TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI Khoa Kiến Trúc
CHUYÊN ĐỀ:
KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THIÊN CHÚA GIÁO
GVHD:
Lê Minh Hoàng Đặng Ngọc Tú
NHÓM 12:
Nguyễn Tiến Huy Nguyễn Ngọc Phong Nguyễn Minh Hiếu Trương Thị Cẩm Tú Nguyễn Thanh Tùng 18K6
MỤC LỤC: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUYÊN ĐỀ I. KHÁI NIỆM CHUNG II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN III. GIỚI THIỆU CÁC KTS NỔI TIẾNG
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH I. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC II. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHÔNG GIAN CHÍNH III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC IV. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU V. PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU I. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI II. GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM III. SO SÁNH IV. TỔNG KẾT
CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUYÊN ĐỀ
I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Định nghĩa 2. Phân Loại 3. Chức năng
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Thế giới 2. Việt Nam
III. GIỚI THIỆU CÁC KTS NỔI TIẾNG 1. Nguồn cảm hứng thiết kế, xây dựng 2. Các KTS nổi tiếng
I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Định nghĩa - Nhà thờ là gì? Nhà thờ là nơi thờ phụng, cầu nguyện của những người theo các tôn giáo như: Kitô giáo( Công giáo, Tin Lành...), Hồi giáo, đạo Cao Đài... hoặc phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên.
- Nhà thờ Thiên Chúa Giáo là gì? Đối với Thiên Chúa Giáo, nhà thờ là nơi để các tín đồ tụ tập và tổ chức thánh lễ hàng ngày, cũng như các dịp lễ đặc biệt của họ. Qúa trình phát triển của thiên chúa giáo đã có những sự phân chia thành nhiều nhánh. Các nhánh lớn bao gồm: Công Giáo La Mã, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Giáo và một số nhánh khác.
2. Phân loại A. Các loại nhà thờ Thiên Chúa Giáo - Nhà thờ của Giáo Hội La Mã đặc trưng với mặt bằng hình chữ thập Latin, cuốn cung nhọn, cuốn bay, cột trùm, cửa sổ hoa hồng – kính màu, nghệ thuật tạc tượng.
Nhà thờ thánh Peter (Công giáo La Mã )
- Nhà thờ Tin Lành của giáo hội Tin Lành phát sinh từ phong trào Kháng Cách thế kỷ XVI, chủ trương không thờ và trưng bày ảnh tượng là điểm phân biệt dễ dàng nhất với nhà thờ Công Giáo và Chính Thống Giáo
Nhà thờ tin lành quốc gia Beirut
- Nhà thờ Chính Thống Giáo của Giáo Hội Đông Phương đặc trưng với mặt bằng hình chữ thập Hy Lạp, cuốn tròn, các hình thức vòng cầu, vòm nôi, cùng với nghệ thuật ảnh tượng mạ vàng, tranh Mosaic.
Nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế - Nga
B. Quy mô của nhà thờ -
Vương cung thánh đường là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa.
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn
- Nhà thờ chính tòa còn gọi là Nhà thờ lớn, là nhà thờ chính của một giáo phận hay tổng giáo phận trong các Giáo hội Kitô giáo.
- Nhà thờ giáo xứ là nhà thờ được cung hiến và dành riêng cho giáo dân của mỗi giáo xứ.
Nhà thờ chính tọa Đà Lạt
Nhà thờ giáo xứ Bác Trạch- Thái Bình
- Nhà nguyện là một địa điểm tôn giáo để tập hợp, cầu nguyện và thờ phượng, gắn với một cơ sở, tổ chức hoặc được coi là phần mở rộng của một cơ sở tôn giáo chính.
Nhà nguyện tại Sài Gòn
- Đền thánh là nhà thờ có ý nghĩa hành hương quan trọng. Đền thánh có các cấp độ là đền thánh giáo phận, đền thánh quốc gia và đền thánh quốc tế, được công nhận bởi các thẩm quyền tương ứng.
Đền thánh Trung Lao – Nam Định
3. Chức năng
Nơi cầu nguyện cho những người theo đạo.
Nhà thờ là nơi chốn để cử hành phụng vụ nói chung và cử hành thánh lễ nói riêng.
Giáo dục đức tin
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Thế giới Nhà thờ Kitô giáo Tiền Kỳ
Thời kỳ Byzantine
Thời kỳ Romanesque
Thời kỳ Gothic
Năm 323 SCN, Thiên Chúa Giáo trở thành quốc giáo, các nhà thờ lúc này được xây theo kiểu Basilica. Các công trình đặt bàn thờ quay về hướng Đông, sử dụng vòm nổi, cung vòm thép, nhiều chi tiết trang trí La Mã
Năm 330 SCN, đế quốc La Mã di chuyển kinh đô tới (Thổ Nhĩ Kỳ). Các nhà thờ lúc này được tăng độ phức tạp hình hoc, các trật tự cổ điển đã được sử dụng tự do hơn, mái vòm phức tạp dựa trên cầu tàu lớn, các cửa sổ ánh sáng được loc qua tấm thạch cao mỏng để chiếu sáng nội thất
Đây là thời kỳ mà các công trình kiến trúc bắt trước các thiết kế của La Mã cổ đại, gian chính thường gấp đôi gian phụ, các gian ở 2 cánh giao nhau tạo thành vùng hình vuông ở giữa, hệ thống tường chịu lực dày, sử dụng cột đơn và cột trùm bằng cách chồng các khoanh đá lên nhau, mái vì kèo gỗ kết hợp các hình thức vòm
giữa TK XII, công trình nhà thờ St. Denis đánh dấu sự ra đời của kiến trúc Gothic. Phong cách Gothic thường có cung nhọn làm tăng đáng kể chiều cao công trình, số lượng và kích cỡ cửa sổ cũng lớn hơn so với kiến trúc Roman, mặt chính phần dưới cùng là cửa, phần giữa ở chính giữa cửa sổ, phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.
Thời kỳ Phục Hưng
Thời kỳ Baroque
Kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại
Kiến trúc Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, nhấn mạnh vào tính tỉ lệ, đối xứng, hình học. Sắp xếp có trật tự của cột, trụ và các rầm đỡ, cũng như việc sử dụng các mái vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và các gian nhỏ thay thế các hệ thống có tỉ lệ phức tạp và các biên dạng bất thường của các tòa nhà thời Trung cổ.
Kiến trúc Baroque tạo ra những không gian phức tạp và những luồng ánh sáng kỳ bí được chiếu khắp nơi mà người ta không thể nào tìm ra được điểm xuất phát của ánh sáng đó. Ngoài ra, người ta còn nhận biết được kiểu kiến trúc này thông qua các thức cột có kích thước lớn và thường chồng cao hai tầng, cửa sổ lớn hình chữ nhật, một cửa bé hơn hình tròn, nửa tròn hay hình oval.
Lúc này bắt đầu xuất hiện các vật liệu mới do cuộc cách mạng công nghiệp mang lại. Các không gian đã bị thay đổi, không còn bị gò bó như trước, linh mục khi dâng lễ sẽ quay lại phía giáo dân, bàn thờ nay được đẩy về phía giữa Thánh Đường. Từ những sự thay đổi to lớn ấy, kiến trúc hậu hiện đại đã thay thế bởi những tác phẩm nghệ thuật đa dạng có phần phóng khoáng, phong cách chồng chéo, hình thức quyết định công năng.
2. VIỆT NAM Thế kỷ XVI – XVII
Thế kỷ XVII – XVIII
- Đây là giai đoạn khi Thiên Chúa Giáo bắt đầu du nhập vào Nam, đạo được truyền bởi các linh mục từ phương Tây sang Nam. - Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Dương tên là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh Nam Định) - Nhà thờ Hội An được coi là nhà thờ Công Giáo đầu tiên ở Nam. Thời gian xây dựng đầu tiên vào khoảng năm 1617. Nhà thờ Hội An
Việt Việt Tây tỉnh
Đạo Thiên Chúa bắt đầu được truyền giáo tự do, từ đây những công trình nhà thờ được xây dựng với phong cách của phương Tây như Gothic, Roman,... Tuy nhiên rất nhiều công trình đã bị bản địa hóa, khiến cho nhà thờ có nét đẹp của người Việt, thậm chí có nhiều nhà thờ thuần Việt từ cấu trúc tới ngoại hình. Đây chính là minh chứng cho sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa khác nhau.
Việt Nhà thờ Kẻ Sở
Thế kỷ XIV-1975
1975 – nay
- Thời kỳ này xung đột giữa nhà Minh Mạng và các tín đồ Công Giáo vẫn còn, nhiều cuộc bắt đạo đã diễn ra, tuy nhiên đến cuối thế kỷ XIX vẫn có hơn 700.000 tín hữu công giáo trên cả nước. - Trong cuộc di dân lịch sử 1954 với gần 1 triệu người vào miền Nam, có đến 75% là các tín hữu công giáo. Đến đây các công trình nhà thờ được xây dựng rất nhanh với số lượng nhiều để đáp ứng số lượng lớn tín hữu di cư từ miền Bắc vào. Phong cách xây dựng rất đa dạng và có nhiều đổi mới về hình thức.
Chiến tranh kết thúc, các giáo dân cùng cả nước gây dựng lại nền kinh tế và xã hội, các công trình nhà thờ mọc lên với tốc độ nhanh, kiến trúc cũng thay đổi để phù hợp với tình hình xã hội, những phong cách cũ như Gothic hay Phục Hưng vẫn đượcáp dụng dần bị mai một và dường như không còn phù hợp với kiến trúc hiện đại.
Nhà thờ Phủ Cam – Huế (1963 – 2000)
Nhà thờ Ba Chuông – TP Hồ Chí Minh (2003 – 2005)
III. GIỚI THIỆU CÁC KTS NỔI TIẾNG
1. Nguồn cảm hứng thiết kế, xây dựng -
Các kiến trúc sư thiết kế nhà thờ thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các phong cách kiến trúc đi trước, phổ biến nhất là Roma – La Mã cổ đại, sau đó là Gothic, Baroque,...
-
Dù qua các thời kỳ cấu trúc và ngoại hình của các nhà thờ có thể thay đổi nhưng những chi tiết của các phong cách kiến trúc cũ.
-
Phải cho đến thời kỳ hiện đại và hậu hiện đại, ngoại hình và cấu trúc của nhà thờ Thiên Chúa Giáo mới lột xác gần như hoàn toàn bởi tư duy đổi mới, sự phát triển về khoa học công nghệ cũng như bối cảnh xã hội.
Một số nhà thờ hiện đại
2. Các KTS tiêu biểu:
Carlo Fontana (1638 - 1714)
Christopher Wren (1632 - 1723)
Kiến trúc sư người Ý có nguồn gốc từ Canton Ticino – Thụy Sỹ ngày nay , người chịu trách nhiệm một phần cho hướng cổ điển hóa của kiến trúc La Mã Baroque. Ông là nghệ sĩ có khả năng và một nhà thiết kế giỏi, nhưng thiếu sự đổi mới đặc trưng.
Kiến trúc sư, một nhà thiết kế, nhà thiên văn học và hình học người Anh thế kỷ 17. Ông được coi kiến trúc sư vĩ đại nhất nước Anh thời kỳ đó. Wren đã thiết kế 53 nhà thờ ở London, bao gồm Thánh đường St Paul cũng như rất nhiều công trình lâu đời khác.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH
I. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC II. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHÔNG GIAN CHÍNH III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC IV. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU V. PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU
I.
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
1. 2. 3. 4.
Vị trí xây dựng Quy hoạch tổng thể Sơ đồ công năng Các kiểu bố trí mặt bằng
1. Vị trí xây dựng
Nhà thờ là nơi tập trung giáo dân của một khu vực, thường được xây dựng ở những vị trí cao, dễ thu hút tầm nhìn của dân cư trong vùng. Thông thường những khu vực đó sau này sẽ trở thành trung tâm hoặc một thành phần trong trục chính của đô thị, hoặc của một cụm dân cư nông thôn Nhà thờ luôn ở vị trí trung tâm cũng giống như vị trí của đình làng ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng có những ngôi nhà thờ được đặt sâu vào một khu vực hẻo lánh và tách biệt hoàn toàn. Đây thường là nhà nguyện của những dòng tù, nơi sinh sống của những vị tu sĩ, ẩn tu.
Ngoài ra, một số nhà thờ được xây dựng tại những vị trí có giá trị lịch sử đặc biệt, đã xảy ra những biến cố trọng đại trong lịch sử của Giáo hội toàn cầu cũng như của giáo hội địa phương.
2. Tổ chức quy hoạch tổng thể BÃI XE - QUẢNG TRƯỜNG: Là không gian tiếp cận đầu tiên của quy hoạch nhà thờ, đóng vai trò là một không gian chuyển tiếp, thường gắn với một sân rộng.
KHỐI NHÀ THỜ CHÍNH: Đóng vai trò trung tâm trong quy hoạch tổng thể. Thường là điểm kết thúc của một trục trong quy hoạch chung của khuôn viên giáo xứ nói riêng hoặc là cả của một tuyến phố đô thị
BÃI XE - QUẢNG TRƯỜNG
KHỐI CÔNG CỘNG
KHỐI NGHỈ DÀNH CHO KHÁCH HÀNH HƯƠNG
KHỐI KĨ THUẬT PHỤ TRỢ
KHỐI NHÀ THỜ CHÍNH
KHỐI CÔNG CỘNG: Gồm các văn phòng làm việc của giáo xứ, các phòng học, phòng tiếp khách chung. Nơi đây diễn ra các hoạt động bên ngoài tách biệt với các nghi lễ phụng vụ trong Khối Nhà Thờ Chính.
KHỐI NGHỈ DÀNH CHO KHÁCH HÀNH HƯƠNG: Phục vụ chỗ ở và nghỉ ngơi cho các khách hành hương ở xa cần nghỉ lại qua đêm
KHỐI NỘI VI LINH MỤC, TU SĨ
KHỐI NỘI VI LINH MỤC, TU SĨ: Khu vực dành riêng cho giáo sĩ và tu sĩ phục vụ tại giáo xứ. Khu vực này tách biệt hoàn toàn với khu công cộng, chỉ dành để tiếp một số vị khách đặc biệt. KHỐI KĨ THUẬT PHỤ TRỢ: Phòng máy biến áp, phòng kĩ thuật điện nước
Tháp chuông
3. DÂY
Nhà hài cốt
Bãi xe
CHUYỀN
Nhà tang lễ Quảng trường
CÔNG
Phòng trưng bày - truyền thống
Tiền sảnh
NĂNG
Nhà sách
•
•
Bố trí chủ yếu ở dạng cân đối 2 bên, với khối quảng trường và khối nhà thờ chính nằm ở trục trung tâm. Các không gian phụ trợ như phòng hành chính, khu nhà nguyện, các không gian phụ trợ sẽ nằm sang 2 bên hoặc là phía sau của nhà thờ chính.
Nhà nguyện thánh thể Các phòng ngủ Phòng học giáo lý Hội trường
Bếp, kho
Phòng ăn Phòng khách Nhà thờ chính Văn phòng Quản lý
Kỹ thuật – phụ trợ
Nhà nguyện
Các phòng ngủ
Phòng khách riêng
Phòng ăn, bếp, kho
4. Các hình thức bố cục mặt bằng A. Tổ Chức Dạng Tập Trung
B. Tổ Chức Dạng Phân Tán
A. Tổ Chức Dạng Tập Trung Dạng tổ chức các khối chức năng của một giáo xứ và nhà thờ theo hướng tập trung. Đối với những khu vục có diện tích đất hạn hẹp, việc tổ chức tập trung các khối chức năng cho phép tận dụng được tối đa không gian trống cho các hoạt động sinh hoạt và tập trung ngoài trời.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
-
Tận dụng được tối đa diện tích cho phép làm sân bãi
-
-
sinh hoạt. Tổ chức giao thông theo trục đứng rút ngắn được khoảng cách giữa các khối chức năng.
-
Các không gian động – tĩnh khó cách ly, nên khó đạt được hiệu quả về mặt tâm linh. Không thích hợp với các nhà xứ lớn hoặc có kết hợp với một trung tâm hành hương. Khi xảy ra sự cố các khối chức năng dễ ảnh hưởng lẫn nhau.
B. Tổ Chức Dạng Phân Tán
Dạng tổ chức các khối chức năng của một giáo xứ và nhà thờ theo hướng phân tán. Các khối chức năng động tĩnh được sắp xếp và định hướng theo các trục giao thông. Từng khối chức năng được tách riêng theo từng nhu cầu về không gian phục vụ.
Nhược điểm:
Ưu điểm: -
Dễ phân chia được các không gian động và tĩnh
-
Tổ chức giao thông đơn giản nhưng hiệu quả Dễ cách ly khi gặp sự cố
-
Giao thông dài, khoảng cách khá xa Không phù hợp với những nơi có diện tích đất hạn chế
II. ĐẶC ĐIỂM CHI TIẾT CÁC KHÔNG GIAN CHÍNH 1. 2. 3. 4. 5.
Khối nhà thờ chính Khối công cộng Khối nội vi linh mục, tu sĩ Bãi xe – quảng trường Khối nghỉ dành cho khách hành hương
1. Khối nhà thờ chính
Hành lang
Tiền sảnh
Phòng thánh
•
Nơi diễn ra toàn bộ các sinh hoạt chính của người Thiên Chúa Giáo: Tham dự và cử hành Thánh Lễ của các giáo dân; An Táng hay Hôn Phối.
•
Nhà Thờ thường là một không gian lớn chia làm 2 phần chính, một phần cho giáo dân và một phần cho các giáo sỹ cử hành các nghi lễ phụng vụ. Ngoài ra còn một số các không gian phụ kèm theo để góp phần hỗ trợ cho hoạt động của các nghi thức trên.
Tòa giải tội Cung thánh
Nhà nguyện
Lòng nhà thờ
Giếng rửa tội
Hành lang
Phòng kỹ thuật
a. Tiền đình nhà thờ b. Cung thánh c. Lòng nhà thờ d. Giếng rửa tội e. Tòa giải tội f. Gác đàn g.Hành lang h.Phòng thánh
a. Tiền đình nhà thờ
Đây là khoảng không gian nằm giữa chỗ của cộng đoàn trong nhà thờ và môi trường bên ngoài – là nơi tập hợp và đón tiếp giáo dân
•
Khu vực đón tiếp giáo dân: Không gian chuyển tiếp từ đời sống hằng ngày vào không gian phụng vụ và ngược lại. Khu vực này thường diễn ra một số nghi thức quan trọng (Nghi thức Thanh Tẩy, nghi thức An Táng).
• Biểu tượng: Cửa nhà thờ mang hình biểu tượng, là dấu hiệu cho mọi người biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong không gian mà họ sắp bước vào, vì thế người ta thường đưa lên những dấu chỉ đặc biệt qua những họa tiết và cách thức trang trí khác nhau.
b. Cung thánh
Phần trọng kính nhất của nhà thờ công giáo, nơi đặt bàn thờ và cử hành các nghi lễ. Cung thành phải đủ rộng rãi để thích hợp với việc của hành trọn vẹn các nghi thức khác nhau trong Phung vụ lời chúa và Thánh thể với những cử động kèm theo cũng như các Bí tích khác được cử hành tại đó.
Các thành phần trên cung thánh Bàn thờ: là trung tâm của ngôi thánh đường • Bàn thờ được gán cho hai ý nghĩa biểu trưng: Nơi các con vật bị sát tế khi xư và được xem như là nơi chính Chúa Giêsu chịu sát tế. • Bàn thờ chính được đặt sát vào vách của bức Bình Phong phía Cung Thánh, một số nhà thờ phụ được bố trí ở hai bên hành lang dành cho các linh mục khác đồng tế. • Vị trí bàn thờ đã có sự thay đổi theo xu hướng tiến sát vào lòng nhà thờ lớn hơn, và được đặt tách riêng ra so với bức bình phong. • Bàn thờ thường được làm bằng đá, một khối đá tự nhiên hoặc cũng có thể làm bằng gỗ tùy theo quy định của Giáo hội địa phương. • Bàn thời phải thấy được tất cả mọi nơi trong nhà thờ nhưng không quá cao khiến người tham dự khó quan sát
Lan can bàn thờ Trước cộng đồng Vaticano II, lan can này có nhiệm vụ phân tách phần lòng nhà thờ với khu vực Thánh thiêng nhất, cũng nói lên sự phân cấp các phẩm trật trong hội thánh. Tuy nhiên, phần lớn lan can này đã bị dập bỏ sau những quyết định của cộng đồng.
Nhà Tạm: là nơi lưu trữ Thánh thể, thường được đặt
Ghế chủ tế: Nói lên nhiệm vụ ngài là chủ tọa cộng đoàn và điều
ở bên trên hoặc phía sau bàn thờ trong các nhà thờ Công Giáo, nó có thể là một cái hộp được trang trí
khiển các nghi thức Cần chọn vị trí sao cho vị chủ tế có thể nhìn thấy tất cả cộng đoàn. Cũng không nên đặt ghế này quá xa cách hoặc có vẻ phô trương, nhưng phải nói lên được sự phân biệt với các chức vụ khác trong Phụng vụ
Tượng Chịu Nạn: •
Biểu thị về thân thể Chúa trên thập giá, là biểu tượng trực tiếp nói lên ý nghĩa của Thánh lễ.
•
Thánh giá phải thể hiện sự liên kết với bàn thờ. Ngày xưa, Thánh giá được đặt ở bức bình phong phía đông nhà thờ nơi linh mục và tín hữu cùng hướng về. Ngày nay, Thánh giá vẫn có thể đặt trên bàn thờ, nhưng tốt nhất nên đặt ở khoảng giữa giáo dân và Linh Mục.
c. Lòng nhà thờ
•
Là phần từ cửa chính cuối nhà thờ đến cung thánh. Trong lòng nhà thờ có đặt các hàng ghế dành cho cộng đoàn giáo dân, luôn chừa một lối đủ rộng ở giữa dẫn thẳng về phía cung thành nơi đặt bàn thờ.
•
Ghế ngồi cho cộng đoàn: không có quy tắc chung cho việc sắp xếp ghế ngồi cố định hay di động cho cộng đoàn, nhưng cần linh động trong việc kết hợp các ghế di động ngoài hành lang và tiền đình khi số người tham dự quá đông.
d.
Giếng Rửa Tội •
•
e.
Tòa Giải Tội •
f.
Đây là nơi người công giáo cử hành nghi thức gia nhập đạo Để thể hiện mối tương quan giữa nghi thức Thanh tẩy và thánh thể, nên giếng rửa tội và bàn thờ thường được đặt theo một trục kiến trúc, sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo, trang trí các hoa văn nền giống nhau, dùng các vật liệu cũng như các yếu tố thiết kế thông thường giống nhau Kích thước giếng rửa tội được lựa chọn tùy thuộc vào kích thước ngôi nhà thờ sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của giáo xứ
Là nơi cử hành nghi thức hòa giải của người công giáo Đặt ở một số vị trí kín đáo và yên tĩnh trong hoặc ngoài nhà thờ, tùy vào điều kiện. những trường hợp quá đông hối nhân, có thể bố trí các tòa nhà di động ở ngoài thánh đường.
Gác đàn
Khu vực dành riêng cho ca đoàn, những người hát thánh ca trong nhà thờ và để các dụng cụ âm nhạc sử dụng trong Phụng vụ.
g.
Phòng Thánh
Là nơi cất giữ và chuẩn bị các đồ dùng trong nghi lễ
Phụng vụ. Cần có một phòng vệ sinh hay ít nhất một cái gương lớn để thuận tiện cho khu vực này. Nước thải từ các dụng cụ sau khi cử hành các nghi thức phụng vụ được dẫn về một giếng thánh. Giếng thánh là nơi để hủy các vật thánh, là một bồn có nắp đậy, ống thoát nước đặc biệt dẫn trực tiếp xuống đất hơn là dẫn ra các hệ thống thoát nước khác.
h.
Hành Lang Phụ
Phần không gian mở rộng bên ra bên ngoài của nhà thờ, tại đây, người giáo dân có thể tham dự thánh lễ khi ở trong nhà thờ đã hết chỗ, hoặc có thể là nơi sinh hoạt nhóm cho một số đoàn thể ngoài giờ thánh lễ Cần bố trí các kho ghế di động gần khu vực này để thuận tiện sắp đặt và di chuyển
2. Khối công cộng
a. Nhà hài cốt
Do điều kiện về diện tích đất không đủ để thổ táng, nhiều người đã được hỏa táng, sau đó người thân đã đưa tro cốt của họ vào nhà thờ để tiện thăm viếng và cầu nguyện
b. Phòng tang lễ
Có thể bố trí một phòng tang lễ dành cho giáo dân khi điều kiện diện tích ở nhà không đủ để đặt quan tài, thi hài của người quá cố; cũng như khó khăn trong việc thăm viếng và cử hành các nghi thức an táng
c. Nhà nguyện • Vị trí nhà nguyện: Có thể bố trí một cung nguyện tách biệt với lòng nhà thờ và cung thành, nhưng phải có sự liên kết với nhà thờ chính và dễ thấy đối với các tín hữu. cần trang bị bàn quỳ và ghế cho người đến cầu nguyện. • Vì một số lí do, có thể chấp nhận việc xây một nhà nguyện phụ tách biệt hẳn với nhà thờ để không làm cản trở sinh hoạt thường xuyên trong nhà thờ
d.
e.
Phòng truyền thống
Nơi trưng bày các hình ảnh, hiện vật quan trọng trong lịch sử cộng đoàn địa phương đó.
Quầy lưu niệm – nhà sách
Giáo xứ cũng có thể bố trí một không gian thích hợp để bán các thể loại tranh ảnh, tượng thờ, sách báo và các tạp chí Công giáo
f.
Phòng học giáo lý
g.
Các văn phòng làm việc
Được thiết kế theo tiêu chuẩn phòng học chung, quy mô tùy thuộc vào lượng giáo dân trong xứ. nhà giáo lý phục vụ chủ yếu cho trẻ em.
Phòng Cha Chánh Xứ Phòng Cha phụ tá Văn Phòng Hội Đồng Giáo Xứ Phòng các hội đoàn
h.
Thư viện
Hội trường Phòng tham vấn tâm lý Kho hồ sơ giáo xứ Phòng nghỉ nhân viên
Lưu trữ các sách tôn giáo, tranh ảnh, phục vụ quá trình giảng dạy giáo lý, nếu điều kiện cho phép có thể bố trí thêm phòng Lab, phòng xem phim
3. KHỐI NỘI VI LINH MỤC – TU SĨ • • • • • • Phòng khách Phòng ngủ cha chánh xứ Phòng ngủ các cha Phụ tá Phòng ngủ khách Thư viện Nhà nguyện Phòng ăn Bếp & kho
Cần chọn khu vực yên tĩnh Tách biệt với các khu vực khác, có thể bố trí một lối vào phụ riêng và kiểm soát được người ngoài không vào được khu vực này Liên hệ trực tiếp với nhà thờ, văn phòng giáo xứ Nên bố trí một nhà nguyện riêng nhỏ để các linh múc tu sĩ dùng cầu nguyện riêng hằng ngày Phòng khách đủ rộng để có thể tiếp riêng một số khách đặc biệt của các cha Có thể bố trí một thư viện nhỏ hoặc một vài kệ sách trong phòng riêng của các cha
4. BÃI XE – QUẢNG TRƯỜNG a. Quảng trường – Lễ đài
Để hỗ trợ một số hoạt động khác của những người công giáo như việc rước kiệu, diễn nguyện, dâng hoa, mà số lượng người tham dự vượt quá khả năng cho phép của không gian nhà thờ, người ta thường đừa vào một số lễ đài có kết hợp với một quảng trường đủ rộng để tập hợp giáo dân
•
Tầm nhìn
Khi thiết kế cần đảm bảo tầm nhìn của người tham dự cho tất cả đều quan sát được tốt các cử hành phụng vụ.
•
Âm thanh
Cần dự trù trước các vị trí đặt thiết bị hỗ trợ âm thanh ngoài trời cũng như đặt màn hình rộng đủ để hỗ trợ các người tham dự ở quá xa lễ đài chính.
•
Cây xanh – Cảnh quan
Khí hậu ở Việt Nam khá nóng nên cần quan tâm đến cây xanh, cảnh quan xung quanh hỗ trợ việc tham dự ngoài trời.
b.
Tháp chuông
Có thể cùng một khối với nhà thờ chính hoặc là một khối kiến trúc độc lập. Tháp chuông là phần cao nhất trong công trình, trên đó có Thánh giá. Nhà thờ đổ chuông để báo giờ lễ cho giáo dân hoặc trong các dịp lễ quan trọng.
• Vị trí đặt tháp chuông: Tháp chuông trước kia gắn liền với tiền đình nhà thờ, tuy nhiên ngày nay nhiều nhà thờ đã bố trí riêng một khu vực tháp chuông bên ngoài. • Khi thiết kế tháp chuông cần dựa vào số lượng chuông, kích thước và khối lượng âm thanh của từng chuông • Chuông được kéo bằng tay, ngày nay người ta thường lắp thêm một động cơ hỗ trợ
5. KHỐI NGHỈ DÀNH CHO KHÁCH HÀNH HƯƠNG •
Tiền sảnh Phòng quản lý Phòng ngủ 1 giường Phòng ngủ 2 giường Phòng ngủ tập thể
Bếp & kho Phòng ăn Khu vệ sinh
•
Khối kĩ thuật hỗ trợ Trạm biến áp Phòng kỹ thuật điện nước Hầm phân tự hoại Xưởng cơ khí
Kho cơ khí
Khu vực nghỉ dành cho khách hành hương ở xa khi đến vào các dịp lễ lớn được bố trí ngay trong khu vực trung tâm hành hương nếu diện tích cho phép
III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC 1. Tổ chức hình khối 2. Tổ chức không gian 3. Vật liệu
1. Tổ chức hình khối A, tổ chức hợp khối thống nhất - Thường áp dụng cho những kiểu nhà thờ có quy mô nhỏ đến vừa. - Tận dụng tối đa diện tích cây xanh, sân bãi Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế - TP. Huế
Nhà Thờ Giáo Xứ Klâu Rơngol - Giáo Phận Kon Tum
B, tổ chức dạng phân tán - Quy mô giáo sứ lớn, các công trình chức năng phụ trợ nhiều. - Tách biệt những không gian động và tĩnh.
Nhà thờ Kẻ Sặt – Hải Dương
Nhà thờ Phát Diệm – Ninh Bình
Nhà thờ chánh tòa Thái Bình
Nhà thờ Lớn – Hà Nội
2. Tổ chức không gian mặt, mặt đứng a. theo phương đứng Kiểu tổ chức này rất phổ biến. Lấy sự đối xứng ở mặt đứng làm yếu tố chính.
b. Theo phương ngang Kiểu bố trí này rất hiếm gặp ở Việt Nam. Riêng có nhà thờ Ca đơn đã áp dụng và đạt hiệu quả rất cao.
Nhà thờ Ca Đơn
c. Tự do
Nhà thờ giáo sứ La Vang – Lâm Đồng
Nhà thờ Bến Đá - TP Vũng Tàu.
Hình thức này giúp chủ động hơn về ý tưởng thiết kế, giúp Kiến Trúc nhà thờ thêm đặc sắc, đa dạng về không gian.
3. vật liệu
-
vật liệu phải tốt, bền vững với thời gian Tránh vật liệu ô nhiễm môi trường lãng phí nhiên liệu tự nhiên Góp phần thể hiện nét văn hóa của cộng đồng địa phương
a. vật liệu truyền thống Chủ yếu là dùng gạch và BTCT
b. vật liệu hiện đại Ngày nay với sự phát triển và đa dạng của vật liệu. Kiến trúc nhà thờ có thể đa dạng hơn trong kết cấu, mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và lâu bền.
Nhà thờ Bác Trạch
c. Vật liệu địa phương Ở Việt Nam, vật liệu truyền thống là 1 nét đặc trưng. Người Việt sử dụng các loại như gỗ và đá sẵn có ở địa phương. Với bàn tay khéo léo vẫn tạo nên 1 loại hình Kiến Trúc nhà thờ chắc chắn và mang đậm tính dân tộc Nhà thờ ca đơn
Nhà thờ gỗ kon tum
IV. ĐẶC ĐIỂM HỆ KẾT CẤU 1. Hệ khung phẳng 2. Hệ khung không gian 3. Hệ vòm 4. Vòm cung 5. Vật liệu kết cấu
1. Hệ khung phẳng
2. Hệ không gian
Hệ này được sử dụng phổ biến với kết cấu cột kết hợp với dầm, sàn để tạo nên một hệ khung vững chắc
Hệ này ít gặp ở Việt Nam, hệ này dùng cho các công trình có khẩu độ lớn và yếu tố tạo hình cao.
3. Hệ vòm
4. Hệ vòm cung
Hệ kết cấu này là đặc trưng cho kết cấu mái che của nhà thờ. Thường làm Lòng nhà thờ, tạo sự sang trọng cho công trình. Tĩnh lặng cao nghiêm cho người hành lễ.
Sử dụng nhiều trong các ô của chính và của phụ của kiến trúc nhà thờ.
5. vật liệu kết cấu
a. gỗ Gỗ là vật liệu truyền thống đã được sử dụng nhiều trong kiến trúc cổ Việt Nam. Ngày nay nhiều cách chế biến gỗ làm tang khả năng chịu tải và vượt nhịp lớn. gian.
Ưu điểm: dễ tháo lắp, sửa chữa, có tính sinh thái than thiện môi trường. Nhược điểm: chịu lửa kém, dễ bị hư hại theo thời
b. Bê tông cốt thép BTCT được ứng dụng mạnh mẽ vào kiến trúc nhà thờ từ thế kỷ XX Cho phép thay đổi hình thức, hình khối và các khoảng vượt rộng tối ta tạo không gian lớn cho nhà thờ Ưu điểm: bền vững, thi công tại chỗ, vật liệu nhân công địa phương. Nhược điểm: trọng lượng bản than lớn, chống thấm khá phức tạp.
c. Thép Vật liệu hiện đại, có khả năng hỗ trợ tối đa trong việc hỗ trợ tạo hình Ưu điểm: vượt nhịp lớn, trọng lượng nhỏ, di chuyển dễ dàng Nhược điểm: chịu lửa kém, giá thành cao, dễ bị ăn mòn
V. PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU 1. Thiết kế âm thanh 2. Thiết kế ánh sáng 3. Kiến trúc thánh đường tại Việt Nam 4. Ảnh tượng thánh trong nhà thờ
1. THIẾT KẾ ÂM THANH Thiết kế âm thanh trong nhà thờ cần dựa theo hai nguyên tắc: - Thinh lặng là nền tảng. - Tạo ra môi trường giúp nâng đỡ lời ca, tiếng hát của cộng đoàn. Thiết kế âm thanh hợp lí cho nhà thờ để phục phụ các hoạt động sinh hoạt của người dân là 1 yếu tố rất quan trọng. Những công trình kiến trúc hiện đại nên quan tâm đến yếu tố này.
Các kiểu bố trí âm thanh trong nhà thờ:
2. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG -
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
-
Làm tăng yếu tố thẩm mỹ của bộ phận kiến trúc và nghệ thuật.
-
Mỗi không gian cần chọn cách chiếu sáng phù hợp.
A. Chiếu sáng tự nhiên
- Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, thông qua các lỗ cửa để chiếu sáng bên trong công trình. - Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người hoặc ý đồ nào đó của người thiết kế.
Chiếu sáng trực tiếp -
tạo bóng đổ cho công trình Gần gũi thiên nhiên Làm ấm không gian bên trong
Chiếu sáng khuếch tán -
Tăng cảm giác linh thiêng, tập trung Ánh sáng dịu, không chói mắt
Cửa trên mái -
lấy ảnh sáng từ trên cao, tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng Tạo không gian mênh mông, rộng lớn
Cửa bên + cửa trên -
lấy sáng thêm cho các không gian nội thất Không gian thoáng mát
Kết hợp -
kết hợp nhiều hệ thống cửa Nhiều hệ thống cửa, mang lại cảm giác hung vĩ thiêng liêng
B. chiếu sáng nhân tạo - Là giải pháp sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo để chiếu sáng khi nguồn ánh sáng tự nhiên không đáp ứng được. Chiếu sáng trực tiếp -
Chiếu sáng mạnh, hiệu quả Không có tính độc đáo sáng tạo
Chiếu sáng gián tiếp -
được tạo ra từ các loại đèn che nguồn, từ các ô cửa, khe trần tường hắt ra và phản xạ
Chiếu sáng chung
Chiếu sáng tập trung
-
Là dạng chiếu sáng đều, khắp công trình
-
Phục vụ các không gian riêng hay sinh hoạt đặc thù.
-
Cần bố trí đều, đủ và nên dùng ánh sáng trắng
-
Ảnh hưởng hiệu quả công việc, sức khỏe và tâm lý con người
Chiếu sáng trang trí -
Tăng tính thẫm mỹ cho không gian công trình.
-
Thường sử dụng ánh sáng vàng.
-
Kết hợp cùng với kính màu mang tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác lung linh.
III. KIẾN TRÚC THÁNH ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM
1. Những thay đổi thích ứng điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Để thích ứng với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu chỉ ra sự giao thoa giữa kiến trúc nhà thờ phương Tây và bố cục trong quy hoạch phương Đông ở Việt Nam: • • •
• •
Bố cục chú ý đến sự thoáng mát, lấy gió cho công trình Tạo nhiều khoảng cây xanh trong khuôn viên nhà thờ để tránh nắng. Có rất nhiều chi tiết kiến trúc truyền thống của Việt Nam được được áp dụng trong xây dựng nhà thờ. Đặc trưng đó là quần thể nhà thờ Ba Lang và Phát Diệm. Hệ kết cấu gỗ, đá, chi tiết cửa Nhiều hình thái phù điêu diễn tả tính dân tộc, tính địa phương sâu sắc.
2. Những thay đổi hội nhập văn hóa – con người Việt Nam Việc hội nhập văn hóa địa phương cho thấy con người nơi đó hiện diện trong công trình của Thiên Chúa: • • • • •
sử dụng vật liệu địa phương Gợi tả, cách điệu những nét đặc trưng ở địa phương đó. Tận dụng các phương pháp sử lí vật liệu truyền thống. Sử dụng hình khối, hình thức, màu sắc mang tính địa phương. Tận dụng các yếu tố cảnh quan có sẵn như hồ nước, vách đá.
IV. HÌNH ẢNH TƯỢNG THÁNH TRONG NHÀ THỜ 1. Lịch sử phát triển Nhà thờ có tính quan trọng về mặt biểu tượng. Tượng thánh là yếu tố quan trọng trong việc trong việc trang trí nhà thờ. 2. Vai trò và địa vị của các ảnh tượng thánh a. Ảnh tượng chúa giêsu - vị trí trưng bày ảnh tượng chúa giêsu đóng vai trò trung tâm trong các không gian - Ánh sáng chiếu qua các hình ảnh như những giáo huấn của Chúa Kito soi dẫn người ta sống theo đức tin.
b. Ảnh tượng đức mẹ -
Tượng đức mẹ Maria cần đặt ở vị trí nổi bật. Vị trí thuận tiện cho các đôi tân hô dâng hoa trong ngày hôn lễ.
c. Ảnh tượng các thánh
d. Ảnh tượng các thiên thần
e. Các chặng đài thánh giá
Ngoài ảnh thượng chúa Giêsu và Đức mẹ Maria, trong các nhà thờ còn có hình ảnh tượng các thánh được đặt ở các ô kính màu,…
Nhiều nhà thờ cũng dụng hình ảnh tượng thiên thần, nhằm tôn vinh những thiên thần đã có công với chúa.
Các chặng đài thánh giá, thể hiện hành trình Chúa bị chịu cực hình của kẻ xấu. Cũng được nhiều nhà thờ ở nước ta sử dụng.
Thánh Gioan Baotixita
Thiên thần Gabriel
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
I. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI II. GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM III. SO SÁNH IV. TỔNG KẾT
I. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI
1. Vương cung thánh đường St. Peter
a. Tổng quan
Phong cách Phục Hưng và Baroque Thánh đường này được Donato Bramante, Michelangelo, Carlo Maderno và Gian Lorenzo Bernini, thiết kế Đây là kiệt tác nổi tiếng nhất của kiến trúc Phục Hưng Là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới.
b. Đặc điểm Kiến Trúc
Thánh đường thánh Phêrô là một nhà thờ theo phong cách Phục Hưng nằm tại thành phố Vatican.
Một sân trước có hai phần, cả hai phần được một dãy cột cao bao quanh. Không gian đầu tiên có hình bầu dục và không gian thứ hai có hình thang.
Mặt tiền của thánh đường, với một số lượng lớn cột trụ, trải dài trên phần cuối của quảng trường và được nối tiếp bằng các bậc thềm.
Đây là khối kiến trúc chính với các đài tưởng niệm và bàn thờ được thiết kế dạt về 2 bên bên của các thánh tối cao.
1.
Apse
2.
Bàn thờ
3.
BẮC TRANSEPT
4.
NAM TRANSEPT
5.
Gian giữa
6.
NHÀ NGUYỆN
7.
PIETA
8.
BÀN THỜ THÁNH JEROME
HỢP XƯỚNG
1. Apse - Ðền Thánh Phêrô vẫn được coi là thánh đường có kích thước lớn nhất thế giới Kitô giáo.Từ nền tầng hầm Ðền Thờ tới mái vòm cao 136 mét, từ nền Ðền thờ là 133 mét. - Mặt tiền đền thờ, giống như một sân bóng đá, cao 46 mét và chiều ngang 115 mét. Các coat cao gần 29 mét, đường kính 2.65 mét. - Tiền đường từ vòng cung Carlo Magno tới vòng cung Costantino dài 140 mét. Chiều ngang đền thờ là 150 mét; chiều dài đền thờ là 187 mét.
2. bàn thờ Bàn thờ chính của Ðền Thờ, được xây ngay bên trên mộ Thánh Phêrô theo lệnh của Ðức Clemente. Bàn thờ có tán che và 4 cột vòng bằng đồng chống đỡ tượng các thiên thần ở trên mỗi góc cao 3.5 mét
3. BẮC TRANSEPT
4. NAM TRANSEPT
5. Gian giữa Các nhân vật quyền lực của Giáo hội tại Tòa Thánh.
Bức tượng Đức Mẹ ôm xác Chúa của điêu khắc gia Michelangelo.
Bức tranh khảm Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội
6. NHÀ NGUYỆN HỢP XƯỚNG
7. PIETA
8. BÀN THỜ THÁNH JEROME
Tầng dưới
•
Tầng hầm đền thờ: nền tương ứng với nền nguyên thủy từ thời hoàng đế Costantino.
•
Trong tầng hầm này có nhiều nhà nguyện chung quanh mộ thánh Phêrô, với những bàn thờ để các linh mục cử hành thánh lễ.
•
Mộ của 147 trong tổng số 264 giáo hoàng cũng được đặt tại đây.
Lan can được làm bằng đá cẩm thạch trắng với 74 chiếc balo brocatel xen kẽ bởi 24 cây cột nhỏ của alabaster phía đông.
Ba bức bích họa của Giovan Battista Ricci 1. St Anacletus có một nhà nguyện nhỏ được xây dựng trên lăng mộ của Thánh Peter 2. Thánh Sylvester thánh hiến bàn thờ trước sự hiện diện của Constantine 3. Paul V quỳ gối cầu nguyện trước Đức Hồng 4. Tượng đồng St Peter 5. Tượng đồng St Paul 6. Cổng vào Niche của Pallium
Mái vòm và những bức tranh khảm phía trên của St Peter •
Mái vòm Ðền Thờ có chu vi bên trong là 42.7 mét và chu vi bên ngoài là 58 mét, và cao 50.35 mét.
•
Tính từ nền tới đỉnh cao nhất của mái vòm với thánh giá là 135.2 mét. Thánh giá trên đỉnh cao 4.87 mét và thanh ngang rộng 2.65 mét.
•
Ngoài 2 cầu thang vòng mà các du khách leo lên mái vòm, còn có 9 cầu thang khác, 7 cái lớn và 2 cái nhỏ, mặc dù đi từ bên trong Ðền Thờ, nhưng đều dẫn tới cùng một đích điểm.
Công trình tập trung nhiều bức bích họa, tranh ghép, phù điêu tinh xảo và đầy nghệ thuật
Mái vòm cong được trang trí bằng những hoa văn, phù điêu được làm bằng đá hoa cương và được chạm trổ tinh tế, công phu.
Quảng trường thánh peter Quãng trường Thánh Phêrô hình bầu dục, một chiều dài 196 mét, và chiều rộng 148 mét, với diện tích khoảng 4 hécta và có hàng cột vòng cung bao quanh như vòng tay chào đón tín hữu.
•
Hàng cột này do kiến trúc sư Bernini kiến thiết, tổng cộng có 284 cột, mỗi bên 142 cột, đường kính ở vòng lớn nhất đường kính 1.45 mét.
•
Các cột được xếp 140 bức tượng Saint trên dãy cột
•
Cột được dời ra đây từ năm 1586 với công dụng như chiếc đồng hồ mặt trời, vào lúc 12 giờ trưa bóng cây cột sẽ chiếu xuống ngay chiếc dĩa bằng đá cẩm
Wind Rose bao quanh obelisk trong Quảng trường St Peter là một sơ đồ sử dụng các điểm la bàn để hiển thị các hướng gió khác nhau.
c. Tổng kết • • •
Đền thờ Thánh Phêrô là công trình xây dựng trổi vượt về hình thức nghệ thuật, và mang ý nghĩa trung tâm điểm của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu. Đền thờ kết hợp được cả ba mặt kiến trúc trong thời đại trần gian, về lịch sử ơn cứu độ của Chúa phần thiêng liêng, như Kinh thánh thuật lại, và về phụng vụ, nơi con người trần thế cử hành lễ nghi thờ phượng Thiên Chúa. Nơi đền thờ này mỗi khi mọi tín hữu Chúa Kitô tụ họp đọc kinh cầu nguyện, cử hành nghi lễ phụng vụ là tưởng niệm sự sinh ra, chịu chết và sống lại của Chúa Kitô. Đó là nền tảng đức tin của Kitô giáo.
2. Nhà nguyện notre dame du haut
A, Tổng quan -
Thời gian xây dựng: 1950-1954 Tọa lạc trên một đỉnh đồi nổi bật, đầu tiên những người thờ Thần Mặt trời đến đây thờ cúng, kế đến là người La Mã, và sau cùng từ thời Trung cổ là nhà thờ của người hành hương lập nên để thờ Đức mẹ Maria đồng trinh
b. Đặc điểm Kiến Trúc •
Hình thức của nhà nguyện bao gồm một chuỗi các bề mặt lồi và lõm tạo cảm giác như đang ở trong một loại tổ yến, không gian ôm lấy du khách của nó, đồng thời, dường như trốn thoát về phía bầu trời. Tổng diện tích sàn chỉ 756 mét vuông trông lớn hơn nhiều so với nó.
•
Le Corbusier thu được hiệu ứng như vậy bằng cách kết hợp khéo léo các bức tường thẳng đứng dốc nhẹ nhàng với một mái nhà giống như cánh buồm hùng vĩ.
•
Hơn nữa, hình dạng cong của tòa nhà tạo ra các khu vực bên ngoài, dàn hợp xướng phía sau, mở rộng không gian bên trong nhà nguyện ra ngoài trời, sử dụng cho các sự kiện tôn giáo ngoài trời.
Bản phác thảo ý tưởng cho nhà nguyện Notre Dame du Haut, năm 1950
Kết cấu
Gian giữa nhà thờ: - Chiều dài: 25m - Chiều rộng: 13m - Chiều cao nửa mái bát úp: 15 và 22m
Vật liệu: bê tông cốt thép, đá chèn, bê tông phun
-
Ba tường cong có 2 mục đích: hình thành các khoảng không gian bên ngoài và bên trong thể hiện một công trình điều khắc tầm cỡ. Tạo cho toàn bộ nhà nguyện tính ổn định về cấu trúc, cho phép mái nhà và 3 tháp nhà nguyện phần lớn tự chịu lực cho chính mình.
-
Mỗi vách trong số 3 vách cấu trúc hình thành bằng các panel bê tông và lớp chèn trong khối xây (bằng đá lấy từ nhà nguyện trước) sau đó phủ lên bằng lưới kim loại và phun bê tông.
•
Mỗi vách đều có một kết cấu khác nhau, tăng thêm sự rọi sáng vào nhà nguyện suốt cả ngày.
•
Cấu trúc được làm chủ yếu bằng bê tông và tương đối nhỏ, được bao bọc bởi những bức tường dày, với phần mái lộn ngược như một cánh buồm.
•
Mái bê tông đồ sộ, người ta thường nghĩ đã lấy cảm hứng từ hình dáng của chiếc móng ngựa, mà kiến trúc sư thán phục, thể hiện trong thực tế là lớp vỏ bê tông trọng lượng nhẹ, liên tưởng đến cánh máy bay ở mặt cắt ngang.
•
Phép loại suy sau cùng có vẻ thích hợp khi mái nhà thực ra là "chiếc thuyền" đang trôi về mặt tiền phía Đông và Nam.
•
Những gối tựa rất nhỏ, từ bên ngoài không nhìn thấy do giấu trong bóng tối, từ bên trong cũng không nhìn rõ do dải ánh sáng rực rỡ ở chỗ mái và tường giao nhau, tạo ấn tượng mái nhà đồ sộ đang đe dọa đến các tường độc lập.
Màu sắc • • •
Những mảnh kính màu nhỏ được đặt sâu bên trong các bức tường, đôi khi dày mười feet. Kính phát sáng thích những viên hồng ngọc được đặt sâu và ngọc lục bảo và thạch anh tím và trang sức đủ màu sắc Mặt tiền phía Đông gồm một bàn thờ lộ thiên, bục giảng kinh và chỗ ca đoàn giấu vào mái nhà nhô ra để phục vụ đám đông tín đồ hành hương, phân cấp mặt bằng tạo cho vạt cỏ phía Đông có cấu hình đài vòng. Tượng Đức mẹ Maria đồng trinh của nhà nguyện trước đặt trong hốc tường có thể nhìn thấy từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Quay mặt về hướng Nam là tường ánh sáng đặc biệt - một vách tường xây đá đồ sộ dày từ 1,54,5m; cong trong sơ đồ và nhỏ dần trong mặt cắt ngang.
C. Tổng kết •
Sự phối hợp hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối thật kỳ thú tiếp tục diễn ra trong nội thất, nơi một bầu không khí dang thay đổi do tháp ánh sáng tạo ra với nhiều hướng khác nhau xác định thời gian thích hợp trong ngày nên sử dụng nhà nguyện nào trong số 3 nhà nguyện.
•
Mái bê tông xù xì, chắn sáng, đá mượt mà lót nền, gỗ đẽo thô thiển làm băng ghế, cửa sổ lắp kính màu và cửa ra vào tráng men chịu nhiệt, tất cả đều kết hợp để tạo ra một bảng màu Palette phong phú giữa vật liệu và kết cấu.
II. GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
1. NHÀ
NINH
THỜ
BÌNH
PHÁT DIỆM
Tổng quan: -
Vị trí: Nhà thờ chính tòa Phát Diệm là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
-
Thiết kế: lịch mục Phero Trần Lục từ năm 1865
-
Thể loại: Kiến Trúc Công giáo La Mã
•
Phát Diệm đươc xây dựng vào cuối thế kỉ 19. Nguyên liệu để xây dựng nhà thờ phải mất 10 năm chuẩn bị.
•
Suốt 24 năm trời xây dựng từ năm 1875 đến 1899, nhà thờ dần hiện lên tỉ mỉ trong từng chi tiết, từng nét khắc trạm. Nơi đây rộng chừng 30000 m2, bố trí 11 công trình. Các công trình kiến trúc nơi đây được kết hợp rất hài hoài, hợp lý tạo cho người du khách cảm giác rất dễ chịu, càng đi càng muốn được tìm hiểu sâu hơn, nhiều hơn.
•
PHÂN TÍCH:
Quy hoạch tổng thể Hồ - tượng Chúa Giêsu 3. Phương đình 4. Nhà thờ lớn 5. Nhà thờ đá 6. Nhà nguyện thánh giêsu 7. Nhà nguyện thánh Phê Rô 8. Nhà nguyện Thánh Rô Cô 9. Nhà nguyện trái tim chúa Giêsu 10. Khu hang đá, nhà chung 1. 2.
N
Đ
T
B
1. Quy hoạch tổng thể
-
Mặt bằng tổng thể được bố trí tuần tự, từ ngoài vào là ao hồ rồi đến một sân rộng, tiếp đến Phương Đình có chung sân trong với nhà thờ lớn. Phía cuối cùng là Hang Be-lem và Lộ- Đức.
-
Nhà thờ Lớn là trọng tâm là trục đối xứng của 4 nhà nguyện nhỏ.
-
Phía Tây – Bắc là nhà thờ đá và toàn bộ phần phía sau là gian nhà chung.
Theo một số nghiên cứu, tổ hợp mặt bằng này còn hợp với quy luật tổ hợp theo địa lí – phong thủy. “Phân thế” theo sơ đồ:
Tổ hợp mặt bằng quần thể nhà thờ Phát Diệm theo sơ đồ: • Hữu bang biểu trưng cho âm tính, nghiêng về sự chuẩn bị lâu dài. • Tả bang hướng đến sự phát triển, thành đạt, biểu trưng cho sự dương tính. > Điều này lý giải sinh hoạt tập trung ở phía đông của quần thể nhà thờ. Mô hình quy hoạch được xem như phong cách chung, phổ biến trong kiến trúc tôn giáo Việt Nam.
Chữ VƯƠNG Theo Hán tự. • Khi nối 2 cổng vào chính và 4 nhà thờ nhỏ 2 bên và lấy nhà thờ lớn là 1 trục chính. Chúng ta sẽ thấy cách bố cục này tạo thành 1 chữ Vương. • Phải chăng đây là hàm ý của tác giả thể hiện vào trong công trình lòng xác tin và đức kito là con Thiên chúa? Là vua của nhân dân, của vũ trụ?
2. Hồ - tượng Chúa Giêsu Hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, xung quanh đắp đá, do Cụ Sáu cho đào trước để lấy đất đắp cao Khu nhà thờ, sau để tạo phong cảnh hữu tình thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông Tiền có thuỷ, hậu có sơn. Ước mong cuộc sống hiện tại và tương lai sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành. Ngoài ra những ngày mưa lầy lội, giáo dân cần ra bến đá rửa chân trước khi vào nhà thờ.
Giữa hồ có tượng Chúa bằng xi măng cao 3m xây khoảng 1925, đặt trên một cái bệ trong hòn đảo nhỏ hình vuông. Bao quanh hồ, ba mặt nam, đông, tây, có bờ và tượng đá.
3. Phương đình Khởi dựng năm 1899, Phương Đình có nghĩa là “nhà vuông”, hình dáng như cái đình làng rộng lớn mà trống trải, kích thước gần như vuông với kích thước cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến.
Cổng chính vào Nhà Thờ
• •
• •
Đi vào nhà thờ từ hướng Nam, sẽ có một khoảng sân rông, thoáng . Từ nơi này có thể quan sát toàn bộ tòa Phương Đình được làm bằng đá. Cả ba tầng của Phương Đình đều được làm bằng đá phiến. Có những phiến đá nơi đây nặng cả ngàn tấn tao nên cái cảm giác đồ sộ, bề thế nhưng vẫn đầy tinh sảo, tỉ mỉ và đặc sắc. Nhà thờ được đặt lệch một chút so với trục đường độ. Điều này tránh điều kiêng kỵ của Triết Học Á Đông. Trục đường chính sẽ như một lưỡi kiếm hay một ngọn thương đâm vào yết hầu Ngoài ra tác giả còn cho đào ao hồ rộng về hai bên, để cho lối vào chính chuyển sang 2 bên theo cách sử lý của đa số các nhà tuyền thống Việt Nam.
Thánh PhaoLô
Thánh PhêRô
Ngoài ra, còn có 2 vị thánh Phaolô và thánh Phêrô – hai vị Thánh quan thầy giáo phận Phát Diệm, được đặt ở phía Đông và phía Nam sân chính.
Tầng dưới lớn nhất, xây hoàn toàn bằng đá xanh vuông vắn, chia thành ba lòng, trong mỗi lòng có một sập đá. Sập đá ở lòng giữa to nhất, là một khối dài 4,2 m, rộng 3,2 m, dày 0,3 m.
Phía trên là những vòm đá được xây dựng kiên cố vừa tượng trưng cho vòm trời vừa tạo cảm giác thanh thoát, có thể thấy rằng vòm đá phía trên tượng trưng cho trời tròn, còn phiến đá phía dưới tượng trưng cho đất vuông rất phù hợp với quan niệm người Á Đông về sự hòa hợp giữa trời và đất, giữa âm và dương.
Chấn song đá hình cây trúc Nghệ thuật xây dựng Phương Ðình rất tuyệt diệu, những người thợ địa phương với kỹ nghệ thủ công đã ghép những phiến đá nặng hàng nghìn cân, mức độ chính xác rất cao. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Những chấn song đá hình cây trúc như thấy bên thành trì Angkor. Trên những vách, các phù điêu hình dung một số các vị thánh. Ở ngoài, những phù điêu tạc sự tích chúa Giêsu, từ khi Ngài vào thành Giêsusalem đến khi Thăng thiên, với những đường nét thanh thoát.
• •
Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Trống chỉ dùng các ngày Chúa Nhật và lễ lớn cùng với chuông
• •
Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa nghe được cả 3 tỉnh Nam Ðịnh, Ninh Bình và Thanh Hóa. Chuông có 4 núm: Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Ở bốn góc tầng này là bốn tháp nhỏ có mái cong, trên đỉnh là tượng bốn vị thánh chép sách Tin Mừng: Thánh Macco ở tháp phía đông nam, Thánh Luca tây nam, Thánh Gioan đông bắc là và Thánh Mathieu tây bắc.
Mặt bên của Phương Đình
• • • •
Phía sau Phương Đình có mộ cha Trần Lục mở ra môt sân rộng lát đá đưa khách vào nhà thờ chính tòa. Cha Trần Lục là người đứng ra xây khu nhà thờ Phát Diệm, ông là một kỳ tài về xây dựng, kiến trúc am hiểu chuyện đạo và đời lúc bấy giờ. Ông bỏ ra 10 năm để hoạch định công trình xây dựng kể cả ngân sách và vật liệu xây cất. Ngài phối hợp kiến trúc nhà thờ Tây Phưong với kiến trúc đình chùa ở Việt Nam một cách tài tình trong sứ mạng Việt hóa Thiên Chúa Giáo ở Viêt Nam.
Các Chi Tiết Chạm Khắc Đá
Các chi tiết chạm khắc đá
• Nhà thờ Phát Diệm độc đáo ở chỗ mặc dù là công trình Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam với vô số mái cong hình mũi thuyền. • Nếu không biết thì mọi người rất dễ nhầm sang đây là 1 cổng tam quan truyền thống của kiến trúc dân tộc Việt Nam
4. Nhà thờ lớn: •
•
•
Nhà thờ chính được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ. Nhà thờ Lớn đã được xây dựng năm 1891 chỉ trong vòng ba tháng, nhưng công việc chuẩn bị là sắm sửa vật liệu và trị chân móng đã kéo dài cả mười năm trước đó.
Về vật liệu, gỗ thì lấy từ Nghệ An, Thanh Hoá và Sơn Tây, Đá lấy ở núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30km, đá quý hơn lấy ở núi Nhồi gần tỉnh lỵ Thanh Hóa, cách 60km. Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng đến 20 tấn đã được vận chuyển bằng những phương tiện thô sơ.
• •
Từ sân giữa nhìn lên phía Bắc, khách có thể ngắm mặt tiền Nhà Thờ Chính Tòa (Nhà thờLớn) Đứng trước Phương Đình, khách có cảm giác đứng trước một cái gì đồ sộ oai nghiêm, còn trước mặt tiền này, khách được chiêm ngưỡng một cái gì vừa mỹ lệ tinh xảo, vừa thanh thoát lôi cuốn.
Trên đỉnh tháp giữa, có tượng hai Thiên Thần cầm Thánh Giá, hai bên là hai Thiên Thần khác thổi loa
•
Đá của năm lối vào phía dưới được chạm khắc rất tinh vi, đặc biệt trên lối chính giữa là một phiến đá dài 4,20m, cao 1,50m, dày 0,70m, chạm một bụi hoa Mân Côi (tức hoa hồng) từ giữa tỏa ra, trên các ngành có 17 vị Thiên Thần.
•
Năm lối vào Nhà thờ Lớn đều xây toàn bằng đá, sâu 9m, trên vách có phù điêu tạc sáu Thiên Thần cầm bình Nước Phép.
Trên mỗi lối vào có ba bức phù điêu, tạc các Mầu nhiệm Tràng hạt Mân Côi. Từ trái sang phải là: Thiên Sứ Truyền tin, Đức Bà đi viếng, Đức Bà sinh Chúa Giêsu.
•
Từ ngoài Nhà thờ Lớn bước vào trong, phải một lúc nhìn mới rõ, vì bên trong tối hơn bên ngoài nhiều, theo kiểu các đình chùa cổ truyền, tạo bầu không khí trầm mặc thuận tiện cho việc hồi tâm cầu nguyện.
•
Điều đầu tiên thu hút cái nhìn là hai hàng cột lớn ở giữa dẫn đến các bức gỗ chạm ở sau bàn thờ
Nhà thờ chia làm chín gian với sáu hàng cột gỗ lim, tổng cộng là 52 cột đỡ lấy 4 mái. 16 cây cột ở giữa chu vi 2,60m, cao 11m, nặng 7 tấn
Kết cấu đỡ cột •
•
Năm 1953, thực dân Pháp bắn vào gian cuối phía đông Nhà thờ Lớn Phát Diệm, làm gãy một tầu mái là một phiến gỗ lim, song toàn bộ công trình chỉ bị hư hại nhẹ. Năm 1972, Mỹ dội 8 quả bom từ khu vực Nhà Chung (đầu nhà thờ) ra tới khu vực ao hồ (cuối nhà thờ), nhưng không hiểu sao, công trình này không hề xây xát gì. Bom đã khiến Nhà thờ nghiêng về phía tây bắc 15 20cm, nhưng không hiểu vì sao Nhà thờ chỉ bị lún nghiêng một chút mà không đổ sụp. Khoảng 5 - 7 năm sau đó, ngôi Thánh đường này lại trở về tình trạng cân bằng như chưa có chuyện gì xảy ra.
•
•
Ông Miko Suzuki lý giải, móng Nhà thờ Phát Diệm được thiết kế với nhiều bè mảng tre, nứa, giống như một chiếc đệm, phần móng được thiết kế theo phương pháp đổ vào tâm (tức là những hòn đá được xếp nghiêng 45 độ vào tâm), vì vậy khi rung chuyển, nó sẽ trượt vào tâm, khó có thể sụp đổ Móng được đào rất sâu và rộng, rồi đóng cả triệu cây cọc tre, cứ cọc nọ nối đuôi cọc kia, đóng sâu 20-30m cho tới khi không đóng xuống được nữa mới thôi. Sau đó, người ta đổ đất đá xuống rồi đầm chặt, hết người đầm thì cho trâu dẫm, hết lớp này đến lớp khác. Tiếp đó là mảng tre, đổ đất mạt, đá dăm, rồi lại đầm, sau cùng mới đặt móng.
Điêu khắc gỗ ở xà kèo các gian dưới có những đường nét khỏe hơn, ở các gian trên thì tinh vi hơn.
Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20tấn.
•
• •
Cung Thánh cao hơn lòng Nhà Thờ hai bậc và gồm hai gian, nhưng không có cột ở giữa nên xà vượt (xà dọc đỡ) rất to. Hai bên Cung Thánh là những chấn song đá lớn chạm trổ khá đẹp. Những chấn song này đỡ 14 tấm phù điêu Đàng Thánh Giá, phía tây 7 tấm, phía đông 7 tấm
• • •
Nền Cung Thánh lát gạch hoa, có mộ sáu vị Giám Mục đã phục vụ trong giáo phận Phát Diệm. Toàn bộ bức vách sau bàn thờ là gỗ, chạm khắc tinh xảo, sơn son thiếp vàng. Chính giữa là toà Đức Mẹ bế Chúa Con, hai bên viền bằng những khung ảnh các Thánh. Phía trên là bảy cửa kính vẽ hình sáu Thánh Tử Đạo đứng hai bên Chúa Giêsu làm Vua.
Hai bên Nhà Thờ toàn là cánh cửa gỗ, mỗi bên 28 cánh, có thể mở ra hoặc tháo đi cho thoáng mát nếu cần. Hiên rộng, 1,50m, nền đá; qua ba bậc đá cao là xuống sân. Các con sư tử đá chạm bong ở gian cuối, hoặc các bình nước phép bằng thạch nhũ, và nhìn chiều dài hun hút của Nhà Thờ. Nhà Thờ có hai tầng mái, giữa mái trên và mái dưới là một hàng cửa sổ để lấy ánh sáng và không khí. Các phiến gỗ đỡ phần dưới cùng của mái đều chạm trổ và dù đã chịu bao mưa nắng vẫn còn tốt.
Các chi tiết chạm khắc đá ở nhà thờ Lớn
5. Nhà thờ đá Trong hệ thống 5 nhà thờ nhỏ ở Phát Diệm có một ngôi được làm hoàn toàn bằng đá có tên là Trái Tim Đức Mẹ. Công trình được cụ Sáu cho xây đầu tiên trong cụm di tích này. Nhà thờ dài 15,3 m, rộng 8,5m, cao 6 m. Hầu hết nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp hay bàn thờ đều bằng đá, do đó người Phát Diệm quen gọi là nhà thờ Đá.
Từ nền tường, cột, xà, phù điêu, tất cả đều được xây dưng và khắc tạc trên đá. Mặt tiền của nhà thờ gồm một toà Đức mẹ ở giữa với hai tháp hai bên, tháp kết cấu 5 tầng, có đường nét giống với tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phía trong Nhà thờ bằng đá cẩm thạch nhẵn bóng, với những đường nét thanh thoát nhẹ nhàng. Ba bàn thờ bằng đá chạm trổ; mặt trước bàn thờ chính, ở giữa có hình trái tim với lưỡi gươm đâm thấu.
Cột kèo xà bẩy đều bằng đá nhưng vẫn giữ được những đặc trưng của kiến trúc bằng gỗ. Đây được coi là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật chạm khắc đá Việt Nam
Bên trái tạc một cái giếng đậy nắp với hai chữ latinh dịch ra là (“Giếng niêm phong”), bên phải tạc một khu vườn rào kín: giếng niêm phong và và vườn rào kín chỉ Đức Mẹ trinh khiết.
Vách hai bên là những chấn song đá, gần vách có những bức đá chạm thông phong (chạm lộng) hình cây tùng và cúc (phía Đông), mai và trúc (phía Tây)
Bên ngoài nhà thờ còn có những bức chạm thông phong (chạm lộng) bằng đá rất đẹp, hình chim phượng hoàng xòe cánh, mang bút nghiên, và con sư tử có bờm dài và răng nanh nhưng mặt trông như mặt người đang cười. Sau đó cũng nên xem hai cửa đá nhỏ xinh xắn phía Bắc. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.
Không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Dọc hành lang là những bức tường chấn song bằng đá tự nhiên.
• Ở nơi đây, đá chính là linh hồn, chính là sức sống bền bỉ của nhà thờ. Người nghệ nhân đã thổi hồn mình vào đá, đã truyền thêm sức sống vào những khối đá vô tri để tạo nên một nhà thờ đầy sống động, lay động biết bao con người. • Nhà thờ Đá, tác phẩm đầu tay của Cụ Sáu quả là một kiệt tác, xứng đáng với danh hiệu “Viên Ngọc” mà có người đã tặng cho.
6. Nhà thờ Thánh Giuse Phía Tây-Nam Nhà Thờ Lớn, dựng năm 1896, toàn bằng gỗ lim. Các cột hình bát giác đều trổ hoa lá quấn quýt. Trước gian Cung Thánh có treo hai vật bằng gỗ chạm như hình bình hương, bên trên có miếng gỗ hình bầu dục nằm ngang.
7. Nhà thờ Thánh Phêrô xây năm 1896, bên ngoài xây dựng bằng đá và bên trong xây dựng hoàn toàn bằng gỗ mít
8. Nhà nguyện Roco Nhà thờ Thánh Rôcô xây dựng năm 1895. Bàn thờ từ trên xuống dưới là một phiến đá toàn khối. Các phần khác bằng gỗ mít, nhiều chỗ chạm trổ trông như những bức rèm vén lên.
9. Nhà Thờ Trái Tim Chúa Giêsu Xây dựng năm 1889, bằng gỗ lim mật, gọi thế vì mặt gỗ như có bôi mật. Ba bàn thờ bằng đá chạm trổ. Nét độc đáo của Nhà thờ này so với ba Nhà thờ liền kề là: mặt tiền có ba tháp hình dáng thon cao, và nhất là toàn bộ cửa phía cuối chạm trổ rất tinh vi đến từng chi tiết nhỏ.
10. Khu hang đá, nhà chung
Hang đá Belem Hang đá Belem xây năm 1875 .Bao quanh là tường hoa bằng đá và gạch thông tráng men xanh. Thứ gạch này rất đẹp, được dùng khá nhiều trong khu Nhà thờ; Ở đây Cụ Sáu dùng một phương pháp mà sau đã dùng để xây mặt tiền Nhà Thờ Lớn và xây Phương Đình, là: xây
đến đâu thì chèn đất ở trong đến đó, còn phía ngoài thì đắp đất thoai thoải. Như vậy một mặt trục đá lên dễ dàng, một mặt hồ vữa kịp khô và vững
Hang đá Lộ Đức •
•
Xây năm 1896, trước kia Hang đá này mang tên là vườn Giệtsimani, để nhắc lại việc Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn cây Ô-liu trước khi chịu thương khó. Đó cũng là ý nghĩa bốn chữ Hán khắc ở cổng đá phía trước: “Nguyện Đảo Sơn Viên”, nghĩa là “ Vườn núi cầu nguyện”. Năm 1925, tượng Đức Mẹ Lộ-đức do một vị Thừa sai Vân Nam gửi biếu được đặt tại đây, từ đó gọi là Hang Đá Lộ-đức và giáo dân Phát Diệm có thói quen ra đây cầu nguyện ca hát kính Đức Mẹ sau kinh chiều mỗi ngày thứ bảy.
Nhà truyền thống Được quản lý và du khách không tự do ra vào
• •
•
Nhà thờ được xem là công trình kiến trúc độc đáo, đặc sắc không chỉ của Ninh Bình, Việt Nam mà còn của thế giới. Với nét kiến trúc kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật châu Âu và Đông Á, nhà thờ trở nên độc nhất nước ta và rất hiếm có thể gặp được trên thế giới. Chính vì sự đăc biệt này mà nhân dân nơi đây và du khách trong ngoài nước đã dành rất nhiều ưu ái cho nó.
•
•
Cha ông đã vất vả để dựng nên nơi này. Câu chuyện xây dựng, chuẩn bị trong suốt gần 35 năm ròng. Chặng đường lịch sử ghi lại những dấu mốc từ đó, ghi lại những dấu tích từ đó và bảo tồn, phát triển cho đến ngày hôm nay để trở thành niềm tự hào của quốc qua, của dân tộc. Bước chân tổ quốc chẳng bao giờ thiếu vắng được những nét văn hóa đặc sắc ấy Trải qua hơn 100 năm tồn tại, dù chịu nhiều tác động từ thiên tai, chiến tranh, nhưng công trình vẫn khá vững chãi và được giữ gìn nguyên trạng cho đến ngày nay.
2. NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI
Nhà thờ Lớn Hà Nội •
Tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giêsu) là một nhà thờ cổ tại thủ đô.
•
Khu đất xây dựng nhà thờ vốn là nơi chùa Báo Thiên tọa lạc, tồn tại từ thời Lý.
•
Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và trở thành
khu chợ nhỏ trước khi nhà thờ đầu tiên được xây dựng.
Nguyên mẫu kiến trúc của nhà thờ Lớn Hà Nội chính là Nhà thờ Đức Bà Paris
•
Phong cách kiến trúc: Gothic
•
Thiết kế theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời.
•
Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi
•
Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.
•
Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique.
•
Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.
•
Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn.
•
Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp.
•
Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá.
•
Cũng như rất nhiều nhà thờ khác ở Việt Nam, nhà thờ lớn Hà Nội đã được bản địa hoá bằng các chi tiết chạm trổ, sơn son thếp vàng mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam.
•
Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bồi.
•
Tuy nhiên, về phần kết cấu thì vẫn được xây theo lối kiến trúc Gôtich trung cổ, nhưng không được tỉ mỉ và chi tiết như các nhà thờ châu Âu, đặc biệt là ở Pháp
•
Đây là một nhà thờ tiêu biểu cho lối kiến trúc
Gotich với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. •
Nhà thờ lớn Hà Nội mang đặc trưng rõ nét nhất
của kiến trúc Gôtích đó là tường được xây cao, mái vòm và có nhiều cửa sổ.
Thời gian trôi qua, người dân Hà thành đã quen thuộc và chấp nhận hình ảnh của nhà thờ lớn như một biểu tượng văn hoá mới. Sẽ là thiếu sót nếu không nói tới những ảnh hưởng của văn hoá Pháp thể hiện trong văn hoá của Hà Nội hôm nay, cũng như không thể bỏ qua những khu biệt thự Pháp cổ khi nói về kiến trúc thủ đô.
3. Nhà Thờ Chánh Tòa Phủ Cam
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, tên chính
thức là Nhà Thờ Chính Tòa Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ. •
Vị trí: Phước Vĩnh, thành phố Huế.
•
Phong cách: kiến trúc hiện đại
•
Kiến trúc sư: Ngô Viết Thụ
•
Thời gian xây dựng: 1963 – 2000
•
Nhà thờ có hai ngọn tháp chuông cao 43.5m (với 12 tầng mỗi tháp), chiều dài và chiều rộng của nhà thờ là 80m x 24m
•
Phía trước sân nhà thờ có hai pho tượng thánh Phêrô và thánh Phaolô bằng xi-măng trắng do nghệ nhân Đinh Văn Lương (TP. Hồ Chí Minh) đúc.
•
Tượng được di chuyển bằng đường thủy từ Sài Gòn ra cảng Đà Nẵng, và đưa bằng ôtô ra Huế. Tượng được đúc làm ba đoạn, sau đó, được đổ xi-măng vào ráp lại.
•
Lòng nhà thờ
Được xây theo truyền thống cổ điển có hình thánh giá Latin cộng với lòng căn hai cánh mở rộng. Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần
trên bên trong lòng nhà thờ, phía giữa có hình thánh giá bằng xi măng cốt sắt. Nhà tạm, được xây sát vào phần hậu thân nhà thờ, nằm gọn vào phần lõm phía sau và được đặt trên một bệ cao ngay chính giữa. Hai bên cánh hình thánh giá nhà thờ, cánh trái là phần mộ Ðức cố
Tổng giám mục Philipphê Nguyễn Kim Ðiền (1921 – 1988), cánh phải đối diện là bàn thờ kính thánh. Trong lòng nhà thờ, đặt những dãy ghế có sức chứa khoảng 2.500 người và phía trên cung thánh, có những bậc cấp đi lên.
•
Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên, trên cung là một
hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ. Bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối lấy từ Non Nước – Đà Nẵng, đặt trên một viên đàn (hình tròn) có ba cấp tượng trưng cho tam tài: Thiên – Địa – Nhân, nơi đặt bục giảng của các linh mục… và các ghế ngồi cho những người hành lễ.
4. Nhà
Thờ Khâm Mạng
Nhà Nguyện dành cho các nữ tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh giá Huế • • • •
Địa điểm: Phước Vĩnh, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế Kiến trúc sư: Nguyễn Xuân Minh Diện tích: 300 m2 Năm hoàn thành: 2016
Công trình được thiết kế với hình dạng đơn giản cùng với một ramp dốc đi vòng quanh không gian dạng chiếc hộp. Các nữ tu có thể đi bộ chậm rãi trên đường dốc dài dẫn lên khu vườn trên mái.
MB TẦNG 1
MẶT ĐỨNG
Có một cây thập tự ở cuối chuyến đi thể hiện cho một quá trình đào tạo khó khăn và nhẫn nại.
Dãy hành lang nương theo những cây cột phương vị đứng tạo nên sự tương phản với hình dạng vững chắc của hội trường chính, mang đến một hình ảnh hiện đại nhưng cũng hài hòa với công trình đã hơn 100 năm tuổi.
Ở phía Nam và phía Đông, hệ thống cửa gỗ chắc chắn, có thể xoay quanh trục đứng trung tâm nó kết hợp với khe sáng ở phía Tây và phía Bắc tạo ra một sự thông thoáng tốt cũng như một bầu không khí thoáng đãng cho nhà nguyện.
Ánh sáng trong công trình cũng được xem là một chất liệu quan trọng trong kiến trúc. Sự định hướng trong công trình cũng được tính toán một cách cẩn thận để các khe sáng tạo ra sự thay đổi của nội thất.
5. NHÀ THỜ KA ĐƠN
Nhà thờ Ka Đơn - một công trình tôn giáo độc đáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. • Vị trí: huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng • Kiến trúc sư: Vợ chồng anh Nguyễn Tấn Dũng và Vũ Thị Thu Hương • Thời gian xây dựng: 2009 – 2014 • Nhà thờ Ka Đơn đã giành giải Nhì trong Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại Tp. Pavia (Italia)
Mặt bằng tổng thể
Kiến trúc nhà thờ Ka Đơn được đánh giá là thành công trong việc thể hiện ý tưởng “đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu; nhà thờ thì khiêm tốn, hòa vào thiên nhiên, đậm nét văn hóa Churu và tôn tạo nét riêng của vùng đất này” - ý tưởng ban đầu
• •
• •
Bao quanh nhà thờ là một rừng thông, không có tường vây Nhà thờ nhìn như một gian nhà rông, nhưng không có bậc thang hay bậc tam cấp, để người người khuyết tật đi xe lăn hay người mù dễ dàng tiếp cận mà không bị một cản trở nào. Là nhà thờ Công giáo nhưng không hề có đường nét nào ảnh hưởng của kiến trúc Gothic, không mái vòm, không tháp chuông nhọn cao vút. Đơn giản như một ngôi nhà rông dành chung dành cho mọi người. Một kết nối hòa hợp với thiên nhiên giữa tĩnh lặng của không gian nhà thờ và mảng màu tươi xanh của rừng cây xanh.
Vật liệu chính xây dựng là gỗ thông địa phương và mái ngói đỏ. Nhờ đó, chánh điện nhà thờ Ka Đơn có không gian gần gũi và thoáng rộng, tận dụng nguồn sáng tự nhiên ùa vào.
Mái nhà thờ được thiết kế đơn giản, cách điệu từ mái nhà rông Tây Nguyên - mái không cao vút mà trải thoải như mái lá, lợp bằng ngói đỏ. Không gian được phân chia trong nhà thờ cũng được tổ chức theo kết cấu kiến trúc truyền thống của các tộc người sống trên lưu vực sông Đa Nhim, phía nam Lâm Đồng.
•
Hệ thống tường bao và
trần nhà là hệ thống thanh gỗ thông xếp song song nhau nên vẫn tạo được không gian linh thiêng,
thoáng rộng nhưng gần gũi. •
Tường quanh chánh điện là kính trong suốt chèn giữa
những
thanh
gỗ
thông. •
Nền nhà chánh điện nhà thờ cũng không làm bậc cấp và được lót bằng đá, thể hiện sự quảng đại, bao dung và trường tồn của đức tin…
Không gian nhà thờ có thể đón hơn 3.000 người đến dự lễ.
Thánh giá và tượng Chúa Giê-su trong không gian chánh điện nhà thờ được trang trí trên tường ghép thanh gỗ thông nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm, trang trọng.
Nét độc đáo là Nhà thờ không có cửa sổ, không có cửa chính, thay vào đó là những tấm phên gỗ kéo qua kéo lại
Bên cạnh nhà thờ là phòng trưng bày hiện vật trong đời sống, văn hóa của người đồng bào Churu
Linh Mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc sưu tập cả những vật dụng quen thuộc rất đời thường như chén ăn cơm của người dân tộc Churu
Chiếc rèm cửa được làm bằng xương thú tại phòng trưng bày
Người dân Churu trong thôn hân hoan và hạnh phúc khi cử hành thánh lễ được nghe ca đoàn hát thánh ca và nghe cha xứ rao giảng bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình trong một không gian ấm áp, tràn ngập ánh sáng và hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên.
6. Nhà Thờ Đức Bà Sài
Gòn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn. • Phong cách: Kiến trúc Roman • Kiến trúc sư: Jules Bourard • Hoàn thành xây dựng: 1880 • Vật liệu: Gạch đỏ • Tổng quan: Hướng mặt tiền: - Đông Chiều dài: 93m Chiều rộng: 33m Chiều cao: 60,5m
Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
•
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ
nằm bên trên. •
Đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định.
Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề
ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57 m.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
•
Trên tường được trang trí nổi bật 56
cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. •
Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã
Tượng đồng Pigneau de Béhaine (1903-1945)
Tượng Đức Mẹ Hòa Bình (1959)
III. SO SÁNH 1. So sánh KT nhà thờ Thiên Chúa Gíao trên thế giới và Việt Nam 2. So sánh KT nhà thờ Thiên Chúa Gíao ở Việt Nam
1. So sánh KT nhà thờ Thiên Chúa Gíao trên thế giới và Việt Nam -
Giống:
•
Các kiến trúc nhà thờ hầu như đều mang hơi thở của thời đại đó với nhiều kiến trúc gothic, phục hưng và pháp. Mái vòm nhọn: Sự xen kẽ của những cột trụ lớn-nhỏ tạo nên nhịp cho chính đường và làm tăng ấn tượng về chiều dài, chiều ngang. Sự tương ứng giữa chiều cao và chiều rộng của chính đường có thể làm tăng cũng như giảm cảm giác về độ cao của đỉnh vòm.
•
•
•
Mái vòm cao kết hợp với những cửa sổ kính lớn giúp lấy ánh sáng
•
Cửa sổ hoa hồng với muôn vàn cách trang trí khác nhau: khi xây dựng vòm mái bằng hình chữ nhật, thông thường người ta gặp mái cong hai chiều rất phức tạp, như vậy khi mặt chiếu bằng của nó là hình chữ nhật, chiều cao của cuốn vẫn bằng nhau, nên xử lý kiến trúc vòm có múi đơn giản hơn rất nhiều.
•
Hầu hết kiến trúc chính của nhà thờ thiên chúa giao đều là kết cấu tháp nhọn với các gian phòng tới đỉnh.
- khác:
•
Cho đến nửa cuối thế kỷ XIX các nhà thờ Việt Nam đã có sự thay đổi nhất định so với thế giới nói chung
•
Nhà thờ Việt Nam bên trong được xây theo kết cấu gỗ, vật liệu mang tính địa phương, bên ngoài hình thức kiến trúc Á Đông.Mặt tiền của nhà thờ có thiên hướng đi theo kiến trúc chùa, trang trí mái cong chồng diềm nhiều tầng máivà trang trí hoa văn tổng thể toát lên truyền thống người Á Đông.
•
Tháp chuông rời: Nhà thờ có tháp chuông rời là tháp chuông không gắn với nhà thờ chính mà nằm độc lập bên ngoài.Kiểu này thường gặp ở nhà thờ thuần Nam.Một số ít nhà thờ Tây có tháp chuông rời kiểu này đã tạo nên nét độc đáo riêng cho công trình Việt Nam.
2. So sánh KT nhà thờ Thiên Chúa Gíao ở Việt Nam -
Tuy là loại hình kiến trúc du nhập nhưng cũng như các loại hình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng khác, kiến trúc nhà thờ đã có sự thích ứng, hòa hợp với văn hóa và kiến trúc cổ truyền Việt Nam từ tổ chức quy hoạch tổng thể, hình thức kiến trúc, giải pháp kết cấu, trang trí mỹ thuật và sử dụng vật liệu.
A, Phân loại theo kiến trúc: Nhà thờ Tây Nhân diện hình thức kiến trúc: Gothic, Roman, Tây Ban Nha… nhưng phổ biến tại Việt Nam vẫn là lối kiến trúc Gothic - Nhà thờ ở thành phố có điều kiện về kinh tế thường có qui mô lớn, phong cách Gothic tương đối rõ nét. - Người thợ xây dựng Việt Nam qua việc xây dựng nhà thờ “Tây” có điều kiện học hỏi lối trang trí, họa tiết trong nhà thờ châu Âu như trang trí mặt tiền nhà thờ, trang trí cửa sổ, cửa ra vào, trang trí tháp chuông. - Công tình tiêu biểu: + Nhà thờ Kẻ Sở (Hà Nam), xây năm 1887. + Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn: năm xây dựng 1877- 1880, + Nhà thờ Lớn Hà Nội: xây dựng đến cuối năm 1887. -
Nhà thờ Nam: •
Phong cách hỗn hợp (giữa kiến trúc nhà thờ Tây và Nam)
+ Cùng với lối kiến trúc theo phong cách nhà thờ “Tây” là lối kiến trúc theo phong cách dân tộc Việt Nam mà dân gian quen gọi là nhà thờ Nam + Có loại nhà thờ Nam, bên trong kết cấu gỗ truyền thống nhưng vỏ ngoài lại mang dáng dấp nhà thờ Tây với đặc trưng tháp chuông nhọn, cao vút, mặt tiền trang trí như nhà thờ Tây.
•
Phong cách thuần Nam:
+ Nhà thờ kiến trúc theo phong cách Á Đông:bên trong kết cấu gỗ truyền thống, bên ngoài hình thức kiến trúc Á Đông. Hình thức mặt đứng chính với kiểu mặt tiền phía trước kiểu tam quan như đình chùa, trang trí mái cong uốn đao chồng diềm nhiều tầng mái, hoặc trang trí hoa văn tổng thể toát lên truyền thống Á Đông. + Nét đặc trưng của nhà thờ thuần Nam là không có tháp chuông cao vút gắn với mặt tiền nhà thờ, tháp chuông có thể được làm rời.
B. Phân loại theo tháp chuông Tháp chuông rời: -
-
Tháp chuông rời thường bố trí đăng đối hai bên phía trước nhà thờ chính, một số còn làm thành cổng vào có rào nối giữa hai tháp chuông.Có nơi chỉ có một tháp chuông ở chính giữa phía trước. Kiến trúc tháp chuông kiểu Tây có mặt bằng hình vuông, nhiều tầng thu dần lên cao, các tầng trổ cửa vòm cong kiểu kiến trúc phương Tây, hình thức lặp đi lặp lại.
Kiến trúc tháp kiểu Á Đông thường kiểu giống Tam quan chùa, gồm 2 tầng: tầng đế đỡ lầu tháp mái ngói cong uốn đao, chồng diềm nhiều tầng mái, trang trí chi tiết Á Đông…
Tháp chuông liền: •
•
•
•
-Nhà thờ có tháp chuông gắn liền với nhà thờ chính.Kiểu này thường gặp ở nhà thờ Tây hoặc nhà thờ Nam kiểu hỗn hợp. Tháp chuông thành một khối kết cấu riêng nối chung nhau ở các tầng đế, lên trên lại chia thành các tháp khác nhau. Ở phong cách kiến trúc mới như kiến trúc Đông Dương, đã có tiếp nhận của nghệ thuật hiện đại, kiến trúc không còn đăng đối, lúc này tháp chuông chỉ có một và lệch về bên hông của nhà thờ. Thức tháp chuông hiện đại hơn, vật liệu mới, kiến trúc không còn tầng cấp mà khoe kết cấu (bằng dàn thép)…
C. Phân loại theo vật liệu xây dựng: Nhà thờ gạch Nhà thờ kiểu này có kết cấu bền vững là gạch, bê tông chịu lực. Gạch cũng thường được trát vữa bảo vệ. Chỉ có một số ít công trình theo trường phái thô mộc để gạch mộc tạo sự độc đáo.
Nhà thờ gỗ -
Nhà thờ này thường ở các vùng quê, có giá trị về kiến trúc – nghệ thuật, nhất là bản sắc kiến trúc.Hiện loại hình kết cấu này không còn được tiếp nối xây dựng nên đối với những công trình còn tồn tại trên dưới 100 năm là rất có giá trị.
Nhà thờ đá: -
-
Nhà thờ có toàn bộ kết cấu bằng đá.Kiểu này thường sử dụng vật liệu của địa phương. Số lượng công trình kiểu này không nhiều nên tạo sự độc đáo. Đặc biệt đối với những công trình bằng đá theo lối kiến trúc truyền thống thì chạm khắc đá cầu kỳ như gỗ, đem lại đỉnh cao cho kỹ thuật cũng như nghệ thuật truyền thống Việt Nam, trở thành công trình không những nổi tiếng trong nước mà còn ra thế giới, thu hút du lịch.
IV. TỔNG KẾT Đưa ra kết luận, nhận định, giá trị, bài học cá nhân của nhóm • Nhu cầu về cái đẹp xuất hiện trong thờ phượng, tôn vinh, ca ngợi Thiên Chúa và tôn kính các thánh xuất hiện rõ nhất qua lĩnh vực ảnh, tượng. • Công giáo được biểu đạt theo nhãn quan Công giáo dần dần trở thành các nét văn hóa đặc trưng, thành đối tượng của thẩm mỹ, tức quan hệ thẩm mỹ là cái đẹp giữa con người với con người hoặc giữa những cộng đồng cư dân có các cách sở hữu niềm tin vào cái thiêng khác nhau. • Công giáo mà nó được biểu đạt theo nhãn quan Công giáo dần dần trở thành các nét văn hóa đặc trưng, thành đối tượng của thẩm mỹ, tức quan hệ thẩm mỹ là cái đẹp giữa con người với con người hoặc giữa những cộng đồng cư dân có các cách sở hữu niềm tin vào cái thiêng khác nhau.
• Kiến trúc Thiên Chúa Gíao đóng góp phần lớn vào tổng thể vẻ đẹp của Kiến Trúc dân tộc Việt Nam. Hòa hợp, và vẫn mang những đặc trưng vốn có của thể loại kiến trúc này.
CHƯƠNG 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.
Dữ liệu Kiến Trúc Sư – neufert Thư Viện Kiến Trúc CA’ Library Kiến trúc Công giáo – ĐH Kiến Trúc Hà Nội Pinterest.com Issuu.com vnexpress.net kienviet.net vienkientrucquocgia.gov.vn Youtube.com
THANKS YOU !!! CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !