KIEN TRUC PHUC HUNG - LSKT1

Page 1

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

NHÓM 3

KIẾN TRÚC

PHỤC HƯNG THẾ KỶ XV-XVI GVHD: NGUYỄN ĐÌNH PHONG SVTH: NGUYỄN TIẾN HUY NGUYỄN NGỌC PHONG NGUYỄN THANH TÙNG TRƯƠNG THỊ CẨM TÚ LỚP: 18K6


NỘI DUNG

KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG

1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

2

PHÂN KỲ KIẾN TRÚC

3

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH

4

CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU PHỤC HƯNG Ý

5

KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG PHÁP

6

LÝ LUẬN KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHỤC HƯNG


PHẦN 1 _ ĐIỀU

KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI


ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI

SỰ HÌNH THÀNH CỦA NỀN VĂN HÓA PHỤC HƯNG


I. Điều kiện hình thành I. Điều kiện hình thành

Tôn giáo Tình hình xã hội Phát kiến địa lý


I. Điều kiện hình thành I. Điều kiện hình thành

Tình hình xã hội

Chế độ phong kiến suy yếu, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của xã hội. •

Sự lớn mạnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cùng với đó giai cấp tư sản không còn chấp nhận những giáo lý lỗi thời của giáo hoàng. • Giai cấp tư sản lúc này có thể lực về kinh tế nhưng lại không có địa vị xã hội, khiến họ phải đấu tranh để giành lấy nó.


I. Điều kiện hình thành I. Điều kiện hình thành

Bức tranh Hoàng tử Maurice tại trận chiến Nieuwpoort miêu tả lại cuộc cách mạng tư sản đầu tiên thế giới


I. Điều kiện hình thành I. Điều kiện hình thành

Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

Tôn giáo

Giáo hội Kitô ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại các phong trào của giai cấp tư sản đang lên. Cuộc đấu tranh chống phong kiến đã làm bùng lên ngọn lửa của phong trào Cải cách tôn giáo.


I. Điều kiện hình thành I. Điều kiện hình thành

• Diễn ra nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lý mang lại những hậu quả to lớn vầ sâu sắc đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại mang tính chất thế giới rõ rệt, làm cho Tây Âu giàu lên nhanh chóng thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của giai cấp tư sản Châu Âu.


I. Điều kiện hình thành I. Điều kiện hình thành

Mũi Hảo Vọng do Bartolomeu Dias tìm ra năm 1488


I. Điều kiện hình thành I. Điều kiện hình thành

Khái niệm Phục Hưng Phục Hưng có thể hiểu là tái sinh, làm sống dậy một thứ đã bị quên từ lâu


ITALIA – NƠI KHAI SINH CỦA KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI


II. Italia – Cái nôi của văn hóa và kiến trúc Phục hưng II. Italia – Cái nôi của văn hóa và kiến trúc Phục hưng

Ở thời kỳ hậu Trung Đại, Italia không có 1 thực thể chính trị cụ thể nào, thay vào đó chia thành nhiều lãnh địa, thị quốc lớn nhỏ, bị chi phối bởi các gia tộc lớn, giàu có, hung mạnh, họ sẵn sàng chi tiền cho các tác phẩm nghệ thuật để phô trương danh thế


II. Italia – Cái nôi của văn hóa và kiến trúc Phục hưng II. Italia – Cái nôi của văn hóa và kiến trúc Phục hưng

Kiến trúc Italia luôn hiện hữu trong các công trình thời trung cổ, các công trình xây từ thế kỷ XI – XIV như đền đài, cung điện


II. Italia – Cái nôi của văn hóa và kiến trúc Phục hưng II. Italia – Cái nôi của văn hóa và kiến trúc Phục hưng

Quy hoạch tại đây được kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo ra các không gian mở, quảng trường trung tâm


II. Italia – Cái nôi của văn hóa và kiến trúc Phục hưng II. Italia – Cái nôi của văn hóa và kiến trúc Phục hưng

Kiến trúc theo vùng của Italia đều rất đặc trưng Ở Rome, khí hậu nóng hơn, nhiều nắng nên cửa nhỏ, tường dày, phố hẹp nên tạo nhiều bóng đổ che lối đi

Ở Florence thuộc vùng Toscana có khí hậu ấm nóng, trời trong, ít tuyết, ít mưa nên cửa sổ không quá rộng, có sân trong, hang cột và mái đua, mái nhà ít dốc


PHẦN 2 _ PHÂN KỲ

KIẾN TRÚC


Sơ kỳ

Trung kỳ

Thời kì hình thành 1420 – 1480 - 1500

Thời kì phát triển 1480 – 1550

Từ thế kỷ 14 – đầu thế kỷ 15 )

Hậu kỳ

Từ cuối thế Kỷ XV – giữa thế kỷ XVI

Từ giữa thế Kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII

1502 1508

1517

1537

1556 1559

ĐỀN TEMPIETTO

LÂU ĐÀI FARNESE

QUẢNG TRƯỜNG CAPITOL

BIỆT THỰ ROTONDA

BIỆT THỰ FOSCARI

1482

NHÀ THỜ S. MARIA DELLA CONSOLAZIONE

1450

NHÀ THỜ S. MARIA PRESSO S. SATIRO

LÂU ĐÀI RUCELLAI

1444 1446 LÂU ĐÀI MEDICI

1419 DỤC ANH VIỆN

NHÀ THỜ S. MARIA DEL FIORE

1400

NHÀ THỜ NOVELLA

Thời kì tiền Barroco, chủ nghĩa thủ pháp 1520 – đầu TK 17


I. Sơ kì ( Từ thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV) I. Sơ kì ( Từ thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV)

Sơ kỳ : Thời kỳ mà các khái niệm và nguyên tắc bắt đầu hình thành

Các nghiên cứu về thời cổ đại đã dẫn đến việc áp dụng các cấu trúc và chi tiết trang trí La Mã. Không gian, một yếu tố của kiến trúc, được tổ chức lại theo tỷ lệ logic và hình học, chứ không phải được tạo ra bởi trực giác như trong các tòa nhà thời Trung Cổ.


II. Trung kì ( Từ cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI) II. Trung kì ( Từ cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI)

Trung kì

Các khái niệm cổ điển được phát triển và sử dụng thuần thục hơn, các công trình thời này cũng được thiết kế cầu kỳ hơn.


III. Hậu kì ( Từ giữa thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII) III. Hậu kì ( Từ giữa thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII)

Hậu kì

Dùng các yếu tố kiến trúc một cách sáng tạo và phóng khoáng hơn


PHẦN 3 _ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH


Kiến trúc Kiến trúc

Kiến Trúc Xã Hội Phong Kiến cho công trình những nét bay bổng, kinh ngạc, không ổn định. Trào lưu kiến trúc Phục Hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gothic và phục hưng lại di sản La Mã cổ đại.

l i

Chú trọng đến tổ hợp công trình, bố cục rõ ràng, khúc chiết,dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, dựa trên nguyên tắc “ cổ điển “ là “chuẩn mực “

Đánh dấu bằng sự ra đời hàng loạt kiến trúc mới tại thành phố vinice,milan,rom a – đặc biệt là ở thành phố Florence


Kiến trúc Kiến trúc

Kiến trúc giai đoạn tiền kỳ không chú trọng nhiều vào công năng.Nhấn mạnh đến những nguyên tắc tổ hợp,tính quy luật,,ổn định và sự hài hòa.Nhấn mạnh đến vẻ đẹp con người,dùng số học, hình học để xác đinh tỉ lệ công trình : • • •

Tiếp tục phát triển đến những tỷ lệ toán học cổ đại,1:1, 1:2, 2:3, 3:4; tỷ lệ cơ sở cho việc kiến tạo vẻ đẹp không gian. Sử dụng hình học cơ bản :hình tròn, hình vuông. Lập những bản vẽ về tỉ lệ con người tuân theo đường giới hạn có dạng hình tròn& hình vuông để chứng minh tỷ lệ con người là chuẩn mực !

Trong số này nổi bật là nghiên cứu của leonardo da Vinci; vốn được vẽ theo những tỉ lệ mà Marcus Vitruvius lập ra. Bản vẽ ông cho thấy: • •

Khi con người ở tư thế đứng, hai tay dang rộng bằng đầu thì các ngón tay ngón chân sẽ chạm vào chu vi của một hình tròn có tâm trùng với vị trí của rốn khoảng cách từ chân đến đầu khi đứng thẳng lưng bằng khoảng cách sải tay khi dang ngang vai, lập nên một hình vuông


Phong cách: Phong cách nặng nề u tối của kiến trúc Roman và tính chất đầy gai góc của kiến trúc Gothic được thay bởi tính êm đềm duyên dáng Kiến tạo: Sử dụng vật liệu gạch nhiều hơn, phát triển hệ cột chịu lực Gothic, có sự xuất hiện của kim loại trong kết cấu, nhiều thành tựu kết cấu mới xuất hiện


Mặt tiền Mặt tiền

Mặt tiền được bố trí đối xứng với trục thẳng đứng của công trình. Mặt tiền nhà thờ thường được chọn giải pháp bởi một hình tam giác và tổ chức thêm một hệ thống cột trụ tường, vòm và hình thức mũ cột


Mặt bằng Mặt bằng

• Các mặt bằng của tòa nhà thời Phục Hưng có một hình vuông, hình dạng đối xứng, trong đó tỷ lệ này thường dựa trên một mô-đun. • Trong một nhà thờ, các mô-đun thường là chiều rộng của một lối đi. Sự cần thiết để tích hợp các thiết kế của các mặt bằng với mặt tiền đã được giới thiệu như là một vấn đề trong công việc của những Kiến Trúc Sư thời ấy.


Cột và trụ Cột và trụ

Hệ thống tỷ lệ và các giá trị kiến trúc La Mã cổ đại ảnh hưởng sâu rộng kiến trúc thời Phục Hưng, Trong đó nổi bật là vòm cuốn La Mã và 5 thức cột La Mã


Cột và trụ Cột và trụ

Các hình thức này không những là một cấu trúc, chống đỡ mái vòm hoặc đầu dầm, hoặc hoàn toàn dùng để trang trí, được đặt áp sát các bức tường dưới hình dạng những trụ ốp tường. Trong thời kỳ Phục hưng, kiến trúc sư có mục đích sử dụng cột, pilasters, và entablatures như một hệ thống tích hợp.


Mái vòm Mái vòm

Những mái vòm được sử dụng thường xuyên, một mặt là một cấu trúc to lớn có thể nhìn thấy từ bên ngoài, còn được coi như một giải pháp cho phần mái trong không gian nhỏ hơn nơi chỉ có thể nhìn thấy bên trong

Mái vòm đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc nhà thờ và sau đó ngay cả đối với kiến trúc thế tục


Trần nhà Trần nhà

Mái nhà được tương thích với trần nhà bằng phẳng hoặc có phân ô. Không còn bỏ ngỏ như trong kiến trúc thời Trung Cổ. Thường được sơn phết hoặc trang trí công phu.


Cửa và cửa sổ Cửa và cửa sổ

Cửa ra vào thường có dầm đỡ vuông. Có thể được đặt trong một cung hoặc được bao phủ bằng một hình tam giác tam giác hoặc phần trán tường. Lối vào mà không có cửa thường có dạng cong và được trang trí với quy mô rộng lớn

Cửa sổ có thể được ghép nối và đặt trong một vòm bán nguyệt. Có thể có các dầm đỡ vuông và tam giác hoặc một phần trán tường, đó là cách thường được sử dụng phổ biến.


Trước thời kỳ phục hưng là thời hoàng kim của phong cách kiến trúc Gothic với đặc điểm chính là những chóp nhọn hướng lên trời mang ý nghĩa tâm linh như thành kính đối với thần linh. Đến thời kỳ phục hưng thì kiến trúc Gothic dần bị tẩy chay do con người nhận ra quyền năng của họ có thể sánh ngang với thần linh, và bắt đầu hồi sinh cho kiến trúc La Mã, Hy Lạp bởi những kiến trúc này thể hiện sự hùng vĩ, mạnh mẽ mà con người thời này hướng đến. Tuy nhiên nguyên tắc lớn nhất trong kiến trúc Phục hưng là tôn trọng nét cổ điển, chuẩn mực của nghệ thuật thời cổ đại. Kiến trúc phục hưng mang ý nghĩa làm sống lại phong cách kiến trúc thời kỳ La Mã và Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên hơn 1000 năm đã trôi qua tất cả mọi mặt từ kinh tế, chính trị hay văn hóa xã hội đều đã có sự thay đổi khổng lồ, thế nên sự phục hồi này không phải là “bê nguyên xi” kiến trúc cổ đại vào mà là sự vận dụng phát triển sáng tạo sao cho phù hợp nhất với văn hóa xã hội mỗi vùng, miền, quốc gia. Những nét kiến trúc của La Mã được giữ nguyên trong kiến trúc phục hưng là: Vòm cuốn, 5 thức cột. Những đặc điểm chỉnh mang nét riêng của phong cách phục hưng là: - Sử dụng các thành phần cổ điển trong sáng tác - Sử dụng các hình thức vòm ovan đồ sộ mang hơi thở của Baroque - Sự đa dạng về các loại hình kiến trúc tuy nhiên chủ yếu là: nhà thờ, lâu đài và biệt thự, nhà thép tiền chế.. những công trình có kích thước lớn.


PHẦN 4 _ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

PHỤC HƯNG Ý


_ GIAI ĐOẠN TIỀN KỲ_


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

Filippo Brunelleschi (1377 – 1446)

Leon Battista (1404 – 1472)

Alberti

- Là kiến trúc sư lớn nhất của Florence - Người khai sinh ra phong cách kiến trúc phục hưng - Ông đã sáng tạo ra phép vẽ phối cảnh tuyến tính Năm 1418 sau khi về Florence, Brunelleschi chiến thắng trong cuộc thi chọn giải pháp kết cấu cho mái vòm Thánh đường, từ đó đánh dấu sự ra đời thời đại của kiến trúc phục hưng.

- Ông được coi là con người toàn diện nhất của thời kì tiền Phục Hưng - Là một nhà lí luận cổ điển, coi kiến trúc như “phương tiện thể hiện vị trí xã hội” - Hiểu biết và nghiên cứu sâu sắc rất nhiều công trình kiến trúc – điêu khắc cũng như nghệ thuật cổ điển - Tác giả của mười cuốn sách về nghệ thuật xây dựng (nền tảng cơ bản của lý thuyết kiến trúc thời kì phục hưng) (1)

f


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

1. CATTEDRALE DI SANTA MARIA DEL FIORE THÁNH ĐƯỜNG THÀNH PHỐ FLORENCE


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

- Địa điểm : Florence, Italia - Chức năng: Nhà thờ Roman - Kiến trúc sư: Arnolfo di Cambio, Filippo Brunelleschi - Phong cách kiến trúc: Gothic – phục hưng - Bắt đầu xây dựng : 1292 - Hoàn tất công trình: 1380 (Nhà thờ) , 1436 (Mái vòm)


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

• Mái vòm nhà thờ là mái vòm 8 mặt, kết hợp giữa kiến trúc La Mã (mái vòm bán cầu) và kiến trúc Gothic (mái chóp tam giác). • Mái là tổ hợp của 8 vỏ mái hình vòm có dạng tam giác, đặt trên 8 bức tường của tháp chụm vào nhau. Vỏ mái 2 lớp gồm 8 gân cứng và 16 gân phụ. Kiến trúc mái chưa từng được sử dụng trước đây. Vượt khẩu độ 50m tính theo đường chiều, tổng chiều cao 115m, ước tính nặng khoảng 37000 tấn, khoảng 4 triệu viên gạch.


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

Với những sáng tạo và hình thức mái vòm của nhà thờ Florance sản phẩm kiến trúc đầu tiên đánh đời của kiến trúc phục hưng.

kỹ thuật mới mẻ, đã trở thành dấu sự ra


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

2. SPEDALE DEGLI INNOCENTI DỤC ANH VIỆN


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

- Địa điểm : Florence, Italia - Chức năng: Viện mồ côi - Kiến trúc sư: Filippo Brunelleschi - Phong cách kiến trúc: Gothic – phục hưng - Bắt đầu xây dựng : 1419 - Hoàn tất công trình: 1445


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

Mang nhiều yếu tố của kiến trúc Roman Ý như hàng hiên với cột và vòm cuốn, sự nhẹ nhàng và sáng sủa như thường thấy ở kiến trúc Gothic, nhấn mạnh vào phương vị ngang như kiến trúc La Mã cổ đại

Tỷ lệ đơn giản nhưng chặt chẽ thể hiện trong chiều cao của cột bằng khoảng cách giữa cột và bằng lần bán kính của vòm cuốn cũng như việc thực hiện công trình theo hệ thống thức cột Composite


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

2. PALAZZO MEDICI RICCARDI LÂU ĐÀI MEDICI


I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia I. Giai đoạn tiền kỳ - Italia

Lâu đài Medici là bằng chứng chứng minh sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống với những tỉ lệ cân xứng chặt chẽ của kiến trúc Phục hưng

Kiến trúc hướng nội có sân trong cung cấp nắng và gió tự nhiên, với các phòng ở bố trí xung quanh, cách biệt với đường phố bên ngoài ồn ào, các hành lang xung quanh sân trong được bố trí hàng cột


_ GIAI ĐOẠN THỊNH KỲ_


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia

Leonardo da Vinci (1452 – 1519) là học giả, họa sĩ, bác học thiên tài, nổi tiếng với những bức họa để đời như Mona Lisa, bữa ăn tối cuối cùng,..Về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch dù không có công trình nào do bản thân ông thiết kế nhưng những tác phẩm trong sổ tay của ông cũng đã chỉ ra những ý tưởng đáng khâm phục: thành phố 2 tầng với đường giao thông dành cho người đi bộ và xe cơ giới được tách riêng; những thành phố vệ tinh bao quanh thành phố lớn; và nhất là những phác thảo nhà thờ có mặt bằng theo dạng tập trung – khởi nguồn cho những thiết kế phục hưng và kiến trúc sư sau này, trong đó có người bạn của ông Donato Bramante


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia

Donato Bramante (1444 – 1514) là kiến trúc sư và họa sĩ người ý, được xem như một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất của thời kì Phục hưng. Trước khi đến Rome, ông đã hoạt động sáng tác kiến trúc ở Milan, và chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách văn hóa phục hưng tiền kì. Cũng trong thời kỳ này ông đã gặp gỡ Leonardo da Vinci và cùng nhau trao đổi nhiều sáng tác. Am hiểu kiến trúc cỗ La Mã – Hi Lạp, bao gồm các thức cột, tính biểu tượng, những tỉ lệ chuẩn mực và phương pháp phối cảnh – thị sai đã giúp ông xây dựng nên nhiều công trình gọi là “kiệt tác’’, trong đó bao gồm nhà thờ Tempietto và thiết kế ban đầu của Vương cung giáo đường SL Peter


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia

Michelangelo (1475 – 1564) cùng với đối thủ và người bạn Leonardo da Vinci được xem như là 2 vĩ nhân nổi tiếng nhất thời kì Phục hưng. Nổi bật với tính sáng tạo, ấn tượng và quyết liệt trong mọi tác phẩm ở mọi lĩnh vực suốt cuộc đời mình trong đó có kiệt tác tượng David. Về lĩnh vực kiến trúc, ông là người tiên phong phong cách Mannerist (trường phái kiểu cách – tiếp sau thời kì Phục hưng), bị đánh giá là kém hài hòa duyên dáng so với thế hệ trước đó. Tuy nhiên ông cũng là tác giả của 2 công trình hoành tráng và quan trọng bậc nhất: Quảng trường Capitol và thiết kế mái vòm của Vương cung giáo đường SL Peter.


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia

TEMPIO DI SANTA MARIA DELLA CONSOLAZIONE - Địa điểm: Todi – Umbria – Italia - Chức năng: Nhà thờ Công giáo theo lễ nghi Roman - KTS: Nhiều kts bao gồm cả Bramante - Phong cách kiến trúc: Phục hưng - Bắt đầu xây dựng: 1508 - Kết thúc xây dựng: 1607


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia

Nhà thờ phù hợp với lý thuyết kiến trúc Phục hưng, với tầm nhìn tổng thể nổi bật lên những dạng hình học cơ bản: Vuông, tam giác, hình tròn, hình trụ, hình cầu.

Tòa nhà có hình dạng cây thập giác Hi Lạp, khối cơ bản là hình vuông tạo thành từ 4 trụ lớn ở 4 góc, 4 cung tròn bao quanh tạo thành cánh tay của thập giá


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia

PIAZZA DEL CAMPIDOGLIO ROMA


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia

- Địa điểm: Rome, Italia - Chức năng: Quảng trường hành chính - Kiến trúc sư: Michelangelo

- Phong cách kiến trúc: Phục hưng - Bắt đầu xây dựng: 1436 - Kết thúc xây dựng: 1536


II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia II. Giai đoạn thịnh kỳ - Italia

Quảng trường có nhiều đặc điểm độc đáo: Có hình thang với bức tượng của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius ở trung tâm. Xung quanh là các khối kiến trúc lộng lẫy được trang trí bằng nhiều tác phẩm điêu khác và đài phun nước


_GIAI ĐOẠN HẬU KỲ_


III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia

Andrea Palladio (1508 – 1580) KTS lỗi lạc nhất của chủ nghĩa thủ pháp lúc bấy giờ. Công trình kiến trúc của ông bao gồm nhà thờ, dinh thự, biệt thự và một số công trình công cộng khác

Đặc điểm phong cách kiến trúc: + Có hàng cột thức giàu trang trí + Các công trình tuân theo một nhịp điệu đối xứng nghiêm ngặt + Công trình thường được xây dựng trên một bệ lớn, phía trước có những bậc thang dẫn lên tạo độ bề thế cho công trình + Công trình có những cột đồ sộ đặt ở 2 bên (gọi là môtip Palladio)


III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia

-

Địa điểm: Venice, Italia

-

Chức năng: Villa

-

Kiến trúc sư: Andrea Palladio

-

Phong cách kiến trúc: Phục hưng

-

Bắt đầu xây dựng: 1566

-

Kết thúc xây dựng: 1591

VILLA CAPRA "LA ROTONDA"


III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia

Biệt thự Rotonda là tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất lý thuyết kiến trúc của Palladio, trật tự của tổ hợp kiến trúc được thể hiện ở mức cao nhất, có chủ yếu có trung tâm và tuân theo tỉ lệ nghiêm ngặt của nghệ

. Ngôi biệt thự được xây dựng trên một đồi cao có 4 mặt tiền và hiên đón, mặt bằng có dạng chữ thập hoàn toàn đối xứng, hướng ra bốn phía, mỗi phía đều có một hành lang trống có 6 cột, ở giữa có một sảnh tròn, phía trên là vòm bán cầu. Toàn bộ công trình nội tiếp trong một hình tròn.


III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia


III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia III. Giai đoạn hậu kỳ - Italia


PHẦN 5 _ KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG PHÁP


I. Bối cảnh lịch sử I. Bối cảnh lịch sử

Đầu TK XVI, tại Pháp đã hình thành phôi thai của chủ nghĩa tư bản.Do nhu cầu chiến tranh và trấn áp quần chúng cũng như bình quân thế lực giữa giai cấp tư sản và phong kiến quý tộc, nước Pháp bước vào thời kì quân chủ phát triển với các vua Francois I (1515- 1547) và Henry II (1548- 1559)


I. Bối cảnh lịch sử I. Bối cảnh lịch sử

Quyền lực vào tay vua một cách tập trung với sự thỏa thuận của giáo hoàng. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với quý tộc, vua giúp tư sản đàn áp công nhân tại Lyon 1929

Triều đình nhà vua trở thành trung tâm đời sống chính trị và giao lưu của quý tộc. Hưởng lương bổng của vua, ăn chơi sa đọa, lấy đề tài của phụ nữ để đàm tiếu

Trào lưu nghệ thuật chủ đạo là Phục Hưng sơ khởi và chính thống, là văn hóa tư sản nhưng mang tính chất quý tộc: Tư sản ủng hộ chế độ phong kiến, chịu sự chi phối của vua chúa quý tộc. Nhiều nghệ sĩ lớn phục vụ triều đình như Leonardo da Vinci, nghệ thuật mang nội dung nhân văn với tư tưởng vui đời, chế nhạo chủ nghĩa khổ hạnh tăng lữ phát triển


I. Bối cảnh lịch sử I. Bối cảnh lịch sử

GOTHIC

PHỤC HƯNG

MẶT BẰNG MẶT ĐỨNG

Bằng phẳng Mái thấp, mái vòm

Lồi lõm Mái cao, ống khói, cửa sổ mái

VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Tường gạch, bắt góc đá

Dùng nhiều đá hơn, nhất là phần chịu lực


II. Các giai đoạn chính II. Các giai đoạn chính

Giai đoạn chuyển đổi từ kiến trúc truyền thống Pháp và kiến trúc Gothic sang Phục Hưng ( từ cuối thế kỉ 15)

Giai đoạn chủ động sáng tác trên cơ sở kiến trúc Phục Hưng Ý (1531 trở đi)

Giai đoạn hậu kì (1560 – 1586)

- Château de Blois 1498-1638

- Château de Chambord 1519-1647 - Palais de Louvre 1546-1878

- Trang trí nhiều, nghệ thuật kiến trúc xuống dốc

- Château de Chambord 15191647


CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU PHỤC HƯNG PHÁP


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

1. CHÂTEAU DE BLOIS LÂU ĐÀI BLOIS


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

-

Địa điểm: Thung lũng Loire, Pháp Chức năng: Lâu đài vua Phong cách kiến trúc: Phục hưng, cổ điển Pháp

-

Bắt đầu xây dựng: Thế kỉ XIII Kết thúc xây dựng: Thế kỉ XVII


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

Lâu đài Blois là công trình thể hiện rất rõ sự chuyển tiếp từ kiến trúc (nhà ở) Pháp Trung thế kỷ sang kiến trúc (nhà ở) Phục Hưng. Được xây dựng từ thế kỷ XIII theo phong cách kiến trúc cổ, lâu đài có sảnh rộng lớn với các gian phòng bao xung quanh


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

Giữa những năm 1498- 1504, Vua Louis XII đã xây thêm cách phía Đông, kết hợp với cổng dẫn vào một sân rộng lớn. Công trình sử dụng gạch đá sáng màu ở các góc, xây viền bao quanh cửa đi và cửa sổ- đặc điểm thể hiện ảnh hưởng từ kiến trúc cổ. Phía trên lối vào có bức tượng tạc hình vua Louis cưỡi ngựa, đặt trong một hốc tường lớn có dạng vòm nhọn kép cùng các chi tiết trang trí khác trên đá teo phong cách Gothic.


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

- Những năm 1515- 1524, Francis I bắt đầu xây dựng mở rộng lâu đài Blois, xây thêm cánh phía bắc nối từ sảnh trung tâm kiểu cổ tới mặt phía bắc của sân trong. Francis I đã cho phá phần tháp cũ để xây dựng tại đó một cầu thang xoắn, uốn lượn dẫn lên các tầng của tòa tháp hình bát giác của lâu đài, và đây được xem là chi tiết kiến trúc nổi tiếng nhất của lâu đài Blois.


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

Tất cả các phòng được tổ chức tiếp nối theo chiều dọc- kiểu thiết kế kiến trúc nhà ở Pháp truyền thống. Mặt đứng quay ra phố do vua Francis xây dựng được thiết kế rập khuân theo thiết kế lâu đài của giáo hoàng ở Vatican, với một khối nhô ra không có cột đỡ dưới- gồm 2 lôgia và sân thượng trên tầng 3. Công trình có sự kết hợp hài hòa giữa các thức cột cổ điển với những chi tiết trang trí theo môtíp Gothic.


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

2. CHÂTEAU DE CHAMBORD LÂU ĐÀI CHAMBORD


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

- Địa điểm: Chambord, Pháp - Chức năng: Lâu đài của vua - Kiến trúc sư: Philibert Delorme, Leonardo da Vinci

- Phong cách kiến trúc: Phục hưng Pháp - Bắt đầu xây dựng: 1519 - Kết thúc xây dựng: 1547


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

Lâu đài Chambord có hình dánh chủ đạo hình chữ nhật, ở giữa có sân trong, mặt phía bắc cao 3 tầng, 3 phía kia là một tầng.Khối nhà chính hình vuông cao 3 tầng, có 4 tháp nhô r, mỗi cạnh dài 67m. Mỗi tầng của khối kiến trúc chính này có 4 phòng lớn, tạo thành một không gian hình chữ thập, giữa đó có 1 cầu thang tròn đóng vai trò hạt nhân, cũng như là nét nghệ thuật đặc trưng nhất trong lâu đài


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

Chiếc cầu thang đôi được đặt ở trung tâm tòa lâu đài là do sự thiết kế của Leonardo da Vinci. Hai cầu thang quấn vào nhau tạo thành chuỗi xoắn kép như cấu trúc không gian ADN, dẫn đến bao lớn nhô ra ngoài tầng gác, có cửa thông với phòng trong và có lan can vây xung quanh


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

Ngoại hình của lâu đài Chambord rất đáng quan tâm, nó thể hiện sự mẫu thuẫn trong kiến trúc của thời đại chuyển tiếp: dùng sự cân xứng nghiêm ngặt trên mặt đứng như một hình thức kiến trúc đại diện cho nhà vua, gạt bỏ bố cục tự do của kiến trúc Pháp trước đây


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

Trong mỗi khối tháp, một nửa dùng làm phòng quan sát còn một nửa dành cho khối cầu thang, tương tự như trong phác thảo của Leonardo da Vinci . Cầu thang được thiết kế theo kiểu xoắn kép, người đi lên và người đi xuống không thể nhìn thấy nhau.Trên cùng của thang là một cửa trời lớn, một phần trong tổ hợp mái gồm mái hình chóp nón, ống khói- những chi tiết kiểu kiến trúc cổ, nổi bật trên nền trời. Bao quanh hệ thống mái này là một sân thượng, từ nơi đây những người phụ nữ quý tộc có thể quan sát, theo dõi cuộc đi săn đang diễn ra ở khu rừng bên ngoài lâu đài


III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp III. Công trình tiêu biểu Phục hưng Pháp

Sự kết hợp giữ hình thức cột, những bức tường nhẹ nhàng và hệ mái phức tạp, nặng nề kiểu truyền thống phản ánh phần nào sự thích ứng của những ý tưởng kiến trúc Phục Hưng trong một công trình kiến trúc cổ điển truyền thống. Việc chối bỏ truyền thống dân tộc để đi tìm một hình thức mới cho kiến trúc cung đình Pháp là một bước ngoặt cho kiến trúc đương thời


PHẦN 6_LÍ

LUẬN KIẾN TRÚC THỜI KÌ PHỤC HƯNG


Lí luận kiến trúc thời kì Phục hưng Lí luận kiến trúc thời kì Phục hưng

Quan tâm tới chủ nghĩa nhân văn trong cái đẹp: Leonardo da Vinci đã tìm ra hình dáng chuẩn mực và tỷ lệ hoàn mỹ của con người, từ đó đi đến việc tìm đến cái đẹp trong kiến trúc, thừa nhận vẻ đẹp của con người và thừa nhận vẻ đẹp của thức cột. Nghiên cứu quy luật của cái đẹp: Những người theo phái Palladio bị ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm khách quan nên gắn bó quy luật của cái đẹp với toán học, quá cường điệu sự duy lý của toán học. Quan điểm của Alberti tiến bộ hơn, ông cho rằng cái đẹp tồn tại nhờ sự hài hòa giữa hình học và số học. Cho rằng cái đẹp là hài hòa và hoàn chỉnh : Từ thời cổ đại, những kiến trúc sư lỗi lạc đều xem sự hài hòa là hàm nghĩa cơ bản nhất của cái đẹp. Các kiến trúc sư Phục Hưng vẫn coi trọng quan điểm đó.Palladio từng nói :” Cái đẹp sinh sản ra từ hình thức, sản sinh ra từ sự hài hòa giữa tổng thể và các bộ phận, sự hài hòa giữa các bộ phận với nhau” Cho rằng cái đẹp là khách quan Vấn đề thực dụng, kinh tế và mỹ quan : Những luận điểm này được tiếp sức bởi sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, việc xuất bản tác phẩm của Vitruvius và sự kiểm nghiệp của thực tế kiến trúc Phục Hưng đã đưa đến những khái niệm mới: Nhu cầu, thích dụng và sử dụng. Alberti còn cho rằng “ Nếu không tiết kiệm, sẽ không có cái đẹp chân chính”


Qua sự hình thành và phát triển

KẾT LUẬN

của kiến trúc phục hưng, có thể thấy rằng kiến trúc phục hưng đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc về nhiều mặt từ giai đoạn lịch sử sau thời kỳ Trung thế kỷ. Những thành tựu của nền kiến trúc Phục hưng bắt đầu và nở rộ tại Ý, tiếp sau lan tới Pháp và nhiều nước khác ở châu âu. Cả thực tiễn lẫn lý luận của kiến trúc Phục hưng đều ảnh hưởng rất lớn tới nền kiến trúc nhân loại sau nhiều thế kỷ.


THANKS FOR LISTENING


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.