dùng đều được làm từ nhựa. Tuy có sự thay đổi nhỏ tích cực khi đồ chơi dần được sản xuất từ các chất ít gây hại đến môi trường, nhưng vấn đề chính là các hỗn hợp sắt và cao su đều được phân

loại vào nhóm rác thải thông thường. Do đó, nếu là món

đồ chơi 100% được làm từ nhựa thì sẽ được nấu chảy và tái chế, còn đồ chơi có kèm các thành phần khác như dây điện hay ốc vít thì đành phải chôn lấp hoặc đốt. Do đó, hiện thực đáng buồn là phần lớn các món đồ chơi bị vứt đi không được tái chế. Tái sử dụng tài nguyên tuy là mộtbài toán khó, nhưng chấtthải ra môi trường trong

quá trình tiêu hủy cũng là vấn đề lớn. Để khắc phục thực trạng này, điều cần làm là phải giảm thiểu lượng đồ chơi bị vứt bỏ, biến chúng trở nên hữu ích nhất có thể. Nhà máy Kokkiri ở Ulsan là một doanh nghiệp xã hội cũng đang đau đáu hơn ai hết về vòng đời của các món đồ chơi.

KHỞI ĐẦU CỦA NHÀ MÁY ĐỒ CHƠI KOKKIRI

Có nhiều lý do để một món đồ chơi bị vứt đi, chẳng hạn như trẻ nhỏ thường mau chán hay đồ chơi dễ hỏng khi dùng. Và mỗi lần như vậy, theo một cách thường thấy, nó sẽ bị bỏ mặc một thời gian rồi bị vứt đi, bởi có vô số đồ chơi mới lại tiếp tục xuất hiện. Tuy nhiên, ép trẻ phải chơi món đồ mà bản thân đã thấy nhàm chán, không còn hứng thú nữa cũng không hẳn là một cách hay, hơn nữa việc tìm đến các dịch vụ sửa chữa đồ chơi cũng không phải chuyện dễ dàng. Đây là điều được đúc kết từ đại diện nhà máy Kokkiri, ông Lee Chae-jin, người từng kinh doanh một tiệm cho thuê đồ chơi trước đây. Nhận thấy rằng nhiều món đồ chơi dễ hư hỏng và vì vậy càng dễ bị vứt đi, ông đã thử tìm hiểu các công ty sản xuất hoặc phân phối để sửa chữa đồ chơi hỏng. Trong hơn

41 LỐI SỐNG XANH
© Nhà máy đồ chơi Kokkiri

Đồ chơi quyên góp cho nhà máy Kokkiri. Đồ chơi

được phân loại thành hai

nhóm có thể và không

thể sửa chữa. Đồ chơi đã

qua sửa chữa dùng để trao tặng trẻ em khó khăn, nhóm còn lại dùng

để làm thành nguyên liệu tái chế.

Nhân viên xưởng đang sửa chữa đồ chơi hỏng.

600 công ty sản xuất đồ chơi, chỉ có 5% đi kèm dịch vụ sửa chữa. Điều này khiến cho đồ chơi chỉ là một thứ tiêu sản dễ dàng bị vứt bỏ đi. Ông Lee đã dần ý thức được vấn đề, ông tập hợp những người có chuyên môn sửa chữa đồ hỏng và bắt đầu hành trình hồi sinh đồ chơi ở các nhà trẻ.

“Đội sửa chữa đồ chơi” là tiền thân của nhà máy đồ

chơi Kokkiri. Ban đầu tổ chức đã đến các nhà trẻ để sửa đồ

chơi và đôi khi cũng được nhận lại đồ chơi thay cho lời cảm ơn từ nhà trẻ. Dần dà về sau hoạt động này được phát

triển mạnh mẽ hơn, nhà máy đã phân phối các món đồ

chơi nhận được đến các nhà trẻ khác có nhu cầu sử dụng.

Nhà trẻ sẽ sử dụng dịch vụ từ các doanh nghiệp phòng

dịch mỗi năm, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chỉ chăm

chăm vào việc khử trùng không gian sống nhà trẻ, khử trùng

đồ chơi trẻ em và để lại cho nhà trẻ rất nhiều chế phẩm diệt khuẩn. Khác với các doanh nghiệp phòng dịch thông thường đó, nhà máy đồ chơi Kokkiri tạo nên một hình mẫu doanh nghiệp mới bằng cách tiến hành sửa chữa các món

đồ chơi hỏng, đồng thời thu gom các món đồ chơi không còn được trẻ ưa chuộng nữa dưới hình thức nhận quyên góp. Hiện nay mỗi năm nhà máy đã thu gom và phân phối với số lượng trên 10 nghìn món đồ chơi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm có hơn 10 nghìn món quà đến với trẻ em khó khăn, tạo điều kiện cho các em có cơ hội được vui chơi.

HỒI SINH ĐỒ CHƠI - XOÁ NHOÀ KHÁC BIỆT

GIỮA NHỮNG ĐỨA TRẺ

Trẻ em cần sử dụng đồ chơi phù hợp lứa tuổi và trải qua quá trình tăng trưởng, phát triển phù hợp theo từng giai đoạn. Trẻ em được nuôi dưỡng trong gia đình có điều kiện kinh tế hay trẻ em được gửi vào các cơ sở mẫu giáo tự quản địa phương có nhiều ngân sách phúc lợi sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng nhiều đồ chơi chất lượng tốt. Trái lại, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thì không được như vậy. Đây cũng là lý do mà đại diện Lee Chae-jin quyết định hệ thống hóa và nâng cấp tổ chức tình nguyện sửa chữa đồ chơi hỏng thành nhà máy đồ chơi Kokkiri. Hoạt động này không chỉ góp phần làm giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường mà còn giúp cho trẻ phát triển giác quan và kỹ năng phù hợp với lứa tuổi bằng cách trải nghiệm nhiều loại đồ chơi khác nhau. Lượng đồ chơi mà nhà máy Kokkiri nhận được từ các cá nhân và tổ chức trên toàn quốc đã đạt 40 - 60 tấn hàng tháng. Xuất phát điểm là một tổ chức thiện nguyện nhỏ, Kokkiri đã trở thành một doanh nghiệp xã hội có đến bốn văn phòng chi nhánh tại Gyeonggi, Incheon, Ulsan,... mang đến các giá trị tích cực như đặt ra vấn đề về số lượng lớn đồ

42 LỐI SỐNG XANH
© Nhà máy đồ chơi Kokkiri © Nhà máy đồ chơi Kokkiri

bỏ đi, cân nhắc đến tính nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường do sự biến đổi khí hậu, đưa ra giải pháp tái sử dụng đồ chơi nhằm giảm thiểu lượng rác thải, cũng như hỗ trợ được trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA NHỮNG MÓN ĐỒ CHƠI

Đồ chơi tập hợp tại nhà máy được hồi sinh theo nhiều cách khác nhau. Trước tiên với các món đồ chơi có thể sửa chữa được, các tình nguyện viên sẽ nỗ lực thu gom và quyên góp cho các cơ quan đoàn thể khác. Đối với những món đồ chơi khó có thể sửa chữa hay bị bạc màu quá nhiều, nhà máy sẽ bắt đầu xử lý bằng việc tỉ mỉ tháo rời các bộ phận. Các chất liệu ngoài nhựa như là dây điện, ốc vít, loa sẽ được gom riêng và tái sử dụng làm phụ tùng khi sửa chữa các món đồ chơi khác. Thành phần nhựa còn lại như nhựa tổng hợp, nhựa polypropylene, nhựa polyetylen có nhiệt độ tan chảy khác nhau nên tiếp tục được phân loại theo màu sắc và chất nhựa, phục vụ cho việc tái chế. Sau khi phân loại, nhựa sẽ được nghiền nhuyễn và nung chảy để tạo ra một sản phẩm mới.

Nhựa đồ chơi là nhựa ít chất gây hại nên có giá trị gia tăng hơn 10 lần dù vật liệu tổng hợp được phân tách đúng cách. Do đó, nhà máy Kokkiri sử dụng máy phân loại siêu phổ tách 95% nhựa nguyên chất và sản xuất 300 tấn nhựa tái chế mỗi tháng. Việc sản xuất các sản phẩm từ nhựa tái chế như chậu hoa hay móc khóa rồi phân phát cho trẻ em là một trong các hoạt động của nhà máy. Bên cạnh đó, nhà máy còn tổ chức nhiều sự kiện trải nghiệm với đa dạng chủ đề nhắm vào đối tượng đoàn thể và gia đình, mà qua đó người tham gia có thể quan sát được vòng tuần hoàn thân thiện với môi trường của nhựa tái chế. Qua việc quan sát thực tế quy trình tái chế đồ chơi cũ thành chất liệu mới, trẻ em có thể học hỏi và nhận thức được rằng những món đồ chơi mà bản thân hết hứng thú không phải là thứ có thể mau chóng vứt đi, đồ chơi là tài nguyên, có giá trị, cần được tái chế và tái sử dụng.

Nhà máy đồ chơi Kokkiri đã sửa chữa và khử độc 70% sản phẩm thu gom và phân phát cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động này không chỉ góp phần làm giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường mà còn giúp cho trẻ phát triển giác quan và kỹ năng phù hợp với lứa tuổi bằng cách trải nghiệm nhiều loại đồ chơi khác nhau.

GIÁO DỤC TÁI CHẾ TÀI NGUYÊN CHO TRẺ

Ta có thể bắt gặp hình ảnh các bạn nhỏ mang đồ chơi

mình không sử dụng đến quyên tặng nhà máy đồ chơi Kokkiri. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn của trẻ thơ, các bạn điền tên mình vào phần “người quyên góp” với vẻ tự hào và cũng thật đáng yêu. Những bạn nhỏ đến quyên góp cũng có thể lựa chọn cho mình một món đồ chơi mà nhà máy đã sửa chữa và khử độc. Điều này làm cho niềm vui khi quyên tặng của các bạn càng nhân lên bội phần. Tham gia vào hoạt động trao tặng đồ chơi đã qua sử dụng thay vì vứt bỏ là một dịp học tập quý giá cho các em. Vì qua đó, trẻ nhỏ học được tầm quan trọng của tài nguyên một cách tự nhiên. Đây còn là bài học về ý nghĩa của việc cho đi, giá trị của việc tái chế, từ đó nâng cao sự hiểu biết về việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

43 LỐI SỐNG XANH Quá trình lắp ráp của rô bốt tự động AI co-bot làm bằng nhựa tái chế, do có yếu tố “lập trình” nên kích thích
tạo
trẻ
Móc
chơi bị
óc sáng
của
nhỏ.
khóa là một trong những sản phẩm thân thiện với môi trường của nhà máy đồ chơi Kokkiri, đây là sản phẩm được làm từ nhựa nghiền trong rác thải đồ chơi.
© Nhà máy đồ chơi Kokkiri © Elephant Factory

Muju, mặt đối lập của lối sống

“ppalli ppalli” Hàn Quốc

KhinhắcđếnHànQuốc,hìnhảnhđầutiênhiệnlên

trongbạnlàgì? “Ppalli ppalli” (nhanhnhanh)đãtừnglà hìnhảnhchủđạocủaHànQuốctrongmộtthờigiandài.

Trênthựctế,vănhóa“ppallippalli”trởthànhlốisốngmà ngườidânkhôngcòncáchnàokhácbuộcphảilựachọn

đểtạorabướcpháttriểnmớisaucuộcchiếnliênTriều.

Nhưngvàomùađôngnày,nếubạndulịchđếnhuyện

MujunằmsâutrongnộiđịaphíanambánđảoTriều

Tiên,bạncóthểkhámphánhữngkhíacạnhthậtsựđang tiềmẩncủaHànQuốcvượtngoàihìnhảnhnhịpsống hốihảđơnđiệu.

Trên những nẻo đường Kwon Ki-bong Nhà văn Dịch. Nguyễn Trung Hiệp
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG 45 © KOREA TOURISM ORGANIZATION
46 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
© Lee Jae-hyung

Một chuyến du lịch đến

Muju có thể mang đến cho

bạn cơ hội chiêm ngưỡng vẻ

đẹp quyến rũ của mùa đông

ở Hàn Quốc. Đó còn là hành

trình giúp bạn nhận ra vẻ

đẹp và giá trị quý báu của

thiên nhiên, mà thiên nhiên

chính là một trong những

căn nguyên lớn nhất của sự

quyến rũ ấy.

NÚI DEOGYU có cái tên mang ý nghĩa “đức hạnh đủ đầy”.

Núi Deogyu là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc. Đặc biệt vào mùa đông, tuyết đóng băng và tan liên tục hình thành sương muối, tạo ra cảnh quan ngoạn mục.

Núi Deogyu nổi tiếng không chỉ với hoạt động leo núi mà còn là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết. Chỉ trong 20 phút, cáp treo sẽ đưa du khách đến gần Hyangjeokbong, đỉnh núi cao nhất. Do biển người đến đây vui chơi các môn thể thao mùa đông và leo núi ngắm hoa tuyết nên bắt buộc phải đặt chỗ cáp treo trước.

Dãy núi hùng vĩ trải dài hơn 30km theo hướng bắc - nam, với trung tâm là đỉnh Hyangjeokbong cao 1.614m so với mực nước biển. Trong khu vực này không chỉ có những đỉnh núi cao trên dưới 1.300m so với mực nước biển mà còn có khoảng 20 thác nước lớn nhỏ, 13 đài quan sát nổi tiếng và hàng chục

hồ nước. Đặc biệt, thung lũng Gucheondong với cái tên bắt nguồn từ việc có đến 9.000 con suối uốn lượn chảy qua, thu hút du khách quanh năm nhờ phong cảnh tuyệt đẹp. Những địa điểm ấn tượng nhất được chọn ra và gọi là “33 tuyệt cảnh của Gucheondong”.

NGỌN NÚI MÙA ĐÔNG ĐẸP NHẤT HÀN QUỐC

Vẻ quyến rũ của núi chỉ thực sự hiện ra khi bạn dạo bước trên đôi chân mình. Vào mùa đông, lớp tuyết rơi đọng trên cành cây dường như tan nhẹ dưới ánh nắng ban ngày, nhưng sau đó lại đóng băng khi nhiệt độ giảm xuống. Chu trình tan chảy và đóng băng này lặp đi lặp lại, khiến cho toàn bộ cành cây được bao quanh bởi tinh thể băng trong suốt, như thể chúng được phủ một lớp kính. Đây là hiện tượng tự nhiên được gọi là

sương muối. Tuy nhiên, sương muối ở núi Deogyu dày hơn và trong suốt hơn nhiều so với các nơi khác. Điều này là do độ cao của nó vượt quá 1.000m, lại thêm độ ẩm cũng như lượng gió vừa phải. Khi bạn gạt những cành cây phủ đầy sương muối để bước đi, các cành cây va vào nhau và tạo ra âm thanh trong trẻo đến mức không thể diễn tả bằng lời trừ khi bạn trực tiếp nghe thấy. Dẫu là ngọn núi cao thứ tư ở Hàn Quốc nhưng

Deogyu

treo trong

quen. Chỉ

nước biển. Sau khi sử dụng cáp treo và xuống ở trạm trên cùng, chỉ cần đi bộ 600m bậc thang thoai thoải là có thể đến được đỉnh Hyangjeokbong. Ngay cả khi chưa trang bị cho việc leo núi, bạn có thể thuê đồ dùng leo núi mùa đông như đế đinh gắn giày leo núi, xà cạp, gậy leo núi... tại khu vực nghỉ chân.

Cách khác để thưởng ngoạn núi Deogyu là trượt tuyết. Đây là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết duy nhất ở Hàn Quốc nằm trong một công viên quốc gia, cũng là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết có dốc trượt tuyết lớn nhất và độ dốc thẳng đứng dốc nhất trong cả nước. Quả là sự áp đảo trên nhiều phương diện! Dù leo núi hay trượt tuyết, bạn sẽ dễ dàng nhận ra lý do tại sao núi Deogyu được mệnh danh là ngọn núi mùa đông đẹp nhất Hàn Quốc.

Phong cảnh không phải là điều tuyệt vời duy nhất. Núi Deogyu, và thậm chí cả Muju, là nơi có môi trường tự nhiên trong lành hơn bất kỳ nơi nào khác. Ví dụ, ở Muju, lễ hội đom đóm Muju được tổ chức vào mùa hè hàng năm kể từ năm 1997, ngoại trừ năm 2020 và 2021 khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đom đóm còn được biết đến là loài chỉ thị môi trường vì chúng chỉ sống ở những nơi sạch sẽ, không ô nhiễm. Đặc biệt, nhiều đom đóm sống ở khu vực quanh sông Namdaecheon chảy quanh phía bắc núi Deogyu. Khu vực sinh sống của đom đóm và môi trường kiếm ăn của chúng ở Muju đã được chỉ định là di tích tự nhiên số 322 và được bảo vệ từ năm 1982.

MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN NỔI BẬT

Nỗ lực bảo vệ môi trường trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu chính thức từ thập niên 1960. Năm 1963, Trụ sở Phong trào Tái thiết Quốc gia đề xuất chính phủ công nhận Vườn quốc gia núi Jiri. Sau đó, vào năm 1964, cư dân huyện Gurye gần núi

47 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
núi
leo. Lý do là có thể sử dụng dịch vụ cáp
hợp bạn thấy vất vả với việc leo núi vì chưa
20 phút để đạt đến độ cao 1.520m so với mực
không hề khó
trường
mất
© KOREA TOURISM ORGANIZATION

Jiri (phía nam núi Deogyu), đã thành lập Ủy ban Xúc tiến

Vườn quốc gia núi Jiri và gây quỹ chung. Những nỗ lực tự nguyện của họ đã được đền đáp vào năm 1967, khi núi Jiri

được ghi danh là vườn quốc gia đầu tiên của đất nước. Sau đó, vào năm 1975, khu vực quanh núi Deogyu cũng được chỉ định là vườn quốc gia. Đó là thời điểm vườn quốc gia thứ 10 của Hàn Quốc ra đời.

Ở độ cao 1.300m so với mực nước biển trên núi Deogyu có thể nhìn thấy một loài cây quen thuộc. Đó là cây linh sam Hàn Quốc, được sử dụng như một cây thông Noel không thể thiếu trong mùa Giáng sinh. Cây vân sam Đức hoặc thông trắng (lãnh sam) cao có thể là lựa chọn phổ biến làm cây thông Noel ngoài trời, nhưng cây linh sam Hàn Quốc được ưa chuộng trong nhà vì kích thước nhỏ hơn và khoảng cách giữa các cành lớn hơn, cho phép có nhiều không gian hơn để treo đồ trang trí.

Cây linh sam Hàn Quốc dùng làm cây thông Noel được phát triển từ giống cây linh sam, một “loài đặc hữu của bán đảo Triều Tiên” vào đầu thế kỷ XX. Như có thể thấy từ thuật ngữ “loài đặc hữu của bán đảo Triều Tiên”, nó là loài cây bản địa của bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, một ngày nào đó chúng ta có thể sẽ không còn nhìn thấy loài cây quen thuộc này nữa. Lý do là vì vào năm 2013, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã xếp loài này vào danh sách “loài có nguy cơ tuyệt chủng”. Thuật ngữ “loài đặc hữu của bán đảo Triều Tiên” cũng ngụ ý rằng nếu loài cây này biến mất khỏi bán đảo Triều Tiên thì đồng nghĩa với việc nó bị tuyệt chủng.

Điều này có nghĩa là nguyên mẫu của cây thông Noel sẽ bị tuyệt chủng và biến mất khỏi bề mặt trái đất mãi mãi.

Điều đáng mừng là chúng ta không phải chỉ đứng nhìn sự tuyệt chủng của cây linh sam Hàn Quốc trong vô vọng mà còn bắt đầu tìm kiếm các biện pháp ứng phó. Là đơn vị thực hiện dự án trồng cây gây rừng và quản lý rừng dưới tên gọi “Làm cho giang sơn chúng ta xanh hơn và xanh hơn” từ năm 1984, Công ty TNHH Yuhan-Kimberly đã và đang triển khai dự án bảo tồn cây linh sam Hàn Quốc từ năm 2021 cùng với Vườn ươm Quốc gia Baekdudaegan. Trên thực tế, khoảng 6.800 cây giống đang được nuôi trong nhà kính của Vườn ươm Quốc gia Baekdudaegan và để tăng số lượng, 120.000 hạt giống cây linh sam Hàn Quốc đã được thu thập vào năm 2022. Mục đích là tìm ra những nơi phù hợp để chuyển giao loài cây này, không chỉ ở núi Deokyu mà còn ở nhiều địa điểm khác. Dự án này tạo ra một “con thuyền Noah” để bảo tồn cây linh sam Hàn Quốc, như thể đang thực hiện một biện pháp sao lưu để không mất đi dữ liệu quan trọng.

KHỞI NGUỒN CỦA VIỆC SAO LƯU

Thật ra mà nói có một khu vực ở Muju đã và đang đóng vai trò “con tàu Noah”. Đó chính là Viện Lưu trữ Lịch sử trên núi Jeoksang thuộc Vườn Quốc gia núi Deogyu.

Triều đại Joseon tồn tại từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX, rất coi trọng việc chép sử. Mục đích là thông qua hoạt

động lưu trữ sử liệu có thể ngăn chặn sự chuyên chế của nhà vua - người nắm giữ quyền lực tuyệt đối, cũng như truyền lại tri thức cho hậu thế. Một sử liệu tiêu biểu là bộ “Triều Tiên

vương triều thực lục”. Đây là bộ sách ghi chép lịch sử hàng ngày trong suốt 472 năm kể từ khi lập vương triều Joseon. Bộ sách này được xem là những ghi chép lịch sử thực hiện trong khoảng thời gian dài nhất trong số các ghi chép lịch sử của bất kỳ triều đại nào trên thế giới. Thậm chí, đây là trường hợp duy nhất trên thế giới mà bản gốc của đương thời vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Để ghi nhận điều này, bản gốc đã được chỉ định là Di sản quốc gia Hàn Quốc vào năm 1973 và cũng được UNESCO ghi danh vào Di sản Tư liệu thế giới vào năm 1997.

Tại sao từ lúc ghi chép đến tận ngày nay, bộ sử vẫn được bảo tồn tốt và truyền lại nguyên vẹn như vậy bất chấp nhiều lần chiến tranh, hỏa hoạn, hay vô số thiên tai? Đó là nhờ sự “sao lưu”. Joseon luôn tạo ra 4-5 bộ “Triều Tiên vương triều thực lục”, giữ một bộ ở kinh thành và phân bố các bộ còn lại ở nhiều địa phương. Sách không chỉ được lưu trữ, mà cứ ba năm một lần, chúng trải qua quy trình được gọi là “phơi nắng”, tức là được lấy ra và phơi khô dưới nắng và gió để ngăn ngừa nấm mốc phát triển do ẩm ướt hoặc mối mọt ăn.

48 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

Lễ hội Đom đóm Muju bao gồm các chương trình quan sát đom đóm và môi trường sinh thái, là lễ hội tiêu biểu của huyện Muju với chủ đề đom đóm (một loài chỉ thị môi trường) nhằm chia sẻ giá trị cuộc sống nơi thiên nhiên và con người hòa hợp.

Cũng có những lúc tuyệt vọng vô cùng. Đó là trong cuộc chiến giữa ba nước Đông Á diễn ra vào cuối thế kỷ XVI. Tất cả các phiên bản “Triều Tiên vương triều thực lục” đều bị thiêu hủy, ngoại trừ bản ở sử khố Jeonju, cách Muju khoảng 50km về phía tây nam. Joseon đã làm gì sau khi chiến tranh kết thúc? Đương nhiên là sao lưu lại bản duy nhất của “Triều Tiên vương triều thực lục”. Một lần nữa triều đình cho phục hồi lại thành năm bộ rồi lưu trữ rải rác trên cả nước, một trong số đó là sử khố núi Jeoksang. Xung quanh nơi đây là vách đá nên quân địch khó xâm nhập, vả lại, thành trì núi Jeoksang xây dựng cách đây 1.500 năm trên địa hình dốc thoải đã được tu bổ lại để bảo quản sách. Tuy nhiên, bộ “Triều Tiên vương triều thực lục” lưu trữ ở núi Jeoksan đã được chuyển đến Seoul vào đầu thế kỷ XX, nhưng rồi đột nhiên biến mất trong chiến tranh liên Triều. Dẫu vậy, bộ sử “Triều Tiên vương triều thực lục” đồ sộ, bao gồm tổng cộng 888 tập với 1.893 quyển, vẫn đang được lưu truyền cho đến tận thời điểm ngày nay. Điều này là nhờ vào việc sao lưu đã đề cập bên trên.

49 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
© KOREA TOURISM ORGANIZATION

Liên hoan phim Muju

được tổ chức tại sân vận

động Deungnamu. Sân

vận động Deungnamu là

sân thi đấu được thiết kế bằng cách trồng khoảng

500 cây hoa tử đằng để

chúng leo lên mái khán

đài, tạo ra bóng mát tự nhiên cho khán đài.

Viện Taekwondo là không

gian chuyên biệt về môn

võ Taekwondo duy nhất trên thế giới, nơi mọi thứ liên quan đến Taekwondo

đều có thể thực hiện

được, bao gồm thi đấu, trải nghiệm, huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu và giao lưu. Nơi đây có

chương trình Taekwon Stay, nơi công chúng có thể thưởng thức Taekwondo.

50 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

LÝ DO NÊN DU LỊCH MUJU

Muju không chỉ là điểm du lịch, mà còn là nơi giúp bạn hiểu biết sâu rộng hơn về những nỗ lực cùng hòa mình với thiên nhiên của xã hội Hàn Quốc. Ở phía nam thị trấn Muju có một nơi tên là sân vận động Deungnamu. Sân vận động này được thiết kế sao cho khoảng 500 cây hoa tử đằng (đậu tía) leo lên khung thép để tạo bóng mát cho khán đài trong mùa hè và chắn tuyết rơi vào mùa đông.

Đã từng có thời kiến trúc theo chủ nghĩa hiện đại hướng

đến các công trình có tính thực tiễn và công năng, nhưng đã bỏ lỡ một điều quan trọng. Đó là sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Thực tế cho thấy, kiến trúc theo chủ nghĩa hiện đại thường toát lên vẻ thị uy như thể muốn ngự trị thiên nhiên, và thậm chí, thiên nhiên chỉ là thiên nhiên nhân tạo được thiết kế dưới danh nghĩa kiến tạo cảnh quan. Tuy nhiên,

chồi, đến mùa thu lá rụng, đến mùa đông thì trơ trụi. Kiến trúc sư đã sử dụng hoa tử đằng có cành đẹp ngay cả khi trơ trụi để tạo ra một sân vận động thiên nhiên. Nếu tiến lên hàng ghế cuối của khán đài và dạo bước một vòng quanh sân vận động, bạn sẽ phải lòng trước vẻ đẹp quyến rũ của sân vận động Deungnamu độc nhất trên thế giới. Chuyến du lịch đến Muju mang đến cho bạn cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của mùa đông ở Hàn Quốc. Đó sẽ là hành trình giúp bạn nhận ra vẻ đẹp và giá trị quý báu của thiên nhiên, một trong những căn nguyên lớn nhất của sự quyến rũ ấy. Đồng thời, đây có thể là chuyến đi khám phá cách xã hội Hàn Quốc, vốn dường như không thể quan tâm đến môi trường xung quanh vì quá tập trung vào lối sống “ppalli ppalli”, đã tương tác và sống hòa hợp với thiên nhiên như thế nào. Mùa đông đã đến với Muju rồi. Đây là lý do bạn

2 Muju Bandi Land

3 Hang rượu vang Muju Meoru 1 Bảo tàng Văn học Kim Hwan-tae & Bảo tàng Nghệ thuật Choi Buk Sân vận động Deungnamu

Viện Taekwondo

51 TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
Địa điểm tham quan tại Muju Seoul 217 km Muju Núi Deogyu
4 Núi Jeoksang

Thế giới mới của “ppong” do 250 tạo nên

Giải trí Lim Hee-yun Nhà phê bình âm nhạc Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai © Beasts And Natives Alike

250 đã tái sinh ppongjjak - thể loại nhạc mang đậm tính Hàn Quốc nhất nhưng lại bị mọi người ngoảnh mặt và chế nhạo - theo một phương thức mới. Vượt ra ngoài giới âm nhạc đại chúng Hàn Quốc, album “Ppong” (2022) chứa đựng thế giới âm nhạc kiên cố của anh đã được thế giới chú ý đến, và giờ đây 250 vẫn tiếp tục mở rộng lĩnh vực ấy.

Ca sĩ, DJ, nhạc sĩ và nhà sản xuất 250 chắc chắn là nhân vật chính nổi bật trong làng âm nhạc đại chúng Hàn Quốc trong năm 2023. Anh đã diễn giải thể loại “Ppong”, một tình cảm độc đáo của người Hàn Quốc theo một cách mới và tạo ra thế giới âm nhạc của riêng mình.

MÓN MÌ RAMYEON có sức quyến rũ của nước mì cay và sợi mì loăn xoăn nóng vừa thổi vừa ăn. Hãy tưởng tượng rằng đây

là lần đầu tiên bạn thử nấu ramyeon Hàn Quốc. Đun sôi một lượng nước vừa phải, thêm gói phụ liệu khô và mì... nhưng ôi thôi, bạn quên mất việc cho gói gia vị màu đỏ là cốt lõi của hương vị ramyeon. Liệu đó có thể được gọi là ramyeon Hàn Quốc? Cũng tương tự việc không thể bàn luận về mùi vị của ramyeon mà bỏ qua gói gia vị quan trọng nhất trong món này, từ năm ngoái đến nay có một nhân vật quan trọng mà ta không thể bỏ qua khi nói về âm nhạc đại chúng Hàn Quốc. Đó chính là 250, một nhạc sĩ và cũng là nhà sản xuất.

NGHỆ SĨ ÂM NHẠC CỦA NĂM KHÔNG CẦN TRANH CÃI

Anh ấy hiện là nhân vật cay và “hot” nhất ở Hàn Quốc. Đó là bởi hai lý do. Thứ nhất, 250 đã càn quét bốn hạng mục tại Giải

thưởng Âm nhạc đại chúng Hàn Quốc lần thứ 20, vốn được xem là Giải Grammy của Hàn Quốc, như Album của năm và

Nhạc sĩ của năm - các giải thưởng danh giá nhất, Album điện tử hay nhất và Bài hát điện tử hay nhất cho “Ppong”, album

đầu tay chính thức được phát hành vào năm ngoái và nhận

được đánh giá cao. Thứ hai, anh là nhà sản xuất âm nhạc đã tham gia vào quá trình sáng tạo cho nhiều bài hát của

NewJeans, tân binh K-pop đã làm đảo lộn thế giới âm nhạc

Hàn Quốc chỉ sau một năm kể từ khi ra mắt.

250 đã dựa trên ppongjjak, một thể loại âm nhạc bị chê bai là lỗi thời ở Hàn Quốc, thêm vào đó các yếu tố của nhạc điện tử và hip-hop để tạo ra thành phẩm hết sức độc đáo.

Gặp gỡ tại studio ở Yongsan-gu, Seoul, 250 hỏi phóng viên đã xem bộ phim “Cửa sổ phía sau” (Rear Window, 1954) của đạo diễn Alfred Hitchcock (1899-1980) chưa với nét mặt nghiêm túc đặc trưng. Anh ấy nói rằng sự bắt đầu của tất cả mọi thứ đều từ bộ phim này và tiếp nối câu chuyện với biểu cảm nghiêm túc.

“Tôi đã cố gắng khám phá bản chất của ppongjjak trong nhiều năm và thử kết hợp nó vào âm nhạc của mình, nhưng không dễ

diện nhìn nhau qua một cửa sổ trong suốt.”

“Ppong” và “phi ppong”, quá

nhau

xa... và “Cửa sổ phía sau” siêu hình học là từ khóa mô tả thế giới âm nhạc của 250.

“‘Ppong’ là một từ ngữ có chiều sâu khó tả. Nó truyền cảm hứng đặc biệt cho người Hàn Quốc ở nhiều mặt. Từ “ppongjjak” dân dã để nói về nhạc Trot thực ra có nguồn gốc từ từ tượng thanh “kungjjak” thể hiện âm thanh của trống, giống như “boom clap” trong tiếng Anh (hoặc “bùm chát” trong tiếng Việt – chú thích của người dịch). Tuy nhiên, “kungjjak” cũng có thể được sử dụng trong các thể loại khác, vì vậy tôi đã thay đổi từ “kung” thành “ppong” để diễn tả thêm phần trào phúng hơn, cũng là mặt tự chế giễu bản thân. Nhắc đến “Ppong” còn gợi lên một hình ảnh khác. Đó chính là bộ phim người lớn “Ppong” (Mulberry) được chiếu vào năm 1986. Bộ phim đạt được doanh thu cao vào thời điểm đó nên được sản xuất thêm cả các phần tiếp theo. Ppong cũng là từ lóng chỉ ma túy ở Hàn Quốc. Hoặc là châm biếm, hoặc là đỏ mặt xấu hổ, hoặc là đen tối..., những biểu tượng và cảm xúc đa tầng và phức tạp này được cô đọng trong một âm tiết “Ppong” duy nhất.”

Ppongjjak, âm thanh chứa đựng nỗi buồn, sự lãng mạn và niềm vui - là một văn hóa mà chỉ những người sống ở Hàn Quốc mới có thể cảm nhận. Tuy nhiên, phần lớn mọi người không nhìn nó theo hướng tích cực. Ngay từ đầu, bản thân từ “Ppong” chủ yếu mang hình ảnh tiêu cực, cũng như việc đó là một từ hầu như không được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. 250 đã thành công trong việc đưa ppongjjak từ đang bị đánh giá thấp trong bóng tối bước vào thế giới âm nhạc đại chúng, và đó được xem như một thành tựu âm nhạc mới.

THẾ GIỚI ÂM NHẠC DO 250 KHÁM PHÁ 250 học chuyên ngành sản xuất video âm nhạc tại Đại học Hanseo. Từ những năm 20 tuổi, anh đã làm nhạc cho các bộ phim truyền hình Hàn Quốc và cũng làm DJ tại Cakeshop, thánh địa của nhạc điện tử ở Itaewon, Yongsan-gu, Seoul. Kể từ đó, tin đồn “xuất hiện một người chơi nhạc khác thường” đã lan tỏa giữa các bar âm nhạc với nhau và

53 GIẢI TRÍ
đáp, tôi đã có được cảm hứng từ bộ phim “Cửa sổ phía sau” và sáng tác bài hát “Cửa sổ phía sau” (đĩa đơn năm 2018) với cảm giác giống như “Ppong” và “phi Ppong” (không phải Ppong ––
đối
để tìm ra câu trả lời. Trong quá trình đi tìm lời giải
chú thích của người dịch)
khứ
hiện tại, hiện đại và
đối
nhà quê... những thứ
mặt
từ
anh trở nên nổi tiếng.

Sau đó, được SM Entertainment đặt hàng, anh công bố bản phối lại chính thức các bài hát gốc của những nghệ sĩ Kpop lớn như NCT127, BoA và f(x). Anh cũng sản xuất các tác phẩm “Everywhere” và “Flight” của rapper E Sens được người hâm mộ hip-hop yêu thích cuồng nhiệt.

Và như thế, năm 2018, khi anh bắt đầu công bố loạt phim tài liệu kinh phí thấp “Đi tìm Ppong”, phản ứng trong giới nhạc phần lớn đều nhẹ nhàng như “tưởng chỉ giỏi tạo nhịp (beat), hóa ra cũng khá là hài hước”.

Sau đĩa đơn “Cửa sổ phía sau” năm 2018 và đĩa đơn “Bang Bus” năm 2021 được bàn luận lặng lẽ, cuối cùng vào tháng 3 năm 2022, ngay sau khi album chính thức đầu tiên “Ppong” của anh được phát hành, những người hâm mộ âm nhạc và giới phê bình bắt đầu tích cực hưởng ứng với âm nhạc độc đáo của anh.

250 nói thêm rằng cũng giống như nhạc hip-hop xuất hiện ở Harlem, New York hay thể loại favela funk vang lên ở Rio de Janeiro, Brazil, ppongjjak giống như âm nhạc nền của vùng văn hóa có tên là Hàn Quốc. Về mặt âm thanh, yếu tố được “ghetto” hóa (một dân tộc nhất định nào đó bị cô lập với dân tộc chiếm đa số trong xã hội) chính là sự quyến rũ của ppongjjak mà 250 - một nhà sản xuất nhạc hip-hop xuất thân từ DJ bar âm nhạc đã phát hiện ra ngoài dự kiến.

“Những bài hip-hop thể hiện các bản nhạc từng được những nghệ sĩ biểu diễn vĩ đại hoặc dàn nhạc giao hưởng 50 người ghi lại từ lâu trước đó bằng những thiết bị thô kệch đời sau đều tỏa ra một nét hấp dẫn riêng. Ppongjjak cũng thế.”

Một điều khác anh nhận thấy khi tìm hiểu về ppongjjak chính là sự liên quan đến văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.

“Có vẻ như người Hàn Quốc có xu hướng thức ăn phải nóng ăn mới ngon, ví dụ như món canh kimchi hoặc lẩu phải cay và nóng thì người Hàn Quốc mới cảm thấy là đã “ăn ngon”. Cách đây không lâu, tôi đi Bỉ khoảng một tuần và ngay sau khi về nước, tôi cũng đã cùng quản lý đến nhà hàng dành cho các lái xe để ăn canh kimchi hầm. Cũng như đối với người Hàn Quốc thì chỉ có những thứ thật nóng chứ không phải những thứ nửa vời mới có thể làm thỏa mãn họ, tôi nghĩ ppongjjak cũng vì có đặc điểm đó mà được lòng người. Tôi cho rằng, đó là một thể loại âm nhạc lôi cuốn, kết hợp giữa giai điệu thật buồn và một thứ gì đó thật sôi nổi một cách dân dã.”

250 bắt đầu khám phá thế giới “Ppong” vào khoảng năm 2013. Khi còn là DJ tại Cakeshop, anh đã mua một băng cátxét bản phối lại nhạc ppongjjak tại một trạm nghỉ trên đường cao tốc khi quay trở về từ chuyến đi team bulding với các đồng nghiệp. Mọi chuyện bắt đầu khi mọi người cùng nhất trí phối lại bản nhạc này như một lời nói đùa lúc về đến Seoul. Sự khởi đầu như một trò tinh nghịch đó đã đưa 250 đến tận phạm trù ppongjjak không còn là chuyện đùa.

HƯƠNG VỊ QUEN THUỘC CỦA PPONGJJAK

Thế hệ trẻ ở độ tuổi 10-20 là những khán giả cuồng nhiệt nhất trong thế giới của “Ppong” quen thuộc nhưng xa lạ, quê mùa nhưng lại sành điệu một cách bí ẩn do 250 tạo ra. Đây cũng là thế hệ có khoảng cách xa nhất với thế kỷ XX, thời kỳ ppongjjak tan chảy vào cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc.

“Họ sống trong thời đại mà mọi thứ đều được sắp xếp gọn ghẽ và cắt tỉa đẹp mắt. Vì vậy, họ mê mẩn những chiếc cầu thang lồi lõm của các tòa nhà được xây dựng đã lâu ở khu ngoại ô Seoul thay vì cầu thang vuông vắn ở trung tâm thành

phố và dùng máy ảnh phim để chụp. Gần đây, thể loại nhạc

đồng quê cũng giành được chỗ đứng trên bảng xếp hạng

Billboard. Đó cũng có thể là một hiện tượng tương tự như sự

nổi tiếng của nhạc Trot trên các bảng xếp hạng âm nhạc Hàn

Quốc trong những năm gần đây.”

Những gì 250 đang đắm chìm vào ngoài âm nhạc dạo này cũng là một loại “lỗi thời”. Anh kể rằng mình đang bị chìm đắm trong những cảnh hành động phi logic xuất hiện trong những bộ phim đầu tiên của Thành Long như bộ phim Hồng Kông “Tiểu quyền quái chiêu (The Fearless Hyena, 1979) được chiếu vào những năm 1970-1980.

"Một lúc nào đó, tôi muốn thử sức mình với nhạc phim. Tôi mong muốn được làm nhạc tất cả những bộ phim như

“Vùng đất câm lặng” (A Quiet Place, 2018) buộc mọi người phải tập trung cao độ vào âm thanh, bộ phim quy mô lớn như

“Kẻ cắp giấc mơ” (Inception, 2010) - những bộ phim thắng thua bằng giai điệu.”

Thật trùng hợp, bộ phim tài liệu kinh phí thấp “Đi tìm

Ppong” của anh đã chính thức được trình chiếu trên màn ảnh rộng lần đầu tiên tại Liên hoan phim quốc tế Bucheon vào mùa hè năm 2023.

“Tôi không có bất kỳ hình mẫu cụ thể nào, nhưng tôi chỉ muốn làm tất cả, nếu đó là điều có thể làm ở khía cạnh âm nhạc như nhà sản xuất âm nhạc Quincy Jones và nhà soạn nhạc kiêm nhạc sĩ Ryuichi Sakamoto (1952- 2023) thử nghiệm các thể loại âm nhạc.”

Dự án tiếp theo của 250 sẽ không phải là “Ppong 2” như tiêu đề của phần tiếp theo của loạt phim người lớn Hàn Quốc.

Anh đã đặt tiêu đề cho dự án tiếp theo của mình là “America”.

Với “Ppong”, tôi đã làm nhạc Hàn Quốc nên giờ tôi phải thử âm nhạc Mỹ. Đây sẽ có thể là một album chứa đựng những tưởng tượng của tôi về nước Mỹ mà tôi ngưỡng mộ thời còn đi học và âm nhạc Mỹ mà tôi thường thích thú lắng nghe.

Định nghĩa về “Ppong” sau bảy năm nghiên cứu vẫn tiếp tục thay đổi ngay cả trong vòng của 250. Bây giờ, tại thời điểm này, định nghĩa của anh về “Ppong” như sau.

“Có lẽ ppongjjak chính là thứ giống như gói gia vị của mì ăn liền Hàn Quốc mà đã là người Hàn Quốc ai cũng biết. Khi chúng ta nấu món canh kimchi mà thấy thiếu thiếu gì ở đâu đó thì chúng ta thường thêm một ít súp ramyeon đúng không.

Vậy thì món ăn sẽ có “hương vị quen thuộc”. Đó không phải là một công thức cao cấp và cũng có thể không phải là đáp án đúng, nhưng đó là một vị quen thuộc và chắc chắn là một hương vị nào đó làm thỏa mãn và cuốn hút vị giác. Có lẽ, đó là mảnh ghép cuối cùng mà người Hàn Quốc tìm kiếm khi họ cảm thấy đang thiếu một điều gì đó.”

Nghệ danh 250 có cách đọc là “ee-ohyeong” (phiên âm tiếng Hàn của số 2, 5, 0 – chú thích của người dịch) gần giống với tên thật của nghệ sĩ là Lee Ho-hyeong. Thế nhưng, tất cả mọi người đều đọc là “ee-ohgong” (cách đọc khác của 2, 5, 0 – chú thích của người dịch).

Anh đã giành được bốn giải thưởng tại Giải thưởng Âm nhạc Đại chúng Hàn Quốc cho album đầu tay “Ppong”. Đặc biệt, ý nghĩa sâu sắc của các giải thưởng Album điện tử xuất sắc nhất và Bài hát điện tử xuất sắc nhất dành cho “Ppong” đó chính là việc “Ppong” đã được công nhận là âm nhạc điện tử.

54 GIẢI TRÍ

“Có lẽ ppongjjak chính là thứ giống như gói gia vị của mì ăn liền Hàn Quốc mà đã là người Hàn Quốc ai cũng biết. Đó không phải là một công thức cao cấp và cũng có thể không phải là đáp án đúng, nhưng đó là một vị quen thuộc và chắc chắn là một hương vị nào đó làm thỏa mãn và cuốn hút vị giác.”

© SEJONG CENTER FOR THE PERFORMING ARTS © Beasts And Natives Alike 55 GIẢI TRÍ
Nghệ thuật ẩm thực
Kinh
Ảnh.
Dịch. Trần Thị Như Ngọc
Hwang Hae-won Tổng Biên tập Tạp chí
doanh nhà hàng
Lee Min-Hee

Bindaetteok

- Món ăn của niềm vui,

Người ta làm bindaetteok bằng cách cho nước với các loại rau, thịt vào bột đậu xanh, trộn đều thành hỗn hợp sệt, sau đó chiên trên chảo đã được làm nóng sẵn cho đến khi có màu vàng ươm. Đây là món ăn truyền thống độc đáo của Hàn Quốc, vừa giòn vừa có hương vị thơm ngon.

TRONG SỐ CÁC TỪ dùng để mô tả hương vị món ăn ở

Hàn Quốc, có một cách biểu đạt là “ngoài giòn trong mềm”. Nó là cụm từ viết tắt của câu “bên ngoài giòn tan, còn bên trong mềm thơm”, chủ yếu được sử dụng để miêu tả hương vị của các món được chiên hoặc rán, ăn vừa nóng vừa giòn. Một trong những món ăn tiêu biểu có vị “ngoài giòn trong mềm” này là bindaetteok.

VỊ GIÒN TUYỆT HẢO

Theo nghĩa rộng, bindaetteok là một món chiên hoặc rán kiểu Hàn Quốc được gọi là buchimgae hoặc jeon Buchimgae là món ăn tiêu biểu không thể thiếu trong ngày lễ, tết của Hàn Quốc. Bánh được chế biến bằng cách trộn bột mì hoặc trứng với nhiều nguyên liệu khác như các loại rau hoặc thịt, cá rồi chiên trong chảo dầu rộng, có đáy phẳng.

Điều khiến bindaetteok khác biệt so với các loại bánh buchimgae thông thường là nó được chế biến từ bột đậu xanh xay cối đá thay vì bột mì. Người ta cho rau, thịt vào nhào với bột đậu xanh xay, sau đó đổ lớp bột dày lên chảo

Không giống như các loại

bánh buchimgae sử dụng

bột mì, bindaetteok sử

dụng đậu xanh và là món

ăn “ngoài giòn trong

mềm” tiêu biểu của Hàn

Quốc.

nóng nhiều dầu rồi chiên chín. Bindaetteok nấu ở nhiệt độ cao có lớp vỏ ngoài giòn và dai hơn bánh buchimgae vì kết cấu của đậu xanh cứng hơn lúa mì. Trong khi các loại bánh buchimgae thường có kết cấu mỏng và mềm thì bindaetteok lại có kết cấu dày dặn và chắc hơn. Khi cắn một miếng bindaetteok được chiên ngập dầu, bạn có thể cảm nhận được hương vị thơm ngon tan chảy trong miệng. Ngoài ra, mùi thơm tươi non đặc trưng của đậu xanh hòa quyện với các nguyên liệu khác làm tăng gấp bội hương vị hấp dẫn của bánh. Nguyên liệu chính tạo nên món bindaetteok là dương xỉ, giá đỗ, hành ba rô, kimchi và ớt đỏ. Tuy nhiên, dù cùng là một loại bindaetteok, tùy từng gia đình mà nguyên liệu có thể thay đổi đôi chút. Những nhà có nguyên liệu phong phú thì cho nhiều loại rau, kim chi, thậm chí cả thịt lợn xay, nhưng những nhà ít nguyên liệu thì chỉ ăn mỗi bột đậu xanh nhào chiên dầu. Dù sao thì, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, không có món ăn nào có thể dễ làm với nguyên liệu rẻ tiền như bindaetteok.

57 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
nỗi buồn và sự lãng mạn

Sau khi thoa một lượng lớn mỡ lợn lên vỉ nướng nóng trên 300 độ, nếu bạn chiên hỗn hợp bột đậu xanh trộn thịt heo với các loại rau củ thì sẽ có vị bánh “ngoài giòn trong mềm”. Vị béo thơm của mỡ lợn

được thấm vào bên trong, tạo nên hương vị hoàn hảo đích thực của bindaetteok.

NGUỒN GỐC CỦA

BINDAETTEOK

Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của bindaetteok. Có giả thuyết cho rằng, nguồn gốc của nó có thể bắt đầu từ việc người ta dùng bindaetteok có kích thước nhỏ như phần lót bên dưới các lớp thịt nướng xếp chồng hay được bày biện trên mâm cỗ. Về sau, nó trở thành một món ăn dành cho những người nghèo khó với kích cỡ lớn hơn để trông hấp dẫn, no mắt hơn và được đặt tên là binjatteok (bánh của người nghèo). Cũng có giả thuyết cho rằng nó được gọi là bindaetteok bằng cách thêm chữ “bindae”, có nghĩa là “tiếp đãi khách”. Có ghi chép rằng vào thời Joseon, những khi mùa màng thất bát, các gia đình quyền thế thời đó đã làm Bindaetteok rồi phân phát cho những người lang thang tụ tập bên ngoài Namdaemun, họ vừa phát vừa nói “Tích thiện chi gia” (có nguồn gốc từ Kinh dịch “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; bất tích thiện chi gia, tất hữu dư ương”, nghĩa là nhà tích thiện, ắt phúc có dư; nhà không tích thiện, ắt họa có dư – chú thích của người dịch).

Một điều chắc chắn là những nơi mà món bindaetteok được yêu thích nhất là vùng Pyeongan-do và Hwanghae-do của Triều Tiên. Sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, những người tị nạn từ Triều Tiên đến Hàn Quốc và lịch sử bindaetteok bắt đầu từ đó. Trong thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật và Chiến tranh Triều Tiên, nhiều tổ chức công và nhà dân bị phá hủy, những người tị nạn đã tìm cách định cư trong những ngôi nhà, những thương xá hoang tàn đó để bắt đầu bán các món gukbap, buchimgae và makgeolli. Vào thời điểm đó, bindaetteok là thứ giúp xoa dịu nỗi buồn, cơn đói của bao người mất nhà cửa, gia đình và cũng là món ăn cho dân thường no bụng với giá rẻ.

MÓN ĂN ĐƯỢC MỌI NGƯỜI YÊU THÍCH

Để chế biến bindaetteok đúng cách, bạn phải dùng loại mỡ lợn rán. Điều này là do mỡ lợn làm cho bindaetteok có hương vị thơm ngon và hấp dẫn mà việc sử dụng dầu ăn thông thường hoặc dầu mè không thể so sánh được. Sau khi thoa một lượng lớn mỡ lợn lên vỉ nướng nóng trên 300 độ, nếu bạn chiên hỗn hợp bột đậu xanh trộn thịt heo với các loại rau củ thì sẽ có vị bánh “ngoài giòn trong mềm”. Vị béo thơm của mỡ lợn được thấm vào bên trong, tạo nên hương vị hoàn hảo đích thực của bindaetteok.

Những quán bindaetteok lâu đời từ 40-50 năm vẫn đang hoạt động sôi nổi tại chợ Euljiro ở Jung-gu hoặc chợ Gwangjang, Seoul. Một trong số đó là quán Pakgane Bindaetteok, nơi đã kinh doanh qua ba thế hệ. Món bindaetteok ở đây được chiên dày theo cách truyền thống. Quán ăn này vẫn đang được đông đảo thực khách yêu thích

Sau khi thoa một lượng

lớn mỡ lợn lên vỉ nướng

nóng trên 300 độ, cho hỗn

hợp bột đậu xanh trộn thịt

heo với các loại rau củ lên

chiên thì bạn sẽ có món ngon tuyệt hảo vừa giòn vừa thơm.

với món “tam hợp”, đó là bindaetteok phủ pyeonyuk (thịt luộc được ép vào khuôn, làm lạnh rồi thái lát mỏng) và eoriguljeot (một loại mắm làm từ hàu tươi). Pyeonyuk và eoriguljeot rất hợp với món bindaetteok thơm ngon, mềm mại.

Ngoài Pakgane Bindaetteok, còn có khá nhiều quán bbindaetteok lâu đời vẫn đang hoạt động ở chợ Gwangjang và nhiều khu vực khác của Seoul. Hầu hết chúng đều có

đặc điểm là cấu trúc bếp mở để từ chiếc cửa sổ dài, thực khách có thể vừa nghe tiếng “xèo xèo” vừa nhìn cảnh chiên bindaetteok và buchimgae trên chiếc vỉ nướng dày, rộng. Người qua đường bị thu hút bởi mùi thơm của bánh, hình ảnh các nhân viên chiên bánh bindaetteok một cách miệt mài tựa như màn trình diễn nghệ thuật.

THƯỞNG THỨC NHIỀU HƯƠNG VỊ KHÁC NHAU

Bindaetteok có thể được chế biến một cách đa dạng và linh hoạt vì chúng ta có thể sử dụng đa dạng các nguyên liệu để cho thêm vào bánh. Ngoài ra, vì là món ăn được nấu chín kỹ nên bất kỳ nguyên liệu nào, từ thịt, rau đến hải sản cũng đều hợp với món này.

JBD Jongno Bindaetteok - một thương hiệu đang phát triển mạnh mô hình kinh doanh nhượng quyền của mình trong hơn 40 năm đã giới thiệu thực đơn bindaetteok phong

58 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
© Shutterstock

Những quán bindaetteok

lâu đời có tuổi đời trên 40-50 năm vẫn còn đang

kinh doanh tại chợ Euljiro

ở Jung-gu hay chợ Gwangjang, Seoul.

phú với các phiên bản khác nhau, như bindaetteok kimchi, bindaetteok bạch tuộc, bindaetteok hàu và bindaetteok hải sản. Vốn dĩ vị đậu xanh thơm ngon là linh hồn của bindaetteok, cho nên dù bạn thêm bất kỳ nguyên liệu gì

vào cũng sẽ hòa quyện với bột đậu xanh tạo nên hương vị hấp dẫn. Đặc biệt, phiên bản bindaetteok rất nhiều hàu chiên giòn là món ăn được cả người nước ngoài yêu thích vì mùi hàu đặc trưng và vị thơm ngon của đậu xanh hòa quyện với nhau.

Bindaetteok cũng hợp với makgeolli nên trên thị trường xuất hiện rất nhiều thương hiệu lấy hai món này làm sản phẩm chủ đạo. Các ý tưởng trang trí cũng rất đa dạng, từ nội thất hiện đại và cách bài trí bàn ăn tinh xảo cho đến cửa hàng theo lối hoài cổ làm sống lại không khí xưa cũ. Gần đây, các quán rượu Hàn Quốc kết hợp hàng chục loại rượu truyền thống được sản xuất từ khắp nơi trên đất nước vào thực đơn bindaetteok được biến tấu đa dạng cũng đang trở nên phổ biến. ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NHƯ MỘT THỰC PHẨM LÀNH MẠNH Vì là món ăn đường phố bắt

phổ biến từ sau Chiến tranh Triều Tiên, bindaetteok là món ăn bình dân chứa đầy kỷ niệm cũng như niềm vui nỗi buồn của dân tộc, và vì thế vẫn luôn được yêu thích như một “món nhắm quốc dân”, “món ăn vặt quốc dân” cho đến ngày nay. Hiện tại, bindaetteok đang thu hút sự chú ý như là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với việc bổ

sốt mà còn dùng trong điều trị các bệnh về da và tăng cường chức năng thận. Chính vì thế, ngày càng nhiều công ty tung ra thị trường sản phẩm bindaetteok dưới dạng sản phẩm sơ chế hoặc sản phẩm ăn liền. Bạn có thể dễ dàng làm món này tại nhà bằng cách cho bánh bindaetteok đông lạnh vào chảo chiên nhiều dầu mà không cần thực hiện thêm quy trình rã đông nào. Ngoài ra, bindaetteok đông lạnh luôn được bán rất chạy vì giá cả hợp lý và có hương vị hoàn hảo như ở nhà hàng.

59 NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
phẩm lành mạnh” vào câu chuyện của mình. Vì đậu
thành
được biết đến là
chỉ có hiệu quả trong việc giải độc và hạ © Tổ chức Du lịch Hàn Quốc
đầu
sung từ khóa “thực
xanh,
phần chính trong bindaetteok
thành phần không

Phong cách sống

Khám

phá

sở thích

dùng đồ văn phòng phẩm

Văn phòng phẩm là vật dụng không thể thiếu trong lịch

sử văn minh nhân loại, từ bột màu được dùng để vẽ những bức tranh trên hang động thời kỳ đồ đá cũ, cho

đến bút bi không gian (space pen) dùng để viết trong môi trường không trọng lực ngày nay. Đặc biệt, ở Hàn

phòng của người viết văn, gồm giấy, bút, mực, nghiên –

thấy con người xem văn phòng phẩm như những người

Lee Seung-yeon Phóng viên tuần báo City Life - Kinh tế hàng ngày Dịch. Mai Như Nguyệt
© gettyimagesKOREA

Dakku là phương thức hay ho thể hiện cá tính và sở thích của bản thân bằng những món đồ phong phú, và là thú vui mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng bắt đầu theo đuổi.

ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGƯỜI, bút chì vừa là công cụ tạo tác, vừa tiếp năng lượng cho sự sáng tạo, còn đối với một số người khác, chúng là dụng cụ để ghi nhớ và làm nên ký ức. Suốt chiều dài lịch sử, văn phòng phẩm, trong đó có bút chì, vẫn luôn tồn tại cùng với nhiều phát minh khác. Thế nhưng giờ đây chúng ta lại có thói quen tìm đến điện thoại thông minh thay vì giấy và bút. Chúng ta bật các ứng dụng hỗ trợ ghi chú để viết, chụp ảnh hoặc cả ghi âm nữa. Khi ta muốn vẽ cũng vậy. Máy tính bảng không chỉ giúp phác họa mà còn giúp tô màu với vô vàn màu sắc và họa tiết khác nhau, khiến việc vẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Như vậy, liệu các đồ dùng như giấy và bút có biến mất trong tương lai? Câu trả lời chắc chắn là “không”.

VĂN PHÒNG PHẨM KẾT HỢP VỚI KHUYNH

HƯỚNG “DIGGING”

Việc bắt đầu xuất hiện những người đam mê văn phòng phẩm có lẽ là một xu hướng tất yếu. Trong xã hội kỹ thuật số nơi mọi người đều cầm điện thoại thông minh và gõ bàn phím máy tính thì văn phòng phẩm đã trở thành “món đồ thể hiện sở thích” của mỗi cá nhân. Mỗi sản phẩm đều có những câu chuyện ra đời khác nhau, và phải chăng các mặt hàng được sản xuất nhiều đến vậy là để đáp ứng thị hiếu đa dạng của người dùng? Chỉ nói đến bút chì thôi đã có vô số lựa chọn tùy thuộc từng nhu cầu khác nhau như tay thuận (thuận tay phải hay tay trái), khối lượng, màu sắc, loại gỗ, độ mềm và độ đậm của chì.

Ngành phân phối đã dùng thuật ngữ “digging” (đào xới) để gọi hành động mỗi cá nhân tập trung đào sâu sở thích của mình. Cụm từ “digging momentum” (động lượng đào xới) đã xuất hiện trong niên san phân tích xu hướng tiêu dùng “Xu hướng Hàn Quốc 2023” (Trend Korea 2023). Cụm từ này có nghĩa là ngày càng đi sâu hơn, đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực mà mình yêu thích.

PENHOOD, câu lạc bộ bút máy lớn nhất Hàn Quốc, là một ví dụ điển hình cho xu hướng digging. Với khoảng 46.000 thành viên, đây là nơi tập hợp những người yêu thích bút máy, các dụng cụ phục vụ việc ghi chép, và chữ viết tay. PENHOOD tổ chức sự kiện Penshow đều đặn hằng năm để các thành viên gặp gỡ, đồng thời giới thiệu nhiều bộ sưu tập bút máy đa dạng tại hàng chục gian hàng.

THỊ TRƯỜNG VĂN PHÒNG PHẨM PHỤC VỤ SỞ THÍCH “TRANG TRÍ NHẬT KÝ” NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN TỪ THỜI KỲ ĐẠI DỊCH

Các cửa hàng văn phòng phẩm tại các khu dân cư đang dần biến mất. Chương trình giải trí của đài MBC Hangout with Yoo phát sóng vào ngày 15 tháng 7 vừa qua có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ hóa thân thành các nhân viên bán hàng làm việc hằng ngày để hỗ trợ công việc dọn dẹp cho một cửa hàng văn phòng phẩm sắp đóng cửa. Đây không chỉ là chuyện xảy ra ngày một ngày hai. Số lượng cửa hàng văn phòng phẩm lâu năm trong các khu dân cư đang giảm dần và bị thay bằng các cửa hàng đồ gia dụng hoặc cửa hàng văn phòng phẩm không

61 PHONG CÁCH SỐNG
© Monami

Khôngbiếtcóphảivìsựtiếcnuốicủamọingười haykhôngmàhiệnđangnổilênxuhướng ngượclại:nhữngcửahàngvănphòngphẩm chứađựngmùihươngconngườivàkýứcngày càngtrởnênhấpdẫnvềmặttinhthần.Những cửatiệmchuyênbáncácmặthàngvănphòng phẩmđượckhaitrươngởnhữngkhuvựcnhộn nhịpcủaSeoulnhưSeongsu-dong,đầuphố Hongdae,Jongno-gu,vàItaewonđangthuhút nhiềusựchúý.

Monami đã khai trương cửa hàng kinh doanh

kiểu truyền thống

Monami Factory ở Seongsu-dong, Seoul.

Nơi này không chỉ phục vụ mua sắm văn phòng phẩm mà còn mang đến cho khách hàng những

trải nghiệm mới mẻ về

thương hiệu thông qua

việc nghe giới thiệu về

lịch sử và sản phẩm của

thương hiệu, hoặc trực

tiếp thử làm ra bút.

người trực. Không biết có phải vì sự tiếc nuối của mọi người hay

không mà hiện đang nổi lên xu hướng ngược lại: những cửa

hàng văn phòng phẩm chứa đựng mùi hương con người và ký

ức ngày càng trở nên hấp dẫn về mặt tinh thần. Những cửa

tiệm chuyên bán các mặt hàng văn phòng phẩm được khai

trương ở những khu vực nhộn nhịp của Seoul như Seongsudong, đầu phố Hongdae, Jongno-gu, và quận Itaewon đang thu hút nhiều sự chú ý.

Monami Store, nơi bán hàng theo hình thức truyền thống

của công ty sản xuất văn phòng phẩm Hàn Quốc Monami, cũng

là một địa điểm ưa thích của giới trẻ. Được khai trương tại phường Seongsu vào năm ngoái, chi nhánh Monami Store Seongsu là công trình kiến trúc tái hiện nhưng mang nét hiện đại của nhà máy phường Seongsu, nơi sản xuất chiếc bút bi đầu tiên của Hàn Quốc mang tên Monami 153 ra mắt vào năm 1963. Với chủ đề “Nhà máy Monami” (Monami Factory), nơi này không chỉ đơn thuần phục vụ mua sắm văn phòng phẩm mà còn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ về thương hiệu thông qua việc nghe giới thiệu về lịch sử và sản phẩm của Monami. Điểm thu hút nhất của chi nhánh này là bạn có thể thử tự tay làm ra một cây bút theo đúng ý mình tại khu không gian trải nghiệm chuyên biệt. Ở đây, bạn có thể trải nghiệm từ việc tự lắp ráp bút bi dòng “DIY 153 Series” hoặc làm bút đầu lông, cho đến tự pha các màu mực đa dạng để tạo ra màu bút của riêng mình tại khu Ink LAB. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm văn phòng phẩm hướng đến những đối tượng khách hàng khác nhau với nhiều yêu cầu đa dạng.

Tiệm Black Heart nằm trong một con hẻm ở Yeonnamdong đã trở thành địa điểm nổi tiếng với những người đam mê văn phòng phẩm. Black Heart là nơi sưu tầm những cây bút chì lâu đời kèm theo những câu chuyện thú vị gắn liền với nó.

Tiệm trưng bày bút chì và các vật dụng liên quan đến bút chì do chủ tiệm trực tiếp sưu tầm theo sở thích và tiêu chuẩn cá nhân. Bạn sẽ gặp không chỉ giới trẻ mà còn cả những khách hàng ở độ tuổi 40-50. Ở đây có cả những cây bút chì của các thương hiệu đã ngừng sản xuất hoặc những thiết kế cổ điển,

PHONG CÁCH SỐNG 62
nên khách đến tiệm luôn có dáng vẻ rất hào hứng đồng thời
© Monami

ngắm nhìn mọi thứ một cách vô cùng thận trọng. Ngoài ra, các tiệm Point of Seongsu ở Seongsu-dong, Homi Art Room ở phố Hongdae và Papier Frost ở Jongno-gu có bán các món đồ trang trí mà những tín đồ văn phòng phẩm rất thích. Đối với những du khách thích văn phòng phẩm muốn kết hợp vừa khám phá văn phòng phẩm vừa du lịch thì việc đến Bảo tàng Bút chì ở thành phố Donghae, Gangwon-do có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Giống với Bảo tàng Bút chì

Derwent ở Anh, nơi này trưng bày hơn 3.000 cây bút chì với nhiều chủ đề khác nhau được giám đốc Bảo tàng sưu tầm khi đi đến hơn 100 quốc gia trong hơn 30 năm. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng bút chì từ nhiều thương hiệu đẳng cấp thế giới, đồng thời cũng tìm hiểu những đồ vật và lịch sử liên quan đến bút chì, chẳng hạn như quy trình sản xuất than chì thành bút chì, và những ghi chép về bút chì trong lịch sử.

VĂN PHÒNG PHẨM - NHỮNG MÓN ĐỒ CHỨA ĐỰNG CÂU CHUYỆN

Văn phòng phẩm chắc chắn sẽ không biến mất, nhưng việc kinh doanh chúng sẽ vẫn rất khó khăn. Khi độ tuổi người tiêu dùng ngày càng trẻ hơn thì hành vi tiêu thụ văn phòng phẩm dĩ nhiên cũng sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm giá rẻ cũng tăng lên, khiến cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường văn phòng phẩm cần có sự thay đổi. Điều này cũng giống

Tiệm Black Heart là không gian giới thiệu giá trị của những cây bút chì, thứ đang dần trở thành công cụ của ký ức. Tiệm cung cấp nhiều loại bút chì, từ những cây bút đã ngừng sản xuất đến những bộ sưu tập bút.

tạo sự độc đáo thông qua những điều chỉnh mang tính chi tiết. Hãng Monami thu hút sự chú ý bằng cách thêm những câu chuyện vào sản phẩm của mình. Năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm ngày Gwangbokjeol (Quốc khánh của Hàn Quốc – chú thích của người dịch), công ty đã cho ra mắt bút phiên bản giới hạn “153 ID 8.15” nhằm tôn vinh những nhà vận động phong trào độc lập và giới thiệu về Quân đội Giải phóng Hàn Quốc. Gần đây hãng cũng giới thiệu loại hộp ba bút lông với chủ đề hoa và đá theo tháng sinh và cung hoàng đạo. Ngoài ra, công ty cũng đang xem xét các khía cạnh mang tính bền vững, chẳng hạn như tung ra các sản phẩm thân thiện với môi trường được tái chế từ rác thải nhựa dùng một lần, vỏ ca cao, v.v. hoặc biến những sản phẩm không sử dụng thành đồ mới theo phong cách upcycle goods (hàng hóa được tái chế hoặc tái sử dụng theo hướng được nâng cấp về mặt giá trị – chú thích của người dịch). Bằng cách này, văn phòng phẩm sẽ tiếp tục đổi mới và vẫn là “người bạn” lâu dài của người tiêu dùng, chứa đựng những hình ảnh mới, vai trò mới cùng với nhiều câu chuyện khác nhau.

63 PHONG CÁCH SỐNG
việc
điện
đèn trở nên phổ biến thì mục đích sử dụng của nến phải thay đổi. Nhà sản xuất bắt đầu mở rộng mục đích sử dụng của các loại văn phòng phẩm,
với
khi
và bóng
Lee Seung-yeoun
©

nhìn Việt Nam Phạm Hoa Mai Nghiên cứu sinh, Đại học Ngoại ngữ Hankuk

Xây dựng lại công trình lịch sử

với ứng dụng công nghệ hướng tới thế hệ mê chia sẻ hình ảnh

Điểm
©
65 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM Mảng tường chiếu đoạn phim lịch sử với những câu nói nổi tiếng cũng là góc chụp thu hút nhiều khách nước ngoài
66 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

Dãy hành lang ở tầng

hai là một trong những

góc chụp ảnh thu hút

nhiều khách tham quan

Khoảng sàn kính ở

tầng một với vết tích

khảo cổ

KỂ TỪ LẦN ĐẦU TIÊN đến Hàn Quốc vào 20 năm trước

tôi đã rất thích cách Hàn Quốc bảo tồn và quảng bá văn hóa truyền thống. Sau này khi có dịp làm việc với nhiều

đoàn chuyên gia Hàn Quốc trong lĩnh vực này tôi càng

nhận thấy sự chuyên nghiệp của Hàn Quốc, thể hiện ở sự tỉ

mỉ trong từng chi tiết của các di tích lịch sử, công trình văn

hóa, bảo tàng, triển lãm, trưng bày. Mỗi nơi tôi đã tới, tôi đều thấy sự “quan tâm” của nơi đó tới các đối tượng đa dạng. Từ người trong nước tới người nước ngoài, từ người già tới trẻ nhỏ đều là đối tượng được những người làm công tác bảo tồn, trưng bày và tuyên truyền quan tâm khi thiết kế và thể hiện văn hóa, lịch sử hay tính nghệ thuật của công trình tương ứng. Không dừng lại ở việc miễn phí hay giảm giá vé cho các đối tượng như người có tuổi, người trong một khu vực nhất định, quân nhân, người mặc hanbok, người có công với đất nước hay tổ chức các lối tham quan riêng cho người khuyết tật, thuyết minh nội dung cho người khiếm thị hoặc khiếm thính, khu trải nghiệm cho trẻ em và người nước ngoài, các công trình lịch sử văn hóa của Hàn Quốc gần đây khi được cải tạo hay phục dựng lại đều được ứng dụng công nghệ để mang lại nhiều hiệu ứng, chuyển tải nhiều thông tin, tăng cường khả năng tương tác với khách tham quan và điều đặc biệt mà tôi ấn tượng là khiến cho hình ảnh của công trình cuốn hút hơn, lan truyền rộng rãi hơn trên mạng xã hội một cách tự nhiên nhất.

Gần đây, cũng nhờ mạng xã hội dẫn bước mà tôi có dịp đến thăm Điện Dondeok (Đôn Đức). Điện nằm trong khuôn viên của Cung Deoksu (Đức Thọ) - một trong bốn cung điện mà khách du lịch nước ngoài trong đó có khách du lịch Việt Nam hay tới khi thăm Hàn Quốc. Vị vua cuối

cùng của nhà Joseon với hiệu Gojong (Cao Tông) đã cho tu bổ và mở rộng cung điện này sau đó ông xưng làm hoàng

đế và chính thức thành lập Đế quốc Đại Hàn. Việc lập ra Đế quốc Đại Hàn nhằm chấm dứt sự lệ thuộc của vua Joseon vào nhà Thanh, thể hiện ý thức ngang hàng của

Hoàng triều Joseon và chấm dứt quyền bá chủ trên danh nghĩa của nhà Thanh ở khu vực Đông Á.

Điện Dondeok được xây dựng theo phong cách phương Tây vào năm 1903 với mong muốn để làm nơi tổ chức sự kiện kỷ niệm 40 năm ngày vua Gojong lên ngôi, tuyên bố vị thế của Đế quốc Đại Hàn với thế giới. Công trình này là nơi trọng yếu tổ chức các sự kiện và tiệc chiêu đãi lớn của Đế quốc Đại Hàn, nơi Hoàng đế gặp gỡ các sứ thần nước ngoài, đồng thời cũng được dùng làm chỗ ở cho các nguyên thủ cấp nhà nước khi đến thăm Đế quốc Đại Hàn. Vua Sunjong (Thuần Tông) lên ngôi ở đây vào năm 1907. Tuy nhiên Điện Dondeok đã bị người Nhật phá hủy từ năm 1921 đến năm 1926. Việc xây dựng lại bắt đầu vào năm 2017 chỉ hoàn toàn dựa trên một vài bức ảnh tòa nhà bên ngoài và duy nhất một bức ảnh phòng ngủ bên trong. Những bức ảnh cũ kỹ khiến những nhà nghiên cứu xác định gạch có hai màu được sử dụng ở Điện Dondeok. Dù không có dữ liệu thể hiện màu sắc nhưng gạch đỏ và gạch xám đã được khai quật tại khu khảo cổ. Hiện trường khai quật cũng được thể hiện cho khách du lịch có thể xem ngay tại tầng một của tòa nhà dưới lớp kính chịu lực. Màu sắc hay họa tiết gạch lát sàn và các chi tiết nội ngoại thất được sử dụng dựa trên những chi tiết tương tự các công trình được xây dựng cùng thời điểm và cùng khu vực đó. Tầng một và tầng hai được lắp máy chiếu tại khu vực phòng triển lãm chính, tái hiện các nghi lễ hoàng cung đặc biệt là lịch sử ngoại giao từ thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX của Hàn Quốc. Có nhiều ý kiến về việc sử dụng không gian quá nhiều cho trình chiếu video nhưng cá nhân tôi nghĩ đây là lựa chọn hết sức hợp lý khi chưa có đủ dữ liệu để phục dựng chính xác. Những câu chuyện lịch sử được thể hiện qua hình ảnh động và tĩnh phù hợp với cả người thích xem chi tiết lẫn người chỉ muốn theo dõi nhanh như một bộ phim. Phần lớn các khu vực còn lại của tầng một và tầng hai là các phòng nghỉ, phòng đọc sách đặc biệt là rất nhiều góc để chụp ảnh. Ở bất cứ góc nào của Điện Dondeok cũng có thể bắt gặp ai đó đang chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội. Cảm giác ở bên trong tòa nhà giống một khách sạn mang phong cách cổ điển sang trọng, đúng như mục đích để

67 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

đón tiếp chính khách phương Tây ban đầu hơn là một bảo tàng với những kiến thức khô khan. Những hình ảnh được chia sẻ vừa “Tây” nhưng lại có họa tiết hoa truyền thống hay tòa nhà nằm trong khuôn viên cung điện kiểu Hàn

Quốc cũng là những điểm thu hút khiến mọi người tìm

đến đây nhiều hơn.

Khi tìm hiểu cảm nhận của người Hàn Quốc về Điện Dondeok hay Cung Deoksu có thể thấy những quan điểm lẫn lộn về thời đại, về vị vua cuối cùng của Joseon, đánh giá cho những đúng sai của hoàng tộc khi đó... Nó làm tôi nghĩ

đến những cảm xúc khác nhau của người Việt Nam và người nước ngoài khi đến thăm lăng Khải Định. Có người thấy lăng Khải Định là sự pha tạp thiếu chọn lọc kiến trúc Đông và Tây, có người lại quả quyết đây là nơi rực rõ nhất, đẹp nhất ở Huế. Cảm nhận dựa trên hình thức và cảm nhận có ảnh hưởng bởi những hiểu biết về lịch sử và văn hóa bản địa có thể khác nhau nhưng điều không thể phủ nhận là những công trình ở những thời điểm giao thời giữa phong kiến và hiện đại như thế này rất thu hút sự quan tâm của khách nước ngoài.

Việc ứng dụng công nghệ vào phục chế ảnh vua Khải Định hay xen lẫn công nghệ hình ảnh trong trưng bày tại

Điện Dondeok đều thể hiện mong muốn gợi mở tìm hiểu

về lịch sử và văn hóa cho những thế hệ sau. Chính bởi thế

công trình được xây dựng lại chỉ dựa trên những tư liệu ít

ỏi nhưng lại mở ra nhiều mong muốn tìm hiểu cho khách

Cảnh sắc tự nhiên

Công trình được xây dựng lại chỉ dựa trên những tư liệu ít ỏi nhưng lại mở ra nhiều mong

muốn tìm hiểu cho khách tham quan cũng như mong

muốn lan tỏa hình ảnh nơi này đến những người khác.

Có lẽ đó là mong muốn của mọi người làm nghiên cứu lịch

sử và văn hóa cũng như những

người làm công tác trưng bày và tuyên truyền.

của bán đảo Triều Tiên và các nghi thức hoàng cung được thể hiện qua video trình chiếu trên tường và cột ở tầng một

tham quan cũng như mong muốn lan tỏa hình ảnh nơi này đến những người khác. Có lẽ đó là mong muốn của mọi người làm nghiên cứu lịch sử và văn hóa cũng như những người làm công tác trưng bày và tuyên truyền.

Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc đã chính thức mở cửa công trình này cho khách tham quan vào ngày 25 tháng 9 năm 2023. Vào ngày này, sự kiện “100 năm lịch sử, 100 năm hữu nghị - Điện Dondeok, địa điểm ngoại giao công chúng về di sản văn hóa” do Văn phòng Quản lý Cung Deoksu thuộc Trụ sở Di tích Cung điện, Cục Di sản Văn hóa tổ chức sự kiện với sự tham dự của 12 quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với Joseon từ năm 1876 đến năm 1902 (Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Ý, Nga, Pháp, ÁoHungary, Trung Quốc, Bỉ và Đan Mạch), có 30 người tham dự, trong đó có các nhà ngoại giao của tám quốc gia , bao gồm cả Vương quốc Anh và 12 KOL từ 12 quốc gia trên mặc hanbok. Công trình biểu tượng của ngoại giao đã được dựng lại và dần trở thành cầu nối ngoại giao công cộng của Hàn Quốc với thế giới.

Video chiếu hình ảnh cuộc sống của người dân và các nghi lễ được bao quanh tường và lối đi ở tầng hai

Phòng nghỉ tầng hai với phong cách hiện đại khác phòng nghỉ tân cổ điển ở tầng một

69 ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM

Subscription/Purchase Information

HOW TO SUBSCRIBE

Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via email.

SUBSCRIPTION RATES

and N. America

Africa and S. America

* For back issues, there is an additional charge

1 EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)

2 SOU THEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA

3 E UROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)

4 AFR ICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS

JOIN OUR MAILING LIST

Be the first to know when the new issue comes out. Sign up for Koreana web magazine notification emails on the Korea Foundation website (https:// www.kf.or.kr/kid/sb/sbscrb/insertSbscrbInfo00. do).

In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (issuu.com).

READER FEEDBACK

We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.

ENJOY OUR WEBSITE!

Postal Address Annual Subscription (airmail delivery included) Back Issues* (per copy)
1 year ₩ 25,000 ₩ 6,000 2 years ₩ 50,000 3 years ₩ 75,000 East Asia 1 1 year US$45 US$9 2 years US$81 3 years US$108 Southeast Asia 2 1 year US$50 2 years US$90 3 years US$120
3 1 year US$55 2 years US$99 3 years US$132
4 1 year US$60 2 years US$108 3 years US$144
Korea
Europe
for airmail delivery.
A Nuclear South Korea? Arguments, Risks and Ways Forward A JournAl of the eAst AsiA foundAtion | www.globAlAsiA.org | volume 18, number 1, mArch 2023 us$15.00 w15,000 south koreA And the bomb: essAYs bY Peter Hayes; Seong-whun Cheon; Jungsup Kim & Chung-in Moon; Chung-in Moon; Tong Zhao & Jungmin Kang; Toby Dalton & Van Jackson; David von Hippel & Eva Lisowski; Tatsujiro Suzuki; Vladislav Chernavskikh & Anton Khlopkov in focus: is it possible to engAge with chinA? No way, says Walter C. Clemens. We must try, says Mel Gurtov feAture: chinA’s Aggressive return to mYAnmAr Bertil Lintner on Beijing’s quest for influence and access plus stephen blank Russia’s Ukraine war has led to deeper, and dangerous, engagement with North Korea. John nilsson-wright President Yoon Suk-yeol has a foreign-policy vision of South Korea as a global pivotal state. Can he be taken seriously? book reviews: A secret history of ginseng; Taiwan’s time as a Japanese colony; the Qing state’s paralyzing fear of corruption; and Nehru’s Role in the Sino-Indian War. Plus a selection of short reviews News, archives and analysis at www.globalasia.org We Help Asia Speak to the World and the World Speak to Asia. In our latest issue: A Nuclear South Korea? Arguments, Risks and Ways Forward Find out more, read our online edition or subscribe to our print edition at www.globalasia.org Try our digital edition: Read on any device. Issues just $5.99 each or $19.99 per year. Download the free Magzter app or go to www.magzter.com A Journ A l of the eA st Asi A foundAtion

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.