#GREEN ARCHITECTURE
1
A S M
M Ô N
I N D E S I G N
Bình yên
giữa chốn phồn hoa
Đỗ Thị Bảo Thoa
#GREEN ARCHITECTURE
2
Tổng biên tập: Nguyễn Lê Vân Hà Trình bày tòa soạn : Đỗ Thị Bảo Thoa Thư kí: Nguyễn Lê Thanh Uyên Biên tập:Thu Hà, Hoàng Phượng, Lê Na Số điện thoại: 0819031299 Địa chỉ: tầng 4, dãy B, trường cao đẳng FPT Poly, phường Tân An,tp Buôn Mê Thuột, tỉnh ĐăkLăk
#GREEN ARCHITECTURE
LỜI NGỎ Dear Vân Hà, Tạp chí Kiến trúc đời sống là Tạp chí Kiến Trúc và Đời Sống là tạp chí chuyên ngành về kiến trúc nhằm cung cấp thông tin, kiến thức chuyên môn, diễn biến thị trường trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất, xây dựng dành cho các kiến trúc sư, người đọc có nhu cầu. Trong số báo tháng 6.2021 (số 172) này tạp chí có chuyên đề về Nhà xanh Bài viết “Bình yên chốn phồn hoa” trong chuyên đề của số báo này sẽ cùng chia sẻ với độc giả những kiến thức xanh cho không gian sống gia đình Ngoài ra còn có các bài viết, bộ ảnh về công trình đẹp được giới thiệu cụ thể như: Kiến trúc xanh, xanh bằng mặt nước, kéo mảng xanh lên cao, nội thất xanh thân thiện với môi trường, chuyến du hành qua các khu vườn nhiệt đới đầy màu sắc, kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn văn hóa -xã hội Trong số báo tháng 7.2021, chúng tôi sẽ đề cập đến chủ đề “xử lý không gian chết”. Các bài viết trong chuyên đề này sẽ bàn bạc, hướng dẫn cách xử lý những không gian “chết” do hình dạng, thế đất, yêu cầu phong thủy hoặc đặc thù kiến trúc. Tôi là một con người yêu thiên nhiên và thích ngắm nhìn các kiến trúc tuyệt mĩ chính vì vậy tôi đã chọn tạp chí Kiến trúc- đời sống làm chủ đề ASM để rèn luyện kĩ năng môn Indesign cũng như củng cố thêm cho bản thân kiến thức về kiến trúc.
Đỗ Thị Bảo Thoa
3
#GREEN ARCHITECTURE
4
#GREEN ARCHITECTURE
5
ĐIỂM ĐẾN
46
Minh Chí Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn văn hóa- xã hội
52
Kiến An Chuyến du hành qua các khu vườn nhiệt đới đầy màu sắc
NHÀ Ở
4 16
CTV Kiến trúc xanh Hà Thành Xanh bằng mặt nước
CHUYÊN ĐỀ
23
KTS Nguyễn Trần Đức Anh Kéo mảng xanh lên cao
38
Hoài Nam- Đỗ Tuấn Nội thất xanh thân thiện với môi trường
6
KIẾN TRÚC XANH
Kiến trúc xanh, thiết kế xanh liên quan trực tiếp đến khí hậu, sinh thái và môi trường Kiến trúc xanh là xu hướng thiết kế – thi công các công trình xây dựng giảm thiểu tối đa tác động tới thiên nhiên hướng tới lối sống gần gũi với thiên nhiên nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng và giữ gìn môi trường trong lành sạch đẹp theo các tiêu chí của phát triển bền vững.
Áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng của tự nhiên. Hạn chế tối đa việc gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường. Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm tiêu hao. Có các biện pháp xử lý rác thải tránh gây ô nhiễm môi trường. Gió và mặt trời là hai nguồn năng lượng thay thế hoàn hảo có thể tạo ra điện lưới cho toàn khu vực. Đây là những nguồn năng lượng sạch, an toàn, tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường. Khai thác kết hợp với bảo tồn, tái tạo cho thiên nhiên. Có các phương án chống chọi với sự biến đổi của khí hậu, môi trường. Hướng tới sử dụng các vật liệu xây dựng từ tự nhiên như tre, rơm đá, các sản phẩm không chứa chất độc hại, có thể tái sử dụng hoặc tái chế sau khi đã tháo gỡ công trình.
Tạo lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái cho con người thông qua các công trình xanh: Công trình xanh cần đảm bảo các yếu tố: tiện nghi, trong lành, dễ chịu, lành mạnh phù hợp với văn hóa, tri thức, phong tục tập quán… Công trình cần giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa trong việc vận hành và bảo trì Phù hợp với môi trường lịch sử và văn hóa khu vực: Tiếp tục kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc nhưng vẫn đảm bảo hạn chế tác động tới thiên nhiên và môi trường. 5 tiêu chí đánh giá kiến trúc sinh thái xanh: Nói về tiêu chí kiến trúc xanh ở Việt Nam Hội KTS Việt Nam đã có bản Tuyên ngôn Kiến trúc xanh Việt Nam vào ngày 24.07.2011 với 5 tiêu chí cơ bản: Địa điểm bền vững; Sử dụng tài nguyên, năng liệu hiệu quả; Chất lượng môi trường công trình; Kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc; Tính xã hội và nhân văn.
#GREEN ARCHITECTURE
Nguyên tắc quan trọng của kiến trúc xanh
8
Nguyên tắc quan trọng của kiến trúc xanh luôn luôn gắn liền với bốn giai đoạn thi công của bất cứ một công trình xây dựng nào. Bốn giai đoạn bao gồm: Giai đoạn 1: trước khi xây dựng Giai đoạn 2 : trong khi xây dựng Giai đoạn 3: trong khi khai thác công trình xây dựng Giai đoạn 4: Tháo gỡ công trình khi không còn sử dụng. Thứ nhất, áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng của tự nhiên. Hạn chế tối đa việc gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường. Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm tiêu hao. Có các biện pháp xử lý rác thải tránh gây ô nhiễm môi trường. Gió và mặt trời là hai nguồn năng lượng thay thế hoàn hảo có thể tạo ra điện lưới cho toàn khu vực. Đây là những nguồn năng lượng sạch, an toàn, tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường. Thứ hai, cộng sinh với môi trường tự nhiên: Khai thác kết hợp với bảo tồn, bù đắp, tái tạo cho thiên nhiên. Có các phương án chống chọi với sự biến đổi của khí hậu, môi trường. Hướng tới sử dụng các vật liệu xây dựng từ tự nhiên như tre, rơm đá, các sản phẩm không chứa chất độc hại, có thể tái sử dụng hoặc tái chế sau khi đã tháo gỡ công trình.
Thức ba, tạo lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái cho con người thông qua các công trình xanh: Công trình xanh cần đảm bảo các yếu tố: tiện nghi, trong lành, dễ chịu, lành mạnh phù hợp với văn hóa, tri thức, phong tục tập quán… Công trình cần giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa trong việc vận hành và bảo trì Thứ tư, phù hợp với môi trường lịch sử và văn hóa khu vực: Tiếp tục kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc nhưng vẫn đảm bảo hạn chế tác động tới thiên nhiên và môi trường. Các lợi ích của kiến trúc xanh “Kiến trúc xanh” thực sự có vĩ đại như thế? Bạn sẽ phải bất ngờ về các lợi ích tuyệt vời này! Môi trường Đây là yếu tố hiển nhiên phải kể đến. Hệ sinh thái luôn được đảm bảo và ngày càng được đa dạng hơn. Các chất thải rắn, công nghiệp được cắt giảm, tài nguyên thiên nhiên được giữ gìn, bảo tồn. Thực tế chứng minh, kiến trúc xanh giúp cắt giảm đến 26% năng lượng, giảm 33% khí thải nhà kính, ít tốn kém các chi phí bảo trì. Kinh tế Lợi ích kinh tế là không hề nhỏ. Các chi phí về sử dụng nước, điện, rác thải,… được cắt giảm. Hơn nữa, việc thu hồi lại chi phí đối với một công trình bền vững như công trình kiến trúc xanh là điều hiển nhiên, nhanh chóng.
#GREEN ARCHITECTURE
9
Khong gian xanh cho những ngày hè dịu mát
Xã hội
Một điều không thể phủ nhận đó là kiến trúc xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích rất lớn cho con người. Công trình luôn đảm bảo sự thân thiện, tăng cường sức khỏe, giúp con người luôn trong trạng thái thỏa mái nhất! Với những lợi ích không hề nhỏ này, bạn sẽ phải giành một sự quan tâm vô cùng đặc biệt đến với các công trình kiến trúc xanh. Đừng dừng lại tại đây, các tiêu chí cho một “kiến trúc xanh” bạn cũng cần phải biết!
#GREEN ARCHITECTURE
10
#GREEN ARCHITECTURE
11
#GREEN ARCHITECTURE
12
#GREEN ARCHITECTURE
Vinh quang của cây xanh
Một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của KTX hiện nay là sử dụng thật nhiều cây xanh trong công trình. Tác dụng của cây xanh đối với vi khí hậu của công trình đã được kiểm chứng bằng khoa học. Không chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới, những cái cây ngạo nghễ đứng trên mái nhà, tường, ban công đã trở thành một “mã văn bản” để nhận diện KTX. Nói chung, các KTS trẻ và xanh rất hào hứng với thủ pháp này. Người Việt Nam, cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, yêu cây xanh, thậm chí huyền thoại hóa cây xanh. Chúng ta có thể kiểm chứng sự gắn kết giữa con người với cây xanh qua những sự tích về cây tre, cây thị, cây thì là, cây trầu, cây cau, hoặc những câu ca dao tục ngữ về cây đa cây đề, những bài hát tân nhạc về cây lan cây bưởi… Cây xanh trong văn hóa, kiến trúc Việt Nam không chỉ là một giải pháp vi khí hậu đơn thuần, nó là cả một thế giới tinh thần. Chỉ khi KTS khai thác được cái tinh thần đó thì giá trị của truyền thống và nơi chốn của khái niệm xanh mới được bày tỏ sâu sắc hơn. Bác Hồ từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đôi khi, nhìn những cái cây sừng sững đứng trên nóc nhà khắp thế giới, có ai đó có tự đặt câu hỏi: Phải chăng cây xanh đang được tôn vinh còn con người đang bị giẫm đạp? Kiến trúc nói chung, và KTX nói riêng, phải hướng tới sự tồn tại của con người chứ không phải sự hiện diện của cây xanh. Hi vọng, các KTS trẻ của Việt Nam học tập thế giới nhưng cũng cần có con mắt phản biện để không bị cuốn theo những thủ pháp bề mặt theo trào lưu nhất thời.
Triển vọng
Có thể nói, các KTS trẻ Việt Nam đã rất khôn ngoan khi chọn KTX để bắt nhịp với kiến trúc đương đại thế giới. Nó vừa là xu hướng được giới tinh hoa thế giới tạo điều kiện (mục đích có thể là vì thế giới đại đồng bị biến đổi khí hậu hoặc vì lợi ích tư bản nhằm bán công nghệ, vật liệu, trang thiết bị), nhưng nó cũng rất phù hợp với kiến trúc truyền thống Việt Nam. KTX không phải là trào lưu nhất thời, bởi nguyên lý của nó đã được thực hiện từ ngàn xưa và còn tiếp tục đến ngàn sau. Sự ủng hộ dành cho KTX cần được tiếp tục, cũng như cần ủng hộ tất cả những thử nghiệm hiện đại khác nào có thể kết nối được với mạch dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên phản tỉnh rằng cách sử dụng vật liệu thiếu chắc chắn, cách tạo hình không rõ ý đồ tư tưởng sẽ không thể tồn tại vững bền và không thể lan tỏa. Kiến trúc dù sao vẫn là một môn nghệ thuật, một hiện thể của văn hóa. Khoa học kỹ thuật chúng ta có thể bắt chước thế giới, còn văn hóa và nghệ thuật phải xuất phát từ chính sự thiết yếu bên trong của mỗi con người, mỗi dân tộc.
#GREEN ARCHITECTURE
#GREEN ARCHITECTURE
Kiến tạo không gian
“mang tên hạnh phúc”
15
#GREEN ARCHITECTURE #GREEN ARCHITECTURE
16
#GREEN ARCHITECTURE
#GREEN ARCHITECTURE
18
XANH BẰNG MẶT NƯỚC Với những công trình kiến trúc hiện đại, dù đã có nhiều thay đổi, thì nước vẫn là một “vật liệu” hữu hiệu góp phần tăng giá trị cảnh quan, cải thiện môi trường cho công trình.Nước vừa có vai trò công năng, vừa có giá trị thẩm mỹ. Nước cũng là một yếu tố quan trọng trong phong thủy ở các công trình kiến trúc cổ. Trong các công trình kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, nước là một nhân tố quan trọng để tăng tính “xanh”, thân thiện của công trình. Nước cải tạo môi trường vi khí hậu, làm môi trường trong lành hơn; làm giảm độ nóng bức, đem lại cảm giác sảng khoái dễ chịu cho người sống và làm việc trong môi trường đó. Bên cạnh những thiết kế mặt nước cổ điển, nước phát huy vai trò hơn nhờ những công nghệ và thiết bị hiện đại. Vật liệu nước có thể có mặt trong nhiều vị trí, bộ phận kiến trúc với nhiều trạng thái. Nước có thể tồn tại ở dạng tĩnh như mặt hồ, bể cảnh… và có thể ở dạng động như thác tràn, vòi phun, đài phun, dòng chảy nhân tạo… Làm cho kiến trúc xanh bằng mặt nước là một giải pháp truyền thống nhưng vẫn có nhiều hiệu quả và nhiều chỗ cho sự sáng tạo của người thiết kế. Công trình gắn kết với mặt nước luôn có không gian thoáng đãng, môi trường khí hậu trong lành, tạo nên nhiều hiệu ứng thẩm mỹ tích cực.
Mặt nước trong quần thể kiến trúc ở Công trình Khoa Pháp – Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội .
#GREEN ARCHITECTURE
Mặt nước và cây xanh làm cho công trình kiến trúc gần gũi với thiên nhiên, thân thiện và cởi mở; giúp dịu mát thị giác và tâm hồn. Nước có thể có mặt trong mọi công trình, từ đô thị cho đến các công trình nhỏ, không phụ thuộc vào quy mô. Một công viên có thể có mặt nước, một ngôi nhà phố cũng có thể có mặt nước. Điều quan trọng là người thiết kế biết đặt mặt nước và kiểm soát sự tồn tại của mặt nước sao cho hợp lý. Vật liệu nước Vật liệu nước ở đây không phải là vật liệu, vật tư
của ngành… cấp – thoát nước; không phải là những ống, cút, chếch,… hay các thiết bị sử dụng nước, liên quan đến nước. Nước, có thể coi như một loại vật liệu cấu thành kiến trúc , tham gia cùng các vật liệu khác trong kiến trúc . Tuy nhiên nước là một loại vật liệu đặc biệt, không sử dụng để làm những cấu kiện hay chi tiết kiến trúc; mà góp phần tạo nên các giá trị công năng, thẩm mỹ trong tổng thể công trình kiến trúc. Trong công trình kiến trúc sử dụng cho con người, nhất thiết phải có nước. Nước là một dạng vật chất đặc biệt duy trì sự sống và sinh hoạt cho con người. Bên cạnh đó, vật liệu nước góp phần không nhỏ vào việc kiến tạo cảnh quan, môi trường cho kiến trúc. Nước có mặt rất sớm trong các công trình kiến trúc cổ, kiến trúc dân gian truyền thống, ở cả nông thôn và đô thị. Mặt nước là một yếu tố quan trọng trong bình đồ tổng thể. Người xưa đã khai thác các yếu tố
tự nhiên để tạo thành những mặt nước gắn bó với công trình như hồ, ao, sông, suối. Rồi tiếp đến là các mặt nước nhân tạo , được thiết kế, có ý đồ công năng và thẩm mỹ như hồ nhân tạo, hào thành, bể, giếng… Nước cũng là một yếu tố quan trọng trong phong thuỷ ở công trình kiến trúc cổ.
#GREEN ARCHITECTURE
20
bể bơi trước nhà vừa trang trí cho không gian nhà ở, thư giãn, rèn luyện sức khỏe và mang ý nghĩa phong thủy.
“Deal hời mê say”
trao tay
chơi lễ
#GREEN ARCHITECTURE #GREEN ARCHITECTURE
24
Kéo
#GREEN ARCHITECTURE
MẢNG XANH LÊN CAO
Một ngôi nhà có sân vườn, có những mảng xanh cây cối là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhà ở đô thị hiện nay, thì đó là một điều rất khó. Nhà phố hay chung cư - là những loại hình phổ biến trong đô thị - hầu như không dư thừa diện tích để làm vườn. Việc kéo mảng xanh lên cao, làm “vườn treo” là một giải pháp dù không mới song vẫn luôn thú vị và hiệu quả, đem lại nhiều sắc thái đa dạng tích cực trong hoàn cảnh đô thị và môi trường sống thiếu màu xanh. Đó cũng là câu chuyện nghề của những người làm thiết kế. Kéo mảng xanh lên cao
Thực tế có phũ phàng đến đâu, đất hay nhà có chật đến đâu, thì dường như con người vẫn cần đến màu xanh, cần đến thiên nhiên cây cỏ. Khó có thể hình dung ra một không gian sống, một môi trường sống hoàn toàn vắng bóng cây xanh. Không phải lúc nào, chỗ nào cũng có thể trồng cây; thôi thì ngắm nhờ màu xanh ngoài phố, hay màu xanh bên hàng xóm cho dịu mắt. Nhưng không gì bằng mình tự chủ động tạo ra những khoảng xanh cho mình để hưởng thụ. Có thể màu xanh chỉ là những điểm nhấn nho nhỏ như một chậu hoa ngoài ban công, một cành leo xanh bên cửa sổ… Nhưng khi có điều kiện, người ta có thể tạo thành một không gian xanh từ những mảnh vườn. Đương nhiên, vườn ở dưới đất là rất khó với nhà phố trong đô thị; nên những khoảng xanh hầu như là vườn trên sân thượng, trên mái. Thường thì với nhà phố, phía trước lầu trên cùng (hướng ra khoảng không) là sân trống không phải phòng - đó là một khoảng xanh, một không gian xanh lý tưởng. Trước kia, đa phần các chủ nhà hay để chậu kiểng - đó là một giải pháp
đơn giản và linh hoạt. Tuy nhiên cũng chính sự đơn giản này lại làm cho những khoảng xanh khô cứng thiếu tự nhiên, mà diện tích cũng như không gian “vườn” lại có cảm giác tù túng vướng víu, bất tiện. Với phương tiện và các loại vật liệu chống thấm bây giờ, cùng với việc đầu tư nhiều hơn cho ngôi nhà; rất nhiều công trình đã có một “vườn ra vườn” trên mái, trên sân thượng, có nghiên cứu, bố cục chứ không chỉ là những chậu kiểng đơn lẻ nữa. Thậm chí, nếu tính toán kỹ càng về kết cấu, thoát nước công trình cũng như đặc điểm sinh học của các loại cây trồng, hoàn toàn có thể trồng trực tiếp được những cây lớn tương đối trên sân thượng, trên mái. cạnh yếu tố thẩm mỹ làm đẹp cho công trình. Lớp đất ẩm ở vườn trên mái giúp ngăn bức xạ xuống bề mặt bê tông của mái điều hòa nhiệt độ, chống nóng rất hiệu quả. Ngoài ra,việc giảm bức xạ cho kết cấu bê tông cũng làm cho bê tông màu giảm thiểu hiện tượng co ngót (đặc biệt khi nhiệt đó thay đổi đột) gãy nứt bề mặt, từ đó gây nên hiện tượng thấm dột. Tuy nhiên để chống được hiệu quả bằng giải pháp này, mái phải xử lý chống thấm thật tốt, các loại cây trông cũng phải được lựa chọn cho phù hợp. Những loại cây trồng
25
#GREEN ARCHITECTURE
26
trên mặt nên là những loại cây để sống trong điều kiệnít được chăm sóc,không vươn cao quá. Không nên trồng cây dễ cọc ở trên mái, vì khó có thể có dủ do sâu đất cho cây, và vì có thể rẻ cây xuyên sâu có thể ảnh hưởng đến kết cấu bê tông. Việc xử lý thoát nước, chống úng ngập cũng rất quan trong phải được thi công kỹ càng theo đúng tiêu chuẩn, quy trình. Trên mái cũng có thể được thiết kế, lắp đặt hồ bơi, bể cảnh kết hợp với vườn cây, cũng là một giải pháp rất tối cho việc chống nóng Vườn trên mái cũng là một giải pháp kiến trúc sinh thái được nhiều nước trên thế giới sử dụng cho xu hướng kiến trúc xanh và bền vững. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng đã có nhiều công trình công cộng, công trình lớn đã sử dụng mái xanh và có hiệu quả cả ở mặt thẩm mĩvà công năng chống nóng. Bên cạnh đó, việc tổ chức mảng xanh trên mặt đứng cũng là một giải pháp rất tốt để ngăn bức xạ nhiệt và tạo một diện mạo mới cho công trình. Với cách này cây xanh được phô diễn Mảng xanh - giải pháp chống nóng hiệu quả Nước ta là nước nhiệt đớ, việc xử lý chống nóng là một trong những nội dung quan trọng của thiết kế công trình. Bề mặt kiến trúc có thời gian nhận bức xạ mặt trời nhiều nhất chính là mái. Vì vậy, xử lý chống nóng cho công trình cũng đồng nghĩa với việc đưa ra giải pháp kiến trúc - kỹ thuật cho mái.
ẩm ở vườn trên mái giúp ngăn bức xạ xuống bề mặt bê tông của mái, điều hòa nhiệt độ, chống nóng rất hiệu quả. Ngoài ra, việc giảm bức xạ cho kết cấu bê tông cũng làm cho bê tông mái giảm thiểu hiện tượng co ngót (đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi đột ngột) gây nứt bề mặt, từ đó dẫn đến hiện tượng thấm dột. Tuy nhiên, để chống nóng được hiệu quả bằng giải pháp này, mái phải xử lý chống thấm thật tốt, các loại cây trồng cũng phải được lựa chọn cho phù hợp. Những loại cây trồng trên mái nên là những loại cây dễ sống trong điều kiện ít được chăm sóc, không vươn cao quá. Không nên trồng cây rễ cọc ở trên mái, vì khó có thể có đủ độ sâu đất cho cây, và vì có thể rễ cây xuyên sâu có thể ảnh hưởng đến kết cấu bê tông. Việc xử lý thoát nước, chống úng ngập cũng rất quan trọngđược Trên mái cũng có thể được thiết kế, lắp đặt hồ bơi, bể cảnh kết hợp với vườn cây, cũng là một giải pháp rất tốt cho việc chống nóng.
Vườn trên mái cũng là một giải pháp kiến trúc sinh thái được nhiều nước trên thế giới ứng dụng cho xu hướng kiến trúc xanh và bền vững. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng đã có nhiều công trình công cộng, công trình lớn đã sử dụng mái xanh; và có hiệu quả cao ở cả mặt thẩm mỹ và công năng chống nóng. Bên cạnh đó, việc tổ chức mảng xanh trên mặt đứng cũng là một giải pháp rất tốt để ngăn bức xạ nhiệt và tạo một diện Trồng cây trên mái, làm vườn trên mái mạo mới cho công trình. Với cách này, không chỉ là một phần trang trí ngoại cây xanh được phô diễn nhiều hơn và thất, hay một thú vui của chủ nhà, mà góp phần tạo nên hình thức kiến trúc. nó còn có ý nghĩa công năng thật sự. Nếu được nghiên cứu và kết hợp tốt, thì vườn trên mái là một giải pháp chống nóng rất hiệu quả bên cạnh yếu tố thẩm mỹ - làm đẹp cho công trình. Lớp đất
#GREEN ARCHITECTURE
28
#GREEN ARCHITECTURE
29
Trồng rau trên mái Nếu ai đó (có thể là chủ nhà hay kiến trúc sư) có ý định, hay để xuất y tướng làm vườn trên mái; hắn sẽ có nguồn hỏi: Vườn gì? - Là vườn hoa,vườn cây kiểng. Đúng rồi! Thể làm vườn rau được không? -Được chứ! Tại sao không? Trồng rau trên trái, mới nghe thấy có vẻ kỳ kỳ. Nhưng nó là một nhu cấu thưc tế. Nếu để ý quan sát những ngôi nhà trong đô thị có đặt những thùng nhựa, thùng xốp ở ban công, sân thượng hay maiá nhà...)để trồng rau., ta có thể thấy rất nhiều nhà có đặt những thùng nhựa những thùng xốp ở ban công, sân thương hay mái nhà để trồng rau. Yếu tố kinh tế tăng gia sản xuất dĩ nhiên không phải là vấn đề chính. Ly cho chính là họ... muốn trông rau, muốn làm vườm và cần rau sạch. Thật ra, trồng rau trên mà là cơm giản và hiệu quả, tuy rằng vấn đề thẩm mĩ và vệ sinh còn bị kém hơm vì rau không thể đẹp bằng hoa hay cây cảnh Trồng rau lại mất công chăm sóc thường xuyên. Nhưng trông rau an toàn cho mái bớt tải tọng cho mái không tăng theo cả sự luân chuyển tuần hoàn, khác với trồng các loại cây thân gỗ cỡ cừa và lớn rễ của rau đương nhiên không thể xâm hại kết cấu mặt. Việc trồng rau (trên mái) cho ta rau sach ngay ở nhà, điều đó cũng rất có ý nghĩa trong thời buổi giá cả đất do và vấn đề an toàn thực phẩm luôn làm người tiêu dùng đau đầu, bất an. Và cuối cùng, việc trồng rau tạo một thói quen lao động chân tay, gần gũi thiên nhiên, tạo một thái độ chăm sóc gia đình tích cực diệu mà càng ngày càng hiếm thấy trong bối cảnh xã hội mà qua nhiều áp luc công việc đè nặng lên mỗi con người.
#GREEN ARCHITECTURE
32
PHONG THỦY CÂY XANH Người xưa quan niệm số mệnh của con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó tức “giờ, ngày, tháng, năm sinh” mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn bời phong thủy. Nếu phong thủy tốt sẽ giảm thiểu được tại họa khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn cho mỗi người. Trong phong thủy cây xanh nhà ở, mỗi gia chủ có một cung mạng riêng và đều có cách bài trí khách nhau nhằm đảm bảo sự an lành, may mắn và hưng thịnh cho cả gia đình. Có rất nhiều cách để tạo nên phong thủy cho không gian sống nhà bạn, trong đó có cây xanh.
Cây chuối mỏ két
Công dựng của cây chuối mở két - Với hình dáng giống như hoa chuối vừa đẹp vừa lạ mắt, màu sắc đa dạng, cây thường sử dụng khá phổ biến trong những thiết kế sân vườn hiện nay. - Ngoài ra, cây dễ trồng, dễ chăm sóc nên được trồng ngoài đường phố, công viên, khu du lịch cũng khá nhiều. - Trong cảnh quan, cây được dùng trồng viền hoặc dạng nền để tạo điểm nhấn cho không gian. - Cây chuối mỏ két cũng được ứng dụng trong cắt hoa nghệ thuật hoặc cắm hoa trang trí trong chậu nước. -Vườn cây cảnh Mini chúng tôi chuyên cung cấp trọn gói: từ cây giống, cây công trình, vận chuyển, trồng cây đến chăm sóc cây xanh, do đó nếu bạn đang có nhu cầu mua cây chuối mỏ két thì chỉ cần gọi điện, chúng tôi sẽ hỗ trợ tận tình cho quý khách.
#GREEN ARCHITECTURE
33
Mẫu mã cây để bàn đa dạng,nhiều chủng loại
Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế việc sở hữu các loại cây cảnh với hình dáng đẹp, màu sắc ấn tượng và sinh trưởng phát triển tốt là
#GREEN ARCHITECTURE
34
cây không khí chính là lựa chọn tuyệt vời khi không cần nhiều đất cũng như người dùng không cần thường xuyên tưới nước mà vẫn phát triển bình
Cây Ngũ Gia Bì là sự lựa chọn thích hợp với ý nghĩa phong thủy giúp gia chủ phát triển triển ổn định, vững mạnh, giữ được tài lộc, tiền tài.
#GREEN ARCHITECTURE
35
#GREEN ARCHITECTURE
36
“
sắc xanh cuộc sống ”
Tận hưởng
#GREEN ARCHITECTURE
37
38
#GREEN ARCHITECTURE #GREEN ARCHITECTURE
#GREEN ARCHITECTURE
39
#GREEN ARCHITECTURE
40
NỘI THẤT XANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
“Nội thật xanh là các vật dụng như tủ, giường, bàn, ghế được làm từ các vật liệu có nguồn trữ lượng tự nhiên như gỗ, tre, nứa,.. hoặc các là những vật liệu có khả năng tái chế nhiều lần như kim loại, thuỷ tinh,…” Lợi ích của nội thất xanh Sử dụng nội thất xanh trong xây dựng nhà phố từ vật liệu sinh thái sẽ mang tới lợi đơn, lợi kép cho con người. Chúng không chỉ thân thiện với môi trường mà còn rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Ứng dụng nội thất xanh sẽ tiêu hao ít năng lượng và tạo ra ít rác thải nhất có thể.
Sống trong không gian gần gũi với thiên nhiên như vậy cũng rất có lợi cho sức khỏe tinh thần của con người. Điều này đã làm nên sức sống mãnh liệt cho phong trào ứng dụng nội thất xanh trong xây dựng, kiến trúc.
Quan tâm tới chất liệu Khi lựa chọn nội thất, bạn cần ưu tiên những sản phẩm làm từ vật liệu thân thiện với môi trường. Một trong những sản phẩm có nguồn gốc sinh thái và dễ sử dụng nhất chính là gỗ. Tuy nhiên để bảo vệ môi trường tự nhiên, bạn có thể lựa chọn gỗ công nghiệp thay cho các loại gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng được tận dụng, tái chế từ phần bỏ đi, giá trị thấp
của gỗ tự nhiên để tạo thành các vật liệu gỗ khác. Ủng hộ gỗ công nghiệp sẽ giúp làm giảm việc khai thác rừng bừa bãi. Loại gỗ này cũng có chất lượng rất tốt, có thể phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Bên cạnh đó, sử dụng các vật liệu tái chế cũng là 1 trong những biện pháp bảo vệ môi trường bạn nên lưu tâm.
Bộ bàn ghế được làm từ gỗ công nghiệp được cấp giấy phép khai thác và sản xuất từ nhà nước
-Xu hướng xanh trong vật liệu nội thất Tại hội thảo Xu hướng sử dụng vật liệu gỗ nội thất giai đoạn 2020 – 2022, các chuyên gia cho rằng, vật liệu nội thất hiện đại cần đáp ứng nhu cầu tận hưởng không gian sống hòa hợp và gần gũi với thiên nhiên của người sử dụng. Trong đó, vật liệu gỗ công nghiệp được đánh giá cao với chất lượng khá tốt và nhiều mẫu mã đa dạng. Theo chuyên gia, gỗ công nghiệp được xem là nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường. Với nguồn nguyên liệu là gỗ rừng trồng, việc sản xuất và sử dụng gỗ công nghiệp góp phần giảm thiểu nạn khai thác rừng tự nhiên và tăng cường diện tích rừng trồng, thúc đẩy quá trình phủ xanh đất trống tại những địa phương đang trồng rừng. Bề mặt gỗ công nghiệp cũng được các chuyên gia đánh giá cao với nhiều thiết kế sáng tạo, thân thiện và tạo được nhiều cảm xúc.
#GREEN ARCHITECTURE
42
Tủ và giường được làm từ gỗ ép công nghiệp vô cùng sang trọng
#GREEN ARCHITECTURE
43
Các phòng được che chắn bởi mái vọt và hệ lam gỗ. Tường bao che hai lớp, giữa có lớp xốp cách nhiệt
#GREEN ARCHITECTURE
44
Nội thất xanh khéo léo tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất
#GREEN ARCHITECTURE
45
Biệt thự bằng tre một trong những công tình do GREEN ENTERIOR thiết kế
#GREEN ARCHITECTURE
46
#GREEN ARCHITECTURE
47
NỘI THẤT XANH
“vì một môi trường xanh sạch đẹp”
#GREEN ARCHITECTURE
48
Kiến trục đô thị thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn
văn hóa-xã hội
Bản sắc văn hóa của đô thị hình thành từ cấu trúc, tính chất và chức năng của nó, và trên hết, cộng đồng dân cư đã duy trì và (làm/góp phần) biến đổi nó. Việc tìm ra những đặc trưng của đô thị Sài Gòn – TP. HCM từ cảnh quan tự nhiên đến văn hóa cộng đồng sẽ cho phép nhận biết di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đô thị này. Sài Gòn là đô thị sông nước. Sông Sài Gòn là đường thủy quan trọng nhất, cảng Sài Gòn là cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Hệ thống kênh rạch dày đặc là những con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cảng Sài Gòn để xuất khẩu. Hệ thống sông rạch làm nên cảnh quan “trên bến dưới thuyền” của Sài Gòn: Những tuyến sông, kênh rạch tạo cảnh quan đặc trưng: sông – bến chợ – phố chợ ven sông – hệ thống bến cảng – giao thông đường thủy – ghe thuyền – hệ thống cầu qua sông… Sài Gòn là đô thị của sự đa dạng văn hóa. Từ thế kỷ 17, đã có nhiều lớp cư dân từ nơi khác đến khai phá vùng đất Nam Bộ. Sự hình thành đô thị Sài Gòn là quá trình tụ cư và hội nhập văn hóa nhanh chóng của người Việt, người Hoa với những tộc người bản địa. So với Hà Nội hay Huế thì di tích lịch sử ở Sài Gòn không nhiều, niên đại muộn, đặc trưng kiến trúc, trang trí thể hiện sự giao tiếp văn hóa tộc người, vùng miền đậm nét. Trải qua quá trình lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn luôn dung nạp và tiếp nhận tất cả các yếu tố văn hóa
có giá trị khác nhau. Điều này thể hiện rõ ở các công trình xây dựng dưới thời của những thể chế chính trị khác nhau. Sài Gòn được xây dựng theo kiểu đô thị phương Tây. Lấy sông Sài Gòn làm chuẩn, bắt đầu các con đường chính, rồi những đường cắt ngang chia đô thị Sài Gòn (vốn trải dài ven sông, kênh rạch) thành những ô phố vuông vắn. Trong đó, khu trung tâm, hay là “vùng lõi” đô thị là các công sở, trung tâm thương mại dịch vụ… Liền kề là những khu biệt thự, trường học, bệnh viện và các công trình văn hóa công cộng khác. Cảnh quan khu trung tâm thành phố đã trở nên quen thuộc, tạo nên “dấu ấn Sài Gòn” như: Nhà thờ Đức bà, Bưu điện, Nhà hát lớn, Ủy ban nhân dân, khu Eden, thương xá TAX, Chợ Bến Thành, Tòa án thành phố, các bảo tàng, các công trình tôn giáo… Có thể coi khu trung tâm Đồng Khởi – Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Hàm Nghi là nơi “lắng hồn” đô thị Sài Gòn. Ngoài ra, còn những công trình dịch vụ như nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước… Sài Gòn là đô thị – trung tâm kinh tế “mở”. Là trung tâm của miền Nam, Sài Gòn có hệ thống sông lớn và cửa biển Cần Giờ, nơi đây là một cảng thị từ rất sớm, có sự giao thương mạnh mẽ qua đường biển. Từ khi xây thành Gia Định (1790), Chúa Nguyễn Phúc Ánh đã xây dựng Xưởng Thủy tức công xưởng Ba Son sau này. Thương cảng Sài Gòn, từ góc độ lịch sử có thể coi là đặc điểm chủ yếu của đô thị Sài Gòn. Dọc kênh
#GREEN ARCHITECTURE
49
#GREEN ARCHITECTURE
50
Bến Nghé, Tàu Hũ… từ Sài Gòn vô Chợ Lớn là hệ thống nhà máy và bến cảng được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và phát triển mạnh mẽ đến năm 1975. Do đó, Sài Gòn còn là một thành phố công nghiệp, nơi hình thành và phát triển giai cấp công nhân khá sớm[1]. Từ những đặc trưng đô thị Sài Gòn – TP.HCM như trên, thông qua nghiên cứu liên ngành giữa khảo cổ học đô thị với quy hoạch – kiến trúc, với trùng tu – bảo tồn di tích… để có thể nhận diện tổng thể di sản kiến trúc đô thị niên đại từ cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20. Hệ thống “di tích khảo cổ học đô thị” ở Sài Gòn – TP. HCM có thể chia thành 9 loại hình (trong đó quần thể di tích của người Hoa ở Chợ Lớn với đặc trưng riêng biệt hợp thành một loại hình)[2]. Loại hình di tích khảo cổ học đã khai quật, dưới và trên mặt đất: Hệ thống di tích thời tiền – sơ sử ở huyện Cần Giờ; Lò gốm cổ Hưng Lợi quận 8; Loại hình cảnh quan đô thị (tuyến đường và bến sông): Các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, khu vực bến Bạch Đằng; Loại hình công trình kiến trúc nghệ thuật: Bưu điện TP, UBNDTP, Tòa án, Bảo tàng TP, Bảo tàng Mỹ thuật (nhà chú Hỏa), Bảo tàng lịch sử, Dinh Độc Lập, Trụ sở Hải quan…; Loại hình công trình tín ngưỡng, tôn giáo: Nhà thờ Đức Bà và các công trình công giáo, hàng trăm đình, chùa, một số thánh đường…; Loại hình nhà truyền thống và biệt thự: Nhà cổ trong khuôn viên tòa Tổng Giám mục, nhà cổ Vương Hồng Sển, nhà cổ kiểu Đông – Tây kết hợp, khu vực biệt thự đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1), đường Tú Xương (quận 3)…; Loại hình công trình hạ tầng và công nghiệp: Lò gốm cổ Hưng Lợi quận 8, công xưởng Ba Son, hệ thống cảng, bến bãi quận 4, quận 8, nhà đèn Chợ Quán, các tháp nước, những cây cầu, đường sắt, đường bộ, vỉa hè, cầu cống…; Loại hình di tích mộ táng, lăng tẩm: Hệ thống mộ hợp chất, lăng Ông (Bà Chiểu),
lăng mộ Trương Vĩnh Ký… Loại hình di tích thành lũy và công trình quân sự: Lũy Bán Bích, dấu tích Thành Gia Định, hệ thống trại lính, công sự… Loại hình quần thể di tích của người Hoa ở Chợ Lớn: Phố cổ Hải Thượng Lãn Ông, Chợ Bình Tây, các đền, chùa, hội quán… Hệ thống loại hình di sản kiến trúc trên đều có niên đại vào thời kỳ khởi lập và giai đoạn phát triển đầu tiên đô thị Sài Gòn, các công trình – di tích quy mô lớn, có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng qua hoạt động liên tục và lâu dài của con người – tức là chúng đã từng hoặc đang có đời sống trong đô thị. Sự thay đổi cảnh quan hay biến mất một số công trình kiến trúc thuộc loại này hay loại khác do quá trình phát triển của đô thị, tuy nhiên, tác động của chúng đối với đời sống tinh thần của cộng đồng, với việc lưu giữ dấu ấn lịch sử và đặc trưng văn hóa của thành phố thì khá “tiêu cực”. Căn cứ vào bốn đặc điểm cơ bản của đô thị Sài Gòn thì nhiều “bằng chứng của quá khứ” đã biến dạng hoặc biến mất chỉ trong hơn mười năm gần đây. Di tích loại hình công nghiệp như Lò gốm cổ Hưng Lợi, công xưởng Ba Son…theo quy luật của quá trình đô thị hóa thì phải di chuyển đến khu vực khác phù hợp hơn, để đảm bảo về môi trường và những vấn đề xã hội khác. Tuy nhiên, nếu bảo tồn được những kiến trúc lịch sử này và làm cho “đời sống” của công trình được duy trì bằng hình thức khác: như một “bảo tàng” sống động về một loại hình hoạt động của đô thị, hoặc mang chức năng mới như khu thương mại, trung tâm nghệ thuật… để phục vụ cộng đồng, du lịch, đồng thời mang lại yếu tố lịch sử cho khu đô thị mới, góp phần làm tăng giá trị kinh tế cho đô thị. Quá trình biến đổi không gian lịch sử nên được xem là một cơ hội để phát huy tiềm năng kinh tế và văn hóa của khu vực. Những nhà máy điện, nước, hệ thống cầu sắt qua kênh rạch ở vùng Chợ Lớn, những phiến đá xanh bó vỉa hè, ga xe lửa Sài Gòn… xây dựng trong thời kỳ đầu phát triển đô thị đã lần lượt biến mất không còn dấu tích.
#GREEN ARCHITECTURE
52
Kiến trúc Sài Gòn dưới góc máy Flycam
Khu vực trung tâm thành phố (đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng) không chỉ thuộc về di sản văn hóa vật thể, mà còn thuộc về di sản ký ức của cộng đồng. Thay đổi, phá hủy khu vực này dù với lý do đáp ứng nhu cầu “hiện đại hóa” về cơ sở hạ tầng cũng là hành động xóa bỏ ký ức lịch sử, cắt đứt sự “di truyền văn hóa” và tình cảm gắn bó với đô thị giữa các thế hệ thị dân, đồng thời cũng làm mất đi những “đặc điểm” cốt lõi nhận diện Sài Gòn – TP. HCM đối với du khách, trong đó gồm cả đặc trưng về lối sống cởi mở, phóng khoáng, quan hệ thân thiện, nghĩa tình của người Sài Gòn. Sự thay đổi không gian lịch sử cần được cân nhắc và thực hiện hết sức cẩn thận, nếu làm đúng cũng giúp không gian lịch sử trở thành giá trị mới cho thế hệ hiện tại, gia tăng bản sắc và cảm nhận tích cực về đô thị. Sự biến dạng như hiện nay của đường Đồng Khởi và khu vực vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi, tuyến đường Tôn Đức Thắng là một thất bại trong việc bảo tồn gìn giữ “không gian lịch sử” hơn 100 năm của thành phố! Di sản kiến trúc đô thị còn hay mất là phụ thuộc vào cách ứng xử của chủ thể di sản: Cộng đồng dân cư nói chung, bao gồm người dân, nhà chuyên môn, nhà quản lý và
nhà đầu tư. Hiện nay ở các đô thị Việt Nam, đối với việc bảo tồn di sản nói chung và kiến trúc đô thị nói riêng, có tiếng nói quyết định là chính quyền và nhà đầu tư, còn nhà chuyên môn và người dân góp tiếng nói quan trọng. Có thể coi công trình kiến trúc Dinh Thượng Thơ ở quận 1 – TP HCM là một trường hợp điển hình mới nhất về mối quan hệ này [3]. Sau khi Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố trưng bày mô hình “Cải tạo mở rộng Trụ sở UBNDTP” trong đó có việc đập bỏ công trình Dinh Thượng Thơ (tại số 59-61 đường Lý Tự Trọng) để xây công trình mới, đã có rất nhiều ý kiến đề nghị bảo tồn công trình Dinh Thượng Thơ vì giá trị lịch sử và kiến trúc. Sau khi lắng nghe ý kiến cộng đồng, chủ yếu là các nhà chuyên môn (kiến trúc, quy hoạch, trùng tu, lịch sử, khảo cổ, văn hóa…) và của người dân qua báo chí, truyền thông, đồng thời tiếp nhận ý kiến của các nhà ngoại giao… việc chính quyền thành phố chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc tổ chức Hội thảo khoa học để đánh giá giá trị nhằm bảo tồn công trình này là một động thái cần được ghi nhận trong thời điểm công tác bảo tồn của thành phố có quá nhiều hạn chế.
Cũng có ý kiến cho rằng, giá trị kiến trúc của Dinh Thượng Thơ không đặc biệt, hay Dinh Thượng Thơ được ít người biết đến trước khi sự việc xảy ra, có nghĩa là giá trị lịch sử của nó cũng… bình thường thôi. Tuy nhiên, cần đặt công trình có hơn 130 năm tuổi này trong bối cảnh của lịch sử đô thị Sài Gòn, trong tương quan với cảnh quan đường Đồng Khởi đã mất hết các công trình có tuổi tương đương thậm chí ít hơn, để thấy giá trị lịch sử – kiến trúc còn lại không chỉ của Dinh Thượng Thơ. Và nếu như cộng đồng ít biết đến giá trị của những công trình lịch sử – văn hóa (dù ít “nổi tiếng” như Dinh Thượng Thơ), thì không có nghĩa là chúng không có giá trị, mà đó là do các nhà quản lý, nhà chuyên môn chưa làm tốt chức trách của mình.
#GREEN ARCHITECTURE
Mặt khác, không nên coi ý kiến của người dân được tập hợp bằng nhiều hình thức (như lấy chữ ký ủng hộ việc bảo tồn chẳng hạn) là một hành vi mang tính cảm xúc. Bởi vì người dân hiện nay đã có sự quan tâm, hiểu biết và thể hiện ý thức trách nhiệm. Tôn trọng ý kiến cộng đồng, đó chính là dân chủ – điều kiện cần thiết để tập hợp trí tuệ và nguồn lực cho sự nghiệp bảo tồn di sản.Ý thức của cộng đồng càng cao thì vai trò và trách nhiệm quản 53 lý của chính quyền về di sản văn hóa phải càng cao hơn.
một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam
bưu điện sài gòn là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.
CHUYẾN DU HÀNH QUA CÁC KHU VƯỜN
NHIỆT ĐỚI ĐẦY MÀU SẮC
“Một vỏ công trình với kiến trúc khô khan, chật hẹp đã không còn cảm giác tù túng, mệt mỏi sau một ngày bận rộn cũng được xua tan khi bạn đưa trọn vẹn vườn nhiệt đới vào ngôi nhà của mình. Đó là màu lá xanh mướt và hơi thở mát lành xua tan cái ngột ngạt của tiết trời nóng bức kết hợp cùng những ưu điểm tuyệt vời của các lớp cây phủ xanh rì, nhiều màu sắc từ thiên nhiên, rừng rậm.”
#GREEN ARCHITECTURE
56
Khoảng vườn mang phong cách Ý
Đ
ể có cái nhìn tổng quan vẻ đẹp muôn màu hãy cùng dạo quanh qua các khu vườn nhiệt đới trên khắp thế giới
MÊ ĐẮM VỚI CÔNG VIÊN NONG NOOCH ĐỘC ĐÁO TẠI THÁI LAN Công viên Nong Nooch (Thái Lan) với hàng chục nghìn loại hoa cây cảnh nhiệt đới được bàn tay con người kiến tạo nên đang là điểm đến đầy mới lạ và hấp dẫn khiến nhiều người tò mò muốn một lần ghé thăm. Công viên Nong Nooch nằm trên trục đại lộ số 3 từ Bangkok đi Pattaya, cách Pattaya khoảng 20 km, là khu công viên đẹp nổi tiếng của Thái Lan. Công viên được đặt theo tên của người chủ sở hữu đầu tiên, Nongnooch Tansacha. Năm 1954, ông Pisit và bà Nongnooch Tansacha đã mua quả đồi rộng 2,4 km2 với mục đích trồng các loại cây ăn quả như: xoài, cam, dừa và nhiều loại trái cây địa phương khác. Sau chuyến du lịch quốc tế, bà Nongnooch ấn tượng với vẻ đẹp của những khu vườn nổi tiếng khắp thế giới, từ đó bà đã quyết định biến vườn cây ăn trái của mình thành một khu công viên nhiệt đới thú vị – nơi hội tụ của vô số các loài hoa hiếm có trên thế giới. Cách thành phố biển Pattaya (tỉnh Chonburi, phía đông Bangkok, Thái Lan) gần 20 km có một công viên thực vật nhiệt đới lớn nhất Đông Nam Á đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn từ năm 1980 đến nay. Mặc dù chỉ là một công trình
nhân tạo, nhưng ước lượng mỗi ngày có đến 2.000 du khách khắp năm châu đến đây. Sức hút của nó, ngoài những thành tựu của công nghiệp giải trí và bảo vệ môi trường, còn có ý chí của một người phụ nữ Thái thuộc tầng lớp bình dân...Năm 1954, đây là một vùng gò đồi hoang vắng. Ông Pisit và bà Nong Nooch Tansacha - một doanh nhân từ Bangkok, quê quán ở Chiang Rai đã đến mua 1.500 rai đất (tương đương 240 ha) để xây dựng một trang trại trồng cây ăn quả như: xoài, cam, dừa và các loại cây bản địa khác. Nhưng số mệnh
#GREEN ARCHITECTURE
57
khu vườn trưng bày hàng loạt các loài thực vật có hoa theo mùa
dường như an bài, bà Nong Nooch trong lúc đi du lịch nước ngoài đã bị cuốn hút bởi những khu vườn xinh đẹp nên khi về nước, bà đã quyết định chuyển vườn cây ăn trái của mình thành một công viên nhiệt đới với vô số các loài hoa và thực vật. Người phụ nữ này đã đi về như con thoi giữa Bangkok và những vườn cây ở quê cũ Chiang Rai để sưu tầm những giống hoa, cây bản địa đưa về bảo vệ và nhân giống. Cách đây 10 năm, công viên thực vật nhiệt đới này đã trở nên hoàn chỉnh và được quản lý bởi con trai bà
là một nhà thực vật học tốt nghiệp ở nước ngoài với tên gọi đầy đủ là Nong Nooch Tropical Garden & Resort. Khu Công viên nhiệt đới Nong Nooch càng trở nên nổi tiếng và hấp dẫn với những ai yêu thích các chương trình biểu diễn văn hóa truyền thống Thái Lan và là một công viên thực vật phong phú, lớn nhất Đông Nam Á. Từ khi trở thành khu du lịch, các show biểu diễn văn hóa và các vũ điệu truyền thống Thái Lan bỗng trở nên có sức hút mãnh liệt với du khách cũng như những nghi lễ tôn giáo, những màn biểu diễn võ thuật. Riêng chương trình voi diễu hành và làm xiếc đã trở thành một show diễn hấp dẫn tại đây với 3 - 4 xuất diễn mỗi ngày. Trong công viên này còn có các loại xe mini bus hoặc xuồng pedalo để du khách có thể thư giãn trên hồ. Các hương vị ẩm thực Thái Lan, ẩm thực phương Tây luôn sẵn sàng phục vụ thực khách trong các nhà hàng nổi... Không chỉ kinh doanh, công viên còn là nơi tổ chức các lớp học dã ngoại cho học sinh Thái Lan vào mỗi cuối tuần, địa chỉ nghiên cứu về thực vật học cho nhiều nhà khoa học và các chuyên gia nhân giống... Bên cạnh thành phố Pattaya luôn sôi động với nhiều trò giải trí, Công viên thực vật nhiệt đới Nong Nooch trở thành một nơi điều tiết thần kinh cho những ai có nhu cầu thư giãn. Người Thái Lan tự hào về công viên này bởi đó là một sản phẩm từ tình yêu thiên nhiên và quyết tâm không gì lay chuyển của một người phụ nữ bình thường trên đất nước họ, đã biến vùng đất khô cằn sỏi đá thành một nơi dừng chân lý thú.
#GREEN ARCHITECTURE
58
V
ườn hoa Butchart hai trong số những khu vườn đẹp nhất thế giới, với cảnh sắc tươi đẹp khiến du khách tới tham quan không nỡ rời đi.
Với muôn vàn sắc màu của thiên nhiên hòa quyện nhịp nhàng giữa không gian rộng lớn tọa lạc gần thành phố Victoria, bang British Columbia, phía tây Canada, Vườn Butchart tựa như chốn bồng lai tiên cảnh mà bất cứ du khách nào đến đây đều mê đắm. Trải dài trên khu đất rộng hơn 20 hecta, Vườn Butchart là quả ngọt của câu chuyện khai phá vùng Bắc Mỹ của vợ chồng ông Robert Pim Buchart. Với trữ lượng lớn đá vôi ở bờ Tây, ông Butchart và vợ đã chuyển đến đây sinh sống và trở thành nhà cung cấp đá vôi cho khắp Bắc Mỹ. Đến khi các mỏ đá vôi dần cạn kiệt, vợ ông, bà Jennie Butchart, đã nảy ra ý tưởng làm gì đó thật đẹp đẽ cho vùng đất này. Bà cho đổ đất từ vùng trang trại gần đó lên các bãi khai thác đá vôi và tiến hành cải tạo, trồng những luống hoa đầu tiên lên.
#GREEN ARCHITECTURE
59
#GREEN ARCHITECTURE
60