LSKTPD - Chùa Khleang

Page 1

CH DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA QUỐC GIA HƠN 500 NĂM HƠN 500 NĂM LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM GVHD: Đặng Nhật Minh NHÓM 3 LỚP KT20CT
THÀNH VIÊN NHÓM 3 KHƯU TẤN THIỆN 20510101808 LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG 20510101783 ĐỒNG THỊ KIM NGÂN 20510100413 PHAN ANH TUẤN 20510101815 TRẦN THỊ HỒNG PHẤN 20510101799 DƯƠNG NHẬT MỸ 20510100412

LỜI MỞ ĐẦU

Cộng đông người Khmer ở sóc Trăng có bản săc văn hóa truyên thông lâu đời trong đó các loại hình nghệ thuật giữ vai trò rât quan trọng, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình, nó là nghệ thuật đặc trưng của my thuật Khmer. Chùa Khleang là một trong những chùa Khmer cổ kính và nguy nga, mang dâu ân kiên trúc đặc trưng riêng biệt, không hòa lân với các nơi khác.. Đây là ngôi chùa Khmer cổ nhât ở miên Tây Nam bộ và kiên trúc chùa này tiêu biểu đôi với nghệ thuật tạo hình truyên thông của người Khmer.

kí họa

lịch SỬ hình thành

VỊ TRÍ :

Chùa Khleang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, thuộc khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

DIỆN TÍCH:

Quần thể kiến trúc Chùa Khleang có tổng diện tích khoảng 3825 m2. Bao gồm: ngôi chính điện, sa la, nhà tăng, hội trường, nhà khách, lò thiêu, các tháp để tro cốt,...

BỐI CẢNH TỌA LẠC

Vào đầu thế kỷ 16, vua nước Chân Lạp là Ang Chăn đã đi kinh lý qua các lãnh địa ở vùng hạ lưu sông Hậu. Khi nhà vua đến thăm Srok Kh'leang (tiếng Khmer có nghĩa là "xứ có kho", Sóc Trăng ngày nay) mà không thấy có ngôi chùa thờ Phật nào, nên ra lệnh cho viên quan coi quản đất tên là Tác phải xây dựng một ngôi chùa để dân chúng có nơi hành đạo.

Vâng lệnh vua, năm 1532, ông Tác triệu tập các tín đồ và đại diện các srok để kêu gọi mọi người góp công, góp sức xây dựng một ngôi chùa thờ Phật. Sau khi bàn bạc, chùa Khléang được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 12 Phật Lịch 2076 (tức vào năm 1532 dương lịch).

Sau khi ngôi chùa "bằng gỗ và lợp lá" ấy hoàn thành, ông Tác tổ chức hội nghị để chọn nhà sư trụ trì của chùa. Kết quả là nhà sư Thạch Sóc (61 tuổi, thọ giới đã 40 năm, lúc đó đang tu tại chùa Luông Bassac, thuộc phạm vi huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ngày nay) được chọn làm Trụ trì, đồng thời còn kiêm luôn chức vụ Mê Kôn (chức vụ đứng đầu hội sư sãi của một vùng).

Những chứng tích của buổi đầu thành lập đã không còn nữa, toàn bộ kiến trúc hiện tại của chùa đã được trùng tu, xây dựng lại từ đầu thế kỷ XX (1918).

.
VHTT&DL xếp hạng là Di
trúc
thuật cấp
. . Theo thư tịch cổ của Chùa Khleang còn lưu giữ, ngôi chính điện đầu tiên được xây dựng vào giữa thế kỷ XVI (1532-1533). Ban đầu chùa được xây dựng bằng nguồn vật liệu tại chỗ như tre, gỗ, lá. Ngôi chính điện hiện tại được xây dựng vào năm 1918, lúc đó có một số nghệ nhân từ Campuchia sang tham gia xây dựng. 1532 1918 1990 Ngày 27/04/1990, chùa được Bộ
tích Kiến
nghệ
Quốc gia.
Tổng thể kiến trúc ngôi chùa gồm có: hàng rào, cổng chùa, chánh điện, sa la, nhà tăng, nhà thiêu, tháp để cốt,... giá trị của nghệ thuật kiến trúc chùa Khleang được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất ở tòa chánh điện, được xây dựng ở vị trí trung tâm. CHÁNH ĐIỆN TRƯỜNG PALI NAM BỘ THÁP HUỲNH CƯƠNG NHÀ TRỤ TRÌ NHÀ GHE NGO NHÀ SÀN LÒ HỎA TÁNG SALA VĂN PHÒNG HỘI ĐOÀN KẾT AM KÝ TÚC XÁ

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC

ĐẶC ĐIỂM tạo hình

Chánh điện chùa Khleang có ba bậc, mỗi bậc được bao quanh bằng một vòng rào xây bằng gạch, mặt quay về hướng Đông. Nền chánh điện cao hơn mặt đất khoảng 2m, là một hình chữ nhật có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Tổng thể ngôi chánh điện của chùa được quy vào một tam giác cân. Ngươi Khmer quan niệm hình tam giác là hoàn thiện nhất, ở đó chứa đựng cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt đối. Hình tam giác còn gắn liền với ngọn lửa thiêng của đạo Hinđu.

TÒA CHÁNH ĐIỆN

Ngôi chánh điện là nơi tập hợp nhiều tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, toàn bộ các cửa đều bằng gỗ, được chạm khắc công phu.

Nơi tiếp giáp các đầu cột hành lang với mái có đúc hình chim thần Krud.

Bên trong có 16 cột tròn bằng gỗ được sơn mài đen, vẽ hình rồng và hoa lá bằng nhũ vàng.

HỘI SALA

Ngoài khu chánh điện, Sa la cũng là một phần kiến trúc đặc trưng trong chùa Khleang. Sa la có thể xem là nhà hội của Phật tử và các sư sãi. Sa la ở chùa Khleang là một gian nhà sàn bằng gỗ, mặt sàn cách mặt đất khoảng 1.5m, trong Sa la có bàn thờ Phật nên phải quay về hướng Đông. Tại đầu cột của Sa la có những tượng điêu khắc nữ thần Keynor với hình dáng nửa người nửa chim

PHỐI CẢNH trục đo

mặt bằng CÔNG TRÌNH

MẶT BẰNG TỔNG THỂ MẶT BẰNG TRỆT

A A'

mặt đứng CÔNG TRÌNH

MẶT ĐỨNG X1 - X10 MẶT ĐỨNG Y1 - Y14

mặt cắt CÔNG TRÌNH

MẶT CẮT
A-A'

NGOẠI THẤT CÔNG TRÌNH

HÀNG RÀO

CÔNG TRÌNH

Chùa Khléang tọa lạc trên một khuôn viên rộng hơn 3.800m, có nhiều cây thốt nốt cổ thụ xanh mát với vòng rào bao quanh và được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, màu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khmer.

Cổng chính của chùa hướng về phía Đông. Mặt trước ở mỗi thân cột có gắn tượng vũ nữ Kên naarr dang tay chống mái, và trên mái có gắn ba tháp nhỏ. Chính điện nằm dọc theo hướng Đông - Tây Mặt hướng về phía Đông, vì người Khmer quan niệm rằng, Đức Phật ngự ở hướng Tây mặt nhìn về hướng Đông để ban phúc, cứu độ chúng sinh. CỔNG CHÍNH
Mái chùa là một phần có cấu trúc phức tạp, tỉ mỉ và được trang trí cầu kỳ. ỗ Bộ mái của ngôi chính điện gồm ba cấp. Ở các diềm mái được trang trí bằng hình tượng rắn thần Naga với chiếc đuôi dài và cong vút. MÁI CÔNG TRÌNH

NỘI THẤT CÔNG TRÌNH

CỘT CÔNG TRÌNH

Toàn bộ khối chánh điện được dựng bởi 60 cột trụ, chia làm 6 hàng, mỗi cột đều có hoa văn viền ở phần đầu và chân cột chạm hình hoa sen, ở giữa là phần gỗ sơn mài vẽ hình rồng, hoa lá bằng nhũ vàng tương tự mô-típ trang trí Trung Hoa.

Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ, to, đen mượt cùng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp được sơn thếp vàng.

TRẦN CÔNG TRÌNH

trần và chung quanh đều được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của vũ nữ apsara,
hiện được sự hòa
Trên
thể
hợp giữa kiến trúc và hội họa.
CỬA CÔNG TRÌNH Các cửa của chánh điện được làm bằng gỗ khắc trên nền khung được trang trí hoa văn rất chi tiết thể hiện trình độ chạm khắc gỗ cao của các nghệ nhân.
SÀN CÔNG TRÌNH Sử dụng gạch men với nhiều hoa văn màu sắc rực rỡ kích thước 400 x400 cm Cửa sổ Cửa chính ra vào

CÁC TƯỢNG PHẬT

Chùa có khoảng 45 tượng Phật làm từ nhiều chất liệu và hầu hết được chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Nơi chánh điện là tượng Phật cao 6,8m, phần thân tượng cao 2,7m được đúc vào năm 1916. Tượng được đặt ngồi trên tòa sen lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện.

Chung quanh tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc mình. Các cửa của chánh điện được làm bằng gỗ khắc trên nền khung được trang trí hoa văn rất chi tiết thể hiện trình độ chạm khắc gỗ cao của các nghệ nhân.

Điêu khắc là một bộ phận thiết yếu gắn liền với kiến trúc, làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa của từng bộ phận cùng toàn thể ngôi chùa Khmer. Điêu khắc Khmer rất phong phú về đề tài, thể loại cũng như về chất liệu. Căn cứ theo chất liệu, điêu khắc chùa Khléang Sóc Trăng được làm từ nhiều loại gỗ, đá, kim loại, xi măng.. Ở chùa Khléang Sóc Trăng, điêu khắc chủ yếu là tượng phật. Tượng Phật trong chùa đều có chung tư tưởng triết lý Phật giáo, đó là cách miêu tả cơ thể siêu tự nhiên Ngoài tượng Phật, nghệ thuật điêu khắc chùa Khléang còn thể hiện các loại tượng khác như: tượng Reahu, tượng Hanuman, Kayno, Krud... mà mỗi tượng đều đậm tinh đặc thù văn hóa dân tộc. ĐẶC ĐIỂM ĐIÊU KHẮC ,TRANG TRÍ

LIỆU GỖ

1. CHẤT LIỆU ĐIÊU KHẮC Trong số các tượng phật ở chùa Khléang, một số được làm bằng các loại gỗ quí có niên đại lâu đời. Các bộ phận chạm khắc phù điêu, hoa văn khung cửa, cánh cửa, khung tượng cũng được làm bằng gỗ. Chùa Khleang có bộ cửa gỗ chạm khắc rất đẹp và tinh xảo, thể hiện đề tài về cuộc giao đấu giữa tiên nữ và chắn. Hai nhân vật một đại diện cho cái thiện, một cho cái ác trong văn hóa người Khmer. CHẤT

CHẤT LIỆU ĐÁ

Ở chùa Khléang, đã cũng được dùng làm tượng Phật, trong đó có các loại đá qúy. Những tượng Phật bằng đá ở đây thường là loại trung bình và nhỏ. Nhưng nguồn gốc và niên đại của các bức tượng này chưa được xác định. Nhìn chung, đối với chất liệu đá, người Khmer ít sử dụng để làm tượng.

CHẤT LIỆU XI MĂNG

Đa số những tượng mới thời gian gần đây được làm bằng xi-măng và đều được phủ bên ngoài bằng một lớp sơn dày và có vẽ thêm nhiều chi tiết cần thiết. Ở chùa Khléang xi-măng còn được dùng làm những phủ điêu chạm nổi, trang trí khung bao hoa văn.

CHẤT LIỆU KIM LOẠI

Ở chùa Khléang, có thể nhìn thấy rất nhiều những loại tượng nhỏ bằng kim loại như đồng, thau, bạc, kẽm... chế tác rất tinh vi, độc đáo. Một số tượng được mang từ Campuchia hay từ các nước Đông Nam Á sang.

2. THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI ĐIÊU KHẮC

Về thể loại, có thể thấy điêu khắc trong chùa Khléang có hai loại:

Loại tượng tròn như tượng Phật, chằn, các linh vật, phượng hoàng đất, các con thú.. Loại phù điêu thấp gồm các hoa văn chạm trổ trên khung cửa, cánh cửa...

Về đề tài, ngoài các tượng Phật, tượng thần, điêu khắc trong chùa Khléang còn thể hiện đề tài rút ra từ truyền thuyết và đề tài phản ánh thiên nhiên, cuộc sống của người Khmer

Nhìn chung về điêu khắc của chùa Khléang Sóc Trăng cũng như nghệ thuật điêu

khắc của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long là loại hình nghệ thuật mang tính chất tôn giáo được làm nên bởi những nghệ nhân – người dân lao động, phục vụ cho mục đích lý tưởng của tôn giáo nhưng không thoát tục mà cùng với mọi người xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

3.

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ

Chùa Khléang là một công trình kiến trúc – trang trí có nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, tọa lạc trên một khuôn viên rộng với vòng rào bao quanh, ngôi chùa được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, màu sắc rực rỡ, đây chính là một trong những điểm đặc trưng nhận dạng kiến trúc của chùa. Hoa văn trang trí chùa Khlang mô tả các họa tiết truyền thống dân tộc, hoa

lửa, các vị thần có ảnh hưởng tới cuộc sống theo quan niệm của người
tượng rắn thần, như
quyền lực, đây là một trong những điểm đặc trưng nổi bật nhất. Các mô típ trang trí chùa Khléang: MÔ TÍP CÁC LOÀI VẬT TRUYỀN THUYẾT Phía mặt ngoài chùa Khléang và chánh điện không có sử dụng hội họa để trang trí mà chủ yếu là trang trí kiến trúc với các hình chạm, hình đắp nổi và tượng như: Rắn thần (Naga); Chim thần (Maha Krud); Vũ nữ Kayno; Chắn (Yeak); Rea Hu..
lá, ngọn
Khmer, và hình
một biểu tượng

Rắn thần Naga: là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật Phật giáo Khmer. Trong các ngôi chùa Khmer, rắn thần Naga ngự trên các mái chùa, các đầu đạo để xua đuổi tà ma và bảo vệ đạo Phật.

Chim thần Maha Krud: Được tôn vinh như lực lượng siêu nhiên. Krud luôn được thể hiện trong tư thế đứng tựa vào các đầu cột, nhất là các cột hiên và đang đôi cánh hoặc đôi tay đỡ lấy mái nhà

gây ra nghịch cảnh, đau khổ cho nhiều người. Trong đời sống tín ngưỡng của người Khmer, hình tượng chân xuất hiện với chức năng như vị thần bảo vệ người dân, bảo vệ của chùa, biểu trưng cho điều thiện, điều lành.
Vũ nữ Kayno: Hình tượng Kayno được gắn vào đầu cột hành lang, được thể hiện bằng lối tượng tròn. Tượng Keyno quay mặt nhìn thẳng về phía trước, dáng điệu như đang múa, ưỡn ngực về phía trước. Dạng điêu khắc này tạo nên một sắc thái độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao. Người Khmer cho rằng Kayno là một trong những kiếp của Phật cho nên được ở chính diện của chùa Chằn (Yeak): Trong văn học, hình tượng chẩn thường xuất hiện tượng trưng cho cái xấu, cái ác, nhân vật phản diện, chuyên phá hoại,

MÔ TÍP HOA LÁ - THỰC VẬT

chùa Khléang Sóc Trăng, hoa sen được thể hiện biển cách đường sống lượn ở chân bệ tượng, để tượng, minh họa các Phật thoại. Đó là những mô típ hoa, cảnh, lá. Nhiều mảng phù điêu trang trí có hình hai bông lúa nằm trong một tam giác cân trên đầu cửa ra vào. Trên cổng chùa Khoang các mảng phủ điều trang trí được thể hiện theo dạng dưới là một bông sen, trên là hai hình bông lúa, giữa hai hình bông lúa thêm ba chữ nhất đắp nổi tượng trưng cho ba bộ kinh Tam Tạng

MÔ TÍP NGỌN LỬA

Người Khmer gọi Phni pleung là loại hoa văn hình ngọn lửa, chảy từ những cọng rơm hay một bó đuốc. Mẫu hoa văn này thể hiện khá độc đáo biểu lộ sự sáng tạo phong phủ của nghệ nhân Khmer. Hoa văn hình ngọn lửa là biến thể của hình tam giác. Nếu xét về mô típ thì hoa văn hình ngọn lửa khá đơn giản, mềm mại được kết hợp với nhau liên tục tạo nên một bố cục đẹp, nhẹ nhàng, bay bổng như ngọn lửa.

LỜI KẾT LUẬN

Nghệ thuật tạo hình của người Khmer Sóc Trăng đã có từ lâu đời, nó thể hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất ở ngôi chùa, đó là những công trình kiến trúc trang trí độc đáo, có giá trị thẩm mỹ và mang đậm tính nhân văn, giữ được bản sắc riêng mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, là chứng minh cho phong cách truyền thống mang tinh thần Khmer và triết lý phật giáo.

Đối với đời sống văn hóa của người Khmer Sóc Trăng, nghệ thuật tạo hình là một loại hình hết sức cần thiết và không thể thiếu.

Về ý nghĩa xã hội thì nghệ thuật tạo hình biểu trưng cho mỹ thuật dân tộc Khmer, là nhân tố phát triển nghệ thuật mỹ thuật. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình còn có ý nghĩa to lớn trong đóng góp về bản sắc, tính chất nghệ thuật vào kho tàng truyền thống của nền mỹ thuật Khmer Nam bộ. Về tác phẩm, nghệ thuật tạo hình có giá trị vô cùng to lớn như giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị tinh thần, bởi nó mang bản sắc, truyền thống văn hóa rất cao.

Khleang là một công trình kiến trúc trang trí độc đáo có giá trị thẩm mỹ và mang đậm tính nhân văn, giữ được bản sắc riêng mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, là nhân chứng chứng minh cho phong cách truyền thống mang tinh thần Khmer

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://phatgiaobaclieu.com/nghe-nhan-khmer-voi-nghe-thuat-dieu-khac-chau-phat/ Vũ Minh Giang (2006), Lan sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trịnh Thanh Hà (2002), Phật giáo Theravada trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer Nam Bộ tỉnh Sóc Trăng, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh.

Phạm Thị Phương Hạnh (2011), Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb Thế giới. Đỗ Huy (2001), Mỹ học - khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội.

NHÓM 3 CẢM ƠN THẦY ĐÃ XEM!

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.