SEONGSU-DONG
COMMON GROUND, nằm giữa Seongsu-dong và ga Đại học Konkuk, là trung tâm mua sắm container đầu tiên và lớn nhất Hàn Quốc do công ty thời trang KOLON Industries FnC điều hành. Bao gồm 200 container vận chuyển lớn có diện tích 5.300 mét vuông, nó mang đến cho người mua hàng trải nghiệm theo chủ đề về văn hóa đường phố và các thương hiệu thực phẩm & đồ uống khác nhau; nó cũng tổ chức các cửa hàng pop-up và các sự kiện văn hóa. Nơi này đặc biệt nổi tiếng với giới trẻ và họ gọi đây là “trái tim của Seongsu-dong”.
Seongsu-dong:
Nơi đi đầu trong xu hướng hiện nay ở Seoul
Jeon Eun-kyung
Tổng Biên tập
Sau khi giới thiệu Euljiro vào số mùa xuân, chúng tôi tiếp tục khám phá Seongsu-dong trong số mùa hè của Koreana. Seongsu-dong được ví như là Đông London ở Anh hay Williamsburg, Brooklyn ở Mỹ bởi ở chúng có cùng một bối cảnh đô thị giống nhau. Biểu tượng của Seongsudong vốn là giày thủ công. Là nơi tập trung ngành công nghiệp giày thủ công lớn nhất Hàn Quốc, khu vực này đã có thời hoàng kim vào những năm 1980 và 1990. Tuy nhiên, vào những năm 2000, ngành giày thủ công và các ngành công nghiệp nhẹ ở đô thị bắt đầu suy thoái do những thay đổi về kinh tế và cơ sở vật chất lạc hậu. Những chỗ trống khi các nhà máy rời đi được lấp đầy bởi các quán ăn với hàng dài thực khách đứng chờ, nhiều tiệm cà phê, và vô số cửa hàng pop-up. Một thời là khu công nghiệp trầm mặc, giờ đây Seongsu-dong đã trở thành con phố sôi động bậc nhất Seoul. Nơi đây được gọi là thánh địa của các cửa hàng pop-up, đang dẫn đầu nhiều mốt và xu hướng khác nhau. Một loạt cửa hàng pop-up và triển lãm liên tục diễn ra quanh năm với nhiều nội dung đa dạng, từ thương hiệu cao cấp ở nước ngoài đến làm đẹp, thời trang, F&B, phong cách sống, ô tô, K-pop... Nhờ đó, nơi đây đã trở thành khu vực trẻ trung, năng động nhất Seoul, được thế hệ MZ ghé thăm nhiều nhất.
Seongsu-dong thường được xem là một ví dụ thành công về kiến tạo đô thị. Thành công này là do nơi đây đã tạo ra được những giá trị mới trong khi vẫn gìn giữ được di sản do ngành công nghiệp lâu đời để lại, thay vì xóa đi dấu vết của quá khứ bằng cách phá bỏ các tòa nhà cũ. Mặc dù ngành công nghiệp trước đây có sa sút nhưng bầu không khí công nghiệp đặc trưng của khu vực nhà máy lại được thế hệ trẻ ưa chuộng, chẳng hạn như các tòa nhà gạch đỏ, mặt tiền độc đáo và không gian rộng lớn hiếm thấy ở trung tâm thành phố. Địa điểm triển lãm và cho thuê cửa hàng pop-up nổi tiếng như S Factory được tu sửa lại từ bốn tòa nhà vốn được xây dựng vào những năm 1970, gồm nhà máy dệt, phòng tập thể dục, ký túc xá, xưởng sửa chữa ô tô. Nói cách khác, tuổi thọ của những tòa nhà này vẫn tăng lên, bởi cũng một không gian đó nhưng chỉ khác nhau về nội dung và mục đích sử dụng. Điều này cũng làm nên nét độc đáo của Seongsu-dong.
Bên cạnh đó, một diện mạo khác nữa của Seongsu-dong đó là thánh địa của các doanh nghiệp xã hội Hàn Quốc. Tất cả các cơ quan và tổ chức cần thiết cho việc tạo dựng, nuôi dưỡng và phát triển một doanh nghiệp xã hội đều được tập trung tại đây. Tiêu biểu là Sopoong Ventures - nhà đầu tư tạo tác động đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập vào năm 2008, IMPACT SQUARE - doanh nghiệp tăng tốc khởi nghiệp, YELLOWDOG - quỹ đầu tư mạo hiểm tác động xã hội, và HEYGROUND phát triển theo mô hình tổ chức cộng đồng Chúng tôi mời bạn đến với Seongsu-dong, nơi không bao giờ có cảm giác buồn tẻ bởi luôn tràn ngập năng lượng sáng tạo và không ngừng ra mắt những nội dung mới lạ mỗi ngày, từ những xu hướng thương mại mới nhất cho đến các doanh nghiệp xã hội giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác nhau.
CHỊU TRÁCH NHIỆM
XUẤT BẢN
Kim Ghee-whan
GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP
Lee Jong-kook
TỔNG BIÊN TẬP
Jeon Eun-kyung
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Robert J. Fouser
BAN BIÊN TẬP
Je Baak
Benjamin Joinau
Kang Yu-jung
Kim Sang-kyun
Kim Yoon-ha
Lim Jin-young
Park Hye-jin
Park Kyung-sik
Park Sang-hyun
Seong Hye-in
BIÊN TẬP BẢN SAO
Matthias Lehmann
Jamie Lypka
BIÊN TẬP VIÊN LIÊN KẾT
Ji Geun-hwa
TRỢ LÝ BIÊN TẬP
Daniel Bright
Ted Chan
BIÊN TẬP VIÊN
Wang Bo-young
GIÁM ĐỐC
NGHỆ THUẬT
Kwon Sung-nyeo
THIẾT KẾ
Kang Seung-mi
Cho Kyeong-ju
BAN BIÊN TẬP
TIẾNG VIỆT
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan
TS. Nguyễn Thị Phương Mai
TS. Trần Anh Tiến
HIỆU ĐÍNH TIẾNG VIỆT
TS. Lê Thị Phương Thủy
TS. Trần Tịnh Vy
TS. Nguyễn Thị Phương Thúy
ThS. Nguyễn Đình Minh Khuê
THIẾT KẾ & DÀN TRANG
TIẾNG VIỆT
Trần Công Danh
ĐĂNG KÝ / ĐẶT MUA
Giá mỗi bản là 6.000₩ tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang bìa cuối của Koreana để biết giá đặt mua cụ thể.
THIẾT KẾ & SẢN XUẤT Hong Communications, inc.
© The Korea Foundation 2024
Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF. Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
Phát hành theo quý bởi
Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jeju-do 63565, Hàn Quốc www.koreana.or.kr
Tiêu điểm
Bản đồ địa hình mới của K-fashion
Park Ui-ryung
Phỏng vấn Di sản văn hóa được tái hiện từ LEGO Nam Sun-woo
Bảo tồn di sản
Thế giới tái hiện qua hoa văn dancheong Lee Gi-sook
Kiến trúc
Nét đẹp kiến trúc hữu cơ bắt nguồn từ chức năng Cho Sang In
Lối sống xanh
Manna CEA - Tương lai của nền nông nghiệp Lee Seong-mi
Cái nôi của các doanh nghiệp xã hội Hàn Quốc Kim Dong-hwan
Trên những nẻo đường
Jeonju - Thành phố hài hòa
Kwon Ki-bong
Giải trí
Thế giới mới của thần tượng ảo
Kim Yoon-ha
Nghệ thuật ẩm thực
Mulhoe - Món ngon mùa hè độc đáo
của Hàn Quốc Park Sang-hyun
Điểm nhìn Việt Nam
Sự đổi thay tất yếu của đô thị
Phạm Hoa Mai
Gạch đỏ nối kết quá khứ và hiện tại
Seongsu-dong được chọn là khu vực điển hình thành công trong tái tạo đô thị. Vật liệu xây dựng cốt lõi tại đó là gạch
đỏ. Thông qua việc bảo tồn các công trình xây dựng bằng gạch
đỏ mang dấu ấn lịch sử, khu vực và lan tỏa giá trị của chúng,
Seongsu-dong đã mang đến cảnh quan đô thị một nét đẹp thật độc đáo.
Nhóm nghệ sĩ Fabrikr nắm bắt bối cảnh lẫn đặc tính vật liệu
vốn có của đối tượng và phác họa chúng bằng ngôn ngữ tạo hình của riêng mình.
Điều này cũng được thể hiện trong thiết kế không gian của Cafe Onion tại Seongsu.
Nhóm lên thiết kế sao cho
hài hòa với môi trường
xung quanh để không tạo
cảm giác tương phản khi
giữ lại nguyên vẹn dấu vết
thời gian của tòa nhà.
Daelim Changgo từng được sử dụng làm nhà kho và nhà máy xay lúa trong nhiều thập kỷ được giữ nguyên bề ngoài và chỉ tu sửa lại phần bên trong, nay là quán cà phê kiêm phòng trưng bày. Công trình là không gian tái tạo đô thị tiêu biểu đã trở thành biểu tượng Seongsu-dong.
Gạch là một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất, được sử dụng nhiều do nhu cầu xây dựng tăng nhanh chóng sau khi mở thương cảng. Bởi vì gạch là
vật liệu có kết cấu đơn giản dễ sản xuất, vận chuyển, thi công và khả năng chịu nhiệt tốt trong biến đổi thời tiết hay hỏa hạn. Với sự ra đời của bê tông cốt thép, gạch được sử dụng rộng rãi làm vật liệu xây dựng phần bên ngoài công trình gắn vào kết cấu bê tông theo nhiều cách khác nhau. Gạch về cơ bản có hình dạng và kích thước tiêu chuẩn nhưng được thể hiện đa dạng như một vật liệu hoàn thiện tùy thuộc vào phương pháp chồng xếp, trộn vữa hay cách thức thi công.
phố kiểu lưới hiện nay. Vào những năm 1970, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã xây dựng nhà máy và nhà kho bằng gạch đỏ khi khu vực phát triển thành khu công nghiệp và đến những năm 1980-1990, quá trình mở rộng các khu dân cư đã thúc đẩy xây dựng hàng loạt những ngôi nhà gạch đỏ quy mô nhỏ. Có thể nói rằng chính trong thời kỳ này, những công trình bằng gạch đỏ đã trở thành hình ảnh tâm điểm cho khu vực Seongsudong.
Nhà máy Tư duy của
Trung tâm Công nghiệp Thông minh bao gồm hai tòa nhà văn phòng và một tòa nhà thương mại. Để duy trì tính liên tục kết nối giữa 3 công trình kiến trúc, nhóm chuyên gia thiết kế Dmp đã sử dụng gạch đỏ để hoàn thiện mặt trước tòa nhà thương mại
Seongsu NakNak - nằm vị trí trung tâm và ở các tầng dưới của hai tòa nhà văn phòng còn lại. Bức ảnh chụp bên trong tòa nhà thương mại Seongsu NakNak.
Nếu tản bộ qua khu vực Seongsu-dong, hiện được xem là nơi “nóng nhất” ở Seoul, bạn sẽ nhận ra những tòa nhà khoác áo gạch đỏ đóng vai trò chủ đạo trong cảnh quan độc đáo nơi đây. Thêm vào đó, bạn sẽ trực cảm được cảnh quan như vậy không thể hình thành trong một khoảng thời gian ngắn.
BẢO TỒN KHÔNG GIAN ĐẶC SẮC
Seongsu-dong có các tòa nhà gạch đỏ chiếm khoảng 30% tổng số công trình tại đây. Các công trình xây dựng bằng gạch đỏ ở
Seongsu-dong chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các nơi khác là do đặc tính mang tính địa phương. Nơi đây được xây dựng
thành khu công nghiệp từ thời kỳ cận đại, và được chỉ định
làm khu bán công nghiệp sau khi ban hành Luật Quy hoạch
Đô thị vào năm 1962. Trải qua dự án điều chỉnh quy hoạch đất đai vào năm 1966, tại đây đã hình thành nên hệ thống đường
Bước vào những năm 2000, Seongsu-dong lại chào đón một bước ngoặt khác. Khi ngành chế tạo bước vào con đường suy thoái do thay đổi cơ cấu công nghiệp, số lượng nhà máy ngừng hoạt động và nhà kho bỏ hoang ngày càng tăng. Thế nhưng, chỉ với sự cải tạo ở mức tối thiểu, các nhiếp ảnh gia và các nhà thiết kế bắt đầu tận dụng những nhà máy và nhà kho bỏ hoang này làm studio hay phòng trưng bày. Khi những không gian này trở thành chủ đề nóng, nhận thức của công chúng về Seongsu-dong cũng đã thay đổi. Nơi đây đã được xem là khu vực nghệ thuật - văn hóa thời thượng. Thêm vào đó, những thay đổi cũng xảy ra nhờ sự chỉ đạo của chính phủ. Hầu hết các khu vực bán công nghiệp khi có kế hoạch tái tạo đô thị, phải phá bỏ các tòa nhà hiện có, để xây lên các tòa nhà mới. Thế nhưng, sự lựa chọn này dễ dàng xóa bỏ tất cả dấu tích của quá khứ và tạo nên phong cảnh đô thị đồng nhất. Seongsu-dong có sự khác biệt lớn so với các khu vực khác ở chỗ đã tạo ra giá trị mới dựa trên di sản công nghiệp của quá khứ.
Với quyết tâm bảo tồn bối cảnh lịch sử khu vực và cảnh quan độc đáo đã có, chính quyền quận Seongdong-gu quản lý khu vực Seongsu-dong đã ban hành “Điều lệ bảo tồn và hỗ trợ
các công trình kiến trúc gạch đỏ ở quận Seongdong-gu, thủ đô
Seoul” vào năm 2017. Điều lệ này quy định những điều cần thiết trong việc hỗ trợ và bảo tồn các công trình kiến trúc gạch
đỏ có giá trị lịch sử - văn hóa. Chính quyền quận đã lựa chọn phương thức tái tạo đô thị theo hướng duy trì không gian độc
đáo này thông qua việc bảo tồn tính thẩm mỹ cảnh quan và đặc tính vật liệu của các công trình.
BẢO TỒN VÀ MỞ RỘNG
Daelim Changgo tọa lạc trên Phố Cà phê ở Seongsu-dong có thể xem là nơi khởi đầu biến đổi Seongsu-dong thành điểm nóng văn hóa. Nơi đây từng được xây dựng làm nhà máy xay lúa vào những năm 1970, rồi được sử dụng làm nhà kho trong một thời gian dài sau khi nhà máy xay lúa đóng cửa. Vào cuối những năm 2000, một nhiếp ảnh gia đã biến nơi đây thành studio chụp ảnh, nhờ truyền miệng lan rộng khiến nơi này nhanh chóng nổi tiếng. Từ năm 2011, nơi đây đã thu hút sự chú ý thực sự của công chúng khi tổ chức các buổi trình diễn thời trang, biểu diễn nhạc rock và triển lãm quy mô lớn. Hiện tại, Daelim Changgo được vận hành như một không gian văn hóa phức hợp bao gồm quán cà phê và phòng tranh. Quán
Café Onion Seongsu khai trương vào năm 2016 cũng đã trải qua nhiều lần thay đổi từ siêu thị, nhà hàng, nhà ở, tiệm sửa chữa và nhà xưởng trong hơn 50 năm trước khi được tu sửa lại để lưu giữ nguyên vẹn dấu vết thời gian.
LCDC Seoul - không gian đa năng mở cửa vào năm 2021, là ví dụ điển hình cho sự tái sinh công trình rộng 500 pyeong
(tương đương 1.650m2), nơi từng là cửa hàng sửa chữa ô tô.
Bức tường gạch bên ngoài của tòa nhà được giữ nguyên vẹn và
bức tường bê tông mới được xây so le bên cạnh tạo nên sự
tương phản và đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Kiến trúc sư
phụ trách thiết kế đã sử dụng cụm từ “bakje” (nhồi bông thú –chú thích người dịch) trả lời khi được hỏi “làm thế nào để giữ
được trật tự của tòa nhà vốn có?”.
Trung tâm Chế tạo Đô thị Seoul (Seoul Urban Manufacturing Hub) hoàn thành vào năm ngoái và có biệt danh là “Seongsu Silo”, được thiết kế theo yêu cầu xây dựng thêm nhưng giữ nguyên một phần công trình kiến trúc cũ bao gồm
mặt tiền gạch đỏ trong cuộc thi thiết kế kiến trúc diễn ra vào năm 2018. Đó là cuộc thi tuyển chọn thiết kế theo chính sách
bảo tồn và hỗ trợ các công trình gạch đỏ toàn khu vực
Seongsu-dong. Nhà máy trước đây là tòa nhà có kết cấu
Rahmen (“khung tranh” trong tiếng Đức) với những viên gạch
lấp đầy các khung bê tông. Khi thiết kế công trình này thành một loại hình nhà máy mới, kiến trúc sư đã thể hiện yếu tố
không gian phải có bằng những khối hình trụ độc lập phía trước tòa nhà. Trong các không gian tại đây, Shoes Silo (khối hình trụ – chú thích của người dịch) được thiết kế với mặt trước là tường kính, mặt sau là tường gạch, đảm bảo một không gian vừa mở vừa riêng biệt. Ngoài ra, công trình còn sử dụng loại gạch đồng nhất xuyên suốt bên ngoài và nền sàn bên trong của tòa nhà giúp giảm đi rào cản tâm lý của mọi người khi bước vào bên trong.
Shoes Silo được thiết kế với mặt trước là tường kính, mặt sau là tường gạch, đảm bảo một không gian vừa mở vừa riêng biệt. Hội Kiến trúc Trẻ (SoA) đã cải tạo nhà máy cũ thành công trình kiến trúc tích hợp từ sản xuất, lập kế hoạch, phân phối, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm chỉ trong một không gian. Ngoài ra công trình cũng sử dụng gạch đỏ để thể hiện đặc trưng cảnh quan của khu vực Seongsu-dong. © SoA;
Seongsu WAVE là khu nhà
ở cũ được công ty kiến trúc JYA-RCHITECTS chuyển
đổi thành không gian
thương mại. Phương pháp thi công tạo ra bề mặt cong
đã mang lại cảm giác cởi
mở cho cư dân khu thương mại, đồng thời làm giảm thiểu tối đa sự bất tiện cho hàng xóm khu phố.
Tuycũngkhôngthểtránh khỏinhữngthayđổidosựsuy thoáicủangànhcôngnghiệp chếtạo,nhưngSeongsu-dong cósựkhácbiệtlớnởchỗđã tạoragiátrịmớidựatrêndi sảncôngnghiệpcủaquákhứ.
KHÁM PHÁ CÁC KHẢ NĂNG
Ở Seongsu-dong hiện nay, người ta sử dụng gạch đỏ trong cả công trình xây dựng mới. Thought Factory (tạm dịch: Nhà máy Tư duy) khai trương vào năm 2021 với tổng diện tích sàn
khoảng 20.000 pyeong (hơn 66.000m2), là một trong nhiều trung tâm công nghiệp thông minh nằm ở Seongsu-dong. Ngay từ đầu, công trình tích cực sử dụng gạch đỏ với mục đích tiếp nối bối cảnh kiến trúc khu nhà máy Seongsu-dong xưa.
Các tầng dưới của khu văn phòng và toàn bộ khu thương mại
được hoàn thiện bằng gạch đỏ cũng đóng vai trò cầu nối cho
các không gian khác nhau trongkhu văn phòng và khu thương
mại. Gạch được sử dụng có chủ đích tạo ra tính kết nối giữa cái mới và cái cũ. Ngoài ra, bên trong tòa nhà có bức tường cao hai tầng được ốp gạch đỏ và gạch thủy tinh mang hàm ý là không gian chuyển tiếp từ quá khứ đến tương lai.
Bằng cách này, các không gian thương mại, không gian văn phòng và không gian công cộng chủ yếu được xây bằng gạch đỏ theo những phương thức và chiến lược riêng biệt như một trung gian vật lý kết nối quá khứ và hiện tại, đang góp phần tái tạo thành công đô thị ở Seongsu-dong. Điều này có ý nghĩa ở sự hiểu biết và tôn trọng bối cảnh lịch sử của thành phố, cũng như kế thừa ngôn ngữ cảnh quan độc đáo của nơi đây. Thế nhưng mặt khác, trong cuốn sách “Kiến trúc bề mặt” của David Leatherbarrow và Mohsen Mostafavi cùng viết đã chỉ ra rằng việc thiết kế và mô phỏng các hình thức của quá khứ do hoài niệm về lịch sử có thể khiến nhà thiết kế bỏ qua các cơ hội mới trong phương pháp xây dựng và vật liệu đa dạng khác cung cấp. Có lẽ vẫn cần phải tiếp tục khám phá các phương pháp cũ và tính khả thi của vật liệu xây dựng. Khi đó, sợi dây liên kết quá khứ và hiện tại của Seongsu-dong sẽ không dừng lại ở hình ảnh bề ngoài hời hợt mà có thể tạo ra sự tái tạo đô thị bền vững hơn.
Giày thủ công
Câu chuyện về sản phẩm
địa phương lâu đời
Seongsu-dong là nơi tập trung lớn nhất của ngành
công nghiệp giày thủ công ở Hàn Quốc. Chính quyền
địa phương đang cố gắng hồi sinh ngành công nghiệp
giày thủ công bằng cách thực hiện nhiều chính sách hỗ
trợ khác nhau. Đồng thời, các nhà thiết kế và những
người thợ kế thừa công việc kinh doanh của gia đình
cũng đang hồi sinh ngành công nghiệp giày thủ công ở
Seongsu-dong bằng sự tươi mới của bản thân.
Giày thủ công có nhiều mẫu mã với các chất liệu khác nhau nên các công cụ chế tác giày cũng rất đa dạng. Đây là tủ kính trưng bày những công cụ cần thiết cho từng công đoạn làm giày tại cửa hàng CHARLSE VOTUM, một trong những thương hiệu giày thủ công lâu đời nhất ở Seongsu-dong.
Đ
i ra khỏi cửa số 2 của ga Seongsu, rồi tiếp tục đi theo hướng ga Ttukseom khoảng hơn 600 mét sẽ gặp khu phố làm giày thủ công. Giờ đây, các cửa hàng flagship (cửa hàng hàng đầu đại diện cho thương hiệu – chú thích của người dịch) của các thương hiệu thời trang và mỹ phẩm nổi tiếng đã trở thành dấu ấn của Seongsu-dong, dù vốn dĩ ban đầu giày thủ công mới chính là biểu tượng của khu này.
NHỮNG THỢ LÀM GIÀY KỲ CỰU CỦA SEONGSU
Hiện tại, ngành công nghiệp giày thủ công ở Seongsu-dong không còn như trước đây. Điều này bắt nguồn từ việc có nhiều nhân tố tiêu cực tác động đến hoạt động sản xuất như thiết bị cũ kỹ, kênh tiêu thụ hạn chế và giá thuê nhà tăng vọt. Hầu hết các cửa hàng da và phụ kiện đã chuyển đến khu vực khác, và các cửa hàng giày đã bị đẩy đến những con hẻm vắng có giá thuê rẻ hơn. Ngành công nghiệp giày thủ công của Seongsu-dong
Lịch sử của ngành công nghiệp giày thủ công ở Seongsudong bắt đầu từ cuối những năm 1960. Vào thời điểm đó, trụ sở chính của Kumkang, một trong những hãng giày lớn nhất tại Hàn Quốc, đã chuyển đến Geumho-dong gần đó và vào đầu những năm 1970, công ty giày Esquire đã thành lập một nhà máy ở Seongsu-dong. Một cách tự nhiên, các nhà thầu phụ của những công ty này đã lần lượt chuyển đến Seongsudong, đồng thời khu vực này trở thành nơi tập trung lớn nhất của ngành công nghiệp giày thủ công trong cả nước. Kể từ đó, thợ đóng giày từ khắp nơi trên đất nước đã đổ xô đến và vào những năm 1980-1990, khu vực này phát triển mạnh mẽ thành thánh địa của những đôi giày thủ công. Trong ga tàu điện ngầm Seongsu, có một khu được đặt tên là “Heritage SS” (tạm dịch Di sản của Seongsu), nơi bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ lịch sử ngành công nghiệp giày thủ công của vùng này. Được thành lập vào năm 2021 bởi quận Seongdong-gu, cũng là đơn vị hành chính quản lý Seongsudong, đến đây bạn có thể được nhìn thấy từ lịch sử của ngành công nghiệp giày thủ công Hàn Quốc cho đến các bản hướng dẫn công việc, các mô hình giày...
Dẫu chưa biết sẽ có trái ngọt nào từ những nỗ lực trên nhiều phương diện cho ngành công nghiệp giày thủ công
ở Seongsu-dong, nhưng rõ ràng là các sản phẩm được
làm ra một cách cẩn thận trong từng đường kim mũi chỉ đã mang lại sự hài lòng lớn cho khách hàng.
vốn đang xuống dốc đã khởi sắc lại vào đầu những năm 2010. Chính quyền thành phố Seoul đã tìm kiếm các nghệ nhân và thợ ưu tú, lành nghề để quảng bá giá trị của giày thủ công. Riêng quận Seongdong-gu đã hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ trong khu vực bằng cách thiết lập FromSS - một nơi bày bán chung các sản phẩm giày thủ công dưới chân đường tàu điện ga Seongsu. Đại diện của các công ty giày thủ công muốn thay đổi hệ thống phân phối bằng cách tạo ra một thương hiệu riêng với tên gọi Seoul Seongsu Sujehwa Town (SSST, tạm dịch Khu bán giày thủ công Seongsu-dong, Seoul) và mở một khu vực bán hàng chung. Tất cả đều là một phần trong nỗ lực phát triển các dự án đặc khu.
Ở Seongsu-dong có nhiều bậc thầy với hơn 40 năm kinh nghiệm làm giày. Họ tích cực thực hiện vai trò cố vấn để hướng dẫn các học viên tại xưởng của Trung tâm Phát triển Giày thủ công. Trong số đó có những nghệ nhân như ông Yoo Hong-sik, người được phong là nghệ nhân làm giày số một ở Seoul, nổi tiếng với việc làm giày cho cựu Tổng thống Moon Jae-in. Còn nghệ nhân Park Kwang-han, chủ tiệm “Bố tôi là thợ làm giày”, cũng là một thợ đóng giày lão làng ở nơi này. Nghệ nhân Jeon Tae-soo gây chú ý vào năm 2017 với đôi giày hình beoseon (một loại vớ truyền thống của Hàn Quốc – chú thích của người dịch) được Đệ nhất phu nhân Kim Jung-sook
mang trong chuyến công du tới Mỹ cùng chồng là cựu Tổng thống Moon Jae-in. Đôi giày hoa mà Ivanka Trump - con gái cựu Tổng thống Mỹ Donal Trump mang trong chuyến thăm Hàn Quốc cũng là tác phẩm của ông.
Khi bạn đi bộ dọc theo con đường Yeonmujang-gil ở Seongsu-dong, bạn sẽ thấy một tòa nhà nổi bật với mô hình giày cao gót màu đỏ lớn. Đó chính là Trung tâm Thiết kế giày JS (JS Shoes Design Lab) của nghệ nhân Jeon Tae-soo. Bên trong cửa hàng trưng bày những đôi giày tuyệt đẹp và tinh tế, thể hiện sự khéo léo của các thợ làm giày thủ công. Mẫu giày hoa được trưng bày ở một góc trong cửa hàng là thiết kế tương tự với chiếc giày nữ diễn viên Hye Soo Kim đã mang trong bộ phim truyền hình “Dưới bóng trung điện” (Under the Queen’s Umbrella) phát sóng vào năm 2022 trên đài tvN. Vào thời điểm đó, họ được đặt hàng sản xuất một vài đôi giày cao gót phù hợp với hanbok. Đi qua khỏi khu này bạn sẽ đến cửa hàng giày nam The Gentle Park. Những đôi giày ở đây nổi tiếng với phương pháp nhuộm Patina, tạo hiệu ứng nhuộm màu đậm nhạt phần thân trên giày.
Hãng CHARLSE VOTUM ở gần ga Ttukseom cũng là một thương hiệu giày thủ công lâu đời. Giám đốc Kim Chul là chuyên gia giày nam, người đã làm việc cho các thương hiệu cao cấp nổi tiếng thế giới trong hơn 20 năm, sau đó ông rời công
Ở Seongsu-dong, có nhiều bậc thầy tài hoa đã làm giày thủ công trong nhiều thập kỷ. Trong đó có Jeon Tae-soo, ông là một nhân chứng sống cho ngành công nghiệp giày thủ công ở Seongsu-dong và đã làm giày trong hơn 50 năm. Ông đặt rất nhiều nỗ lực không chỉ vào sản xuất giày, mà còn vào nghiên cứu thiết kế và phát triển các chất liệu làm giày.
Bên trong ga Seongsu của tuyến tàu điện
ngầm số 2 có nhiều hình
ảnh khác nhau biểu
trưng khu vực này là
trung tâm của ngành
công nghiệp giày thủ công trên toàn quốc.
ty để tạo ra thương hiệu của riêng mình. Thông qua sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và tay nghề của các nghệ nhân Seongsu-dong, ông hy vọng sẽ thể hiện được những tinh hoa của văn hóa salon (văn hóa bắt nguồn từ Pháp, chỉ việc giới trí thức và nghệ sĩ thường tụ họp giao lưu, mở rộng mạng lưới và chia sẻ kiến thức tại một địa điểm nào đó – chú thích của người dịch) trong các sản phẩm. Khi bước qua cánh cửa màu xanh đậm của cửa hàng, vốn được cải tạo từ một ngôi nhà hai tầng, khách hàng sẽ được chào đón bởi âm nhạc phát ra từ đĩa than.
SỰ XUẤT HIỆN CỦA THẾ HỆ THỨ HAI
Trong những năm gần đây, thế hệ thứ hai kế thừa công việc
kinh doanh của gia đình đã đóng góp nhiều cho ngành công
nghiệp giày thủ công ở Seongsu-dong. Ta có thể gặp những
đôi giày đặc trưng bởi dáng mũi giày cong cong ở phòng trưng bày của thương hiệu Finoacinque tại tầng hai của một tòa nhà
ở gần cửa số 3 ga Seongsu. Những đôi giày của thương hiệu
này đều được sản xuất với tiêu chí hàng đầu là sự thoải mái
nên gót giày luôn không cao quá 5cm. Nghệ nhân làm giày
Kim Han-jun và nhà thiết kế Lee Seo-jung đã hợp tác để mở cửa tiệm vào sáu năm trước. Đồng giám đốc điều hành, Kim Han-jun đã được truyền lại nhiều kiến thức và bí quyết liên quan đến sản xuất giày thông qua việc học nghề từ cha mẹ mình, cũng là những người đã từng điều hành xưởng sản xuất giày.
Những đôi giày họ sản xuất được đón nhận bởi cả khách hàng quốc tế chứ không chỉ dừng lại ở Hàn Quốc. Vào tháng 2, họ đã tham gia lễ giới thiệu sản phẩm của Tranoï thuộc khuôn
khổ Tuần lễ thời trang Paris và nhận được hơn 5.000 euro phí tư vấn. Họ đang tiến hành thương thảo về số lượng sản xuất với các đối tác là những cửa hàng thời trang cao cấp ở New York, Paris và Milan. Giám đốc điều hành Kim Han-jun cho biết: “Chúng tôi viết tên của các thợ làm giày trên mỗi bao bì để tạo sự minh bạch cho quy trình sản xuất, từ bước tạo mẫu, may, dán đế đến bước kiểm tra cuối cùng”. Điều này một phần là do họ coi trọng tinh thần nghệ nhân, nhưng cũng vì họ tự tin vào chất lượng sản phẩm thủ công của họ. Cửa hàng VETIANO nằm trên đường Yeonmujang-gil cũng là một điểm đến ưa thích đối với khách hàng nước ngoài. Giám đốc Baek In-hee là người theo học chuyên ngành thiết kế giày tại trường đại học. Chịu nhiều ảnh hưởng từ cha, người đã làm giày trong hơn 40 năm, cô đã tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Bên trong cửa hàng, bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại giày, từ giày bệt, giày thể thao đến giày cao gót thời thượng. Giám đốc Baek nhấn mạnh rằng: “Trong nhà máy của cha tôi, giày được sản xuất bởi các thợ chuyên nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm. Nhờ đó chúng tôi có thể đưa ra mức giá hợp lý và cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo hơn”. Cô cũng chia sẻ rằng cửa hàng luôn đảm bảo được chất lượng ổn định nhờ vào sự kết hợp với xưởng của cha mình. Dẫu chưa biết sẽ có trái ngọt nào từ sự tươi mới của thế hệ thứ 2, cũng như những nỗ lực trên nhiều phương diện cho ngành công nghiệp giày thủ công ở Seongsu-dong, nhưng có thể thấy rõ việc các sản phẩm được làm ra một cách cẩn thận trong từng đường kim mũi chỉ đã mang lại sự hài lòng to lớn cho khách hàng.
Jang Yoo-jin Phóng viên báo etoday Ảnh. Lee Min-hee Dịch. Phạm Hương Giang
Thánh địa của các cửa hàng pop-up
Trong đại dịch COVID-19, khi các cửa hàng offline lâm vào suy thoái và đình trệ thì Seongsu-dong lại có một bước nhảy vọt nhờ vào cửa hàng pop-up. Giờ đây, các cửa hàng pop-up đã trở thành một yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên bản sắc của Seongsu-dong.
Seongsu-dong chật kín người dù là các ngày cuối tuần hay trong tuần. Nhiều người trong số họ đến đây vì muốn ghé thăm cửa hàng pop-up. Ta dễ dàng bắt gặp dòng người xếp thành hàng dài chờ vào cửa tại mọi ngõ ngách ở Seongsu-dong.
Cửa hàng pop-up là dạng cửa hàng offline vận hành trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất, giống như cửa sổ pop-up (cửa sổ tự động bật lên trên màn hình – chú thích của người dịch) ở các trang web. Thời gian hoạt động của chúng có thể chỉ ngắn ngủi trong vòng 2, 3 ngày hoặc có khi dài đến tận sáu tháng. Loại cửa hàng này xuất hiện nhiều nơi, từ các khu thương mại nổi tiếng ở trung tâm thành phố Seoul cho đến các khu vực mua sắm sầm uất ở các thành phố lớn trên khắp Hàn Quốc, nhưng chỉ có cửa hàng pop-up ở Seongsudong tạo được sự thu hút. Trên Instagram, danh sách các cửa hàng pop-up ở Seongsu-dong được chia sẻ tích cực. Trong phần bình luận của bài đăng cũng thường xuyên thấy những lời bình gắn tên bạn bè kèm theo mời mọc, rủ rê “Đợt tới chúng ta hãy đến đây nhé!”.
SỨC HÚT CỦA SEONGSU-DONG
Nhiều thương hiệu đổ về Seongsu-dong để mở cửa hàng popup bởi nơi đây đang là khu thương mại nổi tiếng nhất ở Seoul. Trước hết, nơi này có vị trí địa lý đặc biệt, nằm giữa công viên
Rừng Seoul và công viên Ttukseom Hangang nên khá gần gũi
với thiên nhiên. Điều này tạo nên sự khác biệt lớn so với
những điểm nóng ở các khu vực xung quanh. Từ Seongsudong ta có thể dễ dàng di chuyển đến bất cứ nơi nào trong Seoul
và ra vùng ngoại ô. Hơn nữa nơi này còn có các tiện nghi thương mại và căn hộ cao cấp, hỗ trợ đầy đủ cho tầng lớp tiêu dùng. Đã vậy, giá thuê ở đây còn tương đối thấp so với các khu ở Gangnam-gu như Gangnam-daero, Cheongdam-dong và Apgujeong-dong.
Sự hài hòa giữa cái cũ và cái mới cũng là một yếu tố tạo nên sức hút của Seongsu-dong. Cho đến những năm 1980, Seongsu-dong là một khu công nghiệp có cơ sở sản xuất bê tông trộn sẵn lớn nhất Hàn Quốc. Các xưởng sắt, máy in, cửa hàng sửa chữa ô tô và nhà máy giày đều hội tụ về đây. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 1990 đã khiến nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phá sản, và khu phố này cũng rơi vào khủng hoảng. Xu hướng trong khu vực bắt đầu thay đổi khi các doanh nhân trẻ, bị thu hút bởi giá thuê thấp và bầu không khí mới lạ của khu công nghiệp, dần dần tìm đến khu vực này. Họ cải tạo các nhà máy và nhà kho thành những quán cà phê, nhà hàng, và cửa tiệm chuyên bán hàng
đặc tuyển, khiến số lượng các cửa hàng độc đáo tăng lên, các yếu tố dị biệt hòa hợp một cách kỳ lạ, làm nên bầu không khí đặc trưng của Seongsu-dong. Hòa vào bầu không khí này, thế hệ trẻ có sự nhạy bén về thời trang đổ về Seongsu-dong, kéo theo sự chú ý của ngành công nghiệp bán lẻ. Các thương hiệu vốn chỉ xuất hiện trên các trang mua sắm trực tuyến cũng bắt đầu khuếch tán sự hiện diện của mình bằng cách mở các cửa hàng pop-up ở Seongsudong. Đặc biệt, Seongsu-dong có nhiều tòa nhà với diện tích lớn từng được sử dụng làm nhà máy và nhà kho, nên đây là nơi hoàn hảo để hiện thực hóa các cửa hàng pop-up quy mô lớn.
Gần đây, ngày càng có nhiều sự hợp tác để tạo ra các cửa hàng pop-up độc đáo. Bức ảnh chụp một cửa hàng pop-up do thương hiệu rượu vodka
Absolut vận hành tại
Common Ground trong khoảng một tháng, bắt đầu từ tháng 8 năm
2023 Đây là sản phẩm hợp tác với studio thiết kế Sticky Monster Lab của Hàn Quốc.
Một cửa hàng pop-up
do thương hiệu làm đẹp
Innisfree mở ra tại cửa hàng flagship THE ISLE
Innisfree Seongsu, nằm ở Seongsu-dong từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2024. Nó thu hút sự chú ý với ý tưởng thú vị về tuyển dụng những tài năng trẻ, sáng tạo.
NỀN TẢNG KHÔNG GIAN
Các cửa hàng pop-up đóng vai trò quan trọng giúp Seongsudong nổi lên như một khu vực thương mại mới hùng mạnh. Ở
đây có khoảng 50 cửa hàng pop-up mở cửa trong tuần. Các địa
điểm cho thuê phổ biến là những nơi có diện tích lớn và dễ
dàng tiếp cận bằng phương tiện giao thông công cộng. Trong số đó, khu phức hợp COMMON GROUND nằm giữa
Seongsu-dong và ga Đại học Konkuk có diện mạo độc đáo
được hình thành bởi 200 container. Hoạt động từ năm 2015, đây không chỉ là trung tâm mua sắm pop-up đầu tiên tại Hàn
Quốc mà còn là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa đa dạng, trong đó có cả sự kiện ký tặng fan của các nghệ sĩ K-pop.
SFACTORY trên đường Yeonmujang-gil là một không gian văn hóa phức hợp được cải tạo lại từ bốn tòa nhà được xây dựng
từ những năm 1970, bao gồm nhà máy dệt may, nhà thi đấu, ký túc xá và trung tâm bảo dưỡng ô tô. Giờ đây, nơi này là địa điểm tổ chức các sự kiện như hội nghị, hòa nhạc hoặc hội chợ nghệ thuật... ở quy mô lớn. Ngoài ra, những quán cà phê kiêm không gian văn hóa phức hợp như Daelim Changgo, MARK69 và Scène thường được tận dụng làm địa điểm cho cửa hàng pop-up. Thời gian gần đây đã xuất hiện các đơn vị kinh doanh chuyên cho thuê mặt bằng để mở cửa hàng pop-up. Bên cạnh đó cũng có doanh nghiệp tự quản lý và vận hành mặt bằng cửa hàng pop-up của riêng mình, chẳng hạn như công ty thời trang MUSINSA có SQUARE Seongsu chuyên phụ trách việc này. Không chỉ cho thuê mặt bằng, nhiều đơn vị còn cung cấp các gói dịch vụ tổng hợp toàn bộ quá trình cho một cửa hàng pop-up như lên kế
hoạch nội dung, tiếp thị và vận hành. Project Rent là một ví dụ điển hình. Theo giới bất động sản, những vị trí có sức hút ở Seongsu-dong đều đã được đặt kín lịch đến hết năm sau.
TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Quan sát các cửa hàng pop-up đã được mở tại Seongsu-dong, có thể thấy rằng chúng rất đa dạng lĩnh vực kinh doanh, từ làm đẹp, thời trang cho đến ăn uống, lối sống, ô tô, nghệ thuật, K-pop, phim ảnh, nhân vật... Không chỉ các thương hiệu trong nước đến với Seongsu-dong mà các công ty toàn cầu cũng thả neo ở đây dưới hình thức của hàng pop-up hoặc showroom. Mùa thu năm ngoái, thương hiệu thời trang Burberry đã mở ba cửa hàng pop-up ở những địa điểm khác nhau tại Seongsudong trong khoảng một tháng, bao gồm Seongsu Rose, Seongsu Bottle và Seongsu Shoe, với tư cách là một phần của chiến dịch toàn cầu “Burberry Street” (Phố Burberry) của
thương hiệu. Suốt thời gian đó, đường Yeonmunjang-gil khu Seongsu-dong tràn ngập các băng rôn rực rỡ với hoa hồng vàng trên nền tím huyền ảo.
Gần đây, các cửa hàng pop-up ở Seongsu-dong không đơn thuần dừng lại ở việc trưng bày và bán sản phẩm mà còn hướng đến các trải nghiệm đa dạng như cung cấp các trò chơi để khách tham quan có thể tham gia, hoặc ra mắt các tác phẩm nghệ thuật thị giác sặc sỡ. Do đó, khả năng lên kế hoạch độc đáo và tiếp thị chuyên nghiệp giờ đây đã trở thành năng lực cần
Quang cảnh cửa hàng pop-up được Disney+ tổ chức trên đường
Yeonmujang-gil vào tháng
5 năm 2024 trước khi phát hành loạt phim gốc “Chú
Samsik” (Uncle Samsik).
Bối cảnh của phim, bao gồm một tiệm bánh và một văn phòng, được tái hiện chính xác.
Các chuyên gia bất động sản
dự đoán khu thương mại
Seongsu-dong sẽ tồn tại lâu dài hơn các khu vực khác, bởi
vì bất kể khi nào ghé thăm, khách tham quan cũng sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán nhờ sự đa hình đa sắc
của các cửa hàng pop-up hứa hẹn những trải nghiệm vô
cùng mới mẻ sống động.
thiết để tạo ra một cửa hàng pop-up thành công.
Ví dụ như mùa đông năm ngoái, thương hiệu rượu Sunyang đã tạo nên sức hút lớn khi tổ chức “Plop Sunyang”, nơi khách tham quan có thể đi thuyền vào khu trải nghiệm.
Vào tháng 4 năm nay, họ lại tổ chức “Sunyang Casino” với chủ
Một cửa hàng pop-up
Zero Soda của thương hiệu nước giải khát
CLOOP được vận hành theo concept của khu nghỉ dưỡng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham quan, khách hàng sẽ được tặng bộ kit tiện nghi và trải nghiệm vừa đi trên xe kéo vừa tham quan Seongsudong trong bán kính 1km.
sòng bạc, nơi khách có thể thưởng thức các trò chơi bằng cách
sử dụng chip được cung cấp khi vào cửa. Cũng trong tháng 4 này, thương hiệu HITEJINRO cũng thu hút sự quan tâm của công chúng khi tổ chức sự kiện “Jinro Gold Fantasia” dưới hình thức công viên giải trí trong nhà.
MẶT
TRÁI CỦA CỬA HÀNG POP-UP
Cửa hàng pop-up cũng gây ảnh hưởng lớn đến thị trường bất
động sản ở Seongsu-dong. Chi phí và cách thức thuê mặt bằng mở cửa hàng pop-up hoàn toàn khác với thuê cửa hàng thông thường. Giá thuê dao động tùy thuộc vào thời gian thuê, diện tích và vị trí mặt bằng. Giá thuê ở các tòa nhà lớn trong một tuần có thể lên tới 100 đến 300 triệu won. Vì không có giới hạn pháp lý nào về giá thuê cửa hàng pop-up nên người cho thuê có thể hét giá nào được giá đó, nhờ vậy thu được lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với cho thuê mặt bằng theo tháng, nên họ có xu hướng ưa chuộng cho thuê cửa hàng pop-up hơn.
Sự nổi lên của các cửa hàng pop-up đã đẩy giá thuê ở Seongsu-dong tăng vọt. Một số người lo ngại rằng nếu các cửa hàng tồn tại lâu đời rời khỏi nơi đây, toàn bộ khu thương mại có thể bị đình trệ. Trên thực tế, hẻm Galbi ở Seongsu-dong (hẻm này nổi tiếng với món sườn nướng giá cả bình dân – chú thích của người dịch) vang danh từ những năm 1970 giờ đây đang dần biến mất. Giá thuê tăng cao đã khiến một con hẻm sầm uất với hàng chục cửa hàng giờ chỉ còn lèo tèo vài ba cửa hàng, vì các quán ăn đã ngừng kinh doanh hoặc rời đi. Seongsu-dong cũng không tránh khỏi tác động của hiện tượng chỉnh trang đô thị (gentrification) khi các khu phố cũ được thúc đẩy phát triển, còn cư dân địa phương thì bị đẩy ra khỏi đây. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản dự đoán khu thương mại Seongsu-dong sẽ tồn tại lâu hơn các khu vực khác, bởi vì bất kể khi nào ghé thăm, khách tham quan cũng sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán nhờ sự đa hình đa sắc của các cửa hàng pop-up hứa hẹn những trải nghiệm vô cùng mới mẻ sống động.
Cái nôi của
các doanh nghiệp xã hội Hàn Quốc
Kể từ giữa thập niên 2010, các cơ quan đoàn thể
liên quan đến doanh nghiệp xã hội tập trung về
Seongsu-dong, hình thành nên thung lũng doanh
nghiệp xã hội thông qua vai trò chủ đạo của tư
nhân tại khu vực này.
Cân nhắc mục đích của không gian là văn phòng
cộng đồng, HEYGROUND chăm chút đến cả nội thất. Phòng đợi kiểu bậc thang nối các tầng với nhau cũng được xây vì một cộng đồng các doanh nghiệp trong tòa nhà thuận lợi. Trong ảnh, những người tạo ra sự biến đổi thuê văn phòng tại HEYGROUND chi nhánh 1 đang làm việc tại phòng đợi nối tầng 6 và tầng 7.
Làm thế nào có thể ngăn chặn lừa đảo khi thuê mặt bằng?
Vấn đề khủng hoảng khí hậu là gì?
Liệu chúng ta có thể biến đổi thế giới? Đó là những dòng chữ được viết trên bảng thông báo ở
sảnh tầng một của HEYGROUND - văn phòng chia sẻ tại giữa trung tâm Seongsu-dong. Những dòng chữ này được Changemakers (tạm dịch Những người tạo ra sự biến đổi) viết cho các doanh nghiệp xã hội đặt tại tòa nhà này. “Người tạo ra sự biến đổi” nghĩa là người quan tâm đến các vấn đề xã hộimôi trường và biến đổi thế giới theo cách riêng của mình. Mối quan tâm của họ rất đa dạng, từ đời sống lành mạnh, cơ hội giáo dục bình đẳng, biến đổi khí hậu đến đô thị bền vững và việc làm có chất lượng. Tuy nhiên, điểm chung của họ là cùng nhau trăn trở đến tối muộn để tìm kiếm giải pháp có tính mới. Đó cũng là lý do tại sao có những người gọi
HEYGROUND - doanh nghiệp mà đèn văn phòng không tắt thậm chí cả vào ban đêm - là “ngọn hải đăng của Seongsudong”.
KHỞI ĐẦU CỦA CỤM DOANH NGHIỆP
Hiện nay, đa số các cơ quan đoàn thể cần thiết cho khởi nghiệp, đào tạo và phát triển doanh nghiệp xã hội đều tập trung tại Seongsu-dong. Bắt đầu từ Crevisse thành lập vào năm 2002 - được biết đến là doanh nghiệp khởi nghiệp về dự án xã hội lâu năm nhất đến Sopoong Ventures - nhà đầu tư tác động đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập năm 2008 đều đặt trụ sở tại Seongsu-dong. Các doanh nghiệp lớn như doanh nghiệp tăng tốc khởi nghiệp Impact Square và quỹ đầu tư tác động xã hội Yellowdog cũng đặt trụ sở tại đây.
Cụm doanh nghiệp xã hội bắt đầu hình thành tại Seongsudong vào giữa thập niên 2010, trong đó có Heyground - nơi được coi như “văn phòng cộng đồng”. HEYGROUND được điều hành bởi Root Impact - một tổ chức phi lợi nhuận. Đây là cơ quan tìm ra những người tạo ra sự biến đổi ở khắp nơi trong xã hội và giúp họ phát triển bền vững. Johan Jaehyong Heo - Giám đốc Root Impact - cũng được lựa chọn là “Nhà lãnh đạo Châu Á - Thái Bình Dương Obama” (Leaders AsiaPacific) năm 2022. Giải thích về lý do lựa chọn, Quỹ Obama cho biết, “Anh ấy đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội tại Hàn Quốc, từ các chương trình ươm tạo đến cải tiến chế độ”. Root Impact đã mở HEYGROUND chi nhánh 1 vào năm 2017 ở gần Yeonmujang-gil - con đường sầm uất nhất của Seongsu-dong. Hai năm sau, họ mở thêm chi nhánh 2 gần Rừng
Seoul. Do có nhiều công ty chuyển đến đây và sử dụng các cơ
sở vật chất nội bộ cùng nhau nên có thể gọi đây là văn phòng chia sẻ, nhưng nó có nhiều điểm khác biệt ở nhiều phương diện với các văn phòng chia sẻ vốn có. Trước hết, HEYGROUND không tuân theo quy trình thông thường- tiếp nhận doanh nghiệp thuê văn phòng sau khi hoàn thiện xây dựng. Từ giai đoạn lên ý tưởng, họ đã tập hợp các doanh nghiệp dự định thuê văn phòng để cùng nhau thiết kế không gian. Khoảng 20 công ty dẫn đầu về dự án xã hội trong nước đã tham gia vào quá trình này. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn thuê văn phòng ở đây còn phải vượt qua vòng phỏng vấn sâu và sàng lọc nội bộ.
Lý do Root Impact thành lập văn phòng chia sẻ là vì họ cho rằng khi các doanh nghiệp xã hội thử sức trong việc hiện thực hóa giá trị xã hội tập trung ở một nơi thì thông tin, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho mỗi người sẽ được chia sẻ và sức mạnh tổng hợp sẽ được tạo ra. Sau khi xem xét một số khu vực trong nội thành Seoul làm địa điểm để tạo ra một không gian như vậy và cân nhắc giá đất hợp lý, khả năng tiếp cận và đặc điểm khu vực, cuối cùng, Root Impact đã chọn Seongsu-dong. Không khí của Seongsu-dong thay đổi theo chiều hướng sôi động và cởi mở hơn khi giới trẻ đến đây thường xuyên cũng ảnh hưởng đến lựa chọn này.
HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI
Canh thời điểm HEYGROUND được mở ở Seongsu-dong, những người ủng hộ và đầu tư vào sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội đã đổ về đây. Bên cạnh đó, nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương, Seongsu-dong đã để lại sau lưng quá khứ trong lịch sử là một khu bán công nghiệp
và thay đổi diện mạo thành thung lũng dự án xã hội, Kể từ năm 2017, hằng năm, Văn phòng quận Seongdonggu - cơ quan quản lý Seongsu-dong - đã tổ chức triển lãm nhằm giao tiếp với công chúng và chia sẻ thành quả của các doanh nghiệp xã hội mơ ước cải cách xã hội. “Triển lãm doanh nghiệp xã hội Rừng Seoul” năm ngoái được tổ chức tại khu vực Rừng Seoul đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 160 doanh nghiệp xã hội trong các lĩnh vực vệ sinh - môi trường, giáo dục - chăm sóc trẻ, sản xuất - phân phối, văn hóa - nghệ thuật và in ấn - xuất bản. Đặc biệt, tại sự kiện này, bài phát biểu của doanh nghiệp về việc cải thiện quyền đi lại cho
người khuyết tật đã thu hút sự chú ý. Liên quan tới vấn đề này, khách thăm quan có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm
được tạo ra từ ý tưởng của các doanh nghiệp xã hội, ví dụ như thiết bị động cơ bổ trợ xe lăn, định vị chuyên dùng dành cho người sử dụng xe lăn, tắc-xi dành cho người khuyết tật có thể
chuyên chở xe lăn, v.v... Năm 2018, Văn phòng quận Seongdong-gu đã thành lập Trung tâm Dự án Xã hội tại Seongsu-dong và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau tại đây.
Bên cạnh đó, năm 2020, thành phố Seoul đã đổi tên Trung tâm Công nghệ Thông tin Seongsu thành Trung tâm Khởi nghiệp Seongsu Seoul, tu sửa tòa nhà để hỗ trợ các dự án xã hội. Thành phố Seoul đang thực hiện những hỗ trợ cơ bản như cung cấp không gian văn phòng, tăng tốc tùy chỉnh và thương mại hóa cho các doanh nghiệp thuê văn phòng đồng thời tạo ra các cơ hội kết nối khác nhau. Tâm lý mong muốn được thuộc về mạng lưới cũng đóng một vai trò trong việc tập trung các doanh nghiệp xã hội tại Seongsu-dong. Bởi vì khi thuộc về một mạng lưới, các doanh
Là không gian làm việc chung nhằm hỗ trợ sự phát triển và giao lưu của các doanh nghiệp xã hội, KT&G SangSang Planet không chỉ cung cấp không gian làm việc mà còn tổ chức nhiều chương trình khác nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp này. Trong ảnh, chương trình chăm sóc sức khỏe được tổ chức nhằm nâng cao sức khỏe cơ thể và tinh thần cho nhân viên của các doanh nghiệp trong tòa nhà. Nhìn chung, các văn phòng làm việc chung đều sắm sửa trang thiết bị một cách cẩn thận, từ cấu trúc không gian đến nội thất, nhằm giúp các doanh nghiệp thuê văn phòng hợp tác với nhau một cách sáng tạo. Trong ảnh là thiết kế của COW & DOG được thiết kế nhằm đảm bảo quyền riêng tư nhưng có thể biến thành không gian mở một cách linh hoạt đã nhận giải thưởng xuất sắc tại Seoul Architecture 2016.
nghiệp này có thể đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng hơn thông qua quá trình trao đổi thông tin và hợp tác. Về điểm này, có thể nói rằng từ HEYGROUND đến KT&G SangSang Planet do KT&G điều hành cũng góp phần hình thành thung lũng doanh nghiệp xã hội Seongsu-dong. Những người tạo nên sự biến đổi đều nói rằng các chương trình cộng đồng đa dạng mà các nền tảng như vậy cung cấp mang lại những ích lợi thiết thực rất lớn, nhờ đó, họ có thể tự do thực hiện ý tưởng của mình. Ví dụ, Enuma - doanh nghiệp công nghệ giáo dục toàn cầu chuyên sáng tạo các nội dung học tập dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học tập - đã giải thích về giá trị tồn tại của HEYGROUND như sau: “Nhờ những thông tin có được từ quá trình giao lưu với các doanh nghiệp xã hội khác, chúng tôi có thể tạo ra bản sắc của riêng mình. Chúng tôi có thể giữ vững vai trò của một doanh nghiệp xã hội và phát triển được là nhờ nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của HEYGROUND.”
Tictoccroc - một doanh nghiệp xã hội tiềm năng thực hiện các dự án nền tảng dịch vụ chăm sóc- cũng cho biết: “HEYGROUND đã cung cấp cho chúng tôi nước và chất dinh dưỡng để chúng tôi có thể bén rễ, bắt đầu chỉ với 4 thành viên phát triển lên khoảng 70 thành viên”.
NHỮNG THÁCH THỨC CHO TƯƠNG LAI
Hệ sinh thái tác động xã hội của Hàn Quốc nhen nhóm vào thập niên 2000 và chính thức phát triển từ giữa thập niên 2010. Những nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng đó chính là các cơ quan và đoàn thể hình thành nên Thung lũng doanh nghiệp xã hội Seongsu-dong trong đó có HEYGROUND. Đặc biệt, Thung lũng doanh nghiệp xã hội Seongsu-dong có ý nghĩa to lớn vì đã được tạo nên bởi sự chủ đạo của tư nhân. Ngoài ra, có rất nhiều ví dụ các khu vực thay đổi khi có sự kết hợp giữa văn hóa, nghệ thuật và khởi nghiệp, nhưng điểm độc đáo của riêng Seongsu-dong là điều đã được trăn trở ở khía cạnh phát triển bền vững dựa trên các doanh nghiệp xã hội. Khoảng năm 2014, có khoảng 40 tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp xã hội ở Seongsu-dong, nhưng nhờ nỗ lực lan tỏa tác động xã hội, số lượng công ty và tổ chức liên quan đã tăng từ 153 vào năm 2016 lên 525 vào năm 2022. Tuy nhiên, hiện nay là giai đoạn đầu phát triển nên có rất nhiều yếu tố cần chú ý. Diễn ra vào tháng 5 năm ngoái, “Creative X Seongsu” là lễ hội với nhiều chủ đề khác nhau như công nghệ văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, game, thời trang, v.v... Trong bài phát biểu đề dẫn của sự kiện này, niềm tự hào và những lo ngại về tương lai của Seongsu-dong - nơi đã diễn ra sự thay đổi nhanh chóng trong 10 vòng năm qua - cũng lại được đưa ra thảo luận. Mặc dù Seongsu-dong đã được tái sinh thành thánh địa khởi nghiệp dựa trên các doanh nghiệp xã hội và dự án xã hội nhưng nó cũng không thoát khỏi vấn đề chỉnh trang đô thị khi giá đất tăng mạnh. Ngoài ra, sự gia tăng của giá thuê mặt bằng và quá trình thương mại hóa cũng trái ngược với sự bền vững mà các doanh nghiệp xã hội xây tổ tại
đây mong ước.
Trong bối cảnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng đã đến lúc cần xem xét giai đoạn 2.0 - giai đoạn không chỉ hình thành nên hệ sinh thái của doanh nghiệp xã hội mà còn hình thành nên cộng đồng doanh nghiệp xã hội. Sự phát triển cộng đồng địa phương bền vững là bài toán mà tất cả các doanh nghiệp xã hội ở Seongsu-dong phải cùng nhau giải quyết.
Nơi ngẫu nhiên không
tồn tại
Giám đốc Kim Jae-won đang dẫn dắt Atelier Écriture, một tập đoàn chuyên lập kế hoạch chiến lược, thiết kế và tư vấn thương hiệu. Năm 2014, cô khai trương Không gian văn hóa phức hợp Zagmachi tại Seongsudong. Sau 10 năm, với việc vận hành hay lên kế hoạch cho những không gian văn hóa đầy cá tính như vậy, cô được nhận xét là người làm thay đổi diện mạo của khu vực này.
Từng là khu công xưởng vắng vẻ, ngày nay Seongsudong thay hình đổi dạng trở thành khu phố phồn hoa bậc nhất Seoul. Trong các ngõ hẻm, quán ăn ngon và tiệm cà phê nối đuôi nhau mọc lên, những cửa hàng thiết kế thời trang lớn theo xu hướng hiện đại cùng các thương hiệu cao cấp thế giới cũng lần lượt xuất hiện. Những cửa hàng popup với ý tưởng độc đáo xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất cũng thu hút bước chân người qua đường. Giám đốc Kim Jae-won là người lên kế hoạch thay đổi diện mạo con phố Seongsu-dong bằng các nội dung thiết kế cho không gian nơi đây. Khởi đầu là không gian văn hóa phức hợp Zagmachi, nơi thổi làn hơi ấm văn hóa vào con đường hoang vắng. Sau đó, Orer (xây dựng năm 2016), một không gian về F&B trở thành nơi thu hút và tập trung các quán cà phê du lịch của Seongsu-dong. Tiếp đó, xuất hiện những cửa hàng phụ kiện nhỏ như WxDxH (xây dựng năm 2017) và Orer
Archive (xây dựng năm 2018), chuyên bày bán các sản phẩm bằng cách lựa chọn và phối các món đồ với nhau. Những cửa tiệm này là hoạt động hiếm hoi của con phố Seongsu-dong, nơi vốn không có chỗ nào để thưởng ngoạn ngoại trừ các quán cà phê. Cửa hàng bánh ngọt dành cho người lớn Ode to Sweet (xây dựng năm 2019) và nền tảng không gian LCDC SEOUL (xây dựng năm 2021) là những không gian điểm thêm màu sắc cho quang cảnh phố bán lẻ Seongsu-dong. Vào năm 2022, cửa hàng văn phòng phẩm Point of View được ra mắt tại vị trí tiệm Orer trước đó. Đóng vai trò là một anchor store (cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và tạo ra lưu lượng khách hàng cho các cửa hàng nhỏ hơn hoặc các doanh nghiệp khác trong cùng khu vực – chú thích của người dịch) mà bạn nhất định phải ghé qua khi đến thăm Seongsu-dong, Point of View gợi ý các đạo cụ dành cho người làm công việc sáng tạo nghệ thuật đang rất thu hút khách
Jae-won, giám
hành của Atelier Écriture, đã làm phong phú thêm bối cảnh bán lẻ ở Seongsu-dong với nội dung độc đáo trong 10 năm qua và vì
Seongsu-dong”.
ghé thăm mỗi ngày. Đây chính là lý do vì sao giám đốc Kim Jae-won được gọi là “người khai phá Seongsu-dong”. Tôi cũng phải gật gù tán thưởng khi chứng kiến những không gian mà cô tạo ra.
Đến Seongsu-dong đã được 10 năm, cô cảm thấy nơi đây thay đổi ra sao?
Mọi thứ đã thay đổi so với trước kia. Seongsu-dong từng
là nơi cửa tiệm in ấn mọc lên san sát, xe nâng chất đầy giấy thường xuyên qua lại. Nơi này cũng từng có nhiều xưởng sửa chữa xe, nên người ta thường bắt gặp các loại ô tô cao cấp trên đường. Nhưng giờ đây khó có thể thấy lại khung cảnh đó. Còn nhớ lúc đầu khi mở Zagmachi, nhân viên cửa hàng không tìm
được quán nào ổn để dùng bữa nên phải đặt riêng ở quán baekban (quán ăn chuyên phục vụ cơm trắng và các món ăn kèm – chú thích của người dịch). Không biết từ lúc nào, con phố này không còn cửa tiệm như vậy nữa.
Thời gian qua, điều tôi cảm nhận rõ nhất là lần lượt từng hàng xóm của mình đã dời đi hết. Tiệm làm tóc cạnh cửa hàng Point of View dọn đi đã lâu, phía đối diện là nhà máy chế tạo máy nhào bột mà tiệm Orer dùng làm bánh cũng đã biến mất.
Vì sao Seongsu-dong lại nổi lên như một hiện tượng như vậy?
Seongsu-dong có sức hấp dẫn riêng. Nơi đây là một trong vài khu vực bán công nghiệp ít ỏi còn sót lại giữa lòng thành phố Seoul. Mặc dù ngành công nghiệp chế tạo đã suy giảm, dấu vết về khu công xưởng này vẫn còn lưu lại qua bức tường
gạch đỏ dùng làm vật liệu hoàn thiện các tòa nhà, hay mặt tiền thông thoáng của các công trình. Ngay cả khi không gian này được dùng vào các mục đích khác, nhưng lối kiến trúc và cảm nhận mà nơi này mang lại rất khó tìm được ở những con phố khác.
Nơi này cũng có lợi thế về địa chính trị. Seongsu-dong tiếp giáp với khu Gangnam. Ngoài ra, gần đó có đến ba trường đại học như Đại học Konkuk, Đại học Sejong, Đại học Hanyang, là nơi thuận tiện cho việc du nhập nền văn hóa trẻ.
Cô nghĩ sao về danh hiệu “người khai phá Seongsu-dong”?
Nếu với ý nghĩa là người cắm lá cờ tiên phong thì câu nói trên cũng có phần đúng. Đường Seongsui-ro, nơi có Zagmachi, và đường Yeonmujang-gil, nơi cửa hàng Orer xuất hiện, dần trở nên nổi tiếng. Sau khi LCDC được khai trương, khu vực phía Đông đường Yeonmujang-gil cũng bắt đầu phát triển.
Có lý do đặc biệt nào khiến cô chọn Seongsu-dong không?
Trong thời gian du học tại London, tôi đã chứng kiến sự phát triển của Đông London. Đó là thời kỳ các nền văn hóa đa dạng phát triển tự phát với sự du nhập của những nghệ sĩ tìm đến những khu vực kém phát triển. Cùng với việc tổ chức Thế vận hội Olympic London năm 2012, khu phố Đông London trỗi dậy mạnh mẽ. Nằm phía Đông Seoul và từng là khu vực chưa phát triển, Seongsu-dong có nhiều điểm tương tự khu Đông London.
Zagmachi
Café Orer, được tu sửa lại từ nhà ở và nhà kho, là một không gian đã trở nên nổi tiếng với bầu không khí yên tĩnh và thoải mái, gợi nhớ đến một khu vườn nhà. Khi đóng cửa vào năm 2022, nó vẫn là nơi để lại nhiều kỷ niệm cho nhiều người.
Khi dạy thiết kế dệt may ở trường Đại học Konkuk, tôi thấy tiếc khi các sinh viên trường Đại học Nghệ thuật - Thiết kế phải đến tận khu Hongdae ở phía Tây để giải trí. Hơn nữa, Seongsu-dong cũng không có nơi nào bán cà phê ngon. Thời điểm đó, cà phê đặc sản đang nở rộ ở Hàn Quốc, để nếm thử hương vị cà phê loại này thì phải đến tận Hongdae hay Itaewon. Vì vậy tôi đã mở Zagmachi.
Zagmachi được nhiều người đánh giá là phù hợp với bầu không khí Seongsu-dong.
Zagmachi được chúng tôi cải tạo từ một xưởng in trên tinh thần sử dụng lại nguyên vẹn những trang thiết bị vốn có như dầm chữ H, hoặc tận dụng phế phẩm tạo thành những đồ trang trí nhỏ để thể hiện màu sắc đặc trưng của khu vực. Thời điểm đó, hầu như chưa có quán cà phê nào có quy mô hơn 100 pyeong (khoảng 330,6 m2) ở nội thành Seoul. Nơi đây có bầu
không khí tự nhiên chưa được khai phá nên một vài nghệ sĩ, nhà thiết kế dẫn đầu xu hướng bắt đầu ghé đến. Chúng tôi cũng tổ chức một số hoạt động mới lạ như mời một vài vị khách thú vị trong số khách hàng làm diễn giả cho chuyên mục “Phát hiện của khách hàng”, hay tổ chức sự kiện thi làm bánh dành cho những thợ làm bánh nghiệp dư.
Thời điểm Orer khai trương, Seongsu-dong dường như trở nên sôi động hơn trước. Khi đó, những quán cà phê nổi tiếng ở Seongsu-dong như Daelim Changgo, Café Onion gần như đồng loạt mở cửa. Tôi từng nghĩ họ là đối thủ cạnh tranh, nhưng hóa ra các quán hội
tụ lại tạo nên sức mạnh tổng hợp. Người ta rỉ tai nhau rằng Seongsu-dong có vài chỗ hay ho lắm. Thậm chí có người còn thuê xe buýt làm một tour quán cà phê ở đây. Sau một thời gian, ngày càng nhiều người hỏi nơi có thể mua đĩa, bộ đồ dùng ăn uống, vật dụng sinh hoạt mà họ sử dụng tại Orer. Khi đó tôi nghĩ chắc phải mở một lifestyle shop (cửa hàng phong cách sống, bày bán nhiều loại sản phẩm có cùng thương hiệu nhằm liên kết thương hiệu với một lối sống – chú thích của người dịch).
Tiền đề tạo nên Point of View hiện nay có phải bắt nguồn từ ý tưởng lúc đó không?
Tôi từng nhặt nhạnh từng nhánh cây, viên đá để trang trí Orer nhưng thỉnh thoảng lại có người ngỏ ý mua chúng khiến tôi bối rối. Lúc đó, tôi cảm thấy có lẽ người ta tìm sự phối hợp tinh tế chứ không hẳn muốn sở hữu món đồ đó. Với suy nghĩ bản thân việc chọn và bày trí những vật dụng cũng có thể trở thành sản phẩm kinh doanh, tôi khai trương Orer Archive. Vô cùng yêu thích văn phòng phẩm, tôi bắt đầu Point of View.
Kế hoạch phát triển cơ sở dịch vụ ăn uống, kế đến là các lifestyle shop trong không gian văn hóa phức hợp đóng vai trò bước ngoặt đánh dấu cột mốc thay đổi và phát triển của Seongsu-dong.
Những thương hiệu cá tính phải trụ vững mới duy trì được sức sống của khu phố. Với tình cảm dành cho Seongsudong, tôi luôn muốn tạo ra những điều thú vị ở đây giống như trong trò chơi mô phỏng cuộc sống The Sims. Nhưng đương
Thương hiệu hay các không gian không đứng im như tượng đá mà luôn vận động như những sinh vật. Theo tôi, cần lắng nghe phản ứng từ mọi người và điều chỉnh cho phù hợp thì sản phẩm mới thật sự đạt đến “độ hoàn thiện”.
nhiên là không phải “cứ làm thử xem sao?”. Tôi nghĩ mọi thứ vào mỗi thời điểm đều có ý nghĩa và lý do riêng, tất cả đều có tính tất yếu của nó. Tôi cũng nghĩ do chúng tôi gặp thời. Vừa hay, sự xuất hiện đúng lúc của Instagram là môi trường thuận lợi cho các thương hiệu nhỏ có kế hoạch chu đáo có thể tồn tại.
Cáckhônggiantạorađềuđượcđánhgiácóđộhoànthiệncao. Tôi cho rằng thương hiệu cũng có phong cách như văn chương. Phong cách đó cần được tạo dựng tỉ mỉ chi tiết qua cách chúng ta thiết kế nội thất, phối nhạc cho hợp khung cảnh, hay dùng lời lẽ thế nào cho phù hợp trên Instagram. Với những thiết kế đã hình thành, tôi vẫn không ngừng điều chỉnh sao cho hợp với hoàn cảnh. Thương hiệu hay các không gian không đứng im như tượng đá mà luôn vận động như những sinh vật. Theo tôi, cần có sự lắng nghe phản ứng từ mọi người và điều chỉnh cho phù hợp thì sản phẩm mới thật sự đạt đến “độ hoàn thiện”. Xét cho cùng, việc quan sát là điều quan trọng nhất. Nếu biết quan tâm để ý đến những khách hàng ghé thăm, chúng ta sẽ nảy ra nhiều ý tưởng cho kế hoạch của mình.
Bên trong Café Ephemera, nơi có bức tường được trang trí với những vật dụng bằng giấy được làm
để sử dụng tạm thời, chẳng hạn như tem, vé, tờ rơi và hóa đơn. Sự kết hợp với thiết kế cổ điển đã mang lại ấn tượng êm dịu cho thực khách.
Một cái nhìn bên trong cửa hàng văn phòng phẩm Point of View. Giám đốc điều hành Kim đã cẩn thận lựa chọn nhiều loại văn phòng phẩm và đồ vật gợi lên cảm hứng với ý tưởng “văn
Sắp tới, cô muốn tạo ra không gian như thế nào?
Tôi muốn thử một phiên bản khác của Point of View hơn là ra mắt thương hiệu mới. Vẫn giữ phong cách hiện có, nhưng tôi sẽ tập trung sưu tầm những đồ vật gần với thủ công mỹ nghệ, hoặc chọn lựa bài trí những sản phẩm giấy hay đồ gốm chẳng hạn.
Cô có thể gợi ý lộ trình cho những người đến Seongsu-dong lần đầu tiên?
Các bạn nên đi dạo chậm rãi một vòng Seongsu-dong. Hiện có rất nhiều hoạt động mới ở Seongsu-dong. Bản thân các cửa hàng pop-up được quy hoạch tỉ mỉ đã là những trải nghiệm thú vị, các bạn nên tạo một danh sách từng nơi muốn đến. Và trong khi đi dạo, hãy thử ghé từng địa điểm nổi tiếng của Seongsu-dong xem sao nhé? Có vẻ cách tốt nhất để vui chơi tại Seongsu-dong ngày nay là dạo một vòng những địa điểm kinh doanh tương đối lâu đời như cửa hàng Point of View, cà phê Meshcoffee, nhà hàng món Á Flavour Town, xưởng bia thủ công SEOUL BREWERY, cửa hàng flagship Ader Seongsu Space của thương hiệu thời trang ADERERROR, LCDC,... và cả những cửa hàng pop-up sẽ nhanh chóng biến mất.
Công viên mang lại hơi thở cho thành phố
Công viên Rừng Seoul
được tạo thành ở nơi
hợp lưu của sông Hán
và suối Jungnang, có
hình tam giác khi nhìn
từ trên cao. Hệ sinh thái
tự nhiên được bảo tồn
tốt và các cơ sở văn
hóa được đáp ứng nên
nơi đây trở thành nơi
thư giãn nổi tiếng trong thành phố.
Công viên Rừng Seoul là không gian tạo nên nét khác biệt cho Seongsu-dong. Là công viên đầu tiên ở Hàn
Quốc có người dân trực tiếp tham gia xây dựng, công viên có diện tích 350.000 pyeong (khoảng 116 hecta) và mang các đặc trưng sinh thái, địa lý của khu vực.
Công viên Rừng Seoul được xây dựng tại điểm giao nhau của dòng sông Hán chảy từ phía đông và suối Jungnang chảy xuống từ phía bắc. Nếu nhìn từ trên cao, công viên trông giống như hình tam giác có một góc cong. Vành đai xanh dựng đứng chạy dọc theo rìa công viên như muốn chặn tiếng ồn và chất ô nhiễm từ các tuyến đường xung quanh. Bên trong không gian xanh hình tam giác ấy che phủ những khu rừng có mật độ khác nhau. Có thể thấy công viên Rừng Seoul là một vùng đất đã được sử dụng nhiều từ thuở xưa bởi vị trí địa lý nằm ven sông Hàn, có tuyến đường chính có thể nhanh chóng di chuyển vào trung tâm thành phố.
CÔNG VIÊN ĐÔ THỊ
Công viên Rừng Seoul từng là nơi săn bắn của hoàng gia triều đại Joseon (1392-1910). Năm 1908, nhà máy lọc nước đầu tiên của Hàn Quốc được lắp đặt để cung cấp nước máy cho người dân. Về sau, nó được thay đổi diện mạo để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như sân gôn, trường đua ngựa, công viên thể thao. Vào những năm 1990, chính quyền đã có cuộc vận động phát triển khu vực này thành khu dân cư và kinh doanh, nhưng kế hoạch xây dựng công viên đã được tiến hành nhằm tạo không gian thư giãn trong trung tâm thành phố cho cư dân ở phía đông bắc Seoul - nơi còn thiếu công viên so với các khu vực khác. Năm 2003, cuộc thi thiết kế cảnh quan Công viên Rừng Seoul bắt đầu. Đến tháng 6 năm 2005, Công viên Rừng Seoul với quy mô 350.000 pyeong (khoảng 116 hecta) cuối cùng đã được mở cửa cho người dân. Công viên Rừng Seoul được xây dựng với mục tiêu là công viên vượt xa các công viên lân cận có thiết kế phổ biến, là một khu rừng đô thị đẳng cấp thế giới đại diện cho Seoul như công viên Trung Tâm (Central Park) của New York hay công viên Hyde của London. Thời điểm đó, Công ty Xây dựng và Thiết kế cảnh quan Dongsimwon - đơn vị đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế công viên Rừng Seoul, hy vọng rằng nơi này sẽ trở thành nơi mà người dân có thể thưởng thức cả văn hóa và nghệ thuật chứ không chỉ dừng lại ở cảnh quan thiên nhiên. Kết quả là bốn không gian chủ đề bao gồm Công viên Văn hóa Nghệ thuật, Rừng sinh thái Tự nhiên, Công viên Học tập Trải nghiệm Thiên nhiên, Vườn sinh thái Đầm lầy cùng với công viên ven bờ sông Hán đã được tạo nên.
KHÔNG GIAN ĐỂ THƯ GIÃN
Cách nhanh nhất để đến Công viên Rừng Seoul bằng phương tiện công cộng là đi tàu điện ngầm. Nếu bạn ra khỏi cổng số 4 của ga Rừng Seoul và đi vào Understand Avenue - không gian được tạo thành từ những chiếc container đầy màu sắc, bạn sẽ thấy Công viên Văn hóa Nghệ thuật - nơi có thể nói là trung tâm của công viên Rừng Seoul. Nơi này vốn dĩ là một trường đua ngựa đã được thiết kế thành không gian mà du khách có thể tham gia các hoạt động một cách đa dạng.
Tại quảng trường ngay cổng chính có tượng những con chiến mã, dáng vẻ năng động của chúng rất hài hòa với đài phun nước tràn đầy sinh khí ở phía sau. Dù có công viên nước riêng nằm sâu phía bên trong công viên, nhưng có lẽ vì nằm gần cổng chính nên đài phun nước này lại được yêu thích khi trở thành nơi nghịch nước cho trẻ em vào mùa hè. Khi trời trở nóng, những gia đình có con nhỏ trải khăn ngồi quanh đài phun nước. Vào kỳ nghỉ, những phòng thay đồ đơn giản cũng được lắp đặt dành cho du khách chơi té nước tại đây. Ngoài ra, chiếc Ao Gương trải dài phía sau đài phun nước lại mang đến cho du khách niềm vui theo một cách hoàn toàn khác. Trong chiếc ao nông này, cây cối xung quanh soi bóng xuống mặt nước, tạo cảm giác như chúng ta đang ở sâu trong núi. Đôi khi, bạn cũng có thể thấy dáng vẻ của những chú chim đang khát hạ cánh xuống ao trong thoáng chốc để uống nước.
Khi những hàng cây thưa dần và con đường thẳng bắt đầu uốn lượn nhẹ nhàng, một khoảng xanh rộng lớn hiện ra. Nơi đây là sân chơi gia đình, được bao quanh bởi con đường bộ hành với những loài cây cao lớn như cây lá phong, cây thủy sam vươn thẳng lên trời. Bãi cỏ rộng, mát mẻ mang đến cho người dân thành phố cảm giác tự do tột cùng. Ở nơi đây, mọi người dành thời gian thư giãn theo cách riêng của mình, chẳng hạn như bày biện đồ ăn đem theo ra dùng, đọc sách, nghe nhạc, ngủ trưa hoặc đạp xe. Cũng có một số người xem phim trên màn hình mini vào ban đêm. Đây cũng là không gian mà các chú chó vui chơi nhiều nhất ở công viên Rừng Seoul. Các lễ hội lớn như Lễ hội nhạc Jazz
chủ yếu được tổ chức ở đây.
NỖ LỰC ĐỂ BẢO TỒN
Rừng sinh thái Tự nhiên nằm ở
NỖ LỰC ĐỂ BẢO TỒN
Rừng sinh thái Tự nhiên nằm ở vị trí sâu nhất của công viên Rừng Seoul. Kiến trúc sư thiết kế công viên đã trồng những loài cây tương tự mô hình khu rừng rậm gần Seoul và điều chỉnh mật độ để tạo ra một không gian gần gũi với thiên nhiên hoang dã. Vì quy mô công viên Rừng Seoul khá lớn nên việc du khách chỉ tham quan quanh khu vực cổng vào rồi quay trở ra là chuyện thường xuyên. Nhưng những ai đã từng đến Rừng sinh thái Tự nhiên đều ấn tượng bởi phong cảnh hiếm có ở Seoul và ghé thăm nhiều lần. Điều khiến mọi người chú ý nhất ở đây chính là khu thả hươu sao. Trong khu vực được bảo vệ bởi hàng rào thép gai dài, có khoảng chục con hươu đi lại tự do. Những ai muốn ngắm nhìn những chú hươu rõ hơn có thể lên cầu bộ hành có đài quan sát bắt ngang qua công viên, nối với vùng gò đất cao của sông Hàn. Bạn có thể thấy một khu rừng rậm rạp như rừng nguyên sinh vì từ lâu đã cấm con người cũng như loài hươu ra vào nơi đây. Xung quanh trồng nhiều cây hoa anh đào nên khi mùa xuân đến, du khách nối thành hàng dài để qua cầu ngắm hoa. Điểm bắt đầu của cây cầu nằm ở vị trí cao nhất trong công viên Rừng Seoul được gọi là Đồi Gió và giá trị thực sự của ngọn đồi này có thể được kiểm chứng vào mùa thu. Những ngọn cỏ lau nở đúng mùa lao xao trong gió nhẹ mang đến cảm giác yên bình đầu mùa. Trong khi đó, ở một góc khác cũng trong khu đất hình tam giác, có một khu vườn sinh thái đầm lầy được tạo nên do tận dụng hồ chứa nước sẵn có. Hồ chứa này trước đây có chức năng kiểm soát lũ. Nếu sông Hán tràn khi mưa lớn, hồ chứa sẽ tích trữ nước mưa và đóng vai trò vừa phòng ngừa thiệt hại mưa lũ vừa làm đê chắn sóng. Để kỷ niệm điều này, một số cây trụ của công trình hồ chứa nước đã được để lại, và vào mùa hè, những cây dây leo leo lên những cây trụ này tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Ban Quản lý
Ao Gương nằm ở lối vào Công viên Rừng Seoul là một cái ao nông với độ sâu 3cm. Khung cảnh xung quanh gồm cả những hàng cây thủy sam chạy dọc bờ ao được in bóng như một bức tranh.
Vườn sinh thái đầm lầy đã tận dụng tối đa địa hình của hồ chứa
sẵn có và lắp đặt đài quan sát bằng gỗ để du khách quan sát các loài chim và thực vật vùng đất đầm lầy.
Trong khi đó, Công viên Học tập Trải nghiệm dành cho trẻ em tìm hiểu về sinh thái đã được thành lập bằng cách cải tạo một cơ sở nhà máy lọc nước khép kín. Đặc biệt, vườn triển lãm đẹp đến mức khiến người ta phải trầm trồ là khu vườn tận dụng kết cấu bể lắng của nhà máy lọc nước thay vì phá dỡ đi. Trông như
thể cây cối đang mọc lên trên tòa nhà hoang phế. Điều này là nhờ
vào việc lấp đầy đất cho con kênh hình chữ U được giữ nguyên cùng với bức tường và trồng cây dây leo để khi mùa hè đến, chúng trổ lá và rủ xuống tạo nhiều bóng mát.
CÔNG VIÊN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
Nếu nhìn từ xa trông giống nhau nhưng rừng và công viên khác nhau một cách rõ ràng. Nếu rừng là thiên nhiên thì công viên là một không gian xanh không chỉ có thiên nhiên mà còn gồm cả các hoạt động đa dạng của con người. Những công viên không thể thay đổi linh hoạt theo đời sống thường nhật của người dân và bối cảnh văn hóa xung quanh chắc chắn sẽ bị tách biệt khỏi thành phố. Công viên Rừng Seoul là một công viên có nhiều điểm đáng chú ý về mặt này.
Công viên Rừng Seoul là công viên đầu tiên ở Hàn Quốc có người dân tham gia trong suốt quá trình lập kế hoạch, sáng tạo, quản lý và vận hành. Trong quá trình quy hoạch công viên, ý kiến của các chuyên gia và mọi tầng lớp xã hội đã được phản ánh thông qua các cuộc hội thảo và các buổi trưng cầu dân ý. Đồng thời, trong quá trình xây dựng, người dân đã gây quỹ và trực tiếp trồng hàng chục nghìn cây xanh. Trọng tâm của sáng kiến này là Seoul Green Trust, được thành lập vào năm 2003. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mở rộng và bảo tồn không gian xanh trong các khu vực sinh sống của Seoul và tạo ra môi trường đô thị trong lành dựa trên sự tham gia của người dân. Seoul Green Trust đã thực
Sức ảnh hưởng của công viên Rừng
Seoul không chỉ dừng lại ở công viên. Nó vừa phản ánh đặc điểm khu vực của
Seongsu-dong vừa đóng vai trò là không gian công cộng - nơi các thành viên của cộng đồng địa phương cùng nhau tụ họp.
Người dân đang xem buổi biểu diễn trên sân khấu ngoài trời nằm đối diện Ao Gương. Vì nó được xây dựng thành không gian mở nên các sự kiện văn hóa nghệ thuật thường xuyên được tổ chức ở đây.
hiện nhiều chương trình khác nhau tại công viên Rừng Seoul cùng với các tình nguyện viên kể từ khi thành lập và cũng vận hành công viên theo ủy thác từ năm 2016 đến năm 2021. Các hoạt động đa dạng do tổ chức này triển khai tại công viên Rừng Seoul đã được đánh giá cao về mặt đảm bảo tính bền vững liên tục trong quản lý công viên thông qua sự tham gia của người dân, cũng như nội dung và mục đích của chương trình tham gia của người dân nên đã được trao Giải thưởng Cảnh quan Đô thị Châu Á (ATA) năm 2020. Đây xem như là mô hình quản lý công viên có sự tham gia của cộng đồng đầu tiên và những thành quả của nó đã được quốc tế công nhận. Sức ảnh hưởng của công viên Rừng Seoul không chỉ dừng lại ở công viên. Nó vừa phản ánh đặc điểm khu vực của Seongsudong vừa đóng vai trò là không gian công cộng - nơi các thành viên của cộng đồng địa phương cùng nhau tụ họp. Công viên Rừng Seoul đang thay đổi bộ mặt của Seongsu-dong - nơi được coi là vùng đất kém phát triển do tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất giày thủ công, và công viên đang chứng minh sự tồn tại của mình như “một lý do khác để mọi người muốn đến Seongsu-dong”.
Bản đồ địa hình mới của K-fashion
Trong khi các bộ sưu tập của các thương hiệu tầm
trung lâu đời đang được chú ý tại nước ngoài, những hoạt động tích cực của các thương hiệu thiết kế mới
lại trở thành tâm điểm của K-fashion. Những thương hiệu này phát triển theo một cách khác với
thế hệ trước như cách tiếp cận mới mẻ và những câu chuyện xoay quanh thương hiệu đầy ấn tượng qua
nền tảng trực tuyến.
THÁNG 2 VỪA QUA, diễn viên Hollywood Timothée
Chalamet đã đến Seoul nhằm quảng bá phần hai của bộ phim
“Dune: Hành tinh cát” (Dune: Part Two). Tuy thời gian lưu trú ngắn nhưng những hoạt động quảng bá của anh ấy rất được quan tâm. Đặc biệt, trang phục anh mặc tại các sự kiện chính thức và danh sách mua sắm cá nhân đều trở thành chủ đề nóng mỗi ngày. Tại buổi họp báo tổ chức tại khách sạn
Conrad Seoul, anh không những mặc bộ áo liền quần được hợp tác giữa JUUN.J và Porsche mà còn trực tiếp ghé thăm cửa hàng flagship của JUUN.J ở Kangnam, Seoul để mua đồ. Người ta cũng bắt gặp anh mua sắm ở cửa hàng lựa chọn Manmade Dosan của nhà thiết kế Woo Young-mi. Jung Wook-jun, người điều hành JUUN.J, sau khi tốt nghiệp cơ quan giáo dục thời trang toàn cầu ESMOD SEOUL đã làm việc tại một công ty thời trang nổi tiếng trước khi ra mắt thương hiệu của riêng mình. Anh đã đặt nền móng để trở thành nhà thiết kế toàn cầu thông qua Tuần lễ thời trang Paris năm 2007 với thương hiệu mang tên mình. JUUN.J hiện thuộc tập đoàn Samsung C&T Fashion Group. Mặt khác, trước khi JUUN.J được chú ý tại nước ngoài, nhà thiết kể mở cánh cửa cho K-fashion không ai khác chính là Woo Young-mi. Tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang trường Đại học Sungkyunkwan, Woo Young-mi đã thành công mở một cửa hàng thời trang nhỏ vào cuối những năm 1980, khẳng định vị trí là nhà thiết kế trang phục nam đầu tiên của Hàn Quốc. Bà được đánh giá là nhà thiết kế trong nước thành công nhất cho
đến hiện tại kể từ khi ra mắt tại Paris vào đầu những năm 2000.
Bộ sưu tập “Bari” mà
MINJUKIM tiếp tục thực
hiện trong suốt năm 2022
được lấy cảm hứng từ câu chuyện về công chúa Bari. MINJUKIM được đánh giá là người có năng
lực diễn giải chân thực các yếu tố cổ tích một cách xuất sắc.
PHẢ HỆ CỦA K-FASHION
K-fashion hiện đang sôi động hơn bao giờ hết nhờ sự cạnh tranh của các nhà thiết kế trẻ qua những mẫu thiết kế đương đại không phân biệt sắc tộc và mỗi hành động của họ cũng đang nhận được sự chú ý tại nước ngoài. Trước khi nói về câu chuyện của họ, ta sẽ xem qua phả hệ của K-fashion. Có thể nói những năm 1990 là xuất phát điểm của Kfashion. Các chương trình trình diễn thời trang được tổ chức định kì theo mùa kể từ mùa thu năm 1990 dưới sự sáng khởi của Hiệp hội Nghệ sĩ Thời trang Seoul (SFAA, Seoul Fashion Artists Association) nơi quy tụ các nhà thiết kế hàng đầu Hàn Quốc. Tổ chức này đã nâng cao vị thế của các nhà thiết kế bằng cách giới thiệu khái niệm bộ sưu tập trong nước và đặt nền móng cho nhiều bộ sưu tập khác nhau được tổ chức bao gồm cả Tuần lễ thời trang Seoul. Đây cũng là bước đệm để các nhà thiết kế Hàn Quốc ra mắt các bộ sưu tập ra nước ngoài. Theo dòng chảy này, Lee Shin-woo và Lee Young-hee, hai nhà thiết kế nổi tiếng trong nước lúc bấy giờ đã cùng nhau gia nhập vào giới thời trang Paris vào tháng 3 năm 1993. Lee Young- hee đã cho thấy phong cách của mình qua những thiết kế tiên phong và nhận được nhiều đánh giá tích cực cho bộ trang phục phương Tây ứng dụng đường nét và màu sắc của hanbok. Vào tháng 10 cùng năm, Jin Teok, được mệnh danh là “bà đỡ đầu của giới thời trang” cùng với Lee Shin-woo và Lee Young-hee đứng trên sân khấu Paris trình diễn một thiết kế đơn giản mang hơi hướng Hàn Quốc. Họ thuộc thế hệ đầu tiên bắt đầu kỷ nguyên các bộ sưu tập trong lịch sử thời trang Hàn Quốc và có thể nói nền tảng của K-fashion được tạo dựng bởi nỗ lực của họ.
Cùng thời gian đó, các thương hiệu thời trang nội địa được tạo ra bởi các công ty thời trang như Handsome và Hyungji đã tạo ra sự bùng nổ thông qua chuỗi cung ứng của các trung tâm thương mại. Tiêu biểu như SYSTEM, TIME của Handsome và Crocodile Ladies của Hyungji. Các thương hiệu nội địa này đã trải qua thời kỳ trì trệ vào những năm 2000 khi các thương hiệu nước ngoài được nhập khẩu, chúng đã bị tụt lại lần lượt với các thương hiệu thời trang mì ăn liền, các sản phẩm bán ven đường được sản xuất tại công xưởng Dongdaemun.
Tuy nhiên, gần đây, trong khi các thương hiệu cao cấp như Woo Young-mi, JUUN.J đang củng cố vị trí tại nước ngoài thì các thương hiệu của các nhà thiết kế trẻ vốn có độ nhận diện cao ở nước ngoài lại được tái nhập khẩu vào Hàn Quốc, theo đó sự quan tâm của công chúng đối với K-fashion ngày càng tăng cao. Chẳng hạn như HYEIN SEO xuất phát từ sân khấu Tuần lễ thời trang New York năm 2014, MINJUKIM đã trình làng bộ sưu tập đầu tiên tại Bảo tàng Victoria và Albert, London sau khi ra mắt thương hiệu vào năm 2015.
Trước đây, các nhà thiết kế đại diện cho K-fashion đa số
đều trải qua chương trình giáo dục chính quy và sau đó
học nghề để tạo ra một
thương hiệu. Trái lại, gần đây các thương hiệu có khuynh hướng hình thành và phát triển thông qua các phương pháp không còn theo các cách điển hình như trước.
SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN TẢNG TRỰC TUYẾN
Trước đây các nhà thiết kế đại diện cho K-fashion đa số đều trải qua chương trình giáo dục chính quy và sau đó học nghề để tạo ra một thương hiệu. Trái lại, gần đây các thương hiệu có khuynh hướng hình thành và phát triển thông qua các phương pháp không còn theo các cách điển hình như trước. Thay vì quảng bá thương hiệu như cách truyền thống trước khi qua việc sử dụng catalog, quảng cáo trên tạp chí và trình diễn thời trang, chúng ta đã bước vào một thế giới nơi các thương hiệu được biết đến rộng rãi chỉ sau một đêm nhờ sự đề cập đến của những người nổi tiếng hoặc những người có sức ảnh hưởng. Ngoài ra những bộ phim thời trang được tạo ra một cách công phu theo mùa hiện nay được truyền tải cho công chúng nhiều lần trong ngày với những thước phim ngắn. Điều này có nghĩa cơ hội thành công trở thành nhà thiết kế toàn cầu đã lớn dần thông qua các kênh trực tuyến.
Bộ sưu tập Xuân Hè 2024
được KIMHĒKIM ra mắt
tại Tuần lễ thời trang Paris với chủ đề “Đen và Trắng” (Noir et Blanc).
KIMHĒKIM là thương hiệu mang chất thơ, đơn giản và thể hiện vẻ đẹp nội lực mạnh mẽ và nữ tính.
Một phần của bộ sưu tập
Xuân Hè 2024 do JUUN.J tổ chức tại Palais de Tokyo
ở Paris vào tháng 6 năm
2023 với chủ đề “Làn da”, độ tương phản của hình bóng được tối đa hóa.
Dĩ nhiên phương pháp xây dựng những kiến thức cơ bản về thiết kế trang phục rồi ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm rộng hơn vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ. Như vậy, vị thế của Tuần lễ thời trang Paris vẫn được giữ nguyên. Kiminte Kimhekim người điều hành thương hiệu thời trang KIMHĒKIM vẫn giữ vững cách truyền thống trình diễn bộ sưu tập của mình trên sân khấu Paris. Ông từng sống ở Paris 10 năm sau đó xây dựng sự nghiệp ở Balenciaga và thành lập thương hiệu lấy tên là họ của mình “Kim Hae-kim” vào năm 2014. Năm 2019, ông được ghi tên vào Hiệp hội Thời trang Pháp (FHCM, Fédération de la Haute Couture et de la Mode) và là thành viên người Hàn Quốc thứ ba sau Woo Young-mi và Jung wook-jun. Để gia nhập hiệp hội tổ chức Tuần lễ thời trang Paris này, các thương hiệu phải có trụ sở chính hoạt động tại Paris và thông qua sự kiểm chứng nghiêm ngặt của các chuyên gia trong ngành thời trang.
KIMHĒKIM không vận hành một cửa hàng thời trang tại Paris như Woo Young-mi và cũng không có nền tảng lớn của một doanh nghiệp lớn như JUUN.J. Thay vào đó, thương hiệu thời trang này trở nên nổi tiếng thông qua mạng xã hội. Trong bộ sưu tập Paris năm 2019, ông đã xây dựng sân khấu với chủ đề “Tìm kiếm sự thu hút”. Người mẫu bước lên sân khấu với cây gậy tự sướng hoặc sải bước với cây truyền dịch. Cách thể hiện bản thân của ông đã trở thành chủ đề nóng được lan truyền nhanh chóng trên Instagram và Pinterest. Những bộ trang phục táo bạo được hoàn thiện thông qua những đường
Bộ sưu tập mùa xuân
2024 của Matin Kim với chủ đề “Trên con đường mòn”. Biểu hiện tất cả
những khoảnh khắc đời
thường một cách tự do
bằng cách nhìn đa dạng
từ sự ấm áp của nắng
xuân đến sự chuyển động hiện đại của thành phố.
cắt may tinh tế có giá trị thời trang cao cấp và cũng rất thú vị
khi nhìn vào. Bước nhảy vọt của KIMHĒKIM là một ví dụ cho
thấy mạng xã hội có thể trở thành công cụ dành cho các nhà
thiết kế toàn cầu ngay cả khi lượng “like” trang mạng xã hội
không tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng.
PHƯƠNG PHÁP ĐỘC QUYỀN
Những nhà thiết kế trẻ đôi khi có những động thái độc đáo. Ví
dụ tiêu biểu như Matin Kim đã đi một con đường khác với
những thương hiệu thiết kế điển hình. Mathin Kim là thương
hiệu thiết kế được giới trẻ ở trong và ngoài nước yêu thích bởi
những thiết kế đơn giản và phóng khoáng. Thương hiệu này bắt đầu từ blog của Naver, một trong những trang web lớn của
Hàn Quốc. Bắt đầu với hình thức blog, thương hiệu có thể phát triển bằng cách có được lượng người hâm mộ cố định qua việc giao tiếp chặt chẽ với người theo dõi và người mua.
Các cửa hàng pop-up bắt đầu ở Tokyo vào năm ngoái và tiếp tục được mở rộng khắp Nhật Bản trong năm nay đã thành
công rực rỡ. Nhờ sự yêu mến, thương hiệu có kế hoạch mở
cửa các cửa hàng kiểu truyền thống ở khu vực Trung Quốc
Đại lục như Hồng Kong, Macao, Đài Loan vào nửa cuối năm
nay, đồng thời tăng cường hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu địa phương để có thể thiết lập vị thế độc tôn trên thị trường toàn cầu.
Matin Kim bắt đầu bằng các hoạt động trực tuyến nhưng cũng được công nhận về khả năng cạnh tranh ngoại tuyến đã ghi nhận doanh thu 100 tỷ won vào năm ngoái, hiện tại thương hiệu đang vận hành 14 cửa hàng và trên đà phát triển nhanh chóng. Có thể nói đây là kết quả rực rỡ của sự giao tiếp chân thành.
THUG CLUB, thương hiệu được thành lập bởi JIYOOL KWON và THUG MIN vào năm 2018 cũng đã phát triển với sự quan tâm đặc biệt. Họ có xu hướng rập khuôn hoạt động với vai trò là người mẫu và đăng tải hình ảnh mình lên mạng xã hội đồng thời đưa tinh thần tự do vào thương hiệu. Năm 2021, đồ nội y có những cụm từ gợi cảm nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Nó phù hợp với tâm lý những người muốn có trải nghiệm thỏa mãn gián tiếp về một triết lý hay thái độ mà bình thường không dễ thể hiện ra. THUG CLUB đang ở thời kỳ hoàng kim khi trở thành thương hiệu lột xác tinh tế hơn. Khi các nghệ sĩ hip hop tiêu biểu trong và ngoài nước mặc những bộ quần áo này và nhắc đến tên thương hiệu, THUG
CLUB đã khẳng định mình là một thương hiệu đường phố
được công nhận tại nước ngoài. Họ đang hướng tới những khả năng lớn hơn bằng cách hợp tác với các thương hiệu như MCM và Gentle Monster.
HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÂM MỘ
Trong guồng quay của các xu hướng thịnh hành luôn tồn tại một lĩnh vực gọi là “áo thun quốc dân”. Những năm gần đây, người ta dễ dàng bắt gặp những phụ nữ trẻ ra đường mặc trang phục có in logo hoa cúc cỡ lớn. Khả năng nắm bắt thị trường của họ lớn đến mức có những lời trêu đùa rằng không biết ở đâu phát áo này cho mọi người mặc. Bông hoa cúc này là biểu tượng đặc trưng của Mardi Mercredi. Tên loài hoa này trong tiếng Pháp có nghĩa là ngày thứ ba, thứ tư trong tuần; với ý nghĩa đó thương hiệu thời trang đề cao phong cách tối giản của Pháp được thành lập vào năm 2018 bởi ba nhà thiết kế làm việc tại một công ty thiết kế thời trang.
Họa tiết hoa đã trở thành biểu tượng đặc trưng của thương hiệu, ban đầu được thiết kế cho một mùa nhưng đã trở thành xu hướng và thiết kế đặc trưng trong vòng một năm sau khi ra mắt. Ai cũng có thể thấy họa tiết hoa là họa tiết đơn giản
Cửa hàng Mardi Mercredi ở Lotte World Tower. Đây là thương hiệu đi theo cảm hứng của Pháp và đang được phụ nữ ở độ tuổi 20-30 vô cùng yêu thích nhờ thiết kế ấn tượng nhưng thân thuộc và thoải mái..
Bộ sưu tập Xuân Hè 2024 “Hybrid Cowboy” của THUG CLUB. Kết hợp với trí tưởng tượng, bộ sưu tập diễn giải lại văn hóa cao bồi vốn chỉ gặp qua những cuộn phim của phương tiện truyền thông. THUG CLUB được biết đến là thương hiệu tạo ra những xu hướng mới bằng việc thể hiện cảm xúc một cách không ngần ngại.
nhưng vô cùng bắt mắt nhưng sức mạnh của nền tảng trực tuyến cũng một phần làm nên sự thịnh hành này. Thương hiệu này mở rộng sự hiện diện của mình bằng cách mở các cửa hàng thời trang trực tuyến nơi những người từ độ tuổi 10 đến 30 tuổi sử dụng tiêu biểu như MUSINSA và 29CM. Các yếu tố thành công của Mardi Mercredi là đưa ra mức giá phù hợp với đại đa số khách hàng sử dụng nền tảng trực tuyến và nhận được tính đại chúng từ logo dễ ghi nhớ. Trước cửa hàng flagship ở Hannam-dong nơi được xây dựng nhờ sức mạnh trực tuyến, một cảnh tượng hiếm thấy diễn ra khi các khách hàng người nước ngoài đứng xếp hàng ở đây. Về những mặt này, họa tiết hoa của Mardi Mercredi có thể nói là logo tượng trưng cho K-fashion hiện tại. Trước đây các thương hiệu thiết kế đã phát triển thương hiệu của mình từng bước một bằng quá trình mang tính thông thường thì gần đây các thương hiệu mới đang chiếm được cảm tình của công chúng bằng cách nắm bắt tinh thần của thời đại theo cách riêng của mình. Bằng cách này, K-fashion đang vẽ ra một bản đồ thời trang đa dạng không thể định nghĩa qua một từ.
Colin Jin (tên thật là So Jin-ho) là một nghệ nhân
LEGO. Vốn khéo léo trong cách diễn giải các đồ vật
hàng ngày bằng các mảnh LEGO, gần đây anh đang thử sức với các tác phẩm mang chủ đề di sản văn hóa.
Nối tiếp thành công triển lãm đầu tiên vào năm ngoái,
đến tháng 10 năm nay, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc
tại Pháp sẽ trưng bày các tác phẩm có chủ đề về văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Anh chia sẻ rằng tình yêu
dành cho gia đình chính là động lực làm việc của anh.
VÀO THÁNG 10 NĂM 2023, giới truyền thông gây chú ý
khi đưa tin về buổi triển lãm được tổ chức tại Trung tâm
Triển lãm Moryham ở Sogong-dong, Seoul. Bởi buổi triển
lãm đã trưng bày những khối LEGO tái hiện Jongmyo
Jeryeak (nghi lễ thờ cúng tổ tiên Hoàng gia được tổ chức tại đền Jongmyo) - một di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Jongmyo là một ngôi đền - nơi đặt bài vị của các đời vua, vương phi triều đại Joseon (1392-1910). Nhạc cụ, bài hát, điệu múa được trình diễn trong lúc làm lễ tế tại đây được gọi chung là Jongmyo Jeryeak. Văn hóa truyền thống lại mang một màu sắc mới lạ khi được thể hiện qua những món đồ chơi mà ai cũng từng trải nghiệm một lần thuở bé. Chính tay nghề khéo léo, thể hiện được ý thức tạo hình và thẩm mỹ Hàn Quốc khiến mọi người ngưỡng mộ.
Buổi triển lãm đầu tiên của Colin Jin mang tên “Những khối Lego lịch sử của Colin Jin” (Colin Jin’s HEstorical Lego). Không chỉ có Jongmyo Jeryeak, buổi triển lãm còn là cơ hội để quan khách có thể chiêm ngưỡng văn hóa truyền thống dưới góc nhìn mới qua những tác phẩm trưng bày đa dạng, lấy chất liệu từ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Cha của anh chính là chủ tịch So Jae-gyu, người đã thành lập ra công ty đồ chơi Hanlip Toys vào năm 1974, lúc anh vừa chào đời. Nhờ đó, anh may mắn là người đầu tiên tiếp xúc những món đồ chơi mới lạ từ bé. Ở giữa độ tuổi 20, anh bắt đầu công việc thiết kế LEGO của riêng mình và điều hành Bảo tàng Đồ chơi Hanlip từ năm 2007.
Cơ duyên nào khiến anh tổ chức buổi triển lãm đầu tiên mang tên “Những khối Lego lịch sử của Colin Jin” vào năm ngoái?
Con đường nghệ thuật LEGO của tôi xuất phát từ sở thích. Cho nên tôi chưa từng coi bản thân mình là một nghệ sĩ, thậm chí cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc mở một cuộc triển lãm. Thế nhưng nhiều người xung quanh cho rằng sẽ thật hoài phí nếu chỉ để những tác phẩm của tôi ở yên trong nhà, có nên chăng đem chúng trưng bày triển lãm. Tôi cũng có đôi phần áp lực khi có nhiều nghệ sĩ LEGO tạo ra những tác phẩm hoành tráng. Nhưng nhờ sự khích lệ của những người quen biết mà tôi có thêm dũng khí. Và rồi phản ứng tích cực của mọi người dành cho buổi triển lãm khiên tôi cũng khá bất ngờ.
Jongmyo Jeryeak đặc biệt gây được sự chú ý trong triển lãm. Lý do nào khiến anh thực hiện tác phẩm này?
Vợ tôi học chuyên ngành Văn học Anh. Cô ấy rất quan tâm đến lịch sử và hay tìm hiểu thêm những lúc nhàn rỗi. Một ngày nọ, vợ tôi đề nghị thử làm một tác phẩm LEGO về điệu múa seungmu (loại hình múa dân gian Hàn Quốc, trong đó người múa đội mũ vải hình nón, mặc áo trắng nhà sư để trình diễn – chú thích của người dịch). Đó là khởi nguồn của công việc này. Tôi thấy tiếc khi mình chỉ dừng lại ở điệu múa seungmu nên đã tiếp tục làm về các đề tài văn hóa truyền thống. Thế
Jongmyo Jeryeak chỉ với các chi tiết LEGO hiện có. Để thể hiện trọn vẹn văn hóa truyền thống qua tác phẩm thì cần phải có kiến thức. Thế là tôi khảo cứu thêm nhiều tài liệu, mua đọc cả những cuốn sách như “Jongmyo uigwe” (cuốn sách ghi chép các nghi thức hoàng gia triều đại Joseon –chú thích của người dịch).
Có phải người hâm mộ LEGO là những vị khách chính của phòng triển lãm?
Không hẳn là vậy. Tôi đã gặp cả những thuyết minh viên về văn hóa truyền thống, học sinh và giáo viên trường
Trung học Gugak (trường năng khiếu nghệ thuật – chú thích của người dịch), những người theo học chuyên ngành múa Hàn Quốc. Ở họ có chung một tiếng nói. Đó là dẫu có tự hào về việc bản thân mình đang kế thừa truyền thống thì thi thoảng họ vẫn thấy bị tổn thương bởi cái nhìn của
người xung quanh xem những thứ của ngày xưa là lỗi thời. Họ nói rằng trong khi đó tôi lại tạo ra những tác phẩm thể hiện văn hóa truyền thống Hàn Quốc một cách đẹp đẽ thế này khiến họ rất cảm kích. Tôi nhói lòng khi nghe được những lời tâm sự đó.
Trụ sở Di tích Cung điện và Lăng tẩm của Cục Di sản
Tác phẩm Jongmyo
Jeryeak được nghệ sĩ So Jin-ho tái hiện thông qua quá trình khảo cứu các tài liệu lịch sử. Anh mất một năm rưỡi để hoàn thành tác phẩm chỉ với các mảnh LEGO hiện có.
văn hóa quốc gia Hàn Quốc nằm gần trung tâm Triển lãm Moryham. Các nhân viên của Trụ sở ghé qua phòng triển lãm của tôi vào giờ nghỉ trưa. Bén duyên từ dạo đó, tôi nhận lời tham gia vào triển lãm họ sắp tổ chức. Tôi đã tạo ra một tác phẩm tái hiện bức tranh “Ohyang chinjebanchado” (tranh vẽ ở tấm thứ bảy của bức bình phong gấp mô tả về cảnh làm lễ tế và trình tự cử hành nghi thức – chú thích của người dịch) cho triển lãm diễn ra ở Jongmyo vào tháng 5 vừa qua. Bức tranh này là tư liệu duy nhất cung cấp cái nhìn toàn diện về buổi lễ Jongmyo Jeryeak trong số bức tranh về hoàng gia được ghi lại. Thật ý khi tôi được tham gia
vào cuộc triển lãm thường trực diễn ra tại một không gian mang tính lịch sử.
Phản ứng của những người đam mê LEGO ra sao? Thường thì bố mẹ sẽ là người chủ động dẫn con mình đến các buổi triển lãm, họ sẽ vừa ngắm tác phẩm vừa hướng dẫn cho bọn trẻ. Buổi triển lãm của tôi thì diễn ra cảnh hoàn toàn ngược lại. Đa phần là trẻ con muốn đi xem nên bố mẹ cùng theo đến, những đứa trẻ còn giải thích cho bố mẹ chúng về các chi tiết trong loạt LEGO đã ra mắt trước đó đã được tôi sử dụng như thế nào để tạo ra tác phẩm. Bọn trẻ vô cùng hào hứng dẫn dắt câu chuyện. Cũng có nhiều bạn nhỏ xem tác phẩm của tôi và mong muốn tự mình thử sức tạo ra tác phẩm. Tôi lấy làm vui mừng khi những điều đó dường như làm nên động lực cho chính mình.
Anh thường lấy cảm hứng từ đâu?
Các ý tưởng của tôi thường đến từ cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như có một lần tôi đang xem chương trình văn hóa truyền hình về “Bàn ăn của người Hàn Quốc”. Cảnh cơm canh được bài trí trên bàn Naju soban (kiểu bàn ăn nhỏ được sản xuất tại Naju, Jeollanam-do – chú thích của người dịch) đập vào mắt làm tôi nảy ra ý tưởng thử tạo một cái bàn soban từ LEGO. Con gái tôi hiện đang học năm thứ hai ở bậc trung học phổ thông. Chỉ cần con gái đề xuất món gì là tôi sẽ tạo ra LEGO món đó từ khi con còn bé đến tận bây giờ. Tất cả mọi thứ từ hộp bút, gọt bút chì đến đèn bàn...
Anh có nhớ ra lần đầu gặp gỡ LEGO như thế nào không?
Dường như là vào năm đầu tiên của bậc tiểu học. Cha đã dẫn tôi theo trong một lần đi gặp bạn. Tại đó, tôi đã được người bạn của cha cho xem thử mẫu LEGO. Thời điểm đó là trước khi LEGO chính thức được nhập khẩu. Tôi rất muốn mang nó về nhà nhưng đành rời đi tay không. Cảm giác đó vô cùng khó chịu.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác phấn khích khi phát hiện ra bộ LEGO lấy cảm hứng từ bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars) vào một ngày đang phụ việc tại cửa hàng đồ chơi của cha. Bởi lúc đó, tôi là một người hâm mộ phim chính hiệu nên không thể không mê nó ngay khi vừa bắt gặp. Tôi liền mua về và mày mò học lắp ráp theo hướng dẫn. Cuối cùng, tôi lại tiến thêm một bước nữa là mong muốn tạo ra một tác phẩm riêng của mình.
Nghệ thuật LEGO có bị cản trở sự sáng tạo do chỉ sử dụng những khối LEGO hiện có không?
Nguyên tắc bất di bất dịch dành cho người làm nghệ thuật LEGO là sử dụng y nguyên các mảnh ghép vốn có, không được làm thay đổi hình dạng hay màu sắc. Sức hấp dẫn của nghệ thuật LEGO lại nằm ngay ở sự sáng tạo được thể hiện với những nguyên liệu nhất định, kèm điều kiện hạn chế. Rồi
Phòng làm việc của nghệ sĩ trong Bảo tàng Đồ chơi Hanlip. Anh phân loại, sắp xếp các mảnh LEGO theo từng nhóm riêng để sử dụng cho công việc.
Tác phẩm được tạo ra bằng cách sửa đổi mặt nạ Hahoe - dùng trong trò chơi mặt nạ được lưu truyền ở làng Hahoe, Andong, Gyeongsangbuk-do.
Nghệ sĩ tạo ra mọi thứ từ LEGO theo nhu cầu của con gái như hộp bút, bút bi, gọt bút chì, dập ghim,... Mong muốn làm cho con cái tự hào đã trở thành động lực làm việc của anh.
lắp ráp ra sao.”
riêng thì trong đầu tôi đã có thể hóa cây chổi của Harry Potter thành cây bút lông của nhà nho, răng động vật trở thành đầu mũi tất beoseon, chân vịt biến thành kwanmo (kiểu mũ quan chức triều đình ngày xưa – chú thích của người dịch).
Tác phẩm mô tả điệu múa seungmu, một trong những điệu múa dân gian
tiêu biểu của Hàn Quốc.
Đây sự khởi đầu cho việc thể hiện văn hóa truyền thống trong tác phẩm của anh.
Gia đình dường như là động lực làm việc của anh. Bí quyết giao tiếp của gia đình anh là gì?
Gia đình tôi thường có những bữa ăn kéo dài. Chúng tôi vừa ăn cơm vừa trò chuyện nên bữa ăn thường diễn ra tầm một tiếng tại bàn ăn. Cả nhà tôi cũng đều yêu thích phim hoạt hình Pixar nên có phim nào công chiếu là sẽ cùng dắt nhau đi xem. Tôi hiếm khi mang việc về nhà làm vì muốn tách biệt công việc với cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, khi làm ra một tác phẩm nào đó, tôi đều đem về cho vợ và con gái xem. Khi đó, các thành viên sẽ đóng góp ý kiến đa dạng giúp tôi hoàn thiện tác phẩm.
Anh có muốn thử sức với dự án nào trong tương lai không?
Riêng việc tái tạo hoàn hảo một tác phẩm lịch sử, đúng là điều khá khó khăn do chất liệu không phong phú. Những lúc như vậy, tôi cũng từng đơn giản hóa tác phẩm theo cách riêng của mình. Thế nhưng, các chuyên gia hầu như nhận biết được ngay sự khác biệt đó. Dẫu không thể thực hiện đầy đủ từng chi tiết nhưng tôi vẫn cần phải có hiểu biết về chúng nên bản thân dành nhiều thời gian cho việc đọc sách và học hỏi.
Tôi từng xem qua tranh Hwaseong haenghaengdo tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc. Đây là bức tranh mô tả cảnh vua Jeongjo (Chính Tổ, tại vị 1776 - 1800) tổ chức nhiều sự kiện khác nhau, trong đó có bữa tiệc sinh nhật lần thứ 60 của mẹ vua là phu nhân Hyegyeonggung họ Hong (Huệ Khánh cung Hồng thị). Tôi đã tự nhủ “Thật tuyệt khi có thể tạo cảnh này thành tác phẩm LEGO”. Gia đình biết được ý tưởng đó cũng khuyến khích tôi làm thử. Trong bức tranh này xuất hiện ít nhất là 2.000 người và vô số ngựa, bò, kiệu... Việc này cần đến một lượng mảnh ghép LEGO khá lớn. Nhất định tôi sẽ làm ra tác phẩm này vào một dịp nào đó. Tôi cũng có ước mơ được ra mắt những sản phẩm LEGO mang thiết kế của riêng mình. “Dường như bề dày kinh nghiệm giúp tôi vượt qua được những giới hạn. Nhờ lắp ráp khá nhiều sản phẩm mà giờ đây tôi đã có được khả năng vẽ ra trong đầu những chi tiết nào cần phải
Thế giới tái hiện qua hoa văn dancheong
Dancheong, một loại hình nghệ thuật kiến trúc truyền
thống của Hàn Quốc, được sử dụng từ xa xưa để bảo
tồn các tòa kiến trúc bằng gỗ, sau đó bắt đầu nở rộ
cùng với sự du nhập của Phật giáo và tiếp tục trường
tồn đến ngày nay. Park Geun-deok là một chuyên gia dancheong với 20 năm gắn bó cùng các dự án trùng tu di sản văn hóa. Đồng thời, cô cũng hoạt động tích cực
với tư cách là nghệ sĩ sáng tạo dancheong, người diễn
giải các họa tiết dancheong truyền thống theo góc nhìn của riêng mình.
CHÚNG TA có thể cảm nhận được vẻ hoa lệ của các cung điện, chùa chiền Hàn Quốc ngay cả khi không phải mùa hoa nở. Đó là nhờ có dancheong điểm xuyết các tòa nhà bằng các sắc màu rực rỡ và hoa văn tinh tế. Mục đích ban đầu của dancheong là bảo vệ các kiến trúc bằng gỗ - loại vật liệu vốn dễ xuống cấp trước sự biến đổi khí hậu - khỏi nắng nóng, lạnh giá, ẩm ướt..., qua đó tăng độ bền của chúng. Hơn nữa, dancheong còn có vai trò biểu thị quyền uy hoàng tộc hay sự tôn nghiêm tôn giáo thông qua hoa văn được sử dụng và cách phối màu.
“Có thể nói dancheong là chiếc áo mà các tòa kiến trúc khoác lên mình. Tương tự sự khác biệt giữa trang phục của vua chúa và quần thần, dancheong cũng có hoa văn và màu sắc khác nhau tùy theo mục đích và tầm quan trọng của công trình.”
Đấy là lời giải thích của Park Geun-deok. Chịu ảnh hưởng của Phật giáo, dancheong không chỉ được tìm thấy
ở Hàn Quốc mà còn ở các quốc gia thuộc vùng văn hóa
Phật giáo khác như Mông Cổ, Nhật Bản, Trung Quốc hay
Tây Tạng. Tuy vậy, phong cách dancheong ở mỗi quốc gia
lại khác nhau. Nếu như dancheong Nhật Bản đặc trưng bởi màu đỏ chủ đạo, dancheong Trung Quốc là sự lấn át của sắc xanh dương và xanh lục, thì dancheong Hàn Quốc lại tuân theo thuyết Âm Dương Ngũ hành, sử dụng obangsaek (ngũ phương sắc, năm màu tượng trưng cho năm hướng đông, nam, tây, bắc và trung tâm) - bao gồm xanh dương, đỏ, trắng, đen và vàng - để tạo sự tương phản giữa các màu sắc bổ sung. Song, việc sử dụng xen kẽ gam màu nóng và lạnh, tạo sự khác biệt rõ rệt về độ sáng tối đã góp phần tạo nên vẻ đẹp rực rỡ cho dancheong Hàn Quốc.
SỰ KẾT HỢP GIỮA HOA VĂN VÀ MÀU SẮC
Quy trình vẽ dancheong bắt đầu bằng việc phết keo a giao (một loại keo dính truyền thống) để màu sắc được lên đẹp. Để được như thế, trước tiên cần trám kín và chà nhẵn các khoảng trống hoặc lỗ hổng trên phần gỗ vẽ dancheong, sau đó quét keo ít nhất hai lần. Tiếp theo, sơn lớp nền bằng các phấn màu tự nhiên như celadonite (khoáng vật mềm, dạng đất màu xanh hoặc xanh xám – chú thích của người dịch) hay chu sa. Sau khi vẽ phác thảo hoa văn trên giấy và dùng kim châm tạo các lỗ nhỏ cách đều nhau dọc theo đường viền của mẫu là công đoạn áp bản phác thảo lên bề mặt gỗ cần vẽ rồi dùng túi vải đựng bột vỏ sò dần nhẹ theo các đường nét đã tạo để họa tiết hiện lên. Khi pha màu xong, người nghệ nhân tô theo bản vẽ. Cuối cùng, bột vỏ sò được phủi sạch và một lớp dầu lanh bóng được phết lên để hoàn thiện.
Dancheong được chia thành bốn loại. Đầu tiên là loại chỉ sử dụng một màu nền duy nhất mà không có bất kỳ họa tiết nào. Đây là kiểu dancheong hạng thấp nhất, được sử dụng cho các công trình kiến trúc cấp thấp hoặc nhà ở thông thường. Tuy nhiên, phong cách này đôi khi được thi công trong các cung điện cao cấp nhất, chẳng hạn như Jongmyo (Tông Miếu) - nơi thờ phụng bài vị các đời vua và vương hậu triều đại Joseon (1392-1910), nhằm thể hiện sự trang nghiêm của không gian. Phong cách thứ hai là tô màu nền rồi vẽ các đường thẳng lên đó. Kiểu này chủ yếu được áp dụng cho các tòa nhà phụ như
Nghệ nhân Park Geundeok đã nhận được những đánh giá tích cực cho triển lãm cá nhân đầu tiên vào năm 2022 với các tác phẩm diễn giải mới mẻ về nghệ thuật dancheong truyền thống, và đã tổ chức triển lãm liên tục kể từ đó. Ngoài những họa văn thường được sử dụng trong dancheong truyền thống, cô còn thích vẽ những loài hoa dại thường thấy xung quanh mình.
Chất màu tự nhiên màu xanh lá cây là vật liệu được sử dụng thường xuyên nhất trong công trình dancheong. Tất cả các chất màu được nghiền mịn trong cối và lọc qua rây trước khi tạo màu. Các hạt càng mịn thì độ sắc nét càng thấp.
thêm đường nét là đã tạo được hiệu ứng trang trọng. Thứ ba là trường hợp chỉ vẽ hoa văn ở hai đầu các cấu kiện như dầm hoặc xà ngang, còn phần giữa cấu kiện chỉ được tô màu nền. Kiểu này được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc thông thường, bao gồm các công trình phụ trợ trong chùa, cho đến cung điện, seowon (trường học Nho giáo do tư nhân lập ở địa phương), vọng lâu... Hoa văn chỉ được thêm vào phần đầu của cấu kiện như thế này được gọi là meoricho (hoa văn đầu xà), và tùy thuộc vào vị thế của công trình kiến trúc mà hoa văn đầu xà có thể cầu kỳ hoặc giản đơn. Cuối cùng là phong cách phủ kín hoa văn toàn bộ bề mặt gỗ để tối đa hóa vẻ tráng lệ. Đây là phong cách cao cấp nhất, thường được sử dụng cho các tòa kiến trúc chính của chùa chiền như khu chánh điện.
“Trong Triều Tiên vương triều thực lục có ghi chép về việc các Nho sinh dâng tấu sớ xin vua “cấm vẽ dancheong ở tư gia”. Có thể thấy dancheong được xem là thứ xa hoa nên ngay cả trong cung điện cũng không được trang trí dancheong theo phong cách cầu kỳ nhất. Điều này là do ảnh hưởng của Nho giáo, nhưng cũng một phần là do nguyên liệu thô để vẽ dancheong là những khoáng thạch rất đắt tiền, từ xưa đến nay vẫn vậy.” Hoa văn dancheong cũng được chia thành nhiều loại. Loại được sử dụng thường xuyên nhất là yeonhwa meoricho (hoa văn đầu xà hình hoa sen). Hoa văn đầu xà hình hoa sen là sự kết hợp của hoa sen, quả lựu và lục hoa (họa tiết bông hoa màu xanh lá), có thể dễ dàng nhìn thấy không chỉ trong dancheong của các chùa chiền và cung điện mà còn ở dancheong của các công trình Nho giáo như hyanggyo (trường học Nho giáo do triều đình lập ở địa phương) và seowon.
“Tôi cũng thường xuyên ứng dụng hoa văn đầu xà hình hoa sen để vẽ. Tôi trung thành với phong cách vẽ truyền thống, nhưng đôi khi thay thế hoa sen ở trung tâm bằng những loài hoa dại bản địa như bồ công anh hay hoa cỏ thông.”
Nghệ nhân Park tự tay
nhuộm sợi gai, lụa và sợi gai dầu bằng nguyên liệu
tự nhiên. Do đặc tính đan
xen của sợi ngang và sợi
dọc trên vải nên rất khó
lên màu đều, vì vậy quá trình chờ vải khô rồi
nhuộm lớp tiếp theo phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
“Trong dancheong truyền thống, các loài hoa mang tính biểu tượng như hoa sen, mẫu
đơn thường được sử dụng làm hoa văn. Tuy nhiên, khi
thực hiện các dự án cá nhân, tôi thử tạo ra các hoa văn dựa trên những loài hoa yêu thích hoặc cỏ dại thường thấy xung quanh mình.”
Tại triển lãm này có thể tìm thấy những tác phẩm lấy cảm hứng từ dancheong, từ chú voi với đầu được trang trí bằng hoa sen và bồ công anh, cho đến cá voi tương tự như trong tranh khắc đá Bangudae tại Daegok-ri, Ulju (một di chỉ thời tiền sử). Trong khi đó, chim phượng hoàng với đôi cánh mang họa tiết sóng nước thay vì ngọn lửa, cá phủ đầy họa tiết thực vật bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, củ cải trắng và cà rốt đặc hữu của Jeju nằm duyên dáng trên lụa,... được khoác lên mình lớp áo dancheong, quá đó toát lên vẻ đặc sắc.
NHỮNG THỬ NGHIỆM MỚI
Kể từ triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Goldgarden” (tạm dịch: Khu vườn vàng) được tổ chức tại
Gallery IS vào năm 2022, Park Geun-deok đã và đang nhận
được nhiều lời khen ngợi qua các triển lãm thường niên
cho các tác phẩm dancheong đầy sáng tạo, đem lại hình hài
mới cho nghệ thuật dancheong truyền thống. Năm ngoái, cô giành được giải thưởng cao nhất tại cuộc thi tranh Phật
giáo và tranh dân gian do Gallery HANOK tổ chức, sau đó nhận được nhiều sự chú ý với các tác phẩm lấy cảm hứng từ động thực vật trong triển lãm được mời “Chú voi ngây thơ đa sắc màu” tổ chức tại MOOWOOSOO GALLERY.
“Trong dancheong truyền thống, các loài hoa mang tính biểu tượng như hoa sen, mẫu đơn thường được sử dụng làm hoa văn. Tuy nhiên, khi thực hiện các dự án cá nhân, tôi thử tạo ra các hoa văn dựa trên những loài hoa yêu thích hoặc cỏ dại thường thấy xung quanh mình. Cũng trong dancheong truyền thống, các mẫu hoa văn đan xen vào nhau, nhưng tôi tách rời từng mẫu rồi kết hợp chúng thành hình thái mà tôi muốn thể hiện. Những thử nghiệm như thế này thật thú vị.”
Nữ nghệ nhân chia sẻ rằng cô giải tỏa sự bức bối từ công việc phục chế di sản văn hóa đầy nghiêm ngặt, không cho phép sai sót dù là nhỏ nhất, bằng cách sáng tạo nên những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân.
“Những địa điểm có di sản văn hóa thường có cảnh quan xung quanh rất đẹp. Khi rời khỏi nơi làm việc và dạo chơi giữa thiên nhiên xung quanh, tôi cảm thấy tâm hồn thư thái hơn. Ánh mắt tôi bị thu hút bởi mọi thứ, từng ngọn cỏ, từng viên đá, thậm chí những cánh hoa nhỏ bé cũng không bao giờ bị bỏ sót. Khi quan sát kỹ lưỡng, tôi nhận ra rằng mỗi vật thể đều chứa đựng một thế giới riêng. Từ đó, tôi bắt đầu sáng tác với ý tưởng thử biến hình ảnh của những khoảnh khắc đó thành họa tiết.”
NGUỒN CẢM HỨNG SÁNG TẠO
Là một kỹ sư trùng tu di sản văn hóa, cô Park chỉ đạo và giám sát địa điểm trùng tu với đội ngũ phần lớn là nam giới. Điều này là do vai trò của kỹ sư trùng tu di sản văn hóa là hướng dẫn và giám sát công việc của các kỹ thuật viên trùng tu di sản văn hóa.
Năm 1999, cô Park Geun-deok theo học tại Khoa Mỹ thuật, Đại học Dongguk với chuyên ngành Mỹ thuật Phật giáo. Ngay khi tốt nghiệp, cô bắt đầu làm việc tại địa điểm phục dựng di sản văn hóa, đồng thời dành thời gian rỗi học tập để lấy chứng chỉ hành nghề và từ năm 2002 đến nay cô làm công việc giám sát vẽ dancheong.
“Tôi học hỏi những kiến thức cơ bản trong công việc từ những công trường thực tế, nhưng tôi cảm thấy kiến thức của mình còn hạn chế. Vì vậy, tôi đã học cao học và lấy chứng chỉ kỹ thuật viên dancheong (thuộc nhóm chứng chỉ kỹ sư trùng tu di sản văn hóa). Hầu hết các nghệ nhân học nghề thông qua con đường học việc đều không mấy thiện cảm với những người tốt nghiệp đại học. Khi gặp một người mới vào nghề, họ thường hỏi “Bạn đã từng làm việc cho ai?” hay “Sư phụ là ai”. Bởi vì có nhiều trường phái dancheong khác nhau dựa trên “cho” (nét vẽ phác thảo) mà người thợ được truyền dạy từ sư phụ của mình. Vì vậy, tuy có những thời điểm khó khăn, nhưng giờ đây khi mạng lưới của tôi đã phát triển, tôi có
và kỹ năng khác nhau khi làm việc tại nhiều công trình khác nhau.”
Công việc phục chế di sản văn hóa chủ yếu là các dự án do nhà nước đầu tư, vì vậy mọi thứ đều phải được thực hiện theo đúng bản thiết kế. Đôi khi, những sai sót bị bỏ sót trong giai đoạn thiết kế có thể phát sinh trong quá trình thi công. Khi đó, vai trò chính của cô ấy là điều phối giữa chủ đầu tư và nhà thầu để sửa đổi thiết kế hoặc thiết kế mới.
“Chỉ riêng tỉ lệ pha trộn bột màu với keo dán cũng có hướng dẫn chi tiết tựa như sách giáo khoa dành riêng cho mỗi tác vụ như vẽ tranh hay mạ vàng. Tuy nhiên, dancheong đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như vị trí của công trình, điều kiện khí hậu,... nên kinh nghiệm phong phú là vô cùng quan trọng.”
Dancheong đòi hỏi những kỹ năng toàn diện không chỉ hội họa mà còn cả thư pháp, vẽ và thủ công mỹ nghệ. Đây chính là điều thu hút cô đến với loại hình nghệ thuật này nhất.
“Kỹ thuật viên dancheong cũng phải tham gia phục chế taenghwa (tranh Phật giáo). Nghệ thuật Phật giáo không chỉ
Goldgarden - Hoàng. 2018. Acrylic trên canvas. 40 × 26 cm. Phượng hoàng là sinh vật thần thoại, được cho là xuất hiện trong thời thái bình thịnh trị, trong đó, Phượng là con trống và Hoàng là con mái. Tác giả đã thể hiện đôi cánh của chim Hoàng bằng hình ảnh những con sóng và gợn nước.
Goldgarden VII20190421. 2022. Nhuộm màu tự nhiên trên vải, tô màu, dát vàng và phủ bột vàng. 116,8 × 72,8 cm. Tai và vòi voi được trang trí bằng những hoa văn dancheong thường dùng trong các cung điện và chùa chiền. Tác giả đã sáng tác tác phẩm này dựa trên cảm hứng từ những chú voi cô từng nhìn thấy trong chuyến du lịch Sri Lanka.
có tranh Phật mà còn có tranh sơn thủy. Có những bức tranh thể hiện tiếng Phạn trong đó, cũng như những bức họa Sơn Thần có hổ xuất hiện. Vì vậy, các kỹ thuật viên dancheong phải tìm hiểu về thư pháp, taenghwa, tranh chim chóc và hoa cỏ (hoa điểu họa), tranh thủy mặc,...” Cô chia sẻ rằng mình rất xúc động khi nhìn thấy những nét cọ của người xưa để lại trên các công trình kiến trúc cổ. Cô cảm thấy thật sự hạnh phúc khi được làm công việc này. Niềm hạnh phúc đó chính là nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tạo của bản thân.
“HÌNH THỨC TUÂN THEO CHỨC NĂNG.”
Đây là câu trả lời của Chanjoong Kim khi được hỏi về triết lý kiến trúc của bản thân. Giọng điệu của ông cho thấy có vẻ đây là một câu nói cổ hữu của kiến trúc sư người Mỹ
Louis Sullivan, nhưng nét mặt của ông thì kiên định.
“Mọi người chắc hẳn sẽ chán ngấy vì câu chuyện quá kinh điển, nhưng mọi đường cong và hình thức hữu cơ trong kiến trúc của chúng tôi đều chứa đựng chức năng riêng của nó.”
Kiến trúc sư không phải là nghệ sĩ, vì vậy họ phải tìm cách giải quyết vấn đề phù hợp với chức năng. Tuân theo phương thức về mặt kiến trúc trước khi đắm mình vào cái đẹp là số mệnh của họ.
THIẾT KẾ CÂN NHẮC ĐẾN CHỨC NĂNG
Trung tâm Nghiên cứu Samjin Pharm tại Magok-dong, Gangseo-gu, Seoul (xây dựng năm 2021) là một tòa nhà có hình dáng giống vạt rèm đang đung đưa trong làn gió nhẹ.
Cơ quan nghiên cứu là không gian đòi hỏi sự tập trung cao
độ vì là nơi liên tục diễn ra các thí nghiệm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể chỉ tập trung vào nghiên cứu suốt
cả ngày. Thỉnh thoảng họ cũng cần vươn vai và nhìn ra ngoài cửa sổ để hít thở. Phần mặt tiền như thể sóng lượn của tòa nhà là giải pháp cân nhắc đến điểm này, đồng thời giải quyết vấn đề ánh sáng chói vào buổi chiều của tòa nhà hướng tây.
Kiến trúc sư đã thiết kế bàn làm việc cá nhân của các nhà nghiên cứu đặt ở mép rìa, trong khi không gian làm việc chung là phòng thí nghiệm được đặt ở trung tâm. Đây là cấu trúc không gian giúp các nhà nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu cá nhân ở không gian riêng, và tư duy rộng mở trong không gian chung là phòng thí nghiệm. Ông cho rằng bàn làm việc được đặt cạnh cửa sổ không nên quá bị che khuất bởi ánh nắng gắt, cũng không nên quá kín đáo tách biệt với bên ngoài. Vì vậy, bức tường dựng ở độ cao đủ để ngăn ánh nắng nhưng vẫn hướng đến sự kết nối với thành phố bên ngoài. Bức tường cong uốn lượn như một tấm vải mỏng, được làm từ bê tông cường độ cực cao (UHPC, Ultra-High Performance Concert) dày 80mm. Hình dáng trông có vẻ mềm mại nhưng độ cứng lại vượt
trội so với bê tông thông thường.
“Tấm bê tông ngoài được làm uốn cong để ngăn ánh
Người sáng lập THE_SYSTEM LABChanjoong Kim là kiến trúc sư đã đưa ra loại kiến trúc mới thông qua “cải cách hợp lý”. Ông cho rằng trong xã hội ngày nay luôn thay đổi với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, kiến trúc phải trở thành một thực thể có thể đáp ứng dòng chảy của thời đại.
PLACE 1 BUSAN nằm ở trung tâm thành phố cũ của Busan, là dự án tu sửa tòa nhà ngân hàng Hana. Kiến trúc sư đã sử dụng mô típ từ vườn treo Babylon và thiết kế tầng trên của tòa nhà theo cách độc đáo.
nắng trực tiếp và cho ánh sáng gián tiếp có thể lọt vào qua khe hở nhỏ. Ngồi tại bàn làm việc cũng có thể nhìn thấy thành phố qua khe hở cong này. Nếu không gian này là hướng bắc, không có ánh nắng trực tiếp, chúng tôi sẽ không thực hiện thiết kế này. Tất cả mọi thứ đều là lựa chọn liên quan đến chức năng.”
Trung tâm Nghiên cứu Magok của công ty công nghệ thông tin EXEM (xây dựng năm 2022) tọa lạc ở dãy bên cạnh cũng là một dự án do họ đảm nhận, và tòa nhà cũng nằm hướng tây. Bức tường bên ngoài được gắn các tấm chắn nắng bằng nhôm đặc biệt xếp thành hàng với độ nghiêng 45 độ. Cũng giống như Trung tâm Nghiên cứu Samjin Pharm, các tấm chắn bằng nhôm đóng vai trò ngăn chặn ánh nắng gắt vào buổi chiều từ hướng tây đồng thời cho phép ánh sáng phản chiếu nhẹ nhàng lọt vào bên trong. Ông đã cân nhắc đến đặc trưng của công ty IT là làm việc chủ yếu qua màn hình và chú ý đến môi trường ánh sáng đồng đều bên trong. Khoảng trống giữa các tấm chắn nắng và tường kính bên ngoài được thiết kế thành không gian nghỉ ngơi hình ban công để nhân viên có thể hít thở không khí bên ngoài.
BƯỚC ĐI THỬ NGHIỆM
Cửa hàng flagship Paul Smith (xây dựng năm 2011) thường được gọi là “Tòa nhà Răng cối”, nó phồng lên ở phần trên giống như một chiếc bánh muffin để đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng về không gian trong điều kiện diện tích sàn bị hạn chế. Tòa nhà văn phòng Hannam-dong (xây dựng năm 2014) được cho là giống với tác phẩm Casa Mila của Gaudi, ngôi nhà có các cửa sổ cong cong ở ban công hướng ra ngoài bờ tường nhấp nhô uốn lượn. Ban công đóng vai trò làm xoa dịu phần nào sự mệt mỏi của những người làm việc trong nhà. Căn hộ chung cư Darak Darak (xây dựng năm 2016) ở Ogeum-ro, Songpa-gu có phần mái dốc kéo dài đã mở rộng diện tích và chiều cao của căn hộ bằng cách tận dụng đặc trưng của gác xép vốn không liên quan đến việc chia tầng và diện tích sàn. Đồng thời, tòa nhà trông nổi bật nhờ sử dụng thép mạ màu để có thể dùng lâu mà vẫn sạch sẽ, có khả năng kháng gỉ sét và ố bẩn. Các hạn chế và điều kiện khó khăn lại là khởi đầu cho những nỗ lực thử nghiệm cho Chanjoong Kim.
“Tôi rất quan tâm đến các chất liệu mới. Cách tiếp cận của con người thay đổi khi hình dạng và thuộc tính vật chất ngôi nhà thay đổi. Người ta sẽ đến gần, gõ và tiếp xúc trực tiếp vào chúng. Tôi đặt biệt danh cho các ngôi nhà theo kiểu Ngôi nhà Xì Trum, Ngôi nhà tua bạch tuộc. Tôi hy vọng rằng mỗi tòa nhà có thể phản chiếu và kể ra được những tâm
KOSMOS nằm ở
Quỹ Văn hóa Wooran (Wooran Foundation) nằm trên Yeonmujanggil, Seongsu-dong là
một công trình kiến trúc
được thiết kế sao cho
phù hợp với cảnh quan
khu vực xung quanh. Để
hài hòa với các xưởng nhỏ lân cận, công trình
này được thiết kế theo
dạng tập hợp của nhiều khối kiến trúc nhỏ.
tư trải nghiệm của riêng mỗi người. Tôi tin rằng kiến trúc
đẹp là một tòa nhà khơi dậy sự tò mò, qua đó thúc đẩy tính
sáng tạo của con người và mang lại sức sống cho thành phố
khô cứng buồn tẻ.”
CÔNG TRÌNH HÀI HÒA THIÊN NHIÊN
Việc xây dựng resort KOSMOS ở đảo Ulleung năm 2017 theo đặt hàng của Tập đoàn KOLON là một thách thức trong việc tạo ra kiến trúc không giống công trình xây
dựng ở chỗ nó không đi ngược lại với tự nhiên. Khách sạn
nằm ở vách đá sát biển này giống một tác phẩm trang trí
hơn là một tòa nhà. Nó gợi nhớ đến bức tranh “Sự ra đời
của thần Vệ Nữ” (The Birth of Venus) của Botticelli khi
phủ một màu trắng thanh tao như chiếc vỏ sò dưới chân thần vệ nữ Venus. Hình dạng nhìn từ trên xuống giống
như cánh hoa đang nở rộ, đường cong nhìn từ bên cạnh thì giống như con sóng đang dâng lên. Năm 2015, Chanjoong Kim - người được giao nhiệm vụ thiết kế khu nghỉ dưỡngđã vào đảo Ulleung bằng đường thủy kéo dài sáu đến bảy tiếng. Khi màn đêm buông xuống hòn đảo, ta có thể nhìn thấy chuyển động của sao trời, khi mặt trời mọc, ta có thể nghe thấy gió thổi và sóng vỗ. Ông đã yêu cầu đài quan sát thiên văn lấy dữ liệu quỹ đạo của mặt trời và mặt trăng, từ đó ông vẽ được đường cong của tòa nhà phỏng từ đường parabol mà tạo hóa phác thảo. Đây cũng là nguyên do mà tất cả cấu trúc trong tòa nhà đều hài hòa với thiên nhiên.
“Tôi không muốn thêm các yếu tố nhân tạo vào môi trường tự nhiên của đảo Ulleung, nơi đã trải qua quá trình hình thành hàng vạn năm quanh núi Chu. Tôi muốn nơi
đây vẫn bảo toàn thắng cảnh thay vì mang dáng dấp của một công trình xây dựng, dù là ở bên ngoài hay bên trong.”
Đây là một công trình kiến trúc hòa lẫn nhịp nhàng
vào tự nhiên nên cần tránh cảm giác nặng nề. Nó cần một vật liệu linh hoạt, nhẹ đồng thời chắc chắn cho phần tường ngoài trời để có thể chịu được sóng gió biển mặn. Người ta dùng bê tông UHPC thường thấy trong các công trình dân
dụng để xây dựng tòa nhà này. Đây là một thử nghiệm mà chưa ai từng làm. Bê tông thường dày khoảng 30cm, nhưng
giờ đã được làm mỏng còn 12cm trong giới hạn cho phép, độ bền tăng gấp năm lần. Tuy nhiên việc tạo ra loại bê tông đáp ứng các điều kiện khắc nghiệt rồi chuyên chở đến đảo
Ulleung lại là vấn đề nan giải. Người ta đã thử đổ bê tông tại chỗ vào khuôn và trở thành ca đầu tiên thành công trên thế giới. Hình thức hữu cơ được ra đời như thế đã hài hòa vào môi trường xung quanh như thể được chính mẹ thiên nhiên tạo dựng. Mẹ của kiến trúc sư là một họa sĩ. Bà thỉnh thoảng tổ
chức các buổi triển lãm tranh khỏa thân. Sự hiểu biết, sự khéo tay và sự tinh ý về vẻ đẹp của đường cong hình thể của ông dường như được thừa hưởng từ người mẹ. Bố ông
cũng khuyến khích ông phát triển thành một người theo
chủ nghĩa thực dụng. Điều này đã nuôi dưỡng nên một nhà
chức năng luận, đồng thời là kiến trúc sư khơi gợi trí tưởng
tượng không thua kém gì một nghệ sĩ.
“Tôitinrằngkiếntrúcđẹplà mộttòanhàkhơidậysựtòmò, quađóthúcđẩytínhsángtạo củaconngườivàmanglạisức sốngchothànhphốkhô
cứng buồntẻ.”
KIẾN TRÚC VÌ TƯƠNG
LAI
“Kiến trúc là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất. Khác với nhịp biến đổi chầm chập của ngày xưa, cách mạng kỹ thuật công nghiệp hiện nay đã phát triển chóng mặt. Quá trình chúng ta xem đất rồi xây nhà nếu ngắn thì 3 năm, dài thì 5 năm, ngần ấy thời gian cũng đã làm cho kỹ thuật, xu hướng và thậm chí là chức năng của nhà ở biến động và thay đổi đi rất nhiều. Với tư cách một kiến trúc sư, ông đã trăn trở chúng ta của sau này sẽ sinh sống và cư trú như thế nào.”
Sự cách tân hình thức phản ánh sự thay đổi chức năng của ngôi nhà. Các tác phẩm mới của Chanjoong Kim hiện đang đào sâu vào tính khu vực, cộng đồng và lịch sử. Năm 2021, ông đảm nhận dự án tái tạo trung tâm cũ xuống cấp của làng Oegosan Onggi, Ulju-gun, thành phố Ulsan. Làng Oegosan Onggi là nơi gìn giữ nét thẩm mỹ và kỹ thuật chế tạo gốm truyền thống, hơn 50% gốm sản xuất trên toàn quốc được sản xuất tại đây. Ông mong đợi khu vực này sẽ phát triển mạnh với các văn phòng cho người trẻ đến đây cư trú và làm việc, thay vì chỉ là một địa danh nổi tiếng với các quán cà phê và nhà hàng nhộn nhịp vào cuối tuần. Năm ngoái, ông cùng với Quỹ Bảo tồn Văn hóa Arumjigi (Arumjigi Culture Keepers Foundation) nhận nhiệm vụ tu sửa lại “Ngôi nhà cổ của dòng họ Yun" ở Okin-dong, Jongno-gu theo yêu cầu của chính quyền thành phố Seoul. Đây là ngôi nhà truyền thống do ông
Yoon Deok-young - một quan chức thân Nhật thời Đế quốc Đại Hàn (1897-1910) - xây dựng cho người vợ lẽ của mình. Đương thời đây là ngôi nhà hoa lệ bậc nhất, nhưng sự sụp đổ quyền lực của vị quan chức này dẫn đến việc ngôi nhà bị bỏ hoang rồi suy tàn. Với mục tiêu trình làng vào nửa đầu năm sau, ông có kế hoạch biến nơi này thành không gian mở cho người dân thành phố. Ông mong muốn được kiến tạo tương lai.
Manna CEA - Tương lai
của nền nông nghiệp
Manna CEA dẫn đầu tương lai của nông nghiệp thông qua công nghệ, kết hợp các hệ thống kiểm soát môi trường với phương pháp canh tác aquaponics, khắc phục tình trạng thời tiết thất thường, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề thiếu lương thực trên thế giới do biến đổi khí hậu
Toàn cảnh của Manna CEA, dẫn đầu tương lai của nông nghiệp với hệ thống kiểm soát môi trường và phương pháp canh tác aquaponics.
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Manna
CEA, Jeon Tae-byeong là một nông dân trẻ ở độ tuổi 30, trồng 40 loại cây trồng ở Jincheon, tỉnh Chungbuk. Tuy nhiên, ông không đích thân tưới nước hay bón phân cho cây trồng. Hệ thống kiểm soát sẽ tự quản lý cây trồng, ngay cả khi ông đang bận đào tạo những người mong muốn về quê làm nông hay trả lời phỏng vấn đi chăng nữa. Ngoài ra, không cần phải lo lắng về việc thiếu nước phục vụ nông nghiệp, giá phân bón tăng hay việc thiếu nhân lực. Lý do rất đơn giản. Vì ông vừa là nông dân vừa là kỹ sư.
SỰ
RA ĐỜI
CỦA CÔNG NGHỆ CÓ ÍCH
CHO CUỘC SỐNG
Giám đốc Jeon Tae-byeong chưa từng làm nông cho đến khi ông khởi nghiệp. Ông theo học chuyên ngành kỹ thuật
cơ khí tại Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KAIST)
và khi sắp tốt nghiệp, ông đã cân nhắc việc học cao học tại trường luật. Trong thời gian đó, giám đốc Jeon tình cờ tìm hiểu được về công nghệ thích hợp (appropriate technology). Công nghệ thích hợp là công nghệ được tạo ra khi xem xét các khía cạnh về chính trị - văn hóa - môi trường của cộng đồng nơi công nghệ được ứng dụng.
“Khi biết đến công nghệ thích hợp, tôi nghĩ rằng nếu kết hợp nông nghiệp là lĩnh vực mà bản thân luôn quan tâm, với công nghệ điều khiển hệ thống là lĩnh vực nghiên cứu vốn có thì sẽ tạo ra một công nghệ có ích cho cuộc sống. Tôi vẫn luôn lo ngại về những nguy cơ có thể xảy ra với nông nghiệp như biến đổi khí hậu hay già hóa dân số nông thôn. Nếu có thể quản lý môi trường canh tác bằng một hệ thống, chắc hẳn chúng ta có thể giải quyết những vấn đề phức tạp mà khu vực nông thôn đang đối mặt.”
Ban đầu, giám đốc Jeon thành lập công ty tại trung tâm ươm mầm khởi nghiệp của trường đại học. Sau đó, ông gặp gỡ các chuyên gia canh tác hữu cơ, chuyên gia công nghệ kiểm soát môi trường,... và bắt đầu phát triển hệ thống kiểm soát phù hợp với môi trường canh tác. Đây là hệ thống sử dụng cảm biến để thu thập và quản lý thông tin, dữ liệu số về các nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng carbon dioxide và nồng độ amoniac, kali, pH trong nhà kính. Ông tin rằng nếu việc phát triển hệ thống này thành công, ông sẽ có thể tạo ra một môi trường tăng trưởng tối ưu ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Ông cũng đã đặt tên cho công ty. “Manna” trong Manna CEA là một từ trong Kinh thánh, có nghĩa là “thức ăn từ thiên đường”, còn CEA tên viết tắt của Controlled Environment Agriculture, có nghĩa là “phương pháp canh tác trong môi trường kiểm soát”. Tên gọi này mang thông điệp rằng để không một ai trên thế giới phải chịu đói, công ty sẽ phát triển công nghệ nông nghiệp và cung cấp thực phẩm như thể chúng được ban phát từ trên trời.
HỆ THỐNG AQUAPONICS, TƯƠNG LAI CỦA NÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Tất nhiên, việc phát triển hệ thống không hề dễ dàng. Đặc biệt, rất khó để duy trì nồng độ chất hữu cơ ổn định cung cấp cho cây trồng. Việc sử dụng phân bón hóa học tuy đơn giản song lại không đạt được mục tiêu là mang lại lợi ích cho cuộc sống thông qua công nghệ mà Manna CEA hướng tới. Trong quá trình đó, giám đốc Jeon Tae-byeong đã tìm hiểu về phương pháp canh tác aquaponics. “Aquaponics” là một từ ghép kết hợp giữa “aquaculture” (nuôi trồng thủy sản) và “hydroponics” (trồng cây thủy canh), dùng để chỉ một phương pháp canh tác thân thiện với môi trường và cho phép bạn vừa trồng cây vừa nuôi thủy sản. Hệ thống aquaponics hoạt động như sau. Cá sinh trưởng và bài tiết trong bể. Chất bài tiết này trải qua quá trình lên men vi sinh sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Khi phần nước được cung cấp cùng chất dinh dưỡng tích tụ ở đáy nông trường, nước này sẽ đi qua bộ lọc và quay trở lại bể chứa. Nói một cách đơn giản, lượng nước cần thiết cho trồng trọt và nuôi cá được luân chuyển và sử dụng liên tục. Ưu điểm đầu tiên của phương pháp canh tác aquaponics
là tiết kiệm nước. Trong trường hợp canh tác trên đất, nếu
tưới nước thì nước sẽ thấm xuống đất và khó tái sử dụng.
Tuy nhiên, trong hệ thống aquaponics, nước sử dụng cho
trồng trọt và nuôi cá được cung cấp tuần hoàn nên có thể
được tái sử dụng vĩnh viễn. Trên thực tế, Manna CEA đã
không lãng phí một giọt nước nào khi vận hành trang trại
suốt 10 năm kể từ năm 2014. Ngoài ra, vì chỉ cần bù lại
lượng nước bay hơi tự nhiên nên họ chỉ sử dụng 5% lượng
nước mà những người nông dân bình thường sử dụng.
Thứ hai, đây là phương pháp canh tác hữu cơ. Trồng trọt thủy canh nói chung sử dụng phân bón hóa học để thúc đẩy cây trồng tăng trưởng. Tuy nhiên, Manna CEA không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu hay chất tổng hợp nào. Thay vào đó, họ chiết xuất chất nuôi trồng thực vật từ sản phẩm bài tiết của cá. Ngoài ra, nước được sử dụng trong canh tác thủy canh thông thường khó có thể tái sử dụng vì phân bón hóa học hòa tan trong đó nhưng với hệ thống aquaponics, nồng độ chất hữu cơ trong nước có thể được kiểm soát, thanh lọc và tái sử dụng. Vì được kiểm soát bằng hệ thống dựa trên dữ liệu nên nồng độ chất hữu cơ cũng có thể được duy trì không đổi.
NGƯỜI TIÊU DÙNG CŨNG LÀ NÔNG DÂN
Khi đã có kế hoạch để triển khai hệ thống kiểm soát môi trường và hệ thống aquaponics tại trang trại thực tế, giám đốc Jeon Tae-byeong nhận được tin ở Jincheon, tỉnh
Chungbuk đang rao bán một nhà kính. Dù không quen biết trước nhưng ông vẫn tìm đến không một chút do dư bởi nhà kính chính là mơ ước của những người nông dân trẻ.
Khi hệ thống điều khiển của Manna CEA được áp dụng vào nhà kính, rất nhiều nông sản đã được sản xuất trong nhà kính quy mô nhỏ. Giám đốc Jeon Tae-byeong giải thích:
“Đây là lợi thế thứ ba của phương pháp canh tác do Manna CEA đề xuất”.
“Manna CEA có thể thu hoạch hơn 120% nông sản đối
với các loại cây trồng thông thường và hơn 1.500% đối với
các loại cây trồng nhất định so với phương pháp canh tác ngoài đồng hiện có. Không có nguy cơ thiên tai hoặc sâu bệnh. Nhờ cây trồng được phát triển trong môi trường ổn
định sử dụng môi trường nuôi cấy, hệ thống kiểm soát
nhiệt độ và độ ẩm cũng như hệ thống quang điện nên sản lượng ổn định hàng năm. Ngoài ra, cá nuôi bằng phương pháp aquaponics còn mang lại nguồn doanh thu bổ sung.”
Có người sẽ hỏi: “Nông sản nhiều như thế làm sao có thể bán?”. Đầu tiên, Manna CEA vận hành trang trại trải
nghiệm để cung cấp nông sản tươi sống cho người tiêu dùng. Một trang trại thông thường đòi hỏi nhiều nhân lực trong quá trình trồng trọt, thu hoạch, đóng gói và bán hàng. Tuy nhiên, Manna CEA vận hành một trang trại trải nghiệm nơi trẻ em có thể tự hái và thưởng thức dâu tây tươi. Như vậy, vấn đề nhân lực có thể được giải quyết và đồng thời công ty cũng kiếm thêm thu nhập từ việc vận hành trang trại trải nghiệm này.
Thứ hai, công ty chế biến các sản phẩm nông nghiệp
Không gian văn hóa phức hợp Root Square, nơi mà nông nghiệp, công nghệ và văn hóa gắn kết với nhau, bao gồm nhiều không gian đa dạng như khu vườn trong nhà, quán cà phê, nông trại trải nghiệm, chỗ ở, hay nông trại thông minh và mang đến cho bạn cái nhìn thoáng qua về khu vực nông thôn của tương lai.
Manna CEA mong muốn trở thành “Công ty kinh doanh các thiết bị và
phần mềm phụ trợ liên quan đến nông nghiệp cho nông dân”, qua đó mở ra triển vọng mới cho lĩnh vực nông nghiệp trong tương lai.
Ở Manna CEA, dâu tây
được trồng quanh năm áp dụng phương pháp tiết kiệm năng lượng cùng với kiểm soát môi trường dựa trên dữ liệu về môi trường và tăng trưởng, nhằm chuẩn bị cho tình trạng biến đổi khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra.
thành các món rau trộn, đóng gói trong bao bì thân thiện với môi trường để bán. Công ty cũng cung cấp nguyên liệu cho Root Square do Manna CEA điều hành. Root Square là một không gian văn hóa phức hợp nông nghiệp tương lai ở
Jincheon, kết nối các quán cà phê, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu trú và nông nghiệp. Giáo dục nông nghiệp cũng được thực hiện. Lượng khách đến thăm trang trại trải nghiệm và Root Square đạt trung bình 10.000 người/ tháng.
Các tòa nhà ở Root Square, bao gồm cả cơ sở vật chất lưu trú cho farmstay, đều là những tác phẩm tham gia triển lãm kiến trúc quốc tế Korea House Vision. House Vision là dự án xem nhà là nền tảng nơi những khả năng mới như giao thông, y học, công nghệ và cuộc sống giao nhau và đề xuất một cuộc sống mới trong tương lai. House Vision được tổ chức tại Jincheon, Hàn Quốc vào năm 2022 tại Root Square với chủ đề “Nông” do nhà thiết kế nổi tiếng
người Nhật Kenya Hara tổng phụ trách và Manna CEA đồng tổ chức. Chúng ta vẫn có thể diện kiến nền tảng cư trú tương lai nông thôn tại Root Square.
NÔNG NGHIỆP - NGÀNH
CÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN
VỚI MÔI TRƯỜNG
Giám đốc Jeon Tae-byeong định nghĩa Manna CEA là “công ty kinh doanh các thiết bị liên quan đến nông nghiệp và phần mềm phụ trợ cho người làm nông”. Thay vì bán nông sản, công ty bán công nghệ cho nhà nông tương lai. Ông hy vọng mọi người sẽ phát hiện ra những tiềm năng về một tương lai nông thôn ở Root Square.
“Có những người muốn về làm nông nhưng ngần ngại vì chưa có kinh nghiệm hoặc không có cách giải quyết các vấn đề như nhân lực hoặc vốn. Các vấn đề thiếu kinh nghiệm canh tác và nhân lực có
thống kiểm soát môi trường. Nếu khó phát triển thị trường thì có thể thu hút người dân đến trang trại. Nếu không có vốn, bạn có thể mời những người muốn cùng tham gia vào nghề nông làm nhà đầu tư, cùng nhau vận hành trang trại và chia sẻ lợi nhuận. Nếu thay đổi cách suy nghĩ, bạn có thể tìm thấy những cơ hội thay vì thách thức ngay cả ở vùng nông thôn.”
Không chỉ có Hàn Quốc mà còn cả thế giới cũng đang theo dõi tiềm năng tương lai của nông nghiệp thông qua Manna CEA. Công nghệ do Manna CEA xây dựng được xuất khẩu đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kazakhstan, v.v... Đây cũng là sản phẩm đầu tiên ở châu Á nhận được chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Công ty đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm đầu tiên tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và sắp có thêm các đơn đặt hàng bổ sung. Tuy nhiên, mục tiêu của giám đốc Jeon Tae-byeong còn ở vị trí cao hơn nữa.
“Mục tiêu của tôi là biến Manna CEA trở thành công ty giải pháp tốt nhất và định vị nông nghiệp là một ngành công nghiệp kỹ thuật và công nghiệp thân thiện với môi trường. Để đạt được mục tiêu, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề ở nông thôn cũng như đổi mới công nghệ nông nghiệp.”
Kể từ cuộc cách mạng nông nghiệp cách đây 6.000 năm, con người đã sống bằng nghề nông. Giờ đây, một cuộc cách mạng mới sẽ bắt đầu từ Manna CEA - cuộc cách mạng xanh nơi cả nhân loại sẽ sống mà không phải lo lắng về lương thực.
Jeonju - Thành phố hài hòa
Nếu hỏi người Hàn Quốc thành phố nào có truyền thống được bảo tồn tốt nhất, sẽ không ít người trả lời là Jeonju thuộc tỉnh Jeonbuk. Và quả như thế, thành phố đặc biệt có nhiều nhà hanok - công trình kiến trúc gỗ đặc trưng của Hàn Quốc chính là Jeonju. Thế nhưng Jeonju không phải là một thành phố chỉ biết ngủ yên với truyền thống trong quá khứ. Đây là một thành phố pha trộn hài hòa các nền văn hóa và sự đổi mới đa dạng trên quá khứ được bảo tồn trọn vẹn, cũng như món cơm trộn bibimbap.
Những người dân mặc hanbok đi dạo thăm quan
Gyeonggijeon.
Gyeonggijeon có nghĩa là mảnh đất (jeon) có những điều lành (gyeonggi), giữ vai trò là nơi kỷ niệm giúp ta xác định gốc rễ của vương triều Joseon.
MỘT TRONG NHỮNG NƠI là điểm khởi đầu cho chuyến du ngoạn làng Hanok Jeonju chính là Omokdae (Ngô mộc đài). Đó là ngôi đình nằm trên đỉnh bằng phẳng của một ngọn đồi thấp. Có thể nói, đây là nơi đẹp nhất và duy nhất để ngắm nhìn toàn cảnh làng Hanok Jeonju. Có đến hơn 700 ngôi nhà hanok quy tụ thành một quần thể trong khoảng diện tích gần 300.000m2. Đây chính là lý do Jeonju được kể đến như một ngôi làng hanok truyền thống quy mô lớn nhất Hàn Quốc.
Những mái ngói đan xen san sát khiến ta cảm nhận như thể một làn sóng màu xanh thẫm đang đánh vào bờ.đang đánh vào bờ.
SỰ KHỞI ĐẦU CỦA TRIỀU ĐẠI JOSEON
Omokdae không chỉ được sử dụng như một đài quan sát. Bên trong có treo nhiều tấm bảng hiệu và trong số đó, có một bí mật được giấu trong “Daepungga” (tạm dịch Đại phong ca –Bài ca gió lớn).
Tạm dịch:
Gió lớn vừa nổi lên, mây bay tỏa ra
Giũ bỏ hết uy phong khắp thiên hạ trở về cố hương
Làm sao tìm được dũng sĩ để gìn giữ thiên hạ!
Nhân vật chính của “Daepungga” tại Omokdae là Taejo Yi Seong-gye (Thái Tổ Lý Thành Quế, trị vì 1392-1398), người
sáng lập triều đại Joseon vào năm 1392. Tương truyền, nhà vua
đã ghé qua Jeonju nơi đây trên đường về kinh thành sau khi
đánh đuổi giặc ngoại xâm khi còn là thời kỳ cuối triều đại Goryeo. Đây là lý do người ta đánh giá rằng Yi Seong-gye đã đến Omokdae
Jeonju và cho thấy dấu hiệu sẽ lật đổ triều đại cũ và thành lập một triều đại mới. Nói cách khác, điểm khởi đầu của triều đại Joseon chính là Jeonju.
Mối liên hệ giữa triều đại Joseon và Jeonju không chỉ có Omokdae. Ở cuối phía nam của làng hanok là Gyeonggijeon (Khánh Cơ điện). “Gyeonggi” ở đây có nghĩa là “mảnh đất có điều lành”, ngụ ý “nơi triều đại Joseon bắt đầu”. Nói cách khác, ngay sau khi thành lập triều đại Joseon, vua Taejong Yi Bang-won (Thái Tông Lý Phương Viễn, trị vì 1400-1418), con trai của Yi Seong-gye, đã xây dựng các ngôi nhà thờ tranh chân dung của cha mình ở các thành phố lớn như Pyeongyang (Bình Nhưỡng), Kaesong (Khai Thành), Gyeongju (Khánh Châu), Yeongheung (Vĩnh Hưng)... cũng như Jeonju, quê hương của gia đình họ Yi (Lý) Jeonju. Trong số đó, ngôi nhà được xây dựng ở Jeonju chính là Gyeonggijeon.
Không gian được chia thành ba khu vực chính. Khu vực trung tâm của Gyeonggijeon - Jeongjeon (Chính điện) là nơi thờ tranh chân dung của Taejo. Hiện tại, tranh chân dung trong Jeongjeon là bản sao, và bản gốc được lưu trữ trong Bảo tàng Tranh chân dung vua phía sau Jeongjeon. Jogyeongmyo (Triệu Khanh miếu) ở phía bắc của Jeongjeon được xây dựng để thờ bài vị ông bà Yi Han (Lý Hàn), tổ tiên dòng họ mà Taejo là đời thứ 22. Ở giữa có một kho sách là tòa nhà được xây dựng để lưu trữ biên niên sử của triều đại Joseon (Triều Tiên vương triều thực lục) ghi chép lịch sử hàng ngày của 472 năm kể từ khi triều đại Joseon thành lập. Đây là ghi chép lịch sử dài nhất thế giới về một triều đại và là trường hợp duy nhất trên thế giới mà bản gốc vẫn còn nguyên, đồng thời cũng là quốc bảo của Hàn Quốc và di sản ghi chép thế giới được UNESCO công nhận. Thoạt nhìn, kho sách trông giống như một không gian bi tráng, thế nhưng ta có thể thấy được sự dí dỏm của người xưa thể hiện ở Hamabi (Hạ mã bia) và deumeu (từ thuần Hàn, cũng được phiên âm là “đầu mao”). Hamabi là một tấm bia được
dựng lên có nghĩa “Tất cả mọi người “hạ mã” (xuống ngựa) bắt đầu từ điểm này, bất kể địa vị cao thấp để đi ngang qua."
Tấm bia này được đặt ở phía trước cổng chính của
Gyeonggijeon, hai con sư tử hoặc kỳ lân đỡ tấm bia ở bên dưới toát lên sự hài hước độc đáo của các tác phẩm điêu khắc đá
thời Joseon hơn là sự tôn nghiêm. Sáu deumeu trong sân
chính điện là bể nước dùng để chứa nước chống hỏa hoạn.
Trong đó thể hiện mong muốn con quỷ hỏa hoạn (hỏa ma) nếu có đến gần tòa nhà thì vì sợ hãi bởi sự gớm ghiếc của chính nó phản chiếu trên mặt nước mà sẽ bỏ chạy.
Không chỉ có vậy, cổng Pungnammun (Phong Nam môn) - công trình duy nhất còn sót lại của tỉnh Jeonju trong số các công trình kiến trúc Jeolla Gamyeong (Toàn La giám doanh), Jeonjubuseong (Toàn Châu phủ thành) - cơ quan hành chính quản lý Jeonbuk, Jeonnam cùng đảo Jeju trong suốt triều đại Joseon gần 500 năm, là di sản văn hóa tượng trưng cho lịch sử, truyền thống và vị thế của Jeonju cùng với Omokdae, Gyeonggijeon và làng nhà cổ Hanok.
DẤU VẾT GIAO LƯU
HÒA TAN TRONG
TRUYỀN THỐNG
Ở Jeonju không phải chỉ còn lại những thứ của quá khứ hàng trăm năm trước. Không thiếu bằng chứng của sự thay đổi trên nền của sự bao dung.
Ngay đối diện Gyeonggijeon là một tòa nhà trông khá khác biệt đứng sừng sững. Đó là Nhà thờ Jeondong. Nhà thờ được xây tại nơi có những người tử vì đạo đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên và hoàn thành vào năm 1914. Tuy nhiên, những người thợ chính xây dựng tòa nhà này không phải là người Joseon
Hamabi có khắc câu yêu cầu bất cứ ai cũng phải xuống ngựa.
Nhà thờ Jeondong được xây dựng xong vào năm 1914 là công trình kiến trúc theo lối Romanesque nổi bật, có quy mô lớn và thiết kế đẹp xuất sắc trong các nhà thờ Công giáo thời kỳ đầu.
hay Hàn Quốc. Theo sách “Lịch sử 100 năm Nhà thờ Jeondong”, năm thợ mộc Trung Quốc và hơn 100 thợ điêu khắc đá đã dựng một lò nung và đúc 650.000 viên gạch để xây dựng nhà thờ. Được biết, người cai quản họ là Gang Ui-gwan, ông điều hành công ty kiến trúc tên là Ssangheungho và đã xây dựng nhiều tòa nhà Công giáo. Khi nhắc đến Jeonju, chúng ta thường nghĩ đến các từ khóa “triều đại Joseon” và “truyền thống”, nhưng khi tìm hiểu chúng ta cũng thấy dấu vết của sự giao lưu lâu đời ẩn chứa tại đây. Nói về Jeonju, ta không thể bỏ qua giao lưu với Trung Quốc. Người Trung Quốc bắt đầu sinh sống ổn định ở Jeonju cách đây 125 năm. Năm 1899, cảng Gunsan (cách Jeonju khoảng 50km) mở cửa, những người lao động được gọi là “Coolie” (tên gọi chung cho những người lao động nhập cư gốc Á, thường là Trung Quốc và Ấn Độ, không có công việc ổn định – chú thích của người dịch) và các thương nhân bắt đầu tìm đến. Việc họ chú ý tới Jeonju, một thành phố ở vị thế cao hơn Gunsan về nhiều mặt như thương mại, văn hóa và hành chính là một điều đương nhiên. Dần dần, ngày càng có nhiều người an cư ở đó, và họ đã xây dựng một cộng đồng Hoa kiều tập trung quanh con phố Trung Quốc Daga-dong.
Vào thời đó, cũng có một số Hoa kiều làm nghề vận chuyển hoặc nghề nông, nhưng được biết có tới 60% người Hoa kinh doanh nghề ăn uống và buôn bán lụa là. Dòng người Hoa kiều du nhập vào thành phố lâu đời này đã có tác động mạnh mẽ, đặc biệt đến ngành công nghiệp ăn uống. Các món ăn chưa từng có gọi là “ẩm thực Trung Hoa” bắt đầu được giới thiệu đến bán đảo Triều Tiên.
Ẩm thực Trung Hoa có đặc điểm được bản địa hóa với các nguyên liệu thực phẩm của vùng đất mới, nhanh chóng quyến rũ khẩu vị của người dân địa phương và bước vào con đường đại chúng hóa. Hiện tại món jjajangmyeon (mì tương đen)đại diện của ẩm thực Trung Hoa tại Hàn Quốc - là ví dụ điển hình và chỉ có chunjang (xuân tương) là nước xốt đến từ
Trung Quốc. Hoa kiều ở Jeonju một lần nữa đã mang lại một cuộc cách mạng cho món jjajangmyeon. Họ đã biến tấu thành một món ăn mới có tên là mul-jjajang (“mul” có nghĩa là “nước” – chú thích của người dịch).
Trong mul-jjajang hoàn toàn không có tương chunjang. Đó là bởi vì người ta đã dùng nước tương là gia vị chính thay cho chunjang dành cho các vị khách Hàn Quốc ngại món mì jjajang nhiều dầu mỡ. Tinh bột được cho vào nước tương để chế biến thành nước sốt đặc rồi đem rưới lên trên hải sản luộc và mì làm từ bột mì. Đó chính là giây phút ẩm thực Trung Hoa theo phong cách Hàn Quốc mới ra đời, hoàn toàn khác với jjajangmyeon ban đầu và gần giống món mì hải sản. Món mul-jjajang không dừng lại sau khi tạo nên tiếng vang. Món này lại được phân thành hai loại vị thuần và vị cay mà người Hàn Quốc vốn yêu thích, và nhanh chóng lan tỏa sang các thành phố lân cận như Gunsan, Iksan, Wanju-gun. Ở Jeonju, nhà hàng Jinmi Banjeom của ông Ryu Yeong-baekmột Hoa kiều và cũng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoa kiều Jeonju, và nhà hàng Daebojang cũng tự hào có lịch sử lâu đời đều được công nhận là những nhà hàng kế thừa danh tiếng của món mul-jjajang.
Trên thực tế, dòng người Hoa kiều nhập cư vào Hàn Quốc đã giúp cho văn hóa ẩm thực của không chỉ Jeonju mà còn trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên tiến thêm một bước. Nhiều nguyên liệu thực phẩm đã được đưa vào bán đảo Triều Tiên thông qua những Hoa kiều, ví dụ như món miến trong các món như thịt nướng bulgogi, súp sườn bò galbitang, miến trộn
Tại Jeonju, không chỉ còn lại những thứ của quá khứ hàng trăm năm trước. Có không ít những bằng chứng của sự thay đổi trên nền của sự bao dung.
japchae và thậm chí cả món dồi sundae. Sự kết hợp giữa nguyên liệu và cách chế biến của Hàn Quốc đã dẫn đến sự bùng nổ của văn hóa ẩm thực. Về mặt đó, giờ đây có lẽ việc nhất định phải phân biệt Hoa kiều và Jeonju, hoặc Hoa kiều và Hàn Quốc không còn ý nghĩa lớn nữa. Bởi vì trong văn hóa, không có trên dưới và cũng không có của tôi hay của bạn. Bất cứ nền văn minh nào trong quá trình tiếp nhận và sáp nhập các nền văn minh khác ở nhiều góc độ cũng chỉ bổ sung những yếu điểm cũng như phát huy tối đa thế mạnh của mình mà thôi. Jeonju là một vùng đất hào phóng đón nhận những cuộc giao lưu như vậy, và kết quả của những cuộc giao lưu đó chính là Jeonju.
MÓN CƠM TRỘN BIBIMBAP JEONJU RA ĐỜI
SAU SỰ ĐỔI MỚI
Không có gì là điều hiển nhiên kể từ khi khai thiên lập địa.
Món cơm trộn bibimbap cũng vậy. Trong đó có người cho rằng cơm bibimbap Jeonju với sắc màu, vị cao cấp và hương vị
bùi thơm số một có nguồn gốc từ món ăn cung đình, nhưng
điều này không đúng. Bibimbap Jeonju được yêu mến đến
mức như thế là nhờ những nỗ lực đổi mới không mệt mỏi.
Hiện tại, nhà hàng bibimbap Jeonju lâu đời nhất ở Jeonju là Han Kook Jib, mở cửa vào năm 1951. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nghe nói rằng nhà hàng lấy tên là Hankook Tteokjip bán tteok (bánh gạo) và các loại mứt jeonggwa (món ăn làm từ các loại hoa quả, gừng, củ sen, sâm... sên đường hoặc mật ong – chú thích của người dịch) chứ không phải là bibimbap. Sau đó, họ bắt đầu bán tteokguk (súp bánh gạo) trong thực đơn bữa ăn để tăng giá trị gia tăng. Vấn đề là vào thời điểm đó, tteokguk được xem là món ăn chủ yếu chỉ ăn vào mùa đông. Và lúc đó, ý tưởng về món ăn có thể bán được suốt bốn mùa nảy ra chính là baengbaengdori. Baengbaengdori là một từ dùng để chỉ bibimbap ở vùng
Món cơm trộn bibimbap
vốn là đặc sản của Jeonju
đã trở thành món ăn đại diện cho không chỉ
Jeonju mà còn cả Hàn
Quốc. Có hơn 30 loại bibimbap khác nhau một chút tùy theo mùa.
Liên hoan phim quốc tế
Jeonju lần thứ 25 được
tổ chức ở khắp nơi tại
Jeonju, bao gồm Phố
Điện ảnh vào tháng 5 vừa qua. Đã có 232 bộ phim
đến từ 43 quốc gia được chiếu trong 10 ngày.
điểm tham quan tại Jeonju
Làng Hanok Jeonju
1 Phố Trung Hoa
2 Bảo tàng Chân dung Hoàng gia
Gyeonggijeon
3 Pungnammun
Chợ Nambu Jeonju
Nhà thờJeondong
4 Trường Công giáo Jeonju
Jeonju, đó là tên gọi thể hiện theo lối ẩn dụ hình ảnh dùng thìa hoặc muôi đánh xoay theo vòng tròn để trộn cơm. Thời đó, nghe kể lại ở chợ người ta bán theo cách cho đủ loại rau vào một bát lớn, trộn tất cả lên cùng một lúc và xẻ ra từng phần một theo đơn đặt hàng của khách. Cố học giả Cho Byung-hee (1910-2003), người rất thông thạo lịch sử của Jeonju, đã viết như sau về baengbaengdori tại phần “Chợ Nambak những năm 1920”, trong quyển sách “Jeonju Pungmulgi” (Toàn Châu phong vật ký) được Trung tâm Văn hóa Jeonju xuất bản vào năm 1988: “Khi bạn ghé nhà hàng sẽ chứng kiến người nhân viên tráng kiện một tay đỡ bát đồng khổng lồ và trộn cơm bằng hai chiếc thìa và còn hát ngân nga khi hứng chí lên. Tài nghệ tung hứng chiếc bát đang xoay tròn lên không trung rồi sau đó dùng tay bắt lại và tiếp tục trộn quả là cảnh tượng chỉ có thể thấy được ở chợ Nambak mà thôi”. Nambakjang là từ chỉ khu chợ bên ngoài cổng phía nam, tức là Pungnammun của Jeonju Buseong, bây giờ gọi là chợ Nammun Jeonju. Ban ngày chợ vốn đã ấn tượng, thế nhưng chợ đêm mở cửa mỗi ngày cũng được gọi là thánh địa của khách du lịch. Tóm lại, việc thể hiện món baengbaengdori thành món ăn cao cấp gồm các loại rau như giá đỗ tương, rau dương xỉ, bí ngòi, nấm đông cô cùng với các loại rau theo mùa như hài nhi cúc, nấm súp lơ và thịt bò sống bày lên trên chính là nhà hàng Han Kook Jib.
Hiện tại, không chỉ có Han Kook Jib là nhà hàng bibimbap ở Jeonju. Nhà hàng Ha Suk-yeong Gamasot Bibimbap (trước đây là Jungang Hoegwan) với món bibimbap được làm từ các thành phần dinh dưỡng như bạch quả, hạt dẻ, táo tàu trong nồi đá tại và nhà hàng Seongmidang với món bibimbap có cơm được xào sơ trước... cũng được yêu thích. Kể
từ khi Han Kook Jib xây dựng hình ảnh cao cấp cho món bibimbap vào đầu những năm 1950, rất nhiều các nhà hàng bibimbap đã tiếp tục tạo ra các biến thể và đổi mới của riêng họ, và nơi bắt đầu hình thành “ngõ hẻm bibimbap” vào những năm 1960-1970 chính là Jeonju. Không biết có phải vì vậy mà giờ đây, ngõ hẻm từ lâu đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với người dân Jeonju cũng như hầu hết tất cả du khách đến thăm Jeonju. Thậm chí, kể từ năm 2007, Lễ hội Bibimbap Jeonju cũng được tổ chức cứ mỗi khi mùa thu đến.
NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI NGOÀI NHỮNG PHONG
CẢNH SẴN CÓ
Đến Jeonju, ta có thể chứng kiến được cả ngày hôm qua và hôm nay của Hàn Quốc. Ta có thể gặp gỡ từ nền tảng của triều đại Joseon được giữ vững trải qua bao mâu thuẫn trong gần 500 năm, lịch sử nuôi dưỡng một nền văn hóa phong phú thông qua giao lưu con người và vật chất, cho đến cơ sở của xã hội Hàn Quốc đã phát triển dựa trên truyền thống nhưng không một phút giây ngủ yên mà liên tục lặp lại quá trình thay đổi trên những thay đổi và đổi mới trên những đổi mới. Nguyên do Jeonju được chỉ định là “Slow City quốc tế” (tạm dịch Thành phố sống chậm) đầu tiên trên thế giới trong số các thành phố lớn với dân số hơn 500.000 người vào năm 2010, và là thành phố thứ tư trên thế giới được chọn là “Thành phố Sáng tạo Ẩm thực UNESCO” vào năm 2012 cũng chính là ở đây. Nói cách khác, Jeonju là một điểm đến du lịch nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải “kế thừa” lịch sử và truyền thống một cách tiến bộ dựa tinh thần đón nhận cởi mở, thay vì chỉ đơn giản là “làm theo”.
Thế giới mới của thần tượng ảo Cơn sốt thần tượng ảo đang nổi lên. Họ là nhóm nhạc thần tượng giả tưởng được tạo ra bằng đồ họa máy tính, cũng phát hành album, chia sẻ cuộc sống và giao tiếp với người hâm mộ giống như bất kỳ thần tượng nào khác. Hiện nay, các thần tượng ảo đang nắm chắc vị thế của mình trong thế giới thực, tạo nên văn hóa chủ lưu bằng một hệ sinh thái mới.
VÀO THÁNG 2 NĂM 2024, toàn bộ khu trung tâm
thương mại The Hyundai Seoul tại Yeouido, Seoul tràn ngập hình ảnh của các sinh vật ảo. Đây là tác
phẩm nghệ thuật truyền thông hoành tráng, có quy
mô lớn nhất từ khi trung tâm thương mại khai
trương; thế nhưng, điều khiến người ta kinh ngạc
hơn là sự xuất hiện đầy khí thế của các “thần tượng ảo” (virtual idol) chiếm lĩnh khắp các tầng của trung tâm. Đã có đến ba nhóm thần tượng ảo cùng tham gia vào sự kiện này và mở các cửa hàng pop-up quy mô lớn, đó là nhóm nhạc nữ sáu thành viên ISEGYE
IDOL, nhóm nhạc nam năm thành viên PLAVE và nhóm nhạc nữ sáu thành viên StelLive. Thông qua màn hình LED dài 33m và cao 5m, phần trình diễn của các nhóm nhạc được trình chiếu miễn phí trong 30 phút không chỉ dành cho người hâm mộ mà cho bất kỳ ai có mặt tại nơi diễn ra sự kiện.
Ngoài ra, vào ngày 09 tháng 3 vừa qua, nhóm nhạc PLAVE đã xuất sắc vượt qua nhóm nhạc nữ nổi tiếng LE SSERAFIM, ca sĩ BIBI và giành hạng Nhất trong chương trình âm nhạc hàng tuần Show!
Music Core của đài MBC. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một thần tượng ảo giành hạng nhất trên chương trình âm nhạc được phát sóng rộng rãi tại
Hàn Quốc.
TRÀO LƯU THẦN TƯỢNG
ẢO
Nếu có ai đó cảm thấy sự nổi tiếng mà các nhóm nhạc ảo đạt được ở thực tế là giả tạo chỉ vì họ là sản
phẩm giả tưởng thì họ cần phải suy nghĩ lại. Điều này cũng tương tự đối với những người cho rằng sự
nổi tiếng của nhóm nhạc ảo chỉ là một phần của văn
hóa “cuồng” sẽ nhất thời trôi qua.
Tình cảm của người hâm mộ dành cho những nhóm nhạc này hoàn toàn không phải là ảo. Chúng
ta hãy cùng xem một vài ví dụ. Tháng 9 năm 2023, ISEGYE Festival – lễ hội âm nhạc ngoại tuyến liên kết với metarverse đầu tiên của Hàn Quốc đã được tổ chức tại Công viên Lễ hội Ánh trăng Songdo, Incheon. Có tất cả 16 nghệ sĩ, bao gồm nhóm nhạc nữ ISEGYE IDOL, YouTuber ảo, nghệ sĩ ảo lẫn nghệ sĩ thực đã cùng kết nối hai thế giới thực và ảo thông qua âm nhạc. Đó là thời điểm metaverse trở thành hiện thực và hiện thực trở thành metaverse. Số lượng khán giả đến xem lễ hội lên đến 20.000 người, tỷ lệ lấp đầy chỗ ngồi trong các suất chiếu đồng thời tại rạp phim đạt 95,7% khiến lễ hội trở thành chủ đề bàn tán nóng hổi.
Ngoài ra, vào ngày 28 tháng 12 năm 2023, một hoạt động gây quỹ để phát hành MAGICAL GIRL
ISEGYE IDOL (tạm dịch Những cô gái phù thủy ISEGYE IDOL), webtoon về nhóm ISEGYE IDOL đã được tổ chức trên Tumblbug – nền tảng gây quỹ cộng đồng ở Hàn Quốc. Mục tiêu đặt ra là 20 triệu won. Thế nhưng chỉ sau 24 giờ gây quỹ, số tiền thu về đã đạt 2,5 tỷ won và sau một tháng, con số ấy lên đến 4,19889 tỷ won. Đây cũng là số tiền gây quỹ cao nhất chưa từng có trong lịch sử gây quỹ cộng đồng Hàn Quốc trên Tumblbug.
Trường hợp của PLAVE, nhóm nhạc nam ảo vừa mới ra mắt cách đây hơn một năm, cũng rất bất ngờ. Mini album thứ hai của nhóm mang tên ASTERUM: 134-1 phát hành vào tháng 2 năm 2024 đã bán được 569.289 bản chỉ trong tuần thứ nhất. Đây là kỷ lục đầu tiên và cao nhất mà một nhóm nhạc nam ảo đạt được, thậm chí nếu mở rộng đối tượng so sánh ra đến nhóm nhạc nam nói chung thì thành tích của PLAVE chiếm một vị trí đáng kể ở hạng 17. Thành tích này được ghi nhận vào thời điểm mà doanh số bán ra tuần đầu của các nhóm nhạc
thần tượng K-pop có xu hướng giảm, trong bối cảnh chính phủ Hàn Quốc bắt đầu xem COVID-19 là bệnh lưu hành (bệnh luôn có mặt trong một quần thể hoặc khu vực cụ thể và dự kiến sẽ tồn tại vô thời hạn – chú thích của người dịch) từ năm 2023 và các nội dung ngoại tuyến được chú trọng trở lại. Đây không phải là lần đầu tiên nhóm gây được sự chú ý trong giới Kpop. Album đầu tay ASTERUM: The Shape of Things to Come phát hành năm 2023 đã trở thành chủ đề bàn tán trong ngành khi doanh số bán ra tuần đầu tiên vượt mức 200.000 bản. Hiện tại ở năm 2024, hầu hết các chỉ số xoay quanh thần tượng ảo đều cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng các thần tượng ảo đang thiết lập một hệ sinh thái vững chắc của riêng mình.
KHỞI ĐẦU CỦA THẦN TƯỢNG ẢO
Sở dĩ các thần tượng ảo có thể nhanh chóng khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp văn hóa chủ yếu là do ảnh hưởng của COVID-19. Đại dịch xảy ra trên toàn thế giới trong vài năm qua đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực của văn hóa nghệ thuật, nhưng trong dòng chảy của khoa học công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), metaverse,... nó trở thành động lực cho sự phục hưng chưa từng có trong thế kỷ XXI. Trong lúc một bi kịch mà nhân loại thời hiện đại chưa từng trải qua đang diễn ra khiến con người không thể gặp nhau trực tiếp, khoa học kỹ thuật đã tận dụng mọi khoảng trống trong bất kỳ ngành nghề nào mà nó có thể khai thác. Vừa hay lúc đó, thế giới đang xoay chuyển theo hướng có lợi cho những người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ. Đã có nhiều nỗ lực đa dạng nhằm kết hợp công nghệ với sở hữu trí tuệ, và giống như phần lớn các thử thách, chỉ có một số ít thử nghiệm tồn tại và còn lại đều biến mất không dấu vết. Thần tượng ảo chính là một trong những trường hợp còn sót lại.
Ngày 09 tháng 3, nhóm nhạc PLAVE trở thành thần tượng ảo đầu tiên giành hạng nhất trong chương trình âm nhạc đại chúng Hàn Quốc. PLAVE
đã đăng tải tấm hình đạt giải Nhất của Show! Music Core lên Instagram cho người hâm mộ.
Được tổ chức theo concept kết nối hiện thực và thế giới giả tưởng thông qua âm nhạc, lễ hội ISEGYE Festival là lễ hội âm nhạc ngoại tuyến kết nối với metaverse đầu tiên tại Hàn Quốc. Trong hình là ISEGYE IDOL đang biểu diễn tại lễ hội.
THẦN TƯỢNG ẢO ĐỘC ĐÁO
Thực ra nhu cầu của ngành công nghiệp và công chúng về thần tượng ảo, hay rộng hơn là người ảo, đã luôn tồn tại từ trước đến nay. Khi nghe đến từ “ảo”, người Hàn Quốc sẽ nghĩ ngay đến ca sĩ ảo Adam. Ra mắt vào tháng 1 năm 1998, Adam đã hưởng ứng cảm xúc của giai đoạn chuyển giao thế kỷ vốn đang phổ biến tại thời điểm đó và tạo ra những phản ứng vô cùng nồng nhiệt. Ngay từ khi trình làng vào năm 2020, nhóm nhạc nữ aespa đã quảng bá với tư cách là nhóm nhạc tám thành viên, bao gồm bốn thành viên thật và bốn phiên bản ảo của họ tồn tại trong thế giới giả tưởng. Năm 2021, dựa trên kỹ thuật công nghệ tân tiến, sự xuất hiện của influencer ảo Rozy với ngoại hình vô cùng giống người thật đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Tuy nhiên, các thần tượng ảo đang nổi tiếng hiện nay có diện mạo vô cùng khác biệt với người ảo trước đây. Người ảo có thể được chia thành hai loại chính là người ảo hoạt hình dựa trên nền tảng hoạt họa, và người ảo thực tế được xây dựng bằng 3D. Các ví dụ được đề cập ở trên đều là người ảo thực tế, còn phần lớn các nhóm nhạc thần
Ngay cả những người hâm mộ thần tượng ảo vẫn khó mà đưa ra
lời giải thích rõ ràng thế giới mà họ yêu thích đang được vận hành
bởi hệ thống nào. Tuy nhiên, chỉ có tấm lòng yêu thích và hâm mộ
nhóm nhạc là sự thật rõ ràng.
đáng kể thời gian và chi phí. Đây là điểm yếu chí mạng khi xét đến một quy tắc cơ bản của ngành công nghiệp thần tượng, đó là càng tương tác nhanh và gần gũi với người hâm mộ thì càng được yêu thích. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể bỏ qua yếu tố cảm giác “uncanny valley” (tạm dịch thung lũng kỳ lạ) – cảm giác khó chịu khi thấy một sinh vật không phải là con người nhưng lại giống con người quá mức.
Sau khi chia người ảo thành người ảo thực tế và người ảo hoạt hình dựa trên ngoại hình, bây giờ chúng ta hãy xem xét đặc tính của chúng. Hãy cùng nhìn vào ISEGYE IDOL và PLAVE, hai nhóm nhạc được chú ý vì là những trường hợp thành công nhất trong giới thần tượng ảo. Mặc dù thường được xếp vào cùng nhóm thần tượng ảo nhưng thực chất, hai nhóm đang đi trên con đường độc lập của riêng mình trong hai lĩnh vực hoàn toàn khác; nói một cách dễ hiểu thì ISEGYE IDOL tập trung vào yếu tố
“ảo” và PLAVE tập trung vào yếu tố “thần tượng”.
Là một nhóm nhạc Vtuber, từ ghép của “virtual” và “YouTube”, ISEGYE IDOL đi theo công thức của thế giới Vtuber mà nhóm thuộc về, bao gồm việc thành lập, vận hành cho đến phương thức hoạt
động của nhóm. Ngay từ câu chuyện về một nhóm nhạc được tập hợp thông qua chương trình sống còn đã là một mối liên kết mới mẻ giữa hai yếu tố thần tượng và ảo. Sự liên
ở các thần tượng mà còn đang mở rộng đến những lễ hội bao trùm toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc như lễ hội ISEGYE Festival.
Mặt khác, PLAVE chỉ có ngoại hình giống người ảo hoạt hình, còn lại vẫn hoạt động không khác gì những nhóm nhạc nam hiện có mà chúng ta đã biết. Giống như bất kỳ nhóm nhạc thần tượng nào, PLAVE cũng phát hành album, biểu diễn trên các chương trình âm nhạc và xuất hiện trên đài radio. Nhóm cũng tổ chức các sự kiện dành cho người hâm mộ thông qua cuộc gọi video, hay định kỳ sản xuất chương trình phát sóng trực tiếp để giao lưu với người hâm mộ. Sở dĩ PLAVE có đặc trưng này là vì công ty quản lý của nhóm xuất phát từ một công ty chuyên về nhân vật hoạt hình ảo. Công nghệ gốc của họ là sự kết hợp có độ nhạy cao giữa nhân vật hoạt hình ảo và con người. Sự thu hút của con người và của nhân vật ảo đã được thăng hoa thành một sức mạnh tổng hợp mới chưa từng tồn tại. Trên thực tế, họ tích cực tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tác, viết lời bài hát cho riêng nhóm và đang bước đi trên con đường chưa từng có với tư cách là những thần tượng ảo tài năng.
TƯƠNG LAI CỦA THẦN TƯỢNG ẢO Một thế giới nơi thần tượng, nhân vật, YouTuber, âm nhạc cùng tồn tại. Khi nghĩ đến sự xuất hiện của thần tượng ảo tại thế giới đó, tôi tin chắc rằng đó không phải là đối tượng có thể dễ dàng định nghĩa ở thời điểm hiện tại. Trên thực tế, ngay cả những người hâm mộ thần tượng ảo vẫn khó mà đưa ra lời giải thích rõ ràng thế giới mà họ yêu thích đang được vận hành bởi hệ thống nào. Tuy nhiên, chỉ có tấm lòng yêu thích và hâm mộ nhóm nhạc là sự thật rõ ràng. Đối với người hâm mộ, việc thần tượng ảo đến từ thế giới như thế nào, sở hữu ngoại hình ra sao không phải chuyện quan trọng. Họ cũng không nhắc đến hay tò mò về danh tính của những người đứng sau các thành viên. Họ thích thần tượng ảo như chính con người, âm nhạc và điệu nhảy của nhóm. Tình cảm này không khác gì tình cảm của người hâm mộ những thần tượng tồn tại trong thực tế. Để biết tương lai của thần tượng ảo sẽ ra sao, con đường nhanh chóng và dễ dàng nhất là bỏ qua mọi thành kiến, nhìn thẳng vào tấm lòng của những người hâm mộ yêu mến họ.
Mulhoe - Món ngon mùa hè
độc đáo của Hàn Quốc
Trước đây, mulhoe (gỏi cá sống) là món ăn nhanh
mà ngư dân chế biến đơn giản và ăn nhanh trên thuyền gỗ ngoài khơi, nơi không thể nhóm lửa. Tuy
nhiên, bối cảnh ra đời của món ăn này không hề đơn giản. Bởi món ăn là sự kết hợp tinh tế của ba thứ là
truyền thống lâu đời: xem cơm là món ăn chính, văn hóa cá sống độc đáo là ăn sống cá tươi vừa mới bắt và
gochujang (tương ớt được lên men từ ớt đỏ). Mulhoe là món ăn độc đáo chỉ riêng của Hàn Quốc, không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
THEO BÁO CÁO “Tình hình Nghề cá và
Nuôi trồng Thủy sản Thế giới” (SOFIA) do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) công bố, Hàn Quốc luôn
được xếp hạng trong số các quốc gia hàng đầu về lượng tiêu thụ hải sản bình quân đầu người. Hàn Quốc là quốc gia bán đảo có ba mặt giáp biển cũng là một lý do, nhưng chưa đủ để giải thích cho lượng tiêu thụ hải sản cao của Hàn Quốc. Đó là bởi vì có nhiều quốc gia thậm chí có vùng biển rộng hơn Hàn Quốc.
HÀN
QUỐC CÓ LƯỢNG TIÊU THỤ
HẢI SẢN CAO
Trong những lý do khiến lượng tiêu thụ hải
sản của người Hàn Quốc hàng năm xếp thứ hạng cao trên thế giới, văn hóa ẩm thực độc đáo của họ cũng chiếm một phần đáng kể.
Trước tiên là người Hàn Quốc ăn và thậm chí xuất khẩu nhiều loại tảo biển nhất thế giới
như lá kim, rong biển, tảo bẹ,... Tảo biển là nhóm thực vật sống ở biển. Sự phong phú của các loài tảo ở biển là minh chứng cho thấy một hệ sinh thái biển trong lành với nhiều sinh vật đa dạng. Biển quanh bán
đảo Triều Tiên gần đất liền và không quá sâu là điều kiện tốt cho sự phát triển của tảo biển, bởi vì tảo biển không thể sinh trưởng ở vùng biển quá sâu, nơi thiếu ánh sáng mặt trời hoặc ở vùng biển xa đất liền, nơi ít chất vô cơ. Từ xa xưa, người Hàn Quốc đã biết tận dụng nguồn tảo biển dễ kiếm này để chế biến nhiều món ăn đa dạng. Tảo biển vốn bị xem là cỏ dại ở biển tại các nước khác lại là nguyên liệu thực phẩm thiết yếu đối với người Hàn Quốc. Trong thời hiện đại, tảo biển là thành phần thiết yếu tạo nên bữa ăn lành mạnh của người Hàn Quốc.
Nguyên nhân thứ hai là do văn hóa ẩm thực ăn cá sống không cần nấu chín. Từ rất xưa đến nay, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia duy nhất phổ biến phương thức ăn cá sống. Ở phương Tây còn lưu lại một số vùng văn hóa ăn cá sống qua món gỏi ceviche, có nguồn gốc từ Nam Mỹ (đặc biệt là Peru). Tuy nhiên, ceviche không hẳn là cá chưa được nấu chín. Món ceviche được ướp hải sản với chanh xanh hoặc chanh vàng trước khi ăn và trong quá trình này, bề mặt của cá được làm chín bằng axit thay vì dùng nhiệt. Vậy nên ceviche
trông có vẻ giống cá sống nhưng thực tế không phải là cá sống. Ngược lại, Hàn Quốc và Nhật Bản từ lâu đã duy trì tập quán ăn sống nhiều loại hải sản khác nhau, bao gồm cả cá. Đây đã trở lành một loại hình quan trọng trong văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc gọi cách ăn cá sống này là saengseonhoe và Nhật Bản gọi là sashimi.
THƯỞNG THỨC HƯƠNG VỊ PHỨC HỢP
Có sự khác biệt rõ rệt trong cách thưởng thức cá sống giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhật Bản thích kết cấu mềm và hương vị thơm ngon chỉ có thể nếm được sau khi xử lý và ủ cá sống “lên tuổi”. Sashimi trở nên mềm hơn sau khi ủ rất hợp với cơm. Sushi là món ăn được phủ một lớp sashimi lên trên cơm trộn giấm để tránh hư hỏng. Điểm nhấn trong ăn cá sống ở Hàn Quốc khác với ở Nhật Bản. Người
(wasabi)... để làm bật hương vị nguyên bản của cá, thì Hàn Quốc lại kèm nhiều phụ liệu như nước tương, tương đậu nành, tương ớt, dầu mè, tỏi và ớt… Họ dùng rau xà lách hoặc lá vừng gói tất cả các nguyên liệu với nhau để ăn. Thoạt nhìn trông món cá sống của Hàn Quốc có vẻ kém tinh tế hơn so với Nhật Bản nhưng không như vậy. Vị giác của con người phát triển theo hướng đã định thông qua việc lặp lại các hành vi. Khẩu vị của người Hàn Quốc vốn theo đuổi sự hài hòa giữa cá, nước chấm và rau củ giờ đây có xu hướng thích thưởng thức những hương vị phức hợp. Thế nên, nếu bàn ăn sashimi của người Nhật Bản trông đơn điệu thì bàn ăn mulhoe của người Hàn Quốc rất cầu kỳ và phong phú.
MÓN ĂN NHANH CỦA NGƯ DÂN
HÀN QUỐC – MULHOE
Cho đến thời Joseon (1392-1910), nghề đánh cá ở Hàn Quốc vẫn dựa vào thuyền gỗ, tàu không có động cơ sử dụng mái chèo hoặc sức gió. Đến thời hiện đại, tàu động cơ được sử dụng
nhưng chất liệu đóng tàu thực tế vẫn là gỗ. Với việc sử dụng tàu có động cơ, con người có thể đi ra biển xa hơn trước. Càng đi ra biển xa, thời gian đánh cá càng dài và ngư dân phải giải quyết bữa ăn trên tàu.
Thực phẩm truyền thống chủ đạo của người Hàn Quốc là cơm nấu từ gạo hoặc lúa mạch. Cơm là món được nấu chín từ hạt lương thực sau khi loại bỏ vỏ trấu, dễ nấu và ít mất chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm bột nghiền và gia công lúa mì hoặc kiều mạch. Thế nhưng, nhược điểm của cơm là tinh bột có trong gạo và lúa mạch liên kết với nhau theo cấu trúc rất cứng. Khi gia nhiệt và độ ẩm, cấu trúc cứng bị phá vỡ và trở nên mềm hơn. Quá trình này được gọi là keo hóa (gelation). Nói cách khác, gạo sau khi trải qua quá trình keo hóa sẽ trở thành cơm. Tuy nhiên, nếu để cơm ở nhiệt độ thường sẽ bị bay hơi và trở nên cứng lại. Hãy thử tưởng tượng đến tình huống của ngư dân Hàn Quốc ngày xưa, chắc họ sẽ mang theo một nắm cơm vào
Nước dùng chua cay và thơm ngọt rất phù hợp để
lát cá sống, hải sản và rau tươi, có
ăn hết nước dùng còn lại bằng cách cho thêm cơm hoặc mì tùy theo sở thích.
đánh cá xa bờ. Họ sẽ nhanh thấy đói khi làm việc vất vả trên biển và cơm mang từ nhà theo đã nguội, khó ăn. Họ có thể đốt lửa để đun nước làm mềm cơm nguội, nhưng đốt lửa trên thuyền gỗ là một hành động nguy hiểm. Hơn nữa, trên thuyền không đủ điều kiện để bày biện nhiều món ăn phụ hay dùng bữa thư thả. Thế nên, họ buộc phải trộn cơm với nước lạnh và thái mỏng cá tươi mới bắt làm món ăn kèm, thêm vào một thìa tương ớt để bù đắp vị nhạt. Mulhoe là món ăn nhanh có thể dễ dàng và nhanh chóng giải quyết cơn đói trên thuyền khi mà ngư dân chỉ cần bớt chút thời gian trong khi đang đánh bắt để trộn cơm và cá sống với nước rồi bưng bát húp sùm sụp.
ĐẶC TRƯNG RÕ RỆT THEO VÙNG MIỀN
Được phát triển từ một món ăn của ngư dân, mulhoe với sự kết hợp tuyệt vời giữa nước dùng mát lạnh và cá sống tươi ngon nay đã trở thành món ăn phổ biến có thể dễ tìm thấy tại các khu du lịch ven biển. Mulhoe với sự hòa quyện của lát cá sống theo sở thích, rau tươi,
Do sự đa dạng theo mùa, khu vực và môi trường mà mỗi vùng đều cho rằng mình là nơi bắt nguồn của mulhoe. Tuy nhiên, mulhoe là một món ăn bí ẩn mà không nơi nào là nơi bắt nguồn và bất cứ nơi nào cũng có thể là nơi bắt nguồn.
cơm hoặc mì với nước dùng mát lạnh đã trở thành món ngon xoa dịu mùa hè nóng bức. Mulhoe có xuất phát điểm là một món ăn
đạm bạc, gần đây được truyền miệng là món
ăn ở một số khu du lịch ven biển đang dần có nhiều sắc màu và trở nên đa dạng. Về cơ bản, không có sự khác biệt lớn trong việc sử dụng cá, hải sản, rau tươi hoặc trái cây theo mùa, nhưng ở Hàn Quốc chỉ tồn tại một dạng gỏi cá sống được gọi là “mulhoe” và đang phân hóa thành món ăn mang đặc trưng riêng của mỗi vùng miền, mỗi quán ăn.
Mulhoe Gangwon-do có nguồn gốc từ vùng Yeongdong, Gangwon-do là hình ảnh món mulhoe mà chúng ta thường nghĩ đến.
Món ăn có hương vị phổ biến nhất, kết hợp hài hòa vị cay chua khi thêm gia vị làm từ tương ớt, giấm, đường,... vào nước lạnh hoặc nước dùng lạnh. Cá sống chủ yếu được sử dụng là cá bơn thanh đạm. Ở thành phố Gangneung, Gangwon-do, món gỏi mực sống với mực thái lát dài cũng rất nổi tiếng. Ngoài ra, tại chuỗi nhà hàng gỏi cá sống Cheongchosu Mulhoe trên khắp toàn quốc bắt nguồn từ thành phố Sokcho, Gangwon-do có một món ăn được ưa chuộng là haejeon mulhoe với sự kết hợp bào ngư sống, hải sâm, mực biển, bạch tuộc, trứng cá chuồn, các loại cá sống theo mùa và nước hầm xương bò. Người ta luôn sẵn lòng dành thời gian xếp hàng chờ đợi
để được nếm thử món gỏi cá sống này. Một loại mulhoe khác có tương ớt làm nền là mulhoe Pohang. Đặc trưng lớn nhất của món mulhoe này là bào nước dùng đã đông đá và cho vào bát dưới dạng đá bào. Món này được ăn bằng cách ăn cùng nước dùng đá bào cay ngọt làm từ vị tương ớt trên các loại cá sống và rau tươi xếp cao như kiểu patbingsu (đá bào với đậu đỏ). Nếu nước dùng của mulhoe Donghae có vị giấm thì nước dùng của mulhoe Pohang làm bật vị đậm đà của tương ớt. Thoạt nhìn, trông nó giống bibimhoe (cá sống trộn) hơn là mulhoe, nhưng nhờ nước dùng dạng đá bào nên có thể thưởng thức món ăn mát lạnh đến cuối bữa. Trong khi hầu hết mulhoe ở các vùng khác sử dụng tương ớt để tạo nước dùng
sử dụng doenjang (tương đậu) làm nước dùng.
Đặc điểm địa lý của đảo khiến ớt nơi đây rất
hiếm nên không chỉ gỏi cá sống mà nhìn chung nơi đây có nhiều món ăn sử dụng tương đậu thay vì tương ớt. Món ăn nổi tiếng ở đây là jaridom mulhoe (gỏi cá thia sống). Một ít lá hoa tiêu Nhật được cho vào cá sống đã được ướp với tương đậu để tạo ra hương vị độc đáo và loại bỏ mùi tanh. Sau đó thêm một giọt giấm công nghiệp (axit axetic băng) tạo vị cay nồng và trộn với cơm lúa mạch để ăn. Do thái cả xương cá vào nên trông khá thô, nhưng món mulhoe Jeju có điểm nhấn là sự hài hoài giữa cá sống thanh đạm và tương đậu thơm ngon, tạo nét đặc trưng và lôi cuốn hoàn toàn khác so với đất liền.
Theo đó, càng ngày càng có nhiều nơi sử dụng các loại cá khác nhau tùy theo mùa và khu vực, có nơi thêm đường, dầu mè, giấm, bột đậu... vào tương ớt để tạo nước chấm và có nơi làm nước dùng chuyên dụng thay cho nước lạnh. Với sự đa dạng này, mỗi nơi đều tự xưng là “nơi khởi nguồn của mulhoe”. Tuy nhiên, mulhoe là một món ăn bí ẩn mà không nơi nào là nơi bắt nguồn và bất cứ nơi nào cũng có thể là nơi bắt nguồn. Nhìn từ xa trông có vẻ đơn điệu nhưng càng tìm hiểu lại càng thấy tinh tế và phức tạp. Tóm lại là người Hàn Quốc thấy hạnh phúc vì có mulhoe vào mùa hè.
Phạm Hoa Mai Nghiên cứu sinh, Đại học Ngoại ngữ
Sinh ra ở Hà Nội, mê mẩn từng góc phố nghề truyền thống nên tôi nhớ mình đã đi tìm những điều đó tại
Seoul mỗi khi có dịp sống tại thành phố này.
Năm 2006, nhận học bổng KF Fellowship của Quỹ
Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation), tôi có những trải nghiệm
đô thị hiện đại mà truyền thống này.
VÀO MỘT NGÀY, tôi hỏi người bạn rằng nếu tôi muốn đóng
giày, một đôi giày thật vừa, thật êm, phù hợp với nghề nghiệp di chuyển, hay phải đứng như tôi thì có chỗ nào. Không cần
đến một giây suy nghĩ, người bạn đã nói “Seongsu-dong”. Kể
từ lúc đó tôi đã nghĩ có lẽ với người Hàn, “Seongsu-dong” và “giày” là một cặp từ không thể tách rời.
SEONGSU-DONG CỦA QUÁ KHỨ - TỪ CỬA HÀNG
THỦ CÔNG THÀNH KHU BÁN CÔNG NGHIỆP
Seongsu-dong từng được chỉ định là khu bán công nghiệp. Ngành sản xuất truyền thống của khu vực này chủ yếu là các sản phẩm in ấn từ các xưởng in, giày thủ công và các sản phẩm
đồ da thủ công. Mặc dù đây là nơi đóng giày thủ công và có nhiều công xưởng sản xuất giày lớn nhất Hàn Quốc kể từ thập niên 70 nhưng phải tới năm 2014, phố Giày thủ công mới
được chính thức gọi tên, khiến nơi này trở thành một điểm
đến được cả khách du lịch nước ngoài tìm đến. Cũng cùng thời điểm đó, khu vực quanh Seongsu-dong và Rừng Seoul
đón nhận trào lưu “hip places”. Các khu công xưởng được sửa chữa lại trở thành những phòng triển lãm tranh, quán cà phê cỡ lớn với các phong cách độc đáo, nhắm tới đối tượng thanh niên cá tính. Năm 2018, thành phố Seoul và quận Seongdonggu lựa chọn khu vực Rừng Seoul và quanh khu Seongsu-dong cho dự án thử nghiệm “Làng gạch đỏ”, qua đó 66% các công trình
trong khu vực này được xây dựng lại hoặc cải tổ một phần bằng gạch đỏ, tạo ra sự thay đổi tổng thể về kiến trúc chung trong khu vực này. Đặc biệt ở Seongsu-dong còn có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp xã hội với nỗ lực tìm ra những sáng kiến về bảo vệ môi trường, cải thiện an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề đô thị, biến Seongsu-dong thành một khu vực đáng sống và làm việc. Những cửa hàng trong khu vực này do đó quảng bá cho các giá trị xã hội, đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp đó. Các nhà xưởng, các xưởng giày và đồ da nhỏ dần dần bị thay thế bởi những cửa hàng với những mặt hàng mới, mang tính “sáng tạo” thay vì tính “thủ công” từ sau 2020 khiến người ta coi đây là khu vực “hip” nhất, cá tính nhất của Seoul. Seongsu-dong trở thành nơi mà người ta tới không chỉ để tìm ra nét mới trong những gì cổ kính mà còn trở thành trung tâm của thời trang, của sáng tạo, của văn hóa, nghệ thuật và những xu hướng mới nhất. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thời trang tìm tới khu này để đặt trụ sở bởi lúc này nhiều người đã coi Seongsudong như là Brooklyn - biểu tượng của phong cách và sành điệu.
SEONGSU-DONG
CỦA HIỆN TẠI - TỪ TRUNG TÂM
CỦA “GIÀY” THÀNH TRUNG TÂM CỦA “CỬA HÀNG POP-UP”
Nếu đến với Seongsu-dong những ngày này và so sánh với Ikseon, Euljiro, Mulle... là những phường mới được tập trung phát triển du lịch những năm gần đây thì có thể thấy sự khác biệt rõ nét. Seongsu-dong mang màu sắc hiện đại, gần như không còn tìm thấy dấu vết gì của một làng nghề, một khu công xưởng cũ. Seongsu giờ không gắn với “giày” nữa mà thay bằng “cửa hàng pop-up” và cửa hàng cố định của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Chanel, Dior. Đến Seongsu-dong của hiện tại có thể chứng kiến sự gia tăng lưu lượng người đi bộ với các cửa hàng độc đáo với một số khu nhà ở, văn phòng và nhà hàng cao cấp. Cũng như thế hệ MZ luôn dẫn đầu xu hướng, có một lượng lớn người nước ngoài đã đến với khu vực này, thay vì Myeongdong và Dongdae
Các khu công xưởng được sửa chữa lại trở thành những phòng triển lãm tranh, quán cà phê cỡ lớn với các phong cách độc đáo, nhắm tới đối tượng thanh niên cá tính.
-mun như trước kia, vì vậy các công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau đã thiết lập không gian trải nghiệm và triển lãm ở Seongsu-dong. Nếu trước đây, khi nghĩ đến cửa hàng pop-up thì người ta chỉ nghĩ đến các cửa hàng tạm thời ra mắt sản phẩm mới của các hãng thời trang thì bây giờ, tất cả các thương hiệu từ đồ uống có cồn, ngân hàng, dịch vụ tài chính, đồ điện tử, phim điện ảnh, thực phẩm (mì tôm)... đều có cửa hàng pop-up. Theo Văn phòng quận Seongdong-gu, trung bình có 90 cửa hàng pop-up được vận hành tại Seongsu-dong mỗi tháng.
Không còn là những con phố vắng vẻ với những cửa hàng đồ da cũ kỹ, Seongsu-dong giờ ngập kín người mọi ngóc ngách. Ở đâu cũng có thể bắt gặp những hàng dài người xếp hàng để có được trải nghiệm vào các cửa hàng pop-up. Văn hóa đặt trước chỗ, xếp hàng, mua những sản phẩm giới hạn chỉ có trong thời gian vận hành cửa hàng pop-up đã trở thành một thói quen và lan tỏa đến những người khách du lịch nước ngoài, trở thành một trong những điều họ muốn làm trong thời gian du lịch Hàn Quốc.
SEONGSU-DONG
XU HƯỚNG” Nhìn vào những gì đã và đang diễn ra, có thể dễ dàng nhận thấy Seongsu-dong đang trở thành một ví dụ điển hình cho sự chuyển mình và đổi thay của một đô thị hiện đại. Từ một khu vực bán công nghiệp, Seongsu-dong đã chuyển mình thành một khu phố thời thượng, nơi gặp gỡ của những ý tưởng sáng tạo và các xu hướng mới nhất. Với sự gia tăng của các doanh nghiệp khởi nghiệp và các cửa hàng pop-up, Seongsu-dong không chỉ là điểm đến của người dân địa phương mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Sự đổi thay này không chỉ dừng lại ở những thay đổi về mặt kiến trúc hay không gian đô thị, mà còn phản ánh sự thay đổi trong cách người ta tương tác và trải nghiệm một đô thị.
Những cửa hàng pop-up với những sản phẩm giới hạn không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo ra một văn hóa tiêu dùng mới, nơi người ta tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và khác biệt và tiếp tục chia sẻ. Nếu nhìn vào Myeongdong, Dongdaemun vốn là những
điểm thu hút giới trẻ Hàn Quốc và khách du lịch nước ngoài hàng đầu thì có thể nhận ra điều khác biệt đó. Về bản chất các khu này luôn duy trì vị trí là trung tâm mua sắm và du lịch, không có sự chuyển đổi lớn về chức năng. Kiến trúc ít thay đổi, chủ yếu tập trung vào việc duy trì và cải thiện các khu mua sắm và dịch vụ. Sau COVID-19 có thể nhận ra một số thay đổi về các cửa hàng ở khu vực này nhưng gần như là một tỉ lệ rất rất nhỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy vị trí, diện mạo của
các công trình, các địa điểm thu hút khách du lịch đặc trưng của những khu này gần như giữ nguyên bao năm nay, không có sự hấp dẫn với khách du lịch đi nhiều lần.
Còn nếu nhìn vào Ikseon và Mulle thì cũng có thể thấy
các cửa hàng, quán ăn phong cách nhưng cũng đều là cơ sở cung cấp dịch vụ đơn thuần kèm lưu giữ nét truyền thống hoặc nét hoài cổ đặc trưng của khu vực.
SỰ ĐỔI THAY TẤT YẾU
Sự đổi thay một cách triệt để là điều chắc chỉ có mỗi Seongsudong làm được trong những năm qua. Vậy sự thay đổi đó đến Seongsu-dong nằm trong nhóm sáu khu thương mại nổi
tiếng nhất của Seoul bao gồm Hongdae, Myeongdong, Gangnam, Công viên Dosan, Hannam-dong và Seongsu-dong.
Lưu lượng người qua khu vực này mỗi ngày trong những năm
gần đây không phải nhiều nhất, cộng với diện tích của khu vực
này lớn, khiến nó trở thành một khu vực đủ lớn để sáng tạo
không gian và không tạo áp lực của đô thị bức bối chật hẹp như Myeongdong hay Gangnam.
Cho đến nay, những địa điểm được người nước ngoài thường xuyên ghé thăm chủ yếu là Myeongdong, Hongdae và Gangnam. Tuy nhiên, Seongsu-dong đã phát triển nhanh chóng nhờ sự truyền miệng của khách du lịch nước ngoài và hiện đang cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng nước ngoài cao hơn bất kỳ khu vực nào khác. Đặc biệt, sự tăng trưởng dường như đáng chú ý ở các cửa hàng làm đẹp, thời trang và tiện lợi. Đối với thương hiệu thời trang, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và thương hiệu cửa hàng tiện lợi, tốc độ tăng trưởng thanh toán nước ngoài trong nửa đầu năm 2023 là hơn 1.000% so với năm trước, khiến chúng trở thành những nơi nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ người nước ngoài. Tại Seongsu-dong, Hongdae - nơi có thể coi là khu thương mại trẻ nhất trong số các khu thương mại lớn của Hàn Quốc, được xác nhận có hiện tượng nhóm tuổi tiêu dùng chính ngày càng tăng. Mặt khác, hiện tượng ngược lại đang xảy ra ở
Seongsu-dong. Tỷ lệ tiêu dùng của những người ở độ tuổi 20, vốn chỉ là 19% trước khi có COVID-19, đã tăng lên 29% sau khi có COVID-19 và tỷ lệ những người ở độ tuổi 30 cũng tăng lên 28%. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong thời gian tới ở
Seongsu-dong, nơi nhu cầu từ nhóm tuổi trẻ không ngừng tăng lên. Và điều đặc biệt là cũng theo khảo sát của Cushman & Wakefield thì trước COVID-19, 34% khách tới Seongsudong là những người chưa lập gia đình thì sau COVID-19, con số này đã lên tới 51%.
Sự đổi thay của Seongsu-dong bản chất nằm ở sự tăng cường tương tác với đối tượng hướng tới và trong quá trình đó sẵn sàng vứt bỏ “truyền thống”. Nếu như ở các khu vực khác khi nhận một mặt bằng cũ nát thì chủ đầu tư thường tỏ ra thất vọng thì nếu là Seongsu-dong, quan điểm lại là càng cũ càng “hip” - càng phong cách và càng nhiều đất để sáng tạo. Chính điều đó tạo ra màu sắc riêng của Seongsu-dong để khi mỗi người khách bước vào một không gian, họ phải thốt lên “Đúng là Seongsu-dong”, “Đây là không gian mà tôi đang tìm kiếm” hay “Không ngờ xưa nay suy nghĩ của mình về không gian lại bó hẹp như vậy” hoặc thậm chí “Seongsu-dong là nơi mà mặc lên chiếc áo nào cũng hợp”. Nhiều người tiếc cho một Seongsu-dong yên tĩnh với những cửa hàng đầy mùi da thuộc nhưng cũng nhiều người thấy tự hào khi một khu vực quá cũ, quá lạc hậu xơ xác của Seoul bỗng đổi thay hàng ngày, hàng tuần theo chu kỳ của cửa hàng pop-up. Nhưng có lẽ sự đổi thay của Seongsu-dong đã đáp ứng tất cả các định nghĩa về “đô thị” trên cả góc diện kiến trúc lẫn xã hội học.
LỜI KẾT
Trong tương lai, Seongsu-dong hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và thay đổi, trở thành một biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới. Các doanh nghiệp xã hội và các dự án cộng đồng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển khu vực này.
Cùng với sự có mặt của những thương hiệu lâu đời, sự gia tăng của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, thời trang và dịch vụ sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển kinh
Sự đổi thay của Seongsu-dong là một minh chứng cho thấy sự phát triển và thay đổi của một đô thị không chỉ là quá trình xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng mà còn là sự thay đổi trong cách sống, làm việc và tương tác của con người.
Seongsu-dong đã phát triển nhanh chóng nhờ sự truyền miệng của khách du lịch nước ngoài và hiện đang cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng nước ngoài cao hơn bất kỳ khu vực nào khác.
tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Seongsu-dong sẽ không chỉ là một khu vực để sống mà còn là một nơi để làm việc, sáng tạo và phát triển bản thân.
Sự đổi thay của Seongsu-dong là một minh chứng cho thấy sự phát triển và thay đổi của một đô thị không chỉ là quá trình xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng mà còn là sự thay đổi trong cách sống, làm việc và tương tác của con người. Từ một khu công nghiệp truyền thống, Seongsu-dong đã chuyển mình thành một khu vực hiện đại, sáng tạo và đầy sức sống. Với những bước tiến thay đổi thích nghi với thời đại này, Seongsudong hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn và là biểu tượng của sự phát triển bền vững và sáng tạo của Seoul.
CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ
Hoàn thành biểu mẫu đăng ký trên website Koreana (www.koreana.or.kr > Subscribe) và click vào nút "Send" (Gửi). Bạn sẽ nhận được hóa đơn kèm thông tin thanh toán thông qua email.
BIỂU GIÁ ĐĂNG KÝ
Nơi nhận Giá đăng ký theo năm (bao gồm phí vận chuyển hàng không)
THAM GIA DANH SÁCH NHẬN THƯ
Hãy là người đầu tiên nhận thông tin về số tạp chí mới. Đăng ký nhận thông báo về webzine Koreana tại website của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc Korea Foundation (https://www.kf.or.kr/kid/sb/sbscrb/insertSbscrbInfo00. do?sysId=Eng)
Bên cạnh webzine, Koreana cũng khả dụng theo hình thức e-book trên nền tảng Issuu (issuu.com).
Ý KIẾN CỦA ĐỘC GIẢ
ĐÔNG Á1 1 năm US$45 US$9
ĐÔNG NAM Á2
CHÂU ÂU, BẮC MỸ, TRUNG
ĐÔNG, CHÂU ĐẠI DƯƠNG, và NAM Á3
CHÂU PHI, NAM/TRUNG
MỸ, TÂY ẤN, và NAM QUẦN
Chúng tôi luôn đón nhận ý kiến của bạn. Vui lòng gửi bình luận hoặc đề nghị của bạn đến hộp thư koreana@kf.or.kr.
TRẢI NGHIỆM WEBSITE CỦA CHÚNG TÔI
1 năm US$55 2 năm US$99
3 năm US$132
ĐẢO THÁI BÌNH DƯƠNG 1 năm US$60
2 năm US$108
3 năm US$144 *Đối với mua lẻ, sẽ có thêm phụ phí vận chuyển hàng không.
1 ĐÔNG Á (TRUNG QUỐC, HỒNG KÔNG, NHẬT BẢN, MA CAO and ĐÀI LOAN)
2 ĐÔNG NAM Á (BRUNEI, CAMPUCHIA, ĐÔNG TIMOR, INDONESIA, LÀO PDR, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THÁI LAN và VIỆT NAM) and MÔNG CỔ
3 CHÂU ÂU (bao gồm NGA và CỘNG ĐỒNG CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP), TRUNG ĐÔNG, BẮC MỸ, CHÂU ĐẠI DƯƠNG và NAM Á (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, ẤN ĐỘ, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN và SRI LANKA)
4 CHÂU PHI, NAM/TRUNG MỸ (bao gồm TÂY ẤN) và NAM QUẦN ĐẢO THÁI BÌNH DƯƠNG