HỌC PHẦN TẬP LÀM VĂN VÀ THỰC HÀNH TiẾNG ViỆT
CHƯƠNG I. LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
1. LUYỆN TẬP BƯỚC ĐỊNH HƯỚNG CHO VĂN BẢN
• Hãy đánh dấu vào trước quan niệm mà bạn cho là đúng:
a) Văn bản là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. b) Văn bản phải đảm bảo tính trọn vẹn và thống nhất về chủ đề. c) Văn bản phải đảm bảo mạch lạc, liên kết. d) Văn bản được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ e) Cả bốn đặc tính trên
Văn bản – những yêu cầu chung của một văn bản (Tham khảo NV 10, T1, trg 23) I. Khái niệm văn bản • Mỗi văn bản được người nói tạo ra trong hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Số câu (dung lượng) ở mỗi văn bản như thế nào? Huỳnh Quán Chi
6
- Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn. VB1: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Huỳnh Quán Chi
7
→Hoạt động giao tiếp chung. Đây là kinh nghiệm của nhiều người (một câu). VB2: Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đàicác hạt ra ruộng cày. Huỳnh Quán Chi
8
→ Hoạt động giao tiếp giữa cô gái với mọi người. Đó là lời than thân (4 Câu).
Huỳnh Quán Chi
9
• VB3: Giao tiếp giữa Chủ tịch nước với toàn thể quốc dân, đồng bào, là nguyện vọng khẩn thiết, khẳng định quyết tâm… (15 Câu).
Huỳnh Quán Chi
10
- Văn bản 1, 2, 3 đều đặt ra vấn đề cụ thể và triển khai nhất quán trong từng văn bản. - VB 3: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” + Phần mở bài: “ Hỡi đồng bào toàn quốc!” + Phần thân bài: “ Chúng ta muốn hoà bình… nhất định về dân tộc ta.” + Kết bài: phần còn lại. Huỳnh Quán Chi
11
- VB1: Truyền đạt kinh nghiệm sống. - VB2: Lời than thân để gợi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người đối với số phận người phụ nữ.
Huỳnh Quán Chi
12
-VB3: Kêu gọi, khích lệ, thể hiện quyết tâm của dân tộc trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ:
Huỳnh Quán Chi
13
- Mở bài: Nhân tố cần giao tiếp (đồng bào toàn quốc ) - Thân bài: + Lập trường chính nghĩa của ta, dã tâm của Pháp. + Chân lí muôn đời. + Chúng ta phải đứng lên (cách đánh, khi nào và bằng gì). Huỳnh Quán Chi
14
- Kết bài: Khẳng định Việt Nam độc lập và kháng chiến nhất định thành công, thắng lợi.
Huỳnh Quán Chi
15
• Văn bản thực hiện đích tác động thông qua các thành phần nội dung là chủ yếu. Văn bản có các thành phần nội dung sau đây: – Nội dung sự vật: Các sự việc, sự vật, hành động, trạng thái, các ý kiến quan điểm của người viết, người nói tạo nên thành phần sự vật.
– Nội dung biểu cảm: Văn bản không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn thể hiện thái độ của người viết, người nói đối với nội dung hiện thực được phản ánh và đối với người đọc, người nghe.
– Nội dung hành động: Nội dung hành động chính là hành động muốn tạo nên cho người đọc, người nghe của người viết, người nói. • Cũng giống như đích của văn bản, ba thành phần nội dung có vị trí khác nhau và được thể hiện khác nhau trong các kiểu loại văn bản.
• Có những nội dung được thể hiện tường minh nhưng cũng có nội dung được thể hiện kín đáo (hàm ẩn).
II. Những yêu cầu chung: - Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
Huỳnh Quán Chi
20
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. - Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoậc một số mục đích giao tiếp nhất định. - Văn bản phải một phong cách ngôn ngữ nhất định
Huỳnh Quán Chi
21
Các loại văn bản - Văn bản 1 và 2 thuộc PCNN nghệ thuật. - Văn bản 3 thuộc PCNN chính luận.
Huỳnh Quán Chi
22
* Các loại văn bản: 1/ Văn bản thuộc PCNN sinh hoạt (thư, nhật kí…) 2/ Văn bản thuộc PCNN gọt giũa: a. Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật (truyện, thơ, kịch) b. Văn bản thuộc PCNN khoa học (SGK, tài liệu học tập, luận văn, luận án, bài báo khoa học, công trìh nghiên cứu…. Huỳnh Quán Chi
23
c. Văn bản thuộc PCNN chính luận (lời kêu gọi, hịch, tuyên ngôn… d. Văn bản thuộc PCNN hành chính công vụ (Đơn, biên bản, nghị quyết,…) . e. Văn bản thuộc PCNN báo chí (bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm...
Huỳnh Quán Chi
24
LUYỆN TẬP BƯỚC ĐỊNH HƯỚNG CHO VĂN BẢN
* Tạo lập văn bản → 4 bước (4 giai đoạn): • Định hướng cho văn bản. • Lập chương trình, hay lập đề cương cho văn bản. • Hiện thực hóa chương trình (viết thành văn bản). • Kiểm tra, sửa chữa,hoàn thiện văn bản.
• • • •
Định hướng mục đích giao tiếp. Định hướng nội dung giao tiếp. Định hướng đối tượng giao tiếp. Định hướng phong cách giao tiếp.
1. Định hướng mục đích giao tiếp - Ta viết văn bản để làm gì? Viết ra nhằm mục đích gì? Để đạt kết quả gì? - Mỗi mục đích giao tiếp khác nhau chúng ta sẽ có những cách viết khác nhau.
2. Định hướng nội dung giao tiếp - Chúng ta viết về ai? Viết về cái gì? Viết về vấn đề gì? - Việc xác định nội dung giao tiếp giúp chúng ta có cơ sở để lựa chọn ý, lựa chọn chi tiết đưa vào bài viết.
3. Định hướng đối tượng giao tiếp - Văn bản viết ra cho ai đọc? Viết ra cho những người nào xem? - Với mỗi đối tượng giao tiếp khác nhau mà chúng ta có những cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau, cách xây dựng văn bản khác nhau.
4. Định hướng phong cách giao tiếp - Người viết cần lựa chọn cho văn bản của mình một kiểu phong cách nhất định sao cho phù hợp với mục đích, nội dung, đối tượng giao tiếp. - Chọn phong cách phù hợp với văn bản là chọn cho nội dung văn bản một hình thức thích hợp.
Luyện tập: 1. Đọc văn bản dưới đây và cho biết văn bản: - Viết về nội dung gì? - Nhằm mục đích gì? - Cho ai đọc? - Cách thức trình bày như thế nào?
HƯƠU VÀ RÙA Hươu và Rùa, kẻ sống trong rừng, người sống dưới nước, nhưng rất thân nhau. Một hôm, trời về chiều, gió thổi hiu hiu. Hươu đi ăn, chẳng may trúng cạm của người dưới bản. Hươu cố giãy giụa nhưng không tài nào thoát ra được. Hươu kêu cứu vang cả núi rừng. Huỳnh Quán Chi
34
Rùa ở dưới nước nghe thấy tiếng Hươu kêu cứu vội vã bơi vào bờ tìm cách cứu Hươu thoát nạn. (Theo Hoàng Hạc)
Huỳnh Quán Chi
35
2.Từ văn bản dưới đây, hãy làm sáng rõ một số nhân tố giao tiếp của văn bản: - Văn bản đề cập đến vấn đề gì? - Văn bản viết cho ai đọc? - Văn bản viết để làm gì,nhằm mục đích gì? - Văn bản viết ra trong tình hình nào?
HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này. Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt
nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này, lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảnh sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
• Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
• Và khi dãy đèn thuỷ ngân bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó. (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
*Mở bài: Từ “Cuối buổi chiều “đến “trong thành phố vốn yên tĩnh này” . * Thân bài có hai đoạn: - Đoạn 1: (Từ “Mùa thu” đến “hai hàng cây”): Sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
- Đoạn 2: (Còn lại): Hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. * Kết bài: Câu cuối
-
Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Văn bản viết cho ai đọc? Văn bản viết để làm gì, nhằm mục đích gì? Văn bản viết ra trong tình hình nào?