Cẩm nang cho me va be

Page 1


ĂN DẶM LÀ GÌ? Ăn dặm (ăn bổ sung, ăn sam) là chế độ bé chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa sang chế độ ăn các thức ăn giống như người lớn bởi vì khi được 6 tháng tuổi, cơ thể bé bước vào giai đoạn phát triển mới với nhu cầu dinh dưỡng tăng cao mà sữa mẹ không đáp ứng được hoàn toàn nữa, bé cần phải ăn thêm thức ăn bên ngoài. Nhưng ăn dặm không đơn giản chỉ là bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bé, đó còn là quá trình bé tập nhai và nuối, tập làm quen với các mùi vị và dạng thức ăn mới, giúp hệ tiêu hóa hoàn thiện, giúp cơ hàm của bé phát triển. Vì thế đây là quá trình cực kỳ quan trọng giúp tạo nền tảng cho thói quen ăn uống tốt của bé sau này, cũng tức là tạo nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí não của bé.


Dấu hiệu cho mẹ biết con muốn ăn dặm ăn dặm truyền thống

Ăn Dặm Kiểu Nhật

Bé chảy nhiều dãi Nhú mầm răng Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ Bé có vẻ có cử động nhai: miệng nhai tóp tép, đưa lưỡi từ bên nọ sang bên khác Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bà mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm. Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn: nhìn chằm chằm khi người lớn ăn. Cân nặng của bé gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9 kg

Trẻ thích thú với bữa ăn của người lớn: Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn. Trẻ có thể ngồi được nếu bạn đỡ trẻ. Nếu trẻ đã cứng cổ và ngồi vững được khi bạn đỡ, có nghĩa là trẻ đã cứng cáp và có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Trẻ nhanh đói: Trẻ đói ăn mặc dù chưa đến cữ bú, lúc đó bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm Phản xạ bú của trẻ giảm đi, thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút.

ĂN DẶM KIỂU BLW (Baby led weaning) Bé có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần ít sự trợ giúp của người lớn. Bé có thể giữ thẳng cổ khi ngồi. Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng. Bé với tay chộp lấy đồ và đưa vào mồm chính xác. Bé đã gần đủ (hoặc hơn) 6 tháng tuổi Đặc biệt: Với phương pháp này có những dấu hiệu không phải sẵn sàng, khác với 2 phương pháp ở trên: Tỉnh giấc đêm: bé hay tỉnh giấc vào ban đêm là do lịch sinh hoạt chưa phù hợp chứ không phải dấu hiệu trẻ cần ăn dặm. Chậm tăng cân: Sau 4 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của bé chậm lại, đặc biệt là các bé bú mẹ nên đây không phải dấu hiệu ăn dặm. Bé chăm chú nhìn cha mẹ ăn, với tay ra đòi đồ ăn: Khoảng 4 tháng bé sẽ có 1 bước phát triển mới về nhận thức trong đó có việc bé rất chăm chú quan sát các hoạt động của người khác chứ không phải bé đòi ăn. Bé còi cọc hoặc bụ bẫm quá: Dưới 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé, không thể lấy việc ăn dặm để điều chỉnh cân nặng của bé.


Những chú ý về xác định thời điểm ăn dặm Các lưu ý về thời điểm ăn dặm Ai cũng có thể thuộc lòng lý thuyết về độ tuổi ăn dặm của trẻ - là tròn 6

tháng sau khi chào đời, có nghĩa là ngày mà một em bé bắt đầu ăn dặm là ngày đầu tiên của tháng thứ 7, chứ không phải ngày đầu tiên của tháng thứ 6 như nhiều người vẫn nhầm. Nếu ăn dặm vào ngày đầu tiên của tháng thứ 6 tức là thực chất, em bé mới chỉ trong 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, vấn đề thời gian mới chỉ được coi là điều kiện cần, vẫn cần phải có thêm điều kiện đủ để mẹ xem xét đến việc cho em bé ăn dặm được hay chưa. Đó là việc em bé buộc phải biết ngồi thẳng lưng, và giữ được cổ của mình thẳng, không “gật gù”. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi ngồi thẳng lưng và giữ cổ của mình chắc chắn rồi, em bé mới không bị sặc, trớ và không bị tổn thương trong quá trình nuốt. Nhiều người mẹ chỉ “nhăm nhe” tính toán thời gian mà không để ý rằng con còn chưa biết ngồi thẳng lưng và giữ cổ của mình chắc chắn. Khi ấy, dù con đã có rất nhiều biểu hiện “thèm ăn” như việc con nhìn theo, chóp chép, chảy nước dãi, ... khi người lớn ăn uống thì con chưa đủ điều kiện để ăn dặm đâu nhé!

Cách tính tháng tuổi ăn dặm cho bé sinh non, thiếu tháng Rất nhiều bà mẹ đã không biết đến vần đề này khi tính tuổi ăn dặm cho

con. Đa số các mẹ đều lấy ngày con ra đời để đo đạc, so sánh các tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao và tính thời gian ăn dặm cho con mà quên rằng bé nhà mình sinh non. Điều này là bất hợp lý bởi những em bé sinh thiếu tháng và thiếu cân sẽ không thể có thể trạng tương đương trẻ sinh đủ tháng. Bởi thế, với những trẻ sinh non từ 4 tuần trở lên, việc tính tuổi ăn dặm cho con (tương tự như vậy là khi so sánh cân nặng, chiều cao …) đều phải trừ lùi đi một tháng. Giả sử một em bé sinh non 4 tuần, vậy thì thời điểm thích hợp để em bé đó ăn dặm từ ngày em bé ra đời, phải là tròn 7 tháng – nghĩa là ngày đầu tiên khi bé bước sang tháng tuổi thứ 8, chứ không phải tròn 6 tháng như những bé khác. Tương tự với các chỉ số cân nặng và chiều cao. Không có lý gì một em bé sinh non, sinh ra nhẹ cân hơn các em bé đủ ngày đủ tháng, đủ cân nặng lại phải gánh thêm một áp lực “chạy đau” cho “bằng chị bằng em”,


nuôi con thuận tự nhiên áp dụng vào ăn dặm 1

2

3

4

5

6

7


11 nguyên tắc tập thói quen ăn uống tốt cho con 1. Ngồi ghế khi ăn Khi trẻ đã cứng cổ có thể tự ngồi vững, đến bữa ăn để bé ngồi vào ghế sẽ tập được cho bé thói quen ngồi nghiêm chỉnh khi đến bữa ăn, khi đưa bé ra ngoài ăn hang hoặc đi dự tiệc sẽ tránh được việc bé không chịu ngồi yên ăn uống mà chạy nhảy linh tinh. Hơn nữa việc ngồi ăn trên ghế giúp bé tập trung hơn vào việc ăn và có lợi cho hệ tiêu hóa của bé 2. Không ép bé ăn Nhu cầu của mỗi bé là khác nhau, mẹ không nên so sánh khiến bị áp lực dẫn đến việc ép bé ăn, lâu dài sẽ hình thành ở bé tâm lý sợ hãi và chán ăn 3. Không nên trừng phạt hoặc khen ngợi thái quá Ăn uống là nhu cầu tự nhiên, sự trừng phạt chỉ gây ra tâm lý nặng nề cho cả mẹ và bé. Ngược lại việc khen ngợi bé ăn cũng nên vừa phải, nếu không bé sẽ trở nên phụ thuộc vào lời khen, bé sẽ ăn vì được khen thay vì ăn theo sự đòi hỏi của cở thể và về lâu dài thói quen này không tốt. Mẹ giúp bé cần hiểu ăn uống là một đặc quyền của bé, là một việc tự nhiên chứ không phải một thành tích phải phấn đấu.

4. Không cho bé ăn các bữa quá dày Bé chưa kịp tiêu thức ăn của bữa trước đã phải ăn bữa sau đương nhiên sẽ không hào hứng. Các bữa chính nên cách nhau khoảng 4 tiếng, bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 tiếng. 5. Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính ít nhất 1 – 2 tiếng Nếu mẹ cho bé ăn các đồ ăn vặt như bim bim, bánh ngọt, bánh quy, … quá gần bữa chính sẽ khiến bé bị ngang dạ không muốn ăn, mà đa số các món ăn vặt đều có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp. Hãy tạo cơ hội cho bé được … đói, bé sẽ ăn bữa chính nhiều hơn. 6. Đổi món thường xuyên sẽ giúp bé hào hứng ăn uống Đổi món không chỉ là đổi nguyên liệu mà còn đổi cả cách chế biến. Bé cũng như người lớn, nếu cứ ăn đi ăn lại 1 món thì sẽ rất chán, vì thế đủ lượng ăn của bé ít, mẹ cũng nên thay đổi các món thường xuyên. Điều này cũng giúp bé có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn, không ngại thử những món mới và như vậy sau này mẹ sẽ rất nhàn.


7. Không kéo dài bữa ăn quá 30 – 40 phút Mẹ nên tạo cho bé thói quen ăn uống tập trung. Bé cũng cần hiểu rằng bữa ăn chỉ diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định và nếu không ăn bé sẽ bị đói. 8. Không cho bé đi ăn rong Vì muốn bé ăn được nhiều, ăn hết suất mà người lớn cho bé đi ăn rong, làm bé bị phân tán vào những thứ xung quanh để “lừa” đút ăn cho bé. Kết quả là bé ăn 1 cách thụ động, ăn không phải vị ngon miệng, do đó các men tiêu hóa không được tiết ra khiến bé khó hấp thu. Thức ăn mang đi khắp nơi như vậy cũng không đảm bảo vệ sinh. Thêm nữa việc đi ăn rong thường xuyên dần dần tạo thói quen không rong bé không chịu ăn, nên nếu bé ốm hoặc thời tiết xấu, hoặc gia đình bận rộng không cho bé đi rong được là bé bỏ bữa. 9. Không cho bé xem tivi, đồ chơi khi ăn. Bé chỉ chú ý đến tivi và đồ chơi mà quên đi việc mình đang ăn gì và ăn bao nhiêu. Sự ăn uống không tự nhiên này khiến bé khó hấp thu và là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Thêm nữa, việc cho bé xem tivi trước 3 tuổi sẽ hạn chế sự phát triển não bộ của bé.

10. Cho bé ăn có giờ giấc, ăn chung với bữa ăn của gia đình Việc này sẽ khiến bé cảm nhận được cảm giác no và đói rõ ràng và kích thích bé thèm ăn. Mặc dù đôi khi cũng không nên cứng nhắc quá nhưng mẹ vẫn nên cho bé một lịch ăn tương đối ổn định. 11. Cho bé tự xúc ăn, và cơ hội luyện tập Nhất là khi bé đã được 1 tuổi, đồng thời có thể rửa sạch tay cho bé bốc thử các thức ăn của người lớn, việc này giúp bé vừa tập nhai, vừa giúp bé làm quen với thức ăn của người lớn. Hiểu, làm đúng + kiên trì + gia đình đồng lòng, các mẹ sẽ rèn được thói quen ăn uống tốt cho con. Sau này mới nhàn được. Đừng biến bữa ăn của con thành ác mộng cho cả gia đình các mẹ nhé.





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.