KOREANA 2024 Autumn (Vietnamese)

Page 1


HONGDAE

Đoạn đường dài 2km từ ga Đại học Hongik đến ga Sangsu là trái tim của Hongdae. Đây là nơi có lưu lượng đi bộ cao nhất trong khu vực và tổ chức các

sự kiện văn hóa quanh năm. Văn phòng

Quận Mapo-gu gần đây đã cải tạo lại khu vực này, đổi tên thành “Con đường

Đỏ”, như một phần của dự án tạo ra vành đai du lịch kết nối Công viên Rừng Gyeongui Line với sông Hán.

Hongdae:

Không chỉ là địa danh mà

dạng thức tinh thần

Jeon Eun-kyung

Tổng Biên tập

Với người Hàn Quốc, nói đến “Hongdae” không chỉ đơn giản là nói đến Đại học Hongik nằm ở Mapo-gu, Seoul mà còn là cái nôi của văn hóa thanh niên và tinh thần indie. Khu vực này được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Hongdae, Hongdae-ipgu, Hongdae-ap, Phố Hongdae. Tất nhiên là Trường Đại học Mỹ thuật thuộc Đại học Hongik đã đóng vai trò lớn trong việc hình

thành nên bản sắc của khu vực này. Các xưởng vẽ của sinh viên mỹ thuật, học viện nghệ thuật, studio, phòng trưng bày, quán cà phê, không gian triển lãm thay thế bắt đầu mở cửa, mang đến một nền văn hóa thời thượng và tinh tế ở nơi đây. Giới nghệ sĩ nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau

tề tựu giao lưu ở Hongdae và biến nó thành điểm nóng ở Seoul kể từ sau những năm 1990.

Khi nói về dòng nhạc indie Hàn Quốc, không thể không nhắc đến vô số câu lạc bộ nhạc sống ở khu vực Hongdae. Kể từ đầu những năm 1990, các câu lạc bộ nhạc sống lần lượt được mở ở khu vực trước Hongdae, đóng vai trò là bệ phóng cho các ban nhạc indie. Những câu lạc bộ nhạc sống này đã giữ vị trí là cơ sở hạ tầng âm nhạc khiến cho các chuyên gia âm nhạc nước ngoài phải ghen tị. Mặt khác, tôi nghĩ bản sắc quan trọng của Hongdae hiện nay có lẽ là văn hóa xuất bản. Khi các nhà xuất bản lớn, nhà xuất bản độc lập và xưởng thiết kế tập trung lại với nhau, văn hóa tự xuất bản đã phát triển dựa trên mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau. Một trong những kết quả điển hình là kể từ năm 2005, vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, Lễ hội Sách Seoul Wow (Seoul Wow Book Festival) được tổ chức ở khu vực trước Hongdae. Năng lượng này đã trở thành nền tảng cho sự ra đời của YOUR-MIND, là hiệu sách độc lập đầu tiên ở Hàn Quốc. Từ năm 2009, mỗi năm YOUR-MIND đều tổ chức hội chợ sách nghệ thuật Seoul với tên gọi Unlimited Edition. Ngoài Hongdae, sự kiện này hiện được tổ chức tại nhiều khu văn hóa phức hợp khác nhau ở Seoul và đang rất được yêu thích. Hongdae đã đóng vai trò là một vườn ươm văn hóa trong suốt thời gian dài.

Trong ấn bản mùa thu của Koreana, chúng tôi sẽ giới thiệu hệ sinh thái văn hóa Hongdae, nơi văn hóa và sự đa dạng của nhiều thể loại khác nhau như âm nhạc, nghệ thuật, thiết kế, sân khấu và xuất bản cùng hiện diện. Hiện nó đã mở rộng từ Hongdae-ap sang các khu vực lân cận như Hapjeong-dong, Mangwon-dong, Yeonhui-dong và Yeonnam-dong, tạo thành vùng Hongdae. Điều thú vị là mặc dù rõ ràng đây không phải là khu vực Hongdae nhưng nó vẫn được công nhận và có chung mã văn hóa. Bởi vì Hongdae không chỉ là một địa danh mà còn là một dạng thức tinh thần. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu hành trình tuyệt vời này tại ga Hongdaeipgu trên tuyến tàu điện ngầm số 2.

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Kim Ghee-whan

GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP

Lee Jong-kook

TỔNG BIÊN TẬP

Jeon Eun-kyung

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Cho Yoon-jung

BAN BIÊN TẬP

Je Baak

Benjamin Joinau

Kang Yu-jung

Kim Sang-kyun

Kim Yoon-ha

Lim Jin-young

Park Hye-jin

Park Kyung-sik

Park Sang-hyun

Seong Hye-in

BIÊN TẬP BẢN SAO

Matthias Lehmann

BIÊN TẬP VIÊN LIÊN KẾT

Ji Geun-hwa

TRỢ LÝ BIÊN TẬP

Daniel Bright

Ted Chan

Jennifer Chang

BIÊN TẬP VIÊN

Wang Bo-young

GIÁM ĐỐC NGHỆ THUẬT

Kwon Sung-nyeo

THIẾT KẾ

Kang Seung-mi

Cho Kyeong-ju

BAN BIÊN TẬP

TIẾNG VIỆT

PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

TS. Trần Anh Tiến

HIỆU ĐÍNH TIẾNG VIỆT

TS. Lê Thị Phương Thủy

TS. Trần Tịnh Vy

TS. Nguyễn Thị Phương Thúy

ThS. Nguyễn Đình Minh Khuê

THIẾT KẾ & DÀN TRANG

Trần Công Danh

ĐĂNG KÝ / ĐẶT MUA

Giá mỗi bản là 6.000₩ tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang bìa cuối của

Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.

THIẾT KẾ & SẢN XUẤT Hong Communications, inc.

© The Korea Foundation 2024

Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF. Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

HONGDAE:

Tiêu điểm

Bảo tàng Mỹ thuật Kansong -

Bướcnhảyvọtmới Kang Hye-ran

Phỏng vấn

Niềm vui đến từ chính chúng ta

Lim Hee-yun

Bảo tồn di sản

Ngôn từ hóa ảnh / tranh chữ

Lee Gi-sook

Kiến trúc

Kiến trúc sư Minsuk Cho:

Người kiến tạo bản sắc mới

Park Jung-hyun

Trên những nẻo đường Khám phá lại thành phố

Daejeon tẻ nhạt Kwon Ki-bong

Chân dung thường nhật

Niềm vui tranh dân gian minhwa

dành cho tất cả mọi người

Hwang Kyung-shin

Giải trí

Địa hạt K-occult, dòng phim

bên lề vươn đến công chúng

Jung Duk-hyun

Nghệ thuật ẩm thực

Dakhanmari: Món gà tiêu biểu

của Seoul Park Chan-il

Điểm nhìn Việt Nam

Cảm nhận về văn hóa đại chúng

Hàn Quốc Vũ Thị Tới

Chuyên đề 1

Lee Mu-yong Giáo sư Viện Đào tạo Sau
Chonnam

Hệ sinh thái đa dạng của văn hóa Hongdae

Cho đến những năm 1980, khu vực phía trước

Hongdae không khác gì với các làng đại học ở những nơi khác. Tuy nhiên, bầu không khí đầy cởi mở và tiến bộ đã hiện diễn vào những năm 1990, kèm theo đó là sự tìm tòi những thử nghiệm và nỗ lực đổi mới sáng tạo trên nhiều lĩnh vực. Quá trình này đã định hình một bản sắc riêng cho khu vực Hongdae, được gọi là “văn hóa Hongdae”, đồng thời khu phố này không ngừng thích ứng với những thay đổi từ môi trường bên ngoài.

Khu vực phía trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch) có nền văn hóa đại học và văn hóa thanh niên độc đáo được tích lũy trong thời gian dài. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật đa dạng, bao gồm mỹ thuật và âm nhạc, sân khấu, phim ảnh, trình diễn, v.v. Ngoài ra, ngày càng nhiều ngành công nghiệp chuyên về thiết kế, truyện tranh, xuất bản, quảng cáo, nội dung kỹ thuật số,... tập trung ở

đây cũng biến nơi này trở thành một khu văn hóa phức hợp. Nói chung, khu vực Hongdae là sân chơi của những người dẫn đầu xu hướng. Sải bước ở khắp con phố này là sinh viên, nghệ sĩ, hội viên câu lạc bộ, nhà sản xuất văn hóa và kinh doanh, tổ chức hoạt động nghệ thuật, những người theo phong cách hipster với tư duy độc đáo, tự do. Đây là lý do mọi người không ngừng đổ xô đến nơi này.

TOÀN BỘ KHU HONGDAE

Tên gọi Hongdae thường được dùng để chỉ khu phố sầm uất quanh Đại học Hongik ở Sangsu-dong, Seoul. Ban đầu, nơi này được gọi là “Hongdae-ap” (tạm dịch “phía trước Đại học Hongik”) như bất kỳ khu đại học nào khác, chẳng hạn “Yondae-ap” (tạm dịch “phía trước Đại học Yonsei”), “Edaeap” (tạm dịch “phía trước Đại học Nữ Ewha”). Đây chẳng qua là cách gọi địa danh dựa theo Đại học Hongik.

Năm 1984, khi ga Hongdae-ipgu thuộc tuyến tàu điện ngầm

số 2 được đưa vào sử dụng, khu vực Hongdae-ap cũng được gọi là “Hongdae-ipgu” (tạm dịch: “lối vào Đại học Hongik”). Vào cuối những năm 1990, thành phố Seoul thực hiện dự án phố đi bộ quy mô lớn khắp Seoul. Kể từ đó, một không gian đi bộ đã hình thành ở khu vực Hongdae-ap, nơi đây có thêm cái tên khác là “Phố Hongdae”. Cứ thế, theo thời gian, những từ dùng để chỉ khu vực Hongdae-ap càng phổ biến hơn, địa điểm gắn với tên gọi cũng dần mở rộng. Gần đây, cách gọi “khu vực Hongdae” cũng được sử dụng. Tàu điện ngầm đã có ảnh hưởng to lớn đến việc mở rộng phạm vi địa lý mà thuật ngữ “Hongdae” ám chỉ. Từ năm 2000, với việc lần lượt khai trương tuyến tàu điện ngầm số 6, đường sắt sân bay, tuyến Gyeongui-Jungang, khu vực Hongdae đã phát triển thành khu thương mại lớn nhất Seoul, trải dài từ ga Hongdae-ipgu (tuyến 2, đường sắt sân bay, tuyến GyeonguiJungang) đến ga Hapjeong (tuyến 2, tuyến 6) và ga Sangsu (tuyến 6). Xét theo đơn vị hành chính, khu vực Hongdae đã mở rộng từ các khu phố ban đầu là Seogyo-dong, Sangsu-dong và Donggyo-dong, đến Yeonnam-dong, Yeonhui-dong, Hapjeong-dong, Mangwon-dong và Seongsan-dong gần đó.

Khu vực Hongdae-ap cho đến trước những năm 1990 vốn thuộc về Sinchon, có trung tâm là khu vực quanh Đại học Yonsei. Nhưng kể từ khi phát triển và đạt được thành tựu văn hóa riêng, khu vực Hongdae-ap đã trở thành trung tâm của toàn bộ khu vực Hongdae.

Ảnh chụp lối vào Eulmadang-ro - điểm khởi đầu của khu thương mại Hongdae. Các cửa hàng nhượng quyền lớn đều tập trung quanh đây. Ở đây có trung tâm hướng dẫn du lịch, và cổng chính của Đại học Hongik thì cách khoảng hơn 200m đi bộ.

DẤU VẾT TUYẾN ĐƯỜNG SẮT XƯA

Nhà máy Nhiệt điện Seoul nằm ven sông Hán có thể nói là một “gen văn hóa” có sức ảnh hưởng lớn đến khu vực Hongdae. Thường được gọi là Nhà máy Nhiệt điện Dangin-ri

– cách gọi theo địa điểm đặt nhà máy điện, đây là cơ sở phát điện đầu tiên của Hàn Quốc, được hoàn thành vào năm 1930, chuyên cung cấp than và vật tư qua tuyến Dangin-ri, vốn được khai trương một năm trước đó. Khi nhiên liệu của nhà máy điện được thay thế bằng khí đốt từ than, đường sắt không còn được dùng đến. Do đó, tuyến Dangin-ri cũng ngừng hoạt động vào năm 1980.

Seogyo 365 là vết tích còn lại của tuyến Dangin-ri. Do các chuyến tàu ngửng hoạt động, các tuyến đường sắt bỏ hoang được biến thành đường bộ và bãi đậu xe. Ở một vài nơi, các tòa nhà thấp khoảng hai đến ba tầng được dựng lên. Vì phần đất khá hẹp nên các tòa nhà chỉ rộng 2-5m và đứng chen chúc nhau. Dải tòa nhà dài và hẹp đứng san sát nhau khoảng chừng 200m chính là Seogyo 365. Vì thuộc lô đất 365 Seogyo-dong nên chúng mới có tên như vậy.

Seogyo 365 tương phản với những tòa nhà cao tầng ngay ngắn ở gần đó. Những tranh cãi liên tiếp nổ ra xoay quanh việc phá dỡ tòa nhà cũ kỹ này. Tuy nhiên, nó vẫn đang được bảo tồn nhờ vào nỗ lực của những kiến trúc sư, thương nhân xung quanh - những con người luôn trân trọng dấu vết cổ xưa. Nhiều tiệm ăn và quán rượu độc đáo, xưởng làm việc của các nghệ sĩ nghèo, cũng như sự quyến rũ của phong cảnh độc đáo góp phần thu hút khách tham quan đến nơi đây.

Con đường từng là tuyến Dangin-ri đã được chuyển đổi

thành một khu thương mại sầm uất sau khi các tòa nhà xây dựng trái phép bị tháo dỡ, thay vào là các quán cà phê, quán rượu, nhà hàng cao cấp được dựng lên, và địa điểm này nổi lên như là trung tâm của khu vực Hongdae. Con đường trải dài 2km từ cửa ra số 7 ga Hongdae-ipgu hướng đến ga Sangsu hiện có tên chính thức là Eoulmadang-ro. Năm ngoái, Văn phòng Quận Mapo-gu đã chỉnh trang nó lại thành con đường chuyên phục vụ cho du lịch và đặt cái tên mới là “Red Road” (tạm dịch: “Con đường Đỏ”). Còn nhà máy nhiệt điện Dangin-ri hiện đang được tu sửa theo thiết kế Mass Studies do kiến trúc sư Minsuk Cho đứng đầu. Nó được dự kiến sẽ trở thành không gian văn hóa phức hợp bao gồm phòng triển lãm và phòng biểu diễn vào năm 2026.

SỰ

KHỞI

CỦA VĂN HÓA HONGDAE

Nhạc indie, alternative và underground là những từ tóm gọn để chỉ văn hóa Hongdae. Có thể nói văn hóa Hongdae được hình thành vào năm 1955, khi Đại học Hongik chuyển đến Sangsu-dong. Đặc biệt, sự hiện diện của Trường Đại học Mỹ thuật thuộc Đại học Hongik là nguồn động lực quyết định bản sắc của khu vực này năm 1970-1980. Trong thời kỳ này, xưởng vẽ, học viện nghệ thuật, phòng thủ công, tiệm sách chuyên về mỹ thuật, studio, phòng trưng bày đã mở cửa tại đây. Đa phần các học viện nghệ thuật ban đầu chỉ là xưởng vẽ của sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật, sau đó chúng phát triển thành các viện. Vào khoảng năm 1986, các học viện nghệ thuật lớn chuyên luyện

Khu vực phía trước

Hongdae từng là con đường có tuyến tàu lửa

chạy ngang qua. Giờ

đây khó có thể tìm lại

dấu vết đường sắt vốn

đã ngừng hoạt động.

Tuy nhiên những tòa nhà

chen chúc dọc theo đê

đường ray vẫn còn đó

với cái tên Seogyo 365.

Các cửa hàng độc đáo

xuất hiện bên cạnh

những tòa nhà vẫn giữ nét hoài cổ.

Khu vực phía trước Hongdae

vốn thuộc về Sinchon - với

trung tâm là khu vực quanh

Đại học Yonsei vào trước những năm 1990. Nhưng kể

từ khi phát triển và đạt được thành tựu văn hóa riêng, khu vực xung quanh Hongdae đã

trở thành trung tâm của toàn bộ khu vực Hongdae.

từ Đại học Hongik đến Nhà hát nhỏ Sanwoollim. Những học viện nghệ thuật mọc lên như nấm là một trong những yếu tố làm nên cảnh quan độc đáo của khu vực phía trước Hongdae. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, khi Trường Đại học Mỹ thuật trực thuộc Đại học Hongik bãi bỏ kỳ thi thực hành thì số lượng các học viện nghệ thuật cũng cũng giảm dần. Khu vực Hongdae bắt đầu thu hút sự quan tâm của công chúng và truyền thông vào đầu những năm 1990, khi các quán cà phê cao cấp mang phong cách hậu hiện đại kiểu phương Tây xuất hiện. Các phòng trưng bày phức hợp và tiệm cà phê theo chủ đề mang hơi hướng cổ xưa, trang nhã xuất hiện trên những con phố mà các nghệ sĩ văn hóa thường xuyên lui tới, làm nổi bật hình ảnh tự do và tinh tế của khu phố. Các tiệm cà phê do nghệ sĩ trực tiếp điều hành cũng tăng lên. Từ đó, một con hẻm đầy tiệm cà phê mọc lên ven đường từ cổng chính

Hongdae đến Đài Phát thanh Viễn Đông (Far East Broadcasting Company) và bãi đỗ xe, cung đường này được gọi là Phố Picasso.

Trong khi đó, văn hóa tiêu dùng lan rộng cũng gây ra nhiều nỗi lo ngại. Để đối phó với tình trạng này, sinh viên

Trường Đại học Mỹ thuật, Đại học Hongik đã khởi xướng ra

Triển lãm Nghệ thuật Đường phố (Street Art Exhibition) từ năm 1993, nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa Hongdae và văn hóa đại học lành mạnh. Sự kiện vẽ tranh tường ở khắp nơi trong khu phố được tổ chức, tạo nên một “khu phố bích họa”.

CHỐNG LẠI SỰ ĐỒNG NHẤT

Các câu lạc bộ nhạc sống bắt đầu xuất hiện ở khu vực

Hongdae từ nửa sau những năm 1990, dần đóng vai trò trung

tâm trong văn hóa địa phương. Văn hóa câu lạc bộ ra đời từ sự

kết hợp giữa văn hóa mỹ thuật vốn có với văn hóa tiêu dùng mới nổi. Trường hợp tiêu biểu là tiệm cà phê Kraftwerk khai trương vào năm 1992. Nơi này ban đầu là phòng thu âm của một chủ cửa hàng âm nhạc, sau đó nó phát triển thành quán bar, trở thành hình mẫu cho những câu lạc bộ khiêu vũ về sau. Kể từ năm 1994, các câu lạc bộ nhạc sống bắt đầu bùng nổ, đứng đầu là câu lạc bộ Drug với sân khấu đầy thách thức và thử nghiệm mới. Các câu lạc bộ này là cứu cánh cho những ai đang tìm kiếm văn hóa giải trí thay thế. Từ những năm 2000, nhiều lễ hội khác nhau được tổ chức quanh các câu lạc bộ này như là cách để củng cố bản sắc của câu lạc bộ. Khu vực Hongdae-ap, nơi phát triển thành khu vực văn hóa phức hợp, đã thay đổi bản sắc thành khu vực du lịch văn hóa khi các dự án công cộng được chính phủ chính thức hỗ trợ từ sau World Cup Hàn Quốc - Nhật Bản năm 2002. Kết quả là văn hóa Hongdae đã nhanh chóng phát triển từ niềm đam mê của một nhóm nhỏ trở thành một hiện tượng phổ biến và được thương mại hóa về du lịch. Điều này cũng có tác dụng phụ. Nó khiến giá thuê nhà tăng cao, dẫn đến một phong trào bảo vệ rạp chiếu phim nhỏ có nguy cơ đóng cửa hoặc phòng biểu diễn có nguy cơ bị phá dỡ. Mặt khác, các lễ hội underground trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã được tổ chức tại đây, chẳng hạn như Lễ hội Seoul Fringe, Lễ hội Nghệ

Không giống với các công viên khác, Công viên Rừng Gyeongui Line có đặc điểm là dài và xuyên qua trung tâm thành phố. Nó được xây dựng trên một tuyến đường sắt cũ vào năm 2016 và được người dân yêu mến như một nơi đi dạo và thư giãn phổ biến ở Seoul.

thuật Thử nghiệm Hàn Quốc, Lễ hội Sách Seoul Wow. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực như vậy, dòng vốn lớn đổ vào dẫn đến nhiều không gian văn hóa bị đóng cửa. Các chủ thể đóng vai trò chính trong việc định hình văn hóa Hongdae liên tục biến mất. Thế nhưng, ngay cả trong cuộc khủng hoảng này, văn hóa Hongdae vẫn đang thay hình đổi dạng, chống lại sự đồng nhất về mặt thương mại. Đó là vì sự tồn tại của tiềm lực văn hóa vốn đã được tích lũy trong thời gian dài. Các nhà sản xuất văn hóa hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên tục tổ chức lại hệ sinh thái văn hóa Hongdae. Nhờ vào đó, “dáng vẻ Hongdae” không hề mất đi mà sẽ còn tiếp diễn.

Tạp chí địa phương được cư dân hỗ trợ

Tạp chí hằng tháng Street H sẽ kỷ niệm 15 năm thành lập vào năm nay. Tạp chí này chuyên đề cập đến văn

hóa của khu vực Hongdae và ghi lại một cách sát sao cảnh tượng luôn thay đổi của nơi này. Tổng biên tập của tạp chí, bà Jung Ji-yeon, cho rằng “tinh thần Hongdae” vẫn luôn tồn tại bất kể sự biến đổi không

ngừng của thời đại. Tinh thần ấy giản gọn trong tính đa dạng, lối sống khác, tính nghệ thuật và sức sống tự thân.

Những chồng sách và tạp chí khổ nhỏ liên quan đến địa

phương chất đầy khắp nơi trong văn phòng của Street H tại Sangsu-dong, cho thấy bộ phận biên tập của tạp chí đã có lịch sử lâu dài. Tổng biên tập Jung Ji-yeon đã xuất bản Street H dưới dạng tạp chí miễn phí hằng tháng có đính kèm các tờ đồ họa thông tin và bản đồ, trong đó đăng tải những câu chuyện về con người và những địa điểm khác nhau ở trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch).

Trong 15 năm qua, tạp chí đã phản ánh một cách nhanh chóng những thay đổi của nơi này trong mọi lĩnh vực bao gồm âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế, xuất bản, văn hóa ẩm thực, đồng thời khẳng định được vai trò là phương tiện truyền thông có lịch sử lâu dài mà người dân địa phương và các chủ cửa hàng

luôn tìm đọc dù không có quảng cáo gì đặc biệt.

Cách đây khoảng 30 năm, khu vực phía trước Hongdae từng là nơi dành cho các nghệ sĩ trẻ và nghèo. Kể từ năm 2010, nơi này trải qua những đợt tăng trưởng lẫn suy thóai liên tục dưới ảnh hưởng của làn sóng thương mại hóa và chỉnh trang đô thị. Nhờ ghi lại đầy đủ quá trình này, Street H trở thành nguồn tài liệu quý giá mang đến cho độc giả cái nhìn bao quát về lịch sử của khu Hongdae này.

Jung Ji-yeon đã làm việc tại công ty xuất bản và tạp chí trong hơn 15 năm. Bà rất quan tâm đến các tạp chí địa phương và đã thành lập Street H vào năm 2009 chuyên đề cập đến văn hóa ở khu vực Hongdae. Bà nói về Hongdae: “Đó là nơi có sức mạnh tạo lập và truyền bá xu hướng”.

Bí quyết gì để một tạp chí địa phương có thể tồn tại được lâu ở Seoul - nơi các xu hướng diễn ra rất nhanh? Street H không phải là tạp chí thương mại dựa vào quảng cáo. Nếu vận hành bằng tiền tài trợ từ các tổ chức hoặc khách hàng thì tạp chí sẽ khó thể duy trì khi nguồn tài trợ chấm dứt. Sau hơn mười năm xuất bản, mối quan hệ của tạp chí với cộng

đồng địa phương càng thêm bền chặt cũng có lý do cả. Lúc thì cư dân cung cấp cho tạp chí tin tức địa phương trước, lúc thì Street H lại chủ động đóng vai trò cơ quan ngôn luận để cư dân phát biểu ý kiến về những vấn đề quan trọng của khu phố. Đã từng chứng kiến sự thay đổi của Hongdae suốt một thời gian dài, bà chú ý điều gì khi nhìn lại quá khứ?

Tôi định nghĩa giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 là “thời kỳ văn hóa cảm xúc”. Đó là khi cơn sốt ban nhạc indie nở rộ từ thập niên 1990 đến đầu những năm 2000 dần lắng xuống, thay vào đó là những nghệ sĩ acoustic hát với guitar thùng. Cũng chính trong khoảng thời gian này đã dần hình thành hình ảnh lãng mạn của khu vực Hongdae mà chúng ta biết trong văn hóa đại chúng ngày nay, với những quán cà phê gỗ mộc mạc, những buổi biểu diễn đường phố, và nhiều lễ hội. Street H được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2009, khi xu hướng văn hóa ấy được hình thành trước Hongdae một cách mạnh mẽ.

Điều gì đã thúc đẩy việc ra mắt tạp chí?

Năm 2007, tôi nghỉ việc tại một công ty xuất bản và ở lại New York một năm để nạp năng lượng. Khi đó tôi thường lục lọi các tạp chí địa phương như L Magazine hay Time Out, chúng chứa đầy những thông tin hữu ích. Đột nhiên tôi nghĩ đến việc làm ra một tạp chí về Hongdae ở Hàn Quốc. Đó là lúc

các văn hóa khác nhau đang khuấy động khu vực Hongdae, vì vậy tôi nghĩ làm nội dung về nơi này sẽ rất thú vị.

Khu Hongdae là khu vực thương mại đã trải qua nhiều thay đổi do quá trình chỉnh trang đô thị. Tôi nghĩ bà hẳn đã rất lo lắng khi theo dõi quá trình này. Đúng vậy. Giá thuê ở đây bắt đầu tăng từ năm 2010. Các bài báo về khu Hongdae bắt đầu xuất hiện năm 2013 và bùng nổ vào khoảng năm 2016. Điều này khiến khu Hongdae mất đi nguồn năng lượng trước đây. Bầu không khí nghệ thuật dần tan biến, thay vào đó là những con phố giải trí tập trung các câu lạc bộ khiêu vũ và các quán rượu lưu động. Thêm vào đó, nhiều cửa hàng nhượng quyền xuất hiện thế chỗ cho các cửa hàng nhỏ mang bản sắc riêng, khiến khu vực này ngày càng mang tính đại trà.

Thời gian đó, Street H cũng ý thức được tình thế tiến thóai lưỡng nan mà truyền thông địa phương dễ mắc phải. Thực tế là các số tạp chí chúng tôi làm ra có thể đã vô tình góp phần vào quá trình chỉnh trang đô thị. Trước đó, chúng tôi đã xuất bản các ấn phẩm đặc biệt về những khu phố cụ thể như Yeonam-dong và Mangwon-dong. Tuy nhiên, khi tìm hiểu vấn

Street H được thành lập

để ghi lại các sự kiện, các hoạt động văn hóa đa dạng và các đia điểm lớn của khu vực Hongdae.

Street H đặt bước đi đầu tiên khi việc sản xuất nội dung về địa phương vẫn còn hiếm hoi, và giờ đây nó đã trở thành tạp chí địa phương nổi tiếng nhất cả nước.

đề sâu hơn, tôi không còn viết các bài báo phân chia theo từng khu vực. Dù sao những thông tin này cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng nên chúng tôi không nghĩ rằng cần phải nỗ lực tạo ra nội dung mà các nhà bất động sản hứng thú.

Tiêu chuẩn để lựa chọn địa điểm đưa tin là gì?

Tôi thường nói: “Con người tạo ra không gian và không gian tạo ra khu vực”. Để không gian có ảnh hưởng tích cực lên khu vực thì những người vận hành khu vực đó phải xây dựng nội dung vững chắc. Phía trước Hongdae có một quán cà phê thuộc sở hữu của người từng là nhà sản xuất chương trình truyền hình và một hiệu sách do một biên tập viên đài phát thanh vận hành. Đúng là số lượng không gian có lịch sử thú vị như vậy đã giảm đáng kể so với trước đây, nhưng vẫn có trường hợp người ta tạo ra không gian dựa trên câu chuyện của mình.

Ví dụ, Low Books là tiệm sách được mở bởi một cựu nghiên cứu viên làm trong cơ quan nhà nước cùng với em trai của mình. Ý tưởng này được họ lấy từ một hiệu sách độc lập ở

Gyeongju trong một lần ghé thăm. Low Books có câu lạc bộ sách và cung cấp nhiều chương trình đa dạng. Tôi có thể không ngần ngại giới thiệu thêm nhiều nơi như thế trong tạp chí của mình. Mặt khác, chúng tôi tránh đưa tin về những

không gian có vẻ là đầu cầu hoặc nơi thử nghiệm cho hoạt động kinh doanh của khu vực khác. Các thương hiệu nhượng quyền lớn cũng vậy.

Tài liệu này bao gồm những hình ảnh tổng hợp từ việc

Hongdae. Nhờ những

lực bền bỉ này, Street H đã có thể tự khẳng định vai trò là kho lưu trữ thông tin phong phú và chính xác nhất về khu vực Hongdae.

“Tôi

tin rằng di sản tinh thần và vật

chất của những người đã tạo nên văn

hóa mới ở khu vực Hongdae trong quá

khứ vẫn còn bám rễ tại đây. Mặc dù cốt

lõi văn hóa có thể không còn như xưa, nhưng những trải nghiệm và thử

nghiệm mới vẫn đang được tiếp tục.”

Tạp chí đã đăng chuyên mục phỏng vấn liên tục nhiều kỳ trong thời gian dài. Trong số 166 người được phỏng vấn, ai là người đặc biệt khiến bà nhớ nhất?

Tôi thường nghĩ đến nghệ sĩ Park Seo-Bo, người mới qua đời năm ngoái. Đó là khi ông ấy đang làm tại một studio gần Seongsan-dong, còn tôi thì đã quên bẵng đi chuyện đã từng đề nghị được phỏng vấn ông ấy do không nhận được bất kỳ hồi âm nào. Rồi một ngày, ông ấy gọi điện cho tôi và nói: “Tôi là Park Seo-Bo đây, hãy đến đây bây giờ đi”. Tôi đã viện cớ bận làm phóng sự ảnh và đề nghị gặp ông ấy vào hôm sau, nhưng ông trả lời rằng: “Không, ngày mai tôi không trả lời phỏng vấn”. Thế là tôi vác máy ảnh và đi một mình. Cuộc phỏng vấn đã rất thú vị. Gần đây Quỹ PARKSEOBO FOUNDATION đã gọi cho tôi, trình bày mong muốn giữ những bức ảnh phỏng vấn khi ấy để làm tư liệu.

Street H giờ đây đã vượt ra ngoài phạm vi một tạp chí đơn thuần và mang tính chất của một kho lưu trữ công cộng. Ngoài công việc ở tạp chí, tôi còn tham gia một nhóm lưu

trữ nhỏ ở khu vực Hongdae tên là ZINC. Nhóm này sắp xếp các sự kiện xảy ra ở khu vực Hongdae theo năm và theo chủ đề. Dữ liệu từ giữa thập niên 1990 đến đầu thập niên 2000 được sắp xếp tương đối tốt. Trái lại, hầu như có rất ít dữ liệu trong suốt khoảng 20 năm từ năm 2005 đến nay.

khoảng thời gian này, tôi nhận ra rằng tất cả những thông tin tôi cần đều có ở Street H.

Tôi muốn biết suy nghĩ của bà về khu vực Hongdae hiện tại. Người ta nói rằng nó không còn như trước đây nữa. Những câu nói như “Hongdae đã chết” đã xuất hiện từ lâu, nhưng vẫn có nhiều người yêu thích nơi đây. Thậm chí có người còn nói “Nơi này định hình nên thái độ sống của tôi”. Chẳng phải đó là tinh thần Hongdae còn được kế thừa cho đến ngày nay sao? Ví dụ như quán cà phê Sukkara đã ở trước Hongdae 10 năm, chuyên phục vụ các món ăn kiểu gia đình được chế biến từ rau củ theo mùa và nông sản địa phương. Tuy giờ đây quán đã đóng cửa, nhưng chợ nông sản Marche@ do chủ quán cà phê này thành lập vẫn hoạt động tốt ở nhiều nơi trên khắp Seoul, bắt đầu từ Seogyo-dong. Tôi tin rằng di sản tinh thần và vật chất của những người đã tạo nên văn hóa mới ở khu vực Hongdae trong quá khứ vẫn còn bám rễ tại đây. Mặc dù cốt lõi văn hóa có thể không còn như xưa, nhưng những trải nghiệm và thử nghiệm mới vẫn đang được tiếp tục.

Nghe nói bà là cư dân ở khu vực Hongdae. Điều gì ở nơi này khiến bà luôn tự hào?

Tôi sống ở cuối Công viên Rừng Gyeongui Line (công viên rừng có tuyến đường xe lửa Gyeongui – chú thích của người dịch). Vốn dĩ nơi này chẳng có gì cả, nhưng từ khi có tuyến tàu điện và công viên thì nó trở thành một nơi tiện nghi đáng sống. Tôi thực sự thích quãng đường đi bộ nhàn nhã mất tầm 45 phút từ nhà đến chỗ làm. Tôi nghĩ một trong những phong cách sống được chú trọng kể từ những năm 2000 đến nay là gần gũi với thiên nhiên, và khu phố này rất phù hợp với xu hướng đó.

Cung
cấp
bởi Jung Ji-yeon

Thánh địa của dòng nhạc indie Hàn Quốc

Khi nói về dòng nhạc indie (dòng nhạc được sản xuất

độc lập và không có sự can thiệp của các hãng đĩa thương mại – chú thích của người dịch) Hàn Quốc, không thể không nhắc đến các câu lạc bộ nhạc sống ở khu vực Hongdae. Những câu lạc bộ nhạc sống lần lượt xuất hiện ở trước Hongdae từ đầu thập niên 1990

đã không chỉ trình làng một phong cách âm nhạc mới

mẻ mà còn trở thành bệ phóng cho các ban nhạc indie.

Đồng thời, chúng cũng tạo nên sân chơi giao lưu cho

giới nghệ sĩ cùng thời, góp phần làm phong phú thêm

bức tranh âm nhạc Hàn Quốc.

Kim Hak-seon Nhà phê bình âm nhạc Ảnh. Han Jung-hyun Dịch. Nguyễn Trung Hiệp

Trong ngày hè oi ả ấy

Bọn trẻ té nước dưới lòng đường xiên vẹo

bởi nắng nóng như thiêu đốt.

Đây là lời mở đầu ca khúc “Một ngày hè oi ả năm 1996” (On That Hot Summer Day) của bộ đôi nhạc rock nam Weeper. Bài hát này nằm trong album Thời đại mất mát (The Lost Age) của Weeper, phát hành năm 2001. Bối cảnh bài hát là ngày 25 tháng 5 năm 1996, trước khi mùa hè thực sự đến. Nơi mà trưởng nhóm Weeper E Z Hyoung mô tả là “một thế giới hoàn toàn khác với thế giới của tôi” chính là bãi đỗ xe phía trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch). Chính xác hơn thì có một sân khấu được dựng lên ở đó. Sân khấu bị chiếm dụng bởi những “kẻ vô lại” mặc đồ da, đeo dây chuyền và để tóc dựng đứng. Họ đã làm “bùng cháy” một loại âm nhạc thô mà đối với vài người nghe giống như tiếng ồn. Mọi

người gọi loại nhạc đó là nhạc punk, và sự kiện ngày hôm đó có tên là “Street Punk Show”. Cho đến thời điểm đó, nhạc punk vẫn còn là một thể loại âm nhạc khá xa lạ ở Hàn Quốc. Những ban nhạc punk nổi tiếng đã làm mưa làm gió trên toàn cầu vào cuối những năm 1970 như Sex Pistols hay The Clash hầu như không được biết đến ở Hàn Quốc. Sự kiện Street Punk Show cho thấy thể loại âm nhạc xa lạ đó đang dần bén rễ trong trong dòng nhạc underground ở trước Hongdae. Những người trẻ tuổi, những người đã tạo ra một thế giới riêng khép kín của mình, giờ đây bước ra ánh sáng và làm ngạc nhiên một bộ phận công chúng. E Z Hyong, một trong những khán giả của buổi biểu diễn, đã sáng tác ca khúc “Một ngày hè oi ả năm 1996” để ghi lại những

kỷ niệm đáng nhớ hôm đó. Nhờ có sự kiện tạo nên làn sóng

đầy ý nghĩa này, năm 1996 bắt đầu được xem là năm khai sinh dòng nhạc indie Hàn Quốc. Đó là một khoảnh khắc lịch sử.

KỶ NGUYÊN CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ NHẠC SỐNG

Những thanh niên từng gây sốc cho khán giả tại Street Punk

Show đều tham gia biểu diễn tại câu lạc bộ nhạc sống có tên

Drug. Nơi này được mở cửa vào tháng 7 năm 1994. Ban đầu, đây chỉ là một không gian đơn thuần để mọi người cùng nhau uống rượu và nghe nhạc. Tuy nhiên, một năm sau đó, tính chất nơi này đã thay đổi sau khi câu lạc bộ tổ chức một đêm nhạc tưởng niệm Kurt Cobain, thành viên của ban nhạc Nirvana, người đã tự tử một năm trước đó. Từ đó, Drug trở thành địa điểm tổ chức các buổi biểu diễn thường xuyên. Nhiều người đến xem biểu diễn đã trở thành nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu chỉ vài tháng sau đó. Ban nhạc punk rock Crying Nut gồm năm thành viên cũng bắt đầu từ đây. Các câu lạc bộ nhạc sống liên tục xuất hiện trước Hongdae. Những cái tên như Rolling Stones (nay là Rolling Hall), Master Plan, Blue Devil, Spangle, Jammers, Club BBang, Freebird,... tập trung phía trước Hongdae, trải dài đến Shinchon và cả khu vực cổng sau Đại học Nữ Ewha. Sự khởi đầu của dòng nhạc indie Hàn Quốc trong giai đoạn giữa và cuối thập niên 1990 cũng chính là khởi điểm của các câu lạc bộ nhạc sống.

Đương thời, các câu lạc bộ nhạc sống và sân khấu nhạc indie nhận được sự quan tâm rất lớn từ truyền thông. Giới truyền thông cảm thấy thích thú trước hết với những cái tên

độc lạ của các ban nhạc indie như Sister’s Barbershop, Herbuxy Band hay Hwang Shin Hye Band, sau đó dần quan tâm đến hiện tượng mới mẻ đã đưa nhạc punk lên hàng đầu. Mặt khác, vào thời kỳ này, thể loại nhạc rock hiện đại cũng

Người ái mộ nhạc đang xem qua danh sách buổi diễn trước Club BBang. Mở cửa từ năm 1994 và có lịch sử lâu đời, Club BBang chủ yếu có các tiết mục nhạc dân gian và nhạc rock hiện đại. Câu lạc bộ này cũng tự sản xuất album tổng hợp của các nhạc sĩ, một trong số đó đã nhận được giải đặc biệt tại Giải thưởng Âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (Korean Music Awards).

được du nhập vào. Một thế hệ mới đã xuất hiện, thích thể loại nhạc và có những cảm xúc khác biệt so với trước đây. Họ trở thành thế hệ đầu tiên của dòng nhạc indie Hàn Quốc. Mỗi câu lạc bộ nhạc sống ở trước Hongdae mang màu sắc riêng, bao gồm punk, rock hiện đại, hip-hop,... Ngoài ra, còn có nơi chuyên về nhạc điện tử. Trong số đó, có những ban nhạc biểu diễn độc quyền cho một câu lạc bộ, giống như “ban nhạc chuyên một tụ điểm” (house band). Trong khi Crying Nut, No Brain và Weeper là những ngôi sao của câu lạc bộ Drug thì Sister’s Barber Shop và My Aunt Mary chủ yếu biểu diễn tại Spangle. Các câu lạc bộ còn phát hành những album tổng hợp (compilation album) với những ban nhạc của riêng mình. Drug đã cho ra mắt một loạt album hợp tác giữa các nghệ sĩ (split album) có tựa đề Our Nation (1996), Jammers phát hành Rock-a-doodle-doo: Rock Live Club Band Collection (1997), còn Rolling Stones phát hành The Restoration (1998).

Unplugged là một khu

phức hợp văn hóa theo

chủ đề âm nhạc indie. Nơi đây có một quán cà phê ở tầng một với bầu không

khí thoải mái và một sân khấu biểu diễn ở tầng hầm. Tại quán cà phê ở tầng một, bạn có thể nếm thử những ly cocktail đặc trưng của các nghệ sĩ làm việc ở đây, trong đó có Kim Sawol.

Bối cảnh dòng nhạc indie những năm 1990 rõ ràng là kỷ

nguyên của các câu lạc bộ.

BỆ PHÓNG CỦA CÁC NGÔI SAO

Những năm 2000 đánh dấu sự lên ngôi của các công ty thu

âm. Dấu hiệu rõ ràng cho sự thay đổi này chính là việc các

album tổng hợp không còn được sản xuất bởi câu lạc bộ nhạc

sống mà bởi công ty thu âm. Các ban nhạc từng hoạt động như “ban nhạc chuyên một tụ điểm” trong các câu lạc bộ nhạc sống giờ đây cần đến những công ty quản lý chuyên nghiệp. Điều này báo hiệu rằng dòng nhạc indie đang chuyển sang một cấu trúc có hệ thống hơn. Thậm chí, một số câu lạc bộ

còn đảm nhận thêm vai trò của một công ty thu âm. Khó khăn trong kinh doanh dần xuất hiện. Trong tiến trình này, nhiều câu lạc bộ đã phải đóng cửa, song song đó là sự xuất hiện của những câu lạc bộ mới.

Trong số các câu lạc bộ thời thập niên 1990 được nhắc đến ở trên, chỉ có Rolling Hall và Club BBang vẫn duy trì hoạt động đến tận bây giờ. Các chỗ trống đã được thay thế bởi những cái tên mới như Strange Fruit, Unplugged, FF, Jebi Dabang,... Tuy không thể nói rằng những không gian mới này hoàn toàn giống với các câu lạc bộ nhạc sống ngày xưa, nhưng đây là sự thay đổi tự nhiên theo dòng chảy thời gian. Bất chấp nhiều đổi thay, vai trò của các câu lạc bộ nhạc sống như một cửa ngõ dẫn đến thành công vẫn tiếp tục cho đến

đây không lâu, ban nhạc shoegazing Zzzaam đã tổ chức buổi biểu diễn tái hợp tại Club BBang sau một thời gian dài vắng bóng. Sở dĩ họ chọn Club BBang làm địa điểm biểu diễn tái hợp là vì Club BBang chính là nơi họ bắt đầu. Trước khi trở thành ngôi sao, ban nhạc indie một thành viên 10CM cũng thường xuyên biểu diễn tại Club BBang.

Trong khi đó, Strange Fruit là địa điểm biểu diễn được các nghệ sĩ có cá tính mạnh ở Hongdae ưa thích, còn FF tiếp tục mang đến nguồn năng lượng mạnh mẽ của nhạc rock. Ban nhạc nổi tiếng Jannabi cũng từng có những buổi biểu diễn tại FF trước khi trở thành những ngôi sao với hàng vạn khán giả.

GIAO LƯU VỚI NGHỆ SĨ THẾ GIỚI

Việc các câu lạc bộ nhạc sống còn sót lại hợp lực để hồi sinh Live Club Day là điều cần thiết. Tiền thân là Sound Day bắt đầu vào năm 2004, sự kiện này đã bị dừng lại vào năm 2011 và được khôi phục vào năm 2015. Lý do là để các câu lạc bộ đang gặp khó khăn lúc bấy giờ cùng nhau vượt qua hoàn cảnh chung. Lễ hội âm nhạc này được khởi động lại như thế đã góp phần thúc đẩy và tạo ra không khí sôi động cho văn hóa biểu diễn trực tiếp. Khác với những khó khăn ban đầu, sự kiện này giờ đây đã khẳng định vị thế nên việc tìm vé tham dự sự kiện này đã trở nên rất khó khăn. Ngoài ra,

này không có nơi nào giống như Hongdae. Nghĩa là, hiếm khi thấy nhiều câu lạc bộ nhạc sống cùng tập trung một chỗ như trước Hongdae. Dựa trên những lợi thế này, khu Hongdae tổ chức Live Club Day hằng tháng và sự kiện giới thiệu toàn cầu

Zandari Festa hằng năm. Được đặt theo cái tên Jandari, tên cũ của phường Seogyo-dong vốn là trung tâm khu Hongdae, lễ hội âm nhạc này thu hút những nhân vật nổi tiếng trong ngành âm nhạc toàn cầu. Mỗi mùa thu về, giới nghệ sĩ nước ngoài đến xem các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ indie Hàn Quốc tại các điểm biểu diễn ở khắp nơi trước Hongdae và mời các nghệ sĩ địa phương tham gia sự kiện họ sắp tổ chức. Nhờ đó, một số nghệ sĩ Hàn Quốc đã có cơ hội biểu diễn tại các lễ hội âm nhạc lớn như Lễ hội Glastonbury hay Liverpool Sound City ở Anh, hoặc South by Southwest ở Mỹ,... Gần đây, câu nói “thời đại bùng nổ ban nhạc đã đến” trở nên thịnh hành như một meme. Đây có thể là suy nghĩ đầy mơ mộng, nhưng nếu thời đại của các ban nhạc thực sự quay trở lại, thì phần lớn là nhờ công của các câu lạc bộ nhạc sống. Các nhóm đại diện dẫn đầu sự bùng nổ ban nhạc hiện nay như SE SO NEON, Silica GEL, Jannabi hay Hyukoh,... đều bắt đầu hành trình của mình ở các câu lạc bộ nhạc sống. Hầu hết các câu lạc bộ ấy đều nằm ở trước Hongdae.

Nhiềuchuyêngiaâmnhạc quốctếnhấttríchorằngtrên thếgiớinàykhôngcónơinào giốngnhưHongdae.Nghĩalà, hiếmkhithấynhiềucâulạcbộ nhạcsốngcùngtậptrungmột chỗnhưtrướcHongdae.

Jebi Dabang, được khai trương năm 2012 tại phường Sangsu-dong, là một không gian văn hóa giao tiếp thông qua nghệ thuật. Nhiều buổi diễn và sự kiện khác nhau được tổ chức thông qua việc gây quỹ tự nguyện của khán giả mỗi cuối tuần. Đây là địa điểm yêu thích của giới sáng tạo, những người yêu thích khu vực trước Hongdae.

Một dãy phố câu lạc bộ được hình thành ở giữa con đường kéo dài từ cổng chính của Đại học Hongik về phía ga Sangsu. Có những không gian với màu sắc riêng biệt được tập hợp lại với nhau, bao gồm câu lạc bộ nhạc sống, khiêu vũ, hài kịch,...

Mở cửa vào năm 2004, Club FF trở nên nổi tiếng như địa điểm tổ chức các buổi biểu diễn trực tiếp và tiệc DJ vào thời điểm mà có sự phân biệt rõ ràng giữa câu lạc bộ nhạc

Cái nôi của văn hóa xuất bản trong nước

Văn hóa xuất bản là một trong những bản sắc hiếm có của khu vực Hongdae. Nơi đây tập trung từ nhà

xuất bản lớn đến những nhà xuất bản độc lập cùng các công ty thiết kế, tạo nên một mối quan hệ hữu cơ tác động tương hỗ giữa văn hóa xuất bản và cộng

đồng địa phương. Sự phát triển tự phát của văn hóa

xuất bản này là nền tảng cho sự ra đời hiệu sách độc lập đầu tiên của Hàn Quốc khu vực trước Hongdae.

Vốn là khu vực phát triển chủ yếu ở lĩnh vực mỹ thuật và âm nhạc, từ cuối những năm 1990, con phố trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là

Đại học Hongik – chú thích của người dịch) đã trải qua một sự biến đổi khác. Những chuyên gia thuộc các ngành nghề của nền công nghiệp văn hóa như quảng cáo, thiết kế, truyện tranh, truyền hình, nhiếp ảnh, điện ảnh, xuất bản, thời trang... dần dần hội tụ về đây, làm cho con phố trước Hongdae trở thành một nơi mang tính chất phức hợp văn hóa.

Đặc biệt, nhiều nhà xuất bản tập trung tại khu Hongdae. Họ trực tiếp mở những tiệm cà phê sách với hình thức vận hành và hoạt động khác biệt so với các quán cà phê sách truyền thống, nơi chỉ đơn thuần bán sách và cung cấp không gian đọc sách. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên quang cảnh khu Hongdae hiện nay.

VĂN HÓA XUẤT BẢN TỰ PHÁT

Tọa lạc tại thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi-do, Paju Book City quy tụ hơn 200 doanh nghiệp xuất bản có quy mô vừa và nhỏ. Đây là khu công nghiệp xuất bản được quy hoạch có hệ thống, hình thành nhờ sự hỗ trợ của chính quyền nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất bản. Ngược lại, phố xuất bản phía

trước Hongdae hình thành một cách tự phát qua quá trình

tích lũy các nền tảng văn hóa.

Khu vực trước Hongdae cùng với Paju Book City là nơi có

lực lượng lao động ngành xuất bản tập trung đông đảo nhất tại

Hàn Quốc. Hai doanh nghiệp được xem là trụ cột của ngành xuất bản Hàn Quốc là Nhà xuất bản Moonji (Moonji Publishing Company) và Nhà xuất bản Changbi (Changbi Publishers) cũng đặt văn phòng tại đây. Nhà xuất bản Moonji

được thành lập vào năm 1970, sau đó chuyển văn phòng đến Seogyo-dong vào năm 1989 và duy trì hoạt động ở khu vực trước Hongdae cho đến ngày nay. Gia nhập ngành xuất bản bằng việc phát hành tạp chí Changjakgwa bipyeong (tạm dịch Sáng tác và Phê bình) vào năm 1966, Nhà xuất bản Changbi có nhiều hoạt động sôi nổi với trụ sở chính được đặt tại Paju Book City và chi nhánh ở tòa nhà Changbi Seokyo tại Phố Hongdae. Ngoài ra, nhiều nhà xuất bản hàng đầu khác trong nước cũng tập trung ở khu vực Hongdae. Một điểm khác biệt nữa giữa văn hóa xuất bản khu vực Hongdae và Paju chính là sự hình thành mối quan hệ hữu cơ, tác động tương hỗ với cộng đồng địa phương. Một ví dụ điển hình là Lễ hội Sách Seoul Wow. Sự kiện này quy tụ các nhà xuất bản, nghệ sĩ và người dân đến giao lưu và chia sẻ những trải nghiệm văn hóa nghệ thuật thông qua các chương trình đa dạng về sách. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào mùa thu kể từ năm 2005, đóng vai trò kết nối các nhà xuất bản, tác giả, độc giả và cư dân địa phương. Lễ hội Sách Seoul Wow được đánh giá góp phần tạo dựng nền văn hóa đọc một cách rộng rãi và thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất bản cũng như ngành văn hóa nghệ thuật.

Wow Culture Lab – đơn vị tổ chức sự kiện trên – đang góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa nghệ thuật thông qua việc liên kết các nhà xuất bản với các tổ chức văn hóa nghệ thuật khu vực Hongdae. Đồng thời, đơn vị này cũng đang mở rộng lĩnh vực hoạt động sang việc tổ chức diễn đàn văn hóa xuất bản quốc tế, nghiên cứu các phương án đẩy mạnh hoạt động thư viện địa phương, đào tạo văn hóa nghệ thuật cho công nhân viên...

Khai trương vào năm 2011, THANKSBOOKS

được xem là hiệu sách

độc lập thuộc hàng tiên phong trong khu vực. Hầu hết khách hàng của họ là những người ở độ tuổi 20, 30, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Xuất thân từ một nhà thiết kế, chủ hiệu sách đã lựa chọn cho THANKSBOOKS nhiều ấn phẩm tinh tế và độc đáo.

Tổ chức lần đầu vào năm 2009, Unlimited Edition là một lễ hội có quy mô lớn, quy tụ đông đảo các nhà xuất bản độc lập và tác giả artbook do YOUR-MIND, hiệu sách độc lập đầu tiên của Hongdae tổ chức.

Hiện lễ hội thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, là nơi có thể nắm

bắt xu hướng mới nhất

của dòng artbook ở Hàn

Quốc và cả các khu vực khác trên thế giới.

CÀ PHÊ SÁCH DO NHÀ XUẤT BẢN TRỰC TIẾP

VẬN HÀNH

Những tiệm cà phê sách do các nhà xuất bản trực tiếp vận hành trên con phố trước Hongdae được xem là thánh địa của những người yêu sách. Không chỉ dừng lại ở việc quảng bá các ấn phẩm của nhà xuất bản, nơi này còn đang tiếp tục phát triển thành một không gian văn hóa phức hợp. Điển hình là quán cà phê COMMA của Tập đoàn xuất bản Munhakdongne. Là một trong những tập đoàn xuất bản lớn tại Hàn Quốc, Munhakdongne khai trương cửa hàng cà phê COMMA thứ nhất vào năm 2011 trên phố đỗ xe ở Hongdae, sau đó mở tiệm thứ hai trước ga tàu điện ngầm Hongdae, nơi có đông đúc người qua lại. Hiện tại, hai quán cà phê này đều không còn hoạt động, nhưng các tiệm cà phê sách tại Hapjeong-dong và Donggyo-dong vẫn đang kinh doanh bình thường. Bên cạnh đó, Munhakdongne cũng mở các tiệm cà phê sách khác tại thủ đô Seoul và những khu vực khác. Các tác giả đoạt giải Nobel Văn học như J.M.G. Le Clézio và Kenzaburō Ōe đã tổ chức gặp gỡ giao lưu độc giả tại COMMA, và nơi đây cũng thường xuyên diễn ra các buổi diễn thuyết của những tác giả nổi tiếng như Hwang Sok-yong, Han Kang và Diêm Liên Khoa (Yan Lianke). Tiệm cà phê sách này còn là nơi tổ chức sự kiện văn hóa cho doanh nghiệp, hay làm địa điểm quay các bộ phim truyền hình Hàn Quốc.

Nhà xuất bản Changbi cũng khai trương Café Changbi từ năm 2012. Điểm nổi bật là quán được vận hành theo hình thức hợp tác. Từ năm 2021, Café Changbi hợp tác với thương hiệu thiết kế phong cách sống Brown Hands. Đây là địa điểm thu hút giới trẻ bởi tại quán, thực khách có thể thưởng thức cà phê hạt được rang xay trực tiếp bởi Brown Hands và đắm mình trong một không gian cổ điển với các sản phẩm nội thất và đèn do các nghệ nhân làm ra.

Ngoài ra, vào tháng 6 năm nay, Nhà xuất bản Moonji đã mở Moonji Salon tại tầng hầm tòa nhà trụ sở ở Seogyo-dong. Không gian này bao gồm một khu vực khách có thể thưởng thức cà phê và nhâm nhi rượu whisky, và khu sự kiện để tổ chức các buổi diễn thuyết hay tọa đàm về sách. Tại tầng một, có không gian được bài trí theo phong cách như một bưu điện được gọi là Moonji Post, nơi độc giả có thể viết thư cho các tác giả hoặc để lại lời nhắn trên các tờ giấy ghi chú.

SỰ BÙNG NỔ CỦA HIỆU SÁCH

ĐỘC LẬP

Bên cạnh các tiệm cà phê sách do nhà xuất bản vận hành, những nhà sách độc lập cũng thu hút sự quan tâm chú ý không kém ở khu vực Hongdae. Tại đây có nhiều hiệu sách nhỏ và độc đáo thay vì các nhà sách nhượng quyền thuộc chuỗi thương hiệu lớn. Điển hình như hai nhà sách YOURMIND và THANKSBOOKS. Những không gian này thường trưng bày hoặc bán nhiều ấn phẩm riêng, những đầu sách không tìm thấy ở các cửa hàng sách lớn.

Được biết đến là hiệu sách chuyên về ấn phẩm độc lập đầu tiên tại Hàn Quốc, từ năm 2009, YOUR-MIND đã bán các ấn phẩm độc lập từ các nhà xuất bản nhỏ trong nước và artbook

(sách tranh nghệ thuật theo chủ đề – chú thích của người dịch) do các tác giả tự chế tác. Ngoài ra, YOUR-MIND còn hoạt động như một đơn vị xuất bản. Hàng năm họ đều tổ chức

Hội chợ Triển lãm Sách nghệ thuật Seoul với tên gọi

Unlimited Edition (tạm dịch: Phiên bản không giới hạn). Ban đầu, triển lãm được tổ chức đơn giản tại một phòng trưng bày nhỏ ở Phố Hongdae, nhưng gần đây nó được mở rộng và tổ chức tại các không gian triển lãm lớn như Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Seoul hay Bảo tàng Mỹ thuật Ilmin... Vào năm 2017, YOUR-MIND chuyển từ Seogyo-dong đến phường Yeonhui-dong, trở thành điểm đến nổi bật và thường xuyên thu hút đông đảo khách tham quan vào cuối tuần.

Được thành lập vào năm 2011, THANKSBOOKS là một nhà sách hoạt động theo hình thức giám tuyển (curation), chuyên tuyển chọn và phân phối những đầu sách đáng chú ý.

Bên cạnh đó, THANKSBOOKS còn vận hành một studio chuyên về những thiết kế liên quan đến sách, đồng thời hợp tác với các nhà xuất bản để đồng tổ chức những triển lãm

chuyên đề định kỳ hằng tháng rất được công chúng yêu thích. Mặc dù không quy tụ tất cả các thể loại sách nhưng nơi này đang đóng vai trò như một sarangbang (phòng khách trong nhà truyền thống Hàn Quốc, nơi chủ nhà tiếp khách và chia sẻ sở thích về văn thơ, nghệ thuật – chú thích của người dịch) của khu phố. Trong khi YOUR-MIND tập trung phân phối những ấn phẩm độc lập quy mô nhỏ, THANKSBOOKS lại có phạm vi rộng hơn khi tuyển chọn cả những đầu sách của các nhà xuất bản lớn vào bộ sưu tập của mình. Tuy nhiên, điểm chung của cả hai hiệu sách là đều vận hành những không gian không quá

Vào thập niên 2010, khi văn hóa cà phê dần bám rễ sâu tại Hàn Quốc cũng là lúc xuất hiện các quán cà phê sách, nơi khách có thể vừa nhâm nhi cà phê vừa thưởng thức những trang sách. Nơi đây không chỉ bán sách mà còn tổ chức nhiều sự kiện đa dạng, góp phần phát triển văn hóa đọc ở Hàn Quốc. Đây là hình ảnh quán cà phê COMMA, chi nhánh Hapjeong do nhà xuất bản Munhakdongne vận hành.

Bắt đầu mở cửa ở

Hongdae, sau đó dời đến phường Yeonhui-dong, hiệu sách YOUR-MIND

không chỉ bán sách mà

còn kiêm luôn xuất bản

và mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc hợp tác với các nghệ sĩ để cung cấp những sản phẩm trang trí hoặc quà tặng với thiết kế độc đáo, cá tính.

Những tiệm cà phê sách do các nhà xuất

bản trực tiếp vận hành trên con phố trước Hongdae được xem là thánh địa của những người yêu sách. Không chỉ dừng lại

ở việc quảng bá các ấn phẩm của nhà xuất bản, nơi này còn đang tiếp tục phát triển thành một không gian văn hóa phức hợp.

đậm tính thương mại, mà tạo cơ hội để mọi người tụ họp, chẳng hạn như các hội chợ về ấn phẩm độc lập hay các buổi chiếu phim tài liệu.

Trong những năm gần đây, không chỉ khu vực trước Hongdae mà những khu lân cận như Mangwon-dong, Yeonnam-dong và Yeonhui-dong đều xuất hiện rất nhiều hiệu sách độc lập với phong cách riêng. Sự xuất hiện của hàng loạt cửa tiệm như gaga77page, Bookshop Lisbon, AndoBooks, Chaengbangyeohui... cho thấy hiệu sách độc lập đã trở thành xu hướng nổi bật ở Hongdae và các vùng phụ cận.

Khai trương vào năm 1979, Geulbeot là một trong những cửa hàng sách lâu đời ở khu vực Hongdae. Thời gian đầu cửa hàng chủ yếu bán sách nghệ thuật, nhưng giờ đây họ cung cấp nhiều loại sách đa dạng hơn.

Park Min-ha Giảng viên Khoa Nội dung văn hóa kỹ thuật số và thị giác, Đại học Hanshin Ảnh. Han Jung-hyun Dịch. Thân Thị Thúy Hiền

Sức mạnh tạo xu hướng

Khu vực trước Hongdae khó có thể định nghĩa bằng

một từ. Tuy nhiên, có một đặc điểm bao trùm: khu

vực này đã đi tiên phong cho nền văn hóa của thời

đại mình. Nền văn hóa đời một cách tự phát khu vực

trước Hongdae đã trở thành xu hướng mới và lan rộng sang các khu vực khác. Ở điểm này, Khu vực

trước Hongdae rõ ràng khác biệt với những khu vực

đại học thông thường.

Trong ảnh là lối vào phố tranh tường đối diện Công viên Văn hóa Hongik. Những bức tranh vẽ trên tường của Đại học Hongik gần đây đã biến mất do quá trình xây dựng khuôn viên ngầm của Đại học Hongik, nhưng những bức tranh trên các bức tường còn lại của khu dân cư vẫn còn sót lại. Những bức tranh tường này được tạo ra như một phần của triển lãm nghệ thuật đường phố.

Quang cảnh phòng trưng bày của Mass Actiontriển lãm cá nhân của Chanmin Jeong - triển lãm được chọn tham gia Cuộc thi của các nghệ sĩ không gian thay thế LOOP năm 2023. Mỗi năm, Không gian thay thế LOOP, không gian thay thế đầu tiên của Hàn Quốc xuất

Văn hóa phòng làm việc khu vực trước Hongdae đã thu

hút các nghệ sĩ, người hoạch

định chương trình, trí thức, đồng thời dần dần đặt nền móng cho một nền văn hóa thay thế.

Khu vực trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch)-vốnlàkhudâncưđiểnhình-bắtđầuchuyểnmình khi Đại học Hongik chuyển đến địa điểm hiện tại vào năm 1955. Kể từ khi Trường Đại học Nghệ thuật Hongik (Hongik Art College) thành lập vào năm 1961 và Viện Sau đại học Mỹ thuật Công nghiệp (Graduate School of Industrial Art) thành lập vào năm 1972, phòng làm việc của sinh viên Khoa Mỹ thuật bắt đầu được mở ra xung quanh trường. Là nơi lui tới của các nghệ sĩ, những phòng làm việc này không chỉ là không gian riêng tư mà còn là một dạng không gian văn hóa phức hợp không được tiêu chuẩn hóa. Ví dụ, tại đây đã diễn ra các cuộc thảo luận tự phát về các tác phẩm văn hóa nghệ thuật và các vấn đề xã hội, và đôi khi cũng diễn ra các buổi biểu diễn thể hiện sự phê phán đối với nền văn hóa nằm ở vị trí trung tâm. Một số nơi biến thành phòng trưng bày, số khác biến thành quán cà phê và ban đêm biến thành câu lạc bộ. Tóm lại, phòng làm việc là không gian người ta có thể thử nghiệm trí tưởng tượng và ý tưởng mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Văn hóa phòng làm việc trước Hongdae đã thu hút các nghệ sĩ, người hoạch định chương trình, trí thức, đồng thời dần dần đặt nền móng cho một nền văn hóa thay thế. Bầu không khí như vậy là hình ảnh điển hình của Hongdae giữa và cuối thập niên 1990. Không gian và con người trước Hongdae, quá trình giao lưu và trao đổi của họ đã dẫn đến các xu hướng văn hóa phù hợp với môi trường xã hội đang chuyển biến nhanh chóng.

TRANH NGHỆ THUẬT ĐƯỜNG PHỐ

Vào thập niên 1990, trước Hongdae là một khu vực của những diện mạo trái ngược nhau. Một mặt, đây là trung tâm của những kiểu văn hóa mới mẻ nhưng mặt khác, văn hóa tiêu dùng lại lan rộng trên một con phố có tên là Picasso. Phố Picasso là một ngõ hẻm dài khoảng 400 mét chạy từ phía bên trái cổng chính của Đại học Hongik đến phía sau Tòa nhà Phát thanh Viễn Đông. Nơi này được gọi là Phố Picasso theo tên Phố Rodeo ở Apgujeong-dong, nơi có nhiều quán cà phê sang trọng và cửa hàng thời trang hàng hiệu vào thời điểm đó. Khi các quán cà phê và cơ sở giải trí chiếm lĩnh Phố Picasso, bản sắc văn hóa và nghệ thuật hiện Hongdae thời bấy giờ bị lung lay, đồng thời, tiếng nói thể hiện sự quan ngại và phê phán đối với điều này ngày càng trở nên mạnh mẽ. Do đó, phong trào bảo tồn nét văn hóa độc đáo trước Hongdae đã

được khơi dậy, và một ví dụ tiêu biểu cho phong trào này là

Triển lãm Nghệ thuật Đường phố (Street Art Exhibition) do sinh viên ngành mỹ thuật Đại học Hongik tổ chức.

Triển lãm Nghệ thuật Đường phố, bắt đầu từ năm 1993, là

Rạp chiếu phim Laika là rạp chiếu phim nghệ thuật đầu tiên khai trương vào năm 2021 tại Yeonhuidong. Rạp trình chiếu những bộ phim chất lượng cao hiếm thấy ở các rạp chiếu phim lớn, bắt đầu từ những tác phẩm tiêu biểu của những bậc thầy như Andrei Tarkovsky và Eric Rohmer.

một sự kiện nghệ thuật vượt khỏi phạm vi trường học và được tổ chức ở cả những nơi có người dân sinh sống trong khu vực trước Hongdae. Phố tranh tường được tạo ra như một phần của triển lãm nghệ thuật đường phố. Khi màu sắc nghệ thuật bao trùm lên các đường phố, khu vực Hongdae đã trở thành một nơi mà người ta không muốn rời đi. Ngoài ra, cư dân còn tích cực tham gia vào công việc vẽ tranh tường, đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục cộng đồng địa phương. Như một hình mẫu, vẽ tranh tường sau đó đã lan rộng khắp đất nước như một phương án nhằm đổi mới bản sắc khu vực.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA THAY THẾ

Không gian thay thế của Hàn Quốc được thai nghén vào cuối thập niên 1990 trong bối cảnh có nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp. Trước hết, khi thị trường nghệ thuật suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng ngoại hối quốc tế, cơ hội để các

nghệ sĩ trẻ trưng bày tác phẩm của mình giảm đi. Ngoài ra, môi trường văn hóa nghệ thuật thay đổi theo chiều hướng đa dạng hóa cũng là một yếu tố quan trọng. Những tác phẩm mang tính thử nghiệm và sáng tạo chưa từng thấy trước đây đang xuất hiện một cách phong phú trong khi không gian hiện tại không thể chứa hết những tác phẩm này.

Không gian thay thế đã được hình thành một cách tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại, và vào năm 1999, Không gian thay thế LOOP (Alternative Space LOOP) - không gian thay thế đầu tiên tại Hàn Quốc - đã được xây dựng trước Hongdae. Mục đích thành lập của Không gian thay thế LOOP là nhằm phát hiện và hỗ trợ các tác phẩm mới và mang tính thử nghiệm của các nghệ sĩ trẻ, đồng thời tìm kiếm sự trao đổi và kết nối với các nghệ sĩ nước ngoài. Bắt đầu từ đây, nhiều không gian thay thế bắt đầu được hình thành.

Sự ra đời của Không gian thay thế LOOP có ý nghĩa quan trọng hơn bởi nó đã góp phần mở rộng chiều sâu và nền móng của nền văn hóa thay thế đã thâm nhập vào Hongdae vào thập niên 1990. Tại đây, các tác phẩm nghệ thuật không được coi là tài sản của một số ít người mà là thứ gì đó có tính chất chung và cộng đồng của tất cả người dân. Xuất phát từ quan điểm này, người dân đã nỗ lực chia sẻ các vấn đề xã hội, văn hóa và nghệ thuật mà các nghệ sĩ đề xuất với khách tham quan. Nói tóm lại, không gian này đã phá vỡ mọi ranh giới và rào cản về

Khai trương năm 2018, Không gian Văn hóa Phức hợp Yeonnamjang là phòng làm việc và không gian trưng bày dành cho những người sáng tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hoạt động tại khu vực Yeonhui-dong. Không gian quán cà phê ở tầng một được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sân khấu nhạc kịch, phòng trưng bày, v.v.

Khởi đầu là nơi lui tới của các nghệ sĩ sinh sống tại khu vực Hongdae, Yri Cafe đã phát triển thành không gian văn hóa phức hợpnơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật khác nhau như đọc sách, triển lãm và biểu diễn âm nhạc. Được khai trương tại

Seogyo-dong năm 2004 và chuyển đến địa điểm hiện nay tại Sangsu-dong năm 2009, Yri Cafe trở thành không gian văn hóa đại diện cho khu vực.

nghệ thuật.

CHỢ NGHỆ THUẬT ĐẦU TIÊN

Được tổ chức đồng thời ở Hàn Quốc và Nhật Bản, FIFA World Cup 2002 đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều sự kiện và lễ hội văn hóa khác nhau. Các cuộc thảo luận cũng diễn ra để bàn về cách tận dụng các địa điểm trong khu vực trước mặt Hongdae. Vào khoảng thời gian đó, thành phố Seoul và quận Mapo-gu đã chỉ định một khu vực nhất định trước Đại học Hongik là “Phố Văn hóa Hongdae” và trung tâm của con phố ấy là công viên dành cho trẻ em đối diện Đại học Hongik, thường được gọi là “Sân chơi Hongdae”. Các nghệ sĩ và nhà tổ chức hoạt động trước Hongdae là thành phần chủ đạo còn các nghệ sĩ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật tập trung lại để tìm cách tận dụng không gian này. Kết quả là Chợ Hy vọng (Rainbow Art Market) - chợ thủ công mỹ nghệ đầu tiên của

Hàn Quốc đã được thành lập tại đây vào tháng 5 năm 2002. Nhờ được sử dụng một cách thường xuyên và hiệu quả, sân

chơi vốn chỉ thu hút được một số ít người đã trở thành trung

tâm của chợ nghệ thuật.

Chợ Hy vọng có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó đã biến chợ trời vốn được tổ chức lẻ tẻ ở nhiều không gian khác nhau trước Hongdae thành sự kiện văn hóa và nghệ thuật định kỳ.

Lúc bấy giờ, vì những chợ nghệ thuật như vậy rất hiếm thấy ở

Hàn Quốc, người ta, một cách tự nhiên, đã truyền tai nhau về nơi này, và vì thế khi được mở cửa vào chiều chủ nhật hằng tuần, chợ vô cùng tấp nập. Chợ Hy vọng cho thấy rằng những

địa điểm hàng ngày có thể trở thành những trung tâm sáng tạo và phân phối.

Sau này, Chợ Hy vọng đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình chợ nghệ thuật được mở rộng trên toàn quốc. Hiện tại, đã được dời đến studio trong nhà chứ không còn là một sân chơi trước Hongdae nhưng Chợ Hy vọng vẫn tiếp tục đóng vai trò là nơi kết nối trực tiếp giữa sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nghệ thuật.

XU HƯỚNG VĂN HÓA SALON

Bước vào thập niên 2000, văn hóa quán cà phê đã chính thức hình thành tại khu vực Hongdae. Văn hóa quán cà phê trước Hongdae cho thấy những khía cạnh khác biệt với những khu vực khác. Quán cà phê không chỉ đơn giản là nơi để uống nước và giải trí mà còn là không gian để những người hoạt động trong cùng lĩnh vực có thể trò chuyện, là không gian tìm kiếm cảm hứng văn hóa, nghệ thuật. Có thể nói văn hóa salon phổ biến hiện nay đã được hình thành tại Hongdae trong thời kỳ này.

Vì thế, trong hầu hết các quán cà phê đều có một chiếc bàn lớn, các nhạc cụ và đạo cụ để có thể tạo ra một sân khấu

biểu diễn ngẫu hứng bất kỳ lúc nào Ngoài ra, khu vực này luôn có sẵn các tờ rơi với tin tức trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Các chợ trời quy mô nhỏ đôi khi cũng được tổ chức tại đây. Một không gian tiêu biểu cho văn hóa salon này trước Hongdae là Yri Café mở cửa vào năm 2004. Với phương châm

“Chúng tôi tôn trọng âm nhạc, nghệ thuật, viết lách, phim ảnh, v.v.”, Yri Cafe hướng đến một bầu không khí tự do. Yri Cafe đang mở rộng văn hóa salon thông qua các chương trình như triển lãm, đọc sách, biểu diễn và hội thảo. Tại các quán cà phê phía trước Hongdae, chúng ta cũng có thể nhìn thấy được sức mạnh của không gian theo hướng văn hóa salon ở thời điểm hiện tại - khi thị hiếu của con người ngày càng trở nên phân hóa cùng với sự phát triển của mạng xã hội.

Nhà xuất bản Ddanzit

Han Jung-hyun Dịch. Hoàng Minh Nhật Hân, Nguyễn Vương Nguyên Nghị

Những biểu tượng trường tồn của

Hongdae qua thời gian

Hongdae-ap (khu vực phía trước Hongdae), vừa là khu phố sầm uất, đồng thời cũng là địa danh du lịch

nổi tiếng ở Seoul. Ngay cả khi khu vực này đang thay

đổi nhanh chóng do sự thương mại hóa, các điểm tham quan nổi tiếng ở Hongdae-ap vẫn tồn tại và

gìn giữ bản sắc của Hongdae bằng nét cá tính riêng của mình.

Khu vực xung quanh ga Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch) của tuyến tàu điện ngầm số 2 được gọi bằng cái tên quen thuộc là “Hongdae-ap” hơn là tên gọi chính thức phường Seogyo-dong. Kể từ sau những năm 1990, nhờ vào vai trò to lớn của các nghệ sĩ indie mà khu vực này đã nhận được sự chú ý và trở thành “điểm nóng” của Seoul. Đó là bởi từ đây, văn hóa độc đáo và bản sắc của riêng Hongdae đã bắt đầu được hình thành một cách rõ nét. Cùng với sự phục hưng của văn hóa indie, các quán cà phê, câu lạc bộ và các không gian văn hóa mọc lên ở mọi ngóc ngách trong các con hẻm đã giúp Hongdae-ap trở thành biểu tượng của văn hóa indie và cảm giác trẻ trung trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên cũng giống như những khu vực khác, Hongdae-ap cũng không thể tránh khỏi việc giá thuê mặt bằng bị tăng lên và kéo theo các hệ quả. Khi khu vực kinh doanh này trở nên sôi nổi và có nhiều nguồn đầu tư lớn đổ vào, nhiều nghệ sĩ và những không gian đã góp phần tạo nên nét độc đáo của Hongdae-ap bị đẩy lùi ra các khu xung quanh. Thay thế vào vị trí đó của họ chính là sự xuất hiện của những chuỗi cửa hàng lớn.

Vì vậy, đối với các doanh nghiệp, Hongdae-ap có thể chỉ là một khu sầm uất ngập tràn bầu không khí thương mại. Tuy nhiên, bất chấp dòng chảy của nhiều sự biến đổi lớn, các không

gian độc đáo và mang đậm bản sắc khắp nơi của Hongdae-ap vẫn giữ vững vị trí, đóng vai trò là cái nôi của nền văn hóa địa phương.

NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁC NGHỆ SĨ

Từ sau năm 1990, Hongdae-ap có thể trở thành là thánh

địa của nền văn hóa indie, phần lớn là do ảnh hưởng lớn của môi trường nghệ thuật đặc trưng vốn có của khu vực này từ trước đó. Và yếu tố chính tạo nên bầu khí quyển này chính là sự hiện diện của Trường Đại học Mỹ thuật, Đại học Hongik.

Nền văn hóa độc đáo được tạo ra từ sự giao lưu giữa các sinh viên mỹ thuật Đại học Hongik cùng với các nghệ sĩ đến từ nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau đã tạo nền tảng cho sự phát

triển của các ban nhạc và câu lạc bộ indie.

Cửa hàng Họa cụ Homi (Homi Art Shop) khai trương vào năm 1975, cũng là một minh chứng sống động cho nền văn hóa mỹ thuật của khu vực phía trước Hongdae - hiện vẫn

đang kinh doanh ở khu vực gần Đại học Hongik. Cửa hàng

Họa cụ Homi được đánh giá cao vì đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật Hàn Quốc bằng cách cung

cấp nhiều loại vật liệu mỹ thuật đa dạng và chất lượng trong

suốt nửa thế kỷ qua. Vào năm 2020, cửa hàng này đã được

công nhận là Di sản Tương lai của Seoul (Seoul Future Heritage).

Cửa hàng Họa cụ Homi tự hào là nơi có bề dày lịch

sử 50 năm nằm ở lối vào của khu vực phía trước Hongdae (Hongik-ro 3-gil). Kể từ năm 1987, con trai của người sáng lập đã tiếp quản và hiện nay, cháu trai của ông cũng đang tham gia vào việc quản lý cửa hàng. Logo của cửa hàng Homi được một học viên cao học của Đại học Hongik, người thường xuyên lui tới nơi đây, thiết kế vào cuối những năm 1970 với ý nghĩa “nghệ thuật là vĩnh cửu”.

Toàn cảnh về quán karaoke Su (Tú), một trong những địa điểm lâu đời ở khu vực phía trước Hongdae. Quán khai trương vào năm 1999 và phát triển với chiến lược cao cấp hóa, khác biệt so với các quán karaoke hiện có. Năm 2005, quán trở nên nổi tiếng hơn khi xuất hiện trong bộ phim truyền hình ăn khách của đài MBC Tên tôi là Kim Sam Soon (My Lovely Sam Soon), là nơi nam và nữ diễn viên chính đã ca hát.

Ngoài việc kinh doanh

các đĩa nhạc từ năm 2013, cửa hàng Gimbap

Records còn lên kế hoạch và tổ chức các buổi biểu diễn của những nghệ sĩ trong và ngoài nước. Nơi đây cũng đã tổ chức Seoul Record Fair hơn 10 năm và được đánh giá là đã

góp phần vào việc mở rộng nền tảng thị trường đĩa thu âm tại Hàn Quốc.

Cửa hàng Họa cụ Homi không chỉ đơn thuần là cửa hàng

mỹ thuật. Nhận thức của những nghệ sĩ rằng "Có thể gặp gỡ và giao lưu với những nghệ sĩ đang hoạt động gần đó khi đến

Cửa hàng Họa cụ Homi", đã trở thành động lực biến nơi đây

trở thành một biểu tượng đại diện của Hongdae.

LP BAR – NƠI MỞ RA THẾ GIỚI MỚI

Vào những năm 1990, có một nơi ở khu vực phía trước

Hongdae luôn được các nghệ sĩ hay giới mộ điệu âm nhạc

nhắc đến. Đó chính là Blues House. Vào thời kỳ thai nghén

của văn hóa indie tại khu vực Hongdae-ap, quán bar này cũng

đã mở cửa. Với cách bố trí không gian tinh tế khó tìm thấy ở

bất kỳ đâu cùng với các ca khúc được tuyển chọn, Blues House nhanh chóng trở thành một trong những quán bar đại diện

cho khu vực Hongdae. Nhiều người đến Hongdae chỉ để ghé

thăm nơi này, thậm chí nơi đây còn được chọn làm bối cảnh

trong tập tiểu thuyết dài tập của tiểu thuyết gia nổi tiếng thời bấy giờ.

Trong suốt 20 năm, Blues House luôn giữ vai trò là thánh

địa giao lưu của các nghệ sĩ. Tuy nhiên, vào năm 2016, quán

đã phải đóng cửa vì giá thuê mặt bằng tăng cao và tình hình kinh

doanh giảm sút. Tưởng chừng như Blues House chỉ còn là cái tên trong ký ức, nhưng vào năm 2020, quán bar này đã mở cửa trở lại và viết tiếp lịch sử của chính nó.

Quán rời khỏi Seogyo-dong, nơi đã kinh doanh lâu năm và chọn chỗ mới ở Mangwon-dong. Vẫn bảng hiệu với phông chữ cũ, các đĩa nhạc xếp san sát, bầu không khí không đổi thay vui mừng chào đón những khách quen lâu năm và thế hệ trẻ yêu âm nhạc.

SỰ

KẾ THỪA CỦA VĂN HÓA ÂM NHẠC

Gần đây, làn sóng retro (phong cách phục cổ – chú thích của người dịch) trở nên thịnh hành trong giới trẻ. Các xu hướng, mốt thịnh hành trong quá khứ đang phổ biến trở lại trên mọi khía cạnh đời sống từ ẩm thực, thời trang cho đến âm nhạc...

Hòa với làn gió retro thổi đến, những sản phẩm gắn liền với ký ức một lần nữa nhận được sự chú ý. Vinyl (đĩa than), đĩa thu âm, tưởng chừng đã biến mất, nay cùng với làn gió này lại

được quan tâm như các mặt hàng thời thượng.

Năm nay, đúng vào dịp kỷ niệm 11 năm khai trương, Gimbap Records hiện đang được giới trẻ truyền tai nhau biết đến như một địa điểm nổi tiếng ở khu vực phía trước Hongdae. Gimbap Records mở cửa vào năm 2013 trong một không gian nhỏ thuộc con hẻm ở phường Yeonnam-dong. Đây là địa điểm hiếm hoi để bạn có thể tự mình chọn mua đĩa nhạc khi không thể tìm thấy tại các cửa hàng bán đĩa trực tiếp khác. Sự ra đời của Gimbap Records cũng là sự khởi đầu của việc kế thừa văn hóa âm nhạc ở khu vực phía trước Hongdae, nơi các nghệ sĩ và câu lạc bộ indie tự hình thành. Nhờ vào sự tiên phong của Gimbap Records, nhiều cửa hàng bán đĩa nhạc bắt đầu xuất hiện trong khu vực và kéo theo các buổi biểu diễn cùng các sự kiện văn hóa liên quan một cách tự nhiên. Được tổ chức từ năm 2020 cho đến nay, Mapo Vinyl Festa cũng là một trong những sự kiện văn hóa đó.

Kể từ khi văn hóa vinyl định hình vững chắc ở khu vực phía trước Hongdae, Gimbap Records cũng dời đến một không gian rộng rãi hơn ở phường Donggyo-dong vào hai năm trước. Không chỉ là nơi mua bán đĩa nhạc, Gimbap Records còn kế thừa nền văn hóa âm nhạc ở khu vực phía trước Hongdae thông qua các hoạt động đa dạng như: nhập khẩu đĩa nhạc từ nước ngoài, lên kế hoạch biểu diễn cho các hãng đĩa quy mô nhỏ...

CÁI NÔI CỦA VĂN HÓA SÂN KHẤU NHỎ

Nhà hát nhỏ Sanwoollim là một nhà hát quy mô nhỏ với

100 chỗ ngồi bắt đầu hoạt động vào năm 1985. Đây là nhà hát vốn được đạo diễn Lim Young-woong, người vừa qua đời vào đầu năm nay, dùng riêng cho đoàn kịch Sanwoollim. Việc trình diễn vở kịch Waiting for Godot (tạm dịch Trong khi chờ đợi Godot) của Samuel Beckett lần đầu tại Hàn Quốc đã đưa tên tuổi lẫy lừng của đoàn kịch Sanwoollim và nhà hát nhỏ Sanwoollim bước vào thời kỳ hoàng kim cùng với nhiều tác phẩm đa dạng về chủ đề cuộc sống của người phụ nữ. Các vở diễn cải biên từ tác phẩm như The Second Sex (tạm dịch Giới tính thứ hai) của Simone de Beauvoir, At Fifty, She Discovered the Sea (tạm dịch Đến tuổi năm mươi, mẹ phát hiện ra biển) của Denise Chalem đều được đánh giá cao bởi vai trò dẫn dắt, mang hình tượng những người phụ nữ trung niên, vốn bị bỏ quên trong thế giới văn hóa nghệ thuật lúc bấy giờ, lên sân khấu.

Ngay cả khi thời kỳ hoàng kim của các nhà hát nhỏ (thập niên 1980 và 1990) đã qua đi, nơi đây vẫn được xem là chỗ dựa

Nhà hát nhỏ Sanwoollim

khai trương vào năm

1985, đã mang đến thêm một địa điểm nổi tiếng

tại khu vực trước Hongdae, cho thấy sự phân tích sâu sắc về các tác phẩm cổ điển và sân khấu thử nghiệm của các đạo diễn trẻ. Gần

đây, một phòng trưng

bày cùng cửa hàng nghệ thuật đã được xây dựng tại tầng một và hai của tòa nhà, biến nơi đây trở thành một không gian văn hóa phức hợp.

Bất chấp dòng chảy của nhiều

sự biến đổi lớn, các không gian mang đậm nét độc đáo và bản

sắc riêng khắp nơi phía trước Hongdae vẫn đang giữ vững vị

trí và đóng vai trò là cái nôi

của nền văn hóa địa phương.

vững chắc cho giới diễn xuất, hỗ trợ sân khấu thử nghiệm cho các đạo diễn trẻ, đồng thời là cột mốc lưu giữ sức sống văn hóa Hongdae.

ĐIỂM HẸN TIÊU BIỂU

Vào thời kỳ đỉnh cao của văn hóa indie trong thập niên 1990 và 2000, khu vực phía trước Hongdae chính là khu “phường Seogyo-dong, quận Mapo-gu, Seoul”. Tuy nhiên, gần đây, khu vực phía trước Hongdae được hiểu là bao gồm cả các khu vực xung quanh phường Sangsu-dong, phường Yeonnam-dong cho đến phường Mangwon-dong. Đó là do giá thuê mặt bằng ngày càng cao nên nhiều cửa hàng và địa điểm bị đẩy ra ngoài, di chuyển đến các khu vực lân cận. Tuy nhiên, nghịch lý thay, nhờ vậy

tình riêng được sẻ chia tại nơi này hơn là tên gọi của khu vực kinh doanh xung quanh một trường đại học nhất định. Cửa hàng bánh Richmond Patisserie từng là một trong những điểm hẹn tiêu biểu của khu vực phía trước Hongdae nhưng hiện nay đã không còn chiếm giữ ở khu vực phía trước Hongdae nữa. Tuy nhiên, cửa hàng này vẫn được xem là địa điểm tiêu biểu đại diện cho toàn bộ khu vực Hongdae. Sau khi cửa hàng chính được khai trương tại phường Seongsan-dong vào năm 1979 và chi nhánh tại Hongdae được mở cửa vào năm 1983, cửa hàng bánh Richemont Patisserie đã phải ngừng kinh doanh chi nhánh hoạt động suốt 30 năm ở Hongdae vào năm 2012 do chi phí thuê mặt bằng tăng cao và bị lấn lướt bởi các cửa hàng bánh nhượng quyền thuộc tập đoàn lớn được yêu thích.

Tuy nhiên, khoảng 4-5 năm trước, khi sự yêu thích đối với các cửa hàng bán bánh trong khu phố tăng lên, cửa hàng chính tại phường Seongsan-dong một lần nữa lại nhận được chú ý. Nó được mệnh danh là một trong ba tiệm bánh lớn của Seoul và khôi phục lại được danh tiếng trong quá khứ. Điều này không chỉ được lý giải bởi thực đơn nguyên bản, tiêu biểu như bánh mì hạt dẻ và bánh mì nhân kem, mà còn do những ký ức in sâu về khu vực phía trước Hongdae từ thời chỉ là phường Seogyo-dong.

Kang Hye-ran Phóng viên báo JoongAng Ilbo

Lee Min-hee Dịch. Trần Công Danh

Bảo tàng Mỹ thuật

Kansong (Kansong Art Museum) tọa lạc tại

Seongbuk-dong, Seoul là

bảo tàng mỹ thuật tư nhân

đầu tiên ở Hàn Quốc và

đã bảo tồn, nghiên cứu các di sản văn hóa để

truyền lại cho hậu thế ngay cả trong những điều

kiện khó khăn. Sau khi

việc trùng tu được hoàn thành, chương trình triển

lãm chào mừng bảo tàng mở cửa trở lại được tổ chức vào nửa đầu năm

nay đã thu hút sự quan tâm nồng nhiệt và dự kiến trong nửa cuối năm, Bảo tàng Mỹ thuật Kansong (Kansong Art Museum Daegu) sẽ khánh thành.

TỪ NGÀY 1 THÁNG 5 đến ngày 16 tháng 6, triển lãm

“Bohwagak 1938: Sự trở lại của Bảo tàng Mỹ thuật Kansong” đã

được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Kansong. Sau quá trình sửa chữa, trùng tu kéo dài một năm bảy tháng vì một số vấn

đề như cơ sở vật chất xuống cấp, tường bị bong tróc. bảo tàng vừa được mở cửa trở lại và chỉ sau 45 ngày đã đón khoảng 30 nghìn lượt khách tham quan. Trước đây, những buổi triển lãm

được tổ chức định kỳ vào mùa xuân và mùa thu thường có thời gian rất ngắn nên những ai mong muốn được nhìn thấy các tác phẩm quý hiếm, khó tiếp cận thường phải xếp hàng chờ rất lâu. Tuy nhiên lần này, bằng cách giới hạn tối đa 100 người/giờ thông qua hệ thống bán vé trực tuyến, khách tham quan đã có thể thoải mái chiêm ngưỡng khu triển lãm. Triển lãm lần này thu hút nhiều sự quan tâm khi mang đến những bộ sưu tập từ thuở ban đầu và lần đầu tiên được ra mắt công chúng, chẳng hạn bản thiết kế và các tài liệu về quá trình xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Kansong. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong được thành lập bởi nhà giáo kiêm nhà sưu tầm di sản văn hóa Jeon Hyeong-pil (1906-1962) vào năm 1938 trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Cái tên “Kansong” của bảo tàng chính là hiệu (bút danh) của ông. Khi

mới xây dựng, bảo tàng có tên là Bohwagak với ý nghĩa là “ngôi nhà chứa đựng những báu vật tỏa sáng”. Kiến trúc sư thuộc thế hệ đầu tiên của Hàn Quốc Park Kil-yong (1898-1943) là người được ông Jeon Hyeong-pil tin tưởng, giao phó trọng trách xây dựng bảo tàng theo phong cách chủ nghĩa hiện đại tân tiến nhất tại thời điểm đó. Bảo tàng được công nhận về giá trị lịch sử và được chỉ định là Di sản văn hóa quốc gia năm 2019.

BỘ SƯU TẬP ĐỒ SỘ

Bảo tàng Mỹ thuật Kansong thường được gọi là “nơi cất giữ báu vật”. Lý do là vì các hiện vật ở đây đều vô cùng hoành tráng xét trên nhiều phương diện. Quy mô chính xác của bộ sưu tập vẫn chưa được làm rõ nhưng được biết, bảo tàng sở hữu hơn 10.000 hiện vật thuộc các lĩnh vực đa dạng, bao gồm bức vẽ thi pháp, sách, đồ gốm, thủ công mỹ nghệ từ thời kỳ

Tam quốc đến cuối triều đại Joseon và thời hiện đại. Trong đó, có 12 hiện vật được chỉ định là báu vật quốc gia và 30 hiện vật khác được chỉ định là báu vật.

Bảo tàng hiện trưng bày các tác phẩm có vị trí quan trọng trong lịch sử hội họa Hàn Quốc như Tập tranh miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường (Album of Genre Paintings) của Shin Yun-bok (1758 - khoảng 1814), Tập tranh hải nhạc truyền thần (Album of the Sea and Mountains) của Jeong Seon (1676-1759). Không thể bỏ qua tác phẩm Mỹ nhân đồ (A Beautiful Woman) của Shin Yun-bok vốn nổi tiếng đối với người Hàn Quốc hơn cả Nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci. Những hiện vật đáng chú ý khác như là Bộ sưu tập Gadsby được ông Jeon Hyeong-pil mua lại vào năm 1938 từ John Gadsby, một luật sư người Anh sống tại Nhật Bản. Ông đã mua 20 hiện vật sứ xanh Goryeo từ Gadsby với giá 400.000 won, tương đương với 400 căn nhà lợp ngói lúc bấy giờ. Trong đó, có bốn hiện vật về sau đã được chỉ định là báu vật.

Lư hương bằng sứ xanh

có nắp đậy hình kỳ lân, thuộc Bộ sưu tập Gasby.

Lư hương cao 20cm và

được phỏng đoán chế tác

vào thế kỷ XII. Trên nắp lư có khắc hình kỳ lân, loài

động vật chỉ có trong trí tưởng tượng, và khói hương sẽ tỏa ra từ miệng

của kỳ lân. Đây là hiện vật

của Bảo tàng Nghệ thuật Kansong và được chỉ định là báu vật quốc gia vào năm 1962.

Tất cả những hiện vật này đều do ông Jeon Hyeong-pil dốc hết tài sản cá nhân ra để mua. Ông là một đại gia trẻ tuổi, được hưởng thừa kế khối tài sản khổng lồ thuộc hàng top 5 ở Hàn Quốc. Chịu ảnh hưởng từ nhà hoạt động phong trào độc lập kiêm nghệ nhân thư pháp Oh Se-chang (1864-1953), ông chính thức bắt đầu thu thập hiện vật nhằm gìn giữ văn hóa dân tộc vào năm 1934, khi ông 28 tuổi. Để nghiên cứu và bảo tồn bộ sưu tập của mình, ông đã mua một khu đất ở Seongbuk-dong - nơi Bohwagak được xây dựng sau đó bốn năm và hiện là nơi Bảo tàng Mỹ thuật Kansong tọa lạc.

CON MẮT PHÁN ĐOÁN XUẤT CHÚNG

Khi chiến tranh Trung - Nhật nổ ra vào năm 1937, hoàn cảnh của Hàn Quốc lại càng thêm khó khăn. Trong bối cảnh hỗn loạn ấy, vì cảm giác lo sợ không biết các di sản văn hóa của quốc gia sẽ thất lạc về đâu, Jeon Hyeong-pil đã chi một khoản tiền khổng lồ để mở rộng bộ sưu tập của mình. Chỉ cần cảm thấy đó là một món vật quý, ông không những không mặc cả mà còn trả thêm tiền hơn mức giá đối phương đề nghị. Nổi tiếng nhất trong số món vật quý đó là tác phẩm Hunminjeongeum haeryebon (Huấn dân chính âm giải lệ bản). Hunminjeongeum là tên gọi cũ của Hangeul (chữ Hàn) - chữ viết đặc trưng của Hàn Quốc được sáng tạo bởi Vua Sejong (Thế Tông, tại vị 1418-1450), vị vua thứ tư trong triều đại Joseon. Haeryebon là tác phẩm được xuất bản năm 1446 để giải thích phương pháp sử dụng hệ thống chữ viết mới này. Đây là cuốn sách

Bảo tàng

Mỹ thuật Kansong cung

cấp

thống chữ viết được nhiều người sử dụng, do chính những người sáng tạo ra chữ viết đó biên soạn. Vì lý do đó mà cuốn sách này đã được chỉ định là báu vật quốc gia năm 1962 và trở thành Di sản văn hóa thế giới UNESCO năm 1997. Hunminjeongeum haeryebon được phát hiện lần đầu năm 1940 tại Andong, Gyeongsangbuk-do. Trước đó, mặc dù tác phẩm này đã được đề cập trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng hiện vật chưa bao giờ được tìm thấy. Vì thế, người ta chỉ có thể suy đoán về những nguyên tắc sáng tạo ra Hangeul. Tuy nhiên, sau 500 năm kể từ khi phát hành, cuốn sách được phát hiện trong phòng sách của một gia đình có lịch sử lâu đời. Ông Jeon Hyeong-pil, người tìm kiếm Hunminjeongeum haeryebon bấy lâu này, đã vô cùng bất ngờ và dĩ nhiên ước lượng

được giá trị của nó.

Hoa điệp đồ. Koh Jinseung (1822-?). Vẽ màu trên giấy. Mỗi tranh 22,6 x 116,8cm. Thế kỷ XIX. Bức tranh vẽ bướm của Koh Jin-seung, một họa sĩ thuộc Dohwaseo thời Joseon, với các chi tiết được khắc họa tỉ mỉ như thể đã mang hiện vật vào trong tranh. Trên thực tế, người ta nói rằng ông đã quan sát và nghiên cứu hình dáng của loài bướm để vẽ tranh.

Thanh từ tương khảm vân hạc văn mai bình là một trong những hiện vật tiêu biểu của Bảo tàng Nghệ thuật Kansong. Nó có chiều cao 42,1cm, đường kính miệng bình 6,2cm, đường kính đáy bình 17cm và là di vật cho thấy đỉnh cao của sự tao nhã. Nó được công nhận là báu vật quốc gia năm 1962.

bí mật sự việc này. Khi đó, đế quốc Nhật Bản một mặt cấm sử dụng Hangeul, mặt khác bắt giữ các học giả về Hangeul nhằm triệt tiêu tinh thần của người Hàn Quốc. Jeon Hyeong-pil đã giấu cuốn sách trong két sắt sâu bên trong Bohwagak và chờ cho đến khi đất nước giải phóng.

NHỮNG

DI SẢN CÒN SÓT LẠI

Năm 1945, Nhật Bản thất bại trong chiến tranh Thái Bình Dương và Hàn Quốc trở thành quốc gia độc lập. Tuy nhiên vài năm sau đó, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam và Bắc. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, Triều Tiên đã dựa vào Liên Xô để tiến hành xâm lược Hàn Quốc và Seoul chính thức rơi vào tay quân Triều Tiên sau bốn ngày. Jeon Hyeong-pil đã sơ tán gia đình đi lánh nạn nhưng bản thân ông không thể rời đi mà để lại những hiện vật của Bohwagak. Ông ẩn nấp trong ngôi nhà trống gần đó và theo dõi động thái của quân Triều Tiên bất kể ngày đêm. Mỗi ngày đối với ông đều là cảm giác hồi hộp đến nghẹt thở. Quân đội Triều Tiên quyết định mang các di sản văn hóa của Bohwagak về phương Bắc. Do đó, họ đã triệu tập các nhân viên của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc lúc bấy giờ và ra lệnh cho họ đóng gói chúng. Thế nhưng, do ý thức được sự vĩ đại và tầm quan trọng của bộ sưu tập Kansong, các nhân viên đã làm mọi cách để quân Triều Tiên không thể mang chúng đi. Họ câu

Ông ấy đã mua cuốn sách với giá 10.000 won, cao gấp 10 lần giá được đề xuất. Đồng thời, ông dặn đi dặn lại về việc giữ © Cục Di sản văn hóa Hàn Quốc

Bảo tàng Mỹ thuật Kansong thường được gọi là “nơi cất giữ báu vật”. Lý do là vì các hiện vật ở đây đều vô cùng hoành

tráng xét trên nhiều phương diện. Trong đó, có 12 hiện vật

được chỉ định là báu vật quốc gia Hàn Quốc và 30 hiện vật là báu vật.

giờ bằng cách nói rằng “Chúng tôi cần phải làm mục lục”, “Chúng tôi cần thùng đựng lớn hơn”. Trong khi đó, ngày 15 tháng 9, quân Đồng minh đã thành công trong cuộc đổ bộ lên Incheon và giành lại Seoul. Jeon Hyeong-pil đã trở về Bohwagak trong niềm hân hoan.

Tuy nhiên, cuộc triệt thoái ngày 4 tháng 1 diễn ra trong năm tiếp theo do sự tham chiến của quân đội Trung Quốc đã khiến Seoul một lần nữa rơi vào khủng hoảng. Không thể mong đợi may mắn đến lần thứ hai, Jeon Hyeong-pil đã chất những hiện vật quan trọng lên tàu và trốn đến Busan. Đặc biệt, cuốn Hunminjeongeum haeryebon được ông liên tục ôm chặt trong người. Thế nhưng, tất cả di sản văn hóa không thể được mang theo, không lâu sau đó một số hiện vật từng đặt ở Bohwagak đã được nhìn thấy tại Busan. Ai đó đã đánh cắp và bán chúng. Khi hiệp định đình chiến được ký kết vào tháng 7 năm 1953, ông quay trở lại Seoul nhưng Bohwagak đã hứng chịu thiệt hại nặng nề. Kìm nén nỗi tuyệt vọng như thể bầu trời sụp đổ, ông lại bắt đầu công việc mua các di sản văn hóa và tu sửa Bohwagak. Cho đến lúc tạ thế vào năm 1962, niềm tin về sự nghiệp bảo tồn văn hóa quốc gia của ông vẫn trước sau như một.

Bảo tàng Mỹ thuật Kansong được trao lại cho con trai ông và người tiếp quản hiện tại là cháu của ông. Vào đầu tháng 9,

Bảo tàng Mỹ thuật Kansong Daegu với phòng triển lãm cố định bộ sưu tập Kansong đã mở cửa đón khách. Đó là tòa nhà có quy mô ba tầng và một tầng hầm được xây dựng trên khu

đất do chính quyền thành phố Daegu cấp, tổng chi phí dự án

44,6 tỷ won do chính phủ và các tổ chức tự trị địa phương chi trả. Công tác vận hành do Quỹ Văn hóa và Mỹ thuật Kansong chịu trách nhiệm.

Tại buổi triển lãm khánh thành bảo tàng tại Daegu, tất cả hiện vật nổi tiếng nhất mà Bảo tàng Mỹ thuật Kansong vô cùng tự hào đều xuất hiện. Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên cuốn Hunminjeongeum haeryebon được mang ra khỏi thành phố Seoul kể từ khi nó được ra mắt công chúng vào năm 1971.

Ngoài ra, công tác vận chuyển 98 hiện vật khác, bao gồm quốc bảo Thanh từ tương khảm vân hạc văn mai bình (tạm dịch: Mai bình bằng sứ xanh được khảm họa tiết mây và hạc) và hiện vật được yêu thích nhất Mỹ nhân đồ, cũng được hoàn tất.

Triển lãm khánh thành Bảo tàng Mỹ thuật Kansong Daegu sẽ mở cửa từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 12 năm nay.

Toàn cảnh Bảo tàng Mỹ thuật Kansong Daegu khai trương vào ngày 3 tháng 9 năm nay. Nơi này được vận hành như là không gian triển lãm thường trực duy nhất của Quỹ Văn hóa và Mỹ thuật Kansong. Bảo tàng đã chọn lọc ra các quốc bảo và báu vật để trưng bày trong chương trình triển lãm chào mừng khánh thành diễn ra đến ngày 01 tháng 12.

Hình ảnh triển lãm nhân dịp mở cửa lại Bảo tàng Mỹ thuật Kansong ở Seongbuk-dong được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 6 vừa qua. Phòng triển lãm tầng một trưng bày các tài liệu nói về quá trình xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Kansong. Ở tầng hai, khách tham quan “được chào đón” bởi các bức tranh và hiện vật chưa từng được

Say Sue Me là ban nhạc rock gồm bốn thành viên

được thành lập vào năm 2012. Âm nhạc của họ bắt

đầu từ Gwangalli, Busan và được đánh giá là đi đầu trong các ban nhạc rock Hàn Quốc đương đại. Hiện

âm nhạc của họ đang vượt ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc hướng tới sân khấu toàn cầu.

BUSAN LÀ THÀNH PHỐ CẢNG lớn nhất Hàn Quốc nằm ở cực Đông Nam bán đảo Triều Tiên, cách Seoul khoảng 400km. Tại đây có trung tâm thương mại lớn nhất thế giới Shinsegae Centum City sừng sững, nhưng cũng có chợ thủy sản bình dân tấp nập người dân. Dù có số lượng khách sạn năm sao nổi tiếng với những thực đơn hàng trăm nghìn won chỉ sau Seoul và Jeju, nơi đây vẫn được yêu thích với những món ăn bình dân ở chợ. Giữa những người dân sử dụng giọng Busan với một chút ngữ điệu lên xuống khác với giọng Seoul.... có ban nhạc rock Say Sue Me ở đó.

Giọng ca chính và nghệ sĩ guitar Sumi Choi, tay guitar chính Byungkyu Kim, nghệ sĩ chơi bass Jaeyoung Kim và tay trống Sungwan Lim, bốn thành viên ban nhạc vào mỗi tối thứ Ba hàng tuần đều thực hiện chương trình “Tuesday Food Talk”. Vào ngày này, các thành viên vô cùng căng thẳng, dù không đến mức giống như bốn nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết trinh thám tội phạm The Thursday Murder Club (tạm dịch Câu lạc bộ sát nhân ngày thứ Năm) của Richard Osman. “Tuesday Food Talk” được đặt tên theo chương trình mukbang nổi tiếng được ghi nhận tỷ suất người xem cao có tên gọi Wednesday Food Talk (2015-2019). Chương trình có hình thức của một cuộc đấu, trong đó người tham gia sau khi chọn món mình muốn ăn trong bữa tối sẽ oẳn tù tì cho đến khi tìm ra

Say Sue Me là ban nhạc rock indie gồm bốn thành

viên đến từ Busan, thể

hiện một thế giới âm nhạc độc lập không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng. Nhóm được thành lập vào năm 2012 và hai năm sau đó họ đã phát hành album đầu tiên We’ve Sobered Up. Ba năm sau kể từ album đầu tiên, họ ký hợp đồng với hãng thu âm Damnable của Anh và hoàn thành xuất sắc chuyến lưu diễn nước ngoài đầu tiên.

món cơm canh thịt heo - món ăn mà mọi người đều yêu thích - sẽ kéo mọi người lại với nhau trong không khí hòa bình.

GWANGALLI SURF ROCK

Đi theo cầu thang của một tòa nhà nằm trong con hẻm chỉ cách bãi biển Gwangalli - khu nghỉ dưỡng mà người Busan tự hào bên cạnh bãi biển Haeundae - chưa đến 200m là một không gian khoảng 100m2 hiện ra. Đây chính là nơi trú ẩn, phòng tập và phòng thu âm của Say Sue Me. Và đây cũng là văn phòng của hãng đĩa Beach Town Music, do ban nhạc vận hành theo phương thức DIY (Do It Yourself: tự mình làm lấy – chú thích của người dịch). Kể từ khi thành lập vào năm 2012 cho đến nay, Say Sue Me vẫn giữ nguyên địa chỉ này. Khi đang luyện tập mà cảm thấy mệt mỏi hay có khúc mắc nào đó chưa thể tháo gỡ, các thành viên cùng nhau đi bộ xuống con dốc khoảng ba phút hướng về phía bãi biển rồi cùng nhau uống bia.

Tên nhóm Say Sue Me được lấy từ tên của giọng ca chính Sumi Choi. Thời gian đầu, họ chủ yếu biểu diễn ở các quán rượu có người nước ngoài lui tới và lượng người hâm mộ dần dần tăng lên. Chữ “Sue Me” trong tên nhóm

Trên tất cả, điểm thu hút của ban nhạc này chính là âm thanh rì rào như tiếng sóng vỗ trên biển đêm Gwangalli nhưng cũng ảo diệu và trong vắt. Ai đó đã đặt tên thể loại nhạc “surf rock” cho âm nhạc của nhóm nhạc “cư trú” ở vùng biển phía trước Gwangalli này. Tuy nhiên, nó khác hẳn với surf rock ở bờ biển Đại Tây Dương được ban nhạc The Beach Boys hay Dick Dale của Mỹ thể hiện vào những năm 1960. Âm nhạc của Say Sue Me với âm thanh mộng mơ của dream pop hay shoegaze, thái độ e ấp thì thầm của indie pop, đôi khi có cả sự vội vã dồn dập của punk rock - khó có thể định hình bằng một hai thể loại nhạc.

BƯỚC NGOẶT

Album đầu tiên We’ve Sobered Up phát hành năm 2014 được sản xuất cũng có phần ý thức được ánh nhìn của bên ngoài về việc đây là ban nhạc surf rock đến từ Gwangalli. Nhưng kể từ đó đến nay, chúng tôi đang tạo ra thứ âm nhạc của riêng mình, tập trung vào những thông điệp và âm thanh cảm nhận được ở từng thời điểm”.

Đó là lời của Byungkyu Kim. Đúng như những chia sẻ của anh, album thứ hai Where We Were Together phát hành năm 2018 đã trở thành bước ngoặt trong sự nghiệp của Say Sue Me. “Old Town”, một trong những bài hát nằm trong album, đã trở thành chủ đề nóng khi ca sĩ kiêm nhạc sĩ huyền thoại người Anh Elton John ca ngợi nó trên podcast Elton John’s Rocket Hour. Và Say Sue Me đã bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới vào năm đó với tên gọi “Busan Calling!” (tạm dịch “Busan vẫy gọi”). Cũng trong năm đó, họ trở thành những nhạc sĩ Hàn Quốc đầu tiên xuất hiện và biểu diễn trên chương trình hòa nhạc nổi tiếng của Mỹ “Live on KEXP”. KEXP là đài phát thanh công cộng có lịch sử lâu đời ở Seattle

“Sẽ thật tuyệt nếu phát hành một tác

phẩm gây được tiếng vang, nhưng hơn thế, chúng tôi muốn lưu lại thật nhiều những niềm vui đến tự nhiên từ chính bản thân chúng tôi.”

thuộc bang Washington. Năm tiếp theo, Say Sue Me đã nhận được đề cử tới năm hạng mục với album này tại Giải thưởng Âm nhạc Đại chúng Hàn Quốc (Korean Music Awards), vốn được xem là Grammy của Hàn Quốc, một điều chưa từng có đối với một ban nhạc indie. Họ đã giành được cúp ở hai hạng mục, đó là Album nhạc rock hiện đại hay nhất và Bài hát nhạc rock hiện đại hay nhất

Say Sue Me đã xuất hiện trên Tiny Desk Korea vào tháng 10 năm 2023 và trình diễn những bài hát tiêu biểu như “Old Town”. Khởi chiếu vào tháng 8 năm ngoái, đây này là phiên bản Hàn Quốc của chương trình Tiny Desk Concerts được tổ chức bởi NPR Music, một đài phát thanh công cộng của Mỹ.

Say Sue Me xuất hiện trên sân khấu tại Liên hoan Nhạc pop Châu Á (Asian Pop Festival) được tổ chức tại PARADISE CITY, thành phố Incheon vào tháng 6 năm nay. Sự kiện biểu diễn trực tiếp này do Quỹ Văn hóa Paradise (Paradise Cultural Foundation) tổ chức với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ nổi bật đang hoạt động tích cực ở châu Á.

NHỮNG NGƯỜI HÂM MỘ Ở NƯỚC NGOÀI

Từ một vài năm trước, các ban nhạc khu vực Busan như Bosudong Cooler và Hathaw9y đã trở nên nổi tiếng trên toàn quốc và thậm chí còn tham gia biểu diễn cùng với Say Sue Me. Tuy nhiên, Say Sue Me nhận xét rằng sân khấu ở Busan không lớn. Byungkyu Kim đã chia sẻ:

“Giống như Daegu, Busan chỉ có một câu lạc bộ nhạc sống (live club) tiêu biểu duy trì được danh tiếng của mình. Nó không phát triển như khu vực phía trước Hongdae ở Seoul.”

Thay vào đó, gần đây âm nhạc của Say Sue Me đang vượt ra ngoài khu vực và biên giới lan rộng giữa cộng đồng người hâm mộ nước ngoài mà không gặp bất kỳ định kiến nào. Sumi

Choi cho biết “Tôi cảm nhận được số lượng người hâm mộ trẻ ngày càng tăng không chỉ ở Nhật Bản, Trung Quốc mà còn ở Bắc và Trung Mỹ”. Tại Mexico City, điểm dừng chân cuối cùng của tour diễn năm ngoái, khoảng 90% tổng số khán giả là những bạn trẻ ở độ tuổi 20. Điều này cũng phần nào nhờ công của K-pop và K-drama.

Việc nhạc của nhóm được đưa vào những bộ phim truyền hình như Các tế bào của Yumi (Yumi’s Cells, 2021-2022) phát sóng trên tvN hay Dẫu biết (Nevertheless, 2021) của JTBC... là nguyên nhân khiến người hâm mộ quốc tế mê đắm hơn. Sumi Choi nói: “Tôi luôn lo lắng về việc viết lời bài hát bằng tiếng

Anh, nhưng người hâm mộ nước ngoài ngày càng trở nên cuồng nhiệt với lời bài hát tiếng Hàn khiến tôi ngạc nhiên”.

Khi được hỏi về những địa điểm đáng nhớ nhất trong chuyến lưu diễn suốt nhiều năm qua, nhóm đưa ra bốn câu trả lời. Byungkyu Kim kể đến buổi biểu diễn ở Glasgow, Scotland vào năm 2018 và Sungwan Lim chọn Green Man Festival ở xứ Wales, Vương quốc Anh vào năm 2019. Đối với Jaeyoung Kim, The Great Satsumanian Hestival hồi năm ngoái ở Kagoshima, Nhật Bản vẫn là một kỷ niệm đặc biệt. Sumi Choi cho biết cô không thể quên buổi biểu diễn ở sân sau một ngôi nhà ở Colmar, một thị trấn nhỏ của Pháp, trong chuyến lưu diễn châu Âu đầu tiên vào năm 2018.

“À, đúng rồi. Cả kỷ niệm tôi uống say bí tỉ với chú “sâu rượu” ở Krakow, Ba Lan nữa!” Khi Sumi Choi nhắc lại những kỷ niệm, các thành viên khác vỗ tay và cười. Họ kể rằng đã thực sự trải nghiệm văn hóa uống rượu địa phương với món pierogi - bánh bao truyền thống của Ba Lan.

Được cung cấp

bởi Say Sue Me

(theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái)

Sumi Choi - giọng ca chính và guitar, Kim Byungkyu - guitar chính, Lim Sungwan - trống và Kim Jaeyoung - bass. Họ nói rằng bản sắc âm nhạc của họ đến từ sự trung thực và thể hiện mọi thứ như hiện tại mà không cần tô điểm.

Full album thứ 3 The Last Thing Left phát hành năm 2022 bao gồm 10 bài hát nói về sự giác ngộ trong tình yêu. Ca khúc chủ đề “To Dream” do Sumi Choi hát bằng tiếng Hàn, mang đến thông điệp về sự ủng hộ và an ủi thông qua giai điệu đẹp đẽ.

Băng cát-xét phiên bản giới hạn của EP 10 được phát hành nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nhóm vào năm 2022. Ngoài việc biên tập lại các bài hát tiêu biểu đã phát hành trước đó, EP còn có phiên bản cover các bài hát của những nghệ sĩ mà Say Sue Me yêu thích như Yo La Tango hay Pavement.

Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của họ trải qua rất nhiều sự kiện và cung bậc đến nỗi thật khó để nhớ hết từng việc một. Nhưng cuối cùng, sau tất cả cuộc hành trình đó họ luôn có một nơi để quay về. Đó là chính nơi này, tại “Beach Town Music trên bờ biển Namcheon, Suyeong-gu, Busan. Sumi Choi đã chia sẻ ở cuối cuộc phỏng vấn: “Sẽ thật tuyệt nếu phát hành một tác phẩm gây được tiếng vang, nhưng hơn thế, chúng tôi muốn lưu lại thật nhiều những niềm vui đến tự nhiên từ chính bản thân chúng tôi. Và đó chính là lý do ban nhạc chúng tôi hoạt động”.

Lee Min-hee Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân

Ngôn từ hóa ảnh/ tranh chữ

Hong In-sook là một nghệ sĩ sử dụng lối vẽ độc đáo đan xen giữa chữ cái và hình ảnh. Bằng thủ pháp biểu thị hiện đại, cô truyền tải thông điệp thể loại munjado (văn tự đồ) - một trong những thể loại

tranh dân gian của Hàn Quốc vô cùng hài hước và nhẹ nhàng, với hầu hết chất liệu trong những tác phẩm đều đến từ chính trải nghiệm của bản thân.

TRIỂN LÃM CÁ NHÂN của Hong In-sook với tựa Mặt trăng tái sinh, Nguyệt ấn thiên giang chi khúc (Re-rising Moon, Worin cheongangjigok) đã được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Moryham ở Hoehyeon-dong, Seoul vào tháng 5 vừa qua. Nguyệt ấn thiên giang chi khúc (tạm dịch: các ca khúc về vẻ đẹp của ánh trăng phản chiếu trên ngàn dòng sông) vốn là một bài hát ca ngợi đức Phật được ngự bút bởi Vua Sejong (Thế Tông, trị vì 1418-145) - vị vua thứ tư của triều đại Joseon để tưởng nhớ công đức người vợ quá cố là Hoàng hậu Soheon (Chiêu Hiến, 1395-1446).

Tại triển lãm lần này, nghệ sĩ lột tả cảm xúc mất đi người thân yêu thông qua tranh và chữ viết biểu thị vầng trăng, ánh sáng và tình yêu. Cô biến hóa các tác phẩm - ở đó chữ cái được nhìn như tranh vẽ, còn hình ảnh được đọc như chữ cái. Cô thể hiện sơ đồ kí tự truyền thống, nơi văn tự và tranh ảnh được nhận thức là một, theo cách của riêng cô, chú tâm đến những giá trị không khi nào biến mất trong cuộc sống chúng ta.

TRẢI NGHIỆM TUỔI THƠ

Munjado là một thể loại tranh dân gian, mỗi điển tích được vẽ lồng vào trong đường nét Hán tự trên đó đều có liên quan đến ý nghĩa của con chữ. Những bức tranh này bao gồm nội dung giáo huấn thể hiện qua các chữ hiếu, trung, tín vốn là những đức tính chính của Nho gia trong triều đại Joseon; đồng thời nhấn mạnh tín ngưỡng cầu phúc lành như phú quý, thọ phúc khang ninh và cát tường.

Nghệ nhân Hong In-sook trải lòng: “Tác phẩm của tôi có sự khác biệt so với munjado truyền thống. Các yếu tố trong tranh đều đến từ trải nghiệm thời thơ ấu, khác với giá trị quan của thời đại hay mong muốn cầu phúc”.

Cô đặt tên cho tác phẩm của mình là “tranh một chữ cái”. Hình ảnh được khắc họa phù hợp với tranh và chữ trong một âm tiết như 달(dal - trăng), 집 (jip - nhà), 꽃 (kkot - hoa), 밥 (bap - cơm), 빵 (ppang - bánh mì), đã tạo ra một thế giới rất riêng - ở đó ký ức của quá khứ và suy tưởng của tương lai được hòa nhịp.

Tranh một chữ cái – 안 (an). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm.

Tranh một chữ cái – 녕 (nyeong). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. Triển lãm với tựa “An, Nyeong” (An, Nhiên) của Hong In-sook được tổ chức tại Không gian Nghệ thuật Kyobo vào năm 2020, để suy ngẫm lại tầm quan trọng và ý nghĩa của hai từ “annyeong” (sự an nhiên) trong giai đoạn đại dịch COVID-19 khi mọi người đều nếm trải nỗi thống khổ.

Tranh một chữ cái – 꽃 (kkot). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm.

Tranh một chữ cái – 빛 (bit). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm.

Các tác phẩm thể hiện nỗi suy tư của tác giả về “Những chữ cái nào sẽ tiếp thêm sức mạnh cho con người nhỉ” qua hình thức thể hiện chữ cái truyền thống. Vào tháng 5 năm nay, các tác phẩm đã được ra mắt trong Mặt trăng tái sinh, Nguyệt ấn thiên giang chi khúc tại Trung tâm Triển lãm Moryham.

KỸ

THUẬT TRANH IN

Nét vẽ giống như nét bút chì thô sơ, hình ảnh các cô thiếu nữ

như bước ra từ truyện tranh, hàng rào được tạo từ những

đường nét văn tự,... những bức tranh của Hong In-sook không

chỉ dí dỏm và cường điệu (kitsch) mà còn toát lên tinh thần

chân phương của hội họa truyền thống. Tuy nhiên, nếu nhìn

kỹ vào các yếu tố khắc họa khung cảnh như cây cối, hoa lá, chim chóc, con người, ta sẽ có cảm giác như đây là tác phẩm

đồ mỹ nghệ. Đó là bởi lẽ chúng không được vẽ bằng tay. “Tôi học chuyên ngành hội họa phương Tây ở bậc cử nhân và tranh in ở bậc thạc sỹ. Tôi nghĩ ngành tranh in phù hợp với mình nhưng vẫn còn điều tôi chưa thực sự hài lòng.

Khi cảm nhận được sự hạn chế trong chất liệu hội họa phương

Tây, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong kỹ thuật hội họa tinh tế của phương Đông và giấy hanji truyền thống”.

Màu sắc tươi sáng và sống động trong tranh in là kết quả kết hợp phương pháp in tranh tinh xảo. Đầu tiên, vẽ một bản phác thảo các yếu tố tạo hình muốn đưa lên giấy, kẹp tờ giấy than lên trên giấy hanji, sau khi lấy bản phác thảo ra, tô màu bản in vào những phần cần kỹ thuật in tranh. Tiếp đó, cắt giấy theo màu sắc, dán thành bản, xong lăn mực nhuộm lên trên bản in và ép bản in bằng máy nén. Thay đổi vị trí của bản tranh in và lặp đi lặp lại công đoạn ép để tạo ra màu sắc mong muốn.

“Trông có vẻ đơn giản như thể bôi mực lên con dấu mà thôi, nhưng trên thực tế việc này đòi hỏi sự tập trung cao độ trong từng khâu của quy trình sao in. Tuy việc in tranh này có thể dễ dàng thực hiện bằng kỹ thuật photoshop (chỉnh sửa ảnh) trên máy tính, nhưng thao tác từng công đoạn bằng tay mang lại cảm giác hoàn toàn khác lạ. Thỉnh thoảng, những xô lệch nhỏ và sai sót xảy ra là điều rất bình thường nhưng tôi nghĩ đó mới chính là linh hồn của một bức tranh”.

Những bức tranh sử dụng kỹ thuật tranh in của Hong Insook tạo ra màu sắc vô cùng độc đáo, khác với tranh sơn dầu thông thường. Tuy gọi là tranh in do các bản in được cắt theo từng màu sắc, phết màu bằng con lăn và quay máy ép bản in theo số lượng bản màu đó, nhưng nó cũng là loại tranh in độc bản.

Được tạo ra bằng cách cắt và ép bản in nhiều lần, những bức tranh của Hong Insook không chỉ dí dỏm và cường điệu (kitsch) mà còn rất gần gũi với hội họa truyền thống chân phương, giống

như là trò chơi búp bê dán cố định trên giấy.

“Những người từng nhìn thấy quá trình làm việc của tôi đều cảm nhận tiểu tiết đó đem lại sự mới lạ. Sản phẩm không được tiến hành nhanh như tranh vẽ và cũng không mượt mà như làm trên máy tính. Đó là phương thức tôi phát minh ra khi cố gắng tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất”.

VĂN TỰ TẠO CẢNH

Hong In-sook sinh năm 1973 tại Hwaseong, tỉnh Gyeonggido, là con cả trong một gia đình có ba chị em, cha mẹ tận tụy chăm sóc. Cô kể rằng mình lớn lên ở nông thôn cho đến khi vào tiểu học, đồ chơi của cô toàn là cỏ cây, hoa lá, và sách, không có bạn bè đồng trang lứa.

“Khi thu dọn vật dụng của người cha quá cố, tôi tìm thấy một bức tranh với nét vẽ nguệch ngoạc từ thời thơ ấu trong cuốn sách cũ kỹ. Cô bé có đôi mắt to mà tôi thích thú vẽ chính là bản sao của bức tranh đó.”

Sự ra đi đột ngột của người cha đã trở thành nỗi mất mát khôn nguôi cho cô khi vừa mới bước chân trên con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Mất đi người cha từng là chỗ dựa vững chắc, cô liên tục sáng tác những tác phẩm như thể kiếm tìm một tình yêu muộn màng cho quãng thời gian đã bỏ lỡ.

Tranh của Hong In-sook, nơi hội họa và tranh in đồng hiện, dường như nằm đâu đó giữa hội họa phương Đông và phương Tây. Có khi, chúng còn trông giống như tranh minh họa hay thiết kế đồ họa. Thủ pháp biểu hiện mới mẻ tạo nên cảm giác thanh thoát thông qua hình thức pha trộn, đã thu hút sự chú ý lớn ngay từ triển lãm cá nhân đầu tiên Mẫu đơn vào

Các con lăn có nhiều kích cỡ khác nhau được nghệ sĩ sử dụng trong quá trình in tranh. Hong In-sook vốn theo đuổi thể loại tranh in trong một thời gian dài, sử dụng kĩ thuật vẽ tinh tế và súc tích qua việc kiểm soát tốc độ và sức mạnh từ các giác quan.

năm 2003 và True Love, Always a Little Late (tạm dịch: Tình yêu đích thực, luôn muộn màng một chút) vào năm 2006. Ngôi nhà kiêm phòng làm việc của cô đối diện với bức tường của pháo đài Hwaseong Suwon - Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Ngôi nhà được cải tạo lại từ ngôi nhà kiểu phương Tây lâu đời để làm phòng trưng bày, cũng vừa là không gian mở cho những sinh viên muốn học vẽ tranh in và các nghệ sĩ trẻ đang tìm kiếm không gian triển lãm.

Tôi lấy làm tò mò về tranh chữ sau này của Hong In-sook khi nghe cô bộc bạch rằng: “Tôi thích làm việc một mình, nhưng tôi cũng rất trân trọng thời gian để đàm luận với những người cùng chí hướng”.

Hong In-sook đang chụp ảnh trong studio của mình. Bắt đầu với triển lãm cá nhân đầu tiên được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Gyung-in ở Insa-dong vào năm 2000, cô trình làng một thế giới tác phẩm đầy cá tính riêng biệt. Tác giả thường xuyên ghi chú lại những suy ngẫm của mình vào một cuốn sổ, suy nghĩ kỹ rồi phác họa ra những hình ảnh về chúng.

Nghĩ về người chị và em trai (một tích liên quan đến người chị và em trai trong văn học dân gian Hàn Quốcchú thích của người dịch). 2011. Tranh màu trên vải cotton. 116 × 90 cm.

Nghệ sĩ sử dụng các yếu tố của hội họa truyền thống như khoảng trống, chất thơ, con dấu, và phóng tác chúng theo ngôn ngữ riêng. Hình ảnh được chuyển tải đầy

Kiến trúc sư Minsuk Cho: Người kiến tạo bản sắc mới

Các tòa nhà được thiết kế bởi ông Minsuk Cho, giám đốc công ty kiến trúc Mass Studies, nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người bởi hình dạng độc đáo, mang tính thử nghiệm táo bạo. Đây là kết quả của việc kiến trúc sư Minsuk Cho đối diện với tình trạng phức tạp của xã hội hiện đại, nắm bắt và phơi bày hiện trạng không đồng nhất của hiện tại.

CỨ MỖI MÙA HÈ, các phòng trưng bày Serpentine lại cho mời những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới xây dựng các công trình tạm thời để giới thiệu các xu hướng kiến trúc mới nhất.

Sau khi kiến trúc sư Zaha Hadid tham gia dự án này lần đầu tiên vào năm 2000, đã có nhiều kiến trúc sư có tầm cỡ đương thời như Toyo Ito, Rem Koolhaas, Frank Gehry, Kazuyo Sejima & Ryue Nishizawa (SANAA), Peter Zumthor và Diébédo Francis Kéré tham gia vào sự kiện văn hóa này.

Triển lãm kiến trúc Serpentine Pavilion tổ chức vào mùa hè đã trở thành một trong những lễ hội được giới kiến trúc mong đợi. Bởi vì ứng viên tham dự được chọn từ những người chưa có công trình nào được xây dựng ở Vương quốc Anh, nên nói chung Serpentine Pavilion trở thành nơi trình làng những tác phẩm đầu tay của các kiến trúc sư được mời tham dự tại Anh.

Sự kiện Serpentine Pavilion năm nay đã được tổ chức tại công viên Kensington Gardens ở Luân Đôn vào ngày 7 tháng

6. Người được vinh danh lần này là kiến trúc sư Minsuk Cho đến từ Seoul và công ty kiến trúc Mass Studies của ông. Ông là kiến trúc sư Hàn Quốc đầu tiên có được vinh dự này.

Minsuk Cho là một kiến trúc sư coi thành phố như một sinh thể và luôn trăn trở về tính kết nối của nó. Ông tin rằng vai trò của kiến trúc là phải duy trì sự

đồng điệu với dòng chảy tự nhiên vốn có của không gian.

Điều mà kiến trúc sư

Minsuk Cho trăn trở trước khi thực hiện thiết kế công trình mẫu tại sự kiện Serpentine Pavilion không phải là nội dung công trình mà là khách thưởng lãm. Để cung cấp trải nghiệm toàn diện, thay vì dựng công trình ở dạng hoàn thiện tại vị trí trung tâm công trình, ông đã thiết kế thành không gian trống để tạo ra sự chuyển động đa dạng ở trung tâm.

KHOẢNG TRỐNG Ở

TRUNG TÂM

Kiến trúc sư Minsuk Cho đặt tên cho công trình triển lãm này là Archipelagic Void (tạm dịch: Khoảng trống giữa quần đảo). Công trình gồm năm khu, mỗi khu có một chức năng khác nhau bao gồm phòng trưng bày, thư viện, khán phòng, phòng trà và tháp vui chơi (nơi trẻ em có thể leo trèo - chú thích của người dịch), được kết nối nhau với trung tâm là một khoảng trống hình tròn ở giữa. Đó là không gian để trống, chưa định hình nhằm có thể sản sinh những quan hệ mới khi kết hợp với khu xung quanh vốn có bố cục rõ ràng kèm các chức năng riêng. Kiến trúc sư Cho gọi khoảng trống này là madang (sân nhà).

Trong kiến trúc nhà ở truyền thống của Hàn Quốc, các gian nhà được bố trí xung quanh madang. Tùy thời điểm mà khoảng trống ở madang sẽ được sử dụng với nhiều mục đích như chỗ vui chơi, làm việc hoặc cúng bái. Trong cuốn Đạo Đức Kinh, triết gia Trung Hoa Lão Tử đã nói rằng để bánh xe lăn được, nó phải rỗng ở giữa, từ đó ông nhấn mạnh tầm quan trọng của cái “hư” (thuật ngữ trong Đạo Đức Kinh, nghĩa là “trống rỗng” – chú thích của người dịch).

Bảo tàng Mỹ thuật Space K Seoul được khánh thành tại khu công nghiệp Magok, nơi các toà nhà vuông vức cứ liên tục mọc lên. Bằng cách thiết kế một bảo tàng mỹ thuật thấp tầng theo phong cách tự do, ông đã phá vỡ tính đồng điệu của các tòa nhà và taọ ra sự hài hòa giữa chúng.

Việc kiến trúc sư Minsuk Cho xây dựng công trình triển lãm với khoảng sân trống ở giữa chính là cách thức tái hiện lại văn hóa truyền thống của Hàn Quốc và phương Đông. Đồng thời, nó thể hiện sự tương ứng với lịch sử hoạt động của sự kiện Serpentine Pavilion. 22 công trình triển lãm được xây dựng từ trước đến nay phần lớn là các cấu trúc đơn khối có mái che, nhưng không có công trình nào để trống vị trí trung tâm.

KIẾN TẠO BẢN SẮC

Kiến trúc sư Minsuk Cho thích sự đa dạng hơn là một màu, và thích thêm thắt những câu chuyện mới vào câu chuyện vốn có.

Ông sinh năm 1966 tại Seoul. Vào những năm 1960, Seoul

đang trong thời kỳ thay đổi nhanh chóng. Đó là thời mà cỏ dại mọc nhiều hơn cả các tòa nhà tại Gangnam - một trong những

khu phố sầm uất trên thế giới hiện nay. Cha ông, cũng là một kiến trúc sư, đã thiết kế nhà thờ lớn nhất ở Hàn Quốc trên đảo

Yeouido nằm trên sông Hán. Kiến trúc sư Minsuk Cho hồi

tưởng lại trải nghiệm kiến trúc mà ông đầu tiên cảm nhận

được chính là cảnh tượng hỗn độn đan xen từ những thứ bất

đối xứng, ví dụ như sông Hán, nơi pha trộn cả khung cảnh

nông thôn lẫn thành thị cằn cỗi, quảng trường đổ đầy bê tông

và những trụ cầu trên sông Hán bắc qua hai bên bờ... Năm 1909, nhà thơ, tiểu thuyết gia người Ý Filippo

Tommaso Emilio Marinetti đăng “Bản tuyên ngôn của Chủ

nghĩa vị lai” (The Futurist Manifesto, Le Futurisme) trên tờ nhật báo Pháp Le Figaro và nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa Vị lai (trào lưu nghệ thuật đầu thế kỷ XX, tán dương tính năng động, tốc độ, và sức mạnh máy móc, công nghệ của thế giới hiện đại – chú thích của người dịch). Trong bài tuyên ngôn, tác giả đã so sánh cây cầu với điệu nhảy của những người khổng lồ. Đối với Marinetti, cơ sở hạ tầng đồ sộ chính là một món quà của kỹ thuật giúp thúc đẩy tương lai. Còn đối với kiến trúc sư Minsuk Cho, ông đã mường tượng ra cổng Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) của Paris từ những trụ cầu bê tông nối dài liên tiếp. Theo ông, hiện tại của Hàn Quốc giao thoa với quá khứ của phương Tây, các di tích và cơ sở hạ tầng cùng tồn tại mà không có vùng chuyển giao.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Yonsei và theo học chương trình cao học ngành Kiến trúc của Đại học Columbia, ông bắt đầu làm việc tại New York. Hành trình tri thức này đã báo hiệu sự xuất hiện của một thế hệ mới. Mặc dù không phải là kiến trúc sư người Hàn đầu tiên đi du học, nhưng trường hợp của ông lại rất đặc biệt. Sau Thế vận hội Seoul 1988, các hạn chế về du lịch nước ngoài và du học đã được nới lỏng, tạo cơ hội cho nhiều sinh viên học tập tại Hoa Kỳ và châu Âu. Đây là một bước ngoặt lớn trong giới kiến trúc Hàn Quốc. Nó không chỉ cho phép họ kịp thời nắm

Choru nằm ở huyện Boseong thuộc tỉnh

Jeollanam-do, là nơi bạn

có thể nếm thử trà và đồ uống làm từ giấm đen, một trong những loại giấm tự nhiên. Kiến trúc sư đã thiết kế một tòa nhà đơn giản, không quá nổi trội để không làm hỏng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Hình dáng Trung tâm Nghệ thuật Songwon tọa lạc tại trung tâm khu Bukchon, mang nhiều nét tự nhiên do xây bám theo đặc trưng của khu đất nền. Tuy địa điểm xây dựng có nhược điểm lớn là phần dốc và đoạn đất phẳng chênh nhau hơn 3m và diện tích nhỏ hẹp nhưng thiết kế đã tận dụng những hạn chế về địa hình để đạt được hiệu quả tối đa.

năm 1990, các kiến trúc sư Hàn Quốc còn khá chật vật trong việc thể hiện hình ảnh đặc trưng của Hàn Quốc qua các công trình kiến trúc. Thế nên ông một lần nữa khẳng định rằng: trong sự khác biệt về thời gian và khoảng cách giữa New York với Seoul, ông có thể “lồng ghép những bản sắc mới lên trên bản sắc vốn có” giống như việc lồng ghép truyền thống với hiện đại, giữa phương Tây và phương Đông.

NẮM BẮT SỰ KHÁC BIỆT

Kiến trúc sư Minsuk Cho đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế tại văn phòng OMA Rotterdam, do Rem Koolhaas đứng đầu, đây là tổ chức nghiên cứu về kiến trúc thế giới vào giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ mới. Sau đó, ông làm việc với James Slade ở New York. Năm 2003, ông trở về Seoul, thành lập Mass Studies, và bắt đầu làm việc một cách chính thức tại Hàn Quốc.

Phương châm làm việc của công ty kiến trúc Mass Studies là đối mặt với các hiện diện, phức tạp và tìm kiếm những giải

pháp thay thế thay vì “đưa ra một hướng tiếp cận đơn nhất” giữa “những giằng co định hình nên tính hiện đại của Hàn

Quốc vào đầu thế kỷ XXI - quá khứ và tương lai, tính địa phương và toàn cầu, không tưởng với thực tế, cá nhân với tập thể”.

Quan điểm làm việc của họ là không gộp các bản sắc thành một, cũng không phán đoán những thực tế phức tạp mà

đơn thuần là cho ta thấy chúng như những gì chúng vốn có.

Quan điểm này bắt đầu nảy mầm khi ông làm việc ở New York và Rotterdam, và sau đó được “khai hoa nở nhụy” ở Seoul. Còn có thành phố nào ngoài Seoul mà có thể vừa tràn

đầy sự khác biệt và phức tạp, vừa tồn tại đồng thời cả sự hỗn

loạn và đồng nhất cùng một lúc?

Minsuk Cho và các kiến trúc sư của Mass Studies ví công việc của họ như chơi cờ vây. Lối so sánh này có thể được hiểu rộng hơn là tổng thể công việc của họ đều liên quan với nhau.

Nên đi nước nào với những quân cờ được sắp trên bàn cờ vây?

Nước đi tiếp theo cũng đa dạng tùy theo số quân cờ đã được

Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc, được hoàn thành vào năm 1962, chính là thiết kế của kiến trúc sư Kim Chung-up (1922-1988), một kiến trúc sư thuộc thế hệ đầu tiên của Hàn Quốc. Đây là kết quả của những nỗ lực miệt mài để khôi phục công trình vốn đã bị hư hại nghiêm trọng sau nhiều lần cải tạo, mái nhà đã được khôi phục lại đường nét thanh toát của

Toàn cảnh phía Tây Nam tòa Space. 1, trụ sở chính của tập đoàn công nghệ thông tin Kakao. Tòa nhà này nằm trên ngọn đồi ở đảo Jeju và là kết quả của việc dày công lồng ghép các bản sắc văn hóa của công ty như tính sáng tạo, bình đẳng. Kiến trúc sư đã tạo ra một không gian mở theo chiều dọc và chiều ngang bằng cách biến tấu, kết hợp năm mô-đun có kích thước 8,4 × 8,4m với nhau.

Phương châm làm việc của công ty kiến trúc Mass

Studies là đối

mặt với hiện trạng đa diện, phức tạp và tìm kiếm nhiều giải pháp khác thay vì “đưa ra một góc nhìn đơn nhất”.

bày sẵn. Tương tự vậy, họ cũng đặt ra câu hỏi về chức năng

công cộng của tòa nhà phức hợp sang trọng Boutique Monaco nằm ở giữa khu Gangnam. Từ đó, họ thay đổi nhịp điệu thành phố bằng cách dựng một bảo tàng mỹ thuật ở New Town, Seoul phá vỡ giai điệu đều đều do các viện nghiên cứu và chung cư đan mắc theo mô hình lưới tạo ra. Ngoài ra, tại một khu phố cổ ở Seoul, họ thiết kế một cơ sở tôn giáo như một

tượng đài kỷ niệm hào nhoáng, nó kết nối những con hẻm nhỏ đang nằm rải rác ở xung quanh và thúc đẩy sự chuyển

động tinh tế giữa chúng. Tuy nhiên, có lúc các thiết kế họ lại quay trở về với phong cách mộc mạc, đắm chìm trong thiên nhiên choáng ngợp của đảo Jeju và huyện Boseong của tỉnh

Jeollanam-do. Đôi khi họ có vẻ như ủng hộ các dự án quy mô lớn như cách làm của nhà quy hoạch đô thị Robert Moses, nhưng đôi khi họ lại nỗ lực hết sức để đưa ra các giải pháp bảo tồn những con hẻm nhỏ, giống như cách làm của nhà hoạt động xã hội Jane Jacobs.

Công trình của họ tại sự kiện Serpentine Pavilion cũng giống như vậy. Nó gợi nhắc lại lịch sử của các công trình trước đây mà các kiến trúc sư nổi tiếng khác đã xây dựng ở đó và cố gắng phát huy sức mạnh tiềm tàng của công viên. Thay vì nhấn mạnh vào một bản sắc duy nhất thông qua hình dạng độc đáo, họ chấp nhận những điều khác biệt và thể hiện chúng. Công trình hình ngôi sao đáp xuống công viên Kensington là thiết kế mà Minsuk Cho và Mass Studies dày công thực hiện trong một thời gian dài, và cũng là nước đi gần đây nhất của họ trên ván cờ vây. Họ đặt ra một câu hỏi cho thế giới.

“Chẳng phải sẽ thú vị hơn nếu kết hợp nhiều thứ thay vì một thứ sao?”

Khám phá lại thành phố Daejeon tẻ nhạt

Daejeon nằm ở trung tâm bán đảo Triều Tiên. Điều này đúng bất kể ta tính từ trên xuống hay từ dưới lên. Ngoài ra, đây cũng là đầu mối giao thông nơi các tuyến cao tốc và đường sắt chính giao nhau. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, Daejeon là cửa ngõ giao thông của bán đảo Triều Tiên và nằm ở vị trí trung tâm.

VỊ TRÍ GIAO THÔNG THUẬN TIỆN là lý do khiến khu nghiên cứu khoa học lớn nhất Hàn Quốc được đặt tại đây. Đó là vì vị trí này thuận lợi để thu hút nhân tài, kết nối tốt với các khu công nghiệp ở nhiều địa phương và cũng là nơi dễ dàng lấy nước từ sông Geumgang gần đó về sử dụng. Khởi đầu việc này vào đầu những năm 1970 là Khu Nghiên cứu Daedeok, nay là Đặc khu Nghiên cứu và Phát triển Daedeok (INNOPOLIS DAEDEOK).

THÀNH PHỐ KHOA HỌC LỚN NHẤT HÀN QUỐC

Được thành lập từ năm 1984 đến nay, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) giữ vai trò là nền tảng cho sự phát triển của khoa học công nghệ Hàn Quốc. Ngoài ra, Daejeon Expo được tổ chức vào năm 1993 chính là yếu tố khiến người Hàn Quốc hễ cứ “nhắc đến Daejeon là nghĩ đến khoa học”. Đặc biệt, vì Daejeon Expo quy tụ 108 quốc gia, 33 tổ chức quốc tế và hơn 200 công ty trong nước tham gia nên nó được tổ chức quy mô như Thế vận hội Seoul Olympic 1988. Hội chợ này nổi tiếng đến mức nếu là học sinh vào thời điểm đó, không ai không biết đến linh vật Kumdori của Daejeon Expo nhờ những chuyến tham quan tập thể do các trường tổ chức. Cầu Expo bắc qua sông Gapcheon chảy ngang trung tâm thành phố Daejeon là nơi lưu giữ những kỷ niệm về ngày ấy.

Công viên Khoa học Expo, hiện đang nổi lên như một cột mốc mới, cũng là nơi nghỉ chân của người dân Daejeon và tháp Expo Hanbit trở thành một điểm ngắm cảnh đêm được yêu thích.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2022, có 2.397 viện nghiên cứu và doanh nghiệp được đặt tại Daedeok, chỉ tính đến các sáng chế đã đăng ký đã có tới 119.683 hồ sơ trong và ngoài nước. Thật không quá lời khi nói rằng Đặc khu Nghiên cứu & Phát triển Daedeok là điểm trục đóng vai trò trọng tâm trong việc nâng cao sức cạnh tranh khoa học của Hàn Quốc, và sự phát triển khoa học này chính là đầu tàu thúc đẩy sự tăng trưởng

của nền kinh tế Hàn Quốc. Nếu muốn trải nghiệm khoa học ở Daejeon, đơn giản nhất là bạn ghé thăm Bảo tàng Khoa học Quốc gia nằm ngay giữa

Đặc khu Nghiên cứu và Phát triển Daedeok. Bạn sẽ được trải

nghiệm đa dạng một không gian tồn tại cả quá khứ và hiện tại như mô hình tên lửa Naro đầu tiên được phóng lên vũ trụ của

Hàn Quốc với kích thước bằng kích thước thật thu hút mọi

ánh nhìn của du khách, hay có thể gặp gỡ linh vật Kumdori của Daejeon Expo một thời nay được tái xuất dưới hình dạng rô bốt.

VĂN HÓA ẨM THỰC MỚI ĐƯỢC TẠO RA BỞI BỘT MÌ

Văn hóa ẩm thực của Daejeon ra đời và phát triển cùng với bột mì. Trước Chiến tranh Triều Tiên, hầu như chỉ có bột kiều mạch và tinh bột sắn dây là hai nguyên liệu có thể được sử dụng để làm mì ở mảnh đất này do những hạn chế của khí hậu Hàn Quốc. Thế rồi một nguyên liệu thực phẩm mới được gọi là bột mì đã ra đời.

Vào thời điểm đó, toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc bị chiến tranh tàn phá, và gạo, lương thực chính, vô cùng thiếu thốn. Do đó, để lấp đầy những chiếc bụng đói của nhân dân, chính phủ đã khuyến khích các bữa ăn hỗn hợp trộn lẫn gạo với lương thực làm từ lúa mì và ngô, vốn là những thứ được Mỹ chi viện. Ngay cả những món ăn vốn làm từ gạo cũng buộc phải trộn với nguyên liệu làm bằng bột mì. Nếu bạn gọi món seolleongtang (canh xương bò) hay dwaejigukbap (cơm canh thịt lợn) tại bất kỳ nhà hàng nào ở Hàn Quốc thì món ăn luôn được kèm theo mì làm từ bột mì. Đó là dấu vết của thời kỳ xưa.

Lý do các món ăn liên quan đến bột mì rất phát triển ở

Daejeon từ xưa vì khu vực này là điểm giao thông quan trọng đóng vai trò là kho lưu trữ trung gian, và là điểm giao nhau khi lúa mì Mỹ nhập qua các cảng Busan hoặc Incheon được xay xát và vận chuyển đi cả nước. Hơn nữa, vào những năm

Bảo tàng Khoa học Quốc gia là một nơi thú vị để chơi với khoa học. Có rất nhiều không gian khoa học ở đây như lịch sử tự nhiên, nhân loại, các thiên thể, khoa học công nghệ và công nghệ tương lai một cách thú vị.

Nhà Lưu niệm Daejeon

Expo 93 và Tháp Hanbit là biểu tượng của Công viên

Khoa học Expo, Công viên

Khoa học Expo với đài nhạc nước Quảng trường

Mulbit... đã trở thành nơi nghỉ ngơi và là điểm ngắm cảnh đêm nổi tiếng của người dân Daejeon.

1960-1970, tại dự án lấn biển ở bờ biển phía tây Daejeon, người ta đã trả công lao động bằng bột mì do Mỹ viện trợ. Khu vực đổi bột mì thành tiền mặt được mở ở Daejeon cũng là từ

việc này mà ra.

Nguồn cung cấp bột mì dồi dào đã nảy sinh nền văn hóa ẩm thực đa dạng, và một trong những món tiêu biểu nhất trong số đó là mì kalguksu. Kalguksu là một món nhồi bột với nước sôi rồi thái sợi mà không cần ủ bột, ăn với nước dùng hải sản hoặc thịt nấu kèm rau củ. Đặc biệt, có thể biến tấu món khác nhau tùy vào nước dùng, nguyên liệu bày lên và độ dày của sợi mì.

Nơi ra đời món kalguksu đầu tiên, dù hiện món ăn này có thể được tìm thấy ở khắp nơi trong cả nước, chính là Daejeon. Tuy không có ghi chép về ai là người đầu tiên làm ra món này, nhưng vào những năm 1960, cái tên “Daejeon kalguksu” lần đầu xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông trên toàn quốc. Như thể để kế thừa danh tiếng ấy, tính đến cuối năm 2023, có tới 727 cửa hàng chuyên bán kalguksu mọc lên ở Daejeon. Nghĩa là cứ khoảng 10.000 người dân lại có 5 nhà hàng này, đây là con số cao nhất trong số 17 thành phố trực thuộc trung ương của cả nước. Niềm tự hào của Daejeon về kalguksu đã dẫn đến Lễ hội Daejeon Kalguksu được tổ chức vào tháng 10 hàng năm kể từ năm 2017.

CỬA HÀNG BÁNH ĐẠI DIỆN DAEJEON

Daejeon còn có một đại diện khác. Đó chính là cửa hàng bánh

Sungsimdang với doanh thu hàng năm là 124,3 tỷ won và lợi nhuận ròng 31,5 tỷ won vào năm 2023. Đây là cửa hàng bánh đơn lẻ đang có doanh thu vào loại nhiều nhất thế giới.

Sungsimdang mở cửa vào năm 1956 khi bắt đầu có viện trợ lúa mì của Mỹ. Trước đó, trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, trong dòng người xuôi về miền Nam có cả đôi vợ chồng đã sáng lập ra cửa hàng bánh Sungsimdang. Hai vợ chồng sau đó định cư ở Daejeon, khi ấy họ được một vị linh mục Công giáo tặng hai bao bột mì và làm bánh hấp bán, đó chính là sự khởi đầu của Sungsimdang.

Đúng với tinh thần cửa hàng bánh được mở thời khói lửa, trong mắt họ luôn có cách nhìn khác đối với những người yếu thế trong xã hội. Họ bắt đầu chia sẻ những chiếc bánh mì còn tồn lại mỗi ngày cho những người đang vật lộn với đói nghèo. Ngay cả bây giờ, gần 70 năm sau khi mở cửa hàng, bánh mì bán còn thừa vẫn được mang tặng cho các trung tâm phúc lợi, và họ thậm chí còn sản xuất thêm nếu không đủ bánh mì để tặng. Cửa hàng cũng chăm chỉ trong việc phát triển sản phẩm mới. Họ đã tạo ra những sản phẩm chưa từng có trước đây, ví dụ như loại bánh rán soboro ppang với vị ngọt của bánh đậu đỏ hòa quyện với vị bùi của lớp vụn bánh phủ soboro, lớp soboro rán này giúp ta thưởng thức được cảm giác giòn tan của bánh donut. Loại bánh này là một trong những loại bánh mì tiêu biểu của Sungsimdang và đang giữ kỷ lục số lượng bán ra hơn 80 triệu chiếc cho đến nay.

© Shin Jung-sik

Sungsimdang - địa điểm nổi tiếng của Daejeon.

Hàng ngày, từng đoàn người tìm đến mua những chiếc bánh siru với hoa quả theo mùa được xếp cao như núi, những chiếc bánh là biểu tượng của cửa hàng.

Ở Daejeon - nơi kalguksu

lần đầu tiên được sinh ra, có nhiều cửa hàng chuyên bán kalguksu.

Trong ảnh là món kalguksu nấu bằng nước

dùng xương và nước dùng cá cơm.

Nếu bạn đang đi dạo ở trung tâm Daejeon và nhìn thấy một hàng người xếp hàng dài hàng chục mét, đôi khi hàng trăm mét, thì rất có thể đó là Sungsimdang. Cửa hàng Sungsimdang chỉ có ở Daejeon, vì vậy nếu muốn nếm thử bánh mì và bánh ngọt, không nghi ngờ gì nữa, bạn phải đến tận Daejeon. Cũng vì lý do này mà những người yêu thích bánh mì đã tổ chức các chuyến du lịch đến Daejeon trong ngày (quick turn).

Số lượng nhà hàng kalguksu lớn nhất quốc gia và hàng dài người xếp hàng bên ngoài Sungsimdang chính là hình

ảnh chứng minh cho thực tế rằng bột mì từng là cứu tinh của người dân Hàn Quốc trong quá khứ - giờ đây đã biến Daejeon từ một thành phố “vô vị” thành một thành phố

“ngọt ngào”. Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy “niềm tự hào về

bánh mì” của người dân Daejeon tại Lễ hội Bánh mì

Daejeon được tổ chức trong hai ngày kể từ ngày 28 tháng 9.

THÀNH PHỐ CÙNG TỒN TẠI QUÁ KHỨ

VÀ HIỆN

TẠI

Daejeon lâu nay được biết đến như một thành phố thiếu hấp dẫn vì không có điểm đến du lịch tiêu biểu nhưng gần đây đang chuyển mình thành một “thành phố thú vị”. Ví dụ, khu nhà ở của công nhân ngành đường sắt Soje-dong từ đầu thế kỷ XX đã trở thành một khu phố đầy hương vị và phong cách.

Bảo tàng Nghệ thuật Lee Ungno - bảo tàng nghệ thuật đại diện cho địa phương và cũng là nơi có thể thưởng thức thế giới nghệ thuật của họa sỹ Lee Ungno

Rừng nghỉ dưỡng thiên nhiên Jangtaesan với

những hàng cây thủy sam rậm rạp rất hiếm ở Hàn

Quốc, rất tốt cho việc tắm rừng bên cạnh phong cảnh khác biệt.

Tất nhiên, nơi đây vốn không phải là một nơi mọi người tìm đến. Đã có hơn 2.000 ngôi nhà bỏ trống từ sau khi bị lãng quên bởi chiến tranh cùng với sự phát triển vùng đô thị mới. Nơi ở của công nhân đường sắt này bắt đầu có sự chuyển biến vào năm 2010 khi một nghệ sĩ đã biến nơi đây thành không gian văn hóa. Người ta tập trung vào giá trị của khu vực này, nơi duy nhất ở Daejeon lưu giữ những ký ức về thời cận đại. Khi các hoạt động nghệ thuật như lễ hội sân khấu và các cuộc thi ca hát được tổ chức, các tòa nhà còn lại trong quá khứ dần dần được sửa sang thành phòng tranh, quán cà phê và nhà hàng. Bạn sẽ thấy được giá trị thực sự khi đi vào bên trong các ngõ hẻm. Bên ngoài trông chúng cũ kỹ và tồi tàn, nhưng khi bước vào bên trong là những khung cảnh khác lạ mà ta khó có thể trải nghiệm ở các khu vực khác với những ý tưởng độc đáo và thiết kế hiện đại, từ quán cà phê với cổng là một rừng tre tươi tốt cho đến nhà hàng có khu vườn ấn tượng như thể là người ta di dời cả dòng suối nước nóng về. Ngoài ra còn có một không gian tương tự, đó chính là

Temi Orae. Nơi này được cải tạo lại từ công trình kiến trúc cận đại được xây dựng ở trung tâm trước đây của Daejeon vào những năm 1930. Không gian văn hóa và nghệ thuật phức hợp này tận dụng chín tòa nhà công sở trước đây, bao gồm cả không gian của Phủ Thống đốc tỉnh Chungcheongnam-do.

Tại đây, ta có thể thưởng lãm lịch sử, văn hóa và triển lãm nghệ thuật hiện đại của Daejeon.

Daejeon lâu nay được biết đến như một thành phố thiếu hấp dẫn vì không có điểm đến du lịch tiêu biểu nhưng gần đây đang chuyển mình thành một “thành phố thú vị”.

DAEJEON - THÀNH PHỐ HÒA MÌNH

TRONG VĂN HÓA

Sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Daejeon chỉ là một trung tâm giao thông hay là điểm ẩm thực hội tụ. Daejeon là một nơi mà phong vị văn hóa và đặc sắc thiên nhiên không thể bỏ qua.

Trước hết, chúng ta không thể bỏ qua Vườn ươm Hanbat ở trung tâm thành phố Daejeon, cũng là vườn ươm lớn nhất nằm trong một khu đô thị của Hàn Quốc. Du khách đến đây thường trải thảm picnic dưới những tán cây rậm rạp và tận hưởng ánh nắng ấm áp hoặc đi dạo. Khu vườn cũng ở gần Bảo tàng Nghệ thuật Lee Ungno và Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố

Con phố cà phê có hiện trạng ban đầu của khu nhà ở của nhà nước cũ nằm ở Soje-dong. Ngoại thất, mái nhà, trần nhà, cột trụ và các cấu trúc cốt lõi khác vẫn giữ nguyên, nhưng ở mỗi điểm đều được trang trí với cá tính và xu hướng độc đáo riêng khiến việc ngắm chúng cũng khá thú vị.

Daejeon. Bảo tàng Nghệ thuật Lee Ungno lưu giữ phần lớn các tác phẩm của Lee Ungno (1904-1989) - bậc thầy về nghệ thuật đương đại Hàn Quốc như Văn tự trừu tượng (tạm dịch Con chữ trừu tượng) và loạt tác phẩm Quần tượng (tạm dịch Đoàn người). Ông đã tạo ra một thế giới nghệ thuật độc đáo trên nền tảng hội họa Hàn Quốc bằng cách sử dụng nghệ thuật thư

pháp phương Đông với phong cách trừu tượng phương Tây. Tác phẩm của ông vốn đã nổi tiếng, nhưng một trong những

điều khiến ông được kính nể là vì thời điểm ông sang Paris, Pháp du học, khi ấy ông đã ở độ tuổi ngoài 50, dù có thể sống nhàn nhã bằng danh tiếng và sự giàu có, nhưng ông đã tự mình đón nhận những thử thách mới. Hơn nữa, vào cuối những năm 1960, dù bị cuốn vào các sự kiện chính trị ở Hàn Quốc và trải qua những cơn thống khổ, nhưng ông vẫn không ngừng hoạt động nghệ thuật. Ngay cả khi bị giam trong nhà tù Daejeon, ông đã dùng cơm nguội để sáng tác và để lại hơn 300 tác phẩm. Ngược lại, ông còn vẽ với niềm đam mê lớn hơn để đi tìm giá trị và sự vĩ đại của nghệ thuật vượt trên cả biên giới và dân tộc. Loạt tác phẩm Quần tượng mà ông bắt đầu tập trung vẽ vào cuối những năm 1970 đã đánh động lương tâm không chỉ của người dân Hàn Quốc mà của mọi người khắp nơi trên thế giới vào thời điểm đó. Trong các bức tranh với nhiều các cá nhân

tham quan tại Daejeon

Bảo tàng Lee Ungno

Soje-dong Ga Daejeon

tự do thoải mái khác nhau tập hợp lại và như đang nhảy múa, người Hàn Quốc đã đọc thấy được nguồn năng lượng tạo nên một Hàn Quốc dân chủ ngày nay. Không hài lòng với hiện thực của thời đại, Daejeon thay đổi hình ảnh của mình từ “vô vị” sang “ngọt ngào”, từ “buồn tẻ” thành “thú vị” thông qua sự can thiệp và nỗ lực tích cực. Thoạt nhìn có vẻ buồn tẻ, nhưng Daejeon hóa ra lại là một nơi có đầy đủ các điểm đáng chú ý như khoa học, văn hóa, nghệ thuật cận hiện đại và thiên nhiên tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi. Nếu bạn đi du lịch đến Daejeon thì tôi khuyên các bạn nên chọn chủ đề của chuyến đi hôm đó, bởi vì như tên gọi trước đây của Daejeon là “Hanbat” có nghĩa là “đồng bằng rộng và lớn”, phải như vậy mới có thể đi du lịch Daejeon một cách đúng nghĩa.

2 Bảo tàng Khoa học Tự nhiên

dung thường

Han Jung-hyun Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm

Niềm vui tranh dân gian minhwa

dành cho tất cả mọi người

Minhwa - tranh dân gian Hàn Quốc - trước đây chưa được nhiều người biết đến. Sau thập niên 1960, với sự xuất hiện của các nhà sưu tập và nghiên cứu

minhwa, những tác phẩm của các họa sĩ diễn giải minhwa theo cách nhìn hiện đại được chú ý, sự

quan tâm của công chúng dành cho minhwa đã tăng lên. Gần đây, ngày càng có nhiều người có sở thích

về minhwa và các hoạt động mở rộng ra các cuộc thi, hội chợ nghệ thuật, triển lãm... Giáo viên dạy vẽ

minhwa Shin Sang-mi bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn

của tranh minhwa, ban đầu chỉ theo đuổi như một sở thích và giờ đã trở thành giáo viên dạy những

người muốn học vẽ minhwa.

KHÔNG GIAN nơi các học viên đầy nhiệt huyết thường xuyên lui tới này được gọi là Morihwa (Mạo ly họa), trong đó mạo là “phiền muộn”, ly là “lìa xa”, họa là “tranh vẽ”, nghĩa là “bức tranh xua tan những lo toan của cuộc sống đời thường”. Mọi người học vẽ minhwa tại đây. Minhwa là tranh vẽ được sáng tác từ thời Joseon với mục đích trang trí nhà cửa. Nó được gọi là minhwa (dân họa) với nghĩa “bức tranh sinh ra trong nhân dân, được vẽ cho nhân dân và được lưu hành bởi nhân dân”.

TỪNG LỚP TỪNG LỚP

Một tuần của cô Shin Sang-mi có hai loại “ngày”. Ngày có lớp và ngày không có lớp. Trong một tuần, cô có ba ngày có lớp và ba ngày không có lớp, ngày còn lại là “ngày đi học”.

Vào ngày có lớp, cô thức dậy vào khoảng 8 giờ sáng, đưa con gái đang học cấp hai đến trường rồi dắt hai chú cún đến phòng tranh. Đó là một căn hộ officetel rộng 69m2, gần Cung điện

Gyeongbok (Cảnh Phúc), cách nhà khoảng 10 phút lái xe.

“Ban đầu, tôi tập trung mọi người trong khu phố về nhà dạy miễn phí. Tôi quyết tâm bắt đầu

công việc dạy học và chính thức thuê văn phòng khoảng một năm trước. Vì ở gần cung

Gyeongbok nên tiền thuê đắt, nhưng có lẽ vì thế mà mọi người khắp cả nước tìm đến học.”ing day is a day of learning.

Đến phòng vẽ, cô sạc xe điện và đi dạo với hai chú cún. Sau đó, cô quay về phòng vẽ, đeo tạp dề, tưới nước cho chậu hoa và chuẩn bị giờ học. Lớp học đầu tiên bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút sáng và kết thúc sau ba tiếng đồng hồ.

“Ban đầu, tôi bắt đầu với năm chiếc bàn. Bây giờ tăng lên tám. Mỗi lớp có khoảng tám học viên và hiện tôi đang dạy sáu lớp. Cũng có nhiều người đang xếp hàng đợi vào học khi có chỗ.”

Tranh minhwa không có nhiều sự khác biệt giữa người chuyên và người không chuyên. Đó là do đã có sẵn tranh nền nên người học có thể chọn mẫu muốn vẽ rồi tô màu là được. Thế nên, người nghiệp dư cũng có thể dễ dàng bắt đầu và kết quả cũng khá đẹp.

“Vẽ minhwa là thao tác trộn bột màu thành dạng cao rồi đắp từng lớp, từng lớp màu lên tranh. Phải mất vài tháng mới hoàn thành được một tác phẩm, nhưng nếu cứ làm từ từ như chiêm nghiệm sẽ thấy sức hấp dẫn khiến chúng ta muốn tiếp tục. Đó chính là văn hóa mà bất cứ ai cũng có thể tận hưởng. Cả lớp đều rất vui khi học.”

Tranh minhwa không cần có năng khiếu hay kỹ thuật đặc biệt nào, chỉ cần chăm chỉ sẽ có được kết quả tương xứng với nỗ lực của mình. Đó là thời gian để bạn hoàn toàn quên đi những lo toan của cuộc sống thường ngày và đắm mình vào tranh.

Shin Sang-mi đang

CHỈ ĂN VÀ VẼ

Trước khi trở thành giáo viên minhwa, Shin Sang-mi đã có 20 năm đi làm. Cô là nhà thiết kế

giấy dán tường, ván sàn, phim dán nội thất cho một tập đoàn lớn.

“Đầu những năm 2000, thị trường jangpan

(tấm PVC lót sàn trong nhà ở Hàn Quốc) với

thiết kế đa dạng về màu sắc và hoa văn rất sôi

động. Vì muốn thể hiện họa tiết con bướm trong tranh minhwa vào ván sàn nên tôi đã được giới

thiệu với một họa sĩ tranh minhwa.”

Đó là lần đầu tiên cô tiếp xúc với minhwa.

“Tôi đã đi làm thật sự chăm chỉ. Tôi thường

đến công ty sớm nhất và thậm chí còn làm việc cả ngày Chủ nhật dù không ai bảo. Khoảng bốn năm trước, tôi phải nghỉ việc vì con tôi bị bệnh.

Tôi bị căng thẳng khi đột nhiên không làm những việc thường làm mỗi ngày trong mấy chục

năm. Cơ thể và tâm trí của tôi như một mớ hỗn

độn. Tôi nghĩ mình không thể mãi như thế này

được, phải đi đâu và vẽ gì đó như hoa mới được.

Và tôi tìm đến xưởng vẽ trước nhà. Tôi bắt đầu

vẽ minhwa kể từ khi ấy.”

Công việc quả là thú vị. Khi vẽ tranh, cô có thể trút bỏ được gánh nặng trong lòng. Thực sự đó là những tháng ngày cô chỉ ăn và vẽ. Vì những

bức tranh minhwa có thể vẽ ở một nơi có hạn

nên cô tìm đến ba bốn lớp học vẽ và vẽ bất cứ thứ gì được học. Cứ như thế, kỹ thuật vẽ của cô tiến

bộ hẳn. Trong vòng 2-3 năm, cô đã nắm vững những gì mà người khác cần 10 năm mới học

được. Một lúc nào đó, nhận thấy mình có thể vẽ được bình phong, và cô bắt đầu vẽ bình phong. Chỉ trong ba tháng, cô đã hoàn thành bức lẽ ra phải cần khoảng một năm để vẽ. Bức bình phong cô vẽ khi ấy đã nhận giải Nhất tại “Cuộc thi Vẽ minhwa Hàn Quốc”. Cho rằng như thế cũng đủ để mở lớp dạy vẽ nên cô bắt đầu mở lớp và nhận học viên.

“Tôi thấy mình không phải là kiểu người thích ngồi yên ở nhà. Mỗi khi bắt đầu một việc gì, tôi thường tập trung đến mức kiệt sức. Tôi muốn

Tranh minhwa không cần có năng khiếu hay

kỹ thuật đặc biệt nào, chỉ cần chăm chỉ sẽ có

được kết quả tương xứng với nỗ lực của mình.

Đó là thời gian để bạn hoàn toàn quên đi những lo toan của cuộc sống thường ngày và đắm mình vào tranh.

được khen, muốn làm thật tốt. Khi bắt đầu vẽ, tôi thấy mình tràn đầy năng lượng và có nhiều thời gian chăm sóc con hơn, thế nên cả tôi và con đều khỏe lên.”

Một trong những lý do khiến cô nhanh chóng khẳng định vị trí là một họa sĩ minhwa là nhờ kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp. Cô đã làm công việc phối hợp các màu sắc đỏ, vàng và xanh với nhau trong suốt 20 năm khi thiết kế giấy dán tường, ván sàn, phim dán nội thất.

“Tôi chuyên về mảng tạo màu. Tranh minhwa không quy định màu sắc cố định. Cùng một bức tranh nhưng màu sắc khác nhau tùy vào họa sĩ và phòng tranh. Mỗi người thử nghiệm các màu sắc, tô thử để tìm ra màu sắc của riêng mình. Có nhiều người cho rằng phải sử dụng obangsaek (ngũ phương sắc: xanh, trắng, đỏ, đen, vàng tượng trưng cho năm hướng) rực rỡ mới là minhwa, nhưng tôi luôn có xu hướng giảm bớt tông màu. Tôi nghĩ ngũ phương sắc hợp với nhà truyền thống hanok của Hàn Quốc chứ không hợp với nội thất hiện đại. Bức bình phong tôi vẽ dự thi cũng là bức tối màu nhất trong số các tác phẩm của tôi. Dạo này, tôi bị cuốn bởi màu mù tạt và màu vàng tông nhạt.”

Thứ Ba hàng tuần cô đi học lý luận về minhwa. Cô nghe giảng từ 11 giờ trưa đến 5 giờ chiều với khoảng 10 học viên khác.

“Vào ngày trao giải, các lão làng ngồi ở hàng ghế đầu, có một người trông rất giống cha tôi. Tôi đến gặp ông và nói, “Xin hãy nhận con”. Mỗi bông hoa, mỗi con bướm trong tranh đều có ý

Minhwa là những bức tranh vẽ có kết quả đạt được tương xứng với công sức bỏ ra. Có thể nói đây là một văn hóa mà bất kể là người chuyên nghiệp hay không chuyên đều có thể tận hưởng.

Các tác phẩm do học viên của cô Shin vẽ. Tuy cùng một mẫu vẽ nhưng kết

quả hoàn thiện có không

khí hoàn toàn khác nhau

tùy thuộc vào sở thích và sự lựa chọn màu sắc của

người vẽ.

nghĩa riêng. Tôi muốn biết từng ý nghĩa đó khi vẽ tranh. Đó là lý do tại sao tôi đọc nhiều sách và tham gia nhiều lớp học. Đôi lúc vừa học, chúng tôi vừa ăn cơm, vừa uống rượu makgeolli và nghe thầy giảng.”

SỰ VỤNG VỀ CŨNG ĐẸP

Những ngày không có lớp, cô không đến phòng tranh.

“Lúc đầu, tôi nghĩ mình phải vẽ tranh của riêng mình ở đây, nhưng dần dần ở đây giống công ty nên tôi bắt đầu muốn về nhà. Vì thế, tôi

làm việc cá nhân ở nhà. Giờ đây, phòng tranh đã có tên tuổi và tôi là người dạy nên việc vẽ tranh vất vả hơn. Vẽ không còn thú vị như xưa nữa bởi suy nghĩ phải làm thật tốt lấn át. Việc xem tranh cho các học viên, nhìn thấy các bức vẽ ngày càng hoàn thiện khiến tôi vui hơn nhiều.”

Phần lớn các học viên là nữ giới ở độ tuổi 40-50. Họ bày tranh và vật liệu lên bàn, rồi tán chuyện và tay không ngừng cử động. Họ giải tỏa căng thẳng trong ba giờ như thế.

“Khi làm việc một mình, tôi cứ lơ lửng không suy nghĩ gì cả. Vào ngày nghỉ, có nhiều khi tôi

chần chừ cả ngày rồi đến tối mới bắt đầu, đến khi nhìn lại thì đã rạng sáng. Mẹ tôi đã ngoài 70 và đang là học viên của tôi. Bất cứ ai cũng có thể vẽ

được bất kể tuổi tác, thậm chí sự vụng về của

người nghiệp dư cũng tạo ra vẻ đẹp cho tranh minhwa. Khi tổ chức triển lãm minhwa của các

học viên, tranh cũng bán rất chạy. Vì tranh

không đắt nên ai cũng có thể dễ dàng mua và khá

nhiều người nước ngoài mua về làm kỷ niệm.”

Niềm vui của các học viên là động lực của cô

Shin, đây là niềm vui mà cô chưa từng biết đến khi làm ở công ty. Vào những ngày thức vẽ tranh đến ba bốn giờ sáng rồi ngủ ba bốn tiếng, dạy học chín tiếng một ngày, rất khó để có một bữa ăn đúng nghĩa nhưng cô luôn thấy biết ơn tất cả.

Cô biết ơn con đường mới tìm thấy ở cuối con đường của một nhân viên công sở từng dồn hết đam mê nhiệt tình vào công việc; cô biết ơn những học viên đã đi một chặng đường dài đến học hỏi từ một người tuy còn ít kinh nghiệm như cô.

“Cha tôi qua đời cách đây không lâu. Gần đây tôi đang vẽ một bức tranh tặng cha với màu mù tạt và màu xanh lam mà tôi thích.”

Địa hạt K-occult, Dòng phim bên lề vươn đến công chúng

Phim điện ảnh Quật mộ trùng ma (Exhuma, 2024) của đạo diễn Jang Jae-hyun khởi chiếu năm nay đã gặt hái được thành quả ấn tượng với hàng chục triệu lượt xem. Bộ phim thuộc thể loại K-occult gần đây của Hàn Quốc đã lôi cuốn đông đảo người xem bằng cách kết hợp nhiều yếu tố khác nhau thay vì chỉ thổi phồng yếu tố kinh dị, đồng thời phá vỡ định kiến phim thể loại huyền bí chỉ là một thể loại bên lề của nền điện ảnh.

Phim điện ảnh huyền bí

Quật mộ trùng ma (2024)

chứa đựng câu chuyện kì dị xảy ra với nhà phong thủy, nhà tổ chức tang lễ và những pháp sư cùng dời một ngôi mộ đáng

ngờ. Bộ phim được đánh giá đã làm nên diện mạo K-occult bằng những yếu tố giải trí độc đáo dễ dàng tiếp cận đại chúng.

TRƯỚC ĐÂY, bộ phim Tiếng than (The Wailing, 2016) đã làm nên câu thoại xu hướng “Điều gì mới thật quan trọng đây?”, đồng thời chễm chệ ngôi vương trong dòng phim Koccult với 6,8 triệu lượt xem. Một năm trước khi Tiếng than khởi chiếu, đạo diễn Jang Jae-hyun đã trình làng bộ phim Trừ tà (The Priest, 2015) và đạt được 5,4 triệu lượt xem. Cho đến năm nay, đạo diễn Jang Jae-hyun quay trở lại với bộ phim Quật mộ trùng ma, tiếp tục xô đổ kỷ lục của phim trước với 11,9 triệu lượt xem. Tựu trung, sự kiên trì của đạo diễn Jang Jae-hyun với dòng phim này đã làm nên phong cách độc đáo của ông, đồng thời nó cũng là nội lực tiềm tàng tạo nên bàn thắng kinh ngạc như đã thấy. Đây cũng là cách riêng mà chỉ có ở đạo diễn Jang Jae-hyun khiến một bộ phim huyền bí vốn bị coi là bên lề điện ảnh nay được tái hiện sống động với công chúng.

THÊM THẮT SỨC HÚT “K-OCCULT”

Quật mộ trùng ma mang màu sắc huyền bí điển hình kể về cuộc đối đầu thực thể ác linh của một bà đồng (người làm công việc thờ phụng thần linh, bói toán vận mệnh và hầu đồng), một thầy phong thủy (người tìm thế đất tốt thuận theo âm dương ngũ hành) và một người làm nghề mai táng (người thực hiện công việc tổ chức lễ tang chuyên nghiệp). Tuy nhiên, điều làm cho tác phẩm độc đáo là ở chỗ nó không để cho khán giả mãi đắm chìm vào thế giới kinh dị hãi hùng vốn có ở thể loại huyền bí, mà còn thêm vào đó các yếu tố hài hước của một sản phẩm đại chúng. Khán giả đã gọi các nhân vật chính trong phim là “Myo-venger” (kết hợp từ myo nghĩa là “mộ” và avenger là tên tiếng Anh của bộ phim Biệt đội báo thù – chú thích của người dịch), gồm hai pháp sư thuộc thế hệ MZ là Hwa-rim (Kim Go-eun thủ vai) và Bong Gil

K-occult làm rõ bản sắc dân

tộc qua các nhân vật được tái

hiện lại từ những tích cổ về

tín ngưỡng dân gian, truyện

kể dân gian hay truyện cổ

tích, đồng thời chứng minh

thể loại phim này không dừng

lại là dòng phim hạng B bên lề mà có thể tiệm cận mạnh mẽ

đến với công chúng.

(Lee Do-hyun thủ vai), thầy phong thủy cộc tính nhưng tình

cảm Sang-deok (Choi Min-sik thủ vai) và người làm nghề mai

táng Yeong-geun (Yoo Hai-jin thủ vai) - dạng nhân vật hài

không thể thiếu.

Các yếu tố rùng rợn thường thấy của dòng phim kinh dị vẫn được giữ nguyên, nhưng nếu theo chân nhóm Myo-venger thì công chúng còn được mãn nhãn như đang thưởng thức một bộ phim hành động quyết liệt với quỷ thần. Sau khi câu chuyện hạ huyệt nhầm nơi dẫn đến sự biến động kinh ngạc của gia tộc, nửa sau bộ phim chuyển hướng phơi bày bức tranh quá khứ đau thương của tàn dư Nhật trị. Biệt đội Myovenger được khắc họa như những anh hùng chiến

Bộ phim với các yếu tố đặc sắc như thế đã làm cho đông đảo khán giả thích thú, bằng việc tạo nên thế trận đối đầu căng thẳng mà vẫn không giảm đi độ kinh dị. Đây cũng là điểm chung có thể thấy được ở ba tác phẩm huyền bí siêu nhiên của đạo diễn Jang Jae-hyun, từ Trừ tà, Svaha: Ngón tay thứ sáu

(Svaha: The Sixth Finger, 2019) đến nay là Quật mộ trùng ma.

Đây cũng là đặc trưng của dòng phim huyền bí Hàn Quốc đang được đón nhận trên khắp thế giới với danh xưng Koccult.

K-OCCULT KẾT HỢP TÂM LÝ TỘI PHẠM

K-occult là một dòng phim có sự kết hợp thêm yếu tố điều tra tội phạm khi đề cập đến cái chết. Bộ phim Ác quỷ (Revenant, 2023) của đạo diễn Kim Eun-hee chiếu trên đài SBS là một ví dụ điển hình cho thể loại này. Bộ phim là hành trình giải mã chuỗi cái chết đáng nghi với sự tham gia của nhân vật chính bị vong nhập sau khi chạm vào dây buộc tóc bí ẩn, một nhà dân tộc học có thể nhìn thấy ma và một thanh tra đội điều tra tội phạm bạo lực.

Bộ phim mở ra câu chuyện về ác quỷ đánh hơi và lợi dụng lòng tham của con người để trở nên lớn mạnh hơn, nó đáp ứng cho dục vọng và cơn phẫn nộ cuộc sống từ vật chủ. Nhân vật chính đã phát hiện ra rằng con ác quỷ có dã tâm giết người, thế nên cô đã nhờ sự trợ giúp của một nhà dân tộc học

để cùng chiến đấu với nó. Điều này cho thấy chất liệu của dòng phim huyền bí chính là lời nguyền thường đi liền với hình ảnh ma quỷ.

Sự kết hợp yếu tố huyền bí và tâm lý tội phạm cũng đã sớm được thực hiện ở bộ phim Vị khách (The Guest, 2018) của

đạo diễn Kim Hong-sun. Đây là tác phẩm nói về hành trình của những con người bị vong nhập và trở thành sát nhân, họ

phải hợp lực chiến đấu lại cái ác.

Không chỉ câu chuyện của phim, mà cả phong cách phá vỡ khuôn mẫu pháp sư trước đây và làm nổi bật cá tính của nhân vật chính pháp sư Hwa-rim như áo khoác da, áo sơ mi lụa, quần jean, giày thể thao Converse cũng thu hút sự chú ý của khán giả.

Hai bộ phim truyền hình này với lối kể kết hợp giữa huyền bí và tâm lý tội phạm đã phê phán các tội ác tàn nhẫn của con người, với ý đồ thể hiện tư tưởng rằng những chuyện tày trời này không thể do con người làm được. Như thế, Koccult đã không dừng lại ở sự giật gân điển hình của dòng phim kinh dị mà còn tiếp cận đến các tầng nghĩa có yếu tố xã hội. Từ đó cho thấy nỗ lực của nhà sản xuất để nhận được sự đón nhận từ công chúng.

DIỆN MẠO HOÀN CHỈNH CỦA K-OCCULT

Nếu nói về phim huyền bí thì dễ dàng liên tưởng đến một dòng phim sử dụng chất liệu từ các thực thể siêu nhiên như ác linh và các nghi lễ trừ tà của linh mục. Nhưng K-occult còn thêm vào đó màu sắc truyền thống của dân tộc.riest, and a police detective join forces to fight them.

Cảnh lên đồng của pháp sư thường xuất hiện trong phim như một chất liệu quen thuộc của K-occult, như cách nó đã xuất hiện trong Quật mộ trùng ma. Thế giới pháp sư đã được sử dụng cho bộ phim Tiếng than và làm mê hoặc khán giả trên toàn thế giới, cảnh lên đồng đã giúp khán giả cảm nhận được luồng năng lượng mạnh mẽ với tiếng trống dồn dập cùng điệu múa lên đồng gây phấn khích. Là người kết nối giữa cõi nhân và cõi linh, các bà đồng đã thực hiện các nghi lễ Shaman giáo và biến nó trở thành một yếu tố quan trọng dành riêng cho dòng phim K-occult mà khó có thể thấy ở nơi nào khác trong làng phim thế giới. Tuy nhiên, nếu gọi phim huyền bí là dòng phim có yếu tố trừ tà, linh mục hay ác linh theo nghĩa hẹp thì không thể bỏ qua The Soul Guardians (tạm dịch: Nhật ký bắt ma) công chiếu năm 1998. Tác phẩm giới thiệu ba pháp sư trừ quỷ, một

võ sư dùng con dao phong ấn hồn ma nữ, một linh mục chiến đấu với quỷ dữ bằng lời cầu nguyện và một em bé có năng lực ngoại cảm và sử dụng bùa chú. Qua đó cho thấy nỗ lực dung hợp tôn giáo phương Tây và tín ngưỡng bản địa của dòng phim K-occult đã có mặt từ rất lâu.

Thông qua Quật mộ trùng ma, có thể thấy thêm một đặc trưng của K-occult đó là sự kết hợp giữa chúng với các dòng phim đại chúng khác để vượt qua những giới hạn của dòng phim hạng B. Nhật ký bắt ma đã đến với công chúng chủ yếu bằng yếu tố hành động - khoa học viễn tưởng thay vì kinh dị. Cũng như vậy, Trừ tà của đạo diễn Jang Jae-hyun công chiếu năm 2015 đã thắng lớn với hơn 5 triệu lượt xem bằng cách diễn giải dòng phim kinh dị một cách độc đáo, như cách họ đã xử lý khéo léo trang phục linh mục thành một thứ thời trang sang trọng.

K-occult làm rõ bản sắc dân tộc qua các nhân vật được tái hiện lại từ những tích cổ về tín ngưỡng dân gian, truyện kể dân gian hay truyện cổ tích, đồng thời chứng minh thể loại phim này không dừng lại là dòng phim hạng B bên lề mà có thể tiệm cận mạnh mẽ đến với công chúng. Dòng phim này đã tạo nên một thế giới hội tụ đầy đủ tính độc đáo bản địa và tính phổ biến toàn cầu. Đây cũng là một yêu cầu mà thị trường nội dung toàn cầu hiện nay đòi hỏi, điều này cũng lý giải cho việc vì sao K-occult lại có được sức cạnh tranh lớn đến như vậy.

Dakhanmari: Món gà tiêu biểu của Seoul

Dakhanmari là món ăn có nguồn gốc từ Seoul, được cho là ra đời từ thập niên 1960. Được nấu trong chiếc nồi nhôm mộc mạc, dakhanmari không chỉ là một món ăn tuyệt vời vì hương vị hấp dẫn, bản sắc thú vị mà nó còn là sản phẩm của một thời đại ngột ngạt, nặng nề tựa như “lò luyện kim”, thời mà người dân phải chịu đựng lao động khắc nghiệt trong giai đoạn

NHŨNG MÓN ĂN HÀN QUỐC như kimchi jjigae (canh kim chi), jabchae (miến trộn) thịt bò, tteokbokki (bánh gạo cay) thường được đặt tên theo thứ tự nguyên liệu kết hợp với cách

chế biến (hoặc tên loại gia vị đặc biệt). Thế nhưng, món dakhanmari lại được gọi tên theo đơn vị gà nguyên con như phép tính cơ bản mà trẻ em được học đầu tiên ở trường. Nếu bạn muốn ăn ba con gà nấu món dakhanmari và nói với nhân viên quán ăn là “Cho ba con gà” thì có thể họ sẽ bối rối. Trong trường hợp đó, bạn nên nói “Cho ba con gà nguyên con!”.

Ý NGHĨA ĐẰNG SAU TÊN GỌI DAKHANMARI

Không ai biết đích xác cái tên đơn giản và trực tiếp này đã được đặt như thế nào và bởi vì đâu, chỉ biết nó cứ được đặt như vậy thôi. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu về ẩm thực có thể lý giải được nguồn gốc của tên gọi này. Trước hết, vào thời kỳ món dakhanmari ra đời, thịt gà là một loại thực phẩm quý giá. Đương nhiên là bây giờ vẫn vậy, nhưng hồi đó nó đắt hơn. Ăn cả một con gà đắt tiền! Đó quả là phúc phần tuyệt vời đối với người dân ngày ấy. Đối với người Hàn Quốc, điều này cũng có ý nghĩa sâu sắc giống như việc người Mỹ thưởng thức nguyên một con gà tây trong ngày Lễ Tạ ơn. “Ăn nguyên một con gà sao?” - chỉ cần tên gọi đó thôi cũng đủ khiến thực khách phấn khích. Vào thời điểm món ăn này phổ biến, ngành chăn nuôi gia cầm của Hàn Quốc bắt đầu phát triển mạnh, có thể cung cấp gà nguyên con với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hơn nữa, người Hàn Quốc tin rằng một món ăn nào đó được chế biến trọn vẹn chứ không tách nhỏ nguyên liệu sẽ có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc để thưởng thức hoặc dâng lên bàn thờ tổ tiên. Truyền thống đó có lẽ đã được phản ánh qua sự thành công của món dakhanmari.

Đến tận ngày nay, người Hàn Quốc vẫn còn văn hóa gọi món gà rán là tongdak, nghĩa là “gà chiên nguyên con”. Giả như con gà được chiên thành từng miếng thì người ta vẫn gọi như thế. “Tong” có nghĩa là trọn vẹn, dồi dào, hoàn hảo và một trăm phần trăm. Nó có nghĩa là đối đãi tốt hơn và khiến

Dakhanmari là một món ăn ở Seoul, được chế biến bằng cách cho cả con gà vào nồi đúng như tên gọi, nấu cùng các nguyên liệu khác cho chín rồi thưởng thức cùng nước sốt.

thực khách hài lòng hơn. Với việc đặt tên món là dakhanmari cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Một con gà không chỉ là gấp đôi của một nửa con gà mà còn tượng trưng cho một tổng thể trọn vẹn.

HƯƠNG

VỊ CHỨA ĐỰNG LỊCH SỬ CỦA SEOUL

Giữa những con hẻm tập trung các cửa hàng quần áo san sát nhau ở Dongdaemun ngay trung tâm Seoul, có con hẻm chuyên bán món dakhanmari với những quán có tuổi đời từ 5 năm đến 30 năm. Sẽ rất hay ho nếu bạn tìm hiểu về lịch sử của con hẻm này khi bạn đến đây. Ban đầu, con hẻm này là một phần của một khu chợ. Khi Seoul trở thành thủ đô của triều đại Joseon, chính quyền đã thành lập và vận hành một khu chợ ngay trước Gwanghwamun. Thêm vào đó, ngày ấy, khu vực xung quanh con hẻm dakhanmari hiện nay đã dần phát triển thành một khu phố bình dân ở Seoul. Khu chợ cũng đã được mở rộng, lớn hơn khi có nhiều người đổ về đây từ sau Chiến tranh Triều Tiên. Các chợ lớn ở Seoul như Dongdaemun, Gwangjang và Pyeonghwa đều tập trung ở đó. Có thể nói, khu chợ này đã góp phần rất lớn vào sự phổ biến của món dakhanmari.

Chợ không chỉ là nơi người dân mua sắm mà còn là nơi làm việc của nhiều người. Những người làm trong ngành sản xuất quần áo tìm trong chợ những quán rượu, nơi họ có thể thưởng thức một bữa ăn rẻ tiền hoặc uống một ly rượu soju sau giờ làm việc. Quán nào có giá cả phải chăng, phần ăn phong phú, đồ ăn ngon, và nếu có cả “thịt” thì chắc chắn nó sẽ rất nổi tiếng. Có hai giả thuyết về nguồn gốc của món dakhanmari. Giả thuyết thứ nhất cho rằng nó được tạo ra ở tiệm chuyên bán dakbaeksuk (gà hầm với ít gia vị như tỏi, có thể nhồi thêm gạo nếp – chú thích của người dịch). Ở đó, người ta vừa bán dakbaeksuk vừa biến tấu món này bằng cách thêm cả kalguksu (mì cắt sợi bằng tay) với các nguyên liệu như tteok (bánh gạo), rau củ,...

mọi người có thể thưởng thức nguyên con gà “đầy đủ dịch vụ” (full service) theo kiểu món dakhanmari hiện nay.

Từ những năm 1970 đến những năm 1980, ngoài thương nhân và công nhân ở chợ, lực lượng lao động là nhân viên công sở cũng đã tăng lên ở Seoul. Ban ngày họ làm việc vất vả, buổi tối họ tụ tập thành từng nhóm nhỏ và uống rượu để giải tỏa mệt mỏi. Việc tìm những quán ăn ngon ở Seoul là một nét văn hóa mới vào thời điểm đó. Họ không chỉ muốn một quán rượu ngon và rẻ mà còn tìm kiếm thứ gì đó thú vị hơn thế, và dakhanmari là món ăn hoàn hảo trong thực đơn đáp ứng hoàn hảo cho nhu cầu này.

Không phải nấu xong rồi bày ra một chiếc bát khác như món dakbaeksuk hay samgyetang (gà hầm sâm), ở món dakhanmari, nguyên một con gà được nấu và thưởng thức trong chiếc nồi nhôm méo mó mang dấu vết thời gian. Đồng thời, miếng gà được chấm vào bát nước sốt pha theo khẩu vị riêng của mỗi người, ăn rồi sau đó nhấp ngụm soju mang lại một niềm vui độc đáo cho thực khách. Dần dần, các nhân viên văn phòng bắt đầu đổ xô đến hẻm dakhanmari. Chẳng bao lâu sau, con hẻm đã trở nên quá tải với lượng thực khách tìm vào, nên các doanh nhân nhạy bén bắt đầu mở các cửa hàng dakhanmari ở những khu vực khác của Seoul. Thực tế cũng có khá nhiều người Hàn Quốc chưa biết nhiều về món ăn này. Lý do đây là món ăn hiếm khi được ăn ở nhà. Vì vậy, những trẻ em, học sinh chưa tham gia hoạt động xã hội, hay những phụ nữ nội trợ lớn tuổi thậm chí còn không biết đến tên của nó. Bản thân món dakhanmari chưa bao giờ được đưa vào danh sách những món cơm nhà, và chén bát chuyên phục vụ món ăn này cũng không phải là thứ thường thấy trong các căn bếp gia đình. Thêm vào đó, vì nước dùng hoặc đồ chấm quyết định hương vị món ăn, nên nói chung là

Bạn có thể vớt thịt gà ăn trước, sau đó thêm gia vị cay tùy thích và kalguksu vào nước dùng

còn lại để thưởng thức món mì cay.

Không phải nấu xong rồi bày ra một chiếc bát khác như món gà luộc hay gà hầm sâm, ở món dakhanmari, nguyên một con gà được nấu và thưởng thức trong chiếc nồi nhôm méo mó mang dấu vết thời gian. Đồng thời, miếng gà được chấm vào bát nước sốt pha theo khẩu vị riêng của mỗi người, ăn rồi sau đó nhấp ngụm soju mang lại một niềm vui độc đáo cho thực khách.

người ta có nhận thức sâu sắc rằng phải ăn nó ở nhà hàng chuyên dakhanmari. Cũng như không thể bỏ qua không khí độc đáo khi ngồi quây quần bên nhau trong quán, vừa đun sôi nồi lẩu vừa ăn. Hơn nữa, việc người làm công ăn lương bắt đầu thưởng thức cũng góp phần làm nên sự phổ biến rộng rãi cho món ăn.

Mẹ tôi, một người phụ nữ Seoul ngoài 80 tuổi đã dành cả đời quán xuyến việc nội trợ, thậm chí còn không biết đến tên món ăn. Khi viết bài này, tôi đã hỏi bà rằng đã từng nghe đến cái tên này chưa thì chỉ nhận được câu trả lời rằng tên món ăn thật lạ lẫm.

“Tại sao phải trả tiền để gắng ăn hết một con gà? Và không thể ăn hai con được à?”

Con hẻm dakhanmari ở Dongdaemun. Nếu trước đây chủ yếu chỉ có thương nhân và nhân

viên văn phòng đến ăn thì dạo gần đây, cả

người nước ngoài cũng tìm tới để thưởng thức hương vị và văn hóa Hàn Quốc qua món ăn này.

NIỀM VUI TRONG CHIẾC NỒI

Để nấu món dakhanmari, người ta cho các loại rau và nước

dùng đã hầm theo công thức bí mật của mỗi tiệm vào chiếc nồi nhôm được gọi là yangpun, sau đó cho nguyên con gà vào.

Thịt gà đã chín tới, nhưng phải tiếp tục nấu sôi cho đến khi tteok, hành pa-rô, khoai tây, nấm chín đều. Mỗi người tự pha nước chấm hợp với khẩu vị của mình trong khi chờ gà ngấm gia vị và các nguyên liệu được nấu chín.

Sốt chấm được pha bằng cách trộn nước tương, giấm, mù tạt và dadaegi (loại gia vị tổng hợp gồm nhiều nguyên liệu khác nhau được băm nhuyễn). Mặc dù nguyên liệu giống nhau nhưng hương vị lại rất khác nhau theo cách pha của mỗi người. Khi gà chín thì vớt ra chấm vào nước sốt rồi ăn. Nước sốt đặc sẽ dần bị pha loãng bởi trộn lẫn với nước dùng tươm ra từ thịt. Khi ăn gần xong, khách có thể thêm kalguksu vào nồi nước dùng, nấu chín rồi chấm với nước sốt loãng này, hoặc cũng có thể ăn theo kiểu cho gia vị và kim chi vào nồi nấu

cùng để thưởng thức vị cay nồng.

Việc ngồi ăn quanh chiếc bàn có nồi lẩu nóng không chỉ giúp tăng sự gắn kết giữa các thực khách mà còn khiến nhân viên nhà hàng ít phải can thiệp vào việc nấu nướng tại bàn, từ đó giảm thiểu chi phí phục vụ. Quả là vẹn cả đôi bề như câu tục ngữ Hàn Quốc “Tốt cho chị gái và tốt cả cho anh rể” (hàm ý “đôi bên cùng có lợi” – chú thích của người dịch). Cũng vì lý do này mà món dakhanmari không được bán trong khách sạn năm sao. Bởi tôi tin rằng món ăn này phải ăn ở nơi đơn sơ một chút nhưng ấm cúng thì mới ngon. Và có lẽ nó sẽ khó mà nhận được hai sao Michelin. Điều này là do triết lý và quan niệm cố hữu của chúng ta về món ăn này. Cũng như không ai nói: “Hôm nay chúng ta có buổi tiếp đối tác quan trọng nên hãy đi ăn dakhanmari nhé!”.

Gần đây, món dakhanmari cũng trở nên phổ biến với cả người nước ngoài. Có thể vì nó không cay, cũng có thể vì nó giúp họ cảm nhận được hương vị của những quán ăn lâu đời ở Hàn Quốc. Nhưng tôi nghĩ vẫn còn một lý do khác, đó là món ăn này đã trở thành biểu tượng cho thời kỳ phát triển thần tốc của Seoul, và mang đến cho thực khách cơ hội trải nghiệm sản phẩm của những năm tháng xã hội ngột ngạt tựa như lò luyện kim, thời kỳ mà người dân Seoul phải chịu đựng lao động khắc nghiệt trong quá trình trưởng thành của mình.

Giờ đây, con hẻm dakhanmari đã trở thành một không gian đông đúc ở Seoul, nơi nhiều người dân địa phương, những đôi tình nhân và người nước ngoài nườm nượp đổ về. Vì vậy, dakhanmari đã trở thành di sản văn hóa xã hội của Seoul. Bất kỳ món ăn nào cũng chứa đựng những câu chuyện lịch sử của riêng nó, gồm cả những ký ức đau buồn lẫn những kỷ niệm hân hoan đều cùng tồn tại. Nếu hiểu thêm về lịch sử món ăn mình đang thưởng thức sẽ làm giàu thêm trải nghiệm ẩm thực của chúng ta. Lý do là vì một món ăn không chỉ đơn thuần chứa đựng năng lượng, các phân tử vị giác có thể phân tích hóa học, và kết cấu có thể cảm nhận qua xúc giác. Dakhanmari rất phù hợp để được khám phá về mặt ý nghĩa như vậy. Thật khó mà hình dung được cảnh ăn món này một mình, bởi sức hấp dẫn của nó nằm ở tất cả hương vị và niềm vui chứa đựng trong một

Cảm nhận về văn hóa đại chúng

Hàn Quốc

Ngày nay, công nghiệp hóa và toàn cầu hóa có ảnh

hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa đại chúng.

Đặc biệt, văn hóa đại chúng Hàn Quốc không chỉ giới

hạn trong lãnh thổ quốc gia mà còn ảnh hưởng mạnh

mẽ đến châu Á và có sức hút với người hâm mộ trên

toàn thế giới. Những giai điệu sôi động, gây nghiện

của K-pop, những câu chuyện tình cảm động và sâu

sắc trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc hay phong cách thời trang và làm đẹp của giới trẻ đã để lại

ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán giả toàn cầu.

KHÔNG NẰM NGOÀI sức ảnh hưởng mạnh mẽ đó, khi nghe những ca khúc “Nobody” (Wonder Girls), “Gee” (Girls’ Generation), “Gangnam Styles” (PSY) hay xem những bộ phim Vườn sao băng (Boys Over Flowers, 2009), Ngôi nhà hạnh phúc (Full House, 2004), trong lòng tôi, cô bé chỉ mới 11, 12 tuổi khi ấy đã bắt đầu dấy lên sự thích thú và tò mò về đất nước Hàn Quốc. Và giờ đây khi trở thành một sinh viên ngành Hàn Quốc học, tôi càng quan tâm sâu sắc hơn đến văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là văn hóa đại chúng.

VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

HÀN QUỐC

Văn hóa đại chúng Hàn Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ bối cảnh lịch sử, đặc biệt là từ sự hiện diện của quân đội Mỹ trong thời kỳ sau Chiến tranh Triều Tiên. Bên cạnh việc mang lại an ninh và hỗ trợ tài chính, quân đội Mỹ cũng đem đến những ảnh hưởng đáng kể trong việc lan truyền văn hóa Mỹ vào Hàn Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các lĩnh vực âm nhạc, truyền hình và phong cách sống.

Các câu lạc bộ giải trí của quân đội Mỹ đã trở thành nơi phổ biến các loại nhạc jazz, rock 'n' roll và sau này là pop đến người dân Hàn Quốc. Các nghệ sĩ Hàn Quốc như The Kim Sisters và Shin Jung-hyeon đã biểu diễn cho các quân nhân Mỹ, từ đó học hỏi và phát triển phong cách âm nhạc mới, tạo tiền đề cho âm nhạc Hàn Quốc hiện đại. Vào thập niên 1950-1960, đài phát thanh AFKN (American Forces Korea Network) của Mỹ bắt đầu phát sóng tại Hàn Quốc, đưa tin các chương trình giải trí, phim truyền hình và thể thao Mỹ, giúp

mở rộng tầm nhìn của khán giả Hàn Quốc về thế giới và cũng ảnh hưởng sâu sắc đến gu thẩm mỹ và phong cách sống, từ đó

làm thay đổi văn hóa tiêu dùng trong xã hội.

Không chỉ Mỹ, văn hóa Hàn Quốc cũng chịu sự ảnh hưởng từ Nhật Bản, tuy nhiên văn hóa Hàn Quốc đã tiếp thu và chọn lọc một cách khéo léo những gì phù hợp đồng thời không ngừng sáng tạo, đổi mới để tạo nên một nền văn hóa đại chúng độc đáo, vừa mang tính hiện đại vừa giữ được bản sắc riêng. Dù tiếp nhận nhiều yếu tố ngoại lai, người Hàn Quốc vẫn luôn trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc và mong muốn quảng bá những giá trị quý giá ấy. Thông qua những sản phẩm văn hóa, họ thường xuyên lồng ghép yếu tố lịch sử, các giá trị xưa cũ của dân tộc, vừa nhằm khơi dậy tình yêu nước, cũng vừa để truyền tải văn hóa nước mình. Ví dụ những bộ phim như Truyền thuyết Jumong (Jumong, 2006-2007), Hoàng hậu Ki (Empress Ki, 2013-2014), Nữ hoàng Seondeok (The Great Queen Seondeok, 2009), Nàng Dae Jang-geum (Jewel in the Palace, 2003-2004),... đều là những tác phẩm cổ trang có sử dụng trang phục truyền thống Hàn Quốc là hanbok, hay một số nhóm nhạc gần đây cũng rất khéo léo lồng ghép các nhạc cụ truyền thống, hanbok vào phần trình diễn của mình. Có lẽ đây là một bí quyết, một yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công và độ phủ sóng mạnh mẽ của văn hóa Hàn Quốc đến với bạn bè thế giới như hiện nay.

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

VÀ HALLYU - LÀN SÓNG HÀN QUỐC

Nếu như văn hóa đại chúng Hàn Quốc gồm tất cả các sản phẩm văn hóa được phổ biến rộng rãi trong xã hội Hàn Quốc, từ âm nhạc, phim ảnh, đến thời trang, ẩm thực và các xu hướng xã hội mà phản ánh những giá trị, xu hướng và phong cách sống của đại đa số người dân Hàn Quốc thì Hallyu - làn sóng Hàn Quốc là hiện tượng lan tỏa toàn cầu của văn hóa đại

(theo chiều kim đồng hồ từ góc trên, bên trái) Truyền thuyết Jumong (2006-2007), Hoàng hậu Ki ( 2013-2014), Nữ hoàng Seondeok (2009), Nàng Dae Jang-geum (2003-2004)

chúng Hàn Quốc trong đó tiêu biểu là phim truyền hình và âm nhạc.

Có thể nói, văn hóa đại chúng Hàn Quốc là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Hallyu, mọi khía cạnh như âm nhạc, truyền hình, điện ảnh đều phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hóa và con người Hàn Quốc. Nhờ có sự đa dạng, phong phú về mặt nội dung, chỉn chủ trong khâu đầu tư và chất lượng được đảm bảo trong từng sản phẩm văn hóa, một nền tảng vững chắc cho sự ra đời và phát triển của Hallyu đã dần dần hình thành.

Đồng thời, Hallyu cũng là cầu nối giữa văn hóa Hàn Quốc và thế giới, giúp tôi và bạn bè quốc tế hiểu thêm về xứ sở kim chi. Không chỉ đơn thuần là xuất khẩu sản phẩm văn hóa, Hallyu còn góp phần lan tỏa và truyền tải những giá trị truyền thống, quảng bá hình ảnh Hàn Quốc đến với người trẻ trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Hallyu thu hút một lượng lớn du khách đến Hàn Quốc, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và các quốc gia khác, giúp xóa bỏ những rào cản văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Khi người hâm mộ quốc tế tìm đến các địa điểm gắn liền với các nghệ sĩ yêu thích hay các sự kiện như

Vượt ra khỏi biên giới Hàn

Quốc, Hallyu là một mảnh

ghép đầy sắc màu không thể thiếu của văn hóa toàn cầu, không chỉ thúc đẩy sự quan tâm đến đất nước và con người Hàn Quốc, mà còn mở ra nhiều cơ hội để thế giới gần

gũi hơn với những giá trị Á Đông qua lăng kính hiện đại.

địa phương.

Mối quan hệ giữa văn hóa đại chúng và Hallyu có tính tương hỗ sâu sắc, sản phẩm văn hóa Hàn Quốc thu hút khán giả, góp phần xây dựng và lan tỏa Hallyu. Ngược lại, Hallyu tạo ra nhiều cơ hội để văn hóa đại chúng Hàn Quốc phát triển đa dạng và phong phú hơn, từ đó nâng cao hình ảnh và sức ảnh hưởng trên thị trường quốc tế.

Văn hóa đại chúng và Hallyu không là hai khía cạnh riêng biệt mà là những mảnh ghép hỗ trợ lẫn nhau trong bức tranh toàn cảnh của văn hóa Hàn Quốc, với sự phát triển không ngừng, Hallyu mở ra nhiều cơ hội mới cho tương lai của quốc gia này trên trường quốc tế.

SỰ LAN RỘNG CỦA VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

HÀN QUỐC TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Kể từ khi Hallyu bắt đầu thu hút sự chú ý vào cuối thập niên 90, nó đã nhanh chóng lan rộng và nhận được sự mến mộ của khán giả khắp châu Á. Điển hình là sự phổ biến của các bộ phim truyền hình như Bản tình ca mùa đông (Winter Sonata, 2002) và Nàng Dae Jang Geum đã chiếm được cảm tình của khán giả từ Nhật Bản cho đến Đài Loan và Đông Nam Á. Những bộ phim này không chỉ giúp khán giả châu Á khám phá và yêu thích văn hóa Hàn Quốc mà còn thúc đẩy du lịch tới Hàn Quốc, đặc biệt là các địa điểm quay phim nổi tiếng mà tiêu biểu là đảo Nami - nơi quay bộ phim Bản tình ca mùa đông. Sự xuất hiện của K-pop sau đó cũng đã tạo nên một làn sóng văn hóa bùng nổ. Những nhóm nhạc như Super Junior, BIGBANG và sau này là BTS, BLACKPINK... không chỉ khuấy động châu Á mà còn tạo nên cơn sốt tại nhiều quốc gia. Từ châu Á, Hallyu dần mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Cùng với sự phát triển của internet và mạng xã hội, các bài hát K-pop và phim ảnh Hàn Quốc nhanh chóng tiếp cận khán giả ở Bắc Mỹ, châu Âu và cả châu Phi. Một ví dụ nổi bật là BTS, nhóm nhạc nam đã ghi dấu lịch sử khi đạt nhiều thành tựu

đáng kể ở thị trường Mỹ như tham gia biểu diễn tại Billboard Music Awards và dẫn đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Bộ phim Ký sinh trùng (Parasite, 2019) của đạo diễn Bong Joon-ho cũng làm rạng danh và khẳng định vị thế của nền

điện ảnh Hàn Quốc khi trở thành bộ phim không nói tiếng

Anh đầu tiên đoạt giải Oscar cho Phim hay nhất vào năm 2020. Những thành tựu trên đã khẳng định vị thế của Hallyu

trên toàn cầu và tạo tiền đề vững chắc giúp văn hóa đại chúng

Hàn Quốc ngày càng lan tỏa rộng rãi, tạo nên tác động to lớn

trên khắp các châu lục, truyền cảm hứng và năng lượng đến nhiều người, cổ vũ họ theo đuổi ước mơ, khám phá chính

mình và vượt qua giới hạn của bản thân, trong đó có cả những

bạn trẻ Việt Nam giống như tôi.

Những nhóm nhạc như Super Junior, BIGBANG và sau này là BTS, BLACKPINK... không chỉ khuấy động châu Á mà còn tạo nên cơn sốt tại nhiều quốc gia.

LỜI KẾT

Khép lại, văn hóa đại chúng Hàn Quốc có thể được xem là một minh chứng sống động cho sức mạnh của giao lưu và hội nhập văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. Vượt ra khỏi biên giới Hàn Quốc, Hallyu là một mảnh ghép đầy sắc màu không thể thiếu của văn hóa toàn cầu, không chỉ thúc đẩy sự quan tâm đến đất nước và con người Hàn Quốc, mà còn mở ra nhiều cơ hội để thế giới gần gũi hơn với những giá trị Á Đông qua lăng kính hiện đại. Khi các nền tảng kỹ thuật số như Netflix, YouTube và mạng xã hội ngày càng phát triển, tôi tin rằng Hallyu sẽ tiếp cận rộng rãi hơn đến mọi ngóc ngách của thế giới, tiếp tục truyền cảm hứng và xây dựng một cộng đồng yêu văn hóa đa dạng, làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế và văn hóa của Hàn Quốc.

Subscription/Purchase Information

H OW TO SUBSCRIBE

Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via email.

S UBSCRIPTION RATES

EUROPE, NORTH AMERICA, MIDDLE EAST, OCEANIA, and SOUTH ASIA 3

AFRICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA, WEST INDIES, and SOUTH PACIFIC ISLANDS

For back issues,

1 EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)

2 S OUTHEAST ASIA (BRUNEI DARUSSALAM, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAO PDR, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIET NAM) and MONGOLIA

3 EUROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)

4 AF RICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS

J OIN OUR MAILING LIST

Be the first to know when the new issue comes out. Sign up for Koreana web magazine notification emails on the Korea Foundation website (https:// www.kf.or.kr/kid/sb/sbscrb/insertSbscrbInfo00. do?sysId=Eng)

In addition to the web magazine, Koreana issues are also available as e-books on the Issuu platform (issuu.com).

R EADER FEEDBACK

We always welcome your feedback. Please email any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.

E NJOY OUR WEBSITE!

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.