Portfolio

Page 1



PORTFOLIO By

Nguyễn Lê Vân Hà



Profile Họ và tên Ngày sinh Quê quán E-mail Phone Thế mạnh

Kỹ năng

Nguyễn Lê Vân Hà 29/02/1992 Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk vanhanguyenle@gmail.com 0975894284 Sáng tạo ý tưởng, tư duy logic, phân tích, nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm cao, khả năng làm việc nhóm tốt. - Vẽ, thiết kế bằng tay và máy - Rập phẳng, rập 3D, draping - May, thêu, đính kết - Nhiếp ảnh - Phần mềm * Photoshop * Illustrator * InDesign * Premiere


Mục lục PHẦN A - QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

6

8

Chương I. Trang trí cơ bản

10

Chương II. Nghệ thuật nhiếp ảnh

16

Chương II. Các đồ án chuyên ngành

26

PHẦN B - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Lý do chọn đề tài

3. Đối tượng

Chương I : Phần mở đầu

28

2. Mục đích nghiên cứu

4. Ý nghĩa

34

I. Nghiên cứu ý tưởng

a) Nguồn gốc ra đời

36

b) Ý nghĩa bài hát

38

5 Phương pháp nghiên cứu 6.Bố cục

Chương II : Phương pháp nghiên cứu

40


III. Phương pháp thiết kế

50

52 a) Cách thức tổ chức bộ sưu tập

60

82

b) Bộ sưu tập (bản vẽ phằng)

70

Phần C - LỜI CẢM ƠN

c) 4 Mẫu thật


Portfolio

6

Nguyễn Lê Vân Hà


Phần A

Quá trình học tập


Trang trí cơ bản



Portfolio

10 Nguyễn Lê Vân Hà


Nghệ thuật

Nhiếp ảnh


Wild Child




Snow Princess


Portfolio

16

Nguyễn Lê Vân Hà

Draping

Đồ án

Chuyên ngành



Dạo phố Công sở


Thể thao


Đồ án

Dự lễ

UNITY COSMOS Portfolio

20

Nguyễn Lê Vân Hà




Đồ án

Thiết kế Phụ trang Portfolio

23

Nguyễn Lê Vân Hà


Đồ án

Ấn tượng Tsuru Nyōbō Portfolio

24

Nguyễn Lê Vân Hà




Đồ án

Trang phục Truyền thống

Yggdrasil


Portfolio

28 Nguyễn Lê Vân Hà


Phần B

Đồ án Tốt nghiệp


I. Lời mở đầu

Portfolio

30

Nguyễn Lê Vân Hà


Âm nhạc tồn tại ở khắp mọi nơi, trong mọi thời kỳ, mọi vùng ngôn ngữ, mọi nền văn hóa. Âm nhạc đồng hành cùng lịch sử, ghi chép lại tất cả mọi thứ lướt đi trong dòng chảy thời gian, vậy nên người ta thường có thói quen nghe lại hay chơi lại những bài ca cổ, những bản nhạc xưa để tìm lại những kí ức đã mất, qua đó được sống và trải nghiệm quá khứ xa xưa. Đối với chúng ta, nghe nhạc giải trí là một hoạt động thường nhật khá thân thuộc và việc tìm hiểu câu chuyện ẩn sau những bài hát, những bản nhạc lại càng thú vị hơn. Trên Thế giới có rất nhiều bài ca cổ của nhiều đất nước khác nhau, nhưng khi nhắc đến những bài hát khiến nhiều người ấn tượng và ám ảnh tâm trí nhất không ai có thể bỏ qua bài ca cổ vùng Yorkshire “Scarborough Fair” qua bản ghi âm của Paul Simon & Garfunkel (trong Album “Parsley, Sage, Rosemary and Thyme” phát hành năm 1966). Bài hát không những thành công bởi phần nhạc ballad sâu lắng, trình độ hòa âm – phối khí tuyệt vời mà còn gây ấn tượng bởi phần lời rất độc đáo, kì lạ và có phần khó hiểu, khiến cho người nghe không khỏi tò mò, nghiên cứu, suy nghĩ. Dù cho có nghe đi nghe lại cả trăm lần, bài ca vẫn luôn đem đến cho người nghe những cảm xúc khó tả, những tưởng tượng đầy màu sắc và mùi vị về một lời nhắn gửi vô cùng khác lạ được thể hiện theo một cách thức vô cùng khác lạ và ở một nơi chốn cũng vô cùng khác lạ (phần này sẽ phân tích rõ hơn trong chương nghiên cứu tiếp theo). Những điều bí ẩn, những cảm xúc phức tạp mà bài ca cổ này mang lại là những trải nghiệm tuyệt diệu tạo nên nguồn cảm hứng cho nghiên cứu này.


MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp những người quan tâm hiểu hơn về ý nghĩa sâu xa, bối cảnh lịch sử, quá trình sáng tác cũng như cái cách mà bài ca cổ “Scarborough Fair” tồn tại trong suốt nhiều thế kỉ. Dựa trên việc phân tích sâu vào bố i cảnh lịch sử đó, người đọc có cơ hội được biết thêm về thời trung cổ nước Anh, thị trấn Scarborough, hội chợ Scarborough và cả nghệ thuật, trang phục cũng như cuộc sống của người Anh quốc trong thế kỷ XIII. Từ đó sẽ dễ hình dung hơn về phong cách, form dáng, chất liệu và đặc biệt là những ý đồ xử lý chất liệu trong bộ sưu tập.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Album “Parsley Sage Rosemary and Thyme” (1966) Đối tượng nghiên cứu là bài ca cổ vùng Yorkshire “Scarborough Fair” (Hội chợ Scarborough) được thể hiện bởi Paul Simon & Garfunkel. Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến bài hát bao gồm: Nguồn gốc ra đời, bối cảnh lịch sử, phương thức tồn tại, ý nghĩa lời bài hát, đánh giá các nghiên cứu và những phân tích của bản thân thông qua hệ quả của cảm xúc mà bài hát mang lại.


Ý NGHĨA THỰC TIỄN Việc nghiên cứu đề tài giúp cho người thực hiện hiểu rõ hơn về bài hát mình yêu thích cũng như ý nghĩa của nó, qua đó đặt nền móng cho những phương án thiết kế trong bộ sưu tập thời trang của riêng mình. Người thực hiện chọn chủ đề “Scarborough Fair” thứ nhất là vì muốn thử sức mình trong việc nghiên cứu và biến đổi những thứ cổ xưa vào những trang phục thời trang có tính ứng dụng trong hiện tại và thứ hai là vì nó đem đến sự mới lạ, tuy không lớn nhưng hy vọng sẽ góp thêm luồng gió mới cho ngành thời trang nói chung cũng như nguồn cảm hứng cho sinh viên thời trang nói riêng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU Nguồn tư liệu cho các cơ sở lý luận trong bài nghiên cứu chủ yếu tham khảo từ những tài liệu đáng tin cậy của các website, diễn đàn và những đầu sách về “Scarborough Fair” và những vấn đề xung quanh sự hình thành và tồn tại của bài hát. Ngoài ra, bài nghiên cứu có vận dụng thêm được một số thông tin từ những người có chuyên môn, cũng như các bộ phim, tranh ảnh có liên quan đến đề tài.

BỐ CỤC Bài nghiên cứu được chia làm 2 phần : - Chương I giới thiệu sơ lược về bối cảnh lịch sử cũng như nguồn gốc ra đời của bài hát. Đồng thời tập trung phân tích ý nghĩa của lời bài hát theo bản ghi âm của Paul Simon & Garfunkel. - Chương II phân tích lịch sử vấn đề trong thời trang dựa trên những kết luận rút ra được từ chương I. Đồng thời đưa ra những ứng dụng từ ý tưởng vào bộ sưu tập, bao gồm: Phong cách, form dáng, chất liệu, xử lý chất liệu,… và cuối cùng là bộ sưu tập.


Nguyễn Lê Vân Hà 34

Portfolio

9

Đồ án Tốt nghiệp - Nguyễn Lê Vân Hà - H113885

Phư


Chương II

ương pháp nghiên cứu



I. Nghiên cứu ý tưởng


NGUỒN GỐC RA ĐỜI

Bài hát "Scarborough Fair" là một bài hát dân ca xuất xứ từ vùng Yorkshire, Anh Quốc, thời Trung Cổ.

Bối cảnh lịch sử Scarborough là một thành phố nằm ven bờ biển nước Anh, là hải cảng mà các thương gia, thuyền bè thời đó dùng làm nơi trao hàng hóa, thương mại. Thành phố thành lập từ một ngàn năm trước đây, khi chúa tể Viking Thorgils Skarthi, quyết định lưu lại lâu dài tại Scarborough, biến hải cảng này trở thành một thương cảng quan trọng trong vùng Tây Bắc Anh Quốc.

Ngày nay chữ “Fair” có nghĩa là Hội chợ, được tổ chức vào mùa hè, nơi mọi người tụ họp vui chơi, trước kỳ gặt vào mùa thu. Mùa hè là thời gian dễ dàng dựng những gian hàng và các trò chơi nằm ngoài trời . Hội Chợ có cả sân khấu trình diễn âm nhạc cho tới khuya. Thường các hội chợ mang tên là Country Fair, Strawberry Fair, hay lấy tên quận, hạt của thành phố, v.v ...

Portfolio

38

Nguyễn Lê Vân Hà


Scarborough Fair thời đó không có nghĩa là hội chợ, mà là một cuộc hội họp thương mại, nơi các thương gia trao đổi hàng hóa với nhau. Hội chợ thương mại Scarborough Fair được thành lập vào năm 1253 bởi vua Henry III, kéo dài 45 ngày, bắt đầu từ ngày Assumption – Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (15/08) đến ngày Michaelmas – Lễ Thánh Michael (29/09) một thời gian tương đối dài so với các Hội chợ thương mại khác trong nước. Hội chợ rất lớn và quan trọng, tất cả mọi nơi khắp xứ Anh và ngay cả tại những xứ lân cận khác đều tụ về Scarborough Fair, để trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Năm tháng trôi qua, hải cảng của thành phố Scarborough suy giảm, và các hoạt động thương mại cũng giảm theo. Ngày nay Scarborough chỉ là một thành phố nhỏ hiền hoà ven biển, thường được khách du lịch ghé thăm.


Lịch sử bài hát Scarborough Fair xuất phát điểm được cho là một bài hát đối đáp đấu trí giữa nam và nữ - hình thức khá giống với hò đối đáp ở Việt Nam ta. Người ta bắt đầu nghe bài hát Scarborough Fair qua lời ca của những người hát rong thời đó khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ, ở mỗi nơi mà bài hát đi qua, lời và cách hòa âm lại thay đổi đôi chút. Sau này không còn biết tác giả là ai. Hiện nay tại Anh quốc tuy cùng một giai điệu quen thuộc nhưng lại rất có nhiều lời khác nhau cho bài ca mang tên “Scarborough Fair” ấy.

Lời bài hát theo bản ghi âm của Paul Simon & Garfunkel Có lẽ bài hát Scarborough Fair được toàn thế giới biết đến nhờ Paul Simon và Garfunkel khi họ ghi âm bài hát trong album “Parsley, Sage, Rosemary and Thyme” năm 1966. Paul Simon khi qua Anh Quốc trong một lần trình diễn, biết đến bài hát, qua lời ca và hòa âm của nhạc sĩ Dân Ca Anh Quốc Martin Carthy. Sau này Paul Simon đã cho thu bản nhạc, và có dùng một phần hòa âm của Martin Carthy kết hợp với một phần bài hát “On the side of a hill” của ông.

Paul Simon (trái) và Garfunfel


“Scarborough Fair� Are you goin' to Scarborough Fair? Parsley, sage, rosemary, and thyme. Remember me to one who lives there, she once was a true love of mine. Tell her to make me a cambric shirt (On the side of a hill in the deep forest green). Parsley, sage, rosemary, and thyme (Tracing a sparrow on snow-crested ground). Without no seams nor needlework (Blankets and bedclothes the child of the mountain). Then she'll be a true love of mine (Sleeps unaware of the clarion call). Tell her to find me an acre of land (On the side of a hill, a sprinkling of leaves). Parsley, sage, rosemary, and thyme (Washes the grave with silvery tears). Between salt water and the sea strands (A soldier cleans and polishes a gun). Then she'll be a true love of mine. Tell her to reap it in a sickle of leather (War bellows, blazing in scarlet battalions). Parsley, sage, rosemary, and thyme (Generals order their soldiers to kill). And gather it all in a bunch of heather (And to fight for a cause they've long ago forgotten). Then she'll be a true love of mine. Are you going to Scarborough Fair? Parsley, sage, rosemary, and thyme. Remember me to one who lives there, she once was a true love of mine.


Ý NGHĨA BÀI HÁT Nghe bài hát, người ta có cảm giác đó là lời nhắn cuối cùng của 1 hiệp sĩ vô danh đến người yêu của anh. Bài hát bắt đầu bằng: “Có phải người đang đi đến hội chợ Scarborough không? Ngò tây – Xô thơm – Hương thảo – Húng tây Hãy nhắn giúp tôi đến một người ở đó Rằng nàng đã từng là tình yêu đích thực của tôi.” Kì lạ là những gợi ý duy nhất chúng ta có được là: sẽ gặp được cô gái ở hội chợ Scarborough và cô đã từng là tình yêu đích thực của chàng hiệp sĩ nọ. Điều thú vị là cô đã từng là tình yêu đích thực của anh và cô cần thực hiện 3 điều anh yêu cầu để có thể trở thành tình yêu đích thực của anh một lần nữa. Điều đó khiến người ta không khỏi tò mò về mối quan hệ trước đây giữa 2 người, phần lớn mọi người đều nghĩ cô gái ấy đã phụ tình chàng trai và cần phải thực hiện 3 yêu cầu của anh để được anh tha thứ và để cô quay lại. Một số người khác lại cho rằng, chàng hiệp sĩ đơn giản chỉ là 1 người yêu đơn phương, biết rõ chuyện sẽ không thành nên cố ý đưa ra thử thách khó khăn cho cô gái như thể tự an ủi bản thân. Nhưng trong bản ghi âm của Paul Simon & Garfunkel, tác giả đã cố tình chèn thêm phần lời từ bài “On The Side of A Hill” để bè chung với một phần lời gốc của bài Scarborough Fair cổ, và chính hành động táo bạo đó đã đem đến 1 tầng ý nghĩa cao đẹp hơn, 1 câu chuyện sâu sắc hơn cho toàn bộ bài hát. Chàng hiệp sĩ trong câu chuyện này là 1 người chiến binh đang hấp hối, và anh bỗng chốc nhớ về những điều thân thuộc nhất “Ngò tây, Xô thơm, Hương thảo, Húng tây” – những thứ gợi nhớ về người anh yêu và anh muốn gửi những lời cuối cùng đến cho cô ấy. Địa điểm là Hội chợ Scarborough chắc có lẽ vì trước khi ra trận anh đã hứa sẽ trở về gặp cô vào ngày Hội chợ diễn ra, còn việc anh nói cô đã từng là tình yêu đích thực của mình không có nghĩa là bây giờ không còn như vậy nữa, mà là khi lời nhắn được chuyển đến cho cô gái anh đã không còn trên cõi đời, nên theo 1 cách nào đó, việc anh gọi như vậy không phải là sai. Nhưng nguyên nhân chính có lẽ là vì anh quá yêu cô, do đó anh sợ, anh sợ cô sẽ không còn nhớ đến anh nữa khi biết anh ra đi, và điều đó sẽ làm anh thêm đau đớn. Thế nên anh mới đưa ra cho cô gái 3 yêu cầu hay chính xác hơn là 3 ước nguyện, nếu cô ấy thực hiện chúng chứng tỏ cô ấy thực sự yêu anh, còn nếu không thì anh cũng không oán trách vì cô ấy cũng chỉ từng là tình yêu đích thực của anh mà thôi.




Ước nguyện thứ nhất “Bảo nàng làm cho tôi chiếc cái áo lanh (Trên sườn đồi ẩn sâu trong cánh rừng xanh thẳm) Ngò tây – Xô thơm – Hương thảo – Húng tây (Lần theo dấu chân của con chim sẻ trên mặt đất phủ tuyết) Chiếc áo không hề có vết may hay dấu kim chỉ nào (Là tấm chăn cho giấc ngủ của đứa con của núi đồi) Và rồi nàng sẽ trở thành tình yêu đích thực của tôi (Say ngủ bình yên trong tiếng gọi vang rền)” Trong phần này, người hiệp sĩ mô tả về nơi anh ngã xuống, giữa cánh rừng trên ngọn đồi phủ tuyết, chỉ có con chim sẻ bên cạnh. Anh ước muốn có được một tấm khăn liệm tử tế có thể hiểu như 1 chiếc áo không hề có vết may – đường chỉ, nếu người yêu anh lặn lội đường xa đến đắp cho anh tấm khăn, gọi tên anh, anh sẽ ra đi bình yên trong tiếng gọi da diết, vang vọng ấy. Và anh biết cô chính là tình yêu đích thực của anh.


Ước nguyện thứ 2 “Bảo nàng tìm cho tôi một mảnh đất (Trên sườn đồi lác đác lá rơi) Ngò tây – Xô thơm – Hương thảo – Húng tây (Sự điêu tàn được gột sạch nhờ những giọt lệ bạc) Nơi nằm giữa đại dương và bến bờ biển cả (Một chiến binh trong sạch và kiêu hãnh) Và rồi nàng sẽ trở thành tình yêu đích thực của tôi.” Anh còn mong ước có được 1 nấm mộ tử tế, bởi anh là 1 hiệp sĩ đầy danh dự. Nếu cô thực sự yêu anh, cô sẽ không ngần ngại đắp mộ cho anh, tôn trọng thanh kiếm của anh và nhất là khóc thương anh. Và những giọt nước mắt của cô sẽ chữa lành những đau đớn, tổn thương mà cô và anh phải chịu đựng, rửa sạch danh dự, gột sạch tội lỗi và đem đến sự tha thứ cho anh – vì đã nghi ngờ tình yêu của cô và thử thách cô. Nhờ đó, tâm hồn anh sẽ thanh thản đi theo ánh sáng Thiên đàng và anh biết cô chính là tình yêu đích thực của anh.




Ước nguyện thứ 3 “Bảo nàng hãy dùng chiếc liềm da (Chiến tranh rực cháy trong những binh đoàn đỏ thẫm) Ngò tây – Xô thơm – Hương thảo – Húng tây (Tướng quân ra lệnh cho binh lính chém giết) Bó chúng lại trong một bó thạch nam (Và họ cứ thế chiến đấu) Và rồi nàng sẽ trở thành tình yêu đích thực của tôi (Vì lý do nào đó đã bị lãng quên từ lâu lắm rồi)” Hình ảnh chiếm liềm da ở đây tượng trưng cho lưỡi hái Thần Chết đi đôi với chiến tranh – đổ máu, ý nói người Hiệp sĩ mong muốn chiến tranh bị tiêu diệt, giết chóc bị đẩy lùi và hòa bình trở lại trên khắp quê hương. Để cây bụi Thạch nam lại phủ đầy các cánh đồng, bờ đá, như những ngày mà anh còn sống. Lời nhắn cuối cùng của anh là: cô hãy tiếp tục sống và đứng bao giờ quên những người đã hy sinh vì đất nước này. Cứ mỗi lần nhìn thấy cô buộc những bó thạch nam, anh sẽ biết cô đang nhớ đến anh. Vì cô mãi là tình yêu đích thực của anh, vì lý do gì thì anh không còn nhớ và cũng không quan tâm nữa…



II. Phương pháp

Thiết kế


Cách thức tổ chức Bộ sưu tập HOA VĂN Bài hát ra đời trong thế kỉ XIII - thời kì Trung cổ châu Âu mang đậm phong cách Gothic và Celtic nên hoa văn trang trí sẽ được sưu tầm hoặc cách điệu theo kiểu bố cục đối xứng hoặc trang trí đường viền


Đường viền

Sử dụng các font chữ tượng hình có liên quan đến Thời Trung cổ để vẽ hoa văn - FreeTiles

ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ

- IntellectaHeraldics

ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ

- Rough Fleurons Free

ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ

- ........ Tartan: Sử dụng cấu tạo sọc của loại tartan truyền thống khởi nguồn từ Anh Quốc - được biết đến với tên Royal Stewart


Bài hát gồm 3 lời và 1 điệu khúc, nên bộ sưu tập sẽ được chia làm 1 phân khúc ứng với 4 đoạn

- Phân khúc 1: Phiên chợ Nói về phiên chợ đông đúc đúc, vui nhộn nhưng thoáng chút buồn vì không thể gặp được người cần gặp Tính chất: Vui tươi, rộn ràng nhưng cũng có chút gì đó trầm lắng, buồn bã

- Phân khúc 2: Sự ra đi Nói về cái chết cô đơn, lạnh lẽo của người hiệp sĩ giữa cánh rừng tuyết trắng xóa, bên cạnh chỉ cô độc chú chim sẻ Tính chất: Lạnh lẽo, cô độc


- Phân khúc 3: Niềm kiêu hãnh Nói về người hiệp sĩ cao quý được thứ tha, dược hưởng vinh phúc Thiên đàng xứng đáng với danh dự của mình Tính chất: Cao quý, mạnh mẽ

- Phân khúc 4: Sự yên bình Nói về thề giới hòa bình, ko còn chiến tranh. Và hoa thạch nam lại nở rộ trên khắp các cánh đồng hoang. Tính chất: Nhẹ nhàng, tươi sáng


XỬ LÝ CHẤT LIỆU


PHONG CÁCH HƯỚNG TỚI


MÀU SẮC

FORM


CHẤT LIỆU



Bộ Sưu Tập


Phân khúc 1

Phiên chợ (The FAIR)




Phân khúc 2

SỰ RA ĐI (THE DEATH)


Phân khúc 3

NIỀM KIÊU HÃNH (THE PRIDE)




Phân khúc 4

SỰ YÊN BÌNH (THE PEACE)


4 mẫu thật



4 mẫu thật












Lời Cám Ơn Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học VL, đặc biệt là các thầy cô khoa MTCN của trường đã tạo điều kiện cho em thực tập ở khoa để có nhiều thời gian cho khóa luận tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cám ơn thầy và cô đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt bài tốt nghiệp . Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.

Em xin chân thành cảm ơn!



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.