Wowweekend by Thu Ha - InDesign Assignment

Page 1

WOWWEEKEND AWE - INSPIRING JOUREY, EXPLORE $ ENJOY

02

WOWWEEKEND - TRẢI NHIỆM DU LỊCH VÀ PHONG CÁCH SỐNG ĐỘC ĐÁO

INSPIRATION JOURNEY

DISCOVER

EXPLORE

Khám phá 6 lễ hội đặc sắc đầu năm ở Bắc Bộ

Làng chài Bình Lập những ngày tết

Thương yêu tết 3 miền

ASSIGNMENT INDESIGN

LÊ THỊ THU HÀ - PK01935


C

EXPLORE

O

Lễ hội đền Thái Vi, Ninh Bình đầu xuân xuôi dòng về cố đô:.............trang 8 Thương yêu tết 3 miền:................trang 16 Bánh tét lá cẩm – Hương vị năm mới người cần thơ:................................trang 24

DISCOVER

Làng chài Bình lập những ngày tết:.............trang 30

RANDOM ACCESS MEMORIES

N

Nhớ về hương vị tết xưa:........ .....trang 36

T 2

- WOWWEEKEND


E

INSPIRATION JOURNEY Khám phá 6 lễ hội đặc sắc đầu năm ở Bắc Bộ:.............trang 42

N PERSONAGE Câu chuyện “ Ăn tết trên đường phượt” của các vượt thủ:...........trang 58

T S

WOWWEEKEND -

3


BIÊN TẬP Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Lê Vân Hà Biên soạn Lê Thị Thu Hà Thiết kế mỹ thuật Lê Thị Thu Hà Tác giả bài viết Minh Kế, Thanh Minh, Tiến Xuân , Xuân Trường , Hoài Châu, Hoa Cát, Quang Anh, Đại Minh, Hán Hải Yến, Anna Han , Đức Hổ Địa chỉ Trường cao đẳng FPT Polytechnich Tây Nguyên- Tô Hiến Thành, tổ dân phố 8, Thành phố Buôn Ma Thuật, Tỉnh Đắk Lắk

WOWWEEKEND

4

- WOWWEEKEND


Gửi tới những độc giả thân yêu! Mùa xuân là khời đấu của năm mới, cũng giống bằng một hành trình mới sẽ bắt đầu từ những gì trong quá , chúng tôi gọi đó là “Hành Trình Ký Ức” WOWWEEKEND Ấn phẩm đặc biệt Mừng Xuân Canh Tý 2020 sẽ đưa bạn vào chuyến “ du hành kí ức “về những lễ hội văn hóa truyền thống, những miền ký ức mang đậm bản sắc dân tộc và nhiều vùng đất mới lạ mới trên bản đồ chữ của đát nước hình chữ S Chung tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các độc giả đối tác cũng như các bạn công tác viên thần yêu đã tin tưởng và ủng hộ WOWWEEKEND trong thời gian của Chúc các bạn một năm mới hạnh phúc an khang thịnh vượng và tiếp tục đồng hành cùng WOWWEEKEND trên chặng đường sắp tới, Cảm ơn vì những yêu thương ấy , CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2020

Hà WOWWEEKEND -

5



Bà Nà Hills Hills Con đường trên không!



EXPLORE


EXPLORE

LỄ HỘI ĐẾN THÁI VI, NINH BÌNH - ĐẦU XUÂN XUÔI DÒNG VỀ MIỀN CỐ ĐÔ

10 - WOWWEEKEND


“Mỗi năm mỗi mùa. Mỗi mùa đều giữ từng dòng ký ức của nhân loại.” Những ngày đầu của mùaXuân, hoà chung vào dòng người tấp nập trẩy hội, tôi tìm về với danh lam thắng cảnh được xem như “Vịnh Hạ Long trên cạn” - Tan Cốc Bích Động (Ninh Bình). Nhưng đậm sâu trong kí ức của tôi về chuyển hành trình đến với ngôi đến Thái Vi vẫn không thể phai nhoà. Nó như một hương vị mùa Xuân còn đọng lại trong tâm hồn người lữ khách như tôi. Tôi chọn hành trình thăm Đến Thái Vì bằng việc xuôi thuyền Tam Cốc- Bích Động từ bến thuyền Đinh Các và tận hưởng các thư thái, yên bình của vùng quê đậm chất nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đèn Thái Vi ngự thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cử mỗi năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 (Âm lịch), Lễ hội đến Thái Vi được tổ chức để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao to lớn của các đời vua Trần: Trần Thái Tông, Trấn Thành Tông Trần Nhân Tông Trần Anh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoảng hậu Thuận Thiên, là những người đã lập ra hành cung Vũ Lâm, một cứ địa trong kháng chiến chống Nguyễn Mông . Đền nằm ở vị thể bên phải là dòng Ngô Giang bên trái có núi Cối Lĩnh từ ngàn đời nay mà làm nên huyền thoại một vùng Tam Cốc được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn.

WOWWEEKEND -

11


EXPLORE

Đến đây, tôi không chỉ cảm nhận vẻ đẹp nên thơ của một vùng núi non xanh, những hang động ảo huyền mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc nghệ thuật vẫn giữ được “hơi thở của người xưa và mang đậm bản sắc văn hóa phong phú độc đáo, giàu sức hấp dẫn du khách khi đặt chân đến đến Thái Vị. Khi ngày lễ đã đến. Tâm trạng tôi vừa bảo hức, vừa mong chờ để buổi lẽ hết sức cầu kỳ và công phu của người dân nơi đây. Ngay từ chiều ngày 14 tháng 3 (Âm lịch), dân làng Văn Lâm đã làm lễ mở cửa đến rước bát hương thánh ra đình Các Sáng 15 tháng 3 (Âm lịch) là ngày chính hội, các đồ tế khi được mang ra, lau chùi sạch sẽ, rước đặt ở sân rồng cùng các lễ vật khác. Lễ hội gồm hai phần là phần lễ và phản hội. Nghi thức đầu tiên trong ngày chính là lễ rước kiệu. Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn mà tới trên dưới 30 đoàn rước kiệu của các xã trong huyện Hoa và trong tỉnh. Mỗi đoàn thường rước ba cỗ kiệu là Kiệu Song Hành dành cho quần thần, Kiệu Bát Cổng dành cho vua và Kiệu Võng dành cho vương mẫu hay công chúa.

12 - WOWWEEKEND


WOWWEEKEND -

13


EXPLORE

“Kiệu được trang hoàng lọng cắm, màu sắc rực rỡ.” Sau hàng kiệu của các đoàn là hàng kiệu khiêng hương hoa lệ vật. Kế tiếp là phương bát âm, rồi tôi bàn tế do chủ tế dẫn đầu đi hàng hai, tất cả đều mặc thẩm phục. Lễ rước kiệu khởi hành từ đình hoặc đến của các làng rước đến tập trung tại đỉnh Các, sau đó tất cả đều nước vào trong đến Thái Vi để tế vua. Đoàn nước kiệu với kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy, người dân ăn vận lẻ phục, tiếng nhạc lễ vang lũng đoàn người nối bước đi theo thành những hàng dài gọi không khí vừa náo nhiệt, sinh động, vừa linh thiêng thành kinh Đoàn rước kiệu là điểm nhấn rất đặc trưng trong tổng thể không gian sinh hoạt Lễ hội đến Thái Vì, tạo nên sức hút đặc biệt với du khách. Người dân tham gia vào đoàn nước chính là được đảm mình vào không khí lễ hội, tự mình trải nghiệm nét văn hóa tâm linh độc đáo nơi đây.

14 - WOWWEEKEND

Sau khi nước kiệu đến phần tế lễ. là nghĩ thức quan trọng nhất của lễ hội được tiến hành trên sân trước đền Thái Vi. Ban tế từ 15 đến 20 người, có một chủ tế thường là bậc cao niên, có uy tín trong công đóng địa phương được cử ra hành lẻ; 2 Bồi tế; 1 bà đọc Văn tế: 2 bà Xướng tế và mỗi bên có 5 đến 7 bà Tiến hương, Tiến tửu. Trong không khí linh thiêng thành kính khúc Văn tế được ngân lên, phối hợp nhịp nhàng với các động tác của ban tế. Nội dung khúc Văn tế là những dòng ca ngợi công đức của các vị vua Trần, công lao của các vị này với dân tộc và với cộng đồng dân cư địa phương. Hoạt động tế lễ vừa thể hiện nghi thức sinh hoạt mang nặng tính tâm linh, vừa là hình thức tôn vinh những nhân vật có công lao với nước theo một hình thái dân gian hóa.


Khi lễ đã kết thúc, tiếp đến là phần hội-đây thực sự là phản vui chơi giải trí rất sôi nổi của nhân dân và những người đến dự hội. Lúc này tôi mới thực sự cảm nhận được không khí của mọi người xung quanh. Không chỉ người dân địa phương mà cả khách du lịch cũng bị hấp dẫn bởi không khí sôi nổi của lễ hội này. Tôi được chiêm ngưỡng và chung vui các trò chơi dân gian rất hấp dẫn, có thể kể đến như trò nấu cơm thi, trò đua thuyền rồng, hội diễn chèo, tổ tâm điểm, cở bài, thi đu quay, đu giật, kéo co, thi múa rồng múa lân... Khi tôi ngồi nghỉ ngơi, trò chuyện với các cụ bà về nơi đây, cụ cho biết rằng dân gian có câu đối truyền tụng về vùng đất này: “Thảo tủ sơn liêm vô song thánh địa Hoa hoàng thủy nhiều đệ nhất thiên châu (Đất thánh đây chỉ có một không có hai; Sông núi quanh co, hoa thơm cỏ lạ, cảnh như cõi tiên, cũng chỉ có một không hai) Tất cả các dòng người từ khắp nơi tụ hội, ai ai cũng đắm mình trong bầu không khí linh thiêng của lễ hội và cái huyên náo, sôi động của các trò chơi dân gian thú vị. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng hòa cùng những làn điệu ca trù mượt mà, khiến ai đã từng đặt chân đến đất này sẽ không thể quên được một vùng non nước hữu tình, cũng như là một lễ hội cổ truyền vô cùng đặc sắc trên dải đất Cố đô.

WOWWEEKEND -

15


EXPLORE

16 - WOWWEEKEND


THƯƠNG YÊU TẾT BA MIỀN “Chẳng mấy mà! Tết Thế mà thật, tôi thấy cái “chẳng mấy” ấy đến nhanh lắm, chả thế mà mới quanh đi quanh lại, việc nọ xọ việc kia một xíu thôi đã thấy Tết ở gần kế. Tôii sống ở Hà Nội, nhưng quê miền Trung lại thêm đôi chân không chịu ở yên một chỗ, nên Tết đến chỗ nào tôi cũng có dịp hưởng một chút không khí xem chúng khác biệt như thế nào với nơi mình sống Không nói dài rộng, chỉ nội ngồi nói xem Bắc - Trung - Nam ăn Tết như thế nào cũng có thể kế lể cả ngày. Đành hầu chuyện các bạn bằng đôi dòng này thôi”

WOWWEEKEND -

17


EXPLORE

TẾT MIỀN BẮC Tất nhiên, tôi muốn kẻ về vùng đất quê mình đầu tiên nhưng nói gì thì nói, Tết miền Bắc giống như một quy chuẩn để tiện so sánh với hai miền còn lại. Đầu tiên là tiên là ẩm thực, chắc không ai không biết đến hình ảnh cả nhà quây quần gói bánh chưng, những buổi đêm trông bánh, trở củi, vùi khoai... đã ăn sâu vào ký ức của đám trẻ ngày ấy. Bành chưng tượng trưng cho Đất, bên cạnh bánh giầy – tương trưng cho Trời trong tin ngưỡng của người Việt tất nhiên không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, bên canh thịt mô, đủ hành, thịt động canh xương hầm, và một chú gà trống thiến được luộc nguyên con ngậm bông hồng đỏ chót.

18 - WOWWEEKEND


Mâm ngũ quả đúng như tên gọi sẽ có ít nhất năm loại quả, trong đó không thể thiêu buởi (hoặc phật thủ), chuối, cam, gọi là ngũ quả nhưng các bà các mẹ thời nay vẫn thích cho thêm vài loại quả nữa cho đẹp mắt, miễn sao số quả bày trên mâm là số lẻ. Người Bắc mà, cầu kỳ lắm, mâm quả càng lớn càng thể hiện mong muốn về một năm mới sung túc, ấm êm của gia chủ.

Các phong tục truyền thống như 23 tháng Chạp tiễn ông Táo về Trời (Chương trình Táo Quân hàng năm cũng lấy cảm hứng từ phong tục này) mà người ta nô nức mua cả chép về phóng sinh, lễ tảo mộ, bữa cơm tất niên thịnh soạn trước giờ khắc giao thừa, lên chùa hái lộc đầu xuân, mừng tuổi người già, trẻ nhỏ, hay tục chọn tuổi hợp mệnh gia chủ để xông nhà ngày đầu năm, kiêng quét nhà ngày mồng Một... là những nét rất riêng, thể hiện sự kỳ cảng, tỉ mỉ đối với việc đón năm mới của người miên Bác. Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến sắc hoa đào bừng nở mỗi độ xuân về. Dù có hàng trăm thứ hoa nhập đắt tiền, thì Tết của người Bắc cũng không thể thiếu cành đào. To cũng được, bonsai cũng được, đảo rừng, đào thế, hay thậm chỉ một nhánh đào nhỏ cấm trong lọ trên bàn thờ tổ tiên cũng được. Ở Hà Nội, vì thế mà tôi cũng “được lợi theo, khi mà có thể mỗi dịp cận Tết ghé vườn đào Nhật Tân để thấy sắc hỏng bao trùm cả một vùng rộng lớn, cầu kỳ hơn thì sắp xếp thời gian lên những vùng núi phía Bắc để tận hưởng tiết xuân của núi rừng, đào mận ngập lối trước khi trở về quê sum vậy với Mẹ Cha.

WOWWEEKEND -

19


EXPLORE

TẾT MIỀN TRUNG Là một khu giao thoa giữa hai miên, nên ta có thể bắt gấp rất nhiều các phong tục giống của miền Nam, miền Bắc tại các tỉnh miền Trung. Nếu để ý ta kể thấy rằng chỉ cách nhau một con đèo Hải Vân, nhưng giọng nói, nếp sống của hai khu vực cùng dải đất miễn Trung rất khác nhau. Bởi thế, trừ việc “chung nhau” món bánh tét, Tết Bắc Trung Bộ sẽ gán giống với miền Bắc, cũng cảnh đào, cây quất, cùng các nghi lễ xông đất, cùng giao thừa, tảo mộ,... Riêng mỗi mâm cơm sẽ rất cầu kỳ, cần thận, và nhất định mông Một cúng chay. Không thể không nhắc đến món bò rim, món mà dù đã nhiều lần cố gắng làm thử những không thể ngon bằng người niên Trung tự tay làm. Đĩa bò màu trầm khi ăn thái lát mỏng, cay thơm, ăn cùng cơm, bánh tét vẫn đều ngon.

20 - WOWWEEKEND


Còn Nam Trung Bộ sẽ chư,ng mai vàng, bữa cơm ngoài dưa món, nem chua, tré... sẽ có thêm các món cá đặc trưng vùng biển. Bị ảnh hưởng bởi miền Nam nên Nam Trung Bộ cũng không cầu kỳ về cỗ Tết hay ngũ quả, đặc biệt miền biển hiển lành, chân phương lại càng không câu nệ. Tôi vẫn nhớ căn nhà cũ của họ hàng một người bạn, trước nhà chỉ có chậu cúc vàng, nhưng trong nhà ngập tràn tiếng cười nói, hội hạn của gia đình với một vị khách phương xa đến đây khi vẫn còn chút “mống” của Tết. Giản dị, hiền hậu mà thân thương vô cùng. Nhiều khi cũng chỉ ước ngoài bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành,... Tết cùa miền ngoài sẽ thay đổi, sẽ tối giản để cái Tết bớt cầu kỳ, bớt tốn kém. Nhưng nói vui là vậy, biết đâu thiếu đi việc cặm cụi chuẩn bị cho Tết tại bớt đi một niềm vui nho nhỏ của mẹ, của cha, của đám trẻ nhỏ tíu tít bên quần áo mới thì sao? Tết sắp về thật rồi, năm nào cũng tự hỏi 365 ngày qua mình đã làm được gì chưa? Kế hoạch năm tới của mình thế nào? Năm sau sẽ khác ra sao? Duy có một điều, chẳng bao giờ quên đặt vé xe về quê, về với đống việc nhà đang chờ, về với câu hỏi “Bao giờ lấy chồng” quen thuộc, với ly rượu chúc nhau đêm giao thừa của gia đình. Tôi nghĩ, điều này thì miền nào cũng giống nhau cả, phải không?

WOWWEEKEND -

21


EXPLORE

TẾT MIỀN NAM Đáng tiếc là tôi chưa được hưởng nhiều không khí Tết của miền Nam, ngoại trừ các con đường hoa nhộn nhịp những bóng áo dài tạo nên một bức tranh nhộn nhịp đúng chất Sài Gòn. Thế nhưng, cũng đủ để tôi thấy sắc mai vàng đặc trưng trong bộ tử “Mai - Lan - Cúc - Trúc” với năm cánh tượng trưng cho “Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh” và cũng là biểu tượng của trường thọ khoe sắc ở miền Nam quanh năm nắng nóng.

22 - WOWWEEKEND


Mâm ngũ quả của miền Nam lại khiến tôi bật cười khi nhớ lại, bởi tôi đã vô cùng khó hiểu khi thấy bốn loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài cùng xuất hiện với cặp dưa hấu trên bàn thờ ngày Tết của người miền Nam. Hỏi ra mới biết, đọc chệch đi thì bốn loại quả mang ý nghĩa “cầu vừa đủ xài, thể hiện tâm ý của người miền Nam rất rõ không cầu cao sang thịnh vượng, miễn sao đâ là hạnh phúc rồi.

Ỏ miền Nam cũng có phần đơn giản hơn chỉ với ba món cơ bản: bánh tét, bánh tráng và thịt kho tàu. Tương tự như bánh chưng, bánh tét là món bánh đại diện cho ẩm thực Tết miền Nam tượng trưng cho sự no ấm, đặc biệt là bánh tét lá cầm tím rất bắt mắt trong mâm cỗ. Đơn giản, nên có lẽ vì thế người miền Nam có thể đối món các ngày sau khá dễ, thịt gà, thịt bò, nem với gỏi cuốn, hay như người Nam Bộ có món cháo cá ám và cá lóc nướng công ăn vào dịp Tết. Ngay cả phong tục của người Nam cũng không rườm rà, bên cạnh những nghi lễ truyền thống thì không kiêng kỵ quá nhiều, họ dành trọn niềm vui, lời hay ý đẹp cho nhau trong mấy ngày Tết. Một điều tôi thấy khá thú vị là dường như người miền Nam không quả quan trong việc phải ở nhà trong dịp Tết, rất nhiều người hoàn tất các nghi thức sớm để cùng gia đình đi du lịch. Có lẽ với họ không quan trọng là ở đâu mà là đi cùng ai, và ngày Tết là ngày để thực sự nghi ngơi chứ không có một quy tắc nào bắt buộc phải làm thế này thế kia. Thói quen này đến bây giờ vẫn gây ra khá nhiều tranh cãi nhưng dù sao hãy để ngày Tết có được ý nghĩa như nó vẫn từng, đó là hạnh phúc, đoàn viên đến một năm mới an khang.

WOWWEEKEND -

23


EXPLORE

BÁNH TÉT LÁ CẨM HƯƠNG VỊ NĂM MỚI CỦA NGƯỜI CẦN THƠ

24 - WOWWEEKEND


Bánh tét lá cẩm không phải là cái tên xa lạ với tôi, bởi trong một lần về Cần Thơ tôi đã có dịp thưởng thức. Những khoanh bánh sắc màu với vị ngọt béo lạ miệng, thơm mùi nước cốt dừa, trứng muối đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Nhưng để đến làng bánh “mục sở thị” cách tạo nên một đòn bánh ngon và đẹp thì tôi lại chưa có dịp. Thế nên, những ngày cuối năm chính là thời gian lý tưởng nhất để tìm về nơi làm ra món bánh cổ truyền của Tết Nguyên Đán. Tôi bắt chuyến xe đò sớm xuống miền Tây, dọc đường lại tấp vào Sa Đéc lang thang cả ngày. Đến tận chiều muộn, tôi mới xuống Cần Thơ trên chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày, đến nơi trời đã tối mịt. Bạn chờ sẵn tại trạm xe buýt, rồi hai đứa chở nhau dạo một vòng các con đường rực rỡ ánh đèn ra bến Ninh Kiều thưởng thức đồ ăn vặt và ngắm cảnh bến sông trăng thơ mộng, hữu tình. Sáng mai tại bến sông này, tôi sẽ đi chợ sớm, sẽ ăn một tô bún nước lèo trên lênh đênh thuyền bè ở chợ nổi Cái Răng Ngày hôm sau, chia tay với không khi nào nhiệt của chợ nổi Cái Răng, chúng tôi đến phường An Thới, quận Bình Thủy, cách trung tâm thành phố hơn 10km. Có đến đây mới thấy, thủ phủ của miền Tây không chỉ có chợ nổi, có đủ loại cây trái tươi ngon mà còn là nơi ra đời của nhiều loại bánh, trong đó có bánh tét lá cẩm. Bánh tét có ở khắp miền Nam, nhưng bánh tét lá cẩm thì có lẽ chỉ có vùng Bình Thủy nói chung và bánh tét lá cẩm họ Huỳnh ở Cần Thơ nói riêng mới là những chiếc bánh ngon nhất. Lòng vòng hỏi thăm vài người, chúng tôi cũng đến được nơi cần đến. Đó là lò làm bánh tét lá cẩm họ Huỳnh của cô Tư Đẹp, một trong những lò bánh lâu năm và nổi tiếng nhất vùng. Thấy khách tới chơi, cô Tư vui vẻ dẫn chúng tôi vào thẳng gian bếp nhỏ. Ở ngoài cổng không gian yên ắng bao nhiêu, thi khi bước vào bếp lại thấy sự nhộn nhịp, vui vẻ bấy nhiêu. Một góc bếp là những sọt bánh tét lá cẩm chín đang chờ giao cho khách. Trên lò lửa đỏ rực nổi bánh tét đang sôi sùng sục, một bên là nổi lá cẩm tươi vừa bỏ lên đun. Nồi bánh trên bếp sắp được với và gia đình cô Tư đang chuẩn bị gói một mẻ bánh mới. Trên

nền bếp sạch sẽ những chảo nếp đã được ngâm nước lá cẩm tím, những thanh nhân bánh với đậu xanh, thịt trứng muối đã sẵn sàng lá chuối sạch sẽ đã để sẵn trên kệ. Và cả nhà cùng nhau ngồi quây quần gói bánh. Vừa thoăn thoát đôi bàn tay trải lá. lấy nếp, đặt nhân bánh, gói và buộc dây, cô Tư vừa kế cho tôi nghe về nghề và các công đoạn làm bánh tét lá cẩm. Cô bảo, họ Huỳnh ở Cần Thơ là những người đầu tiên nghĩ ra cách chất thứ nước màu tím thẫm của lá cẩm để trộn với nếp làm bánh tét lá cẩm. Nghề nối nghề, nhà họ Huỳnh bao thế hệ hầu như đều theo đuổi và nối nghiệp làm bánh tét lá cẩm. Lá cẩm không chỉ làm màu sắc bánh đẹp, mà còn là một vị thuốc dân gian tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng ưa chuộng .Trong nhà cô Tư ngày nào cũng nấu bánh, nhưng những ngày giáp Tết Nguyên Đán thì công việc nhiều hơn rất nhiều để phục vụ nhu cầu đặt bánh ở khắp cả nước. Chính vì thế, các con các cháu đều cùng nhau làm việc, người rửa lá, người vo nếp, người đun bánh... để kịp cho ra lò những mẻ bánh thơm ngon nhất. Không khí nhộn nhịp, vui vẻ, ấm áp ấy khiến tôi nhớ đến những cái Tết ở quê nhà. Quê tôi ở mãi vùng trung du miền núi phía Bắc. Nơi ấy, năm hết Tết đến, nhà nhà lại quây quần gói bánh chưng xanh. Nhà tôi ít người nên luôn cùng với nhà dì nấu chung một nổi bánh. Năm nào cũng vậy, cử đến 28 Tết, cả nhà lại xúm xít mỗi người mỗi việc để chuẩn bị gói bánh.

WOWWEEKEND -

25


EXPLORE

Riêng tôi luôn luôn phải làm công việc rửa và lau khô lá rong. Và tôi cũng nhận thêm phần việc canh lửa nồi bánh. Cả đêm bên nồi bánh chẳng khiến tôi thấy mệt mỏi hay buồn ngủ, vì tôi và dì luôn tận dụng thời gian này để làm đẹp hoạc bày bánh kẹo ra đĩa, cắm hoa vào lọ,... Cứ như vậy trời sáng lúc nào không hay và bánh cũng đã sẵn sàng để cúng tất niên. Bánh chưng xanh không thể thiếu trong bất cứ gia đình nào ở miền Bắc vào dịp Tết cổ truyền. Và ở miền Nam, miền Tây, thì bánh tét cũng vậy. Có điều nếu so sánh về cách làm thì nghề làm bánh tét lá cẩm lắm công phu, cầu kỳ, và hoàn toàn khác với những nơi khác. Để làm ra những đòn bánh tét lá cẩm ngon nhất, người làm bánh phải cẩn thận từ những khẩu đầu tiên. Nếp làm bánh phải là loại nếp trắng ngon nhất, hạt to tròn đều. Nếp phải được vo sạch, xả hai nước để bánh khi chín sẽ bảo quản được lâu hơn, sau đó ngâm kỹ. Lá cẩm, thứ lá dân dã cho màu nước đẹp mất, phải là lá tươi không úa vàng mới lo nên màu sắc đẹp cho bánh, được rửa sạch, nấu sôi khoảng 15 phút đến khi nước chuyển màu tím đậm. Sau đó mang nếp đã và ngâm vào nước lá cẩm hơn 3 tiếng cho ngậm màu tím tự nhiên rồi vớt ra để ráo nước. Đặc biệt, để tạo nên độ béo thơm cho bánh không thể thiếu nguyên liệu quan trọng đó là nước cốt dừa. Khi nếp đã ráo nước, người ta sẽ trộn đều với chút đường, muối rồi xào với nước cốt dừa cho dẻo thấm và chín khoảng 30%, sau đó mới mang ra gói bánh. Làm nhân bánh tét lá cẩm cũng lắm công phu. Đậu xanh hấp chín, nghiền nát, thịt heo phải là loại ba chỉ ngon, trứng muối cũng được chọn lựa

26 - WOWWEEKEND

kỹ càng. Sau đó được nặn sẵn thành những thanh to bằng cổ tay đặt giữa hai lớp gạo tím, rồi được gói chặt tay và cho lên nấu. Một mẻ bánh tét lá cẩm đun khoảng 4-5 tiếng, nhanh hơn so với nấu bánh chưng ở quê tôi. Đặc biệt, nấu bánh tét phải bằng củi khô Củi phải luôn chảy đượm để bánh chín đều, nếp, nhân dẻo quyện vào nhau thơm lừng mới là đòn bánh ngon. Nói thì có vẻ dễ, nhưng để làm ra được đòn bánh tét lá cẩm đặc biệt, người làm phải tỉ mỉ trong từng khẩu, tất cả vừa vặn không thừa không thiếu, thời gian cho mỗi công đoạn cũng được căn thật chuẩn nếu không bánh nhão hoặc cứng sẽ mất ngon. Chúng tôi mải mê nghe cô Tư kể chuyện làm bánh mà chẳng để ý mọi người đã gói xong mẻ bánh tét lá cẩm nhân đậu, thịt, trứng và chuyển sang gói bánh ít gân, bánh tét nhân chuối. Vừa lúc nồi bánh trên bếp đã chín, được vớt ra rổ cho ráo nước. Khói bốc nghi ngút, mùi bánh thơm tỏa ra khắp gian bếp nhỏ. Cô Tư lấy chiếc bánh nóng hổi, cắt từng khoanh cho cả nhà nếm thử. Miếng bánh tét lá cẩm đẹp như một tác phẩm nghệ thuật, lớp nếp với một bên là màu tím tự nhiên của lá cẩm, một bên là màu xanh đẹp mắt của lá dứa bao quanh nhân đậu xanh vàng ươm, trong cùng là màu hồng của thịt, màu đỏ cam của trứng muối. Tôi cắn thử một miếng bánh nóng, vị béo của nước cốt dừa, của nhân thịt và đậu, vị bùi dẻo của nếp, vị mặn của trứng muối hòa quyện vào nhau tạo thành một hương vị đặc trưng không thể lẫn của bánh tét lá cẩm. Bánh nếp lá cẩm ngon đến nỗi khiến tôi quên cả ngại ngùng mà thưởng thức thêm một khoanh nữa.


Thưởng thức bánh tét lá cẩm không chỉ đơn giản là thưởng thức một món ăn, mà nó còn cho tôi cảm giác thưởng thức hương vị của Tết cổ truyền. Tôi thấy nhớ nhà, nhớ mùi khói thơm ấm áp, bình yên. Đã đến lúc tôi phải trở về. Tạm biệt gia đình cô Tư, tạm biệt không khí rộn ràng ở làng bánh tét lá cẩm cổ truyền, tôi trở về chuẩn bị đón Tết bên gia đình. Năm nay, ngoài bánh chưng xanh quen thuộc, nhà tôi sẽ có thêm vài đòn bánh tét lá cẩm đặc sản Cần Thơ để đón Tết Nguyên Đán.

WOWWEEKEND -

27


DISCOVER

28 - WOWWEEKEND


WOWWEEKEND -

29


DISCOVER

LÀNG CHÀI BÌNH LẬP NHỮNG NGÀY TẾT

30 - WOWWEEKEND


C

hị Loan là một cô giáo tiểu học. Cách đây 10 năm, mỗi ngày chị phải lặn lội gắn 70 cây số đi từ Mỹ Ca đến Bình Lập để dạy cho các em học sinh tiểu học ở đây. Sau đó, chị gặp anh Tâm, một thanh niên làng chài Bình Lập, cả hai quen nhau Lấy chồng chị chuyển về đây sống Quang cảnh những ngày cận Tết của làng chài khá tấp nập, vì đây là mùa kéo lưới về, mùa thu hoạch lớn của những người dân miền biển. Ai nấy đều lộ rõ niềm hạnh phúc lớn trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn và làn da rám nắng. Nhờ sự quen biết của chị Loan, chúng tôi được một người quen trong làng chở qua tấm bé trên biển, nơi anh em nhà anh Tâm, lão Hưng và thằng Đồn đang cho bảy cá ăn. Công việc mỗi ngày của ba anh em bắt đầu với việc “tắm cá”, xay nhuyễn thức ăn và cuối cùng là lặn xuống đìa cho cá ăn. Bè của anh Tâm nuôi chủ yếu là cá bớp, cả chim trắng, cá mú, cà bè và tôm. Địa tôm thì nuôi ở xa hơn vì họ nhà tôm kén nước. Chúng chỉ còn vài ngày nữa thôi là sẽ xuất chuồng - niềm hy vọng của cả gia đình anh Tâm để gọi là có-chút-gì-đó ấm lòng đón Tết. Người ta thường nói nuôi hải sản thì giàu nứt vách đồ tưởng, chăn ấm nệm êm. Nhưng tiền nào của đó, cuộc sống của cơm áo gạo tiền của người bình thưởng đã khó, đối với những người dân miền biển lại càng khó hơn. Mỗi lần cho tôm cả ản, ba anh em lão Tâm phải lặn xuống sâu dưới nước từ 2-4m, chưa kể có mấy hôm trời gió bão, nước lạnh tê cóng cũng phải lặn. Người sống chết với cái bè của anh Tâm, là lão Hưng. Khuôn mặt khác khó quê mùa của lão làm tôi nhớ đến hình ảnh lão Hạc trong truyện ngắn Nam Cao. Lão Hùng sống trên bè quanh năm, nhất quyết không đi đâu. Lão dụng một góc chơi để ngủ, mọi sinh hoạt của lào cũng gói gọn trong cái chải ấy. Một chiếc tivi, một chiếc đài radio cũ kỹ, tấm nệm xanh đã phai màu, dăm bà chai rượu và gói thuốc là làm bạn với lão mỗi ngày. Sáng sáng, chị Loan đi chợ và mua đồ ăn để anh Tâm mang ra cho lão, hôm thi đổ chua nấu cá, hôm thì rau nấu tôm cứ thế mà qua ngày. Ngày Tết thì lão Hưng cũng về với gia đình ở sông Cầu, Phủ Yên, tất nhiên khi đi mang theo chút quâ biển. “Chút quà biển” - nghe nhỏ nhỏ vậy thôi nhưng với những đứa sống ở thành phố như chúng tôi là những thứ gì đó rất xa xỉ. Ở biển, tôm hùm, ghe càng xanh, cả mủ nghệ 30kg, cá bớp chục ký hay cả chim trắng nặng cả cân là cái gì đó rất bình thường.

WOWWEEKEND -

31


EXPLORE

T

hắng Đổn có vẻ là thanh niên trai tráng nhất nhì xứ này, nó nhanh nhẹn hoạt bát, giúp anh Tâm rất nhiều. Nét hiển khô của người dân miền Trung hiện rõ trên khuôn mặt và trong cách nói chuyện của nó. Đơn giản, thoải mái, vô tư vô lo, thắng Đồn là hiện thân của một thanh niên miền biển điển hình. Năm nay nó 21 tuổi, học xong cấp 2, Đổn theo lão Hưng từ Phú Yên vào đây và gắn bó với bè cá này. Nhân vật đặc biệt xuất hiện ngoài sự mong đợi của tôi là bốn chú chó với bộ lông mượt mà và đôi mắt ướt long lanh. Tên của chúng lần lượt là Lucky, Nâu, Đèn Lạ Bốn đứa tụi nó được đưa ra bè từ khi còn nhỏ, theo như chị Loan nói hết Tư lúc biết ăn là đã đưa ra rồi “Thấm thoát Lucky, Nâu, Đen, Lu cũng

32 - WOWWEEKEND

đã đến tuổi trưởng thành, xếp lớp từ 1 đến 4 tuổi. Sống trên biển từ nhỏ nên chúng cử phải tập thích nghi, mỗi lần rớt xuống nước là tự mình bơi lên, dần dần rồi biết tới, đến bảy giờ thì bơi rất sỏi. Cả bốn đứa ở trên biển suốt và không chịu về đất liên. Đối với chúng, cải bè của anh Tâm như là gia đình thứ hai. Nghe cả nuôi bẻ một năm chỉ một vụ, chín tháng mới thu hoạch. Tôi đến ngay thời điểm gần Tết, cả bè anh Tâm đang tất bật thu hoạch sau cả năm chờ đợi. Sau đó, ông Hưng, thằng Đồn sẽ về Phú Yên đón Tết cùng gia đình. “Cả bớp có em từ 5 - 7kg, cả mủ có con nang | đến 30kg, cá bè thì tầm 1 -2kg là xuất chuồng được, cả chim trắng thì tầm 1kg là thịt đã rất ngon. Ngày Tết chỉ cần như vậy là vui rồi”. Chị Loan cười chất phác.


B

a ngày Tết bày ngày Xuân, không có lão Hưng và thằng Đồn, có làm gì thì làm anh Tâm vẫn phải dành ba tiếng để chạy ra xem cái bè của lão như thế nào? Tối thì ra nằm ngoài bè với lũ cá, sáng sớm vào lại với gia đình. Dù ở miền quê nhưng cái xóm chài của anh Tâm, chị Loan, ai nấy cũng chịu chơi thức đến 12 giờ đêm để đón khoảnh khắc giao thừa. Gần đó có “Núi Ông Núi Bà” nghe là linh thiêng lắm. Chị Loan kể, đêm Giao thừa, mọi người trong làng tụ họp lại với nhau, mổ heo sống và mần tiệc trên Núi này. Kinh phí thì cả làng cùng đóng góp lại. Sáng ra mồng một đối với những người dân chài lưới nghe thật khác biệt. Tết nhà, Tết ghe, Tết bè”, người ta mang trái cây, hoa quả, bánh kẹo ra ghe để cùng cầu cho một năm mới thuận buồm xuôi gió. Sau đó, chiều tối cả gia đình anh Tâm, chị Loan và hai cô con gái xinh xắn cùng thong thả lên xe đi thăm họ hàng bên nội, bên ngoại. Tết của cả gia đình chính thức bắt đầu.

WOWWEEKEND -

33


34 - WOWWEEKEND


RANDOM ACCESS MEMORIES

WOWWEEKEND -

35


RANDOM ACCESS MEMORIES

36 - WOWWEEKEND


NHỚ VỀ HƯƠNG VỊ TẾT XƯA Trong một lần nhắn tin với người bạn đang làm việc ở nước ngoài, tôi hỏi Tết nước ngoài khác gì với Tết Việt Nam, người bạn ấy trả lời: “Mùi Tết”. Chính xác là “Mùi Tết” cái mùi bạn chẳng thể nào tìm được ở bất cứ nơi đầu ngoài Việt Nam. Là mùi trầm hương ông hay mua về mỗi khi Tết, thoang thoảng khắp nhà, hương thơm dịu ngọt, ấm cúng mang một chút gì đó thiêng liêng trong những ngày Tết. Mùi hương ấy cứ lẩn quẩn trong tâm trí tôi để rồi trở thành niềm thương mỗi lúc đi xa. Là bàn tay “điệu nghệ” của bà, là mùi mứt gừng cay nổng mứt dừa ngọt thanh của đường cát trắng quện vào từng sợi dừa non, tan chảy khiến bọn trẻ con thèm thuồng Đợi bà không để ý, đám trẻ con trong xóm len lén thò tay bốc một miếng cho vào miệng “Chẳng phải đây là món ngon nhất ngày Tết tuổi thơ đây sao?” Là nhớ mùi thịt kho hột vịt thơm nức mũi của mẹ, trứng luôn luôn hết trước, đến nhà

nào cũng được mời, nhiều lúc ăn đến phát ngán. Nhưng giờ đây dù có hàng trăm công thức tìm thấy trên Google nhưng tôi cũng chẳng tìm được cái mùi vị của mẹ nấu khi xưa Là mùi than hồng xộc lên mũi, mùi khỏi bên bếp lửa nấu bánh chưng những đêm trước Tết. Hay mùi bụi bay phủ khắp người mỗi khi cùng bố dọn dẹp nhà cửa. Mùi khói, bụi ấy ám vào quần áo, tóc tai và bám sâu vào tâm trí của đám trẻ con ngày ấy. Ta có thể cảm nhận rõ nhất “Mùi Tết” vào thời điểm trước giao thừa khoảng 2 tuần. Khắp các chợ tấp nập người lui tới mua sắm Tết, mọi con đường trung tâm được trang trí lộng lẫy. Trẻ em háo hức được mặc quần áo mới, mùng một Tết xếp hàng chúc Tết ông bà chở nhận lì xì đỏ thắm. Là tiếng cụng ly leng keng, tiếng nhạc xuân nhộn nhịp, rộn rã khắp mọi nhà. “Ta nói nó đã làm sao! Đây chính là mùi Tết chứ đâu”, người bạn tôi đã nhắn như thế khi định nghĩa về mùi Tết.

WOWWEEKEND -

37


RANDOM ACCESS MEMORIES

Sau những chuyển dịch của vòng quay đất trời. Tết vẫn ở đó, chỉ có cuộc sống thay đổi, bọn trẻ con khi xưa nay đã trưởng thành. Vài năm gần đây, mỗi khi Tết đến thì tôi lại nghe thấy câu nói quen thuộc “Tết nhạt quá mày ơi!” , “Chẳng thấy không khi Tết đâu cả”- Những câu nói “Tết nhạt” , “Tết chán” không biết từ khi nào đã trở thành những câu nói viral của giới trẻ. Thậm chí có một nhãn hàng lớn đã tạo nên một campaign (chiến dịch) Tết cực kỳ thành công nhớ sử dụng câu nói này: “Mày sợ điều gì nhất? - Tao sợ sự trưởng thành”. Câu nói của người bạn trạc tuổi làm tôi suy nghĩ rất nhiều trong một khoảng thời gian dài. Chủ lẽ “sự trưởng thành” đã chở theo sự hào hứng, mong chờ, ký ức thời thơ ấu về Tết của chúng tôi - những đứa trẻ em “chờ Tết” khi xưa đi theo vòng xoay chuyển dịch của thời gian. Mùi trầm hương đã thay bằng những chiếc đèn nhựa chớp tắt trên bàn thờ tổ tiên. Ngày xưa cứ tưởng Tết chỉ có mai, đào nhưng giờ đây còn có những bình hoa ly rực rỡ, ngát hương 38 - WOWWEEKEND

trên bản tiếp khách. Hình ảnh đưa bé khi xưa cùng bà, cùng mẹ gói bánh chưng, ngồi canh bánh chín cùng đám bạn trong xóm cũng thay bằng những chiếc bánh chưng mua trong siêu thị, hay những cửa hàng online. Nồi thịt kho hột vịt của mẹ nấu từ 30 Tết còn nguyên đến mùng 3 vì chở người con đi du lịch cùng bạn trở về án cùng Thèm cái cảm giác được an vụng mứt dừa ngon nhất tuổi thơ của bà, nay đã thay thế bằng nhiều loại bánh kẹo ngoại nhập. Những câu chúc Tết yêu thương khi xưa giờ được gửi đi qua tin nhắn bằng những chiếc điện thoại kết nối internet hay ngày Tết quây quần nhưng mọi người lại chăm chú vào chiếc điện thoại thông minh. Thậm chí chương trình Táo Quân trên tivi mỗi 30 Tết sắp cũng không còn nữa. Nhiều người còn đặt câu hỏi liệu Tết bây giờ có còn như xưa nữa hay chỉ được coi là một kỳ nghỉ dài ngày. Cử mỏi dịp Tết đến, người ta lại tranh cãi với nhau về việc bỏ hay giữ Tết hoặc gặp Tết âm lịch vào Tết dương lịch như những nước tiên tiến phương Tây.


Theo các nhà kinh tế học thì việc nghi dài sẽ ảnh hưởng với kinh tế đất nước. Ông tôi không biết gì về kinh tế học, ông chỉ là một người dân bình thường như bao người dân sống trên đất nước này. Khi còn bé, tôi nhớ ông đã từng nói khi tôi hỏi vì sao Tết người ta lại nấu bánh chưng, chưng cây mai trong nhà: “Nếu giá trị truyền thống dân tộc của mình mà không giữ được thì làm sao dám trông mong phát triển những thứ lớn lao”. Dường như cuộc sống cảng đủ đầy thì giá trị Tết càng mất dân. Sức mạnh công nghệ có thể giúp chúng ta gần nhau hơn nhưng không thể nào kết nối được những giá trị truyền thống ngày Tết. Những chiếc xe tải chở đầy hoa Tết, hương thơm ngào ngạt ấy cũng không thể chở được mùi Tết. Cũng giống như chúng ta có thể nhìn thấy nhau qua

màn hình điện thoại nhưng chẳng thể nào cảm nhận được tình cảm, cảm giác sum vầy gia đình. Hay có thể mua được tất cả đồ dùng ngày Tết chỉ với vài cú chạm nhưng lại không thể mua được những giá trị truyền thống Tết xưa. Mùi Tết - cái mùi không có tên trong từ điển tiếng Việt, không thể miêu tả được bằng lời, nó là loại mùi bám chặt vào ký ức của mỗi người Việt. Dù biết cái mùi Tết ấy qua bao năm tháng đã khác xưa nhiều. Nhưng chúng ta cần biết cân bằng giữa cái hiện đại và gìn giữ những nét truyền thống tốt đẹp của ông bà xưa. Có như thế dù cuộc sống có phát triển, văn minh như thế nào cũng không thể mất đi được bản sắc văn hóa dân tộc.

WOWWEEKEND -

39


40 - WOWWEEKEND


INSPIRATION JOURNEY

WOWWEEKEND -

41


INSPIRATION JOURNEY

GÒ ĐỐNG ĐA

Đ

ược diễn ra tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội vào ngày mùng 5 Tết hàng năm. Đây là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954) , lễ hội Gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống và trở thành quốc lễ. Chùa Đồng Quang gần gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, các nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước.

42 - WOWWEEKEND


WOWWEEKEND -

43


INSPIRATION JOURNEY

CHÙA HƯƠNG

H

àng năm cứ mỗi độ Xuân về. Đúng mùng 6 tháng Giêng, hàng triệu Phật tử cùng du khách khắp thập phương lại nó nức trẩy hội chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trên dòng suối Yến, hàng nghìn chiếc thuyền của người dân địa phương đưa du khách thong dong, vãn cảnh dọc hai bên bờ, xuôi dòng nước tạo nên một khung cảnh hữu tình. Theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì núi Hương Sơn là nơi tu trì và trác tích của Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tất đã được Việt hóa và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là Dấu vết thơm tho.

44 - WOWWEEKEND


WOWWEEKEND -

45


INSPIRATION JOURNEY

LẤY ĐỎ

L

ễ hội truyền thống của làng An Định (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) kéo dài từ ngày mùng 7 Tết đến ngày 11 tháng Giêng. Vào 21 giờ ngày cuối cùng của lễ hội, Ban tổ chức mang toàn bộ vàng hương ra làm lễ trước Thành Hoàng làng sau đó tổ chức tại sân đình. Hàng trăm người dân trong làng bất kể già trẻ, gái trai đổ ra sân đình xin lửa từ khối vàng mã đang chảy, rồi mang về nhà với hy vọng cả gia đình sẽ có lộc trong năm mới.

46 - WOWWEEKEND


WOWWEEKEND -

47


INSPIRATION JOURNEY

VẬT CẦU BÙN

L

ễ hội Vật Cầu Bùn làng Vân (nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 4 (Âm lịch), từ 2 đến 4 năm mới được tổ chức một lần tai den Chúa Văn. Phân hội đặc sắc với trò chơi vặt cầu bùn đã có nguồn gốc hàng trăm năm nay, diễn lại truyền thuyết về Đức Thành Tam Giang trong sử xưa khi Lý Bản (Lý Bí) đánh đuổi quân Lương thế kỷ 4-5, và chỉ mới được phục dựng từ năm 2002 Sân cầu rộng 200m2 được đổ đầy bùn hoà lòng bởi nước sông Đuống do phụ nữ trong làng gánh

48 - WOWWEEKEND

về. Hai đầu sẵn có hai hồ bùn sâu (giống như khung thành trong bóng đá, rộng 80cm, sâu 50cm) để 16 đô sĩ là đàn ông trai tráng trong làng, cởi trần đóng khố ( được gọi là quan cầu) chia làm hai đội tranh giành hàng đầy được trái cầu gỗ (được dẻo bằng lim, đường kinh khoảng 40cm, nặng 20kg) xuống hồ bùn đối phương. Mỗi lần đưa được trái cầu gỗ vào hố bùn đối phương được tính là 1 Cầu cho đội ghi điểm. Cuộc chơi kéo dài nhiều giờ từ quá trưa cho tới chiều tối, đội giành chiến thắng là đối giành được nhiều Cầu nhất.


WOWWEEKEND -

49


INSPIRATION JOURNEY

TỊCH ĐIỀN

D

iễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng. Lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, trở thành nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Hội có lịch sử diễn ra từ thế kỷ thứ 10 trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền cho đến năm 2009. Lễ chính diễn ra với phần tể trời đất, một lão nông có uy tín trong làng được chọn, đeo mặt nạ mặc long bảo giả Vua đi cày để diễn lại tích xưa. Trong phần lễ hội, người dân sơn vẽ những ông trầu trong làng bằng những sắc màu, họa tiết truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa nông thôn Bắc Bộ, trong đó có cả tranh Đông Hồ.

50 - WOWWEEKEND


WOWWEEKEND -

51


INSPIRATION JOURNEY

52 - WOWWEEKEND


THỔ HÀ

L

ễ hội Thổ Hà (thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có từ năm 1685, nhưng mãi tới năm 1992 dân làng mới phục dựng lại và duy trì cho tới ngày nay. Hội làng Thổ Hà được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 20 đến ngày 22 tháng Giêng. Nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Tri Tiến - người được xem là ông tổ nghề gồm của làng, năm nào làng cũng tổ chức nhưng 2 năm mới rước lớn một lần. Điểm đặc sắc nhất của lễ hội là việc người dân làng tự hóa trang thành các nhân vật trong tích xưa như ba ông Tam đa: Phúc - Lộc -Thọ, Tiên đồng ngọc nữ, Đại tướng quân, tùy tùng vô cùng đẹp và trang nghiêm. Lễ hội như một vở diễn tuồng cổ lớn điều quanh làng được hàng nghìn người dân địa phương và khắp nơi đổ về thưởng lãm.

WOWWEEKEND -

53


IT’S YOUR CHOICE Máy ảnh Leica M Typ 262 Nhiếp ảnh là những lựa chọn. Thấy khi người khác chỉ nhìn, chậm lại khi mọi người vội vã, kiên định khi mọi người bỏ cuộc. nổi bật khi người khác nhạt nhoà

Nhiếp ảnh là lựa chọn của bạn. Câu chuyện của bạn, góc nhìn của bạn, mục đích của bạn, chiếc máy ảnh của bạn. Khơi nguồn cảm hứng tại leicavietnam.com



PERSONAGE

56 - WOWWEEKEND


WOWWEEKEND -

57


PERSONAGE

58 - WOWWEEKEND


Câu chuyện “ Ăn tết trên đường phượt” của các vượt thủ “Trốn” những cuộc nhậu, mua sắm triền miên cuối năm, anh Việt gói ghém hành lý lên đường du xuân. Mùa xuân là mùa lễ hội, khi cảnh quan đẹp nhất trong năm, cũng là dịp tốt nhất để khám phá văn hóa mỗi vùng miền - là lý do khiến Tết năm nào anh Đặng Duy Việt, cán bộ dự án xây dựng ở Hà Nội, cũng lên đường. Những năm trước, anh thường đoàn tụ cùng gia đình trong ngày mùng một, và khởi hành từ mùng 2. Sau những lần ăn Tết cùng bà con Tây Nguyên hay ngao du sông nước miền tây..., năm nay, anh quyết định xuất ngoại sớm, khám phá mảnh đất Vân Nam Trung Quốc với những địa danh nổi tiếng như Đại Lý, Lệ Giang, cao nguyên Shangrila... “Mỗi lần đi lại một lần thấm rằng mỗi miền đất có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Mình nhớ dịp Tết 2009 đi Tây Nguyên vào đúng dịp hoa cà phê nở, háo hức lắm. Hồi đó mình đi máy bay vào Đà Nẵng rồi thuê xe máy lang thang đi tiếp, chụp ảnh, thăm nghệ nhân, cảnh quan, các di tích lịch sử...”, anh Việt say sưa kể lại kỷ niệm chuyến đi Kon Tum - Buôn Mê Thuột. Chàng trai 31 tuổi cho biết, anh thích phượt một mình hoặc rủ thêm 1-2 người bạn. “Đi ít người cũng có cái hay, đến mỗi nơi, mình sẽ phải tự tìm bạn, tự giao lưu, chứ không tìm niềm vui nơi bạn bè đông đúc như những nhóm nhiều người. Có khi dừng chân đâu đó, bỗng thấy nhớ không khí Tết ở nhà, nhớ Hà Nội da diết. Sau những giây phút đó, mình trân trọng cuộc sống hơn, và khi trở về, cảm thấy gia đình mình thật thân thương, gắn bó”, anh Việt chia sẻ. Thế nhưng, cũng vì sở thích phượt Tết này mà anh từng không ít lần bị người yêu giận dỗi. “Biết là cô ấy buồn nhưng cái thú nó ngấm vào máu rồi, không thể bỏ được, chỉ biết cố gắng bù đắp cho nàng khi trở về thôi”, anh phân trần.

Trong chuyến đi Trung Quốc lần này, vì không tự tin về tiếng Trung, lại đi tới một vùng đất hoàn toàn mới nên anh muốn đi cùng nhóm đông người cho “an toàn”. Trong nhóm, chỉ vài người quen nhau từ trước, còn lại các bạn biết nhau qua trang mạng Trí tuệ VN. Chuyến đi của anh đã bắt đầu từ 28 Tết.

Giống như anh Việt, không ít người “lội ngược dòng”, chọn dịp này này để rời nhà đi khám phá không khí đón xuân ở những miền đất lạ. Trong khi Tết truyền thống vẫn được coi là thời điểm để mọi thành viên trong gia đình trở về quây quần. “Những người thích du lịch hay thích phượt luôn mong tới khi có thời gian rảnh để tổ chức những chuyến đi. Và Tết là một dịp như thế. Ngoài ra đi chơi trong dịp này có thể khám phá những phong tục Tết của địa phương đó”, anh Nghiêm Xuân An, một thành viên của diễn đàn VnPhoto ở TP HCM lý giải nguyên do mình và nhiều người có “máu” phượt thích đi vào Tết. Theo lời anh, dù những điểm đến đó có thể đã quen thuộc nhưng vẫn thấy hào hứng vì đi vào Tết sẽ rất khác. “Khi đó, nếu mình tự đi xe máy thì di chuyển trên đường sẽ thích hơn vì đường vắng và sạch hơn. Đây cũng là dịp để thấy được phong tục ăn Tết ở những nơi mình tới, và được thưởng thức nhiều món ăn có thể ngày thường ít có”, anh nói. Anh Xuân An bắt đầu ăn Tết xa gia đình từ vài năm trước (Tây Nguyên năm 2009, các tỉnh miền Tây năm 2010, năm nay thì Đà nẵng, Huế). “Có một may mắn là mọi người trong gia đình, họ hàng đều tập trung ở nhà mình vào mùng một nên mình gặp được tất cả và đỡ áy náy vì... bỏ Tết nhà đi chơi”, anh kể.

WOWWEEKEND -

59


PERSONAGE

Mỗi lần đi lại một lần thấm rằng mỗi miền đất có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Mình nhớ dịp Tết 2009 đi Tây Nguyên vào đúng dịp hoa cà phê nở, háo hức lắm. Hồi đó mình đi máy bay vào Đà Nẵng rồi thuê xe máy lang thang đi tiếp, chụp ảnh, thăm nghệ nhân, cảnh quan, các di tích lịch sử...

60 - WOWWEEKEND


WOWWEEKEND -

61


EXPLORE

Cùng ham du lịch, những ngày này, ngoài việc chuẩn bị sắm Tết, lo hai bên nội ngoại, vợ chồng anh Phạm Trọng Thuật (Hà Nội) cũng đang chuẩn bị dần cho chuyến du xuân sang Lào vào ngày mùng 2 âm bằng xe bus. Để có đi chuyến này, vợ chồng anh phải gửi hai cậu con trai, một 10 tuổi, một 4 tuổi nhờ ông bà nội chăm giúp. “Cả năm làm việc vất vả rồi, chỉ có dịp này được nghỉ nhiều nên hai vợ chồng tranh thủ đi chơi dài ngày. Bố mẹ mình rất hiểu nên

62 - WOWWEEKEND

các cụ thông cảm và ủng hộ”, anh Thuật chia sẻ. Những năm trước, vào dịp đầu xuân, nếu đến những địa điểm gần, anh vẫn lái xe đưa cả gia đình đi chơi. Để yên tâm khởi hành và tận hưởng chuyến đi, vợ chồng anh phải sắp xếp chuẩn bị Tết chu đáo ở nhà từ trước. “Mình cũng tính kỹ cả rồi, khởi hành mùng hai thì cả gia đình vẫn sum họp cùng đón giao thừa, rồi mùng một vẫn đưa các con đi chúc Tết họ hàng được”, anh nói.


Không chỉ vì “máu” phượt hay thích khám phá miền đất mới, nhiều người chọn đón xuân xa nhà vì chán những cái Tết lặp đi lặp lại, muốn thay đổi không khí và làm mới chính mình. “Hơn 20 năm, năm nào cũng đón Tết như năm nào, chán quá, nên mình đã rủ mấy đứa bạn đi Singapore xem họ đón năm mới, thấy vui hơn nhiều”, anh Nguyễn Tiến Trung (Hải Phòng) kể về lý do lần đi xa đón xuân đầu tiên của mình.” Còn năm nay, đích tới của anh là khám phá Lào, khởi hành ngày mùng 4 tết. Anh cho biết, bắt đầu từ 2006, năm nào Tết anh cũng xách ba lô đi “phượt”. “Ở nhà ăn, chơi mãi cũng chán. Lần đầu tiên đón Tết nơi xứ lạ, cảm xúc hoàn toàn khác. Năm đó, mình cùng nhóm bạn sang Singapore, được hòa mình vào không khí Tết người Hoa hiện đại, thấy vui lắm. Từ đó, năm nào mình cũng cùng mọi người đón Tết ở những nơi khác nhau để cảm nhận rõ hơn về ngày Tết của người Việt Nam xa quê hương”, anh Trung bộc bạch. Chia sẻ kinh nghiệm du lịch, chơi Tết, nhiều “dân” phượt cho rằng, những người mới đi nên tìm hiểu thật kỹ về địa điểm định đến, tốt nhất là hỏi kinh nghiệm những người từng đi. Theo anh Nghiêm Xuân An, nếu phượt vào những ngày lễ Tết thì điều lo lắng nhất là phương tiện di chuyển. Nếu đi bằng các phương tiện công cộng

thì cố gắng lên lịch trình thật tốt để quyết định ngày đi, về từ sớm và đặt mua vé. Việc thuê xe máy trong Tết cũng khó hơn nên phải tính nhiều phương án. Ngoài ra, các điểm vui chơi công cộng ở địa phương thời gian đó thường rất đông nên phải cân nhắc thứ tự các điểm ghé trước, sau. Chi phí cao hơn các dịp lễ khác cũng là điểm cần lưu ý khi đi chơi đầu xuân. Còn anh Nguyễn Tiến Trung cho rằng, khi ra nước ngoài dịp Tết nên chọn những nơi phù hợp với thời gian mình được nghỉ, có thể là các địa điểm gần Việt Nam như Malaisia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào... Nếu đi Singapore và Thái Lan thì nên đặt vé máy bay trước Tết ít nhất 2 tháng, còn lại có thể di chuyển bằng đường bộ để khám phá được cái hay và kỳ thú của mỗi nơi. Theo kinh nghiệm của anh, trước khi đi nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết, không nên mang nhiều thứ như bánh kẹo, đồ ăn. Những thứ không thể thiếu khi đi phượt là dầu xanh, thuốc tiêu chảy (vì đi xa khó tránh bị dị ứng với đồ ăn bản địa), một hoặc 2 hộp C sủi (để tăng sức đề kháng), đổi tiền bản địa ở biên giới hoặc tại quầy thu mua ngoại tệ ở nước sở tại... Muốn đặt khách sạn rẻ thì nên đặt phòng qua mạng, hoặc muốn vui nữa thì ở tại nhà dân nếu đoàn dưới 10 người. “Trước khi đến nơi nào đó có thể lên mạng tìm sinh viên Việt Nam hay người Việt sống ở khu vực đó rồi nhờ họ hướng dẫn đi thì tuyệt với nhất”, anh Trung chia sẻ “bí quyết”

WOWWEEKEND -

63


H C Ị L U ƯỢT - D

H P O L A B THỜI

H TẾ N I T G N TRA

BẤT C

THỜI I Ọ M P HẤ

TIẾT

Balo Deuter Futura Pro 36



Mường Thanh Luxury Nha Trang Tel: 1900 5454 40 or 028 3925 1055 Hotline: 0935 154 037 Web: muongthanh.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.