cạp cạp ..
nhóm 12 Khưu Tấn Thiện 20510101808
Lê Thị Huỳnh Như Huỳnh 20510101782
Nguyễn Vũ Phương Trân 20510101813
Trần Thị Mộng Trầm 20510101814
Trần Thị Hồng Phấn 20510101799
Võ Dương Xuân 20510101823
Nguyễn Thị Như Ý 20510101825
Phan Anh Tuấn 20510101815
MỤC MỤC LỤC LỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: ẩm thực Tây Nam Bộ 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Bố cục tiểu luận
B.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC TÂY NAM BỘ Văn hóa ẩm thực và đặc điểm của văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ 1.1. Khái niệm và văn hóa, văn hóa ẩm thực 1.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội để hình thành văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ 1.2.1 Lịch sử hình thành vùng Tây Nam Bộ 1.2.2 Vị trí địa lí 1.2.3 Điều kiện tự nhiên 1.2.4 Đặc điểm kinh tế xã hội CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VĂN HÓA ẨM THỰC VÙNG TÂY NAM BỘ 2.1. Các đặc trưng ẩm thực Tây Nam Bộ 2.1.1 Tính sông nước, tính độc đáo 2.1.2 Tính dung hợp, giao thoa văn hóa 2.2. Một số món ăn tiêu biểu của vùng Tây Nam Bộ 2.3 Hương vị đặc trưng ẩm thực Tây Nam Bộ CHƯƠNG III: PHONG CÁCH TRONG ẨM THỰC TÂY NAM BỘ 3.1. Ứng xử trong ăn uống 3.2. Cách bày trí - trang trí món ăn 3.3. Không gian ẩm thực miền Tây
C.PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.PHẦN A.PHẦN MỞ MỞ ĐẦU ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ẨM THỰC TÂY NAM BỘ 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5. BỐ CỤC TIỂU LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH _ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Có một câu nói của nhà lãnh đạo người Ấn Độ đã từng nói truyền tải được sâu sắc về hồn cốt của văn hóa một quốc gia " Nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân". Văn hóa của một dân tộc là cái nôi của nền văn minh con người, chính là niềm tự hào và là món ăn tinh thần của người dân cả nước. Văn hóa chính là hơi thở, là hồn cốt về cả những giá trị vật chất và tinh thần của mỗi con người và đó là sự tự hào của dân tộc mỗi khi nhắc đến. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều tách biệt và làm đặc trưng chính mình nhờ những văn hóa và bản sắc riêng. Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay, ăn uống không đơn thuần là một bát cơm, đĩa rau hay một tô canh ngọt, mà đó là cả một tinh túy, là cả một nghệ thuật. Việc ăn uống vốn dĩ là đáp ứng các nhu cầu cần thiết cơ bản của con người, nhưng nó còn mang một ý nghĩa quan trọng hơn hết là sự gắn bó thân thiết giữa người với người, thể hiện rõ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một bữa cơm ngon lành khi ta quây quần với nhau với mâm cơm đủ vị mặn ngọt chua cay. Các món ăn trải qua từng giai đoạn sẽ nói lên được cuộc sống, con người ở giai đoạn đó và từng vùng đất nơi sản sinh ra chúng. Vì thế việc ăn uống còn là minh chứng lịch sử và nền văn minh của dân tộc Việt Nam. Và một trong những đặc trưng ẩm thực của mảnh đất hình chữ S này là văn hóa ẩm thực vùng đất Tây Nam Bộ. Đề tài này không những góp phần quảng bá và đưa văn hóa ẩm thực sông nước Việt Nam đến gần hơn với nước bạn mà còn làm rõ những quan điểm tư duy con người.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về những đặc điểm, nguồn gốc, phương thức chế biến, bảo tồn và phát huy những món ăn dân dã, bình dị đặc trưng và ý nghĩa của vùng đất Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu sâu hơn về sự kết hợp chi tiết giữa các nguyên vật liệu hài hòa với nhau trong các món ăn có trong mâm cơm truyền thống của vùng đồng bằng sông nước Tây Nam Bộ thể hiện rõ triết lý hòa hợp âm dương tồn tại trong nền ẩm thực của vùng miền và dân tộc Việt Nam. Thông qua nền văn hóa sinh viên có thêm kiến thức áp dụng vào chuyên ngành học của mình.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về hệ thống không gian, thời gian và đối tượng của đề tài. Làm rõ được những nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực sông nước vùng Tây Nam Bộ. Nêu ra những nét nổi bật về những món ăn đậm chất dân dã để đem nền ẩm thực Nam Bộ đến gần hơn với bạn bè vùng miền khác.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin. NGUỒN TÀI LIỆU Nghiên cứu thu thập tài liệu từ sách viết, báo chí về văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng. Đồng thời tham khảo từ các nguồn tư liệu trên các diễn đàn internet
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU KHÔNG GIAN: Vùng Tây Nam Bộ, miền nam Việt Nam THỜI GIAN: Từ năm 1698 đến nay ĐỐI TƯỢNG: Món ăn của người Việt vùng Tây Nam Bộ
5. BỐ CỤC TIỂU LUẬN CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC TÂY NAM BỘ Món Lạ Miền Nam Tác giả:Vũ Bằng
Bếp Ấm Nhà Vui - Thương Món Ăn Nam Bộ Tác giả:Lê Duy Niệm
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VĂN HÓA ẨM THỰC VÙNG TÂY NAM BỘ CHƯƠNG III: PHONG CÁCH TRONG ẨM THỰC TÂY NAM BỘ
B.PHẦN B.PHẦN NỘI NỘI DUNG DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC TÂY NAM BỘ
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VĂN HÓA ẨM THỰC VÙNG TÂY NAM BỘ CHƯƠNG III: PHONG CÁCH TRONG ẨM THỰC TÂY NAM BỘ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC TÂY NAM BỘ Văn hóa ẩm thực và đặc điểm của văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ 1.1. Khái niệm văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực bao gồm toàn bộ môi trường văn hóa dinh dưỡng của con người, như cách trang trí và cách thức ăn uống, nghi thức và nghi lễ, thực phẩm như biểu tượng của sự tinh khiết hoặc đặc sản khu vực và do đó nhận dạng văn hóa. Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với người Việt, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống. Từ xa xưa ông cha ta đã mang ẩm thực vào những câu ca dao tục ngữ, trở thành ý thức văn hóa rất đặc trưng của Việt Nam: “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Lời chào cáo hơn mâm cỗ”; “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
Miền Tây được biết đến và thu hút khách du lịch khắp nơi nhờ cảnh đẹp thanh bình, sông nước hiền hòa cùng con người khí thế hào sảng nhưng lại vô cùng; giản dị và chất phác. Cùng với sự trải nghiệm khám phá các địa điểm đẹp, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ văn hóa ẩm thực tại nơi đây. “Mẹ thiên nhiên” đã hào phóng ban tặng người dân 4 mùa luôn có cây xanh tươi tốt, đa dạng các loại hình động thực vật thiên nhiên, nên những món ăn ở vùng sông nước này có 1 sự phong phú, hấp dẫn với vô vàn hương vị thơm ngon không thể chối từ.
1.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội để hình thành văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ 1.2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Lịch sử khẩn hoang miền Nam có thể chia làm 3 giai đoạn chính, đó là:
Giai đoạn 1:
từ thế kỷ XVI-1698
Giai đoạn 2:
Vào khoảng 5.000 - 4.000 năm trước, người Indonesian đã đến khai phá Đông Nam Bộ, tạo nên văn hoá Đồng Nai. Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII, người Indonesian và nhiều lớp cư dân ngoại nhập đã tạo lập nền văn hoá Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ và Đông Campuchia, dựng nên đế quốc Phù Nam hùng mạnh, với cảng thị Óc Eo. Từ thế kỉ VI – VII, cuộc tranh chấp của vương quốc Chân Lạp và Phù Nam đã làm cho văn hóa Óc Eo lụi tàn nhanh chóng. Phần lớn lưu dân vào Nam lập nghiệp có nguồn gốc ở Trung và Nam Trung Bộ, nhất là các địa phương Thuận Hóa, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Quy Nhơn. Ngoài ra, cũng có một số ít từ đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Năm 1679, Dương Ngạn Địch và Trần Thắng Tài đã di dân người Hoa đến Cù Lao Phố - Biên Hòa, Mỹ Tho. Năm 1715, Mạc Cửu mở mang đất Hà Tiên cùng với người Khomer chinh phục bản địa và thiên nhiên định kế lâu dà
từ 1698 đến cuối thế kỷ XVIII
Từ thế kỉ XVII – XVIII, di dân người Việt đến định cư ở Nam Bộ đều có nguồn gốc từ vùng “Ngũ Quãng”, tức Quãng Bình – Quãng Trị - Quãng Đức – Quãng Nam – Quãng Ngãi. Trước đó, người Việt đã tự thích nghi và tiếp biến những sở trường văn hoá của người Chăm để phát triển và đã tìm được “đất dụng võ” trên địa bàn Nam Bộ. Nhờ sự cần cù, bền bỉ, của những người đi khai hoang cùng với một số chính sách, biện pháp khẩn hoang của chính quyền nhà Nguyễn nên đến cuối thế kỷ XVIII, diện mạo vùng đất Nam Bộ đã được thay đổi một cách cơ bản.
Giai đoạn 3:
Năm 1802, Nguyễn Ánh – Gia Long tiếp tục đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang ở đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là các công trình đào kênh lớn như kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế... Trong công cuộc chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, miền Nam đã chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, văn hoá Nam Bộ và văn hoá Việt Nam đã chủ động hội nhập với văn hoá phương Tây. Nền văn hóa Nam Bộ từ đó đã hình thành như một kết quả dung hợp giữa cái nền là văn hóa Việt từ đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ với những yếu tố tiếp biến từ văn hóa Chăm, Hoa, Khmer và văn hóa phương Tây
từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Nghiên cứu ẩm thực Tây Nam Bộ chính là nghiên cứu về đời sống vật chất của người Việt. Do vậy mà lịch sử ẩm thực của người Việt Tây Nam Bộ sẽ có xuất phát điểm trùng với sự hiện diện của họ ở vùng đất này. Tuy nhiên vì trước đó, vùng đất này đã từng có thời kỳ là cương vực của Chân Lạp. Sẽ là trọn vẹn nhất nếu ta tìm hiểu về ẩm thực vùng đất này từ khi đây còn là địa bàn cư trú của người Khmer. Từ quan điểm đó, ta có thể đưa ra nhận định rằng ẩm thực Tây Nam Bộ ngày nay là thành quả văn hóa ẩm thực của bốn dân tộc Việt – Hoa – Chăm – Khmer. 1.2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÙNG TÂY NAM BỘ Tây Nam Bộ là phần lãnh thổ ở phía cực Nam của Việt Nam gồm 13 tỉnh thành: An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre với tổng diện tích 40.518,5km2 chiếm 12% diện tích cả nước Vùng đất Nam Bộ với địa hình thuận lợi, kênh rạch chằng chịt đã biến nơi đây trở thành vùng đất màu mỡ, đa sinh thái giàu thủy hải sản. Từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú ấy, người dân Nam Bộ đã chế biến thành các món ăn khác nhau làm nên kho tàng văn hóa ẩm thực Nam Bộ đa dạng phong phú.
1.2.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN ẨM THỰC TÂY NAM BỘ ảnh hưởng của KHÍ HẬU Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với hai mùa mưa, khô rõ rệt đã giúp cho thiên nhiên ở Tây Nam Bộ phát triển phong phú, đa dạng. Các loại rau, hoa, quả nhiệt đới có quanh năm, trong đó có rất nhiều loài đặc trưng của sông nước, mọc um tùm như: rau muống, rau nhút, rau dừa nước, rau ngổ, môn, bồn bồn, sen, súng, ấu, khoai nước, kèo nèo. Người Việt vốn thích ăn rau, người Việt ở Tây Nam Bộ lại ăn rau nhiều hơn hết vì đây là loại thức ăn có sẵn ở ao hồ, vườn ruộng, rất dễ tìm. Từ các loại rau quen thuộc thường ngày như: rau đắng, rau dền, bồ ngót, mồng tơi, rau tập tàng, cải xanh, cải trời,… đến các loại lá cây: sầu đâu, lá xoài, lá cách, đinh lăng,…; đọt cây: đọt vừng, đọt bần, đọt chùm ruột, đọt xoài, đọt ổi, đọt cơm nguội, đọt chiết ổi chua,…; các loại bông, trái như: bần, xoài non, cóc non, me non, bông súng, bông điên điển, lục bình,…
Bông súng
Điên điển
Ấu
Bần
Rau nhút
Lục bình
Sua đũa
Cải trời
Bồ ngót
Ổi xá lị
ảnh hưởng của nhiệt độ Tính chất của môi trường sống hoang sơ, nắng nóng đã ảnh hưởng đến khẩu vị ăn của người Việt ở vùng Tây Nam Bộ. Cư dân Tây Nam Bộ thích ba vị chủ đạo mặn, đắng, cay. Mặn thì phải thật mặn, mặn đến quéo lưỡi như: kho quẹt, mắm cá, khô cá, tép rang, cá kho tộ,…; cay phải cay xé họng: ớt chỉ thiên, tiêu sọ, gừng già,…; ăn đắng, ăn chát: sầu đâu, khổ qua, đinh lăng, rau đắng đất,…; ăn rau sống: bông súng, càng cua, lá lốt, lá nghệ non, kèo nèo, ngó sen,… Khẩu vị của người Việt Tây Nam Bộ “quyết liệt” như vậy chính là do dấu ấn sắc nét thời khai khẩn, cư dân thời kì đó phải đối phó với môi trường thiên nhiên nắng nóng, vừa ưu đãi nhưng cũng vừa hoang dã, đầy đe doạ; khẩu vị ăn như vậy sẽ giúp cư dân Tây Nam Bộ khắc phục được tình trạng mất nước do khí hậu nắng nóng. Cơ cấu bữa ăn nhiều thuỷ hải sản, nên phải chế biến mặn và cay để khử chất tanh. Sự kết hợp giữa các vị mặn, đắng, chua, cay như vậy, mới có thể tận dụng triệt để nguồn sản vật dồi dào từ môi trường sông nước, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con người trong nỗ lực lao động nặng nhọc hàng ngày. Tóm lại, sự tác động của môi trường tự nhiên đã có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá ẩm thực của người Việt Tây Nam Bộ. Trong phạm vi báo cáo này, từ hướng tiếp cận địa văn hoá, chúng tôi đã chứng minh giả thuyết điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố hình thành nên những đặc điểm cơ bản của văn hoá ẩm thực Tây Nam Bộ.
1.2.4 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VĂN HÓA -XÃ HỘI Thành phần cư dân tứ xứ, phải nương tựa vào nhau để cùng sống, cùng tồn tại trong những năm tháng đầu tiên lập nghiệp, nên tính cộng đồng, tính tương thân, tương ái thể hiện khá rõ trong văn hoá của cư dân nơi đây, đặc biệt trong văn hoá uống rượu. Cư dân Tây Nam Bộ không uống rượu theo kiểu Bắc Bộ và Trung Bộ mỗi người một ly riêng biệt, mà họ dùng một cái bát ăn cơm chuyền tay nhau cùng uống. “Cách uống này chứa đựng một triết lí thâm thuý về tính cộng đồng sống chết có nhau, như nhắc nhở và củng cố thêm tinh thần đồng cam cộng khổ của con người trên miền đất mới”
PHONG TỤC TẬP QUÁN Với tập quán thưởng thức “mùa nào thức nấy” và cách suy nghĩ “ăn để mà sống” nhằm có đủ dưỡng chất tái tạo sức lao động, cư dân Tây Nam Bộ đã phối hợp các nguyên liệu theo phong cách ẩm thực riêng của mình với các tiêu chí: thơm, ngon, bổ, khoẻ. Người Việt Tây Nam Bộ rất quan tâm đến việc ăn uống bồi bổ sức khoẻ, luôn coi trọng yếu tố dược tính cũng như sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên liệu làm nên món ăn, thức uống, để có thể đem lại cho con người không chỉ là miếng ăn ngon mà còn có một sức khoẻ tốt cho cơ thể.
PHONG CÁCH ĂN UỐNG Phong cách ăn uống của người Việt Tây Nam Bộ không đi vào thưởng thức cái tinh tế về lối sống, cách ăn như phong cách ăn ở Huế và Hà Nội. Người Việt Tây Nam Bộ xem ăn uống là môi trường để con người bộc lộ, giãi bày những tâm tư tình cảm. Tính cách con người ở đây phóng khoáng, thích ăn uống thoải mái, theo kiểu ăn to nói lớn, không cầu kì, nên ăn uống thiên về dân dã, dư dật, dồi dào sản vật kiểu Nam Bộ “đầy tôm đầy cá”, ít chú ý đến tinh vi, cách chế biến, cách bày biện món ăn. Đây cũng chính là sự thể hiện chân tình theo phong cách rất Nam Bộ, một đặc tính chung và cũng là “tính nết” điển hình của người Việt Tây Nam Bộ.
Ăn uống giờ đây không chỉ là nhu cầu thuần túy của con người để duy trì sự sống, ăn uống còn là bản sắc, văn hóa của vùng, miền, của Quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có một nét văn hóa ăn uống đặc thù của mình. Ẩm thực Nam Bộ dù không cầu kì trong khâu bày trí nhưng vẫn rất hấp dẫn bởi sự tươi ngon, dồi dào của nguyên liệu sự giản đơn môc̣ mạc trong chế biến, thưởng thức nhưng vẫn mang một nét rất riêng không pha lẫn, điều đó đã làm nên những đặc trưng độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ và để lại ấn tượng khó quên cho người dân và thực khách.
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VĂN HÓA ẨM THỰC VÙNG TÂY NAM BỘ 2.1.Các đặc trưng ẩm thực Tây Nam Bộ 2.1.1 TÍNH SÔNG NƯỚC ĐỘC ĐÁO TÍNH SÔNG NƯỚC Thức ăn chủ yếu là các loài thuỷ sản: Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc tới một nét văn hoá rất đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ: văn hoá ẩm thực đậm khẩn hoang. Biểu hiện của tính hoà hợp cao với thiên nhiên sông nước như một đặc trưng của tính cách văn hoá Tây Nam Bộ trước hết thể hiện trong lĩnh vực ẩm thực, sau cơm thì thuỷ sản là thức ăn chủ yếu của người dân Tây Nam Bộ. Với những điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên mang lại, cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã biết tận dụng môi trường sông nước với nguồn sản vật dồi dào để làm bữa ăn thêm phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc đã cung cấp cho cư dân vùng Tây Nam Bộ nhiều loại thuỷ hải sản, trong đó cá là thực phẩm chủ yếu với hơn 200 loại khác nhau.Ngoài ra, còn các loại thuỷ hải sản khác như: tôm, cua, mực, ếch, lươn, sò, nghêu, ốc,… Về loài bò sát thích nghi với môi trường sông nước thì cũng đa dạng không kém như: rắn, rùa, ba ba, kì nhông, kì đà, rắn mối, cá sấu, chuột đồng,… Trong ẩm thực, người dân Tây Nam Bộ chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau theo hàng chục cách (luộc, kho, chiên, nướng, hấp, nấu chua, nấu ngọt, làm gỏi, làm chả, làm khô, làm mắm,…). Và những loại rau ăn kèm là cả một kho tàng về “thực vật” sông nước miền Tây, những tên lá, tên hoa vừa lạ vừa quen: đọt lục bình, đọt bông súng, bông điên điển, bông so đũa, rau kèo nèo, lá vị,… hàng chục thứ bông, lá, rau mà chỉ có người dân địa phương mới biết tên
Cá lóc
Cá linh
Ốc bươu
Chuột đồng
Chim cút
Lươn đồng
Rắn đất
Ba ba
Ếch đồng
Ba khía
Cua đồng
Tép bạc đất
Để thấm cái mênh mang sông nước, thêm thi vị, không thể quên các loại rượu trứ danh của vùng đất này như: rượu Phú Lễ (Bến Tre), Xuân Thạnh (Trà Vinh). Loại rượu này uống li đầu vị đậm đà, mềm môi; cạn tiếp cảm thấy cái phóng khoáng, lâng lâng; uống vài li nữa thấy như bay bổng trong một giấc thần tiên, cởi mở tâm tình với tri âm. Đối với nơi đây, yếu tố sông nước gần như là linh hồn của vùng đất màu mỡ này, sông nước mang lại nguồn tài nguyên phong phú đối với văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng, góp phần tạo nét đặc sắc riêng, tính phong phú và sáng tạo của kho tàng ẩm thực.
Khi diễn tả món ăn ở vùng đất Tây Nam Bộ, cố nhà văn Sơn Nam viết: “Vùng ruộng sạ, nhưng gạo lúa sạ vừa mới gặt nấu cháo trắng ăn với khô cá lóc thì hương vị khó mà quên được. Nắng hạn, rủ vài người bạn ra giữa đồng đem theo cái quẹt, một gói muối hột vài trái ớt rồi đến vũng nước khô cạn nào đó mà bắt cá lóc thứ to con, đốt gốc rạ và rơm nướng trui, chấm muối ớt, nhai thêm vài ngọn lá nghể bên ao” .
TÍNH HOANG DÃ Buổi đầu, khi những lưu dân đặt chân lên vùng đất này thì thiên nhiên ở đây còn rất hoang sơ, rừng hoang cỏ rậm, thú dữ hoành hành. Con người cảm thấy lạ lẫm trước một cảnh quan thiêng nhiên mà ở nơi quê cha đất tổ họ chưa hề gặp phải. Vì vậy, để sinh tồn, ở phương diện ăn uống, họ không thể nào ăn các món ăn truyền thống nơi quê nhà, bởi nguyên vật liệu, các nguồn lương thực họ chưa hề quen biết, nên lúc đầu gặp gì ăn nấy, từ những cây cỏ trên bờ, con cá dưới sông, con chim trên trời… cho đến các loài sinh vật khác. Tính hoang dã trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ đã định hình từ lúc này. Tính hoang dã thể hiện ở việc người Tây Nam Bộ ăn rất nhiều rau. Thường là những loại rau có sẵn ở ao hồ, vườn ruộng. vd như: rau đắng, rau dền, rau răm, rau bồ ngót, tía tô, hành, hẹ… các loại bông như: bông điên điển, bông súng, bông thiên lý, bông bí… đến các loại lá cây, đọt cây như: lá xoài, lá cách, đọt bần,… Đối với thức ăn từ động vật, ngoài các loại cá, tôm bắt ở ao, đìa, người dân miền Tây còn ăn còng, cua, ba khía, chuột, cóc, … hay một số loài côn trùng như: cào cào, dế… Tính hoang dã, hào phóng trong văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ đặc biệt thể hiện ở không gian dành cho việc ăn uống. Vào mùa tát đìa, lượng tôm cá thu được nhiều khiến người dân nơi đây hình thành thói quen chế biến món ăn và ăn ngay tại chỗ, gắn với không gian sân vườn, đám ruộng, bờ ao… TÍNH ĐỘC ĐÁO Nền văn hóa ẩm thực miền Tây mang đậm tính độc đáo. Người Nam Bộ “ăn theo thuở, ở theo thời” hay nói cách khác người địa phương tận dụng nguyên liệu theo từng mùa. Mỗi mùa nước nổi cũng là mùa cá linh, mùa đông bông điên điển, thiên lí, bông súng, sầu đông… Còn đến mùa gặt, người dân lại có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon từ cá lóc, cua đồng, rau đắng… Mùa nào thức ấy quả không sai.
Tính độc đáo còn đa dạng bởi những loại thủy hải sản như con còng, con cua, ba khía, chuột, cóc, nhái, ếch… Thậm chí, người dân địa phương còn dùng các loại côn trùng để chế biến thành những món ăn độc đáo như cào cào, dế… Đặc trưng về nền ẩm thực đa dạng, phong phú theo từng vùng cũng được nhắc đến trong câu ca dao:
“Gió đưa gió đẩy Về rẫy ăn còng Về sông ăn cá Về đồng ăn cua Bắt cua làm mắm cho chua Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền” Độc đáo vì đã biết tận dụng, khai thác và chế biến “của trời cho” một cách kịp thời theo “đơn vị tính” thời gian là “tháng”, “ngày” thậm chí “giờ”. Thật đúng như thế nếu ai đó ở vùng đầu nguồn, có việc phải đi xa nhằm vào tháng cá mờm hoặc cá linh non xuất hiện thì đành phải chịu nhịn, vì sau đó chừng một tháng cá mờm đã lớn thành cá cơm, cá linh non cũng thế. Rau trái cũng không khác. Đặc biệt đối với rau, như bông điên điển, rau dừa, rau muống… nếu hái muộn sẽ không giòn, mất ngon, chức năng kích thích thèm ăn, ngăn chống lão hóa của rau.
2.1.2 TÍNH DUNG HỢP,GIAO THOA VĂN HÓA TÍNH DUNG HỢP, GIAO THOA VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG NƯỚC Dung hợp là sự hòa lẫn vào nhau để hợp thành một thể thống nhất. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong văn hóa ẩm thực của vùng đất Tây Nam Bộ. Bởi đây đa số cư dân miền Nam có nguồn gốc từ miền Bắc hoặc miền Trung, hòa nhập cùng cộng đồng người Khơme, Hoa, Chăm. Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có 17,7 triệu người. Trong đó người Khmer có 1,2 triệu, người Hoa có 192.000 người, người Chăm có 15.000 người. Quá trình cộng cư cho thấy có sự giao thoa trong văn hóa ẩm thực thể hiện ở hai phương diện: thứ nhất, dân tộc này ăn các món ăn của dân tộc kia; thứ hai, dân tộc kia sử dụng món ăn của dân tộc này nhưng có sự chế biến lại cho phù hợp với khẩu vị của dân tộc mình. Nam bộ là vùng đất mới khai phá, nơi chung sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Cho nên, vùng đất này về phương diện văn hóa – tín ngưỡng có sự pha tạp, giao thoa lẫn nhau. Tuy vậy, ở mỗi dân tộc, về một phương diện nào đó, đều lưu giữ lại những nét riêng của bản sắc văn hóa dân tộc. Ở phương diện thứ nhất, ta thấy mỗi dân tộc có một số món ăn đặc trưng của mình. Ở phương diện thứ hai, sự tiếp biến trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc ở đây đã làm cho các món ăn ở vùng đất này không ngừng phong phú qua việc tiếp thu rồi chế biến lại, tạo ra hương vị khác
TÍNH DUNG HỢP, GIAO THOA VĂN HÓA ẨM THỰC VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC Song tính dung hợp còn thể hiện ở sự ảnh hưởng từ các nền ẩm thực khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Campuchia… Đây là điểm khác biệt so với văn hóa ẩm thực của người Việt ở miền Bắc. Rất nhiều món ăn thức uống có nguồn gốc từ Trung Quốc như: hủ tiếu, phá lấu, chao, hoành thánh… chỉ có mặt ở Nam Bộ, cà phê vốn là thức uống theo chân người Pháp vào Việt Nam và được sử dùng một cách thường xuyên ở miền Nam, Các món ăn của người dân Tây Nam Bộ thường đặc trưng bởi vị ngọt của đường, nước dừa, nước cốt dừa, thói quen du nhập từ văn hóa ẩm thực Ấn Độ, Thái Lan. Tất cả những điều đó khiến cho ẩm thực ở vùng đất cực nam của tổ quốc mang vẻ phong phú, đa dạng hơn bất kỳ vùng miền nào ở nước ta.
Phá lấu
Cà ri gà
Hủ tiếu
Miến tôm thịt
TÍNH ÂM DƯƠNG,NGỦ HÀNH TRONG MÓN ĂN Quan niệm và phong cách ẩm thực của người Hoa và người Việt cũng có những nét tương đồng, như coi việc ăn uống là phương thuốc bồi bổ sức khỏe, và yếu tố bổ dưỡng cũng như tác dụng của món ăn đối với sức khỏe luôn được coi trọng. Cả ẩm thực Hoa và Việt đều rất chú ý tính hài hòa, tức có sự phối hợp cân bằng giữa các thành phần món ăn, cân đối giữa yếu tố nóng và lạnh, âm và dương, vì làm được như vậy mới có thể mang lại sự hấp thu tốt và sự quân bình cho cơ thể. Những giá trị này cũng là sự giao thoa và hòa nhập tốt trong ẩm thực của người Hoa và người Việt. Ví dụ: mùa hè, trời nóng, người ta thường ăn các món ăn mang tính chất giải nhiệt như canh khổ qua, canh rau má, ăn rau đắng, uống nước rau má, nước dừa… Hay, khi ăn cháo cá (âm) người ta cho thêm gừng vào (dương) để cân bằng âm dương.
Cá kho kết hợp hài hòa âm dương ( cá, ớt )
Món ăn có tính hàn ( âm )
Món ăn có tính nhiệt ( dương )
Về gia vị, gừng đứng đầu vị nhiệt, có tác dụng thanh hàn, giải độc, giải cảm, do vậy được sử dụng làm gia vị cho các loại thực phẩm có tính hàn (lạnh) như cá, bí đao, rau cải... hay giải mùi tanh của gà, vịt... Ớt thì được xếp vào loại nhiệt, ôn, có tác dụng giải độc, được dùng trong hầu hết các loại thức ăn, nước chấm, nhất là các loại thủy sản: cá, tôm, cua, các loại gỏi... Đặc trưng âm dương hài hòa, hầu có đủ dưỡng chất tái tạo sức lao động, họ đã tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe. Câu nói “ăn được ngủ được là tiên” rất được người miền Tây quan tâm, xem trọng, cho nên ngồi vào bàn ăn, họ thường nhắc nói: ăn món này bổ xương, hoặc trị suy dinh dưỡng, bổ gan, bổ phổi….
2.2 MỘT SỐ MÓN ĂN TIÊU BIỂU CỦA VÙNG TÂY NAM BỘ 2.2.1 món nước
Ẩm thực miền Tây sông nước luôn có những điểm rất thu hút thực khách từ mọi vùng miền. Không chỉ nổi tiếng với các món ngọt mà những món mặn ở miền Tây, điển hình là những món nước luôn có vô số kiểu biến tấu hương vị độc đáo và rất riêng biệt.
Lẩu cá thác lác
Lẩu cù lao
Hủ tiếu Mỹ Tho
Canh chua
Canh khổ qua
Bún cá Kiên Giang
LẨU MẮM Bạn có biết không để nấu được một nồi lẩu mắm ngon, đòi hỏi đầu bếp phải sành sỏi về các loại mắm. Lẩu mắm là một trong số các món ăn đặc sản nổi tiếng của miền Tây . Bởi nó tổng hợp nhiều yếu tố ẩm thực mang tính đặc trưng của miền sông nước. Đặc trưng của lẩu mắm là sự kết hợp chưng cất giữa nước dừa với món cá linh ở vùng Châu Đốc An Giang, đặc biệt nhờ nước dừa và vị nước xương hầm thơm mà mùi vị lẩu mắm không như tên gọi của nó. Khi nêm nếm vừa ăn cho món lẩu mắm, chúng ta còn có thể cho thêm vào nồi lẩu các loại hải sản như tôm sú, thịt ba chỉ, mực xắt khoanh, ốc, chả cá,... Thêm vào đó, còn cho sả phi đã băm nhuyễn vào nồi lẩu, tạo nên vị thơm rất đặc trưng cho món lẩu. Các loại rau ăn kèm với lẩu mắm cực kì đa dạng như cà tím, khổ qua, bông súng, rau muống bào sợi,...Có thể dùng bún, cơm tùy theo sở thích mỗi người để ăn kèm. Đến bất cứ đâu ở miền Tây bạn cũng sẽ được thưởng thức món lẩu mắm hấp dẫn. Mỗi nơi sẽ có cách chế biến và thực phẩm ăn kèm rất riêng, ở An Giang người ta ăn lẩu mắm với cá linh, bông điên điển, ở Bạc Liêu thì lẩu mắm được dùng chung với măng, bông sua đũa, tôm, mực.
2.2.2 MÓN NƯỚNG Nướng là phương pháp làm chín đầu tiên của tộc người khẩn hoang lập nghiệp trên vùng đất phương nam. Vài con cá lóc bó đất sét bọc bẹ chuối đem nướng trên lửa hồng bằng các mía vừa kịp khô, thêm xị dế ngồi nhâm nhi, ca mấy câu vọng vổ, buổi chiều gió đồng man mác, lòng người lâng lâng thì quả là trời thanh bình dành riêng cho những tâm hồn đang liền kề hạnh phúc.
Rắn nướng
ếch nướng
gà nướng đất sét
chuột nướng lu
cá lóc nướng trui
CÁ LÓC NƯỚNG trUI Đã đặt chân đến miền Tây Nam Bộ không thể bỏ qua món Cá lóc nướng trui đặc sản miền sông nước. Tính sông nước miền Tây thiên nhiên ưu đãi với nhiều loài cá nước ngọt đặc biệt phải nhắc tới cá lóc. Một món ăn dân dã không kém phần hấp dẫn. Cách thức chế biến: Cá lóc nướng trui dân dã không sơ chế, cá lóc vừa bắt sông lên, rửa sạch, xiên que từ miệng đến đuôi, sau đó cắm que xuống đất vùi vào rơm rạ chăm lửa đốt, phủ rơm lên đốt và đợi tro tàn. Cách thức thưởng thức: Sau cá chín, đặt lên tàu chuối, cạo bớt lớp vảy cháy thấy phần thịt cá trắng thơm. Rưới lên 1 lớp mỡ hành+đậu phộng nhằm tăng hương vị. Thường ăn kèm với bánh tráng, rau ghém, chấm vào nước nắm chua cay miền Tây. Cá lóc nướng rơm có vị thơm, vị béo cá hòa quyện với các loại rau. Tạo nên món ăn đặc trưng miền Tây Nam Bộ.
2.2.3 khô Miền Tây luôn nổi tiếng với các đặc sản ẩm thực mang đậm chất Nam bộ vùng sông nước. Mà các loại khô đồng là một trong những món đặc sản nổi tiếng của miền Tây vào mùa nước nổi. Chính vì vào những mùa này, thuỷ hải sản ở khắp mọi nơi đổ về các kênh rạch lớn nhỏ rất nhiều. Người dân sẽ tranh thủ đánh bắt về ăn và chế biến thành các món như mắm, khô để trữ dần ăn được lâu. Dần dà, đây trở thành một đặc trưng ẩm thực. Khô miền Tây bây giờ không phải tiêu thụ ở địa phương mà còn cung cấp cho khắp cả nước và gửi ra nước ngoài làm quà. Khô cá lóc đồng Cà Mau
Khô cá tra phồng An Giang
Khô cá dứa một nắng Cần Giờ
Không chỉ chiên, khô cá lóc còn được chế biến rất nhiều món ăn như khô cá lóc gỏi xoài, gỏi khô cá lóc sầu đâu, gỏi khô cá lóc trộn bưởi, gỏi bông súng khô cá lóc, khô cá lóc kho dứa, khô cá lóc chiên giòn…
Khô cá tra phồng có da phồng to, giòn rụm, thịt cá nhiều, vàng ươm, có vị mặn mặn ăn với mắm chua ngọt cay thì rất ngon.
Khô cá dứa trắng hồng, ít mỡ, thơm, không tanh, chế biến được nhiều món ăn như chiên, cơm cháy, gỏi xoài, … ăn với mắm me
2.2.4 mắm Có thể nói không sợ quá đáng, mắm là một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của gia đình người miền Nam, nhất là ở vùng nông thôn. Tại các chợ lớn, chợ nhỏ, chợ "chồm hổm", ở các nơi hẻo lánh, bưng biền, đâu đâu cũng đều thấy bán đủ loại mắm. Mắm còn là món ăn dành cho những người ngại đi chợ xa, những buổi trời mưa tầm tã, những bữa khan hiếm thức ăn. Mắm "nhậu" càng lâu càng ngon, được coi như "lương khô" của nhiều gia đình vùng quê. Mắm miền Nam gồm có mắm cá lóc, cá rô, cá sặc, cá linh, mắm tôm, mắm ruốc, mắm thái, mắm ba khía. Nhưng khi nói đến tiếng "mắm" thì chỉ nói độc một chữ mắm không kèm thêm tiếng nào khác theo sau và ai cũng hiểu tức là các loại cá làm ra.
Mắm cá sặc
Mắm ba khía Mắm ba khía thứ hàng rất phổ biến miệt Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Minh Hải. Mắm ba khía có vị ngon riêng không giống như mắm nào.
Mắm thái
Mắm tép
Mắm cá linh
Cả tôm nhiều quá, người ta làm các kiểu mắm, ủ trong các khạp màu da bò, mắm chưng mắm kho tất nhiên có cả mắm sống, mỗi thứ có vị riêng, tìm thêm vài loại rau thích hợp mắm nào cũng ghi sâu vào ký ức.
2.2.5 chè Về miền Tây Nam Bộ bạn không chỉ được tham quan và chiêm ngưỡng những công trình, nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn được thưởng thức những món ăn mang hương vị đặc trưng của miền sông nước. Trong đó không thể không nhắc tới những món chè đặc sản miền Tây ngon nức tiếng.
Chè khoai mì
Chè bưởi
Chè sương sa hạt lựu
Chè bà ba
Chè thập cảm
Chè đậu xanh
2.2.6 BÁNH DÂN GIAN Nét đặc trưng của bánh dân gian Nam bộ là món nào cũng làm bằng gạo, nếp, ngũ cốc hoặc bột gạo, bột nếp kèm với nhân, sau đó chế biến qua lửa (nấu, hấp, nướng) làm chín bánh. Bánh dân gian Nam bộ có nhiều loại nổi tiếng trên cả nước như :
Bánh bò thốt nốt (An Giang)
Bánh tráng Mỹ Lồng
Bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre)
Bánh pía ( Sóc Trăng )
Bánh da lợn
Bánh giá Gò Công ( Tiền Giang )
BÁNH Xèo ( cao lãnh ) Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp không những nổi tiếng bỡi loại bánh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi, mà trên hết là bánh với nhân từ thịt vịt Bánh xèo Miền Tây mang vừa mang tính hoang dã dùng những loại rau có sẵn ở địa phương, vừa mang tính năng động, phá cách người miền Nam đổ bánh xèo to gấp 3-4 lần so với bánh xèo có nguồn gốc miền Trung, hệt như lối sống hào sảng của mình. Vỏ bánh được tráng mỏng, giòn, hơi dai dai ở giữa, cực kỳ thơm bởi có nước cốt dừa Cách ăn: Cuốn bánh, nhân và rau cùng với nhau sau đó chấm với nước mắm chua ngọt. Có thể dùng bánh tráng cuốn bánh xèo cho gọn, dễ ăn hơn.
Ngoài xà lách, rau quế, húng cây, diếp cá, thì đọt bằng lăng, lá cát lồi (trị đau khớp), lá lốt, lá cách hái từ vườn là những thứ “phụ kiện” làm tăng thêm tính hấp dẫn và giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Nước mắm chua ngọt và đồ chua làm từ củ cải trắng, cà rốt được xem là linh hồn của món ăn.
BÁNH TÉT LÁ CẨM ( CẦN THƠ ) Bánh tét lá cẩm - một trong những đặc sản ở Cần Thơ với lớp vỏ ngoài màu xanh bắt mắt, lớp nhân trong màu tím vô cùng hấp dẫn. Trải qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân làm bánh, món bánh tét lá cẩm Cần Thơ có hương vị thơm ngon đặc trưng của miền Tây sông nước. Bánh tét là sản phẩm của sự giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau tại miền Nam. Trong đó, chủ đạo là văn hóa Chăm với tín ngưỡng “phồn thực”. Hình dạng bánh tét là hình tượng Linga. Nó không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành với năm màu sắc: màu xanh của lá gói bánh (lá dứa, lá dong hoặc lá chuối), của nếp được bỏ màu khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh. Đó là năm màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hỏa (màu đỏ), thủy (màu đen), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng).
Cụ Huỳnh Thị Trọng đã theo nghề gói bánh tét từ thuở còn đôi mươi, trong một lần tình cờ, bà đã dùng nước lá cẩm để pha nếp với ý tưởng làm mới loại bánh vốn có màu xanh quen thuộc này. Và cũng từ đó những chiếc bánh tét lá cẩm đầu tiên được ra đời. Màu tím của lá cẩm không chỉ khiến những chiếc bánh trở nên đẹp mắt hơn, mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
2.3.HƯƠNG VỊ ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC VÙNG TÂY NAM BỘ Về hương vị đặc trưng trong các món ăn của Miền Tây Nam bộ Ẩm thực miền Tây Nam Bộ thiên về vị ngọt thanh đậm đà, khác với vị cay nồng của miền Trung và vị đậm đà của miền Bắc. Hương vị béo thơm ngậy của nước cốt dừa, hương thơm nhè nhẹ cùng với vị tươi mát của các loại bông dân dã như điên điển, bông súng, kèo nèo, so đũa. Hương vị mặn mà trong các loại mắm Bạn sẽ hiếm khi được phục vụ một bát nước chấm pha loãng ở đây bởi người dân thường ăn nước mắm nguyên chất mới "đã". Còn nếu đã ngọt thì phải ngọt như chè, cay thì cay xé lưỡi. Nhìn chung, người miền Tây đã ăn là phải thật đậm đà, thật "chất lượng".
Mắm ba khía
Mắm ớt
Mắm nêm
Mắm ruốc
Gia vị được người miền Tây hay sử dụng là: tỏi, tiêu, gừng , chanh, ớt… Người miền Tây chịu ảnh hưởng của người Khmer và người hoa Triều Châu, nên khẩu vịcó sự pha trộn, các món ăn thường kết hợp đầy đủ gia vị. Các món ăn hay cho thêm đường, kết hợp với tỏi , hai thứ này làm cho món ăn có vị đầm, đậm đà, khử mùi tanh.
Tỏi
Ớt hiểm
Gừng
Xả
Me
Chúc
Tiêu sọ
Ngủ vị hương
Cơm mẻ
Ngải bún
CHƯƠNG III: PHONG CÁCH ẨM THỰC TÂY NAM BỘ 3.1.ứng xử trong ăn uống Thích trò chuyện trong bữa ăn, kể nhau nghe những câu chuyện làm cho bữa ăn luôn rôm rả, thoải mái. Điều đặc biệt là trong mỗi bữa cơm phải có chén nước mắm (hay nước tương) cho dù mâm cơm có nhiều hay ít món. Họ thường ngồi ăn trên ghế hoặc chiếu,hoặc là dưới phảng, chỗ ngồi ăn với họ không quan trọng lắm. Trong mỗi bữa cơm, đặc biệt vào bữa cơm tối, nhiều người còn có thói quen nhâm nhi vài xị rượu để tăng vị ngon của món ăn, thư giãn sau ngày lao động mệt mỏi. Người Tây nam bộ xưa khi đi dọn rừng, phát ruộng xa chòi thường mang theo một bếp lò di động để trước mũi xuống. Đến nơi làm, họ chọn một chỗ khô ráo rồi đặt lò và nhặt cành cây khô đốt lửa. Đầu tiên là để xua muỗi, sau đó là khi dọn rừng, phát ruộng, nếu gặp cua, vọp, ốc, rùa, rắn… thì bỏ vào lò nướng. Đến giữa buổi nghỉ trưa, họ vo gạo, bắc nồi cơm lên, còn thức ăn thì đã có sẵn. Bữa cơm được dọn ra, người ta ăn đến 5-7 chén cơm vì lao động cực nhọc, vì thức ăn là đặc sản nên ăn hết sức ngon lành. Người Tây Nam bộ cũng chấp nhặt lễ nghi trên mâm cơm. Khi đã dọn cơm ra, mọi người trong gia đình hay khách khứa đã đầy đủ, người chủ nhà, người lớn nhất ra hiệu cầm đủa là mọi người cứ tự do ăn chứ không phải mời mọc từ trên xuống. Dĩ nhiên trong bữa ăn tôn ti, trật tự cũng được tôn trọng, món ngon phải nhường cho người lớn tuổi, con cháu không được “cụng ly” ngang hàng với người lớn...
Do điều kiện tự nhiên ở vùng đồng bằng sông nước, tài nguyên nông nghiệp phong phú dồi dào nên người miền Tây có rất nhiều món ăn và cách ăn đa dạng. Với nhiều cách chế biến, từ thô sơ mộc mạc đến phức tạp cầu kỳ, nhưng hầu hết thức ăn đều được nấu từ thực phẩm tươi sống đánh bắt tại chỗ.
Về khẩu vị Người Tây Nam Bộ nói chung là thích ăn cay (dùng tiêu ớt, gừng, tỏi, sả... làm giảm bớt mùi tanh của cá, lươn, ếch, rùa, rắn); ưa ăn món mặn (các loại mắm, cá khô...); thích ăn chua (canh chua, dưa chua...); ưa ăn chát (bắp chuối, chuối chát, trái bần, lá điều, đọt vừng) và thích ăn đắng (khổ quả, rau đắng đất, mật cá lóc, mật cá kèo...) Người Tây Nam Bộ thích nhất là mắm đồng với các loại cá được muối phổ biến là sặc, lóc, trê, rô, chốt, linh, tôm, tép... Mắm trữ lâu ngày càng ngon, lúc đó vừa có mắm cá để ăn, vừa có nước mắm làm nước chấm với hương vị đặc biệt hơn nước mắm biển. Người miền Tây có câu: “Không có gì ngon bằng cơm với cá. Không có tình nào bằng má với con”. Câu ngạn ngữ trên đã nói lên đặc điểm yêu thích, quí trọng nguồn lương thực thực phẩm chủ yếu, ăn cơm với cá.
3.2 CÁCH BÀY TRÍ, TRANG TRÍ MÓN ĂN Không phải người dân Miền Tây không biết chế biến món ăn cầu kỳ, ngon miệng như những vùng miền khác. Trong quá trình giao thoa văn hóa, những món ăn “Tàu” cao cấp cũng được người Miền Tây tiếp nhận và chế biến không thua gì “Tàu chính hiệu”, nhưng họ chỉ trổ tài khéo léo khi có đám tiệc. Chứng kiến việc chuẩn bị cho một đám cưới, chúng ta sẽ thấy các bà, các cô ra tay “làm khéo” dưới sự chỉ huy của người “Tổng phậu” chế biến các món ăn cầu kỳ và ngon miệng mà khó có một thực khách nào chê được. Thay vì chuẩn bị đĩa rau ăn kèm riêng, người dân miền Tây "thịnh soạn hóa" bữa ăn bằng cách đầu tư trang trí các nguyên phụ liệu ăn kèm. Đĩa rau sống ăn kèm với thịt bò tái dường như đặc sắc hơn khi được xếp chồng và cuộn bằng một cái chén.
Người miền Tây được xem là khá cầu kỳ trong cách bày trí đám, tiệc. Đặc biệt, họ khá chú trọng các món ăn xuất hiện trên bàn tiệc, vì trong quan niệm người miền Tây cho rằng đó là "bộ mặt" gia chủ. Dù là một món đơn giản nhất cũng được bày trí trịnh trọng. Các món ăn xuất hiện trong đám, tiệc miền Tây thường là các món thiên về thịt gà, vịt, heo,... theo vốn tự có, nghĩa là "nhà nuôi sẵn". Họ thường trang trí món ăn bằng rau, củ, quả có sẵn. Mặc dù điều đó không phải là thủ tục truyền thống thế nhưng lại được coi là một trong những nét đẹp đầy tính sáng tạo của người miền Tây cần được phát huy và quảng bá rộng rãi.
3.3 KHÔNG GIAN ẨM THỰC TÂY NAM BỘ Trong một thời gian tương đối dài từ thời mở đất cách nay hơn 300 năm cho đến giữa thế kỷ 20, những người tiên phong trong công cuộc khai mở vùng đất Hậu giang và người nông dân sau này thường phải lao động một mình hoặc ít người trong rừng, trong đồng xa thường phải ăn tại nơi lao động, ăn khi đói chứ không chờ đúng bữa, nướng cá ăn trên bờ đìa, ăn cơm trên bờ ruộng, trên gò đất trong rừng, trên mũi ghe, xuồng lâu dần thành thói quen nên người Tây Nam bộ ít chú ý đến việc chuẩn bị chỗ ngồi ăn cho đàng hoàng, tươm tất, kể cả khi có tiệc tùng. Bữa ăn trong nhà có thể dọn trên bộ ngựa, trên bộ vạt tre, trên bàn và cả trải chiếu, đệm trên mặt đất trong nhà, ngoài sân đều được, miễn là cơm cá phải đủ đầy. Thêm nữa, người Tây Nam bộ cũng có thói quen ăn bốc với một số món như khi ăn mắm sống, ăn ba khía muối, thịt gà luộc, xôi, cơm nếp. . .
C.PHẦN C.PHẦN KẾT KẾT LUẬN LUẬN
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY NAM BỘ Kết thúc lại đề tài nghiêng cứu, có thể thấy món ăn của vùng Tây nam bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp nhiều luồng văn hóa Đông Tây, nhiều dân tộc nên yếu tố tiếp biến văn hóa thể hiện rất rõ. Cộng với yếu tố môi sinh tại chỗ đã tạo thành sắc thái văn hóa trong việc ăn uống vừa đa dạng, phong phú vừa đặc thù ở vùng đất Tây nam bộ. Đây là mảnh đất hội tụ của những người phiêu bạt, những năm sống dưới sự thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, kinh tế hàng hóa phát triển vì vậy trong ăn uống mang tính thương mại, ăn uống hàng quán không thể thiếu. Phong cách ăn uống của cư dân Nam Bộ khác với miền Bắc và miền Trung là ăn uống gia đình. Ai đã từng đặt chân lên vùng đất Nam Bộ, được thưởng thức những món ngon độc đáo của Nam Bộ thì khi xa không khỏi luyến lưu mong một ngày trở lại.
2. LƯU GIỮ VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY NAM BỘ Thực hiện nghiên cứu như vậy giúp nâng cao nhận thức của các cá nhân sinh viên. Từ đó, mỗi sinh viên tự nhận thức được bản thân cần hành động tích cực trong việc bảo tồn các di sản, đồng thời trau dồi kiến thức bản thân song song với việc nghiên cứu nhằm duy trì và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Ẩm thực Tây Nam Bộ, tự thân nó đã là một giá trị văn hóa độc lập. Song, đặt trong mối quan hệ với yếu tố văn hóa ẩm thực Việt Nam, ta thấy rõ đó là sự đa dạng trong thống nhất. Thời gian dù có thay đổi bao nhiêu, nhưng những giá trị văn hóa ẩm thực của vùng đất này mãi là một niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của người Việt vùng Tây Nam Bộ nói riêng. Phát huy để nhắc nhớ cội nguồn, tri ân người mở cõi.
TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoccong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh/quan-tri-dich-vu-luhanh/van-hoa-am-thuc https://afamily.vn/bat-ngo-cach-nguoi-mien-tay-bay-trimon-an-trong-dam-den-ca-dia-rau-cung-duoc-dau-tunhu-trong-thuc-don-nha- https://danviet.vn/mien-tay-xuso-mam-ca-dong-he-con-biet-an-mam-song-thi-khongphai-la-tay-20200712172110206.htm https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hocthuong-mai/co-so-van-hoa-viet-nam/bai-thao-luan-nhom7-dac-trung-vung-van-hoa-nam-bo-k7b23kd-ma-lop-hp2189/24318185 https://truyenthongtre.vn/chuyen-de/banh-tet-la-cam-dacsan-noi-tieng-xu-song-nuoc-can-tho-34784/1
Sách Văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Sách "Bếp ấm nhà vui" - Lê Duy Niệm Sách" Món lạ miền Nam" - Vũ Bằng Sách" Món Ngon Quê Nhà" - Tiến sĩ Dương Hoàng Lộc Sách "Món Việt Truyền Thống"- Tác giả:Văn Châu Sách "Gạo, Nước Mắm, Rau Muống… Câu Chuyện Ẩm Thực Việt" - Hoàng Trọng Dũng Sách :Món Ăn Dân Dã Nam Bộ"- Cô Lê Thị Vân Sách" Miền Tây Dung Dị"- Tác giả:Dương Út Sách " Góc Nhỏ Miền Tây - Bánh Trái Mùa Xưa " - Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
HẾT
CẢM ƠN
CÔ ĐÃ
XEM
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH TÊN THÀNH VIÊN
MSSV
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
KHƯU TẤN THIỆN
20510101808
TỐT
LÊ THỊ HUỲNH NHƯ HUỲNH
20510101782
TỐT
NGUYỄN VŨ PHƯƠNG TRÂN
20510101813
TRẦN THỊ MỘNG TRẦM
20510101814
TỐT
TRẦN THỊ HỒNG PHẤN
20510101799
TỐT
PHAN ANH TUẤN
20510101815
TỐT
VÕ DƯƠNG XUÂN
20510101823
TỐT
NGUYỄN THỊ NHƯ Ý
20510101825
TỐT
TỐT