LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

KHOA KIẾN TRÚC

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA MÔN HỌC LỊCH SỬ

KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

Tên đề tài: Bài học tham khảo và vận dụng từ môn học Lịch sử kiến trúc phương Tây

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Kỳ Quốc

Sinh viên: Lê Hoàng Khánh

Lớp: KT19/A1

Lớp học phần: 0300120-07

Mã số sinh viên: 19510101080

TPHCM, ngày 5 tháng 5 năm 2022

1
2 MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU VÀ ĐỀ TÀI ĐƯỢC CHỌN 3 B. VỀ KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI (ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NHỮNG NĂM 1970) VÀ NHỮNG Ý TƯỞNG VƯỢT THỜI GIAN. ......................................................................4 1. Bối cảnh lịch sử.........................................................................................................4 2. Học phái Bauhaus (Bauhaus)..................................................................................6 3. Chủ nghĩa công năng thẩm mỹ .............................................................................11 4. Quan điểm và công trình tiêu biểu của kiến trúc sư Mies van der Rohe..........19 5. Kiến trúc hữu cơ.....................................................................................................23 6. Chủ nghĩa biểu hiện mới........................................................................................34 7. Tổng kết về kiến trúc hiện đại – bài học về việc thoát ly khỏi cái cũ ................43 C. VẬN DỤNG................................................................................................................44 1. Ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại đến kiến trúc hiện nay.................................44 2. Vận dụng bản thân.................................................................................................45 D. LỜI KẾT ....................................................................................................................46

A.LỜI NÓI ĐẦU VÀ ĐỀ TÀI ĐƯỢC CHỌN

Lịch sử kiến trúc phương Tây là một trong những môn quan trọng trong suốt quá trình học tập của sinh viên ngành kiến trúc và việc hành nghề kiến trúc sư sau này.

Chảy dài trong suốt tiến trình lịch sử của con người, kiến trúc bắt đầu từ rất sớm, từ kiến trúc thời kỳ Cổ Đại (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Hy Lạp và La Mã) đến kiến trúc thời kỳ Trung Đại (Thiên chúa giáo Tiền Kỳ, Byzantine, Romanesque, Gothic, Phục Hưng, Baroque – Rococo, chủ nghĩa kinh điển Pháp), kiến trúc Cận Đại và Kiến trúc Hiện Đại. Mỗi thời kì đều có những bước đột phá cụ thể, nhưng kiến trúc Hiện đại để với tôi lại nhiều bài học về tư duy, bứt phá trong thiết kế, tổ chức mặt bằng, cách

giải quyết và thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, thấy được sự táo bạo,

mạnh mẽ, thoát ly khỏi phương pháp sáng tác học viện của thời kỳ trước. Việc nhìn

lại quá khứ, tiếp thu và phát triển các tiến bộ trong kiến trúc của người đi trước tạo

nên những tiền đề trong việc thiết kế của các kiến trúc sư đời sau. Từ đó liên hệ đến

kiến trúc đương đại ngày nay, thấy được các kiến trúc sư trên thế giới nói chung và

kiến trúc sư Việt Nam nói riêng đã áp dụng và phát triển những thành tựu đó như thế

nào và bản thân tôi đã học được những gì từ môn học.

3

B. VỀ KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI (ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NHỮNG

NĂM 1970) VÀ NHỮNG Ý TƯỞNG VƯỢT THỜI GIAN.

1. Bối cảnh lịch sử

- Trong suốt những năm cuối thế kỉ 19, khi mà nhiều kiến trúc sư vẫn còn đang

tiếp tục theo đuổi con đường sao chép những phong cách kiến trúc cổ thì từ những năm đầu thế kỉ 20, một số kiến trúc sư ở phương Tây đã thiết lập một phong cách kiến trúc hoàn toàn mới vượt mọi khuôn khổ xưa gọi là kiến trúc Hiện đại. Đầu thế kỉ 20

với sự phát triển của tư bản chủ nghĩa kéo theo những phát kiến mới trên nhiều lĩnh

vực, trong đó nền khoa học kĩ thuật và công nghệ mới đã có những bước tiến lớn trong nghiên cứu vật liệu và kĩ thuật xây dựng.

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kiến trúc giai đoạn lịch sử hiện đại đã có

những đặc điểm thoát ly hẳn đối với quá khứ, các loại hình kiến trúc thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng, nhiều loại hình kiến trúc mới ra đời nhằm phục vụ nhu cầu khổng lồ của con người thời điểm đó như nhà chứa máy bay (hangar), rạp chiếu bóng, các loại phòng thí nghiệm, … Những điều này xảy đến do: sau chiến tranh, nạn thiếu hụt chỗ ở trầm trọng; sự đòi hỏi phương pháp thiết kế và xây dựng phù hợp với nhu cầu hiện đại hóa công nghiệp tư bản chủ nghĩa; những tiến bộ trong công nghiệp vật liệu; quan điểm thẩm mỹ có sự thay đổi. Nạn thiếu nhà ở dẫn đến sự căng thẳng của các đô thị khi dân cư tập trung ở các thành phố. Trong khi tìm những hình thức kiến trúc mới, kiến trúc hiện đại đã thoát li với những phương pháp sáng tác quen biết của quá khứ, các phương pháp sáng tác cũ ngự trị trong suốt bốn thế kỉ trước đến thế kỉ

20 đã không còn phù hợp nữa, những quan niệm về tổ hợp, lí luận về tỉ lệ, hình dáng

của phái hàn lâm đã được thay đổi bằng bố cục tự do, không còn đối xứng, gò bó,

cứng nhắc như cũ nữa.

- Những quan niệm mới về công năng, tiện nghi, sự tiết kiệm không gian, hoàn

cảnh thiên nhiên và môi trường nhân tạo đã được đề cập kĩ lưỡng trong quá trình tạo

nên những không gian kiến trúc mới. Những nhu cầu về công năng này không đứng

một mình mà có sự liên kết với kết cấu và kinh tế.

4

- Việc sử dụng các vật liệu mới như thép, bê tông cốt thép và kính được đẩy mạnh vì tính năng ưu việt của chúng. Thép có độ bền và độ dẻo lớn, chịu nén và chịu kéo đều tốt, bê tông thì bền vững và có khả năng tạo hình kiến trúc linh hoạt, đang dạng, kính cho phép mở các cửa sổ băng ngang hay cao lên tùy ý.

- Thật sự sau chiến tranh thế giới thứ nhất không phải những sự thay đổi về hình khối, tỉ lệ, hình thức kiến trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng đã bắt đầu ngay mà còn phải tìm tòi, nghiên cứu, thử thách và mãi đến năm 1930 mới đi đến sự dứt khoát.

- Khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, trào lưu kiến trúc hiện đại phát triển tương đối phức tạp hơn thời gian trước. Ngoài những xu hướng chủ đạo như Chủ nghĩa công năng, và kiến trúc hữu cơ (Organicism) (1909-), còn có thêm sự góp mặt của các phong cách kiến trúc khác như: chủ nghĩa Biểu hiện mới (Neo-expressionism) (1956-), chủ nghĩa Thô mộc (Brutalism)(1949-),… Về mặt cá nhân, nhiều kiến trúc sư, ngay cả một số nhà thiết kế lỗi lạc, đôi khi cũng cần có sự thay đổi quan điểm sáng tác, khiến cho bối cảnh hoạt động của ngành kiến trúc thời kỳ này thêm phong phú, có thể nhận thấy được đặc điểm chủ yếu của quá trình phát triển kiến trúc sau chiến tranh thế giới thứ 2 là tính đa dạng bắt đầu xuất hiện trong từng xu hướng và từng kiến trúc sư, thậm chí vai trò của từng cá nhân kiến trúc sư có phần nổi bật hơn vai trò của các trường phái.

- Trào lưu kiến trúc Hiện đại như đã nêu trên thu hút sự tham gia của hầu hết các kiến trúc sư lẫy lừng trên thế giới và một số người còn kiêm vai trò thủ lĩnh của một số xu hướng kiến trúc khác nhau, các kiến trúc sư quan trọng nhất của thời kì này phải kể đến là Walter Gropius, Le Corbusier, Mies van der Rohe và Frank Lloyd

Wright, ngoài ra còn nhiều kiến trúc sư với sự sáng tạo và độc đáo đã khẳng định tên tuổi mình như Louis Kahn, Alvar Aalto, Philip Johnson, Oscar Niemeyer, Santiago

Calatrava,… Dựa vào quan điểm kiến trúc được đề xướng bởi các kiến trúc sư bậc thầy mà người ta phân chia trào lưu kiến trúc Hiện đại thành một số xu hướng chính:

Học phái Bauhaus, Chủ nghĩa công năng thẩm mỹ (Functionalism-Purism), Kiến trúc

Hữu cơ (Organicsim) , Chủ nghĩa Duy Lí (Rationalism), Chủ nghĩa Thô Mộc (Brutalism), Chủ nghĩa Biểu hiện mới (Neo-Expressionism),…

5

2. Học phái Bauhaus (Bauhaus)

- Trường phái Bauhaus là trường phái kiến trúc đi đầu trong dòng chảy của chủ nghĩa công năng, phát triển cực thịnh từ 1923-1928.

- ĐứngđầutrườngpháiBauhauslàWalterGropius(1883-1969),ngườiđãthiết kế nên ngôi trường Bauhaus ở Weimar nổi tiếng, đây là ngôi trường mẫu mực của học thuyết chức năng. Về lý luận, Walter Gropius và các cộng sự đã kết hợp ngành mỹ thuật và mỹ nghệ, thủ công nghiệp và công nghiệp vào sáng tạo sản phẩm phục vụ xã hội. Thông qua đó, Bauhaus đã nhấn mạnh đến khả năng sản xuất hàng loạt, tạo ra cách nhìn mới về thẩm mỹ đối với kiến trúc. Bauhaus dựa trên quan điểm đề cao khía

cạnh công năng trong kiến trúc để tiến hành nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tâm sinh lý, vật lý và kiến trúc từ đó đề xuất các chiều kích thước của không gian kiến trúc sao cho phù hợp với điều kiện vệ sinh, tầm thước của con người, khoảng cách giữa các khối công trình, đòi hỏi có sự tổng hợp về không gian, và cho rằng mọi hình dáng, màu sắc đều có ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người. Quan điểm trên cho phép công trình kiến trúc không bị gò bó bởi những quy luật chặt chẽ của kiến trúc cổ điển mà hoàn toàn tùy thuộc vào công năng, vì vậy công trình đạt được bố cục tự do, tạo nên những hình thức kiến trúc phi đối xứng, mới mẻ về không gian và thẩm mỹ, đây là một tầm nhìn vượt thời đại. Tóm gọn lại trong lý luận có 4 quan điểm chủ đạo:

▪ Công năng là thuộc tính chủ yếu của kiến trúc.

▪ Nội dung phức tạp của kiến trúc phải được giải quyết dựa trên cơ sở tổng hợp

của công năng, kỹ thuật và nghệ thuật.

▪ Coi trọng điều tra nghiên cứu và phân tích kỹ thuật.

▪ Gắn liền kiến trúc nhà ở với những vấn đề xã hội.

- Tuy có những suy nghĩ tiến bộ vượt thời đại như vậy trong thiết kế kiến trúc

nhưng học phái Bauhaus lại nhấn mạnh vai trò của kỹ thuật trong nghệ thuật một cách

cứng nhắc, giống như nguyên tắc xác định kích thước của máy móc, giảm nhẹ kết cấu

để theo đuổi kinh tế một cách phiến diện… khiến nhiều công trình có không gian quá

chật hẹp hoặc khó xây dựng dẫn đến hiểu quả công trình không như mục tiêu đề ra.

6

Trường Bauhaus ở Dessau, Đức, thiết kế và xây dựng 1923-1926 KTS. Walter Gropius – Nguồn: Internet

Tổng thể trường Bauhaus. KTS. Walter Gropius – Nguồn: Internet

Trường Bauhaus ở Dessau, Đức, được Gropius thiết kế và xây dựng năm 1923-1926.

Về hình thức, công trình sử dụng vậ

7
t liệu hiện đại, tổ hợp khối dựa trên hợp lí về công năng
kết cấu,
về
khối kỷ hà, giúp
đưa
các hình
công trình đơn giản, mạch lạc, đáp

ứng tốt công năng, đáp ứng được sự bền vững của công trình, giảm thiểu tối đa yếu tố

kinh tế, sử dụng thành tựu của vật liệu mới, không thiết kế theo cảm tính như sử dụng

thức cột, liên hệ đặc rỗng, … và thiết kế theo nhu cầu công năng của người sử dụng

và giải pháp bền vững. Khối xưởng thực hành và lớp học cần các không gian trung

bình và lớn nên mang kết cấu khung nhịp lớn, mặt đứng khối xưởng thực tập phủ kính

lớn để phù hợp với nhu cầu chiếu sáng thông thoáng. Khối kí túc xá gồm các phòng

ở nhỏ nên được thiết kế cao tầng, sử dụng kết cấu hỗn hợp bê tông và gạch, mặt tiền

mở cửa sổ, cửa đi nhỏ có ban công, đặc trưng cho kiểu kiến trúc nhà ở.

Mặt bằng trường Bauhaus. KTS. Walter Gropius – Nguồn: Internet

Trên mặt bằng của công trình, tổ hợp hình khối, không theo nguyên tắc của kiến trúc

cổ, trục đối xứng, không có yếu tố chính phụ mà bốc cục mặt bằng của công trình

được bố trí rất tự do nhưng ràng buộc bởi dây chuyền sử dụng.

Hình thức này ở thời đại ngày nay không phải là quá đặc sắc, nhưng đặt trong bối cảnh những năm thế kỉ 20 thì đây là sự bức phá khỏi lề lối kiến trúc cổ, thay vì các kiến trúc trước đó chú trọng hình thức thẩm mỹ hơn công năng sử dụng, còn với

8
9 trường phái Bauhaus, tính thẩm mỹ hình thành từ công năng và tính bền vững, vẻ đẹp của kết cấu, vật liệu mới là mục tiêu thẩm mỹ mà chủ nghĩa này hướng đến.
n:
Mặt bằng nhà Gropius.
ồn: Internet
Nhà Gropius ở Lihncon, Massachusett, 1938. KTS. Walter Gropius Nguồ
Internet
KTS. Walter Gropius – Ngu

Mặt đứng nhà Gropius. KTS. Walter Gropius – Nguồn: Internet

Với căn nhà của chính Walter Gropius, được xây dựng năm 1938 ở Lihncon, Massachussett, Mỹ, công trình được ông nghiên cứu có liên hệ với tính địa phương, tính truyền thống khi ông có sử dụng vật liệu có sẵn như ván ốp, gạch,..điều này không thường thấy ở trào lưu công năng khi tính địa phương không được đề cập đến. Về mặt

bằng, đúng như tuyên ngôn của Gropius, bố cục mặt bằng hoàn toàn tự do với yêu cầu công năng được đưa lên hàng đầu, ông sủ dụng thủ pháp không gian lưu thông nhằm

tạo nên những không gian động kết nối những không gian riêng. Bên cạnh đó, tòa nhà

còn có được sự kế nối không gian nội thất và ngoại thất nhờ nhiều cửa kính rộng và

không gian mở rộng ra thiên nhiên như hiên lớn trên tầng 2, hiên có kính lớn ở tầng

1. Về hình thức, công trình sử dụng hình học kỷ hà với hình khối đơn giản, sử dụng

tường trắng kết hợp với gạch kính tạo sự nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng rất hiện

đại. Ở công trình này còn thấy được Gropius có sử dụng hệ kính băng ngang, loại kính

được kiến trúc sư Le Corbusier đề cập trong 5 điểm kiến trúc mới của ông, qua đó

thấy được Gropius có sự kết hợp và thay đổi trong phong cách của chính mình để phù

hợp với thời đại.

10

3. Chủ nghĩa công năng thẩm mỹ

- Chủ nghĩa công năng – thẩm mỹ đứng đầu là Le Corbusier (1887-1965), ông là một trong những kiến trúc sư có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất thế kỉ 20 và mãi đến sau này, là một nhà lí luận tài ba của xu hướng Kiến trúc Công năng, đề xướng các phương pháp xây dựng và quan niệm thẩm mỹ mới, cổ động cái đẹp thời đại công nghiệp, chống lại các quan niệm kiến trúc mang màu sắc chiết trung, kinh viện. Ông cho rằng kiến trúc hiện đại phải thể hiện được tinh thần của thời đại mới với những hình thức kỷ hà như đường thẳng, góc vuông, hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật, bởi vì những hình thức đó thích hợp với sản xuất hàng loạt, cơ giới hóa. Vì thế, năm 1914, Le Corbusier đã đưa ra hình thức nhà ở Domino với mặt bằng và kết cấu tiêu chuẩn hóa, nhấn mạnh việc module hóa cấu kiện, khối và xây dựng hoàn loạt, điều này giúp giải quyết được vấn đề nhức nhối về nhà ở thời điểm đó, khi mà chiến tranh tàn phá kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới, dân cư đổ xô đến các thành phố

để tìm kiếm việc làm, dẫn đến nhu cầu về nhà để ở trở nên thiếu hụt, họ phải ở những nơi tồi tàn, không tiếp xúc được với văn hóa, vì thế việc module hóa là tất yếu bởi tính sản xuất hàng loạt và nhanh chóng, vừa giải quyết được nhu cầu chỗ ở, vừa áp dụng được thành tựu của công nghệ mới, vật liệu mới, kỹ thuật mới.

11
Nhà Domino – minh họa bởi Le Corbusier (1914)

- Từ khi đưa ra mô hình nhà ở Domino, ông đã phát triển quan điểm “nhà là

cái máy để ở” (A house is a machine for living it) nổi tiếng và luận thuyết “Năm

điểm kiến trúc mới”:

▪ Nhà xây dựng trên cột, giải phóng không gian tầng 1.

▪ Mặt bằng tự do.

▪ Mái bằng có sân vườn.

▪ Cửa sổ băng ngang.

▪ Mặt đứng tự do.

- Đối với Le Corbusier, căn nhà thời hiện đại cần được thiết kế để đáp ứng được mục đích trực tiếp của nó một cách chính xác như những cái máy được chế tạo có chất lượng tốt để thực hiện được chức năng của nó. Một căn nhà, theo Le Corbusier như chiếc máy với các bộ phận không có gì là thừa thãi, mỗi bộ phận – chức năng của căn nhà – đều có vai trò, mục đích của nó, ngoài ra còn có thể hiểu thêm những chiếc máy có khả năng được sản xuất hàng loạt, điều này thích hợp với thời kì bấy giờ khi nhu cầu về nhà ở vô cùng cấp bách và thời đại cơ khí hóa – công nghiệp hóa thúc đẩy việc sản xuất hàng loạt, vì thế nhà ở kiểu module của Le Corbusier là một sáng kiến giúp giải quyết vấn đề thời đại hiểu quả. Những nguyên tắc đó được Le Corbusier thể hiện cao độ trong công trình: biệt thự Savoye (1928-1931).

12
Internet
Biệt thự Savoye ở Poissy, Pháp. Xây dựng năm 1926-1931. KTS. Le Corbusier – Nguồn:

5 điểm kiến trúc trên Biệt thự Savoye của KTS. Le Corbusier

- BiệtthựSavoyelàtiêubiểucủanguyêntắc5điểmkiếntrúccủaLeCorbusier:

▪ Nhà trên cột: về hình thức, có thể Le Corbusier lý tưởng hóa hình ảnh nhà sàn của những người thổ dân mà ông bắt gặp trong suốt quá trình nghiên cứu, chu du của bản thân. Việc đặt nhà trên cột giúp giải phóng không gian tầng trệt, tạo ra không gian để thêm các chức năng như bãi xe (đây là dụng ý hay

của Le Corbusier khi giái quyết vấn đề về xe cộ trong thời kì cơ khí hóa, các trung tâm thành phố đầy rẫy các phương tiện mà không có chỗ để chứa chúng), sảnh, các chức năng phụ khác,… Chẳng hạn như thời nay, tầng trệt

của các công trình thường được bố trí như bãi xe, hoặc là các hoạt động kinh

tế như cho thuê, bán hàng, còn chức năng chính để ở thường được để ở các

tầng trên đó. Ngoài ra nhà trên cột mang đến hình ảnh hiện đại, thoáng mát, rộng rãi hơn, trên thô dưới tinh, không cản trở tầm nhìn của con người, giúp lưu thông gió, đưa thiên nhiên vào trong công trình, đưa khối ở lên tạo cảm giác không can thiệp vào mặt đất, làm cản trở tự nhiên, tránh cảm giác ngột ngạt như các công trình cổ trước đây.

13

▪ Vườn trên mái: nếu như trước đây mái công trình chủ yếu là mái dốc, không thể đưa chức năng sử dụng trên đó, nhưng ở thời kỳ này với những vật liệu mới, kỹ thuật mới cho ra đời mái bằng và dưới con mắt của một kiến trúc sư chủ nghĩa công năng, để tránh lãng phí, ông đã tận dụng nó làm nơi sinh hoạt, thư giãn, khai thác triệt để, tối đa công năng của công trình.

Mặt bằng của biệt thư Savoye. KTS. Le Corbusier – Nguồn: Internet

▪ Mặt bằng tự do: với kết cấu mới, công trình hiện đại không chịu áp đặt của kết cấu như ngày trước, cột không còn chồng cột, tường cũng không cần chồng tường, điều này giúp các mặt bằng ở các tầng không nhất thiết phải giống nhau để chịu lực lẫn nhau mà có thể tự do để phù hợp theo công năng, dây chuyền sử dụng.

▪ Mặt đứng tự do: tương tự như mặt bằng, với việc tường tầng dưới không cần phải chịu lực cho tầng

trên, kích thước tường cũng tự do đi, không quá to như các kiến trúc trước đó, cho ra đời hệ thống

console giúp mặt đứng ở các tầng trên không chịu

Sơ đồ tách lớp của biệt thự Savoye. KTS. Le Corbusier – Nguồn: Internet

14

ảnh hưởng của hàng cột bên dưới, giúp việc tạo hình mặt đứng trở nên dễ dàng, tự do.

▪ Cửa sổ băng ngang, kéo dài: ở các công trình thời kỳ trước, do giới hạn về kêt cấu và vật liệu, cửa sổ lớn là điều không thể, với sự xuất hiện của vật liệu mới tạo điều kiện mở cửa lớn băng ngang, giúp khai thác triệt để ánh sáng và thônggióbêntrongcôngtrình,thểhiệntínhbềnvữngmàLeCorbusierhướng tới, giúp con người có liên hệ gần gũi với thiên nhiên hơn.

- Giai đoạn sau chiến tranh, Le Corbusier bước vào thời kỳ ứng dụng. Ở giai

đoạn này, Le Corbusier thực hiện nhiều dự án mang tính xã hội nhiều hơn trên hai lĩnh vực là nhà ở chung cư và quy hoạch đô thị. Nổi bật nhất là đơn vị nhà ở lớn tại Marseille, đây là công trình đầu tiên ông xây sau chiến tranh (từ năm 1947-1952).

15
Đơn vị nhà ở lớn tại Marseille, Pháp (1947-1952). KTS. Le Corbusier – Nguồn: Internet

Mặt bằng đơn vị nhà ở lớn tại Marseille.

Đơn vị nhà ở lớn tại Marseille là công trình đầu tiên ông xây sau chiến tranh (19471952). Tòa nhà dài 165m cao 17 tầng, đủ chỗ cho 1600 nhân khẩu thuộc 337 hộ gia

dình các loại từ độc thân đến gia đình 10 người, với nhiều tiện nghi xã hội. Lần đầu

tiên ở Châu Âu cũng như trên toàn thế giới, một tòa nhà chung cư được tích hợp vào

bên trong các không gian công cộng phục vụ đời sống hàng ngày của cư dân đô thị.

Cấu trúc không gian tổng thể của đơn vị nhà ở lớn tại Marseille tổ chức hết sức độc đáo theo kiểu hành lang giữa. Xét trên mặt cắt, phần lớn căn hộ có hai tầng, một tầng dành cho sinh hoạt, một tầng để ngủ, cứ lên 3 tầng mới có hành lang chung, tiết kiệm giao thông đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo thông thoáng tốt. Mặt khác, sử dụng hình thức phòng ở như vậy giúp mỗi căn phòng được phát triển thêm chiều cao, giống như

loại nhà duplex hay penthouse hiện nay, giúp các căn hộ trở nên không còn nhàm chán, thấy được tầm nhìn vượt thời gian của Le Corbusier, đặc biệt là đối tượng sử dụng là người nghèo Bên trong tòa chung cư ông thiết kế hai khối dịch vụ công cộng, khối thứ nhất ở tầng 7,8 là các cửa hàng nhỏ, bưu điện, ngân hàng, nhà hàng, … khối

16
KTS. Le Corbusier – Nguồn: Internet

thứ hai gồm nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở tầng trên cùng và vườn hoa, bể bơi, đường chạy, … trên mái. Dưới trệt vẫn được Le Corbusier giải phóng không gian, tận dụng làm bãi xe, sinh hoạt văn hóa. Công trình vẫn tuân thủ theo 5 quy tắc do chính ông đề ra.

Mặt cắt 3 tầng đơn vị nhà ở lớn tại Marseille. KTS. Le Corbusier – Nguồn: Internet

- Ngoài các quần thể nhà ở và đô thị lớn, Le Corbusier còn rất nhiều tác phẩm

có quy mô trung bình và nhỏ thuộc thể loại công trình văn hóa, giáo dục, chủ yếu hoàn

thành sau thập kỷ 50. Khác với nhà ở và đô thị, các công trình của ông thuộc thể loại

này là sự trăn trở của ông về quan điểm và thay đổi phong cách thiết kế của ông, đặc

biệt qua nhà thờ Notre Dame ở Ronchamp, Pháp.

17
Nhà thờ Notre Dame ở Ronchamp, Pháp (1950-1953). KTS. Le Corbusier – Nguồn: Internet

Mặt bằng của nhà thờ Notre Dame. KTS. Le Corbusier – Nguồn: Internet

- Nhà thờ Notre Dame của Le Corbusier được xây dựng từ 1950-1953, công

trình mang hơi hướng của chủ nghĩa Biểu hiện hơn là chủ nghĩa Công năng. Ở công

trình này, bố cục mặt bằng vẫn tự do, có phần táo bạo hơn các công trình khác của Le Corbusier, nhưng hình khối thì không còn là hình học cơ bản nữa mà là những đường cong mang tính ước lệ, tượng trưng là nhiều. Nhìn vào công trình có cảm giác đây Ba tường cong có 2 mục đích: hình thành các khoảng không gian bên ngoài và bên

trong thể hiện một công trình điều khắc tầm cỡ, trong khi vẫn tạo cho toàn bộ nhà nguyện tính ổn định về cấu trúc, cho phép mái nhà và 3 tháp nhà nguyện phần lớn tự chịu lực cho chính mình. Về kết cấu, mỗi vách trong số 3 vách cấu trúc hình thành

bằng các panel bê tông và lớp chèn trong khối xây (bằng đá lấy từ nhà nguyện trước)

sau đó phủ lên bằng lưới kim loại và phun bê tông. Mỗi vách đều có một kết cấu khác

nhau, tăng thêm sự rọi sáng vào nhà nguyện suốt cả ngày. Ánh sáng và địa hình trở

thành phương tiện quan trọng nhất để truyền cảm xúc vào công trình. Bóng đổ trên

18

tường ngoài, ánh sáng lọc qua những ô cửa nhỏ với đủ dạng, đủ kích cỡ, màu sắc rọi vào nội thất cộng với sườn dốc tự nhiên của khu đất làm cho hình dáng và không gian kỳ lạ của nhà thờ thêm lung linh huyền ảo.

4. Quan điểm và công trình tiêu biểu của kiến trúc sư Mies van der Rohe

- Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969), cùng với Walter Gropius, Le Corbusier, Frank Lloyd Wright là những kiến trúc sư có ảnh hưởng bậc nhất thế kỉ

20. Ông cũng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của trường Bauhaus cho tới khi trường

kết thúc sự tồn tại của mình ở Châu Âu, sau đó ông sang Mỹ và ảnh hưởng to lớn trong kiến trúc hiện đại Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực nhà cao tầng

- Quan điểm sáng tạo kiến trúc của Mies van der Rohe đậm chất duy lý toán học, tư tưởng xuyên suốt các tác phẩm của ông là tạo thành những hình tượng kiến trúc thuần khiết, cố gắng đạt tới trật tự trong kiến trúc. Ông coi trọng yếu tố công năng và hướng tới hiệu quả kinh tế trong cả hai mặt sử dụng cũng như xây dựng. Vấn đề module hóa, tiêu chuẩn hóa, công nghiệp hóa xây dựng được ông đẩy lên đến mức độ cao nhất trong phương pháp thiết kế. Những điều này được Mies van der Rohe tóm gọn trong tuyên ngôn kiến trúc nổi tiếng “Ít tức là nhiều” (Less is More) Về mặt thẩm mỹ, Mies van der Rohe coi trọng tỷ lệ, tính thống nhất của chi tiết và các vật liệu công nghiệp mới, ông loại bỏ hoàng toàn yếu tố trang trí trong thiết kế của mình, bước ra khỏi hoàn toàn cái bóng của kiến trúc cổ Hila, đối với ông, thẩm mỹ chính là vẻ đẹp

tự thân của tỉ lệ, của vật liệu mới và của bản thân kết cấu. Về công năng, ông đặt yếu tố vạn năng lên hàng đầu, thể hiện đúng tuyên ngôn của ông, những công trình được

giải phóng không gian đến mức tối đa với hệ lưới ô vuông nhịp lớn.

- Những năm đầu của Mies van der Rohe chưa có điều kiện áp dụng những ý

tưởng táo bạo của mình nên chỉ thực hiện qua những đồ án, trong đó ông đề xuất sớm

về nhà cao tầng, biệt thự bằng gạch, cho thấy sự cách tân, táo bạo của Mies van de Rohe trong công cuộc thoát ly khỏi quá khứ, cách học hàn lâm.

19

Đồ án Biệt thự bằng gạch (1923). KTS. Mies van der Rohe – Nguồn: Internet

Mặt bằng Đồ án Biệt thự bằng gạch. KTS. Mies van der Rohe – Nguồn: Internet

- Biệt thự bằng gạch được thiết kế vào năm 1923-1924, tuy không được xây dựng nhưng công trình lại rất nổi tiếng. Tác phẩm phản ánh thẩm mỹ của thời đại với những ý tưởng Lập thể về không gian, gợi nhớ đến những bức tranh của phái De Stijl, chủ yếu thể hiện trên mặt bằng.

20

Một tác phẩm của phái De Stjil (Composition with Large Red Plane, Yellow, Black, Gray, and Blue) do Piet Mondrian sáng tác.

- Trên mặt bằng, vẫn là các đường kỷ hà có độ dày, độ dài khác nhau đan xen lẫn nhau nhưng không giao nhau, khác với khái niệm thông thường về phòng kín, giảm đi đặc tính bao quanh của tường tạo nên hiệu quả không gian độc đáo.

- Và đến năm 1929, Mies van der Rohe đã gây chấn động giới kiến trúc khi cho ra mắt nhà triển lãm của Đức tại Barcelona

Nhà triển lãm Đức ở Barcelona (1929). KTS. Mies van der Rohe – Nguồn: Internet

21

Mặt bằng nhà triển lãm Đức ở Barcelona (1929). KTS. Mies van der Rohe – Nguồn: Internet

Sân trong nhà triển lãm Đức ở Barcelona (1929). KTS. Mies van der Rohe – Nguồn: Internet

- Nhà triển lãm Đức tại Barcelona được Mies van der Rohe tiếp tục sử dụng

các thủ pháp xử lý thông gian từng thực hiện qua đồ án biệt thự bằng gạch. Hình thức

công trình khác biệt so với các công trình thời kỳ trước đó, tính cách mạng, đột phá

trong thiết kế. Không gian tạo lập ngăn chia rất đơn giản, đem lại những không gian

thuần khiết, cô đọng, sạch sẽ nhất, hình thức rất mới mẻ, qua đó thấy được giải pháp

22

mới do ông đề xuất là không gian liên hoàn – vô tận. So với trước đây, các không gian thường được ngăn chia riêng tư, kiến đáo liên kết với nhau bằng hành lang; ở công trình của Mies van der Rohe, các bức tường không bao giờ gặp nhau, tạo nên cảm giác chuyển động liên tục, bất tận. Hệ thống không gian này thường được sử dụng trong nhà bảo tàng, triễn lãm ngày nay, thấy được sự táo bạo, mới mẻ, vượt thời gian của Mies van der Rohe. Các bức tường ngăn chia không gian bên ngoài được ông sử dụng loại vật liệu mới – kính, tạo sự hòa quyện với thiên nhiên và công trình. Là một người duy lí, Mies van der Rohe đa phần sử dụng các vật liệu mới, kết cấu mới như thép, vách kính, …ông còn thiết kế một loại mối nối gọi là Mối nối Duy lí: tại vị trí góc nhà, có 3 loại liên kết: tường, dầm, cột, ông nghiên cứu để tạo ra mối nối với kết cấu tinh chất, đơn giản chắt lọc nhất, được ông áp dụng ở mọi công trình của ông.

Ông đưa mọi thứ trở về tinh chất nhất theo tuyên ngôn “Ít là nhiều” của ông, loại bỏ

những trang trí rườm rà trong công trình, chắt lọc tinh khiết, đơn giản, hiệu quả nhất.

Ở công trình ta thây được một ý tưởng khác của ông là không gian vạn năng, bắt đầu

bằng một không gian trống, vượt nhịp, sử dụng các vách có khả năng di dộng, tạo lập các không gian tùy theo nhu cầu mục đích sử dụng, thứ mà kiến trúc ngày nay sử dụng lại rất nhiều. Phương châm thiết kế được gói gọn trong 8 chữ:” Đơn giản, trật tự, chính xác và hoàn thiện”.

5. Kiến trúc hữu cơ

- Frank Lloyd Wright (1867-1959), một kiến trúc sư người Mỹ, xuất thân từ họa viên, học trò của kiến trúc sư Sullivan thuộc trường phái Chicago. Về lí luận, dấu ấn quan trọng nhất của Wright là những quan điểm của ông về “Kiến trúc Hữu cơ”. Nguyên tắc cơ bản của kiến trúc hữu cơ xoay quanh mối liên hệ giữa kiến trúc và

thiên nhiên, sự gắn bó và hướng về tự nhiên của kiến trúc. Kiến trúc là phải học tập

từ thiên nhiên, đề cao tính tự nhiên, nguyên thủy, tính địa phương và sự đa dạng hóa không ngừng. “Hữu cơ” là bản chất cấu thành vật chất của thế giới tự nhiên và kiến trúchữucơlàsựsángtạotheoquanniệmhữucơcủathếgiớitựnhiên. ĐốivớiWright,

23

kiến trúc hiện đại không chỉ cần thoát khỏi những trang trí cổ điển không cần thiết mà

còn phải hài hòa với thiên nhiên và với thế giới nội tâm, tình cảm của con người.

- Trong thiết kế, Wright thực hiện nguyên tắc “thiết kế từ trong ra ngoài”, nguyên tắc “bố cục khai phóng” mà ông đề xướng. Kiến trúc cần có không gian lưu

động, coi trọng nội thất, hình thức bên ngoài phải thể hiện được nội dung bên trong, chú trọng sử dụng các vật liệu truyền thống như gỗ, gạch, đá, … Kiến trúc của ông là thơ, là nhạc trong dòng chảy kiến trúc hiện đại, với Wright ngôi nhà không còn là cái máy để ở như Le Corbusier đã nhận xét, mà là một cơ thể sinh vật, có cảm giác, hài hòa với xung quanh chứ không hề rời bỏ nó, nhẹ nhàng, thanh thoát. Vì thế những công trình của ông luôn là ví dụ của chủ nghĩa lãng mạn trong kiến trúc.

- Về thực tiễn, các công trình của ông, ngoài những nét đặc trưng là sự hài hòa với thiên nhiên còn luôn có hình thức bay bổng, táo bạo và cách tổ chức không gian rất hấp dẫn, độc đáo, vượt ngoài sức tưởng tượng của người đương thời. Hầu hết các công trình do Wright thiết kế, ông đều thực hiện toàn bộ thiết kế nội thất bên trong, chính vì vậy, các công trình của Wright rất đồng bộ, hoàn thiện từng chi tiết.

- Thể hiện được các quan điểm thiết kế về kiến trúc hữu cơ của Frank Lloyd Wright có thể nói đến công trình Nhà trên Thác (Fallingwater) (1936-1939).

24
Nhà trên thác, Pensyvania, Mỹ (1936). KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet

- Nhà trên thác của Frank Lloyd Wright là một công trình bất hủ, tòa nhà tạo

ấn tượng mạnh mẽ nhờ các hiên lớn đan nhau, vươn ra ngoạn mục trên mặt thác nước. Không gian nội thất của tòa nhà đầy ánh sáng, bơi trong phong cảnh núi rừng, hòa vào bối cảnh xung quanh, công trình như một cơ thể sống đang lan tỏa đến núi rừng.

Về hình khối, Wright là một trong những kiến trúc sư đầu tiên từ chối ý tưởng về một ngôi nhà và các phòng như một loạt những chiếc hộp, và cũng chính ông cho ra ý

tưởng về thuyết phá hộp (destruction of the box) và áp dụng nó vào trong công trình.

Bằng cách định vị các phòng trên một đường chéo và loại bỏ các bức tường, ông tạo

ra một không gian mở lớn hơn thay vì hai hộp kín nhỏ hơn. Theo nghĩa này, ngôi nhà

không còn là chiếc hộp được chia bên trong thành các hộp biệt lập nhỏ hơn, thay vào

đó, không gian nội thất của Wright đã bị phá vỡ và được chia lại thành một chuỗi các không gian tự trị nhưng được kết nối với nhau, thường khác nhau về kích thước chiều cao, ánh sáng và chức năng. Đáng chú ý hơn là tỏng cả không gian chức năng và không gian được liên kết, tất cả các phần trong đó đều được xây dựng dựa trên tỉ lệ con người trong nhân trắc học. Vì thế trên mặt bằng, ta thấy được các mảng tường được Wright sắp xếp đưa ra đưa vào rất nhiều, trải dài ra tận bên ngoài công trình, như cái rễ lan tỏa trên mặt đất. Đây là tính hữu cơ trong thiết kế của ông. Mặt bằng nhà trên thác. KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồ

25
n: Internet

Thuyết phá hộp (destruction of the box) của Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet

- Trong ngôi nhà, Frank đã có ý kết hợp nhiều yếu tố của thiên nhiên – cây cối, … để tạo ra ngôi nhà có sự hài hòa nhất với môi trường xung quanh. Vật liệu được sử dụng trong việc xây dựng chủ yếu là đá địa phương, các cấu kiện nằm ngang được đổ

bê tông rồi phủ thêm đá, các đồ trang trí nội thất cũng bằng vật liệu thiên nhiên, các mảng tường vàng nhạt đan xen với mảng tường ốp đá tạo sự hòa quyện, trữ tình của công trình. Sự hữu cơ còn đến trong phương vị ngang, phòng khách và sân thượng đưa ra không gian sử dụng đến gần hơn với thác nước, tuy ngôi nhà cao hơn 30m so với thác nước nhưng những phân vị này làm cho công trình có cảm giác thấp hơn, kéo dài và hòa vào dòng nước. Nếu nói thác nước chảy từ ngôi nhà thì ngay chính hình ảnh của nhà trên thác đã là biểu tượng tiêu biểu của kiến trúc hữu cơ.

26
Bên trong nhà trên thác. KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet

- Cũng vào thời điểm này, Wright cũng tâm huyết vào dự án khác khi nghiên

cứu và xây dựng nhiều nhà ở gia đình nhỏ (Usonian). Khi nhắc đến Wright người khác thường nghĩ đến những biệt thự đắt tiền, những khách hàng của ông thường là nghệ sỹ hoặc người giàu có trong xã hội, nhưng lần này ông lại đặt tâm mình vào giới lao động bình thường và trung lưu. Usonian được ông thiết kế nhắm đến là thiết kế tốt, giá thành thấp, quy mô diện tích vừa đủ. Tuy dự án gặp nhiều khó khăn về kinh tế, giá thành nhưng đây cũng là ý tưởng đáng trân trọng của Wright trong bối cảnh ít

kiến trúc sư lớn ở Mỹ lúc đó ít nghĩ đến nhà cho người thu nhập thấp.

- Quá trình phát triển sự nghiệp của Frank Lloyd Wright sau chiến tranh có phần đa dạng hơn giai đoạn trước đó, dù vẫn theo đuổi phong cách hữu cơ, ông cũng lấn qua nghiên cứu các công trình có kỹ thuật hiện đại hoặc hình thức hình học. Nhiều tác phẩm của Wright thời điểm này là các nhà nhiều tầng, nhà tháp, dáng vẻ kỷ hà, khác xa đặc điểm hình khối thấp, đan nhau phức tạp lan tỏa, bám vào mặt đất quen thuộc. Tiêu biểu là nhà làm việc và nhà thí nghiệm của hãng Johnson ở Racine.

27
Nhà ở kiểu Usonian, thiết kế khoảng 1936. KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet.

Nhà làm việc và nhà thí nghiệm của hãng Johnson ở Racine, Mỹ. KTS. Frank Lloyd Wright –Nguồn: Internet

Về nhà làm việc hãng Johnson Wax.Co ở Racine (giai đoạn 1 năm 1936) là một kiệt tác về tổ chức không gian và lãng mạn hóa kỹ thuật. Về mặt bằng bố cục đơn giản, có

tính đối xứng, gian chính của tòa nhà là một dạng văn phòng thông tầng truyền thống nhưng lại được tạo ra một ấn tượng mới mẻ và trữ tình nhờ kết cấu chịu bằng hệ cột kiểu hoa muống mảnh mai và mái kính. Đây là một giải pháp quá táo bạo so với lúc

bấy giờ, Wright đã phải mất nhiều thời gian để được cấp phép xây dựng. Ánh sáng từ trên mái cùng với hình thức cột làm cho nội thất văn phòng vẻ thi vị, nguyên thủy, khiến cho người làm việc tỏng đó cảm thấy như cá bơi lội dưới thủy cung.

28
Nhà làm việc của hãng Johnson ở Racine, Mỹ (giai đoạn 1936). KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet

Mặt bằng nhà làm việc và nhà thí nghiệm của hãng Johnson ở Racine, Mỹ. KTS. Frank Lloyd

Wright – Nguồn: Internet

Đối với nhà thí nghiệm hãng Johnson Wax cao

14 tầng xây dựng hơn mười năm sau tòa nhà văn phòng có hệ cột hoa muống kỳ lạ. Hình thức công

trình cao tầng đầu tiên của Wright khá mềm mại, đẹp mắt, thanh nhã khác hẳn với những cái hộp kính phù hoa của chủ nghĩa Công năng. Nó hòa nhập hoàn hảo với khối văn phòng cũ nhờ chất liệu hoàn thiện bằng gạch trần màu đỏ và nét lượn mềm ở các góc. Tuy vậy tính hữu cơ của công trình chỉ rõ rệt ở hình khối, vật liệu bên ngoài trong mối quan hệ tạo hình với công trình cũ. Còn xét về bản chất cấu trúc kiểu tháp, kết cấu chịu lực bằng lõi cứng, không gian tự do, kính lớn vượt từng nhịp 2 tầng của riêng nó, nhà thí nghiệm mang nhiều đặc điểm của kiến trúc Công năng. Nhà thí nghiệm của hãng Johnson ở Racine, Mỹ.

KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet

29

Mặt cắt nhà làm việc và nhà thí nghiệm của hãng Johnson ở Racine, Mỹ . KTS. Frank Lloyd

Wright – Nguồn: Internet

- Dường như ở giai đoạn cuối sự nghiệp, Wright khá thành công ở thể loại nhà cao tầng, một trong những dự án gây nhiều tiếc nuối của ông là đồ án tháp Illinos của ông.

Chiều cao tháp Illinos so với tháp Effeil – Nguồn: Internet

30

Tác phẩm là một dự án quá sức táo bạo ở

thời điểm đó, tháp cao (khoảng 1800m), cao gấp 5 lần tháp effeil, 4 lần tòa nhà Empire State (cao nhất đương thời) và cao hơn

nhiều so với tòa Burj Khalifa hiện nay (chỉ 828m). Bởi chiều cao quá sức tưởng tượng, tháp Illinos thách thức mọi giới hạn kỹ

thuật,mặcchoWrightđãchắcchắnviệckhả

thi trong xây dựng công trình, nhưng quá

nhiều rủi ro và kĩ thuật thởi điểm đó không

đáp ứng đủ nên không thể thực hiện được dự

án này. Quả thực, Wright có một tầm nhìn

rộng lớn, hiểu biết vượt xa thời đại, đến cả hiện nay, các tòa nhà chọc trời (tháp Burj

Khalifa, Landmark 81 của Việt Nam) vẫn

đang đua nhau và việc đạt đến độ cao của

tháp Illinois chỉ là vấn đề thời gian.

Đồ

31
Tháp Burj Khalifa ở Dubai và Landmark 81 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam – Nguồn: Internet án Tháp Illinos của KTS. Frank Lloyd Wright (1956) – Nguồn: Internet

- Nhưng trên hết, công trình gây tiếng vang nhất vào cuối đời Frank Lloyd

Wright là bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Solomon Guggemheim ở New York.

Bảo tàng nghệ thuậy hiện đại Solomon Gugenheim, New York, Mỹ (1956-1959). KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet

Bảo tàng nghệ thuậy hiện đại Solomon Gugenheim ở New York được Frank Lloyd

Wright thiết kế cho thấy sự sáng tạo không hề suy giảm theo tuổi tác của ông, ông đã

tạo ra cuộc cách mạng táo bạo về công nghệ trưng bày trong bảo tàng. Khối trưng bày chính của bảo tàng là hình nón cụt lộn ngược, không gian trưng bày bên trong là hành lang dốc hình xoắn ốc quanh giếng trời lớn. Khách tham quan sẽ đi lên tầng trên cùng

bằng thang máy rồi vào hành lang trưng bày, vừa thưởng ngoạn nghệ thuật vừa đi bộ dần xuống tầng dưới cùng. Giải pháp thiết kế này cho phép người xem định hướng dễ dàng, cảm nhận được toàn bộ không gian nghệ thuật, đồng thời di chuyển thoải mái không mệt mỏi qua nhiều tầng. Wright đã giải quyết một cách thiện tài mối quan hệ giữa yêu cầu giao thông và trưng bày cho nhà bảo tàng trong khi tạo được ấn tượng độc đáo về không gian kiến trúc.

32

Mặt cắt bảo tàng nghệ thuậy hiện đại Solomon Gugenheim. KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet

Mặt bằng bảo tàng nghệ thuậy hiện đại Solomon Gugenheim. KTS. Frank Lloyd Wright – Nguồn: Internet

33

6. Chủ nghĩa biểu hiện mới

- Thập kỉ 50, nhiều kiến trúc sư nổi tiếng, trong đó có nhiều người xuất thân từ

chủ nghĩa công năng đã gia nhập chủ nghĩa Biểu hiện mới, đứng đầu là Eero Saarinen.

Sự ra đời của chủ nghĩa biểu hiên mới cho thấy mầm mống chống lại chủ nghĩa công

năng đã xuất hiện. Chủ nghĩa biểu hiện mới là một xu hướng kiến trúc thiên về cách thức xây dựng những hình tượng kiến trúc giàu sức truyền cảm, có cá tính, gây ấn

tượng mãnh liệt và độc đáo. Các kiến trúc sư thuộc chủ nghĩa này chú trọng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về thị giác nhằm truyền tải ý đồ tư tưởng của mình và đặc điểm nội dung chức năng của công trình.

Một số công trình tiêu biểu:

- Ga hàng không TWA Terminal (1956 – 1962) của Eero Saarinen.

Nhà

bay Kenedy, New York, Mỹ (1956-1962). KTS. Eero Saarinen – Nguồn: Internet

- Eero Saarinen là thủ lĩnh tiên phong đầy uy tín của chủ nghĩa Biểu hiện mới, quan điểm thiết kế của ông là coi trọng tính động, tính biểu tượng trong biểu hiện hình thức. Ông thường sử dụng những hình dáng, đường nét cầu kì, cong lượn phức tạp, không theo quy luật tạo ra cảm giác bay bổng cho công trình. Chủ trương của Saarinen là đem đến sức truyền cảm mạnh mẽ qua hình dáng đầy chất điêu khắc của tác phẩm.

- Công trình đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp của Eero Saarinen với tài năng của

mình là ga hàng không TWA tại sân bay Kennedy, đây chính là tuyên ngôn của chủ

nghĩa Tân biểu hiện. Thoát khỏi sự gò bó của chủ nghĩa Công năng, với những kiến

trúc hình hộp khô khan của một xã hội tiêu thụ thì chủ nghĩa Biểu hiện quay trở lại

34
ga TWA sân

với cái tên Tân biểu hiện cùng với tên tuổi Eero Saarinen vụt sáng. Với dáng dấp

mang ý nghĩa của một con chim khổng lồ dang rộng sải cánh bay lên trời, nhà ga kéo dài 200m bao phủ không gian lớn bao gồm khu tiếp tân, trung tâm thông tin, mua vé, gửi hành lý và các khu kỹ thuật liên quan, toàn bộ được tạo thành các đường cong.

Hình khối nhà ga sân bay TWA rất phức tạp, vượt qua mọi quy tắc hình học, cấu trúc thông thường. Dáng vẻ bên ngoài và không gian nội thất có phần vị lai đầy chất viễn

tưởng đến từng chi tiết đồ đạc bên trong cho người đến sân bay cảm giác được chuyển

động bồng bềnh, bay bổng.

Mặt bằng nhà ga TWA sân bay Kenedy, New York, Mỹ (1956-1962). KTS. Eero Saarinen –Nguồn: Internet

- Bố cục mặt bằng của công trình rất tự do, không theo hình thức cụ thể, đường kỷ hà, mà là những đường nét tự do, không theo khuôn khổ, những đường cong mềm

mại. Năm 2001, do không đáp ứng đủ yêu cầu về kích cỡ của máy bay hiện đại nên công trình đã bị đóng cửa, và thay vào đó lại được sử dụng như khách sạn vào năm 2019.

35
36
Bên trong và mặt cắt của nhà ga TWA sân bay Kenedy, New York, Mỹ (1956-1962). KTS. Eero Saarinen – Nguồn: Internet - Công trình nhà hát Opera Sydney của John Utzon (1957-1973) Nhà hát Opera Sydney, Australia (1957-1973). KTS. John Utzon – Nguồn: Internet

Mặt bằng nhà hát Opera Sydney, Australia (1957-1973). KTS. John Utzon – Nguồn: Internet

Jorn Utzon (1918-2008), là kiến trúc sư người Đan Mạch, là người đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế Nhà hát Opera Sydney ở Austrailia năm 1956. Công

trình hình thình dưới sự ảnh hưởng không nhỏ của Eeron Saarinen, bởi chính ông là giám khảo cuộc thi thiết kế đó. Trong cuộc thi đó, khi mà các kiến trúc sư thời điểm này mang nặng màu sắc công năng nên là khi chấm đồ án của Jorn Utzon đã bị loại ngay lập tức, nhưng nhờ có Saarinen – là một giám khảo đi trễ đã chịu khó lục lại trong các phương án bị loại và đã tìm được đồ án của Jorn Utzon, ngay lập tức ông nói rằng đã tìm ra người chiến thắng của cuộc thi.

Nhà hát Opera Sydney (1957-1973) gồm hai khán phòng 300 chỗ và 1200 chỗ, nhiều chức năng phụ như trung tâm phát thanh, thư viện, phòng họp, … Tổng thể bộ mái hình cánh buồm do Utzon thiết kế cao gấp đôi chiều cao phòng hòa nhạc hoàn toàn

không xuất phát từ yêu cầu âm thanh hay đòi hỏi không gian trong nhà hát. Ngoài

ra, giải pháp thiết kế thiên về sự thể hiện hình thức đã làm cho không gian chức năng

của nhà hát có nhiều hạn chế, ví dụ như sân khấu chính không có hậu đài và không

có sân khấu phụ… Nhưng bù lại, điểm thành công thực sự của tác phẩm là vẻ đẹp từ

37

hình khối nhà hát đem đến ấn tượng hết sức mạnh mẽ, rất phù hợp với cảnh quan và

có tính biểu tượng cao. Hình thức độc đáo của tòa nhà gợi cho người ta liên tưởng

về nhiều hình ảnh khác nhau gắn với khung cảnh đại dương xung quanh như: đám

mây, những cánh buồm, những vỏ sò, … Nhờ khả năng tạo ra những hình tượng

phong phú đó mà nhà hát Opera Sydney đã trở thành một kỳ quan kiến trúc hiện đại

và biểu tượng của thành phố cảng Sydney cũng như nước Australia.

Mặt cắt nhà hát Opera Sydney, Australia (1957-1973). KTS. John Utzon – Nguồn: Internet

- Nhà quốc hội Brazil của Oscar Niemeyer

Nhà Quốc hội Brasil, thành phố Brasilia, Brasil (1958-1960). KTS. Oscar Niemeyer –Nguồn: Internet

38

- Oscar Niemeyer nằm trong dòng hoạt động của dòng chủ nghĩa Biểu hiện

mới, con đường phát triển của ông khá giống với Eeron Saarinen, từ chủ nghĩa Công

năng sang Biểu hiện mới. Quan điểm sáng tác của ông dựa trên cơ sở tổng hòa nguyên

lý của Le Corbusier với các yếu tố địa phương (khí hậu, địa hình, văn hóa, xã hội,…)

và cách tạo hình tao nhã, mềm mại giàu cá tính đạm chất lãng tử, phóng khoáng của văn hóa La-tinh rất đặc trưng. Kỹ năng sử dụng bê tông của ông rất đặc trưng, ông có

thể làm những khối bê tông khổng lồ trở nên nhẹ nhàng, tao nhã. Dưới con mắt của các kiến trúc mang tính duy lí thời điểm đó thì các công trình Oscar Niemeyer xây dựng phát sinh nhiều mâu thuẫn về hình thức và công năng, tuy vậy, các công trình

đó lại đem hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời và rất riêng biệt.

Trung tâm hành chính thành phố Brasilia, Brasil. Quy hoạch Lucio Costa, thiết kế công trình bởi Oscar Niemeyer – Nguồn: Internet

- Tòa nhà quốc hội Brasil (1958-1960) do Niemeyer thiết kế là công trình quan trọng nhất trong tổng thể không gian Brasilia. Quốc hội theo nghĩa gốc là nơi đại diện cho nhân dân, là biểu tượng quyền lực của dân tộc, với ý nghĩa đó công trình được đặt

làm điểm nhấn tại trục chính của thành phố Brasilia, trên quảng trường Ba quyền lực.

Vì vậy, ông đã xử lí công trình như một tượng đài, một tác phẩm điêu khắc hiện đại.

39

Tòa Quốc hội Brasilia còn cho thấy những yếu tố của chủ nghĩa công năng còn rất rõ

rệt: Toàn bộ phần bệ nhà là sảnh và các văn phòng vẫn nằm trong một ngôi nhà chữ

nhật rất nghiêm chỉnh; hai tòa cao ốc đôi cũng là những ngôi nhà chọc trời vuông vắn.

Nhưng những yếu tố khác bộc lộ tác phẩm này không phải thuộc chủ nghĩa công năng

và có những điểm “không hợp lý” như: Hai cái bát cùng có một công năng là hội trường, phòng họp hội đồng mà lại không giống nhau mà trái ngược nhau: một ngửa, một úp. Tòa tháp đôi gồm nhiều văn phòng làm việc của Ban thư ký, có cùng chức năng nhưng lại tách làm hai khối riêng biệt. Công trình nhìn từ xa như chiếc cân khổng lồ, ở hai bên chiếc cân là hai chiếc bát úp và ngửa, có vẻ như tượng trưng cho sự đoàn kết, uy nghi, dân chủ của đất nước xứ sở Samba. Điều đặc biệt khác ở hình thức tòa quốc hội với các công trình đương thời là: một công trình có tính uy nghiêm rất cao, nếu ở thời kì trước đó sẽ là một tòa nhà to lớn, đồ sộ, đường nét mạnh mẽ, có phần thô bạo nhằm tạo uy thế và các công trình đó buộc phải chia theo trục đối xứng bởi tính uy nghiêm, trang trọng; hình thức bất đối xứng là điều cấm kị ở các công trình

thể loại này, vì chia theo kiểu tự do sẽ mất đi tính thiêng liêng, uy thế của công trình.

Tòa quốc hội BrazilVì thế ta thấy được sự táo bạo trong thiết kế của Oscar Niemeyer

khi dám đương đầu đi ngược với đường lối xưa cũ của kiến trúc ngày trước

Trung tâm hành chính thành phố Brasilia, Brasil. Quy hoạch Lucio Costa, thiết kế công trình bởi Oscar Niemeyer – Nguồn: Internet

40

Mặt bằng nhà Quốc hội Brasil, thành phố Brasilia, Brasil (1958-1960). KTS. Oscar Niemeyer – Nguồn: Internet

- Nhà thờ đức bà Fatima của Oscar Niemeyer

Nhà thờ Đức bà Fatima, thành phố Brasilia, Brasil (1959-1970). KTS. Oscar Niemeyer – Nguồn: Internet

41

- Một công trình khác của Oscar Niemeyer, Nhà thờ Đức bà Fatima (19591970). Oscar Niemeyer đã sáng tạo ra một trong những không gian tín ngưỡng lãng mạn nhất thế giới. Nhà thờ hình tròn nằm chim một nửa dưới đất mà ánh sáng vẫn tràn ngập nội thất nhà thờ nhờ lọt qua bộ mái thủy tinh màu nước biển đỡ trên 16 cột bê tông cong lưỡi liềm. Người đi lễ rời bỏ không gian đô thị ồn ào vào nhà thờ bằng đường hầm xuyên qua hồ nước dưới chân công trình và ngay lập tức bị choáng ngợp, cảm thấy được đến gần với chúa trời bởi ánh sáng huyền ảo, gờ mái khổng lồ vút lên cao bên trong thánh đường. Hình thức công trình gợi đến hình ảnh những cánh tay hướng lên thánh giá, những mũi nhọn của

16 cột gợi hình ảnh vành đai gai góc mà quân giặc đã chụp lên đầu chúa, tạo nên những dòng máu chảy ròng ròng. Về lối đi vào nhà thờ, ông đã lập luận rằng ta đến với chúa từ nơi tối tăm đến nơi sáng rực.

Qua đó thấy được lí lẽ và những ý tưởng sáng tạo, đột phá của Oscar Niemeyer khủng khiếp đến mức nào.

Bản vẽ tay nhà thờ Đức bà Fatima bởi

Oscar Niemeyer – Nguồn: Internet

Bên trong nhà thờ Đức bà Fatima, thành phố Brasilia, Brasil (1959-1970). KTS. Oscar Niemeyer

– Nguồn: Internet

42

7. Tổng kết về kiến trúc hiện đại – bài học về việc thoát ly khỏi cái cũ - Kiến trúc hiện đại như đã phân tích và đúc kết bài học ở từng xu hướng nêu trên, mỗi xu hướng kiến trúc của trào lưu kiến trúc hiện đại đều có những chất riêng, những ý tưởng vượt thời đại, các kiến trúc sư lỗi lạc như Walter Gropius, Le Corbusier, Mies van der Rohe và Frank Lloyd Wright đã để lại những di sản khổng lồ cho nền kiến trúc hiện nay lẫn về sau. Trường phái Bauhaus với tư tưởng công năng tuyệt đối, công năng kết hợp bền vững tạo nên tính thẩm mỹ, nét thẩm mỹ đầy hiện đại, khác lạ, đột phá khỏi loạt kiến trúc đã quá quen thuộc và ràng buộc sự sáng tạo của con người; Chủ nghĩa công năng thẩm mỹ của Le Corbusier với năm điểm

kiến trúc mới đã tạo ra lối đi mới cho dòng chảy kiến trúc hiện đại; Mies van der Rohe với tuyên ngôn “Ít là nhiều” tạo nên những không gian khác lạ, làm chao đảo nền kiến trúc đương thời cùng với mối nối duy lí của ông đã thiết kế nên những công

trình với hình khối thanh khiết, chắt lọc nhất; kiến trúc Hữu cơ với sự dẫn đầu của

Frank Lloyd Wright với những tư tưởng tiến bộ, tiền đề cho kiến trúc xanh hiện nay, ông tạo ra những không gian hòa nhập với thiên nhiên, cảnh quan xung quanh, và cũng thấy được sự thay đổi linh hoạt về tư tưởng sáng tác để đáp ứng theo thời cuộc của Frank Lloyd Wright, những tư tưởng đến nay vẫn chưa lỗi thời. Các xu hướng này tuy có sự tiến bộ về mặt tư duy, hình thức, công năng nhưng vẫn còn khô cứng trong thiết kế, áp đặt còn quá nặng nề công năng và thiếu tính địa phương đã tạo nên

sự buồn chán, cứng nhắc. Chủ nghĩa Biểu hiện mới với Eeron Saarinen, Jorn Utzon

và Oscar Niemeyer đã tạo nên những bộ mặt đầy màu sắc, thẩm mỹ cho nền kiến trúc hiện đại.

- Những xu hướng đó cùng với những kiến trúc sư tài ba còn cho thấy cái tài khi tận dụng được nguồn vật liệu mới, kỹ thuật mới, sự phát triển của khoa học công nghệ

tạo điều kiện cho các kiến trúc sư đó sàn diễn để trình bày các ý tưởng bứt phá, thoát

khỏi kiến trúc lỗi thời, đầy tính trang trí, ràng buộc vào kỹ thuật kết cấu tạo nên

những không gian cao hơn, vươn xa hơn, hình thức mới mẻ hơn. Qua đó cũng thấy

được sự sáng tạo của con người là vô hạn khi thoát khỏi sự ràng buộc, khi có điều

kiện phát triển, những người tiên phong sẽ tìm đường đi mới cho sự phát triển của

43

thời đại, đáp ứng các như cầu của xã hội, con người, nhu cầu về tiện nghi nhà ở gia

tăng, từ đó xuất hiện được những nhà kiến trúc lỗi lạc, nhiều hướng phát triển, tiếp

cận và đầy dấu ấn cá nhân.

C.VẬN DỤNG

1. Ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại đến kiến trúc hiện nay.

- Kiến trúc hiện đại đã tạo nên làn gió mới đến các kiến trúc đời sau, những âm hưởng mạnh mẽ của nó hầu như đã đi sâu vào tâm trí nhiều nhà thiết kế hiện nay.

Chẳng hạn như năm điểm kiến trúc mới của Le Corbusier đến ngày nay vẫn còn

được sử dụng rộng rãi:

Institute at School of Planning and Architecture, Vijayawada KTS. MO-OF và Gerrit Rietveld Academy and Sandberg Institute. KTS. Studio Paulien Bremmer + Hootsmans Architects – Nguồn: Internet

Mặt bằng Institute at School of Planning and Architecture và Academy and Sandberg Institute – Nguồn: Internet

44

- Với Viện quy hoạch và kiến trúc của MO-OF và Học viện Gerrit của Studio Paulien

Bremmer thấy được những hình bóng của kiến trúc hiện đại trong đó. Những khối

công trình của Viện quy hoạch và kiến trúc được chống trên những chiếc cột, giải

phóng tầng trệt tạo sự đối lưu không khí, làm mát mẻ không gian học tập. Cả hai

công trình đều cho thấy bố cục mặt bằng tự do, không theo trục đối xứng hay bị ràng buộc bởi kết cấu, mặt đứng cũng vô cùng sạch sẽ, không có sử dụng trang trí

của lề lối kiến trúc cũ trước hiện đại, chỉ là vẻ đẹp của vật liệu kết cấu và vật lí kiến

trúc. Ở Học viện Gerrit còn thấy được hình ảnh của Biệt thự Savoye khi khối công

trình nhô ra nhờ sự hỗ trợ của console, của sổ lớn, băng ngang hầu hết mặt đứng

công trình, tạo cảm giác thẩm mỹ hiệu quả. Ngoài ra Viện quy hoạch và kiến trúc

cho thấy đôi nét của chủ nghĩa Thô mộc thể hiện trên mặt đứng công trình khi để

trần các vật liệu mà không có lớp bao che trên bề mặt.

Farming Kindergaten của KTS. Võ Trọng Nghĩa – Nguồn: Internet.

- Một công trình của Việt Nam của Võ Trọng Nghĩa là Farming Kindergarten khi áp

dụng hình thức vườn trên mái, giống như Le Corbusier đề xuất về ý tưởng này.

Vườn trên mái ở kiến trúc ngày nay không còn quá xa lạ, hiệu quả nó đem lại cảm giác gần gũi thiên nhiên, sử dụng triệt để không gian của một công trình, đem lại hiểu quả về kinh tế và bền vững.

2. Vận dụng bản thân.

- Bản thân là một sinh viên trường kiến trúc, môn học Lịch sử kiến trúc phương Tây và cụ thể là trào lưu kiến trúc hiện đại đã cho tôi nhiều kiến thức về thiết kế, những

45

tư tưởng tiến bộ của các bậc kiến trúc sư lỗi lạc. Mỗi thời kì kiến trúc đều có những

cái hay, những sáng tạo không giới hạn của con người. Hiểu được nguồn gốc của

kiến trúc giúp tạo thêm niềm đam mê của người làm kiến trúc đời sau, giữ gìn và

tiếp nối những mong muốn phát triển của con người trong kiến trúc và tư tưởng cá

nhân. Qua đó còn thấy được khát khao vượt ra khỏi những khuôn khổ, những tư

tưởng xưa cũ đã kìm hãm sự sáng tạo của con người.

- Khi thiết kế một đồ án bất kì nào, tôi cũng cần phải có liên hệ với những kiến trúc trước đây để làm tiền đề phát triển, học hỏi từ người xưa là một phương pháp hiệu quả và chắc chắn trong bút pháp, vững tay nghề, nhưng cũng không quá ràng buộc

với những tư tưởng xưa vì nó sẽ kìm hãm sự sáng tạo, mà phải tư duy mới lạ, cố

gắng tạo ra nét riêng trong thiết kế để tìm ra con đường riêng của bản thân. Ngoài

ra cũng cần phải lưu tâm đến những vấn đề của xã hội, không chỉ khư khư thẩm

mỹ mà bỏ qua những yếu tố con người, nếu làm kiến trúc mà bỏ qua yếu tố con người thì đó là phản kiến trúc, phản xã hội. Như thầy đã dạy chúng tôi rằng “Stay your way!” .

D.LỜI KẾT

Lịch sử phương Tây nói chung và kiến trúc hiện đại nói riêng đã cho tôi những trang bị về kiến thức quý báu, những kiến thức này là hành trang cho các kiến trúc sư tương lai sau này dùng để hành nghề Học lịch sử phương Tây để thấy được tiến trình phát triển của lịch sử thế giới và những người đi trước đã đóng góp những gì để hình thành nên kiến trúc ngày nay. Đặc biệt kiến trúc hiện đại là một bước ngoặt lớn trong dòng chảy đó, thoát ly khỏi

những lồi lối cũ kỹ đã kiềm nén sự sáng tạo của con người mà mở ra một thời đại kiến trúc

với đa dạng xu hướng để chúng ta tìm hiểu và tìm ra con đường lý tưởng của bản thân.

46

The end

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.