BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN – BỘ MÔN KHXH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
LỚP HP: 310001201 GVHD: NGUYỄN AN THỤY HỌ VÀ TÊN SV THỰC HIỆN: LÊ HOÀNG KHÁNH MSSV: 19510101080
TP.HCM, NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2021
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN NĂM HỌC 2020 – 2021
Khoa: Khoa Học Cơ Bản
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam – HK III
Bộ môn: Khoa Học Xã Hội
LỚP HP: 310001201 HỌ TÊN SINH VIÊN: LÊ HOÀNG KHÁNH MSSV: 19510101080
Bộ môn / Khoa (Ký duyệt) Nguyễn Thị Song Thương
Chữ ký giảng viên chấm thi thứ 1
Chữ ký Giảng viên ra đề
Chữ ký giám thị 1
Chữ ký giám thị 2
Nguyễn An Thụy
Chữ ký giảng viên chấm thi thứ 2
Điểm số
Điểm chữ
Câu hỏi thi: Thế nào là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên? Trình bày văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt tại vùng văn hóa mà Anh/ Chị đang sinh sống.
(SV phải kí tên vào mục Họ và tên SV)
2
PHẦN MỞ ĐẦU Thời đại mà khoảng cách giữa con người trên thế giới không còn là mối bận tâm thì văn hóa của mỗi quốc gia lại càng được chú ý nhiều hơn. Việc giữ gìn bản sắc dân tộc là một trong những vấn đề thiết yếu và cần được bảo tồn trước những cơn sóng văn hóa ngoại lai ồ ạt tràn vào trên mọi phương diện. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế ấy, tuy có sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, theo đó nền văn hóa người Việt Nam nói chung và nền văn hóa Nam Bộ nói riêng cũng chịu nhiều ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy vậy những nét văn hóa đặc trưng sông nước, đặc biệt là nét ứng xử với môi trường tự nhiên của người Nam Bộ không bị mất đi, trái lại còn trở nên sâu sắc, bổ sung hoàn thiện hơn. Để hiểu hơn về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt, ta đi sâu tìm hiểu về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở một vùng văn hóa cụ thể là vùng văn hóa Nam Bộ.
PHẦN NỘI DUNG I. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên 1. Khái niệm cơ bản - Văn hóa ứng xử của người Việt với môi trường là thành tố quan trọng thứ 3 (sau văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức cộng đồng). Với nền văn hóa gốc nông nghiệp, lối sống định cư và tôn trọng tự nhiên, con người Việt buộc phải thích nghi với môi trường và việc ứng xử với môi trường tự nhiên như vậy sinh ra hai khả năng: • Thứ nhất là tận dụng những vật chất, điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng, sử dụng hết mức những cái có lợi cho con người và trong đó là việc ăn uống thuộc lĩnh vực này. • Thứ hai là ứng phó với những điều kiện tự nhiên khó khăn, cản trở sinh hoạt, cuộc sống của con người. Về khoảng cách thì ta ứng phó bằng việc đi lại, với thời tiết thì ta ứng phó bằng việc mặc và ở. Thực chất việc ứng phó với tự nhiên cũng là tận dụng tự nhiên để ứng phó với chính nó, có thể nói ranh giới giữa tận dụng và ứng phó cũng không xa là mấy. 2. Tận dụng môi trường tự nhiên: Ăn - Theo quan niệm của người Việt thì việc ăn uống là quan trọng bậc nhất. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” thì con người sinh ra học ăn là bài học đầu tiên, thấy được người Việt trọng việc ăn như thế nào, so với nhiều dân tộc còn xem thường việc này. Khác với các nước phương Tây với lối sống trọng động, văn hóa du mục nên thiên về săn bắt, ăn thịt thì ở Việt Nam với lối sống trọng tĩnh, văn hóa truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước, lại thể hiện việc trồng trọt và cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật.
3
-
-
-
Trong thực vật đầu tiên chính là lúa gạo. Hình ảnh lúa gạo đi sâu vào đời sống và tâm khảm của người Việt sâu sắc. Người ta hay bảo quê hương của lúa gạo là ở Đông Nam Á nên hiển nhiên cách gọi về bữa cơm hay cân đo đong đếm bằng đơn vị lúa, thóc quả thật thú vị. Người Việt có hằng từ miêu tả sản phẩm của cây lúa như thóc, cơm, gạo, rơm, rạ,…
nguồn: Tạp chí tài chính Thứ hai sau lúa gạo chính là rau quả. Với đất nước Đông Nam Á có khí hậu nóng và ẩm mang tính dương, cần bổ sung tính âm để cân bằng âm dương thì rau quả đóng vai trò to lớn trong bữa cơm của người Việt. Hai món đặc thù trong mâm cơm người Việt là rau muống và dưa cà. Ngoài ra còn các loại gia vị không thể thiếu như gừng, hành, tỏi, ớt, rau mùi, …
nguồn: Việt giải trí Thứ ba trong cơ cấu bữa ăn chính là thủy sản, đứng đầu hàng động vật. Giống như rau củ, thủy sản cũng mang tính âm. Nhờ vào thủy sản, người Việt sáng tạo ra loại nước chấm đặc biệt đó là nước mắm. Nước mắm là thành phần không thể thiếu trong mâm cơm người Việt.
nguồn: sưu tầm 4
-
-
-
-
-
Vị trí cuối cùng là thịt gồm nhiều loại như thịt gà, thịt trâu, thịt bò, thịt vịt và ngoài ra còn có thịt chó.
nguồn: Báo dân sinh Nhắc đến đồ uống, hút thì có trầu cau là tiêu biểu, ngoài ra còn có thuốc lào, rượu gạo, …
nguồn: sưu tầm Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực ngươi Việt đặc trưng trong cách chế biến đồ ăn và trong cách ăn. Trong cách chế biến, các nguyên liệu trong món ăn được tổng hợp, bổ sung với nhau và có những tiêu chuẩn nhất định như đủ ngũ chất (bột, nước, khoáng, đạm, béo), đủ ngũ vị (chua, cay, ngọt, mặn, đắng) và đủ ngũ sắc (trắng, xanh, vàng, đỏ, đen). Trong cách ăn, người Việt sử dụng nhiều món cơm, canh, rau, dưa, cá, …; phải tổng hợp đủ mọi giác quan thì ngon, đủ mọi yếu tố thì lại càng ngon. Tính cộng đồng và mực thước trong bữa ăn của người Việt thể hiện ở việc ăn chung và ý tứ cư xử của mỗi người trên bàn ăn, thể hiện rõ nhất trên nồi cơm và chén nước mắm. Tính biện chứng và linh hoạt thể hiện trong cách ăn và dụng cụ ăn. Trong cách ăn, người Việt có thể tổ hợp các món với nhau một cách linh hoạt. Còn đôi đũa thể hiện về dụng cụ ăn, thể hiện động tác của loài chim gắp hạt khác với dùng nĩa của phương Tây (động tác thú xé mồi), sử dụng vật liệu có sẵn như tre để làm đôi đũa, sử dụng đũa cực kì linh hoạt với nhiều chức năng như gắp, xé, dầm, … Sự cân bằng âm dương được thể hiện trong thức ăn, trong cơ thể, giữa con người với môi trường tự nhiên. Trong thức ăn ứng với ngũ hành, các thức ăn phải cân bằng thủy – hỏa như cách dùng gia vị. Trong cơ thể người Việt dùng thức ăn như bài thuốc chữa bệnh. Còn giữa cơ thể và môi trường, người Việt ăn uống theo vùng khí hậu và mùa màn. 5
3. Ứng phó với môi trường tự nhiên: Mặc - Mặc giúp con người ứng phó với những thời tiết của tự nhiên như nóng, lạnh, mưa, gió. Mặc còn là một cách để trang điểm và làm đẹp của con người, giúp khắc phục nhược điểm cơ thể và tuổi tác. Mỗi nơi, mỗi dân tộc ứng với những kiểu thời tiết và nền văn hóa khác nhau nên cái mặc trở thành biểu tượng đặc trưng của mỗi dân tộc. - Là một đất nước trọng tĩnh, nguồn gốc trồng trọt thì chất liệu may mặc cũng có nguồn gốc thực vật (khác với phương Tây dùng da, lông động vật) có thể kể tiêu biểu là tơ tằm, tơ chuối, đay, gai, sợi bông.
-
-
Tơ tằm tơ chuối sợi bông Theo từng thời đại cái mặc cũng sẽ thay đổi theo. Đồ mặc phía dưới ở thời Hùng Vương nữ mặc váy, nam mặc khố thể hiện sự âm tính bởi sự phù hợp với khí hậu nóng bức của phương Nam, sau này có sự du nhập của chiếc quần từ phương Bắc (dương tính) nhưng đã có những cải biên để phù hợp với khí hậu. Đồ mặc phía trên của người phụ nữ là cái yếm, trong hoạt động bình thường cả nam và nữ mặc áo ngắn. Dịp lễ hội người Việt thường mặc áo dài gồm hai loại chính là tứ thân và năm thân. Về màu sắc còn tùy thuộc vào vùng miền, chẳng hạn như miền Bắc màu nâu, gụ; miền Nam màu đen, màu bùn; xứ Huế thì lại là màu tím trang nhã. Sau này áo dài chịu ảnh hưởng của phương Tây nên có những cải tiến nhất định nhưng vẫn giữ được sự âm tính cùng với sự duyên dáng và kín đáo đầy thu hút.
Áo dài truyền thống và áo dài ngày nay Bên cạnh đồ mặc trên và dưới còn có những phụ kiện khác như thắt lưng, đồ đội đầu (đội khắn, nón, mũ), trang sức (vòng tay, vòng cổ, vòng tai, vòng chân), tục xăm mình, nhuộm răng đen, móng tay, … 6
4. Ứng phó với môi trường tự nhiên: Ở và đi lại - Người Việt ứng phó với khoảng cách bằng giao thông, tiêu biểu là giao thông đường thủy. Sở dĩ tập tính người Việt ít có nhu cầu di chuyển (trọng tĩnh) khác với phương Tây (du mục – trọng động), các cụ già dành hầu hết thời gian chỉ để ở làng, nên giao thông đường bộ kém phát triển. Là vùng sông nước, bởi thế phương tiện đi lại phổ biến nhất là đường thủy. Hình ảnh sông nước, con thuyền đi sâu vào tâm trí người Việt, có tục vẽ mắt trên thuyền vì họ xem con thuyền có linh hồn, sống trên thuyền, chết cũng trên đó.
-
tục vẽ mắt thuyền Trong quan niệm người Việt, ngôi nhà là một trong những thứ quan trọng nhất của đời người bởi lối sống định cư, ít di chuyển, khác với phương Tây du mục, nay đây mai đó. Ngôi nhà có vai trò trong việc ứng phó điều kiện thời tiết khí hậu. Với những người nghề sông nước họ có nhà thuyền, nhà bè; không sống ở vùng sông nước thì họ có nhà sàn mô phỏng theo hình ảnh con thuyền từ dáng vóc mái, độ cao sàn nhà. Cấu trúc chủ yếu là nhà cao cửa rộng, điều đó được đúc kết bởi khí hậu đặc biệt ở phương Nam. Người Việt coi trọng hướng nhà, trọng bên trái, thường dùng nhà ba gian, hoặc năm gian, có thể là ba gian có hai chái. Việc coi trọng hướng bởi hướng Nam tránh được cái nóng, cái bão, cái lạnh của các hướng khác, nhưng tùy vào địa hình mà ảnh hưởng cũng khác, cho nên xuất hiện nghề phong thủy (“phong” và “thủy” là hai yếu tố hình thành vi khí hậu cho ngôi nhà). Hình thức kiến trúc phản ánh trình độ của dân tộc đó qua cách làm nhà sàn thể hiện môi trường sông nước, tính cộng đồng và truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách. Qua đó, việc ở cho thấy được nguyên lí âm dương, hướng tới cuộc sống hài hòa của người Việt.
7
Nhà sàn và nhà ba gian hai chái
II.
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt vùng Nam Bộ. 1. Khái quát về vùng văn hóa Nam Bộ Nam Bộ nằm ở vị trí địa lý đầu mối giao thông tự nhiên, nơi gặp gỡ của những dòng di thiên về tộc người, văn hóa – văn minh của Đông Nam Á, Nam Á và Đông Bắc Á. Đây là địa bàn sinh tồn của nhiều nền văn hóa lớn từ Phù Nam, Chân Lạp, sau đó vào đầu thế kỷ thứ 8 trước khi được nhường lại cho các chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ 17 bởi các vị vua Khơ Me, ngoài ra nơi đây con chịu nhiều của các nền văn hóa khác như Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, để lại đậm nét dấu ấn trong nền văn hóa Việt Nam nói chung hay vùng Nam Bộ nói riêng. Đây là một khu vực được vung tưới bởi một mạng lưới kênh rạch khiến làm các cánh đồng của nó được phì nhiêu với đất phù sa qua nhiều thế kỷ. Điều này hình thành nên cách ứng xử của người Việt tại vùng Nam Bộ đến môi trường tự nhiên đặc thù tính chất sông nước. 2. Tận dụng môi trường tự nhiên trong ăn uống - Cơ cấu bữa ăn của người miền Nam Bộ vẫn giữ được dấu ấn truyền thống nông nghiệp lúa nước, tức thiên về thực vật là cơm – rau – cá – thịt nhưng có thiên hướng về thủy sản nhiều hơn nên: cơm – cá – rau – thịt. Các loài thủy sản là thành phần thứ hai sau cơm, thậm chí vào mùa nhiều cá, cơm thành món phụ, người ta ăn cá thay cơm. - Về cách chế biến thức ăn, người Việt tận dụng nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú và tươi sống ở nhiều nơi bưởi miền Nam được thiên nhiên đối đãi với nguồn nguyên liệu đa dạng từ dưới sông, rạch như lươn, cua, tôm, cá, ếch, rắn, chuột đồng, ... rau mọc khắp nơi từ đồng ruộng, đến trên rừng, dưới sông như măng tre, bí rợ, mướp đắng, bông điên điển, và còn các loại rau rừng như nghễ, bông 8
sung, rau dừa chỉ, cỏ hẹ, đọt xoài, đọt xộp, dây ray cau, ... Đồng thời để bảo quản chúng, người Việt cũng có những biện pháp độc đáo, tạo thành những đặc sản nổi tiếng. Mắm là một trong những món ăn đặc trưng của miền Nam, là niềm tự hào của người miền Nam bởi mang đậm hương vị quê nhà. Mắm được làm từ nhiều loại cá. Có rất nhiều loại: nước mắm, mắm cá lóc, mắm cá sặt, mắm thái Châu Đốc, mắm ruốc, mắm ruốc Kiên Giang, mắm ba khía Cà Mau, mắm còng Long An, mắm tôm chà Gò Công... Người Nam Bộ dùng mắm với nhiều mục đích: để làm thức ăn (ăn với cơm, hoặc pha gia vị để chấm ăn, ...) để bảo quản thức ăn (mắm có thể để lâu, có thể làm dưa mắm, thịt ngâm mắm), để khử mùi vị, tăng độ ngọt,… Không chỉ mắm, cá lóc, cá chép, cá trê, cá rô, … còn là những món khoái khẩu, khô và những chế phẩm thủy sản cũng rất được ưa thích. Khô cá, khô mực, mỗi lần đánh bắt rồi ướp muối, phơi khô, để dành được thời gian dài.
-
-
Mắm và mực khô vùng Nam Bộ Ngày xưa khi khai khẩn đất hoang, người đi khai hoang có thể vừa đi vừa ăn nhưng không muốn mất thời gian ngừng xuồng lên bờ nấu ăn nên họ thường ăn cơm cá kho thật mặn để có thể để được nhiều ngày. Để giữ gìn sức khỏe trong công cuộc khai hoang, cơ cấu bữa ăn cần đả bảo sự hài hòa âm dương, ở vùng Nam Bộ là xứ nóng (dương) cần ăn những thứ có tính hàn (âm) như rau củ quả, cá tôm để cân bằng âm dương hơn là mỡ thịt (dương). Ẩm thực của người Nam Bộ ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường tự nhiên, mang đậm dấu ấn khai hoang, có sự giao thoa rõ rệt trong ẩm thực của người Việt, người Hoa và người Khơ me như món mắm cá lóc đem chưng cách thủy của người Việt, vịt quay, tiềm, lẩu… của người Hoa, món canh chua, Xiêm lo của người Khơ me. Cho nên PGS; TS. Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: “món ăn Nam Bộ là sản phẩm độc đáo của vùng đất mới; là kết quả của sự giao tiếp với nhiều dân tộc; với các làng văn hoá Đông Tây”.
9
nguồn: sưu tầm - Về phong cách ăn uống, môi trường tự nhiên khoáng đạt, nguyên liệu dồi dào nên người Nam Bộ không quá lo lắng đến cái ăn nên người Nam Bộ có phong cách “ăn to, nói lớn”, nghĩa là ăn nhiều ăn miếng to. 3. Ứng phó với môi trường tự nhiên trong việc mặc - Trang phục người Nam Bộ cũng chịu sự tác động của môi trường sông nước, với văn hóa trồng lúa nước nên người Việt miền này cũng có những cách thức phù hợp như chân đất, cởi trần, quần ngắn để ứng phó trong làm việc và sinh hoạt trên đồng áng. Một trong những trang phục đặc trưng của người Nam Bộ là bộ bà ba đen, mặc bộ bà ba trên đồng ruộng hay hụp lặn dưới sông rạch đều thuận lợi. Sở dĩ bộ bà ba có màu đen vì khi chưa có thuốc nhuộm hóa học, người ta thường dùng lá bàng, vỏ trâm bầu, vỏ dà, … nhuộm rồi phủ bùn để chống thôi màu. Khi có vải nhập cảng, thì lại dùng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đen, bởi vì màu này phù hợp với điều kiện lao động, đi lại nơi sông rạch, bùn lầy, dễ giặt và chóng khô. Áo bà ba sau này có nhiều cải tiến, rộng hơn và có nhiều hoa văn, họa tiết màu sắc cho chiếc áo thêm phần sinh động nhưng cũng không mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Áo bà ba được dùng rộng rãi từ trong nhà đến vui chơi, tiệc tùng, thăm viếng, làm việc, học hành. - Khi nhắc đến áo bà ba thì không thể nhắc đến khăn rằn, nón lá đi kèm với nó. Khăn rằn nón lá phù hợp bởi dĩ chất liệu tự nhiên, dễ sinh hoạt, dễ sản xuất, nhẹ, mau khô và còn hút nước nhanh. Đây là bộ ba bất li thân của người phụ nữ Nam Bộ. Và nếu như ở miền Bắc có câu nhớ “áo tứ thân với tóc đuôi gà” thì người dân Nam Bộ mộc mạc hơn với câu “thương nhớ áo bà ba” và du dương với 10
những câu hát “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ đến mong manh…”
Bộ ba bất li thân của người phụ nữ Nam Bộ 4. Ứng phó với môi trường tự nhiên trong đi lại. - Với sự chằng chịt của hệ thống sông ngòi vùng Nam Bộ, cộng với nhu cầu ít di chuyển đặc trưng của người Việt, hệ giao thông đường thủy rất được chú trọng và phát triển so với đường bộ. Người Việt dùng rất nhiều từ để miêu tả phương tiện đường thủy như: ghe, xuồng, tàu, bè, tam bản, phà, đò, … Người dân di chuyển từ nơi này sang nơi khác để khai hoang, mưu sinh, phiêu lưu, khám phá. Ở Nam Bộ việc ứng phó với môi trường sông nước thường xuyên đã tạo ra những kinh nghiệm quý báu khi di chuyển trên sông. Qua đó hình thành nên các chợ nổi bởi tính thuận tiện khi di chuyển của nó. Nghề đóng ghe thuyền ở đây cũng rất thịnh, hình thành các trại đóng ghe ở Cần Đước, Cái Bè, ,.. Ở đây cũng có tục vẽ mắt cho thuyền cho thấy tầm quan trọng và thuyền bè cũng có linh hồn như con người, người ta tin rằng làm vậy sẽ tránh bị thủy quái làm hại, giúp ngư phủ tìm được cá, …
tục vẽ mắt thuyền vùng Nam Bộ 11
-
Với những vùng sình lầy thì người ta sáng tạo ra xe kéo cộ, trâu kéo ghe hoặc là cưỡi trâu. Ở những nơi có địa hình cao ráo người ta dùng xe bò, xe ngựa.
Nguồn: sưu tầm - Mặc dù sau này mạng lưới đường bộ phát triển, mở rộng khắp vùng Nam Bộ, xuất hiện đông đảo các loại xe từ xe máy, ô tô, xe khách, xe con nhưng hàng hóa và hàng khách được vận chuyển bằng đường thủy vẫn rất đáng kể. 5. Tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên trong việc ở - Người Nam Bộ sinh sống trong môi trường sông nước, hệ thống sông ngòi chằng chịt nên việc cư trú cũng phải trên sông ngòi, bởi lẽ trong quá trình lưu dân Việt đi khai hoang, mở rộng lãnh thổ, tìm vùng đất mới nên họ buộc phải cư trú trên bãi đất bồi ven sông rồi cất nhà sàn. Khi cuộc sống ổn định, vườn tược mở rộng thì xóm làng hình thành, hầu hết dân cư tập trung ở ven sông ngòi là chủ yếu. Người Việt Nam Bộ tận dụng tối đa những vật liệu làm nhà từ các loài thực vật sông nước, chúng có thể mọc tự nhiên hoặc trồng thành rừng ở vùng trũng, mọc rải rác ven sông rạch, bãi bồi, có thể kể đến như bằng lăng, dầu, sao gáo, lá dừa nước, cây đưng, đước, mấm. Loại nhà này có mái và vách được lợp, dựng bằng lá dừa nước.
-
Nguồn: sưu tầm Để đối phó với miền đất thường bị ngập lụt, người Nam Bộ dùng nhà sàn bởi lẽ việc dùng nhà sàn để tránh thú dữ như rắn rết hay sự ẩm thấp của sông nước gây bệnh tật cho con người. Kiểu phổ biến là kiểu nhà sàn nửa sàn nửa đất. Người 12
nuôi cá nước ngọt hay buôn bán hàng hóa trên sông thì lựa chọn kiểu nhà bè nổi trên mặt nước. Dù họ có nhiều kinh nghiệm trong chọn hướng nhà và chọn đất cất nhà nhưng mối liên hệ với sông nước của họ vẫn là mối quan tâm hơn cả.
-
Hình ảnh nhà bè Về kết cấu kỹ thuậy, tiêu chuẩn nhà cao cửa rộng luôn được kế thừa nhưng cái cao được quan tâm hơn là sàn cao, nền cao để tránh ngập lụt.
PHẦN KẾT LUẬN Trải qua lịch sử ba trăm năm, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Nam Bộ vẫn kế thừa đầy đủ những đặc điểm chung của bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy vậy những nét độc đáo, phong phú trong những lĩnh vực của vùng văn hóa Nam Bộ đã tạo nên những nét rất riêng, gây nên sự đa dạng văn hóa giữa các vùng trên lãnh thổ Việt Nam. Cách ứng xử linh hoạt với môi trường tự nhiên người Nam Bộ đậm tính sông nước, từ việc ăn, ở, mặc và đi lại trong quá trình khai hoang đất đai đã thấy được sự giàu có của tự nhiên ban tặng cho người Nam Bộ, qua đó hình thành nên tính cách của người Nam Bộ hiền hoà, hào phóng, hiếu khách. Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền văn hóa của người Việt nói chung và Nam Bộ nói riêng không thể mai một đi mà sẽ càng giàu đẹp, sâu sắc hơn, qua đó nâng cao việc gìn giữ, bảo tồn và phát triên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
13
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................. 3 Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.............................................................. 3
I.
1. Khái niệm cơ bản ................................................................................................. 3 2. Tận dụng môi trường tự nhiên: Ăn .................................................................... 3 3. Ứng phó với môi trường tự nhiên: Mặc ............................................................. 6 4. Ứng phó với môi trường tự nhiên: Ở và đi lại................................................... 7 II.
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt vùng Nam Bộ........ 8
1. Khái quát về vùng văn hóa Nam Bộ ................................................................... 8 2. Tận dụng môi trường tự nhiên trong ăn uống .................................................. 8 3. Ứng phó với môi trường tự nhiên trong việc mặc .......................................... 10 4. Ứng phó với môi trường tự nhiên trong đi lại. ................................................ 11 5. Tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên trong việc ở.......................... 12 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu Cơ sở văn hóa – Trần Ngọc Thêm 2. Cảm quan văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Sơn Nam 3. Văn hóa dân gian Nam Bộ những phác thảo – Nguyễn Phương Thảo 4. Văn hóa ứng xử với môi trường sông nước của người Việt miền Tây Nam Bộ Nguyễn Đoàn Bảo Tuyền
14