CHƯƠNG 9 BÁN KÍNH SCHWARZSCHILD ______________
Nếu như tôi có đủ thời gian và không gian – hay nếu như có cái đại loại như sự tái sinh – tôi muốn trở thành một nhà thiên văn học. Trong tất cả các khoa học, nó lôi cuốn tôi nhất – có lẽ bởi vì tôi có thể hiểu tương đối thoải mái cả những bài báo mang tính kĩ thuật về đề tài đó. Trong số tất cả các ngành khoa học tự nhiên, thiên văn học luôn luôn khiến tôi ấn tượng ở chỗ nó gần gũi nhất với toán học khi làm công việc nghề nghiệp Cho đến gần đây, người ta không thể thật sự tiến hành các thí nghiệm hoặc trong toán học hoặc trong thiên văn học theo kiểu giống như cái người ta có thể làm trong vật lí học, hóa học, hay sinh học. Tất nhiên, máy vi tính đã làm thay đổi điều đó, tạo ra các mô phỏng là một phần không thể thiếu của sự tiến bộ của thiên văn học, và sự thám hiểm vũ trụ đã mang các hành tinh và Mặt trời đến “cận cảnh và cá nhân” theo kiểu không thể nào có được hồi một thế kỉ trước đây. Tuy nhiên, nhiều tiến bộ lớn trong lĩnh vực thiên văn học đã có từ lâu trước khi có sự thám hiểm vũ trụ và máy vi tính hiện đại, và chúng vẫn trụ vững là một chứng cứ rành rành của tầm vươn xa không thể tin nổi của trí tuệ con người. Một trong những ví dụ tinh tế nhất là bán kính Schwarzschild, cái mô tả lỗ đen còn lại sau cái chết của một ngôi sao. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ về nó, trước tiên chúng ta cần nói về cuộc đời của một ngôi sao. Với ngoại lệ Mặt trời, các ngôi sao hầu như ở xa không thể tưởng tượng nổi. Và ngôi sao của chúng ta - ở xa 93 triệu dặm – cũng không đặc biệt gần. Cho dù [117]