DẤU CHÂN KIẾN LỬA “Hành trình kết nối 2022 │18K6
Nhóm sinh viên: Trần Trường Giang Đặng Thúy Hằng Phan Tú Linh Nguyễn Chí Long Nguyễn Thanh Tùng Lớp:
18K6
Năm học:
2021 - 2022
Lời ngỏ:
C ó câu nói rằng “Cuộc đời con người giống như chiếc xe đạp, nếu vòng bánh không quay thì chiếc xe sẽ đổ “, vì vậy cuộc đời mỗi con người cần gắn liền với những chuyến đi, đi để khám phá, học tập; đi để tải nghiệm, trưởng thành và để hoàn thiện mình. “Hành trình kết nối 2022” vừa qua đã giúp chúng tôi thấu hiểu hơn về câu nói đó…
MỤC LỤC
01 - 13
Khởi đầu ……………………………………………………………...........
14 - 73
Nghiên cứu kiến trúc ………………………………………………………
74 - 83
Kí hoạ………………..………………………………………………………
84 - 139
Nhiếp ảnh…………………………………………...………………...........
140 - 155
Cảm xúc 18K6…………………………………………...………………....
KHỞI ĐẦU
00
18K6 và những lần đầu tiên…
2018 - Kỉ niệm học quân sự ở Mai Lĩnh - Lần hẹn hò đầu tiên…
01
2018 - Lần nhậu cùng nhau đầu tiên
02
2018 - Chuyến đi dã ngoại mừng 20/11 cùng thầy cô và các anh chị xưởng 6 đầu tiên
03
Lần đầu tiên đốt lửa trại cùng nhau
04
Cùng chơi team building
05
2019 - Đội bóng đầu tiên của lớp ra đời
06
Do ông bầu là thầy Nguyễn Chí Thành dẫn dắt :v may sao cũng được cup bạc giải Xưởng 6 mở rộng!
07
2020 – Lần đầu tiên đi thực tập công nhân cùng nhau Cùng nhau học tập, cùng nhau ăn uống, cùng nhau vui đùa…1 tuần sinh hoạt chung không ngắn cũng chẳng dài, những cũng khiến chúng tôi hiểu nhau hơn, gắn kết hơn. 08
Thiên Phú Lâm - Một lần nữa cùng nhau đi dã ngoại
09
10
Hơn thế nữa, chúng tôi có ngôi nhà thứ 2 là Đại gia đình xưởng 6 Khoa Kiến trúc – Ngọn lửa truyền thống 11
2022 | Tuy Hòa – Phú Yên là điểm đến đầu tiên của chúng tôi sau năm 2019 đại dịch xa cách
12
13
14
NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
15
GHỀNH ĐÁ ĐĨA GIỚI THIỆU CHUNG Ghềnh Đá Đĩa – kiêt tác của thiên nhiên. Gềnh Đá Đĩa chinh phục khách thập phương bởi những khối đá hình lục lăng đan xen, xếp thành tầng như những chồng chén đĩa, vươn mình ra biển khơi.
GIỚI THIỆU CHUNG GỀNH ĐÁ ĐĨA……………. PHÂN TÍCH ………………………………………... •
HÌNH THỨC
•
CẤU TẠO
KẾT LUẬN…………………………………………..
16
PHÂN TÍCH
Ghềnh Đá Đĩa thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, cách trung tâm TP Tuy Hòa chừng 35km về phía bắc. Với vẻ đẹp tự nhiên, cấu trúc độc đáo, đây được xem là một tuyệt tác kỳ vĩ của đá mà tạo hóa ban tặng cho mảnh đất này và trở thành viên ngọc quý của ngành du lịch Phú Yên.
17
HÌNH THỨC
Ghềnh Đá Đĩa nhìn từ trên cao giống tổ ong khổng lồ. Ghềnh Đá Đĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng Những phiến đá được xếp cao thấp rất nề nếp.
18
trông như chồng bát đĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Đĩa.
Ảnh Ghềnh Đá Đĩa từ trên cao.
CẤU TẠO
Theo như nghiên cứu, đá ở đây là đá bazan hình thành cách đây khoảng 200 triệu năm, được tạo ra trong quá trình hoạt động núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hoà, nham thạch chảy từ núi lửa ra
biển.
19
Trong con đường luân chảy, nham thạch gặp nước lạnh và bị đông cứng lại, cộng thêm hiện tượng di ứng lực khiến các khối nham thạch này bị nứt theo nhiều chiều tạo nên những khối đá với hình thù thú vị như chúng ta nhìn thấy hiện nay.
20
Hành trình tham khám phá thiên KẾT LUẬN
nhiên kì vĩ của khoá
18K
nói
Gành Đá Đĩa có diện tích khoảng
chung và 18K6
2km2, nơi hẹp nhất khoảng 50m và
nói riêng.
nơi dài nhất 200m. Ngoài hình ảnh như những chồng đĩa thì khi nhìn từ
xa, Gành Đá Đĩa tựa như một tổ ong khổng lồ, đen ngời trước làn nước biển xanh ngần. Tại đây chúng ta sẽ có một trải nghiệm picnic mới lạ khi cùng người thân và đặc biệt là bạn bè, cùng nhau tận hưởng tự nhiên, hoà mình vào với thiên nhiên.
21
Năm 1998, Nhà nước Việt Nam công nhận Gành Đá Đĩa
là thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia. Với vẻ đẹp độc đáo và hùng vĩ, Gành Đá Đĩa ở Phú Yên đã lọt hẳn vào danh sách "5 Gành Đá Đĩa trên thế giới có hiện tượng nham thạch phun trào tạo ra hình thù đẹp nhất". Thật vinh dự khi Gành Đá Đĩa Phú Yên được xếp cùng hàng với núi đá Giant’s Causeway ở bờ biển
Đông Bắc Ireland, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera của Tây Ban Nha, hang động Fingal ở đảo Staffa, Scotland hay Gành Đá Đĩa Jusangjeolli của Hàn Quốc.
Vẻ đẹp tự nhiên độc đáo không phải ở nơi nào cũng có! “Vì đất nước mình còn lạ cần chi đâu nước ngoài đặt chân lên tất cả mọi miền là ước mơ ta ước hoài” – Lời bài hát: Cho tôi lang thang – Ngọt và
Đen
22
Dấu chân Kiến Lửa tại Ghềnh
May mắn đầu tiên của chúng tôi là được đặt chân tới nơi đây và trải nghiệm vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hoá trên đất nước hình chữ S. May mắn thứ 2 là chúng tôi được trải nghiệm cùng nhau – cùng những người bạn của mình.
Đá Đĩa
23
MŨI ĐẠI LÃNH – NƠI BÌNH
MINH BẮT ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG Mũi Đại Lãnh hay Mũi Điện thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm (Đông Hòa, Phú Yên). Nơi đây là một trong những điểm cực đông trên đất liền đón bình minh sớm nhất trên đất Việt.
GIỚI THIỆU CHUNG MŨI ĐẠI LÃNH……………. PHÂN TÍCH ………………………………………… •
HÌNH THỨC VÀ TÊN GỌI
•
HẢI ĐĂNG
•
VĂN HÓA
KẾT LUẬN……………………………………………
24
HÌNH THỨC & TÊN GỌI Mũi Đại Lãnh, hay còn được biết đến với tên Mũi Điện, là một mũi đất nhô ra biển từ một nhánh của dãy Trường Sơn, hướng
thẳng ra bãi Môn, thuộc địa phận xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía Đông Nam.
Mũi Đại Lãnh do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện (trên lãnh thổ của Việt Nam mà do người Pháp “phát hiện”) nên có tên gọi trước đây là Cap Varella trên các bản đồ cũ.
25
Mũi Đại Lãnh là điểm địa thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Việt Nam và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Danh thắng cấp Quốc gia vào năm 2008. Trải qua nhiều tranh cãi, mũi Đại Lãnh dần được xem là điểm xa thứ hai về phía Đông, sau mũi Đôi ở Vạn Ninh, Khánh Hòa và là một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.
26
Bình minh ló dạng trên mũi Điện.
Những sinh viên đến từ ngôi trường có “truyền thống deadline” nay lại được đón bình minh sớm nhất cả nước.
27
HẢI ĐĂNG Ngọn hải đăng được chính thức xây dựng vào năm 1890 bởi những kiến trúc sư người Pháp. Sau khi hoàn tất, nó được đưa vào hoạt động trong vòng 55 năm đến khi Thế chiến thứ 2 nổ ra thì bị tạm dừng vận hành. Vào năm 1961, ngọn hải đăng này được Chính quyền Việt Nam Cộng hòa khôi phục nhưng sau đó lại bị hủy bỏ hoàn toàn, đến năm 1995 mới được phục dựng và giữ nguyên hình dạng đến hiện tại.
Hiện ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 mét vuông, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa và trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời. Tháp đèn hải đăng là một khối
hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5 m so với nền nhà, 110 m so mực nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa đến 27 hải lý (xấp xỉ 40 km), giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè trên biển. Đây là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam.
28
Một số hình ảnh ngọn hải đăng.
29
VĂN HÓA Có sự tích kể lại rằng sự hình thành mũi Đại Lãnh là do một con chim thần khổng lồ từ phương Bắc lao xuống khu vực này và hóa thành
mũi núi nhô ra biển.
Năm 1836, hình tượng mũi biển Đại Lãnh được vua Minh Mạng cho thể hiện trên một trong chín chiếc Cửu Đỉnh đặt ở Thế Tổ Miếu bên trong Hoàng thành Huế.
30
Dấu chân Kiến Lửa tại Mũi Đại
Cũng là địa điểm thăm quan cuối cùng của hành trình khám phá Tuy Hoà. Tại đây sinh viên Kiến chúng tôi có cơ hội được là những người đón bình minh sớm nhất cả nước, một trải nghiệm đáng để nhớ trong cuộc đời sinh viên của những kẻ ăn ngủ với deadline.
Lãnh
31
NHÀ THỜ MẰNG LĂNG
GIỚI THIỆU CHUNG Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong địa phận xã An Trạch, huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) hơn 30km về phía bắc. nơi đây không chỉ là một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam, mà nơi đây còn là nơi đặc biệt lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta. GIỚI THIỆU CHUNG NHÀ THỜ MẰNG LĂNG………….… PHÂN TÍCH NHÀ THỜ MẰNG LĂNG………………….…… •
HÌNH THỨC
•
CÔNG NĂNG
•
KẾT CẤU
KẾT LUẬN…………………………………………….………..
32
Nhà thờ được xây dựng vào năm 1892 và chính thức hoàn thành năm 1907. Điểm nổi bật nhất nhà thờ chính là lối kiến trúc Gothic-lối kiến trúc bắt đầu từ cách đây khoảng 1.200 năm trước công nguyên với phong cách Châu âu những năm đầu của thế kỷ 19. Tên gọi Mằng Lăng được lấy từ tên của một loài cây trồng rất nhiều ở vùng này cách đây hàng thế kỷ. Hiện dấu tích của loài cây này chỉ còn lại trong chính tên gọi của một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam này. Linh mục đầu tiên ở nhà thờ giáo xứ Mằng Lăng là Andrê Phú Yên. Ngày nay, tượng của linh mục này vẫn đặt ở vị trí trang trọng ngay trước nhà thờ.
33
HÌNH THỨC
Tổng thể kiến trúc nhà thờ được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 5.000 m2 có nhiều cây xanh, theo kiến trúc Gothic Pháp với nhiều hoa văn trang trí
Hai bên nhà thờ có hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá. Tất cả sơn màu xanh xám giản dị, hòa đồng với khung cảnh ruộng vườn cây lá.
34
CÔNG NĂNG
Cửa chính là các lối đi chính dẫn vào phía trong không
Khu nhà ba gian ở sân sau bên trái nhà thờ là nơi
gian nhà thờ. những lối mở thông ra hai gian bên gian
trưng bày các hiện vật cổ như lu, bình gốm; vỏ óc,…
chính giữa thánh đường
và cũng là nơi tiếp khách. Nền nhà lát gạch hoa có
Bên trong thờ chúa Jesu, bên phải thờ thánh Joseph,
hoa văn mầu sắc cũng trang nhã tạo nên một không
bên trái thờ Đức mẹ Maria khi đi vào hàng ghế chính
gian hết sức trang nghiêm, cổ kính và tâm linh.
chúng ta có cảm giác như đang được che chở dưới sự bảo vệ của chúa.
35
Trong khuôn viên sân có một ngọn đồi nhân tạo dược thiết kế như một hang động là phòng
truyền thống của nhà thờ Mằng Lăng. Đây chính là cuốn giáo lý chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Cuốn sách in song ngữ La tinh và quốc ngữ và được in vào năm 1651 tại Ý. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều hình ảnh chụp nhà thờ Mằng Lăng từ những năm 90 tới nay và những hiện vật giá trị với giáo xứ.
Nhà thờ Mằng Lăng là nơi có vị trí hội tụ đầy đủ “tiền thông hậu thuận” khi phía Bắc là giáo xứ Sông Cầu, phía Nam
giáp giáo xứ Chợ Mới, phía Tây là giáo xứ Đồng Tre, còn phía Đông thì giáp biển. Do đó mà khi đứng trên cao quan sát, nhà thờ không khác gì một trung tâm của tôn giáo công giáo huyện Tuy An.
36
KẾT CẤU
Những mái vòm cửa hình búp măng, các cây trụ bê tông kết hợp xà kèo, vì kèo gỗ vững chãi; hay các ô cửa giả trên hai bậc tần tạo nên hình hài một pháo đài kiên cố. Cửa chính là các lối đi chính dẫn vào phía trong không gian nhà thờ được các nghệ nhân ngày ấy chạm khắc bằng rất tinh xảo, làm toát lên một chất mộc mạc rất Việt Nam. Bên cạnh tiểu tiết các mái vòm, các cột trụ biểu được đúc bằng bê tông cốt thép.
Điểm nhấn của nhà thờ Mằng Lăng còn thể hiện ở hai tháp chuông hai bên tả hữu, với chính giữa là
thập
tự
giá.
Hai
tháp
chuông và thập tự giá này được xem là hình ảnh tiêu điểm của nhà thờ trong ánh nhìn đầu tiên.
37
Đi sâu vào bên trong, quan sát kỹ thì không gian thánh đường khá giống các nhà thờ Gothic khác ở Việt Nam với hai hàng cột tạo thành các ô vòm liên hoàn. Trên các ô vòm này đều điêu khắc những tiêu tiết của phong cách Gothic.
Khu thánh đường bên trong nhà thờ mới thật sự khiến bạn choáng ngợp với những khung cửa sổ sặc sỡ sắc màu, những bức tường phủ sơn màu nâu vàng và mái trần gỗ bóng mượt treo những chiếc đèn cổ…
Không gian nhà thờ luôn tĩnh lặng với ba cánh
cửa rộng mở để mọi người có thể cầu nguyện.
38
39
Nhà thờ có mặt đứng chính hướng Tây, kiến trúc tuân theo nguyên tắc nhất định, từ dưới lên trên được chia làm ba phần : - Phần dưới là cửa, thường được chia làm 3 hốc cửa sâu và lớn, nằm cân xứng trong khối nhà cao lớn. - Phần giữa : ở chính giữa có ô cửa sổ to tròn bằng kính màu, hoa văn trang trí như hoa hồng. - Phần trên cùng là những hành lang và tháp chuông. Cấu trúc cao nhưng vẫn lấy được nhiều ánh sang tự nhiên.
40
. Hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic là một hề thống không gian lớn, dùng khung chịu lực,
tách biệt rõ rệt giữa kết cấu chịu lực và kết cấu ngăn cách; với những thành phần chính tính từ
Riêng phần trần thánh đường không còn
đổ mái xuống là: vòm mái hình
kiểu mái vòm Gothic cao vút như nguyên
múi có sống, cuộn nhọn, cột và
bản ban đầu mà thay vào đó là trần gỗ
cuộn bay.
phẳng do ảnh hưởng trận bão năm 1924.
Chiều dày của vòm khoảng 25-30cm, vòm mái hình múi có sống. Phong cách Gothic có số lượng cửa sổ nhiều và kích cỡ lớn, vật liệu kính nhiều màu. Hệ thống đã tạo cho kiến trúc những
không
gian
mệnh
mông, khoáng đạt và một Cuốn bay là một thành phần
khung
quan trọng của hệ thống kết cấu
nhàng, tràn ngập ánh sáng.
cảnh
nội
thất
nhẹ
nhà thờ Gothic, chia xẻ với cột tải trọng của vòm, làm giảm tiết diện của cột kiến cho công trình có thể mở cửa sổ lớn và làm cho đường nét kiến trúc thêm thanh thoát.
41
42
CHI TIẾT TRANG TRÍ NỘI THẤT
43
Cuốn sách được in song ngữ bằng tiếng Latin và chữ quốc ngữ sơ khai
Bên trong hang là những công trình điêu khắc tinh xảo
Bìa và một trang của quyển giáo lý “Phép giảng 8 ngày” của cha Đắc Lộ
LốI vào bên trong Hang thánh đường
44
Đây là cuốn sách in chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta
Dấu
chân
Kiến
Lửa
tại Nhà Thờ Mằng Lăng
Toàn bộ nhà thờ được đặt trong không gian thoáng mát, rợp bóng cây xanh và những hàng cây sakê toát lên sự mạnh mẽ.Trước sân còn có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. 45
46
THÁP NGHINH PHONG
GIỚI THIỆU CHUNG Tháp Nghinh Phong nằm ở quảng trường Nghinh Phong, tọa lạc trên bãi biển Nguyễn Hữu Thọ thuộc phường 9 thành phố Tuy Hòa. Lấy ý tưởng từ Gành Đá Đĩa, những khối đá tròn được xếp chồng lên nhau, biểu tượng cho du lịch tỉnh Phú Yên. Đây là dự án công cộng ven biển của tỉnh bao gồm nhiều hạng mục: Tháp, công viên, đường dạo và hệ thống kè bảo vệ có diện tích lên đến 7000m2.
47
Không phải tự nhiên mà Tháp Nghinh Phong được xem là biểu tượng du lịch của Phú Yên. Lấy nguồn cảm hứng từ điểm du lịch nổi tiếng Gành Đá Đĩa và câu chuyện truyền thuyết “Bọc trăm trứng”, Tháp Nghinh Phong mang một nét kiến trúc độc đáo, ấn tượng và giàu ý nghĩa.
Công trình được chia làm hai phần. Một phần cột cao 35m tượng trưng cho Lạc Long Quân, phần còn lại cao 30m tượng trưng cho Âu Cơ, dưới mỗi phần tháp là 50 khối đá xếp chồng lên nhau tượng trưng cho câu chuyện 50 người con theo mẹ Âu Cơ xuống biển, 50 theo vua cha lên
non trong truyền thuyết. 48
Giữa hai cột đá cao là một khoảng trống chỉ đủ hai người đứng. Điều độc đáo là khi đứng ở đây, bạn có thể được nghe bản nhạc tự nhiên được “viết nên” bởi những cơn gió thổi qua khe gió, những bản nhạc độc nhất không bao giờ lặp lại.Giữa tháp có khe gió để mỗi ai đứng vào khi gió đi qua sẽ tạo thành bản nhạc của riêng mình.
49
THÁP NHẠN
GIỚI THIỆU CHUNG Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Tháp nằm gần trên đỉnh ngọn núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng. GIỚI THIỆU CHUNG THÁP NHẠN……………….
PHÂN TÍCH ………………………………………… •
LỊCH SỬ
•
VĂN HÓA
•
KIẾN TRÚC
KẾT LUẬN……………………………………………
50
LỊCH SỬ
Nói về nguồn gốc của ngọn tháp này có rất nhiều tương truyền. Có người cho rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ. Theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có nhiều thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp đã gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn làm chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn.
Theo người dân địa phương, ngọn núi này trước kia là nơi sinh sống của loài chim Nhạn. Đây là một loài chim nhỏ bay cao, đôi khi có thể bay tới hơn 60 mét. Vì thế nên người dân nơi đây đã đặt tên ngọn tháp là tháp Nhạn. Ngoài ra còn có một cách hiểu khác, do địa hình của núi mang dấp dáng con chim nhạn đang xòe đôi cánh vỗ khi nhìn từ xa nên người dân địa phương đã đặt tên như vậy cho ngọn tháp.
51
VĂN HÓA Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Phú Yên cho biết, Tháp Nhạn là di tích kiến trúc - nghệ thuật thuộc nền văn hóa Chămpa, có niên đại thế kỷ XI, là ngôi tháp Chăm duy nhất còn tương đối nguyên vẹn trên vùng đất Phú Yên. Mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.
Mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi. Bên trong tháp có bệ thờ bằng sa thạch là tác phẩm nghệ
thuật đặc sắc, một trong rất ít bệ thờ còn lại trong kho tàng di sản điêu khắc Chămpa.
52
KIẾN TRÚC Kiến trúc Tháp Nhạn được xây dựng gồm có 3 phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp, tổng chiều cao cả 3 phần khoảng 24m. Mặt chân tháp và thân tháp được xây dựng theo hình vuông, ý nghĩa tượng trưng cho đất.
Chân tháp được thiết kế lớn hơn thân tháp, với chiều cao khoảng 3,3m. Các hàng gạch phía trên được xây dựng lùi vào so với hàng bên dưới theo một trật tự nhất định, cứ như thế thu nhỏ dần rồi ôm sát vào thân tháp. Chân tháp là một khối lớn vững chãi bám sâu vào trong lòng đất, giúp nâng đỡ thân và mái của tháp.
53
Thân tháp được thiết kế dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 10,5m, cao khoảng 9,3m, tường dày khoảng 3m. Tường xây dựng thẳng đứng, được bổ trụ ở 4 góc, tạo gờ lồi lõm ở hai mặt bên và mặt sau của tường. Những biểu tượng chạm trổ, gờ chỉ trên thân tháp vô cùng đa dạng và phong phú. Nó không chỉ thể hiện ước vọng, hoài bão của con người, mà còn phản ánh thế giới các vị thần.
Mái tháp có 4 lớp, hình khối
đường nét rất lạ, chiều cao mái khoảng 8,5m. Lớp dưới cùng với 4 tai trụ lớn ở 4 góc trông xa như 4 búp sen. Lớp thứ hai và thứ ba mỗi lớp cũng có 4 búp sen, càng lên cao nhỏ lại và nhọn dần. Lớp trên cùng là hòn đá lớn nguyên khối đáy hình vuông, trên cong đều nhọn dần theo 4 phía, được gọt đẽo tinh xảo.
54
Riêng phần đỉnh tháp (nóc tháp) được xây dựng với một tảng đá hình búp sen nhọn đẽo khắc tỉ mỉ, cân đối thể hiện cho biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm. Bên cạnh tảng đá hình búp sen là các phù điêu cũng thể hiện rõ niềm tin và tính thẩm mỹ của con người xưa. Tuyệt vời hơn là nếu đứng trên cao ngắm nhìn kỹ, đỉnh tháp là ranh giới tách biệt giữa phần trên và phần dưới thông qua chi tiết 4 mặt của đỉnh đều có 4 cửa sổ ứng với 4 hướng “Đông, Tây, Nam, Bắc” trong âm dương ngũ hành.
55
Bên trong tháp là một khoảng trống với chiều dài 4,5m, nền tháp cao 1,8m so với sân bên ngoài. Việc bài trí thờ cúng bên trong cũng rất đơn giản,
chỉ làm bàn thờ tiên nữ Thiên Yana nhìn ra cửa. Toàn bộ tháp từ móng, đế, thân và mái tháp đều được xây bằng gạch đặc, chỉ có bộ linga là bằng đá.
Linga là sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần
Shiva, 1 trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo.
56
57
Dấu chân Kiến Lửa tại Tháp Nhạn
58
BẢO TÀNG PHÚ YÊN
Phú Yên là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Đến ngày nay vẫn còn lưu giữ được nhiều văn hóa Vật thể và Phi Vật thể vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng đất này. Qua công tác sưu tầm và những cuộc khai quật khảo cổ, Bảo tàng Phú Yên hiện đang là
nơi lưu giữ nét văn hóa cũng như nhiều cổ vật xa xưa qua từng giai đoạn lịch sử. GIỚI THIỆU CHUNG BẢO TÀNG……… PHÂN TÍCH……………………………….. •
HÌNH THỨC
•
NỘI DUNG BẢO TÀNG
59
HÌNH THỨC
Bảo tàng Phú Yên là một công trình kiến trúc mang ý
Tòa nhà chính của Bảo tàng Phú Yên được thiết kế
nghĩa thực tiễn, lịch sử, nghệ thuật… tọa lạc trên đường
với mặt chính diện phỏng theo hình tượng chiếc mũ
Trần Phú, phường 5, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
của vua Hùng với họa tiết Trống Đồng, chim Lạc
Bảo tàng có tổng diện tích 3 ha, bên trong bảo tàng hiện
xuyên suốt cấu trúc tòa nhà. Gian trưng bày ngoài
đang trưng bày hàng chục ngàn cổ vật, hiện vật đạt
trời có diện tích gần 4.000m2. Đây là một công trình
chuẩn quốc gia. Với sức hấp dẫn đó, bảo tàng Phú Yên
đẹp về cơ sở vật chất và có vị trí thuận lợi để người
đang từng bước trở thành điểm khám phá Phú
dân đến tham quan.
Yên đáng chú ý của đông đảo du khách.
60
HÌNH THỨC Nhìn bên ngoài, bảo tàng cứ như một trung tâm hành chính hay một trung tâm văn hóa sang trọng. Ở khuôn viên bên ngoài trưng bày 2 xe tăng, 2 máy bay, 1 khẩu đại bác do Bộ quốc phòng gửi tặng. Trong nhà bảo tàng trưng bày các hiện vật có giá trị từ thời tiền sử như các cổ vật bằng đá, trống đồng Đông Sơn có niên đại 2000
năm. Tuy có quy mô lớn nhưng ý nghĩa thiết kế, bày trí của bảo tàng Phú Yên không vì thế mà bị quên lãng. Nội dung trưng bày trong bảo tàng rất đắt giá, giúp khách du lịch hiểu được quá trình của các chủ đề cụ thể. Bên trong bảo tàng được thiết kế 3 tầng riêng biệt. Tầng thứ nhất bao gồm khu hành chính của bảo tàng và khu vực trưng bày hiện vật. Tầng thứ hai là khu vực triển lãm các cổ vật quý. Tầng thứ ba dùng để tổ chức các hoạt động chung của bảo tàng.
61
NỘI DUNG BẢO TÀNG
Ngay tại tầng 1, ta sẽ thấy được bố cục rõ ràng
Tầng một của tòa nhà trưng bày 415 hiện vật là các
của các hiện vật được bày trí từ ngoài vào trong
di chỉ khảo cổ của thời kỳ sơ sử đất Phú Yên bao
như kể lại câu chuyện lịch sử của vùng đất Phú
gồm: hiện vật văn hóa người Chăm Pa, văn hóa Đại
Yên, cho đến Phú Yên trong kháng chiến và cuối
Việt và hiện vật được hiệp hội Unesco (Tổ chức
cùng là diện mạo Phú Yên thời hiện đại.
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Ngoài ra, tầng 1 còn trưng bày các công cụ lao động bằng đá của văn hóa Hòa Bình, bộ đàn đá, kèn đá, trụ đá hình búp sen, ngỗng thần Hamsa, linga, yoni của tín ngưỡng phồn thực người Chăm Pa. Sản phẩm gốm Quảng Đức nổi tiếng khắp miền Trung cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX cùng các loại tiền cổ, trống đồng.
62
Đến với tầng 2, ta còn có cơ hội chiêm ngưỡng các cổ vật thuộc thời kỳ tiền sử như cổ vật đá, cổ vật đất
nung,
trống
đồng
Đông Sơn 2.000 năm tuổi.
Tầng hai trưng bày 433 hiện vật về thời kỳ cách mạng kháng chiến cùng 227 hiện vật về cuộc sống hiện đại và dân tộc học như: thẻ bài, mõ, trống thúc giục nộp sưu thuế, dao phay, roi điện mà giặc dùng để tra tấn người dân vô tội, đèn măng xông, xe đạp, võng, áo, tư trang của bộ đội...
63
64
65
Trong khi phần trưng bày trong nhà của Bảo tàng hiện có ba chủ đề chính là lịch
sử Phú Yên xưa, cách mạng và kháng chiến, cuộc sống đương đại thì phần trưng bày ngoài trời là các hiện vật có thể khối lớn.
Điểm nhấn được bày trí chính là 2 chiếc xe tăng, 2 máy bay và khẩu đại bác được chính Bộ Quốc phòng gửi tặng.
66
Đây cũng đồng thời là không gian tổ chức, trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của địa phương hay nhiều triển lãm nghệ thuật đặc sắc. Có thể nói Bảo tàng Phú Yên là nơi du khách có thể tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa các dân tộc sinh sống từ rất lâu đời trên vùng đất Phú Yên.
67
68
KÍ HOẠ
69
70
Mũi Đại Lãnh – Kí hoạ bút kim Doãn Tuấn Thành
Nhà thờ Mằng Lăng – Kí hoạ bút kim Doãn Tuấn Thành
71
72
Thuyền ra khơi – Kí hoạ bút sắt Hoàng Việt Cường
Nhà thờ Mằng Lăng– Kí hoạ bút sắt Hoàng Việt Cường
73
74
Mũi Điện – Kí hoạ màu nước Nguyễn Thành Long
Ghềnh đá đĩa – Kí hoạ bút sắt Nguyễn Minh Hiếu
75
76
Đài tưởng niệm – Kí hoạ bút bi Huỳnh Viết Dương
Hòn Yến – Kí hoạ bút bi Huỳnh Viết Dương
77
78
NHIẾP ẢNH
79
NƠI TÌNH YÊU BẮT ĐẦU….
80
Háo hức lên tàu và đi thật xa… 81
82
BẮT ĐẦU MỘT NGÀY DÀI TRÊN TÀU…
83
VỚI NHỮNG XUẤT CƠM… 84
…TRONG ĐÓ CÓ 85
BÃI XÉP – ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TIÊN KHI CẬP BẾN TUY HÒA
86
Bãi Xép là một bãi biển thuộc xã An Chấn, thành phố Tuy Hoà, Phú Yên. Bờ biển ở Bãi Xép chỉ dài 500m nhưng lại sở hữu những cảnh quan thiên nhiên hài hoà đặc sắc với bãi cát vàng óng ánh bên các bãi đá hoang sơ, những mũi đá đen khổng lồ nhô ra biển cùng đồng cỏ và rừng phi lao chạy dài bát ngát.
87
88
Cũng là bức ảnh đông đủ đầu tiên tại Tuy Hòa :3
89
90
91
92
93
94
95
96
97
GHỀNH ĐÁ ĐĨA Ghềnh Đá Đĩa – kiêt tác của thiên nhiên. Gềnh Đá Đĩa chinh phục khách thập phương bởi những khối đá hình lục lăng đan xen, xếp thành tầng như những chồng chén đĩa, vươn mình ra biển khơi.
98
Vẻ đẹp tự nhiên độc đáo mà không phải ở quốc gia nào cũng có.
Theo như nghiên cứu, đá ở đây là đá bazan hình thành cách đây khoảng 200 triệu năm, được tạo ra trong quá trình hoạt động núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hoà, nham thạch chảy từ núi lửa ra biển.
99
Tại đây chúng ta sẽ có một trải nghiệm picnic mới lạ khi cùng người thân và đặc biệt là bạn bè, cùng nhau tận hưởng tự nhiên, hoà mình vào với thiên nhiên.
100
“Vì đất nước mình còn lạ cần chi đâu nước ngoài đặt chân lên tất cả mọi miền là ước mơ ta ước hoài”
– Lời bài hát: Cho tôi lang thang – Ngọt và Đen
101
102
103
104
105
MŨI ĐẠI LÃNH Mũi Đại Lãnh hay Mũi Điện thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm (Đông Hòa, Phú Yên). Nơi đây là một trong những điểm cực đông trên đất liền đón bình minh sớm nhất trên đất Việt. 106
00
Một trải nghiệm đón binh minh đầy mới mẻ với chúng minh, những đúa mà chỉ quen dậy lúc 12h trưa. Sau khi đón binh minh xong chúng minh lại về ngủ đến 12h trưa thì dậy !!!
107
Đôi khi leo treo giữa những mỏm đá là một điều vô cùng thú vị nhưng cũng mang một sự nguy hiểm không kém.
108
00
Rất nhiều khoảnh khắc chẳng thể miêu tả mà phải tận mắt chứng kiến, mũi Đại Lãnh mang một vẻ đẹp vừa nên thơ vừa hùng vĩ, gây ấn tượng mạnh mẽ với bất kì ai tới thăm.
109
Mũi Đại Lãnh là điểm địa thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Việt Nam và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Danh thắng cấp Quốc gia vào năm 2008. Trải qua nhiều tranh cãi, mũi Đại Lãnh dần được xem là điểm xa thứ hai về phía Đông, sau mũi Đôi ở Vạn Ninh, Khánh Hòa và là một trong những nơi
đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.
110
Mũi Đại Lãnh, hay còn được
biết
đến
với
tên Mũi Điện, là một mũi đất nhô ra biển từ một nhánh của dãy Trường Sơn, hướng thẳng ra bãi Môn, thuộc địa phận xã
Hòa
Tâm,
thị
xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên,
cách
thành
phố Tuy Hòa 35 km về phía Đông Nam.
Mũi Đại Lãnh do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện (trên lãnh thổ của Việt Nam mà do người Pháp “phát hiện”) nên có tên gọi trước đây là Cap Varella trên các bản
đồ cũ.
111
Ngọn hải đăn được chính thức xây dựng vào năm 1890 bởi những kiến
trúc sư người Pháp. Sau khi hoàn tất, nó được đưa vào hoạt động trong vòng 55 năm đến khi Thế chiến thứ 2 nổ ra thì bị tạm dừng vận hành. Vào năm 1961, ngọn hải đăng này được Chính quyền Việt Nam Cộng hòa khôi phục nhưng
sau đó lại bị hủy bỏ hoàn toàn, đến năm 1995 mới được phục dựng và giữ nguyên hình dạng đến hiện tại.
Hiện ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 mét vuông, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa và trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon
đều, màu xám, cao 26,5 m so với nền nhà, 110 m so mực nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa đến 27 hải lý (xấp xỉ 40 km), giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè trên biển. Đây là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam. 112
Có sự tích kể lại rằng sự hình thành mũi Đại Lãnh là do một con chim thần khổng lồ từ
phương
Bắc
lao
xuống khu vực này và hóa thành mũi núi nhô ra biển.
Năm 1836, hình tượng mũi biển Đại Lãnh được vua Minh Mạng cho thể hiện trên một trong chín chiếc Cửu Đỉnh đặt ở Thế Tổ Miếu bên trong Hoàng thành Huế.
113
Năm anh em xiu nhân
114
Bãi Môn – bãi biển nhỏ dưới chân Mũi điện
115
Cốc Cốc Cốc ...
116
117
118
119
NHÀ THỜ MẰNG LĂNG
120
121
122
Mục sư Andrey
123
124
125
Chúng mình chụp cùng thầy Thọ và thầy Vinh nè !!
126
127
Tháp Nhạn Tháp Nhạn tọa lạc tại Phường 1, TP. Tuy Hòa (Phú Yên). Người Ê Đê và Gia Rai gọi là tháp Kơ H’meng, người Kinh gọi là Tháp Chàm còn người Chăm gọi là Đền Kalan. Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa.
128
Công trinh mang nét kiến trúc đặc trưng của người Champa, cùng với rất nhiều điều bí ẩn chưa giải đáp được.
129
Còn về tên gọi Tháp Nhạn thì người dân Phú Yên xưa giải thích rằng, là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ trên ngọn tháp. Dần về sau, Tháp Nhạn cũng được gọi theo tên của loài chim này.
130
131
ĐÀI TƯỞNG NIỆM NÚI NHẠN
Công trình Đài tưởng niệm Núi Nhạn được xây dựng trên một khu vực có diện tích 3.300 m2, trong đó nhà bia ghi
tên các anh hùng liệt sỹ có diện tích 500 m2. Nhà bia mang hình tượng đàn chim nhạn đang bay về hướng biển. Trong nhà bia có 38 trụ bia ghi tên 13.085 liệt sỹ của tỉnh Phú Yên và 4 trụ bia ghi tên 1000 liệt sỹ ở một số tỉnh trong cả nước.
Đài Tưởng niệm Núi Nhạn là nơi để cán bộ, nhân dân và du khách gần xa đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, nhất là vào các dịp lễ tết. 132
133
MỘT VÀI BỨC ẢNH VỀ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI PHÚ YÊN 134
Nhắc đến làng nghề dệt chiếu truyền thống ở Phú Yên, ta nhớ ngay đến làng nghề dệt chiếu Phú Tân nổi tiếng ở xã An Cư, huyện Tuy An, Phú Yên.Với lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm, làng nghề dệt chiếu truyền thống Phú Tân vẫn giữ vững được những giá trị truyền thống, đời sống người dân ổn định. Hầu như ở đây, nhà nào cũng làm nghề dệt chiếu, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có. Từ năm 1977, nghề dệt chiếu lác Phú Tân đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Thế nhưng, nghề dệt chiếu lác ở Phú Tân chỉ thực sự phát triển quy mô từ năm 1995, khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên bắt đầu tổ chức mỗi năm 1 lớp dạy kỹ thuật làm chiếu cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương.
135
136
137
138
139
CẢM XÚC 18K6
CÙNG TÌM HIỂU XEM 18K6 CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ CHUYẾN ĐI THAM QUAN NÀY NHÉ ???
140
141
CÂU HỎI: "Trước khi đi Tuy Hòa cảm xúc của bạn như thế nào? và khi trải nghiệm qua 1 tuần ở đấy bạn nhận ra điều gì?" TIẾN HUY (LỚP TRƯỞNG): “Thật sự quãng thời gian trước khi đi tham quan mình rất ngộp vì suốt ngày ngập trong deadline. Nhưng sau khi trải nghiệm hơn một tuần ở Phú Yên - một nơi lạ nhưng thật quen thuộc. Mình đã có những giây phút thật tuyệt vời cùng những người bạn trong lớp 18K6. Mọi người đều cười rất nhiều, rất sảng khoái! Vì đã
lâu rồi chúng mình chưa có dịp như này. Cảm ơn Phú Yên và những người bạn vì đã góp phần vào vùng kí ức tươi đẹp của Huy nhé 😆!!! “
CÂU HỎI: ""Bạn thấy phong cảnh và con người ở Tuy Hòa thế nào?" THÀNH LONG: “Đây không phải là chuyến đi biển đầu tiên của mình, nhưng có lẽ là lần du lịch dài nhất mình đến với đất biển cùng các bạn và thầy cô trường Kiến. Một tuần là khoảng thời gian không quá dài nhưng đủ để mình hòa vào cùng nhịp sống của con người, ẩm thực và
cảnh quan nơi đây. Là 1 vùng đất mới hoàn toàn nhưng với sự thân thiện và nhiệt tình của người dân nơi đây khiến mình cảm thấy gần gũi đến lạ. Ấn tượng nhất khi ngắm cảnh bình minh từ mũi Đại Lãnh cùng với cảnh thuyền bè ra khơi cùng mọi người. Khung cảnh ở đây làm cho mình cảm thấy rất yên bình và thoải mái.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã đồng hành giúp chuyến đi
trở thành một kỉ niệm ý nghĩa trong thời gian sinh viên 142
của mình!!!”
CÂU HỎI: "Mặc dù số lượng 18k6 lần này đi Tuy Hòa không được đông đảo như lần trước. Nhưng đây cũng là dịp đầu tiên thầy và bọn em được trải nghiệm những cuộc vui này cùng nhau. Thầy có ấn tượng gì với lớp 18k6
chúng em ạ?" THẦY. TRẦN VŨ THỌ: "Xin cám ơn các bạn 18K6, mình nhận được thông báo sẽ đi cùng đoàn tham quan Tuy Hòa và sẽ quản lý lớp 18K6. Thày đang kiêm nhiệm vai trò Trợ lý Quản Lý Sinh Viên Khoa KT, tuy nhiên đây là lần đầu tiên thày tham gia cùng đoàn sinh viên tham quan. Đọc qua danh sách sinh viên tham quan lần này, không đông như mọi năm,
khá lo các bạn sẽ bị tâm lý so với các lớp khác, cộng với việc thày lại không trực thuộc Xưởng 6. Tuy nhiên, các bạn rất hòa đồng và vui vẻ, thân thiện. Thày và trò cũng đã có nhiều trải nghiệm thú vị, chuyến đi 1 tuần tưởng dài mà lại thành ngắn; rồi 10 năm tới, sau khi ra trường , các bạn gặp lại nhau, nếu có ôn lại chuyện cũ thời sv, chuyện rôm rả nhất chắc cũng là những dịp đi chơi, giao lưu. Mong rằng dịp tham quan vừa rồi sẽ giúp cho các bạn 18K6 có những trải nghiệm đáng nhớ, và hiểu được tình cảm của thày cô giáo Khoa KT với các bạn.” CÂU HỎI: "Chuyến đi vs sinh viên khoa K trường mình này sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ của thầy chứ ạ?" THẦY. TRẦN VŨ THỌ: Chắc chắn rồi. Chắc chắn đây sẽ là 1 kỉ niệm của thầy trò chúng ta – 1 kỉ niệm khó thể quên. Xin cám ơn các bạn 18k6 về tình cảm của các bạn dành cho cá nhân thày cũng như các thày cô trong đoàn tham quan!!! 143
CÂU HỎI: ""Bạn thấy phong cảnh và con người ở Tuy Hòa thế nào?" HỒNG SƠN: “Phong cảnh và con người Tuy Hòa thật sự là không có lời văn nào tả hết được , cảnh đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, những con người thân thiện hiếu khách làm cho tâm hồn thật nhẹ nhàng,nó làm cho chúng ta muốn quay lại nơi đây vùng đất hoa vàng trên cỏ xanh một lần nữa.”
144
CÂU HỎI: "Là một người chịu trách nghiệm quay và làm video cho lớp? bạn nhận thấy điều gì mới lạ ở lớp mình qua chuyến đi này?" HỒNG SƠN: “Qua chuyến đi này thực sự mình cảm thấy lớp chúng ta đã đoàn kết và vững mạnh hơn rất nhiều. Mọi người được ăn, ngủ, tham gia các hoạt động tập thể cùng nhau tạo nên sự gắn kết chặt chẽ mà hiếm khi có được. Bản thân mình cũng được trò chuyện, tâm sự nhiều hơn với các bạn mà mình ít có dịp gặp gỡ và trò chuyện khi đi học và mình cảm thấy rất vui vì điều đó.”
145
CÂU HỎI: “Ở Tuy Hòa bạn ấn tượng nhất đặc sản
CÂU HỎI: ""Bạn thấy phong cảnh và con người ở Tuy Hòa
gì?"
thế nào?"
HOÀNG CƯỜNG: “Tuy Hòa có rất nhiều đặc sản của
VŨ ĐÌNH HOÀNG: "Mới đến Tuy Hoà thì mình khá là bất ngờ
miền Trung và rất nhiều món lần đầu mình được trải
với phong cảnh nới đây, mình cứ nghĩ Tuy Hoà tấp nập đông
nghiệm. Đặc biệt là món bánh canh hẹ và mắt cá ngừ
đúc, cho đến khi đến đây thì mới thấy nơi đây còn khá là
đại dương là 2 món khiến mình ấn tượng từ lúc nhìn
hoang sơ, dân cư k quá đông đúc, tấp nập, cực kì phù hợp với
và hương vị thanh mặn vừa miệng của nó cũng chính
việc nghỉ dưỡng… sau mấy ngày trải nghiệm ở Tuy Hoà tiếp
là điểm đặc biệt của những món ăn nơi đây.”
xúc thì mình thấy người dân ở đây khá là thân thiện, tốt bụng,
146
giúp đỡ chung mình rất nhiệt tình"
CÂU HỎI: "Bạn nghĩ sao về chuyến tham quan Tuy Hòa vừa rồi với Khoa của trường mình?" CHÍ LONG: “Ôi! Quả thực không thể diễn tả bằng lời. Đến chính tôi cũng không thể nghĩ ra câu từ nào để diễn tả về chuyến đi. Nó thật đáng nhớ kkk “
147
CÂU HỎI: "Trải nghiệm Tuy Hòa với lớp và khoa chắc chắn sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ của bạn chứ?" TÚ LINH: “Sau khi đi tham quan Tuy Hoà về tôi thấy cảm mến thêm về
thiên nhiên và con người nơi đây. Vùng đất mang một vẻ đẹp của sự yên bình, thân thuộc với những bãi biển xanh tươi, những địa danh nổi tiếng đã từng được thấy qua những thước phim, những dòng thơ, , được trải nghiệm ngắm bình minh , hít thở bầu không khí trong lành trên bãi biển mỗi ngày là một điều tuyệt vời nhất. Nếu nói về ẩm thực tôi sẽ không ngần ngại nhắc đến món ăn đặc sản nơi đây là mắt cá ngừ đại dương hay bình giản hơn với tôi là một cóc nước rau má- loại đồ uống mà tôi yêu thích và sẽ không ngần ngại thử lại nếu được quay trở lại. Cảm ơn vùng đất Tuy Hoà và cả những người bạn đã đồng hành cùng tôi trên chuyến hành trình này khuyến nó trở thành một kỉ niệm trong những năm tháng thanh xuân tươi 148
đẹp.”
CÂU HỎI: “Lớp trưởng Tiến Huy bận công chuyện vào Tuy Hòa trước 1 tuần. được giao phó lại trọng trách trưởng đoàn. bạn có cái nhìn gì khác lạ gì về tập thể lớp mình qua chuyến đi này?” NGUYỄN HIẾU: “Hi...thật sự thì qua chuyến đi này, bọn mình đã hiểu về nhau nhiều hơn, hiểu về từng cá tính của từng bạn – điều đó thật sự rất vui. Ngày thường để tiếp cận nhau trò chuyện thấu hiểu nhau rất hiếm vì ai cũng có việc công việc riêng. Nhưng thật may mắn vì có chuyến đi này – chuyến đi đã giúp chúng mình ngồi lại trò chuyện với nhau, cùng cười, cùng vui, cùng đi đây đi đó, cùng tắm, cùng ới nhau, cùng thúc giục nhau dậy đi xem bình minh
=)) . Giờ làm lại bài thu hoạch này lại không nghĩ 1 tuần ở với nhau trôi qua nhanh như thế. Nói chung là lần đi này đúng là thật sự ý nghĩa với cuộc đời sinh viên chúng mình. Kkk” CÂU HỎI: “Chuyến đi này sẽ là kết nối cho sự thân thiết của các cậu chứ?” NGUYỄN HIẾU: “ừ chắc chắn rồi. Chỉ muốn nói là:…
Hãy cùng lớn với nhau, hãy cùng nhau tạo nên thật nhiều kỉ niệm đẹp nhé các cậu..”
149
CÂU HỎI: "Trải nghiệm Tuy Hòa với lớp và khoa chắc chắn sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ của bạn chứ?“ THÀNH LAM: Tuy Hòa chắc chắn là chuyến đi đáng nhớ trong đời sinh viên. Chuyến đi đem lại cho t thật nhiều kỷ niệm bên bạn bè cùng hiểu biết mới về mảnh đất Tuy Hòa. Cảm ơn vì tất cả !!!
150
CÂU HỎI: “Trước khi đi Tuy Hòa cảm xúc của bạn như thế nào? và
khi trải nghiệm qua 1 tuần ở đấy bạn nhận ra điều gì? THANH TÙNG: “Trước đây mình chưa được đi xa như vậy nên cảm giác
đầu tiên là háo hức, với lần này mình được đi cùng với các bạn của lớp và các xưởng khác nên cảm giác chuyến đi đặc biệt hơn rất nhiều. Trải nghiệm sau 1 tuần à?... đầu tiên chắc mình thấy thời gian trôi nhanh hơn mình tưởng hihi, trôi nhanh ở đây vừa là thời gian của chuyến đi 7 ngày, vừa là quãng thời gian 5 năm học sắp kết thúc. Đây là quãng thời gian có lẽ là đẹp nhất và ý nghĩa nhất thời sinh viên của mình. Cùng với những hiểu biết mới về kiến trúc tại đây, mình còn được cảm nhận không khí, con người của mảnh đất đầy nắng và gió. Một tuần đã cho mình thấy đời sinh viên cũng thật ngắn nhưng cũng thật thú vị, được đi chuyến đi này quả thật rất may mắn và hạnh phúc.”
CÂU HỎI: ""Sau khi từ Tuy Hòa về, bạn thấy như nào?" ANH ĐỨC: “Đối với tôi, chuyến đi Tuy Hòa
vừa rồi thật thú vị và mới mẻ khi được đặt chân đến một vùng đất xa xôi mới, được trải nghiệm những món ăn, những bản sắc
kì lạ. Đặc biệt hơn, đây là chuyến đi xa đầu tiên với tập thể 18K6. GIả sử môn học này có học phí như những môn bình thường khác, có lẽ tôi sẽ học lại 3 lần... =)) ” 151
CÂU HỎI: “Ở Tuy Hòa bạn ấn tượng nhất đặc sản gì?" HUỲNH DƯƠNG: “Đối với cá nhân mình , món ăn
có nhiều ấn tượng nhất với mình là món bánh canh hẹ đặc biệt mà mình cùng cả lớp ăn trong buổi tối cuối cùng ở lại mảnh đất nắng và gió Tuy Hoà. không hề đắt đỏ , không hề màu mè nhưng nó mang một hương vị in đậm trong tâm trí người thưởng thức. Nhất là đối với người bắc như mình thì cái hương vị vừa cay cay nhọt ngọt đặc trưng của miền trung khó tìm thấy ở nơi nào khác. Và mùi lá hẹ đã thêm vào bát canh một chút gì đó đặc biệt, nó không chỉ là gia vị mà còn là trải nghiệm , cảm xúc và kỷ niệm của toàn bộ chuyến đi mà mình và các bạn đã trải qua.”
CÂU HỎI: “Bạn nhận thấy điều gì mới lạ ở lớp mình qua chuyến đi này?” HUỲNH DƯƠNG: “Sự mới lạ mà mình nhận thấy của lớp trong chuyến đi này là sự năng nổ , vui vẻ của các bạn cũng như tình đoàn kết của cả lớp. Trong khi lớp thiếu nhiều thành viên thì đây có lẽ là những người nhiệt huyết nhất lớp mà mình biết . cảm ơn trường , khoa , đảng và nhà nước đã tổ chức ra cuộc tham quan để mình đươic gắn kết hơn với tập thể lớp và có góc nhìn mới đối với từng người mà mình đã đồng hành trong chuyến đi.” 152
Bức ảnh đông đủ thành viên nhất và quan trọng hơn cả đó là có thầy Khôiiiiiii <3
153
154
Tạm kết :
Có
người từng nói rằng những năm
tháng tuổi trẻ là một hành trình tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Đó là năm tháng chúng ta có sức khỏe, đam mê, khát khao, tò mò về thế giới và đặc biệt là một trái tim đầy nhiệt huyết... Với tất cả những hành trang trẻ đó, với những người bạn có tâm hồn đồng điệu, “Hành trình kết nối 2022” có lẽ là một hành trình ý nghĩa và khó phai trong mỗi chúng ta – mỗi thành viên 18K6 MãI yêu <3
155