KOREANA
KOREANA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC Mùa Xuân 2022 Vol. 9 No. 1 Những nghệ sĩ dẫn dắt trào lưu Thể hiện sự khác biệt Sự ra đời của pop Triều Tiên Nhạc cụ truyền thống vươn ra thế giới
Mùa Xuân 2022 Vol. 9 No. 1
ISSN 1016-0744
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
Những nghệ sĩ khơi dậy cơn sốt
Hình ảnh Hàn Quốc
Hành trình đi đến cõi suy ngẫm Kim Hwa-young
Nhà phê bình văn học, Thành viên Viện Nghệ thuật Hàn Quốc Dịch. Mai Như Nguyệt
© Gian
CỬA VÀO hẹp và lối đi tối. Ánh sáng hòa quyện bóng đêm nên hầu như không thể làm không gian sáng hơn. Dòng thời gian trở nên chậm lại. Ánh sáng trắng mờ nhạt vương trên bức tường bên trái. Có thứ gì đó rất to và chắc chắn đang nằm ở đó. Đó có thể là hòn đá to hoặc là tảng băng đang tan thành nước với tốc độ rất chậm khiến tảng băng không còn hình thù rõ ràng. Nước từ từ bốc hơi với tốc độ chậm hơn tạo thành màn sương bao phủ cả không gian rồi sau đó đông đặc lại thành một hòn đá. Sau khi trải nghiệm sự tuần hoàn của vũ trụ với nhịp điệu chậm rãi do tác phẩm video của nghệ sĩ Jean-Julien Pous mang lại, chúng tôi cuối cùng cũng đã bước vào "Căn phòng suy ngẫm". Năm giác quan được đánh thức. Lỗ chân lông toàn thân mở ra từng chút một và không gian nội tại mở rộng ra vô hạn. Thời khắc khi mà ý thức và sự tĩnh lặng hòa thành một, tự lúc nào sàn nhà dần dần cao lên và ở đường chân trời cong hình bầu dục là nơi giao nhau của bóng tối và ánh sáng xuất hiện hai vật thể huyền bí. Hành trình đến cõi suy ngẫm trong khoảng không vừa gần vừa xa giữa hai bức tượng bắt đầu. Hai bức tượng Phật vừa có điểm giống nhưng cũng có điểm khác nhau, trao nhau nụ cười thần bí. Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nằm trong rừng ở công viên Yongsan phía trước sông Hán và quay lưng lại với núi Namsan. Nơi này đã được giao cho kiến trúc sư Choi Wook và nhóm chuyên về câu chuyện thương hiệu (brand story) để thực hiện một dự án quan trọng. Đó chính là "Căn phòng suy ngẫm", được mở cửa cho công chúng tham quan vào tháng 11 năm 2021. Nếu biểu tượng đầu tiên mà khách tham quan đến
thăm bảo tàng Louvre nghĩ đến trong đầu là bức tranh "Mona Lisa" thì bây giờ những người đến Bảo tàng Quốc gia Seoul sẽ liên tưởng ngay đến "Căn phòng suy ngẫm" với hai bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng ở trong đó. Bức chân dung của người phụ nữ với kích thước (77cm x 53cm) được vẽ bởi Leonardo da Vinci vào đầu thế kỷ XVI. Trong khi đó cả hai bức tượng điêu khắc bảo vật quốc gia số 78 và 83 làm từ đồng mạ vàng là đều cao chưa đến 1m và là đỉnh cao của nghệ thuật Phật giáo Silla được chế tác vào nửa cuối thế kỷ VI và nửa đầu thế kỷ VII. Những kiệt tác này có hai đặc điểm làm nên sự nổi tiếng của nó. Thứ nhất, không giống như các tượng Phật khác đang đứng, ngồi hoặc nằm, hai bức tượng này ngồi trên ghế tròn, đặt chân phải lên đầu gối trái, tạo tư thế độc đáo giữa ngồi và đứng. Đồng thời, tư thế tay phải được nâng lên, hai đốt cuối của ngón trỏ và giữa chạm nhẹ lên cằm cho thấy hình ảnh đắm chìm trong suy nghĩ. Tôi tự hỏi không biết tượng Bồ Tát Di Lặc được chế tác trước tượng "Người suy tư" của Rodin khoảng 1.300 năm này đang suy nghĩ gì. Nhiều nhà người nghiên cứu Phật giáo cho rằng đó là hình tượng đắm chìm trong suy nghĩ sâu sắc về sinh lão bệnh tử trong học thuyết Phật giáo. Tuy nhiên, bức tượng Phật nếu bị đưa vào Bảo tàng Mỹ thuật trong một thời gian quá lâu thì có thể sẽ mất dần đi tính tôn giáo. Sự chiêm nghiệm trầm tư ngay khi thoát khỏi bản thân ta cũng chính là lúc nó quay lại tìm mình. Hai bức tượng Phật này không phải là đang diễn tả khoảng khắc giao động của sự rời bỏ và quay lại bằng nụ cười thần bí, một nội tại của thời gian và không gian vừa rộng vừa sâu sao?
Mục lục
Thư Ban Biên tập
Bước nhảy vọt mới của Koreana Lee Kyong-hee Tổng Biên tập
Vào một ngày hạ giữa thập niên 1970, một cô gái đã bước chân vào tòa soạn báo Korea Herald. Thời trang độc đáo của cô ấy ngay lập tức thu hút sự chú ý của mọi người. Quần áo cũng chỉ là vậy nhưng chiếc mũ sành điệu là cái mà tôi nhớ mãi. Cô ấy muốn tìm một phóng viên để viết bài về nghệ thuật. Đó chính là cơ duyên đưa tôi gặp gỡ với Choi Wook-kyung - một họa sĩ vừa trở về Hàn Quốc sau chuyến du học tại Mỹ. Ngoài công việc với tư cách là phóng viên và người cung cấp tin tức, chúng tôi thỉnh thoảng cũng gặp nhau và một cách tự nhiên, buổi gặp gỡ này mở rộng đến những đồng nghiệp của tôi đang làm việc ở các tòa soạn khác. Đó là buổi họp mặt của các nữ phóng viên cùng trang lứa. Khi nhìn lại, khoảng thời gian đó thật là đẹp đẽ đối với tất cả chúng tôi, cùng theo đuổi lý tưởng nghệ thuật, cùng chia sẻ suy nghĩ về xã hội, và đôi khi là suy nghĩ về công việc cá nhân. Khi viết về chuyên mục Bình luận nghệ thuật về buổi triển lãm hồi cố họa sĩ Choi Wookkyung của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Quốc gia Hàn Quốc tại Gwacheon, những ký ức về khoảng thời gian quý giá với người nghệ sĩ lỗi lạc đột ngột từ biệt dương thế chợt ùa về trong tâm trí tôi. Trong số rất nhiều sự lựa chọn khác nhau cho ảnh bìa của số tạp chí lần này liên quan đến chủ đề âm nhạc truyền thống, không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà bức tranh được chọn là của cố họa sĩ Kim Ki-chang - một người nghệ sĩ xuất chúng khác mà tôi đôi lần được gặp trong những năm 1970. Có lẽ lý do khiến tôi tự cho phép mình nói ra những câu chuyện riêng tư này là vì đây là lá thư cuối cùng của tôi với tư cách tổng biên tập. Tôi xin gửi lời tạm biệt đến tất cả độc giả và rất biết ơn về khoảng thời gian tuyệt vời được trải qua với Koreana, ban đầu là một người viết, một dịch giả và sau này là tổng biên tập. Dù có lúc bị gián đoạn nhưng tôi cũng đã đồng hành với Koreana suốt 35 năm, bắt đầu từ số mùa Thu năm 1987. Giờ đây, tạp chí Koreana lại một lần nữa chuẩn bị cho bước nhảy vọt mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và kỳ vọng thay đổi theo từng ngày của độc giả. Tôi thực sự cảm kích khi quyền lực mềm của Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc trong những thập kỷ qua. Hiện tại, mặc dù âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc vẫn còn ít được biết đến so với K-Pop hay điện ảnh và phim truyền hình nhưng nó đã thu hút được đông đảo người hâm một đến mức đáng ngạc nhiên tại các sân khấu trên toàn thế giới. Các chuyên đề của số tạp chí lần này đi vào tìm hiểu làm thế nào mà các nghệ sĩ trẻ tuổi và tài năng có thể giới thiệu đến công chúng âm nhạc mang màu sắc cá nhân lấy cảm hứng từ di sản âm nhạc của Hàn Quốc, và chiếm được cảm tình của những người yêu âm nhạc trên toàn thế giới. Trong số những nghệ sĩ đó có nhiều người nổi tiếng trên trường quốc tế. Do đó, có những cái tên được giữ nguyên theo đúng cách viết chữ La-tinh đã biết trước đó mà không theo quy tắc viết chuẩn. Tôi hy vọng quý độc giả sẽ thông cảm cho những trường hợp ngoại lệ này.
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Lee Geun GIÁM ĐỐC BIÊN TẬP Lee Jong-kook TỔNG BIÊN TẬP Lee Kyong-hee BAN BIÊN TẬP Han Kyung-koo Benjamin Joinau Jung Duk-hyun Kim Eun-gi Kim Hwa-young Kim Young-na Koh Mi-seok Charles La Shure Song Hye-jin Song Young-man BIÊN TẬP VĂN BẢN Jamie Lypka PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ji Geun-hwa TRỢ LÝ BIÊN TẬP Cho Yoon-jung Ted Chan BIÊN TẬP VIÊN Lee Ji-hye GIÁM ĐỐC NGHỆ THUẬT Kim Ji-yeon THIẾT KẾ Yeob Lan-kyeong BAN BIÊN TẬP PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan TS. Nguyễn Thị Phương Mai TS. Trần Anh Tiến TS. Hoàng Thị Trang
Chuyên đề
ĐẶT MUA / PHÁT HÀNH Giá mỗi bản là 6.000 won tại Hàn Quốc và US$9 tại các khu vực khác. Vui lòng tham khảo trang 70 của Koreana để biết giá đặt mua cụ thể. IN VÀO MÙA XUÂN 2022 TaraTPS 1st Factory 245 Sangjiseok-gil, Pajusi, Gyeonggi-do, Hàn Quốc www.taratps.com Tel: 82-31-945-1080 © The Korea Foundation 2022 Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation KF) giữ bản quyền đối với toàn bộ nội dung của tạp chí này. Mọi sao chép dưới bất kỳ hình thức nào phải được sự đồng ý trước của KF. Những ý kiến, nhận định của các tác giả bài viết không đại diện cho Ban Biên tập của Koreana hay KF. Tạp chí Koreana là tạp chí phát hành theo quý được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hàn Quốc cấp phép (số đăng ký: Ba-1033, tháng 8 năm 1987), xuất bản bằng các thứ tiếng như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng In-đô-nêxi-a, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
Những nghệ sĩ trẻ khơi dậy cơn sốt âm nhạc truyền thống
04
12
Những nghệ sĩ dẫn dắt trào lưu Lim Hee-yun
18
Thể hiện sự khác biệt
24
Tiêu điểm
54
SeoJeong Min-gap
30
Các từ tiếng Hàn được đưa vào từ điển Oxford Shin Ji-young
34
Phỏng vấn
Nhà thiết kế sản xuất mở rộng lối kể chuyện trong điện ảnh
Sự ra đời của "pop Triều Tiên"
Song Hyun-min
Nhạc cụ truyền thống vươn ra thế giới Seong Hye-in Giải trí
Làn gió mới từ chương trình thực tế dành cho phái nữ Wee Geun-woo
58
Nghệ thuật ẩm thực
Siraegi: Phong vị mùa đông còn lại Jeong Jae-hoon
Kim Seong-hoon
HIỆU ĐÍNH TS. Nguyễn Thị Phương Thúy TS. Cho Myeong Sook
62
THIẾT KẾ Trần Công Danh
40
Phong cách sống
Sự phát triển bùng nổ của văn phòng chia sẻ
Những câu chuyện hai nửa bán đảo Triều Tiên
Biệt lập và tự do, thông điệp ngầm gửi đến thế giới
Kim Dong-hwan
Kim Mi-ri © WOONBO FOUNDATION OF CULTURE
Tạp chí xuất bản theo quý của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc 55 Sinjung-ro, Seogwipo-si, Jejudo 63565, Hàn Quốc www.koreana.or.kr
“Ban nhạc nông dân” Kim Ki-chang 1980. Tranh mực và màu trên giấy thường. 221 × 168 cm.
66 46
Trên những nẻo đường
Yeongju, bắt đầu và kết thúc của thế giới Kim Deok-hee
Điểm nhìn Việt Nam
Lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, những cảm nhận TS. NSƯT. Nguyễn Thị Hải Phượng
Chuyên đề 1
Lim Hee-yun Phóng viên Nhật báo Dong-A
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
5 Một cảnh trong video âm nhạc của album đầy đủ thứ ba mang tên “ONDA” của ban nhạc Jambinai được bán ra bởi hãng thu âm Bella Union. Đây là album đầu tiên kể từ khi kết nạp đủ năm thành viên. Nó được đánh giá là có nhịp điệu sôi động hơn so với các tác phẩm trước đây.
Những nghệ sĩ trẻ dẫn dắt trào lưu
Trên cơ sở cộng hưởng giao thoa được tái sinh bằng âm thanh tinh tế và sâu sắc với lịch sử hàng trăm năm, những nghệ sĩ tiên phong của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc đương đại sở hữu tài hoa trình diễn nhạc cụ xuất chúng. Trong số đó, có ba nhóm nhạc tiêu biểu đang thu hút sự chú ý trên khắp các sân khấu trong và ngoài nước, hãy cùng quan sát thế giới âm nhạc mà họ theo đuổi và hướng đến.
CHUYÊN ĐỀ 1
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
6
Black String
7
"Âm thanh chân thực của cây đàn geomungo là thứ người ta dành cả đời cũng không thể đạt được. Theo nghĩa rộng, điều này không khác gì với những gì mà ban nhạc Black String đang theo đuổi."
Ban nhạc Black String được thành lập năm 2011 gồm bốn thành viên kết hợp âm nhạc truyền thống với dòng nhạc jazz và tạo ra chất âm nhạc mang tính thể nghiệm, đặt trọng tâm vào tính ngẫu hứng. Từ trái sang lần lượt là nghệ sĩ đàn geomungo Heo Yoon-jeong, nghệ sĩ đàn ajaeng và trống janggu Hwang Min-wang, nghệ sĩ sáo daegeum và đàn yanggeum Lee Aram, nghệ sĩ ghi-ta Oh Jeong-su.
B
© Nah Seung-yull
an nhạc gồm bốn thành viên này đã thu hút sự chú ý của công chúng qua các lễ hội world music (tạm dịch nhạc thế giới) , nhạc jazz trong nước và quốc tế nhiều năm qua. Tên gọi của nhóm đã khẳng định âm nhạc của họ có nguồn gốc sâu xa từ cây đàn geomungo. Âm sắc thanh thoát và trang nghiêm của loại nhạc cụ với bề dày lịch sử 1.500 năm này là biểu tượng cho đặc trưng âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Tên gọi Black String được chuyển ngữ từ tên "huyền cầm" (玄琴) - tên chữ Hán của loại nhạc cụ này. Thành lập vào năm 2011, ban nhạc có bốn thành viên bao gồm nghệ sĩ đàn geomungo Heo Yoon-jeong, nghệ sĩ đàn ghita Oh Jeong-su, nghệ sĩ sáo trúc ngang lớn daegeum và đàn tam thập lục yanggeum Lee Aram, nghệ sĩ đàn tranh ajaeng và trống phong yêu janggu Hwang Min-wang. Năm 2016 là năm đầy khởi sắc với ban nhạc. Họ đã ký hợp đồng chưa từng có với hãng thu âm quốc tế ACT của Đức để phát hành năm album phòng thu. Cùng với ECM (Edition of Contemporary Music), ACT là hãng thu âm chuyên về âm nhạc đương đại thể nghiệm với trọng tâm là nhạc jazz. Black String là ban nhạc Hàn Quốc đầu tiên hợp tác với công ty này để phát hành album. Ngoài ra, album đầu tiên mang tên "Mask Dance" (tạm dịch Điệu múa mặt nạ) được phát hành cùng năm đó đã xuất sắc chiến thắng tại hạng mục âm nhạc châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Giải thưởng Âm nhạc Songlines của Anh vào năm 2018. Đây cũng là lần đầu tiên một nghệ sĩ Hàn Quốc được vinh danh tại lễ trao giải này. Thế giới âm nhạc của Black String có vẻ phù hợp hơn với màu sắc của hãng ECM, nơi âm nhạc dân gian châu Âu hòa quyện với nhạc jazz sâu lắng. Sự diễn giải lại mang tính triết lý của dòng nhạc ambient (tạm dịch nhạc không gian) qua ca khúc chủ đề "Karma" (2019) trong album thứ hai cùng tên, cũng như cách tiếp cận đến jazz fusion qua tác phẩm "ExhalePuri" (tạm dịch Thở ra) hay "Song of the Sea" (tạm dịch Bài hát của Biển) đều gần gũi với âm thanh mang tính Hàn Quốc của hãng ECM. Trưởng nhóm Heo Youn-jeong là người nắm giữ chiếc chìa khóa dẫn đến sự phá cách. Là giáo sư khoa Âm nhạc Truyền thống tại Đại học Quốc gia Seoul kiêm nghệ sĩ đàn geomungo tiêu biểu của Hàn Quốc, trưởng nhóm Heo Younjeong cũng chính là con gái đạo diễn Heo Gyu (1934-2000) người được coi là nhân vật tiên phong của madanggeuk (kịch ngoài trời), mở ra đường lối mới cho thể loại kịch Hàn Quốc ở thế kỷ XX. "Thông qua bố mà tôi đã được biết đến những bậc
thầy về âm nhạc ngẫu hứng. Và khi nhìn thấy nghệ sĩ đàn nhị haegeum Kang Eun-il biểu diễn một cách tự do, vượt ra khỏi khuôn khổ của âm nhạc truyền thống, bản thân tôi cũng đã được truyền cảm hứng tham gia vào xu hướng đó", cô nhớ lại. Cùng với nghệ sĩ Kang Eun-il, trưởng nhóm Heo Yoonjeong đã ra mắt với tư cách là nhân tố chính mang đến làn gió thể nghiệm tự do cho giới âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Họ lập ra ban nhạc SangSang Trio cùng nghệ sĩ đàn cheolhyeongeum (thiết huyền cầm) Yu Kyung-hwa, tạo ra một âm nhạc có sự pha trộn giữa điệu sigimsae (lối hát trong pansori và nhạc dân tộc Hàn Quốc – chú thích của người dịch) và nhịp phách truyền thống với phương pháp luận của âm nhạc hiện đại hoặc free jazz. Yu Kyung-hwa và Won Il - một nhạc sĩ từng hợp tác với họ - là bạn cùng khóa với cô Heo tại Trường Trung học Âm nhạc Dân tộc Quốc gia Hàn Quốc. Các thành viên còn lại của Black String đều là những nhân tố kỳ cựu trẻ tuổi và hiếm có trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc và jazz. Họ không hề ngần ngại trong việc lựa chọn chất liệu. Họ tự tin mang đến những tiết mục muôn màu muôn vẻ, tạo ra "bát cơm trộn bibimbap" của âm nhạc đầy mơ mộng, từ dân ca truyền thống hay âm nhạc Shaman giáo, Phật giáo cho đến ca khúc "Exit Music – For a Film" của Radiohead - ban nhạc rock người Anh. Lee Aram, nam nghệ sĩ sáo daegeum với lối diễn độc đáo, sáng tạo và thành thạo không thua kém bất kỳ ai, cùng với Hwang Min-wang là người đã từng hợp tác với Lee trong nhóm nhạc khác, và Oh Jeong-su với chất âm thanh của ghi-ta vừa mộc mạc vừa sâu sắc, đa chiều đã gián tiếp cho thấy nhóm nhạc của họ chưa bao giờ tập trung duy nhất vào chiếc đàn geomungo. Những ai mới tiếp cận với thế giới âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc sẽ cần phải nhớ đến tên của từng thành viên - những con người tài hoa trong cả sự nghiệp cá nhân lẫn hoạt động dự án. Heo Yoon-jeong cho biết: “Tôi rất yêu thích âm nhạc ngẫu hứng, thế nhưng cá tính riêng của ban nhạc không chỉ đến từ sự ngẫu hứng. Ý tưởng và bản sắc rõ ràng phải trở thành khuôn khổ và sự ngẫu hứng là động lực thúc đẩy chúng tôi trong những buổi diễn”. Sanjo, dòng nhạc độc tấu ngẫu hứng chính, quả thật vừa là gốc rễ vừa là trái tim của Heo Yoonjeong và Black String.
CHUYÊN ĐỀ 1
8
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
9
Jambinai
"Cảm giác bị sốc khi bất chợt nhìn thấy một loài động vật mà bạn tin rằng đã tuyệt chủng hay không còn tồn tại nữa, giống như khi loài cá vây tay được phát hiện đang sinh sống ở biển sâu… Chúng tôi cũng đang tìm kiếm một cái gì đó tương tự." © Kang Sang-woo
H
ellfest là tên của một lễ hội âm nhạc. Cái tên này dùng để đặt cho lễ hội thì có phần hơi ghê rợn, không phải vậy sao? Đây là lễ hội âm nhạc metal tại một thị trấn nhỏ nước Pháp vào tháng 6 hàng năm, quy tụ hàng chục nghìn bạn trẻ đầy nhiệt huyết. Ngôi sao chính trong lễ hội đều là những ban nhạc rock và metal hàng đầu như Iron Maiden hay Cannibal Corpse. Tuy nhiên năm 2016, rất nhiều nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc bất ngờ xuất hiện trên sân khấu của lễ hội này. Đó chính là màn trình diễn của ban nhạc Jambinai. Ban nhạc post rock này thành lập vào năm 2009 với năm thành viên, bao gồm nghệ sĩ thông thạo cả ghi-ta lẫn sáo trúc dọc piri và kèn bầu taepyeongso Lee Il-woo, nghệ sĩ đàn nhị haegeum Kim Bo-mi, nghệ sĩ đàn geomungo Sim Eun-youg, nghệ sĩ trống Choi Jaehyuk, nghệ sĩ ghi-ta bass B.K Yu. Âm nhạc của họ khiến người ta liên tưởng đến một mớ hỗn độn gây ra bởi lũ yêu tinh, ma quỷ đầy ảm đảm và kỳ quái của Hàn Quốc. Que gảy cùng một lúc đánh xuống thân và dâyđàn geomungo tạo ra những câu nhạc lặp đi lặp lại một cách thô ráp, khi kết hợp với tiếng quỷ khóc của đàn haegeum
và sự gầm rú của ghi-ta điện đã làm nên những làn sóng âm thanh vô cùng hồi hộp và ghê rợn, điều mà thể loại heavy metal không thực hiện được. Tính thẩm mỹ của post rock, shoegazing và âm nhạc truyền thống Hàn Quốc xung đột với nhau theo một tỷ lệ mà chúng ta không thể lường trước. Âm thanh của sự ma sát và tắc xát từ đàn haegeum và geomungo lạ lẫm nhưng cũng rất kịch tính. Các thành viên nòng cốt của ban nhạc là Lee Il-woo, Kim Bo-mi và Sim Eun-youg từng học chung với nhau tại Trường Nghệ thuật Truyền thống thuộc Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc và đều là những nghệ sĩ theo trường phái chính thống đã theo học chuyên ngành âm nhạc truyền thống từ nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế, Jambinai gần giống như hệ quả từ việc muốn đi ngược lại với âm nhạc truyền thống của Lee Ilwoo. Anh học thổi sáo piri vào năm thứ nhất ở trường trung học nhưng đến năm thứ ba lại chuyển sang chơi ghi-ta điện. Ở trường, anh theo học âm nhạc truyền thống nhưng ở nhà, anh lại theo dõi ban nhạc Metallica và mơ ước trở thành một người chơi nhạc rock. Trước Jambinai, anh từng tham gia hoạt động trong ban nhạc theo thể loại screamo mang tên 49 Morphines.
Ban nhạc post rock Jambinai trình diễn phong cách âm nhạc độc đáo, pha trộn giữa rock với metal và tập trung vào các nhạc cụ truyền thống. Từ trái sang lần lượt là tay trống Choi Jae-hyuk, nghệ sĩ đàn geomungo Sim Eun-youg, nghệ sĩ ghi-ta và sáo piri, taepyeongso Lee Il-woo, nghệ sĩ đàn haegeum Kim Bo-mi và nghệ sĩ ghi-ta bass B.K Yu.
Nói về sự thành lập của Jambinai, anh cho biết: “Tôi muốn phá bỏ thành kiến ‘nhạc cụ truyền thống không thể dung hòa một cách tự nhiên với âm nhạc của nhóm mà chỉ có thể chơi trong nhà truyền thống hanok’ hay định kiến cho rằng âm nhạc truyền thống là loại âm nhạc nhàm chán. Để làm được điều này, tôi cần một âm thanh thật mạnh mẽ và tôi đã có được ý tưởng một cách gián tiếp từ album "Roots" (tạm dích Gốc rễ) của ban nhạc Sepultura người Braxin - những nghệ sĩ đã kết hợp âm nhạc truyền thống của Braxin với dòng nhạc metal. Sự kết hợp về âm thanh của thể loại rock công nghiệp từ album "The Downward Spiral" (tạm dịch Xoắn ốc hướng xuống) của ban nhạc Nine Inch Nails, hay thể loại post rock với sự hòa hợp hoàn hảo giữa các nhạc cụ như đàn vi-ô-lông, đàn xen-lô, kèn túi đều là những yếu tố nuôi dưỡng nên tài năng của tôi. Trong lễ hội SXSW ở Mỹ năm 2014, tiết mục của Jambinai bắt đầu chỉ với hai khán giả nhưng chỉ sau 30 phút, mọi người đã lấp đầy khu vực biểu diễn. Được tận mắt chứng kiển khung cảnh đầy ngạc nhiên này là trải nghiệm mãnh liệt mà tôi từng có tại một buổi hòa nhạc. Ban nhạc cuối cùng cũng đã ký hợp
đồng với hãng thu âm Bella Union nổi tiếng thế giới của Anh vào năm 2015, và album thứ hai của họ "A Hermitage" ra mắt trong năm sau đó đã xuất hiện trên thị trường thế giới và nhận những lời tán dương hết mực. Khởi đầu tựa như ngọn nến nhen nhóm rồi nhanh chóng lan tỏa thành trận lửa cháy trên đồng, chất âm nhạc đầy kịch tính của nhóm có phổ âm rộng, không chỉ từ những tác phẩm mãnh liệt như "Time of Extinction" trong album thứ nhất "Différance"), “Wardrobe" trong album thứ hai, "Event Horizon" trong album thứ ba "ONDA" mà có cả những ca khúc trầm lắng như "Connection" - bài hát cuối cùng trong album thứ nhất. "A Hermitage" - tiêu đề album thứ hai - có vẻ là từ khóa hữu ích để tìm hiểu về ban nhạc. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ ngành nghiên cứu các sinh vật huyền bí (cryptozoology) như Nessie hay người tuyết. Trước khi có dịch COVID-19, ban nhạc Jambinai đã biểu diễn hơn 50 sự kiện âm nhạc ở nước ngoài mỗi năm. Họ đã thu hút đông đảo khán giả trong những lễ hội quốc tế như WOMAD ở Anh, EXIT ở Xéc-bi, Roskilde ở Đan Mạch và có buổi trình diễn hoành tráng tại Lễ Bế mạc Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang năm 2018.
CHUYÊN ĐỀ 1
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
10
Dongyang Gozupa
11
"Chúng tôi nghĩ rằng những thiếu sót của chúng tôi sẽ là điều làm nên tính sáng tạo của nhóm. Vì thế, chúng tôi muốn trở thành một nhóm nhạc vẹn toàn dù chỉ với ba thành viên."
Dongyang Gozupa, được thành lập năm 2018 với ba thành viên, mang sự khác biệt so với các nhóm khác ở đặc điểm chỉ sử dụng các nhạc cụ nhịp điệu. Ban nhạc truyền tải câu chuyện mang tính nhạc và năng lượng bộc phát thông qua màn trình diễn nhanh chóng như thể chạy trên cao tốc. Từ trái sang lần lượt là nghệ sĩ nhạc cụ bộ gõ Jang Do-hyuk, nghệ sĩ đàn yanggeum Yun Eun-hwa và nghệ sĩ ghi-ta bass Ham Min-whi.
C
© Kim Shin-joong
ó một nhóm nhạc ba thành viên sở hữu cá tính táo bạo không thua kém gì hai nhóm được nêu ở trước. Ngay từ cái tên "tần số cao từ phương Đông" đã cho thấy sự độc đáo, khác thường. Ấn tượng đầu tiên về ban nhạc này là kỹ thuật gảy dây trút xuống như những cơn gió giật của nghệ sĩ đàn yanggeum Yun Eun-hwa. Về mặt thị giác, kỹ thuật của cô dường như áp đảo cả "cơn bão" downpicking (một kỹ thuật gảy dây đàn – chú thích của người dịch) của nhóm Metallica khi trình diễn bài "Master of Puppets" (tạm dịch Bậc thầy của những con rối). Thêm vào đó, sự kết hợp với tiếng ghi-ta bass nặng nề của Ham Min-whi và âm thanh xuất quỷ nhập thần từ bộ nhạc cụ gõ của Jang Do-hyuk đã làm cho âm nhạc của nhóm được hoàn thiện, lao thật nhanh về phía trước như thể đang chạy trên đường Autobahn (hệ thống đường cao tốc nổi tiếng ở Đức – chú thích của người dịch). Âm sắc rõ ràng của đàn yanggeum nảy ra xung quanh như hạt mưa trong vắt rơi xuống khu rừng mưa nhiệt đới tươi xanh. Ra mắt vào năm 2018 với album mở rộng "Khoảng trống", Dongyang Gozupa trở thành ban nhạc châu Á đầu tiên được mời tham dự lễ hội world music quốc tế WOMEX liên tiếp trong hai năm 2020 và 2021. Cái tên kỳ lạ của ban nhạc "tần số cao từ phương Đông" được lấy ý tưởng từ bảng hiệu của một cửa hàng sửa chữa đồ điện ở khu phố mà Jang Do-hyuk vô tình nhìn thấy. Nhạc cụ trung tâm của ban nhạc này là đàn yanggeum của Yun Eunhwa với dây đàn bằng sát, khác với dây đàn bằng tơ lụa của đàn geomungo mà ban nhạc Black String và Jambinai dùng để biểu diễn. Bằng loại nhạc cụ này, Yun Eun-hwa đã tạo ra âm thanh của kim loại khiến người ta nghĩ đến dòng nhạc metal. Đàn yanggeum có xuất xứ từ Ba Tư. Qua thời gian, đàn được cải tiến và sở hữu những cái tên khác nhau như zither, dulcimer, cimbalom và khi được truyền bá đến Hàn Quốc thông qua Trung Hoa, đàn được đặt tên là yanggeum với ý nghĩa "nhạc cụ đến từ phương Tây". Cùng với cây khèn bầu saenghwang, đây cũng là nhạc cụ hiếm hoi có thể phần nào hòa âm với cung bậc âm nhạc của phương Tây. Yun Eun-hwa cũng là Giám đốc Hiệp hội Cimbalom Thế giới chi nhánh tại Hàn Quốc, cô đã cải tiến nhạc cụ này theo hướng hiện đại bằng phương pháp của riêng mình. "Cây đàn yanggeum truyền thống của chúng tôi vốn dĩ nhỏ và có âm vực hẹp nên rất khó để trình diễn nhiều thể loại khác nhau", cô cho biết và giải thích thêm: "Cây đàn yanggeum mà tôi đã cải tiến và đang
sử dụng có thể chơi trong vòng bốn quãng tám rưỡi và có được hệ thống 12 âm giai bán cung của nhạc cụ phương Tây. Nó có thể chơi bất kỳ bài nhạc nào. Tôi cũng đã lắp vào bộ cảm ứng (pickup) giúp khuếch đại âm thanh và sử dụng phơ (effect pedal) để mở rộng phạm vi biểu đạt của đàn." Cô ấy bắt đầu việc học nhạc lúc bốn tuổi tại Trung Quốc nơi cô ấy được học về đàn yanggeum theo kiểu Triều Tiên - và sau đó học đại học tại Hàn Quốc với chuyên ngành nhạc cụ bộ gõ. Hấp thụ những gì tinh túy nhất của nhạc cụ thuộc bộ gõ và bộ dây từ không chỉ phương Đông, phương Tây mà cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên, "phong cách Yun Eun-hwa" là kết quả của sự tôi luyện trong thời gian dài. Jang Do-hyuk cũng là một nghệ sĩ độc đáo khi không sử dụng trống kick bass đạp bằng chân. Thay vì tất cả tứ chi, anh chỉ sử dụng đôi bàn tay nhưng vẫn có thể trình diễn tất cả phổ âm của nhạc cụ bộ gõ từ thấp đến cao, tạo ra phong cách của riêng mình. Xuất thân từ ban nhạc rock Danpyunsun and the Sailors từng kết hợp rock với thế giới quan của phương Đông một cách độc đáo, anh Jang cho biết: "Hạn chế trong việc chơi đàn ngược lại đã tạo ra chất âm nhạc của riêng tôi. Tôi cảm thấy thích thú với những thử thách như vậy". Cách trình diễn ghi-ta bass của Ham Min-whi có sự di chuyển linh hoạt, tự do giữa hai sắc thái nặng nề và thanh thoát đến mức khiến người ta liên tưởng đến ban nhạc nu metal Korn từ Mỹ hay ban nhạc punk rock Red Hot Chili Peppers. Yoo Eun-hwa đã nhận được Giải thưởng Làn sóng mới Surim do Quỹ Văn hóa Surim tổ chức vào cuối năm 2021. Đây là giải thưởng danh giá nhằm chọn ra những nghệ sĩ âm nhạc truyền thống trẻ tuổi có dự án âm nhạc mang tính thể nghiệm, mỗi năm chỉ có duy nhất một người hoặc một nhóm được trao giải. Kwon Song-hee - giọng ca chính của ban nhạc alternative pop LEENALCHI và Ak Dan Gwang Chil (ADG7) - nhóm nhạc biến tấu âm nhạc Shaman giáo từ Hwanghae-do theo hướng hiện đại cũng là những nghệ sĩ đã nhận được giải thưởng này.
Chuyên đề 2
SeoJeong Min-gap Nhà phê bình âm nhạc đại chúng Dịch. Bùi Phan Anh Thư / Ảnh. Ha Ji-kwon
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
13
Thể hiện sự khác biệt Jang Young-gyu là chuyên gia âm nhạc hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực phim ảnh, múa, kịch, mỹ thuật hiện đại... Từ đầu thập niên 1990, ông đã thành lập và điều hành vài ban nhạc, đồng thời ông không ngừng truy vấn và thử nghiệm về khả năng làm mới âm nhạc truyền thống. Phòng làm việc ở thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi là cái nôi của những cuộc phiêu lưu âm nhạc của ông. Jang Young-gyu là người biểu diễn bass kiêm người sáng tác nhạc hoạt động đa dạng ở các lĩnh vực như vũ đạo, phim, kịch. Ông thành lập ra nhiều ban nhạc, trong đó có LEENALCHI. Ông thường nói nhạc truyền thống là chất liệu hấp dẫn, vậy nên ông đang tạo ra một thế giới âm nhạc độc lạ từ sự pha trộn nhiều yếu tố nhạc truyền thống với các thể loại âm nhạc đại chúng. Phòng làm việc của ông ở Paju, tỉnh Gyeonggi là cái nôi để ông mạo hiểm về âm nhạc.
CHUYÊN ĐỀ 2
N
ăm 2019, trong ban nhạc pop cấp tiến (alternative pop) LEENALCHI có nổi lên một nghệ sĩ bass kiêm đạo diễn âm nhạc là Jang Young-gyu bất ngờ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong và ngoài nước với tác phẩm “Hùm về” (Tiger is Coming). Một số người đến tận lúc này mới biết đến tên của ông, nhưng trước đó, với ban nhạc rock đồng dao SsingSsing, ông đã chiếm được lòng của giới mộ điệu ở hải ngoại rồi. Đó chưa phải là tất cả. Những người vốn xa lạ với âm nhạc cũng đã từng nghe nhạc của ông thông qua những bộ phim như "Tiếng than" (The Wailing, 2016) hay "Chuyến tàu sinh tử" (Train to Busan, 2016). Ngoài những tác phẩm đạt thành công lớn về doanh thu phòng vé gần đây, có khoảng 80 bộ phim, chẳng hạn như "Canh bạc nghiệt ngã" (Tazza: The High Rollers, 2006) hay "Cuộc sống ngọt ngào" (A Bittersweet Life, 2004)... cũng có sự góp tay của ông. Ông cũng đã đạt được nhiều giải thưởng âm nhạc tại nhiều liên hoan phim trong và ngoài nước. Ngoài ra, tôi cũng đã từng gặp và chia sẻ với một Jang Young-gyu nhà hoạt động âm nhạc, ông hoạt động sôi nổi không ngừng nghỉ ở cả lĩnh vực vũ đạo và âm nhạc dành cho kịch. Tuy ông nói mình không giỏi giao tiếp và tỏ ra rụt rè, nhưng khi ông chia sẻ về việc cùng vài người bạn thời tiểu học lập ra nhóm nhạc “Vô lý” chuyên diễn tấu trống lục lạc và kèn melodion thì suy nghĩ cứ tuôn ra lấp lánh tự do như chính âm nhạc của ông.
Cơ duyên nào đã đưa ông đến với âm nhạc truyền thống?
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
15
Tuy nhiên, về căn bản tôi chỉ thực sự bắt đầu quan tâm đến âm nhạc truyền thống từ khi tôi làm việc cùng chuyên gia vũ đạo hiện đại Ahn Eun-me. Hãng Eun-me Ahn Company trao cho tôi cơ hội thử nghiệm âm nhạc theo ý thích của mình, khiến tôi có thể tiếp cận âm nhạc theo cách khác với trước kia. Đặc biệt là lúc tôi làm những dự án như "New Chunhyang" hay "Simphoca Princess Bari-This World" thì tôi mới phân biệt được ba thể loại của thanh nhạc truyền thống, tức là pansori, dân ca, jeongga (chính ca, những bài hát thuộc nhã nhạc truyền thống), từ đó cảm nhận rõ ràng sức hấp dẫn và đặc trưng của từng thể loại. Đó chính là động cơ giúp tôi thoát khỏi suy nghĩ mình chỉ là dân nghiệp dư và lập ra ban nhạc Be-Being gồm bảy người vào năm 2007. Thông qua Be-Being, tôi đã thực hiện những dự án âm nhạc Phật giáo, nhạc kịch mặt nạ và nhã nhạc cung đình. Thành thật mà nói thì tôi đã thực hiện những dự án đó với tâm thế muốn học hỏi.
Với tư cách là đạo diễn âm nhạc, ông cảm nhận âm nhạc dân tộc có sức hấp dẫn ở điểm nào?
Tôi cảm thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ của âm nhạc dân tộc đến từ bề dày thời gian của nó. Tôi cho rằng hoàn cảnh tiếp nhận và thưởng thức tạo ra sự khác biệt rất lớn trong cảm nhận âm nhạc. Thật may mắn là tôi được gặp các chuyên gia âm nhạc dân tộc và trực tiếp nghe họ hát ở cự li gần. Nhạc phẩm khi ấy trở nên hấp dẫn khác hẳn so với khi nghe qua băng đĩa hoặc qua micro khuếch đại. Chúng ta không thể biết được điều này nếu không nghe nhạc truyền thống trực tiếp ở cự li gần, nên tôi mong nhiều người cũng được trải nghiệm như vậy.
Nền quốc nhạc gần đây đang được nhìn nhận lại. Ông nghĩ gì về điều này?
© LIVE CLUB DAY, Azalia
Đó là vì ông Won Il, nhạc sĩ kiêm nhạc công âm nhạc dân tộc. Tôi biết đến Won Il vào đầu thập niên 1990, chúng tôi đã hoạt động cùng nhau từ Dự án Ngư ngư phủ (Uhuhboo Project) năm 1994 cho đến khi ra album đầu tiên. Lúc đó, tôi đã rất tò mò về các âm thanh mới mẻ trong khi hoạt động cùng nhóm nhạc, nhờ Won Il mà tôi đã có cơ hội gặp gỡ và cộng tác với nhiều người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc.
16
Năm ngoái, tôi có làm giám khảo cho mấy buổi thử diễn và có cơ hội xem tiết mục của hơn 60 đội. Suốt thời gian chấm tuyển, tôi không ngừng hỏi rằng, rốt cuộc họ thực sự muốn làm gì? Những người biểu diễn âm nhạc truyền thống
Ban nhạc rock dân ca SsingSsing đang biểu diễn tại sân khấu Yeo Woo Rak Festival ở nhà hát công lập Seoul. Họ mang đến sự thích thú cho khán thính giả bằng âm nhạc phá cách và phong cách biểu diễn tự do. SsingSsing gồm Jang Young-gyu và ba thành viên hát chính, trống, ghi-ta,… họp lại thành ban nhạc sáu người thành lập năm 2015 và tan rã năm 2018.
© Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc
Tháng 12 năm 2021, LEENALCHI đang biểu diễn live tại sân khấu Strange Fruit phía trước Trường Đại học Hongik. Ban nhạc alternative pop được thành lập năm 2019. Ca khúc “Hùm về” là bản nhạc dance tái hiện pansori lại thành pop đã chiếm được sự ủng hộ bùng nổ trong và ngoài nước. Từ bên tay phải, nghệ sĩ ghi-ta bass Jang Young Gyu, các ca sĩ Kwon Song-hee, Lee Narae, Ahn Yi-ho, Shin Yu-jin, phía sau là nghệ sĩ ghi-ta bass Park Jun-cheol và tay trống Lee Chul-hee.
đạt trình độ kỹ thuật đỉnh cao vì họ đã trải qua thời gian rèn luyện lâu dài. Nhưng nếu chỉ có trình độ kỹ thuật thành thục, thì thành thật mà nói liệu rằng đó có thể gọi là "âm nhạc" không? Vài năm gần đây xuất hiện nhiều ban nhạc hoạt động theo phương thức kết hợp âm nhạc dân tộc với các thể loại khác. Năm vừa qua cũng xuất hiện những chương trình tuyển chọn tài năng âm nhạc dân tộc trên sóng truyền hình, thúc đẩy hơn nữa hiện tượng giao thoa thể loại trong âm nhạc. Tôi cũng không biết việc này có phải là tốt hay không nữa. Và tôi lo sợ rằng, khán thính giả vốn chưa nghe âm nhạc truyền thống và không biết nhiều về nhạc truyền thống sẽ tưởng rằng những tiết mục âm nhạc giao thoa xuất hiện trong các cuộc thi như thế này là nhạc truyền thống dân tộc và chỉ tìm nghe những bản nhạc giao thoa như thế. Chúng ta phải mau chóng tìm cách và tạo cơ hội cho khán thính giả được nghe và cảm nhận đúng chất sự thú vị và hấp dẫn của âm nhạc truyền thống thực sự.
thuộc phái samulnori hợp tấu với ban nhạc jazz đa quốc tịchRed Sun. Tôi cho rằng họ rất xuất sắc. Sau đó thì tôi để ý đến Percussion Ensemble Puri, Yang Bang Ean, Ryo Kunihiko. Trường hợp của Yang Bang Ean, có lẽ không phải do chủ đích của anh ấy, nhưng hầu như không có ban nhạc nào không trình diễn những bản nhạc của anh ấy trên sân khấu cả. Thời đó, nhiều ban nhạc truyền thống dân tộc bắt chước phong cách âm nhạc của Yang Bang Ean, và có vẻ là giới chơi nhạc dân tộc trong cả nước chịu ảnh hưởng lớn từ anh ấy. Còn trường hợp như Jambinai thì tôi không nghĩ rằng âm nhạc của họ thuộc thể loại âm nhạc truyền thống, tuy nhiên, nhóm lại có định hướng âm nhạc rất rõ ràng và tạo được màu sắc riêng. Tôi nghĩ họ đang làm tròn vai trò lớn của mình trong âm nhạc. Cũng có nhóm nhạc nắm bắt được tâm điểm làm cho đại chúng có thể yêu thích mình như 2nd Moon. Tôi nghĩ việc nhiều ban nhạc đa dạng đang xuất hiện là một hiện tượng tốt.
Ông nghĩ sao về sự giao thoa giữa âm nhạc dân tộc và các thể loại âm nhạc khác?
Vậy thì, theo ông, điều gì quyết định giá trị cao nhất của âm nhạc?
Thời niên thiếu, tôi thường nghe nhạc của Kim Duk-soo
Tôi cho rằng ta phải thể hiện sự "khác biệt". Khi làm việc,
CHUYÊN ĐỀ 2
16
Tôi đang cảm nhận được sức hấp dẫn mạnh mẽ từ những thứ không thể tạo ra nếu không trải qua một khoảng thời gian lâu dài. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cũng sẽ có sự khác biệt lớn tùy theo tình cảnh mà chúng ta nghe và phương thức mà chúng ta gặp gỡ.
tôi luôn nghĩ rằng tôi phải đặt trọng tâm vào việc làm sao để tạo ra được sự khác biệt.
Ý ông nói là phải nỗ lực để tránh thể hiện theo cách bình thường?
Khi làm việc nhiều, tôi nhận thấy phong cách của mình dần định hình rõ nét và dường như bị lặp lại, nên tôi từng băn khoăn tìm cách thay đổi. Thế nhưng có lúc tôi lại nghĩ điều đó chưa hẳn xấu, và tôi đã giải phóng bản thân khỏi cảm giác bị thúc ép phải làm sao để luôn tươi mới. Trong khuôn khổ phong cách của mình, chỉ cần tôi tìm cách thể hiện khác biệt tùy theo từng nội dung là được.
Việc làm nhạc vũ đạo, nhạc kịch, nhạc phim có gì khác với việc làm nhạc trong nhóm LEENALCHI?
Những công việc kia đều có mục đích rõ ràng, và vai trò của tôi trong những việc ấy cũng rất rõ ràng. Mặt khác, LEENALCHI lại hoàn toàn mở. Khi tôi làm nhạc cho LEENALCHI, sau khi tạo ra tiết tấu cơ bản hoặc giai điệu mẫu, tôi sẽ tập hợp bốn thành viên lại để tìm ra những âm sắc chủ đạo. Để tạo ra giai điệu phù hợp với phương hướng âm nhạc và tiết tấu, cũng có lúc tôi tìm đến nền tảng ngũ âm của thể loại pansori (năm tác phẩm kinh điển của pansori bao gồm: "Xuân Hương ca, Xích Bích ca, Thẩm Thanh ca, Hưng Phủ ca, Thủy Cung ca") và trong quá trình đó phát hiện được cái mới một cách ngẫu nhiên rồi phát triển chúng lên, tôi thấy thú vị vô cùng. Việc này giống sáng tác hơn là biến tấu lại pansori truyền thống.
Có gì thay đổi sau thành công của LEENALCHI không?
Chúng tôi muốn tiến vào thị trường âm nhạc đại chúng, tôi nghĩ nếu được tiêu thụ nhiều thì tốt. Nhưng để làm được điều đó, thì tôi lại chưa nghĩ ra mình nên phải làm gì. Sau khi phát hành album thứ nhất "Thủy cung ca" (Sugungga) năm 2020, tôi đối mặt với hàng núi việc mà tôi thực sự rất ghét làm, những việc mà trước đây tôi không bao giờ làm. Nhưng tôi nghĩ mình không thể nào vừa tránh né những việc đó mà vẫn muốn thành công về mặt kinh doanh.Việc chấp nhận rằng mình “phải làm cả những việc như thế này” là thay đổi lớn nhất của bản thân tôi. Tôi đang chật vật để thích ứng với nó. Và LEENALCHI vẫn chưa thành công. Vì mỗi khi tôi tự hỏi "LEENALCHI đã thật sự được đón nhận trên thị trường với tư cách là ban nhạc chưa?" thì câu trả lời vẫn là "Chưa". Đường tôi phải đi vẫn còn dài lắm.
Vậy ông phải làm thêm những việc gì nữa?
Sự thật là trong thị trường âm nhạc quốc nội, ta không thể
trông đợi chỉ cần tạo ra sản phẩm âm nhạc tốt thôi thì sẽ thành công, vì trong nước không có thị trường dành riêng cho nhóm nhạc. Chờ thời để được tiêu thụ cũng là chuyện vô lý. Trừ phi có ai tạo ra thời cơ đó cho mình, nếu không thì thì nhóm nhạc phải tự suy tính kỹ càng và nỗ lực để tìm ra phương pháp để thành công.
Nói vậy nghĩa là ông đang chuẩn bị để hoạt động ở hải ngoại?
Khi trăn trở tìm cách duy trì ban nhạc, dĩ nhiên là tôi phải không ngừng khai thác thị trường quốc nội, mà thị trường hải ngoại cũng đã hình thành từ lâu, nên tôi đang lên kế hoạch thử nghiệm để tạo chỗ đứng cho nhóm nhạc ở cả hai thị trường này. Tôi cũng đang lên lịch công diễn ở hải ngoại trong năm nay.
Album thứ hai dự định phát hành vào năm ngoái vẫn đang bị trì hoãn phải không?
Thực ra là tôi không thể tưởng tượng nổi mình lại bận rộn đến mức này. Tôi không có đủ thời gian để làm album. Và tôi nghĩ nghĩ rằng mình có thể tiếp tục khai thác năm bài kinh điển của thể loại pansori để tạo ra thứ gì đó hơn nữa, nhưng hình như cách đó chưa hẳn đã tốt. Tôi đang tự hỏi rằng liệu việc lấy kho dữ liệu pansori có sẵn rồi chắp vá và chèn câu chuyện mới vào thì có thể tạo nên loại âm nhạc phù hợp với thời đại này được không. Đương nhiên đó sẽ là câu chuyện mới mẻ mang tính thời cuộc. Thêm vào đó, tôi cho rằng cũng phải tìm ra phương pháp khác biệt trong sáng tác âm nhạc nữa. Vì phải ưu tiên cho việc tạo ra được một pansori phản ảnh những băn khoăn nói trên trong album thứ hai của LEENALCHI, nên có lẽ sẽ phải cần thêm thời gian. Nếu khả thi, tôi đang đặt ra mục tiêu sẽ ra mắt album mới vào cuối năm nay.
Jang Young-gyu, người dẫn dắt một trụ cột của nền quốc nhạc đương đại, đã nói rằng việc giao lưu với nhiều nghệ sĩ ở các lĩnh vực đa dạng từ thời còn trẻ đã có đóng góp to lớn trong việc mở rộng phạm vi hoạt động âm nhạc của ông.
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
17
Chuyên đề 3
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
Song Hyun-min Nhà bình luận âm nhạc, Tổng Biên tập Nguyệt san Auditorium Dịch. Lê Thị Thu Giang
19 Ban nhạc sEODo biểu diễn tại buổi hòa nhạc được tổ chức tại công viên Olympic, Seoul vào tháng 12 năm 2021 vừa qua. Đây là một trong số các buổi lưu diễn toàn quốc được chuẩn bị bởi chương trình tranh tài âm nhạc dân tộc "Pungnyu Daejang" trên đài JTBC. "Pungnyu Daejang" đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá vẻ đẹp và sự quyến rũ của âm nhạc truyền thống đến công chúng thông qua sự giao thoa giữa âm nhạc dân tộc và âm nhạc đại chúng.
Sự ra đời của "pop Triều Tiên" © JTBC, ATTRAKT MJTBC
© Ahn Hong-beom
"Pop Triều Tiên", thể loại âm nhạc mới với sự kết hợp giữa âm nhạc dân tộc và âm nhạc đại chúng đang thu hút được sự quan tâm. Thể loại âm nhạc "biến thể" được kỳ vọng là sẽ mở rộng khái niệm của K-pop này không phải chỉ mới xuất hiện một sớm một chiều.
CHUYÊN ĐỀ 3
“N
hạc dân tộc là âm nhạc của người Hàn Quốc nhưng lại là thể loại xa cách với người Hàn Quốc nhất". Câu nói này của một tiểu thuyết gia yêu âm nhạc đã chỉ ra chính xác thực trạng của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc kể từ sau thế kỷ XX. Mặc dù là thể loại âm nhạc cổ truyền lâu đời của dân tộc nhưng đã có lúc nhạc dân tộc đứng trước nguy cơ gần như bị biến mất do nó không còn phù hợp với cảm quan ngày nay. Cho rằng đó là thể loại âm nhạc cũ kĩ chính là nhận thức đã khắc sâu vào tâm trí của công chúng. Định kiến này đã ngăn cản sự thay đổi và phát triển của âm nhạc dân tộc nhưng trớ trêu thay, sự thật là chính nó lại đóng vai trò như một đòn bẩy đối với sự tăng trưởng và mở rộng của "pop Triều Tiên". Nhạc dân tộc từng bị quần chúng đẩy ra xa bỗng một ngày xuất hiện với một diện mạo mới. Mức độ lan tỏa của sự biến đổi ấy lớn đến kinh ngạc. Nhưng đây không phải là hiện tượng chưa từng có. Trên thực tế, âm nhạc dân tộc của Hàn Quốc cứ mỗi thời lại có sự thay đổi cùng một cảm giác mới. Có thể nói, những di sản như vậy giờ đây đã tỏa sáng sau một thời gian dài trì trệ.
Chính sách hỗ trợ và bảo tồn của chính phủ nửa sau thế kỷ XX đã trở thành bệ đỡ quan trọng, có tính quyết định đến sự sinh tồn của âm nhạc truyền thống. Âm nhạc truyền thống có thể được bảo tồn, trên cơ sở đó đã dẫn đến những sáng tác âm nhạc
mới. Từ xưa, ở bất cứ quốc gia hay xã hội nào, âm nhạc truyền thống luôn bị mất đi ánh hào quang trước sự thay đổi của thời đại. Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc cũng không chỉ một hai lần phải đứng trước vận mệnh này. Trong suốt thời kỳ Nhật trị 1910-1945, âm nhạc truyền thống Hàn Quốc đã bị rơi vào khủng hoảng. Cuộc chiến tranh Triều Tiên bắt đầu năm 1950 đã phá hủy nguồn tài nguyên âm nhạc dân tộc bao gồm cả các nghệ sĩ nhạc truyền thống. Kể cả sau khi đình chiến, sự hỗn loạn chính trị và những khó khăn kinh tế đã làm cho người ta không còn sức lực để quan tâm đến âm nhạc truyền thống. Từ những năm 1960, khi làn sóng hiện đại hóa, tiêu biểu là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ, âm nhạc truyền thống lại bị lấp trong bóng tối với lý do nó là môn nghệ thuật tiền hiện đại. Nhưng ngay cả trong khủng hoảng, những nỗ lực cho việc bảo tồn vẫn tiếp tục, cho dù yếu ớt. Trong thời kỳ Nhật trị, Lý vương chức Nhã nhạc bộ (Viện Âm nhạc Hoàng gia nhà Lý) đã đảm đương vai trò này. Bị tước mất chủ quyền đối với đất nước, vương triều Joseon đã bị giáng cấp xuống thành "Lý vương gia", âm nhạc nghi lễ cung đình đương nhiên cũng bị đặt vào tình thế phải thu hẹp hoặc bãi bỏ. Trong tình hình như vậy, Lý vương chức Nhã nhạc bộ đã cố gượng duy trì nguồn mạch của âm nhạc cung đình thông qua việc tuyển mộ và truyền thụ cho học sinh. Trong suốt thời kỳ chiến tranh Triều Tiên - cuộc chiến nổ ra ngay sau khi đất nước được giải phóng khỏi quân Nhật và bắt đầu xây dựng chính quyền mới,
21
Tháng 10 năm 2015, người khởi xướng samulnori Kim Duk-soo và Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Cheong Bae cùng biểu diễn tại nhà biểu diễn nghệ thuật Gwanghwamun. Năm 1978, Kim Duk-soo giới thiệu samulnori đến công chúng với một màu sắc khác một thể loại mới được chuyển thể từ nhịp điệu nông nhạc truyền thống sang nghệ thuật sân khấu. Các buổi biểu diễn đã được thực hiện ở nhiều sân khấu trong và ngoài nước, tạo phản ứng mạnh mẽ trong công chúng. Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Cheong Bae là một tổ chức sáng tạo âm nhạc dựa trên các buổi biểu diễn truyền thống trong hơn 20 năm.
© Guri Cultural Foundation
HỖ TRỢ BẢO TỒN
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
20
Tháng 9 năm 2020, kỷ niệm 10 năm ngày ra mắt, nhóm Coreyah đã tổ chức buổi hòa nhạc với chủ đề “Vũ khúc tán dương” (tiêu đề tiếng Anh là Clap & Applause) tại nhà biểu diễn nghệ thuật Guri. Coreyah là một nhóm nhạc kết hợp âm nhạc dân tộc Hàn Quốc được thành lập vào năm 2010. Nhóm đã tạo ra một thể loại âm nhạc dân tộc Hàn Quốc mới bằng cách kết hợp nhiều loại nhạc dân tộc và âm nhạc đại chúng trên khắp thế giới trong sáng tác âm nhạc của mình thông qua việc kết hợp sử dụng các đặc điểm của nhạc cụ truyền thống.
© Samulnori Hanullim
Viện Âm nhạc Quốc gia đã được mở tại thủ đô lâm thời Busan và đóng vai trò quan trọng đối với nguồn tài nguyên âm nhạc dân tộc và các nhạc sĩ bị tản mát do chiến tranh. Sau sự kiện đình chiến năm 1953, Viện Âm nhạc Quốc gia chuyển về Seoul và tiếp tục phát triển. Cho đến nay, viện vẫn là cơ quan chủ lực trong việc bảo tồn âm nhạc truyền thống và hỗ trợ cho những sáng tác ứng dụng chất liệu âm nhạc này. Luật Bảo vệ Di sản Văn hóa ban hành năm 1962 cũng đóng vai trò quan trọng. Đi cùng với luật này là sự ra đời của hệ thống "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia", trong đó nhà nước xác định các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, đồng thời hỗ trợ tài lực, vật lực và cấp danh hiệu "Người bảo tồn" và "Học viên tốt nghiệp" cho những người có năng lực trau dồi và truyền thụ nghệ thuật truyền thống. Trong lĩnh vực âm nhạc truyền thống, nhiều hạng mục được chỉ định bao gồm: Jongmyo Jeryeak (nhạc tế lễ Tông miếu), gagok (các bài hát phổ nhạc từ những bài thơ của Hàn Quốc), pansori (một thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc trong đó người hát kể lại câu chuyện thông qua lời dẫn và lời hát kết hợp với nhịp trống và các động tác của cơ thể), daegeum sanjo (độc tấu sáo trúc 13 lỗ) và dân ca Gyeonggi. Điều thú vị là trong số những nghệ sĩ biểu diễn nhận được sự chú ý gần đây thông qua việc khai phá ra một thể loại mới của âm nhạc dân tộc, nhiều người đã hoàn thành chương trình "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia". Ví dụ như Heo Yoon-jeong (Black String) đã hoàn thành khóa học biểu diễn độc tấu đàn geomungo, Lee Il-woo (Jambinai) đã hoàn thành khóa nhã nhạc sáo piri và Daechwita (khúc quân nhạc thường được chơi trên đường diễu hành của đoàn quan quân tháp tùng những chuyến xuất cung của nhà vua hoặc tại các cuộc diễu binh – chú thích của người dịch), Ahn Yi-ho (LEENALCHI) đã kết thúc khóa pansori, sorikkun (người hát pansori) Lee Hee-moon
đã hoàn thành khóa học dân ca Gyeonggi.
SỰ BÁM RỄ CỦA ÂM NHẠC DÂN TỘC Việc thành lập Khoa Âm nhạc Dân tộc của Trường Đại học Quốc gia Seoul năm 1959 có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là bởi vì sự kiện này đã đóng vai trò như một mồi lửa để âm nhạc dân tộc trở thành đối tượng nghiên cứu mang tính hàn lâm và sau đó, không chỉ ở thủ đô Seoul, nhiều khoa nhạc dân tộc đã được mở ra tại nhiều trường đại học trên toàn quốc. Đặc biệt, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của các khoa nhạc dân tộc mới mở vào thập niên 1970-1980 và sự tham gia vào sinh hoạt xã hội của các sinh viên tốt nghiệp ngành này đã trở thành nguồn động lực cho âm nhạc dân tộc phát triển. Không giống thế hệ trước, những người đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng âm nhạc truyền thống biến mất giữa những biến động lịch sử của thế kỷ XX, thế hệ trẻ được đào tạo đại học cho rằng thay vì chỉ bảo tồn và lưu truyền, âm nhạc dân tộc nên tiếp cận công chúng với một cảm thức mới hơn. Kết quả là trên cơ sở kế thừa những yếu tố âm nhạc truyền thống, các sáng tác mới phù hợp với thời đại đã bắt đầu được hình thành. Phạm vi "sáng tác" lúc này là vô cùng rộng lớn. Đó có thể là bài hát mới được viết trên chất liệu dân ca, hay pansori đã được dân chúng biết đến một cách rộng rãi, và cũng có thể là bản nhạc được biến tấu từ âm nhạc cổ truyền phương Tây quen thuộc được diễn tấu bằng nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt, samulnori xuất hiện vào cuối những năm 1970 đã đóng vai trò đột phá trong việc thu hẹp khoảng cách giữa nhạc dân tộc với đại chúng. Samulnori được tạo ra dựa trên những nhịp điệu nông nhạc mà người dân trong làng cùng nhau thưởng thức trong xã hội canh nông truyền thống. Đây là thể loại âm nhạc sôi động, được hòa tấu bởi bốn nhạc cụ thuộc bộ gõ là buk (trống), janggu (trống hình đồng hồ cát),
CHUYÊN ĐỀ 3
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
22
23
Đây là bức ảnh tĩnh của "Minyo", buổi hòa nhạc trực tuyến của ca sĩ Lee Hee-moon, được tổ chức thông qua trang web Naver vào tháng 7 năm 2021. Trong bức ảnh được công bố trước buổi biểu diễn này, Lee Hee-moon đã thể hiện nhân vật Minyo mà anh ấy đã tạo ra với một hình ảnh mang tính giả tưởng. Buổi hòa nhạc trực tuyến vượt ra khỏi ranh giới của biểu diễn trực tiếp và video ca nhạc này đã thu hút sự chú ý như một loại hình biểu diễn mới.
Jimin (nhóm BTS) múa quạt trên sân khấu đặc biệt của nhóm tại Melon Music Awards năm 2018. Cũng tại lễ trao giải này, nhóm BTS đã biểu diễn ca khúc "IDOL" (2018) theo phiên bản nhạc dân tộc bằng điệu nhảy với ba cái trống samgomu của J-HOPE và điệu múa mặt nạ Bongsan của Jungkook…
SỰ LỘT XÁC CỦA NHẠC DÂN TỘC
© HYBE Co., Ltd.
Vào những năm 1980, trên đà phát triển của thị trường âm nhạc đại chúng, những bài hát mang phong cách dân gian mà ai ai cũng có thể dễ dàng hát bằng cách sử dụng nhịp phách và giai điệu của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc xuất hiện. Thể loại này được gọi là gugak gayo (tạm dịch nhạc dân gian đương đại), trở thành một xu hướng trong âm nhạc đại chúng và góp phần mở rộng đối tượng khán giả thưởng thức âm nhạc dân tộc. Ngoài ra, việc tạo những phần đệm có sự kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống và phương Tây đã đặt nền móng cho sự xuất hiện của âm nhạc dân tộc kết hợp khi bước vào những năm 1990. Mặt khác, làn sóng toàn cầu hóa với khởi điểm là Thế vận hội Seoul năm 1988 cũng là một chất xúc tác khác. Thị trường được mở cửa, trật tự thương mại mới được xây dựng và văn hóa phương Tây cũng được du nhập vào sinh hoạt hàng ngày của người dân. Trong bối cảnh đó, quan điểm cần nhìn lại nền văn hóa của Hàn Quốc cũng lan rộng. Trong không khí xã hội đó, bài hát "Sintoburi" (tạm dịch Đất với người là một, 1993) của Bae Il-ho với nội dung kêu gọi sử dụng nông sản nội địa đã trở thành ca khúc được nhiều người yêu thích. Cùng năm này, bộ phim "Seopyeonje" (tên của một trong ba trường phái pansori gồm seopyeonje, dongpyeonje và junggoje – chú thích của người dịch) của đạo diễn Im Kwon-taek giới thiệu về pansori cũng gặt hái được thành
công lớn và được ca ngợi là "bộ phim quốc dân". Cùng khoảng thời gian đó, trong đoạn phim quảng cáo truyền hình cho một sản phẩm dược, lời quảng cáo "Sản phẩm của chúng ta là quý giá!" được danh ca pansori Park Dong-jin (1916-2003) thể hiện đã trở thành câu nói thịnh hành trong suốt một khoảng thời gian. Nhân dịp lễ kỷ niệm 600 năm ngày định đô ở Seoul và nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch, chính phủ lúc đó đã chọn năm 1994 là "Năm Du lịch Hàn Quốc" và "Năm Âm nhạc Dân tộc". Thông qua đó, các nỗ lực duy trì lượng khách du lịch nước ngoài đã được tăng cường và trong quá trình này, âm nhạc dân tộc đã đóng vai trò là một sản phẩm văn hóa đại diện cho Hàn Quốc. Vài năm sau đó, khi chính phủ đối mặt với tình trạng phá sản do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hoạt động của những người làm văn hóa nghệ thuật cũng không
Hình ảnh SUGA (nhóm BTS) xuất hiện trong MV "Daechwita" - bài hát chủ đề trong mixtape thứ hai mang tên "D-2" (2020). Bài hát này được tạo ra dựa trên mẫu Daechwita, một bản hành khúc triều đại Joseon, với âm thanh của nhạc cụ và nhịp trap đầy phấn khích.
HỢP TÁC VÀ ĐỒNG VẬN
Thể loại âm nhạc mới có tên gọi "pop Triều Tiên" đang chiếm vị trí trong lòng công chúng thời gian gần đây cũng có một lịch sử và bối cảnh lâu đời như vậy. Sự ra đời của các ban nhạc như Black String, Jambinai và LEENALCHI, những người dường như được yêu thích ở nước ngoài hơn là ở Hàn Quốc, có thể được coi là một phần của xu hướng này. Lễ hội Yeo Woo Rak được Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc tổ chức thường niên kể từ năm 2010 là một sự kiện lớn trong giới âm nhạc dân tộc Hàn Quốc. Mặt khác, sự kiện này cũng đã trở thành một lễ hội nhạc thế giới nhằm giới thiệu những suy nghĩ và tác phẩm của các nghệ sĩ nhạc dân tộc đang chuyển đổi hiện nay của Hàn Quốc. Trong xu hướng này, thái độ của các nghệ sĩ ở lĩnh vực khác và suy nghĩ của công chúng về âm nhạc dân tộc Hàn Quốc cũng đang có những thay đổi rõ rệt. Chương trình thử giọng trên truyền hình "Pungnyu Daejang" (Master of Arts) được đài JTBC phát sóng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2021 đã cho thấy tinh thần tự do thử nghiệm của các nhạc sĩ trẻ thuộc dòng nhạc dân tộc Hàn Quốc và người xem cũng đã cổ vũ cho
© Lee Hee Moon Company
© Kakao Entertainment Corp.
kwaenggwari (thanh la) và jing (cồng). Tận dụng đặc trưng sôi nổi của samulnori, các nghệ sĩ trẻ thu hút sự hưởng ứng nồng nhiệt của công chúng bằng các buổi biểu diễn mà ở đó, mọi người có thể thưởng thức một cách hào hứng, đồng thời mang đến sức sống mới cho nền âm nhạc truyền thống vốn bị bỏ lại phía sau suốt một thời gian dài.
tránh khỏi bị thu hẹp nhưng mặt khác, điều này cũng đặt ra trước mắt nhiều nghệ sĩ nhạc dân tộc bài toán mang tính thời đại là "phải tạo ra loại âm nhạc như thế nào để có thể kiếm sống từ đó". Kể từ cuối những năm 1990, cùng với sự phổ biến của internet, không chỉ các nghệ sĩ nhạc dân tộc mà cả đại chúng cũng có thể dễ dàng tiếp cận với âm nhạc đa dạng của nhiều quốc gia khác nhau. Thông qua đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới đã xuất hiện một thể loại âm nhạc mới ra đời trên chất liệu nhạc dân gian hoặc âm nhạc truyền thống của chính nước mình, được đại chúng biết đến với tên gọi world music (tạm dịch nhạc thế giới). Âm nhạc của các nền văn hóa khác như Ấn Độ hay châu Phi… đã trở thành chất liệu để các nghệ sĩ nhạc dân tộc Hàn Quốc có thể sáng tác những sản phẩm âm nhạc mới. Đặc biệt, khác với những buổi biểu diễn nhạc dân tộc ở nước ngoài trước đây vốn chỉ giới hạn trong âm nhạc truyền thống, thể loại nhạc kết hợp đang được biểu diễn ngày một nhiều hơn, đại diện là nhóm Puri với trụ cột là nhạc sĩ Won Il hay nhóm nhạc GongMyong chuyên về nhạc thế giới. Họ nhận được sự hưởng ứng lớn tại các lễ hội âm nhạc nước ngoài hay trên thị trường băng đĩa. Song song với nó, quần chúng cũng đã hình thành được nhận thức rằng sự thay đổi, tiếp biến, theo nghĩa rộng cũng là sự kế thừa âm nhạc dân tộc mang tính sáng tạo. Khi UNESCO đưa bài hát "Arirang" vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cũng đã đưa ra lý do để công nhận là "các bài hát cổ vẫn được trình diễn, đồng thời được lưu truyền thông qua các sáng tạo mới".
Lee Hee-moon: "Việc bảo tồn âm nhạc dân tộc là rất quan trọng nhưng nhiều khi tôi lại nghĩ rằng âm nhạc dân tộc mới chính là một vũ khí tiềm ẩn có thể tạo ra sự thay đổi cho các ngành nghệ thuật khác." thể loại âm nhạc tuy còn lạ lẫm nhưng đầy cảm xúc này. Việc các loại hình nghệ thuật khác như sân khấu, vũ đạo, điện ảnh, nhạc kịch, mỹ thuật… tích cực hợp tác với các nghệ sĩ nhạc dân tộc Hàn Quốc khi cố gắng thử nghiệm để thay đổi cũng là một hiện tượng mới. Nghệ sĩ pansori Lee Hee-moon có mối quan hệ hợp tác gắn bó với các nghệ sĩ trong nhiều lĩnh vực khác như thời trang, hình ảnh, video âm nhạc. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tác giả bài viết này, anh cho biết: "Việc bảo tồn âm nhạc dân tộc là rất quan trọng nhưng nhiều khi tôi lại nghĩ rằng âm nhạc dân tộc mới chính là một vũ khí tiềm ẩn có thể tạo ra sự thay đổi cho các ngành nghệ thuật khác". Có lẽ chúng ta vẫn còn phải chờ xem liệu "pop Triều Tiên" có thể đến gần hơn với những người yêu thích thể loại nhạc thế giới ở nước ngoài, những người đang tìm kiếm và thưởng thức âm nhạc độc đáo từ khắp nơi trên thế giới trong tương lai hay không.
Chuyên đề 4
Seong Hye-in Nhà phê bình âm nhạc Dịch. Mai Kim Chi
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
25
Nhạc cụ truyền thống vươn ra thế giới Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc gồm những loại nhạc khí bản địa vốn có trên bán đảo Triều Tiên từ thời cổ đại và những nhạc khí ngoại lai du nhập thông qua con đường giao lưu với lục địa Á - Âu. Chúng gắn liền với lịch sử lâu đời của vùng đất này, chứa đựng văn hoá và tâm tư tình cảm con người qua từng thời đại. Trong số đó, có loại nhạc khí từng thịnh hành một thời rồi dần chìm vào quên lãng, cũng có nhạc cụ là dĩ vãng nay trở lại với ánh hào quang. Dưới đây là một số nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc phổ biến nhất hiện nay.
M
ọi loại nhạc cụ trên thế giới đều phản ánh yếu tố văn hoá. Chất liệu, hình dạng, kích cỡ, kỹ thuật diễn tấu của nhạc cụ là kết quả hợp thành từ nhiều yếu tố như địa lý, môi trường, tôn giáo, chính trị… Hầu như không có loại nhạc cụ nào tự sinh ra mà hoàn toàn không bị tác động từ bên ngoài. Hoặc giả như một nhạc cụ tự hình thành đi chăng nữa, quá trình phổ biến nhất định có sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội. Một nhạc cụ mới ra đời khi có sự dung hoà và va chạm của nền văn hoá một quốc gia với nước lân cận. Vì vậy, bản sắc của nhạc cụ không bất biến mà thay đổi không ngừng theo dòng chảy của thời đại. Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc cũng như vậy. Có những nhạc cụ được du nhập từ Trung Quốc từ thời rất xa xưa, sau đó được cải tiến và trở nên thông dụng, nhưng cũng có nhạc cụ được cải tạo từ nhạc khí phương Tây trong quá khứ tương đối gần vào thế kỷ XX. Ngày nay, người ta cũng hoàn thiện những loại nhạc cụ hiện có nhằm
cải thiện âm lượng hoặc mở rộng phạm vi âm vực. Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc hiện đang vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, làm nên lịch sử của riêng mình. Mặt khác, vào thời hiện đại, khi âm nhạc phương Tây chính thức du nhập vào Hàn Quốc, hình thức hoà tấu của ban nhạc, nhóm tứ tấu, dàn nhạc giao hưởng phương Tây trở thành trào lưu chính. Các ban nhạc như vậy không phải là hình thức diễn tấu phù hợp nhất đối với nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc. Dần dần, đặc tính tự nhiên vốn có của nhạc cụ truyền thống bị loại trừ. Đặc biệt, những nhạc cụ truyền thống có âm lượng nhỏ hay khó hoà âm chỉ dừng lại ở vai trò phụ trên sân khấu. Tuy nhiên, gần đây, ngày càng nhiều nghệ sĩ biểu diễn độc tấu góp phần mang những nét độc đáo riêng của mỗi nhạc cụ đến với khán giả. Trong những khúc độc tấu mới lạ xuất hiện, những nhạc cụ trước đây bị đẩy ra vị trí phụ do không thể hiện hết bản sắc vốn có của mình trong
dàn hợp tấu, hay những nhạc cụ hiếm khi được trình diễn đơn tấu nay được nắm giữ vai trò chủ đạo. Kỹ thuật chơi hay cách thức diễn giải âm nhạc truyền thống cũng đa dạng hơn rất nhiều so với trước đây. Ngày nay, nhạc cụ truyền thống xuất hiện ở cả thể loại nhạc chú trọng quy tắc âm nhạc truyền thống cho đến loại hình âm nhạc mơ hồ về ranh giới thể loại.
Geomungo Đứng đầu trong các loại nhạc cụ
Đàn tranh sáu dây geomungo, tiêu biểu cho đàn dây Hàn Quốc, được mệnh danh là nhạc cụ hàng đầu trong các loại nhạc cụ từ thời xa xưa. Không chỉ dùng để chơi nhạc, geomungo còn được giới trí thức sử dụng như một công cụ tu dưỡng, xoa dịu tâm hồn. Bề ngoài tuy giống đàn dây gayageum, nhưng geomungo lại sở hữu những nét độc đáo riêng. Điểm khác biệt lớn nhất chính là âm sắc. So với gayageum, geomungo có dây dày hơn tạo âm sắc trầm và sâu lắng. Cách tấu đàn cũng khác nhau. Gayageum được chơi bằng cách dùng ngón tay ấn xuống dây đàn và gảy lên. Tuy nhiên, geomungo được tấu bằng cách dùng que gọi là suldae đẩy hay móc dây đàn lên rồi đánh mạnh xuống. Lý do khiến geomungo cho cảm giác vừa mạnh mẽ vừa tiết chế so với các nhạc khí dây khác là vì vừa mang đặc tính của đàn dây vừa có tính chất của bộ gõ. Geomungo có vị trí chủ đạo trong các tiết mục hoà tấu âm nhạc truyền thống. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, vai trò của nhạc khí này ngày
càng giảm dần, và hiếm có sáng tác âm nhạc nào mà geomungo được làm trung tâm. Có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng phần lớn là do âm thanh nhỏ và âm sắc mộc mạc của geomungo không được chú ý trong thời kỳ ban nhạc và dàn nhạc giao hưởng phương Tây trở nên thịnh hành. Trên thực tế, rất khó để tạo ra tác phẩm phát huy hết đặc trưng của geomungo. Tuy nhiên, gần đây dần xuất hiện những nghệ sĩ biểu diễn khẳng
định được chỗ đứng của mình chỉ bằng đàn geomungo. Hoạt động tích cực với tư cách nghệ sĩ độc tấu và nhà sáng tác, Gina Hwang đã mở rộng khả năng của nhạc cụ này, tạo ra các tác phẩm hiện đại và có tính lay động. “Nỗi lòng” (Mess of Love), đĩa đơn kỹ thuật số phát hành năm 2021 của cô đã thể hiện tâm trạng trái ngược của đàn ông và phụ nữ khi chia tay bằng âm hưởng dí dỏm. Với kết cấu "khai - thừa chuyển - hợp" (kết cấu phổ biến trong thơ Đường, trong đó "khai" là mở ra ý thơ, "thừa" là triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở, "chuyển" là chuyển ý và "hợp" là thâu tóm lại ý tứ của toàn bài – chú thích của người dịch) rõ ràng, chỉ geomungo mới thể hiện tròn đầy, không thừa không thiếu tiết tấu nhịp nhàng của nhạc khúc.
CHUYÊN ĐỀ 4
26
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG Không phải tất cả nhạc cụ Hàn Quốc đều được sử dụng từ thời xa xưa. Ulla có nguồn gốc từ Trung Quốc được đưa vào Hàn Quốc và sử dụng tương đối gần đây. Tuy không biết chính xác thời điểm ulla được du nhập, nhưng chúng ta có thể suy đoán một cách tương đối mốc thời gian căn cứ vào việc không có thông tin về nhạc khí này trong “Nhạc học quy phạm” (Akhak gwebeom, 1493) - cuốn tài liệu âm nhạc tiêu biểu của triều đại Joseon. Mãi cho đến hậu kỳ triều đại Joseon nhạc khí này mới được đề cập trong các tư liệu lịch sử. Ulla là nhạc cụ gõ, gồm nhiều “đồng la” có dạng hình đĩa nhỏ bằng đồng được gắn vào khung gỗ, và biểu diễn bằng cách dùng dùi nhỏ gõ vào. Tuy nhiên ulla khác biệt đôi chút với các nhạc cụ gõ thông thường vì có thể tạo ra giai điệu. Các đồng la được sắp xếp cố định gồm nhiều tầng, mỗi tầng gồm nhiều chiếc sao cho cao
độ sẽ tăng dần từ vị trí ở dưới ngoài cùng bên trái sang bên phải. Đồng la nằm ở vị trí trung tâm của tầng trên cùng có âm cao nhất. Cách diễn tấu rất đơn giản. Nhạc công cầm dùi ở cả hai tay gõ luân phiên vào đồng la, hoặc cũng có thể chơi bằng một tay. Nhạc khí này chủ yếu được sử dụng để thể hiện các hành khúc trong nghi thức đổi phiên gác
Ulla
Rung và vang
Piri
Thổi hồn vào gỗ
Có loại nhạc cụ ra đời bằng cách thổi hơi vào ống gỗ. Sáo piri là nhạc khí thổi làm bằng tre, chơi theo chiều dọc, gồm các loại sáo trúc hương hyangpiri, sáo trúc đường dangpiri và sáo trúc tế sepiri. Sáo đảm nhận giai điệu chính trong hầu hết các thể loại âm nhạc truyền thống từ âm nhạc cung đình đến âm nhạc dân gian. Thông thường, nhạc khí thổi được chia thành loại có màng rung nhỏ (reed) tạo âm thanh và loại không có màng rung. Sáo piri sử dụng màng rung kép (double reed) gọi là "seo" và được chơi bằng cách thổi, điều chỉnh hơi mạnh nhẹ và đóng mở các lỗ bấm jigong giống như các nhạc cụ hơi khác. Khi diễn tấu, người thổi sáo sử dụng lưỡi hoặc thay đổi vị trí ngậm của "seo" để điều chỉnh âm vực và vận dụng các kỹ thuật đa dạng khác mà chỉ có thể làm được ở sáo piri. Vì thế, để tiếng sáo có hồn đòi hỏi kỹ thuật tinh tế của nghệ sĩ biểu diễn. Sáo piri có thể kết hợp với nhiều thể loại âm nhạc. Nhờ âm sắc chắc khoẻ và uy lực, sáo thường đảm nhận giai điệu chính ngay cả trong âm nhạc hiện đại. Mặc dù vậy, đáng ngạc nhiên là
là rất hiếm nhóm nhạc chỉ gồm toàn nghệ sĩ thổi sáo. Ngoại lệ có BBIRIBBOO, ban nhạc ba thành viên gồm hai người thổi sáo và một nhà sản xuất. Họ biến tấu một cách vui vẻ, sinh động các tiết mục âm nhạc truyền thống, làm nổi bật tối đa sức lôi cuốn của nhạc cụ. Phát hành năm 2021, "In Dodri" là bản phối theo phong cách sôi nổi giai điệu chính của đoản khúc "Yangcheong Dodeuri" trong hợp khúc "Thiên niên vạn tuế", một trong các khúc jeongak (chính nhạc) thường
được biểu diễn trong cung đình và tầng lớp thượng lưu triều đại Joseon. Trong số các loại hình âm nhạc thuộc thể loại chính nhạc, "Yangcheong Dodeuri" có tiết tấu nhanh, kết cấu giai điệu hứng khởi ai cũng dễ thuộc. Mượn đặc điểm đó và tích cực thể hiện trong tác phẩm, "In Dodri" được diễn tấu bằng sáo piri kết hợp với khèn bầu saenghwang.
27 hay lễ tái hiện đoàn rước ngự giá. Thông thường ulla được diễn tấu chung với các nhạc cụ bộ gõ khác nên hiếm thấy tác phẩm âm nhạc mà ulla độc tấu. Gần đây nghệ sĩ bộ gõ Han Solip sử dụng ulla kết hợp với các nhạc cụ gõ khác để trình diễn nhiều thể loại nhạc. "Tất cả những người trưởng thành đều từng là trẻ em" (All grown-ups were once children), đĩa đơn kỹ thuật số đầu tiên của cô phát hành vào năm 2018 đã tạo nên bầu không khí ấm áp và mộng mơ nhờ âm sắc trong trẻo của ulla. Khúc nhạc đem đến cảm giác hoàn toàn khác lạ với ulla sử dụng trong các bài hát diễu hành. Điều này là bởi tấu khúc tập trung vào tiếng ngân vang nhè nhẹ cùng giai điệu trữ tình hơn là âm đanh vang khi gõ mạnh đồng la. Trong tương lai, hứa hẹn sẽ có nhiều nhạc sĩ tìm đến khả năng của ulla trong thế giới âm sắc vừa tối giản lại vừa hiện đại.
CHUYÊN ĐỀ 4
28
Cheol-hyeongeum
29
Janggu
Biến thể của ghi-ta
Mở màn và kết thúc của âm nhạc
ok (lộng ngọc) nhấn và kéo đẩy trên dây. Tuy sử dụng dây thép nhưng cách chơi hoàn toàn khác ghita nên âm sắc đàn cheol-hyeongeum vô cùng độc đáo. Đứng giữa lằn ranh mơ hồ, cheolhyeongeum chứa đựng nguyên vẹn tính năng động hiện đại và cả năng lượng của sự biến đổi. Trên thực tế, cheol-hyeongeum không phải là nhạc cụ phổ biến trong giới nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ truyền thống, vì vậy hiếm có người chuyên dùng nó để trình tấu so với các nhạc cụ khác. Cũng vì thế, không nhiều tác phẩm có thể diễn tấu bằng nhạc cụ này. Cheol-hyeongeum xuất hiện trong phần giữa tác phẩm "Sóng tân vỏ não" (The Waves of the Neocortex) phát hành năm 2019 của nhóm nhạc tam tấu gayageum Hey String. Người nghe có thể cảm nhận giai điệu mang đặc tính kim loại uốn lượn mà sắc sảo của cheol-hyeongeum khu biệt với gayageum.
Trống janggu là nhạc cụ gõ được sử dụng ở hầu hết các loại hình âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Vào đầu và cuối bản nhạc bao giờ cũng có tiếng trống janggu, vì janggu vừa giữ nhịp "phách" làm chuẩn của bản nhạc, vừa đóng vai trò điều chỉnh nhịp điệu. Tang trống được làm từ cây gỗ đục rỗng ruột, phần giữa khoét hõm tạo thành ống dài có eo thắt, hai đầu được căng da và buộc chằng bằng dây. Trống được diễn tấu bằng cách vỗ bằng tay vào hai mặt da. Mặt bên trái của trống gọi là phía bắc hay phía "gung", bên phải được gọi là bên "chae". Phía bắc được vỗ bằng lòng bàn tay hay dùng dùi có gắn đầu tròn gọi là gungchae để gõ, bên phải được đánh bằng yeolchae là một thanh dài mảnh được vót từ gỗ. Janggu thường được xem là nhạc cụ đệm. Đương nhiên, cũng có những loại hình âm nhạc tráng lệ, giàu giai điệu và kỹ thuật đầy sắc màu mà janggu là trung tâm như seoljanggu và pungmulgut. Mặc dù vậy, không nhiều tác phẩm hoàn toàn chỉ diễn tấu nhạc cụ gõ, những tấu khúc
© Song Kwang-chan
© Choi Yeong-mo
Cheol-hyeongeum (thiết huyền cầm) là nhạc khí dây được sáng chế bởi Kim Young-cheol, một bậc thầy đi trên dây của Namsadang (phường nghệ thuật tạp kĩ gồm những đàn ông làm nghề hát rong xuất hiện vào cuối thời kỳ Joseon, họ biểu diễn lưu động trên đường phố như ca hát, nhảy múa, biểu diễn pungmuls và nhiều trò giải trí khác – chú thích của người dịch) vào thập niên 1940. Đây là trường hợp hiếm hoi một nhạc khí được cải tạo từ đàn ghita của phương Tây cho phù hợp với cấu trúc nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc. Giai thoại kể rằng Kim Young-cheol đã tạo ra nhạc cụ này khi đặt ghita trên sàn mà tấu như đàn geomungo. Và như thế thuộc tính của ghita và geomungo được kết hợp với nhau một cách tuyệt vời. Các nhạc khí dây Hàn Quốc thông thường sử dụng dây sợi tơ, nhưng cheolhyeongeum có dây thép tương tự ghi-ta. Cách chơi thì giống geomungo chứ không phải kiểu ghita. Khi diễn tấu, tay phải cầm thanh gẩy suldae, tay trái dùng miếng ngọc được gọi là nong-
NHỮNG NGHỆ SĨ TRẺ KHƠI DẬY CƠN SỐT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
mà nhạc khí gõ giữ vai trò trung tâm cũng hiếm hơn so với nhạc phẩm sử dụng các nhạc cụ tạo giai điệu khác. Gần đây, số lượng nghệ sĩ chơi nhạc khí gõ tuyên bố hoạt động với tư cách nghệ sĩ độc tấu ngày càng tăng. Họ mở rộng phạm vi và trình diễn loại nhạc trong đó bộ gõ giữ vai trò chủ đạo. Kim So-ra là nghệ sĩ bộ gõ tiêu biểu hoạt động với tư cách nghệ sĩ độc tấu. Album thứ hai "Landscape", phát hành vào năm 2021 của cô thể hiện các giai điệu pungmulgut và nhạc hầu đồng shamanic lưu truyền lâu đời ở Hàn Quốc theo phong cách rất riêng. Tấu khúc của cô vừa thể hiện nguồn năng lượng bùng nổ vừa mang vẻ đẹp tinh giản. Giai điệu biến tấu một cách tinh tế giữa gay cấn và thư giãn, thể hiện một cách mạnh mẽ tính năng động của janggu. Tác phẩm mang đến cơ hội quý giá để thưởng thức màn trình diễn janggu qua một bản nhạc nguyên vẹn.
Tiêu điểm
TIÊU ĐIỂM
Shin Ji-young Giáo sư khoa Ngữ văn Hàn Quốc, Đại học Korea Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân
Các từ tiếng Hàn được đưa vào từ điển Oxford
MỘT NGÀY THÁNG 5 NĂM 2021, tôi nhận được email từ giáo sư Cho Ji-eun (Jieun Kiaer). Nhận email của cô ấy không phải là điều gì quá đặc biệt vì hầu như tuần nào chúng tôi cũng đều có cuộc họp qua Skype và thường xuyên liên lạc với nhau. Nhưng, trong nội dung email lần này có một đề xuất rất thú vị. Vào đầu tháng 4, giáo sư Cho nhận được lời đề nghị trở thành cố vấn của Nhà xuất bản Đại học Oxford và hỏi tôi có muốn tham gia cùng không. Tôi không có lý do gì để từ chối vì việc kiểm tra và cố vấn lần này sẽ giúp đưa từ tiếng Hàn vào từ điển tiếng Anh Oxford. Ngay lập tức, tôi đã gửi thư phản hồi rất muốn tham gia dự án này. Sau khi nhận email của tôi, giáo sư Cho Ji-eun đã gửi thư cho tiến sĩ Danica Salazarbiên tập viên phụ trách mảng tiếng anh thế giới của OED và đề nghị bổ nhiệm tôi vào thành viên ban cố vấn. Sau đó, tôi đã nhận được email từ tiến sĩ Salazar bảo rằng cô ấy rất vui và mong sớm được làm việc cùng nhau. Như vậy, tôi đã bắt đầu dự án đầy thú vị này cùng với những đồng nghiệp yêu quý.
Oxford được xem là một trong những từ điển tiếng Anh quyền lực nhất trong khu vực nói tiếng Anh, vừa bổ sung thêm 26 đề mục mới nguyên gốc tiếng Hàn vào bản cập nhật tháng 9 năm 2021. Giáo sư Shin Ji-young đến từ trường Đại học Korea đã chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình trong việc tham gia bổ sung lần này với tư cách là thành viên ban cố vấn.
HAI FILE PDF
© Shutterstock
Các từ tiếng Hàn tăng gấp đôi trong bản cập nhật mới nhất của từ điển tiếng Anh Oxford. Sự gia tăng chưa từng có ghi nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của văn hóa Hàn Quốc qua những nhóm nhạc thần tượng K-pop, những bộ phim đoạt giải thưởng, phim truyền hình nhiều tập, phong cách thời trang sành điệu và thực phẩm chức năng.
Sau khi nhận lời làm cố vấn, hai file PDF đã được gửi đến tôi kèm các câu hỏi. File thứ nhất do tiến sĩ Salazar viết, là một tài liệu dài hai trang được sắp xếp thành hai bảng, đó là các từ tiếng Hàn sẽ được đưa vào bản cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2021. Một trong hai bảng là nội dung cần cố vấn và danh sách từ mới sẽ được đưa vào từ điển, bảng còn lại chứa danh sách các từ cần điều chỉnh trong số những từ đã đưa vào từ điển Oxford trước đây, cùng các câu hỏi xoay quanh chúng. File PDF thứ hai là tập tài liệu dài sáu trang do cô Katrin Their - người phụ trách phần từ vựng gửi cho tôi. Vì Oxford là từ điển mang tính học thuật cao, nên nó không chỉ gồm nhiều câu ví dụ mở rộng để làm rõ ngọn ngành gốc của từ mới mà còn chứa nhiều lớp nghĩa ngôn ngữ khác nhau. Do đó, việc xác định chính xác nguồn gốc từ của tiếng nước ngoài nếu chỉ dựa vào tài liệu bằng tiếng Anh trong tình trạng không biết ngôn ngữ là việc hết sức khó khăn và có phần nguy hiểm. Vì vậy, việc xác định chính xác gốc từ rất cần sự cố vấn của các chuyên gia sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ. Những câu hỏi của cô Katrin rất cụ thể và những phần cần xác định cũng rất rõ ràng. Dựa trên dữ liệu có thể tiếp cận, cô ấy muốn xác nhận nội dung mình đưa ra là đúng hay sai, nếu sai thì cụ thể sai ở phần nào và sai như thế nào. Thêm nữa, cô còn cẩn thận đánh dấu câu hỏi về những trường hợp gốc từ
31 khó hiểu, cùng các câu hỏi liên quan. Tôi đã rất ngạc nhiên là làm thế nào có thể suy luận được như vậy trong khi cô ấy không hề biết tiếng Hàn. Cũng có một số trường hợp suy luận đưa ra bị rối nghĩa, nhưng với tư cách là thành viên cố vấn, tôi cảm thấy vui khi có thể giúp cô ấy hoàn thiện bảng từ tiếng Hàn. Điều làm tôi ngạc nhiên và vui sướng hơn cả khi mở những file này chính là quy mô của từ vựng dự kiến đưa vào từ điển. Bởi có tới 26 từ vựng mới dự kiến sẽ được đưa vào. Thật không quá lời khi nói rằng cùng một lúc nhiều từ mới tiếng Hàn sẽ đưa vào từ điển Oxford là một sự kiện rất trọng đại. Có thể bạn sẽ nói sao mà làm quá lên như thế khi chỉ thêm 26 từ trong số hơn 600.000 từ có trong từ điển Oxford. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi nhìn lại lịch sử trong suốt hơn 142 năm xuất bản của từ điển này, đã có bao nhiêu từ tiếng Hàn được đưa
aegyo, n. and adj. A. n. Cuteness or charm, esp. of a sort considered characteristic of Korean popular culture. Also: behaviour regarded as cute, charming, or adorable. Cf. kawaii n. B. adj. Characterized by ‘aegyo’, cute, charming, adorable. banchan, n. In Korean cookery: a small side dish of vegetables, etc., served along with rice as part of a typical Korean meal. bulgogi, n. In Korean cookery: a dish of thin slices of beef or pork which are marinated then grilled or stir-fried. chimaek, n. In South Korea and Koreanstyle restaurants: fried chicken served with beer. Popularized outside South Korea by the Korean television drama My Love from the Star (2014). daebak, n., int., and adj. A. n. Something lucrative or desirable, esp. when acquired or found by chance; a windfall, a jackpot.
vào đây cho đến nay. THẬT TUYỆT VỜI!
Giai đoạn hoàn thành ấn bản đầu tiên của từ điển Oxford là 49 năm sau khi chính thức bắt đầu biên soạn. Ấn bản đầu tiên dày 12 tập được phát hành vào năm 1928, chứa khoảng 414.800 tiêu đề và hơn 1,82 triệu câu trích dẫn. Tuy nhiên,không hề có một từ vựng nào liên quan đến tiếng Hàn. Cho đến năm 1933, một ấn bản bổ sung đã được xuất bản, đề mục đầu tiên liên quan đến Hàn Quốc lúc này mới được đưa vào. Đó là từ "Korean" (Hàn Quốc) và "Koreanize" (Hàn Quốc hóa). Một vài từ cũng được thêm vào trong các ấn bản bổ sung sau này. Sáu từ được bổ sung là "gisaeng" (kỹ nữ biểu diễn trong các buổi ca hát, nhảy múa tại chốn cung đình hay biệt phủ địa phương), "Hangul" (bảng chữ cái tiếng Hàn), "Kimchi"
B. int. Expressing enthusiastic approval: ‘fantastic!’, ‘amazing!’ C. adj. As a general term of approval: excellent, fantastic, great. fighting, int. Esp. in Korea and Korean contexts: expressing encouragement, incitement, or support: ‘Go on!’ ‘Go for it!’ hallyu, n. The increase in international interest in South Korea and its popular culture, esp. as represented by the global success of South Korean music, film, television, fashion, and food. Also: South Korean popular culture and entertainment itself. Frequently as a modifier, as in hallyu craze, hallyu fan, hallyu star, etc. Cf. Korean wave n., K- comb. form. K-, comb. form Forming nouns relating to South Korea and its (popular) culture, as K-beauty, K-culture, K-food, K-style, etc. Recorded earliest in K-pop n. See also K-drama n. K-drama, n. A television series in
the Korean language and produced in South Korea. Also: such series collectively. kimbap, n. A Korean dish consisting of cooked rice and other ingredients wrapped in a sheet of seaweed and cut into bite-sized slices. Konglish, n. and adj. A. n. A mixture of Korean and English, esp. an informal hybrid language spoken by Koreans, incorporating elements of Korean and English. In early use frequently depreciative. B. adj. Combining elements of Korean and English; of, relating to, or expressed in Konglish. In early use frequently depreciative. Korean wave, n. The rise of international interest in South Korea and its popular culture which took place in the late 20th and 21st centuries, esp. as represented by the global success of Korean music, film, television, fashion, and food; = hallyu n.; cf. K- comb. form.
TIÊU ĐIỂM
Nội dung phía Oxford cần cố vấn rất đa dạng. Ngoài các từ mới sẽ được bổ sung, còn yêu cầu điều chỉnh 12 từ trong số các từ đã được đưa vào
mới. Trong số những câu hỏi liên quan đến "PC bang" (quán internet), hỏi liệu các món ăn có bán bên trong "PC bang" không. Tôi biết mỳ ly được bán trong "PC bang", nhưng tự hỏi mỳ ly có gọi là món ăn không nhỉ và đã thử tìm kiếm các thông tin. Kết quả tôi được biết là các "PC bang" dạo này bán rất nhiều món ăn đa dạng đến mức có tên gọi là “PC + restaurant” (quán internet + nhà hàng). Sau khi lưu lại hình ảnh tìm kiếm, tôi đã gửi đi kèm theo những dòng chú thích. Tôi đã tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ các bài đăng trên blog cho đến các bài báo khoa học để trả lời cho các câu hỏi. Với tư cách là thành viên ban cố vấn, tôi biết được rất nhiều điều thú vị, có thể sẽ lướt qua và không biết nếu như không nhận được các câu hỏi này. Sau khi chuẩn bị tài liệu tương đối, tôi điều chỉnh nội dung với giáo sư Cho Ji-eun và đã soạn thảo phản hồi cuối cùng. Và tôi chuyển chúng cho người phụ
trách. Tôi kết thúc công việc cố vấn sau vài lần trao đổi phản hồi cho các câu hỏi bổ sung thêm.
ĐIỀU KIỆN CỦA TỪ VỰNG
dongchimi, n. In Korean cuisine: a type of kimchi made with radish and typically also containing napa cabbage, spring onions, green chilli, and pear, traditionally eaten during winter. Cf. kimchi n.
galbi, n. In Korean cookery: a dish of beef short ribs, usually marinated in soy sauce, garlic, and sugar, and sometimes cooked on a grill at the table.
japchae, n. A Korean dish consisting of cellophane noodles made from sweet potato starch, stir-fried with vegetables and other ingredients, and typically seasoned with soy sauce and sesame oil. Cf. cellophane noodle n.
PC bang, n. In South Korea: an establishment with multiple computer terminals providing access to the internet for a fee, usually for gaming.
hanbok, n. A traditional Korean costume consisting of a long-sleeved jacket or blouse and a long, high-waisted skirt for women or loose-fitting trousers for men, typically worn on formal or ceremonial occasions.
© International Tang Soo Do Federation
CÂU HỎI ĐA DẠNG
từ điển trước đây. Chẳng hạn như yêu cầu thông tin về ranh giới âm tiết của từ "gisaeng" trong ấn bản bổ sung năm 1976 hoặc hỏi về nguyên gốc của từ "kimchi". Câu hỏi đưa ra nhiều nhất là về cấu tạo của từ. Những điều thắc mắc như Từ được tách ra từng âm tiết mang nghĩa thế nào, cũng như nguồn gốc nghĩa của mỗi âm tiết là gì giống như câu hỏi từ "ban" của "banchan" (các món phụ ăn kèm) và từ "bap" của "kimbap" (cơm cuộn Hàn Quốc) có mối quan hệ gì với nhau hay không. Ngoài ra, Oxford cần cố vấn kiểm tra giúp nội dung phân tích các từ dự kiến sẽ đưa vào đã đúng chưa, cách dùng một số từ của tiếng Hàn và sự khác biệt trong cách sử dụng từ giữa Bắc Hàn và Nam Hàn. Bên cạnh đó, cũng có những câu hỏi rất thú vị kiểu như từ "noona" có giống với nghĩa là bạn gái như từ "oppa" là bạn trai hay không. Nhờ quá trình cố vấn, tôi được biết thêm rất nhiều thông tin
© MBC
(một loại bắp cải lên men với nhiều loại gia vị khác nhau), "Kono" (trò chơi trên bàn cờ của Hàn Quốc), "myon" (huyện: đơn vị hành chính), "makkali" (loại rượu truyền thống) vào năm 1976, và thêm bảy từ là "sijo" (thể thơ luật truyền thống, chia làm ba dòng), "taekwondo" (môn võ truyền thống), "won" (đơn vị tiền tệ), "yangban" (giai cấp thống trị của xã hội phong kiến), "ri" (lỵ: đơn vị hành chính), "onmun" (tên gọi rút gọn của bảng chữ cái tiếng Hàn), "ondol" (hệ thống sưởi sàn của nhà truyền thống) vào năm 1982. Và kết quả là tổng cộng có 15 từ gốc tiếng Hàn đã được thêm vào trong ấn bản thứ hai được phát hành vào năm 1989. 21 năm sau, tức là phải đến năm 2003 những từ vựng tiếng Hàn mới lại được bổ sung vào. Từ được thêm vào lúc này là "hapkido" (võ thuật cận đại). Sau đó, các từ khác lần lượt được đưa vào là "bibimbap" (cơm trộn với nhiều loại rau, thịt và tương ớt) vào năm 2011, "soju" (loại rượu được chưng cất) và "webtoon" (truyện tranh kỹ thuật số) vào năm 2015, từ "doenjang" (tương đậu nành), "gochujang" (tương ớt), “K-pop” vào năm 2016, "chaebol" (tập đoàn tài phiệt gia đình) vào năm 2017 và từ "Juche" (lý tưởng cầm quyền của Triều Tiên) vào năm 2019. Như vậy, tổng cộng chỉ có 24 từ vựng tiếng Hàn được đưa vào từ điển Oxford trước bản cập nhật tháng 9 năm 2021. Chính vì thế, tiến sĩ Salazar không thể không thốt lên "Dae-bak" (Tuyệt vời) khi 26 từ được thêm vào từ điển Oxford cùng một lúc. Thực tế là trong số các từ mới được đưa vào lần này có cả "daebak". Từ này được biết đến rộng rãi ở nước ngoài, mang ý nghĩa như "chuột sa chĩnh gạo" (vận may đến bất ngờ) hoặc "điều gì vô cùng ngầu". Bên cạnh đó, "Hallyu" - tiếng Anh là "Korean wave" đã chính thức đưa vào từ điển Oxford, và nhiều từ khác nữa như "K-drama", "mukbang", "oppa". Điều này cho thấy văn hóa đại chúng Hàn Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Ngoài ra, một điều thú vị khác nữa là các từ Konglish (Korean English) như "fighting" (cố lên) hay "skinship" (tiếp xúc thân mật) sử dụng tiếng Anh theo phong cách Hàn Quốc cũng được đưa vào trong bản cập nhật lần này (danh mục và ý nghĩa của từ mới đưa vào tham khảo bảng đính kèm).
TIÊU ĐIỂM
32
tang soo do, n. A Korean martial art using the hands and feet to deliver and block blows, similar to karate.
Một vài nghi vấn xuất hiện ở đây. Tại sao suốt thời gian qua chẳng có mấy từ nguyên gốc tiếng Hàn trong từ điển Oxford? Nhưng lần này tại sao lại có nhiều từ mới được đưa vào cùng một lúc hơn số từ hiện có trong từ điển? Ai là người quyết định từ mới nào sẽ đưa vào? Việc đưa nhiều từ như vậy phải hiểu theo góc độ như thế nào? Vậy trong tương lai sẽ như thế nào? Nói cách khác, những từ mới được đưa vào lần này cho thấy ngay tầm ảnh hưởng của làn sóng "Hallyu" lan rộng khắp thế giới. Các fan hâm mộ K-pop đã gọi thành viên những nhóm nhạc thần tượng bằng cái tên "oppa" (anh trai), "unni, noona" (chị gái) và cách biểu lộ cảm xúc "aegyo" (đáng yêu) cho các idol (thần tượng), đã trở thành tên gọi phổ biến trong cộng đồng fan hâm mộ toàn cầu, những từ này được sử dụng trong phạm vi nghĩa rộng hơn và đã được đưa vào từ điển. Phim truyền hình Hàn Quốc (Kdrama), chương trình phát sóng vừa ăn vừa ghi hình "mukbang" và dân ca đại chúng Hàn Quốc cũng đón nhận sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng quốc tế, những từ kết hợp với tiếng Anh như "K-drama", "mukbang" và "trot" (dân ca truyền thống), ngoại trừ "webtoon" đã được đưa vào năm 2015, thì "manhwa" (truyện tranh Hàn Quốc) cũng được bổ sung vào từ điển Oxford lần này. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy một điều rất kỳ lạ là "mukbang" và "chimaek" (bia và gà rán) được xem là tiếng lóng không thể đưa vào từ điển Hàn Quốc nhưng lại được đưa vào từ điển Oxford. Sự thật là trước "Hallyu", chỉ có 24 từ vựng liên quan đến Hàn Quốc trong số 600.000 đề mục trong từ điển Oxford, có nghĩa là sức ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc tại các nước nói tiếng Anh rất thấp và các từ có nguồn gốc tiếng Hàn cũng không xuất hiện trong các tài liệu tiếng Anh. Tất nhiên, không thể nào không có các từ tiêu biểu. Tuy nhiên để được đưa vào, nhà biên tập phải nhìn thấy tần suất của các từ này xuất hiện thường xuyên, nhất quán trong các tài liệu suốt một thời gian dài, và phải đáp ứng điều kiện các từ được sử dụng trong ngữ cảnh phù hợp. Nếu như vậy, trong tương lai sẽ như thế nào nhỉ? Trên thực tế, 26 từ mới này chỉ là sự khởi đầu. Những từ mới này được đưa vào vì chúng đã được sử dụng liên tục trong
33
manhwa, n. A Korean genre of cartoons and comic books, often influenced by Japanese manga. Also: a cartoon or comic book in this genre. Cf. manga n. 2 Occasionally also applied to animated film. mukbang, n. A video, esp. one that is livestreamed, that features a person eating a large quantity of food and talking to the audience. Also: such videos collectively or as a phenomenon. noona, n. In Korean-speaking contexts: a boy’s or man’s elder sister. Also as a respectful form of address or term of endearment, and in extended use with reference to an older female friend.
oppa, n. 1. In Korean-speaking contexts: a girl’s or woman’s elder brother. Also as a respectful form of address or term of endearment, and in extended use with reference to an older male friend or boyfriend. 2. An attractive South Korean man, esp. a famous or popular actor or singer. samgyeopsal, n. A Korean dish of thinly sliced pork belly, usually served raw to be cooked by the diner on a tabletop grill. skinship, n. Esp. in Japanese and Korean contexts: touching or close physical contact between parent and child or (esp. in later use) between lovers or friends, used to express affection or strengthen an emotional bond.
trot, n. A genre of Korean popular music characterized by repetitive rhythms and emotional lyrics, combining a traditional Korean singing style with influences from Japanese, European, and American popular music. Also (and in earliest use) as a modifier, as in trot music, trot song, etc. This genre of music originated in the early 1900s during the Japanese occupation of Korea. unni, n. In Korean-speaking contexts: a girl’s or woman’s elder sister. Also as a respectful form of address or term of endearment, and in extended use with reference to an older female friend or an admired actress or singer.
Nếu như vậy, tương lai sẽ như thế nào nhỉ? Trên thực tế, 26 từ mới này chỉ là sự khởi đầu. Sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Hàn Quốc giờ đây đã lớn hơn rất nhiều đến mức không thể nào so sánh được với giai đoạn các từ mới trong danh sách này bắt đầu được xem xét để đưa vào từ điển. suốt 15-20 năm qua. Giai đoạn các từ mới trong danh sách này bắt đầu được quan sát, giờ chẳng thể so sánh nổi với sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Hàn Quốc ngày một tăng lên như hiện nay. Đặc biệt gần đây, nội dung văn hóa Hàn Quốc được lan rộng qua nền tảng truyền thông toàn cầu, như trường hợp phim "Trò chơi con mực" (Squid Game), ngay lập tức đã đưa tiếng Hàn đến tai người nghe trên toàn thế giới. Do đó, tiếng Hàn sẽ càng lan tỏa hơn nữa. Điều này là lý do làm cho trái tim tôi thật sự thổn thức.
Phỏng vấn
Kim Seong-hoon Phóng viên tạp chí Cine21 Dịch. Trần Công Danh / Ảnh. Heo Dong-wuk
Nhà thiết kế sản xuất mở rộng lối kể chuyện trong điện ảnh Với bối cảnh tựa như truyện thiếu nhi, loạt phim gốc của Netflix gây sốt toàn cầu vào năm ngoái “Trò chơi con mực” đã làm nổi bật sự kinh hoàng, tàn khốc của cuộc đấu tranh sinh tồn, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Tôi đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với giám đốc nghệ thuật Chae Kyoungsun, tác giả của những không gian đặc sắc trong loạt phim đình đám này tại xưởng phim Aqua Special Effect, thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi nơi tác phẩm tiếp theo của cô đang được sản xuất.
THÁNG 1 NĂM NAY, nam diễn viên O Yeong-su, thủ vai người chơi số 1 hay còn gọi là "gganbu" (đồng đội) trong loạt phim "Trò chơi con mực" (Squid Game), đã giành được giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Quả cầu Vàng lần thứ 79. Sau khi công chiếu vào tháng 9 năm ngoái, loạt phim này đã thu hút đông đảo lượt xem từ 142 triệu gia đình, đứng đầu bảng xếp hạng theo dõi của Netflix trong 46 ngày liên tiếp và được đề cử ở những hạng mục quan trọng của Giải thưởng Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh Hoa Kỳ (SAG) và Giải thưởng Hiệp hội Nhà sản xuất Mỹ (PGA). Nhiều bài viết đã phân tích về bí quyết làm nên sự nổi tiếng toàn cầu của bộ phim truyền hình này nhưng có một sự thật hiển nhiên là quá trình thiết kế sản xuất đầy ấn tượng, mang lại cảm giác siêu thực - điều chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây - đóng vai trò vô cùng to lớn. Khác với phần lớn các bộ phim điện ảnh và phim truyền hình luôn chú trọng thể hiện không gian một cách chân thực, không gian trong tác phẩm này là sự đan xen giữa hiện thực và kỳ ảo, được thể hiện qua những tông màu mạnh. Đây là điều vô cùng ấn tượng bởi lẽ nó không chỉ đạt được sự hài hòa tuyệt đối với nhân vật hay diễn biến câu chuyện mà còn tăng thêm hiệu quả kịch tính cho bộ phim. Giám đốc nghệ thuật của loạt phim là cô Chae Kyung-sun, tốt nghiệp chuyên ngành nghệ thuật sân khấu, Khoa Sân khấu
và Điện Ảnh, Trường Đại học Sangmyung. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 2010 với bộ phim "Gần hơn một chút" (Come, Closer) của đạo diễn Kim Jong-kwan, kể về câu chuyện tình yêu và ly biệt của năm cặp đôi. Trong những năm sau đó, cô tiếp tục hợp tác với tư cách giám đốc nghệ thuật với đạo diễn Hwang Dong-hyuk, đầu tiên là bộ phim "Sự im lặng" (Silenced, 2011), tiếp đó là "Ngoại già tuổi đôi mươi" (Miss Granny, 2014) và "Nam Hán Sơn Thành" (The Fortress, 2017). "Trò chơi con mực" là tác phẩm truyền hình dài tập đầu tiên của cô. Ngoài ra, cô cũng tham gia làm giám đốc nghệ thuật cho nhiều bộ phim khác như "Hwayi: Cậu bé quái vật" (Hwayi: A Monster Boy, đạo diễn Jang Joon-hwan, 2013), "Thợ may hoàng gia" (The Royal Tailor, đạo diễn Lee Wonsuk, 2014), "Lối thoát trên không" (EXIT, đạo diễn Lee Sanggeun, 2019)… Các tác phẩm mà cô tham gia không chỉ đa dạng về chất liệu, thể loại mà cả cách thức đạo diễn cũng riêng biệt sao cho phù hợp với từng bộ phim; thế nhưng, có một điểm chung là cô luôn tạo ra không gian phù hợp với cốt truyện, từ đó mở rộng cách kể chuyện của phim.
So với các tác phẩm trước đây của đạo diễn Hwang Dong-hyuk thường xây dựng không gian mang tính thực tế, "Trò chơi con mực" là bộ phim có sự khác biệt rất lớn. Chắc hẳn đây là một trải nghiệm đầy thử thách
Giám đốc nghệ thuật Chae Kyoung-sun tạo dáng trước ống kính tại xưởng phim Aqua Special Effect, thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi nơi trường quay loạt phim gốc tiếp theo của Disney+ mang tên “Moving” đang được xây dựng. Thu hút sự chú ý của công chúng với tư cách giám đốc nghệ thuật trong loạt phim gốc “Trò chơi con mực” của Netflix vào năm ngoái, cô cho biết bản thân cảm thấy vô cùng may mắn khi nhận được sự hỗ trợ tài chính hào phóng và được đạo diễn cho phép tự do quyết định.
PHỎNG VẤN
35
PHỎNG VẤN thách đối với cô đúng không?
Vì đây không phải không gian mang tính thực tế nên tôi đã dự đoán sẽ có nhiều ý kiến trái chiều của người xem về thiết kế sản xuất lần này. Tôi nghĩ chắc sẽ có nhiều ý kiến tiêu cực lắm nên cũng tự nhủ mình phải chuẩn bị tâm lý, nhưng may mắn thay mọi người đã phản ứng vô cùng tích cực. Rất hiếm khi người giám đốc nghệ thuật có cơ hội để thử làm một điều gì đó mới mẻ. Phần kinh phí sản xuất được hỗ trợ khá dồi dào nên nhờ đó mà tôi đã có thể hiện thực hóa bức tranh mà mình đã vẽ ra trong đầu. Được tham gia vào tác phẩm này là điều may mắn to lớn với tôi.
Cảm xúc của cô khi lần đầu tiên đọc kịch bản bộ phim?
Trước khi nhận kịch bản, tôi đã được nghe kể về cốt truyện của bộ phim từ đạo diễn Hwang. Anh ấy dự định tạo ra một câu chuyện về trò chơi sinh tồn dựa trên những trò chơi mà anh đã cùng chơi với bạn bè thời thơ ấu, và muốn thử sức với một hình ảnh phim mới. "Cứ làm theo ý của em đi", anh ấy còn nói như thế. Dù đã biết trước đại khái về nội dung nhưng đến khi đọc kịch bản, tôi vẫn cảm thấy bối rối.
Ý tưởng tổng thể về thiết kế sản xuất mà cô đã thống nhất với đạo diễn Hwang là gì? Có ba nội dung chính. Thứ nhất, đừng vẽ ra một thế giới quá tăm tối. Thứ hai, mỗi khi một trò chơi nào đó được tiến hành, hãy tạo cho nó một bối cảnh thật đặc thù và riêng biệt. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để đẩy cảm giác bối rối và
PHỎNG VẤN
36
37
"Mỹ thuật không được phép tự mình quá nổi bật. Vì thế, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để có thể phân tích kịch bản thật tốt, thậm chí phải tỉ mỉ hơn cả đạo diễn."
hoảng sợ của người chơi lên cực đại vì họ không biết được trò chơi nào mà mình sắp sửa phải tham gia ở từng không gian. Chúng tôi mong điều này cũng sẽ khiến người xem phải tò mò lần tiếp theo sẽ là trò chơi gì, diễn ra ở đâu. Điều cuối cùng chúng tôi thống nhất đó là hãy sử dụng những tông màu nổi bật. So với các bộ phim Hollywood, điện ảnh Hàn Quốc có tính bảo thủ trong vận dụng màu sắc. Chúng tôi muốn thoát ra khỏi giới hạn đó và sử dụng các gam màu mạnh mẽ. Thực ra, xu hướng làm phim gần đây ở Hàn Quốc chính là sử dụng thể loại, chất liệu mới như là khoa học viễn tưởng và mở rộng những giới hạn trong vận dụng màu sắc.
Tiêu chuẩn để chọn màu sắc trong phim là gì?
Ban đầu, chúng tôi đã chọn xanh bạc hà và hồng là màu chủ đạo. Đây là hai màu theo phong cách retro (hoài cổ) tượng
chịu ảnh hưởng từ bộ phim "Buổi diễn của Truman" (The Truman Show, 1998).
Búp bê Young-hee đã được tạo ra như thế nào?
Đội hóa trang đặc biệt Geppetto đã chế tác ra con búp bê này. Với chiều cao lên đến 10m, con búp bê này được chia thành hai phần nửa thân trên và nửa thân dưới khi chuyển đến. Vốn dĩ đạo diễn Hwang đã đặt hàng đội mỹ thuật làm 10 con búp bê Young-hee nhưng kinh phí của chúng tôi không đủ để làm điều đó. Ngoài ra, trong kịch bản ban đầu thì búp bê Young-hee xuất hiện bằng cách được đưa từ dưới đất lên nhưng điều này đã được thay đổi trong quá trình làm phim.
Một cảnh trong phim "Trò chơi con mực", khi những người chơi di chuyển trên các cầu thang tựa như mê cung để quay về chỗ nghỉ. Những hình ảnh mang màu sắc cổ tích đối lập với cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt là sự tượng trưng cho mâu thuẫn trong xã hội chủ nghĩa tư bản. Khâu thiết kế sản xuất trong loạt phim này được cho là lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Maurits Cornelis Escher - họa sĩ đồ họa người Hà Lan.
Trò chơi bắn bi diễn ra trong một con hẻm và đây được cho là không gian tiêu tốn nhiều sức sáng tạo?
Con hẻm là một trong những không gian tốn nhiều công sức nhất. Đây cũng là nơi mà cái thật và cái giả cùng tồn tại. Có hai yếu tố mà đạo diễn Hwang đã đặt hàng cho cảnh phim này, một là cảnh hoàng hôn và hai là "không gian có thể khiến người ta cảm nhận được hương vị của bữa cơm". Anh ấy kể cho tôi nghe về ký ức thuở còn bé của mình, về những ngày đang nô đùa cả buổi tối trong con hẻm thì vội vã chạy về khi nghe mẹ gọi và anh luôn có thể ngửi thấy mùi thơm của bữa cơm mỗi khi gần đến nhà. Ngoại trừ nhà của nhân vật ông lão Oh Il-nam, tất cả những ngôi nhà còn lại đều được thiết kế chỉ có duy nhất cửa chính. Chúng tôi muốn tạo ra không gian có tính tượng trưng rằng dù có rất nhiều cửa nhưng bạn vẫn bị từ chối nếu bước vào, giống như "Đây không phải là nhà của bạn nên bạn không thể vào trong". Cửa nhà được chế tác trông như hàng thật với những đạo cụ khác nhau như là bảng tên gắn ở cửa, xỉ than tổ ong, chậu cây… song vẫn tạo ra một khuôn mẫu. Nghĩa là, xỉ than tổ ong được đặt ở bên phía những người thua cuộc và chậu cây được đặt ở bên phía những người chiến thắng trong trò chơi bắn bi.
Khu vực sân chơi, nơi diễn ra trò chơi đầu tiên trong loạt phim, lấy mô típ từ tranh vẽ của họa sĩ người Bỉ theo chủ nghĩa Siêu thực René Magritte, được mô tả là không gian gây ra sự hỗn loạn do thật giả lẫn lộn. Búp bê Young-hee cao 10m để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem là tác phẩm do đội hóa trang đặc biệt Geppetto chế tác.
Màu xanh lá và màu hồng được sử dụng chủ yếu trong loạt phim lần lượt tượng trưng cho sự ngược đãi và thua cuộc, sự áp bức và bạo lực.
trưng cho thập niên 1970-1980. Nói về ý kiến này, nhà thiết kế trang phục cho phim là cô Cho Sang-kyung đã đề xuất: "Chúng ta hãy chơi lớn, chọn màu hồng cho đám lính giám sát những người tham gia trò chơi". Chúng tôi cũng thống nhất chọn màu xanh lá đậm cho bộ quần áo thể dục mà người chơi mặc để tăng thêm độ sắc nét. Trong loạt phim này, màu hồng tượng trưng cho sự áp bức và bạo lực, còn màu xanh lá đại diện cho sự thua cuộc, bị đàn áp. Do đó, chúng tôi xây dựng hình ảnh người chơi phải di chuyển trong một cấu trúc không gian bao quanh bởi trần nhà và tường màu hồng; trong khi đó, nơi nghỉ của những người giám sát lại được tô vẽ bằng màu xanh lá. Thế giới quan và những quy tắc của câu chuyện đã được quy định thông qua màu sắc như thế.
Được biết trò chơi "Hoa mugung đã nở" diễn ra ở không gian được thiết kế theo mô típ sân chơi trong trường học, có đúng vậy không?
© Netflix
Ý tưởng của trò chơi này là "thật và giả". Bầu trời xanh ở trên và bức tường phía sau búp bê Young-hee là đồ giả nhưng việc người chơi sẽ chết nếu không vượt qua được trò chơi này lại là sự thật. Chúng tôi đã lấy mô típ từ tác phẩm hội họa của René Magritte để tạo nên một không gian có thể gây bối rối cho cả người chơi trong phim lẫn người xem. Ý tưởng về những nhân viên điều hành giám sát người tham gia trò chơi
Nói về quá khứ, trước khi có "Trò chơi con mực", cô đã tạo ra nhiều tác phẩm có cá tính đa dạng và cộng tác với nhiều đạo diễn khác nhau từ khi ra mắt. Tôi nhận thấy cô luôn đặt tình cảm của mình vào cách kể chuyện của bộ phim thông qua công việc thiết kế sản xuất. Mỗi tác phẩm tôi đều có cách tiếp cận khác nhau. Về cơ bản, mỹ thuật điện ảnh là lĩnh vực nhằm diễn tả một cách phong phú những chủ đề và nhân vật mà đạo diễn muốn truyền tải. Mỹ thuật không được phép tự mình quá nổi bật. Vì thế, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để có thể phân tích kịch bản thật tốt, thậm chí phải tỉ mỉ hơn cả đạo diễn.
Là tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết. "Nam Hán Sơn Thành" dường như không phải là một dự án dễ dàng. Do đây là câu chuyện dựng lại từ lịch sử có thật nên có vẻ việc khảo cứu tài liệu là điều cốt yếu.
Bởi vì muốn để lại một bộ phim về lịch sử Hàn Quốc có nội dung được khảo cứu kỹ lưỡng và chính xác nhất, tôi đã đánh cược mọi thứ để làm ra tác phẩm này. Bản thân tôi đã cố gắng để tái hiện chi tiết hình ảnh một pháo đài bị bao vây và cô lập bởi tuyết trắng, giá lạnh và quân địch.
Tác phẩm điện ảnh trước đó cô đã tham gia là "Thợ may hoàng gia" của đạo diễn Lee Won-suk cũng là một bộ phim lịch sử. Những kinh nghiệm có được từ bộ phim
PHỎNG VẤN
PHỎNG VẤN
38
39
© WOWPLANET KOREA
© CJ ENM
“Nam Hán Sơn Thành” mô tả 47 ngày lánh nạn tại pháo đài trên núi Namhan của nhà vua và quần thần do sự xâm lược của nhà Thanh năm 1636. Thông qua sự nghiên cứu lịch sử kỹ lưỡng, giám đốc nghệ thuật Chae Kyoungsun đã truyền tải hết sức chân thật hoàn cảnh bị bao vây bởi tuyết trắng, giá lạnh và quân địch lúc bấy giờ. Cảnh nhân vật Lễ tào Phán thư Kim Sang-heon (Kim Yun-seok thủ vai) vượt qua con sông băng đến pháo đài núi Namhan.
Hai nhân vật với hai đức tin khác nhau đã tạo nên sự đối lập kịch tính, thể hiện qua trang phục. Trái ngược với Kim Sang-heon - kiên quyết chiến đấu đến cùng trước cuộc tấn công của nhà Thanh, nhân vật Lại tào Phán thư Choi Myung-gil (Lee Byung-hun thủ vai) lại chủ trương đầu hàng để bảo vệ đất nước và tính mạng của bá tánh.
Cảnh nhân vật Lee Gong-jin (Go Soo thủ vai) - người có cảm quan thiên phú về thời trang đang chú tâm theo dõi cử chỉ của người thợ đã may trang phục cho vương thất suốt 30 năm Cho Dol-seok (Han Seok-kyu thủ vai). Ra mắt năm 2014, bộ phim "Thợ may hoàng gia" của đạo diễn Lee Won-suk kể về câu chuyện xảy ra tại Thượng Y Viện - nơi làm ra y phục của vương thất, những trang phục và không gian bối cảnh trong phim đã thu hút sự chú ý của nhiều khán giả.
này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất phim "Nam Hán Sơn Thành"?
Vì bối cảnh chính của phim xoay quanh câu chuyện về những người thợ may làm ra trang phục của vương thất nên tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để diễn đạt không gian này về mặt thị giác, cũng như cách biểu đạt nhân vật thông qua không gian. Thế nhưng, thật đáng tiếc là bộ phim đã không thể thu hút nhiều khán giả đến xem.
Trường học cho người khiếm thính, bối cảnh của bộ phim "Sự im lặng", là nơi xảy ra những sự kiện tăm tối và thật ấn tượng khi không gian này đã thể hiện một cách tượng trưng bầu không khí của bộ phim.
Vì là bộ phim có kinh phí sản xuất thấp nên không có nhiều thứ để tôi có thể thử sức. Chỉ có hai trường quay được xây mới hoàn toàn là phòng hiệu trưởng và tòa án. Trong bộ phim này, yếu tố sương mù đóng vai trò rất quan trọng, vì thế mà từ đạo cụ đến hành lang đều được thiết kế với tông màu xám. Khi câu chuyện trong phim diễn ra, điều quan trọng là phải giảm màu sắc đi thay vì phô bày nó. Tuy nhiên, trung tâm nhân quyền - nơi nhân vật nữ chính (Jung Yu-mi thủ vai) làm việc - là không gian duy nhất được điểm thêm màu ô liu để tăng sắc thái ấm áp. Đối với tác phẩm này, tôi đã kiềm chế tham vọng của một người giám đốc nghệ thuật và trung thành với câu chuyện hết sức có thể.
Thu hút hơn 9 triệu khán giả, bộ phim "Lối thoát trên
không" đã thể hiện tỉ mỉ những không gian đặc trưng ở Hàn Quốc và điều này vô cùng thú vị.
Ban đầu, tôi đã tưởng đây sẽ là một bộ phim về đề tài thảm họa điển hình của Hollywood. Thế nhưng, khi trò chuyện với đạo diễn Lee Sang-geun, tôi mới nhận ra điểm mấu chốt là phải tạo ra một không gian mang đậm chất Hàn Quốc. Tôi đã đi xem cặn kẽ, chi tiết sân thượng của các tòa nhà trên cả nước để tìm hiểu đặc trưng của chúng. Đặc biệt, trong cảnh hai nhân vật nam và nữ chính dùng hết sức để chạy và nhảy qua cầu vượt, các tòa nhà xuất hiện ở hai bên của hai diễn viên rất quan trọng và tôi cho rằng nó đã được thể hiện chính xác với ý đồ của mình, dù chỉ xuất hiện trong vài giây ngắn ngủi. Đạo diễn Lee đã nhiệt tình tiếp thu ý kiến của đội mỹ thuật và ngược lại, đội mỹ thuật cũng đã khai thác nhiều ý tưởng do đạo diễn đưa ra. Đây là bộ phim mà chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ suy nghĩ và hợp tác làm việc thật vui vẻ.
Cô có thể chia sẻ đôi chút về bộ phim "Moving" đang trong quá trình sản xuất được không? Đây là loạt phim gốc của Disney+ do anh Park In-jae làm đạo diễn. Tôi không thể chia sẻ nhiều trước thời điểm công chiếu nhưng đây là bộ phim có ý nghĩa nhất định bởi lẽ nó đánh dấu lần đầu tiên tác phẩm cùng tên của tác giả webtoon nổi tiếng Kang Full được chuyển thể. Việc thể hiện sự thay đổi của thời đại từ thập niên 1980 đến năm 2018 trong cùng một bộ phim là thách thức lớn với bản thân tôi.
Những câu chuyện hai nửa bán đảo Triều Tiên
Kim Mi-ri Phóng viên Nhật báo Chosun Dịch. Nguyễn Thị Ly / Ảnh. Han Sang-moo
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
41
Biệt lập và tự do Thông điệp ngầm gửi đến thế giới Khu phi quân sự (DMZ), tên gọi trái ngược với thực tế, là "vùng đất của những mâu thuẫn" cắt ngang eo bán đảo Triều Tiên với chiều rộng 2km về mỗi hướng Nam, Bắc tính từ đường phân giới quân sự. Ngôi làng tự do Daeseong-dong, khu dân cư duy nhất nằm trong vùng phía Nam của Khu phi quân sự, được hai nghệ sĩ thể hiện lại bằng một tác phẩm mang thông điệp thời đại sâu sắc đã thu hút nhiều sự chú ý của công chúng.
Moon Kyung-won (trái) và Jeon Joon-ho tạo dáng tại phòng Seoul của Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Quốc gia Hàn Quốc,
nơi trưng bày tác phẩm chung của họ "Tin tức từ hư vô: Ngôi làng tự do". Tác phẩm được chọn cho chương trình tài trợ nghệ thuật MMCA Hyundai
Motor Series 2021. Nó được cấu thành từ những đoạn phim, nghệ thuật sắp đặt, tài liệu lưu trữ, tác phẩm nhiếp ảnh,
tranh vẽ cỡ lớn và một quần thể kiến trúc di động phục vụ các cuộc gặp gỡ liên quan đến triển lãm. Khai thác chủ đề về ngôi làng Daeseong-dong ở
Khu Phi quân sự, các tác giả giải thích: "Viễn cảnh về một thế giới dị thường tạo ra từ sự đối đầu và xung đột của nhân loại cũng khiến ta suy ngẫm
về cuộc sống hiện tại đang bị mất kết nối do đại dịch.
ĐỐI VỚI CÁC NGHỆ SĨ HÀN QUỐC, "sự chia cắt hai miền" có thể là một chủ đề không mấy hấp dẫn. Có thể vì nó quá hiển nhiên hoặc quá mơ hồ. Khi mang tình trạng cố hữu của công dân một quốc gia bị chia cắt vào tác phẩm của mình, nghệ sĩ Hàn Quốc có thể rơi vào một nghịch lý lưỡng nan rằng các nghệ sĩ nước ngoài tỏ ra hiếu kỳ bởi đây là chủ đề còn xa lạ với họ, nhưng người Hàn Quốc lại chỉ trích họ vì "đã lựa chọn nội dung quá dễ dàng". Nhưng dù sao đi chăng nữa, chia cắt hai miền là sự thật không thể chối cãi. Moon Kyung-won và Jeon Joon-ho đã rút con dao hai lưỡi này một cách quyết liệt và sắc sảo. Tại triển lãm “MMCA Hyundai Motor Series 2021: Moon Kyung-won & Jeon Joon-ho: Tin tức từ hư vô - Ngôi làng tự do” (News from Nowhere Freedom Village) được tổ chức từ ngày 3 tháng 9 năm 2021 đến ngày 20 tháng 2 năm 2022 ở Hội trường Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA), họ đã mạnh dạn mở ra vấn đề chia cắt. Họ là bộ đôi nghệ sĩ hiếm hoi trong giới nghệ
thuật Hàn Quốc. Họ vừa làm việc độc lập vừa đồng hành cùng nhau. Moon Kyung-won, giáo sư Khoa Hội họa Phương Tây tại Đại học Nữ sinh Ewha ở Seoul, và Jeon Joon-ho, hoạt động nghệ thuật trên chính quê hương mình là Yeongdo ở Busan, mỗi người thực hiện song song dự án riêng và dự án chung. Kể từ lần hợp tác tâm đầu ý hợp đầu tiên năm 2009, họ đã đặt ra những câu hỏi nền tảng về vai trò của nghệ thuật, khơi gợi và giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác nhau mà nhân loại phải đối mặt, chẳng hạn như mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, những cá nhân hy sinh dưới bánh xe lịch sử, vấn đề biến đổi khí hậu… Hai nghệ sĩ ra mắt quốc tế lần đầu tiên với triển lãm “Súc địa pháp và phi thân thuật” (The Ways of Folding Space & Flying), khi họ được chọn là tác giả đại diện cho Hàn Quốc tại triển lãm Venice Biennale 2015.
HIỆN TẠI NHÌN TỪ TƯƠNG LAI
"Tin tức đến từ hư vô" - tên của triển lãm lần này - là tên gọi chung của một dự án dài hạn mà họ đã cùng nhau phát triển từ lâu, đồng thời xây dựng
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
42
43 Hàn Quốc trở thành sân khấu của dự án, nỗi lo lắng của tôi ngày càng lớn dần. Tôi muốn thoát khỏi chủ đề sáo mòn về một đất nước bị chia cắt, nhưng cuối cùng, điều đó giống như một sứ mệnh mà bất kỳ nghệ sĩ Hàn Quốc nào cũng phải giải quyết. Chúng tôi quyết định khai thác nó như một trải nghiệm rút ra từ lịch sử chung của nhân loại chứ không phải chỉ là hoàn cảnh chính trị đặc biệt của Hàn Quốc."
XUNG ĐỘT TẠO RA KHÔNG GIAN DỊ THƯỜNG
Nơi được chọn làm bối cảnh cho tác phẩm là "Ngôi làng tự do" ở Daeseong-dong, khu dân cư duy nhất tại Khu phi quân sự của Hàn Quốc. Hầu hết tên của các ngôi làng ở Hàn Quốc đều đặt theo địa hình hoặc truyền thuyết trong làng. Tuy nhiên, ngay từ cái tên, ngôi làng này đã không được bình thường. Ngôi làng thậm chí không được hiển thị trên hệ thống định vị này là nơi thời gian đứng yên, cắt đứt với thế giới bên ngoài gần 70 năm trong trạng thái không thuộc về cả miền Bắc lẫn miền Nam kể từ sau hiệp định đình chiến Chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Tại hội đàm đình chiến bắt đầu vào năm 1951, ngôi làng Daeseong-dong ở phía nam và Gijeongdong ở phía bắc đều được công nhận là các khu dân cư duy nhất của cả hai bên nằm trong DMZ. Kể từ đó, Daeseongdong được gọi là "Ngôi làng tự do", Gijeong-dong được gọi là "Ngôi làng hòa bình" và trở thành sân khấu tuyên truyền cho sự cạnh tranh mang tính hệ thống khốc liệt giữa hai miền Nam Bắc thời kì chiến tranh lạnh. Ở Daeseong-dong, hiện có khoảng 49 hộ dân gồm 200 người đang sinh sống tại đây. Mặc dù nằm trên lãnh thổ Hàn Quốc nhưng ngôi làng được kiểm soát bởi Liên Hiệp Quốc chứ không phải chính phủ Hàn Quốc và không được phép có tài sản tư nhân. Nếu phụ nữ ở ngôi làng này kết hôn với một người ngoài làng, họ buộc phải rời khỏi ngôi làng, tuy nhiên nếu một phụ nữ từ bên ngoài kết hôn với một người đàn ông ở ngôi làng này, họ sẽ được công nhận quyền cư trú tại đây. © CJY Art Studio
Kassel, Đức vào năm 2012. Tác phẩm này cũng mang đến cho họ giải thưởng Nghệ sĩ của năm của Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia năm đó. Sau đó, nhiều tác phẩm khác trong dự án này được ra mắt với những tiêu đề khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới như Phòng trưng bày Sullivan của Đại học Nghệ thuật Chicago (2013), Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Migros Thụy Sĩ (2015), Tate Liverpool Vương quốc Anh (2018). Vào đầu năm 2021, khi cả hai tác giả được MMCA Hyundai Motor Series 2021 mời thì dự án "Tin tức từ hư vô" mới đến với công chúng Hàn Quốc trên quy mô lớn. MMCA Huyndai Motor Series là chương trình tài trợ nghệ thuật bắt đầu từ 2014, trong đó mỗi năm Huyndai Motor hỗ trợ tài chính cho một triển lãm cá nhân của một nghệ sĩ Hàn Quốc tiêu biểu do Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại gửi lời mời. Sau Yang Hye-kyu của năm 2020, Moon Kyung-won và Jeon Joon-ho trở thành tác giả nhận tài trợ của mùa thứ tám. "Dự án này đã thể hiện bản sắc, lịch sử và các vấn đề tồn đọng của mỗi khu vực, quốc gia, thành phố mà nó đi qua. Khi
"Tin tức từ hư vô – Ngôi làng tự do" 2021 thể hiện bằng nghệ thuật sắp đặt video HD hai kênh, có màu và âm thanh, dài 14 phút 35 giây, với hai màn hình lớn quay lưng vào nhau chiếu những đoạn phim khác nhau. Tác phẩm được kết nối có tính hệ thống với không gian trưng bày, sự sắp đặt ánh sáng nhấp nháy theo dòng chảy của hình ảnh hay âm thanh phát ra giúp khán giả đắm chìm trong đó. Nam diễn viên Park Jungmin đóng vai nhân vật A, một người luôn khao khát tự do trên màn ảnh.
Một phân đoạn phim từ "Tin tức từ hư vô Ngôi làng tự do". Một nhà thực vật học nghiệp dư A đang làm một mẫu thực vật để gửi cho một người không quen biết B.
Không thể ra thế giới bên ngoài, A thu thập thực vật, nghiên cứu chúng và làm mẫu vật. Khi mẫu vật này được gắn vào một quả bóng bay và thả lên trời, nhân vật B ở phía bên kia của màn hình sẽ nhận được. Và họ nhận ra rằng có một ai đó ngoài kia mà họ không hề quen biết.
© MOON Kyungwon & JEON Joonho
một nền tảng hợp tác với nhiều nghệ sĩ khác, bao gồm nhiều sản phẩm được thể hiện bằng những chất liệu nghệ thuật khác nhau như phim ngắn, nghệ thuật sắp đặt, tài liệu lưu trữ và ấn phẩm… Tên của dự án bắt nguồn từ tiểu thuyết cùng tên ra đời trong thập niên 1890 của William Morris (1834-1896), một nhà tư tưởng, nhà thơ, tiểu thuyết gia, và là người tiên phong trong trào lưu Nghệ thuật và Thủ công ở Anh vào cuối thế kỷ XIX. Thông qua câu chuyện nhân vật chính nằm mơ thấy mình du hành trong vòng năm ngày đến Luân Đôn của 200 năm sau, Morris chỉ trích gay gắt những vấn đề thực tế của thời đại mình. Moon Kyung-won và Jeon Joon-ho không chỉ mượn tiêu đề của tiểu thuyết mà còn mượn cả cách khai thác thế giới hiện tại từ điểm nhìn tương lai. Hai tác giả giải thích rằng: "Chúng tôi xây dựng bối cảnh mang khuynh hướng tương lai không phải để đoán định tương lai, mà là để bàn về hiện tại." Dự án này bắt đầu với tác phẩm "Bên kia của thế giới" (The End of the World) ra mắt tại Documenta - một sự kiện nghệ thuật đương đại được tổ chức mỗi năm năm - lần thứ 13 tại
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
44
NHỮNG CÂU CHUYỆN HAI NỬA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
45
© CJY Art Studio
Hai nghệ sĩ không giới hạn ngôi làng này thành một nơi duy nhất được tạo ra bởi tình hình địa chính trị đặc biệt của bán đảo Triều Tiên, mà mở rộng thành một nơi tượng trưng cho một thế giới dị thường được tạo ra bởi sự đối lập và xung đột trong suốt lịch sử nhân loại. "Lúc đầu, chúng tôi nghĩ phải lấy bối cảnh là thành phố mang nhiều bản sắc của Hàn Quốc hơn một chút, tuy nhiên, ‘Ngôi làng tự do’ Daeseong-dong đã có thể trở thành từ khóa của nghệ thuật vì đó là không gian quá phi thực tế ngay cả đối với bản thân chúng tôi." Nghệ sĩ Jeon đồng ý với lời của nghệ sĩ Moon và tiếp tục giải thích: "Có lẽ những người dân của ngôi làng này đã bị cô lập, sống trong suốt 70 năm ở điều kiện khốc liệt hơn chúng ta trong đại dịch hiện nay. Giờ đây, nhân loại đã phải chiến đấu trong cuộc chiến khốc liệt với virus hơn hai năm, tôi nghĩ sự cô lập của ngôi làng này vừa là một từ khóa có thể tạo ra sự đồng thuận chung không giống như thông thường, và đồng thời đây là một từ khóa tốt để chúng ta tự suy ngẫm về cuộc sống của mình."
TỪ KHÓA XUYÊN SUỐT THỜI ĐẠI
Triển lãm được cấu thành bởi những video, sản phẩm sắp đặt, lưu trữ, nhiếp ảnh, hội họa khổ lớn và một tổ hợp kiến trúc di động để tiến hành các chương trình liên quan. Chủ đề chính của triển lãm được chuyển tải qua những hình ảnh truyền trực tiếp từ hai màn hình lớn xoay lưng vào nhau. Một bên là nam
diễn viên Park Jung-min xuất hiện trong vai nam A, 32 tuổi. A là một nhân vật sinh ra ở ngôi làng tự do, chưa bao giờ ra thế giới bên ngoài, và là một nhà thực vật học nghiệp dư nghiên cứu về các loài thực vật tự sinh ở Khu phi quân sự. Bằng cách nào đó, anh ta muốn thế giới bên ngoài biết đến sự tồn tại của mình, vì vậy anh đã làm một cuốn sách minh họa thực vật chứa đựng nội dung nghiên cứu của mình và đặt nó vào một quả bong bóng nhựa rồi thả đi. Quả bóng bay vượt qua không gian và thời gian được truyền đến tay người đàn ông B ngoài 20 tuổi ở màn hình đối diện. Nhân vật B do Jinyoung, thành viên nhóm nhạc thần tượng GOT7 thủ vai, cũng sống giam cầm trong không gian chật hẹp như nhà tù cho đến cuối đời mà không biết mình từ đâu đến. Bị cô lập trong một không gian giống như một con tàu vũ trụ, B chỉ có niềm vui duy nhất là thỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ. Một ngày nọ, quả bóng bay bằng ni lông từ đâu đó bay đến làm rung chuyển cuộc sống hàng ngày của B. B đã vô cùng bối rối và chỉ nhìn chằm chằm vào quả bóng trong nhiều ngày, cuối cùng cũng có đủ can đảm để lấy ra những thứ bên trong. Từ đó trở đi, B liên tục nhận được bóng bay từ A. Câu chuyện của A và B xoay vòng như một vòng lặp thời gian vô hạn. Sau những đoạn phim này là hình ảnh của "Ngôi làng tự do". Các tác giả đã dùng photoshop để xử lý những hình ảnh được Cục Lưu trữ Quốc gia cấp phép. Nghệ sĩ Moon xem các bức ảnh và hồi tưởng lại công việc. "Chúng tôi được phép sử dụng hình ảnh nhưng phải đảm bảo sự ẩn danh của những người trong ảnh. Vì vậy, chúng tôi đã
Tổ hợp kiến trúc di động dành cho việc hội họp được lắp đặt ngoài trời bên cạnh phòng triển lãm, gồm nhiều khối cấu trúc bằng thép không gỉ có thể lắp ráp, thay đổi và di chuyển. Kích cỡ mỗi chiều 96 x 259 x 320cm. Tại đây, trong suốt thời gian diễn ra triển lãm, mỗi tháng một lần, các chuyên gia từ các lĩnh vực như kiến trúc, khoa học, thiết kế và nhân văn đã tổ chức những chương trình thảo luận.
Hai nghệ sĩ không giới hạn ngôi làng này thành một nơi duy nhất được tạo ra bởi tình hình địa chính trị đặc biệt của bán đảo Triều Tiên, mà mở rộng thành một nơi tượng trưng cho một thế giới dị thường được tạo ra bởi sự đối lập và xung đột trong suốt lịch sử nhân loại. Nghệ sĩ Moon Kyung-won đã hoàn thành bức tranh khổ lớn "Phong cảnh" trong hơn sáu tháng, tái hiện bối cảnh ngọn núi nơi người đàn ông A đã từng gặp khó khăn trong đoạn phim. Acrylic và sơn dầu trên vải canvas, 292 x 425 cm. Bối cảnh của đoạn phim là một khu vực ở Paju, tỉnh Gyeonggi, giáp với Khu Phi quân sự, có phong cảnh giống với bức tranh về ngôi làng tự do do Cục Lưu trữ Quốc gia cung cấp.
che mặt họ hoặc tạo ra những khuôn mặt hoàn toàn khác bằng cách kết hợp nhiều hình ảnh khác nhau. Vì vậy, chúng tôi đã che mặt họ hoặc tạo ra những khuôn mặt hoàn toàn khắc bằng cách kết hợp nhiều hình ảnh khác nhau. Hoặc đeo khẩu trang cho nhân vật trong ảnh bằng photoshop và thu được những kết quả tuyệt diệu, như thể tượng trưng cho tình hình đại dịch hiện tại. Đi qua nơi này đến phòng triển lãm cuối cùng, khu rừng phủ đầy tuyết nơi A từng lang thang tìm cây cỏ trải ra trên một tấm bạt lớn. Đây là bức tranh phong cảnh cỡ lớn rộng 4,25m, dài 2,92m do họa sĩ Moon hoàn thành trong hơn sáu tháng. Bức tranh được vẽ bằng kỹ thuật chủ nghĩa siêu thực, thoạt nhìn trông giống như một bức ảnh. Bức tranh này kết nối màn hình và thực tế, tạo ra ảo giác về sự pha trộn giữa ảo và thực. Một tổ hợp kiến trúc di động dành cho việc hội họp (agora)
được lắp đặt trong Seoul Box - không gian mở bên ngoài phòng triển lãm - thể hiện một cách tượng trưng cho định hướng của dự án này. Nói cách khác, nó là một nền tảng nơi nhiều trí tuệ từ nhiều lĩnh vực khác nhau tập hợp lại, có thể trao đổi và kết nối với nhau bằng cách mở rộng một cách hiện đại khái niệm quảng trường agora, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể phát ngôn vào thời Hy Lạp cổ đại. Tại triển lãm lần này, nó được làm bằng nhiều khối cấu trúc thép có thể di chuyển được với hình dáng là một hộp công-ten-nơ khi gấp lại. Nam diễn viên Park Jung-min, kiến trúc sư Yoo Hyeon-jun, nhà sinh thái học Choi Jae-cheon và nhà khoa học não Jeong Jae-seung đã tham gia vào cuộc đối thoại được tổ chức mỗi tháng một lần tại đây trong thời gian triển lãm. Ngay trước khi rời phòng triển lãm, khán giả bắt gặp dòng chữ của nhà phê bình người Anh John Berger (1926-2017) được viết trên tường: "Đôi khi khung cảnh không chỉ làm nền cho cuộc sống của con người mà nó còn là bức màn che phủ những tranh đấu, thành tựu và tai ương của họ. Với những người ở sau bức màn, những dấu mốc cảnh vật không chỉ mang ý nghĩa địa lý mà còn cả ý nghĩa tiểu sử và ý nghĩa riêng tư." Trích dẫn này khái quát bi kịch của một ngôi làng đã sống cô lập trong suốt 70 năm sau khi chiến tranh kết thúc, và cũng là thông điệp nặng nề mà hai tác giả gửi đến chúng ta, những người đang trải qua ngay chính tâm dịch năm 2022.
Trên những nẻo đường
Kim Deok-hee Nhà văn Dịch. Hoàng Thị Trang / Ảnh. Ahn Hong-beom
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
47
Yeongju, bắt đầu và kết thúc của thế giới Ở Yeongju, nơi bắt nguồn của hai con sông lớn đồng thời cũng là mảnh đất ghi nhớ sự khởi đầu và kết thúc của hai quốc gia, có chiếc cầu cong và thấp như đang làm chậm lại giờ biệt li và hòn đá lưu giữ những truyền thuyết huyền bí. Dõi theo lịch sử lâu đời ẩn trong vẻ đẹp tự nhiên, không gian như kho báu sẽ thì thầm với bạn nhiều câu chuyện kể.
Làng Museom, vùng Yeongju, tỉnh Gyeongsangbuk nằm trên con đường dẫn đến sông Nakdong, nơi hai dòng suối trong vắt chảy xuống từ núi Taebaek gặp nhau. Trước khi cây cầu hiện đại được xây dựng vào năm 1979, chiếc cầu độc mộc này là lối đi duy nhất nối ngôi làng được bao quanh bởi những dòng sóng nước vô hình trở thành đảo nhỏ với bên ngoài.
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
48
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
MỞ BẢN ĐỒ RA XEM, tôi có cảm giác người Yeongju xưa nghĩ rằng có lẽ nơi họ sống là vùng đất tận cùng của thế giới. Yeongju nằm ở tận trên cùng của tỉnh Gyeongsangbuk, phía đông nam của Bán đảo Triều Tiên. Phía đông bắc tiếp giáp với tỉnh Gangwon có núi Taebaek và phía tây vốn có đường ranh giới kéo dài với tỉnh Chungcheongbuk có núi Sobaek hiên ngang sừng sững. Người Yeongju tò mò về bên kia những ngọn núi cao chót vót chắn vùng phía bắc. Từ bờ biển phía nam, những người từ các vùng khác tò mò về sự rộng lớn của thế giới liên tục đổ về, tại đây chắc hẳn họ đã cùng chia sẻ những câu chuyện tưởng tượng và cuộc sống mưu sinh. Tôi nghĩ về những con sóng nước dẫn đường cho những người đổ về vùng đất này từ phương nam. Đó chính là sông Nakdong (Lạc Đông), con sông dài nhất ở Hàn Quốc. Tôi chắc chắn rằng đâu đó tại Yeongju là nơi bắt nguồn của con sông này và bắt đầu tìm kiếm thông tin. Đúng như dự đoán, trong "Sách Địa chí Sejong thực lục" (1454) có viết: "Nơi bắt nguồn của sông Nakdong là vùng Hwangji của núi Taebaek, trung tâm của vùng Mungyeong và núi Sobaek vùng Sunheung, các nhánh này nhập lại, đến vùng Sangju thì thành sông Nakdong. Sunheung ở đây chính là tên xưa của vùng Yeongju". Không chỉ vậy, tôi còn thu được một thông tin đáng ngạc nhiên khác. Ở Yeongju, không chỉ có sông Nakdong mà còn có một trong nhiều nguồn nhỏ của sông Hán. Sông Hán chảy từ đông sang tây nên đây là thông tin bất ngờ mà tôi không ngờ tới. Hai con sông quan trọng ở phía nam Bán đảo Triều Tiên đều bắt nguồn từ vùng đất này nên có thể xem Yeongju là nơi bắt đầu của thế giới. Rời Seoul vào chiều muộn, sau hai giờ lái xe trên đường cao tốc, xa xa trước mắt tôi là lối vào đường hầm Jungnyeong. Đường hầm Jungnyeong là cửa ngõ dài tận 4.600 mét chạy qua chân núi Sobaek, nối liền hai tỉnh Chungbuk và Gyeongbuk. Biết rõ bên kia đường hầm là Yeongju, tôi cảm nhận rõ mình đang bước vào một thế giới khác.
49
16 ngôi nhà trong số nhiều ngôi nhà cổ ở làng Museom, được bảo tồn nguyên vẹn. Đây là những ngôi nhà tiêu biểu đặc trưng của kiến trúc hậu kì triều đại Joseon. Những ngôi nhà này cũng chưa được mở cửa rộng rãi cho công chúng nên bầu không khí yên tĩnh của ngôi làng học giả cũ vẫn còn được lưu giữ vẹn nguyên.
LÝ DO CHIẾC CẦU ĐỘC MỘC BỊ CONG?
Tôi tìm đến làng Museom ở phía nam Yeongju. Có một ngôi làng cổ xưa trên vùng đất nơi con sông uốn mình xuôi dòng tạo nên mảnh đất nhô ra như chiếc bướu. Làng được đặt tên là Muldoli theo đặc trưng địa hình. Phía trước và hai bên làng là những dòng nước quấn quanh chảy xiết, sau lưng là núi nên giống như một hòn đảo nhỏ. Ngôi làng được hình thành ở một nơi hoàn toàn biệt lập, chắc hẳn là vì người ta tin vào phong thủy với địa hình có sông và núi sẽ mang lại nhiều vận khí tốt, đồng thời đất đai rộng lớn, màu mỡ đủ để người dân làm nông, tự cung tự cấp. Đến thời hiện đại, chính chiếc cầu độc mộc duy nhất bắc qua sông đã giúp thế giới biết đến ngôi làng. Nó chỉ là chiếc cầu bắc bãi cát qua dòng nước nông, cao tầm một mét. Chiều rộng của chiếc cầu độc mộc cũng chỉ bằng hai gang tay nam giới trưởng thành. Điều kì lạ là chiếc cầu không bắc qua sông theo đường thẳng mà lại uốn cong theo hình chữ S lớn. Tìm hiểu mãi mà chẳng biết được lý do tại sao, trông nó rất xinh xắn. Ai nhìn vào cũng muốn ghi lại vẻ đẹp này trong một bức ảnh và lưu giữ suốt về sau. Tôi đến sớm, với hy vọng tận hưởng chút thời gian thư thái trước khi những người khác ùn ùn kéo đến. Chẳng có ai di chuyển vội vàng như tôi. Có cặp đôi đang đứng quay lưng vào nhau, cẩn thận bước qua cầu. Trong lúc chờ hai người họ ra khỏi góc chụp, tôi liên tục suy nghĩ về lí do tại sao chiếc cầu lại được đặt cong. Nghe bảo mùa mưa nước chảy mạnh, cầu sẽ dễ bị sập. Bây giờ, cách đó không xa ở phía bắc có một cây cầu
lớn cho các phương tiện qua lại, nhưng thời đó chiếc cầu này hẳn là lối đi duy nhất nối người trong làng và bên ngoài. Sẽ rất vất vả và phiền phức khi phải lắp một chiếc cầu khác nếu chẳng may cầu bị nước cuốn trôi. Lúc bấy giờ cũng chưa có kĩ thuật để dựng cầu chắc chắn, chịu được dòng nước sông dâng cao, chảy siết. Hay người ta dựng cầu cong vì muốn tạo vẻ đẹp riêng? Tôi nghiêng người và bước qua cầu. Trên chiếc cầu độc mộc một nhánh, có những đoạn được gia cố thêm bằng các thanh gỗ có chiều rộng bằng với nhánh ban đầu thành ra như hai nhánh. Cấu trúc này được gọi là cầu rẽ. Nó giúp người ta dễ dàng tránh sang một bên nhường đường cho người khác nếu tình cờ chạm mặt nhau trên cầu. Tôi không ngừng ngưỡng mộ sự tính toán chỉn chu của những người làm cầu nhưng lại cảm thấy
Tại Làng Museom, được lập ra vào giữa thế kỷ XVII do đất đai màu mỡ thu hút nhiều người từ các vùng khác đến sinh sống. Hiện có khoảng 40 ngôi nhà cổ vẫn còn được bảo tồn với gần 100 cư dân đang sinh sống. Cư dân ở đây chủ yếu là người học Park vùng Bannam và họ Kim vùng Yean.
băn khoăn trước dáng vẻ cong hình chữ S vốn không được hiệu quả lắm của nó. Vào trong làng, du khách có thể thấy nhiều nhà truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn. Đến cuối thế kỉ XIX, nơi này vẫn là ngôi làng lớn với hơn 120 hộ gia đình, số dân lên đến hơn 500 người. Chỉ cần nhìn qua độ rộng lớn và hình dáng của những nhà mái ngói tiêu biểu trong làng, chắc hẳn phải xem nơi này như một thành phố nhỏ chứ không phải là ngôi làng trên cù lao sông. Tôi thấy xúc động sâu sắc khi nghĩ về niềm tin và lòng mong mỏi của tổ tiên lập làng khi tại nơi này rất nhiều nhà trí thức, học giả đã được sinh ra, còn thêm năm người góp công trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập của đất nước. Dọc theo tường đá và đường đất, tôi tìm đến Bảo tàng Tư
liệu làng Museom. Trong sân có một tấm bia khắc thơ để tưởng nhớ nhà thơ Cho Chi-hun (1920-1968). Không người Hàn Quốc nào mà không từng đọc to bài thơ "Tăng vũ" (The Nun’s Dance) được in trong sách giáo khoa của ông. Làng Museom là quê hương của vợ ông, bài thơ ông viết gửi lại nơi này mang tên "Biệt li" đã được khắc lên một tảng đá lớn với nét bút là nét chữ của người vợ. Đó là bài thơ nói lên tâm tình của người vợ khi chồng vắng nhà. Vợ nép người sau chiếc cột nhà ở sảnh maru, lén nhìn hình bóng người chồng đang dần xa, nước mắt thấm đẫm vạt áo. Chắc hẳn chồng bà cũng đã bước qua chiếc cầu độc mộc để qua sông. Nghĩ đến đây, tôi có cảm giác như mình đã hiểu ý nghĩa tại sao chiếc cầu lại có hình chữ S. Chiếc cầu cong làm thời gian qua sông dài hơn, họ như thêm được phần nào những khoảnh
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
50
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
51
Càng dạo quanh Yeongju, tôi càng cảm thán trước những diện mạo độc đáo của vùng đất này. Đây là nơi sinh ra của bậc vĩ nhân tạo nên nền móng của một quốc gia hưng thịnh, nơi tưởng nhớ vị vua cuối cùng của một triều đại đã suy tàn; đồng thời cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhà tri thức và các chính trị gia, nơi in dấu chân của một vị vua trẻ đã bị đẩy ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực. Tượng phật chạm khắc trên đá cao nhìn xuống Seocheon được coi là bức tượng Phật quan trọng thể hiện phong cách điêu khắc của thời kỳ Silla thống nhất. Tại thời điểm phát hiện, hai mắt của ba vị Phật đều bị thủng nhưng tài nghệ điêu khắc thể hiện ở chiếc mũi to lớn, miệng khép chặt, khuôn mặt phúc hậu thể hiện khí phách mạnh mẽ.
Lên Beomjongru của chùa Buseok, du khách có thể ngắm toàn cảnh chùa và rặng núi Sobaek. Chùa Buseok là chùa Phật giáo tiêu biểu ở Hàn Quốc, vẫn còn lưu truyền đến ngày này kể từ khi thành lập vào năm 676 ngay sau khi Silla thống nhất ba vương quốc. Vào năm 2018, chùa đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới cùng với sáu ngôi chùa khác.
Beomjongru cùng với Anyangru là những lầu các lâu đời nhất ở chùa Buseok. Nhìn chung, các Beomjongru thường nằm ở rìa sân chùa, nhưng tháp Beomjongru ở chùa Buseok lại kiêu hãnh nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên. Đây cũng là nơi tổ chức các nghi lễ Phật giáo, đặt các lễ vật để cầu nguyện cho sự bình an của tất cả chúng sinh một ngày hai lần.
khắc an ủi nhau.
MỞ RA MỘT TRIỀU ĐẠI VÀ KHÉP LẠI MỘT TRIỀU ĐẠI Quay về trung tâm thành phố, tôi đến khu sầm uất nhất của Yeongju. Gần trung tâm thành phố, có nhà của Jeong Dojeon (1342-1398). Jeong Do-jeon được biết đến là người đã tạo tiền đề cho sự thành lập triều đại Joseon. Tôi có cảm giác lạ lẫm trước việc người đặt nền móng thành lập một đất nước đã sinh ra và lớn lên tại Yeongju, nơi khơi nguồn của các con sông lớn. Ngôi nhà này đã sinh ra ba vị quan nên được gọi là "nhà cổ Sampanseo". Dù ngôi nhà hiện này là ngôi nhà đã được di dời, trùng tu giống nguyên trạng do nhà ban đầu bị sập vì thiên tai, nhưng những vận khí nghiêm của dòng họ đã sản sinh ra những con người xây dựng nên hệ tư tưởng của một quốc gia và quan lại triều đình suốt nhiều đời vẫn còn vẹn nguyên. Dạo quanh các con đường văn hóa cận đại của Yeongju, tôi lại leo lên những con dốc thoải để tìm đến Sungeunjeon. Đây là nơi thờ bài vị của vua Gyeongsun (Kính Thuận), trị vì từ năm 927 đến năm 935. Tương truyền đây là nơi vua Gyeongsun lưu lại trên đường đến Gaeseong để quy hàng quân Goryeo. Tôi vừa trên đường đến gặp một nhà tư tưởng
cách mạng có công khởi thủy một triều đại lớn của dân tộc, và giờ đây tôi đang gặp một vị vua không còn cách nào khác phải dâng đất nước có lịch sử hàng ngàn năm nhưng cuối cùng lại bị diệt vong của mình cho một triều đại mới. Tương truyền đó là quyết định khó khăn của vua để bảo vệ tính mạng cho nhân dân trong tình hình đất nước đã thất thế. Yeongju là nơi tưởng nhớ tinh thần yêu nước thương dân của vua Gyeongsun, tôn thờ ông như một vị thần. Tôi đứng trước Sungeunjeon nhìn ngắm thành phố. Mặt trời mùa đông như nhanh tắt hơn khi tôi vẫn đang còn chìm trong suy nghĩ về những giọt nước mắt của rồng rơi xuống nơi này. Sáng sớm hôm sau, tôi đã thấy nhiều người lên chùa Buseok. Chùa Buseok có nghĩa là "sơn tự, ngôi chùa trên núi của Hàn Quốc" đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cùng với chùa Tongdo, chùa Bongjeong, chùa Beopju, chùa Magok, chùa Seonam và chùa Daeheung. Mồ hôi tôi nhễ nhại trên trán và thở bở hơi tai khi leo lên những con dốc dài và các bậc thang cao để chiêm ngưỡng vẻ hùng tráng và xinh đẹp của các tòa kiến trúc. Nhưng cả tôi và những du khách đang tham quan, chẳng ai thấy phàn nàn. Tất cả đều tìm đến đây để xem tảng đá được cho là đã bay lơ lửng trên không trung, ngày xưa đã đánh bại quân địch và hạ cánh tại nơi này. Một chút vất vả đáng để đánh đổi để có thể
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
52
trải nghiệm thế giới thần bí trong truyền thuyết. Khi chùa Buseok được xây dựng bên cạnh tảng đá huyền thoại này vào năm 676, Silla đã đủ sức mạnh để chinh phục Goguryeo và Baekje và thống nhất ba vương quốc. Đó là thời Phật giáo là quốc giáo, với sự ủng hộ của triều đình, quy mô và vị thế của chùa Buseok vô cùng đặc biệt. Và rồi 250 năm sau, đất nước lớn như vậy lại vào tay của kẻ khác. Miên man trong những dòng suy nghĩ phức tạp, tôi đi hết 108 bậc thang lúc nào không hay. Trước mắt tôi là Muryangsujeon, tòa kiến trúc được xây dựng bằng gỗ lâu đời nhất Hàn Quốc. Lúc này, những suy nghĩ về sự thăng trầm của triều đại hoàn toàn bị xóa nhòa khỏi tâm trí tôi. Tôi đã thấy Muryangsujeon, và hòn nổi mang tên "Buseok" nằm ngay bên trái. Trong "Trạch lý chí" (1751), sách địa lý nhân văn được biên soạn dưới thời vua Yeongjo triều đại Joseon đã viết dùng một sợi dây đặt xuống dưới tảng đá và kéo qua thì dây vẫn dễ dàng trượt qua mà không gặp vấn đề gì. Giải thích một cách khoa học thì một phần của đá granit ở phía sau của đền Buseok dường như đang nổi trên các tảng đá nhỏ trong khi trượt dọc theo độ dốc do các khớp nối tấm. Tôi nghĩ nó giống như một chiếc bàn đủ lớn cho 20 người ngồi. Khi tôi đang định đo kích thước của chùa thì một con mèo từ đâu đó xuất hiện và xen vào giữa tôi và chùa Buseok. Điệu bộ của nó như đang trách móc tôi khi nó hoàn toàn không sợ người lạ, bước đi chậm rãi, lười nhác. Mãi cho đến khi con mèo đi qua và biến mất ở hướng ngược lại, tôi mới nhận ra rằng mình đang vô tình trở thành con mọt sách ở thư viện. Đạo Phật nói rằng Phật tính trú ngụ ở mọi thứ trên đời, có lẽ tôi đã gặp được Phật trong dáng vẻ của chú mèo đã khiến tôi giác ngộ.
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
53
Các nơi tham quan tại Yeongju
3 Bảo tàng Khoa học Kongsegye Chùa Buseok
2 Nơi thờ tự hoàng tử Geumseong 1 Thư viện Sosu
Bảo tàng Sosu
4 Lăng mộ bích họa Sunheung
Sungeunjeon (Nơi thờ bài vị vua Gyeongsun)
Nhà cổ Sampanseo Tượng Phật khắc trên đá
Seoul 213km
Yeongju
KHÔNG GIAN TUẦN HOÀN Buổi chiều, hướng về phía tỉnh Gangwon, tôi vượt đèo đến thăm làng trên núi cùa vùng Namdae-ri, sau đó quay lại chùa Buseok và dạo quanh thư viện Sosu. Namdae-ri là nơi mà vua Danjong, vị vua thứ sáu của triều đại Joseon (trị vì 1452-1455), bị phế truất bởi người chú của mình là Sejo (trị vì 1455-1468)
Làng Museom
và phải đi đày. Đây là nơi khởi nguồn Yeongnam của sông Hán. Thư viện Sosu là cơ sở giáo dục tư nhân địa phương đầu tiên của triều đại Joseon nhằm nuôi dưỡng và đào tạo các nhà trí thức, đồng thời là một trong chín thư viện được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với tên gọi "thư viện của Hàn Quốc". Đây là thư viện đầu tiên được nhà vua đặt tên, hiện thờ tự nhiều nhiều cây đại thụ của Nho giáo Hàn Quốc bao gồm Anhyang (1243-1306), người đầu tiên đưa Tính lý học (Tân Nho giáo) vào bán đảo Triều Tiên. Càng dạo quanh Yeongju, tôi càng cảm thán trước những diện mạo độc đáo của vùng đất này. Đây là nơi sinh ra của bậc vĩ nhân tạo nên nền móng của một quốc gia hưng thịnh, nơi tưởng nhớ vị vua cuối cùng của một triều đại đã suy tàn; đồng thời cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhà tri thức và các chính trị gia, nơi in dấu chân của một vị vua trẻ đã bị đẩy ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực. Cảm giác như tôi đang xem một vòng tuần hoàn to lớn. Tôi có cơ hội suy ngẫm về sự khởi đầu và quay về qua nhân vật Song Sang-do (1871-1946) người con đầy tự hào của vùng đất Yeongju. Trong quyển sách được ông lấy tên hiệu và viết mang tên
Đường mòn xung quanh thư viện Sosu là một cung đường dạo bộ thích hợp để thưởng ngoạn phong cảnh cổ kính hài hòa với thiên nhiên. Hàng trăm cây thông đỏ vươn mình mạnh mẽ, trong đó có những cây thông có tuổi đời từ 300 đến 1.000 năm. Được xây dựng năm 1542, thư viện Sosu là thư viện đầu tiên của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới cùng với tám thư viện khác vào năm 2019.
Trên ngôi chùa Seonghyeol yên tĩnh, có một tòa nhà kiến trúc tuyệt đẹp mang tên điện Nahan. Điện Nahan không trang trí họa tiết dancheong mang đến cảm giác sang trọng và trang nhã. Các hoa văn đặc trưng như lá sen, hạc, ếch, cá được chạm khắc tinh xảo.
1
2
3
"Kị lư tùy bút" (1955) đã ghi chép chi tiết hình ảnh những người Hàn Quốc vùng lên chiến đấu chống lại thực dân Nhật Bản ở nhiều nơi khác nhau trên khắp cả nước. Ông rời Yeongju vào mùa xuân và quay về với dáng vẻ tiều tụy hốc hác vào mùa đông. Đối với người dân của đất nước bị đô hộ, việc chống đối chính quyền thực dân sẽ bị đe dọa tính mạng nếu bị phát hiện. Ông đi khắp nơi, nghe ngóng và ghi chép cẩn thận lên giấy những câu chuyện từ hết nơi này đến nơi khác rồi xoắn chúng lại làm thành dây đeo như dây đeo tay nải. Nhờ đó ông tránh được rắc rồi dù có bị kiểm duyệt. Cứ như vậy trong nhiều thập kỷ sau năm 1910, ông đã đi khắp đất nước để gặp gỡ gia quyến của những người yêu nước và thu thập dữ liệu khách quan, như các bài báo tại thời điểm xảy ra các vụ việc. Sáng ngày cuối cùng, cho đến khi chuẩn bị hành lý quay về Seoul tôi vẫn còn suy nghĩ về hành trình của một học giả đã
4
dành cả cuộc đời thắp lên ngọn lửa vực dậy đất nước. Tuy không thể dõi theo hành trình đầy gian khổ không thể diễn tả bằng lời đó được, nhưng tôi vẫn cảm thấy có gì đó hối lỗi vì đã lên xe theo đường cao tốc để quay về Seoul. Tôi men theo hướng đường đèo Jungnyeong xưa. Đơn giản là vì tôi muốn cảm nhận khí phách hiên ngang và son sắt của những nhà tri thức quyết tâm rời xa Yeongju bằng đôi chân mạnh mẽ qua chiếc cầu độc mộc chông chênh bằng cảm giác lái xe trên con đường đèo nguy hiểm dốc cao và ngoằn nghoèo. Lên đến đỉnh đèo, tôi tự hỏi mình đang quay về Seoul hay đang rời bỏ Yeongju. Tôi tự hào vì những trải nghiệm tại vùng đất này và cũng sẽ nhiều lần quay lại với nó, do đó tôi sẽ chọn Yeongju là nơi xuất phát của mình.
Giải trí
GIẢI TRÍ
Wee Geun-woo Phóng viên tự do Dịch. Trần Thị Thu Phượng
Làn gió mới từ chương trình thực tế dành cho phái nữ
55
Nữ chiến binh đường phố, một chương trình thực tế sống còn của kênh truyền hình cáp Mnet hướng ống kính vào các vũ công phụ họa đã gây xôn xao dư luận từ khi còn chưa bắt đầu phát sóng vào tháng 8 năm 2021. Trong ảnh là HolyBang, nhóm nhảy đã giành ngôi quán quân.
© Mnet
Chương trình thực tế dành cho phái nữ trước kia rất ảm đạm với tỉ lệ người xem thấp bởi nhà sản xuất thường dành đất cho nam giới nhưng đến gần đây đã nổi lên thành một từ khóa quan trọng trong lịch phát sóng chương trình giải trí tại Hàn Quốc. Bởi lẽ sự đồng cảm, gắn kết và tôn trọng lẫn nhau giữa các cô gái khi cùng trải qua thử thách đã để lại dư âm mạnh mẽ trong lòng khái giả.
Sân khấu được bố trí hình vuông với một MC, ba giám khảo ở trung tâm. Các đội được đứng xung quanh để hô hào, cổ vũ.
TRONG SỐ các chương trình nổi bật nhất của truyền hình Hàn Quốc năm 2021 có sự góp mặt của Nữ chiến binh đường phố (Street Women Fighter) của Mnet. Đây là một chương trình thực tế với rất nhiều những trận quyết đấu nảy lửa giữa các nhóm nhảy nữ vốn được gọi là "vũ công phụ họa" (back dancer) luôn đứng phía sau ca sĩ. Nó đã trở thành đề tài nóng được khán giả quan tâm ngay từ tập đầu tiên được phát sóng vào ngày 24 tháng 8. Chương trình đạt kỉ lục giữ vị trí số 1 đều đặn trên bảng xếp hạng các chương trình giải trí gây sốt liên tục trong thời gian phát sóng. Sau tập cuối cùng được phát sóng vào ngày 26 tháng 10, các đội trưởng đều trở thành khách mời trong các chương trình giải trí được yêu thích khác và được các số cuối năm của rất nhiều tạp chí thời trang đồng loạt nhắc đến.
MỘT CƠN SỐT MỚI
© Mnet
Cũng giống như Siêu sao K (Superstar K) mùa hai của Mnet năm 2010 và Ngày mai là Vua nhạc Trot (Mr. Trot) phát sóng trên TV Chosun vào năm 2020, Nữ chiến binh đường phố không đơn thuần là một chương trình được khán giá yêu thích mà thực sự trở thành một cơn sốt. Nếu như có điểm khác biệt thì đó là ngay cả thời điểm đạt tỉ lệ người xem cao nhất, Nữ chiến binh đường phố cũng chỉ đạt con số khiêm tốn là 3%, khác hẳn với màn phá kỷ lục tỉ lệ người xem trong lịch sử truyền hình cáp của hai chương trình còn lại. Nói cách khác, chương trình không tạo được sự lôi cuốn bùng nổ đối với đại bộ phận khán giả truyền hình nói chung nhưng lại thu hút được sự quan tâm khổng lồ từ các trang tin tức, cộng đồng mạng và mạng xã hội, hình thành cộng đồng
người hâm mộ (fandom). Để hiểu rõ nguyên nhân, chúng ta cần tìm đến các show thực tế khác cũng từng đạt thành thích ấn tượng trên bảng xếp hạng về tỉ lệ người xem. Chương trình tiêu biểu phải kể đến chính là Những nữ cầu thủ (Kick A Goal) của SBS, nơi quy tụ dàn sao nữ nổi tiếng từ nhiều lĩnh vực như diễn viên, người mẫu thời trang, nghệ sĩ hài cùng giao tranh trên sân cỏ dưới sự dẫn dắt của các huấn luyện viên là cầu thủ đội tuyển World Cup 2002. Chương trình được phát sóng liên tục từ tháng 6 năm 2021 với tỉ lệ người xem ở mức 6-8%. Đây là con số cao nổi bật trong số các chương trình giải trí mới ra mắt cùng năm. Gần đây, dù vướng tin đồn đạo nhái song không thể phủ nhận sự thật chương trình đã thể hiện hoàn hảo vai trò là niềm hi vọng của các chương trình giải trí truyền hình sóng mặt đất vốn đang rơi vào khủng hoảng, trì trệ. Ở góc độ này, có thể xem cơn sốt được tạo ra bởi Nữ chiến binh đường phố và tỉ lệ người xem cao ổn định của Những nữ cầu thủ chính là hai "sự kiện" đóng vai trò chấn hưng lĩnh vực giải trí dành cho phái nữ ở Hàn Quốc trong năm qua.
ĐỐI ĐẦU VỚI SỰ RẬP KHUÔN
Có một điểm chung dễ nhận thấy ở hai chương trình này, tuy mang hình thức chương trình thực tế sống còn, trong đó người thắng kẻ bại được xác định thông qua các trận so tài, nhưng hai chương trình này lại lật đổ hầu hết những khuôn mẫu của các chương trình giải trí sống còn dành cho nữ giới. Thời gian qua, khán giả thường theo dõi các chương trình này theo kiểu ngưỡng mộ những hình mẫu nữ giới giỏi giang hơn bình thường
Thủ lĩnh Monica của PROWDMON (bên trái) và thủ lĩnh Rihey của CocaNButter. Phần giới thiệu hé lộ chuỗi mâu thuẫn liên tiếp
đến chóng mặt của “những cô gái mạnh mẽ”. Tuy nhiên, những người chơi lại thể hiện sự công nhận tài năng và tôn trọng lẫn nhau vô cùng đẹp mắt.
hoặc quan sát những mối hiềm khích được đẩy lên cao trào trong thi đấu nhiều hơn là để tâm vào bản chất của trận tranh tài. Cũng như các chương trình thực tế sống còn khác dành cho nữ, Nữ chiến binh đường phố miêu tả sống động cuộc tranh tài nảy lửa giữa các cô gái xinh đẹp tuyệt đỉnh. Từ khẩu hiệu quảng bá đến đoạn phim quảng cáo trước khi phát sóng đều xuất hiện câu "Mùa hè 2021, chào đón những nữ chiến binh quyết đấu bằng bước nhảy!", gợi liên tưởng đến những cuộc tranh đoạt cấu xé quyết liệt giữa các cô gái. Không những thế, hình ảnh vòng đấu mở màn được khai mào bằng việc các vũ công bị chỉ định là đối thủ dễ chơi phải dán nhãn "No Respect" (tạm dịch Coi thường) lên trang phục, rồi cảnh một vũ công xuất thân là nghệ sĩ thần tượng bị khống chế đem lại cho khán giả một cảm giác như đang xem đàn linh cẩu dễ dàng hạ gục con mồi. Tại "Vòng phân cấp", vòng đấu được coi là ngòi nổ then chốt, quá trình đánh trả quyết liệt của thủ lĩnh các nhóm sau khi lựa chọn và cố gắng thực hiện tốt hơn vũ đạo do No:ze, thủ lĩnh nhóm WAYB làm điểm sáng. Tuy nhiên, tiến sâu hơn nữa vào bên trong chương trình, khán giả lại bắt gặp hình ảnh chân thực của những cô gái tự trọng cao, biết tôn trọng và quan tâm lẫn nhau chứ không đơn thuần chỉ có sự đấu đá. Tất cả người chơi đã thể hiện sự tôn trọng và yêu mến vô hạn đối với một vũ công xuất thân là nghệ sĩ thần tượng cho tới tận phút cuối khi cô ấy bị loại khỏi cuộc chơi. Không những thế, ở thời điểm một vũ công bình luận về vũ đạo do No:ze sáng tác rằng: "Cái đó mình đem về học thuộc tí là thừa sức chơi", cô như
GIẢI TRÍ
GIẢI TRÍ
56
57
Điều khiến những chương trình thực tế dành cho phái nữ trở thành một trào lưu lớn nằm ở cách thức rất khác biệt mà phụ nữ giành chiến thắng trong các trận đấu, đó chính là sự chân thành, bền bỉ và thái độ tôn trọng lẫn nhau.
© Mnet
© Mnet
đang biểu lộ niềm tự hào mãnh liệt về vũ đạo của bản thân hơn là tỏ ý coi thường vũ đạo của đối thủ quá ngon ăn. Bất chấp lối biên tập chủ ý biến cuộc so tài của người chơi thành cuộc đấu đá điên cuồng giữa các cô gái đầy cảm tính, thái độ nghiêm túc, tập trung vào vũ đạo của họ vẫn không bị che lấp và chính điều đó đã trở thành sức nóng, lay động trái tim khán giả. No:ze, vũ công bị loại đầu tiên đã cười và nói rằng: "Mong rằng tất cả mọi người đều có thể nhảy thật hạnh phúc". Cô điềm tĩnh rời cuộc chơi bằng lời yêu thương dành cho những bước nhảy. Chính từ thời khắc đó, vượt lên sự thành bại, điều quan trọng đối với các vũ công lúc này là với tư cách của vũ công chuyên nghiệp, họ có thể chứng minh đẳng cấp của mình đến mức nào để không phải hối hận. Ứng viên sáng giá nhất cho vị trí quán quân, PROWDMON, dù dừng bước sớm tại vòng ba, song điều đọng lại trong lòng người hâm mộ không phải là sự thất bại của họ. Việc ai trở thành người chiến thắng chung cuộc không còn là điều quan trọng. Đó là hiện tượng
chưa từng được chứng kiến ở bất kì chương trình thực tế sống còn nào từ trước tới nay. Những nữ cầu thủ được lên sóng chính thức sau khi đợt phát sóng thử nghiệm đạt tỉ lệ người xem cao ngất ngưởng ở mức 10% cũng là một trường hợp tương tự. Theo tiền lệ, những trận thi đấu thể thao quy tụ những nghệ sĩ nổi tiếng hiển nhiên là sẽ nhấn trọng tâm vào yếu tố hài hước bắt nguồn từ chuyên môn vụng về và sai sót của người chơi. Nhưng trái lại, chương trình này đã gạt bỏ định kiến một cách vô cùng đẹp mắt. Đội ngôi sao trung niên, FC Bướm Đêm Hổ, lên ngôi ở mùa phát sóng thử nghiệm tiếp tục vượt qua vòng bảng và vòng đấu loại trực tiếp để giành chiến thắng ở mùa phát sóng chính thức, song ở đó thắng bại vẫn không phải là điều quan trọng. Đội người mẫu dù sở hữu chiều cao vượt trội nhưng đã không thể làm nên chuyện và phải chấp nhận thất bại tại mùa phát sóng thử nghiệm. Đến mùa phát sóng chính thức, đội chật vật lọt vào bán kết nhưng vẫn thất bại trước FC Bướm Đêm Hổ ở trận chung kết. Tuy nhiên, việc
Ban đầu, La Chica chỉ là một nhóm tạm gồm ba thành viên để biên đạo cho một ca sĩ, nhưng sau vẫn tiếp tục hoạt động như một nhóm để tăng cường cơ hội làm việc với nhiều ca sĩ khác. Họ thi đấu trong Nữ chiến binh đường phố với tư cách là đội năm thành viên với hai vũ công khách mời.
YGX trực thuộc công ty giải trí YG là nhóm nhảy chuyên đào tạo thực tập sinh hoặc biểu diễn cho các ca sĩ của công ty đã quy tụ tại Nữ chiến binh đường phố. Với diện mạo nổi bật và trẻ trung nhất trong số các nhóm tham gia, họ đã trở thành biểu tượng của phái nữ thế hệ GenZ và còn được chọn là người mẫu cho nền tảng thời trang nổi tiếng mà đối tượng khách hàng chủ yếu là nữ giới cùng thế hệ.
của Trò chuyện cùng sao - phiên bản phái sinh của chương trình trò chuyện (talk show) Ngôi sao đài phát thanh (Radio Star) vô cùng ăn khách trên MBC vốn luôn được dẫn dắt bởi dàn MC nam cho đến tận thời gian gần đây. Trong suốt thời gian phát sóng năm năm của chương trình được xem là trường thọ này, hai nữ nghệ sĩ Park Na-rae và Kim Sook trong vai trò MC đã nhận giải Nữ diễn viên truyền hình xuất sắc nhất của MBC năm 2019 và Nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất của KBS năm 2020. Vốn không được thừa nhận năng lực như nam giới, những nữ nghệ sĩ truyền hình đã mất quá nhiều thời gian để giữ được vị thế, phát triển với vai trò người dẫn chương trình và được công nhận là những nghệ sĩ giải trí hàng đầu. Phái nữ trên truyền hình luôn được xây dựng hình ảnh theo quan điểm của nam giới và thường bị đẩy xuống vị trí thứ yếu. Giữa dòng chảy đó vẫn có những nữ nghệ sĩ khai phá vùng đất mới mẻ của riêng họ, vẫn có những nữ khán giả luôn đồng cảm, ủng hộ và cổ vũ họ. Những con người đó có chung một sự đồng cảm từ những trận đấu tương tự nhau và quyết tâm chiến đấu để tiến lên. Thành quả của họ là quá trình chưa có lời kết. Năm 2022 cũng hứa hẹn được chào đón nhiều điều mới mẻ từ họ.
họ kiên cường vượt qua bao thử thách để ghi bàn thành công đã đẹm lại cho khán giả sự xúc động không thể diễn tả thành lời.
ĐỒNG CẢM VÀ GẮN BÓ
Điều khiến những chương trình thực tế dành cho phái nữ trở thành một trào lưu lớn trong bối cảnh nam giới vẫn thường thống trị các chương trình giải trí truyền hình chính là cách thức rất khác biệt mà phụ nữ giành chiến thắng trong các trận đấu, đó chính là sự chân thành, bền bỉ và thái độ tôn trọng lẫn nhau. Câu nói nổi tiếng nhất trong Nữ chiến binh đường phố: "Nhớ xem nhé! Trận chiến của các chị đấy!" đã trở thành tuyên ngôn biểu tượng cho thế giới đầy kiêu hãnh của những cô gái mạnh mẽ mà đấng mày râu không thể tiếp cận. Để đạt được vị thế chương trình giải trí dành cho nữ giới Hàn Quốc như hiện tại, đã có những chương trình đảm nhận vai trò tiên phong như Những chị đại làng thể thao (Sporty Sisters) phát sóng trên E-Channel năm 2020 hay Trò chuyện
cùng sao (Video Star) của MBC Everyone được phát sóng từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 10 năm 2021. Trong mùa thứ hai của Những chị đại làng thể thao diễn ra vào năm 2021, các ngôi sao nữ trước đây và hiện nay của làng thể thao, trong đó có cả Pak Se-ri, người từng được vinh danh ở Đại sảnh Danh vọng Golf Thế giới, đã góp mặt và trải nghiệm những môn chơi hoặc thú vui thể thao mới. Chương trình có ý nghĩa đặc biệt vì đã phá vỡ khuôn mẫu nữ tính quen thuộc của phái nữ trên truyền hình trong suốt thời gian qua bằng những chân dung rất sống động, chẳng hạn như vận động viên bơi lội Jung You-in - người từng gây xôn xao dư luận với đôi vai rộng và cơ bắp khỏe khoắn không có đối thủ. Tương tự như vậy, trong chương trình Những nữ cầu thủ, hình ảnh diễn viên hài Kim Min-kyong rê bóng liều lĩnh, vượt mặt hậu vệ đối phương nhờ hình thể vượt trội đầy hứng khởi cũng là ví dụ điển hình cho sự vượt thoát khuôn mẫu nói trên. Không thể không kể đến đóng góp quan trọng
Nghệ thuật ẩm thực
Jeong Jae-hoon Dược sĩ, Nhà phê bình ẩm thực Dịch. Phạm Hương Giang / Minh họa. Shin Hye-woo
Siraegi: Phong vị mùa đông còn lại
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
Vào mùa xuân, nếu thưởng thức siraegi mang vị ngọt từ sự kiên nhẫn trải qua lạnh giá của thời tiết cuối thu đến đông, sẽ cảm thấy hệt như được đưa vào miệng món quà của mùa màng ban tặng. Là món ăn không dễ thưởng thức vào lần đầu, nhưng nếu cảm nhận được hương vị này thì khó có thể thoát khỏi sức quyến rũ của nó. NGÀY NAY, kể cả những món ăn được cho là có hương vị đặc biệt, đôi khi lại có vẻ rất đỗi bình thường trong lần đầu thưởng thức. Siraegi - lá củ cải hoặc lớp lá ngoài của bắp cải thảo được làm khô qua nắng và gió cũng là món ăn như vậy. Từ xa xưa trên bán đảo Triều Tiên, vào độ cuối thu, người ta lại làm kim chi để ăn vào mùa đông. Đó là "văn hóa kimjang" nằm trong danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO. Thời đó, kim chi được làm bằng cách trộn cải thảo và củ cải với nhiều loại gia vị khác nhau như hành lá, tỏi và bột ớt đỏ, sau đó thừa lại lá củ cải và lớp lá ngoài của bắp cải thảo. Nếu được làm khô hoặc luộc rồi phơi khô, chúng sẽ trở thành siraegi. Trong từ điển tiêu chuẩn tiếng Hàn Quốc định nghĩa ugeoji là lớp lá ngoài được chọn khi cắt tỉa rau xanh, còn siraegi là phần lá củ cải hay lá bắp cải thảo được làm khô. Ugeoji với vẻ ngoài xơ xác đôi khi được so sánh như "nét mặt nhăn nhó", nhưng nếu được làm khô cẩn thận, nó sẽ trở thành một nguyên liệu nấu ăn tuyệt hảo. Phần lá bên ngoài của các loại rau như cải thảo phải hứng chịu gió mưa trong quá trình sinh trưởng, đương nhiên sẽ bị tổn thương, xù xì và chất lượng kém hơn so với phần lá bên trong, và cũng có thể úa vàng hay chết đi. Tuy nhiên, rễ cỏ, vỏ cây phải liên tục phát triển nên khó có thể không xuất hiện lớp ngoài này. Dần dà, người ta gom nhặt những lớp rau này lại và làm khô trong bóng râm, thái nhỏ rồi bỏ một nắm gạo hay bã đậu phụ, cám bột mì vào nấu thành cháo để ăn. Có rất nhiều người ăn một bữa rồi lại muốn ăn hai bữa. Cũng đã có nhiều bài báo đăng lời của những người nông dân rằng, dù vào thời kỳ đói kém mùa xuân họ cũng muốn được ăn thật no món cháo siraegi.
MÓN ĂN CẦN SỰ THÍCH ỨNG
Củ cải quả thật là nguyên liệu nấu ăn hấp dẫn bởi cách sử dụng khác nhau theo từng bộ phận, và mùi vị cũng khác nhau theo từng mùa. Đặc biệt là lá cải xanh thu hoạch trên ruộng vào mùa đông được tách ra từ củ cải rồi đan lại với nhau,
59
phơi khô trong nắng gió trong mùa đông tạo thành siraegi làm phong phú thêm bàn tiệc mùa xuân với hương vị thơm ngon và mềm mại. Phải trải qua quá trình làm đông và rã đông ít nhất ba lần, siraegi mới ngon hơn.
Siraegi là một món ăn phải thử nhiều lần mới có thể hiểu được hương vị. Mùi siraegi luộc trong sân nhà thôn quê mùa đông lạnh giá vốn chẳng thơm tho gì. Tôi thích cảm giác ấm áp của hơi nước sưởi ấm cả ngôi nhà, nhưng tôi lại ghét mùi này. Đó là vì các hợp chất lưu huỳnh được tạo ra khi luộc bắp cải hoặc lá củ cải. Tuy nhiên, trong quá trình đun sôi như vậy, vị hăng cay giảm đi và trở nên dịu nhẹ. Cải thảo chứa nhiều axit glutamic tự do giúp tạo nên hương vị hấp dẫn. Lá củ cải chứa nhiều axit glutamic hơn củ cải. Các hợp chất lưu huỳnh và axit glutamic tự nhiên vốn có nhiều trong thịt, vì vậy chúng là những thành phần
tạo nên mùi của thịt. Siraegi được chế biến bằng cách làm khô bắp cải thảo và lá củ cải, thật không ngờ, chính thành phần trong phong vị này lại tuyệt kỹ hài hòa với thịt. Nếu khuấy bột ớt, tương đậu nành và tỏi để nấu món hầm hoặc súp siraegi, bạn có thể thưởng thức hương vị của thịt mà không cần thêm thịt. Thêm nước cá cơm sẽ làm cho hương vị đậm đà hơn. Ở Tongyeong, một thành phố cảng nổi tiếng về ẩm thực, có truyền thống dùng nước cốt xương lươn thay vì cá cơm để nấu canh siraegi. Quả thật, nó không phải là một hương vị mà tất cả mọi người sẽ thích ngay từ đầu. Để có thể chấp nhận và thích một món ăn lạ, trẻ nhỏ phải trải nghiệm món ăn đó ít nhất 8 đến 15 lần. Canh siraegi là thực phẩm hoàn hảo cho mô tả này. Tôi cũng không nhớ rõ lần đầu tiên nếm thử vị canh siraegi là lúc nào, chỉ nhớ rằng đó là món ăn mà cả một thời gian dài tôi chẳng buồn dòm ngó đến. Nhưng kỳ lạ thay, vào một ngày nọ, tôi lại thấy thích siraegi. Đầu tiên, vì đã thích rồi nên tôi có thể thưởng thức hầu hết các món ăn được làm từ siraegi. Tất cả ẩm thực làm bằng siraegi, từ món siraegi trộn với mè, siraegi kho với tương đậu nành và các loại gia vị, đến cả canh siraegi đun với nước hầm xương bò đều có khẩu vị hấp dẫn. Rằm tháng giêng là ngày lễ âm lịch. Rằm tháng giêng năm 2022 là ngày 15 tháng 2 dương lịch. Vào ngày này tôi ăn rất nhiều cơm ngũ cốc kèm với muknamul. Muknamul là rau nắm luộc rồi trộn với gia vị, làm từ các loại rau khô dự trữ cho mùa đông như bầu, dưa chuột, nấm, bí ngô, xu hào, chwinamul (một loại rau mọc ở núi và đồng ruộng, lá hình tim có răng cưa ở rìa – chú thích của người dịch), dưa chuột gai, vỏ cà tím. Trong muknamul cũng có cả siraegi. Hong Seok-mo (1781-1857), một học giả cuối triều đại Joseon, đã viết trong cuốn sách "Đông quốc tuế thời ký" (1849) rằng nếu ăn muknamul vào ngày rằm tháng giêng đầu tiên của năm sẽ giúp ta chống chọi với cái nóng của mùa hè sắp tới. Mặc dù khó có thể nói rằng lời giải thích của ông có cơ sở khoa học nhưng muknamul, bao gồm cả siraegi có đầy đủ giá trị dinh dưỡng. Khi luộc rồi phơi khô rau, màu của diệp lục chuyển từ xanh sang vàng đậm, nhưng ngay từ ban đầu bản thân chất diệp lục không phải là một chất dinh dưỡng được cơ thể con người hấp thụ và sử dụng. Một số vitamin hòa tan trong nước như vitamin B và vitamin C bị mất, nhưng hầu hết các khoáng chất và vitamin hòa tan trong chất béo vẫn còn. Theo bảng
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC
60
MÓN QUÀ ĐỂ LẠI TỪ MÙA GIÁ LẠNH
HƯƠNG VỊ VÀ CẢM GIÁC NHAI MỀM DỊU Đầu tiên, nếu bạn đã biết đến hương vị độc đáo này thì bạn cũng hiểu được rằng không có món nào là không hợp với siraegi.
Yanggu, tỉnh Gangwon vốn được biết đến với tên gọi Punchbowl nổi tiếng về sản xuất siraegi, bởi nơi này có sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày hơn 20 độ do địa hình núi cao 300-500m so với mực nước biển. "Punchbowl" là cái tên do phóng viên mặt trận người Mỹ gọi địa hình ở đây, do nơi đây diễn ra các trận chiến ác liệt trong Chiến tranh Triều Tiên, giống như một cái âu trộn rau.
Sau khi luộc trong một thời gian dài, ngâm trong nước lạnh để làm mềm, siraegi được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Món siraegi namul có thịt bò hoặc thịt heo băm nhuyễn, tẩm nhiều gia vị và xào với dầu là thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn trong dịp rằm tháng giêng.
Siraegi rất hợp với mỳ Ý sốt dầu tỏi hoặc pasta kem phô mai. Nếu thêm một thìa dầu hạt tía tô, ta có thể thưởng thức món này một cách thơm ngon. Cắt siraegi thành miếng nhỏ để tăng thêm độ giòn.
Siraegi, vốn từng là thức ăn cho người nghèo, nay đã trở thành món ăn ngon được mọi người yêu thích, và đã được tái sinh với hương vị, cảm giác ăn mềm mại hơn vị nguyên bản
© blog.naver.com/catseyesung
Siraegi của ngày này khác với ngày xưa. Thời xưa, củ cải được dùng làm kim chi, còn lá củ cái thừa được gom lại phơi khô để làm siraegi. Bây giờ, người ta đã phát triển ra một loại giống chuyên để lấy siraegi và trồng riêng. Loại siraegi thu hoạch bằng cách gieo hạt giống chuyên để lấy siraegi này có lá mềm hơn so với siraegi thu hoạch từ củ cải thông thường. Một lợi thế của nó là cho cảm giác nhai mềm mại nên những ai cảm thấy bất tiện vì phải tách vỏ khi chế biến có thể nấu chín và ăn ngay. Trồng loại giống dễ mọc và cho nhiều lá này với khoảng cách vừa phải, khi củ cải phát triển đến độ thì cắt làm siraegi và để lại củ cải. Trong khoảng 45 đến 60 ngày gieo trồng rồi thu hoạch, những củ cải nhỏ đôi khi bị bỏ lại một mình trên cánh đồng trống vắng. Như tiêu đề của bài báo trên Senior Maeil vào ngày 29 tháng 11 năm 2021, củ cải còn lại trên cánh đồng đáng phải hét lên rằng: "Tôi ghét siraegi". Theo bài báo, loại củ cải chuyên trồng để làm siraegi có vị hơi cay và mềm hơn củ cải thông thường nên không thích hợp để làm kim chi, cho nên có thể sử dụng cho việc làm củ cải ngâm
muối, dưa cải muối hoặc là thái nhỏ, phơi khô rồi rang lên để làm trà. Siraegi được thu hoạch và làm thức ăn ở khắp Hàn Quốc, nhưng vùng Yanggu tỉnh Gangwon là nơi sản xuất nổi tiếng nhất. Khu vực vùng núi ven biển của Yanggu còn gọi là "Punchbowl", được đặt tên bởi một phóng viên mặt trận Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên. Một từ tiếng Anh dùng để chỉ địa hình của vùng đất trũng bị xói mòn thành hốc sâu như cái bát tròn đựng đồ uống, vẫn được giữ nguyên vẹn làm tên gọi của khu vực này, mang ý nghĩa rằng nơi đây đã từng là chiến trường tàn khốc. Chiến sự Punchbowl diễn ra khốc liệt cho đến tận khi cuộc chiến kết thúc. Tuy nhiên gần đây, nhiều người lại nghĩ đến siraegi khi nhắc đến Yanggu Punchbowl. Đúng như tên gọi Yanggu, vị siraegi của vùng có ánh nắng tươi sáng lạ thường này ngon nổi tiếng, một phần cũng là do thời tiết lạnh khiến củ cải có vị ngọt thanh. Để rau không bị đông trong thời tiết lạnh, phải giảm độ ẩm trong lá, thân và rễ, đồng thời hàm lượng đường và axit amin ngọt tự do tăng lên. Vào những tháng mùa thu và đông lạnh ít nắng, thành phần chất tạo hương vị hăng cay giảm đi. Đây là lý do tại sao kimjang lại có vị ngon khi muối bằng cải thảo và củ cải vào mùa đông. Đến thời nay, bạn có thể ăn siraegi suốt bốn mùa nhưng có lẽ vì lý do này mà phải ăn siraegi vào tiết trời lạnh mới cảm nhận được vị ngon đích thực.
© Getty Images Korea
© Shutterstock
thành phần dinh dưỡng thực phẩm của Cục Quản lý Phát triển Nông thôn, 100g siraegi chần chứa 4g protein, 9,8g carbohydrate, 0,3g chất béo và 10,3g chất xơ. Chỉ cần ăn hai đĩa siraegi là đã hấp thụ hơn một nửa trong số 25g chất xơ được khuyến nghị. Hiệu quả sẽ không kéo dài cho đến tận mùa hè, nhưng rõ ràng là món siraegi thường hay đặt trên mâm cơm trong tiết xuân này, ít nhất sẽ có tác dụng với những ai đang mắc chứng táo bón.
Nếu kèm với món ăn gia đình phổ biến như rau, cháo, món hầm, canh đậu tương hay cơm sẽ dậy nên tuyệt vị lạ thường. Cắt siraegi thành đoạn dài 2-3cm, rưới dầu mè lên, phủ gạo xung quanh và nấu thành cơm, sau đó thêm hỗn hợp nước gia vị hành lá, tỏi và ớt bột vào trộn đều rồi thưởng thức, hương thơm ngọt ngào sẽ ngập tràn trong miệng. Chế độ ăn kiêng low-carb hay ketogenic đang thịnh hành khiến khá nhiều người hiểu nhầm rằng phương pháp ăn kiêng tập trung vào ngũ cốc là kẻ xấu đe dọa sức khỏe. Tuy nhiên, thật vô lý thay khi chính con người đã trồng trọt và xây dựng nền văn minh từ cây lương thực giờ đây lại xem thường và chê bai lương thực. Ở nhiều nơi trên địa cầu, đặc điểm chung của các xã hội nông nghiệp là đều có nền văn hóa ẩm thực lấy các loại thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp như lúa mì, gạo, khoai tây, sắn là lương thực chủ đạo và kèm các món ăn phụ để có thể ăn nhiều hơn các món ăn chính có vị nhạt. Chẳng cần giải thích dài dòng. Nếu ăn một miếng cơm với siraegi, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ. Quả nhiên như thể ẩn nấp trong cơm, siraegi chiết ra phong vị và sự thơm ngon hấp dẫn. Sự tương phản giữa cơm mềm và siraegi dai mang lại cảm giác thú vị nơi đầu lưỡi. Mỗi lần ăn thêm một muỗng thì dư vị lại kéo dài. Cơm vốn có vị nhạt, khi gặp siraegi sẽ biến thành một món ăn có hương vị tinh tế. Nếu thưởng thức một bữa cơm siraegi giản dị, bạn sẽ muốn hét lên rằng hãy dừng lại ngay sự công kích sai lầm vào lương thực. Cắt siraegi lót phía dưới đáy nồi để làm món cá thu kho thì sao nhỉ? Nếu nấu các nguyên liệu có phong vị giống nhau thì quả là tuyệt kỹ hài hòa. Sự tái hợp của siraegi và củ cải đã từng bị tách rời nhau tạo nên một phong vị hài hoà không thể không ngon hơn. Cũng có khi người ta làm và thưởng thức món kim chi hầm siraegi bằng cách thêm siraegi vào thịt heo hầm kim chi. Hương vị hấp dẫn hơn so với các món kim chi hầm thông thường. Không giống như các món salad rau ăn sống, siraegi ấm áp rất dễ chịu cho dạ dày ngay cả khi ăn nhiều. Một món siraegi tuyệt hảo thế này không thể nào chỉ có người Hàn Quốc mới ăn được. Người Ý cũng ăn lá và thân củ cải, mỳ orecchiettes hình tai xào với dầu. Họ cũng ăn món sốt pesto củ cải bằng cách rửa sạch thân và lá của củ cải rồi xay với phô mai Parmesan, tỏi, dầu ô liu và hạt thông. Vì củ cải được sử dụng nguyên vẹn không nấu chín nên nó có vị cay nồng. Nếu thêm một số loại hạt sẽ làm hương vị trở nên dịu hơn. Từ thời xa xưa, việc không vứt bỏ những nguyên liệu có thể ăn được và sử dụng một cách tiết kiệm là một quy tắc phổ biến trên thế giới. Siraegi, vốn từng là thức ăn cho người nghèo, nay đã trở thành món ăn ngon được mọi người yêu thích, và đã được tái sinh với hương vị và cảm giác ăn mềm mại hơn vị nguyên bản. Giống như Polenta, một món cháo ngô mà những người nông dân nghèo ở Ý làm khi không có gì để ăn vào thế kỷ XVI, siraegi đã trở thành một món được những người sành ăn yêu thích trong thời hiện đại. Đây là lý do tại sao giờ đây khi được thưởng thức siraegi với hương vị ngon hơn và mềm mại hơn, ta không nên quên đi quá khứ của nguyên liệu độc đáo này.
61
Phong cách sống
Kim Dong-hwan Phóng viên Nhật báo Segye Dịch. Nguyễn Ngọc Bích Uyên, Trần Thị Như Ngọc
PHONG CÁCH SỐNG
63
Sự phát triển bùng nổ của văn phòng chia sẻ Văn phòng chia sẻ tiếp tục trở nên phổ biến như không gian tiêu biểu của phong cách làm việc trong thời đại bình thường mới. Lý do phát triển của văn phòng chia sẻ nằm ở quy mô không gian cho thuê linh hoạt và các hình thức hợp đồng, kích thích nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp có một thành viên và các công ty khởi nghiệp nhỏ.
"VĂN PHÒNG cách ga tàu điện ngầm chỉ một phút đi bộ, lại còn sử dụng được phòng họp và sảnh đón khách nên tôi thất rất thuận tiện". "Tôi nghĩ mình đã đúng đắn khi chọn nơi này vì có thể làm việc trong không gian như không gian của doanh nghiệp lớn với mức chi phí tiết kiệm". "Sau một năm làm việc ở một khu vực khác của Seoul, tôi đã chuyển về gần nhà hơn khi văn phòng chia sẻ được khai trương trong một tòa nhà mới ở đây". Nhiều bình luận tích cực của cộng đồng mạng về loại hình văn phòng này trong nhóm online. Các bình luận này giống như đánh giá sau giao dịch bất động sản của người giao dịch. Những năm gần đây, văn phòng chia sẻ đã trở thành xu hướng mới trên thị trường bất động sản Hàn Quốc.
RIÊNG BIỆT VÀ CÙNG NHAU
Văn phòng chia sẻ thường là một văn phòng khép kín. Tuy nhiên, đôi khi nó được sử dụng chung ở dạng mở và được chia thành các khu vực như: khu tập trung, khu thư giãn, khu sáng tạo, khu làm mới… Tại đây, người dùng có thể làm việc hoặc thư giãn. Bầu không khí yên tĩnh và ấm cúng như một quán cà phê giúp mọi người tăng cường sự tập trung.
© FASTFIVE FIVESPOT Hapjeong
Văn phòng chia sẻ là một khái niệm văn phòng mới nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng không gian bằng cách chia sẻ không gian chung như phòng họp và phòng nghỉ với các công ty khác, đồng thời sử dụng không gian làm việc một cách độc lập. Một người đàn ông hơn 30 tuổi, điều hành công việc kinh doanh cá nhân tại văn phòng chia sẻ ở quận Yongsan, Seoul, đã viết trên blog của mình sau một năm chuyển đến: "Đó là một nơi tựa thiên đường cho phép bạn có thể làm việc và nghỉ ngơi cùng một lúc". Ý kiến phổ biến cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện văn phòng chia sẻ là "nền kinh tế chia sẻ". Suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu với cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ cuối những năm 2000 đã tạo ra mô hình kinh tế mới gọi là kinh tế chia sẻ, và khi phạm vi chia sẻ được mở rộng từ hàng hóa và dịch vụ sang không gian, các văn phòng chia sẻ đã ra đời. Ở Hàn Quốc, phương thức phổ biến là các doanh nghiệp
kinh doanh văn phòng chia sẻ thuê một số tầng của các tòa nhà cao tầng trong các khu thương mại trung tâm thành phố như quận Gangnam, Seoul, sau đó chia nhỏ mặt bằng và cho các công ty thuê lại. Chúng có nhiều tên gọi như "văn phòng chia sẻ" - chú trọng đến việc chia sẻ không gian trong một tòa nhà, "văn phòng làm việc chung" - một số công ty làm việc trong cùng một không gian và "văn phòng linh hoạt" các hợp đồng linh hoạt giữa công ty vận hành văn phòng chung và các công ty thuê lại. Thị trường văn phòng chia sẻ trong nước đã phát triển mạnh mẽ từ giữa những năm 2010. Trong báo cáo nghiên cứu "Hiện tại và tương lai của các văn phòng chia sẻ trong thời kỳ hậu COVID-19", được công bố tháng 5 năm 2021, Viện Nghiên cứu Kinh tế KB đã phân tích thị trường văn phòng chia sẻ tăng trưởng nhanh chóng bắt đầu từ năm 2016 khi một công ty văn phòng chia sẻ của Mỹ là WeWork đầu tư vào Hàn Quốc. Đồng thời, dự đoán quy mô thị trường văn phòng chia sẻ trong nước từ 60 tỷ won vào năm 2017 sẽ tăng lên 770 tỷ won vào năm 2022. Người ta đánh giá rằng Fast Five, thương hiệu văn phòng chia sẻ đầu tiên tại Hàn Quốc ra mắt vào năm 2015 và sau đó là Spark Plus, được thành lập vào năm 2016, đã đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nhanh chóng này. Khi thị trường này được quan tâm, có khoảng 20 văn phòng chia sẻ ở Seoul vào năm 2010, nhưng đến năm 2016, đã có hơn 100 văn phòng và tính đến tháng 7 năm 2019, đã có đến 220 văn phòng. Viện Nghiên cứu Kinh tế KB giải thích trong báo cáo rằng tổng diện tích của các văn phòng chia sẻ đã tăng từ 50.000m2 lên 600.000m2. Theo trang web của Fast Five, tính đến tháng 12 năm 2021, họ đang vận hành 38 chi nhánh trên khắp cả nước và có tổng cộng 13.290 công ty từ các công ty khởi nghiệp đến các tập đoàn lớn là
PHONG CÁCH SỐNG khách hàng. Đồng thời cho biết thêm, 86% người dùng có mức độ hài lòng cao và bày tỏ ý định gia hạn hợp đồng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng có thể văn phòng chia sẻ thay thế các tập đoàn lớn đã rời trung tâm thành phố do phần lớn diện tích tại các tòa nhà cao tầng đều được cho thuê và vận hành. Cũng có phân tích cho rằng do nhu cầu từ các doanh nghiệp nhỏ muốn tọa lạc trong khu thương mại, có hạ tầng giao thông nên đã tạo ra văn phòng chia sẻ. Khi các tập đoàn lớn chuyển về vùng ngoại ô, có trường hợp thành lập "văn phòng cơ sở" bằng cách chuyển nhóm dự án kinh doanh mới cần phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường vào văn phòng chia sẻ.
YẾU TỐ KHIẾN NHU CẦU TĂNG CAO
chính là điểm thu hút sự quan tâm của người dùng tiềm năng. Một khởi đầu nhẹ nhàng, khi không cần thiết phải chi tiền cho việc thiết kế văn phòng và trang bị nội thất, là một ưu điểm khó có thể phủ nhận. Văn phòng chia sẻ đặt tại các tòa nhà cao tầng ở khu vực gần ga tàu điện ngầm cũng là điểm khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nhỏ. Nhân sự thường xuyên biến động và hoạt động kinh doanh không ổn định luôn là gánh nặng cho các doanh nghiệp nhỏ. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, không gian làm việc cần có quy mô phù hợp khi số lượng nhân viên tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, điều này không dễ đạt được. Ngay cả khi bên thuê muốn chuyển văn phòng, việc này chỉ có thể được thực hiện khi thời hạn thuê đã hết và tiền thuê văn phòng, một phần của chi phí cố định trong thời gian này, có thể coi là một khoản lỗ. Do đó, sự linh hoạt trong việc bố trí không gian và thời gian thuê là yếu tố làm tăng mức độ phổ biến của văn phòng chia sẻ. Thời gian cho thuê văn phòng chỉ từ một tháng và tùy theo số lượng nhân viên tăng hay giảm mà người thuê có thể chuyển sang văn phòng khác với diện tích mới phù hợp hơn trong cùng tòa nhà. Đối với văn phòng chia sẻ, có thể ký hợp đồng với số lượng cần thiết ngay lập tức và sau này có thể tự do mở rộng hoặc giảm bớt số lượng trên. Một người sử dụng cho biết: "Chúng tôi đề xuất văn phòng chia sẻ cho những doanh nghiệp thường có biến động lớn về nhân sự và
65
Văn phòng chia sẻ được vận hành với hệ thống đơn giản và tiện lợi đến mức không những có thể sử dụng trong thời gian ngắn, chỉ từ một tháng, mà còn sử dụng ngay sau ngày ký hợp đồng. Việc di chuyển hoặc mở rộng văn phòng cũng rất linh hoạt.
Chi phí thuê thay đổi tùy thuộc vào số lượng bàn, số lượng người sử dụng và tùy vào văn phòng có cửa sổ hay không. Trong khi đó, dịch vụ in ấn, cà phê, đồ ăn nhẹ và văn phòng phẩm hầu hết đều được cung cấp miễn phí.
© WEWORK KOREA
Dựa vào các đánh giá đăng tải trên mạng xã hội và chia sẻ của những người sử dụng, ưu điểm lớn nhất của văn phòng chia sẻ nằm ở chi phí thuê rẻ. Nếu dọn đến một văn phòng chia sẻ mới mở, công ty sẽ nhận được nhiều ưu đãi giảm giá giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Các công ty vận hành văn phòng chia sẻ cũng nhấn mạnh đến tính kinh kế của mô hình này. Công ty Fast Five, thông qua website chính thức của mình, cho biết: "Từ chi phí đầu tư ban đầu đến chi phí cố định đều sẽ được giảm thiểu đáng kể", bên cạnh đó "Ngay cả những công ty quy mô nhỏ cũng có thể tìm được văn phòng trong các tòa nhà cao tầng". Đây
PHONG CÁCH SỐNG
64
Sử dụng văn phòng chia sẻ giúp doanh nghiệp có khởi đầu nhẹ nhàng do không tốn chi phí trang trí nội thất hay mua sắm đồ dùng văn phòng. Đó là lợi thế khó có thể chối cãi của loại hình văn phòng này. Các tòa nhà cao tầng nằm gần ga tàu điện ngầm cũng rất hấp dẫn các doanh nghiệp nhỏ. những công ty muốn đầu tư chi phí ban đầu vào công việc thay vì tiền cọc văn phòng". Ngoài ra, điểm khác biệt nổi bật nhất giữa văn phòng chia sẻ và tòa nhà văn phòng truyền thống là có thể thoải mái sử dụng văn phòng riêng của mình bất cứ lúc nào, nhờ vào cơ chế hoạt động 24/7. Khi chế độ làm việc linh hoạt và làm việc tại nhà ngày một phổ biến do tác động của đại dịch COVID-19, việc mỗi người có thể sử dụng không gian văn phòng tùy vào thời điểm cần thiết được xem là vô cùng thiết yếu.
NGUY CƠ VÀ ỨNG PHÓ
© FASTFIVE Sinsa
Tuy nhiên, khi nhìn ở một góc độ khác, ưu điểm cũng có thể biến thành nhược điểm. Tổng hợp các đánh giá của người dùng, có thể kết luận rằng, công năng sử dụng của văn phòng chia sẻ bị giảm sút do quá chú trọng đầu tư vào nội thất. Ví dụ, việc chia nhỏ một không gian thành nhiều văn phòng sẽ tạo ra một không gian kín gây khó khăn cho việc thông gió. Với lý do tương tự, khi máy sưởi ở một văn phòng được bât, máy sưởi ở các văn phòng khác cũng sẽ chạy cùng lúc. Vì vây, rất khó để điều chỉnh nhiệt độ riêng cho từng văn phòng. Các doanh nghiêp đổ xô sử dụng văn phòng chia sẻ cũng khiến viêc sử dụng phòng họp vào thời điểm mong
muốn trở nên khó khăn. Ngoài ra, không thể bỏ qua những chỉ trích về việc "mổ xẻ phòng" để chia không gian cho nhiều người thuê. Mặt khác, một số cảm thấy rằng, nguồn lợi nhuận của các công ty vận hành văn phòng chia sẻ sẽ trở nên không rõ ràng trong tương lai. Nhiều nguồn chỉ ra rằng từ nguồn thu nhập tương đương với việc cho thuê tòa nhà, đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng của văn phòng chia sẻ sẽ bị chững lại. Vị trí của văn phòng chia sẻ, thường bị giới hạn trong các khu thương mại ở trung tâm thành phố, cũng là một rào cản đối với sự tăng trưởng. Ngoài ra, mức tăng giá thuê văn phòng bị hạn chế, trong khi để tăng sức cạnh tranh với các công ty mới thành lập, các công ty vận hành văn phòng chia sẻ buộc phải tăng chi phí nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho các công ty thuê văn phòng. Bất chấp những dự báo trái chiều cũng như các ưu nhược điểm khác nhau, một thực tế không thể thay đổi là mô hình văn phòng chia sẻ đang trở thành xu hướng mới trên toàn thế giới. Các thương hiệu lớn sẽ khắc phục những hạn chế trước mắt như thế nào, mở rộng và phát triển kinh doanh theo hướng nào là điều hiển nhiên được nhiều người mong đợi.
Điểm nhìn Việt Nam
TS.NSƯT. Nguyễn Thị Hải Phượng
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
67
Trưởng khoa Âm nhạc Truyền thống, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, những cảm nhận Có thể đây không phải là lần đầu tiên Hàn Quốc có những đoàn giao lưu văn hóa và giới thiệu quảng bá văn hóa đến các nước, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên khán giả Thành phố Hồ Chí Minh được thưởng thức một buổi trình diễn chuyên sâu về các loại nhạc khí dân tộc, đàn gayageum, đàn geomungo độc đáo của đoàn nhạc sĩ Hàn Quốc với tính chuyên nghiệp cao, sâu sắc và được diễn giải chi tiết. Vào mùa thu 2000, Cung Văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức Liên hoan Đàn tranh châu Á lần thứ nhất. Tham gia có các nhà nghiên cứu âm nhạc và các nghệ sĩ biểu diễn đàn tranh đến từ Việt Nam, Hàn quốc, Nhật Bản, Singapore. Theo nhiều nghiên cứu trước đây, các loại đàn tranh (gọi chung là zither) đều có khởi nguồn từ Trung Hoa, được gọi tên là guzheng. Theo con đường giao lưu kinh tế và văn hóa, cây đàn guzheng Trung Hoa đã được biến đổi thành các cây đàn đặc trưng của mỗi nước mà nó đi qua. Cây guzheng đã được biến đổi thành đàn tranh Việt Nam với 16 dây, đàn koto Nhật Bản 13 dây, đàn gayageum Hàn Quốc 12 dây. Ngoài việc thay đổi số lượng dây đàn, mỗi dân tộc cũng đã biến đổi hệ thống thang âm, sử dụng chất lượng dây đàn khác nhau và tạo ra những kỹ thuật diễn tấu khác nhau để diễn tả quan niệm thẩm mỹ của dân tộc mình. Trong liên hoan lần này, đoàn Hàn Quốc có ba vị giáo sư nổi tiếng về âm nhạc truyền thống đến tham dự và biểu diễn. Đó là GS. Lee Chae-suk, GS. Kim Sun-ok, GS.TS. Kwon Ohsung. Có thể đây không phải là lần đầu tiên Hàn Quốc có những đoàn giao lưu văn hóa và giới thiệu quảng bá văn hóa đến các nước, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên khán giả Thành phố Hồ Chí Minh được thưởng thức một buổi trình diễn chuyên sâu về các loại nhạc khí dân tộc, đàn gayageum, đàn geomungo độc đáo của
đoàn nhạc sĩ Hàn Quốc với tính chuyên nghiệp cao, sâu sắc và được diễn giải chi tiết. Bên cạnh những buổi diễn của các đoàn là những cuộc hội thảo về âm nhạc truyền thống, cụ thể là những ý kiến về đàn zither và các loại nhạc khí dân tộc nói chung. Các ý kiến đều xoay quanh sự chia sẻ việc làm thể nào để lưu giữ, giới thiệu và phát triển âm nhạc truyền thống tại các nước. Chúng tôi vẫn còn nhớ những cảm xúc của những ngày ấy khi mà tất cả các nhạc sĩ đều cùng có chung một niềm tin yêu, hãnh diện về âm nhạc dân tộc nước mình và đều muốn chung tay để lan tỏa tình yêu ấy. Trong hội thảo, những chia sẻ của đoàn Hàn Quốc được chú ý nhiều nhất. Các nhạc sĩ đã nói lên kinh nghiệm của mình khi lưu giữ âm nhạc truyền thống nói chung, bằng các phương pháp: 1. Giảng dạy, lưu giữ âm nhạc truyền thống cho các thế hệ kế thừa bằng cách đưa vào trường học. 2. Đào tạo đỉnh cao, tạo những trường đào tạo âm nhạc truyền thống chuyên nghiệp đỉnh cao, hình thành đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp. 3. Quảng bá ra thế giới, thành lập các tổ chức giao lưu văn hóa, kết nối văn hóa bản địa với thế giới. Hơn 20 năm đã trôi qua… Nhìn những thành quả của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc hôm nay, chúng tôi thực sự cảm phục.
LƯU GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
Các loại nhạc khí truyền thống đã được đưa giảng dạy ở các trường tiểu học, trung học trên toàn đất nước. Vì thế, các em học sinh tiểu học, trung học… mạnh dạn, tự tin biểu diễn các nhạc khí dân tộc như: trống jangu, gayageum, geomungo, piri, haegeum, sogeum, ajaeng… trong những dịp trình diễn của mình. Các sân khấu truyền thống được tổ chức thường xuyên. Nhiều ban nhạc truyền thống nổi tiếng và có lượng khán giả đông đảo không thua gì âm nhạc giới trẻ. Các trường nghệ thuật của Hàn Quốc giảng dạy âm nhạc truyền thống có sự chuyên sâu, các chuyên ngành hấp dẫn và bổ ích. Nhiều môn học định hướng cho sinh viên và cần thiết trong việc nghiên cứu, phát triển nền nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc như: Giáo dục quốc nhạc khái luận, Khái luận về giáo dục văn hóa nghệ thuật, Phương pháp nghiên cứu khái luận quốc nhạc, Phương pháp phát triển chương trình quốc nhạc… thu hút rất nhiều sinh viên - kể cả sinh viên quốc tế theo học. Trường Đại học Nghệ thuật Tổng hợp Quốc gia Hàn Quốc (Korea National University of Arts) là một trong những trường thu hút được sinh viên theo học. Trường có chính sách học bổng của chính phủ dành cho sinh viên khối nghệ thuật đạt đủ tiêu chuẩn (kể cả sinh viên nước ngoài). Mỗi năm trường dành khoảng 10-15 suất dành cho sinh viên từ
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM
68
ĐIỂM NHÌN VIỆT NAM 142 quốc gia. Hiện nay có một sinh viên đã tốt nghiệp Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đang tham dự khóa học thạc sĩ tại đây. Nhiều năm qua, Hàn Quốc đã cử những sinh viên ưu tú đi nước ngoài học và mang những kiến thức đã học về xây dựng đất nước. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, có nhiều người mang kiến thức đã học về để ứng dụng và góp phần hỗ trợ các nhà sản xuất nhạc khí Hàn Quốc, hỗ trợ các nhà sản xuất nhạc khí Hàn Quốc, hỗ trợ các nghiên cứu về cải tiến nhạc cụ, làm cho các nhạc khí cổ truyền ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần tạo điều kiện cho các nhạc sĩ âm nhạc truyền thống có đủ điều kiện để phát triển lĩnh vực âm nhạc của mình.
69
Các trường nghệ thuật của Hàn Quốc giảng dạy âm nhạc truyền thống có sự chuyên sâu, các chuyên ngành hấp dẫn và bổ ích. Nhiều môn học định hướng cho sinh viên và cần thiết trong việc nghiên cứu, phát triển nền nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, thu hút rất nhiều sinh viên theo học.
VỀ GIAO LƯU QUỐC TẾ
"TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA"
Nhận thức được sự quan trọng của văn hóa truyền thống nói chung đối với việc giữ gì bản sắc văn hóa dân tộc, chính phủ Việt Nam cũng đã đưa những mục tiêu "giữ gìn bản sắc dân tộc" vào chương trình hành động quốc gia. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, chúng ta vẫn đang loay hoay với việc đưa văn hóa dân tộc như thế nào, đưa cái gì và với mức độ nào.
© HTV
Tổ chức CPI - một trong nhiều tổ chức giao lưu văn hóa ở Hàn Quốc đã kết nối hàng trăm nghệ sĩ trên toàn thế giới đến giao lưu, học hỏi và tạo nên một cộng đồng CPI vững chắc. Riêng đối với Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, một cơ sở đào tạo âm nhạc đỉnh cao của thành phố, cũng đã có tám thành viên tham gia dự án của tổ chức CPI từ năm 2016 đến năm 2019 (mỗi năm có hai sinh viên được tham gia trong vòng sáu tháng, năm 2020 và 2021 không tổ chức vì lý do đại dịch COVID-19). Trong chương trình giao lưu kéo dài khoảng 4-6 tháng, các thành viên của nhiều quốc sẽ cùng tham dự những hoạt động: • Học tiếng Hàn. • Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc thông qua việc học các loại nhạc cụ như: trống jangu (bắt buộc tìm hiểu và tập luyện); ngoài ra còn có thể học thêm gayageum, geomungo, piri, haegeum, sogeum, ajaeng. • Học hát dân ca, nhạc cổ của Hàn Quốc • Tham gia những buổi tìm hiểu văn hóa Hàn như: làm quạt, thư pháp, vẽ tranh, trà đạo... • Tham gia tập luyện, biểu diễn, giao lưu văn hóa cùng đoàn của CPI trên sân khấu các tỉnh thành. Những thành viên - nghệ sĩ của các nước sau khi tham gia tổ chức CPI sẽ trở thành những nhân tố tích cực trong việc kết nối, mở rộng mối quan hệ giữa Hàn Quốc với quốc gia của mình, trở thành những cầu nối để quảng bá âm nhạc Hàn Quốc ngày càng rộng rãi và phổ biến hơn. Ngoài ra, Hàn Quốc vẫn có nhiều đoàn ca nhạc truyền thống có nhiệm vụ đi giao lưu biểudiễn và giới thiệu văn hóa Hàn Quốc đến tất cả các nước trên thế giới. Những hoạt động nêu trên làm cho văn hóa truyền thống của Hàn Quốc được giữ gìn và truyền bá song song vói việc phát triển âm nhạc thị trường tạo nên trào lưu K-pop.
Nếu chỉ để cập riêng về việc lưu giữ và truyền bá âm nhạc truyền thống thì chúng ta vẫn chưa có chiến lược, chính sách để giảng dạy âm nhạc truyền thống một cách đúng đắn. Các học sinh, các thầy cô giáo vẫn đang phải dạy và học những chương trình âm nhạc cũ kỹ, có giới thiệu các đặc trưng vùng miền nhưng chưa chuẩn xác và chưa có hệ thống. Để văn hóa đúng là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, ngang tầm với chính trị - kinh tế và xã hội thì điều đầu tiên là cần phải có chính sách giáo dục phù hợp song song với việc xây dựng môi trường văn hóa. Cũng vậy, để lưu giữ, phục hồi và phát triển nền âm nhạc truyền thống sao cho chúng vẫn được phát triển mà không mất đi bản sắc của mình thì việc đưa ra những cơ chế, chính sách và xây dựng một chương trình hành động nhằm nâng cao nhận thức và phổ biến âm nhạc truyền thống cho người dân phải được thực hiện đồng bộ từ các cấp, các tổ chức. Với những thành quả mà Hàn Quốc đã đạt được trong việc gìn giữ và phát triển âm nhạc truyền thống, chúng ta có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm và áp dụng cho việc bảo tồn âm nhạc nước nhà, sao cho những thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S cũng sẽ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước thể hiện qua văn hóa Việt Nam, âm nhạc Việt Nam và sao cho mỗi con người Việt Nam đều hãnh diện, tự hào với di sản quý báu mà cha ông ta đã để lại, tự hào với hai tiếng Việt Nam.
NSƯT Hải Phượng (giữa) đang trình diễn trong chương trình "Dấu ấn huyền thoại" của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Tại đây, cô đã mang đến một không gian âm nhạc cùng những câu chuyện về cây đàn tranh đầy sức hút.
Subscription/Purchase Information A JournAl of the eAst AsiA foundAtion
How to Subscribe
Join Our Mailing List
Fill in the subscription form on the Koreana website (www.koreana.or. kr > Subscribe) and click the “Send” button. You will receive an invoice with payment information via e-mail.
Subscription Rates
Postal Address
Annual Subscription (airmail delivery included)
Korea
East Asia
1
Southeast Asia
2
Europe and N. America 3
Africa and S. America 4
1 year
25,000 won
2 years
50,000 won
3 years
75,000 won
1 year
US$45
2 years
US$81
3 years
US$108
1 year
US$50
2 years
US$90
3 years
US$120
1 year
US$55
2 years
US$99
3 years
US$132
1 year
US$60
2 years
US$108
3 years
US$144
Back Issues* (per copy) 6,000 won
US$9
* For back issues, there is an additional charge for airmail delivery.
1
EAST ASIA (CHINA, HONG KONG, JAPAN, MACAU and TAIWAN)
2
SOUTHEAST ASIA (BRUNEI, CAMBODIA, EAST TIMOR, INDONESIA, LAOS, MALAYSIA, MYANMAR, PHILIPPINES, SINGAPORE, THAILAND and VIETNAM) and MONGOLIA
3
EUROPE (including RUSSIA and CIS), MIDDLE EAST, NORTH AMERICA, OCEANIA and SOUTH ASIA (AFGHANISTAN, BANGLADESH, BHUTAN, INDIA, MALDIVES, NEPAL, PAKISTAN and SRI LANKA)
4
AFRICA, SOUTH/CENTRAL AMERICA (including WEST INDIES) and SOUTH PACIFIC ISLANDS
Be the first to know when the new issue comes out; sign up for the Koreana web magazine notification e-mails by sending your name and e-mail address to koreana@kf.or.kr. In addition to the web magazine, the contents of Koreana are available via e-book service for mobile devices (Apple i-books, Google Books and Amazon).
Reader Feedback
We always welcome your feedback. E-mail any comments or suggestions to koreana@kf.or.kr.
Enjoy Our Website!
We Help Asia Speak to the World and the World Speak to Asia. In our latest issue:
Pulling Apart: What Growing US-China Rivalry Means for the World Learn more and subscribe to our print or online editions at
www.globalasia.org
chinA-us comPetition: essAYs bY
Wang Dong; G. John Ikenberry; Stein Tønnesson; Ryan Hass; Sheila A. Smith; Maria Repnikova; Heejin Lee; Huong Le Thu; Miyeon Oh; and Iati Iati in focus: JAPAn stePs uP to meet its chAllenges
Rupakjyoti Borah looks at Prime Minister Kishida’s inbox; Rajaram Panda weighs up military threat responses should the west negotiAte with communist stAtes?
Walter C. Clemens, Jr. searches for a modern-day answer
Plus
tristan Kenderdine China’s third rail crossing into Kazahkstan is about geo-economics, not development gordon feller Mongolia’s handling of its mining boom choi Jong Kun Reflections on the South Korea’s alliance with the US and its growing global role book reviews New books on Japan, China, Korea and India. Reviews by Tristan Kenderdine, Walter C. Clemens, Jr., James Baron and Nayan Chanda. Plus a selection of short reviews
us$15.00 w15,000 A JournAl of the eAst AsiA foundAtion | www.globAlAsiA.org | volume 16, number 4, december 2021
Pulling Apart
What Growing US-China Rivalry Means for the World News, archives and analysis at www.globalasia.org
Try our digital edition: Read on any device. Issues just $5.99 each or $19.99 per year. Download the free Magzter app or go to www.magzter.com