LJIRO
Books to Curl up with This Spring!
Mater 2-10
Hwang Sok-yong ENGLISH
Semilla Bora Chung SPANISH
Impossibles adieux
Han Kang FRENCH
Jeong Ji A CHINE SE
Kim So Yeon JAPANESE
Medium-Technology #33. Jeon Min-hyeok. 2022. In pigment. 100 × 125 cm. Jeon Min-hyuk sử dụng hình ảnh
và video để khám phá bản chất của chủ đề của mình.
Loạt ảnh MediumTechnology của anh lưu giữ những ký ức về những xưởng kim loại nhỏ ở Sallimdong của Euljiro bằng những hình ảnh chân thực, rõ ràng.
Jeon Eun-kyung
Tổng Biên tập
Năm nay, Koreana dự kiến sẽ giới thiệu các khu vực thể hiện hình ảnh năng động nhất hiện tại của Seoul theo thứ tự: Euljiro, Seongsu-dong, Hannam-dong và Seochon. Nơi đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc là Euljiro. Nằm ở trung tâm Seoul, Euljiro là khu vực thật sự thú vị. Nơi hiện được gọi là “Hipjiro” (một từ mới được tạo thành bằng cách kết hợp từ “hip” trong tiếng Anh và “Euljiro”) và là cứ điểm của những doanh nghiệp nhỏ này đã từng là biểu tượng của quá trình hiện đại hóa Hàn Quốc mà vẫn gìn giữ nguyên vẹn dấu vết của Seoul lâu đời. Đây cũng là khu phố có nhiều tòa nhà với hình thức kiến trúc đa dạng kết hợp hài hòa với nhau bắt đầu từ khu thương xá Sewoon, khu phức hợp dân cư - thương mại đầu tiên của Hàn Quốc.
Euljiro có một thời hoàng kim khi từng là trung tâm ngành công nghiệp sản xuất của thành phố, tập trung từ các nghệ nhân thủ công, chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao cho đến các cửa hàng đủ loại nguyên vật liệu đến mức người ta đồn rằng có thể chế tạo cả xe tăng ở đây. Thời gian trôi qua, Euljiro rồi cũng phải bước theo con đường suy thoái do sự suy giảm của các ngành công nghiệp chính và sự xuống cấp của các cơ sở. Sau đó, Euljiro đã được hồi sinh bởi các nhà thiết kế và nghệ sĩ trẻ xây dựng nơi làm việc của mình tại đây từ giữa những năm 2010. Tìm đến những mặt bằng có giá thuê phải chăng, họ tận dụng không gian, bảng hiệu, đồ nội thất vốn có từ lâu như là một cách hòa mình vào Euljiro và tôn trọng những nét lịch sử đặc trưng của khu vực. Khi ngày càng có nhiều người khám phá ra sự quyến rũ độc đáo của Euljiro, các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê độc đáo lần lượt mở ra, và nó bắt đầu được truyền miệng là một điểm “hot” một cách tự nhiên. Đây chính là bối cảnh ra đời của tên gọi “Hipjiro”. Ngoài ra, phông chữ Hangeul truyền thống cũng mang hình hài từ đây. Mẫu chữ mô phỏng lại chữ viết trên bảng hiệu lâu đời ở Euljiro. Các bạn muốn biết về câu chuyện này phải không ạ?
Tại một khu phố đông đúc người qua lại từ xưa chắc chắn sẽ có nhiều nhà hàng tự hào với
lịch sử và truyền thống. Ở Euljiro, có rất nhiều cửa hàng lâu đời đại diện cho Seoul như Woo Lae Oak và Eulji Myeonok. Thế nhưng do quá trình tái kiến trúc đô thị, nhà hàng Eulji Myeonok phải dời đi dù đã kinh doanh trong suốt 40 năm tại đây kể từ khi khai trương vào năm 1985. Euljiro cũng đang bị cuốn vào cơn lốc chỉnh trang đô thị mà khắp nơi trên thế giới đều phải đối mặt. Dù biết đây là số phận chung các đô thị không tránh được nhưng tôi vẫn không nguôi nuối tiếc. Chúng tôi xin giới thiệu từng khía cạnh của Euljiro, nơi cái cũ và cái mới cùng tồn tại và sở hữu tất cả những vấn đề cũng như sự quyến rũ của các thành phố hiện đại qua sáu chuyên đề đặc biệt.
CHỊU TRÁCH NHIỆM
XUẤT BẢN
Kim Ghee-whan
GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP
Lee Jong-kook
TỔNG BIÊN TẬP
Jeon Eun-kyung
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Robert J. Fouser
BAN BIÊN TẬP
Je Baak
Benjamin Joinau
Kang Yu-jung
Kim Sang-kyun
Kim Yoon-ha
Lim Jin-young
Park Hye-jin
Park Kyung-sik
Park Sang-hyun
Seong Hye-in
BIÊN TẬP BẢN SAO
Matthias Lehmann
Jamie Lypka
BIÊN TẬP VIÊN
LIÊN KẾT
Ji Geun-hwa
TRỢ LÝ BIÊN TẬP
Daniel Bright
Ted Chan
BIÊN TẬP VIÊN
Wang Bo-young
GIÁM ĐỐC
NGHỆ THUẬT
Kwon Sung-nyeo
THIẾT KẾ
Kang Seung-mi
Cho Kyeong-ju
BAN BIÊN TẬP
TIẾNG VIỆT
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan
TS. Nguyễn Thị Phương Mai
TS. Trần Anh Tiến
HIỆU ĐÍNH TIẾNG VIỆT
TS. Lê Thị Phương Thủy
TS. Trần Tịnh Vy
TS. Nguyễn Thị Phương Thúy
ThS. Nguyễn Đình Minh Khuê
THIẾT KẾ & DÀN TRANG
TIẾNG VIỆT
Trần Công Danh
ĐẶT MUA/PHÁT HÀNH
Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang bìa cuối của
Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.
THIẾT KẾ & SẢN XUẤT Hong Communications, inc.
© The Korea Foundation 2024
Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF. Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn
Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
Giao thoa giữa truyền thống
và hiện đại
Kim Mi-kyoung
Nơi tập hợp kiến trúc đô thị cận hiện đại YIM Seockjae
Sưu tập những diện mạo của thành phố Nam Sun-woo
Tiêu điểm
Các nhân vật hoạt hình Hàn Quốc
vươn tầm thế giới Choi Ji-hye
Phỏng vấn
“Hong 10 Freeze” tồn tại mãi với thời gian
YunDanwoo
Bảo tồn di sản
Khi hoa lụa cung đình lại nở
Lee Gi-sook
Kiến trúc
Kiến trúc sư Choi Wook – người khám phá khoảng trống Lim Jin-young
Lối sống xanh Rác thải trở thành báu vật Yoo Da-mi
Khởi đầu của thương hiệu đèn chiếu sáng Hàn Quốc
Park Eun-young
Những phông chữ làm gợi nhớ một Euljiro xưa Kang Bo-ra
Từ món nước thịt thanh đạm đến món sườn ngọt tan
Park Mee-hyang
Chân dung thường nhật
Thế giới food styling - lĩnh vực hội tụ
nhiều kỹ năng Hwang Kyung-shin
Giải trí
Xu hướng K-comedy mới Jung Duk-hyun
Nghệ thuật ẩm thực
Canh rong biển mằn mặn và thơm vị biển Hwang Hae-won
Điểm nhìn Việt Nam
Euljiro – Nơi thời gian lắng đọng
Lê Thị Ngọc Hương
Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
PhốEuljirolàkhucôngnghiệptọalạcngaygiữalòng
Seoul.Nơiđâyđãtừngchứngkiến thờihoàngkimcủa ngànhcôngnghiệpsảnxuấtvàđếnnayvẫngiữđược nhữngnétxưavớicáccôngxưởngvàcửahànglâuđời. Vàinămgầnđây,cácnghệsĩtrẻđãtừnơiđâymàdựng nênmộtcảnhquanđộcđáo–nơigiaothoagiữaquákhứ vàhiệntại,khôngngừngtìmkiếmbảnsắcmớilạ.
59 Stairs Wine Bar, tầng 5 số 130-1 phường Salim.
Byun Kyoung-rang. 2021. In mực Pigment. 51 × 34cm.
Một trong những tác phẩm
tại triển lãm ảnh Euljiro
2021 do Seoul Archive
Photographers Group tổ
chức tại Y ART Gallery
Chungmuro năm 2021.
Byun Kyoung-rang trình
làng các tác phẩm tập
trung vào ranh giới giữa
quá khứ và hiện tại của các nhà hàng mới được xây dựng ở khu Euljiro.
Dù không phải là địa điểm sầm uất như Gangnam, Myeongdong hay ga tàu điện Hongdae Ipgu nhưng từ nhiều năm trước, có một địa điểm đã trở thành nơi
thu hút sự quan tâm, tìm kiếm của công chúng trên các nền
tảng mạng xã hội đi kèm với hashtag “#hotplace”. Euljiro là
khu công nghiệp trong lòng thành phố, được biết đến như một nơi có tất cả mọi thứ. Đây cũng là nơi tập trung nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng bán gạch men, đèn điện, cùng các công xưởng nhỏ như xưởng in hay xưởng đúc thép. Dù Euljiro nằm giữa lòng Seoul, nhưng khi dạo quanh nơi này, bạn sẽ bất ngờ vì thật khó để tìm thấy một cửa hàng tiện lợi. Cũng sẽ khó tìm thấy các cửa hàng vốn thường xuất hiện trong các khu dân cư như Starbucks hay Mc Donald nếu không đi theo hướng các con đường lớn hoặc khu có ga tàu điện ngầm.
Euljiro không được bao bọc trong sự khang trang hào nhoáng, mà điều làm nên dáng dấp đặc trưng cho khu phố này đến ngày hôm nay chính là tiếng xe máy ngược xuôi, mùi sắt mài hăng ẩm và sự gắn bó từ lâu đời của những người dân nơi đây. Từng dấu vết nhuốm màu thời gian này đã thu hút các bạn trẻ say mê đồ cổ và những người tìm kiếm niềm vui, theo đuổi các giá trị độc đáo từ trong quá khứ.
CÁI NÔI CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ TẠO
Trong lần cải cách hành chính vào năm 1914, phố Euljiro
được gọi là Hwanggeumjeong. Từ năm 1946 tên khu phố được
đổi thành Euljiro theo tên một danh tướng thời Goguryeo (37 TCN - 668) – Eulji Mundeok (Ất Chi Văn Đức). Nơi đây bắt
đầu có dáng dấp của một khu sản xuất trọng điểm kể từ đầu
thế kỷ XX. Khi ngành dệt, thực phẩm, in ấn được chú trọng phát triển, nơi này đã trở thành khu công thương nghiệp cận đại.
Sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), những người tị nạn đã đến đây và dần làm hình thành khu ổ chuột ở Euljiro và bờ kênh Cheonggyecheon bên dưới. Dân tứ xứ đã đổ về kiếm sống ở nơi đây. Đêm đến, họ ngủ co ro trong những căn nhà tồi tàn. Ban ngày, họ buôn bán bất cứ thứ gì có thể ở những sạp hàng bên đường. Mặt hàng chủ yếu là máy móc hay vật dụng tuồn ra từ các đơn vị quân đội Hoa Kỳ. Sắt vụn phế liệu sau chiến tranh không còn sử dụng được nữa cũng trở thành một món hàng mua bán. Khi những người vốn làm nghề buôn bán dần trở nên chuyên nghiệp, họ tiến đến mở rộng việc thu gom, sửa chữa công cụ, máy móc hoặc trực tiếp chế tạo, sản xuất. Tự lúc nào, phố Euljiro dần được xem là nơi tập trung của những thợ thủ công giỏi, nghệ nhân có thể làm ra bất cứ đồ vật gì trong chớp nhoáng. Người ta còn hay đùa rằng, chỉ cần rảo bước một vòng Cheonggyecheon và Euljiro, bạn có thể ráp được một chiếc xe tăng. Điều này đồng nghĩa với việc trình độ kỹ thuật chế tạo của khu vực này đã rất vượt trội. Nhiều ngõ ngách trong phố trở thành cái nôi của nhiều doanh nghiệp sản xuất điện – điện tử, kim loại, thuỷ tinh, đèn điện, gốm sứ và nội thất, phố Euljiro cũng từ đây mà được thúc đẩy phát triển hơn. Thập niên 70 là thời kỳ vàng son của khu phố, khách đông đến nỗi người ta bảo rằng các thương nhân không có thời gian để đếm tiền. Một phố Euljiro đã từng như vậy rồi cũng đến thời xuống dốc. Vào cuối những năm 1980, trong khi chế tạo sản xuất
được xem là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Hàn Quốc thì ngành vốn chủ lực như điện, điện tử bị xem là không phù hợp với trung tâm đô thị và buộc phải di dời sang khu vực khác. Hơn nữa, môi trường sống và cơ sở hạ tầng được xây dựng từ
đầu thế kỷ XX dần xuống cấp, đặt ra yêu cầu phải tái phát triển. Tuy đã có làn sóng cải tạo khu vực này, nhưng do sự phức tạp trong vấn đề tái cơ cấu mặt bằng mà việc cải tạo không thể thực hiện dễ dàng. Cuối cùng, khu phố bước sang thiên niên kỷ mới với tình trạng giá nhà đất tăng vọt.
Từng là thánh địa công
nghiệp điện tử trong hàng chục năm, vào năm 2017, Sewoon Plaza mở cửa đón công chúng với một diện mạo khác sau một đợt cải tạo quy mô lớn. Sewoon Basement là không gian được cải tạo từ phòng thiết bị sưởi tầng hầm, giờ đây được sử dụng với nhiều mục đích như giáo dục, triển lãm, sáng tác.
Đối với những người đi khám phá Euljiro, việc phát hiện ra các phòng triển lãm độc đáo ẩn trong từng con hẻm cũng đã là một
điều lý thú. N/A Gallery
khai trương vào năm 2018 tọa lạc trong ngõ xưởng
đúc thép trên phố Euljiro
4-ga. Dù không treo biển hiệu, phòng triển lãm này
đã tổ chức nhiều buổi triển
lãm ở các thể loại khác
nhau và dẫn đầu hệ sinh
thái nghệ thuật của khu vực này. Trong ảnh là hình
ảnh Triển lãm Dinosavr
của hai tác giả Yesul Kim và Rémi Lambert mở vào
đầu năm nay.
Trình độ kỹ thuật của
những người thợ lành nghề là thứ vũ khí đắc lực góp phần hiện thực hóa ý
tưởng của các nghệ sĩ trẻ. Trong ảnh là loa Bluetooth chân không KNOT, SOUND ABOVE, loa này do above.studio phối hợp với nghệ nhân âm thanh ở
Euljiro với hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều khiển tự động cùng phát triển và đưa ra thị trường. Above.studio là studio chuyên thiết kế và không ngừng tìm kiếm nét
đẹp tạo hình thông qua các bước quy trình kỹ thuật logic.
Hình ảnh bên trong của gác xép Eulji, toà nhà
được KOLON FnC cho ra
mắt vào năm 2020 dưới dạng cửa hàng đại diện
cho chuỗi sản phẩm tại
phố Euljiro 3-ga.
LimTaeHee Design Studio phụ trách mảng thiết kế
không gian đã tập trung
tận dụng đồ dùng, nội thất và sàn nhà cũ để tạo nên
không gian hoà hợp với
quang cảnh xung quanh,
đồng thời vẫn giữ được
dáng vẻ ban đầu của toà
nhà đã hơn 20 năm tuổi.
Phố Euljiro trở thành một địa điểm gây sốt bởi người ta truyền tai nhau rằng đây là nơi tập hợp và dung hòa mọi thứ ở Seoul – nơi mà mọi thứ đều có mục đích và chức năng rõ ràng.
TÔN TRỌNG NHỮNG GIÁ TRỊ XƯA
Phố Euljiro là khu vực có tính hữu dụng cao không chỉ đối với
ngành công nghiệp mà còn ở lĩnh vực nghệ thuật. Các nghệ sĩ trẻ có thể đến đây để tìm kiếm những vật liệu cần thiết cho công việc của họ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mỹ thuật, điện ảnh và kịch. Nếu không có sẵn, họ có thể nhờ các người thợ sản xuất mới các vật liệu đang cần. Những người thợ vừa làm theo đơn yêu cầu vừa trò chuyện cùng các nghệ sĩ trẻ, và đôi khi người thợ thủ công lại trở thành một thành viên trong dự án văn hoá nghệ thuật từ những lời góp ý và tư vấn mang tính kỹ thuật của mình. Việc thuận lợi di chuyển cũng giúp cho mọi người thường lui tới khu phố Euljiro. Khu phố này có các tuyến ga tàu điện ngầm số 2, 3, 5 đi qua nên rất dễ dàng tiếp cận.
Những người trẻ chính là nhân tố quan trọng đánh thức các giá trị dần mai một và khơi dậy sự thay đổi nơi khu phố Euljiro. Từ giữa thập niên 2010, những người làm nghệ thuật trẻ tuổi đã để mắt tới phố Euljiro nhằm tìm kiếm không gian làm việc hoặc triển lãm và trình diễn. Giá thuê rẻ so với những khu khác là một yếu tố hấp dẫn khiến mọi người lựa chọn khu
phố này. Nhưng lý do quan trọng hơn cả là môi trường thực tế đặc thù của khu phố. Euljiro đã khơi dậy nguồn cảm hứng tuyệt diệu bằng sự pha trộn hài hòa giữa nhựa sống phả ra từ nơi làm việc toả mùi mồ hôi, các tòa nhà thấm đượm dấu vết thời gian và các lối nhỏ đan xen chằng chịt như ma trận. Không gian mà những nghệ sĩ trẻ gầy dựng tại Euljiro có một điểm chung. Họ đã tạo nên không gian mới nhưng lại dung hòa được với không khí chung vốn có nơi đây của Euljiro. Họ đã tận dụng các nội thất có sẵn thay vì phải cải tạo toàn bộ cho phù hợp với nhu cầu làm việc hay triển lãm. Họ không tùy tiện phá bỏ tường gạch hay các món nội thất lâu đời đã từng thịnh hành cách đây vài chục năm. Có nhiều nơi đã không thay mới mà sử dụng bảng hiệu cửa hàng hay công xưởng có sẵn trước đây. Họ đã trân quý và giữ gìn những thứ thuộc về lịch sử ở Euljiro như thế. Những không gian mới mà họ tạo dựng lại hài hoà tự nhiên với diện mạo vốn có của Euljiro.
“HIPJIRO” RA ĐỜI
Chỉ cần có thể cho công chúng thấy được những điều mới mẻ các nghệ sĩ gắn bó với khu phố Euljiro sẵn sàng thử sức dù các buổi triển lãm không giúp họ kiếm được tiền. Thêm vào đó, họ liên tục lồng ghép các đặc trưng về địa lý, kiến trúc của Euljiro vào trong các tác phẩm như một thử nghiệm mới. Đây cũng là nguyên do khiến người ra hay gọi các buổi triển lãm hay trình diễn ở Euljiro là “nội dung đặc thù của địa điểm”.
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật của họ cũng từng bước lan rộng vào văn hóa ẩm thực của Euljiro. Khu vực nằm gần không gian văn hóa nghệ thuật dần xuất hiện các cửa hàng mà khách có thể vừa uống trà vừa hàn huyên. Các cửa hàng này gần như không xóa đi vết tích của địa điểm cũ, nhiều trường hợp còn giữ nguyên tên cửa hàng ngày xưa hay rất nhiều trường hợp nhà hàng không treo bảng tên, và những nơi này dần dà trở thành không gian văn hóa tổng hợp. Ranh giới phân chia giữa cửa hàng, cà phê, pub và phòng làm việc, phòng trưng bày, nơi biểu diễn không rõ ràng. Có khi người ta tổ chức triển lãm ở nhà hàng, hay quán cà phê có khi trở thành nơi biểu diễn nghệ thuật. Bất cứ lúc nào tại Euljiro ta cũng đều có thể vừa nhâm nhi ly cocktail thơm mát, vừa thưởng thức tác phẩm nghệ thuật. Phố Euljiro trở thành một
địa điểm gây sốt bởi người ta truyền tai nhau rằng đây là nơi tập hợp và dung hòa mọi thứ ở Seoul – nơi mà mọi thứ đều có mục đích và chức năng rõ ràng. Từ mới “Hipjiro” cũng từ đây
ra đời, kết hợp giữa từ tiếng Anh “hip” và “Euljiro”.
Phố Euljiro đã cởi bỏ hình ảnh một khu phố lao động vốn in dấu suốt một thời gian dài, và dần tạo nên bản sắc theo hướng trở thành nơi giao thoa hài hòa giữa cũ và mới, giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Như tìm thấy một bức tranh ẩn sâu trong mê cung chằng chịt hẻm hóc, việc phát hiện ra được một không gian thú vị còn là sự hấp dẫn độc đáo mà chỉ Euljiro mới có thể mang lại.
Ace Four Club toạ lạc gần ga Euljiro 3-ga được cải tạo từ một quán trà 60 năm thành quán cà phê kiêm quán bar. Chủ quán đã để lại một phần dấu ấn của quá khứ dành cho những vị khách quen của quán trà trước đây, chẳng hạn như việc sử dụng nguyên cánh cửa quán cũ.
The Ranch Brewing nằm ở ngõ sau ga Euljiro 3-ga là cửa hàng bán pizza và bia thủ công, nơi đây trở thành địa điểm gây sốt khu Euljiro và thu hút giới trẻ bởi cánh cửa ra vào mô phỏng máy bán hàng tự động cùng hoạ tiết graffiti sặc sỡ.
Nơi tập hợp kiến trúc đô thị cận hiện đại
Euljirolàkhônggianchothấytoànvẹnlịchsửcủa
Seoulquakiếntrúc.VàođầuthếkỷXX,cáccôngtrình kiếntrúccậnđạimangdángdấpphươngTâyđãxuất hiệnkhicáckhuthươngmạiđượcpháttriểnxung
quanhkhuvựcnày.Nơiđâyvẫntồntạinhữngtòanhà vớilốikiếntrúcxâynhàcáchranhgiới đất50cmvào thờihoàngkimkéodàisuốtmấychụcnămcủakhu côngnghiệp.Thêmvàođócòncócáctòanhàcaotầng hiệnđạisansátdodựántáixâydựngkhutrungtâm đượcđẩymạnhvàonhữngnăm1980.
Euljiro là một con đường dài khoảng 3km với sáu làn xe cắt ngang trung tâm quận Jung-gu, Seoul.
Con phố bắt đầu từ công viên trước đền thờ Hwangudan từ thời Đại Hàn Đế quốc (1897-1910) cho đến
Trường Trung học Công nghiệp Hanyang ở Sindang-dong.
Nếu muốn lấy điểm mốc là các địa danh nổi tiếng hơn thì con phố bắt đầu từ Tòa thị chính Seoul và kết thúc tại
không gian văn hóa phức hợp Dongdaemun Design Plaza. Ở phía bắc có Cheonggyecheon-ro, phía nam có Toegye-ro
cùng với Euljiro trải dài theo hai hướng đông và tây. Nói chung, các vùng lân cận như Bangsan-dong, Sanrim-dong và Ipjeong-dong được gọi chung là “Euljiro”.
Euljiro, khu thương mại và văn phòng tiêu biểu của Seoul có diện mạo kiến trúc khác biệt. Các tòa nhà thời cận đại mang phong cách cổ xưa, các nhà xưởng cũ với mái lợp và các tòa nhà chọc trời hiện đại cùng tồn tại tạo ra một cảnh tượng độc đáo. Đây chính là cảnh quan được tạo ra bởi lịch sử của Euljiro.
BẢN HỢP ÂM CỦA PHONG CÁCH KIẾN TRÚC
Con phố Euljiro lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử với vai trò của một không gian đô thị là vào thời Joseon (1392-1910). Nơi này thuộc về phần phía nam của khu
Myeongcheolbang trong các quận hành chính được phát triển trong thời kỳ xây dựng kinh đô Seoul. Đó là một con đường nội đô rất gần cung điện và nhanh chóng trở thành trung tâm của đô thị.
Euljiro lại càng phồn thịnh hơn vào cuối triều đại Joseon và thời kì thuộc địa của Nhật. Năm 1909, Gwangtonggwan – phòng giao dịch của Ngân hàng Cheonil (nay là ngân hàng Woori) được thành lập bằng nguồn vốn nhà nước được mở tại Euljiro Ipgu. Tòa nhà hai
tầng theo phong cách phương Tây vẫn được sử dụng làm
địa điểm giao dịch ngân hàng và được chính quyền thành phố Seoul công nhận là công trình kỷ niệm vào năm 2002.
Năm 1925, sân vận động Gyeongseong được xây dựng
trên vị trí Dongdaemun Design Plaza hiện tại, và vào năm
sau đó, tòa nhà thủ phủ Gyeongseong (tương ứng với Seoul ngày nay – chú thích của người dịch) được xây dựng tại
Taepyeong-ro 1-ga. Tòa nhà được sử dụng làm tòa thị chính của thành phố Seoul từ năm 1946, và được dùng làm
thư viện kể từ năm 2012 khi trụ sở mới được xây xong.
Như vậy, tại hai điểm bắt đầu và điểm kết thúc của Euljiro
đều có các công trình lớn. Năm 1928, trụ sở chính của
Công ty Cổ phần Điện lực Gyeongseong (nay là Tổng Công ty Điện lực Hàn Quốc) được xây dựng tại lối vào của
Myeong-dong. Vào thời điểm đó, đây là một tòa nhà năm tầng rất cao và tòa nhà đầu tiên ở Hàn Quốc có thiết kế chống động đất, chống cháy và được trang bị thang máy.
Các tòa nhà theo phong cách phương Tây bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ đầu của nền văn minh hiện đại xung quanh khu vực Euljiro Ipgu là trung tâm sầm uất của Euljiro, và kiến trúc đô thị của nơi này sau đó đã được triển khai theo hướng dó. Xu hướng đầu tiên là các tòa nhà thương mại bê tông với 2-3 tầng được xây dựng hàng loạt từ những năm 1930 cho đến những năm 1950-1960. Ngay cả bây giờ, nhiều tòa nhà được xây dựng tại thời điểm đó vẫn còn tồn tại ở các con phố từ Euljiro 3-ga đến Euljiro 5-ga. Hầu hết giữa các tòa nhà như không có khoảng cách, chúng san sát nhau trong vòng 50cm. Ngoài ra, còn nhiều tòa nhà hoàn thiện bên ngoài bằng gạch men, vật liệu vốn ít được dùng để ốp bên ngoài, chỉ riêng điều này đã có thể xem là một tư liệu lịch sử quý hiếm. Tại Euljiro 3-ga, phía trước những tòa nhà cũ kỹ bám bụi thời gian là Pine Avenue, một tòa nhà
Khu vực Euljiro có nhiều tòa nhà thương mại bê tông 2-3 tầng được xây dựng vào những năm 1950 đến 1960. Lối xây dựng các tòa nhà san sát nhau hầu như không có khoảng trống là kết quả của việc tuân theo Luật Kiến trúc cân nhắc đến mỹ quan thành phố thời đó. Việc sử dụng gạch men làm vật liệu ốp bên ngoài các tòa nhà cũng là một đặc điểm chung dễ thấy của phong cách kiến trúc thời kỳ này.
Tất cả các tòa nhà ở
Thương xá Sewoon đều có giếng trời và sân trong đối xứng về mặt hình học ở tầng năm, nơi bắt đầu có các căn hộ. Khoảng sân ở trung tâm tòa nhà có hình chữ nhật, ánh sáng dìu dịu xuyên thấu vào bên trong qua giếng trời làm bằng acrylic mờ. Nhiều sự kiện văn hóa và nghệ thuật đa dạng được tổ chức tại không gian này, nơi bạn có thể thấy được tinh thần không ngại thử thách của kiến trúc sư
Kim Swoo-geun.
văn phòng 25 tầng được xây dựng vào năm 2011 tạo nên sự tương phản. Và như vậy, Euljiro là sự pha trộn của các tòa nhà với năm xây dựng, phong cách kiến trúc, độ cao... khác nhau. Đây có thể xem là bảo tàng kiến trúc cận hiện đại của Hàn Quốc.
TÒA NHÀ PHỨC HỢP ĐẦU TIÊN
Hàn Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế rút gọn sau chiến tranh Triều Tiên. Euljiro vẫn tiếp tục đóng vai trò là khu vực tiên phong trong dòng chảy đó cho đến nay. Xuất phát điểm ấy là Thương xá Sewoon, khu phức hợp dân cưthương mại đầu tiên của Hàn Quốc được xây dựng theo thiết kế của Kim Swoo-geun (1931-1986), kiến trúc sư đại diện cho kiến trúc Hàn Quốc hiện đại. Khu thương xá có tổng cộng tám tòa nhà, bao gồm các trung tâm mua sắm Sewoon, Daelim, Jinyang,... và các trung tâm thương mại này được gọi chung là Thương xá Sewoon. Khu thương xá được xây đầu tiên là Thương xá Hyundai đã bị phá dỡ vào năm 2009 nên hiện nay chỉ còn lại bảy tòa nhà. Khởi công vào năm 1966 và lần lượt hoàn công cho đến năm 1968, Thương xá Sewoon là một khu phố siêu lớn kéo dài khoảng 1km từ phía trước đền Jongmyo đến tận Pil-dong.
Bên trong là một khu thương mại khổng lồ kinh doanh đủ thứ từ máy móc, công cụ, linh kiện điện, điện tử... đến các thiết bị gia dụng. Tại khu căn hộ ở các tầng trên của thương xá có trang bị hệ thống sưởi bằng hơi nước, bồn tắm và thang máy..., điều hiếm thấy ở các khu dân cư vào thời điểm đó. Tòa nhà còn có cả sân gôn trong nhà và phòng xông hơi khô dành cho cư dân. Thương xá Sewoon tự hào với vẻ oai phong của khu căn hộ cao cấp sừng sững giữa trung tâm thành phố và nhanh chóng trở thành địa điểm nổi tiếng của Seoul đến mức có câu nói người nhà quê lên Seoul chỉ cần đến chiêm ngưỡng thương xá Sewoon là chả khác nào đã nhìn thấy cả Seoul.
Trong số đó, Thương xá Daelim là tòa nhà có tính nghệ thuật cao nhất thương xá Sewoon. Đặc điểm của chủ nghĩa cấu trúc, phong cách kiến trúc mà Kim Swoo-geun ưa chuộng, được bộc lộ rõ ở đây. Ông xây dựng tòa nhà thành các khu tầng thấp, hành lang đi bộ, khu vực giữa nhô ra, khu tầng cao và từng khu đều có thể ra vào được. Ở khu tầng thấp, cầu thang được lắp đặt theo hình dạng độc đáo và hình ảnh các trụ bê tông mảnh khảnh kết nối và làm trụ đỡ hành lang đi bộ và khu giữa nhô ra cũng khác lạ. Ở trung tâm của khu vực
Euljiro là sự pha trộn hài hòa của các tòa nhà có năm xây dựng, phong cách kiến trúc, độ cao... khác nhau. Đây có thể xem là bảo tàng kiến trúc cận hiện đại của Hàn Quốc.
bề mặt như một vật trang trí khiến ta liên tưởng đến phong cách thô sơ của Chủ nghĩa Thô mộc mới (New Brutalism) phổ biến ở Anh vào thời điểm đó.
NHỮNG TÒA NHÀ CAO TẦNG NĂNG ĐỘNG
Vào những năm 1970 đến 1980, một loạt khách sạn sang trọng lớn như Lotte, Westin Chosun, Plaza và President xuất hiện hình thành nên con phố khách sạn giữa tòa thị chính và ga Euljiro Ipgu trên tuyến tàu điện ngầm số 2.
Bên cạnh đó, các phòng giao dịch ngân hàng cũng lần lượt được xây dựng cho ra đời con phố tài chính kết nối trụ sở Ngân hàng Nhà nước Hàn Quốc ở phía nam và Gwangtongguan ở phía bắc.
Hoàn công vào năm 1986, Eulji Korea Building, tòa nhà văn phòng gồm 20 tầng trên mặt đất và bốn tầng hầm là tòa nhà đại diện cho thời kỳ này. Người ta gắn hệ vách (curtain wall - bức tường kính có thể được gắn và gỡ bỏ như một bức màn) ở toàn bộ mặt trước của tòa nhà tạo hình ảnh tối tân, đồng thời hoàn thiện các góc cạnh ở hai bên bằng đá granit để làm tăng sự vững chắc. Phần tường giữa tòa nhà được đẩy vào bên trong tạo nên không gian ban công, mang lại chức năng tạo hình khiến cho công trình kiến trúc này thêm phần ấn tượng. Nơi còn gọi là
“Sky Plaza” này là không gian nghỉ ngơi, triển lãm và được
mở cửa cho công chúng. Đây là sự thử nghiệm đầu tiên ở các công trình kiến trúc Hàn Quốc nên nhận nhiều sự quan tâm.
Kể từ những năm 2000, khi việc tái xây dựng khu phụ cận Euljiro Ipgu tăng tốc, nơi đây trở thành chốn cạnh tranh của các tòa nhà kính cao tầng. Khoảng cách giữa Euljiro Ipgu và Euljiro 2-ga chỉ vài trăm mét nhưng tập trung khá dày đặc các tòa nhà kính cao tầng. Trong số đó, tháp Ferrum hoàn thành vào năm 2010 là công trình rất đáng chú ý.
Tòa nhà 28 tầng trên mặt đất và sáu tầng hầm có hình dáng cơ bản là khối lục diện, đường viền khung tòa nhà được xử lý bằng các đường chéo mạnh mẽ, tạo cảm giác hiện đại hết mức có thể. Vì thế mà diện mạo tòa nhà trông khác nhau tùy thuộc vào vị trí đứng nhìn. Mặc dù góc bị cắt bớt không lớn, nhưng nếu xét đến sự cạnh tranh gay gắt về lợi nhuận của các dự án tái phát triển đô thị, có thể thấy rằng chủ đầu tư đã chấp nhận hi sinh diện tích để mang lại sự thay đổi về diện mạo công trình. Bên ngoài tòa nhà ứng dụng hệ vách theo ba phương thức và phân bổ vừa phải trên các mặt nghiêng giúp tôn lên bố cục kính của tòa nhà. Các tòa nhà san sát bao quanh, nhưng nhờ thế mà những hình ảnh phản chiếu lên bề mặt kính tạo nên một khung cảnh ngoạn mục. Tầng thượng cũng được cắt chéo sang một bên khiến tòa nhà vốn cao tầng hình thành một đường chân trời độc đáo, do đó đứng ở ngõ hẻm đối diện bên đường cũng thấy được hình ảnh tháp Ferrum như đang ngó đầu ra.
Nếu mở rộng ranh giới của Euljiro ra xa hơn một chút, chúng ta sẽ thấy nhà thờ Myeongdong Seoul (1898) được
xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic thời Đại Hàn
Đế quốc, nhà thờ Yeongrak (1950) – nhà thờ có quy mô lớn
đầu tiên ở Hàn Quốc ở phía nam và tòa nhà Hanwha, một
địa danh nổi tiếng ở Cheonggyecheon sau khi được trùng tu
Tháp Ferrum nằm phía sau
ga Euljiro Ipgu được thiết
kế có nhiều hình dạng
khác nhau tùy theo góc
nhìn nhằm tạo ra hình ảnh năng động của công ty. Tòa nhà do công ty Kiến trúc Gansam thiết kế đã
được trao Giải thưởng Kiến trúc Hàn Quốc năm 2011 hạng mục Công trình kiến trúc xuất sắc Hàn
Quốc và cũng được chọn là tác phẩm đoạt giải Kiến
trúc Xuất sắc Seoul ở hạng
mục Kiến trúc chung của
Giải thưởng Kiến trúc Thủ
đô Seoul trong cùng năm.
vào năm 2019, ở phía Bắc. Các công trình này góp mặt trong quần thể kiến trúc đô thị Euljiro, cùng làm nên đặc trưng của một khu phức hợp. Tính lịch sử vốn có thể xem là điều kiện tất yếu của một thành phố lâu đời, và ở Seoul, Euljiro đại diện cho vai trò đó.
Seol Dong-ju là một họa sĩ minh họa chuyên ghi lại những diện mạo của thành phố bằng ảnh chụp và tranh vẽ bằng bút bi. Anh thể hiện phong cảnh và con người mình bắt gặp ở những nơi đã đặt chân đến với nét bút đầy cảm xúc. “Bộ sưu tập Euljiro” xuất bản năm 2020 thể hiện các diện mạo của Euljiro mà anh nắm bắt qua cái nhìn và cảm xúc của riêng mình.
BBước vào phòng làm việc của Seol Dong-ju tọa lạc gần ga Seoul, trước tiên, bạn sẽ bắt gặp một slogan được in stencil (một kỹ thuật in đổ khuôn tạo ra các họa tiết lặp đi lặp lại – chú thích của người dịch) với phông chữ Gothic.
Câu “We Live City We Love” rất phù hợp với không gian mà Seol Dong-ju đang hiện diện, vì “thành phố” và “tình yêu” là những từ khóa cốt lõi xác định công việc của anh.
“Tôi thường xuyên đến Euljiro vì bị cuốn hút bởi sự thư thái mà những điều xưa cũ mang lại” – Seol Dong-ju giải thích. Cách đây vài năm, anh đã xuất bản cuốn sách “Bộ sưu tập Euljiro” – tập hợp những hình ảnh về quá khứ và hiện tại của nơi này. Những câu chuyện mà anh “sưu tập” gợi nhớ về những thứ đã mất đi, đồng thời khiến người ta cảm thấy lưu luyến những thứ sắp lui vào quá vãng. Trong sách còn có những cuộc phỏng vấn các thanh thiếu niên đang kế thừa văn hóa đặc trưng của khu phố và mơ ước về sự song hành của cái cũ lẫn cái mới. Được thắp thêm niềm hy vọng trước sự thay
đổi tốt lành ấy, Seol Dong-ju đã bày tỏ tình cảm bền vững dành
cho Euljiro.
Sau mấy năm ra mắt sách, anh có hay gặp gỡ độc giả không?
Dường như khi mối quan tâm dành cho Euljiro gia tăng, nhiều người đã đọc sách của tôi. Từ khi xuất bản sách, tôi cũng có cơ hội tốt để làm việc với nhiều người mới. Sau khi quyển sách được phát hành, tôi từng muốn tổ chức một sự kiện kiểu “book talk” (nói chuyện về sách), nhưng rất tiếc vì dịch COVID-19, sự kiện đã không thể diễn ra.
Anh đã hình thành ý tưởng về việc ghi lại Euljiro như thế nào?
Có lẽ tôi phải bắt đầu từ câu chuyện về phường Yeommidong, nơi tôi sinh sống khi còn nhỏ. Tôi rất thích bầu không khí của các con ngõ, nơi những ngôi nhà nằm liền kề nhau. Khi tôi lớn lên, nơi ấy vẫn để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp. Một lần nọ, tôi dắt bạn mình đến đó để khoe với bạn, nhưng nhà cửa trong khu vực bắt đầu bị tháo dỡ do dự án tái quy hoạch. Tôi cảm thấy rất tiếc nuối và oán hận về điều đó. Tôi chợt suy nghĩ tại sao mình không lưu lại diện mạo của nơi này bằng ảnh chụp hoặc tranh vẽ?
Thế rồi vào khoảng năm 2017 hay 2018, tôi nghe nói rằng Euljiro cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Euljiro cũng là khu vực từ lâu tôi thường lui tới, nên lần này tôi muốn lưu lại nhiều hình ảnh nhất có thể theo cách riêng của mình trước khi những nơi tôi yêu thích không còn lại dấu tích. Vì vậy, tôi bắt đầu ghi lại hình ảnh những tòa nhà đang bị đập bỏ hoặc những không gian sắp bị giải tỏa.
Trong cuốn sách có các bài phỏng vấn những người sống tại Euljiro. Phản ứng của họ như thế nào?
Trong số những người được giới thiệu trong sách có khá nhiều người tôi quen biết từ trước. Vì không có nhiều trải nghiệm tiếp xúc với truyền thông nên họ cảm thấy rất thích thú khi gương mặt của mình được biết đến. Có người chủ động chuyển đến nơi khác sinh sống, nhưng cũng có người miễn cưỡng di dời khi nơi họ ở bị chỉ định là khu vực giải tỏa. Gần đây, khi đến Euljiro, tôi vẫn thường gặp và thăm hỏi những nhân vật trong sách.
Họa sĩ minh họa Seol
Dong-ju bắt đầu vẽ tranh bằng bút bi để lưu giữ ký
ức về những nơi anh đã từng đặt chân. Những tác phẩm tỉ mỉ nhưng cũng
đầy thú vị của anh được
gọi là “tranh tĩnh vật trong
thành phố”. Gần đây, các tác phẩm mô tả phong
cảnh của các thành phố
đã được trưng bày tại
Phòng Trưng bày Nghệ thuật OTHER ở Fukuoka và Phòng tranh Wada Garou Tokyo.
Anh đã chọn người để phỏng vấn theo tiêu chuẩn nào? Tiệm cắt tóc Pungnyeon có lịch sử lâu đời đến nỗi ngay cả cư dân địa phương cũng không biết rõ về nó. Mặc dù đã trải qua nhiều đời chủ nhân nhưng thương hiệu và bảng hiệu của tiệm vẫn được giữ y nguyên. Ace Four Club là một quán cà
phê kiêm quán bar được cải tạo từ một phòng trà 60 năm tuổi. Tôi muốn gặp cả những cư dân lâu năm của Euljiro lẫn những người mới chủ động đến an cư lạc nghiệp ở nơi này. Tôi cũng lập mục tiêu phỏng vấn sâu nhiều người làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau để cho thấy sự đa dạng và phong phú của đời sống nơi đây.
Trong vài năm gần đây, Euljiro đã nổi lên như một điểm nóng. Tôi có thể cảm nhận được nỗi niềm canh cánh của anh trong cuốn sách. Khi viết bản thảo, tôi đã cảm nhận khá tiêu cực về không khí thay đổi ở Euljiro. Nhưng bây giờ tôi lại thấy những hình
ảnh đổi thay ấy trông cũng đẹp. Việc giới trẻ qua lại nơi này khiến hoạt động buôn bán thuận lợi hơn cũng là một điều tốt. Tôi cảm nhận được niềm hy vọng vì dường như sự cộng sinh đang diễn ra khi người ta chấp nhận cái cũ đồng thời đón nhận
sức sống mới.
Nhưng cũng có lúc nhìn thấy một hình ảnh quá khác biệt với Euljiro ngày trước, tôi lại tự hỏi “Cái gì thế này?”. Cảm xúc của tôi vẫn thường hay dao động như thế. Vì vậy, nếu làm lại cuốn sách, có lẽ sản phẩm sẽ rất khác.
Bây giờ, giả sử thêm một vài bức tranh vào cuốn sách này, anh muốn vẽ gì?
Trước đây, nếu leo lên sân thượng Trung tâm Thương mại Sewoon, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh từ Cheonggyecheon đến tháp Namsan. Nhưng bây giờ, các tòa nhà mới mọc lên xung quanh nên cảnh vật đã đổi thay. Thật đáng tiếc khi không thể nhìn lại hình ảnh mà mình từng yêu thích nhưng tôi cũng muốn vẽ toàn cảnh đã thay đổi.
Tôi tò mò về tiêu chuẩn để anh lựa chọn quang cảnh và nhân vật trong những bức tranh ấy. Việc phát hiện ra cá nhân trong đám đông rất thú vị và tôi thường nghe nói rằng mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình. Chẳng hạn bức tranh vẽ con hẻm Nogari, chẳng phải hình ảnh nhiều người với tuổi tác, cách ăn mặc, nghề nghiệp khác nhau nhưng ăn cùng một món rất thú vị sao? Nếu ngắm kỹ bức tranh, bạn có thể phát hiện nhiều nhân vật khác nhau như những cặp đôi đến đây hẹn hò hay những người nước ngoài đến du lịch. Tôi cũng đã kín đáo cài vào bức tranh ấy chân dung của chính mình. Khi bắt đầu vẽ tranh bút bi, tôi muốn vẽ những cảnh tượng mà ai nhìn ngắm cũng thấy đẹp đẽ và hấp dẫn. Nhưng dần dà, tôi lại khao khát người xem có thể cảm nhận được nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi ngắm tranh. Vì thế, khi vẽ, tôi luôn chú ý một cách tỉ mỉ để làm sao thể hiện được hình ảnh con người trong phong cảnh. Việc tôi để bao nhiêu người xuất hiện và đặt họ ở đâu cũng sẽ tạo ra sự khác biệt cho bức tranh.
Tại sao anh lại xác định bản sắc của mình là “city trekker” (người thám hiểm thành phố)?
Tôi đã vẽ từ Euljiro đến New York, Tokyo, và Fukuoka. Còn nữa, từ nhỏ tôi đã rất yêu thích Paris và muốn nhanh chóng đưa thành phố ấy vào tranh ảnh của mình. Khi rong ruổi qua mỗi thành phố, tôi đều để ý nắm bắt những cảm xúc vụn vặt thoáng qua. Những khoảnh khắc nhỏ nhặt đời thường trong khung cảnh phố phường kể lại những câu chuyện của chúng ta, và những câu chuyện ấy gom góp lại tạo nên cuộc sống.
Điều cuối cùng anh muốn chia sẻ là gì?
Tôi khuyên những người muốn đến thăm Euljiro nên đi dạo ở các khu vực lân cận như Dongdaemun, Jongno, Chungmuro. Tất cả đều là những nơi hấp dẫn.
“Bộ sưu tập Euljiro” được xuất bản năm 2020 là cuốn sách thể hiện một cách chân thực tình cảm
Seol Dong-ju dành cho Euljiro. Cuốn sách bao gồm tranh, ảnh do chính anh vẽ hoặc chụp, cùng bảy bài viết dựa trên các cuộc phỏng vấn những người sinh sống tại Euljiro.
“Khi rong ruổi qua mỗi thành phố, tôi đều để ý nắm bắt những cảm xúc vụn vặt thoáng qua. Những khoảnh khắc nhỏ nhặt đời thường trong khung cảnh phố phường kể lại những câu chuyện của chúng ta, và những câu chuyện ấy gom góp lại tạo nên cuộc sống.”
Sau khi chụp ảnh rồi lưu vào máy tính, Seol Dongju dựa vào đó để vẽ lại quang cảnh bằng bút bi. Những bức vẽ cỡ cuốn sổ tay thường được anh hoàn thành trong vòng vài giờ, nhưng những tác phẩm lớn mất vài ngày.
Khởi đầu của thương hiệu
đèn chiếu sáng
Hàn Quốc
AGO, thương hiệu đèn chiếu sáng ra mắt năm 2019, đã trình làng những mẫu thiết kế vừa đơn giản vừa
tinh tế, làm lay chuyển những lề lối cũ của ngành công nghiệp chiếu sáng Hàn Quốc, nơi khái niệm
thiết kế gốc đã từng rất mờ nhạt. Đây là kết quả có giá trị, đạt được thông qua sự hợp tác giữa các chủ
doanh nghiệp nhỏ và nhà thiết kế. Cơ sở tạo nên thành công ấy chính là hệ sinh thái công nghiệp độc đáo của Euljiro.
Dựa trên hệ thống công nghiệp với các lĩnh vực, công nghệ chuyên môn được phân công lao
động hóa triệt để, thương hiệu đèn chiếu sáng AGO cho ra mắt những thiết kế nổi bật
chưa từng có tiền lệ trong ngành chiếu sáng
ở Euljiro. Trong hình là
ALLEY, sản phẩm hợp tác với nhà thiết kế người Thụy Điển Jonas Wagell.
K
ể từ năm 2013, thành phố Seoul đã bảo tồn một số di sản văn hóa đương đại có giá trị lưu truyền cho hậu thế nhưng chưa được đăng ký là tài sản văn hóa bằng cách chỉ định chúng là “Di sản tương lai của Seoul” (Seoul Future Heritage). Con đường Ánh sáng
Euljiro là một trong số đó. Có khoảng 200 cửa hàng kinh doanh đèn chiếu sáng tập trung ở đoạn đường giữa Euljiro-3-ga và Euljiro-4-ga, trong đó nhiều cửa hàng đã hơn 30 năm tuổi. Đèn chiếu sáng là một phần của ngành công nghiệp chuyên hóa ở Euljiro bên cạnh đồ nội thất, công cụ, máy móc, máy may, in ấn, điêu khắc và gạch lát. Ngành công nghiệp
đèn chiếu sáng ở đây bắt đầu hoạt động từ thập niên 1960 và đạt đến thời kỳ đỉnh cao vào những năm 1970-1980. Đầu thập niên 1990, sự bùng nổ phát triển của những thành phố mới ở khu vực thủ đô đã dẫn đến hàng loạt công trình mới như chung cư và nhà ở cho gia đình đa thế hệ, nhanh chóng được xây dựng. Nhu cầu đối với các thiết bị chiếu sáng vì thế cũng tăng lên và ngành công nghiệp này tiếp tục tăng trưởng. Sau những năm 1990, khi sự quan tâm của người dân đối với thiết kế nội thất ngày càng tăng, những người muốn trang trí nhà cửa theo sở thích cá nhân đã đến khu vực Euljiro để mua các sản phẩm chiếu sáng. AGO, thương hiệu được đánh giá là đã đặt ra cột mốc mới
trong ngành công nghiệp chiếu sáng Hàn Quốc, ra đời trong hệ sinh thái công nghiệp của Euljiro được tích lũy qua nhiều thập kỷ.
NHẬN THỨC NGUY CƠ
Ông Lee Woo-bok, giám đốc điều hành doanh nghiệp chiếu sáng Mordern Lighting, là người có kinh nghiệm phân phối đèn chiếu sáng ở khu vực Euljiro suốt 30 năm; cùng với Yoo Mars Hwa-sung, đến từ studio thiết kế BYMARS tại Stockholm, là nhà thiết kế sở hữu năng lực sáng tạo vừa táo bạo vừa tỉ mỉ. Hai người đã gặp nhau thông qua dự án By Euljiro năm 2017.
“Thực ra, tôi muốn phê bình hiện thực hàng giả được kinh doanh ngang nhiên tại Euljiro và tìm phương án giải quyết vấn đề này với những người có liên quan. Đó là lý do tôi tham gia dự án By Euljiro Project.”
Công nghiệp chiếu sáng tại Euljiro là một trong những trụ cột chính của ngành công nghiệp thành phố; thế nhưng, nơi đây tồn tại vấn đề liên quan đến mua bán hàng giả như nhà thiết kế Yoo Hwa-sung đã đề cập. Thị trường đèn chiếu sáng ở Euljiro hiện không còn giống như trước, một phần vì giờ đây người ta có thể mua các sản phẩm nước ngoài giá rẻ thông qua internet, nhưng thực tế người dùng cũng đang quay lưng với hàng giả khi tiêu chuẩn thẩm mỹ của họ ngày càng cao. Cảm nhận được nguy cơ, những thương nhân đã cố gắng cải thiện dịch vụ và chất lượng, chẳng hạn như thành lập Hợp tác xã Phân phối Đèn chiếu sáng Hàn Quốc và phát triển thương hiệu chung ALLUX.
Chính quyền địa phương cũng có những động thái tích cực để gìn giữ niềm tự hào đối với Con đường Ánh sáng và chuẩn bị cơ hội cho một bước nhảy vọt. Xuất phát điểm chính là sự kiện “Euljiro, Light Way” do Ủy ban quận Junggu, Seoul và Quỹ Thiết kế Seoul đồng tổ chức từ năm 2015. Đây là sự kiện nhằm quảng bá ngành công nghiệp chiếu sáng Euljiro đến công chúng thông qua nhiều chương trình
Toàn cảnh showroom của
AGO nằm tại tầng 3 của
Trung tâm Mua sắm
Daelim, Euljiro. AGO được ra mắt năm 2019 tại hội chợ Maison&Objet bởi hai nhà sáng lập là ông Lee
Woo-bok, người có 30 năm kinh nghiệm trong kinh doanh đèn chiếu sáng tại Euljiro và ông
Mars Yoo Hwa-sung, nhà thiết kế hoạt động chủ yếu tại Stockholm.
đa dạng như triển lãm và trình diễn ánh sáng, tour tham quan Euljiro, v.v... Năm 2017, Ủy ban quận Jung-gu và Quỹ Thiết kế Seoul
đã tiến thêm một bước khi thực hiện dự án By Euljiro, theo
đó các công ty chiếu sáng và nhà thiết kế được chia thành
nhóm để phát triển sản phẩm thương hiệu. Sản phẩm của ba trong số tám đội tham gia tại thời điểm đó đã được
trưng bày tại hội chợ triển lãm đồ nội thất lớn nhất châu Âu Maison&Objet vào ngay năm tiếp theo. Dự án này được
tiếp tục trong năm 2018 với 11 đội, năm 2019 với 10 đội tham gia và đều gặt hái thành quả rất tốt.
Giám đốc Lee Woo-bok đã nhìn thấy một khả năng mới để vượt qua khủng hoảng thông qua dự án này. Ông đề xuất với nhà thiết kế Yoo Hwa-sung cùng cải tổ ngành công nghiệp chiếu sáng tại Euljiro. Sự đồng tâm hiệp lực của hai người đã khai sinh ra thương hiệu đèn chiếu sáng AGO, có nghĩa là “người bạn cũ”.
THIẾT KẾ RÕ RÀNG
Ra mắt năm 2019, AGO là một trong số ít những thương hiệu đèn chiếu sáng Hàn Quốc lấy tính tạo hình làm phương
Một phần triển lãm
Optimistic Design được tổ
chức tại showroom của AGO năm 2022. Đây là triển lãm nơi bạn có thể
chiêm ngưỡng các tác phẩm tiêu biểu của studio BIG-GAME, Thụy Sĩ – đơn vị đã thiết kế bộ sưu tập PROBE của AGO. Được thành lập năm 2004, BIGGAME thường cho ra mắt các sản phẩm mang tính đơn giản, tiện dụng và thể hiện hình ảnh lạc quan.
phương châm toàn diện. Thiết kế của AGO nổi bật với hình dáng và màu sắc táo bạo cùng đường cong uyển chuyển và thanh lịch, tạo nên làn sóng mới trên thị trường chiếu sáng trong nước. Sau khi xuất hiện lần đầu tại hội chợ Maison&Objet, AGO cũng đã tham gia hội chợ đồ nội thất Stockholm Furniture Fair năm 2020. Trong cùng năm, dòng sản phẩm Cirkus của AGO đã chiến thắng hạng mục Best Dinner Guests tại giải Wallpaper Design Awards. Thương hiệu lần đầu tiên được công nhận về thiết kế và chất lượng ở nước ngoài.
Đèn hình chapssaltteok (bánh nếp có hình tròn dẹp –chú thích của người dịch) được ấn nhẹ nhàng bằng ngón tay, hay đèn treo có hình dạng tương lai như tàu vũ trụ và có thể điều chỉnh hướng ánh sáng một cách tự nhiên, v.v... tất cả sản phẩm của AGO không dừng lại ở chức năng duy nhất là làm sáng không gian và điều đó được thể hiện qua thiết kế của chúng. Người có công lớn trong việc này là nhà thiết kế kiêm giám đốc nghệ thuật của AGO Yoo Hwasung. Việc đầu tiên mà ông làm cho AGO chính là đi tìm các nhà thiết kế hợp tác cùng tạo nên bản sắc thiết kế cho thương hiệu. Các nhà thiết kế từ khắp nơi trên thế giới như
Tại hội chợ Seoul Living Design Fair năm 2021, AGO giới thiệu phiên bản nâng cấp của dòng ALLEY, BALLOON và các
sản phẩm mới, cho thấy
bản sắc thiết kế vững vàng của mình. Gian
hàng được trang trí đơn
giản bằng những vật liệu
tái sử dụng như gạch, gỗ và kim loại.
Kể từ khi AGO được ra mắt, những thay đổi dần xuất hiện
ở Euljiro. Bắt đầu
có một hai người từ bỏ
những thói quen
cũ và thử sức với lĩnh vực mới. AGO trở thành ví dụ
điển hình cho việc một thương hiệu tốt sẽ tạo ra một
hệ sinh thái công nghiệp lành mạnh.
studio thiết kế BIG-GAME ở Thụy Sĩ, Jonas Wagell ở Thụy Điển, Sebastian Herkner ở Đức đều đang cộng tác với AGO.
AGO hướng đến những thiết kế rất rõ ràng. Dựa trên nguyên tắc cơ bản này, các nhà thiết kế đã thảo luận ý kiến, cùng nhau làm việc và cho ra đời 13 sản phẩm chỉ trong hai năm. Có thể tạo ra nhiều thiết kế đa dạng trong thời gian ngắn như vậy, một phần là do hệ thống công nghiệp của
Euljiro. Ở Euljiro, các nhà thiết kế có thể nhanh chóng tạo ra mẫu thử và trao đổi ý kiến, sau đó tiếp thu những ý kiến đóng góp, đưa vào mẫu thử tiếp theo và cứ thế lặp đi lặp lại quy trình này nhiều lần. Đó là nhờ các chuyên gia về công nghiệp chiếu sáng với kỹ thuật chuyên môn riêng đều tập hợp tại đây. Đôi khi họ cũng đề xuất phương án giải quyết cho những nhà thiết kế khác thông qua trải nghiệm và kiến
thức của bản thân.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng sản phẩm tương
xứng với định hướng phát triển thương hiệu toàn cầu, AGO không thể chỉ dựa vào hệ thống của Euljiro. Cân nhắc đặc tính về thiết kế đèn chiếu sáng cần sử dụng đa
dạng chất liệu, kỹ thuật và trải qua nhiều lần chỉnh sửa,
ông Lee Woo-bok, vốn tập trung vào sản xuất trong nước
ngay từ đầu, đã hợp tác với các nhà máy tại khu vực thủ đô
để chế tạo phụ kiện cần thiết và cho lắp ráp khâu cuối cùng
ở nhà máy tại Paju, Gyeonggi-do. Trong quá trình thực hiện, nhà thiết kế Yoo Hwa-sung không ngừng trao đổi với các kỹ sư để tạo ra thiết kế mong muốn một cách hoàn hảo. Ông từ đầu đến cuối luôn nhấn mạnh về vấn đề chi tiết và thường xuyên quán triệt những nội dung được yêu cầu với
các chuyên gia kỹ thuật. Ban đầu những người khác không quá xem trọng lời nói của nhà thiết kế Yoo nhưng khi trực tiếp nhìn thấy kết quả được tạo ra bởi những chi tiết ấy, họ mới nhận ra tầm quan trọng của chúng. Đó cũng là lý do nhà thiết kế Yoo được đặt cho biệt danh là 0.1mm.
SỰ THAY ĐỔI CỦA HỆ SINH THÁI CÔNG NGHIỆP
Thoạt đầu, đa số mọi người khá thờ ơ với thương hiệu đèn chiếu sáng đến từ Euljiro. Nhiều ý kiến lo ngại thương hiệu khó có thể vượt qua rào cản của dòng phân phối hàng giả. Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng một thương hiệu chuyên về đèn chiếu sáng sẽ
những căn hộ chung cư trang bị đầy đủ nội thất. Thế nhưng, AGO đã giành được chỗ đứng đáng ngưỡng mộ khi cho thấy tính ưu việt trong thiết kế đèn chiếu sáng ở Hàn
Quốc. Số người phản ứng tích cực với thiết kế táo bạo của AGO vượt hơn cả mong đợi, các sản phẩm của AGO nghiễm nhiên xuất hiện trên mạng xã hội của những người trẻ có sự quan tâm đến nội thất. Thậm chí hàng “nhái” theo sản phẩm của AGO cũng đã
được tạo ra. Về vấn đề này, nhà thiết kế Yoo Hwa-sung cho biết: “Những người mua hàng giả thì ít khi mua đồ chính hãng, còn những người mua hàng chính hãng sẽ không để mắt đến thứ đồ giả đó. Bản chất thị trường của hàng thật và hàng giả vốn dĩ khác nhau nên tôi không bận tâm lắm”. Kể từ khi AGO được ra mắt, những thay đổi dần xuất hiện ở Euljiro. Bắt đầu có một hai người từ bỏ những thói quen cũ và thử sức với lĩnh vực mới. AGO trở thành ví dụ điển hình cho việc một thương hiệu tốt sẽ tạo ra một hệ sinh thái công nghiệp lành mạnh. Bước sang năm thứ năm sau khi ra mắt, AGO tiếp tục bám rễ tại Euljiro thông qua hợp tác với các thương hiệu từ ngành nghề khác nhằm phát triển thành thương hiệu chiếu sáng toàn cầu.
Những phông chữ làm gợi nhớ một Euljiro xưa
Baedal Minjok, nền tảng giao đồ ăn được điều hành bởi Woowa Brothers, đã phát triển và phân phối phông chữ tiếng Hàn miễn phí để các phông chữ này có thể đến gần hơn với công chúng. Trong số đó, bộ phông Baemin Euljiro đã nhận được sự quan tâm lớn khi được đánh giá là kiểu phông chữ chứa đựng trọn vẹn đặc trưng vùng miền và lịch sử của Euljiro.
Baedal Minjok (sau đây gọi là Baemin) là một doanh nghiệp nổi tiếng với những chiến dịch tiếp thị độc đáo. Những dự án đầy dí dỏm của họ rất nổi tiếng đối
đối với giới trẻ. Một trong số đó là việc phát triển kiểu phông thư pháp chữ Hàn. Từ năm 2012, Baemin đã phân phối các kiểu phông chữ Hàn miễn phí hàng năm để khách hàng có thể sử dụng trong đời sống thường ngày. Vậy lý do nào khiến họ thực hiện một dự án khác xa với công việc kinh doanh chính trong hơn một thập kỷ qua?
“Vì việc này không mấy ai làm mà.”
Đó là câu trả lời của Giám đốc vận hành Han Myung-su.
Anh vừa cười rạng rỡ vừa nói: “Hơn nữa, nó cũng khá thú vị.”
Anh cho rằng phông chữ Euljiro phát hành vào năm 2019 là tác phẩm phát triển phông chữ thư pháp thú vị nhất mà bản
thân thực hiện cho đến nay. Các phông chữ phát hành trước đây, bao gồm Baemin Hanna (2012) – dự án đầu tiên của anh, Baemin Jua (2014) và Baemin Dohyeon (2015) đều được lấy cảm hứng từ các bảng hiệu cửa hàng lâu đời trên đường phố.
Phông chữ Euljiro đã tiến thêm một bước nữa khi dự án này lấy chủ đề từ khu vực Euljiro, nơi vẫn còn rất nhiều những
bảng hiệu xưa.
NGUYÊN MẪU CỦA PHÔNG CHỮ EULJIRO
Xuất thân là một nhà thiết kế, Kim Bong-jin, người sáng lập
Woowa Brothers, đã dành nhiều quan tâm đối với những kiểu chữ trên bảng hiệu xưa của Hàn Quốc ngay từ trước khi điều hành doanh nghiệp. Điện thoại của anh lưu giữ hàng ngàn bức
hình về các biển hiệu đường phố, trong đó anh yêu thích nhất là những hình chụp bảng hiệu Euljiro được chế tác vào khoảng
Ở Euljiro vẫn còn lại những bảng hiệu được viết tay bằng sơn vào những năm 1960-19770. Sê-ri phông chữ Euljiro của Baemin được lấy cảm hứng từ những bảng hiệu xưa của Euljiro với nét viết tay đặc trưng.
Khơi gợi cảm hứng từ nét đẹp của những bảng hiệu xưa, phông chữ Euljiro là bước ngoặt để mở rộng các dự án phông chữ của Baemin đến với cộng đồng địa phương. Trong khuôn khổ dự án này, Baemin đã hợp tác với nhiếp ảnh gia
MJ Kim để chụp ảnh các thợ thủ công công nghiệp vùng Euljiro bằng phim Polaroid và trình bày tác phẩm tại triển lãm “Này cậu Đồ Đúc! Sao anh Đồ Gỗ?” được tổ chức tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Sejong vào năm 2020.
thời gian từ năm 1960 đến 1970. Người ta cho rằng tất cả những bảng hiệu viết bằng chữ thư pháp thường thấy trên con phố Gongu (khu phố chuyên bán các dụng cụ) ở Euljiro vào thời điểm đó đều là sản phẩm của hai hoặc ba nghệ nhân với tên gọi “Người ông bảng hiệu”. Họ chở theo những thùng sơn trên xe đạp và trực tiếp dùng tay viết lên trên bảng kẽm hoặc tấm ván những con chữ mang nét đặc trưng của chính mình. Giám đốc vận hành Han Myung-soo nói rằng một bức ảnh trên điện thoại di động của Chủ tịch Kim Bong-jin đã trở thành nguyên mẫu cho phông chữ Euljiro.
“Đó là một bảng hiệu của một công ty sản xuất với bảy chữ cái được ghi trên đó. Tôi bị hấp dẫn bởi mẫu chữ dày dặn đầy sức mạnh trên từng nét viết. Phải chăng có nét quyến rũ của sự dở dang?”
Không lâu sau đó, một điều bất ngờ đã xảy ra. Một bức hình tương tự cũng được lưu trong điện thoại của chủ tịch Seok Geum-ho, nhà sáng lập Sandoll, một doanh nghiệp chuyên về kiểu chữ thư pháp đã hợp tác lâu năm với Woowa Brothers.
“Cũng bởì vì thích những nét chữ trên bảng hiệu mà chủ tịch Seok Geum-ho đã chụp ảnh lại. Đó là khoảnh khắc khi cái nhìn của hai trong số những người sáng tạo mang tính biểu tượng của thời bấy giờ trùng khớp nhau. Vì vậy, bảy chữ cái đó đã trở thành hình mẫu của phông chữ Euljiro.”
SỰ QUYẾN RŨ CỦA THƯ PHÁP
Dựa trên bảy chữ này, Baemin đã vẽ khoảng 200 chữ thư pháp cơ bản. Sandoll sau đó đã tạo thêm 2.000 ký tự dựa trên bản phác thảo thô này. Bảy chữ thư pháp được viết cách đây nửa thế kỷ đã trải qua quá trình đó để hoàn thiện thành phông chữ
Các bảng hiệu từ khắp nơi trên đất nước chiếm một nửa khu triển lãm
“Thành thị và Con chữ”. Hầu hết các kiểu chữ mà
Baemin đã sản xuất cho
đến nay, bao gồm cả phông chữ Hanna đầu tiên
được phát hành vào năm 2012, đều dựa trên các họa tiết của bảng hiệu xưa, tuy thô sơ nhưng lại mang đầy tình cảm.
Euljiro với 2.350 ký tự.
“Sandoll là một công ty chủ yếu sản xuất phông chữ thư pháp sử dụng cho các doanh nghiệp, nên có xu hướng theo đuổi các kiểu chữ tinh xảo. Chúng tôi đã đặt hàng yêu cầu họ
“phá vỡ” các chữ cái thêm một chút nữa. Ví dụ, ngay cả một nét tròn thì Sandoll cũng vẽ rất khéo. Tuy nhiên, chữ cái ieung (ㅇ) vốn là một hình tròn nối liền trong bảng chữ cái Hangeul lại trông hơi khác khi được thể hiện bằng nét chữ thư pháp. Vì vòng tròn được chia ra làm hai nét vẽ, một nét cho nửa hình tròn bên trái, một nét cho nửa còn lại bên phải, nên đỉnh của vòng tròn sẽ phình ra làm mất sự cân đối. Tôi đã yêu cầu giữ nguyên vẹn nét quyến rũ không theo quy tắc nào của thư pháp. Mọi người đều rất hứng thú vì đây là lần đầu tiên làm một công việc như thế này.” Đó là những hồi ức của Giám đốc vận hành Han Myungsoo. Phát hành vào năm 2019, phông chữ Euljiro được biết đến rộng rãi nhờ thiết kế mang tính độc đáo và thiết thực giống như chữ thư pháp. Phông chữ Euljiro được sử dụng theo
nhiều phương cách khác nhau, từ phụ đề trong các chương trình giải trí truyền hình cho đến cả các biểu ngữ tại các khu vực biểu tình.
“Bất cứ khi nào nhìn thấy hình ảnh sử dụng phông chữ Euljiro, tôi đều chia sẻ nó với các thành viên của mình trong nhóm trò chuyện. Và tôi nói “Ôi ở đây dùng phông chữ thư pháp của chúng ta này!”, “Ở đây cũng vậy này!”. Khi phông chữ Euljiro để lại ấn tượng mạnh mẽ với công chúng, tôi có thể cảm nhận được hình ảnh thương hiệu của Baemin dần được củng cố.”
MỞ
RỘNG DỰ ÁN
Vượt ra khỏi những kiểu chữ thư pháp đơn thuần, phông Euljiro không chỉ là một kiểu chữ mà còn phát triển như một nét văn hóa retro đối với người dùng. Từ đây, Baemin quyết định ghi lại phong cảnh của khu vực Euljiro, nơi đang mất dần diện mạo xưa do tái phát triển. Bởi họ nhận ra rằng những bảng hiệu của Euljiro không là của riêng ai, mà là thành quả của
cộng đồng. Từ đó họ tập trung vào lịch sử của Euljiro, nơi sự sống đang tiếp diễn qua những lần suy tàn, hồi sinh và tăng trưởng. Đối với một ai đó, cũng là sự phản tỉnh về việc đã dùng mảnh đất sinh tồn này như một công cụ tiếp thị một chiều.
Dự án bắt đầu từ sự hấp dẫn thị giác của các bảng hiệu, rồi được mở rộng qua những quan tâm đến con người và vùng miền. Baemin đã tham quan Euljiro trong sáu tháng cùng nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm, lắng nghe câu chuyện của những nghệ nhân đã bảo vệ nơi này trong nhiều thập kỷ. Bằng hình ảnh và những bài viết, họ đã ghi lại câu chuyện của người dân Euljiro, những con người ở nhiều độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau, từ ông chủ xưởng luyện thép lớn tuổi đến các nghệ nhân trẻ tuổi, và đến năm 2020, một cuộc triển lãm lấy chủ đề này mang tên “Này cậu Đồ Đúc! Sao anh Đồ Gỗ?” được tổ chức, một lần nữa lại thu hút sự quan tâm của mọi người.
Trong khi sưu tầm tư liệu ảnh về các bảng hiệu xưa của Euljiro như một phần của quá trình chuẩn bị cho triển lãm, họ
cũng đã tìm ra ý tưởng về các phông chữ tiếp theo.
“Tấm biển hiệu tróc sơn vì sự bào mòn của tháng năm trông tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng. Chúng tôi đã tạo ra một phông chữ Euljiro riêng, dựa theo những con chữ mang hình hài thời gian đó và phản ứng của mọi người rất tốt, sau đó lại cho ra mắt cả một phiên bản mà các chữ cái hầu như bị phai màu hoàn toàn. Trong quá trình đó, chúng tôi đã liên tục
Dùng phông chữ này để viết ra các câu và kiểm tra để nâng cao độ hoàn thiện. Rồi chúng tôi lại suy nghĩ làm thế nào để chữ viết có thể trông giống như được phai mòn một cách tự nhiên hơn.”
Đến năm 2020, Baemin tiếp tục sáng tạo và phát hành
Baemin Euljiro Ten Years Later mang nét đặc trưng của những
Baemin Euljiro
Baemin-Euljiro-Ten-Years-Later
Baemin-Euljiro-Orae-Orae
Cùng với các nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm, Baemin đã đi khắp Euljiro trong vòng sáu tháng, lắng nghe câu chuyện của những nghệ nhân đã bảo vệ nơi này trong nhiều thập kỷ.
con chữ bị phai màu bởi nắng và mưa gió bằng cách tưởng tượng hình dáng phông chữ Euljiro của 10 năm về sau. Vào năm tiếp theo, họ công bố phông chữ Baemin Euljiro OraeOrae kiểu mờ đến mức các chữ cái gần như vô hình. Trong suốt ba năm ra mắt bộ phông chữ Euljiro, Bae Min đã phát triển thành một doanh nghiệp có bản sắc riêng. Mặc dù phông chữ Euljiro không có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Baemin, nhưng tác động văn hóa của nó trong đời sống hàng ngày đã vượt xa hiệu quả xây dựng thương hiệu chung của doanh nghiệp. Nói về động lực đằng sau việc không ngừng phát triển các kiểu chữ, câu trả lời của Giám đốc vận hành Han Myung-soo rất thú vị.
Từ món nước thịt thanh đạm đến món sườn
ngọt tan
Ở Euljiro, có rất nhiều quán ăn lâu đời đã mở được hàng chục năm, chịu trách nhiệm về những bữa ăn
chắc bụng cho người dân làm việc ở khu vực này.
Ngày nay, nhiều khách hàng từ bên ngoài Euljiro cũng
cất công tìm đến vì bị thu hút bởi hương vị thơm ngon
hảo hạng ở đây. Hầu hết các quán ăn lâu năm đều
được vận hành từ đời này sang đời khác, lưu giữ nhiều
câu chuyện trong từng ấy bề dày lịch sử của nó.
Con hẻm thịt ba chỉ nướng bên cạnh Trung
tâm Mua sắm Daerim ở
Euljiro gần đây được giới
trẻ truyền miệng nổi tiếng
đến mức thực khách phải
xếp hàng chờ đợi mới có
thể thưởng thức. Hầu hết
các nhà hàng nằm chen
chúc giữa các nhà máy, công xưởng quy mô nhỏ
đều là các cửa hàng lâu
đời đã mở bán trên 20 năm.
Tọa lạc giữa lòng thủ đô Seoul, Euljiro là khu vực
tiêu biểu có nhiều quán ăn lâu đời. Khắp các con hẻm ở khu này có nhiều xưởng in ấn, xưởng luyện thép, xưởng gỗ, và cả những quán ăn lẫn quán rượu treo những biển hiệu cũ kỹ san sát nhau. Vào cuối những năm 1960, tòa nhà phức hợp đầu tiên của Hàn Quốc, Sewoon Plaza, được xây dựng ở đây và nhanh chóng trở nên đông đúc. Cho đến những năm 1980, cả vùng này vẫn còn phát triển mạnh đến mức đáng ganh tị, nhưng sau đó nó lại dần trở thành một khu vực lạc hậu, cũng bởi cấu trúc nền công nghiệp Hàn Quốc thay đổi với tốc độ quá nhanh. Giấy in được nhanh chóng thay thế bằng các tập tin trên máy tính. Ánh đèn của những nhà máy vốn thường chiếu sáng đến
tận đêm khuya cũng dần biến mất trong bóng tối.
Khu phố tưởng như đã hết tuổi thọ ấy bắt đầu hồi sinh từ cuối những năm 2010. Các nghệ sĩ đã xây dựng các phòng thủ công hoặc studio tại các ngõ hẻm và công xưởng vẫn còn giữ nguyên dáng vẻ ngày xưa. Khi giới nghệ sĩ quy tụ về cũng là lúc khu phố bắt đầu tìm lại sức sống. Từng hàng dài những người muốn nếm thử món ăn ở các nhà hàng lâu năm cũng xuất hiện. Trước đây, chúng vốn chỉ được biết đến là những quán xá cũ kỹ, nơi lui tới của người lớn tuổi hay người thường xuyên làm việc trong khu vực. Thế nhưng giờ đây, khi Euljiro đã trở nên nổi tiếng, các hàng quán lâu năm ở khu này cũng được xếp vào danh sách những quán ăn ngon được giới trẻ yêu thích.
NHÀ HÀNG MÌ LẠNH PYONGYANG NỔI TIẾNG
Mì lạnh Pyongyang là món ăn địa phương đặc trưng của vùng Pyongyang (Bình Nhưỡng), thủ đô của Triều Tiên. Món này được làm bằng cách cuộn mì kiều mạch trong nước hầm thịt đun trong thời gian dài. Vào những năm 1930, người dân Pyongyang đến Seoul và mở nhà hàng mì lạnh. Món ăn này nhanh chóng trở nên phổ biến và được xem là đặc sản hàng đầu của mùa hè. Trong món mì lạnh Pyongyang, sợi mì được cuộn tròn trong nước dùng nhạt vị hầm từ thịt, phủ bên trên mì là lê thái lát và trứng thái sợi. Thoạt nhìn, có vẻ như món mì lạnh này không có vị gì đặc biệt nhưng càng ăn, thực khách càng bị hấp dẫn bởi hương vị thanh đạm của nó.
Nhà hàng Woo Lae Oak nằm cách ga tàu điện ngầm Euljiro 4-ga một phút đi bộ là nơi bán mì lạnh Pyongyang được những người sành ăn yêu thích. Jang Won-il và vợ, những người đã mở nhà hàng này từ năm 1946, cũng đến từ Pyongyang. Sau khi ông Jang qua đời vào năm 1972, nhà hàng được thế hệ sau tiếp quản và hoạt động cho đến ngày nay. Khi mới mở cửa, nhà hàng được đặt tên là Seobukgwan. Cụm từ seobuk chỉ khu vực địa lý bao gồm các tỉnh Pyongan, Hamgyeong, và Hwanghae ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. Sau bốn năm từ khi nhà hàng hoạt động, chiến tranh Triều Tiên nổ ra, vợ chồng ông Jang phải
Hẻm Nogari nằm ở Euljiro
3-ga vào lúc mặt trời lặn
lại chật kín người đến
thưởng thức nogari và bia
tươi.
đóng cửa tiệm và đi lánh nạn như bao người khác. Khi chiến tranh kết thúc, nhà hàng được kinh doanh trở lại và đổi tên như hiện tại. Tên đó có nghĩa là “lại được về nhà”. Nhà hàng Woo Lae Oak ngày càng phát triển mạnh, người ta nói rằng có lúc nhà hàng bán được 2.000 bát mì mỗi ngày. Không chỉ những người làm việc ở Euljiro mà
còn rất nhiều những người ở khu vực khác cũng tìm đến. Dân địa phương khi đến Seoul chơi, sau khi tham quan cung điện Changgyeong, nhất định phải ghé nơi này ăn mì
lạnh rồi mới về. Bí quyết của hương vị nằm ở nước dùng
được làm từ thịt bò hầm thật lâu và sợi mì với hàm lượng
lớn bột kiều mạch. Sợi mì mềm đến nỗi thực khách có thể lùa một hơi hết bát mì. Woo Lae Oak không chỉ có mỗi món mì lạnh Pyongyang. Một đặc sản tuyệt hảo khác của nhà hàng là món thịt bò nướng trên vỉ có mép rìa lõm xuống và phần giữa nhô cao. Gia vị của món ăn tưởng chừng nhạt nhẽo nhưng lại ngọt ngào, làm tăng thêm hương vị của thịt bò nướng. Thực khách nước ngoài cũng rất thích món ăn này.
Ngoài Woo Lae Oak, Eulji Myeonok cũng là quán mì lạnh Pyongyang nổi tiếng ở khu vực Euljiro. Quán khai trương vào năm 1985, đã làm và bán mì lạnh tại một địa chỉ cố định trong suốt 40 năm. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi nghe tin quán phải di dời vì kế hoạch tái kiến thiết khu
Eulji Myeonok mở cửa vào năm 1985 là một trong những nhà hàng lâu đời tiêu biểu của Euljiro, nổi tiếng với món mì lạnh Pyongyang. Từ lối vào, nơi này ngập tràn dáng vẻ của nhà hàng lâu đời. Eulji Myeonok được thế hệ người lớn tuổi vô cùng yêu thích, đồng thời cũng là nhà hàng được giới trẻ lựa chọn là nơi ít nhất phải đến một lần. Nhà hàng đã ngưng hoạt động vào năm 2022 do dự án tái phát triển trung tâm thành phố.
Nước dùng món mì lạnh Pyongyang thường chỉ được làm bằng thịt bò, tuy nhiên để tạo nên hương vị thanh mát, người ta cũng trộn chung với nước dongchimi (một loại kim chi nước). Thông thường, họ đặt củ cải đã được ngâm với muối, giấm, đường và lê thái sợi lên trên để trang trí.
Bức ảnh là món mì lạnh Pyongyang của Woo Lae Oak.
Giờ đây, khi Euljiro đã trở nên nổi tiếng, các quán ăn lâu năm ở khu này cũng được xếp vào danh sách những quán ăn ngon được giới trẻ yêu thích.
trung tâm thành phố. Vào ngày 25 tháng 6 năm 2022, ngày mở bán cuối cùng của quán, khoảng 100 khách hàng đã đến xếp hàng dài đợi đến giờ mở cửa. Họ đã cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc cuối cùng của quán Eulji Myeonok.
SỰ BẮT ĐẦU CỦA HẺM BIA
Từ năm 2018, Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp Hàn Quốc đã khởi động dự án mang tên “Nhà hàng Trăm tuổi” nhằm chọn lọc và hỗ trợ các nhà hàng, quán ăn có giá trị lịch sử và tiềm năng phát triển trong số những hàng quán đã kinh doanh trên 30 năm và được khách hàng yêu mến.
Eulji OB Bear, một nhà hàng bia tươi hoạt động từ năm 1980, được tuyển chọn vào danh sách “Nhà hàng Trăm tuổi” ngay trong năm đầu tiên triển khai dự án. Để đảm bảo độ tươi của bia, chủ nhà hàng không giữ bia trong thùng
ở nhiệt độ phòng mà bảo quản chúng trong tủ lạnh có lắp
đặt thiết bị kiểm soát nhiệt độ, với mức nhiệt duy trì là 4oC vào mùa đông và 2oC vào mùa hè. Nhà hàng này trở nên nổi tiếng không chỉ vì thực khách có thể uống bia tươi sản xuất thủ công bất kỳ lúc nào đến quán, mà còn nhờ vào món đồ nhắm trứ danh mang tên cá nướng nogari. Nogari
được làm từ cá minh thái (một loài cá thịt trắng phân bổ chủ yếu ở vùng biển bắc Thái Bình Dương – chú thích của người dịch). Cá minh thái con được sấy khô và nướng trên bếp than đến khi chín vàng, dùng kèm với sốt tương ớt đặc biệt do chủ nhà hàng tự chế biến. Nhà hàng bán món ăn này với giá rất phải chăng để tầng lớp có thu nhập khiêm tốn như dân văn phòng cũng có thể thoải mái tận hưởng.
Món cá nướng nogari thơm ngon ngay lập tức làm say lòng thực khách. Đây quả thực là món đồ nhắm lý tưởng. Tiếng lành đồn xa, khách hàng đổ xô đến nhà hàng chỉ vỏn vẹn 19,8m2 này đến mức không còn chỗ đi lại. Theo thời gian,
Từ Euljiro 3-ga về phía bắc có hẻm Nogari thì phía nam có hẻm Golbeangi. Vào những năm 1970, khi số người uống bia tươi ngày càng nhiều, một số cửa hàng bắt đầu bán thêm món đồ nhắm golbaengi muchim (ốc trộn cay). Đây cũng
được cho là khởi đầu của con hẻm Golbaengi ngày nay. Hầu hết các nhà hàng ở đây đều hoạt động trên 30 năm.
Nogari sấy khô vốn là nguyên liệu được dùng để làm các món ăn kèm, nhưng từ những năm 1980, nó bắt đầu được
bán như một món đồ nhắm. Hẻm Euljiro Nogari xuất hiện từ khi cửa hàng
bia tươi Eulji OB Bear mở cửa vào năm 1980, phục vụ món đồ nhắm là cá nướng nogari với giá cả phải chăng.
ngày càng nhiều nhà hàng bia mở cửa ở khu vực này và cũng kinh doanh món nogari. Từ đó, mọi người bắt đầu gọi hẻm Euljiro 3-ga là “Hẻm Nogari” (Nogari Alley), và nó đã trở thành con hẻm bán bia nổi tiếng tiêu biểu của Hàn Quốc. Trước đại dịch Covid-19, cứ đến dịp lễ hội bia được tổ chức vào tháng 5 hằng năm, con hẻm này lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Vào năm 2015, thành phố Seoul đã tôn vinh giá trị của con hẻm bằng việc trao cho hẻm danh
hiệu “Di sản Tương lai của Seoul” (Seoul Future Heritage), đồng thời công nhận nhà hàng Eulji OB Bear là địa chỉ tiên phong của Hẻm Nogari.
Một trong những mối lo của các quán ăn lâu đời là việc mâu thuẫn với chủ tòa nhà hoặc vấn đề di dời do tái kiến thiết đô thị. Eulji OB Bear cũng không phải ngoại lệ. Sau 5 năm tranh chấp pháp lý với chủ mới của tòa nhà, nhà hàng
bị buộc dỡ bỏ vào tháng 4 năm 2022. Những vị khách quen và những tổ chức dân sự yêu quý nhà hàng đã đứng lên biểu tình phản đối việc phá dỡ này, tạo thành một giai thoại nổi tiếng ở thời điểm đó. Sau đó, nhà hàng được tái khai trương ở gần Đường sách tuyến Gyeongui (Gyeongui Line Book Street), Mapo-gu, vào tháng 3 năm 2023. Thế nhưng chủ nhà hàng vẫn luôn hy vọng về một ngày nhà hàng sẽ mở cửa trở lại ở Euljiro.
HƯƠNG VỊ NGUYÊN BẢN VÀ SỰ TẬN TÂM
Chosunok, Munhwaok, và Yangmiok cũng là những nhà hàng
lâu đời ở khu Euljiro. Trong số đó, nơi có lịch sử lâu đời nhất là nhà hàng Chosunok mở cửa vào năm 1937. Đây là một trong những tiệm bán món sườn bò ngon nhất ở Seoul. Bí quyết của nhà hàng để tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn là ướp sườn bò qua ngày với nhiều loại gia vị như nước tương, dầu mè, tỏi, đường... rồi nướng sườn trên bếp lửa than. Con trai của người sáng lập nhà hàng, anh Kim Jeong-hak, còn nổi tiếng với tư cách người sáng lập Nguyệt san Baduk – một tạp chí về cờ vây vẫn đang được xuất bản ở hiện tại. Munhwaok là nhà hàng chuyên bán canh xương bò, mở cửa vào năm 1952 ở gần Euljiro 4-ga. Món canh xương bò ở đây đặc trưng bởi nước dùng đậm đà được nấu từ xương và thịt ức bò. Nhà hàng Yangmiok mở cửa năm 1992 và kinh doanh ở Euljiro 3-ga suốt nhiều thập kỷ, chuyên về món lòng cừu. Nơi này còn nổi tiếng vì được cố Tổng thống Kim Dae-jung thường xuyên ghé ăn. Tuy nhiên, nhà hàng không may đã bị hỏa hoạn vào năm 2021 và hiện tại chỉ còn chi nhánh ở Namdaemun còn giữ được hương vị này. Thời gian trôi qua, những nhà hàng lâu năm đương nhiên sẽ có những đổi thay về vẻ ngoài, thế nhưng những người bán hàng ở đó vẫn luôn tiếp đãi thực khách bằng hương vị không thay đổi và sự tận tâm hệt như lúc ban đầu.
Các nhân vật hoạt hình Hàn Quốc
vươn tầm thế giới
Ngànhcôngnghiệpsảnxuấtnộidungnhânvậthoạt
hìnhHànQuốcđangnổilênnhưcốtlõicủanềncông nghiệpsởhữutrítuệthôngquacácchiếnlượcmởrộng
thếgiớiquancủanhânvậthoạthìnhbằngnhiềuhình thứcđadạng.Trướcđây,vănhóatiêudùngchonhân
vậthoạthìnhvốnchỉgiớihạnởtrẻemvàngườilớncó
đammêvớicácsảnphẩmcủatrẻem(kidults)thìhiện nay,sựphổbiếncủacácnhânvậthoạthìnhHànQuốc
đangvượtrakhỏibiêngiớivàvươnrathếgiới.
NGÀY NAY, các biểu tượng cảm xúc trong tin nhắn đã trở
thành một phần cuộc sống của con người, khi bất kỳ giới tính hay tuổi tác nào cũng sử dụng để giao tiếp qua điện thoại. Thêm vào đó, thời gian gần đây bạn có thể tiếp cận các nhân vật hoạt hình một cách dễ dàng đến mức chỉ cần đưa tay ra là có thể dễ dàng mua được búp bê nhân vật hoạt hình tại cửa hàng tiện lợi trước nhà. Tuy nhiên, cho đến trước những năm 1980, tại Hàn Quốc, nhân vật hoạt hình chỉ đơn thuần là thuật ngữ dùng để chỉ nhân vật chính xuất hiện trong truyện tranh hay hoạt hình.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG NHÂN VẬT
HOẠT HÌNH
Khái niệm nhân vật hoạt hình nổi lên từ những năm 1980-1990, khi thị trường nhân vật hoạt hình bắt đầu dần hình thành cùng với sự phát triển của ngành hàng hóa thiết kế riêng theo sở thích ở Hàn Quốc. Đặc biệt, hình ảnh “Dooly the Little Dinosaur” (tạm dịch Dooly, chú khủng long nhỏ, 1983-1993) của họa sĩ truyện tranh Kim Soo-jung đã được đăng nhiều kỳ trên tạp chí truyện tranh “Bomulseom” (tạm dịch Đảo giấu vàng) trong 10 năm liên tiếp, với các nhân vật hoạt hình độc đáo cùng những lời thoại thú vị rất được yêu thích đã được phát triển thành các sản phẩm đa dạng như đồ chơi, văn phòng phẩm, quần áo, đồ điện tử và đồ trang trí sàn nhà từ giữa những năm 1990.
Vào thời điểm cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, sự xuất hiện của những nội dung hoạt hình nhanh (flash animations) trên internet đã đóng vai trò mở rộng giới mộ điệu nhân vật hoạt hình khi một số lượng lớn các kiểu nhân vật mới được giới thiệu. Trong số đó, “chú thỏ tinh nghịch” Mashimaro, nhân vật chính trong “Câu chuyện về khu rừng của Mashimaro” của tác giả Kim Jae-in rất được yêu thích và đã thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cũng tại thời điểm đó, nhân vật Pucca do Công ty Thiết kế Nhân vật hoạt hình VOOZCLUB chế tác đã tiến vào châu Âu và đạt được thành công. Mashimaro và Pucca mang ý nghĩa to lớn ở chỗ chúng đã giúp tăng thị phần của các nhân vật hoạt hình do Hàn Quốc sản xuất ngay tại thị trường nước nhà, vốn đang được thống lĩnh bởi các nhân vật hoạt hình từ nước ngoài. Trong khi đó, sự ra đời của điện thoại thông minh vào những năm 2010 đã mang đến những thay đổi lớn cho ngành nhân vật hoạt hình. Ứng dụng nhắn tin di động KakaoTalk từ năm 2012 đã cung cấp tính năng Kakao Friends, nhân vật hoạt hình biểu tượng cảm xúc do Kakao tự phát triển và nhờ mức độ phổ biến rộng rãi của nó, ứng dụng này đã đứng đầu trong cuộc khảo sát về nhân vật hoạt hình yêu thích do Cơ quan Sáng tạo Nội dung Hàn Quốc (KOCCA) thực hiện vào năm 2017. Với tư cách là công cụ giao tiếp, Kakao Friends khác với các nhân vật hoạt hình hiện có ở chỗ nó cho phép người dùng thể hiện cảm xúc của mình và được đánh giá là đã mang lại bước ngoặt mới cho ngành nhân vật hoạt hình Hàn Quốc.
SỰ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÂM MỘ
Ngày nay, nội dung nhân vật đang bước vào một giai đoạn khác trên quỹ đạo trở thành trung tâm của văn hóa tiêu dùng
Hàn Quốc. Sự thay đổi đáng chú ý nhất là ngày càng có nhiều công ty phát triển nhân vật của riêng mình. Vào tháng 1 năm 2024, đông đảo người hâm mộ đã tụ tập trước cửa hàng GS25
DOOR to Seongsu tọa lạc tại Seongsu-dong, Seoul để chiêm ngưỡng nhân vật MOOMOOSSI trong thời gian cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Nhiều người cố gắng xếp hàng để chụp cho
Tháng 5 năm 2022, du khách sẽ được chiêm ngưỡng mô hình Bellygom cao 15m tại Lotte Premium Outlet Time Villas nằm ở thành phố Uiwang, tỉnh Gyeonggi-do. Bellygom là nhân vật do Lotte Home Shopping tạo ra vào năm 2018 và được coi là ví dụ thành công tiêu biểu cho nhân vật hoạt hình do một doanh nghiệp tự sáng tạo ra.
“MOOMOOSSI”, do GS Retail trình làng vào năm 2022, đã trở nên phổ biến khi thu hút hơn 20.000 người theo dõi trên Instagram và có 50 loại hàng hóa liên quan đang được bán rất chạy.
bằng được tấm bảng vẽ hình MOOMOOSSI. Đây là nhân vật hoạt hình cáo Tây Tạng được nhân cách hóa ra mắt vào năm 2022 bởi GS Retail, công ty điều hành thương hiệu cửa hàng tiện lợi GS25, đã thu hút hơn 20.000 người theo dõi trên Instagram và nâng cao độ nhận diện. Theo GS Retail, MOOMOOSSI đã thành công với số lượng sản phẩm bán ra trong năm vượt qua một triệu sản phẩm.
Gấu Bellygom, nhân vật do Lotte Home Shopping tạo ra thông qua một dự án nội bộ vào năm 2018, được coi là ví dụ thành công tiêu biểu về nhân vật hoạt hình do doanh nghiệp tạo ra. Nhân vật hoạt hình này trở nên phổ biến thông qua nội dung camera ẩn trên YouTube và thu hút được một cộng đồng người hâm mộ, nhận được giải thưởng danh dự ở hạng mục Nhân vật hoạt hình tại Giải thưởng Nội dung Hàn Quốc (Korea Content Awards) do Cơ quan Sáng tạo Nội dung Hàn Quốc tổ chức năm 2022. Gần đây, độ nổi tiếng của Bellygom dường như đang vượt ra khỏi Hàn Quốc và vươn ra thế giới. Theo đó, Lotte Home Shopping đang phát triển kinh doanh bản quyền Bellygom ra nước ngoài. MOOMOOSSI và Bellygom cho thấy rằng các nhân vật hoạt hình hiện đã đảm nhận vai trò gắn kết người tiêu dùng và hình thành cộng đồng người hâm mộ. Xây dựng thương hiệu dựa trên nhân vật cũng là xu hướng trong lĩnh vực công cộng. Vào giữa những năm 1990, chính quyền địa phương bắt đầu sử dụng các nhân vật hoạt hình làm biểu tượng đại diện khu vực nhưng khi đó, chúng chỉ đơn thuần được xem như những linh vật (mascot). Sau đó, nhân vật chú mèo Goyang do thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi-do sáng tạo năm 2011 để quảng bá thành phố đã đạt được thành công, cho thấy tiềm năng phát triển địa phương thông qua các nhân vật hoạt hình. Gần đây, JOAYONG – nhân vật hoạt hình
Trước đây, nội dung nhân vật hoạt hình chủ yếu được phổ biến thông qua các phương tiện truyền thống như truyền hình và màn ảnh nhưng thời gian gần đây, nó đã được thực hiện theo nhiều cách thông qua các kênh riêng cũng như các nền tảng trực tuyến như YouTube, TikTok và các mạng xã hội khác.
đại diện của thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi-do cũng đang thu hút sự chú ý. Được giới thiệu lần đầu vào năm 2016, nhân vật này biến hóa đa dạng như trên YouTube hay biểu tượng cảm xúc, thiết kế thường xuyên được đối mới được coi là yếu tố duy trì mức độ yêu thích đối với nhân vật. Gần đây, các sản phẩm hợp tác sản xuất với Everland đã bán được hơn 4.000 chiếc trong hai tuần, chứng tỏ nhân vật hoạt hình từ các cơ quan công cộng cũng có giá trị thương mại.
SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHÂN VẬT HOẠT HÌNH PHỤ
Điều thú vị nữa là các nhân vật phụ cũng đang nhận được sự chú ý. Zamang Loopy là một ví dụ điển hình. Đây là một trong những nhân vật trong bộ phim hoạt hình truyền hình dành cho trẻ em “Chú chim cánh cụt Pororo” (Pororo the Little Penguin). Được phát sóng lần đầu trên EBS vào năm 2003, tác phẩm này đã thành công đến mức nhân vật hoạt hình chính Pororo được mệnh danh là “thủ lĩnh của trẻ em”. Các sản phẩm nhân vật hoạt hình Pororo cũng bán chạy như tôm tươi, giúp các nhân vật hoạt hình trong nước lần đầu tiên vượt qua thị phần nhân vật hoạt hình nước ngoài, được đánh giá là nhân tố chủ chốt trong việc thay đổi lịch sử ngành nhân vật hoạt
hình Hàn Quốc. Trong khi đó, nhân vật hoạt hình chú hải ly Loopy, bạn của chim cánh cụt Pororo trong nguyên tác, đã trở thành chủ
đề nóng qua các meme trên internet và cũng được phát hành dưới dạng biểu tượng cảm xúc KakaoTalk vào năm 2020. Trong khi Pororo được trẻ em yêu thích thì ngược lại, nhân vật này được làm sống lại với cái tên Zanmang Loopy và phổ biến với giới trẻ. Mặc dù “zanmang” có nghĩa là hành động
đáng ghét và thô lỗ nhưng lại nhận được sự đồng cảm từ giới trẻ vì đây được xem là nhân vật hoạt hình mạnh mẽ, đáng yêu và có tài ăn nói. Phạm vi hợp tác của Zanmang Loopy được mở rộng đáng kể, chẳng hạn như đại sứ cho thương hiệu xa xỉ Bulgari của Ý hay người mẫu ảnh tạp chí Vogue Korea. Gần
đây, sự nổi tiếng của Zanmang Loopy đang lan rộng sang cả Trung Quốc. Tài khoản chính thức của nhân vật đã được mở trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc vào tháng 5 năm 2023 và số lượng người theo dõi đã vượt quá 4,4 triệu trong vòng 7 tháng.
NỀN TẢNG ĐA DẠNG
Zanmang Loopy, một trong những nhân vật hoạt hình trong bộ phim
“Chú chim cánh cụt Pororo”đang được giới trẻ trong độ tuổi 20-30 cực kì yêu thích. Vào năm 2023, Zanmang Loopy hợp tác với thương hiệu nước
đóng chai Jeju Samdasoo
để truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường.
Molang là một nhân vật
được họa sĩ vẽ tranh minh
họa Yoon Hye-ji công bố trực tuyến vào năm 2010, được sản xuất thành phim
truyền hình dài tập từ năm
2015. Nhờ sự phổ biến
rộng rãi, nhân vật tiếp tục
hợp tác với nhiều thương
hiệu khác nhau. Bức ảnh
chụp phía bên trong của
cửa hàng pop-up Gallery Molang, nằm ở khu Yeonnam-dong, Seoul.
Ngành công nghiệp nhân vật hoạt hình giờ đây đã không còn là việc mua bán hàng hóa đơn thuần. Nhân vật hoạt hình có khả năng tạo ra một cộng đồng người hâm mộ và hoạt động như một nhân vật có sức ảnh hưởng. Lý do chính dẫn tới điều này là sự thay đổi thế hệ của những người đam mê nhân vật hoạt hình. Thế hệ đã quen với việc làm bạn với các nhân vật hoạt hình thông qua truyện tranh và trò chơi từ khi còn nhỏ đã trở thành nhóm người tiêu dùng chính của ngành công nghiệp nhân vật hoạt hình khi họ trưởng thành. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ nhân vật, vốn được coi là văn hóa của trẻ em và một số người lớn có đam mê với các sản phẩm của trẻ em (kidult), đã trở thành văn hóa của người trưởng thành. Thêm vào đó, xu hướng tôn trọng sở thích, cũng như phong cách của mỗi người và đi sâu vào những gì họ thích của thế hệ trẻ là nền tảng cho việc tiêu dùng tích cực khi nội dung nhân vật hoạt hình mở rộng sang các lĩnh vực khác. Một yếu tố khác nữa là việc mở rộng thế giới quan của nhân vật hoạt hình và sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để thích ứng với thời đại. Trước đây, việc tiêu thụ nội dung nhân vật hoạt hình chủ yếu được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thống như TV nhưng gần đây, nó được phổ biến theo nhiều cách khác nhau thông qua các nền tảng trực tuyến như YouTube, TikTok, mạng xã hội cũng như các kênh cá nhân. Từ đây, hình thức sản xuất và thể hiện nội dung trở nên tự do hơn, có thể phản ánh được tâm tư của thế hệ trẻ. Ngoài ra, nếu như trước đây chúng ta từng lo ngại về loại hình kinh doanh phái sinh nào có thể thực hiện được với các nhân vật hoạt hình, thì hiện nay, nhiều dự án khác nhau đang được thực hiện tập trung vào những hình thức trải nghiệm mà các nhân vật hoạt hình có thể mang đến.
Theo Cơ quan Sáng tạo Nội dung Hàn Quốc, thị trường sở hữu trí tuệ nhân vật hoạt hình trong nước đang tăng trưởng ổn định hàng năm và dự kiến sẽ đạt 16,2 nghìn tỷ won vào năm 2025. Vị thế của nội dung nhân vật hoạt hình trước đây tập trung vào Nhật Bản và Hoa Kỳ và đang dần chuyển hướng sang Hàn Quốc, các nhân vật hoạt hình K-Character cũng đang đứng trước cơ hội mới.
“Hong
Danwoo Nhà phê bình nghệ thuật múa Ảnh. Heo Dong-wuk Dịch Đặng Thị Khánh Hà
10 Freeze” tồn tại mãi với thời gian
Bén duyên với breaking khi còn là học sinh trung học, Hong 10 (Hong Ten) đã đặt bước chân đầu tiên lên sàn đấu quốc tế vào năm 2001, khởi đầu hành trình của mình với tư cách là một b-boy. Thoáng chốc đã ở độ tuổi gần 40, vậy mà anh vẫn thể hiện tài năng đỉnh cao của mình với ngọn lửa nhiệt huyết cháy mãi không
ngừng, và những màn trình diễn đầy tính sáng tạo.
TỪ NGÀY 23 THÁNG 9 đến ngày 08 tháng 10 năm 2023, Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 đã diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc thu hút 11.907 vận động viên đến từ 45 quốc gia tham gia tranh tài ở 40 hạng mục và tổng cộng 482 trận đấu. Trong số đó, breaking (điệu nhảy đường phố thuộc dòng nhảy hiphop – chú thích của người dịch) là một môn thi mới chính thức được đưa vào Đại hội thể thao Châu Á lần này, và Hong 10 đã trở thành người đoạt huy chương đầu tiên tại Hàn Quốc với tấm huy chương bạc cho hạng mục này.
Kim Hong-yul là tên thật của anh. Do các b-boy (vũ công breaking nam – chú thích của người dịch) người nước ngoài khó phát âm chữ cuối trong tên – “Yul”, anh đã đổi thành một từ đồng âm dị nghĩa khác - số 10 (yul), và “Hong 10” đã trở thành nghệ danh của anh ấy. Những kỹ
thuật đầy sáng tạo mà anh thể hiện được gọi chung là “Hong 10 Freeze”, đã khiến người hâm mộ b-boy trên toàn thế giới phải mê mẩn. Tại chung kết giải Red Bull BC One World – một sự kiện được tổ chức bắt đầu từ năm 2004 bởi thương hiệu nước tăng lực Red Bull, anh đã giành được ba chiếc đai vô địch vào các năm 2006, 2013 và 2023. Với thành tích này, Hong 10 cùng với Menno van Gorp (Hà Lan) đã trở thành người có số lần vô địch nhiều nhất tại giải đấu, nơi chỉ những b-boy hàng đầu thế giới mới có thể tham gia. Có thể nói, trên thực tế anh ấy đã chính thức gia nhập hàng ngũ những b-boy xuất sắc nhất thế giới.
Hong 10 từ một vũ công breaking đã trở thành tuyển thủ quốc gia, người gặt hái huy chương tại Đại hội Thể thao châu Á, và hiện đang hướng tới mục tiêu mới là trở thành một vận động viên Olympic.
Anh đã ba lần giành chiến thắng tại giải Red Bull BC One. Cảm nghĩ của anh như thế nào?
Red Bull BC One là giải đấu uy tín nhất trong giới breaking. Tôi tham gia lần đầu vào năm 2005 và giành chiến
thắng vào năm 2006, 2013. Năm 2016, tôi chỉ dừng lại ở vị trí thứ hai, và lúc đó tôi đã có dự cảm rằng: “Sẽ thật khó để giành chiến thắng trong tương lai”. Vì vậy, tôi đã tạm dừng tham gia thi đấu một thời gian. Sau đó, tôi được mời trở lại
vào năm 2022, nhưng vì tình trạng sức khỏe không tốt nên rốt cuộc cũng không thể tham dự. Do đó, khi được trở lại vào năm ngoái sau một thời gian dài, chỉ việc đặt chân đến
đó thôi đã khiến tôi rất vui rồi, việc giành chiến thắng lại
càng khiến tôi hạnh phúc hơn nữa.
Ở thời điểm chung kết giải đấu Red Bull BC One World năm ngoái, tình trạng sức khỏe của anh như thế nào?
Cũng không tốt lắm. Trước khi thi, tôi đã gặp phải
chấn thương ở đầu gối và cũng khá mệt mỏi vì vừa mới tham gia Đại hội Thể thao châu Á xong. Tuy nhiên, kỳ lạ là suốt thời gian đó, tâm trạng của tôi rất tốt và không hề cảm thấy căng thẳng. Đối thủ của tôi trong trận chung kết là
Phil Wizard - cũng là thành viên thuộc Red Bull BC One
All Stars và là người bạn thân thiết của tôi. Chúng tôi đã
cùng tận hưởng trận đấu và điều đó có vẻ cũng ảnh hưởng
đến kết quả.
Anh đã bắt đầu nhảy từ khi nào?
Vào năm 2 trung học (lớp 8), nhìn thấy các bạn mình nhảy, tôi cảm thấy rất hứng thú và bắt đầu đến với bộ môn này. breaking mang lại cảm giác vô cùng vui sướng khi thử thực hiện những kỹ thuật trông có vẻ khó và thành công.
Ban đầu, quá trình từng bước khám phá và học hỏi khiến tôi rất thích thú, sau đó khi đến thời điểm cần phải xây dựng kỹ thuật đặc trưng cá nhân, việc tạo ra những chuyển động chỉ thuộc về riêng mình khiến tôi cảm thấy vô cùng thú vị và cứ thế tiếp tục phát triển.
B-boy Hong 10 tạo dáng tại phòng tập ngay cổng vào Đại học Hongik ở Seoul. Bắt đầu bộ môn breaking từ khi còn là một thiếu niên, Hong 10 là thành viên của nhóm FLOWXL và đã thể hiện những kỹ năng đỉnh cao trong hơn 20 năm rèn luyện.
Việc phát triển động tác đòi hỏi phải có tính sáng tạo, nên có vẻ là không dễ dàng gì.
Việc tạo ra chuyển động mang màu sắc cá nhân là một
chuỗi những thử thách. Không có phương pháp luận nào
chắc chắn rằng phải làm như thế này mới đạt được điều kia. Việc tạo ra những thứ mà người khác không tưởng tượng được rất khó khăn, và thậm chí khi một ý tưởng
tuyệt vời xuất hiện, cũng không thể đảm bảo được rằng cơ thể của mình có thể thực hiện nó. Do đó, việc tạo ra một hoặc hai động tác mới mỗi năm cũng là điều không dễ dàng.
Tôi là kiểu người ghi lại tất cả những ý tưởng nảy ra trong đầu mình và thử nghiệm chúng, nhưng hầu hết đều thất bại. Có lẽ đây là việc đòi hỏi cần có sự kiên trì, không ngừng thử nghiệm dù có thành công hay không, và phải yêu thích sáng tạo thì mới làm được.
Anh có từng trải qua giai đoạn khủng hoảng nào không?
Khoảng năm 2003, tôi đã ngừng nhảy một thời gian.
Trước đó, vào năm 2002, tôi đã chiến thắng tại các giải đấu quốc tế danh giá như "Battle of the Year" (tạm dịch: “Trận đấu của năm”) hay "UK B-Boy Championships" (tạm dịch
Giải Vô địch B-Boy Anh Quốc) - những giải đấu mà tôi chỉ
từng xem qua video. Và rồi tôi cứ nghĩ là mình đã đạt được ước mơ, tôi không biết tiếp theo mình nên làm gì cả. Tôi dừng nhảy trong khoảng 6 tháng và làm việc bán thời gian.
Lúc đó, những người anh quen biết đã tìm và mời tôi tham gia một trận đấu nhóm. Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc
thi, tôi mới nhận ra rằng mình thực sự đam mê nhảy. Kể từ đó, khi rơi vào tình trạng khủng hoảng, tôi sẽ không từ bỏ việc nhảy, mà tôi suy nghĩ và đào sâu xem thử làm sao để có thể nhảy giỏi hơn nữa.
Anh đã trở thành người giành huy chương đầu tiên cho Hàn Quốc tại Đại hội Thể thao Châu Á. Cảm xúc hẳn là rất khác biệt. Thật khó để ước tính quy mô của Đại hội Thể thao Châu Á, vì vậy ngay cả khi tham gia vào trận tuyển chọn đội tuyển quốc gia, tôi cũng không kỳ vọng gì nhiều. Tuy nhiên, khi đại hội bắt đầu, tôi nhận ra rằng quy mô của nó
lớn hơn nhiều so với những gì mình tưởng tượng. Sự kì
vọng và áp lực đồng thời trở nên lớn dần. Thật không may, chỉ hai tuần trước khi giải đấu bắt đầu, tôi bị chấn thương nặng ở đầu gối. Dù điều trị thế nào vẫn không thể hồi phục được, tôi đã phải uống thuốc giảm đau và cố chịu đựng.
Trận đấu được tiến hành trong hai ngày. Ngày đầu tiên, tôi cố gắng bám trụ bằng cách suy nghĩ rằng dù có thế nào đi nữa cũng phải sống sót. Ngày thứ hai, đối thủ đầu
tiên của tôi là Amir (Amir Zakirov) đến từ Kazakhstanmột trong những ứng cử viên vô địch. Thay vì nghĩ về việc
chiến thắng, tôi chỉ tập trung làm tốt những gì mình đã
chuẩn bị, để tâm hồn thảnh thơi, nhưng kỳ lạ là tôi lại cảm thấy tự tin hơn. Tại trận chung kết, tôi đã đối đầu với
Shigekix (Nakarai Shigeyuki) của Nhật Bản và về nhì với
cách biệt chỉ một phiếu, thật là đáng tiếc.
Một khoảnh khắc trong Red Bull BC One Camp
được tổ chức tại Nhà hát Shakespeare ở
Gdańsk, Ba Lan vào tháng 11 năm 2021.
Những người tham gia
đang cổ vũ cho các
động tác đặc trưng của Hong 10. Anh ấy nổi tiếng với việc sử dụng
các kỹ thuật sáng tạo
đặc trưng, trong đó có “Hong 10 Freeze”.
“Tôi muốn được nhớ đến như là người đã cố gắng thay
đổi diện mạo của thể loại breaking tại nước nhà. Một trăn trở của tôi hiện nay là làm thế nào để thu hút thêm nhiều bạn trẻ hơn tham gia vào bộ môn này. Mặc dù chưa có kế hoạch cụ thể, nhưng tôi sẽ tìm kiếm những việc mình có thể làm.”
Anh đang chuẩn bị cho Thế vận hội Paris 2024 như thế nào?
Để tham dự Thế vận hội, tôi cần phải thi đấu tốt ở vòng loại diễn ra vào tháng 5 và tháng 6. Phải nằm trong tốp 10 mới được trao suất tham dự. Vậy nên mục tiêu của tôi hiện tại là đạt thành tích tốt ở vòng loại.
Anh dự định sẽ tiếp tục nhảy cho đến khi nào?
Breaking có văn hóa “battle” (thi nhảy đối kháng – chú thích của người dịch) làm nền tảng. Do đó, việc dừng nhảy được đánh giá dựa trên việc bạn có tham gia battle hay không. Ngay cả khi bạn vẫn tham gia các hoạt động khác như làm ban giám khảo, việc ngừng battle cũng đồng nghĩa với việc bạn đã giải nghệ. Đôi khi, một số người tham gia vào các cuộc battle không vì mục tiêu chiến thắng mà chỉ để giải trí, nhưng trong một ngữ cảnh rộng lớn hơn, điều này cũng có thể được coi là giải nghệ. Tôi không biết mình có thể tham gia battle cho đến khi nào, nhưng tôi muốn tiếp tục nhảy càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, tôi chỉ biết nhìn về phía trước và mải mê chạy theo những mục tiêu của mình, nên tôi muốn nghỉ ngơi một thời gian sau khi tham gia Thế vận hội.
Sau khi giành huy
chương bạc tại Đại hội
Thể thao châu Á Hàng
Châu 2023, Hong 10 cũng đã trở thành
người vô địch chung
kết giải Red Bull BC
One World trong cùng
năm. Với thành tích
này, anh giữ kỷ lục về
số trận thắng nhiều nhất tại Red Bull BC
One World, cùng với bboy người Hà Lan Menno van Gorp.
Anh muốn được các thế hệ sau nhớ đến như một dancer như thế nào?
Tôi muốn được nhớ đến như là người đã cố gắng thay đổi diện mạo của nền breaking nước nhà. So với các nước khác, số lượng b-boy trẻ tuổi ở Hàn Quốc tương đối ít. Một trăn trở của tôi hiện nay là làm thế nào để thu hút thêm nhiều bạn trẻ hơn tham gia vào bộ môn này. Mặc dù chưa có kế hoạch cụ thể, nhưng tôi sẽ tìm kiếm những việc mình có thể làm.
Ngoài ra, có những kỹ thuật nhảy mà tên của tôi đươc gắn liền với chúng, giống như “Hong 10 Freeze”. Sau này, dù những người mới bắt đầu với breaking có thể không biết tôi, nhưng sẽ biết những kỹ thuật mang tên tôi. Như vậy với tôi là đủ rồi.
Khi hoa lụa cung
đình lại nở
“Hoa lụa cung đình” (Gungjung Chaehwa) là hoa giả làm từ các loại vải như lụa hay gai, được sử dụng trong
các yến tiệc hoặc nghi lễ cung đình. Năm 2013, nghệ
nhân bậc thầy Hwang Suro đã được vinh danh là người nắm giữ kỹ thuật làm hoa lụa cung đình thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hàn Quốc vì
đã có công hồi sinh nghề hoa lụa cung đình thời
Joseon (1392-1910) đang trên bờ vực thất truyền. Con trai của nghệ nhân Hwang, ông Choi Sung-woo, đang tiếp bước mẹ, tận tụy với việc chế tác và nghiên cứu
hoa lụa cung đình.
Hoa lụa cung đình là
thành phẩm được hoàn thiện sau nhiều quy trình thủ công như nhuộm, cắt tỉa, sấy khô, là cánh
hoa... Choi Sung-woo, người hoàn thành khóa thực hành di sản hoa lụa cung đình, cho biết ông có thể tạo ra những bông hoa như thật nhờ những thao tác thủ công tỉ mỉ.
TUYẾN PHỐ TONGUI-DONG nằm đối diện với cổng
Yeongchu ở phía tây cung Gyeongbok (Cảnh Phúc). Khi dạo bước đến đây, ta có thể bắt gặp một tòa nhà cổ hai tầng nằm giữa những tòa nhà hiện đại. Trên tấm biển hiệu theo phong cách cổ kính có đề tên “Boan Yeogwan” (quán trọ Boan). Cơ sở lưu trú này xuất hiện năm 1930, hoạt động cho đến năm 2004 thì đóng cửa do khó khăn tài chính và bị bỏ hoang từ dạo ấy. Bước vào thập niên 2000, ở khu vực xung quanh phường Tongui-dong, các tòa nhà cũ bắt đầu bị phá bỏ, nhường chỗ cho những tòa nhà mới với mục đích phát triển đô thị. Boan Yeogwan có lẽ cũng chịu số phận tương tự nếu không có giám đốc Choi Sung-woo tiếp quản và biến đổi nó từ chỗ không thể lưu trú được nữa thành một không gian triển lãm tràn đầy hơi thở văn hóa nghệ thuật. Tòa nhà còn tồn tại và giữ nguyên dáng vẻ xưa giữa lòng thành phố hiện đại đã gây được tiếng vang lớn ngoài sự mong đợi. Boan Yeogwan mang quá khứ
hiện tại và trình hiện những giá trị mới, qua đó dẫn đầu xu hướng mới với tư cách là không gian văn hóa phức hợp. Đây là lý do vì sao giám đốc Choi được công nhận là nhà quy hoạch văn hóa, người đóng vai trò đầu tàu trong việc phục hưng khu vực Seochon, bao gồm phường Tongui-dong hiện nay.
PHỤC NGUYÊN HOA LỤA CUNG ĐÌNH
Là người hoàn thành khóa thực hành di sản văn hóa phi vật thể hoa lụa cung đình, giám đốc Choi có xưởng chế tác nằm trên tầng bốn tòa nhà mới Boan 1942 ngay cạnh Boan Yeogwan. Mẹ ông là nghệ nhân bậc thầy Hwang Su-ro, người có công hồi sinh nghề hoa lụa cung đình những tưởng đã bị thất truyền. Sự tâm huyết của một cá nhân đã làm sống lại di sản văn hóa gần như biến mất trong thời Nhật thuộc. Nhờ đó, nghệ nhân Hwang trở thành người nắm giữ kỹ thuật làm hoa lụa cung đình đầu tiên khi nghề này được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hàn Quốc năm 2013.
Chaehwa hàm chỉ hoa giả làm từ vải lụa, gai,... và những loại hoa giả được sử dụng trong các yến tiệc hoặc sự kiện trọng đại trong hoàng cung được gọi là gungjung chaehwa (hoa lụa cung đình). Trong hoàng cung, chúng được sử dụng riêng biệt thành các loại: junhwa trang trí ngai vàng, jamhwa cài lên đầu người tham dự yến tiệc và sanghwa trang trí bàn tiệc. Trong bộ sách “Uigwe” (Nghi quỹ – quy điển các nghi lễ của vương triều Joseon) có vẽ minh họa hongbyeokdohwajun (một cặp bình hoa hồng đào và bích đào) ở hai bên ngai vàng và tiểu cảnh ao sen trên bệ gỗ jidangpan trang trí nhiều hoa, còn trên
“Để giá trị truyền thống của hoa lụa cung đình được tiếp diễn trong đời sống hôm nay, chúng ta phải ứng dụng các kỹ thuật, phương tiện và phương pháp đương thời. Song song đó, những sản phẩm mang tính sáng tạo được thể
hiện bằng ngôn ngữ của thời đại này cần được định hình cùng với tính truyền thống của hoa lụa cung đình.”
tiệc đều cài hồng đào do nhà vua ban tặng.
Trong sử sách có ghi chép chi tiết về chủng loại và kích thước của hoa, quy trình chế tác, số lượng và chi phí,... Năm 1795, vua Jeongjo (Chính Tổ, trị vì 1776-1799) đã tổ chức một yến tiệc thịnh soạn suốt tám ngày để mừng thọ 60 của mẫu thân là Hyegyeonggung Hongssi (Huệ Khánh cung Hồng thị). Sự kiện này được ghi chép trong bộ sách “Wonhaeng Eulmyo jeongni uigwe” (Viên hạnh Ất Mão chỉnh lý nghi quỹ – ghi chép về chuyến ngự giá của vua Jeongjo đến lăng mộ Thế tử Sado vào năm Ất Mão). Sách có chép rằng 11.919 hoa lụa đã được sử dụng. Mặc dù không còn bông hoa lụa nào trong số này còn lưu lại đến nay nhưng nghệ nhân Hwang sử dụng những tư liệu kể trên như sách giáo khoa và đã thành công phục nguyên chúng.
TRỞ THÀNH HỌC TRÒ CỦA MẸ
Choi Sung-woo đang đào tạo chế tác hoa lụa tại
Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul. Ông nghĩ rằng để các giá trị truyền thống của hoa lụa cung đình có thể vang vọng trong thời đại ngày nay thì ta phải không ngừng khám phá khả năng mở rộng của nó. Phòng thực nghiệm hoa lụa cung đình Seoul được thành lập như là một phần của
Giám đốc Choi sinh năm 1960, là con cả trong ba người con trai của nghệ nhân Hwang Su-ro. Ông trải qua những năm tháng học trò trong nhà ông bà ngoại, một ngôi nhà ở phường Choryang-dong, Busan được xây dựng bởi quân
Nhật trong thời kỳ Nhật thuộc. Ông ngoại của ông tên là Hwang Rae-sung, người sáng lập và chủ tịch công ty Taechang, công ty đầu tiên ở Hàn Quốc sản xuất loại vải nhung tăm. Người kế nhiệm ông ngoại làm chủ tịch là bố
ông, tên là Choi Wee-kyung, một nhà nông học tốt nghiệp
Đại học Tokyo.
“Vì mẹ tôi là quý nữ của ông bà ngoại nên tôi gần như lớn lên dưới sự chăm sóc của ông bà. Ông ngoại rất tốt với tôi, mặc dù ông nghiêm khắc đến mức ngay cả mẹ tôi, người nổi tiếng là người khắt khe, cũng phải sợ ông. Tuy tôi học chuyên
Quá trình hoàn thiện hoa lụa trải qua khâu nhuộm màu, đính hoa và lắp ghép. Đầu tiên, lụa thích hợp để làm hoa được nhuộm bằng các chất màu tự nhiên từ hoa rum (hồng hoa) hay hạt dành dành, rồi tiến đến phết hồ tấm lụa. Kế đến, dùng chày gỗ đập vào vải để tăng độ sáng bóng và độ đàn hồi. Sau khi cắt vải thành hình cánh hoa, dùng que sắt nung nóng nhúng vào sáp ong rồi là từng cánh hoa để tạo hình bông hoa đang nở. Tiếp theo, gắn cố định các nhị hoa đã chấm phấn thông ở đầu nhị (để trông như bao phấn). Cuối cùng, sắp xếp những bông hoa đã hoàn thành cùng với lá và nụ lên những cành hoa đã chuẩn bị sẵn. Hoa lụa cung đình được tạo ra hoàn toàn thủ công từ khâu nhuộm đến hoàn thiện, nên ngay cả những bông hoa cùng loại cũng khác nhau về màu sắc và hình dạng. Đây là điểm khác với các loại hoa giả bán ngoài thị trường được sản xuất hàng loạt bằng máy móc công xưởng.
ông ngoại có ảnh hưởng lớn đến mối quan tâm kinh doanh văn hóa của tôi.”
Vào đầu những năm 1980 đầy biến động chính trị, ông dành phần lớn thời gian đại học của mình để tham gia các hoạt động xã hội qua những vở kịch sân khấu hay kịch ngoài trời truyền thống. Sau đó ông đi du học Pháp. Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ về lịch sử nghệ thuật tại Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne, ông được chọn làm nghiên cứu viên của Bộ Văn hóa Pháp và có cơ hội tu nghiệp trong hai năm.
“Đó là chương trình tuyển chọn và tài trợ cho mỗi quốc gia một người từ 13 quốc gia để trải nghiệm tinh hoa văn hóa châu Âu. Chúng tôi có thể tùy ý vào xem các kho lưu trữ và hệ thống bảo tàng mà công chúng khó tiếp cận.
Tác phẩm của nghệ nhân bậc thầy Hwang Suro tái hiện tiểu cảnh ao sen trên bệ gỗ
jidangpan được sử dụng trong bữa tiệc
được tổ chức tại cung
điện Changgyeong vào năm 1829. Jidangpan là tiểu cảnh dùng làm sân khấu cho các điệu múa cung đình, hoa sen được đặt ở bên trái và bên phải của bệ với bảy bình hoa mẫu đơn được đặt xung quanh bệ.
Chúng tôi cũng có cơ hội được tham gia tất cả các lễ hội ở châu Âu và tham quan, nghiên cứu các cơ quan quản lý văn hóa. Trải nghiệm này đã mở mang tầm mắt của tôi về kinh doanh văn hóa tích hợp các giá trị truyền thống vào cuộc sống đương đại.”
Sau bảy năm rưỡi du học ở Pháp, ông trở về Hàn Quốcvào năm 1993, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên phải tiếp quản công việc kinh doanh của nhà mình. Mãi sau 10 năm gánh vác công việc không phù hợp, ông mới tìm ra sứ mệnh của mình tại Boan Yeogwan, và chính lúc này, nghệ thuật làm hoa lụa cung đình đã thu hút sự chú ý của ông. “Đó là lần đầu tiên tôi giúp mẹ mang các bình hoa lụa cung đình tham gia “Triển lãm Thủ công mỹ nghệ Truyền thống Hàn Quốc” được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở
Toàn cảnh triển lãm “Đối thoại với Thủ công mỹ nghệ” được tổ chức tại
Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul vào năm
2023. Được chế tác bởi giám đốc Choi và các
tác giả của Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung
đình Seoul, tác phẩm diễn giải về hoa lụa cung
đình dưới phương thức hiện đại.
New York vào năm 2007. Khách tham quan đổ xô về phía
chúng tôi để chụp ảnh. Hoa đúng là ngôn ngữ chung của nhân loại, không cần giải thích cũng có thể hiểu.”
Hoa lụa cung đình cũng nhận được sự hoan nghênh
nhiệt liệt tương tự tại triển lãm năm 2013 ở Milan mang tên “Sự ổn định và Biến đổi trong Nghề Thủ công Truyền thống Hàn Quốc”. Dẫu cho giám đốc Choi quen thuộc với hoa lụa cung đình bởi từ nhỏ đã tiếp xúc với nó, nhưng việc kế thừa di sản của mẹ lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
“Tất cả những người tìm đến mẹ tôi học nghề cuối cùng đã rời đi, ngay cả sau khi họ hoàn thành khóa đào tạo, bởi vì nhu cầu không cao. Vì vậy, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kế thừa di sản của mẹ, nhưng tôi không thể rũ bỏ câu hỏi “Tại sao tôi phải làm điều này?”.
Thế rồi vào năm 2014, khi đang chuẩn bị cho “Triển lãm Hoa lụa Cung đình Mỹ lệ”, tôi mới thực sự thức tỉnh trước vẻ đẹp của hoa lụa cung đình.”
Được tổ chức tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc, triển lãm này đã thu hút công chúng khi tái hiện lại yến tiệc tổ chức tại cung Changgyeong (Xương Khánh) vào năm 1829 nhân kỷ niệm 40 năm ngày sinh và 30 năm đăng quang của vua Sunjo (Thuần Tổ, trị vì 1800-1834). Sau đó, ông chính thức học nghề bắt đầu từ việc nhuộm vải dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân Hwang. Đến năm 2019 ông được công nhận là người hoàn thành khóa thực hành di sản. Cùng năm đó, nghệ nhân Hwang đã vét hết tài sản cá nhân để hoàn thành và mở cửa Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc mà bà cho xây ở thành phố Yangsan, tỉnh Gyungsangnam-do. Năm sau, ông mở “Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul” để đào tạo và phát triển hoa lụa cung đình. Hiện tại, ông kế nhiệm mẹ kiêm cả chức vụ giám đốc Bảo tàng Hoa lụa Cung đình Hàn Quốc. “Có thể nói rằng trong khi Bảo tàng Hoa lụa Cung đình đóng vai trò bảo tồn những giá trị truyền thống không nên
thay đổi thì Phòng Thực nghiệm Hoa lụa Cung đình Seoul là phòng nghiên cứu dành cho việc khám phá và thử nghiệm mở rộng những phát triển mang tính hiện đại.”
NHỮNG TÁC PHẨM MANG HƠI THỞ HIỆN ĐẠI
Tại triển lãm “Đối thoại với Thủ công mỹ nghệ” được tổ chức ở Bảo tàng Thủ công mỹ nghệ Seoul từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023, giám đốc Choi trưng bày cặp bình hoa hồng đào và bích đào truyền thống cùng với các tác phẩm diễn giải về hoa lụa cung đình theo lối hiện đại. “Tôi tin rằng vẻ đẹp tạo hình của hoa lụa cung đình tự nó là đỉnh cao của thiên nhiên ban tặng. Để giá trị truyền thống của hoa lụa cung đình được tiếp diễn trong đời sống hôm nay, chúng ta phải ứng dụng các kỹ thuật, phương tiện và phương pháp đương thời. Song song đó, những sản phẩm mang tính sáng tạo được thể hiện bằng ngôn ngữ của thời đại này cần được định hình cùng với tính truyền thống
Hongbyeokdohwajun (bình hoa hồng đào và bích đào) được dùng để trang trí chính điện thêm hoa mỹ trong các nghi lễ hoàng cung. Hồng đào và bích đào được đặt ở mỗi bên của ngai vàng. Nó đạt đến độ cao 3m và mang lại cảm giác tráng lệ và trang nghiêm.
của hoa lụa cung đình.” Vấn đề hoa lụa cung đình sẽ được ứng dụng như thế nào trong thời đại chúng ta là một bài toán mà giám đốc Choi phải giải quyết với tư cách là người hoàn thành khóa thực hành di sản kiêm nhà hoạch định văn hóa.
Kiến trúc sư Choi Wook –Người khám phá khoảng trống
Kiến trúc sư Choi Wook – Giám đốc điều hành ONE O ONE Architects – nói rằng kiến trúc phương Tây có tính hình tượng nhưng kiến trúc Hàn Quốc thì không thể diễn giải bằng điều đó. Ông cố gắng thể hiện lối biểu đạt kiến trúc kiểu Hàn Quốc trong những công trình do mình thiết kế. Do đó, thay vì tập trung vào những hình thức thẩm mỹ thị giác, ông luôn khám phá những không gian đặc trưng của Hàn Quốc thông qua trải nghiệm và trực giác.
“CĂN PHÒNG SUY TƯ” mở tại Bảo tàng Quốc gia Hàn
Quốc vào tháng 11 năm 2021 là nơi trưng bày hai bức tượng
Bồ Tát Di Lặc bằng đồng mạ vàng trầm ngâm trong tư thế ngồi bán già được chế tác vào cuối thế kỷ thứ VI, đầu thế kỷ thứ VII. Chúng lần lượt được công nhận là Bảo vật Quốc gia số 78 và số 83. Bước vào căn phòng màu đất sét này sau khi đi qua một hành lang tối, khách tham quan sẽ thấy nụ cười của các vị bồ tát trầm ngâm được người Hàn Quốc yêu mến.
“Căn phòng suy tư” được thiết kế đầy táo bạo với việc trưng bày không cần tủ kính giúp người xem thưởng lãm hiện vật từ góc nhìn toàn cảnh 360 độ nhưng vẫn cân nhắc đến sự an toàn của Bảo vật Quốc gia, vừa sử dụng phương thức trưng bày mới vừa bảo tồn ý nghĩa và giá trị độc đáo của tượng Phật. Tổng thể căn phòng mang lại cảm giác vượt qua thời gian và không gian. Chiều dài không gian nơi khách tham quan chiêm ngưỡng tượng Phật là 24m, bằng chiều dài của một rạp hát nhỏ đủ để khán giả có thể quan sát rõ biểu cảm của diễn viên. Hai bức tượng Phật được đặt so le nhau trên một bệ hình bầu dục. Sàn và trần nhà dốc khoảng 1 độ hướng lên phía tượng Phật. Tường được hoàn thiện bằng những vật liệu hấp thụ ánh sáng như đất, than. Nhờ vậy mà chỉ có tượng Phật bằng đồng mạ vàng mới phát sáng bên trong phòng triển lãm.
Xem xét quy định về phòng cháy chữa cháy, người ta đã ốp trần nhà bằng thanh nhôm thay vì để bề mặt trần phẳng rộng và đen. Nhờ những thanh nhôm được ốp sát nhau tạo ra cảm giác bầu trời đêm mênh mông bao trùm không gian triển lãm.
“Tôi muốn thoát khỏi cách phối cảnh theo quy tắc thị giác trong thiết kế. Mọi người có xu hướng di chuyển một cách tự nhiên khi không có tâm điểm thị giác, cũng giống như khi chúng ta thực hiện nghi lễ đi vòng quanh tháp Phật (nghi lễ cầu nguyện và thể hiện sự tôn kính công đức của Đức Phật, sau
Kiến trúc sư Choi Wook
quan tâm đến bố cục
không gian hơn là diện
mạo trực quan của tòa nhà. Ông hướng đến
những trải nghiệm cảm
xúc trong không gian
thông qua mối quan hệ giữa công trình và mặt
đất, sự giao tiếp giữa bên trong và bên ngoài công trình, giữa cảm xúc và màu sắc.
GENESIS Lounge của
Hyundai Motor nằm trên tầng 5 của khách sạn
Shilla Seoul là một không gian phỏng theo mô-típ thiết kế sân và sảnh chính của Hanok. Trần nhà sử dụng vật liệu có tính phản quang để khắc phục hạn chế về không gian bên trong của khách sạn có trần thấp.
Kiến trúc sư Choi cho biết: “Nghe có vẻ bình thường, nhưng trước tiên chúng tôi cố gắng tìm hiểu về khu đất và môi trường xung quanh, để từ đó nỗ lực tạo nên sự gắn kết giữa mảnh đất nơi tòa nhà tọa lạc và những mảnh đất liền kề, hay nói cách khác là tạo ra sự kết nối liên tục của mặt cắt nền đất”.
này phát triển thành trò chơi dân gian của Hàn Quốc – chú thích của người dịch). Tôi tập trung vào việc chuyển tải bầu không khí tâm linh hơn là tuân thủ những nguyên lý hình học nghiêm ngặt.”
Kiến trúc sư Choi Wook – người thiết kế không gian triển lãm này – đã vượt ra khỏi phương pháp phối cảnh của phương Tây và thể hiện cách tiếp cận cụ thể hóa cảm giác về không gian.
KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC HÀN QUỐC
“Tôi đã theo học tại Viện Đại học Kiến trúc Venice, một trong những đại học vang danh ở châu Âu thời điểm đó với đội ngũ trí thức và chuyên gia kiến trúc hàng đầu. Khi nghiên cứu kiến trúc phương Tây vốn dựa trên logic và chủ nghĩa duy lý, tôi nhận ra rằng đó là một hệ thống kiến trúc rất khác với Hàn
Quốc. Lối thiết kế không gian sử dụng phương pháp phối cảnh
xuất hiện từ thời Phục Hưng, và từ đó mặt tiền trở thành yếu tố kiến trúc quan trọng. Thế nhưng kiến trúc Hàn Quốc dường như không quá đề cao yếu tố mặt tiền, và tôi nghi ngờ rằng chúng ta có một hệ thống khác.”
Một nhạc sĩ đương đại mà Choi Wook tình cờ gặp trên bậc thềm Thư viện Andrea Palladio ở Vicenza hồi còn du học ở Ý đã hỏi ông một câu rất thú vị.
“Anh ấy hỏi tôi rằng âm nhạc Hàn Quốc thực sự rất kỳ lạ phải không? Anh ấy cho rằng âm nhạc phương Tây tạo nên sự hài hòa bằng cách để các nốt nhạc tương tác với nhau, còn trong âm nhạc Hàn Quốc thì năm nốt nhạc trong thang âm ngũ cung chạy đua với nhau mà không có bán cung để kết nối. Sau này tôi mới biết đó là thủ pháp song chiếu. Chúng khác biệt rõ rệt với các sáng tác của phương Tây.” Choi Wook đã dần dần được thỏa mãn niềm khao khát tìm hiểu thêm một cách đúng đắn về kiến trúc Hàn Quốc khi
Trụ sở Yeongdeungpo của
Hyundai Card được thiết kế như thể tan vào môi
trường xung quanh. Sàn sảnh tầng 1 được mở rộng ra bên ngoài tạo cảm giác
xóa bỏ ranh giới giữa không gian bên trong và bên ngoài tòa nhà. Đồng thời, hệ vách bên ngoài tòa nhà làm lu mờ sự hiện diện của tòa nhà cao tầng, giúp nó như lẫn vào các tòa nhà khác xung quanh.
Hyundaicard Design
Library tọa lạc tại Gahoedong, Seoul là không gian
được Choi Wook cải tạo từ tòa nhà trưng bày đã có từ trước đó theo hướng làm nổi bật vẻ đẹp của không gian trống. Cửa sổ bằng kính được lắp ở ba mặt bao quanh sân để đưa ánh sáng vào bên trong, đồng thời các vật liệu như gỗ, sắt, và thép không gỉ được sử dụng nhằm làm tương phản đặc tính vật lý của mỗi loại.
ông đi thực địa kiến trúc sau khi du học về. Ông chú tâm đến nền móng của công trình và cách mà chúng được xây dựng phù hợp với địa hình tự nhiên nhiều triền dốc của Hàn Quốc. Phong cảnh của những khu đất được tạo nên từ những mảnh đất nhỏ đặc biệt có sức mê hoặc đối với ông. Đầu những năm 2000, ông bị sốc khi thấy những ngôi nhà hanok ở Bukchon nhanh chóng biến mất do quá trình đô thị hóa. Do đó, ông đã thành lập văn phòng tại một hanok ở Bukchon. Ông dành khoảng thời gian ấy để trải nghiệm và quan sát những nét đặc trưng của hanok, và đã thu được kết quả rõ ràng.
Chuỗi thiết kế Hyundai Library của ông, bao gồm Hyundaicard Design Library năm 2012 và Hyundaicard Cooking Library năm 2016, tập trung vào cảm nhận của các giác quan do không gian mang lại, như ánh sáng, âm thanh và mùi hương. Còn với tòa nhà văn phòng Hyundai Card Yeongdeungpo xây năm 2013, ông đã mở rộng nền của sảnh ra ngoài, xóa đi ranh giới giữa bên trong và bên ngoài tòa nhà. Nhiều tòa nhà cao tầng do ông thiết kế đều theo cùng một kiểu như vậy: các tầng thấp được thiết kế tinh tế đóng vai trò như móng nhà, phối kết hài hòa với thế đất của khu vực xung quanh; còn các tầng cao lại được làm cho nhạt nhòa hơn, làm giảm đi ấn tượng về sự tồn tại của mặt tiền tòa nhà. Tiền sảnh được thiết kế để đón ánh sáng tự nhiên từ nhiều hướng khác nhau, tạo ra một vùng không gian tràn ngập ánh sáng và không có bóng đổ vào bên trong. Trong những công trình hiện đại theo lối kiến trúc phương Tây như thế này, Choi Wook đã lồng ghép cách tiếp cận thông qua trải nghiệm cảm giác của tư duy kiến trúc phương Đông.
DÒNG CHẢY CỦA KHÔNG GIAN
“Trong kiến trúc truyền thống Hàn Quốc, mặt cắt ngang của nền đất và nền nhà chi phối đặc điểm và kích thước của không gian cũng như sự chuyển động của con người trong không gian
ấy. Nghe có vẻ bình thường, nhưng trước tiên chúng tôi phải cố gắng tìm hiểu về khu đất và môi trường xung quanh, để từ đó nỗ lực tạo nên sự gắn kết giữa mảnh đất nơi tòa nhà tọa lạc và những mảnh đất liền kề, hay nói cách khác là tạo ra sự kết nối liên tục của mặt cắt nền đất. Sự phù hợp giữa kết cấu của sàn nhà với nhiệt độ và màu sắc của không gian cũng là một vấn đề quan trọng.” Sulwhasoo, thương hiệu của nhà sản xuất mỹ phẩm Amore Pacific, đã khai trương cửa hàng đại bản doanh (flagship store) đầu tiên “Ngôi nhà của Sulwhasoo” tại Gahoedong, Seoul vào năm 2022. Không gian nơi đây thể hiện rõ nét cách tiếp cận kiến trúc mà Choi Wook đang theo đuổi. Đây là dự án cải tạo ngôi nhà hanok Hàn Quốc được xây từ thập niên 1930 trên một con phố chính và ngôi nhà xưa kiểu phương Tây xây từ thập niên 1960. Vấn đề ở đây không chỉ là hợp nhất hai ngôi nhà của hai thời kỳ khác nhau mang hai phong cách khác nhau, mà quan trọng là tạo ra dòng chảy không gian giữa chúng.
Ông tạo ra dòng chảy thông suốt của không gian bằng cách thống nhất nền của tổ hợp hai ngôi nhà theo phần nền của ngôi nhà hanok đã có sẵn và phá bỏ bức tường dài 6m để nối thông sân giữa của ngôi nhà hanok phía trước với ngôi nhà kiểu phương Tây trải dài phía sau. Việc xây tầng hầm ở ngôi nhà kiểu phương Tây để kết nối với sân giữa của hanok vô cùng khó khăn, nhưng nó lại giúp giải quyết được vấn đề cấu trúc của ngôi nhà. Thêm vào đó, ông còn trăn trở làm thế nào để có thể làm bật lên một cách tối đa vẻ đẹp của ngôi nhà hanok, và cuối cùng đã cho lắp đặt cửa đi và cửa sổ bằng kính trong suốt để ta có thể nhìn xuyên suốt cả hai căn nhà theo đường chéo mà không bị khuất tầm mắt. Cũng nhờ vậy mà trên đường đi từ Hanok đến căn nhà kiểu phương Tây, ta có thể nhìn thấy những phong cảnh khác nhau, điều mà Choi Wook gọi là “nhất bộ nhất cảnh”. Đây là con đường đi dạo được
Ngôi nhà của Sulwhasoo (còn gọi là dự án Gahoedong Duzip) là công trình thể hiện rõ nét hành trình khám phá việc thể hiện không gian mang tính Hàn Quốc của kiến trúc sư Choi Wook. Để hợp nhất ngôi nhà hanok và ngôi nhà theo kiểu phương Tây thành một không gian, ông đã cho dỡ bức tường ngăn cách hai ngôi nhà và tạo ra một khoảng sân ở vị trí đó để kết nối chúng với nhau.
Ngôi nhà có tường cao (The House with Chukdae) – nhà riêng của kiến trúc sư Choi Wook tọa lạc tại Buam-dong, Seoul – cho thấy rõ kiểu kiến trúc mà ông theo đuổi. Tận dụng địa hình của khu đất, ngôi nhà được giảm tối đa tường rào khiến gia chủ có thể cảm nhận được trọn vẹn sự thay đổi của các mùa. Trong ảnh là không gian ăn uống được vợ chồng ông sử dụng.
cảm nhận bằng các giác quan của cơ thể.
DNA – “BỘ GEN DI TRUYỀN” ĐỘC NHẤT
Quan điểm về kiến trúc của Choi Wook dần được cụ thể hóa thông qua việc xuất bản Domus Korea, một ấn bản địa phương của tạp chí thiết kế kiến trúc Ý Domus với sự tài trợ của Hyundai Card. Tạp chí đã xuất bản tổng cộng 12 số, bắt đầu từ số tháng 11 năm 2018 đến số mùa thu năm 2021. Đây là cơ hội tốt để ông cùng các nhà phê bình, nhà văn, và kiến trúc sư khác trăn trở về các đặc điểm kiến trúc Hàn Quốc mà ông đã tìm kiếm trong suốt quãng thời gian dài. Với công việc này, ông đã phát triển nên những từ khóa như đất đai, nền đất, song song, hội tụ, cảm giác về khoảng không gian trống.
“Có thể nói đó là cách thể hiện sự tôn trọng của một người đã sống ở đất nước này. Thay vì cố gắng nói lên khái niệm lớn lao về “Hàn Quốc”, tôi quan tâm “bộ gen di truyền” văn hóa độc nhất của vùng đất này và muốn đón nhận chúng.”
Choi Wook bắt đầu từ việc tìm hiểu về đất rồi sau đó thể hiện những chủ đề phản ánh rõ nhất đặc điểm của đất thông qua kiến trúc. Điều này thuộc về lĩnh vực kinh nghiệm và trực giác, không thể giải thích được bằng logic. Những kinh nghiệm và trực giác vốn chỉ có thể diễn đạt bằng các từ ngữ mơ hồ đã được ông cụ thể hóa bằng những con số chi tiết và những cấu trúc phức tạp đầy tính thuyết phục thông qua trải nghiệm về không gian. Hai ngôi nhà riêng của ông – Ngôi nhà có tường cao (Buam Residence) ở Buam-dong, Seoul và Ngôi nhà bên bờ biển (The Seaside House) ở Goseong-gu, tỉnh Gangwon-do – là những nguyên mẫu thể hiện rõ nét tính chất của kiến trúc mà ông muốn tạo ra. Như ông đã từng nói, “Kiến trúc Hàn Quốc được tạo ra dựa trên việc phân tích các điều kiện của địa điểm, mối quan hệ của ánh sáng, công năng của công trình... thế nên điều quan
Ngôi nhà bên bờ biển –ngôi nhà thứ hai của Choi Wook – được xây dựng nhỏ gọn để có thể hòa hợp với những ngôi nhà khác trong làng chài nơi nó tọa lạc. Các bức tường của ngôi nhà cũng được hoàn thiện bằng xi măng. Thay vì cân nhắc công năng sử dụng, ngôi nhà được lắp nhiều cửa sổ lớn để đưa cảnh biển vào trong nhà.
trọng là bầu không khí của không gian đó chứ không phải mặt tiền của ngôi nhà”, những ngôi nhà riêng của Choi Wook không có hình thức bên ngoài ưu việt mà thay vào đó là một bầu không khí của trực cảm đến từ sự liên kết giữa những không gian trong ngôi nhà, ánh nắng, gió, tiếng chim hót, và sóng biển hiện lên đầu tiên trong tâm trí.
“Tai Soo Kim, người từng thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia Gwacheon, đã nói điều này từ lâu. Ông cho rằng tuy người ta nói thời của những bậc thầy đã đi qua, thời của chủs nghĩa hiện đại đã bắt đầu, nhưng thực ra chủ nghĩa hiện đại đã kết thúc vào những năm 1980 và tiếp sau đó là thời của “auto-foundation”, thời mà mỗi người tự xây dựng nền móng cho riêng mình. Tôi cũng có những kỷ niệm riêng từ thời thơ ấu. Tôi cũng nói với các thành viên của
ONE O ONE rằng những kỷ niệm sâu sắc, những trải nghiệm của cá nhân quan trọng hơn thị hiếu. Ta nên kiến tạo và diễn giải tác phẩm của mình bằng câu chuyện của chính mình.”
Rác thải trở thành báu vật
Cuộc sống hàng ngày của chúng ta đã không thể sống thiếu nhựa, và rác thải từ nhựa, chủ yếu là nhựa dẻo và nhựa nilon, được dự án JUST PROJECT thu gom lại rồi biến chúng thành vật dụng hàng ngày. Họ nghiên cứu và phát triển đến khi nào rác thải từ “của nợ” thành “báu vật”.
ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG liên tục của chủ nghĩa tư bản khiến hoạt động sản xuất và tiêu dùng luôn được đẩy mạnh không ngừng. Kết quả là đã xuất hiện một kỷ nguyên của sản xuất dư thừa và tiêu thụ quá mức. Từ sản xuất, phân phối, đến tiêu thụ và thải bỏ, tất cả các quá trình này đều liên quan đến lượng khí thải carbon. Đây là lý do tại sao sản xuất và tiêu thụ quá mức bị xem là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng khí hậu.
ĐƯA QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC VÀO SẢN XUẤT VÀ
TIÊU DÙNG
Để tiến tới trung hòa carbon (lượng CO2 thải ra môi trường trong quá trình sản xuất tương đương với lượng CO2 được hấp thụ ngược trở lại – chú thích của người dịch), cần phải có ý thức đạo đức trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Đối với phương thức sản xuất, văn hoá tạo ra những giá trị mới cho đồ vật bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu bị bỏ đi để thiết kế lại hoặc thay đổi mục đích sử dụng ban đầu (upcycle), đã trở thành một phong trào mang tầm ảnh hưởng lớn. Upcycle là một chủ đề được nêu ra vào năm 2002 bởi kiến trúc sư người Mỹ William McDonough và nhà hóa học người Đức Michael Braungart. Trong cuốn sách “Cradle to Crade”
(tạm dịch Cradle to Cradle: Thay đổi cách chúng ta sản xuất) năm 2003, các tác giả đã kêu gọi giải quyết vấn đề chất thải công nghiệp bằng cách hướng đến quy trình tuần hoàn của hệ sinh thái ngay từ khâu thiết kế sản phẩm. Họ kêu gọi tìm kiếm ý tưởng để tuần hoàn tài nguyên đồng thời xây dựng một hệ thống dựa vào công nghệ và thiết kế để các vật liệu vẫn có thể sử dụng có cơ hội tái sinh thành các sản phẩm mới mà không kết thúc cuộc sống của chúng trong thùng rác.
Mặt khác, sản xuất có đạo đức phải đi kèm với tiêu dùng có đạo đức. Một trong những cách để thực hiện tiêu dùng đạo đức là chú tâm tìm hiểu những dự án như JUST PROJECT.
THAY ĐỔI XUẤT PHÁT TỪ NHỮNG VIỆC BẢN
THÂN MUỐN LÀM
Có nhiều hình thức để giúp tuần hoàn tài nguyên. Nói một cách ngắn gọn, đó là cách chúng ta cân nhắc sử dụng một sản phẩm rồi tái sử dụng chúng. Chỉ khi nào chúng ta thực hiện tích cực và liên tục tất cả mọi hình thức thì mới có thể đạt được sự tuần hoàn hiệu quả cho trung hòa carbon. JUST PROJECT là một thương hiệu thiết kế đã không ngừng truyền tải thông điệp về tính bền vững trong suốt 12 năm qua. Công việc chính của họ là xem rác như nguồn nguyên
Vào năm 2019, Bảo tàng
Nghệ thuật Seoul đã tổ
chức chương trình “Buffet rác” thuộc hoạt động “Hộp
cơm của các nghệ sĩ”.
Bữa ăn trong chương trình
này được chế biến từ những nguyên liệu tốt nhưng nhìn không được
đẹp mắt lắm và người dự có thể lựa chọn các loại rác khác nhau như thủy tinh, vải và nhựa theo sở thích riêng của họ.
liệu và tài nguyên, họ là thu thập và biến rác thành những vật dụng hữu ích. Ngoài ra, thương hiệu này còn lên kế hoạch và tổ chức các buổi triển lãm và chương trình liên quan đến upcycling. Đồng thời, họ cũng phát hành tạp chí hướng đến hệ sinh thái tuần hoàn tự nhiên và cố gắng lan toả văn hóa tái chế upcycling thông qua các buổi hội thảo đa dạng.
Lý do khiến cho những hoạt động của JUST PROJECT trở nên nổi bật là nhờ chiến lược thương hiệu được xây dựng bởi chủ tịch Yi Young-yeun. JUST PROJECT không phải là một phong trào môi trường mà là một thương hiệu thiết kế truyền cảm hứng cho mọi người suy ngẫm về thói quen tiêu dùng và
gợi ý các vật dụng cần thiết phù hợp với thị hiếu của họ. Hoạt
động của JUST PROJECT không phải để thực hiện một nghĩa vụ hay hoài bão lớn lao mà cái hay của nó nằm ở chỗ tạo ra một
công việc mà nhân viên thực sự muốn làm, đó là tạo ra những sản phẩm khách hàng muốn mua. Điều này thể hiện đúng như tên gọi của thương hiệu “Just” (chỉ là).
SỰ HOÁ THÂN CỦA RÁC
Thật thú vị khi thấy một loại rác thải nào đó được sử dụng để tái chế thành các sản phẩm do JUST PROJECT giới thiệu. Nếu bạn nhìn vào các sản phẩm công ty này thiết kế, bạn có thể biết loại rác họ sử dụng dựa vào tên sản phẩm. Ví dụ như những cái tên: “I was t-shirts” (tạm dịch Tôi là áo phông), “I was label” (tạm dịch Tôi là mác quần áo), “I was foil” (tạm dịch Tôi là giấy bạc), “I was straw” (tạm dịch Tôi là ống hút)... Thảm làm từ áo phông cũ, túi làm từ nhãn mác quần áo, ví và túi nhỏ làm từ bao bì bánh kẹo và ống hút bỏ đi. Họ có một quan điểm hoàn toàn khác về rác, đến mức họ có thể nói rằng rác vừa là một nguồn cảm hứng vừa là đối tượng thưởng thức.Những bao bì bánh kẹo mà chúng ta thường vứt đi sau khi dùng hết sản phẩm bên trong là một ví dụ như vậy. Loại nhựa
dùng trong bao bì bánh kẹo thường có ít nhất là ba lớp nhựa khác nhau được ép vào nên rất khó để tái chế. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của JUST PROJECT, bao bì bánh kẹo là một chất liệu cao cấp, vừa chắc chắn vừa không thấm nước. Những chiếc túi
cầm tay được làm bằng cách tách vỏ túi bánh kẹo và lau sạch dầu mỡ, sau đó thiết kế túi theo nhiều kích cỡ và mục đích sử dụng đa dạng. Chúng cứng cáp và hữu ích hơn chúng ta nghĩ nhiều. Vì mỗi chiếc túi cầm tay đều được làm từ nhiều loại vỏ bánh keọ khác nhau, nên mỗi chiếc đều có dáng vẻ khác biệt, và thật thú vị khi ngắm nghía từng chiếc túi và lựa chọn theo sở thích cá nhân. Nếu một chiếc túi cầm tay làm từ vỏ bánh keọ được đặt tên là “I was foil”, thì “I was t-shirt” là tên gọi của tấm thảm. Thoạt nhìn, tấm thảm bóng bẩy này được hoàn thiện bằng cách cắt áo phông cũ thành những dải dài, sau đó dệt chúng lại trên khung cửi thủ công, và hoàn thiện bằng cách khâu tay. Ưu điểm
Tạp chí hàng quý “Rác”
được xuất bản bởi JUST
PROJECT giới thiệu những câu chuyện, tác phẩm của những người yêu rác, thu thập và khám phá nó. Đặc biệt, trang bìa của tạp chí có điểm đặc trưng là được làm từ những tờ rơi bỏ đi và giấy in cũ, do đó không có bìa nào giống bìa nào cả.
“Plastics” là một dự án do công ty JUST PROJECT kết hợp với NoPlasticSunday tổ chức,và giới thiệu các tác phẩm của 10 nghệ sĩ trong năm 2022. ©
của loại thảm làm từ áo phông này là có thể dễ dàng giặt trong
máy giặt bởi công ty chỉ sử dụng chất liệu áo cô tông, đồng thời nhờ họa tiết đặc trưng khác nhau của từng loại vải nên
mỗi một sản phẩm mang một thiết kế độc đáo riêng. Ngoài ra, nhờ phương pháp dệt sợi vải rất chặt bằng khung dệt tay khiến
cho tấm thảm trông đẹp mắt, chất lượng cũng rất tuyệt vời
đến mức người ta không còn để tâm nhiều đến việc nó là một
tấm thảm làm từ đồ bỏ đi.
Quả nhiên, cách giải thích của thương hiệu JUST PROJECT hoàn toàn thuyết phục khi cho rằng những món đồ bỏ đi chính là một nguồn tài nguyên, một kho báu và là khởi nguồn của các ý tưởng.
Hoạt động của JUST PROJECT không phải để thực hiện một nghĩa vụ hay hoài bão lớn lao mà cái hay của nó nằm ở chỗ tạo ra một công việc mà nhân viên thực sự muốn làm, đó là tạo ra những sản phẩm khách hàng muốn mua.
CÁC TÍNH NĂNG CỦA NHỰA DẺO
Một ví dụ tiêu biểu phải nhắc đến chính là triển lãm nhựa upcycling do JUST PROJECT phối hợp với thương hiệu
NoPlasticSunday tổ chức tại Seoul Design Festival 2023. NoPlasticSunday là thương hiệu nỗ lực tạo ra hệ thống kinh tế tuần hoàn bền vững cho rác thải nhựa. JUST PROJECT đã lên kế hoạch thực hiện tập hợp các nhà thiết kế nội thất, nhà thiết kế công nghiệp đang hoạt động mạnh tại Hàn Quốc và đề xuất làm các đồ nội thất phản ánh được ngôn ngữ thiết kế của từng tác giả theo chủ đề nhựa tái chế. Các nhà thiết kế khi tham gia đã sử dụng các tấm ván nhựa tái chế thay cho các vật liệu quen thuộc để tạo ra các món đồ nội thất đẹp và hữu ích. Dự án được đánh giá cao vì là sự kiện mở ra tính ứng dụng cho nhựa tái chế thông qua các thiết kế độc đáo. Dự án đã cho mọi người thấy tiềm năng về mặt chức năng và tính thẩm mỹ của nhựa phế liệu, vốn luôn là vấn đề lớn và nóng trong số các vấn đề về môi trường và khí hậu.
Ngoài ra, sổ nhật ký do JUST PROJECT kết hợp làm với tổ chức phi chính phủ Team & Team cũng rất ấn tượng. Việc sử dụng vật liệu polyester tái chế hoàn toàn từ chai nhựa PET để làm bìa nhật ký và bìa được thiết kế để có thể tái sử dụng làm túi cầm tay chính là kết quả của việc xem xét cẩn thận vòng đời từ khi sản phẩm ra đời đến khi thải bỏ. Số tiền thu được từ dự án sổ nhật ký đã được sử dụng để cung cấp nước sạch cho người dân Đông Phi đang phải chịu nạn đói, việc làm này đã khiến cho dự án mang nhiều ý nghĩa hơn
ĐỊNH NGHĨA LẠI THẾ NÀO LÀ MỘT MÓN ĐỒ TỐT
Vấn đề lượng rác thải khổng lồ đang gia tăng từng ngày đã khiến chúng ta phải nhìn nhận rằng đây không chỉ là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để khắc phục ô nhiễm môi trường và khủng hoảng khí hậu mà nó còn buộc chúng ta phải xem xét lại hệ thống sản xuất và tiêu dùng. Đã đến lúc mọi người phải cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là trung hòa carbon, tiến hành thí điểm và làm nhiều thử nghiệm khác nhau dựa trên việc xem xét kỹ lưỡng từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm, từ khâu lập kế hoạch sản xuất đến khâu lựa chọn nguyên liệu và thiết kế, đến khi đồ vật bị loại bỏ sau khi sử dụng hết chức năng. Trong 10 năm qua, JUST PROJECT đã không ngừng vươn lên bằng cách xác định thế nào là sản phẩm tốt, là thiết kế họ muốn thực hiện và hoàn thành những điều đó. Cách thức hoạt động của họ đã trở thành hình mẫu và gây ấn tượng mạnh mẽ trong việc truyền tải một cách sâu sắc việc tái sử dụng rác và văn hoá upcycling, đồng thời chúng cũng khiến người tiêu dùng phải suy nghĩ lại về các tiêu chuẩn đánh giá một thương hiệu tốt.
Chân dung thường nhật Hwang Kyung-shin Nhà
Han Jung-hyun Dịch. Mai Kim Chi
Thế giới food styling - Lĩnh vực hội tụ
nhiều kỹ năng
Food stylist (nhà tạo mẫu ẩm thực) là người sáng tạo không gian bàn ăn từ thực phẩm và dụng cụ ăn uống.
Bằng hình ảnh hoặc video, họ cần truyền tải một cách
chân thực nhất từ kết cấu, mùi vị cho đến hình thức bên ngoài của món ăn. Đây là công việc khó có thể thực hiện nếu không đủ sự nỗ lực và năng lực sáng tạo.
ẨN MÌNH trong một con hẻm tách khỏi đường lớn của
Seongsan-dong, Mapo-gu, Seoul là một ngôi nhà hai tầng đã 50 tuổi. Nhà không có cổng, ở góc sân có một cây hồng lớn sừng sững xoè bóng mát. Đây là nơi bầy chim sống ở núi Seongmi gần đó thường bay đến nghỉ ngơi. Bên trong khung cửa sổ hướng ra khoảng sân thoáng đãng với cây hồng là căn studio thường xuyên sáng đèn đến tận 3 giờ sáng. Trong phòng có đủ loại vật dụng, người ra vào tấp nập, ánh đèn chụp lóe lên rồi lại tắt, mùi đồ ăn thơm ngon thoang thoảng lôi cuốn sự hiếu kỳ của các chú chó, mèo thập thò xung quanh. Nơi đây chính là phòng làm việc của cô Kim Bo-seon, một food stylist.
Kim Bo-seon lúc nào cũng kín mít với nhiều thể loại công việc khác nhau.
NGHỀ PHẢI GIỎI MỌI VIỆC
Kim Bo-seon sống gần nơi làm việc, hằng ngày cô đi bộ đi làm. Ngoại trừ những ngày tác nghiệp bên ngoài, cô thường thức dậy lúc 8 giờ sáng và mở cửa phòng làm việc lúc 9 giờ. Nếu buổi chụp hình bắt đầu lúc 9 giờ, cô phải chuẩn bị mọi thứ từ 5 giờ. Trước đây, phần lớn công việc là chụp ảnh món ăn để đăng tạp chí, nhưng nay tình hình đã thay đổi. “Ngày nay, tạp chí ít đi nhiều, thị trường quảng cáo đa phần chuyển sang kỹ thuật số. Những việc chúng tôi nhận gần
Theo thời gian và sự thay đổi của thời đại, lĩnh vực food stylist dần được mở rộng. Ngoài việc cơ bản là tự chế biến món ăn, các food stylist còn tiến hành khảo sát thị trường hay phát triển thực đơn mới theo yêu cầu của khách hàng. Vì lĩnh vực này khá rộng nên công việc hàng ngày của họ luôn bận rộn. Hơn 20 năm gắn bó với nghề food stylist, một ngày của
Food stylist Kim Bo-seon đang kiểm tra kỹ mẫu tham khảo qua màn hình và bày biện món ăn đã chuẩn bị. Đạt được sự ưng ý của khách hàng cũng quan trọng không kém việc chuẩn bị món ăn hay trình bày chúng.
gần đây chủ yếu liên quan đến tạo dựng thương hiệu trên mạng xã hội, bày trí triển lãm, bố trí sự kiện,... Hay khi có dụng cụ nhà bếp mới ra mắt, tôi tiến hành thử nghiệm sản phẩm, phát triển thực đơn, làm sổ tay.”
Trước đây, việc nấu nướng và food styling là hai lĩnh vực riêng biệt. Nhưng hiện nay, phần đông khách hàng tìm kiếm những food stylist có khả năng bếp núc. “Phạm vi công việc sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc bạn có khả năng chế biến món ăn hay không. Nếu không có tay nghề bếp núc hỗ trợ, bạn sẽ thấy mình bị hạn chế trong công việc, kết quả là phải đi học nấu ăn. Ví dụ để giúp một món xào vừa hoàn thành trông bắt mắt hơn, bạn cần quyết định nên dùng dầu ăn hay bôi mật ngô. Để phán đoán được, bạn cần có kiến thức về nấu nướng. Hoặc, tùy vào từng loại thịt, bạn cũng cần biết nhiệt độ nào phù hợp giúp miếng thịt trông ngon và đẹp mắt nhất. Vì vậy không chỉ cần giỏi việc bếp núc, bạn còn cần am tường cả về nguyên liệu món ăn.”
Đối với từng thể loại ẩm thực đa dạng như món Hàn, món
Tây, món Trung, món Nhật,... nguyên liệu liên quan cũng vô cùng phong phú. Do đó nếu chỉ giỏi một lĩnh vực nhất định sẽ khó đảm đương được công việc này.
“Vì không biết mình sẽ được khách hàng giao phó việc gì. Nói chung, mình phải biết và làm được mọi thứ.”
Việc cần làm tốt không chỉ có nấu nướng. Bạn cần chuẩn bị các loại dụng cụ cần thiết cho việc quay phim, chụp ảnh. Từ việc sử dụng bát đĩa, cho đến kết hợp chúng với khăn trải bàn, khăn ăn, thìa đũa, lọ gia vị, hoa,... ra sao để phù hợp với tổng thể và làm nổi bật món ăn.
“Nhiều dự án đến ngay trước ngày ghi hình nên tôi không có thời gian để mua vật dụng. Vì vậy mỗi khi có thời gian, tôi thường chuẩn bị sẵn.”
Thật không quá lời khi nói rằng food stylist là một nghề tổng hợp. Người làm nghề này vừa là nhà nghiên cứu ẩm thực, người trang trí hoa, cũng vừa là điều phối viên, nhà thiết kế.
GIẤC MƠ ĐƯỢC TÌM THẤY Ở TUỔI 22
Vào năm cô học đại học năm thứ ba, thông qua một chương trình TV, Kim Bo-seon tình cờ biết đến nghề food stylist. “Tôi vốn rất yêu thích và muốn làm việc liên quan đến nấu ăn. Nhưng nếu làm việc ở nhà hàng, tôi chỉ có thể nấu vài món giống nhau. Vì vậy, tôi thấy food stylist là một công việc rất thú vị. Mỗi lần không chỉ tạo ra một món ăn mới, mà còn trình bày để chúng trông bắt mắt hơn. Chưa kể, làm sách ảnh cũng là một việc rất lý thú của nghề này.”
Bằng sự quyết tâm, Kim Bo-seon bảo lưu kết quả học tập khi kết thúc năm thứ ba đại học và nghiêm túc theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng thời điểm đó chưa có một trường, hay học viện nào đào tạo lĩnh vực food stylist.
“Khi ấy, tôi đã đăng ký khóa học của giáo viên vừa là nhà nghiên cứu ẩm thực vừa hoạt động trong lĩnh vực food stylist. Những lúc giáo viên có lịch trình riêng, lớp sẽ bị hủy hoặc dời lại. Khóa học một tuần một buổi, nhưng có những khi một tháng chúng tôi chỉ học được một lần”.
Học về food stylist, Kim Bo-seon nhận ra nhất thiết phải biết nấu nướng. Vì vậy cô đăng ký học tại trung tâm dạy nấu
ăn của khách sạn Shilla.
“Sau khi học nấu món Tây ở đó, tôi định học hỏi thêm
bằng cách làm phụ việc cho một food stylist. Tuy nhiên, nhiều người cũng có ý định như vậy, trong khi vị trí công việc lại có hạn. Nếu có kinh nghiệm nấu nướng chắc hẳn sẽ có ưu thế hơn. Nghĩ như thế, tôi đã xin vào làm việc ở một nhà hàng chuyên
về pasta.”
Chính kinh nghiệm đó trở thành bàn đạp giúp Kim Boseon trở thành trợ lý food stylist. Lên năm thứ tư đại học, cô sắp xếp tất cả lớp học trong tuần vào một ngày, thời gian còn lại dành để làm việc. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô không ngừng đắn đo cho chặng đường tiếp theo trong tương lai và quyết định đến Nhật du học.
“Vào thời điểm đó, Nhật Bản đa dạng hơn Hàn Quốc về chủng loại món ăn và nguyên liệu. Cả lĩnh vực món tráng miệng và rượu vang cũng phong phú hơn. Nên tôi nghĩ mình có thể mở mang tầm nhìn tại đó.”
Ở Nhật, Kim Bo-seon vừa học việc, vừa làm đồng thời ba công việc bán thời gian để đủ trang trải sinh hoạt phí, học phí và tiền tiêu vặt. Năm 2005, sau khi về Hàn Quốc, cô mở một xưởng nhỏ tại tầng bán hầm trong căn nhà của bố mẹ, bắt đầu cuộc sống tự lập của một food stylist. “Tôi đã không có việc để làm. Trong ba tháng, chỉ có một vị khách tìm tới. Nếu tình hình không khá khẩm hơn, tôi nghĩ
Hình ảnh tại sự kiện Le Pain Baguette Championship 2023, nơi chọn ra chuyên gia làm bánh số một Hàn Quốc. Tác phẩm là một bàn lớn dài 8m phủ đầy bởi hàng chục loại bánh mì và các vật dụng khác nhau.
chắc mình sẽ rơi vào trầm cảm mất. Vì vậy, tôi quyết định tiếp tục tìm tòi học hỏi thêm bằng cách đến thư viện, đi nhà sách. Ngày qua ngày, dù chỉ có một khách hàng tìm tới, tôi cũng không ngừng tự rèn luyện. cho dù chỉ là một cảnh chụp, tôi cũng thử nhiều góc máy, quan sát dưới nhiều góc độ, chuẩn bị sẵn nhiều ý tưởng đến cả phương án C. Những vị khách đã đến một lần sau đó tiếp tục quay lại, thậm chí họ còn giới thiệu cho những người xung quanh. Cứ như vậy, mất 5 năm để tôi có được vị trí như ngày hôm nay.”
ĂN CŨNG CÔNG VIỆC, NGHỈ CŨNG CÔNG VIỆC
Sau khi khởi nghiệp xưởng làm việc ở tầng bán hầm, được một thời gian, cô phải chuyển chỗ đến ba bốn lần. Cô Kim Bo-seon nhận các dự án chụp ảnh khoảng hai đến ba lần một tuần. Những ngày không có lịch chụp, cô vẫn tất bật chuẩn bị cho ngày được đặt lịch hẹn. Cô nghiên cứu dự án, mua đạo cụ cần thiết và chỉ đạo cho nhân viên tiến hành. Đôi lúc phải làm những món ăn lạ như “cá trích lên men kiểu Bắc Âu”, cô phải chuẩn bị nguyên liệu, nghiên cứu công thức và làm thử món ăn. Những ngày thời gian thư thả hơn, cô sắp xếp biên lai và hoá đơn thuế. Bữa sáng của cô thường là trứng luộc hay khoai lang, bữa trưa và bữa tối hầu hết cô gọi đồ ăn sẵn giao đến phòng làm việc.
“Tủ lạnh tuy luôn sẵn các nguyên liệu tươi ngon, nhưng hầu như tôi không có thời gian sắp xếp hay nấu nướng cho chính mình. Bởi vì công việc hàng ngày thường kéo dài đến rạng sáng mới kết thúc. Tôi chỉ về nhà để ngủ. Có lẽ tôi chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày.”
Đối với Kim Bo-seon, việc gặp gỡ mọi người và đi ăn uống món gì ngon khi rảnh rỗi cũng là công việc. Nó như một phản xạ mỗi khi cô trông thấy một món ăn hấp dẫn. Cô khám phá kỹ thuật nấu, tìm tòi cách chế biến vì biết đâu khi có khách hàng yêu cầu món ăn kiểu tương tự, cô sẽ phải tự tay thực hiện nó.
“Đây là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo, chỉ thực hiện được khi có và thể hiện tốt ý tưởng. Không phải cứ đến giờ ngồi vào làm, hết giờ thì kết thúc mà có được ý tưởng hay. Vì thế, cũng không thể phân chia công việc một cách rạch ròi. Theo đuổi công việc này cũng cần có niềm đam mê. Trước đây, tôi vốn có tính cách làm một chút là chán và bỏ cuộc, nhưng công việc này lại phù hợp với tôi. Bởi càng tiếp tục, tôi lại càng muốn làm tốt hơn nữa.” Đối với Kim Bo-seon, ngắm nhìn những chú chim ríu rít trên cây hồng ở góc sân cũng là giây phút ngắn ngủi cô nghỉ ngơi và thư giãn. Không biết chừng, đó cũng là cái nôi ấp ủ cho những ý tưởng sáng tạo mới nảy sinh.
Nguồn nguyên liệu phải tươi và chất lượng tốt thì sản phẩm mới đạt yêu cầu về kết
“Phạm vi công việc có thể thay đổi tùy thuộc người thực hiện biết nấu ăn hay không. Để làm nổi bật món ăn, cần phải chú tâm đến cả dụng cụ ăn uống, chén bát, khăn bàn. Vì vậy, người làm food stylist đòi hỏi không những giỏi nấu nướng và bày trí, mà còn phải làm tốt tất cả các lĩnh vực khác như thiết kế phối cảnh,...”
Gần đây xuất hiện một xu hướng mới về hài kịch Hàn Quốc, được gọi là K-comedy. Hình thức và nội dung của K-comedy đều mới mẻ khi sân khấu chính của hài kịch chuyển từ phương tiện truyền thông cũ sang phương tiện truyền thông mới như YouTube.
Ảnh ca sĩ Jeon So-mi xuất hiện với tư cách là
chương trình
chuyện nổi
Psick University. Ngoài các nghệ sĩ trong nước, các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như nhà văn Pháp Bernard Werber, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Canada Daniel Caesar, nghệ sĩ người Mỹ MSCHF cũng từng góp mặt trong chương trình. Năm ngoái, tại lễ trao giải Nghệ thuật Baeksang 2023, Psick
Show là kênh YouTube đầu tiên nhận giải thưởng show Tạp kĩ truyền hình xuất sắc nhất.
“TÔI NGHĨ hài kịch và nghệ thuật thật sự có nhiều điểm tương đồng. Một khi thời đại thay đổi, đương nhiên các nghệ sĩ mới cũng ra đời. Chủ nghĩa hậu ấn tượng là ví dụ trong số đó. Chúng tôi chính là những Van Gogh, Paul Gauguin và Paul Cézanne trên YouTube.”
Đó là câu trả lời của diễn viên hài Lee Yong-ju khi được MC hỏi “Anh nghĩ hài kịch là gì?” trong chương trình THE TALK, một nội dung được đăng lên kênh YouTube Psick University vào tháng 11 năm 2021. Lee Yong-ju đã gọi Kim Min-soo, Jeong Jae-hyung và chính mình – những người cùng nhau gây dựng Psick University là Vincent van Gogh, Paul Gauguin, Paul Cézanne trên YouTube.
“XUẤT SƯ BIỂU” DO PSICK UNIVERSITY XUẤT TRÌNH Bản thân THE TALK là một kiểu hài kịch theo hình thức phỏng vấn. Phù hợp với một nền tảng toàn cầu là YouTube, chương trình ra mắt những nội dung trò chuyện xuyên quốc gia, với phần dẫn bằng tiếng Anh do một nữ MC người nước ngoài đảm nhiệm. Tuy khách mời có xen kẽ Konglish (từ tiếng Anh theo kiểu Hàn Quốc – chú thích người dịch) và tiếng Hàn khi trò chuyện nhưng phong thái của họ rất tự tin, như thể họ đang tham dự một chương trình trò chuyện nổi tiếng của Mỹ. Ngay phần mở đầu, chỉ bằng điệu bộ nghiêm túc khi chào câu “nhóm hài kịch số một thế giới”, phong cách tự tin thái quá của họ đã khiến mọi người phải bật cười. Thế nhưng, chương trình này vừa là hài kịch, vừa được xem như là một “xuất sư biểu” (hai bài biểu do Gia Cát Lượng dâng lên vua trình bày nguyên nhân xuất chinh – chú thích của người dịch) của họ. Thời thế tạo anh hùng, những nghệ sĩ này cũng mang hoài bão sáng tạo một kiểu hài kịch mới lạ. Chương trình trò chuyện có phần bá đạo này đã trở thành một trong những nội dung chính của Psick University dưới cái tên The PISIC SHOW. Với sự khép lại của thời đại hài kịch được chiếu trên truyền hình từng khiến cả gia đình dán mắt vào màn hình TV vào mỗi buổi tối cuối tuần, Psick University phát triển nhanh chóng khi số lượng người đăng ký kênh đạt 2.93 triệu (tính đến tháng 3 năm 2024). Một thời, các chương trình Gag Concert của KBS, People Looking For Laughter của SBS và Gagya của MBC đã tạo nên những ngôi sao hài kịch, trải qua thời kỳ hoàng kim của hài kịch chiếu trên truyền hình. Thế nhưng, lần lượt một hai chương trình trong số đó ngừng hoạt đông sau hơn 20 năm. Cuối cùng, vào tháng 6 năm 2020, ngay cả Gag Concert đang cầm cự đến cuối cùng cũng dừng phát sóng, chính thức kết thúc thời đại hài kịch phát sóng trên truyền hình.
Thương hiệu hài kịch trên nền tảng YouTube giá trị ở chỗ nó mở ra khả năng kinh doanh thực tế bằng cách tổng hợp hài kịch YouTube vốn phân tán trên kênh riêng lẻ trước đây, điều đó làm nên tuyên ngôn hài kịch của thời đại mới, khác hẳn với hài kịch trên các phương tiện truyền thông cũ.
Trong khi thời đại hài kịch truyền hình khép lại, những diễn viên hài từ đây bắt đầu chuyển sang hệ sinh thái mới
YouTube, mở ra một con đường mới. Ban đầu, các nghệ sĩ hài
vốn không thể phát huy hết khả năng của mình do “cấu trúc
sinh tồn” của hài kịch phát trên truyền hình, nay họ bắt đầu bằng cách xây dựng kênh riêng trên Youtube. Kể từ đó, các nội dung hài kịch phù hợp với nền tảng YouTube xuất hiện và
được ưa chuộng, dần dà các kênh phát cũng có khuynh hướng tự định hình bản thân thành một thương hiệu. Tiêu biểu là, Psick University tạo ra những nội dung ăn khách như “Câu lạc bộ leo núi Hansarang”, “Sự trở lại của niên khóa 05”, “Hẹn hò với anh chàng nhóm máu B”; hoặc Shortbox tạo ra thể loại
sketch comedy (dạng hài kịch ngắn không quá 10 phút – chú thích của người dịch), mang khuynh hướng mô phỏng hiện thực (hyperrealism) như “Hẹn hò dài lâu”.
NỀN TẢNG TRUYỀN THÔNG MỚI, HÌNH THỨC HÀI
KỊCH THAY ĐỔI
Nền tảng truyền thông đã khác trước dẫn đến sự thay đổi cho cả hài kịch trên nền tảng đó. Nếu như hài kịch phát trên truyền hình chỉ dừng lại ở những vở hài conte (tiểu phẩm hài ngắn mang tính trào phúng về một đối tượng hay hiện tượng trong xã hội – chú thích của người dịch), biểu diễn trong không gian hạn chế như sân khấu, thì hài kịch trên phương tiện truyền thông mới như YouTube đã chuyển không gian đó sang cuộc sống hàng ngày. Thời kì đầu, các tình huống hài hước đời thường thường được ghi lại bằng máy quay ẩn rất được yêu thích, nhưng về sau là thời kì hoàng kim của dòng hài kịch nhấn mạnh cái thật hơn cả thực tế. Ngoài ra, được thành lập bởi diễn viên hài Kwak Beom và Lee Chang-ho, kênh Bbangsongguk sử dụng ứng dụng chỉnh sửa, tạo ra nhóm nhạc Mad Monster gồm hai thành viên nam là TAN và J.Ho. Thế giới quan mới được tạo ra thông qua một
nhân cách khác, hình thành một thể loại gọi là “Hài kịch thế giới quan”. Sự quá nhập tâm vào thế giới quan của vai diễn, cộng với các chương trình quảng cáo của nhóm trên thực tế, khiến người hâm mộ đắm mình vào thế giới giả định như thể nó là thật. Thậm chí có cả những món đồ lưu niệm có hình nhân vật Mad Monster được bán tại các sự kiện. Bằng cách này, những dòng hài kịch vốn được trình diễn thông qua các kênh truyền thông cũ, bị giới hạn bởi không gian sân khấu đã khởi sắc hơn về đề tài cũng như hình thức trên một không gian mở như YouTube.
Các mục như Psick Show của Psick University trở thành chương trình trò chuyện ăn khách nhờ nền tảng toàn cầu YouTube. Nó nổi tiếng đến mức không chỉ có sự góp mặt của các ngôi sao trong nước như RM của BTS, Jay Park, Son Sukku mà đến cả các ngôi sao, người nổi tiếng thế giới cũng tham gia. Chẳng hạn, họ đã phỏng vấn diễn viên Chris Pratt trong phim “Vệ binh dải Ngân Hà” (Guardians of the Galaxy) và đạo diễn điện ảnh James Francis Gunn Jr. rằng họ cảm thấy như thế nào khi xuất hiện trong chương trình hàng đầu thế giới, hay phỏng vấn nhà văn Bernard Werber – tác giả cuốn tiểu thuyết “Kiến” nói về tương lai của các nhà đầu tư “con kiến” (các nhà đầu tư nhỏ lẻ – chú thích của người dịch).
Ngoài ra, các diễn viên hài vừa vận hành kênh riêng của mình vừa sử dụng các mối quan hệ vốn có giữa tiền bối và hậu bối để có thể chia sẻ các quan điểm thông qua nhiều hoạt động hợp tác khác nhau. Cả một vũ trụ hài kịch đã được mở ra chỉ với nền tảng YouTube.
Về sau, các kênh đã có tên tuổi trên YouTube tập hợp lại
để thành lập một thương hiệu hài kịch mang tên META COMEDY. Thương hiệu hài kịch trên nền tảng YouTube giá trị ở chỗ nó mở ra khả năng kinh doanh thực tế bằng cách tổng hợp hài kịch YouTube vốn phân tán trên kênh riêng lẻ trước đây, điều đó làm nên tuyên ngôn hài kịch của thời đại mới, khác hẳn với hài kịch trên các phương tiện truyền thông cũ.
K-COMEDY CÓ THỂ TẠO RA TIẾNG VANG TOÀN
CẦU CHĂNG?
Ai trong chúng ta cũng từng cười thích thú khi xem diễn xuất của Charles Spencer Chaplin Jr. – nghệ sĩ hài kiêm diễn viên người Anh, hay xem “Mr. Bean” – một trong những bộ phim sitcom tiêu biểu của Anh. Do đó, dường như không có rào cản giữa thời đại, quốc gia, ngôn ngữ trong hài kịch. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế rằng kiểu hài kịch này chủ yếu sử dụng ngôn ngữ cơ thể nguyên thủy hơn là ngôn ngữ nói thông thường, do đó khó mà cho rằng hoàn toàn không có rào cản văn hóa hay ngôn ngữ ở đây. Trên thực tế, trên phương diện tiếng cười, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn cảm xúc đặc trưng xuất phát từ khác biệt về văn hóa.
Ngược lại, nền tảng toàn cầu như YouTube lại đóng vai trò phá vỡ những rào cản cảm xúc này. Cuộc gặp gỡ của Psick Show với Walter Hong – một diễn viên hài ở Mỹ đã phản ánh được điều này. Walter Hong chơi chữ khi nói “Tiếng Anh ẹ quá” để ám chỉ thứ tiếng Anh vụng về của các diễn viên hài trong chương trình. Ngay khi Lee Yong-ju diễn đạt từ “sokae” (nghĩa là “giới thiệu”, nhưng cũng có từ đồng âm mang nghĩa “bò, chó” trong tiếng Hàn – chú thích của người dịch) là “Cow Dog”, Walter Hong cũng hưởng ứng bảo là “Cow Crab” (khi phát âm thành “soke” thì mang nghĩa “bò, cua” trong tiếng Hàn – chú thích của người dịch), biến rào cản ngôn ngữ thành thứ gây cười.
Xoay quanh những người đàn ông trung niên trong câu lạc bộ leo núi, chương trình “Câu lạc bộ leo núi Hansarang” của Psick University thêm thắt sự hài hước của nhân vật qua các chi tiết và tính cách đa dạng.
“Mad Monster” là chương trình tiêu biểu giúp Bbangsongguk
Về nguồn gốc của tiếng cười, có giả thuyết cho rằng nó là dấu hiệu được sử dụng bởi những người lạ khi gặp nhau thuở hồng hoang để chứng tỏ bản thân mình vô hại với đối phương. Điều này cũng có nghĩa là những khác biệt về văn hóa, cảm xúc, ngôn ngữ trong tiếng cười ngay từ ban đầu đã tồn tại như rào cản cần phải vượt qua chứ không phải là rào cản không thể vượt qua. Như vậy, cần phải dõi xem “nhóm hài kịch hay nhất thế giới” tự xưng như Psick University sẽ làm gì tiếp theo trên nền tảng toàn cầu YouTube. Đây không chỉ là con đường để K-comedy vươn ra thế giới, mà cũng là cách để phá vỡ những gì trước đây được cho là rào cản qua tiếng cười.
Canh rong biển mằn mặn
Canhrongbiểnđượcnấutừnguyênliệuchínhlàrong biển,nướctươngvàdầumè,manglạihươngvịbiển nhờsựhòaquyệncủarongbiểntươivớinướcdùng đậmđà.Điềuđángchúýlàcanhrongbiểnlàmónăncó nguồngốctừHànQuốcvàchỉcóởHànQuốc.
KHI NÓI ĐẾN hương vị món ăn, người Hàn Quốc dùng từ jjapjjalhada (mằn mặn) để lí giải hương vị thơm ngon hợp khẩu vị. Bởi vì món ăn Hàn Quốc sẽ bộc phát vị ngon khi có độ mặn vừa phải, không quá mặn cũng không quá nhạt. Theo đó, canh rong biển chính là một trong những món canh Hàn Quốc cần có độ mặn vừa phải.
MÓN ĂN ĐẶC
BIỆT VÀ THÂN QUEN
Đối với người Hàn Quốc, canh rong biển là món ăn thân quen, gắn bó. Tuy là món ăn phổ biến được dùng trong
bữa ăn chính, đôi khi làm mồi nhậu hoặc thực phẩm ăn kiêng, nhưng có một lý do khác khiến canh rong biển trở nên thân quen và đặc biệt.
Ở Hàn Quốc, phụ nữ sau khi sinh sẽ ăn canh rong biển trong bữa ăn. Tại sao phải là canh rong biển? Rong biển chứa nhiều vitamin và khoáng chất gồm protein, chất
đường, chất xơ, canxi, vitamin A, kali, selen... Đặc biệt, thành phần sắt và iốt trong rong biển giúp lưu thông máu huyết trong cơ thể và hàm lượng chất sắt cao giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Vì lý do này mà canh rong biển từ
lâu đã được xem là món ăn mà phụ nữ sau khi sinh nhất
định phải ăn.
Cũng với lý do này, người Hàn Quốc ăn canh rong biển
vào ngày sinh nhật để kỷ niệm ngày sinh của mình. Người
Hàn Quốc có phong tục là vào ngày sinh nhật, cả gia đình quây quần bên nhau ăn canh rong biển và cùng chúc mừng sinh nhật.
Trái lại, có những ngày người Hàn Quốc tránh ăn canh rong biển. Đó chính là vào ngày thi và ngày phỏng vấn. Thậm chí thành ngữ miyeokguk meokda (ăn canh rong biển) còn xuất hiện cả trong từ điển tiếng Hàn và được sử dụng với hàm nghĩa là thi trượt hoặc trượt phỏng vấn.
Tương truyền rằng nếu ăn canh rong biển vào hai ngày này, người ta sẽ bị trượt do rong biển trong canh trơn và vì thế vận may trôi tuột đi.
CÔNG THỨC CHẾ BIẾN ĐƠN GIẢN
Công thức chế biến canh rong biển tương đối đơn giản.
Nguyên liệu chỉ gồm rong biển khô, thịt bò, nước tương, dầu mè và muối. Rong biển khô cho vào nước ngâm kỹ rồi
vắt nước và thái khúc dài 4-5cm. Thịt bò thái hình vuông với kích thước 1-2cm, đây không phải là thành phần
nguyên liệu chính mà chỉ phụ kèm để làm tăng hương vị đậm đà. Cho dầu mè vào nồi, sau đó cho thịt bò, rong biển
đã sơ chế vào rồi xào cho mặt ngoài chín tới. Lúc này, vị
đậm đà của rong biển và thịt bò kết hợp với dầu mè thơm
lừng tạo nên mùi thơm ngon. Đến khi hỗn hợp ra nước trắng thì cho thêm nước, nêm nước tương và muối rồi đun
30 phút trở lên là hoàn thành. Có thể dùng nước thường
nhưng nếu muốn đậm đà hơn có thể cho nước dùng cá
cơm, nước vo gạo hoặc nước hầm xương (nước dùng được nấu từ xương bò trong thời gian dài, có vị đậm đà và thơm ngon). Thêm một ít tỏi băm vào canh rong biển sẽ làm
tăng hương vị, có thể bỏ qua bước này nếu muốn tập trung vào hương vị tự nhiên của rong biển và thịt bò.
ĐUN CÀNG LÂU, VỊ CÀNG ĐẬM
Khi vị dai, giòn giòn đặc trưng của rong biển hòa quyện với nước canh mằn mặn và thịt bò đậm đà, vị ngon sẽ tăng gấp bội lần. Vì rong biển là một loại tảo sinh sống ở biển, mang
đậm hương vị biển nên khi ăn sẽ thấy vị mặn và tanh nồng mùi biển. Tuy nhiên, qua quá trình rửa sạch và ngâm nở trong nước, vị mặn sẽ được giảm một phần, chỉ còn lưu lại mùi vị và hương biển phảng phất. Vị của mỗi nguyên liệu sẽ tiết ra khi xào rong biển với thịt bò trong dầu mè và đun sôi trong nước nên canh rong biển càng được đun lâu thì vị càng đậm đà. Đây cũng là lý do tại sao khi thưởng thức canh đun lần hai, lần ba sẽ thấy ngon hơn canh ngay sau khi nấu.
Cách thức chế biến canh rong biển cơ bản nhất là được nấu từ rong biển và thịt bò, có nhiều loại khác nhau tùy theo môi trường hoặc đặc sản của địa phương.
Chỉ cần cơm trắng ngọt ăn với canh rong biến, kèm thêm miếng kimchi chín tới là có một bữa ăn bổ dưỡng. Vị ngon nóng hổi và đậm đà là hương vị mà người Hàn Quốc quen thuộc và yêu thích nhất.
Các món canh có thành phần chính là rong biển như canh rong biển là món ăn truyền thống chỉ có ở Hàn Quốc, khó có thể tìm thấy ở các nước khác. Hi hữu có trường hợp cho rong biển vào canh đậu tương miso ở Nhật Bản, nhưng với lượng rất ít và trong một chừng mực nào đó thì thành phần chính vẫn là tương đậu chứ không phải rong biển.
Vì thế, canh rong biển Hàn Quốc được xem là món ăn khá lạ lẫm ở các quốc gia khác. Bếp trưởng Tony Yoo hiện đang vận hành nhà hàng Hàn Quốc Dooreyu ở Jongno-gu, Seoul cho biết thời còn du học ở Ý, anh đã mời bạn bè đến nhà và nấu canh rong biển cho họ. Nhìn thấy canh rong biển vào thời điểm đó, các du học sinh quốc tế đã thốt: “Cái thứ trơn trượt màu đen lạ kỳ này là gì vậy?”. Tuy nhiên, sau khi nếm thử một lần, họ đề nghị tôi nấu canh rong biển thêm lần nữa. Canh rong biển tuy xa lạ với họ nhưng đó lại là món hầm rong biển thơm ngon, càng ăn càng ghiền.
CANH RONG BIỂN MANG NÉT ĐẶC TRƯNG
VÙNG MIỀN
Bất kỳ món canh nào của Hàn Quốc cũng có sự khác nhau đôi chút giữa vùng miền, cách ăn trong gia đình hay là nguyên liệu sử dụng. Điều này là do đặc sản của mỗi vùng có sự khác nhau và nguyên liệu mỗi gia đình thích dùng cũng khác nhau.
Cách nấu canh rong biển cơ bản nhất là nấu rong biển với thịt bò, nhưng có nơi cho các loại sò ốc như sò huyết hoặc nghêu, vẹm... thay cho thịt bò, và cũng có nơi sử dụng các loại cá như cá bơn hoặc cá thu đao, cá hố... Có thể nói đây chính là món canh hài hòa giữa đất, biển và không khí. Ở đảo Ulleung, nơi yêu thích các món cá thu đao, ngưới ta thường ăn canh rong biển chả cá thu đao nấu cá thu đao thay cho thịt bò. Đặc trưng của cá thu đao lúc này là chỉ lấy thịt cá và nhào với các nguyên liệu như bột khoai hoặc bột bắp, hỗn hợp trứng, rồi vo thành từng viên nhỏ và cho vào canh. So với các loại cá khác, cá thu đao không có nhiều mỡ và đậm đà nên ngay cả khi cho vào canh rong biển cũng không bị tanh mà có vị thanh đạm cuốn hút. Một số vùng của tỉnh Gyeongsang-do ăn canh rong biển trứng chim. Trứng chim là những viên bột nếp được nặn thành hình quả trứng, vị dẻo của trứng chim kết hợp với vị giòn của rong biển tạo nên hương vị độc đáo. Khu vực đảo Jeju lại có canh rong biển trứng nhím biển được nấu từ trứng nhím biển. Trứng nhím biển tự nhiên được xem là một nguyên liệu rất quý hiếm ở Hàn Quốc, có vị béo ngậy như bánh pudding và mang vị tươi ngon độc đáo và vị mằn mặn của biển. Do đó, khác với canh rong biển thông thường, món canh rong biển trứng nhím của đảo Jeju được xem là món ăn cao cấp. Ngoài ra, ở Hàn Quốc còn có nhiều loại canh rong biển khác, chẳng hạn như canh rong biển cá minh thái nấu với cá minh thái khô, canh rong biển gà nấu với ức gà xé nhỏ, canh rong biển cá hố nấu với cá hố, canh rong biển tôm nấu với tôm, v.v...
vị, không gắt.
Đối với người Hàn Quốc, canh rong biển là món ăn thân quen, gắn bó. Ở Hàn Quốc, phụ nữ sau khi sinh thường ăn canh rong biển trong bữa ăn. Vì lí do này, người Hàn Quốc ăn canh rong biển vào ngày sinh nhật để kỷ niệm ngày sinh của mình. Rong
NHIỀU BIẾN THỂ KHÁC
Trớ trêu thay là mặc dù món canh rong biển có số lượng chủng loại đa dạng và nguồn gốc xa xưa thì ở Hàn Quốc lại không có nhiều nhà hàng chuyên món này. Lý do lớn nhất khiến canh rong biểu không phải là một món ăn bên ngoài được ưa chuộng có lẽ là do người ta nghĩ rằng canh rong biển là món ăn rất đỗi bình dân, dễ chế biến tại nhà. Tuy nhiên, một số nhà hàng có món canh rong biển ngon đã bắt đầu xuất hiện cách đây vài năm. Phần lớn là món canh rong biển nấu với các nguyên liệu đặc biệt được ra mắt thay cho canh rong biển thịt bò phổ thông. Trong số đó, các loại đang được ưa chuộng là canh rong biển cá bơn nấu với cá bơn nguyên con với hình thức bắt mắt, canh rong biển bào ngư nấu với bào ngư cao cấp, canh rong biển ức bò nấu với ức bò – được xem là phần thịt quý và đắt tiền trong con bò, v.v... Nước dùng nấu canh rong biển đậm đà và có hương vị đậm đà hơn rất nhiều vì sử dụng nước dùng luộc với nhiều loại nghêu sò và thịt trong thời gian dài thay vì chỉ dùng nước. Chỉ là món canh rong biển bình thường, nhưng bằng cách kết hợp các nguyên liệu độc đáo và nước dùng đặc biệt, một món ăn mới khác đã ra đời.
Bạn hãy thử món canh rong biển nếu có dịp đến Hàn Quốc. Có thể hình thù đen xì và trơn tuột của rong biển sẽ khá lạ lẫm, nhưng sau khi húp hết một bát canh nóng hổi trộn cơm dẻo vừa mới nấu, bạn sẽ thấy không có món ăn nào quý bằng món canh rong biển.
Euljiro – Nơi thời gian lắng đọng
Những ngày cảm thấy mệt mỏi mà không biết tâm sự cùng ai, tôi thường sẽ đi chuyến tàu điện ngầm số 2
vòng quanh Seoul và bước xuống ở một ga nào đó không định trước. Cũng giống như nhân vật Baek
Huyn-woo trong phim “Nữ hoàng nước mắt” (Queen ), tôi cũng đi chuyến số 2 nhưng không phải để ngắm hoàng hôn đẹp nhất trên sông Hán mà là đếm thời gian trôi trong vô định, nhìn người qua kẻ lại vô thức mơ hồ và chông chênh rồi dừng lại ở một nơi xa
lạ nào đó. Trong những lần quanh quẩn với nhiều nổi buồn ấy, tôi đã vô số lần xuống tàu ở Euljiro.
ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, Euljiro có thể là một cái
tên xa lạ so với Insadong, Kuyeongju hay Panmunjeom (Bàn Môn Điếm)... nhưng đối với với người Seoul, Euljiro là nơi lưu
giữ kí ức phủ bụi thời gian, là nơi chứa đựng cả không gian lịch sử và là nơi...chất chứa nhiều hoài niệm, luyến tiếc về thời xưa cũ và là nơi...lưu dấu những thăng trầm qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc.
EULJIRO CỦA QUÁ KHỨ
Euljiro là con phố trải dài từ tòa thị chính Seoul đến công viên văn hóa lịch sử Dongdaemun. Nếu đi trên chuyến tàu điện ngầm của tuyến số 2 vòng quanh Seoul, bạn sẽ dừng ở ga Tòa thị chính, đến Euljiro 1-ga qua Euljiro 3-ga, Euljiro 4-ga và cuối cùng là Dongdaemun.
Euljiro từng là trung tâm hành chính của triều đại Joseon (1392-1910) – vương quốc cuối cùng của Hàn Quốc, và nổi tiếng với nhiều cửa hàng thuốc đông y, dược liệu thời đó. Cái tên Euljiro ra đời vào năm 1946, được đặt theo tên của vị tướng đã có công lớn trong việc đánh bại nhà Tùy (Trung Quốc) là Eulji Mundeok (Ất Chi Văn Đức) dưới thời Goguryeo.
Trải qua quá trình thăng trầm thịnh suy từ thời Joseon, đến thời kỳ Nhật đô hộ rồi chiến tranh Triều Tiên, dù bị tàn phá
Những chiếc đèn muôn
hình vạn trạng được bày bán khắp con phố Euljiro
nặng nề nhưng bằng một cách thần kỳ, Euljiro đã vực dậy phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của thủ đô Seoul.
EULJIRO VÀ NHỮNG CON PHỐ “ĐẶC BIỆT”
Cũng giống như ở Việt Nam có những con phố làng nghề chuyên sản xuất, tập trung một mảng kinh doanh duy nhất thì
ở Euljiro cũng vậy. Nếu Hà Nội có gần chục phố phường – nơi lưu giữ dấu xưa nghề cũ như Hàng Bạc, Hàng Hòm, Hàng Thiếc, Hàng Mã... hay muốn mua máy tính phải ra phố Lý Nam Đế, muốn mua hàng điện tử phải ghé Hai Bà Trưng... thì
Euljiro có những con phố, đoạn đường chỉ vài trăm mét hoặc hơn một cây số tập trung các cửa hàng bán chuyên biệt một ngành hàng duy nhất.
Thật không khó để tìm thấy nguyên dọc một con phố ở gần ga Euljiro 3-ga chuyên bán các thiết bị chiếu sáng, đèn đa chủng loại mẫu mã và giá thành hợp lý. Chỉ một con phố chưa đầy 300m mà có hơn 100 cửa hàng. Theo như nhiều người kể lại, có những cửa hàng hơn 30 năm truyền từ đời này sang đời khác, và cũng có những cửa hàng mới mở sau này. Dường như
ở Euljiro có tất cả những thứ bạn cần về thiết bị ánh sáng.
Ngoài ra, còn có một đoạn đường gần Euljiro 4-ga chuyên bán rất nhiều máy may, có những dòng máy đời cũ cho đến các loại máy may hiện đại, đa dạng về chủng loại. Nếu có dịp đến đây, bạn sẽ được nghe rất nhiều câu chuyện hay về quá khứ của ngành dệt may Hàn Quốc, về việc họ đã duy trì cửa
là các ngôi nhà xưa cũ, vết tường loang chi chít sơn, các cửa hàng bán đồ xưa xưa, các nhà hàng, quán cafe nhỏ xinh mà bạn phải nhìn rất kỹ mới tìm ra bản hiệu và lối vào.
Euljiro vẫn là Euljiro nếu như không phải gần đây con người bắt đầu tìm về những thứ hoài cổ, hoài niệm về quá khứ, đi tìm những thứ thuộc về văn hóa xưa cũ khi phong trào retro (hoài cổ) trở thành xu hướng trong giới trẻ. Và từ đó
Euljiro được nhiều người tìm đến tham quan mua sắm, chụp hình và bao gồm cả người nước ngoài.
NGƯỜI TA TÌM GÌ Ở EULJIRO?
Đó là những con phố nhỏ đan xen ngang dọc nhuốm bụi thời gian và chỉ cần giơ máy ảnh lên là sẽ có những bức hình “phong cách, cá tính, sành điệu” lẩn trong màu sắc rất “vintage” (cổ điển) dịu dàng, ngọt ngào của bối cảnh. Và mỗi góc phố đi qua, mỗi chiếc ghế cũ bên vệ đường, một mảng tường loang lổ, những con hẻm nhỏ gập ghềnh bước cao bước thấp, một chút mùi của gió của đất hất lên sau cơn mưa ngang qua có thể làm bẩn đôi giày của bạn hay một cửa hàng bán đồ cũ... tất cả đều là dấu vết của quá khứ, nơi thời gian dường như dừng lại ở khoảnh khắc này mãi mãi. Đó là những nhà hàng, quán cà phê nhỏ xinh có tuổi đời gấp đôi khi hai ba lần số tuổi của bạn cộng lại được thiết kế theo phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại, ẩn mình trong những con phố nhỏ chật hẹp, trên những căn nhà 2-3 tầng cũ với những món ăn đặc trưng, không cầu kì nhưng lại rất ngon theo cái cách mà bạn phải rưng rưng nước mắt khi hồi tưởng lại “Ngày xưa... mình đã từng ăn món này”. Và có khi bạn cũng sẽ mất nhiều thời gian để tìm ra vị trí của nhà hàng hay quán cà phê ẩn đâu đó trong những ngôi nhà xưa cũ. Đó có thể là những trung tâm thương mại khang trang được tô màu sắc mới như Daelim, thay đổi mang hơi hướng của thời đại xen lẫn giữa những khu chợ truyền thống như Bang-
san mà bạn có thể tìm thấy cho mình những món quà nhỏ xinh hay thưởng thức những món ăn vặt đặc trưng
là đến, đi quẩn quanh lang thang qua những con phố nhỏ để cảm nhận sự lắng đọng của thời gian, dòng chảy của cảm xúc trong một chiều hanh hao gió rồi dừng lại ở một quán cà phê nhỏ xinh bên đường đủ để có thể cảm nhận được hết những rung động, bồi hồi.
EULJIRO VỚI LÀN SÓNG PHIM HÀN
Khi bộ phim “Vincenzo” với sự góp mặt của tử Song Joong-ki nổi tiếng khắp châu Á vào năm 2021 thì không khó để nhận ra bối cảnh chính của phim – Geumga Plaza chính là trung tâm mua sắm Sewoon Cheonggye ở Euljiro. Nhờ hiệu ứng phim mà sau đó có rất nhiều người nước ngoài tìm đến Sewoon Cheonggye chỉ để chụp những bức hình theo các phân cảnh của bộ phim. Và cũng nhờ đó Euljiro dần được biết đến nhiều hơn trong mắt người nước ngoài. Một bộ phim khác gắn liền với nam diễn viên Cha Eun-woo – “Vẻ đẹp đích thực” (True Beauty) cũng có nhiều cảnh được quay ở Euljiro. Đó là quán cà phê Hanyakbang nằm ở gần ga Euljiro 3-ga rất dễ thương được sử dụng làm cảnh quay của cặp đôi chính. Nhờ hiệu ứng của cảnh phim nên thơ, lãng mạn khi lên sóng, nhiều bạn trẻ Hàn Quốc và người nước ngoài tìm đến Euljiro để thưởng thức cà phê và để được “check-in”.
Nhưng nếu bạn là fan của phim “Nữ hoàng nước mắt” (Queen of Tears) đang làm mưa làm gió những ngày gần đây với sự góp mặt của Kim Soo-hyun và Kim Ji-won thì chắc sẽ không quên được khoảnh khắc hai người đi trên chuyến tàu điện ngầm tuyến số 2 từ ga Dangsan qua Hapcheong để có thể ngắm hoàng hôn trên sông Hán. Vậy thì sau khi ngắm hoàng hôn, bạn chỉ cần đi thêm vài ga tàu điện ngầm là có thể dừng chân ở Euljiro, xem phố xá lên đèn nhộn nhịp và thưởng thức cuộc sống về đêm, ghé vào các khu chợ sầm uất tấp nập buôn bán hay có thể dừng chân ở một nhà hàng gần đấy, thưởng thức món mì lạnh nổi tiếng kiểu xưa.
THAY LỜI KẾT
Khi Euljiro trở thành “Hipjiro”, theo giải nghĩa là “quận sành điệu” những năm gần đây thì nhiều người trẻ và người nước ngoài tìm đến Euljiro và Euljiro được biết đến nhiều hơn. Nhưng dù Euljiro có thay đổi kiểu nào đi nữa thì đâu đấy mỗi con đường, mỗi góc phố, mỗi quán cà phê nhỏ, mỗi con hẻm chật hẹp, một góc chợ đêm... đều ghi dấu ấn thời gian và đôi khi lẩn khuất đâu đấy là những nỗi niềm hoài niệm về quá khứ, là nỗi đau của ngày xưa mà thời gian vô tình đã che lấp. Nếu có dịp ghé qua Seoul, hãy một lần lang thang Euljiro để cùng cảm nhận một Seoul rất khác... rất khác so với những gì bạn đã biết.
Subscription/Purchase Information
HOW TO SUBSCRIBE
Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via email.
SUBSCRIPTION RATES
and N. America
Africa and S. America
* For back issues, there is an additional charge
1 EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)
2 SOUTHEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA
3 EUROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)
4 AFRICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS
JOIN OUR MAILING LIST
Be the first to know when the new issue comes out. Sign up for Koreana web magazine notification emails on the Korea Foundation website (https:// www.kf.or.kr/kid/sb/sbscrb/insertSbscrbInfo00. do).
In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (issuu.com).
READER FEEDBACK
We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.