4 Chiến lược Đối phó với Stress
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
1
4 Chiến lược Đối phó với Stress
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
2
4 Chiến lược Đối phó với Stress
1. Giới thiệu Đối với một số trong chúng ta, cuộc sống và công việc vó thể rất căng thẳng. Một số người sẽ nói với bạn rằng "hãy vui lên và tiếp tục với nó" khi bạn cảm thấy căng thẳng. Tuy nhiên, căng thẳng không phải là một vấn đề tầm thường. Nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nhẹ như nhức đầu và mệt mỏi, cũng như những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhồi máu cơ tim, cao huyết ám và đột quỵ. Nó cũng khiến tổ chức tốn kém hàng triệu đô trong sản xuất mỗi năm. Đây là lý do tại sao bạn cần biết làm thế nào để đối phó với stress. Phiên đào tạo này nêu bật các công cụ và kỹ năng bạn có thể sử dụng để chống lại căng thẳng trong cuộc sống và giúp bạn suy nghĩ về một cách tiếp cận dài hạn để quản lý nó. Với nó, bạn sẽ học được 4 cách tiếp cận để đối phó với căng thẳng. Chúng là: 1. Các bài tập thư giãn - để đối phó với những căng thẳng trong những tình huống ngoài tầm kiểm soát của bạn. 2. Chiến lược quản lý khối lượng công việc - để ngăn ngừa căng thẳng bằng cách tổ chức kế hoạch hiệu quả hơn. 3. Kỹ thuật dựa trên tư duy - để đối phó với căng thẳng bằng cách suy nghĩ về những thứ khác nhau. 4. Phòng thủ - giảm căng thẳng bằng cách loại bỏ các tình huống căng thẳng.
Cảnh báo: Căng thẳng có thể gây ra những vấn đề sức khoẻ trầm trọng và thậm chí tử vong. Mặc dù các kỹ thuật này đã được chứng minh có ảnh hưởng tích cực đến việc giảm stress nhưng chúng chỉ là hướng dẫn. Bạn nên tham vấn ý kiến của một chuyên gia y tế có trình độ phù hợp nếu bạn có dấu hiệu liên quan tới bệnh tật do căng thẳng. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia y tế trước khi có bất kỳ thay đổi lớn trong chế độ ăn uống hay tập thể dục.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
3
4 Chiến lược Đối phó với Stress
2. Đối phó với căng thẳng Có rất nhiều định nghĩa và giải thích về căng thẳng. Một định nghĩa chung là do nhà tâm lý học Richard S. Lazarus. Ông nói rằng, "Stress là một điều kiện hoặc cảm giác được trải nghiệm khi một người nhận thức được rằng nhu cầu vượt quá nguồn lực cá nhân và xã hội mà cá nhân có thể huy động." Chúng ta có thể đơn giản hóa điều này bằng cách nói rằng, "Căng thẳng là những điều chúng ta trải nghệm khi thấy rằng mình không kiểm soát được." Một vấn đề quan trọng với căng thẳng là nhận thức. Điều mà người này nhận thức về căng thẳng có thể không giống với người khác. Mức căng thẳng mà mỗi người trải nghiệm cũng khác. Phản ứng của mọi người với stress cũng khác nhau. Một số người phản ứng tiêu cực với các tình huống căng thẳng, trong khi những người khác tổn thương rất ít. Những yếu tố như tính cách, hỗ trợ xã hội và điều kiện thể chất và tinh thần đều ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng mà mọi người trải nghiệm. Có ba loại chiến lược mà bạn có thể sử dụng để đối phó với căng thẳng, cho dù bạn có cảm thấy tồi tệ như thế nào đi nữa. Chúng là? Định hướng theo hành ộng: với những chiến lược này bạn thực hiện hành động, đúng thời điểm, giúp bạn kiểm soát nhiều hơn trong cuộc sống. Về cơ bản, bạn làm bất cứ điều gì hợp lý để kiểm soát và loại bỏ các nguồn căng thẳng. • • •
Định hướng về cảm xúc: những chiến lược tâm lý này giúp bạn ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực, tự phá hoại và cho phép bạn suy nghĩ tích cực. Định hướng chấp nhận: những chiến lược tạm thời này làm giảm các triệu chứng căng thẳng khi bạn không thể lấy lại quyền kiểm soát. Hãy bắt đầu bằng cách xem xét một số chiến lược theo định hướng chấp nhận mà bạn có thể sử dụng để giải quyết "trong thời điểm này" với những căng thẳng mà bạn gặp phải.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
4
4 Chiến lược Đối phó với Stress
3. Các chiến lược định hướng hành động Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét cách tiếp cận theo định hướng hành động, nơi bạn dùng hành động để giảm hoặc loại bỏ những căng thẳng trong cuộc sống. Những chiến lược này giúp bạn kiểm soát các tình huống gây căng thẳng, và phát triển các mô hình hành vi thúc đẩy một lối sống ít căng thẳng hơn. Quản lý khối lượng công việc là một trong những chiến lược quan trọng nhất. Hãy xem xét các kỹ năng bạn cần dể thực hiện nó.
Quản lý khối lượng công việc Quản lý thời gian kém là một nhân tố lớn gây nên stress. Một nhiệm vụ dường như đơn giản có thể trở nên căng thẳng khi áp lực để hoàn thành nó là quá cao, hoặc khi bạn cảm thấy bị choáng ngợp bởi khối lượng công việc của mình. Quản lý khối lượng công việc hiệu quả là điều đầu tiên bạn cần làm. Có một số mô hình hành vi phổ biến làm tăng căng thẳng theo thời gian, mà nhiều người trong chúng ta là nạn nhân. Bao gồm: •
"Thất bại trong việc lên kế hoạch và bạn đang lên kế hoạch để thất bại"
Điều này đúng với thời gian của bạn, giống như những điều khác. Lên lịch trình đúng thời gian là điều dĩ nhiên bạn cần làm nhiếu bạn bị quá tải. Đọc bài viết lên lịch trình hiệu quả để biết thêm thông tin về điều này. •
Thực hiện những nhiệm vụ khẩn cấp trước, nhiệm vụ quan trọng sau
Chúng ta thường nói "không" với những yêu cầu quan trọng để dành thời gian cho những thứ khẩn cấp hơn. Điều này có thể làm cho chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp bởi vấn đề quan trọng không được giải quyết. Sử dụng Nguyên tắc khẩn cấp/Quan trọng của Eisenhower để tìm ra cách giải quyết vấn đề này. •
Làm những việc dễ dàng trước, việc khó sau
Khi bạn làm điều này, thời gian của bạn sẽ không ngừng bị mất bởi những công việc dễ dàng, thường xuyên, chỉ còn lại ít thời gian hoàn thành nhiệm vụ khó khăn. Bài viết về ưu tiên sẽ giúp bạn tránh điều này. •
Không giao việc
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
5
4 Chiến lược Đối phó với Stress
6
Giao việc rất hiệu quả để tránh quá tải công việc. Nếu ủy thác là vấn đề bạn gặp phải, hãy xem bài viết/phiên đào tạo về nó. Hành động: Trả lời những câu hỏi bên dưới.
Bạn có quản lý khối lượng công việc hiệu quả nhất có thể? Bạn thường phạm phải lỗi nào trong các lỗi nêu ở trang trước?
Ba bước bạn sẽ thực hiện để quản lý khối lượng công việc hiệu quả hơn? 1.
2.
3.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
4 Chiến lược Đối phó với Stress
4. Chiến lược định hướng cảm xúc Cách chúng ta suy nghĩ về mọi thứ tác động rất lớn tới số lượng stress chúng ta trải nghiệm. Bằng cách tăng cường phản ứng cảm xúc của mình với các tình huống căng thẳng, chúng ta sẽ ít dễ bị tổn thương với chúng hơn. Một trong những chiến lược mạnh mẽ nhất để thay đổi phản ứng cảm xúc của bạn đối với stress là thay đổi nhận thức của bạn về nó. Nếu bạn có thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực, tình huống có thể thường ít căng thẳng hơn bạn nghĩ ban đầu. Bạn có thể làm điều này với một nhóm các kỹ thuật được gọi là Suy nghĩ nhận thức, tư duy hợp lý, và tư duy tích cực.
Sử dụng Suy nghĩ nhận thức, tư duy hợp lý, và tư duy tích cực Tất cả chúng ta đều bị căng thẳng đôi khi vì những điều chúng ta tự nói với chính mình. Có lẽ chúng ta nghĩ rằng ai đó không thích mình, trong khi thực tế, anh ta chỉ đang có một ngày tồi tệ. Có lẽ chúng ta đang sợ một tình huống mà mình không hiểu hoặc có lẽ chúng ta chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực, chứ không phải tích cực. Đây là nơi Suy nghĩ nhận thức, tư duy hợp lý, và tư duy tích cực có thể giúp ích. Khi chúng ta nhận ra rằng đó là nhận thức của chính mình về nững điều đang diễn ra, điều gây nên căng thẳng thay vì tình huống, chúng ta có thể kiểm soát suy nghĩ của mình và chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành những điều tích cực và hợp lý hơn. Bằng cách thực hành Suy nghĩ nhận thức, tư duy hợp lý và tư duy tích cực, bạn ghi lại có ý thức những suy nghĩ tiêu cực của mình khi chúng xảy ra và sau đó hành động có chủ ý để thay thế chúng bằng những cách thích hợp hơn. Hãy xem xét sử dụng kỹ thuật này từng bước. Bước 1: Viết xuống tư duy tiêu cực Hành động: Hãy suy nghĩ về một số tình huống hiện đang làm bạn căng thẳng, hoặc đã gây ra căng thẳng trong quá khứ. Đối với mỗi tình huống, viết xuống những uy nghĩ tiêu cực mà bạn trải qua trong cột đầu tiên của bảng tính suy nghĩ nhận thức ở trang sau.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
7
4 Chiến lược Đối phó với Stress
Một số ví dụ về tư duy tiêu cực là: • • •
"Tôi thật ngu ngốc." "Tôi không thể vượt qua." "Mọi người đều mong đợi tôi thất bại."
Sử dụng những lời nhắc này giúp bạn khám phá tất cả những suy nghĩ tiêu cực của mình: • • •
Tại sao bạn cảm thấy căng thẳng? Điều gì trong tình huống đó khiến bạn lo lắng? Bạn tin khả năng nào của mình để giải quyết tình huống?
Bước 2: Thay thế các suy nghĩ tiêu cực của bạn bằng những suy nghĩ hợp lý Một khi bạn đã nhận thức được những suy nghĩ tiêu cực của mình, bạn cần phải cố gắng thay thế chúng bằng những thứ hợp lý và cân bằng. Để làm được điều này, bạn phải nhìn nhận tình huống từ góc độ hợp lý hơn. Bạn phải thách thức nhận thức của mình và xác định cho dù suy nghĩ của bạn là hợp lý và chính xác. Hành động: Xem xét từng suy nghĩ trên bảng tính và tự hỏi bản thân xem nó có hợp lý không. Hãy khách quan. Sau đó, chấp nhận quan điểm của người khác và một lần nữa, xác định sự hợp lý của suy nghĩ. Đồng nghiệp sếp và bạn bè có đồng ý với nó? Nếu suy nghĩ là không hợp lý, viết lại nó. Dưới đây là một số ví dụ, bạn chuyển suy nghĩ tiêu cực của mình thành những thứ hợp lý hơn: • • •
"Tôi ngu ngốc." - "Tôi có những kỹ năng và kiến thức tôi cần để thực hiện nhiệm vụ". "Tôi không thể vượt qua" -"Sếp tôi tự tin rằng tôi có thể hoàn thành việc này tốt." "Mọi người đều mong đợi tôi thất bại." - "Các đồng nghiệp phụ thuộc vào sự thành công của tôi và họ có một sự quan tâm đặc biệt trong việc giúp tôi thành công."
Có lẽ bạn không có tất cả các kỹ năng mình cần để thực hiện một nhiệm vụ. Nếu đúng như vậy, hãy hợp tác với người quản lý để tạo ra một kế hoạch phát triển mà sử dụng khả năng của bạn phù hợp với mong đợi của anh ta. Tư duy hợp lý có thể giải tỏa căng thẳng, bất kể ý nghĩ tiêu cực của bạn là gì, bởi vì nó mang lại cho bạn một cái gì đó thực sự để tập trung. Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
8
4 Chiến lược Đối phó với Stress
Bước 3: Khẳng định thực tế với tư duy tích cực Bây giờ bạn đã biết thực tế tình huống căng thẳng, bạn vẫn cần tăng cường đối phó với nó. Bạn có thể xây dựng sự tin tin và lòng tự trọng bằng cách suy gnhĩ ở cấp độ tiếp theo và bằng cách suy nghĩ tích cực về bản thân. Dù rằng biết bản thân có những kỹ năng cần để thực hiện tốt công việc sẽ giúp bạn yên tâm, nhưng hãy nói với bản thân rằng mình sẽ hoàn thành nhiệm vụ tuyệt vời với cảm hứng. Một thông điệp tích cực về bản thân và khả năng của mình có thể giúp bạn chữa lành những thiệt hại do tư duy tiêu cực gây ra. Cố gắng tuyên bố tích cực nhất có thể và đặt nó vào hiện tại. Tạo nên một kết nối cảm xúc với nó, tạo sự đáng tin cậy và đáng nhớ hơn. Hành động: Xem xét từng suy nghĩ trên bảng tính và tạo ra một tuyên bố tích cực sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin trong khu vực đó. Ghi lại tuyên bố tích cực trên bảng tính và cả bất kỳ cơ hội nào mà bạn có thể nghĩ đến để đưa nó vào hành động. Ví dụ về các tuyên bố tích cực bao gồm: • • •
"Kỹ năng của tôi sẽ cho phép tôi hoàn thành dự án này một cách tuyệt vời." "Tôi có thể hoàn thành bài tập này một cách chuyên nghiệp." "Tôi xứng đáng nhận được sự tôn trọng và sự ủng hộ của đồng nghiệp".
Thực hành Suy nghĩ nhận thức, tư duy hợp lý, và tư duy tích cực có thể giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc. Cách tiếp cận khác mà bạn có thể sử dụng để cải thiện khả năng phục hồi được gọi là xây dựng hệ thống phòng thủ, mà chúng ta sẽ xem xét sau đây.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
9
4 Chiến lược Đối phó với Stress
Bảng tính tư duy nhận thức Tư duy tiêu cực
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
Tư duy hợp lý
Tư duy tích cực và cơ hội
10
4 Chiến lược Đối phó với Stress
Xây dựng biện pháp phòng chống stress Có rất nhiều kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để xây dựng hệ thống phòng chống căng thẳng và để tự bảo vệ mình khỏi những tình huống căng thẳng. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói về cách sử dụng các kỹ thuật thư giãn. Đây là một cách tuyệt vời để giải quyết stress "trong thời điểm này." Khi bạn luyện tập nó thường xuyên và và bổ sung với nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ, nó cũng giúp bạn chuẩn bị đối phó với căng thẳng trong tương lai. Tập thể dục là một hình thức phòng thủ dài hạn khác. Những người tập thể dục thường xuyên có cơ thể khoẻ mạnh hơn và có thể chống lại các triệu chứng thể chất của stress một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, tập thể dục tạo nên sự kiên cường về sinh lý học, đặc biệt là khi bạn tập trung vào tim mạch và kiểm soát chế độ ăn uống.
Phát triển mạng lưới hỗ trợ Xây dựng mạng lưới hỗ trợ là một sức mạnh rất lơn giúp bạn chống lại stress. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn có một mạng lưới bạn bè, gia đình và đồng nghiệp tốt, những người có thể hỗ trợ bạn, bạn ít bị căng thẳng hơn và bạn có thể đối phó tốt hơn khi nó xảy ra. Khi bạn có một hệ thống hỗ trợ tốt, bạn có thể nhận được sự trợ giúp khi bạn cần. Bạn sẽ luôn luôn có ai đó để nói chuyện, để giúp bạn đưa suy nghĩ của mình trở lại với thực tế, hoặc để cùng nhau suy nghĩ. Mạng lưới hỗ trợcủa bạn có thể bao gồm nhiều người, chẳng hạn như: • • • • • •
Bạn bè. Gia đình. Đồng nghiệp. Cán bộ quản lý. Thành viên của nhóm. Người cố vấn.
Mặc dù có vẻ dễ dàng để xây dựng mạng lưới với bạn bè và gia đình, nhưng bạn cũng cần tạo mối quan hệ có ý nghĩa với mọi người tại nơi làm việc. Những người này có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cụ thể hơn khi căng thẳng có liên quan đến công việc. Hai cách để phát triển các mối quan hệ hỗ trợ trong công việc là:
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
11
4 Chiến lược Đối phó với Stress
•
•
Tìm một cố vấn - một người cố vấn tốt cung cấp cho bạn một cơ hội tuyệt vời để học hỏi các kỹ năng mới và củng cố giá trị bản thân. Để đảm bảo mối quan hệ không chỉ từ một phía, hãy chuẩn bị thông tin để trao đổi với người cố vấn và làm tốt nhất có thể theo lời khuyên của cô ấy. Làm việc theo nhóm - Khi bạn làm việc với những người khác về một công việc hoặc dự án, bạn có thể chuyển mối quan hệ làm việc thành một mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.
Hãy nhớ rằng, sự năng động khi làm việc với cố vấn và các thành viên khác có thể giúp xây dựng sự tin tưởng. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng hơn nói ra những điều gây căng thẳng cho mình, cũng như để tạo ra ý tưởng để đối phó với nó. Hành động: Hãy dành chút thời gian suy nghĩ về mạng lưới hỗ trợ của bạn. Sử dụng bảng dưới đây để ghi lại tên của bốn người mà bạn có thể được hỗ trợ khi cảm thấy căng thẳng hoặc bị choáng ngợp. Viết xuống cơ sở mối quan hệ của bạn: họ là bạn bè/gia đình, sếp hay đồng nghiệp của bạn? Lý tưởng nhất là bạn sẽ có nhiều người mà bạn có thể trao đổi. Sau đó, suy nghĩ xem tại sao bạn coi họ là một phần của mạng lưới hỗ trợ của mình • • •
Họ đã cung cấp cho bạn sự hỗ trợ trong quá khứ? Bạn có hỗ trợ lẫn nhau không? Ghi lại lịch sử hỗ trợ giữa bạn và từng cá nhân.
Sau đó, tìm bằng chứng về các mối quan hệ một chiều. Ghi lại những hành động bạn dự định thực hiện để cải thiện sự đóng góp của bạn cho họ.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
12
4 Chiến lược Đối phó với Stress
Mạng lưới hỗ trợ hiện tại Tên
Mối quan hệ
Hỗ trợ cung cấp
Một chiều hoặc qua lại?
Bởi họ:
Bởi bạn:
Mạng lưới hỗ trợ hiện tại Tên
Mối quan hệ
Hỗ trợ cung cấp Bởi họ:
Bởi bạn:
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
Một chiều hoặc qua lại?
13
4 Chiến lược Đối phó với Stress
Mạng lưới hỗ trợ hiện tại Tên
Mối quan hệ
Hỗ trợ cung cấp
Một chiều hoặc qua lại?
Bởi họ:
Bởi bạn:
Mạng lưới hỗ trợ hiện tại Tên
Mối quan hệ
Hỗ trợ cung cấp
Một chiều hoặc qua lại?
Bởi họ:
Bởi bạn:
Hành động: Bây giờ nghĩ tới những người mà bạn có thể phát triển mối quan hệ cố vấn và ai có thể có thời gian để làm như vậy. Người này có thể được biết đến trong mạng lưới của bạn, anh ta có thể là người quản lý cấp cao hoặc đơn giản là một người đã từng làm việc trong cùng một công ty hoặc ngành nghề lâu hơn bạn. Sử dụng bảng ở trang tiếp theo, tạo một tuyên bố mục tiêu mô tả những điều bạn muốn đạt được trong mối quan hệ tiềm năng này trong vòng sáu tháng tới. Liệt kê một số hành động cụ thể mà bạn có thể thực hiện để hoàn thành mục tiêu này. Cuối cùng, suy nghĩ về những điều bạn có thể làm để đảm bảo rằng đây là mối quan hệ 2 chiều. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng yêu cầu ban đầu của mình, cũng như giúp bạn duy trì một mối quan hệ tích cực, nếu người này vui vẻ tham gia.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
14
4 Chiến lược Đối phó với Stress
Phát triển mối quan hệ cố vấn Tên người cố vấn tiềm năng
Tuyên bố mục tiêu
Kế hoạch hành động
Các hoạt động qua lại
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
15
4 Chiến lược Đối phó với Stress
5. Chiến lược định hướng chấp nhận Các cách tiếp cận theo định hướng chấp nhận để quản lý căng thẳng nhận ra và chấp nhận rằng đó là một phần của cuộc sống. Chúng giúp bạn đối phó với căng thẳng "ở đây và bây giờ." Thông thường, khi bạn đang ở trong một tình thế căng thẳng, bạn chỉ cần thư giãn và nghỉ ngơi, nhờ đó bạn có thể lấy lại sự tập trung. Nói có vẻ dễ hơn là làm, vì vậy, có rất nhiều kỹ thuật thư giãn mà bạn có thể sử dụng. Các phương pháp phổ biến bao gồm: • • • • •
Hình dung - rút lui về một "nơi" không có stress trong tâm trí bạn. Thiền - thư giãn cơ thể một cách có ý thức và tập trung suy nghĩ vào một thứ đặc biệt trong một khoảng thời gian bền vững. Tự thôi miên - lấp đầy tâm trí với những câu tuyên bố và khẳng định tích cực giúp bạn tự tin và có khả năng quản lý căng thẳng. Thư giãn thể chất - sử dụng các bài tập thư giãn cơ bắp và thở sâu. Yoga - nâng cao khả năng thể chất của cơ thể để đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực của stress.
Hành động: Thực hiện theo các bước dưới đây để thực hành kỹ thuật thư giãn hữu ích. Luyện tập thư giãn sâu 1. Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi xuống. 2. Khép mắt lại và thở chậm và sâu để bình tĩnh. Thay vì thở bằng xương sườn, hãy thở để bụng dưới của bạn giãn ra. Hít một hơi thật sâu và sâu trong mũi, và tập trung vào cảm giác như thế lấp đầy bụng dưới với không khí. Sau đó, hít thở từ từ qua miệng. 3. Tiếp tục thở sâu, và tưởng tượng bản thân trong môi trường thanh bình nhất. Sử dụng tất cả các giác quan đắm mình trong trải nghiệm và càng nhiều chi tiết càng tốt. 4. Thư giãn, cho đến khi nào bạn cảm thấy thoải mái hoặc trong chừng mực lịch trình của bạn cho phép. 5. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy để tâm trí quay lại với thực tại và rở lại làm việc. Bạn sẽ cảm thấy một sự tĩnh lặng bên trong cho đến khi bạn cần lặp lại điều này, hoặc thử một bài tập thư giãn khác.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
16
4 Chiến lược Đối phó với Stress
6. Những điểm chính Trong phiên đào tạo này, chúng ta xem xét 3 cách giúp bạn có thể quản lý căng thẳng. Đây là những chiến lược theo định hướng hành động, cảm xúc và hướng tới sự chấp nhận. Mỗi cách tiếp cận gồm các công cụ và kỹ thuật cụ thể mà bạn có thể sử dụng để chống lại căng thẳng ngắn hạn và dài hạn như quản lý khối lượng công việc, nhận thức về ý thức, xây dựng phòng thủ và các bài tập thư giãn. Bạn có thể sử dụng những phương pháp này giúp mình giảm bớt các triệu chứng căng thẳng, lấy lại khả năng kiểm soát trong các tình huống căng thẳng, và ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực, ngay cả trong thời điểm này và trong tương lai. Điều quan trọng cần nhớ là mọi người phản ứng khác nhau với stress và công cụ có thể phù hợp với người này nhưng chưa chắc hợp với người khác. Thực hành bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật và áp dụng các kỹ thuật có hiệu quả nhất cho bạn và tình huống của mình.
Cuối cùng, hãy giành thời gian học tập trên Thư viện Sự nghiệp Leaderbook mỗi ngày để Sự nghiệp Vượt trội bạn nhé.
Thư viện Sự nghiệp Leaderbook
17