CHƯƠNG 9 GIỚI HẠN CHANDRASEKHAR ______________
Vào năm 1835, nhà triết học Auguste Comte đã cố gắng tiến đến nơi không nhà triết học nào từng đạt tới. Cho đến khi ấy, các nhà triết học đã cố gắng phân định những giới hạn hiểu biết của con người, nhưng họ thường làm việc ấy bằng cách khảo sát những câu hỏi luân thường, đạo lí và đức tin mà họ cảm thấy sẽ không bao giờ giải quyết được. Comte đã biên soạn một danh sách những câu hỏi ông cảm thấy khoa học sẽ không bao giờ có thể trả lời được. Một trong những câu hỏi đó là xác định thành phần của các ngôi sao. Niềm tin của Comte – rằng đây là một câu hỏi mà khoa học sẽ không bao giờ có thể trả lời được – không phải là không có lí. Xét cho cùng thì vào năm 1838, Friedrich Bessel sẽ chứng minh rằng khoảng cách đến ngôi sao 61 Cygni là 6 năm ánh sáng, một khoảng cách gấp gần 400.000 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, và lớn hơn nhiều so với bất kì con số nào mà trước đó người ta từng nghĩ tới. Tìm kiếm cái gì đó ở một vật thể xa xôi như vậy dường như là một thách thức kinh khủng. May thay, các nhà triết học và nhà khoa học thường không đọc chung sách vở và báo chí, nên dự đoán của Comte hoàn toàn không được Robert Bunsen1 chú ý tới. Là một nhà hóa học người Đức, Bunsen đã hấp thu kiến thức về những hợp chất hữu cơ chứa arsen vào lúc có danh sách của Comte. Việc tìm hiểu những hợp chất như thế tỏ ra là một mốc quan trọng trong lịch sử khoa học, nhưng nó không có ý nghĩa như thế trong chừng 75 năm, cho đến khi Paul Ehrlich sử dụng chúng [150]